Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 16 đến 30.11.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:54 09/11/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 16 đến 30-11-2009
Ngày 16-11-09: Đức Giêsu Kitô vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phãi nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. (Pl 2,6)
Một mẫu gương khiêm tốn tuyệt vời của Đức Kitô, vì Người là Thiên Chúa, mà không nghĩ gì đến địa vị này, Ngài đã chọn làm một con người. Tôi hãy cảm tạ Chúa, noi gương Ngài hạ mình mọi lúc.
Ngày 17-11-09: Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. (Pl 2, 7)
Chúa Giêsu đã chia sẻ với tôi tất cả những yếu đuối của con người. Tôi luôn quên mình để sống hoà nhã, phục vụ, tử tế với mọi người.
Ngày 18-11-09: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập giá vì tôi. (Pl 2, 8)
Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha tuyệt đối, để chết nhục nhã cho tôi khi tôi còn là tội nhân. Tôi quyết sống quên mình cho người khác.
Ngày 19-11-09: Người đã xoá sổ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. (Cl 2, 14)
Sổ nợ đây là chỉ Lề Luật Mô-sê đã trở thành dịp tội, làm người ta vi phạm, chứ không giúp người ta sức mạnh để lướt thắng. Tôi không bị lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng dựa vào đức tin và Lời Chúa dạy.
Ngày 20-11-09: Chúa đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người. (Cl 2, 15) - Thiên Chúa xoá bỏ chế độ lề luật, bắt các quyền lực phải theo sau đoàn xe chiến thắng của Người. Tôi đóng đinh xác thịt vào thập giá là từ bỏ tội lỗi, để bước theo Thần Khí Chúa Kitô.
Ngày 21-11-09: Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện đồ ăn thức uống, hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sa-bát. (Cl 2, 16)
Một số tu đức lỗi thời cách Do thái rất rõ rệt như ăn uống, lễ bái. Nếu tôi đã cùng chết với Đức Kitô là bỏ con người cũ, quy tắc lỗi thời đi, thì tôi có một đời sống mới, và tôi cùng sống lại với Người.
Ngày 22-11-09: Chúng tôi đã phái anh Ti-mô-thê người anh em của chúng tôi…trong việc loan báo Tin Mừng Đức Kitô, anh đến để khích lệ và làm cho đức tin của anh em được vững mạnh.(1Tx 3, 2)
Bạn và tôi đều là cộng sự viên, là tôi tớ của Thiên Chúa. Tôi quyết dành mọi phương tiện đến gặp gỡ, yêu ủi nhau thực hành Lời Chúa.
Ngày 23-11-09: Khiến anh em không bị nao núng vì các nỗi gian truân ấy. Hẳn anh biết đó là số phận dành cho chúng ta. (1Tx 3, 3)
Ngày cánh chung những kẻ bắt bớ Hội thánh sẽ bị xét xử. Tôi bền chí, từ bỏ chính mình theo Tin Mừng của Chúa bất chấp hiểm nguy.
Ngày 24-11-09: Chính vì vậy mà…, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao, sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích. (1 Tx 3, 5)
Phaolô đã rất quan tâm đến đức tin của Tín hữu. Hàng ngày tôi học hỏi chia sẻ Lời Chúa cùng gia đình, với Nhóm để tránh mọi cám dỗ.
Ngày 25-11-09: Xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh… (2 Tx 3, 1)
Lời rao giảng của Hội thánh giúp Tín hữu sống Tin Mừng. Bạn giúp học hỏi Lời Chúa chiếm phần ưu tiên các trong sinh hoạt giáo xứ.
Ngày 26-11-09: Phải công nhận rằng: Mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính. (1 Tm 3, 16)
Mầu nhiệm tuyệt vời này là Thần Khí Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Tôi cảm tạ Chúa Cha đã cho con là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Ngày 27-11-09: Thần Khí phán rõ: vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối… (1 Tm 4, 1)
Thần khí lừa dối là những tiên tri giả trong thời cuối cùng này. Tôi luôn tỉnh thức để tránh những âm mưu xảo quyệt của ma quỉ lừa dối.
Ngày 28-11-09: Họ cấm không được kết hôn và bắt phải kiêng một số thức ăn… (1 Tm 4, 3) - Lương tâm của họ đã chai lì, không biết thật giả. Vì hôn nhân là mệnh lệnh của Chúa, còn thức ăn do Ngài cung cấp. Bạn hãy dùng tất cả các của ăn Chúa ban với lòng cảm tạ.
Ngày 29-11-09: Tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt và không có gì phải loại bỏ…Vì Lời Thiên Chúa và lời cầu nguyện thánh hoá những thứ đó. (1 Tm 4, 5)
Tôi luôn cầu nguyện trước và sau khi ăn để xin Chúa thánh hoá của ăn, và đọc một đoạn Lời Chúa để lắng nghe và đem ra thực hành.
Ngày 30-11-09: Còn những chuyện hoang đường nhảm nhí của bà già thì hãy loại bỏ. Hãy tập luyện sống đạo đức. (1 Tm 4, 7)
Có ý nói đến những chuyện bày đặt xuất phát từ những người xấu bụng. Bạn cần luôn sáng suốt và sống theo Thánh Thần hướng dẫn.
Ptế: GB Nguyễn Văn Định
Từ ngày 16 đến 30-11-2009
Ngày 16-11-09: Đức Giêsu Kitô vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phãi nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. (Pl 2,6)
Một mẫu gương khiêm tốn tuyệt vời của Đức Kitô, vì Người là Thiên Chúa, mà không nghĩ gì đến địa vị này, Ngài đã chọn làm một con người. Tôi hãy cảm tạ Chúa, noi gương Ngài hạ mình mọi lúc.
Ngày 17-11-09: Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. (Pl 2, 7)
Chúa Giêsu đã chia sẻ với tôi tất cả những yếu đuối của con người. Tôi luôn quên mình để sống hoà nhã, phục vụ, tử tế với mọi người.
Ngày 18-11-09: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập giá vì tôi. (Pl 2, 8)
Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha tuyệt đối, để chết nhục nhã cho tôi khi tôi còn là tội nhân. Tôi quyết sống quên mình cho người khác.
Ngày 19-11-09: Người đã xoá sổ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. (Cl 2, 14)
Sổ nợ đây là chỉ Lề Luật Mô-sê đã trở thành dịp tội, làm người ta vi phạm, chứ không giúp người ta sức mạnh để lướt thắng. Tôi không bị lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng dựa vào đức tin và Lời Chúa dạy.
Ngày 20-11-09: Chúa đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người. (Cl 2, 15) - Thiên Chúa xoá bỏ chế độ lề luật, bắt các quyền lực phải theo sau đoàn xe chiến thắng của Người. Tôi đóng đinh xác thịt vào thập giá là từ bỏ tội lỗi, để bước theo Thần Khí Chúa Kitô.
Ngày 21-11-09: Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện đồ ăn thức uống, hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sa-bát. (Cl 2, 16)
Một số tu đức lỗi thời cách Do thái rất rõ rệt như ăn uống, lễ bái. Nếu tôi đã cùng chết với Đức Kitô là bỏ con người cũ, quy tắc lỗi thời đi, thì tôi có một đời sống mới, và tôi cùng sống lại với Người.
Ngày 22-11-09: Chúng tôi đã phái anh Ti-mô-thê người anh em của chúng tôi…trong việc loan báo Tin Mừng Đức Kitô, anh đến để khích lệ và làm cho đức tin của anh em được vững mạnh.(1Tx 3, 2)
Bạn và tôi đều là cộng sự viên, là tôi tớ của Thiên Chúa. Tôi quyết dành mọi phương tiện đến gặp gỡ, yêu ủi nhau thực hành Lời Chúa.
Ngày 23-11-09: Khiến anh em không bị nao núng vì các nỗi gian truân ấy. Hẳn anh biết đó là số phận dành cho chúng ta. (1Tx 3, 3)
Ngày cánh chung những kẻ bắt bớ Hội thánh sẽ bị xét xử. Tôi bền chí, từ bỏ chính mình theo Tin Mừng của Chúa bất chấp hiểm nguy.
Ngày 24-11-09: Chính vì vậy mà…, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao, sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích. (1 Tx 3, 5)
Phaolô đã rất quan tâm đến đức tin của Tín hữu. Hàng ngày tôi học hỏi chia sẻ Lời Chúa cùng gia đình, với Nhóm để tránh mọi cám dỗ.
Ngày 25-11-09: Xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh… (2 Tx 3, 1)
Lời rao giảng của Hội thánh giúp Tín hữu sống Tin Mừng. Bạn giúp học hỏi Lời Chúa chiếm phần ưu tiên các trong sinh hoạt giáo xứ.
Ngày 26-11-09: Phải công nhận rằng: Mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính. (1 Tm 3, 16)
Mầu nhiệm tuyệt vời này là Thần Khí Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Tôi cảm tạ Chúa Cha đã cho con là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Ngày 27-11-09: Thần Khí phán rõ: vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối… (1 Tm 4, 1)
Thần khí lừa dối là những tiên tri giả trong thời cuối cùng này. Tôi luôn tỉnh thức để tránh những âm mưu xảo quyệt của ma quỉ lừa dối.
Ngày 28-11-09: Họ cấm không được kết hôn và bắt phải kiêng một số thức ăn… (1 Tm 4, 3) - Lương tâm của họ đã chai lì, không biết thật giả. Vì hôn nhân là mệnh lệnh của Chúa, còn thức ăn do Ngài cung cấp. Bạn hãy dùng tất cả các của ăn Chúa ban với lòng cảm tạ.
Ngày 29-11-09: Tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt và không có gì phải loại bỏ…Vì Lời Thiên Chúa và lời cầu nguyện thánh hoá những thứ đó. (1 Tm 4, 5)
Tôi luôn cầu nguyện trước và sau khi ăn để xin Chúa thánh hoá của ăn, và đọc một đoạn Lời Chúa để lắng nghe và đem ra thực hành.
Ngày 30-11-09: Còn những chuyện hoang đường nhảm nhí của bà già thì hãy loại bỏ. Hãy tập luyện sống đạo đức. (1 Tm 4, 7)
Có ý nói đến những chuyện bày đặt xuất phát từ những người xấu bụng. Bạn cần luôn sáng suốt và sống theo Thánh Thần hướng dẫn.
Ptế: GB Nguyễn Văn Định
Tuần cửu nhật trước ngày khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
GP. Hải Phòng
09:37 09/11/2009
TUẦN CỬU NHẬT TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM
(Từ ngày 15 đến ngày 23 tháng 11 năm 2009)
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
CHƯƠNG TRÌNH
1. Hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần
2. Đọc kinh Tin, Cậy, mến
3. Đọc Lời Chúa và bài suy niệm dành cho mỗi ngày
4. Đọc Kinh Năm Thánh
5. Đọc kinh Lạy Nữ Vương
6. Hát kết thúc.
NGÀY THỨ NHẤT
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô (Mc 1,16-20)
Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
SUY NIỆM
Năm Thánh nhắc lại lời Đức Giêsu gọi chúng ta đi theo Người.
Cuộc sống của mỗi người là một hành trình bước đi, trên hành trình ấy nhiều khi chúng ta chẳng biết trước mắt mình thế nào, tương lai ra sao? Vì thế khiến ta hoang mang, lo lắng.
Chúa Giêsu cũng là một con người, nên Ngài cũng phải bước đi trong những lúc đêm tối thử thách. Nhưng Ngài còn là Thiên Chúa, Ngài biết rõ con đường của mình đi: con đường của Chúa là con đường loan báo Tin Mừng cứu độ. Và cái đích của Ngài tới là cây Thánh Giá treo ở đồi Can vê. Thế nhưng, Ngài vẫn không hề nao núng hay chần chừ bất cứ điều gì. Ngài luôn bình thản bước đi như người lữ khách dù bất cứ có điều gì đe doạ xảy ra, hay chướng ngại vật gì trên đường.
Sở dĩ Chúa Giêsu bình thản được như thế là vì Ngài đi theo tiếng gọi của Tình yêu và trung thành với Thánh ý của Thiên Chúa. Vì thế, dù trước mối đe doạ là cái chết, Chúa Giêsu vẫn chu toàn bổn phận làm con đối với Chúa Cha, và bổn phận Cứu Thế đối với nhân loại.
Như một người lữ khách sống trên cõi đời này, mỗi người chúng ta có vinh phúc được Chúa Giêsu mời gọi: “Hãy theo Thầy”, đó là đi theo tiếng gọi của tình yêu và trung thành với Thập giá của Chúa trong việc thực thi thánh ý của Ngài. Trước mắt chúng ta cũng chưa biết tương lai thế nào, và cuộc đời sẽ ra sao ? Nhưng có một điều chúng ta biết rõ là chúng ta đang đi trên con đường của Chúa; và chúng ta biết chắc có một cái đích chúng ta đi tới là Quê Trời. Tuy vậy, trên con đường này, và để đạt tới đỉnh vinh quang ấy, chúng ta phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật, nhiều đe doạ và khó khăn thử thách: những khó khăn ấy có thể từ bên trong con người yếu đuối của ta, cũng có thể từ nơi gia đình hay bên ngoài xã hội. Mặt khác, chúng ta còn có những lối mòn quen thuộc, những cái đã thâm căn cố hữu trong ta, tưởng như ta không thể thay đổi.
Trong Năm thánh này, Chúa nhắc lại với ta một cách mạnh mẽ hơn lời mời gọi của Ngài: “Hãy theo Thầy”; Chúa mời gọi ta cương quyết vứt bỏ lại sau lưng tất cả những gì làm cản trở và níu kéo ta đi trệch với Giáo huấn của Chúa. Như thế, là người lữ khách của Chúa, là môn đệ của Chúa Kitô, ta sẽ luôn luôn bình thản bước đi, và sẽ cộng tác với Chúa tất cả những gì Ngài muốn trong Năm hồng phúc này.
Lạy Chúa, xin Chúa là con đường và là bạn đồng hành dẫn chúng con đi. Để dù cuộc sống khó khăn thế nào, dù tương lai còn trăn trở ra sao, là người lữ khách của Chúa, con vẫn bước đi trong niềm vui và phó thác, và chắc chắn con sẽ cùng Chúa tới đích bình an. Amen.
NGÀY THỨ HAI
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 5,1-12)
Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống các Mối Phúc Thật.
Trên thế giới này có bao nhiêu lời hứa hẹn về hạnh phúc. Trên khắp cả nẻo đường mà chúng ta đi qua, các phương tiện truyền thông xã hội mà chúng ta nghe và mỗi ngày sống đâu đâu cũng nghe thấy những lời kêu gọi tìm hạnh phúc.
Quả thật, trái đất mà chúng ta đang sống đầy dẫy những lời quảng cáo cho hạnh phúc. Thế nhưng, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể đề ra cho chúng ta hạnh phúc thực sự và con đường dẫn đến hạnh phúc ấy là con đường của tình yêu mà chính Ngài đã đi qua. Tình yêu ấy vượt trên cảm tính của con người, vượt trên sự cân đo đong đếm hay theo thói đời “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Đó là tình yêu đặt nền tảng trên Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giêsu.
Người Công Giáo Việt Nam chúng ta dường như rất gắn bó với Mười Điều Răn của Chúa. Đó là điều rất tốt, nhưng trong Năm thánh này, chúng ta còn được mời gọi gắn bó và sống triệt để hơn Tám Mối Phúc của Chúa Giêsu. Bởi vì, có lẽ Mười Điều răn Chúa mới dạy con người biết sống đức công bằng: không làm điều này, phải tránh điều kia. Nhưng nơi Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đưa con người vươn xa hơn và cao hơn trong đời sống trọn lành. Với tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã sống và đã làm. Ngài mời gọi con người không dừng lại ở sự công bằng hay trao đổi “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”, nhưng vươn lên trong tình yêu và bác ái. Đó là con đường đi tới hạnh phút trọn vẹn nhất, không những xây dựng hạnh phúc cho tha nhân, mà còn xây dựng hạnh phúc cho chính mình. Một nhóm bạn trẻ ở Hạ Long, sau khi đi thăm một số bệnh nhân: được tâm sự với họ, cùng cười với họ và cùng khóc với họ. Các bạn đã thốt lên: “Thầy ơi, con chưa bao giờ thấy toại nguyện và hạnh phúc như hôm nay”.
Thật vậy, người hạnh phúc là người biết đem hạnh phúc tới cho người khác. Người muốn có hạnh phúc bền vững là người biết xây dựng hạnh phúc của mình trên hạnh phúc của tha nhân. Vì thế, con đường hạnh phúc mà Chúa Giêsu đề ra là con đường của những tâm hồn trong sạch, cởi mở với tha nhân đến độ quên chính bản thân mình. Đó là con đường của những con người khi bị loại trừ và bách hại vẫn tiếp tục chúc tụng và yêu thương. Đó là con đường của những con người không ngừng mang lại hòa bình cho người khác, để mọi người biết nhìn nhận tình yêu thương nhau như anh em con Cha trên trời. Chính Chúa Giêsu đã qua con đường ấy, Ngài qua thực là mẫu người của hạnh phúc. Từ hai ngàn năm qua, đã có biết bao nhiêu người đi theo con đường ấy và trong Năm thánh con đường ấy được tiếp tục mở ra cho mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp con sống Tám Mối Phúc của Chúa, vì chỉ khi sống được như thế con mới con mới tìm thấy hạnh phúc tròn đầy cho chính con và đem lại hạnh phúc cho anh chị em con. Amen.
NGÀY THỨ BA
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 5,13-16)
"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi."Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống làm muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian
Muối và ánh sáng là thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng thực tế chẳng mấy ai để ý tới giá trị của nó.
Bởi vì, hạt muối thì thấp hèn, âm thầm và khiêm tốn, chẳng ai chú ý tới sự hiện diện của nó. Bên cạnh những thực phẩm, nó chỉ đóng vai phụ. Và xét về giá trị kinh tế, muối chẳng đáng giá bao nhiêu. Tuy vậy, muối là một gia vị vô cùng cần thiết cho con người. Bất cứ thức ăn nào muốn đậm đà hay có hương vị, người ta phải dùng muối làm gia vị. Bất cứ thực phẩm nào muốn được lâu bền, người ta phải ướp chúng bằng muối. Ngoài ra, muối còn làm chất liệu tiêu huỷ những cái độc hại. Dân gian thường dùng nước muối để rửa những vết thương, để sát trùng và khử những chất độc. Như vậy, tưởng là tầm thường, nhưng nó có giá trị rất lớn và gần gũi thiết thân với con người.
Ánh sáng cũng vậy, bình thường, giữa ban ngày nó cũng chẳng là gì. Nhưng trong đêm tối, ta mới thấy giá trị của nó thật lớn lao. Ánh sáng không chỉ soi cho người ta thấy rõ đường đi, nhận rõ các đồ vật. Mà nó còn làm cho không gian ấm cúng, xua đi sự lạnh lẽo và sợ hãi của đêm đen. Như vậy, không có ánh sáng, con người sẽ lần mò trong tăm tối cả về thể xác và tinh thần.Chúa Giêsu thật khôn ngoan đưa các môn đệ và mỗi người Kitô hữu chúng ta đồng hoá với muối và ánh sáng, như một kết quả của việc sống Tám Mối Phúc. Muối để ướp mặn và làm hương vị cho cuộc đời, ánh sáng để soi sáng và sưởi ấm thế gian. Tất cả đều đơn giản, bình dị gần gũi và êm đềm khiến ai cũng có thể thực hiện được. Nhưng nó lại là đặc tính quan trọng của người môn đệ và người Kitô hữu sống trong lòng nhân loại.
Muối sẽ chẳng là gì nếu muối không ướp vào gia vị và đem lợi ích, ánh sáng cũng chẳng là gì nếu ánh sáng không soi chiếu cho đời. Cũng vậy, người Kitô hữu cũng phải làm nên bản sắc đời mình qua việc sống đức tin: Trong thế giới đầy lo âu, Kitô hữu phải là người gieo rắc sự bình an; Trong một thế giới đầy ưu phiền, Kitô hữu phải là người đem niềm vui đến với cuộc sống. Tức là chúng ta phải diễn đạt cuộc sống yêu thương bằng những hành vi cụ thể, thực tế trong cuộc sống cá nhân, gia đình và môi trường xã hội. Bởi vì tình yêu là thứ gia vị đậm đà nhất cho cuộc sống và mọi mối quan hệ; ánh sáng là sức mạnh và là niềm hy vọng đốt lên ngọn lửa của tình hiệp nhất và yêu thương. Nó có thể hâm lên tình yêu băng giá của con người.
Tuy vậy, để những việc làm của ta có giá trị và đủ sức mạnh ướp cho cuộc đời, thì mọi công việc chúng ta làm đều phải hướng về Thiên Chúa là nguồn ánh sáng: “ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời”. Như thánh Cyrino thành Alexandria đã dạy: "Không phải bạn đang sống, nhưng chính ánh sáng là Đức Kitô, Ngài có khả năng soi chiếu toàn thể thế giới bằng lời của Ngài, đang sống trong bạn." Quả đúng như thế, con người Kitô hữu chúng ta trước tiên phải có cuộc sống nội tâm sâu sắc, tràn dầy ánh sáng Tin Mừng của Đức Giêsu, để rồi chúng ta mới có đủ hương vị của yêu thương và ánh sáng của niềm tin biến đổi thế giới này.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh này, xin ướp lòng chúng con cho mặn lại, xin thắp sáng đời con, để con đem hương vị của tình yêu và ánh sáng của niềm tin, niềm hy vọng cho mọi người. Amen.
NGÀY THỨ BỐN
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô (Mc 4,1-9)
Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:
"Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm." Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe! "
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta trở thành mảnh đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa.Cuộc sống càng khi con người lăn lộn và vồn vã với những tân tiến của khoa học kỹ thuật thì càng khiến cho người ta khao khát muốn trở về với những gì mang tính hương đồng gió nội, để lòng mình được than thản hơn. Với dụ ngôn “Người gieo giống”, giáo huấn của Chúa Giêsu lại đưa chúng ta về với hoa đồng cỏ nội, với những gì đơn sơ, và gần gũi với cuộc sống con người, giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Nước trời và sống đúng với vai trò của người Kitô hữu trong việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa.
Quả vậy, Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta thấy rằng: Để cuộc sống người Kitô hữu trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng thì phải có hai yếu tố: Một là, tâm hồn mình phải trở nên mảnh đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa. Hai là, phải có ân sủng của Chúa Thánh Thần và tình yêu thúc đẩy của Đức Kitô.
Khi chiêm ngắm Đức Maria, ta thấy nơi Mẹ có đủ hai yếu tố ấy, đó là ân sủng của Thiên Chúa và mảnh đất tốt nơi tâm hồn Mẹ. Cả hai điều kiện ấy hội tụ lại nơi Mẹ một nhân đức mà ai cũng dễ nhận ra. Đó là “ít nói nhiều lời”:
Ít nói, vì Mẹ là sự chú tâm tinh tuyền để cho Chúa nói trong lòng và chỉ đáp lại bằng tiếng “Xin Vâng”. Cũng vì Mẹ là người luôn lắng nghe những lời cầu của chúng ta là con cái Mẹ, rồi đón nhận trong lặng lẽ và dâng lên cho Thiên Chúa nhận lời.
Nhiều Lời, Vì lòng mẹ là cung điện tinh tuyền mở rộng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Nhiều lời, cũng bởi vì mỗi lời mẹ nói ra trong Tin Mừng tuy ít ỏi, nhưng đều chứa đựng sức mạnh và ý nghĩa của Lời Chúa - đẹp lòng Chúa và mang lại ân phúc cho con người: Lời “Xin Vâng”, là lời đại diện cho toàn thể nhân loại đón nhận mầu nhiệp cứu độ; Lời “Ngợi khen - Magnificat”, là lời tạ ơn và cảm nhận sâu sắc ân phúc của Thiên Chúa ban tràn đầy nơi Mẹ và cho cả dân người; Lời cầu bầu cùng Chúa tại tiệc cưới Cana “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3b), là lời yêu thương xuất phát từ trái tim nhạy cảm của Mẹ đối với tha nhân trong khi khó khăn hoạn nạn. Và tiếp đến là lời mời gọi trong niềm tin: “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (Ga 2, 5b).
Tất cả những yếu tố này làm cho tâm hồn Đức Mẹ trở nên một mảnh đất thiêng liêng màu mỡ và phì nhiêu để cho Lời Chúa được gieo vào và sinh hoa kết trái. Mẹ luôn vét cạn mình đi để cho tình yêu Thiên Chúa đổ tràn. Biến cố Nhập Thể là một dấu ấn vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa ghi vào đời Mẹ, để cho ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện và sinh hoa kết trái cho tất cả nhân loại chúng ta. Là con cái của Đức Mẹ, trong Năm Thánh này, mỗi người Kitô hữu cũng được mời gọi trở nên mảnh đất tốt cho Thiên Chúa trao gửi hạt giống của Ngài. Nhưng có lẽ từ trước đến nay chúng ta chưa đón nhận và chưa sống Lời Chúa được bao nhiêu, bởi vì cuộc sống với biết bao lo toan, những xao xuyến lo lắng, những đam mê, tham vọng khiến cho Lời Chúa bị chết ngạt hay chẳng sinh hoa kết trái là bao. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu Năm Thánh, mỗi người chúng ta lại được mời gọi trở về với sự thinh lặng nội tâm, vét cạn đi những gì che chắn hay chiếm chỗ tâm hồn ta. Để cho tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa đổ đầy. Như vậy tâm hồn chúng ta sẽ trở nên mảnh đất phì nhiêu mầu mỡ, cuộc sống của ta sẽ trổ sinh hoa trái thiêng liêng phong phú dồi dào.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin cải tạo mảnh đất tâm hồn con, xin khỏa lấp mọi tiếng ồn ào của những ý tưởng vu vơ, làm vẩn đục và gây xao lãng tâm hồn con. Để hạt giống tình yêu của Chúa gieo vào được bám rễ, mọc lên và trổ sinh nhiều bông hạt cho Chúa và Giáo Hội.
NGÀY THỨ NĂM
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 9,12-17)
Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: "Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng." Đức Giê-su bảo: "Chính anh em hãy cho họ ăn." Các ông đáp: "Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này." Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một." Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống Mầu Nhiệm Thánh Thể
“Chính anh em hãy cho họ ăn”, hay “Bẻ Bánh Cuộc Đời” là những chủ đề gợi hứng và đánh động biết bao nhạc sĩ sáng tác ra những bài hát tuyệt vời. Đó cũng là chủ đề cho rất nhiều đại hội giới trẻ Công Giáo. Bởi vì chủ đề này nói lên sứ mạng của mỗi Kitô hữu sống Mầu Nhiệm Thánh Thể giữa đời.
Chiêm ngắm phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa mời gọi các môn đệ cộng tác phần mình vào chương trình yêu thương của Chúa: Sự cộng tác thứ nhất là tình bác ái sẻ chia: Chúa mời gọi các môn đệ “hãy cho họ ăn”, dù đó chỉ là năm chiếc bánh và hai con cá, một số lượng rất khiêm tốn trước hàng ngàn người. Tuy vậy, chính từ lòng quảng đại của các Tông Đồ mà Chúa làm có đủ bánh để nuôi hàng ngàn người; Sự cộng tác thứ hai là tinh thần phục vụ: Sau khi nâng bánh lên dâng lời chúc tụng, chính Chúa Giêsu đã trao cho các môn đệ dọn ra cho dân chúng. Từ những cử chỉ cao đẹp này của các môn đệ mà Thiên Chúa đã thực hiện một phép lạ kỳ diệu bằng cả tình yêu thương săn sóc đối với dân. Khiến cho mọi người ai nấy đều ăn uống vui thỏa và no nê.
Cũng vậy, Khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, lúc dâng Lễ vật trên bàn thờ, Cha chủ tế nâng tấm bánh nhỏ và chén rượu nho lên chúc tụng Thiên Chúa, xin Ngài đón nhận lấy bánh và rượu là sản phẩm bởi công lao của con người. Và xin Chúa thánh hoá để trở nên của ăn, của uống thiêng liêng cho chúng ta là chính Mình Máu Chúa Giêsu Kitô. Như thế, Chúa Giêsu đã không chỉ ban Thịt Máu mình làm của ăn trường sinh cho nhân loại, mà còn dành cho con người một giá trị lớn lao là được góp phần bé nhỏ của mình để làm nên Thịt Máu Chúa. Và từ đây, Ngài lại tiếp tục mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta tiếp tục sống Mầu Nhiệm Thánh Thể trong chính đời sống của mình: “anh em hãy cho họ ăn” và “hãy bẻ bánh cuộc đời” cho tha nhân.
Trong Năm Thánh, chúng ta hãy sống đời sống bác ái là lòng quảng đại chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo khổ; chúng ta hãy sống tinh thần phục vụ, là sự hy sinh và trao ban cho anh chị em mình những cử chỉ yêu thương. Nhờ đó, Chúa Giêsu sẽ biến cuộc đời lạt lẽo của chúng ta thành rượu nồng tình yêu đối với Chúa và với mọi người. Ngài biến mỗi người chúng ta cũng trở nên tấm bánh cho tha nhân. Và hơn thế nữa, Ngài sẽ không ngừng rót vào linh hồn chúng ta niềm hoan lạc đời này và sự sống vĩnh cửu mai sau.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin cho con biết nối dài tình yêu của Chúa, để con sống Mầu Nhiệm Thánh Thể mỗi ngày. Dù sống trong môi trường nào, con cũng trở nên tấm bánh thơm ngon ngọt ngào cho cuộc đời. Như thế, chắc chắn Chúa sẽ làm cho tấm bánh yêu thương của đời con được dậy men, bẻ ra, và nhân lên gấp bội. Amen.
NGÀY THỨ SÁU
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 6,36-38)
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
SUY NIỆM
Năm Thánh mời gọi chúng ta hãy sống nhân từ với mọi người.
Cha ông ta vẫn thường nói: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo”. Khi chúng ta có một thành kiến với ai, thì chúng ta dễ mắc phải lỗi này: dù người đó tốt đến đâu đi nữa, thì bất cứ điều gì người đó nói và người đó làm, đối với ta đều không có giá trị.
Thiên Chúa là Cha nhân từ, nên Ngài nhìn nhân loại bằng cái nhìn của tình yêu. Bởi vậy, bất cứ ai dù là người thế nào khi đến với Ngài, đều được Chúa chữa lành và nắn cho tròn trịa.
Chúa Giêsu đã đem cái nhìn từ trái tim của Thiên Chúa đến với con người. Ngài không nhìn con người dưới một nhãn hiệu, một lăng kính có sẵn, nhưng Ngài nhìn bằng cái nhìn của lòng nhân hậu và xót thương. Tất cả mọi người, dù đau yếu, thấy hèn hay tội lỗi đến đâu cũng đều được Ngài nhìn dưới ánh mắt của cảm thông, của yêu thương và tha thứ. Bởi vì trong ánh mắt yêu thương của Ngài, tất cả mọi người đều có giá trị độc cao cả trong tình yêu Thiên Chúa. Và như thế, qua Ngài, con người có thể thấy và cảm nhận được lòng nhân từ của Thiên Chúa là Cha trên trời.
Vì vậy, khi mời gọi chúng ta hãy nên nhân từ như Cha trên trời, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng Ngài chính là mẫu mực của sự trọn lành, và chỉ có Ngài mới thể hiện trọn vẹn lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới có trái tim biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa là Cha trên trời.
Là Kitô hữu, chúng ta được mang danh Đức Kitô, nghĩa là chúng ta có Chúa Kitô trong mình. Nên hơn ai hết, chúng ta được mời gọi trở nên giống Người, nghĩa là trong tất cả mọi sự và trong tất cả mọi người, chúng ta mang lấy cái nhìn của Chúa Giêsu, cái nhìn từ trái tim Thiên Chúa: hãy sống từ bi nhân hậu, hãy biết tha thứ và xót thương.
Để được một cái nhìn như thế, trong Năm Thánh, chúng ta cần phải gạt bỏ mọi thành kiến ra khỏi sự vị kỷ và cái tôi cá nhân của mình. Cuộc sống chúng ta không chỉ đã làm khổ người khác, nhưng còn tự làm khổ chính mình vì sự xét đoán, lên án và ghen ghét. Nó như một cửa mồ đóng kín chúng ta trong sự tăm tối ngột ngạt, như tảng đá bắt tội ta cứ phải mang nặng hàng ngày. Trong Năm Thánh, hãy và vứt bỏ viên đá ghen ghét, mang lấy tình yêu tha thứ để tự giải phóng mình. Trong Năm Thánh, hãy đẩy cánh cửa của sự xét đoán và kết án ra khỏi mình để cho cho tình bác ái, yêu thương ùa vào.
Lúc đó tâm hồn ta sẽ được giải phóng. Cuộc đời ta mới có thể được thanh thản bình an. Và như thế ta đang đi trên con đường của Chúa, đang có cái nhìn từ trái tim Chúa là Cha nhân từ.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì không biết bao nhiêu lần chúng con đã chụp mọi thứ mũ lên đầu người khác. Trong Năm Thánh, xin tẩy rửa khỏi tâm hồn con mọi thứ thành kiến xấu với anh chị em. Xin cho chúng con luôn nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa, cái nhìn của cảm thông, tôn trọng và yêu thương. Amen.
NGÀY THỨ BẢY
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 10,29-39)
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi? " Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta hãy sống hài hòa với anh chị em không phân biệt tôn giáo.
Trong cuộc sống, vẫn có người có thái độ khoanh vùng ranh giới cuộc sống, nghĩa là họ phân chia cho từng lãnh vực mỗi thứ một ô, như chính trị, tôn giáo, văn hoá, nghề nghệp… Chỉ khi nào cần đến hay có lợi họ mới mở cửa. Hơn thế nữa, người ta còn đóng khung tâm hồn chỉ vì những định chế hay luật lệ của mình, mà đánh mất tình đồng loại, tình liên đới với anh chị em.
Người Kitô hữu thì không được như vậy, Chúa không chấp nhận cho chúng ta khoanh vùng. Nghĩa là Ngài không muốn chúng ta chỉ là Kitô hữu khi chúng ta ở trong nhà thờ, mà còn là Kitô hữu mọi nơi mọi lúc. Ngài cũng không muốn người Kitô hữu chỉ khép kín, đóng khung nơi những người thân cận, những người đồng đạo, mà phải mở ra sống hài hoà với anh chị em, không phân biệt tôn giáo hay bất cứ thành phần nào trong xã hội.
Hãy nhìn vào Thiên Chúa, nơi Ngài, ân sủng được ban xuống cho cả kẻ dữ và người lành, tình yêu được mở rộng và lan toả ra cho hết thảy mọi người, mọi dân mọi nước
.
Chính Chúa Giêsu đã mang tình yêu của Thiên Chúa đến mở rộng tình người. Ngài muốn con người vượt ra khỏi bức tường bó hẹp của một cộng đồng người. Ngài đã vượt qua luật lệ và hướng trái tim con người lên cao và đi vào chiều sâu của tình yêu và lòng bác ái. Chính Ngài đã đến với từng con người, từ những người bần cùng, bệnh tật bị xã hội loại trừ; Ngài còn đến cả với những người bị coi là kình địch với Do thái giáo như người phụ nữ Samari vốn là kẻ lai căng cả về tôn giáo và chủng tộc. Ngài ca tụng và đồng hoá mình với người Samari nhân hậu. Vì đối với Ngài, tất cả đều là con cái Thiên Chúa, con cùng một Cha trên trời, và mọi người là anh chị em với nhau.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không được quyền tự đặt ra ranh giới của tình yêu. Cũng không được dựa vào bất cứ một lý do nào để tự cho phép thoái thác tình liên đới, yêu thương và giúp đỡ tha nhân, cho dù là những lý do rất chính đáng về lề luật như trường hợp của thầy Tư tế và thầy Lê vi. Trong Năm Thánh, chúng ta hãy nên người Samari nhân hậu: không phân biệt chủng tộc, giai cấp hay tôn giáo, nhưng xây dựng một tình yêu không biên giới, không tín toán, không mong được khen ngợi, đền bù hay được trả ơn; không cần biết người ấy là ai ? nhưng hoàn toàn bởi lòng trắc ẩn thúc đẩy. Còn gì hạnh phúc bằng khi chúng ta mở rộng trái tim cho anh chị em, khi chúng ta sống hài hoà với mọi người. Đó là một mối dây xây dựng tình hiệp thông đồng nhân loại và là một bước tiến gần trong hiệp thông với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin mở rộng trái tim con, để biết nhạy cảm trước nỗi khổ đau của đồng loại. Xin mở rộng tâm hồn con, để con biết sống hài hoà với tất cả mọi người và nhận ra rằng, họ chính là anh chị em con, là người thân cận của con. Amen.
NGÀY THỨ TÁM
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gio-an (Ga 15, 12-17)
Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.
SUY NIỆM
Năm Thánh là thời điểm để mỗi người thực thi lời mời gọi yêu thương của Chúa Giêsu.
Ngày nay người ta nói nhiều về tình yêu, tình huynh đệ, tình hiệp thông. Tất cả đều được ca tụng trong các chương trình truyền hình, các truyện tiểu thuyết, các bài hát, và trong cả những cuộc đàm thoại hàng ngày của mọi giới.
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, thời nay dường như cũng là lúc mà con người cảm thấy thiếu vắng tình yêu nhất. Nhiều người sống cô đơn, khao khát được yêu thương. Những cuộc chiến nóng hay lạnh lẽo âm thầm vẫn không ngừng xảy ra. Khiến cho con người chối bỏ nhau, ly dị nhau, hận thù nhau và làm khổ nhau… Có lẽ điều sai lầm là chúng ta nói về tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng ít người sống tình yêu. Tất cả những lời quảng cáo, ca tụng chỉ dừng trên đầu môi chóp lưỡi, chỉ là sáo ngữ, rỗng tuếch, ngôn hành tương phản.
"Đây là giới răn của Thầy: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình". Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu đã không ngừng vang lên suốt gần hai ngàn năm qua. Lời mời gọi ấy không chỉ là đầu mỗi chóp lưỡi, nhưng còn thực hiện bằng chính đời sống của Chúa Giêsu.
“Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”. Đó là con đường tình yêu của Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Ngài đã xoá đi mối ngăn cách xa vời giữa Đấng Tạo Hoá và loài thụ tạo, giữa Thượng Đế và phàm nhân, giữa Ông Chủ và tôi tớ. Nhưng Ngài nâng con người lên với hàng bạn hữu thân tình. Đấng Tạo Hoá đi vào thế gian làm con của tạo vật để nâng tạo vật lên tới sự sống của Thiên Chúa. Đây là một sự kỳ diệu mà ta chỉ có thể giải thích được bằng tình yêu.
Chính tình yêu đã khiến Thiên Chúa hạ mình xuống với con người, cảm thông và chia sẻ với thân phận thụ tạo: "Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết" (Ga.15,15). Tình yêu đó đã đến chỗ tuyệt đỉnh, là việc hiến dâng mạng sống mình trên thập giá để cứu độ con người.
Bởi vậy, trong Năm Thánh, mỗi người Kitô hữu được mời gọi sống trong quỹ đạo tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy không được dừng lại như nước ao tù, nhưng luân chuyển đến mọi trái tim con người trên toàn thế giới để liên kết con người với Thiên Chúa và liên kết con người với nhau: "Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con" (Ga.15,12),
Vẫn biết rằng, con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức "Như Thầy đã yêu". Nhưng lời mời này vẫn giục giã chúng ta một cách đặc biệt trong Năm Thánh, luôn hướng lên theo đường Thầy đã đi. Để chúng ta đem tình yêu đích thực của Thiên Chúa đến cho anh chị em mình. Dẫu biết rằng, chúng ta không có dịp để chết cho bạn hữu của mình như Chúa Giêsu, nhưng Ngài lại mời gọi để chúng ta sống cho anh chị em. Bởi vì, khi chúng ta biết sống cho anh chị em là chúng ta dám chết cho chính mình. Chết trong những hy sinh, quảng đại âm thầm hằng ngày. Chết không đổ máu, nhưng ướp bằng tình yêu.Vì chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu, tình yêu khiến cho con người làm được tất cả. Và mọi sự sẽ qua đi, chỉ có tình yêu là tồn tại và sống mãi.
Lạy Chúa, xin cho con luôn cảm nghiệm được tình yêu của Chúa trong cuộc đời con, để cùng với Chúa, con biết xích lại gần anh chị em con hơn. Xin cho con có con mắt tình yêu để con nhận ra khuôn mặt Chúa nơi anh chị em con, nhờ đó con yêu thương mọi người như Chúa đ yu thương chúng con. Amen.
NGÀY THỨ CHÍN
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 28,16-20)
Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
SUY NIỆM
Năm Thánh với sứ mạng truyền giáo của mỗi tín hữu.
Người đời vẫn thường nghĩ rằng, việc truyền giáo là việc dành riêng cho các Giám mục, linh mục, tu sĩ như chính Chúa Giêsu đã sai trực tiếp các Tông Đồ trước khi Ngài về trời. Tuy vậy, là người Kitô hữu, hết thảy chúng ta đều là môn đệ của Người, đều bước theo Người trên con đường trọn lành và đều mang trong mình sứ vụ của Đức Kitô, đó là Tư tế, phục vu và Ngôn sứ.
Mặt khác, nói đến việc truyền giáo chúng ta vẫn nghĩ rằng: việc này phải dành cho những nhà thừa sai, bôn ba đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng của Chúa. Tuy vậy là người Kitô hữu, hết thảy chúng ta đều có thể truyền giáo và ý thức rằng sứ mạng của mình là truyền giáo, bằng cách cầu nguyện và biến đổi cuộc sống của mình trở nên hình ảnh của Đức Kitô: Sống Tám Mối Phúc Thật, trở nên muối và ánh sáng cho cuộc đời, nên như mảnh đất tốt để Lời Chúa được gieo xuống và sinh hoa kết quả, biết bẻ bánh cuộc đời cho tha nhân trong việc sống mầu nhiệm Thánh Thể, biết sống nhân từ với mọi người, biết mở rộng trái tim với đồng loại không phân biệt tôn giáo và biết yêu như Chúa đã yêu. Đó là cả một chặng đường chúng ta đã đi trong tuần chín ngày, với tất cả sứ vụ và vai trò của người Kitô hữu giữa dòng đời để giới thiệu hình ảnh của Đức Kitô và của Thiên Chúa tình yêu.
Như vậy, nếu ngày xưa, các Thánh Tông Đồ và các Nhà Thừa sai truyền giáo theo chiều rộng, tức là mở rộng Nước Chúa, thì hôm nay mỗi người Kitô hữu vẫn tiếp nối sứ mạng ấy và làm cho mọi người yêu mến Chúa hơn, đó là chúng ta truyền giáo theo chiều sâu; Nếu ngày xưa các Tông đồ truyền giáo bằng thiết lập các cộng đoàn, thì hôm nay, tôi ở lại trong cộng đoàn để xây dựng cộng đoàn bằng đức ái và sự hy sinh phục vụ; Nếu ngày xưa, các nhà thừa sai đi bôn ba khắp nơi để đem Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người, thì ngày hôm nay, sứ vụ của tôi là ở lại để ướp mặn tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người; Và nếu ngày xưa các nhà thừa sai cố gắng len lỏi và hoà nhập với các nền văn hoá của mọi dân tộc, thì hôm nay, sứ vụ của tôi là chiếu ánh sáng tình yêu của Đức Kitô len lỏi vào hết thảy mọi người không phân biệt tôn giáo hay sự khác biệt về quan điểm. Bởi vì tất cả con người đều có một điểm chung là tình yêu, đều một niềm khao khát là kiếm tìm hạnh phúc. Cho nên sứ vụ của người Kitô hữu chúng ta là giúp cho mọi người nhận ra tình yêu đích thực và tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Bởi vì, mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa là không giữ lại cho riêng mình, nhưng là trao ban cho cho hết thảy mọi người.
Lạy Chúa, chỉ khi nào con biết trao ban tình yêu như Chúa, con mới có thể trở nên chứng tá của Tin Mừng. Chỉ khi nào con biết yêu thương anh chị em, con mới có thể làm chứng rằng Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Xin hãy dạy con để con luôn luôn làm chứng nhân cho Chúa, Thiên Chúa tình yêu. Amen.
(Từ ngày 15 đến ngày 23 tháng 11 năm 2009)
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
CHƯƠNG TRÌNH
1. Hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần
2. Đọc kinh Tin, Cậy, mến
3. Đọc Lời Chúa và bài suy niệm dành cho mỗi ngày
4. Đọc Kinh Năm Thánh
5. Đọc kinh Lạy Nữ Vương
6. Hát kết thúc.
NGÀY THỨ NHẤT
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô (Mc 1,16-20)
Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
SUY NIỆM
Năm Thánh nhắc lại lời Đức Giêsu gọi chúng ta đi theo Người.
Cuộc sống của mỗi người là một hành trình bước đi, trên hành trình ấy nhiều khi chúng ta chẳng biết trước mắt mình thế nào, tương lai ra sao? Vì thế khiến ta hoang mang, lo lắng.
Chúa Giêsu cũng là một con người, nên Ngài cũng phải bước đi trong những lúc đêm tối thử thách. Nhưng Ngài còn là Thiên Chúa, Ngài biết rõ con đường của mình đi: con đường của Chúa là con đường loan báo Tin Mừng cứu độ. Và cái đích của Ngài tới là cây Thánh Giá treo ở đồi Can vê. Thế nhưng, Ngài vẫn không hề nao núng hay chần chừ bất cứ điều gì. Ngài luôn bình thản bước đi như người lữ khách dù bất cứ có điều gì đe doạ xảy ra, hay chướng ngại vật gì trên đường.
Sở dĩ Chúa Giêsu bình thản được như thế là vì Ngài đi theo tiếng gọi của Tình yêu và trung thành với Thánh ý của Thiên Chúa. Vì thế, dù trước mối đe doạ là cái chết, Chúa Giêsu vẫn chu toàn bổn phận làm con đối với Chúa Cha, và bổn phận Cứu Thế đối với nhân loại.
Như một người lữ khách sống trên cõi đời này, mỗi người chúng ta có vinh phúc được Chúa Giêsu mời gọi: “Hãy theo Thầy”, đó là đi theo tiếng gọi của tình yêu và trung thành với Thập giá của Chúa trong việc thực thi thánh ý của Ngài. Trước mắt chúng ta cũng chưa biết tương lai thế nào, và cuộc đời sẽ ra sao ? Nhưng có một điều chúng ta biết rõ là chúng ta đang đi trên con đường của Chúa; và chúng ta biết chắc có một cái đích chúng ta đi tới là Quê Trời. Tuy vậy, trên con đường này, và để đạt tới đỉnh vinh quang ấy, chúng ta phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật, nhiều đe doạ và khó khăn thử thách: những khó khăn ấy có thể từ bên trong con người yếu đuối của ta, cũng có thể từ nơi gia đình hay bên ngoài xã hội. Mặt khác, chúng ta còn có những lối mòn quen thuộc, những cái đã thâm căn cố hữu trong ta, tưởng như ta không thể thay đổi.
Trong Năm thánh này, Chúa nhắc lại với ta một cách mạnh mẽ hơn lời mời gọi của Ngài: “Hãy theo Thầy”; Chúa mời gọi ta cương quyết vứt bỏ lại sau lưng tất cả những gì làm cản trở và níu kéo ta đi trệch với Giáo huấn của Chúa. Như thế, là người lữ khách của Chúa, là môn đệ của Chúa Kitô, ta sẽ luôn luôn bình thản bước đi, và sẽ cộng tác với Chúa tất cả những gì Ngài muốn trong Năm hồng phúc này.
Lạy Chúa, xin Chúa là con đường và là bạn đồng hành dẫn chúng con đi. Để dù cuộc sống khó khăn thế nào, dù tương lai còn trăn trở ra sao, là người lữ khách của Chúa, con vẫn bước đi trong niềm vui và phó thác, và chắc chắn con sẽ cùng Chúa tới đích bình an. Amen.
NGÀY THỨ HAI
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 5,1-12)
Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống các Mối Phúc Thật.
Trên thế giới này có bao nhiêu lời hứa hẹn về hạnh phúc. Trên khắp cả nẻo đường mà chúng ta đi qua, các phương tiện truyền thông xã hội mà chúng ta nghe và mỗi ngày sống đâu đâu cũng nghe thấy những lời kêu gọi tìm hạnh phúc.
Quả thật, trái đất mà chúng ta đang sống đầy dẫy những lời quảng cáo cho hạnh phúc. Thế nhưng, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể đề ra cho chúng ta hạnh phúc thực sự và con đường dẫn đến hạnh phúc ấy là con đường của tình yêu mà chính Ngài đã đi qua. Tình yêu ấy vượt trên cảm tính của con người, vượt trên sự cân đo đong đếm hay theo thói đời “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Đó là tình yêu đặt nền tảng trên Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giêsu.
Người Công Giáo Việt Nam chúng ta dường như rất gắn bó với Mười Điều Răn của Chúa. Đó là điều rất tốt, nhưng trong Năm thánh này, chúng ta còn được mời gọi gắn bó và sống triệt để hơn Tám Mối Phúc của Chúa Giêsu. Bởi vì, có lẽ Mười Điều răn Chúa mới dạy con người biết sống đức công bằng: không làm điều này, phải tránh điều kia. Nhưng nơi Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đưa con người vươn xa hơn và cao hơn trong đời sống trọn lành. Với tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã sống và đã làm. Ngài mời gọi con người không dừng lại ở sự công bằng hay trao đổi “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”, nhưng vươn lên trong tình yêu và bác ái. Đó là con đường đi tới hạnh phút trọn vẹn nhất, không những xây dựng hạnh phúc cho tha nhân, mà còn xây dựng hạnh phúc cho chính mình. Một nhóm bạn trẻ ở Hạ Long, sau khi đi thăm một số bệnh nhân: được tâm sự với họ, cùng cười với họ và cùng khóc với họ. Các bạn đã thốt lên: “Thầy ơi, con chưa bao giờ thấy toại nguyện và hạnh phúc như hôm nay”.
Thật vậy, người hạnh phúc là người biết đem hạnh phúc tới cho người khác. Người muốn có hạnh phúc bền vững là người biết xây dựng hạnh phúc của mình trên hạnh phúc của tha nhân. Vì thế, con đường hạnh phúc mà Chúa Giêsu đề ra là con đường của những tâm hồn trong sạch, cởi mở với tha nhân đến độ quên chính bản thân mình. Đó là con đường của những con người khi bị loại trừ và bách hại vẫn tiếp tục chúc tụng và yêu thương. Đó là con đường của những con người không ngừng mang lại hòa bình cho người khác, để mọi người biết nhìn nhận tình yêu thương nhau như anh em con Cha trên trời. Chính Chúa Giêsu đã qua con đường ấy, Ngài qua thực là mẫu người của hạnh phúc. Từ hai ngàn năm qua, đã có biết bao nhiêu người đi theo con đường ấy và trong Năm thánh con đường ấy được tiếp tục mở ra cho mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp con sống Tám Mối Phúc của Chúa, vì chỉ khi sống được như thế con mới con mới tìm thấy hạnh phúc tròn đầy cho chính con và đem lại hạnh phúc cho anh chị em con. Amen.
NGÀY THỨ BA
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 5,13-16)
"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi."Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống làm muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian
Muối và ánh sáng là thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng thực tế chẳng mấy ai để ý tới giá trị của nó.
Bởi vì, hạt muối thì thấp hèn, âm thầm và khiêm tốn, chẳng ai chú ý tới sự hiện diện của nó. Bên cạnh những thực phẩm, nó chỉ đóng vai phụ. Và xét về giá trị kinh tế, muối chẳng đáng giá bao nhiêu. Tuy vậy, muối là một gia vị vô cùng cần thiết cho con người. Bất cứ thức ăn nào muốn đậm đà hay có hương vị, người ta phải dùng muối làm gia vị. Bất cứ thực phẩm nào muốn được lâu bền, người ta phải ướp chúng bằng muối. Ngoài ra, muối còn làm chất liệu tiêu huỷ những cái độc hại. Dân gian thường dùng nước muối để rửa những vết thương, để sát trùng và khử những chất độc. Như vậy, tưởng là tầm thường, nhưng nó có giá trị rất lớn và gần gũi thiết thân với con người.
Ánh sáng cũng vậy, bình thường, giữa ban ngày nó cũng chẳng là gì. Nhưng trong đêm tối, ta mới thấy giá trị của nó thật lớn lao. Ánh sáng không chỉ soi cho người ta thấy rõ đường đi, nhận rõ các đồ vật. Mà nó còn làm cho không gian ấm cúng, xua đi sự lạnh lẽo và sợ hãi của đêm đen. Như vậy, không có ánh sáng, con người sẽ lần mò trong tăm tối cả về thể xác và tinh thần.Chúa Giêsu thật khôn ngoan đưa các môn đệ và mỗi người Kitô hữu chúng ta đồng hoá với muối và ánh sáng, như một kết quả của việc sống Tám Mối Phúc. Muối để ướp mặn và làm hương vị cho cuộc đời, ánh sáng để soi sáng và sưởi ấm thế gian. Tất cả đều đơn giản, bình dị gần gũi và êm đềm khiến ai cũng có thể thực hiện được. Nhưng nó lại là đặc tính quan trọng của người môn đệ và người Kitô hữu sống trong lòng nhân loại.
Muối sẽ chẳng là gì nếu muối không ướp vào gia vị và đem lợi ích, ánh sáng cũng chẳng là gì nếu ánh sáng không soi chiếu cho đời. Cũng vậy, người Kitô hữu cũng phải làm nên bản sắc đời mình qua việc sống đức tin: Trong thế giới đầy lo âu, Kitô hữu phải là người gieo rắc sự bình an; Trong một thế giới đầy ưu phiền, Kitô hữu phải là người đem niềm vui đến với cuộc sống. Tức là chúng ta phải diễn đạt cuộc sống yêu thương bằng những hành vi cụ thể, thực tế trong cuộc sống cá nhân, gia đình và môi trường xã hội. Bởi vì tình yêu là thứ gia vị đậm đà nhất cho cuộc sống và mọi mối quan hệ; ánh sáng là sức mạnh và là niềm hy vọng đốt lên ngọn lửa của tình hiệp nhất và yêu thương. Nó có thể hâm lên tình yêu băng giá của con người.
Tuy vậy, để những việc làm của ta có giá trị và đủ sức mạnh ướp cho cuộc đời, thì mọi công việc chúng ta làm đều phải hướng về Thiên Chúa là nguồn ánh sáng: “ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời”. Như thánh Cyrino thành Alexandria đã dạy: "Không phải bạn đang sống, nhưng chính ánh sáng là Đức Kitô, Ngài có khả năng soi chiếu toàn thể thế giới bằng lời của Ngài, đang sống trong bạn." Quả đúng như thế, con người Kitô hữu chúng ta trước tiên phải có cuộc sống nội tâm sâu sắc, tràn dầy ánh sáng Tin Mừng của Đức Giêsu, để rồi chúng ta mới có đủ hương vị của yêu thương và ánh sáng của niềm tin biến đổi thế giới này.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh này, xin ướp lòng chúng con cho mặn lại, xin thắp sáng đời con, để con đem hương vị của tình yêu và ánh sáng của niềm tin, niềm hy vọng cho mọi người. Amen.
NGÀY THỨ BỐN
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô (Mc 4,1-9)
Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:
"Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm." Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe! "
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta trở thành mảnh đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa.Cuộc sống càng khi con người lăn lộn và vồn vã với những tân tiến của khoa học kỹ thuật thì càng khiến cho người ta khao khát muốn trở về với những gì mang tính hương đồng gió nội, để lòng mình được than thản hơn. Với dụ ngôn “Người gieo giống”, giáo huấn của Chúa Giêsu lại đưa chúng ta về với hoa đồng cỏ nội, với những gì đơn sơ, và gần gũi với cuộc sống con người, giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Nước trời và sống đúng với vai trò của người Kitô hữu trong việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa.
Quả vậy, Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta thấy rằng: Để cuộc sống người Kitô hữu trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng thì phải có hai yếu tố: Một là, tâm hồn mình phải trở nên mảnh đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa. Hai là, phải có ân sủng của Chúa Thánh Thần và tình yêu thúc đẩy của Đức Kitô.
Khi chiêm ngắm Đức Maria, ta thấy nơi Mẹ có đủ hai yếu tố ấy, đó là ân sủng của Thiên Chúa và mảnh đất tốt nơi tâm hồn Mẹ. Cả hai điều kiện ấy hội tụ lại nơi Mẹ một nhân đức mà ai cũng dễ nhận ra. Đó là “ít nói nhiều lời”:
Ít nói, vì Mẹ là sự chú tâm tinh tuyền để cho Chúa nói trong lòng và chỉ đáp lại bằng tiếng “Xin Vâng”. Cũng vì Mẹ là người luôn lắng nghe những lời cầu của chúng ta là con cái Mẹ, rồi đón nhận trong lặng lẽ và dâng lên cho Thiên Chúa nhận lời.
Nhiều Lời, Vì lòng mẹ là cung điện tinh tuyền mở rộng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Nhiều lời, cũng bởi vì mỗi lời mẹ nói ra trong Tin Mừng tuy ít ỏi, nhưng đều chứa đựng sức mạnh và ý nghĩa của Lời Chúa - đẹp lòng Chúa và mang lại ân phúc cho con người: Lời “Xin Vâng”, là lời đại diện cho toàn thể nhân loại đón nhận mầu nhiệp cứu độ; Lời “Ngợi khen - Magnificat”, là lời tạ ơn và cảm nhận sâu sắc ân phúc của Thiên Chúa ban tràn đầy nơi Mẹ và cho cả dân người; Lời cầu bầu cùng Chúa tại tiệc cưới Cana “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3b), là lời yêu thương xuất phát từ trái tim nhạy cảm của Mẹ đối với tha nhân trong khi khó khăn hoạn nạn. Và tiếp đến là lời mời gọi trong niềm tin: “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (Ga 2, 5b).
Tất cả những yếu tố này làm cho tâm hồn Đức Mẹ trở nên một mảnh đất thiêng liêng màu mỡ và phì nhiêu để cho Lời Chúa được gieo vào và sinh hoa kết trái. Mẹ luôn vét cạn mình đi để cho tình yêu Thiên Chúa đổ tràn. Biến cố Nhập Thể là một dấu ấn vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa ghi vào đời Mẹ, để cho ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện và sinh hoa kết trái cho tất cả nhân loại chúng ta. Là con cái của Đức Mẹ, trong Năm Thánh này, mỗi người Kitô hữu cũng được mời gọi trở nên mảnh đất tốt cho Thiên Chúa trao gửi hạt giống của Ngài. Nhưng có lẽ từ trước đến nay chúng ta chưa đón nhận và chưa sống Lời Chúa được bao nhiêu, bởi vì cuộc sống với biết bao lo toan, những xao xuyến lo lắng, những đam mê, tham vọng khiến cho Lời Chúa bị chết ngạt hay chẳng sinh hoa kết trái là bao. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu Năm Thánh, mỗi người chúng ta lại được mời gọi trở về với sự thinh lặng nội tâm, vét cạn đi những gì che chắn hay chiếm chỗ tâm hồn ta. Để cho tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa đổ đầy. Như vậy tâm hồn chúng ta sẽ trở nên mảnh đất phì nhiêu mầu mỡ, cuộc sống của ta sẽ trổ sinh hoa trái thiêng liêng phong phú dồi dào.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin cải tạo mảnh đất tâm hồn con, xin khỏa lấp mọi tiếng ồn ào của những ý tưởng vu vơ, làm vẩn đục và gây xao lãng tâm hồn con. Để hạt giống tình yêu của Chúa gieo vào được bám rễ, mọc lên và trổ sinh nhiều bông hạt cho Chúa và Giáo Hội.
NGÀY THỨ NĂM
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 9,12-17)
Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: "Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng." Đức Giê-su bảo: "Chính anh em hãy cho họ ăn." Các ông đáp: "Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này." Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một." Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta sống Mầu Nhiệm Thánh Thể
“Chính anh em hãy cho họ ăn”, hay “Bẻ Bánh Cuộc Đời” là những chủ đề gợi hứng và đánh động biết bao nhạc sĩ sáng tác ra những bài hát tuyệt vời. Đó cũng là chủ đề cho rất nhiều đại hội giới trẻ Công Giáo. Bởi vì chủ đề này nói lên sứ mạng của mỗi Kitô hữu sống Mầu Nhiệm Thánh Thể giữa đời.
Chiêm ngắm phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa mời gọi các môn đệ cộng tác phần mình vào chương trình yêu thương của Chúa: Sự cộng tác thứ nhất là tình bác ái sẻ chia: Chúa mời gọi các môn đệ “hãy cho họ ăn”, dù đó chỉ là năm chiếc bánh và hai con cá, một số lượng rất khiêm tốn trước hàng ngàn người. Tuy vậy, chính từ lòng quảng đại của các Tông Đồ mà Chúa làm có đủ bánh để nuôi hàng ngàn người; Sự cộng tác thứ hai là tinh thần phục vụ: Sau khi nâng bánh lên dâng lời chúc tụng, chính Chúa Giêsu đã trao cho các môn đệ dọn ra cho dân chúng. Từ những cử chỉ cao đẹp này của các môn đệ mà Thiên Chúa đã thực hiện một phép lạ kỳ diệu bằng cả tình yêu thương săn sóc đối với dân. Khiến cho mọi người ai nấy đều ăn uống vui thỏa và no nê.
Cũng vậy, Khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, lúc dâng Lễ vật trên bàn thờ, Cha chủ tế nâng tấm bánh nhỏ và chén rượu nho lên chúc tụng Thiên Chúa, xin Ngài đón nhận lấy bánh và rượu là sản phẩm bởi công lao của con người. Và xin Chúa thánh hoá để trở nên của ăn, của uống thiêng liêng cho chúng ta là chính Mình Máu Chúa Giêsu Kitô. Như thế, Chúa Giêsu đã không chỉ ban Thịt Máu mình làm của ăn trường sinh cho nhân loại, mà còn dành cho con người một giá trị lớn lao là được góp phần bé nhỏ của mình để làm nên Thịt Máu Chúa. Và từ đây, Ngài lại tiếp tục mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta tiếp tục sống Mầu Nhiệm Thánh Thể trong chính đời sống của mình: “anh em hãy cho họ ăn” và “hãy bẻ bánh cuộc đời” cho tha nhân.
Trong Năm Thánh, chúng ta hãy sống đời sống bác ái là lòng quảng đại chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo khổ; chúng ta hãy sống tinh thần phục vụ, là sự hy sinh và trao ban cho anh chị em mình những cử chỉ yêu thương. Nhờ đó, Chúa Giêsu sẽ biến cuộc đời lạt lẽo của chúng ta thành rượu nồng tình yêu đối với Chúa và với mọi người. Ngài biến mỗi người chúng ta cũng trở nên tấm bánh cho tha nhân. Và hơn thế nữa, Ngài sẽ không ngừng rót vào linh hồn chúng ta niềm hoan lạc đời này và sự sống vĩnh cửu mai sau.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin cho con biết nối dài tình yêu của Chúa, để con sống Mầu Nhiệm Thánh Thể mỗi ngày. Dù sống trong môi trường nào, con cũng trở nên tấm bánh thơm ngon ngọt ngào cho cuộc đời. Như thế, chắc chắn Chúa sẽ làm cho tấm bánh yêu thương của đời con được dậy men, bẻ ra, và nhân lên gấp bội. Amen.
NGÀY THỨ SÁU
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 6,36-38)
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
SUY NIỆM
Năm Thánh mời gọi chúng ta hãy sống nhân từ với mọi người.
Cha ông ta vẫn thường nói: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo”. Khi chúng ta có một thành kiến với ai, thì chúng ta dễ mắc phải lỗi này: dù người đó tốt đến đâu đi nữa, thì bất cứ điều gì người đó nói và người đó làm, đối với ta đều không có giá trị.
Thiên Chúa là Cha nhân từ, nên Ngài nhìn nhân loại bằng cái nhìn của tình yêu. Bởi vậy, bất cứ ai dù là người thế nào khi đến với Ngài, đều được Chúa chữa lành và nắn cho tròn trịa.
Chúa Giêsu đã đem cái nhìn từ trái tim của Thiên Chúa đến với con người. Ngài không nhìn con người dưới một nhãn hiệu, một lăng kính có sẵn, nhưng Ngài nhìn bằng cái nhìn của lòng nhân hậu và xót thương. Tất cả mọi người, dù đau yếu, thấy hèn hay tội lỗi đến đâu cũng đều được Ngài nhìn dưới ánh mắt của cảm thông, của yêu thương và tha thứ. Bởi vì trong ánh mắt yêu thương của Ngài, tất cả mọi người đều có giá trị độc cao cả trong tình yêu Thiên Chúa. Và như thế, qua Ngài, con người có thể thấy và cảm nhận được lòng nhân từ của Thiên Chúa là Cha trên trời.
Vì vậy, khi mời gọi chúng ta hãy nên nhân từ như Cha trên trời, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng Ngài chính là mẫu mực của sự trọn lành, và chỉ có Ngài mới thể hiện trọn vẹn lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới có trái tim biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa là Cha trên trời.
Là Kitô hữu, chúng ta được mang danh Đức Kitô, nghĩa là chúng ta có Chúa Kitô trong mình. Nên hơn ai hết, chúng ta được mời gọi trở nên giống Người, nghĩa là trong tất cả mọi sự và trong tất cả mọi người, chúng ta mang lấy cái nhìn của Chúa Giêsu, cái nhìn từ trái tim Thiên Chúa: hãy sống từ bi nhân hậu, hãy biết tha thứ và xót thương.
Để được một cái nhìn như thế, trong Năm Thánh, chúng ta cần phải gạt bỏ mọi thành kiến ra khỏi sự vị kỷ và cái tôi cá nhân của mình. Cuộc sống chúng ta không chỉ đã làm khổ người khác, nhưng còn tự làm khổ chính mình vì sự xét đoán, lên án và ghen ghét. Nó như một cửa mồ đóng kín chúng ta trong sự tăm tối ngột ngạt, như tảng đá bắt tội ta cứ phải mang nặng hàng ngày. Trong Năm Thánh, hãy và vứt bỏ viên đá ghen ghét, mang lấy tình yêu tha thứ để tự giải phóng mình. Trong Năm Thánh, hãy đẩy cánh cửa của sự xét đoán và kết án ra khỏi mình để cho cho tình bác ái, yêu thương ùa vào.
Lúc đó tâm hồn ta sẽ được giải phóng. Cuộc đời ta mới có thể được thanh thản bình an. Và như thế ta đang đi trên con đường của Chúa, đang có cái nhìn từ trái tim Chúa là Cha nhân từ.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì không biết bao nhiêu lần chúng con đã chụp mọi thứ mũ lên đầu người khác. Trong Năm Thánh, xin tẩy rửa khỏi tâm hồn con mọi thứ thành kiến xấu với anh chị em. Xin cho chúng con luôn nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa, cái nhìn của cảm thông, tôn trọng và yêu thương. Amen.
NGÀY THỨ BẢY
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca (Lc 10,29-39)
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi? " Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
SUY NIỆM
Năm Thánh giúp chúng ta hãy sống hài hòa với anh chị em không phân biệt tôn giáo.
Trong cuộc sống, vẫn có người có thái độ khoanh vùng ranh giới cuộc sống, nghĩa là họ phân chia cho từng lãnh vực mỗi thứ một ô, như chính trị, tôn giáo, văn hoá, nghề nghệp… Chỉ khi nào cần đến hay có lợi họ mới mở cửa. Hơn thế nữa, người ta còn đóng khung tâm hồn chỉ vì những định chế hay luật lệ của mình, mà đánh mất tình đồng loại, tình liên đới với anh chị em.
Người Kitô hữu thì không được như vậy, Chúa không chấp nhận cho chúng ta khoanh vùng. Nghĩa là Ngài không muốn chúng ta chỉ là Kitô hữu khi chúng ta ở trong nhà thờ, mà còn là Kitô hữu mọi nơi mọi lúc. Ngài cũng không muốn người Kitô hữu chỉ khép kín, đóng khung nơi những người thân cận, những người đồng đạo, mà phải mở ra sống hài hoà với anh chị em, không phân biệt tôn giáo hay bất cứ thành phần nào trong xã hội.
Hãy nhìn vào Thiên Chúa, nơi Ngài, ân sủng được ban xuống cho cả kẻ dữ và người lành, tình yêu được mở rộng và lan toả ra cho hết thảy mọi người, mọi dân mọi nước
.
Chính Chúa Giêsu đã mang tình yêu của Thiên Chúa đến mở rộng tình người. Ngài muốn con người vượt ra khỏi bức tường bó hẹp của một cộng đồng người. Ngài đã vượt qua luật lệ và hướng trái tim con người lên cao và đi vào chiều sâu của tình yêu và lòng bác ái. Chính Ngài đã đến với từng con người, từ những người bần cùng, bệnh tật bị xã hội loại trừ; Ngài còn đến cả với những người bị coi là kình địch với Do thái giáo như người phụ nữ Samari vốn là kẻ lai căng cả về tôn giáo và chủng tộc. Ngài ca tụng và đồng hoá mình với người Samari nhân hậu. Vì đối với Ngài, tất cả đều là con cái Thiên Chúa, con cùng một Cha trên trời, và mọi người là anh chị em với nhau.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không được quyền tự đặt ra ranh giới của tình yêu. Cũng không được dựa vào bất cứ một lý do nào để tự cho phép thoái thác tình liên đới, yêu thương và giúp đỡ tha nhân, cho dù là những lý do rất chính đáng về lề luật như trường hợp của thầy Tư tế và thầy Lê vi. Trong Năm Thánh, chúng ta hãy nên người Samari nhân hậu: không phân biệt chủng tộc, giai cấp hay tôn giáo, nhưng xây dựng một tình yêu không biên giới, không tín toán, không mong được khen ngợi, đền bù hay được trả ơn; không cần biết người ấy là ai ? nhưng hoàn toàn bởi lòng trắc ẩn thúc đẩy. Còn gì hạnh phúc bằng khi chúng ta mở rộng trái tim cho anh chị em, khi chúng ta sống hài hoà với mọi người. Đó là một mối dây xây dựng tình hiệp thông đồng nhân loại và là một bước tiến gần trong hiệp thông với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong Năm Thánh, xin mở rộng trái tim con, để biết nhạy cảm trước nỗi khổ đau của đồng loại. Xin mở rộng tâm hồn con, để con biết sống hài hoà với tất cả mọi người và nhận ra rằng, họ chính là anh chị em con, là người thân cận của con. Amen.
NGÀY THỨ TÁM
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gio-an (Ga 15, 12-17)
Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.
SUY NIỆM
Năm Thánh là thời điểm để mỗi người thực thi lời mời gọi yêu thương của Chúa Giêsu.
Ngày nay người ta nói nhiều về tình yêu, tình huynh đệ, tình hiệp thông. Tất cả đều được ca tụng trong các chương trình truyền hình, các truyện tiểu thuyết, các bài hát, và trong cả những cuộc đàm thoại hàng ngày của mọi giới.
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, thời nay dường như cũng là lúc mà con người cảm thấy thiếu vắng tình yêu nhất. Nhiều người sống cô đơn, khao khát được yêu thương. Những cuộc chiến nóng hay lạnh lẽo âm thầm vẫn không ngừng xảy ra. Khiến cho con người chối bỏ nhau, ly dị nhau, hận thù nhau và làm khổ nhau… Có lẽ điều sai lầm là chúng ta nói về tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng ít người sống tình yêu. Tất cả những lời quảng cáo, ca tụng chỉ dừng trên đầu môi chóp lưỡi, chỉ là sáo ngữ, rỗng tuếch, ngôn hành tương phản.
"Đây là giới răn của Thầy: Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình". Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu đã không ngừng vang lên suốt gần hai ngàn năm qua. Lời mời gọi ấy không chỉ là đầu mỗi chóp lưỡi, nhưng còn thực hiện bằng chính đời sống của Chúa Giêsu.
“Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”. Đó là con đường tình yêu của Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Ngài đã xoá đi mối ngăn cách xa vời giữa Đấng Tạo Hoá và loài thụ tạo, giữa Thượng Đế và phàm nhân, giữa Ông Chủ và tôi tớ. Nhưng Ngài nâng con người lên với hàng bạn hữu thân tình. Đấng Tạo Hoá đi vào thế gian làm con của tạo vật để nâng tạo vật lên tới sự sống của Thiên Chúa. Đây là một sự kỳ diệu mà ta chỉ có thể giải thích được bằng tình yêu.
Chính tình yêu đã khiến Thiên Chúa hạ mình xuống với con người, cảm thông và chia sẻ với thân phận thụ tạo: "Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết" (Ga.15,15). Tình yêu đó đã đến chỗ tuyệt đỉnh, là việc hiến dâng mạng sống mình trên thập giá để cứu độ con người.
Bởi vậy, trong Năm Thánh, mỗi người Kitô hữu được mời gọi sống trong quỹ đạo tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy không được dừng lại như nước ao tù, nhưng luân chuyển đến mọi trái tim con người trên toàn thế giới để liên kết con người với Thiên Chúa và liên kết con người với nhau: "Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con" (Ga.15,12),
Vẫn biết rằng, con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức "Như Thầy đã yêu". Nhưng lời mời này vẫn giục giã chúng ta một cách đặc biệt trong Năm Thánh, luôn hướng lên theo đường Thầy đã đi. Để chúng ta đem tình yêu đích thực của Thiên Chúa đến cho anh chị em mình. Dẫu biết rằng, chúng ta không có dịp để chết cho bạn hữu của mình như Chúa Giêsu, nhưng Ngài lại mời gọi để chúng ta sống cho anh chị em. Bởi vì, khi chúng ta biết sống cho anh chị em là chúng ta dám chết cho chính mình. Chết trong những hy sinh, quảng đại âm thầm hằng ngày. Chết không đổ máu, nhưng ướp bằng tình yêu.Vì chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu, tình yêu khiến cho con người làm được tất cả. Và mọi sự sẽ qua đi, chỉ có tình yêu là tồn tại và sống mãi.
Lạy Chúa, xin cho con luôn cảm nghiệm được tình yêu của Chúa trong cuộc đời con, để cùng với Chúa, con biết xích lại gần anh chị em con hơn. Xin cho con có con mắt tình yêu để con nhận ra khuôn mặt Chúa nơi anh chị em con, nhờ đó con yêu thương mọi người như Chúa đ yu thương chúng con. Amen.
NGÀY THỨ CHÍN
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 28,16-20)
Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
SUY NIỆM
Năm Thánh với sứ mạng truyền giáo của mỗi tín hữu.
Người đời vẫn thường nghĩ rằng, việc truyền giáo là việc dành riêng cho các Giám mục, linh mục, tu sĩ như chính Chúa Giêsu đã sai trực tiếp các Tông Đồ trước khi Ngài về trời. Tuy vậy, là người Kitô hữu, hết thảy chúng ta đều là môn đệ của Người, đều bước theo Người trên con đường trọn lành và đều mang trong mình sứ vụ của Đức Kitô, đó là Tư tế, phục vu và Ngôn sứ.
Mặt khác, nói đến việc truyền giáo chúng ta vẫn nghĩ rằng: việc này phải dành cho những nhà thừa sai, bôn ba đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng của Chúa. Tuy vậy là người Kitô hữu, hết thảy chúng ta đều có thể truyền giáo và ý thức rằng sứ mạng của mình là truyền giáo, bằng cách cầu nguyện và biến đổi cuộc sống của mình trở nên hình ảnh của Đức Kitô: Sống Tám Mối Phúc Thật, trở nên muối và ánh sáng cho cuộc đời, nên như mảnh đất tốt để Lời Chúa được gieo xuống và sinh hoa kết quả, biết bẻ bánh cuộc đời cho tha nhân trong việc sống mầu nhiệm Thánh Thể, biết sống nhân từ với mọi người, biết mở rộng trái tim với đồng loại không phân biệt tôn giáo và biết yêu như Chúa đã yêu. Đó là cả một chặng đường chúng ta đã đi trong tuần chín ngày, với tất cả sứ vụ và vai trò của người Kitô hữu giữa dòng đời để giới thiệu hình ảnh của Đức Kitô và của Thiên Chúa tình yêu.
Như vậy, nếu ngày xưa, các Thánh Tông Đồ và các Nhà Thừa sai truyền giáo theo chiều rộng, tức là mở rộng Nước Chúa, thì hôm nay mỗi người Kitô hữu vẫn tiếp nối sứ mạng ấy và làm cho mọi người yêu mến Chúa hơn, đó là chúng ta truyền giáo theo chiều sâu; Nếu ngày xưa các Tông đồ truyền giáo bằng thiết lập các cộng đoàn, thì hôm nay, tôi ở lại trong cộng đoàn để xây dựng cộng đoàn bằng đức ái và sự hy sinh phục vụ; Nếu ngày xưa, các nhà thừa sai đi bôn ba khắp nơi để đem Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người, thì ngày hôm nay, sứ vụ của tôi là ở lại để ướp mặn tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người; Và nếu ngày xưa các nhà thừa sai cố gắng len lỏi và hoà nhập với các nền văn hoá của mọi dân tộc, thì hôm nay, sứ vụ của tôi là chiếu ánh sáng tình yêu của Đức Kitô len lỏi vào hết thảy mọi người không phân biệt tôn giáo hay sự khác biệt về quan điểm. Bởi vì tất cả con người đều có một điểm chung là tình yêu, đều một niềm khao khát là kiếm tìm hạnh phúc. Cho nên sứ vụ của người Kitô hữu chúng ta là giúp cho mọi người nhận ra tình yêu đích thực và tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Bởi vì, mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa là không giữ lại cho riêng mình, nhưng là trao ban cho cho hết thảy mọi người.
Lạy Chúa, chỉ khi nào con biết trao ban tình yêu như Chúa, con mới có thể trở nên chứng tá của Tin Mừng. Chỉ khi nào con biết yêu thương anh chị em, con mới có thể làm chứng rằng Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Xin hãy dạy con để con luôn luôn làm chứng nhân cho Chúa, Thiên Chúa tình yêu. Amen.
Thế giới đại đồng
LM. Anphong Trần Đức Phương
10:07 09/11/2009
THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG
(CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Những lãnh tụ Công sản đã lấy học thuyết của Karl Marx (1818-1883) để muốn xây dựng một Thế Giới Đại Đồng, một Thiên Đàng trần thế. Nhưng họ đã xây dựng bằng hận thù, đấu tranh và giết chóc, nên Thiên Đàng trần gian đã trở nên Hỏa Ngục trần gian sau khi bao nhiêu triệu người dân vô tội đã bị giết ở Liên Sô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia.
Theo tinh thần Phúc Âm, Thiên Đàng như một Thế Giới Đại Đồng phải được xây dựng trên Yêu Thương, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (Gioan 4:8), là Cha và chúng ta đều là con, là anh em trong đại gia đình nhân loại của Ngài. Mỗi người đều có nhiệm vụ chung tay xây đựng cho thế giới trở nên một cộng đồng tình thương, hoà bình và hạnh phúc.
Nhưng, cũng như cuộc đời con người ở trần gian sẽ có lúc chấm dứt, thì thế giới này cũng sẽ có lúc chấm dứt. Con người hoàn tất cuộc đời của mình và được tiếp nối bằng cuộc đời sau (Sống gởi, Thác Về), thế giới cũng sẽ có ngày chấm dứt và sẽ biến đổi nên “Một Trời Mới, Đất Mới” (Sách Khải Huyền 21:1) nơi Công Lý ngự trị. Đó là ngày mà chúng ta gọi là ngày tận cùng của thế giới hay là ngày Tận Thế, cũng còn gọi là ngày Chung Thẩm, ngày Phán Xét Chung để những người sống công chính được ân thưởng muôn đời, và những kẻ gian ác phải chịu án phạt đời đời.
Tư tưởng về ngày Tận Thế luôn ám ảnh tâm trí con người, và người ta thường quá lo lắng, bi quan, sợ hãi về ngày Tận Thế; vì thế, đã có những giáo phái, hay đúng hơn là tà giáo, đã chủ trương chết tập thể trong những thập niên vừa qua. Những giáo phái này cũng luôn đưa ra thời điểm về ngày Tận Thế, như vào năm 2000 vừa qua. Chúng ta cũng nghe nói đến những hiện tượng rùng rợ như trời sẽ “tối ba ngày ba đêm!”
Bài Phúc Âm (Thánh Matcô 13:24-32) trong Chúa Nhật này nói về Ngày Tận Thế “khi Thiên Chúa sẽ ngự đến trong vinh quang để quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp nơi trên mặt đất… Ngày đó, không ai biết được sẽ xảy ra vào lúc nào, chỉ Thiên Chúa biết mà thôi!” Như vậy, không ai có thể tiên đoán được ngày Tận Thế sẽ xảy ra vào lúc nào. Ngày đó cũng là ngày hân hoan vui mừng cho những người đã sống cuộc đời công chính, và nhiều khi đã bị bách hại vì sự công chính.
Tư tưởng về Ngày Tận Thế cũng được Tiên Tri Daniel nói đến trong Bài Đọc I (Daniel 12: 1-3): Ngày đó, những kẻ an nghỉ trong bụi đất sẽ chỗi dậy: Có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có người sẽ phải chịu tủi khổ đời đời. Những người công chính sẽ được chói sáng như các vì sao trên vòm trời!”
Bài Đọc II (Thư gởi dân Do Thái 11:14, 18) cũng đem lại cho chúng ta, những người luôn cố gắng sống lương thiện, một niềm ủi an khi chúng ta, những người đã chịu nhiều thử thách vì sự công chính: Chúa Giêsu đã dâng xong của lễ đền tội cho nhân loại, Ngài đã về trời trong vinh quang để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Vào những ngày cuối niên lịch Phụng Vụ, Giáo Hội trích các Bài Thánh Kinh nói về ngày Chung Thẩm, không phải để làm cho chúng ta lo lắng sợ hãi và bi quan về thân phận con người, nhưng chỉ để nhắc nhở chúng ta về ngày cuối cùng của chúng ta và ngày cuối cùng của thế giới này. Ngày chúng ta sẽ được qua cuộc đời đau khổ, đầy thử thách để về hưởng hạnh phúc nợi quê hương thật của chúng ta trên Trời. Đồng thời cũng để chúng ta kiên tâm vững chí trong cuộc sống lương thiện, không chạy theo đường lối những kẻ bất lương, không ‘chè chén say sưa, sống trụy lạc theo thói thế gian’, nhưng luôn cố gắng sống như con cái sự sáng. Đồng thời cũng để chúng ta kiên tâm chịu đựng mọi thử thách luôn xảy ra cho mọi tín hữu của Chúa, chịu đựng những bách hại do cường quyền áp đặt gây ra cho chúng ta là các tín hữu luôn muốn sống theo con đường ngay lành Chúa đã chỉ cho chúng ta: “Chúng ta luôn phải trải qua nhiều gian khổ trước khi được vào hưởng vinh quang Nước Chúa.” (Sách Tông Đồ Công Vụ 14:21).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp dâng lời cầu nguyện: xin Chúa là Cha nhân từ của chúng ta, giúp chúng ta luôn biết ‘tỉnh thức’ trong lương thiện theo giới răn của Chúa, trong tình thần hòa hợp, yêu thương với mọi người, thay vì hận thù tranh chấp. Xin Chúa cũng giúp chúng ta luôn biết noi gương đời sống của Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh để luôn cố gắng canh tân cuộc sống của mình, thắng vượt mọi đam mê tội lỗi, để luôn sẵn sàng chờ đón Chúa đến với chúng ta bất cứ lúc nào vào cuối đời của chúng ta, để ngày Chung Thẩm sẽ là ngày chúng ta được “chói sáng như ánh sáng trên vòm trời… và được nên như những vì tinh tú tồn tại vĩnh viễn”
Trong tháng 11, chúng ta cũng tiếp tục dâng nhiều hy sinh, hãm mình cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng hạnh phúc trên Nước Chúa, và cũng xin đừng quên cầu nguyện cho các Chủ Chăn và Linh Mục trong Năm Linh Mục này.
(CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Theo tinh thần Phúc Âm, Thiên Đàng như một Thế Giới Đại Đồng phải được xây dựng trên Yêu Thương, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (Gioan 4:8), là Cha và chúng ta đều là con, là anh em trong đại gia đình nhân loại của Ngài. Mỗi người đều có nhiệm vụ chung tay xây đựng cho thế giới trở nên một cộng đồng tình thương, hoà bình và hạnh phúc.
Nhưng, cũng như cuộc đời con người ở trần gian sẽ có lúc chấm dứt, thì thế giới này cũng sẽ có lúc chấm dứt. Con người hoàn tất cuộc đời của mình và được tiếp nối bằng cuộc đời sau (Sống gởi, Thác Về), thế giới cũng sẽ có ngày chấm dứt và sẽ biến đổi nên “Một Trời Mới, Đất Mới” (Sách Khải Huyền 21:1) nơi Công Lý ngự trị. Đó là ngày mà chúng ta gọi là ngày tận cùng của thế giới hay là ngày Tận Thế, cũng còn gọi là ngày Chung Thẩm, ngày Phán Xét Chung để những người sống công chính được ân thưởng muôn đời, và những kẻ gian ác phải chịu án phạt đời đời.
Tư tưởng về ngày Tận Thế luôn ám ảnh tâm trí con người, và người ta thường quá lo lắng, bi quan, sợ hãi về ngày Tận Thế; vì thế, đã có những giáo phái, hay đúng hơn là tà giáo, đã chủ trương chết tập thể trong những thập niên vừa qua. Những giáo phái này cũng luôn đưa ra thời điểm về ngày Tận Thế, như vào năm 2000 vừa qua. Chúng ta cũng nghe nói đến những hiện tượng rùng rợ như trời sẽ “tối ba ngày ba đêm!”
Bài Phúc Âm (Thánh Matcô 13:24-32) trong Chúa Nhật này nói về Ngày Tận Thế “khi Thiên Chúa sẽ ngự đến trong vinh quang để quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp nơi trên mặt đất… Ngày đó, không ai biết được sẽ xảy ra vào lúc nào, chỉ Thiên Chúa biết mà thôi!” Như vậy, không ai có thể tiên đoán được ngày Tận Thế sẽ xảy ra vào lúc nào. Ngày đó cũng là ngày hân hoan vui mừng cho những người đã sống cuộc đời công chính, và nhiều khi đã bị bách hại vì sự công chính.
Tư tưởng về Ngày Tận Thế cũng được Tiên Tri Daniel nói đến trong Bài Đọc I (Daniel 12: 1-3): Ngày đó, những kẻ an nghỉ trong bụi đất sẽ chỗi dậy: Có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có người sẽ phải chịu tủi khổ đời đời. Những người công chính sẽ được chói sáng như các vì sao trên vòm trời!”
Bài Đọc II (Thư gởi dân Do Thái 11:14, 18) cũng đem lại cho chúng ta, những người luôn cố gắng sống lương thiện, một niềm ủi an khi chúng ta, những người đã chịu nhiều thử thách vì sự công chính: Chúa Giêsu đã dâng xong của lễ đền tội cho nhân loại, Ngài đã về trời trong vinh quang để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Vào những ngày cuối niên lịch Phụng Vụ, Giáo Hội trích các Bài Thánh Kinh nói về ngày Chung Thẩm, không phải để làm cho chúng ta lo lắng sợ hãi và bi quan về thân phận con người, nhưng chỉ để nhắc nhở chúng ta về ngày cuối cùng của chúng ta và ngày cuối cùng của thế giới này. Ngày chúng ta sẽ được qua cuộc đời đau khổ, đầy thử thách để về hưởng hạnh phúc nợi quê hương thật của chúng ta trên Trời. Đồng thời cũng để chúng ta kiên tâm vững chí trong cuộc sống lương thiện, không chạy theo đường lối những kẻ bất lương, không ‘chè chén say sưa, sống trụy lạc theo thói thế gian’, nhưng luôn cố gắng sống như con cái sự sáng. Đồng thời cũng để chúng ta kiên tâm chịu đựng mọi thử thách luôn xảy ra cho mọi tín hữu của Chúa, chịu đựng những bách hại do cường quyền áp đặt gây ra cho chúng ta là các tín hữu luôn muốn sống theo con đường ngay lành Chúa đã chỉ cho chúng ta: “Chúng ta luôn phải trải qua nhiều gian khổ trước khi được vào hưởng vinh quang Nước Chúa.” (Sách Tông Đồ Công Vụ 14:21).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp dâng lời cầu nguyện: xin Chúa là Cha nhân từ của chúng ta, giúp chúng ta luôn biết ‘tỉnh thức’ trong lương thiện theo giới răn của Chúa, trong tình thần hòa hợp, yêu thương với mọi người, thay vì hận thù tranh chấp. Xin Chúa cũng giúp chúng ta luôn biết noi gương đời sống của Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh để luôn cố gắng canh tân cuộc sống của mình, thắng vượt mọi đam mê tội lỗi, để luôn sẵn sàng chờ đón Chúa đến với chúng ta bất cứ lúc nào vào cuối đời của chúng ta, để ngày Chung Thẩm sẽ là ngày chúng ta được “chói sáng như ánh sáng trên vòm trời… và được nên như những vì tinh tú tồn tại vĩnh viễn”
Trong tháng 11, chúng ta cũng tiếp tục dâng nhiều hy sinh, hãm mình cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng hạnh phúc trên Nước Chúa, và cũng xin đừng quên cầu nguyện cho các Chủ Chăn và Linh Mục trong Năm Linh Mục này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 09/11/2009
VỀ NHÀ TÌM ĐƯỢC ĐẠO THẬT
Người thanh niên đi tìm đạo thật mà đột nhiên bị nhiều khó khăn, thế là cáo biệt người nhà và bạn hữu để đi cầu đạo. Đi qua lục địa, trôi qua biển lớn, vượt qua non cao núi đồi chập chùng, vượt qua trăm ngàn đau khổ.
Một hôm, sau khi tỉnh lại thì thấy mình đã bảy mươi lăm tuổi rồi mà vẫn chưa tìm được đạo thật, không thể làm gì được bèn bỏ cuộc trở về nhà.
Bởi vì tuổi tác đã lớn rồi nên bỏ ra mấy tháng trời mới về đến nhà. Vừa đẩy cửa nhà ra. A ! Chính đạo thật rõ ràng ở đây có tính kiên nhẫn vẫn cứ đang chờ đợi ông ta ở nhà.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người theo đạo khi mới sinh ra, có những người theo đạo khi tuổi được đôi mươi đầy sức sống, nhưng có bao nhiêu người trong số những người ấy tìm được đạo ?
Có những người tìm đạo trong các tu viện kín cổng cao tường, nhưng rồi vẫn cứ có lòng tham sân si; có những người tìm đạo trong nhà thờ với tinh thần phục vụ không chê vào đâu được, nhưng vẫn cứ mang một cái tâm kiêu ngạo khi tiếp xúc với tha nhân; có những người tìm đạo ở trong rừng sâu một mình với thiên nhiên, nhưng cuộc sống có những tiện nghi tối thiểu mà hiện đại...
Đi tìm đạo khi đầu tóc còn đen mướt, đến bảy mươi lăm tuổi đầu tóc bạc phơ mà vẫn chưa tìm ra được đạo, bởi vì người thanh niên cứ tưởng đạo thật phải là nơi có thánh điện nguy nga, đạo thật phải là nơi ngọn núi cao kia có tiên có thần có thánh.
Đạo thật chính là –như lời thánh Phao-lô tông đồ dạy- tin vào Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa và là người, đã xuống thế sinh trong hang lừa máng cỏ, chịu đau khổ và chịu chết trên thập giá và sống lại để chuộc tội cho nhân loại, sau cùng lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (Rm 3, 21-26). Cho nên khi trong tâm hồn của chúng ta có Chúa Giê-su thì đó là đạo, bởi vì Ngài đã xác nhận: “Thầy là Đường (đạo), là Sự Thật và là Sự Sống.”(Ga 14, 6)
Đạo thật chính là ở trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta chu toàn bổn phận của người cha người mẹ trong gia đình là chúng ta tìm được đạo thật; khi chúng ta đem tâm tình yêu thương của Chúa Giê-su mà sống chan hòa với hết mọi người, thì đó chính là đạo thật...
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người thanh niên đi tìm đạo thật mà đột nhiên bị nhiều khó khăn, thế là cáo biệt người nhà và bạn hữu để đi cầu đạo. Đi qua lục địa, trôi qua biển lớn, vượt qua non cao núi đồi chập chùng, vượt qua trăm ngàn đau khổ.
Một hôm, sau khi tỉnh lại thì thấy mình đã bảy mươi lăm tuổi rồi mà vẫn chưa tìm được đạo thật, không thể làm gì được bèn bỏ cuộc trở về nhà.
Bởi vì tuổi tác đã lớn rồi nên bỏ ra mấy tháng trời mới về đến nhà. Vừa đẩy cửa nhà ra. A ! Chính đạo thật rõ ràng ở đây có tính kiên nhẫn vẫn cứ đang chờ đợi ông ta ở nhà.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người theo đạo khi mới sinh ra, có những người theo đạo khi tuổi được đôi mươi đầy sức sống, nhưng có bao nhiêu người trong số những người ấy tìm được đạo ?
Có những người tìm đạo trong các tu viện kín cổng cao tường, nhưng rồi vẫn cứ có lòng tham sân si; có những người tìm đạo trong nhà thờ với tinh thần phục vụ không chê vào đâu được, nhưng vẫn cứ mang một cái tâm kiêu ngạo khi tiếp xúc với tha nhân; có những người tìm đạo ở trong rừng sâu một mình với thiên nhiên, nhưng cuộc sống có những tiện nghi tối thiểu mà hiện đại...
Đi tìm đạo khi đầu tóc còn đen mướt, đến bảy mươi lăm tuổi đầu tóc bạc phơ mà vẫn chưa tìm ra được đạo, bởi vì người thanh niên cứ tưởng đạo thật phải là nơi có thánh điện nguy nga, đạo thật phải là nơi ngọn núi cao kia có tiên có thần có thánh.
Đạo thật chính là –như lời thánh Phao-lô tông đồ dạy- tin vào Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa và là người, đã xuống thế sinh trong hang lừa máng cỏ, chịu đau khổ và chịu chết trên thập giá và sống lại để chuộc tội cho nhân loại, sau cùng lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (Rm 3, 21-26). Cho nên khi trong tâm hồn của chúng ta có Chúa Giê-su thì đó là đạo, bởi vì Ngài đã xác nhận: “Thầy là Đường (đạo), là Sự Thật và là Sự Sống.”(Ga 14, 6)
Đạo thật chính là ở trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta chu toàn bổn phận của người cha người mẹ trong gia đình là chúng ta tìm được đạo thật; khi chúng ta đem tâm tình yêu thương của Chúa Giê-su mà sống chan hòa với hết mọi người, thì đó chính là đạo thật...
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 09/11/2009
N2T |
6. Nhẫn nại là triều thiên của các nhân đức.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 09/11/2009
N2T |
283. Sự may mắn của bạn thì ở trong tâm của bạn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kỷ niệm 50 năm thánh hiến Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Hoa Kỳ
Ngọc Loan
05:20 09/11/2009
WASHINGTON Ngày 20/11 tới đây Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington sẽ kỷ niệm đúng 50 năm thánh hiến, chính nơi đây không là giáo xứ hay một nhà thờ chính tòa. Thế nhưng đây là nơi mà Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã chọn để trở thành nơi cầu nguyện và hành hương chung cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, là một nhà thờ lớn nhất tại Bắc Mỹ và là 1 trong 10 nhà thờ lớn nhất trên thế giới, cũng là một nơi quen thuộc của tất cả người Công Giáo tại Hoa Kỳ coi đó là một công trình đồ sộ của chính riêng mình. Mỗi năm có khoảng 1 triệu tín hữu Công Giáo khắp nơi đã đến đây hành hương.
Cuốn sách “America's Church” được nhà Báo “Our Sunday Visitor” cho phát hành vào năm Thánh 2000 đã diễn tả Vương Cung Thánh Đường này “tự nó không có cộng đồng giáo xứ riêng, nhưng là của chung cho mọi người Công Giáo Hoa Kỳ và chính họ là thành viên. Không một vị Giám Mục nào coi đó là nhà thờ chánh tòa của riêng mình, nhưng là nhà thờ của tất cả các giám mục trên toàn đất nước. Dẫu cách nào, đền thánh quốc gia này là nhà thờ Công Giáo của Hoa Kỳ”.
Được coi là một nhà thờ của tất cả người Công Giáo, cửa nhà thờ luôn luôn mở rộng để đón nhận giáo dân thập phương, trong 7 ngày một tuần và 365 ngày trong năm. Mỗi ngày trong 5 tiếng đồng hồ, các linh mục thay phiên ban phép bí tích hòa giải và cử hành ít nhất là 6 Thánh Lễ. Riêng đối với Bí Tích Hôn Phối và Bí Tích Rửa Tội thì có tích cách thuộc cộng đồng địa phương cho nên sẽ không được cử hành tại đâỵ
Thường những ngày trong tuần, Vương Cung Thánh Đường này tương đối là yên lặng nhung người ta vẫn nhìn thấy ánh đèn và những ánh nến le lói tại nhiều nơi và có thể cảm thấy mùi hương trong khuôn viên. Những nhóm hành hương vẫn tiếp tục đến và có thể nhìn thấy họ đang trầm ngâm thầm lặng bái quỳ trong kinh nguyện.
Vào bất kỳ nhừng ngày cuối tuần nào, hay vào những ngày lễ trọng, những dịp lễ đặc biệt, Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội lại tràn ngập giáo dân khắp nơi. Những nơi được coi như là thầm lặng trong những ngày trong tuần giờ đây lại sống động qua tiếng nhạc, đặc biệt những nhóm di dân đến đây đồng loạt mang y phục, cờ quốc gia thuộc bản sắc nơi chính quốc gia họ sinh trưởng.
Trong suốt thời gian Quốc Gia Canh Thức Cầu Nguyện cho Sự Sống vào mỗi tháng Giêng trong năm, cả hàng vạn người cho đến cả trăm ngàn khách hành hương tụ về đây ở lại qua đêm tại thềm dưới của Vương Cung Thánh Đường, đặc biệt là các nhóm giới trẻ trên khắp mọi miền đất nước.
Trong mùa Xuân và mùa Thu tại Hoa Kỳ, hàng chục nhóm từ các giáo phận Hoa Kỳ thường tổ chức đến đây hành hương theo nhóm, và Đức Ông Walter Rossi, Chánh Sở Vương Cung Thánh Đường đã đích thân ra đón tiếp họ. Đức Ông vẫn thường nói với họ “Đây chính là Giáo Xứ của anh chị em khi xa nhà. Anh chị em đã xây dựng và ủng hộ và chính đây là của anh chị em”.
Đức Ông Rossi diễn tả Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm là giáo xứ của quốc gia vì giáo dân Công Giáo trên khắp đất nước Hoa Kỳ đã quyên góp xây dựng, trùng tu và coi đó như là một tượng đài cống hiến dành cho Đức Mẹ.
Đức Ông Rossi đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ rằng “50 năm trôi qua Vương Cung Thánh Đường này vẫn có ảnh hưởng trên tầm vóc quốc gia”, và Đức Ông cũng ghi nhận rằng nhiều người đã đóng góp nhưng thực sự chưa từng có dịp đến đây, thế nhưng họ vẫn tin vào công việc mục vụ nơi đây đã mang đến cho mọi người.
Những tên của những người đóng góp cho công việc được xây dựng ngay từ buổi đầu, và những người họ muốn ghi nhớ không những chỉ được ghi vào sổ vàng nhưng đã được khắc ghi trên các bức tường và những trụ cột cẩm thạch tại tầng dưới của đền thờ.
Bà Geraldine Rohling, người lưu trử hồ sơ của Vương Cung Thánh Đường, đã cho biết những cột trụ và những tên khắc ghi trên đó đã gián tiếp và trực tiếp ủng hộ cho công trình này. Họ là những người biểu hiện cho đức tin chúng ta, là thế hệ đã đi trước chung ta. Bà cũng cho biết những tên được khắc ghi là một “chuỗi tiếng gọi của Giáo Hội Hoa Kỳ”, họ không chỉ là những vị lãnh đạo của Giáo Hội nhưng cũng có những người trong Quốc Hội Hoa Kỳ, những cựu chiến binh Thời Nội Chiến, các vị thánh và ngay cả đến George Herman “babe” Ruth là một cầu thủ nỗi tiếng trong môn dã cầu.
Những người đóng góp cho công trình xây dựng đầu tiên thật sự là những người hy sinh, nhất là trong suốt thời gian Đại Khủng Hoảng Kinh Tế.
Công việc ban đầu cho công trinh mang tên Vương Cung Thánh Đường được khởi sự vào đầu thập niên 1900. Lễ đặt viên đá dầu tiên đã diễn ra vào năm 1920, thế nhưng thời kỳ Đại Khủng Hoảng Kinh Tế và Thế Chiến thứ 2 đã buộc công trình phải hoãn xây dựng lại tầng trên của đến thờ cho tới năm 1959.
Kể từ đó cho đến nay, Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm vẫn tiếp tục được xây dựng và trùng tu với những cánh cửa kính với hình ráp nhiều màu sắc, những bức tranh, những bức tượng, các mái vòng và các nguyện đường. Một mái vòng bên trong tầng trên của đền thờ vẫn còn tường trần chưa được trang trí.
Hơn 70 nguyện đường và những nhà nguyện giống như nguyện đường nhưng không có bàn thánh đã được xây dựng trong khuôn viên đền thánh. Luôn luôn theo từng thời kỳ trong năm đều có một nguyện đường mới do chính những nhóm thuộc các sắc dân xây dựng. Trong số đó có Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang của người Công Giáo Việt Nam sống tha hương tại Hoa Kỳ xây dựng và đã được thánh hiến vào ngày 21/10/2006.
Ngoài ra còn rất nhiều Nguyện Đường khác mang tên Mẹ, xin đương cử một số tên như đền Đức Mẹ Phi Châu, đền Đức Bà Czestochoa, đền Đức Bà Guadalupe...
Bà Rohling cho biết những nguyện đường khác nhau như thế phản ánh lên lời Kinh Thánh của Thánh Sử Gioan: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Và những nguyện đường này đã cho thấy tính đa dạng của Giáo Hội hoàn vũ.
Đức Ông Rossi nói những nguyện đường của sắc dân đã mang lại cho người di dân “một cảm nghiệm trở về nơi quê hương mình” và cho họ một sự bày tỏ đức tin hữu hình.
Năm 1976, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc đó còn là Hồng Y Karol Wojtyla đã đến đây kính viếng nguyện được của người Balan được đặt tên là đền Đức Bà Czestochowa và 3 năm sau, Ngài đã trở lại viếng thăm nguyện đường này khi lên ngôi Giáo Hoàng. Thật vậy vào năm 1979, trong chuyến tông du Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu “với tiếng nói của tất cả những người con trai và con gái của Hoa Kỳ, là những người đễ đến từ những quốc gia khác nhau” và mang cùng “một tình yêu dàng cho Mẹ Thiên Chúa, đó là đặc tính của các vị tiền nhân và của chính họ nơi quê hương xứ sở mình”.
Đức Gioan Phaolô nói tiếp: “những người này, nói bằng những ngôn ngữ khác nhau, xuất thân từ những quá trình khác nhau trong lịch sử và truyền thống nơi chính quốc gia họ, tất cả đều mang nỗi niềm chung là cùng nhau tụ về xung quang tấm lòng của một người Mẹ”.
Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong chuyến tông du đầu tiên tới Hoa Kỳ với cương vị Giáo Hoàng vào năm 2008, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm và đã đến kính viếng cầu nguyện tại nguyện đường Đức Bà Altotting, và vị bổn mạng tại Bavaria cũng chính là nơi sinh trưởng của Đức Thánh Cha.
Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, là một nhà thờ lớn nhất tại Bắc Mỹ và là 1 trong 10 nhà thờ lớn nhất trên thế giới, cũng là một nơi quen thuộc của tất cả người Công Giáo tại Hoa Kỳ coi đó là một công trình đồ sộ của chính riêng mình. Mỗi năm có khoảng 1 triệu tín hữu Công Giáo khắp nơi đã đến đây hành hương.
Cuốn sách “America's Church” được nhà Báo “Our Sunday Visitor” cho phát hành vào năm Thánh 2000 đã diễn tả Vương Cung Thánh Đường này “tự nó không có cộng đồng giáo xứ riêng, nhưng là của chung cho mọi người Công Giáo Hoa Kỳ và chính họ là thành viên. Không một vị Giám Mục nào coi đó là nhà thờ chánh tòa của riêng mình, nhưng là nhà thờ của tất cả các giám mục trên toàn đất nước. Dẫu cách nào, đền thánh quốc gia này là nhà thờ Công Giáo của Hoa Kỳ”.
Được coi là một nhà thờ của tất cả người Công Giáo, cửa nhà thờ luôn luôn mở rộng để đón nhận giáo dân thập phương, trong 7 ngày một tuần và 365 ngày trong năm. Mỗi ngày trong 5 tiếng đồng hồ, các linh mục thay phiên ban phép bí tích hòa giải và cử hành ít nhất là 6 Thánh Lễ. Riêng đối với Bí Tích Hôn Phối và Bí Tích Rửa Tội thì có tích cách thuộc cộng đồng địa phương cho nên sẽ không được cử hành tại đâỵ
Thường những ngày trong tuần, Vương Cung Thánh Đường này tương đối là yên lặng nhung người ta vẫn nhìn thấy ánh đèn và những ánh nến le lói tại nhiều nơi và có thể cảm thấy mùi hương trong khuôn viên. Những nhóm hành hương vẫn tiếp tục đến và có thể nhìn thấy họ đang trầm ngâm thầm lặng bái quỳ trong kinh nguyện.
Vào bất kỳ nhừng ngày cuối tuần nào, hay vào những ngày lễ trọng, những dịp lễ đặc biệt, Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội lại tràn ngập giáo dân khắp nơi. Những nơi được coi như là thầm lặng trong những ngày trong tuần giờ đây lại sống động qua tiếng nhạc, đặc biệt những nhóm di dân đến đây đồng loạt mang y phục, cờ quốc gia thuộc bản sắc nơi chính quốc gia họ sinh trưởng.
Trong suốt thời gian Quốc Gia Canh Thức Cầu Nguyện cho Sự Sống vào mỗi tháng Giêng trong năm, cả hàng vạn người cho đến cả trăm ngàn khách hành hương tụ về đây ở lại qua đêm tại thềm dưới của Vương Cung Thánh Đường, đặc biệt là các nhóm giới trẻ trên khắp mọi miền đất nước.
Trong mùa Xuân và mùa Thu tại Hoa Kỳ, hàng chục nhóm từ các giáo phận Hoa Kỳ thường tổ chức đến đây hành hương theo nhóm, và Đức Ông Walter Rossi, Chánh Sở Vương Cung Thánh Đường đã đích thân ra đón tiếp họ. Đức Ông vẫn thường nói với họ “Đây chính là Giáo Xứ của anh chị em khi xa nhà. Anh chị em đã xây dựng và ủng hộ và chính đây là của anh chị em”.
Đức Ông Rossi diễn tả Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm là giáo xứ của quốc gia vì giáo dân Công Giáo trên khắp đất nước Hoa Kỳ đã quyên góp xây dựng, trùng tu và coi đó như là một tượng đài cống hiến dành cho Đức Mẹ.
Đức Ông Rossi đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ rằng “50 năm trôi qua Vương Cung Thánh Đường này vẫn có ảnh hưởng trên tầm vóc quốc gia”, và Đức Ông cũng ghi nhận rằng nhiều người đã đóng góp nhưng thực sự chưa từng có dịp đến đây, thế nhưng họ vẫn tin vào công việc mục vụ nơi đây đã mang đến cho mọi người.
Những tên của những người đóng góp cho công việc được xây dựng ngay từ buổi đầu, và những người họ muốn ghi nhớ không những chỉ được ghi vào sổ vàng nhưng đã được khắc ghi trên các bức tường và những trụ cột cẩm thạch tại tầng dưới của đền thờ.
Bà Geraldine Rohling, người lưu trử hồ sơ của Vương Cung Thánh Đường, đã cho biết những cột trụ và những tên khắc ghi trên đó đã gián tiếp và trực tiếp ủng hộ cho công trình này. Họ là những người biểu hiện cho đức tin chúng ta, là thế hệ đã đi trước chung ta. Bà cũng cho biết những tên được khắc ghi là một “chuỗi tiếng gọi của Giáo Hội Hoa Kỳ”, họ không chỉ là những vị lãnh đạo của Giáo Hội nhưng cũng có những người trong Quốc Hội Hoa Kỳ, những cựu chiến binh Thời Nội Chiến, các vị thánh và ngay cả đến George Herman “babe” Ruth là một cầu thủ nỗi tiếng trong môn dã cầu.
Những người đóng góp cho công trình xây dựng đầu tiên thật sự là những người hy sinh, nhất là trong suốt thời gian Đại Khủng Hoảng Kinh Tế.
Công việc ban đầu cho công trinh mang tên Vương Cung Thánh Đường được khởi sự vào đầu thập niên 1900. Lễ đặt viên đá dầu tiên đã diễn ra vào năm 1920, thế nhưng thời kỳ Đại Khủng Hoảng Kinh Tế và Thế Chiến thứ 2 đã buộc công trình phải hoãn xây dựng lại tầng trên của đến thờ cho tới năm 1959.
Kể từ đó cho đến nay, Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm vẫn tiếp tục được xây dựng và trùng tu với những cánh cửa kính với hình ráp nhiều màu sắc, những bức tranh, những bức tượng, các mái vòng và các nguyện đường. Một mái vòng bên trong tầng trên của đền thờ vẫn còn tường trần chưa được trang trí.
Hơn 70 nguyện đường và những nhà nguyện giống như nguyện đường nhưng không có bàn thánh đã được xây dựng trong khuôn viên đền thánh. Luôn luôn theo từng thời kỳ trong năm đều có một nguyện đường mới do chính những nhóm thuộc các sắc dân xây dựng. Trong số đó có Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang của người Công Giáo Việt Nam sống tha hương tại Hoa Kỳ xây dựng và đã được thánh hiến vào ngày 21/10/2006.
Ngoài ra còn rất nhiều Nguyện Đường khác mang tên Mẹ, xin đương cử một số tên như đền Đức Mẹ Phi Châu, đền Đức Bà Czestochoa, đền Đức Bà Guadalupe...
Bà Rohling cho biết những nguyện đường khác nhau như thế phản ánh lên lời Kinh Thánh của Thánh Sử Gioan: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Và những nguyện đường này đã cho thấy tính đa dạng của Giáo Hội hoàn vũ.
Đức Ông Rossi nói những nguyện đường của sắc dân đã mang lại cho người di dân “một cảm nghiệm trở về nơi quê hương mình” và cho họ một sự bày tỏ đức tin hữu hình.
Năm 1976, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc đó còn là Hồng Y Karol Wojtyla đã đến đây kính viếng nguyện được của người Balan được đặt tên là đền Đức Bà Czestochowa và 3 năm sau, Ngài đã trở lại viếng thăm nguyện đường này khi lên ngôi Giáo Hoàng. Thật vậy vào năm 1979, trong chuyến tông du Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu “với tiếng nói của tất cả những người con trai và con gái của Hoa Kỳ, là những người đễ đến từ những quốc gia khác nhau” và mang cùng “một tình yêu dàng cho Mẹ Thiên Chúa, đó là đặc tính của các vị tiền nhân và của chính họ nơi quê hương xứ sở mình”.
Đức Gioan Phaolô nói tiếp: “những người này, nói bằng những ngôn ngữ khác nhau, xuất thân từ những quá trình khác nhau trong lịch sử và truyền thống nơi chính quốc gia họ, tất cả đều mang nỗi niềm chung là cùng nhau tụ về xung quang tấm lòng của một người Mẹ”.
Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong chuyến tông du đầu tiên tới Hoa Kỳ với cương vị Giáo Hoàng vào năm 2008, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm và đã đến kính viếng cầu nguyện tại nguyện đường Đức Bà Altotting, và vị bổn mạng tại Bavaria cũng chính là nơi sinh trưởng của Đức Thánh Cha.
Tưởng niệm 20 năm, 6 giáo sĩ Dòng Tên bị thảm sát tại El Salvador
Ngọc Loan
05:35 09/11/2009
WASHINGTON Sau 20 năm khi 6 vị giáo sĩ Dòng Tên cùng với một người giúp việc và con gái của bà đã bị thảm sát tại Đại Học Trung Mỹ ở El Salvador, chính quyền Salvador, Quốc Hội Hoa Kỳ và Dòng Tên đã quyết định lễ tưởng niệm và tuyên dương 6 vị Giáo Sĩ Dòng Tên.
Tổng Thống Mauricio Funes của Salvador đã tuyên bố vào đầu tháng 11 là 6 vị giáo sĩ Dòng Tên sẽ được tuyên dương Huân Chương Quốc Gia Jose Matias Delgado là huân chương cao quý nhất của Salvador vào ngày 16/11 nhân ngày lễ giỗ 20 năm các ngài đã bị thảm sát tại Salvador.
Tổng Thống Funes nói rằng huân chương này được trao như là một “hành động chuộc lỗi công khai” vì lỗi lầm của chính quyền trong quá khứ’. Hai sĩ quan người Salavador đã bị tuyên án vào năm 1991 vì đã ra lệnh cho cuộc thảm sát trên.
Trong lúc Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua để tuyên dương “tám người là các linh mục quảng đại, can đảm, tinh thần, là những nhà giáo dục và 2 phụ nữ” và khẩn khoản “nhân dân Hoa Kỳ, các cơ cấu giáo dục, các hội dòng hãy tham dự lễ giỗ tại địa phương, trong nước và hải ngoại”
Những buổi lễ giỗ! đã được lên chương trình trong tháng 11 tại 28 trường học, cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ và tại những nơi khác trên thế giới.
8 người đã bị thảm sáng vào rạng sáng ngày 16/11/1989 gồm có:
- Linh Mục Dòng Tên Ignacio Ellacuria, 59 tuổi, viện trưởng Đại Học Trung Mỹ
- Linh Mục Dòng Tên Igancio Marin-Baro, 44 tuổi phó viện trưởng và là giám đốc học viện góp ý cộng đồng của đại học
- Linh Mục Dòng Tên Segundo Montes, 56 tuổi, khoa trưởng khoa xã hội học và là giảng sư xã hội học.
- Linh Mục Dòng Tên Amando Lopez, 53 tuổi, giảng sư triết lý và thần học.
- Linh Mục Dòng Tên Juan Ramon Moreno, 56 tuổi, giảng sư thần học.
- Linh Mục Dòng Tên Joaquin Lopez y Lopez, 71 tuổi, vị sáng lập và Giám Đốc cơ quan Fe y Alegria (Đức Tin và Hy Vọng}, là cơ quan đã mở ra 30 trung tâm giáo dục dành cho những người bất hạnh trên toàn đất nước Salvador
- Bà Elba Ramos, người nấu ăn và giúp việc cho các tu sinh Dòng Tên tại Đại Học.
- Cô Celina Marise, 16 tuổi con gái của Bà Ramo.
Vào cuối tháng 10, lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết nói rằng các tu sĩ Dòng Tên đã "cống hiến đời mình cho việc thăng tiến giáo dục tại El Sallvador, bảo vệ và cổ võ nhân quyền, chấm dứt các tranh chấp, và nhận định, đưa ra những vấn đề kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng đến đa số dân cư Salvador"
Bản nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng "Quốc tề và dân Salvador đã lên án mãnh liệt đến vụ thảm sát 6 tu sĩ Dòng Tên cùng 2 phụ nữ và những vụ điều tra tiếp theo được coi như là chất xúc tác cho việc điều đình và góp phần mở đường cho bản hòa ước hòa bình được ký kết vào năm 1992. Nhờ bản hòa ước này mà chính quyền và cư dân El Salvador đã thành đạt dược những tiến triển nổi bật xây dựng và củng cố những cơ cấu dân chủ cho nền chính trị, kính tế và xã hội".
Thế nhưng, bản nghị quyết cũng nêu lên rằng "những gian khổ về mặt xã hội và kinh tế trong nhiều lãnh vực vẫn còn tồn tại trong xã hội Salvador"
Bản nghị quyết khẩn khoản các cơ quan Hoa Kỳ tiếp tục "nâng đỡ và hợp tác với chính quyền El Salvador và các tổ chức công cộng, tư nhân và phi chính phủ trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và cổ võ cơ hội về giáo dục, nhân quyền, luật lệ bình đảng về tư pháp và xã hội cho nhân dân El Salvador".
Các Đại Học Dòng Tên và Công Giáo tại Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cho những sinh hoạt khác nhau trong dịp lễ giỗ.
Mhững biến cố sẽ được tổ chức tại Đại Học Xavier ở Cincinnati bao gồm bữa ăn miễn phí cho những người tham dự các cuộc diễn hành và canh thức tưởng nhớ đến 6 vị Dòng Tên vào ngày 14/11; những Thánh Lễ đặc biệt, các cuộc triễn lãm và chiếu phim; một buổi canh thức và diễn hành tại khuôn viên đại học vào ngày 19/11.
Đại Học Santa Clara tại bang California sẽ bảo trợ một chuỗi các biến cố được tổ chức trong suốt tháng 11, bao gồm buổi nói chuyện của Linh Mục Dòng Tên Jon Sobrino, người đồng sáng lập Đại Học Trung Mỹ và cũng là người may mắn thoát chết vì Cha đã vắng nhà trong ngày thảm sát.
Cha Sobrino cũng sẽ chia sẽ trong một buổi hội thảo tại Đại Học Boston vào ngày 30/11 cùng với sử gia Noam Chomsky và Linh Mục Dòng Tên J. Donald Monan, chưởng ấn đại học, trên tiêu đề: "Ký Ức và Sức Mạnh của nó: Các Vị Tử Đạo tại El Salvador".
Cha Dòng Tên Monan cũng là viện trưởng Đại Học Boston vào lúc 6 vị Dòng Tên bị thảm sát, và là một trong số các Linh Mục Dòng Tên đã viếng thăm hiện trường sau khi vụ thảm sát đã xảy ra.
Chính Cha J. Donald Monan cũng là người điều phối chương trình vào ngày 4/11 trong buổi hội thảo với sự có mặt của Linh Mục Dòng Tên Rodolfo Cardenal, cựu phó viện trưởng Đại Học Trung Mỹ, nghị sĩ James McGovern tại D-Mass., cũng là người cùng với cố nghị sĩ Joseph Moakley tại D-Mass, đã giúp hoàn chỉnh lại chính sách Hoa Kỳ đối với El Salvador
Nghị sĩ McGovern đã nói trong bản thông tư "Lễ giỗ 20 năm các Linh Mục Dòng Tên bị thảm sát … chắc chắn là thời gian đau buồn và ngẫm suy. Nhưng nó cũng là một cơ hội để chính chúng ta tự cống hiến cho những nguyên tác công lý xã hội và hòa bình, theo đó các ngài đã cống hiến cuộc đời và công việc mục vụ của mình".
Tổng Thống Mauricio Funes của Salvador đã tuyên bố vào đầu tháng 11 là 6 vị giáo sĩ Dòng Tên sẽ được tuyên dương Huân Chương Quốc Gia Jose Matias Delgado là huân chương cao quý nhất của Salvador vào ngày 16/11 nhân ngày lễ giỗ 20 năm các ngài đã bị thảm sát tại Salvador.
Tổng Thống Funes nói rằng huân chương này được trao như là một “hành động chuộc lỗi công khai” vì lỗi lầm của chính quyền trong quá khứ’. Hai sĩ quan người Salavador đã bị tuyên án vào năm 1991 vì đã ra lệnh cho cuộc thảm sát trên.
Trong lúc Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua để tuyên dương “tám người là các linh mục quảng đại, can đảm, tinh thần, là những nhà giáo dục và 2 phụ nữ” và khẩn khoản “nhân dân Hoa Kỳ, các cơ cấu giáo dục, các hội dòng hãy tham dự lễ giỗ tại địa phương, trong nước và hải ngoại”
Những buổi lễ giỗ! đã được lên chương trình trong tháng 11 tại 28 trường học, cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ và tại những nơi khác trên thế giới.
8 người đã bị thảm sáng vào rạng sáng ngày 16/11/1989 gồm có:
- Linh Mục Dòng Tên Ignacio Ellacuria, 59 tuổi, viện trưởng Đại Học Trung Mỹ
- Linh Mục Dòng Tên Igancio Marin-Baro, 44 tuổi phó viện trưởng và là giám đốc học viện góp ý cộng đồng của đại học
- Linh Mục Dòng Tên Segundo Montes, 56 tuổi, khoa trưởng khoa xã hội học và là giảng sư xã hội học.
- Linh Mục Dòng Tên Amando Lopez, 53 tuổi, giảng sư triết lý và thần học.
- Linh Mục Dòng Tên Juan Ramon Moreno, 56 tuổi, giảng sư thần học.
- Linh Mục Dòng Tên Joaquin Lopez y Lopez, 71 tuổi, vị sáng lập và Giám Đốc cơ quan Fe y Alegria (Đức Tin và Hy Vọng}, là cơ quan đã mở ra 30 trung tâm giáo dục dành cho những người bất hạnh trên toàn đất nước Salvador
- Bà Elba Ramos, người nấu ăn và giúp việc cho các tu sinh Dòng Tên tại Đại Học.
- Cô Celina Marise, 16 tuổi con gái của Bà Ramo.
Vào cuối tháng 10, lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết nói rằng các tu sĩ Dòng Tên đã "cống hiến đời mình cho việc thăng tiến giáo dục tại El Sallvador, bảo vệ và cổ võ nhân quyền, chấm dứt các tranh chấp, và nhận định, đưa ra những vấn đề kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng đến đa số dân cư Salvador"
Bản nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng "Quốc tề và dân Salvador đã lên án mãnh liệt đến vụ thảm sát 6 tu sĩ Dòng Tên cùng 2 phụ nữ và những vụ điều tra tiếp theo được coi như là chất xúc tác cho việc điều đình và góp phần mở đường cho bản hòa ước hòa bình được ký kết vào năm 1992. Nhờ bản hòa ước này mà chính quyền và cư dân El Salvador đã thành đạt dược những tiến triển nổi bật xây dựng và củng cố những cơ cấu dân chủ cho nền chính trị, kính tế và xã hội".
Thế nhưng, bản nghị quyết cũng nêu lên rằng "những gian khổ về mặt xã hội và kinh tế trong nhiều lãnh vực vẫn còn tồn tại trong xã hội Salvador"
Bản nghị quyết khẩn khoản các cơ quan Hoa Kỳ tiếp tục "nâng đỡ và hợp tác với chính quyền El Salvador và các tổ chức công cộng, tư nhân và phi chính phủ trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và cổ võ cơ hội về giáo dục, nhân quyền, luật lệ bình đảng về tư pháp và xã hội cho nhân dân El Salvador".
Các Đại Học Dòng Tên và Công Giáo tại Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cho những sinh hoạt khác nhau trong dịp lễ giỗ.
Mhững biến cố sẽ được tổ chức tại Đại Học Xavier ở Cincinnati bao gồm bữa ăn miễn phí cho những người tham dự các cuộc diễn hành và canh thức tưởng nhớ đến 6 vị Dòng Tên vào ngày 14/11; những Thánh Lễ đặc biệt, các cuộc triễn lãm và chiếu phim; một buổi canh thức và diễn hành tại khuôn viên đại học vào ngày 19/11.
Đại Học Santa Clara tại bang California sẽ bảo trợ một chuỗi các biến cố được tổ chức trong suốt tháng 11, bao gồm buổi nói chuyện của Linh Mục Dòng Tên Jon Sobrino, người đồng sáng lập Đại Học Trung Mỹ và cũng là người may mắn thoát chết vì Cha đã vắng nhà trong ngày thảm sát.
Cha Sobrino cũng sẽ chia sẽ trong một buổi hội thảo tại Đại Học Boston vào ngày 30/11 cùng với sử gia Noam Chomsky và Linh Mục Dòng Tên J. Donald Monan, chưởng ấn đại học, trên tiêu đề: "Ký Ức và Sức Mạnh của nó: Các Vị Tử Đạo tại El Salvador".
Cha Dòng Tên Monan cũng là viện trưởng Đại Học Boston vào lúc 6 vị Dòng Tên bị thảm sát, và là một trong số các Linh Mục Dòng Tên đã viếng thăm hiện trường sau khi vụ thảm sát đã xảy ra.
Chính Cha J. Donald Monan cũng là người điều phối chương trình vào ngày 4/11 trong buổi hội thảo với sự có mặt của Linh Mục Dòng Tên Rodolfo Cardenal, cựu phó viện trưởng Đại Học Trung Mỹ, nghị sĩ James McGovern tại D-Mass., cũng là người cùng với cố nghị sĩ Joseph Moakley tại D-Mass, đã giúp hoàn chỉnh lại chính sách Hoa Kỳ đối với El Salvador
Nghị sĩ McGovern đã nói trong bản thông tư "Lễ giỗ 20 năm các Linh Mục Dòng Tên bị thảm sát … chắc chắn là thời gian đau buồn và ngẫm suy. Nhưng nó cũng là một cơ hội để chính chúng ta tự cống hiến cho những nguyên tác công lý xã hội và hòa bình, theo đó các ngài đã cống hiến cuộc đời và công việc mục vụ của mình".
Từng là viện trưởng 2 đại học Dòng Tên, Cha O Malley đã qua đời
Ngọc Loan
05:55 09/11/2009
CHESTNUT HILL, Mass: Linh mục Dòng Tên Thomas P. O'Malley, người đã từng là viện trưởng 2 Đại Học Dòng Tên cũng như từng là khoa trưởng các phân khoa đại học khác đã được Chúa gọi về nhà Cha vì bệnh đau tim, hưởng thọ 79 tuổi.
Chương trình lễ an táng sẽ được tổ chức vào ngày 10/11 tại Nhà Thờ Thánh I Nhã ở Chestnut Hill, và được chôn cất tại Nghĩa trang Campion Center ở Weston.
Cha O'Malley là viện trưởng Đại Học John Carrolo tại Cleveland trong nhiệm kỳ 1980-1988, viện trưởng Đại Học Loyoula Marymount tại Los Angeles từ năm 1991-1999, giảng sư môn văn chương và khoa học trong các chương trình danh dự trong 10 năm qua tại Đại Học College, nơi Ngài đã từng phục vự với chức vụ khoa trưởng khoa Văn Chương và Khoa Học trong thập niên 70.
Linh Mục Dòng Tên joseph Ạ Appleyare, phó viện trưởng về mục vụ và truyền giáo tại Đại Học Dòng Tên Boston bày tỏ rằng "là một trong rất ít người đã làm cho đời bạn phong phú thêm chỉ vì ngài cùng đồng hành với bạn".
"Thế nhưng Cha Tom O'Malley là một nhân vật nỗi bật trong lịch sử 3 đại học Dòng Tên. . Tôi nghĩ rằng những người bạn mà Ngài đã rời khỏi những nơi này sẽ ghi nhớ nhiều nhất: không chỉ trổi vượt trong sự chu toàn trong công việc điều hành, nhưng Ngài có khả năng làm khơi dậy cuộc đối thoại với một câu chuyện hay, sự tinh thông về Kinh Thánh, và dĩ nhiên là nụ cười bộc phát của Ngài".
Cậu Thomas P.O'Malley sinh ra vào ngày 1/3/1930 tại Milton, Mass.,tốt nghiệp Đại Học Boston vào năm 1951 với văn bằng về cổ học và đạt dược bằng cao học tại Đại Học Fordhma ở New York trước khi gia nhập Dòng Tên vào năm 1953
Thầy O'Malley đã hoàn tất phân khoa thần học tại Đại Học Leuven ở Bỉ và được thụ phong Linh Mục tại Brussels vào năm 1961. Cha tiếp tục theo đuổi các khóa thần học và đạt tiến sĩ văn chương và thần học chuyên về thời kỳ Giáo Hội Sơ Khai tại Đại Hoc Nijmegen ở Netherlands.
Cha O'Malley trở lại Đại Học Boston vào năm 1967 với chức vụ chánh văn phòng khoa cổ học và sau đó làm chánh phòng khoa thần học và Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Chương và Khoa Học tại đây.
Trong giữa thời gian làm viện trưởng Đại Học John Carroll và Loyola Marymount, Cha O'Malley đã dạy trong một năm tại nước Nigeria và làm Giám Đốc Cộng Đoàn Dòng Tên tại Đại Học Farifield ở Connecticut.
Trong văn thư được công bố, Linh Mục Dòng Tên T. Frank Kennedy, Giám Đốc Cộng Đoàn Dòng Tên tại Đại Học Boston đã nói: "Ngài là một người to lớn hơn một người nam và hơn một giáo sĩ Dòng Tên. Ngài có thể biến hóa một cách thông mình trên nhiều vấn đề khác nhau. Cha là một giáo sư lạ thường và là một người điều hành lỗi lạc”.
Cha O'Malley ra đi để lại 2 người em, Austin J. O'Malley tại Dedham và John F. O'Malley tại Milton và một người em gái Mary Ẹ O'Malley tại Milton
Chương trình lễ an táng sẽ được tổ chức vào ngày 10/11 tại Nhà Thờ Thánh I Nhã ở Chestnut Hill, và được chôn cất tại Nghĩa trang Campion Center ở Weston.
Cha O'Malley là viện trưởng Đại Học John Carrolo tại Cleveland trong nhiệm kỳ 1980-1988, viện trưởng Đại Học Loyoula Marymount tại Los Angeles từ năm 1991-1999, giảng sư môn văn chương và khoa học trong các chương trình danh dự trong 10 năm qua tại Đại Học College, nơi Ngài đã từng phục vự với chức vụ khoa trưởng khoa Văn Chương và Khoa Học trong thập niên 70.
Linh Mục Dòng Tên joseph Ạ Appleyare, phó viện trưởng về mục vụ và truyền giáo tại Đại Học Dòng Tên Boston bày tỏ rằng "là một trong rất ít người đã làm cho đời bạn phong phú thêm chỉ vì ngài cùng đồng hành với bạn".
"Thế nhưng Cha Tom O'Malley là một nhân vật nỗi bật trong lịch sử 3 đại học Dòng Tên. . Tôi nghĩ rằng những người bạn mà Ngài đã rời khỏi những nơi này sẽ ghi nhớ nhiều nhất: không chỉ trổi vượt trong sự chu toàn trong công việc điều hành, nhưng Ngài có khả năng làm khơi dậy cuộc đối thoại với một câu chuyện hay, sự tinh thông về Kinh Thánh, và dĩ nhiên là nụ cười bộc phát của Ngài".
Cậu Thomas P.O'Malley sinh ra vào ngày 1/3/1930 tại Milton, Mass.,tốt nghiệp Đại Học Boston vào năm 1951 với văn bằng về cổ học và đạt dược bằng cao học tại Đại Học Fordhma ở New York trước khi gia nhập Dòng Tên vào năm 1953
Thầy O'Malley đã hoàn tất phân khoa thần học tại Đại Học Leuven ở Bỉ và được thụ phong Linh Mục tại Brussels vào năm 1961. Cha tiếp tục theo đuổi các khóa thần học và đạt tiến sĩ văn chương và thần học chuyên về thời kỳ Giáo Hội Sơ Khai tại Đại Hoc Nijmegen ở Netherlands.
Cha O'Malley trở lại Đại Học Boston vào năm 1967 với chức vụ chánh văn phòng khoa cổ học và sau đó làm chánh phòng khoa thần học và Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Chương và Khoa Học tại đây.
Trong giữa thời gian làm viện trưởng Đại Học John Carroll và Loyola Marymount, Cha O'Malley đã dạy trong một năm tại nước Nigeria và làm Giám Đốc Cộng Đoàn Dòng Tên tại Đại Học Farifield ở Connecticut.
Trong văn thư được công bố, Linh Mục Dòng Tên T. Frank Kennedy, Giám Đốc Cộng Đoàn Dòng Tên tại Đại Học Boston đã nói: "Ngài là một người to lớn hơn một người nam và hơn một giáo sĩ Dòng Tên. Ngài có thể biến hóa một cách thông mình trên nhiều vấn đề khác nhau. Cha là một giáo sư lạ thường và là một người điều hành lỗi lạc”.
Cha O'Malley ra đi để lại 2 người em, Austin J. O'Malley tại Dedham và John F. O'Malley tại Milton và một người em gái Mary Ẹ O'Malley tại Milton
“Maria Mẹ của Giáo Hội” hay học thuyết Maria của Đức Phaolô VI
Bùi Hữu Thư
09:02 09/11/2009
Lời Đức Thánh Cha Bénédict XVI trong Kinh Truyền tin tại Brescia
Rôma, Chúa Nhật ngày 8 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Bénédict XVI đã nhắc đến lòng sùng kính sâu đậm của Đức Phaolô VI đối với Đức Trinh Nữ Maria và học thuyết Maria của Đức Giáo Hoàng Montini và của công đồng chú trọng đến Maria, “Mẹ của Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay đã viếng thăm Brescia, tại Miền Bắc Ý, nơi ngài được Đức Giám Mục Luciano Monari và các giới chức chính quyền và tôn giáo đón tiếp.
Đây là một chuyến viếng thăm theo chân Đức Phaolô VI, Giovanni Battista Montini (1897-1979), và thánh Archange Tadini (1846-1912), được Đức Thánh Cha Bénédict XVI phong thánh vào tháng Tư vừa qua. Chuyến thăm viếng đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 30 ngày Đức Phaolô VI qua đời, trong khuôn khổ của Năm Thánh Linh Mục.
Trước hết Đức Thánh Cha đã muốn nhấn mạnh mối liên hệ giữa tình yêu Đức Mẹ và và tình yêu đời linh mục của người trẻ tuổi Montini: “Vào giờ Kinh Truyền Tin này, tôi muốn nhắc lại sự tôn sùng sâu đậm người Đầy Tớ của Thiên Chúa Giovanni Battista Montini đã nuôi dưỡng cho Đức Mẹ Maria. Ngài đã dâng Thánh Lễ đầu tay tại Thánh Đường Đức Mẹ Ban Ơn, trung tâm Đức Mẹ tại thành phố này. Bằng cách này, ngài đã hiến dâng đời linh mục của mình cho tình mẫu tử chở che của Mẹ Chúa Giêsu, và mối liên kết này đã sống động trong suốt cuộc đời ngài.”
Rồi thị kiến về Mẹ Maria này “khiến cho mối tương quan giữa Đức Nữ Đồng Trinh Maria và mầu nhiệm của Giáo Hội ngày càng trở nên sâu rộng hơn”: chính dựa trên tư tưởng này, Đức Thánh Cha Bénédict XVI đã cho bài diễn văn bế mạc thời kỳ thứ ba của Công Đồng Vaticnô II, được Đức Phaolô VI đọc ngày 21 tháng 11, 1964, là “đáng ghi nhớ.”
Đức Thánh Cha đã xác định rõ ràng mối liên kết giữa học thuyết này và hiến chế tín lý về Giáo Hội: “Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium, theo lời của Đức Phaolô VI “có tột đỉnh và triều thiên là cả một chương được cống hiến cho Mẹ Maria.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Thực vậy, Đức Phaolô VI thấy ở đây sự tổng hợp của học thuyết Maria sâu rộng nhất chưa từng được một công đồng chung nào phát triển, nhằm thể hiện bộ mặt của Giáo Hội thánh, mà Đức Maria đã liên kết mật thiết với.”
Chính đây là khuôn khổ của lời tuyên bố long trọng rằng Maria là “Mẹ Giáo Hội.” Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh rằng Đức Phaolô VI không quên tầm vóc phổ quát của tuyên ngôn này: “sự tôn sùng Mẹ Maria (...) là một phương tiện cần thiết để dẫn đưa các linh hồn về với Chúa Kitô và để kết hiệp họ với Chúa Cha, trong tình yêu của Chúa Thánh Thần.”
Đức Thánh Cha Benedictt XVI đã kết luận bằng kinh nguyện này: “Lạy Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ Giáo Hôi, chúng con xin dâng lên Mẹ Giáo Hội Brescia, và tất cả dân chúng trong miền này. Xin Mẹ nhớ đến các con cái của Mẹ; xin Mẹ hãy trình lên Thiên Chúa những lời cầu xin của họ; xin gìn giữ cho đức tin của họ vững mạnh; xin tăng cường niềm hy vọng của họ; và xin gia tăng lòng bác ái của họ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh.”
Sau Thánh Lễ tại quảng trường Phaolô VI, vào buổi chiều, Đức Thánh Cha đến thăm trụ sở mới của Học Viện Phaolô VI, và đến Concesio nơi có ngôi nhà cổ của Đức Thánh Cha Montini, rồi đến giáo xứ Thánh Antôn nơi hài nhi Giovanni Battista Montini đã được rửa tội.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI |
Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay đã viếng thăm Brescia, tại Miền Bắc Ý, nơi ngài được Đức Giám Mục Luciano Monari và các giới chức chính quyền và tôn giáo đón tiếp.
Đây là một chuyến viếng thăm theo chân Đức Phaolô VI, Giovanni Battista Montini (1897-1979), và thánh Archange Tadini (1846-1912), được Đức Thánh Cha Bénédict XVI phong thánh vào tháng Tư vừa qua. Chuyến thăm viếng đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 30 ngày Đức Phaolô VI qua đời, trong khuôn khổ của Năm Thánh Linh Mục.
Trước hết Đức Thánh Cha đã muốn nhấn mạnh mối liên hệ giữa tình yêu Đức Mẹ và và tình yêu đời linh mục của người trẻ tuổi Montini: “Vào giờ Kinh Truyền Tin này, tôi muốn nhắc lại sự tôn sùng sâu đậm người Đầy Tớ của Thiên Chúa Giovanni Battista Montini đã nuôi dưỡng cho Đức Mẹ Maria. Ngài đã dâng Thánh Lễ đầu tay tại Thánh Đường Đức Mẹ Ban Ơn, trung tâm Đức Mẹ tại thành phố này. Bằng cách này, ngài đã hiến dâng đời linh mục của mình cho tình mẫu tử chở che của Mẹ Chúa Giêsu, và mối liên kết này đã sống động trong suốt cuộc đời ngài.”
Rồi thị kiến về Mẹ Maria này “khiến cho mối tương quan giữa Đức Nữ Đồng Trinh Maria và mầu nhiệm của Giáo Hội ngày càng trở nên sâu rộng hơn”: chính dựa trên tư tưởng này, Đức Thánh Cha Bénédict XVI đã cho bài diễn văn bế mạc thời kỳ thứ ba của Công Đồng Vaticnô II, được Đức Phaolô VI đọc ngày 21 tháng 11, 1964, là “đáng ghi nhớ.”
Đức Thánh Cha đã xác định rõ ràng mối liên kết giữa học thuyết này và hiến chế tín lý về Giáo Hội: “Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium, theo lời của Đức Phaolô VI “có tột đỉnh và triều thiên là cả một chương được cống hiến cho Mẹ Maria.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Thực vậy, Đức Phaolô VI thấy ở đây sự tổng hợp của học thuyết Maria sâu rộng nhất chưa từng được một công đồng chung nào phát triển, nhằm thể hiện bộ mặt của Giáo Hội thánh, mà Đức Maria đã liên kết mật thiết với.”
Chính đây là khuôn khổ của lời tuyên bố long trọng rằng Maria là “Mẹ Giáo Hội.” Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh rằng Đức Phaolô VI không quên tầm vóc phổ quát của tuyên ngôn này: “sự tôn sùng Mẹ Maria (...) là một phương tiện cần thiết để dẫn đưa các linh hồn về với Chúa Kitô và để kết hiệp họ với Chúa Cha, trong tình yêu của Chúa Thánh Thần.”
Đức Thánh Cha Benedictt XVI đã kết luận bằng kinh nguyện này: “Lạy Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ Giáo Hôi, chúng con xin dâng lên Mẹ Giáo Hội Brescia, và tất cả dân chúng trong miền này. Xin Mẹ nhớ đến các con cái của Mẹ; xin Mẹ hãy trình lên Thiên Chúa những lời cầu xin của họ; xin gìn giữ cho đức tin của họ vững mạnh; xin tăng cường niềm hy vọng của họ; và xin gia tăng lòng bác ái của họ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh.”
Sau Thánh Lễ tại quảng trường Phaolô VI, vào buổi chiều, Đức Thánh Cha đến thăm trụ sở mới của Học Viện Phaolô VI, và đến Concesio nơi có ngôi nhà cổ của Đức Thánh Cha Montini, rồi đến giáo xứ Thánh Antôn nơi hài nhi Giovanni Battista Montini đã được rửa tội.
Nghĩ về những người đã khuất
LM. Trần Xuân Sang, SVD
09:19 09/11/2009
NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT NHÂN THÁNG CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Có lẽ chẳng ai thích nghe nói đến những chuyện xui xẻo, nhất là chuyện bệnh tật và chết chóc. Tuy nhiên, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận rằng con người bản chất vốn mỏng dòn và dù có niềm tin hay không thì đều phải chấp nhận cái thực tại Sinh-Tử như người ta thường nói: Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Chúng ta bước vào tháng 11, theo niềm tin Công giáo của chúng ta, đây là tháng giành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Xin mạo muội chia sẻ một vài cảm nghĩ nhân tháng Các Đẳng Linh Hồn.
Trong những ngày Tu Nghị Tỉnh Dòng Ngôi Lời tại Paraguay vừa qua để chuẩn bị bầu bán Bề trên và các vị cố vấn Tỉnh Dòng nhiệm kỳ mới, một anh em linh mục người Paraguay tướng tá rất mập tròn khoẻ mạnh tự nhiên cảm thấy hơi choáng váng nên báo với các anh em xin chuyển đến bệnh viện ngay lập tức. Khi đến bệnh viện thì người anh em linh mục này đã bị dựt méo miệng, mất cảm giác hoàn toàn và trong trạng thái hôn mê. Bác sĩ chẩn đoán do cao huyết áp và bị stroke nên mới dẫn đến tình trạng này. Cũng may là đến bệnh viện kịp thời và được sự can thiệp của y khoa nên người anh em này đã được điều trị tốt dù đến giờ vẫn chưa nói được lời nào.
Tôi muốn đưa ra một dẫn chứng cụ thế như thế để nói rằng Sinh-Lão-Bệnh-Tử là chuyện khó ai có thể đoán trước được. Có thể hôm nay chúng ta rất khoẻ mạnh nhưng chẳng biết ngày hôm sau chúng ta sẽ thế nào dù chúng ta có những dự định rất tốt đẹp cho tương lai. Nói dại như thế nhưng cũng là để cảnh báo cho những ai luôn tự hào cho rằng mình có thuốc cãi lão hoàn sinh, có bảo hiểm y tế tối tân, có một tài sản kết sù thì không sợ gì cái chết. Hãy nhìn cái gương trước mắt về ông vua nhạc Pop nổi tiếng thế giới Michael Jackson với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, với tài sản kếch sù mà có mua được sự sống không? Ông ta đã đem được gì vào chiếc quan tài nhỏ bé của ông?
Tôi đã từng chứng kiến những cái chết oan uổng và bất ngờ của những anh em trong Dòng khi tôi còn ở Việt Nam và tại Paraguay này. Tôi cũng từng cử hành nhiều lễ an táng và làm phép xác cho đủ hạng người ở vùng đất truyền giáo này. Tựu trung một điều, đứng trước cái chết, con người đành bất lực, chỉ biết khóc, và… khóc. Nếu những người còn sống, những người thân và bè bạn có làm được gì cho người quá cố cũng chỉ biết tham dự lễ tiễn biệt, thắp lên những nén hương, dâng lên những lời cầu nguyện và hàng năm vào những ngày giỗ kỵ thì xin một thánh lễ cầu cho người đã khuất. Thế thôi!
Những người không có niềm tin thì cho rằng chết là hết. Còn đối với những người Công giáo chúng ta, thì chết chưa phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói. Bởi thế, tháng 11 là tháng giành riêng để cầu nguyện cho ngững người đã khuất, trong đó có những người thân yêu của chúng ta.
Khi còn học phổ thông trung học, tôi được học lớp chuyên và trong lớp tôi chỉ có tôi và một bạn học nữ (giờ đã kết hôn với một doanh nhân bên Phật) là người Công giáo. Mặc dù giữa chúng tôi không có những cuộc tranh luận gay gắt về tôn giáo nhưng cũng có những tranh cãi nho nhỏ về một số nghi thức kính nhớ tổ tiên. Những bạn học của tôi cho rằng người Công giáo quên mất cội nguồn và không biết kính nhớ những người đã khuất. Người bạn nữ Công giáo của tôi thì không bao giờ biểu lộ hay có phản ứng về những tranh luận về tôn giáo nên tôi phải đơn thương độc mã khẩu chiến với họ. Dĩ nhiên chẳng có bên nào thắng cuộc cả vì bên nào cũng có cái lý. Vì cũng chính nhờ những cuộc tranh luận thời học sinh ấy mà tôi cảm thấy “khôn ra” và quyết “nuôi hận” để trở thành một vị linh mục để sau này có dịp “rửa hận” với chúng bạn. Thế là là đã bước vào Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời và giờ đây dẫu không còn có thời gian và cơ hội để tranh luận với chúng bạn về đề tài tôn giáo và kính nhớ tổ tiến nhưng tôi được sống bên những người nghèo ở vùng truyền giáo để nói với họ về Chúa, về Các Thánh và về Các Linh Hồn. Chính nhờ được sống với những người dân chất phát ở đây mà mình có cơ hội được rong ruổi và chia sẻ những buồn vui trong sứ vụ truyền giáo và những ngày vừa qua tôi được dịp nói với họ về những người đã khuất.
Trở lại câu chuyện về Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Tôi thường nghe người người ta nói nghĩa tử là nghĩa tận. Một chị Việt Nam sống ở Paraguay gần 35 năm có một lần tâm sự với tôi rằng chị muốn về Việt Nam và được chết ở đó ấm cúng hơn, chứ ở bên này họ coi cái chết nhẹ quá. Ở đây nếu một người chết thì sau 24 giờ phải đem chôn giống như con gà, con vịt rồi thôi. Nếu may có linh mục gần đó thì ngài tới làm nghi thức an táng vì ở đây họ không có thói quen xin cử hành lễ an táng, chỉ có những nhân vật quan trọng hay những người cộng tác viên của giáo xứ hay giáo điểm truyền giáo thì họ mới yêu cầu thánh lễ an táng. Tôi có nói đùa với chị rằng nếu làm đám tang lớn với biết bao người tham dự và ăn uống linh đình, rồi nợ một đống tiền so với đám tang nhỏ chỉ có lèo tèo vài người thì người chết có biết gì đâu! Chị ta cười và nói với tôi rằng chị thấy đám tang ở Việt Nam ấm cúng hơn, và cái chết của một người dù có nghèo mạt rệp vẫn đầy đủ kèn trống và được chôn cất tử tế. Điều này thì chị có lý. Tôi đã chứng kiến nhiều đám tang ở đây mà thấy mủi lòng cho thân phận làm người. Hai vị linh mục truyền giáo cùng Dòng với tôi qua đời đột ngột vào năm 2007 và 2008 mà đám tang trông thật giản dị cứ y như là đám tang của một em bé mới sinh vậy. Cũng một kiếp người mà ở nơi này khác, ở nơi kia lại khác nhau. Biết làm sao được vì đó là nét văn hoá riêng của mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 11 vừa qua là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, tôi cùng những người dân chất phát hiệp dâng thánh lễ tại Nghĩa Trang để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Người ta nói với tôi đây là lần đầu tiên họ tham dự thánh lễ ngoài nghĩa trang kể từ ngày tôi chuyển về đây vì trước đây các linh mục khác không bao giờ cửa hành như thế. Dù là buổi sáng thứ Hai với biết bao công việc đầu tuần và trời nóng oi bức với nhiệt độ 44 độ C, người ta cũng đã kéo đến nghĩa trang rất đông từ nhiều nơi khác nhau. Phóng viên truyền hình của thành phố cũng đến để phỏng vấn tôi và hỏi tôi về ý nghĩa của ngày cầu nguyện cho các linh hồn. Họ cũng hỏi tôi về cách thực hành đạo của người Công giáo Việt Nam nói riêng và của một số nước Á châu nói chung thế nào. Mặc dù không được chuẩn bị trước các câu hỏi nhưng tôi cũng cố gắng trả lời gói gọn trong 10 phút đồng hồ để họ hiểu biết thêm về ý nghĩa của tháng 11, tháng giành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Ông Tỉnh trưởng sau khi họp bàn giao đầu tuần cũng vội vã đến tham dự thánh lễ và chính ông là người mang theo chiếc đàn ghi-ta để đệm các bài hát trong thánh lễ. Trong bài giảng lễ, tôi chia sẻ và nhắc nhở họ đến thân phận mỏng giòn của kiếp làm người và cố gắng thực thi các giới răn của Chúa vì “lời lãi được cả thế gian mà mất mạng sống thì có ích gì” (Xc. Mc 8,36). Những người dân chân quê thật thà chất phát đã khóc nhiều khi tôi gợi lại cho họ những điều đẹp đẽ mà những người thân của họ khi còn sống đã làm cho họ. Tôi cũng chia sẻ cho họ về giới răn thứ 4 là Thảo Kính Cha Mẹ không chỉ là khi còn sống mà khi cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời thì chúng ta cũng phải tiếp tục thực thi bổn phận đó qua việc tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, viếng mộ và làm vệ sinh các phần mộ của những người đã khuất bởi vì các linh hồn không còn khả năng cầu nguyện sau khi họ đã lìa cõi đời. Sau thánh lễ, các bà goá chạy lại nói với tôi những lời nửa Guarani, nửa Tây Ban Nha “Pa’i, nde homilía iporã” (Cha ơi, bài giảng của cha hay quá!). Mấy bà goá thường tốt lành như vậy và cũng chính nhờ mấy bà goá mà cuộc sống của những linh mục được khích lệ thêm.
Nhiều người nói dân Nam Mỹ nói chung và dân Paraguay nói riêng chỉ giữ đạo qua các bí tích, nghĩa là đa số chỉ tham dự thánh lễ 3 lần trong đời là Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu và Thêm Sức. Điều đó cũng đúng một phần vì trong những dịp lễ này người ta tham dự rất đông và sốt sắng; nhưng có lẽ vì ở đây thiếu nhân sự là các linh mục và tu sĩ nam nữ, thiếu sự hướng dẫn và huấn luyện đời sống tâm linh nên người ta không hiểu biết những điều họ làm. Thánh Kinh đã nói là nếu không biết mà làm thì không có tội. Quan sát những người dân những người dân chất phát ngây thơ ngồi bên bia mộ để than khóc người quá cố làm tôi chợt nhớ đến những người thân đã qua đời của tôi bên quê nhà và bỗng dưng những dòng lệ từ hai khoé mắt lại rơi xuống. Tôi vội lấy áo Alba lau nước mắt và thầm thĩ dâng lời cầu nguyện: Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ cho Các Đẳng Linh Hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
Paraguay, ngày 9 tháng 11 năm 2009 – Tháng Các Đẳng Linh Hồn
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Có lẽ chẳng ai thích nghe nói đến những chuyện xui xẻo, nhất là chuyện bệnh tật và chết chóc. Tuy nhiên, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận rằng con người bản chất vốn mỏng dòn và dù có niềm tin hay không thì đều phải chấp nhận cái thực tại Sinh-Tử như người ta thường nói: Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Chúng ta bước vào tháng 11, theo niềm tin Công giáo của chúng ta, đây là tháng giành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Xin mạo muội chia sẻ một vài cảm nghĩ nhân tháng Các Đẳng Linh Hồn.
Tôi muốn đưa ra một dẫn chứng cụ thế như thế để nói rằng Sinh-Lão-Bệnh-Tử là chuyện khó ai có thể đoán trước được. Có thể hôm nay chúng ta rất khoẻ mạnh nhưng chẳng biết ngày hôm sau chúng ta sẽ thế nào dù chúng ta có những dự định rất tốt đẹp cho tương lai. Nói dại như thế nhưng cũng là để cảnh báo cho những ai luôn tự hào cho rằng mình có thuốc cãi lão hoàn sinh, có bảo hiểm y tế tối tân, có một tài sản kết sù thì không sợ gì cái chết. Hãy nhìn cái gương trước mắt về ông vua nhạc Pop nổi tiếng thế giới Michael Jackson với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, với tài sản kếch sù mà có mua được sự sống không? Ông ta đã đem được gì vào chiếc quan tài nhỏ bé của ông?
Tôi đã từng chứng kiến những cái chết oan uổng và bất ngờ của những anh em trong Dòng khi tôi còn ở Việt Nam và tại Paraguay này. Tôi cũng từng cử hành nhiều lễ an táng và làm phép xác cho đủ hạng người ở vùng đất truyền giáo này. Tựu trung một điều, đứng trước cái chết, con người đành bất lực, chỉ biết khóc, và… khóc. Nếu những người còn sống, những người thân và bè bạn có làm được gì cho người quá cố cũng chỉ biết tham dự lễ tiễn biệt, thắp lên những nén hương, dâng lên những lời cầu nguyện và hàng năm vào những ngày giỗ kỵ thì xin một thánh lễ cầu cho người đã khuất. Thế thôi!
Những người không có niềm tin thì cho rằng chết là hết. Còn đối với những người Công giáo chúng ta, thì chết chưa phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói. Bởi thế, tháng 11 là tháng giành riêng để cầu nguyện cho ngững người đã khuất, trong đó có những người thân yêu của chúng ta.
Khi còn học phổ thông trung học, tôi được học lớp chuyên và trong lớp tôi chỉ có tôi và một bạn học nữ (giờ đã kết hôn với một doanh nhân bên Phật) là người Công giáo. Mặc dù giữa chúng tôi không có những cuộc tranh luận gay gắt về tôn giáo nhưng cũng có những tranh cãi nho nhỏ về một số nghi thức kính nhớ tổ tiên. Những bạn học của tôi cho rằng người Công giáo quên mất cội nguồn và không biết kính nhớ những người đã khuất. Người bạn nữ Công giáo của tôi thì không bao giờ biểu lộ hay có phản ứng về những tranh luận về tôn giáo nên tôi phải đơn thương độc mã khẩu chiến với họ. Dĩ nhiên chẳng có bên nào thắng cuộc cả vì bên nào cũng có cái lý. Vì cũng chính nhờ những cuộc tranh luận thời học sinh ấy mà tôi cảm thấy “khôn ra” và quyết “nuôi hận” để trở thành một vị linh mục để sau này có dịp “rửa hận” với chúng bạn. Thế là là đã bước vào Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời và giờ đây dẫu không còn có thời gian và cơ hội để tranh luận với chúng bạn về đề tài tôn giáo và kính nhớ tổ tiến nhưng tôi được sống bên những người nghèo ở vùng truyền giáo để nói với họ về Chúa, về Các Thánh và về Các Linh Hồn. Chính nhờ được sống với những người dân chất phát ở đây mà mình có cơ hội được rong ruổi và chia sẻ những buồn vui trong sứ vụ truyền giáo và những ngày vừa qua tôi được dịp nói với họ về những người đã khuất.
Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 11 vừa qua là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, tôi cùng những người dân chất phát hiệp dâng thánh lễ tại Nghĩa Trang để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Người ta nói với tôi đây là lần đầu tiên họ tham dự thánh lễ ngoài nghĩa trang kể từ ngày tôi chuyển về đây vì trước đây các linh mục khác không bao giờ cửa hành như thế. Dù là buổi sáng thứ Hai với biết bao công việc đầu tuần và trời nóng oi bức với nhiệt độ 44 độ C, người ta cũng đã kéo đến nghĩa trang rất đông từ nhiều nơi khác nhau. Phóng viên truyền hình của thành phố cũng đến để phỏng vấn tôi và hỏi tôi về ý nghĩa của ngày cầu nguyện cho các linh hồn. Họ cũng hỏi tôi về cách thực hành đạo của người Công giáo Việt Nam nói riêng và của một số nước Á châu nói chung thế nào. Mặc dù không được chuẩn bị trước các câu hỏi nhưng tôi cũng cố gắng trả lời gói gọn trong 10 phút đồng hồ để họ hiểu biết thêm về ý nghĩa của tháng 11, tháng giành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Ông Tỉnh trưởng sau khi họp bàn giao đầu tuần cũng vội vã đến tham dự thánh lễ và chính ông là người mang theo chiếc đàn ghi-ta để đệm các bài hát trong thánh lễ. Trong bài giảng lễ, tôi chia sẻ và nhắc nhở họ đến thân phận mỏng giòn của kiếp làm người và cố gắng thực thi các giới răn của Chúa vì “lời lãi được cả thế gian mà mất mạng sống thì có ích gì” (Xc. Mc 8,36). Những người dân chân quê thật thà chất phát đã khóc nhiều khi tôi gợi lại cho họ những điều đẹp đẽ mà những người thân của họ khi còn sống đã làm cho họ. Tôi cũng chia sẻ cho họ về giới răn thứ 4 là Thảo Kính Cha Mẹ không chỉ là khi còn sống mà khi cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời thì chúng ta cũng phải tiếp tục thực thi bổn phận đó qua việc tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, viếng mộ và làm vệ sinh các phần mộ của những người đã khuất bởi vì các linh hồn không còn khả năng cầu nguyện sau khi họ đã lìa cõi đời. Sau thánh lễ, các bà goá chạy lại nói với tôi những lời nửa Guarani, nửa Tây Ban Nha “Pa’i, nde homilía iporã” (Cha ơi, bài giảng của cha hay quá!). Mấy bà goá thường tốt lành như vậy và cũng chính nhờ mấy bà goá mà cuộc sống của những linh mục được khích lệ thêm.
Nhiều người nói dân Nam Mỹ nói chung và dân Paraguay nói riêng chỉ giữ đạo qua các bí tích, nghĩa là đa số chỉ tham dự thánh lễ 3 lần trong đời là Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu và Thêm Sức. Điều đó cũng đúng một phần vì trong những dịp lễ này người ta tham dự rất đông và sốt sắng; nhưng có lẽ vì ở đây thiếu nhân sự là các linh mục và tu sĩ nam nữ, thiếu sự hướng dẫn và huấn luyện đời sống tâm linh nên người ta không hiểu biết những điều họ làm. Thánh Kinh đã nói là nếu không biết mà làm thì không có tội. Quan sát những người dân những người dân chất phát ngây thơ ngồi bên bia mộ để than khóc người quá cố làm tôi chợt nhớ đến những người thân đã qua đời của tôi bên quê nhà và bỗng dưng những dòng lệ từ hai khoé mắt lại rơi xuống. Tôi vội lấy áo Alba lau nước mắt và thầm thĩ dâng lời cầu nguyện: Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ cho Các Đẳng Linh Hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
Paraguay, ngày 9 tháng 11 năm 2009 – Tháng Các Đẳng Linh Hồn
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Mừng 50 năm Vương cung thánh đường Mẹ Vô nhiễm ở Washington
Phụng Nghi
10:54 09/11/2009
WASHINGTON (CNS) - Đền Thánh Quốc gia dâng kính Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội tại Washington là vương cung thánh đường Công giáo lớn nhất miền Bắc Mỹ và cũng là một trong 10 ngôi nhà thờ lớn nhất thế giới. Nơi kiến trúc vĩ đại này, là chốn quen thuộc được người Công giáo Mỹ coi như là chỗ thờ phượng riêng của mình.
Vương cung thánh đường sẽ mừng kỷ niệm 50 thánh hiến vào ngày 20 tháng 11 sắp tới. Đây không phải là một giáo xứ hay một nhà thờ chính tòa, mà đã được các giám mục Hoa kỳ chỉ định là địa điểm cầu nguyện và hành hương của cả quốc gia, hàng năm có tới một triệu người tới thăm viếng.
Cuốn sách “Giáo hội Hoa kỳ” do báo Our Sunday Visitor xuất bản năm 2000 cho biết vương cung thánh đường này “không có cộng đồng giáo xứ riêng, mà kể mọi người Công giáo Mỹ đều là thành viên. Không có vị giám mục nào coi đây là nhà thờ chính toà của mình, mà đây là nhà thờ chung của mọi giám mục cả nước… Xét theo mọi khía cạnh, đền thánh quốc gia này là một thánh đường Công giáo của toàn nước Mỹ.”
Và vì là ngôi giáo đường của mọi người Công giáo nên cửa nhà thờ lúc nào cũng rộng mở - bẩy ngày một tuần, 365 ngày một năm. Hàng ngày, suốt 5 giờ, các linh mục ngồi tòa giải tội và cử hành ít nhất cũng 6 thánh lễ. Những lễ cưới, lễ rửa tội – vì là những nhiệm tích được cộng đồng giáo xứ tới thờ phượng, chứng kiến – nên không cử hành tại đây.
Vào những ngày thường trong tuần lễ, vương cung thánh đường thường tương đối yên tĩnh – ánh nến chiếu sáng bập bùng và mùi trầm hương tỏa lan trong không khí. Các nhóm du khách tham quan và những cá nhân cầu kinh trong các nhà nguyện nằm sâu trong những góc khuất của ngôi thánh đường hùng vĩ này.
Những ngày cuối tuần, các ngày lễ và những dịp cử hành đặc biệt, vương cung thánh đường thường chứa đầy người không còn đủ chỗ. Không khí tĩnh lặng hàng ngày đã được thay thế bằng lời ca tiếng nhạc, và những đám đông đứng tràn ra cả phía ngoài, họ mặc quốc phục và tay giương cao những ngọn cờ.
Hàng năm cứ vào tháng giêng nơi đây lại có buổi Canh thức toàn quốc cầu nguyện cho Sự Sống. Hàng ngàn người hành hương trong các nhóm trẻ khắp nước gặp nhau, cùng qua đêm tại sàn tầng hầm của vương cung thánh đường.
Vào mùa xuân và mùa thu, nhiều nhóm người từ các giáo phận đến hành hương tại Đền Thánh. Đức ông Walter Rossi, quản trị vương cung thánh đường, thường đích thân đón tiếp chào mừng họ. Ngài nói: “Đây là giáo xứ xa xôi của các bạn. Các bạn đã xây dựng nên, nên phải yểm trợ thánh đường này. Chúng tôi hiện diện nơi đây vì các bạn.”
Ngài nói rằng vương cung thánh đường thường được mệnh danh là giáo xứ quốc gia vì người Công giáo từ khắp nơi trong nước đã đóng góp công của để xây dựng thành như một đài kỷ niệm dâng kính Đức Mẹ. Ngài vẫn nhận được những lá thư gửi tới từ những người còn nhớ đến việc quyên góp tiền bạc dâng cúng của các trường học và giáo xứ -- có khi là thu thập từ những đồng xu – chuyển đến nhằm đóng góp ngân quỹ xây dựng nên công trình vĩ đại này.
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service: “Năm mươi năm sau, thánh đường này vẫn còn tạo nên ảnh hưởng khắp cả quốc gia”, đồng thời cho biết rằng có nhiều người đã đóng góp công của nhưng nói họ chưa từng có dịp được đến vương cung thánh đường, tuy vậy họ vẫn tin tưởng vào công việc đền thánh này đang thực hiện.
Tên của những người đóng góp và của những người muốn được ghi nhớ, không chỉ nằm sâu trong những cuốn sổ ghi chép nay đã ngả mầu vàng, nhưng đã được khắc trên các bức tường và những cột trụ bằng cẩm thạch ở tầng dưới.
Bà Geraldine Rohling, chuyên viên lưu trữ của vương cung thánh đường nói rằng những cột trụ, với tên khắc trên đó, là những cột chống đỡ, yểm trợ cho ngôi thánh đường này, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
“Họ là những người lính canh giữ đức tin của chúng ta – là thế hệ đi trước chúng ta.” Bà cũng mô tả những tên tuổi khắc trên đá như là một “cuốn sổ điểm danh của giáo hội Hoa kỳ”. Bà ghi nhận rằng những tên tuổi này không chỉ bao gồm các nhà lãnh đạo giáo hội lúc đó nhưng còn cả các thành viên trong Quốc hội, những cựu chiến binh thời Nội chiến, và ngay cả cầu thủ banh chày (baseball) nổi tiếng George Herman "Babe" Ruth.
Bà cho biết những đóng góp đầu tiên để xây dựng đền thánh đã là những hy sinh đáng kể, đặc biệt là trong thời điểm cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế.
Đền thánh được mang danh hiệu vương cung thánh đường vào năm 1990. Tiến trình xây dựng sơ khởi bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Tuy lễ đặt viên đá đầu tiên là vào năm 1920, nhưng cuộc Đại khủng hoảng kinh tế và Thế chiến II đã làm trì hoãn việc hoàn tất tầng trên của thánh đường cho mãi tới năm 1959 mới xong.
Kể từ năm đó, đền thánh lúc nào cũng vẫn còn là một công trình đang tiến hành thi công, tiếp tục làm thêm những cửa sổ ghép kính mầu, những bức tranh ghép, các tượng ảnh, mái vòm và các nhà nguyện. Một mái vòm phía trong tầng trên nhà thờ đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Hơn 70 nhà nguyện (chapel) và nguyện xá (oratory) -- tương tự như nhà nguyện nhưng không có bàn thờ -- nằm rải rắc trong đền thánh. Lâu lâu lại có những nguyện đường mới được nhóm chủng tộc hay các cộng đồng tôn giáo thiết lập dâng kính. Những nguyện đường này thường liên hệ với những đền thánh của các sắc dân đại diện, chẳng hạn như nguyện đường Đức Mẹ Phi châu, Đức Mẹ Czestochowa, Đức Mẹ Guadalupe. Nguyện đường Đức Mẹ La vang của giáo dân Việt nam được khánh thành vào ngày 21 tháng 10 năm 2006.
Bà Rohling nói vẻ đa dạng của các nguyện đường phản ảnh đoạn sách thánh trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Trong nhà cha ta có nhiều chỗ nhiều phòng”, và cũng chứng minh tính đa dạng của giáo hội hoàn vũ.
Còn Đức ông Rossi nói rằng nguyện đường của mỗi dân tộc nơi đây gây cho người di dân “ý thức được trở về quê hương” và cung ứng cho họ sự biểu dương đức tin một cách rõ rệt.
Năm 1976, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tương lai – lúc đó còn là Hồng y Karol Wojtyla -- đã tới đây thăm nguyện đường của người Ba lan “Đức Mẹ Czestochowa”, và sau này khi lên ngôi giáo hoàng ngài lại tới viếng một lần nữa. Khi Đức giáo hoàng Benedict XVI tới vương cung thánh đường này năm 2008, ngài đã cầu nguyện tại nguyện xá Đức Mẹ Altotting, là đấng bảo trợ vùng Bavaria quê hương của ngài nằm trong nước Đức.
Trong cuộc viếng thăm năm 1979, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II phát biểu rằng đền thánh này nói lên “tiếng nói của mọi người con cái nam nữ của đất nước Hoa kỳ, đã đến đây từ nhiều quốc gia khác nhau” và cùng có chung “tình yêu mến mẹ Thiên Chúa là đặc điểm của tiền nhân họ và của chính họ nơi bản quán.”
“Những người này, nói các ngôn ngữ khác nhau, xuất phát từ những quá trình lịch sử và truyền thống khác biệt nơi quốc gia của họ, đã cùng đến đây chung quanh trái tim của một người mẹ chung.”
Một ít con số về vương cung thánh đường:
Sức chứa: 3.500 chỗ ngồi. Tổng số dung nạp có thể lên đến 6000.
Chiều dài: 459 ft (hay 140 m)
Chiều rộng: 240 ft (hay 73 m)
Chiều cao (nơi cao nhất): 329 ft (hay 100 m)
Chiều cao mái vòm (ngoài): 237 ft (hay 73 m)
Chiều cao mái vòm (trong): 159 ft (hay 48 m)
Đưòng kính mái vòm (ngoài): 108 ft (hay 33 m)
Đường kính mái vòm (trong): 89 ft (hay 27 m)
Vương cung thánh đường sẽ mừng kỷ niệm 50 thánh hiến vào ngày 20 tháng 11 sắp tới. Đây không phải là một giáo xứ hay một nhà thờ chính tòa, mà đã được các giám mục Hoa kỳ chỉ định là địa điểm cầu nguyện và hành hương của cả quốc gia, hàng năm có tới một triệu người tới thăm viếng.
Cuốn sách “Giáo hội Hoa kỳ” do báo Our Sunday Visitor xuất bản năm 2000 cho biết vương cung thánh đường này “không có cộng đồng giáo xứ riêng, mà kể mọi người Công giáo Mỹ đều là thành viên. Không có vị giám mục nào coi đây là nhà thờ chính toà của mình, mà đây là nhà thờ chung của mọi giám mục cả nước… Xét theo mọi khía cạnh, đền thánh quốc gia này là một thánh đường Công giáo của toàn nước Mỹ.”
Và vì là ngôi giáo đường của mọi người Công giáo nên cửa nhà thờ lúc nào cũng rộng mở - bẩy ngày một tuần, 365 ngày một năm. Hàng ngày, suốt 5 giờ, các linh mục ngồi tòa giải tội và cử hành ít nhất cũng 6 thánh lễ. Những lễ cưới, lễ rửa tội – vì là những nhiệm tích được cộng đồng giáo xứ tới thờ phượng, chứng kiến – nên không cử hành tại đây.
Vào những ngày thường trong tuần lễ, vương cung thánh đường thường tương đối yên tĩnh – ánh nến chiếu sáng bập bùng và mùi trầm hương tỏa lan trong không khí. Các nhóm du khách tham quan và những cá nhân cầu kinh trong các nhà nguyện nằm sâu trong những góc khuất của ngôi thánh đường hùng vĩ này.
Những ngày cuối tuần, các ngày lễ và những dịp cử hành đặc biệt, vương cung thánh đường thường chứa đầy người không còn đủ chỗ. Không khí tĩnh lặng hàng ngày đã được thay thế bằng lời ca tiếng nhạc, và những đám đông đứng tràn ra cả phía ngoài, họ mặc quốc phục và tay giương cao những ngọn cờ.
Hàng năm cứ vào tháng giêng nơi đây lại có buổi Canh thức toàn quốc cầu nguyện cho Sự Sống. Hàng ngàn người hành hương trong các nhóm trẻ khắp nước gặp nhau, cùng qua đêm tại sàn tầng hầm của vương cung thánh đường.
Vào mùa xuân và mùa thu, nhiều nhóm người từ các giáo phận đến hành hương tại Đền Thánh. Đức ông Walter Rossi, quản trị vương cung thánh đường, thường đích thân đón tiếp chào mừng họ. Ngài nói: “Đây là giáo xứ xa xôi của các bạn. Các bạn đã xây dựng nên, nên phải yểm trợ thánh đường này. Chúng tôi hiện diện nơi đây vì các bạn.”
Ngài nói rằng vương cung thánh đường thường được mệnh danh là giáo xứ quốc gia vì người Công giáo từ khắp nơi trong nước đã đóng góp công của để xây dựng thành như một đài kỷ niệm dâng kính Đức Mẹ. Ngài vẫn nhận được những lá thư gửi tới từ những người còn nhớ đến việc quyên góp tiền bạc dâng cúng của các trường học và giáo xứ -- có khi là thu thập từ những đồng xu – chuyển đến nhằm đóng góp ngân quỹ xây dựng nên công trình vĩ đại này.
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service: “Năm mươi năm sau, thánh đường này vẫn còn tạo nên ảnh hưởng khắp cả quốc gia”, đồng thời cho biết rằng có nhiều người đã đóng góp công của nhưng nói họ chưa từng có dịp được đến vương cung thánh đường, tuy vậy họ vẫn tin tưởng vào công việc đền thánh này đang thực hiện.
Tên của những người đóng góp và của những người muốn được ghi nhớ, không chỉ nằm sâu trong những cuốn sổ ghi chép nay đã ngả mầu vàng, nhưng đã được khắc trên các bức tường và những cột trụ bằng cẩm thạch ở tầng dưới.
Bà Geraldine Rohling, chuyên viên lưu trữ của vương cung thánh đường nói rằng những cột trụ, với tên khắc trên đó, là những cột chống đỡ, yểm trợ cho ngôi thánh đường này, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
“Họ là những người lính canh giữ đức tin của chúng ta – là thế hệ đi trước chúng ta.” Bà cũng mô tả những tên tuổi khắc trên đá như là một “cuốn sổ điểm danh của giáo hội Hoa kỳ”. Bà ghi nhận rằng những tên tuổi này không chỉ bao gồm các nhà lãnh đạo giáo hội lúc đó nhưng còn cả các thành viên trong Quốc hội, những cựu chiến binh thời Nội chiến, và ngay cả cầu thủ banh chày (baseball) nổi tiếng George Herman "Babe" Ruth.
Bà cho biết những đóng góp đầu tiên để xây dựng đền thánh đã là những hy sinh đáng kể, đặc biệt là trong thời điểm cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế.
Đền thánh được mang danh hiệu vương cung thánh đường vào năm 1990. Tiến trình xây dựng sơ khởi bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Tuy lễ đặt viên đá đầu tiên là vào năm 1920, nhưng cuộc Đại khủng hoảng kinh tế và Thế chiến II đã làm trì hoãn việc hoàn tất tầng trên của thánh đường cho mãi tới năm 1959 mới xong.
Kể từ năm đó, đền thánh lúc nào cũng vẫn còn là một công trình đang tiến hành thi công, tiếp tục làm thêm những cửa sổ ghép kính mầu, những bức tranh ghép, các tượng ảnh, mái vòm và các nhà nguyện. Một mái vòm phía trong tầng trên nhà thờ đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Hơn 70 nhà nguyện (chapel) và nguyện xá (oratory) -- tương tự như nhà nguyện nhưng không có bàn thờ -- nằm rải rắc trong đền thánh. Lâu lâu lại có những nguyện đường mới được nhóm chủng tộc hay các cộng đồng tôn giáo thiết lập dâng kính. Những nguyện đường này thường liên hệ với những đền thánh của các sắc dân đại diện, chẳng hạn như nguyện đường Đức Mẹ Phi châu, Đức Mẹ Czestochowa, Đức Mẹ Guadalupe. Nguyện đường Đức Mẹ La vang của giáo dân Việt nam được khánh thành vào ngày 21 tháng 10 năm 2006.
Nguyện đường ĐM La Vang |
Bà Rohling nói vẻ đa dạng của các nguyện đường phản ảnh đoạn sách thánh trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Trong nhà cha ta có nhiều chỗ nhiều phòng”, và cũng chứng minh tính đa dạng của giáo hội hoàn vũ.
Còn Đức ông Rossi nói rằng nguyện đường của mỗi dân tộc nơi đây gây cho người di dân “ý thức được trở về quê hương” và cung ứng cho họ sự biểu dương đức tin một cách rõ rệt.
Năm 1976, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tương lai – lúc đó còn là Hồng y Karol Wojtyla -- đã tới đây thăm nguyện đường của người Ba lan “Đức Mẹ Czestochowa”, và sau này khi lên ngôi giáo hoàng ngài lại tới viếng một lần nữa. Khi Đức giáo hoàng Benedict XVI tới vương cung thánh đường này năm 2008, ngài đã cầu nguyện tại nguyện xá Đức Mẹ Altotting, là đấng bảo trợ vùng Bavaria quê hương của ngài nằm trong nước Đức.
Trong cuộc viếng thăm năm 1979, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II phát biểu rằng đền thánh này nói lên “tiếng nói của mọi người con cái nam nữ của đất nước Hoa kỳ, đã đến đây từ nhiều quốc gia khác nhau” và cùng có chung “tình yêu mến mẹ Thiên Chúa là đặc điểm của tiền nhân họ và của chính họ nơi bản quán.”
“Những người này, nói các ngôn ngữ khác nhau, xuất phát từ những quá trình lịch sử và truyền thống khác biệt nơi quốc gia của họ, đã cùng đến đây chung quanh trái tim của một người mẹ chung.”
Một ít con số về vương cung thánh đường:
Sức chứa: 3.500 chỗ ngồi. Tổng số dung nạp có thể lên đến 6000.
Chiều dài: 459 ft (hay 140 m)
Chiều rộng: 240 ft (hay 73 m)
Chiều cao (nơi cao nhất): 329 ft (hay 100 m)
Chiều cao mái vòm (ngoài): 237 ft (hay 73 m)
Chiều cao mái vòm (trong): 159 ft (hay 48 m)
Đưòng kính mái vòm (ngoài): 108 ft (hay 33 m)
Đường kính mái vòm (trong): 89 ft (hay 27 m)
Công bố Tông Hiến về việc đón nhận các nhóm tín hữu Anh Giáo vào Công Giáo
G. Trần Đức Anh OP
12:54 09/11/2009
VATICAN. Hôm 9-11-2009 Tòa Thánh đã công bố Tông Hiến của ĐTC với tựa đề "Anglicanorum coetibus" (Các nhóm tín hữu Anh giáo) thiết lập các cơ chế pháp lý để đón nhận các tín hữu Anh giáo xin gia nhập Công Giáo.
Cơ chế dự trù việc thành lập các Giáo Hạt tòng nhân, để các tín hữu cựu Anh giáo gia nhập Công Giáo được bảo tồn những yếu tố trong gia sản đặc biệt về linh đạo và phụng vụ Anh giáo.
Nội dung Tông Hiến
Việc thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân này thuộc thẩm quyền của Bộ giáo lý đức tin, trong lãnh thổ của một HĐGM. Các Giáo Hạt có tư cách pháp nhân và gồm các giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ trước kia thuộc Liên hiệp Anh giáo và nay hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo (art.1).
Sau khi khẳng định Giáo Hạt tòng nhân thuộc Bộ giáo lý đức tin và tùy thuộc các cơ quan khác của Tòa Thánh theo thẩm quyền của các cơ quan này (art.2), Tông Hiến đề cập đến việc cử hành phụng vụ. Giáo Hạt có năng quyền cử hành Thánh Thể và các bí tích khác theo sách phụng vụ riêng của truyền thống Anh giáo được Tòa Thánh phê chuẩn, để giữ cho các truyền thống linh đạo, phụng vụ và mục vụ của Liên hiệp Anh giáo được sinh động (art.3).
Giáo Hạt tòng nhân được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của một vị Bản Quyền được ĐTC bổ nhiệm, và vị này có quyền bính thông thường thường, đại diện và tòng nhân (art. 4-5).
Tông hiến qui định rằng những người đã từng thi hành thừa tác vụ phó tế, linh mục hoặc Giám Mục Anh giáo có thể được vị Bản Quyền nhận cho làm ứng sinh chịu các thánh chức trong Giáo Hội Công Giáo. Đối với các thừa tác viên có gia đình thì cần phải tuân giữ các qui luật của Thông điệp ”Sacerdotalis coelibatus” và của Tuyên ngôn ”In June”. Trái lại, các thừa tác viên không lập gia đình thì phải tuân giữ luật độc thân giáo sĩ. Đàng khác, vị Bản quyền chỉ nhận cho những người độc thân được chịu chức linh mục”, và có thể chuyển lên ĐTC đơn xin chuẩn chước khoản số 277,1, để được chấp nhận từng trường hợp chịu các thánh chức, theo các tiêu chuẩn khách quan được Tòa Thánh phê chuẩn.
Các ứng sinh chịu chức thánh trong một Giáo Hạt tòng nhân sẽ được huấn luyện chung với các chủng sinh khác, nhất là trong lãnh vực đạo lý và mục vụ. Đồng thời, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, vị Bản Quyền có thể ”thành lập các dòng tu và tu đoàn tông đồ” (art.6-7).
Tông Hiến trù định rằng, sau khi nghe ý kiến của GM giáo phận ở địa phương và với sự chấp thuận của Tòa Thánh, vị Bản Quyền có thể ”thành lập các giáo xứ tòng nhân, để săn sóc mục vụ cho các tín hữu thuộc Giáo Hạt”. Các cha sở được hưởng tất cả các quyền lợi và phải tuân giữ tất cả các nghĩa vụ Bộ giáo luật đã qui định (art.8). Ngoài ra, các giáo dân và tu sĩ muốn thuộc về Giáo Hạt thì phải bày tỏ ước muốn trên giấy tờ (art.9).
Tông Hiến qui định rằng vị Bản Quyền được một Hội đồng cai trị trợ giúp, Hội đồng được điều hành theo qui chế được vị Bản quyền chấp thuận và được Tòa Thánh phê chuẩn. Hội đồng này do vị Bản Quyền chủ tọa, và thi hành những chức năng đã được qui định trong bộ giáo luật về Hội đồng linh mục (art.10).
Cứ 5 năm một lần, vị Bản Quyền phải về Roma để viếng mộ các thánh Tông Đồ và đệ trình ĐGH bản tường trình về tình trạng của Giáo Hạt (art.11).
Tông Hiến qui định rằng về những vụ kiện, Tòa án có thẩm quyền là tòa án giáo phận trong đó một bên trong vụ kiện có cư sở, trừ khi vị Bản quyền thiết lập một tòa án riêng (art.12).
Khoản cuối cùng qui định Sắc lệnh thành lập một Giáo Hạt tòng nhân sẽ xác định nơi có trụ sở của Giáo Hạt (art.13).
Qui luật bổ túc
Đồng thời với Tông Hiến, Bộ giáo lý đức tin đã ban hành Những Qui Luật Bổ Túc giúp thực thi đúng đắn những qui định của ĐTC trong Tông Hiến.
Thông cáo của Bộ giáo lý đức tin khẳng định rằng Tông Hiến ”Các nhóm tín hữu Anh giáo” mở ra một con đường mới để thăng tiến sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, đồng thời nhìn nhận sự khác biệt hợp pháp trong việc diễn tả đức tin chung của chúng ta. Đây không phải là một sáng kiến đến từ Tòa Thánh, nhưng là một lời đáp trả quảng đại của ĐTC đối với khát vọng hợp pháp của các nhóm tín hữu Anh giáo. Việc thành lập cơ cấu mới này nằm trong sự hòa hợp hoàn toàn với quyết tâm của Giáo Hội trong việc đối thoại đại kết, công việc này tiếp tục là một ưu tiên đối với Giáo Hội Công Giáo”.
Bộ giáo lý đức tin nói thêm rằng: ”Tông Hiến trù định trong các Giáo hạt tòng nhân có thể có một số giáo sĩ có gia đình, điều này không hề có nghĩa là có sự thay đổi trong kỷ luật của Giáo Hội về luật độc thân linh mục. Như Công Đồng chung Vatican 2 đã dạy, luật độc thân này là một dấu chỉ đồng thời là một khích lệ đức bác ái mục tử, và loan báo Nước Thiên Chúa một cách rạng ngời (Sách Giáo Lý Công Giáo, n.1579).
Qui luật bổ túc do Bộ giáo lý đức tin ban hành gồm 14 điều khoản lần lượt xác định các Giáo hạt tòng nhân tùy thuộc Bộ giáo lý đức tin (n.1), và phải theo các chỉ thị của HĐGM quốc gia trong những gì có thể dung hợp, và vị Bản quyền của Giáo Hạt là thành viên HĐGM (n.2).
Vị Bản quyền của Giáo Hạt tòng nhân có thể là 1 GM hoặc một LM do ĐTC bổ nhiệm. Vị ấy có quyền cho nhập tịch trong Giáo Hạt những thừa tác viên Anh giáo được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như các ứng sinh tiến lên thánh chức (n.3).
Các tín hữu cựu Anh giáo muốn gia nhập Giáo Hạt thì phải đăng ký, sau khi đã tuyên xưng đức tin. Các giáo dân và tu sĩ của Giáo Hạt, khi cộng tác mục vụ và thi hành công tác bác ái thuộc về giáo phận hoặc giáo xứ thì phải tùy thuộc Đức GM hoặc cha sở địa phương (n.5).
Để đón nhận ứng sinh chịu thánh chức, vị Bản Quyền cần có sự đồng ý của Hội đồng cai quản của Giáo Hạt. Vị Bản quyền cót hể trình lên ĐTC đơn của những người có gia đình xin chịu chức LM, sau một tiến trình phân định, dựa trên các tiêu chuẩn khách quan và nhu cầu của Giáo hạt tòng nhân (n.6,1). Những người đã chịu chức thánh trong Giáo Hội Công Giáo, sau đó gia nhập Anh giáo, thì không thể được nhận cho thi hành thừa tác vụ thánh trong Giáo Hạt. Các giáo sĩ Anh giáo ở trong tình trạng hôn phối bất hợp lệ thì không thể được nhận cho chịu chức thánh trong Giáo hạt (6,2).
Giáo Hạt phải lo chu cấp lương bổng thích hợp cho các giáo sĩ nhập tịch vào Giáo Hạt (n.7).
Các khoản còn lại nói về sự sẵn sàng giúp đỡ của giáo sĩ thuộc Giáo Hạt cho giáo phận nơi họ cư ngụ (n.9), vấn đề huấn luyện giáo sĩ của Giáo Hạt. Khoản thứ 11 nói về các GM cựu Anh giáo có gia đình. Vị này có thể được chọn làm vị Bản quyền của Giáo Hạt. Trong trường hợp đó, vị này được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo. Một GM cựu Anh giáo thuộc một Giáo Hạt có thể được kêu gọi trợ giúp vị Bản Quyền trong việc quản trị Giáo Hạt.
Sau cùng Qui luật nói về Hội đồng cai quản Giáo Hạt (n.12), Hội đồng mục vụ (n.13) và các giáo xứ thể nhân (n.14). (SD 9-11-2009)
Cơ chế dự trù việc thành lập các Giáo Hạt tòng nhân, để các tín hữu cựu Anh giáo gia nhập Công Giáo được bảo tồn những yếu tố trong gia sản đặc biệt về linh đạo và phụng vụ Anh giáo.
Nội dung Tông Hiến
Việc thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân này thuộc thẩm quyền của Bộ giáo lý đức tin, trong lãnh thổ của một HĐGM. Các Giáo Hạt có tư cách pháp nhân và gồm các giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ trước kia thuộc Liên hiệp Anh giáo và nay hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo (art.1).
Sau khi khẳng định Giáo Hạt tòng nhân thuộc Bộ giáo lý đức tin và tùy thuộc các cơ quan khác của Tòa Thánh theo thẩm quyền của các cơ quan này (art.2), Tông Hiến đề cập đến việc cử hành phụng vụ. Giáo Hạt có năng quyền cử hành Thánh Thể và các bí tích khác theo sách phụng vụ riêng của truyền thống Anh giáo được Tòa Thánh phê chuẩn, để giữ cho các truyền thống linh đạo, phụng vụ và mục vụ của Liên hiệp Anh giáo được sinh động (art.3).
Giáo Hạt tòng nhân được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của một vị Bản Quyền được ĐTC bổ nhiệm, và vị này có quyền bính thông thường thường, đại diện và tòng nhân (art. 4-5).
Tông hiến qui định rằng những người đã từng thi hành thừa tác vụ phó tế, linh mục hoặc Giám Mục Anh giáo có thể được vị Bản Quyền nhận cho làm ứng sinh chịu các thánh chức trong Giáo Hội Công Giáo. Đối với các thừa tác viên có gia đình thì cần phải tuân giữ các qui luật của Thông điệp ”Sacerdotalis coelibatus” và của Tuyên ngôn ”In June”. Trái lại, các thừa tác viên không lập gia đình thì phải tuân giữ luật độc thân giáo sĩ. Đàng khác, vị Bản quyền chỉ nhận cho những người độc thân được chịu chức linh mục”, và có thể chuyển lên ĐTC đơn xin chuẩn chước khoản số 277,1, để được chấp nhận từng trường hợp chịu các thánh chức, theo các tiêu chuẩn khách quan được Tòa Thánh phê chuẩn.
Các ứng sinh chịu chức thánh trong một Giáo Hạt tòng nhân sẽ được huấn luyện chung với các chủng sinh khác, nhất là trong lãnh vực đạo lý và mục vụ. Đồng thời, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, vị Bản Quyền có thể ”thành lập các dòng tu và tu đoàn tông đồ” (art.6-7).
Tông Hiến trù định rằng, sau khi nghe ý kiến của GM giáo phận ở địa phương và với sự chấp thuận của Tòa Thánh, vị Bản Quyền có thể ”thành lập các giáo xứ tòng nhân, để săn sóc mục vụ cho các tín hữu thuộc Giáo Hạt”. Các cha sở được hưởng tất cả các quyền lợi và phải tuân giữ tất cả các nghĩa vụ Bộ giáo luật đã qui định (art.8). Ngoài ra, các giáo dân và tu sĩ muốn thuộc về Giáo Hạt thì phải bày tỏ ước muốn trên giấy tờ (art.9).
Tông Hiến qui định rằng vị Bản Quyền được một Hội đồng cai trị trợ giúp, Hội đồng được điều hành theo qui chế được vị Bản quyền chấp thuận và được Tòa Thánh phê chuẩn. Hội đồng này do vị Bản Quyền chủ tọa, và thi hành những chức năng đã được qui định trong bộ giáo luật về Hội đồng linh mục (art.10).
Cứ 5 năm một lần, vị Bản Quyền phải về Roma để viếng mộ các thánh Tông Đồ và đệ trình ĐGH bản tường trình về tình trạng của Giáo Hạt (art.11).
Tông Hiến qui định rằng về những vụ kiện, Tòa án có thẩm quyền là tòa án giáo phận trong đó một bên trong vụ kiện có cư sở, trừ khi vị Bản quyền thiết lập một tòa án riêng (art.12).
Khoản cuối cùng qui định Sắc lệnh thành lập một Giáo Hạt tòng nhân sẽ xác định nơi có trụ sở của Giáo Hạt (art.13).
Qui luật bổ túc
Đồng thời với Tông Hiến, Bộ giáo lý đức tin đã ban hành Những Qui Luật Bổ Túc giúp thực thi đúng đắn những qui định của ĐTC trong Tông Hiến.
Thông cáo của Bộ giáo lý đức tin khẳng định rằng Tông Hiến ”Các nhóm tín hữu Anh giáo” mở ra một con đường mới để thăng tiến sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, đồng thời nhìn nhận sự khác biệt hợp pháp trong việc diễn tả đức tin chung của chúng ta. Đây không phải là một sáng kiến đến từ Tòa Thánh, nhưng là một lời đáp trả quảng đại của ĐTC đối với khát vọng hợp pháp của các nhóm tín hữu Anh giáo. Việc thành lập cơ cấu mới này nằm trong sự hòa hợp hoàn toàn với quyết tâm của Giáo Hội trong việc đối thoại đại kết, công việc này tiếp tục là một ưu tiên đối với Giáo Hội Công Giáo”.
Bộ giáo lý đức tin nói thêm rằng: ”Tông Hiến trù định trong các Giáo hạt tòng nhân có thể có một số giáo sĩ có gia đình, điều này không hề có nghĩa là có sự thay đổi trong kỷ luật của Giáo Hội về luật độc thân linh mục. Như Công Đồng chung Vatican 2 đã dạy, luật độc thân này là một dấu chỉ đồng thời là một khích lệ đức bác ái mục tử, và loan báo Nước Thiên Chúa một cách rạng ngời (Sách Giáo Lý Công Giáo, n.1579).
Qui luật bổ túc do Bộ giáo lý đức tin ban hành gồm 14 điều khoản lần lượt xác định các Giáo hạt tòng nhân tùy thuộc Bộ giáo lý đức tin (n.1), và phải theo các chỉ thị của HĐGM quốc gia trong những gì có thể dung hợp, và vị Bản quyền của Giáo Hạt là thành viên HĐGM (n.2).
Vị Bản quyền của Giáo Hạt tòng nhân có thể là 1 GM hoặc một LM do ĐTC bổ nhiệm. Vị ấy có quyền cho nhập tịch trong Giáo Hạt những thừa tác viên Anh giáo được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như các ứng sinh tiến lên thánh chức (n.3).
Các tín hữu cựu Anh giáo muốn gia nhập Giáo Hạt thì phải đăng ký, sau khi đã tuyên xưng đức tin. Các giáo dân và tu sĩ của Giáo Hạt, khi cộng tác mục vụ và thi hành công tác bác ái thuộc về giáo phận hoặc giáo xứ thì phải tùy thuộc Đức GM hoặc cha sở địa phương (n.5).
Để đón nhận ứng sinh chịu thánh chức, vị Bản Quyền cần có sự đồng ý của Hội đồng cai quản của Giáo Hạt. Vị Bản quyền cót hể trình lên ĐTC đơn của những người có gia đình xin chịu chức LM, sau một tiến trình phân định, dựa trên các tiêu chuẩn khách quan và nhu cầu của Giáo hạt tòng nhân (n.6,1). Những người đã chịu chức thánh trong Giáo Hội Công Giáo, sau đó gia nhập Anh giáo, thì không thể được nhận cho thi hành thừa tác vụ thánh trong Giáo Hạt. Các giáo sĩ Anh giáo ở trong tình trạng hôn phối bất hợp lệ thì không thể được nhận cho chịu chức thánh trong Giáo hạt (6,2).
Giáo Hạt phải lo chu cấp lương bổng thích hợp cho các giáo sĩ nhập tịch vào Giáo Hạt (n.7).
Các khoản còn lại nói về sự sẵn sàng giúp đỡ của giáo sĩ thuộc Giáo Hạt cho giáo phận nơi họ cư ngụ (n.9), vấn đề huấn luyện giáo sĩ của Giáo Hạt. Khoản thứ 11 nói về các GM cựu Anh giáo có gia đình. Vị này có thể được chọn làm vị Bản quyền của Giáo Hạt. Trong trường hợp đó, vị này được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo. Một GM cựu Anh giáo thuộc một Giáo Hạt có thể được kêu gọi trợ giúp vị Bản Quyền trong việc quản trị Giáo Hạt.
Sau cùng Qui luật nói về Hội đồng cai quản Giáo Hạt (n.12), Hội đồng mục vụ (n.13) và các giáo xứ thể nhân (n.14). (SD 9-11-2009)
Thông cáo báo chí của Tòa Thánh về việc ban hành Tông Hiến Anglicanorum coetibus
J.B. Đặng Minh An dịch
13:41 09/11/2009
Sáng ngày Thứ Hai 09/11/2009, Tòa Thánh đã đưa ra một Thông Cáo Báo Chí về việc ban hành Tông Hiến Anglicanorum coetibus. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt của VietCatholic được đính kèm với nguyên bản tiếng Anh.
Ngày 20/10/2009, Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã thông báo về một quy chế mới nhằm đáp ứng nhiều thỉnh cầu đã được gởi đến Tòa Thánh từ các nhóm giáo sĩ và tín hữu Anh Giáo ở nhiều miền trên thế giới mong muốn một sự hiệp thông trọn vẹn và tỏ tường với Giáo Hội Công Giáo.
Tông Hiến Anglicanorum coetibus được công bố ngày hôm nay đưa ra một cấu trúc giáo luật cho sự tái hiệp thông tập thể bằng cách thiết lập các Giáo Hạt Tòng Nhân, cho phép các nhóm trên tiến đến sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn bảo tồn những yếu tố đặc trưng trong gia sản linh đạo và phụng vụ Anh Giáo. Đồng thời, Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng ban hành Những Qui Luật Bổ Túc nhằm hướng dẫn việc thực hiện quy chế này.
Tông Hiến này mở ra một thông lộ mới cho sự cỗ vũ hiệp nhất Kitô Giáo, đồng thời, cho phép sự đa dạng hợp luật trong cách thức diễn đạt đức tin chung của chúng ta. Tông Hiến không chỉ tiêu biểu cho một sáng kiến về phần Tòa Thánh, nhưng còn là một đáp ứng quảng đại của Đức Thánh Cha trước khát vọng chính đáng của những nhóm Anh Giáo này. Quy chế về cấu trúc mới này nhất quán với sự dấn thân đối thoại đại kết, là điều vẫn tiếp tục được xem như một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Trù liệu của Tông Hiến này dành cho các giáo sĩ có gia đình trong Giáo Hạt không nói lên bất cứ thay đổi nào trong kỷ luật độc thân giáo sĩ của Giáo Hội. Theo Công Đồng Vatican II, độc thân giáo sĩ là một dấu chỉ và đồng thời là một khích lệ cho đức bác ái mục tử, và loan báo cách rạng ngời về Nước Thiên Chúa (Sách Giáo Lý Công Giáo, 1579).
Nguyên bản tiếng Anh.
On October 20, 2009, Cardinal William Levada, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith, announced a new provision responding to the many requests that have been submitted to the Holy See from groups of Anglican clergy and faithful in different parts of the world who wish to enter into full visible communion with the Catholic Church.
The Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus which is published today introduces a canonical structure that provides for such corporate reunion by establishing Personal Ordinariates, which will allow the above mentioned groups to enter full communion with the Catholic Church while preserving elements of the distinctive Anglican spiritual and liturgical patrimony. At the same time, the Congregation for the Doctrine of the Faith is publishing a set of Complementary Norms which will guide the implementation of this provision.
This Apostolic Constitution opens a new avenue for the promotion of Christian unity while, at the same time, granting legitimate diversity in the expression of our common faith. It represents not an initiative on the part of the Holy See, but a generous response from the Holy Father to the legitimate aspirations of these Anglican groups. The provision of this new structure is consistent with the commitment to ecumenical dialogue, which continues to be a priority for the Catholic Church.
The possibility envisioned by the Apostolic Constitution for some married clergy within the Personal Ordinariates does not signify any change in the Church’s discipline of clerical celibacy. According to the Second Vatican Council, priestly celibacy is a sign and a stimulus for pastoral charity and radiantly proclaims the reign of God (Cf. Catechism of the Catholic Church, 1579).
[01642-02.01] [Original text: English]
Ngày 20/10/2009, Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã thông báo về một quy chế mới nhằm đáp ứng nhiều thỉnh cầu đã được gởi đến Tòa Thánh từ các nhóm giáo sĩ và tín hữu Anh Giáo ở nhiều miền trên thế giới mong muốn một sự hiệp thông trọn vẹn và tỏ tường với Giáo Hội Công Giáo.
Tông Hiến Anglicanorum coetibus được công bố ngày hôm nay đưa ra một cấu trúc giáo luật cho sự tái hiệp thông tập thể bằng cách thiết lập các Giáo Hạt Tòng Nhân, cho phép các nhóm trên tiến đến sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn bảo tồn những yếu tố đặc trưng trong gia sản linh đạo và phụng vụ Anh Giáo. Đồng thời, Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng ban hành Những Qui Luật Bổ Túc nhằm hướng dẫn việc thực hiện quy chế này.
Tông Hiến này mở ra một thông lộ mới cho sự cỗ vũ hiệp nhất Kitô Giáo, đồng thời, cho phép sự đa dạng hợp luật trong cách thức diễn đạt đức tin chung của chúng ta. Tông Hiến không chỉ tiêu biểu cho một sáng kiến về phần Tòa Thánh, nhưng còn là một đáp ứng quảng đại của Đức Thánh Cha trước khát vọng chính đáng của những nhóm Anh Giáo này. Quy chế về cấu trúc mới này nhất quán với sự dấn thân đối thoại đại kết, là điều vẫn tiếp tục được xem như một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Trù liệu của Tông Hiến này dành cho các giáo sĩ có gia đình trong Giáo Hạt không nói lên bất cứ thay đổi nào trong kỷ luật độc thân giáo sĩ của Giáo Hội. Theo Công Đồng Vatican II, độc thân giáo sĩ là một dấu chỉ và đồng thời là một khích lệ cho đức bác ái mục tử, và loan báo cách rạng ngời về Nước Thiên Chúa (Sách Giáo Lý Công Giáo, 1579).
Nguyên bản tiếng Anh.
On October 20, 2009, Cardinal William Levada, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith, announced a new provision responding to the many requests that have been submitted to the Holy See from groups of Anglican clergy and faithful in different parts of the world who wish to enter into full visible communion with the Catholic Church.
The Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus which is published today introduces a canonical structure that provides for such corporate reunion by establishing Personal Ordinariates, which will allow the above mentioned groups to enter full communion with the Catholic Church while preserving elements of the distinctive Anglican spiritual and liturgical patrimony. At the same time, the Congregation for the Doctrine of the Faith is publishing a set of Complementary Norms which will guide the implementation of this provision.
This Apostolic Constitution opens a new avenue for the promotion of Christian unity while, at the same time, granting legitimate diversity in the expression of our common faith. It represents not an initiative on the part of the Holy See, but a generous response from the Holy Father to the legitimate aspirations of these Anglican groups. The provision of this new structure is consistent with the commitment to ecumenical dialogue, which continues to be a priority for the Catholic Church.
The possibility envisioned by the Apostolic Constitution for some married clergy within the Personal Ordinariates does not signify any change in the Church’s discipline of clerical celibacy. According to the Second Vatican Council, priestly celibacy is a sign and a stimulus for pastoral charity and radiantly proclaims the reign of God (Cf. Catechism of the Catholic Church, 1579).
[01642-02.01] [Original text: English]
Luật giữ độc thân vẫn hiệu lực đối với các người Anh Giáo
Bùi Hữu Thư
22:54 09/11/2009
Việc truyền chức linh mục cho các người có vợ sẽ được cứu xét từng trường hợp
VATICAN, ngày 9, tháng 11, 2009 (Zenit.org).- Toà Thánh giải thích: Tông Hiến của Đức Thánh Cha Benedict XVI thiết lập các cấu trúc giáo luật cho các người Anh Giáo đã hiệp thông với Rôma không thay đổi kỷ luật về tình trạng độc thân của linh mục cũng như sự trân quý của Giáo Hội đối với việc áp dụng điều này.
Việc minh định này được thực hiện hôm nay trong một tuyên cáo của Vatican về "Anglicanorum Coetibus," Tông Hiến của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho những người Anh Giáo muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Các tiêu chuẩn bổ túc và một lời bình giải chính thức cũng đã được xuất bản.
Tông Hiến cho hay: “Những ai đang thi hành tác vụ của một Thầy Phó Tế, linh mục, hay giám mục Anh Giáo, đáp ứng các đòi hỏi của giáo luật và không bị ngăn trở bởi những bất thường hay vướng mắc gì khác có thể được chấp thuận bởi vị bản quyền làm ứng viên để được phong chức thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
"Trong trường hợp các thừa tác viên đã lập gia đình, các tiêu chuẩn được thiết lập trong Thông Điệp ‘'Sacerdotalis coelibatus,' số 4215 của Đức Thánh Cha Phaolô VI và trong thông cáo ‘Tháng Sáu’ phải được áp dụng. Các thừa tác viên độc thân phải chấp nhận tuân theo tiêu chuẩn về tình trạng độc thân của linh mục theo điều khoản 277, §1 của bộ luật giáo hội."
Việc thi hành này không có gì mới lạ và đã được áp dụng cho các linh mục Anh Giáo đã hiệp thông với Rôma theo từng trường hợp.
Tuy nhiên có vấn đề được nêu lên sau khi tuyên cáo về Tông Hiến được phổ biến tháng vừa qua là không biết các chủng sinh có vợ có thể trở thành linh mục hay không?
Tài liệu đã giải thích rõ: “Vị thẩm quyền, khi tuân hành kỷ luật về tình trạng độc thân của các linh mục trong Giáo Hội La Tinh, theo quy luật (pro regula) chỉ chấp nhận những người nam độc thân vào chức linh mục. Vị này cũng có thể gửi kiến nghị lên Đức Giáo Hoàng Rôma, xin miễn trừ việc áp dụng điều khoản 277, §1 trong Bộ Giáo Luật, để chấp nhận các người nam có gia đình vào hàng ngũ các linh mục tùy theo từng trường hợp, theo các tiêu chuẩn khách quan đã được Tòa Thánh chấp thuận."
VATICAN, ngày 9, tháng 11, 2009 (Zenit.org).- Toà Thánh giải thích: Tông Hiến của Đức Thánh Cha Benedict XVI thiết lập các cấu trúc giáo luật cho các người Anh Giáo đã hiệp thông với Rôma không thay đổi kỷ luật về tình trạng độc thân của linh mục cũng như sự trân quý của Giáo Hội đối với việc áp dụng điều này.
Việc minh định này được thực hiện hôm nay trong một tuyên cáo của Vatican về "Anglicanorum Coetibus," Tông Hiến của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho những người Anh Giáo muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Các tiêu chuẩn bổ túc và một lời bình giải chính thức cũng đã được xuất bản.
Tông Hiến cho hay: “Những ai đang thi hành tác vụ của một Thầy Phó Tế, linh mục, hay giám mục Anh Giáo, đáp ứng các đòi hỏi của giáo luật và không bị ngăn trở bởi những bất thường hay vướng mắc gì khác có thể được chấp thuận bởi vị bản quyền làm ứng viên để được phong chức thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
"Trong trường hợp các thừa tác viên đã lập gia đình, các tiêu chuẩn được thiết lập trong Thông Điệp ‘'Sacerdotalis coelibatus,' số 4215 của Đức Thánh Cha Phaolô VI và trong thông cáo ‘Tháng Sáu’ phải được áp dụng. Các thừa tác viên độc thân phải chấp nhận tuân theo tiêu chuẩn về tình trạng độc thân của linh mục theo điều khoản 277, §1 của bộ luật giáo hội."
Việc thi hành này không có gì mới lạ và đã được áp dụng cho các linh mục Anh Giáo đã hiệp thông với Rôma theo từng trường hợp.
Tuy nhiên có vấn đề được nêu lên sau khi tuyên cáo về Tông Hiến được phổ biến tháng vừa qua là không biết các chủng sinh có vợ có thể trở thành linh mục hay không?
Tài liệu đã giải thích rõ: “Vị thẩm quyền, khi tuân hành kỷ luật về tình trạng độc thân của các linh mục trong Giáo Hội La Tinh, theo quy luật (pro regula) chỉ chấp nhận những người nam độc thân vào chức linh mục. Vị này cũng có thể gửi kiến nghị lên Đức Giáo Hoàng Rôma, xin miễn trừ việc áp dụng điều khoản 277, §1 trong Bộ Giáo Luật, để chấp nhận các người nam có gia đình vào hàng ngũ các linh mục tùy theo từng trường hợp, theo các tiêu chuẩn khách quan đã được Tòa Thánh chấp thuận."
Top Stories
Les responsables de l’Eglise anglicane font bon accueil aux propositions du Vatican
Eglises d'Asie
09:40 09/11/2009
COREE DU SUD: Les responsables de l’Eglise anglicane font bon accueil aux propositions du Vatican
« La circulation des personnes entre les deux Eglises feront avancer l’œcuménisme. » Par ces mots, le Rév. Abraham Kim Gwang-joon, secrétaire général provincial de l’Eglise anglicane de Corée, s’est fait le porte-parole de bon nombre de ses confrères asiatiques, qui considèrent positivement la proposition faite le 20 octobre dernier par le pape, d’accueillir au sein de l’Eglise catholique romaine, tout en conservant leurs traditions spécifiques, « les membres du clergé ou les fidèles » qui s’estiment en désaccord avec leur institution et préfèrent suivre la ligne doctrinale de Rome (1).
L’Eglise anglicane de Corée fait partie des communautés qui ont vivement réagi aux récents changements d’orientation spirituelle de la Communion anglicane, en s’opposant particulièrement à l’ordination des prêtres homosexuels.
« Bien sûr, précise le Rév. Kim Gwang-joon à l’agence Ucanews (2), il y a toujours ce débat interne véhiculé par les médias, au sujet d’une manœuvre de l’Eglise catholique pour absorber les anglicans. » Il souligne que, selon lui, l’un des points décevants de la proposition vaticane est que le Saint-Siège ne reconnaît pas la validité de l’ordination des prêtres et des évêques anglicans. « Quoi qu’il en soit, j’espère que le geste du Vatican induira un élan œcuménique qui permettra que catholiques et anglicans puissent un jour donner ensemble la Sainte Communion », souhaite le prélat.
Le Rév. Kim Gwang-joon, qui préside également le Comité pour l’œcuménisme du Conseil national des Eglises (protestantes) de Corée, est un artisan de longue date de l’unité et du dialogue interreligieux. En août 2008, par exemple, il était présent aux côtés des bouddhistes lors des manifestations contre le président Lee Myung-bak, auquel il était reproché de favoriser trop ouvertement les Eglises protestantes aux dépens de la religion considérée comme traditionnelle en Corée (3).
D’implantation récente, l’Eglise anglicane de Corée a été fondée en 1890 à Incheon (Inchon). Le premier évêque anglican d’origine coréenne fut ordonné en 1965 et la communauté commença à se développer réellement dans les années 1970. Aujourd’hui, l’Eglise anglicane en Corée compte – selon le Conseil œcuménique des Eglises (COE) – une centaine de paroisses et de missions, avec 63 000 fidèles répartis sur trois diocèses. Elle dirige de nombreux établissements scolaires, séminaires, universités, hôpitaux, centres de soins ou encore organismes d’aide sociale. Placée dans un premier temps sous la juridiction directe de l’archevêque de Cantorbéry, elle est devenue une Province indépendante au sein de la Communion anglicane en 1992. Elle est également membre du Conseil national des Eglises (protestantes) de Corée, du COE et de la Conférence chrétienne d’Asie.
(1) Voir dépêche ci-dessous à la rubrique ‘Malaisie’
(2) Ucanews, 9 novembre 2009.
(3) Voir EDA 490, 516
(4) Un Primat de l’Eglise anglicane de Corée a été nommé pour la première fois en 1993. L’actuel Primat est Mgr Francis Park Kyong-Jo.
« La circulation des personnes entre les deux Eglises feront avancer l’œcuménisme. » Par ces mots, le Rév. Abraham Kim Gwang-joon, secrétaire général provincial de l’Eglise anglicane de Corée, s’est fait le porte-parole de bon nombre de ses confrères asiatiques, qui considèrent positivement la proposition faite le 20 octobre dernier par le pape, d’accueillir au sein de l’Eglise catholique romaine, tout en conservant leurs traditions spécifiques, « les membres du clergé ou les fidèles » qui s’estiment en désaccord avec leur institution et préfèrent suivre la ligne doctrinale de Rome (1).
L’Eglise anglicane de Corée fait partie des communautés qui ont vivement réagi aux récents changements d’orientation spirituelle de la Communion anglicane, en s’opposant particulièrement à l’ordination des prêtres homosexuels.
« Bien sûr, précise le Rév. Kim Gwang-joon à l’agence Ucanews (2), il y a toujours ce débat interne véhiculé par les médias, au sujet d’une manœuvre de l’Eglise catholique pour absorber les anglicans. » Il souligne que, selon lui, l’un des points décevants de la proposition vaticane est que le Saint-Siège ne reconnaît pas la validité de l’ordination des prêtres et des évêques anglicans. « Quoi qu’il en soit, j’espère que le geste du Vatican induira un élan œcuménique qui permettra que catholiques et anglicans puissent un jour donner ensemble la Sainte Communion », souhaite le prélat.
Le Rév. Kim Gwang-joon, qui préside également le Comité pour l’œcuménisme du Conseil national des Eglises (protestantes) de Corée, est un artisan de longue date de l’unité et du dialogue interreligieux. En août 2008, par exemple, il était présent aux côtés des bouddhistes lors des manifestations contre le président Lee Myung-bak, auquel il était reproché de favoriser trop ouvertement les Eglises protestantes aux dépens de la religion considérée comme traditionnelle en Corée (3).
D’implantation récente, l’Eglise anglicane de Corée a été fondée en 1890 à Incheon (Inchon). Le premier évêque anglican d’origine coréenne fut ordonné en 1965 et la communauté commença à se développer réellement dans les années 1970. Aujourd’hui, l’Eglise anglicane en Corée compte – selon le Conseil œcuménique des Eglises (COE) – une centaine de paroisses et de missions, avec 63 000 fidèles répartis sur trois diocèses. Elle dirige de nombreux établissements scolaires, séminaires, universités, hôpitaux, centres de soins ou encore organismes d’aide sociale. Placée dans un premier temps sous la juridiction directe de l’archevêque de Cantorbéry, elle est devenue une Province indépendante au sein de la Communion anglicane en 1992. Elle est également membre du Conseil national des Eglises (protestantes) de Corée, du COE et de la Conférence chrétienne d’Asie.
(1) Voir dépêche ci-dessous à la rubrique ‘Malaisie’
(2) Ucanews, 9 novembre 2009.
(3) Voir EDA 490, 516
(4) Un Primat de l’Eglise anglicane de Corée a été nommé pour la première fois en 1993. L’actuel Primat est Mgr Francis Park Kyong-Jo.
APOSTOLIC CONSTITUTION ANGLICANORUM COETIBUS
+ BENEDICTUS PP XVI
12:57 09/11/2009
In recent times the Holy Spirit has moved groups of Anglicans to petition repeatedly and insistently to be received into full Catholic communion individually as well as corporately. The Apostolic See has responded favorably to such petitions. Indeed, the successor of Peter, mandated by the Lord Jesus to guarantee the unity of the episcopate and to preside over and safeguard the universal communion of all the Churches,1 could not fail to make available the means necessary to bring this holy desire to realization.
The Church, a people gathered into the unity of the Father, the Son and the Holy Spirit,2 was instituted by our Lord Jesus Christ, as "a sacrament – a sign and instrument, that is, of communion with God and of unity among all people."3 Every division among the baptized in Jesus Christ wounds that which the Church is and that for which the Church exists; in fact, "such division openly contradicts the will of Christ, scandalizes the world, and damages that most holy cause, the preaching the Gospel to every creature."4 Precisely for this reason, before shedding his blood for the salvation of the world, the Lord Jesus prayed to the Father for the unity of his disciples.5
It is the Holy Spirit, the principle of unity, which establishes the Church as a communion.6 He is the principle of the unity of the faithful in the teaching of the Apostles, in the breaking of the bread and in prayer.7 The Church, however, analogous to the mystery of the Incarnate Word, is not only an invisible spiritual communion, but is also visible;8 in fact, "the society structured with hierarchical organs and the Mystical Body of Christ, the visible society and the spiritual community, the earthly Church and the Church endowed with heavenly riches, are not to be thought of as two realities. On the contrary, they form one complex reality formed from a two-fold element, human and divine."9 The communion of the baptized in the teaching of the Apostles and in the breaking of the eucharistic bread is visibly manifested in the bonds of the profession of the faith in its entirety, of the celebration of all of the sacraments instituted by Christ, and of the governance of the College of Bishops united with its head, the Roman Pontiff.10
This single Church of Christ, which we profess in the Creed as one, holy, catholic and apostolic "subsists in the Catholic Church, which is governed by the successor of Peter and by the Bishops in communion with him. Nevertheless, many elements of sanctification and of truth are found outside her visible confines. Since these are gifts properly belonging to the Church of Christ, they are forces impelling towards Catholic unity."11
In the light of these ecclesiological principles, this Apostolic Constitution provides the general normative structure for regulating the institution and life of Personal Ordinariates for those Anglican faithful who desire to enter into the full communion of the Catholic Church in a corporate manner. This Constitution is completed by Complementary Norms issued by the Apostolic See.
I. §1 Personal Ordinariates for Anglicans entering into full communion with the Catholic Church are erected by the Congregation for the Doctrine of the Faith within the confines of the territorial boundaries of a particular Conference of Bishops in consultation with that same Conference.
§2 Within the territory of a particular Conference of Bishops, one or more Ordinariates may be erected as needed.
§3 Each Ordinariate possesses public juridic personality by the law itself (ipso iure); it is juridically comparable to a diocese.12
§4 The Ordinariate is composed of lay faithful, clerics and members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, originally belonging to the Anglican Communion and now in full communion with the Catholic Church, or those who receive the Sacraments of Initiation within the jurisdiction of the Ordinariate.
§5 The Catechism of the Catholic Church is the authoritative expression of the Catholic faith professed by members of the Ordinariate.
II. The Personal Ordinariate is governed according to the norms of universal law and the present Apostolic Constitution and is subject to the Congregation for the Doctrine of the Faith, and the other Dicasteries of the Roman Curia in accordance with their competencies. It is also governed by the Complementary Norms as well as any other specific Norms given for each Ordinariate.
III. Without excluding liturgical celebrations according to the Roman Rite, the Ordinariate has the faculty to celebrate the Holy Eucharist and the other Sacraments, the Liturgy of the Hours and other liturgical celebrations according to the liturgical books proper to the Anglican tradition, which have been approved by the Holy See, so as to maintain the liturgical, spiritual and pastoral traditions of the Anglican Communion within the Catholic Church, as a precious gift nourishing the faith of the members of the Ordinariate and as a treasure to be shared.
IV. A Personal Ordinariate is entrusted to the pastoral care of an Ordinary appointed by the Roman Pontiff.
V. The power (potestas) of the Ordinary is:
a. ordinary: connected by the law itself to the office entrusted to him by the Roman Pontiff, for both the internal forum and external forum;
b. vicarious: exercised in the name of the Roman Pontiff;
c. personal: exercised over all who belong to the Ordinariate;
This power is to be exercised jointly with that of the local Diocesan Bishop, in those cases provided for in the Complementary Norms.
VI. §1 Those who ministered as Anglican deacons, priests, or bishops, and who fulfill the requisites established by canon law13 and are not impeded by irregularities or other impediments14 may be accepted by the Ordinary as candidates for Holy Orders in the Catholic Church. In the case of married ministers, the norms established in the Encyclical Letter of Pope Paul VI Sacerdotalis coelibatus, n. 4215 and in the Statement In June16 are to be observed. Unmarried ministers must submit to the norm of clerical celibacy of CIC can. 277, §1.
§2. The Ordinary, in full observance of the discipline of celibate clergy in the Latin Church, as a rule (pro regula) will admit only celibate men to the order of presbyter. He may also petition the Roman Pontiff, as a derogation from can. 277, §1, for the admission of married men to the order of presbyter on a case by case basis, according to objective criteria approved by the Holy See.
§3. Incardination of clerics will be regulated according to the norms of canon law.
§4. Priests incardinated into an Ordinariate, who constitute the presbyterate of the Ordinariate, are also to cultivate bonds of unity with the presbyterate of the Diocese in which they exercise their ministry. They should promote common pastoral and charitable initiatives and activities, which can be the object of agreements between the Ordinary and the local Diocesan Bishop.
§5. Candidates for Holy Orders in an Ordinariate should be prepared alongside other seminarians, especially in the areas of doctrinal and pastoral formation. In order to address the particular needs of seminarians of the Ordinariate and formation in Anglican patrimony, the Ordinary may also establish seminary programs or houses of formation which would relate to existing Catholic faculties of theology.
VII. The Ordinary, with the approval of the Holy See, can erect new Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, with the right to call their members to Holy Orders, according to the norms of canon law. Institutes of Consecrated Life originating in the Anglican Communion and entering into full communion with the Catholic Church may also be placed under his jurisdiction by mutual consent.
VIII. §1. The Ordinary, according to the norm of law, after having heard the opinion of the Diocesan Bishop of the place, may erect, with the consent of the Holy See, personal parishes for the faithful who belong to the Ordinariate.
§2. Pastors of the Ordinariate enjoy all the rights and are held to all the obligations established in the Code of Canon Law and, in cases established by the Complementary Norms, such rights and obligations are to be exercised in mutual pastoral assistance together with the pastors of the local Diocese where the personal parish of the Ordinariate has been established.
IX. Both the lay faithful as well as members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, originally part of the Anglican Communion, who wish to enter the Personal Ordinariate, must manifest this desire in writing.
X. §1. The Ordinary is aided in his governance by a Governing Council with its own statutes approved by the Ordinary and confirmed by the Holy See.17
§2. The Governing Council, presided over by the Ordinary, is composed of at least six priests. It exercises the functions specified in the Code of Canon Law for the Presbyteral Council and the College of Consultors, as well as those areas specified in the Complementary Norms.
§3. The Ordinary is to establish a Finance Council according to the norms established by the Code of Canon Law which will exercise the duties specified therein.18
§4. In order to provide for the consultation of the faithful, a Pastoral Council is to be constituted in the Ordinariate.19
XI. Every five years the Ordinary is required to come to Rome for an ad limina Apostolorum visit and present to the Roman Pontiff, through the Congregation for the Doctrine of the Faith and in consultation with the Congregation for Bishops and the Congregation for the Evangelization of Peoples, a report on the status of the Ordinariate.
XII. For judicial cases, the competent tribunal is that of the Diocese in which one of the parties is domiciled, unless the Ordinariate has constituted its own tribunal, in which case the tribunal of second instance is the one designated by the Ordinariate and approved by the Holy See.
XIII. The Decree establishing an Ordinariate will determine the location of the See and, if appropriate, the principal church.
We desire that our dispositions and norms be valid and effective now and in the future, notwithstanding, should it be necessary, the Apostolic Constitutions and ordinances issued by our predecessors, or any other prescriptions, even those requiring special mention or derogation.
Given in Rome, at St. Peter’s, on November 4, 2009, the Memorial of St. Charles Borromeo.
BENEDICTUS PP XVI
_________________
1 Cf. Second Vatican Council, Dogmatic Constitution Lumen gentium, 23; Congregation for the Doctrine of the Faith, Letter Communionis notio, 12; 13.
2 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 4; Decree Unitatis redintegratio, 2.
3 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 1.
4 Decree Unitatis redintegratio, 1.
5 Cf. Jn 17:20-21; Decree Unitatis redintegratio, 2.
6 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 13.
7 Cf. ibid; Acts 2:42.
8 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8; Letter Communionis notio, 4.
9 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8.
10 Cf. CIC, can. 205; Dogmatic Constitution Lumen gentium, 13; 14; 21; 22; Decree Unitatis redintegratio, 2; 3; 4; 15; 20; Decree Christus Dominus, 4; Decree Ad gentes, 22.
11 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8.
12 Cf. John Paul II, Ap. Const. Spirituali militium curae, 21 April 1986, I § 1.
13 Cf. CIC, cann. 1026-1032.
14 Cf. CIC, cann. 1040-1049.
15 Cf. AAS 59 (1967) 674.
16 Cf. Congregation for the Doctrine of the Faith, Statement of 1 April 1981, in Enchiridion Vaticanum 7, 1213.
17 Cf. CIC, cann. 495-502.
18 Cf. CIC, cann. 492-494.
19 Cf. CIC, can. 511.
[01640-02.01] [Original text: English]
The Church, a people gathered into the unity of the Father, the Son and the Holy Spirit,2 was instituted by our Lord Jesus Christ, as "a sacrament – a sign and instrument, that is, of communion with God and of unity among all people."3 Every division among the baptized in Jesus Christ wounds that which the Church is and that for which the Church exists; in fact, "such division openly contradicts the will of Christ, scandalizes the world, and damages that most holy cause, the preaching the Gospel to every creature."4 Precisely for this reason, before shedding his blood for the salvation of the world, the Lord Jesus prayed to the Father for the unity of his disciples.5
It is the Holy Spirit, the principle of unity, which establishes the Church as a communion.6 He is the principle of the unity of the faithful in the teaching of the Apostles, in the breaking of the bread and in prayer.7 The Church, however, analogous to the mystery of the Incarnate Word, is not only an invisible spiritual communion, but is also visible;8 in fact, "the society structured with hierarchical organs and the Mystical Body of Christ, the visible society and the spiritual community, the earthly Church and the Church endowed with heavenly riches, are not to be thought of as two realities. On the contrary, they form one complex reality formed from a two-fold element, human and divine."9 The communion of the baptized in the teaching of the Apostles and in the breaking of the eucharistic bread is visibly manifested in the bonds of the profession of the faith in its entirety, of the celebration of all of the sacraments instituted by Christ, and of the governance of the College of Bishops united with its head, the Roman Pontiff.10
This single Church of Christ, which we profess in the Creed as one, holy, catholic and apostolic "subsists in the Catholic Church, which is governed by the successor of Peter and by the Bishops in communion with him. Nevertheless, many elements of sanctification and of truth are found outside her visible confines. Since these are gifts properly belonging to the Church of Christ, they are forces impelling towards Catholic unity."11
In the light of these ecclesiological principles, this Apostolic Constitution provides the general normative structure for regulating the institution and life of Personal Ordinariates for those Anglican faithful who desire to enter into the full communion of the Catholic Church in a corporate manner. This Constitution is completed by Complementary Norms issued by the Apostolic See.
I. §1 Personal Ordinariates for Anglicans entering into full communion with the Catholic Church are erected by the Congregation for the Doctrine of the Faith within the confines of the territorial boundaries of a particular Conference of Bishops in consultation with that same Conference.
§2 Within the territory of a particular Conference of Bishops, one or more Ordinariates may be erected as needed.
§3 Each Ordinariate possesses public juridic personality by the law itself (ipso iure); it is juridically comparable to a diocese.12
§4 The Ordinariate is composed of lay faithful, clerics and members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, originally belonging to the Anglican Communion and now in full communion with the Catholic Church, or those who receive the Sacraments of Initiation within the jurisdiction of the Ordinariate.
§5 The Catechism of the Catholic Church is the authoritative expression of the Catholic faith professed by members of the Ordinariate.
II. The Personal Ordinariate is governed according to the norms of universal law and the present Apostolic Constitution and is subject to the Congregation for the Doctrine of the Faith, and the other Dicasteries of the Roman Curia in accordance with their competencies. It is also governed by the Complementary Norms as well as any other specific Norms given for each Ordinariate.
III. Without excluding liturgical celebrations according to the Roman Rite, the Ordinariate has the faculty to celebrate the Holy Eucharist and the other Sacraments, the Liturgy of the Hours and other liturgical celebrations according to the liturgical books proper to the Anglican tradition, which have been approved by the Holy See, so as to maintain the liturgical, spiritual and pastoral traditions of the Anglican Communion within the Catholic Church, as a precious gift nourishing the faith of the members of the Ordinariate and as a treasure to be shared.
IV. A Personal Ordinariate is entrusted to the pastoral care of an Ordinary appointed by the Roman Pontiff.
V. The power (potestas) of the Ordinary is:
a. ordinary: connected by the law itself to the office entrusted to him by the Roman Pontiff, for both the internal forum and external forum;
b. vicarious: exercised in the name of the Roman Pontiff;
c. personal: exercised over all who belong to the Ordinariate;
This power is to be exercised jointly with that of the local Diocesan Bishop, in those cases provided for in the Complementary Norms.
VI. §1 Those who ministered as Anglican deacons, priests, or bishops, and who fulfill the requisites established by canon law13 and are not impeded by irregularities or other impediments14 may be accepted by the Ordinary as candidates for Holy Orders in the Catholic Church. In the case of married ministers, the norms established in the Encyclical Letter of Pope Paul VI Sacerdotalis coelibatus, n. 4215 and in the Statement In June16 are to be observed. Unmarried ministers must submit to the norm of clerical celibacy of CIC can. 277, §1.
§2. The Ordinary, in full observance of the discipline of celibate clergy in the Latin Church, as a rule (pro regula) will admit only celibate men to the order of presbyter. He may also petition the Roman Pontiff, as a derogation from can. 277, §1, for the admission of married men to the order of presbyter on a case by case basis, according to objective criteria approved by the Holy See.
§3. Incardination of clerics will be regulated according to the norms of canon law.
§4. Priests incardinated into an Ordinariate, who constitute the presbyterate of the Ordinariate, are also to cultivate bonds of unity with the presbyterate of the Diocese in which they exercise their ministry. They should promote common pastoral and charitable initiatives and activities, which can be the object of agreements between the Ordinary and the local Diocesan Bishop.
§5. Candidates for Holy Orders in an Ordinariate should be prepared alongside other seminarians, especially in the areas of doctrinal and pastoral formation. In order to address the particular needs of seminarians of the Ordinariate and formation in Anglican patrimony, the Ordinary may also establish seminary programs or houses of formation which would relate to existing Catholic faculties of theology.
VII. The Ordinary, with the approval of the Holy See, can erect new Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, with the right to call their members to Holy Orders, according to the norms of canon law. Institutes of Consecrated Life originating in the Anglican Communion and entering into full communion with the Catholic Church may also be placed under his jurisdiction by mutual consent.
VIII. §1. The Ordinary, according to the norm of law, after having heard the opinion of the Diocesan Bishop of the place, may erect, with the consent of the Holy See, personal parishes for the faithful who belong to the Ordinariate.
§2. Pastors of the Ordinariate enjoy all the rights and are held to all the obligations established in the Code of Canon Law and, in cases established by the Complementary Norms, such rights and obligations are to be exercised in mutual pastoral assistance together with the pastors of the local Diocese where the personal parish of the Ordinariate has been established.
IX. Both the lay faithful as well as members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, originally part of the Anglican Communion, who wish to enter the Personal Ordinariate, must manifest this desire in writing.
X. §1. The Ordinary is aided in his governance by a Governing Council with its own statutes approved by the Ordinary and confirmed by the Holy See.17
§2. The Governing Council, presided over by the Ordinary, is composed of at least six priests. It exercises the functions specified in the Code of Canon Law for the Presbyteral Council and the College of Consultors, as well as those areas specified in the Complementary Norms.
§3. The Ordinary is to establish a Finance Council according to the norms established by the Code of Canon Law which will exercise the duties specified therein.18
§4. In order to provide for the consultation of the faithful, a Pastoral Council is to be constituted in the Ordinariate.19
XI. Every five years the Ordinary is required to come to Rome for an ad limina Apostolorum visit and present to the Roman Pontiff, through the Congregation for the Doctrine of the Faith and in consultation with the Congregation for Bishops and the Congregation for the Evangelization of Peoples, a report on the status of the Ordinariate.
XII. For judicial cases, the competent tribunal is that of the Diocese in which one of the parties is domiciled, unless the Ordinariate has constituted its own tribunal, in which case the tribunal of second instance is the one designated by the Ordinariate and approved by the Holy See.
XIII. The Decree establishing an Ordinariate will determine the location of the See and, if appropriate, the principal church.
We desire that our dispositions and norms be valid and effective now and in the future, notwithstanding, should it be necessary, the Apostolic Constitutions and ordinances issued by our predecessors, or any other prescriptions, even those requiring special mention or derogation.
Given in Rome, at St. Peter’s, on November 4, 2009, the Memorial of St. Charles Borromeo.
BENEDICTUS PP XVI
_________________
1 Cf. Second Vatican Council, Dogmatic Constitution Lumen gentium, 23; Congregation for the Doctrine of the Faith, Letter Communionis notio, 12; 13.
2 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 4; Decree Unitatis redintegratio, 2.
3 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 1.
4 Decree Unitatis redintegratio, 1.
5 Cf. Jn 17:20-21; Decree Unitatis redintegratio, 2.
6 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 13.
7 Cf. ibid; Acts 2:42.
8 Cf. Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8; Letter Communionis notio, 4.
9 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8.
10 Cf. CIC, can. 205; Dogmatic Constitution Lumen gentium, 13; 14; 21; 22; Decree Unitatis redintegratio, 2; 3; 4; 15; 20; Decree Christus Dominus, 4; Decree Ad gentes, 22.
11 Dogmatic Constitution Lumen gentium, 8.
12 Cf. John Paul II, Ap. Const. Spirituali militium curae, 21 April 1986, I § 1.
13 Cf. CIC, cann. 1026-1032.
14 Cf. CIC, cann. 1040-1049.
15 Cf. AAS 59 (1967) 674.
16 Cf. Congregation for the Doctrine of the Faith, Statement of 1 April 1981, in Enchiridion Vaticanum 7, 1213.
17 Cf. CIC, cann. 495-502.
18 Cf. CIC, cann. 492-494.
19 Cf. CIC, can. 511.
[01640-02.01] [Original text: English]
COMPLEMENTARY NORMS FOR THE APOSTOLIC CONSTITUTION ANGLICANORUM COETIBUS
William Card. Levada
13:02 09/11/2009
Jurisdiction of the Holy See
Article 1
Each Ordinariate is subject to the Congregation for the Doctrine of the Faith. It maintains close relations with the other Roman Dicasteries in accordance with their competence.
Relations with Episcopal Conferences and Diocesan Bishops
Article 2
§1. The Ordinary follows the directives of the national Episcopal Conference insofar as this is consistent with the norms contained in the Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus.
§2. The Ordinary is a member of the respective Episcopal Conference.
Article 3
The Ordinary, in the exercise of this office, must maintain close ties of communion with the Bishop of the Diocese in which the Ordinariate is present in order to coordinate its pastoral activity with the pastoral program of the Diocese.
The Ordinary
Article 4
§1. The Ordinary may be a bishop or a presbyter appointed by the Roman Pontiff ad nutum Sanctae Sedis, based on a terna presented by the Governing Council. Canons 383-388, 392-394, and 396-398 of the Code of Canon Law apply to him.
§2. The Ordinary has the faculty to incardinate in the Ordinariate former Anglican ministers who have entered into full communion with the Catholic Church, as well as candidates belonging to the Ordinariate and promoted to Holy Orders by him.
§3. Having first consulted with the Episcopal Conference and obtained the consent of the Governing Council and the approval of the Holy See, the Ordinary can erect as needed territorial deaneries supervised by a delegate of the Ordinary covering the faithful of multiple personal parishes.
The Faithful of the Ordinariate
Article 5
§1. The lay faithful originally of the Anglican tradition who wish to belong to the Ordinariate, after having made their Profession of Faith and received the Sacraments of Initiation, with due regard for Canon 845, are to be entered in the apposite register of the Ordinariate. Those baptized previously as Catholics outside the Ordinariate are not ordinarily eligible for membership, unless they are members of a family belonging to the Ordinariate.
§2. Lay faithful and members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, when they collaborate in pastoral or charitable activities, whether diocesan or parochial, are subject to the Diocesan Bishop or to the pastor of the place; in which case the power of the Diocesan Bishop or pastor is exercised jointly with that of the Ordinary and the pastor of the Ordinariate.
The Clergy
Article 6
§1. In order to admit candidates to Holy Orders the Ordinary must obtain the consent of the Governing Council. In consideration of Anglican ecclesial tradition and practice, the Ordinary may present to the Holy Father a request for the admission of married men to the presbyterate in the Ordinariate, after a process of discernment based on objective criteria and the needs of the Ordinariate. These objective criteria are determined by the Ordinary in consultation with the local Episcopal Conference and must be approved by the Holy See.
§2. Those who have been previously ordained in the Catholic Church and subsequently have become Anglicans, may not exercise sacred ministry in the Ordinariate. Anglican clergy who are in irregular marriage situations may not be accepted for Holy Orders in the Ordinariate.
§3. Presbyters incardinated in the Ordinariate receive the necessary faculties from the Ordinary.
Article 7
§1. The Ordinary must ensure that adequate remuneration be provided to the clergy incardinated in the Ordinariate, and must provide for their needs in the event of sickness, disability, and old age.
§2. The Ordinary will enter into discussion with the Episcopal Conference about resources and funds which might be made available for the care of the clergy of the Ordinariate.
§3. When necessary, priests, with the permission of the Ordinary, may engage in a secular profession compatible with the exercise of priestly ministry (cf. CIC, can. 286).
Article 8
§1. The presbyters, while constituting the presbyterate of the Ordinariate, are eligible for membership in the Presbyteral Council of the Diocese in which they exercise pastoral care of the faithful of the Ordinariate (cf. CIC, can. 498, §2).
§2. Priests and Deacons incardinated in the Ordinariate may be members of the Pastoral Council of the Diocese in which they exercise their ministry, in accordance with the manner determined by the Diocesan Bishop (cf. CIC, can. 512, §1).
Article 9
§1. The clerics incardinated in the Ordinariate should be available to assist the Diocese in which they have a domicile or quasi-domicile, where it is deemed suitable for the pastoral care of the faithful. In such cases they are subject to the Diocesan Bishop in respect to that which pertains to the pastoral charge or office they receive.
§2. Where and when it is deemed suitable, clergy incardinated in a Diocese or in an Institute of Consecrated Life or a Society of Apostolic Life, with the written consent of their respective Diocesan Bishop or their Superior, can collaborate in the pastoral care of the Ordinariate. In such case they are subject to the Ordinary in respect to that which pertains to the pastoral charge or office they receive.
§3. In the cases treated in the preceding paragraphs there should be a written agreement between the Ordinary and the Diocesan Bishop or the Superior of the Institute of Consecrated Life or the Moderator of the Society of Apostolic Life, in which the terms of collaboration and all that pertains to the means of support are clearly established.
Article 10
§1. Formation of the clergy of the Ordinariate should accomplish two objectives: 1) joint formation with diocesan seminarians in accordance with local circumstances; 2) formation, in full harmony with Catholic tradition, in those aspects of the Anglican patrimony that are of particular value.
§2. Candidates for priestly ordination will receive their theological formation with other seminarians at a seminary or a theological faculty in conformity with an agreement concluded between the Ordinary and, respectively, the Diocesan Bishop or Bishops concerned. Candidates may receive other aspects of priestly formation at a seminary program or house of formation established, with the consent of the Governing Council, expressly for the purpose of transmitting Anglican patrimony.
§3. The Ordinariate must have its own Program of Priestly Formation, approved by the Holy See; each house of formation should draw up its own rule, approved by the Ordinary (cf. CIC, can. 242, §1).
§4. The Ordinary may accept as seminarians only those faithful who belong to a personal parish of the Ordinariate or who were previously Anglican and have established full communion with the Catholic Church.
§5. The Ordinariate sees to the continuing formation of its clergy, through their participation in local programs provided by the Episcopal Conference and the Diocesan Bishop.
Former Anglican Bishops
Article 11
§1. A married former Anglican Bishop is eligible to be appointed Ordinary. In such a case he is to be ordained a priest in the Catholic Church and then exercises pastoral and sacramental ministry within the Ordinariate with full jurisdictional authority.
§2. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate may be called upon to assist the Ordinary in the administration of the Ordinariate.
§3. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate may be invited to participate in the meetings of the Bishops’ Conference of the respective territory, with the equivalent status of a retired bishop.
§4. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate and who has not been ordained as a bishop in the Catholic Church, may request permission from the Holy See to use the insignia of the episcopal office.
The Governing Council
Article 12
§1. The Governing Council, in accord with Statutes which the Ordinary must approve, will have the rights and responsibilities accorded by the Code of Canon Law to the College of Consultors and the Presbyteral Council.
§2. In addition to these responsibilities, the Ordinary needs the consent of the Governing Council to:
a) admit a candidate to Holy Orders;
b) erect or suppress a personal parish;
c) erect or suppress a house of formation;
d) approve a program of formation.
§3. The Ordinary also consults the Governing Council concerning the pastoral activities of the Ordinariate and the principles governing the formation of clergy.
§4. The Governing Council has a deliberative vote:
a. when choosing a terna of names to submit to the Holy See for the appointment of the Ordinary;
b. when proposing changes to the Complementary Norms of the Ordinariate to present to the Holy See;
c. when formulating the Statutes of the Governing Council, the Statutes of the Pastoral Council, and the Rule for houses of formation.
§ 5. The Governing Council is composed according to the Statutes of the Council. Half of the membership is elected by the priests of the Ordinariate.
The Pastoral Council
Article 13
§1. The Pastoral Council, constituted by the Ordinary, offers advice regarding the pastoral activity of the Ordinariate.
§2. The Pastoral Council, whose president is the Ordinary, is governed by Statutes approved by the Ordinary.
The Personal Parishes
Article 14
§1. The pastor may be assisted in the pastoral care of the parish by a parochial vicar, appointed by the Ordinary; a pastoral council and a finance council must be established in the parish.
§2. If there is no vicar, in the event of absence, incapacity, or death of the pastor, the pastor of the territorial parish in which the church of the personal parish is located can exercise his faculties as pastor so as to supply what is needed.
§3. For the pastoral care of the faithful who live within the boundaries of a Diocese in which no personal parish has been erected, the Ordinary, having heard the opinion of the local Diocesan Bishop, can make provisions for quasi-parishes (cf. CIC, can. 516, §1).
The Supreme Pontiff Benedict XVI, at the Audience granted to the undersigned Cardinal Prefect, approved these Complementary Norms for the Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus, adopted in the Ordinary Session of the Congregation, and ordered their publication.
Rome, from the Offices of the Congregation for the Doctrine of the Faith, November 4, 2009, the Memorial of St. Charles Borromeo.
Article 1
Each Ordinariate is subject to the Congregation for the Doctrine of the Faith. It maintains close relations with the other Roman Dicasteries in accordance with their competence.
Relations with Episcopal Conferences and Diocesan Bishops
Article 2
§1. The Ordinary follows the directives of the national Episcopal Conference insofar as this is consistent with the norms contained in the Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus.
§2. The Ordinary is a member of the respective Episcopal Conference.
Article 3
The Ordinary, in the exercise of this office, must maintain close ties of communion with the Bishop of the Diocese in which the Ordinariate is present in order to coordinate its pastoral activity with the pastoral program of the Diocese.
The Ordinary
Article 4
§1. The Ordinary may be a bishop or a presbyter appointed by the Roman Pontiff ad nutum Sanctae Sedis, based on a terna presented by the Governing Council. Canons 383-388, 392-394, and 396-398 of the Code of Canon Law apply to him.
§2. The Ordinary has the faculty to incardinate in the Ordinariate former Anglican ministers who have entered into full communion with the Catholic Church, as well as candidates belonging to the Ordinariate and promoted to Holy Orders by him.
§3. Having first consulted with the Episcopal Conference and obtained the consent of the Governing Council and the approval of the Holy See, the Ordinary can erect as needed territorial deaneries supervised by a delegate of the Ordinary covering the faithful of multiple personal parishes.
The Faithful of the Ordinariate
Article 5
§1. The lay faithful originally of the Anglican tradition who wish to belong to the Ordinariate, after having made their Profession of Faith and received the Sacraments of Initiation, with due regard for Canon 845, are to be entered in the apposite register of the Ordinariate. Those baptized previously as Catholics outside the Ordinariate are not ordinarily eligible for membership, unless they are members of a family belonging to the Ordinariate.
§2. Lay faithful and members of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, when they collaborate in pastoral or charitable activities, whether diocesan or parochial, are subject to the Diocesan Bishop or to the pastor of the place; in which case the power of the Diocesan Bishop or pastor is exercised jointly with that of the Ordinary and the pastor of the Ordinariate.
The Clergy
Article 6
§1. In order to admit candidates to Holy Orders the Ordinary must obtain the consent of the Governing Council. In consideration of Anglican ecclesial tradition and practice, the Ordinary may present to the Holy Father a request for the admission of married men to the presbyterate in the Ordinariate, after a process of discernment based on objective criteria and the needs of the Ordinariate. These objective criteria are determined by the Ordinary in consultation with the local Episcopal Conference and must be approved by the Holy See.
§2. Those who have been previously ordained in the Catholic Church and subsequently have become Anglicans, may not exercise sacred ministry in the Ordinariate. Anglican clergy who are in irregular marriage situations may not be accepted for Holy Orders in the Ordinariate.
§3. Presbyters incardinated in the Ordinariate receive the necessary faculties from the Ordinary.
Article 7
§1. The Ordinary must ensure that adequate remuneration be provided to the clergy incardinated in the Ordinariate, and must provide for their needs in the event of sickness, disability, and old age.
§2. The Ordinary will enter into discussion with the Episcopal Conference about resources and funds which might be made available for the care of the clergy of the Ordinariate.
§3. When necessary, priests, with the permission of the Ordinary, may engage in a secular profession compatible with the exercise of priestly ministry (cf. CIC, can. 286).
Article 8
§1. The presbyters, while constituting the presbyterate of the Ordinariate, are eligible for membership in the Presbyteral Council of the Diocese in which they exercise pastoral care of the faithful of the Ordinariate (cf. CIC, can. 498, §2).
§2. Priests and Deacons incardinated in the Ordinariate may be members of the Pastoral Council of the Diocese in which they exercise their ministry, in accordance with the manner determined by the Diocesan Bishop (cf. CIC, can. 512, §1).
Article 9
§1. The clerics incardinated in the Ordinariate should be available to assist the Diocese in which they have a domicile or quasi-domicile, where it is deemed suitable for the pastoral care of the faithful. In such cases they are subject to the Diocesan Bishop in respect to that which pertains to the pastoral charge or office they receive.
§2. Where and when it is deemed suitable, clergy incardinated in a Diocese or in an Institute of Consecrated Life or a Society of Apostolic Life, with the written consent of their respective Diocesan Bishop or their Superior, can collaborate in the pastoral care of the Ordinariate. In such case they are subject to the Ordinary in respect to that which pertains to the pastoral charge or office they receive.
§3. In the cases treated in the preceding paragraphs there should be a written agreement between the Ordinary and the Diocesan Bishop or the Superior of the Institute of Consecrated Life or the Moderator of the Society of Apostolic Life, in which the terms of collaboration and all that pertains to the means of support are clearly established.
Article 10
§1. Formation of the clergy of the Ordinariate should accomplish two objectives: 1) joint formation with diocesan seminarians in accordance with local circumstances; 2) formation, in full harmony with Catholic tradition, in those aspects of the Anglican patrimony that are of particular value.
§2. Candidates for priestly ordination will receive their theological formation with other seminarians at a seminary or a theological faculty in conformity with an agreement concluded between the Ordinary and, respectively, the Diocesan Bishop or Bishops concerned. Candidates may receive other aspects of priestly formation at a seminary program or house of formation established, with the consent of the Governing Council, expressly for the purpose of transmitting Anglican patrimony.
§3. The Ordinariate must have its own Program of Priestly Formation, approved by the Holy See; each house of formation should draw up its own rule, approved by the Ordinary (cf. CIC, can. 242, §1).
§4. The Ordinary may accept as seminarians only those faithful who belong to a personal parish of the Ordinariate or who were previously Anglican and have established full communion with the Catholic Church.
§5. The Ordinariate sees to the continuing formation of its clergy, through their participation in local programs provided by the Episcopal Conference and the Diocesan Bishop.
Former Anglican Bishops
Article 11
§1. A married former Anglican Bishop is eligible to be appointed Ordinary. In such a case he is to be ordained a priest in the Catholic Church and then exercises pastoral and sacramental ministry within the Ordinariate with full jurisdictional authority.
§2. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate may be called upon to assist the Ordinary in the administration of the Ordinariate.
§3. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate may be invited to participate in the meetings of the Bishops’ Conference of the respective territory, with the equivalent status of a retired bishop.
§4. A former Anglican Bishop who belongs to the Ordinariate and who has not been ordained as a bishop in the Catholic Church, may request permission from the Holy See to use the insignia of the episcopal office.
The Governing Council
Article 12
§1. The Governing Council, in accord with Statutes which the Ordinary must approve, will have the rights and responsibilities accorded by the Code of Canon Law to the College of Consultors and the Presbyteral Council.
§2. In addition to these responsibilities, the Ordinary needs the consent of the Governing Council to:
a) admit a candidate to Holy Orders;
b) erect or suppress a personal parish;
c) erect or suppress a house of formation;
d) approve a program of formation.
§3. The Ordinary also consults the Governing Council concerning the pastoral activities of the Ordinariate and the principles governing the formation of clergy.
§4. The Governing Council has a deliberative vote:
a. when choosing a terna of names to submit to the Holy See for the appointment of the Ordinary;
b. when proposing changes to the Complementary Norms of the Ordinariate to present to the Holy See;
c. when formulating the Statutes of the Governing Council, the Statutes of the Pastoral Council, and the Rule for houses of formation.
§ 5. The Governing Council is composed according to the Statutes of the Council. Half of the membership is elected by the priests of the Ordinariate.
The Pastoral Council
Article 13
§1. The Pastoral Council, constituted by the Ordinary, offers advice regarding the pastoral activity of the Ordinariate.
§2. The Pastoral Council, whose president is the Ordinary, is governed by Statutes approved by the Ordinary.
The Personal Parishes
Article 14
§1. The pastor may be assisted in the pastoral care of the parish by a parochial vicar, appointed by the Ordinary; a pastoral council and a finance council must be established in the parish.
§2. If there is no vicar, in the event of absence, incapacity, or death of the pastor, the pastor of the territorial parish in which the church of the personal parish is located can exercise his faculties as pastor so as to supply what is needed.
§3. For the pastoral care of the faithful who live within the boundaries of a Diocese in which no personal parish has been erected, the Ordinary, having heard the opinion of the local Diocesan Bishop, can make provisions for quasi-parishes (cf. CIC, can. 516, §1).
The Supreme Pontiff Benedict XVI, at the Audience granted to the undersigned Cardinal Prefect, approved these Complementary Norms for the Apostolic Constitution Anglicanorum coetibus, adopted in the Ordinary Session of the Congregation, and ordered their publication.
Rome, from the Offices of the Congregation for the Doctrine of the Faith, November 4, 2009, the Memorial of St. Charles Borromeo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn cha Phêrô Nguyễn Văn Hữu chánh xứ Bàu Sen Quảng Bình
LM. Phêrô Nguyễn Văn Khải
07:39 09/11/2009
Vài nét hình thành và phát triển của ban Chung Sự Hiếu Đạo tại Giáo Xứ Chính Tòa Phú Cam, Huế
Trương Trí
09:51 09/11/2009
THÁNG CẦU NGUYỆN CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN.
BỔN MẠNG BAN CHUNG SỰ HIẾU ĐẠO GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM.
Vài nét hình thành và phát triển của ban CHUNG SỰ HIẾU ĐẠO:
Sau 30/4/1975, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhất là giáo dân Phủ cam đa số là những thành phần “ngụy quân ngụy quyền”, đi cải tạo về lại càng khó khăn hơn nữa. Mỗi khi trong gia đình có người nằm xuống, vừa bi thương của cảnh mất mát người thân lại vừa phải lo những chi phí tống táng. Vào thời điểm đó, tại Phủ cam có 2 đội âm công, một đội dùng cho những đám tang thuộc gia đình khá giả, một đội được phục vụ cho những gia đình neo đơn hoặc nghèo khó. Tang gia phải trả tiền công phục vụ, tang gia nào nào không chu đáo phải chịu nhiều hất hủi, phân biệt, đã có lúc đội âm công bỏ lại dụng cụ tại nghĩa trang, mặc cho các chức việc của hội đồng giáo xứ lo mang về, chỉ vì tang gia trả tiền thù lao không thỏa đáng.
Xem hình bấm vào đây
Xuất phát từ những việc làm trái đạo nghĩa đó, cố linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Kim Bính đã cùng với những thành viên nhiệt tình và đạo đức trong hội đồng giáo xứ, sau nhiều bàn bạc đã quyết định thành lập ban Chung sự hiếu đạo. Cha quản xứ và hội đồng giáo xứ đã công bố”LỜI MỜI GỌI” gởi đến cộng đoàn, kêu gọi tham gia.Trong đó có những quy định được áp dụng cho đến hôm nay:- Phục vụ anh chị em giáo dân, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn. Phục vụ với lòng mến Chúa yêu người, hoàn toàn vì bác ái chứ không nhận tiền thù lao hay bồi dưỡng. Lời mời gọi này được soạn thảo chặt chẻ và nghiêm ngặt, được lập thành văn bản và trình lên Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê, và Ngài đã phê duyệt vào văn bản như sau: “Táng xác là việc đạo đức yêu người hằng được Dân Chúa tuân giữ, ở thời cựu ước cũng như tân ước. Cách riêng xác Kitô hữu đã nhiều lần được xức Dầu Thánh hiến, đã thuộc về Thiên Chúa và ngày sau được sống lại vinh hiển muôn đời.Hôm nay, chúng ta cung kính chôn xác người anh chị em, ngày sau những anh chị em khác sẽ thương mến chôn xác chúng ta và cùng nhau chờ đợi vinh quang của con cái Chúa trong ngày Cánh chung. Nay tôi vui lòng duyệt y những quy định trên đây và xin Chúa chúc lành cho những ai thi hành việc đạo đức bác ái này”.
Tuy vậy, trên danh nghĩa chỉ là kiện toàn lại ban âm công, do những tế nhị trong lúc có nhiều biến cố chính trị, nhất là những thành viên của ban Chung sự hiếu đạo lúc đó hầu hết là những”ngụy quân ngụy quyền”. Ngoài ra còn bị phản ứng của những người trong ban âm công củ khi họ bị mất nghề nghiệp làm ăn, nhưng với quyết tâm của cha quản xứ, hội đồng giáo xứ và trên 100 thành viên ký tên vào nên mọi việc đều dần ổn định và đi vào nề nếp. Bước đầu được chia thành 5 phiên, với tinh thần phục vụ bác ái không vụ lợi, được sự tín nhiệm của mọi người. Theo ông Nguyễn đình Lục chủ tịch hội đồng giáo xứ, là thành viên sáng lập và soạn thảo quy định thành lập ban Chung sự hiếu đạo kể lại: do không được phép ăn uống bất cứ thứ gì của tang gia, nên khi gặp những đám phải gánh đường xa, anh em rất vất vả nhưng vẫn không bao giờ than vãn. Hầu hết thành viên vào lúc đó là những người thuộc chế độ củ, đi cải tạo về, công việc không có. Nhiều người đạp xe thồ, kéo xe ba gác, có người đi đãi vàng, có người đi tìm trầm v.v...Nói chung hoàn cảnh ai cũng vất vả nhưng đều rất nhiệt tình và hăng say với công việc bác ái. Hiện nay, những thành viên kỳ cựu đều đang định cư ở Mỹ theo diện H.O.
Từ con số thành viên chỉ hơn 100 người ban đầu, làm việc với tất cả lòng nhiệt thành, dần dà phát triển lớn mạnh. Đến nay, toàn ban có gần 400 thành viên, là những thành phần nòng cốt của giáo xứ, được chia thành 6 phiên chính, điều hành rất quy củ, mỗi phiên có trưởng phó phiên, có cai giang riêng. Ngoài ra còn có phiên 7, là những tình nguyện viên từ các phiên, chuyên lo phục vụ những gia đình lương dân, những gia đình cán bộ nhà nước khi có nhu cầu, các gia đình ở những giáo xứ khác, nhất là lo phục vụ đám tang các linh mục, các tu sĩ nam nữ các dòng tu. Vất vả nhất là phục vụ các đám tang của gia đình lương dân, do họ xem giờ động quan, hạ huyệt nên nhiều lúc anh em phải chịu đói khi thời gian kéo dài quá lâu, nhưng vẫn giữ đúng quy định không được phép ăn uống thứ gì của tang gia. Tất cả mọi việc làm đều với một lòng vì Chứng nhân cho Tin mừng.
Không những phục vụ trong ban Chung sự, anh em hầu hết đều là thành viên của các ban ngành, hội đoàn, tình nguyện tham gia phục vụ. Do đó, ban Chung sự là những nòng cốt, là lực lượng chính trong tất cả các hoạt động của Tổng Giáo phận, tham gia giữ gìn an ninh trật tự cho các đại lễ như Đại hội La vang v.v...
Đối với giáo xứ chính tòa Phủ cam, ngày lễ các Đẳng linh hồn là ngày Tết của các linh hồn, họ mong chờ đến ngày này để được nhiều lời cầu nguyện, hầu được hưởng vinh quang trước Tôn Nhan Chúa. Ban Chung sự với thánh hiệu bổn mạng là TÔBIA PHỤC VỤ, chọn ngày bổn mạng là ngày chủ nhật tiếp sau ngày lễ Các Đẳng, anh em cũng chung hưởng ngày Tết với các Đẳng rất hoành tráng, trong tinh thần yêu thương, đoàn kết, giúp đở nhau và hòa đồng với mọi người.
Mừng lễ bổn mạng với tinh thần Tôbia phục vụ:
Sáng chủ nhật 8.11, tất cả mọi thành viên ban Chung Sự Hiếu Đạo đều tươm tất trong trang phục đẹp đẻ, không như những ngày bận rộn với công việc phục vụ. Nghiêm trang trong đoàn rước linh mục chủ tế, để long trọng dâng thánh lễ mừng bổn mạng. Mở đầu thánh lễ, linh mục phó xứ F.X. Nguyễn văn Thương đã nói:” Hôm nay là ngày bổn mạng của anh em Chung Sự hiếu đạo. Toàn thể giáo xứ chia vui với anh em trong ngày bổn mạng, đồng thời nhờ ơn Chúa giúp, anh em luôn là những người phục vụ đầy hy sinh ngõ hầu những giá trị Tin mừng không ngừng được lan rộng”. Trong bài giảng lễ, Ngài đã nhấn mạnh việc Chúa Giêsu đề cao việc người đàn bà góa dâng cung đồng tiền xu nhỏ bé, nhưng với cả tấm lòng, với tất cả những gì mình có, chứ không như những số tiền to lớn của những người giàu có, họ cho những của dư thừa. Ngài nói:” Công lao cũng như sự hy sinh của anh em Chung sự hiếu đạo là không nhỏ. Có những phiên, anh em phải thức dậy sớm từ 3 giờ hay 3 giờ rưỡi sáng trong tiết trời lạnh giá, đường sá xa xôi hiểm trở, nhưng anh em vẫn phục vụ một cách vui vẻ. Đó là công việc cao quý, đòi hỏi sự hy sinh rất lớn. Chúa Giêsu nhìn thấy tấm lòng của bà góa trong Tin mừng, vì bà quãng đại dâng hết cho Chúa. Hôm nay, Chúa Giêsu đang thấy tấm lòng quãng đại đầy hy sinh của anh em. Ước mong sự hy sinh của anh em được thể hiện trọn vẹn trong lời kinh của người phục vụ tống tang trước lúc di quan:” Lạy Chúa, xin cho chúng con đầy tinh thần mến Chúa yêu người, biết gánh gánh nặng cho nhau, biết khóc với người khóc trong cảnh tang sầu tử biệt”.
Thật vậy, anh em chung sự phần lớn đều là những người không phải giàu có gì, họ không phải dư ăn dư để rồi làm những việc không công. Tất cả chỉ vì lòng Kính mến Chúa và yêu người, họ phục vụ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn của chính gia đình.
Với tất cả sự trân trọng đối với công việc của ban Chung sự, sau thánh lễ, linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã thay mặt giáo xứ biểu dương và cảm ơn anh em. Đồng thời, Ngài cũng nhắc lại việc cố linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Kim Bính đã thành lập ban Chung sự hiếu đạo ngày 31.10.1982, một ngày trước khi bước vào tháng các đẳng linh hồn. Được sự phê duyệt và chúc lành của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê. Trãi qua suốt 27 năm phục vụ, không màng của cải vật chất, mà chỉ với một lòng nhân đức yêu người thuần khiết. Với vô vàn lao nhọc, nhưng nhờ ơn Chúa ban xuống dồi dào, nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu trong giáo xứ đã về hưởng Nhan Thánh Chúa. Hôm nay, ban Chung sự đã càng ngày càng vững mạnh.
Ông Phạm Văn Kết, trưởng ban đã thay mặt toàn ban chung sự hiếu đạo cảm ơn cha quản xứ, các cha phó xứ, hội đồng giáo xứ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã luôn quan tâm nâng đở, cầu nguyện cho anh em trong ban chung sự. Đồng thời thay mặt ban điều hành báo cáo những đóng góp của anh em trong thời gian qua: gồm 865 đám tang đã phục vụ. Trong đó có 35 linh mục, 7 thầy, 97 nữ tu, 35 anh em chung sự viên. Đặc biệt, anh em được phục vụ đám tang của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê. Riêng phiên 7 được thành lập từ năm 2000, phục vụ hơn 60 gia đình lương dân ở nhiều nơi. Ngoài ra, còn có các mẹ Y tang cũng rất hăng hái và nhiệt tình trong việc giặt rửa trang phục cho anh em sau mỗi lần phục vụ. Những anh em cai giang được tập huấn rất bài bản, cha quản xứ luôn hiện diện trong các buổi họp ban điều hành cũng như mọi công tác tập huấn của anh em. Ngài luôn động viên và khích lệ tinh thần anh em.
Tiệc mừng bổn mạng do giáo xứ giúp đở kinh phí được tổ chức theo từng phiên, mỗi phiên tổ chức thật rộn ràng và đầy niềm vui, như là một ngày tết đặc biệt của riêng mình. Cha quản xứ, hai cha phó xứ, ban thường vụ hội đồng giáo xứ đã đến từng phiên thăm hỏi, chúc mừng và tặng hoa cho anh em. Đi đến nơi mới thấy được bầu khí yêu thương, đoàn kết của anh em. Có những bất ngờ khi có vài thành viên là người lương, nhưng thấy việc làm đầy tình người, không vụ lợi của anh em nên xin được tình nguyện tham gia.
Để kết thúc bài viết, xin được dâng lời kinh phục vụ của anh em ban Chung sự:
“ Lạy Chúa là cha nhân nhân lành, Chúa đã cho tổ phụ Tôbia để lại cho muôn đời con cháu một tấm gương quý đẹp, phục vụ tha nhân chôn cất người chết. Xin Chúa nhìn đến chúng con, những người trai tráng trong giáo xứ Phủ cam hôm nay đang tự nguyện dấn thân vào trong công việc cao quý, giúp đưa các kẻ qua đời đến nơi an nghỉ. Chúng con khẩn nài xin Chúa, chúc phúc lành cho chúng con, và cho chúng con nên những người đại độ dấn thân, phục vụ hết mình, kiên tâm bền chí. Xin cho chúng con được đầy tinh thần mến Chúa và yêu người, biết gánh gánh nặng cho nhau, biết khóc với người khóc trong cảnh tang sầu twr biệt, không trông một phần thwowngr nào khác, ngoài sự biết mình làm trọn ý Chúa, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con Amen.”
BỔN MẠNG BAN CHUNG SỰ HIẾU ĐẠO GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM.
Vài nét hình thành và phát triển của ban CHUNG SỰ HIẾU ĐẠO:
Sau 30/4/1975, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhất là giáo dân Phủ cam đa số là những thành phần “ngụy quân ngụy quyền”, đi cải tạo về lại càng khó khăn hơn nữa. Mỗi khi trong gia đình có người nằm xuống, vừa bi thương của cảnh mất mát người thân lại vừa phải lo những chi phí tống táng. Vào thời điểm đó, tại Phủ cam có 2 đội âm công, một đội dùng cho những đám tang thuộc gia đình khá giả, một đội được phục vụ cho những gia đình neo đơn hoặc nghèo khó. Tang gia phải trả tiền công phục vụ, tang gia nào nào không chu đáo phải chịu nhiều hất hủi, phân biệt, đã có lúc đội âm công bỏ lại dụng cụ tại nghĩa trang, mặc cho các chức việc của hội đồng giáo xứ lo mang về, chỉ vì tang gia trả tiền thù lao không thỏa đáng.
Xem hình bấm vào đây
Xuất phát từ những việc làm trái đạo nghĩa đó, cố linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Kim Bính đã cùng với những thành viên nhiệt tình và đạo đức trong hội đồng giáo xứ, sau nhiều bàn bạc đã quyết định thành lập ban Chung sự hiếu đạo. Cha quản xứ và hội đồng giáo xứ đã công bố”LỜI MỜI GỌI” gởi đến cộng đoàn, kêu gọi tham gia.Trong đó có những quy định được áp dụng cho đến hôm nay:- Phục vụ anh chị em giáo dân, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn. Phục vụ với lòng mến Chúa yêu người, hoàn toàn vì bác ái chứ không nhận tiền thù lao hay bồi dưỡng. Lời mời gọi này được soạn thảo chặt chẻ và nghiêm ngặt, được lập thành văn bản và trình lên Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê, và Ngài đã phê duyệt vào văn bản như sau: “Táng xác là việc đạo đức yêu người hằng được Dân Chúa tuân giữ, ở thời cựu ước cũng như tân ước. Cách riêng xác Kitô hữu đã nhiều lần được xức Dầu Thánh hiến, đã thuộc về Thiên Chúa và ngày sau được sống lại vinh hiển muôn đời.Hôm nay, chúng ta cung kính chôn xác người anh chị em, ngày sau những anh chị em khác sẽ thương mến chôn xác chúng ta và cùng nhau chờ đợi vinh quang của con cái Chúa trong ngày Cánh chung. Nay tôi vui lòng duyệt y những quy định trên đây và xin Chúa chúc lành cho những ai thi hành việc đạo đức bác ái này”.
Tuy vậy, trên danh nghĩa chỉ là kiện toàn lại ban âm công, do những tế nhị trong lúc có nhiều biến cố chính trị, nhất là những thành viên của ban Chung sự hiếu đạo lúc đó hầu hết là những”ngụy quân ngụy quyền”. Ngoài ra còn bị phản ứng của những người trong ban âm công củ khi họ bị mất nghề nghiệp làm ăn, nhưng với quyết tâm của cha quản xứ, hội đồng giáo xứ và trên 100 thành viên ký tên vào nên mọi việc đều dần ổn định và đi vào nề nếp. Bước đầu được chia thành 5 phiên, với tinh thần phục vụ bác ái không vụ lợi, được sự tín nhiệm của mọi người. Theo ông Nguyễn đình Lục chủ tịch hội đồng giáo xứ, là thành viên sáng lập và soạn thảo quy định thành lập ban Chung sự hiếu đạo kể lại: do không được phép ăn uống bất cứ thứ gì của tang gia, nên khi gặp những đám phải gánh đường xa, anh em rất vất vả nhưng vẫn không bao giờ than vãn. Hầu hết thành viên vào lúc đó là những người thuộc chế độ củ, đi cải tạo về, công việc không có. Nhiều người đạp xe thồ, kéo xe ba gác, có người đi đãi vàng, có người đi tìm trầm v.v...Nói chung hoàn cảnh ai cũng vất vả nhưng đều rất nhiệt tình và hăng say với công việc bác ái. Hiện nay, những thành viên kỳ cựu đều đang định cư ở Mỹ theo diện H.O.
Từ con số thành viên chỉ hơn 100 người ban đầu, làm việc với tất cả lòng nhiệt thành, dần dà phát triển lớn mạnh. Đến nay, toàn ban có gần 400 thành viên, là những thành phần nòng cốt của giáo xứ, được chia thành 6 phiên chính, điều hành rất quy củ, mỗi phiên có trưởng phó phiên, có cai giang riêng. Ngoài ra còn có phiên 7, là những tình nguyện viên từ các phiên, chuyên lo phục vụ những gia đình lương dân, những gia đình cán bộ nhà nước khi có nhu cầu, các gia đình ở những giáo xứ khác, nhất là lo phục vụ đám tang các linh mục, các tu sĩ nam nữ các dòng tu. Vất vả nhất là phục vụ các đám tang của gia đình lương dân, do họ xem giờ động quan, hạ huyệt nên nhiều lúc anh em phải chịu đói khi thời gian kéo dài quá lâu, nhưng vẫn giữ đúng quy định không được phép ăn uống thứ gì của tang gia. Tất cả mọi việc làm đều với một lòng vì Chứng nhân cho Tin mừng.
Không những phục vụ trong ban Chung sự, anh em hầu hết đều là thành viên của các ban ngành, hội đoàn, tình nguyện tham gia phục vụ. Do đó, ban Chung sự là những nòng cốt, là lực lượng chính trong tất cả các hoạt động của Tổng Giáo phận, tham gia giữ gìn an ninh trật tự cho các đại lễ như Đại hội La vang v.v...
Đối với giáo xứ chính tòa Phủ cam, ngày lễ các Đẳng linh hồn là ngày Tết của các linh hồn, họ mong chờ đến ngày này để được nhiều lời cầu nguyện, hầu được hưởng vinh quang trước Tôn Nhan Chúa. Ban Chung sự với thánh hiệu bổn mạng là TÔBIA PHỤC VỤ, chọn ngày bổn mạng là ngày chủ nhật tiếp sau ngày lễ Các Đẳng, anh em cũng chung hưởng ngày Tết với các Đẳng rất hoành tráng, trong tinh thần yêu thương, đoàn kết, giúp đở nhau và hòa đồng với mọi người.
Mừng lễ bổn mạng với tinh thần Tôbia phục vụ:
Sáng chủ nhật 8.11, tất cả mọi thành viên ban Chung Sự Hiếu Đạo đều tươm tất trong trang phục đẹp đẻ, không như những ngày bận rộn với công việc phục vụ. Nghiêm trang trong đoàn rước linh mục chủ tế, để long trọng dâng thánh lễ mừng bổn mạng. Mở đầu thánh lễ, linh mục phó xứ F.X. Nguyễn văn Thương đã nói:” Hôm nay là ngày bổn mạng của anh em Chung Sự hiếu đạo. Toàn thể giáo xứ chia vui với anh em trong ngày bổn mạng, đồng thời nhờ ơn Chúa giúp, anh em luôn là những người phục vụ đầy hy sinh ngõ hầu những giá trị Tin mừng không ngừng được lan rộng”. Trong bài giảng lễ, Ngài đã nhấn mạnh việc Chúa Giêsu đề cao việc người đàn bà góa dâng cung đồng tiền xu nhỏ bé, nhưng với cả tấm lòng, với tất cả những gì mình có, chứ không như những số tiền to lớn của những người giàu có, họ cho những của dư thừa. Ngài nói:” Công lao cũng như sự hy sinh của anh em Chung sự hiếu đạo là không nhỏ. Có những phiên, anh em phải thức dậy sớm từ 3 giờ hay 3 giờ rưỡi sáng trong tiết trời lạnh giá, đường sá xa xôi hiểm trở, nhưng anh em vẫn phục vụ một cách vui vẻ. Đó là công việc cao quý, đòi hỏi sự hy sinh rất lớn. Chúa Giêsu nhìn thấy tấm lòng của bà góa trong Tin mừng, vì bà quãng đại dâng hết cho Chúa. Hôm nay, Chúa Giêsu đang thấy tấm lòng quãng đại đầy hy sinh của anh em. Ước mong sự hy sinh của anh em được thể hiện trọn vẹn trong lời kinh của người phục vụ tống tang trước lúc di quan:” Lạy Chúa, xin cho chúng con đầy tinh thần mến Chúa yêu người, biết gánh gánh nặng cho nhau, biết khóc với người khóc trong cảnh tang sầu tử biệt”.
Thật vậy, anh em chung sự phần lớn đều là những người không phải giàu có gì, họ không phải dư ăn dư để rồi làm những việc không công. Tất cả chỉ vì lòng Kính mến Chúa và yêu người, họ phục vụ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn của chính gia đình.
Với tất cả sự trân trọng đối với công việc của ban Chung sự, sau thánh lễ, linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã thay mặt giáo xứ biểu dương và cảm ơn anh em. Đồng thời, Ngài cũng nhắc lại việc cố linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Kim Bính đã thành lập ban Chung sự hiếu đạo ngày 31.10.1982, một ngày trước khi bước vào tháng các đẳng linh hồn. Được sự phê duyệt và chúc lành của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê. Trãi qua suốt 27 năm phục vụ, không màng của cải vật chất, mà chỉ với một lòng nhân đức yêu người thuần khiết. Với vô vàn lao nhọc, nhưng nhờ ơn Chúa ban xuống dồi dào, nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu trong giáo xứ đã về hưởng Nhan Thánh Chúa. Hôm nay, ban Chung sự đã càng ngày càng vững mạnh.
Ông Phạm Văn Kết, trưởng ban đã thay mặt toàn ban chung sự hiếu đạo cảm ơn cha quản xứ, các cha phó xứ, hội đồng giáo xứ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã luôn quan tâm nâng đở, cầu nguyện cho anh em trong ban chung sự. Đồng thời thay mặt ban điều hành báo cáo những đóng góp của anh em trong thời gian qua: gồm 865 đám tang đã phục vụ. Trong đó có 35 linh mục, 7 thầy, 97 nữ tu, 35 anh em chung sự viên. Đặc biệt, anh em được phục vụ đám tang của Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê. Riêng phiên 7 được thành lập từ năm 2000, phục vụ hơn 60 gia đình lương dân ở nhiều nơi. Ngoài ra, còn có các mẹ Y tang cũng rất hăng hái và nhiệt tình trong việc giặt rửa trang phục cho anh em sau mỗi lần phục vụ. Những anh em cai giang được tập huấn rất bài bản, cha quản xứ luôn hiện diện trong các buổi họp ban điều hành cũng như mọi công tác tập huấn của anh em. Ngài luôn động viên và khích lệ tinh thần anh em.
Tiệc mừng bổn mạng do giáo xứ giúp đở kinh phí được tổ chức theo từng phiên, mỗi phiên tổ chức thật rộn ràng và đầy niềm vui, như là một ngày tết đặc biệt của riêng mình. Cha quản xứ, hai cha phó xứ, ban thường vụ hội đồng giáo xứ đã đến từng phiên thăm hỏi, chúc mừng và tặng hoa cho anh em. Đi đến nơi mới thấy được bầu khí yêu thương, đoàn kết của anh em. Có những bất ngờ khi có vài thành viên là người lương, nhưng thấy việc làm đầy tình người, không vụ lợi của anh em nên xin được tình nguyện tham gia.
Để kết thúc bài viết, xin được dâng lời kinh phục vụ của anh em ban Chung sự:
“ Lạy Chúa là cha nhân nhân lành, Chúa đã cho tổ phụ Tôbia để lại cho muôn đời con cháu một tấm gương quý đẹp, phục vụ tha nhân chôn cất người chết. Xin Chúa nhìn đến chúng con, những người trai tráng trong giáo xứ Phủ cam hôm nay đang tự nguyện dấn thân vào trong công việc cao quý, giúp đưa các kẻ qua đời đến nơi an nghỉ. Chúng con khẩn nài xin Chúa, chúc phúc lành cho chúng con, và cho chúng con nên những người đại độ dấn thân, phục vụ hết mình, kiên tâm bền chí. Xin cho chúng con được đầy tinh thần mến Chúa và yêu người, biết gánh gánh nặng cho nhau, biết khóc với người khóc trong cảnh tang sầu twr biệt, không trông một phần thwowngr nào khác, ngoài sự biết mình làm trọn ý Chúa, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con Amen.”
Tĩnh tâm Linh Mục tại giáo phận Thái Bình
Trường Giang
10:46 09/11/2009
KỲ TĨNH TÂM NĂM CỦA LINH MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Sáng nay, thứ Hai 09/11/2009; 63 linh mục trong tổng số 70 linh mục giáo phận Thái Bình (4 linh mục đang du học nước ngoài, 3 linh mục vì lý do sức khỏe) hội tụ tại Tòa Giám Mục tĩnh tâm, sau một năm miệt mài với công việc mục vụ cho cộng đoàn giáo dân các xứ đạo trong toàn giáo phận. Có thể nói đây là kỳ tĩnh tâm đặc biệt quan trọng đối với giáo phận Thái Bình, vì nó đánh dấu một bước ngoặt mới, một đường hướng mới cho giáo phận, qua sự lèo lái của Đức Giám mục giáo phận.
Đồng hành với các linh mục trong tuần tĩnh tâm này là chính Đức Giám mục giáo phận, Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ. Chương trình đã hoạch định, các linh mục sẽ tĩnh tâm từ 8h00 sáng ngày 09/11, kết thúc bằng một thánh lễ truyền chức phó tế cho các thày đã mãn khóa đào tạo tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội vào lúc 6h00 sáng 14/11/2009.
Hôm nay ngày đầu tiên bắt đầu tuần tĩnh tâm, Đức Giám mục giáo phận cử hành thánh lễ xin ơn Chúa Thánh Thần và cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho giáo phận, đặc biệt cho các cha trong tuần tĩnh tâm. Mở đầu thánh lễ, Đức cha
mời gọi các cha dâng lên Chúa Thánh Thần tất cả lời nói, hành động của mình, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy, soi sáng và hướng dẫn để anh em linh mục nhìn nhận và kiểm điểm tâm hồn mình trước mặt Thiên Chúa trong suốt năm qua. Đồng thời các linh mục cùng với Giám mục của mình xây dựng một đường hướng mới cho giáo phận qua cuốn “Chỉ nam giáo phận Thái Bình”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha nói đến sự thánh thiện của các linh mục có liên quan đến tha nhân, khi một linh mục nên thánh thì bao nhiêu linh hồn, bao nhiêu người trong giáo xứ cũng được nên thánh, và ngược lại, vì không một linh mục nào nên thánh một mình, sự nên thánh của linh mục bản chất là gắn liền với giáo dân và các linh hồn. Bên cạnh đó Đức cha cũng nói đến những thách đố của các linh mục, nhiệm vụ của cha xứ không chỉ gói gọn trong họ đạo hay giáo xứ của mình, với mấy trăm giáo dân mà tất cả các linh hồn trong ranh giới làng xã của mình. Như vậy trách nhiệm của linh mục xứ không chỉ chăm sóc mấy trăm giáo dân mà là hàng ngàn, hàng vạn linh hồn Chúa và Giáo Hội trao cho. Trong khi đó những người trẻ ngày nay họ không còn tin vào mớ lý thuyết suông, mà như Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nhận định rằng người thời nay thích nghe, thích nhìn thấy những chứng nhân, những người “sống” chứ không thích những lý thuyết hay những người “dạy”. Giám mục, linh mục chúng ta thường rơi vào lãnh vực “dạy” nhiều hơn sống và làm.
Thời đại khoa học hiện đại, chẳng hạn như báo đài, internet… mọi người mọi sự, kể cả linh mục, Giám mục và những nhà tu hành đều bị phơi bày để cho cả thế giới biết sự thật về những điều tốt điều xấu. Chúa cũng muốn anh em linh mục chúng ta tôn trọng sự thật và sống cho sự thật, không giả hình giả bộ; nhiều khi chúng ta ai ai cũng muốn biết sự thật về người khác, nhưng lại không muốn người khác biết sự thật về mình.
Kết thúc thánh lễ, các cha cùng với Đức cha giáo phận sơ lước từng phần một trong cuốn “Chỉ Nam Giáo Phận Thái Bình”. Buổi chiều cùng ngày, theo sự yêu cầu của Đức cha, các cha trong mỗi giáo hạt bầu ra một cha thư ký để cùng cộng tác làm việc với ban biên tập trong suốt kỳ tĩnh tâm này, giúp công việc soạn thảo đường hướng cho giáo phận được tốt đẹp và hiệu quả.
17h45; tại nguyện đường Tòa Giám mục các cha được Đức cha giảng phòng chia sẻ chi tiết và sâu sắc hơn về đời sống thiêng liêng của linh mục “sống thật và tôn trọng sự thật”.
19h45; Chầu Thánh Thể và giờ kinh tối.
21h00; nghỉ đêm.
Đồng hành với các linh mục trong tuần tĩnh tâm này là chính Đức Giám mục giáo phận, Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ. Chương trình đã hoạch định, các linh mục sẽ tĩnh tâm từ 8h00 sáng ngày 09/11, kết thúc bằng một thánh lễ truyền chức phó tế cho các thày đã mãn khóa đào tạo tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội vào lúc 6h00 sáng 14/11/2009.
Hôm nay ngày đầu tiên bắt đầu tuần tĩnh tâm, Đức Giám mục giáo phận cử hành thánh lễ xin ơn Chúa Thánh Thần và cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho giáo phận, đặc biệt cho các cha trong tuần tĩnh tâm. Mở đầu thánh lễ, Đức cha
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha nói đến sự thánh thiện của các linh mục có liên quan đến tha nhân, khi một linh mục nên thánh thì bao nhiêu linh hồn, bao nhiêu người trong giáo xứ cũng được nên thánh, và ngược lại, vì không một linh mục nào nên thánh một mình, sự nên thánh của linh mục bản chất là gắn liền với giáo dân và các linh hồn. Bên cạnh đó Đức cha cũng nói đến những thách đố của các linh mục, nhiệm vụ của cha xứ không chỉ gói gọn trong họ đạo hay giáo xứ của mình, với mấy trăm giáo dân mà tất cả các linh hồn trong ranh giới làng xã của mình. Như vậy trách nhiệm của linh mục xứ không chỉ chăm sóc mấy trăm giáo dân mà là hàng ngàn, hàng vạn linh hồn Chúa và Giáo Hội trao cho. Trong khi đó những người trẻ ngày nay họ không còn tin vào mớ lý thuyết suông, mà như Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nhận định rằng người thời nay thích nghe, thích nhìn thấy những chứng nhân, những người “sống” chứ không thích những lý thuyết hay những người “dạy”. Giám mục, linh mục chúng ta thường rơi vào lãnh vực “dạy” nhiều hơn sống và làm.
Kết thúc thánh lễ, các cha cùng với Đức cha giáo phận sơ lước từng phần một trong cuốn “Chỉ Nam Giáo Phận Thái Bình”. Buổi chiều cùng ngày, theo sự yêu cầu của Đức cha, các cha trong mỗi giáo hạt bầu ra một cha thư ký để cùng cộng tác làm việc với ban biên tập trong suốt kỳ tĩnh tâm này, giúp công việc soạn thảo đường hướng cho giáo phận được tốt đẹp và hiệu quả.
17h45; tại nguyện đường Tòa Giám mục các cha được Đức cha giảng phòng chia sẻ chi tiết và sâu sắc hơn về đời sống thiêng liêng của linh mục “sống thật và tôn trọng sự thật”.
19h45; Chầu Thánh Thể và giờ kinh tối.
21h00; nghỉ đêm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bức tường Berlin và Việt Nam
Nguyễn Kế Vũ / BBC
10:24 09/11/2009
Bức tường Berlin và Việt Nam
Sắp đến kỷ niệm 20 năm sự kiện lịch sử bức tường Berlin sụp đổ, mọi phương tiện truyền thông đều dành sự quan tâm đối với sự kiện lịch sự này. Chỉ riêng giới báo chí truyền thống Việt Nam vẫn lặng yên. Phải chăng có điều gì khó nói?
Nhìn lại lịch sử
Bức tường Berlin được thành hình từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đã chia cắt 2 phần đất nước Đức. Nó từng được xem là bức tường thành bảo vệ chống Phát Xít.
Xét về bề mặt thì đây chỉ đơn thuần là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng về phương diện chính trị thì lại là 2 hình thái đối lập của 2 thể chế chính trị ảnh hưởng lẫn nhau, một bên là quân Đồng Minh, một bên là lực lượng Cộng Sản Liên Ban Xô Viết sau hội nghị Yalta nhằm chia quyền kiểm soát. Có thể so sánh như sự kiện chia đôi Nam-Bắc ở vỹ tuyến 17 tại Việt Nam.
1949 – 1961
Sau hội nghị Yalta nhằm chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước Mỹ, Anh và Liên Xô nhằm thiết lập trất tự thế giới mới – trật tự hai cực Yalta. Trật tự hai cực Yalta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai với sự tan rã của chủ nghĩa Phát Xít hai hệ thống xã hội Đức được phát triển song song bởi:
Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ
Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa (khối Warsaw).
Trong khi Đông Đức theo đường hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với đường lối chính trị nghẹt thở ảnh hưởng nặng nề của Stalin cùng các nước XHCN khác đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với nhau nhưng khép kín với thế giới bên ngoài mang tính bao cấp, thực hiện một nền kinh tế chỉ huy dẫn đến sự nghèo đói trong dân chúng, đẩy nền kinh tế Đông Đức đi vào kiệt quệ so với nhiều năm trước đó.
Ngược lại, Tây Đức phát triển theo kế hoạch Marshall hay còn gọi là Kế hoạch phục hưng Châu Âu" (European Recovery Program - ERP) theo chiến lược tự do phát triển giúp cho thị trường tự ổn định qua sự phát triển kinh tế không mang tính chỉ huy. Với chiến lược trên đã góp phần cho nền kinh tế Tây Đức phát triển vượt bậc chưa từng có. Xuất phát từ hệ quả trên, đã có làn sóng di chuyển từ Đông sang Tây trở nên mạnh mẽ. Để ngăn cản tình trạng “chảy máu” quá mức như vậy, “thay đổi hay chết” là giải pháp mà Đông Đức cần suy nghĩ đến.
1961 – 1989
Thật sự thì Đông Đức đã bỏ qua cơ hội tự chuyển đổi mình một cách ôn hòa, thiết thực và hợp với lòng dân. Năm 1961, họ đã chọn lựa phương án cứng nhắc sai lầm dẫn đến một loạt các vấn đề gặp phải sau này đến tận ngày bức tường Berlin sụp đổ.
Thay vì chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng chính trị, áp dụng những chính sách ôn hòa phù hợp, họ lại chọn cách giải quyết vấn đề một cách cứng rắn: xây dựng một bức tường thành đề ngăn chặn sự di chuyển tam gọi là “thất thoát nhân lực”. Sự tự do đi lại đã bị tước đoạt ngay chính quê hương của mình! Và để có tự do, người dân đã tìm mọi cách, kể cả trả những giá rất đắt với chính quyền để tìm tự do nhằm đào thoát khỏi bức tường sắt kia.
Liên tưởng Việt Nam
Việt Nam là một trong những số ít các nước còn bám trụ lại với chủ nghĩa Cộng Sản đang tìm cách thoát khỏi thời kỳ quá độ tiến lên chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa mà bỏ qua giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa, có thể coi đây là một trong 3 “mảnh” tường còn sót lại tại Châu Á.
Bức tường XHCN tại Việt Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ.
Nếu sự kiện thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được xem là một sự chảy máu của cảnh huynh đệ tương tàn, chảy máu của lòng người thì hôm nay, sau bao nhiêu năm thống nhất đất nước, sự chảy máu đó đã chuyển biến thành chảy máu chất xám, chảy máu lòng tin đối với giới cầm quyền tại Việt Nam. Sự ra đi ồ ạt của tầng lớp thanh niên đến với thế giới bên ngoài để tìm tòi những thứ bên trong nước ấy không có.
Bức tường XHCN tại Việt Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ, bức màn kiềm hãm đối với trí thức và là bức màn bưng bít thông tin đối với những ai khao khát sự thật.
Nhìn vào lịch sử nước Đức với những quyết định sai lầm trong chuyển đổi, ta liệu có thể mong muốn giới cầm quyền Việt Nam thay đổi theo chiều hướng ôn hòa để cùng ngồi lại bàn chuyện đất nước, cùng nhau xóa bỏ bức tường rào cản của sự phát triển bằng cách chuyển đổi cơ chế chính trị cho phù hợp với nguyện vọng dân tộc. Muốn cho xã hội phát triển, những bế tắc hiện trạng đất nước cần phải được khai thông để đạt tới một cơ chế minh bạch. Không có lý do gì để nghi ngờ sự chuyền đổi xã hội điều hành bằng pháp luật mà không thể không phá bỏ bức tường trên.
Nhìn lại lịch sử
Bức tường Berlin được thành hình từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đã chia cắt 2 phần đất nước Đức. Nó từng được xem là bức tường thành bảo vệ chống Phát Xít.
Xét về bề mặt thì đây chỉ đơn thuần là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng về phương diện chính trị thì lại là 2 hình thái đối lập của 2 thể chế chính trị ảnh hưởng lẫn nhau, một bên là quân Đồng Minh, một bên là lực lượng Cộng Sản Liên Ban Xô Viết sau hội nghị Yalta nhằm chia quyền kiểm soát. Có thể so sánh như sự kiện chia đôi Nam-Bắc ở vỹ tuyến 17 tại Việt Nam.
1949 – 1961
Sau hội nghị Yalta nhằm chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước Mỹ, Anh và Liên Xô nhằm thiết lập trất tự thế giới mới – trật tự hai cực Yalta. Trật tự hai cực Yalta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai với sự tan rã của chủ nghĩa Phát Xít hai hệ thống xã hội Đức được phát triển song song bởi:
Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ
Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa (khối Warsaw).
Trong khi Đông Đức theo đường hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với đường lối chính trị nghẹt thở ảnh hưởng nặng nề của Stalin cùng các nước XHCN khác đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với nhau nhưng khép kín với thế giới bên ngoài mang tính bao cấp, thực hiện một nền kinh tế chỉ huy dẫn đến sự nghèo đói trong dân chúng, đẩy nền kinh tế Đông Đức đi vào kiệt quệ so với nhiều năm trước đó.
Ngược lại, Tây Đức phát triển theo kế hoạch Marshall hay còn gọi là Kế hoạch phục hưng Châu Âu" (European Recovery Program - ERP) theo chiến lược tự do phát triển giúp cho thị trường tự ổn định qua sự phát triển kinh tế không mang tính chỉ huy. Với chiến lược trên đã góp phần cho nền kinh tế Tây Đức phát triển vượt bậc chưa từng có. Xuất phát từ hệ quả trên, đã có làn sóng di chuyển từ Đông sang Tây trở nên mạnh mẽ. Để ngăn cản tình trạng “chảy máu” quá mức như vậy, “thay đổi hay chết” là giải pháp mà Đông Đức cần suy nghĩ đến.
1961 – 1989
Thật sự thì Đông Đức đã bỏ qua cơ hội tự chuyển đổi mình một cách ôn hòa, thiết thực và hợp với lòng dân. Năm 1961, họ đã chọn lựa phương án cứng nhắc sai lầm dẫn đến một loạt các vấn đề gặp phải sau này đến tận ngày bức tường Berlin sụp đổ.
Thay vì chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng chính trị, áp dụng những chính sách ôn hòa phù hợp, họ lại chọn cách giải quyết vấn đề một cách cứng rắn: xây dựng một bức tường thành đề ngăn chặn sự di chuyển tam gọi là “thất thoát nhân lực”. Sự tự do đi lại đã bị tước đoạt ngay chính quê hương của mình! Và để có tự do, người dân đã tìm mọi cách, kể cả trả những giá rất đắt với chính quyền để tìm tự do nhằm đào thoát khỏi bức tường sắt kia.
Liên tưởng Việt Nam
Việt Nam là một trong những số ít các nước còn bám trụ lại với chủ nghĩa Cộng Sản đang tìm cách thoát khỏi thời kỳ quá độ tiến lên chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa mà bỏ qua giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa, có thể coi đây là một trong 3 “mảnh” tường còn sót lại tại Châu Á.
Bức tường XHCN tại Việt Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ.
Nếu sự kiện thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được xem là một sự chảy máu của cảnh huynh đệ tương tàn, chảy máu của lòng người thì hôm nay, sau bao nhiêu năm thống nhất đất nước, sự chảy máu đó đã chuyển biến thành chảy máu chất xám, chảy máu lòng tin đối với giới cầm quyền tại Việt Nam. Sự ra đi ồ ạt của tầng lớp thanh niên đến với thế giới bên ngoài để tìm tòi những thứ bên trong nước ấy không có.
Bức tường XHCN tại Việt Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ, bức màn kiềm hãm đối với trí thức và là bức màn bưng bít thông tin đối với những ai khao khát sự thật.
Nhìn vào lịch sử nước Đức với những quyết định sai lầm trong chuyển đổi, ta liệu có thể mong muốn giới cầm quyền Việt Nam thay đổi theo chiều hướng ôn hòa để cùng ngồi lại bàn chuyện đất nước, cùng nhau xóa bỏ bức tường rào cản của sự phát triển bằng cách chuyển đổi cơ chế chính trị cho phù hợp với nguyện vọng dân tộc. Muốn cho xã hội phát triển, những bế tắc hiện trạng đất nước cần phải được khai thông để đạt tới một cơ chế minh bạch. Không có lý do gì để nghi ngờ sự chuyền đổi xã hội điều hành bằng pháp luật mà không thể không phá bỏ bức tường trên.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thần Học Kinh Điển
Jos. Tú Nạc, NMS
09:56 09/11/2009
THẦN HỌC KINH ĐIỂN
Thần học có thể được định nghĩa theo nhiều cách, nhưng hai định nghĩa mà có lẽ được chú ý nhất. Định nghĩa thứ nhất có thể được diễn tả như “nói với Chúa”: đó là logos (cách nói) với theos (Thiên Chúa), cầu nguyện được coi như đặc trưng thần học.
Cuối cùng, điều này dẫn đến định nghĩa thứ hai – rằng thần học có liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu về Thiên Chúa. Những Ki-tô hữu đầu tiên, cuối cùng, phải đối diện với những nghi vấn chưa quen thuộc cả hai từ những Ki-tô hữu thành viên đã bối rối nghi ngờ về niếm tin Giáo hội và từ những người không phải là Ki-tô hữu, những người mà đã thách thức những tín đồ giải thích về niềm tin của mình một cách khả tín. Origen, trong nhiều mối quan hệ, được coi như là người đã sáng lập thứ thần học này (mặc dù chúng ta có thể thấy những tiền lệ từ Thánh Clement của Alexandria và những nhà biện giải trước ông.) Điều này, sau đó đã trở thành cách nói (logos) về Thiên Chúa (Theos).
Dĩ nhiên, những ai đã cam kết nói về Thiên Chúa là đã được chấp nhận có một mối quan hệ với Thiên Chúa. Quả thật, thành quả hiệp nhất của việc cầu nguyện và nghiên cứu đã dẫn dắt họ viết những tài liệu thần học, và nghi thức tế lễ - lời nguyện cầu thành tín – đã ảnh hưởng đến thần học giáo điều một cách có ý nghĩa. Người ta đã bị lôi cuốn vảo thần học phải mong chờ một cách khiêm tốn dè dặt. Không bao giờ đi quá những gì họ hiểu biết cũng như từ kinh nghiệm hoặc tài liệu có thể làm căn cứ. Sự suy xét có khả năng xảy ra nhưng phải được duy trì tới một mức tối thiểu, và bất kỳ sự suy xét nào có thể được khảo sát bởi Giáo Hội trước khi nó phù hợp để sẵn sàng được thừa nhận.
Khi các thầy cả Giáo hội đối phó với Arius, chẳng hạn, một trong số nhựng phê bình quan trọng nhất của họ là đời sống tâm linh của ông ta đang tàn lụi, và vì thế những lỗi lầm của ông đã xảy đến bởi vì ông đa vượt quá những gì mà ông có khả năng nhận biết. Trước hết, ông ta nên tự biết mình. Thánh Anthony của Ai-cập đã nói, bởi vì sau đó ông đã biết những hạn chế của chính mình.
Trong thời đại hàn lâm, nhiều sự việc đã bắt đầu thay đổi. Ở đó chúng ta đã chứng kiến những nền móng của thần học kinh điển là đúng đắn, nơi mà người ta đã nghiên cứu người khác đã nói về Thiên Chúa, ngoài việc nghiên cứu đó, việc sở hữu mối quan hệ cần thiết nào đó với đời sống tâm linh của chính con người. Trong lúc phương pháp nghiên cứu đã cải thiện, nó đã phải trả bằng một giá – thần học đã trở nên trừu tượng hơn và tách rời khỏi Đức Tin Ki-tô giáo. Tất nhiên nhiều trái ngọt đã lìa cành vì điều này. Khi chúng ta xem những bài viết của Thánh Thomas Aquinas. Nhưng vì mỗi Aquinas có nhiều học giả đầy kiêu hãnh – Peter Abelard đến với khả năng trí tuệ - sự uyên bác của ông đã thấm nhuần trong họ một trí tuệ ưu việt.
Cả hai vị Thánh Bonaventure và Bernard đã coi sự thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu thần học này là mối đe dọa nghiêm trọng tới Đức Tin (cội nguồn xúc phạm luân thường đạo lý trầm trọng.) Bonaventure, người mà tự mình đã có quan hệ mật thiết với những trường đại học của thời đại mình, tuy nhiên ông đã viết về phương pháp mới này một cách nghiêm khắc.
Dẫu sao, lý thuyết thần học đó được hiểu một cách rộng rãi, thậm chí khi thu hút sự suy xét, tìm tòi để bảo vệ những chủ thuyết của Đức Tin. Cái gì là mới bằng cách nào mà người ta liên kết với những chủ thuyết đó, những chủ thuyết này không tự thân. Bình luận là một phương thức để xác minh con người bảo tồn truyền thống sinh động.
Ngày nay, chúng ta có sự khủng hoảng trong thần học. Những nhà thần học được đào tạo mang tính kinh điển. Trong cách đào tạo này có nhiều bổ ích, không nghi vấn về điều này, song nó không phải là mục đích nội tại và sở hữu tự thân.
Người ta nên nghiên cứu và thảo luận bàn bạc những gì người khác đã lên tiếng, không vì những gì họ nói là một bất bình thường, mà vì người ta nhận thấy điều gì đó quan trọng trong công việc của họ - một điều gì đó mà gợi ra ý nghĩ đối với thế giới luẩn quẩn của chúng ta. Những nhà thần học bởi vì họ bị ràng buộc với những trường đại học, bị yêu cầu viết theo những mệnh lệnh và những toan tính của thế giới hàn lâm. Điều này có thể trở nên phức tạp đáng ngờ, vì thế giới hàn lâm chuộng đồ trang sức mới lạ, trong khi thần học phải tập trung chú ý đến việc bảo vệ niềm tin và ngăn cản sự xảy ra những mới lạ trống rỗng.
Để thiết lập tự con người và chứng minh là đúng sự đóng góp duy nhất của con người đối với lĩnh vực của mình, tính chất từ chương kinh điển này phải loại bỏ những gì đã đến trước, bằng cách hoặc chứng minh là nó sai hoặc chưa hoàn thành. Nhưng bằng cách nào người ta có thể duy trì niềm tin trong tình trạng được bao bọc của sự việc đó?
Các nhà thần học cần phải xét lại mối quan hệ của mình với thế giới hàn lâm. Tất nhiên họ phải có một không gian trong đó, nhưng họ cũng phải nhận thấy rằng việc nghiên cứu kinh điển phải được tiến hành vì lợi ích của niềm tin. Thần học phải giúp đỡ cảm giác trung thực phong phú về niềm tin của họ. Làm thế nào để điều này có tính khả thi nếu những nhà thần học tự hạn chế bản thân trước những đề án mà ngấm ngầm làm suy yếu niềm tin đó?
Chúng ta e rằng nhiều người bắt đầu sự đào tạo thần học của họ để niềm tin của họ dồi dào phong phú kết cục đã đánh mất nó. Những gì mà Bonaventure đã chứng kiến trong thời đại của chính ông đang diễn ra trở lại, và tồi tệ hơn. Nhiều người đã nghiên cứu thần học không bảo vệ niềm tin của mình; họ đã cố truy tìm sự hiểu biết, và không đạt được gì. Họ đã ngấu nghiến một cây kiến thức, và trái của nó là đắng cay. Ở Nga vào thế kỷ XIX, trường thần học là nguồn lực của những kẻ vô thần hùng hậu nhất. Vấn đề của họ là của chính chúng ta: những người kinh điển đã đánh mất niềm tin của mình và đã truyền lại điều đó cho những sinh viên của họ.được
Đó là lúc cho thế giới hàn lâm mở cửa trở lại để đón nhận hồi quang thần học, để những ai nghiên cứu thần học viết thần học thuộc sắc thái dương bản, và không chỉ với chất liệu bắt bẻ bới lỗi. Có những không gian nơi mà điều này đang được thực hiện nhưng đại khái, thần học kinh điển ngày nay khác biệt đôi chút với bất kỳ lãnh vực cổ xưa nào. Chúng ta cần những nhà thần học, những người mà sẽ kết hợp việc làm xung khắc của thế giới hàn lâm với một đời sống tâm linh được ấp ủ dồi dào. Hans Urs von Balthasar một lần đã nói rằng thần học đúng đắn chỉ có thể thực hiện trên đầu gối của con người. Tác phẩm của ông, mà thường đọc giống như thi ca, đã chỉ ra rằng người ta có thể hứa hẹn một cách trung thành với thần học hôm nay.
Những ai trong thế giới hàn lâm cần sự tự do để tiếp tục truyền thống này. Không nên yêu cầu họ “đánh bóng cái gì đó trở nên mới” hoặc “đạp đổ.” Thần học phải được tham gia với sự tiếp tục bền bỉ của Đức Tin, không phải cái mới lạ đơn giản rẻ tiền. Cho đến khi điều này xảy ra, những nhà thần học sẽ tiếp tục được đào tạo để thực hiện điều gì đó mà đạt được hiệu lực đối với ý niệm thích đáng của thần học tự thân.
(Nguồn: the Catholic University of America)
Thần học có thể được định nghĩa theo nhiều cách, nhưng hai định nghĩa mà có lẽ được chú ý nhất. Định nghĩa thứ nhất có thể được diễn tả như “nói với Chúa”: đó là logos (cách nói) với theos (Thiên Chúa), cầu nguyện được coi như đặc trưng thần học.
Cuối cùng, điều này dẫn đến định nghĩa thứ hai – rằng thần học có liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu về Thiên Chúa. Những Ki-tô hữu đầu tiên, cuối cùng, phải đối diện với những nghi vấn chưa quen thuộc cả hai từ những Ki-tô hữu thành viên đã bối rối nghi ngờ về niếm tin Giáo hội và từ những người không phải là Ki-tô hữu, những người mà đã thách thức những tín đồ giải thích về niềm tin của mình một cách khả tín. Origen, trong nhiều mối quan hệ, được coi như là người đã sáng lập thứ thần học này (mặc dù chúng ta có thể thấy những tiền lệ từ Thánh Clement của Alexandria và những nhà biện giải trước ông.) Điều này, sau đó đã trở thành cách nói (logos) về Thiên Chúa (Theos).
Dĩ nhiên, những ai đã cam kết nói về Thiên Chúa là đã được chấp nhận có một mối quan hệ với Thiên Chúa. Quả thật, thành quả hiệp nhất của việc cầu nguyện và nghiên cứu đã dẫn dắt họ viết những tài liệu thần học, và nghi thức tế lễ - lời nguyện cầu thành tín – đã ảnh hưởng đến thần học giáo điều một cách có ý nghĩa. Người ta đã bị lôi cuốn vảo thần học phải mong chờ một cách khiêm tốn dè dặt. Không bao giờ đi quá những gì họ hiểu biết cũng như từ kinh nghiệm hoặc tài liệu có thể làm căn cứ. Sự suy xét có khả năng xảy ra nhưng phải được duy trì tới một mức tối thiểu, và bất kỳ sự suy xét nào có thể được khảo sát bởi Giáo Hội trước khi nó phù hợp để sẵn sàng được thừa nhận.
Khi các thầy cả Giáo hội đối phó với Arius, chẳng hạn, một trong số nhựng phê bình quan trọng nhất của họ là đời sống tâm linh của ông ta đang tàn lụi, và vì thế những lỗi lầm của ông đã xảy đến bởi vì ông đa vượt quá những gì mà ông có khả năng nhận biết. Trước hết, ông ta nên tự biết mình. Thánh Anthony của Ai-cập đã nói, bởi vì sau đó ông đã biết những hạn chế của chính mình.
Trong thời đại hàn lâm, nhiều sự việc đã bắt đầu thay đổi. Ở đó chúng ta đã chứng kiến những nền móng của thần học kinh điển là đúng đắn, nơi mà người ta đã nghiên cứu người khác đã nói về Thiên Chúa, ngoài việc nghiên cứu đó, việc sở hữu mối quan hệ cần thiết nào đó với đời sống tâm linh của chính con người. Trong lúc phương pháp nghiên cứu đã cải thiện, nó đã phải trả bằng một giá – thần học đã trở nên trừu tượng hơn và tách rời khỏi Đức Tin Ki-tô giáo. Tất nhiên nhiều trái ngọt đã lìa cành vì điều này. Khi chúng ta xem những bài viết của Thánh Thomas Aquinas. Nhưng vì mỗi Aquinas có nhiều học giả đầy kiêu hãnh – Peter Abelard đến với khả năng trí tuệ - sự uyên bác của ông đã thấm nhuần trong họ một trí tuệ ưu việt.
Cả hai vị Thánh Bonaventure và Bernard đã coi sự thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu thần học này là mối đe dọa nghiêm trọng tới Đức Tin (cội nguồn xúc phạm luân thường đạo lý trầm trọng.) Bonaventure, người mà tự mình đã có quan hệ mật thiết với những trường đại học của thời đại mình, tuy nhiên ông đã viết về phương pháp mới này một cách nghiêm khắc.
Dẫu sao, lý thuyết thần học đó được hiểu một cách rộng rãi, thậm chí khi thu hút sự suy xét, tìm tòi để bảo vệ những chủ thuyết của Đức Tin. Cái gì là mới bằng cách nào mà người ta liên kết với những chủ thuyết đó, những chủ thuyết này không tự thân. Bình luận là một phương thức để xác minh con người bảo tồn truyền thống sinh động.
Ngày nay, chúng ta có sự khủng hoảng trong thần học. Những nhà thần học được đào tạo mang tính kinh điển. Trong cách đào tạo này có nhiều bổ ích, không nghi vấn về điều này, song nó không phải là mục đích nội tại và sở hữu tự thân.
Người ta nên nghiên cứu và thảo luận bàn bạc những gì người khác đã lên tiếng, không vì những gì họ nói là một bất bình thường, mà vì người ta nhận thấy điều gì đó quan trọng trong công việc của họ - một điều gì đó mà gợi ra ý nghĩ đối với thế giới luẩn quẩn của chúng ta. Những nhà thần học bởi vì họ bị ràng buộc với những trường đại học, bị yêu cầu viết theo những mệnh lệnh và những toan tính của thế giới hàn lâm. Điều này có thể trở nên phức tạp đáng ngờ, vì thế giới hàn lâm chuộng đồ trang sức mới lạ, trong khi thần học phải tập trung chú ý đến việc bảo vệ niềm tin và ngăn cản sự xảy ra những mới lạ trống rỗng.
Để thiết lập tự con người và chứng minh là đúng sự đóng góp duy nhất của con người đối với lĩnh vực của mình, tính chất từ chương kinh điển này phải loại bỏ những gì đã đến trước, bằng cách hoặc chứng minh là nó sai hoặc chưa hoàn thành. Nhưng bằng cách nào người ta có thể duy trì niềm tin trong tình trạng được bao bọc của sự việc đó?
Các nhà thần học cần phải xét lại mối quan hệ của mình với thế giới hàn lâm. Tất nhiên họ phải có một không gian trong đó, nhưng họ cũng phải nhận thấy rằng việc nghiên cứu kinh điển phải được tiến hành vì lợi ích của niềm tin. Thần học phải giúp đỡ cảm giác trung thực phong phú về niềm tin của họ. Làm thế nào để điều này có tính khả thi nếu những nhà thần học tự hạn chế bản thân trước những đề án mà ngấm ngầm làm suy yếu niềm tin đó?
Chúng ta e rằng nhiều người bắt đầu sự đào tạo thần học của họ để niềm tin của họ dồi dào phong phú kết cục đã đánh mất nó. Những gì mà Bonaventure đã chứng kiến trong thời đại của chính ông đang diễn ra trở lại, và tồi tệ hơn. Nhiều người đã nghiên cứu thần học không bảo vệ niềm tin của mình; họ đã cố truy tìm sự hiểu biết, và không đạt được gì. Họ đã ngấu nghiến một cây kiến thức, và trái của nó là đắng cay. Ở Nga vào thế kỷ XIX, trường thần học là nguồn lực của những kẻ vô thần hùng hậu nhất. Vấn đề của họ là của chính chúng ta: những người kinh điển đã đánh mất niềm tin của mình và đã truyền lại điều đó cho những sinh viên của họ.được
Đó là lúc cho thế giới hàn lâm mở cửa trở lại để đón nhận hồi quang thần học, để những ai nghiên cứu thần học viết thần học thuộc sắc thái dương bản, và không chỉ với chất liệu bắt bẻ bới lỗi. Có những không gian nơi mà điều này đang được thực hiện nhưng đại khái, thần học kinh điển ngày nay khác biệt đôi chút với bất kỳ lãnh vực cổ xưa nào. Chúng ta cần những nhà thần học, những người mà sẽ kết hợp việc làm xung khắc của thế giới hàn lâm với một đời sống tâm linh được ấp ủ dồi dào. Hans Urs von Balthasar một lần đã nói rằng thần học đúng đắn chỉ có thể thực hiện trên đầu gối của con người. Tác phẩm của ông, mà thường đọc giống như thi ca, đã chỉ ra rằng người ta có thể hứa hẹn một cách trung thành với thần học hôm nay.
Những ai trong thế giới hàn lâm cần sự tự do để tiếp tục truyền thống này. Không nên yêu cầu họ “đánh bóng cái gì đó trở nên mới” hoặc “đạp đổ.” Thần học phải được tham gia với sự tiếp tục bền bỉ của Đức Tin, không phải cái mới lạ đơn giản rẻ tiền. Cho đến khi điều này xảy ra, những nhà thần học sẽ tiếp tục được đào tạo để thực hiện điều gì đó mà đạt được hiệu lực đối với ý niệm thích đáng của thần học tự thân.
(Nguồn: the Catholic University of America)
Văn Hóa
Truyện ngắn: Bên trong pháo đài
Trần Vũ
06:22 09/11/2009
Truyện ngắn: Bên trong pháo đài
Cuộc sống của đám con gái trở nên khó khăn hơn từ khi chúng tôi chuyển sang công tác hầm Mười Một. Cuộc sống? Nếu có thể gọi hai mươi bốn tiếng đồng hồ chui rúc dưới lòng đất của lũ con gái là cuộc sống. Thế kỷ này thật lạ. Ngày xưa chỉ có những kẻ chết rồi mới vào nằm trong đất. Ngày nay những thây ma tranh nhau giành phơi mình trên đất nóng mùi lửa. Bọn sống sót còn thở chúng tôi, còn mang những gân máu dữ dội trong hố mắt, thì bò trườn lê lết trong những đường hầm hun hút thậm thượt. Thế giới đảo lộn từ khi thần chết biết bay, xuống bắt người từ những đám mây xanh an bình, tưởng hiền lành mà bất thần thả lao nỗi chết vỡ vụn. Bọn con gái, những khi rãnh rỗi, ngồi kiểm điểm trao đổi những kinh nghiệm bản thân đã trải qua. Kinh nghiệm? Nếu gọi là kinh nghiệm cảnh tượng tất tả chạy chối chết băng đồng về điểm núp, bàn tay tê liệt không cầm nổi súng trong thứ âm thanh lanh lảnh của đạn đại liên từ máy bay lên thẳng xối ào xuống ruộng. Tôi dường đã đánh mất từ khi chui xuống hầm Mười Một, cái cảm giác nóng bỏng của giọt nắng vỡ òa trên da thịt sợ hãi cháy phỏng lửa xăng. Không phải tôi không biết sợ mỗi khi máy bay địch tập kích. Mỗi khi trần tăng xê của hầm Mười Một vụt rung chuyển, lắc lư bần bật, thuốc đạn, bụi đất tung mù không khí và hơi nóng dồn xuống muốn nung chín mọi người co quắp run rẩy chịu đựng. Những khi ấy dĩ nhiên là tôi biết sợ. Nhưng là nỗi sợ hãi trong bóng tối có màu đất đen quánh ngột ngạt, không phải sự sợ hãi bình thường của một con người đang chạy trốn, bị đe dọa nhưng còn trông thấy mặt trời và tin tưởng vào sức sống của cỏ cây, vạn vật chung quanh. Ở đây – dưới hầm Mười Một – không có cây, không có lá, không có mặt trời, không có mây và không có cả sự tự do chạy trốn. Chỉ có một đám người tê cứng tứ chi thụ động chờ thần chết đem đi. Trong số những chiến sĩ du kích của tỉnh đội Củ Chi sống chui rúc dưới lòng đất, trốn những trận mưa bom không ngớt, liền liền, có bốn đứa con gái là Nhu, Phấn, Huệ và tôi.
*
Hôm đầu tiên về công tác ở hầm Mười Một, tôi nhớ bọn con gái đã được chào đón hân hoan bằng nhiều khuôn mặt hồ hởi của các đồng chí nằm hầm bao lâu nay. Sự hồ hởi của bọn họ hiện rõ trong tiếng cười khàn khàn gần như không thoát ra nổi khỏi hàm răng luôn luôn nghiến chặt kìm hãm nỗi xúc động thường trực, thường bùng nổ đột ngột ở mỗi trận bom. Lực – người cán bộ chỉ đạo của Mặt Trận – cũng có giọng cười sền sệt co rút các cơ hàm khi bố trí chỗ ăn ngủ và chỉ định các khâu công tác cho chúng tôi. Hầm Mười Một quả là điểm nóng của tuyến đường ngầm 916B. Bọn con gái đã chịu thử thách ngay những giờ nằm điểm đầu tiên. Thoạt tiên là còi báo động. Thứ âm thanh gần giống với chuông báo thức thoát ra từ cái đài bán dẫn, được khuếch đại vang lên trong tất bật của cả nhóm người nhốn nháo. Tiếng bom reo trong lòng đất kế đến mới thật kinh dị. Bọn chúng tôi nghe rõ mồn một thứ tiếng động mạnh của nhiều vật nặng xuyến xoáy vào lòng đất. Rồi tiếng nổ chát chúa ù tai dây chuyền trong lúc người váng đi, thân thể tung bắn lên trần hầm. Kinh nhất là sức ép trong lòng đất. Tám lá phổi của bốn đứa con gái như bị bóp dẹp, vò nát rách bươm từng mảnh. Những trận bom có thể bất chợt trong nhiều phút với tiếng nổ ầm ầm rồi kéo dài hàng giờ với tiếng vọng âm âm trong lòng đất, nhiều khi từ một nơi thật xa truyền lại còn giữ nguyên sức rung địa chấn. Chúng tôi co quắp ôm chặt nhau những khi ấy, với cảm tưởng thần chết đang bóp chặt lấy cổ họng, đùa bỡn. Ðất đá từ trần rơi xuống lộp bộp, lấp đầy những cái miệng cố mở lớn để thu vào chút dưỡng khí. Cả bọn chỉ nhận ra người mình phủ đầy cát và một dòng máu đỏ lòm đang rỉ ra từ cánh mũi đen xì cáu bẩn đất sau khi cuộc đánh bom qua đi. Ðời sống ở hầm Mười Một quả là khủng khiếp, nếu còn có thể gọi là đời sống.
Nhưng rồi ở đâu thì con người cũng tìm cách thích nghi với môi trường mới. Chúng tôi quen dần với những trận đánh bom. Quen với những luồng hơi nóng hừng hực của bom xăng đặc ném dội xuống hầm. Quen với những tuyến đường ngầm đào theo hình chữ L, sâu xuống thành hình chữ E và tẽ ra thành chữ K chạy zích zắc nối liền nhau bằng các hầm chắn an toàn đổ đầy than đá, vôi sống và sỏi cát để lọc hơi độc mà địch thường bơm xuống từ một nắp hầm bị khám phá. Bốn đứa con gái quen với cả tính tình và vóc dáng những người du kích tỉnh đội. Hai ống chân ghẻ chốc của Tính, khuôn mặt phù thủng của Lập, bệnh sốt rét kinh niên của Chiến hay vết thẹo dài sâu hoắm giữa lưng Lực… Chúng tôi học sống và chiến đấu dưới lòng đất. Nhu – đứa con gái mười bảy tuổi được chỉ định làm giao liên, biết mò mẫm trườn bò di chuyển trong những lộ tuyến nhỏ bằng lỗ chó chui, biết luồn lách trong những khúc hầm nguy hiểm nhất và ngửi ra mùi khói ngạt mà bọn Mỹ không ngừng ném, phun, xịt vào lòng đất. Nhu thường buộc lại búi tóc trễ xuống vai, ném về chúng tôi cái nhìn trìu mến trước khi biến mất vào trong bóng tối của những con đường hầm đen thẳm, để dẫn đưa hay đón người tới từ những hầm chung quanh. Chẳng thế mà tập thể đã bình bầu Nhu là chiến sĩ giao liên tiên tiến, tặng danh hiệu Anh hùng làm vẻ vang cho cả bọn. Phấn thì khác. Ðứa con gái mười chín tuổi sinh đẻ ở Củ Chi, rành rẽ, sành sõi, nhớ mặt từng tên Dân vệ trong vùng. Phấn còn là tay bắn cừ khôi của hầm. Mỗi đêm Phấn theo Lực và tổ du kích rời hầm đi đắp mô, thâu thuế và tấn kích một vài đồn bót Ngụy ven khu vực. So với Phấn, Huệ mập mạp đẫy đà, có nước da xanh nhớt, trắng bệch vì là đứa sống lâu nhất dưới mặt đất. Tuy thế Huệ công tác tốt ở khâu chị nuôi. Và cả tôi nữa – đứa con gái tên Nhật – vào đời với may mắn chưa bao giờ phải sống trong vùng tạm chiếm của Ngụy. Mỗi ngày tôi ngồi trước máy, phụ trách khâu hiệu thính điện đài, tháo rỡ, cắm rút mấy chục cái phích để liên lạc với các hầm số Chín, Mười Ba, Mười Lăm… báo cáo tình hình và hội thảo phương án chi viện cho một điểm nóng nào đó nếu cần. Tôi còn nghe ngóng đêm cũng như ngày, tất cả những động tĩnh trên đường dây điện đàm của địch và trình cho Lực nắm những mẩu tin xếp loại A. Những khi tôi ngủ, tự động Phấn hoặc Nhu ngồi vào bàn thay thế. Chúng tôi sống với tuổi trẻ và chiến đấu bằng niềm tin mãnh liệt rằng ngày Tổng công kích sắp đến…
*
Thế giới của côn trùng, của giun dế, tuy thế cũng có những ngày êm lắng và bình yên. Máy bay địch hay gã thần chết hiểm ác dường như không mấy thích bay lượn những ngày mưa. Mỗi bận nghe tiếng sấm rền vọng ngân trong lòng đất, Phấn cong môi mỉa mai rằng giặc lái sợ ướt bộ đồ bay đẹp của chúng khi phải ra sân bay dưới cơn mưa nặng hạt. Nhu thì nói dỗi những hôm trời tầm tã thế này, thể nào cóc nhái và ễnh ương cũng ra chào cô trong những đường hầm ngập nước. Huệ càu nhàu than củi ướt quá, khó nhen lửa bắc lò. Và tôi – con Nhật hiệu thính – bộ tịch hờn mát trời gầm làm đường dây nghe không rõ. Ngoài miệng nói thế, nhưng trong thâm tâm lũ con gái mong mưa như đất hạn mong nước. Ai hiểu cho bọn con gái những khó khăn thầm kín, những vấn đề vệ sinh bản thân mà bốn ca nước tiêu chuẩn mỗi ngày không đủ thỏa mãn cung ứng. Chúng tôi túa đi, thi nhau hứng những giọt nước trong suốt rỉ nhiễu từ những rễ cây mọc len lỏi trong đất. Tiếng động lốp bốp vui tai của giọt nước vỡ, đôi khi làm người ta quên mất đang sống trong thế giới của loài trùng đất. Riêng tôi cứ tưởng đâu mình hãy còn dưới mái nhà lá dột phất phơ của gia đình. Bốn đứa con gái vụt trở nên trẻ thơ, đùa giỡn tạt nước vào nhau từ cái vại nước hứng đầy. Bọn chúng tôi gội đầu và chà mình trong góc hầm giăng bạt. Sau những buổi tranh thủ tắm đột xuất như thế, tóc Nhu óng ả mượt mà hẳn lên, thôi dính bệt từng mảng bùn đỏ ké “thu hoạch” được trong những chuyến giao liên. Da thịt Huệ cũng hồi sinh, nuột nà bay mất mùi bếp và tro than. Tôi tìm cho mình cái thú ngồi tựa lưng vào vách hầm mát lạnh, thấm loang loáng nước mưa rỉ rả nghe Nhu thủ thỉ kể một mẩu chuyện góp nhặt từ các hầm khác. Ðôi mắt của mọi người long lanh bị kích thích khi nghe Nhu kể một cảnh cứu đất xập ở hầm Mười Bốn. Cả bọn nén tiếng thở chờ đợi Lực kể tiếp một vụ xử lý linh động thằng trưởng ấp chiến lược bị Mặt Trận bắt được. Huệ luôn đãi cả hầm một ấm chè tươi với bánh đậu mà hậu phương lớn miền Bắc gởi vào khích lệ nhân dân Nam bộ, sau những lúc hàn huyên thân mật ấy.
Nhưng thời gian dưới mặt đất qua mới chậm. Giọng đùa cợt khúc khích của bọn con gái lơi dần. Khuôn mặt của những người du kích trở lại lầm lì, lạnh đá. Ðêm cũng như ngày chỉ có một ánh đèn dầu vàng lu, vặn nhỏ tim leo lét, soi loe hoe dăm cái bóng lúc chao nghiêng ngả, lúc đứng sững dán in lên vách. Những háo hức ban đầu của lũ con gái vừa khám phá ra mặt chìm của đời sống dưới lòng đất, qua nhanh như cuộc tắm mưa ngắn ngủi. Thời gian biến thành sự bồn chồn chờ đợi. Tai vểnh lên nghe ngóng rình rập một tiếng động lạ. Mười ngón tay bứt rứt cào sước trên mặt đất. Những kích thích tột độ của một bản tin chiến thắng, số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong ngày. Sự lo lắng chu toàn khâu công tác của mỗi người, những chiếc võng treo hối hả trên vũng nước ngập lõng bõng của hầm ngày mưa bão và cả nỗi sợ hãi điếng người khi địch vãi bom cày xới mặt đất, cũng không đủ giúp thời gian trôi nhanh hơn. Ngày dưới hầm Mười Một là một khối lê thê, dài thậm thượt hun hút như con đường ngầm sâu hoắm, bất tận, nuốt chửng mọi sinh vật. Nhóm con gái chỉ phân biệt được đêm ngày ở cây kim đồng hồ đánh tích tách dưới trần hầm đen cứng. Ngày đến với tiếng khạc nhổ của một du kích bị loét bao tử thức sớm. Trưa là tiếng đằng hắng của Lực triệu tập phiên họp bồi dưỡng chính trị. Chiều xuống thêm một buổi học tập cách thức bám trụ, chống càn trong chiến tranh Giải Phóng. Ðêm về, trả tiếng tra đạn lách cách của tổ du kích khi rời hầm đi hoạt động. Chừng ấy tiếng động tẻ lặng, ngần ấy cử chỉ rời rạc của từng người diễn ra trong ánh đèn dầu vàng bủng màu nghệ. Một tuần, một tháng, một năm… tiếng cười trong vắt của Nhu đục dần, cũng trở nên khàn khàn kìm hãm. Giọng hát cao vút của Phấn thấp đi, không còn chuyên chở hết lửa nhiệt tình của những bài ca tranh đấu của Mặt trận. Và tôi – ở trần hầm im phắc – tôi bắt đầu trông thấy những đốm thao thức lớn dần, loang loáng nhiều ý nghĩ lạ. Ngày Tổng công kích vẫn chưa đến, nhưng những bồn chồn nóng nảy trong lòng mọi người chừng đã chín mùi ghê gớm lắm rồi. Hà Nội, hậu phương lớn –pháo đài của niềm tin – trong bản tin cuối cùng đang chịu những trận bom khốc liệt.
*
Những trận bom khốc liệt tiếp tục một năm, thêm một tuần, thêm một tháng, thêm nhiều tháng… trong ngột ngạt thường trực của căn hầm ngộp hơi, thiếu dưỡng khí. Cảnh tù quẫn bít bùng chìm sâu dưới lòng đất dễ làm con người ta nếu không phát điên, cũng chẳng còn bình thường. Ðiều kỳ lạ là lớp vỏ bên ngoài của những con người nằm hầm, nếu có vẻ vượt qua được thử thách để sống sót trong một môi sinh khắc nghiệt, thì cái phần bên trong của con người ấy hoàn toàn bị hủy hoại. Tôi chứng kiến đầy đủ, gần như trọn vẹn sự thoái hóa của những du kích bị tước đoạt ánh mặt trời.
Chuyện tranh chấp giữa Huệ và Phấn khởi đi từ một ve dầu dừa cỏn con. Một bận sau phiên trực máy, buông mình xuống mặt chiếu tìm giấc ngủ bồi dưỡng, đang lim dim, tôi chợt nghe tiếng Huệ vang lên chua và sắc.
- Gớm sao tóc thơm mùi dầu dừa thế? Lại lấy trộm của tao đấy phỏng?
- Tôi không lấy trộm của ai!
- Thế ở đâu ra? Ăn cắp còn chửa nhận thì thôi!
Có lẽ chính những cặp mắt đổ dồn về làm Phấn tự ái. Ðứa con gái được tập thể biểu dương có tính triệt để Cách Mạng trong công tác, vụt hung hãn như thể tìm thấy đích bắn lúc hươi nòng súng.
- Mày bảo ai ăn cắp, con kia?
- Tao nói đứa đầu hôi như cú không dám cho trai ngửi!
Tiếng “bộc” khô khan từ nắm tay Phấn bất ngờ thoi vào mặt Huệ không kịp lường trước. Huệ ngã bật ngửa sóng soài ra bếp, nhưng trước tập thể, Huệ không muốn mình yếu thế vùng ngay dậy, tiện tay chụp thanh củi tạ phang mạnh vào người Phấn. Hai đứa con gái tru tréo the thé, chửi bới đào mả, thóa mạ dòng họ lẫn nhau. Huệ và Phấn xô đẩy, đấm thụi, bứt tóc, cào cấu gầm rú trước mặt đám đàn ông dửng dưng như đang xem diễn tuồng. Lúc Lực can cả hai ra và lớn tiếng phê phán tác phong, đạo đức của hai người, thì Phấn và Huệ đã tả tơi, bầm dập mình mẩy. Huệ chui vào xó bếp lẩm bẩm chửi rủa. Phấn ôm đầu tóc rối bù với một bên má bầm tím ra ngồi ở đầu hầm, mài lưỡi lê xoành xoạch bằng hai bàn tay nổi gân chai đá. Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Tôi nằm im giả vờ ngủ. Nhóm đàn ông quay mặt lại làm như không thấy gì, nhưng trong ánh đèn dầu vàng lu, một vài khóe môi nhếch lên kỳ lạ. Thái độ chần chờ trước khi can thiệp của Lực cũng kỳ lạ. Ðám ruồi xanh bay vo ve trên nền đất. Một con chuột xạ chạy vụt qua hầm. Tôi nhìn thấy ở trần nhà, dáng nằm thụ động của chính mình. Tại sao tôi không nhào vào can gián, giải hòa cho hai con bạn gái cùng tổ? Tại sao mấy anh du kích cười mỉm thích thú? Con chuột lại bò ra giữa hầm tha theo mẩu bánh, không ai buồn đuổi. Tiếng chuốc lưỡi lê của Phấn tiếp tục vọng lên, sắc nhọn, đều đều.
Từ ve dầu dừa cỏn con, sự giận hờn mau chóng biến thành mối thù truyền kiếp. Phấn và Huệ nói xấu công khai, trắng trợn, sau lưng nhau. Nhiều lần Phấn rình rập lén trút muối vào nồi canh, đổ thêm nước vào chảo cơm Huệ đang nấu. Bữa trưa, bát canh bí lưa thưa vài con tôm khô, trở thành mặn chát. Chảo cơm gạo lức nhão nhoẹt. Huệ sượng sùng, lầm lì cúi gầm mặt ngồi ăn giữa những anh du kích xếp bằng tròn cũng giận dữ, lùa từng đũa cơm vữa vào miệng. Chỉ hai lần như thế đủ để Huệ bị đưa ra kiểm điểm trước tập thể. Chỉ một miếng ăn không ngon mà Huệ bị những đồng chí còn coi nhau khắng khít hơn anh em hôm qua, đem ra phê phán gay gắt. Nhưng Huệ đủ khôn lanh để tìm ra ngay thủ phạm. Cái hôm mà mọi người đi khuân đạn bên hầm Mười Chín, chỉ còn hai đứa ở lại trực phiên, tôi bắt gặp Huệ chui rúc trong góc hầm đang mài miểng chai rắc vô bi đông nước uống của Phấn. Ánh mắt Huệ đầy chết chóc và hiểm ác khi Huệ ngẩng lên trông thấy tôi đang đứng nhìn nó. Huệ nhìn tôi đằng đằng sát khí, như thể chỉ cần tôi lên tiếng, làm một cử động nhỏ là nó sẽ giết chết tôi ngay. Tiếng động cà rèn rẹt từ hòn đá mài dao, mải miết không ngừng phát lên nơi bàn tay béo mập của Huệ. Tôi bị ánh mắt thôi miên của đứa con gái bấu chết trân tại chỗ cho đến khi nó làm xong, hoàn tất cái công việc ám hại có chủ đích.
- Quỷ tha ma bắt nó đi!
Huệ cà xong miểng chai, đến đứng trước mặt tôi chờ đợi một phản ứng. Khuôn mặt Huệ vẫn đầy vẻ đanh đá và hiểm ác khi thốt ra câu nguyền rủa độc địa.
- Mày là đồng chí của tao. Phấn, nó là một con quỷ!
Tôi đứng yên như một cái xác chết. Ðứng yên vì sợ hãi cái hành động giết người của Huệ hay vì biểu đồng tình? Tôi cũng không biết rõ. Tôi chỉ biết mình ghét Huệ nhưng không đủ can đảm có một phản ứng nào cả, ngay cả một lời nói. Huệ gật gù tỏ vẻ hài lòng, đưa một bàn tay – cái bàn tay đã cầm cục đá mài khi nãy – đưa lên vuốt má tôi trìu mến.
- Tao có tranh thủ cất riêng tí đường, nấu bát chè mình cùng ăn.
Nói rồi Huệ quầy quả treo bi đông nước lại chỗ cũ, bước ra xó bếp nhen lửa, bắc nước nấu chè. Với Huệ mối thù đã trả xong. Tôi nuốt chất lỏng ngọt với ý nghĩ mình vừa bán nhân phẩm để đổi lấy bát chè.
Sau hôm đó, thời gian đối với tôi càng trở nên dài hơn. Tất cả ngưng lại, nặng chì ở cây kim giờ đứng yên, cây kim phút không di chuyển và kim giây đánh tích tách, tích tách liên hồi chừng vang xoáy muốn đâm thủng bốn vách hầm. Tim đèn dầu thường trực soi bất động thứ ánh sáng vàng khè. Từng chập những tiếng thở ngắt quãng mệt nhọc của Chiến bị bệnh sốt rét hành hạ. Lâu lâu, tiếng chân dồn dập của bầy chuột xạ lại chạy rần rần vang trong khúc đường hầm không người ở. Phấn bắt đầu kêu đau bụng một buổi tối, rên rỉ kêu xót ruột và dạ dày. Tình trạng sức khỏe của Phấn nhanh chóng suy sụp, thường hay bị sốt liên miên và tiêu ra máu. Phấn không còn đi kích với những người du kích nữa, mà nằm liệt trên chiếc võng ny lông, đong đưa kẽo kẹt hai mươi bốn tiếng. Lúc thức, lúc ngủ, Phấn rơi dần vào tình trạng hôn mê bất thường. Ðiều lạ lùng là cả hầm thụ động chứng kiến, không ai biết phải làm gì. Chỉ có Huệ vụt trở nên thành khẩn, hăng say chăm sóc cho người bệnh. Cặp mắt Huệ long lanh sung sướng mỗi khi được đút cháo cho Phấn. Thái độ đóng kịch sỗ sàng của Huệ chỉ đem đến cho tôi những cơn ác mộng hãi hùng trong giấc ngủ. Tôi thường mơ thấy một bắp chân đứt lìa, một cánh tay lênh láng máu và tiếng thét của Phấn the thé vang vang trong giấc mơ. A! Con Nhật, mày đồng lõa! Lần nào cũng vậy, tôi giật bắn mình choàng tỉnh, người tướp ướt mồ hôi. Căn hầm nóng ngộp hơi đến tắt thở. Chiếc võng nơi Phấn nằm đu đưa như có bàn tay vô hình đẩy. Cây đèn dầu vẫn cháy thoi thóp. Cặp mắt Huệ luôn ở đó, rình mò theo dõi. Và nước ở đâu nhiễu giọt lỏng tỏng, vang vang trong góc hầm. Tiếng động của giọt nước vỡ, được khuếch đại nặng nề như tiếng chân thần chết. Ðêm hay ngày đều kéo lê sự hoang vắng rùng rợn của chính nó.
*
Nhưng Phấn không chết như Huệ mong muốn. Chỉ nằm đó, dật dờ oằn oại và lả đi trong bóng tối của căn hầm ngày càng nặng nề âm khí. Xuất sáng không rõ từ lúc nào, thường vọng lên tiếng chửi rủa giữa những người du kích với nhau. Những câu tục tằn, thô bạo gán ghép cho nhau chỉ vì một bi thuốc lào, một xị rượu đế. Giấc trưa và chiều, những khuôn mặt gật gù hạ quyết tâm máy móc.Lực tiếp tục lập đi lập lại phương án chống càn mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng. Phản kích, vây ép. Bám trụ, bám chắc. Ðánh chậm, đánh tốt. Bắn trúng, bắn bồi. Kiên trì diệt Mỹ, giải phóng miền Nam. Nhân dân nhớ ơn, miền Bắc chi viện… Một buổi tối, tổ du kích trở về thiếu mất Lập và Tính. Lực lạnh lùng phát âm hai chữ “hy sinh” rồi thản nhiên ra lục cơm nguội. Tôi chợt nhớ có lần Phấn kể, khi công tác những người bị thương đều không được phép mang về hầm, phải linh động xử lý. Thứ nhất chúng tôi không đủ thuốc men để săn sóc người bị thương. Thứ nhì cảnh tượng hấp hối của một đồng chí có thể gây tác hại, giao động tinh thần cho hầm. Phấn đã kể chính tay Lực đã kê súng vào đầu Thọ, khi anh Thọ bị đạn vào đùi không chạy được nữa. Nhớ đến câu chuyện của Phấn, tự nhiên tôi nghĩ đến cảnh Lực linh động giải quyết Lập và Tính. Tôi rùng mình trong xó hầm đen tối. Bất giác tôi quay đầu nhìn về chiếc võng của Phấn, vẫn đu đưa im lìm. Bao giờ thì Lực mới quyết định giải quyết trường hợp của Phấn? Ðứa con gái rõ ràng không còn khả năng chống Mỹ. Khoảng thời gian này, đột nhiên giặc lơi ném bom. Ðã lâu chúng tôi không còn sống cái cảm giác sợ hãi chờ thần chết đến bắt đi trong cơn địa chấn của lòng đất. Làm như con người ta chỉ yêu thương nhau khi kề cận nỗi chết. Từ lúc máy bay địch ít bay qua vùng, tự dưng ở đâu bao tị hiềm nhỏ nhen vụt bật ra trong cảnh sống của hầm Mười Một. Miếng ăn, miếng uống, thư nhà, dè bĩu trong công tác trở thành nguyên do của sự xâu xé. Nhưng trầm trọng hơn là ánh mắt nhìn chằm chằm của đám du kích lên thân thể ba đứa con gái, mỗi khi tụi tôi giăng bạt tắm mưa. Sau lớp vải, bọn con gái chịu đựng âm thầm hàng chục đôi mắt đang nhìn chòng chọc về phía mình.
Chuyện xãy đến cho Nhu như một tiến trình tất yếu. Lần đó Nhu được chỉ định đi giao liên với Trọng. Lúc trở về người Nhu như mất hồn, đôi mắt khiếp đảm và vẻ mặt đau đớn. Chuyện gì đã xảy ra cho Nhu trong khúc đường hầm đen đặc ấy? Xác một “con chuột” – như bọn Mỹ vẫn gọi những du kích đường hầm – chết lâu ngày sình thối bất ngờ ngã đè lên người Nhu? Hay Nhu bị bò cạp cắn? Tôi đỡ lấy Nhu, con bạn gái mà tôi thương yêu nhất, chú thỏ đất của tôi ngã rũ rượi ra chiếu, mắt nhìn nghiêng và đôi môi mím chặt. Nhu cương quyết dấu nhẹm câu chuyện kinh khủng đã xảy đến cho cô, trong tuyến đường ngầm với Trọng. Trọng cũng không giải thích điều gì, tảng lờ coi như không có chuyện. Sau hôm ấy ở Nhu không còn sự tinh anh, tươi tắn, trẻ trung yêu đời của tuổi mười tám. Nhu lầm lì không nói chuyện với ai, câm như hến kể cả với tôi. Giống như Nhu không còn tha thiết với cuộc sống nữa, vì đã đánh mất cái phần quý giá nhất của một con người. Liên tiếp nhiều đêm sau đó, trong giấc ngủ tôi nghe tiếng thở của Nhu trăn trở, gần như phiền não. Làm như trong tiếng thở có sự ẩn ức, nhục nhã không nói nên lời. Rồi một đêm bất ngờ tôi thức giấc. Ở chiếc chiếu kế bên, nơi Nhu nằm, tôi bắt gặp một bóng đen trườn tới, đè lên mình Nhu. Ðứa con gái kháng cự yếu ớt, hai cánh tay của bóng đen săn chắc chống xuống mặt chiếu, một thân hình loang loáng mồ hôi lên xuống nhịp nhàng trên người Nhu. Tiếng thở của bóng đen dồn dập, hào hển. Tiếng thở của Nhu rên rỉ, đau đớn. Căn hầm tắt đèn tối om. Tiếng muỗi vo ve và tiếng cử động nhẹ của hai thân hình chập chờn trên mặt chiếu. Tôi không nhận rõ mặt người du kích, nhưng đoán là Trọng bởi cái lưng chắc khỏe, bả vai cuồn cuộn thịt. Tôi nhìn sững họ ở chỗ nằm. Lần đầu tiên tôi chứng kiến một cảnh tượng như thế. Ðộ năm mười phút thì Trọng rời ra khỏi Nhu, bò về chỗ ngủ. Cái hình ảnh gian díu vụng trộm đó diễn ra hằng đêm, cho tới một hôm tôi chợt khám phá ra không phải chỉ mình Trọng ăn nằm với Nhu, mà là cả nhóm du kích. Vết thẹo giặc chém sâu hoắm trên lưng Lực, nổi ửng một vệt đen trong đêm. Tấm lưng trần xương xẩu của Lực cũng lấm tấm mồ hôi chảy nhiễu xuống da thịt trắng tươi của Nhu, luôn luôn nằm thụ động chịu đựng. Ðôi chân khẳng khiu của Vượng, đôi chân ban ngày có nhiều mụt ghẻ lốm đốm, ban đêm duỗi thẳng song song, làm đà chống cho thân hình Vượng vồ vập lấy Nhu. Ngực tôi bị nghẹn, trái tim đập mạnh muốn vỡ tung lồng ngực. Tôi cùng chịu đựng với Nhu hoạt cảnh thô bỉ của mỗi đêm. Thời gian qua Nhu phờ phạc đi trông thấy. Mắt thâm quầng và mặt hốc hác, da xanh mướt. Trong một buổi kiểm thảo, Lực phê bình Nhu thiếu tích cực trong công tác. Nhu ngồi bó gối cúi mặt. Huệ lim dim thích thú và nép sát vào vách trốn tránh. Bầy ruồi đậu trên những bắp chân trần của đám du kích. Những bắp đùi hằng đêm chống trên mặt chiếu của Nhu. Tôi bỗng thấy mình may mắn vì không có nhan sắc. Tôi cũng thấy mình ích kỷ vì không dám lên tiếng bào chữa cho Nhu. Tạm thời họ để yên tôi và Huệ, vì chúng tôi xấu, vì Nhu trẻ đẹp hơn, tất nhiên. Ðêm đó Nhu thở khá lớn, chừng như để chứng tỏ mình tích cực hơn trong công tác. Sáng hôm sau, Lực tỏ ra thỏa mãn, phấn khởi thôi hằn học và lần đầu tiên quyết định cho Phấn biên chế sang hầm bệnh xá, nghe đâu Phấn phải mổ một khúc ruột nhưng sống sót.
Từ lúc Phấn rời hầm, Nhu ít nói như người câm. Tính và Lập hy sinh, hầm Mười Một ảm đạm hơn một nhà mồ. Không ai còn hàn huyên với ai. Chỉ có những câu trao đổi ngắn vì nhiệm vụ, thật vô hồn. Dần dà mọi người biến thành những xác chết biết bò, trườn, chui, len lỏi trong lòng đất. Những cái xác chỉ thật sự sống vào bữa ăn, tranh nhau lùa cơm vào miệng, nuốt chửng khúc cá khô nhanh hơn một con thú. Bình thường trong ngày thì mọi người giam mình vào lớp áo liệm riêng, khép kín, nhìn lên trần hầm bằng đôi con ngươi thiếu sự sống. Tôi trực máy nhiều hơn. Tôi xa lánh tập thể xung quanh, muốn nghe thấy một giọng nói khác, của một con người sống đúng nghĩa trên đường dây. Nhưng ở các hầm khác, những mẩu đối thoại rập khuôn tương tự cũng chỉ là những mẩu chết. Chỉ trên đường dây điện đàm của Ngụy là có sinh khí. Tôi thường say mê cắm những cái phích, nghe ngóng rình mò các đường dây liên lạc của Ngụy. Tôi thường hay bắt được cùng một tiếng nói của một người lính. Tiếng nói giọng thành phố còn trẻ, đùa giỡn trên máy. Tôi thích thú theo dõi giọng cười của người lính vang vang sảng khoái, nghe anh ta kể những câu chuyện mà tôi chưa bao giờ được nghe. Người lính có vẻ nghệ sĩ, lâu lâu hát tặng bạn bè trong máy. Bản nhạc lạ, có âm hưởng lúc vui tươi, khi buồn man mác xa vắng, nhưng tuyệt nhiên không có sắt thép và máu trong lời nhạc. Giọng người lính ấm, ngọt ngào bên tai. Ðã từ lâu tôi không còn trình lên Lực những mẩu tin loại này, vì Lực đánh giá tầm phào, không có giá trị quân báo cao. Nhưng rõ ràng mỗi ngày tôi một say mê, trở nên thích thú gần như sung sướng được nghe trộm những câu chuyện trao đổi giữa họ. Một câu chuyện vui, có khi là một chuyện tình được kể với thương yêu bùi ngùi và có khi chỉ là những tâm sự bâng khuâng thao thức của người lính. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng người lính đang ngồi ở ngay trên nóc hầm, mở máy truyền tin nói chuyện với bạn bè. Giọng anh ta rõ mồn một. Tôi có ý nghĩ kỳ cục là chỉ cần trổ nóc hầm là tôi có thể trông thấy mặt mũi người lính. Hôm nào trời mưa bão, đường dây bị sấm ù nghe không rõ, hay những hôm người lính lười biếng không lên máy, tôi cảm thấy thật thiếu thốn, bứt rứt chờ đợi trong lòng. Tôi quen giọng nói anh ta đến nỗi, chỉ cần nghe một câu vô thưởng vô phạt là tôi đoán ra được người nói chuyện, đề tài sắp bàn đến. Thường thì người lính kể về thành phố anh ta sống, lớn lên trước khi gia nhập quân đội đánh thuê. Lâu lâu anh ta nhắc về một kỷ niệm cũ, ở góc quán cà phê thơ mộng, hay sau buổi xem hát dưới phố. Ðiều kỳ lạ là trong cái thành phố đó không hề có cảnh đàn áp, áp bức của chính quyền tay sai Mỹ. Cũng không bao giờ tôi nghe người lính nhắc về một cảnh bóc lột nhân dân lao động của thành phần thống trị tư bản. Người lính chỉ nhắc những vòng hoa giấy sặc sỡ màu sắc, một cổng trường trung học tưng bừng phố xá hay về một người con gái nào đó mà tôi đoán là người yêu. Lần lần tôi khám phá ra họ không phải là những tên đồ tể điên cuồng bắn giết như chúng tôi tưởng. Trong những mẩu chuyện của họ, có cái gì đó thật thơ mộng, đôi lúc lãng mạn mà không thể tìm thấy trong câu chuyện của những người du kích. Họ cũng biết chua xót đau đớn cho đất đai bị tàn phá. Tình cảm tôi dành cho người lính nhen nhúm, nẩy sinh đến lúc nào không hay. Có khi tôi có cảm tưởng người lính biết tôi đang rình rập nghe lén anh ta và anh ta trả lời cho tôi nghe.
Có khi người lính của tôi cất tiếng hát. Giọng ấm rung thật truyền cảm. Khi ngân giọng hát khao khao, lúc xuống thấp buồn da diết. Tôi uống từng lời hát, nuốt từng nốt nhạc Tây ban cầm. Chưa có ai hát cho riêng mình tôi nghe một bản nhạc trữ tình hay như thế. Thường thường các anh du kích hát tặng chúng tôi trước tập thể, nhưng đều là những bài ca tranh đấu sôi sục, không hề có âm hưởng tha thiết và tình cảm như người lính đang hát. Giọng hát trầm ấm theo đường dây điện đài vào thẳng tim tôi và ngừng ở đó. Trong máy có khoảng im lặng một lúc, rồi người lính chuyện trò trở lại.
Có tiếng rè rè trên đường dây và mẩu nói chuyện ngưng ngang ở đó. Trở về manh chiếu của mình, tôi nằm xuống ngó lên trần và thấy ở đó một khuôn mặt. Tôi cố mường tượng ra người lính Ngụy, không phải với hình ảnh ác ôn mà chúng tôi được học tập, nhưng bằng giọng hát khi nãy còn đeo đuổi bên tai. Ðời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai… Anh ta có biết tôi chưa hề có dĩ vãng? Còn tương lai? Tôi đâu nhận thấy gì ngoài cái trần hầm đen đủi trên đầu mình. Tôi đã sống dưới lòng đất hai năm rồi. Hai năm của tuổi thanh xuân, để đến một lúc nào đó phải làm công tác như Nhu. Người lính Ngụy có thực sự căm ghét chúng tôi? Nếu chạm mặt, tôi sẽ bắn anh ấy? Và anh ta bắn tôi, ai là kẻ bắn trước?
Ý nghĩ hỗn độn trong đầu tôi. Tim đèn dầu vàng lu. Căn hầm tối thê lương. Ðám du kích sống dật dờ. Một đứa con gái chỉ chực sinh sự, một đứa con gái hiến thân cho Cách Mạng ở nghĩa đen và một đứa con gái chao đảo, tương tư một giọng hát. Không còn những trận bom ác liệt. Không còn những nóng nảy, bồn chồn chờ đợi ngày Tổng công kích. Không còn chi hết. Chỉ còn tiếng chân chuột chạy và tiếng động của loài thú sống dưới mặt đất.
Trần Vũ, 1988
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Prime - Professionis Ritus
Nguyễn Trọng Đa
07:52 09/11/2009
Prime
Kinh giờ Nhất. Là phần của Kinh Nhật tụng, trước đây gọi là kinh giờ Nhất (hora prima), đọc vào khỏang 6 giờ sáng trong các cộng đòan đan tu. Hiện nay nó không còn nằm trong Phụng vụ các Giờ Kinh theo Nghi lễ Roma nữa.
Prime Matter
Nguyên liệu. Là nguyên lý nền tảng và tiềm tàng của mọi chất của cơ thể. Nó là tiềm năng thụ động thuần túy, và do đó chưa xác định hòan tòan chất liệu cơ bản của vũ trụ vật lý; nền tảng của mọi vật vẫn không thay đổi trong mọi thay đổi vật lý, vốn xảy ra trong không gian và thời gian.
Prime Mover
Nguyên động tác nhân. Chúa là Nguyên Nhân Đệ Nhất, là Đấng đầu tiên đưa thế giới vào dòng chuyển động vật chất và tinh thần, và tiếp tục nâng đỡ vũ trụ trong tiến trình thay đổi của nó.
Primer
Sách kinh nguyện ở Anh. Là sách kinh ở Anh được giáo dân sử dụng thông thường trước cuộc Cải cách. Sách gồm có Kinh nhật tụng Đức Bà, Kinh Chiều, các Thánh vịnh thống hối và Thánh vịnh lên đền, Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin kính và các kinh khác. Đôi khi một bảng chữ cái được ghi trong phần nói đầu của sách kinh, để sách kinh này có thể sử dụng dạy trẻ em đánh vần và đọc chữ.
Primitive Religion
Tôn giáo thời sơ thủy. Là tôn giáo của các dân tộc nguyên sơ. Nói một cách chặt chẽ, hiện nay không còn dân tộc nguyên sơ nào trên Trái đất này nữa. Chính xác hơn, tôn giáo của người xưa là cổ xưa, và dấu vết các tôn giáo này còn lưu lại trong các công cụ lao động, tranh vẽ, và các cách viết biểu tượng. Như thế tôn giáo thời sơ thủy là tôn giáo của các dân tộc ngày nay, nhưng sự cô lập của họ khỏi dòng chảy văn hóa chính của thế giới gợi ý rằng họ thuộc dòng dõi các tổ tiên thời đầu của nhân lọai. Vì vậy điều kiện tôn giáo của họ được xếp ngang hàng với các giai đọan khác của lối sống và tri thức, xếp hạng từ chưa hề phát triển đến là một loại tiến bộ của văn minh. Hai bậc của các tôn giáo thời sơ thủy được phân biệt rõ ràng. Bậc thấp hơn hoặc ít bị ảnh hưởng bởi một trong các tôn giáo lớn, hoặc ít phát triển về lý luận. Nó thích hợp với đạo thờ vật linh hoặc bái vật giáo, vốn nhấn mạnh đến việc gán hồn cho mỗi vật, và tin vào ma thuật hoặc phép phù thủy. Trong số các tôn giáo ngọai trừ, các dân tộc sau đây tuyên xưng một tôn giáo thấp thuộc thời kỳ tiền văn tự: người Negritos ở Quần đảo Philippine, nhiều sắc tộc ở Micronesia và Polynesia, người Papua ở Tân Guinea, người da đen Arunta ở Úc, người dân đảo Andaman trong Vịnh Bengal, người Kol và Pariah ở miền trung và miền nam Ấn Độ, người Pygmie và Bushmen ở miền trung lưu vực Congo, người Carib ở West Indies (quần đảo Tây Ấn), và người Yahgan ở cực nam Nam Mỹ. Ở một cấp cao hơn có người Samoa và người đảo Hawaii, người Mông Cổ ở Nga, người Vedda ở Sri Lanka, người Bantu ở miền trung nam và miền nam châu Phi, người Eskimo và người Amerind, hoặc người Da đỏ ở Mỹ, ở miền Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Primogenitus
Primogenitus, trưởng tử, con đầu lòng. Tập tục trong một số xã hội là chuyển trao tài sản cho con trai cả trong một gia đình. Chế độ con trai trưởng hưởng thừa kế. (Từ nguyên Latinh primus, đầu tiên + Hi Lạp genesis, nguồn gốc.)
Prince Of The Church
Ông hòang của Giáo hội, Hồng y. Là Hồng y của Giáo hội Công giáo, được gọi như thế bởi vì Hồng y được xem ngang hàng với các ông hòang cai trị xã hội dân sự. Ngài chỉ chịu trách nhiệm với Đức Giáo hòang mà thôi, và chỉ có thể bị Đức Giáo hòang truất chức mà thôi.
Principalities
Lãnh thần. Là các thiên thần thuộc đòan cao nhất trong phẩm thấp nhất của các cơ binh thiên thần. Cùng với các tổng lãnh thiên thần và thiên thần, các vị tạo nên cơ binh thiên thần, là các vị phục vụ Chúa cách trực tiếp trong những công tác liên quan đến thế giới hữu hình này. Dường như chắc chắn rằng mọi quốc gia đều được Chúa trao cho một số lãnh thần chăm sóc.
Principle
Nguyên lý, nguyên tắc, nguyên khởi. Là điều gì mà một vật phát sinh ra hoặc dựa vào đó như là nguồn gốc, nguyên nhân, hoặc nguồn mạch của hiện hữu hay hành động. Trong Kitô giáo, các chân lý đức tin là nguyên lý của việc sống đạo đức. (Từ nguyên Latinh principium, sự khởi đầu, nguồn gốc, nền tảng.)
Principle And Foundation
Nguyên lý và Nền tảng. Là tiền đề cơ bản của đời sống Kitô hữu và là suy niệm đầu tiên của Linh thao theo thánh Ignatius. Nguyên lý và Nền tảng nêu ra hai nguyên lý và hai kết luận. Hai nguyên lý là “Con người được tạo dựng để chúc tụng, tôn kính và phụng sự Chúa chúng ta, và nhờ đó để cứu linh hồn mình; các sự khác trên bề mặt Trái đất được tạo dựng vì lợi ích con người, và để giúp con người theo đuổi mục đích mà vì đó mình được dựng nên.” Do đó hai kết luận sẽ là: 1. “Con người phải dùng các tạo vật khác để giúp mình đạt mục đích của mình, và khi làm như vậy, con người phải tách mình ra khỏi các tạo vật khác, để chúng không ngăn cản con người hướng về mục đích;" và 2. “Chúng ta phải tỏ ra dửng dưng với mọi loài thụ tạo khác, để ý chí tự do của chúng ta được tự do hành động, và không bị cấm hành động; trong cách này chúng ta không mong ước sức khỏe hơn là bệnh tật, phú quý hơn là nghèo hèn, danh dự hơn là ô nhục, sống thọ hơn là chết yểu; nhưng trong mọi sự, chúng ta quyết định và chọn lựa những cái sẽ dẫn chúng ta tốt nhất đến mục đích, mà vì đó mình được dựng nên.”
Principle Of Evil
Căn nguyên sự dữ. Là nguồn gốc không có thực của mọi sự dữ, mà bè Manikêô và các phái khác đưa ra như định đề. Cơ sở trực tiếp của thuyết này là một quan niệm sai lầm về việc Chúa quan phòng, như thể là Chúa không rút sự lành ra khỏi sự dữ hoặc không giúp đỡ để ngăn chặn sự dữ trong thế gian.
Prinknash
Đền thánh Đức Mẹ Prinknash. Là đền thánh Đức Mẹ ở hạt Gloucestershire, vùng Cotswolds, miền tây nước Anh, nay là một tu viện Biển Đức. Trung tâm tôn kính là một bức tượng nhỏ (cao 18 inches=45cm) Đức Bà, vốn thuộc về thánh Tôma More. Sau cuộc Cải cách, tượng này được đưa về châu Âu. Năm 1925, khi các tu sĩ từ đảo Caldey, ngoài khơi bờ nam xứ Wales, đến thành lập một tu viện mới, tượng được đem về Prinknash. Hiện nay đền Đức Mẹ nằm gần khu vực ca đoàn của nhà nguyện tu viện.
Prior
Tu viện trưởng, bề trên tu viện. Trước thế kỷ 13, bề trên tu viện có thể là một viện phụ, tổng linh mục, người đứng đầu giáo sĩ, hoặc một vị niên trưởng. Từ ngữ được dùng theo nghĩa này trong Luật thánh Biển Đức. Nơi đâu một tu viện tùy thuộc vào một đan viện, bề trên được gọi là viên chức tu viện (prior simplex, obedientiary). Các Dòng Cát Minh, Dòng Tôi tớ Đức Mẹ, và Ẩn tu Âu Tinh có ba cấp bậc bề trên: bề trên tu viện, bề trên giám tỉnh và bề trên tổng quyền. (Từ nguyên Latinh prior, trước, thứ nhất, bề trên.)
Prioress
Nữ tu viện trưởng. Là bề trên của một cộng đoàn nữ tu. Nữ tu viện trưởng là vị phó của một nữ đan viện trưởng. Bổn phận của nữ tu viện trưởng cũng là tương tự như các bổn phận của tu viện trưởng Dòng nam. (Từ nguyên Latinh priorissa, từ chữ prior, trước, thứ nhất, bề trên.)
Priory
Tu viện. Là một tu viện nam tu sĩ hoặc nữ tu sĩ, đứng đầu là một tu viện trưởng hay một nữ tu viện trưởng. Một tu viện cộng đoàn là độc lập, trong khi một tu viện tùy thuộc vào một đan viện hoặc một nhà mẹ là một tu viện có bề trên là “viên chức tu viện.” Ở Anh, các tu viện gắn liền với các nhà thờ chính tòa được gọi là tu viện chính tòa.
Priscilla
Priscilla, bà Pơ-rít-ki-la. Là vợ của ông Aquila (A-qui-la), ông này là người Do thái quê ở Pontus (Pon-tô) và, giống như thánh Phaolô, làm nghề dệt lều. Bà được nêu tên mấy lần trong Tân ước (Cv 18:2, 18:18, 18:26; Rm 16:3; I Cr 16:19; II Tm 4:19). Trong các thư thánh Phaolô, tên của bà là Prisca (Pơ-rít-ca.) Bà và chồng là những giáo dân cộng sự xuất sắc của Vị Tông đồ Dân ngọai, và trong khả năng này hai người đã sống ở Roma, Ephesus (Ê-phê-xô), và Corinth (Cô-rin-tô). Họ buộc phải rời khỏi Roma trong cuộc bách hại thời Hòang đế Claudius (Cơ-lau-đi-ô). Nghĩa trang Priscilla trên Đường Salaria ở Roma là một trong các hang tọai đạo cổ xưa nhất, nhưng hầu như không có liên quan gì đến hai thánh của kinh thánh là Aquila và Priscilla. (Từ nguyên Latinh priscus, cổ, xưa, sơ thủy.)
Priscillianism
Thuyết Priscillianô. Là lạc giáo thuộc thế kỷ thứ tư và năm, do Priscillian khởi xướng. Ông này là một giáo dân, sau là giám mục, dựa tư tưởng của mình vào sự pha trộn giữa thuyết Ngộ đạo và thuyết Manikêô. Ông và những người đi theo ông dạy một học thuyết Hình thái về Chúa Ba Ngôi, chối bỏ thiên tính của Chúa Kitô và nhân tính thật sự của Chúa, ông cho rằng các thiên thần là sinh xuất thuần túy của Chúa. Ông nói rằng linh hồn kết hiệp với thể xác trong sự trừng phạt vì tội lỗi, vì vậy hôn nhân là xấu xa, mặc dầu tình yêu tự do là được phép. Hòang đế Maximus đưa ông ra xét xử trước một công nghị các Giám mục, và các ngài thấy ông có tội thực hành ma thuật. Mặc dầu có lời biện hộ và cầu xin của thánh Martin thành Tours, Priscillian và các môn đồ của ông bị kết án tử hình.
Prisoners Of Conscience
Tù nhân lương tâm. Là một từ ngữ áp dụng cho hàng ngàn người đàng sau Bức Màn Sắt, họ bị giam tù vì các niềm tin tôn giáo của họ. Dù bị xét xử hay không, một số người bị đưa đi điều trị tâm thần nhằm làm cho họ thay đổi tư tưởng, hoặc làm cho họ không còn có ảnh hưởng tốt lên người khác.
Private Baptism
Rửa rội riêng. Là phép Rửa tội được ban khi cần kíp bởi một người không là linh mục hay phó tế. Việc rửa tội được ban mà không cần các nghi thức khác, chỉ bằng việc đổ nước lên đầu người ấy và đọc lời sau đây: “Ta rửa tội cho con, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần."
Private Confession
Xưng tội riêng, xưng tội kín. Là điều kiện thông thường để được tha tội trong bí tích Xá giải. Hiện nay nó được phân biệt với xưng tội tập thể, vốn được thực hiện trong hoàn cảnh lạ thường với việc xá tội chung. Trước đây nó được phân biệt với thú tội công khai trong thời Giáo hội sơ khai, khi ở một số nơi hối nhân phải công khai nhìn nhận là mình phạm một số tội nào đó. Việc xưng tội riêng các tội thầm kín đã được thực thi trong thời Giáo hội sơ khai, và theo giáo huấn của các Đức Giáo hòang, nó có nguồn gốc từ các thánh Tông đồ.
Private Mass
Thánh lễ riêng, Thánh lễ không có người tham dự. Trước đây nó đồng nghĩa với Lễ đọc. Hiện giờ thánh lễ riêng là thánh lễ mà một linh mục cử hành riêng tư, không có cộng đòan tham dự. Sách lễ Roma duyệt lại dành một phần cho các lễ riêng này.
Private Oratory
Nhà nguyện riêng. Là một nơi dành cho việc thờ phượng Chúa, nhưng được xây dựng trong một nhà riêng, vì lợi ích của một gia đình hay một cá nhân mà thôi.
Private Revelations
Mặc khải riêng tư. Là sự tỏ lộ siêu nhiên về chân lý ẩn giấu cho một vài cá nhân, vì lợi ích thiêng liêng của họ hay của người khác. Mặc khải này khác với mặc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, vốn được tỏ lộ vì toàn thể nhân lọai, và là cần thiết cho sự cứu độ và thánh hóa của con người. Mặc dầu được Giáo hội công nhận, và đôi khi, được giáo quyền phê chuẩn, các mặc khải riêng tư không là đối tượng của lòng tin vào Chúa, vốn ràng buộc lương tâm mỗi người phải tin vào uy quyền của Chúa. Do đó, sự đồng ý với mặc khải tư là dựa vào bằng chứng của con người hoặc, khi đã được Giáo hội chấp thuận, dựa vào giáo quyền theo ý hướng của Giáo hội. Mặc khải tư diễn ra như là thị kiến siêu nhiên, hoặc lời nói hoặc được Chúa sờ chạm vào. Thông thường trong thực tế không thể phân biệt ba hình thức này, nhất là khi cả ba xảy ra hầu như cùng một lúc.
Privation
Thiếu sót, thiếu hụt. Là thiếu một sự gì cần có cho sự hòan thiện hay tòan vẹn của một hữu thể, hoặc được ý chí mong muốn, hoặc đã sở hữu trước đó. Sự thiếu hụt này là nằm ở nền tảng của sự dữ, như là thiếu một sự tốt cần có ở đó.
Privilege
Đặc ân, ưu đãi, đặc quyền. Là một sự nhượng bộ, ít nhiều thường xuyên, được thực hiện chống lại hay vượt quá một luật. Các Đức Giáo hòang đã ban nhiều đặc ân, ít là kể từ thế kỷ thứ tám. Các đặc ân được ban bằng lời nói hay bằng văn bản viết tay, bằng ưu đãi trực tiếp hay bằng thông tin. Các đặc ân tòng nhân ban cho cá nhân; đặc ân đối vật liên quan đến các sự vật. Một đặc ân tòng nhân không cần phải sử dụng và không mất khi không sử dụng. Một đặc ân đối vật bị mất khi vật ấy không còn nữa. Các đặc ân là vĩnh viễn trừ phi được qui định thể khác.
Privilege, Ecclesiastical
Đặc ân Giáo hội. Là một sự nhượng bộ đặc biệt, không nói trong luật, cho người và định chế trong Giáo hội Công giáo. Đặc ân có thể được ban trực tiếp từ thẩm quyền Giáo hội, bằng thông tin, hoặc bằng tập tục hợp lệ hay qui định hợp pháp. Trừ phi được nói ngược lại, các đặc ân là thường xuyên. Các hình thức đặc trưng là đặc ân của giáo sĩ không bị bạo hành (privilegium canonis), chỉ bị xét xử trong tòa án giáo hội (privilegium fori), miễn quân dịch, và có lợi trong trường hợp không trả được nợ. Vì các đặc ân này liên quan đến bậc sống của một người, chúng không thể bị khước từ bởi những người chia sẻ chúng với nhau. Chúng bị mất khi các người này bị giáng chức, bị phế truất, và trở về bậc sống giáo dân mà thôi.
Privileged Altar
Bàn thờ đặc ân. Là một bàn thờ, mà trước đây nhà thờ có ơn đại xá cho các đẳng linh hồn khi linh mục dâng lễ cầu cho họ tại bàn thờ ấy. Bàn thờ đặc ân là tòng thổ hoặc tòng nhân. Bàn thờ này là tòng thổ khi ơn đại xá được gắn kết với bàn thờ, do đó mọi Thánh lễ tại bàn thờ này theo các điều kiện qui định đều có ơn đại xá cho các linh hồn. Bàn thờ đặc ân là tòng nhân, khi đặc ân được gắn với vị linh mục dâng Thánh lễ, hay với người mà Thánh lễ dâng cầu nguyện cho.
Pro Armenis
Sắc lệnh tín lý Pro Armenis. Là một sắc lệnh tín lý của Đức Giáo hòang Eugenius IV (ngày 22-11-1439) nói với người Armenia về các điều kiện hiệp thông với Giáo hội Công giáo Roma. Đặc điểm quan trọng nhất của sắc lệnh là tuyên bố dài về các Bí tích nói chung, và về mỗi Bí tích nói riêng. Trong các điều khỏan khác, có sự cần thiết phải xưng đầy đủ các tội trong bí tích xá giải, và hôn nhân bất khả phân ly.
Probabiliorism
Thuyết đại xác suất. Là một thuyết trong thần học luân lý để giải quyết các nghi ngờ thực tiễn. Thuyết đại xác suất chủ trương rằng người ta có thể đi theo ý kiến ủng hộ sự tự do, khi lý lẽ về ý kiến này là dường như chắc chắn đúng hơn, so với lý lẽ bênh vực cho luật. (Từ nguyên Latinh probabilior, dường như hơn, khả tín hơn.)
Probablilism
Cái nhiên thuyết. Là thuyết luân lý cho rằng một luật, mà việc chống lại sự hiện hữu và áp dụng của luật này có chứng lý có thể chắc chắn, thì luật này không có tính ràng buộc phải làm theo. Thuyết này dựa vào một nguyên tắc rằng luật nào bị nghi ngờ thì không ràng buộc. Như thế nó lọai trừ các thuyết khác, hoặc quá chặt chẽ hoặc quá rộng rãi về mức độ nghi ngờ hay cái nhiên, vốn làm cho người ta được miễn tuân theo một luật bị ngờ vực. (Từ nguyên Latinh probabilis, có thể, khả tín.)
Probability
Cái nhiên tính. Là sự đồng ý của tâm trí vào một điều gì đó với động cơ trí tuệ, vốn thiếu bằng chứng thuyết phục, và đi kèm với sự sợ hãi trong ý chí, mà ý kiến ngược lại có thể là đúng. Một tâm trạng thường được xác định là có một ý kiến, nhưng không là xác tín vững chắc.
Problem
Vấn đề, chủ đề. Nói chung, là bất cứ đề tài gì mà trong đó có sự lý luận. Là một đề tài chưa được giải quyết trong triết học hay thần học về nhiều quan điểm đang được duy trì, nhưng chưa có giải pháp thuyết phục hoặc giáo quyền chưa đưa ra phán đóan rõ ràng nào về đề tài ấy. (Từ nguyên Latinh problema, vấn đề nêu ra chờ giải pháp; từ chữ Hi Lạp probl_ma, điều gì ném ra phía trước.)
Pro-Cathedral
Nhà thờ tạm thế chính tòa. Là một nhà thờ được vị Giám mục tạm sử dụng như nhà thờ chính tòa, cho đến khi một nhà thờ chính tòa chính thức được xây dựng xong. Các quyền lợi và đặc ân của nhà thờ này thì cũng giống như quyền lợi của nhà thờ chính tòa. Nhà thờ Đức Bà Kensington, ở London (Anh Quốc), là nhà thờ tạm thế chính tòa trong gần 36 năm, cho đến khi nhà thờ chính tòa Westminster ở London được khánh thành năm 1903.
Process
Tiến trình, quá trình, qui trình. Là một phương pháp họat động có hệ thống, chẳng hạn một tiến trình điều tra một vấn đề đức tin, hoặc tiến trình điều tra một vấn đề tranh cãi trong luật Giáo hội. Trong triết học hiện đại, tiến trình có nghĩa khác hơn là một phương pháp. Nó đi vào dòng tư tưởng Kitô giáo từ thuyết phiếm thần Đông phương, để mô tả một khái niệm của hiện hữu vốn là đang trong “tiến trình” hay đang thành hình. Đặc điểm của tiến trình là rằng mọi vật đang trong dòng chảy, mọi vật đang thay đổi, do đó không gì hiện hữu một cách đơn giản, trong bất cứ phần nào của thiên nhiên. (Từ nguyên Latinh processus, sự tiến tới, thủ tục, phương pháp; từ chữ procedere, đi trước.)
Procession
Nhiệm xuất, nhiệm xuy. Là nguồn gốc của người này từ người khác. Một nhiệm xuất được cho là ngọai tại, khi kết quả của nhiệm xuất đi ra ngoài nguyên lý hoặc nguồn gốc mà từ đó nó nhiệm xuất. Như thế các thụ tạo phát sinh bởi sự nhiệm xuất ngọai tại từ Chúa Ba Ngôi, Nguồn Gốc Đầu tiên của thụ tạo. Một nhiệm xuất nội tại là ở bên trong; vị nhiệm xuất vẫn là một với vị mà từ đó mình nhiệm xuất. Như thế sự nhiệm xuất của Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một hành vi nội tại của Chúa Ba Ngôi. Một sự nhiệm xuất nội tại và thiên linh có nghĩa là nguồn gốc của một Ngôi là một Ngôi khác (Con từ Cha), hoặc là nhiệm xuy, tức là từ các Ngôi khác (Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con mà ra) qua việc chuyển thông cùng một bản thể Thiên Chúa như nhau.
Processional
Sách kinh rước kiệu. Đây là sách chứa các thông tin về các cuộc rước trong Giáo hội; cũng áp dụng cho các lễ nghi trong một cuộc rước kiệu, hoặc các thánh ca hát khi rước kiệu, và diễn tiến của cuộc rước. Trong thời Trung cổ, sách kinh rước kiệu là sách có liên quan đến các nhà thờ địa phương.
Processional Cross
Thánh giá rước kiệu. Là một thánh giá gắn trên một cái gậy cao, được cầm đi đầu trong một cuộc rước các giáo sĩ một cách long trọng.
Processions
Rước kiệu, diễu hành. Là phận vụ thánh trong đó giáo sĩ và giáo dân diễu hành từ một nơi này đến một nơi khác. Cuộc rước có thể diễn ra trong nhà thờ, giữa hai nhà thờ, hoặc bên ngoài một nhà thờ hay một đền thánh. Rước kiệu là hành vi công khai tôn kính Chúa, tôn vinh Chúa hoặc các thánh, để cảm tạ Chúa vì các ơn đã nhận lãnh, và xin Chúa thứ tha vì các tội đã phạm. Rước kiệu đã có từ thời Cựu Ước để diễn tả lòng tin của một dân tộc, khác với sự thờ phượng của một cá nhân, và của một dân tộc vì là tượng trưng cho các hành động hợp tác của họ với nhau, và khác với sự tuyên xưng đức tin chung của họ với nhau.
Proclamation
Rao truyền, công bố, loan truyền. Là việc rao truyền Chúa Kitô cho thế giới biết, làm cho Chúa được càng nhiều người biết đến và yêu mến càng tốt. Việc rao truyền có rất nhiều hình thức vì có rất nhiều cách truyền thông, như bằng nói năng và viết lách, và nhất là bằng cách phản chiếu các nhân đức của Chúa Kitô trong cuộc sống và lối cư xử thường ngày của mình. Việc rao truyền Chúa là bổn phận của mọi Kitô hữu. Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II tuyên bố: “Chúa Giêsu Kitô là nguyên lý ổn định và là trung tâm cố định của sứ vụ mà Chúa giao phó cho con người. Chúng ta đều phải chia sẻ sứ vụ này, và tập trung mọi sức lực của chúng ta cho sứ vụ, bởi vì sứ vụ này là cần thiết hơn bao giờ hết cho nhân lọai hôm nay” (Thông điệp “Đấng Cứu chuộc nhân lọai”, Redemptor Hominis, 11).
Pro Comperto Sane
Tông thư Pro Comperto Sane. Là tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI về việc bổ nhiệm một số Giám mục giáo phận làm thành viên các Thánh bộ của Giáo triều Roma. Do văn kiện này, qui định mới được đặt ra để làm cho một số giám mục vừa là giám mục chính tòa giáo phận coi sóc đòan chiên, vừa là thành viên đầy đủ của Giáo triều Roma. Một qui định như là một luật nói rằng phiên họp tòan thể các Thánh bộ, với quyền ngoại thường, cần họp mỗi năm một lần (ngày 6-8-1967).
Procreation
Sinh đẻ, sinh sản. Là sinh con cái. Đây là một từ ngữ chính thức của sự sinh sản, và nhấn mạnh đến vai trò của giao hợp vợ chồng với ý hướng sinh đẻ con cái. (Từ nguyên Latinh procreare, sinh.)
Procreative Love
Tình yêu phụ tạo. Là tình yêu vị tha giữa vợ chồng để có thể sinh con cái mà Chúa ban cho họ, như là sự “phụ tạo” của giao hợp vợ chồng. Tình yêu này là phụ tạo, bởi vì nó gợi ra hành vi sáng tạo của Chúa, Đấng đòi hỏi sự hợp tác của vợ chồng để đưa một con người mới vào thế gian.
Procurator
Thụ ủy, biện lý, người quản lý. Là một người quản lý công việc của một người khác do quyền hành của người này. Là một người quản lý phụ trách các vấn đề pháp lý hoặc tham dự các cuộc họp, và thường là người phụ trách các công việc đời của một tu viện. Các Dòng tu có vị thụ ủy làm đại diện thường trực tại Roma. Các hành vi của vị thụ ủy được xem như là hành vi của bề trên, khi vị thụ ủy hành động cách hợp pháp trong giới hạn thẩm quyền của mình. (Từ nguyên Latinh procurator, người quản lý, người giám sát.)
Prodigy
Điều phi thường, điều kỳ diệu. Là một sự việc phi thường do quyền năng của thiên thần tạo ra, dù là tốt hay xấu, dưới sự quan phòng tích cực hoặc cho phép của Chúa. Từ ngữ này thường liên kết với hiện tượng ma quỷ làm, để phân biệt các phép lạ thật sự, mặc dầu là nhỏ, do các thiên thần tốt thực hiện, với việc lạ do sự can thiệp của ma quỷ.
Prof
Prof, Professus, professio, professor—tu sĩ khấn, tuyên khấn, giáo sư.
Profanation
Phỉ báng, báng bổ, xúc phạm. Là sự giải thánh một sự thánh, bằng cách sử dụng hoặc hành hạ một người hiến thánh, nơi thánh, hoặc đồ thánh, xem đó như không là thánh thiêng mà là thuần túy trần tục hoặc phần đời hoàn toàn. Sự báng bổ bằng lời nói là dùng thánh danh Chúa hay tên các thánh, mà không kính trọng tính cách thánh thiêng của tên đó.
Profane
Phàm tục, tầm thường. Là sự gì trần tục hoặc thuộc con người hoàn tòan để so sánh với sự thánh thiêng hay vật thánh. “Phàm tục” tự nó không hàm ý phỉ báng hay xúc phạm, bởi vì toàn thể vũ trụ tạo thành, kể cả con người trong đó, là phàm tục theo nghĩa kỹ thuật, để là ngược lại với Chúa Tạo Dựng, mà yếu tính của Chúa là thánh thiêng, bởi vì Chúa là “Đấng hoàn toàn khác”, Đấng siêu vượt thế giới mà Chúa đã dựng nên và liên tục nâng đỡ. (Từ nguyên Latinh profanus, đặt ngoài đền thờ, bình thường, phàm tục.)
Professed
Tu sĩ tuyên khấn. Là những người trong các Dòng tu đã tuyên khấn các lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh. Tuy nhiên trong một số Dòng tu, từ ngữ này dành cho những người đã sống trong cộng đoàn một thời gian, sau khi đã tuyên khấn. Nhưng nói chung, từ ngữ đều dành cho những người đã “vĩnh khấn, khấn trọn”, người “khấn lần đầu, tiên khấn “ hay người “khấn tạm.”
Profession
Sự tuyên khấn. Là hành vi chọn lựa bậc tu trì bằng ba lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh, theo luật của một Dòng tu được chuẩn y đúng giáo luật. Về sự khấn đơn hay khấn tạm, ít nhất phải sau một năm nhà tập liên tục hay một năm thử liên tục; về sự khấn trọn đời, khấn trọn, vĩnh khấn, phải sau ít nhất ba năm khấn tạm. Ứng viên phải đủ tuổi theo quy định và có tự do hoàn toàn để thực thi sự tuyên khấn.
Professionis Ritus
Sắc lệnh Professionis Ritus (Nghi thức khấn). Là Sắc lệnh của Thánh bộ Phượng tự, cho phép và đưa ra nghi thức cho nhiều lọai và cấp độ khấn Dòng khác nhau (ngày 2-2-1970, và duyệt lại năm 1975).