Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 09/11/2018
15. ĐÓNG CỬA TỪ KHÁCH
Châu Nguyên Tố thường đi vắng nhà, kêu a Lưu ở nhà coi nhà, khách đến thăm, dù cho là khách thường hay đến thì a Lưu cũng gọi không đúng tên của khách.
Châu Nguyên Tố hỏi nó là có khách nào đã đến nhà, nó lúc nào cũng trả lời như sau:
- “Có người thì mập lùn; có người thì ốm cao râu ria xồm xoàm; có người rất đẹp; có người rất già phải chống gậy mà đi.”
Về sau, ngay cả chuyện người nào mập ốm đẹp xấu nó cũng không nhớ rõ ràng nữa, nên nó dứt khoát đóng cổng lại không thèm tiếp đãi khách đến thăm chủ nhân nữa.
(A Lưu truyện)
Suy tư 15:
Cái buồn nhất của ông chủ là có tên đầy tớ ngu ngốc.
Cái buồn nhất của thầy cô giáo là có học trò quá đần.
Cái buồn nhất của cha mẹ là có đứa con không biết nghe lời nên trở thành hoang đàng.
Cái buồn nhất của Thiên Chúa chính là chúng ta đã sống trong tội, và quá coi trọng những của cải thế gian hơn phần rỗi của mình mà chúng ta đã đóng cửa tâm hồn của mình, lại không thèm đón nhận những ân sủng của Chúa đã gởi đến cho chúng ta qua hoàn cảnh của cuộc sống.
Đóng cửa nhà tức là từ chối tiếp khách, và khi chúng ta đóng cửa tâm hồn thì cũng có nghĩa là chúng ta từ chối tiếp nhận ân sủng của Chúa...
Đúng là Chúa buồn thật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Châu Nguyên Tố thường đi vắng nhà, kêu a Lưu ở nhà coi nhà, khách đến thăm, dù cho là khách thường hay đến thì a Lưu cũng gọi không đúng tên của khách.
Châu Nguyên Tố hỏi nó là có khách nào đã đến nhà, nó lúc nào cũng trả lời như sau:
- “Có người thì mập lùn; có người thì ốm cao râu ria xồm xoàm; có người rất đẹp; có người rất già phải chống gậy mà đi.”
Về sau, ngay cả chuyện người nào mập ốm đẹp xấu nó cũng không nhớ rõ ràng nữa, nên nó dứt khoát đóng cổng lại không thèm tiếp đãi khách đến thăm chủ nhân nữa.
(A Lưu truyện)
Suy tư 15:
Cái buồn nhất của ông chủ là có tên đầy tớ ngu ngốc.
Cái buồn nhất của thầy cô giáo là có học trò quá đần.
Cái buồn nhất của cha mẹ là có đứa con không biết nghe lời nên trở thành hoang đàng.
Cái buồn nhất của Thiên Chúa chính là chúng ta đã sống trong tội, và quá coi trọng những của cải thế gian hơn phần rỗi của mình mà chúng ta đã đóng cửa tâm hồn của mình, lại không thèm đón nhận những ân sủng của Chúa đã gởi đến cho chúng ta qua hoàn cảnh của cuộc sống.
Đóng cửa nhà tức là từ chối tiếp khách, và khi chúng ta đóng cửa tâm hồn thì cũng có nghĩa là chúng ta từ chối tiếp nhận ân sủng của Chúa...
Đúng là Chúa buồn thật...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 09/11/2018
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 12, 38-44
“Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai bối cảnh rất nổi bật để cho chúng ta so sánh, hai bối cảnh này không phải tự nhiên mà chúng ta khám phá ra, nhưng là do Đức Chúa Giê-su –Đấng luôn yêu thích sự khiêm tốn- chỉ ra cho chúng ta thấy, hai bối cảnh đó là sự khoe khoang, kiêu ngạo xúng xính trong bộ áo sang trọng của các kinh sư, và sự nghèo khó nhưng quảng đại của người đàn bà goá.
Qua mọi thời đại, cái kiêu ngạo luôn luôn bị người ta kết án, bởi chính kiêu ngạo thường làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa nơi con người và giữa con người với nhau. Kiêu ngạo khoe khoang xúng xính trong bộ áo thụng sang trọng của các kinh sư đã làm cho họ cách xa quần chúng, và lời giảng dạy của họ như gió thổi mây bay qua tâm hồn của người nghe, mà đa số là những người nghèo khó bần cùng trong xã hội. Họ giảng dạy như cái phèng la rỗng tuếch vang to, nhưng lại làm điếc tai người nghe vì những xa hoa và thói khoe khoang của họ, cho nên, Đức Chúa Giê-su đã dặn dò các môn đệ của mình : “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng...”, và cũng ngụ ý nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta rằng: đừng có trở nên những người kiêu ngạo khoe khoang với những gì mình đang có với tha nhân.
Đức Chúa Giê-su rất yêu mến những người khiêm tốn cho nên Ngài đã nhận ra ngay tấm lòng hảo tâm của người đàn bà nghèo khó goá bụa, bởi vì bà đã đem hết gia tài của mình có bỏ vào hòm dâng cúng, hoặc chúng ta có thể nói, bà đã đem cả mạng sống của mình để làm công việc bác ái mà không khoe khoang.
Đức Chúa Giê-su không những đã cảm nghiệm được sự khiêm tốn chính là nền tảng để đón nhận mọi nguồn mạch ân sủng, nhưng Ngài còn sống triệt để sự khiêm tốn khi trở thành một con người nghèo khó hơn cả chúng ta, do đó, Ngài đã nói với các môn đệ: “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn hết...”, giá trị của sự khiêm tốn là ở đó, là dâng hết những gì mình có mà không khoe khoang, không đánh trống rung chuông báo cho mọi người biết công việc bác ái mình đã làm. Hạt lúa gieo xuống đất âm thầm đâm chồi nảy lộc, khi đã chín vàng thì oằn xuống không khoe khoang, không xúng xính, nhưng đã nuôi sống con người bằng những hạt lúa no tròn, đó là thành quả của sự huỷ mình ra không.
Bạn thân mến,
Có nhiều giáo dân không thèm đi lễ nhà thờ của họ đạo, bởi vì họ không chịu được sự phách lối của mấy ông bà trong ban hành giáo; có một vài giáo dân bỏ tiền bỏ của ra cho hội từ thiện này, hội từ thiện nọ để được báo chí khen ngợi, nhưng chưa bao giờ mua một bó hoa tặng Đức Mẹ trong nhà thờ nghèo khó của mình...
Người đàn bà goá nghèo chỉ bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã khen bà là người dâng cúng nhiều nhất, vì gia tài của bà chỉ có chừng ấy, nhưng cái thâm thuý nhất nơi hành động của người đàn bà goá nghèo chính là bà biết phó thác cuộc sống hôm nay và ngày mai của mình cho Thiên Chúa duy nhất của bà.
Thiên Chúa cũng sẽ khen ngợi chúng ta như thế, khi chúng ta biết vì tha nhân mà phó thác cuộc sống của mình trong tay Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Mc 12, 38-44
“Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai bối cảnh rất nổi bật để cho chúng ta so sánh, hai bối cảnh này không phải tự nhiên mà chúng ta khám phá ra, nhưng là do Đức Chúa Giê-su –Đấng luôn yêu thích sự khiêm tốn- chỉ ra cho chúng ta thấy, hai bối cảnh đó là sự khoe khoang, kiêu ngạo xúng xính trong bộ áo sang trọng của các kinh sư, và sự nghèo khó nhưng quảng đại của người đàn bà goá.
Qua mọi thời đại, cái kiêu ngạo luôn luôn bị người ta kết án, bởi chính kiêu ngạo thường làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa nơi con người và giữa con người với nhau. Kiêu ngạo khoe khoang xúng xính trong bộ áo thụng sang trọng của các kinh sư đã làm cho họ cách xa quần chúng, và lời giảng dạy của họ như gió thổi mây bay qua tâm hồn của người nghe, mà đa số là những người nghèo khó bần cùng trong xã hội. Họ giảng dạy như cái phèng la rỗng tuếch vang to, nhưng lại làm điếc tai người nghe vì những xa hoa và thói khoe khoang của họ, cho nên, Đức Chúa Giê-su đã dặn dò các môn đệ của mình : “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng...”, và cũng ngụ ý nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta rằng: đừng có trở nên những người kiêu ngạo khoe khoang với những gì mình đang có với tha nhân.
Đức Chúa Giê-su rất yêu mến những người khiêm tốn cho nên Ngài đã nhận ra ngay tấm lòng hảo tâm của người đàn bà nghèo khó goá bụa, bởi vì bà đã đem hết gia tài của mình có bỏ vào hòm dâng cúng, hoặc chúng ta có thể nói, bà đã đem cả mạng sống của mình để làm công việc bác ái mà không khoe khoang.
Đức Chúa Giê-su không những đã cảm nghiệm được sự khiêm tốn chính là nền tảng để đón nhận mọi nguồn mạch ân sủng, nhưng Ngài còn sống triệt để sự khiêm tốn khi trở thành một con người nghèo khó hơn cả chúng ta, do đó, Ngài đã nói với các môn đệ: “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn hết...”, giá trị của sự khiêm tốn là ở đó, là dâng hết những gì mình có mà không khoe khoang, không đánh trống rung chuông báo cho mọi người biết công việc bác ái mình đã làm. Hạt lúa gieo xuống đất âm thầm đâm chồi nảy lộc, khi đã chín vàng thì oằn xuống không khoe khoang, không xúng xính, nhưng đã nuôi sống con người bằng những hạt lúa no tròn, đó là thành quả của sự huỷ mình ra không.
Bạn thân mến,
Có nhiều giáo dân không thèm đi lễ nhà thờ của họ đạo, bởi vì họ không chịu được sự phách lối của mấy ông bà trong ban hành giáo; có một vài giáo dân bỏ tiền bỏ của ra cho hội từ thiện này, hội từ thiện nọ để được báo chí khen ngợi, nhưng chưa bao giờ mua một bó hoa tặng Đức Mẹ trong nhà thờ nghèo khó của mình...
Người đàn bà goá nghèo chỉ bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã khen bà là người dâng cúng nhiều nhất, vì gia tài của bà chỉ có chừng ấy, nhưng cái thâm thuý nhất nơi hành động của người đàn bà goá nghèo chính là bà biết phó thác cuộc sống hôm nay và ngày mai của mình cho Thiên Chúa duy nhất của bà.
Thiên Chúa cũng sẽ khen ngợi chúng ta như thế, khi chúng ta biết vì tha nhân mà phó thác cuộc sống của mình trong tay Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 09/11/2018
63. Thánh đức không để ý đến tư tưởng có kỳ diệu, nói lời kỳ diệu, hoặc là tâm tình có phát ra cảm giác kỳ diệu.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cho thì có phúc ơn là nhận
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:33 09/11/2018
Cho thì có phúc ơn là nhận (CN XXXII TN B) - 1 V 7,10-16; Hr 9,24-28; Mc 12,38-44
Với Chúa Nhật XXXII thường niêm năm B, Giáo Hội mời gọi chúng ta học hỏi và thực hành đức tính quảng đại và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng như Chúa Kitô quảng đại đã hiến mình vì ơn cứu độ loài người, chúng ta cũng phải biết sống quảng đại với tha nhân. Các bài đọc Chúa Nhật này đều nói về chủ đề này qua hai nhân vật bà góa và mời gọi chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày.
1- Những tấm lòng vàng
Trong bài đọc I, bà góa thành Xarépta (một thành phố niềm nam Xiđon) được nhắc đến như là mẫu gương về lòng quảng đại và tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa khi đối xử tốt với tiên tri Êlia. Bà là một người nghèo và là nạn nhân của trận đói xảy ra trong vùng do hạn hán kéo dài ba năm liền (Tk. IX Tcn). Theo lời của tiên tri Êlia, đây là hình phạt của Thiên Chúa đối với dân Ítraen vì tội thờ ngẫu tượng thần Baal, dưới thời vua Acáp. Tiên tri Êlia, người của Thiên Chúa đã thử thách lòng quảng đại và niềm tin của bà góa thành Xarépta. Ông xin bà giúp đỡ mình. Dẫu vốn rất nghèo và biết bản thân không thể đảm bảo miếng cơm manh áo cho mình và cho con, nhưng bà quảng đại sẵn sàng giúp đỡ ông.
Êlia biết bà góa rất lo lắng về tương lai của mình và bà lo sợ là rất đúng. Bởi vì bà không có làm chủ được mọi hoàn cảnh khó khăn xảy ra trong thân phận mẹ góa con côi. Vì thế, Êlia bất đầu lên tiếng an ủi bà: “Bà đừng sợ.” Rồi ông nói tiên tri với bà: “Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của Ítraen phán thế này: Hủ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ không cạn cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất” (1 V 7,14).
Quả thật, lời tiên tri này được ứng nghiệm cho cuộc sống của bà và nhờ đó bà không còn thiếu ăn nhờ hủ bột không hề vơi. Đức tin, sự tin tưởng vào Lời Chúa, và dĩ nhiên, vào sự quan phòng Thiên Chúa không làm cho bà phải thất vọng. Hơn thế, cuộc sống bà đã thay đổi và còn hơn cả những gì bà chờ đợi. Với lòng quảng đại, bà đã được Thiên Chúa thưởng công và ban lại cho bà nhiều hơn những gì bà đã cho đi. Lòng quảng đại của Thiên Chúa không bao giờ thua kém lòng quảng đại của con người. Như các thánh thường nói: “Chúng ta chỉ cần một bông hoa, mà Ngài lại ban cả cánh rừng. Chúng ta chỉ cần vài ngụm nước, mà Ngài lại ban cho cả dòng suối. Chúng ta chỉ cần vài hạt cát, mà Ngài lại cho cả bãi biển rộng dài.”
Cũng chủ đề này, bài đọc II làm sáng tỏ sự quảng đại hiến dâng của Chúa Kitô. Với niềm tin vào Chúa Cha, Người quảng đại đã hiến mình như “của lễ thánh thiện và sống động” (Rm 12,1) cho chúng ta xét như là Thượng Tế. Những gì Người đã quảng đại hiến dâng và trao ban qua đau khổ và cái chết, thì Người lại lấy qua sự phục sinh và lên trời vinh hiển. Đây là phần thưởng cao quý nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Đức Kitô vì quảng đại và hiến dâng của Người.
2- Quý ở cách cho
Tương tự với bài đọc I, bài Tin Mừng nói về trường hợp bà góa được Chúa Giêsu ca ngợi vì sự quảng đại của bà. Chúa Giêsu quan sát xem đám đông bỏ tiền vào thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Còn bà góa nghèo chỉ bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm thôi. Nhưng Chúa Giêsu quả quyết: “Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả thật, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có” (Mc 12,44).
Ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng một mặt, tiêu chuẩn đánh giá của Chúa Giêsu khác với tiêu chuẩn đánh giá của thế gian. Thiên Chúa thường không đánh giá theo số lượng, nhưng theo chất lượng, hay nói cách khác theo mức độ quảng đại, hy sinh và tình yêu mà chúng ta dành cho Người. Mặt khác, khi đặt trọn niềm tin của mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa, bà góa nghèo đã quảng đại cho đi bởi vì bà biết và tin tưởng vào Thiên Chúa mà bà tôn thờ. Nhờ đó, bà đã chiến thắng được nổi sợ hãi về tương lai và chiến thắng tính ích kỷ chỉ vun vén cho bản thân.
Có rất nhiều bài học dành cho chúng ta hôm nay từ các bài đọc. Trước hết, tất cả những nhân vật được nói đến hôm nay là những mẫu gương tuyệt vời về lòng quảng đại và cho đi. Thứ đến, họ là những con người đã một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Họ nhắc nhở chúng ta về nguyên tắc đơn giản của lòng quảng đại: Hãy biết cho đi, chứ đừng bo bo giữ của vì như Lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20,15). Đặc biệt họ dạy chúng ta cách cho nữa. Vì cổ nhân vẫn thường nói: Của cho không quý bằng quý ở cách cho. Của cho không quý bằng tấm lòng người cho.
Trong đời sống, những lúc thiếu thốn là lúc thử thách. Đó là những lúc phải tin vào Thiên Chúa quan phòng. Vì thế, Tobia khuyên chúng ta: “Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
3- Cho sẽ nhận lại gấp bội
Cuối cùng, như là người Cha hằng yêu thương săn sóc con cái, Thánh Phaolô dạy: “Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,19). Người biết những nhu cầu chúng ta và làm sao để đáp ứng. Bổn phận mà tất cả chúng ta cần làm là hãy tin tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta hãy xin Chúa Kitô ban cho chúng ta một trái tim quảng đại, để biết cho đi mà không tính toán, bởi vì như Lời Chúa nói: “Gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,6-7).
Câu chuyện sau đây là một minh họa cụ thể cho những gì chúng ta nói ở trên. Thánh Martinô thành Tours khi còn là một binh sỹ, dầu chưa trở lại đạo nhưng ngài đã tin vào Chúa Kitô và sống như một người tín hữu. Ngài thường giúp đỡ người nghèo và những ai bị bỏ rơi. Một ngày mùa đông nọ, ở cửa thành Amiens, chàng hiệp sỹ trẻ gặp một người ăn xin bên vệ đường không áo mặc đang xin ngài bố thí. Ngài nói: Tôi chỉ có áo lính và khí giới. Rồi lập tức, ngài cắt áo choàng ngoài cho người ăn xin. Đêm hôm đó, Martinô thấy Chúa hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần: Chính Martinô đã mặc cho Ta đó.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin Chúa dạy con biết sống quảng đại.
Biết phụng sự Chúa như Chúa đáng được phụng sự.
Biết cho đi mà không tính toán.
Biết chiến đấu không ngại thương tích.
Biết làm việc không tìm nghỉ ngơi.
Biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào hơn
là được biết con đang thi hành ý Chúa.
Con xin dâng Chúa con người của con
Những gì con có xin dâng lại cho Chúa.
Này là tự do ý chí của con
Này là trí nhớ trí hểu của con
Mọi sự đều là của Chúa
Xin dùng con theo Thánh Ý Ngài
Xin ban tình yêu và ân sủng Chúa. Amen!
Với Chúa Nhật XXXII thường niêm năm B, Giáo Hội mời gọi chúng ta học hỏi và thực hành đức tính quảng đại và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng như Chúa Kitô quảng đại đã hiến mình vì ơn cứu độ loài người, chúng ta cũng phải biết sống quảng đại với tha nhân. Các bài đọc Chúa Nhật này đều nói về chủ đề này qua hai nhân vật bà góa và mời gọi chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày.
1- Những tấm lòng vàng
Trong bài đọc I, bà góa thành Xarépta (một thành phố niềm nam Xiđon) được nhắc đến như là mẫu gương về lòng quảng đại và tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa khi đối xử tốt với tiên tri Êlia. Bà là một người nghèo và là nạn nhân của trận đói xảy ra trong vùng do hạn hán kéo dài ba năm liền (Tk. IX Tcn). Theo lời của tiên tri Êlia, đây là hình phạt của Thiên Chúa đối với dân Ítraen vì tội thờ ngẫu tượng thần Baal, dưới thời vua Acáp. Tiên tri Êlia, người của Thiên Chúa đã thử thách lòng quảng đại và niềm tin của bà góa thành Xarépta. Ông xin bà giúp đỡ mình. Dẫu vốn rất nghèo và biết bản thân không thể đảm bảo miếng cơm manh áo cho mình và cho con, nhưng bà quảng đại sẵn sàng giúp đỡ ông.
Êlia biết bà góa rất lo lắng về tương lai của mình và bà lo sợ là rất đúng. Bởi vì bà không có làm chủ được mọi hoàn cảnh khó khăn xảy ra trong thân phận mẹ góa con côi. Vì thế, Êlia bất đầu lên tiếng an ủi bà: “Bà đừng sợ.” Rồi ông nói tiên tri với bà: “Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của Ítraen phán thế này: Hủ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ không cạn cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất” (1 V 7,14).
Quả thật, lời tiên tri này được ứng nghiệm cho cuộc sống của bà và nhờ đó bà không còn thiếu ăn nhờ hủ bột không hề vơi. Đức tin, sự tin tưởng vào Lời Chúa, và dĩ nhiên, vào sự quan phòng Thiên Chúa không làm cho bà phải thất vọng. Hơn thế, cuộc sống bà đã thay đổi và còn hơn cả những gì bà chờ đợi. Với lòng quảng đại, bà đã được Thiên Chúa thưởng công và ban lại cho bà nhiều hơn những gì bà đã cho đi. Lòng quảng đại của Thiên Chúa không bao giờ thua kém lòng quảng đại của con người. Như các thánh thường nói: “Chúng ta chỉ cần một bông hoa, mà Ngài lại ban cả cánh rừng. Chúng ta chỉ cần vài ngụm nước, mà Ngài lại ban cho cả dòng suối. Chúng ta chỉ cần vài hạt cát, mà Ngài lại cho cả bãi biển rộng dài.”
Cũng chủ đề này, bài đọc II làm sáng tỏ sự quảng đại hiến dâng của Chúa Kitô. Với niềm tin vào Chúa Cha, Người quảng đại đã hiến mình như “của lễ thánh thiện và sống động” (Rm 12,1) cho chúng ta xét như là Thượng Tế. Những gì Người đã quảng đại hiến dâng và trao ban qua đau khổ và cái chết, thì Người lại lấy qua sự phục sinh và lên trời vinh hiển. Đây là phần thưởng cao quý nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Đức Kitô vì quảng đại và hiến dâng của Người.
2- Quý ở cách cho
Tương tự với bài đọc I, bài Tin Mừng nói về trường hợp bà góa được Chúa Giêsu ca ngợi vì sự quảng đại của bà. Chúa Giêsu quan sát xem đám đông bỏ tiền vào thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Còn bà góa nghèo chỉ bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm thôi. Nhưng Chúa Giêsu quả quyết: “Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả thật, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có” (Mc 12,44).
Ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng một mặt, tiêu chuẩn đánh giá của Chúa Giêsu khác với tiêu chuẩn đánh giá của thế gian. Thiên Chúa thường không đánh giá theo số lượng, nhưng theo chất lượng, hay nói cách khác theo mức độ quảng đại, hy sinh và tình yêu mà chúng ta dành cho Người. Mặt khác, khi đặt trọn niềm tin của mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa, bà góa nghèo đã quảng đại cho đi bởi vì bà biết và tin tưởng vào Thiên Chúa mà bà tôn thờ. Nhờ đó, bà đã chiến thắng được nổi sợ hãi về tương lai và chiến thắng tính ích kỷ chỉ vun vén cho bản thân.
Có rất nhiều bài học dành cho chúng ta hôm nay từ các bài đọc. Trước hết, tất cả những nhân vật được nói đến hôm nay là những mẫu gương tuyệt vời về lòng quảng đại và cho đi. Thứ đến, họ là những con người đã một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Họ nhắc nhở chúng ta về nguyên tắc đơn giản của lòng quảng đại: Hãy biết cho đi, chứ đừng bo bo giữ của vì như Lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20,15). Đặc biệt họ dạy chúng ta cách cho nữa. Vì cổ nhân vẫn thường nói: Của cho không quý bằng quý ở cách cho. Của cho không quý bằng tấm lòng người cho.
Trong đời sống, những lúc thiếu thốn là lúc thử thách. Đó là những lúc phải tin vào Thiên Chúa quan phòng. Vì thế, Tobia khuyên chúng ta: “Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
3- Cho sẽ nhận lại gấp bội
Cuối cùng, như là người Cha hằng yêu thương săn sóc con cái, Thánh Phaolô dạy: “Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,19). Người biết những nhu cầu chúng ta và làm sao để đáp ứng. Bổn phận mà tất cả chúng ta cần làm là hãy tin tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta hãy xin Chúa Kitô ban cho chúng ta một trái tim quảng đại, để biết cho đi mà không tính toán, bởi vì như Lời Chúa nói: “Gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,6-7).
Câu chuyện sau đây là một minh họa cụ thể cho những gì chúng ta nói ở trên. Thánh Martinô thành Tours khi còn là một binh sỹ, dầu chưa trở lại đạo nhưng ngài đã tin vào Chúa Kitô và sống như một người tín hữu. Ngài thường giúp đỡ người nghèo và những ai bị bỏ rơi. Một ngày mùa đông nọ, ở cửa thành Amiens, chàng hiệp sỹ trẻ gặp một người ăn xin bên vệ đường không áo mặc đang xin ngài bố thí. Ngài nói: Tôi chỉ có áo lính và khí giới. Rồi lập tức, ngài cắt áo choàng ngoài cho người ăn xin. Đêm hôm đó, Martinô thấy Chúa hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần: Chính Martinô đã mặc cho Ta đó.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin Chúa dạy con biết sống quảng đại.
Biết phụng sự Chúa như Chúa đáng được phụng sự.
Biết cho đi mà không tính toán.
Biết chiến đấu không ngại thương tích.
Biết làm việc không tìm nghỉ ngơi.
Biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào hơn
là được biết con đang thi hành ý Chúa.
Con xin dâng Chúa con người của con
Những gì con có xin dâng lại cho Chúa.
Này là tự do ý chí của con
Này là trí nhớ trí hểu của con
Mọi sự đều là của Chúa
Xin dùng con theo Thánh Ý Ngài
Xin ban tình yêu và ân sủng Chúa. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Tom Uzhunnalil: ‘Tôi làm chứng về quyền năng của việc cầu nguyện.”
Giuse Thẩm Nguyễn
00:15 09/11/2018
Cha Tom bị bắt cóc vào tháng Ba năm 2016 trong cuộc tấn công vào nhà của Hội Thừa Sai Bác Ái ở Yemen.
Cha Tom Uzhunnalil đã bị bắt cóc vào năm 2016 và bị giam giữ trong vòng 18 tháng bởi bọn khủng bố ở Yemen, đã nói rằng sự kiên trì của ngài là nhờ “lời cầu nguyện của tất cả mọi người đã dành cho ngài.”
Cha đã nói với đài ACI Prensa bằng tiếng Tây Ban Nha rằng “Cầu nguyện là điều tốt nhất mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và có thể đạt được mọi thứ. Phó thác vào Thánh Ý của Chúa. Trong thời gian bị giam cầm tôi đã cầu xin Chúa cho họ sớm thả tôi ra, nhưng tôi cũng xin Chúa cho tôi ân sủng để có thể hoàn thành sứ mạng mà Thiên Chúa đã hoạch định cho tôi.”
Là một nhà truyền giáo Dòng Salesian, cha Uzhunnalil lần đâu tiên đã gây được sự chú ý của thế giới khi cha bị bắt vào ngày 4 tháng Ba năm2016, trong một cuộc tấn cống vào nhà của Hội Thừa Sai Bác Ái ở Yemen, làm cho 16 người chết, trong đó có bốn nữ tu.
Tin về cha lại được chú ý hơn khi có tin đồn là cha có thể bị đóng đinh vào Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng sau đó đã hủy bỏ. Tiếp đến cha Uzhunnalil xuất hiện trên nhiều hình ảnh và video với một thân hình gầy gò, râu tóc xồm xoàm, kêu gọi sự giúp đỡ để được thả, với lý do là sức khỏe của ngài càng xấu đi và cần phải đưa tới một bệnh viện.
Chính quyền Oman và Tòa Thánh đã cùng làm việc cho việc thả cha và cha Tom đã được tự do vào ngày 12 tháng Chín, năm 2017.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài ACI Prensa, cha đã nhắc lại những kinh nghiệm từng trải qua ở Yemen.
Cha nói rằng các Giáo hội ở Yemen đã bị tấn công và quấy nhiễu, nhưng thời gian trước lúc tôi bị bắt thì tình hình tương đối ổn định.
“Tuy nhiên vào sáng ngày 4 tháng Ba, 2016, khi tôi đang cầu nguyện trong nhà nguyện của Hội Thừa Sai Bác Ái, tôi nghe thấy tiếng súng nổ ở bên ngoài. Tôi nhìn thấy những chiến binh đang giết bốn nữ tu.
“Tôi cầu nguyện lòng thương xót của Chúa cho bốn nữ tư và cho những người đã gây nên cuộc giết chóc này. Sau đó họ bắt tôi ra ngoài và hỏi là tôi có phải là người theo đạo Hồi không, tôi trả lời là không, tôi là một Kitô hữu. Thế là họ bắt tôi lên ngồi ở ghế sau của một chiếc xe.
“Sau đó ít phút thì họ lại mở cửa ra và vất ra ngoài thứ gì đó bằng kim loại bọc vải. Tôi biết ngay đó là chiếc Nhà Tạm mà các nữ tu đã đặt ở trong nhà nguyện.”
Cha Tom nói rằng những người bắt cha không có làm hại gì thân xác cha, nhưng cha bị đau đớn tinh thần bởi tra khảo tâm lý.
“Họ tịch thu hết mọi thứ, nhưng họ cũng cho tôi một chút nước và thức ăn.
“Trong thời gian đó, họ chuyển chỗ ở của tôi tới năm, sáu lần và cha nói là tôi không biết chính xác là mình đang bị giam giữ tại đâu.
Trong thời gian 18 tháng bị giam giữ, cha hoàn toàn cậy dựa vào lời cầu nguyện để giữ vững niềm tin.
“Xin cám ơn tất cả những lời cầu nguyện của mọi người đã nhớ đến tôi, giúp tôi có thể chịu đựng được để vượt qua. Không phải vì tôi dũng cảm nhưng nhờ những lời cầu nguyện của anh chị em của tôi trong đức tin.
Cha Tom cũng nhờ vào lời cầu nguyện của cá nhân mình trong thời gian bị giam cầm.
“Mỗi ngày, tôi đọc kinh Truyền Tin, ba chuỗi Kinh Mân Côi, Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và kinh Sáng Danh cho những nữ tu đã bị giết; Lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, Suy niệm Đàng Thánh Giá và cử hành Thánh Lễ Misa một cách thiêng liêng. Tôi không có bánh hay rượu và tôi chỉ dâng lễ theo trí nhớ.
“Tôi cầu cho những người bắt giam tôi và cám ơn Chúa về hạt giống tốt lành đã gieo trong lòng họ. Cám ơn Chúa, tôi không có chút hận thù nào đối với họ cả.
Cha Tom nói với đài ACI Prensa rằng, “Thiên Chúa biết mọi sự đang xảy ra, bởi vì lẽ ra là họ đã giết tôi ngay lúc đầu, nhưng họ đã không làm thế. Họ cho tôi sống ngay cả khi tôi xưng mình là người Kitô giáo. Bây giờ tôi được tự do để làm nhân chứng là Thiên Chúa Hằng Sống, rằng Ngài đã nghe lời cầu xin của chúng ta và đã đáp lời. Tôi xin làm chứng về quyền năng của việc cầu nguyện.”
Sau khi được tự do vào ngày 12 tháng Chín, 2017 cha Tom đã gặp ĐGH Phanxicô, một giây phút nhiều xúc động.
“Trong lúc được gặp ĐGH Phanxicô, tôi đã khóc và cám ơn ngài vì những lời cầu nguyện ngài cầu cho tôi và đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tôi.”
Cha Tom khuyến khích tất cả các Kitô hữu đang bị bách hại hôm nay hãy vững tin vào lời cầu nguyện và tin vào Thiên Chúa.
Cha Tom hiện đang sống ở Bangalore, Ấn Độ, vì ở Yemen vẫn còn chiến tranh. Tuy nhiên, cha đoan chắc rằng cha sẽ trở lại đất nước này “nếu đó là Ý Chúa.”
.
Source: Catholic Herald ‘Fr Tom Uzhunnalil: ‘I have witnessed the power of prayer’
Hội Đồng Giám Mục Pháp thành lập ủy ban độc lập để giải quyết lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp
Đặng Tự Do
01:46 09/11/2018
Sau nhiều tháng thảo luận và suy tư, Hội đồng Giám mục Pháp đã quyết định thành lập một ủy ban độc lập và bên ngoài cơ cấu hiện nay của Hội Đồng Giám Mục Pháp nhằm giải quyết nạn lạm dụng tình dục, những che đậy và những trường hợp giải quyết không đến nơi đến chốn của các Giám Mục nước này về vấn đề lạm dụng kể từ những năm 2000 cho đến nay.
“Các giám mục của Pháp đã quyết định thiết lập một ủy ban độc lập để chiếu rọi ánh sáng vào tệ nạn tình dục lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo hội Pháp kể từ năm 1950 đến nay. Chúng tôi muốn tìm hiểu các lý do, những cách thức các trường hợp này đã được giải quyết và đưa ra những khuyến nghị.” Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier của Marseille, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp cho biết như trên hôm 7 tháng 11.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Pontier đã được đưa ra vào lúc kết thúc cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Pháp tại Lộ Đức. Hôm 07 tháng 11, các Giám Mục Pháp đã thông qua quyết định thành lập ủy ban và hình thành một quỹ bồi thường cho các nạn nhân. Trong hội nghị khoáng đại, các giám mục Pháp cũng đã có những cuộc gặp gỡ với một số nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
“Cuộc gặp gỡ giữa các nạn nhân và các giám mục đã củng cố tất cả chúng tôi, các nạn nhân cũng như các giám mục, về sự cần thiết phải hợp tác tốt hơn trong cuộc chiến này”, Đức Cha Pontier nói.
Ủy ban cũng hứa hẹn sẽ xem xét việc xử lý lạm dụng tình dục của các Giám Mục Pháp từ những năm 2000 và xem xét các trường hợp lịch sử trong đó nạn nhân hoặc thủ phạm có thể đã chết.
Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp nói thêm rằng một báo cáo sẽ được công bố trong vòng 18 tháng hoặc hai năm. Tên của các thành viên và người đứng đầu ủy ban sẽ sớm được công bố.
Source: Crux French bishops create commission to look into sexual abuse
“Các giám mục của Pháp đã quyết định thiết lập một ủy ban độc lập để chiếu rọi ánh sáng vào tệ nạn tình dục lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo hội Pháp kể từ năm 1950 đến nay. Chúng tôi muốn tìm hiểu các lý do, những cách thức các trường hợp này đã được giải quyết và đưa ra những khuyến nghị.” Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier của Marseille, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp cho biết như trên hôm 7 tháng 11.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Pontier đã được đưa ra vào lúc kết thúc cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Pháp tại Lộ Đức. Hôm 07 tháng 11, các Giám Mục Pháp đã thông qua quyết định thành lập ủy ban và hình thành một quỹ bồi thường cho các nạn nhân. Trong hội nghị khoáng đại, các giám mục Pháp cũng đã có những cuộc gặp gỡ với một số nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
“Cuộc gặp gỡ giữa các nạn nhân và các giám mục đã củng cố tất cả chúng tôi, các nạn nhân cũng như các giám mục, về sự cần thiết phải hợp tác tốt hơn trong cuộc chiến này”, Đức Cha Pontier nói.
Ủy ban cũng hứa hẹn sẽ xem xét việc xử lý lạm dụng tình dục của các Giám Mục Pháp từ những năm 2000 và xem xét các trường hợp lịch sử trong đó nạn nhân hoặc thủ phạm có thể đã chết.
Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp nói thêm rằng một báo cáo sẽ được công bố trong vòng 18 tháng hoặc hai năm. Tên của các thành viên và người đứng đầu ủy ban sẽ sớm được công bố.
Source: Crux French bishops create commission to look into sexual abuse
Đức Thánh Cha và Thượng phụ Mar Gewargis lên án các cuộc bách hại Kitô hữu
Thanh Quảng sdb
15:11 09/11/2018
Đức Thánh Cha và Thượng phụ Mar Gewargis lên án các cuộc bách hại Kitô hữu
Trong một cuộc họp đàm hôm thứ Sáu ngày 9/11 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Mar Gewargis III của Giáo hội Đông Đức Assyria đã ký một tuyên cáo chung kêu gọi chấm dứt các cuộc bách hại Kitô hữu ở Trung Đông.
Hai nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký tuyên cáo này tại Vatican, sau một khoảng khắc cầu nguyện cho các Kitô hữu đã và đang bị bách hại tại Trung Đông.
Trong tuyên cáo chung, Đức Thánh Cha và Thượng Phụ khuyến khích cuộc đối thoại tôn giáo đang được diễn ra và kêu gọi chấm dứt bạo lực chống lại những Kitô hữu ở Trung Đông.
Các Ngài cho hay không thể tưởng tượng ra được một Trung Đông mà không có Kitô hữu: "Niềm tin này được thành lập không chỉ đơn giản trên các cơ sở tôn giáo, mà còn trên thực tế xã hội và văn hóa, kể từ khi các Kitô hữu, cùng với các tín đồ khác, đóng góp rất lớn làm thành một bản sắc cụ thể cho toàn khu vực: một nơi khoan dung, tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau."
Hòa bình qua đối thoại
Các Kitô hữu gặp nhiều nguy hiểm khi di tản khỏi khu vực giao tranh. Các Ngài nhìn nhận “hòa bình phải được phục hồi qua những cảm thông đối thoại”. “Một thỏa thuận ngừng bắn được hình thành bởi những hàng rào thép gai hay những bức tường ngăn cách và bạo lực sẽ không đem lại một nền hòa bình thực sự, ngoại trừ qua những nỗ lực lắng nghe và đối thoại."
Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Mar Gewargis III cũng kêu gọi Cộng đồng quốc tế giúp đề ra “một giải pháp chính trị công nhận quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan.”
Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải có những cuộc đối thoại liên tôn "dựa trên một thái độ cởi mở trong chân lý và tình thương."
Các Ngài nói: “Đối thoại cũng là thuốc giải độc tốt nhất chống lại chủ nghĩa cực đoan, đó là mối đe dọa cho các tín đồ của mọi tôn giáo."
Trong một cuộc họp đàm hôm thứ Sáu ngày 9/11 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Mar Gewargis III của Giáo hội Đông Đức Assyria đã ký một tuyên cáo chung kêu gọi chấm dứt các cuộc bách hại Kitô hữu ở Trung Đông.
Hai nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký tuyên cáo này tại Vatican, sau một khoảng khắc cầu nguyện cho các Kitô hữu đã và đang bị bách hại tại Trung Đông.
Trong tuyên cáo chung, Đức Thánh Cha và Thượng Phụ khuyến khích cuộc đối thoại tôn giáo đang được diễn ra và kêu gọi chấm dứt bạo lực chống lại những Kitô hữu ở Trung Đông.
Các Ngài cho hay không thể tưởng tượng ra được một Trung Đông mà không có Kitô hữu: "Niềm tin này được thành lập không chỉ đơn giản trên các cơ sở tôn giáo, mà còn trên thực tế xã hội và văn hóa, kể từ khi các Kitô hữu, cùng với các tín đồ khác, đóng góp rất lớn làm thành một bản sắc cụ thể cho toàn khu vực: một nơi khoan dung, tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau."
Hòa bình qua đối thoại
Các Kitô hữu gặp nhiều nguy hiểm khi di tản khỏi khu vực giao tranh. Các Ngài nhìn nhận “hòa bình phải được phục hồi qua những cảm thông đối thoại”. “Một thỏa thuận ngừng bắn được hình thành bởi những hàng rào thép gai hay những bức tường ngăn cách và bạo lực sẽ không đem lại một nền hòa bình thực sự, ngoại trừ qua những nỗ lực lắng nghe và đối thoại."
Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Mar Gewargis III cũng kêu gọi Cộng đồng quốc tế giúp đề ra “một giải pháp chính trị công nhận quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan.”
Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải có những cuộc đối thoại liên tôn "dựa trên một thái độ cởi mở trong chân lý và tình thương."
Các Ngài nói: “Đối thoại cũng là thuốc giải độc tốt nhất chống lại chủ nghĩa cực đoan, đó là mối đe dọa cho các tín đồ của mọi tôn giáo."
Thánh lễ tại Santa Marta 09/11/2018: Đừng biến nhà thờ thành nơi chợ búa kinh doanh
Đặng Tự Do
16:32 09/11/2018
Các thánh đường phải được tôn trọng một cách xứng hợp như là “nhà Chúa” và không được biến thành nơi chợ búa kinh doanh hoặc những nơi tụ họp ngoài đời bị chi phối bởi những sự “thế gian”. Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 9 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài cũng cảnh báo rằng thánh đường có nguy cơ bị biến thành những nơi các bí tích, lẽ ra phải được trao ban cách nhưng không, lại được rao bán.
Ngày thứ Sáu 9 tháng 11 là ngày Giáo Hội kính nhớ việc cung hiến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là một trong bốn đại Vương Cung Thánh Đường ở Rôma, và cũng là nhà thờ chánh tòa của Đức Giáo Hoàng trong tư cách là Giám Mục Rôma.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về Tin Mừng trong ngày tường thuật việc Chúa Giêsu đánh đuổi những người mua bán trong đền thờ Giêrusalem, và cảnh cáo họ không được biến ngôi nhà của Cha mình thành nơi chợ búa kinh doanh.
Nô lệ cho các ngẫu tượng
Chúa Giêsu đã lưu ý rằng đền thờ đầy chật những kẻ tôn thờ ngẫu tượng. Họ là những con buôn sẵn sàng phục vụ “thần tài” thay vì Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói: “Đằng sau tiền có một ngẫu tượng,” và cảnh cáo thêm rằng các ngẫu tượng luôn luôn nô dịch con người.
Ngài tự hỏi liệu chúng ta có xem “các đền thờ, các thánh đường của chúng ta” như là nhà của Chúa, nhà cầu nguyện, một nơi gặp gỡ Chúa hay không; và liệu các linh mục có đối xử với những nơi này như thế không.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ các trường hợp trong đó người ta đưa ra một bảng giá cho các bí tích mà lẽ ra phải được trao ban miễn phí. Đối với những người biện minh rằng đó là một sự dâng cúng, Đức Thánh Cha nói, dâng cúng thì phải được đặt một cách kín đáo vào trong thùng tiền của nhà thờ mà không ai biết đến. Ngài cảnh báo rằng chuyện rao bán các bí tích không phải là chuyện của quá khứ, sự nguy hiểm này vẫn còn cả cho đến ngày hôm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận Giáo Hội cần phải được nâng đỡ bởi các tín hữu để có thể duy trì được nhưng điều này cần phải được thực hiện qua các thùng tiền dâng cúng trong nhà thờ, chứ không phải qua một bảng giá.
Tinh thần thế gian
Một nguy cơ khác mà Đức Thánh Cha cảnh báo là sự cám dỗ của tinh thần thế gian. Ngài lưu ý rằng trong một số lễ kỷ niệm hoặc tưởng niệm trong Giáo hội, người ta không phân định nổi thánh đường là nhà của Thiên Chúa, là một nơi thờ phượng hay là một nơi tụ họp ngoài đời.
Ngài nói rằng một số cử hành trong nhà thờ đã trượt vào tinh thần thế gian. Các cử hành phải huy hoàng nhưng không xa hoa thế gian, bởi vì, theo Đức Thánh Cha, xa hoa thế gian phụ thuộc vào thần tiền. Ngài gọi đây là sự tôn thờ ngẫu tượng và nói rằng điều này phải khiến chúng ta suy nghĩ về lòng nhiệt thành của mình đối với các thánh đường và sự kính trọng cần phải có khi chúng ta bước vào nhà Chúa.
Trái tim - đền thờ của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha sau đó đã hướng cộng đoàn chú ý đến Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gởi cho dân thành Côrinhtô trong đó mô tả tâm hồn chúng ta như là đền thờ của Thiên Chúa. Bất kể tình trạng đầy tội lỗi của chúng ta, mỗi người chúng ta nên tự hỏi liệu trái tim của mình có đầy “tinh thần thế gian và ngẫu tượng” hay không.
Đức Thánh Cha nói rằng đó không phải tự vấn xem tội lỗi của chúng ta là những tội nào, nhưng tìm ra xem trong lòng chúng ta có ông thần tài hay không. Nếu chúng ta có tội, chúng ta đã có Chúa, Thiên Chúa của lòng thương xót, là Đấng sẽ tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta chạy đến với Ngài. Nhưng nếu trong lòng chúng ta có một chúa tể khác, thần tài chẳng hạn, thì chúng ta là một người tôn thờ ngẫu tượng, một kẻ băng hoại, chứ không đơn thuần là một người tội lỗi.
Đức Thánh Cha kết luận rằng cốt lõi của băng hoại chính xác là sự tôn thờ ngẫu tượng, trong đó chúng ta bán linh hồn mình cho thần tiền, cho thần quyền lực.
Source: Vatican News - Pope at Mass warns against idolatry of money in the Church
Ngày thứ Sáu 9 tháng 11 là ngày Giáo Hội kính nhớ việc cung hiến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là một trong bốn đại Vương Cung Thánh Đường ở Rôma, và cũng là nhà thờ chánh tòa của Đức Giáo Hoàng trong tư cách là Giám Mục Rôma.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về Tin Mừng trong ngày tường thuật việc Chúa Giêsu đánh đuổi những người mua bán trong đền thờ Giêrusalem, và cảnh cáo họ không được biến ngôi nhà của Cha mình thành nơi chợ búa kinh doanh.
Nô lệ cho các ngẫu tượng
Chúa Giêsu đã lưu ý rằng đền thờ đầy chật những kẻ tôn thờ ngẫu tượng. Họ là những con buôn sẵn sàng phục vụ “thần tài” thay vì Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói: “Đằng sau tiền có một ngẫu tượng,” và cảnh cáo thêm rằng các ngẫu tượng luôn luôn nô dịch con người.
Ngài tự hỏi liệu chúng ta có xem “các đền thờ, các thánh đường của chúng ta” như là nhà của Chúa, nhà cầu nguyện, một nơi gặp gỡ Chúa hay không; và liệu các linh mục có đối xử với những nơi này như thế không.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ các trường hợp trong đó người ta đưa ra một bảng giá cho các bí tích mà lẽ ra phải được trao ban miễn phí. Đối với những người biện minh rằng đó là một sự dâng cúng, Đức Thánh Cha nói, dâng cúng thì phải được đặt một cách kín đáo vào trong thùng tiền của nhà thờ mà không ai biết đến. Ngài cảnh báo rằng chuyện rao bán các bí tích không phải là chuyện của quá khứ, sự nguy hiểm này vẫn còn cả cho đến ngày hôm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận Giáo Hội cần phải được nâng đỡ bởi các tín hữu để có thể duy trì được nhưng điều này cần phải được thực hiện qua các thùng tiền dâng cúng trong nhà thờ, chứ không phải qua một bảng giá.
Tinh thần thế gian
Một nguy cơ khác mà Đức Thánh Cha cảnh báo là sự cám dỗ của tinh thần thế gian. Ngài lưu ý rằng trong một số lễ kỷ niệm hoặc tưởng niệm trong Giáo hội, người ta không phân định nổi thánh đường là nhà của Thiên Chúa, là một nơi thờ phượng hay là một nơi tụ họp ngoài đời.
Ngài nói rằng một số cử hành trong nhà thờ đã trượt vào tinh thần thế gian. Các cử hành phải huy hoàng nhưng không xa hoa thế gian, bởi vì, theo Đức Thánh Cha, xa hoa thế gian phụ thuộc vào thần tiền. Ngài gọi đây là sự tôn thờ ngẫu tượng và nói rằng điều này phải khiến chúng ta suy nghĩ về lòng nhiệt thành của mình đối với các thánh đường và sự kính trọng cần phải có khi chúng ta bước vào nhà Chúa.
Trái tim - đền thờ của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha sau đó đã hướng cộng đoàn chú ý đến Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gởi cho dân thành Côrinhtô trong đó mô tả tâm hồn chúng ta như là đền thờ của Thiên Chúa. Bất kể tình trạng đầy tội lỗi của chúng ta, mỗi người chúng ta nên tự hỏi liệu trái tim của mình có đầy “tinh thần thế gian và ngẫu tượng” hay không.
Đức Thánh Cha nói rằng đó không phải tự vấn xem tội lỗi của chúng ta là những tội nào, nhưng tìm ra xem trong lòng chúng ta có ông thần tài hay không. Nếu chúng ta có tội, chúng ta đã có Chúa, Thiên Chúa của lòng thương xót, là Đấng sẽ tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta chạy đến với Ngài. Nhưng nếu trong lòng chúng ta có một chúa tể khác, thần tài chẳng hạn, thì chúng ta là một người tôn thờ ngẫu tượng, một kẻ băng hoại, chứ không đơn thuần là một người tội lỗi.
Đức Thánh Cha kết luận rằng cốt lõi của băng hoại chính xác là sự tôn thờ ngẫu tượng, trong đó chúng ta bán linh hồn mình cho thần tiền, cho thần quyền lực.
Source: Vatican News - Pope at Mass warns against idolatry of money in the Church
Tuyên bố của các chính trị gia và trí thức Công Giáo Anh về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:38 09/11/2018
Ngày 22 tháng 9 vừa qua, Tòa Thánh đã ký một thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc. Trước và ngay sau khi ký thỏa thuận, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền đối với các tín hữu Công Giáo và các tín hữu của các tôn giáo khác.
Các chính trị gia, và trí thức Công Giáo Anh bày tỏ âu lo rằng khi ký kết hiệp định với một thế lực khét tiếng là tàn bạo như thế, Giáo Hội đang đánh mất đi tư cách là thẩm quyền luân lý của thế giới.
Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt toàn văn tuyên bố của các nhân sĩ, trí thức Công Giáo Anh. Trong số những người ký tên, có những người rất có ảnh hưởng trong đời sống chính trị tại Anh như Sir David Amess, một dân biểu kỳ cựu từ tháng 6 năm 1983 cho đến nay, hay bà Kathy Sinnott là thành viên Quốc Hội Âu Châu, và Giáo sư David Paton.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: English Catholics criticise Vatican-China deal
Chúng tôi những người ký tên dưới đây, viết tuyên bố này để bày tỏ sự thất vọng sâu sắc của chúng tôi trước việc Tòa Thánh gần đây đã thương thảo một “thỏa thuận tạm thời” với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong khi những lời lẽ chính thức của thỏa thuận này chưa được công bố, tất cả các dấu chỉ hiện nay cho thấy chính phủ công khai xưng mình là vô thần của Trung Quốc đã được trao một vai trò trong việc lựa chọn các giám mục Công Giáo. Tệ hại hơn nữa, thỏa thuận này diễn ra trong triều đại của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Ủy ban Điều hành Quốc Hội Hoa Kỳ trong báo cáo hàng năm về Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc Trung Quốc giam giữ một triệu người Tân Cương trong các trại cải tạo tẩy não “có thể là vụ giam giữ lớn nhất một dân tộc thiểu số kể từ Thế chiến II, và điều này có thể cấu thành các tội ác chống lại loài người”.
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng tiếp tục quấy rối, bắt bớ, hoặc giam giữ vô thời hạn và biệt tích một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu, bao gồm cả các Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc và Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn trong năm qua.
Tháng 5 năm 2018, các giám mục do nhà nước áp đặt của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) đã thông qua một kế hoạch 5 năm nhằm “Trung Hoa Hóa” Công Giáo ở Trung Quốc, có nghĩa là bắt buộc niềm tin Kitô của Công Giáo phải tùng phục ý thức hệ chính trị của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Từ năm 2017, các nhà thờ ở Hà Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Liêu Ninh và Hà Bắc đã bị buộc phải hủy bỏ các biểu ngữ và hình ảnh có nội dung là các thông điệp tôn giáo, phải treo cờ Cộng sản Trung Quốc, và hát quốc ca trước các buổi lễ. Trẻ em thậm chí bị cấm không được đến nhà thờ. Chỉ tính riêng ở Hà Nam thôi, đã có hàng trăm Kitô hữu bị bắt và Kinh Thánh của họ bị tịch thu, hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy, và hàng trăm thánh giá và các biểu tượng Kitô khác đã bị gỡ bỏ hoặc phá hủy.
Trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, và bản chất áp bức của chế độ Tập Cận Bình, không có gì ngạc nhiên khi ta thấy lòng dạ xấu xa của chính phủ Trung Quốc được phơi bày nơi sự hủy diệt gần đây hai đền thánh kính Đức Mẹ của Công Giáo tại Hoa Lục kể từ sau khi ký kết thỏa thuận. Tất cả điều này là điềm báo đáng lo ngại cho hiệp ước Trung Quốc -Vatican như đã từng xảy ra trong các thỏa thuận của Tòa Thánh với các chế độ độc tài toàn trị Âu châu vào đầu thế kỷ 20.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã cáo buộc Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói. Phán xét của lịch sử có thể còn nặng nề hơn thế nữa.
Sir David Amess MP
Kathy Sinnott
Joanna Bogle DSG
Giáo sư David Paton
Tiến sĩ Joseph Shaw
Cha David Palmer
Cha Nicholas Donnelly
Peter D. Williams
Patrick Cusworth
Louise Doris
Catherine Lafferty
Richard McCarthy
Patricia Fordyce
James Preece
Source: Catholic Herald English Catholics criticise Vatican-China deal
Các chính trị gia, và trí thức Công Giáo Anh bày tỏ âu lo rằng khi ký kết hiệp định với một thế lực khét tiếng là tàn bạo như thế, Giáo Hội đang đánh mất đi tư cách là thẩm quyền luân lý của thế giới.
Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt toàn văn tuyên bố của các nhân sĩ, trí thức Công Giáo Anh. Trong số những người ký tên, có những người rất có ảnh hưởng trong đời sống chính trị tại Anh như Sir David Amess, một dân biểu kỳ cựu từ tháng 6 năm 1983 cho đến nay, hay bà Kathy Sinnott là thành viên Quốc Hội Âu Châu, và Giáo sư David Paton.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây: English Catholics criticise Vatican-China deal
Chúng tôi những người ký tên dưới đây, viết tuyên bố này để bày tỏ sự thất vọng sâu sắc của chúng tôi trước việc Tòa Thánh gần đây đã thương thảo một “thỏa thuận tạm thời” với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong khi những lời lẽ chính thức của thỏa thuận này chưa được công bố, tất cả các dấu chỉ hiện nay cho thấy chính phủ công khai xưng mình là vô thần của Trung Quốc đã được trao một vai trò trong việc lựa chọn các giám mục Công Giáo. Tệ hại hơn nữa, thỏa thuận này diễn ra trong triều đại của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Ủy ban Điều hành Quốc Hội Hoa Kỳ trong báo cáo hàng năm về Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc Trung Quốc giam giữ một triệu người Tân Cương trong các trại cải tạo tẩy não “có thể là vụ giam giữ lớn nhất một dân tộc thiểu số kể từ Thế chiến II, và điều này có thể cấu thành các tội ác chống lại loài người”.
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng tiếp tục quấy rối, bắt bớ, hoặc giam giữ vô thời hạn và biệt tích một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu, bao gồm cả các Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc và Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn trong năm qua.
Tháng 5 năm 2018, các giám mục do nhà nước áp đặt của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) đã thông qua một kế hoạch 5 năm nhằm “Trung Hoa Hóa” Công Giáo ở Trung Quốc, có nghĩa là bắt buộc niềm tin Kitô của Công Giáo phải tùng phục ý thức hệ chính trị của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Từ năm 2017, các nhà thờ ở Hà Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Liêu Ninh và Hà Bắc đã bị buộc phải hủy bỏ các biểu ngữ và hình ảnh có nội dung là các thông điệp tôn giáo, phải treo cờ Cộng sản Trung Quốc, và hát quốc ca trước các buổi lễ. Trẻ em thậm chí bị cấm không được đến nhà thờ. Chỉ tính riêng ở Hà Nam thôi, đã có hàng trăm Kitô hữu bị bắt và Kinh Thánh của họ bị tịch thu, hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy, và hàng trăm thánh giá và các biểu tượng Kitô khác đã bị gỡ bỏ hoặc phá hủy.
Trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, và bản chất áp bức của chế độ Tập Cận Bình, không có gì ngạc nhiên khi ta thấy lòng dạ xấu xa của chính phủ Trung Quốc được phơi bày nơi sự hủy diệt gần đây hai đền thánh kính Đức Mẹ của Công Giáo tại Hoa Lục kể từ sau khi ký kết thỏa thuận. Tất cả điều này là điềm báo đáng lo ngại cho hiệp ước Trung Quốc -Vatican như đã từng xảy ra trong các thỏa thuận của Tòa Thánh với các chế độ độc tài toàn trị Âu châu vào đầu thế kỷ 20.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã cáo buộc Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói. Phán xét của lịch sử có thể còn nặng nề hơn thế nữa.
Sir David Amess MP
Kathy Sinnott
Joanna Bogle DSG
Giáo sư David Paton
Tiến sĩ Joseph Shaw
Cha David Palmer
Cha Nicholas Donnelly
Peter D. Williams
Patrick Cusworth
Louise Doris
Catherine Lafferty
Richard McCarthy
Patricia Fordyce
James Preece
Source: Catholic Herald English Catholics criticise Vatican-China deal
Tổng Thống Trump đã ký các quy tắc hạn chế tị nạn cho người di cư bất hợp pháp
Thanh Quảng sdb
18:28 09/11/2018
Tổng Thống Trump đã ký các quy tắc hạn chế tị nạn cho người di cư bất hợp pháp
Washington D.C. ngày 9 tháng 11 năm 2018 (EWTN News / CNA) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một tuyên cáo cấm những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp qua biên giới phía nam được xin tị nạn.
Tuyên cáo ngày 9 tháng 11 này sẽ có hiệu lực vào thứ Bảy 10/11 hôm nay nhằm đáp ứng với đoàn di dân đang hướng về biên giới Hoa Kỳ. Đoàn di dân hàng nghìn người này gần đây đã và đang hành trình xuyên qua Mexico để tới biên giới Hoa kỳ.
Đảng Liên minh Tự do Dân chủ Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh này có hiệu lực, cho rằng nó vi phạm Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch.
Bản tuyên cáo cho là thật cấp thiết phải "hành động ngay lập tức để bảo vệ lợi ích quốc gia", còn ông Trump thì nói, "để duy trì hệ thống tị nạn có hiệu quả cho những người xin tị nạn hợp pháp thì họ phải chứng minh họ đã bị ngược đãi và nại tới luật pháp liên quan đến tị nạn".
Chính sách mới này sẽ được áp dụng cho những người vượt qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico bất hợp pháp, ngoại trừ những trẻ vị thành niên không có người đi cùng xin tị nạn.
TT Trump cho biết trong tuyên cáo cho hay phần lớn các đoàn di cư này không có đủ điều kiện để xin tị nạn. Tổng thống nói "việc di cư hàng loạt liên tục và được cho là bị đe dọa từ nước ngoài không có cơ sở để nhập cảnh vào Hoa Kỳ qua biên giới phía nam của Hoa kỳ" vì sự kiện này sẽ tạo lên một "cuộc khủng hoảng" làm suy yếu sự an toàn và bảo vệ vẹn toàn biên giới.
Những người nhập cư vào Hoa kỳ từ các cảng sân bay hay hải cảng vẫn có đủ điều kiện để xin tị nạn, còn những người nhập cảnh bất hợp pháp này có thể nộp đơn xin tỵ nạn theo một chương trình khác khi hội đủ điều kiện, nhưng sẽ rắc rối phúc tạp hơn.
TT Trump cho hay rằng luật lệ cho những người vượt biên giới phía nam đã thay đổi trong 20 năm qua. Khoảng hai thập kỷ nay, những người bị bắt vượt biên giới phía nam thì ngay lập tức bị trả về Mexico một cách an toàn và không được hưởng qui chế tị nạn gì cả.
TT Trump nói: "Kể từ đó đến nay tuy đã có một chút gia tăng cho thấy người bị trả về sợ hãi vì bị bách hại hoặc bị chính quyền điều tra". Dù “đại đa số” những người này thỏa mãn bước đầu tiên của qui trình tị nạn, được cho là “đáng tin họ bị ngược đãi” tuy thế chỉ một “phần nhỏ” chứng minh được họ thực sự đủ điều kiện để xin tị nạn.
Chính sách tị nạn này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày, nếu chính phủ Mexico đồng ý cho phép những người di dân này xuất nhập cảnh và chấp nhận họ trở về Mexico lại nếu hải quan Hoa kỳ trục xuất họ về Mexico.
Washington D.C. ngày 9 tháng 11 năm 2018 (EWTN News / CNA) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một tuyên cáo cấm những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp qua biên giới phía nam được xin tị nạn.
Tuyên cáo ngày 9 tháng 11 này sẽ có hiệu lực vào thứ Bảy 10/11 hôm nay nhằm đáp ứng với đoàn di dân đang hướng về biên giới Hoa Kỳ. Đoàn di dân hàng nghìn người này gần đây đã và đang hành trình xuyên qua Mexico để tới biên giới Hoa kỳ.
Đảng Liên minh Tự do Dân chủ Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh này có hiệu lực, cho rằng nó vi phạm Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch.
Bản tuyên cáo cho là thật cấp thiết phải "hành động ngay lập tức để bảo vệ lợi ích quốc gia", còn ông Trump thì nói, "để duy trì hệ thống tị nạn có hiệu quả cho những người xin tị nạn hợp pháp thì họ phải chứng minh họ đã bị ngược đãi và nại tới luật pháp liên quan đến tị nạn".
Chính sách mới này sẽ được áp dụng cho những người vượt qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico bất hợp pháp, ngoại trừ những trẻ vị thành niên không có người đi cùng xin tị nạn.
TT Trump cho biết trong tuyên cáo cho hay phần lớn các đoàn di cư này không có đủ điều kiện để xin tị nạn. Tổng thống nói "việc di cư hàng loạt liên tục và được cho là bị đe dọa từ nước ngoài không có cơ sở để nhập cảnh vào Hoa Kỳ qua biên giới phía nam của Hoa kỳ" vì sự kiện này sẽ tạo lên một "cuộc khủng hoảng" làm suy yếu sự an toàn và bảo vệ vẹn toàn biên giới.
Những người nhập cư vào Hoa kỳ từ các cảng sân bay hay hải cảng vẫn có đủ điều kiện để xin tị nạn, còn những người nhập cảnh bất hợp pháp này có thể nộp đơn xin tỵ nạn theo một chương trình khác khi hội đủ điều kiện, nhưng sẽ rắc rối phúc tạp hơn.
TT Trump cho hay rằng luật lệ cho những người vượt biên giới phía nam đã thay đổi trong 20 năm qua. Khoảng hai thập kỷ nay, những người bị bắt vượt biên giới phía nam thì ngay lập tức bị trả về Mexico một cách an toàn và không được hưởng qui chế tị nạn gì cả.
TT Trump nói: "Kể từ đó đến nay tuy đã có một chút gia tăng cho thấy người bị trả về sợ hãi vì bị bách hại hoặc bị chính quyền điều tra". Dù “đại đa số” những người này thỏa mãn bước đầu tiên của qui trình tị nạn, được cho là “đáng tin họ bị ngược đãi” tuy thế chỉ một “phần nhỏ” chứng minh được họ thực sự đủ điều kiện để xin tị nạn.
Chính sách tị nạn này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày, nếu chính phủ Mexico đồng ý cho phép những người di dân này xuất nhập cảnh và chấp nhận họ trở về Mexico lại nếu hải quan Hoa kỳ trục xuất họ về Mexico.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ chào mừng những khoản miễn trừ mới đối với lệnh bắt buộc của Bộ Y Tế và Dân Sinh
Giuse Thẩm Nguyễn
21:23 09/11/2018
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã chào mừng luật mới của chính quyền TT Trump cho phép quyền bảo vệ lương tâm chống lại lệnh bắt buộc cung cấp bảo hiểm ngừa thai của Bộ Y Tế và Nhân Sinh (HHS)
Trong một thông báo vào hôm 9 tháng Mười Một, USCCB đã gọi những khoản miễn trừ mới được công bố vào hôm Thứ Tư là một chiến thắng vì ý thức chung.
Chúng tôi rất cám ơn chính quyền đã có những quy định hợp với ý thức chung, cho phép những ai vì niềm tin tôn giáo hay đạo đức được từ chối cung cấp các loại thuốc dẫn đến phá thai, triệt sản hay ngừa thai bao gồm những loại thuốc và dụng cụ như thế trong các chương trình bảo hiểm sức khỏe của họ.
Bản tuyên bố được đồng ký tên bởi Chủ Tịch USCCB là Đức Hồng Y Daniel DiNardo thuộc giáo phận Gelveston-Houston và Đức TGM Joseph E. Kurtz của giáo phận Louisville hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của USCCB.
Bộ Y Tế và Dân Sự đã đưa ra những quy định miễn trừ cho các chủ công ty, tổ chức và tư nhân cung cấp bảo hiểm cho nhân viên bao gồm các phương pháp ngừa thai mà việc bảo hiểm ấy đi ngược lại niềm tin tôn giáo và đạo đức của họ.
Luật mới không làm cho việc ngừa thai thành bất hơp pháp cũng như không ngăn cấm các nhóm thứ ba cung cấp những phương pháp phòng ngừa thay thế.
Bản tuyên bố của các giám mục nói rằng luật bảo vệ mới này phục hồi các quyền tự do chống đối hợp pháp của các chủ nhân đối với việc lệnh đòi buộc phải cung cấp thuốc ngừa thai, phá thai hay triệt sản cho những công nhân trong phần bảo hiểm sức khỏe của họ.
Những quy định này cho phép các cơ sở chẳng hạn như Dòng Các Nữ Tu Bé Mọn của Người Nghèo, các trường học tôn giáo và những cơ sở khác sống với niềm tin của họ trong cuộc sống thường ngày và tiếp tục phục vụ những người khác mà không sợ bị phạt bởi những quy định của chính quyền liên bang.
Cũng cần nhắc lại là sau khi Bộ Y Tế và Dân Sự công bố việc bắt buộc cung cấp ngừa thai vào tháng Giêng năm 2012, nhiều các chủ nhân cơ sở Công Giáo, trong đó có đài EWTN, đã nộp đơn chống lại chính quyền liêng bang vì những lệnh bắt buộc này. Lệnh bắt buộc đòi tất cả các chủ nhân cơ sở mà chương trình bào hiểm sức khỏe của họ không do Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Giá Thấp tài trợ, phải cung cấp loại bảo hiểm ngừa thai miễn phí cho công nhân viên của mình.
Khi luật bắt buộc ấy được công bố, các giám mục trên toàn Hoa Kỳ đã soạn thảo nhiều văn thư bày tỏ sự phản đối và giải thích về quan điểm, vị trí của Giáo Hội. Những văn thư này sau đó đã được đọc trong các Thánh Lễ Chúa Nhật vào cuối tuần.
.
Source: EWTN ‘U.S bishops welcome new HHS mandate exemptions'
Công an Trung Quốc bắt giữ Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn
Đặng Tự Do
22:31 09/11/2018
Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 9 tháng 11, công an Trung Quốc đã bắt giữ Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, (Shao Zhu-min - 邵祝敏) Giám Mục Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, và nói với giáo dân họ mời ngài đi “làm việc” từ “10 đến 15 ngày”.
Lần nào công an Trung Quốc cũng nói như thế nhưng lần cuối cùng ngài bị bắt là vào là tháng 5 năm 2017, và chỉ được thả ra sau 7 tháng đưa đi biệt tích. “Làm việc” có nghĩa là thẩm vấn và ép buộc học tập ý thức hệ cộng sản.
Các tín hữu của giáo phận đã mời gọi tất cả các cộng đồng và Giáo Hội trên thế giới cầu nguyện cho vị Giám Mục của họ.
Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 55 tuổi, thuộc về cộng đoàn thầm lặng, không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận, nhưng ngài được Tòa Thánh công nhận là Giám Mục Ôn Châu. Trong hai năm qua, ngài đã bị công an cộng sản bắt ít nhất 5 lần. Lần cuối cùng là vào hồi tháng 5 năm 2017.
Là một giám mục “thầm lặng”, trong thời gian bị bắt, ngài bị ép buộc phải gia nhập vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước. Nhưng Đức Cha Phêrô từ chối vì ngài khẳng định rằng trong thư gửi cho người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thẳng thừng phê phán Hiệp hội là “hoàn toàn không phù hợp với tín lý Công Giáo”.
Chính vì thế, Đức Cha Phêrô cũng được sự kính trọng của cộng đoàn công khai ở Ôn Châu. Giáo phận Ôn Châu có khoảng 130 nghìn tín hữu, với hơn 80 nghìn là thành viên của cộng đoàn thầm lặng. Hiện nay, tòan giáo phận có linh mục 70, chia đều giữa hai cộng đoàn. Trong nhiều thập niên, Giáo hội tại Ôn Châu đã bị chia rẽ. Nhưng trong vài năm trở lại hai cộng đoàn vẫn thường làm việc cùng nhau.
Tại Ôn Châu, ngay cả các linh mục chính thức cũng bị hạn chế và kiểm soát. Trong tháng các linh hồn các linh mục chính thức bị cấm không được viếng thăm lăng mộ của một số linh mục và giám mục thầm lặng, là những vị được mọi tín hữu kính ngưỡng; đặc biệt là phần mộ của Đức Cha Vinh Sơn Chu Duy Phương (Zhu Weifang 朱維芳). Đức Cha Vinh Sơn qua đời năm 2016. Mộ phần của ngài thường xuyên bị phá phách.
Vào các ngày Chúa Nhật, công an cộng sản rảo quanh các nhà thờ cấm các trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi vào các thánh đường và cấm triệt để các lớp giáo lý ngày Chúa Nhật.
Sau khi thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục được ký kết hôm 22 tháng 9, cộng sản đã tăng cường kiểm soát và đàn áp các cộng đoàn thầm lặng, và nhắc lại trong các cuộc họp với các giáo sĩ chính thức rằng Giáo hội Trung Quốc vẫn “độc lập”, bất chấp thỏa thuận này.
Source: Asia News - Wenzhou's bishop Shao Zhumin taken by police
Lần nào công an Trung Quốc cũng nói như thế nhưng lần cuối cùng ngài bị bắt là vào là tháng 5 năm 2017, và chỉ được thả ra sau 7 tháng đưa đi biệt tích. “Làm việc” có nghĩa là thẩm vấn và ép buộc học tập ý thức hệ cộng sản.
Các tín hữu của giáo phận đã mời gọi tất cả các cộng đồng và Giáo Hội trên thế giới cầu nguyện cho vị Giám Mục của họ.
Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 55 tuổi, thuộc về cộng đoàn thầm lặng, không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận, nhưng ngài được Tòa Thánh công nhận là Giám Mục Ôn Châu. Trong hai năm qua, ngài đã bị công an cộng sản bắt ít nhất 5 lần. Lần cuối cùng là vào hồi tháng 5 năm 2017.
Là một giám mục “thầm lặng”, trong thời gian bị bắt, ngài bị ép buộc phải gia nhập vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước. Nhưng Đức Cha Phêrô từ chối vì ngài khẳng định rằng trong thư gửi cho người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thẳng thừng phê phán Hiệp hội là “hoàn toàn không phù hợp với tín lý Công Giáo”.
Chính vì thế, Đức Cha Phêrô cũng được sự kính trọng của cộng đoàn công khai ở Ôn Châu. Giáo phận Ôn Châu có khoảng 130 nghìn tín hữu, với hơn 80 nghìn là thành viên của cộng đoàn thầm lặng. Hiện nay, tòan giáo phận có linh mục 70, chia đều giữa hai cộng đoàn. Trong nhiều thập niên, Giáo hội tại Ôn Châu đã bị chia rẽ. Nhưng trong vài năm trở lại hai cộng đoàn vẫn thường làm việc cùng nhau.
Tại Ôn Châu, ngay cả các linh mục chính thức cũng bị hạn chế và kiểm soát. Trong tháng các linh hồn các linh mục chính thức bị cấm không được viếng thăm lăng mộ của một số linh mục và giám mục thầm lặng, là những vị được mọi tín hữu kính ngưỡng; đặc biệt là phần mộ của Đức Cha Vinh Sơn Chu Duy Phương (Zhu Weifang 朱維芳). Đức Cha Vinh Sơn qua đời năm 2016. Mộ phần của ngài thường xuyên bị phá phách.
Vào các ngày Chúa Nhật, công an cộng sản rảo quanh các nhà thờ cấm các trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi vào các thánh đường và cấm triệt để các lớp giáo lý ngày Chúa Nhật.
Sau khi thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục được ký kết hôm 22 tháng 9, cộng sản đã tăng cường kiểm soát và đàn áp các cộng đoàn thầm lặng, và nhắc lại trong các cuộc họp với các giáo sĩ chính thức rằng Giáo hội Trung Quốc vẫn “độc lập”, bất chấp thỏa thuận này.
Source: Asia News - Wenzhou's bishop Shao Zhumin taken by police
Đức Thánh Cha cảnh báo trước cảnh chuộng tiền của trong Giáo hội
Thanh Quảng sdb
22:39 09/11/2018
Đức Thánh Cha cảnh báo trước cảnh chuộng tiền của trong Giáo hội
Trong Thánh Lễ vào sáng thứ Sáu ngày 9/11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các Kitô hữu tôn kính thánh đường như là nhà Thiên Chúa, chứ đừng biến chúng thành chốn chợ búa tiền bạc thế gian.
Trong thánh lễ buổi sáng tại nguyện đường nữ thánh Marta ở Vatican, ĐTC cảnh báo cái nguy cơ biến thánh đường thành cái chợ buôn thần bán thánh mà các bí tích được quảng cáo...
ĐTC đã suy tư từ bài Tin Mừng trong ngày lễ dâng hiến đền thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rô-ma, nói về việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem, Chúa xua đuổi những người mua bán ra ngoài và cảnh cáo đừng biến nhà Cha Ngài thành nơi buôn bán chợ búa.
Chúa Giêsu nêu lên rằng ngôi đền đã được dân chúng tôn kính – mà những buôn bán đã biến thành nơi đổi chác "tiền bạc" thay vì tôn thờ "Thiên Chúa". ĐTC nói "Coi tiền là thần thánh," và “làm nô lệ cho bạc vàng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi liệu chúng ta có coi “đền thờ, nhà thờ của chúng ta” như là ngôi nhà của Thiên Chúa không? Đó là nơi cầu nguyện, nơi gặp gỡ Thiên Chúa, và liệu các linh mục có trông coi nhà Chúa như thế không?
Đức Thánh Cha đã phản hồi một số trường hợp định giá cho các bí tích thay vì cử hành một cách nhưng không! Đối với những người dâng hiến cho Chúa, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng ngày nay tiền bạc luôn là một mối nguy cạm bãy cho chúng ta!
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Giáo Hội cần phải được cử hành các Bí tích cho các tín hữu, chứ không phải là một việc trao đổi mua bán!
Tính thân thiện
Một nguy cơ khác mà Đức Thánh Cha cảnh báo là sự cám dỗ của thế gian. Ngài lưu ý rằng có một số lễ giỗ hoặc kỷ niệm trong Giáo hội, người ta có thể nhận ra nhà của Chúa bị biến thành một nơi tiếp tân hơn là một chốn thờ phượng...
Đức Thánh Cha nói lễ hội hoặc giỗ chạp cần được cử hành long trọng nhưng đừng theo thế gian, như ĐTC nói, thế gian thì tung tiền ra mà tổ chức cho thật hoành tráng xa hoa!
Trái tim - đền thờ của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã tập trung vào Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Cô-rinh-tô nói về trái tim tâm lòng chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa. Mặc dù lỗi lầm, mỗi người chúng ta phải tự hỏi trái tim của chúng ta có coi "thế gian là thần tượng" không.
Đức Thánh Cha nói rằng đó không phải là vấn nạn về tội của chúng ta là gì, mà xét xem tiền của có phải là chúa của chúng ta hay không. ĐTC nói: “Nếu có tội, chúng ta có một vì Thiên Chúa, giầu lòng thương xót, tha thứ nếu chúng ta đến với Ngài. Nhưng nếu chúng ta có một chúa tể nào khác, thì chúng ta là một người thờ ngẫu tượng, một người ham mê của cải chứ không phải là một tội nhân nữa...
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng cốt lõi của tham lam chính là sự thờ ngẫu tượng, bán linh hồn cho tiền của và cho quyền lực.
Trong Thánh Lễ vào sáng thứ Sáu ngày 9/11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các Kitô hữu tôn kính thánh đường như là nhà Thiên Chúa, chứ đừng biến chúng thành chốn chợ búa tiền bạc thế gian.
Trong thánh lễ buổi sáng tại nguyện đường nữ thánh Marta ở Vatican, ĐTC cảnh báo cái nguy cơ biến thánh đường thành cái chợ buôn thần bán thánh mà các bí tích được quảng cáo...
ĐTC đã suy tư từ bài Tin Mừng trong ngày lễ dâng hiến đền thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rô-ma, nói về việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem, Chúa xua đuổi những người mua bán ra ngoài và cảnh cáo đừng biến nhà Cha Ngài thành nơi buôn bán chợ búa.
Chúa Giêsu nêu lên rằng ngôi đền đã được dân chúng tôn kính – mà những buôn bán đã biến thành nơi đổi chác "tiền bạc" thay vì tôn thờ "Thiên Chúa". ĐTC nói "Coi tiền là thần thánh," và “làm nô lệ cho bạc vàng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi liệu chúng ta có coi “đền thờ, nhà thờ của chúng ta” như là ngôi nhà của Thiên Chúa không? Đó là nơi cầu nguyện, nơi gặp gỡ Thiên Chúa, và liệu các linh mục có trông coi nhà Chúa như thế không?
Đức Thánh Cha đã phản hồi một số trường hợp định giá cho các bí tích thay vì cử hành một cách nhưng không! Đối với những người dâng hiến cho Chúa, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng ngày nay tiền bạc luôn là một mối nguy cạm bãy cho chúng ta!
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Giáo Hội cần phải được cử hành các Bí tích cho các tín hữu, chứ không phải là một việc trao đổi mua bán!
Tính thân thiện
Một nguy cơ khác mà Đức Thánh Cha cảnh báo là sự cám dỗ của thế gian. Ngài lưu ý rằng có một số lễ giỗ hoặc kỷ niệm trong Giáo hội, người ta có thể nhận ra nhà của Chúa bị biến thành một nơi tiếp tân hơn là một chốn thờ phượng...
Đức Thánh Cha nói lễ hội hoặc giỗ chạp cần được cử hành long trọng nhưng đừng theo thế gian, như ĐTC nói, thế gian thì tung tiền ra mà tổ chức cho thật hoành tráng xa hoa!
Trái tim - đền thờ của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã tập trung vào Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Cô-rinh-tô nói về trái tim tâm lòng chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa. Mặc dù lỗi lầm, mỗi người chúng ta phải tự hỏi trái tim của chúng ta có coi "thế gian là thần tượng" không.
Đức Thánh Cha nói rằng đó không phải là vấn nạn về tội của chúng ta là gì, mà xét xem tiền của có phải là chúa của chúng ta hay không. ĐTC nói: “Nếu có tội, chúng ta có một vì Thiên Chúa, giầu lòng thương xót, tha thứ nếu chúng ta đến với Ngài. Nhưng nếu chúng ta có một chúa tể nào khác, thì chúng ta là một người thờ ngẫu tượng, một người ham mê của cải chứ không phải là một tội nhân nữa...
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng cốt lõi của tham lam chính là sự thờ ngẫu tượng, bán linh hồn cho tiền của và cho quyền lực.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết Tĩnh Tâm Năm 2018
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:55 09/11/2018
Từ ngày 5.11 đến ngày 9.11.2018, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm Linh mục với chủ đề “Nên thánh trong mục vụ bước theo Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Đức Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Phụ Tá TGP Sài gòn, giảng phòng.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức.
Xem Hình
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng
Xét Gẫm. Chia sẻ các đề tài: Thư chung của Đức cha Giám quản về Năm Thánh kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Thánh mẫu Tàpao (8.12.1059-8.12.2019), mục vụ pháp lý hôn nhân, mục vụ thánh nhạc và chủ đề năm mục vụ 2019 đồng hành với các gia đình khó khăn.
Ban trưa: Viếng Chúa, Kinh trưa.
Ban chiều: Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Đức cha Tôma huấn đức.
Ban tối: Viếng thánh tượng Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận; viếng thánh tượng Giuse; viếng tượng Đức Mẹ Tàpao, kính các thánh Tử đạo Việt nam. Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Dịp này, linh mục đoàn hiệp thông tạ ơn Chúa với 5 cha mừng Ngân Khánh Linh Mục: Antôn Lê Minh Tuấn, Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Phêrô Nguyễn Huy Hồng, Phêrô Phan Ngọc Cẩm, Giuse Hồ Văn Thiện.
Tuần lễ Tĩnh tâm chính là tìm nơi thanh vắng để gặp gỡ Chúa. Đó chính là nơi tâm hồn hướng về mầu nhiệm; nơi thinh lặng Thánh để nghe Chúa nói với mình; nơi chỉ chiêm ngắm Chúa, sống thân mật với Chúa; nơi kiểm thảo đời sống, sám hối, ăn năn về những lỗi lầm thiếu sót.
Giáo hội coi Nơi Thinh Lặng ấy là một môn học sư phạm, là một môn học thiêng liêng bổ ích.Thánh Ignatiô đã viết linh đạo có giá trị linh thao cho các Linh mục tìm nơi thanh vắng gặp gỡ Chúa. Chính Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin mừng cũng đi vào sa mạc sống thinh lặng, chay tịnh trong nhiệm hiệp với Chúa Cha. Xuyên suốt cuộc đời truyền giáo, Chúa đã nhiều lần, nhiều ngày đi vào nơi thanh vắng lúc sáng tinh sương, khi đêm về để chúc tụng, tạ ơn Cha,để chiêm ngắm cầu nguyện thân tình với Cha, để tường trình công việc với Cha.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ hội thảo. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, qua sự hướng dẫn của Đức cha giảng phòng, mỗi Linh mục đã gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống thánh thiện tĩnh tâm năm nay, nổ lực nên thánh trong đời sống mục vụ nơi xứ đạo.
***
Sáng ngày 5.11.2018, Đức cha Tôma cùng Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và sau đó vào Nhà thờ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục đã qua đời.
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục. Giờ kinh chiều, khai mạc tuần tĩnh tâm. Trong giờ cơm tối, cha Tổng đại diện chào mừng Đức cha giảng phòng.
Lúc 19g30, Đức cha Lu-y giảng bài khai mạc và chủ sự giờ chầu Thánh Thể. Kinh tối, kết thúc ngày thứ nhất.
***
Khai mạc tuần tĩnh tâm, Đức cha Lu-y lưu ý yếu tố tạo nên hiệu quả cuộc tĩnh tâm: sự quảng đại, tạo sự tự do nội tâm, lòng phó thác tin tưởng. Mở rộng trái tim mình ra, cần hy sinh hãm mình, phó dâng cho Chúa những bận tâm lo lắng, quảng đại với Chúa trong sự phó thác cho Chúa, tìm ý Chúa. Có ánh sáng thời gian thánh vì ở với Đấng Thánh nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ý thức khuôn viên TGM giờ đây là đất thánh, tuần tĩnh tâm là thời gian thánh. Cần giải thoát khỏi mọi ràng buộc khác để tự do nội tâm, nhờ đó mới đạt được sự bình tâm tìm ý Chúa. Những ngày này mỗi người chiêm niệm dùng mắt để nhìn, dùng tai để nghe nhờ sự thinh lặng bên ngoài và bên trong. Mong muốn mọi người giữ thinh lặng hết sức có thể, ban ngày cũng như ban tối. “Lạy Chúa xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”.
Với 7 bài chia sẻ, Đức Cha giảng phòng giúp các linh mục suy tư và cầu nguyện về ơn gọi “Nên thánh trong mục vụ, bước theo Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Bài 1: “Thiên Chúa ban cho ta sự tự do đích thực”.
Suy niệm (Lc 15,11-31), dụ ngôn người cha nhân hậu.Thiên Chúa là Cha nhân hậu với 6 đặc tính: khiêm hạ, hy vọng, tình mẫu tử, tình yêu can đảm, vui mừng hoan hỉ và biết đau khổ. Tất cả những nét đặc trưng của người cha mà dụ ngôn diễn tả mạc khải mầu nhiệm đau khổ của Tình yêu Thiên Chúa kín ẩn ở đáy sâu con tim của Chúa Cha, Thiên Chúa của Đức Giêsu.
Nên thánh trong đời sống mục vụ, linh mục cũng được mời gọi nhìn vào hình ảnh nơi hai người người con trong dụ ngôn, từ đó tìm lại được nguồn suối yêu thương là chính Chúa khi biết lên đường trở về với Ngài trong tâm tình sám hối. Có 5 tiến trình trở về của người con thứ:Lưu đày ở bên ngoài, nhớ quê nhà, nlưu đày trong tâm hồn, xuất hiện ý tưởng từ bỏ và hành động sám hối.Với 5 tiến trình ấy, hành động sẽ là bước quyết định, hoàn tất hành trình sám hối trong tâm hồn.
- Bài 2: “Người Trinh Nữ lắng nghe”.
Suy niệm (Lc 1,26-38). So sánh 2 cuộc truyền tin của ông Giacaria và Đức Maria qua 5 thì: Sứ thần hiện ra, phản ứng của người được báo tin, nội dung truyền tin, phản ứng, dấu chỉ. Từ đó học nơi Đức Maria, người Trinh Nữ lắng nghe, mỗi linh mục học biết tin tưởng Đấng duy nhất là Thiên Chúa.
Mẫu gương giúp linh mục nên thánh trong đời sống mục vụ, đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, người nữ tỳ khiêm hạ đã thưa lời Xin Vâng trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đức Maria đã tin tưởng tuyệt đối, vâng phục tuyệt đối. Mẹ đã thực hiện sự tự do trong tiếng Xin Vâng.Trong niềm tin, Mẹ đã đón nhận và chấp nhận mọi sự mà Thiên Chúa gởi đến; Mẹ đã lắng nghe Lời Thiên Chúa trong sự khiêm hạ và trinh khiết; Mẹ đã phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa.Với niềm tin trong sự phó thác qua tiếng xin vâng ấy, Mẹ đã khai mở một kỷ nguyên cứu độ và khai mạc thời kỳ đầu tiên của cánh chung.
Nên thánh trong đời sống mục vụ, người linh mục với một đức tin vâng phục được thể hiện qua việc lắng nghe, để từng ngày khám phá thánh ý Thiên Chúa để vâng phục và để sống trong niềm tin yêu cậy mến.
-Bài 3: “Bước theo Chúa Giêsu trong vâng phục”. Linh mục chỉ sống vâng phục khi khiêm hạ và quan tâm đến thực tế cuộc sống được kinh nghiệm qua đau khổ. Nếu đôi khi bề dưới cảm thấy có những điều tốt đẹp, ích lợi cho linh hồn mình hơn vâng lời bề trên, người ấy hãy tự nguỵen hy sinh dâng cho Chúa ý riêng qua việc thi hành ý bề trên. Đó quả là một sự vâng phục đích thật trong tình bác ái đẹp lòng Chúa và tha nhân.
-Bài 4: “Bước theo Chúa Giêsu khó nghèo”. Linh mục sống tinh thần khó nghèo không dễ. Linh mục được mời gọi thực hành với tính sáng tạo, trí thông minh, hợp tác với sức mạnh Thánh Thần, phân định thế nào để trung thành với Phúc âm. Chúa Giêsu thích tâm hồn nghèo khó hơn mọi thứ của cải; một thứ nghèo khó không phô trương; một thứ nghèo khó được Chúa Cha “thấu suốt nơi kín đáo”; nghèo nhưng sạch sẽ đẹp đẽ chứ không xâu xí; một thứ nghèo khó trong tâm hồn luôn phát xuất từ tình yêu. Một thứ nghèo khó mà chúng ta bận tâm và mong kiếm tìm bằng cách nhìn lên Chúa Giêsu và lối sống của Người, chăm chú nhìn vào Người là “Đấng vốn giàu có đã tự nguyện trở nên nghèo khó” vì chúng ta, Người trong khi sống độc thân vì Nước trời đã “không có chỗ tựa đầu”.
- Bài 5: “Bước theo Chúa Giêsu độc thân khiết tịnh”. Linh mục sống đời độc thân thật tốt nhờ nhận biết và mỗi ngày ý thức sâu sắc hơn đây là một ân ban, một đặc sủng được Chúa ban cho ai có thẻ đón nhận nó. Đây là một khả năng sống không phải được ban cho hết mọi người mà chỉ cho một số người một số người nào đó mà thôi. Đời độc thân tận hiến phải được sống trong tự do và vì tình yêu. Linh mục sống đời độc thân là đặt tình yêu Đức Kitô ở trên hết mọi sự, một tình yêu vốn yêu mà không nhìn thấy, khát khao mà không ôm ấp, phong nhiêu mà không sinh sản.
- Bài 6: “Mẻ lưới rỗng và mẽ lưới đầy”.
Suy niệm Ga 21,1-11. Tại biển hồ Tibêria, 7 môn đệ đi đánh cá, suốt đêm không bắt được con nào. Chúa Phục sinh hiện đến và bảo hãy chèo ra chỗ nước sâu và thả lưới bên phải mạn thuyền. Các ông vâng lời và thu được mẻ cá đầy.
Thông điệp câu chuyện là tính Hội Thánh. Các môn đệ được Chúa kêu gọi, quy tụ và sai đi, công việc của linh mục mới mang tính sứ vụ và phát sinh hiệu quả; tính phổ quát của sứ vụ tông đồ. Chúa Giêsu hiện diện trong Hội Thánh, luôn ở bên người lao nhọc và vác nặng, luôn gần gũi với mọi người, linh mục sống gắn bó thành tâm và sẵn sàng thực thi thánh ý Người, dấn thân trọn vẹn vào cuộc đời Người, gia nhập vào thực tại Hội Thánh.
- Bài 7: Thánh Thể và huyền nhiệm Phêrô
Suy niệm (Ga 21,9-19). Thánh Thể, hồng ân nhưng không mà chính Chúa đã ban cho nhân loại do lòng nhân hậu của Chúa. Ngài mời gọi linh mục đóng góp một phần mình qua những hy sinh và dấn thân phục vụ như của lễ tham dự vào trong hiến lễ của Chúa, xuất phát từ sự tự do của lòng tin. Nơi Thánh Thể không chỉ là hành động huynh đệ mà anh em linh mục chia sẻ cho nhau mà trước hết là hồng ân Chúa ban. Chỉ từ tình yêu Chúa dành cho mình hằng ngày, linh mục mới có thể trổ sinh hiệu quả tình yêu của đối với đàn chiên được trao phó.
Thiên Chúa tình yêu, Đức Giêsu Kitô, đã tuyển chọn, cắt đặt và trao sứ vụ cho những người xem ra chẳng mấy tốt lành, thánh thiện so với nhiều người. Như Phêrô được Chúa yêu thương và trước khi trao sứ vụ cho, Ngài đòi hỏi nơi Phêrô một tình yêu. Với tình yêu Phêrô dẫn dắt đoàn chiên đến sòng suối mát đồng cỏ xanh. Từ một con người tội lỗi, mọn hèn nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa đã chọn và trao cho sứ vụ và trách nhiệm. Cũng vậy, mỗi linh mục, tự thân vẫn là những con người tội lỗi được Chúa yêu thương. Chúa cũng đòi hỏi nơi linh mục tình yêu để lo phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội và mưu ích phần rỗi cho các linh hồn.
Lắng nghe 7 bài chia sẻ sâu sắc của Đức Cha giảng phòng, anh em linh mục có nhiều thời giờ thinh lặng xét gẫm. Ai cũng có những quyết tâm với Chúa để mỗi ngày “Nên thánh trong mục vụ, bước theo Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
***
Trong giờ thánh ban tối, Đức cha Tôma chủ sự giờ chầu bế mạc.
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, linh mục đoàn lập lại lời nguyện tận hiến.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể Chúa đây, hôm nay con muốn nhắc lại những điều con đã tuyên hứa ngày thụ phong linh mục.
Con tuyên hứa luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế của hàng linh mục,là cộng tác viên nhiệt tình của Đức Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Con tuyên hưa luôn luôn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống Hội thánh. Con tuyên hứa luôn luôn tỏ ra xứng đáng khôn ngoan và chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc âm, và trình bày đức tin Công Giáo. Con tuyên hứa ngày càng liên kết mật thiết vời Chúa là thượng tế đã hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền và cùng với Chúa tự hiến mình cho Thiên Chúa để cứu độ trần gian. Con tuyên hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục giáo phận và các Đấng kế vị. Sau hết con tuyên hứa luôn luôn liên kết với các anh em trong linh mục đoàn của giáo phận bằng lời cầu nguyện hy sinh, bằng tinh thần đoàn kêt chân thành và bằng tình yêu cụ thể. Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hoàn tất điều Chúa đã khởi sự nơi con. Amen.
Đức Cha kết thúc nghi lễ tuyên hứa bằng lời nguyện cầu cho hàng linh mục: Lạy Chúa, Chúa đã đặt Con Một Chúa làm linh mục thượng phẩm muôn đời, xin cho tất cả anh em linh mục chúng con mà Chúa đã chọn làm thừa tác viên để phân phát các mầu nhiệm của Chúa, được luôn luôn trung thành chu toàn chức vụ đã lãnh nhận. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Cộng đoàn hát kinh Te Deum và đọc kinh tối.
Ngày cuối, Đức cha Lu-y hướng dẫn hội thảo chủ đề năm mục vụ 2019: đồng hành với các gia đình khó khăn. Với nhiều kinh nghiệm trong mục vụ hôn nhân gia đình, Đức cha Lu-y đã giúp mở ra những định hướng mục trong năm tới. Quý cha thảo luận sối nổi và mong một dịp thường huấn gần đây để tiếp tục trao đổi vấn đề mục vụ quan trọng này.
Sau đó cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện cám ơn Đức cha giảng phòng, lẵng hoa tươi dâng ngài với tâm tình tri ân.
***
Tĩnh tâm năm là nghĩa vụ bắt buộc của Linh mục giáo phận (Giáo luật đ.276 §2,4). Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẻ kinh nghiệm mục vụ. Các linh mục giữ sự thinh lặng trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình. Thánh lễ, Kinh phụng vụ, chuỗi Mân côi, chầu Thánh Thể, những giờ đạo đức giúp các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm thật sốt mến.
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình huynh đệ linh mục.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức.
Xem Hình
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng
Xét Gẫm. Chia sẻ các đề tài: Thư chung của Đức cha Giám quản về Năm Thánh kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Thánh mẫu Tàpao (8.12.1059-8.12.2019), mục vụ pháp lý hôn nhân, mục vụ thánh nhạc và chủ đề năm mục vụ 2019 đồng hành với các gia đình khó khăn.
Ban trưa: Viếng Chúa, Kinh trưa.
Ban chiều: Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Đức cha Tôma huấn đức.
Ban tối: Viếng thánh tượng Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận; viếng thánh tượng Giuse; viếng tượng Đức Mẹ Tàpao, kính các thánh Tử đạo Việt nam. Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Dịp này, linh mục đoàn hiệp thông tạ ơn Chúa với 5 cha mừng Ngân Khánh Linh Mục: Antôn Lê Minh Tuấn, Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Phêrô Nguyễn Huy Hồng, Phêrô Phan Ngọc Cẩm, Giuse Hồ Văn Thiện.
Tuần lễ Tĩnh tâm chính là tìm nơi thanh vắng để gặp gỡ Chúa. Đó chính là nơi tâm hồn hướng về mầu nhiệm; nơi thinh lặng Thánh để nghe Chúa nói với mình; nơi chỉ chiêm ngắm Chúa, sống thân mật với Chúa; nơi kiểm thảo đời sống, sám hối, ăn năn về những lỗi lầm thiếu sót.
Giáo hội coi Nơi Thinh Lặng ấy là một môn học sư phạm, là một môn học thiêng liêng bổ ích.Thánh Ignatiô đã viết linh đạo có giá trị linh thao cho các Linh mục tìm nơi thanh vắng gặp gỡ Chúa. Chính Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin mừng cũng đi vào sa mạc sống thinh lặng, chay tịnh trong nhiệm hiệp với Chúa Cha. Xuyên suốt cuộc đời truyền giáo, Chúa đã nhiều lần, nhiều ngày đi vào nơi thanh vắng lúc sáng tinh sương, khi đêm về để chúc tụng, tạ ơn Cha,để chiêm ngắm cầu nguyện thân tình với Cha, để tường trình công việc với Cha.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ hội thảo. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, qua sự hướng dẫn của Đức cha giảng phòng, mỗi Linh mục đã gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống thánh thiện tĩnh tâm năm nay, nổ lực nên thánh trong đời sống mục vụ nơi xứ đạo.
***
Sáng ngày 5.11.2018, Đức cha Tôma cùng Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và sau đó vào Nhà thờ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục đã qua đời.
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục. Giờ kinh chiều, khai mạc tuần tĩnh tâm. Trong giờ cơm tối, cha Tổng đại diện chào mừng Đức cha giảng phòng.
Lúc 19g30, Đức cha Lu-y giảng bài khai mạc và chủ sự giờ chầu Thánh Thể. Kinh tối, kết thúc ngày thứ nhất.
***
Khai mạc tuần tĩnh tâm, Đức cha Lu-y lưu ý yếu tố tạo nên hiệu quả cuộc tĩnh tâm: sự quảng đại, tạo sự tự do nội tâm, lòng phó thác tin tưởng. Mở rộng trái tim mình ra, cần hy sinh hãm mình, phó dâng cho Chúa những bận tâm lo lắng, quảng đại với Chúa trong sự phó thác cho Chúa, tìm ý Chúa. Có ánh sáng thời gian thánh vì ở với Đấng Thánh nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ý thức khuôn viên TGM giờ đây là đất thánh, tuần tĩnh tâm là thời gian thánh. Cần giải thoát khỏi mọi ràng buộc khác để tự do nội tâm, nhờ đó mới đạt được sự bình tâm tìm ý Chúa. Những ngày này mỗi người chiêm niệm dùng mắt để nhìn, dùng tai để nghe nhờ sự thinh lặng bên ngoài và bên trong. Mong muốn mọi người giữ thinh lặng hết sức có thể, ban ngày cũng như ban tối. “Lạy Chúa xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”.
Với 7 bài chia sẻ, Đức Cha giảng phòng giúp các linh mục suy tư và cầu nguyện về ơn gọi “Nên thánh trong mục vụ, bước theo Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Bài 1: “Thiên Chúa ban cho ta sự tự do đích thực”.
Suy niệm (Lc 15,11-31), dụ ngôn người cha nhân hậu.Thiên Chúa là Cha nhân hậu với 6 đặc tính: khiêm hạ, hy vọng, tình mẫu tử, tình yêu can đảm, vui mừng hoan hỉ và biết đau khổ. Tất cả những nét đặc trưng của người cha mà dụ ngôn diễn tả mạc khải mầu nhiệm đau khổ của Tình yêu Thiên Chúa kín ẩn ở đáy sâu con tim của Chúa Cha, Thiên Chúa của Đức Giêsu.
Nên thánh trong đời sống mục vụ, linh mục cũng được mời gọi nhìn vào hình ảnh nơi hai người người con trong dụ ngôn, từ đó tìm lại được nguồn suối yêu thương là chính Chúa khi biết lên đường trở về với Ngài trong tâm tình sám hối. Có 5 tiến trình trở về của người con thứ:Lưu đày ở bên ngoài, nhớ quê nhà, nlưu đày trong tâm hồn, xuất hiện ý tưởng từ bỏ và hành động sám hối.Với 5 tiến trình ấy, hành động sẽ là bước quyết định, hoàn tất hành trình sám hối trong tâm hồn.
- Bài 2: “Người Trinh Nữ lắng nghe”.
Suy niệm (Lc 1,26-38). So sánh 2 cuộc truyền tin của ông Giacaria và Đức Maria qua 5 thì: Sứ thần hiện ra, phản ứng của người được báo tin, nội dung truyền tin, phản ứng, dấu chỉ. Từ đó học nơi Đức Maria, người Trinh Nữ lắng nghe, mỗi linh mục học biết tin tưởng Đấng duy nhất là Thiên Chúa.
Mẫu gương giúp linh mục nên thánh trong đời sống mục vụ, đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, người nữ tỳ khiêm hạ đã thưa lời Xin Vâng trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đức Maria đã tin tưởng tuyệt đối, vâng phục tuyệt đối. Mẹ đã thực hiện sự tự do trong tiếng Xin Vâng.Trong niềm tin, Mẹ đã đón nhận và chấp nhận mọi sự mà Thiên Chúa gởi đến; Mẹ đã lắng nghe Lời Thiên Chúa trong sự khiêm hạ và trinh khiết; Mẹ đã phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa.Với niềm tin trong sự phó thác qua tiếng xin vâng ấy, Mẹ đã khai mở một kỷ nguyên cứu độ và khai mạc thời kỳ đầu tiên của cánh chung.
Nên thánh trong đời sống mục vụ, người linh mục với một đức tin vâng phục được thể hiện qua việc lắng nghe, để từng ngày khám phá thánh ý Thiên Chúa để vâng phục và để sống trong niềm tin yêu cậy mến.
-Bài 3: “Bước theo Chúa Giêsu trong vâng phục”. Linh mục chỉ sống vâng phục khi khiêm hạ và quan tâm đến thực tế cuộc sống được kinh nghiệm qua đau khổ. Nếu đôi khi bề dưới cảm thấy có những điều tốt đẹp, ích lợi cho linh hồn mình hơn vâng lời bề trên, người ấy hãy tự nguỵen hy sinh dâng cho Chúa ý riêng qua việc thi hành ý bề trên. Đó quả là một sự vâng phục đích thật trong tình bác ái đẹp lòng Chúa và tha nhân.
-Bài 4: “Bước theo Chúa Giêsu khó nghèo”. Linh mục sống tinh thần khó nghèo không dễ. Linh mục được mời gọi thực hành với tính sáng tạo, trí thông minh, hợp tác với sức mạnh Thánh Thần, phân định thế nào để trung thành với Phúc âm. Chúa Giêsu thích tâm hồn nghèo khó hơn mọi thứ của cải; một thứ nghèo khó không phô trương; một thứ nghèo khó được Chúa Cha “thấu suốt nơi kín đáo”; nghèo nhưng sạch sẽ đẹp đẽ chứ không xâu xí; một thứ nghèo khó trong tâm hồn luôn phát xuất từ tình yêu. Một thứ nghèo khó mà chúng ta bận tâm và mong kiếm tìm bằng cách nhìn lên Chúa Giêsu và lối sống của Người, chăm chú nhìn vào Người là “Đấng vốn giàu có đã tự nguyện trở nên nghèo khó” vì chúng ta, Người trong khi sống độc thân vì Nước trời đã “không có chỗ tựa đầu”.
- Bài 5: “Bước theo Chúa Giêsu độc thân khiết tịnh”. Linh mục sống đời độc thân thật tốt nhờ nhận biết và mỗi ngày ý thức sâu sắc hơn đây là một ân ban, một đặc sủng được Chúa ban cho ai có thẻ đón nhận nó. Đây là một khả năng sống không phải được ban cho hết mọi người mà chỉ cho một số người một số người nào đó mà thôi. Đời độc thân tận hiến phải được sống trong tự do và vì tình yêu. Linh mục sống đời độc thân là đặt tình yêu Đức Kitô ở trên hết mọi sự, một tình yêu vốn yêu mà không nhìn thấy, khát khao mà không ôm ấp, phong nhiêu mà không sinh sản.
- Bài 6: “Mẻ lưới rỗng và mẽ lưới đầy”.
Suy niệm Ga 21,1-11. Tại biển hồ Tibêria, 7 môn đệ đi đánh cá, suốt đêm không bắt được con nào. Chúa Phục sinh hiện đến và bảo hãy chèo ra chỗ nước sâu và thả lưới bên phải mạn thuyền. Các ông vâng lời và thu được mẻ cá đầy.
Thông điệp câu chuyện là tính Hội Thánh. Các môn đệ được Chúa kêu gọi, quy tụ và sai đi, công việc của linh mục mới mang tính sứ vụ và phát sinh hiệu quả; tính phổ quát của sứ vụ tông đồ. Chúa Giêsu hiện diện trong Hội Thánh, luôn ở bên người lao nhọc và vác nặng, luôn gần gũi với mọi người, linh mục sống gắn bó thành tâm và sẵn sàng thực thi thánh ý Người, dấn thân trọn vẹn vào cuộc đời Người, gia nhập vào thực tại Hội Thánh.
- Bài 7: Thánh Thể và huyền nhiệm Phêrô
Suy niệm (Ga 21,9-19). Thánh Thể, hồng ân nhưng không mà chính Chúa đã ban cho nhân loại do lòng nhân hậu của Chúa. Ngài mời gọi linh mục đóng góp một phần mình qua những hy sinh và dấn thân phục vụ như của lễ tham dự vào trong hiến lễ của Chúa, xuất phát từ sự tự do của lòng tin. Nơi Thánh Thể không chỉ là hành động huynh đệ mà anh em linh mục chia sẻ cho nhau mà trước hết là hồng ân Chúa ban. Chỉ từ tình yêu Chúa dành cho mình hằng ngày, linh mục mới có thể trổ sinh hiệu quả tình yêu của đối với đàn chiên được trao phó.
Thiên Chúa tình yêu, Đức Giêsu Kitô, đã tuyển chọn, cắt đặt và trao sứ vụ cho những người xem ra chẳng mấy tốt lành, thánh thiện so với nhiều người. Như Phêrô được Chúa yêu thương và trước khi trao sứ vụ cho, Ngài đòi hỏi nơi Phêrô một tình yêu. Với tình yêu Phêrô dẫn dắt đoàn chiên đến sòng suối mát đồng cỏ xanh. Từ một con người tội lỗi, mọn hèn nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa đã chọn và trao cho sứ vụ và trách nhiệm. Cũng vậy, mỗi linh mục, tự thân vẫn là những con người tội lỗi được Chúa yêu thương. Chúa cũng đòi hỏi nơi linh mục tình yêu để lo phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội và mưu ích phần rỗi cho các linh hồn.
Lắng nghe 7 bài chia sẻ sâu sắc của Đức Cha giảng phòng, anh em linh mục có nhiều thời giờ thinh lặng xét gẫm. Ai cũng có những quyết tâm với Chúa để mỗi ngày “Nên thánh trong mục vụ, bước theo Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
***
Trong giờ thánh ban tối, Đức cha Tôma chủ sự giờ chầu bế mạc.
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, linh mục đoàn lập lại lời nguyện tận hiến.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể Chúa đây, hôm nay con muốn nhắc lại những điều con đã tuyên hứa ngày thụ phong linh mục.
Con tuyên hứa luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế của hàng linh mục,là cộng tác viên nhiệt tình của Đức Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Con tuyên hưa luôn luôn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống Hội thánh. Con tuyên hứa luôn luôn tỏ ra xứng đáng khôn ngoan và chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc âm, và trình bày đức tin Công Giáo. Con tuyên hứa ngày càng liên kết mật thiết vời Chúa là thượng tế đã hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền và cùng với Chúa tự hiến mình cho Thiên Chúa để cứu độ trần gian. Con tuyên hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục giáo phận và các Đấng kế vị. Sau hết con tuyên hứa luôn luôn liên kết với các anh em trong linh mục đoàn của giáo phận bằng lời cầu nguyện hy sinh, bằng tinh thần đoàn kêt chân thành và bằng tình yêu cụ thể. Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hoàn tất điều Chúa đã khởi sự nơi con. Amen.
Đức Cha kết thúc nghi lễ tuyên hứa bằng lời nguyện cầu cho hàng linh mục: Lạy Chúa, Chúa đã đặt Con Một Chúa làm linh mục thượng phẩm muôn đời, xin cho tất cả anh em linh mục chúng con mà Chúa đã chọn làm thừa tác viên để phân phát các mầu nhiệm của Chúa, được luôn luôn trung thành chu toàn chức vụ đã lãnh nhận. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Cộng đoàn hát kinh Te Deum và đọc kinh tối.
Ngày cuối, Đức cha Lu-y hướng dẫn hội thảo chủ đề năm mục vụ 2019: đồng hành với các gia đình khó khăn. Với nhiều kinh nghiệm trong mục vụ hôn nhân gia đình, Đức cha Lu-y đã giúp mở ra những định hướng mục trong năm tới. Quý cha thảo luận sối nổi và mong một dịp thường huấn gần đây để tiếp tục trao đổi vấn đề mục vụ quan trọng này.
Sau đó cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện cám ơn Đức cha giảng phòng, lẵng hoa tươi dâng ngài với tâm tình tri ân.
***
Tĩnh tâm năm là nghĩa vụ bắt buộc của Linh mục giáo phận (Giáo luật đ.276 §2,4). Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẻ kinh nghiệm mục vụ. Các linh mục giữ sự thinh lặng trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình. Thánh lễ, Kinh phụng vụ, chuỗi Mân côi, chầu Thánh Thể, những giờ đạo đức giúp các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm thật sốt mến.
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình huynh đệ linh mục.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tạp chí Eglises d'Asie phỏng vấn Đức Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị
Nguyễn Trọng Đa chuyểng ngữ
11:01 09/11/2018
Đức Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị: "Vấn đề số một của chúng tôi là nạn nghèo đói"
1-11-2018 - Được truyền chức linh mục năm 1990 cho giáo phận Nha Trang, miền Trung Việt Nam, Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị phụ trách các ứng viên cho đại chủng viện Kontum, cơ sở được tạm đặt ở Sài Gòn. Năm 2006, ngài du học ở Pháp. Ngày 7-10-2015, ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Kontum.
Nằm ở Tây Nguyễn Việt Nam, trong một khí hậu mát dịu nhờ vùng cao nguyên, Kontum và vùng Pleiku rộng lớn hơn có dân số đông đúc, đa số là người các dân tộc thiểu số miền núi. Về mặt lịch sử, sự sống chung giữa các dân tộc này và người Kinh luôn là khó khăn. Là người dân nghèo hơn, ít được giáo dục, thờ vật linh, người dân tộc thiểu số đã ồ ạt đón nhận Kitô giáo. Gần 18% dân số (1,83 triệu người) là người Công Giáo. Như thế là khoảng 320.000 tín hữu, trong đó có 230.000 người dân tộc thiểu số, sống trong 800 làng của bốn dân tộc thiểu số khác nhau, và 90.000 người Kinh. Giáo phận Kontum có 116 giáo xứ, với 163 linh mục (80 linh mục triều, trong đó có 6 linh mục người dân tộc thiểu số, và 83 linh mục Dòng) đang làm công tác mục vụ, củng với 90 nam tu sĩ, và 533 nữ tu.
Xin Đức Cha cho biết tình hình của Giáo phận Kontum.
Đức Cha Aloysius: Vấn đề số một của chúng tôi là nạn nghèo đói. Trong cuộc đấu tranh này, chúng tôi không thể làm mọi thứ mà chúng tôi mong muốn. Chính phủ đang đặt hạn chế vào các sự giúp đỡ mà chúng tôi có thể cung cấp. Chúng tôi chỉ giúp đỡ cho một số ít các trường nội trú, cô nhi viện. Chúng tôi không thể làm nhiều hơn nữa. Với tổ chức Caritas giáo phận, chúng tôi có ba xe cứu thương, vốn có thể đón người bệnh ở vùng núi xa.
Mối quan hệ với chính quyền là như thế nào, thưa Đức Cha?
Đức Cha Aloysius: Trong các năm gần đây, là tốt. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau. Đúng vậy, chính quyền muốn kiểm soát chúng tôi. Chúng tôi cần xin phép trước khi hành động, hoặc đề phòng trước khi hành động. Nhưng chúng tôi không phải xin phép trong mọi việc. Nhìn chung, chúng tôi có thể làm việc được. Ở đây chúng tôi không làm chính trị. Vì chính trị là không phải lĩnh vực của chúng tôi.
Ưu tiên của Đức Cha là gì?
Đức Cha Aloysius: Ưu tiên của chúng tôi là việc đào tạo. Từ năm 1975 đến năm 1991, chỉ có một lễ truyền chức linh mục, do đó chúng tôi có một lỗ hỗng thật sự: các linh mục của chúng tôi là quá cao niên hoặc quá trẻ tuổi. Chúng tôi thiếu các linh mục chín tới! Ưu tiên khác của chúng tôi là xây dựng. Chúng tôi thiếu phòng họp, nơi gặp gỡ. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Chúng tôi phải tái tạo các giáo xứ. Việc kiếm đất đai là một khó khăn cho Giáo Hội. Đôi khi, phải nhờ một tín hữu đứng tên mua đất, bằng tiền của một linh mục, sau đó ngưởi này dâng tặng cho Giáo Hội. Mặc dù tín hữu của chúng tôi là khá rộng lượng, giáo phận của chúng tôi là một trong các giáo phận nghèo nhất. Mối quan tâm của tôi cho tương lai là quá nhiều giáo dân đang sống thiếu linh mục coi sóc. Chúng tôi vẫn thiếu nhiều linh mục nữa. Một số linh mục phụ trách từ hai đến ba giáo xứ, với nhiều làng mạc xa nhau.
Đâu là các nền tảng giáo phận của Đức cha?
Đức Cha Aloysius: Ở đây, do ảnh hưởng của Nho giáo, các giá trị gia đình là rất quan trọng, quan hệ gia đình là rất gần gũi và khắng khít. Chắc chắn, trong thành phố, các gia đình càng ít nhiều con, và ơn gọi tu trì giảm dần. Và chúng tôi rất biết ơn các nhà truyền giáo Pháp của Hội Thừa Sai Paris (MEP), những người đã hiện diện tận tình bên các người dân miền núi trước đây. Chúng tôi không quên các vị tử đạo của mình, Cha Minh và Cha Bonnet đã bị sát hại trong thời chiến khi họ đang trên đường đi cử hành Thánh lễ. (Eglises d'Asie - le 01/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa
Nằm ở Tây Nguyễn Việt Nam, trong một khí hậu mát dịu nhờ vùng cao nguyên, Kontum và vùng Pleiku rộng lớn hơn có dân số đông đúc, đa số là người các dân tộc thiểu số miền núi. Về mặt lịch sử, sự sống chung giữa các dân tộc này và người Kinh luôn là khó khăn. Là người dân nghèo hơn, ít được giáo dục, thờ vật linh, người dân tộc thiểu số đã ồ ạt đón nhận Kitô giáo. Gần 18% dân số (1,83 triệu người) là người Công Giáo. Như thế là khoảng 320.000 tín hữu, trong đó có 230.000 người dân tộc thiểu số, sống trong 800 làng của bốn dân tộc thiểu số khác nhau, và 90.000 người Kinh. Giáo phận Kontum có 116 giáo xứ, với 163 linh mục (80 linh mục triều, trong đó có 6 linh mục người dân tộc thiểu số, và 83 linh mục Dòng) đang làm công tác mục vụ, củng với 90 nam tu sĩ, và 533 nữ tu.
Xin Đức Cha cho biết tình hình của Giáo phận Kontum.
Đức Cha Aloysius: Vấn đề số một của chúng tôi là nạn nghèo đói. Trong cuộc đấu tranh này, chúng tôi không thể làm mọi thứ mà chúng tôi mong muốn. Chính phủ đang đặt hạn chế vào các sự giúp đỡ mà chúng tôi có thể cung cấp. Chúng tôi chỉ giúp đỡ cho một số ít các trường nội trú, cô nhi viện. Chúng tôi không thể làm nhiều hơn nữa. Với tổ chức Caritas giáo phận, chúng tôi có ba xe cứu thương, vốn có thể đón người bệnh ở vùng núi xa.
Mối quan hệ với chính quyền là như thế nào, thưa Đức Cha?
Đức Cha Aloysius: Trong các năm gần đây, là tốt. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau. Đúng vậy, chính quyền muốn kiểm soát chúng tôi. Chúng tôi cần xin phép trước khi hành động, hoặc đề phòng trước khi hành động. Nhưng chúng tôi không phải xin phép trong mọi việc. Nhìn chung, chúng tôi có thể làm việc được. Ở đây chúng tôi không làm chính trị. Vì chính trị là không phải lĩnh vực của chúng tôi.
Ưu tiên của Đức Cha là gì?
Đức Cha Aloysius: Ưu tiên của chúng tôi là việc đào tạo. Từ năm 1975 đến năm 1991, chỉ có một lễ truyền chức linh mục, do đó chúng tôi có một lỗ hỗng thật sự: các linh mục của chúng tôi là quá cao niên hoặc quá trẻ tuổi. Chúng tôi thiếu các linh mục chín tới! Ưu tiên khác của chúng tôi là xây dựng. Chúng tôi thiếu phòng họp, nơi gặp gỡ. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Chúng tôi phải tái tạo các giáo xứ. Việc kiếm đất đai là một khó khăn cho Giáo Hội. Đôi khi, phải nhờ một tín hữu đứng tên mua đất, bằng tiền của một linh mục, sau đó ngưởi này dâng tặng cho Giáo Hội. Mặc dù tín hữu của chúng tôi là khá rộng lượng, giáo phận của chúng tôi là một trong các giáo phận nghèo nhất. Mối quan tâm của tôi cho tương lai là quá nhiều giáo dân đang sống thiếu linh mục coi sóc. Chúng tôi vẫn thiếu nhiều linh mục nữa. Một số linh mục phụ trách từ hai đến ba giáo xứ, với nhiều làng mạc xa nhau.
Đâu là các nền tảng giáo phận của Đức cha?
Đức Cha Aloysius: Ở đây, do ảnh hưởng của Nho giáo, các giá trị gia đình là rất quan trọng, quan hệ gia đình là rất gần gũi và khắng khít. Chắc chắn, trong thành phố, các gia đình càng ít nhiều con, và ơn gọi tu trì giảm dần. Và chúng tôi rất biết ơn các nhà truyền giáo Pháp của Hội Thừa Sai Paris (MEP), những người đã hiện diện tận tình bên các người dân miền núi trước đây. Chúng tôi không quên các vị tử đạo của mình, Cha Minh và Cha Bonnet đã bị sát hại trong thời chiến khi họ đang trên đường đi cử hành Thánh lễ. (Eglises d'Asie - le 01/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa
Ký sự Hành Hương Vietcatholic 1: Via Dolorosa ở Jerusalem.
Trần Mạnh Trác - Caroline Nguyễn - N.V. Thanh
23:14 09/11/2018
Trong cuộc hành hương Do Thái - Roma do VietCatholic tổ chức vào cuối tháng trước, chúng tôi đã gửi tới quí độc giả nhiều hình ảnh cuả các phóng viên Vietcatholic (Nguyễn Văn Hoá & Kim Dung, cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh) mô tả các biến cố quan trọng như việc khai mạc thánh tượng Đức Mẹ Lavang trên đồi Kyriat Yearim và việc khai mạc tấm bia đá Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam ở Do Thái.
Đó là những hình ảnh có tính cách thời sự, bây giờ sau khi đã dành thời gian ôn lại kho hình ảnh khổng lồ cuả các phóng viên, chúng tôi cảm thấy có thể xếp đặt thành một vài album có ‘chủ đề’ chặt chẽ hơn, và do đó chúng tôi xin được tái ngộ qua những ký sự về các địa điểm quan trọng khác.
Chúng tôi không nhắm vào mục đích giới thiệu điạ điểm hành hương cho độc giả, việc đó đã có nhiều bậc tôn sư đã làm và làm rất hay, mục đích khiêm nhường cuả chúng tôi chỉ là gợi lại một vài kỷ niệm cho những người đã đi hành hương, và chuẩn bị cho những vị sắp đi một vài khái niệm đơn sơ dễ nhớ.
Chúng tôi xin bắt đầu với Con đường Thương Xót (Via Dolorosa) ở Jerusalem.
Kể từ thế kỷ 14 cho đến nay thì theo truyền thống cuả dòng Phan Sinh, con đường đó là 14 chặng đàng Thánh Giá, gần như vòng tròn bắt đầu từ nhà thờ Chuá Chịu Đánh Đòn (church of the Flagellation) là chỗ cuả hai chặng đầu tiên (Chuá bị luận giết và Vác Thánh Giá,) rồi từ đó đi theo đường phố đến những chặng kế tiếp như Chuá Bị Ngã, Chuá Gặp Đức Mẹ, Ông Thánh Simeon đỡ Thánh Giá, Bà Veronica lau mặt Chuá, Chuá thương thành Jerusalem vv cho đến chặng thứ 10 thì tới Nhà Thờ Mộ Chuá và kết thúc 5 chặng cuối cùng ở trong lòng cuả nhà thờ: Chuá bị lột áo, bị đóng đinh, chết trên Thánh Giá, hạ xác và táng xác trong mồ.
Nhà Thờ Mộ Thánh là chỗ thánh thiêng nhất, là nơi cực trọng, cực thánh trong thế giới Kitô Giáo vị ở đây bao gồm 2 địa điểm quan yếu cuả lịch sử Cứu Chuộc cuả Chuá Kitô: là núi Sọ nơi Ngài chịu tử nạn để chuộc tội cho nhân loại và Mộ Thánh, nơi Ngài chịu táng xác và sống lại vinh hiển.
Những hình ảnh trong album đủ để trình bày cả hai trình tự cuả Via Dolorosa (theo truyền thống cổ xưa và theo truyền thống Phan Sinh.) Chúng tôi bắt đầu với cổng thành Sư Tử, đi qua các phố chợ, tới nhà Tiệc Ly, vườn Cây Cầu, dinh Cai Pha, nhà thờ Chuá chịu đánh đòn, các chặng đàng Thánh Giá và kết thúc ở nhà thờ Mộ Thánh.