Ngày 12-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:07 12/11/2015
60. PHÂN NGỰA, TRỨNG GÀ
N2T

Thái tử nước Ngô chọc ghẹo Gia Cát Khác:
- “Mày có thể ăn phân ngựa”.
Gia Cát Khác cung kính trả lời:
- “Cầu cho ngài thái tử ăn trứng gà”.
Tôn Quyền nói:
- “Thái tử kêu mày ăn phân ngựa, mày mời nó ăn trứng gà, tại sao vậy ?”
Gia Cát Khác trả lời:
- “Cái chỗ mà chúng nó chui ra đều giống nhau ạ !”
Tôn Quyền cười ha ha.
(Tam quốc chí)

Suy tư 60:
Có người vì không thích người anh em “nổi trội” hơn mình, nên thường hay dùng cách “góp ý chân thành” để sửa lưng anh em với một ác ý; có người thì “thâm sâu” hơn, không góp ý cho anh em, nhưng thường hay tán đồng những công việc của anh em, dù đúng hay sai.
Dù cho “góp ý chân thành” hay “luôn tán đồng” thì cũng chỉ một tác giả là quỷ sa-tan.
Sa-tan thì có nhiều bộ mặt, nhưng bộ mặt nào cũng in hai chữ kiêu ngạo to tổ bố lên trên, nên không thể che giấu được vẻ quỷ quyệt của nó; người Ki-tô hữu thì chỉ có một bộ mặt, nhưng từ bộ mặt này, mà khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su được mọi người biết đến, vì trên bộ mặt của họ được in hai chữ tình yêu.
Tôi cần phải đề cao cảnh giác với chính lời nói và thái độ của mình, bởi vì chính nó sẽ tố cáo tôi trước mặt Thiên Chúa trong ngày phán xét.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:09 12/11/2015
N2T

9. Thiết lập tu viện không phải là tập hợp những người hoàn mỹ, nhưng là để những người có dũng chí muốn trở thành hoàn mỹ.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Các Anh hùng Tử đạo Việt Nam
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:42 12/11/2015
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Mt 10,17-22

CÁC ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM.

Mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam hôm nay, Giáo Hội Việt Nam tôn vinh những người con ưu tú đã hy sinh mạng sống của mình để xây dựng Giáo Hội với tất cả lòng can đảm, quảng đại, yêu thương đúng như lời sử gia Tertullien đã viết :” Máu của Các Tử Đạo là hạt giống phát sinh Kitô hữu “. Tôn vinh các thánh tử đạo Việt Nam để nói lên cho muôn thế hệ :” Các Thánh Tử Đạo là Tổ tiên, Cha ông của chúng ta đã hết lòng yêu thương đất nước, đã hết lòng vì Đạo bởi vì các Ngài không hề hận thù, không hề ta thán, không phiền trách những người đã đang tâm giết họ khi họ chỉ vì Đạo, chỉ vì tín ngưỡng, họ không có vũ khí, không có bất cứ gì trong tay để tự vệ, họ chỉ một lòng trung thành với Đấng họ tin “. Họ luôn trung tín với Đấng đã nói :” Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “. Họ tin Đức Giêsu yêu mến họ, hy sinh vì họ, nên họ đáp trả lại tình thương của Chúa bằng chính cuộc sống, bằng chính cái chết của họ.

Đọc lại lịch sử Giáo Hôi Việt Nam, chúng ta nhận thấy từ ngày 19.3.1615, khi Cha Alexandre de Rhodes và Cha Marques lén chèo một con thuyền vào cửa Bạng, Thanh Hóa. Các Ngài đã nhìn thấy trên một mỏm đá ở giữa dòng sông, không biết ai đã vẽ trên mỏm đá ấy một hình thánh giá bằng vôi trắng, hai vị thừa sai đầu tiên đã thấy trước sẽ có biết bao cuộc cấm cách, bắt bớ, giam cầm, máu đổ vv…

Mà thật ra trong suốt hơn 300 năm giảng đạo, Giáo Hội Việt Nam đã trải qua sáu Triều Vua : Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Giáo Hội Việt Nam đã có hơn 100 Vị Tử Đạo được ghi trong sử sách. Trong đó có nhiều Giám Mục và linh mục người nước ngoài, 15 linh mục Việt nam, 340 thầy giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân. Đó là con số được ghi nhận, nhưng thực tế theo ước tính số Giáo dân hy sinh vì Đạo phải lên tới hơn 300.000 người. Như thế, cứ mỗi một trăm năm giảng đạo tính theo tỷ lệ đã có hơn một trăm ngàn người hy sinh vì Đạo.

Họ là ai ? : Những vị Tử Đạo có thể là những người giáo dân bình thường, họ có thể là những người già, là phụ nữ, là trẻ em, là lính tráng,công chức, thương gia, công nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ, là các Giám mục, Linh mục, Nữ tu, thầy lang, thượng lại, những người phục vụ trong triều đình vv…Họ đã làm gì ? –Thưa vì họ theo Chúa mà những vị Vua Chúa lúc đó cho là họ theo Đạo Gia Tô, Tả Đạo, sợ những người theo Đạo làm mất chỗ đứng của họ, sợ những người theo Đạo làm mất ảnh hưởng của họ khiến họ khó điều khiển, khó trị vì. Do đó, các vua Chúa, Quan quyền lúc đó đã dùng đủ hình phạt, dùng đủ mánh khóe để dụ các người theo Đạo bỏ Chúa, bỏ tín ngưỡng họ đang theo. Họ đã dùng đủ các hình khổ mà họ nghĩ ra được để làm khổ những người tin theo Chúa như : gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đòn, bỏ đói. Bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng. Quyết liệt hơn thì bị chặt đầu, bị xử giảo tức là bị thắt cổ, hay bị thiêu sống. Hình phạt vô cùng man rợ và hiểm độc là xử lăng trì, phân thây ra từng mảnh hay là xử bá đao. Có thể nói, con người đã dùng mọi hình phạt dã man không thể tưởng tượng được để giết chết những vị Tử Đạo chỉ vì họ theo Chúa và sống trung thành với Chúa, với Đạo.

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người đã phong thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam ngày 19.6.1988 và sau đó đã phong Chân phước cho Anrê Phú Yên đã nói :” Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh những nhân chứng, đặc biệt là Các Vị Tử Đạo, lời tiền nhân nói không sai :Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu, vì do máu Các Đấng Tử Đạo của Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ “.

Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta tôn vinh Giáo Hội Việt Nam đã cống hiến cho Nước Trời nhiều Vị Tử Đạo…Chúng ta vinh dự vì Tổ Tiên Cha Ông chúng ta đã sống Lời Chúa và thực thi Lời Chúa. Các Ngài đã trung tín với Chúa khi Chúa luôn trung thành với Các Ngài. Các Thánh Tử Đạo Việt nam đã sống như Chúa đã yêu, do đó, Các Ngài đã đáp trả cách anh hùng, can đảm tình thương Thiên Chúa đã dành cho Các Ngài. Là con cháu Các Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hãy biết lắng nghe Lời của Chúa và thực thi Lời của Chúa trong đời sống như Các Vị Tử Đạo đã sống bởi vì Chúa Giêsu đã làm gương cho Giáo Hội, cho các Kitô hữu khi Ngài chấp nhận chết trên khổ giá để cứu chuộc loài người, cứu chuộc con người :” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).

Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con luôn kiên trung giữ Đạo, thực thi Lời Chúa và sống Đạo với tất lòng tin, tình bác ái yêu thương của chúng con. Xin cho chúng con luôn biết sống như lời thánh Phaolô tông đồ :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “. Amen.
 
Chết là kết của sống
Lm JB. Nguyễn Minh Hùng
09:18 12/11/2015
CHẾT LÀ KẾT CỦA SỐNG

Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm B

Cách đây chừng hơn một tháng, tại giáo xứ mà trước đây, tôi đã từng hiện diện và phục vụ, người phụ nữ vừa tròn 62 tuổi, là một tín hữu trung thành với đức tin, đột ngột tử nạn.

Nhà bà gần sát bên tường nhà thờ. Buổi chiều đã chập choạng tối, bà có ý định sang bên kia đường. Bỗng dưng hai thanh niên chở nhau trên chiếc xe máy với tốc độ cao, đã tông vào bà, lôi bà đi thêm một khoảng về phía nhà thờ. Bà qua đời ngay trước cổng chính nhà thờ, ngay giữa con đường lớn.

Cái chết bất ngờ ập đến trên người phụ nữ, đã làm nỗi đau của gia đình và mọi người thân trở thành nỗi đau nát lòng, nỗi đau đầy nghẹn ứ. Với bản thân, vì sự quý mến, khiến tôi không khỏi bàng hoàng lặng người đi, khi được báo tin.

Dẫu biết sống là để chết. Và chết là kết của sống. Chết là tất yếu của một kiếp làm người. Ai cũng có thể chết, bất luận là người yếu đau hay khỏe mạnh, người giàu sang hay bần cùng.

Nhưng đứng trước một cái chết quá nhanh, một cái chết giữa lúc con người còn mọi khả năng hoạt động, mọi khả năng thực hiện những ước muốn của mình, lòng chúng ta không sao tránh khỏi những thổn thức…

Chúng ta hay nói tương lai của tôi sẽ là…, tương lai con tôi sẽ như thế này…, tương lai vợ tôi, chồng tôi sẽ đạt thế kia… Ít ai nói cái chết là tương lai đời mình. Nhưng thật phủ phàn: Chính cái chết mới thật là tương lai! Dù chết cách nào, mọi người đều chung một tương lai: chết. Chết là kết của sống. Chết là chung kết của một thời làm người.

Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật áp cuối của năm phụng vụ. Qua phụng vụ Lời Chúa, Hội Thánh dạy chúng ta hướng về sự chết. Thời gian cuối năm là thời gian cần để chúng ta nhìn ra phía trước hướng về ngày cuối cùng của vũ trụ. Nó cũng là thời gian thích hợp để nghĩ đến giây phút cùng tận của đời mình, mà chuẩn bị cho một chuyến đi không bao giờ trở lại cách tươm tất, đàng hoàng.

Bài đọc I, sách tiên tri Đaniel cho biết tình hình của ngày phán xét chung. Đó là ngày mà những người đã chết sẽ trỗi dậy, “người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời”.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh đến ngày mà Chúa sẽ ngự đến đầy vinh quang, uy hùng, hiển hách. Đó là ngày mà “Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”, ngày mà “Người sẽ sai các thiên thần đi, và Người sẽ tập họp những kẻ Người tuyển chọn từ bốn phương trời về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời”.

Thánh Phaolô cũng từng diễn tả sự khải hoàn của Chúa Kitô trong “ngày của Người”. Đó là ngày Thiên Chúa “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô…Thiên Chúa đặt mọi sự dưới chân Đức Kitô” (Ep 1, 10.22),

Phần chúng ta, để tránh “chịu ô nhục” và “bị ghê tởm”, nhưng được “hưởng phúc trường sinh”, ta cần chọn lựa một lối sống theo Tin Mừng của Chúa. Đó là trọn một đời, ta nỗ lực sống đẹp lòng Chúa, sống phù hợp luật pháp của Chúa, phù hợp thánh ý Chúa.

Trước mọi quyết định, mọi hành vi, mọi tư tưởng, mọi lời nói…, ta cần tự hỏi, điều này có được phép không? Có phù hợp thánh ý Chúa không? Nếu không phù hợp, dù có phải trả bất cứ giá nào, ta cũng không bao giờ chạm đến. Nhưng nếu đó là điều đúng, mang lại giá trị cứu độ, thì dù phải chết, ta vẫn không được bỏ qua.

Hãy nhớ, cái chết không trừ ai. Bởi nó là kết của sống, cho nên sống là chạy về phía chết. Ngay trong sự sống đã chất chứa, đã tìm ẩn sự chết. Chết có trong sống, vì thế sự sống mới trở nên mong manh, yếu ớt. Cũng vì thế, bất cứ lúc nào, sự sống cũng đều có thể bị cắt đứt, bị sự chết cướp mất.

Quá khứ đi qua là cái chết đang gần đến. Bề dày thời gian và tuổi tác của một con người, là phần chết đã dày thêm lên, đã càng lúc càng xâm chiếm sự sống trong con người ấy. Bởi thế, được sống thêm ngày nào là ngày ấy đưa con người đến gần cái chết hơn. Được sống thêm một ngày, đồng nghĩa với việc chúng ta đánh rơi thêm một ngày trong quỹ thời gian của mình. Thời gian cứ thế sẽ vơi. Cho đến một ngày, không còn gì để vơi… Lúc đó chính là lúc chúng ta chấp nhận bỏ lại tất cả…

Dù chết là kết của sống, ta không bi quan, không sợ hãi. Ngược lại, sự sống càng mong manh, con người càng phải can đảm nhìn trực diện nó để mang về chiến thắng cho mình. Chuẩn bị đón cái chết trong từng giây phút sống là sự khôn ngoan của những ai biết mình phải chết.

Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ khôn ngoan ấy: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Và: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời… Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21, 34-36).

Thánh Phaolô đưa ra những hướng dẫn để ta sống một đời công chính, nhờ đó, niềm hy vọng đạt tới ơn cứu độ luôn luôn có cơ sở, có nền tảng: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12, 1-2).

Những cái chết của anh chị em ra đi trước chính là lời nhắc nhở thâm thúy nhất, sâu lắng nhất, nhưng cũng hiện thực nhất, cụ thể nhất, để chúng ta chuẩn bị cho giờ chết của mình.

Người nữ giáo dân vừa chết trong tai nạn giao thông mà chúng ta nhắc đến bên trên, chỉ là một trường hợp trong vô vàn trường hợp đã từng xảy ra trong cuộc đời. Chúng ta cầu nguyện cho bà, cầu nguyện cho tất cả những người đã qua đời, xin Chúa, vì lòng xót thương, hãy trao ban hạnh phúc muôn đời cho tất cả những ai trung thành sống lề luật Chúa.

Nhưng trong khi cầu nguyện cho người đã khuất, chúng ta cũng nhớ đến phận mình. Rồi đây không ai sẽ mãi mãi hiện diện trên cõi đời này. Chúng ta xin Chúa cũng tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Xin Chúa đừng chấp tội, nhưng hãy nhìn vào thiện chí muốn sống đẹp lòng Chúa của chúng ta mà khoan hồng cho những gì chúng ta trót lỗi phạm.

Hãy luôn luôn nhớ: Chết là kết của sống!

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Và Hy Vọng Vào Lời Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 12/11/2015
Tin Và Hy Vọng Vào Lời Chúa

Suy niệm Chúa Nhật XXXIII - B

(Mc 13, 24 - 32)

Chu kỳ Năm Phụng vụ mở ra với ngày tháng dần trôi đang từ từ khép lại. Chúng ta đang ở Chúa Nhật áp chót của năm, nhưng tâm điểm vẫn là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chịu chết và sống lại, lên trời và sẽ trở lại như lời Người đã phán. Sống đời kitô hữu là sống niềm tin và hy vọng vào chính lời Chúa.

Chúa Nhật thứ XXXIII thường niên B làm chúng ta nhớ lại, khởi đầu Năm Phụng Vụ, Giáo Hội đã kêu gọi con cái mình chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Kitô đến lần thứ nhất mang ơn cứu độ là chính Người đến cho nhân loại. Và Chúa Nhật hôm nay, Giáo Hội lấy lại lời Chúa Giêsu loan báo về sự chung cuộc, mời gọi con cái mình chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa đến lần thứ hai (x. Mc 13,24-32).

Nghe đoạn Tin Mừng Marcô (13, 24-32), chúng ta có thể nghĩ rằng "Ngày ấy còn xa, chưa cần phải làm gì hết", nhưng "hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi" (Mc 13,29). Tuy nhiên, trong xã hội chúng ta đang sống, có những quan niệm lệch lạc về sự chung cuộc của thế giới. Quả thật, chúng ta không thể nói về sự sống lại mà không nghĩ rằng chúng ta phải chết. Ngày chung cuộc của thế giới bắt đầu với mỗi người chúng ta ngay ngày chúng ta chết, thời giờ thật cấp bách để chúng ta lựa chọn.

Nói đến Tin Mừng là nói đến Tin Vui, tự bản chất của Tin Mừng là Tin Vui, nên Tin Mừng luôn mang đến Tin Vui và Tin Vui ấy là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa hằng sống : Cớ gì chúng ta phải sợ? Có phải vì chúng ta thiếu niềm tin và hy vọng không?

Sống trong thời đại không thiếu những thiên tai và rất tiếc cả những nhân tai như chiến tranh và bạo lực, làm cho cuộc sống con người bị đảo lộn, cộng thêm sự xâm nhập của chủ nghĩa tương đối khiến lòng người khó tin và thất vọng. Nếu như thời Chúa Giêsu đã xảy ra việc làm cho người ta xao xuyến trước những biến động về thế giới và vũ trụ : “mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển” (Mc 13, 25), thì trước đó, tinh thần của dân Chúa thời tiên tri Đaniel cũng đã trải qua cuộc khủng hoảng tương tự, lúc ấy Thiên Chúa chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc của họ. Họ thưa cùng Chúa rằng: “Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa” (Tv 15,5).

Khi có khốn đốn kinh hoàng như Daniel loan báo: “Thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ” (Dn 12, 1-3 ). Nhưng nếu họ tin tưởng và cậy trông vào Chúa, "khi ấy dân ngươi sẽ được cứu thoát". Thiên Chúa là Cha nhân từ, Ngài là niềm vui và là chỗ dựa vững chắc của mỗi chúng ta. Vị Thiên Chúa ấy hiện thân nơi con người Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Đấng nối liền hiện tại với tương lai; các lời tiên tri xưa kia sau cùng đã tìm thấy một trung tâm nơi con người của Ðấng Cứu Thế người thành Nagiarét, chính Người là biến cố đích thật, là điểm chắc chắn và ổn định giữa các chao đảo của thế giới. Chính Chúa Giêsu khẳng định: "Trời đất sẽ qua đi, nhưng các lời của Ta sẽ không qua đi" (Mc 13, 31).

Thật thế, chúng ta biết rằng trong Thánh Kinh, Lời Chúa là nguồn gốc của việc tạo dựng; mọi tạo vật, bắt đầu từ các yếu tố vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, bầu trời đều vâng phục Lời Thiên Chúa, hiện hữu trong tư cách "được gọi" bởi Lời Chúa. Quyền năng tạo dựng đó của Lời Chúa đã được tập trung nơi Ðức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, và cũng qua các lời nói của Người mà "bầu trời" đích thật hướng dẫn tư tưởng và lộ trình của con người trên trái đất này.

Giáo Hội tiếp tục loan báo cho chúng ta một Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô. Ít sợ hơn nhưng liên kết giữa cách sống với niềm tin của chúng ta hơn! Đức Hồng Y Newman JH nói : "Khi chúng ta đến trước tòa Chúa, chúng ta sẽ được hỏi về hai điều: nếu chúng ta là phần tử của Giáo Hội và nếu chúng ta làm việc trong Giáo Hội Chúa. Mọi thứ khác chẳng có giá trị gì". Giáo Hội không chỉ dạy chúng ta cách chết thế nào, mà còn dạy chúng ta về cách sống ra sao sau phục sinh. Bởi vì những gì Giáo Hội dạy không phải là sứ điệp của riêng mình, nhưng sứ điệp của Đấng là nguồn mạch sự sống. Chỉ trong niềm hy vọng này mà chúng ta có thể thanh thản đối mặt với sự phán xét của Thiên Chúa.

Lạy Chúa, chúng con tin cậy vào Lời Chúa, Lời Chúa là ngọn Đèn soi cho chúng con bước, là Ánh Sánh chỉ đường cho chúng con đi, Lời ấy tồn tại mãi cho dù mọi sự qua đi.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần I, chương 2
Vũ Văn An
22:43 12/11/2015
Chương II

Gia đình và bối cảnh xã hội kinh tế
Gia đình, một tài nguyên không thể thay thế của xã hội


11. Gia đình là trường dành cho một nhân loại tốt đẹp hơn… nó là nền tảng xây dựng xã hội (GS 52). Tính toàn bộ trong các sợi dây nối kết gia đình, vượt quá các ranh giới của gia đình hạch nhân, đem lại một nâng đỡ qúy báu cho việc dưỡng dục con cái, cho việc lưu truyền giá trị, cho việc bảo vệ các dây nối kết giữa các thế hệ, cho việc phong phú hóa nền linh đạo sống thực. Dù ở một số vùng trên thế giới sự nâng đỡ này đã in sâu vào nền văn hóa xã hội nói chung, nhưng ở những nơi khác, dường như nó đang trên đà đi xuống. Thực vậy, trong thời kỳ có sự phân mảnh nhanh chóng của các tình huống cuộc sống, thì điểm duy nhất còn lại để ta nối kết với nguồn gốc và các liên hệ gia đình của ta chính là các bình diện và các khía cạnh đa dạng trong các nối kết giữa các thành viên và các liên hệ gia đình.

Hành động chính trị có lợi cho gia đình

12. Các nhà cầm quyền có trách nhiệm đối với ích chung cần cảm thấy nghĩa vụ nặng nề khi đứng trước thiện ích hàng đầu của xã hội là gia đình. Quan tâm cần có để điều hướng việc quản trị xã hội dân sự là ban hành và cổ vũ các chính sách chính trị có lợi cho gia đình, những chính sách có thể nâng đỡ và khuyến khích các gia đình, trước hết là các gia đình bị thua thiệt nhất. Cần thiết phải thừa nhận một hành động đền bù cụ thể hơn cho gia đình trong bối cảnh “hệ thống phúc lợi” hiện đại: một hành động như thế cần tái phân phối các tài nguyên và theo đuổi các mục tiêu cần thiết đối với ích chung, nhờ thế góp phần vào việc sửa chữa lại các hậu quả tiêu cực của bất công xã hội. “Gia đình xứng đáng được các giới có trách nhiệm đối với ích chung lưu ý đặc biệt, vì nó vốn là tế bào căn bản của xã hội, một tế bào mang theo nó nhiều sợi dây hợp nhất vững chắc, để cuộc sống chung của người ta được xây dựng trên đó, và với việc sinh sản và dưỡng dục con cái bảo đảm sự đổi mới và tương lai xã hội” (Đức Phanxicô, Diễn Văn tại phi trường El Alto, Bolivia, 8 tháng Bẩy, 2015).

Sự cô đơn và tính mong manh

13. Trong các bối cảnh văn hóa trong đó các mối liên hệ trở thành mong manh vì lối sống vị kỷ, sự cô đơn đã trở thành một điều kiện phổ thông hơn bao giờ hết. Đôi khi, việc cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa là điều duy nhất có thể nâng đỡ người ta trong lúc trống vắng. Cảm thức yếu đuối nói chung khi phải đương đầu với các thực tế kinh tế xã hội đầy áp bức, cảm thức cái nghèo mỗi ngày như mỗi gia tăng và cảm thức điều kiện làm việc hoàn toàn mong manh khiến người ta thường phải tìm kiếm việc làm để nâng đỡ gia đình ở những chỗ càng ngày càng xa gia đình hơn. Sự cần thiết loại này có nghĩa phải vắng nhà và cách biệt gia đình lâu ngày và việc này làm suy yếu các mối liên hệ và tách biệt các thành viên của gia đình với nhau. Trách nhiệm của nhà nước là phải dùng luật lệ tạo ra các điều kiện làm việc có thể bảo đảm tương lai cho giới trẻ và trợ giúp họ thể hiện được mục tiêu thành lập một gia đình cho chính họ. Tham nhũng thối nát, những tệ nạn thường đe dọa các định chế này, sói mòn cách sâu xa niềm tin tưởng và niềm hy vọng của các thế hệ mới, và không phải chỉ có họ. Các hậu quả tiêu cực của việc mất tín nhiệm này rất hiển nhiên: từ các cuộc khủng hoảng dân số tới các khó khăn trong việc dưỡng dục, từ bổn phận phải chào đón sự sống mới tới việc coi sự hiện diện của người cao niên như một gánh nặng, đến độ hiện đang có sự bất ổn phổ quát về cảm giới, đôi khi dẫn tới hung hăng và bạo động.

Kinh tế và công bình

14. Các điều kiện vật chất và kinh tế ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình theo hai nghĩa: chúng có thể góp phần giúp nó lớn mạnh và thịnh vượng, mà chúng cũng có thể gây trở ngại cho việc nở rộ của nó, cho sự hợp nhất và gắn bó của nó. Các điều kiện kinh tế có thể ảnh hưởng tới việc gia đình tham dự vào giáo dục, vào sinh hoạt văn hóa, và vào sinh hoạt xã hội. Hệ thống kinh tế hiện nay vốn tạo ra nhiều hình thức khác nhau nhằm loại trừ người ta về phương diện xã hội. Các gia đình gặp nhiều vấn nạn một cách đặc biệt liên quan tới việc làm. Điều này khiến các cha mẹ không thể sống với nhau và sống với con cái, đủ để bồi đắp các mối liên hệ hàng ngày của họ. Việc “phát triển công bình” đòi phải có “các quyết định, các chương trình, các cơ chế và diễn trình đặc biệt cách nào đó để phân phối thu nhập cách tốt đẹp hơn” (EG 204) và để việc phát huy người nghèo một cách toàn diện trở nên hữu hiệu. Các chính sách chính trị thỏa đáng có lợi cho gia đình là điều kiện chủ yếu để gia đình có được một tương lai vững vàng, nhịp nhàng và xứng đáng.

Nghèo đói và loại trừ

15. Ở khắp nơi, đều có một số nhóm xã hội và tôn giáo sống bên lề xã hội: các di dân, người gípsi, người vô gia cư, người tản cư, người tỵ nạn, người cấp thấp (untouchable) trong hệ thấp đẳng cấp, và những người mắc những chứng bệnh bị coi là sỉ nhục. Thánh Gia Nadarét từng kinh qua các cảm nghiệm cay đắng bị đẩy qua bên lề và làm người tỵ nạn (Lc 2:7; Mt 2:13-15). Lời Chúa Giêsu nói về việc phán xét chung hết sức rõ rệt trong phương diện này: “các con làm bất cứ điều gì cho một trong những người bé nhỏ nhất của anh em Thầy này là các con làm cho chính Thầy” (Mt. 25:40). Hệ thống kinh tế hiện nay đang tạo ra nhiều kiểu loại trừ mới về phương diện xã hội; các kiểu loại trừ này thường làm cho người nghèo trở thành vô hình dưới mắt xã hội. Nền văn hóa đương thịnh và các phương tiện truyền thông cũng đã góp phần làm cho sự vô hình này trở nên trầm trọng hơn. Điều này diễn ra vì “trong hệ thống này, con người, con người nhân bản, bị lấy khỏi trung tâm và được thay thế bởi một điều gì khác. Do đó, một thứ thờ ngẫu thần đã được dành cho tiền bạc. Và do đó, dửng dưng đã được hoàn cầu hóa (Đức Phanxicô, Diễn Văn với những người hiện diện tại cuộc gặp gỡ các phong trào bình dân thế giới, 28 tháng Mười, 2015). Trong một viễn cảnh như thế, ta phải quan tâm đặc biệt tới thân phận các trẻ em: chúng là các nạn nhân vô tội của loại bỏ; sự loại bỏ này làm chúng trở thành các trẻ mồ côi thực sự về phương diện xã hội, và việc này, bi thảm thay, đã đóng ấn lên chúng suốt cả phần đời còn lại. Nhưng bất chấp các khó khăn lớn lao gặp phải, nhiều gia đình nghèo và bị đẩy qua bên lề vẫn cố gắng sống cuộc sống hàng ngày của họ một cách xứng đáng, hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Đấng không hề lừa dối hay bỏ rơi ai.

Sinh thái và gia đình

16. Nhờ sự thúc đẩy của huấn quyền giáo hoàng, Giáo Hội hy vọng sẽ có một cuộc suy nghĩ thấu đáo trở lại đối với hướng đi của hệ thống thế giới. Từ viễn ảnh này, Giáo Hội đang hợp tác trong việc phát triển một sinh thái văn hóa mới: một suy tư, một chính sách, một chương trình giáo dục, một lối sống, và một nền linh đạo. Vì mọi sự đều liên kết mật thiết với nhau, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng quả quyết trong thông điệp Laudato si’ của ngài, nên điều chủ yếu là phải thăm dò sâu sắc các khía cạnh của một “nền sinh thái toàn diện”; nền sinh thái này không những bao gồm các chiều kích môi sinh mà cả các chiều kích nhân bản, xã hội và kinh tế nữa nếu muốn có sự phát triển và duy trì lâu dài cho trật tự tạo dựng. Gia đình, vốn là một phần quan trọng của nền sinh thái nhân bản, tất nhiên phải được bảo vệ thích đáng (xem Đức Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, 38). Qua gia đình, ta trở nên thành phần của tòan bộ tạo thế, ta đóng góp cách đặc biệt vào việc phát huy việc chăm sóc sinh thái, ta học được ý nghĩa của tính thân xác và ngôn ngữ tình yêu trong sự dị biệt hóa nam nữ và ta hợp tác vào chính kế hoạch của Đấng Tạo Hóa (xem LS, 5, 155). Ý thức tất cả những điều này đòi ta phải thực hiện một cuộc hoán cải chân thực và đích thực ngay bên trong gia đình. Trong cuộc hóan cải này, “ta phải vun sới các thói quen yêu thương và chăm sóc đầu tiên đối với sự sống, thí dụ, sử dụng đúng đắn các sự vật, trật tự và sạch sẽ, tôn trọng hệ sinh thái địa phương và bảo vệ mọi tạo vật. Gia đình là nơi đào tạo toàn diện, trong đó, các khía cạnh khác nhau được bộc lộ, các mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau, và sự trưởng thành bản thân” (LS 213).

Còn tiếp
 
Top Stories
Pope Francis message on Laity Vocation
Vatican Radio
12:42 12/11/2015
2015-11-12 Vatican - Pope Francis sent a message on Thursday (12th November) to the participants of a seminar jointly organized by the Pontifical Council for the Laity and the Pontifical University of the Holy Cross to discuss the theme: Vocation and mission of the Laity: Fifty years after the Decree: Apostolicam actuositatem.

In his message which was addressed to Cardinal Stanislaw Rylko, President of the Pontifical Council for the Laity, the Pope recalled how the Second Vatican Council with its keynote documents led to a new way of looking at the vocation and mission of lay people within the Church and the World.

He said the Council does not consider the laity as though they were members of a second tier, at the service of the hierarchy and merely carrying out their orders issued from high up but instead as Christ’s disciples who are called to animate every place and human activity in the world according to the spirit of the Gospel. In conclusion, Pope Francis wrote that he prayed that this seminar will encourage both pastors and lay faithful to live out and put into practice this Council teaching on the laity which, he said, was always a keen pastoral concern of St. John Paul II.
 
Pope: donates to Lampedusa crucifix gifted to him by Castro
Vatican Radio
12:45 12/11/2015
2015-11-12 Vatican - Pope Francis is donating to the parish church of Lampedusa a crucifix that was gifted to him by President Raul Castro of Cuba during the recent papal visit to the Caribbean island. Measuring over 3 metres
high, the crucifix is crafted from wooden oars tied with ropes to symbolize the reality of migrants who have crossed the Mediterranean by boat. Lampedusa is an island off the coast of Sicily whose shores receive the majority of migrants and refugees crossing the Mediterranean sea by boat from Libya to Italy. The tiny island was also the first place in Italy that Pope Francis chose to visit after his election.

Pope Francis’ decision was announced by Cardinal Francesco Montenegro of Agrigento whose archdiocese includes Lampedusa. He made the announcement at Italy’s National Ecclesial Congress in Florence that was attended by the Pope on Tuesday.

On hearing of the Pope’s gift, the parish priest of Lampedusa Don Mimmo Zambito said the image of this crucifix symbolizes the mercy and humanity of Jesus Christ who triumphs over every conflict, knocking down walls and crossing borders.

The crucifix will be displayed in the Church of the Holy Cross in Agrigento for the local inauguration of the Jubilee Year of Mercy on December 11th and then will be taken on a pilgrimage across the archdiocese of Agrigento before taking up its final residence in the parish Church of Lampedusa.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư cảm nhận sau buổi hội thảo khoa học giáo dục
Một người tham dự buổi hội thảo
11:40 12/11/2015
Thư cảm nhận sau khi tham dự buổi hội thảo khoa học giáo dục

NGÀY 07/11/2015

Kính gửi: Uỷ ban Giáo dục Công Giáo (UBGDCG) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Tôi viết lá thư này mong được chia sẻ những nhận định và góc nhìn cá nhân của tôi về giáo dục, đặc biệt giáo dục giá trị sống sau khi được tham dự buổi hội thảo Khoa học Giáo dục: “NGƯỜI THẦY VỚI VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỌC SINH – NHỮNG BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU”, được tổ chức vào ngày 07/11/2015 tại trụ sở HĐGMVN.

Cảm nhận chung

Buổi hội thảo thực sự đã gợi lên cho tôi rất nhiều suy tư và câu hỏi. Dưới sự hướng dẫn của ba thuyết trình viên đầy tâm huyết, tôi tin chắc cử tọa đã hiểu được bước đầu thế nào là giá trị sống, và con đường thực hiện công cuộc giáo dục giá trị sống đã và đang được khởi sự và thực hành như thế nào.

Thực vậy, giá trị sống khác xa với kỹ năng sống, càng không thể nhìn nhận như những kiến thức phổ cập nói chung. Đơn giản hóa, nếu như giáo dục kiến thức cách chung trang bị cho người học kiến thức nền tảng và chuyên môn; nếu như giáo dục kỹ năng sống giúp cho người học dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tiễn cách khôn ngoan và mềm dẻo, thì giáo dục giá trị sống mới thật sự đem lại cho con người tính nhân bản, luân lý, tính cách và đạo đức phù hợp với xã hội hiện tại nhưng không làm mất đi giá trị tinh túy truyền thống. Quả thực, cả ba khía cạnh đều quan trọng và rất cần thiết để giáo dục nên một con người.

“Tiên học lễ, hậu học văn”. Chúng ta luôn kêu gọi như thế nhưng chúng ta đã thực hiện điều này như thế nào? Phải chăng chúng ta đã quá coi trọng giáo dục kiến thức và việc giáo dục đạo đức chỉ như một phong trào nửa mùa già cỗi, được kêu gọi từ biết bao năm qua nhưng để đánh giá hiệu quả thực sự thì chưa có con số cụ thể; thay vào đó là hàng loạt các biểu hiện xuống cấp đạo đức từ cấp nhỏ đến cấp lớn, thậm chí diễn ra ngay trong học đường không những giữa học trò với học trò mà còn cả thầy đối với học trò. Mặt khác, quả là điều đáng mừng khi trong những năm gần đây, xã hội rộ lên phong trào giáo dục kỹ năng sống thông qua hàng loạt các lớp học cho đủ mọi cấp từ tiểu đến đại học và sau đại học. Thế nhưng vấn đề giáo dục giá trị sống chỉ được nổi lên như một phong trào, lồng ghép một cách chưa khoa học hoặc tự phát vào các hoạt động giáo dục kiến thức và kỹ năng.

Giá trị của giáo dục không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu giáo dục đào tạo ra một con người có đầy đủ kiến thức, chuyên nghiệp về kỹ năng nhưng thiếu nhiều đạo đức, thì các “quái vật có học” (educated monsters) sẽ không còn gì xa lạ với tương lai xã hội. Giáo dục một con người thành công và thành nhân có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng quan trọng nhất vẫn là vai trò của người thầy, buổi hội thảo đã chứng minh được điều ấy.

Tình hình thực tế từ góc nhìn cá nhân: nhận định yêu cầu và thách thức

Dưới góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng Giáo Hội Công Giáo đang đi đầu trong lĩnh vực giáo dục giá trị sống. Dù rằng phạm vi chỉ gói trọn trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo và mang màu sắc tâm linh rõ nét, chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của Giáo Hội trong việc hình thành và phát triển nền tảng đạo đức nơi mỗi Kitô hữu.

Giáo dục Công Giáo đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Theo ý Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo phát biểu bên lề Thượng HĐGM thế giới về gia đình năm 2015, Giáo Hội Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách khó khăn, đặc biệt với giới trẻ bao hàm sinh viên, công nhân và anh chị em di dân. Bằng trải nghiệm cá nhân, tôi xin mạn phép nói xa hơn một chút.

Mỗi Kitô hữu từ hồi nhỏ đã được cha mẹ đưa đến các lớp học giáo lý từ khai tâm đến sống đạo, là môi trường giáo dục nhân bản rất thích hợp cho độ tuổi thiếu nhi và thanh thiếu niên, giúp họ vững vàng trong đức tin và nhân cách trong suốt cuộc đời. Trong môi trường xứ đạo và gia đình, việc học hỏi giáo lý của các em mang lại sự gắn kết cùng các bạn đồng đạo, niềm vui được học hỏi trên tinh thần hăng say thoải mái.

Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, tình hình có nhiều biến chuyển. Hiện đại hóa và sự phát triển từng ngày ảnh hưởng rõ nét lên thế hệ học trò sau này. Các em ngoài việc học chính khóa trên lớp, còn phải tham dự rất nhiều lớp học thêm, học ngoại khóa kể cả thứ bảy và Chúa Nhật. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tâm lý một phần không nhỏ các em, cho rằng việc học hỏi giáo lý không khác gì lớp học thêm, thậm chí là khó chịu vì sự “ép buộc” dưới áp lực từ cha mẹ để đạt được những chứng nhận các Bí tích. Niềm vui khi được học giáo lý cứ nhỏ dần theo độ lớn cấp học, đó là chưa kể đến sự mệt mỏi vì các em phải học quá nhiều từ trường và các lớp học thêm. Thay cho niềm vui sẽ là tâm lý đối phó, cho qua. Những điều tôi đề cập, không phải là toàn bộ hiện thực, nhưng cũng không thể phủ nhận thực trạng đó đã và đang diễn ra.

Sự khác biệt giữa các bạn trẻ thành thị và nông thôn cũng cần đề cập tới, đặc biệt giai đoạn sau 18 tuổi. Phần lớn bạn trẻ tại các tỉnh thành sẽ đổ dồn về các thành phố lớn, xa gia đình để học tập hoặc mưu sinh; trong khi bạn trẻ tại thành phố phần nào vẫn nhận được sự khuyên bảo, dạy dỗ, hun đốc trực tiếp từ gia đình. Bạn trẻ sẽ gặp và tiếp xúc với một xã hội khá phức tạp và đang mang trong mình xu hướng thực dụng, trần tục. Nếu các bạn trẻ không có một nền tảng đạo đức thật sự vững chắc, cộng thêm sự tự do và thiếu vắng sự chăm sóc từ gia đình, thì việc xa rời các giá trị sống là điều hoàn toàn có thể xảy ra, rất dễ dàng.

Đứng trước thách đố này, Giáo Hội đã rất nhanh nhạy nắm bắt. Các lưu xá sinh viên, các nhóm sinh viên Công Giáo, các hội đồng hương Công Giáo, các Đại hội giới trẻ,… được thành lập và đang hoạt động tại các thành phố lớn. Điều này đã đem lại hiệu quả rất tích cực và rõ nét. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế vẫn tồn đọng một số vấn đề lớn, nổi cộm là số lượng các bạn trẻ được phục vụ. Riêng tại Sài Gòn, Đại hội giới trẻ cấp giáo phận hằng năm đều được tổ chức rất hoành tráng, quy tụ hàng ngàn bạn trẻ. Qua một số lần tham dự tại Sài Gòn (và tại các giáo phận, giáo hạt khác), tôi tự hỏi trong số hàng ngàn sinh viên đó, bao nhiêu phần trăm là các bạn trẻ tự do tìm hiểu và đăng ký tham gia (không nằm trong phái đoàn từ các lưu xá, cộng đoàn, nhóm hội,…)? Tôi không dám chắc đó là một tỉ lệ cao, chưa kể đến việc Đại hội giới trẻ chỉ diễn ra một lần trong năm. Những điều tôi nói trên không phải phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng tích cựu không thể chối cãi của các lưu xá, cộng đoàn, nhóm hội và các hoạt động hiện tại phục vụ cho giới trẻ. Nhưng để đặt câu hỏi về phổ rộng và tác động lâu dài đến phần lớn các bạn trẻ (sinh viên và di dân) tại các thành phố lớn.

Ý kiến và ủng hộ

Qua hội thảo, tôi biết được nỗ lực của Uỷ ban GDCG, cách riêng của Ban Giáo chức Công Giáo đã và đang thực hiện các chương trình giáo dục giá trị sống (cụ thể: Ephata) dành cho lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên. Tôi cũng rất vui mừng khi biết rằng sắp tới sẽ áp dụng chương trình này cho các bậc học cao hơn (hiện tại là lớp 8). Với những suy tư cá nhân như trên, tôi cho rằng Ủy ban GDCG đang đi rất đúng hướng và hoàn toàn ủng hộ mục đích cao đẹp trong việc giáo dục giá trị sống. Tôi thiết thực mong chương trình sẽ sớm được áp dụng cho các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, mà theo tôi, là thành phần rất nhạy cảm và đương gặp những khó khăn rất lớn trong việc duy trì đức tin và các giá trị sống, giá trị đạo đức.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Quý vị và cho những việc mà Ngài đã khởi sự nơi Quý vị!

Sài Gòn, ngày 09 tháng 11 năm 2015

Kính thư,

Một tham dự viên
 
Đức TGM Tổng Thư Ký Thánh Bộ Tu Sĩ tới thăm NPD Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
09:35 12/11/2015
Nhân cuộc Đại Hội Liên Hiêp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam lần thứ V, Nhiệm Kỳ 2015-2018, Đức TGM José Rodriguez Carballo O.F.M. đã dành một phần buổi sáng ngày 7.11.2015 tới thăm Nhóm CGKPV tại Trụ sở của Nhóm, tọa lạc tại số 58/1 đường Phạm Ngọc Thạch.

Sở dĩ có cuộc viếng thăm này là vì hầu hết các thành viên trong Nhóm đều là tu sĩ thuộc nhiều Dòng Tu khác nhau như Dòng Tên, Dòng Phan-xi-cô, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Don Dosco, Dòng Thánh Thể, Dòng Đức Bà, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Đa Minh, Hội Các Linh Muc Xuân Bích, với hai giáo dân là GB. Hoàng Ngọc Lễ và Phê-rô Nguyễn Tuấn Hoan và các nhân viên văn phòng.

Theo Đức TGM, Tổng Thư Ký Thánh Bộ Tu Sĩ, thì đây là cuộc viếng thăm nên làm, vì việc các tu sĩ thuộc nhiều Dòng khác nhau họp lại, để làm một công việc có tầm quan trọng sâu rộng trong cộng đồng Dân Chúa là điều đáng trân trọng và cần được lưu tâm khuyến khích. Chính vì vậy, trong bài đáp từ, ngài đã nhấn mạnh đến công việc của Nhóm, khi nói rằng rằng Nhóm không phải chỉ làm một công việc trí thức mà chính là theo đuổi một sứ vụ, một sứ mệnh, một cuộc sai đi để phục vụ Giáo Hội trong công cuộc phổ biến và rao truyền Lời Chúa.

Hiện diện trong buôi họp măt này, ngoài Đức TGM, còn có ĐC Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ Tịch Ủy Ban Tu Sĩ HĐGMN, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, Giám Tỉnh Dòng Tên, kiêm Chủ Tịch Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam, cha Giu-se Phan Trọng Quang, Dòng Thừa Sai Đức Tin, Tổng Thư Ký Liên Hiệp, cha I-nha-xi-ô Nguyễn Duy Lam, Giám Tỉnh Dòng Phan-xi-cô, cha Phê-rô Nguyễn Văn Ty, nguyên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco, thông dịch viên, chị Paula Tăng Ngọc Diệp, nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đức Bà, chị Tê-rê-xa Nguyễn Thị Sáng, nguyên Tổng Phụ Trách Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm. Còn phải kể thêm cha Giu-se Trần Hòa Hưng, nguyên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco, nguyên Chủ Tịch Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam, chị Ma-ri-a Lê Thị Thanh Nga, Giám Tỉnh Dòng Đức Bà, kiêm Phó Chủ Tịch Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp. Cả hai vị đều là thành viên của Nhóm. Và cuối cùng là các thành viên khác trong Nhóm.

Mở đầu, cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Thường Trực Điều Hành Nhóm ngỏ lời chào mừng Đức TGM, rồi sau đó trình bày khái quát các giai đoạn thành hình, sinh hoạt, thành quả qua những sách Nhóm đã xuất bản, cũng như những lời khen tiếng chê Nhóm đã nhận được từ năm 1971 đên nay, tính ra đã 44 năm. Có điều đáng nói là nhờ ơn Chúa, Nhóm đã kiên trì gắn bó với nhau trong tinh thần liên đới và hiệp thông. Chính tinh thần này đã giúp Nhóm trụ lại được với nhau trong một quãng thời gian tương đối dài, dù gặp phải những gian nan trắc trở từ nhiều phía.

Sau đó, Đức TGM cám ơn sự đón tiếp đơn sơ chân tình của Nhóm và lấy làm vui vì được biết công việc của Nhóm từ nhiều năm qua. Nhờ tài phiên dịch của cha thông dịch viên, ngài nắm bắt được toàn bộ vấn đề và có những lời nhắn nhủ và khuyến khích Nhóm như sau:

Anh chị em cứ tiếp tục làm việc như đã làm việc từ nhiều năm qua. Công việc của anh chị em là phục vụ Giáo Hội. Anh chị em hãy cố làm thế nào để bản dịch của anh chị em được dùng trong Phụng Vụ. Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ của anh chị em đã được công nhận và sử dụng từ lâu rồi, bây giờ còn các bản văn Kinh Thánh dùng trong Thánh Lễ và Các Bí Tích. Làm thế nào để HĐGMVN nhìn nhận bản dịch của anh chị em và cho phép dùng trong Phụng Vụ. Việc này đòi phải có đối thoại. Mà đối thoại thì hai bên cần phải đón nhận một phần hy sinh. Về phía anh chị em thì phải hy sinh một phần tính độc lập. Anh chị em đã tạo lập được mối liên hệ tốt với Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, với Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo thì hãy lo tìm cách lập được mối liên hệ như thế với HĐMVN và UBPT. Tới đây có một thành viên trong Nhóm giơ tay xin được phát biểu, nói rằng Nhóm đã thử làm mấy lần, thậm chí có cả đại diện môt nhóm những người thiện chí ở hải ngoại là bà Hằng, Bề Trên Cộng đoàn Nữ Tu Đa Minh ở Houston về tình nguyện làm cầu liên lạc với ĐC Chủ Tịch UBPT nhưng không thành.

Sau đó mọi người chụp hình kỷ niệm và dùng bữa cơm chung thân mật với nhau.
 
Vĩnh Khấn tại Đan Viện Xitô Phước Vĩnh, Trà Vinh
Anh Mai Thi
13:00 12/11/2015
Vĩnh Khấn tại Đan Viện Xitô Phước Vĩnh, Trà Vinh

“Hôm nay là Ngày Chúa đã làm ra. Alleluia”

Phước Vĩnh, ngày 10-11-2015.- Hôm nay bầu khí tĩnh lặng của Đan Viện Xitô TM. Phước Vĩnh tại Ấp Thôn Rôn, xã Vinh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh - một vùng quê hẻo lánh bỗng rộn ràng niềm vui. Không vui sao được khi nhìn lại 40 năm thành lập cộng đoàn đan viện với biết bao ân huệ Chúa đã thương ban. Và niềm vui ấy như được đong đầy thêm khi các Thầy:

M. Gerardo Majella Nguyễn Bá Quốc Long

M. Phaolo Nguyễn Văn Định

M. Bernardo Nguyễn Minh Tân

M. Đaminh Nguyễn Văn Kỳ

M. Stephano Phan Văn Lý tiến lên tuyên khấn trọn đời.

Xem Hình

Ngay từ chiều tối hôm trước và hầu như suốt đêm Quí Khách; Quí Ân và Nhân Thân Nhân xa gần từ muôn phương tìm đủ mọi loại phương tiện để đến chung chia niềm vui Tạ Ơn Chúa với Đan viện.

Thật cảm kích khi quí cụ ông, cụ bà và cả những em bé còn bế trên tay cũng cố gắng vượt đường xa vài trăm Km đến để chứng kiến cái giây phút trọng đại "đất trời giao duyên" của con-cháu-anh-em-chú bác... của mình tuyên khấn.

Hội dòng Xitô Thánh Gia có sự hiện diện của viện phụ Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn. Ngoài viện phụ Hội trưởng còn có Cha viện phó đan viện Thiên Phước, cũng như quí cha, quí anh em trong các Đan viện khác. Điều đó nói lên tình huynh đệ trong Hội Dòng.

Hiệp thông chia vui với Đan viện cũng có đầy đủ đại diện của các Dòng tu đang hoạt động trên địa bàn giáo phận. Quí cha trong và ngoài giáo phận, cha thơ ký Tòa giám mục và cha Giám Quản cũng đến làm cho niềm vui của sự hiệp thông trở nên cụ thể và rõ nét.

Niềm vui càng trở nên tròn đầy khi bất ngờ có sự hiện diện thân tình và đầy ưu ái của Đức tân giám mục giáo phận Vĩnh Long - Đức Cha Phê rô Huỳnh Văn Hiến.

Thường ngày ngôi nhà nguyện vốn nhỏ bé và hết sức đơn sơ, nay với sự hiện diện đông đủ của mọi thành phần dân Chúa - bỗng trở nên sang trọng, ngọt ngào và ấm áp. Ðúng như lời Vịnh Gia: Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy hỷ hoan Nơi đây ân huệ Chúa ban Chính là sự sống chứa chan muôn đời. Trong bài giảng, cha Phao lô Nguyễn Tuyên Phương đã súc động ôn nhớ lại những ân huệ mà Thiên Chúa đã trải tràn trên Đan viện trong suốt 40 năm qua với biết bao thăng trầm và vật đổi sao dời... Nhưng tình Chúa và tình huynh đệ trong anh em vẫn còn tinh khôi và nguyên vẹn. Thật súc động!

Để phát triển ân huệ ấy và để tiếp bước các vị tiền bối cha anh, 5 anh em dõng dạc tuyên khấn - cam kết và quyết tâm dấn thân để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình trong âm thầm và hy sinh. Như 5 ngọn nến lung linh và tan chảy trên bàn thờ, sau khi đọc lời khấn họ cùng nhau hát 3 lần lời Thánh Vịnh 118: "Lạy Chúa, xin đón nhận con theo lời Chúa, để con được sống và lòng con vui thỏa vì đã trông đợi Chúa". Sau mỗi lần hát xong, các Tân Đan sĩ quì phủ phục, Cộng đoàn lặp lại. Sau đó cùng với Cộng đoàn hát kinh Vinh Danh. Cảm động và thống thiết làm sao!

Và niềm vui vỡ òa khi quí cha và quí Đan sĩ trong Hội Dòng giang rộng vòng tay ôm hôn và trao ban bình an đón nhận các tân Đan sĩ vào sống chết với nhau cho đến trọn đời. Để nên lời ngợi ca cho vinh danh Chúa.

Biết nói sao cho vừa, diễn tả sao cho hết được niềm vui của 40 năm thành lập - hiện diện - và phát triển để Đan viện có ngày trưởng thành như hôm nay. Và vì "Hôm nay là ngày Chúa đã làm ra, Nào chúng ta hãy vui mừng hoan hỷ - Alleluia". Xin ca ngợi và chúc tụng Chúa đến muôn thủa muôn đời-Amen.

Anh mai Thi
 
VietCatholic mở Khóa Huấn luyện Chuyên viên Kỹ thuật Truyền hình
Lm Trần Công Nghị
15:28 12/11/2015
VietCatholic mở Khóa Huấn luyện Chuyên viên Kỹ thuật Truyền hình

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Nhằm mở rộng các chương trình phát hình hằng tuần của VietCatholic và tiến tới hình thành Đài Truyền Hình Công Giáo, VietCatholic sẽ tổ chức một Khóa Huấn luyện Chuyên viên Kỹ thuật Truyền hình vào trung tuần tháng Giêng năm 2016 tại Orange County, Nam Cali. Khóa học kéo dài 1 tuần lễ này do các chuyên gia nhiều kinh nghiệm giảng dậy. Nội dung xoay quanh những kỹ năng như:

  • Studio Lighting,
  • Sound Recording/Editing,
  • Video Recording/Editing,
  • Clip Management,
  • Video Publishing.

Các chuyên gia của VietCatholic sẽ chỉ dẫn các kỹ thuật phỏng vấn, thu hình, dàn dựng âm thanh và ánh sáng trong điều kiện của một phòng thu hình, sử dụng và tinh chỉnh camcorder, sử dụng các nhu liệu như Adobe Premiere, Adobe Photoshop và Adobe Audition, phát hình trên các mạng xã hội và trên các đài truyền hình.

Khóa học miễn phí nhưng số chỗ chỉ có giới hạn. Anh chị em Công Giáo thuộc các Trung tâm, Giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ muốn ghi danh học khóa này xin liên lạc với chúng tôi qua email: vietcatholic@gmail.com để biết thêm chi tiết.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Khởi đi từ Đại Hội Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo nhóm tại Nam California vào tháng 10 năm 2006, một bộ phận của VietCatholic đã được hình thành để nghiên cứu những khía cạnh kỹ thuật của tiềm năng sản xuất và phát các videos trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Chưa đầy 2 năm sau, từ trung tâm báo chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney, chúng tôi đã có thể phát hình hầu hết các biến cố quan trọng trong Đại Hội này.

Sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, được sự hỗ trợ của các cơ quan truyền hình của Tòa Thánh, chúng tôi đã nhanh chóng đi dần đến việc phát hình hàng tuần. Trong suốt 5 năm qua, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican đều đặn truyền đi hàng tuần tiếng nói và hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, những giáo huấn của ngài, và những sinh hoạt tại giáo đô Rôma cũng như những biến cố trọng đại trong đời sống Giáo Hội như các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid và Rio De Janeiro…

Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, chúng tôi đã có khả năng tường thuật rất nhanh các biến cố với những hình ảnh rất đẹp như quý vị và anh chị em có thể thấy trong nhiều dịp khác nhau, mà gần đây nhất là chuyến tông du cuả Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ vào tháng Chín vừa qua.

Bên cạnh chương trìnhThế Giới Nhìn Từ Vatican, trong hai năm qua, chúng tôi còn có chương trình Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô để gởi đến quý vị và anh chị em những giáo huấn rất thiết thực và cụ thể của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các thánh lễ hàng ngày tại nhà nguyện Santa Marta, cũng như trong các buổi tiếp kiến chung và các buổi đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô. Cũng trong một năm qua, chúng tôi có thêm chương trình Giáo Hội Năm Châu do studio ở Melbourne đảm trách mỗi tuần từ tháng 12 năm 2014.

Để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 20 của VietCatholic vào tháng 11, 2016 tới đây, chúng tôi quyết định tiến xa hơn một bước nữa là thành hình thêm một studio mới và Đài Truyền Hình VietCatholic tại Orange County hầu đáp ứng như cầu Truyền giáo và Mục vụ cho người Việt Công Giáo khắp nơi.

Chúng tôi không có ý định chỉ dừng lại ở chỗ “lồng tiếng” các videos nhưng muốn tiến xa tới chỗ sản xuất các chương trình. Vì thế, chúng tôi rất cần sự cộng tác của các diễn viên, các ca sĩ, các nhà đạo diễn và các chuyên viên kỹ thuật quay phim và edit phim.
Đây là một công việc rất quy mô đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều người: các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân.

Chúng tôi dự trù tiến hành theo nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn một, chúng tôi xin mời gọi anh chị em Công Giáo có chút kiến thức về điện toán và có ý hướng muốn cùng chúng tôi cộng tác trong sứ mạng Truyền giáo qua phương tiện Mass Media tham gia vào trong đội ngũ chuyên viên kỹ thuật.

Orange County, California, ngày 11 tháng 11 năm 2015

Trân trọng,

Linh mục Gioan Trần Công Nghị
Giám đốc VietCatholic Network
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Anh Tập đi rồi , bác Trọng ngủ đâu ?
Phạm Trần
19:20 12/11/2015
ANH TẬP ĐI RỒI, BÁC TRỌNG NGỦ ĐÂU ?

*Tại sao các báo chính thống và hai Cổng Thông tin của Đảng và Chính phủ không đăng lời phản bác của Lê Hải Bình ?

Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ đánh võ gió đã đành, nhưng cả Quốc hội đại biểu của dân cũng ù ù cạc cạc trước những lời đường mật của Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình sau 2 ngày thăm Việt Nam thì nước chưa mất là điều may.

Sự kiện này thể hiện qua miệng lưỡi trịch thượng của Tập trong 6 lần phát biểu: Tại sân bay Nội Bài khi đến; bài viết ngắn đăng trên báo Nhân Dân của Việt Nam và đối đáp với 4 Lãnh đạo chóp bu đảng CSVN gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngôn ngữ của phiá chủ nhà Việt Nam tòan là “đề nghị” và “biết ơn” trong khi họ Tập lại lên lớp “ hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng”; dậy khôn:”Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”

Rồi tự khoe trước Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”

Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong khi phiá Trung Quốc thì không làm theo phương châm mà lại tiếp tục đe dọa chiếm thêm phần còn lại của Trường Sa và không muốn bàn đến Hòang Sa mà Bắc Kinh đã chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng 01/1974.

Phương châm được gọi là 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là đòi hỏi của Trung Quốc muốn phía Việt Nam phải tuân thủ, bắt đầu từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1991. Sau đó, liên tiếp dưới hai đời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khoá VIII) và Nông Đức Mạnh (khoá IX và X), việc thi hành đơn phương của phiá Việt Nam không ngừng tăng cao cho đến ngày nay.

VÕ GÍO ĐUỔI RUỒI TRƯỚC TẬP

Nhưng “đại cục” là cái qúai gì thế ?

Đại Từ Điển tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 1998 định nghĩa Đại cục là: “Tình hình chung, có tính bao qúat. Công cuộc to lớn”.

Như vậy, khi người Trung Hoa muốn Việt Nam hãy coi các vụ ngư dân Việt liên tục bị lính Trung Hoa tấn công, cướp của trên vùng đánh bắt truyền thống của người Việt ở Biển Đông, hay việc Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá chiếm năm 1988 ở Trường Sa để xây căn cứ quân sự trên Đá Subi, Gaven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên là chuyện nhỏ thì thứ gen“ hòa” của ông Tập đã thành gen “ác”, gen “ăn người” , gen “bá quyền” gen “bành trướng lãnh thổ”trong văn hoá ứng xử của tổ tiên người Hoa.

Vậy mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam vẫn “ khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu” , nhưng ông lại không dám nêu đích danh Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam khi đối thoại với Tập.

Tại sao ? Chẳng nhẽ cái Công hàm “há miệng mắc quai” tai ác của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà ông Trọng, ông Sang, ông Hùng và ông Dũng đều không dám khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này trước mặt Tập Cận Bình ?

Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên hay sững sờ khi cả nước phải nghe Tập Cận Bình nhắc khéo với Việt Nam trong diễn văn trước Quốc Hội Việt Nam sáng 6/11 (2015) rằng: “ Chữ tín là nền tảng để làm bạn.” ?

Phản ảnh của bối cảnh này đã thể hiện trong ngôn ngữ mềm mỏng, nhẹ nhàng của ông Trọng khi ông:”Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình” .

Nhưng “giữ nguyên trạng” lại chỉ có lợi cho Trung Quốc mà hại cho Việt Nam. Giữ “nguyên trạng” ở Hòang Sa là nhìn nhận quyền chiếm hữu hợp pháp lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh. Giữ “nguyên trạng” ở Trường Sa là nhìn nhận sự có mặt của quân đội, quyền kiểm soát của Trung Quốc trên một vùng lãnh thổ của Tổ tiên người Việt Nam.

Khi ông Trọng yêu cầu phiá Trung Hoa “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình” ở Biển Đông, thì Bắc Kinh đã gây phức tạp qua vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng đặc quyền của Việt Nam từ ngày 2 đến 17/05/2014 và đã “mở rộng tranh chấp” khi cải tạo 7 bãi đá thành đảo ở Trường Sa trong hai năm 2014-2015.

Tập Cận Bình còn không thèm trả lời đề nghị “Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông….”

Còn nhớ ông Tập từng tuyên bố tại Hoa Thịnh Đốn ngày 25/9/2015 rằng : “Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.” (China does not intend to pursue militarization)

Nhưng có ai biết tại sao họ Tập lại không nói như thế với tất cả 4 Lãnh đạo Việt Nam trong hai ngày 5 và 6/11/2015 ?

Nhà lãnh đạo Trung Hoa còn cố tình tảng lờ như không nghe rõ đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi cả hai cùng kêu gọi “đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân.”

Cũng không hiểu tại sao hai ông Sang và Dũng lại không dám đòi Trung Quốc phải ngưng ngay các cuộc tấn công phi pháp, dã man và cướp của ngư phủ Việt Nam khi họ đánh bắt ờ vùng biển Đông ?

Họ Tập cũng không nhắc lại lời ông ta từng nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/9/2015: “Chúng tôi cam đoan bảo vệ lưu thông hàng hải và hàng không của các quốc gia theo luật pháp quốc tế.”

(“We're committed to respecting and upholding the freedom of navigation and overflight that countries enjoy according to international law.”)

Cáo gìa họ Tập cũng đã nói ở Tòa Bạch Ốc : “Liên quan đến các hoạt động xây cất của Trung Quốc thi hành ở quần đảo ở phía Nam, Trường Sa, không nhắm vào hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.”

(Relevant construction activities that China are undertaking in the island of South -- Nansha Islands do not target or impact any country, and China does not intend to pursue militarization.)

Nhằm nói với Hoa Kỳ và Thế giới, nhưng rõ ràng Tập Cận Bình muốn cho Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nghe rõ thông điệp của mình khi nói trước mặt Tổng thống Obama rằng: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”

(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)

VỖ MẶT VIỆT NAM

Thái độ ương ngạnh của họ Tập không mảy may diễn ra ở Hà Nội trong suốt 48 tiếng đồng hồ nói chuyện giữa Tập với phiá Việt Nam. Ngược lại Tập đã có thái độ ôn hòa, thân thiện từ lời nói đến hành động, mặc dù những điều Tập nói không mới.

Nhưng con hổ đội lốt cừu họ Tập đã quay ngoắt 90 độ khi đến thăm Tân Gia Ba ngày hôm sau, 7/11 (2015).

Họ Tập khẳng định như đinh đóng cột trong diễn văn tại Đại học Quốc gia Tân Gia Ba:” Các đảo ở biền Nam Trung Hoa đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, và chính phủ Trung Hoa có trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải chính đáng ở đó.”

(“Islands in the South China Sea have been China’s territory since ancient times, and the Chinese government must take responsibility to safeguard its territorial sovereignty and legitimate maritime interests.”—Tài liệu New York Times, 7/11/2015)

Ông Tập cũng nói thêm: “Tự do hàng hải và hàng không chưa hề có vấn đế gì và sẽ không bao giờ có vấn đế trong tương lai, bởi vì hơn ai hết, Trung Quốc là nước cần có sự thông thương xuyên suốt.”

(“Freedom of navigation and aviation has never been a problem and will never be a problem in the future, because first of all China is the one who most needs smooth navigation.”)

Như thế thì “có mấy ông Tập” trong vòng 24 giờ từ Việt Nam sang Tân Gia Ba ? Và tại sao ông ra phài đợi đến Tân Gia Ba mới nói điều phiá Việt Nam không muốn nghe tại Hà Nội ?

Hay ông ta sợ nói ra sẽ khuyến khích áp lực đảng CSVN mau chóng “thoát Trung” có cơ hội bùng lên trong nhân dân Việt Nam ?

Nhưng lãnh đạo Việt Nam có bất ngờ và cảm thấy tẽn tò vì đã tiếp đón họ Tập như thượng khách quan trọng nhất trong 10 năm qua, hay biết đã bị vỗ mặt mà không dám hé răng ?

Cơ quan Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh cầm đầu và hàng hà sa số dư luận viên của đảng đâu mất mà không thấy anh nào dám mở cái mồn ra để phản bác ?

Báo chí chính thống của đảng như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Thông Tấn Xã Việt Nam, Đài Truyền hình và Đài Phát thanh cũng co vòi. Các Giáo sư, Tiến sỹ ăn lương cao như núi trong Hội đồng Lý luận Trung ương cũng không có ông, bà nào dám nhó mặt ra ngênh ngang với lập luận sai trái của họ Tập là thế nào nhì ?

Mãi 5 ngày sau, vào chiều ngày 12/11, Chính phủ mới để cho người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng khi được báo chí hỏi về lời tuyên bố của ông Tập ở Tân Gia Ba.

Ông Bình nói: “ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

“Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định ở khu vực và thế giới”.

Câu nói của ông Bình không có gì mới, nhưng tại sao Bộ Ngọai giao Việt Nam lại không dám cho phép ông ta bác bỏ thẳng tay lời nói “thực dân” của Tập Cận Bình ?

Cũng đáng chú ý khi thấy, cho đến nửa đêm ngày 12/11 (2015), các cơ quan Việt Nam Thông Tấn Xã, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giaỉ Phóng và hai Cổng Thông tin của Đảng và Chính phủ đều không phổ biến lời tuyên bố của Lê Hải Bình.

Bác Trọng thì tất nhiên chả thấy đâu, nhưng âm vang lời biết ơn Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn văng vẳng quanh Hội trường Diên Hồng.

Tại căn phòng huy hòang tiêu biểu cho tiếng nói toàn dân của Quốc hội sáng ngay 6/11, ai cũng đã nghe ông Hùng nói dõng dạc: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ nhân dân Trung Quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.

Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu, hợp tác vừa là đồng chí, vừa là anh em đó không những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại vì hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội.

Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác cùng đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước vì lợi ích của nhân dân hai dân tộc". (Theo VTCNews)

Giờ đây khách đi rồi. Cả hội trường không những lặng thinh mà cả Thủ đô Hà Nội cũng im lìm thấm thiá để hậm hực với tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Tập Cận Bình, -/-

Phạm Trần

(11/015)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Làm Dáng
Nguyễn Đức Cung
21:33 12/11/2015
LÀM DÁNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sáng ra làm dáng soi gương
Tự khen mình đẹp lên hương cuộc đời.
(nđc)