Ngày 12-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vĩnh biệt
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
06:17 12/11/2011
Nghe từ “Vĩnh Biệt” tự nhiên lòng chúng ta chùng xuống. Sao mà thấy xa vời và não lòng quá. Lời vĩnh biệt làm cho lòng xôn sao rụng rời. Một bước hẫng mất mát. Sự hiện diện bị cắt đứt. Không còn gặp nhau nữa. Ra đi mãi mãi ngàn thu. Không phải một Thu mà ngàn Thu. Mỗi độ Thu về, lá cây đổi mầu vàng úa và rụng xuống. Cảnh Thu thật buồn. Từng chiếc, từng chiếc lá khô héo và rụng bay theo chiều gió. Lá thu rơi vĩnh biệt. Từ những lá già đến những lá non mới trổ đều lần lượt ra đi để cành cây trơ trụi. Không có lúc khởi đầu thì cũng chẳng có kết thúc. Không có sinh thì không có tử. Không có lúc chào đời thì không có lúc lìa đời. Không có mối liên hệ thì cũng chẳng có giây phút vĩnh biệt. Liên hệ càng sâu đậm, sự chia ly càng buồn đau. Sự vĩnh biệt chia cách nào mà con tim không rướm máu.

Sinh ra là sự khởi đầu. Chết là đến cùng đích. Sống là cuộc lữ hành. Lữ hành trần thế làm cho chúng ta đi từ trạng thái này đến trạng thái khác. Từ non nớt đến trưởng thành. Từ dại khờ đến sự hiểu biết. Từ yếu đuối đến mạnh sức. Từ sự cô đơn đến tình yêu nồng ấm. Từ vui mừng đến lòng biết ơn. Từ khổ đau đến sự cảm thương và từ sợ hãi đến niềm tin. Niềm tin vào Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Chúa Kitô sống lại là niềm xác tín và là hy vọng của chúng ta.

Chúng ta đang sống nhưng chúng ta không hiểu về mầu nhiệm của sự sống. Hết sống là đi vào cõi chết. Sách Giảng Viên nói rằng có sự ấn định thời gian cho mọi sự: Một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng; một thời để khóc lóc, một thời để vui cười; một thời để than van, một thời để múa nhảy (Gv 3,2-4). Trong cuộc lữ hành dưới thế, mọi người đều trải qua những phát triển căn bản như nhau. Rồi từng người cũng từ từ tách ra khỏi cuộc đồng hành. Giống như khi chúng ta bước lên chuyến tàu và mỗi người xuống một trạm khác nhau. Ai cũng phải xuống trạm. Trạm cuộc đời cũng thế, không ai có thể bỏ cái trạm sau cùng là sự chết.

Có biết bao người khắc khoải đi tìm ý nghĩa của sự chết. Nhiều người không biết rằng sau khi chết, số mệnh mỗi người sẽ ra sao? Chết có phải là hết không? Nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu? Trải dài suy tư mọi thời để tìm giải đáp, con người vẫn còn bị bế tắc trước mầu nhiệm của sự chết. Văn minh khoa học giúp con người nghiên cứu học hỏi về sự sống để giúp giữ gìn sức khỏe và chữa lành những bệnh tật, nhưng khi đã tắt thở thì con người đành bó tay. Khoa học chỉ có thể trả lời cho vấn đề sự sống, sự chết về khía cạnh thực nghiệm và thể chất. Mầu nhiệm của sự chết vẫn là một điều bí ẩn của niềm tin.

Ai trong chúng ta cũng có một chút kinh nghiệm về sự chết mòn. Sự chết của một tế bào, của một sợi tóc rụng xuống và sự chết dần chết mòn của trí khôn quên xót và xác thân hao gầy, đuối sức mỗi ngày. Nhưng không một ai có thể chia sẻ kinh nghiệm của cái chết hoàn toàn khi đã tắt thở lìa đời. Một khắc giây cách biệt muôn đời giữa sự sống và sự chết. Hai thế giới sống chết tách biệt ngàn trùng. Không có chiếc cầu nối liên hệ. Chết là chấm dứt và là vĩnh biệt. Đứng trước cái chết của người thân, chúng ta mới thực sự cảm thấy sự mất mát, đau lòng, tiếc nuối và thương nhớ là dường nào.

Hy vọng là nguồn sống của mỗi người chúng ta. Những người thân thuộc trong gia đình, anh chị em bạn bè và ân nhân tạo thành mỗi liên hệ gần. Càng gần thì càng thân. Thân thuộc thì không muốn chia lìa xa cách. Chúng ta chỉ muốn nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại và mong có dịp lại cùng xum họp. Đâu ai muốn cắt bỏ đoạn tuyệt và nhất là nói lời vĩnh biệt. Vĩnh biệt như một bước hẫng. Thôi, người thân đã ra đi và ra đi mãi mãi. Kể từ nay chúng ta không gặp nhau, thấy nhau hay truyện trò với nhau được nữa. Chấm hết rồi.

Biết rằng không sớm thì muộn, ai ai cũng phải ra đi. Có những người ra đi để lại muôn ngàn nhớ thương. Có những người ra đi đã gây sự sầu héo, đơn côi giá lạnh và héo hon cho mảnh hồn còn lại. Sự ra đi đơn côi làm cho nhiều người lo lắng sợ hãi. Trong niềm tin của Kitô hữu, chúng ta tin tưởng rằng chết không phải là hết. Chết chỉ là qua đời. Chết là ra đi vào một thế giới khác. Chết là qui tiên. Chết là tạ thế. Chết là sự tách biệt giữa linh hồn và thể xác. Mỗi người bước vào đời một mình và cũng sẽ ra đi một mình. Cuộc ra đi rất xa không ngày trở lại. Chết là ra đi về nhà Cha. Muốn hưởng hạnh phúc vĩnh cửu phải bước qua cửa ngõ của sự chết. Nói chung, ai cũng sợ phải chết. Cho dù chúng ta tin rằng có chết đi mới được lên thiên đàng nhưng chẳng ai muốn chết sớm. Yêu mến thiên đàng nhưng chúng ta vẫn muốn sống.

Mỗi lần đi cầu nguyện viếng xác, nhìn xác không hồn nằm đó lạnh lẽo. Của cải trần gian trở thành vô nghĩa. Tình đời bon chen xuôi ngược, giờ đây chỉ có hai bàn tay trắng lạnh cóng. Sau ít ngày thân xác sẽ tiêu tan và trở về cát bụi. Người ra đi là đi vào giấc ngủ ngàn thu. Họ không còn vấn vương bụi trần. Họ vào đời với hay bàn tay trắng và cũng ra đi thanh thản chẳng mang theo chi. Người chết ra đi vĩnh biệt nhưng người sống vẫn tiếp tục cuộc sống với bao thăng trầm. Chúng ta biết rằng cho dù có mặt của chúng ta hay không, tầu vẫn chạy chuyến đi chuyến về mỗi ngày. Mặt trời vẫn vươn lên mỗi buổi sáng và lặn xuống khi chiều về. Xã hội và môi trường chung quanh cứ tiếp tục vận hành.

Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng ta được ngụp lặn trong tình yêu của Thiên Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. Chúa tạo dựng con người có hồn có xác giống hình ảnh của Chúa. Thiên Chúa ban cho con người có tình yêu liên đới để con người được sống trong tình yêu và chết trong tình yêu. Chính Đấng làm chủ sự sống đã hiến mình trên thập giá để diệt trừ sự chết. Sự chết không còn làm chủ được Người nữa như hạt lúa mì bị chôn vùi và hư nát rồi mới sinh bông hạt. Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga 12,24). Chúa Kitô chịu chết để đem lại sự sống cho con người. Chúa phán: Đức Giê-su liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11,25).

Như vậy, đối diện với sự chết chúng ta không còn phải qúa sợ hãi. Sự chết là cửa dẫn chúng ta vào sự sống đời đời. Chúng ta đã có Chúa Giêsu dẫn đường về quê trời. Chính Chúa Giêsu đã hứa: Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em (Ga 14,2). Tin lời Chúa hứa, chúng ta vững bước trong mọi hoàn cảnh dù sống dù chết. Sau khi lìa cõi trần, chúng ta sẽ được diện kiến với chính là Đấng mà chúng ta tôn thờ. Ngài sẽ đón nhận chúng ta vào nhà Cha trên trời.

Nhớ rằng hành trang về nhà Cha không phải là vàng bạc châu báu ở đời, cũng không là danh vọng trần thế mà là bảo chứng của tình yêu. Bao nhiêu yêu thương chúng ta đã chia sẻ. Bao nhiêu việc lành và phúc đức đã thực hiện. Khi trở về cõi phúc, chúng ta phải chuẩn bị món qùa quý báu dâng Chúa. Chúa không nhận của cải vật chất nhưng Chúa sẽ đón nhận một tâm hồn khắc khoải yêu thương. Chúa sẽ lấp đầy tình yêu trong trái tim rộng mở. Vui sướng biết bao khi được Chúa lại đến đón chúng ta về: Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó (Ga 14,3).

Tháng Các Linh Hồn là thời gian giúp chúng ta suy nghĩ về chính cuộc đời của mình. Cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta đang cầu nguyện cho chính chúng ta. Rồi một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ tới đích cùng của cuộc đời. Ngày đó đến bất chợt như chớp sáng lòe từ chân trời này đến chân trời kia. Chúng ta không biết chính xác ngày giờ. Cách tốt nhất là chúng ta luôn trong tư thế chuẩn bị dầu đèn sẵn sàng. Ngày đó chắc chắn sẽ đến và sẽ là ngày vui mừng xum họp. Niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh là nguồn hy vọng duy nhất của cuộc lữ hành trần thế này. Chúa Kitô là Chúa của sự sống. Nước của Chúa là nước của kẻ sống. Chúng ta sẽ gặp nhau lại trong Nước của Chúa, nơi đó sẽ không còn khóc lóc, than van, sợ hãi, đau khổ và chia ly. Nước Chúa là nơi xum họp trong an vui hạnh phúc. Nơi đó không có từ ngữ Vĩnh Biệt mà là yêu thương hợp nhất.

Lạy Chúa, con suy tư về sự chết nhưng con vẫn sợ chết. Con muốn được tham dự bàn tiệc Nước Trời nhưng con không muốn dứt tiệc tùng nơi trần thế. Con muốn lên thiên đàng nhưng con lại cứ bám víu của cải trần gian. Con muốn làm điều tốt nhưng con lại cứ sa vào dịp tội. Cuộc lữ hành trần thế còn nhiều chông gai và thử thách. Chúng con vẫn tiếp tục được sống. Sự sống là qùa tặng Chúa ban. Thiên Chúa có quyền quyết định số phận của mỗi người. Sự sống dài hay ngắn hoàn toàn nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng con xin vâng ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ và ngợi khen Chúa đã cho chúng con sống ngày hôm nay trọn vẹn trong tình yêu của Chúa.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
16:09 12/11/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa

“Ta ngỡ mất, mà chưa đành đánh mất,”

“Bởi mùi hương ngự trị, cánh hoa tàn.”

(dẫn từ thơ VươngNgọc Long)

Mt 25: 14-30

Mất tình/mất tiền, nào mấy sợ. Bởi, tình/tiền xưa nay còn đó vẫn rất hiền. Cái dễ mất nhất, là niềm tin Chúa gửi nơi lòng dạ con người từ xưa đến nay. Lòng dạ ấy nay đà thấy ở trình thuật, ngày Chúa nhật.

Trình thuật Chúa nhật về niềm tin để luột mất, là ý tứ và ý từ được thánh Mat-thêu đề cập đến qua dụ ngôn kể lại hôm nay. Dụ ngôn, nay kể về “yến bạc” giao cho các người đầy tớ để sinh lời. Dụ ngôn, nay mang nặng tình tiết nối tiếp truyện kể đọc tuần trước, cũng đề cập việc sử dụng và đầu tư của cải vào mọi chuyện.

Thời xưa, “yến bạc” là đơn vị đo lường trọng lượng. Đó, là đồng cân nặng nhất trong hệ thống cần lường. Yến bạc, được dùng để cân đo vàng/bạc, kim loại, và đồ đồng. Mãi về sau, con người mới dùng nó làm đơn vị tiền tệ. Với người Do thái, một yến bạc tương đương với 3,000 shekels, tương tự định mức cân lượng mà người thường mang vác được. Lịch sử sau thời của Chúa và vào thời thánh Mát-thêu, thì một yến bạc tương đương với 6, 000 quan tiền người La Mã. 6,000 quan tiền, tương đương với lợi tức mà công nhân bình thường ở huyện có khả năng kiếm được trong vòng 15 đến 20 năm. Đó, cũng là lối nói thông thường về “một tấn tiền quan” người La Mã.

Người chủ được nói đến ở dụ ngôn, là người bận rộn, phải đi xa một thời gian không biết trước được hạn định. Ông trao cho 3 người tớ của ông 3 lượng tiền khác nhau. Một người, những 5 yến bạc. Kẻ kia chỉ hai yến. Còn người chót, chỉ mỗi yến một. Tất cả đều tuỳ khả năng của mỗi người. Nhưng, ông lại không cho họ biết phải làm gì với số bạc ấy. Ông coi mọi người như kẻ chín chắn. Chững chạc. Ông rất tôn trọng tự do và sức sáng tạo, của mỗi người. Và, ông cũng chẳng hề nghĩ là ông đã trao phần ít ỏi cho người đầy tớ thứ nhì và thứ ba. Bởi, mỗi yến bạc khi ấy nặng cả tấn tiền.

Về cốt truyện thì ai cũng đều đã tỏ. Hai người tớ đầu, đều biết mình phải làm gì với số lượng yến bào do chủ ũy thác. Tức, sử dụng nó một cách mẫn cán. Hiệu quả. Cả hai người này đều làm lợi cho chủ nhiều điều thấy rất rõ. Trong khi đó, người đầy tớ cuối lại không hành xử hệt như thế. Y đào đất chôn tiền quan xuống đó, tưởng rằng làm thế tức tạo sự an toàn, đúng đắn như bỏ vào két sắt/quỹ tiết kiệm, mà chẳng biết đầu tư cũng chẳng sinh lời sinh lãi.

Đó là biện pháp an toàn tối thiểu mà người mà người tệ bạc nhất cũng nghĩ ra. Tức, không sinh lợi nhưng cũng chẳng làm hại, chẳng thua lỗ điều gì. Tức, không tạo tăng trưởng, nhưng cũng chẳng làm ai thiệt thòi. Mất mát. Y ta đem về cho chủ đúng số lượng buổi ban đầu do chủ giao, chẳng dùng vào việc chi hết. Cất như thế, có bỏ công tìm kỹ cũng chẳng thấy được dấu tay, hoặc vết tích.Thật ra, y ta chẳng làm điều gì sai trái cả. Vì có làm gì đâu mà có sai sót.

Dụ ngôn cũng cho thấy: hai người đầy tớ đầu được chủ tặng thưởng rất hậu hỹ. Lại được chủ gọi đích danh “tôi tớ lương hảo và trung trực”. Tức, nhận nhiều trách nhiệm sẽ gặt hái được nhiều niềm vui. Trong khi đó, người tớ chót bị chủ cho là thành phần “bất hảo, lươi biếng”, đáng chê trách. Nói đúng ra, phải gọi anh ta là kẻ vô tích sự, chẳng làm được gì nên chuyện. Một thứ “ăn hại đái nát”, chẳng giống ai. Tức, những loại người ăn không ngồi rỗi, rất đáng buồn. Thế nên, họ mới bị lên án, dù chẳng lỡ lầm. Hoặc, sai trái.

Có lẽ khi viết lên dụ ngôn này, thánh sử Mat-thêu đã mang trong đầu ý tưởng về hai nhóm người Do thái khá quan trọng, vào thời ấy, nếu đem so với nhóm thứ ba. Hai nhóm đầu, là những người đại diện cho cộng đoàn Qumran. Nhóm thứ ba tượng trưng cho đám Biệt Phái, rất Pharisêu.

Qumran là nơi ta tìm ra Cảo Bản Biển Chết. Ở nơi đó, thấy có cộng đoàn sống chia cách/tách rời xã hội mình đang sống. Tách và rời, khỏi đền Giêrusalem để rồi đi vào chốn sa mạc lặng lẽ, trong hang động. Hang động họ sống, quanh Qumran, bị người La Mã phá huỷ vào thời chinh chiến suốt từ năm 68 đến 70 sau Công nguyên. Nên, cũng chẳng tồn tại khi thánh Matthêu viết lên Tin Mừng của thánh nhân vào niên biểu thứ 85. Và, thánh nhân cũng thừa biết là nhóm người này từng chôn giấu yến bạc đạo đức ở đâu đó, trong hầm tối của chính mnình.

Pharisêu là nhóm người có mặt nhiều hồi thánh Mat-thêu còn sống. Họ là những đối tác chuyên kình chống lại thánh nhân. Vào dạo trước, Đức Giêsu cũng có cảm tình với những người này. Và ngược lại, họ cũng biết điều với Ngài trong nhiều chuyện. Nhưng 40, 50 năm về sau, thế giới của họ đã biến đổi một cách khác hẳn. Sau ngày đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ, đám Pharisêu lại trổi lên thành nhóm lãnh đạo dân Do Thái quyết tập hợp lại với cuộc sống ở ngoài đời. Trước thời thánh Mat-thêu sống, đám Pharisêu đã củng cố chỗ đứng của họ và phô trương cho mọi người thấy cung cách chỉ biết sống theo luật và luật. Và, cũng từ đó, họ tìm cách rút khỏi tầm ảnh hưởng của người La Mã để còn áp đặt mọi chuyện lên dân con của chính mình. Nói theo ngôn từ đạo đức, thì thời đó, đám Pharisêu là nhóm hướng dẫn việc đạo hạnh quyết đưa mọi người rời thế giới thực tại thời bấy giờ. Họ chính là những người cột chặt tinh thần câu nệ lề luật sau hàng rào bảo vệ của Torah.

Thánh Mat-thêu chẳng ưa gì nhóm người này. Thánh nhân chỉ muốn sống theo tinh thần của Đức Giêsu chủ trương bằng vào tương quan cởi mở, gọn gàng và nhẹ nhàng hơn. Thánh nhân chủ trương tinh thần biết sử dụng các “nén bạc” do Đức Giêsu và Thần Khí Ngài tặng ban. “Nén bạc” nói ở dụ ngôn hôm nay, không chỉ mang nghĩa kim tiền/của cải thôi; nhưng, còn biểu trưng quà tặng về năng khiếu như khi ta đề cập đến kỹ năng âm nhạc, ngôn ngữ, toán học hoặc những thứ khác.

Thông điệp thánh Mát-thêu gửi mọi người bằng dụ ngôn hôm nay, luôn mang tính giản đơn. Thẳng thắn. Trực tiếp. Ý thánh sử muốn nói, là: ân huệ Chúa ban cho mọi người vẫn thừa thãi, tràn đầy, không cạn tiệt. Nếu ta lại đem chôn ân huệ Ngài ban xuống đất, khác nào người đầy tớ vô tích sự,kể ở trên.

Truyện dụ ngôn hôm nay còn làm người đọc liên tưởng đến chuyện “Trân Châu Cảng”. Ở cảng này, tầu thuyền neo đậu đâu nào có nghĩa mình sẽ an toàn thoải mái mãi suốt đời? Chỉ hiện diện sống ở đó thôi, đâu có nghĩa mình sẽ được an toàn cả phần linh thánh lẫn mặt đời.

Tình tự chuyên lo sống an toàn, được ghi rõ ở nhiều thông điệp được Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíchtô XVI tỏ cho giới trẻ biết trên báo đài lẫn Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne, Sydney lẫn Madrid. Đức Giáo Hoàng đề cập đến Đạo Chúa như tình yêu cao cả, và mặc khải quý hiếm. Đối với ngài, làm tín hữu Đức Kitô là nhận lãnh ân huệ cao cả và quý hiếm Chúa vẫn ban. Ân huệ Ngài ban cho mọi người, sẽ là đôi cánh tiên để ta bay cao vút, lên cõi tiên. Ân huệ Chúa ban, còn là sứ mạng gửi đến mọi tín hữu. Sứ mạng ấy, là dự án để ta thực hiện vào mai ngày. Là, đem chân, thiện, mỹ vào cuộc sống rất thực để rồi ta tập trung đời mình vào những gì quan yếu, thiết thực thôi.

Đức Giáo Hoàng từng bảo: giả như Hội thánh mình biết sống thực như thế, ắt hẳn cuộc sống của mình sẽ mãi mãi trẻ trung, suốt mọi thời. Có sống như thế, thánh hội của Chúa sẽ không bao giờ trở nên chai lì, cằn cỗi. Bởi, Hội thánh là hội của các thánh biết kết hiệp với Chúa, tức cội nguồn tuổi trẻ, rất sống động.

Nay, điều cần là mỗi người và mọi người nên để cho qua đi tâm tư mỏi mệt và tâm tình nhiều huỷ hoại. Để rồi, sẽ hướng nhìn về phía về nơi có sự cao cả đích thực là di sản của Đạo Chúa. Đó, còn là “nén bạc” mà Chủ Tể vũ trụ đã trao cho mỗi một người, trong cuộc đời. Đó, là sứ mệnh khiến ta chọn lựa. Chấp nhận. Sứ mệnh, là: sử dụng nén bạc Ngài trao hầu xây dựng tương lai mai ngày cho thế giới mình chung sống. Thế nên, hãy dấn bước thâm trầm mà tiến tới. Tiến về phía trước mặt, dù đời người muôn mặt, để còn sinh lợi “nén bạc’ hiếm quý Chúa trao ban, cho ta. Cho mỗi người.

Trong tâm tình cảm kích chấp nhận nén bạc Ngài ban, ta lại sẽ ngâm nga lời ca, còn đậm nét:



“Xa tít tắp từ rừng xưa cổ tích,

Cỏ xanh mềm ảo hoá giấc phù vân.

Mùa thu ấy đôi mắt buồn man mác

Ngong ngóng chờ hoài niệm hoá rêu xanh.”

(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)



Nguyệt Quỳnh đây, có thể không là “nén bạc” quý hiếm Chúa gửi gắm. Nhưng, vẫn là huệ ân/ân huệ mọi người trông ngóng biến thành những gì có lợi cho mình. Cho mọi người. Ở đời.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá lược dịch.

 
Máu Đào Tử Đạo - Hiến Tế Sự Sống
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
19:56 12/11/2011
Máu Đào Tử Đạo - Hiến Tế Sự Sống

Khi Chúa Giêsu dạy các tông đồ: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói” (Lc 12,11-12). Chúa Thánh Thần nói như thế nào? Tertuliano đã diễn tả về tiếng nói của Chúa Thánh Thần, đó là: “Máu của các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo”. Giáo Hội Roma trong ba thế kỷ đầu bị bách hại dữ dội và chúng tôi đã thực sự xúc động khi đến thăm hang toại đạo ở Roma. Có tới 500.000 Kitô hữu đã được phúc tử đạo và được an táng trong các hộc mộ ở hang toại đạo. Ở Roma bây giờ có những hang dài đến nỗi không biết nó đi tới đâu nên người ta phải bít lại, và gần như nó chạy khắp thành phố Roma, một thành phố Roma chìm bên dưới lòng đất ở các độ sâu 20m, 40 và sâu nhất là 60m.

Giáo Hội Việt Nam chúng ta cũng giống như Giáo Hội Roma. Suốt ba thế kỷ đầu đón nhận Tin Mừng. Từ năm 1586, khi hai giáo sĩ Luis de Fonseca và Gregoir de la Motte trở thành những vị tử đạo đầu tiên thì máu đã không ngừng chảy. Như vậy, một nét nào đó, Giáo Hội Việt Nam cũng giống Giáo Hội Roma là được gieo trồng bằng máu của các thánh tử vì đạo. Tiếng nói của Thánh Thần, vẫn là tiếng nói dùng sự sống để loan truyền sự thật. Các thánh tử đạo đã lấy mạng sống của mình để chứng minh cho sự thật và chân lý. Passcal đã nói rằng: “Những người làm chứng mà sẵn sàng chết cho lời chứng của mình thì tôi dễ tin”. Nhìn vào đội ngũ hàng ngàn hàng ngàn thánh tử đạo chết cho chân lý và chính các ngài làm nảy sinh các Kitô hữu, chúng ta hiểu được tiếng nói của Chúa Thánh Thần đã vang lên trong các thời đại.

Khi chúng tôi đến thăm nhà M.E.P (Missionnaire Etrangère de Paris), trụ sở truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris thì thấy ở đó đã dựng nên hai bia đá rất lớn, song song với nhau. Một bên bia đá ghi danh sách 117 các thánh Tử vì Đạo Việt Nam và bia đá bên kia cũng xấp xỉ ghi các thánh Tử Đạo Hàn Quốc. Bởi vì Việt Nam và Hàn Quốc được coi là hai nước đáng yêu của châu Á, những nước có nhiều các thánh Tử vì Đạo. Và bây giờ Giáo Hội Việt Nam cũng như Giáo Hội Hàn Quốc đang là những Giáo Hội Công giáo cường thịnh của Á Châu, mặc dầu tỉ lệ của chúng ta cũng còn rất thấp, lấy con số tròn thì cũng chỉ 7%. Nhưng sức sống của Giáo Hội Việt Nam cũng như Giáo Hội Hàn Quốc được gieo trồng bằng máu các thánh tử đạo.

Máu là sự sống, là vật hiến tế. Trong Cựu Ước, người ta xẻ chiên cừu là những vật tế lễ cho Thiên Chúa hoặc gọi là của lễ hiến tế, của lễ đền tội, của lễ toàn thiêu. Máu của các tế vật đó được thay cho con người. Vì vậy, trong đêm Vượt Qua, những người Do Thái được lệnh của Môisê là “Hãy xẻ thịt chiên lấy máu chiên bôi lên thành cửa. Đêm đó, nhà nào có máu chiên bôi lên thành cửa thì Sứ thần đi qua và ban sự bình an cho nhà đó. Những nhà không có máu bôi lên thành cửa, tức là nhà của người Ai Cập, thì Thiên Thần Chúa vào giết các con đầu lòng từ hoàng tử của nhà vua cho đến người con của thứ dân, thậm chí cả con vật đầu lòng cũng bị giết chết” (x. Xh 11,4-7; 12, 21-30). Nhờ máu chiên bôi lên thành cửa nên những người Do Thái đã được hưởng một lễ vượt qua bình an không nếm sự chết. Hình bóng hướng tới sự thật, máu của Chiên Thiên Chúa đổ ra trên Thập Giá chính là máu cứu độ loài người. Từ đó, máu các thánh tử đạo được dâng lên và hợp với máu của Chiên Thiên Chúa tế lễ. Đó là của lễ đẹp lòng Chúa Cha nhất. Máu của Chúa trên Thập Giá vẫn còn đang tiếp tục chảy. Ngày nay Giáo Hội vẫn còn thể hiện hiến tế của Chúa trong thánh lễ Misa, truyền phép Mình Thánh riêng; truyền phép Máu Thánh riêng để chúng ta thấy Mình Chúa, Máu Chúa đã phải đổ ra, dù là bằng nghi thức nhưng chúng ta tin nhận rằng thánh lễ Misa chính là thánh lễ của Thập Giá kéo dài. Chúa Giêsu vẫn đang tiếp tục hiện diện để dâng mình tế lễ cho Thiên Chúa Cha. Chính vì thế, của lễ đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là Mình và Máu Con Chiên Thiên Chúa. Vậy đối với chúng ta, của lễ đẹp lòng Thiên Chúa nhất cũng chính là máu đào của các thánh tử vì đạo, đó là mối phúc thật thứ tám: “Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính” (Mt 5,10). Chúng ta không lớn tiếng tuyên dương công trạng của các thánh tử đạo như là một bài diễn văn. Xin hãy nhớ rằng, đây là tiền nhân của chúng ta, ông cha của chúng ta. Có nhiều người hôm nay còn đang tự hào là con cháu năm đời của các thánh tử vì đạo. Có nghĩa là rất gần gũi. Có nghĩa là tiền nhân của chúng ta, và vì vậy, chúng ta không chỉ lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa đã ban cho các ngài những ân huệ và tôn vinh các ngài đã lấy máu mình làm chứng về đức tin. Chúng ta còn cất bước đi theo các ngài, bởi vì “Rồng rồng theo mẹ”. Người Việt Nam hôm nay cùng máu đỏ da vàng như các thánh tử vì đạo đã sống. Hồi đó các ngài đâu đã có được sinh ngữ Việt Nam dồi dào như ngày nay và đâu có sách vở in ấn nhiều như ngày nay, đâu có phương tiện truyền thông từ điện thoại di động cho đến Internet và cũng đâu có được tự do để mà cử hành các nghi lễ phụng vụ như ngày nay. Cũng như ở Roma với hầm toại đạo, tại Việt Nam, những thế kỷ đầu khi Tin Mừng đến người dân phải ở rừng rú, các ngài đã cho chúng ta thấy điều này, đó là tiếng nói của Chúa Thánh Thần vang lên trong các thời đại. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta càng nhận ra tiếng của Thánh Thần, tiếng của tình yêu, tiếng của sự thật, tiếng của sự sống. Bởi vậy khi có một người ngã xuống thì trăm người khác đứng lên đi tiếp. “Máu của các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo” là ở chỗ đó. Đây cũng là những gì để chúng ta ngợi khen Thiên Chúa, tôn vinh các ngài. Nhưng chúng ta cũng xin với Thiên Chúa hãy ban cho thế hệ con cháu hôm nay cùng được cất bước như các ngài và đi theo các ngài.

Tiếng của Thánh Thần vẫn tiếp tục vang lên trong thời đại của chúng ta, thúc đẩy chúng ta đi theo các thánh tử đạo Việt Nam cha ông của chúng ta. Không phải là để chúng ta cứ phải đến pháp trường với những bản án hay tra tấn hoặc gông cùm xiềng xích, sống trong ngục tù. Chúng ta có thể tử đạo từng giây từng phút trong những hy sinh, trong những giọt máu đổ ra. Đó là một cuộc sống mà chúng ta có thể chấp nhận trong hiền lành, trong yêu thương, trong nhẫn nhịn, trong chân thành phục vụ. Tất cả những điều đó, chúng ta cũng đang hy sinh mỗi ngày để dâng lên Thiên Chúa của lễ đẹp nhất, của lễ chan chứa sự sống, của lễ bao hàm sự thật, đó chính là những dòng máu. Dòng máu của các thánh tử đạo và hôm nay máu của con cháu các thánh tử đạo vẫn tiếp tục đổ ra. Thế giới ngày nay có những ngày nhân đạo gọi là Hiến Máu Nhân Đạo. Bởi vì máu thì không sản xuất được vì máu là một sự tinh khiết. Người ta hiến máu để cứu những người đang bị tai nạn và đang bị mất máu. Máu tiếp tế cho họ là sự sống. Rất nhiều người đã chết vì không có máu. Vì thế, hiến máu nhân đạo là hiến những giọt sự sống cho những người khác. Thế giới đề cao và tôn trọng máu là sự sống. Tại sao người Kitô hữu hôm nay không nhận ra máu đào tử đạo chính là sự sống để đi về sự sống thật của Thiên Chúa Ba Ngôi? Vậy nếu hôm nay chúng ta chưa nhìn thấy máu thì hãy tin rằng, mỗi một phút, mỗi một giờ, mỗi một ngày sự sống đang qua đi cũng là những giọt máu của chúng ta đang đổ ra. Rất nhiều người đã phung phí máu đó, bởi vì họ đã sống không theo tôn chỉ mục đích, lề luật của Thiên Chúa, không phục vụ cho ai, không chứng nhân cho ai, không sống theo tiếng nói của Tin Mừng, không bước đi trong đường lối của Giáo Hội. Và như vậy cuộc sống đang trôi qua, máu cũng đang chảy ra nhưng vô ích, bởi vì người ta chỉ phục vụ cho thân xác mà sau này lại trở về với bùn đất. Còn máu các thánh đổ ra là để làm chứng cho chân lý, làm chứng cho sự thật và đưa các ngài về với sự sống thật là Chúa Kitô.

Lời mời gọi của các thánh tử đạo Việt Nam hôm nay với con cháu là đừng để những ngày sống qua đi vô ích, đừng là chiên nghe tiếng lạ và đi theo người lạ mà hư mất. Nhưng là con chiên nghe tiếng Chúa Chiên và chỉ đi theo tiếng Chúa Chiên. Chúa Chiên đã dâng mình trên Thập Giá, đổ hết máu ra từ trong trái tim bị đâm thủng cho đoàn chiên. Hôm nay các thánh tử đạo Việt Nam là những người đã tiếp cận, tiếp nối và tiếp bước. Còn chúng ta, chúng ta có tham gia vào đông đảo với những người đã giặt áo và tẩy áo mình trong máu của Con Chiên hay không?

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Máu của Chúa đổ ra cứu độ loài người
và đã làm cho máu đào của các thánh tử đạo
trở nên máu của sự sống, của hiến tế tình yêu.
Xin cho chúng con hôm nay cất bước theo cha ông,
Xin giúp chúng con đừng lạc đường
và đừng để cho ngày sống trôi qua vô ích.
Nhưng nhờ những giọt máu đang đổ ra,
sự sống đang qua đi,
hiến tế tình yêu đang được mời gọi.
Giúp cho chúng con biết đáp lại lời mời gọi đó bằng sự sống,
bằng máu hiến tế và bằng tiếng nói của Thánh Thần
để chúng con xứng đáng với cha ông,
chúng con theo gương các ngài,
nhờ lời cầu bầu của các ngài ,
xin cho chúng con đạt tới sự sống đời đời,
sự sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:40 12/11/2011
TỰ ĐÓNG BĂNG
N2T

Thời nhà Tống có một thái úy họ Đảng, một hôm trên đường trở về phủ nhìn thấy con trai đang mình trần bị trói quỳ trên đất đầy tuyết, sau khi hỏi qua chuyện thì biết vợ mình phạt nó quỳ trên tuyết. Thế là thái úy Đảng cũng cởi áo của mình ra, kêu người trói ông ta lại, và quỳ ngay bên cạnh con trai.
Vợ ông ta biết chuyện, bèn đi ra hỏi ông ta tại sao lại làm như thế ?
Thái úy Đảng trả lời:
- “Bà đóng băng con trai của tôi, tôi cũng đóng băng con trai của bà”.

Suy tư:
Có những người mẹ làm hư con mình khi chúng có lỗi, bởi vì bố dạy con thì mẹ lại bênh con ngay trước mặt nó; có những ông bố mở đường cho con mình đi vào nơi tội lỗi, đó là khi chúng nó còn nhỏ mà đã chiều chúng nó hết mình, con muốn uống cà phê cho nó uống, con muốn uống chút rượu ba nó cho nó thử, con muốn mua một cái vi tính đời mới (khi nó không có nhu cầu) thì mua ngay.v.v… Tất cả những cách yêu thương con cái ấy, sẽ làm cho chúng nó làm quen trước với con đường đi xuống hỏa ngục.
Thời nay, bố mẹ chiều chuộng con cái nhiều hơn, chăm lo cho con cái nhiều hơn, nhưng đa số cha mẹ thời này chiều chuộng con, thỏa mãn những đòi hỏi của con cái mà không để ý đến phần tâm linh, tức là phần sâu thẳm nhất của con người, để chúng nó biết được giá trị của cuộc sống làm người, và nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống chính là sống cho, sống với và sống vì tha nhân.
Đừng đóng băng con cái trong những nuông chiều quá mức, những thỏa mãn nhu cầu vật chất, bằng không thì chúng nó sẽ trở thành con người có máu lạnh với quả tim lạnh lẽo giữa xã hội hôm nay.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:41 12/11/2011
N2T

14. Nhìn về tương lai của sự ban thưởng thì có thể làm yếu đi sức mạnh của cái đánh.

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Các giới chức công quyền không được xuyên tạc công trình bác ái Kitô giáo
Bùi Hữu Thư
08:23 12/11/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI ban phép lành


Ngài lưu ý là nếu các nguồn gốc thiêng liêng bị mất đi, tất cả xã hội sẽ chịu đau khổ

VATICAN, ngày 11 tháng 11, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Các giới chức công quyền có bổn phận công nhận vai trò của các công trình thiện nguyện Công Giáo và không được xuyên tạc.

Lời Đức Thánh Cha gửi đến một nhóm giám mục và đại diện của các tổ chức thiện nguyện Âu Châu, giữa lúc căn tính Công Giáo của các dịch vụ xã hội của Giáo Hội đang bị tấn công tại những nơi luật pháp càng ngày càng đi nghịch lại với giáo huấn của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói ngày hôm nay: các Kitô hữu phải "tham gia tích cực vào đời sống xã hội, phải tìm cách làm cho thêm nhân bản hơn, và càng ngày thêm ghi dấu bằng sự tự do, công lý và tương trợ đích thực hơn."

Ngài nói: "Ngày nay, công việc thiện nguyện như một dịch vụ cho bác ái đã được công nhận trên toàn thế giới như một thành phần của nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên nguồn gốc của công trình này vẫn có thể được thấy trong ưu tư đặc biệt của Kitô giáo là để bảo vệ, không kỳ thị, phẩm giá con người được tạio nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu các nguồn gốc thiêng liêng này bị chối bỏ hay làm cho lu mờ, và các tiêu chuẩn của sự hợp tác của chúng ta trở nên hoàn toàn chỉ có lợi ích thiết thực, thì những gì đặc biệt nhất về dịch vụ của chúng ta có nguy cơ bị thất lạc vì tiện ích của xã hội nói chung."

Sự Cao cả của Con Người

Diễn từ của Đức Thánh Cha ghi nhận gốc rễ của công trình thiện nguyện Kitô, ngài nói rằng "không chỉ là một biểu tượng của lòng thiện ý", mà còn "được dựa trên kinh nghiệm cá nhân của Đức Kitô."

Đức Thánh Cha Benedict nói: "Người là đấng đầu tiên đã phục vụ cho nhân loại, Người đã tự hiến thân mình cho lợi ích của tất cả. Quà tặng đó không dựa trên sự xứng đáng của chúng ta. Kinh nghiệm về tình yêu thương quảng đại của Thiên Chúa thách đố chúng ta và giải phóng chúng ta để áp dụng cùng một thái độ đối với những người anh chị em của chúng ta."

Đức Thánh Cha nói rằng tình yêu Chúa Kitô giúp cho con người "khám phá bên trong mình một ước muốn nhân bản cho việc tương trợ, và một ơn gọi nền tảng về yêu thương. Ân sủng của Người làm cho toàn hảo, tăng cường và nâng cao ơn gọi đó, và giúp chúng ta phục vụ tha nhân không cần được khen thưởng, được hài lòng, hay được trả công."

Đức Thánh Cha ghi nhận: "Ở đây chúng ta thấy có một cái gì về sự cao cả của ơn gọi làm người, là để phục vụ tha nhân với cùng một sự tự do và quảng đại là đặc tính của chính Thiên Chúa."

Ngài nói: Công nhận rằng công trình thiện nguyện Công Giáo không thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu là điều không thể làm cho chúng ta nản lòng.

Những gì nhỏ bé chúng ta có thể làm để thoả mãn những nhu cầu của nhân loại có thể được coi như là hạt giống tốt sẽ tăng trưởng và mang nhiều hoa trái; đây là một dấu chỉ của sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô, như cái cây trong Phúc Âm, lớn lên để cho chỗ trú ẩn, để bảo vệ và tằng cường cho tất cả những ai cần đến nó."
 
Indonedia: Các Giám Mục kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Papua
Phạm Kim An
08:58 12/11/2011
Indonedia: Các Giám Mục kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Papua, vì ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em

Jakarta – Hãy ngưng bạo lực, vốn ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và trẻ em; cần phải bắt đầu các cuộc đối thoại về hòa giải; hãy cầu nguyện không ngừng: đây là những gì các Giám mục Indonesia yêu cầu, khi các Ngài dự hội nghị mùa thu tại Jakarta, tập trung vào sự quan tâm đến tình hình nghiêm trọng ở tỉnh Papua của Indonesia (hoặc tỉnh Irian Jaya), nơi có bạo lực đang diễn ra chống lại nhân dân nhân danh quân đội chính quy, do người dân bị cáo buộc kích động đòi độc lập.

Như được nhắc đến bởi nguồn tin của hãng tin Fides trong Hội Đồng Giám Mục, Giám Mục giáo phận Jayapura (thủ phủ của Papau), Đức Cha Leo Laba Ladji, nhấn mạnh “tính cấp bách của đối thoại và sự từ bỏ sức mạnh quân sự, để giải quyết các vấn đề nội bộ và mang lại hòa bình cho Papua".

Tất cả các Giáo Hội Kitô giáo đã huy động cho Papua trong những ngày này: "Liên Hiệp các Giáo Hội ở Indonesia" đã công khai kêu gọi chính phủ hãy ngừng bạo lực, và Hội thánh Tin lành Baptist đã nhấn mạnh sự cần thiết phải "cầu nguyện với Chúa cho hòa bình và hòa giải".

Trong một hội nghị công khai, Ban Thư ký cho sự giải phóng phụ nữ, Hội Đồng Giám Mục Công giáo, cùng với các hiệp hội khác, như "Ủy ban Quốc gia Phụ nữ" trong Phân Bộ Phụ nữ của “Liên Hiệp các Giáo Hội ở Indonesia”, đã tố cáo rằng đặc biệt phụ nữ và trẻ em đã phải chịu đựng bạo lực ở Papua.

Bạo lực tình dục, các lạm dụng, các vi phạm phẩm giá con người và nhân quyền của phụ nữ đã được nêu ra, chủ yếu bị gây nên "bởi cách tiếp cận hoàn toàn quân sự do chính phủ đưa ra", và một nền văn hóa hạ thấp giá trị của phụ nữ. Các tổ chức kêu gọi chính phủ hãy bảo vệ thân phận và cuộc sống của phụ nữ và mọi công dân của Papua. (Agenzia Fides 11-11-2011)

Phạm Kim An
 
Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh sẽ kiểm soát văn kiện của các cơ quan Giáo triều
Nguyễn Trọng Đa
09:00 12/11/2011
Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh sẽ kiểm soát văn kiện của các cơ quan Giáo triều

Vatican - Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh có kế hoạch kiểm soát nhiều hơn việc xuất bản các tài liệu của các cơ quan Giáo triều.

Động thái này diễn ra sau khi có sự băn khoăn phổ biến trong Giáo Triều Rôma, về một tài liệu tháng trước của Hội Đồng Toà thánh về Công Lý và Hòa Bình, vốn ủng hộ việc thành lập một cơ quan tài chính toàn cầu.

Phóng viên lão thành về Vatican, Sandro Magister, đã viết ngày 10-11trên trang web Chiesa về các vấn đề tôn giáo của tờ báo L'Espresso rằng, một cuộc họp được triệu tập ngày 4-11 bởi Quốc vụ khanh Toà thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, để thảo luận về vấn đề này.

Phóng viên Magister nói rằng Đức Hồng Y Bertone phàn nàn rằng Ngài không biết về tài liệu ấy cho đến phút cuối, và chỉ sau khi các phương tiện truyền thông đã được thông báo về cuộc họp báo để nói về tài liệu này.

Ngài cũng nói rằng ông Ettore Gotti Tedeschi, chủ tịch Viện Giáo vụ (IOR, tức Ngân hàng Vatican), không đồng ý với sự phân tích kinh tế trong tài liệu.

Theo phóng viên Magister, kết luận của cấp trên là một "lệnh ràng buộc" đối với tất cả các văn phòng của Giáo Triều. Lệnh này nói rằng kể từ nay, không tài liệu in nào được công bố, mà trước đó không được kiểm tra và cho phép bởi Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh.

Các chi tiết của lệnh này và các nơi lệnh được gửi tới, đều được khẳng định bởi nguồn tin trong Giáo triều cho hãng tin CNA.

Nguồn tin này, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với CNA rằng quá trình soạn thảo tài liệu của Hội Đồng Toà thánh về Công Lý và Hòa Bình dường như thiếu mức độ tham khảo cần có và sự phê duyệt của hai bộ quan trọng của giáo triều – đó là Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh và Thánh bộ Giáo lý Đức Tin.

Tài liệu của Hội Đồng Toà thánh về Công Lý và Hòa Bình, mang tên "Hướng tới cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh của một cơ quan công toàn cầu", đã được công bố cho các phương tiện truyền thông ngày 24-10. Tài liệu đã cố gắng phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, cũng như cung cấp một số giải pháp khả dĩ, trong đó có thuế về giao dịch tài chính quốc tế.

Tại buổi họp báo để trình bày tài liệu, phát ngôn viên của Vatican, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên (SJ), nhấn mạnh rằng tài liệu này "không phải là một biểu hiện của huấn quyền giáo hoàng", và rằng thật là sai lầm khi đính kèm những lời "ĐTC Biển Đức XVI nói" cho bất kỳ báo cáo tiếp theo nào của nó. Tuy nhiên, cha nói thêm rằng tài liệu là một "sự lưu ý có thẩm quyền của một cơ quan Vatican".

Hãng tin CNA cho biết một số giám chức Vatican cảm thấy rằng, trong khi lời nói của cha Lombardi là đúng về kỹ thuật, nó có những sắc thái tạo ra sự nhầm lẫn trong ý nghĩ của các phương tiện truyền thông và công chúng, về thẩm quyền của tài liệu.

Do đó, từ nay tất cả tài liệu của các cơ quan giáo triều sẽ được Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh làm sáng tỏ tốt, trước khi cho phổ biến công khai. (CNA / EWTN News 11-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC Gioan XXIII và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 giữa Mỹ và Nga
Nguyễn Trọng Đa
20:39 12/11/2011
Một chiến tranh nguyên tử được ngăn chặn: ĐTC Gioan XXIII và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba

Tòa Thánh là một tổ chức quốc tế tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Vị Quốc vụ khanh Toà thánh đầu tiên được bổ nhiệm năm 1486, và sau đó ít lâu các vị đại diện thường trực đầu tiên của Toà thánh làm việc tại Venice, Tây Ban Nha, Đế chế Roma thần thánh, và Pháp. Ngày nay, Tòa Thánh duy trì quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia. Toà thánh cũng là Quốc gia quan sát viên thường trực duy nhất tại Liên Hiệp Quốc, và tham gia vào nhiều công ước và thỏa thuận quốc tế khác nhau. Tuy nhiên, trong khi Toà thánh là chính thức trung lập, Toà thánh không hề im lặng.

Sức mạnh ngoại giao của Tòa Thánh đã được trắc nghiệm nặng nề trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, Toà thánh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới, nhất là trong thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Tòa Thánh và Liên Xô đã có một mối quan hệ rất căng thẳng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo Công giáo ở các khu vực mới do Liên Xô kiểm soát đã bị đàn áp. Các linh mục, Giám mục và Hồng y đã chịu nhiều đau khổ và bị giam tù. Cuối cùng, Liên Xô tham gia vào các hoạt động bí mật để làm suy yếu triều đại giáo hoàng bằng cách cổ vũ sự vu khống ĐTC Piô XII là "Đức Giáo Hoàng của Hitler". Mặc dù vậy, Vatican vẫn tiếp tục có ảnh hưởng trên các nhà lãnh đạo Liên Xô. Thật vậy, chân phước ĐTC Gioan XXIII đã giúp đem các siêu cường trở lại sự giao hảo bình thường từ bờ vực cuộc chiến tranh hồi tháng 10-1962 - cách đây 49 năm vào tháng 10 qua.

Ngày 11-10-1962, ĐTC Gioan XXIII đã khai mạc Công đồng chung Vatican II. Trong bài phát biểu ngày hôm đó, Ngài nói: "Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi phải không đồng ý với những vị ngôn sứ của u tối, những người luôn luôn dự báo thiên tai, mặc dù sự kết thúc thế giới nằm trong tầm tay. Theo trật tự mọi vật hiện nay, Chúa Quan Phòng đang dẫn đưa chúng ta đến một trật tự mới của các mối quan hệ con người, và nhờ các nỗ lực của con người và thậm chí vượt quá mong đợi của họ, các mối quan hệ ấy được hướng vào việc thực hiện kế hoạch cao cấp và khó hiểu của Thiên Chúa. Và tất cả mọi thứ, ngay cả các dị biệt của con người, dẫn đến lợi ích lớn hơn của Giáo Hội".

Ba ngày sau, máy bay do thám Mỹ đã phát hiện ra rằng chính phủ Cuba và chính phủ Liên Xô đã bắt đầu xây dựng các căn cứ ở Cuba cho một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung và tầm xa. Chúng sẽ có khả năng tấn công hầu hết nước Mỹ. Tổng thống Kennedy đã rất tức giận. Ngày 22-10, ông đã lên truyền hình để giải thích tình hình, và ông chuyển điều kiện sẵn sàng phòng thủ sang Defcon 2 (Điều kiện sẵn sàng chiến tranh 2), và đây là lệnh lần thứ hai như thế trong lịch sử Mỹ.

Tổng thống Kennedy nhấn mạnh rằng các tên lửa phải được tháo gỡ và đưa về nơi xuất phát. Khi thủ tướng Khrushchev từ chối, tổng thống Mỹ thiết lập sự phong tỏa xung quanh Cuba. Về phần mình, ông Khrushchev cho phép các tư lệnh chiến trường phóng các vũ khí hạt nhân chiến thuật, nếu Cuba bị Mỹ xâm lược. Trong khi tàu chiến Nga đến gần Cuba, sự phong tỏa của Mỹ càng vững mạnh và sẵn sàng, và thế giới tiến gần đến Armageddon (ngày tận thế) hơn bao giờ hết. Hàng triệu người theo dõi các cuộc thách thức trên truyền hình.

Tổng thống Kennedy, vị tổng thống Công giáo đầu tiên (và vẫn còn là người duy nhất cho đến nay) gửi một tin điện cho ĐTC Gioan XXIII. Sau khi đọc tin điện của tổng thống, ĐTC đã soạn thảo một tin điện, và các bản sao của nó đã được chuyển tới các Đại sứ quán Mỹ và Liên Xô. Ngày hôm sau, ĐTC đã đọc tin điện của mình trên Đài phát thanh Vatican. Tin điện nói:

“Chúng tôi xin tất cả các chính phủ đừng giả điếc với tiếng kêu than của nhân loại. Họ cần phải làm tất cả trong quyền lực của họ để cứu vãn hòa bình. Như thế, họ sẽ tránh cho thế giới khỏi các nỗi kinh hoàng của một chiến tranh, mà hậu quả đáng sợ của nó, không ai có thể dự đoán được. Họ cần tiếp tục các cuộc thương luận, vì lối cư xử thành thật và cởi mở này có giá trị lớn như một chứng tá cho lương tâm của mọi người, và trước lịch sử. Cổ vũ, ủng hộ, chấp nhận các cuộc đối thoại, ở mọi cấp và bất kỳ lúc nào, là một quy luật của sự khôn ngoan và thận trọng, vốn thu hút các phước lành của trời và đất”.

Ngày hôm sau, tin điện của ĐTC Gioan XXIII xuất hiện trên các tờ báo trên khắp thế giới, trong đó có tờ Pravda (Sự thật), tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Liên Xô. Nhan đề trong bài báo là: "Chúng tôi xin tất cả các chính phủ đừng giả điếc với tiếng kêu than của nhân loại”.

Với lời nài xin của mình, ĐTC Gioan XXIII đã cho thủ tướng Khrushchev một lối thoát. Bằng cách rút lui ngay lúc ấy, ông có thể được xem như là một con người của hòa bình, chứ không phải là một kẻ hèn nhát. Hai ngày sau, ông Khrushchev, một người vô thần, người đang ở giữa cuộc chiến tranh tuyên truyền với Vatican, đã đồng ý rút các tên lửa. (và tổng thống Kennedy cũng đã bí mật đồng ý rút các tên lửa của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ).

Vai trò của ĐTC Gioan XXIII trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thường bị bỏ qua, nhưng nó là rất quan trọng. Nó cũng đã giúp chuyển thế giới theo một hướng tích cực, phù hợp với Công Đồng chung Vatican II đang diễn ra. Các nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ đã ký một lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân ngày 25-7-1963. Tổng thống Kennedy gọi "bước đầu tiên này là con đường hòa bình". Hai quốc gia cũng thiết lập một "đường dây nóng" cho các tin điện khẩn cấp giữa Washington và Mátxcơva.

Có một việc công chúng chưa biết vào thời đó, nhưng đó là vào ngày 23-9-1962, chỉ một tháng trước khi ĐTC giúp thế giới thoát khỏi bờ vực chiến tranh, kết quả việc chụp X-quang cho ĐTC Gioan XXIII cho thấy Ngài bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ngài biết là mình sắp từ giã cõi đời này. Ngài băng hà ngày 3-6-1963. Ngài được tuyên phong Chân phước ngày 3-9-2002. Hiện nay án phong thánh cho Ngài được được tiến hành. (Crisismagazine.com 11-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tòa Thánh đang nghiên cứu chuyến tông du của ĐTC tại Mễ Tây Cơ và Cuba
Bùi Hữu Thư
21:58 12/11/2011
Bản đồ Mễ Tây Cơ


VATICAN (CNS) -- Phát ngôn viên Tòa Thánh nói: Các giới chức Vatican đang ở trong giai đoạn gần cuối trong sự nghiên cứu về việc khả dĩ sẽ có một chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Mễ Tây Cơ và Cuba vào mùa xuân năm 2012.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên nói với các phóng viên ngày 10 tháng 11 là các khâm sứ Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ và Cuba đã được chỉ thị thông báo cho các chính phủ này là " Đức Thánh Cha đang nghiên cứu một kế hoạch cụ thể để viếng thăm hai quốc gia này, và đáp trả những lời mời" của họ.

Linh mục Lombardi nói: một quyết định chính thức về chuyến tông du vào mùa xuân sẽ được tuyên bố trong vòng vài tuần nữa. Sự kiện là các khâm sứ đã được chỉ thị thông báo cho các chính phủ chứng tỏ việc chuẩn bị cho chương trình này đã tới giai đoạn gần cuối.

Linh mục Dòng Tên nói: Chính phủ Mễ Tây Cơ và người Công Giáo Mễ Tây Cơ đã lập đi lập lại nhiều lần là họ muốn Đức Thánh Cha đến viếng thăm "và ngài đã hân hoan cho hay là ngài cuối cùng đã có thể đáp ứng lời mời của họ." Đức Thánh Cha đến Brazil năm 2007, nhưng ngài cũng muốn thăm một quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha trong vùng, và Mễ Tây Cơ là qốc gia lớn nhất.

Cha nói: "Cuba là một quốc gia khác thật sự muốn được thấy Đức Thánh Cha, " và một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ khuyến khích người dân Cuba và quốc gia của họ" trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước họ."

Cha Lombardi nói thời điểm được lựa chọn sẽ liên quan đến lần kỷ niệm năm thứ 400 việc khám phá ra Hình ảnh Đức Mẹ Bác Ái Cobre, quan thầy của nước Cuba.

Phát ngôn viên nói: "Chỉ cần nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể thấy Cuba và Mễ Tây Cơ nằm trên cùng một hướng tính từ Rôma, do đó việc hoạch định cho có một chuyến đi cho hai quốc gia rất hợp lý, thay vì các nước khác đòi hỏi một hành trình dài hơn và phức tạp hơn.

Cha nói các quốc gia khác đã bị loại ra khỏi chuyến đi, và vì cao độ của Mexico City, chắc là Đức Thánh Cha sẽ không thăm viếng thủ đô nước này. "Một điạ điểm khác tốt nhất sẽ được nghiên cứu ngay tức khắc."

Cha nói vói các giám mục Châu Mỹ Latinh đang cam kết trong bốn năm qua cho một chương trình Tân Phúc Âm Hóa, chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ và Cuba của Đức Thánh Cha sẽ là một phương cách tốt nhất để chuẩn bị toàn thể giáo hội cho năm Đức Tin, được dự trù khởi sự vào Tháng 10 năm 2012.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Thường Huấn Linh Mục Giáo phận Mỹ Tho
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
06:15 12/11/2011
MỸ THO - Tuần Thường Huấn Linh Mục Giáo phận Mỹ Tho năm nay đã diễn ra từ chiều ngày 9 đến trưa ngày 11 tháng 11, tại Trung Tâm Mục Vụ, số 23 Lý Thường Kiệt, P.6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Chủ đề Thường Huấn là “Nên thánh trong đời sống hôn nhân – gia đình”. Các thuyết trình viên được mời đến từ Tổng Giáo phận TP.HCM gồm có: Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Thư Ký UBMVGĐ toàn quốc; Cha Gioan Bùi Thái Sơn, Tiến sĩ Giáo Luật, Chánh Án Tòa án Hôn Phối và Đại diện Tư Pháp TGP TP.HCM; Thầy Đaminh Huỳnh Công Du, Dòng Ngôi Lời (SVD), Tiến sĩ Tâm lý. Tham dự Tuần Thường Huấn có 101 linh mục triều trong Giáo phận, 2 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và 2 linh mục Dòng Don Bosco đang phục vụ tại Giáo phận Mỹ Tho.

Xem hình ảnh

Chương trình của ngày đầu tiên rất nhẹ nhàng, như để quí Cha lấy lại sức khỏe sau hành trình xa về dự Tuần Thường Huấn, nhất là các Cha đang ở những vùng bị ngập lụt nên việc đi lại khó khăn. Sau khi nhận phòng ở và tờ chương trình, vào lúc 16g30 chiều ngày 8 tháng 11 năm 2011, quí Cha đã có mặt đông đủ ở Phòng Họp để nghe Ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo tỉnh Tiền Giang đến nói chuyện về tình hình kinh tế–chính trị–xã hội của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011. Sau đó là bữa ăn tối, kinh tối, dọn gẫm và nghỉ đêm như thường lệ.

Từ ngày 9 đến ngày 11, các đề tài đã được các giảng viên lần lượt triển khai như sau:

- “Ơn gọi làm cha mẹ” (2 tiết), Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn;
- “Khôi phục những giá trị sống trong tương quan gia đình” (3 tiết), Thầy Đaminh Huỳnh Công Du;
- “Thăng tiến nhân vị trong gia đình” (2 tiết), Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn;
- “Những vấn đề Hôn Nhân – Gia đình theo Giáo luật” (4 tiết), Cha Gioan Bùi Thái Sơn;
- “Thánh gia Nazaret: Mẫu gương gia đình thánh thiện phục vụ sự sống phong nhiêu” (2 tiết), Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn.

Các giảng viên rất chuyên môn và nghiên cứu kỹ các đề tài trước khi trình bày, nên được quí Cha lắng nghe chăm chú. Trong lúc thuyết trình, các Cha giảng viên cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế rất hữu ích và sống động mang lại nhiều hữu ích cho các tham dự viên. Ngoài ra, còn có những giờ để trao đổi, hỏi ý kiến, và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Cha tham dự và các Cha giảng viên, làm cho bầu khí của Hội Trường trở nên sôi nổi và vui vẻ. Một điểm sáng đáng ghi nhận là Đức Cha Phaolô, Giám mục Giáo phận, đã tham dự hầu hết các giờ thuyết trình của các giảng viên, như một sự khích lệ và đồng hành cùng các linh mục trong Giáo phận.

Trong Tuần Thường Huấn Linh Mục, ngoài việc nghe giảng, quí Cha còn có các giờ đạo đức, kinh nguyện, suy gẫm, viếng Thánh Thể và Thánh Lễ chung với nhau. Thánh Lễ khai mạc sáng Thứ Tư ngày 9.11 do Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh chủ sự. Thánh Lễ sáng Thứ Năm ngày 10.11 do Đức Cha Phaolô chủ sự, Đức Cha dâng Thánh lễ này cùng với linh mục đoàn trong Giáo phận để cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện, Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam, và tất cả các linh mục trong Giáo phận đã qua đời. Sau Thánh lễ, Đức Cha, hai Cha giảng viên và quí Cha trong Giáo phận đã viếng mộ Đức Cha Anrê nằm trong khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ. Sau đó, Đức Cha và quí Cha ra trước Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình để chụp hình lưu niệm chung với nhau. Đức Cha cũng chủ tế Thánh Lễ bế mạc sáng Thứ Sáu ngày 11.11, lễ kính Thánh Martinô; trong Thánh lễ này, Đức Cha chúc mừng và mời gọi anh em linh mục cùng cầu nguyện cho Cha Martinô Phạm Hữu Lễ – Cha Sở Gx. Long Định 1 – nhân ngày Bổn mạng.

Vào tiết cuối của buổi sáng Thứ Sáu ngày 11.11.2011, Đức Cha Phaolô đã đúc kết Tuần Thường Huấn Linh Mục năm 2011. Đức Cha nói rằng, nhằm giúp cho việc Mục vụ Hôn nhân-Gia đình của quí Cha, nên các đề tài cần có đủ các yếu tố Thần học, Tâm lý và Giáo luật. Đức Cha cũng nói thêm rằng, Mục vụ Hôn nhân-Gia đình còn là một nghệ thuật, và cần sự dấn thân nhiều của người mục tử.

Trước khi ăn trưa ở trong phòng ăn, Cha Tổng Đại Diện mời quí Cha vỗ tay chúc mừng sinh nhật của Đức Cha Phaolô. Cha Gioan Trần Phước Cương, Chủ Tịch Hội Đồng Linh mục, đã thay mặt Linh Mục Đoàn trong Giáo phận nói những lời tâm tình chúc mừng sinh nhật Đức Cha. Quí Cha vỗ tay và cùng hát một bài mừng sinh nhật Đức Cha bằng tiếng Latinh. Đức Cha cũng vui vẻ cùng hát theo. Khi bài hát kết thúc, Đức Cha đáp từ với quí Cha. Sau đó, mọi người cùng ăn tiệc mừng sinh nhật rồi ra về.

Trước sân của Trung Tâm Mục Vụ đã có nhiều xe đang đậu chờ để chở quí Cha về lại với các xứ đạo. Đức Cha và Cha Tổng Đại Diện cũng trò chuyện, bắt tay và tiễn quí Cha trước khi quí Cha bước lên xe. Tình yêu thương, sự hiệp nhất, hiệp thông và gắn bó giữa Giám mục và Linh Mục Đoàn như thế chắc chắn sẽ được Thiên Chúa chúc phúc, và sẽ mạng lại nhiều điều tốt đẹp cùng với những cố gắng không ngừng vươn lên của Giáo phận Mỹ Tho thân yêu này.
 
Bế mạc kỳ tĩnh tâm năm 2011 của linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm
Hồng Ân
09:27 12/11/2011
Bế mạc kỳ tĩnh tâm năm 2011 của linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm

Trưa ngày 10-11-2011, linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm đã kết thúc kỳ tĩnh tâm năm kéo dài bốn ngày bằng giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể trọng thể tại nhà nguyện tòa giám mục. Có thể nói, kỳ tĩnh tâm năm nay diễn ra tốt đẹp và thành công bởi tất cả các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Con số linh mục của giáo phận Phát Diệm hiện tại là 68. Trừ các linh mục đang du học và đã nghỉ hưu, tất cả số còn lại đều nhiệt thành tham gia trọn vẹn kỳ tĩnh tâm này. Ngoài linh mục đoàn, bảy phó tế của giáo phận mới được truyền chức cũng tham dự kỳ tĩnh tâm năm trong niềm vui và những cảm xúc của những ngày đầu đời sống bậc giáo sĩ.

Tĩnh tâm năm là dịp để các linh mục có thời gian hồi tâm, xét duyệt lại đời sống và các mối tương quan căn bản của sứ vụ mục tử. Đồng thời, đây cũng là dịp để các linh mục kín múc thêm ơn thánh Chúa bằng những giờ suy gẫm, cầu nguyện chung cũng như riêng, nhất là được đào sâu những hiểu biết và gia tăng kinh nghiệm cho sứ vụ linh mục qua chủ đề của các bài giảng phòng. Ý thức được điều này nên ngay từ ngày đầu khai mạc tới khi kết thúc kỳ tĩnh tâm, các linh mục đã cố gắng chủ động sống bầu khí tĩnh lặng và giữ những nguyên tắc đòi hỏi của kỳ tĩnh tâm tương đối tốt. Tuy không phải là địa điểm chuyên dành cho việc tĩnh tâm nhưng khuôn viên Tòa Giám Mục đã được chuẩn bị khá chu đáo để tạo không gian và bầu khí tốt nhất có thể cho các cha hồi tâm, cầu nguyện.

Năm nay, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm đã mời Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn. Trong vai trò là chủ tịch Ủy Ban Giới Trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với khả năng truyền đạt rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc và hấp dẫn, Đức cha giảng phòng đã trình bày những suy tư và gợi lên những ý tưởng rất thiết thực, sống động và hữu ích cho đời sống thiêng liêng và mục vụ của các linh mục trong bối cảnh xã hội khó khăn, phức tạp ngày nay. Bảy đề tài Đức cha trình bày trong kỳ tĩnh tâm này được gợi hứng từ Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa (2010) và Thư chung hậu Đại Hội (2011). Các đề tài được trình bày xoay quanh chủ đề xuyên suốt của cả kỳ tĩnh tâm đó là : Canh tân đời sống linh mục. Đây là những thao thức, ước mong mà nhiều thành phần dân Chúa đã nêu ra trong Đại Hội Dân Chúa. Đức cha đã dựa trên nền tảng kinh thánh, thần học, giáo luật để trình bày có hệ thống bản chất và đặc tính của thiên chức linh mục. Với cách triển khai mạch lạc, nêu ra những bước thực hành, những gợi ý và ví dụ cụ thể của Đức cha không những làm cho các đề tài bớt khô khan mà còn gợi hứng giúp các linh mục cảm nhận và ghi nhớ cách dễ dàng nội dung của bài giảng. Các đề tài được trình bày trong bốn ngày tĩnh tâm gồm: Linh mục, người của đức tin; Linh mục, người được gọi và sai đi; Linh mục, người cầu nguyện; Linh mục, người của hiệp thông; Linh mục, người nghèo của Thiên Chúa; Linh mục, người được tận hiến cho Thiên Chúa; Linh mục, người quản lý của Thiên Chúa. Không chỉ có chất liệu phong phú từ các đề tài để suy gẫm và cầu nguyện, các linh mục còn được hai Đức cha gợi mở nhiều ý tưởng qua phần chia sẻ lời Chúa của các ngài trong các thánh lễ đầu ngày suốt kỳ tĩnh tâm. Các bài suy niệm của các cha quản hạt trong các giờ chầu Mình Thánh Chúa cuối mỗi ngày cũng là những ý nguyện sâu sắc giúp các linh mục cầu nguyện với Chúa dễ dàng hơn.

Ngoài các giờ kinh, giờ chầu Thánh Thể, giờ nghe giảng, giờ suy niệm riêng, Đức cha giáo phận còn gặp gỡ linh mục đoàn mỗi ngày một giờ để đúc kết việc mục vụ trong toàn giáo phận năm qua và triển khai hướng mục vụ cho những ngày tháng sắp tới và tương lai xa hơn nữa. Tuy không phải là kỳ “tĩnh tâm mục vụ”, bởi theo ý hướng của Đức cha giáo phận kỳ tĩnh tâm này là “tĩnh tâm đạo đức”, nghĩa là những ngày tĩnh tâm sẽ chú trọng củng cố đời sống nội tâm hơn là thảo luận mục vụ, nhưng những định hướng mục vụ cụ thể của Đức cha xuất phát từ nền tảng sứ mạng của Giáo hội và chức linh mục đã giúp các cha ý thức hơn về bổn phận và sứ mạng của mình. Công tác mục vụ được Đức cha nhấn mạnh đó là tiếp tục đẩy mạnh việc sống Lời Chúa, cổ vũ những công việc bác ái và truyền giáo, vun trồng sự hiệp thông trong giáo phận. Trọng tâm cụ thể của năm 2012 này là chủ đề: “Gia đình sống Lời Chúa”. Những giờ gặp gỡ này của Đức cha giáo phận với linh mục đoàn cũng chính là cơ hội để thể hiện tình hiệp thông cụ thể nhất giữa các linh mục với giám mục và giữa các linh mục với nhau.

Kỳ tĩnh tâm năm đã khép lại bằng bữa ăn huynh đệ tại tòa giám mục. Trong tiết trời đầu đông hơi se lạnh, những nét mặt rạng rỡ, những nụ cười tươi tắn, những cái bắt tay chào nhau của anh em linh mục đang nói lên niềm vui của những người vừa được đón nhận rất nhiều hồng ân Chúa. Trước khi kết thúc, Đức cha giáo phận đã cám ơn linh mục đoàn vì lòng nhiệt thành và tha thiết với sứ vụ mục tử đã tham gia kỳ tĩnh tâm năm với tinh thần trách nhiệm. Đức cha cũng cầu chúc cho các cha luôn mạnh khỏe, bình an, hăng say với công việc tông đồ nơi nhiệm sở và tích cực cộng tác xây dựng giáo phận trong tinh thần hiệp thông, bác ái.

Hồng Ân
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xin Đừng Vô Cảm Với Thái Hà (Tiếp Theo)
Hà Minh Thảo
11:08 12/11/2011
Xin Đừng Vô Cảm Với Thái Hà (Tiếp Theo)

4.- Tai họa đến cho Thái Hà năm 2008.

Sau khi cướp chính quyền năm 1945, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 có ghi: « Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng » (Điều 10). Các Hiến pháp sau đó đều bảo đảm điều này. Điều 70 Hiến pháp 1992 còn ghi rõ: « Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ ». Hiến pháp năm 1959 quy định: « Chỉ khi nào vì lợi ích chung, nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định » (Điều 20).

Bất chấp những quy định đó, khi thực hiện, nhà nước vi phạm Hiến pháp vì mượn Tu viện DCCT mà không có văn bản. Nhưng ‘mượn’ thì phải ‘trả’ là lẽ đương nhiên, khi Thái Hà cần nơi để phục vụ người nghèo trong xã hội. Nhiều lần các Cha và giáo dân đã yêu cầu trả lại đất đai, thẩm quyền địa phương không trả lời, giống như hành động của kẻ cướp vì phần đất đã chuyển nhượng và chia chác cho nhau. Biến tu viện thành bệnh viện chỉ để ngụy biện làm việc Thiện hay vì Công ích, nhưng, thực tế, chỉ nhằm làm tiền người nghèo đến nhờ trị bệnh.

Chiều ngày 06.10.2011, UBND phường Quang Trung gửi giấy mời cho Linh mục Chính xứ Thái Hà đến trụ sở Ủy ban lúc 15 giờ ngày 07.10.2011 để nghe ‘Công bố dự án Trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Đống Đa’. Phiên họp đã thất bại vì gặp sự phản đối mạnh mẽ của gần 50 giáo dân giáo xứ Thái Hà trong khuôn viên của Ủy ban phường. Như vậy, trong những năm qua, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, làm ô nhiễm môi trường, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ, viên chức, bệnh nhân và nhân dân khu vực xung quanh.

Ngày 07.10.2011, thay mặt các tu sĩ và giáo dân Thái Hà, Cha Chính xứ đã gởi văn thư đến hai Chủ tịch UBND Hà Nội và UBND quận Đống Đa để trình bày những hành vi trái luật về việc chĩa loa phóng thanh công suất lớn vào khu vực Nhà thờ và Tu viện để phát thanh bất kể giờ giấc, vi hiến vì không bảo hộ nơi thờ tự của tôn giáo. Luật qui định ‘Vũ trường và địa điểm hoạt động karaoke’ phải cách cơ sở tôn giáo từ 200m trở lên cũng không được tôn trọng. Nay, sử dụng đất bất hợp pháp này để triển khai xây dựng công trình là trái phép. Do đó, Cha kiến nghị:

- Chấm dứt ngay phát thanh bằng loa chĩa thẳng vào nhà thờ và tu viện Thái Hà;

- Dừng việc triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa trên khu đất thuộc nhà thờ và tu viện bị lấn, chiếm trái phép.

- Xem xét xử lý và giao trả khu đất cho nhà thờ và tu viện DCCT để sử dụng đúng vào mục đích tôn giáo.

Sau đó, Ban Giám đốc bệnh viện muốn gặp Cha Chính xứ Thái Hà và, với giấy giới thiệu thành phần để bảo đảm gặp đúng người đúng việc, ngày 11.10.2011 lúc 14 giờ, Giáo xứ Thái Hà đã tiếp họ. Sau khi nghe Đại diện bệnh viện và Sở Y tế trình bày về dự án lắp đặt trạm xử lý nước thải mà không cần trao đổi với chủ sở hữu cơ sở, hai Cha Giuse Đinh tiến Đức và Gioan Lưu ngọc Quỳnh, đại diện Tu viện và Giáo xứ Thái Hà đã trình bày rõ lập trường và có những chất vấn chính như sau:

- Chúng tôi quyết tâm đòi lại Tu viện. Mượn thì phải trả.

- Trong thời gian chờ đợi nhà nước trả lại, chúng tôi không đồng ý bất cứ một hành động can thiệp, xây dựng gì trên cơ sở đó.

- Nhà nước đã có chủ trương dời bệnh viện ra ngoài, yêu cầu thực hiện, trả lại cơ sở để chúng tôi phục vụ người nghèo.

- Tại sao lại đưa một bệnh viện đầy dẫy vi trùng vào khu vực Tu viện? Đây có thể hiểu là một trong các âm mưu hãm hại cộng đồng tôn giáo hay không?

- Căn cứ pháp luật nào để các anh khẳng định quyền sở hữu của các anh trên cơ sở Tu viện này?

- Quý vị hãy dũng cảm đề xuất một vị trí khác để làm bệnh viện to, đẹp, đường hoàng và sẽ trả lại tòa nhà đó cho Tu viện.

- Việc đòi lại tài sản này đã được nêu ra từ lâu. Chúng tôi đã có đơn từ năm 1996 đến nay vẫn chưa được giải quyết! Dù có bị phân biệt đối xử, chúng tôi cũng kiên quyết đòi lại.

Tuy nhiên, họ không chịu ký tên vì nội dung làm việc không đúng lý do ghi trong Giấy giới thiệu: ‘Thông báo về việc lắp đặt trạm xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa’! Vì thế, đôi bên chỉ ký vào một biên bản thứ hai xác nhận việc các đại diện bệnh viện đã không ký vào biên bản thứ nhất.

Ngày 15.10.2011, Cha Vinh sơn Phạm trung Thành, Giám tỉnh Dòng gửi thư cho tất cả các tu sĩ DCCT Việt Nam, viết: « Khối nhà tu viện DCCT Thái Hà là di sản của cha ông chúng ta, không chỉ là di sản vật chất nhưng còn là di sản tinh thần cao quí, chuyên chở bao nhiêu tâm hồn thừa sai, bao nhiêu ước vọng về tương lai nhà dòng,… là tổ ấm, là cái nôi sinh thành dưỡng dục các thế hệ cha anh chúng ta… là giải pháp chính đáng, hợp lý cho các công việc tông đồ mục vụ đang đầy ứ và quá tải tại Giáo xứ, là sự đáp ứng phải có của nhu cầu phục vụ cộng đồng dân Chúa, không chỉ thuộc Giáo xứ nhưng còn của khách thập phương yêu mến Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dừng ngay dự án xây dựng trạm xử lý nước thải và trả lại tu viện cho DCCT Hà Nội là ý kiến của các linh mục tu sĩ DCCT Hà Nội và cũng là ý kiến của cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà. Tôi ủng hộ ý kiến đó.»

Sau đó, để tránh bị thi công ‘Trạm xử lý nước thải’ vào ban đêm, Tu viện đã gắn bảng đèn điện tử ‘Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà’ ở nơi cao nhất trong khuôn viên Tu viện để mọi người đọc thấy mỗi khi đêm về. Do đó, sau khi Cha Giuse Phượng gửi thư trả lời cho Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phản đối Biên bản vi phạm hành chính trong lãnh vực quảng cáo, nhà cầm quyền Hà Nội nhận thấy việc qui chụp không thành liền thay đổi kiểu qui chụp khác. Ngày 31.10.2011, Cha nhận ‘Quyết định xử phạt hành chính về an ninh và trật tự, an toàn xã hội’ do UBND quận Đống Đa ký, với số tiền 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, ‘Quyết định xử phạt’ này bất hợp pháp vì đây không phải lả hành vi quảng cáo sai luật.

Ngày 27.10.2011, tu sĩ DCCT Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà đã đến UBND Quận Đống Đa- Hà Nội để nộp đơn ‘Yêu cầu trả lại Tu viện DCCT Hà Nội’. Đây là điều chính đáng vì phù hợp với các văn kiện luật sau:

- Hướng dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 04.12.1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: « Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định. »

- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16.06.1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19.01.1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: « Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo ».

- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo ngày 18.06.2004 ghi rõ ràng: « Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó ».

Đuối lý về pháp luật cộng sản, ‘chính quyền’ giở trò ‘quần chúng tự phát’. Lúc 14 giờ 45 ngày 03.11.2011. Đuối lý về pháp luật cộng sản, ‘chính quyền’ giở trò ‘quần chúng tự phát’. Lúc 14 giờ 45 ngày 03.11.2011, cả trăm người tự cho là Cựu chiến binh, là Hội phụ nữ, là Thanh niên… xông đến Nhà Thờ chỉ vì cái ‘Dự án nước thải không được chấp nhận’. Hành động côn đồ của họ chỉ làm ố danh cho tập thể khi xâm phạm nơi tôn nghiêm, đe dọa giết người trắng trợn, dù được báo chí nhà nước tháp tùng để ghi những cảnh vũ phu, cầm 2 loa tay chửi bới các tu sĩ, xô sát với các linh mục và giáo dân. Cha Gioan Lưu ngọc Quỳnh ra gặp gỡ toán dân này thì đã bị một nhóm túm áo cổ xô đẩy và gây hấn ngay trong sân nhà thờ. Phó tế Vinh sơn Vũ văn Bằng bị xô sát và thầy Antôn Nguyễn văn Tặng cũng bị lăng mạ và chửi bới. Họ đã lăng mạ nhiều giáo dân và hăm dọa giết. Đa số người trong họ miệng đầy mùi rượu, say máu đã hung hãn dùng búa tạ đập tung cánh cửa cổng Nhà thờ.

Do đó, Giáo xứ đã cho kéo chuông, đánh trống để báo động giáo dân ở khắp nơi đã kéo đến rất đông, kể cả Cha Giacôbê Nguyễn văn Lý, Chính xứ Hàm Long, Quản hạt Chính Tòa Hà Nội. Tình Hiệp Thông luôn là một sự Nâng Đỡ vô cùng lớn lao cho nhau trong lúc hoạn nạn. Lúc này, đoàn người kia đã tự động rút lui.

5. Những sự Hiệp Thông đầy Bác Ái.

a. Đến từ Tòa Giám mục Kontum ngày 05.11.2011.

« … linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận đã hỏi về việc Giáo xứ Thái Hà đã làm gì để truyền thông Nhà nước … đã tuyên truyền rằng Giáo xứ (DCCT Hà Nội) đã sai phạm ‘về vấn đề khiếu nại xin ngưng việc sử dụng đất của Giáo xứ Thái Hà tại Bệnh viện Đống Đa (nơi Nhà nước mượn của Giáo hội) để xây dựng khu xử lý chất-nước thải’. Việc đó cũng giống như Chính quyền “đang mượn” nhiều cơ sở của chúng ta như Trường Yao Phu Cuenot, Nhà thờ Hiếu Đạo, Trường Minh Đức…v.v… “để làm việc” nếu Nhà nước sử dụng sai mục đích chúng ta cũng lên tiếng như thế mà thôi.

Xin hiệp thông và khẳng định quyền sở hữu đất của Giáo xứ Thái Hà (DCCT Hà Nội) của Toà Tổng Giáo phận Hà Nội để hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà (DCCT Hà Nội), cho Tổng Giáo phận Hà Nội; và đặc biệt cho Giáo phận chúng ta được sớm trao trả lại các cơ sở tôn giáo để chúng ta phụng sự Chúa và Giáo hội trong công bằng, chân lý và sự thật ».


b. Thư hiệp thông của Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền với Giáo xứ Thái Hà:

« … Chúng con hết lòng hiệp thông chia sẻ những gian khổ do bàn tay bạo quyền Cộng sản mà Quý Dòng và Quý Giáo xứ đã chẳng ngừng hứng chịu với con tim không hận thù và tấm lòng sẵn tha thứ kể từ đầu năm 2008, đặc biệt là từ vụ việc nhà cầm quyền Hà Nội và quận Đống Đa phái cán bộ, công an, cựu chiến binh phối hợp với côn đồ đầu gấu đến nhà thờ Thái Hà gây rối, phá phách và hăm dọa hôm 03-10-2011 để trả thù hành động đấu tranh bất khuất của Quý Dòng và Quý Giáo xứ cho công lý và sự thật. Chúng con hết lòng hoan nghênh thái độ khoan hòa, bất bạo nhưng quyết liệt và can đảm cũng như tinh thần đoàn kết chặt chẽ của Quý Cha, Quý Thầy lẫn Quý Anh Chị Em giáo dân (cùng những thân hữu xa gần đã đến hiệp thông khi xảy ra vụ việc)…

Cuối cùng, chúng con nguyện cầu Thiên Chúa, qua Đức Mẹ Thái Hà, ban cho Quý Cha, Quý Thầy và Quý Anh Chị Em tại Thái Hà, nhiều sức mạnh thiêng liêng để tiếp tục công cuộc xây dựng chân lý, công bình, tình thương và tự do cho xã hội Việt Nam, trong sự hợp lực với vô vàn đồng bào yêu nước tại quốc nội lẫn hải ngoại ».

c. Sự hiệp thông còn đến từ nhiều nơi khác như Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội, Giáo xứ Nghi Lộc (Giáo phận Vinh) hay từ Cha Augustinô Phạm sơn Hà, OSB, ngày 11.11.2011, từ Đức vừa cho phổ biến Thư kêu gọi Cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam có Công Lý, Sự Thật cùng Hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà. Ngoài ra, bao nhiêu tín hữu Công giáo và các Tôn giáo khác góp phần cầu nguyện cho trò ‘quần chúng tự phát’ đừng xảy ra.

6. Nhận định của một người cộng sản về ‘quần chúng tự phát’.

Ngày 09.11.2011, trong bài ề ‘Quần chúng tự phát’, cái gai trong thực thi dân chủ Ừ, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) đã hỏi:

- Quần chúng tự phát là nhóm từ đã có từ lâu trong các vụ đàn áo tôn giáo, đặc biệt là Công giáo nay đã xuất hiện trở lại trên báo hà Nội Mới. Liệu hành động này nói lên điều gì đối với nền dân chủ tại Việt Nam?

Luật gia Lê hiếu Đằng, cựu Phó chủ tịch Uũy ban Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hồ chí Minh, trả lời:

- Tôi nhớ trước đây cái vụ Bát Nhã ở Lâm Đồng-Bảo Lộc cũng có một tình hình tương tự. Về mặt tôn giáo tôi không biết sự việc nó như thế nào nhưng tôi cho trách nhiệm của nhà nước là phải giữ gìn an ninh trật tự, thành ra nếu quả thật là quần chúng tự phát nhưng vào nhà thờ để mà làm như vậy thì trách nhiệm của nhà nước là phải dẹp chứ không thể để người ta làm như vậy được.

Thật ra tranh chấp giữa nhà thờ và nhà nước về vấn đề đất đai hiện nay đang còn tồn tại. Về nguyên tắc tôi biết ngay tại thành phố Hồ chí Minh những cái gì mà mượn những gì phải trả lại vẫn còn nhiều (*). Theo trình bày của mấy vị linh mục Thái Hà thì đó là đất của nhà thờ và bây giờ biến thành bệnh viện hay cái gì đó thì tôi không biết rõ nhưng việc gọi là quần chúng tự phát với hàng trăm người vào đó thì lẽ ra công an phải can thiệp.

Bởi vì nếu xảy ra đụng độ giữa giáo dân và số người tự phát đó thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Tôi cho trong việc này đã tạo ra một số hoài nghi trong quần chúng là nhà nước dàn dựng. Việc này tôi thấy không nên nó làm cho uy tín của chính quyền Hà Nội sẽ bị giảm sút.

(*) Trong số này có:

a./ Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, vừa được Đức cha Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú Tòa thánh tại Việt Nam tới thăm ngày 05.10.2011, được thành lập năm 1840, trên một vùng đất sình lầy. Cơ sở khang trang bị chiếm từ 1975. Ngày 20.05.2008 và ngày 03.03.2010, hai lần Tổng Phụ trách Hội dòng gửi đơn đề nghị được nhận lại trường, đều bị trả lời ‘không có cơ sở giải quyết’. Ngày 22.01.2011, Hội dòng gửi đơn kiến nghị đền bù thỏa đáng 3 cơ sở giáo dục bị giải tỏa. Bỗng nhiên ngày 17.10.2011, UBND và Công an phường Thủ Thiêm ngang nhiên dựng bảng ‘Ủy ban Nhân dân phường Thủ Thiêm’ trên đất của Hội Dòng.

b./ Căn nhà số 86, đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, Sài Gòn, diện tích 727m2 thuộc quyền sở hữu Tỉnh DCCT Việt Nam do mua lại ngày 15.06.1949, được Đức cha P.X. Nguyễn văn Thuận thuê để dùng vào việc bác ái xã hội, bị cưỡng chiếm từ sau năm 1975. Ngày 08.11.2011, Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng kiêm thư ký Tỉnh DCCT Việt Nam đã gởi kiến nghị đến UBND TP.HCM để yêu cầu:

1. Đình chỉ ngay công trình đang xây dựng trái phép trên phần đất 727 m2 thuộc sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của Tỉnh DCCT Việt Nam.

2. Thu hồi và giao lại phần đất này cho Tỉnh DCCT Việt Nam sử dụng vào mục đích tôn giáo và công ích cộng đồng. Đây chẳng những là nhu cầu chính đáng của Tỉnh DCCT Việt Nam, mà còn thể hiện việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, của tổ chức tôn giáo.

Tín hữu Đức Kitô Việt Nam khắp 26 Giáo phận tồn quốc đang dấn thân để dành Công lý và Sự Thật cho 2.400 cơ sở nhà đất của Giáo hội Công giáo Việt Nam cần được sự hiệp thông cầu nguyện của mọi người để không trở thành vô cảm như ‘nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình và người hành khất tên là Ladarô đau khổ’ (x. Luc. 16, 19-31).

Hà minh Thảo
 
Văn Hóa
Nén bạc cuộc đời
Trầm Hương Thơ
16:57 12/11/2011
Chúa nhật 33Thường niên A (Mt.25,14-30)

CHÚA ban nén bạc cuộc đời
BAN cho tự quyết làm lời kiếp sau
NÉN lương tâm tốt tươi màu
BẠC tình chôn giấu có giàu được không?
CUỘC mua nhân đức tính công
ĐỜI ai bác ái được thông chia phần

CHO con kiên nhẫn chuyên cần
CON cần suy niệm mỗi lần đúng sai
ĐEM mua ngọc qúy ruộng ai
BÁN đi những thứ làm phai Lời Ngài
LÀM lành lành dữ công khai

LỜI ăn tiếng nói khoan thai dịu dàng
TÂM ta sẽ tiến cao sang
LINH hồn rồi sẽ huy hoàng vinh quang

LÀM con Thiên Chúa rõ ràng
CHO nên con quyết sẵn sàng thực thi
CUỘC đời từ lúc bước đi
SỐNG cho đến lúc sinh thì về đâu?
THÊM thêm nhân đức tươi mầu?
XINH xinh Lời Chúa làm giầu tâm linh

TÂM hồn nở đóa hoa kinh
LINH thiêng như thể hụê xinh thơm lừng
THỂ nào cũng rất vui mừng
XÁC hồn thăng tiến không ngừng vươn lên
CHÂN đi vui bước lên đền
TÌNH Ngài chờ đón ở bên kia đồi
HIẾN thân Ngài đã cứu tôi
DÂNG Ngài "Nén Bạc" nhân đôi ngày về.

Ngày 11.11.11
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Thiên Thu.
Vũ đình Huyến, Lm CMC
11:07 12/11/2011
VƯÒN THIÊN THU
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Kiếp sống này, Chúa kể bằng không.
Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở,
Thấp thoáng trên đường tựa bóng câu.
(Trích Thánh vịnh của vua Đa-vít 39-38)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền