Phụng Vụ - Mục Vụ
Bên lề đường cuộc đời
Lm. Minh Anh
01:52 16/11/2020
BÊN LỀ ĐƯỜNG CUỘC ĐỜI
“Một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như người hành khất mù loà của Tin Mừng hôm nay, bao lần trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có thể đã từng là một gã mù ngồi ‘bên lề đường cuộc đời’. Gặp Chúa Giêsu, anh mù được thấy, phấn chấn đi theo Ngài; cũng thế, gặp Chúa Giêsu, chúng ta được thấy và hoan lạc bước đi trong Thánh Thần. Thế nhưng, nhưng câu chuyện cuộc đời chúng ta sẽ hấp dẫn và lãng mạn hơn nhiều.
Đây là một người ăn xin mù loà bị nhiều người đối xử tệ bạc như thể anh ta xấu xa và là một tội nhân. Thế nhưng, thú vị thay, mắt đức tin của anh lại ngời sáng; nghe biết Chúa Giêsu ngang qua, mắt linh hồn anh đã thấy được lòng xót thương của Ngài, người anh đặt trọn niềm hy vọng. Anh bắt đầu van xin lòng thương xót đó, mặc cho đám đông yêu cầu anh im đi. Anh không nhượng bộ trước áp lực và chế giễu của họ, chắc chắn không; thay vào đó, anh liên tục kêu lên nhiều hơn. Chúa Giêsu đã mục kích lòng tin của anh, Ngài chữa lành anh; Ngài cho anh nhìn thấy; không chỉ trả lại cho anh thị lực, Ngài trả cho anh phẩm giá, niềm vui và bình an; anh hân hoan đi theo Ngài.
Cũng thế, lắm lúc chúng ta cảm thấy mình trần trụi, sạch túi, sạch cả cơ hội và xúi quẩy về thể chất, tinh thần lẫn tình cảm ‘bên lề đường cuộc đời’. Chứng kiến cảnh cùng kiết của chúng ta, một số người vô tâm bước mau; số khác có thể ném cho chúng ta một đồng kẽm, dẫu chúng không thực sự giúp chúng ta thoát khỏi tuyệt vọng; những người khác có thể đã chế nhạo hoặc không dám nhìn chúng ta; một số khác thậm chí có thể đã mắng chúng ta như đã mắng mỏ anh mù Giêricô, “Im đi!”. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên trong đời Kitô hữu với những cảnh tượng như thế, không ít lần chúng ta cũng phải bầm dập và quỵ ngã. Thế nhưng, khó khăn cuộc sống có thể đánh bại chúng ta hoặc làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn; như anh mù, chúng ta cũng phải thấy cho được lòng thương xót của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, và chúng ta liên lỉ van xin Ngài.
Chúa Giêsu vẫn đang liên tục đi qua đường đời mỗi người, Ngài làm được tất cả; làm khi nào và làm như thế nào, chúng ta không biết; nhưng chắc chắn một điều, nếu chúng ta hết lòng kêu van, Ngài sẽ dừng lại; Ngài sẽ hỏi chúng ta như đã hỏi anh mù, và điều Ngài cần biết là sự thật chúng ta cần gì. Như anh mù, chúng ta phải nói sự thật của mình cho Ngài, “Con bị mù, lạy Chúa, con bị bệnh này; con sa đi ngã lại tội lỗi này; con có nỗi đau này; và cũng có thể con đã mất đi tình yêu thuở ban đầu” như sách Khải Huyền hôm nay mô tả. Nhất định Ngài cũng sẽ chữa lành mù loà thiết thực nhất nơi chúng ta, có thể đó là một tội lỗi, một nết xấu nếu chúng ta thật lòng ăn năn và dóc lòng chừa. Nhìn thấy lòng thương xót Chúa, chúng ta cũng sẽ nghe được Lời Ngài như lời sách Khải Huyền hôm nay, “Hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ mức nào và hãy hối cải”.
Vào một đêm có hiện tượng nguyệt thực toàn phần, ai nấy đều bàn tán về nó. Rất nhiều người đứng ngoài sân đợi chờ nhiều tiếng đồng hồ để cuối cùng được nhìn ngắm nó trong vài phút ngắn ngủi. Có người tự hỏi, tại sao người ta lại quá chú ý đến sự biến mất của mặt trăng mà không chú ý đến sự xuất hiện của nó? Và người ấy nhớ lại một lời của Emerson, “Người dốt ngạc nhiên trước sự bất thường; người khôn ngạc nhiên trước sự bình thường”.
Anh Chị em,
Sự bình thường ở đây chính là tình yêu làm cho phong phú và phục hồi sức sống; điều bất thường là những gì làm con người trở nên tự mãn, mù loà. Những gì được gọi là cái “thần tôi” chính là cái làm con người đui chột; đang khi Chúa Giêsu, Đấng làm cho sống, trả lại nhân phẩm lại rất gần gũi, Ngài đang có mặt bên cạnh mỗi người một cách rất bình thường. Điều quan trọng, chúng ta có nhận ra lòng thương xót của Ngài hay không; quan trọng hơn, chúng ta có thật lòng xin Ngài chữa lành; để nhờ đó, Ngài cũng có thể bứng chúng ta ra khỏi ‘bên lề đường cuộc đời’ hầu dẫn chúng ta tung tăng trên đường tiến đến lề thiên quốc trong ánh sáng, ân sủng, bình an của Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong những lúc cùng quẫn và thất vọng ‘bên lề đường cuộc đời’, chớ gì, con gặp được Chúa; mong sao những khắc nghiệt của cuộc sống chỉ làm cho con thêm mạnh mẽ để con chạy đến với lòng thương xót Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như người hành khất mù loà của Tin Mừng hôm nay, bao lần trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có thể đã từng là một gã mù ngồi ‘bên lề đường cuộc đời’. Gặp Chúa Giêsu, anh mù được thấy, phấn chấn đi theo Ngài; cũng thế, gặp Chúa Giêsu, chúng ta được thấy và hoan lạc bước đi trong Thánh Thần. Thế nhưng, nhưng câu chuyện cuộc đời chúng ta sẽ hấp dẫn và lãng mạn hơn nhiều.
Đây là một người ăn xin mù loà bị nhiều người đối xử tệ bạc như thể anh ta xấu xa và là một tội nhân. Thế nhưng, thú vị thay, mắt đức tin của anh lại ngời sáng; nghe biết Chúa Giêsu ngang qua, mắt linh hồn anh đã thấy được lòng xót thương của Ngài, người anh đặt trọn niềm hy vọng. Anh bắt đầu van xin lòng thương xót đó, mặc cho đám đông yêu cầu anh im đi. Anh không nhượng bộ trước áp lực và chế giễu của họ, chắc chắn không; thay vào đó, anh liên tục kêu lên nhiều hơn. Chúa Giêsu đã mục kích lòng tin của anh, Ngài chữa lành anh; Ngài cho anh nhìn thấy; không chỉ trả lại cho anh thị lực, Ngài trả cho anh phẩm giá, niềm vui và bình an; anh hân hoan đi theo Ngài.
Cũng thế, lắm lúc chúng ta cảm thấy mình trần trụi, sạch túi, sạch cả cơ hội và xúi quẩy về thể chất, tinh thần lẫn tình cảm ‘bên lề đường cuộc đời’. Chứng kiến cảnh cùng kiết của chúng ta, một số người vô tâm bước mau; số khác có thể ném cho chúng ta một đồng kẽm, dẫu chúng không thực sự giúp chúng ta thoát khỏi tuyệt vọng; những người khác có thể đã chế nhạo hoặc không dám nhìn chúng ta; một số khác thậm chí có thể đã mắng chúng ta như đã mắng mỏ anh mù Giêricô, “Im đi!”. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên trong đời Kitô hữu với những cảnh tượng như thế, không ít lần chúng ta cũng phải bầm dập và quỵ ngã. Thế nhưng, khó khăn cuộc sống có thể đánh bại chúng ta hoặc làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn; như anh mù, chúng ta cũng phải thấy cho được lòng thương xót của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, và chúng ta liên lỉ van xin Ngài.
Vào một đêm có hiện tượng nguyệt thực toàn phần, ai nấy đều bàn tán về nó. Rất nhiều người đứng ngoài sân đợi chờ nhiều tiếng đồng hồ để cuối cùng được nhìn ngắm nó trong vài phút ngắn ngủi. Có người tự hỏi, tại sao người ta lại quá chú ý đến sự biến mất của mặt trăng mà không chú ý đến sự xuất hiện của nó? Và người ấy nhớ lại một lời của Emerson, “Người dốt ngạc nhiên trước sự bất thường; người khôn ngạc nhiên trước sự bình thường”.
Anh Chị em,
Sự bình thường ở đây chính là tình yêu làm cho phong phú và phục hồi sức sống; điều bất thường là những gì làm con người trở nên tự mãn, mù loà. Những gì được gọi là cái “thần tôi” chính là cái làm con người đui chột; đang khi Chúa Giêsu, Đấng làm cho sống, trả lại nhân phẩm lại rất gần gũi, Ngài đang có mặt bên cạnh mỗi người một cách rất bình thường. Điều quan trọng, chúng ta có nhận ra lòng thương xót của Ngài hay không; quan trọng hơn, chúng ta có thật lòng xin Ngài chữa lành; để nhờ đó, Ngài cũng có thể bứng chúng ta ra khỏi ‘bên lề đường cuộc đời’ hầu dẫn chúng ta tung tăng trên đường tiến đến lề thiên quốc trong ánh sáng, ân sủng, bình an của Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong những lúc cùng quẫn và thất vọng ‘bên lề đường cuộc đời’, chớ gì, con gặp được Chúa; mong sao những khắc nghiệt của cuộc sống chỉ làm cho con thêm mạnh mẽ để con chạy đến với lòng thương xót Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
17/11 – Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì hư mất – Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Minh-Ước SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:12 16/11/2020
Phúc Âm: Lc 19, 1-10
"Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi". Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điễu gì đã hư mất".
Ðó là lời Chúa.
Dự ngôn về Nén Vàng áp dụng cho tất cả mọi người
ĐGH Phanxico, Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ
11:33 16/11/2020
Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ: DỤ NGÔN VỀ NÉN VÀNG ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Bài giảng Chúa Nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Anh chị em thân mến!
Hôm nay, Chúa Nhật trước Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Tin Mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn các nén bạc (Mt 25, 14-30). Đây là một phần trong bài diễn từ của Chúa Giêsu về thời gian cuối cùng, tức là thời gian trước cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Dụ ngôn mô tả một quý ông giàu có phải đi xa, thấy trước việc mình vắng mặt một thời gian dài, ông đã giao tài sản của mình cho ba người đầy tớ: người thứ nhất được giao năm nén vàng; người thứ hai, hai nén; người thứ ba, một nén. Chúa Giêsu chỉ rõ rằng việc phân chia được thực hiện “mỗi người tùy theo khả năng riêng của mình.” (câu 15). Chúa làm như vậy với tất cả chúng ta: Ngài biết rõ chúng ta; Ngài biết tất cả chúng ta không như nhau và không muốn thiên vị bất cứ ai, gây thiệt hại cho người khác, mà chỉ giao cho mỗi người một khoản tùy theo khả năng của mình.
Trong thời gian ông chủ vắng nhà, hai người đầy tớ đầu tiên rất bận rộn, tới mức họ làm ra gấp đôi số nén vàng được giao phó cho họ. Với người đầy tớ thứ ba, là người giấu nén vàng trong một cái lỗ thì lại không như vậy: để tránh rủi ro, anh ta để nén vàng ở đó, an toàn không bị trộm cắp, nhưng không làm cho nó sinh hoa kết trái. Thời điểm ông chủ trở về, ông gọi những người đầy tớ đến để giải quyết. Hai người đầu tiên trình bày thành quả tốt đẹp của những nỗ lực của họ; họ đã làm việc chăm chỉ và ông chủ khen ngợi họ, đền bù cho họ, và mời họ dự tiệc trong niềm vui của mình. Tuy nhiên, người thứ ba, nhận ra mình có lỗi, ngay lập tức bắt đầu biện minh cho mình, nói rằng: “Thưa Ngài, tôi đã biết Ngài là một người hà khắc, không gieo mà gặt, không vãi mà thu; nên tôi sợ và tôi đã giấu dưới đất nén vàng của ngài: Này đây, xin ngài nhìn lấy của ngài”(câu 24-25). Anh ta bảo vệ sự lười biếng của mình bằng cách buộc tội chủ của mình là "hà khắc". Đây là một thái độ mà chúng ta cũng có: nhiều khi chúng ta tự bảo vệ mình bằng cách buộc tội người khác. Nhưng họ không có lỗi: lỗi là của chúng ta; lỗ hổng là của chúng ta. Và người đầy tớ này buộc tội người khác, anh ta buộc tội ông chủ để biện minh cho mình. Nhiều lần chúng ta cũng vậy cũng làm như vậy. Vì vậy, ông chủ quở trách anh ta: ông gọi người đầy tớ là “bất hảo và lười biếng!” (câu 26); ông lấy đi nén vàng khỏi anh ta và đuổi anh ta ra khỏi nhà của mình.
Dụ ngôn này áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng luôn luôn áp dụng cho các Kitô hữu nói riêng. Hôm nay cũng vậy, dụ ngôn đó rất có tính thời sự: hôm nay là ngày của người nghèo, Giáo hội nói với các Kitô hữu chúng ta: “Hãy đưa một bàn tay ra cho người nghèo. Hãy chìa một bàn tay ra cho người nghèo. Bạn không sống một mình trong cuộc đời: có những người cần đến bạn. Đừng ích kỷ; Hãy chìa một bàn tay ra cho người nghèo. Tất cả chúng ta đều đã nhận được từ Thiên Chúa “một gia sản”, đó là những con người, sự phong phú của con người, có thể là bất cứ điều gì. Và là môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta cũng đã nhận được đức tin, Tin Mừng, Chúa Thánh Thần, các Bí tích, và nhiều điều khác nữa. Những ân huệ này cần được sử dụng để làm điều thiện, làm điều tốt lành trong cuộc sống này, phục vụ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Và hôm nay Giáo hội nói với anh chị em, Giáo hội nói với chúng ta: “Hãy sử dụng những gì Chúa đã ban cho anh chị em và hãy nhìn đến những người nghèo. Hãy nhìn xem: có quá nhiều người nghèo; ngay cả trong các thành phố của chúng ta, ở trung tâm thành phố của chúng ta, có rất nhiều. Hãy làm điều tốt lành!"
Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng trở thành tín hữu của Chúa Kitô có nghĩa là không làm hại ai. Không làm hại ai là điều tốt. Nhưng không làm điều tốt thì lại không tốt. Chúng ta phải làm điều tốt, thoát ra khỏi chính mình và nhìn xem, nhìn đến những người đang gặp khó khăn hơn. Có rất nhiều người đói, ngay cả trong trung tâm các thành phố của chúng ta; và nhiều khi chúng ta đi vào lối lý luận của sự thờ ơ: những người nghèo ở đó, nhưng chúng ta lại nhìn theo hướng khác. Hãy đưa tay ra cho người nghèo: đó là Chúa Kitô. Một số người nói: “Còn những linh mục này, những giám mục này cứ nói về những người nghèo, những người nghèo…. Chúng tôi muốn họ nói với chúng tôi về cuộc sống vĩnh cửu!”. Hỡi anh chị em, hãy nhìn xem, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng; chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nói chuyện với những người nghèo; chính Chúa Giêsu đã đến vì người nghèo. Hãy chìa tay của bạn ra cho người nghèo. Bạn đã nhận được nhiều thứ, và bạn để cho anh em, chị em của bạn chết đói sao?
Anh chị em thân mến, ước gì mỗi người hãy nói lên trong lòng mình những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay; hãy lặp lại trong trái tim của anh chị em: “Hãy đưa tay của bạn ra cho những người nghèo”. Và Chúa Giêsu nói với chúng ta một điều khác: “Bạn biết đấy, tôi là người nghèo. Tôi là những người nghèo ”.
Đức Trinh Nữ Maria đã nhận được một món quà tuyệt vời: chính là Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã không giữ Chúa Giêsu cho riêng mình; Mẹ đã trao Chúa Giêsu cho thế giới, cho dân của Ngài. Chúng ta hãy học hỏi nơi Mẹ: chìa một bàn tay ra giúp đỡ những người nghèo.
(Nguồn: https://zenit.org/2020/11/15/pope-at-angelus-parable-of-talents-applies-to-all-full-text/)
Bài giảng Chúa Nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Anh chị em thân mến!
Hôm nay, Chúa Nhật trước Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Tin Mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn các nén bạc (Mt 25, 14-30). Đây là một phần trong bài diễn từ của Chúa Giêsu về thời gian cuối cùng, tức là thời gian trước cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Dụ ngôn mô tả một quý ông giàu có phải đi xa, thấy trước việc mình vắng mặt một thời gian dài, ông đã giao tài sản của mình cho ba người đầy tớ: người thứ nhất được giao năm nén vàng; người thứ hai, hai nén; người thứ ba, một nén. Chúa Giêsu chỉ rõ rằng việc phân chia được thực hiện “mỗi người tùy theo khả năng riêng của mình.” (câu 15). Chúa làm như vậy với tất cả chúng ta: Ngài biết rõ chúng ta; Ngài biết tất cả chúng ta không như nhau và không muốn thiên vị bất cứ ai, gây thiệt hại cho người khác, mà chỉ giao cho mỗi người một khoản tùy theo khả năng của mình.
Trong thời gian ông chủ vắng nhà, hai người đầy tớ đầu tiên rất bận rộn, tới mức họ làm ra gấp đôi số nén vàng được giao phó cho họ. Với người đầy tớ thứ ba, là người giấu nén vàng trong một cái lỗ thì lại không như vậy: để tránh rủi ro, anh ta để nén vàng ở đó, an toàn không bị trộm cắp, nhưng không làm cho nó sinh hoa kết trái. Thời điểm ông chủ trở về, ông gọi những người đầy tớ đến để giải quyết. Hai người đầu tiên trình bày thành quả tốt đẹp của những nỗ lực của họ; họ đã làm việc chăm chỉ và ông chủ khen ngợi họ, đền bù cho họ, và mời họ dự tiệc trong niềm vui của mình. Tuy nhiên, người thứ ba, nhận ra mình có lỗi, ngay lập tức bắt đầu biện minh cho mình, nói rằng: “Thưa Ngài, tôi đã biết Ngài là một người hà khắc, không gieo mà gặt, không vãi mà thu; nên tôi sợ và tôi đã giấu dưới đất nén vàng của ngài: Này đây, xin ngài nhìn lấy của ngài”(câu 24-25). Anh ta bảo vệ sự lười biếng của mình bằng cách buộc tội chủ của mình là "hà khắc". Đây là một thái độ mà chúng ta cũng có: nhiều khi chúng ta tự bảo vệ mình bằng cách buộc tội người khác. Nhưng họ không có lỗi: lỗi là của chúng ta; lỗ hổng là của chúng ta. Và người đầy tớ này buộc tội người khác, anh ta buộc tội ông chủ để biện minh cho mình. Nhiều lần chúng ta cũng vậy cũng làm như vậy. Vì vậy, ông chủ quở trách anh ta: ông gọi người đầy tớ là “bất hảo và lười biếng!” (câu 26); ông lấy đi nén vàng khỏi anh ta và đuổi anh ta ra khỏi nhà của mình.
Dụ ngôn này áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng luôn luôn áp dụng cho các Kitô hữu nói riêng. Hôm nay cũng vậy, dụ ngôn đó rất có tính thời sự: hôm nay là ngày của người nghèo, Giáo hội nói với các Kitô hữu chúng ta: “Hãy đưa một bàn tay ra cho người nghèo. Hãy chìa một bàn tay ra cho người nghèo. Bạn không sống một mình trong cuộc đời: có những người cần đến bạn. Đừng ích kỷ; Hãy chìa một bàn tay ra cho người nghèo. Tất cả chúng ta đều đã nhận được từ Thiên Chúa “một gia sản”, đó là những con người, sự phong phú của con người, có thể là bất cứ điều gì. Và là môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta cũng đã nhận được đức tin, Tin Mừng, Chúa Thánh Thần, các Bí tích, và nhiều điều khác nữa. Những ân huệ này cần được sử dụng để làm điều thiện, làm điều tốt lành trong cuộc sống này, phục vụ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Và hôm nay Giáo hội nói với anh chị em, Giáo hội nói với chúng ta: “Hãy sử dụng những gì Chúa đã ban cho anh chị em và hãy nhìn đến những người nghèo. Hãy nhìn xem: có quá nhiều người nghèo; ngay cả trong các thành phố của chúng ta, ở trung tâm thành phố của chúng ta, có rất nhiều. Hãy làm điều tốt lành!"
Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng trở thành tín hữu của Chúa Kitô có nghĩa là không làm hại ai. Không làm hại ai là điều tốt. Nhưng không làm điều tốt thì lại không tốt. Chúng ta phải làm điều tốt, thoát ra khỏi chính mình và nhìn xem, nhìn đến những người đang gặp khó khăn hơn. Có rất nhiều người đói, ngay cả trong trung tâm các thành phố của chúng ta; và nhiều khi chúng ta đi vào lối lý luận của sự thờ ơ: những người nghèo ở đó, nhưng chúng ta lại nhìn theo hướng khác. Hãy đưa tay ra cho người nghèo: đó là Chúa Kitô. Một số người nói: “Còn những linh mục này, những giám mục này cứ nói về những người nghèo, những người nghèo…. Chúng tôi muốn họ nói với chúng tôi về cuộc sống vĩnh cửu!”. Hỡi anh chị em, hãy nhìn xem, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng; chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nói chuyện với những người nghèo; chính Chúa Giêsu đã đến vì người nghèo. Hãy chìa tay của bạn ra cho người nghèo. Bạn đã nhận được nhiều thứ, và bạn để cho anh em, chị em của bạn chết đói sao?
Anh chị em thân mến, ước gì mỗi người hãy nói lên trong lòng mình những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay; hãy lặp lại trong trái tim của anh chị em: “Hãy đưa tay của bạn ra cho những người nghèo”. Và Chúa Giêsu nói với chúng ta một điều khác: “Bạn biết đấy, tôi là người nghèo. Tôi là những người nghèo ”.
Đức Trinh Nữ Maria đã nhận được một món quà tuyệt vời: chính là Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã không giữ Chúa Giêsu cho riêng mình; Mẹ đã trao Chúa Giêsu cho thế giới, cho dân của Ngài. Chúng ta hãy học hỏi nơi Mẹ: chìa một bàn tay ra giúp đỡ những người nghèo.
(Nguồn: https://zenit.org/2020/11/15/pope-at-angelus-parable-of-talents-applies-to-all-full-text/)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 16/11/2020
25. Không nên coi thường sự khẳng định hoặc phủ định, nhưng lời ăn tiếng nói của con nên là mộc mạc giản dị.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 16/11/2020
84. MẶC LÂU BAY MÀU
Có một học trò mới, gần đến ngày nhập học thì kêu người nhà đi mua vải màu xanh lam về may áo, sau khi mua về, chủ nhân nhìn thì cảm thấy màu quá đậm, bèn không vui.
Người nhà nói:
- “Chuyện đậm nhạt không hệ trọng, mặc vào vài bữa thì nó bay màu thành màu nhạt, lo gì chứ !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 85:
Tình cảm của con người cũng có những lúc như cái áo mặc lâu ngày sẽ bạc màu:
- Tình yêu nam nữ khi chưa cưới nhau thì rất nồng thắm, cưới nhau mới được một vài tháng thì có cặp đã “bạc màu”, từ màu hồng sang màu tai tái khó coi, và cuối cùng thì bạc nhếch: ly dị.
- Tình cảm bạn bè cũng không hơn gì tình yêu: có những bạn bè rất tốt, biết chia sẻ cho nhau những lúc vui lúc buồn, nhưng cũng có những tình bạn vồn vả nồng hậu ban đầu được một vài tháng, sau đó thì bạc nhếch vì cái màu danh vọng địa vị nó đậm hơn tình bạn chân thành.
- Tình cảm anh chị em trong gia đình cũng chẳng hơn gì cái áo mặc lâu bạc màu, có gia đình anh chị em khi cha mẹ còn sống thì vui vẻ đề huề, nhưng khi cha mẹ qua đời thì tình cảm ruột thịt ấy cũng từ từ bay màu vì tranh chấp tài sản, vì công ăn việc làm, vì người giàu kẻ nghèo...
Tất cả những tình cảm bạc màu ấy đều phát xuất từ nhiều nguyên nhân của cuộc sống, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là trong tâm hồn không có tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì nếu có Thiên Chúa trong tâm hồn thì cuộc sống của họ sẽ khác hơn: họ biết gìn giữ và tôn trọng tình cảm chân thành của bạn bè, tình yêu đã được thánh hóa của hôn nhân, và tình thương cao quý nhất của anh chị em trong gia đình...
“Ở đâu có yêu thương thì ở đó có Đức Chúa Trời...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học trò mới, gần đến ngày nhập học thì kêu người nhà đi mua vải màu xanh lam về may áo, sau khi mua về, chủ nhân nhìn thì cảm thấy màu quá đậm, bèn không vui.
Người nhà nói:
- “Chuyện đậm nhạt không hệ trọng, mặc vào vài bữa thì nó bay màu thành màu nhạt, lo gì chứ !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 85:
Tình cảm của con người cũng có những lúc như cái áo mặc lâu ngày sẽ bạc màu:
- Tình yêu nam nữ khi chưa cưới nhau thì rất nồng thắm, cưới nhau mới được một vài tháng thì có cặp đã “bạc màu”, từ màu hồng sang màu tai tái khó coi, và cuối cùng thì bạc nhếch: ly dị.
- Tình cảm bạn bè cũng không hơn gì tình yêu: có những bạn bè rất tốt, biết chia sẻ cho nhau những lúc vui lúc buồn, nhưng cũng có những tình bạn vồn vả nồng hậu ban đầu được một vài tháng, sau đó thì bạc nhếch vì cái màu danh vọng địa vị nó đậm hơn tình bạn chân thành.
- Tình cảm anh chị em trong gia đình cũng chẳng hơn gì cái áo mặc lâu bạc màu, có gia đình anh chị em khi cha mẹ còn sống thì vui vẻ đề huề, nhưng khi cha mẹ qua đời thì tình cảm ruột thịt ấy cũng từ từ bay màu vì tranh chấp tài sản, vì công ăn việc làm, vì người giàu kẻ nghèo...
Tất cả những tình cảm bạc màu ấy đều phát xuất từ nhiều nguyên nhân của cuộc sống, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là trong tâm hồn không có tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì nếu có Thiên Chúa trong tâm hồn thì cuộc sống của họ sẽ khác hơn: họ biết gìn giữ và tôn trọng tình cảm chân thành của bạn bè, tình yêu đã được thánh hóa của hôn nhân, và tình thương cao quý nhất của anh chị em trong gia đình...
“Ở đâu có yêu thương thì ở đó có Đức Chúa Trời...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Gulbinowicz qua đời chỉ mười ngày sau các biện pháp kỷ luật của Vatican
Đặng Tự Do
15:54 16/11/2020
Một vị Hồng Y người Ba Lan vừa bị Vatican kỷ luật vì bị cáo buộc lạm dụng tình dục đã qua đời ở tuổi 97.
Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz qua đời vào sáng thứ Hai 16 tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thông báo như trên ngay khi ngài vừa qua đời.
Đầu tháng này, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan đã công bố các biện pháp kỷ luật đối với vị Hồng Y vào ngày 6 tháng 11 do kết quả của cuộc điều tra về “những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz và… những cáo buộc khác liên quan đến quá khứ của vị Hồng Y”.
Vị Hồng Y này đã bị cáo buộc hai tội danh. Thứ nhất là lạm dụng tình dục một chủng sinh vào những năm 1980. Thứ hai là không kỷ luật thích đáng một linh mục thuộc quyền lạm dụng tính dục trong thời gian ngài là Tổng Giám Mục Wrocław, phía tây nam Ba Lan, từ năm 1976 đến năm 2004.
Các biện pháp kỷ luật Đức Hồng Y Gulbinowicz là rất nặng nề bao gồm bị cấm không được tổ chức tang lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Tẩy Giả của thành phố và cũng không được chôn cất trong nhà thờ chính tòa này.
Đức Hồng Y cũng bị buộc phải đóng góp một số tiền “thích đáng” cho Qũy Thánh Giuse, được thành lập bởi các giám mục Ba Lan hồi tháng 10 năm 2019 cho các nạn nhân bị lạm dụng, hỗ trợ và thúc đẩy việc bảo vệ trẻ vị thành niên.
Đức Hồng Y Gulbinowicz sinh tại ở Vilnius, Lithuania, vào ngày 17 tháng 10 năm 1923, khi thành phố này còn được gọi là Wilno và còn là một phần của Ba Lan. Sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1950, ngài đạt được bằng tiến sĩ thần học luân lý và trở thành tuyên úy đại học ở Bialystok đông bắc Ba Lan và dạy tại một chủng viện bên ngoài Warsaw.
Vào năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa của khu vực tiếng Ba Lan trong Tổng giáo phận Vilnius và tháng sau ngài được Đức Hồng Y Stefan Wyszyński tấn phong giám mục. Ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y năm 1985.
Ngài được người Ba Lan nhớ đến như một người ủng hộ mạnh mẽ Công đoàn Đoàn kết, là tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan.
Đức Gioan Phaolô II đã chấp nhận đơn từ chức Tổng giám mục Wrocław của Đức Hồng Y Gulbinowicz vào ngày 3 tháng 4 năm 2004, khi ngài đến tuổi 80 tuổi.
Vài ngày sau khi Tòa Sứ Thần thông báo rằng Đức Hồng Y Gulbinowicz sẽ bị cấm tham dự bất kỳ lễ kỷ niệm hoặc cuộc họp công cộng nào, truyền thông Ba Lan đưa tin rằng vị Hồng Y đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Đáp lại thông báo của Tòa Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Wroclaw, là cha Rafał Kowalski, nói rằng tin tức này rất đau lòng “bởi vì nó cho thấy rằng trước đây một số người đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi vị giáo sĩ lãnh đạo giáo phận của chúng tôi”.
“Những người này xứng đáng nhận được những lời ‘Tôi xin lỗi’… Chúng tôi bày tỏ sự tôn trọng đối với họ và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ,” Cha Kowalski nói.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan đang trong một thời kỳ khó khăn kéo dài liên quan đến tội lỗi lạm dụng giáo sĩ. Vào năm 2019, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã ban hành một báo cáo kết luận rằng 382 giáo sĩ đã lạm dụng tình dục tổng cộng 624 nạn nhân từ năm 1990 đến 2018.
Trước cái chết có vẻ u uất của Đức Hồng Y Gulbinowicz, nhiều người ở Ba Lan không hài lòng. Với những công trạng lớn lao của ngài cho Giáo Hội và cho sự tự do của đất nước Ba Lan, những biện pháp kỷ luật gắt gao đối với Đức Hồng Y có lẽ chỉ nên đưa ra sau khi có một tiến trình xét xử đúng theo giáo luật trong đó ngài có cơ hội bào chữa cho mình. Nếu những tiến trình như thế không thể được thực hiện, xét vì tuổi tác của ngài, thì các biện pháp kỷ luật gắt gao không nên được đặt ra. Nhiều người quý mến Đức Hồng Y âu lo ngài đã bị làm “con dê tế thần” khi chúng ta tìm cách múa theo nhịp trống dồn dập của các phương tiện truyền thông với các đòi hỏi bất tận của họ.
Source:Catholic News AgencyCardinal Gulbinowicz dies ten days after Vatican sanctions
Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz qua đời vào sáng thứ Hai 16 tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thông báo như trên ngay khi ngài vừa qua đời.
Đầu tháng này, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan đã công bố các biện pháp kỷ luật đối với vị Hồng Y vào ngày 6 tháng 11 do kết quả của cuộc điều tra về “những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz và… những cáo buộc khác liên quan đến quá khứ của vị Hồng Y”.
Vị Hồng Y này đã bị cáo buộc hai tội danh. Thứ nhất là lạm dụng tình dục một chủng sinh vào những năm 1980. Thứ hai là không kỷ luật thích đáng một linh mục thuộc quyền lạm dụng tính dục trong thời gian ngài là Tổng Giám Mục Wrocław, phía tây nam Ba Lan, từ năm 1976 đến năm 2004.
Các biện pháp kỷ luật Đức Hồng Y Gulbinowicz là rất nặng nề bao gồm bị cấm không được tổ chức tang lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Tẩy Giả của thành phố và cũng không được chôn cất trong nhà thờ chính tòa này.
Đức Hồng Y cũng bị buộc phải đóng góp một số tiền “thích đáng” cho Qũy Thánh Giuse, được thành lập bởi các giám mục Ba Lan hồi tháng 10 năm 2019 cho các nạn nhân bị lạm dụng, hỗ trợ và thúc đẩy việc bảo vệ trẻ vị thành niên.
Đức Hồng Y Gulbinowicz sinh tại ở Vilnius, Lithuania, vào ngày 17 tháng 10 năm 1923, khi thành phố này còn được gọi là Wilno và còn là một phần của Ba Lan. Sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1950, ngài đạt được bằng tiến sĩ thần học luân lý và trở thành tuyên úy đại học ở Bialystok đông bắc Ba Lan và dạy tại một chủng viện bên ngoài Warsaw.
Vào năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa của khu vực tiếng Ba Lan trong Tổng giáo phận Vilnius và tháng sau ngài được Đức Hồng Y Stefan Wyszyński tấn phong giám mục. Ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y năm 1985.
Ngài được người Ba Lan nhớ đến như một người ủng hộ mạnh mẽ Công đoàn Đoàn kết, là tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan.
Đức Gioan Phaolô II đã chấp nhận đơn từ chức Tổng giám mục Wrocław của Đức Hồng Y Gulbinowicz vào ngày 3 tháng 4 năm 2004, khi ngài đến tuổi 80 tuổi.
Vài ngày sau khi Tòa Sứ Thần thông báo rằng Đức Hồng Y Gulbinowicz sẽ bị cấm tham dự bất kỳ lễ kỷ niệm hoặc cuộc họp công cộng nào, truyền thông Ba Lan đưa tin rằng vị Hồng Y đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Đáp lại thông báo của Tòa Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Wroclaw, là cha Rafał Kowalski, nói rằng tin tức này rất đau lòng “bởi vì nó cho thấy rằng trước đây một số người đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi vị giáo sĩ lãnh đạo giáo phận của chúng tôi”.
“Những người này xứng đáng nhận được những lời ‘Tôi xin lỗi’… Chúng tôi bày tỏ sự tôn trọng đối với họ và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ,” Cha Kowalski nói.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan đang trong một thời kỳ khó khăn kéo dài liên quan đến tội lỗi lạm dụng giáo sĩ. Vào năm 2019, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã ban hành một báo cáo kết luận rằng 382 giáo sĩ đã lạm dụng tình dục tổng cộng 624 nạn nhân từ năm 1990 đến 2018.
Trước cái chết có vẻ u uất của Đức Hồng Y Gulbinowicz, nhiều người ở Ba Lan không hài lòng. Với những công trạng lớn lao của ngài cho Giáo Hội và cho sự tự do của đất nước Ba Lan, những biện pháp kỷ luật gắt gao đối với Đức Hồng Y có lẽ chỉ nên đưa ra sau khi có một tiến trình xét xử đúng theo giáo luật trong đó ngài có cơ hội bào chữa cho mình. Nếu những tiến trình như thế không thể được thực hiện, xét vì tuổi tác của ngài, thì các biện pháp kỷ luật gắt gao không nên được đặt ra. Nhiều người quý mến Đức Hồng Y âu lo ngài đã bị làm “con dê tế thần” khi chúng ta tìm cách múa theo nhịp trống dồn dập của các phương tiện truyền thông với các đòi hỏi bất tận của họ.
Source:Catholic News Agency
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: Một hệ toàn cầu tốt hơn bắt đầu từ mỗi chúng ta
Thanh Quảng sdb
18:44 16/11/2020
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: "Một hệ toàn cầu tốt hơn bắt đầu từ mỗi chúng ta"
Khi các nhà kinh tế và doanh nhân trẻ học hỏi về “Chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô” vào cuối tuần này, Cô Anna Maria Geogy, một giáo sư Ấn cho hay chủ thuyết này hy vọng sẽ vực dậy nền kinh tế toàn cầu qua những cảm hứng cho các thế hệ trẻ, mà trọng tâm là phẩm giá con người.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô được kích hoạt từ thứ Năm ngày 19 tháng 11 và kéo dài bằng trực tuyến trong ba ngày được tổ chức từ Assisi nước Ý.
Sự kiện này hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những người trẻ, khởi xướng một quá trình thay đổi toàn cầu theo dấu chân của Thánh Phanxicô Assisi và tư tưởng của thông điệp Laudato si’.
Một mục tiêu khác là thúc đẩy các kinh tế và doanh nhân trẻ thực hiện phần việc của họ trong việc xây dựng một hệ thống kinh tế bằng công lý, toàn diện và bền vững, theo đường lối được nêu trong thông điệp Fratelli tutti gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô sẽ tập chú vào các chủ đề như công việc, tài chính, giáo dục và trí tuệ nhân tạo.
Một cộng đồng làm việc cùng nhau
Theo cô Anna Maria Geogy, chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô là một “cộng đồng của mọi người từ các đẳng cấp xã hội rất khác biệt, nhưng chúng ta có thể thực hiện được một nền kinh tế tốt đẹp hơn những gì đang có”.
Cô giáo sư Công Giáo trẻ tuổi Anna Maria Geogy đến từ Bengaluru, Ấn Độ cho biết cô và các đồng nghiệp của cô hy vọng sẽ tạo ra một thực tại mới tập trung vào con người và phẩm giá con người.
'Đây là một sự thay đổi mà bạn mong muốn'
Chúng ta tử hỏi: Làm sao giúp cho những người trẻ có thể thay đổi được nền kinh tế toàn cầu theo một hướng đi tốt hơn?
Cô Geogy đã kín múc được cảm hứng từ nhà tranh đấu ôn hòa Mahatma Gandhi với phương châm của ông “Hãy là người thay đổi mà bạn muốn thấy”.
“Nền kinh tế thế giới, cho dù có rộng lớn hơn, cũng có thể bắt đầu từ mỗi chúng ta,” cô nói. “Điều đó có nghĩa là phải bắt đầu từ và bằng những người trẻ như tôi, trong ngôi nhà của tôi, nơi tôi làm việc và qua những lựa chọn của tôi.”
Cô Geogy cho biết thêm, việc tạo ra một làn sóng cho Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô là sự thay đổi, mang đến cho những người trẻ trên toàn cầu một “nền tảng để đến với nhau và khởi động những sáng kiến mới”.
Các vấn đề toàn cầu và giải pháp cục bộ
Khi thành viên trẻ của Phong trào Focolare lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này, cô Geogy cảm thấy những thực tại kinh tế mà cô thấy ở khu vực cô sinh sống, mang đầy nét đặc trưng của địa phương!
Sự gặp gỡ những người từ các nơi khác trên thế giới, giúp cô Geogy khám phá ra rằng “về cơ bản có nhiều vấn đề giống nhau và các nguyên nhân ẩn dấu thì đều giống nhau”.
Cô suy đoán có lẽ do những nguyên tố "tình yêu dành cho cận nhân" hay có thể do những thiếu xót...
'Hãy để trẻ em đến với Ta'
Cô Geogy được đào tạo và làm việc với cương vị là một kiến trúc sư. Nhưng cô sớm tham gia vào quỹ Học bổng “Giáo chức xứ Ấn” “Teach for India”, một tổ chức đã giúp cô truyền đạt nhiều môn học cho các lớp trẻ có thu nhập thấp ở các khu ổ chuột quanh các đô thị.
Bây giờ cô tin rằng nơi tốt nhất để thay đổi phải bắt nguồn từ tuổi trẻ.
Cô nói: “Muốn có một nền kinh tế tốt đẹp hơn, thì phải coi mọi người như một thực thể con người, nhìn nhận họ là những con người, bắt đầu từ những trẻ em một cách đặc biệt.
Cô Geogy khẳng định một cách xác minh tính đúng đắn của một chủ thuyết kinh tế là đánh giá các tác động của nó trên phụ nữ và trẻ em. "Nếu sức khỏe và sinh kế của họ được chăm sóc, nếu nhân phẩm của họ được chăm lo, thì đó chính là thước đo của xã hội."
Thức ăn tâm linh
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu có vẻ là một thực thể vô hồn, không tên tuổi nhưng những người trẻ tham gia cuộc hội thảo Assisi thì không nghĩ như vậy.
Cô Geogy nói: “Chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô đang cố gắng mang lại cho nền kinh tế toàn cầu một linh hồn, một hương vị, một cá tính riêng. “Đó không phải là cái đồng nhất, mà là tính đa dạng muôn mặt của mọi người, kết hợp các bộ phận nhỏ của mỗi người lại với nhau: Một sự sáng tạo linh hồn cho một nền kinh tế toàn cầu”
‘Một Bài Tập không giới hạn?’
Đây có phải chỉ là một bài tập lơ lưởng trên không của một cuộc đối thoại trực tuyến không?
Không, cô Geogy khẳng định! “Đây không phải là điều không tưởng, mà là một việc rất khả thi. Và có nhiều người khắp nơi đang thực hiện điều đó”.
Khi các nhà kinh tế và doanh nhân trẻ học hỏi về “Chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô” vào cuối tuần này, Cô Anna Maria Geogy, một giáo sư Ấn cho hay chủ thuyết này hy vọng sẽ vực dậy nền kinh tế toàn cầu qua những cảm hứng cho các thế hệ trẻ, mà trọng tâm là phẩm giá con người.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô được kích hoạt từ thứ Năm ngày 19 tháng 11 và kéo dài bằng trực tuyến trong ba ngày được tổ chức từ Assisi nước Ý.
Sự kiện này hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những người trẻ, khởi xướng một quá trình thay đổi toàn cầu theo dấu chân của Thánh Phanxicô Assisi và tư tưởng của thông điệp Laudato si’.
Một mục tiêu khác là thúc đẩy các kinh tế và doanh nhân trẻ thực hiện phần việc của họ trong việc xây dựng một hệ thống kinh tế bằng công lý, toàn diện và bền vững, theo đường lối được nêu trong thông điệp Fratelli tutti gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô sẽ tập chú vào các chủ đề như công việc, tài chính, giáo dục và trí tuệ nhân tạo.
Một cộng đồng làm việc cùng nhau
Theo cô Anna Maria Geogy, chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô là một “cộng đồng của mọi người từ các đẳng cấp xã hội rất khác biệt, nhưng chúng ta có thể thực hiện được một nền kinh tế tốt đẹp hơn những gì đang có”.
Cô giáo sư Công Giáo trẻ tuổi Anna Maria Geogy đến từ Bengaluru, Ấn Độ cho biết cô và các đồng nghiệp của cô hy vọng sẽ tạo ra một thực tại mới tập trung vào con người và phẩm giá con người.
'Đây là một sự thay đổi mà bạn mong muốn'
Chúng ta tử hỏi: Làm sao giúp cho những người trẻ có thể thay đổi được nền kinh tế toàn cầu theo một hướng đi tốt hơn?
Cô Geogy đã kín múc được cảm hứng từ nhà tranh đấu ôn hòa Mahatma Gandhi với phương châm của ông “Hãy là người thay đổi mà bạn muốn thấy”.
“Nền kinh tế thế giới, cho dù có rộng lớn hơn, cũng có thể bắt đầu từ mỗi chúng ta,” cô nói. “Điều đó có nghĩa là phải bắt đầu từ và bằng những người trẻ như tôi, trong ngôi nhà của tôi, nơi tôi làm việc và qua những lựa chọn của tôi.”
Cô Geogy cho biết thêm, việc tạo ra một làn sóng cho Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô là sự thay đổi, mang đến cho những người trẻ trên toàn cầu một “nền tảng để đến với nhau và khởi động những sáng kiến mới”.
Các vấn đề toàn cầu và giải pháp cục bộ
Khi thành viên trẻ của Phong trào Focolare lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này, cô Geogy cảm thấy những thực tại kinh tế mà cô thấy ở khu vực cô sinh sống, mang đầy nét đặc trưng của địa phương!
Sự gặp gỡ những người từ các nơi khác trên thế giới, giúp cô Geogy khám phá ra rằng “về cơ bản có nhiều vấn đề giống nhau và các nguyên nhân ẩn dấu thì đều giống nhau”.
Cô suy đoán có lẽ do những nguyên tố "tình yêu dành cho cận nhân" hay có thể do những thiếu xót...
'Hãy để trẻ em đến với Ta'
Cô Geogy được đào tạo và làm việc với cương vị là một kiến trúc sư. Nhưng cô sớm tham gia vào quỹ Học bổng “Giáo chức xứ Ấn” “Teach for India”, một tổ chức đã giúp cô truyền đạt nhiều môn học cho các lớp trẻ có thu nhập thấp ở các khu ổ chuột quanh các đô thị.
Bây giờ cô tin rằng nơi tốt nhất để thay đổi phải bắt nguồn từ tuổi trẻ.
Cô nói: “Muốn có một nền kinh tế tốt đẹp hơn, thì phải coi mọi người như một thực thể con người, nhìn nhận họ là những con người, bắt đầu từ những trẻ em một cách đặc biệt.
Cô Geogy khẳng định một cách xác minh tính đúng đắn của một chủ thuyết kinh tế là đánh giá các tác động của nó trên phụ nữ và trẻ em. "Nếu sức khỏe và sinh kế của họ được chăm sóc, nếu nhân phẩm của họ được chăm lo, thì đó chính là thước đo của xã hội."
Thức ăn tâm linh
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu có vẻ là một thực thể vô hồn, không tên tuổi nhưng những người trẻ tham gia cuộc hội thảo Assisi thì không nghĩ như vậy.
Cô Geogy nói: “Chủ thuyết kinh tế của Đức Phanxicô đang cố gắng mang lại cho nền kinh tế toàn cầu một linh hồn, một hương vị, một cá tính riêng. “Đó không phải là cái đồng nhất, mà là tính đa dạng muôn mặt của mọi người, kết hợp các bộ phận nhỏ của mỗi người lại với nhau: Một sự sáng tạo linh hồn cho một nền kinh tế toàn cầu”
‘Một Bài Tập không giới hạn?’
Đây có phải chỉ là một bài tập lơ lưởng trên không của một cuộc đối thoại trực tuyến không?
Không, cô Geogy khẳng định! “Đây không phải là điều không tưởng, mà là một việc rất khả thi. Và có nhiều người khắp nơi đang thực hiện điều đó”.
Phản ứng đối với Phúc Trình McCarrick
Vũ Văn An
19:03 16/11/2020
Phúc trình của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về McCarrick là một phúc trình đồ sộ dài tới 450 trang, bao trùm một khoảng thời gian kéo dài từ năm 1930 tới năm 2017, 77 năm! Năm 2017 là năm có lời tố cáo được coi là khả tín McCarrick phạm tội ấu dâm, lời tố cáo đã được triều giáo hoàng Phanxicô phản ứng nhanh chóng và quyết liệt, đưa đến việc ông mất mũ Hồng Y và bị hồi tục năm 2019. Còn năm 1930? Năm ấy, ông ra đời. Không rõ phúc trình nói gì về năm ấy, nhưng căn cứ vào “Executive Summary” ở phần Dẫn Nhập của Phúc Trình, tập chú bắt đầu từ năm 1977, khi Đức Phaolô VI bổ nhiệm ông làm Giám Mục Metuchen. Cũng vẫn là một thời gian dài: 1977 tới 2017, 40 năm! Biết bao chuyện xẩy ra mà hồ sơ ghi lại được lưu giữ tản mạn ở rất nhiều nơi, nhất là ở các bộ sở Tòa Thánh, Tòa Sứ Thần ở Wasgington D.C., các giáo phận được ông cai quản. Chưa hết, còn tới 90 cuộc phỏng vấn dài từ 1 tiếng tới 30 tiếng, trong đó, Đức đương kim Giáo Hoàng và vị tiền nhiệm của ngài cũng đã tham gia.
Phản ứng tiêu cực
Mặc dù được công bố vào lúc công luận thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, đang chú mục vào cuộc tranh cãi liên quan đến kết quả bầu cử ở Mỹ,
Phúc trình vẫn là một đề tài nóng bỏng, thu hút nhiều phản ứng trái ngược nhau.
Phil Lawler chẳng hạn lưu ý đến việc: tác phong sai trái về tình dục của McCarrick đã được lưu hành nhiều năm vậy mà Phúc Trình vẫn nằng nặc cho rằng Đức Phanxicô không biết đến các tố cáo ấy, trong khi tỏ ý hoài nghi đối với các hành động của 2 vị tiền nhiệm của ngài: Đức Gioan Phaolô II (bổ nhiệm McCarrick làm Tổng Giám Mục Washington D.C., bất chấp các tin đồn tai hại), và Đức Bênêđíctô XVI (quyết định không đưa ra kỷ luật chính thức nào bất chấp các báo cáo trầm trọng hơn).
Lawler cũng nhắc đến việc Phúc trình “đổ lỗi” cho các Giám Mục Hoa Kỳ đã “cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ” trong khi
không coi những báo cáo của các ngài về việc McCarrick ngủ chung giường với các chủng sinh như một dấu nguy hiểm.
Lawler cũng cho rằng Phúc trình đã gạt qua một bên nhiều vấn đề chủ chốt, như hai quan tâm về ảnh hưởng của McCarrick chỉ được bàn rất qua loa. Việc McCarrick đại diện Tòa Thánh trong các cuộc đàm phán quốc tế tế nhị, nhất là với Trung Hoa, được Phúc Trình giảm nhẹ bằng cách cho hay “McCarrick chưa bao giờ là một tác nhân (đại lý?) ngoại giao của Tòa Thánh” tuy nhìn nhận rằng ông thực thi nền “ngoại giao mềm”.
Quan tâm thứ hai cho rằng McCarrick thăng tiến như diều là do khả năng “huyền thoại” gây quĩ của ông, được phúc trình trả lời: “Xét chung, hồ sơ dường như cho thấy dù các kỹ năng gây quĩ của McCarrick có cân lượng cao nặng, chúng không có tính quyết định liên quan tới các quyết định chính đưa ra liên quan tới McCarrick, kể cả việc bổ nhiệm ông tới Washington năm 2000”.
Nhiều người cũng nghĩ như Lawler khi cho rằng Phúc trình nghiêng về việc qui lỗi cho Đức Gioan Phaolô II. Điều này đã khuyến khích một số bình luận gia thế tục lên tiếng chỉ trích vị Thánh. James T. Keane, trên tạp chí America, dù cho rằng Giáo Hội Công Giáo không hề dạy: các vị thánh là những người hoàn hảo ở trên đời, vẫn phàn nàn điều này: “Phúc trình McCarrick... đã trở thành một vết nhơ ghê gớm trên di sản của một người mới chỉ 6 năm trước đây đã được phong hiển thánh”, tức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Dĩ nhiên, những người mộ mến Đức Gioan Phaolô II không thể ngồi yên. Người viết tiểu sử của ngài, Tiến sĩ George Weigel, cho rằng tập chú của Phúc trình này là McCarrick, không phải Thánh Gioan Phaolô II: Ông ta là tên lừa dối chuyên nghiệp, một tên lừa dối bệnh hoạn, lừa dối hết mọi người, lừa dối luôn cả các phương tiện truyền thông, những người chuyên nghiệp “bới móc”, đến nỗi mãi đến lúc ông ta gần hưu trí, người ta mới bắt đầu biết con người thực của ông ta.
Nhân cơ hội này, Tiến sĩ Weigel đánh đổ thứ huyền thoại “mọi người đều biết” về McCarrick. Và họ đi tìm xem người nào biết mà vẫn thăng thưởng ông ta, điều mà người ta quen gọi là đi tìm “khẩu súng đang bốc khói” (smoking gun). Cứ đọc Phúc trình dày cộm về ông ta, đủ thấy không ai biết chắc chi cả về ông ta và không hề có “khẩu súng đang bốc khói” nào.
Thay vào đó, Phúc trình cung cấp “chi tiết khiến ta tê tái về khuôn khổ của một thất bại có hệ thống về định chế trong việc lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, ở Hoa Kỳ và ở Rôma. Sự thất bại này, tóm lại, là sự thất bại của hệ thống đẳng cấp giáo sĩ mà McCarrick biết rất rõ, chơi một cách không thương tiếc, và chơi một cách thành công trong suốt sự nghiệp tồi bại của ông ta”.
McCarrick đã dựa vào hệ thống ấy để đánh lừa hết mọi người, trong dó, có Đức Gioan Phaolô II. Tiến sĩ Weigel cho rằng “thánh vẫn là người, và thánh, trong tính người, vẫn có thể bị lừa. Nhưng tập chú của cái ác trong vụ bê bối này phải được nhận diện chính xác nơi McCarrick, chứ không phải Đức Gioan Phaolô II”.
Đó cũng là kết luận của Đức Hồng Y Timothy Dolan, người đã khởi đầu diễn trình điều tra chính thức McCarrick đưa đến cuộc điều tra của Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau cùng cuộc điều tra của Phủ Quốc Vụ Khanh. Đức Hồng Y Dolan quả quyết rằng tên vô lại duy nhất trong Phúc trình này chỉ là McCarrick.
Khỏi cần nói, Giáo Hội Balan hết lòng bênh vực Đức Gioan Phaolô II. Theo hãng tin CNA ngày 13 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Balan, quả quyết rằng: Thánh Gioan Phaolô II bị lừa dối về McCarrick. Đầu tiên là 3 Giám Mục Hoa Kỳ được hỏi ý kiến đã không cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về ông ta; sau đó là chính ông ta đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng nói rằng mình không hề có sai trái.
Theo hãng tin Zenit, Viện trưởng Đại học Công Giáo Lublin, nơi Đức Gioan Phaolô II từng giảng dậy, cũng vừa lên tiếng bênh vực vị Thánh. Ông cho rằng từ 1993, Đức Gioan Phaolô II từng chỉ thị cho các Giám Mục Hoa Kỳ rằng về các tội ác tình dục, “các trừng phạt theo giáo luật, kể cả sa thải khỏi chức linh mục, là điều cần thiết và được biện minh trọn vẹn”. Ngài không thể dung dưỡng các hành vi lạm dụng tình dục. Nếu có sai lầm chỉ là vì ngài bị McCarrick lừa dối mà thôi. Nên “các luận đề có tính chủ quan do một số giới phát biểu [chống Đức Gioan Phaolô II] không hề được chứng minh bởi sự kiện hay các phát kiến khách quan, như được trình bày trong Phúc trình của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về Theodore McCarrick”.
Có liên hệ đặc biệt với Đức Gioan Phaolô II dĩ nhiên là Đức Hồng Y Dziwisz, thư ký riêng của vị Thánh từ ngày vị Thánh còn ở Ba Lan, cho tới ngày ngài qua đời. Ngài được nhắc đến 45 lần trong Phúc trình và bị coi là người đã thay đổi tầm nhìn của Đức Gioan Phaolô II về McCarrick. Nhưng theo Paulina Guzik, của tạp chí Crux, Đức Hồng Y cho hay ngài có nhận được lá thư tự bào chữa của McCarrick, nhưng “tôi trình bức thư lên, Đức Giáo Hoàng đọc nó và gửi nó cho Phủ Quốc Vụ Khanh”. Ngài nhấn mạnh: ngài không có nhiệm vụ đưa ra quyết định cho Đức Giáo Hoàng: “Tôi chỉ là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng. Điều luôn quan trọng với tôi là tôn trọng năng quyền của các cá nhân và không can thiệp vào chức năng của họ”. Ngài nói thêm người cộng tác chính của Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo Hội “không phải là thư ký riêng, mà là Quốc Vụ Khanh”.
Các nạn nhân bị lạm dụng tình dục phần lớn không hài lòng nhiều lắm đối với Phúc trình. Nhất là những nạn nhân người lớn. Jonah McKeown của CNA báo cáo rằng: sau khi Phúc trình được công bố, một số người trong số họ cho biết họ vẫn còn hoài nghi phúc trình nói hết sự thật về McCarrick và tỏ ra nản lòng khi thấy các tin đồn về tác phong sai trái của McCarrick với người lớn phần lớn xem ra không được điều tra. Jan Ruidl, một nạn nhân, cho rằng có “một mức độ bác bỏ hết sức cao” trong hàng giáo phẩm về McCarrick, nhất là khi nói đến việc lạm dụng người lớn. Harber, một nạn nhân khác, nói rằng sẽ là một hàn gắn cho cô và cho nhiều nạn nhân khác, nếu các Giám Mục và các giáo sĩ khác được nêu tên trong Phúc trình ra mặt và xin lỗi các nạn nhân vì lỗi lầm của họ”.
Theo O’Loughlin của Tạp Chí America, Anne Barrett Doyle, đồng giám đốc của BishopAccountability.org, cho là Đức Phanxicô “sao lãng” hay thậm chí “thối nát” khi không chịu điều tra các tố cáo và tin đồn về McCarrick, nhất là trước khi tái sử dụng ông ta. Doyle cho rằng các vị Giáo Hoàng và Giám Mục “có trách nhiệm phải đọc một cách hợp động các hồ sơ lạm dụng và sửa chữa các hành vi sao lãng hay thối nát của các vị tiền nhiệm”.
Tuy nhiên, theo Inés San Martín của tạp chí Crux, phúc trình bị nhiều nạn nhân chỉ trích, coi như bất cập. Marie Collins, chẳng hạn, vốn là nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục và từng là thành viên của Uỷ Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Các Vị Thành Niên đầu tiên, sau đó, từ chức để phản đối Giáo Triều, cho rằng nhờ Phúc trình, người ta có thể thấy một chút minh bạch hơn, nhưng điều này vô dụng nếu không đi đôi với “trách nhiệm giải trình minh bạch”. Bà cho rằng điều quan trọng không phải ai đã làm gì mà ta đã làm gì để đương đầu với nền văn hóa từng cho phép các Giám Mục giúp kẻ lạm dụng làm bậy.
Thiển nghĩ Phúc trình chỉ có nhiệm vụ báo cáo xem ai đã làm gì và không làm gì trong việc thăng tiến sự nghiệp của McCarrick. Còn về các chế tài đối với những người đã làm gì và đã không làm gì cũng như việc luận tội McCarrick đâu phải là phạm vi của phúc trình. Người ta sợ Collins có cái nhìn định mẫu về cuộc chiến của Tòa Thánh nhằm loại trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Người bị Phúc trình quy cho nhiều thiếu sót trong diễn trình thăng tiến của McCarrick là Tổng Giám Mục Viganò, người được Phúc trình nhắc đến việc đòi Đức Phanxicô từ chức vì vụ McCarrick này. Trong cuộc phỏng vấn của Raymond Arroyo, Tổng Giám Mục Viganò cho rằng Phúc trình nhắc đến ngài 306 lần này mắc lầm lỗi trầm trọng.
Trước nhất, Tổng Giám Mục Viganò không được phỏng vấn trong diễn trình điều tra. Thứ hai, James Grein, nạn nhân duy nhất bị McCarrick xách nhiễu tình dục dám công khai tố cáo ông ta, cũng không xuất hiện trong Phúc trình kể cả chứng từ của anh ta. Không như Phúc trình nói, Viganò tái khẳng định việc ngài trình cho Đức Phanxicô lệnh cấm của Đức Bênêđíctô XVI đối với McCarrick, tiết lộ thêm rằng không phải ngài khởi đầu câu truyện mà chính Đức Phanxicô hỏi ngài trước và cũng chính Đức Phanxicô nghe hững hờ và chuyển sang chuyện khác.
Thực ra, Phúc trình nói không có tài liệu về việc ấy, nghĩa là Tổng Giám Mục Viganò chỉ trình miệng thay vì văn thư. Tổng Giám Mục Viganò nhìn nhận không có tài liệu.
Còn về việc Phúc trình cho rằng ngài đã không điều tra các khiếu nại của Linh Mục 3 năm 2012 như đã được Đức Hồng Y Ouellette của Bộ Giám Mục ra chỉ thị, Tổng Giám Mục Viganò cho rằng điều ấy là điều bịa đặt. Vì ở một chỗ khác trong Phúc trình, rõ ràng có nhắc đến bức thư ngày 13 tháng 6 năm 2013 ngài gửi cho Đức Hồng Y Ouellette, trong đó có kèm lá thư của Đức Cha Bootkoski viết cho ngài và cho Linh mục 3. Ngài cho Đức Hồng Y Ouellette hay: vụ kiện dân sự của Linh mục 3 đã bị bác không quyền kháng cáo. Và Đức Cha Bootkoski, của Giáo phận Metuchen, coi các lời tố cáo của Linh mục 3 là lầm lẫn và có tính vu vạ.
Nhưng đó là thư của Đức Cha Bootkoski, liệu trước đó, ngài có gửi thư để Đức Cha Bootkoski điều tra hay không? Tổng Giám Mục Viganò gián tiếp trả lời không cho câu hỏi này, khi nói rằng “việc ấy tùy ở chỉ thị chính xác của Phủ Quốc Vụ Khanh”. Và ngài giải thích: lúc ấy có xu hướng muốn Tòa Thánh chịu trách nhiệm trực tiếp trước hành vi sai trái của các giáo sĩ Hoa Kỳ, coi họ như “nhân viên” của Tòa Thánh. Nên, khi không có chỉ thị rõ ràng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài không có thư nào như vậy.
Điều rõ ràng là không có văn kiện, không có tài liệu chứng minh, mà đòi Đức Phanxicô phải hành động và khi không hành động theo ý mình thì đòi ngài từ chức, Tổng Giám Mục Viganò quả đã đi quá trớn, hoàn toàn vô lý.
Phản ứng tích cực
Các vị giáo phẩm Hoa Kỳ phần đông ca ngợi Phúc Trình. Theo VaticanNews, nói chung các vị biết ơn vì diễn trình quan trọng và còn tiếp diễn nhằm nhổ tận gốc nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục và các hứa hẹn sẽ xây dựng lại niềm tin của tín hữu. Phần lớn các vị giáo phẩm này, như Đức Hồng Y O’Malley, Đức Hồng Y Dolan, Đức Hồng Y Cupich, nhấn mạnh đến chủ nghĩa giáo sĩ trị như nguyên nhân dẫn đến tai tiếng McCarrick.
Đức Hồng Y O’Malley ca ngợi Đức Phanxicô trong việc theo đuổi đến cùng “một cuộc điều tra toàn diện, minh bạch và thấu đáo” coi trọng vai trò can đảm của các nạn nhân của McCarrick đã chịu xuất đầu lộ diện trong cuộc điều tra này.
Hồng Y tân cử Wilton Gregory cho rằng “Đây là một tài liệu quan trọng, khó khăn và cần thiết; nó đòi một suy niệm đầy tính cầu nguyện, thấu đáo và có suy nghĩ”.
Hồng Y Joseph W. Tobin ca ngợi sự lãnh đạo của Đức Phanxicô trong cố gắng tìm việc chữa lành tập thể cho các nạn nhân của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, cho rằng phúc trình là một biện pháp quan trọng và mạnh mẽ tiến tới việc cải thiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch liên quan đến việc lạm dụng tình dục.
Hồng Y Dolan ca ngợi Đức Phanxicô và Tòa Thánh về cung cách xử lý cuộc điều tra McCarrick sau khi tiếp thu cuộc điều tra của tổng giáo phận New York về cùng vấn đề, và đã đeo đuổi đến cùng lời bảo đảm sẽ hoàn tất và công bố một cuộc nghiên cứu trọn vẹn về vụ McCarrick.
Gerard O’Connell, cũng của tờ America, tiết lộ: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép việc công bố tòan bộ Phúc trình vào ngày hôm nay, bất chấp đối kháng nội bộ, vì, theo một nguồn tin Vatican, ngài tin người Công Giáo Hoa Kỳ, vốn ngỡ ngàng và bị tổn thương sâu xa bởi toàn bộ vụ này, có quyền biết sự thật không sửa đổi”.
O’Connell cũng cho rằng các nguồn tin Vatican cho ông hay Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI đã đọc phần của Phúc Trình liên quan đến triều Giáo Hoàng của ngài và đồng ý với những gì viết trong đó”.
Theo Inés San Martín của Crux, Cha Hans Zollner, trong Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Các Vị Thành Niên, cho rằng Phúc trình “là một điển hình tốt cho thấy “tòan bộ các vấn đề che đậy, bác bỏ, không tuân theo và không thành thực nên được xử lý ra sao”. Ngài tin rằng nó sẽ có hậu quả tốt trong diễn trình bổ nhiệm các Giám Mục.
Cha Zollner đề cập một khía cạnh lạ: Phúc trình cho hay chính McCarrick chuyển một số lá thư nặc danh tố cáo ông lạm dụng tình dục cho cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) để tìm nguồn của các lá thư, “nhưng không rõ liệu nội dung các thư này có được điều tra hay không”.
Cũng có cả việc tiết lộ một lá thư dài một trang giấy của một viên trung úy gửi cho Công Tố Viên của Quận Middlesex về các lời tố cáo chống McCarrick, nhưng người ta không làm gì cả. Theo cha, đáng lẽ các thẩm quyền dân sự phải điều tra việc ấy mới phải. Cha sợ vấn đề thối nát và đồng lõa trong vụ McCarrick không chỉ giới hạn trong Giáo Hội.
Cha Boniface Ramsey, theo Elise Ann Allen của Crux, cũng hết lời ca ngợi phúc trình. Ngài là người trong suốt 30 năm qua đóng vai “thổi còi”, báo động các hành vi đồi bại của McCarrick. Nên nay “cuối cùng tin rằng đã thấy công lý trong phúc trình dài cho biết chi tiết làm thế nào ông xếp cũ của mình đã có thể leo cao đến thế trong Giáo Hội bất chấp các tin đồn về tác phong tình dục sai trái”.
Cuối thập niên 1980, khi còn phục vụ tại chủng viện Immaculate Conception ở New Jersy, thời McCarrick làm Tổng Giám Mục Newark, Cha Ramsey bắt đầu nghe các chủng sinh kể chuyện được mời qua đêm cùng giường cuối tuần tại nhà nghỉ ở bãi biển với McCarrick. Lời trình sự việc của ngài lên giám đốc chủng viện bị gạt qua một bên. Lời trình sau đó gửi cho một số viên chức Giáo Hội khác cũng cùng chung số phận. Cuối cùng, khi McCarrick sắp sửa được chuyển về Washington năm 2000, Ramsey trình sự việc cho sứ thần Tòa Thánh cả bằng văn thư, và văn thư này tới Vatican, vẫn không có hành động đáp ứng.
Mãi tới khi có vụ tố cáo ấu dâm năm 2018, McCarrick mới công khai bị đưa ra ánh sáng. Ramsey bèn gọi cho New York Times “để nói cho họ nghe không phải chỉ là con nít, mà cả người lớn nữa”. Lúc ấy, Vatican mới chịu tiến hành một cuộc điều tra ngạnh nguồn. Đây là lý do khiến các nạn nhân người lớn của các giáo sĩ ngán ngẩm vì Tòa Thánh không coi trọng các “tin đồn” có liên quan đến họ.
Sau cùng, người đánh giá Phúc trình tích cực nhất có lẽ là John Allen của tạp chí Crux. Ông nhận định rằng với Phúc trình McCarrick, cả nguyên tắc bí mật (secrecy) lẫn nguyên tắc chủ quyền (sovereignty) rất thân thiết với Tòa Thánh, ít nhất từ năm 1870, đã bị phá vỡ. Đó là nét vô tiền khoáng hậu, tạo lịch sử của Phúc trình. Và ông tự hỏi không biết ở Vatican có ai hiểu được độ lớn lao của tiền lệ này không?
Bí mật có nghĩa là không phơi bầy quần áo dơ trước công chúng để tránh tai tiếng, còn chủ quyền có nghĩa là không nợ ai bất cứ giải thích nào về hành động của mình.
Kết quả, theo Allen, người phê phán có thể cho rằng trong khi đổ lỗi cho hai Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, Phúc trình phần lớn che chở Đức Phanxicô khỏi bị chê trách. Các nạn nhân và nhiều người khác có thể cho đây chỉ là chuyện tính sổ mà không có chuyện giải trình, và cho tới lúc một ai đó bị trừng phạt không những vì tội ác mà còn vì che đậy nữa, thì việc làm vẫn chưa xong.
Tuy nhiên, Allen cho rằng Phúc trình phần lớn có tính hết sức trung thực và phát xuất từ một cố gắng chân thực muốn đạt tới sự thật. “Nó chứa một mức độ chi tiết chưa từng thấy. Chúng ta được cung cấp lời tư vấn bí mật nhất mà các vị giáo phẩm cao cấp nhất trong Giáo Hội đưa ra khi quyết định thăng thưởng McCarrick, chúng ta được cung cấp các chi tiết hết sức đau lòng của chứng từ nạn nhân, và chúng ta được cung cấp các ký ức trực tiếp của các viên chức hàng đầu của Giáo Hội trong diễn trình đưa ra các quyết định. Việc tiết lộ với mức độ như thế là điều tuyệt đối mới mẻ”.
Allen viết thêm rằng cơ cấu quyền hành hiện nay ở Tòa Thánh đáng được khen ngợi không những vì cho phép việc trên diễn ra mà còn làm dịu cơn nóng chờ đợi đầy hồi hộp. Vì trong hai năm qua, ai cũng thắc mắc tại sao lại lâu quá thế. Nhưng khi thấy phúc trình thấu đáo và hết sức chi tiết như thế, người ta không còn thắc mắc chi nữa.
Ông hy vọng đây sẽ là tiêu chuẩn cho mọi việc xử lý các tai tiếng trong Giáo Hội. Cụ thể ông nêu ra một vài thí dụ: tai tiếng của Cha Marcial Maciel Degollado, sáng lập ra Đạo Binh Chúa Kitô, Giám Mục Gustavo Zanchetta, và nhất là Hồng Y Angelo Becciu
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Trang, SG: Mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Martino Lê Hoàng Vũ
09:19 16/11/2020
“Mừng lễ các thánh tử đạo chúng ta ca tụng tình thương và quyền năng của Thiên Chúa đã làm những điều kì trên cuộc đời các ngài” Đó là những lời chia sẻ của linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Hưng trong thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Tân Trang thuộc giáo hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn vào chiều nay thứ bảy 14.11.2020.
Trước tiên,Linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ cùng với các hội đoàn và toàn thể cộng đoàn qui tụ trong khuôn viên nhà thờ cầu nguyện,đi rước kiệu tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, suy niệm về đời sống anh dũng của các ngài,các thánh tử đạo là hạt giống làm trổ sinh các tín hữu trên quê hương Việt Nam và là tấm gương sống đạo cho mỗi người chúng ta.Giáo hội Chúa Kitô trên tại đất nước hình chữ S đã trải qua những thử thách đau thương trong gần 400 năm bách hại với khoảng 130.000 chứng nhân đức tin.
Xem Hình
Sau đó, vào lúc 17g45 thánh lễ tạ ơn mừng kính các Các Thánh Tử Đạo Việt Nam diễn ra thật sốt sắng và trang trọng, Linh mục Giuse Đinh Văn Thọ chánh xứ Tân Trang chủ tế, cùng với Linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, Giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đồng tế và chia sẻ Lời Chúa.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Phaolô đã quảng diễn những lời dạy của Chúa Giêsu dành cho người môn đệ, có những người chối bỏ Thầy mình như thánh Phêrô.Sau lần chối Chúa Giêsu, thánh Phêrô sau này đã nhiều tuyên xưng niềm tin mạnh mẽ vào Đức Kitô Phục sinh, không sợ bách hại, ngục tù, nhưng ngài còn cảm thấy sung sướng hạnh phúc vì được chịu đau khổ rao giảng Danh Đức Giêsu Kitô cho mọi người.Các thánh tử đạo cũng vậy, không phải cuộc đời các ngài hoàn hảo ngay từ đầu, có những vị nhát sợ chối đạo,bước qua thánh giá.Có những vị đời sống bê bối tội lỗi,có vị đèo bồng vợ nọ con kia,có những tay giang hồ khét tiếng Sài Gòn – Biên Hòa như thánh Phaolô Hạnh. Thật vậy,Giáo hội tôn phong các thánh tử đạo không phải để đề cao đức tính anh hùng của các ngài, mà là ca tụng tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi những con người yếu đuối mỏng dòn.
Là con cháu các vị tử đạo, chúng ta noi gương các ngài trong đời sống đức tin, nhìn lại mình, với nhiều tội lỗi thiếu sót, khuyến điểm, nhưng hơn hết, chúng ta cần cộng tác với Chúa và cậy dựa vào sức mạnh của Chúa.Hôm nay giáo xứ chúng ta có HĐMVGX nhiệm kỳ mới, các thành viên phải ý thức sức mạnh của Thiên Chúa, để cùng với cha sở,chúng ta liên kết với mọi người, xây dựng giáo xứ hiệp nhất yêu thương nhau, nhờ đó có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em lương dân.
Tiếp theo đó,linh mục chánh xứ công bố danh sách và chủ sự Nghi thức Tuyên hứa của tân HĐMV Giáo xứ Tân Trang khóa 13, nhiệm kỳ 2020-2024, gồm có Ban thường vụ,Ban điều hành các giáo họ, các ủy viên, các ban chuyên môn, danh sách đã được Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng phê chuẩn.
Thánh lễ được tiếp nối với phần Phụng Vụ Thánh Thể. Trước khi ban phép lành kết lễ, linh mục chánh xứ trao ủy nhiệm thư cho các thành viên HĐMVGX mới, và trao bằng tưởng lệ cho các vị vừa mãn nhiệm. Sau đó, ông Phêrô Nguyễn Đức Hùng, chủ tịch HĐMVGX có những tâm tình tri ân và bày tỏ niềm vui,tinh thần sẵn sang cộng tác với linh mục chánh xứ trong công việc chung,nhờ đó làm cho cộng đoàn giáo xứ luôn phát triển về mọi mặt.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 19 g,trong tâm tình cầu nguyện cho các vị trong HĐMVGX nhiệm kỳ mới và cho giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Trước tiên,Linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ cùng với các hội đoàn và toàn thể cộng đoàn qui tụ trong khuôn viên nhà thờ cầu nguyện,đi rước kiệu tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, suy niệm về đời sống anh dũng của các ngài,các thánh tử đạo là hạt giống làm trổ sinh các tín hữu trên quê hương Việt Nam và là tấm gương sống đạo cho mỗi người chúng ta.Giáo hội Chúa Kitô trên tại đất nước hình chữ S đã trải qua những thử thách đau thương trong gần 400 năm bách hại với khoảng 130.000 chứng nhân đức tin.
Xem Hình
Sau đó, vào lúc 17g45 thánh lễ tạ ơn mừng kính các Các Thánh Tử Đạo Việt Nam diễn ra thật sốt sắng và trang trọng, Linh mục Giuse Đinh Văn Thọ chánh xứ Tân Trang chủ tế, cùng với Linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, Giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đồng tế và chia sẻ Lời Chúa.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Phaolô đã quảng diễn những lời dạy của Chúa Giêsu dành cho người môn đệ, có những người chối bỏ Thầy mình như thánh Phêrô.Sau lần chối Chúa Giêsu, thánh Phêrô sau này đã nhiều tuyên xưng niềm tin mạnh mẽ vào Đức Kitô Phục sinh, không sợ bách hại, ngục tù, nhưng ngài còn cảm thấy sung sướng hạnh phúc vì được chịu đau khổ rao giảng Danh Đức Giêsu Kitô cho mọi người.Các thánh tử đạo cũng vậy, không phải cuộc đời các ngài hoàn hảo ngay từ đầu, có những vị nhát sợ chối đạo,bước qua thánh giá.Có những vị đời sống bê bối tội lỗi,có vị đèo bồng vợ nọ con kia,có những tay giang hồ khét tiếng Sài Gòn – Biên Hòa như thánh Phaolô Hạnh. Thật vậy,Giáo hội tôn phong các thánh tử đạo không phải để đề cao đức tính anh hùng của các ngài, mà là ca tụng tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi những con người yếu đuối mỏng dòn.
Là con cháu các vị tử đạo, chúng ta noi gương các ngài trong đời sống đức tin, nhìn lại mình, với nhiều tội lỗi thiếu sót, khuyến điểm, nhưng hơn hết, chúng ta cần cộng tác với Chúa và cậy dựa vào sức mạnh của Chúa.Hôm nay giáo xứ chúng ta có HĐMVGX nhiệm kỳ mới, các thành viên phải ý thức sức mạnh của Thiên Chúa, để cùng với cha sở,chúng ta liên kết với mọi người, xây dựng giáo xứ hiệp nhất yêu thương nhau, nhờ đó có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em lương dân.
Tiếp theo đó,linh mục chánh xứ công bố danh sách và chủ sự Nghi thức Tuyên hứa của tân HĐMV Giáo xứ Tân Trang khóa 13, nhiệm kỳ 2020-2024, gồm có Ban thường vụ,Ban điều hành các giáo họ, các ủy viên, các ban chuyên môn, danh sách đã được Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng phê chuẩn.
Thánh lễ được tiếp nối với phần Phụng Vụ Thánh Thể. Trước khi ban phép lành kết lễ, linh mục chánh xứ trao ủy nhiệm thư cho các thành viên HĐMVGX mới, và trao bằng tưởng lệ cho các vị vừa mãn nhiệm. Sau đó, ông Phêrô Nguyễn Đức Hùng, chủ tịch HĐMVGX có những tâm tình tri ân và bày tỏ niềm vui,tinh thần sẵn sang cộng tác với linh mục chánh xứ trong công việc chung,nhờ đó làm cho cộng đoàn giáo xứ luôn phát triển về mọi mặt.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 19 g,trong tâm tình cầu nguyện cho các vị trong HĐMVGX nhiệm kỳ mới và cho giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Hội Đồng Mục Vụ xứ Tân Việt Sàigon mừng bổn mạng
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:27 16/11/2020
“ Kìa đoàn người anh dũng đang hiên ngang tiến ra pháp trường. Nhạc hùng ca réo rắt khắp quê hương Việt Nam…”
Lời bài ca nhập lễ của ca đoàn Thăng Thiên đã giúp cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo VN bổn mạng HĐMV Giáo xứ Tân Việt hạt Tân Sơn Nhì.
Thánh lễ do linh mục ( Lm ) chánh xứ Đa minh Vũ Ngọc Thủ chủ tế, tham dự Thánh lễ có Quý chức tân cựu đại diện các đoàn thể cùng cộng đoàn Dân Chúa.
Sau ba hồi chiêng cổ, đại diện Qúy chức tân cựu đại diện các đoàn thể đón Lm chủ tế từ tiền sảnh lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ: Hôm nay Giáo hội VN mừng kính trọng thể các Thánh Tử Đạo VN bổn mạng HĐMV Giáo xứ chúng ta, chúng ta dâng Thánh lễ để cầu xin các Thánh Tử Đạo VN cầu cùng Chúa cho chúng ta vì ngày hôm nay chúng ta không đổ máu để làm chứng cho Chúa nhưng qua những hy sinh của quý vị trong HĐMV sẽ góp phần loan báo tin mừng nước Chúa cho anh chị em chung quanh.
Qua bản văn Tin mừng Lm chủ tế chia sẻ: “ Tử đạo không chỉ chết vì đạo mà là làm chứng cho Chúa, như hình ảnh hạt lúa mì chúng ta nghe ngày hôm nay, hạt lúa phải chết đi và thối đi thì nó mới sinh ra nhiều bông hạt, hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Chúa con, đã xuống thế làm người và chết đi để chuộc tội cho chúng ta.
Ước mong mỗi anh chị em chúng ta chính là những bông lúa, chết đi cho tội lỗi của mình để chúng ta sống cho Chúa và cho anh chị em thì chúng ta đã trở thành những cây lúa sinh nhiều bông hạt làm hữu ích cho anh chị em đồng bào chúng ta.
Ngài kết luận: Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi những người con mỏng dòn yếu đuối là cha ông chúng ta thì xin Chúa cũng ban cho chúng ta là con cháu biết noi gương các Ngài sống thật tốt trong môi trường của mình để góp phần giới thiệu Chúa cho những người chung quanh.
Thánh lễ tiếp tục với Lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn giáo xứ
Mừng kính Các Thánh Tử Đạo VN, xin cho chúng con luôn biết noi gương các ngài, trung thành với Chúa chu toàn những bổn phận, những việc đạo đức hằng ngày bắt đầu từ chính gia đình mình.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Lời bài ca nhập lễ của ca đoàn Thăng Thiên đã giúp cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo VN bổn mạng HĐMV Giáo xứ Tân Việt hạt Tân Sơn Nhì.
Thánh lễ do linh mục ( Lm ) chánh xứ Đa minh Vũ Ngọc Thủ chủ tế, tham dự Thánh lễ có Quý chức tân cựu đại diện các đoàn thể cùng cộng đoàn Dân Chúa.
Sau ba hồi chiêng cổ, đại diện Qúy chức tân cựu đại diện các đoàn thể đón Lm chủ tế từ tiền sảnh lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ: Hôm nay Giáo hội VN mừng kính trọng thể các Thánh Tử Đạo VN bổn mạng HĐMV Giáo xứ chúng ta, chúng ta dâng Thánh lễ để cầu xin các Thánh Tử Đạo VN cầu cùng Chúa cho chúng ta vì ngày hôm nay chúng ta không đổ máu để làm chứng cho Chúa nhưng qua những hy sinh của quý vị trong HĐMV sẽ góp phần loan báo tin mừng nước Chúa cho anh chị em chung quanh.
Qua bản văn Tin mừng Lm chủ tế chia sẻ: “ Tử đạo không chỉ chết vì đạo mà là làm chứng cho Chúa, như hình ảnh hạt lúa mì chúng ta nghe ngày hôm nay, hạt lúa phải chết đi và thối đi thì nó mới sinh ra nhiều bông hạt, hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Chúa con, đã xuống thế làm người và chết đi để chuộc tội cho chúng ta.
Ước mong mỗi anh chị em chúng ta chính là những bông lúa, chết đi cho tội lỗi của mình để chúng ta sống cho Chúa và cho anh chị em thì chúng ta đã trở thành những cây lúa sinh nhiều bông hạt làm hữu ích cho anh chị em đồng bào chúng ta.
Ngài kết luận: Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi những người con mỏng dòn yếu đuối là cha ông chúng ta thì xin Chúa cũng ban cho chúng ta là con cháu biết noi gương các Ngài sống thật tốt trong môi trường của mình để góp phần giới thiệu Chúa cho những người chung quanh.
Thánh lễ tiếp tục với Lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn giáo xứ
Mừng kính Các Thánh Tử Đạo VN, xin cho chúng con luôn biết noi gương các ngài, trung thành với Chúa chu toàn những bổn phận, những việc đạo đức hằng ngày bắt đầu từ chính gia đình mình.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn: Mừng bổn mạng Hội đồng Mục vụ
Văn Minh
09:35 16/11/2020
“Các Thánh Tử đạo là những con người tin vào Đức kitô, các ngài bị xiềng xích và bị tùng xẻo từng mảnh thịt cho đến chết.”
Trên đây là lời chia sẻ của Lm Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ Vĩnh Hòa - trong Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - bổn mạng của Hội đồng Mục vụ giáo xứ (HĐMVGX) Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 Chúa nhật ngày 15.11.2020.
Thánh lễ trọng thể mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Lm Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Phêrô Vũ Văn Vượng - Dòng Thánh Tâm Huế và Lm Giuse Nguyễn Đức Dũng - Hoa Kỳ.
Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các vị trong HĐMVGX, còn có các ông bà cố, các cựu HĐMVGX qua các thời kì cùng đông đảo giáo dân trong giáo xứ.
Trước Thánh lễ, các vị trong HĐMVGX, các em Ban Lễ sinh rước các Lm từ ngoài sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường để hiệp dâng Thánh lễ.
Đầu lễ, Lm Gioakim ngỏ lời chào mừng Lm Phêrô và Lm Giuse đã nhận lời về hiệp dâng Thánh lễ hôm nay. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho quý vị HĐMVGX noi theo gương các Thánh tử đạo trở nên những chứng nhân của Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.
Trong bài giảng lễ, Lm Gioakim chia sẻ: Trong cuộc sống ngày nay, đâu đó vẫn còn có những người kitô hữu từ trối hoặc bỏ đạo, bởi vì lòng họ nhát gan và sợ hệ lụy đến bản thân mình.
Các Thánh Tử đạo cũng vậy, các ngài cũng yếu đuối và nhút nhát. Tuy nhiên, các Thánh Tử đạo là những con người tin vào Đức Kitô, các ngài bị xiềng xích và bị tùng xẻo từng mảnh thịt cho đến chết.
Lm Gioakim nhấn mạnh, mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay: Ước mong mỗi người chúng ta, cách riêng, đối với các vị trong HĐMVGX hãy noi gương nhân đức của các thánh nhân, ra đi làm chứng nhân cho Đức Kitô đến cho muôn người trong môi trường sống xung quanh của mình.
Xem Hình
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An - Chủ tịch, thay mặt HĐMVGX lên ngỏ lời cảm ơn các Lm, cùng mọi thành phần Dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm và sốt sắng. Để tỏ lòng kính mến, bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên các Lm trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Đáp từ, Lm Gioakim chánh xứ một lần nữa có lời cảm ơn các Lm và chúc mừng các vị trong HĐMVGX được nhiều hồng ân, lòng hăng say phục vụ giáo xứ để cùng nhau làm sáng Danh Chúa.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, các Lm, cùng các vị trong HĐMVGX chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm cung thánh
Trên đây là lời chia sẻ của Lm Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ Vĩnh Hòa - trong Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - bổn mạng của Hội đồng Mục vụ giáo xứ (HĐMVGX) Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 Chúa nhật ngày 15.11.2020.
Thánh lễ trọng thể mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Lm Gioakim Lê Hậu Hán - chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Phêrô Vũ Văn Vượng - Dòng Thánh Tâm Huế và Lm Giuse Nguyễn Đức Dũng - Hoa Kỳ.
Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các vị trong HĐMVGX, còn có các ông bà cố, các cựu HĐMVGX qua các thời kì cùng đông đảo giáo dân trong giáo xứ.
Trước Thánh lễ, các vị trong HĐMVGX, các em Ban Lễ sinh rước các Lm từ ngoài sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường để hiệp dâng Thánh lễ.
Đầu lễ, Lm Gioakim ngỏ lời chào mừng Lm Phêrô và Lm Giuse đã nhận lời về hiệp dâng Thánh lễ hôm nay. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho quý vị HĐMVGX noi theo gương các Thánh tử đạo trở nên những chứng nhân của Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.
Trong bài giảng lễ, Lm Gioakim chia sẻ: Trong cuộc sống ngày nay, đâu đó vẫn còn có những người kitô hữu từ trối hoặc bỏ đạo, bởi vì lòng họ nhát gan và sợ hệ lụy đến bản thân mình.
Các Thánh Tử đạo cũng vậy, các ngài cũng yếu đuối và nhút nhát. Tuy nhiên, các Thánh Tử đạo là những con người tin vào Đức Kitô, các ngài bị xiềng xích và bị tùng xẻo từng mảnh thịt cho đến chết.
Lm Gioakim nhấn mạnh, mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay: Ước mong mỗi người chúng ta, cách riêng, đối với các vị trong HĐMVGX hãy noi gương nhân đức của các thánh nhân, ra đi làm chứng nhân cho Đức Kitô đến cho muôn người trong môi trường sống xung quanh của mình.
Xem Hình
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An - Chủ tịch, thay mặt HĐMVGX lên ngỏ lời cảm ơn các Lm, cùng mọi thành phần Dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm và sốt sắng. Để tỏ lòng kính mến, bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên các Lm trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Đáp từ, Lm Gioakim chánh xứ một lần nữa có lời cảm ơn các Lm và chúc mừng các vị trong HĐMVGX được nhiều hồng ân, lòng hăng say phục vụ giáo xứ để cùng nhau làm sáng Danh Chúa.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, các Lm, cùng các vị trong HĐMVGX chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm cung thánh
Văn hóa Nghệ thuật Đất Mới: hành trình 10 năm Gieo - Gặt và buổi trao giải các tác phẩm đạt giải năm 2020
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
22:02 16/11/2020
Sáng 16/11/2020, tại Hội Trường Tòa Giám Mục, chương trình Trao giải Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Mới đã diễn ra trong niềm vui, và hạnh phúc. Đây là thành quả của biết bao công sức của Ban Tổ Chức gồm quý Cha và quý vị trong Ban Giám khảo thuộc các ban Văn hóa, Truyền Thông và Thánh nhạc.
Ngoài các tác giả có các tác phẩm dự thi và lãnh giải, cũng như quý khách mời có mặt tại hội trường trong ngày đặc biệt này, có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá, và Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh- Người đã khởi xướng chương trình Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Mới bắt đầu từ năm 2011. Chương trình còn thêm sự long trọng khi có sự hiện diện của quý Cha Đặc trách Văn hóa của các Giáo phận Quy Nhơn, Phan Thiết, và Long Xuyên.
Xem Hình
Phần 1 với nội dung “GIEO” đưa mọi người tham dự trở lại với những điểm mốc bắt đầu 2011, một chương trình Văn hóa Đất Mới do Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh khởi xướng khi Ngài đang tại vị. Và từ những năm 2017 đến nay, Đức Cha Giáo phận đã tiếp nối với những định hướng và phát triển. Trong vai trò định hướng đó, với phần đầu của chương trình, Đức Cha đã chai sẻ với quý tham dự viên về những điểm quan trọng, cũng như nhìn nhận những thành quả mà VHNT Đất Mới mang lại.
Trưng dẫn các văn kiện của Giáo Hội trước và sau Công đồng Vatican II, Đức Cha giúp mọi người, cả những anh chị em không Công Giáo, thấy được con đường mà Giáo Hội đã và đang hướng dẫn con cái mình trong lãnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật Công Giáo. Nếu trước Công đồng Vatican II, Giáo Hội nói đến tầm quan trọng của văn hóa liên hệ với đời sống con người, thì sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội chuyển từ “gìn giữ” văn hóa truyền thống sang “làm” văn hóa, chuyển từ văn hóa sự chết đến văn hóa sự sống. Đức Cha nói tiếp, “Văn hóa nghệ thuật ĐẤT MỚI ra đời trong bối cảnh này…. Không chỉ là gìn giữ văn hóa truyền thống của Việt nam, nhưng còn là làm nảy sinh ra những bông hoa tươi đẹp mới, làm cho nền văn hóa sự sống phát triển, đẩy lùi một nền văn hóa của sự chết. Có như vậy, mới đi vào được trong giòng chảy của xã hội, của Giáo Hội.”
Nhắc đến sự toàn cầu hóa trong thế giới hiện nay, Đức Cha Giáo phận nhìn nhận “giải thưởng Văn hóa Nghệ thuật Đất Mới đã đi vào vòng xoáy toàn cầu hóa này. Vì thế, các tác giả có các tác phẩm dự thi đến từ ba Giáo Tỉnh, có cả người Công Giáo lẫn không Công Giáo”. Như một đúc kết cho hành trình 10 năm (2011-20250), Đức Cha tiếp, VHNT Đất Mới “như là một gạch nối, quy tụ lại các tác giả với những sức mạnh về văn hóa.” Để chính nhờ sức mạnh liên kết, bền chặt, sâu đậm này sẽ đem đến một sức mạnh cho một nền văn hóa sự sống, để “không chỉ cho anh chị em trong Giáo Hội, mà cả ngoài Giáo hội cũng được hưởng nhờ.”
Trước khi kết thúc, Đức Cha Giáo phận thông báo định hướng hành trình tiếp theo từ năm thứ 11 trở đi của VHNT Đất Mới. Sẽ có sự thay đổi thời gian trong việc tổ chức thi và trao giả: hai năm một lần, thay vì hằng năm như trước. Mục đích thay đổi này, như Đức Cha nói, “là để các tác phẩm dự thi có chất lượng hơn.”
Trong phần II của chương trình, đúng như chính nội dung nói đến “GẶT”, Ban Tổ chức đã trình bày cho thấy biểu đồ số lượng tác giả, tác phẩm đóng góp tham gia cuộc thi trong 10 năm qua: 9537 tác phẩm gửi dự thi với bao gồm nhiều thể loại của 1147 tác giả. Riêng năm 2020, có 1865 tác phẩm dự thi của 364 tác giả, trong đó, Tổng GP Sài gòn 211, Tổng GP Hà Nội là 57, Tổng GP Huế 38. Trong 364 tác giả, có 306 tác giả là người Công Giáo, số còn lại là không Công Giáo. Với ảnh nghệ thuật, có 260 tác giả gửi bài với 716 tác phẩm- có những bài dự thi theo ảnh bộ, nên hơn 1000 ảnh. Từ những con số tác giả, tác phẩm đó, Ban tổ chức đã đưa ra những nhận định về những thành quả đạt được từ cuộc thi, trao giải VHNT Đất Mới. Những giá trị gặt được có thể nhận ra như giá trị của việc tổ chức giải – là nỗ lực của toàn Giáo phận, của quý Đức Cha, của ban tổ chức…-, bảo vệ giá trị văn hóa Công Giáo, bảo vệ môi trường thiên thiên, bảo vệ và xây dựng văn hóa Công Giáo trong xã hội hôm nay. Cho dẫu việc đóng góp của văn học Công Giáo vào giòng chảy văn học đương đại còn khiêm tốn, nhưng với ban tổ chức, đó là niềm vui, là những dấn ấn đạt được khi nhìn lại hành trình 10 năm, và ước mong chu kỳ 10 năm tiếp theo sẽ vẫn, và còn nhiều tác giả cùng đồng hành, đóng góp cho văn hóa thêm những bông hoa đẹp, mở ra những mùa gặt cho Tin Mừng tại Giáo Hội Việt Nam.
Tiếp sau là phần trao giải thưởng về các tác phẩm dự thi với nhiều thể loại: thơ, truyện dài, truyện ngắn, kịch, bài hát, ảnh đẹp nghệ thuật.
Đỉnh cao của buổi trao giải thưởng chính là Thánh Lễ, nơi diễn ra hy tế Thánh Thể mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người đi vào cánh đồng truyền giáo, giới thiệu vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ hiện qua những vẻ đẹp của nghệ thuật. Và nơi Thánh Lễ, như Đức Cha Giáo phận ngỏ lời, là “để tạ ơn Chúa vì những gì chúng ta đã làm được, và xin Chúa chúc lành cho những dự tính, không chỉ cho VHNT Đất Mới, nhưng còn là cho những ai đang làm văn hóa, cho các tác giả biết làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa luôn tươi sáng trên nhân loại., và đó là cách thức để loan báo Tin Mừng, phận vụ của tất cả mọi người.
Giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha nhắc lại lệnh truyền của Chúa Giêsu trong bài đọc Tin Mừng. Đức Cha nói rằng, lệnh truyền đi truyền giáo, làm cho mọi người biết Chúa mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ ngày xưa, cũng là đang trao cho từng người, trong hoàn cảnh cụ thể tại Giáo Hội Việt Nam, ngay chính Giáo phận Xuân Lộc này. Cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội thật mênh mông, rất cần đến những người ra đi loan Tin Mừng. Cho dẫu có bao khó khăn, nhưng Chúa Giêsu đã yên ủi “mọi quyền năng được trao cho Thầy…” điều này cũng có nghĩa là “hãy tin vào sức mạnh của Chúa”. Tuy nhiên, có quyền năng của Chúa, nhưng cũng cần có sự nhiệt thành. Đức Cha nói “Giáo Hội không thiếu các linh mục, các tu sĩ, giáo dân …nhưng Giáo Hội chỉ thiếu những linh mục, tu sĩ, giáo dân có lòng nhiệt thành truyền giáo.” Đến đây, Đức Cha liên hệ lòng nhiệt thành truyền giáo với những người làm văn hóa nghệ thuật. Lòng nhiệt thành truyền giáo nơi những người làm văn hóa sẽ ngày cành dồi dào nếu họ dành hết tâm huyết để làm sáng tỏ vẻ đẹp của Đấng Tạo Dựng, Đấng Tình yêu, Chúa của muôn loài. Để có được điều này, Đức Cha đưa ra “bí quyết”: phải có sự kết hợp mật thiết với Chúa, phải gặp Chúa, phải có được cái “biết” của con tim với Chúa chứ không phải chỉ là cái biết của tri thức, của đầu óc, cần cái “hồn”, sức nóng của tình yêu với Chúa của người làm văn hóa.
Sau Thánh Lễ, quý Cha và mọi người tham dự, nhất là quý tác giả dự thi và đạt giải đã được quý Đức Cha mời dùng bữa trưa, một bữa ăn có được cả giá trị tinh thần lẫn nét đẹp văn hóa ẩm thực mà mọi người được thưởng thức.
Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P & Ban TT Hạt Xuân Lộc
Ngoài các tác giả có các tác phẩm dự thi và lãnh giải, cũng như quý khách mời có mặt tại hội trường trong ngày đặc biệt này, có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá, và Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh- Người đã khởi xướng chương trình Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Mới bắt đầu từ năm 2011. Chương trình còn thêm sự long trọng khi có sự hiện diện của quý Cha Đặc trách Văn hóa của các Giáo phận Quy Nhơn, Phan Thiết, và Long Xuyên.
Xem Hình
Phần 1 với nội dung “GIEO” đưa mọi người tham dự trở lại với những điểm mốc bắt đầu 2011, một chương trình Văn hóa Đất Mới do Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh khởi xướng khi Ngài đang tại vị. Và từ những năm 2017 đến nay, Đức Cha Giáo phận đã tiếp nối với những định hướng và phát triển. Trong vai trò định hướng đó, với phần đầu của chương trình, Đức Cha đã chai sẻ với quý tham dự viên về những điểm quan trọng, cũng như nhìn nhận những thành quả mà VHNT Đất Mới mang lại.
Trưng dẫn các văn kiện của Giáo Hội trước và sau Công đồng Vatican II, Đức Cha giúp mọi người, cả những anh chị em không Công Giáo, thấy được con đường mà Giáo Hội đã và đang hướng dẫn con cái mình trong lãnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật Công Giáo. Nếu trước Công đồng Vatican II, Giáo Hội nói đến tầm quan trọng của văn hóa liên hệ với đời sống con người, thì sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội chuyển từ “gìn giữ” văn hóa truyền thống sang “làm” văn hóa, chuyển từ văn hóa sự chết đến văn hóa sự sống. Đức Cha nói tiếp, “Văn hóa nghệ thuật ĐẤT MỚI ra đời trong bối cảnh này…. Không chỉ là gìn giữ văn hóa truyền thống của Việt nam, nhưng còn là làm nảy sinh ra những bông hoa tươi đẹp mới, làm cho nền văn hóa sự sống phát triển, đẩy lùi một nền văn hóa của sự chết. Có như vậy, mới đi vào được trong giòng chảy của xã hội, của Giáo Hội.”
Nhắc đến sự toàn cầu hóa trong thế giới hiện nay, Đức Cha Giáo phận nhìn nhận “giải thưởng Văn hóa Nghệ thuật Đất Mới đã đi vào vòng xoáy toàn cầu hóa này. Vì thế, các tác giả có các tác phẩm dự thi đến từ ba Giáo Tỉnh, có cả người Công Giáo lẫn không Công Giáo”. Như một đúc kết cho hành trình 10 năm (2011-20250), Đức Cha tiếp, VHNT Đất Mới “như là một gạch nối, quy tụ lại các tác giả với những sức mạnh về văn hóa.” Để chính nhờ sức mạnh liên kết, bền chặt, sâu đậm này sẽ đem đến một sức mạnh cho một nền văn hóa sự sống, để “không chỉ cho anh chị em trong Giáo Hội, mà cả ngoài Giáo hội cũng được hưởng nhờ.”
Trước khi kết thúc, Đức Cha Giáo phận thông báo định hướng hành trình tiếp theo từ năm thứ 11 trở đi của VHNT Đất Mới. Sẽ có sự thay đổi thời gian trong việc tổ chức thi và trao giả: hai năm một lần, thay vì hằng năm như trước. Mục đích thay đổi này, như Đức Cha nói, “là để các tác phẩm dự thi có chất lượng hơn.”
Trong phần II của chương trình, đúng như chính nội dung nói đến “GẶT”, Ban Tổ chức đã trình bày cho thấy biểu đồ số lượng tác giả, tác phẩm đóng góp tham gia cuộc thi trong 10 năm qua: 9537 tác phẩm gửi dự thi với bao gồm nhiều thể loại của 1147 tác giả. Riêng năm 2020, có 1865 tác phẩm dự thi của 364 tác giả, trong đó, Tổng GP Sài gòn 211, Tổng GP Hà Nội là 57, Tổng GP Huế 38. Trong 364 tác giả, có 306 tác giả là người Công Giáo, số còn lại là không Công Giáo. Với ảnh nghệ thuật, có 260 tác giả gửi bài với 716 tác phẩm- có những bài dự thi theo ảnh bộ, nên hơn 1000 ảnh. Từ những con số tác giả, tác phẩm đó, Ban tổ chức đã đưa ra những nhận định về những thành quả đạt được từ cuộc thi, trao giải VHNT Đất Mới. Những giá trị gặt được có thể nhận ra như giá trị của việc tổ chức giải – là nỗ lực của toàn Giáo phận, của quý Đức Cha, của ban tổ chức…-, bảo vệ giá trị văn hóa Công Giáo, bảo vệ môi trường thiên thiên, bảo vệ và xây dựng văn hóa Công Giáo trong xã hội hôm nay. Cho dẫu việc đóng góp của văn học Công Giáo vào giòng chảy văn học đương đại còn khiêm tốn, nhưng với ban tổ chức, đó là niềm vui, là những dấn ấn đạt được khi nhìn lại hành trình 10 năm, và ước mong chu kỳ 10 năm tiếp theo sẽ vẫn, và còn nhiều tác giả cùng đồng hành, đóng góp cho văn hóa thêm những bông hoa đẹp, mở ra những mùa gặt cho Tin Mừng tại Giáo Hội Việt Nam.
Tiếp sau là phần trao giải thưởng về các tác phẩm dự thi với nhiều thể loại: thơ, truyện dài, truyện ngắn, kịch, bài hát, ảnh đẹp nghệ thuật.
Đỉnh cao của buổi trao giải thưởng chính là Thánh Lễ, nơi diễn ra hy tế Thánh Thể mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người đi vào cánh đồng truyền giáo, giới thiệu vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ hiện qua những vẻ đẹp của nghệ thuật. Và nơi Thánh Lễ, như Đức Cha Giáo phận ngỏ lời, là “để tạ ơn Chúa vì những gì chúng ta đã làm được, và xin Chúa chúc lành cho những dự tính, không chỉ cho VHNT Đất Mới, nhưng còn là cho những ai đang làm văn hóa, cho các tác giả biết làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa luôn tươi sáng trên nhân loại., và đó là cách thức để loan báo Tin Mừng, phận vụ của tất cả mọi người.
Giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha nhắc lại lệnh truyền của Chúa Giêsu trong bài đọc Tin Mừng. Đức Cha nói rằng, lệnh truyền đi truyền giáo, làm cho mọi người biết Chúa mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ ngày xưa, cũng là đang trao cho từng người, trong hoàn cảnh cụ thể tại Giáo Hội Việt Nam, ngay chính Giáo phận Xuân Lộc này. Cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội thật mênh mông, rất cần đến những người ra đi loan Tin Mừng. Cho dẫu có bao khó khăn, nhưng Chúa Giêsu đã yên ủi “mọi quyền năng được trao cho Thầy…” điều này cũng có nghĩa là “hãy tin vào sức mạnh của Chúa”. Tuy nhiên, có quyền năng của Chúa, nhưng cũng cần có sự nhiệt thành. Đức Cha nói “Giáo Hội không thiếu các linh mục, các tu sĩ, giáo dân …nhưng Giáo Hội chỉ thiếu những linh mục, tu sĩ, giáo dân có lòng nhiệt thành truyền giáo.” Đến đây, Đức Cha liên hệ lòng nhiệt thành truyền giáo với những người làm văn hóa nghệ thuật. Lòng nhiệt thành truyền giáo nơi những người làm văn hóa sẽ ngày cành dồi dào nếu họ dành hết tâm huyết để làm sáng tỏ vẻ đẹp của Đấng Tạo Dựng, Đấng Tình yêu, Chúa của muôn loài. Để có được điều này, Đức Cha đưa ra “bí quyết”: phải có sự kết hợp mật thiết với Chúa, phải gặp Chúa, phải có được cái “biết” của con tim với Chúa chứ không phải chỉ là cái biết của tri thức, của đầu óc, cần cái “hồn”, sức nóng của tình yêu với Chúa của người làm văn hóa.
Sau Thánh Lễ, quý Cha và mọi người tham dự, nhất là quý tác giả dự thi và đạt giải đã được quý Đức Cha mời dùng bữa trưa, một bữa ăn có được cả giá trị tinh thần lẫn nét đẹp văn hóa ẩm thực mà mọi người được thưởng thức.
Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P & Ban TT Hạt Xuân Lộc
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kỷ Vật Liên Quan Đến Ngày Thiết Lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam
Nguyễn Văn Nghệ
21:58 16/11/2020
Kỷ Vật Liên Quan Đến Ngày Thiết Lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960)
Ngày 29/12/2017 một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển Nha Trang do Linh mục Nguyễn Quang Vinh (bạn cùng lớp Tiểu Chủng viện Sao Biển với Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh) dẫn đầu khởi hành ra Huế mừng lễ kỷ niệm 25 năm(30/12/1992-30/12/2017) thụ phong Linh mục của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh. Sau một đêm nghỉ tại Tòa Tổng Giám mục Huế, sáng ngày 30/12/2017 trong lúc chờ đến giờ tham dự thánh lễ, một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển cùng linh mục Nguyễn Quang Vinh tham quan phòng Truyền thống của Tổng Giáo phận. Tôi và một số anh em khác dạo quanh ngoài sân Tòa Tổng Giám mục. Trong lúc đang dạo quanh, có một anh ra gọi tôi vào phòng Truyền thống đọc giùm chữ Hán trên một bức hoành phi.
Bức hoành phi “Đạt Thiên Phước”
Khi vào phòng, nhìn lên bên trên mi cửa, có bức hoành với ba đại tự chữ Hán, tôi liền đọc: “ĐẠT THIÊN PHƯỚC” (Được phước của Trời) và tôi đọc dòng lạc khoản bên phải bức hoành: “ Việt Nam Cộng Hòa Canh Tý đông”, sau đó đọc tiếp dòng lạc khoản bên trái bức hoành: “Ủy ban Nguyễn Phước tộc phụng thượng”(Ủy ban Nguyễn Phước tộc dâng lên). Bức hoành này đã hiện diện ở Tòa Tổng Giám mục Huế gần 60 năm, nhưng hiện nay do người biết chữ Hán ít đi nên hầu như không ai đọc được các chữ Hán ghi trên bức hoành ấy cho nên không thể hiểu được những thông tin ghi trên bức hoành ấy.
Sau một chốc suy nghĩ tôi mới nói: Lạc khoản “Việt Nam Cộng Hòa Canh Tý đông” cho ta biết bức hoành này xuất hiện vào mùa đông năm Canh Tý (1960). Mùa đông năm Canh Tý (1960) bắt đầu vào ngày 7/11/1960 (19/9/Canh Tý). Mùa đông năm Canh Tý (1960) có một sự kiện quan trọng liên quan đến Giáo hội Việt Nam, đó là vào ngày 24/11/1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam. Với sắc chỉ này Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục đang là “ Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế”.
Sau khi nghe tin Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục được thăng lên chức Tổng Giám mục Địa phận Huế, nên Ủy ban Nguyễn Phước tộc đã làm bức hoành “Đạt Thiên Phước” đem vào Vĩnh Long chúc mừng tân Tổng Giám mục. Ủy Ban Nguyễn Phước tộc đã xem việc thăng chức từ Giám mục lên Tổng Giám mục là “được ơn phước của Trời”.
Đầu tháng 4 năm 1961 tân Tổng Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục mới từ Vĩnh Long ra Huế và bức hoành “Đạt Thiên Phước” cũng được mang theo. Ngày 12/4/1961 lễ nhậm chức Tổng Giám mục Địa phận Huế được tổ chức tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum
Với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum ngày 24/11/1960 của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập phẩm trật Giáo hội tại Việt Nam sẽ thành lập ba Giáo Tỉnh:
-Giáo Tỉnh Hà Nội gồm Tổng Giám mục Hà Nội, tới nay chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Giuse, và thêm những Giám tòa thuộc hạt từ nay cũng hết là Đại diện Tông Tòa để trở nên Địa phận Chính tòa, tức là: Lạng Sơn, Hải Phòng và Bắc Ninh,Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh.
-Giáo Tỉnh Huế gồm Tổng Giám mục Huế, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danhh hiệu Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và thêm các Giám tòa thuộc hạt đã trở thành Địa phận Chính tòa: Qui Nhơn, Nha Trang, Kon Tum.
-Giáo Tỉnh Sài Gòn gồm Tổng Giám mục Sài Gòn, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, và thêm các Địa phận thuộc hạt trước kia chỉ là Đại diện Tông Tòa, tức là: Vĩnh Long, Cần Thơ và các Địa phận mới thiết lập: Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên
Điều đáng lưu ý là trong các Giám mục của Giáo Tỉnh Hà Nội, trước ngày 24/11/1960 chỉ có Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê và Giám mục J.B. Trần Hữu Đức là Đại diện Tông Tòa, các vị còn lại đều là Giám quản[1].
Danh xưng “Địa phận”
Trước đây gọi là “Địa phận” chứ không gọi “Giáo phận”. Trước năm 1975, Lịch Công Giáo ở Nha Trang ghi là: Lịch Địa phận Nha Trang. Trong cuốn Kỷ yếu 300 năm(1672-1972) Đức Cha Lambert de la Motte (1624-1679) đến Nha Trang, tất cả đều dùng danh xưng “Địa phận”. Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum được công bố tại Việt Nam ngày 8/12/1960 và đăng trong Acta Apostolicae Sedis năm 1961, số 7 ra ngày 1/7/1961 trang 346-350 và theo bản dịch thời điểm ấy gọi vị Tổng Giám mục ở tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn gọi là Tổng Giám mục Địa phận Hà Nội, Tổng Giám mục Địa phận Huế, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn chứ không gọi Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
Địa giới ba Giáo Tỉnh chưa hợp lý
Việc thành lập ba Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn tượng trưng cho ba miền Bắc-Trung- Nam, nhưng do hoàn cảnh lịch sử nước Việt Nam lúc ấy cho nên các Địa phận từ phía bắc vĩ tuyến 17 đều thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.
Vào tháng 5 năm Giáp Ngọ( 1834) vua Minh mạng đã chia nước ta thành ba kỳ: Bắc Kỳ từ tỉnh Ninh Bình đến Lạng Sơn; Nam Kỳ từ tỉnh Biên Hòa đến tỉnh Hà Tiên, Trung Kỳ từ tỉnh Thanh Hoa vào đến tỉnh Bình Thuận trong đó tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi gọi là Nam Trực, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình gọi là Bắc Trực, từ tỉnh Bình Định vào đến tỉnh Bình Thuận gọi là Tả Kỳ, từ tỉnh Hà Tĩnh ra đến tỉnh Thanh Hoa[2] gọi là Hữu Kỳ [3]. Hiện nay ba vùng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ cũng dựa trên cơ sở ấy.
Nhận thấy việc chia ba Giáo Tỉnh theo như sắc lệnh Venerabilium Nostrorum chưa hợp lý cho nên trong Biên bản Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam họp tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng ngày 4/10/2019 có ghi ở mục thứ 7: “Trao đổi về việc sáp nhập giáo phận Vinh và giáo phận Hà Tĩnh vào giáo tỉnh Huế”[4]
Nhìn lại chặng đường 60 năm (24/11/1960-24/11/2020) ta thấy Giáo hội Việt Nam ngày một phát triển. Năm 1960 cả nước có 20 Giáo phận nay đã tăng lên 27 Giáo phận và trong tương lai sẽ có thêm Giáo phận mới
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích
[1]simonhoadalat.com/hochoi/giaohoivn/VanKienToaThanh/SacChiVenerabiliumNostrorum-htm
[2]- Thời Minh Mạng gọi là tỉnh Thanh Hoa. Do kỵ húy tên mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên vào tháng 7 năm Quý Mão (1843) đổi thành Thanh Hóa(Xem Đại Nam thực lục tập 6, Nxb Giáo dục, tr.515)
[3]- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 4, Nxb Giáo dục, tr 202
[4] hdgmvietnam.com/chi-tiet/bien-ban-dai-hoi-xiv-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-35355
Ngày 29/12/2017 một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển Nha Trang do Linh mục Nguyễn Quang Vinh (bạn cùng lớp Tiểu Chủng viện Sao Biển với Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh) dẫn đầu khởi hành ra Huế mừng lễ kỷ niệm 25 năm(30/12/1992-30/12/2017) thụ phong Linh mục của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh. Sau một đêm nghỉ tại Tòa Tổng Giám mục Huế, sáng ngày 30/12/2017 trong lúc chờ đến giờ tham dự thánh lễ, một số anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển cùng linh mục Nguyễn Quang Vinh tham quan phòng Truyền thống của Tổng Giáo phận. Tôi và một số anh em khác dạo quanh ngoài sân Tòa Tổng Giám mục. Trong lúc đang dạo quanh, có một anh ra gọi tôi vào phòng Truyền thống đọc giùm chữ Hán trên một bức hoành phi.
Bức hoành phi “Đạt Thiên Phước”
Khi vào phòng, nhìn lên bên trên mi cửa, có bức hoành với ba đại tự chữ Hán, tôi liền đọc: “ĐẠT THIÊN PHƯỚC” (Được phước của Trời) và tôi đọc dòng lạc khoản bên phải bức hoành: “ Việt Nam Cộng Hòa Canh Tý đông”, sau đó đọc tiếp dòng lạc khoản bên trái bức hoành: “Ủy ban Nguyễn Phước tộc phụng thượng”(Ủy ban Nguyễn Phước tộc dâng lên). Bức hoành này đã hiện diện ở Tòa Tổng Giám mục Huế gần 60 năm, nhưng hiện nay do người biết chữ Hán ít đi nên hầu như không ai đọc được các chữ Hán ghi trên bức hoành ấy cho nên không thể hiểu được những thông tin ghi trên bức hoành ấy.
Sau một chốc suy nghĩ tôi mới nói: Lạc khoản “Việt Nam Cộng Hòa Canh Tý đông” cho ta biết bức hoành này xuất hiện vào mùa đông năm Canh Tý (1960). Mùa đông năm Canh Tý (1960) bắt đầu vào ngày 7/11/1960 (19/9/Canh Tý). Mùa đông năm Canh Tý (1960) có một sự kiện quan trọng liên quan đến Giáo hội Việt Nam, đó là vào ngày 24/11/1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam. Với sắc chỉ này Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục đang là “ Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế”.
Sau khi nghe tin Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục được thăng lên chức Tổng Giám mục Địa phận Huế, nên Ủy ban Nguyễn Phước tộc đã làm bức hoành “Đạt Thiên Phước” đem vào Vĩnh Long chúc mừng tân Tổng Giám mục. Ủy Ban Nguyễn Phước tộc đã xem việc thăng chức từ Giám mục lên Tổng Giám mục là “được ơn phước của Trời”.
Đầu tháng 4 năm 1961 tân Tổng Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục mới từ Vĩnh Long ra Huế và bức hoành “Đạt Thiên Phước” cũng được mang theo. Ngày 12/4/1961 lễ nhậm chức Tổng Giám mục Địa phận Huế được tổ chức tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum
Với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum ngày 24/11/1960 của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập phẩm trật Giáo hội tại Việt Nam sẽ thành lập ba Giáo Tỉnh:
-Giáo Tỉnh Hà Nội gồm Tổng Giám mục Hà Nội, tới nay chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Giuse, và thêm những Giám tòa thuộc hạt từ nay cũng hết là Đại diện Tông Tòa để trở nên Địa phận Chính tòa, tức là: Lạng Sơn, Hải Phòng và Bắc Ninh,Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh.
-Giáo Tỉnh Huế gồm Tổng Giám mục Huế, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danhh hiệu Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và thêm các Giám tòa thuộc hạt đã trở thành Địa phận Chính tòa: Qui Nhơn, Nha Trang, Kon Tum.
-Giáo Tỉnh Sài Gòn gồm Tổng Giám mục Sài Gòn, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, và thêm các Địa phận thuộc hạt trước kia chỉ là Đại diện Tông Tòa, tức là: Vĩnh Long, Cần Thơ và các Địa phận mới thiết lập: Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên
Điều đáng lưu ý là trong các Giám mục của Giáo Tỉnh Hà Nội, trước ngày 24/11/1960 chỉ có Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê và Giám mục J.B. Trần Hữu Đức là Đại diện Tông Tòa, các vị còn lại đều là Giám quản[1].
Danh xưng “Địa phận”
Trước đây gọi là “Địa phận” chứ không gọi “Giáo phận”. Trước năm 1975, Lịch Công Giáo ở Nha Trang ghi là: Lịch Địa phận Nha Trang. Trong cuốn Kỷ yếu 300 năm(1672-1972) Đức Cha Lambert de la Motte (1624-1679) đến Nha Trang, tất cả đều dùng danh xưng “Địa phận”. Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum được công bố tại Việt Nam ngày 8/12/1960 và đăng trong Acta Apostolicae Sedis năm 1961, số 7 ra ngày 1/7/1961 trang 346-350 và theo bản dịch thời điểm ấy gọi vị Tổng Giám mục ở tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn gọi là Tổng Giám mục Địa phận Hà Nội, Tổng Giám mục Địa phận Huế, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn chứ không gọi Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
Địa giới ba Giáo Tỉnh chưa hợp lý
Việc thành lập ba Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn tượng trưng cho ba miền Bắc-Trung- Nam, nhưng do hoàn cảnh lịch sử nước Việt Nam lúc ấy cho nên các Địa phận từ phía bắc vĩ tuyến 17 đều thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.
Vào tháng 5 năm Giáp Ngọ( 1834) vua Minh mạng đã chia nước ta thành ba kỳ: Bắc Kỳ từ tỉnh Ninh Bình đến Lạng Sơn; Nam Kỳ từ tỉnh Biên Hòa đến tỉnh Hà Tiên, Trung Kỳ từ tỉnh Thanh Hoa vào đến tỉnh Bình Thuận trong đó tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi gọi là Nam Trực, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình gọi là Bắc Trực, từ tỉnh Bình Định vào đến tỉnh Bình Thuận gọi là Tả Kỳ, từ tỉnh Hà Tĩnh ra đến tỉnh Thanh Hoa[2] gọi là Hữu Kỳ [3]. Hiện nay ba vùng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ cũng dựa trên cơ sở ấy.
Nhận thấy việc chia ba Giáo Tỉnh theo như sắc lệnh Venerabilium Nostrorum chưa hợp lý cho nên trong Biên bản Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam họp tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng ngày 4/10/2019 có ghi ở mục thứ 7: “Trao đổi về việc sáp nhập giáo phận Vinh và giáo phận Hà Tĩnh vào giáo tỉnh Huế”[4]
Nhìn lại chặng đường 60 năm (24/11/1960-24/11/2020) ta thấy Giáo hội Việt Nam ngày một phát triển. Năm 1960 cả nước có 20 Giáo phận nay đã tăng lên 27 Giáo phận và trong tương lai sẽ có thêm Giáo phận mới
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích
[1]simonhoadalat.com/hochoi/giaohoivn/VanKienToaThanh/SacChiVenerabiliumNostrorum-htm
[2]- Thời Minh Mạng gọi là tỉnh Thanh Hoa. Do kỵ húy tên mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên vào tháng 7 năm Quý Mão (1843) đổi thành Thanh Hóa(Xem Đại Nam thực lục tập 6, Nxb Giáo dục, tr.515)
[3]- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 4, Nxb Giáo dục, tr 202
[4] hdgmvietnam.com/chi-tiet/bien-ban-dai-hoi-xiv-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-35355
Văn Hóa
Đại Lễ Kính Các Thánh TĐVN
Đinh Văn Tiến Hùng
21:53 16/11/2020
Tại Nhà thờ Chính tòa CHÚA KITÔ Giáo phận Orange ngày 15/11/20.
*”Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ mọi điều xấu. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em Trên Trời lớn lao.” ( Mt.5: 10- 12 & Lc.6: 22 )
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,
Ba trăm năm mươi năm không xóa nhòa,
Ấn tích Anh Hùng Tử Đạo còn đó,
Gông cùm, tra tấn, đầu rơi, máu đổ,
Cho hoa muôn màu trổ đẹp hôm nay,
Giáo Hội Việt Nam hy vọng tràn đầy,
Vươn cao mãi trên bầu trời oanh liệt.
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Lời ngợi ca vang vọng khắp năm châu,
Tiếng Thánh Ca tràn ngập cả tinh cầu,
Của hơn Một Trăm Ngàn Vị Tử Đạo,
Nhận cái chết lòng không hề than oán,
Để chứng minh một Đạo Giáo Tình Yêu,
Dâng cuộc đời làm của Lễ Toàn Thiêu,
Theo gương Chúa Hiến Mình trên Thập Giá.
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Hùng Sử Thi bất diệt rọi ngàn sau,
Xuyên suốt qua bốn thế kỷ ngẩng đầu,
Không khiếp nhược trước xích xiềng gươm giáo,
Máu tuôn chảy giữa pháp trường tàn bạo,
Tưới nẩy mầm bao hạt giống Đức Tin,
Chuông báo tử chính là chuông Phục Sinh,
Nơi hàng triệu con tim đang thổn thức.
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Nét oai hùng rạng rỡ vẫn còn đây,
Cả địa cầu lòng ngưỡng mộ dâng đầy,
Vinh Hiển Thánh Một Trăm Mười Bảy Vị,
Những Anh Hùng mang tâm hồn tuyệt mỹ,
Xin cúi đầu kính bái và cậy trông,
Phù trợ con yêu cuộc sống Vĩnh Hằng,
Như Các Ngài hân hoan vào Đất Hứa.
Anh hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Ngày trọng đại Giáo đô thật từng bừng,
Bao triệu con tim phấn khởi reo mừng,
Đã đọng lại tâm hồn đầy kỷ niệm,
Ba mươi năm in dấu một sự kiện,
Chứng minh hào hùng cho khắp năm châu,
Việt Nam nhỏ bé cương quyết ngẩng đầu,
Phấn khởi theo chân các Vị Tử Đạo.
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam ngời sáng,
Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,
Ba trăm năm mươi năm không xóa nhòa,
Đây Sở Kiện bảo tàng còn ghi dấu,
Anh Hùng Tử Đạo muôn đời khoe sắc,
Giáo Hội Việt bao biến cố xoay vần,
Vẫn nở hoa thành Tám Triệu Giáo Dân,
Cùng đón nhận Hồng n mừng Chư Thánh.
*Lời nguyện :
Lạy Chúa ! Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân và mẫu gương cho chúng con noi theo.
Xin Chúa nhận lời Các Ngài chuyển cầu ban cho chúng con ơn trung thành can đảm, để sống là những chứng nhân cho Chúa trong thời đại và xã hội Việt Nam ngày nay- Amen.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
VietCatholic TV
Thảm cảnh tị nạn: Những nỗi kinh hoàng trên biển Địa Trung Hải
Giáo Hội Năm Châu
03:09 16/11/2020
Dụ ngôn những nén bạc – Giải thích của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin 15/11
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:17 16/11/2020
1. Hãy tận dụng hồng ân Chúa để làm điều thiện – Huấn đức của Đức Thánh Cha trong trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng 11
Chúa Nhật 15 tháng 11, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật 33 Mùa Quanh Năm với bài Phúc Âm sau, trích từ Tin Mừng theo Thánh Matthêu:
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi.
“Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình.
“Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: “Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác”. Ông chủ bảo người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: “Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc; đây tôi đã làm lợi được hai nén khác”. Ông chủ bảo người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”.
“Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: “Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát: nên tôi khiếp sợ (mà) đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Ðây của ông, xin trả lại cho ông”. Ông chủ trả lời người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, người đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”.
Mở đầu bài huấn đức ngắn, trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúa nhật áp chót này của năm phụng vụ, Tin mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn nổi tiếng về các nén bạc (xc. Mt 25,14-30. Dụ ngôn này thuộc về diễn từ của Chúa Giêsu vào thời cánh chung, đi liền trước cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Dụ ngôn kể lại một người phú hộ phải ra đi, và dự trù sẽ vắng mặt trong một thời gian dài. Ông giao tài sản cho ba người đầy tớ: ông trao cho người thứ nhất 5 nén, người thứ hai 2 nén và người thứ ba 1 nén. Chúa Giêsu nói rõ việc phân phát này được thực hiện “theo khả năng của mỗi người” (c.15). Chúa cũng làm như vậy đối với mỗi người chúng ta: Chúa biết rõ chúng ta, Ngài biết chúng ta không giống nhau và không muốn dành ưu tiên cho một người nào để gây thiệt hại cho người khác, nhưng ủy thác cho mỗi người một số vốn tùy theo khả năng.
Khi chủ vắng mặt, hai người đầy tớ đầu tiên nỗ lực hoạt động đến độ gia tăng gấp đôi số tiền chủ đã ủy thác cho họ. Nhưng người đầy tớ thứ ba thì không như vậy, anh ta giấu nén bạc trong một lỗ: để tránh rủi ro, anh ta giấu tại đó để trộm khỏi lấy mất, nhưng không làm cho nó sinh lời. Đến lúc chủ trở về nhà, ông gọi các đầy tớ tính sổ. Hai người đầu tiên trình bày thành quả tốt đẹp những cố gắng của họ, ông chủ ca ngợi và thưởng công cho họ, mời họ tham dự niềm vui của ông. Trái lại, người đầy tớ thứ ba nhận thấy mình thiếu sót, nên bắt đầu tự biện minh và nói: “Thưa ông, tôi biết ông là người cứng cỏi, gặt nơi ông không gieo hạt và thu góp nơi ông không gieo vãi. Tôi sợ và đã giấu nén bạc của ông dưới đất: đây là nén bạc của ông” (c.24-25). Anh ta bênh vực sự lười biếng của mình bằng cách cáo buộc chủ là người khắc nghiệt. Khi ấy ông chủ khiển trách anh ta: gọi anh ta là “gian ác và lười biếng” (c.26); ông truyền tước nén bạc khỏi anh ta và đuổi ra khỏi nhà ông.
Dụ ngôn này được áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng cũng như mọi khi, được đặc biệt áp dụng cho các tín hữu Kitô. Tất cả chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa một “gia sản” như những con người: trước tiên là chính sự sống, rồi đến những năng khiếu khác nhau về thể lý và tinh thần. Trong tư cách là những môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta đã lãnh nhận đức tin, Tin mừng, Thánh Linh, các bí tích… Những hồng ân này cần được sử dụng để làm điều thiện trong đời này, như việc phụng sự Thiên Chúa và anh chị em.
Vào cuối đời, khi phán xét riêng, Thiên Chúa sẽ thưởng Nước Thiên Đàng, với đời sống vĩnh cửu, cho những người đã sử dụng các hồng ân của Ngài để làm điều thiện. Trái lại, nếu tôi tìm cách “ma giáo, giữ kín những nén bạc trong các két tiền, thì tôi tự loại mình ra khỏi đại lễ của Thiên Chúa là Lễ Tình Thương. Ví dụ, nếu một linh mục đã nhận được từ Chúa Kitô Tin mừng, mà không bao giờ rao giảng, không dạy giáo lý, không mang Tin mừng tới các bệnh nhân và người nghèo, thì sao được vào dự đại lễ với Chúa? Nhưng ta cần chú ý! Đừng xét đoán người khác, nhưng hãy xét mình. Và ta đừng quên rằng Thiên Chúa có thể cứu vớt người tội lỗi nhất.
Đức Mẹ Maria đã lãnh nhận từ Thiên Chúa chính Chúa Giêsu, nhưng Mẹ không giữ riêng cho mình, trái lại đã trao ban cho thế giới, cho dân chúng. Từ Mẹ, chúng ta hãy học kính sợ Chúa, không phải sự sợ hãi. Nhất là chúng ta hãy học tình yêu thương ân cần, dấn thân phục vụ nhau. Vì khi trở lại, Chúa thấy chúng ta như thế, đang dấn thân làm cho các hồng ân của Ngài mang lại hoa trái.
Source:Libreria Editrice Vaticana
2. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những dân nước gặp thiên tai
Sau khi đọc kinh Truyền tin và ban phép lành Tòa Thánh cho các tín hữu, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu liên đới với nhân dân Phi Luật Tân bị bão lụt tàn phá, đặc biệt với những gia đình nghèo nhất và bị nặng vì thiên tai này. Ngài cũng ủng hộ những người đang xả thân cứu trợ.
Tiếp đến là dân chúng tại nước Côte d’Ivoire /cốt đi voa/ hay còn gọi là Bờ Biển Ngà, bên Phi Châu, nơi xảy ra vụ đụng độ giữa hai phe hôm 10/11 vừa qua, sau khi tổng thống Ouattara /út-ta-ra/ được tái cử hôm 31/10/2020, nhiệm kỳ ba với hơn 94% số phiếu. Lãnh tụ phe đối lập phủ nhận kết quả này và nói tổng thống Ouattara đã vi phạm hiến pháp cấm quá hai nhiệm kỳ. Các vụ xung đột làm cho ít nhất ba người chết, 41 người bị thương và 10.000 người đã phải chạy sang nước Liberia láng giềng để lánh nạn.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi nghĩ đến nước Côte d’Ivoire/cốt đi voa/, hôm nay cử hành Ngày Hòa Bình toàn quốc, trong một bối cảnh căng thẳng xã hội và chính trị, đã gây ra nhiều nạn nhân. Tôi hiệp với lời cầu nguyện, xin Chúa ban ơn hòa hợp quốc gia, và kêu gọi mọi người con dân đất nước yêu quí này hãy cộng tác trong tinh thần trách nhiệm cho sự hòa giải và sống chung thanh thản. Đặc biệt, tôi khích lệ các tác nhân chính trị khác nhau hãy tái lập bầu không khí tín nhiệm nhau trong sự tìm kiếm những giải pháp đúng đắn, bảo vệ và thăng tiến công ích”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến nước Rumani, với vụ hỏa hoạn hôm 14 tháng 11 tại một khu điều trị khẩn trương cho các bệnh nhân Coronavirus, tại nhà thương ở thành phố Piatra Neamt /pi-a-tra nim-tờ/, thuộc mạn đông bắc nước, cách thủ đô Bucarest hơn 350 cây số, làm cho 10 người chết và 10 người khác bị thương, trong đó có 7 người bị thương nặng. Bộ trưởng y tế cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vì chạm điện. Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho các nạn nhân.
Sau cùng, Đức Thánh Cha chào thăm tất cả các tín hữu, người Roma cũng như khách hành hương từ nhiều nước, đặc biệt là ca đoàn Hoesel /hốt-sen/, bên Đức.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người ngày Chúa nhật an lành và xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Source:Libreria Editrice Vaticana
50 nữ tu bị nhiễm coronavirus - Tại sao Tổng thống Trump bị nhiều người trên thế giới căm ghét?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:06 16/11/2020
1. 50 nữ tu của một tu viện ở Ingenbohl, Thụy Sĩ nhiễm coronavirus
Đại dịch coronavirus đang trở lại tấn công Âu châu và trong nhiều dòng tu các tu sĩ cao niên đang là nạn nhân của đại dịch kinh hoàng này. Hôm 11 tháng 11 hãng tin Công Giáo Thụy Sĩ đưa tin cộng đoàn nhà mẹ của các sơ Thánh giá ở Ingenbohl, bang Schwyz, bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch. Hơn 50 sơ đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus và một sơ đã qua đời.
Sơ Tobia Ruttimann, Bề trên Giám tỉnh cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã nghĩ đến việc bảo vệ chống lại coronavirus từ mùa xuân, và chúng tôi đang thực hiện một cách nhất quán, nhưng chúng tôi cũng lo ngại. Chúng tôi có nhiều chị em tuổi đã cao. Tuổi trung bình là 81.”
280 nữ tu sống trên đồi Ingenbohl; chỉ có một sơ phải nhập viện, trong khi các sơ khác được điều trị tại chỗ. Các nữ tu có kết quả xét nghiệm dương tính có thể được ra khỏi nơi cách ly trong những ngày tới.
Các sơ ở Ingenbohl không thể tham dự các Thánh lễ mỗi ngày, vì để chống lại sự lây lan của coronavirus, bang Schwyz chỉ cho phép 30 người tham dự Thánh lễ mỗi lần. Ðể ngăn chặn sự lây lan của virus, 9 cộng đồng của tu viện đã được tách biệt với nhau để giúp ngăn ngừa các ca nhiễm mới. Các biện pháp phòng vệ rõ ràng đã có hiệu quả. Mấy ngày gần đây không có ca nhiễm mới, hầu hết các sơ đều khỏi bệnh.
Trước khi làn sóng coronavirus thứ hai bùng phát, tu viện Ingenbohl đã ngưng việc đón tiếp khách hành hương và khách trọ, và chỉ cử hành Thánh lễ trong nội bộ.
Source:20 minutes swiss
2. Tình cảnh của Úc nếu Tổng thống Trump không tái đắc cử
Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray nói rằng nếu Donald Trump mất chức tổng thống, Trung Quốc sẽ bắt đầu tính sổ với Úc. Bình luận của ông được đưa ra liên quan đến các tin tức gần đây theo đó Trung Quốc đã đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng loạt các hàng xuất khẩu của Úc như một áp lực để chính quyền Úc hiện nay phải đổ theo chính quyền Trump.
Ông Murray nói: “Trung Quốc sẽ trừng phạt chúng ta để làm gương cho thế giới thấy về những gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ không hài lòng, những gì sẽ xảy ra nếu bạn đòi hỏi trách nhiệm giải trình của họ đối với các quốc gia khác”.
Úc Đại Lợi chỉ muốn được biết rõ những gì Trung Quốc đã biết về đại dịch ở đất nước của họ. “Chúng ta phải biết tại sao họ đã quyết định ngưng các chuyến bay nội địa từ Vũ Hán, nhưng tại sao các chuyến bay từ Hoa Lục đi khắp thế giới, lại có thể tiếp tục sau đó”.
“Cả một triệu người đã chết vì một bệnh dịch không kiểm soát được ở Trung Quốc. Nhưng Úc Đại Lợi lại đang bị trừng phạt vì chúng ta muốn được giải trình. Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia độc tài, phản ứng với trách nhiệm giải trình… như thể họ nói điều ấy là điều xúc phạm nhất đến cả các bà mẹ của các nhà lãnh đạo. Họ tắt vòi để trừng phạt bạn. Trung Quốc hôm nay đã quyết tâm tìm cách trừng phạt Úc Đại Lợi. Trung Quốc muốn coi Úc là quốc gia bất hảo, một tấm gương cảnh cáo thế giới mà muốn gởi đến nước Mỹ của Biden và nước Anh của Johnson”.
Trong khi đó, Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) Đại Sứ Trung Quốc tại Úc, đã lên tiếng tấn công những lời bình luận của bà Bronwyn Bishop, Cựu Chủ tịch Hạ viện Úc Đại Lợi.
Trong một chương trình truyền hình của Sky News Australia vào sáng thứ Sáu 13 tháng 11, bà Bronwyn Bishop nói rằng “Trung Quốc không chỉ xuất khẩu vi rút, mà còn xuất khẩu cả nỗi sợ hãi, và chính ‘yếu tố gây sợ hãi’ đã cho phép các thủ hiến của Úc Đại Lợi kiểm soát dân chúng”.
“Những người hoàn toàn bình thường có thể nghĩ sẽ thu mình vào nỗi sợ hãi, và nghĩ rằng ‘chúng ta cần phải bị nhốt, chúng ta cần bị cách ly ‘hay gì gì đó’”, bà Bishop nói.
Chủ ý của bà Bishop là tấn công Daniel Andrews, thủ hiến của Victoria, vì các biện pháp quá đáng liên quan đến đại dịch coronavirus đang làm điêu đứng nền kinh tế của tiểu bang này. Tuy nhiên, vì bà có nhắc thoáng qua đến Trung Quốc nên chỉ vài giờ sau Trình Tĩnh Nghiệp đã lên tiếng phản đối.
Source:Sky News Australia
Source:Sky News Australia
3. Tại sao Tổng thống Trump bị nhiều người trên thế giới căm ghét?
Theo báo cáo chính thức của cộng sản Trung Quốc, vào tháng 6 năm 2020, khoảng 1.71 triệu người đã bị giam giữ ở Trung Quốc [1]. Con số này ít hơn thường lệ vì Trung Quốc đã phải trả tự do cho một số lớn tù nhân vì e ngại sự bùng phát coronavirus bên trong các nhà tù quá đông người. Số tù nhân nói trên không bao gồm con số từ 1 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại cải tạo tại Tân Cương [2].
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường ca ngợi điều họ cao rao là “một tính năng độc đáo của hệ thống đền tội ở Trung Quốc”, đó là việc cải tạo thông qua lao động, mặc dù điều này đã bị chỉ trích nhiều vì sự lạm dụng thể chất của các tù nhân để làm giàu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước thời Tổng thống Trump, hàng loạt các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu đổ xô vào Trung Quốc để tận dụng giá nhân công rẻ mạt. Theo ước tính của Qũy Tiền Tệ Thế Giới, gọi tắt là IMF, mức lương của các tù nhân tham gia vào các dự án lao động sản xuất là 2 Mỹ kim một giờ, là giá mà các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu không thể nào thuê mướn được ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, với các điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng tương tự.
Mỗi tù nhân bị buộc phải lao động từ 12 đến 14 giờ một ngày, và số tiền thu được nộp hết cho nhà nước, nghĩa là đem lại cho Đảng Cộng sản Trung Quốc một lợi nhuận từ 24 đến 30 Mỹ kim mỗi ngày. Nếu chỉ tính trên con số 2 triệu tù nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc thu vào mỗi ngày không dưới 48 triệu Mỹ Kim. Và điều này diễn ra hết năm này sang năm khác dưới các triều đại kéo dài của Obama, Bill Clinton, và cả thời ông Bush con. Chính vì thế, Đảng Cộng sản Trung Quốc giầu lên rất nhanh.
Với chính sách American First, Tổng thống Trump buộc các công ty phải đưa công việc trở lại Hoa Kỳ. Chính sách này cũng có tác động cả trên các công ty của quốc gia khác. Các nhà tư bản khổng lồ, cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc thiệt mất hàng ngàn tỷ mỗi năm.
Chưa hết, Tổng thống Trump còn dám tăng 25% mức thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trao đổi mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc ước tính đạt 634.8 tỷ Mỹ Kim trong năm 2019. Hoa Kỳ xuất khẩu sang Trung Quốc 163 tỷ Mỹ Kim; và nhập khẩu là 471.8 tỷ Mỹ Kim. Với mức thuế tăng 25%, Trung Quốc thiệt mất khoảng 118 tỷ Mỹ Kim hàng năm[3].
Chính vì thế, Trung Quốc và các nhà tư bản khổng lồ đều coi Tổng thống Trump là kẻ thù không đội trời chung. Ở Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông thường khích bác nhau. Sự thống nhất đoàn kết chống Tổng thống Trump một cách bất ngờ của các phương tiện truyền thông tại Mỹ trong suốt bốn năm qua minh chứng cho thấy lòng căm ghét này.
[1]
Source:Statistica
[2]
Source:Wiki
[3]
Source:USTR
4. Thánh lễ cầu cho người Công Giáo bị an ninh Belarus đánh tới chết trong một cuộc biểu tình
Hôm thứ Sáu, Đức Cha Yuri Kasabutsky, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Minsk–Mohilev đã cử hành thánh lễ để tưởng nhớ một người biểu tình bị lực lượng an ninh ở Belarus đánh đến chết. Đó là thánh lễ quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Thánh lễ cho anh Raman Bandarenka đã diễn ra tại Nhà thờ Danh Thánh Đức Trinh nữ Maria ở Minsk, Belarus, vào ngày 13 tháng 11.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết một ngày trước đó, hôm 12 tháng 11, anh Bandarenka đã bị đánh đập dã man bởi những người đàn ông đeo mặt nạ không rõ danh tính khi anh cố gắng ngăn cản họ gỡ cờ và ruy băng biểu tình trong khu phố của anh ở thủ đô Minsk.
Sau khi bị đánh đập, Bandarenka bị xe cảnh sát đưa đi. Vài giờ sau, người nghệ sĩ 31 tuổi này phải nhập viện với vết thương ở đầu và bị dập phổi. Bất chấp những nỗ lực của các bác sĩ phẫu thuật để cứu anh ta, anh ta đã chết tại bệnh viện.
Trong Thánh lễ được truyền trực tiếp, Đức Cha Kasabutsky kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho linh hồn Bandarenka được yên nghỉ trong Chúa.
“Làm người, đặc biệt là ngày nay, không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta và cả thế giới đang kinh hoàng theo dõi những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng 8, chính quyền Belarus đã tung các băng nhóm đeo mặt nạ mặc thường phục trà trộn vào những người biểu tình ôn hòa.
“Nhiều người cho rằng chúng là các nhân viên an ninh, điều này thường được chứng thực là đúng. Chẳng có ai chính thức bị nêu đích danh và chẳng có ai bị truy tố.”
Đức Cha Kasabutsky lưu ý rằng cái chết của Bandarenka đã gây chấn động cả nước vì mức độ tàn bạo của tổng thống Alexander Lukashenko. Ngài ca ngợi tình đoàn kết mà người Belarus đã thể hiện đối với nhau kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Ngài nói rằng đoàn kết dân tộc là sự tôn vinh tốt nhất mà người dân có thể cống hiến cho Bandarenka và các nạn nhân khác của những cuộc đàn áp.
Liên minh châu Âu đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Belarus sau cái chết bi thảm của anh Bandarenka.
“Đây là một hậu quả đáng xấu hổ và đáng phẫn nộ trong các hành động của chính quyền Belarus, những người đã không chỉ trực tiếp chỉ đạo các hành vi bạo lực nhằm đàn áp dân chúng của họ, mà còn tạo ra một môi trường trong đó những hành vi bạo lực, phi pháp như thế có thể xảy ra. Do đó, họ không chỉ chà đạp các quyền và tự do cơ bản của người dân Belarus nhưng còn coi thường tính mạng của họ”, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu cho biết trong một tuyên bố ngày 13 tháng 11.
“Liên minh Âu châu gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của ông Bandarenka. Âu Châu đoàn kết với tất cả những người Belarus đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu đựng dưới bàn tay của các nhà chức trách Belarus sau kết quả gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 8”.
Liên minh Âu châu trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 55 cá nhân phải chịu trách nhiệm về các cuộc đàn áp bạo lực và những lời đe dọa sau cuộc bầu cử, trong đó đương kim tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu. Người thách thức ông, là cô Sviatlana Tsikhanouskaya, đã phải bỏ trốn khỏi đất nước ngay sau đó vì sợ bị cầm tù.
Cô Tsikhanouskaya cũng gửi lời chia buồn đến gia đình Bandarenka.
“Anh ấy đã trở thành nạn nhân của sự vô nhân đạo và khủng bố của chế độ chỉ vì là một người Belarus yêu nước và tích cực dấn thân vì tự do,” cô viết trên Twitter hôm 12 tháng 11.
Cuộc khủng hoảng sau cuộc bầu cử tranh chấp đã nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo ở Belarus – thực thể tôn giáo lớn thứ hai ở nước này sau Giáo hội Chính thống - và lôi cả Vatican vào cuộc.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Xin Lỗi Chúa – Trình bày: Ca Sĩ Lệ Hằng
Ca Sĩ Lệ Hằng
05:30 16/11/2020