Ngày 14-11-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 33 Quanh Năm C 17.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
02:57 14/11/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Tất cả những tư tưởng của các bài đọc hôm nay tiếp tục quy hướng cộng đoàn tín hữu về việc Chúa sẽ đến lần thứ II, để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Khi suy nghĩ về ngày thế mạt, phán xét thì chúng ta phải tự xét chính mình để chuẩn bị phần linh hồn cho ngày đó. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong cách sống, quảng đại trong cách đối xử với anh chị em đồng loại đó sẽ là cách chuẩn bị hoàn hảo nhất cho ngày quang lâm của Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I
Tư tưởng của tiên tri Malakia làm cho chúng ta vững tin vào sự che chở của Chúa, nếu chúng ta biết sống công chính ngay từ bây giờ.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trong cuộc sống luôn tự lực cánh sinh. Ngài làm việc, tự tay nuôi sống chính mình, và ngài mời gọi chúng ta sống điều ngài đã sống.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Tất cả sự vật đời nầy đều sẽ qua đi. Hình ảnh của Đền Thờ Giêrusalem mà người đời trầm trồ khen ngợi, Chúa Giêsu dùng chính hình ảnh nầy để nói về ngày thế mạt.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta trông cậy vào sự khoan dung tha thứ của Chúa trong ngày sau hết. Với tâm tình phó thác, chúng ta dâng lên Chúa những lời nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho chúng ta đừng trì hoãn việc ăn năn trở lại. Vì chúng ta không biết được giờ nào Chúa sẽ đến. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những anh chị em ốm đau liệt lào, hấp hối trên gường bệnh, luôn vững long trông cậy. Với sự an ủi và nguyện cầu của thân bằng quyến thuộc, họ sẽ trung thành và sẵn sàng ra đón Chúa Kitô. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những người có trách nhiệm coi sóc bệnh nhân: bác sĩ, y tá, y sĩ, điều dưỡng viên, được trung thành trong sứ mệnh săn sóc những người yếu đau. Xin Chúa trả công cho họ thay chúng con. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Sự hiếu thảo trong sự chăm sóc cha mẹ trong tuổi già sức yếu là một đức tính tốt của Dân Tộc Việt Nam. Xin cho chúng ta biết phát huy sự ưu việt nầy qua những nghĩa cử tôn kính ông bà cha mẹ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Cùng đồng hành và chia sẻ với những nạn nhân của trận lũ lụt trên quê hương cũng như những vùng ven biển của miền Bắc Việt Nam trong lời cầu nguyện và cảm thông với những mất mác lớn lao của những nạn nhân. Xin cho chúng ta trong hoàn cảnh và khả năng cùng tiếp tay với Giáo Hội góp phần cứu trợ những nạn nhận nầy. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Xin cho thân bằng quyến thuộc chúng con đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến trong Tháng Các Linh hồn năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúa dạy chúng con luôn tỉnh thúc đợi chờ. Xin cho việc tưởng niệm Con Chúa chịu chết và sống lại sẽ là niềm cậy trông và phó thác của chúng con vào Chúa là Đấng Vĩnh Cửu. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Ai không làm thì đừng ăn
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:42 14/11/2019

Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN
Ml 3,19-20a; Tv 97; 2 Tx 3,7-12; Lc 21,5-19

Chỉ còn hai tuần nữa chúng ta sẽ kết thúc năm phụng vụ. Khi nói về ngày tận cùng của thế giới, Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta tới bổn phận phải xây dựng cuộc sống hiện tại qua các bài đọc, đặc biệt là trong bài đọc II, thánh Phaolô quả quyết: “Ai không làm thì đừng ăn!”
Có lẽ cộng đoàn Thêxalônica là một trong những cộng đoàn đầu tiên, có những tín hữu đã có những kết luận sai lầm về huấn từ ngày cánh chung của Chúa Giêsu. Họ cho rằng thật là vô ích để cố gắng hết mình, làm lụng vất vả hay làm bất cứ điều gì nếu ngày Chúa xảy đến. Vì thế, họ lơ là bổn phận lao động hằng ngày, và vì sự “ở nhưng” là mẹ đẻ của mọi tật xấu, nên họ ngồi lê đôi mách. Họ chỉ sống cho qua ngày mà không còn dấn thân cho những dự phóng lâu dài, chỉ làm việc tối thiểu để đủ sống thôi.

Thánh Phaolô trả lời cho họ trong bài đọc II: “Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Tx 3,11-12). Ở phần đầu của đoạn này, thánh Phaolô nhắc lại luật mà ngài đã truyền cho các Kitô hữu trong cộng đoàn Thêxalônica: “Ai không làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx 3,10).

Điều này là một sự mới mẻ đối với con người thời đó. Bởi lẽ, nền văn hóa thời đó mà họ thuộc về là văn hóa coi thường việc lao động chân tay. Người ta nhìn những công việc tay chân là những việc làm đê hèn, thấp kém, chỉ dành cho những người nô lệ và những người ít học.

Nhưng Kinh Thánh có một cái nhìn khác. Từ những trang đầu tiên, Kinh Thánh giới thiệu Thiên Chúa làm việc trong sáu ngày và ngày thứ Bảy Người nghỉ ngơi. Trong Kinh Thánh, tất cả những điều này xảy ra trước khi tội lỗi xuất hiện. Chính Chúa Giêsu cũng quả quyết: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17). Trong thời gian sống ẩn giật tại Nadarét, Chúa Giêsu cũng đã chăm chỉ lao động cùng với thánh Giuse và đức Maria.

Vì thế, lao động tự bản chất thuộc một phần bản tính của con người. Mỗi công việc lao động tự nó đều có giá trị. Lao động chân tay cũng giá trị và cao trọng như lao động tri thức và tâm linh.

Trong Thông Điệp Laborem exercens (1981), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bày về giá trị của lao động theo cái nhìn Kitô giáo, được tóm tắt trong ba điểm sau đây:

1- Lao động giúp mỗi người hoàn thiện bản thân

Lao động là một điều tốt của con người, bởi vì nhờ lao động mà con người không chỉ cải tạo thiên nhiên, nhưng còn giúp con người thực hiện ơn gọi của mình xét như là một nhân vị. Theo nghĩa này, con người càng trở nên chính mình, nên hoàn thiện mình nhờ lao động. Khi lao động, ngoài những hiệu quả khách quan và mang lại sản phẩm, còn là một hành vi cá nhân mà toàn thể con người tham dự, cả thể xác lẫn tinh thần. Như thế, lao động không phải là gánh nặng, là hình phạt và sự rủi ro, nhưng là bổn phận, quyền lợi, và là sự chúc lành của Thiên Chúa để chúng ta hoàn thiện chính mình, thi thố tài năng và rèn luyện các nhân đức. Nhờ lao động, con người nên hoàn thiện và ai tích cực lao động sẽ nên thánh nhờ lao động.

2- Lao động là cộng tác với Thiên Chúa

Giá trị thứ hai của lao động là con người được tham dự và cộng tác vào hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng đã giao phó công trình của người cho con người để con người tiếp tục phát triển và sinh lợi cho mọi người. Vì điều này, một người lao động là một người sáng tạo. Ý thức rằng lao động của con người là sự tham gia vào công trình của Thiên Chúa, nên khi lao động con người phải hướng tới những mục đích mà Công Đồng dạy:

“Thật vậy, trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý để tin rằng nhờ lao công của mình, họ tiếp nối công trình của Đấng Tạo Hóa, phục vụ anh em, đóng góp công lao mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (GS 34).

3- Lao động phục vụ tha nhân

Đức tin Kitô giáo không cho phép cho người tín hữu sao nhãng bổn phận trần thế là xây dựng thế giới xã hội cũng như có thái độ vô tâm đối với tha nhân, nhưng ngược lại, Đức tin đòi buộc chúng ta phải dấn thân để phát triển xã hội và giúp đỡ tha nhân bằng lao động của mình. Bởi vậy, mỗi người được mời gọi phải hướng lao động của mình tới việc phục vụ con người sống trong xã hội. Khi lao động, chúng ta tạo ra nhiều sản phẩm, gia tăng sự giàu có vật chất và phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển văn hóa, nhờ đó, giúp con người phát triển phẩm giá, sống đúng phẩm giá trong đoàn kết, hiệp thông và tôn trọng tự do lẫn nhau.

Tuy nhiên, các bậc thầy tu đức vĩ đại dạy chúng ta rằng phải biết kết hợp giữa lao động với cầu nguyện: “Ora et labora.” Bổn phận mỗi ngày của chúng ta là phải cố gắng hết mình để làm cho lời cầu trong Kinh Lạy Cha được thực hiện: “Xin cho Nước Cha ngự đến.” Mỗi người được mời gọi lao động tích cực, nhưng đồng thời cũng không quên bổn phận cầu nguyện mỗi ngày, như là linh hồn cho công việc chúng ta. Như thế, mỗi lần chúng ta tới nhà thờ dâng lễ, chúng ta dâng lên Thiên Chúa bánh và rượu của chúng ta, đó là hoa màu ruộng đất và lao công con người cũng như những thành quả lao động. Thánh Thể trở thành biểu tượng sự kết hợp giữa lao động và cầu nguyện. Nhờ đó, cuộc sống mỗi người sẽ có ý nghĩa hơn cho mình và cho người khác. Nhờ lao động, chúng ta chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu. Vì thiên đàng chỉ dành cho những ai làm việc tích cực. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Lễ Thánh Giám Mục Stêphanô Theodore Cuénot Thể - 14.11.2019
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:04 14/11/2019
HẠT LÚA MÌ HAY NHỮNG GIỌT PHÙ SA

Lễ Thánh Giám Mục Stêphanô Theodore Cuénot Thể - 14.11.2019

Cách đây 158 năm, đêm 14.11.1861, dòng sông Gò Bồi bên kia đường trước mặt nhà thờ Vĩnh Thạnh, cũng đang mùa nước lũ sau những cơn mưa dai dẳng đầu đông; và cũng giữa dòng sông đục ngầu màu phù sa của mùa đông năm ấy đã mang theo thân xác của một Chủ chăn vĩ đại, một người Cha chung nhân hiền, một mục tử tận tình tận nghĩa với đoàn chiên.

Vâng, hôm nay lại một lần, đoàn dân Công Giáo Qui Nhơn chúng ta lại tựu hội về đây, trong ngôi đền thánh Vĩnh Thạnh nầy để cùng nghe lại “chuyện kể của dòng sông” như lời giảng năm nào của Đức Cha Matthêô: “Dòng sông đã khép lại đưa thi hài của người về chốn an nghỉ vĩnh hằng, và kể từ đó cứ độ nầy mỗi năm ta nghe như tiếng dòng sông thì thầm kể lại cuộc tử đạo anh hùng của vị chủ chăn khả kính”.[1]

Và sau đây là những tiếng thì thầm của dòng sông được ghi lại qua những dòng chữ trong cuốn nhật ký 400 năm của giáo phận – GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN:

“Sau đó ít ngày, ngài ra phía ngoài xóm Gò Thị, tạm ẩn tại nhà ông Tri rồi sang nhà ông hương Tiêu và ở lại đó 16 ngày. Ngày 21 tháng 10 cha Sự và thầy sáu Khoa đưa ngài từ Gò Thị ra Gò Bồi cùng với hai chủng sinh là thầy Tuyên và chú Nghiêm, cả ba ẩn trốn tại nhà bà Huỳnh Thị Lưu, vì binh lính không có thói quen lục soát nhà một phụ nữ đơn chiếc. Chúa Nhật ngày 27 tháng 10 khi Đức cha vừa dâng thánh lễ xong thì lính bao vây nhà, nên ngài cùng với hai chủng sinh vội vàng trốn vào lẫm lúa, không kịp dọn cất đồ lễ. Bà Lưu bị tra tấn nhưng không khai nơi trú ẩn của Đức cha. Sau hai ngày một đêm không ăn không uống và thấy quan quân không chịu rút đi, Đức cha đành phải ra nộp mình cho quân lính. Chúng nhốt ngài trong một chiếc cũi và giải về thành Bình Định,[2] đi ngang qua Nước Mặn. Lúc ấy trời đang mưa lụt nên toàn thân ngài bị ướt sũng. Tại Bình Định, sau khi bị hỏi cung ngài bị tống giam vào ngục và bắt đầu ngã bệnh. Bệnh kiết lỵ làm cho ngài bị yếu sức mau chóng.

Đêm 14.11.1861 ngài âm thầm trút hơi thở trong ngục, một ngày trước khi bản án xử trảm từ Huế gửi vào đến nơi. Sáng hôm sau, khi khám phá ra ngài đã chết, các quan không chém đầu nhưng truyền lấy chiếu bó xác ngài đem chôn. Hơn 3 tháng sau, một bản án khác từ kinh gửi về với nội dung như sau: "Đạo trưởng Thể đã đến sống lén lút trong nước gần 40 năm; hắn đã giảng tà đạo và phỉnh gạt dân chúng; bị bắt và hỏi cung, hắn đã thú nhận tội phạm to lớn đó. Hắn phải bị xử trảm và bêu đầu ở chợ. Nhưng vì hắn đã chết, chỉ còn vứt xác xuống sông". Chiếu theo bản án, quan trấn cho đào mồ Đức cha để ném thi thể xuống sông. Nhưng lạ lùng thay, xác ngài vẫn còn nguyên vẹn không bị hư thối. Dù vậy người ta vẫn ném xác ngài xuống sông theo đúng án lệnh và từ đó đến nay không biết xác ngài trôi dạt đến đâu…”[3]

Thì ra, “Hạt lúa mì Stêphanô” cao cả đó không những đã “bị chôn vào lòng đất” mà sau đó lại còn được tan hòa giữa dòng sông để chuyên chở hồng ân Tử Đạo ra bao la biển lớn Thái Bình để thấm đến mọi bến bờ của Hội Thánh Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, để có được cái ngày “dâng hy lễ cuối cùng trên bàn thờ tử đạo”, Vị chủ chăn của chúng ta, Thánh Stêphanô, đã trải qua 10 năm linh mục (1825-1835) và 26 năm trên ngai tòa giám mục (1835-1861), dòng dã suốt 36 năm liên tục gắn liền với thập giá bách hại, từ Minh Mạng, qua Thiệu Trị tới Tự Đức… mà sự khắc nghiệt và tàn khốc đã lên tới đĩnh điểm với chiếu chỉ “Phân Sáp” 1861[4] cũng là năm định mệnh để “hạt lúa mì Stêphanô” vĩnh viễn được gieo trong lòng đất mẹ Qui Nhơn.

Chấp nhận sống con đường thập giá của thời bách hại và quyết chọn cách làm chứng đức tin ngang qua con đường Thập Giá chính là sự “chọn lựa cơ bản” của Thánh Giám Mục Stêphanô ; bởi chưng, cuộc chọn lựa mang tính tiên tri nầy đã hàm chứa trong chính câu châm ngôn Giám Mục của ngài: OMNIA PER CRUCEM. (TẤT CẢ NHỜ THẬP GIÁ).

Thì ra cuộc sống chứng nhân của Ngài, cuộc đời mục tử của Ngài, đã được mầu nhiệm Thập Giá tôi luyện và thành toàn, để cuối cùng, hòa quyện làm một với Hy Tế thập giá của Đức Kitô trong cái chết cô đơn, tăm tối giữa ngục tù đêm 14.11.1861 nơi khám đường Bình Định, được chôn vùi như hạt lúa mì trong lòng đất và hoà tan giữa dòng sông như giọt phù sa cho đất Mẹ Hội Thánh tốt tươi mỡ màu.

Vâng, sau cái đêm định mệnh của mùa đông lạnh lẽo, nước lũ tràn bờ của 158 năm về trước, ông vua ngoại đạo Tự Đức hay triều thần của ông, các quan chức của vùng Bình Định và đoàn dân ngoại suốt dãi Đàng Trong, chắc mẫm rằng, từ đây, cái mầm “tà đạo Kitô” sẽ vĩnh viễn bị xóa tên và cái chết của tên đạo trưởng sẽ làm tan tác cả bầy chiên cho đến khi bị triệt tiêu vĩnh viến.

Nhưng rồi mọi sự đã không như thế. Từ nơi bàn thờ hầm trú tại nhà vị tử đạo cùng năm, bà Huỳnh Thị Lưu, hay từ Tòa Giám Mục ẩn danh khiêm tốn tại Gò Thị, và nhất là, từ những hy sinh và máu đào của Thánh Giám Mục Stêphanô và thế hệ chứng nhân đồng thời, một mùa lúa mới vàng đồng đang rực rỡ trên dãi đất Đàng Trong và toàn cõi Việt Nam mà hiện thực đó là hơn 6 triệu tín hữu với 27 ngai tòa Giám Mục, một hiện thực đầy vinh quang mà cố Giám Mục Tardieu Phú, trong đoạn kết tác phẩm “Hạnh Đức Cha Thể”, đã dự báo: “Mừng thay ! Hội Thánh Annam rày nhờ máu thánh tử đạo đổ ra đã nên vinh hiển rạng ngời, cùng nhờ các việc phước đức và máu các đứng ấy, thì lại nên đỏ điều trắng tuyết. Rày vườn Hội Thánh Annam chẳng thiếu chi giống hoa huệ hoa hồng. Hẳn thật nên mượn lời thánh Thiên Thần mừng hát muôn vàn thánh Tử Đạo cầm nhành cây xanh, đứng chầu hai bên tòa Chúa, mà hát mừng Hội Thánh Annam rằng: “Nay là là ngày đã đặng phần rỗi, nay là ngày đã rõ ơn cứu chuộc có sức là dường nào, nay là ngày nước Chúa trị đã đến, cùng ngày Chúa Cứu Thế khởi hoàn hiển vinh, vì nay các Thánh Tử đạo đã nhờ công nghiệp cực trọng Chúa Cứu Thế mà toàn công thắng trận”.[5]

Phải chăng những lời cảm nhận của Đức cố Giám Mục Tadieu đó cũng chỉ là một cách diễn tả khác chính nội dung và ý nghĩa mà 2000 năm trước Vị Tông Đồ tử đạo Phaolô đã nhắn gởi cho anh chị em tín hữu Côrintô mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 2: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại, sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình…”.

Qua “câu chuyện dòng sông” kể về chứng nhân Tử Đạo Stêphanô mà chúng ta vừa chia sẻ với nhau, tôi chợt nhớ tới những ca từ trong một nhạc phẩm của nhạc sĩ Phó Đức Phương, ca khúc “CHẢY ĐI SÔNG ƠI”:

Chảy đi sông ơi, chảy đi sông ơi

Ơi con sông trôi suốt muôn đời

Hãy cho ta gửi lời thương nhớ

Nhắn giùm ta về nơi góc biển

Rằng phía đầu nguồn ta vẫn ngóng trông…

Vâng, cho dù xác thân đó có trôi xa ra ngoài biển lớn, thì mãi mãi ngàn năm sau, con cháu chúng ta “phía đầu nguồn vẫn ngóng trông”, vẫn nhớ đến ngài. Nói cách khác, qua sứ điệp lời Chúa hôm nay, và đặc biệt, qua chính chứng từ sống động của Vị Chứng Nhân anh hùng Mục Tử Cuénot, thế hệ con cháu chúng ta có đầy đủ cơ sở và động lực, trách nhiệm và niềm tin để tiếp tục viết thêm những trang sử mới cho cánh đồng truyền giáo của Giáo phận Qui Nhơn thân yêu nầy.

Và phải chăng đó là “những tiếng thì thầm của dòng sông”, đang kể cho chúng ta nghe trong ngày Giỗ 158 năm Thánh Giám Mục Tử đạo Stêphanô Cuénot Thể, Vị Mục tử lừng danh của Giáo Hội, cách riêng của giáo Phận Qui Nhơn chúng ta. Amen.

Giuse Trương Đình Hiền

[1] ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Gõ nhịp thời gian, NXB Phương Đông, trang 67

[2] Năm 1814 vua Gia Long dời thủ phủ tỉnh Bình Định vào địa bàn thôn An Ngãi và Liêm Trực, thị xã An Nhơn ngày nay. Thành Bình Định mới này được xây theo kiểu Vauban. Thành có chu vi 3 cây số, tường cao 3,50 mét, mặt thành rộng 1 mét. Thành có 4 cửa đông, tây, nam, bắc, mỗi cửa đều xây cổ lầu. Bốn phía thành có hào sâu (trì, thành trì). Năm 1946, trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, chính quyền Việt Minh đã huy động dân công từ các xã, các huyện xung quanh đến phá hủy thành này vì sợ địch chiếm làm căn cứ.

[3] GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, tr. 220-221

[4] GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN: “Ngày 05.08.1861, vua Tự Đức còn ban hành chiếu chỉ “phân sáp” đưa cuộc bách hại lên đến mức độ cực kỳ tàn nhẫn và vô nhân đạo, tạo ra một thời tử nạn với những chuỗi ngày đen tối đau thương nhất cho Giáo Hội tại Việt Nam. Chếu chỉ truyền triệt hạ các làng Công Giáo, bắt giáo dân phải sáp nhập vào các làng ngoại giáo và mỗi người Công Giáo phải chịu sự canh giữ quản thúc của 5 người bên lương….”. Phần II,Chương II, mục 1.6, trang 219.

[5] SĐD từ trang 107-108
 
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
16:27 14/11/2019

Malakhi 3: 19-20; T.vịnh 97; 2 Thêxalônica 3: 7-12; Luca 21:5-19

Đối với phần đông người Hoa Kỳ, thì khi Kinh Thánh nói đến động đất, chiến tranh, loạn lạc và thế giới tan rả thường sẽ được nhắc đến vào cuối năm phụng vụ, và nghe như còn có vẽ xa vời và manh hình ảnh của thời kỳ "khởi nguyên" hay thời kỳ "trung cổ". Kể từ ngày 11 tháng 9, và những vụ khủng bố vừa qua đầy bom đạn và những hình ảnh quá khủng khiếp, những chuyện này chúng ta sẽ đọc được trong sách của ngôn sứ Malakhi và trong phúc âm nhưng không đến mức khủng khiếp như hình ảnh khủng bố của thế giới hiện nay. Những miêu tả về chiến tranh và loạn lạc và sự tàn phá của Đền Thờ thời Chúa Giêsu nghe giống như những hình ảnh làm chúng ta kinh hoàng qua tin tức trên trực tiếp truyền hình. Thật là đáng sợ! Và hình như sự phá hủy đã xảy ra không còn là điều tưởng tượng nữa, vì thế đời sống quá mỏng manh là điều chúng ta phải thừa nhận cho đến bây giờ.

Cả hai mẫu chuyện trong sách ngôn sứ Malakhi và trong phúc âm thánh Luca đều cảnh báo về những tai họa cuối cùng đó. Chúng ta được nhắc nhở rằng; thế giới mà chúng ta đang sống sẽ đến ngày bị sụp đổ một cách bất ngờ và khủng khiếp, và khung cảnh mô tả trong phúc âm nghe có vẻ như là trong lúc này. Dân chúng đang chiêm ngưỡng Đền Thờ như là một biểu tượng lâu dài. Đến lúc thành Luca viết đoạn văn này thì Đền Thờ đã bị sụp đổ "không còn tảng đá nào trên tảng đá nào" Chúa Giêsu, một người Do thái mộ đạo, thiết lập tôn giáo một cách thiếu cơ sở, không đáp ứng được các nhu cầu thật sự của dân chúng. Đền Thờ đáng để tôn kính, nhưng nội dung phụng vụ trong đó thật chẳng ra gì.

Ngôn sứ Malakhi cũng nói đến sự xuống cấp của việc phụng vụ trong Đền Thờ lúc đó. Trong hầu hết các Chúa Nhật của năm phụng vụ này, chúng ta đã nghe đọc bài phúc âm của thánh Luca (Khi Mùa Vọng bắt đầu, chúng ta sẽ bắt đầu nghe sách phúc âm thành Mátthêu). Nhưng, sự đọc sách ngôn sứ Malakhi là điều hiếm có trong chu kỳ phụng vụ, vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta nên chú trọng đến quan điểm suy tư của nhà tiên tri ít được nói đến này và những thị kiến của vị ngôn sứ đầy những hình ảnh khủng khiếp.

Sách ngôn sứ Malakhi là sách cuối cùng của các sách của ngôn sứ, và được viết ra vào đầu thế kỷ thứ 5 trước niên kỷ Thiên Chúa. Ông đã phẩn nộ vì những thói hư tật xấu trong cộng đoàn tín hữu là hình ảnh biểu trưng sự xuống cấp về phụng vụ trong Đền Thờ (Ml 1: 7). Các chức tư tế trở nên vô thường với bao nhiêu bất công xãy ra trong đất nước (Ml 3:5). Thêm vào đó, dân chúng mất đức tin vào quyền năng của Dức Chúa cai trị và họ tự hỏi về sự thiếu vắng của Thiên Chúa, Đấng công chính. Họ cũng muốn than vản như chúng ta muốn làm trong thời buổi này, là hể là người công chính phục vụ Thiên Chúa thì không được phần thưởng vì sự bất công bạo lực đang bao trùm trên đát nước về những sự áp bức dân Thiên Chúa mà hình như không bị trừng phạt gì cả. Ngôn sứ Malakhi hứa là sẽ có ngày có phần thưởng khi thực thi phụng vụ trong Đền Thờ để ca ngợi Thiên Chúa và các tư tế thánh thiện sẽ dẩn dắt dân chúng trở về với Thiên Chúa. Sự thanh tẩy sẽ xãy ra vào ngày cuối cùng khi tội lỗi sẽ bị tiêu diệt và sự bất công sẽ được xóa sạch trên thế giới, vì "mặt trời công chính" sẽ xuất hiện... và điều gì dân chúng trông mong và cần đến sẽ xãy ra.

Ngôn sứ Malakhi báo cho chúng ta biết "Vì này ngày ấy đến đốt cháy như hỏa lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi ké làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày đó đến sẽ thiêu rụi chúng.... khiến chúng không còn có cội rễ hay cành nào". Chúng ta sẽ nghe lời này của Đức Chúa phán trong ngày Chúa Nhật tại nhà thờ. Tôi không biết có bao nhiêu người làm điều bất lương ngoài đời đang có mặt trong nhà thờ. Nhưng, lời Đức Chúa phán rất quan trọng sẽ làm chúng ta tránh khỏi cảm giác an toàn. Ai có thể cảm thấy an toàn khi đối mặt với lời phán xét như thế? Khi nào đến lúc gieo trồng một vụ mùa mới, người nông dân ra đồng dọn sạch và đốt những gốc rạ còn lại trong mùa gặt trước để sữa soạn đất cho mùa mới. Thiên Chúa chắc chán sẽ hành động và làm một điều hoàn toàn mới là cuối cùng sẽ dọn dẹp thế giới thoát khỏi sự bất công đang gây áp lực cho những người kính sợ Thiên Chúa. Những người bị đàn áp đã đặt niềm tin của họ vào Thiên Chúa đã chờ đợi lâu cho ngày phán xét và đổi mới này. Tuy vậy tất cả chúng ta cần phải suy ngẫm về định mệnh của chúng ta qua ánh sáng của ngày cuối cùng này. Vậy bài đọc này có nghĩa gây nguồn tin thất vọng về sự âm u và hủy diệt không?

Thiên Chúa biết chúng ta có nhiêu điều chán nản về những ngày này. Những tín đồ trong cộng đoàn đức tin có thể đặt những câu hỏi quan trọng và đáng lo ngại khi chúng ta cố gắng làm cho thế giới và ngay cả giáo hội của chúng ta nên công chính. Chúng ta sẽ phải cố gắng bao lâu nữa? Vì sao sự việc không được tốt đẹp hơn? Chúng ta có phải chờ đợi đến ngày tận thế để cuối cùng thấy sự công chính được toàn thắng hay không? Chúng ta có bao giờ nhìn thấy mọi sự tốt đẹp trong đời sống chúng ta hay không? Chúng ta có thể trả lời những câu hỏi đó. Điền người tín hữu cần phải làm là tiếp tục thực hiện việc chúng ta đang làm, và biết chắc điều gì chúng ta không làm được sẽ không bị buông trôi vĩnh viễn. Ngôn sứ Malakhi nói với chúng ta là đường lối của Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy làm việc hết sức mình để chống lại sự khủng bố bằng lòng can đảm, phục vụ cho hòa bình, và ngay thời điểm có mối đe dọa chiến tranh; hãy tin tưởng vào Thiên Chúa trong khi biết bao nhiêu người tốt phải chịu đau khổ và chết. Thiên Chúa không ngủ, và Ngài cũng không thờ ơ về thế giới chúng ta. Những việc chưa đúng trong đền thờ chúng ta và cả bên ngoài. Nhưng, những điều đó không thoát khỏi Thiên Chúa, ngay cả khi Thiên Chúa chưa đến để cứu giúp chúng ta. Ngôn sứ Malakhi cam đoan một lần nữa cho tín hữu là sự bất công sẽ không thắng, vì ngày của Thiên Chúa sẽ đến khi điều công chính sẽ thắng lợi.

Vậy chúng ta phải làm gì với lời tiên đoán ảm đạm của ngôn sứ Malakhi và của Chúa Giêsu là sự việc hiện nay sẽ bị phá tan và một trật tự mới sẽ được thiết lập khi uy quyền của Thiên Chúa và sự tốt lành sẽ toàn thắng? Những tiên đoán không phải để làm cho những người kính sợ Thiên Chúa lo sợ, nhưng là lời cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta xem xét lại những giá trị ưu tiên của chúng ta và những việc có giá trị vĩnh viễn. Chúng ta không cần phải là những người tội lỗi tầy trời để xem những lời tiên đoán này một cách nghiêm túc. Chúng ta có thể tiếp tục đời sống hằng ngày với những điều làm chúng ta chú trọng nhiều. Chúng ta có thể quên những quan niệm của chúng ta và sống như điều quan trọng là điều trước mắt chúng ta, nhũng gì cần được chú trọng đến bây giờ. Có người có thể xa rời Thiên Chúa trong khi họ chú trọng đến những lợi ích cho bản thân như là những điều quan trọng đáng kể. Nhưng, ngôn sứ Malakhi giúp chúng ta biết trước là những việc phù vân đó sẽ qua đi.

Đối với những người kính sợThiên Chúa, hãy giữ vững đức tin và chịu đựng đau khổ. Ngôn sứ Malakhi đem đến tin mừng về "mặt trời công chính" sẽ trỗi vượt lên với "những tia nắng ấm để chữa lành”. Nếu ai nhận thấy được Chúa Giêsu là "mặt trời, là Con Ngươi" thì chính là những tia nắng sẽ đem đến một trái tim đổi mới. Ngài cũng sẽ là Đấng thay đổi Đền Thờ bằng cách loan báo lời tha thứ của Thiên Chúa. Ngài sẽ dạy chúng ta cách thi hành phụng vụ và ca ngợi, vì Ngài chính là vị tư tế thánh thiện. Thật thế, Ngài mới là Đền Thờ mới, là nơi thánh để qua Ngài chúng ta gặp gỡ và phụng thờ Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY -C-
Malachi 3: 19-20; Psalm 98; 2 Thessalonians 3: 7-12; Luke 21: 5-19

For most of us Americans the biblical allusions to earthquakes, wars, insurrections and the destruction of our world order which appear at the end of the liturgical year, always seemed remote and so medieval and "primitive" sounding. Since September 11th and recent terrorist bombings, these dreadful images, the kind we have in the Malachi and the gospel readings, don’t seem as other-worldly as they once did. These description of "wars and insurrections" and the destruction of the seeming indomitable Temple of Jesus’ day, sound too much like the scenes that horrify us on live television news. What a fright! The seeming indestructible has been an illusion, life is more vulnerable than we have been willing to admit – until now.

Both the Malachi and Luke narratives warn of dire endings. The world as we know it, we are told, is going to come crashing down, suddenly and violently. The gospel scene sounds all too contemporary. People are admiring what seemed like a permanent edifice, the Temple. By the time Luke wrote this passage the Temple had already been destroyed – "there will not be left a stone upon another stone that will not be thrown down." Jesus, a devout Jew, found the established religion of his day woefully inadequate and unresponsive to people’s real needs. The Temple building might be worthy of awe; the worship within it was not.

Malachi also addressed the degradation of Temple worship of his time. On most of the Sundays of this liturgical year we have had readings from Luke’s gospel. (When Advent begins we will start a new cycle and Matthew will be the featured Sunday gospel.) But the appearance of Malachi is rare in the lectionary cycle and so I thought we would focus these reflections on this little known prophet and his dire vision.

The Book of Malachi is the last of the prophetic writings and was written around the beginning of the 5th century B.C.E. He was outraged by the loss of religious fervor among the people, symbolized by the degradation of worship in the Temple (1:7). The priesthood was lax (1:6-8) and massive injustices existed in the land (3:5). In addition, people were losing faith in God’s governing power and questioned the seeming absence of the God of justice. They could complain, as we are tempted to do today, that being a just person and serving God have no rewards, since the unjust flourish and seem to go unpunished for the iniquities against God’s people. Malachi promises a day of renewal when Temple worship will again praise God and a holy priesthood will lead the people back to God. A purging will happen, a day when evil will be finally destroyed and the world cleansed of injustice, for the "sun of justice" will arise....something people needed and longed to happen.

Malachi warns us, "Lo, the day is coming, blazing like an oven...." The "proud and all evildoers will be stubble and the day that is coming will set them on fire, leaving them neither root nor branch." We will hear this in church Sunday. I don’t know how many real-life evildoers will be there in church, but the oracle is serious enough to stir us all out of a sense of security. Who can feel secure in the face of such a searing judgment? When it is time to plant a new crop the farmer goes into the field to burn the stubble from the last harvest to clear the earth for a new planting. God is going to act decisively and do a whole new thing, finally clearing the world of the injustice that beats down the God-fearers. The oppressed, who have put their faith in God, have waited long for this day of judgment and renewal. Yet, all of us must ponder our own fate in the light of this decisive day. Is this passage just meant to be more discouraging news of gloom and destruction?

Lord knows we have a lot to be discouraged about these days. Believers in Jesus’ church community can ask serious and disturbing questions as we struggle to set the world and even our own church aright. How long must we keep at it? Why aren’t things getting better? Will we have to wait till the end of the world to finally see vindication of justice? Will we ever see things right in our own life times? We can’t answer these questions. What the believer must do is continue at whatever task is at hand, knowing whatever is left undone on our part, will not be left undone permanently. Things will be set right, Malachi tells us; God’s ways will prevail and be triumphant. Meanwhile, we continue to do our best to counter terror with courage; to work for peace even now at a time of war and a threat of war; to trust in God when so many good people have suffered and died. God is not asleep, nor indifferent to our world. Things are not right within our temple and without. But they are not hidden from God, even if God seems to be delaying in rescuing us. Malachi is a reassurance to the believer that injustice will not prevail, for God’s day is coming when justice will, after all, be the victor.

What are we to do with Malachi and Jesus’ somber predictions, that the current order will be dismantled and a new one established in which God is supreme and good prevails? The predictions are not meant to frighten the God-fearing, but are a wake up call, a reminder to review our priorities and tend to what is permanent. We don’t have to be prominent evildoers to take these predictions seriously. We can be lulled into the routine of our daily life that requires lots of attention. We may lose our perspective and live as if all that matters is what is before our face, whatever requires attention now. Some may even lose sight of God while focusing on self interest, as if that were all that mattered. But Malachi is a helpful warning that stubble will be burnt away.

For those who have feared God, kept faith and even endured hardship, Malachi brings good news for the "sun of justice" will arise "with its healing rays." If one sees Jesus as this just "sun/Son" then his rays will bring renewal of heart, spirit and mind. He will also be the one to renew the Temple by announcing God’s Word of reconciliation. He will teach us true worship and praise for he will be the truly holy high priest. Indeed, he himself will be the renewed temple, the holy place in whose presence we meet and worship God.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 14/11/2019

82. Đức Chúa Giê-su Ki-tô là mẫu gương của khiêm tốn, Ngài chỉ hiện rõ chân lý của Ngài với người khiêm tốn, và né tránh người kiêu ngạo.

(Thánh Ferreolus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 14/11/2019
62. THÍCH SỨ ĂN CẮP GIÀY

Trịnh Nhân đã làm thích sứ Mật Châu có lòng tham vô đáy.

Một hôm, người nô bộc báo là giày của ông ta đã rách vì quá cũ, Trịnh Nhân ra lệnh cho tên thuộc hạ đang mang đôi giày mới leo lên cây hái trái, rồi lặng lẽ lấy đôi giày của nó.

Tên thuộc hạ trên cây tuột xuống không thấy giày đâu cả bèn nói với thích sứ, Trịnh thích sứ nói:

- “Lão gia thích sứ không phải là người giữ giày!”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 62:

Quan thích sứ không ăn hối lộ nhưng chỉ ăn cắp giày của thuộc hạ, ăn hối lộ và ăn cắp thì là hai chuyện khác nhau nhưng giống nhau một điểm là hại dân hại nước.

Ăn hối lộ thì dân phải có tiền để đút lót nhưng vẫn có thể bấm bụng sống qua ngày, ăn cắp thì trực tiếp lấy những gì người dân đang có trên người cũng như đang dùng, thế là dân lập tức chịu khổ: lấy giày dân đang mang thì lập tức dân khổ…

Có những người lợi dụng chức vụ để ăn cắp đồ dùng trong nhà thờ đem đi bán để nhậu nhẹt; có những người mượn đất nhà thờ rồi để mở quán buôn bán, sau vì thấy ăn nên làm ra nên “ăn cắp” luôn đất của nhà thờ để làm lợi cho thân xác mình mà quên mất linh hồn đang bị ma quỷ chiếm dần…

Ăn cắp là lỗi đức công bằng, ăn cắp của người nghèo tội đã lớn, nhưng ăn cắp những đồ dùng đã hiến dâng cho Thiên Chúa thì tội càng lớn hơn.

Thời nay dân nghèo ăn cắp đôi dép cũ thì bị bỏ tù và bị đánh đập, nhưng người giàu có chức quyền ăn cắp cả mạng sống của người khác thì được bảo vệ và khoan hồng.

Đúng là đời…

Và Chúa sẽ trả sự công bằng này lại cho những người bị áp bức ở đời này hoặc đời sau.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nửa đêm cơn lũ kinh hoàng tràn vào Vương Cung Thánh Đường Venice. Trở tay không kịp. Thiệt hại nặng
Đặng Tự Do
05:59 14/11/2019
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Đức Thượng Phụ Venice lên tiếng kêu gọi các tín hữu trong thành phố, tại Ý và các nơi khác cầu nguyện cho Vương Cung Thánh Đường Thánh Máccô đang bị vùi dập trong làn nước của những cơn lũ vẫn đang tiếp tục tàn phá ngôi thánh đường lịch sử này.

Cũng trong cuộc họp báo này, Thị trưởng Venice đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau những đợt lũ, được ông mô tả như “đại hồng thủy ngày tận thế”, đã bất ngờ càn qua thành phố, làm ngập lụt Vương Cung Thánh Đường lịch sử của thành phố này và đe dọa các quảng trường và các tòa nhà có từ hàng thế kỷ.

Những cơn bão dữ dội đã biến thành những cơn lũ kinh hoàng, phá tan nát các bờ đá chống lũ, ào ạt tràn lên bờ, đập mạnh vào những chiếc thuyền đang neo đậu gần đó khi thủy triều lên đến 187cm ngay trước nửa đêm.

Thị trưởng Luigi Brugnaro đã đổ lỗi cho sự biến đổi khí hậu. Trước đó, thành phố đã chi ra khá nhiều tiền cho các biện pháp chống lụt.

Ông Thị trưởng cay đắng nói:

“Thành phố Venice đang quỳ trên đầu gối của mình. Thiệt hại sẽ lên tới hàng trăm triệu euro.”

Lũ lụt còn kinh hoàng hơn nữa bởi mưa và gió mạnh. Các khu vực bên ngoài thành phố Venice cũng bị tàn phá nặng nề.

Một người đàn ông đã chết trên cù lao Pellestrina, một trong nhiều hòn đảo nằm trên đầm Venetian. Ông bị điện giật chết khi cố gắng bơm nước ra khỏi nhà.

“Venice đang bị tra tấn, nhưng cả những phần khác trong vùng Veneto ngoài Venice cũng bị thiệt hại. Đó là một thảm họa ngày tận thế,” ông Luca Zaia, chủ tịch miền Veneto nói với các phóng viên.

Ông nói rằng ông đã bàng hoàng trước những gì chứng kiến từ nhiều cộng đồng.

Quảng trường trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Máccô của Venice, từng được mô tả là phòng khách của Châu Âu, đã bị nhấn chìm dưới hơn một mét nước, trong khi ngôi nhà thờ đã bị ngập lụt lần thứ sáu trong vòng 1,200 năm qua – nhưng đây là là lần thứ tư trong 20 năm qua.

Đức Thượng Phụ Francesco Moraglia cho biết:

“Vương Cung Thánh Đường bị thiệt hại nặng về mặt cấu trúc vì nước dâng lên gây ra các thiệt hại không thể khắc phục được. Các bức tranh, các đồ khảm và ốp lát cổ có thể đã xuống cấp nghiêm trọng.”

Ngài nói thêm: “Tôi chưa từng thấy sự thiệt hại kinh hoàng như thế bao giờ thấy. Venice là một thành phố bị thương tích, nhưng nó không thể cứ tiếp tục bị thương như thế này mỗi năm.”

Hơn 80% thành phố Venice bị ngập dưới nước. Tình hình có thể còn nguy hơn nữa vì theo dự báo thời tiết, mưa và gió mạnh cũng như một cơn bão được dự kiến sẽ càn qua Italia vào cuối tuần này.

Một hàng rào chống lũ đã được thiết kế vào năm 1984 để bảo vệ Venice khỏi cường triều, nhưng dự án trị giá hàng tỷ euro, được gọi là Mose, đã tỏ ra không có mấy hiệu quả bởi những vấn đề thâm căn tại Ý – đó là nạn tham nhũng, chi phí vượt mức và kéo dài dự án quá lâu.

Thị trưởng Luigi Brugnaro nói: “Nếu phương án Mose có tác dụng, có lẽ chúng ta đã tránh được thảm họa này”

Ban đầu phương án Mose dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2011, nhưng thành phố hiện hy vọng may ra thì nó sẽ hoạt động vào năm 2021.

Tưởng cũng nên biết thêm trong Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Latinh, có 4 nơi có Tòa Thượng Phụ là Venice, Lisbon, Goa và Jerusalem.

Giáo phận Venice được thành lập năm 774. Năm 1451, Đức Giáo Hoàng Nicôla Đệ Ngũ đã nâng Tòa Giám Mục Venice lên hàng Tòa Thượng Phụ. Các vị Thượng Phụ Venice thường được tấn phong Hồng Y ngay trong công nghị tấn phong Hồng Y gần nhất sau khi ngài được bổ nhiệm Giám Mục. Ngày 31 tháng Giêng 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Thượng Phụ Venice. Nhưng từ đó đến nay ngài vẫn chưa được tấn phong Hồng Y.


Source:Reuters
 
UNESCO công nhận bảo trợ kỷ niệm hai trăm năm sinh nhật Thánh Anrê Kim Daegeon
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
12:08 14/11/2019
UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc - đã công nhận bảo trợ các cử hành kỷ niệm hai trăm năm sinh nhật của Anrê Kim Dae-geon (1821-1846), linh mục đầu tiên và tử đạo của Hàn Quốc. Cơ quan Fides được biết, trong Đại Hội Đồng UNESCO lần thứ 40 tổ chức hôm nay 14.11.2019 tại Paris, có sự hiện diện của chính quyền dân sự Hàn Quốc và Đức Giám Mục Lazarus You Heung-sik, đứng đầu giáo phận Daejeon của Hàn Quốc, đại diện cho Giáo hội Hàn Quốc tại nghi lễ.

Trong cuộc họp thường niên vào tháng 10 năm ngoái, các Giám mục Hàn Quốc đã tuyên bố cử hành kỷ niệm hai trăm năm sinh nhật của Thánh Anrê Kim Dae-geon (21.8.1821), linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc, bị chém đầu tại Seoul vào ngày 16 tháng 9 năm 1846, trong làn sóng bách đạo do Triều đại Joseon phát động. Thánh Anrê là một trong 103 tử đạo Hàn Quốc được tuyên Thánh vào ngày 6 tháng 5 năm 1984 do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chính quyền dân sự Hàn Quốc và Giáo Hội Công Giáo đã yêu cầu sự bảo trợ của UNESCO cho sự kiện năm thánh quan trọng, và cơ quan Liên Hiệp Quốc đã xác nhận sự hỗ trợ của họ.

Giám mục Lazzarus You nói với cơ quan Fides: "Đây là một sự công nhận quan trọng bởi vì Anrê Kim Dae-geon trở thành một dấu hiệu của sự đoàn kết và tình huynh đệ trong các cấp độ khác nhau: đối với xã hội Hàn Quốc bị phân rẽ giữa giàu nghèo, hoặc bị phân cực vì các vấn đề chính trị; đối với toàn bộ toàn vẹn Hàn Quốc đang trên con đường tái lập và hòa giải giữa Bắc và Nam, gần đây đã chậm lại: đối với toàn thể nhân loại bị đánh dấu bởi xung đột và căng thẳng, Anrê Kim thực sự là một gương mẫu hoàn vũ, không chỉ về hoạt động tông đồ và thánh thiện, nhưng còn thúc đẩy các giá trị của bình đẳng, công bằng, nhân phẩm và nhân quyền, văn hóa, giáo dục, hòa giải, trao đổi hiệu quả giữa các nền văn hóa khác nhau".

Có một ngôi đền tôn kính vị thánh trong Giáo phận Daejeon. Ngài đã được phong chức linh mục ở Thượng Hải và sau khi trở lại Hàn Quốc đã bị giết cùng các bạn của mình "vì thù ghét đức tin". Đức Cha You nhận định rằng "gương mẫu của ngài là ánh sáng cho các tín hữu ở Hàn Quốc, những người hôm nay được mời gọi nghiêm túc gặp gỡ với Chúa Kitô và đưa vào thực hành các giá trị Tin Mừng là những giá trị phổ quát vì lợi ích của nhân loại".

Đức Cha nhớ lại "Vị thánh cũng là cầu nối giữa Đông và Tây khi vì ngài biết nói và viết bằng Latin, Pháp và Trung Quốc, và ngài đã để lại một số tác phẩm viết bằng các ngôn ngữ đó. Ngài là người Hàn Quốc đầu tiên, nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ phương Tây và với công việc của mình, ngài đã góp phần mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa phương Tây và phương Đông ".

"Hôm nay – Đức Giám Mục kết luận – điều gìn giữ hành động tinh thần, đạo đức, văn hóa, mục vụ và xã hội tồn tại là sáu ngàn linh mục Hàn Quốc đã tham gia đồng hành với những người nghèo, người bệnh và người dễ bị tổn thương trên thế giới". Những cử hành kỷ niệm Năm Thánh của sinh nhật Thánh Anrê Kim sẽ bắt đầu tại Hàn Quốc vào năm 2020 và sẽ tiếp tục vào năm 2021. Các dự án cũng được lên kế hoạch để tôn vinh vị thánh ở các quốc gia khác trên thế giới.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Fides
 
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy hành động cụ thể và khẩn cấp để ngăn chặn giới trẻ vị thành niên tránh lạm dụng Internet
Thanh Quảng sdb
19:31 14/11/2019
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy hành động cụ thể và khẩn cấp để ngăn chặn giới trẻ vị thành niên tránh lạm dụng Internet (điện toán)

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm 14/11 đã tiếp xúc với những thành viên tham dự Đại hội Quốc tế tại Vatican về chuyên đề: “Thúc đẩy Giới trẻ hãy dùng Kỹ thuật số mà đưa ra các hành động”.
(Bài viết của Robin Gomes trên Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm kêu gọi các chuyên gia khoa học và công nghệ, các phương tiện truyền thông, doanh nghiệp, các nhà lập pháp, phụ huynh, các vị lãnh đạo tôn giáo và mọi người hãy chung tay hành động cách cụ thể và cấp bách để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực hình sự và lạm dụng trong việc xử dụng kỹ thuật số.

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với 80 tham dự viên của một Đại hội đang diễn ra tại Vatican trong hai ngày 14-15 tháng 11 do Viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng nhóm họp, rằng chúng ta phải ngăn cấm những bạo lực đang hoành hành trái đất và mọi hình thức lạm dụng trẻ em, đặc biệt bảo đảm nhân phẩm cho giới trẻ tại Liên minh các Chính phủ của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy nhìn thẳng vào mắt họ: họ là các bạn trẻ nam nữ con em của các bạn; Chúng ta phải yêu thương chúng như những kiệt tác và như những người con bé thơ của Thượng đế! Các em có quyền có một cuộc sống tốt và chúng ta có nhiệm vụ phải làm mọi sự hầu đảm bảo rằng các em có được những quyền đó.
Trong số những người tham dự Đại hội kéo dài 2 ngày này có các vị lãnh đạo các tôn giáo lớn từ các cộng đồng khác nhau, các chuyên gia, học giả, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các ngành công nghệ.

Ơn lành và nguy cơ của công nghệ thông tin
Đức Thánh Cha đánh giá cao về những điểm son mà sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ trong ngành thông tin và truyền thông cung cấp cho giới trẻ, đặc biệt những người trẻ nghèo và ở xa các trung tâm đô thị.
Tuy nhiên, một thách đố to lớn là làm sao để đảm bảo rằng những người trẻ đó có quyền truy cập một cách an toàn vào các trang mạng công nghệ này, để đảm bảo cho họ được phát triển lành mạnh và thanh thản không bị bạo lực và những hình ảnh dâm ô gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển toàn vẹn về thể chất và tinh thần của họ.

Nhưng đáng thương thay, Đức Thánh Cha lưu ý, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số nơi giới trẻ đang bị lạm dụng vượt xa những nỗ lực và các cố gắng ngăn chặn những sự lạm dụng đó.
Đức Thánh Cha cho hay việc quảng bá những hình ảnh dâm ô, bóc lột trẻ em được gia tăng theo cấp số nhân, đưa tới những lạm dụng nghiêm trọng và bạo lực hơn bao giờ hết trong giới trẻ vị thành niên. Đức Thánh Cha lên án sự phát tán các phim khiêu dâm trong thế giới kỹ thuật số làm mất đi cái cảm tính tinh tế nói chung! Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến phẩm giá con người đang bị xúc phạm cách tồi tệ qua những tệ nạn buôn bán người.
Đức Thánh Cha lo ngại là trên thực tế những nội dung khiêu dâm có thể truy cập rộng rãi trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, khiến giới trẻ bị cuốn hút và nghiền xem, khiến các hành vi bạo lực và các mối quan hệ tình cảm bất chính và dục vọng ăn sâu vào tâm lòng các em…

Hành động cụ thể và khẩn cấp
Đức Thánh Cha Phanxicô nói sự thu hút chú ý vào chủ đề của Đại hội không đủ nhưng từ những ý thức khái niệm đó phải được đưa đến hành động! Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta phải hành động. Sự lên án về mặt đạo đức của tác hại gây ra cho trẻ vị thành niên đang khẩn trương mời gọi chúng ta đưa ra các sáng kiến cụ thể.
Cân bằng giữa biểu tượng tự do và sự tốt đẹp của xã hội
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha kêu gọi một sự cân bằng phù hợp giữa việc thực thi quyền tự do ngôn luận và lợi ích của xã hội, để đảm bảo rằng phương tiện kỹ thuật số không được sử dụng để dung dưỡng các hoạt động tội phạm chống lại trẻ em vị thành niên.

Đức Thánh Cha than thở rằng: Mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong lãnh vực Internet và những lợi ích của nó, thúc đẩy các công ty cung cấp các dịch vụ này từ lâu coi họ chỉ là nhà cung cấp kỹ nghệ mà thôi, chứ không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cũng như đạo đức đối với cách thức của người sử dụng.
Đức Thánh Cha nói: Mặc dù tiềm năng to lớn của công nghệ kỹ thuật số, tác động tiêu cực của nó không kém phần quan trọng trong việc lạm dụng nó để buôn bán người, để lập kế khủng bố, để truyền bá hận thù cực đoan, để thao túng thông tin và lạm dụng trẻ em…
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy có các biện pháp về lập pháp và hành pháp thích hợp để chống lại các hoạt động tội phạm gây tác hại cho cuộc sống và nhân phẩm của trẻ vị thành niên.

Cùng đồng trách nhiệm
Đức Thánh Cha kêu gọi các công ty công nghệ kỹ thuật số lớn hãy cùng nhau nhận trách nhiệm đối với trẻ em vị thành niên, sự toàn vẹn của các em và tương lai của các em."
Để đảm bảo điều này các nhà cung cấp dịch vụ internet hãy ngăn chặn trẻ vị thành niên truy cập vào các trang mạng khiêu dâm bằng cách kiểm tra tuổi của người truy cập... Về vấn đề này, Đức Thánh Cha bày tỏ sự báo động của các cuộc nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình lần đầu tiên tiếp cận vào các trang mạng có nội dung khiêu dâm hiện nay là tuổi mười một và đang có xu hướng tuổi đó còn nhỏ hơn nữa! điều mà theo ĐTC là không thể chấp nhận được!

Trong khi khuyến khích các ngành công nghiệp kỹ thuật số hợp tác với cha mẹ trong trách nhiệm giáo dục con cái mình, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các kỹ sư máy tính hãy sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo để xác định và loại bỏ các hình ảnh bất hợp pháp và có hại ra khỏi các kênh lưu thông trực tuyến, nhằm giúp phát triển và kiến tạo một nền đạo đức mới cho thời đại chúng ta.
 
Chuyến tông du thứ 32 của Đức Thánh Cha – Giới thiệu đất nước và Giáo Hội tại Thái Lan
Đặng Tự Do
22:10 14/11/2019
Tổng quát

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, Prathet Thai), trước gọi là Xiêm La, có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.

Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan có diện tích 513,000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67.8 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. 75% dân số là người dân tộc Thái. Kế đó, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Hiện có khoảng 2.2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.

93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo Nam Tông. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.

Lịch sử cận đại

Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.

Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.

Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.

Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.

Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.

Chính trị

Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.

Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.

Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.

Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.

Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan

Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Thái gồm hai giáo tỉnh là Giáo tỉnh Bangkok với Tổng giáo phận Bangkok và 5 giáo phận là các Giáo phận Chanthaburi, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ratchaburi, Surat Thani; Giáo tỉnh Thare – Nonseng với Tổng giáo phận Thare – Nonseng, và 3 giáo phận là Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani và Udon Thani.

Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan là Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn.

Tổng cộng Giáo Hội tại Thái Lan có 436 giáo xứ được coi sóc bởi 662 linh mục.

Tổng giáo phận Bangkok được coi sóc bởi Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, 70 tuổi.

Năm 1662, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất, ra sắc lệnh thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm La.

Ngày 3 tháng 12, 1924, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 thành lập Miền Giám quản Tông tòa Bangkok.

Ngày 9 tháng Hai, 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nâng lên hàng tổng giáo phận như hiện nay.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thái Lan

Ngày Thứ Ba, 19 tháng 11, lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.

Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.

Sau lễ nghi chính thức ở đây, Đức Thánh Cha sẽ lên xe về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Sáng thứ Năm 21 tháng 11, lúc 9g sáng, lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.

Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.

Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.

Liền đó, lúc 11g15, Đức Thánh Cha đến thăm các nhân viên y tế tại bệnh viện Công Giáo Thánh Louis.

Ngài cũng viếng thăm những bệnh nhân đau yếu và tàn tật đang được chăm sóc tại Bệnh viện Thánh Louis trước khi dùng bữa trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Sau buổi ăn trưa, lúc 5g chiều, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với vua Maha Vajirusongkorn “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn

Sinh hoạt cuối cùng là thánh lễ bên trong sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok vào lúc 6g chiều.

Thứ Sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019

Ban sáng, lúc 10g, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại giáo xứ Thánh Phêrô

Kế đến, lúc 11g, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Thái Lan và các Giám Mục thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung.

Sinh hoạt tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp riêng với các thành viên của Dòng Tên trong một hội trường của Đền thờ này vào lúc 11g50.

Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ban chiều Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô và các tôn giáo bạn tại Đại học Chulalongkorn vào lúc 3g20.

Sinh hoạt cuối cùng trong ngày là thánh lễ với những người trẻ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào lúc 5g chiều.

Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019

Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok

9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.


Source:Crux
 
Chuyến tông du thứ 32 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Nhật
Đặng Tự Do
22:14 14/11/2019
Tổng quát

Nhật Bản là một đảo quốc nằm trên Thái Bình Dương, ở vùng Đông Á gồm khoảng 6,852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.

Với tổng diện tích 377,915 km2, Nhật Bản đứng thứ 63 trên thế giới về mặt diện tích. Dân số khoảng là 127,700,000 người, xếp thứ 10 trên thế giới.

Người Nhật chiếm khoảng 98.1% tổng dân số. Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Hương Cảng, Nhật Bản là những nước có tỷ lệ cao nhất những người xưng mình là vô thần.

Xét về chỉ số thu nhập quốc dân GDP, quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới và đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù không có quyền tuyên chiến, Nhật Bản có một lực lượng quân đội hiện đại với ngân sách cao thứ tám thế giới. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và chỉ số phát triển nhân văn rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất Á châu.

Lịch sử cận đại

Lịch sử cận đại của Nhật nổi bật với thời kỳ bế quan tỏa cảng và bách hại các tín hữu Kitô dưới thời Mạc phủ Tokugawa vào thế kỷ thứ 17; sau đó là thời kỳ mở cửa; rồi đến chiến tranh thế giới lần thứ hai; và sự hồi sinh mạnh mẽ sau chiến tranh.

26 vị tử đạo đã bị đóng đinh vào thập giá ngày 5 tháng Hai, 1597 tại Nagasaki. 26 vị này được giáo sử ghi nhận là các vị tử đạo tiên khởi tại Nhật và đã được Đức Giáo Hoàng Urbanô thứ Tám tuyên thánh ngày 14 tháng 9, 1627.

Năm 1867, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín tuyên thánh cho 205 vị tử đạo Nhật Bản. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh cho 18 vị khác trong hai năm 1987 và 1989.

Ngày 24 tháng 11, 2008 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 lại tuyên thánh thêm cho 188 vị.

Ngoài ra còn nhiều vị tử đạo khác Giáo Hội chưa có điều kiện biết đến.

Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Nhật hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Đồng Minh. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.

Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã. Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ hiện đại, trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài.

Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển.

Chính trị

Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Nhật hoàng vì vậy rất hạn chế. Đương kim Nhật hoàng, người sẽ tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô là Naruhito. Theo hiến pháp, Nhật hoàng được quy định là một “biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc” mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra. Thủ tướng hiện nay của Nhật là Ông Shinzō Abe. Ông đã đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2012 đến nay.

Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội lưỡng viện, trong đó Hạ viện có 480 ghế, được cử tri bầu mỗi bốn năm hoặc sau khi bị giải tán, và Thượng viện có 242 ghế, được cử tri bầu mỗi sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên.

Thủ tướng Nhật Bản là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Nhật hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm các vị Bộ trưởng. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, ông Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 đến nay và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Nhật hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Nhật hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.

Giáo Hội tại Nhật Bản

Nhật Bản có 440,893 người Công Giáo tính đến năm 2018, theo số liệu thống kê của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật Bản được công bố vào tháng 7 năm nay bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật Bản. Như thế, người Công Giáo chiếm 0.3 phần trăm dân số quốc gia khoảng 127.700.000.

Tuy nhiên, con số thống kê này có thể là sai lệch, số người Công Giáo có thể gấp đôi con số này. Số liệu thống kê chính thức chỉ bao gồm những người ghi danh tại các giáo xứ.

Trong thực tế, có nhiều người Công Giáo không ghi danh. Hầu hết những người này không phải là người Nhật, và trong 16 giáo phận của Nhật có nhiều giáo phận số người Công Giáo không phải người Nhật đông hơn người bản xứ.

Hầu hết những người không ghi danh đến từ các quốc gia nơi việc ghi danh tại các giáo xứ như thế không phải là thông lệ. Nhiều người đang ở lại Nhật Bản bất hợp pháp, và miễn cưỡng ghi danh ở bất cứ nơi nào vì không muốn để lại một dấu vết nào khiến các cơ quan di trú hoặc cảnh sát có thể tìm ra họ.

Người Công Giáo sống nhiều nhất ở khu vực đô thị của Tokyo, cũng là trung tâm dân số của đất nước. Ngày nay, Tokyo là đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 37 triệu cư dân, hơn một phần tư dân số Nhật Bản.

Ba giáo phận trong các khu vực đô thị là Tokyo, Yokohama và Saitama, có dân số Công Giáo ghi danh là 174,878. Trong số đó, 97,656 sống trong tổng giáo phận Tokyo.

Dân số Công Giáo lớn nhất tiếp theo là ở Kyushu, quê hương của những người Công Giáo thầm lặng, là những người đã truyền lại đức tin cho con cháu trong thời kỳ Kitô giáo bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, tức là từ năm 1639 đến năm 1873. Trên Kyushu, một trong 5 hòn đảo chính của Nhật, có bốn giáo phận với tổng số người Công Giáo là 106,203. Trong đó, riêng tổng giáo phận Nagasaki có 60.933 tín hữu.

Xu hướng dân số Công Giáo trong hơn 10 năm qua cho thấy có sự suy giảm đều đặn hàng năm. Chỉ tính trên số các tín hữu ghi danh chính thức, năm 2008, có 447,886 người Công Giáo. Năm 2018 chỉ còn 440,893.

Trong năm 2018, số người trưởng thành được rửa tội vượt quá số trẻ sơ sinh được rửa tội. Hiện tượng này đã xảy ra kể từ ít nhất là năm 2006, ngoại trừ năm 2008, khi số trẻ sơ sinh đông hơn người lớn. Năm 2018, có 2,689 người lớn được rửa tội, trong đó riêng tại Tokyo có 792 người. Số trẻ sơ sinh được rửa tội trên toàn quốc là 2,329, trong đó tại Tokyo là đông nhất với 438 em.

Nhật Bản có 1,366 giám mục, linh mục và phó tế. Trong đó có 529 người không phải người Nhật. Vào cuối năm 2018, có 74 đại chủng sinh, trong đó 31 vị thuộc các giáo phận.

Giáo Hội Công Giáo sở hữu 19 trường Đại Học, 25 trường Cao Đẳng và Dạy Nghề, 248 trường Trung Học và Tiểu Học và 508 trường mẫu giáo.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019>

Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok và lúc 9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.

Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Tokyo-Haneda lúc 17:40 sau 6 giờ 10 phút bay. Tại đây sẽ có nghi thức tiếp đón chính thức. Ngay sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục Nhật Bản tại Toà Sứ thần.

Ngày 24/11, từ Tokyo, Đức Thánh Cha sẽ bay đến hai thành phố Nagasaki và Hiroshima: buổi sáng tại công viên Hypocenter của Nagasaki với sứ điệp về vũ khí hạt nhân. Lúc 2g chiều Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vân động bóng chày của thành phố Nagasaki. Sau đó, lúc 16:35, Đức Thánh Cha sẽ bay đến Hiroshima để có cuộc gặp gỡ về hoà bình. Kết thúc cuộc gặp gỡ, lúc 20:25 Đức Thánh Cha lên máy bay trở về Tokyo.

Ngày 25/11, buổi sáng Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân của ba tai ương động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử năm 2011. Sau đó, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng với Nhật Hoàng, và kết thúc buổi sáng với cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Nhà thờ chính toà Đức Maria. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g. Sau khi thánh lễ kết thúc, Đức Thánh Cha có cuộc gặp với thủ tướng, và sau đó với chính quyền và ngoại giao đoàn tại lâu đài Kantei.

Ngày 26/11, lúc 7g45, Đức Thánh Cha có thánh lễ riêng buổi sáng với các tu sĩ Dòng Tên tại nhà nguyện của đại học Sophia và điểm tâm với học viện Massimo cũng trong đại học Sophia. Sau đó, lúc 9g40, Đức Thánh Cha sẽ thăm các linh mục đau yếu và lớn tuổi trong đại học Sophia. Cuối cùng, ngài gặp gỡ các giáo sư và sinh viên của đại học Sophia với một bài huấn dụ dành cho những người tham dự.

Trưa ngày 26/11, lúc 11:35, Đức Thánh Cha sẽ bay từ sân bay Tokyo-Haneda trở về Roma sau 14 giờ bay. Kết thúc 8 ngày viếng thăm hai nước Thái Lan và Nhật Bản


Source:Crux
 
Austen Ivereigh: Ca ngợi vừa phải thôi, đừng giáo hoàng hơn chính giáo hoàng
Vũ Văn An
23:47 14/11/2019
Austen Ivereigh là người, năm 2014, viết và cho xuất bản tác phẩm The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope (Nhà Cải Cách Vĩ Đại: Đức Phanxicô và Việc Tạo Ra Một Vị Giáo Hoàng Cấp Tiến) được coi như cuốn tiểu sử chính thức về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhiều người lớn tiếng ca ngợi tác phẩm này vì nó đã cho rằng “chủ nghĩa cấp tiến của Jorge Bergoglio phát xuất từ việc ngài sẵn lòng đi tới những điều có tính yếu tính, đẽo gọt trở lại Tin Mừng”. Những điều có tính yếu tính ở đây có ý nói đến việc áp dụng cuộc canh tân thiêng liêng sau Công Đồng Vatican II của Dòng Tên, với việc tập chú vào các điểm chính: khó nghèo, thánh thiện, truyền giáo, vâng phục Đức Giáo Hoàng và hợp nhất.



Việc viết về đức Phanxicô của Ivereigh rất có thể có cội nguồn từ nhỏ vì có thời ông đã là tu sinh của Dòng Tên và luận án tiến sĩ năm 1993 của ông ở Oxford là về quê hương Argentina của tân giáo hoàng: “Catholicism and Politics in Argentina” (Đạo Công Giáo và Nền Chính Trị ở Argentina).

Khỏi nói từ đó đến nay, ông hết lòng bênh vực Đức Phanxicô và khi thấy ngài bị nhiều người chỉ trích suốt mấy năm qua, nhất là nhân có hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hôn nhân và Gia đình trong hai năm 2014 và 2015, ông không thể ngồi yên, nên vừa qua, ông đã cho xuất bản điều người ta gọi là cuốn tiểu sử thứ hai về Đức Phanxicô: “Wounded Shepherd: Pope Francis and His Struggle to Convert the Catholic Church” (Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài).

Gọi đương kim Giáo Hoàng là “Vị Mục Tử Bị Thương” thì ai cũng hiểu ông đau như thế nào trước tình huống ông cho là bi quan của Đức Phanxicô. Thực sự ngài có bị thương hay không thì chỉ có Đức Phanxicô mới biết rõ thôi. Chứ căn cứ vào cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Burke của Douthat trên New York Times mới đây, Đức Phanxicô không hề tỏ ra bị thương chút nào, vì gặp người ngài tước hết chức vụ và suốt mấy năm qua, không lúc nào không thuận dịp chỉ trích ngài, Đức Phanxicô không hề phàn nàn, nói bóng nói gió chi khiến chính Đức Hồng Y Burke phải cho rằng dưới con mắt Đức Phanxicô ngài không hề là một kẻ thù.

Francis X. Maier (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2019/11/on-wounded-shepherds) ngày 12 vừa qua, trong bài điểm sách của Ivereigh, nhận định rằng nguyên tựa đề sách đã cho thấy “sự ngạo mạn và khoa giải thích gián đoạn (hermeneutic of rupture) được xây dựng chặt chẽ” ra sao trong đầu óc tác giả.

Maier cho rằng những người Công Giáo không hài lòng thuộc phe bảo thủ thường chỉ trích triều giáo hoàng hiện nay vì bốn lý do: làm giảm tư tưởng Công Giáo bằng khuynh hướng chống trí thức; làm suy yếu nền nhân chủng học Kitô giáo lành mạnh; dung dưỡng việc mất đoàn kết và mơ hồ lẫn lộn; và đã hạ giá bản chất độc đáo của mạc khải Kitô giáo. Họ cũng cho rằng triều Giáo Hoàng này đùa dỡn với khái niệm sự thật, do đó trộn thành một lòng thương xót với sự dung túng, coi lòng thương xót như một loại sản phẩm mới, có thương hiệu của triều giáo hoàng này và tách thương xót khỏi công lý, một nhân đức gắn bó chặt chẽ với sự thật.

Những chủ trương mạnh mẽ ấy thường được nói lên trong sự thất vọng hoặc tức giận, và do đó dễ dàng bị bác bỏ. Nhưng viết để bác bỏ hết những lời chỉ trích như vậy, coi chúng như những trò hề phản động, vốn là chiến thuật của nhiều người bảo vệ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không những có tính giễu cợt và hạ cố. Nó còn không hữu hiệu nữa. Khinh thường những người đưa ra các câu hỏi và chỉ trích của họ theo nguyên tắc, ngay cả khi họ sai lầm hoặc khắc nghiệt không cần thiết, có tác dụng ngược lại với hiệu quả mong muốn. Nó làm cứng thêm việc đối kháng và chứng minh cho sự cần thiết phải có nhiều chỉ trích hơn nữa. Gọi người ta bằng tên này tên nọ là một cách chỉ để nhận thêm nhiều kẻ xa lánh mình.

Trong ánh sáng đó, người ta mong cuốn sách mới nhất của Austen Ivereigh, Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài, là một đánh giá trung thực, thẳng thắn về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, một loại đánh giá có thể trấn an các nhà phê bình (hoặc ít nhất một cuộc ngưng bắn) bằng một lòng trung thực có tính hòa giải. Ivereigh rõ ràng có đủ trí thông minh và kỹ năng để tạo ra một bản văn như vậy. Nhưng đó không phải là cuốn sách ông đã viết.

Cùng với sự ngạo mạn và “khoa giải thích gián đoạn” (“hermeneutic of rupture”) được xây dựng cứng ngắc vào tựa đề, tác giả dường như không biết rằng nhiều người đặt câu hỏi về triều giáo hoàng hiện tại muốn yêu mến Đức Phanxicô, muốn tin vào sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng và sống đức tin của họ một cách đầy hy sinh – Cuốn Vị Mục Tử Bị Thương là 416 trang sách đề cập lúc thì thú vị, lúc thì tẻ nhạt về hậu cảnh bản thân của Đức Phanxicô và nền chính trị nội bộ của Giáo hội, được viết bằng một lối bút chiến đầy hiếu chiến và một loại châm chích bọc đường của lối viết hạnh thánh đủ để có thể giết chết một người mắc chứng tiểu đường.

Người đọc có thể nhớ rằng Ivereigh vốn bác bỏ những người Công Giáo tân tòng dám đặt nghi vấn đối với triều giáo hoàng hiện tại vào năm 2017. Như ông viết hồi đó,

“Có khả năng là hành lý của họ [người tân tòng] đã làm biến dạng khoa giải thích của họ, và họ đang bị chứng rối loạn thần kinh của người tân tòng”.

Chứng rối loạn thần kinh (neurosis) là một phản ứng bệnh lý hoặc cực đoan đối với một điều không tương ứng với thực tại. Chẳng hạn, một nạn nhân bị chấn thương do chiến tranh có thể phản ứng trước một câu hỏi thân thiện của cảnh sát bằng cách gieo mình xuống đất và bịt lỗ tai lại. Bạn hiểu lý do tại sao họ làm điều đó, nhưng đó là người bị rối loạn thần kinh. . .

Rồi, có sự rối loạn thần kinh của người tân tòng vừa thoát khỏi những bãi cát trùi của thuyết duy tương đối: họ vốn phóng chiếu lên Giáo hội ý niệm một điều gì đó cố định và xa vời và không thể thay đổi, thành đá băng ở một thời điểm nào đó trước Công đồng. Điều này khiến họ dễ tiếp nhận cơn kinh hoàng của phe Công Giáo duy truyền thống không những đối với các cải cách của Công đồng, mà còn đối với chính ý niệm thay đổi, như thể điều này có thể tránh được.

Việc Ivereigh bước vào thứ phân tâm học tài tử trên đã gây ra một phản ứng gay gắt và, đáng khen, là ông đã nhanh chóng xin lỗi. Nhưng một phiên bản bác bỏ đầy tính hạ cố y như thế đối với những người đi chệch ra ngoài sự chấp thuận rập khuôn (lockstep) của triều giáo hoàng hiện tại, các lưỡng nghĩa biểu kiến của nó, và sự mơ hồ lẫn lộn nó để lại phía sau các việc làm của nó đã được trình bầy suốt trong Vị Mục Tử Bị Thương. Một trong những luận điểm được lặp đi lặp lại của phe tả tự ý thức mình là tiến bộ trong Giáo Hội hôm nay là “những người bảo thủ” Công Giáo phạm cái tội theo phái Manikêô chia rẽ Giáo hội thành những người độc một mầu trắng (những người chính thống tốt lành) và những người độc một mầu đen (những kẻ bất tín xấu xa). Nhưng y cùng một tinh thần Manikêô ấy (những kẻ phản động xấu xa chọi lại những nhà cải cách giác ngộ) bàng bạc khắp công trình của tác giả đến tận các nhiễm sắc thể của nó.

Bởi thế, trong cuốn sách này, Đức Hồng Y Raymond Burke bị biếm họa như “những giảng khóa đầy sợ hãi, buồn rầu và chủ nghĩa bi quan đen tối về tình trạng của thế giới và Giáo hội”, một “hoạt động truyền thông được bơm dầu mỡ tốt”, và “tin tưởng công phúc của Donald Trump như con nít”. Các nhà đạo đức học giàu kinh nghiệm như John Haas, một thành viên kỳ cựu của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và là chủ tịch lâu năm của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, được mô tả là một người theo “chủ nghĩa duy nghiêm khắc” (rigorist), và việc làm của họ bị bác bỏ, coi như “một chiều một cách vô vọng”. Đức Hồng Y George Pell cũng bị tô vẽ như một con người “duy nghiêm khắc” khác trong đội hình những người được Ivereigh phong tước là có “trái tim khép kín”. Người đọc sớm phát hiện ra rằng “người duy nghiêm khắc” là một trong những từ ngữ yêu thích của Ivereigh; nó ẩn nó hiện khắp các chương sách y như một bà cô gái già ưa mè nheo vậy.

Maier thấy câu chuyện Ivereigh kể về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình năm 2015 đặc biệt kỳ dị, vì ông đã giúp cung cấp nhân viên cho hàng tá các vị đại biểu tại Rome trong suốt cuộc họp. Bức thư nổi tiếng của 13 Hồng Y gửi cho Đức Thánh Cha, trong đó các vị có nhiệm vụ làm cố vấn cao cấp cho Đức Giáo Hoàng, nêu lên các quan ngại về một số khía cạnh của Thượng hội đồng, không phải, như Ivereigh chủ trương, là “một luận điểm thế gian một cách kỳ dị [sic]”, nhưng là lời kêu gọi tôn kính, lời lẽ thận trọng, đệ lên Đức Giáo Hoàng không bao giờ có ý định được công khai hóa. Bất cứ gợi ý nào khác đều là sai lầm. Và việc sau đó nó bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông, không phải do các người ký tên, nhiều phần của bản văn đã bị sửa cho sai đi, một là do thiếu khả năng hai là do cố ý xuyên tạc. Một lá thư riêng tương tự gửi cho Đức Giáo Hoàng từ một đại biểu giám mục hàng đầu của châu Âu, nói lên một số quan ngại tương tự trong cùng một tinh thần hiếu thảo, đã đơn giản bị làm ngơ.

Sự cởi mở được ca ngợi của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2015 có tính lọc lựa hơn là Ivereigh nghĩ. Việc biên đạo múa có thể khác với “Cuộc chiến lâu dài chống chủ nghĩa duy tương đối” thời Karol Wojtyła, tác giả mô tả như thế, nhưng sự phát xạ độc đoán ở hậu trường thì vẫn mạnh mẽ như thế, nhưng rõ ràng là vụng về hơn. Khi Đức Phanxicô “đứng lên buộc tội những lời phản loạn của Đức Hồng Y Pell về ‘lối giải thích âm mưu’” (hermeneutic of conspiration) trong lời phát biểu bế mạc Thượng Hội Đồng, hiệu quả chắc chắn đã như điện dựt, theo cách có tính tấn công đáng ngạc nhiên.

Sự trung thành của các giám mục dành gần một tháng trời xa cách giáo dân và các đòi hỏi của các giáo phận địa phương của các ngài để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về các vấn đề có phẩm chất là điều ai cũng có lý để giả dụ. Nhưng không phải như vậy trong Vị Mục Tử Bị Thương. Phơi bày và chỉ trích gắt gao “đuôi con rắn trong thái độ của những người theo chủ nghĩa duy nghiêm khắc” là một chủ đề xuyên suốt bản văn của Ivereigh. Điều trớ trêu là, dù hết lời ca ngợi tính mềm dẻo, sự cởi mở và cống hiến cho lòng thương xót của Đức Phanxicô, cuốn sách của chính Ivereigh lại rất thiếu đức ái. Dường như ông ta cũng không ý thức một cách nghiêm túc được việc một số vết thương của vị mục tử bị thương có thể do chính mình tự gây ra hoặc (thậm chí tệ hơn) gây ra bởi những người bạn quá nhiệt tình và bần tiện.

Maier cho rằng những người ở cả hai bên phổ hệ Giáo Hội từng nêu lên các nghi vấn về đường hướng hiện nay của ban lãnh đạo ở Rome là những con người, chứ không phải những con múa (puppet). Ta cần tôn trọng họ nhiều hơn.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Kontum mừng lễ thánh Stephanô Cuenot Thể
GP Kontum
09:59 14/11/2019
KONTUM - Như một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, cứ đến ngày mừng Lễ của Thánh Stêphanô Cuenot Thể, cả giáo phận Kontum quy tụ lại với nhau để mừng. Đơn giản vì thánh Thể là bổn mạng của Hội Yao Phu và cũng là Thánh Tổ của Giáo Phận Kontum.

Xem hình ảnh

Nhiều thành phần dân Chúa, cách riêng Hội Yao Phu đã về với ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo Phận để mừng Lễ.

Từ rất sớm ngày hôm nay, Thứ Năm, 14.11.2019, cộng đoàn dân Chúa đã đổ về thành phố Kontum hay đúng hơn là về Nhà Thờ Chính Tòa.

Sau khi ổn định, cộng đoàn chào đón sự hiện diện của Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị - Giám mục Giáo Phận Kontum với phần chia sẻ và huấn từ của Đức Cha.

10 g 30, Thánh Lễ mừng kính Thánh Stêphanô Cuenot Thể cử hành hết sức long trọng bởi Đức Cha Aloisio. Cùng với Đức Cha Aloisio có nhiều Cha khác nữa, cách đặc biệt là Cha đặc trách Hội Yao Phu của Giáo Phận.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Aloisio nói đến gương sáng tử đạo của Thánh Stêphanô Cuenot Thể Đấng khai sáng miền truyền giáo Tây Nguyên, là Thánh Tổ của Giáo Phận Kontum và là Bổn mạng Hội Yao Phu.

Thánh Tổ phụ của chúng ta đã đến Việt Nam trong một thời kỳ khó khăn. Ngài là giám mục người Pháp thuộc hội Thừa Sai Paris. Ngài phục vụ rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam 35 năm trong 26 năm trong cương vị Giám mục đàng trong.

Trong thời nhà Nguyễn, có chính sách cấm đạo, các vị thừa sai trốn rày đây mai đó. Đức Giám Mục sống trong hầm trú nhiều năm.

Cũng như các vị tử đạo khác của Giáo Hội Việt Nam. Các vị tử đạo đã hy sinh mạng sống mình như hình ảnh Chúa Giê su nói trong Tin Mừng gieo vào lòng đất. Hạt giống gieo vào lòng đất để Giáo Hội Việt Nam thu được mùa Lúa dồi dào là chính chúng ta ngày hôm nay.

Các vị tử đạo, chết vì đạo. Các bài sách Thánh ngày hôm nay trong sách Macabê thì người mẹ và 7 người con hy sinh mạng sống của mình vì muốn trung thành lề luật của Thiên Chúa. Luật Cựu Ước thì người Do Thái không ăn những con vật dơ bẩn trong đó có heo và các vua muốn người Do Thái bỏ tập tục của mình để sống như dân ngoại. Người Do Thái thà chết chứ không nghe và sống theo luật của vua mà bỏ lề luật của Chúa và cha ông để lại.

Vào thời Tân Ước, Chúa Giê su là trung tâm điểm của niềm tin của chúng ta. Thánh Phaolo trong bài đọc 2 nói không có gì tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Chúa, dù chúng ta chết cách này hay cách khác. Như trong bài Tin Mừng Chúa nói, muốn theo Ngài thì chúng ta thấy Chúa yêu thập giá và chết trên thập giá. Chúa Giê su chết và Ngài đã sống lại và cho nên chúng ta thấy Ngài mời gọi chúng ta ai muốn theo Ta thì vác thập giá đời mình hàng ngày mà theo.

Sống đức tin của chúng ta ngày nay là theo Chúa Giês dù những lời dạy của Chúa Giê su đối với chúng ta là những điều không dễ thực hiện. Chúa mời chúng ta từ bỏ của cải vật chất dù lời lãi cả thế gian, gù giàu có mà mất linh hồn thì sự sống đời đời của chúng ta ra vô ích. Chính vì thế mà Chúa mời gọi chúng ta bỏ cái tôi của mình. Chúa mời chúng ta bỏ cái tôi của mình và liều chết giống như Thánh, giống Thánh bổn mạng của các Yao phu của cọ khun dám chết vì Chúa để chúng ta được sự sống đời đời.

Ngày xưa các vị tử đạo đã dám từ bỏ mạng sống của mình theo chân Chúa Giêsu, theo Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Ngày nay không ai bắt mình bỏ đạo, không ai bắt mình cấm đạo nhưng mà cái việc tử đạo đó đến với chúng ta diễn ra hàng ngày khi Chúa mời chúng ta từ bỏ đam mê ước muốn của mình nhất là những đam mê chiều theo đời sống dễ dãi, vật chất hay là những đam lạc thú trong đời sống của mình cho nên người ta mới đăt câu hỏi sống đời sống đức tin ngày nay có dễ hơn ngày xưa không ? Ngày xưa thì bắt đạo trốn đằng này đàng kia, ngày nay không còn bắt nữa. Chúng ta vẫn gặp thử thách trong đời sống chúng ta. Chúng ta vẫn phải chịu tử đạo hàng ngày nếu như chúng ta dám chết cho ý riêng của chúng ta.

Ngày nay, cái cách sống theo tiện nghi vật chất, đời sống thực dụng, lối sống hưởng thụ đang cản trở chúng ta làm cho chúng ta khó mà có thể sống những đòi hỏi Tin Mừng. Nhiều người đánh mất đức tin bỏi vì mãi mê chạy theo tiền bạc vật chất hay là một cái đam mê nào đó. Những cái cám dỗ vật chất về đời sống tiện nghi cũng muốn cám dỗ chúng ta xa rời khỏi đức tin của chúng ta, xa rời Chúa. Ai cũng có lợi cho mình, ai cũng muốn thu gom cho mình có càng nhiều càng tốt mà nhiều khi bất chấp cả lương tâm của chúng ta. Chúng ta sống không theo tiếng nói lương tâm. Chúng ta chạy theo thú vui lạc thú, chúng ta thỏa mãn lạc thú và những đam mê của chúng ta. Chúng ta biết đam mê là xấu nhưng bỏ là chết, mình biết uống rượu là sai nhưng không bỏ được. Đó là nói tới 1 sự dễ dàng như thế lôi kéo còn biết bao nhiêu lôi kéo khác đưa chúng ra khỏi cái lề luật của Chúa, ra khỏi đời sống đức tin của chúng ta, ra đời sống luân lý của chúng ta.

Ngày nay khó nói tử đạo thời nào khó hơn vì thời nào dễ hay khó hơn vì mỗi thời mỗi nơi cũng có thử thách riêng.

Ngày xưa cha ông chúng ta thử thách về thể lý như đánh đòn, mang gông cùm tù tội, về xử tù tội đâm chém … bị xiết cổ, bị chém đầu. Rất nhiều hình phạt khác nhau, hình phạt thể xác của con người. Ngày nay, mặc ddu2 chúng ta không chịu những thứ tương tự, nhưng để sống đạo ngày nay chúng ta chịu tử đạo mỗi ngày là chúng ta phải từ bỏ ý riêng của mình đó cũng là cách bỏ mình, bỏ đi tính ích kỷ để sống cho tha nhân đó là chúng ta trung thành trong đời sống hôn nhân gia đình của chúng ta, trong đời sống của anh chị em. Chúng ta trung thành trong giao ước đời tu hay đời sống hôn nhân gia đình. Chúng ta phải hy sinh cuộc nhậu nhẹt để siêng năng hơn trong giờ kinh giờ lễ để cho chúng ta thắt chặt đời sống của chúng ta với Chúa. Đó là chúng ta cũng bỏ mầm mống chia rẽ để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn của chúng ta. Những lần như thế là cuộc tử đạo.

Mừng lễ thánh Tổ Phụ Thánh Stêphanô Cuenot Thể, chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta, cầu đặc biệt cho Yao Phu, cho Cọ Khun để chúng ta sống đức tin mạnh hơn. Tất cả chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Kito qua đời sống yêu thương bác ái phục vụ anh chị em của mình. Nhờ đó Tin Mừng của Chúa, đời sống đức tin của chúng ta lan tỏa đến những anh chị em chưa biết Chúa chung quanh chúng ta.

Sau Thánh Lễ, cộng đoàn dùng cơm trưa chung với nhau.

13 g 30, Cha Phaolo Nguyễn Đức Hữu – Bề Trên Hội các chú Yao Phu gặp gỡ, trao đổi cũng như chia sẻ với các thành viên Hội Yao Phu của Giáo Phận.

Trước khi chia tay, cộng đoàn quây quần bên nhau trước Thánh Thể để tham dự giờ Chầu và cùng nhau lập lại lời hứa.

Nguyện xin Chúa, cùng với lời chuyển cầu của thánh Tổ Phụ Thánh Stêphanô Cuenot Thể xin cho các Yao Phu có lòng nhiệt thành hăng say phục vụ cho cộng đoàn và nhất là xin cho các Yao Phu có đời sống gương mẫu về đức tin để trở thành gương mẫu lan tỏa cho mọi người nhất là những anh chị em chưa biết Chúa như tâm tình của Đức Cha kính yêu của Giáo Phận.
 
Hướng về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:22 14/11/2019
Chúa Nhật XXXIII thường niên, 17.11.2019, lễ các thánh Tử đạo Việt Nam. Chúng ta hướng về các ngài và cùng chung lời cầu nguyện:

Lạy các thánh Tử đạo Việt Nam,

các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu

trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.

Sự hy sinh của các ngài

cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết

và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.

Dù mang phận người yếu đuối,

nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,

các ngài đã chiến thắng khải hoàn.

Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài

biết can trường sống đức tin của bậc cha anh

trong một thế giới mà nhiều người chối từ Thiên Chúa.

Xin thương giúp chúng con

nhiệt thành làm chứng về tình yêu

bằng một đời hiến thân phục vụ.

Ước gì ngọn lửa đức tin

mà các ngài đã thắp lên

bằng cuộc sống và cái chết,

được bừng tỏa khắp Tổ quốc Việt Nam.

Ước gì máu thắm của các ngài

thấm vào mảnh đất quê hương

để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái. Amen.

(Sưu tầm)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bầu Trời Tự Do
Đặng Đức Cương
15:04 14/11/2019
BẦU TRỜI TỰ DO
Ảnh của Đặng Đức Cương

Ước mơ có cánh chim trời
Thảnh thơi bay lượn một đời rong chơi.
(bt)