Phụng Vụ - Mục Vụ
Một điều ngược đời
Lm. Minh Anh
01:27 13/11/2020
MỘT ĐIỀU NGƯỢC ĐỜI
‘Giữ mạng, mạng mất; mất mạng, mạng còn’.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật lạ lùng, Tin Mừng không thiếu những nghịch lý, những lời chói tai, khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ. Chẳng hạn hôm nay, Chúa Giêsu nói ‘một điều ngược đời’, “Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó”. Vậy thì điều này có ý nghĩa gì?
Lời Chúa Giêsu hôm nay, cách đặc biệt, đi vào trọng tâm của sự tín thác và khuất phục. Về căn bản, nếu chúng ta cố định hướng cuộc sống và tương lai của mình bằng nỗ lực riêng của bản thân, mọi thứ xem ra bất thành. Nhưng khi kêu gọi chúng ta ‘đánh mất’ sự sống, quả là ‘một điều ngược đời’, Chúa Giêsu muốn chúng ta phó thác toàn thân, toàn trí cho Ngài; để Ngài chỉ đạo mọi sự và dẫn dắt chúng ta đi vào trong ý muốn thánh thiện nhất của Thiên Chúa, vì đây là cách thức duy nhất để mỗi người cứu lấy mạng sống mình, cứu lấy bằng cách buông bỏ toàn thân vào tay Thiên Chúa.
Bản thân Chúa Giêsu, Ngài cũng đã tuyệt đối tín thác và khuất phục Chúa Cha; Ngài đã liều mất mạng sống để không chỉ được lại sự sống, mà còn đem sự sống đời đời cho toàn thể nhân loại. Nhờ Ngài, Thiên Chúa có một dòng dõi đông đúc trường tồn mà Chúa Giêsu là trưởng tử.
Thoạt đầu, cấp độ tín thác và khuất phục này là một điều không tưởng đối với con người; cũng không thể một sớm một chiều để đạt đến mức độ tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa. Vậy mà một khi có thể vượt qua ‘một điều ngược đời’, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên trước một sự thật là, đường lối và kế hoạch của Thiên Chúa nhắm cho cuộc sống mỗi người quả tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tự nghĩ ra; sự khôn ngoan của Thiên Chúa vượt quá những gì chúng ta có thể hoạch định cho mình; và giải pháp của Người cho tất cả các vấn đề của chúng ta sẽ là tuyệt hảo.
Thiên Chúa có thể đạt được mục đích tốt lành của Người bằng sự ‘bất cần’ sức mạnh và những nguồn lực của phàm nhân; hoặc Người có thể thực hiện kế hoạch đã định mà không cần phải lệ thuộc vào bất cứ người nào, đây cũng là ‘một điều ngược đời’. Suốt lịch sử, Thiên Chúa đã chọn và sử dụng những con người tầm thường, bởi lẽ, sự phụ thuộc tuyệt đối ‘bất bình thường’ của họ vào Người khiến cho quyền năng và ân sủng của chính Chúa trở nên khả thi một cách độc đáo. Hãy nhìn vào Abraham, Giacob, Môisen và các tổ phụ; nhìn vào các ngôn sứ, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Rõ ràng, Thiên Chúa đã chọn và sử dụng một số ít người và họ đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, từ bỏ phụ thuộc vào khả năng và nguồn lực riêng của họ để chỉ cậy dựa vào một mình Người.
Một nhà truyền giáo người Anh vừa kết thúc một buổi giảng thuyết tại một quảng trường thành phố. Đám đông đã giải tán và nhà truyền giáo đang rất bận rộn với việc thu dọn các vật dụng của mình để chất lên một chiếc xe lừa trước khi ra về. Bỗng, một thanh niên xuất hiện, cậu đến gần ông và hỏi, “Thưa ngài, tôi phải làm gì để được cứu?”. Mất kiên nhẫn, nhà truyền giáo trả lời một cách khá nhẫn tâm, “Đã quá muộn!”; chàng thanh niên giật mình thưa, “Ôi, ‘một điều ngược đời’, xin đừng nói vậy, thưa ngài!”. Nhưng nhà truyền giáo vẫn quả quyết, “Đã quá muộn!”. Sau đó, thoáng chút hối hận, ông nhìn vào mắt người thanh niên và nói, “Anh muốn biết anh phải làm gì để được cứu, tôi cho anh biết, bây giờ đã là quá muộn hoặc không còn lúc nào khác. Công việc cứu rỗi đã hoàn tất, đã xong! Nó đã được hoàn tất trên thập giá”. Sau đó, nhà truyền giáo giải thích, “Phần chúng ta, giờ đây, chỉ đơn giản là nhìn nhận tội lỗi của mình; nhờ đó, có thể đón nhận món quà tha thứ của Thiên Chúa bằng đức tin; hãy phó thác đời mình cho Đức Giêsu Kitô”.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn xem chúng ta có quá loay hoay để sắp đặt cuộc sống của mình đến nỗi Thiên Chúa trở nên người ngoài cuộc khi Người không thể bước vào cuộc đời mỗi người để can thiệp đôi chút; chúng ta có sẵn sàng để Chúa Giêsu điều khiển cuộc sống mình theo sự khôn ngoan và thánh thiện Ngài muốn cho chúng ta không? Chúng ta đừng quên, Thiên Chúa là một chuyên gia, lắm lúc, làm cho một cuộc đời trở nên vĩ đại khởi đầu bằng ‘một điều ngược đời’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng nắm giữ vận mạng con, xin cho con biết khuất phục Chúa, Đấng vạch vẽ tương lai đời con, một tương lai đời đời; để được vậy, xin cho con biết buông mình để Chúa có thể làm ‘một điều ngược đời’ trong con”, Amen.
(Tgp. Huế)
‘Giữ mạng, mạng mất; mất mạng, mạng còn’.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật lạ lùng, Tin Mừng không thiếu những nghịch lý, những lời chói tai, khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ. Chẳng hạn hôm nay, Chúa Giêsu nói ‘một điều ngược đời’, “Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó”. Vậy thì điều này có ý nghĩa gì?
Lời Chúa Giêsu hôm nay, cách đặc biệt, đi vào trọng tâm của sự tín thác và khuất phục. Về căn bản, nếu chúng ta cố định hướng cuộc sống và tương lai của mình bằng nỗ lực riêng của bản thân, mọi thứ xem ra bất thành. Nhưng khi kêu gọi chúng ta ‘đánh mất’ sự sống, quả là ‘một điều ngược đời’, Chúa Giêsu muốn chúng ta phó thác toàn thân, toàn trí cho Ngài; để Ngài chỉ đạo mọi sự và dẫn dắt chúng ta đi vào trong ý muốn thánh thiện nhất của Thiên Chúa, vì đây là cách thức duy nhất để mỗi người cứu lấy mạng sống mình, cứu lấy bằng cách buông bỏ toàn thân vào tay Thiên Chúa.
Bản thân Chúa Giêsu, Ngài cũng đã tuyệt đối tín thác và khuất phục Chúa Cha; Ngài đã liều mất mạng sống để không chỉ được lại sự sống, mà còn đem sự sống đời đời cho toàn thể nhân loại. Nhờ Ngài, Thiên Chúa có một dòng dõi đông đúc trường tồn mà Chúa Giêsu là trưởng tử.
Thoạt đầu, cấp độ tín thác và khuất phục này là một điều không tưởng đối với con người; cũng không thể một sớm một chiều để đạt đến mức độ tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa. Vậy mà một khi có thể vượt qua ‘một điều ngược đời’, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên trước một sự thật là, đường lối và kế hoạch của Thiên Chúa nhắm cho cuộc sống mỗi người quả tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tự nghĩ ra; sự khôn ngoan của Thiên Chúa vượt quá những gì chúng ta có thể hoạch định cho mình; và giải pháp của Người cho tất cả các vấn đề của chúng ta sẽ là tuyệt hảo.
Thiên Chúa có thể đạt được mục đích tốt lành của Người bằng sự ‘bất cần’ sức mạnh và những nguồn lực của phàm nhân; hoặc Người có thể thực hiện kế hoạch đã định mà không cần phải lệ thuộc vào bất cứ người nào, đây cũng là ‘một điều ngược đời’. Suốt lịch sử, Thiên Chúa đã chọn và sử dụng những con người tầm thường, bởi lẽ, sự phụ thuộc tuyệt đối ‘bất bình thường’ của họ vào Người khiến cho quyền năng và ân sủng của chính Chúa trở nên khả thi một cách độc đáo. Hãy nhìn vào Abraham, Giacob, Môisen và các tổ phụ; nhìn vào các ngôn sứ, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Rõ ràng, Thiên Chúa đã chọn và sử dụng một số ít người và họ đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, từ bỏ phụ thuộc vào khả năng và nguồn lực riêng của họ để chỉ cậy dựa vào một mình Người.
Một nhà truyền giáo người Anh vừa kết thúc một buổi giảng thuyết tại một quảng trường thành phố. Đám đông đã giải tán và nhà truyền giáo đang rất bận rộn với việc thu dọn các vật dụng của mình để chất lên một chiếc xe lừa trước khi ra về. Bỗng, một thanh niên xuất hiện, cậu đến gần ông và hỏi, “Thưa ngài, tôi phải làm gì để được cứu?”. Mất kiên nhẫn, nhà truyền giáo trả lời một cách khá nhẫn tâm, “Đã quá muộn!”; chàng thanh niên giật mình thưa, “Ôi, ‘một điều ngược đời’, xin đừng nói vậy, thưa ngài!”. Nhưng nhà truyền giáo vẫn quả quyết, “Đã quá muộn!”. Sau đó, thoáng chút hối hận, ông nhìn vào mắt người thanh niên và nói, “Anh muốn biết anh phải làm gì để được cứu, tôi cho anh biết, bây giờ đã là quá muộn hoặc không còn lúc nào khác. Công việc cứu rỗi đã hoàn tất, đã xong! Nó đã được hoàn tất trên thập giá”. Sau đó, nhà truyền giáo giải thích, “Phần chúng ta, giờ đây, chỉ đơn giản là nhìn nhận tội lỗi của mình; nhờ đó, có thể đón nhận món quà tha thứ của Thiên Chúa bằng đức tin; hãy phó thác đời mình cho Đức Giêsu Kitô”.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn xem chúng ta có quá loay hoay để sắp đặt cuộc sống của mình đến nỗi Thiên Chúa trở nên người ngoài cuộc khi Người không thể bước vào cuộc đời mỗi người để can thiệp đôi chút; chúng ta có sẵn sàng để Chúa Giêsu điều khiển cuộc sống mình theo sự khôn ngoan và thánh thiện Ngài muốn cho chúng ta không? Chúng ta đừng quên, Thiên Chúa là một chuyên gia, lắm lúc, làm cho một cuộc đời trở nên vĩ đại khởi đầu bằng ‘một điều ngược đời’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng nắm giữ vận mạng con, xin cho con biết khuất phục Chúa, Đấng vạch vẽ tương lai đời con, một tương lai đời đời; để được vậy, xin cho con biết buông mình để Chúa có thể làm ‘một điều ngược đời’ trong con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sinh lời những khả năng Chúa ban
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:08 13/11/2020
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN
Sinh lời những khả năng Chúa ban
Cn 31,10-13.19-20.30-31; 1 Tx 5,1-6; Mt 25,14-30
Với Chúa Nhật XXXIII thường niên năm A, Lời Chúa mời gọi chúng ta suy niệm về chủ đề: Làm sao trở thành những người tôi tớ đích thực và tốt lành của Chúa. Chúng ta vừa lắng nghe bài đọc I và bài đọc II là những bài đọc rất ý nghĩa. Các bài đọc này chuyển tải những bài học quý giá, giúp chúng ta trở thành những tôi tớ đích thực của Chúa.
1- Những tôi tớ tốt lành của Kinh Thánh
Trong bài đọc I trích sách Châm Ngôn, mẫu người phụ nữ lý tưởng, người vợ lý tưởng được giới thiệu với chúng ta ở đây. Theo đó, nàng là người hội đủ ba đặc tính tuyệt vời này: Trước hết, nàng chăm chỉ làm việc và đảm đang đối với gia đình và chúng ta có thể thấy nội lực và niềm vui khi nàng sẵn sàng phục vụ gia đình. Thứ đến, dù bận bịu với nội trợ, nhưng nàng cũng biết phục vụ người nghèo và làm việc bác ái. Như thế, lòng bác ái của nàng không chỉ dừng lại ở trong gia đình, nhưng nàng còn biết phục vụ cả những ai ở ngoài gia đình, nhất là đối với những người nghèo khó, những người kém may mắn. Thứ ba, nàng còn biết kính sợ Đức Chúa, yêu mến Thiên Chúa. Đó là lý do sâu xa và nền tảng cho việc phục vụ của nàng đối với gia đình và đối với người khác, nhất là người nghèo.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Thêxalônica rằng họ phải phụng sự Thiên Chúa với sự kiên nhẫn và bền chí, họ không thể phụng sự Thiên Chúa trong một lúc rồi lại phụng sự bóng tối trong một lúc khác. Nếu chúng ta phụng sự Thiên Chúa, chúng ta hãy phụng sự Người luôn mãi, liên lỉ khi biết rằng Chúa sẽ trở lại vào thời điểm mà chúng ta không biết và nếu chúng ta đang chờ Người đến, nếu tâm trí chúng ta luôn chú tâm vào Chúa, Đấng sẽ trở lại, lúc đó, chúng ta sẽ cố gắng phụng sự Người với sự kiên trì bền bỉ, chúng ta không đổi Chúa này sang chúa khác. Tôi chỉ có một Chúa duy nhất, tôi chỉ có một Chủ, Người đang đến nên tôi phụng sự Người. Tôi không biết khi nào Người sẽ đến hay đang đến, nhưng khi Người đến, tôi hy vọng rằng Người sẽ thấy tôi đang phục vụ Người và không có phục vụ ông chủ nào khác.
Bài Tin Mừng giới thiệu với chúng ta một dụ ngôn, dụ ngôn rất nổi tiếng về những nén bạc. Chúng ta nghe Chúa Giêsu kể: Có một ông chủ sắp đi xa, ông gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải cho ba người đầy tớ. Người thứ nhất nhận năm yến, người thứ hai hai yến, người khác nữa một yến. Các yến bạc được giao phó theo khả năng từng người. Người thứ nhất lãnh năm yến sinh lời được năm yến khác; người thứ hai lãnh hai yến sinh lời được hai yến khác; người thứ ba lãnh một yến, thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Khi ông chủ trở về lúc không ai biết, như thánh Phaolô trong bài đọc II nói, ông sẽ tính sổ: Hai người đầy tớ đầu tiên được tuyên dương là những tôi tớ tài giỏi và trung tín; còn người cuối cùng là người đã giấu yến bạc và không sinh lời được gì, anh ta được coi là tôi tớ xấu xa và biếng nhác.
2- Làm sao để trở thành những tôi tớ tốt lành?
Chúng ta hãy suy niệm điều này: làm sao chúng ta có thể trở thành những tôi tớ tốt lành? Đó là cách thức mà hai đầy tớ đầu được ông chủ ca ngợi họ và chúng ta hãy luôn ghi nhớ trong tâm trí những bài học mà sách Châm Ngôn và thư 1 Thêxalônica cống hiến cho chúng ta hôm nay:
Trước hết, những yến bạc hay những khả năng đến từ ông chủ. Như thế, những yến bạc mà chúng ta có không chỉ là tiền bạc nhưng là tất cả mọi hồng ân mà chúng ta sở hữu. Chúng ta phải sử dụng chúng để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Tất cả đến từ Thiên Chúa, Đấng trang bị cho chúng ta với tất cả những khả năng với tất cả những cơ hội để chúng ta có thể dùng mà phục vụ nhau.
Thưa anh chị em, đây là thời gian để chúng ta nhìn lại chính mình. Vậy, đâu là những quà tặng mà chúng ta đã đón nhận? Những tài năng, cơ hội, thời gian đó từ đâu đến? Đâu là những gì mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta? Chúng ta ý thức rằng những tài năng này không phải là của chúng ta, chúng đến từ Thiên Chúa, nên chúng ta cần nhận ra chúng như là quà tặng của Thiên Chúa và chúng ta phải dùng chúng theo cách thức mà Thiên Chúa muốn chúng ta dùng để phục vụ. Những quà tặng này phải được phát triển, sinh lời như Thiên Chúa muốn. Chúng sẽ được phát triển và sinh lời hơn khi chúng ta biết dùng chúng để phục vụ người khác. Ở đây không có chỗ cho việc bo bo giữ những quà tặng này như thể chúng ta là những ông chủ của chúng. Không! Chúng ta là những người quản lý những quà tặng này.
Tôi muốn ngỏ lời cách đặc biệt với những người trẻ rằng các bạn đang làm gì với những quà tặng mà Thiên Chúa đã ban cho các bạn? Những năng khiếu tự nhiên, những cơ hội để học tập, những điều kiện mà cha mẹ bạn đang cho bạn, thời gian mà Thiên Chúa ban cho bạn. Bạn sử dụng chúng như thế nào? Bạn có dùng để phát triển chúng không? Bạn có dùng chúng để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân không? Chúng ta hãy nhìn nhận những cơ hội này như là những quà tặng của Chúa và chúng ta chỉ là những người quản lý. Đây là cách thế căn bản để có thể trở thành người tôi tớ đích thực của Thiên Chúa.
Điểm thứ hai, trong dụ ngôn, ông chủ coi hai người đầy tớ đầu tiên là những tôi tớ tốt lành và tài giỏi, và ông cũng chào đón họ tới chia sẻ niềm vui của ông. Họ đã làm điều gì? Họ đã rất chăm chỉ, cần mẫn và tích cực lao động, họ đã làm hết mình để có thể sinh lời những yến bạc được giao phó từ ông chủ. Đâu là điều cốt yếu ở đây? Đó là họ nhìn ông chủ là người mà họ muốn làm hài lòng ông. Họ yêu mến ông và họ là những người rất đáng quý trọng đối với ông chủ. Khi họ làm việc vì vinh quang của ông chủ, chứ không phải vì vinh quang của chính mình. Đây là nguyên tắc căn bản: nếu chúng ta muốn phụng sự Thiên Chúa, chúng ta đừng có để cho bất cứ mối tư lợi ích kỷ nào điều khiển, như thánh Ignatio thành Loyola đã làm: “Tất cả chỉ vì vinh danh của Thiên Chúa,” tất cả vì vinh quang của chủ và không vì bất cứ điều gì khác. Khi điều đó trở thành động lực nền tảng, chúng ta sẽ tích cực làm việc không phải vì vinh quang chính mình, nhưng vì vinh quang của ông chủ.
3- Bài học từ tên đầy tớ xấu
Điểu thứ ba, chúng ta học được điều gì từ những sai lầm của người đầy tớ thứ ba. Tại sao anh không chịu làm việc? Tại sao anh ta đánh mất ý thức về sự siêng năng và kiên trì? Nó đến từ miệng của anh ta. Anh ta nói với ông chủ rằng: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất” (Mt 25,24-25).
Rõ ràng anh ta không có yêu mến ông chủ. Anh ta nhìn ông chủ với nỗi sợ hãi. Vì sợ hãi, nên anh ta mất hết mọi sự sáng tạo. Anh đánh mất mọi năng lực. Đâu là cái nhìn của bạn về Thiên Chúa? Bạn có nhìn Thiên Chúa như là một ông chủ hà khắc, độc ác nên chúng ta không có thể yêu không? Nên chúng ta chỉ sợ Người phải không? Nỗi sợ này làm tôi xa lánh, bây giờ tôi xa lánh ông chủ, trốn chạy khỏi ông chủ. Vì thế, tôi không phục vụ ông. Nếu không yêu mến Thiên Chúa, chúng ta sẽ không thể phục vụ Người. Nhưng có một nỗi sợ lành mạnh mà nó được đề cập trong bài đọc I, đó là lòng kính sợ Thiên Chúa. Đây là nỗi sợ với lòng kính trọng và vâng phục đối với ông chủ. Lòng kính sợ Thiên Chúa khác với nỗi sợ hãi Thiên Chúa. Lòng kính sợ giúp ta muốn đến gần Thiên Chúa, muốn yêu mến Người và muốn phục vụ Người. Còn sợ hãi Thiên Chúa khiến chúng ta xa lánh Người.
Như thế, ước gì những điều này giúp chúng ta xét mình lại: nếu tôi muốn hoàn toàn phục vụ Chúa, đâu là cái nhìn của tôi về Chúa? Tôi có yêu Người không? Hay Người có phải là ông chủ mà tôi trốn chạy không?
Tôi nhớ đến một câu chuyện về một người thầy dạy nhạc. Thầy là một người giáo dân, đã có gia đình, sống trong cảnh đạm bạc ở thành phố Sài Gòn, nhưng thầy luôn tận tụy với công việc dạy kèm cho học sinh. Ngày ngày thầy cứ nhốt mình trong một căn phòng nhỏ với chiếc đàn piano để dạy cho một vài học sinh. Mỗi thứ Bảy và Chúa Nhật, thầy tới nhà thờ tập hát và điều khiển ca đoàn trong thánh lễ Chúa Nhật. Hình ảnh thầy làm tôi ngạc nhiên và hỏi thầy: Động lực nào giúp thầy luôn bền bỉ và trung thành trong cái nghiệp và bổn phận của mình? Thầy trả lời: “Những tài năng Chúa ban cho thầy, thầy phải sinh lời nó, phục vụ người khác để làm vinh Chúa và giúp cho nhiều người. Đó là động lực thúc đẩy thầy làm việc mỗi ngày.”
Đây là chìa khóa cho thầy trở thành người tôi tớ trung tín và tài giỏi cũng như cho mỗi người chúng ta. Đó lòng yêu mến Chúa và nhìn nhận mọi khả năng là do Chúa ban, cần phải sinh lời. Đó là động lực để chúng ta phục vụ Chúa và tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thứ Bẩy 14/11: Chúa bênh vực những kẻ ngày đêm hằng kêu cứu Người – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:16 13/11/2020
Phúc Âm: Lc 18, 1-8
"Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng mà rằng:
"Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: "Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù". Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: "Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc".
Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm Chúa nhật 33A: Sử dụng thời gian như một món quà Thiên Chúa ân ban
Lm. Xuân Hy Vọng
09:18 13/11/2020
Khi ngồi đọc, suy gẫm về Lời Chúa hôm nay, tôi chợt hồi tưởng những buổi chia sẽ, hội thảo và hàn thuyên với các bạn trẻ đã, đang đồng hành với tôi trên chuyến lữ hành dài xa tít tắp của cuộc đời này. Thật một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đề tài của ngày hôm ấy cũng chính là chủ đề của các bài đọc trong Phụng Vụ hôm nay: tôi phải sử dụng thời giờ và tài năng của tôi thế nào cho đẹp lòng Chúa và có ích cho cộng đoàn cũng như bản thân?
Trước hết, chúng ta phải xác tín một điều rằng: Thiên Chúa hằng tín trung, trao ban mọi ơn sủng cần thiết cho tất cả mọi người, theo nhu cầu và bậc sống của mỗi người. Thiên Chúa chẳng hề hối tiếc khi phải trao ban sự sống, tự do, và chính Con Một Người cho chúng ta hầu chúng ta nhận biết kế hoạch yêu thương và dấn thân bước theo Ngài. Chẳng phải những ai luôn đặt niềm tín thác vào Chúa và xây dựng lòng tín thành nơi tha nhân là người tín trung hay sao? Duyên dáng, sắc sảo sẽ tàn phai, nhưng lòng kính sợ Chúa và niềm thành tín sẽ lưu truyền và được ca tụng (x. Cn 31, 30).
Tiếp đến, nói cho cùng, mọi tài năng, thành đạt, tài nghệ, sở trường, v.v... của chúng ta đều là hồng ân và ơn sủng của Chúa trao ban. Vì thế chúng ta phải có thái độ cảm tạ, biết ơn, nhận biết và trao ban phục vụ. Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường có quan niệm hạn hẹp về tài năng Chúa ban chỉ vỏn vẹn gói trọn trong những lãnh vực như: nghệ thuật, âm nhạc, ẩm thực, lãnh đạo, quản lý, hành chính, dẫn giải, hùng biện, v.v...mà quên đi một điều khá quan trọng đó là tài sử dụng thời giờ một cách hữu ích, và sinh ích lợi cho phần hồn chúng ta. Phải chăng điều này quá tầm thường đến nỗi chúng ta chẳng cần lưu tâm đúng mức? Chúng ta là con cái của sự sáng, của ban ngày, chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm (x. 1Tx 5, 5). Với lời nhắn nhủ ấy của Thánh Phao-lô, chúng ta ý thức được rằng: tài năng, ân sủng Chúa ban cho chúng ta không phải để ‘cất giữ’ hay ‘trưng cất trong tủ kính’, hoặc bị chôn vùi trong niềm kiêu hãnh, thói tự cao tự đại của cái tôi; hơn nữa, tính e ngại, sợ dèm pha, tiếng chê bai gần xa khiến chúng ta ‘giả điếc, làm ngơ’ trước tiếng mời gọi chia san, trao ban, phục vụ. Tài năng của chúng ta tiên vàn chính là hồng ân Chúa ban, kế đến là sự nỗ lực, rèn luyện, phát huy với lòng khiêm tốn nhận biết. Vì thế, tài năng không phải để phô trương, phô diễn, hay ‘cất giữ trong viện bảo tàng của lòng mình’, mà tài năng phải được chia san, chia sẽ với lòng hân hoan, và khiêm tốn phục vụ vì ‘ai được lãnh nhận một cách nhưng không thì trao ban nhưng không’ (x. Mt 10, 8). Tóm lại, tài năng chính là hồng ân của Chúa ban và cũng là trách nhiệm chia san của người được lãnh nhận.
Hơn nữa, ai trong chúng ta cũng có tài năng cả, có thể là tài năng đã chớm nở, phát triễn, sinh hoa kết quả; hoặc tài năng chưa được phát hiện ra vì lối suy nghĩ của bản thân trói buộc mà không thể nhận ra tài năng Chúa trao ban cho bản thân! Nhưng dù gì đi chăng nữa, ai cũng có tài năng sử dụng thời gian, sử dụng phương tiện, tiền bạc, v.v...hầu làm sáng danh Chúa và sinh ích lợi cho cộng đoàn, gia đình, cho bản thân. Như hai người đầy tớ tốt lành trong đoạn Phúc Âm hôm nay đã biết sử dụng thời gian, tài năng, đã tín trung trong việc nhỏ, và được ông chủ giao cho công việc trọng đại (x. Mt 25, 20-23), ước gì mỗi chúng ta cũng biết khiêm nhường chu toàn trách nhiệm trao ban, chia san và phục vụ cộng đoàn với lòng hân hoan, cảm mến.
Để kết thúc bài chia sẽ này, tôi xin mượn lời của Đức Cố Hồng Y Tôi Tớ Chúa Phan-xi-cô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giải bày về tài năng sử dụng thời gian cho việc trao ban, dâng hiến và phục vụ anh chị em như một lời nguyện cầu tha thiết (x. Niềm Vui Sống Đạo):
Hãy dùng thời gian để suy nghĩ,
vì đó là nguồn mạch của sức mạnh.
Hãy dùng thời gian để chơi đùa,
vì đó là bí mật, của tuổi xuân trường cửu.
Hãy dùng thời gian để đọc sách báo,
vì đó là nguồn mạch của kiến thức.
Hãy dùng thời gian để yêu và được yêu,
vì đó là hồng ân của Thiên Chúa.
Hãy dùng thời gian để chọn bạn hữu,
vì đó là đường hạnh phúc.
Hãy dùng thời gian để tươi cười,
vì đó là âm nhạc của tâm hồn.
Hãy dùng thời gian để trao tặng,
vì đời quá vắn để sống ích kỷ.
Hãy dùng thời gian để mang Tin Mừng,
vì đó là sứ mạng cao cả của bạn.
Hãy dùng thời gian để cầu nguyện,
vì đó là sức mãnh liệt nhất trên quả đất này.
Lm. Xuân Hy Vọng
Chúa trao nén bạc ta vui sinh lời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:22 13/11/2020
CHÚA TRAO NÉN BẠC TA VUI SINH LỜI
Phúc Âm tuần này kể dụ ngôn Thiên Chúa như ông chủ giao cho đầy tớ các nén bạc: người này 5 nén, người kia 2 nén, người khác 1 nén. Nghe xong có người thốt lên: Ngày xưa Chúa cho bạc, chứ ngày nay Chúa cho cả vàng và hột xoàn nữa! Chúa trao và muốn chúng ta sinh lời.
1. Chúa trao nén bạc .Tất nhiên, Chúa không thả từ trời những thỏi vàng bạc xuống nhà chúng ta, nhưng Chúa trao cho mỗi người những thứ còn quí hơn cả vàng bạc. Chúa cho các gia đình những đứa con quý báu như những “cục vàng” của mẹ. Chúa cho những người vợ đảm đang và đạo đức quý giá hơn châu ngọc như bài Sách Thánh thứ nhất nói tới, giống như người Việt ví von:“Thiếp đứng gần chàng hơn vàng chín nén.” Cái ‘nén’ này các cha đi tu có suốt đời mơ cũng chẳng được. hihii. Chúa cho mỗi người các tài năng, khả năng, năng lực… như những “nén bạc” vô giá. Nói theo ngôn ngữ kinh tế thời nay thì Chúa cấp vốn, Chúa đầu tư cho chúng ta sức lực, nguồn lực, tài năng và tài nguyên. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sinh lời, phải phát triển.
2. Con người sinh lời . Dụ ngôn kể ông chủ khen ngợi các đầy tớ sinh lời những nén bạc. Mọi người có nhiệm vụ dùng sức lực và tài năng để sinh lời những nén bạc Chúa trao. Không chỉ sinh lời về kinh tế vật chất, mà còn phải sinh lời về phẩm giá, về tình nghĩa, về tâm linh, nhằm thăng tiến và phát triển toàn diện đời sống con người.
Trong cuộc sống, việc sinh lời luôn đem lại niềm vui. Thực tế cho thấy, dù có làm việc vất vả bao nhiêu đi nữa, mà người ta thấy được lời lãi nhiều thì bao nhiêu vất vả đều nhường chỗ cho vui vẻ. Và vui hơn nữa khi mỗi người không giữ niềm vui sinh lời cho lợi ích riêng mình, mà quảng đại dâng cho Chúa, cho cộng đoàn, cho tha nhân, làm cho ai cũng vui. Hơn nữa, chúng ta còn được hưởng niềm vui vĩnh cửu như Lời Chúa đã nói với các đầy tớ sinh lời: “Hãy vào hưởng niềm vui của Chủ anh.” Amen.
Phúc Âm tuần này kể dụ ngôn Thiên Chúa như ông chủ giao cho đầy tớ các nén bạc: người này 5 nén, người kia 2 nén, người khác 1 nén. Nghe xong có người thốt lên: Ngày xưa Chúa cho bạc, chứ ngày nay Chúa cho cả vàng và hột xoàn nữa! Chúa trao và muốn chúng ta sinh lời.
1. Chúa trao nén bạc .Tất nhiên, Chúa không thả từ trời những thỏi vàng bạc xuống nhà chúng ta, nhưng Chúa trao cho mỗi người những thứ còn quí hơn cả vàng bạc. Chúa cho các gia đình những đứa con quý báu như những “cục vàng” của mẹ. Chúa cho những người vợ đảm đang và đạo đức quý giá hơn châu ngọc như bài Sách Thánh thứ nhất nói tới, giống như người Việt ví von:“Thiếp đứng gần chàng hơn vàng chín nén.” Cái ‘nén’ này các cha đi tu có suốt đời mơ cũng chẳng được. hihii. Chúa cho mỗi người các tài năng, khả năng, năng lực… như những “nén bạc” vô giá. Nói theo ngôn ngữ kinh tế thời nay thì Chúa cấp vốn, Chúa đầu tư cho chúng ta sức lực, nguồn lực, tài năng và tài nguyên. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sinh lời, phải phát triển.
2. Con người sinh lời . Dụ ngôn kể ông chủ khen ngợi các đầy tớ sinh lời những nén bạc. Mọi người có nhiệm vụ dùng sức lực và tài năng để sinh lời những nén bạc Chúa trao. Không chỉ sinh lời về kinh tế vật chất, mà còn phải sinh lời về phẩm giá, về tình nghĩa, về tâm linh, nhằm thăng tiến và phát triển toàn diện đời sống con người.
Trong cuộc sống, việc sinh lời luôn đem lại niềm vui. Thực tế cho thấy, dù có làm việc vất vả bao nhiêu đi nữa, mà người ta thấy được lời lãi nhiều thì bao nhiêu vất vả đều nhường chỗ cho vui vẻ. Và vui hơn nữa khi mỗi người không giữ niềm vui sinh lời cho lợi ích riêng mình, mà quảng đại dâng cho Chúa, cho cộng đoàn, cho tha nhân, làm cho ai cũng vui. Hơn nữa, chúng ta còn được hưởng niềm vui vĩnh cửu như Lời Chúa đã nói với các đầy tớ sinh lời: “Hãy vào hưởng niềm vui của Chủ anh.” Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:47 13/11/2020
22. Trong thanh tịnh thì linh hồn nhiệt thành mới được tiến bộ, mới có thể thấu triệt mầu nhiệm của Thánh Kinh.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 13/11/2020
81. HỘP QUÀ CÓ CHỦ
Có một đầy tớ mới đến làm, rất thích sĩ diện.
Một ngày nọ, chủ nhân đi thăm bạn bè và sai tên đầy tớ mới ấy ôm hộp quà đi theo sau, tên đầy tớ ấy bèn dán trên hộp quà tặng ấy cái nhãn ghi giá tiền giống như trong tiệm vậy.
Khi đi qua chợ đang họp, có ông khách vẩy tay nói:
- “Nếu bán hộp đựng quà thì mời đến đây”.
Người đầy tớ ấy chỉ chỉ ông chủ và nói:
- “Ông khách đi phía trước đã mua rồi !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 82:
Con người ta ai cũng thích sĩ diện, dù là đầy tớ hay chủ nhân, dù là quan quyền hay thứ dân, dù là tu sĩ hay giáo dân.v.v...tất cả mọi người đều thích cái sĩ diện, bởi vì sĩ diện chính là cái tôi của bản thân, và trên đời này không ai ghét chính bản thân mình bao giờ.
Nhưng sĩ diện thì cũng phải đúng nơi đúng chỗ nếu muốn mưu đại sự và để người khác kính phục.
Có người vì sĩ diện mà la mắng người khác giữa đám đông, có người vì sĩ diện mà không dám nhận bà con vì họ nghèo, có người vì sĩ diện mà coi rẻ anh em bè bạn vì họ ở nhà quê lên thành phố.v.v...tất cả những sĩ diện ấy đều phát xuất từ một tâm hồn bất an và ghen ghét, đó cũng là những cái sĩ diện làm cho chúng ta không thấy được tình cảm của tha nhân dành cho mình.
Ai cũng có sĩ diện, nhưng người Ki-tô hữu sĩ diện vì mình là người Ki-tô hữu nên phải sống bác ái hơn người khác, biết phục vụ hơn người khác, biết chia sẻ với tha nhân hơn những người khác.v.v...đó là sĩ diện đưa chúng ta đến gần Chúa và tha nhân hơn, bởi vì sĩ diện ấy làm cho chúng ta thấy rõ mình hơn.
Người đầy tớ vì sĩ diện không muốn ai biết mình là người đầy tớ nên đã làm như người đi bán thuốc; cũng vậy, có những người Ki-tô hữu khi ra giữa xã hội thì không muốn cho ai biết mình là người Ki-tô hữu, bởi vì sợ người ta chê cười, sợ người ta từ chối không nhận mình làm việc, sợ người ta không cho mình lên cấp.v.v...
Người đời không thích mình là người Ki-tô hữu, thì mình càng vì thân phận Ki-tô hữu mà càng làm cho họ biết: mình là người Ki-tô hữu hơn nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một đầy tớ mới đến làm, rất thích sĩ diện.
Một ngày nọ, chủ nhân đi thăm bạn bè và sai tên đầy tớ mới ấy ôm hộp quà đi theo sau, tên đầy tớ ấy bèn dán trên hộp quà tặng ấy cái nhãn ghi giá tiền giống như trong tiệm vậy.
Khi đi qua chợ đang họp, có ông khách vẩy tay nói:
- “Nếu bán hộp đựng quà thì mời đến đây”.
Người đầy tớ ấy chỉ chỉ ông chủ và nói:
- “Ông khách đi phía trước đã mua rồi !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 82:
Con người ta ai cũng thích sĩ diện, dù là đầy tớ hay chủ nhân, dù là quan quyền hay thứ dân, dù là tu sĩ hay giáo dân.v.v...tất cả mọi người đều thích cái sĩ diện, bởi vì sĩ diện chính là cái tôi của bản thân, và trên đời này không ai ghét chính bản thân mình bao giờ.
Nhưng sĩ diện thì cũng phải đúng nơi đúng chỗ nếu muốn mưu đại sự và để người khác kính phục.
Có người vì sĩ diện mà la mắng người khác giữa đám đông, có người vì sĩ diện mà không dám nhận bà con vì họ nghèo, có người vì sĩ diện mà coi rẻ anh em bè bạn vì họ ở nhà quê lên thành phố.v.v...tất cả những sĩ diện ấy đều phát xuất từ một tâm hồn bất an và ghen ghét, đó cũng là những cái sĩ diện làm cho chúng ta không thấy được tình cảm của tha nhân dành cho mình.
Ai cũng có sĩ diện, nhưng người Ki-tô hữu sĩ diện vì mình là người Ki-tô hữu nên phải sống bác ái hơn người khác, biết phục vụ hơn người khác, biết chia sẻ với tha nhân hơn những người khác.v.v...đó là sĩ diện đưa chúng ta đến gần Chúa và tha nhân hơn, bởi vì sĩ diện ấy làm cho chúng ta thấy rõ mình hơn.
Người đầy tớ vì sĩ diện không muốn ai biết mình là người đầy tớ nên đã làm như người đi bán thuốc; cũng vậy, có những người Ki-tô hữu khi ra giữa xã hội thì không muốn cho ai biết mình là người Ki-tô hữu, bởi vì sợ người ta chê cười, sợ người ta từ chối không nhận mình làm việc, sợ người ta không cho mình lên cấp.v.v...
Người đời không thích mình là người Ki-tô hữu, thì mình càng vì thân phận Ki-tô hữu mà càng làm cho họ biết: mình là người Ki-tô hữu hơn nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 33 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 13/11/2020
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 25, 14-30.
“Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của mình”.
Anh chị em thân mến,
Ân sủng của Thiên Chúa được Đức Chúa Giê-su ví như những nén bạc trao cho con người: người nhận năm nén, người nhận hai nén và người nhận một nén, tùy theo khả năng mà Thiên Chúa trao cho, chứ Ngài không tùy tiện trao năm nén cho người chỉ có khả năng làm lợi hai nén. Nhưng dù mỗi người trong chúng ta dù có nhận bao nhiêu nén đi chăng nữa, thì cũng là đã nhận nén bạc mà Thiên Chúa đã trao cho để với mục đích làm lợi cho chính bản thân mình và mưu ích cho tha nhân.
Đức Chúa Giê-su tùy khả năng của mỗi người mà trao cho họ nén bạc, để họ tùy theo khả năng và nén bạc được trao mà làm sinh lợi cho Ngài thêm những nén bạc khác:
- Có những người được ơn tình nguyện đi phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc phục vụ các bệnh nhân phong cùi ở trại phong, họ đã làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động phục vụ của mình.
- Có những người tình nguyện vào vùng sâu vùng xa, để đem ánh sáng văn hóa đến cho những trẻ em và những người không có điều kiện đến trường, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động tự nguyện hy sinh của mình.
- Có những người dù đang thiếu thốn, nhưng vẫn cứ vui vẻ chia sẻ những gì mình có cho người không có, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác cho Thiên Chúa...
Có những người lại đem nén bạc mà Thiên Chúa trao cho chôn giấu trong đất, họ là những người không thấy được sự tín nhiệm của Thiên Chúa dành cho mình, họ đem ân sủng chôn vùi trong trong những tham lam hưởng thụ và dục vọng của họ, khi mà chung quanh họ có rất nhiều người đang cần đến “đồng tiền ân sủng” của họ để có chút an vui và hy vọng.
Anh chị em thân mến,
Dụ ngôn nén bạc là cách giảng dạy hiệu quả của ân sủng của Đức Chúa Giê-su cho chúng ta, để cho ai ai cũng hiểu được và trân quý những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong chúng ta.
Nhận bao nhiêu nén bạc hoặc chỉ có nhận một nén bạc đều không quan trọng, cái quan trọng là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải nổ lực, chớp thời cơ để làm lợi thêm nén bạc nữa, đó chính là điểm chính yếu mà Đức Chúa Giê-su muốn dạy dỗ chúng ta qua dụ ngôn nén bạc này.
Câu hỏi gợi ý:
1. Có lúc nào bạn nghĩ rằng Thiên Chúa đã trao cho mình năm nén bạc không?
2. Trong những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, bạn có nghĩ rằng mình là người may mắn nhất vì đang giữ nén bạc của Thiên Chúa trong mình?
3. Theo bạn hiểu, thế nào là phung phí ân sủng của Thiên Chúa?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 25, 14-30.
“Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của mình”.
Anh chị em thân mến,
Ân sủng của Thiên Chúa được Đức Chúa Giê-su ví như những nén bạc trao cho con người: người nhận năm nén, người nhận hai nén và người nhận một nén, tùy theo khả năng mà Thiên Chúa trao cho, chứ Ngài không tùy tiện trao năm nén cho người chỉ có khả năng làm lợi hai nén. Nhưng dù mỗi người trong chúng ta dù có nhận bao nhiêu nén đi chăng nữa, thì cũng là đã nhận nén bạc mà Thiên Chúa đã trao cho để với mục đích làm lợi cho chính bản thân mình và mưu ích cho tha nhân.
Đức Chúa Giê-su tùy khả năng của mỗi người mà trao cho họ nén bạc, để họ tùy theo khả năng và nén bạc được trao mà làm sinh lợi cho Ngài thêm những nén bạc khác:
- Có những người được ơn tình nguyện đi phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc phục vụ các bệnh nhân phong cùi ở trại phong, họ đã làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động phục vụ của mình.
- Có những người tình nguyện vào vùng sâu vùng xa, để đem ánh sáng văn hóa đến cho những trẻ em và những người không có điều kiện đến trường, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động tự nguyện hy sinh của mình.
- Có những người dù đang thiếu thốn, nhưng vẫn cứ vui vẻ chia sẻ những gì mình có cho người không có, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác cho Thiên Chúa...
Có những người lại đem nén bạc mà Thiên Chúa trao cho chôn giấu trong đất, họ là những người không thấy được sự tín nhiệm của Thiên Chúa dành cho mình, họ đem ân sủng chôn vùi trong trong những tham lam hưởng thụ và dục vọng của họ, khi mà chung quanh họ có rất nhiều người đang cần đến “đồng tiền ân sủng” của họ để có chút an vui và hy vọng.
Anh chị em thân mến,
Dụ ngôn nén bạc là cách giảng dạy hiệu quả của ân sủng của Đức Chúa Giê-su cho chúng ta, để cho ai ai cũng hiểu được và trân quý những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong chúng ta.
Nhận bao nhiêu nén bạc hoặc chỉ có nhận một nén bạc đều không quan trọng, cái quan trọng là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải nổ lực, chớp thời cơ để làm lợi thêm nén bạc nữa, đó chính là điểm chính yếu mà Đức Chúa Giê-su muốn dạy dỗ chúng ta qua dụ ngôn nén bạc này.
Câu hỏi gợi ý:
1. Có lúc nào bạn nghĩ rằng Thiên Chúa đã trao cho mình năm nén bạc không?
2. Trong những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, bạn có nghĩ rằng mình là người may mắn nhất vì đang giữ nén bạc của Thiên Chúa trong mình?
3. Theo bạn hiểu, thế nào là phung phí ân sủng của Thiên Chúa?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Lễ Chúa Nhật 33 Quanh Năm 15/11/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
21:40 13/11/2020
Bài Ðọc I: Cn 31, 10-13, 19-20. 30-31
"Nàng cần mẫn dùng tay làm việc".
Trích sách Châm Ngôn.
Ai tìm được một người vợ tài đức? Nàng đáng giá hơn ngọc ngà. Chồng nàng đặt lòng tin tưởng nơi nàng và chàng không thiếu thốn vật thực. Trọn đời, nàng sẽ mang lại cho chồng sự lành, chứ không phải sự dữ. Nàng tìm lông chiên và sợi gai, rồi nàng cần mẫn dùng tay làm việc. Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng.
Duyên dáng thì giả dối và nhan sắc thì hão huyền: Người phụ nữ kính sợ Chúa, sẽ được ca tụng. Hãy tặng cho nàng hoa quả do tay mình làm ra, và sự nghiệp của nàng hãy ca tụng nàng tại các cửa thành.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa
Xướng: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.
Xướng: Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.
Xướng: Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống bạn.
Bài Ðọc II: 1 Tx 5, 1-6
"Ngày của Chúa bắt chợt anh em như kẻ trộm".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em không cần chúng tôi viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối.
Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", thì chính lúc đó tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 25, 14-30
"Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi.
"Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình.
"Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: "Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi". Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc; đây tôi đã làm lợi được hai nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".
"Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: "Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát: nên tôi khiếp sợ (mà) đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Ðây của ông, xin trả lại cho ông". Ông chủ trả lời người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, người đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày thế giới người nghèo: đoàn kết và gần gũi với những người nghèo.
Thanh Quảng sdb
05:41 13/11/2020
Ngày thế giới người nghèo: đoàn kết và gần gũi với những người nghèo.
Trước Ngày Thế giới Người nghèo, được mừng vào Chủ nhật (15/11) hàng năm, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc người nghèo với đôi tay “dang rộng” trong tình bác ái và liên đới.
(Tin Vatican)
Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lần thứ tư của sự kiện này, Thánh bộ Cổ súy Tân Phúc âm hóa đã tổ chức một cuộc họp báo tại Vatican vào thứ Năm (12/11/2020), trình bày các sáng kiến cho Ngày Thế giới này.
Các diễn giả trong sự kiện này gồm Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tân Phúc âm hóa, và Đức Tổng Giám Mục Graham Bell, Tổng thư ký của Thánh bộ.
Thông điệp của Đức Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới người nghèo này trong Tông thư “Lòng Thương xót và Xót thương” (Misericordia et Misera), được ban hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2016, kết thúc Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót. Vào ngày 13 tháng 6 năm nay, ĐTC đã công bố một thông điệp với chủ đề về lễ kỷ niệm: “Hãy mở rộng đôi tay cho người nghèo”.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhấn mạnh ý tưởng “một bàn tay giang ra là một dấu hiệu” - một dấu hiệu nói lên sự gần gũi, đoàn kết và yêu thương. Đức Tổng nói đặc biệt trong thời kỳ của coronavirus này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ám chỉ các bàn tay dang rộng của các bác sĩ, quản trị viên, dược sĩ, tình nguyện viên và linh mục cùng với nhiều người khác, đã “bất chấp lây nhiễm và sợ hãi để cung cấp sự trợ giúp và an ủi,” vì “đây là thời điểm tốt để khôi phục niềm tin chúng ta cần có nhau, chúng ta có trách nhiệm chung đối với người khác và thế giới."
Đức Tổng cũng cho biết thêm, thông điệp của Đức Thánh Cha có thể là nguồn cảm hứng để hiểu rõ hơn về một số sáng kiến đã được thực hiện để hỗ trợ và giúp đỡ cụ thể cho các gia đình đang gặp khó khăn...
Gần gũi với người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nêu rõ một số nghĩa cử cụ thể của Giáo hội về sự gần gũi với những người có nhu cầu, đặc biệt trong dịp kỷ niệm Ngày Thế giới người nghèo hàng năm này.
Ví dụ, Đức Tổng cho hay những người nghèo có quyền lui tới các ký túc xá, hoặc những người ước muốn hồi hương có thể được kiểm tra "xét nghiệm sức khỏe" trong phòng khám tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rome. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các gói nhu yếu phẩm căn bản, bao gồm thực phẩm và khẩu trang, được cung cấp để phân phát cho những người có nhu cầu.
Đức Tổng nói thêm rằng Ngày Thế giới Người nghèo, mặc dù còn nhiều hạn chế về các sáng kiến, nhưng đây là một ngày mà các giáo phận trên khắp thế giới bày tỏ tình huynh đệ của mình với những người nghèo khổ và bị thiệt thòi. Đức Tổng cũng nhấn mạnh tới những Trợ giúp Mục vụ có sẵn, để hỗ trợ các giáo xứ như là một công cụ cấp thời để Ngày Thế giới không chỉ giới hạn ở các sáng kiến từ thiện mà còn được hỗ trợ bằng những “lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng như những chứng tá cho thời đại của chúng ta.”
Những hỗ trợ Mục vụ đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ba Lan và có thể tải xuống từ các trang web của Thánh bộ Tân Phúc âm hóa.
Luôn ghi nhớ "kết thúc" của chúng tôi.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô lấy cảm hứng từ cuốn Châm ngôn - Sirach: “Trong mọi việc bạn làm, hãy nhớ đến cùng đích của bạn”. ĐTC giải thích những điều này có thể được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, cuộc sống của chúng ta sớm muộn cũng kết thúc và việc ý thức này thôi thúc chúng ta sống một cuộc sống quan tâm đến người nghèo hơn.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói: “Kết thúc của mọi hoạt động của chúng ta phải là tình yêu… Tình yêu là chia sẻ, cống hiến và phục vụ, được phát sinh từ việc nhận thức rằng chúng ta yêu và được yêu”.
Chính trong tinh thần này, bàn tay dang rộng được “phong phú nhờ những nụ cười khích lệ của những người hiến thân âm thầm và khiêm tốn phục vụ, họ đã được Đức Kitô truyền cho niềm vui hăng say của một môn đồ của Chúa”. Đây cũng là tinh thần mà chúng ta được mời gọi sống trong Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ tư này.
Thánh lễ ngày thế giới người nghèo
Vào Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rome để đánh dấu Ngày Thế giới người nghèo lần thứ tư này. Sự kiện sẽ được phát sóng trên các đài truyền hình được kết nối với Thánh Bộ Truyền thông của Vatican và cũng được truyền trực tuyến trên đài Vatican
Trước Ngày Thế giới Người nghèo, được mừng vào Chủ nhật (15/11) hàng năm, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc người nghèo với đôi tay “dang rộng” trong tình bác ái và liên đới.
(Tin Vatican)
Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lần thứ tư của sự kiện này, Thánh bộ Cổ súy Tân Phúc âm hóa đã tổ chức một cuộc họp báo tại Vatican vào thứ Năm (12/11/2020), trình bày các sáng kiến cho Ngày Thế giới này.
Các diễn giả trong sự kiện này gồm Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tân Phúc âm hóa, và Đức Tổng Giám Mục Graham Bell, Tổng thư ký của Thánh bộ.
Thông điệp của Đức Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới người nghèo này trong Tông thư “Lòng Thương xót và Xót thương” (Misericordia et Misera), được ban hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2016, kết thúc Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót. Vào ngày 13 tháng 6 năm nay, ĐTC đã công bố một thông điệp với chủ đề về lễ kỷ niệm: “Hãy mở rộng đôi tay cho người nghèo”.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhấn mạnh ý tưởng “một bàn tay giang ra là một dấu hiệu” - một dấu hiệu nói lên sự gần gũi, đoàn kết và yêu thương. Đức Tổng nói đặc biệt trong thời kỳ của coronavirus này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ám chỉ các bàn tay dang rộng của các bác sĩ, quản trị viên, dược sĩ, tình nguyện viên và linh mục cùng với nhiều người khác, đã “bất chấp lây nhiễm và sợ hãi để cung cấp sự trợ giúp và an ủi,” vì “đây là thời điểm tốt để khôi phục niềm tin chúng ta cần có nhau, chúng ta có trách nhiệm chung đối với người khác và thế giới."
Đức Tổng cũng cho biết thêm, thông điệp của Đức Thánh Cha có thể là nguồn cảm hứng để hiểu rõ hơn về một số sáng kiến đã được thực hiện để hỗ trợ và giúp đỡ cụ thể cho các gia đình đang gặp khó khăn...
Gần gũi với người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nêu rõ một số nghĩa cử cụ thể của Giáo hội về sự gần gũi với những người có nhu cầu, đặc biệt trong dịp kỷ niệm Ngày Thế giới người nghèo hàng năm này.
Ví dụ, Đức Tổng cho hay những người nghèo có quyền lui tới các ký túc xá, hoặc những người ước muốn hồi hương có thể được kiểm tra "xét nghiệm sức khỏe" trong phòng khám tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rome. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các gói nhu yếu phẩm căn bản, bao gồm thực phẩm và khẩu trang, được cung cấp để phân phát cho những người có nhu cầu.
Đức Tổng nói thêm rằng Ngày Thế giới Người nghèo, mặc dù còn nhiều hạn chế về các sáng kiến, nhưng đây là một ngày mà các giáo phận trên khắp thế giới bày tỏ tình huynh đệ của mình với những người nghèo khổ và bị thiệt thòi. Đức Tổng cũng nhấn mạnh tới những Trợ giúp Mục vụ có sẵn, để hỗ trợ các giáo xứ như là một công cụ cấp thời để Ngày Thế giới không chỉ giới hạn ở các sáng kiến từ thiện mà còn được hỗ trợ bằng những “lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng như những chứng tá cho thời đại của chúng ta.”
Những hỗ trợ Mục vụ đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ba Lan và có thể tải xuống từ các trang web của Thánh bộ Tân Phúc âm hóa.
Luôn ghi nhớ "kết thúc" của chúng tôi.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô lấy cảm hứng từ cuốn Châm ngôn - Sirach: “Trong mọi việc bạn làm, hãy nhớ đến cùng đích của bạn”. ĐTC giải thích những điều này có thể được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, cuộc sống của chúng ta sớm muộn cũng kết thúc và việc ý thức này thôi thúc chúng ta sống một cuộc sống quan tâm đến người nghèo hơn.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói: “Kết thúc của mọi hoạt động của chúng ta phải là tình yêu… Tình yêu là chia sẻ, cống hiến và phục vụ, được phát sinh từ việc nhận thức rằng chúng ta yêu và được yêu”.
Chính trong tinh thần này, bàn tay dang rộng được “phong phú nhờ những nụ cười khích lệ của những người hiến thân âm thầm và khiêm tốn phục vụ, họ đã được Đức Kitô truyền cho niềm vui hăng say của một môn đồ của Chúa”. Đây cũng là tinh thần mà chúng ta được mời gọi sống trong Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ tư này.
Thánh lễ ngày thế giới người nghèo
Vào Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rome để đánh dấu Ngày Thế giới người nghèo lần thứ tư này. Sự kiện sẽ được phát sóng trên các đài truyền hình được kết nối với Thánh Bộ Truyền thông của Vatican và cũng được truyền trực tuyến trên đài Vatican
Đức Cha Michael Olson của Fort Worth khuyên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên thận trọng đừng sớm công nhận kết quả bầu cử
Đặng Tự Do
06:33 13/11/2020
Đức Cha Michael Olson, Giám Mục Fort Worth, đề nghị Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, nên thận trọng đừng hấp tấp tạo cho dân chúng Hoa Kỳ cảm tưởng là các ngài hài lòng với kết quả cuộc bầu cử trong khi vẫn còn những tranh chấp.
Một tuyên bố của chủ tịch USCCB, là Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, nói rằng “chúng tôi công nhận rằng Joseph Biden, đã nhận đủ số phiếu để được bầu làm Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.”
“Chúng tôi chúc mừng ông Biden và ghi nhận rằng ông đã cùng với cố Tổng thống John F. Kennedy trở thành tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ tuyên xưng đức tin Công Giáo. Chúng tôi cũng chúc mừng Thượng nghị sĩ Kamala D. Harris của California, người trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm phó tổng thống.”
Theo ý kiến của Đức Cha Olson, hành động như thế là quá hấp tấp và thiếu thận trọng. Ngài kêu gọi cầu nguyện, và nhấn mạnh rằng các kết quả bỏ phiếu vẫn chưa chính thức.
“Đây vẫn là thời điểm cho sự thận trọng và kiên nhẫn vì kết quả của cuộc bầu cử tổng thống chưa được xác thực chính thức”. Ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho hòa bình nếu kết quả bị thách thức tại tòa án.
“Có vẻ như sẽ có sự khiếu nại tại tòa án, vì vậy tốt nhất là chúng ta trong lúc này hãy cầu nguyện cho hòa bình trong xã hội và quốc gia của chúng ta và cho sự liêm chính của nền cộng hòa của chúng ta, một quốc gia dưới quyền Chúa, có thể được duy trì vì lợi ích chung của tất cả mọi người”
Tổng thống Trump, đến nay vẫn chưa tuyên bố chấp nhận kết quả cuộc bầu cử. Chiến dịch tranh cử của ông đã đệ trình các vụ kiện liên quan đến kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, với hy vọng loại bỏ các lá phiếu bị cáo buộc là gian lận và thực hiện một cuộc kiểm phiếu lại có thể đưa ông lên đầu trong Cử tri đoàn.
Thẩm phán Tòa án tối cao Samuel Alito đã chấp nhận một số yêu cầu của chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng Hòa. Trong khi đó, bộ trưởng ngoại vụ tiểu bang Georgia nơi Biden dẫn trước ít hơn nửa phần trăm – tức là ít hơn 15,000 phiếu bầu đã thông báo kiểm phiếu lại bằng tay bắt đầu vào sáng thứ Tư.
Nếu cuộc kiểm phiếu lại cho thấy Tổng thống Trump mới là người thắng cử, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ làm mất uy tín của USCCB và các Giám Mục Hoa Kỳ.
Ngay cả khi không có các khiếu nại trước tòa, ngày 14 tháng 12, các đại cử tri mới bỏ phiếu chính thức bầu ai là tổng thống. Hành động quá hấp tấp của Đức Tổng Giám Mục Gomez gây thắc mắc cho nhiều người và đã trở thành một đề tài khiến USCCB bị chỉ trích rất mạnh trên các mạng xã hội.
Source:Catholic News Agency
Thảm cảnh tỵ nạn: Nhiều người bị nhận chìm trong biển Địa Trung Hải
Thanh Quảng sdb
16:31 13/11/2020
Thảm cảnh tỵ nạn: Nhiều người bị nhận chìm trong biển Địa Trung Hải
Hơn 110 người, bao gồm phụ nữ trẻ và con cái họ, đã bị cuốn hút dưới sóng biển ba ngày qua trong bốn vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Bốn vụ đắm tàu trên biển Địa Trung Hải trong vòng ba ngày qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 người, cố gắng trốn chạy cảnh đói nghèo và xung đột tại quê hương của họ.
Hôm thứ Năm, thảm kịch gần đây nhất mà chúng tôi biết, ít nhất 70 thi thể đã trôi dạt vào một bãi biển ở phía tây Libya.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), con thuyền đó chở hơn 120 người, gồm nhiều phụ nữ và trẻ em. Bốn mươi bảy người sống sót đã được lực lượng tuần duyên và ngư dân cứu đưa vào bờ an toàn.
Chỉ vài giờ trước đó, Hội Bác Sĩ Không Biên Giới (Médecins Sans Frontières) đã giúp ba phụ nữ sống sót duy nhất trong một vụ đắm tàu khác, khiến 20 người thiệt mạng ngoài khơi của Sorman, cũng thuộc nước Libya.
Hôm thứ Tư, sáu người đã chết sau khi chiếc xuồng ba lá chở hơn 100 người di cư bị lật, ngoài khơi biển Libya, trong đó có một em bé sáu tháng tuổi, gốc Guinea.
Một ngày trước đó, một em bé khác, không rõ tuổi, nằm trong số 13 người chết trong một vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya, 11 người sống sót đã được đưa về Libya.
Thảm kịch vẫn tiếp diễn
Theo các tổ chức từ thiện cứu người vượt biển cho hay những kẻ buôn người, lợi dụng thời tiết mùa thu ôn hòa, đã đưa hàng trăm người di cư ra khơi trong tuần qua. Phần lớn các cuộc hải trình này đã kết thúc trong bi kịch.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) lưu ý rằng kể từ đầu năm 2020, gần 600 người đã bị chôn vùi trong biển Địa Trung Hải, nhưng cho biết con số chính xác được ước tính cao hơn nhiều. Ít nhất 20.000 người đã chết ở vùng biển này kể từ năm 2014.
Người phát ngôn của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), ông Flavio Di Giacomo cho hay: "Thay đổi là thiết yếu bây giờ, hơn bao giờ hết, để đảm bảo cứu hộ được hiệu quả và ngăn chặn những thảm kịch mới."
Libya không phải là một hải cảng an toàn để trở về
Cơ quan Liên hợp quốc cũng cho hay Libya không phải là một hải cảng an toàn để quay đầu về và cơ quan nhắc lại lời kêu gọi của Cộng đồng quốc tế và Liên minh châu Âu hãy có những hành động khẩn cấp và cụ thể để chấm dứt những thảm cảnh này và chặn đứng những kẻ lợi dụng để khai thác...
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ người di cư và tôn trọng phẩm giá của họ là một trong những nền tảng của triều đại giáo hoàng của ngài.
Hơn 110 người, bao gồm phụ nữ trẻ và con cái họ, đã bị cuốn hút dưới sóng biển ba ngày qua trong bốn vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Bốn vụ đắm tàu trên biển Địa Trung Hải trong vòng ba ngày qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 người, cố gắng trốn chạy cảnh đói nghèo và xung đột tại quê hương của họ.
Hôm thứ Năm, thảm kịch gần đây nhất mà chúng tôi biết, ít nhất 70 thi thể đã trôi dạt vào một bãi biển ở phía tây Libya.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), con thuyền đó chở hơn 120 người, gồm nhiều phụ nữ và trẻ em. Bốn mươi bảy người sống sót đã được lực lượng tuần duyên và ngư dân cứu đưa vào bờ an toàn.
Chỉ vài giờ trước đó, Hội Bác Sĩ Không Biên Giới (Médecins Sans Frontières) đã giúp ba phụ nữ sống sót duy nhất trong một vụ đắm tàu khác, khiến 20 người thiệt mạng ngoài khơi của Sorman, cũng thuộc nước Libya.
Hôm thứ Tư, sáu người đã chết sau khi chiếc xuồng ba lá chở hơn 100 người di cư bị lật, ngoài khơi biển Libya, trong đó có một em bé sáu tháng tuổi, gốc Guinea.
Một ngày trước đó, một em bé khác, không rõ tuổi, nằm trong số 13 người chết trong một vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya, 11 người sống sót đã được đưa về Libya.
Thảm kịch vẫn tiếp diễn
Theo các tổ chức từ thiện cứu người vượt biển cho hay những kẻ buôn người, lợi dụng thời tiết mùa thu ôn hòa, đã đưa hàng trăm người di cư ra khơi trong tuần qua. Phần lớn các cuộc hải trình này đã kết thúc trong bi kịch.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) lưu ý rằng kể từ đầu năm 2020, gần 600 người đã bị chôn vùi trong biển Địa Trung Hải, nhưng cho biết con số chính xác được ước tính cao hơn nhiều. Ít nhất 20.000 người đã chết ở vùng biển này kể từ năm 2014.
Người phát ngôn của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), ông Flavio Di Giacomo cho hay: "Thay đổi là thiết yếu bây giờ, hơn bao giờ hết, để đảm bảo cứu hộ được hiệu quả và ngăn chặn những thảm kịch mới."
Libya không phải là một hải cảng an toàn để trở về
Cơ quan Liên hợp quốc cũng cho hay Libya không phải là một hải cảng an toàn để quay đầu về và cơ quan nhắc lại lời kêu gọi của Cộng đồng quốc tế và Liên minh châu Âu hãy có những hành động khẩn cấp và cụ thể để chấm dứt những thảm cảnh này và chặn đứng những kẻ lợi dụng để khai thác...
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ người di cư và tôn trọng phẩm giá của họ là một trong những nền tảng của triều đại giáo hoàng của ngài.
Tiến sĩ George Weigel ca ngợi chứng tá anh hùng của những người đồng tính sống trung tín với giáo huấn Giáo Hội
Đặng Tự Do
18:04 13/11/2020
Tác giả Công Giáo George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa lên tiếng ca ngợi chứng tá anh hùng được thể hiện bởi các thành viên của “Courage”, nghĩa là “Can Đảm”, một phong trào tông đồ truyền giáo cho những người chịu hấp lực đồng tính.
Ông khuyến khích họ đứng vững giữa những áp lực xã hội và những tranh cãi gần đây về những lời bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các kết hiệp dân sự đồng tính.
Courage cung cấp các tài nguyên, các khóa huấn luyện cho những người chịu hấp lực đồng tính để giúp họ sống trong sạch theo giáo huấn của Giáo hội. Được thành lập vào năm 1980, phong trào ngày nay đã có hơn 150 chi hội tại 18 quốc gia.
Công việc của họ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều sau những tường thuật trên các phương tiện truyền thông về những gì được cho là Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói liên quan đến các kết hiệp đồng tính. Nhiều người cho rằng công việc của Courage là tào lao, không còn cần thiết nữa. Cũng không ít các phương tiện truyền thông lên án các hoạt động của anh chị em Courage trong việc giúp những người đồng tính sống trong sạch là phi nhân bản.
Đó là lý do tại sao Tiến sĩ George Weigel đã viết lá thư ngỏ này đăng trên tờ First Things ngày 11 tháng 11, 2020.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
An Open Letter to the People of “Courage”
George Weigel
Thư ngỏ gởi anh chị em trong phong trào "Can Đảm"
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô:
Có rất nhiều tấm gương về nhân đức can đảm rất quan yếu đối với chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay: những người Công Giáo ở Hương Cảng liều mạng và sinh kế của mình để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội; người Công Giáo Pháp dũng cảm thực hành đức tin bất kể có nguy cơ bị giết bởi những người Hồi Giáo cực đoan; những người đàn ông trẻ đang chuẩn bị cho ơn gọi linh mục, là điều ngày nay có thể khiến họ phải ngồi tù vì “tội ác căm ghét” khi họ rao giảng phúc âm; các tuyên úy Đại Học, là những người dám tiếp tục truyền giáo chống lại cái gọi là “đúng về chính trị”; những phụ huynh khăng khăng kêu gọi các trường Công Giáo phải thực sự là “Công Giáo” chứ không phải chỉ có hư danh; những thanh thiếu niên quyết liệt không khuất phục khi bị các bạn cùng trang lứa bắt nạt phải chối bỏ Chúa. Chúng ta thực sự được bao quanh bởi một “đám mây tuyệt vời các chứng nhân”(Dt 12: 1).
Và trong số họ, các bạn được kể là những người Công Giáo hết sức can đảm, thưa các bạn, những người nam nữ trong phong trào “Courage”. Chống lại những áp lực văn hóa và xã hội gay gắt, các bạn cố gắng — với sự trợ giúp của ân sủng, sự nâng đỡ của các mục tử của các bạn và sự giúp lẫn nhau — để sống luân lý Công Giáo về tình yêu thương con người ngay cả khi các bạn trải nghiệm những hấp dẫn đồng tính. Những nỗ lực trung tín của các bạn nói lên niềm tin sâu sắc, một niềm hy vọng mạnh mẽ và tình yêu đích thực.
Sống thanh khiết — sống theo điều mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “sự trọn vẹn của tình yêu thương” — không phải là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai trong nền văn hóa sa đọa của chúng ta. Vì nền văn hóa đó khẳng định một cách ác ý rằng hành động theo sự thèm khát của chúng ta, bất kể chúng có thể là gì, là một dấu chỉ của “tính chân thực”, trong khi sự trong trắng lại bị coi là sự đàn áp hoặc thậm chí là sự phản bội hay sự không trung thực với chính bản thân mình. Các bạn biết rằng đó là những lời nói dối.
Các bạn cũng biết rằng những lời nói dối như thế bắt nguồn từ Satan mà Chúa đã gọi là “cha của sự dối trá” (Ga 8:44). Khi chống lại lầm lạc của thời đại và văn hóa, các bạn cố gắng đương đầu với sự tấn công dữ dội của Satan và sống theo chân lý về tình yêu con người giữa những cám dỗ. Các bạn là những “bình sành” của Thánh Phaolô (2 Cô 4: 7), và giống như tất cả chúng ta, các bạn đôi khi vấp ngã trên hành trình nên thánh của mình. Nhưng không giống như một số người khác, các bạn không đòi hỏi sự thật phải bị uốn cong theo mong muốn của mình. Với Flannery O’Connor [nhà văn Mỹ sinh ngày 25 tháng Ba, 1925 và qua đời ngày 3 tháng 8, 1964 – chú thích của người dịch], các bạn biết rằng “sự thật không thay đổi tùy theo khả năng cảm nhận của chúng ta”. Vì vậy, các bạn tìm kiếm sự hòa giải và tha thứ và tự nhủ mình để sống sự trọn vẹn của tình yêu nhân bản.
Cũng quan trọng không kém, các bạn không coi đức khiết tịnh như một “vấn đề chính sách” của Giáo hội và các bạn không vận động hành lang bên trong Giáo hội để thay đổi “chính sách” này, bởi vì các bạn biết rằng điều đang bị đe dọa ở đây là sự thật: sự thật tạo nên hạnh phúc, tình bạn chân thành, và cuối cùng là sự thánh thiện. Khi nỗ lực vươn lên với ân sủng mà Thiên Chúa ban cho các bạn, các bạn đưa ra một chứng tá quan trọng và thường là các chứng tá vác thánh giá cho Giáo hội, đặc biệt là cho những người tưởng tượng rằng sự thật “của họ” chân thật hơn sự thật của Chúa Kitô.
Nhiều người trong số các bạn cảm thấy khó chịu với những gì được cho là đã được nói trong một bộ phim tài liệu về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về sự kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính và những vấn đề liên quan. Bây giờ rõ ràng là những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã bị cắt dán bởi một nhà làm phim theo chương trình nghị sự của phe nhóm ông ấy. Thảm kịch này là một lời nhắc nhở nữa cho chúng ta rằng các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về các vấn đề Công Giáo phải luôn được xem xét cẩn thận; các điệp khúc cho sự cuồng loạn thường là đặc điểm của thế giới blog liên quan đến Công Giáo. Tuy nhiên, một số phe phái nhất định còn làm mọi thứ trở nên rối tung lên hơn nữa bằng cách diễn giải sai lạc và chính trị hóa những gì được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói, nên điều quan trọng là phải nhớ lại hai thực tại Công Giáo sau đây.
Thứ nhất, những nhận xét không chính thức của một vị Giáo Hoàng đối với một nhà làm phim không phải là một thể hiện của huấn quyền tông tòa. Những người nói ngược lại với điều này là những người thiếu hiểu biết về mặt thần học, có động cơ chính trị, hoặc cả hai. Như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách “The Next Pope: Office of Peter and a Church in Mission” – “Vị Giáo Hoàng tiếp theo: Sứ vụ Phêrô và một Giáo Hội trong Sứ Mệnh” - Đức Giáo Hoàng không phải là một nhà tiên tri và không phải mọi lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng đều là huấn quyền.
Thứ hai, không có điều gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là đã nói thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về luân lý tình yêu con người, về những gì tạo nên hôn nhân và về những người có thể kết hôn. Giáo huấn đó không thể bị thay đổi, bởi vì nó bắt nguồn từ sự mặc khải của Thiên Chúa và được lý trí chứng thực. Sẽ rất hữu ích (và đầy thẩm quyền) nếu Phòng Báo Chí Tòa Thánh làm rõ điểm này trước khi các phe phái truyền thông gồm những bộ óc cực đoan tuyên bố rằng điều được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói là bước đầu tiên có thể tiến tới sự tán thành của Giáo Hội Công Giáo về cái gọi là “hôn nhân đồng tính”. Hoàn toàn không có một điều như thế, bởi vì điều đó là không thể.
Vì thế, anh chị em dũng cảm của phong trào “Courage” thân mến, cảm ơn chứng tá của anh chị em. Xin hãy tiếp tục nhận lời thách đố mà Thánh Gioan Phaolô II đã đưa ra ngày 22 tháng 10 năm 1978: “Đừng sợ! Hãy mở cửa cho Chúa Kitô!” Lòng can đảm của anh chị em sẽ truyền cảm hứng cho mọi người Công Giáo về một lòng trung tín tương tự, và sự hỗ trợ lẫn nhau, cũng như những lời cầu nguyện để giúp nâng đỡ sự trọn vẹn của tình yêu.
Source:The First ThingsAn Open Letter to the People of “Courage”
Ông khuyến khích họ đứng vững giữa những áp lực xã hội và những tranh cãi gần đây về những lời bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các kết hiệp dân sự đồng tính.
Courage cung cấp các tài nguyên, các khóa huấn luyện cho những người chịu hấp lực đồng tính để giúp họ sống trong sạch theo giáo huấn của Giáo hội. Được thành lập vào năm 1980, phong trào ngày nay đã có hơn 150 chi hội tại 18 quốc gia.
Công việc của họ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều sau những tường thuật trên các phương tiện truyền thông về những gì được cho là Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói liên quan đến các kết hiệp đồng tính. Nhiều người cho rằng công việc của Courage là tào lao, không còn cần thiết nữa. Cũng không ít các phương tiện truyền thông lên án các hoạt động của anh chị em Courage trong việc giúp những người đồng tính sống trong sạch là phi nhân bản.
Đó là lý do tại sao Tiến sĩ George Weigel đã viết lá thư ngỏ này đăng trên tờ First Things ngày 11 tháng 11, 2020.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
An Open Letter to the People of “Courage”
George Weigel
Thư ngỏ gởi anh chị em trong phong trào "Can Đảm"
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô:
Có rất nhiều tấm gương về nhân đức can đảm rất quan yếu đối với chúng ta trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay: những người Công Giáo ở Hương Cảng liều mạng và sinh kế của mình để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội; người Công Giáo Pháp dũng cảm thực hành đức tin bất kể có nguy cơ bị giết bởi những người Hồi Giáo cực đoan; những người đàn ông trẻ đang chuẩn bị cho ơn gọi linh mục, là điều ngày nay có thể khiến họ phải ngồi tù vì “tội ác căm ghét” khi họ rao giảng phúc âm; các tuyên úy Đại Học, là những người dám tiếp tục truyền giáo chống lại cái gọi là “đúng về chính trị”; những phụ huynh khăng khăng kêu gọi các trường Công Giáo phải thực sự là “Công Giáo” chứ không phải chỉ có hư danh; những thanh thiếu niên quyết liệt không khuất phục khi bị các bạn cùng trang lứa bắt nạt phải chối bỏ Chúa. Chúng ta thực sự được bao quanh bởi một “đám mây tuyệt vời các chứng nhân”(Dt 12: 1).
Và trong số họ, các bạn được kể là những người Công Giáo hết sức can đảm, thưa các bạn, những người nam nữ trong phong trào “Courage”. Chống lại những áp lực văn hóa và xã hội gay gắt, các bạn cố gắng — với sự trợ giúp của ân sủng, sự nâng đỡ của các mục tử của các bạn và sự giúp lẫn nhau — để sống luân lý Công Giáo về tình yêu thương con người ngay cả khi các bạn trải nghiệm những hấp dẫn đồng tính. Những nỗ lực trung tín của các bạn nói lên niềm tin sâu sắc, một niềm hy vọng mạnh mẽ và tình yêu đích thực.
Sống thanh khiết — sống theo điều mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “sự trọn vẹn của tình yêu thương” — không phải là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai trong nền văn hóa sa đọa của chúng ta. Vì nền văn hóa đó khẳng định một cách ác ý rằng hành động theo sự thèm khát của chúng ta, bất kể chúng có thể là gì, là một dấu chỉ của “tính chân thực”, trong khi sự trong trắng lại bị coi là sự đàn áp hoặc thậm chí là sự phản bội hay sự không trung thực với chính bản thân mình. Các bạn biết rằng đó là những lời nói dối.
Các bạn cũng biết rằng những lời nói dối như thế bắt nguồn từ Satan mà Chúa đã gọi là “cha của sự dối trá” (Ga 8:44). Khi chống lại lầm lạc của thời đại và văn hóa, các bạn cố gắng đương đầu với sự tấn công dữ dội của Satan và sống theo chân lý về tình yêu con người giữa những cám dỗ. Các bạn là những “bình sành” của Thánh Phaolô (2 Cô 4: 7), và giống như tất cả chúng ta, các bạn đôi khi vấp ngã trên hành trình nên thánh của mình. Nhưng không giống như một số người khác, các bạn không đòi hỏi sự thật phải bị uốn cong theo mong muốn của mình. Với Flannery O’Connor [nhà văn Mỹ sinh ngày 25 tháng Ba, 1925 và qua đời ngày 3 tháng 8, 1964 – chú thích của người dịch], các bạn biết rằng “sự thật không thay đổi tùy theo khả năng cảm nhận của chúng ta”. Vì vậy, các bạn tìm kiếm sự hòa giải và tha thứ và tự nhủ mình để sống sự trọn vẹn của tình yêu nhân bản.
Cũng quan trọng không kém, các bạn không coi đức khiết tịnh như một “vấn đề chính sách” của Giáo hội và các bạn không vận động hành lang bên trong Giáo hội để thay đổi “chính sách” này, bởi vì các bạn biết rằng điều đang bị đe dọa ở đây là sự thật: sự thật tạo nên hạnh phúc, tình bạn chân thành, và cuối cùng là sự thánh thiện. Khi nỗ lực vươn lên với ân sủng mà Thiên Chúa ban cho các bạn, các bạn đưa ra một chứng tá quan trọng và thường là các chứng tá vác thánh giá cho Giáo hội, đặc biệt là cho những người tưởng tượng rằng sự thật “của họ” chân thật hơn sự thật của Chúa Kitô.
Nhiều người trong số các bạn cảm thấy khó chịu với những gì được cho là đã được nói trong một bộ phim tài liệu về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về sự kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính và những vấn đề liên quan. Bây giờ rõ ràng là những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng đã bị cắt dán bởi một nhà làm phim theo chương trình nghị sự của phe nhóm ông ấy. Thảm kịch này là một lời nhắc nhở nữa cho chúng ta rằng các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về các vấn đề Công Giáo phải luôn được xem xét cẩn thận; các điệp khúc cho sự cuồng loạn thường là đặc điểm của thế giới blog liên quan đến Công Giáo. Tuy nhiên, một số phe phái nhất định còn làm mọi thứ trở nên rối tung lên hơn nữa bằng cách diễn giải sai lạc và chính trị hóa những gì được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói, nên điều quan trọng là phải nhớ lại hai thực tại Công Giáo sau đây.
Thứ nhất, những nhận xét không chính thức của một vị Giáo Hoàng đối với một nhà làm phim không phải là một thể hiện của huấn quyền tông tòa. Những người nói ngược lại với điều này là những người thiếu hiểu biết về mặt thần học, có động cơ chính trị, hoặc cả hai. Như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách “The Next Pope: Office of Peter and a Church in Mission” – “Vị Giáo Hoàng tiếp theo: Sứ vụ Phêrô và một Giáo Hội trong Sứ Mệnh” - Đức Giáo Hoàng không phải là một nhà tiên tri và không phải mọi lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng đều là huấn quyền.
Thứ hai, không có điều gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là đã nói thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về luân lý tình yêu con người, về những gì tạo nên hôn nhân và về những người có thể kết hôn. Giáo huấn đó không thể bị thay đổi, bởi vì nó bắt nguồn từ sự mặc khải của Thiên Chúa và được lý trí chứng thực. Sẽ rất hữu ích (và đầy thẩm quyền) nếu Phòng Báo Chí Tòa Thánh làm rõ điểm này trước khi các phe phái truyền thông gồm những bộ óc cực đoan tuyên bố rằng điều được cho là Đức Giáo Hoàng đã nói là bước đầu tiên có thể tiến tới sự tán thành của Giáo Hội Công Giáo về cái gọi là “hôn nhân đồng tính”. Hoàn toàn không có một điều như thế, bởi vì điều đó là không thể.
Vì thế, anh chị em dũng cảm của phong trào “Courage” thân mến, cảm ơn chứng tá của anh chị em. Xin hãy tiếp tục nhận lời thách đố mà Thánh Gioan Phaolô II đã đưa ra ngày 22 tháng 10 năm 1978: “Đừng sợ! Hãy mở cửa cho Chúa Kitô!” Lòng can đảm của anh chị em sẽ truyền cảm hứng cho mọi người Công Giáo về một lòng trung tín tương tự, và sự hỗ trợ lẫn nhau, cũng như những lời cầu nguyện để giúp nâng đỡ sự trọn vẹn của tình yêu.
Source:The First Things
Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý vẫn còn trong tình trạng nguy kịch
Đặng Tự Do
18:40 13/11/2020
Tình hình của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã được cải thiện một chút và ngài đã được chuyển ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch kể từ khi bị nhiễm coronavirus. Đức Cha phụ tá của ngài cho biết như trên vào chiều thứ Sáu.
“Chúng tôi hoan nghênh tin tức theo đó Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gualtiero Bassetti của chúng tôi đã rời phòng chăm sóc đặc biệt” tại bệnh viện Santa Maria della Misericordia, Đức Cha Marco Salvi, Giám Mục Phụ Tá của Perugia, miền bắc nước Ý cho biết như trên. Tuy nhiên, ngài cảnh báo rằng tình trạng của vị Hồng Y “vẫn còn nghiêm trọng và cần một dàn đồng ca những lời cầu nguyện”.
Trước đó vào sáng thứ Sáu, bản tin hàng ngày của bệnh viện đã báo cáo tình trạng của Đức Hồng Y Bassetti “có chút cải thiện”, nhưng cảnh báo rằng “tình trạng lâm sàng của ngài vẫn còn nghiêm trọng và vị Hồng Y cần được theo dõi liên tục và chăm sóc thích hợp.”
Vị Tổng giám mục 78 tuổi của Perugia, được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm lãnh đạo Hội đồng Giám mục Ý vào tháng 5 năm 2017, đã được chẩn đoán mắc phải Covid-19 vào ngày 28 tháng 10 và phải nhập viện vào ngày 3 tháng 11 trong tình trạng rất nghiêm trọng. Ngài được đưa ngay vào phòng “Chăm sóc Đặc biệt 2” tại bệnh viện Perugia.
Sau khi tình trạng của ngài trở nên trầm trọng hơn, vào ngày 10 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Đức Cha Salvi, là người cũng đã mắc bệnh COVID19 nhưng vẫn không có triệu chứng, để hỏi về tình trạng của vị Hồng Y và cầu nguyện cho ngài.
Mặc dù có chút cải thiện và thực tế là vị Hồng Y vẫn tỉnh táo và nhận thức được, “cần phải tiếp tục cầu nguyện không ngừng cho người chủ chăn của chúng ta, cho tất cả những bệnh nhân và cho các nhân viên y tế chăm sóc họ,” Đức Cha Salvi nói. “Đối với những nhân viên y tế này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và đánh giá cao những gì họ đã làm hàng ngày trong việc xoa dịu nỗi khổ của rất nhiều bệnh nhân.”
Source:Catholic News AgencyCardinal Bassetti moved out of ICU, remains in critical condition with COVID-19
“Chúng tôi hoan nghênh tin tức theo đó Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gualtiero Bassetti của chúng tôi đã rời phòng chăm sóc đặc biệt” tại bệnh viện Santa Maria della Misericordia, Đức Cha Marco Salvi, Giám Mục Phụ Tá của Perugia, miền bắc nước Ý cho biết như trên. Tuy nhiên, ngài cảnh báo rằng tình trạng của vị Hồng Y “vẫn còn nghiêm trọng và cần một dàn đồng ca những lời cầu nguyện”.
Trước đó vào sáng thứ Sáu, bản tin hàng ngày của bệnh viện đã báo cáo tình trạng của Đức Hồng Y Bassetti “có chút cải thiện”, nhưng cảnh báo rằng “tình trạng lâm sàng của ngài vẫn còn nghiêm trọng và vị Hồng Y cần được theo dõi liên tục và chăm sóc thích hợp.”
Vị Tổng giám mục 78 tuổi của Perugia, được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm lãnh đạo Hội đồng Giám mục Ý vào tháng 5 năm 2017, đã được chẩn đoán mắc phải Covid-19 vào ngày 28 tháng 10 và phải nhập viện vào ngày 3 tháng 11 trong tình trạng rất nghiêm trọng. Ngài được đưa ngay vào phòng “Chăm sóc Đặc biệt 2” tại bệnh viện Perugia.
Sau khi tình trạng của ngài trở nên trầm trọng hơn, vào ngày 10 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Đức Cha Salvi, là người cũng đã mắc bệnh COVID19 nhưng vẫn không có triệu chứng, để hỏi về tình trạng của vị Hồng Y và cầu nguyện cho ngài.
Mặc dù có chút cải thiện và thực tế là vị Hồng Y vẫn tỉnh táo và nhận thức được, “cần phải tiếp tục cầu nguyện không ngừng cho người chủ chăn của chúng ta, cho tất cả những bệnh nhân và cho các nhân viên y tế chăm sóc họ,” Đức Cha Salvi nói. “Đối với những nhân viên y tế này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và đánh giá cao những gì họ đã làm hàng ngày trong việc xoa dịu nỗi khổ của rất nhiều bệnh nhân.”
Source:Catholic News Agency
Tình cảnh của Úc nếu Tổng thống Trump không tái đắc cử
Đặng Tự Do
19:22 13/11/2020
Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray nói rằng nếu Donald Trump mất chức tổng thống, Trung Quốc sẽ bắt đầu tính sổ với Úc. Bình luận của ông được đưa ra liên quan đến các tin tức gần đây theo đó Trung Quốc đã đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng loạt các hàng xuất khẩu của Úc như một áp lực để chính quyền Úc hiện nay phải đổ theo chính quyền Trump.
Ông Murray nói: “Trung Quốc sẽ trừng phạt chúng ta để làm gương cho thế giới thấy về những gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ không hài lòng, những gì sẽ xảy ra nếu bạn đòi hỏi trách nhiệm giải trình của họ đối với các quốc gia khác”.
Úc Đại Lợi chỉ muốn được biết rõ những gì Trung Quốc đã biết về đại dịch ở đất nước của họ. “Chúng ta phải biết tại sao họ đã quyết định ngưng các chuyến bay nội địa từ Vũ Hán, nhưng tại sao các chuyến bay từ Hoa Lục đi khắp thế giới, lại có thể tiếp tục sau đó”.
“Cả một triệu người đã chết vì một bệnh dịch không kiểm soát được ở Trung Quốc. Nhưng Úc Đại Lợi lại đang bị trừng phạt vì chúng ta muốn được giải trình. Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia độc tài, phản ứng với trách nhiệm giải trình… như thể họ nói điều ấy là điều xúc phạm nhất đến cả các bà mẹ của các nhà lãnh đạo. Họ tắt vòi để trừng phạt bạn. Trung Quốc hôm nay đã quyết tâm tìm cách trừng phạt Úc Đại Lợi. Trung Quốc muốn coi Úc là quốc gia bất hảo, một tấm gương cảnh cáo thế giới mà muốn gởi đến nước Mỹ của Biden và nước Anh của Johnson”.
Trong khi đó, Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, đã lên tiếng tấn công những lời bình luận của bà Bronwyn Bishop, Cựu Chủ tịch Hạ viện Úc Đại Lợi.
Trong một chương trình truyền hình của Sky News Australia vào sáng thứ Sáu 13 tháng 11, bà Bronwyn Bishop nói rằng “Trung Quốc không chỉ xuất khẩu vi rút, mà còn xuất khẩu cả nỗi sợ hãi, và chính ‘yếu tố gây sợ hãi’ đã cho phép các thủ hiến của Úc Đại Lợi kiểm soát dân chúng”.
“Những người hoàn toàn bình thường có thể nghĩ sẽ thu mình vào nỗi sợ hãi, và nghĩ rằng ‘chúng ta cần phải bị nhốt, chúng ta cần bị cách ly ‘hay gì gì đó’”, bà Bishop nói.
Chủ ý của bà Bishop là tấn công Daniel Andrews, thủ hiến của Victoria, vì các biện pháp quá đáng liên quan đến đại dịch coronavirus đang làm điêu đứng nền kinh tế của tiểu bang này. Tuy nhiên, vì bà có nhắc thoáng qua đến Trung Quốc nên chỉ vài giờ sau Trình Tĩnh Nghiệp đã lên tiếng phản đối.
Source:Sky News AustraliaAustralia is in 'enormous danger' from China
Source:Sky News AustraliaPremiers are using 'Chinese-exported fear' to control populations
Ông Murray nói: “Trung Quốc sẽ trừng phạt chúng ta để làm gương cho thế giới thấy về những gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ không hài lòng, những gì sẽ xảy ra nếu bạn đòi hỏi trách nhiệm giải trình của họ đối với các quốc gia khác”.
Úc Đại Lợi chỉ muốn được biết rõ những gì Trung Quốc đã biết về đại dịch ở đất nước của họ. “Chúng ta phải biết tại sao họ đã quyết định ngưng các chuyến bay nội địa từ Vũ Hán, nhưng tại sao các chuyến bay từ Hoa Lục đi khắp thế giới, lại có thể tiếp tục sau đó”.
“Cả một triệu người đã chết vì một bệnh dịch không kiểm soát được ở Trung Quốc. Nhưng Úc Đại Lợi lại đang bị trừng phạt vì chúng ta muốn được giải trình. Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia độc tài, phản ứng với trách nhiệm giải trình… như thể họ nói điều ấy là điều xúc phạm nhất đến cả các bà mẹ của các nhà lãnh đạo. Họ tắt vòi để trừng phạt bạn. Trung Quốc hôm nay đã quyết tâm tìm cách trừng phạt Úc Đại Lợi. Trung Quốc muốn coi Úc là quốc gia bất hảo, một tấm gương cảnh cáo thế giới mà muốn gởi đến nước Mỹ của Biden và nước Anh của Johnson”.
Trong khi đó, Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, đã lên tiếng tấn công những lời bình luận của bà Bronwyn Bishop, Cựu Chủ tịch Hạ viện Úc Đại Lợi.
Trong một chương trình truyền hình của Sky News Australia vào sáng thứ Sáu 13 tháng 11, bà Bronwyn Bishop nói rằng “Trung Quốc không chỉ xuất khẩu vi rút, mà còn xuất khẩu cả nỗi sợ hãi, và chính ‘yếu tố gây sợ hãi’ đã cho phép các thủ hiến của Úc Đại Lợi kiểm soát dân chúng”.
“Những người hoàn toàn bình thường có thể nghĩ sẽ thu mình vào nỗi sợ hãi, và nghĩ rằng ‘chúng ta cần phải bị nhốt, chúng ta cần bị cách ly ‘hay gì gì đó’”, bà Bishop nói.
Chủ ý của bà Bishop là tấn công Daniel Andrews, thủ hiến của Victoria, vì các biện pháp quá đáng liên quan đến đại dịch coronavirus đang làm điêu đứng nền kinh tế của tiểu bang này. Tuy nhiên, vì bà có nhắc thoáng qua đến Trung Quốc nên chỉ vài giờ sau Trình Tĩnh Nghiệp đã lên tiếng phản đối.
Source:Sky News Australia
Source:Sky News Australia
Ông Biden có thể hợp nhất nước Mỹ?
Vũ Văn An
22:13 13/11/2020
Cha Bùi Thượng Lưu vừa phổ biến tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc mừng việc đắc cử của Ông Joe Biden. Nhiều người cho tin ấy là tin giả, một phần vì không do Tòa Thánh phổ biến mà là do ủy ban chuyển giao quyền hành của Ông Biden công bố. Và dù Deborah Castellano Lubov của hãng tin Zenit, ngày 13 tháng 11, quả quyết Tòa Thánh xác nhận với Zenit: quả có cú điện thoại ngày 12 tháng 11 giữa Đức Giáo Hoàng và Ông Joe Biden, nhưng Phòng Báo Chí Tòa Thánh không xác nhận nội dung và ai gọi ai.
Nhưng cứ căn cứ vào tuyên bố của Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Gomez và bài nhận định của Alessandro Gisotti của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh, thì việc Đức Phanxicô chúc mừng Joe Biden là chuyện rất có thể có.
Việc ấy không buộc những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump hết ủng hộ ông, cả trong việc ông đòi điều tra diễn trình bầu cử, một việc đòi hỏi hoàn toàn hợp pháp. Xét cho cùng, về phương diện chính trị, nhận định hay tuyên bố của một vị Giáo Hoàng không hề có tính trói buộc đối với người Công Giáo.
Nhưng vạn bất đắc dĩ, Ông Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp Chúng Quốc, một việc rất có thể diễn ra, thì thử hỏi Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ sẽ ra sao.
Ông Joe Biden cho rằng nước Mỹ bị phân hóa nặng nề và ông có nhiệm vụ hợp nhất quốc gia. Bà Pelosi cho rằng ông có khả năng đạt được mục tiêu này vì ông nghe mọi người, cứ làm như nghe mọi người là lập lại được sự hợp nhất quốc gia trong khi ông đồng giới muốn triệt hạ điều ông dị giới cho là thân thiết, bà sát nhi bắt bà ái nhi phải đóng tiền cho bà sát đứa con của chính mình!
Ba ngày sau cuộc bầu cử, lúc Biden chưa đạt được 270 phiếu cử tri đoàn, Matt Malone, chủ bút tạp chí America, đã tự hỏi “Joe Biden phải làm gì để hàn gắn một quốc gia chia rẽ”. Và ngài tự trả lời: “Chúng ta thực sự cần một tân tổng thống cai trị toàn bộ quốc gia, cùng với Quốc Hội, điều này có nghĩa là làm một số điều khó khăn. Ông cần nói chuyện với Người Cộng Hòa. Ông cần ngồi xuống với họ. Ông cần nói chuyện với Người Độc Lập. Ông cần không những chỉ tranh đấu với một số Người Cộng Hòa; ông cần bổ nhiệm một số họ. Ông phải lên mô hình cho loại lãnh đạo như thế cho quốc gia”.
Cùng ngày, xã luận của tạp chí trên nhận định: “một đa số rõ rệt của cử tri Hoa Kỳ đã cho Ông Biden một ủy lệnh: sửa chữa cấu trúc xã hội của quốc gia, băng bó các vết thương của quốc gia và mang chúng ta lại với nhau như một quốc gia. Đó không phải là một ủy lệnh lên luật lệ cho một trật tự mới cấp tiến, chồng chất Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hay theo đuổi nghị trình phò phá thai cực đoan...”.
Đối với người Công Giáo, phần đông coi việc thắng cử của ông Biden như một cú tát vào mặt những người phò sinh và cổ vũ tự do tôn giáo. Theo CNA, Biden vốn bị các Giám Mục Hoa Kỳ nói chung phê phán về nghị trình nới rộng việc bảo vệ và tài trợ phá thai.
CNA cũng cho rằng: “trong lúc tranh cử, Biden hứa sẽ bãi bỏ lệnh cấm ngoại viện cho các nhóm cổ vũ và thực hiện các vụ phá thai, và hủy bỏ các che chở tự do tôn giáo hiện các nhóm phản đối lệnh liên bang về bảo hiểm phá thai được hưởng, cả hai chuyện đều có thể thực hiện bằng lệnh hành pháp. Nhưng chiến dịch Biden còn cam kết sẽ cố định hóa các bảo vệ phá thai thành luật liên bang và sẽ thông qua các bảo vệ bản sắc phái tính thành luật lệ, những biện pháp khó thành sự nếu Cộng Hòa kiểm soát được Thượng Viện”.
Viễn ảnh trên hoàn toàn khiến giáo sư Helen Alvaré của George Mason University lo ngại. Trong bài “If We Don’t Teach the Faith the Man in the Oval Office Will”, bà cho rằng dù muốn dù không thì Ông Biden sẽ lên tiếng giảng dạy trong tư cách một tổng thống. “Nhưng tôi rất buồn về một số các bài học mà một tổng thống như Biden sẽ giảng dậy. Sở dĩ như thế vì chúng sai lầm theo những cách sẽ chia rẽ người Công Giáo Hoa Kỳ hơn nữa, đem an ủi cho những người có thể rất ít có cảm tình với chúng ta, và làm tâm hồn tôi tan nát vì đã đóng cọc chêm giữa các khía cạnh tính dục và kinh tế trong các giáo huấn xã hội của chúng ta”.
Bà cho rằng “cách riêng, tôi sợ ông ta sẽ nhấn mạnh một cách nổi bật rằng các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ gối đầu một cách hoàn hảo với giới điều Người Samaritanô Nhân Hậu, trong khi các giáo huấn Công Giáo về tính dục, hôn nhân và làm cha mẹ mâu thuẫn với giới điều này. Ông ta sẽ cho rằng những giáo huấn vừa kể chỉ đại diện cho “luật lệ” và “qui định” vốn mâu thuẫn với Giới Điều Vĩ Đại phải yêu thương”.
Bà hy vọng rằng “nhiều người Công Giáo, trong 4 năm sắp tới, kể cả những người ở những cấp cao và /hoặc có tiếng nói mạnh hơn, sẽ kêu gọi đến lòng âu yếm của ông đối với tôn giáo của ông, nếu không phải là đối với mọi giáo huấn của tôn giáo này. Một số người thậm chí sẽ có cơ hội tiếp cận riêng tổng thống. Tôi cũng hy vọng rằng, cùng nhau, chúng ta có thể gợi hứng cho các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo có can đảm lên tiếng nhiều hơn, và một cách tự hào hiển nhiên, bất cứ khi nào luật pháp và giáo huấn xã hội Công Giáo giao thoa nhau. Chỉ có tính phòng thủ và không thoả đáng nếu chỉ lên tiếng để chống lại các đe doạ đến tự do tôn giáo của chúng ta”.
Sau đó, Giáo sư Alvaré liệt kê hai sai lầm của Biden. Sai lầm đầu tiên, như trên đã viết, cho rằng “các chương trình phúc lợi xã hội do nhà nước bảo trợ cùng hiện hữu một cách hoàn hảo với giới điều yêu thương người lân cận. Điều hoàn toàn đúng là theo viễn ảnh Công Giáo, có nhiều điều trong các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ được ta yêu thích. Chúng đề cập tới các nghĩa vụ của con người nhân bản đối với người nghèo, di dân và các anh chị em dễ bị thương tổn khác phù hợp với giáo huấn kinh thánh và xã hội Công Giáo. Chúng có tính chủ yếu như một vấn đề thuộc tình liên đới nhân bản”.
Tuy nhiên, Giáo sư Alvaré cho hay “một số chương trình liên bang đã không đạt được mục tiêu của chúng và cần được tái duyệt hay thay thế. Và tuy nhiều chương trình thành công trong việc cung cấp các điều căn bản của cuộc sống, nhưng chúng cung ứng cho người nghèo rất ít theo chiều hướng di động xã hội. Tính di động xã hội đòi phải lưu ý đến việc chống đỡ các cơ cấu mong manh của gia đình, cổ vũ quyền làm cha mẹ và tính ổn định của hôn nhân. Nhưng khá nhiều chương trình liên bang hoàn toàn làm ngơ hay thậm chí không khích lệ hôn nhân bền vững và quyền làm cha mẹ trong hôn nhân, bất chấp vai trò chủ chốt những khía cạnh này vốn đóng trong việc cải thiện viễn ảnh trẻ em nghèo. Một số cố gắng liên bang thậm chí còn vô tình gợi ý rằng các tự do tính dục của người lớn quan trọng hơn nhiều so với nhu cầu của trẻ em, hoặc đòi các định chế Công Giáo và các tôn giáo khác hợp tác với viễn kiến này như một mệnh lệnh hay điều kiện để được trợ cấp hay khế ước. Việc khăng khăng đòi hỏi như thế dễ dàng gây nguy hại đến các chương trình viện trợ quốc nội và quốc ngoại do các cơ quan được yêu mến nhiều nhất, đạt mức cao nhất, dồi dào kinh nghiệm nhất của Công Giáo và các tôn giáo khác điều khiển”.
Sai lầm thứ hai của Biden là việc “chính phủ Biden bác bỏ các nguyên tắc của Công Giáo về tính dục, hôn nhân và làm cha mẹ, tệ nhất bị coi như gây hại cho việc triển nở của con người, và nhẹ nhất cũng là không có liên quan với việc triển nở này. Biden ủng hộ mệnh lệnh phá thai, thậm chí chống cả Dòng Tiểu Muội Người Nghèo. Ông ta ủng hộ không những việc phá thai không giới hạn mà cả việc liên bang tài trợ cho việc phá thai nữa”.
Bà nhận định rằng: “Giáo huấn Công Giáo về tình dục, hôn nhân và quyền làm cha mẹ (viết tắt là “phát biểu tình dục”) chỉ đơn giản áp dụng nguyên tắc Người Samaritanô nhân hậu đối với những người lân cận gần gũi nhất của chúng ta: bạn trai, bạn gái, vợ chồng, con cái và đại gia đình”. Điều này xuất hiện rất sớm ngay ở buổi đầu của Kitô giáo, và được hỗ trợ bởi các dữ kiện thực nghiệm đương thời chứng minh sự trùng lắp đáng kinh ngạc giữa các chuẩn mực phát biểu tình dục của Công Giáo, và phúc lợi của các cá nhân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người nghèo”.
Bà cho rằng “Theo Cựu ước và Tân ước, và thần học Công Giáo từ thuở sơ khai cho đến ngày nay, các chuẩn mực phát biểu tình dục của Công Giáo là cách chủ chốt để tiến tới chỗ hiểu được tình yêu của Thiên Chúa là như thế nào và cách chúng ta – vốn được tạo ra theo hình ảnh của Người - để yêu thương lẫn nhau. Tóm lại, tình yêu này được chuyên biệt hóa hay đặc trưng hóa bởi những nét có thể nhìn thấy trong sáng thế của Thiên Chúa, và được khẳng định và làm sáng tỏ bởi kinh nghiệm của con người. Nó bao gồm các khác biệt (được đại diện bởi hai giới tính) được đem vào một thể thống nhất không những làm phong phú cho người kia, mà còn vượt qua chính họ bằng việc tạo ra sự sống mới. Nó liên kết tình yêu với sự sống mới, và khẳng định việc đồng hiện hữu cần thiết giữa bình đẳng và đa dạng (cũng được tượng trưng bởi nam và nữ). Tình yêu này tạo ra tự do vì nó hoàn toàn chung thủy và vĩnh viễn, và đòi hỏi sự hy sinh cho nhau.
Chưa hết, những nguyên tắc này, vốn lên đặc điểm cho tình yêu lãng mạn nhưng cũng vượt quá nó, là điều không thể thiếu trong việc giúp chúng ta hiểu một Thiên Chúa ba ngôi (Đấng minh chứng cho sự khác biệt hoàn hảo trong sự hợp nhất) và các tiêu chuẩn cho một tình yêu đích thực của con người: hy sinh, một trao đổi sinh hiệu quả các hồng phúc khác nhau mà vẫn trung thực với chính mình”.
Giáo sư Alvaré nhận định thêm: “Các nghiên cứu thực nghiệm từ các tạp chí thế tục hàng đầu cho thấy: chương trình pháp lý và văn hóa của thời nay nhằm tách việc làm tình ra khỏi “ngày mai” - khỏi hôn nhân, dòng họ, con cái và thậm chí cả tình yêu - đã gây tàn phá ở Hoa Kỳ. Trẻ em và phụ nữ nghèo phải chịu nặng nề nhất vì tỷ lệ ly hôn, nuôi dạy con cái ngoài hôn nhân, sống chung, phá thai và vắng bóng người cha. Chúng ta cũng có bằng chứng rõ ràng hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử rằng trẻ em phát triển tốt nhất khi có cha mẹ ruột kết hôn”. Tuy có những dịch vụ chăm sóc trẻ em thay thế, khi thiếu các cơ cấu này, “nhưng cổ vũ các luật lệ và chính sách như hôn nhân đồng tính hoặc mang thai hộ nhằm tách biệt mọi trẻ em có liên hệ khỏi cha hoặc mẹ của chúng hoặc khỏi cả hai là một điều hoàn toàn khác hẳn”.
Giáo sư Alvaré nhận định rằng nhiều người nghĩ người Công Giáo bị ám ảnh bởi chuyện tình dục. Thực ra, không phải họ bị ám ảnh mà đây vốn là sứ mệnh của họ. Vì “Trong vài trăm năm đầu của Kitô giáo, các Kitô hữu đã nổi tiếng với việc thách thức các chuẩn mực tình dục của người Hy Lạp và La Mã - và đã thắng thế. Việc các Kitô hữu bác bỏ ly hôn, phá thai, sát nhi, và các liên hệ đồng tính đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người cảm thấy bị kiềm chế bởi các chuẩn mực cũ, vốn chủ yếu dựa trên địa vị xã hội và đặc quyền nam giới. Các Kitô hữu đã thay thế những điều này bằng những chuẩn mực phản ảnh ý định sáng tạo của Thiên Chúa, mệnh lệnh chăm sóc những người yếu thế và bình đẳng giữa nam và nữ, nô lệ và tự do”.
Bà cho rằng “Ngày nay, dường như chúng ta cũng đang được kêu gọi thực hiện một điều tương tự, như một trong những định chế cuối cùng còn đứng vững, trước khả thể một tổng thống Công Giáo tự mô tả mình như người phản đối minh nhiên các chuẩn mực Công Giáo. Điều này có nghĩa: trong những năm sắp tới, khi các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo yêu cầu bảo vệ tự do tôn giáo chống lại các luật đòi hỏi sự hợp tác với các chuẩn mực phát biểu tình dục của nhà nước, họ sẽ phải làm nhiều hơn so với hiện tại”.
Cho nên, bà kêu gọi: “Ngày nay, các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo đưa ra rất nhiều tuyên bố ‘đánh và chạy’ chỉ khẳng định rằng "chúng tôi không thể hợp tác" với tác phong truyền lệnh này hoặc tác phong truyền lệnh kia (thí dụ ngừa thai, phẫu thuật chuyển giới, phá thai, kết hợp đồng tính được nhà nước công nhận), bởi vì nó mâu thuẫn với "quy định" của Công Giáo. Tuy nhiên, trong bốn năm tiếp theo - để nâng cao sự tôn trọng đối với cả tự do tôn giáo lẫn giáo huấn của chúng ta về phát biểu tình dục - các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo phải giải thích tại sao không có ánh sáng rõ như ban ngày nào giữa các giáo huấn kinh tế của chúng ta và những giáo huấn liên quan đến tình dục, hôn nhân và làm cha mẹ. Chúng ta cần trình bày chi tiết cách cả hai đều phát xuất từ Điều răn Vĩ đại phải yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, cũng như cách cả hai cùng phát biểu và thể hiện việc chọn người nghèo và người thiếu thốn, về phương diện tâm linh và phương diện thực nghiệm. Ít nhất, và vì lợi ích chung, chính phủ phải để chúng ta có quyền tự do làm chứng cho những sự thật này’.
Bà kết luận, “Những người ủng hộ các chương trình liên bang đặc thù và chế độ phát biểu tình dục hiện thời - các chính trị gia, đảng phái chính trị, giới truyền thông và các nhóm lợi ích – nhất định sẽ sử dụng Đạo Công Giáo tự xưng của Joe Biden để làm lợi thế cho họ. Họ đã bắt đầu làm như thế. Do đó, trong bốn năm tới, tiếng nói Công Giáo sẽ phải tham gia một cách ngoại thường vào một số cuộc thảo luận công khai, phải rất rõ ràng, có sắc thái, thông minh và kiêu hãnh, không bao giờ thúc thủ. Những ngày này, quảng trường công cộng không phải là một nơi đặc biệt dễ chịu. Nhưng giải pháp thay thế là để Nhà Trắng “dạy đức tin”. Nếu chúng ta không làm như vậy, Phòng Bầu dục sẽ làm”.
Nói tóm lại, nếu người Công Giáo tiếp tục trung thành với giáo huấn và truyền thống lâu đời của mình và nếu những người tự xưng là Công Giáo như Biden và Pelosi không thay đổi thái độ đối với họ, thì giấc mơ hợp nhất quốc gia chỉ là bánh vẽ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2020
Lm Giuse Phan Trọng Quang,mf
09:41 13/11/2020
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM NĂM 2020
HẢI PHÒNG - Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2020 được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng, từ ngày 09 đến 12 tháng 11 năm 2020 với chủ đề: Phát triển và thăng tiến Dòng tu. Có 147 Bề trên và Đại diện Bề trên của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn trên toàn quốc tham dự.
1. Hội nghị vui mừng chào đón Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh – Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ Khai mạc Hội nghị và chia sẻ với Hội nghị về cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2020 và những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức đời sống thánh hiến.
Hội nghị cũng vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hải Phòng, Phó TTK Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã đến chủ sự thánh lễ Bế mạc Hội nghị và chia sẻ với Hội nghị về tình hình Hội Thánh tại Miền Bắc và những thao thức và mong đợi của Hội Thánh, cụ thể là Hội Thánh tại giáo tỉnh Hà Nội đối với đời sống Thánh hiến.
Với tâm tình tôn kính và tri ân mẫu gương đời sống chứng tá đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các đại biểu tham dự Hội nghị đã thực hiện chuyến hành hương và dâng thánh lễ tạ ơn tại Đền các Thánh Tử Đạo Hải Dương, Giáo phận Hải Phòng.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Hội nghị đã chúc mừng và bày tỏ tâm tình hiệp thông, chia sẻ niềm vui với Liên Hiệp các Hội Dòng Mến Thánh Giá nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập.
2. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2020 vui mừng chào đón Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo Thành phố Hải Phòng đến thăm và chúc mừng Hội nghị.
3. Hội nghị cũng đã lắng nghe các thuyết trình viên với các đề tài:
4. Hội nghị cũng đã lắng nghe cha Giuse Phan Trọng Quang, Tổng thư ký, đại diện Ban Điều Hành Liên Hiệp báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2019.
5. Hội nghị thường niên đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận và đào sâu các đề tài chia sẻ của các thuyết trình viên tại các nhóm và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu về việc tham gia Liên Hiệp của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn mới; việc đăng ký hoạt động cho các Dòng tu mới; về những hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới; việc tiếp tục tổ chức các khóa huấn luyện về đời sống thánh hiến cho các Tu sĩ tại các giáo tỉnh; những vấn đề liên quan đến việc đào tạo Tu sĩ, đặc biệt là đối với các Tu sĩ trẻ và thảo luận về kế hoạch, chương trình và đề tài cho Đại Hội Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối năm 2021
6. Hội nghị thường niên LHBTTCVN năm 2020 đã có những cảm nhận thật tốt đẹp về một tình cảm chan hòa thương mến, khích lệ và tràn đầy tâm tình hiệp thông mà Đức Tổng Giuse, Cha Quản lý, Cha Phụ trách Trung tâm Mục vụ và Giáo phận Hải Phòng đã dành cho Hội nghị.
7. Hội Nghị thường niên LHBTTCVN năm 2020 đã khép lại với ước mong: Đời sống của những người sống ơn gọi thánh hiến tại Việt Nam sẽ trở thành một lời loan báo có khả năng “đánh thức thế giới”, trở thành những chứng nhân sống động về sự hiệp thông, sẵn sàng ra đi đem niềm vui Tin mừng đến cho tha nhân.
Lm Giuse Phan Trọng Quang,mf
TTK. LHBTTCVN
HẢI PHÒNG - Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2020 được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng, từ ngày 09 đến 12 tháng 11 năm 2020 với chủ đề: Phát triển và thăng tiến Dòng tu. Có 147 Bề trên và Đại diện Bề trên của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn trên toàn quốc tham dự.
1. Hội nghị vui mừng chào đón Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh – Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ Khai mạc Hội nghị và chia sẻ với Hội nghị về cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2020 và những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức đời sống thánh hiến.
Hội nghị cũng vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hải Phòng, Phó TTK Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã đến chủ sự thánh lễ Bế mạc Hội nghị và chia sẻ với Hội nghị về tình hình Hội Thánh tại Miền Bắc và những thao thức và mong đợi của Hội Thánh, cụ thể là Hội Thánh tại giáo tỉnh Hà Nội đối với đời sống Thánh hiến.
Với tâm tình tôn kính và tri ân mẫu gương đời sống chứng tá đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các đại biểu tham dự Hội nghị đã thực hiện chuyến hành hương và dâng thánh lễ tạ ơn tại Đền các Thánh Tử Đạo Hải Dương, Giáo phận Hải Phòng.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Hội nghị đã chúc mừng và bày tỏ tâm tình hiệp thông, chia sẻ niềm vui với Liên Hiệp các Hội Dòng Mến Thánh Giá nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập.
2. Hội nghị thường niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2020 vui mừng chào đón Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo Thành phố Hải Phòng đến thăm và chúc mừng Hội nghị.
3. Hội nghị cũng đã lắng nghe các thuyết trình viên với các đề tài:
- Cha Giuse Nguyễn Thịnh Phước SDB – giới thiệu sách”Thánh hiến và thánh hiến qua những lời khuyên Phúc Âm” – một văn kiện của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ.
- Thầy Lê Đại Trí, tư vấn độc lập về công tác phát triển- thuyết trình về đề tài: “Vai trò của việc thay đổi não trạng kế hoạch, trong việc phát triển các Dòng tu”
- Lm Giuse Nguyễn Văn Quang, SDB – Chủ tịch LHBTTCVN chia sẻ đề tài: “Lập kế hoạch đời sống cá nhân tu sĩ”
- Lm Giuse Trần Hòa Hưng, SDB – Tổng thư ký Uỷ Ban Tu sĩ thuộc HĐGMVN chia sẻ về tình hình đời sống thánh hiến tại Việt Nam
4. Hội nghị cũng đã lắng nghe cha Giuse Phan Trọng Quang, Tổng thư ký, đại diện Ban Điều Hành Liên Hiệp báo cáo Tổng kết hoạt động và về Quỹ tài chánh của Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam năm 2019.
5. Hội nghị thường niên đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận và đào sâu các đề tài chia sẻ của các thuyết trình viên tại các nhóm và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu về việc tham gia Liên Hiệp của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn mới; việc đăng ký hoạt động cho các Dòng tu mới; về những hoạt động của Liên Hiệp trong thời gian tới; việc tiếp tục tổ chức các khóa huấn luyện về đời sống thánh hiến cho các Tu sĩ tại các giáo tỉnh; những vấn đề liên quan đến việc đào tạo Tu sĩ, đặc biệt là đối với các Tu sĩ trẻ và thảo luận về kế hoạch, chương trình và đề tài cho Đại Hội Liên Hiệp Bề Trên Thượng cấp Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối năm 2021
6. Hội nghị thường niên LHBTTCVN năm 2020 đã có những cảm nhận thật tốt đẹp về một tình cảm chan hòa thương mến, khích lệ và tràn đầy tâm tình hiệp thông mà Đức Tổng Giuse, Cha Quản lý, Cha Phụ trách Trung tâm Mục vụ và Giáo phận Hải Phòng đã dành cho Hội nghị.
7. Hội Nghị thường niên LHBTTCVN năm 2020 đã khép lại với ước mong: Đời sống của những người sống ơn gọi thánh hiến tại Việt Nam sẽ trở thành một lời loan báo có khả năng “đánh thức thế giới”, trở thành những chứng nhân sống động về sự hiệp thông, sẵn sàng ra đi đem niềm vui Tin mừng đến cho tha nhân.
Lm Giuse Phan Trọng Quang,mf
TTK. LHBTTCVN
Đoàn Hành Hương Kiệm Tân-Xuân Lộc Chia Sẻ Yêu Thương Với Đồng Bào Lũ Lụt Tại Huế-Quảng Trị-Quảng Bình
Minh Phương
09:51 13/11/2020
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” Đó là Tin mừng Chúa Giêsu đã rao truyền nhân loại. Thực thi lời dạy của Ngài, Đoàn Hành hương Kiệm Tân-Xuân Lộc đã kêu gọi những thành viên của Đoàn, có những người già cả trên 70-80 tuổi, những người không cùng tôn giáo, những thanh niên nam nữ đã huy động từ bạn bè thân hữu của mình hướng về miền Trung thân yêu, nơi mà phải chịu nhiều tang thương mất mát sau những cơn bão và lũ lụt vừa qua. Biết được bà con cũng đã ít nhiều được sự trợ giúp của một số Đoàn, nhưng sự mất mát của bà con là không gì bù đắp nỗi, đồng thời những nhu cầu thiết yếu của bà con mà nhiều Đoàn không nắm rõ. Do đó, Đoàn Hành hương Kiệm Tân-Xuân Lộc quyết định chia sẻ bằng tiền mặt cho bà con, mỗi hộ gia đình được nhận một bì thư theo 3 hạng được các linh mục Quản xứ phân loại: loại 1: 600 ngàn đồng; loại 2: 400 ngàn đồng và loại 3: 300 ngàn đồng.
Xem Hình
Trưa ngày 10.11.2020, chiếc xe 45 chỗ của Đoàn vừa đến Huế đón phóng viên Vietcatholic đồng hành với Đoàn. Điểm đến đầu tiên là giáo xứ Đại Lộc thuộc vùng Dinh Cát Quảng Trị. Đây là một vùng thấp trủng mà trong những đợt lũ vừa qua nước ngập hơn nửa ngôi nhà, có nhà gần lút cả mái, ngay cả ngôi Nhà thờ cũng ngập hết cả ghế ngồi chỉ còn lại trên Cung Thánh. Linh mục Hoàng Thanh Tùng đã được phóng viên liên hệ trước lập một danh sách gồm 150 hộ gia đình khó khăn, trong đó có 40 hộ gia đình lương dân. Riêng tại giáo xứ Đại Lộc chỉ phân 2 hạng: 600 ngàn và 400 ngàn mỗi bì thư, tổng số tiền là 76 triệu đồng. Chia sẻ xong Đoàn đã vào viếng Nhà thờ, dâng lên Chúa và Mẹ Maria tất cả những lao nhọc trên chặng đường dài trên cả ngàn cây số. Linh mục Hoang Thanh Tùng đã ban Phép lành cho bà con và cảm ơn Đoàn đã quan tâm đến bà con chịu thiệt hại vì bão lụt.
Trời cũng vừa tối nên Đoàn quay về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang ăn tối và nghỉ ngơi. Đoàn cũng đã trao số tiền cho linh mục Quản nhiệm số tiền 60 triệu đồng và một học trò của thầy Nguyễn Văn Kiểm Trưởng Đoàn gửi 85 triệu 880 ngàn để ngài chia sẻ cho bà con thiệt hại. Đồng thời cũng nhờ ngài chuyển đến linh mục Nguyễn Văn Hiệu quản xứ giáo xứ miền núi Nam Đông 20 triệu và Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Sơn Thủy-A Lưới 20 triệu đồng.
Sáng hôm sau, Đoàn khởi hành lúc 4 giờ 30 ra Quảng Bình, những nơi mà theo bà con thì đây là cơn lũ lịch sử trong suốt gần 100 năm qua.
Điểm đến đầu tiền là giáo xứ Diên Trường thuộc hạt Hòa Ninh-Giáo phận Hà Tĩnh lúc 9 giờ sáng. Trời mưa tầm tả, đường vào Nhà thờ lại nhỏ hẹp, xe phải dừng ngoài đường lớn và Đoàn đi bộ vào. Bà con đã được linh mục Giuse Nguyễn Văn Hảo tập trung tại Nhà thờ. Sau những lời chào hỏi chia sẻ tâm tình, Đoàn đã trao 150 bì thư cho 150 hộ gia đình khó khăn, tổng số tiền là 75 triệu đồng. Linh mục Quản xứ thay mặt bà con nói lên những cảm xúc của bà con khi được Đoàn Kiệm Tân-Xuân Lộc chia sẻ tiền mặt để có thể phần nào giải quyết tạm thời những nhu cầu thiết yếu trong đời sống.
Đoàn tiếp tục đến giáo xứ Hòa Ninh, mưa càng lúc càng nặng hạt, mọi người vẫn phải đi bộ vào Nhà thờ, vì hầu như những con đường nông thôn đều nhỏ hẹp, xe không thể vào được. Tại đây, 150 người chịu thiệt hại nặng nề vì bão lũ đã tập trung đông đủ. Đoàn đã trao 150 bì thư cho bà con, những con người hốc hác vì cực nhọc ruộng vườn, lại thiệt hại hoa màu, tài sản bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, tổng số tiền là 77 triệu 600 ngàn đồng. Linh mục Phero Nguyễn Xuân Đình vừa là Quản xứ và cũng là Hạt trưởng hạt Hòa Ninh, ngài phải chăm lo cho không chỉ giáo xứ mà cả vùng Nam Quảng Trạch gồm 9 xã, trong đó có vài xã hoàn toàn lương dân chưa có Nhà thờ. Nhu cầu quan trọng nhất mà ngài ưu tư là vỡ cho học sinh, không kể học sinh lương giáo. Ngài đã mua 10 ngàn tập vỡ nhưng vẫn còn nợ một số tiền khá lớn. Một vài ân nhân trong Đoàn đã tạm trao cho ngài một số tiền để giải quyết khó khăn, còn lại được hứa hẹn sẽ gửi về cho ngài thanh toán số nợ. Đoàn dùng cơm trưa và đến 12 giờ lên đường về La Vang.
Trên đường về trời mưa như thác đổ, vào đến La Vang thì nước bắt đầu dâng lên. Theo dự kiến thì Đoàn sẽ nghĩ lại qua đêm, nhưng sau khi dùng cớm phải lập tức quay về, vì đợt lũ thứ 6 trong tháng này bắt đầu lên cao. Đọc đường một số nơi nước đang lên nhanh, nhất là sông Ô Lâu và sông Bồ tại Thừa Thiên Huế nước đang đổ về rất xiết. Lại một đợt lũ nữa làm cho bà con nông thôn Thừa Thiên Huế vốn đã nghèo nay lại càng đối mặt với khó khăn.
Minh Phương
Xem Hình
Trưa ngày 10.11.2020, chiếc xe 45 chỗ của Đoàn vừa đến Huế đón phóng viên Vietcatholic đồng hành với Đoàn. Điểm đến đầu tiên là giáo xứ Đại Lộc thuộc vùng Dinh Cát Quảng Trị. Đây là một vùng thấp trủng mà trong những đợt lũ vừa qua nước ngập hơn nửa ngôi nhà, có nhà gần lút cả mái, ngay cả ngôi Nhà thờ cũng ngập hết cả ghế ngồi chỉ còn lại trên Cung Thánh. Linh mục Hoàng Thanh Tùng đã được phóng viên liên hệ trước lập một danh sách gồm 150 hộ gia đình khó khăn, trong đó có 40 hộ gia đình lương dân. Riêng tại giáo xứ Đại Lộc chỉ phân 2 hạng: 600 ngàn và 400 ngàn mỗi bì thư, tổng số tiền là 76 triệu đồng. Chia sẻ xong Đoàn đã vào viếng Nhà thờ, dâng lên Chúa và Mẹ Maria tất cả những lao nhọc trên chặng đường dài trên cả ngàn cây số. Linh mục Hoang Thanh Tùng đã ban Phép lành cho bà con và cảm ơn Đoàn đã quan tâm đến bà con chịu thiệt hại vì bão lụt.
Sáng hôm sau, Đoàn khởi hành lúc 4 giờ 30 ra Quảng Bình, những nơi mà theo bà con thì đây là cơn lũ lịch sử trong suốt gần 100 năm qua.
Điểm đến đầu tiền là giáo xứ Diên Trường thuộc hạt Hòa Ninh-Giáo phận Hà Tĩnh lúc 9 giờ sáng. Trời mưa tầm tả, đường vào Nhà thờ lại nhỏ hẹp, xe phải dừng ngoài đường lớn và Đoàn đi bộ vào. Bà con đã được linh mục Giuse Nguyễn Văn Hảo tập trung tại Nhà thờ. Sau những lời chào hỏi chia sẻ tâm tình, Đoàn đã trao 150 bì thư cho 150 hộ gia đình khó khăn, tổng số tiền là 75 triệu đồng. Linh mục Quản xứ thay mặt bà con nói lên những cảm xúc của bà con khi được Đoàn Kiệm Tân-Xuân Lộc chia sẻ tiền mặt để có thể phần nào giải quyết tạm thời những nhu cầu thiết yếu trong đời sống.
Đoàn tiếp tục đến giáo xứ Hòa Ninh, mưa càng lúc càng nặng hạt, mọi người vẫn phải đi bộ vào Nhà thờ, vì hầu như những con đường nông thôn đều nhỏ hẹp, xe không thể vào được. Tại đây, 150 người chịu thiệt hại nặng nề vì bão lũ đã tập trung đông đủ. Đoàn đã trao 150 bì thư cho bà con, những con người hốc hác vì cực nhọc ruộng vườn, lại thiệt hại hoa màu, tài sản bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, tổng số tiền là 77 triệu 600 ngàn đồng. Linh mục Phero Nguyễn Xuân Đình vừa là Quản xứ và cũng là Hạt trưởng hạt Hòa Ninh, ngài phải chăm lo cho không chỉ giáo xứ mà cả vùng Nam Quảng Trạch gồm 9 xã, trong đó có vài xã hoàn toàn lương dân chưa có Nhà thờ. Nhu cầu quan trọng nhất mà ngài ưu tư là vỡ cho học sinh, không kể học sinh lương giáo. Ngài đã mua 10 ngàn tập vỡ nhưng vẫn còn nợ một số tiền khá lớn. Một vài ân nhân trong Đoàn đã tạm trao cho ngài một số tiền để giải quyết khó khăn, còn lại được hứa hẹn sẽ gửi về cho ngài thanh toán số nợ. Đoàn dùng cơm trưa và đến 12 giờ lên đường về La Vang.
Trên đường về trời mưa như thác đổ, vào đến La Vang thì nước bắt đầu dâng lên. Theo dự kiến thì Đoàn sẽ nghĩ lại qua đêm, nhưng sau khi dùng cớm phải lập tức quay về, vì đợt lũ thứ 6 trong tháng này bắt đầu lên cao. Đọc đường một số nơi nước đang lên nhanh, nhất là sông Ô Lâu và sông Bồ tại Thừa Thiên Huế nước đang đổ về rất xiết. Lại một đợt lũ nữa làm cho bà con nông thôn Thừa Thiên Huế vốn đã nghèo nay lại càng đối mặt với khó khăn.
Minh Phương
Các thánh
Maria Vũ Loan
10:29 13/11/2020
CÁC THÁNH
Ngày lễ Các Thánh và lễ cầu hồn đã trôi qua gần nửa tháng rồi mà tôi vẫn cứ lâng lâng. Cũng đúng thôi! Nghĩ đến cái chết ai cũng sợ nhưng niềm hy vọng được đến một nơi an vui, sum vầy, thong dong cùng những con người tốt lành và được hưởng nhan thánh Đấng Tối Cao thì hạnh phúc biết bao!
Ngày lễ kính Các Thánh Nam Nữ trên trời tôi thường đọc từng kinh Kính Mừng, xem như là những bông hồng để tặng các ngài, là món quà nhỏ. Nhưng cũng có một chút suy tư trong lòng tôi.
Trong lịch Công Giáo, Năm Phụng Vụ, có in rõ ràng những ngày lễ Giáo Hội toàn cầu mừng kính các thánh “có tên có tuổi”; thế nhưng ngoài những vị “nổi tiếng” như thánh Têrêsa, Phanxico, Martino, Augustino, Đa Minh, I – Nhã…, những vị còn lại sao tôi thấy các ngài có vẻ “xa lạ” với giáo dân quá! Lỗi tại chúng ta không tìm hiểu cuộc đời của các ngài hay trong thánh lễ thường ngày, cha chủ tế chỉ “giảng lướt qua” tên và đời sống của các ngài? Nào có ai chú ý đến tiểu sử thánh Ephrem, phó tế, tiến sĩ Hội Thánh hay thánh Piô Pietrelcina linh mục không? Ngay cả tôi, mỗi sáng mở lịch Công Giáo ra, cũng biết hôm nay lễ kính hoặc lễ nhớ ai mà thôi, không nghĩ gì thêm nữa, dù trong tủ có đủ bộ sách Hạnh Các Thánh!
Xem Hình
Làm sao để cổ võ đời sống các thánh cho giáo dân? Truyện Tranh Các Thánh mà một số nhà dòng thực hiện và in ấn vẫn chưa đủ mạnh!? Tôi boăn khoăn và hy vọng, hiện nay nhiều hình thức được đưa lên Youtube đã quảng bá Tin Mừng, diễn tiến thời sự Giáo Hội, các sự kiện, phim truyện các thánh rất tốt; và nếu sắp tới đây “Công Nghệ Thực Tế Ảo” (một ngành học mới) được phát triển tại Việt Nam thì có khi mỗi người được tung tăng làm từ thiện cùng thánh Martino, truyền giáo cùng thánh Phanxico Xavier hay làm những việc nhỏ bé với thánh Têrêsa Hài Đồng trên điện thoại của mình… thì tuyệt vời biết bao! Nếu gom những việc tốt lành mà các thánh được kính đã làm, người Kitô hữu ngày nay có cả một kho tàng sống động để áp dụng trong cuộc sống thường ngày.
NGƯỜI ĐÃ ĐI QUA…
Ai là Kitô hữu cũng được hưởng bí tích rửa tội, bí tích hòa giải, thêm xức…và niềm tin hình thành trong ơn Chúa. Năm 1977, tôi học trong một trường sư phạm, một giảng viên trẻ nói rằng: “Ông Giêsu là một người có thực đã từng sống trên hành tinh này, ông ấy đưa ra một thuyết rằng con người sẽ được sống lại sau khi chết…”; dù đã được Giáo Hội hun đúc niềm tin, nhưng khi nghe một thầy dạy, là đảng viên xác định Đức “Giêsu là người có thực…” thì tôi thấy quá đủ cho niềm tin Kitô giáo của mình và thầm cảm ơn ông bà tổ tiên đã đón nhận Tin Mừng từ các nhà truyền giáo đến Việt Nam từ năm 1533…
Nhìn hình ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cảm xúc trong tôi càng dâng trào: niềm tin được trả bằng giá máu, trong khi người ta chỉ chết một lần! Từ hình ảnh đó, mỗi khi viếng nhà hài cốt của giáo xứ cùng giáo dân sau thánh lễ cầu hồn, tôi thấy một niềm vui tràn đầy. Những hũ cốt có vẻ “vô tri giác” nhưng lại mang một “niềm hy vọng to lớn” không gì sánh bằng gói trong một từ “Phục Sinh”.
Tôi thoáng ngậm ngùi nhìn cái hũ trống bên cạnh má tôi. Đó là khoảng không gian nhỏ bé dành cho tôi khi đã qua đời. Tôi đã dặn dò các em, các cháu về ngày chết của mình. Chết cách nào và đau đớn ra sao tôi phải chấp nhận. Phận người là thế! Mẹ Têresa Calcutta tốt lành như thế mà hai mươi năm sau mới được phong thánh; giáo dân hèn mọn như chúng tôi chắc phải trăm năm mới lọt qua hàng rào thiên đàng và lại mất vài chục năm nữa mới hy vọng tung tăng cùng các thánh. Nghĩ đến đây, tôi muốn bật cười về ý nghĩ của mình và muốn cho đi hết những gì mình có.
LÒNG NHÂN ÁI
Ngày 03/11/2020, tôi tham dự lễ kính thánh Martino tại giáo xứ Đa Minh Ba Chuông. Cũng như mọi năm, thánh lễ đồng tế được quí cha dòng Đa Minh hiệp dâng, hình ảnh vị thánh da đen được trưng bày trang trọng. Năm nào bài giảng của quí cha cũng xoáy vào lòng nhân ái của vị thánh có nhân thân hèn mọn ở xã hội thời đó nhưng sáng chói vì mến Chúa yêu người, song mỗi bài giảng sắc nét khác nhau. Không ai diễn tả giống nhau về lòng mến vì Đức Mến thì bao la và kéo dài đến vô tận. Và ở thời điểm này, lòng nhân ái bỗng trở nên đề tài thời sự trong xã hội Việt Nam khi cả miền trung đang bị “lũ chồng lũ, bão chồng bão”!
Có nhiều bài báo nêu ra quan điểm cá nhân rất hay như tác giả Thúy Hà viết trên Vnexpress bài “Từ thiện – đừng ‘thấy người ăn khoai vác mai đi đào’. Rồi hàng loạt bài viết khác xuất hiện (bài ‘Giải cứu hàng từ thiện’; bài ‘Từ thiện đúng cách’; bài ‘Từ thiện có đạo đức’, bài ‘Từ thiện vùng lũ – ‘đồng tiền đi trước’…) khi cô ca sĩ xinh đẹp, cùng chồng là cựu cầu thủ đội tuyển quốc gia, nổi bật trên nền phông xám xịt của người dân miền trung đau khổ vì mất hết của cải, chật vật sau lũ… Cùng lúc đó là những chuyện ì xèo từ dư luận, không đáng có. Chúng tôi nghĩ, việc từ thiện mà lập ra “ban bệ” rất khó làm việc vì liên quan trực tiếp đến tiền. Tất cả những người trong ban bệ đó phải “thật tâm”, chỉ cần một người mang “tà tâm” thì người khác phải đối phó rất mệt!
Không bàn cãi chuyện từ thiện ở đây, trong cái nhìn của người Kitô hữu, cá nhân tôi thấy cứ để mọi chuyện xảy ra tự nhiên, lòng nhân ái bộc phát thì chung tay làm việc thiện với tình nhân loại, nghĩa đồng bào. Không phải ai cũng có được uy tín để nhiều người chuyển vào tài khoản một số tiền lớn. Nếu cá nhân được tín nhiệm thì cứ để cá nhân thực hiện công việc cần làm. Theo lẽ thường, điều gì tốt đẹp, Thiên Chúa cho tồn tại, điều gì không tốt, Ngài xóa đi. Cứ nghiệm mà xem, có đúng không?
NGƯỜI NGOÀI CUỘC
Sau khi bỏ lỡ chuyến đi dịp lễ Mẹ Lên Trời, chúng tôi buồn và muốn giữ mức độ nóng của đôi tay nên có đến chia sẻ cho một số anh chị em khuyết tật ở Gò Vấp và chung phần rất nhỏ bé trong chuyến đi Vĩnh Long, Bến Tre của GĐPTTT Chí Hòa. Nghĩa là lúc nào cũng muốn cất bước đi nhưng vì dịch bệnh, chúng tôi không thể vào bệnh viện, cũng không được đi theo ý muốn vì “năm 2020 là một năm nhiều đau thương” cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Không phải “té nước theo mưa”, trước khi miền trung bị bão lũ, chúng tôi có nhờ một linh mục giới thiệu một địa điểm để giúp học sinh nghèo và thăm một số gia đình khó khăn. Cha hỏi tôi: “Chị tên gì?”. Tôi trả lời: “Xin cha cứ lưu số điện thoại của con là ‘người đẹp Sài Gòn’. Cha nói: “Còn tôi là ‘người đẹp cố đô’. Thế rồi năm sáu ngày sau đó, bão lũ ào ạt vào miền trung cho đến tận hôm nay, cha “trôi đi phương nào” tôi cũng không biết nữa!
Chúng tôi cầu nguyện và theo dõi từng ngày diễn biến thiên tai nhưng không thể cất bước vì chúng tôi biết “sức” của mình thế nào và “lực” của mình ra sao! Xem video trên Youtube quí Đức Cha có mặt ở miền trung phát phong bì cho giáo dân ở mấy giáo xứ mà chúng tôi thấy ấm lòng lại; quí Sơ trong cộng đoàn dòng tu chia những thùng mì, bế cụ già làm chúng tôi xúc động; rồi linh mục nổi tiếng vì có tiếng hát hay, thích đội cái nón lá rách cũng chia gạo, nhu yếu phẩm tại một số nhà thờ; nhìn video cô ca sĩ phát tiền cho người dân mà chúng tôi cũng thấy “đôi tay mình cũng vui vui”. Chúng tôi không là người ngoài cuộc, chỉ mong lời cầu nguyện nhỏ bé làm đỡ lạnh người dân, đặc biệt là những người tham gia cứu hộ, người đại diện đi chia sẻ…mà thôi!
ĐỔI MỚI
Mấy năm qua, nhiều giáo xứ ở TGP Sài Gòn đã có được bầu khí mới khi các linh mục thay đổi nhiệm sở. Trong cái nhìn của người giáo dân, tôi thấy việc thay đổi nhiệm sở là những hành trình truyền giáo của các giáo sĩ. Xin tưởng tượng, một linh mục coi sóc giáo xứ 20 năm, 18 năm, có nơi 15 năm, 12 năm, thậm chí khi linh mục có chức vụ trong giáo hạt thì nhiệm sở kéo dài cho đến lúc về hưu…thì cộng đoàn giáo xứ ấy triển nở thế nào? “Tân quan tân chính sách”, ở xã hội ngoài đời là thế, song trong lãnh vực tâm linh mỗi linh mục có một cách coi sóc đoàn chiên riêng; chính nét riêng ấy làm cho hành trình về Nhà Cha trên trời của người giáo dân thêm phong phú, vui tươi hơn.
Một buổi tối Chúa nhật, tôi gặp cha chánh xứ, giọng thân thiện: “Kính chào cha, xin cảm ơn cha đã đổi giờ lễ hằng ngày. Mấy chục năm qua, con thấy mình không phù hợp giờ lễ sớm nên cứ hiệp dâng thánh lễ “lưu vong” ở giáo xứ khác. Nay con đã lớn tuổi…cha đổi giờ lễ 17g00 là phù hợp. Hôm nào mưa gió con dự lễ trực tuyến trong phòng riêng. Thế là yên tâm phần hồn phần xác! Chúa gọi về lúc nào cũng được!” Cha xứ tươi cười, đáp lễ tôi vài câu. Đây là một trong những “chuyện nhỏ như con thỏ” thế mà tôi cứ mong đợi hơn mười lăm năm qua. Trong hành trình truyền giáo, nếu giáo sĩ chú ý đến những nguyện vọng nhỏ bé của giáo dân thì đời sống đạo trong các cộng đoàn nhẹ nhàng biết bao! Có đúng không ạ?
*************************************
Ngày lễ Các Thánh và lễ cầu hồn đã trôi qua gần nửa tháng rồi mà tôi vẫn cứ lâng lâng. Cũng đúng thôi! Nghĩ đến cái chết ai cũng sợ nhưng niềm hy vọng được đến một nơi an vui, sum vầy, thong dong cùng những con người tốt lành và được hưởng nhan thánh Đấng Tối Cao thì hạnh phúc biết bao!
Ngày lễ kính Các Thánh Nam Nữ trên trời tôi thường đọc từng kinh Kính Mừng, xem như là những bông hồng để tặng các ngài, là món quà nhỏ. Nhưng cũng có một chút suy tư trong lòng tôi.
Trong lịch Công Giáo, Năm Phụng Vụ, có in rõ ràng những ngày lễ Giáo Hội toàn cầu mừng kính các thánh “có tên có tuổi”; thế nhưng ngoài những vị “nổi tiếng” như thánh Têrêsa, Phanxico, Martino, Augustino, Đa Minh, I – Nhã…, những vị còn lại sao tôi thấy các ngài có vẻ “xa lạ” với giáo dân quá! Lỗi tại chúng ta không tìm hiểu cuộc đời của các ngài hay trong thánh lễ thường ngày, cha chủ tế chỉ “giảng lướt qua” tên và đời sống của các ngài? Nào có ai chú ý đến tiểu sử thánh Ephrem, phó tế, tiến sĩ Hội Thánh hay thánh Piô Pietrelcina linh mục không? Ngay cả tôi, mỗi sáng mở lịch Công Giáo ra, cũng biết hôm nay lễ kính hoặc lễ nhớ ai mà thôi, không nghĩ gì thêm nữa, dù trong tủ có đủ bộ sách Hạnh Các Thánh!
Xem Hình
Làm sao để cổ võ đời sống các thánh cho giáo dân? Truyện Tranh Các Thánh mà một số nhà dòng thực hiện và in ấn vẫn chưa đủ mạnh!? Tôi boăn khoăn và hy vọng, hiện nay nhiều hình thức được đưa lên Youtube đã quảng bá Tin Mừng, diễn tiến thời sự Giáo Hội, các sự kiện, phim truyện các thánh rất tốt; và nếu sắp tới đây “Công Nghệ Thực Tế Ảo” (một ngành học mới) được phát triển tại Việt Nam thì có khi mỗi người được tung tăng làm từ thiện cùng thánh Martino, truyền giáo cùng thánh Phanxico Xavier hay làm những việc nhỏ bé với thánh Têrêsa Hài Đồng trên điện thoại của mình… thì tuyệt vời biết bao! Nếu gom những việc tốt lành mà các thánh được kính đã làm, người Kitô hữu ngày nay có cả một kho tàng sống động để áp dụng trong cuộc sống thường ngày.
NGƯỜI ĐÃ ĐI QUA…
Ai là Kitô hữu cũng được hưởng bí tích rửa tội, bí tích hòa giải, thêm xức…và niềm tin hình thành trong ơn Chúa. Năm 1977, tôi học trong một trường sư phạm, một giảng viên trẻ nói rằng: “Ông Giêsu là một người có thực đã từng sống trên hành tinh này, ông ấy đưa ra một thuyết rằng con người sẽ được sống lại sau khi chết…”; dù đã được Giáo Hội hun đúc niềm tin, nhưng khi nghe một thầy dạy, là đảng viên xác định Đức “Giêsu là người có thực…” thì tôi thấy quá đủ cho niềm tin Kitô giáo của mình và thầm cảm ơn ông bà tổ tiên đã đón nhận Tin Mừng từ các nhà truyền giáo đến Việt Nam từ năm 1533…
Nhìn hình ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cảm xúc trong tôi càng dâng trào: niềm tin được trả bằng giá máu, trong khi người ta chỉ chết một lần! Từ hình ảnh đó, mỗi khi viếng nhà hài cốt của giáo xứ cùng giáo dân sau thánh lễ cầu hồn, tôi thấy một niềm vui tràn đầy. Những hũ cốt có vẻ “vô tri giác” nhưng lại mang một “niềm hy vọng to lớn” không gì sánh bằng gói trong một từ “Phục Sinh”.
Tôi thoáng ngậm ngùi nhìn cái hũ trống bên cạnh má tôi. Đó là khoảng không gian nhỏ bé dành cho tôi khi đã qua đời. Tôi đã dặn dò các em, các cháu về ngày chết của mình. Chết cách nào và đau đớn ra sao tôi phải chấp nhận. Phận người là thế! Mẹ Têresa Calcutta tốt lành như thế mà hai mươi năm sau mới được phong thánh; giáo dân hèn mọn như chúng tôi chắc phải trăm năm mới lọt qua hàng rào thiên đàng và lại mất vài chục năm nữa mới hy vọng tung tăng cùng các thánh. Nghĩ đến đây, tôi muốn bật cười về ý nghĩ của mình và muốn cho đi hết những gì mình có.
LÒNG NHÂN ÁI
Ngày 03/11/2020, tôi tham dự lễ kính thánh Martino tại giáo xứ Đa Minh Ba Chuông. Cũng như mọi năm, thánh lễ đồng tế được quí cha dòng Đa Minh hiệp dâng, hình ảnh vị thánh da đen được trưng bày trang trọng. Năm nào bài giảng của quí cha cũng xoáy vào lòng nhân ái của vị thánh có nhân thân hèn mọn ở xã hội thời đó nhưng sáng chói vì mến Chúa yêu người, song mỗi bài giảng sắc nét khác nhau. Không ai diễn tả giống nhau về lòng mến vì Đức Mến thì bao la và kéo dài đến vô tận. Và ở thời điểm này, lòng nhân ái bỗng trở nên đề tài thời sự trong xã hội Việt Nam khi cả miền trung đang bị “lũ chồng lũ, bão chồng bão”!
Có nhiều bài báo nêu ra quan điểm cá nhân rất hay như tác giả Thúy Hà viết trên Vnexpress bài “Từ thiện – đừng ‘thấy người ăn khoai vác mai đi đào’. Rồi hàng loạt bài viết khác xuất hiện (bài ‘Giải cứu hàng từ thiện’; bài ‘Từ thiện đúng cách’; bài ‘Từ thiện có đạo đức’, bài ‘Từ thiện vùng lũ – ‘đồng tiền đi trước’…) khi cô ca sĩ xinh đẹp, cùng chồng là cựu cầu thủ đội tuyển quốc gia, nổi bật trên nền phông xám xịt của người dân miền trung đau khổ vì mất hết của cải, chật vật sau lũ… Cùng lúc đó là những chuyện ì xèo từ dư luận, không đáng có. Chúng tôi nghĩ, việc từ thiện mà lập ra “ban bệ” rất khó làm việc vì liên quan trực tiếp đến tiền. Tất cả những người trong ban bệ đó phải “thật tâm”, chỉ cần một người mang “tà tâm” thì người khác phải đối phó rất mệt!
Không bàn cãi chuyện từ thiện ở đây, trong cái nhìn của người Kitô hữu, cá nhân tôi thấy cứ để mọi chuyện xảy ra tự nhiên, lòng nhân ái bộc phát thì chung tay làm việc thiện với tình nhân loại, nghĩa đồng bào. Không phải ai cũng có được uy tín để nhiều người chuyển vào tài khoản một số tiền lớn. Nếu cá nhân được tín nhiệm thì cứ để cá nhân thực hiện công việc cần làm. Theo lẽ thường, điều gì tốt đẹp, Thiên Chúa cho tồn tại, điều gì không tốt, Ngài xóa đi. Cứ nghiệm mà xem, có đúng không?
NGƯỜI NGOÀI CUỘC
Sau khi bỏ lỡ chuyến đi dịp lễ Mẹ Lên Trời, chúng tôi buồn và muốn giữ mức độ nóng của đôi tay nên có đến chia sẻ cho một số anh chị em khuyết tật ở Gò Vấp và chung phần rất nhỏ bé trong chuyến đi Vĩnh Long, Bến Tre của GĐPTTT Chí Hòa. Nghĩa là lúc nào cũng muốn cất bước đi nhưng vì dịch bệnh, chúng tôi không thể vào bệnh viện, cũng không được đi theo ý muốn vì “năm 2020 là một năm nhiều đau thương” cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Không phải “té nước theo mưa”, trước khi miền trung bị bão lũ, chúng tôi có nhờ một linh mục giới thiệu một địa điểm để giúp học sinh nghèo và thăm một số gia đình khó khăn. Cha hỏi tôi: “Chị tên gì?”. Tôi trả lời: “Xin cha cứ lưu số điện thoại của con là ‘người đẹp Sài Gòn’. Cha nói: “Còn tôi là ‘người đẹp cố đô’. Thế rồi năm sáu ngày sau đó, bão lũ ào ạt vào miền trung cho đến tận hôm nay, cha “trôi đi phương nào” tôi cũng không biết nữa!
Chúng tôi cầu nguyện và theo dõi từng ngày diễn biến thiên tai nhưng không thể cất bước vì chúng tôi biết “sức” của mình thế nào và “lực” của mình ra sao! Xem video trên Youtube quí Đức Cha có mặt ở miền trung phát phong bì cho giáo dân ở mấy giáo xứ mà chúng tôi thấy ấm lòng lại; quí Sơ trong cộng đoàn dòng tu chia những thùng mì, bế cụ già làm chúng tôi xúc động; rồi linh mục nổi tiếng vì có tiếng hát hay, thích đội cái nón lá rách cũng chia gạo, nhu yếu phẩm tại một số nhà thờ; nhìn video cô ca sĩ phát tiền cho người dân mà chúng tôi cũng thấy “đôi tay mình cũng vui vui”. Chúng tôi không là người ngoài cuộc, chỉ mong lời cầu nguyện nhỏ bé làm đỡ lạnh người dân, đặc biệt là những người tham gia cứu hộ, người đại diện đi chia sẻ…mà thôi!
ĐỔI MỚI
Mấy năm qua, nhiều giáo xứ ở TGP Sài Gòn đã có được bầu khí mới khi các linh mục thay đổi nhiệm sở. Trong cái nhìn của người giáo dân, tôi thấy việc thay đổi nhiệm sở là những hành trình truyền giáo của các giáo sĩ. Xin tưởng tượng, một linh mục coi sóc giáo xứ 20 năm, 18 năm, có nơi 15 năm, 12 năm, thậm chí khi linh mục có chức vụ trong giáo hạt thì nhiệm sở kéo dài cho đến lúc về hưu…thì cộng đoàn giáo xứ ấy triển nở thế nào? “Tân quan tân chính sách”, ở xã hội ngoài đời là thế, song trong lãnh vực tâm linh mỗi linh mục có một cách coi sóc đoàn chiên riêng; chính nét riêng ấy làm cho hành trình về Nhà Cha trên trời của người giáo dân thêm phong phú, vui tươi hơn.
Một buổi tối Chúa nhật, tôi gặp cha chánh xứ, giọng thân thiện: “Kính chào cha, xin cảm ơn cha đã đổi giờ lễ hằng ngày. Mấy chục năm qua, con thấy mình không phù hợp giờ lễ sớm nên cứ hiệp dâng thánh lễ “lưu vong” ở giáo xứ khác. Nay con đã lớn tuổi…cha đổi giờ lễ 17g00 là phù hợp. Hôm nào mưa gió con dự lễ trực tuyến trong phòng riêng. Thế là yên tâm phần hồn phần xác! Chúa gọi về lúc nào cũng được!” Cha xứ tươi cười, đáp lễ tôi vài câu. Đây là một trong những “chuyện nhỏ như con thỏ” thế mà tôi cứ mong đợi hơn mười lăm năm qua. Trong hành trình truyền giáo, nếu giáo sĩ chú ý đến những nguyện vọng nhỏ bé của giáo dân thì đời sống đạo trong các cộng đoàn nhẹ nhàng biết bao! Có đúng không ạ?
*************************************
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Vấn đề Quan hệ và những Nan giải của Linh mục chi phối đến Mục vụ và Đời sống Mục tử
Lm. Xuân Hy Vọng
09:24 13/11/2020
(Trích trong Hội Luận Dành Riêng Cho Toàn Thể Giám Mục Á Châu về Chăm sóc Mục tử — Đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn — Tư liệu FABC số 122)
Gm. Vianney Fernando, Sri Lan-ka, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng
Dẫn nhập: Nhiều năm trước, khi tôi còn là Tổng Đại diện, vị tiền nhiệm của tôi đã nhận lá thư từ Bề trên thượng cấp Hội dòng, giới thiệu một ứng viên trẻ tuổi đang trong giai đoạn kinh viện dòng chuyển sang Linh mục Giáo phận. Trong lá thư ấy viết ứng viên này là chàng trai trẻ tài năng, nhưng họ đã phát hiện cậu ấy không phù hợp với đời sống Cộng đoàn, cụ thể, chẳng thể kết nối với bất cứ Cộng đoàn của Dòng khi được sai đến. Nhưng vị Bề trên thượng cấp này cũng đề cập trong thư rằng cậu ấy có thể trở thành một Linh mục Triều tốt, bởi vì không phải sống trong Cộng đoàn.
Vị tiền nhiệm của tôi vốn là người tốt lành thánh thiện, không thể phát hiện tính nguỵ biện ở luận cứ này, và đã chấp nhận ứng viên ấy vào Giáo phận, cũng như phong chức linh mục. Nhưng sau đó, thật tội nghiệp cho vị tiền nhiệm của tôi, ngài phải trả giá cho sai lầm này. Kể từ động từ ‘đi’ trở thành tai hoạ khi tân Linh mục ấy không thể nào kết nối với bất cứ ai trong một thời gian dài, và đã ‘chọc giận’ mọi người.
“Sứ vụ linh mục là sống tương giao thiết yếu. Vì thế, khả năng quan trọng đặc biệt của người Linh mục chính là kết nối với tha nhân. Đây hoàn toàn là nền tảng căn bản cho một người được mời gọi chịu trách nhiệm cộng đoàn và trở nên thừa tác viên của sự hiệp thông” (Tông huấn Pastores Dabo Vobis: Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, 1992).
Suốt 24 năm kinh nghiệm Giám mục, tôi nhận thấy quá nhiều thời gian và sức lực bỏ ra để giải quyết những nan giải quan hệ mà các Linh mục trong Giáo phận gây ra – kể cả với Giám mục hay giữa linh mục đoàn hoặc với giáo dân, và cũng chẳng có gì khác thường khi gặp rắc rối với tu sĩ đang phục vụ tại Giáo xứ.
Bằng việc đưa ra một số trường hợp cụ thể liên quan đến những vấn đề này, tôi xin phép bắt đầu bài suy tư của mình. Dĩ nhiên, danh tánh nhân vật được thay đổi, nhưng mọi trường hợp sau đều thật và đã xảy ra.
SƠ LƯỢC
1. Cha Cliff là một Linh mục thông minh, đã nỗ lực hoàn tất mọi bằng cấp chuyên môn. Cha có năng lực và làm việc theo phương pháp, nhiều ý tưởng cấp tiến, tin Giáo hội phải là của người nghèo, cho người nghèo, và với người nghèo. Ngài có lối nhìn cứng rắn về các vấn nạn xã hội dựa trên những quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, tính bất khả khoan nhượng với mọi quan điểm khác đến từ các thành viên trong Linh mục đoàn lại rõ nét. Trong khi thực hiện tích cực thừa tác Mục vụ, dường như cha có xu hướng phán xét người khác, cách riêng với anh em Linh mục. Đối với cha, mỗi lúc đề cập đến mối tương quan với tha nhân thì chỉ có “trắng” và “đen”. Ngài quên rằng người “khác” không hẳn luôn sai hoặc luôn đúng. Điều này chẳng làm ngài ấn tượng nhận ra con người là một hữu thể hoà lẫn phức tạp giữa điều thiện và điều dữ, dễ thương ở một vài khía cạnh, nhưng khó chấp nhận ở mặt khác.
Vì những thái độ và quan điểm này, Cha Cliff trở nên cố chấp hầu hết với các anh em Linh mục. Chẳng ai chấp nhận lập trường của ngài, đặc biệt về các vấn đề xã hội cũng như giáo hội, và họ cắt đứt quan hệ với ngài, với cuộc sống ngài. Dần dần, cha bị cô lập. Dĩ nhiên, chẳng vui chút nào về hoàn cảnh cô lập này, và cha cảm thấy không thể kết nối với đa số các anh em linh mục. Cha trở nên khó chịu, và điều này ảnh hưởng đến mối tương quan của ngài với giáo dân. Các bài giảng của cha được chuẩn bị chu đáo, nhưng thông thường theo hướng chỉ trích chính quyền và những ai bất đồng với ngài. Một vị linh mục thông minh, dấn thân, năng nỗ và làm việc có phương pháp, giờ đây kết thúc trong nỗi buồn ghê gớm vì những mối quan hệ của cha mà do thái độ và quan điểm cứng nhắc của bản thân ảnh hưởng sâu sắc.
(Biến cố này dường như là một ví dụ điển hình cho ứng viên chỉ thăng tiến trong thời gian đào tạo về mặt học vấn và thần học. Tuy nhiên, thiếu sự quân bình giữa cảm tính và trí tuệ đã gây ra khiếm khuyết, thiếu hụt trong các mối quan hệ con người nơi đương sự. Cha để xúc cảm chi phối mọi thái độ và các hành vi cá nhân. Ngài không dùng trí lực để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và sứ vụ của mình. Rõ ràng nếu mối tương quan của cha tiến triển tốt, có lẽ ngài đã trở thành kỷ vật của bất cứ cộng đoàn nào rồi).
2. Tính cách cha Jim có vẻ dễ chịu, nhưng tương quan với các anh em Linh mục lại rất hời hợt. Cha có chương trình nghị sự riêng, và ngụy trang bản thân là người niềm nở với hang loạt cử chỉ ấn tượng. Nhưng không một ai có thể biết được con người thật của ngài. Cha luôn bận rộn và không ưu tiên trách nhiệm công việc mục vụ. Ngài đi nhiều và không tham gia các sinh hoạt mục vụ thiết yếu tại Giáo xứ rộng lớn của mình. Giáo dân rất khó gặp cha, thậm chí ngài bỏ quên nhiều lời hẹn. Ngay cả nhu cầu mục vụ thông thường, giáo dân phải cố gắng tìm ngài.
Cha Jim ngạc nhiên khi những thiếu sót này nhắm vào mình. Cha quả quyết bản thân làm việc rất hệ thống. Cha yêu cầu rất nhiều khi nói đến các giáo dân cực kỳ nghèo khổ và bị loại bỏ, trong khi không tự kỷ luật bản thân mà chỉ đòi hỏi đoàn chiên mình. Bàn tới các mối liên hệ mục vụ, cha lại ít quan tâm, và khó thương cảm. Nếu lời than trách đến tai, cha trở nên cố chấp và thường trả đũa lại ai đã than phiền. Cha phản ứng gay gắt với họ.
Dù được nhắc nhở và khuyến cáo nhiều lần, cha vẫn phản kháng giáo dân trong trách nhiệm mục vụ.
Sự thể thiếu hụt trầm trọng trách nhiệm mục vụ dường như hiển nhiên đối với ai khác, chứ cha không nhận ra chính nơi mình. Lời than phiền lặp lại thường xuyên từ giáo dân rằng các bài giảng của ngài hầu như vạch lá tìm sâu, phanh phui lỗi lầm của họ, và toàn ngôn từ cạnh khoé có tính biện minh, nhưng gây thương tổn. Cha Jim có thể gây ra sụp đổ tại bất cứ cộng đoàn Giáo xứ nào, và trở thành cái gai cho vị Giám mục Giáo phận nào đó!
(Thiếu thái độ xét mình dường như là nguyên nhân cội rễ cho các nan giải quan hệ của Cha Jim. Có thể lưu ý rằng thiếu hụt khá nghiêm trọng động lực và tinh thần cam kết dấn thân mục vụ nơi ngài. Những phân mảng này lại chẳng được giải quyết trong thời gian đào tạo. Không gì tệ hơn khi phải đối diện với một linh mục chẳng hề chấp nhận giới hạn bản thân và vì thế không sẵn sàng thay đổi. Nói cho cùng, thừa tác vụ cũng như giáo dân phải chịu khổ rồi).
3. Cha Young là một Linh mục sáng giá, được mệnh danh là từ điển sống bách khoa toàn thư. Ngài chú tâm tỉ mỉ đến trách vụ học vấn. Nhóm các cha bạn trong Linh mục đoàn ngưỡng mộ những thành quả chuyên môn của ngài. Tuy nhiên, cha căm phẫn với mọi quyền lực khởi đầu từ Giám mục. Không hẳn với con người của vị Giám mục, nhưng ngài không thể nhượng bộ bất kỳ ai có thẩm quyền. Lập trường chống bán quyền hạn mạnh mẽ của cha đã ngăn trở tính hiệu quả nơi công việc mục vụ. Thái độ tiêu cực của cha về vấn đề này dường như ảnh hưởng xấu đến các cha trẻ trong Linh mục đoàn, mà họ từng ngưỡng mộ về kiến thức học thuật và đóng góp của cha. Thậm chí, ngay cả lĩnh vực chuyên môn, cha cũng không hoàn toàn cộng tác bất cứ đề án nào, mà ngài phải khẩn khoản nài xin những bậc có thẩm quyền.
(Có lẽ Cha Young là một nạn nhân của những hoàn cảnh sống trong thời kỳ lớn khôn. Thái độ chống bán thẩm quyền có thể bắt nguồn từ trải nghiệm khi còn trẻ về hình ảnh của một người cha chuyên quyền, hằng luôn gay gắt với con cái. Do đó, cha bị tổn thương nặng nề về mặt tâm lý, và dẫu cho ngài có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ đi chăng nữa, thì vết thương lòng vẫn chưa được chữa lành, cũng như quá trình đạo tạo nhân bản của cha bị thiếu hụt, và không giúp ngài vượt qua cảm tính này. Vì thế, tính hiệu quả nơi sứ vụ quý giá của cha bị cản trở nghiêm trọng, do bản thân không có khả năng kết nối với các bề trên một cách trưởng thành và vô tư).
4. Cha Michael là một Linh mục với trí tuệ trung bình. Nhìn chung ngài là Cha xứ khá tốt lành. Ngài không quá sáng tạo trong việc mục vụ chăm sóc đoàn chiên, khá chậm chạp, không dám mạo hiểm với những sáng kiến mục vụ. Ngài rất hợp với “hình mẫu lễ nghi” trong thừa tác Linh mục. Cha Michael thuộc týp người hướng nội, nên ít bạn bè trong Linh mục đoàn. Thường dễ nhục chí, chán nản trước những thất bại hay thách đố, do đó cha không ngần ngại xin đổi bài sai. Nhưng một lần nọ, khi khủng hoảng xảy ra, ngài lại xin trì hoãn việc thuyên chuyển, và lẽ dĩ nhiên tạo rắc rối cho Giám mục.
Dường như cha gặp khó khăn kết nối với cộng đoàn nữ tu tại Giáo xứ. Thậm chí chỉ một sự hiểu lầm mục vụ, mà ngài không do dự cắt đứt mọi mối quan hệ với các Sơ đang làm việc tông đồ nhiệt thành. Khi dâng Thánh lễ tại giáo điểm truyền giáo mà có các Sơ cư ngụ, cha từ chối ăn uống với họ, ngay cả dùng một tách trà tại Cộng đoàn. Ngài vội vàng quyết định cấm các Sơ làm việc mục vụ thông thường của mình. Cha Michael không ngần ngại dùng toà giảng mà chỉ ra những sai phạm của các Nữ tu. Tình hiệp thông rạn nứt nghiêm trọng giữa cha và cộng đoàn Dòng tu đã ảnh hưởng quá nhiều tiêu cực đến cộng đoàn Giáo xứ. Giáo dân nói chung cảm thấy chướng tai gai mắt, họ mất niềm tin nơi Cha xứ. Mức độ tin cậy vào bài giảng của ngài bị xói mòn. Thật khó có thể sửa chữa hư hoại này, khi giáo dân không còn kính nể kể cả Linh mục cũng như cộng đoàn Nữ tu, mà họ vốn là những người phải làm gương sáng cho sự “hiệp thông”.
Hiện tượng chung này xảy ra nhiều nơi các Linh mục, chỉ vì chút hiểu lầm với Bề trên hay cá nhân thành viên của một cộng đoàn dòng tu, mà không hề do dự tẩy chay họ và gây ra biết bao nhiêu bê bối cho Giáo xứ.
(Một lần nữa, các vấn nạn của cha Michael liên quan đến sự non nớt về mặt cảm tính, và chính điều này đang huỷ hoại mọi quan hệ, cũng như thừa tác vụ. Tuy im lặng, nhưng cha Michael có tư tưởng riêng khi đề cập tới các mối tương quan, và cha không thể nhận ra điều bất nhất trong các hành vi bản thân, ngay cả khi chỉ rõ mọi vấn đề cho ngài một cách hợp lý. Rõ ràng, trên phương diện nhân bản, tính cách ngài cần được trưởng thành hơn nhiều.)
5. Cha Charles là một người làm việc âm thầm theo kiểu ‘kỵ binh đơn thân độc mã’. Ngài hoạt động chăm chỉ, và chịu gánh vác trách nhiệm. Tuy nhiên, các mối quan hệ nhân bản cần được phát triển hơn. Trước hết, cha thuộc trường phái “đa nghi”, nên khó lòng tin tưởng người khác. Cha rất thận trọng tìm hiểu những ai đến với ngài.
Chiều hướng quá thận trọng này ngay lập tức tạo ra rào cản trong các mối quan hệ. Thái độ hoài nghi của cha chi phối cả những người giúp việc trong nhà xứ, và đó là kết quả họ nhanh chóng rời bỏ sau khi giúp ngài một thời gian ngắn. Thậm chí với anh em Linh mục, cha cũng rất “thận trọng” khi bàn tới những việc nghiêm túc. Vì thế, ngài tạo cảm giác xa cách và vô hình chung gây tổn thương đến các anh em Linh mục vì thái độ đa nghi và thiếu sự cởi mở.
Thái độ này cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha với những vị có thẩm quyền. Cha dứt khoát đoạn tuyệt với họ như thể không một ai hiểu được điều gì đang diễn ra trong chính tư tưởng của bản thân. Nhìn chung, một Linh mục với tính cách thế này thì không thể cởi mở với Giám mục được, bởi vì rõ ràng cha chẳng hoà hợp với một ai.
(Việc thiếu “trưởng thành nhân bản” một lần nữa được nhìn thấy ở đây, nếu không đã là một linh mục tốt lành rồi. Bất luận nhiều lần Giám mục kêu gọi cải thiện các mối tương quan với anh em linh mục và mọi người, thì cũng có thực hiện, nhưng còn quá ít. Ai cũng có thể thấy được tính hư hoại mà do não trạng “đa nghi” gây ra, nhưng đương sự dường như không nhận ra bản thân cần phải vượt qua mọi thiếu sót trong cách hành xử. Kết cuộc, Giám mục phải hao tổn quá nhiều sức lực, thời gian để dàn xếp những tổn hại mà do chính hành vi thiếu trưởng thành này gây ra.)
6. Cha Philip là một Linh mục trẻ đầy tài năng. Ngài hoạt ngôn với tính cách nổi trội thiên phú. Tuy nhiên, theo bản lượng giá thời kỳ đào tạo, cha luôn bị nhận xét là người “lảng tránh” và không cởi mở. Chẳng mấy ai có thể hiểu rõ con người thật của ngài. Dường như cha có chương trình cá nhân ngay cả thời gian ở Chủng viện. Dù linh đạo của cha “hơi hướng về phong trào canh tân đặc sủng Thánh Linh”, nhưng lại có nhiều cáo buộc khác thường rằng ngài thân thiết với các cô gái trẻ mà chẳng chút lành mạnh. Vì những lời cáo buộc này mà lễ thụ phong Linh mục của cha bị trì hoãn. Nhưng cuối cùng, cha cũng được chịu chức trước khi rơi vào tình cảnh rắc rối nghiêm trọng dài vì đã quan hệ tình dục với một phụ nữ trẻ, và kết cuộc với vô vàn hậu quả khôn lường. Theo cuộc điều tra chi tiết, mối quan hệ này dường như đã có khi ngài còn là chủng sinh. Dù được đào tạo trong thời gian dài, nhưng các vấn đề này không được giải quyết, và cứ thế tiếp diễn cho đến khi biến thành thảm hoạ không lâu trước lễ chịu chức Linh mục. Tính bất khả tương thích của mối quan hệ như thế với lời cam kết sống độc thân đã lộ rõ nơi cha Philip.
(Khi một ứng viên bước vào chủng viện, trên vai mang nhiều “túi đồ” đầy vết thương cảm tính chưa được chữa lành, đã kiềm hãm sự trưởng thành và tính thăng tiến. Hầu như chúng bị chôn vùi, cho nên việc rèn luyện nhân bản cần hỗ trợ ban đào tạo “khai quật” những nhu cầu cảm tính này và xử lý. Một linh đạo đào tạo đích thật không thể nào thiếu sự thăng tiến tương thích hiệu quả, bao gồm cả việc tự nhận thức bản thân, tự biết bản thân và tự bộc bạch. Như nhà thần bí dòng Đa-minh, Meister Eckhart nói: “để tiến sâu vào tận cùng sự vĩ đại nơi cõi lòng của Thiên Chúa, trước hết, chúng ta phải hết sức nỗ lực, ngõ hầu bước sâu vào cõi lòng của chính mình đã”.)
Hơn cả những nhận xét ngắn gọn trong mỗi trường hợp, tôi không muốn phân tích chi tiết từng cá nhân, bởi lẽ tôi chẳng phải là nhà tâm lý học. Nhưng dự định cũng như nhận xét trên chính là mục đích mà tôi muốn làm sáng tỏ chủ đề. Những vấn nạn mà từng cá nhân gây ra có thể quy cho vô số nguyên nhân như: tính khí, thiểu năng phán đoán, thiếu tự chủ, cảm nghiệm thời thơ ấu. Tuy vậy, tất cả những bất lợi này ắt hẳn sẽ giảm thiểu rất nhiều nếu chú ý hơn về quá trình phát triển cảm tính của ứng viên trong thời kỳ đào tạo. Một điều chung xuyên suốt mọi trường hợp trên, đó là sự non nớt về mặt cảm tính và thiếu hụt đào tạo hiệu quả.
Linh mục được mời gọi làm người lãnh đạo. Để trở thành một người đứng đầu hữu hiệu, giữa vô vàn phương cách không thể thiếu được, đó là ‘những kỹ năng của con người’. Các kỹ năng này được chỉ phát triển trong môi trường đào tạo, nơi đó chú trọng không những thăng tiến trí tuệ, mà còn cho cả sự trưởng thành cảm tính và xã hội nữa, hoặc có thể gọi là trí tuệ cảm tính và trí tuệ xã hội. Những thập niên gần đây, ngay cả trong thế giới tập đoàn công ty, cũng yêu cầu thay đổi đáng kể cho vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo chẳng phải cai trị, mà nó liên quan đến nghệ thuật thuyết phục mọi người cùng nhau làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Thời kỳ lôi kéo hay kiểu “ông chủ khai hoang” đã qua; những ai trình độ kỹ thuật cao trong kỹ năng giữa người với nhau mới là tương lai của các tập đoàn.
Phần tiếp theo đây, tôi sẽ dùng các nguồn văn từ giáo hội cũng như xã hội để minh hoạ cho các khía cạnh mới mẻ nổi cộm trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề quan hệ, mà chúng định đoạt loại hình nào nan giải của linh mục trong khi thực hiện sứ vụ, tương tự như những trường hợp đã trình bày.
SỨ VỤ LINH MỤC LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG MỐI TƯƠNG QUAN
Một ứng viên được lãnh nhận ấn tính nhờ bí tích Truyền chức Thánh, không phải hưởng đặc quyền đặc lợi, nhưng để hoà nhập vào mạng lưới của những mối tương quan. Linh mục thừa tác có vị thế trong cộng đoàn như một thành viên của Giáo hội. Cũng như bao nhiêu người giáo dân khác, linh mục được khai tâm, gia nhập vào Giáo hội nhờ bí tích Thanh tẩy, được chịu phép Thêm sức và Thánh thể. Hơn nữa, qua bí tích Truyền chức Thánh, ngài đứng trước cộng đoàn như một thừa tác viên của mọi người, cho mọi người và vì mọi người. Do đó, căn tính của Linh mục gắn chặt sâu sắc với cộng đoàn. Ngài được nổi bật giữa mọi thành viên của cộng đoàn nhờ vào cách thức mà ngài kết nối với họ thế nào. Căn tính linh mục hoàn toàn nói đến vị trí của ngài trong cộng đoàn, chứ không phải tách rời khỏi cộng đoàn. Nó quy chiếu trọn vẹn cách thể mà ngài đại diện cho cộng đoàn trong vai trò đặc thù, thừa tác viên có chức thánh (Markham & Repka, 1997).
Điều này không nói về địa vị đặc biệt hay trổi vượt vì đặc lợi nào. Đặc tính bí tích chẳng phải là lời yêu sách cá nhân, nhưng là trách nhiệm cụ thể của thừa tác viên có chức thánh trong mối tương quan với Đức Ki-tô và cộng đoàn.
Chúa Giê-su là nhân vật trọng tâm trong mối tương quan này. Cuộc sống và sứ vụ của Người hoàn toàn thích ứng với các mối quan hệ. Người tái thánh hoá đời sống trên mọi cấp độ – cá nhân, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Và những mối tương quan được sắp xếp lại một cách trật tự dưới ánh sáng, theo nhãn quan của Người về cộng đoàn là niềm ‘Hiệp thông’ – Nước Trời. Qua Mầu nhiệm Vượt qua, Thần Khí được ban cho chúng ta để tiếp tục tái sắp đặt các mối tương quan này một cách trật tự.
Vì thế, thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi), vị Linh mục thông dự đặc biệt vào việc điều phối, sắp xếp trật tự các mối quan hệ đúng đắn. Như Đức Ki-tô, ngài thực thi vai trò gắn kết với lối nhìn của Đức Ki-tô về cộng đoàn cũng như về Nước Trời.
Linh mục trong sứ mệnh, không hề thụ động hay tham dự vào sứ vụ một cách riêng tư cá nhân, nhưng thông dự chung tích cực với Chúa và theo Chúa. Căn tính linh mục là được chọn để phục vụ trong Nước Chúa và cho thế giới này.
Đồng thời, thay mặt Giáo hội (in persona ecclesiae), linh mục thực thi vai trò trong cộng đoàn, hay trước cộng đoàn, cả hai đều đòi buộc phải có nhận định mục vụ trường kỳ. Vị Linh mục đứng vững như một Lăng trụ cho cộng đoàn, phản chiếu mọi khía cạnh của đời sống và chân lý nơi họ. Ngài phục vụ giáo dân, chứ không chiều theo ý thích của họ.
Một tương tác năng động: Linh mục lắng nghe
- những lời đáp
- những thách thức
- những hậu thuẫn
Linh mục và cộng đoàn cảm nghiệm sự thăng tiến trong việc trưởng thành, nên thánh và những gì hệ trọng. Ngài chẳng phải ở đó để làm hài lòng mọi người, nhưng đúng hơn, tận dụng mọi quà tặng ân sủng dưới nhãn quan sứ mệnh. Là linh mục, ngài được đặt để và trao phó thực hiện điều này – ‘đó là thực thi “Lệnh truyền” của Bí tích Truyền chức Thánh’.
TƯƠNG QUAN VỚI GIÁM MỤC
Cha Roger A. Statnick nói đến Mối tương quan giữa Linh mục – Giám mục với một vài suy tư khá hợp lý. Bản chất của liên đới này chỉ được hiểu dưới ánh sáng, theo ý nghĩa của bí tích Truyền chức Thánh, và được đặt trên nền tảng của thực tại thần học.
Các Giám mục đều có tính cách, triết lý sống và suy tư thần học khác nhau, nhưng Linh mục thường giản lược mối tương quan với Giám mục dựa trên việc yêu thích hay không ưa. Vai trò của Giám mục là nuôi dưỡng tình hiệp thông, cũng như chăm sóc mọi người được sống trong Thần Khí và nhờ Thần Khí. Vì vậy, mối liên đới này bắt nguồn từ cội rễ của mầu nhiệm Hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa, là mối tương quan sâu sắc – có thể nói sâu sắc nhất trong đời sống đức tin của chúng ta.
Nhờ những đặc sủng, Giám mục Giáo phận chia sẻ với các vị thừa tác viên có chức thánh trong việc thực thi lệnh truyền. Như thế, căn tính Linh mục định hình nơi mối tương quan độc đáo mà ngài liên đới với Giám mục tại Giáo hội địa phương.
Ngày nay, chúng ta thường nói đến ‘thụ phong’ của Giám mục, chứ không nói về ‘lễ thánh hiến’ của ngài. Thay đổi thuật ngữ phản ánh một chuyển biến lớn trong tư tưởng của Giáo hội. Trước kia, người ta tin rằng Giám mục là ‘Siêu-Linh mục’. Sự khác biệt giữa Linh mục và Giám mục được nêu ra không dựa trên lý chứng thần học cho bằng tính thẩm quyền cơ cấu chính thức. Trước đó, vai trò chính yếu của Giám mục được xem là vị có quyền tài phán và quyền hành. Sau Công đồng Va-ti-can II, chúng ta nói đến vai trò của Giám mục như một thừa tác viên được ‘thụ phong’. Ngài được ghi ấn thiêng nhằm điều phối mọi đặc sủng (xuất phát từ thuật ngữ ‘đặt để, sắp xếp’ [ordinare]) trong Giáo hội địa phương. Ngài được thụ phong, trở nên thành viên trong ‘Hiệp đoàn’ Giám mục, và coi sóc Giáo hội địa phương hay Giáo phận. Cũng như Đức Ki-tô, trách vụ của ngài là kiến tạo những mối tương quan thánh thiện.
Giám mục thực hiện sứ vụ này nhờ kêu mời cộng tác, chia sẻ đặc sủng (ơn Chúa ban); ngài hiệp lực với mọi đặc sủng của giáo dân, nam nữ tu sĩ hay giáo sĩ, ngõ hầu phục vụ cho lợi ích của Cộng đoàn và thi hành sứ mệnh. Ngài phải dựng xây tình hiệp nhất giữa các linh mục trong giáo phận nói riêng, thay vì tạo tính cạnh tranh, thì Giám mục kiến tạo tinh thần hỗ trợ, cộng tác với nhau. Hơn bao giờ hết, những ai lãnh đạo mục vụ ngày nay phải thấm nhuần lòng khát khao và sở hữu thái độ đặt để một trong những mục tiêu hàng đầu: nâng đỡ, duy trì ơn ích và đặc sủng của mọi người theo sự hướng dẫn, nếu không, họ chỉ giỏi làm, nhưng không phải là người cổ võ tài ba.
Thậm chí trong vấn đề trao bài sai cho các Linh mục, Statnic (1999) đúng đắn cho rằng Giám mục phải tuyệt tối giữ kín. Các Linh mục thường cảm nhận bài sai như trao quyền năng cho họ, chứ không phải cách thức điều phối mọi đặc sủng vì lợi ích của toàn thể Giáo hội. Vẫn còn tồn đọng xu hướng sợ hãi do bài sai hay thuyên chuyển, và có thể các cha theo chủ trương cá nhân, chỉ nghĩ đến tư lợi, đến bản thân mình khi được biết thời gian thuyên chuyển.
Điều cần thiết hơn hết là tạo ra bầu khí nơi sứ vụ cộng tác. Thuyên chuyển Linh mục có thể tạo ra nhiều cơ hội cho mọi phía liên quan, nhằm củng cố tình hiệp thông với nhau, giúp họ đặt ra những vấn đề liên quan đến cùng một sứ mệnh, đặc sủng thiết yếu, và mọi người chung tay cộng tác thế nào. Qua đối thoại và phân định, Giám mục cố gắng tìm hiểu nếu nhìn chung việc thuyên chuyển giúp cộng đoàn thăng tiến hơn. Do đó, ngài làm với cả tinh thần trách nhiệm của mình, ngõ hầu ‘điều phối, sắp xếp’ mọi đặc sủng của các Giáo hội địa phương.
Trong bối cảnh điều hướng đặc sủng, từ ngữ chủ trương giáo sĩ và tham vọng có lẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ chân tướng. Chủ nghĩa giáo sĩ ảnh hưởng đến cả Giám mục lẫn các linh mục. Alexander Schemen trong Tạp chí chuyên môn đã trình bày “chủ trương giáo sĩ này bóp nghẹt, thâm nhập vào đặc tính thánh thiện toàn vẹn của Giáo hội; nó đặt quyền uy lên trên nhằm kiểm soát, dẫn dắt và điều hành; năng quyền cử hành các Bí tích nói chung trở thành uy quyền, một thứ “quyền hành được ban cho tôi”. Chủ nghĩa giáo sĩ luôn khiến lệch lạc chức vụ và tự mãn, ăn mòn đời sống trưởng thành thiêng liêng cũng như cảm tính của linh mục, Giám mục hay phó tế trong mạng lưới chằn chịt của nó. Bằng trực giác, giáo dân cưỡng lại các xu hướng trịch thượng bề trên và độc đoán nơi các linh mục mà họ đã thất thế trước chủ trương giáo sĩ này. Linh mục chuyên quyền thường giận dữ và thất vọng. Còn chủ thuyết giáo sĩ ngăn trở truyền thông giữa những người chân thật và nói cho cùng nó khiến giáo sĩ cô lập.
Một linh mục kiêm nhà tâm lý học đưa ra đánh giá rằng: “tương tự như tính dục, tham vọng là trực giác căn bản của con người”. Với lễ phục, mũ mão cân đai và quyền lực, mọi phần thưởng mang tính cơ cấu đều được theo đuổi trong bối cảnh hiện nay. Trong văn hoá giáo sĩ phong kiến, nơi mà nhiều linh mục vẫn còn sống, cử động và làm việc, thì họ trông chờ vào một cái gật đầu đồng ý của Giám mục, một ánh nhìn ấm áp của ngài sau đó. Trong lúc Giám mục phải thực hiện nghĩa vụ khuyến khích, chuẩn thuận và nhận xét mọi việc tốt đẹp của một linh mục, nếu cha ấy chỉ ao ước được chấp thuận “thăng tiến” về mặt con người, thì có lẽ điều này sẽ ngăn trở cha thật sự trưởng thành.
Giám mục là tôi tớ trước nhất và là người kiến tạo hiệp thông trong Giáo phận. Trên thực tế, Giám mục và các linh mục hiện hữu như tình “hiệp thông nhiệm tích” (communio sacramentalis), mà nó vốn được thông phần vào chức Tư tế của Đức Ki-tô, bất luận mức độ khác nhau thế nào, cũng như nơi nhân đức của sứ vụ thừa tác và sứ mệnh tông đồ.
TƯƠNG QUAN VỚI LINH MỤC ĐOÀN
Khi được thụ phong, ứng viên ấy được trở nên thành viên của một nhóm gồm các linh mục đang phục vụ tại Giáo hội địa phương. Nhóm này được gọi là Linh mục đoàn (Presbyterium), là một thực tại thần học. Nhờ ơn nơi bí tích Truyền chức Thánh, các linh mục được thông phần vào vai trò của Giám mục để điều phối, sắp xếp mọi đặc sủng trong Giáo hội địa phương. Họ không đơn thuần là một ‘nhóm bạn thân’ hay bạn cùng khoá, mà được thông dự vào ‘bí tích Truyền chức Thánh’ và cả nhóm cùng san sẻ với những quan tâm của Giám mục cho toàn thể Giáo hội địa phương. Họ cam kết làm việc với nhau cũng như với Giám mục; và mối dây liên kết này không thể tách rời giữa Giám mục và Linh mục trong Giáo phận – với mục đích định hình từ mối tương quan của họ với Giám mục và với nhau. Nếu một linh mục tự tách biệt khỏi Giám mục – về mặt thể lý, cảm tính, tâm lý, tu đức, thì ngài cắt đứt mối dây liên kết sống động với Giáo hội và với Đức Ki-tô.
Như chúng ta biết vì một lí do nào đó, thật sự hay chỉ đơn thuần trí tưởng tượng, mà các linh mục cách biệt với Giám mục, gây tổn hại đến giáo dân, do từ chối nhắc đến tên của đấng bản quyền trong kinh nguyện Thánh Thể!!! Thông thường, bản thân Giám mục cũng phải chịu trách nhiệm về tình cảnh ấy, có lẽ vì thiếu đối thoại hoặc sai lầm trong biện phân các đặc sủng.
Căn tính hàng đầu của linh mục là thay mặt Đức Ki-tô (in Persona Christi) và thay mặt Giáo hội (in Persona Ecclesiae). Căn tính này định hình trong mối tương quan độc đáo giữa linh mục với Giám mục tại Giáo hội địa phương. Trong Thần Khí, sợi dây liên kết qua Giám mục Giáo phận – không như loại hình mẫu quản trị thế giới, mà nơi đó Giám mục đóng vai trò của một CEO (tổng giám đốc điều hành). Đúng hơn là, cùng với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Giám mục, các linh mục thực thi sứ vụ trên tinh thần cộng sự và tham vấn.
Linh mục đoàn không chỉ thể hiện ‘tình huynh đệ’ giữa các linh mục, nhưng nhờ tình đệ huynh hỗ trợ mọi thành viên trên mọi bình diện xã hội, tu đức hay những lợi ích mà họ san sẻ. Tuy điều này rất quan trọng, thế nhưng tiên vàn, Linh mục đoàn hiện hữu vì một lí do khác. Tất cả linh mục của một Giáo phận đều chia sẻ trách nhiệm của Giáo hội địa phương và Sứ mệnh của Giáo hội – tương tự họ san sẻ trách nhiệm ấy với Giám mục Giáo phận. Chính vì thế, mọi thành viên trong Linh mục đoàn đòi buộc gắn bó tình huynh đệ sâu sắc với nhau, dựa trên cùng một mục tiêu là tích cực thực hiện sứ mệnh của Giáo hội địa phương.
Lưu tâm và hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác và cộng sự cần thiết để thực hiện vai trò lãnh đạo trong Giáo hội, cùng với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Giám mục. Phải xác định rõ rằng Linh mục đoàn hiện hữu vì lợi ích của Giáo hội, chứ không vì tư lợi. Do đó, cách cư xử tự phục vụ như lời nói và hành động tiêu cực, lời đồn thổi ác ý, tham vọng, lừa dối, quản lý tài chính tồi tệ, lạm dụng tình dục trẻ em và mọi vi phạm đến tình dục khác huỷ hoại sức mạnh từ sứ mệnh và cuối cùng mọi mối liên kết được tạo ra nhằm phục vụ, thực hiện sứ mệnh ấy bị tan vỡ. Điều này để lại một giáo phận sa ngã đồi bại luân lý và vô dụng trong sứ vụ.
TƯƠNG QUAN VỚI ĐOÀN CHIÊN
Đây là một lĩnh vực quan trọng khác của ‘niềm hiệp thông’ mà các linh mục đã cam kết phục vụ và nỗ lực kiến tạo.
Sự việc này căng thẳng như thể ‘bánh xe ma sát xuống mặt đường’, mà linh mục phải quản lý cả chuỗi hệ thống của vô số quan hệ phức hợp của nó, bao gồm các mối tương quan cá nhân. Mọi quan hệ khác sẽ phụ thuộc vào cách mà linh mục tự huấn luyện bản thân xử lý các tình huống cá nhân ra sao.
Căn tính của Linh mục Triều không thể nào tách rời khỏi mối tương quan với Giám mục Giáo phận thế nào, thì căn tính của ngài cũng kết nối với dân Thiên Chúa trong Giáo hội địa phương như vậy. Được biết với vai trò là thành viên Giáo hội, linh mục đứng vững giữa và trước cộng đoàn như một người tôi tớ-lãnh đạo dưới quyền của Giám mục. Ngoài ra, linh mục và Giám mục cùng nhau điều phối các mối quan hệ đúng đắn, thì sứ mệnh sẽ phát triển vượt trội, không giới hạn trong tính cánh, khả năng quản trị năng động hay những nhận định khác.
Andrew Greeley phận biệt giữa “người Lãnh đạo công cụ” (Intrumental Leader) và “người Lãnh đạo biểu lộ” (Expressive Leader) như sau: “người Lãnh đạo công cụ chu toàn công việc, tổ chức, điều hành, hoàn thành trách vụ. Họ là nhà hoạt động, người hoạch định và đưa ra quyết định”.
Còn “người Lãnh đạo biểu lộ lại quan tâm về toàn cảnh và lưu tâm đến mọi người dưới sự dẫn dắt của mình hơn. Họ xác quyết tôn chỉ của cộng đồng phải rõ rệt và nhuệ khí của mỗi thành viên phải ở tầm cao. Họ soa dịu cảm giác tổn thương, trấn an những ai đang gặp rắc rối, động viên người yếu đuối, hoà hợp với người oán giận và tạo cảm hứng cho những ai thất vọng, chán nản”.
QUAN HỆ CÁ NHÂN ĐỐI TRỌNG VỚI QUAN HỆ CHỨC VỤ
Linh mục, cách riêng tân linh mục, trong các mối quan hệ thường cảm thấy an toàn, được bảo bọc và được chăm sóc khi thực hiện sứ vụ theo kiểu mẫu cơ cấu cộng đoàn, như liên đới với Giám mục, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý, Giám đốc Nhân sự, các vị có Thẩm quyền khác, cũng như các cha đặc trách, giám sát nhiều loại công việc Tông đồ. Dựa trên cách thức trong hình mẫu cơ cấu này, thì hầu hết những mối tương quan trên sẽ tốt đẹp. Nói cho cùng, chúng ta được đào tạo trong Chủng viện nhằm tương thích với cơ chế phẩm trật này. Tuy nhiên, từ kiểu mẫu cơ cấu chiếm ưu thế, cảm thức gắn kết có thể phai nhạt, và có lẽ sẽ diễn ra nhanh hơn đối với một ít người. Vì thế, vài linh mục bắt đầu cảm thấy không được quan tâm, bảo bọc chu đáo như trước nữa, họ trở nên lung lay trong vai trò đảm nhiệm và bắt đầu cảm thấy không thuộc về Giáo phận, thậm chí không thuộc về Linh mục đoàn nữa.
Thời gian cứ dần trôi, có thể linh mục bắt đầu ước ao một kiểu mẫu gắn kết “mang tính cá nhân hơn”, mà nơi đó sự an toàn, đảm bảo đến từ cảm thức được ngưỡng mộ và được quan tâm. Tuy nhiên, dù ước muốn loại hình kết nối “cá nhân” ấy, nhưng nhiều linh mục không có các kỹ năng cần thiết để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp.
Trong bối cảnh này, cha Clark (1986) nói: “tôi không nghi ngờ là Sứ vụ Linh mục Giáo phận có thể hoàn toàn tồn tại như một thực thể cơ cấu. Tôi cũng chẳng mong đến ngày khi tất cả cảm thức kết nối của chúng ta trở thành cá nhân độc quyền”; cha thêm rằng để duy trì nó, ắt hẳn phải mất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, cha Clark quả quyết “chúng ta cần quân bình, nhưng sự quân bình ngày nay cần được bổ sung để tiếp cận một cách cá vị hơn”.
Ở điểm này, chúng ta thật sự bắt đầu chú trọng đến vô vàn vấn đề và vấn nạn liên quan đến mối tương quan mà vị linh mục đang phải đối diện. Từ lòng mẹ, chúng ta vốn có bản năng kết nối và kiến tạo quan hệ với người khác.
Trong tác phẩm ‘Being Sexual and Celibate’ (tạm dịch: ‘Hữu thể Tính dục và Sống Độc thân’), cha Clark đưa ra một số tư tưởng sâu sắc và giá trị đáng kể. Ngài nói “nhu cầu và khả năng đánh thức tôi nối kết với người khác giúp bản thân mình phát triển tới mức trưởng thành nhân bản, mà sự thân mật với người khác trở nên khả thi. Điều thúc giục, đánh động nhu cầu gắn kết với người khác là tất cả cấu thành nơi con người tính dục tôi. Nó cho phép tôi kết nối với người khác trong các mối tương quan vượt lên trên chức vụ; nhưng những thúc giục, động lực và nhu cầu tôi không bảo đảm rằng tôi sẽ đạt được những mối quan hệ cá nhân mà chúng mang lại. Tôi cần học hỏi, rồi chọn hành vi mà cho phép sự kết nối xảy ra” (Clark, 1986). Văn chương ngày nay về ‘Phát triển Nhân bản’ đầy dẫy với nhu cầu thăng tiến tâm lý – tính dục thông qua khả năng kết nối thân mật trong tình bạn giữa con người.
Sự thân mật là một khái niệm hệ trọng, liên quan đến việc phát triển nhân bản. Những lúc bàn tới ‘tính Thân mật’, chúng ta thường không được thoải mái, dẫu biết rằng nhiều nhà thần bí vĩ đại và các Thánh nhân đã không e ngại tình thân thiết này, thí dụ: Thánh Phan-xi-cô Át-si-si và Thánh Cla-ra, Thánh Tê-rê-sa A-vi-la (Tê-rê-sa Cả) và Thánh Gio-an Thánh Giá. Cảm giác phiền phức rầy rà này bắt nguồn từ thực tế cho rằng từ ngữ “thân mật” thường được hiểu theo nghĩa gần gũi về mặt thể lý hoặc tính dục hay thậm chí đụng chạm tới tình dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh của chúng ta, nó nên được hiểu theo nghĩa tâm lý học. Sự thân mật phải gắn kết với tính thổ lộ, mà điểm bộc bạch thổ lộ này tự nguyện, tương tự như có khả năng tâm sự với người khác về những vấn đề cá nhân của mình, giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân, biết hơn về diện mạo bên ngoài của bạn. Và điều này vượt trên những tri thức mà thu lượm được từ việc tương tác trong cương vị hay vai trò.
Các nhà tâm lý học ngày nay nhấn mạnh đến nhu cầu gắn bó thân mật trong toàn bộ quá trình phát triển con người. Wilkie Au và Noreen Cannon cho biết ‘Sự thân mật chính là phẩm chất chuẩn mực của đời sống Ki-tô giáo…Là tín hữu, chúng ta được mời gọi cảm nghiệm bản thân như những người con yêu dấu của Thiên Chúa, và biết ôm trọn đón nhận người khác như thể được Chúa ôm ấp yêu thương gần gũi chúng ta vậy. Quả thật, chúng ta gặp gỡ và loan truyền Thiên Chúa là tình yêu chỉ qua tha nhân mà thôi’.
Mặt khác, Erickson cho hay ‘tính thân mật liên quan tới sức mạnh cá nhân mà nó giúp chúng ta nỗ lực gần gũi gắn bó với người khác, là khả năng cam kết bản thân trong mối tương quan cá nhân cụ thể kéo dài theo thời gian, cũng như đáp ứng nhu cầu đồng hành nhằm thay đổi cách thức mà không hề thoả hiệp với sự đoan chính của bản thân’. Chúng ta quên rằng người sống độc thân vẫn là người có tính dục với mọi nhu cầu thân mật, cần nó thật sự phải được đáp ứng một cách thích hợp và toàn vẹn. Tuy vậy, điều này có lẽ chỉ xảy ra khi con người trưởng thành, và mọi khía cạnh liên đới hữu hiệu của nó mang ý nghĩa nơi hữu thể tính dục.
Các văn kiện khác của Đức Thánh Cha và của Giáo hội cũng đã khẳng định tương tự. Trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trân trọng viết rằng ‘toàn bộ việc đào tạo linh mục phải bắt nguồn từ nền tảng thiết yếu của nó, nếu không, sẽ thiếu đào tạo nhân bản thích hợp’. Rèn luyện nhân bản được mô tả như là ‘công cuộc đào tạo cần thiết’ mà mọi khía cạnh khác của việc đào tạo linh mục phụ thuộc vào nó. “Điều này thật sự căn bản đối với ứng viên được mời gọi chịu trách nhiệm cho một cộng đoàn và trở nên ‘con người của tình hiệp thông’” (PDV số 44).
Trong mọi văn kiện chính thức của Giáo hội, vấn đề này được trình bày với tiêu đề Phát triển Con người trong việc đào tạo linh mục, cụ thể là sự thăng tiến mọi khía cạnh liên đới hữu hiệu của những linh mục tương lai. Nói cách khác, phát triển con người chính là công cuộc hướng tới sự thăng tiến về mặt thể lý và tâm lý trong bối cảnh phát triển tu đức. Như chúng ta đều biết ân sủng kiến tạo nơi bản tính.
Tông huấn hậu Thượng Hội đồng 1990 Pastores Dabo Vobis liệt kê các phẩm hạnh mà một linh mục cần phải có:
a. Khả năng liên đới với người khác, ngõ hầu Linh mục trở nên con người của tình hiệp thông.
b. Sự trưởng thành về mặt cảm tính nơi Linh mục, giả thiết này đã được cho là vị trí trung tâm của tình yêu trong cuộc sống con người, và điều này đòi hỏi (c)
c. Quá trình đào tạo rõ ràng, quyết liệt trong sự tự do tín nhiệm được gắn kết mật thiết
d. Giáo dục lương tâm luân lý (PDV số 43-44)
Trong bối cảnh của nhiều vụ bê bối lạm dụng tình dục nghiêm trọng bên Tây phương, và đây cũng chẳng phải là điều bất thường nổi cộm tại Châu Á, mà cấp bách hơn bao giờ hết, vấn đề rèn luyện và đào tạo trong tiến trình trưởng thành cảm tính hữu hiệu phải được trình bày.
Về Chương trình Đào tạo Linh mục (ấn bản lần thứ V, 2006, số 77), các Giám mục Hoa Kỳ đã trình bày đầy đủ về chiều kích hệ trọng này như sau: (x. Trưng dẫn: tr. 4, bao gồm tr. 77-80, và tr. 90-92).
“Một cách thức cụ thể nào đó, đào tạo Nhân bản đi đôi với việc phát triển tính dục con người, và điều này hết sức đúng đắn cho những ứng viên đang chuẩn bị cho đời sống độc thân. Những phương diện khác của con người – thể lý, tâm lý và tâm linh – hợp thành nơi sự trưởng thành hữu hiệu, bao gồm cả tính dục con người.
Dẫu có chính hiệu và được tôi luyện thế nào chăng nữa, đặc sủng độc thân vẫn giữ nguyên chiều hướng về cảm tính và những thúc đẩy của bản năng: do đó, các ứng sinh linh mục rất cần đến sự trưởng thành về mặt cảm tính, nhờ đó họ mới có khả năng sống thận trọng, từ khước tất cả những gì có thể làm phương hại đến sự chín chắn ấy, biết thức tỉnh thể xác cũng như tinh thần, sở hữu thái độ quí chuộng và tôn trọng những mối tương quan liên vị giữa nam và nữ” (PDV số 44).
“Phương thế sống trọn đức khiết tịnh độc thân bao gồm tình bạn chân thành; tình anh em linh mục; sự liên đới hỗ trợ, linh hướng; đời sống khổ hạnh chân thật hướng đến sự hy sinh mà đời sống độc thân đòi hỏi; và đặc biệt, Bí tích Hoà giải”.
Nhìn chung, đào tạo nhân bản diễn ra trong tiến trình ba bước: nhận biết bản thân, chấp nhận bản thân, nhìn nhận bản thân và mọi thứ đều là quà tặng ân sủng đức tin. Một khi quá trình này hoàn tất, con người trở nên đồng hình đồng dạng toàn vẹn hơn với nhân tính hoàn hảo của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời trở nên xác phàm”.
Sự trưởng thành này có lẽ được đánh giá khôn ngoan đúng đắn bằng các minh hoạ; cảm thức hữu trách và sáng kiến cá nhân; năng lực dẫn dắt can đảm và quyết đoán; khả năng kiến tạo và duy trì tình bạn tròn đầy; khả năng làm việc chung một cách chuyên nghiệp với mọi người, nam cũng như nữ, đặt lợi ích cá nhân sau mọi nỗ lực hợp tác cho công ích.
Việc chuẩn bị cho đời sống độc thân là một trong những mục tiêu chính yếu của chương trình đào tạo nhân bản tại bất cứ chủng viện nào. Chắc hẳn mọi chủng viện đều có chương trình liên kết đa diện gồm: hướng dẫn, phân định đời sống cầu nguyện, đối thoại và động viên, giúp các chủng sinh hiểu rõ bản chất cũng như mục đích của đời sống khiết tịnh độc thân, và biết sống trọn trong đời họ. Mặt khác, tính dục thực sự có ý nghĩa khi tình yêu chín chắn mà thôi. Các chủng sinh nên biết bộc lộ lòng mến hoàn thiện như một bước đệm chuẩn bị cho đời sống độc thân. Vì thế, những suy tư của tâm lý học hiện đại có lẽ rất hữu ích, bởi lẽ mục tiêu của sự thăng tiến về mặt tâm sinh lý, xã hội và tâm linh là phải đào luyện chủng sinh thành người sống độc thân khiết tịnh, biến họ trở nên những mục tử đáng yêu của mọi người mà họ phục vụ” (các Giám mục Hoa Kỳ: Chương trình Đào tạo Linh mục, ấn bản lần V – 2006, số 77, 78, 90-92).
Vấn đề đào tạo nhân bản hướng đến đời sống độc thân nên nhắm tới sự trưởng thành hữu hiệu, mà đây vốn là khả năng sống tình bác ái đích thật và hữu trách. Các dấu chỉ của sự chín chắn hữu hiệu nơi ứng viên là khôn ngoan, cẩn trọng với thân xác cũng như tinh thần, lòng thương cảm, quan tâm đến tha nhân, khả năng diễn tả và đáp lại những xúc cảm, biết kính trọng và tôn trọng các mối tương quan giữa các cá nhân với nhau, giữa nam và nữ. Do đó, tình bạn đích thật chính là việc giáo dục trưởng thành về mặt cảm tính.
Nhiều vấn nạn cá nhân nơi các Linh mục như sự cô đơn, không có khả năng đối mặt với tình trạng cô độc, chứng nghiện ngập, nạn lạm dụng tình dục vị thành niên, đều liên quan tới hiện tình thiếu chín chắn về mặt cảm tính. Những vấn đề cơ bản chỉ ra sự thiếu hụt trong việc đào tạo mà nơi đó dẫn tới thái độ xa cách thực tế. Theo các nhà tâm lý cho biết, sự kiềm nén là quá trình vô thức rất nguy hiểm, nó phủ nhận những thực tại hiển nhiên khiến mức độ trưởng thành ngừng phát triển. Sau này, một loạt vấn nạn nảy sinh khi những cảm xúc bị kiềm nén lộ ra tự nhiên mà không thể chấp nhận được.
Vì vậy, ngày càng rõ ràng rằng nếu điều gì sai, thì không hẳn sai lầm về đời sống độc thân, mà là người sống độc thân chưa được đào tạo để đối mặt với các thách thức cần được giải quyết. Sống đời độc thân chính là phương cách yêu thương độc đáo. Còn tính dục là quà tặng Thiên Chúa ban cho, ngõ hầu giúp chúng ta bước vào các mối tương quan phong phú vẹn toàn mỗi khi thực hiện sứ vụ. Ngoài ra, thôi thúc tình dục và xung động tâm-sinh-thể lý phải được hiểu đúng theo nghĩa nguyên thuỷ mà Thiên Chúa ân ban.
Tuy nhiên, dấu hiệu mà bản thân tôi đang phủ nhận những thôi thúc cũng như xung động ấy (có thể phớt lờ nhu cầu thân thiết của tôi) biện chứng cho các hành xử lãng mạn hoặc liên quan tới sinh dục phù hợp với con người tôi và với lời cam kết dấn thân của tôi hay không? (trong trường hợp một số người). Tôi cần định hướng các xung lực ấy bằng tư tưởng cũng như tự do của tôi nếu nó liên hệ thích hợp với bản thân hoặc với tha nhân.
NHU CẦU MẬT THIẾT VÀ TÌNH BẠN
Quan trọng hơn, linh mục phải nhận thức và cần có nhu cầu mật thiết; những điều này tạo ra chiến lược đáp ứng trong lối sống độc thân của họ (Clark, 1986). Trên thực tế, nhiều linh mục không nhận ra, cũng chẳng xử lý tốt về nhu cầu thân mật này; nên đành phải chịu thất bại, đau khổ và thất vọng chán chường khi cảm nghiệm nỗ lực sống trung thành với lời cam kết sống độc thân của mình.
Ngược lại, một số lại e ngại ngay cả từ ngữ ‘mật thiết’, và rất ít sử dụng. Nhóm khác tin rằng họ vượt lên trên các vấn đề đó, đơn giản phớt lờ hoặc phủ nhận điều mà họ có bất cứ nhu cầu thân mật nào. Hơn nữa, họ chẳng trông đợi cuộc sống sứ vụ thừa tác là nguồn lực mật thiết khả thi, nên sao lãng trong lối hành xử mà lẽ ra cho phép tính thân mật ấy thăng tiến. Trái lại, một số linh mục lại xử trí tốt tính mật thiết nơi bản thân. Chúng ta cảm nhận tình thân mật đích thật nơi các cặp đôi mà họ đặc biệt yêu thương và tôn trọng chúng ta, ngay cả bảo vệ chúng ta khỏi bị sa vào những mối quan hệ rủi ro, cũng như giúp chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện và đầy nhiệt huyết. Cha Clark cho rằng ‘những ai sống độc thân mà không thừa nhận hay không có nhu cầu về tính mật thiết thân tình, thì sẽ nhìn tính dục là một vấn nạn’.
Tuy nhiên, chẳng phải lời cam kết sống độc thân đem đến cho họ vấn đề nan giải, mà do sự khước từ cũng như cách thức xử lý với nhu cầu thân mật của họ đã gây ra khó khăn. “Nếu họ huyền chức (Clark, 1986) để bước vào hành vi tình dục lãng mạn, mà ‘không hề thân mật hoàn hợp’, thì họ vẫn chỉ cảm nhận nỗi thất vọng ê chề thôi”.
Nói cách khác, chỉ bởi vì chúng ta chọn cam kết sống độc thân, không chấp nhận lối hành xử lãng mạn hay mang tính sắc dục, nhưng vẫn phải xử lý mật thiết tinh tế trong đời sống cam kết dấn thân của mình. Trong bối cảnh nghiên cứu của Dean R. Hoge về ‘The first five years of Priesthood’ (tạm dịch: ‘Năm năm đầu tiên của sứ vụ Linh mục’), chúng ta khám phá rằng một trong những đặc tính sứ vụ đúng đắn đó là mối liên đới, nhưng nhìn chung nhiều Linh mục được mô tả trong nghiên cứu này dường như không có năng lực kết nối; tưởng chừng họ chẳng thể nào đối diện với sự cô đơn, cảm tính, tình yêu kiến tạo và độc thân (Dean R. Hoge, Năm năm đầu tiên của sứ vụ Linh mục).
Bài nghiên cứu xác định những đặc điểm xác thực, đối nghịch với các thừa tác viên thành thạo trong liên đới.
- họ đau khổ vì các vấn đề nan giải về mối tương quan giữa những cá thể
- họ bộc lộ lo lắng quá về tính thân mật
- họ thông thường tự tách biệt cảm tính/cảm xúc
- họ sợ quyến luyến
- họ học cách tiên đoán sự thất tín trong các mối quan hệ
- họ sợ bản thân tổn thương hay bị bỏ rơi
- dù họ khao khát yêu thương thân thiết, nhưng cảm nghiệm dĩ vãng ngăn họ bước vào các mối tương quan ý nghĩa.
Các linh mục này chắc hẳn sẽ là những nhà lãnh đạo nghèo nàn trong liên đới. Sofield đưa ra một số điểm sau: “các chương trình đào tạo linh mục và đào tạo trường kỳ cần nêu lên những vấn đề như tính mật thiết, sự cô đơn và định hướng tính dục bằng mọi phương cách trực tiếp nhất có thể”.
Hơn nữa, thiếu hụt sự quân bình cần thiết có thể sẽ dẫn đến một thái cực khác. Thánh Tô-ma A-qui-nô nhắc nhở chúng ta rằng ‘trung tâm của quyền lực’ (‘in medio stat virtus’): đối với Thánh nhân, ‘sự vô cảm’ (‘insensitivitasi’) đơn giản chỉ là tội lỗi. Nhưng đời sống độc thân không khiến chúng ta nhạt nhẽo, lạnh lùng, mà ngược lại, thêm sức cho chúng ta mến yêu hết mọi người như chính Đức Ki-tô đã yêu thương.
Sự xa cách tình cảm cũng khiến Linh mục sống đời độc thân cằn cỗi nhợt nhạt. Chúng ta thường nghe nói về giá trí làm gương chứng nhân nhờ ơn sống độc thân. Paul J. Bernier (1995) đúng đắn nói rằng “tình trạng độc thân chẳng minh chứng cho bất cứ điều gì, nhưng người sống đời độc thân lại là chứng nhân. Giả như họ lạnh lùng và khó gần, thì họ đang làm chứng rằng tình Chúa yêu thương trong đời họ chưa đủ lớn. Trái lại, nếu họ ấm áp và hoà đồng, thì họ trở nên gương sáng phản chiếu sức mạnh của tình yêu Chúa, mà tình yêu này có thể biến đổi tất cả mọi thứ trong đời. Lòng mến hiện hữu nơi đời sống độc thân ám chỉ đến sự lan toả của tình ấm áp thân thiện với anh chị em, nhạy cảm với tính riêng tư và cá thể. Mối quan tâm cho lợi ích và sự trưởng thành là khả năng hoà nhập với những ai bị tổn thương, và cũng là cách biểu hiện tình mến của mình một cách phù hợp. Ngược lại, nó sẽ trở nên khiếm khuyết cho những ai sống đời độc thân, nào là thiếu khả năng hữu ích trong tình cảm đối với cả người nam lẫn phụ nữ, nó chỉ kéo ghì về tính sắc dục, hoặc đơn giản chỉ hướng tới quan hệ thể lý thuần tuý, và như thế tương đồng với hành vi xa lánh cảm tính (tr. 323-324). Chúng ta cần lưu ý khuyến cáo của Bernier (1995), vì chẳng ngạc nhiên gì khi quá nhiều linh mục lớn tuổi, đầy thiện chí và nhiệt tâm theo cách riêng của họ, kết cuộc lại trở thành những người đàn ông độc thân lớn tuổi, lạnh lùng trong sứ vụ”.
Điều này không phải là không cần chú ý tới; mà nói đúng hơn do các mối quan hệ rủi ro đến từ sự kém cỏi, nhu cầu thiếu thốn. Có lẽ chúng ta thiếu quá nhiều trong những mối tương quan của mình, hay cảm thấy bị tước đoạt đến mức chúng ta phải đi tìm các mối quan hệ riêng biệt hơn, mà nơi đó mình được yêu thương và được mộ mến. Ngoài ra, những ai muốn bám víu vào chúng ta có lẽ bản thân họ thiếu sự thông truyền thân thiện và sâu sắc trong đời. Những mối tương quan ấy chỉ phục vụ bản thân, gần như quá yêu chính bản thân hay tự nhận mình đáng thương. Và rồi nó khiến chúng ta lợi dụng người khác để thoả mãn nhu cầu bản thân.
Chúng ta phải ý thức nhu cầu cần tình thân, cách riêng trong Linh mục đoàn. Cộng đoàn linh mục là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái như ở nhà, ở nơi đó chúng ta được đón nhận, bất luận những dị hợm khác biệt, là nơi mà chúng ta có thể trở về và biết rõ những thứ chúng ta thuộc về. Như vậy, một cảm thức hiệp liên trong Linh mục đoàn chính là phương thế bảo vệ mạnh mẽ cho các ngài sống đời độc thân.
Được rèn luyện về tính thân mật và tình bằng hữu trong những năm đào tạo thiết yếu như một phương tiện phát triển các mối quan hệ lành mạnh. Đời sống độc thân đòi hỏi việc tăng triển cảm tính. Keith Clark, nhà Đào tạo dòng Anh em Hèn mọn Phan-xi-cô Ca-pu-chin, trình bày rất hay rằng “những ai chọn đời sống độc thân là hữu thể mang nét tính dục”. Tất cả chúng ta đều đạt đến ý nghĩa ấy nhờ sống và yêu thương một cách thân mật có thể, không chiếm hữu, không sai khiến, nhưng giáo dưỡng ‘tha nhân’, mà giúp họ đạt thành quả khả thi. Để thật sự sống thân mật, chúng ta phải đến với nhau trọn vẹn bằng cách không bao giờ huỷ hoại bản thân cũng như người khác, vì lẽ nổi giận hoặc đối nghịch trong tính cách luôn tồn tại. Tuy nhiên, những mũi tên đối ngược này chỉ có thể xảy ra, nếu có tình yêu tự trọng và tôn trọng sâu sắc người khác (Clark, 1986).
Xin mượn thuật ngữ của Adrian Van Kaam, “giữ khoảng cách kính trọng” ngụ ý một tình yêu không chiếm hữu và áp đặt, ngay cả khi hai con người đến với nhau trong tình thân sâu xa nhất. Nó cũng ám chỉ lòng mến tự trọng khiến những ai cam kết sống đời độc thân sẽ không cho phép mình bị sai khiến hay bị trấn áp hay nô dịch hoặc bất cứ hình thức nào gây huỷ hoại mối quan hệ thân thiết. Một linh mục chín chắn về mặt cảm tính biết rằng có nhiều giới hạn không bao giờ được vượt qua, trừ phi họ đi ngược với lời cam kết sống độc thân của mình.
KẾT LUẬN
Ngày nay, Giáo hội được nhìn nhận là “một cộng đoàn bác ái và ân sủng, nhờ bởi các mối tương quan cá vị thân tình giữa mọi thành viên bất luận ở cương vị, bậc cấp nào, sự liên đới giữa bề trên và bề dưới, giữa tất cả thành viên với Thiên Chúa”. Linh mục như một người lãnh đạo chịu trách nhiệm hàng đầu cho sự phát triển các mối quan hệ này, theo chiều dọc cũng như chiều ngang. Khi chịu trách nhiệm, bản thân linh mục phải bộc lộ năng lực kiến tạo các mối tương quan lành mạnh và đầy sức sống. Vì chẳng thể nào trọn vẹn cả khi không chịu dựa vào tính nhân văn và sự thiện lành của nhau để hoàn thành trách vụ. Như đã luận bàn, chúng ta phải ý thức phát triển mọi tiềm năng nơi con người trong khi phục vụ. Trên hết, cũng cần đề xuất thăng tiến những năng lực này qua các mối quan hệ chân thật. Sự thân thiết hết sức sinh động, không chỉ giảm thiểu mọi rối loạn tính dục, mà trong tất cả các vấn đề liên đới. Tình bạn thâm sâu giúp khai sáng và phân tích điểm tối như những khía cạnh ngoài ý muốn, mang tính phủ nhận và kém phát triển nơi bản thân (Johnson, 1991; Zwieg và Abrams, 1991). Quả thật, một trong vô vàn mục tiêu trong mọi chương trình đào tạo linh mục đó phải là hỗ trợ ứng viên trưởng thành về mặt cảm tính. Nếu đạt được điều này, nhiều vấn đề nan giải cơ bản trong các trường hợp mà chúng ta đã biết, có thể sẽ thuyên giảm tối thiểu đối với các linh mục này, ngõ hầu họ hiện diện không chỉ là những linh mục sáng suốt, mà còn là những con người dễ mến và chân thực.
Vì tính chất hội thảo dành riêng cho các Giám mục, nên cho phép tôi thêm phần “tái bút” ở phần này.
Linh mục là công sự viên thân cận nhất của chúng ta trong việc chăn dắt đoàn chiên. Nếu họ hạnh phúc, chắc chắn chúng ta chẳng có lí do gì phải băn khoăn cả. Với một ý nghĩa nào đó, việc chăn dắt của chúng ta phải khởi đầu từ cách chúng ta chăm sóc các linh mục của mình. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã trình bày trước một nhóm gồm các tân Giám mục (23/9/2002) số 4 mà Tờ báo Quan sát viên thành Rô-ma thuật lại rất tuyệt vời. Tôi xin trích lại như sau: “trong lễ truyền chức Linh mục, khi ứng viên tuyên hứa với Giám mục ‘hết lòng kính trọng và vâng phục trọn tình con thảo’, thoạt nhìn có lẽ đây là cử chỉ một chiều. Nhưng thực tế, cử chỉ này cam kết cả hai, kể cả Linh mục và Giám mục. Tân linh mục trao chọn bản thân cho Giám mục, và về phần Giám mục, ngài phải chăm lo cho những đôi tay này”.
Chúng ta đừng quên rằng linh mục cũng là con người, họ cũng bị tổn thương, và mọi vết đau này có thể từ thời thơ ấu. “Giám mục phải liên đới với các Linh mục của mình như một người cha và một người anh cả luôn trìu mến, lắng nghe, đón tiếp, sửa dạy, hỗ trợ, mời gọi cộng tác càng nhiều càng tốt, và hằng quan tâm đến thiện ích của họ trên phương diện sứ vụ thiêng liêng, nhân bản cũng như tài chính” (Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Gregis, 2003, số 47).
Là giám mục, chúng ta được mời gọi trở nên “người chữa lành vết thương”. Mỗi ngày, chúng ta cần nỗ lực “tìm kiếm tâm hồn” nhiều hơn, nhằm nhận ra: bản thân có phải là nguyên nhân gây ra cho các Linh mục những vấn đề trong mối tương quan hay do định kiến nào đó hay không. Tâm trạng, thành kiến và định kiến mà chúng ta dùng như lăng kính để nhìn các Linh mục có thể gây ra nhiều tổn thương cho họ.
Vô hình chung, chúng ta trở nên nguyên do của quá nhiều khổ tâm và lo lắng mà khiến các Linh mục bất hạnh và thương tổn. Trong Tông huấn Hậu thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Giám mục, Tôi tớ Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô vì Niềm hy vọng cho Thế giới, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II viết như sau:
“Tước vị Giám mục cho công cuộc phục vụ, chứ chẳng phải để lợi lộc danh giá; cho nên, một Giám mục nên nỗ lực sinh nhiều ích lợi cho người khác hơn là cai trị họ. Đây chính là giới răn của Thầy Chí Thánh…Quyền hành trong Giáo hội nhằm xây dựng Dân Chúa, chứ không phải để huỷ diệt họ (x. 2Cr 10, 8). Kiến tạo đoàn chiên của Đức Ki-tô trong sự thật và thánh thiện đòi hỏi Giám mục các đặc tính cụ thể, bao gồm đời sống mẫu mực, khả năng xây dựng mối tương quan chân thực và mang tính dựng xây, sở hữu năng lực khuyến khích cũng như phát huy sự cộng tác, nhẫn nại và tốt lành nơi bản thân, biết thấu hiểu, cảm thương những ai đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, có tâm hồn khoan dung và vị tha. Sau cùng, noi gương hết sức có thể Hình mẫu Tối thượng, chính là Đức Giê-su Ki-tô, Vị Mục tử Tốt lành” (Pastores Gregis, 2003, số 43).
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis. St. Paul’s Publication, 1992.
2. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Gregis. Vatican City, 2003.
3. Hướng dẫn Mục vụ cho các Linh mục Giáo phận tại những Giáo hội trực thuộc Bộ Loan truyền Phúc Âm cho các Dân tộc, 1989.
4. Giám mục và Sứ vụ Giám mục. Urbania University Press, Vatican City, 1998.
5. Chương trình của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ trong việc Đào tạo Linh mục (ấn bản lần thư V, 2006).
6. Mùa gặt Gấp trăm, Đào tạo Linh mục trong mọi Trạng huống tại Á Châu Hôm nay; Hội thảo lần II dành cho Giám đốc Chủng viện và Linh hướng tại Á Châu, FABC, 1995.
7. Pinto, Lawrence biên soạn. Giáo sĩ Á Châu: Đào tạo Nhân bản cho Linh mục – một số Quan tâm Hiện nay. Mangalore, 2006.
8. Hoge Dean R. “Năm năm đầu tiên của Sứ vụ Linh mục: một nghiên cứu về các Tân Linh mục Công Giáo”. Quezon City: Claretian Publication, 2001.
9. Cozzens, Donald B. Diện mạo Chuyển biến của Sứ vụ Linh mục. Collegeville, Minnesota: Liturgical Press, 2000.
10. Clark, Keith. Hữu thể Tính dục và Sống Độc thân. Notre Dame, Indiana: Ave Maria Press, 1986.
11. Pinto, Lawrence. Vấn đề Tình dục hiện nay ảnh hưởng đến đời sống Linh mục. FABC – Văn phòng Giáo sĩ Á Châu, 2006.
12. Sperry Len. Lược sử những kẻ Lạm dụng Tình dục, “Phát triển Con người”, tập 24, Mùa xuân, 2003.
13. Statnic, Roger A. Mối quan hệ giữa Linh mục và Giám mục, “Phát triển Con người”, tập 20, Mùa hè, 1999.
14. Parappuly, Jose. Đào tạo Nhân bản cho Linh mục: Những thách đố và sự Can thiệp Tâm lý-Tu đức, Văn phòng Giáo sĩ Á Châu, FABC-OC, 2006.
15. Machado, Felix. Về Đào tạo Thiêng liêng, Định hướng cho Linh mục Tương lai, trong Mùa gặt Gấp trăm, FABC, Văn phòng Giáo dục FABC-OE, 1995.
16. Bernier, Paul J. “Ý nghĩa của sự Độc thân”, trong Mùa gặt Gấp trăm, Văn phòng Giáo dục FABC-OE, 1995.
Đời sống người cao niên
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:09 13/11/2020
Đời sống người cao niên
Trong nếp sống truyền thống đức tin Công Giáo có lễ mừng kính Ba Vua. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, sau khi Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian, họ đã vượt đường xa từ phương Đông tìm đến bái lạy thờ kính hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh tại hang đá Bethlehem bên nước Do Thái. ( Phúc âm thánh Mattheo 2,1-12).
Phúc âm không nói đến tên tuổi của họ. Nhưng có nhiều truyền thuyết suy diễn nghiên cứu của các nhà lịch sử nhân văn cũng như Kinh Thánh. Một trong những suy diễn hiểu con số Ba nói chỉ về ba giai đoạn đời sống con người: thời tuổi trẻ, thời tuổi trung niên và thời tuổi gìa cao niên.
Đời sống con người luôn phát triển từ thời thơ ấu tuổi còn trẻ trung phấn khởi vươn lên cả thân thể cũng như tinh thần tâm trí. Thời tuổi cắp sách vở tới trường học khai mở tâm trí thu lượm kiến thức cho hướng về ngày mai.
Rồi sang đến thời kỳ tuổi đời trung niên năng lực khoẻ mạnh chững chạc chín muồi có nhiều sáng kiến năng động đạt được thành công đích điểm mong muốn. Thời tuổi lao động làm việc.
Và sau cùng bước sang thời kỳ cao niên tuổi gìa với nhiều kinh nghiệm khôn ngoan trong trường đời sống, sau khi đã trải qua nhiều uốn khúc lên xuống trong đời sống. Thời tuổi nghỉ hưu.
Mỗi giai đoạn đời sống, mỗi thế hệ con người có gía trị riêng và làm nền tảng nâng đỡ cho nhau.
Người trẻ, người tuổi trung niên cần người cao niên tuổi gìa, để học hỏi kinh nghiệm khôn ngoan đời sống.
Giai đoạn tuổi trung niên làm việc năng động mang đến thành tích xây dựng gia đình, xây dựng xã hội. Sức lực của họ là cột trụ nuôi sống con em thế hệ tuổi trẻ, kinh nghiệm họ thu lượm được là nền tảng cho đời sống phát triển, tài trí sức lức họ nâng đỡ thế hệ người tuổi gìa cao niên.
Người cao niên tuổi gìa cần thế hệ tuổi trẻ, cần thế hệ tuổi trung niên để được giúp đỡ thể lý cũng như tinh thần, nhất là niềm an ủi, niềm vui hạnh phúc. Vì thế hệ người trẻ tuổi khác gì bông hoa tươi nở mang đến sức sống hồn nhiên tươi thắm cho con người.
Cứ nhìn xem trong một gia đình khi ba thế hệ Ông Bà, cha mẹ, con cháu cùng sống trong liên đới có nhau, hay nhìn những người trẻ chăm sóc những người già cao niên trong các nhà hưu dưỡng, liền nhận ra niềm an ủi, niềm vui hạnh phúc thế nào cho người già cao niên, cùng sự cần thiết phải có nhau như thế nào.
Hình ảnh người con cháu nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ ông bà với cả trái tim tấm lòng biết ơn yêu mến, lúc họ bước vào tuổi cao niên tuổi gìa sức khoẻ yếu kém, thật không gì đẹp hơn, sống động hơn cùng cảm động hơn. Và điều này nói lên sự thành công đời sống gia đình, thành công đời sống giữa con người với nhau, cùng là thể hiện nếp sống lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ tuổi gìa cao niên.
Ngày nay đời sống trong xã hội phát triển có nhiều hoàn cảnh biến chuyển thay đổi, nhất là bên xã hội các nước kỹ nghệ tân tiến, sự chung sống ba thế hệ trong gia đình với nhau còn rất hiếm hoi. Cha mẹ gìa cao niên thường sống với nhau trong ngôi nhà riêng. Giải pháp đưa cha mẹ gìa vào nhà hưu dưỡng ở một mình cô đơn là giải pháp bắt đắc dĩ phải chấp nhận. Và con cháu khi có cơ hội vẫn đến thăm viếng họ thể hiện tình liên đới lòng yêu mến luôn nhớ tới nhau.
Mùa bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên hoàn cầu năm 2020 qúa trầm trọng. Nên mọi người phải sống cách ly xa nhau để bảo vệ phòng ngừa vi trùng bệnh dịch lây lan truyền nhiễm.
Những người gìa cao niên phải sống biệt lập ở nhà, hay trong nhà hưu dưỡng. Con cháu, người thân không thể đến thăm hỏi nhau như trước được. Hoàn cảnh này làm cho hai bên nhớ nhau, nhất là gây ra sự buồn tủi cô đơn cho người cao niên tuổi gìa. Họ nhớ con cháu, nhớ người thân không đến thăm. Và tình tự cảm thấy như bị bỏ rơi cuộn trào lên mãnh liệt.
Thời kỳ bệnh đại dịch nhiều người gìa cao niên đã qua đời trong cô đơn không có thân nhân bên cạnh, không ai từ biệt. Đây là một hình ảnh thảm sầu đau buồn qúa thương tâm.
Con người hầu như ai cũng muốn sống đạt được tới tuổi thọ cao niên. Nhưng ai cũng sợ cuộc sống lúc tuổi gìa. Vì càng thêm tuổi tuy trường đời từng trải khôn ngoan kinh nghiệm đời sống gặt hái có nhiều. Nhưng bệnh tật cũng xảy đến nhiều thêm. Rồi sức lực gân cốt yếu kém xuống dần, cả sức khoẻ tinh thần tâm trí cũng suy giảm theo, nên dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào giúp đỡ của người khác. Vì thế họ sợ cảnh sống cảm thấy như gánh nặng, như dư thừa, cùng có khi cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi…
Hơn khi nào hết lúc đó họ cần sự chăm sóc nâng đỡ an ủi, cần tình người, cần đời sống tâm linh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói lên tâm tình mục vụ hay đúng hơn lời kêu gọi về cung cách sống đối xử với thế hệ những người cao niên tuổi gìa:
“ Lạy Chúa, xin đừng vứt bỏ con lúc tuổi già; đừng bỏ rơi con lúc con đã lực tàn sức yếu” (Tv 71:9).
Đó là lời van xin của người cao niên, sợ bị quên lãng và từ bỏ. Như Thiên Chúa đã yêu cầu ta trở thành phương thế để Người nghe thấy tiếng than của người nghèo thế nào, Người cũng muốn ta nghe tiếng kêu của người cao niên như vậy (211). Điều này nói lên một thách đố cho các gia đình và cộng đồng, vì “Giáo Hội không thể và không muốn sống theo não trạng nôn nóng, nhất là não trạng dửng dưng và khinh miệt, đối với tuổi già. Ta phải đánh thức một lần nữa cảm thức biết ơn, biết đánh giá cao, biết hiếu khách một cách tập thể nhằm làm cho người cao niên cảm thấy như đang là thành phần sống động của cộng đồng.
Các người cao niên của chúng ta đều là những người đàn ông đàn bà, những người cha người mẹ, đến trước chúng ta trên chính con đường ta đang đi, trong chính căn nhà ta đang ở, trong cuộc đấu tranh hàng ngày của ta để có được một cuộc sống đáng sống” (212).
Thực thế, “Tôi sẽ yêu thương xiết bao một Giáo Hội biết thách thức nền văn hóa vứt bỏ bằng một niềm vui tràn trề của cái ôm mới giữa người trẻ và người già!” (213).“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxico, Thông điệp Amoris Laetitia, số 191.).
Tâm hồn đặt tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, như vua thánh David đã thốt lên tâm tình cầu nguyện:
„ Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,
lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con,
để con tường thuật quyền năng của Chúa
cho thế hệ này được rõ,
và dũng lực của Ngài cho thế hệ mai sau. ( Thánh vịnh 71, 18)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong nếp sống truyền thống đức tin Công Giáo có lễ mừng kính Ba Vua. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, sau khi Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian, họ đã vượt đường xa từ phương Đông tìm đến bái lạy thờ kính hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh tại hang đá Bethlehem bên nước Do Thái. ( Phúc âm thánh Mattheo 2,1-12).
Phúc âm không nói đến tên tuổi của họ. Nhưng có nhiều truyền thuyết suy diễn nghiên cứu của các nhà lịch sử nhân văn cũng như Kinh Thánh. Một trong những suy diễn hiểu con số Ba nói chỉ về ba giai đoạn đời sống con người: thời tuổi trẻ, thời tuổi trung niên và thời tuổi gìa cao niên.
Đời sống con người luôn phát triển từ thời thơ ấu tuổi còn trẻ trung phấn khởi vươn lên cả thân thể cũng như tinh thần tâm trí. Thời tuổi cắp sách vở tới trường học khai mở tâm trí thu lượm kiến thức cho hướng về ngày mai.
Rồi sang đến thời kỳ tuổi đời trung niên năng lực khoẻ mạnh chững chạc chín muồi có nhiều sáng kiến năng động đạt được thành công đích điểm mong muốn. Thời tuổi lao động làm việc.
Và sau cùng bước sang thời kỳ cao niên tuổi gìa với nhiều kinh nghiệm khôn ngoan trong trường đời sống, sau khi đã trải qua nhiều uốn khúc lên xuống trong đời sống. Thời tuổi nghỉ hưu.
Mỗi giai đoạn đời sống, mỗi thế hệ con người có gía trị riêng và làm nền tảng nâng đỡ cho nhau.
Người trẻ, người tuổi trung niên cần người cao niên tuổi gìa, để học hỏi kinh nghiệm khôn ngoan đời sống.
Giai đoạn tuổi trung niên làm việc năng động mang đến thành tích xây dựng gia đình, xây dựng xã hội. Sức lực của họ là cột trụ nuôi sống con em thế hệ tuổi trẻ, kinh nghiệm họ thu lượm được là nền tảng cho đời sống phát triển, tài trí sức lức họ nâng đỡ thế hệ người tuổi gìa cao niên.
Người cao niên tuổi gìa cần thế hệ tuổi trẻ, cần thế hệ tuổi trung niên để được giúp đỡ thể lý cũng như tinh thần, nhất là niềm an ủi, niềm vui hạnh phúc. Vì thế hệ người trẻ tuổi khác gì bông hoa tươi nở mang đến sức sống hồn nhiên tươi thắm cho con người.
Cứ nhìn xem trong một gia đình khi ba thế hệ Ông Bà, cha mẹ, con cháu cùng sống trong liên đới có nhau, hay nhìn những người trẻ chăm sóc những người già cao niên trong các nhà hưu dưỡng, liền nhận ra niềm an ủi, niềm vui hạnh phúc thế nào cho người già cao niên, cùng sự cần thiết phải có nhau như thế nào.
Hình ảnh người con cháu nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ ông bà với cả trái tim tấm lòng biết ơn yêu mến, lúc họ bước vào tuổi cao niên tuổi gìa sức khoẻ yếu kém, thật không gì đẹp hơn, sống động hơn cùng cảm động hơn. Và điều này nói lên sự thành công đời sống gia đình, thành công đời sống giữa con người với nhau, cùng là thể hiện nếp sống lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ tuổi gìa cao niên.
Ngày nay đời sống trong xã hội phát triển có nhiều hoàn cảnh biến chuyển thay đổi, nhất là bên xã hội các nước kỹ nghệ tân tiến, sự chung sống ba thế hệ trong gia đình với nhau còn rất hiếm hoi. Cha mẹ gìa cao niên thường sống với nhau trong ngôi nhà riêng. Giải pháp đưa cha mẹ gìa vào nhà hưu dưỡng ở một mình cô đơn là giải pháp bắt đắc dĩ phải chấp nhận. Và con cháu khi có cơ hội vẫn đến thăm viếng họ thể hiện tình liên đới lòng yêu mến luôn nhớ tới nhau.
Mùa bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên hoàn cầu năm 2020 qúa trầm trọng. Nên mọi người phải sống cách ly xa nhau để bảo vệ phòng ngừa vi trùng bệnh dịch lây lan truyền nhiễm.
Những người gìa cao niên phải sống biệt lập ở nhà, hay trong nhà hưu dưỡng. Con cháu, người thân không thể đến thăm hỏi nhau như trước được. Hoàn cảnh này làm cho hai bên nhớ nhau, nhất là gây ra sự buồn tủi cô đơn cho người cao niên tuổi gìa. Họ nhớ con cháu, nhớ người thân không đến thăm. Và tình tự cảm thấy như bị bỏ rơi cuộn trào lên mãnh liệt.
Thời kỳ bệnh đại dịch nhiều người gìa cao niên đã qua đời trong cô đơn không có thân nhân bên cạnh, không ai từ biệt. Đây là một hình ảnh thảm sầu đau buồn qúa thương tâm.
Con người hầu như ai cũng muốn sống đạt được tới tuổi thọ cao niên. Nhưng ai cũng sợ cuộc sống lúc tuổi gìa. Vì càng thêm tuổi tuy trường đời từng trải khôn ngoan kinh nghiệm đời sống gặt hái có nhiều. Nhưng bệnh tật cũng xảy đến nhiều thêm. Rồi sức lực gân cốt yếu kém xuống dần, cả sức khoẻ tinh thần tâm trí cũng suy giảm theo, nên dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào giúp đỡ của người khác. Vì thế họ sợ cảnh sống cảm thấy như gánh nặng, như dư thừa, cùng có khi cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi…
Hơn khi nào hết lúc đó họ cần sự chăm sóc nâng đỡ an ủi, cần tình người, cần đời sống tâm linh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói lên tâm tình mục vụ hay đúng hơn lời kêu gọi về cung cách sống đối xử với thế hệ những người cao niên tuổi gìa:
“ Lạy Chúa, xin đừng vứt bỏ con lúc tuổi già; đừng bỏ rơi con lúc con đã lực tàn sức yếu” (Tv 71:9).
Đó là lời van xin của người cao niên, sợ bị quên lãng và từ bỏ. Như Thiên Chúa đã yêu cầu ta trở thành phương thế để Người nghe thấy tiếng than của người nghèo thế nào, Người cũng muốn ta nghe tiếng kêu của người cao niên như vậy (211). Điều này nói lên một thách đố cho các gia đình và cộng đồng, vì “Giáo Hội không thể và không muốn sống theo não trạng nôn nóng, nhất là não trạng dửng dưng và khinh miệt, đối với tuổi già. Ta phải đánh thức một lần nữa cảm thức biết ơn, biết đánh giá cao, biết hiếu khách một cách tập thể nhằm làm cho người cao niên cảm thấy như đang là thành phần sống động của cộng đồng.
Các người cao niên của chúng ta đều là những người đàn ông đàn bà, những người cha người mẹ, đến trước chúng ta trên chính con đường ta đang đi, trong chính căn nhà ta đang ở, trong cuộc đấu tranh hàng ngày của ta để có được một cuộc sống đáng sống” (212).
Thực thế, “Tôi sẽ yêu thương xiết bao một Giáo Hội biết thách thức nền văn hóa vứt bỏ bằng một niềm vui tràn trề của cái ôm mới giữa người trẻ và người già!” (213).“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxico, Thông điệp Amoris Laetitia, số 191.).
Tâm hồn đặt tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, như vua thánh David đã thốt lên tâm tình cầu nguyện:
„ Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,
lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con,
để con tường thuật quyền năng của Chúa
cho thế hệ này được rõ,
và dũng lực của Ngài cho thế hệ mai sau. ( Thánh vịnh 71, 18)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Nghe Dòng Sông Kể Chuyện
Sơn Ca Linh
10:07 13/11/2020
(Mừng 159 năm sinh nhật trên trời của Thánh Giám Mục Tử đạo Cuénot Stêphanô Thể - 1861 - 2020)
Lại một mùa Đông,
Con sông Gò Bồi đang mùa nước lũ !
Những con sóng bạc chập chờn gọi nhau ơi ới,
Vội vã cuốn nhau trôi về tận biển xa…
Gió bấc mùa Đông, mây giăng kín bao la,
Bên dòng sông ta về một lần nghe chuyện kể…
Chuyện một “người chết hai lần, tiêu tan xác thể”,
Chuyện về người: Người mục tử chứng nhân.
Cuénot Stêphanô, vị Chủ chăn của “một thời Đàng Trong”,
Tay “chài lưới giang hồ” ngang dọc giữa bao mùa cấm cách.
Mặc kệ, loan báo Tin vui, đôi bàn chân khí phách,
Cứ đi, dẫu Đông chưa tĩnh dẫu Đoài chưa yên !
Nào chẳng phải, Thầy đã bảo: “Hãy chăn dắt đoàn chiên…”,
Khi chiên mẹ, chiên con, cả bầy đang tan tác…
Máu đổ, đầu rơi, dấu “Tả Đạo” thương đau mùa “Phân Sáp”,
Rày đây mai đó, Bồ nông đành rút ruột nuôi con.
Giờ đã điểm, Nhiệm Mầu Hy Tế, dấu mối tình sắt son,
Cả cuộc đời, sứ vụ, ước mơ…gom lại thành của lễ.
Một cõi thênh thang trong “chiếc cũi xiềng gông tráng lệ”,
Bốn bức tường vôi tha hồ lặng lẽ ca kinh !
Và Người đã đến, để đưa ai về trong cõi lặng thinh,
Đêm 14.11.1861, ngày lữ khách, tay lái đò “cập bến” !
Thân xác đó, chiếc chiếu, huyệt sâu, con đường đã đến,
Chưa đâu, hạt lúa mì, phải mục nát, thành đất thành phù sa.
Máu thịt chứng nhân phải hòa theo dòng sông chảy về xa,
Để đôi bờ, để biển rộng bao la dâng cho đời sức sống…
Ta về bên dòng sông nghe nước reo lồng lộng,
Dòng sông tình tự chuyện “Người chết hai lần”.
Vâng, một lần để như một lời “ngài cảm tạ tri ân”,
Và một lần, để “ngài tuôn đổ muôn ơn Trời diễm phúc”.
Sơn Ca Linh (13.11.2020)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dấu Thời Gian
Sr. Huyền Trần
10:39 13/11/2020
DẤU THỜI GIAN
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Thời gian quyền phép từ trời
Thông minh, tiền bạc chẳng rời được đâu
(bt)
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Thời gian quyền phép từ trời
Thông minh, tiền bạc chẳng rời được đâu
(bt)
VietCatholic TV
Những người yêu mến sự thật cần ủng hộ việc tái kiểm phiếu sau quá nhiều các gian lận trắng trợn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:58 13/11/2020
1. Tạp chí First Things: Những người yêu mến sự thật cần ủng hộ việc tái kiểm phiếu sau quá nhiều các gian lận trắng trợn
Russell Ronald Reno, chủ biên của tạp chí First Things có bài nhận định sau về nỗ lực đòi hỏi công lý của Đảng Cộng Hòa sau quá nhiều các gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 vừa qua.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump tiếp tục thách thức kết quả bầu cử. Việc kiện tụng đang được tiến hành không “ăn mòn các thể chế của chúng ta” như nhiều phương tiện truyền thông mô tả. Trái lại là đàng khác. Các vụ kiện được đệ trình ở Pennsylvania, Michigan, Georgia, và những nơi khác đang đòi hỏi việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Các vụ kiện ấy không làm suy yếu hoặc sói mòn luật pháp chúng ta.
Tôi có thể hiểu tại sao các đảng viên Đảng Dân chủ và những người chống Tổng thống Trump muốn bác bỏ tuyên bố của ông ấy rằng chiến thắng giả định của Biden phụ thuộc vào việc đếm các lá phiếu bất hợp pháp. Họ muốn ứng cử viên của họ chiến thắng. Và họ không muốn chiến thắng của Biden bị lu mờ bởi những nghi ngờ về tính hợp pháp của nó.
Nhưng chúng ta nên bác bỏ những tuyên bố của họ cho rằng những thách thức pháp lý của Tổng thống Trump bằng cách nào đó đang gây hại cho các thể chế chính trị. Về cơ bản, những thách thức pháp lý có khả năng tăng cường hơn là làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta.
Nếu các vụ kiện không có giá trị, chúng sẽ bị bác bỏ, trong một số trường hợp bởi chính các thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm. Quá trình xem xét và phân xử này bổ sung tính hợp pháp cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.
Trong trường hợp các vụ kiện dường như có cơ sở và các thẩm phán ra lệnh xem xét các lá phiếu và kiểm lại các phiếu bầu, chúng ta có khả năng nhận được kết quả chính xác hơn. Điều này có thể không ảnh hưởng đến kết quả. Nhưng nó sẽ chiếu sáng những điểm rắc rối trong hệ thống bầu cử của chúng ta và sẽ thúc đẩy những cải cách trong tương lai.
Vào năm 2000, các luật sư đã đến Miami và cả nước đã tranh luận về tình trạng “bất phân thắng bại”. Đã có những người biểu tình la hét và những lời nói giận dữ được tung ra. Các phe phái của Gore và Bush đã làm tăng áp lực bằng những tuyên bố cường điệu về việc “đánh cắp cuộc bầu cử”. Nhưng pháp quyền đã thắng thế. Tòa Án Tối Cao cuối cùng đã quyết định có lợi cho Bush.
Thoát ra từ tình trạng không mấy sáng sủa này, các quan chức bầu cử của Florida đã bắt tay vào cải cách. Ngày nay, Florida báo cáo rất sớm và chính xác. Có lẽ những thách thức pháp lý ở Arizona, Pennsylvania và những nơi khác sẽ tạo ra những cải cách tương tự.
Tranh tụng cũng có thể giúp chúng ta hiểu được liệu các lá phiếu gửi qua thư có đưa ra những thách thức nào đối với an ninh bầu cử hay không. Chúng ta càng biết nhiều về những gì đã diễn ra tốt đẹp và những gì đã diễn ra kém hiệu quả trong cuộc kiểm phiếu năm 2020, chúng ta càng có khả năng cải thiện hệ thống cho các cuộc bầu cử trong tương lai, mang lại cho nền dân chủ của chúng ta một tính hợp pháp còn cao hơn nữa.
Sau cuộc bầu cử năm 2016 và chiến thắng sít sao của Tổng thống Trump tại các tiểu bang xôi đậu quan trọng, các đảng viên Đảng Dân chủ và những người chống Tổng thống Trump đã hò hét rằng chiến thắng của ông có được là nhờ sự can thiệp của Nga, nhưng thực ra chiến thắng ấy là do tài điều phối trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Các phương tiện truyền thông chính mạch đã dành hai năm để đưa tin. Một số người tin những cáo buộc liên quan đến ảnh hưởng của Nga, nhưng những người khác dù hoài nghi giả thuyết này, hay thậm chí biết là sai, vẫn cố tình lặp lại các cáo buộc ấy vì họ muốn làm suy yếu tính hợp pháp của nhiệm kỳ tổng thống Trump.
Các vụ kiện tụng kéo dài về kiểm phiếu ở Philadelphia, Atlanta và những nơi khác sẽ giúp ngăn chặn các thuyết âm mưu tai hại đang chế ngự trí tưởng tượng của những người theo chủ nghĩa đảng phái cực đoan. Nếu các luật sư tranh luận một cách tỉnh táo trong các phòng xử án của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo theo quan điểm bảo thủ hay cấp tiến sẽ có những hiểu biết chi tiết và chắc chắn hơn về các kiếu nại và phản khiếu nại liên quan đến các hành vi gian lận. Điều này sẽ cho phép chúng ta thực hiện tinh thần đảng phái có trách nhiệm hơn trong tương lai so với những gì cánh tả đã làm sau cuộc bầu cử năm 2016, [chẳng hạn như việc liên tục đàn hặc Tổng thống Trump trong suốt nhiệm kỳ vừa qua của ông, là điều thực sự làm suy yếu quốc gia].
Newt Gingrich và Rudy Giuliani đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử này là “gian lận.” Tuyên bố gay cấn này có thể biện minh được, xét vì tính chất phân tán và hỗn loạn của hệ thống bầu cử của chúng ta. Nhiều người nhận định rằng các thế lực chính trị vào năm 2020 đã làm tất cả những gì có thể để bảo đảm chiến thắng cho Biden. Chúng ta cũng đã biết từ năm 2016 rằng các thế lực to lớn phản đối Trump đã làm mọi cách để chống lại ông ấy và đuổi ông ta ra khỏi cuộc sống chính trị công cộng.
Hoạt động chống Tổng thống Trump của họ đã đầu độc đời sống công chúng hơn nhiều so với những dòng tweet thâm thúy của tổng thống. Những hoạt động ấy hợp pháp hóa sự thông đồng giữa các đảng viên Dân chủ và các cơ quan tình báo của chúng ta. Nó đã khuyến khích một nền báo chí đảng phái chưa từng có trong đời chúng ta và cấp giấy phép cho nhiều người trong giới tinh hoa được giáo dục tại các đại học trứ danh của chúng ta bày tỏ thái độ thù địch khắc nghiệt đối với những cử tri của Tổng thống Trump. Nếu những kẻ điên rồ nhất ấy làm theo cách của họ, thì rồi đây không chỉ bị thất cử mà thôi, Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông sẽ phải chịu hàng loạt các vụ trả thù liên tục, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện pháp lý để cân bằng tỷ số chính trị. [Tổng thống Trump có quá nhiều kẻ thù khi ông buộc hàng loạt các công ty Mỹ tại Trung Quốc phải đưa công việc trở lại Hoa Kỳ cho các công nhân của chúng ta. Bao nhiêu tỷ tỷ lợi nhuận đã bị mất vì chính sách “American first” của ông ấy. Đây là lúc để trả thù, đây là thời cơ để cân bằng tỷ số].
Với cường độ cuồng loạn chống Tổng thống Trump trong giai cấp thống trị chính trị của chúng ta, tôi có khuynh hướng tin vào những tố cáo gian lận. Có thể tưởng tượng được rằng các quan chức bầu cử ở một số khu vực pháp lý cảm thấy họ có quyền — và thậm chí là có nghĩa vụ — phải đặt ngón tay lên bàn cân có lợi cho Biden. Tất nhiên, điều đó vẫn chưa có nghĩa là các cuộc lá phiếu bất hợp pháp đã đưa Biden vượt lên Tổng thống Trump ở các bang xôi đậu quan trọng.
Nhưng suy đoán suông thì không đủ. Chúng ta cần bình tĩnh và cho phép các luật sư đưa ra trường hợp khiếu nại của họ trong các phòng xử án. Nhu thế hầu chắc, chúng ta sẽ sớm hiểu rõ hơn về giá trị của những thách thức từ chiến dịch Tổng thống Trump. Những thách thức ấy không làm suy yếu hệ thống chính phủ của chúng ta, nhưng ánh sáng của các vụ kiện sẽ mang lại cho chúng ta sự tin tưởng cao hơn khi cử tri đoàn bỏ phiếu vào ngày 14 tháng 12.
Source:The First Things
2. Đức Cha Michael Olson của Fort Worth khuyên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên thận trọng đừng sớm công nhận kết quả bầu cử
Đức Cha Michael Olson, Giám Mục Fort Worth, đề nghị Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, nên thận trọng đừng hấp tấp tạo cho dân chúng Hoa Kỳ cảm tưởng là các ngài hài lòng với kết quả cuộc bầu cử trong khi vẫn còn những tranh chấp.
Một tuyên bố của chủ tịch USCCB, là Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, nói rằng “chúng tôi công nhận rằng Joseph Biden, đã nhận đủ số phiếu để được bầu làm Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.”
“Chúng tôi chúc mừng ông Biden và ghi nhận rằng ông đã cùng với cố Tổng thống John F. Kennedy trở thành tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ tuyên xưng đức tin Công Giáo. Chúng tôi cũng chúc mừng Thượng nghị sĩ Kamala D. Harris của California, người trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm phó tổng thống.”
Theo ý kiến của Đức Cha Olson, hành động như thế là quá hấp tấp và thiếu thận trọng. Ngài kêu gọi cầu nguyện, và nhấn mạnh rằng rằng các kết quả bỏ phiếu vẫn chưa chính thức.
“Đây vẫn là thời điểm cho sự thận trọng và kiên nhẫn vì kết quả của cuộc bầu cử tổng thống chưa được xác thực chính thức”. Ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho hòa bình nếu kết quả bị thách thức tại tòa án.
“Có vẻ như sẽ có sự khiếu nại tại tòa án, vì vậy tốt nhất là chúng ta trong lúc này hãy cầu nguyện cho hòa bình trong xã hội và quốc gia của chúng ta và cho sự liêm chính của nền cộng hòa của chúng ta, một quốc gia dưới quyền Chúa, có thể được duy trì vì lợi ích chung của tất cả mọi người”
Tổng thống Trump, đến nay vẫn chưa tuyên bố chấp nhận kết quả cuộc bầu cử. Chiến dịch tranh cử của ông đã đệ trình các vụ kiện liên quan đến kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, với hy vọng loại bỏ các lá phiếu bị cáo buộc là gian lận và thực hiện một cuộc kiểm phiếu lại có thể đưa ông lên đầu trong Cử tri đoàn.
Thẩm phán Tòa án tối cao Samuel Alito đã chấp nhận một số yêu cầu của chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng Hòa. Trong khi đó, bộ trưởng ngoại vụ tiểu bang Georgia nơi Biden dẫn trước ít hơn nửa phần trăm – tức là ít hơn 15,000 phiếu bầu đã thông báo kiểm phiếu lại bằng tay bắt đầu vào sáng thứ Tư.
Nếu cuộc kiểm phiếu lại cho thấy Tổng thống Trump mới là người thắng cử, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ làm mất uy tín của USCCB và các Giám Mục Hoa Kỳ.
Ngay cả khi không có các khiếu nại trước tòa, ngày 14 tháng 12, các đại cử tri mới bỏ phiếu chính thức bầu ai là tổng thống. Hành động quá hấp tấp của Đức Tổng Giám Mục Gomez gây thắc mắc cho nhiều người và đã trở thành một đề tài khiến USCCB bị chỉ trích rất mạnh trên các mạng xã hội.
Source:Catholic News Agency
Chiến dịch tranh cử của TT Trump mở cuộc họp báo quan trọng về diễn trình kháng cáo những gian lận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:35 13/11/2020
Như chúng tôi đã đưa tin, trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Ba giờ Washington DC, tức là sáng thứ Tư theo giờ Việt Nam, trả lời một ký giả về vấn đề chuyển giao chính quyền. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói: “Sẽ có một sự chuyển giao chính quyền suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai,” chứ không phải cho chính quyền Biden.
Chi tiết này gây hoang mang cho những người ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris. Trong tư cách là ngoại trưởng của một siêu cường như Hoa Kỳ, ông Pompeo không thể nói chơi được. Thành ra, họ nghi ngờ rằng chính quyền của Tổng thống Trump có thể đã có những bằng chứng chắc chắn trong tay mạnh đến mức có thể bác bỏ kết quả hiện nay.
Diễn biến tiếp theo chúng tôi đã gởi đến quý vị và anh chị em là cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc do thư ký báo chí Kayleigh McEnany trình bày.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày tiếp những phát biểu của các viên chức cao cấp trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump là Matt Morgan và Ronna McDaniel.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Ngay sau phần trình bày của cô Kayleigh, Matt Morgan nói:
Matt Morgan: Cảm ơn cô Kayleigh.
Như cô Kayleigh đã nói, cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc mà. Việc kiểm phiếu vẫn tiếp diễn ra trên khắp Hoa Kỳ và hôm nay tại Tòa Liên bang Hoa Kỳ, thuộc Khu vực Trung tâm của Pennsylvania. Nhóm vận động tranh cử Tổng Thống cho Donald J. Trump và hai cử tri đại diện đã đệ đơn kiện bộ trưởng ngoại vụ tiểu bang và các quận được chọn, cáo buộc họ hai điều, điều thứ nhất, là vi phạm quyền được tiếp cận bình đẳng dựa trên sự thiếu sót về quan sát và tính minh bạch đúng nghĩa, đặc biệt là ở các quận hạt do Đảng Dân chủ kiểm soát. Điều thứ hai là vi phạm quyền bảo vệ bình đẳng, dựa trên sự đối xử khác biệt giữa cử tri Đảng Cộng hòa và cử tri Đảng Dân chủ. Nhưng điều này nghĩa là gì theo ngôn ngữ bình dân? Điều này có ý nghĩa gì đối với tất cả mọi người? Điều này có nghĩa là nếu bạn là một đảng viên Đảng Dân chủ ở Philadelphia, bạn được phép làm việc ngoài phạm vi của các giới hạn về việc sửa chữa những lá phiếu bị hư hỏng, đôi khi còn được gọi là bảo tồn, nhưng nếu bạn sống tại các quận hạt thuộc Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Pennsylvania, các bạn sẽ không được phép làm điều đó, vì họ đang tuân thủ chặt chẽ văn bản của quy chế ở Pennsylvania.
Thứ hai, nếu bạn là một đảng viên Cộng hòa ở thành phố Philadelphia chẳng hạn, bạn sẽ không được phép tiếp cận đúng nghĩa để quan sát tiến trình lập bảng bỏ phiếu. Nếu các bạn là đảng viên Dân chủ ở một quận nghiêng về đảng Cộng hòa ở bang Pennsylvania, bạn được phép vào xem xét các lá phiếu một cách đúng nghĩa khi chúng đang được đếm. Tại các quận hạt ở Philadelphia và Allegheny, đã có hơn 682,000 lá phiếu được lập bảng ngoài tầm quan sát của các quan sát viên của chúng tôi, những người được pháp luật cho phép xem xét các lá phiếu đó, và chúng tôi tin rằng việc xem xét đúng nghĩa các lá phiếu đó, có thể nhận ra những lá phiếu đã được kiểm đếm bất hợp pháp.
Sự trợ giúp mà chúng tôi đang tìm kiếm vào thời điểm này là ra lệnh cho Ngoại trưởng tiểu bang này không được chứng nhận kết quả một cách vội vã, trước khi chúng được lập bảng hoặc kiểm lại hoàn toàn, để chúng tôi có thể duyệt xét đúng nghĩa và phân biệt ít nhất trong 682 ngàn lá phiếu, và có thể còn nhiều hơn thế trên khắp tiểu bang, xem có sự đối xử khác biệt với cử tri Đảng Cộng hòa và cử tri Đảng Dân chủ trong các tiểu bang, và liệu các cử tri Đảng Dân chủ có được phép chỉnh hoặc sửa lá phiếu của họ ở một số địa điểm trong tiểu bang này mà không được làm ở những nơi khác hay không.
Thí dụ, ngay cả từng giây phút của ngày hôm nay, chúng tôi đã cận kề, chúng tôi đang rất cận kề với quy chế kiểm phiếu tự động ở Pennsylvania, và bản thân vụ kiện này có thể thay đổi hoặc xoay chuyển sự khác biệt nhỏ nhoi đó.
Vì vậy, đây là sự trợ giúp mà chúng tôi đang tìm kiếm vào lúc này.
Nhưng tôi cũng thúc giục báo chí và những ai ở ngoài kia rằng, đây là bước đầu của một tiến trình.
Chúng tôi được quyền xem xét về những chuyện bất thường này. Chúng tôi có quyền quan sát các phiếu bầu khi chúng được lập bảng. Chúng tôi sẽ quan sát những điều đó, và chúng tôi tin rằng vụ kiện này sẽ đưa chúng tôi tiến xa thêm một bước nữa để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các phiếu bầu ở Pennsylvania, và bây giờ tôi xin chuyển qua nữ Chủ tịch Đảng Cộng hòa, bà McDaniel.
Ronna McDaniel: Cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây. Tôi sẽ bắt đầu với một số điều bất thường mà chúng tôi đã thấy mốtcach cụ thể ở tiểu bang Michigan. Rồi sau đó tôi sẽ đi xa hơn một chút nữa.
Nhưng Michigan là tiểu bang nhà của tôi, và ở quận hạt Wayne, những người theo dõi cuộc thăm dò ý kiến của Đảng Cộng hòa đã bị từ chối quyền giám sát hợp pháp của họ trong cuộc bầu cử này, và người ta cố tình giữ họ trong bóng tối, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Những người theo dõi cuộc thăm dò hoặc nhân viên bầu cử đã chặn cửa sổ và khoá cửa. Rõ ràng điều đó sẽ không tạo được niềm tin. Có cả hàng ngàn báo cáo về việc những người theo dõi cuộc thăm dò bị đe dọa, và không thể làm công việc của mình.
Tính đến 4 giờ chiều hôm nay, 131 tờ khai hữu thệ đã được làm chỉ ở Michigan, với hơn 2,800 báo cáo sự việc đã được gửi cho chúng tôi kể từ Ngày bầu cử. Hai đơn kiện mới đã được đệ trình hôm nay bởi những người đang làm việc ở Detroit và một người tố giác… Chúng tôi đã nhận được thông tin của họ tại Tòa án Quận phía Đông Michigan.
Như các bạn có thể hiểu, với 2,800 báo cáo sự việc, có rất nhiều điều cần phải theo dõi.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi đang phỏng vấn những người này. Chúng tôi đang tiếp nhận những lời tuyên bố của họ, và chúng tôi sẽ chuyển những lời tuyên bố này thành những tờ khai nữu thệ. Nhưng điều đó cần rất nhiều thời gian và công sức.
Như anh Matt đã đề cập, có cả một tiến trình xem xét và chứng nhận một lý do. Nhưng tôi chỉ nói cho các bạn biết về sự khổ sở mà tôi nghe được của những người ở tiểu bang của tôi trong (nhà băng) TCF, về cách họ bị đối xử thật đáng báo động.
Tôi hy vọng các bạn sẽ đi mà xem xét về điều này. Tôi hy vọng các bạn nhìn vào những bản khai hữu thệ này, và tôi hy vọng các bạn sẽ được nghe những người có mặt ở đó, những người cảm thấy dường như họ bị từ chối sự minh bạch và nhìn thấy hành vi sai trái ở Detroit. Tất cả chúng ta nên cảnh giác về điều này, bất kể lập trường chính trị của các bạn nằm ở đâu.
Thêm vào đó, chúng tôi đã nghe được hàng trăm trường hợp các nhân viên bầu cử bị gạ gẫm… Họ đã có lời gạ gẫm những người theo dõi cuộc thăm dò của chúng tôi và từ chối không cho họ phản đối những lá phiếu có vấn đề. Những nhân viên bầu cử này đều mặc áo sơ mi của Biden