Ngày 11-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Quanh Năm 12/11/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:57 11/11/2017


Bài Ðọc I: Kn 6, 13-17 (Hl 12-16)

"Những ai tìm kiếm sự khôn ngoan, sẽ gặp được nó".

Trích sách Khôn Ngoan.

Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước.

Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 7-8

Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa

Xướng: Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.

Xướng: Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.

Xướng: Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.

Xướng: Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài.

Bài đọc II: 1 Tx 4, 13-14 {hoặc 13-18}

"Nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đã chết đến làm một với Người".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người.

{Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa để nói cùng anh em điều này: chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sót lại khi Chúa đến, thì chúng ta không đi trước những người đã an nghỉ. Vì khi nghe lệnh và tiếng Tổng lãnh Thiên thần, và tiếng loa Thiên Chúa, thì chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sống sót, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Ðức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi. Vì thế, anh em hãy dùng những lời đó mà an ủi nhau.}

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: 1 Sm 3, 9

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 25, 1-13

"Kia chàng rể đến, hãy ra đón người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.

"Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: "Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả". Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: "E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn". Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: "Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Nhưng Người đáp lại: "Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi".

"Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào".

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:54 11/11/2017
19. NHẠO SAY RƯỢU
Một con chuột núp trong nhà dầu, một con chuột ẩn trong nhà rượu, hai con chuột thường đi lại với nhau và ăn uống thức ăn của nhau.
Một lần nọ, chuột rượu uống xong dầu, bèn mời chuột dầu qua nhà rượu uống rượu, và dùng miệng ngậm đuôi chuột dầu treo rủ xuống mà ăn trộm, chuột dầu uống rất là vui vẻ, bèn luôn miệng nói với chuột rượu:
- “Rượu ngon, rượu ngon !”
Chuột rượu khách sáo lên tiếng trả lời:
- “Không dám, không dám !”
Nhưng vừa mới mở miệng, thì chuột dầu rớt xuống trong hủ rượu, quằn quại một hồi lâu rồi cũng trèo lên được. Chuột rượu thở dài một tiếng, nói:
- “Anh uống ít một chút thì được rồi, sao lại muốn uống đến như người say rượu vậy chứ !”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 19:
Con chuột rượu ngậm đuôi con chuột dầu để con chuột dầu tự do uống trộm rượu, như thế là con chuột rượu đã phạm tội đồng loã ăn trộm.
Đời sống của con người ta đều có sự liên hệ mật thiết với nhau, và người ta đều ước mơ một thế giới đại đồng, nhưng đại đồng mà không có Thiên Chúa thì chỉ trở thành đại nạn cho thế giới, bởi vì Thiên Chúa là căn nguyên của sự đại đồng, là tình yêu liên kết mọi tâm hồn lại với nhau, không có tình yêu thì không có hợp nhất, không có hợp nhất thì lý tưởng đại đồng chỉ là cái bánh vẽ trên giấy, gió thổi là bay mất tiêu.
Tất cả những người Ki-tô hữu đều có liên hệ mật thiết với nhau qua bí tích Rửa Tội, cho nên trên căn bản họ đã trở thành một xã hội “đại đồng nho nhỏ”, mà đại đồng nho nhỏ này trước hết chính là giáo xứ của họ, nơi đây họ trở nên mẫu gương của “lá lành đùm lá rách”, nơi đây họ trở thành mẫu gương vì anh em mà phục vụ, nơi đây họ trở thành người thân cận của tất cả mọi người, họ sống không vì tư lợi cá nhân nhưng là vì toàn thể cộng đoàn dân Chúa, và như thế họ là những người đang sống đại đồng với tha nhân trong một tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
Thù hận ích kỷ thì làm cho con người trở thành đồng lõa với sa tan, phá tan tình huynh đệ của mọi người, nó như con chuột rượu ngậm đuôi con chuột dầu để con chuột dầu tác oai tác quái trong tội lỗi.
Chỉ có tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa mới làm cho xã hội thăng tiến và con người gần gũi với nhau hơn mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhanta
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 11/11/2017
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 25, 1-13.

“Chú rể kia rồi, ra đón đi !”


Bạn thân mến,

Khôn ngoan là báu vật mà Thiên Chúa ban cho con người, nói cách khác, Ngài ban cho những ai thành tâm tìm kiếm điều thiện hảo với lòng khiêm tốn.

Mười cô trinh nữ cầm đèn đi đón tân lang là một ví dụ điển hình mà Đức Chúa Giê-su đã kể cho chúng ta nghe trong bài tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải chuẩn bị đợi chờ ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đợi chờ cách khôn ngoan như năm cô khôn ngoan, tức là đem đèn và đem luôn cả dầu, nghĩa là các cô đã chờ đợi trong sự khôn ngoan của mình.

Khôn ngoan của người đời là biết lo liệu, biết dự tính và biết “thấy” trước tình huống sẽ xảy ra để có kế hoạch đối phó, nhưng sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu là để chờ đợi ngày đến bất thình lình của Thiên Chúa, trong khi vẫn cứ chu toàn bổn phận hằng ngày của mình cách trọn vẹn.

Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là thực hành đức tin ngay trong cuộc sống của mình, vì đức tin chính là ngọn đèn được đốt lên trong cuộc đời của người Ki-tô hữu, ngọn đèn đức tin này cần phải đổ đầy dầu tức là bằng dầu đức ái, bằng việc lành phúc đức, bằng không thì nó sẽ tàn lụi và cuối cùng thì tắt ngúm và trở nên lạnh lẽo.

Khôn ngoan của người Ki-tô hữu là sự tỉnh thức và cầu nguyện khi người khác mãi ngủ trong đam mê tội lỗi, bởi vì họ không muốn Con Người đến khi họ đang sống trong tình trạng tội lỗi mà chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Bạn thân mến,

Ai trong chúng ta cũng muốn mình trở thành người khôn ngoan thông minh để lời nói mình được đám đông nể mặt, để người khác phải bái phục khi những kế hoạch mình đưa ra đều thành công vang dội.v.v…nhưng, sự khôn ngoan ấy chỉ là khôn ngoan tạm bợ của người đời mà thôi, bởi vì có rất nhiều người khôn ngoan như thế, thông minh như thế, nhưng không giành được Nước Trời.

Chúng ta được Đức Chúa Giê-su mời gọi hãy tỉnh thức luôn, mà người biết tỉnh thức cũng có nghĩa là người khôn ngoan biết đợi chờ ngày đến bất chợt như kẻ trộm của Chúa, đó mới chính là sự khôn ngoan mà chúng ta phải tìm kiếm trong cuộc sống ở trần gian này vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 11/11/2017

8. Cầu nguyện có thể gìn giữ và tiết chế đức hạnh, áp chế giận dữ, ngăn chận kiêu ngạo ghét ghen, và đem Chúa Thánh Thần vào trong linh hồn, đưa con người lên tới thiên đàng.

(Thánh Ephraem)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách n gôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhan tai
http://nhantai.info
 
Trinh nữ khôn ngoan và trinh nữ khờ dại
Lm. Vinh Sơn scj
08:48 11/11/2017
Chúa Nhật XXXII Thường Niên A

Kn 6, 12-16; 1Tx 4, 13-18; Mt 25, 1-13

Tiến sĩ Alexander Findlay ghi lai những điều ông đã thấy về đám cưới ở xứ Palestine:”Khi chúng tôi đến gần cổng một thị xã Galilê, tôi thấy 10 cô gái vẫy tay và đánh đàn vui vẻ, nhảy múa dọc theo con đường phía trước xe chúng tôi. Tôi hỏi người hướng dẫn: họ đang làm gì vậy ? Anh trả lời là họ gia nhập đoàn với cô dâu chờ chàng rể đến. Tôi hỏi anh ta xem có dịp thấy đám cưới này không, anh lắc đầu đáp :”Không thể vì đám cưới có thể diễn ra tối nay, tối mai hay có khi cả hai tuần lễ nữa, không ai biết chắc chắn lúc nào đám cưới cử hành”.

Nguyên nhân vì sao thì anh tiếp tục giải thích: một trong những niềm vui lớn nhất trong một đám cưới trung lưu ở Palestine là làm sao bắt gặp nhà gái đang ngủ, vì vậy, chàng rể thường đến bất ngờ, đôi khi vào lúc nửa đêm. Theo ý của công chúng thì chàng rể phải cho một người đi trước để la lên rằng :”Kìa, chàng rể đang đến”. Việc đó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nên nhà gái phải luôn luôn sẵn sàng đi ra đường để đón chàng rể khi chàng đến. Những điểm quan trọng khác là không ai được phép ở ngoài đường sau khi trời tối nếu không có đèn. Khi chàng rể đến và cửa đóng lại thì những người đến trễ không được phép vào.

Những lời giải thích đó giúp chúng ta hiểu hơn dụ ngôn Mười cô Trinh nữ đi đón chàng rể mà Đức Giêsu đã lấy cảm hứng từ tập tục cưới hỏi Do Thái để diễn tả giáo huấn Quang Lâm của Người: ngày giờ bất ngờ Chúa đến, nên phải luôn sẵn sàng, sẵn sàng như năm Trinh Nữ khôn ngoan mang đèn và mang cả dầu.

Theo tập tục lễ cưới, chàng rể đến đón cô dâu tại nhà cha cô dâu rồi cả hai được một đoàn tùy tùng long trọng rước về nhà chú rể. Lễ cưới sẽ được cử hành với một bữa tiệc nhà chú rể. Các cô phù dâu cùng với cô dâu, chờ đợi chú rể đến. Các cô có nhiệm vụ cầm đèn hoặc đuốc rước đoàn rước dâu ban đêm.

Mười cô trinh nữ phụ dâu chờ đón tân lang là hình ảnh mọi người chúng ta cùng chờ đón Đức Kitô quang lâm qua hình ảnh Tân Lang. Trong mười cô trinh nữ, năm cô được gọi là khôn ngoan, Phronimos - “khôn”, có nghĩa là người có trái tim (phrên), nghĩa là thông minh, Trong Tin mừng Mattheu: người khôn là người biết “xây nhà trên đá” (x. Mt 7,24), người khôn là người biết sẵn sàng theo lệnh của chủ ( Mt 24,45). Trong ý nghĩa khôn là người có trái tim, các Trinh Nữ khôn ngoan có tấm lòng với cô dâu, chú rể, với dòng tộc hai họ, biết lo xa, liệu trước, chuẩn bị mọi sự cho việc đón chàng rể: đèn và dầu đầy đủ đến tham dự hội hoa đăng, rước đôi tân hôn về mái nhà mới. Còn năm cô được gọi là khờ dại vì ít có tấm lòng với chú rể, cô dâu. Các cô chỉ lo “xoe xua” làm nổi cho bản thân mà chẳng để ý gì đến người khác. Hơn nữa từ dại - môros, “dại”, là rỗng, phàm tục, ngu đần, thiếu phán đoán, các cô chểnh mảng bổn phận của mình, để đèn tắt vì không lo liệu cho đủ dầu, nên chạy đi mua. Chính lúc khi các cô ra đi, chàng rể đến, các cô đã trễ hẹn cho hội Hoa đăng tiệc cưới.

Đèn không dầu như cầu không nhịp”.

Thật thế, Đèn không dầu thì đốt sẽ không thể cháy sáng, cũng giống như cầu không nhịp thì người đi qua dù là khách bộ hành hay người đi xe có ngày sẽ bị té xuống sông….

Cho nên người khôn ngoan luôn biết sẵn sàng cho tương lai. Khôn ngoan của con người là phải cùng đích của mình, mà muốn tới cái cùng đích ấy thì phải chuẩn bị cách tỉnh thức và sẵn sàng vì “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.

Tân Lang đến vào lúc nửa đêm, Dụ ngôn nhấn mạnh: Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi!”. "Nửa đêm!” Tin Mừng nhấn mạnh: Thiên Chúa luôn luôn đến trong đêm (x. Lc 12,39-40; Mt 24,43-44; Lc 12,20; Mc 13 35-36) ý nói đến sự bất ngờ. "Ngày của Chúa đến sẽ như kẻ trộm ban đêm" (1 Tx 5,2). "Một tiếng la" giữa bóng đêm làm giật mình mọi người: Thiên Chúa đến bất ngờ, vào giờ mà người ta không ngờ (x. Mt 24,44), "lóe sáng như tia chớp" (Mt 24,27). Không báo trước như một tiếng sét giữa bầu trời quang đãng, như một tiếng kèn loa vang (x. 1Tx 4, 16). Bất ngờ như dụ ngôn về lụt đại hồng thủy : sự phán xét của Thiên Chúa ập xuống nghiệt ngã giữa dòng đời thường của con người. Bất ngờ như kẻ trộm đến trong Dụ ngôn kẻ trộm đến vào giữa khuya cho nên phải tỉnh táo truớc mọi thứ bất ngờ không hẹn trước ( x. Mt 24,37 – 44 ; Mc 13,32 -37; Lc 17,26 -30, 35 -36 ). Vì bất ngờ cho nên phải sẵn sàng như dụ người đầy tớ trung tín chờ đợi chủ về, anh sẵn sàng chu toàn trách nhiệm dù giữa đêm khuya (x. Mt 24,45 -51 ; Lc 12,42 -46 ).

Cho nên như dân gian nói :

Người đời hữu tử hữu sinh

Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.

Vì thế : ”Sống lành chết thiêng”, khi tỉnh thức và sẵn sàng, sống trong ơn nghĩa với Chúa, sẽ bảo đảm được hạnh phúc đời đời.

Các nhà chú giải Thánh Kinh giải thích: “dầu đèn” có ý nghĩa là những việc tốt, việc lành. Những ai “khôn” – Phronimos, như trinh nữ khôn ngoan có nghĩa là người có trái tim đã có tấm lòng biết yêu mến thì không bỏ qua một cơ hội dù nhỏ, để làm điều tốt, việc lành cho tha nhân. Là người luôn tiên liệu mang đèn dầu họ đón chờ Chúa Kitô - Tân Lang đến để vào dự tiệc cưới Nước Trời.

Các trinh nữ dại khờ khi đi mua dầu và quay trở lại, cửa tiệc cưới đã đóng, các cô cất tiếng gọi dốn dập: “"Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! " Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! " ( Mt 25,11-12). Lối trả lời dứt khoát đó gợi cho chúng ta nhớ đến lời khẳng định của Đức Kitô trong Bài Giảng trên núi: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?’ Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7,21-23).

Mang tâm tỉnh thức sẵn sàng

Cầm đèn cháy sáng dự hội Hoa Đăng,

Hoa Đăng – tiệc cưới Nước Trời

kìa Tân lang đến, tưng bừng hoan ca.

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhận thức về nạn buôn người chưa đủ, cần phải có hành động
Giuse Thẩm Nguyễn
15:44 11/11/2017
(EWTN News/CNA) Đã từng là nạn nhân của nạn buôn người, chị Rani Hong, người đã bị bắt cóc và bán trong vòng nô lệ khi mới bẩy tuổi đã lên tiếng rằng chúng ta nhận thức về nạn buôn người chưa đủ nhưng phải có hành động để cứu giúp các nạn nhân.

Hong nói rằng “Khi chúng ta biết có tệ nạn này, chúng ta cần phải tiến thêm nữa, chứ không phải chỉ là lên tiếng cảnh báo, mà bây giờ là thời điểm chúng ta phải hành động vì sự an toàn của những trẻ em trên toàn thế giới.”

Chị nói rằng chị bị bắt cóc ra khỏi làng quê của mình ở miền nam Ấn Độ và khi chị kể lại chuyện của đời mình như là một người trưởng thành, thì người ta không tin, bởi vì “ họ không nghĩ rằng vẫn còn có chuyện nô lệ trong thời đại này.”

Nhưng sau vài năm người ta được hiểu biết thêm về tệ nạn này và sau khi biết như vậy thì cần hành động. “Tôi mong mỏi mọi người trên thế giới có thể có những hành động cụ thể để thay đổi đời sống của trẻ em.”

Câu chuyện của chị Hong bắt đầu ở Ấn Độ khi chị còn là một đứa trẻ. Một người đàn bà sang trọng trong cộng đồng đến gặp mẹ của chị, bà cho quần áo, đồ ăn, nhà ở và giúp dạy chị học trong thời gian gia đình túng quẫn. Thế là chị Hong theo về xóm dưới để ở với người đàn bà này. Mẹ chị và gia đình mỗi ngày đến thăm chị.

Nhưng bỗng một ngày kia, bà ấy biến mất. Thực ra người đàn bà ấy là người đi dụ dỗ những trẻ em trên đường phố Ấn Độ và chị đã bị bán qua biến giới.

Chị đã nói tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày 06 tháng Mười Một rằng chị bị nhốt trong một cái chuồng để bắt chị tùng phục. “Lúc ấy tôi không biết tiếng của họ, tôi không biết ai ở đó. Tôi bị lạc lõng trong sợ hãi cô đơn. Tôi gào khóc kêu mẹ và không ai đến cứu tôi cả.”

Chị nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi đang nói về một con người, bản thân tôi, một người bị bắt giữ. Đây là những gì mà bọn buôn người thực hiện.” Lúc ấy chị mới lên tám tuổi và chị ốm nặng và súy chết do bị đánh đập và bị bỏ đói vì bọn buôn người muốn chị tùng phục chúng.

Khi chị không còn ích lợi gì cho việc cưỡng bức lao, bọn chúng tìm cách bán chị cho tổ chức nhận con nuôi quốc tế phi pháp để kiếm thêm lợi nhuận.

Hong nói rằng những thống kê cho biết hiện nay kỹ nghệ nô lệ này kiếm khoảng 150 tỉ Mỹ Kim với khoảng 40 triệu người bị ép làm nô lệ trên toàn thế giới, và không ngoại trừ bất cứ quốc gia nào. “Chúng tôi nói về việc mua và bán người.”

Sau đó chị được nhận nuôi bởi một người đàn bà ở Hoa Kỳ và cũng từ đó chị cho cơ hội dần chữa lành và bắt đầu làm lại cuộc đời. Chị nói rằng “Lạ thay, một phép lạ của Thiên Chúa”, chị đã có thể tìm lại mẹ đẻ và gia đình của mình ở Ấn Độ vào năm 1999.

Chính vì tìm lại được gia đình ruột thịt, chị mới có ý định phải làm một điều gì đó để giúp người khác. Với niềm tin vào Thiên Chúa ban cho chị sức mạnh để chữa lành và để có thể chia sẻ câu chuyện của chị.

Chị nói rằng “Đức tin giúp tôi mạnh mẽ hơn. Mỗi ngày là một sự khó khăn. Mỗi ngày tôi đều có sự chọn lựa để làm một điều gì và bởi có đức tin” chúng ta có thể có thể làm một sự thay đổi.

Hiện nay chị và chồng chị, anh cũng là nạn nhân nô lệ sống sót, đã có một tổ chức vô vị lợi có tên là Tronie Foundation. Họ làm việc với các cơ quan khác nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ không dùng lao đông nô lệ và lao động cưỡng bức.

Một sáng kiến thực tế là lập ra “Con Dấu Tự Do” (Freedom Seal) nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm được làm bởi các nhà sản xuất có qua kiểm toán độc lập để bảo đảm việc dùng lao động công bằng.

Hong cũng nói với các nhà làm luật về việc tạo ra và thi hành những luật lệ nhằm bảo vệ nạn nhân, giúp cho những người sống sót và kết án bọn buôn người. Vào năm 2011 chị được mời làm cố vấn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc cho sáng kiến toàn cầu chống lại nạn buôn người.

Chị cũng được Tòa Thánh mời tham dự buổi hội thảo tổ chức từ 5-6 tháng Mười Một, tập trung bàn việc giúp các nạn nhân trước đây và điều hành Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội. Chị nói rằng được có mặt tại Vatican là một “bước tiến lớn” và tạo phấn chấn hy vọng cho học viện và các tổ chức khác để giải quyết tệ nạn này với nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn.

Chị nhấn mạnh rằng “Bởi vì hôm nay tôi nói thay cho những người không có tiếng nói. Hằng triệu trẻ em trên thế giới không có mặt ở đây và không thể nói về những câu chuyện đời họ.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Phanxicô gửi thông điệp cho Hội Nghị về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương
Vũ Văn An
21:40 11/11/2017
Thứ Bẩy, 11 tháng 11 năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi tới các tham dự viên của một hội nghị do Hội Đồng Giám Mục Ý tổ chức nói về Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Niềm Vui Yêu Thương (Amroris Laetitia).

Dưới đây là nguyên văn thông điệp dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh.

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Tôi thân ái chào mừng tất cả anh chị em tham dự Hội Nghị Chuyên Đề về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, do Văn Phòng Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Ý triệu tập.

Chủ đề mà anh chị em đề ra: Tin Mừng Tình Yêu giữa Lương Tâm và Qui Luật, có tầm quan trọng lớn lao, và có thể soi sáng con đường mà Giáo Hội Ý đang đi, hầu đáp ứng ý nguyện lập gia đình đang xuất hiện trong linh hồn các thế hệ trẻ. Tình yêu giữa một người đàn ông và một ngưới đàn bà hiển nhiên là một trong các kinh nghiệm có tính sản sinh nhất của con người; nó là chất men của nền văn hóa gặp gỡ, và dẫn vào thế giới hiện tại cả một luồng tính xã hội. Thực vậy, “lợi ích gia đình là điều có tính quyết định đối với tương lai thế giới và tương lai Giáo Hội” (Niềm Vui Yêu Thương số 31). Gia đình phát sinh từ hôn nhân tạo nên nhiều sợi dây phong phú, tự chứng tỏ là một đối cực hữu hiệu nhất chống lại chủ nghĩa cá nhân vốn đang rất thịnh hành; tuy nhiên, song song với hành trình yêu thương phu phụ và cuộc sống gia đình, có những tình huống đòi hỏi phải chọn lựa khó khăn, vì các chọn lựa này phải thực sự chính xác. Trong thực tại gia đình, đôi khi có những nút thắt cụ thể cần được tháo gỡ bằng một lương tâm khôn ngoan của mỗi thành phần. Điều quan trọng là: không được để các người phối ngẫu, các bậc cha mẹ cô đơn, mà phải đồng hành trong các cam kết của họ đối với việc áp dụng Tin Mừng vào tính cụ thể của đời sống. Mặt khác, chúng ta biết rõ rằng “chúng ta được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không có cao vọng thay thế các lương tâm này” (Đã dẫn, số 37).

Thế giới đương thời có nguy cơ lẫn lộn tính ưu việt của lương tâm, một điều luôn phải được duy trì, với tính tự lập hoàn toàn của cá nhân đối với các mối liên hệ của họ ở trong đời.

Như gần đây tôi đã nói với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống, “Có những người dám nói tới việc tôn thờ cái tôi (ego-latry) nghĩa là thờ lạy bản ngã mình, là đặt mọi sự làm lễ tế trên bàn thờ bản ngã, kể cả các tình âu yếm thân thương nhất của mình. Viễn tượng này đương nhiên là có hại: nó tạo khuôn cho một hữu thể lúc nào cũng chỉ biết nhìn mình trong gương, riết rồi hết cả khả năng nhìn người khác và thế giới. Việc lan tràn thứ thái độ này đem lại nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng cho mọi tình âu yếm và liên hệ ở trong đời” (Ngày 5 tháng Mươì, 2017). Đây là “một việc làm ô nhiễm” sẽ sói mòn các linh hồn và làm tâm trí ra hỗn loạn, tạo nên nhiều aỏ tưởng sai lạc.

Romano Guardini, trong một bản văn về chủ đề lương tâm, có chỉ đường để ta tìm ra sự thiện đích thực. Ngài viết: “từ việc giam hãm trong chính mình này, tôi chỉ được tự do nếu tìm ra một điểm vốn không phải là bản ngã tôi: một chiều cao cao hơn chính tôi; một điều gì vững chắc và có tác dụng trong thẳm sâu của tôi – và kìa! Ở đây, chúng ta đạt tới cốt lõi […] tức thực tại tôn giáo. Sự thiện này […] là một điều sống động. […] Đó chính là sự viên mãn của giá trị, vốn thuộc về Thiên Chúa hằng sống luôn là chính Người” (La coscienza, Brescia 1933, 32-33).

Ở sâu thẳm mỗi người chúng ta đều có một nơi trong đó Mầu Nhiệm sẽ tự mạc khải, và soi sáng mọi người, làm họ trở thành người chủ đạo của lịch sử đời họ. Như Công Đồng Vatican II đã nhắc nhở, lương tâm là “cốt lõi và cung thánh kín nhiệm nhất của con người. Ở đấy, họ ở một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang động khắp thẳm sâu lòng họ” (Gaudium et Spes, số 16). Người Kitô hữu có bổn phận phải tỉnh thức, để trong thứ nhà tạm này không còn thiếu ơn thánh Chúa, một ơn thánh vốn soi sáng và củng cố tình yêu vợ chồng và sứ mệnh cha mẹ. Ơn thánh đổ đầy chiếc bình tâm hồn con người bằng khả năng biết cho đi một cách lạ thường, làm mới lại phép lạ của tiệc cưới Cana cho các gia đình ngày nay.

Chú giải đoạn Tin Mừng trên, tôi đã có thể nói rằng “Nhờ biến đổi thành rượu nước của chiếc bình vốn dùng ‘cho nghi thức thanh tẩy của người Do Thái’ (Ga 2:6), Chúa Giêsu đã thực hiện một dấu lạ rất hùng hồn là: Người biến đổi Luật Môsê thành Tin Mừng, tin mang niềm vui” (Yết Kiến Chung, 8 tháng Sáu, 2016). Chúa Giêsu đặc biệt chỉ cho ta phương thuốc thương xót, là phương thuốc chữa được sự cứng lòng, phục hồi mối liên hệ giữa chồng và vợ, và giữa cha mẹ và con cái.

Anh chị em thân mến, tôi cầu chúc sự tốt đẹp nhất cho việc làm của anh chị em tại Hội Nghị Chuyên Đề này. Cầu mong Giáo Hội tại Ý giúp đỡ để thẩm thấu và khai triển nội dung cũng như phong thái của Niềm Vui Yêu Thương; cầu mong Giáo Hội này đóng góp vào việc đào tạo các cổ vũ viên cho các nhóm gia đình trong các giáo xứ, các hiệp hội, và phong trào; cầu mong Giáo Hội này hỗ trợ cuộc hành trình của không biết bao nhiêu gia đình, giúp họ sống niềm vui Tin Mừng, và trở thành các tế bào tích cực trong cộng đồng. Tôi ban phép lành cho anh chị em, và xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ cầu nguyện cho cố TT. Ngô đình Diệm tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
BTT
08:59 11/11/2017
Thứ Tư 08-11 là ngày mà Cộng đồng Việt Nam Nam Florida cùng với Hội cựu Chiến sĩ VNCH và Hội Hiệp sĩ Kha-luân-Bố tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho cố TT. G.B Ngô đình Diệm, các Chiến sĩ VNCH và người dân đã hy sinh mạng sống bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Thánh Lễ bắt đầu lúc 8:00PM và có sự hiện diện của khoảng 100 anh chị em, trong đó có những đại diện của Cộng đồng VN tại Nam Flơrida.

Xem Hình

Mở đầu Thánh Lễ, Cha chủ tế chào đón và mời gọi cộng đoàn hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Linh hồn Gioan-Baotixita nhân ngày lễ giổ lần thứ 54 và cho các Linh hồn đã qua đời. Trong bài giảng, cha chủ tế chia sẽ với cộng đoàn về một tấm lòng hiền hậu và khiêm nhường dựa trên Lời Chúa qua bài Phúc Âm. Sau đó, ngài áp dụng vào cuộc đời của cố TT. Ngô đình Diệm, một người con của dân tộc Việt Nam, một chí sĩ đã quên mình về sự tồn tại và phát triển của đất nước. Con người của cụ Diệm là một sự tổng hợp của một người Ki-tô hữu đạo hạnh, xác tín niềm tin vào sự quan phòng của Chúa và một người của mọi người với tâm hồn hiền hậu và khiêm nhường khi đối xử với tha nhân.

Sau Thánh Lễ, mọi người ra hội trường cử hành nghi thức chào cờ, tưởng niệm những người đã khuất, cùng nhau dự bữa cơm gia đình và hát karaoke với nhau trong tình thân ái của những người Việt Nam nơi đất khách quê người.
 
Trung Tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
20:31 11/11/2017
Melbourne, Thánh lễ mừng kính bổn mạng Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được cử hành rất trọng thể, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 11/ 11/ 2017. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm trong một ngày thật đẹp trời của Melbourne.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phận Parramatta chủ tế, cùng với quý cha Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn, cha Phạm Minh Ước, Phạm Văn Ái và phó tế Thọ đồng tế.

Trong bộ đồng phục áo dài mầu đỏ, của cả các ca viên nam và nữ thật đẹp, Ca đoàn Vô Nhiễm đã xuất sắc đại diện cộng đoàn thể hiện cách hùng hồn các bài thánh ca vinh danh các chứng nhân anh dũng tử đạo, đã lấy máu mình làm chứng tá cho đức Kitô. Trong đó có Thánh Bổn mạng cộng đoàn là Thánh Vinh Sơn Liêm.

Chia sẻ tin mừng. Linh mục Phạm Văn Ái Dòng Tên đã từ tốn nhắc lại tiểu sử Thánh Vinh Sơn Liêm. Một vị Thánh sinh tại Phú Nhai, một vùng đất thiêng nổi tiếng với nhiều vị anh hùng tử đạo, mà chắc trong cộng đoàn có nhiều người hiện diện có nguồn gốc sinh trưởng ở đó.

Một vị Thánh được Chúa ban cho trí thông minh và tài thuyết giảng. Một hạt giống đức tin hăng say và nhiệt thành, nên nơi nào Ngài trông coi, Đạo Chúa đều triển nở và gặt hái kết quả thật tốt đẹp. Với tài hùng biện, nên khi Ngài bị bắt, trước Hội Đồng Tứ Giáo, Ngài đã chứng minh hùng hồn về Đạo Chúa trước sự thán phục của vị quan đại diện của Triều Chúa Trịnh Sâm. Ngài đã từ chối cái chết để xin tha cho cha Gia, còn nếu không tha cho người bạn tù đồng đạo, thì Ngài xin cùng chịu chết. Cha Thánh Vinh Sơn Liêm đã hy sinh Tử đạo tại Đồng Mơ Ngày 7/11/1773.

Cuối lễ, sau lời cám ơn Đức Cha Vincent, quý cha, cộng đoàn có bữa ăn nhẹ theo truyền thống. Do năm nay, Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm đang tu sửa cơ sở, nên phần lễ hội không có. Mọi người quây quần trước khuôn viên để chung vui, gặp gỡ hàn huyên trong niềm vui chung mừng bổn mạng của cộng đòan.

Được biết, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được hình thành tại Melbourne rất sớm. Hằng năm, cộng đoàn đều có lễ hội mừng kính Thánh Bổn Mạng Vinh Sơn Liêm thật trọng thể, và lễ mừng bổn mạng năm nay là năm thứ 37 của cộng đoàn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
APEC và nhân quyền cho người Việt
Hà Minh Thảo
08:45 11/11/2017


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) sẽ họp thượng đỉnh tại Ðà Nẵng trong hai ngày 11 và 12.11.2017. Ngoài ra, sau hội nghị, nhiều lãnh đạo các quốc gia tham dự diễn đàn sẽ viếng thăm chính thức Hà nội, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump (Hoa kỳ) mà những người Việt quan tâm đến vấn đề Nhân Quyền đang chờ nghe ông có đặt đến vấn đề với đảng viên lãnh đạo nước này không. Do đó, nhân bài này chúng ta sẽ tìm biết APEC là gì và những sự chà đạp về nhân quyền có cơ may giãm bớt trong tương lai hay không, sau khi đồng bào đau khổ đã phải đóng thuế để tổ chức diễn đàn, tiếp đãi tiệc tùng và quà cáp cho các thượng khách và những phái đoàn.

I.- DIỄN ÐÀN HỢP TÁC KINH TẾ Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG.

A. Sự Hình Thành.

Diễn đàn này được thành lập vào năm 1989 nhằm đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế Á Châu Thái Bình Dương (còn gọi là Vành đai Thái Bình Dương) và đã đưa đến sự hình thành một thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài Âu châu.

Tháng Giêng 1989, Thủ tướng Úc Bob Hawke đưa ra lời kêu gọi kiến tạo một sự hợp tác kinh tế hữu hiệu hơn cho toàn vùng Á châu -Thái Bình Dương. Kết quả, vào tháng 10, Tổng, Bộ trưởng 12 quốc gia trong trong vùng đã đến Canberra, thủ đô Uùc, tham dự Hội nghị đặt dưới quyền chủ tọa của bộ trưởng ngoại giao Úc, Gareth Evans. Hội nghị bế mạc với lời đồng thuận sẽ tổ chức Hội nghị hàng năm tại Singapore và Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo APEC được tổ chức lần đầu vào năm 1993 khi Tổng thống Bill Clinton (Hoa Kỳ) quyết định mời các nhà lãnh đạo những nền kinh tế thành viên đến tham dự Hội nghị tại đảo Blake, tiểu bang Washington. Ông nghĩ rằng có thể dùng Hội nghị thượng đỉnh này để giúp đem vòng đàm phán Uruguay (các vòng đàm phán để tiến tới sự hình thành Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO), lúc ấy đang lạc hướng, trở lại với lộ trình ban đầu. Tại đây, các lãnh đạo kêu gọi tiếp tục tháo gỡ những rào cản thương mại và đầu tư. Trụ sở APEC được đặt tại Singapore.

Từ đó, các Diễn đàn thượng đỉnh được tổ chức thường niên lần lượt tại một quốc gia thành viên*, được gọi là ‘Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC’ (APEC Economic Leaders' Meeting), báo chí Việt Nam gọi là ‘Hội nghị cấp cao APEC’.

* {Năm 1991, Tàu cộng lẫn Đài Loan đều được chấp nhận là thành viên APEC. Trước áp lực của thành viên mới Tàu cộng này, các nước APEC khác buộc phải tuân theo :

1. cụm từ ‘các nền kinh tế’ được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì sử dụng cụm từ ‘quốc gia’ ;

2. không còn gọi là ‘Hội nghị thượng đỉnh’, vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia, mà gọi là ‘Hội nghị cấp cao’ ;

3. Ðài Loan chỉ được biết dưới tên ‘Trung hoa Ðài Bắc’ (Ðài Bắc là thủ đô Ðài Loan), chỉ được cử đại diện cấp Bộ trưởng đến tham dự ‘Hội nghị cấp cao’ này ;

4. Dựa vào các trường hợp của Hồng Kông và Đài Loan, nền kinh tế Đảo Guam mạnh mẽ đòi hỏi một ghế thành viên APEC, nhưng bị Hoa Kỳ bác bỏ vì lý do, phần đất này cho đến nay vẫn được đại diện chính thức bởi Hoa kỳ.

5. Do đó, nguyên tắc ‘bình đẳng’ giữa các quốc gia thành viên không còn được tôn trọng và được thay thế bằng ‘luật của kẻ mạnh’.}

B. Những Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo đáng lưu ý.

Năm 1994, Bản dự thảo ‘Mục tiêu Bogor’ được chuẩn thuận bởi Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC, nhằm mở rộng và tự do hóa các lãnh vực thương mại và đầu tư bằng cách giảm thiểu rào cản thuế quan trong khu vực Á châu – Thái Bình Dương từ mức số 0 và 5 % vào lối năm 2010 tại các nước đã công nghiệp hóa và năm 2020 tại các nước đang phát triển.

Năm 1995, APEC thiết lập Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC) với thành phần nhân sự là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế thành viên (ba người mỗi thành viên). APEC đã đẩy mạnh vòng đàm phán thương mại mới và ủng hộ chương trình hỗ trợ kiến tạo năng lực thương mại tại Hội nghị các nhà lãnh đạo năm 2001, Hội nghị đã ủng hộ ‘Thỏa hiệp Thượng Hải’ do Hoa kỳ đề xuất, nhằm mở cửa thị trường, cải cách cơ chế và xây dựng năng lực. Các nhà lãnh đạo cam kết phát triển và thực thi những tiêu chuẩn về tính minh bạch (transperancy) của APEC.

Hội nghị cao cấp APEC nhóm tại Chí lợi (Chile) năm 2004 chú trọng vào các vấn đề khủng bố và thương mại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng chuẩn bị cho Thỏa ước Tự do Mậu dịch và Thỏa ước Thương mại Khu vực. Năm 2005, Hội nghị tổ chức tại Busan (Hàn Quốc), chú trọng vào vòng đàm phán thương mại Doha dự định được đem ra thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Tổ chức Thương mại Quốc tế sẽ họp tại Hương Cảng vào tháng 12 sau đó.

C. Các nền kinh tế thành viên :

a./ Các thành viên sáng lập năm 1989 :

1. Úc đại lợi (Australia, tên chính thức dùng trong APEC) ;

2. Brunei (Brunei Darussalam) ;

3. Gia nã đại (Canada) ;

4. Nam dương (Indonesia) ;

5. Nhật bản (Japan) ;

6. Hàn quốc (Republic of Korea) ;

7. Mã lai á (Malaysia) ;

8. Tân tây lan (Nez Zealand) ;

9. Phi luật tân (The Philippines) ;

10. Tân gia ba (Singapore) ;

11. Thái lan (Thailand) ;

12. Hoa kỳ (The United States).

b./ Các thành viên gia nhập năm 1991 :

1. Ðài loan (Chinese Taipei) ;

2. Hương cảng (Hong Kong, China) ;

3. Trung quốc (People’s Republic of China) ;

c./ Các thành viên gia nhập năm 1993 :

1. Mễ tây cơ (Mexico) ;

2. Papua tân Guinea (Papua tân Guinea).

d./ Thành viên gia nhập năm 1994 :

1. Chí lợi (Chile).

e./ Các thành viên gia nhập năm 1998 :

1. Peru (Peru) ;

2. Nga (Russia) ;

3. Việt Nam (Vietnam).

D. APEC họp cấp cao tại Ðà Nẵng (Việt Nam)

Ðây là lần Hội nghị thượng đỉnh thứ 29 của 21 nền kinh tế APEC - đại diện cho 39% dân số thế giới, 57% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 49% thương mại toàn cầu, đang gặp thách thức mới vì Hoa Kỳ tỏ ra ít lưu tâm đến chủ nghĩa đa phương khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam bị bất ngờ. APEC hiện đang cố gắng đạt được mục tiêu của Bogor về tự do thương mại và đầu tư vào năm 2020. Nhưng, điều quan trọng là APEC sẽ tiếp tục bước đi trên lộ trình và đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của thế giới, tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số, hạn chế bất bình đẳng và bù đắp những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa. Do đó, APEC đòi hỏi một nỗ lực chung,…

Tuy là nước cuối cùng tham gia APEC vào năm 1998, Việt Nam cộng sản đã hai lần đang cai tổ chức Hội nghị cao cấp của Tổ chức quốc tế này. Lần đầu vào năm 2006, tức chỉ 8 năm sau khi gia nhập, và lần thứ nhì năm 2017, tức 11 năm sau lần thứ nhất. Tại sao phải đòi tổ chức nhanh và nhiều như vậy ?

a. Nhà nước không mang tính cách dân chủ, tức các cơ quan công quyền không do dân bầu. Hành pháp gồm Chủ tịch nước và Thủ tướng đều do đảng viên cộng đảng bầu. Lập pháp giao cho Quốc hội gồm các dân biểu (nghị gật) do ‘đảng cử, dân bầu’. Thế mà, gần đây, một dân biểu ‘mất chức’ tên Châu Thị Thu Nga tố cáo đã ‘chi’ cho Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân 1,5 triệu mỹ kim để có được ghế tại ‘đảng hội’. Chuyện hư thực thế nào phải chờ Tòa (Tư pháp) xét xử, nếu có. Quyền lực Trên hết là Cộng đảng mà ‘quyền tuyệt đối’ nằm trong tay Tổng bí thư.

b. Cộng hòa XHCN việt nam là một nền kinh tế nổi tiếng tham nhũng gồm các quan chức đều là đảng viên, nên việc chống tham nhũõng đã không thành công vì ‘ta không thể đánh ta’. Vừa rồi, ‘củi khô’ Trịnh Xuân Thanh được ‘chở về’ từ Ðức để chờ đưa vào lò để đốt lửa. Khi lò đỏ lửa, các củi chưa khô lắm cũng phải cháy. Nhưng rồi, ngày 11.10.2017, khi bế mạc hội nghị trung ương 6, chủ lò đã đập bể lò bằng tuyên bố ‘ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa’.

Trở lại chuyện ‘tổ chức Hội nghị APEC’, các đồng chí phụ trách xây dựng mặc sức đồng ý để lập các hóa đơn thật với những giá giả và số tiền cách biệt được để vào túi đồng chí có nhiệm vụ đặt hàng… Ðó là điều rất thường xảy ra ở Việt Nam. Việc tổ chức tốn rất nhiều chi phí được trả bằng tiền đóng thuế của người dân lao động. Khi ngân sách bị thâm hụt thì nhà nước phải in thêm tiền khiến gây lạm phát, vật giá gia tăng. Nếu không, nhà nước phải đi vay để lấp mức thâm hụt này.

Số nợ vay (nợ công) này, theo báo cáo của Chính phủ Hà Nội gửi Quốc hội ngày 25.10.2017, được biết đến cuối 2016 nợ công Việt Nam là 2,8 triệu tỷ đồng, bằng 63,6% GDP. Như vậy, trung bình mỗi người Việt hiện gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và số tiền nợ này sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2017. Sang năm mới 2018, nhà nước cộng sản Việt dự kiến sẽ vay thêm để trả nợ gốc hơn 146.700 tỷ đồng, vay nước ngoài về cho vay lại 40.000 tỷ đồng và vay bù đắp bội chi khoảng 195.000 tỷ đồng. Thật tội nghiệp cho đồng bào chúng ta vì, tiếp tay cho cộng sản bằng dọa nhau ‘đừng làm chánh trị’ để mặc cho cộng sản bắt và đánh dập những ân nhân vì tiền đồ Dân tộc đã đứng ra phản kháng bọn ‘hèn với giặc và ác với dân’. Khi chúng ta đi hết ‘con đường lữ thứ trần gian, nợ công này sẽ được chuyển cho con cháu chúng ta gánh và phải trả …

II. NHÂN QUYỀN CHO DÂN TỘC VIỆT.

APEC chỉ đề xướng tự do thương mại, chứ không nhằm tự do cho con người. Chúng khoe : ‘Kể từ khi khởi sự vào năm 1989, tỷ suất thuế trung bình giữa các thành viên đã giảm gần 2/3 trong khi mậu dịch qua lại trong khu vực đã tăng hơn gấp 7 lần’. Trong sự gia tăng buôn bán đó, con dân nước Việt đã chết vì thực phẩm độc, vì súng đạn để nhà nước đảng trị chống lại các Anh Hùng Dân tộc đang tay không để bảo vệ Ðộc Lập cho Tổ Quốc và Tự Do Dân Chủ cho Ðồng Bào. Những Vị này rất đông (tuy là thiểu số so với dân vô cảm) phải kể từ Linh mục Nguyễn Văn Lý cho đến sinh viên Nguyễn Phương Uyên, ngoài việc bị tù tội, Phương Uyên còn bị cấm học Ðại học… Sự ‘tự do thương mại’ còn cho phép bọn kinh doanh nhập cảng hàng hóa độc hại Tàu cộng rồi dán nhãn hiệu ‘made in Việt Nam’ để lường gạt đồng bào.

Với chủ đề ‘Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung,’ các lãnh đạo cao cấp các nền kinh tế dự thượng đỉnh APEC 2017, trong khi bàn về tương lai tự do mậu dịch, tăng trưởng kinh tế và vai trò của APEC trước các thách thức chung của khu vực, có biết biết vì sự có mặt của họ trên đất Việt, bao nhiêu công dân yêu nước đã bị công an theo dõi, côn đồ hành hung… Bởi thế, quý Vị có ngờ hay không, dù tại Tòa Ðại sứ nào cũng có tình báo viên, là mình đang bị lừa gạt là Dân Việt không biết biểu tình như người Canada năm 1997 khi Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC họp ở Vancouver (Canada), Cảnh sát Hoàng gia nước này đã sử dụng hơi cay chống lại những người biểu tình bất bạo động phản đối sự hiện diện của các nhà độc tài như Tổng thống Suharto (Indonesia).

A. Những Lời Kêu Gọi Nhân Quyền.

1./ ‘Gõ cửa’ Quốc hội Mỹ vì nhân quyền Việt Nam

Ngày 24.10.2017, Mục sư Nguyễn Công Chính cùng vợ, bà Trần Thị Hồng, đã có buổi trình bày về hiện trạng tự do tôn giáo Việt Nam tại văn phòng Hạ viện Hoa kỳ để các Dân biểu liên bang thuộc nhóm làm việc về Việt Nam trong Viện Lập pháp này lắng nghe câu chuyện từ các nhân chứng để tiến đến xem xét có đề xuất với Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa Việt Nam cộng sản trở lại danh sách ‘Các nước cần quan tâm đặc biệt’ (CPC) hay không.

Trình bày trước các dân biểu Mỹ, ông Chính nói ‘tôi đã chịu sự đàn áp của cộng sản suốt 37 năm, trong đó có 20 năm không được cấp giấy tờ tùy thân và 17 năm đi truyền giáo bị đàn áp. Ở trong tù tôi đã bị ngược đãi, tra tấn, đàn áp’. Ông cho biết ;

- nhà thờ của ông bị phá sập, hàng trăm bản Kinh Thánh bị tịch thu và cả trăm nhà thờ ở Tây Nguyên bị đóng cửa trong khi nhiều mục sư và tín đồ Tin lành bị bắt vào tù ;

- Chính quyền Cộng sản luôn dùng chính sách hai mặt (về tôn giáo). Một mặt họ thành lập các tổ chức tôn giáo quốc doanh còn những tôn giáo họ không công nhận thì bị đàn áp. Khi dư luận quốc tế lên tiếng thì họ đưa các tôn giáo trong Mặt trận ra để nói là có tự do tôn giáo.

Ông mời gọi : ‘đừng tin vào lời nói’ mà ‘hãy tin vào hành động’ của chính quyền Việt Nam về tự do tôn giáo. ‘Hãy đưa Việt Nam vào CPC và chỉ khi nào nhà cầm quyền cộng sản phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, tôn giáo và chính trị và các tổ chức tôn giáo được tự do hoạt động thì mới coi là có thay đổi’.

Phát biểu tại đây, Dân biểu Ed Royce (Cộng hòa, California) nói rằng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Mỹ-Việt cần phải dựa trên điều kiện là ‘hai nước có tiếp xúc hiệu quả hơn về vấn đề Việt Nam đối xử với người dân của họ như thế nào về phương diện tín ngưỡng tôn giáo. Sự tiếp tục hợp tác và cải thiện quan hệ Mỹ-Việt cần phải tùy thuộc vào sự tôn trọng nhân quyền’. Dân biểu Lou Correa cho Ðài VOA biết ‘Chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có hội đủ sự ủng hộ của Quốc hội để yêu cầu Tổng thống Donald Trump nêu vấn đề này với các lãnh đạo Việt Nam khi ông đến thăm nước này (vào tháng 11) và đưa Việt Nam trở lại CPC hay không’. Ðược hỏi liệu động thái này có làm tổn hại đến quan hệ Mỹ-Việt hay không, ông trả lời ‘nếu có tổn hại thì nó chỉ khiến Việt Nam thay đổi và khi đó quan hệ hai nước sẽ thay đổi. Tất cả những gì Việt Nam cần làm là tôn trọng nhân quyền’.

2./ Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ 105 tù chính trị.

Ngày 02.11.2017, Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch, HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ ‘đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa’. HRW mở một trang mạng mới dành riêng cho lời kêu gọi này, trong đó nêu bật 15 trường hợp trong số 105 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo. HRW thúc giục các nhà lãnh đạo và đối tác thương mại quốc tế tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 lên tiếng kêu gọi ‘nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống nhắm vào những người lên tiếng phê bình ôn hòa và bảo đảm các quyền căn bản về tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp, và tôn giáo cho người dân Việt Nam’.

‘Trong những lúc chụp ảnh chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức ngoại quốc tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với 105 tù nhân chính trị đang bị chính các lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt… Ngay trong lúc Việt Nam đang thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, nhà cầm quyền nước này lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào có can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền’. Giám đốc phụ trách Á châu của HRW Brad Adams viết trong thông cáo của tổ chức này.

Trong vòng 12 tháng qua**, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh ‘an ninh quốc gia’ có phạm vi áp dụng quá rộng được dùng để trừng phạt những người lên tiếng chỉ trích, phê phán. Vụ gần nhất xảy ra ngày 17/10, theo HRW, khi công an bắt giữ nhà hoạt động vì môi trường Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Những nhà hoạt động này bị bắt thường bị tạm giam một thời gian dài trước khi xét xử mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay gia đình thăm gặp, HRW nhận định.

** Thời gian này bắt đầu từ sau khi Khôi nguyên Nobel Hòa bình Obama đến Việt Nam để bán súng ống và Osius đã không (hay bất lực) can thiệp để những Vị được ông mời, như ông Nguyễn Quang A, đến gặp Obama.

3./ 17 Tổ chức bảo vệ nhân quyền và đảng phái chính trị trong và ngoài nước, ngày 07.11.2017, đã cùng ký tên trong thư ngỏ ‘Ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ gửi lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng (Việt Nam), lưu tâm đến tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của quốc gia chủ nhà.

17 tổ chức này viết ‘Trong năm qua Việt Nam đã gia tăng đàn áp các tiếng nói dân chủ, có ít nhất 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa bị bắt giữ hoặc bị lưu đày. Ngoài ra nhà nước Việt Nam cũng tuyên án tù dài hạn những nhà hoạt động nhân quyền có tên tuổi như bà Trần Thị Nga, ông Nguyễn Văn Oai, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, mặc dù những người vừa nêu đều tranh đấu ôn hòa’. Thư ngỏ cũng nhắc đến trường hợp luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị giam giữ gần hai năm mà không được xét xử.

Thư ngỏ có đoạn viết : «Đợt đàn áp này đi ngược lại với mục tiêu ‘Tạo Động Lực Mới, Cùng Vun Đắp Tương Lai Chung’ là chủ đề của diễn đàn APEC năm nay. Giam giữ tùy tiện, kiểm duyệt, dùng bạo lực nhà nước đối với giới hoạt động và bảo vệ nhân quyền chẳng những là một sự sỉ nhục đối với tính nhân bản chung mà còn là một vi phạm nghiêm trọng pháp luật và chuẩn mực nhân quyền quốc tế. »… « Nếu chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế, thì làm sao có thể tin tưởng Việt Nam sẽ tôn trọng các thỏa thuận sẽ được ký kết tại APEC 2017 ».

4./ Từ Canada, cũng liên quan đến nhân quyền Việt Nam, Thượng nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải, vừa cho phổ biến bản tuyên bố, kêu gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau thúc đẩy Việt Nam cải tiến nhân quyền, khi ông Trudeau có mặt tại Việt Nam để tham dự APEC và viếng thăm chính thức Hà Nội. Ông viết : « Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện đang ngày một tồi tệ hơn, đặc biệt những vụ đàn áp đã gia tăng sau thảm họa môi trường Formosa. Thượng Nghị Sĩ nhấn mạnh đây là cơ hội đầy thuận lợi để Thủ tướng Trudeau đòi hỏi Việt Nam phải ngưng ngay những vụ đàn áp những tổ chức hoạt động độc lập, ngưng những cấm đoán nhắm vào các tổ chức tôn giáo và phải thể hiện những bước cải tiến để chấm dứt tình trạng tham nhũng và tra tấn.

5./ Thư gởi Ðệ Nhất Phu Nhân Hoa kỳ.

Nhận được tin đệ nhất phu nhân Hoa kỳ là bà Melania Trump sẽ cùng chồng là Tổng thống Donald Trump sang Việt Nam tham dự Hội nghị APEC 2017, trưởng nữ của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bé Nguyễn Bảo Nguyên, đã viết một bức thư ước mong được bà giúp đỡ để đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên, đại diện gia đình bà Quỳnh không dám hi vọng gì lắm là lời mong muốn trong bức thư thành hiện thực… Lý do sự nhờ giúp đỡ này vì, ngày 29.03.2017, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã tổ chức lễ Vinh Danh 13 khôi nguyên giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm, dưới quyền chủ tọa của bà Melania Trump. Sau khi đại diện Bộ Ngoại giao đọc bản Vinh Danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trump và toàn thể cử tọa đã đứng dậy và vỗ tay tán dương Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm người Việt vắng mặt vì bạo quyền cộng sản giam cầm.

Nguyên văn nội dung bức thư của bé Nguyễn Bảo Nguyên viết gửi bà Melania Trump như sau:

“Nha Trang ngày 26 tháng 10 năm 2017

Kính gửi bà Melania Trump!

Con là Nấm (con của mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm), đây là bức thư thứ tư con viết để xin Bà giúp gia đình con được đoàn tụ. Những lần thư trước, con luôn hỏi bà ngoại không biết Bà có nhận được thư của con không, nhưng bà ngoại con chỉ trả lời chúng ta chỉ biết hi vọng thôi.

Con có đọc trên mạng và biết gia đình Bà sẽ tới thăm Việt Nam để dự đại hội APEC. Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhất nữa mà không có mẹ bên cạnh chúng con. Chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con.

Xin Bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng ‘Phụ nữ can đảm’ cho mẹ con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa.

Con rất tin tưởng vào Bà, xin Bà giúp mẹ con trở về với chúng con. Con xin chào Bà và chúc gia đình Bà hạnh phúc.

Con:

Nguyễn Bảo Nguyên

24 Đặng Tất-Nhà trang- Việt Nam”

Tin giờ chót : Ðệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ sẽ không đến Việt Nam với chồng, nhưng không thấy nêu lý do chính thức.

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chất Dầu trong đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:49 11/11/2017
Từ khi kỹ nghệ công nghiệp phát triển trong đời sống xã hội, nhiên liệu dầu phát ra năng lượng dùng cho máy móc kỹ nghệ sản xuất trở nên huyết mạch quan trọng. Vì thế, các nước tân tiến kỹ nghệ ngày càng tìm cách khai thác nguồn quặng mỏ dầu thô trên thế giới ở những vùng đất nước có quặng mỏ dầu nằm sâu dưới lòng đất, cùng dưới lòng biển sâu.

Và cũng vì đó xảy ra những khủng hoảng, chiến tranh về khai thác vận chuyển và về gía cả nguyên liệu dầu thô trên thế giới.

Từ khi khám phá ra chất nhiên liệu này, dầu năng lượng dùng cho máy móc kỹ nghệ, dùng cho xe hơi chạy và dùng để đốt thắp sáng đèn, đun nấu ở nhà bếp vào thời kỳ hay những nơi nào chưa có đèn điện.

Nhưng ngày nay hầu như dầu năng lượng chỉ được dùng cho máy móc kỹ nghệ, cho xe hơi, máy nổ thôi. Còn dùng để thắp đèn hay đun nấu nơi nhà bếp thì hầu như không còn nữa. Vì vấn đề gìn giữ bảo vệ môi trường sinh sống và cũng để tránh nguy hiểm dễ gây hỏa hoạn.

Trong Kinh thánh nói đến chất dầu dùng vào việc chữa bệnh, mang lại sức khoẻ, xức dầu để tấn phong làm vua, làm Tư Tế, dầu mang niềm vui cho người được xức dầu trên đầu trên thân thể. Đó là loại dầu lấy từ thảo mộc, như dầu Oliu, dầu dừa… không phải là dầu nhiên liệu đốt cháy phát ra năng lượng.

Trong Phúc âm Chúa Giêsu nói đến dụ ngôn 10 cô trinh nữ xách đèn dầu đi dự tiệc cưới: năm cô khôn ngoan mang đèn rồi mang còn theo bình dầu dự bị và năm cô khờ dại mang đèn mà không mang bình dầu dự bị theo. ( Mt 25, 1-13)

Vì thức lâu chờ tiệc cưới ban đêm, nên đèn cạn đầu. Năm cô mang theo dầu, có dư đủ. Họ có dư dầu nhưng không chia sẻ cho năm cô khác lúc đèn cạn thiếu dầu thắp và vào lúc đêm tối nữa mua ở đâu.

Đọc đoạn dụ ngôn này gợi lên suy nghĩ năm cô dư dầu có lối sống ích kỷ. Và Chúa Giêsu nêu ra dụ ngôn này cũng không lên án năm cô sống ích kỷ đó không chịu chia sẻ với người khác đang trong lúc thiếu thốn.

Năm cô mang theo dầu dự bị được cho là có lối sống không ngoan. Nhưng cách sống của năm cô đó còn diễn tả chiều thâm sâu của người có lý trí lành mạnh.

Năm cô không mang theo dầu dự bị, bị cho là người khờ dại. Vì họ có cách sống không suy nghĩ nông sâu, không có tầm nhìn của đôi con mắt nhận ra thực tại đời sống.

Theo nhà hiền triết Platon người khôn ngoan có suy nghĩ đắn đo luôn là người tốt. Trong khi người theo lối sống khờ dại không suy nghĩ nông sâu là người xấu. Ai có lối sống đắn đo suy nghĩ, người đó nhận ra ý nghĩa thâm sâu của thần thánh.

Chúa Giêsu qua dụ ngôn hình ảnh này muốn nói: Trong đời sống có những quyết định đến trong khoảnh khắc giây phút, mà con người không thể chờ vào người khác được. Nếu không sống tỉnh thức, thì cũng không thể trông chờ người khác mở mắt tỉnh thức cho mình được.

Phải chăng đây là một loại dụ ngôn nhắc nhở cũng tương tự như cách cắt nghĩa một giấc mơ có tính cách báo hiệu nhắc nhở!

Xưa nay có nhiều suy luận cắt nghĩa về ý nghĩa của dầu trong dụ ngôn , như dầu được cho là việc tốt lành làm cho đức tin bùng cháy chiếu tỏa sáng ra.

Thánh Augustino có suy tư dầu trong dụ ngôn là cách sống của một người. Cách sống đó thể hiện đức tin người tín hữu Chúa Kitô. Chất dầu là hình ảnh diễn tả về tình yêu thương. Mỗi người có cách sống riêng, họ không thể đem cách sống của mình chia cho người khác được. Những cô khôn ngoan không thể chia cách sống tình yêu thương của mình với những cô khờ dại được.

Người ta có thể chia với nhau tấm bánh, chén cơm, chén rượu, điều trí tuệ suy nghĩ. Nhưng người ta không thể dùng cách sống của mình áp đặt bắt người khác được. Cách sống là việc riêng của mỗi người.

Và như thế theo Augustino đó cũng là dụ ngôn mang có tính cách nhắc nhở để đánh thức khơi dậy tình yêu thương có sẵn ở nơi mỗi người.

Một người mẹ nói với các con mình: Khi còn sống, chúng ta có thể thảo luận cách này cách khác giúp đỡ nhau. Nhưng ngày sau cùng ra trước tòa Chúa chỉ một mình người đó với Thiên Chúa thôi. Không ai có thể giúp ai được. Cho nên khi còn sống ở đời này, cách sống tốt nhất là sống tốt lành ngay chính, yêu mến kính sợ Chúa và có lòng nhân đạo bác ái.

Đó là cách sống hôm nay cho ngày mai.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Hằng Cửu
Tấn Đạt
10:02 11/11/2017
CHỐN HẰNG CỬU
Ảnh của Tấn Đạt
Âm dương dù cách biệt
Vẫn liên kết vô thường
Con người sống hay chết
Luôn ngưỡng vọng thiên đường
Đời người bao lầm lỗi
Luôn cần Chúa thứ tha
Sạch trong từ sám hối
Nhờ Bửu Huyết Giêsu.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)