Phụng Vụ - Mục Vụ
Có linh hồn nào “mồ côi” và “khốn nạn” trong nơi Luyện hình không?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:59 16/11/2010
Hỏi: nhân tháng cầu cho các linh hồn (tháng 11) xin cha giải thích rõ về những linh hồn mà người ta quen gọi là “mồ côi” và “khốn nạn” trong nơi Luyện hình.
Trả lời:
I- Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”
Giáo dân Việt-Nam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “mồ côi” vì cho rằng những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho.
Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:
1- Các linh hồn mà Giáo Hội cầu nguyện cho là AI?
Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, mặc dù được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.” (SGLGHCG, số 1030).
Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có nhưng đã ăn năn kịp thời và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.
Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong Luyện tội mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell” được vì không còn sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các thánh trên trời” (x. Sđd, số 1033).
Tuy nhiên, chúng ta không biết được những ai đang bị phat trong hoả ngục. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2Pr 3: 9) để được cứu rỗi. Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần, chứ chưa hề tuyên bố ai đã sa hoả ngục rồi nên khỏi cầu xin nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội có quyền phong thánh (canonization) cho một số tín hữu đã qua đời để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” (x. Sđd, số 828) như thánh Maria Goretti, Tê-rê-xa Giê su Hài Đồng, Thánh Phanxicô Xaviê, và 117 anh hùng tử đạo Việt-Nam (ngày 19-6-1988).v.v… Dĩ nhiên, muốn được phong thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.
2- Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?
Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày, khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist), Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả như sau:
“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh nguyện Tạ Ơn II)
Các Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) I, III và IV đều có những lời cầu xin tương tự như vậy cho các linh hồn đã ly trần, nghĩa là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân còn sống đang xin lễ cầu nguyện cho hay những linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu nguyện cho nữa.
Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người”.
Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay “mồ côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.
Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, vì Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống như người ta quen nghĩ mà chỉ cầu chung cho tất cả các tín hữu đã ly trần ngay cả trong những thánh lễ có người xin cầu riêng cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.
Như vậy, không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình đã là những linh hồn thánh (Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác. Vì thế, họ cần được “tạm trú” ở đây một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bằng của Chúa. Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.
II- Có linh hồn nào bị coi là “khốn nạn” trong nơi luyện tội hay không?
Trong một kinh đọc trước thánh lễ ở một vài cộng đoàn Việt-Nam, người ta nghe thấy có những câu đại ý như sau: “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục…”
Tôi không nhớ rỏ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ “những linh hồn khốn nạn trong luyện hình.”
Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình? Mà “khốn nạn” theo nghĩa nào?
Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng của ai đã đặt ra kinh “quái dị” nói trên để giáo hữu một số nơi cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa cho phù hợp vơi giáo lý, tín lý của Giáo Hội.
Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn, dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế, nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đả mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm hoặc phạm tội thêm được nữa. Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi. Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục” thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn. Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục với các thánh ở trên trời và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. (x. SGLGHCG số 1033)
Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình vì từ ngữ này không đúng để mô tả tình trạng của các linh hồn ở nơi đó.
Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc, hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn để vào ngay Thiên Đàng nên họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này trong một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x Sđd, số 1030-1031)
Trả lời:
I- Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”
Giáo dân Việt-Nam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “mồ côi” vì cho rằng những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho.
Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:
1- Các linh hồn mà Giáo Hội cầu nguyện cho là AI?
Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, mặc dù được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.” (SGLGHCG, số 1030).
Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có nhưng đã ăn năn kịp thời và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.
Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong Luyện tội mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell” được vì không còn sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các thánh trên trời” (x. Sđd, số 1033).
Tuy nhiên, chúng ta không biết được những ai đang bị phat trong hoả ngục. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2Pr 3: 9) để được cứu rỗi. Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần, chứ chưa hề tuyên bố ai đã sa hoả ngục rồi nên khỏi cầu xin nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội có quyền phong thánh (canonization) cho một số tín hữu đã qua đời để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” (x. Sđd, số 828) như thánh Maria Goretti, Tê-rê-xa Giê su Hài Đồng, Thánh Phanxicô Xaviê, và 117 anh hùng tử đạo Việt-Nam (ngày 19-6-1988).v.v… Dĩ nhiên, muốn được phong thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.
2- Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?
Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày, khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist), Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả như sau:
“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh nguyện Tạ Ơn II)
Các Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) I, III và IV đều có những lời cầu xin tương tự như vậy cho các linh hồn đã ly trần, nghĩa là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân còn sống đang xin lễ cầu nguyện cho hay những linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu nguyện cho nữa.
Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người”.
Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay “mồ côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.
Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, vì Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống như người ta quen nghĩ mà chỉ cầu chung cho tất cả các tín hữu đã ly trần ngay cả trong những thánh lễ có người xin cầu riêng cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.
Như vậy, không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình đã là những linh hồn thánh (Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác. Vì thế, họ cần được “tạm trú” ở đây một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bằng của Chúa. Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.
II- Có linh hồn nào bị coi là “khốn nạn” trong nơi luyện tội hay không?
Trong một kinh đọc trước thánh lễ ở một vài cộng đoàn Việt-Nam, người ta nghe thấy có những câu đại ý như sau: “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục…”
Tôi không nhớ rỏ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ “những linh hồn khốn nạn trong luyện hình.”
Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình? Mà “khốn nạn” theo nghĩa nào?
Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng của ai đã đặt ra kinh “quái dị” nói trên để giáo hữu một số nơi cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa cho phù hợp vơi giáo lý, tín lý của Giáo Hội.
Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn, dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế, nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đả mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm hoặc phạm tội thêm được nữa. Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi. Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục” thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn. Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục với các thánh ở trên trời và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. (x. SGLGHCG số 1033)
Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình vì từ ngữ này không đúng để mô tả tình trạng của các linh hồn ở nơi đó.
Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc, hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn để vào ngay Thiên Đàng nên họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này trong một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x Sđd, số 1030-1031)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói các quốc gia giầu mạnh cần chú ý nhiều hơn đến việc canh nông
Bùi Hữu Thư
08:12 16/11/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, phải chú ý nhiều hơn đến các nông gia và toàn thể lãnh vực canh tác, không phải vì muốn tưởng nhớ đến quá khứ hay đến thời đại bình dị xa xưa, nhưng là để công nhận là các nông trại nuôi dưỡng thế giới và cung ứng việc làm có phẩm giá cho hàng triệu người.
Đức Thánh Cha nói trong diễn từ ngày 14 tháng 11 trong Kinh Truyền Tin buổi trưa, "Tôi tin rằng bây giờ là lúc để tái định giá việc canh nông, không phải là để tưởng nhớ quá khứ, mà là để coi đây là một nguồn liệu thiên nhiên không thể thay thế trong tương lai.”
Ngài nói dịp Lễ Tạ Ơn tại nhiều quốc gia nhằm vào cuối mùa gặt, chính là lúc thích nghi cho mọi người suy niệm về tầm quan trọng của canh nông và về các đường lối nhiều quốc gia tân tiến đang quên lãng lãnh vực này hay còn thực sự đang gây nguy hại cho việc canh tác qua các chính sách đổi chác hoặc qua việc cổ võ cho các ngành kỹ nghệ tàn phá các đất đai nông trại.
Đức Thánh Cha nói, với cuộc khủng hoảng về kinh tế hoàn vũ hiện thời, các quốc gia giầu mạnh nhất bị quyến rũ vào việc liên kết với nhau để cái tiến chính tình trạng của họ, nhiều khi bằng cách gây tai hại cho những quốc gia nghèo khó nhất và tận dụng hết “những nguồn liệu thiên nhiên của trái đất, đã được Thiên Chuá, Đấng tạo hóa trao ban cho con người để vun trồng và gìn giữ.”
Thế giới khẩn cấp cần tạo dựng một sự “quân bằng mới giữa canh nông, kỹ nghệ và các dịch vụ để cho việc phát triển có thể được tiếp diễn, để không một ai thiếu công ăn việc làm, và để cho không khí, nước và các nguồn nhiên liệu chính khác được bảo toàn như những tài nguyên hoàn vũ” là sở hữu của tất cả mọi dân nước.
Đức Thánh Cha nói, phản ứng của tất cả những người có thiện ý phải là để “giáo dục mọi người học biết cách tiêu thụ với một phong cách khôn ngoan hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn, và cổ võ tinh thần trách nhiệm cá nhân, cùng với chiều kích xã hội về các sinh hoạt đồng quê dựa trên các giá trị vĩnh cửu như chào đón, tương trợ và chia sẻ cực khổ và lao công.”
Đức Thánh Cha nói trong diễn từ ngày 14 tháng 11 trong Kinh Truyền Tin buổi trưa, "Tôi tin rằng bây giờ là lúc để tái định giá việc canh nông, không phải là để tưởng nhớ quá khứ, mà là để coi đây là một nguồn liệu thiên nhiên không thể thay thế trong tương lai.”
Ngài nói dịp Lễ Tạ Ơn tại nhiều quốc gia nhằm vào cuối mùa gặt, chính là lúc thích nghi cho mọi người suy niệm về tầm quan trọng của canh nông và về các đường lối nhiều quốc gia tân tiến đang quên lãng lãnh vực này hay còn thực sự đang gây nguy hại cho việc canh tác qua các chính sách đổi chác hoặc qua việc cổ võ cho các ngành kỹ nghệ tàn phá các đất đai nông trại.
Đức Thánh Cha nói, với cuộc khủng hoảng về kinh tế hoàn vũ hiện thời, các quốc gia giầu mạnh nhất bị quyến rũ vào việc liên kết với nhau để cái tiến chính tình trạng của họ, nhiều khi bằng cách gây tai hại cho những quốc gia nghèo khó nhất và tận dụng hết “những nguồn liệu thiên nhiên của trái đất, đã được Thiên Chuá, Đấng tạo hóa trao ban cho con người để vun trồng và gìn giữ.”
Thế giới khẩn cấp cần tạo dựng một sự “quân bằng mới giữa canh nông, kỹ nghệ và các dịch vụ để cho việc phát triển có thể được tiếp diễn, để không một ai thiếu công ăn việc làm, và để cho không khí, nước và các nguồn nhiên liệu chính khác được bảo toàn như những tài nguyên hoàn vũ” là sở hữu của tất cả mọi dân nước.
Đức Thánh Cha nói, phản ứng của tất cả những người có thiện ý phải là để “giáo dục mọi người học biết cách tiêu thụ với một phong cách khôn ngoan hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn, và cổ võ tinh thần trách nhiệm cá nhân, cùng với chiều kích xã hội về các sinh hoạt đồng quê dựa trên các giá trị vĩnh cửu như chào đón, tương trợ và chia sẻ cực khổ và lao công.”
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (3)
Vũ Văn An
16:50 16/11/2010
Chiều kích cánh chung của lời Thiên Chúa
Trong tất cả các điều trên, Giáo Hội phát biểu rõ ý thức của mình rằng với Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội đứng trước lời dứt khoát của Thiên Chúa: Người là “trước hết và sau hết” (Kh 1:17). Người đã ban cho sáng thế và lịch sử ý nghĩa dứt khoát của chúng; và do đó, ta được mời gọi sống trong thời gian và trong sáng thế của Thiên Chúa theo nhịp điệu cánh chung của lời; “Do đó giáo qui Kitô Giáo, vì là giao ước mới và dứt khoát, sẽ không bao giờ qua đi; và trước cuộc xuất hiện vinh quang của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sẽ không có một mạc khải công khai mới nào khác” (xem 1 Tm 6:14 và Tt 2:13) (41). Thực vậy, như các Nghị Phụ từng ghi nhận tại Thượng Hội Đồng, “sự độc đáo của Kitô Giáo được biểu lộ trong biến cố Chúa Giêsu Kitô, vốn là đỉnh cao của mạc khải, là sự viên mãn của các lời Chúa hứa và là Đấng Trung Gian của cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Người, Đấng ‘mạc khải Thiên Chúa’ (Ga 1:18), chính là lời duy nhất và dứt khoát được ban cho nhân loại” (42). Thánh Gioan Thánh Giá diễn tả chân lý ấy một cách tuyệt vời: “Vì Người đã ban cho ta Con của Người, lời duy nhất của Người, nên Người đã một lần nói hết mọi sự trong một lời duy nhất này, và Người không còn gì khác để nói nữa… vì những gì Người nói trước đây từng phần cho các tiên tri, thì nay Người nói một lần tất cả bằng cách ban cho ta cái Tất Cả ấy là chính Con của Người. Bất cứ ai tra vấn Chúa hay muốn được thị kiến hay mạc khải nào đó nữa đều có tội không những vì hành xử điên rồ mà còn vì đã xúc phạm đến Người, không chịu chăm nhìn một mình Chúa Kitô, mà lại sống với lòng thèm thuồng muốn điều mới lạ” (43).
Thành thử, Thượng Hội Đồng nhấn mạnh tới nhu cầu “giúp đỡ các tín hữu phân biệt được lời Chúa với các mạc khải tư” (44) là các mạc khải có vai trò “không phải là ‘hoàn tất’ mạc khải dứt khoát của Chúa Kitô, mà là giúp người ta sống mạc khải ấy cách đầy đủ hơn trong một giai đoạn nào đó của lịch sử” (45). Giá trị của các mạc khải tư, xét theo yếu tính, khác với giá trị của mạc khải công có tính duy nhất: mạc khải duy nhất này đòi có đức tin; trong mạc khải này, chính Thiên Chúa nói với ta qua ngôn ngữ con người và nhờ sự trung gian của cộng đồng sống động là Giáo Hội. Tiêu chuẩn để phán đoán sự thật của mạc khải tư là hướng nhắm của nó về chính Chúa Kitô. Nếu mạc khải tư làm ta quay mặt khỏi Người, thì chắc chắn nó không phát sinh từ Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn ta đi vào Tin Mừng sâu hơn, chứ không ra xa khỏi nó. Mạc khải tư là một trợ giúp cho đức tin. Tính khả tín của nó chỉ có khi nó tái qui chiếu vào mạc khải công duy nhất. Việc Giáo Hội phê chuẩn một mạc khải tư chủ yếu có nghĩa: sứ điệp của nó không chứa một điều gì đi ngược lại đức tin và luân lý; người ta được phép công khai hóa nó và các tín hữu được phép gắn bó với nó một cách khôn ngoan. Một mạc khải tư có thể giới thiệu những nhấn mạnh mới, tạo ra các hình thức đạo đức mới, hay thâm hậu hóa các hình thức cũ. Nó có thể có một đặc điểm tiên tri nào đó (xem 1 Tx 5:19-21) và có thể là một trợ giúp có giá trị giúp ta hiểu và sống Tin Mừng tốt hơn trong một giai đoạn nào đó; do đó, không nên xử lý với nó một cách coi thường. Nó là một trợ giúp được đề nghị ra, chứ không có tính bắt buộc. Dù sao, nó nên được coi như vấn đề nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, đức mến vốn là con đường thường hằng của cứu rỗi dành cho mọi người (46).
Lời Chúa và Chúa Thánh Thần
Sau khi suy niệm về lời sau cùng và dứt khoát của Thiên Chúa phán với thế giới, giờ đây ta cần nhắc tới sứ mệnh của Chúa Thánh Thần trong tương quan với lời Thiên Chúa. Thực vậy, nếu không có hoạt động của Đấng Bào Chữa (Paraclete), sẽ không có sự hiểu biết chân chính về mạc khải Kitô Giáo. Sở dĩ như thế vì việc Thiên Chúa tự thông đạt chính mình luôn bao gồm mối liên hệ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Hai Ngôi mà Thánh Irênê Thành Lyon gọi là “hai cánh tay của Chúa Cha” (47). Chính Thánh Kinh cũng nói tới sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu rỗi và nhất là trong cuộc đời của Chúa Giêsu: Người được chịu thai trong lòng Trinh Nữ Maria nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần (xem Mt 1:18; Lc 1:35); lúc khởi đầu sứ vụ công khai của mình, bên bờ sông Giođăng, Người thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu Người dưới hình chim bồ câu (xem Mt 3:16); trong cùng một Thần Khí này, Chúa Giêsu đã hành động, nói năng và hân hoan (xem Lc 10:21); cũng trong Chúa Thánh Thần, Người tự hiến mình (xem Dt 9:14). Theo trình thuật của Thánh Gioan, khi sứ vụ của Người sắp kết thúc, Chúa Giêsu đã minh nhiên liên kết việc Người tự hiến mạng sống mình với việc phái Chúa Thánh Thần xuống trên những kẻ thuộc về Người (Xem Ga 16:7). Chúa Giêsu phục sinh, vẫn mang trong thân xác các dấu vết khổ nạn, đã tuôn đổ Chúa Thánh Thần (xem Ga 20:22), giúp các môn đệ trở thành những người chia sẻ sứ mệnh riêng của mình (xem Ga 20:21). Chúa Thánh Thần có sứ mệnh dạy các môn đệ mọi sự và làm cho các ngài nhớ lại mọi điều Chúa Giêsu từng nói (xem Ga 14:26), vì Chúa Thánh Thần, Thần Khí Sự Thật (xem Ga 20:21) sẽ dẫn các môn đệ vào mọi chân lý (xem Ga 16:13). Sau cùng, trong Tông Đồ Công Vụ, ta đọc thấy: Chúa Thánh Thần hiện xuống trên nhóm Mười Hai, lúc ấy, đang tụ họp cầu nguyện với Đức Mẹ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem 2:1-4) và thúc đẩy họ tiếp nhận sứ mệnh công bố Tin Mừng cho mọi dân tộc (48).
Như thế, lời Chúa được phát biểu bằng lời con người nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Sứ mệnh của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần không thể tách biệt được và đã tạo ra một nhiệm cục cứu rỗi duy nhất. Cũng một Chúa Thánh Thần từng hành động trong việc nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria cũng là Thần Khí dẫn Chúa Giêsu trong suốt sứ vụ và được hứa ban cho các môn đệ của Người. Cũng một Chúa Thánh Thần từng nói qua các tiên tri đang nâng đỡ và linh hứng cho Giáo Hội trong nhiệm vụ công bố lời Chúa; sau cùng, cũng chính Thần Khí này linh hứng cho các tác giả Sách Thánh.
Ý thức được chiều kích thần khí này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã làm nổi bật tầm quan trọng của hoạt động Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu liên quan tới Sách Thánh (49): không có hành động hữu hiệu của “Thánh Thần Chân lý” (Ga 14:16), ta không thể hiểu được lời Chúa. Như Thánh Irênê từng nói: “Những ai không chia sẻ Chúa Thánh Thần sẽ không hút được thực phẩm nuôi sống từ lòng mẹ [Giáo Hội]; họ sẽ không tiếp nhận được gì từ nguồn suối trong lành nhất từ thân thể Chúa Kitô trào ra” (50). Như lời Chúa đã đến với ta từ thân thể Chúa Kitô, từ thân xác Thánh Thể của Người và từ thân thể Sách Thánh, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần thế nào, thì nó cũng chỉ có thể được tiếp nhận và hiểu biết thực sự nhờ cùng một Chúa Thánh Thần như thế.
Các tác giả vĩ đại trong truyền thống Kitô Giáo đều đồng loạt nói về vị trí của Chúa Thánh Thần trong tương quan của tín hữu với Sách Thánh. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Sách Thánh “cần sự mạc khải của Chúa Thánh Thần, để nhờ khám phá ra ý nghĩa đích thực của sự việc trong đó, ta có thể gặt hái được các lợi ích dồi dào” (51). Thánh Giêrôm cũng xác tín rằng “chúng ta không thể hiểu được Sách Thánh nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng nó” (52). Thánh Grêgôriô Cả nhấn mạnh một cách đẹp đẽ công trình của Chúa Thánh Thần trong việc soạn thảo và giải thích Sách Thánh: “Chính Người đã sáng tạo ra ngôn từ của Sách Thánh, chính Người mạc khải ý nghĩa của chúng” (53). Richard của (đan viện) Saint Victor nhấn mạnh rằng ta cần “đôi mắt bồ câu”, nghĩa là đôi mắt được Chúa Thánh Thần soi dẫn và dạy bảo, để có thể hiểu được bản văn Sách Thánh (54).
Cả ở đây nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh tới chứng tá hết sức có ý nghĩa đối với mối liên hệ giữa Chúa Thánh Thần và Sách Thánh mà ta thấy trong các bản văn phụng vụ, trong đó, lời Chúa được công bố, được nghe và được giải thích cho tín hữu. Ta thấy một chứng tá cho việc ấy trong các kinh nguyện cổ xưa, những kinh nguyện, dưới hình thức kinh epiclesis, tức kinh khẩn cầu Chúa Thánh Thần trước khi công bố các bài đọc: “Lạy Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng con… chúng con khẩn cầu Chúa cho dân này: xin Chúa sai Chúa Thánh Thần xuống trên họ; Xin Chúa Giêsu đến viếng thăm họ, nói với tâm trí mọi người, định hướng lòng họ về đức tin và dẫn đưa linh hồn chúng con về với Chúa, lạy Chúa mọi xót thương” (55). Điều ấy cho thấy rõ ta không thể hiểu được ý nghĩa lời Chúa ngoại trừ mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần hành động trong Giáo Hội và trong tâm hồn tín hữu.
Thánh Truyền và Thánh Kinh
Khi tái khẳng định mối liên kết sâu xa giữa Chúa Thánh Thần và lời Chúa, ta cũng đặt căn bản cho việc hiểu tầm quan trọng và giá trị quyết định của Thánh Truyền sống động và của Sách Thánh trong Giáo Hội. Thực vậy, vì Thiên Chúa “yêu thương thế giới đến độ ban Con Một của Người cho họ” (Ga 3:16), nên lời Chúa, lên tiếng trong thời gian, đã được ban cho và “được ủy thác” cho Giáo Hội một cách dứt khoát, để việc công bố ơn cứu độ có thể được thông truyền một cách hữu hiệu ở mọi thời và mọi nơi. Như Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” đã nhắc nhở, chính Chúa Giêsu Kitô “đã truyền cho các Tông Đồ rao giảng Tin Mừng, một Tin Mừng vốn được các tiên tri loan báo trước, được nên trọn trong chính con người của Người và được chính môi miệng Người công bố, cho mọi người như nguồn mọi sự thật và lề luật cứu rỗi, vốn thông truyền ơn phúc của Chúa cho họ. Lệnh truyền đó đã được thi hành một cách trung thành; nó được thực thi bởi các Tông Đồ, những người đã truyền lại bằng lời rao giảng, bằng gương sáng, bằng các huấn lệnh, mà chính các ngài đã tiếp nhận, hoặc từ chính môi miệng Chúa Kitô, từ lối sống và công việc Người làm, hay từ việc các ngài nhận ra nó nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần; nó được thực thi bởi các Tông Đồ và nhiều người khác có quan hệ với các ngài, những người nhờ được Chúa Thánh Thần linh hứng, đã nhất quyết viết sứ điệp cứu độ thành văn” (56).
Công Đồng Vatican II cũng tuyên bố rằng Thánh Truyền có nguồn gốc tông đồ này là một thực tại sống động và đầy năng động: nó “thực hiện nhiều tiến bộ trong Giáo Hội, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần”; nhưng không theo nghĩa thay đổi sự thật có trong nó, một sự thật trường cửu. Đúng hơn, “đó là việc gia tăng sự hiểu biết thông sáng đối với các thực tại và ngôn từ được chuyển giao”, chờ chiêm niệm và học hỏi, với sự hiểu biết có được từ một kinh nghiệm linh đạo sâu sắc hơn và từ “lời rao giảng của những người, nhờ kế nhiệm chức giám mục, đã lãnh nhận được đặc sủng chân lý chắc chắn” (57).
Truyền Thống sống động là điều chủ yếu giúp Giáo Hội tăng trưởng qua thời gian trong việc hiểu chân lý mạc khải của Thánh Kinh; thực vậy, “nhờ cùng một truyền thống này, trọn bộ qui điển các Sách Thánh đã được Giáo Hội biết đến và chính Thánh Kinh cũng được hiểu cách thấu đáo hơn và không ngừng trở thành hữu hiệu trong Giáo Hội” (58). Cuối cùng, chính Truyền Thống sống động của Giáo Hội đã giúp chúng ta hiểu một cách thoả đáng Thánh Kinh chính là lời của Thiên Chúa. Mặc dù lời Thiên Chúa đi trước và vượt quá Sách Thánh, nhưng Sách Thánh này, vì được Thiên Chúa linh hứng, quả chứa đựng lời Thiên Chúa (xem 2 Tm 3:16) “một cách hết sức độc đáo” (59).
Như thế, ta thấy rõ quan trọng biết bao việc Dân Chúa được giảng dạy và huấn luyện để tiếp cận với các Sách Thánh trong liên hệ với Truyền Thống sống động của Giáo Hội và nhận ra trong các sách ấy chính lời của Thiên Chúa. Cổ vũ cách tiếp cận như thế nơi tín hữu là điều rất quan trọng xét theo quan điểm đời sống thiêng liêng. Ở đây, tưởng rất hữu ích khi nhắc lại sự loại suy mà các Giáo Phụ vốn đưa ra giữa lời Chúa đã thành xác phàm và lời đã thành “sách” (60). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” tiếp nhận truyền thống cổ kính này, một truyền thống, như thánh Ambrôsiô (61), vốn cho rằng: “Thân thể Chúa Con chính là Sách Thánh ta đã tiếp nhận” và sau đó tuyên bố rằng “Lời Chúa, phát biểu bằng ngôn ngữ con người, giống ngôn ngữ con người mọi cách, y hệt như lời của Chúa Cha muôn thuở, khi mặc lấy thân xác yếu đuối của con người nhân bản, đã trở nên giống như họ” (62). Hiểu cách đó, Sách Thánh xuất hiện với ta như một thực tại đơn nhất, dù dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Thực vậy, “Qua mọi lời của Sách Thánh, Thiên Chúa chỉ nói một lời duy nhất, do chính Người phán ra, trong đó, Người tự phát biểu về mình một cách trọn vẹn (xem Dt 1:1-3)” (63). Thánh Augustinô đã minh xác về điều này như sau: “Hãy nhớ rằng Thiên Chúa chỉ nói một lời; lời ấy đã diễn biến trong toàn bộ Thánh Kinh, và lời duy nhất đó đã vang dội trên môi miệng mọi tác giả thánh” (64).
Nói tóm lại, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của huấn quyền, Giáo Hội đã chuyển giao cho mọi thế hệ tất cả những điều đã được mạc khải trong Chúa Kitô. Giáo Hội sống trong sự chắc chắn rằng Chúa của mình, Đấng đã nói trong quá khứ, ngày nay vẫn tiếp tục thông đạt lời Người trong Truyền Thống sống động của mình và trong Sách Thánh. Thực vậy, lời Chúa được ban cho ta trong Sách Thánh như chứng tá linh hứng của mạc khải; cùng với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, nó cấu thành qui luật tối cao của đức tin (65).
Sách Thánh, sự linh hứng và sự thật
Một ý niệm chủ chốt để hiểu bản văn thánh như chính lời Chúa trong ngôn ngữ con người chắc chắn là ý niệm linh hứng. Ở đây nữa, ta cũng có thể gợi ra một loại suy: như lời Thiên Chúa đã trở thành xác phàm bởi quyền năng Chúa Thánh Thần trong lòng Trinh Nữ Maria thế nào, thì Sách Thánh cũng sinh ra từ lòng Giáo Hội nhờ quyền năng của cùng một Chúa Thánh Thần như vậy. Sách Thánh là “lời Chúa được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần” (66). Do cách này, người ta nhận ra tầm quan trọng trọn vẹn của tác giả nhân bản, người đã viết ra bản văn linh hứng, và nhận ra chính Thiên Chúa mới là tác giả thật sự.
Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã quả quyết, chủ đề linh hứng rõ ràng có tính quyết định cho một lối tiếp cận thoả đáng đối với Sách Thánh và việc giải thích chúng cách đúng đắn (67), một việc phải được thực hiện trong cùng một Chúa Thánh Thần mà trong Người các bản văn thánh kia đã được viết ra (68).
Bất cứ khi nào ý thức về sự linh hứng kia yếu đi, ta sẽ liều mình đọc Sách Thánh như một đồ hiếm họa có tính lịch sử, chứ không phải là công trình của Chúa Thánh Thần trong đó, ta nghe chính Chúa nói và nhận ra sự hiện diện của Người trong lịch sử.
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới mối liên kết giữa chủ đề linh hứng và chủ đề sự thật của Sách Thánh (69). Một nghiên cứu sâu hơn về diễn trình linh hứng chắc chắn sẽ dẫn tới một hiểu biết lớn hơn về sự thật chứa đựng trong các Sách Thánh. Như giáo huấn của Công Đồng vốn nói về phương diện này, các sách linh hứng dạy ta sự thật: “Cho nên, vì mọi sự được các tác giả linh hứng, hay các nhà truớc tác thánh, quả quyết phải được coi như chính Chúa Thánh Thần quả quyết, nên ta phải nhìn nhận rằng các sách của bộ Thánh Kinh đã dạy một cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm sự thật mà Thiên Chúa, vì để cứu vớt ta, đã muốn thấy nó được giao phó cho Sách Thánh. Do đó, ‘mọi sách thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và hữu ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy và huấn luyện về đàng chính trực, hầu người của Chúa nên thập toàn, được trang bị đầy đủ để làm việc lành” (2Tm 3:16-17, bản Hy Lạp) (70).
Chắc chắn, suy tư thần học luôn coi sự linh hứng và sự thật như hai ý niệm chủ chốt đối với khoa chú giải Thánh Kinh trong Giáo Hội. Tuy thế, người ta phải nhìn nhận nhu cầu ngày nay muốn học hỏi một cách trọn vẹn và thoả đáng hơn các thực tại này, ngõ hầu đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải thích các bản văn thánh theo bản chất của chúng. Ở đây, tôi tha thiết hy vọng rằng việc tìm tòi trong phạm vi này sẽ có tiến bộ và đem lại thành quả cho cả ngành khoa học Thánh Kinh lẫn đời sống thiêng liêng của tín hữu.
Thiên Chúa Ngôi Cha, suối và nguồn của lời
Nhiệm cục mạc khải có khởi nguyên và nguồn gốc nơi Thiên Chúa Ngôi Cha. Qua lời Người “một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33:6). Chính Người đã ban cho ta “ánh sáng để hiểu biết vinh quang Thiên Chúa nơi khuôn mặt Chúa Kitô” (2 Cor 4:6; xem Mt 16:17; Lc 9:29).
Nơi Chúa Con, “Lời thành xác phàm” (xem Ga 1:14), Đấng đến để thực hiện ý Đấng đã sai mình đến (xem Ga 4:34), Thiên Chúa, suối nguồn mọi mạc khải, đã tự tỏ mình ra như Chúa Cha và hoàn tất khoa sư phạm thần linh từng được chuyển tải qua lời các tiên tri và các công trình kỳ diệu thể hiện trong sáng thế và trong lịch sử của dân Người và của toàn thể nhân loại. Việc mạc khải của Thiên Chúa Ngôi Cha đạt tới đỉnh cao ở sự kiện Chúa Con ban Đấng Bào Chữa (xem Ga 14:16), tức Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Con, Đấng dẫn ta “vào mọi sự thật” (Ga 16:13).
Mọi lời Thiên Chúa hứa đều tìm thấy chữ “đúng” (yes) của chúng nơi Chúa Giêsu Kitô (xem 2 Cor 1:20). Như thế, mọi người chúng ta được ban cho khả năng lên đường về với Chúa Cha (xem Ga 14:6), ngõ hầu, kết cục, “Thiên Chúa là mọi sự cho mọi người” (1 Cor 15: 28).
Như thập giá Chúa Kitô Đã chứng tỏ, Thiên Chúa cũng nói trong sự im lặng của Người. Sự im lặng này, tức cảm nghiệm về khoảng cách với Chúa Cha toàn năng, là giai đoạn quyết định trong hành trình dương thế của Thiên Chúa Ngôi Con, của Ngôi Lời nhập thể. Bị treo trên cây thập giá, Người than vãn về sự đau khổ do sự im lặng kia tạo ra: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con?” (Mc 15:34; Mt 27:46). Tiến tới vâng lời cho tới hơi thở cuối cùng, trong cõi âm u của sự chết, Chúa Giêsu đã kêu tới Chúa Cha. Nhưng rồi, Người phó mình cho Chúa Cha ở ngay thời khắc vượt qua này, từ cái chết vượt qua sự sống đời đời: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Cảm nghiệm trên của Chúa Giêsu phản ảnh hoàn cảnh của tất cả những ai, sau khi nghe và nhìn nhận lời Chúa, cũng phải giáp mặt với sự im lặng của Thiên Chúa. Đó vốn là cảm nghiệm của muôn vàn thánh nhân và nhà huyền nhiệm, và cả nay nữa nó vẫn là một phần trong cuộc hành trình của nhiều tín hữu. Sự im lặng của Thiên Chúa nối dài những lời trước đó của Người. Trong những giờ phút đen tối ấy, Người nói bằng mầu nhiệm im lặng của Người. Bởi thế, trong cái năng động của mạc khải Kitô Giáo, im lặng xuất hiện như một biểu thức quan trọng của lời Thiên Chúa.
Trong tất cả các điều trên, Giáo Hội phát biểu rõ ý thức của mình rằng với Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội đứng trước lời dứt khoát của Thiên Chúa: Người là “trước hết và sau hết” (Kh 1:17). Người đã ban cho sáng thế và lịch sử ý nghĩa dứt khoát của chúng; và do đó, ta được mời gọi sống trong thời gian và trong sáng thế của Thiên Chúa theo nhịp điệu cánh chung của lời; “Do đó giáo qui Kitô Giáo, vì là giao ước mới và dứt khoát, sẽ không bao giờ qua đi; và trước cuộc xuất hiện vinh quang của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sẽ không có một mạc khải công khai mới nào khác” (xem 1 Tm 6:14 và Tt 2:13) (41). Thực vậy, như các Nghị Phụ từng ghi nhận tại Thượng Hội Đồng, “sự độc đáo của Kitô Giáo được biểu lộ trong biến cố Chúa Giêsu Kitô, vốn là đỉnh cao của mạc khải, là sự viên mãn của các lời Chúa hứa và là Đấng Trung Gian của cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Người, Đấng ‘mạc khải Thiên Chúa’ (Ga 1:18), chính là lời duy nhất và dứt khoát được ban cho nhân loại” (42). Thánh Gioan Thánh Giá diễn tả chân lý ấy một cách tuyệt vời: “Vì Người đã ban cho ta Con của Người, lời duy nhất của Người, nên Người đã một lần nói hết mọi sự trong một lời duy nhất này, và Người không còn gì khác để nói nữa… vì những gì Người nói trước đây từng phần cho các tiên tri, thì nay Người nói một lần tất cả bằng cách ban cho ta cái Tất Cả ấy là chính Con của Người. Bất cứ ai tra vấn Chúa hay muốn được thị kiến hay mạc khải nào đó nữa đều có tội không những vì hành xử điên rồ mà còn vì đã xúc phạm đến Người, không chịu chăm nhìn một mình Chúa Kitô, mà lại sống với lòng thèm thuồng muốn điều mới lạ” (43).
Thành thử, Thượng Hội Đồng nhấn mạnh tới nhu cầu “giúp đỡ các tín hữu phân biệt được lời Chúa với các mạc khải tư” (44) là các mạc khải có vai trò “không phải là ‘hoàn tất’ mạc khải dứt khoát của Chúa Kitô, mà là giúp người ta sống mạc khải ấy cách đầy đủ hơn trong một giai đoạn nào đó của lịch sử” (45). Giá trị của các mạc khải tư, xét theo yếu tính, khác với giá trị của mạc khải công có tính duy nhất: mạc khải duy nhất này đòi có đức tin; trong mạc khải này, chính Thiên Chúa nói với ta qua ngôn ngữ con người và nhờ sự trung gian của cộng đồng sống động là Giáo Hội. Tiêu chuẩn để phán đoán sự thật của mạc khải tư là hướng nhắm của nó về chính Chúa Kitô. Nếu mạc khải tư làm ta quay mặt khỏi Người, thì chắc chắn nó không phát sinh từ Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn ta đi vào Tin Mừng sâu hơn, chứ không ra xa khỏi nó. Mạc khải tư là một trợ giúp cho đức tin. Tính khả tín của nó chỉ có khi nó tái qui chiếu vào mạc khải công duy nhất. Việc Giáo Hội phê chuẩn một mạc khải tư chủ yếu có nghĩa: sứ điệp của nó không chứa một điều gì đi ngược lại đức tin và luân lý; người ta được phép công khai hóa nó và các tín hữu được phép gắn bó với nó một cách khôn ngoan. Một mạc khải tư có thể giới thiệu những nhấn mạnh mới, tạo ra các hình thức đạo đức mới, hay thâm hậu hóa các hình thức cũ. Nó có thể có một đặc điểm tiên tri nào đó (xem 1 Tx 5:19-21) và có thể là một trợ giúp có giá trị giúp ta hiểu và sống Tin Mừng tốt hơn trong một giai đoạn nào đó; do đó, không nên xử lý với nó một cách coi thường. Nó là một trợ giúp được đề nghị ra, chứ không có tính bắt buộc. Dù sao, nó nên được coi như vấn đề nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, đức mến vốn là con đường thường hằng của cứu rỗi dành cho mọi người (46).
Lời Chúa và Chúa Thánh Thần
Sau khi suy niệm về lời sau cùng và dứt khoát của Thiên Chúa phán với thế giới, giờ đây ta cần nhắc tới sứ mệnh của Chúa Thánh Thần trong tương quan với lời Thiên Chúa. Thực vậy, nếu không có hoạt động của Đấng Bào Chữa (Paraclete), sẽ không có sự hiểu biết chân chính về mạc khải Kitô Giáo. Sở dĩ như thế vì việc Thiên Chúa tự thông đạt chính mình luôn bao gồm mối liên hệ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Hai Ngôi mà Thánh Irênê Thành Lyon gọi là “hai cánh tay của Chúa Cha” (47). Chính Thánh Kinh cũng nói tới sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu rỗi và nhất là trong cuộc đời của Chúa Giêsu: Người được chịu thai trong lòng Trinh Nữ Maria nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần (xem Mt 1:18; Lc 1:35); lúc khởi đầu sứ vụ công khai của mình, bên bờ sông Giođăng, Người thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu Người dưới hình chim bồ câu (xem Mt 3:16); trong cùng một Thần Khí này, Chúa Giêsu đã hành động, nói năng và hân hoan (xem Lc 10:21); cũng trong Chúa Thánh Thần, Người tự hiến mình (xem Dt 9:14). Theo trình thuật của Thánh Gioan, khi sứ vụ của Người sắp kết thúc, Chúa Giêsu đã minh nhiên liên kết việc Người tự hiến mạng sống mình với việc phái Chúa Thánh Thần xuống trên những kẻ thuộc về Người (Xem Ga 16:7). Chúa Giêsu phục sinh, vẫn mang trong thân xác các dấu vết khổ nạn, đã tuôn đổ Chúa Thánh Thần (xem Ga 20:22), giúp các môn đệ trở thành những người chia sẻ sứ mệnh riêng của mình (xem Ga 20:21). Chúa Thánh Thần có sứ mệnh dạy các môn đệ mọi sự và làm cho các ngài nhớ lại mọi điều Chúa Giêsu từng nói (xem Ga 14:26), vì Chúa Thánh Thần, Thần Khí Sự Thật (xem Ga 20:21) sẽ dẫn các môn đệ vào mọi chân lý (xem Ga 16:13). Sau cùng, trong Tông Đồ Công Vụ, ta đọc thấy: Chúa Thánh Thần hiện xuống trên nhóm Mười Hai, lúc ấy, đang tụ họp cầu nguyện với Đức Mẹ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem 2:1-4) và thúc đẩy họ tiếp nhận sứ mệnh công bố Tin Mừng cho mọi dân tộc (48).
Như thế, lời Chúa được phát biểu bằng lời con người nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Sứ mệnh của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần không thể tách biệt được và đã tạo ra một nhiệm cục cứu rỗi duy nhất. Cũng một Chúa Thánh Thần từng hành động trong việc nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria cũng là Thần Khí dẫn Chúa Giêsu trong suốt sứ vụ và được hứa ban cho các môn đệ của Người. Cũng một Chúa Thánh Thần từng nói qua các tiên tri đang nâng đỡ và linh hứng cho Giáo Hội trong nhiệm vụ công bố lời Chúa; sau cùng, cũng chính Thần Khí này linh hứng cho các tác giả Sách Thánh.
Ý thức được chiều kích thần khí này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã làm nổi bật tầm quan trọng của hoạt động Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu liên quan tới Sách Thánh (49): không có hành động hữu hiệu của “Thánh Thần Chân lý” (Ga 14:16), ta không thể hiểu được lời Chúa. Như Thánh Irênê từng nói: “Những ai không chia sẻ Chúa Thánh Thần sẽ không hút được thực phẩm nuôi sống từ lòng mẹ [Giáo Hội]; họ sẽ không tiếp nhận được gì từ nguồn suối trong lành nhất từ thân thể Chúa Kitô trào ra” (50). Như lời Chúa đã đến với ta từ thân thể Chúa Kitô, từ thân xác Thánh Thể của Người và từ thân thể Sách Thánh, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần thế nào, thì nó cũng chỉ có thể được tiếp nhận và hiểu biết thực sự nhờ cùng một Chúa Thánh Thần như thế.
Các tác giả vĩ đại trong truyền thống Kitô Giáo đều đồng loạt nói về vị trí của Chúa Thánh Thần trong tương quan của tín hữu với Sách Thánh. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Sách Thánh “cần sự mạc khải của Chúa Thánh Thần, để nhờ khám phá ra ý nghĩa đích thực của sự việc trong đó, ta có thể gặt hái được các lợi ích dồi dào” (51). Thánh Giêrôm cũng xác tín rằng “chúng ta không thể hiểu được Sách Thánh nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng nó” (52). Thánh Grêgôriô Cả nhấn mạnh một cách đẹp đẽ công trình của Chúa Thánh Thần trong việc soạn thảo và giải thích Sách Thánh: “Chính Người đã sáng tạo ra ngôn từ của Sách Thánh, chính Người mạc khải ý nghĩa của chúng” (53). Richard của (đan viện) Saint Victor nhấn mạnh rằng ta cần “đôi mắt bồ câu”, nghĩa là đôi mắt được Chúa Thánh Thần soi dẫn và dạy bảo, để có thể hiểu được bản văn Sách Thánh (54).
Cả ở đây nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh tới chứng tá hết sức có ý nghĩa đối với mối liên hệ giữa Chúa Thánh Thần và Sách Thánh mà ta thấy trong các bản văn phụng vụ, trong đó, lời Chúa được công bố, được nghe và được giải thích cho tín hữu. Ta thấy một chứng tá cho việc ấy trong các kinh nguyện cổ xưa, những kinh nguyện, dưới hình thức kinh epiclesis, tức kinh khẩn cầu Chúa Thánh Thần trước khi công bố các bài đọc: “Lạy Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng con… chúng con khẩn cầu Chúa cho dân này: xin Chúa sai Chúa Thánh Thần xuống trên họ; Xin Chúa Giêsu đến viếng thăm họ, nói với tâm trí mọi người, định hướng lòng họ về đức tin và dẫn đưa linh hồn chúng con về với Chúa, lạy Chúa mọi xót thương” (55). Điều ấy cho thấy rõ ta không thể hiểu được ý nghĩa lời Chúa ngoại trừ mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần hành động trong Giáo Hội và trong tâm hồn tín hữu.
Thánh Truyền và Thánh Kinh
Khi tái khẳng định mối liên kết sâu xa giữa Chúa Thánh Thần và lời Chúa, ta cũng đặt căn bản cho việc hiểu tầm quan trọng và giá trị quyết định của Thánh Truyền sống động và của Sách Thánh trong Giáo Hội. Thực vậy, vì Thiên Chúa “yêu thương thế giới đến độ ban Con Một của Người cho họ” (Ga 3:16), nên lời Chúa, lên tiếng trong thời gian, đã được ban cho và “được ủy thác” cho Giáo Hội một cách dứt khoát, để việc công bố ơn cứu độ có thể được thông truyền một cách hữu hiệu ở mọi thời và mọi nơi. Như Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” đã nhắc nhở, chính Chúa Giêsu Kitô “đã truyền cho các Tông Đồ rao giảng Tin Mừng, một Tin Mừng vốn được các tiên tri loan báo trước, được nên trọn trong chính con người của Người và được chính môi miệng Người công bố, cho mọi người như nguồn mọi sự thật và lề luật cứu rỗi, vốn thông truyền ơn phúc của Chúa cho họ. Lệnh truyền đó đã được thi hành một cách trung thành; nó được thực thi bởi các Tông Đồ, những người đã truyền lại bằng lời rao giảng, bằng gương sáng, bằng các huấn lệnh, mà chính các ngài đã tiếp nhận, hoặc từ chính môi miệng Chúa Kitô, từ lối sống và công việc Người làm, hay từ việc các ngài nhận ra nó nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần; nó được thực thi bởi các Tông Đồ và nhiều người khác có quan hệ với các ngài, những người nhờ được Chúa Thánh Thần linh hứng, đã nhất quyết viết sứ điệp cứu độ thành văn” (56).
Công Đồng Vatican II cũng tuyên bố rằng Thánh Truyền có nguồn gốc tông đồ này là một thực tại sống động và đầy năng động: nó “thực hiện nhiều tiến bộ trong Giáo Hội, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần”; nhưng không theo nghĩa thay đổi sự thật có trong nó, một sự thật trường cửu. Đúng hơn, “đó là việc gia tăng sự hiểu biết thông sáng đối với các thực tại và ngôn từ được chuyển giao”, chờ chiêm niệm và học hỏi, với sự hiểu biết có được từ một kinh nghiệm linh đạo sâu sắc hơn và từ “lời rao giảng của những người, nhờ kế nhiệm chức giám mục, đã lãnh nhận được đặc sủng chân lý chắc chắn” (57).
Truyền Thống sống động là điều chủ yếu giúp Giáo Hội tăng trưởng qua thời gian trong việc hiểu chân lý mạc khải của Thánh Kinh; thực vậy, “nhờ cùng một truyền thống này, trọn bộ qui điển các Sách Thánh đã được Giáo Hội biết đến và chính Thánh Kinh cũng được hiểu cách thấu đáo hơn và không ngừng trở thành hữu hiệu trong Giáo Hội” (58). Cuối cùng, chính Truyền Thống sống động của Giáo Hội đã giúp chúng ta hiểu một cách thoả đáng Thánh Kinh chính là lời của Thiên Chúa. Mặc dù lời Thiên Chúa đi trước và vượt quá Sách Thánh, nhưng Sách Thánh này, vì được Thiên Chúa linh hứng, quả chứa đựng lời Thiên Chúa (xem 2 Tm 3:16) “một cách hết sức độc đáo” (59).
Như thế, ta thấy rõ quan trọng biết bao việc Dân Chúa được giảng dạy và huấn luyện để tiếp cận với các Sách Thánh trong liên hệ với Truyền Thống sống động của Giáo Hội và nhận ra trong các sách ấy chính lời của Thiên Chúa. Cổ vũ cách tiếp cận như thế nơi tín hữu là điều rất quan trọng xét theo quan điểm đời sống thiêng liêng. Ở đây, tưởng rất hữu ích khi nhắc lại sự loại suy mà các Giáo Phụ vốn đưa ra giữa lời Chúa đã thành xác phàm và lời đã thành “sách” (60). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” tiếp nhận truyền thống cổ kính này, một truyền thống, như thánh Ambrôsiô (61), vốn cho rằng: “Thân thể Chúa Con chính là Sách Thánh ta đã tiếp nhận” và sau đó tuyên bố rằng “Lời Chúa, phát biểu bằng ngôn ngữ con người, giống ngôn ngữ con người mọi cách, y hệt như lời của Chúa Cha muôn thuở, khi mặc lấy thân xác yếu đuối của con người nhân bản, đã trở nên giống như họ” (62). Hiểu cách đó, Sách Thánh xuất hiện với ta như một thực tại đơn nhất, dù dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Thực vậy, “Qua mọi lời của Sách Thánh, Thiên Chúa chỉ nói một lời duy nhất, do chính Người phán ra, trong đó, Người tự phát biểu về mình một cách trọn vẹn (xem Dt 1:1-3)” (63). Thánh Augustinô đã minh xác về điều này như sau: “Hãy nhớ rằng Thiên Chúa chỉ nói một lời; lời ấy đã diễn biến trong toàn bộ Thánh Kinh, và lời duy nhất đó đã vang dội trên môi miệng mọi tác giả thánh” (64).
Nói tóm lại, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của huấn quyền, Giáo Hội đã chuyển giao cho mọi thế hệ tất cả những điều đã được mạc khải trong Chúa Kitô. Giáo Hội sống trong sự chắc chắn rằng Chúa của mình, Đấng đã nói trong quá khứ, ngày nay vẫn tiếp tục thông đạt lời Người trong Truyền Thống sống động của mình và trong Sách Thánh. Thực vậy, lời Chúa được ban cho ta trong Sách Thánh như chứng tá linh hứng của mạc khải; cùng với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, nó cấu thành qui luật tối cao của đức tin (65).
Sách Thánh, sự linh hứng và sự thật
Một ý niệm chủ chốt để hiểu bản văn thánh như chính lời Chúa trong ngôn ngữ con người chắc chắn là ý niệm linh hứng. Ở đây nữa, ta cũng có thể gợi ra một loại suy: như lời Thiên Chúa đã trở thành xác phàm bởi quyền năng Chúa Thánh Thần trong lòng Trinh Nữ Maria thế nào, thì Sách Thánh cũng sinh ra từ lòng Giáo Hội nhờ quyền năng của cùng một Chúa Thánh Thần như vậy. Sách Thánh là “lời Chúa được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần” (66). Do cách này, người ta nhận ra tầm quan trọng trọn vẹn của tác giả nhân bản, người đã viết ra bản văn linh hứng, và nhận ra chính Thiên Chúa mới là tác giả thật sự.
Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã quả quyết, chủ đề linh hứng rõ ràng có tính quyết định cho một lối tiếp cận thoả đáng đối với Sách Thánh và việc giải thích chúng cách đúng đắn (67), một việc phải được thực hiện trong cùng một Chúa Thánh Thần mà trong Người các bản văn thánh kia đã được viết ra (68).
Bất cứ khi nào ý thức về sự linh hứng kia yếu đi, ta sẽ liều mình đọc Sách Thánh như một đồ hiếm họa có tính lịch sử, chứ không phải là công trình của Chúa Thánh Thần trong đó, ta nghe chính Chúa nói và nhận ra sự hiện diện của Người trong lịch sử.
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới mối liên kết giữa chủ đề linh hứng và chủ đề sự thật của Sách Thánh (69). Một nghiên cứu sâu hơn về diễn trình linh hứng chắc chắn sẽ dẫn tới một hiểu biết lớn hơn về sự thật chứa đựng trong các Sách Thánh. Như giáo huấn của Công Đồng vốn nói về phương diện này, các sách linh hứng dạy ta sự thật: “Cho nên, vì mọi sự được các tác giả linh hứng, hay các nhà truớc tác thánh, quả quyết phải được coi như chính Chúa Thánh Thần quả quyết, nên ta phải nhìn nhận rằng các sách của bộ Thánh Kinh đã dạy một cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm sự thật mà Thiên Chúa, vì để cứu vớt ta, đã muốn thấy nó được giao phó cho Sách Thánh. Do đó, ‘mọi sách thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và hữu ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy và huấn luyện về đàng chính trực, hầu người của Chúa nên thập toàn, được trang bị đầy đủ để làm việc lành” (2Tm 3:16-17, bản Hy Lạp) (70).
Chắc chắn, suy tư thần học luôn coi sự linh hứng và sự thật như hai ý niệm chủ chốt đối với khoa chú giải Thánh Kinh trong Giáo Hội. Tuy thế, người ta phải nhìn nhận nhu cầu ngày nay muốn học hỏi một cách trọn vẹn và thoả đáng hơn các thực tại này, ngõ hầu đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải thích các bản văn thánh theo bản chất của chúng. Ở đây, tôi tha thiết hy vọng rằng việc tìm tòi trong phạm vi này sẽ có tiến bộ và đem lại thành quả cho cả ngành khoa học Thánh Kinh lẫn đời sống thiêng liêng của tín hữu.
Thiên Chúa Ngôi Cha, suối và nguồn của lời
Nhiệm cục mạc khải có khởi nguyên và nguồn gốc nơi Thiên Chúa Ngôi Cha. Qua lời Người “một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33:6). Chính Người đã ban cho ta “ánh sáng để hiểu biết vinh quang Thiên Chúa nơi khuôn mặt Chúa Kitô” (2 Cor 4:6; xem Mt 16:17; Lc 9:29).
Nơi Chúa Con, “Lời thành xác phàm” (xem Ga 1:14), Đấng đến để thực hiện ý Đấng đã sai mình đến (xem Ga 4:34), Thiên Chúa, suối nguồn mọi mạc khải, đã tự tỏ mình ra như Chúa Cha và hoàn tất khoa sư phạm thần linh từng được chuyển tải qua lời các tiên tri và các công trình kỳ diệu thể hiện trong sáng thế và trong lịch sử của dân Người và của toàn thể nhân loại. Việc mạc khải của Thiên Chúa Ngôi Cha đạt tới đỉnh cao ở sự kiện Chúa Con ban Đấng Bào Chữa (xem Ga 14:16), tức Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Con, Đấng dẫn ta “vào mọi sự thật” (Ga 16:13).
Mọi lời Thiên Chúa hứa đều tìm thấy chữ “đúng” (yes) của chúng nơi Chúa Giêsu Kitô (xem 2 Cor 1:20). Như thế, mọi người chúng ta được ban cho khả năng lên đường về với Chúa Cha (xem Ga 14:6), ngõ hầu, kết cục, “Thiên Chúa là mọi sự cho mọi người” (1 Cor 15: 28).
Như thập giá Chúa Kitô Đã chứng tỏ, Thiên Chúa cũng nói trong sự im lặng của Người. Sự im lặng này, tức cảm nghiệm về khoảng cách với Chúa Cha toàn năng, là giai đoạn quyết định trong hành trình dương thế của Thiên Chúa Ngôi Con, của Ngôi Lời nhập thể. Bị treo trên cây thập giá, Người than vãn về sự đau khổ do sự im lặng kia tạo ra: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con?” (Mc 15:34; Mt 27:46). Tiến tới vâng lời cho tới hơi thở cuối cùng, trong cõi âm u của sự chết, Chúa Giêsu đã kêu tới Chúa Cha. Nhưng rồi, Người phó mình cho Chúa Cha ở ngay thời khắc vượt qua này, từ cái chết vượt qua sự sống đời đời: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Cảm nghiệm trên của Chúa Giêsu phản ảnh hoàn cảnh của tất cả những ai, sau khi nghe và nhìn nhận lời Chúa, cũng phải giáp mặt với sự im lặng của Thiên Chúa. Đó vốn là cảm nghiệm của muôn vàn thánh nhân và nhà huyền nhiệm, và cả nay nữa nó vẫn là một phần trong cuộc hành trình của nhiều tín hữu. Sự im lặng của Thiên Chúa nối dài những lời trước đó của Người. Trong những giờ phút đen tối ấy, Người nói bằng mầu nhiệm im lặng của Người. Bởi thế, trong cái năng động của mạc khải Kitô Giáo, im lặng xuất hiện như một biểu thức quan trọng của lời Thiên Chúa.
Top Stories
Your signature to save Asia Bibi and Pakistan
Asia-News
06:18 16/11/2010
An online petition (to be sent to AsiaNews, or directly to the President of Pakistan) for the revocation of the death sentence for a Christian woman sentenced to hang for blasphemy. But we are also asking for the cancellation or overhaul of the blasphemy law, which is destroying harmony and development in Pakistan.
Rome (AsiaNews) – At our reader’s request, AsiaNews has decided to launch an international petition to be sent to President Asif Zardari to save the life of Asia Bibi, who was sentenced to hanging for blasphemy. AsiaNews is also asking President Zardari to cancel or change the unjust blasphemy law, which kills many innocent victims and destroys coexistence in the country. We are asking you o support this initiative by sending a message to the following email: saveasiabibi@asianews.it. Or you can send a message directly to the Pakistani President: publicmail@president.gov.pk.
Our campaign is one of many being launched in Italy (with Tv2000), Pakistan, India and the United States.
Asia Bibi, a Christian woman of 45, mother of five children, was sentenced to death for blasphemy on November 7 last. A Punjab court in ruled that the woman, a farm worker, offended the Prophet Mohammed. But in reality, Asia Bibi was first insulted as "impure" (because not-Islamic), then forced to defend her Christian faith in the face of pressure from other Muslim labourers. The husband of one of them, the local imam, decided to launch charges and denounce the woman, who was first beaten, then imprisoned and finally, after one year, sentenced to death.
Asia Bibi and her husband Ashiq Masih have decided to appeal to overturn the ruling. Meanwhile, the mother now faces months of imprisonment at the mercy of prison guards or some fanatic who could kill her under the misguided belief that he is giving glory to Allah.
Up until now, the blasphemy law had not led to an execution of any accused or convicted. But 33 people charged with blasphemy were killed in prison by guards, or in the vicinity of the court. The latest such case involved two Protestant Christians, Pastor Emmanuel and his brother Rashid Sajjad, shot at point blank range as they left the court in Faisalabad on 19 July. However we can group these deaths with those killed in the massacres of entire villages, in Gojra, Korian, Kasur, Sangla Hill, where hundreds of houses belonging to Christians were burned and where women and children were killed or burned alive, just because one member of the village had been accused of blasphemy.
It is now startlingly clear that this law has become a tool in the hands of fundamentalists that pit Muslims against Christians in order to measure the extent of their power over Pakistani society. It is also clear that almost all the accusations of blasphemy are born from envy, revenge, competition, and that the arrest of the accused is but the first step to allow the expropriation of land, looting and theft.
We desperately want to save Asia Bibi. But we can not content ourselves with this alone. We must strive so that this law, defined by the Pakistanis themselves as "obscene", is changed or better yet, revoked. It was desired by the dictator Zia ul-Haq in 86, in exchange for the Islamic community’s support. But in doing so he laid the foundation for the destruction of Pakistan. This country, founded as a secular republic and neutral toward religion, has become an Islamic state that kills its own people, destroys its own social fabric and is of major concern to the international community.
The blasphemy law has become a sword of Damocles over every person’s head and especially those belonging to minorities, who are paying dearly; Christians, Ahmadis, Hindus, Muslims but also Shiites and Sunnis.
By eliminating this law - or at least curbing it – new impetus will be given to interfaith coexistence in Pakistan, to democracy and development. This will also give greater breadth to security and the international community, which views the spread of Taliban rule in a country that has nuclear weapons with concern.
We believe that the only bulwark to the growth of fundamentalism is to ensure equal coexistence between Christians and Muslims. For this reason we ask for the life of Asia Bibi to be saved. And with this we ask, we hope that Pakistan may also be saved.
Rome (AsiaNews) – At our reader’s request, AsiaNews has decided to launch an international petition to be sent to President Asif Zardari to save the life of Asia Bibi, who was sentenced to hanging for blasphemy. AsiaNews is also asking President Zardari to cancel or change the unjust blasphemy law, which kills many innocent victims and destroys coexistence in the country. We are asking you o support this initiative by sending a message to the following email: saveasiabibi@asianews.it. Or you can send a message directly to the Pakistani President: publicmail@president.gov.pk.
Our campaign is one of many being launched in Italy (with Tv2000), Pakistan, India and the United States.
Asia Bibi, a Christian woman of 45, mother of five children, was sentenced to death for blasphemy on November 7 last. A Punjab court in ruled that the woman, a farm worker, offended the Prophet Mohammed. But in reality, Asia Bibi was first insulted as "impure" (because not-Islamic), then forced to defend her Christian faith in the face of pressure from other Muslim labourers. The husband of one of them, the local imam, decided to launch charges and denounce the woman, who was first beaten, then imprisoned and finally, after one year, sentenced to death.
Asia Bibi and her husband Ashiq Masih have decided to appeal to overturn the ruling. Meanwhile, the mother now faces months of imprisonment at the mercy of prison guards or some fanatic who could kill her under the misguided belief that he is giving glory to Allah.
Up until now, the blasphemy law had not led to an execution of any accused or convicted. But 33 people charged with blasphemy were killed in prison by guards, or in the vicinity of the court. The latest such case involved two Protestant Christians, Pastor Emmanuel and his brother Rashid Sajjad, shot at point blank range as they left the court in Faisalabad on 19 July. However we can group these deaths with those killed in the massacres of entire villages, in Gojra, Korian, Kasur, Sangla Hill, where hundreds of houses belonging to Christians were burned and where women and children were killed or burned alive, just because one member of the village had been accused of blasphemy.
It is now startlingly clear that this law has become a tool in the hands of fundamentalists that pit Muslims against Christians in order to measure the extent of their power over Pakistani society. It is also clear that almost all the accusations of blasphemy are born from envy, revenge, competition, and that the arrest of the accused is but the first step to allow the expropriation of land, looting and theft.
We desperately want to save Asia Bibi. But we can not content ourselves with this alone. We must strive so that this law, defined by the Pakistanis themselves as "obscene", is changed or better yet, revoked. It was desired by the dictator Zia ul-Haq in 86, in exchange for the Islamic community’s support. But in doing so he laid the foundation for the destruction of Pakistan. This country, founded as a secular republic and neutral toward religion, has become an Islamic state that kills its own people, destroys its own social fabric and is of major concern to the international community.
The blasphemy law has become a sword of Damocles over every person’s head and especially those belonging to minorities, who are paying dearly; Christians, Ahmadis, Hindus, Muslims but also Shiites and Sunnis.
By eliminating this law - or at least curbing it – new impetus will be given to interfaith coexistence in Pakistan, to democracy and development. This will also give greater breadth to security and the international community, which views the spread of Taliban rule in a country that has nuclear weapons with concern.
We believe that the only bulwark to the growth of fundamentalism is to ensure equal coexistence between Christians and Muslims. For this reason we ask for the life of Asia Bibi to be saved. And with this we ask, we hope that Pakistan may also be saved.
Pope goes HD with Vatican's new high-definition TV
Zenit
09:36 16/11/2010
Pope to Bless New High-Definition Van
VATICAN CITY, NOV. 16, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is set to bless Vatican Television Center's new high-definition van, which will make it possible to broadcast video images of papal events in HD.
The Pontiff will bless the 45-foot-long and 13-feet-high mobile unit after the general audience on Wednesday. The Vatican says the van, which in the future will also be able to broadcast in 3D, should be up and running by Christmas.
The unit comes equipped with 16 video cameras, and has a capacity for up to 24. It cost a total of €4.5 million ($6 million), and was made possible by Sony-Italy, the Knights of Columbus and the Vatican Television Center.
According to Jesuit Father Federico Lombardi, director of the Vatican Television Center, the investment in the HD unit makes sense, given that there are more than 200 live broadcasts from the Vatican every year, "from the large celebrations in St. Peter's Square, to the angelus and the general and special audiences, to the concerts in Paul VI Hall or in the basilicas, among others."
The director also said that it was time for the Vatican to upgrade to HD capacity: "If we don't maintain an adequate level of quality and capacity, we'd be standing in the way of broadcasting images, and thus the Pope's message."
History of communication
Carl Anderson, Supreme Knight of the Knights of Columbus, said the van "represents the most recent development in the long history of the Catholic Church's work in mass communications."
He continued: "Whether it was Christ going out a short distance to sea or climbing a hill to speak to the crowds, or St. Paul at the Areopagus, or the bible being printed on the newly invented printing press, or missionaries heading by ship or horse or donkey to the farthest corners of the earth, there is an unbroken Catholic tradition of bringing Christ to the greatest number of people possible in the clearest manner available.
"It is for this is the reason that the Knights of Columbus is so happy to be able support the great communications work of the Vatican, which continues the evangelizing spirit of the Church in the modern world through the use of the best technology available. Today, the Holy See has the opportunity to reach the farthest corners of the earth through the new Areopagus -- high definition television."
Anderson also commented on the role of the Knights of Columbus in funding the technology that has helped the Vatican communicate. In 1965, the knights funded a transmitter for Vatican Radio, and since 1975 they have helped with Vatican satellite uplink and downlink costs since 1975. Also, in 1985, 1995 and 2010, the Knights of Columbus sponsored three television trucks.
The supreme knight said the organization "has been honored to help spread the message abroad as well, helping defray various media costs associated with certain Papal trips over the past several decades."
"The technology has changed," Anderson added. "The manner in which the Gospel is best brought to the world has changed. But the Good News of Jesus Christ is unchanging. Only today, that good news can be brought to a far greater audience much more quickly.
"As the Church continues to take seriously Christ’s call for us to teach all nations, it is our hope that this new technology in the service of evangelization will serve as a conduit, bringing to every corner of the earth the word of God -- presented in the most technologically clear and advanced manner that has ever been possible, and transforming the lives of countless people."
VATICAN CITY, NOV. 16, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is set to bless Vatican Television Center's new high-definition van, which will make it possible to broadcast video images of papal events in HD.
The Pontiff will bless the 45-foot-long and 13-feet-high mobile unit after the general audience on Wednesday. The Vatican says the van, which in the future will also be able to broadcast in 3D, should be up and running by Christmas.
The unit comes equipped with 16 video cameras, and has a capacity for up to 24. It cost a total of €4.5 million ($6 million), and was made possible by Sony-Italy, the Knights of Columbus and the Vatican Television Center.
According to Jesuit Father Federico Lombardi, director of the Vatican Television Center, the investment in the HD unit makes sense, given that there are more than 200 live broadcasts from the Vatican every year, "from the large celebrations in St. Peter's Square, to the angelus and the general and special audiences, to the concerts in Paul VI Hall or in the basilicas, among others."
The director also said that it was time for the Vatican to upgrade to HD capacity: "If we don't maintain an adequate level of quality and capacity, we'd be standing in the way of broadcasting images, and thus the Pope's message."
History of communication
Carl Anderson, Supreme Knight of the Knights of Columbus, said the van "represents the most recent development in the long history of the Catholic Church's work in mass communications."
He continued: "Whether it was Christ going out a short distance to sea or climbing a hill to speak to the crowds, or St. Paul at the Areopagus, or the bible being printed on the newly invented printing press, or missionaries heading by ship or horse or donkey to the farthest corners of the earth, there is an unbroken Catholic tradition of bringing Christ to the greatest number of people possible in the clearest manner available.
"It is for this is the reason that the Knights of Columbus is so happy to be able support the great communications work of the Vatican, which continues the evangelizing spirit of the Church in the modern world through the use of the best technology available. Today, the Holy See has the opportunity to reach the farthest corners of the earth through the new Areopagus -- high definition television."
Anderson also commented on the role of the Knights of Columbus in funding the technology that has helped the Vatican communicate. In 1965, the knights funded a transmitter for Vatican Radio, and since 1975 they have helped with Vatican satellite uplink and downlink costs since 1975. Also, in 1985, 1995 and 2010, the Knights of Columbus sponsored three television trucks.
The supreme knight said the organization "has been honored to help spread the message abroad as well, helping defray various media costs associated with certain Papal trips over the past several decades."
"The technology has changed," Anderson added. "The manner in which the Gospel is best brought to the world has changed. But the Good News of Jesus Christ is unchanging. Only today, that good news can be brought to a far greater audience much more quickly.
"As the Church continues to take seriously Christ’s call for us to teach all nations, it is our hope that this new technology in the service of evangelization will serve as a conduit, bringing to every corner of the earth the word of God -- presented in the most technologically clear and advanced manner that has ever been possible, and transforming the lives of countless people."
Archbishop Timothy Dolan elected president of USCB
AP
09:38 16/11/2010
BALTIMORE – In an upset, New York Archbishop Timothy Dolan elected president Tuesday of the U.S. Conference of Catholic Bishops, defeating a vice president who had been widely expected to win the job.
It is the first time since the 1960s that a sitting vice president was on the ballot for president and lost. It follows protests by some conservative Catholics against the vice president, Tucson Bishop Gerald Kicanas.
Dolan received 54 percent of the vote to 46 percent for Kicanas on the third round of balloting. Kicanas has served as vice president for a three-year term which ends this week.
Dolan's surprise victory comes at a time when church leaders are divided over how best to uphold Roman Catholic orthodoxy.
A growing number of bishops have taken a more aggressive approach, publicly denying Holy Communion to Catholic politicians who support abortion rights, warning Catholic voters they should never vote for a candidate who supports abortion rights under any circumstances and reining in prominent dissenters in their dioceses.
Kicanas has not denied Communion to any Catholic politicians and rejected calls to punish the president of the University of Notre Dame for honoring President Barack Obama, who supports abortion rights. Kicanas instead urged bishops and Catholic university presidents to start a discussion about their differences.
Partly because of Kicanas' approach, he was pilloried in the days leading up to the vote by right-wing Catholic bloggers, who urged readers to send protest faxes and leave messages for bishops at the hotel where they are meeting.
Dolan also does not outright deny the sacrament to dissenting Catholic lawmakers, but he is seen as an outspoken defender of church orthodoxy in a style favored by many theological conservatives.
It is the first time since the 1960s that a sitting vice president was on the ballot for president and lost. It follows protests by some conservative Catholics against the vice president, Tucson Bishop Gerald Kicanas.
Dolan received 54 percent of the vote to 46 percent for Kicanas on the third round of balloting. Kicanas has served as vice president for a three-year term which ends this week.
Dolan's surprise victory comes at a time when church leaders are divided over how best to uphold Roman Catholic orthodoxy.
A growing number of bishops have taken a more aggressive approach, publicly denying Holy Communion to Catholic politicians who support abortion rights, warning Catholic voters they should never vote for a candidate who supports abortion rights under any circumstances and reining in prominent dissenters in their dioceses.
Kicanas has not denied Communion to any Catholic politicians and rejected calls to punish the president of the University of Notre Dame for honoring President Barack Obama, who supports abortion rights. Kicanas instead urged bishops and Catholic university presidents to start a discussion about their differences.
Partly because of Kicanas' approach, he was pilloried in the days leading up to the vote by right-wing Catholic bloggers, who urged readers to send protest faxes and leave messages for bishops at the hotel where they are meeting.
Dolan also does not outright deny the sacrament to dissenting Catholic lawmakers, but he is seen as an outspoken defender of church orthodoxy in a style favored by many theological conservatives.
Cambodge: Des efforts toujours plus soutenus pour construire une Eglise autochtone
Eglises d'Asie
11:16 16/11/2010
Le 13 novembre dernier, lors de son installation officielle à la tête du vicariat apostolique de Phnom Penh, Mgr Olivier Schmitthaeusler (1), prêtre de la société des Missions Etrangères de Paris (MEP), a réaffirmé la priorité que l’Eglise catholique au Cambodge accordait. ..
... à la formation d’un clergé autochtone. « Nous devons construire une Eglise locale (...) et aider les jeunes catholiques à répondre à l’appel de Dieu », a déclaré le prélat devant une foule de plus d’un millier de personnes, rassemblée dans l’église St-Joseph à Phnom Penh, principal lieu de culte catholique du Cambodge (2).
Depuis une vingtaine d’années, l’Eglise catholique au Cambodge, qui avait été presque totalement anéantie par les Khmers rouges et la guerre civile, renaît progressivement de ses cendres. Sous une apparente lenteur, sa reconstruction fait montre d’un singulier dynamisme; avec quelque 20 000 fidèles (dont 7 000 Khmers et le double de Vietnamiens), cinq jeunes prêtres récemment ordonnés et six séminaristes, la communauté catholique autochtone se développe, petite minorité au sein d’une société à 95 % bouddhiste. Mais aujourd’hui, sur plus d’une vingtaine de prêtres actifs dans le vicariat apostolique de Phnom Penh, seuls deux sont cambodgiens.
« Il faut réaliser que, pour ces futurs prêtres, une formation d’une dizaine d’années est nécessaire, sans compter qu’en amont de la formation, il y a un travail de pastorale des vocations », explique le P. Bruno Cosme, joint au téléphone par Eglises d’Asie, ce 16 novembre 2010. Prêtre des Missions Etrangères de Paris, il vient tout juste de quitter ses fonctions de recteur du grand séminaire de Phnom Penh pour devenir curé de l’église St-Joseph (6 500 paroissiens, soit la moitié de la communauté catholique du vicariat). Jusqu’en 2006, il a également dirigé le service des vocations et a suivi les premiers pas de l’Eglise cambodgienne renaissante. Il témoigne du défi que représente pour ces jeunes prêtres le fait d’avancer comme des pionniers de l’Eglise catholique au Cambodge tout en étant des modèles pour les générations suivantes et les jeunes qui les entourent.
« Nous avons créé en 1999 un groupe d’accompagnement pour ceux qui se posent la question du sacerdoce, avec un cheminement qui varie entre deux ans et plus, précise le P. Cosme. Les six séminaristes que nous avons actuellement sont tous passés par ce groupe; c’est le signe que cela marche bien, mais en aucun cas nous ne voulons forcer les choses et parfois même, nous leur conseillons de prendre encore une année de réflexion supplémentaire. »
Cette croissance, lente mais appuyée sur une formation solide (3) et une foi éprouvée, se heurte parfois à l’apostolat plus agressif de nombreuses Eglises protestantes dont le développement est aujourd’hui exponentiel, avec plus de 350 000 fidèles revendiqués.
Conséquences de ces méthodes d’évangélisations souvent controversées, un certain mécontentement est récemment apparu parmi les populations bouddhistes qui font facilement l’amalgame entre les chrétiens de différentes confessions. « Nos missions et nos perspectives sont différentes, reconnaît le P. Cosme. L’Eglise catholique au Cambodge a toujours montré la plus grande attention à respecter la langue et la culture ainsi que le bouddhisme. » Signe tangible des bonnes relations que l’Eglise entretient avec la société cambodgienne, Min Khin, ministre des Cultes et des Religions, était présent, le 13 novembre, lors de l’installation de Mgr Schmitthaeusler; le ministre a tenu à remercier officiellement le prélat des services rendus « aux Cambodgiens défavorisés », notamment dans les domaines de l’éducation et de la santé (4).
« Notre mission d’enseignement ne s’arrête pas à la catéchèse ou à la formation à la foi, mais s’étend à l’ensemble de l’éducation... de la maternelle à l’enseignement supérieur (...). Tout comme elle s’investit entièrement dans la formation de ses prêtres et de ses fidèles – parmi lesquels les jeunes et les catéchistes demandent une attention toute particulière –, l’Eglise ne ménage pas ses efforts pour les écoles et l’éducation générale; c’est également une priorité dans un pays où le taux d’analphabétisme dépasse les 25 % », conclut le P. Cosme (5).
(1) Le 20 mars 2010, Mgr Olivier Schmitthaeusler a été ordonné évêque coadjuteur de Phnom Penh; il a succédé à Mgr Emile Destombes (MEP), dont la démission pour raisons de santé a été acceptée par le pape le 1er octobre 2010.
(2) La communauté catholique du Cambodge est organisée en trois juridictions: le vicariat apostolique de Phnom Penh et les deux préfectures apostoliques de Battambang et de Kompong Cham.
(3) L’Eglise au Cambodge a voulu relever le défi d’offrir à ses séminaristes, malgré leur très petit nombre, la même qualité de formation et le même cursus que ceux des différents séminaires d’Asie. Après un premier diplôme de philosophie obtenu à l’université, le cycle de théologie (qui ouvre cette année) est dispensé en langue khmère par neuf enseignants en cycle annuel de cours ou en sessions (comme celle assurée cette année par le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong).
(4) Ucanews, 15 novembre 2010.
(5) Pour en savoir plus, voir le dossier EDA 395: « L’Eglise du Cambodge et la formation des séminaristes », par le P. Bruno Cosme, MEP
(Source: Eglises d'Asie, 16 novembre 2010)
... à la formation d’un clergé autochtone. « Nous devons construire une Eglise locale (...) et aider les jeunes catholiques à répondre à l’appel de Dieu », a déclaré le prélat devant une foule de plus d’un millier de personnes, rassemblée dans l’église St-Joseph à Phnom Penh, principal lieu de culte catholique du Cambodge (2).
Depuis une vingtaine d’années, l’Eglise catholique au Cambodge, qui avait été presque totalement anéantie par les Khmers rouges et la guerre civile, renaît progressivement de ses cendres. Sous une apparente lenteur, sa reconstruction fait montre d’un singulier dynamisme; avec quelque 20 000 fidèles (dont 7 000 Khmers et le double de Vietnamiens), cinq jeunes prêtres récemment ordonnés et six séminaristes, la communauté catholique autochtone se développe, petite minorité au sein d’une société à 95 % bouddhiste. Mais aujourd’hui, sur plus d’une vingtaine de prêtres actifs dans le vicariat apostolique de Phnom Penh, seuls deux sont cambodgiens.
« Il faut réaliser que, pour ces futurs prêtres, une formation d’une dizaine d’années est nécessaire, sans compter qu’en amont de la formation, il y a un travail de pastorale des vocations », explique le P. Bruno Cosme, joint au téléphone par Eglises d’Asie, ce 16 novembre 2010. Prêtre des Missions Etrangères de Paris, il vient tout juste de quitter ses fonctions de recteur du grand séminaire de Phnom Penh pour devenir curé de l’église St-Joseph (6 500 paroissiens, soit la moitié de la communauté catholique du vicariat). Jusqu’en 2006, il a également dirigé le service des vocations et a suivi les premiers pas de l’Eglise cambodgienne renaissante. Il témoigne du défi que représente pour ces jeunes prêtres le fait d’avancer comme des pionniers de l’Eglise catholique au Cambodge tout en étant des modèles pour les générations suivantes et les jeunes qui les entourent.
« Nous avons créé en 1999 un groupe d’accompagnement pour ceux qui se posent la question du sacerdoce, avec un cheminement qui varie entre deux ans et plus, précise le P. Cosme. Les six séminaristes que nous avons actuellement sont tous passés par ce groupe; c’est le signe que cela marche bien, mais en aucun cas nous ne voulons forcer les choses et parfois même, nous leur conseillons de prendre encore une année de réflexion supplémentaire. »
Cette croissance, lente mais appuyée sur une formation solide (3) et une foi éprouvée, se heurte parfois à l’apostolat plus agressif de nombreuses Eglises protestantes dont le développement est aujourd’hui exponentiel, avec plus de 350 000 fidèles revendiqués.
Conséquences de ces méthodes d’évangélisations souvent controversées, un certain mécontentement est récemment apparu parmi les populations bouddhistes qui font facilement l’amalgame entre les chrétiens de différentes confessions. « Nos missions et nos perspectives sont différentes, reconnaît le P. Cosme. L’Eglise catholique au Cambodge a toujours montré la plus grande attention à respecter la langue et la culture ainsi que le bouddhisme. » Signe tangible des bonnes relations que l’Eglise entretient avec la société cambodgienne, Min Khin, ministre des Cultes et des Religions, était présent, le 13 novembre, lors de l’installation de Mgr Schmitthaeusler; le ministre a tenu à remercier officiellement le prélat des services rendus « aux Cambodgiens défavorisés », notamment dans les domaines de l’éducation et de la santé (4).
« Notre mission d’enseignement ne s’arrête pas à la catéchèse ou à la formation à la foi, mais s’étend à l’ensemble de l’éducation... de la maternelle à l’enseignement supérieur (...). Tout comme elle s’investit entièrement dans la formation de ses prêtres et de ses fidèles – parmi lesquels les jeunes et les catéchistes demandent une attention toute particulière –, l’Eglise ne ménage pas ses efforts pour les écoles et l’éducation générale; c’est également une priorité dans un pays où le taux d’analphabétisme dépasse les 25 % », conclut le P. Cosme (5).
(1) Le 20 mars 2010, Mgr Olivier Schmitthaeusler a été ordonné évêque coadjuteur de Phnom Penh; il a succédé à Mgr Emile Destombes (MEP), dont la démission pour raisons de santé a été acceptée par le pape le 1er octobre 2010.
(2) La communauté catholique du Cambodge est organisée en trois juridictions: le vicariat apostolique de Phnom Penh et les deux préfectures apostoliques de Battambang et de Kompong Cham.
(3) L’Eglise au Cambodge a voulu relever le défi d’offrir à ses séminaristes, malgré leur très petit nombre, la même qualité de formation et le même cursus que ceux des différents séminaires d’Asie. Après un premier diplôme de philosophie obtenu à l’université, le cycle de théologie (qui ouvre cette année) est dispensé en langue khmère par neuf enseignants en cycle annuel de cours ou en sessions (comme celle assurée cette année par le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong).
(4) Ucanews, 15 novembre 2010.
(5) Pour en savoir plus, voir le dossier EDA 395: « L’Eglise du Cambodge et la formation des séminaristes », par le P. Bruno Cosme, MEP
(Source: Eglises d'Asie, 16 novembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mái trường tình thương cho trẻ em nghèo tại Phan Rí Cửa
Hồng Hương
00:21 16/11/2010
Từ ước mơ xóa mù chữ cho trẻ em
Trường Tình Thương tại Phan Rí Cửa hiện đang là nơi học tập của gần 100 em học sinh nghèo. Trường được bố trí khá nghiêm túc từ lớp 1 đến lớp 5. Từ năm 2006, trường dạy theo chương trình phổ thông hiện hành hệ 12 năm. Theo lời thuật lại của Linh mục Âu-tinh Nguyễn Văn Lạc, cha xứ Phan Rí Cửa đồng thời là Hiệu trưởng trường, thì trường Tình Thương khởi đầu được hình thành từ nỗi khắc khoải về cái học của một nữ giáo dân đối với những trẻ em nghèo, trẻ em cơ nhỡ ở đây. Người đó là cô Nguyễn Thị Phương Anh, hiện là Hiệu Phó của trường.
Trường Tình Thương đi vào hoạt động ngày một tốt đẹp với sự nỗ lực dạy và học của thầy và trò. Bất chấp cuộc sống vô vàn khó khăn, chuyện các em nhịn đói đến lớp là “chuyện thường ngày” ở trường, nhưng tinh thần cầu tiến và niềm khao khát được đi học đã giúp các em chăm chỉ đến lớp và có gắng học tập.
Năm học 2004-2005, Tình Thương chính thức trở thành Trường Tiểu Học hoàn chỉnh thực hiện dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào Tạo với đội ngũ 6 giáo viên và 101 học sinh. Ước mơ của cô giáo Anh và cha Tiến ngày nào giờ đây đã thành hiện thực. Đám trẻ đến trường với nụ cười rạng rỡ trên môi mang theo bao ước mơ và kỳ vọng con mình có được cái chữ hầu tương lai có thể thoát khỏi cái nghèo của cha mẹ chúng.
và những ước mơ đang viết tiếp
Khi chúng tôi đến trường thì đang giờ học. Dưới cái nóng như thiêu đốt của trời Phan Rí Cửa, cô trò cả 5 lớp vẫn cặm cụi học bài. Chiếc quạt trần cũ kỹ từ thời Pháp thuộc không làm giảm không khí nóng nực của lớp. Tâm sự với chúng tôi, cô Phượng, cô Thanh, cô Trang- những người gắn bó với ngôi trường này- vui mừng khoe rằng có nhiều em nhờ học ở đây mà biết chữ, biết làm toán và sau đó chuyển đến các trường công vẫn có thể theo học kịp bạn bè. Con số hiếm hoi 5 em tốt nghiệp lớp 9, em Nguyễn Thanh Phong vừa đậu tú tài và em Nguyễn Thị Kiều là học sinh giỏi lớp 7 trường Trần Quốc Toản là sự khích lệ và là thành quả đáng trân trọng mà những cô giáo luôn mong đợi. Còn đa phần học lớp 5 xong là các em buộc phải nghỉ học để phụ giúp gia đình.
Rời mái trường đặc biệt này, vọng lại những tiếng ê a đọc bài xen trong lời giảng ấm áp của các cô giáo, chúng tôi cảm nhận một niềm vui mênh mang bởi nơi đây là sự gặp gỡ giữa đạo và đời. Dưới bóng mát của thánh ngôi đường, đám học trò mà 90% là lương dân đang được các cô giáo Công giáo tận tình dạy dỗ. Chúng tôi tin chắc khi lớn lên, dù ở phương trời nào, các em sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm về những ngày tuổi thơ học hành chăm chỉ dưới mái trường đầy ắp Tình Thương, những giờ đùa vui dưới bóng mát thánh đường nơi miền đất nắng gió Phan Rí Cửa thân yêu này. Và nỗi trăn trở của vị linh mục Hiệu trưởng là muốn giúp các em có điều kiện học hành tốt hơn, có cơ hội học cao hơn luôn canh cánh trong lòng chúng tôi..
Thánh lễ tạ ơn và Khánh thành Nhà sinh hoạt Phụng vụ Giáo lý GX Bùi Phát
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
08:59 16/11/2010
SAIGÒN - Vào lúc 09h30 Chúa nhật ngày 14 tháng 11 năm 2010, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về thăm mục vụ và chủ sự thánh lễ tạ ơn khánh thành nhà sinh hoạt - phụng vụ – giáo lý tại Giáo xứ Bùi Phát hạt Tân Định. Cha Giuse Đinh Tất Quý chánh xứ, hai Cha Phụ tá Đaminh Lâm Quang Khánh, Cha Gioan Nguyễn Vĩnh Lộc, Cha Hạt Trưởng Xóm Mới Đaminh Đinh Ngọc Lễ, cùng 9 Cha khách đã long trọng hiệp dâng thánh lễ đồng tế với khoảng 400 giáo dân tham dự.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phụ tá, Cha Giuse chánh xứ Bùi Phát, ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cắt băng khánh thành nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý. Tiếp đến Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý trong không khí hân hoan với tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn dân Chúa.
Trong bài giảng của Đức Cha Phêrô, Ngài đã nói việc Giáo xứ Bùi Phát chọn ngày lễ mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, để khánh thành nhà sinh hoạt, phụng vụ, giáo lý, là một điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý nghĩa là bởi vì giúp chúng ta ý thức rằng Giáo xứ này xây dựng một ngôi nhà mới, khang trang, đẹp đẽ như thế không phải là để khoe trương, không phải là để chạy theo thời, mà là để cộng tác vào việc giáo dục đức tin cho thế hệ tương lai, là để quan tâm đến việc đào sâu đời sống thờ phượng, đời sống đức tin của anh chị em tín hữu trong Giáo xứ.
Sau bài giảng, Đức Cha Phụ tá trao Ủy Nhiệm Thư cho các Tân Viên Chức trong nhiệm kỳ mới 2010 – 2014.
Thánh lễ kết thúc, Đức Cha, quý Cha, quý sơ, quý khách đã chung vui bữa tiệc đầm ấm với Giáo xứ.
Nguyện xin Chúa trả công bội hậu và ban nhiều hồng phúc cho Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ tá, quý Cha, quý sơ, quý ân nhân trong xứ đã cầu nguyện, giúp đỡ Giáo xứ Bùi Phát hoàn thành nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý.
ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TRÌNH NHÀ SINH HOẠT – PHỤNG VỤ – GIÁO LÝ
Được khởi công ngày 30/10/2004. Sau 06 năm, nhờ sự ý thức và đóng góp tích cực vật chất của tất cả mọi gia đình trong Giáo xứ Bùi Phát, và thi công hôm nay công trình nhà giáo lý – phụng vụ – sinh hoạt đã hoàn thành, gồm hai khối:
Khối A: là trường Hoa Tình Thương là các lớp Mẫu Giáo diện tích sử dụng 1048 m2, kinh phí xây dựng 1.791.800.000 Đồng (một tỷ bảy trăm chín mươi mốt triệu tám trăm ngàn đồng) do các Dòng Đức Mẹ Lên Trời đảm trách.
Khối B: nhà sinh hoạt Giáo xứ, diện tích sử dụng 8.160 m2 với kinh phí 8.405.726.970 đồng ( tám tỷ bốn trăm lẻ năm triệu bảy trăm hai mươi sáu ngàn chín trăm bảy chục đồng) gồm:
Nhà xứ, phòng họp, phòng khách.
Nhà Nguyện.
Nhà Chầu Thánh Thể.
8 phòng Giáo lý.
1 phòng sinh hoạt 200 người.
1 hội trường.
1hoa viên.
Nhà giáo lý – phụng vụ – sinh hoạt của Giáo xứ Bùi Phát là nơi bồi dưỡng Đức tin, là nơi đào tạo thế hệ trẻ có nền tảng giáo lý Đức tin, là nơi hội họp, gặp gỡ, chia sẻ của mọi thành phần gia đình dân Chúa trong Giáo xứ và trong Giáo hạt.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phụ tá, Cha Giuse chánh xứ Bùi Phát, ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cắt băng khánh thành nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý. Tiếp đến Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức làm phép nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý trong không khí hân hoan với tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn dân Chúa.
Trong bài giảng của Đức Cha Phêrô, Ngài đã nói việc Giáo xứ Bùi Phát chọn ngày lễ mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, để khánh thành nhà sinh hoạt, phụng vụ, giáo lý, là một điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý nghĩa là bởi vì giúp chúng ta ý thức rằng Giáo xứ này xây dựng một ngôi nhà mới, khang trang, đẹp đẽ như thế không phải là để khoe trương, không phải là để chạy theo thời, mà là để cộng tác vào việc giáo dục đức tin cho thế hệ tương lai, là để quan tâm đến việc đào sâu đời sống thờ phượng, đời sống đức tin của anh chị em tín hữu trong Giáo xứ.
Sau bài giảng, Đức Cha Phụ tá trao Ủy Nhiệm Thư cho các Tân Viên Chức trong nhiệm kỳ mới 2010 – 2014.
Thánh lễ kết thúc, Đức Cha, quý Cha, quý sơ, quý khách đã chung vui bữa tiệc đầm ấm với Giáo xứ.
Nguyện xin Chúa trả công bội hậu và ban nhiều hồng phúc cho Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ tá, quý Cha, quý sơ, quý ân nhân trong xứ đã cầu nguyện, giúp đỡ Giáo xứ Bùi Phát hoàn thành nhà sinh hoạt – phụng vụ – giáo lý.
ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TRÌNH NHÀ SINH HOẠT – PHỤNG VỤ – GIÁO LÝ
Được khởi công ngày 30/10/2004. Sau 06 năm, nhờ sự ý thức và đóng góp tích cực vật chất của tất cả mọi gia đình trong Giáo xứ Bùi Phát, và thi công hôm nay công trình nhà giáo lý – phụng vụ – sinh hoạt đã hoàn thành, gồm hai khối:
Khối A: là trường Hoa Tình Thương là các lớp Mẫu Giáo diện tích sử dụng 1048 m2, kinh phí xây dựng 1.791.800.000 Đồng (một tỷ bảy trăm chín mươi mốt triệu tám trăm ngàn đồng) do các Dòng Đức Mẹ Lên Trời đảm trách.
Khối B: nhà sinh hoạt Giáo xứ, diện tích sử dụng 8.160 m2 với kinh phí 8.405.726.970 đồng ( tám tỷ bốn trăm lẻ năm triệu bảy trăm hai mươi sáu ngàn chín trăm bảy chục đồng) gồm:
Nhà xứ, phòng họp, phòng khách.
Nhà Nguyện.
Nhà Chầu Thánh Thể.
8 phòng Giáo lý.
1 phòng sinh hoạt 200 người.
1 hội trường.
1hoa viên.
Nhà giáo lý – phụng vụ – sinh hoạt của Giáo xứ Bùi Phát là nơi bồi dưỡng Đức tin, là nơi đào tạo thế hệ trẻ có nền tảng giáo lý Đức tin, là nơi hội họp, gặp gỡ, chia sẻ của mọi thành phần gia đình dân Chúa trong Giáo xứ và trong Giáo hạt.
Khóa học Phương Pháp Trứng Rụng Billings nâng cao tại TGP Sài Gòn
Hạnh Thương
21:13 16/11/2010
Khóa học Phương Pháp Trứng Rụng Billings nâng cao tại TGP Sài Gòn
Nằm trong chương trình hỗ trợ 3 năm cho Việt Nam của tổ chức WOOMB Quốc Tế, trong 3 ngày từ 13 đến 15/11/2010, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức Khóa học Phương Pháp Trứng Rụng Billings nâng cao do các giảng viên cao cấp từ Úc sang hướng dẫn.
WOOMB International (World Organisation of the Ovulation Method Billings) có trụ sở đặt tại Melbourne, Australia, là tổ chức do ông bà Bác Sĩ Billings sáng lập. Đây là tổ chức cổ võ cho Phương Pháp Trứng Rụng Billings, một phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên đã được Giáo Hội Công Giáo ủng hộ, dành cho các cặp vợ chồng muốn trì hoãn thụ thai, nhưng đồng thời cũng giúp cho các cặp vợ chồng muốn có con lành mạnh, nhất là giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể thụ thai và theo dõi sức khỏe của cơ quan sinh sản. Đây là phương pháp của Tình Yêu khi khuyến khích cả hai vợ chồng cùng tham gia vào việc tìm hiểu chu kỳ sinh sản của người nữ để cổ võ cho nền văn hóa sự sống qua việc sinh sản có trách nhiệm và giáo dục con cái.
Xem hình khóa học
Khóa học đã quy tụ được khoảng hơn 80 học viên là những người đang cộng tác vào các công việc mục vụ hôn nhân gia đình trong các giáo phận, giáo xứ, về chăm sóc sức khỏe y tế. Ngoài các học viên tại Sài Gòn còn có những học viên đến từ các tỉnh xa như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình Dương, Buôn Mê Thuột,… thuộc tổ chức WOOMB Việt Nam.
Bằng tất cả kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, các nữ chuyên viên Joan Clemens, Gillian Barker và Bác sĩ Liên On, đã truyền thụ những kiến thức rất sâu về vấn đề chất tiết cũng như các kích thích tố, nội tiết tố ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của người phụ nữ như thế nào, cũng như nhận biết thời gian nào là thời gian trứng rụng (bằng cách nhận biết ngày đỉnh của mình, thông qua các biểu đồ ghi chép hàng ngày của người nữ). Để các học viên hiểu được chu kỳ một cách sâu sắc hơn, rõ ràng hơn dù với thời gian rất ngắn, các chuyên viên đã dùng tất cả các kỹ năng để truyền đạt sâu sắc đến cho các học viên đủ mọi trình độ, thông qua các biểu đồ ghi chép hàng ngày của người nữ bằng cách cảm nhận và quan sát chất tiết của người nữ.
Trong khóa học nâng cao này, các giảng viên đã hướng dẫn làm biểu đồ chu kỳ đồng thời với đường biểu diễn nội tiết tố, kích thích tố, đưa ra câu trả lời chính xác và đúng đắn nhất để người học cảm thấy rất an tâm và rất thoải mái khi đưa ra nhận định để trả lời cho các học viên mà mình sẽ hướng dẫn sau này.
Trong lời cảm ơn các giảng viên, một Bác là học viên nam đã nói lên cảm nhận của mình khi được tham gia khóa học: “Các cô đã đưa đến cho chúng tôi niềm cảm mến sâu xa khi cho những học viên Nam chúng tôi cảm nhận được rằng với tư cách là người chồng trong gia đình, cảm thấy thương vợ, mến vợ, cảm thấy được bàn tay kỳ diệu của Tạo Hóa đã làm nơi người phụ nữ, làm nảy sinh tâm trạng mến yêu và tôn trọng người bạn đời của chúng tôi hơn. Các cô đã nhiệt huyết trình bày cho chúng tôi phương pháp luôn luôn mở rộng ra đón nhận con cái như là sức sống mới mà Thánh Thần ân ban cho để hoàn thành sứ mạng hiệp nhất và đón nhận sức sống mới trong tình yêu phong nhiêu mà Thiên Chúa ban cho chúng tôi. Với sự tin tưởng rằng trong sự hiệp nhất mà tất cả các cô đã truyền thụ, cũng như với sự nỗ lực bản thân của những người anh chị em chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng để những kiến thức cơ bản mà các cô đã truyền đạt, cùng với việc tìm hiểu thêm, chúng tôi sẽ an tâm hơn, vững vàng hơn trong công việc phục vụ của mình”.
Chiều Chúa Nhật 14/11/2010, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng như để tỏ lòng cảm ơn phái đoàn WOOMB quốc tế. Trong bài giảng ngài nói rằng sống phúc tử đạo ngày nay là sống chứng nhân giữa những chống đối của những người chung quanh không sống đức tin. Các giảng viên cũng như các học viên đã sống chứng nhân khi cùng nhau loan truyền phong trào WOOMB nơi xứ đạo mà mình phục vụ.
Trưa thứ Ba 16/11, trong bữa cơm thân mật tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã cám ơn tổ chức WOOMB đã và còn sẽ góp phần làm phát triển nền văn hóa sự sống ở Việt Nam.
Ước mong phương pháp Billings sẽ được nhân rộng khắp nơi đến cho mọi gia đình như một Hồng Ân, một quà tặng mà Thiên Chúa đã gởi đến cho mỗi gia đình.
Trang web của WOOMB Quốc Tế: http://www.woomb.org/bom/index_vn.html
Sài gòn, ngày 16/11/2010,
Hạnh Thương
Nằm trong chương trình hỗ trợ 3 năm cho Việt Nam của tổ chức WOOMB Quốc Tế, trong 3 ngày từ 13 đến 15/11/2010, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức Khóa học Phương Pháp Trứng Rụng Billings nâng cao do các giảng viên cao cấp từ Úc sang hướng dẫn.
WOOMB International (World Organisation of the Ovulation Method Billings) có trụ sở đặt tại Melbourne, Australia, là tổ chức do ông bà Bác Sĩ Billings sáng lập. Đây là tổ chức cổ võ cho Phương Pháp Trứng Rụng Billings, một phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên đã được Giáo Hội Công Giáo ủng hộ, dành cho các cặp vợ chồng muốn trì hoãn thụ thai, nhưng đồng thời cũng giúp cho các cặp vợ chồng muốn có con lành mạnh, nhất là giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể thụ thai và theo dõi sức khỏe của cơ quan sinh sản. Đây là phương pháp của Tình Yêu khi khuyến khích cả hai vợ chồng cùng tham gia vào việc tìm hiểu chu kỳ sinh sản của người nữ để cổ võ cho nền văn hóa sự sống qua việc sinh sản có trách nhiệm và giáo dục con cái.
Xem hình khóa học
Khóa học đã quy tụ được khoảng hơn 80 học viên là những người đang cộng tác vào các công việc mục vụ hôn nhân gia đình trong các giáo phận, giáo xứ, về chăm sóc sức khỏe y tế. Ngoài các học viên tại Sài Gòn còn có những học viên đến từ các tỉnh xa như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình Dương, Buôn Mê Thuột,… thuộc tổ chức WOOMB Việt Nam.
Bằng tất cả kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, các nữ chuyên viên Joan Clemens, Gillian Barker và Bác sĩ Liên On, đã truyền thụ những kiến thức rất sâu về vấn đề chất tiết cũng như các kích thích tố, nội tiết tố ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của người phụ nữ như thế nào, cũng như nhận biết thời gian nào là thời gian trứng rụng (bằng cách nhận biết ngày đỉnh của mình, thông qua các biểu đồ ghi chép hàng ngày của người nữ). Để các học viên hiểu được chu kỳ một cách sâu sắc hơn, rõ ràng hơn dù với thời gian rất ngắn, các chuyên viên đã dùng tất cả các kỹ năng để truyền đạt sâu sắc đến cho các học viên đủ mọi trình độ, thông qua các biểu đồ ghi chép hàng ngày của người nữ bằng cách cảm nhận và quan sát chất tiết của người nữ.
Trong khóa học nâng cao này, các giảng viên đã hướng dẫn làm biểu đồ chu kỳ đồng thời với đường biểu diễn nội tiết tố, kích thích tố, đưa ra câu trả lời chính xác và đúng đắn nhất để người học cảm thấy rất an tâm và rất thoải mái khi đưa ra nhận định để trả lời cho các học viên mà mình sẽ hướng dẫn sau này.
Trong lời cảm ơn các giảng viên, một Bác là học viên nam đã nói lên cảm nhận của mình khi được tham gia khóa học: “Các cô đã đưa đến cho chúng tôi niềm cảm mến sâu xa khi cho những học viên Nam chúng tôi cảm nhận được rằng với tư cách là người chồng trong gia đình, cảm thấy thương vợ, mến vợ, cảm thấy được bàn tay kỳ diệu của Tạo Hóa đã làm nơi người phụ nữ, làm nảy sinh tâm trạng mến yêu và tôn trọng người bạn đời của chúng tôi hơn. Các cô đã nhiệt huyết trình bày cho chúng tôi phương pháp luôn luôn mở rộng ra đón nhận con cái như là sức sống mới mà Thánh Thần ân ban cho để hoàn thành sứ mạng hiệp nhất và đón nhận sức sống mới trong tình yêu phong nhiêu mà Thiên Chúa ban cho chúng tôi. Với sự tin tưởng rằng trong sự hiệp nhất mà tất cả các cô đã truyền thụ, cũng như với sự nỗ lực bản thân của những người anh chị em chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng để những kiến thức cơ bản mà các cô đã truyền đạt, cùng với việc tìm hiểu thêm, chúng tôi sẽ an tâm hơn, vững vàng hơn trong công việc phục vụ của mình”.
Chiều Chúa Nhật 14/11/2010, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng như để tỏ lòng cảm ơn phái đoàn WOOMB quốc tế. Trong bài giảng ngài nói rằng sống phúc tử đạo ngày nay là sống chứng nhân giữa những chống đối của những người chung quanh không sống đức tin. Các giảng viên cũng như các học viên đã sống chứng nhân khi cùng nhau loan truyền phong trào WOOMB nơi xứ đạo mà mình phục vụ.
Trưa thứ Ba 16/11, trong bữa cơm thân mật tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã cám ơn tổ chức WOOMB đã và còn sẽ góp phần làm phát triển nền văn hóa sự sống ở Việt Nam.
Ước mong phương pháp Billings sẽ được nhân rộng khắp nơi đến cho mọi gia đình như một Hồng Ân, một quà tặng mà Thiên Chúa đã gởi đến cho mỗi gia đình.
Trang web của WOOMB Quốc Tế: http://www.woomb.org/bom/index_vn.html
Sài gòn, ngày 16/11/2010,
Hạnh Thương
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lên Núi Nebo và Tabo
Sr. Minh Du
06:23 16/11/2010
Rồi tôi lên núi Nebo, nơi Môsê đứng nhìn về đất hứa. Đồng bằng Giêricô màu mỡ trong tầm mắt. Bản đồ chỉ rằng chỉ còn 26 cây số nữa là vào đến thành Giêricô. Một phần thưởng tuyệt vời của Thiên Chúa sau 40 năm nhọc nhằn và lầm lũi trong sa mạc, trải qua gần hai thế hệ. Rồi sáng nay đọc Thánh Vịnh, câu điệp ca nói rằng; “Ước gì chúng ta được nghe tiếng Chúa để được vào chốn yên nghỉ của Người.” Cho thấy lòng dân mong chờ biết bao niềm vui được ở gần bên Chúa.
Câu Thánh Vịnh này lại nhắc cho khách hành hương ngày lên núi Tabor, núi Biến Hình. Đường lên núi thật đẹp. Người ta làm đường bên những sườn núi, xe buýt lớn không lên được, mọi người phải ngồi chờ ở trạm đi taxi lên, mỗi xe chỉ chở được khoảng tám hay chín người. Chúng tôi cũng chờ như bao đoàn hành hương khác. Giữa những người đang chờ đợi này có một đoàn rất đặc biệt, đó là những gia đình người Pháp họ đi chung với nhau mang theo cả con cái, một bầu đoàn thê tử đủ cả. Bọn trẻ cùng cha mẹ chúng bắt đầu ca hát, mới đầu chỉ những bài hát tiếng Pháp, rồi sau đó duyên nợ thế nào bọn trẻ đến gọi chúng tôi nhập cuộc, thế là cùng hát. Tiếng Pháp tôi đâu có biết, hai chị em chúng tôi hát tiếng Việt… mọi người chẳng hiểu gì ( chắc chắn rồi !), nhưng nhìn ánh mắt của họ và nhìn vào cách của họ cảm nhận qua tiếng vỗ tay tôi thấy thật gần để đến với nhau qua âm nhạc. Không những hát mà còn múa cộng đồng với nhau nữa… niềm vui tràn ngập trên lưng chừng đồi Taborê. Rồi cũng đến giờ lên núi, chia tay với bọn trẻ. Hai tiếng đồng hồ chờ đợi thật nhanh, hành hương để cùng đi, để cùng gặp gỡ và chia sẻ… có lẽ Chúa cũng chỉ mong hành hương là như thế mà thôi. Cho nhau niềm vui, thế là đủ. Đường lên núi gấp khúc, những khuỷu tay này nối tiếp khuỷu tay kia trên đường lên núi. Đèo Ngoạn Mục ở Đà Lạt chẳng ăn thua gì với con đường này. Dưới kia thung lung phì nhiêu và màu mỡ, trên này mây trắng giăng lưng chừng…
Rồi tôi cũng được đến nơi Môisê, Êlia và Thầy Giêsu gặp nhau, được dâng thánh lễ trên đồi lộng gió. Đi tìm bước chân nào Thầy còn để lại đâu đây. Và thoang thoảng trong gió, nghe đâu đây như có lời mời gọi ở lại của Phêrô.Nhìn quanh để coi ai là người được Chúa Cha chúc phúc với lời: Đây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng…Có lẽ lời yêu thương này Cha không chỉ nói với một mình Giêsu mà với cả loài người mà Cha đã dựng nên. Rồi như người trong mơ giữa cảnh tiên bồng này. Tôi như thấy Phêrô hấp tấp, cuống quýt, líu ríu chậy tới hối hả nói còn chờ gì nữa mà không xin dựng lều ở đây. “Ước gì chúng ta được nghe tiếng Chúa để được vào chốn yên nghỉ của Người.” Có lẽ mọi người đã nghe được tiếng mời gọi của Ngài nên trên đường xuống núi tôi bắt gặp khách hành hương líu ríu cười nói trong nhau. Và mọi người bình an ra về như cùng được Đức Giêsu đồng hành trên đường xuống núi như các môn đệ xưa.
Văn Hóa
Người bị quỷ ám ở Ghê-ra-sa
Ngô xuân Tịnh
18:29 16/11/2010
Lc 8 26-38
*
Đức Giê-su và các môn đệ
Sang tới bờ bên kia Biển hồ
Là vùng đất Ghê-ra-sa
Người và môn đệ vừa ra khỏi thuyền
*
Ngay lập tức từ triền mồ mả
Có một người tất tả chạy ra
Anh nầy hung dữ quỷ ma
Thần ô uế ám tiến ra đón Người
*
Một thanh niên sống nơi mồ mả
Mọi khả năng kiềm chế tiêu tan
Ngay gông cùm với xích xiềng
Anh đều bẻ gãy đập tan dễ dàng
*
Suốt ngày đêm tìm đường quậy phá
Trong mồ mả tru tréo kêu la
Nhiều khi lấy đá để mà
Đập vào mình mẩy hét la kinh hoàng
*
Anh thấy Chúa đàng xa đi lại
Liền chạy đến bái lạy và thưa:
"Lạy Giê-su con Chúa tối cao
Chúng tôi nào có can gì đến ông
*
Nhân danh Chúa tôi xin ông hãy
Đừng ra tay làm hại tôi đây"
Chúa liền bảo nó như vầy:
"Thần ô uế hãy người nầy xuất ra"
*
Người tiếp tục điều tra lý lịch:
"Tên của ngươi đích thực là gì ?"
Nó bèn đáp lại tức thì
-"Đạo binh" bởi chúng rất chi đông loài
*
Nó khẩn nài Chúa đừng đuổi chúng
Ra khỏi vùng lãnh thổ ở đây
Sẵn đây có đám heo bầy
Còn đang ăn cỏ ở Tây sườn đồi
*
Thần ô uế nài thưa với Chúa:
"Cho chúng tôi ùa nhập heo kia"
Người cho phép chúng thế là
Hai ngàn heo vội chạy sà biển sâu
*
Người chăn heo vắt hèo mà chạy
Vào thành, làng la tấy báo tin
Từ đầu đến cuối mắt nhìn
Bao nhiêu sự việc thất kinh vừa rồi
*
Dân ào ào đến cùng với Chúa
Thấy anh chàng một thủa khiếp kinh
Đã từng quỷ nhập vào mình
Đàng hoàng tỉnh táo hiền lành ngồi đây
*
Người chứng kiến với đầy kinh ngạc
Kể cho họ các việc xảy ra
Người quỷ ám, đàn heo và
Họ mời Chúa hãy đi ra khỏi vùng
*
Khi Người đã cùng thuyền đi xuống
Người quỷ vương xin được đi theo
Chúa không cho phép và kêu:
"Người nhà thân thuộc hãy đều sống chung
*
Hãy đi loan báo khắp vùng
Việc làm Thiên Chúa yêu thương cho mình"
Anh ra đi và chứng minh
Tình thương vĩ đại Chúa dành cho anh
*
Trong miền Thập Tỉnh lan nhanh
Tâm tình kinh ngạc vinh danh Chúa Trời
*
Đức Giê-su và các môn đệ
Sang tới bờ bên kia Biển hồ
Là vùng đất Ghê-ra-sa
Người và môn đệ vừa ra khỏi thuyền
*
Ngay lập tức từ triền mồ mả
Có một người tất tả chạy ra
Anh nầy hung dữ quỷ ma
Thần ô uế ám tiến ra đón Người
*
Một thanh niên sống nơi mồ mả
Mọi khả năng kiềm chế tiêu tan
Ngay gông cùm với xích xiềng
Anh đều bẻ gãy đập tan dễ dàng
*
Suốt ngày đêm tìm đường quậy phá
Trong mồ mả tru tréo kêu la
Nhiều khi lấy đá để mà
Đập vào mình mẩy hét la kinh hoàng
*
Anh thấy Chúa đàng xa đi lại
Liền chạy đến bái lạy và thưa:
"Lạy Giê-su con Chúa tối cao
Chúng tôi nào có can gì đến ông
*
Nhân danh Chúa tôi xin ông hãy
Đừng ra tay làm hại tôi đây"
Chúa liền bảo nó như vầy:
"Thần ô uế hãy người nầy xuất ra"
*
Người tiếp tục điều tra lý lịch:
"Tên của ngươi đích thực là gì ?"
Nó bèn đáp lại tức thì
-"Đạo binh" bởi chúng rất chi đông loài
*
Nó khẩn nài Chúa đừng đuổi chúng
Ra khỏi vùng lãnh thổ ở đây
Sẵn đây có đám heo bầy
Còn đang ăn cỏ ở Tây sườn đồi
*
Thần ô uế nài thưa với Chúa:
"Cho chúng tôi ùa nhập heo kia"
Người cho phép chúng thế là
Hai ngàn heo vội chạy sà biển sâu
*
Người chăn heo vắt hèo mà chạy
Vào thành, làng la tấy báo tin
Từ đầu đến cuối mắt nhìn
Bao nhiêu sự việc thất kinh vừa rồi
*
Dân ào ào đến cùng với Chúa
Thấy anh chàng một thủa khiếp kinh
Đã từng quỷ nhập vào mình
Đàng hoàng tỉnh táo hiền lành ngồi đây
*
Người chứng kiến với đầy kinh ngạc
Kể cho họ các việc xảy ra
Người quỷ ám, đàn heo và
Họ mời Chúa hãy đi ra khỏi vùng
*
Khi Người đã cùng thuyền đi xuống
Người quỷ vương xin được đi theo
Chúa không cho phép và kêu:
"Người nhà thân thuộc hãy đều sống chung
*
Hãy đi loan báo khắp vùng
Việc làm Thiên Chúa yêu thương cho mình"
Anh ra đi và chứng minh
Tình thương vĩ đại Chúa dành cho anh
*
Trong miền Thập Tỉnh lan nhanh
Tâm tình kinh ngạc vinh danh Chúa Trời
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Dại Bên Đường – A Tiny Littlel Wild Flower
Richard Drysdale
10:02 16/11/2010
HOA DẠI BÊN ĐƯỜNG – A Tiny Little Wild Flower.
Ảnh của Richard Drysdale
Hoa cỏ đẹp bên đường
Anh thờ ơ chẳng thấy
Bởi suốt đời anh khôn
Còn hoa này hoa dại.
(Trích thơ của Trần Mạnh Hảo)
The secret of unfolding flowers
Is not known to such as I..
GOD opens this flower so easily,
But in my hands they die.
(Anonymous)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Richard Drysdale
Hoa cỏ đẹp bên đường
Anh thờ ơ chẳng thấy
Bởi suốt đời anh khôn
Còn hoa này hoa dại.
(Trích thơ của Trần Mạnh Hảo)
The secret of unfolding flowers
Is not known to such as I..
GOD opens this flower so easily,
But in my hands they die.
(Anonymous)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n