Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:35 16/11/2022
35. Tình yêu, giống như dây xích vàng, đem quả tim tương ái của song phương buộc chặt lại.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 16/11/2022
52. THÙ TẠC
Chồng gọi điện cho vợ nói là tối nay có thù tạc, nên không thể về nhà ăn cơm tối được. Con trai hỏi:
- “Mẹ ơi, thù tạc là gì?”
Bà mẹ trả lời con:
- “Không thích đi, nhưng lại không thể không đi được, đó chính là thù tạc”.
Sáng hôm sau, con trai trước khi đi học thì nói với mẹ:
- “Mẹ à, con phải đi thù tạc đây ạ?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 52:
Đừng coi thường trí nhớ của trẻ em, và cũng đừng cho rằng trẻ em không biết gì cả, nhất là các trẻ em sống ở thành phố, bởi vì trí óc nó như một ổ cứng của máy vi tính có khả năng ghi chép lại những lời nói và việc làm của người lớn.
“Thù tạc” là ăn uống xã giao, cho nên không muốn đi cũng phải đi vì có liên quan đến công việc làm ăn, đó là chuyện của người lớn; đi học là chuyện bắt buộc đối với trẻ em, nhưng trẻ em cũng phải đi “thù tạc”, mặc dù các em muốn chơi đùa hơn là muốn đi học.
Có một vài người lớn thích dùng tiếng lóng để nói chuyện với nhau trước mặt con cái hoặc em nhỏ của mình, dù tiếng lóng ấy có hàm ý rất tục tỉu, và như thế vô tình họ đã dạy cho các em biết cách nói những tiếng lóng tục tỉu, làm phương hại đến tâm hồn ngây thơ của các em…
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta –những người lớn- đừng làm cớ vấp phạm cho trẻ em, và ai làm cớ cho trẻ em phạm tội, thì cột một cối đá thật lớn và dìm xuống biển sâu (Mt 18, 6), đáng sợ thật.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chồng gọi điện cho vợ nói là tối nay có thù tạc, nên không thể về nhà ăn cơm tối được. Con trai hỏi:
- “Mẹ ơi, thù tạc là gì?”
Bà mẹ trả lời con:
- “Không thích đi, nhưng lại không thể không đi được, đó chính là thù tạc”.
Sáng hôm sau, con trai trước khi đi học thì nói với mẹ:
- “Mẹ à, con phải đi thù tạc đây ạ?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 52:
Đừng coi thường trí nhớ của trẻ em, và cũng đừng cho rằng trẻ em không biết gì cả, nhất là các trẻ em sống ở thành phố, bởi vì trí óc nó như một ổ cứng của máy vi tính có khả năng ghi chép lại những lời nói và việc làm của người lớn.
“Thù tạc” là ăn uống xã giao, cho nên không muốn đi cũng phải đi vì có liên quan đến công việc làm ăn, đó là chuyện của người lớn; đi học là chuyện bắt buộc đối với trẻ em, nhưng trẻ em cũng phải đi “thù tạc”, mặc dù các em muốn chơi đùa hơn là muốn đi học.
Có một vài người lớn thích dùng tiếng lóng để nói chuyện với nhau trước mặt con cái hoặc em nhỏ của mình, dù tiếng lóng ấy có hàm ý rất tục tỉu, và như thế vô tình họ đã dạy cho các em biết cách nói những tiếng lóng tục tỉu, làm phương hại đến tâm hồn ngây thơ của các em…
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta –những người lớn- đừng làm cớ vấp phạm cho trẻ em, và ai làm cớ cho trẻ em phạm tội, thì cột một cối đá thật lớn và dìm xuống biển sâu (Mt 18, 6), đáng sợ thật.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 17/11: Khi Thiên Chúa khóc – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:23 16/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, thì khóc thương mà nói : “Phải chi ngày hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”
Đó là lời Chúa
Tôn vinh Vua Giêsu trong cuộc sống đức tin
Lm. Đan Vinh
04:23 16/11/2022
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C
LỄ CHÚA GIÊ-SU VUA
2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43
TÔN VINH VUA GIÊ-SU TRONG CUỘC SỐNG ĐỨC TIN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 23,35-43
(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo : “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn”. (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống, (37) và nói : “Nếu ông là Vua dân Do thái, thì cứu lấy mình đi ! (38) Phía trên đầu Người có bản án viết : “Đây là Vua người Do thái”. (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người : “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !”. (40) Nhưng tên kia mắng nó : “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà có Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !”. (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su : “Ông Giê-su ơi ! Khi vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” (43) Và Người nói với anh ta : “Tôi bảo thật anh : Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”.
2. Ý CHÍNH :
Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su trên thánh giá như một ông Vua ngự trên ngai vàng. Hầu hết những kẻ hiện diện do đã quen hình ảnh một ông vua trần tục nên không nhận ra Đức Giê-su là ông Vua Mê-si-am nên có thái độ khác nhau : Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo… Lính tráng cũng chế giễu Người. Hai tên gian phi thì một kẻ nhục mạ Người, còn kẻ tin Chúa thì bênh vực và cầu xin Người thương xót nên đã trở thành người đầu tiên nhận được ơn cứu độ của Người.
3. CHÚ THÍCH :
- C 35-38 : + Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo : Khi đối diện với thập giá của Đức Giê-su, dân chúng ngỡ ngàng đứng nhìn hậu quả của việc mình đã về hùa với kẻ mạnh mà lên án bất công cho người công chính. Còn các đầu mục Do thái thì hả hê vì đã hạ gục được một kẻ dám chống lại họ. + Là Đấng Ki-tô : Ki-tô (Christos) là tiếng Hy Lạp, tương đương với từ Mê-si-a trong tiếng A-ram hay Do thái. Cả hai từ Mê-si-a và Ki-tô đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Xức dầu là một nghi thức tấn phong, giống như Sa-mu-en đã xức dầu phong Đa-vít làm Vua (x. 1 Sm 16,13); như Mô-sê đã xức dầu phong A-a-ron làm Tư tế (x. 1 V 19,16); như Ê-li-a được lệnh xức dầu phong Ê-li-sê làm Ngôn sứ thay thế mình (x. 1 V 19,16; Is 61,1). + Là người được tuyển chọn : Đây là tước hiệu đã được Chúa Cha xác nhận trước mặt ba môn đệ khi Người hiển dung (x. Lc 9,35), phù hợp với lời tuyên sấm của I-sai-a về Đức Giê-su là “người Tôi Trung, được Thiên Chúa tuyển chọn” để thực hiện công trình cứu độ, nhưng lại bị người đời khinh dể (x. Is 42,1). + Lính tráng cũng chế giễu Người : Lính tráng ở đây là binh sĩ Rô-ma. Chúng thi hành án lệnh của quan Tổng trấn Phi-la-tô đóng đinh Đức Giê-su. Bọn lính này cũng vào hùa với các đầu mục Do thái chế giễu nhục mạ Người. + Chúng lại gần đưa giấm cho Người uống : Giấm là một thứ nước có pha giấm chua gọi là Pos-ca mà lính Rô-ma hay dùng. + Đây là Vua người Do thái : Câu này do quan Phi-la-tô truyền viết gắn lên phía trên thập giá như một bản án. Ngày nay trên cây Thánh Giá, có chữ INRI, viết tắt của câu tiếng La tinh : “JESUS NAZARETH REX JUDEORUM” - Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái (x. Ga 19,19).
- C 39-41 : + “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !”: Tên gian phi này đã nghĩ Đức Giê-su chỉ là Vua Thiên Sai giả, không thể làm được những điều kỳ diệu, nên đã lên tiếng chế giễu Người. Đây cũng là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa, yêu cầu Người làm phép lạ phục vụ cho mình, giống như ma quỷ đã cám dỗ Người khi bắt đầu đi rao giảng Tin mừng : “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy”... (Lc 4,3). Dân làng Na-da-rét cũng có lần đã cám dỗ Người như thế (x. Lc 4,23). + Nhưng tên kia mắng nó... : Chỉ Tin mừng Lu-ca mới nhắc đến thái độ khác biệt của người gian phi có lòng sám hối này.
- C 42-43 : + Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi ! : Trong hoàn cảnh đau thương như vậy thì lời bênh vực và kêu xin của người gian phi, dù yếu ớt, nhưng cũng an ủi Người rất nhiều. Người đã lập tức tha tội và hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho anh. Thật đúng như Người đã nói : “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10). + “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” : Đối với một số người Do thái thì Thiên Đàng là nơi những người công chính ở, chờ ngày sống lại (x. Lc 16,22-31). Còn đối với chúng ta thì Thiên Đàng là “Trời cao” như lời thánh Phao-lô : “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Thiên Đàng còn là “Trời Mới, Đất Mới” thay thế “trời cũ đất cũ” bị biết mất (x. Kh 21,1). Nơi đó sẽ “không có sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (x. Kh 21,4). + Thập giá” : Trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây thập tự được gọi là Thập tự giá, là một cái giá để hành hình tử tội mang hình chữ thập. Thập tự giá đối với những người không có niềm tin là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn (1 Cr 1,23), nhưng đới với người tín hữu lại là biểu tượng của sự hy sinh hãm mình : “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo !” (Lc. 9:23). + Thánh giá : Sau khi Chúa Giê-su phục sinh thì cây Thập giá trở thành Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin Ki-tô. Khi dâng thánh lễ, trên bàn thờ luôn phải có cây Thánh giá.
4. CÂU HỎI :
1) Tin mừng Lu-ca ghi nhận thế nào về thái độ của dân chúng, các đầu mục Do thái, lính canh, hai tên gian phi khi chứng kiến thập giá của Đức Giê-su?
2) Ki-tô hay Mê-si-a nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Trong Thánh kinh, ba chức vụ nào được xức dầu tấn phong?
3) Chữ INRI gắn phía trên cây Thánh Giá nghĩa là gì?
4) Cơn cám dỗ cuối cùng Đức Giê-su trải qua trên Thánh Giá là gì?
5) Câu nào của Đức Giê-su cho thấy Người ưu ái đặc biệt đối với tội nhân có lòng sám hối?
6) Theo Thánh kinh thì Thiên Đàng là gì?
7) Tại sao lại gọi cây thập giá Đức Giê-su chịu khổ nạn là cây Thánh Giá?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : Phía trên đầu Người có bản án viết : “Đây là Vua người Do thái” (Lc 23,38).
2. CÂU CHUYỆN :
1) ANH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CHO EM HƠN THẾ NỮA.
Gần đây, các thợ lặn đã tìm được một con tàu đã bị đắm ở ngoài khơi biển Bắc Ái nhĩ lan cách đây 400 năm. Trong số các báu vật tìm được trên con tàu này, có một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Sau khi được lau chùi sạch sẽ, trên mặt nhẫn hiện ra một hàng chữ kèm theo hình một bàn tay đang cầm một quả tim đưa ra. Người ta đọc được câu ấy như sau : “Anh không còn gì để cho em hơn thế này nữa”. Trong tất cả những báu vật tìm thấy trên con tàu, không vật nào khiến cho các tay thợ lặn cảm động bằng chiếc nhẫn với hàng chữ khắc ghi trên đó.
2) BỨC HỌA NGÀY THẨM PHÁN :
Trần thánh điện của Nhà thờ Six-tine tại Va-ti-can có một bức danh họa vĩ đại của Michel-Ange về Ngày Thẩm phán theo Tin Mừng Mat-thêu. Đây quả thật là một bức tranh vĩ đại. Họa sĩ phải để ra một năm, hằng ngày nằm trên sàn vẽ, vừa vẽ vừa suy niệm về ngày phán xét chung. Chúa Giê-su, Vua Thẩm Phán đến trong vinh quang để xét xử công tội của mỗi người. Bài Tin Mừng hôm nay, tuy nói đến cuộc quang lâm của Chúa, nhưng trước tiên nói đến số phận của mỗi người : "Ngài sẽ đến ngự trên ngai uy linh, có hết thảy mọi Thiên thần hầu cận và Ngài sẽ phân chia họ ra".
Trước mặt Ngài chỉ có những người đã sống trong Tình yêu và những người đã chối bỏ Tình yêu. Mọi người đều lộ diện rõ ràng trước Vua Thẩm Phán Tối Cao. Người sẽ phán với họ : "Quả thật, Ta bảo các ngươi : những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta. Và những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em hèn mọn nhất của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính mình Ta".
Đây là một cuộc xét xử về Tình yêu : Mến Chúa và yêu người. Nếu được xét xử vào ngày ấy, chúng ta sẽ được xếp vào hàng chiên bên phải hay dê bên trái của Chúa?
3) PHỤC VỤ BỆNH NHÂN NGHÈO NHƯ PHỤC VỤ CHÍNH CHÚA KI-TÔ :
Hôm ấy, có một thiếu nữ Ấn-độ đến gặp Mẹ Tê-rê-xa Cal-cut-ta để tìm hiểu Hội Dòng của Mẹ. Mẹ liền nói với người thiếu nữ ấy rằng : "Con hãy qua nhà hấp hối. Ở đó, con sẽ gặp nhiều người bệnh tật bất hạnh đang nằm chờ chết. Con hãy săn sóc an ủi họ".
Thiếu nữ vừa quay lưng đi thì Mẹ Tê-rê-xa gọi giật lại và nhắn nhủ : "Này con, khi dâng thánh lễ, con thấy linh mục trân trọng Mình Thánh Chúa Giê-su thế nào, thì con cũng hãy trân trọng những con người bất hạnh như thế".
Qua câu nói đó, Mẹ Tê-rê-xa muốn dạy rằng : mỗi một người dù bần cùng khốn khổ đến đâu cũng phải được chúng ta tôn trọng như chính Thân Mình của Chúa.
4) KÍNH TRỌNG THÂN MÌNH ĐỨC KI-TÔ NƠI NGƯỜI NGHÈO KHỔ :
Tại Đại hội Thánh Thể 1982 ở Lộ Đức, Đức cha Ca-ma-ra đã kể lại câu chuyện như sau :
“Có một số nông dân đến gặp tôi. Họ kể lại rằng một tên ăn trộm đã đột nhập vào nhà thờ, cậy cửa nhà tạm và lấy Mình Thánh mang đi. Hôm sau, họ đã tìm thấy Bánh Thánh nằm vương vãi trong bùn nhơ”. Nói tới đây họ òa khóc, rồi xin tôi dâng một lễ tạ ơn.
Dĩ nhiên là tôi vui lòng dâng lễ và trong buổi lễ hôm đó tôi đã nói với họ như sau :
“Chúng ta thật mù quáng biết bao. Chúng ta đã sững sờ khi thấy Bánh Thánh nằm giữa bùn nhơ, nhưng lại không biết rằng đó cũng là hiện tượng thường hay xảy ra: Đức Ki-tô cũng đang hiện diện trong những con người nghèo khổ sống trong những căn nhà ổ chuột. Đức Ki-tô hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể thế nào thì Người cũng hiện diện trong những con người khốn khổ như vậy”.
Rõ ràng việc bác ái là thành tích có giá trị thưởng phạt trong ngày phán xét. Việc bác ái là chứng chỉ duy nhất để ta được nhận vào số những người được Chúa Cha chúc phúc. Làm việc đạo đức mà thiếu tâm tình bác ái thì cũng không được Chúa thừa nhận. Đức Ki-tô là Vua Tình Yêu và Vương quốc của Người là Vương quốc Tình Yêu, nên chỉ những ai sống yêu thương cụ thể mới gặp được Chúa và gia nhập vào Vương Quốc của Người.
3. SUY NIỆM :
1) TÔN VINH VUA GIÊ-SU :
Giữa công trường Thánh Phê-rô ở Rô-ma có một ngọn tháp cao chót vót gắn một cây Thánh giá vươn lên giữa trời xanh. Ngọn tháp này có từ đời Hoàng đế Ca-li-gu-la, được đưa về dựng giữa công trường năm 1586. Trên ngọn tháp có khắc ba câu tôn vinh Chúa Ki-tô là Vua như sau:
Christus vincit: Chúa Ki-tô toàn thắng.
Christus regnat: Chúa Ki-tô hiển trị.
Christus imperat: Chúa Ki-tô thống lĩnh.
Ngày hôm nay, Hội Thánh cũng tôn vinh Chúa Giêsu là Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, để tuyên xưng đức tin: Chúa Giê-su chính là An-pha (Khởi đầu) và là Ô-mê-ga (Cùng đích) của nhân loại và toàn thể vũ trụ.
2) TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI :
Trong câu chuyện chiếc nhẫn tình yêu : hình chạm và dòng chữ : “Anh không còn gì để cho em hơn nữa” rất phù hợp với ý nghĩa của Thánh lễ Chúa Giê-su Vua hôm nay. Bởi vì trên thập giá, Đức Giê-su đã cho chúng ta mọi sự Người có là tình yêu và mạng sống của Người. Người đã chứng tỏ tình yêu tột cùng đối với chúng ta khi nói với các môn đệ : “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).
3) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA THIÊN SAI :
Chúng ta thường nghe nói rằng : Sư tử là vua vì là con vật mạnh mẽ nhất trong muôn loài thú. Ta cũng thấy người ta gọi người này là ông vua dầu lửa, người kia là ông vua thép, người khác là ông vua nhạc Rốc... Đó là những nhân vật tài giỏi nhất, làm bá chủ về một lãnh vực nào đó. Tương tự như thế, Đức Giê-su được gọi là “Vua”, vì Ngài là một con người hoàn hảo nhất, cao thượng nhất và quyền năng nhất. Thánh Phao-lô đã viết : “Nhờ đã hạ mình vâng lời chịu chết, một cái chết thập giá, mà Người đã được Thiên Chúa siêu tôn và ban một Danh trổi vượt trên muôn ngàn Danh hiệu. Để khi nghe danh Giê-su mọi loài trên trời dưới đất đều phải quỳ lạy và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng : Đức Giê-su Ki-tô là Chúa để tôn vinh Chúa Cha” (x. Pl 2,8-9).
4) GIÊ-SU NA-DA-RÉT VUA DÂN DO THÁI :
Bài Tin mừng hôm nay đưa chúng ta về với hình ảnh Đức Giê-su trên cây thập tự với bản án trên đầu : “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái”.
Nhưng tước hiệu Vua của Đức Giê-su không giống các ông vua trần thế :
Đức Giê-su là VUA THIÊN SAI: Vương miện của Người là vòng gai nhọn cuốn trên đầu, cẩm bào Người khoác là sự trần trụi ô nhục. Không có những lời tung hô vạn tuế, mà chỉ có những lời nhạo báng khinh chê.
Đức Giê-su là VUA HÒA BÌNH ngồi trên lưng con lừa hiền lành thay vì ngựa chiến để khải hoàn vào thành thánh Giê-ru-sa-lem.
Đức Giê-su là VUA MỤC TỬ, chăm lo cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào, sẵn sàng thí mạng để bảo vệ đoàn chiên khỏi bị sói rừng giết hại.
ĐỨC GIÊ-SU là VUA TÌNH YÊU, chịu lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn để máu và nước chảy ra thanh tẩy tội lỗi và ban ơn cứu độ cho trần gian. Chỉ Người mới xứng đáng nói với chúng ta câu khắc trên nhẫn vàng trong câu chuyện trên : “THẦY KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ TRAO CHO ANH EM HƠN THẾ NỮA”.
5) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ? :
Đức Giê-su không muốn chúng ta tin Người vì đã được thấy phép lạ. Người muốn chúng ta tin nhờ được gặp gỡ và lắng nghe Lời Người, được nhìn thấy các việc tốt đẹp Người làm. Từ đó cảm nhận được tình yêu của Người và dứt khoát chọn đi theo Người.
Các bà mẹ trong gia đình cần học theo gương của một bà mẹ có lòng đạo đức, đã chỉ vào cây Thánh Giá mà khuyên đứa con nhỏ của mình như sau : “Con ơi! Hãy nhìn xem cho kỹ. Chính Chúa Giê-su đã chết đau thương trên cây thánh giá để đền tội thay cho con đó”. Mỗi lần nhìn lên Thánh Giá, chúng ta cần có thái độ nào?
- Đứng nhìn như dân chúng?
- Chế nhạo như những kẻ đầu mục Do thái?
- Xin Chúa tha tội như tên gian phi có lòng sám hối và có đức tin chân thành?
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn có đồng ý câu: “Yêu thương là cho đi. Cho nhiều là dấu yêu thương nhiều. Cho cả mạng sống của mình là dấu chứng tỏ tình yêu tột đỉnh”?
2) Trong những ngày này bạn sẽ cho người thân những gì để biểu lộ tình yêu của bạn?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU VUA VŨ TRỤ. Nếu chúng con chỉ nhìn Chúa vác thập giá và tuyên xưng Chúa là Vua thì chưa đủ.
Nếu chúng con chỉ ca ngợi Chúa trong thánh lễ hôm nay mà thôi thì cũng chưa đủ.
Chúng con còn phải yêu mến và sống chết cho Chúa, phải chu toàn bổn phận làm cho Vương quốc của Chúa mau trị đến.
Xin cho chúng con biết luôn quên mình và chấp nhận vác thập giá là những bệnh tật, những con người trái tính trái nết đang sống bên cạnh, là những tai nạn rủi ro chúng con gặp phải trong cuộc sống... mà bước theo chân Chúa.
Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở nên những môn đệ trung tín và khôn ngoan, sẽ được Chúa nói trong giờ chết : “Ta bảo thật, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên đàng”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Sám Hối Và Ơn Cứu Độ
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:34 16/11/2022
Sám Hối Và Ơn Cứu Độ
(Suy niệm lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ - Lc 23, 35 -43)
Tâm sự của kẻ trộm lành
Tôi sinh ra vốn không mấy tốt lành. Tôi đã chẳng nghe lời căn dặn của các bậc bề trên mà cứ la cà và chơi nhới với bè lũ tội lỗi: trộm cắp từ cái vụn vặt, rồi đến cái lớn ở khắp mọi nơi của nhiều cá nhân và gia đình khác nhau. Tôi rơi vào những cuộc vui vô bổ và hại não với bạn bè cùng lứa tuổi mặc cho những lời khuyên răn, dặn dò ngay cả những trận đòn rất đau của bố mẹ và những người có trách nhiệm. Tôi đã bỏ ngoài tai không muốn nói là sẵn sàng gắt gỏng và cãi lại nếu ai đó nhắc nhở hay dạy bảo tôi. Tôi không thích ai làm chủ tôi cả. Tôi thích sống tự do, ưng làm gì là làm, ưng ngủ là ngủ, ưng chơi là chơi mà không cần phải học hành gì cả. Dù bố mẹ tôi đã đóng tiền học và các khoản thu cho nhà trường rất đầy đủ, nhưng với tôi đó không mấy quan trọng. Tôi chỉ thích sống thoải mái và chơi bời thôi. Đối với tôi: học mà không chơi phí hoài tuổi trẻ, nên tôi chỉ chủ trọng việc chơi nhới. Vì chơi nhới và dính vào các tệ nạn hút chích, nên tôi bị cuốn hút vào đồng tiền. Làm sao có tiền đây? Tiền đâu là đầu tiên? Trong lúc túng quấn, tôi đã liều mình cùng đồng bạn xấu tổ chức các vụ chôm chỉa, giật đồ và ăn trộm đồ lề của người khác.
Các bạn thân mến,
Tôi thú thật với mọi người rằng tôi đã phạm đủ thứ tội. Tôi đã nhuốm máu đủ thứ. Tội tôi thật to lớn. Và quả thật, như các bạn đã biết “đi đêm nhiều ắt sẽ gặp ma”, tôi đã bị bắt trong một vụ trộm cắp – và lỡ tay giết người và theo luật thì tôi phải bị đóng đinh trên cây thập giá. Đúng vậy, tôi và một người bạn của tôi đã bị đóng đinh trên núi cao. Cái lạ hôm nay là cùng chịu đóng đinh với chúng tôi có Ông Giê-su, một người được mọi người dân kính trọng.
Các bạn biết không?
Ông Giê-su mà tôi vừa nhắc trên là một con người rất tốt và yêu thương mọi người, nhất là những người tội lỗi, nghèo đói. Tôi được biết về Ông Giê-su đi tới đâu là Ổng thi ân giáng phúc tới đó. Ông làm cho kẻ điếc nghe được, làm cho người câm nói được, kẻ mù loà được sáng mắt, kẻ què quặt chạy đi được, kẻ bại liệt được đứng thẳng và sinh hoạt lại bình thường, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được cứu chữa, ngay cả kẻ chết được ông cho sống lại. Tôi cũng nghe nói Ông Giê-su đã hay tuyên bố rằng: “Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất”. (Lc 19,10). Nơi khác, Ông Giê-su cũng đã nói: “Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi.”(Mc 2,17). Ông Giê-su xuất phát từ Thiên Chúa tình yêu, nên Ông cũng sống trong tình yêu các bạn ạ.
Hôm nay, cùng chịu đóng đinh với ông, tôi chứng kiến nhiều thành phần khác nhau nhục mạ Ông Giê-su cách trắng trợn. Có khi ngay cả những người được Ông cứu và giảng dạy nay lại trở mặt để lên án và chọc tức Ông. Từ trên thập giá tôi quan sát và lắng nghe: “dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!”Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”. (cc. 35-37). Ngay cả người bạn cùng chịu án phạt đóng đinh với tôi cũng đã nhục mạ Ông Giê-su: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !” (c.39). Tại sao Ông Giê-su không tự cứu mình nhỉ? Ông Giêsu đã không muốn tự cứu mình dù Ngài đã nghe ba lần lời thách thức ấy (Lc 23,35.37.39). Phải chăng Ông vâng phục ý của Chúa Cha là Đấng muốn Ngài chịu chết để cứu chuộc muôn người.
Lúc đó, tôi không chịu được lời nhục mạ của ‘thằng bạn xấu’ đó đối với ông Giê-su nên tôi đã không ngần ngại nói với nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”(cc.40-41).
Các bạn ạ, lúc đó tôi thấy tội nghiệp Ông Giê-su quá. Như chúng tôi chịu đóng đinh là thật xứng đáng với tội của chúng tôi, nhưng Ông ấy có tội tình gì đâu. Ông làm ơn mà lại mắc oán là có thật. Tôi thấy Ông quả thật hiền lành, khiêm nhường và không một lời đáp thưa. Đáng lý ra Ông là một người kiệt xuất, là Con Thiên Chúa nữa chứ, nên Ông có thể làm được mọi sự cơ mà, nhưng không, Ông đã chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả để chết thay cho mọi người. Tôi cam đoan rằng Ông Giê-su vô tội. Dù thằng bạn của tôi không kính sợ Ông Giê-su, là Thiên Chúa, nhưng tôi, tôi kính nể và kính sợ Ngài lắm.
Nhìn sang Ông Giê-su, tôi thương và rất cảm phục tinh thần tự huỷ của Ngài. Tôi tin Ông sẽ chiến thắng tất cả, nên tôi không ngần ngại để nói với Ông: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (c.42). Các bạn biết không? Tôi đã xác tín lắm mới dám thốt lên như vậy đó. Tôi tin rằng Nước của Ông Giê-su sẽ là nơi bình an và hạnh phúc, là nơi mọi người sẽ được hưởng trọn niềm vui vĩnh cửu. Chính Ông Giê-su mới xứng đáng làm Vua của Nước đó, nên tôi mong được làm quân dân của Ngài. Tôi nhận ra Ông Giê-su đúng là Vua ngang qua thái độ tha thứ của Đức Giêsu trước kẻ thù, và thái độ bình an trước đau khổ. Các bạn thân mến, sở dĩ tôi mong ước Ông Giê-su ‘nhớ đến tôi’, là vì tôi tin rằng Thiên Chúa luôn trung thành giữ lời minh ước và lời hứa (Lc 1,54.72). Quả thật, khi Thiên Chúa nhớ một người, Ngài sẽ thi ân cho người đó (Cv 10,31; Tv 106,4).
Thật ngạc nhiên cho tôi mọi người ạ, Ông Giêsu không chỉ nhớ đến tôi khi Ngài vào Nước của Ngài, mà còn cho tôi ở với Ngài ngay hôm nay, khi Ngài nói: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (c.43). Một món quà thật giá trị và tuyệt hảo mà tôi đã vinh dự được Ông Giê-su thưởng ban. Tôi thiết nghĩ, là con người không ai mà không có tội, có lỗi với Chúa và với tha nhân. Điều quan trọng là chúng ta nên khiêm tốn nhận ra cái giới hạn của con người, của lòng mình để tựa nép bên Lòng Thương Xót và sự Tha Thứ của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ duy nhất. Quả thật, tôi thật sự hạnh phúc vì dù tôi là kẻ đầu trộm đuôi cướp, là kẻ đáng bị nguyền rủa và đáng bị giết chết bởi bao tội ác tày trời của tôi, nhưng Đức Giê-su, Vua muôn vua, Chúa các chúa đã bao dung, rộng lượng và thứ tha hết mọi tội lỗi cho tôi để tôi được hưởng hạnh phúc thiên đàng ngay hôm nay với Ngài. Thật vậy, Đức Giê-su thật sự xứng đáng là Đấng, là Vua vũ trụ, Vua Tình Yêu, Vua Thương Xót, là Vua đến trần gian để cho mọi người được sống và sống dồi dào. (x.Ga 10,10). Chúng ta hãy mau chạy đến để đón nhận sự dẫn dắt và cứu độ của Ngài hơn là sống kiêu căng, chai đá và tội lỗi ngập tràn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ - Lc 23, 35 -43)
Tâm sự của kẻ trộm lành
Tôi sinh ra vốn không mấy tốt lành. Tôi đã chẳng nghe lời căn dặn của các bậc bề trên mà cứ la cà và chơi nhới với bè lũ tội lỗi: trộm cắp từ cái vụn vặt, rồi đến cái lớn ở khắp mọi nơi của nhiều cá nhân và gia đình khác nhau. Tôi rơi vào những cuộc vui vô bổ và hại não với bạn bè cùng lứa tuổi mặc cho những lời khuyên răn, dặn dò ngay cả những trận đòn rất đau của bố mẹ và những người có trách nhiệm. Tôi đã bỏ ngoài tai không muốn nói là sẵn sàng gắt gỏng và cãi lại nếu ai đó nhắc nhở hay dạy bảo tôi. Tôi không thích ai làm chủ tôi cả. Tôi thích sống tự do, ưng làm gì là làm, ưng ngủ là ngủ, ưng chơi là chơi mà không cần phải học hành gì cả. Dù bố mẹ tôi đã đóng tiền học và các khoản thu cho nhà trường rất đầy đủ, nhưng với tôi đó không mấy quan trọng. Tôi chỉ thích sống thoải mái và chơi bời thôi. Đối với tôi: học mà không chơi phí hoài tuổi trẻ, nên tôi chỉ chủ trọng việc chơi nhới. Vì chơi nhới và dính vào các tệ nạn hút chích, nên tôi bị cuốn hút vào đồng tiền. Làm sao có tiền đây? Tiền đâu là đầu tiên? Trong lúc túng quấn, tôi đã liều mình cùng đồng bạn xấu tổ chức các vụ chôm chỉa, giật đồ và ăn trộm đồ lề của người khác.
Các bạn thân mến,
Tôi thú thật với mọi người rằng tôi đã phạm đủ thứ tội. Tôi đã nhuốm máu đủ thứ. Tội tôi thật to lớn. Và quả thật, như các bạn đã biết “đi đêm nhiều ắt sẽ gặp ma”, tôi đã bị bắt trong một vụ trộm cắp – và lỡ tay giết người và theo luật thì tôi phải bị đóng đinh trên cây thập giá. Đúng vậy, tôi và một người bạn của tôi đã bị đóng đinh trên núi cao. Cái lạ hôm nay là cùng chịu đóng đinh với chúng tôi có Ông Giê-su, một người được mọi người dân kính trọng.
Các bạn biết không?
Ông Giê-su mà tôi vừa nhắc trên là một con người rất tốt và yêu thương mọi người, nhất là những người tội lỗi, nghèo đói. Tôi được biết về Ông Giê-su đi tới đâu là Ổng thi ân giáng phúc tới đó. Ông làm cho kẻ điếc nghe được, làm cho người câm nói được, kẻ mù loà được sáng mắt, kẻ què quặt chạy đi được, kẻ bại liệt được đứng thẳng và sinh hoạt lại bình thường, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được cứu chữa, ngay cả kẻ chết được ông cho sống lại. Tôi cũng nghe nói Ông Giê-su đã hay tuyên bố rằng: “Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất”. (Lc 19,10). Nơi khác, Ông Giê-su cũng đã nói: “Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi.”(Mc 2,17). Ông Giê-su xuất phát từ Thiên Chúa tình yêu, nên Ông cũng sống trong tình yêu các bạn ạ.
Hôm nay, cùng chịu đóng đinh với ông, tôi chứng kiến nhiều thành phần khác nhau nhục mạ Ông Giê-su cách trắng trợn. Có khi ngay cả những người được Ông cứu và giảng dạy nay lại trở mặt để lên án và chọc tức Ông. Từ trên thập giá tôi quan sát và lắng nghe: “dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!”Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”. (cc. 35-37). Ngay cả người bạn cùng chịu án phạt đóng đinh với tôi cũng đã nhục mạ Ông Giê-su: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !” (c.39). Tại sao Ông Giê-su không tự cứu mình nhỉ? Ông Giêsu đã không muốn tự cứu mình dù Ngài đã nghe ba lần lời thách thức ấy (Lc 23,35.37.39). Phải chăng Ông vâng phục ý của Chúa Cha là Đấng muốn Ngài chịu chết để cứu chuộc muôn người.
Lúc đó, tôi không chịu được lời nhục mạ của ‘thằng bạn xấu’ đó đối với ông Giê-su nên tôi đã không ngần ngại nói với nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”(cc.40-41).
Các bạn ạ, lúc đó tôi thấy tội nghiệp Ông Giê-su quá. Như chúng tôi chịu đóng đinh là thật xứng đáng với tội của chúng tôi, nhưng Ông ấy có tội tình gì đâu. Ông làm ơn mà lại mắc oán là có thật. Tôi thấy Ông quả thật hiền lành, khiêm nhường và không một lời đáp thưa. Đáng lý ra Ông là một người kiệt xuất, là Con Thiên Chúa nữa chứ, nên Ông có thể làm được mọi sự cơ mà, nhưng không, Ông đã chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả để chết thay cho mọi người. Tôi cam đoan rằng Ông Giê-su vô tội. Dù thằng bạn của tôi không kính sợ Ông Giê-su, là Thiên Chúa, nhưng tôi, tôi kính nể và kính sợ Ngài lắm.
Nhìn sang Ông Giê-su, tôi thương và rất cảm phục tinh thần tự huỷ của Ngài. Tôi tin Ông sẽ chiến thắng tất cả, nên tôi không ngần ngại để nói với Ông: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (c.42). Các bạn biết không? Tôi đã xác tín lắm mới dám thốt lên như vậy đó. Tôi tin rằng Nước của Ông Giê-su sẽ là nơi bình an và hạnh phúc, là nơi mọi người sẽ được hưởng trọn niềm vui vĩnh cửu. Chính Ông Giê-su mới xứng đáng làm Vua của Nước đó, nên tôi mong được làm quân dân của Ngài. Tôi nhận ra Ông Giê-su đúng là Vua ngang qua thái độ tha thứ của Đức Giêsu trước kẻ thù, và thái độ bình an trước đau khổ. Các bạn thân mến, sở dĩ tôi mong ước Ông Giê-su ‘nhớ đến tôi’, là vì tôi tin rằng Thiên Chúa luôn trung thành giữ lời minh ước và lời hứa (Lc 1,54.72). Quả thật, khi Thiên Chúa nhớ một người, Ngài sẽ thi ân cho người đó (Cv 10,31; Tv 106,4).
Thật ngạc nhiên cho tôi mọi người ạ, Ông Giêsu không chỉ nhớ đến tôi khi Ngài vào Nước của Ngài, mà còn cho tôi ở với Ngài ngay hôm nay, khi Ngài nói: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (c.43). Một món quà thật giá trị và tuyệt hảo mà tôi đã vinh dự được Ông Giê-su thưởng ban. Tôi thiết nghĩ, là con người không ai mà không có tội, có lỗi với Chúa và với tha nhân. Điều quan trọng là chúng ta nên khiêm tốn nhận ra cái giới hạn của con người, của lòng mình để tựa nép bên Lòng Thương Xót và sự Tha Thứ của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ duy nhất. Quả thật, tôi thật sự hạnh phúc vì dù tôi là kẻ đầu trộm đuôi cướp, là kẻ đáng bị nguyền rủa và đáng bị giết chết bởi bao tội ác tày trời của tôi, nhưng Đức Giê-su, Vua muôn vua, Chúa các chúa đã bao dung, rộng lượng và thứ tha hết mọi tội lỗi cho tôi để tôi được hưởng hạnh phúc thiên đàng ngay hôm nay với Ngài. Thật vậy, Đức Giê-su thật sự xứng đáng là Đấng, là Vua vũ trụ, Vua Tình Yêu, Vua Thương Xót, là Vua đến trần gian để cho mọi người được sống và sống dồi dào. (x.Ga 10,10). Chúng ta hãy mau chạy đến để đón nhận sự dẫn dắt và cứu độ của Ngài hơn là sống kiêu căng, chai đá và tội lỗi ngập tràn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Dân Vi Quý
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:36 16/11/2022
Dân Vi Quý
(Chúa Nhật XXXIV TN C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ)
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội hiệp với toàn thể vũ hoàn suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô, Người Con chí ái của Thiên Chúa (x.Cl 1,16). Khi suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Giáo Hội muốn khẳng định chân lý mà thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Côlôxê, đó là mọi sự trên trời cùng dưới đất đều được Thiên Chúa tạo thành nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô. Chúa Kitô không chỉ là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu mà Người còn là khuôn mẫu của mọi vật mọi loài, vì người là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh.
Loài người là loài cao trọng nhất trong các loài thọ tạo hữu hình. Thánh Kinh minh định chân lý này qua việc bàn bạc của Thiên Chúa trước khi tạo dựng con người và sự lao nhọc của Thiên Chúa khi dựng nên con người, trong khi các loài thọ tạo khác thì Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền “có như vậy”. Sự cao trọng của con người còn được khẳng định khi được dựng nên “giống hình ảnh” của Đấng Tạo Thành và được trao quyền làm chủ vũ trụ vạn vật (x.St 1,26-29). Hình ảnh của Đấng vô hình nay đã được mạc khải cách hoàn hảo và rõ nét nơi chính Đức Kitô (x.Cl 1,15). Qua các bài đọc của Chúa Nhật XXXIV TN C mà Giáo Hội cho trích đọc chúng ta nhận ra khuôn mẫu, lẽ sống mà Đức Kitô tỏ bày đó là hiện hữu cùng và hiện hữu cho.
“Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23). Khi vào trần gian, Đức Kitô đã mạc khải cho nhân loại chúng thấy ý nghĩa của các hiện hữu là hiện hữu trong tương quan. Mọi thụ tạo, nhất là loài người, không ai là một hòn đảo. Ta chỉ là ta trong tương quan với người. Có người thì mới có ta. Trong mối tương quan gia đình dòng tộc, cha ông chúng ta có câu ngạn ngữ rất tượng hình: có con rồi mới có cha, có cháu rồi mới có ông, có bà.
Mối tương quan “cùng-với” này vừa nói lên sự tuỳ thuộc vừa nói lên sự liên đới giữa các hiện hữu. Nhiều muông thú hay vật nuôi như chim, gà, mèo, chó…, khi được nuôi riêng một mình thì chúng vẫn phát triển thành chúng, trái lại, con người không thể lớn lên, phát triển thành người cách đúng nghĩa khi sống một mình. Hiện tượng “người rừng” đó đây, không có khả năng nói, không có khả năng giao tiếp với đồng loại…là một minh chứng. Chúng ta làm người, chào đời, có mặt ở trần gian này là nhờ ai đó và với ai đó. Vì thế có thể nói rằng một trong những mục đích và ý nghĩa nền tảng của sự hiện hữu của con người đó là sống cùng, sống với và sống cho.
Cả cuộc đời của Đức Kitô trên trần gian, rõ nét nhất là quãng thời gian rao giảng Tin Mừng và đích điểm là cái chết trên thập giá khẳng định cho chúng ta về mục đích ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Đức Kitô là Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cv 10,38). Và chính Người đã minh định rõ ràng: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Trên đỉnh đồi Gôngôta, dù có thể tự cứu mình khỏi án hình thập giá, nhưng Chúa Kitô đã không tự cứu mình. Dù không tìm cách tự cứu mình thế mà Người đã hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho người bị treo bên phải Người, đồng thời xin Chúa Cha tha cho những người đang phỉ nhổ, hành hạ và giết mình mà trong số đó chắc chắn có cả người gian phi bị treo bên trái Người (x.Lc 23,39-43).
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Một vị minh quân đúng nghĩa là người lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ. Hình ảnh vị minh quân này đã được Chúa Kitô thể hiện bằng vị mục tử nhân lành sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và vì từng con chiên một. Xuất thân từ một người chăn chiên, Đavít đã được chọn gọi để làm vua Israel. Dù còn nhiều thiếu sót và lỗi lầm tày trời, nhưng Đavít chính là một hình ảnh tiên báo cho vị Mục Tử Nhân lành, vị Vua Công chính là Đức Kitô, Đấng đã dùng tình yêu của mình để dẫn đưa mọi thụ tạo, nhất là loài người về với sự thật căn bản: chúng ta là loài thụ tạo, chúng ta sẽ chỉ là mình khi hiện hữu đúng với thánh ý Đấng Tạo Thành đó là sống cùng và sống cho tha nhân.
Dõng dạc trước Philatô, Chúa Kitô minh nhiên công bố: “Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật, thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Và sự thật ấy được tỏ bày cách hoàn hảo bằng một Con Người chịu treo trên thập giá, với trái tim bị đâm thâu, hầu đưa toàn thể nhân loại đi lên và những ai tin vào Người thì sẽ được sống muôn đời (x.Ga 3,14-15), đồng thời làm cho muôn vật muôn loài được hòa giải với Thiên Chúa (x.Cl 1,20).
Suy tôn Chúa Kitô là Vua tức nhìn nhận quyền tối thượng của Người trên đời chúng ta, là đón nhận lẽ sống, quy luật hiện hữu mà Người đã ban ra. Chúng ta có thể nhận ra quy luật ấy qua lời khẳng định của Chúa Kitô: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy… (Mc 8,34-38; Mt 16,24-28; Lc9,23-27). Và đến ngày tận thế, chính Đấng là Vua Vũ Trụ, khi “ngự trên ngai vinh hiển của Người” sẽ thẩm xét chúng ta dựa trên tiêu chí là thái độ sống cùng, sống cho tha nhân của chúng ta, đặc biệt cho những người anh em “bé mọn” (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật XXXIV TN C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ)
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội hiệp với toàn thể vũ hoàn suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô, Người Con chí ái của Thiên Chúa (x.Cl 1,16). Khi suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Giáo Hội muốn khẳng định chân lý mà thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Côlôxê, đó là mọi sự trên trời cùng dưới đất đều được Thiên Chúa tạo thành nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô. Chúa Kitô không chỉ là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu mà Người còn là khuôn mẫu của mọi vật mọi loài, vì người là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh.
Loài người là loài cao trọng nhất trong các loài thọ tạo hữu hình. Thánh Kinh minh định chân lý này qua việc bàn bạc của Thiên Chúa trước khi tạo dựng con người và sự lao nhọc của Thiên Chúa khi dựng nên con người, trong khi các loài thọ tạo khác thì Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền “có như vậy”. Sự cao trọng của con người còn được khẳng định khi được dựng nên “giống hình ảnh” của Đấng Tạo Thành và được trao quyền làm chủ vũ trụ vạn vật (x.St 1,26-29). Hình ảnh của Đấng vô hình nay đã được mạc khải cách hoàn hảo và rõ nét nơi chính Đức Kitô (x.Cl 1,15). Qua các bài đọc của Chúa Nhật XXXIV TN C mà Giáo Hội cho trích đọc chúng ta nhận ra khuôn mẫu, lẽ sống mà Đức Kitô tỏ bày đó là hiện hữu cùng và hiện hữu cho.
“Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23). Khi vào trần gian, Đức Kitô đã mạc khải cho nhân loại chúng thấy ý nghĩa của các hiện hữu là hiện hữu trong tương quan. Mọi thụ tạo, nhất là loài người, không ai là một hòn đảo. Ta chỉ là ta trong tương quan với người. Có người thì mới có ta. Trong mối tương quan gia đình dòng tộc, cha ông chúng ta có câu ngạn ngữ rất tượng hình: có con rồi mới có cha, có cháu rồi mới có ông, có bà.
Mối tương quan “cùng-với” này vừa nói lên sự tuỳ thuộc vừa nói lên sự liên đới giữa các hiện hữu. Nhiều muông thú hay vật nuôi như chim, gà, mèo, chó…, khi được nuôi riêng một mình thì chúng vẫn phát triển thành chúng, trái lại, con người không thể lớn lên, phát triển thành người cách đúng nghĩa khi sống một mình. Hiện tượng “người rừng” đó đây, không có khả năng nói, không có khả năng giao tiếp với đồng loại…là một minh chứng. Chúng ta làm người, chào đời, có mặt ở trần gian này là nhờ ai đó và với ai đó. Vì thế có thể nói rằng một trong những mục đích và ý nghĩa nền tảng của sự hiện hữu của con người đó là sống cùng, sống với và sống cho.
Cả cuộc đời của Đức Kitô trên trần gian, rõ nét nhất là quãng thời gian rao giảng Tin Mừng và đích điểm là cái chết trên thập giá khẳng định cho chúng ta về mục đích ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Đức Kitô là Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cv 10,38). Và chính Người đã minh định rõ ràng: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Trên đỉnh đồi Gôngôta, dù có thể tự cứu mình khỏi án hình thập giá, nhưng Chúa Kitô đã không tự cứu mình. Dù không tìm cách tự cứu mình thế mà Người đã hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho người bị treo bên phải Người, đồng thời xin Chúa Cha tha cho những người đang phỉ nhổ, hành hạ và giết mình mà trong số đó chắc chắn có cả người gian phi bị treo bên trái Người (x.Lc 23,39-43).
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Một vị minh quân đúng nghĩa là người lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ. Hình ảnh vị minh quân này đã được Chúa Kitô thể hiện bằng vị mục tử nhân lành sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và vì từng con chiên một. Xuất thân từ một người chăn chiên, Đavít đã được chọn gọi để làm vua Israel. Dù còn nhiều thiếu sót và lỗi lầm tày trời, nhưng Đavít chính là một hình ảnh tiên báo cho vị Mục Tử Nhân lành, vị Vua Công chính là Đức Kitô, Đấng đã dùng tình yêu của mình để dẫn đưa mọi thụ tạo, nhất là loài người về với sự thật căn bản: chúng ta là loài thụ tạo, chúng ta sẽ chỉ là mình khi hiện hữu đúng với thánh ý Đấng Tạo Thành đó là sống cùng và sống cho tha nhân.
Dõng dạc trước Philatô, Chúa Kitô minh nhiên công bố: “Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật, thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Và sự thật ấy được tỏ bày cách hoàn hảo bằng một Con Người chịu treo trên thập giá, với trái tim bị đâm thâu, hầu đưa toàn thể nhân loại đi lên và những ai tin vào Người thì sẽ được sống muôn đời (x.Ga 3,14-15), đồng thời làm cho muôn vật muôn loài được hòa giải với Thiên Chúa (x.Cl 1,20).
Suy tôn Chúa Kitô là Vua tức nhìn nhận quyền tối thượng của Người trên đời chúng ta, là đón nhận lẽ sống, quy luật hiện hữu mà Người đã ban ra. Chúng ta có thể nhận ra quy luật ấy qua lời khẳng định của Chúa Kitô: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy… (Mc 8,34-38; Mt 16,24-28; Lc9,23-27). Và đến ngày tận thế, chính Đấng là Vua Vũ Trụ, khi “ngự trên ngai vinh hiển của Người” sẽ thẩm xét chúng ta dựa trên tiêu chí là thái độ sống cùng, sống cho tha nhân của chúng ta, đặc biệt cho những người anh em “bé mọn” (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Nước mắt của một tình yêu bị chối từ
Lm. Minh Anh
19:28 16/11/2022
NƯỚC MẮT CỦA MỘT TÌNH YÊU BỊ CHỐI TỪ
“Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Ngài khóc!”.
W. Wiersbe nói, “Điều chúng ta cần không phải là tức giận, nhưng là đau khổ, một kiểu đau khổ mà Môisen bộc lộ khi ông đập vỡ hai bia đá và sau đó, lên núi cầu bầu cho dân; hoặc như Chúa Giêsu, khi Ngài thanh tẩy đền thờ và sau đó, Ngài khóc khi thấy nó. Sự khác biệt giữa tức giận và đau khổ là một trái tim tan vỡ. Nước mắt của Ngài là ‘nước mắt của một tình yêu bị chối từ!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Wiersbe được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay khi cả hai bài đọc nói đến nước mắt. Tác giả Khải Huyền khóc “vì chẳng ai xứng đáng mở và đọc cuốn sách”; Chúa Giêsu cũng khóc khi Ngài “trông thấy thành!”. Trái tim Ngài thật sự tan vỡ khi nhìn những con người đang choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của Giêrusalem, nhưng tâm hồn họ lại rỗng tuếch bởi họ chối nhận Đấng viếng thăm thành, Chủ nó; nước mắt của Ngài là ‘nước mắt của một tình yêu bị chối từ!’.
Sách Khải Huyền mô tả Gioan khóc nức nỡ vì chẳng ai xứng đáng mở và đọc cuốn sách hằng sống. May thay, sau đó thiên thần lại nói, “Đừng khóc nữa! Này đây, Sư Tử Giuđa, Chồi Non Đavít sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong”. Thật thú vị, qua Tin Mừng hôm nay, Sư Tử Giuđa, Đức Kitô, được Luca mô tả trong một trạng thái rất xúc động, Ngài khóc khi Giêrusalem không tiếp đón cũng không nhận ra Ngài, một Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Từ đây, thành sẽ phải sống với hậu quả của việc từ chối Vua Trời, từ chối sứ giả Ngài sai đến. Có một cảm giác rằng, Chúa Giêsu, và Chúa Cha, Đấng sai Ngài, đã bất lực trước sự thờ ơ này. Đối diện sự lạnh lùng của lòng người, Chúa Giêsu không thể cầm mình, và tất cả những gì Ngài có thể làm là khóc; những giọt ‘nước mắt của một tình yêu bị chối từ!’. Ngài đến, tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất; trong đó, có chúng ta, cũng đang từ chối Ngài. Giá mà chúng ta biết cởi mở, đáp lại tình yêu của Ngài; Ngài sẽ gõ cửa, vào dùng bữa với chúng ta. Ngài đợi chúng ta nói với Ngài những gì hai môn đệ Emmaus đã nói, “Xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều!”.
Trước đó, cũng trong Luca, khi nhìn về Giêrusalem, Chúa Giêsu đã thổ lộ, “Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh”; thế mà chúng không sẵn lòng. Chúa Giêsu có thể tự làm nhiều điều để bước vào mối quan hệ yêu thương với chúng ta; nhưng Ngài cần đến sự cởi mở, một sự phản hồi tự do thực sự từ phía chúng ta. Vậy mà chúng ta vẫn đang tâm quay lưng với Ngài! Tuy nhiên, tin tốt lành từ các Phúc Âm là Ngài vẫn trung thành, kiên tâm chờ đợi, ngay cả khi ai đó chỉ có thể đến với Ngài vào giờ thứ mười một. ‘Nước mắt của một tình yêu bị chối từ’ nơi Chúa Giêsu không làm Ngài cay đắng hay đóng chặt trái tim; đó là nước mắt của một tình yêu thuỷ chung, bền chặt trước sự phản kháng của con người.
Anh Chị em,
“Trông thấy thành thì Ngài khóc!”. Đấng Cứu Thế đã khóc thật sự! Ngài khóc không vì tủi thân, nhưng khóc vì Giêrusalem không nhận ra giờ mình được viếng thăm. Từ chối Giêsu, là từ chối sống. Ngài là Chủ vạn vật, Chúa mọi tâm hồn; “Ngài đã đến “nhà Ngài”, nhưng người nhà không tiếp nhận”. Như đã đến với Giêrusalem, Chúa Giêsu cũng đang đến với từng người chúng ta qua từng con người, từng biến cố; và quan trọng nhất, giây phút Ngài ngự đến khi chúng ta hiệp lễ. Đó là khoảnh khắc ‘Trời thăm đất’, ‘Chúa thăm người’, ‘Đấng Toàn Thánh thăm tội nhân’ và cả hai ‘nên một’. Thiên Chúa là tình yêu, Chúa Giêsu không ngừng ước được sống mãi trong chúng ta, sống với chúng ta; một khi có Ngài, chúng ta được sống, và ngày mới lại đầy hân hoan! Nào bạn hãy nhìn lại chính mình mỗi khi rước Chúa; hãy tự hỏi, Chúa Giêsu muốn gì lúc đó? Ngài đói khát tình yêu của bạn và tôi! Vậy mà, trong thực tế, không ít lần Ngài đã phải nhỏ lệ, nhỏ xuống trần gian này thêm những giọt ‘nước mắt của một tình yêu bị chối từ!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con đừng bỏ lỡ ân huệ được Chúa viếng thăm mỗi ngày. Con sẽ chuẩn bị tốt nhất, hãy coi ‘lòng con’ là ‘nhà Chúa’, và Chúa không còn phải giọt vắn giọt dài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Vua Muôn Đời
Lm Vũđình Tường
22:59 16/11/2022
Vua chúa trần gian thường trị vì một thời gian ngắn rồi bị thay thế. Một khi vua mới lên ngôi, vua thay luật, đổi chính sách. Thực tế cho thấy, chế độ dù binh hùng, tướng mạnh đến đâu đi nữa cũng có ngày tàn lụi. Triều đại nào cũng chỉ có một thời rồi qua đi. Khi có thay đổi triều đại, hy vọng của người đặt niềm tin vào triều đại tiêu tan. Trái với vua trần gian, Đức Kitô vua Thiên Quốc, vua vũ trụ, triều đại của Ngài tồn tại đến muôn đời. Ngài đến trần gian 'tìm kiếm những người đã mất' Lc 19,10 mục đích này tồn tại cho đến ngày tận cùng trái đất.
Mừng kính lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ xác tín một sự thật là Đức Kitô đến cư ngụ giữa dân Người để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, thần chết chóc. Mùa Giáng Sinh, Kitô hữu mừng kính ngày Sinh Nhật Đấng Cứu Thế, Đấng mà Thiên Thần loan báo (Lc 2,11) Đức Kitô sinh ra. Ngài đến làm vua vũ trụ. Điều Thiên Thần loan báo được ba vua từ Phương Đông tìm thờ lậy, bái phục. Ba vua trần gian đến từ tận cùng trái đất thờ lậy Vua Thiên Quốc. Gặp Vua Thiên Quốc, vua trần gian vui mừng khôn tả, lòng tràn ngập niềm vui; trong khi vị vua đương thời là Hêrôđê, lại run sợ, ngày đêm lo lắng (Mt 2,16).
Mừng kính ngày lễ Đức Kitô là Vua, Vua vũ trụ và mừng kính ngày Sinh Nhật Đấng Cứu Thế là hai ngày lễ riêng biệt, khác nhau, nhưng hai lễ này liên kết mật thiết với nhau bởi cùng chung một điểm: Vua Kitô.
Từ nguyên thủy lễ Đức Kitô Vua được mừng kính trước lễ các thánh và lễ cầu hồn để nói Đức Kitô là vua mọi tâm hồn, linh hồn của người sống cũng như linh hồn của những người đã chết. Triều đại Ngài khởi đi từ con tim Kitô hữu nơi trần gian, và thay đổi cuộc đời mới nơi thiên quốc khi Kitô hữu đó hoàn thành cuộc lữ hành trần thế. Thiên quốc là nơi tình yêu Chúa và lòng mến tha nhân tồn tại đến muôn đời.
Chính Đức Kitô xác nhận Ngài đến thế gian để làm vua khi quan tổng trấn Philatô chất vấn. Đức Kitô đáp:
'Ngài sinh ra để làm vua nhưng nước của Ngài không thuộc về thế gian này' Lc 22,4.
Lần nữa, trên thập tự khi người trộm nhận biết mình sai lầm, anh thối hối ăn năn và xin Đức Kitô tha thứ. Đức Kitô đáp lại anh:
'Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta' Lc 32, 43.
Trong khi đó những kẻ hành hình Đức Kitô lại nhạo cười, chế nhạo. Ông tự xưng là vua dân Do Thái hãy xuống khỏi thập giá để chúng ta tin Lc 23,37
Kitô hữu chia sẻ chức vị vương quyền của Đức Kitô trong ngày lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy làm con Chúa. Kitô hữu là con Thiên Chúa nên được hưởng phần thừa tự Chúa ban. Đức Kitô vinh quang chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và sự chết Đức Kitô. Đây là phần thừa tự dành cho Kitô hữu, con Thiên Chúa. Tương tự như người trộm thống hối, Kitô hữu sống trong hy vọng. Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang đón nhận vào nước trời những ai trung tín với niềm tin Kitô. Đức Kitô không đến làm vua trần gian, vua thế giới vật chất. Đức Kitô là vua tâm hồn, vua tâm linh. Ngài không cầm quyền cai trị nhưng ban tình thương. Tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Triều đại Đức Kitô muôn tận. Tình yêu Chúa có sực mạnh phá tan sự chết, đè bẹp tội lỗi, xoá tan bóng tối đau thương, lau sạch giọt lệ rơi, đong đầy mọi khát khao sự thật, bình an và công lí cho mọi tâm hồn. Vương quốc Ngài tồn tại muôn đời và triều đại Ngài chỉ có một luật duy nhất. Đó là luật yêu thương. Luật này không hề thay đổi, luôn luôn từ khởi sự kéo dài đến ngàn đời, tồn tại vĩnh viễn.
Thiên Chúa là tình yêu và do tình yêu này mà thế giới và nhân loại được tạo thành. Ngài là vua tình yêu. Nơi đâu có tình yêu thật, nơi đó có công lí thật, hoà bình thật và mọi điều thiện hảo phát sinh.
Trên thập tự, Đức Kitô cho thấy cái dã man, tàn ác của con người. Ba ngày trong mộ Đức Kitô cho biết mọi vinh quang trần thế đều bị chôn vùi, thối rữa. Đức Kitô bước ra khỏi mộ, ngoài tình yêu nhân loại ra, Ngài bỏ lại sau lưng tất cả những gì thuộc về trần thế bởi những điều này vô nghĩa, không có chút giá trị nơi Thiên Quốc.
Kitô hữu tuyên xưng Đức Kitô vua vũ trụ, vua cõi lòng con người.
TiengChuong.org
King Forever
An earthly king rules for a period of time and when he dies, and a new one is enthroned, there will be new policies and rules for his kingdom. The power of this world, no matter how strong and powerful it is, one day will crumble, and also destroys the hope of those who have faith in earthly kings. Unlike kings and rulers of this world, Jesus Christ, King of the universe, His kingdom lasts forever. His universal policy 'saving the lost Lk 19,10' lasts till the end of the world, and the rule of love in His kingdom lasts forever.
The celebration of the Feast of Christ the King confirms a single truth, that Jesus 'a newborn King', who comes to live amongst and die to liberate the whole human race from the power of sin and death. At Christmas, we joyfully celebrate the birth of Jesus, King of the universe, who was proclaimed by the angels (Lk 2,11). This proclamation was affirmed by the delightful visitation of the three wise men known as the Feast of the Epiphany. These men represent people from all corners of the earth, who arrived to Bethlehem to pay homage to the newborn King. Encountering the infant king they were filled with joy, while the present ruler at the time, king Herod, heard the news of the new born king, he trembled (Mt 2,16).
The celebrations of the Feast, Jesus Christ, King of the universe, and the birth of Jesus, are two separate celebrations, and yet they are united as one single reciprocal celebration of the kingship of Christ. Originally, the feast of Christ the King was celebrated just before the Feast of All Saints and all souls to emphasize that Jesus Christ is the King of heaven. His kingdom begins in the hearts of his faithful on earth, and is extended beyond this earth, to his heavenly kingdom, where only love of God and love of others exists. The heavenly kingdom is confirmed by Jesus himself. At his trial, Pilate confronted him about his kingdom. He responded to Pilate that his kingdom is not of this world and that 'He was born to be king' (Lk 22,4). Later on, on the cross, Jesus promised to give paradise to the repentant thief, who pleaded with him. Jesus promised him that, 'Today you will be with me in paradise' Lk 32,43. His enemy mocked him and made fun of his kingship Lk 23,37.
We are allowed to share the kingship of Christ at our baptism. We are baptised in his name and share his victory over the power of sin and death. Like the repentant thief, we live in hope of his promise that, 'His second coming' to gather those who are faithful to follow his way of love. Jesus is not the King of this material world but the King of the heavenly realm, who rules people with love.
Jesus is King forever. By the power of his love, he has defeated death; he crushed the power of sin; torn the veil of suffering; dried the tears on our cheeks, and quenched our thirst for peace and justice. In his kingdom, there is only one single rule, and that is the law of love, which would never change. It remains the same, right from the beginning of creation till eternity. God is love, and by this love, the universe came to be and His kingdom remains. He is the King of true love, and where there is true love, there is peace and prosperity. God's love destroys war, and persecution and all human selfish desires cease to exist.
The cross of Christ displayed all human brutality. His three days in the tomb empties all human glory. When he walked out of the tomb, he left behind all earthly things. All glory of this world remains in the world simply because they are worthless in God's kingdom.
We profess Jesus is our king here, now, and after.
Mừng kính lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ xác tín một sự thật là Đức Kitô đến cư ngụ giữa dân Người để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, thần chết chóc. Mùa Giáng Sinh, Kitô hữu mừng kính ngày Sinh Nhật Đấng Cứu Thế, Đấng mà Thiên Thần loan báo (Lc 2,11) Đức Kitô sinh ra. Ngài đến làm vua vũ trụ. Điều Thiên Thần loan báo được ba vua từ Phương Đông tìm thờ lậy, bái phục. Ba vua trần gian đến từ tận cùng trái đất thờ lậy Vua Thiên Quốc. Gặp Vua Thiên Quốc, vua trần gian vui mừng khôn tả, lòng tràn ngập niềm vui; trong khi vị vua đương thời là Hêrôđê, lại run sợ, ngày đêm lo lắng (Mt 2,16).
Mừng kính ngày lễ Đức Kitô là Vua, Vua vũ trụ và mừng kính ngày Sinh Nhật Đấng Cứu Thế là hai ngày lễ riêng biệt, khác nhau, nhưng hai lễ này liên kết mật thiết với nhau bởi cùng chung một điểm: Vua Kitô.
Từ nguyên thủy lễ Đức Kitô Vua được mừng kính trước lễ các thánh và lễ cầu hồn để nói Đức Kitô là vua mọi tâm hồn, linh hồn của người sống cũng như linh hồn của những người đã chết. Triều đại Ngài khởi đi từ con tim Kitô hữu nơi trần gian, và thay đổi cuộc đời mới nơi thiên quốc khi Kitô hữu đó hoàn thành cuộc lữ hành trần thế. Thiên quốc là nơi tình yêu Chúa và lòng mến tha nhân tồn tại đến muôn đời.
Chính Đức Kitô xác nhận Ngài đến thế gian để làm vua khi quan tổng trấn Philatô chất vấn. Đức Kitô đáp:
'Ngài sinh ra để làm vua nhưng nước của Ngài không thuộc về thế gian này' Lc 22,4.
Lần nữa, trên thập tự khi người trộm nhận biết mình sai lầm, anh thối hối ăn năn và xin Đức Kitô tha thứ. Đức Kitô đáp lại anh:
'Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta' Lc 32, 43.
Trong khi đó những kẻ hành hình Đức Kitô lại nhạo cười, chế nhạo. Ông tự xưng là vua dân Do Thái hãy xuống khỏi thập giá để chúng ta tin Lc 23,37
Kitô hữu chia sẻ chức vị vương quyền của Đức Kitô trong ngày lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy làm con Chúa. Kitô hữu là con Thiên Chúa nên được hưởng phần thừa tự Chúa ban. Đức Kitô vinh quang chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và sự chết Đức Kitô. Đây là phần thừa tự dành cho Kitô hữu, con Thiên Chúa. Tương tự như người trộm thống hối, Kitô hữu sống trong hy vọng. Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang đón nhận vào nước trời những ai trung tín với niềm tin Kitô. Đức Kitô không đến làm vua trần gian, vua thế giới vật chất. Đức Kitô là vua tâm hồn, vua tâm linh. Ngài không cầm quyền cai trị nhưng ban tình thương. Tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Triều đại Đức Kitô muôn tận. Tình yêu Chúa có sực mạnh phá tan sự chết, đè bẹp tội lỗi, xoá tan bóng tối đau thương, lau sạch giọt lệ rơi, đong đầy mọi khát khao sự thật, bình an và công lí cho mọi tâm hồn. Vương quốc Ngài tồn tại muôn đời và triều đại Ngài chỉ có một luật duy nhất. Đó là luật yêu thương. Luật này không hề thay đổi, luôn luôn từ khởi sự kéo dài đến ngàn đời, tồn tại vĩnh viễn.
Thiên Chúa là tình yêu và do tình yêu này mà thế giới và nhân loại được tạo thành. Ngài là vua tình yêu. Nơi đâu có tình yêu thật, nơi đó có công lí thật, hoà bình thật và mọi điều thiện hảo phát sinh.
Trên thập tự, Đức Kitô cho thấy cái dã man, tàn ác của con người. Ba ngày trong mộ Đức Kitô cho biết mọi vinh quang trần thế đều bị chôn vùi, thối rữa. Đức Kitô bước ra khỏi mộ, ngoài tình yêu nhân loại ra, Ngài bỏ lại sau lưng tất cả những gì thuộc về trần thế bởi những điều này vô nghĩa, không có chút giá trị nơi Thiên Quốc.
Kitô hữu tuyên xưng Đức Kitô vua vũ trụ, vua cõi lòng con người.
TiengChuong.org
King Forever
An earthly king rules for a period of time and when he dies, and a new one is enthroned, there will be new policies and rules for his kingdom. The power of this world, no matter how strong and powerful it is, one day will crumble, and also destroys the hope of those who have faith in earthly kings. Unlike kings and rulers of this world, Jesus Christ, King of the universe, His kingdom lasts forever. His universal policy 'saving the lost Lk 19,10' lasts till the end of the world, and the rule of love in His kingdom lasts forever.
The celebration of the Feast of Christ the King confirms a single truth, that Jesus 'a newborn King', who comes to live amongst and die to liberate the whole human race from the power of sin and death. At Christmas, we joyfully celebrate the birth of Jesus, King of the universe, who was proclaimed by the angels (Lk 2,11). This proclamation was affirmed by the delightful visitation of the three wise men known as the Feast of the Epiphany. These men represent people from all corners of the earth, who arrived to Bethlehem to pay homage to the newborn King. Encountering the infant king they were filled with joy, while the present ruler at the time, king Herod, heard the news of the new born king, he trembled (Mt 2,16).
The celebrations of the Feast, Jesus Christ, King of the universe, and the birth of Jesus, are two separate celebrations, and yet they are united as one single reciprocal celebration of the kingship of Christ. Originally, the feast of Christ the King was celebrated just before the Feast of All Saints and all souls to emphasize that Jesus Christ is the King of heaven. His kingdom begins in the hearts of his faithful on earth, and is extended beyond this earth, to his heavenly kingdom, where only love of God and love of others exists. The heavenly kingdom is confirmed by Jesus himself. At his trial, Pilate confronted him about his kingdom. He responded to Pilate that his kingdom is not of this world and that 'He was born to be king' (Lk 22,4). Later on, on the cross, Jesus promised to give paradise to the repentant thief, who pleaded with him. Jesus promised him that, 'Today you will be with me in paradise' Lk 32,43. His enemy mocked him and made fun of his kingship Lk 23,37.
We are allowed to share the kingship of Christ at our baptism. We are baptised in his name and share his victory over the power of sin and death. Like the repentant thief, we live in hope of his promise that, 'His second coming' to gather those who are faithful to follow his way of love. Jesus is not the King of this material world but the King of the heavenly realm, who rules people with love.
Jesus is King forever. By the power of his love, he has defeated death; he crushed the power of sin; torn the veil of suffering; dried the tears on our cheeks, and quenched our thirst for peace and justice. In his kingdom, there is only one single rule, and that is the law of love, which would never change. It remains the same, right from the beginning of creation till eternity. God is love, and by this love, the universe came to be and His kingdom remains. He is the King of true love, and where there is true love, there is peace and prosperity. God's love destroys war, and persecution and all human selfish desires cease to exist.
The cross of Christ displayed all human brutality. His three days in the tomb empties all human glory. When he walked out of the tomb, he left behind all earthly things. All glory of this world remains in the world simply because they are worthless in God's kingdom.
We profess Jesus is our king here, now, and after.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý Hàng tuần của Đức Phanxicô về biện phân: tại sao chúng ta phiền muộn
Vu Van An
13:43 16/11/2022
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung, thứ tư ngày 17 tháng 11, 2022, tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục nói về biện phân, nhấn mạnh đến việc tại sao chúng ta phiền muộn. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng và chào mừng anh chị em!
Hôm nay chúng ta hãy tiếp tục các bài giáo lý về chủ đề biện phân. Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc đọc những gì đang xao động bên trong chúng ta, để không đưa ra những quyết định vội vàng, theo triều cảm xúc nhất thời, chỉ để hối tiếc khi đã quá muộn. Nghĩa là, đọc những gì xảy ra và sau đó đưa ra quyết định.
Theo nghĩa này, ngay cả trạng thái tinh thần mà chúng ta gọi là phiền muộn, khi mọi thứ trong lòng đều tối tăm, buồn bã, trạng thái phiền muộn này có thể là cơ hội để phát triển. Thật vậy, nếu không có một chút không hài lòng, một chút buồn bã lành mạnh, một khả năng lành mạnh để sống trong cô tịch và ở với chính mình mà không trốn chạy, thì chúng ta có nguy cơ luôn ở ngoài bề mặt của sự vật và không bao giờ tiếp xúc được với trung tâm của sự hiện hữu của chúng ta. Sự phiền muộn tạo ra sự “lay động linh hồn”: khi người ta buồn thì như thể linh hồn như bị lay động; nó giúp chúng ta tỉnh táo, khuyến khích sự cảnh giác và lòng khiêm tốn và bảo vệ chúng ta khỏi cơn gió thất thường. Chúng là những điều kiện không thể thiếu để tiến bộ trong cuộc sống, và do đó, cả trong đời sống thiêng liêng. Một sự thanh thản hoàn hảo nhưng “vô trùng”, không cảm xúc, khi trở thành tiêu chuẩn của những lựa chọn và hành vi, nó khiến chúng ta trở nên phi nhân bản. Chúng ta không thể bỏ qua cảm xúc: chúng ta là con người và cảm xúc là một phần của nhân tính chúng ta; không hiểu cảm xúc thì ta là người phi nhân bản, không cảm nghiệm được cảm xúc thì ta cũng dửng dưng trước nỗi khổ của người khác và không thể chấp nhận nỗi khổ của chính mình. Ấy là chưa kể điều này: "sự thanh thản hoàn hảo" như thế không thể đạt được bằng con đường dửng dưng. Khoảng cách vô trùng này: "Tôi không can dự vào sự việc, tôi giữ khoảng cách": đó không phải là cuộc sống, đó giống như chúng ta sống trong phòng thí nghiệm, đóng cửa, để không có vi khuẩn, bệnh tật. Đối với nhiều vị thánh nam nữ, thao thức là một động lực quyết định để tạo ra một sự thay đổi trong cuộc sống của họ. Sự thanh thản giả tạo này không có tác dụng, trong khi sự bồn chồn lành mạnh, trái tim bồn chồn, trái tim cố gắng tìm ra cách, là điều tốt. Chẳng hạn, đây là trường hợp của Thánh Augustinô thành Hippo hoặc của Thánh Edith Stein hoặc Thánh Giuseppe Benedetto Cottolengo hoặc Thánh Charles de Foucauld.
Những lựa chọn quan trọng có một mức giá mà cuộc sống mang lại, một mức giá nằm trong tầm tay của mọi người: nghĩa là, những lựa chọn quan trọng không đến từ xổ số, không; chúng có cái giá của nó và anh chị em phải trả cái giá đó. Đó là cái giá mà anh chị em phải trả bằng trái tim mình, đó là cái giá của quyết định, cái giá của việc bỏ ra một chút nỗ lực. Nó không miễn phí, nhưng nó có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều phải trả giá cho quyết định này để thoát khỏi trạng thái thờ ơ, trạng thái luôn làm chúng ta thất vọng.
Sự phiền muộn cũng là một lời mời gọi cho không [gratuitousness], không phải lúc nào cũng và chỉ hành động vì sự hài lòng về cảm xúc. Sự phiền muộn mang đến cho chúng ta khả năng lớn lên, bắt đầu một mối liên hệ trưởng thành hơn, đẹp đẽ hơn với Chúa và với những người thân yêu, một mối liên hệ không bị giản lược thành một sự trao đổi cho và nhận đơn thuần. Thí dụ, hãy nghĩ tới thời thơ ấu của chúng ta, hãy nghĩ: khi còn nhỏ, chúng ta thường tìm kiếm cha mẹ để có được một thứ gì đó từ các ngài, một món đồ chơi, tiền mua kem, một việc cho phép... Và như thế chúng ta tìm các ngài không phải vì các ngài, mà vì lợi ích của chúng ta. Tuy nhiên, hồng phúc lớn nhất chính là cha mẹ, và chúng ta hiểu điều này khi lớn lên.
Nhiều lời cầu nguyện của chúng ta cũng phần nào giống như thế: chúng là những lời cầu xin ơn phúc ngỏ với Chúa mà không có bất cứ sự quan tâm thực sự nào đối với Người. Chúng ta đi xin, đi xin, đi xin Chúa. Tin Mừng ghi lại rằng Chúa Giêsu thường bị bao vây bởi nhiều người, họ tìm kiếm Người để được điều gì đó, chữa bệnh, giúp đỡ vật chất, chứ không chỉ để được ở bên Người. Một số vị thánh, và ngay cả một số nghệ sĩ, đã suy niệm về tình trạng này của Chúa Giêsu: điều có vẻ lạ lùng, phi thực tế là hỏi Chúa: “Chúa có khỏe không?”. Tuy nhiên, đó lại là cách rất đẹp để đi vào mối liên hệ đích thực, chân thành với nhân tính của Người, với sự đau khổ của Người, ngay cả với sự cô tịch độc đáo của Người. Với Người, với Chúa, Đấng muốn chia sẻ trọn vẹn cuộc sống của Người với chúng ta.
Điều thật tốt cho chúng ta là học ở với Người, ở với Chúa, học ở với Chúa mà không có động lực ẩn ý, y như những gì xảy ra với những người chúng ta chăm sóc: chúng ta muốn biết họ ngày càng nhiều hơn, bởi vì điều tốt cho chúng ta là được ở bên họ.
Anh chị em thân mến, đời sống thiêng liêng không phải là một kỹ thuật có sẵn để chúng ta sử dụng, nó không phải là một chương trình “phúc lợi” nội tâm do chúng ta hoạch định. Không. Đời sống thiêng liêng là mối liên hệ với Đấng Hằng Sống, với Thiên Chúa, Đấng hằng Sống, không thể bị giản lược vào phạm trù của chúng ta. Và sự phiền muộn khi đó là câu trả lời rõ ràng nhất cho lời phản bác cho rằng kinh nghiệm về Thiên Chúa là một mơ tưởng, một phóng chiếu đơn giản các ước muốn của chúng ta. Phiền muộn là không cảm thấy gì, tất cả đều tối tăm: nhưng anh chị em tìm kiếm Thiên Chúa trong sự phiền muộn. Trong trường hợp này, nếu chúng ta nghĩ rằng đó là sự phóng chiếu của những ước muốn của chúng ta, chúng ta sẽ luôn luôn là những người lên kế hoạch, và chúng ta sẽ luôn hạnh phúc và mãn nguyện, giống như một đĩa hát lặp đi lặp lại cùng một bản nhạc. Thay vào đó, những người cầu nguyện nhận ra rằng kết quả không thể đoán trước: các kinh nghiệm và đoạn Kinh thánh thường làm chúng ta xúc động lâu nay, ngày nay, thật kỳ lạ, chúng không khơi dậy bất cứ sự nhiệt tình nào. Và, cũng thật bất ngờ, những kinh nghiệm, những cuộc gặp gỡ và những bài đọc mà người ta chưa bao giờ để ý hoặc người ta muốn tránh né - chẳng hạn như kinh nghiệm về thập giá - mang lại bình an bao la. Anh chị em đừng sợ sự phiền muộn, hãy kiên trì tiến về phía trước, đừng chạy trốn nó. Và trong phiền muộn cố gắng tìm trái tim của Chúa Kitô, tìm kiếm Chúa. Và câu trả lời luôn luôn xuất hiện.
Vì thế, trước những khó khăn, anh chị em đừng bao giờ nản lòng, nhưng hãy cương quyết đương đầu với thử thách, với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, một ân sủng không bao giờ thiếu. Và nếu chúng ta nghe thấy bên trong mình một tiếng nói khăng khăng muốn làm chúng ta sao lãng việc cầu nguyện, chúng ta hãy học cách vạch mặt nó như tiếng nói của tên cám dỗ; và đừng để chúng ta bị ảnh hưởng: một cách đơn giản, chúng ta hãy làm ngược lại những gì tên ấy nói với chúng ta! Cảm ơn anh chị em.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đánh bom kinh hoàng ở Istanbul
Đặng Tự Do
17:13 16/11/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lời chia buồn đối với các nạn nhân của vụ đánh bom chết người trên một con phố đi bộ đông đúc ở Istanbul vào cuối tuần qua.
Hôm thứ Ba, 15 tháng 11, Vatican đã công bố một thông điệp bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng của Đức Thánh Cha với những người bị thương và những người đang thương tiếc vì mất người thân trong vụ nổ ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
“Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng không có hành động bạo lực nào có thể làm nản lòng những nỗ lực của người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xây dựng một xã hội dựa trên các giá trị của tình huynh đệ, công lý và hòa bình”
Vụ nổ trên Đại lộ Istiklal của Istanbul, một con phố mua sắm nổi tiếng, vào ngày 13 tháng 11 đã giết chết sáu người và khiến khoảng 80 người khác phải vào nhà thương, theo Associated Press. Trong số các nạn nhân có hai bé gái, 9 tuổi và 15 tuổi. Tang lễ đã được tổ chức cho các nạn nhân vào hôm thứ Hai.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ahlam Albashir, một phụ nữ Syria có liên hệ với các chiến binh người Kurd, đã thú nhận đã gài bom khi bị cảnh sát thẩm vấn. Tổng cộng có 50 nghi phạm đã bị bắt giữ liên quan đến vụ đánh bom.
Thông điệp của Đức Thánh Cha được gửi tới Đức Tổng Giám Mục Marek Solczyński, Sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, và được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio được bầu làm chủ tịch USCCB
Đặng Tự Do
17:14 16/11/2022
Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, hôm thứ Ba đã được bầu làm người đứng đầu Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, trong ba năm tới với số phiếu 138 trên 99.
Đức Cha Broglio sẽ đảm nhận vai trò này sau ba năm phục vụ với tư cách là thư ký của USCCB. Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore được bầu làm phó chủ tịch với số phiếu 143 trên 96.
Đức Cha Broglio được coi là một ứng cử viên có khả năng cho chức vụ này sau khi ngài suýt được bầu làm phó chủ tịch của USCCB vào năm 2019 nhưng đã thua trong cuộc bầu cử vòng hai trước Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron của Detroit. Phó chủ tịch USCCB thường đảm nhiệm vai trò chủ tịch, nhưng Đức Cha Vigneron không thể giữ chức chủ tịch do ngài sẽ đến tuổi nghỉ hưu 75 trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2025.
Tân chủ tịch USCCB sẽ phục vụ một nhiệm kỳ ba năm. Hiện tại, một số thử thách nổi bậc đang chờ đợi Đức Cha Broglio. Các sự kiện này bao gồm phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023; một đại hội thánh thể toàn quốc ở Indianapolis vào tháng 6 năm 2024; phiên bế mạc của thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2024; và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2024.
Đức Cha Broglio, 70 tuổi, sinh năm 1951 tại Cleveland Heights, Ohio, nơi ngài theo học trường trung học St. Ignatius. Ngài đã nhận bằng cử nhân về văn học cổ điển tại Đại học Boston và tiếp tục lấy bằng cử nhân Thần Học Thánh và bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rôma.
Ngài được thụ phong linh mục cho Giáo phận Cleveland vào năm 1977. Sau khi phục vụ với tư cách là cha phó tại giáo xứ St. Margaret Mary ở Euclid, Ohio, trong hai năm, ngài trở lại Rôma và học tại Giáo hoàng Học viện Giáo hội, gia nhập ngành Ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1983. Ngài từng là thư ký của tòa khâm sứ ở Abidjan, Bờ Biển Ngà, trong bốn năm và sau đó ở Asunción, Paraguay, trong ba năm.
Từ năm 1990 đến năm 2001, Cha Broglio làm thư ký riêng cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II.
Năm 2001, Cha Broglio được bổ nhiệm làm sứ thần tòa thánh tại Cộng hòa Dominica và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Puerto Rico và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong tổng giám mục vào ngày 19 tháng Ba, 2001. Ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục thứ tư của Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2008 và đã phục vụ trong vai trò đó trong 14 năm.
Đức Cha Broglio nói với EWTN News in Depth vào tháng 5 năm 2021 rằng việc phục vụ nhu cầu của nam giới và nữ giới trong quân đội Hoa Kỳ là một “công việc rất phong phú và bổ ích.” Ngài cũng chỉ ra rằng quân đội “vẫn là nguồn ơn gọi linh mục lớn nhất tại Hoa Kỳ ngày nay.”
Ngài là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho những người phục vụ trong quân đội. Năm ngoái, ngài đã lên tiếng phản đối việc bắt buộc quân nhân tiêm vắc xin COVID-19 trái với lương tâm của họ.
Ngài nói trong một tuyên bố vào thời điểm đó: “Không ai bị buộc phải tiêm vắc-xin COVID-19 nếu điều đó vi phạm lương tâm của họ. Việc từ chối các miễn trừ tôn giáo, hoặc các hành động trừng phạt hoặc gây bất lợi cho những người đưa ra phản đối nghiêm túc, dựa trên lương tâm, sẽ trái với luật liên bang và đáng bị khiển trách về mặt đạo đức.”
Ngài cũng bày tỏ lo ngại về quyền tự do tôn giáo của các tuyên úy quân đội vào năm 2010 trong quá trình bãi bỏ chính sách Don't Ask, Don't Tell của chính quyền Clinton đối với việc binh lính tuyên bố công khai về xu hướng tính dục của họ.
“Có một chương trình nghị sự buộc mọi người phải coi là hành vi bình thường và tích cực những điều đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức của nhiều tôn giáo, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo,” ngài nói với CNA vào thời điểm đó. “Mặc dù các lực lượng vũ trang sẽ không bao giờ bắt buộc một linh mục hay mục sư hành động với tư cách chính thức trái với niềm tin tôn giáo của họ, nhưng có nguy cơ là việc giảng dạy các giới luật đạo đức khách quan hoặc tìm cách đào tạo thanh niên theo đức tin có thể bị hiểu sai là bất khoan dung. Sau đó, thực sự, quyền tự do tôn giáo sẽ bị tổn hại.”
Đức Cha Broglio là phó chủ tịch và hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Trực Tuyến và là thành viên của Hội đồng Quản trị của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia. Ngài cũng phục vụ với tư cách là chủ tịch Ủy ban Truyền thông cho Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC.
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Bộ Tư Lệnh hai Trung Đoàn Nga trúng HIMARS tử trận, tàn quân bỏ chạy. Quân Ba Lan sẵn sàng ứng chiến
VietCatholic Media
03:05 16/11/2022
1. Ba Lan đặt quân đội vào tình trạng khẩn cấp sẵn sàng ứng chiến
Phát ngôn nhân Chính phủ Ba Lan Piotr Muller vừa có cuộc họp báo tại thủ đô Warsaw, cho biết chính phủ đang nâng cao mức độ sẵn sàng ứng phó của quân đội đối với vụ nổ gần biên giới với Ukraine.
Phát biểu trước các phóng viên báo chí, Muller xác nhận rằng hai người đã bị giết trước đó vào thứ Ba.
Ông nói với các phóng viên rằng chính phủ đang cân nhắc xem có nên kích hoạt điều 4 hay không, điều đó có nghĩa là một cuộc họp của các thành viên NATO sẽ diễn ra sau khi “sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh” của họ bị đe dọa.
2. Lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ 73 trong số hơn 90 hỏa tiễn hành trình của đối phương
Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 73 trong số hơn 90 hỏa tiễn hành trình của quân Putin và phá hủy toàn bộ 10 máy bay không người lái kamikaze do Nga phóng vào Ukraine hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 11.
Phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, Yuriy Ignat, đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 16 tháng 11.
“Theo thông tin sơ bộ, quân xâm lược đã vượt quá cuộc tấn công hỏa tiễn của họ vào ngày 10 tháng 10. Như các bạn còn nhớ, 84 hỏa tiễn đã được phóng trên lãnh thổ nước ta vào ngày hôm đó. Hôm nay, hơn 90 hỏa tiễn được xác nhận đã bắn vào quê hương chúng ta. Ngoài ra, còn có thêm 10 máy bay không người lái Shahed nữa,” Ignat nói.
Tuy nhiên, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy hầu hết hỏa tiễn hành trình của đối phương.
“Chúng ta có kết quả tốt từ lực lượng phòng không. Chúng ta đã bắn hạ 73 trong số hơn 90 hỏa tiễn hành trình”
Ông nhắc nhở rằng lực lượng phòng không của Ukraine đã bắn hạ 45 trong số 84 hỏa tiễn của quân Putin được phóng vào ngày 10 tháng 10, 20 trong số 28 hỏa tiễn được phóng vào ngày 11 tháng 10 và 45 trong số 55 hỏa tiễn của quân Putin được phóng vào ngày 31 tháng 10.
3. Tổn thất nặng nề, các đơn vị quân đội Nga tháo chạy khỏi hai quận Skadovsk, và Henichesk tiến về Crimea
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 16 tháng 11, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết trong ngày thứ Ba, không quân Ukraine đã tấn công năm cụm nhân lực, vũ khí và thiết bị của Nga ở tả ngạn sông Dnipro thuộc vùng Kherson là nơi quân Nga rút về sau khi bỏ chạy khỏi Kherson. Sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới 33, có đại bản doanh ở Kamyshin, đang đóng tại Skadovsk; và sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới 255, có đại bản doanh ở Volgograd, đang đóng tại Henichesk đã bị đánh trúng. Các không ảnh cho thấy hình như không có ai sống sót sau khi trúng phải các quả HIMARS. Đầu ngày thứ Tư, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tàn quân của hai Trung Đoàn này được lệnh rút về bán đảo Crimea vì không còn cấp chỉ huy.
Trung đoàn súng trường cơ giới 33 được ghi nhận là đơn vị thiếu quân số nhất trong Sư đoàn súng trường cơ giới cận vệ 20. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng Trung đoàn này có các tiểu đoàn chỉ còn có 6 người.
Các tiểu đoàn thường có từ 300 đến 1,000 quân, tùy theo các quốc gia. Ngày nay, quân đội Nga hoạt động theo cơ chế các Tiểu đoàn Chiến thuật, gọi tắt là BTG, là các đơn vị tác chiến khép kín gồm xe tăng, bộ binh và pháo binh. Thành phần chính xác của các đơn vị này có thể khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm một số lượng lớn xe thiết giáp, và xe tăng nhưng tương đối ít lính bộ binh.
Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews, cho biết: “Nga có tương đối ít quân để triệu tập, vì vậy BTG là một cách để tạo ra một đơn vị chiến đấu với nhiều sức mạnh”.
“Chúng được thiết kế để tấn công nhanh chóng với nhiều hỏa lực. Tuy nhiên, họ có rất ít sự bảo vệ cho các lính bộ binh và có rất ít khả năng trả đũa nếu lực lượng thiết giáp bị tấn công.”
“Điều đó khiến quân đội Nga giống như một võ sĩ quyền anh có cú móc thật tuyệt vời nhưng cái hàm của anh ta lại làm bằng thủy tinh, đập trúng một cái là lăn ra chết ngay”.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, Chuẩn tướng Oleksiy Hromov cho biết trong ngày qua Nga đã mất khoảng 710 binh sĩ, cùng với 13 xe tăng và 25 xe thiết giáp.
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 15 tháng 11, tổng thiệt hại chiến đấu của địch bao gồm 82,080 quân, 2,861 xe tăng, 5,773 xe thiết giáp, 1,850 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 208 hệ thống tác chiến phòng không, 278 máy bay, 261 trực thăng, 1,511 máy bay không người lái, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,351 xe chuyển quân và nhiên liệu, 160 đơn vị thiết bị đặc biệt.
4. Giới thiệu về Skadovsk, thành phố nơi quân Nga vừa tháo chạy
Skadovsk là một thành phố cảng trên bờ Hắc Hải ở tỉnh Kherson của miền nam Ukraine. Đây là trung tâm hành chính của quận Skadovsk. Thành phố có dân số 17,350 người theo ước tính năm 2021.
Skadovsk nằm ở phía Đông sông Dnipro. Khoảng cách đến thành phố Kherson là 94 km.
Trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga, các lực lượng vũ trang Nga đã tiến vào Skadovksk vào ngày 9 tháng 3 năm 2022. Trong vòng vài phút sau khi thiết bị của Nga tiến vào thành phố, cư dân của thành phố đã ra đường biểu tình với cờ Ukraine và kêu gọi lực lượng chiếm đóng rút lui. Vào ngày 12 tháng 3, thị trưởng thành phố tuyên bố rằng những kẻ xâm lược Nga đã phải rời khỏi thành phố. Vào ngày 13 tháng 3, quân đội Nga lại tiến vào thành phố và vào ngày 16 tháng 3, thị trưởng Skadovsk, Oleksandr Yakovlev, bị quân đội Nga giam giữ. Theo hãng tin Ukraine Ukrayinska Pravda, vào cùng ngày Yakovlev bị giam giữ, một cuộc biểu tình ôn hòa yêu cầu trả tự do cho ông đã được tổ chức. Có thông tin cho rằng quân đội Nga đã sử dụng hơi cay và nổ súng để giải tán cuộc biểu tình. Ukrayinska Pravda không có thông tin về các nạn nhân. Vào ngày 15 tháng 4, các lực lượng Nga đã dỡ bỏ lá cờ Ukraine khỏi tòa thị chính Skadovsk và thay thế bằng lá cờ Nga.
Ngày 15 tháng 11, Sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới 33 thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới cận vệ 20, đã bị trúng HIMARS.
Sư đoàn súng trường cơ giới cận vệ 20 được kể là một trong các đơn vị tiên tiến của Nga. Kể từ năm 2021, Sư đoàn được tường trình đã trang bị lại xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M.
Sư đoàn đã tham gia cuộc xâm lược Ukraine của Nga ở khu vực Kherson và Kyiv. Vào tháng 3, Tư lệnh Trung đoàn súng trường cơ giới số 33, Trung tá Yuri Agarkov, đã thiệt mạng.
Vào đêm ngày 10 tháng 7, sư đoàn đã mất hàng loạt các tư lệnh trong một cuộc tấn công bằng HIMARS của quân Ukraine. Tất cả các sĩ quan sau đây đã tử trận: Tư Lệnh Sư Đoàn, Đại tá Aleksey Gorobets; Tư Lệnh Phó Sư Đoàn phụ trách chiến lược hành quân Đại tá Sergey Nikolaevich Kens; Tư Lệnh Phó Sư Đoàn phụ trách tác chiến Đại tá Kanat Mukatov; Tư Lệnh Phó Sư Đoàn phụ trách quân sự-chính trị, Đại tá Alexei Avramchenko; Chỉ huy trưởng pháo binh, Đại tá Nikolai Kornelyuk; Trưởng phòng tác chiến, Trung tá Koval; Phó chủ nhiệm hậu cần, Trung tá Yevgeny Vyrodov; Phó chỉ huy trưởng pháo binh, Trung tá Alexander Gordeev.
5. Tổng thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao Moldova lên án cuộc tấn công của Nga
Moldova đã bị mất điện sau cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Ukraine hôm thứ Ba 15 tháng 11.
Bộ trưởng Ngoại giao Moldova, Nicu Popescu, cho biết một số khu vực của đất nước đang bị mất điện do các cuộc tấn công hôm thứ Ba của Nga vào Ukraine.
“Những quả bom, những trái hỏa tiễn rơi xuống Ukraine cũng đang ảnh hưởng đến Moldova và người dân của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi Nga ngừng ngay lập tức những trò hủy diệt đáng kinh tởm này”.
Các quan chức cho biết các cuộc tấn công hôm thứ Ba đã khiến các hệ thống cung cấp điện cho Moldova tự động tắt an toàn. Họ cho biết thêm, hàng chục khu định cư đã bị mất điện.
Tổng thống Moldova, Maia Sandu, cho biết:
“Chúng tôi cực lực lên án cuộc tấn công mới này, đó là cuộc tấn công lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến do Nga tiến hành chống lại Ukraine. Nó chỉ gây ra thêm đau thương cho người dân Ukraine và cả người dân Moldova chúng tôi.”
6. Toàn văn tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về cuộc tấn công vào Ukraine và Ba Lan ngày 15 tháng 11.
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 11, Nga đã phóng 10 máy bay không người lái, và 90 hỏa tiễn vào Ukraine, cũng như 2 hỏa tiễn vào Ba Lan. Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 73 trong số hơn 90 hỏa tiễn hành trình của quân Putin và phá hủy toàn bộ 10 máy bay không người lái kamikaze do Nga phóng vào Ukraine.
Trước biến cố này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có bài phát biểu sau đây gởi quốc dân đồng bào, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi toàn văn bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Hôm nay, điều chúng ta cảnh báo từ lâu đã xảy ra. Chúng ta đã nói về điều đó nhiều lần. Khủng bố không chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia của chúng ta. Nó đã lan rộng đến lãnh thổ Moldova. Và hôm nay, hỏa tiễn của Nga đã tấn công Ba Lan, lãnh thổ của đất nước thân thiện với chúng ta và đã có người chết.
Xin đất nước tuyệt vời Ba Lan nhận nơi đây lời chia buồn từ tất cả những anh chị em Ukraine!
Ukraine đã nói bao nhiêu lần rằng nhà nước khủng bố sẽ không giới hạn ở quốc gia chúng ta. Ba Lan, các nước vùng Baltic... Chỉ là vấn đề thời gian trước khi khủng bố Nga còn đi xa hơn. Cần phải triệt tiêu khủng bố! Nếu Nga cảm thấy không bị trừng phạt thì sẽ có càng nhiều những mối đe dọa dành cho tất cả những ai chẳng may nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Nga.
Phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ NATO là tấn công an ninh tập thể! Đây là một sự leo thang rất đáng kể.
Chúng ta phải hành động.
Và bây giờ tôi muốn nói với tất cả anh chị em Ba Lan của chúng ta.
Ukraine sẽ luôn ủng hộ các bạn! Khủng bố sẽ không phá vỡ nổi những con người can đảm!
Chiến thắng là có thể khi không có sợ hãi! Ba Lan và Ukraine đều là những nước không biết sợ. Tôi muốn cảm ơn tất cả các đối tác đã giúp bảo vệ bầu trời. Đặc biệt, các hệ thống NASAMS của chúng tôi hoạt động tốt ngày hôm nay: mười đợt tấn công thất bại cả mười. Mười máy bay không người lái đều rơi. Tính đến giờ này, các báo cáo cho thấy hơn 70 hỏa tiễn đã bị bắn hạ.
Tôi cảm ơn tất cả những người bạn Mỹ và Âu Châu đã giúp chúng tôi bảo đảm kết quả này.
Xin cảm ơn tất cả các chiến sĩ của chúng ta ở “Miền Nam”, “Trung tâm”, “Miền Đông” và Bộ chỉ huy không quân “Miền Tây”, cũng như các đơn vị phòng không của Lục Quân.
Cảm ơn tất cả những người cứu hộ của chúng ta, các công nhân năng lượng của chúng ta, những người sẽ làm việc suốt ngày đêm để khôi phục lại cuộc sống bình thường cho người Ukraine. Công việc phục hồi đã bắt đầu trên khắp đất nước.
Chúng ta cũng sẽ vượt qua cuộc tấn công tàn bạo này. Chúng ta sẽ khôi phục mọi thứ. Nga đang chống lại thế giới. Nga đang thua trên chiến trường.
Nga đang khủng bố chúng ta và bất cứ ai mà nó có thể tiếp cận.
Hãy làm mọi thứ để ngăn chặn nó!
7. 90% vùng Ternopil không có điện
Tại khu vực Ternopil, 90% lãnh thổ đã bị mất điện do các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của quân Putin.
Thống Đốc Ternopil là ông Volodymyr Trush, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 16 tháng 11.
“90% khu vực Ternopil hiện không có điện. Ukrenergo đưa tin về tình trạng mất điện khẩn cấp trên khắp Ukraine. Xin đồng bào chuẩn bị pin dự phòng và các nguồn năng lượng khác”
Thống đốc Trush cũng cảnh báo về các vấn đề có thể xảy ra với thông tin di động.
Ngoài ra, do các vấn đề về cung cấp điện, Ternopil cũng không được cung cấp nước.
Quân Putin đã thực hiện một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào Ukraine vào ngày 15 tháng 11, đánh trúng các cơ sở hạ tầng quan trọng và làm hư hại các tòa nhà dân cư.
Hỏa tiễn Nga đánh trúng cơ sở hạ tầng quan trọng ở Kharkiv, và Lviv
Các vấn đề về cung cấp điện đã được báo cáo ở cả hai khu vực.
“Tấn công bằng hỏa tiễn đã xảy ra tại một cơ sở hạ tầng quan trọng. Hiện chưa có thông tin về các nạn nhân. Do hư hỏng cơ sở, chúng ta có vấn đề với nguồn điện. Đèn giao thông và tàu điện ngầm ngừng hoạt động”, thị trưởng Kharkiv cho biết.
Ông lưu ý rằng các kỹ sư năng lượng đang làm mọi cách để bình thường hóa cuộc sống ở Kharkiv càng sớm càng tốt.
Maksim Kozytskyi đã viết: “Quân Putin đã tấn công một cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở vùng Lviv.” Ông nói thêm rằng cũng có vấn đề với việc cung cấp điện ở Lviv, sự gián đoạn trong các mạng của nhà điều hành điện thoại di động cũng được báo cáo.
8. Điện Cẩm Linh phản ứng trước nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về bồi thường thiệt hại cho Ukraine
Phát ngôn nhân của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói rằng Nga sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của mình.
Peskov cho biết điều này trong khi bình luận về nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua về việc bảo đảm rằng Nga sẽ phải bồi thường thiệt hại cho Ukraine.
“Nga sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn việc tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Nga,” Peskov nói.
Peskov cũng tuyên bố rằng dự trữ vàng và tiền tệ của Nga đã bị phong tỏa “một cách hoàn toàn bất hợp pháp” và cáo buộc rằng thế giới đang ăn cướp của Nga.
Như đã đưa tin trước đó, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, được thông qua vào ngày 14 tháng 11, quy định việc tạo ra một sổ đăng ký thiệt hại do chiến tranh gây ra và xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại cho Ukraine.
Đây đã là nghị quyết thứ năm của Đại hội đồng nhắm vào cuộc xâm lược của Nga. 93 quốc gia ủng hộ nghị quyết mới nhất, 73 quốc gia bỏ phiếu trắng và 13 quốc gia bỏ phiếu chống, bao gồm cả Trung Quốc, quốc gia trước đó đã bỏ phiếu trắng.
Sau khi bắt đầu một cuộc chiến toàn diện, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã phong tỏa kho dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga mà họ có quyền sử dụng. Các nhà chức trách ở các quốc gia này đã nhiều lần tuyên bố rằng họ có ý định tìm một cơ chế pháp lý để rút các khoản tiền này và chuyển chúng sang các nỗ lực khôi phục Ukraine.
Khủng hoảng Đông Âu: Tình trạng khẩn cấp ở Ba Lan và Latvia. Nga phủ nhận phóng hỏa tiễn vào Ba Lan
VietCatholic Media
05:43 16/11/2022
1. Nga phủ nhận phóng hỏa tiễn ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin cho rằng họ đã phóng hỏa tiễn vào biên giới giữa Ba Lan và Ukraine.
Bất chấp các bằng chứng do Bộ Nội Vụ Ba Lan đưa ra, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói rằng những cáo buộc cho rằng Nga phóng hỏa tiễn vào Ba Lan là “hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình”.
Ông ta nói thêm: “Hỏa lực Nga đã không tiến hành cuộc tấn công nào vào khu vực giữa biên giới Ukraine-Ba Lan. Các mảnh vỡ được truyền thông đại chúng Ba Lan công bố từ hiện trường ở Przewodów không liên quan gì đến hỏa lực của Nga.”
Các hỏa tiễn của Nga tấn công vào Ba Lan hôm thứ Ba sẽ là lần đầu tiên lãnh thổ của NATO bị tấn công trong cuộc chiến ở Ukraine. Điện Cẩm Linh đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội vào Ukraine khiến 7 triệu ngôi nhà mất điện.
Hai người thiệt mạng trong vụ nổ ở một ngôi làng phía đông Ba Lan, khiến chính quyền ở Warsaw phải họp khẩn - trong khi vụ tấn công bằng 100 hỏa tiễn vào Ukraine nghiêm trọng đến mức nguồn cung cấp điện ở nước thứ ba là Moldova cũng bị cắt.
2. Điều 4 của Nato là gì?
Phát ngôn nhân của chính phủ Ba Lan Piotr Muller nói trong một cuộc họp báo rằng chính phủ đang xem xét liệu có nên kích hoạt điều 4 sau vụ Nga phóng hỏa tiễn Przewodów hay không. Điều đó có nghĩa là các thành viên NATO sẽ tham khảo ý kiến về các hành động tiếp theo.
Điều 4 của hiệp ước NATO đề cập đến tình huống một quốc gia thành viên cảm thấy bị đe dọa bởi một quốc gia khác hoặc một tổ chức khủng bố.
Điều khoản của hiệp ước nói: “Các bên sẽ tham khảo ý kiến cùng nhau bất cứ khi nào, theo ý kiến của bất kỳ bên nào khi sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất kỳ bên nào bị đe dọa.”
30 quốc gia thành viên sau đó bắt đầu tham vấn chính thức theo yêu cầu của thành viên bị đe dọa. Các cuộc đàm phán xem xét liệu một mối đe dọa có tồn tại hay không và cách đối phó với nó, với các quyết định được nhất trí đưa ra.
Tuy nhiên, Điều 4 không có nghĩa là sẽ có áp lực trực tiếp buộc phải hành động.
Cơ chế tham vấn này đã được kích hoạt nhiều lần trong lịch sử của NATO. Một ví dụ là một năm trước, khi các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong một cuộc tấn công từ Syria.
Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Nato đã quyết định tham khảo ý kiến, nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào.
3. Điều 5 của NATO là gì?
Có nhiều lo ngại rằng vụ Nga phóng hỏa tiễn tấn công Ba Lan có thể dẫn đến việc khởi động điều 5 của NATO, nếu người ta phát hiện ra rằng đó là do một cuộc tấn công có chủ ý của người Nga.
Điều 5 tập trung vào phòng thủ tập thể và được đưa ra vào thời điểm khối NATO đang bị đe dọa từ một cuộc tấn công của Liên Xô cũ.
Theo Trang web của Nato: Phòng thủ tập thể có nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các đồng minh.
Điều 5 chỉ được kích hoạt một lần duy nhất bởi NATO kể từ khi nó được ký vào năm 1949, một ngày sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào các tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới và Ngũ Giác Đài ở Hoa Kỳ.
Không có quá trình kích hoạt tự động cho nó. NATO sẽ phải chọn để ban hành các quyết định quân sự. Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy điều này có khả năng xảy ra và Ba Lan khi nước này vẫn đang điều tra các tình huống đằng sau vụ phóng hỏa tiễn.
Jen Psaki, thư ký báo chí đầu tiên của Tòa Bạch Ốc trong chính quyền của Joe Biden, đã tweet quan điểm này trong khi chúng ta chờ đợi thêm thông tin từ phía Ba Lan.
Rất nhiều người trong chúng ta không biết - nhưng điều quan trọng cần nhớ - Điều 5 chỉ được kích hoạt một lần duy nhất vào ngày 12/9. Không có kích hoạt tự động - toàn bộ NATO phải xác định xem nó có được kích hoạt hay không và phải làm gì. Hoa Kỳ tất nhiên là một phần rất mạnh mẽ của NATO.
4. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của NATO để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, đồng thời lặp lại yêu cầu gửi máy bay chiến đấu đến nước này.
Phản ứng trước cuộc tấn công cường tập của quân Nga vào Ukraine và Ba Lan, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Ukraine tái khẳng định tình đoàn kết hoàn toàn với Ba Lan và sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết. Phản ứng tập thể đối với các hành động của Nga phải là cứng rắn và có nguyên tắc.”
“Trong số các hành động ngay lập tức: một hội nghị thượng đỉnh của NATO với sự tham gia của Ukraine để xây dựng các hành động chung hơn nữa sẽ buộc Nga phải thay đổi hướng leo thang, xin hãy cung cấp cho Ukraine các máy bay hiện đại như F-15 và F-16, cũng như các hệ thống phòng không, như thế chúng ta có thể đánh chặn bất kỳ hỏa tiễn nào của Nga. Ngày nay, bảo vệ bầu trời Ukraine cũng có nghĩa là bảo vệ NATO.”
5. Latvia họp khẩn cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Thủ tướng Latvia đã tuyên bố triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào hôm thứ Tư để đánh giá tình hình an ninh, sau các báo cáo về vụ Putin liều lĩnh phóng hỏa tiễn tấn công Ba Lan.
Cùng với thông báo, thủ tướng Latvia nói thêm rằng cuộc họp nhằm giúp cho nước này “sẵn sàng cho các hành động tiếp theo,” Reuters đưa tin.
Tổng thống Latvia Egils Levits nhắc lại một ý tưởng đã được đưa ra một ngày trước đó, kêu gọi thành lập một tòa án đặc biệt để điều tra cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine. Ông Levits kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra hành vi gây hấn của quân đội Nga đối với Ukraine và đưa ra đánh giá pháp lý.
Ông lưu ý rằng “lỗ hổng trong luật pháp quốc tế” là việc điều tra vụ Nga xâm lược Ukraine vẫn không thuộc thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tư pháp quốc tế nào. Theo Levits, mặc dù có thể thành lập tòa án đặc biệt từ góc độ pháp lý, nhưng điều này đòi hỏi ý chí chính trị.
Nhà lãnh đạo Latvia đề xuất tạo cơ hội pháp lý để hướng các tài sản của Nga bị các nước phương Tây đóng băng vào các nỗ lực nhằm tái thiết Ukraine. Ông nhấn mạnh, đây sẽ là một biểu hiện rõ ràng của công lý cơ bản.
Levits nói thêm: “Nếu không có một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, thế giới sẽ lại rơi vào tình trạng hỗn loạn do quân phiệt gây ra”, đồng thời chỉ ra sự tương đồng giữa cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và Chủ nghĩa Quốc Xã của Đức trong Thế chiến 2.
Trong bối cảnh đó, ông đánh giá tích cực “sự hiểu biết về quá khứ tàn nhẫn” của xã hội Đức, nhờ đó mà nền tảng vững chắc cho các giá trị dân chủ đã được xây dựng. Levits nói thêm rằng xã hội Nga không bao giờ làm như vậy bất kể sự tàn bạo của người Nga trong thế chiến thứ hai cũng không thua kém bao nhiêu so với Đức.
“Việc không thể thực hiện công việc khó khăn là đánh giá quá khứ đã mở đường cho sự hồi sinh của hệ tư tưởng tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Nga”
Như đã đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Tiệp Jan Lipavsky cho biết, nước ông ủng hộ ý tưởng thành lập một tòa án đặc biệt vì lãnh đạo tối cao của Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình.
6. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bày tỏ quan tâm trước những diễn biến phức tạp do Putin gây ra
Đức cho biết họ đang theo dõi các báo cáo về việc Nga phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ Ba Lan, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang liên lạc với Ba Lan và các thành viên NATO khác, Reuters đưa tin.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói:
Suy nghĩ của tôi là với Ba Lan, là đồng minh và hàng xóm thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và liên lạc với những người bạn Ba Lan và các đồng minh NATO.
Khôi hài: Nga đổ thừa Anh bắn vào Ba Lan. NATO biết rõ ai bắn. Mỹ: Nga trúng HIMARS mới chịu bỏ chạy
VietCatholic Media
17:08 16/11/2022
1. NATO biết rõ hỏa tiễn đã rơi xuống Ba Lan được bắn từ đâu và ai bắn
Cho đến nay có hai giả thuyết chính trong vụ phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ của Ba Lan. Giả thuyết thứ nhất là Nga bắn, vô tình hay chủ ý. Giả thuyết thứ hai là do Ukraine bắn lên để tấn công hỏa tiễn của Nga đang bắn như mưa vào thành phố Lviv. Cả Nga lẫn Ukraine đều dùng hỏa tiễn S-300 do Nga sản xuất.
Một máy bay của NATO bay trên không phận Ba Lan hôm thứ Ba đã theo dõi hỏa tiễn đã rơi xuống nước này, một quan chức quân sự của liên minh nói với CNN hôm thứ Ba.
“Các không ảnh tình báo với các dấu vết radar của hỏa tiễn đã được cung cấp cho NATO và Ba Lan,” quan chức quân sự NATO nói thêm để giúp vào cuộc điều tra..
Máy bay NATO đã tiến hành giám sát thường xuyên xung quanh Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu. Máy bay bay trên bầu trời Ba Lan hôm thứ Ba đang theo dõi các sự kiện ở Ukraine.
Quan chức NATO không cho biết ai đã phóng hỏa tiễn đáp xuống ở Ba Lan, cũng như nó được bắn từ đâu.
2. Ngũ Giác Đài nhận định rằng Nga không có ý định rút lui khỏi các khu vực chiếm đóng khác của Ukraine, trận chiến khốc liệt vẫn còn ở phía trước
Việc giải phóng Kherson khỏi quân xâm lược Nga là một thành tựu quan trọng đối với Ukraine, nhưng Liên bang Nga sẽ không tự nguyện rời khỏi phần còn lại của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, vì vậy cuộc chiến cam go vẫn đang ở phía trước.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nhận định rằng:
“Diễn biến quan trọng nhất vào cuối tuần qua là việc quân đội Nga tháo chạy khỏi thành phố Kherson và bờ tây sông Dnipro. Trong khi chúng tôi tiếp tục theo dõi, chúng tôi đánh giá rằng các lực lượng Nga đã di chuyển sang phía đông của dòng sông và thiết lập các tuyến phòng thủ của họ ở đó, như thế một phần lãnh thổ đáng kể đã rơi vào tay quân Ukraine bao gồm cả Thành phố Kherson.”
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, bất chấp những thành công của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở tiền tuyến, Liên bang Nga sẽ không tự nguyện rút khỏi các lãnh thổ còn lại mà nước này đã chiếm đóng.
“Người Nga dường như không có ý định rời khỏi phần còn lại của Ukraine bị chiếm đóng, và chắc chắn vẫn còn những cuộc chiến cam go phía trước. Nhưng việc giải phóng Thành phố Kherson là một thành tựu quan trọng và là minh chứng cho sự can đảm, quyết tâm và sự ngoan cường của người dân Ukraine và các lực lượng vũ trang của họ khi họ chiến đấu để bảo vệ đất nước của mình.”
Theo quan chức này, khi mùa đông đến gần, giao tranh ở Ukraine có thể chậm lại, nhưng các kế hoạch hỗ trợ của Hoa Kỳ được dự đoán sẽ không chậm lại, “vì sự hỗ trợ này không phụ thuộc vào thời tiết, mà phụ thuộc vào những gì người Ukraine nói rằng họ cần”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Ukraine, cùng với các đồng minh quốc tế và đối tác của chúng tôi, để bảo đảm rằng họ có những gì họ cần để thành công trên chiến trường. Chúng tôi đã sẵn sàng để làm điều đó bao lâu còn cần thiết.”
Ngũ Giác Đài lưu ý rằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga vào các mục tiêu quân sự đã chậm lại phần nào kể từ cuối tháng 10, nhưng người Nga vẫn tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả lưới điện của Ukraine.
“Phòng không tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của người Ukraine,” Tướng Pat Ryder nói. “Đối với chúng tôi, đây tiếp tục là một lĩnh vực thảo luận về cách Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có thể tiếp tục hỗ trợ người Ukraine khi nói đến nhu cầu quốc phòng của họ.”
Tuần trước Mỹ đã công bố gói viện trợ quốc phòng bổ sung cho Ukraine, ước tính trị giá 400 triệu Mỹ Kim.
3. Ba Lan bình tĩnh trong bối cảnh lo ngại vụ phóng hỏa tiễn có thể gây ra chiến tranh thế giới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Poland Treads Lightly With Russia Amid Fears Missile Hit Could Spark War”, nghĩa là “Ba Lan phản ứng nhẹ nhàng với Nga vì lo sợ hỏa tiễn có thể gây ra chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết đất nước của ông “hành động bình tĩnh” sau khi có thông tin cho rằng một hỏa tiễn do Nga sản xuất đã tấn công gần biên giới Ba Lan-Ukraine hôm thứ Ba, giết chết hai người ở một ngôi làng phía đông Ba Lan.
Theo báo cáo của hãng thông tấn AP, Duda cho biết các quan chức Ba Lan không biết chắc chắn ai đã bắn hỏa tiễn, nhưng “rất có thể” nó đến từ Nga.
“Chúng tôi đang hành động một cách bình tĩnh,” Duda nói, theo báo cáo. “Đây là một tình huống khó khăn.”
Ba Lan, cùng với các quan chức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đã tiếp cận tình huống một cách thận trọng và vẫn chưa tuyên bố liệu họ tin rằng hỏa tiễn là một vụ bắn nhầm hay một cuộc tấn công có chủ ý từ Nga. AP đưa tin rằng các quan chức NATO gọi vụ nổ là một “tai nạn bi thảm”.
Vụ tấn công hỏa tiễn diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục gia tăng trong cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi cuộc tấn công là “sự leo thang rất đáng kể trong cuộc xung đột” và yêu cầu các đồng minh của ông hành động.
Nga đã đưa ra một tuyên bố thông qua cơ quan truyền thông nhà nước TASS, gọi các báo cáo về một hỏa tiễn của Nga tấn công Ba Lan là một “hành động khiêu khích có chủ ý”.
“Các lực lượng vũ trang Nga đã không tấn công bất kỳ mục tiêu nào gần biên giới Ukraine-Ba Lan,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Vụ nổ hôm thứ Ba cũng làm dấy lên lo ngại về Thế chiến thứ ba đang đến gần trên Twitter, khi người dùng thảo luận về khả năng NATO tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine. NATO hiện bao gồm 30 quốc gia, bao gồm cả các lực lượng phương Tây như Hoa Kỳ, và các thành viên đã lên tiếng đứng về phía Ukraine cũng như cung cấp viện trợ và cứu trợ quân sự kể từ cuộc xâm lược của Nga vào cuối tháng Hai.
Tuy nhiên, như AP đã chỉ ra, có một số lời giải thích có thể khác cho vụ bắn hỏa tiễn hôm thứ Ba ngoài việc nó là một cuộc tấn công trực tiếp vào lãnh thổ NATO, bao gồm cả khả năng các lực lượng Ukraine đã chuyển hướng một hỏa tiễn trong cuộc không kích mới nhất của Nga tấn công lan rộng vào hệ thống năng lượng gây mất điện trên toàn quốc.
Tướng quân đội đã nghỉ hưu Ben Hodges, người chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, nói với Newsweek hôm thứ Ba rằng ông “nghi ngờ” giả thuyết cho rằng hỏa tiễn là một cuộc tấn công có chủ ý từ Nga.
“Tôi không nghĩ điều này là có chủ ý,” Hodges nói, lưu ý rằng chính phủ Ba Lan “dường như khá cân nhắc” và “bình tĩnh về điều đó.”
4. Ukraine: Nga biến Đông Âu thành bãi chiến trường khó lường
Một cố vấn cấp cao của tổng thống Ukraine cho biết hôm thứ Tư rằng Nga là thủ phạm của bất kỳ “sự việc hỏa tiễn” nào sau cuộc xâm lược vào đất nước của ông.
“Theo tôi, chỉ cần tuân theo một logic. Cuộc chiến đã bắt đầu và đang được tiến hành bởi Nga. Nga ồ ạt tấn công Ukraine bằng hỏa tiễn hành trình”, ông Mykhailo Podolyak cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản gửi Reuters sau khi có những tranh cãi cho rằng hỏa tiễn rơi vào Ba Lan có thể không phải do Nga bắn nhưng là hỏa tiễn đất đối không S-300 do Ukraine bắn lên để chận hỏa tiễn Nga đang bắn như mưa vào thành phố Lviv.
“Nga đã biến phần phía đông của lục địa Âu Châu thành một chiến trường khó lường. Ý định, phương tiện thực hiện, rủi ro, leo thang - tất cả những điều này chỉ do Nga mà ra. Và không thể có lời giải thích nào khác cho bất kỳ sự việc nào với hỏa tiễn”.
5. Thủ tướng Anh Sunak cho rằng cuộc chiến của Putin tiếp tục 'tàn phá kinh tế toàn cầu', thế giới nên chờ điều tra vụ tấn công hỏa tiễn của Ba Lan
Thủ tướng Anh đã đổ lỗi cho cuộc chiến “tàn bạo và không ngừng nghỉ” của Vladimir Putin vì đã gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới, đồng thời kêu gọi các đồng minh NATO chờ đợi kết quả của “một cuộc điều tra đầy đủ về hoàn cảnh đằng sau những hỏa tiễn rơi xuống Ba Lan hôm thứ Ba.”
Sunak nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine đã ảnh hưởng đến mọi người trên thế giới thông qua tác động kinh tế của nó, và nói rằng “Tất cả chúng ta nên rõ ràng, những điều này sẽ không xảy ra nếu không có cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Đây là thực tế tàn khốc và không ngừng trong cuộc chiến của Putin. Chừng nào nó còn tiếp diễn, nó sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta và của các đồng minh của chúng ta. Và chừng nào nó còn tiếp diễn, nó sẽ tiếp tục tàn phá nền kinh tế toàn cầu.”
Trước đó, thủ tướng Anh và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói chuyện với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, và nói trong một tuyên bố sau đó rằng “bất kể kết quả của cuộc điều tra về vụ nổ ở Ba Lan, cuộc xâm lược Ukraine của Putin hoàn toàn là nguyên nhân cho bạo lực đang diễn ra.”
Sunak đã gay gắt chỉ trích tổng thống Nga trong cuộc họp báo trên phương tiện truyền thông của ông khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, và nói rằng “Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới khác đang làm việc cùng nhau để giải quyết những thách thức lớn nhất mà người dân của chúng ta phải đối mặt, thì Putin lại tiến hành các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường ở Ukraine.”
Thủ tướng cho biết ông đã đưa ra “sự ủng hộ hết mình và bảo đảm rằng Vương quốc Anh kiên định đứng sau Ba Lan”, đồng thời nói thêm “Mối đe dọa dai dẳng đối với an ninh và sự ngột ngạt kinh tế toàn cầu của chúng ta đã được thúc đẩy bởi hành động của một người đàn ông không muốn có mặt tại hội nghị thượng đỉnh này,VladimirPutin. Không có một người nào trên thế giới không cảm nhận được tác động của cuộc chiến của Putin.”
Tổng thống Indonesia cho biết cuộc chiến ở Ukraine là nội dung được nhắc đến nhiều nhất trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, đồng thời kêu gọi tất cả các bên không nên leo thang căng thẳng hơn nữa.
Joko Widodo, tổng thống của nước chủ nhà Indonesia năm nay, cho biết các vụ nổ hỏa tiễn ở Ba Lan hôm thứ Ba là đáng tiếc. Reuters đưa tin Widodo nói thêm rằng chiến tranh đã gây ra sự tàn phá và đau khổ to lớn cho con người và đè nặng lên sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
6. Thủ tướng Shmyhal: Trạm biến áp cao thế bị hỏa tiễn Nga tấn công
Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ồ ạt của Nga đã gây thiệt hại cho các trạm biến áp cao thế nhiệt điện kết hợp, gọi tắt là CHPP, trên khắp Ukraine. Mất điện đang diễn ra trên hầu hết các khu vực.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 16 tháng 11.
“Hôm qua, những kẻ khủng bố Nga một lần nữa thể hiện cái gọi là mong muốn tổ chức đàm phán. Một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác diễn ra trong Hội nghị thượng đỉnh G20. Quân xâm lược Nga lại tấn công hệ thống năng lượng của Ukraine. Các trạm biến áp cao thế, các nhà máy điện và nhiệt kết hợp đã bị tấn công,” Thủ tướng Shmyhal nói.
Theo lời của ông, lịch trình cắt điện khẩn cấp hiện đang có hiệu lực ở miền trung và miền đông Ukraine. Lịch trình mất điện khẩn cấp đặc biệt được áp dụng tại thành phố Kyiv.
Ngoài ra, Shmyhal cảm ơn quân đội Ukraine, những người đã bắn hạ 73 trong số hơn 90 hỏa tiễn của Nga.
“Chúng tôi đang làm việc và sẽ khôi phục mọi thứ,” Thủ tướng Ukraine nói thêm.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 15 tháng 11 năm 2022, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác vào lãnh thổ Ukraine. Các đối tượng cơ sở hạ tầng và nhà dân cư đã bị tấn công.
7. Các cơ quan ngôn luận biến thái ủng hộ Putin chào mừng vụ nổ hỏa tiễn của Ba Lan
Hai ký giả Will Stewart và Tariq Tahir của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “LUST FOR BLOOD Warped pro-Putin mouthpieces CHEER Poland missile blast that killed two…and celebrate that Nato country is ‘finally’ hit”, nghĩa là “Khát máu: Các cơ quan ngôn luận biến thái ủng hộ Putin chào mừng vụ nổ hỏa tiễn ở Ba Lan khiến hai người thiệt mạng… và ăn mừng rằng quốc gia Nato 'cuối cùng' cũng bị tấn công”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Các cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Putin đã cổ vũ vụ nổ hỏa tiễn vào Ba Lan khiến hai người thiệt mạng. Trong một khuynh hướng bệnh hoạn, người ta thậm chí còn ăn mừng rằng một quốc gia Nato “cuối cùng” đã bị tấn công, vì có vẻ như các quan chức Mỹ hiện tin rằng hỏa tiễn đã được Ukraine bắn trước sự tấn công dữ dội từ Nga.
Sau khi vũ khí do Nga sản xuất hạ cánh xuống đất nước NATO, ban đầu các quan sát viên đã đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa, quốc gia đã phóng một loạt hỏa tiễn 100 vào Ukraine.
Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phân tích quỹ đạo của nó cho thấy “không có khả năng” hỏa tiễn phòng không S-300 được bắn từ Nga. Các cơ quan ngôn luận của điện Cẩm Linh đã không lãng phí thời gian để tìm cách biến thảm kịch thành một chiến thắng tuyên truyền.
Nhà phân tích ủng hộ chiến tranh Sergey Mardan, của tờ báo Komsomolskaya Pravda, hả hê rằng một quốc gia NATO “cuối cùng” đã bị tấn công và hai công dân Ba Lan thiệt mạng. Người đứng đầu tờ Russia Today thuộc sở hữu nhà nước và người cổ vũ Vladimir Putin, Margarita Simonyan, thậm chí còn đổ lỗi cho nước Anh, trong một lời lẽ kỳ quái.
Bà nói: “Xác suất để một hỏa tiễn hiện đại của Nga đi chệch hướng tương đương với việc gặp một con khủng long sống trên đường phố.”
“Có khả năng cao đây là một sai lầm của Ukraine hoặc một hành động khiêu khích của Ba Lan. Hoặc của người Anh.”
Các chuyên gia quân sự Nga cũng cố gắng khẳng định rằng Ukraine đã từng tấn công lãnh thổ của mình bằng hỏa tiễn trước đó và rằng “hầu như không thể” là vũ khí tấn công của Nga.
Hỏa tiễn đã tấn công một trang trại lúc 3h40 chiều giờ địa phương hôm thứ Ba tại làng Przewodów, cách biên giới Ukraine 4 dặm.
Tổng thống Mỹ đã thông báo cho các thành viên NATO và các đồng minh khác bên lề cuộc họp G20 ở Bali, nơi ông được hỏi liệu hỏa tiễn có phải được bắn từ Nga hay không.
“Có thông tin sơ bộ không phải như vậy,” ông nói.
“Tôi không muốn nói điều đó cho đến khi chúng tôi điều tra hoàn toàn, nhưng theo quỹ đạo thì không có khả năng nó được bắn từ Nga nhưng chúng ta hãy chờ xem”.
“Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng chúng tôi tìm ra chính xác điều gì đã xảy ra và sau đó chúng tôi sẽ cùng nhau xác định bước tiếp theo của mình.”
Theo phân tích về mảnh vỡ của các nhà điều tra nguồn mở Ukraine Weapons Tracker, hỏa tiễn dường như được phóng lên bởi người Ukraine trong cố gắng bắn hạ các hỏa tiễn của Nga đang rơi như mưa vào thành phố Lviv.
Vụ nổ ở Ba Lan, một thành viên của NATO, ngay lập tức làm dấy lên lo ngại rằng liên minh này có thể bị lôi kéo trực tiếp vào cuộc chiến kéo dài gần 9 tháng của Nga chống lại Ukraine do phương Tây hậu thuẫn.
Nó xảy ra khi Nga bắn gần 100 hỏa tiễn vào Ukraine trong cuộc tấn công lớn nhất vào các nhà máy nước và năng lượng cho đến nay, khiến 10 triệu người chìm trong bóng tối.
Các quan chức cho biết vụ nổ xảy ra ở khu vực trang trại dùng để sấy khô ngũ cốc và làm 2 người thiệt mạng.
Các hình ảnh cho thấy một chiếc xe đầu kéo bị lật bên cạnh một miệng núi lửa khổng lồ trên mặt đất và thứ dường như là mảnh vỡ hỏa tiễn gần đó.
Tòa Thánh chia buồn với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đánh bom kinh hoàng ở Istanbul. Tân chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ
VietCatholic Media
17:12 16/11/2022
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đánh bom kinh hoàng ở Istanbul
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lời chia buồn đối với các nạn nhân của vụ đánh bom chết người trên một con phố đi bộ đông đúc ở Istanbul vào cuối tuần qua.
Hôm thứ Ba, 15 tháng 11, Vatican đã công bố một thông điệp bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng của Đức Thánh Cha với những người bị thương và những người đang thương tiếc vì mất người thân trong vụ nổ ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
“Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng không có hành động bạo lực nào có thể làm nản lòng những nỗ lực của người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xây dựng một xã hội dựa trên các giá trị của tình huynh đệ, công lý và hòa bình”
Vụ nổ trên Đại lộ Istiklal của Istanbul, một con phố mua sắm nổi tiếng, vào ngày 13 tháng 11 đã giết chết sáu người và khiến khoảng 80 người khác phải vào nhà thương, theo Associated Press. Trong số các nạn nhân có hai bé gái, 9 tuổi và 15 tuổi. Tang lễ đã được tổ chức cho các nạn nhân vào hôm thứ Hai.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ahlam Albashir, một phụ nữ Syria có liên hệ với các chiến binh người Kurd, đã thú nhận đã gài bom khi bị cảnh sát thẩm vấn. Tổng cộng có 50 nghi phạm đã bị bắt giữ liên quan đến vụ đánh bom.
Thông điệp của Đức Thánh Cha được gửi tới Đức Tổng Giám Mục Marek Solczyński, Sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, và được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio được bầu làm chủ tịch USCCB
Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, hôm thứ Ba đã được bầu làm người đứng đầu Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, trong ba năm tới với số phiếu 138 trên 99.
Đức Cha Broglio sẽ đảm nhận vai trò này sau ba năm phục vụ với tư cách là thư ký của USCCB. Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore được bầu làm phó chủ tịch với số phiếu 143 trên 96.
Đức Cha Broglio được coi là một ứng cử viên có khả năng cho chức vụ này sau khi ngài suýt được bầu làm phó chủ tịch của USCCB vào năm 2019 nhưng đã thua trong cuộc bầu cử vòng hai trước Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron của Detroit. Phó chủ tịch USCCB thường đảm nhiệm vai trò chủ tịch, nhưng Đức Cha Vigneron không thể giữ chức chủ tịch do ngài sẽ đến tuổi nghỉ hưu 75 trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2025.
Tân chủ tịch USCCB sẽ phục vụ một nhiệm kỳ ba năm. Hiện tại, một số thử thách nổi bậc đang chờ đợi Đức Cha Broglio. Các sự kiện này bao gồm phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023; một đại hội thánh thể toàn quốc ở Indianapolis vào tháng 6 năm 2024; phiên bế mạc của thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2024; và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2024.
Đức Cha Broglio, 70 tuổi, sinh năm 1951 tại Cleveland Heights, Ohio, nơi ngài theo học trường trung học St. Ignatius. Ngài đã nhận bằng cử nhân về văn học cổ điển tại Đại học Boston và tiếp tục lấy bằng cử nhân Thần Học Thánh và bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rôma.
Ngài được thụ phong linh mục cho Giáo phận Cleveland vào năm 1977. Sau khi phục vụ với tư cách là cha phó tại giáo xứ St. Margaret Mary ở Euclid, Ohio, trong hai năm, ngài trở lại Rôma và học tại Giáo hoàng Học viện Giáo hội, gia nhập ngành Ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1983. Ngài từng là thư ký của tòa khâm sứ ở Abidjan, Bờ Biển Ngà, trong bốn năm và sau đó ở Asunción, Paraguay, trong ba năm.
Từ năm 1990 đến năm 2001, Cha Broglio làm thư ký riêng cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II.
Năm 2001, Cha Broglio được bổ nhiệm làm sứ thần tòa thánh tại Cộng hòa Dominica và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Puerto Rico và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong tổng giám mục vào ngày 19 tháng Ba, 2001. Ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục thứ tư của Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2008 và đã phục vụ trong vai trò đó trong 14 năm.
Đức Cha Broglio nói với EWTN News in Depth vào tháng 5 năm 2021 rằng việc phục vụ nhu cầu của nam giới và nữ giới trong quân đội Hoa Kỳ là một “công việc rất phong phú và bổ ích.” Ngài cũng chỉ ra rằng quân đội “vẫn là nguồn ơn gọi linh mục lớn nhất tại Hoa Kỳ ngày nay.”
Ngài là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho những người phục vụ trong quân đội. Năm ngoái, ngài đã lên tiếng phản đối việc bắt buộc quân nhân tiêm vắc xin COVID-19 trái với lương tâm của họ.
Ngài nói trong một tuyên bố vào thời điểm đó: “Không ai bị buộc phải tiêm vắc-xin COVID-19 nếu điều đó vi phạm lương tâm của họ. Việc từ chối các miễn trừ tôn giáo, hoặc các hành động trừng phạt hoặc gây bất lợi cho những người đưa ra phản đối nghiêm túc, dựa trên lương tâm, sẽ trái với luật liên bang và đáng bị khiển trách về mặt đạo đức.”
Ngài cũng bày tỏ lo ngại về quyền tự do tôn giáo của các tuyên úy quân đội vào năm 2010 trong quá trình bãi bỏ chính sách Don't Ask, Don't Tell của chính quyền Clinton đối với việc binh lính tuyên bố công khai về xu hướng tính dục của họ.
“Có một chương trình nghị sự buộc mọi người phải coi là hành vi bình thường và tích cực những điều đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức của nhiều tôn giáo, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo,” ngài nói với CNA vào thời điểm đó. “Mặc dù các lực lượng vũ trang sẽ không bao giờ bắt buộc một linh mục hay mục sư hành động với tư cách chính thức trái với niềm tin tôn giáo của họ, nhưng có nguy cơ là việc giảng dạy các giới luật đạo đức khách quan hoặc tìm cách đào tạo thanh niên theo đức tin có thể bị hiểu sai là bất khoan dung. Sau đó, thực sự, quyền tự do tôn giáo sẽ bị tổn hại.”
Đức Cha Broglio là phó chủ tịch và hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Trực Tuyến và là thành viên của Hội đồng Quản trị của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia. Ngài cũng phục vụ với tư cách là chủ tịch Ủy ban Truyền thông cho Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC.
Source:Catholic News Agency