Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 17/11/2009
GIÒNG SUỐI XANH TRONG SA MẠC
Một vị khách đi du lịch bị lạc trong sa mạc, điều lo lắng nhất là có tìm được nước uống hay không, anh ta leo từ ngọn đồi nhỏ này qua đồi nhỏ nọ, hy vọng có thể nhìn thấy một dòng suối nhỏ, mắt nhìn bốn phía nhưng vẫn cứ không thấy gì.
Khi leo qua ngọn đồi khác, vì không cẩn thận nên bị vấp cành cây khô mà té ngã, cú ngã này không thể nào đứng dậy được nên nằm trên đất, sức lực kiệt quệ, lòng tin cũng không có.
Bất lực cô độc nằm đó, nhưng trong một nháy mắt anh ta cảm nhận được sa mạc thật yên tĩnh, cảnh yên ắng tịch mịch bao trùm toàn bộ hoàn cảnh, không có bất kỳ động tĩnh nào. Đột nhiên, anh ta ngẫng đầu lên, có âm thanh, anh ta nghe được một tiếng âm thanh, một thấp thoáng yên tĩnh, thính lực cần phải nhạy bén sâu sắc mới có thể phân biệt được âm thanh: tiếng nước chảy nhè nhẹ.
Trong lòng nóng lên, hy vọng đầy tràn từ trong đất trào ra, tiếp tục đi về phía trước, cuối cùng thì đến nơi một giòng suối nhỏ xanh đang chảy róc rách.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thế gian là một sa mạc rộng mênh mông, tất cả mọi người đang cô độc đi trong ấy theo những ước muốn và hy vọng riêng lẻ của mình. Dù thế giới rất đông người, dù chúng quanh mình có rất nhiều người, nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn, vì trong sa mạc thế gian này, khó tìm được một giòng suối hạnh phúc chân thực để nghỉ ngơi nhấm nháp thưởng thức hạnh phúc; bởi vì trong sa mạc thế gian này đầy những ngọn đồi kiêu ngạo, ngọn đồi ghét ghen, ngọn đồi hà tiện bủn xỉn; bởi vì trong sa mạc thế gian này đâu đâu cũng có những khe đá vách sâu chết người, những khe đá tham lam, những vách đá dục vọng.v.v...làm cho con người ta vấp chân té ngã không gượng đứng dậy được.
Người Ki-tô hữu cũng đang đồng hành với tha nhân, với cộng đồng nhân loại bước đi trong sa mạc thế gian này, nhưng họ không cô độc lẻ loi vì có Chúa Giê-su cùng đồng hành với họ; vì Ngài chính là giòng suối xanh mát rượi làm cho tâm hồn của họ hạnh phúc, vui tươi...
Những lúc vấp ngã té nhào vì kiêu ngạo, vì ghét ghen, thì họ cầu xin ơn Chúa giúp để vùng đứng dậy với tâm hồn khiêm nhu; những lúc vùng vẫy giữa những khe đá tham lam, những vách núi dục vọng hưởng thụ nguy hiểm chết người, thì họ cầu xin Chúa soi sáng cho họ biết dứt khoác với tội lỗi, để đứng lên đi ra khỏi nơi ấy mà tiếp tục đi về phía nơi có Chúa Giê-su đang đợi...
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một vị khách đi du lịch bị lạc trong sa mạc, điều lo lắng nhất là có tìm được nước uống hay không, anh ta leo từ ngọn đồi nhỏ này qua đồi nhỏ nọ, hy vọng có thể nhìn thấy một dòng suối nhỏ, mắt nhìn bốn phía nhưng vẫn cứ không thấy gì.
Khi leo qua ngọn đồi khác, vì không cẩn thận nên bị vấp cành cây khô mà té ngã, cú ngã này không thể nào đứng dậy được nên nằm trên đất, sức lực kiệt quệ, lòng tin cũng không có.
Bất lực cô độc nằm đó, nhưng trong một nháy mắt anh ta cảm nhận được sa mạc thật yên tĩnh, cảnh yên ắng tịch mịch bao trùm toàn bộ hoàn cảnh, không có bất kỳ động tĩnh nào. Đột nhiên, anh ta ngẫng đầu lên, có âm thanh, anh ta nghe được một tiếng âm thanh, một thấp thoáng yên tĩnh, thính lực cần phải nhạy bén sâu sắc mới có thể phân biệt được âm thanh: tiếng nước chảy nhè nhẹ.
Trong lòng nóng lên, hy vọng đầy tràn từ trong đất trào ra, tiếp tục đi về phía trước, cuối cùng thì đến nơi một giòng suối nhỏ xanh đang chảy róc rách.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thế gian là một sa mạc rộng mênh mông, tất cả mọi người đang cô độc đi trong ấy theo những ước muốn và hy vọng riêng lẻ của mình. Dù thế giới rất đông người, dù chúng quanh mình có rất nhiều người, nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn, vì trong sa mạc thế gian này, khó tìm được một giòng suối hạnh phúc chân thực để nghỉ ngơi nhấm nháp thưởng thức hạnh phúc; bởi vì trong sa mạc thế gian này đầy những ngọn đồi kiêu ngạo, ngọn đồi ghét ghen, ngọn đồi hà tiện bủn xỉn; bởi vì trong sa mạc thế gian này đâu đâu cũng có những khe đá vách sâu chết người, những khe đá tham lam, những vách đá dục vọng.v.v...làm cho con người ta vấp chân té ngã không gượng đứng dậy được.
Người Ki-tô hữu cũng đang đồng hành với tha nhân, với cộng đồng nhân loại bước đi trong sa mạc thế gian này, nhưng họ không cô độc lẻ loi vì có Chúa Giê-su cùng đồng hành với họ; vì Ngài chính là giòng suối xanh mát rượi làm cho tâm hồn của họ hạnh phúc, vui tươi...
Những lúc vấp ngã té nhào vì kiêu ngạo, vì ghét ghen, thì họ cầu xin ơn Chúa giúp để vùng đứng dậy với tâm hồn khiêm nhu; những lúc vùng vẫy giữa những khe đá tham lam, những vách núi dục vọng hưởng thụ nguy hiểm chết người, thì họ cầu xin Chúa soi sáng cho họ biết dứt khoác với tội lỗi, để đứng lên đi ra khỏi nơi ấy mà tiếp tục đi về phía nơi có Chúa Giê-su đang đợi...
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 17/11/2009
N2T |
14. Không có kiên nhẫn thì các việc lành của chúng ta không thể là việc lớn được.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 17/11/2009
N2T |
292. Cuộc sống con người như biển rộng, hy vọng thì như cái la bàn của người cầm lái, khiến cho con người trong phong ba bão táp cũng không mất đi phương hướng.
Đức Chúa Giêsu Vua Niềm Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:11 17/11/2009
Đức Giêsu,Vua Niềm Tin Nói đến sức mạnh, chúng ta tự nhiên sẽ nghĩ đến những chàng trai võ sĩ thân hình lực lưỡng, cân đối rắn chắc,với những bắp thịt vạm vỡ, với những quả đấm thôi sơn ngàn cân. Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng nghĩ đến những trận bão táp, những cơn lũ lụt phá đổ cây cối nhà cửa làng mạc, đê điều, đường sá, cầu cống. Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng thường nghĩ tới những đám cháy lớn thiêu rụi cả một khu rừng, thiêu huỷ các tầng lầu, hoặc động đất san bằng nhiều thành phố, giết hại hàng triệu người trong vài giây đồng hồ. Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng liên tưởng đến những cuộc chiến tranh hoặc chiến tranh thế giới giết hại bao sinh mạng, tàn phá bình địa nhiều thành phố làng mạc nhà cửa dinh thự đền đài.
Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta quên rằng, còn có một sức mạnh vạn năng khác, mãnh liệt hơn cả, quyết thắng tất cả nhưng lại luôn luôn ở trong tầm tay của mình. Đó chính là sức mạnh niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không thể nào bị bóp nghẹt do bất cứ quyền lực nào. Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể xoá được những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người, không thể nào loại bỏ được niềm tin tôn giáo.(x.nguoitinhuu.com; Lm Trần quý Thiện).
Trước toà án Philatô, Đức Giêsu đã biểu lộ sức mạnh niềm tin tôn giáo “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho Ngài” ( Ga 18,11). Tin vào Sự Thật, mà “Sự thật sẽ giải thoát các con” cho nên Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Bởi vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”.
Kết thúc năm phụng vụ, tận cùng của thời gian,Giáo hội cho chúng ta suy tôn Đức Giêsu – vua vũ trụ - vua niềm tin. Đức Giêsu là vua không phải theo kiểu trần thế, cũng không theo nghĩa chính trị. Đức Giêsu là vua niềm tin, vua tình yêu.Vương quốc của vua Giêsu là vương quốc của sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế.Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không? Đức Giêsu đáp: của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Đặc biệt trong phiên toà xét xứ, Philatô hỏi Đức Giêsu: Ông có phải là vua dân Do thái không? Đức Giêsu đồng ý nhưng xác minh: Nước tôi không thuộc về thế gian này (Ga 18,36).
Vương quốc Đức Giêsu là vương quốc sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Vương quốc đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nuớc của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn vương quốc Đức Giêsu chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội, khí giới, nhà tù. Sức mạnh vương quốc Đức Giêsu là niềm tin, là yêu thương, tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn vương quốc Đức Giêsu vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn vương quốc sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời.
Chính niềm tin tôn giáo dạy chúng ta rằng: mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng con người đến chân thiện mỹ.Qua không gian thời gian,trải qua bể dâu của lịch sử với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn luôn tìm đến niềm tin tôn giáo. Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cúng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thủ ghét Ngài.
Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa.Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được vớiThiên Chúa.
Với sức mạnh niềm tin, chúng ta khẳng định rằng: trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chúa luôn có mặt để hướng dẫn nâng đỡ chúng ta.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là khủng hoảng về niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống? Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và để đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt ra cho mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống. Nghĩ cho cùng, mỗi người chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi ấy nhờ ánh sáng sức mạnh niềm tin tôn giáo. Anh sáng niềm tin ấy hướng dẫn chúng ta đến yêu thương và phục vụ tha nhân. Khi con người biết sống cho người khác thì con người sẽ tìm thấy chính mình, thấy lý tưởng, thấy ý nghĩa cuộc sống.
Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong vương quốc Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày. Mừng lễ Chúa Giêsu vua vũ trụ, vua niềm tin, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tất cả con người mình, từ tư tưởng lời nói cho đến việc làm. Chúng ta không còn thuộc về thế giới của bóng tối và tội lỗi, nhưng thuộc về vương quyền của Vua Giêsu là vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hoà bình. Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta quên rằng, còn có một sức mạnh vạn năng khác, mãnh liệt hơn cả, quyết thắng tất cả nhưng lại luôn luôn ở trong tầm tay của mình. Đó chính là sức mạnh niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không thể nào bị bóp nghẹt do bất cứ quyền lực nào. Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể xoá được những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người, không thể nào loại bỏ được niềm tin tôn giáo.(x.nguoitinhuu.com; Lm Trần quý Thiện).
Trước toà án Philatô, Đức Giêsu đã biểu lộ sức mạnh niềm tin tôn giáo “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho Ngài” ( Ga 18,11). Tin vào Sự Thật, mà “Sự thật sẽ giải thoát các con” cho nên Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Bởi vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”.
Kết thúc năm phụng vụ, tận cùng của thời gian,Giáo hội cho chúng ta suy tôn Đức Giêsu – vua vũ trụ - vua niềm tin. Đức Giêsu là vua không phải theo kiểu trần thế, cũng không theo nghĩa chính trị. Đức Giêsu là vua niềm tin, vua tình yêu.Vương quốc của vua Giêsu là vương quốc của sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế.Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không? Đức Giêsu đáp: của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Đặc biệt trong phiên toà xét xứ, Philatô hỏi Đức Giêsu: Ông có phải là vua dân Do thái không? Đức Giêsu đồng ý nhưng xác minh: Nước tôi không thuộc về thế gian này (Ga 18,36).
Vương quốc Đức Giêsu là vương quốc sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Vương quốc đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nuớc của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn vương quốc Đức Giêsu chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội, khí giới, nhà tù. Sức mạnh vương quốc Đức Giêsu là niềm tin, là yêu thương, tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn vương quốc Đức Giêsu vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn vương quốc sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời.
Chính niềm tin tôn giáo dạy chúng ta rằng: mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng con người đến chân thiện mỹ.Qua không gian thời gian,trải qua bể dâu của lịch sử với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn luôn tìm đến niềm tin tôn giáo. Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cúng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thủ ghét Ngài.
Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa.Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được vớiThiên Chúa.
Với sức mạnh niềm tin, chúng ta khẳng định rằng: trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chúa luôn có mặt để hướng dẫn nâng đỡ chúng ta.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là khủng hoảng về niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống? Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và để đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt ra cho mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống. Nghĩ cho cùng, mỗi người chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi ấy nhờ ánh sáng sức mạnh niềm tin tôn giáo. Anh sáng niềm tin ấy hướng dẫn chúng ta đến yêu thương và phục vụ tha nhân. Khi con người biết sống cho người khác thì con người sẽ tìm thấy chính mình, thấy lý tưởng, thấy ý nghĩa cuộc sống.
Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong vương quốc Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày. Mừng lễ Chúa Giêsu vua vũ trụ, vua niềm tin, chúng ta hãy để cho Vua Giêsu chiếm trọn tất cả con người mình, từ tư tưởng lời nói cho đến việc làm. Chúng ta không còn thuộc về thế giới của bóng tối và tội lỗi, nhưng thuộc về vương quyền của Vua Giêsu là vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hoà bình. Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chúa Giêsu Vua Tình Yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:13 17/11/2009
CHÚA GIÊSU, VUA TÌNH YÊU
Hôm nay Chúa nhật cuối cùng trong năm phụng vụ, Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Kitô Vua. Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể, khai triển qua cuộc tử nạn, Phục sinh để rồi kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Như vậy, năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Đức Kitô và cuối cùng trở về với Ngài. Đức Kitô chính là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ và lịch sử nhân loại.
Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, của lịch sử nhân loại và Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta.
Chúng ta phải hiểu tước hiệu Vua Kitô như thế nào ? Và việc tuyên xưng Đức Kitô là vua mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống người Kitô hữu ?
ÔNG VUA TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI
Sau thế giới đại chiến lần thứ I, chế độ Vua cai trị, thường gọi là chế độ Quân chủ, không còn nữa. Chỉ còn mấy ông vua bà hoàng để bày cho đẹp, như ở Thái Lan, Anh Quốc, Nhật v.v. nhưng thực quyền của họ không có gì cả. Những người trẻ hôm nay, qua sách vở, khó hình dung rõ nét thế nào là một ông vua.
Trong lịch sử loài người có một số ông vua tài giỏi về đánh giặc cũng như về cai trị, nhưng hầu hết các ông vua, vì cha truyển con nối, nên độc tài độc đoán, không có khả năng trị quốc an dân, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình, chẳng quan tâm đến sự lầm than đói khổ của bá tánh. Lịch sử Trung Hoa, các ông vua còn tự xưng mình là Thiên tử, là con ông Trời, bắt ai chết thì người đó phải chết, cho ai sống thì người đó được sống (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Các vua Lamã thì xưng mình là Thần, ngang với Thượng đế.
Nhìn chung, các vua trần gian thì ích kỷ, dâm ô. Khi họ đã nắm được ngai vàng thì coi mọi người như bầy tôi, giang sơn đất nước thì cho là tài sản riêng của mình. Vua thường nói: “Thần dân của trẫm. Giang sơn của trẫm”. Thế rồi khư khư giữ lấy. Nghi ngờ kẻ nào có ý phản loạn thì giết ngay tức khắc, không chỉ giết một người đó, mà còn tru di cả tam tộc cửu tộc nữa.
Nếu muốn đổi triều đại, vua của dòng họ này sang triều đại dòng họ khác, thì phải giành giật, phải thoán ngôi. Cứ đọc lịch sử Việt Nam thì thấy, mỗi thay đổi triều vua từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, toàn là máu và nước mắt. Đến đời Nguyễn Ánh tự xưng là Gia Long hoàng đế, làm vua từ năm 1802, cha truyền con nối kéo dài hơn 100 năm, cho đến năm 1945, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại. Vua này vì sợ Việt Minh Cộng sản giết chết nên mới thoái vị.
ÔNG VUA TRONG KINH THÁNH
Vào khoảng thế kỷ thứ 11 trước Chúa Giáng sinh, dân Israel đòi có vua cai trị giống như các dân khác, Giavê Thiên Chúa (qua ngôn sứ Samuel), đã cảnh cáo dân rằng:
Ba vị vua đầu tiên của Israel là Saul, Đavid, và Salomôn.
Về Saul thì Thiên Chúa nói: “Ta hối tiếc vì đã đặt Saul làm vua, nó đã quay lưng lại Ta.” (1S 15: 10).
Về Đavid, Thiên Chúa nói: “Chính Ta đã xức dầu tấn phong ngươi làm vua Israel. . . Tại sao ngươi dám khinh màng lời Đức Giavê. . . ngươi đã lấy gươm đâm Uria, người xứ Hitit và đoạt lấy vợ nó làm vợ ngươi.” (2S 12: 9).
Còn Salômôn, vị vua có 700 vợ và 300 hầu thiếp (1V 11: 3). Ông đã bỏ Đức Chúa Giavê để thờ tà thần của các vợ. Giavê phán với Salômôn: “Bởi ngươi đã nên thể ấy nơi ngươi. . . Ta sẽ giựt lấy vương quyền của ngươi.” (1V 11: 11).
Trong Tân Ước cũng nhắc đến một ông vua rất tàn ác, đó là Hêrode. Kinh thánh nói: “Bấy giờ Hêrode tức cuồng lên, sai quân giết hết cả trẻ em ở vùng Belem, từ hai tuổi trở xuống. (Mt 12: 6).
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA
Giáo Hội suy tôn Đức Giê-su là Vua, không phải chỉ của thế giới này, mà của toàn vũ trụ. Ngài không bao giờ làm vua theo kiểu các vua chúa ở trần gian, cũng không bao giờ làm chủ một lãnh vực kinh tế nào. Ngài là Vua theo một nghĩa hoàn toàn khác.
Vì thế, ngày lễ Chúa Kitô Vua mang màu sắc đầy vinh quang chiến thắng, Giáo Hội lại nêu cao biến cố đau thương Chúa chịu chết treo trên thập giá.
Các sách Tin Mừng đã đặt lễ đăng quang của Chúa Giêsu trong chính cuộc tử nạn của Ngài. Khởi đầu là cuộc khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem, trong đó Chúa Giêsu đã ngồi trên lưng một con lừa con. Qua cử chỉ này, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng Ngài là Vua, nhưng Ngài là Vua không theo các cung cách của vua chúa trần gian. Tất cả bản án của Chúa Giêsu đều xoay quanh tước hiệu Vua của Ngài.
Chúa đã trả lời với tổng trấn Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Câu trả lời ấy cho chúng ta biết: Nước Chúa không thuộc về thế gian, có nghĩa là bất cứ nước nào, bất cứ chế độ nào, với nền văn minh nào, cũng không thể đồng hóa với nước Chúa. Nước Chúa ở trong các tâm hồn, những tâm hồn khao khát sự thật, tôn trọng sự thật, và nhất là đón nhận sự thật. Sự thật đó là tình yêu cứu độ Chúa Giêsu đem đến.
Vậy, tất cả những ai đón nhận tình yêu cứu độ đó, họ sẽ được nhận vào Nước Chúa. Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, những người chứng kiến đã có những thái độ khác nhau: có kẻ xót thương, có người lãnh đạm vô tình, có kẻ thách thức, nhục mạ, nhưng cũng có người nhận ra Chúa và tin tưởng Chúa. Đó chính là người trộm lành. Anh không dám thách thức Chúa như người trộm khác cùng bị đóng đinh với anh hay như những người vô lễ khác, nhưng anh biết tội mình và suy đoán rằng vương quyền mà Chúa liều chết vì nó phải là một vương quyền tốt đẹp vô lường nên anh kêu xin Chúa cứu vớt để được đưa vào vương quốc ấy. Đúng vậy, giữa đám đông mù quáng, ngược ngạo, ít ra cũng còn một tâm hồn ngay tình. Đó là người trộm lành trong một hoàn cảnh thật bi đát bị treo trên thập giá, anh đã biết nhận tội của mình và nhìn nhận sự vô tội của Chúa Giêsu. Giữa lúc mọi người đều bỏ rơi Chúa, đã quên hết những phép lạ, những lần đi theo Chúa lúc Ngài được tôn vinh, người trộm đã nhận ra vương quyền của Chúa và tuyên xưng đức tin của mình bằng một lời van xin đầy hy vọng sâu xa: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Lời cầu nguyện khiêm hạ của anh đã mở được cửa vương quốc đó cho anh.
Hiện nay trên thế giới, 34,86% nhân loại – tức khoảng 2 tỷ trên 6 tỷ người – là Ki-tô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau (Công giáo, Tin Lành, Chính Thống…). Họ là những người theo Ngài, làm môn đệ Ngài, đồng thời nhìn nhận Ngài là lẽ sống, là gương mẫu hoàn hảo nhất cho cuộc đời mình, và coi giáo huấn của Ngài là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Họ theo Ngài chủ yếu không phải vì giáo huấn của Ngài cao siêu, vì nhân cách của Ngài đáng phục nhất (mặc dù họ tin đích thực là như vậy). Họ theo Ngài vì họ tin Ngài là Con Thiên Chúa, là thần linh cao cả vô cùng, lại là người yêu thương họ hơn bất kỳ ai khác trên đời, yêu họ đến nỗi sẵn sàng đau khổ và chết cho họ. Nhất là Ngài là người duy nhất có thể đem lại hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu cho họ.
Thật vậy, còn gì vương giả cho bằng khi Ngài cầu nguyện với Thiên Chúa Cha để xin ơn tha thứ cho những kẻ đã làm hại Ngài. Chúa Giêsu là Vua của Tình Yêu, chính tình yêu là sức mạnh của Ngài và cũng chính tình yêu ấy đã khiến cho Ngài tuyên bố: “Khi nào Ta chịu treo trên thập giá, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta”.
Qua hơn 2000 năm, lời ấy vẫn mãi được ứng nghiệm. Ngoài Đức Kitô ra không có một vị vua nào trên trần gian này được nhân loại chọn làm trọng tâm của lịch sử. Chấp nhận hay không chấp nhận, tin hay không tin, ai cũng phải lấy Đức Giêsu làm cái mốc để tính thời gian. Có một thời gian trước Đức Kitô và có một thời gian sau Đức Kitô và dù có tránh tên của Ngài để nói trước hay sau Công nguyên thì con người nói như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Con người sẽ không bao giờ loại bỏ Đức Kitô ra khỏi lịch sử của mình”. Đức Kitô đang lôi kéo mọi người về với Ngài, Ngài đang đồng hành trong lịch sử nhân loại và trong cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời này có giá trị và ý nghĩa hay không là tùy thuộc ở thái độ tiếp nhận của mỗi người đối với Đức Kitô.
Tiếp nhận Ngài và tuyên xưng Ngài là Vua chính là mặc lấy thái độ tín thác của kẻ trộm lành, sẵn sàng trao phó tất cả cuộc đời trong tay Ngài và bước đi theo Ngài. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là đi theo con đường của phục vụ và phục vụ cho đến cùng. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là cùng với Ngài xây dựng vương quốc của Ngài ngay trên trần gian này, vương quốc của huynh đệ, vương quốc của yêu thương, vương quốc của công lý và hòa bình. Và mỗi một lần chúng ta xây dựng vương quốc ấy bằng một cữ chỉ yêu thương thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ nghe được lời hứa của Ngài cho người trộm lành: “Hôm nay đây con sẽ ở cùng Ta trong vương quốc của Ta”.
Mỗi người tự xét mình xem Đức Giê-su đã thật sự là Vua của chính bản thân ta chưa, nghĩa là Ngài đã chiếm trọn vẹn trái tim ta chưa, đã thật sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta chưa, có lẽ rất nhiều người sẽ phải ngập ngừng, hoặc phải trả lời «chưa!». Ngài là vua của tâm hồn ta, hay là tiền bạc, quyền lực, danh vọng, địa vị, lạc thú, hoặc chính bản thân ta?
Nếu Ngài chỉ là Vua của thế giới, của vũ trụ, mà không phải là Vua của tâm hồn ta, thì việc tuyên xưng Ngài là vua có ích lợi gì cho ta? Tuyên xưng thật mạnh mẽ trên lý thuyết, mà thực tế đời sống của ta lại chứng tỏ trái ngược lại, thì sự tương phản ấy chỉ cho thấy sự giả dối hay giả hình của ta thôi! Tôi rất thích lời của tổng thống Bush: «Show, but don’t tell!»: Hãy chứng tỏ (bằng thực tế, bằng hành động) chứ đừng nói suông!
Trong ngày sau cùng, khi Đức Giêsu phán xét chúng ta như vị Vua của vũ trụ, Ngài chỉ xét chúng ta những điểm rất thực tế: ta đã thực hành ý muốn của Ngài như thế nào? nhất là đã yêu thương và đối xử với Ngài như thế nào qua hiện thân của Ngài là những người chung quanh ta? Ngài có phải là Vua đích thực của chính bản thân ta không?
Thiết tưởng việc sống đạo của chúng ta cần phải xây dựng trên căn bản là thực tế của đời sống, chứ không phải trên lời nói, lý thuyết, sách vở. Có như thế chúng ta mới là «người khôn ngoan xây nhà trên đá» (Mt 7,24).
Lm GIUSE Nguyễn Hữu An
Hôm nay Chúa nhật cuối cùng trong năm phụng vụ, Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Kitô Vua. Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể, khai triển qua cuộc tử nạn, Phục sinh để rồi kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Như vậy, năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Đức Kitô và cuối cùng trở về với Ngài. Đức Kitô chính là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ và lịch sử nhân loại.
Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, của lịch sử nhân loại và Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta.
Chúng ta phải hiểu tước hiệu Vua Kitô như thế nào ? Và việc tuyên xưng Đức Kitô là vua mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống người Kitô hữu ?
ÔNG VUA TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI
Sau thế giới đại chiến lần thứ I, chế độ Vua cai trị, thường gọi là chế độ Quân chủ, không còn nữa. Chỉ còn mấy ông vua bà hoàng để bày cho đẹp, như ở Thái Lan, Anh Quốc, Nhật v.v. nhưng thực quyền của họ không có gì cả. Những người trẻ hôm nay, qua sách vở, khó hình dung rõ nét thế nào là một ông vua.
Trong lịch sử loài người có một số ông vua tài giỏi về đánh giặc cũng như về cai trị, nhưng hầu hết các ông vua, vì cha truyển con nối, nên độc tài độc đoán, không có khả năng trị quốc an dân, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình, chẳng quan tâm đến sự lầm than đói khổ của bá tánh. Lịch sử Trung Hoa, các ông vua còn tự xưng mình là Thiên tử, là con ông Trời, bắt ai chết thì người đó phải chết, cho ai sống thì người đó được sống (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Các vua Lamã thì xưng mình là Thần, ngang với Thượng đế.
Nhìn chung, các vua trần gian thì ích kỷ, dâm ô. Khi họ đã nắm được ngai vàng thì coi mọi người như bầy tôi, giang sơn đất nước thì cho là tài sản riêng của mình. Vua thường nói: “Thần dân của trẫm. Giang sơn của trẫm”. Thế rồi khư khư giữ lấy. Nghi ngờ kẻ nào có ý phản loạn thì giết ngay tức khắc, không chỉ giết một người đó, mà còn tru di cả tam tộc cửu tộc nữa.
Nếu muốn đổi triều đại, vua của dòng họ này sang triều đại dòng họ khác, thì phải giành giật, phải thoán ngôi. Cứ đọc lịch sử Việt Nam thì thấy, mỗi thay đổi triều vua từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, toàn là máu và nước mắt. Đến đời Nguyễn Ánh tự xưng là Gia Long hoàng đế, làm vua từ năm 1802, cha truyền con nối kéo dài hơn 100 năm, cho đến năm 1945, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại. Vua này vì sợ Việt Minh Cộng sản giết chết nên mới thoái vị.
ÔNG VUA TRONG KINH THÁNH
Vào khoảng thế kỷ thứ 11 trước Chúa Giáng sinh, dân Israel đòi có vua cai trị giống như các dân khác, Giavê Thiên Chúa (qua ngôn sứ Samuel), đã cảnh cáo dân rằng:
Ba vị vua đầu tiên của Israel là Saul, Đavid, và Salomôn.
Về Saul thì Thiên Chúa nói: “Ta hối tiếc vì đã đặt Saul làm vua, nó đã quay lưng lại Ta.” (1S 15: 10).
Về Đavid, Thiên Chúa nói: “Chính Ta đã xức dầu tấn phong ngươi làm vua Israel. . . Tại sao ngươi dám khinh màng lời Đức Giavê. . . ngươi đã lấy gươm đâm Uria, người xứ Hitit và đoạt lấy vợ nó làm vợ ngươi.” (2S 12: 9).
Còn Salômôn, vị vua có 700 vợ và 300 hầu thiếp (1V 11: 3). Ông đã bỏ Đức Chúa Giavê để thờ tà thần của các vợ. Giavê phán với Salômôn: “Bởi ngươi đã nên thể ấy nơi ngươi. . . Ta sẽ giựt lấy vương quyền của ngươi.” (1V 11: 11).
Trong Tân Ước cũng nhắc đến một ông vua rất tàn ác, đó là Hêrode. Kinh thánh nói: “Bấy giờ Hêrode tức cuồng lên, sai quân giết hết cả trẻ em ở vùng Belem, từ hai tuổi trở xuống. (Mt 12: 6).
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA
Giáo Hội suy tôn Đức Giê-su là Vua, không phải chỉ của thế giới này, mà của toàn vũ trụ. Ngài không bao giờ làm vua theo kiểu các vua chúa ở trần gian, cũng không bao giờ làm chủ một lãnh vực kinh tế nào. Ngài là Vua theo một nghĩa hoàn toàn khác.
Vì thế, ngày lễ Chúa Kitô Vua mang màu sắc đầy vinh quang chiến thắng, Giáo Hội lại nêu cao biến cố đau thương Chúa chịu chết treo trên thập giá.
Các sách Tin Mừng đã đặt lễ đăng quang của Chúa Giêsu trong chính cuộc tử nạn của Ngài. Khởi đầu là cuộc khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem, trong đó Chúa Giêsu đã ngồi trên lưng một con lừa con. Qua cử chỉ này, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng Ngài là Vua, nhưng Ngài là Vua không theo các cung cách của vua chúa trần gian. Tất cả bản án của Chúa Giêsu đều xoay quanh tước hiệu Vua của Ngài.
Chúa đã trả lời với tổng trấn Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Câu trả lời ấy cho chúng ta biết: Nước Chúa không thuộc về thế gian, có nghĩa là bất cứ nước nào, bất cứ chế độ nào, với nền văn minh nào, cũng không thể đồng hóa với nước Chúa. Nước Chúa ở trong các tâm hồn, những tâm hồn khao khát sự thật, tôn trọng sự thật, và nhất là đón nhận sự thật. Sự thật đó là tình yêu cứu độ Chúa Giêsu đem đến.
Vậy, tất cả những ai đón nhận tình yêu cứu độ đó, họ sẽ được nhận vào Nước Chúa. Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, những người chứng kiến đã có những thái độ khác nhau: có kẻ xót thương, có người lãnh đạm vô tình, có kẻ thách thức, nhục mạ, nhưng cũng có người nhận ra Chúa và tin tưởng Chúa. Đó chính là người trộm lành. Anh không dám thách thức Chúa như người trộm khác cùng bị đóng đinh với anh hay như những người vô lễ khác, nhưng anh biết tội mình và suy đoán rằng vương quyền mà Chúa liều chết vì nó phải là một vương quyền tốt đẹp vô lường nên anh kêu xin Chúa cứu vớt để được đưa vào vương quốc ấy. Đúng vậy, giữa đám đông mù quáng, ngược ngạo, ít ra cũng còn một tâm hồn ngay tình. Đó là người trộm lành trong một hoàn cảnh thật bi đát bị treo trên thập giá, anh đã biết nhận tội của mình và nhìn nhận sự vô tội của Chúa Giêsu. Giữa lúc mọi người đều bỏ rơi Chúa, đã quên hết những phép lạ, những lần đi theo Chúa lúc Ngài được tôn vinh, người trộm đã nhận ra vương quyền của Chúa và tuyên xưng đức tin của mình bằng một lời van xin đầy hy vọng sâu xa: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Lời cầu nguyện khiêm hạ của anh đã mở được cửa vương quốc đó cho anh.
Hiện nay trên thế giới, 34,86% nhân loại – tức khoảng 2 tỷ trên 6 tỷ người – là Ki-tô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau (Công giáo, Tin Lành, Chính Thống…). Họ là những người theo Ngài, làm môn đệ Ngài, đồng thời nhìn nhận Ngài là lẽ sống, là gương mẫu hoàn hảo nhất cho cuộc đời mình, và coi giáo huấn của Ngài là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Họ theo Ngài chủ yếu không phải vì giáo huấn của Ngài cao siêu, vì nhân cách của Ngài đáng phục nhất (mặc dù họ tin đích thực là như vậy). Họ theo Ngài vì họ tin Ngài là Con Thiên Chúa, là thần linh cao cả vô cùng, lại là người yêu thương họ hơn bất kỳ ai khác trên đời, yêu họ đến nỗi sẵn sàng đau khổ và chết cho họ. Nhất là Ngài là người duy nhất có thể đem lại hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu cho họ.
Thật vậy, còn gì vương giả cho bằng khi Ngài cầu nguyện với Thiên Chúa Cha để xin ơn tha thứ cho những kẻ đã làm hại Ngài. Chúa Giêsu là Vua của Tình Yêu, chính tình yêu là sức mạnh của Ngài và cũng chính tình yêu ấy đã khiến cho Ngài tuyên bố: “Khi nào Ta chịu treo trên thập giá, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta”.
Qua hơn 2000 năm, lời ấy vẫn mãi được ứng nghiệm. Ngoài Đức Kitô ra không có một vị vua nào trên trần gian này được nhân loại chọn làm trọng tâm của lịch sử. Chấp nhận hay không chấp nhận, tin hay không tin, ai cũng phải lấy Đức Giêsu làm cái mốc để tính thời gian. Có một thời gian trước Đức Kitô và có một thời gian sau Đức Kitô và dù có tránh tên của Ngài để nói trước hay sau Công nguyên thì con người nói như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Con người sẽ không bao giờ loại bỏ Đức Kitô ra khỏi lịch sử của mình”. Đức Kitô đang lôi kéo mọi người về với Ngài, Ngài đang đồng hành trong lịch sử nhân loại và trong cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời này có giá trị và ý nghĩa hay không là tùy thuộc ở thái độ tiếp nhận của mỗi người đối với Đức Kitô.
Tiếp nhận Ngài và tuyên xưng Ngài là Vua chính là mặc lấy thái độ tín thác của kẻ trộm lành, sẵn sàng trao phó tất cả cuộc đời trong tay Ngài và bước đi theo Ngài. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là đi theo con đường của phục vụ và phục vụ cho đến cùng. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là cùng với Ngài xây dựng vương quốc của Ngài ngay trên trần gian này, vương quốc của huynh đệ, vương quốc của yêu thương, vương quốc của công lý và hòa bình. Và mỗi một lần chúng ta xây dựng vương quốc ấy bằng một cữ chỉ yêu thương thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ nghe được lời hứa của Ngài cho người trộm lành: “Hôm nay đây con sẽ ở cùng Ta trong vương quốc của Ta”.
Mỗi người tự xét mình xem Đức Giê-su đã thật sự là Vua của chính bản thân ta chưa, nghĩa là Ngài đã chiếm trọn vẹn trái tim ta chưa, đã thật sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta chưa, có lẽ rất nhiều người sẽ phải ngập ngừng, hoặc phải trả lời «chưa!». Ngài là vua của tâm hồn ta, hay là tiền bạc, quyền lực, danh vọng, địa vị, lạc thú, hoặc chính bản thân ta?
Nếu Ngài chỉ là Vua của thế giới, của vũ trụ, mà không phải là Vua của tâm hồn ta, thì việc tuyên xưng Ngài là vua có ích lợi gì cho ta? Tuyên xưng thật mạnh mẽ trên lý thuyết, mà thực tế đời sống của ta lại chứng tỏ trái ngược lại, thì sự tương phản ấy chỉ cho thấy sự giả dối hay giả hình của ta thôi! Tôi rất thích lời của tổng thống Bush: «Show, but don’t tell!»: Hãy chứng tỏ (bằng thực tế, bằng hành động) chứ đừng nói suông!
Trong ngày sau cùng, khi Đức Giêsu phán xét chúng ta như vị Vua của vũ trụ, Ngài chỉ xét chúng ta những điểm rất thực tế: ta đã thực hành ý muốn của Ngài như thế nào? nhất là đã yêu thương và đối xử với Ngài như thế nào qua hiện thân của Ngài là những người chung quanh ta? Ngài có phải là Vua đích thực của chính bản thân ta không?
Thiết tưởng việc sống đạo của chúng ta cần phải xây dựng trên căn bản là thực tế của đời sống, chứ không phải trên lời nói, lý thuyết, sách vở. Có như thế chúng ta mới là «người khôn ngoan xây nhà trên đá» (Mt 7,24).
Lm GIUSE Nguyễn Hữu An
Vị Vua mang lại hòa bình cho thế giới
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:45 17/11/2009
Vị Vua mang lại hòa bình cho thế giới
(Suy niệm Chúa Nhật Lễ Chúa Ki-tô Vua)
Vương quốc Fanxica là một đất nước thái bình, thịnh vượng. Nhà vua và hoàng hậu lại có diễm phúc sinh được hai hoàng tử khôi ngô, văn võ song toàn và có khí phách anh hùng. Hai vị hoàng tử nầy lại sống yêu thương gắn bó với nhau như hình với bóng.
Trong khi đó, vua nước láng giềng tên là Faroux, một người cực kỳ nham hiểm và ác độc, nuôi mối căm thù truyền kiếp với vua Fanxica. Lòng căm thù của ông lại càng dâng cao khi thấy vua Fanxica có hai hoàng tử thông minh đĩnh đạc, vũ dũng hơn người, trong khi mình thì không có lấy một mụn con. Vì thế, ông rắp tâm hạ sát hai vị hoàng tử kia cho bằng được. Vua Faroux biết hai vị hoàng tử thường hay vào rừng săn bắn, nên vua cho người mai phục, giăng bẫy bắt được hoàng tử em.
Khi hay tin em mình mất tích trong rừng, hoàng tử anh một mình một ngựa xông xáo vào rừng tìm em. Không ngờ chính anh cũng bị vua Faroux giăng bẫy bắt được.
Tên vua độc ác giam hai anh em vào hai ngục tối biệt lập nên hai hoàng tử không hề hay biết gì về số phận của người kia.
***
Theo thông lệ hàng năm, vào dịp sinh nhật của vua, vua cho tổ chức những cuộc quyết đấu giữa những con ác thú, để chúng phanh thây xé xác nhau làm trò vui cho quan quân và dân chúng.
Năm nay, thay vì cho ác thú đấu nhau, nhà vua ác độc bắt hai tù nhân vạm vỡ khoẻ mạnh, mỗi người đều mang lốt sư tử, mặt nạ sư tử, và buộc họ phải quyết đấu cho đến khi một trong hai người phải chết. Ai sống sót sẽ được trả tự do.
Cả đấu trường hò la vang dậy khi quân lính dẫn hai đấu thủ mặc lốt sư tử bước ra. Với thanh mã tấu trên tay, hai con người lốt sư tử xông vào nhau chiến đấu vô cùng ác liệt như hai ác thú điên cuồng. Đám đông cổ võ hò la vang trời dậy đất.
Cuộc chiến kéo dài hơn cả tiếng đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Cả hai đấu thủ mệt nhoài, mình mẩy hai người đều đầy thương tích máu me, nhưng không ai chịu nhường ai. Mỗi người đều dốc hết toàn lực để hạ đối thủ, để dành sự sống, để được trả tự do, để khỏi làm nô lệ suốt đời. Chỉ có chiến thắng hay là chết!
Thế rồi đấu thủ cao người bất thần vung đao nhanh như chớp chém xoạc mặt đối phương, làm rơi mặt nạ sư tử của y, để lộ ra một khuôn mặt... rất thân quen!
Anh kinh hoàng tột độ! Thanh mã tấu trên tay rơi xuống. Anh giật bỏ mặt nạ của mình ra. Hai người ồ lên kinh ngạc. Họ bàng hoàng nhận ra nhau. Không ai xa lạ, họ chính là hai anh em ruột thịt, hai hoàng tử con vua Fanxica bị vua Faroux bắt cóc.
Họ lao vào nhau, ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Họ đâu ngờ rằng đối thủ mà họ quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lại là người anh em rất thân yêu.
Nước mắt tuôn tràn hoà chung với máu. Hai con người bầm dập, mình mẩy đầy máu me ôm nhau khóc tức tưởi. Khóc vì đã coi nhau như kẻ thù, đã giao chiến với nhau như ác thú; khóc vì đã gây cho nhau bao vết thương đau. Họ vẫn đứng đó, ôm nhau khóc tức tưởi trước hàng ngàn cặp mắt bàng hoàng kinh ngạc của mọi người.
***
Hình ảnh hai anh em ruột thịt giao đấu một mất một còn trong câu chuyện trên đây là một minh hoạ cho tấn thảm kịch đau thương vẫn diễn ra hằng ngày giữa cộng đồng nhân loại. Ngay giờ nầy, nhiều nơi trên thế giới cũng đang xảy ra những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn y như thế.
Chính ma quỷ, kẻ thù nghịch với Thiên Chúa, cũng giống như ông vua Faroux độc ác kia, đã trùm lên mỗi người một thứ “lốt sư tử, lốt chó sói” khiến người ta xem “người là lang sói của người – homo homini lupus” (ngạn ngữ La-tinh), hay lầm tưởng “tha nhân là hỏa ngục” (theo triết gia JP Sartre) hay là “người xa lạ” (theo Albert Camus) của mình. Vì thế, con người không còn nhận ra nhau là anh em một nhà; mà xem người khác như là kẻ thù cần tiêu diệt không thương tiếc.
Đứng trước thảm cảnh đó, mọi cố gắng xây dựng hoà bình của các tổ chức quốc tế đều bó tay!
Khi hai bên đã say máu chiến tranh, nếu người ta tước súng đạn của họ đi, thì đôi bên sẽ chiến đấu với nhau bằng dao rựa, mã tấu...Nếu bị tịch thu dao rựa, mã tấu, thì đôi bên sẽ dùng gậy gộc gạch đá để huỷ diệt nhau; Có tịch thu hết gậy gộc, gạch đá thì đôi bên có thể tấn công nhau bằng nắm đấm hoặc dùng đôi hàm răng để cắn xé nhau…
Giải pháp nào để chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình cho nhân loại?
Muốn cho đôi bên tự động ngưng chiến và sống chung hòa bình thì giải pháp tốt nhất không phải là tước bỏ khí giới mà là khai hoá cho họ biết rằng: đối thủ của họ không là ai khác mà chính là người anh em ruột thịt con cùng một cha.
Chính Vua Giê-su đến thế gian để thực hiện điều đó. Ngài tuyên bố trước toà Philatô: "Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật" Gioan 18, 37). Và sự thật hàng đầu mà Chúa Giê-su đem đến là soi sáng cho mọi người biết Thiên Chúa là Cha nhân ái và tất cả mọi người đều là con cái của Người và là anh chị em với nhau. Với sự thật nầy, “lốt ác thú” mà ma quỷ trùm lên mỗi người sẽ bị tước bỏ, để lộ khuôn mặt thân thương của người anh em.
Mừng lễ Chúa Giê-su Vua, chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên khắp thế giới biết mở lòng đón nhận sự thật tuyệt vời do Chúa Giê-su mang đến. Chỉ có sự thật nầy mới có thể giải thoát nhân loại khỏi hận thù chiến tranh, khỏi cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Chỉ có sự thật nầy mới là nền tảng đem lại hòa bình, thịnh vượng và phát triển cho mọi dân tộc và cho hết mọi người.
(Suy niệm Chúa Nhật Lễ Chúa Ki-tô Vua)
Vương quốc Fanxica là một đất nước thái bình, thịnh vượng. Nhà vua và hoàng hậu lại có diễm phúc sinh được hai hoàng tử khôi ngô, văn võ song toàn và có khí phách anh hùng. Hai vị hoàng tử nầy lại sống yêu thương gắn bó với nhau như hình với bóng.
Trong khi đó, vua nước láng giềng tên là Faroux, một người cực kỳ nham hiểm và ác độc, nuôi mối căm thù truyền kiếp với vua Fanxica. Lòng căm thù của ông lại càng dâng cao khi thấy vua Fanxica có hai hoàng tử thông minh đĩnh đạc, vũ dũng hơn người, trong khi mình thì không có lấy một mụn con. Vì thế, ông rắp tâm hạ sát hai vị hoàng tử kia cho bằng được. Vua Faroux biết hai vị hoàng tử thường hay vào rừng săn bắn, nên vua cho người mai phục, giăng bẫy bắt được hoàng tử em.
Khi hay tin em mình mất tích trong rừng, hoàng tử anh một mình một ngựa xông xáo vào rừng tìm em. Không ngờ chính anh cũng bị vua Faroux giăng bẫy bắt được.
Tên vua độc ác giam hai anh em vào hai ngục tối biệt lập nên hai hoàng tử không hề hay biết gì về số phận của người kia.
***
Theo thông lệ hàng năm, vào dịp sinh nhật của vua, vua cho tổ chức những cuộc quyết đấu giữa những con ác thú, để chúng phanh thây xé xác nhau làm trò vui cho quan quân và dân chúng.
Năm nay, thay vì cho ác thú đấu nhau, nhà vua ác độc bắt hai tù nhân vạm vỡ khoẻ mạnh, mỗi người đều mang lốt sư tử, mặt nạ sư tử, và buộc họ phải quyết đấu cho đến khi một trong hai người phải chết. Ai sống sót sẽ được trả tự do.
Cả đấu trường hò la vang dậy khi quân lính dẫn hai đấu thủ mặc lốt sư tử bước ra. Với thanh mã tấu trên tay, hai con người lốt sư tử xông vào nhau chiến đấu vô cùng ác liệt như hai ác thú điên cuồng. Đám đông cổ võ hò la vang trời dậy đất.
Cuộc chiến kéo dài hơn cả tiếng đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Cả hai đấu thủ mệt nhoài, mình mẩy hai người đều đầy thương tích máu me, nhưng không ai chịu nhường ai. Mỗi người đều dốc hết toàn lực để hạ đối thủ, để dành sự sống, để được trả tự do, để khỏi làm nô lệ suốt đời. Chỉ có chiến thắng hay là chết!
Thế rồi đấu thủ cao người bất thần vung đao nhanh như chớp chém xoạc mặt đối phương, làm rơi mặt nạ sư tử của y, để lộ ra một khuôn mặt... rất thân quen!
Anh kinh hoàng tột độ! Thanh mã tấu trên tay rơi xuống. Anh giật bỏ mặt nạ của mình ra. Hai người ồ lên kinh ngạc. Họ bàng hoàng nhận ra nhau. Không ai xa lạ, họ chính là hai anh em ruột thịt, hai hoàng tử con vua Fanxica bị vua Faroux bắt cóc.
Họ lao vào nhau, ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Họ đâu ngờ rằng đối thủ mà họ quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lại là người anh em rất thân yêu.
Nước mắt tuôn tràn hoà chung với máu. Hai con người bầm dập, mình mẩy đầy máu me ôm nhau khóc tức tưởi. Khóc vì đã coi nhau như kẻ thù, đã giao chiến với nhau như ác thú; khóc vì đã gây cho nhau bao vết thương đau. Họ vẫn đứng đó, ôm nhau khóc tức tưởi trước hàng ngàn cặp mắt bàng hoàng kinh ngạc của mọi người.
***
Hình ảnh hai anh em ruột thịt giao đấu một mất một còn trong câu chuyện trên đây là một minh hoạ cho tấn thảm kịch đau thương vẫn diễn ra hằng ngày giữa cộng đồng nhân loại. Ngay giờ nầy, nhiều nơi trên thế giới cũng đang xảy ra những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn y như thế.
Chính ma quỷ, kẻ thù nghịch với Thiên Chúa, cũng giống như ông vua Faroux độc ác kia, đã trùm lên mỗi người một thứ “lốt sư tử, lốt chó sói” khiến người ta xem “người là lang sói của người – homo homini lupus” (ngạn ngữ La-tinh), hay lầm tưởng “tha nhân là hỏa ngục” (theo triết gia JP Sartre) hay là “người xa lạ” (theo Albert Camus) của mình. Vì thế, con người không còn nhận ra nhau là anh em một nhà; mà xem người khác như là kẻ thù cần tiêu diệt không thương tiếc.
Đứng trước thảm cảnh đó, mọi cố gắng xây dựng hoà bình của các tổ chức quốc tế đều bó tay!
Khi hai bên đã say máu chiến tranh, nếu người ta tước súng đạn của họ đi, thì đôi bên sẽ chiến đấu với nhau bằng dao rựa, mã tấu...Nếu bị tịch thu dao rựa, mã tấu, thì đôi bên sẽ dùng gậy gộc gạch đá để huỷ diệt nhau; Có tịch thu hết gậy gộc, gạch đá thì đôi bên có thể tấn công nhau bằng nắm đấm hoặc dùng đôi hàm răng để cắn xé nhau…
Giải pháp nào để chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình cho nhân loại?
Muốn cho đôi bên tự động ngưng chiến và sống chung hòa bình thì giải pháp tốt nhất không phải là tước bỏ khí giới mà là khai hoá cho họ biết rằng: đối thủ của họ không là ai khác mà chính là người anh em ruột thịt con cùng một cha.
Chính Vua Giê-su đến thế gian để thực hiện điều đó. Ngài tuyên bố trước toà Philatô: "Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật" Gioan 18, 37). Và sự thật hàng đầu mà Chúa Giê-su đem đến là soi sáng cho mọi người biết Thiên Chúa là Cha nhân ái và tất cả mọi người đều là con cái của Người và là anh chị em với nhau. Với sự thật nầy, “lốt ác thú” mà ma quỷ trùm lên mỗi người sẽ bị tước bỏ, để lộ khuôn mặt thân thương của người anh em.
Mừng lễ Chúa Giê-su Vua, chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên khắp thế giới biết mở lòng đón nhận sự thật tuyệt vời do Chúa Giê-su mang đến. Chỉ có sự thật nầy mới có thể giải thoát nhân loại khỏi hận thù chiến tranh, khỏi cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Chỉ có sự thật nầy mới là nền tảng đem lại hòa bình, thịnh vượng và phát triển cho mọi dân tộc và cho hết mọi người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Nghị “Êphata! Người Điếc trong đời sống Giáo Hội.”
Bùi Hữu Thư
18:23 17/11/2009
Có gần 300 triệu người không nghe được trong thế giới chúng ta
Rôma, Thứ ba 17 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - “Êphata! Người Điếc trong đời sống Giáo Hội.” là chủ đề của một hội nghị được Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Sức Khỏe sẽ được tổ chức từ ngày 19 đến 21 tháng 11. Các tham dự viên sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến ngày 20 tháng 11.
Hội nghị này đã được đệ trình sáng nay lên Tòa Thánh bởi Đức Cha Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đứng ra tổ chức cùng với Đức Cha José L. Redrado, tổng thư ký, Đức Cha Jean-Marie Mpendawatu, thư ký phụ tá, và Cha Savino Castiglione, thuộc tổ chức “Mục Vụ Bé Nhỏ cho Những Người Câm Điếc.”
Đức Cha Zimowski đã nhắc đến các con số: 278 triệu người trên thế giới bị khiếm khuyết về thính giác; trong số này có 59 triệu người hoàn toàn điếc, và 80% đang sống trong những vùng kém mở mang của trái đất.
Trong Giáo Hội Công Giáo, 1 triệu người đã rửa tội bị điếc và gặp khó khăn trong đời sống cộng đồng.
Hội nghị này sẽ tụ tập khoảng 500 người, trong số đó có 89 người điếc, và có mục đích là hội nhập dễ dàng hơn những người điếc vào trong Giáo Hội. Hội nghị sẽ đề cập đến vấn đề “thế giới tâm lý của người điếc,” “các lãnh vực y tế về bệnh điếc,” và “các kinh nghiệm của thế giới những người điếc.”
Trong số những tham dự viên sẽ có sự hiện diện của các Hồng Y Javier Lozano Barragan và Fiorenzo Angelini, cả hai là chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng được thành lập gần được 25 năm, là ban tổ chức, Đức Cha Patrick A. Kelly, tổng giám mục Liverpool và chủ tịch Quỹ Công Giáo Quốc Tế Phục Vụ cho Người Điếc, Ông Terry O'Meara, giám đốc, Ông Silvio P. Mariotti, chuyên viên của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, và Cha Cyril Axelrod, một linh mục điếc và mù.
Rôma, Thứ ba 17 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - “Êphata! Người Điếc trong đời sống Giáo Hội.” là chủ đề của một hội nghị được Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Sức Khỏe sẽ được tổ chức từ ngày 19 đến 21 tháng 11. Các tham dự viên sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến ngày 20 tháng 11.
Hội nghị này đã được đệ trình sáng nay lên Tòa Thánh bởi Đức Cha Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đứng ra tổ chức cùng với Đức Cha José L. Redrado, tổng thư ký, Đức Cha Jean-Marie Mpendawatu, thư ký phụ tá, và Cha Savino Castiglione, thuộc tổ chức “Mục Vụ Bé Nhỏ cho Những Người Câm Điếc.”
Đức Cha Zimowski đã nhắc đến các con số: 278 triệu người trên thế giới bị khiếm khuyết về thính giác; trong số này có 59 triệu người hoàn toàn điếc, và 80% đang sống trong những vùng kém mở mang của trái đất.
Trong Giáo Hội Công Giáo, 1 triệu người đã rửa tội bị điếc và gặp khó khăn trong đời sống cộng đồng.
Hội nghị này sẽ tụ tập khoảng 500 người, trong số đó có 89 người điếc, và có mục đích là hội nhập dễ dàng hơn những người điếc vào trong Giáo Hội. Hội nghị sẽ đề cập đến vấn đề “thế giới tâm lý của người điếc,” “các lãnh vực y tế về bệnh điếc,” và “các kinh nghiệm của thế giới những người điếc.”
Trong số những tham dự viên sẽ có sự hiện diện của các Hồng Y Javier Lozano Barragan và Fiorenzo Angelini, cả hai là chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng được thành lập gần được 25 năm, là ban tổ chức, Đức Cha Patrick A. Kelly, tổng giám mục Liverpool và chủ tịch Quỹ Công Giáo Quốc Tế Phục Vụ cho Người Điếc, Ông Terry O'Meara, giám đốc, Ông Silvio P. Mariotti, chuyên viên của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, và Cha Cyril Axelrod, một linh mục điếc và mù.
Top Stories
Macao: les catholiques dénoncent l’augmentation de la corruption chez les fonctionnaires
Eglises d'Asie
09:55 17/11/2009
Macao: les catholiques dénoncent l’augmentation de la corruption chez les fonctionnaires
Une enquête de l’Institut catholique interuniversitaire de Macao (IIUM) révèle que près d’un tiers des personnes interrogées estiment que la corruption a considérablement augmenté au cours des dix dernières années à Macao. C’est le principal sujet d’inquiétude parmi les quinze thèmes proposés par le sondage, lequel a pour but d’évaluer la qualité de vie des habitants de Macao. En deuxième position arrive le taux de chômage, que 26 % des personnes sondées disent être le problème le plus important qu’elles ont à affronter depuis dix ans.
Après publication de cette enquête, Mgr Jose Lai Hung-seng, évêque du diocèse catholique de Macao (1), a déclaré à l’agence Ucanews qu’il envisageait de contacter les hauts fonctionnaires de religion catholique afin de leur communiquer ses préoccupations, soulignant que, dans le cadre de leurs fonctions, ils avaient un pouvoir de décision et d’élaboration de la politique gouvernementale. Il a ajouté qu’il voulait également que, dans les paroisses, les classes de catéchisme et les écoles catholiques, soit renforcé l’enseignement de la doctrine sociale de l’Eglise.
Cette enquête a été rendue publique alors qu’ont éclaté ces derniers mois de nombreux scandales liés à la corruption et touchant des personnalités du gouvernement et de la fonction publique. En avril dernier, par exemple, l’ancien secrétaire d’Etat aux transports, Ao Man-long, a été condamné à 27 ans d’emprisonnement pour avoir accepté des pots-de-vin d’un montant de 804 millions de patacas (68 millions d’euros) alors qu’il était en poste.
Les médias ont également rapporté d’autres affaires dont bon nombre concernent des fonctionnaires du gouvernement qui auraient, ces dernières années, spolié le Trésor public en transférant à des intérêts privés des profits qui auraient dû revenir à l’Etat. Ces affaires sont pour la plupart liées à des commandes publiques ou à des ventes de terrains.
Dans son édition du 8 novembre 2009, l’Observatorio De Macau, un hebdomadaire publié par l’Association des catholiques laïcs de Macao, a révélé ainsi une transaction immobilière de nature frauduleuse. En octobre dernier, un terrain de 442 200 m², sur l’île de Taipa, a été cédé, lors d’une vente de gré à gré, à une filiale d’un groupe gestionnaire de casinos pour 2,92 milliards de patacas (255,5 millions d’euros), sans passer par la procédure habituelle de mise en vente publique. A titre de comparaison, l’hebdomadaire signalait que deux parcelles du terrain, ne faisant que 4 700 m² et situées dans les parties les moins prisées de l’île, avaient été vendues, l’an dernier, pour un total de 1,41 milliards de patacas (85 millions d’euros).
Le 12 novembre dernier, Paul Chan Wai-chi, directeur de l’hebdomadaire mais également membre du Parlement local, a présenté une motion, appuyé par d’autres législateurs, afin que soit étudiée cette affaire qui prête à controverse. La motion a été rejetée. Loin de se décourager, le directeur de l’Observatorio De Macau prévoit d’organiser une grande manifestation pour dénoncer la corruption le 20 décembre prochain, date du 10e anniversaire de la rétrocession de Macao à la République populaire de Chine (3).
(1) Le territoire de Macao (28 km², 460 000 habitants) ne forme qu’un seul diocèse. Selon les statistiques de l’Eglise catholique, il comptait 18 122 catholiques en 2004, soit 4,1 % de la population de la RAS, bouddhiste dans sa grande majorité.
(2) Ucanews, 17 novembre 2009.
(3) Macao a été rétrocédée à la République populaire de Chine par le Portugal en 1999. Région administrative spéciale (RAS), elle bénéficie, comme Hongkong, d’un régime spécial lui garantissant le maintien du système et du mode de vie antérieurs à la rétrocession pour une période de 50 ans.
Une enquête de l’Institut catholique interuniversitaire de Macao (IIUM) révèle que près d’un tiers des personnes interrogées estiment que la corruption a considérablement augmenté au cours des dix dernières années à Macao. C’est le principal sujet d’inquiétude parmi les quinze thèmes proposés par le sondage, lequel a pour but d’évaluer la qualité de vie des habitants de Macao. En deuxième position arrive le taux de chômage, que 26 % des personnes sondées disent être le problème le plus important qu’elles ont à affronter depuis dix ans.
Après publication de cette enquête, Mgr Jose Lai Hung-seng, évêque du diocèse catholique de Macao (1), a déclaré à l’agence Ucanews qu’il envisageait de contacter les hauts fonctionnaires de religion catholique afin de leur communiquer ses préoccupations, soulignant que, dans le cadre de leurs fonctions, ils avaient un pouvoir de décision et d’élaboration de la politique gouvernementale. Il a ajouté qu’il voulait également que, dans les paroisses, les classes de catéchisme et les écoles catholiques, soit renforcé l’enseignement de la doctrine sociale de l’Eglise.
Cette enquête a été rendue publique alors qu’ont éclaté ces derniers mois de nombreux scandales liés à la corruption et touchant des personnalités du gouvernement et de la fonction publique. En avril dernier, par exemple, l’ancien secrétaire d’Etat aux transports, Ao Man-long, a été condamné à 27 ans d’emprisonnement pour avoir accepté des pots-de-vin d’un montant de 804 millions de patacas (68 millions d’euros) alors qu’il était en poste.
Les médias ont également rapporté d’autres affaires dont bon nombre concernent des fonctionnaires du gouvernement qui auraient, ces dernières années, spolié le Trésor public en transférant à des intérêts privés des profits qui auraient dû revenir à l’Etat. Ces affaires sont pour la plupart liées à des commandes publiques ou à des ventes de terrains.
Dans son édition du 8 novembre 2009, l’Observatorio De Macau, un hebdomadaire publié par l’Association des catholiques laïcs de Macao, a révélé ainsi une transaction immobilière de nature frauduleuse. En octobre dernier, un terrain de 442 200 m², sur l’île de Taipa, a été cédé, lors d’une vente de gré à gré, à une filiale d’un groupe gestionnaire de casinos pour 2,92 milliards de patacas (255,5 millions d’euros), sans passer par la procédure habituelle de mise en vente publique. A titre de comparaison, l’hebdomadaire signalait que deux parcelles du terrain, ne faisant que 4 700 m² et situées dans les parties les moins prisées de l’île, avaient été vendues, l’an dernier, pour un total de 1,41 milliards de patacas (85 millions d’euros).
Le 12 novembre dernier, Paul Chan Wai-chi, directeur de l’hebdomadaire mais également membre du Parlement local, a présenté une motion, appuyé par d’autres législateurs, afin que soit étudiée cette affaire qui prête à controverse. La motion a été rejetée. Loin de se décourager, le directeur de l’Observatorio De Macau prévoit d’organiser une grande manifestation pour dénoncer la corruption le 20 décembre prochain, date du 10e anniversaire de la rétrocession de Macao à la République populaire de Chine (3).
(1) Le territoire de Macao (28 km², 460 000 habitants) ne forme qu’un seul diocèse. Selon les statistiques de l’Eglise catholique, il comptait 18 122 catholiques en 2004, soit 4,1 % de la population de la RAS, bouddhiste dans sa grande majorité.
(2) Ucanews, 17 novembre 2009.
(3) Macao a été rétrocédée à la République populaire de Chine par le Portugal en 1999. Région administrative spéciale (RAS), elle bénéficie, comme Hongkong, d’un régime spécial lui garantissant le maintien du système et du mode de vie antérieurs à la rétrocession pour une période de 50 ans.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư mục vụ của TGM Kontum
TGM Kontum
09:58 17/11/2009
Toà Giám mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 118/VT/’09/Tgmkt
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 2009
Kontum, ngày 14 tháng 11 năm 2009
Kính gởi: Quý Thầy Cô Công Giáo trong Gia đình Giáo phận Kontum
Nhân ngày nhà giáo, tôi xin gởi tới Quý Thầy Cô lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu, “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Tôi xin chia sẻ với quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô với các con em học sinh sinh viên trong Giáo phận chút tâm tình.
Với tư cách người mục tử Giáo phận, tôi xin thay mặt gia đình Giáo phận, cám ơn quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô, cám ơn tất cả những vị đã, đang truyền đạt cái chữ, cái nghĩa cho con em trong Giáo phận. Tôi rất say mê Thiên Chức nhà giáo. Lòng say mê này lại càng “tha thiết, mãnh liệt hơn” trong hoàn cảnh giáo dục hôm nay, một nền giáo dục tuy có nhiều phát triển nhưng lại có quá “nhiều vấn đề đáng tiếc”. Có người gọi đây là một nền giáo dục “khập khiễng”. Báo đài đã có nhiều phản ánh và phân tích. Đâu là lý do sâu xa? Tại sao nhiều thành phần ưu tú trong nước không được tham gia vào lãnh vực trọng đại đang gặp nhiều khó khăn chồng chất này, trong khi người nước ngoài, kể cả những người thuộc hàng ngũ được gọi là “thù nghịch của Đất Nước” lại được mở trường thoải mái, với cả hệ thống tiếng mẹ đẻ “hình như” được xếp xuống hàng thứ yếu? Phải chăng “Tôn Giáo vẫn còn được coi là thuốc phiện ru ngủ người dân?” Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì? Rất tiếc, nhưng vẫn hy vọng mai đây vấn đề sẽ được thấy rõ hay đúng hơn sẽ được nhiều người vượt lên cái sợ tôn giáo kia để cánh cửa giáo dục sớm được mở rộng hơn.
Để phần nào bù đắp “cái chỗ lấn cấn đó”, người đời trông chờ vào cái Tài cái Đức của các Nhà giáo nói chung và của Nhà giáo có niềm tin tôn giáo nói riêng.
Nhà giáo cao cả lắm! Nghề giáo quan trọng lắm! Dân Việt ta trọng việc học của con em và rất quý mến Thầy Cô. Chả thế mà cha ông chúng ta đặt các thầy cô trước cả phụ huynh chỉ sau Đức vua. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”: một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy! Nếu người ta nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, sao lại không thể nói “Nhà giáo hôm nay, Nhà Nước ngày mai”. Nhà giáo là những kỹ sư, những kiến trúc sư “xây dựng” con người công dân, các nhà lãnh đạo đất nước ngày mai. Nhà giáo có niềm tin tôn giáo như chúng ta lại càng cao quý và quan trọng đến thế nào cho đất nước! Xã hội có rất nhiều nhà giáo ưu tú, tài ba nhưng không phải tất cả đều có được cái lòng, cái tầm nhìn xuyên suốt vượt cả cái “cõi trần gian” như những nhà giáo có niềm tin tôn giáo. Với niềm tin một Thiên Chúa là Cha mọi người, nhà giáo Công giáo đến với các học sinh, với các sinh viên như thể đến với Chúa và phục vụ Chúa của mình. Nếu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đã nói với các Nữ Tử Bác Ái “Người nghèo là Bà Chúa của các con”, chúng ta cũng có thể nói “Học sinh, sinh viên là Bà Chúa của các thầy cô”.
Quý Thầy Cô thân mến,
Hãy nhớ mình là nhà giáo có niềm tin tôn giáo! Hãy ý thức bản chất nhà giáo của người có niềm tin là “được sai đi loan báo Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Bình An” cho mọi người, cách riêng ở đây là cho học sinh, sinh viên cũng như cho các đồng nghiệp của mình (x. Mt 28). Đây là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh truyền đạo của người môn đệ Chúa Kitô. Truyền đạo bằng chính “cách sống, cách hành nghề nhà giáo của mình” với trọn vẹn con tim và khối óc như Chúa Giêsu đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,35) hoặc “Chính anh em là muối cho đời… để thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-15).
Mỗi thầy cô là một nhà truyền giáo, một vị thừa sai. Ở đây không hiểu như người đời có nghĩa là một “cán bộ tuyền truyền” hay “một người đi chiêu mộ tín đồ” mà là một nhà giáo mẫu mực, đạo đức, tận tụy với nghề, với học sinh, sinh viên. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là sống nghề và yêu nghề nhà giáo “với hết lòng, hết sức, hết linh hồn cùng hết trí khôn của mình.” (Mt 22, 34-40).
Quý Thầy Cô thân mến,
Ngày nhà giáo năm nay trùng dịp Giáo Hội Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 - mừng 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo phận Tông Toà và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Chúng ta chào mừng và sống Năm Thánh bằng trọn vẹn khối óc và con tim của nhà giáo đạo đức, tận tuỵ. Hy vọng đây cũng là dịp Nhà Nước Việt Nam sẽ xét lại chính sách “quản lý” các cơ sở giáo dục của các tổ chức Tôn Giáo cũng như tư nhân, cùng thực thi rộng rãi và đúng nghĩa chính sách “Xã Hội Hoá Nền Giáo Dục” ngõ hầu mọi người dân đều có cơ hội tích cực góp phần vào nền giáo dục đang “có nhiều vấn đề” như hiện nay.
Nguyện xin cho ý Chúa nên trọn nơi mỗi chúng ta.
Hiệp thông cùng tất cả quý Thầy cô, các học sinh, sinh viên và phụ huynh trong Giáo phận dâng lời tạ ơn Chúa cùng với lời cầu chúc thiết tha. Cầu chúc cho quý Thầy Cô chan hoà Ơn Trời để chu toàn Thiên Chức của mình thật tốt đẹp. Cầu chúc cho các em học sinh, sinh viên luôn là niềm vui, là niềm hạnh phúc cho quý Thầy Cô, cho gia đình và cho toàn Xã Hội.
Hiệp Thông
(đã ký và đóng dấu)
Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 118/VT/’09/Tgmkt
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 2009
Kontum, ngày 14 tháng 11 năm 2009
Kính gởi: Quý Thầy Cô Công Giáo trong Gia đình Giáo phận Kontum
Nhân ngày nhà giáo, tôi xin gởi tới Quý Thầy Cô lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu, “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Tôi xin chia sẻ với quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô với các con em học sinh sinh viên trong Giáo phận chút tâm tình.
Với tư cách người mục tử Giáo phận, tôi xin thay mặt gia đình Giáo phận, cám ơn quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô, cám ơn tất cả những vị đã, đang truyền đạt cái chữ, cái nghĩa cho con em trong Giáo phận. Tôi rất say mê Thiên Chức nhà giáo. Lòng say mê này lại càng “tha thiết, mãnh liệt hơn” trong hoàn cảnh giáo dục hôm nay, một nền giáo dục tuy có nhiều phát triển nhưng lại có quá “nhiều vấn đề đáng tiếc”. Có người gọi đây là một nền giáo dục “khập khiễng”. Báo đài đã có nhiều phản ánh và phân tích. Đâu là lý do sâu xa? Tại sao nhiều thành phần ưu tú trong nước không được tham gia vào lãnh vực trọng đại đang gặp nhiều khó khăn chồng chất này, trong khi người nước ngoài, kể cả những người thuộc hàng ngũ được gọi là “thù nghịch của Đất Nước” lại được mở trường thoải mái, với cả hệ thống tiếng mẹ đẻ “hình như” được xếp xuống hàng thứ yếu? Phải chăng “Tôn Giáo vẫn còn được coi là thuốc phiện ru ngủ người dân?” Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì? Rất tiếc, nhưng vẫn hy vọng mai đây vấn đề sẽ được thấy rõ hay đúng hơn sẽ được nhiều người vượt lên cái sợ tôn giáo kia để cánh cửa giáo dục sớm được mở rộng hơn.
Để phần nào bù đắp “cái chỗ lấn cấn đó”, người đời trông chờ vào cái Tài cái Đức của các Nhà giáo nói chung và của Nhà giáo có niềm tin tôn giáo nói riêng.
Nhà giáo cao cả lắm! Nghề giáo quan trọng lắm! Dân Việt ta trọng việc học của con em và rất quý mến Thầy Cô. Chả thế mà cha ông chúng ta đặt các thầy cô trước cả phụ huynh chỉ sau Đức vua. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”: một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy! Nếu người ta nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, sao lại không thể nói “Nhà giáo hôm nay, Nhà Nước ngày mai”. Nhà giáo là những kỹ sư, những kiến trúc sư “xây dựng” con người công dân, các nhà lãnh đạo đất nước ngày mai. Nhà giáo có niềm tin tôn giáo như chúng ta lại càng cao quý và quan trọng đến thế nào cho đất nước! Xã hội có rất nhiều nhà giáo ưu tú, tài ba nhưng không phải tất cả đều có được cái lòng, cái tầm nhìn xuyên suốt vượt cả cái “cõi trần gian” như những nhà giáo có niềm tin tôn giáo. Với niềm tin một Thiên Chúa là Cha mọi người, nhà giáo Công giáo đến với các học sinh, với các sinh viên như thể đến với Chúa và phục vụ Chúa của mình. Nếu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đã nói với các Nữ Tử Bác Ái “Người nghèo là Bà Chúa của các con”, chúng ta cũng có thể nói “Học sinh, sinh viên là Bà Chúa của các thầy cô”.
Quý Thầy Cô thân mến,
Hãy nhớ mình là nhà giáo có niềm tin tôn giáo! Hãy ý thức bản chất nhà giáo của người có niềm tin là “được sai đi loan báo Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Bình An” cho mọi người, cách riêng ở đây là cho học sinh, sinh viên cũng như cho các đồng nghiệp của mình (x. Mt 28). Đây là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh truyền đạo của người môn đệ Chúa Kitô. Truyền đạo bằng chính “cách sống, cách hành nghề nhà giáo của mình” với trọn vẹn con tim và khối óc như Chúa Giêsu đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,35) hoặc “Chính anh em là muối cho đời… để thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-15).
Mỗi thầy cô là một nhà truyền giáo, một vị thừa sai. Ở đây không hiểu như người đời có nghĩa là một “cán bộ tuyền truyền” hay “một người đi chiêu mộ tín đồ” mà là một nhà giáo mẫu mực, đạo đức, tận tụy với nghề, với học sinh, sinh viên. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là sống nghề và yêu nghề nhà giáo “với hết lòng, hết sức, hết linh hồn cùng hết trí khôn của mình.” (Mt 22, 34-40).
Quý Thầy Cô thân mến,
Ngày nhà giáo năm nay trùng dịp Giáo Hội Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 - mừng 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo phận Tông Toà và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Chúng ta chào mừng và sống Năm Thánh bằng trọn vẹn khối óc và con tim của nhà giáo đạo đức, tận tuỵ. Hy vọng đây cũng là dịp Nhà Nước Việt Nam sẽ xét lại chính sách “quản lý” các cơ sở giáo dục của các tổ chức Tôn Giáo cũng như tư nhân, cùng thực thi rộng rãi và đúng nghĩa chính sách “Xã Hội Hoá Nền Giáo Dục” ngõ hầu mọi người dân đều có cơ hội tích cực góp phần vào nền giáo dục đang “có nhiều vấn đề” như hiện nay.
Nguyện xin cho ý Chúa nên trọn nơi mỗi chúng ta.
Hiệp thông cùng tất cả quý Thầy cô, các học sinh, sinh viên và phụ huynh trong Giáo phận dâng lời tạ ơn Chúa cùng với lời cầu chúc thiết tha. Cầu chúc cho quý Thầy Cô chan hoà Ơn Trời để chu toàn Thiên Chức của mình thật tốt đẹp. Cầu chúc cho các em học sinh, sinh viên luôn là niềm vui, là niềm hạnh phúc cho quý Thầy Cô, cho gia đình và cho toàn Xã Hội.
Hiệp Thông
(đã ký và đóng dấu)
Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Thông cáo của Cộng Đồng Công Giáo Koln-Aachen Đức Quốc
CĐCGVN Koln-Aachen
16:37 17/11/2009
Thông cáo của Cộng Đồng Công Giáo Koln- Aachen, Đức Quốc
Cộng Đoàn Liên Giáo Phận Koln-Aachen mời tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam
CĐCGVN Koln-Aachen
16:42 17/11/2009
Chương Trình diễn nguyện Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện ngày 23 tháng 11 năm 2009
TGM Hà Nội
21:42 17/11/2009
NGHI LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
Diễn tiến nghi lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 và các tiết mục trong phần diễn nguyện mừng Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện chiều và tối ngày 23 tháng 11 năm 2009.
17:00: Ổn định hàng ngũ
Các cha mặc áo alba và đeo dây stola đỏ
Các đức cha mặc rochet và mozzetta
Mọi người cầm nến cháy sáng
17:30: Rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đức cha Chủ tịch HĐGMVN chủ sự
18:30: Nghi thức khai mạc
1- Giới thiệu các vị khách quí (Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN)
2- Nghi thức đốt đuốc đức tin (GP Hải phòng)
3- Nghi thức kính nhớ tổ tiên (GP Bắc ninh )
4- Nghi thức hòa giải (GP Thanh hóa)
5- Đức H.Y Trưởng Ban tuyên bố khai mạc Năm Thánh
6- Đại diện Chính quyền chúc mừng
19:30: Canh thức diễn nguyện với chủ đề
“HẠT GIỐNG MỤC NÁT VÀ NẨY MẦM”
1. Biều diễn: 400 kèn + trống Bùi Chu, Thái Bình và 118 Sơ Phao Lô Hà Nội nến và cành thiên tuế
2. Kịch ngắn "Cha Đắc lộ đến Cửa Bạng và rao giảng"
Hạt giống tin mừng đầu tiên
Biểu diễn: Giáo Phận Thanh Hóa
3. Kịch ngắn "Hãy Vững tin"
Nhiều người tin nhận nhưng nhiều người tranh luận
Biểu diễn: Giáo phận Hải Phòng
4. Hoạt cảnh "Các Chứng nhân bị giam cầm"
Thánh Lê Bảo Tịnh
Thánh Nguyễn Khắc Cần
Thánh Nguyễn Huy Mỹ
Thánh Anna ĐÊ
Thánh Anrê Dũng Lạc
Biểu diễn: Giáo Phận Phát Diệm
5. Hoạt cảnh "Giờ Trảm Quyết" - Dân Ca Nghệ tĩnh
Các chứng nhân bị hành hình
Biểu diễn: Giáo Phận Vinh
6. Ca kịch: Mẹ La Vang
Biểu diễn: Giáo phận Bùi Chu
7. Ca cảnh "10 cô trinh nữ" - Quan họ Bắc Ninh
Biểu diễn: Giáo phận Bắc Ninh
8. Hát múa "Đẹp thay"
Biểu diễn: Giáo phận Hưng Hóa
9. Chèo " Đức Mẹ thăm Viếng"
Biểu diễn: Giáo phận Thái Bình
10. Vũ khúc hân hoan
Biểu diễn: Giáo Phận Cao Bằng Lạng Sơn
(50 giáo dân trong trang phục Tày - Nùng, múa và hát)
11. Giáo Hội nở Hoa
Biểu diễn: Dòng Phaolô Hà Nội
Đốt nến, cầm lá thiên tuế
12. Đức Tổng phát biểu hoặc đọc lời nguyện cùng toàn thể giáo dân. Thả chim bồ câu hoặc Bóng bay, ghi lời tạ ơn bằng lân tinh
13. Đội trống kèn Thái Bình - Bùi Chu cùng 2000 diễn viên cùng có mặt trên sân khấu - Pháo hoa
Thả 130.000 lời Chúa và lời thánh tử đạo xuống giáo dân
14. Nhạc ra về.
Diễn tiến nghi lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 và các tiết mục trong phần diễn nguyện mừng Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện chiều và tối ngày 23 tháng 11 năm 2009.
17:00: Ổn định hàng ngũ
Các cha mặc áo alba và đeo dây stola đỏ
Các đức cha mặc rochet và mozzetta
Mọi người cầm nến cháy sáng
17:30: Rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đức cha Chủ tịch HĐGMVN chủ sự
18:30: Nghi thức khai mạc
1- Giới thiệu các vị khách quí (Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN)
2- Nghi thức đốt đuốc đức tin (GP Hải phòng)
3- Nghi thức kính nhớ tổ tiên (GP Bắc ninh )
4- Nghi thức hòa giải (GP Thanh hóa)
5- Đức H.Y Trưởng Ban tuyên bố khai mạc Năm Thánh
6- Đại diện Chính quyền chúc mừng
19:30: Canh thức diễn nguyện với chủ đề
“HẠT GIỐNG MỤC NÁT VÀ NẨY MẦM”
1. Biều diễn: 400 kèn + trống Bùi Chu, Thái Bình và 118 Sơ Phao Lô Hà Nội nến và cành thiên tuế
2. Kịch ngắn "Cha Đắc lộ đến Cửa Bạng và rao giảng"
Hạt giống tin mừng đầu tiên
Biểu diễn: Giáo Phận Thanh Hóa
3. Kịch ngắn "Hãy Vững tin"
Nhiều người tin nhận nhưng nhiều người tranh luận
Biểu diễn: Giáo phận Hải Phòng
4. Hoạt cảnh "Các Chứng nhân bị giam cầm"
Thánh Lê Bảo Tịnh
Thánh Nguyễn Khắc Cần
Thánh Nguyễn Huy Mỹ
Thánh Anna ĐÊ
Thánh Anrê Dũng Lạc
Biểu diễn: Giáo Phận Phát Diệm
5. Hoạt cảnh "Giờ Trảm Quyết" - Dân Ca Nghệ tĩnh
Các chứng nhân bị hành hình
Biểu diễn: Giáo Phận Vinh
6. Ca kịch: Mẹ La Vang
Biểu diễn: Giáo phận Bùi Chu
7. Ca cảnh "10 cô trinh nữ" - Quan họ Bắc Ninh
Biểu diễn: Giáo phận Bắc Ninh
8. Hát múa "Đẹp thay"
Biểu diễn: Giáo phận Hưng Hóa
9. Chèo " Đức Mẹ thăm Viếng"
Biểu diễn: Giáo phận Thái Bình
10. Vũ khúc hân hoan
Biểu diễn: Giáo Phận Cao Bằng Lạng Sơn
(50 giáo dân trong trang phục Tày - Nùng, múa và hát)
11. Giáo Hội nở Hoa
Biểu diễn: Dòng Phaolô Hà Nội
Đốt nến, cầm lá thiên tuế
12. Đức Tổng phát biểu hoặc đọc lời nguyện cùng toàn thể giáo dân. Thả chim bồ câu hoặc Bóng bay, ghi lời tạ ơn bằng lân tinh
13. Đội trống kèn Thái Bình - Bùi Chu cùng 2000 diễn viên cùng có mặt trên sân khấu - Pháo hoa
Thả 130.000 lời Chúa và lời thánh tử đạo xuống giáo dân
14. Nhạc ra về.
Cộng Đồng Công giáo Việt Nam tại Seattle Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Nguyễn An Quý
22:04 17/11/2009
Cộng Đồng Công giáo Việt Nam tại Seattle Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Seattle, Nhà thờ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle vào những ngày cuối tuần, thường có các Thánh lễ được cử hành lúc 6 giờ chiều thứ bảy, ngày Chúa nhựt có các Thánh lễ lúc 8 giờ, 9 giờ 30, 11 giờ 30, và 5 giờ chiều.
Chiều thứ bảy 14 tháng 11, Thánh lễ lúc 6 giờ, Cộng Đoàn dâng lễ đã cùng với Giáo hội Việt nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt mừng ngày Lễ Quan Thầy của Cộng Đồng Công giáo Việt nam tại Seattle.
Xem hình bấm vào đây
Được biết trong tất cả các Thánh lễ cuối tuần này đều được cử hành một cách trọng thể Mừng Kính Các Thánh tử Đạo Việt Nam, cao điểm là Thánh lễ lúc 11 giờ 30 ngày Chúa nhựt 15-11-2009.
Ngôi Thánh Đường hôm nay được trang hoàng với cảnh trí trang nghiêm. Bước vào nhà thờ, người ta thấy ngay trên Cung Thánh, dưới chân Thập Tự Giá, một biểu tượng vô cùng thiêng liêng mang dấu ấn về những chứng tích anh hùng của các Vị Tử Đạo tại quê hương Việt nam. Đó là hình ảnh một Logo mang khung ảnh 117 vị tử đạo, được thiết kế với một hình dáng rất Việt nam. Trên đầu là câu: “Kính Mừng Các Thánh tử Đạo Việt Nam “ và hai bên có ghi:
“Hy Sinh mạng sống vì Danh Chúa- Đổ máu ươm hạt giống đức tin”.
Trong mỗi Thánh lễ cuối tuần này đều bắt đầu bằng buổi chiếu Slide show để nói lên ý nghĩa về chứng tích anh hùng của các vị Tử Đaọ Việt nam. Những hình ảnh tiêu biểu về các vị Tử đạo được chiếu lên trên tường với lời diễn nguyện, đã đưa toàn thể Cộng Đoàn dâng lễ có những phút giây suy niệm về những trang sử vẻ vang mà các vị tiền nhân, qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam đã đổ máu đào để gieo vải, hay ươm hạt giống đức tin, và nhờ đó người Công giáo Việt Nam hôm nay được sống và sống dồi dào với đức tin vững vàng, từ trong nước chịu đựng biết bao đàn áp, bách hại, đến hải ngoại với những quyến rũ vật chất. Xin trích một đoạn mở đầu của phần diễn nguyện:
” Hôm nay ngày lễ Bổn mạng, Cộng Đồng chúng ta long trọng Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh vào ngày 19-6-1988.
“117 Vị Thánh Tử Đạo Việt nam là cả một kho tàng châu báu của dân tộc Việt nam, là tinh hoa của ơn Cứu Độ mà máu đào của các ngài đã đổ ra gần 3 thế kỷ, đã được gieo vải khắp giang sơn đất nước Việt nam để tạo nên một trang sử bi hùng của Giáo hội Việt Nam.
“117 vị Tử đạo là 117 chứng tích lịch sử oai hùng riêng biệt, không vị nào giống vị nào, ngoại trừ một điểm chung là tất cả các ngài đã chết oanh liệt để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu Kitô…”
Phần diễn nguyện kết thúc, ca đoàn cùng xướng lên bài Khải Hoàn Ca với giọng hát trầm bổng làm cho buổi lễ thêm phần long trọng với tiếng hát được vang lên: “Đồng thanh ta hát vang lừng. Bao Đấng anh hùng, nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời.. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin. Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng…”
Nơi đất khách quê ngưòi, chắc chắn mọi người cũng như người viết đều hướng lòng về quê nhà với niềm ước mơ: “Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng”.
Linh mục Phêrô Hoàng Phượng, vị Quản nhiệm Cộng Đồng, Chủ Tế Thánh lễ chiều thứ bảy hôm nay, trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Phượng đã nhắc lại biến cố trọng đại mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo tại Việt nam vào ngày 19 tháng 6 năm 1988. Cha Phượng nói:” Trong niềm hân hoan đó cùng với Giáo Hội Việt nam, Cộng Đồng chúng ta đã chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Quan Thầy của Cộng Đồng. Thánh Đường này cũng đã được Thánh Hiến vào ngày 10 tháng 7 năm 1988, đây là một biến cố quan trọng đối với người Cộng Đồng chúng ta, là những người Giáo dân Việt Nam khi sống nơi đất khách quê người. Chúng ta phải hảnh diện và tự hào là hậu duệ của các Thánh tử đạo Việt nam, xin cho mọi người luôn sống xứng đáng là hậu duệ của các ngài…”
Thật vậy, chỉ sau 21 ngày khi 117 vị Tử vì Đạo tại Việt Nam được phong Hiển Thánh, thì tại Seattle, ngôi Thánh đường mang tên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được Thánh hiến vào ngày 10 tháng 7 năm 1988. Đây là ước vọng của những người Giáo dân Việt Nam, khi họ mới gặp nhau từ ngày bỏ nước ra đi năm 1975,và đã tìm về với nhau nơi xứ lạ quê người. Tất cả đã cùng nhau quyết tâm xây dựng Cộng đồng Đức tin Công giáo mang truyền thống văn hoá Việt Nam. Người người nổ lực, nhà nhà nổ lực, tất cả đã cùng nhau dồn mọi nổ lực để đóng góp công sức, tiền của nên đã xây dựng được ngôi thánh đường mang tên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngôi Thánh đường tuy không to lớn mấy, nhưng nơi đây là sức sống của một Cộng Đồng Đức tin hoàn toàn Việt Nam.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 10, mọi người ra về trong niềm hân hoan và ấp ủ những ước mơ khi hướng về quê nhà như bài Khải Hoàn Ca mà Ca Đoàn Cung chiều đã hát vào đầu Thánh lễ: “Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng “.
Seattle, Nhà thờ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle vào những ngày cuối tuần, thường có các Thánh lễ được cử hành lúc 6 giờ chiều thứ bảy, ngày Chúa nhựt có các Thánh lễ lúc 8 giờ, 9 giờ 30, 11 giờ 30, và 5 giờ chiều.
Chiều thứ bảy 14 tháng 11, Thánh lễ lúc 6 giờ, Cộng Đoàn dâng lễ đã cùng với Giáo hội Việt nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt mừng ngày Lễ Quan Thầy của Cộng Đồng Công giáo Việt nam tại Seattle.
Xem hình bấm vào đây
Được biết trong tất cả các Thánh lễ cuối tuần này đều được cử hành một cách trọng thể Mừng Kính Các Thánh tử Đạo Việt Nam, cao điểm là Thánh lễ lúc 11 giờ 30 ngày Chúa nhựt 15-11-2009.
Ngôi Thánh Đường hôm nay được trang hoàng với cảnh trí trang nghiêm. Bước vào nhà thờ, người ta thấy ngay trên Cung Thánh, dưới chân Thập Tự Giá, một biểu tượng vô cùng thiêng liêng mang dấu ấn về những chứng tích anh hùng của các Vị Tử Đạo tại quê hương Việt nam. Đó là hình ảnh một Logo mang khung ảnh 117 vị tử đạo, được thiết kế với một hình dáng rất Việt nam. Trên đầu là câu: “Kính Mừng Các Thánh tử Đạo Việt Nam “ và hai bên có ghi:
“Hy Sinh mạng sống vì Danh Chúa- Đổ máu ươm hạt giống đức tin”.
Trong mỗi Thánh lễ cuối tuần này đều bắt đầu bằng buổi chiếu Slide show để nói lên ý nghĩa về chứng tích anh hùng của các vị Tử Đaọ Việt nam. Những hình ảnh tiêu biểu về các vị Tử đạo được chiếu lên trên tường với lời diễn nguyện, đã đưa toàn thể Cộng Đoàn dâng lễ có những phút giây suy niệm về những trang sử vẻ vang mà các vị tiền nhân, qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam đã đổ máu đào để gieo vải, hay ươm hạt giống đức tin, và nhờ đó người Công giáo Việt Nam hôm nay được sống và sống dồi dào với đức tin vững vàng, từ trong nước chịu đựng biết bao đàn áp, bách hại, đến hải ngoại với những quyến rũ vật chất. Xin trích một đoạn mở đầu của phần diễn nguyện:
” Hôm nay ngày lễ Bổn mạng, Cộng Đồng chúng ta long trọng Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh vào ngày 19-6-1988.
“117 Vị Thánh Tử Đạo Việt nam là cả một kho tàng châu báu của dân tộc Việt nam, là tinh hoa của ơn Cứu Độ mà máu đào của các ngài đã đổ ra gần 3 thế kỷ, đã được gieo vải khắp giang sơn đất nước Việt nam để tạo nên một trang sử bi hùng của Giáo hội Việt Nam.
“117 vị Tử đạo là 117 chứng tích lịch sử oai hùng riêng biệt, không vị nào giống vị nào, ngoại trừ một điểm chung là tất cả các ngài đã chết oanh liệt để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu Kitô…”
Phần diễn nguyện kết thúc, ca đoàn cùng xướng lên bài Khải Hoàn Ca với giọng hát trầm bổng làm cho buổi lễ thêm phần long trọng với tiếng hát được vang lên: “Đồng thanh ta hát vang lừng. Bao Đấng anh hùng, nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời.. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin. Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng…”
Nơi đất khách quê ngưòi, chắc chắn mọi người cũng như người viết đều hướng lòng về quê nhà với niềm ước mơ: “Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng”.
Linh mục Phêrô Hoàng Phượng, vị Quản nhiệm Cộng Đồng, Chủ Tế Thánh lễ chiều thứ bảy hôm nay, trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Phượng đã nhắc lại biến cố trọng đại mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo tại Việt nam vào ngày 19 tháng 6 năm 1988. Cha Phượng nói:” Trong niềm hân hoan đó cùng với Giáo Hội Việt nam, Cộng Đồng chúng ta đã chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Quan Thầy của Cộng Đồng. Thánh Đường này cũng đã được Thánh Hiến vào ngày 10 tháng 7 năm 1988, đây là một biến cố quan trọng đối với người Cộng Đồng chúng ta, là những người Giáo dân Việt Nam khi sống nơi đất khách quê người. Chúng ta phải hảnh diện và tự hào là hậu duệ của các Thánh tử đạo Việt nam, xin cho mọi người luôn sống xứng đáng là hậu duệ của các ngài…”
Thật vậy, chỉ sau 21 ngày khi 117 vị Tử vì Đạo tại Việt Nam được phong Hiển Thánh, thì tại Seattle, ngôi Thánh đường mang tên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được Thánh hiến vào ngày 10 tháng 7 năm 1988. Đây là ước vọng của những người Giáo dân Việt Nam, khi họ mới gặp nhau từ ngày bỏ nước ra đi năm 1975,và đã tìm về với nhau nơi xứ lạ quê người. Tất cả đã cùng nhau quyết tâm xây dựng Cộng đồng Đức tin Công giáo mang truyền thống văn hoá Việt Nam. Người người nổ lực, nhà nhà nổ lực, tất cả đã cùng nhau dồn mọi nổ lực để đóng góp công sức, tiền của nên đã xây dựng được ngôi thánh đường mang tên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngôi Thánh đường tuy không to lớn mấy, nhưng nơi đây là sức sống của một Cộng Đồng Đức tin hoàn toàn Việt Nam.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 10, mọi người ra về trong niềm hân hoan và ấp ủ những ước mơ khi hướng về quê nhà như bài Khải Hoàn Ca mà Ca Đoàn Cung chiều đã hát vào đầu Thánh lễ: “Cho quê hương thoát cơn đau thương tới ngày bình an tươi sáng “.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh mục Nguyễn Văn Lý phải nhập viện
BBC
08:39 17/11/2009
Linh mục Nguyễn Văn Lý phải nhập viện
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị đột quỵ hai lần trong năm nay
Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý phải nhập viện sau khi liệt nửa người vì tai biến mạch máu não lần thứ hai trong năm.
Thông tấn xã Pháp AFP trích lời người đại diện cho ông Lý tại nước ngoài nói sức khỏe của ông đang xấu đi trầm trọng.
B̀a Maran Turner cũng lên tiếng yêu cầu nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho vị linh mục, người hiện đang thực hiện án tù tám năm từ 2007.
Bà Turner cho biết ông Lý đã ngã quỵ khi đang cầu nguyện hôm thứ Bảy tuần trước và nay đang liệt nửa người bên phải.
AFP cũng trích lời bà nói linh mục Lý đã được chuyển tới một bệnh viện ở Hà Nội, nơi ông bị "năm hoặc sáu cảnh vệ canh gác và không được tiếp xúc với gia đình".
Bà Maran Turner được trích lời nói tỏ ra "quan ngại về sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý", năm nay 63 tuổi.
"Điều quan trọng là ông Lý phải được thả ngay lập tức để ông có thể được chăm sóc về y tế một cách thường xuyên và sống cùng người thân mà không bị hạn chế."
Bà Turner là giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now, một nhóm vận động cho tù nhân lương tâm các nước, trụ sở đặt tại Washington.
BBC chưa liên lạc được với thân nhân ông Lý để kiểm chứng độc lập nhưng ông Nguyễn Khắc Toàn, một nhà bất đồng chính kiến khác tại Hà Nội cho hay ông nhận được tin từ nhiều nguồn nói ông Lý đang được chữa trị tại bệnh viện 198 của Bộ Công an.
Đột quỵ
Có tin linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị tai biến mạch máu não lần đầu năm nay hồi tháng Bảy nhưng sau đó sức khỏe của ông đã dần hồi phục.
Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Vụ xét xử và án tù dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý đã gây phản ứng gay gắt từ một số chính trị gia Hoa Kỳ.
Đầu tháng Bảy năm nay, một nhóm 37 Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã gửi thư cho Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết yêu cầu thả linh mục Nguyễn Văn Lý "ngay lập tức và vô điều kiện".
Họ cũng tìm kiếm thêm thông tin về điều kiện sức khỏe của ông Lý.
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị xử tù ba lần, tổng cộng 14 năm, từ những năm 1970 vì theo đuổi phong trào tự do tôn giáo và dân chủ.
Năm 2001 ông bị tù sau khi kêu gọi Mỹ cân nhắc bỏ cấm vận vì các vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Sau đó ông được ân xá năm 2005 trướ ckhi bị bắt lại và bỏ tù năm 2007.
Linh mục Lý là một trong những người sáng lập khối đấu tranh dân chủ 8406.
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị đột quỵ hai lần trong năm nay
Thông tấn xã Pháp AFP trích lời người đại diện cho ông Lý tại nước ngoài nói sức khỏe của ông đang xấu đi trầm trọng.
B̀a Maran Turner cũng lên tiếng yêu cầu nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho vị linh mục, người hiện đang thực hiện án tù tám năm từ 2007.
Bà Turner cho biết ông Lý đã ngã quỵ khi đang cầu nguyện hôm thứ Bảy tuần trước và nay đang liệt nửa người bên phải.
AFP cũng trích lời bà nói linh mục Lý đã được chuyển tới một bệnh viện ở Hà Nội, nơi ông bị "năm hoặc sáu cảnh vệ canh gác và không được tiếp xúc với gia đình".
Bà Maran Turner được trích lời nói tỏ ra "quan ngại về sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lý", năm nay 63 tuổi.
"Điều quan trọng là ông Lý phải được thả ngay lập tức để ông có thể được chăm sóc về y tế một cách thường xuyên và sống cùng người thân mà không bị hạn chế."
Bà Turner là giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now, một nhóm vận động cho tù nhân lương tâm các nước, trụ sở đặt tại Washington.
BBC chưa liên lạc được với thân nhân ông Lý để kiểm chứng độc lập nhưng ông Nguyễn Khắc Toàn, một nhà bất đồng chính kiến khác tại Hà Nội cho hay ông nhận được tin từ nhiều nguồn nói ông Lý đang được chữa trị tại bệnh viện 198 của Bộ Công an.
Đột quỵ
Có tin linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị tai biến mạch máu não lần đầu năm nay hồi tháng Bảy nhưng sau đó sức khỏe của ông đã dần hồi phục.
Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Vụ xét xử và án tù dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý đã gây phản ứng gay gắt từ một số chính trị gia Hoa Kỳ.
Đầu tháng Bảy năm nay, một nhóm 37 Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã gửi thư cho Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết yêu cầu thả linh mục Nguyễn Văn Lý "ngay lập tức và vô điều kiện".
Họ cũng tìm kiếm thêm thông tin về điều kiện sức khỏe của ông Lý.
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị xử tù ba lần, tổng cộng 14 năm, từ những năm 1970 vì theo đuổi phong trào tự do tôn giáo và dân chủ.
Năm 2001 ông bị tù sau khi kêu gọi Mỹ cân nhắc bỏ cấm vận vì các vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Sau đó ông được ân xá năm 2005 trướ ckhi bị bắt lại và bỏ tù năm 2007.
Linh mục Lý là một trong những người sáng lập khối đấu tranh dân chủ 8406.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Thân mẫu Lm Nguyễn Bá Kỳ qua đời
LM Nguyễn Thanh Liêm
16:50 17/11/2009
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
The Federation of Vietnamese Catholics in the USA
P.O. Box 1958, Flowery Br., Georgia 30542
PHÂN ƯU
Được tin Thân Mẫu của Linh mục Isidore Nguyễn Bá Kỳ phục vụ ở Florida, là:
Bà Cố MARIA NGUYỄN THỊ NA
Sinh năm 1922 tại Hòa Lộc, Ninh Bình, Phát Diệm.
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 3 giờ sáng thứ Sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
tại Việt Nam. Hưởng thọ 87 tuổi.
Thánh lễ An Táng được cử hành lúc 8 giờ sáng thứ Ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 tại nhà thờ Bình An, Quận 8, Sài Gòn.
Chúng con thành kính phân ưu cùng cha Kỳ và toàn thể tang quyến.
Nguyện xin Chúa là Cha nhân từ đón nhận Linh hồn Maria vào Thiên Đàng.
Thành Kính,
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
The Federation of Vietnamese Catholics in the USA
P.O. Box 1958, Flowery Br., Georgia 30542
PHÂN ƯU
Được tin Thân Mẫu của Linh mục Isidore Nguyễn Bá Kỳ phục vụ ở Florida, là:
Bà Cố MARIA NGUYỄN THỊ NA
Sinh năm 1922 tại Hòa Lộc, Ninh Bình, Phát Diệm.
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 3 giờ sáng thứ Sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
tại Việt Nam. Hưởng thọ 87 tuổi.
Thánh lễ An Táng được cử hành lúc 8 giờ sáng thứ Ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 tại nhà thờ Bình An, Quận 8, Sài Gòn.
Chúng con thành kính phân ưu cùng cha Kỳ và toàn thể tang quyến.
Nguyện xin Chúa là Cha nhân từ đón nhận Linh hồn Maria vào Thiên Đàng.
Thành Kính,
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một kiểu “thần học duy nữ” về Đức Mẹ
Vũ Văn An
18:11 17/11/2009
Chủ nghĩa tương đối, mà Đức Bênêđíctô XVI hết sức lo âu trong bài giảng thánh lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã ăn sâu vào tâm tư nhiều nhà thần học Công Giáo. Lầm tưởng về khẩu hiệu Aggiornamento của Đức Gioan XXIII, một khẩu hiệu từng khơi mào cho Công Đồng Vatican II, một số người mang mặc cảm mà gần đây có người gọi là FOMO (fear of missing out) sợ bị ra rìa, hay mất cơ hội, nên đã tìm cách đi vào đủ thứ mê hồn trận của văn hóa nặng chính trị hiện đại, từ thần học giải phóng tới thần học duy nữ. Dù theo Giáo Sư Mary Ann Glendon, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, nền thần học duy nữ hay phong trào duy nữ Kitô Giáo đã kinh qua hết hai giai đoạn bất định hình và cổ điển để bước qua giai đoạn tân duy nữ đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm (xem Phong trào duy nữ và lòng sùng kính Đức Mẹ, VietCatholic News 26-05-2009), nhưng người ta vẫn thấy có những người mệnh danh là thần học gia duy nữ tìm cách không phải đem tính nhân bản của Đức Mẹ đến chỗ tuyệt mỹ có thể mà là xuống tầm càng ngang hàng với những gì tầm thường càng tốt. Họ làm thế không hẳn dựa vào thế giá Thánh Kinh và Thánh Truyền cho bằng dựa vào những nguồn thế tục, những ý thức hệ phù hợp với não trạng con người thời nay, tuy các đóng góp của họ không hòan toàn tiêu cực, nhất là những điểm họ dựa vào Thánh Kinh để tìm hiểu lịch sử tính các nhân vật đầu não. Một trong những nhà thần học ấy là Nữ tu Elizabeth A. Johnson, C.S.J., Giáo Sư Thần Học Danh Tiếng tại đại học Fordham, Bronx, Nữu Ước. Bà là tác giả các tác phẩm She Who Is: The Mystery of God in Feminist Theological Discourse (1992) và Friends of God and Prophets: A Feminist Theological Reading of the Communion of Saints (1998). Sau đây là nội dung bài diễn văn bà đọc tại Phân Khoa Luật của Đại Học trên vào ngày 2 tháng 5 năm 2000 do tạp chí America bảo trợ:
Đối với thế kỷ 21, một nền thần học có căn bản thần học vững chắc, tạo được sức sống thiêng liêng và đầy thách thức đạo đức về Đức Maria phải là một nền thần học như thế nào? Câu hỏi này khó có câu trả lời đơn giản, vì người đàn bà Do Thái sống ở thế kỷ thứ nhất tên là Maria tại Nadarét này, cũng được tôn kính là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa, vốn là người đàn bà thời danh hơn hết mọi người đàn bà trong truyền thống Kitô Giáo. Người ta gần như chới với khi khảo sát các cách thế được không biết bao nhiêu thời đại dùng để tôn vinh ngài trong hội họa, điêu khắc, ảnh tượng, kiến trúc, âm nhạc và thi ca; để tôn kính ngài bằng nhiều tước hiệu, lời kinh và lễ lạc; để giảng dạy về ngài trong các trước tác linh đạo, thần học và tín điều chính thức. Người ta thấy George Tavard quả có lý khi đặt tựa cho sách mình là “Ngàn khuôn mặt của Đức Maria Đồng Trinh” (The Thousand Faces of the Virgin Mary).
Câu trả lời càng khó khăn hơn, khi các nghiên cứu bác học gần đây chú trọng tới các hệ luận chính trị và xã hội trong các chân dung được thích ứng về ngài. Thí dụ, có những nghiên cứu nhấn mạnh tới mối tương quan hỗ tương giữa Đức Mẹ Fatima và mặt trận chống đối Nga Sô thời chiến tranh lạnh; hay mối tương quan giữa Đức Mẹ Đường 125 với cuộc chiến đấu để sống còn của các di dân Ý mới tới Nữu Ước; hay liên minh giữa Đức Bà Guadalupe và cuộc chiến đấu của Cesar Chavez đòi công lý cho các lao công di dân làm việc tại các vườn nho California. Dù một người đàn bà lịch sử lúc nào cũng tồn tại ở căn gốc của tất cả các hiện tượng trên, nhưng hình ảnh về bà thì quả hết sức linh động, khiến trí tưởng tượng của Kitô hữu mặc tình tạo ra đủ thứ biểu tượng cũng như nền thần học hết sức khác nhau liên hệ tới các nhu cầu tâm linh và xã hội.
Đến lượt chúng ta, một giáo hội đa văn hóa của thiên niên kỷ mới này, chúng ta sẽ giải thích và tôn kính ngài như thế nào? Câu trả lời ở đây chỉ là một trong muôn một câu trả lời có thể có. Thiển nghĩ, ta nên đến với Đức Maria thành Nadarét bằng nẻo đường ký ức lịch sử và hình dung ngài như một bằng hữu của Thiên Chúa và như một tiên tri trong hiệp thông các thánh. Điều này nhất quán với khuôn thước Thánh Kinh, là khuôn thước vốn mô tả câu truyện về ngài song song với câu truyện về các vị khác trong tình đồng hành với Chúa Giêsu. Nó cũng phù hợp với quyết định sáng suốt của Công Đồng Vatican II trong việc đặt giáo huấn Thánh Mẫu trong giáo huấn về Giáo Hội, chứ không đặt nó trong một văn kiện biệt lập, một động thái được các văn kiện khác của huấn quyền theo chân từ đó.
Một nền thần học coi Đức Maria như bằng hữu Thiên Chúa và như một tiên tri trong hiệp thông các thánh có mục đích đẩy cái nhìn này lên phía trước. Về phương diện biểu tượng, khai triển cái nhìn ấy là mời Đức Maria xuống khỏi bệ tôn kính trong quá khứ để cùng đứng chung với chúng ta trên mảnh đất cộng đồng ơn thánh của lịch sử. Chiếc thang giúp ngài bước xuống đất ít nhất cũng có bốn bậc.
Thành viên trong hiệp thông các thánh
Đem Đức Maria vào cộng đồng các thánh, mới nghe, xem ra có vẻ lạ tai, mặc dù tên vị thánh Maria từng được dùng đặt cho không biết bao nhiêu thánh đường và trường học. Nhưng hãy tưởng tượng xem ta muốn nói gì ở đây. Dọc dài qua các thế kỷ, nhờ Chúa Thánh Thần ban ơn cho hết mọi người từ mảnh đất này qua mảnh đất nọ, những người này đã tạo thành một đoàn ngũ đông đảo “các bằng hữu của Thiên Chúa và các tiên tri” (Khôn Ngoan 7:27); một cộng đồng những người thánh thiện cố gắng sống cuộc sống sống họ, ca tụng Thiên Chúa, thương yêu nhau và tranh đấu cho công lý và hoà bình. Đây là một đoàn ngũ không những bao quanh địa cầu về không gian mà còn trải dài cả về quá khứ lẫn tương lai trong thời gian. Nó bao gồm cả những người đã chết và nay đang ở trong vòng tay âu yếm của Thiên Chúa. Vì Đức Maria là người đàn bà Do Thái có đức tin sống trong thế kỷ thứ nhất, và vì ngài cũng đã qua đời, nên chắc chắn ngài thuộc đoàn ngũ ơn thánh này.
Một khi đã tiếp nhận ngài vào cùng một đoàn ngũ với chúng ta, thì câu hỏi được đặt ra là ta phải liên hệ với ngài ra sao. Căn cứ vào các tìm tòi nghiên cứu, người ta thấy có hai khả thể sau đây. Khả thể thứ nhất, vốn gọi là kiểu mẫu phù trợ, một kiểu mẫu nổi bật trong thánh truyền, cho thấy ta chạy đến với Đức Maria và các thánh nói chung chủ yếu để các ngài cầu bầu cho ta trước tòa Thiên Chúa. Ở đây, ta tưởng tượng ra Thiên Chúa hiện hữu như một vị vua đang oai phong cai trị mọi người, có các triều thần xếp hàng theo tầm quan trọng đi xuống. Vì ở quá xa ngai tòa, những con người nhỏ hèn như chúng ta cần những người quan trọng hơn để cầu bầu cho ta, để ta nhận được các ơn phần hồn và phần xác. Ta cần bằng hữu ở những chốn cao sang, có thể nói như thế. Và vì ngài là Mẹ của Chúa, nên Đức Maria là người bầu cử có uy hơn cả, để ta nhận được những ơn mà nếu không có ngài ta sẽ bị chối từ.
Người ta không thấy mối liên hệ phù trợ ấy trong Tân Ước cũng như các thế kỷ đầu của Kitô Giáo. Nó được khai triển vào cuối thời đế quốc Rôma do ảnh hưởng của hệ thống bảo trợ dân sự lúc Giáo Hội đã được chính thức công nhận. Trước đó, chỉ có phương thức người đang sống liên hệ với người đã chết như bạn đồng hành trong cùng một cộng đoàn của Chúa Thánh Thần. Mẫu tình đồng hành này đặt các thánh ở thiên đàng không phải giữa Thiên Chúa và những người ở trần gian nhưng song hành với anh chị em họ trong Chúa Kitô. Thư gửi Tín Hữu Do Thái coi họ như một đám mây lớn gồm nhiều chứng nhân bao quanh ta và chào mừng ta chiến thắng ( Heb. 12:1). Như Thánh Augustinô từng giảng dạy: “tôn kính các tử đạo là tôn kính các bằng hữu của Chúa Kitô” (Sermon 332.1); các ngài cũng là bằng hữu của ta vì cùng đi tìm một tình yêu như nhau.
Trong mô thức tình đồng hành ấy, chứ không phải mô thức người bảo trợ xin ơn cho khách hàng của mình, thực hành chính phải là chăm sóc các hoài niệm về người chết nhằm lên sinh lực cho các hy vọng của ta. Nền thần học về hoài niệm của Johannes Baptist Metz đã cho ta thấy sức mạnh của thực hành này, bởi vì nó đã phá tan cái nghiệt ngã của hiện trạng, gợi lên một tương lai đáng tranh đấu và những đôi chân vững tiến để hoàn thành những điều còn dở dang.
Tưởng niệm các tử đạo của El Salvador, những người gây hứng để ta hành động đòi công lý cho người nghèo và cử hành Thánh Maria Mađalêna, nhân chứng đầu hết của phục sinh, người khích lệ ta biết cổ vũ phụ nữ tham gia vào thừa tác vụ, chính là những điển hình tốt của thời hiện đại. Điều ấy không có nghĩa: ta không cần các thánh cầu nguyện cho ta nữa; nhưng lời cầu nguyện này nay diễn ra trong bối cảnh cùng nhau tham dự vào dự án Nước Trời. Khi tưởng nhớ các chứng tá đầy gian nan nguy hiểm của các ngài, ta trở thành những người hợp tác với các ngài trong hy vọng.
Giữa đám mây bao la những nhân chứng này, ta thấy có những người sống thực lời hứa của Thiên Chúa một cách đặc biệt. Khi những người này được nhận diện nhờ trực giác tâm linh của toàn thể cộng đồng, họ trở thành có ý nghĩa công cộng đối với đời sống người khác. Một người như thế chính là Đức Maria Thành Nadarét, một người đàn bà nghèo có đức tin suốt đời hợp tác với Thiên Chúa, nhất là trong công trình cứu chuộc làm mẹ Đấng Mêxia. Tuy nhiên có hai trở ngại khiến ta khó có thể lặp lại ký ức về ngài.
Không phải khuôn mặt mẫu tử của Thiên Chúa
Các học giả về lịch sử Thánh Mẫu hay có thói quen biện luận rằng Đức Maria nhập thân nhiều khía cạnh của Thiên Chúa, được biểu tượng hóa rõ rệt nhất trong hình dáng nữ tính của người mẹ. Theo lịch sử, nhiều chứng cớ đối với việc chuyển dịch hình ảnh Thiên Chúa này đã có từ buổi đầu của Kitô Giáo, lúc Mẹ Thiên Chúa thay thế nhiều tước hiệu, đền thờ, tượng ảnh và quyền lực của các nữ thần mẹ vĩ đại trong thế giới Địa Trung Hải. Việc “rửa tội” các hình ảnh ngoại giáo này là một chiến lược thành công của truyền giáo từng giúp Kitô Giáo lôi cuốn được rất nhiều người vốn quen thuộc với các thần mình nữ giới trong khi vẫn duy trì được lòng trung thành với Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Từ đó, khuynh hướng muốn chuyển dịch các phẩm tính thần minh cho Đức Maria đã luôn bám riết lấy truyền thống Thánh Mẫu. Đặc biệt trong các thời kỳ thoái hóa của thần học, ngài được mô tả như người chuyển dịch quyền lực của Thiên Chúa để làm phép lạ cho những người ngài yêu thích, chuyển dịch lòng từ nhân của Chúa Kitô để cứu vớt kẻ có tội và chuyển dịch sự hiện diện của Chúa Thánh Thần để ban ơn thân mật của Thiên Chúa. Phái tính đàn bà của ngài cũng như vai trò lịch sử làm mẹ của ngài cũng đóng một vai trò không kém quan trọng trong các khai triển ấy, vì có bà mẹ hay xót thương nào lại để cho con cái mình mặc tình đau đớn hay sa mất bao giờ? Đức Mẹ được mô tả có chức năng biểu lộ cho ta thấy tình yêu Thiên Chúa quả là gần gũi, biết quan tâm, đáng tin tưởng và quyến rũ xiết bao, điều mà người ta vốn không nhận ra khi họ quan niệm Thiên Chúa như quyền uy trong vai một quan toà lạnh lùng hay một người cha ưa thử thách.
Phân tích trên hữu ích, vì nó giúp ta hiểu một số cường điệu trong nền thần học và sùng kính Đức Mẹ. Phân tích ấy giúp ta thấy rõ: biểu tượng Thánh Mẫu đã khai triển ra các phẩm tính thần linh để bù trừ cho nền thần học quá ư tổ phụ về Thiên Chúa. Nhưng một vấn để nẩy sinh khi các nhà thần học tìm cách duy trì mãi mãi hiện trạng trên. Thí dụ, trong khảo luận về Đức Maria tựa là “Khuôn Mặt Mẫu Tử Của Thiên Chúa” (The Maternal Face of God), Leonardo Boff, nhà thần học Ba Tây đã cho rằng: Cũng như Con Thiên Chúa đã nhập thể trong Chúa Giêsu thế nào, thì Chúa Thánh Thần, ngôi nữ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng trở thành xác thân nơi Đức Maria như vậy, như thế phần nào để quân bình hóa phái tính nơi Thiên Chúa của Kitô Giáo. Điều trở ngại cho giả thuyết ấy là Đức Maria chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là thần minh hết, mà là phàm nhân hoàn toàn, bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi nào.
Như chúng ta đã tiếp nhận, truyền thống Thánh Mẫu là một nguồn phong phú cho các hình ảnh nữ tính về Thiên Chúa, như hình ảnh mẫu tử với những ấm áp dưỡng nuôi và cực lực che chở; hình ảnh yêu thương đầy cảm thương vô bờ; hình ảnh quyền lực duy trì, chữa lành và giải thoát; và hình ảnh nội tại tính mọi mặt. Các phẩm tính thần minh này được rời cư qua Đức Maria chỉ vì các thiếu sót tìm thấy trong thần học về Thiên Chúa, trong Kitô học và trong Thánh Thần học. Duy trì vĩnh viễn hiện trạng này là điều vô nghĩa về lâu về dài, vì đã dùng Đức Maria để khỏa lấp các ý niệm thiếu sót về Thiên Chúa. Đúng hơn, nên để các hình ảnh nữ tính đó trở về với nguồn cội của chúng và làm phong phú trí tưởng tượng và lòng đạo đức của ta trong mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng vốn vượt lên trên phái tính nhưng là hóa công của cả đàn ông lẫn đàn bà theo hình ảnh của Người. Patricia Fox, S.M., nhà thần học Úc, trong bài diễn văn của mình tựa là “Mẹ Nhân Từ: Một Tước Hiệu Dành Lại Cho Thiên Chúa” đã chứng minh chiến lược này, cũng như Julian thành Norwich, Đức Gioan Phaolô I và muôn vàn Kitô hữu ngày nay đang cả gan gọi tên Thiên Chúa dưới hình thức nữ phái. Hãy để Thiên Chúa có khuôn mặt nữ phái của riêng Người.
Trong khi tháo gỡ có phê phán biểu tượng Đức Maria như khuôn mặt nữ phái của Thiên Chúa, ta thấy vẫn có một cái nhìn thông sáng có thể duy trì từ khuôn mẫu méo mó này. Sự kiện lòng nhân từ và quyền lực Thiên Chúa đã được hình ảnh Đức Maria chuyên chở một cách thành công từ trước đến nay cho thấy khả năng của người đàn bà có thể đại diện được cho Thiên Chúa. Không hẳn chỉ là khuôn mặt của Đức Maria mà là khuôn mặt của mọi người đàn bà đều đã được dựng nên như là imago Dei (hình ảnh Thiên Chúa). Không phải chỉ có Đức Maria mà mọi người đàn bà, và cả đàn ông nữa, đều được mời gọi hợp tác với Đấng Khôn Ngoan Thần Thánh để nước nhân từ và công lý ngự đến. Được cất khỏi gánh nặng lịch sử làm người bổ túc cho Đấng Thần Linh tổ phụ, và trong tư cách tích cực biểu hiệu cho phẩm giá phụ nữ trước Thiên Chúa, Đức Maria được tự do đứng chung hàng với chúng ta trong hiệp thông các thánh.
Không phải người đàn bà lý tưởng
Khó khăn thứ hai từng làm Đức Maria xa cách hiệp thông các thánh, nhất là như cách phụ nữ cảm nghiệm lúc này, là chiến lược đúc ngài thành người đàn bà lý tưởng và đặt ngài làm mẫu mực cho mọi phụ nữ khác. Những người nhận phương thức này đều nhất loạt sử dụng một nền nhân học nhị nguyên vốn tách biệt nam nữ thành hai ngăn đóng kín, nâng giới tính lên hàng một nguyên lý hữu thể học mà hậu quả gần như là hai loại bản tính nhân loại khác biệt. Một đàng, bản tính nam giới trang bị cho đàn ông quyền lãnh đạo trong khu vực công vì bản tính ấy nổi bật về thông minh, quả quyết, tự lập và khả năng quyết định. Mặt khác, bản tính nữ giới thích hợp với khu vực tư: chăm sóc con cái, nội trợ và chăm sóc người yếu đuối, vì nó nổi bật về khả năng tương quan, hiền dịu, chăm bẵm, thái độ thiếu quả quyết, hiến mình phục vụ và bảo đảm phục vụ.
Nhà thần học Thụy Sĩ là Hans Urs von Balthasar theo phương thức này. Ông cho rằng trong Giáo Hội, có nguyên tắc vâng lời thánh thiện kiểu Đức Mẹ để bổ túc cho nguyên tắc cai trị theo phẩm trật kiểu Thánh Phêrô. Nguyên tắc Đức Mẹ kia ấn định rằng phụ nữ phải cởi bỏ ý riêng để vâng theo lời Thiên Chúa như đã được các nam phát ngôn viên phát biểu rõ ràng. Gương mẫu hàng đầu chính là Đức Maria tại Cana. Ngài thấy người ta thiếu rượu, nhưng thay vì tự ý giải quyết việc thiếu rượu kia theo sáng kiến riêng của mình, ngài đã làm một hành vi tự làm rỗng chính mình bằng cách chạy đến xin Chúa Giêsu giúp đỡ. Balthasar nhận định: “Là một người đàn bà, ngài đặt trái tim ngài ở chỗ nó nên ở, chứ không ở đầu óc mình” (Mary for Today, p. 74).
Người ủng hộ quan điểm này được nhiều người biết đến nhất có lẽ là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong hai tông thư Mẹ Đấng Cứu Chuộc và Phẩm Giá Phụ Nữ, ngài cho rằng giống như Đức Mẹ, mọi phụ nữ đều được qui hướng về việc trao ban tình yêu không giới hạn ngay khi tiếp nhận nó. Giống như Đức Mẹ, mọi phụ nữ đều được mời gọi làm mẹ, hoặc thể lý hoặc thiêng liêng (đồng trinh). Thực vậy, “nhìn lên Đức Mẹ, phụ nữ sẽ tìm ra bí quyết sống nữ tính của mình một cách đầy phẩm giá và thực hiện được các thành tựu của mình”. Điều ấy hàm nghĩa rằng nơi Đức Mẹ, phụ nữ thấy phản chiếu các nhân đức cao cả nhất mà họ được mời gọi thực hành, nghĩa là “toàn diện tính của tình yêu dâng hiến; sức mạnh có thể chịu đựng được những đau khổ lớn lao nhất; trung thành vô giới hạn và tận tụy với công việc không biết mệt mỏi; khả năng biết phối hợp trực giác bén nhậy với lời nói hỗ trợ và khuyến khích” (Mẹ Đấng Cứu Chuộc số 46).
Phản ứng tiêu cực của nhiều phụ nữ đối với biểu tượng Thánh Mẫu trên nẩy sinh do việc hiểu ra rằng cái lý tưởng nữ giới ấy có tác dụng làm trở ngại việc phát triển bản thân, ngăn cản việc phát triển trí hiểu có phê phán, khả năng giận giữ một cách công chính và nhiều đặc điểm khác của một nhân cách trưởng thành. Đem áp dụng vào các vai trò xã hội, việc định nghĩa nữ tính một cách cứng ngắc cũng sẽ ngăn cản phụ nữ không được hành động trong khu vực công, vì tự bản chất họ được chỉ định đảm nhiệm các vai trò nội trợ và phụ thuộc. Sống “theo nữ tính” có thể nguy hại đến cả sức khỏe và sự sống của người ta, bởi nó khắc sâu tính thụ động trong các hoàn cảnh lạm quyền và bạo hành. Các nhà thần học Mỹ Da Đen và Nam Trung Mỹ từng chỉ trích thêm rằng: quan niệm về nữ tính như trên đã được lên khuôn nhờ các đặc quyền về nòi giống và giai cấp. Chỉ những người đàn bà da trắng, trung lưu mới hưởng được các phẩm tính “nữ tính” kia, bởi họ không biết gì tới cuộc đấu tranh sinh tồn mà bao thế hệ nô lệ và di dân nghèo từng phải can dự. Người nô lệ được trả tự do trong thế kỷ 19 là Sojourner Truth đã chỉ đích danh cái ý niệm đầy kỳ thị chủng tộc và giai cấp về nữ tính này khi bà viết: “Người đàn ông đàng kia nói rằng cần phải giúp các phụ nữ lên xe và bước qua hào rạch… Chưa có ai đã từng giúp đỡ tôi lên xe hay qua các vũng bùn. Há tôi không phải là đàn bà sao? Nhìn tôi đi, nhìn cánh tay tôi đi! Tôi từng cày bừa, trồng tỉa và thu hoạch vào kho lẫm, đâu có người đàn ông nào chỉ huy tôi! Há tôi không phải là đàn bà hay sao? Tôi có thể làm việc nhiều và ăn nhiều như đàn ông, khi có dịp, và chịu cả roi vọt nữa. Há tôi không phải là đàn bà sao? Tôi đã đẻ 13 đứa con và phải chứng kiến chúng bị bán làm nô lệ và khi tôi than khóc kêu gào mẹ tôi thì nào có ai khác ngoài Chúa Giêsu nghe tôi đâu! Há tôi không phải là đàn bà sao?”
Quả thế, đàn bà là gì? Và ai là người quyết định điều đó?
Một nền thần học thỏa đáng về Đức Maria phải rõ ràng về điểm này: Không hề có một người nữ đời đời; cũng không có một bản tính nữ theo yếu tính; không có cả một người đàn bà lý tưởng. Ngược với một nhân học nhị nguyên vốn tách biệt đầu với tim, quan niệm giải phóng về Đức Maria phải phát sinh từ một nền nhân học bình đẳng theo nghĩa hùn hạp (partnership), biết tôn trọng sự dị biệt nam nữ nhưng bác bỏ việc vơ đũa cả nắm (stereotype) các ơn phúc hay khả năng vốn được ban nhưng không. Nền nhân học này có nhiệm vụ khẳng định rằng phái tính phải phối hợp với nòi giống, giai cấp, sắc tộc, xu hướng tính dục, bối cảnh lịch sử, địa dư và xã hội cũng như cấu trúc văn hóa để xác định mỗi người như một chủ thể độc đáo. Nhân loại hiện hữu trong nhiều phương cách đa nguyên không thể nào giản lược được.
Trút bỏ được gánh nặng làm người đàn bà lý tưởng, Đức Maria có thể trở thành chính ngài một cach đơn giản. Một người phụ nữ nghèo ca bài Magnificat nói tới việc hạ bệ các tên bạo chúa và mang cơm no cho người đói bụng, và như thế tiến thêm một bước nữa để cùng đứng chung với chúng ta trong hiệp thông các thánh. Ta phải tưởng niệm ngài ra sao?
Một phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin, một bằng hữu của Thiên Chúa và là một tiên tri.
Nguồn trước hết giúp ta tưởng niệm Đức Maria là Tân Ước. Các chứng tá của Tân Ước khá đa dạng vì mỗi phúc âm gia hình dung ngài theo khung thần học trong tác phẩm của họ. Cái nhìn tiêu cực của phúc âm Máccô coi mẹ Chúa Giêsu và các anh em của Người như những người đứng bên ngoài vòng môn đệ tương hợp với nền đạo đức học không thân thiện mấy với người thân trong toàn bộ phúc âm này. Gia phả của Chúa Giêsu trong phúc âm Mátthêu đặt Đức Mẹ vào hàng 4 người đàn bà khác vốn sẵn sàng đưa ra sáng kiến trong những hoàn cảnh mù mờ, vượt quá cấu trúc hôn nhân theo kiểu tổ phụ, do đó đã trở thành những người hợp tác với Thiên Chúa một cách bất ngờ trong một thứ thần học gồm đủ lời hứa và nên trọn. Phúc âm Luca mô tả Đức Maria như người đàn bà có đức tin, được Chúa Thánh Thần phủ bóng lúc thụ thai Chúa Giêsu và lúc khởi đầu Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, như người đầu tiên đáp ứng lại tin mừng, biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Quả là điển hình đầy hình ảnh của nền thần học về việc làm môn đệ. Bức chân dung đầy văn phong của phúc âm Gioan vẽ mẹ Chúa Giêsu tại Cana và dưới chân thánh giá phù hợp với quan niệm riêng của phúc âm này về việc môn đệ đáp ứng lại Ngôi Lời nhập thể, tỏ hiện và được tôn vinh. So với các chân dung về Chúa Giêsu, các giải thích khác nhau này khó có thể hoà hợp với nhau, mỗi giải thích đều có mục tiêu dạy dỗ riêng của nó.
Muốn nhìn được một cách đầy đủ và thoả đáng người đàn bà thực sự đứng đàng sau các bản văn trên là điều khó thực hiện được. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây về cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Palestine ở thế kỷ thứ nhất có thể giúp ta nắm được một số khía cạnh về đời sống của ngài. Phần lớn các kết quả này phát sinh từ cuộc đi tìm Chúa Giêsu lịch sử, nhưng chúng cũng hữu ích trong cuộc tìm kiếm của chúng ta hòng gặp được Đức Maria lịch sử của thành Nadarét. Óc tưởng tượng tôn giáo của ta, nhờ suy gẫm các bản văn phúc âm, có thể xác định ra biểu tượng Thánh Mẫu phù hợp với các dữ kiện lịch sử cụ thể.
Ta hãy tưởng niệm bà tổ mẩu Maria như người phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin.
Do Thái. Là thành viên của dân tộc Do Thái, Đức Maria thừa hưởng niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất hằng sống phát xuất từ Ápraham và Xara trở về sau, một Thiên Chúa biết lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và giải phóng người nô lệ để đưa họ vào mối liên hệ giao ước. Xét vì Chúa Giêsu rõ ràng biết và giữ đức tin Do Thái, nên ta có lý khi giả thiết rằng cùng với chồng là Thánh Giuse, Đức Maria hẳn đã thực hành tôn giáo Do Thái đó tại nhà, tuân theo Sách Tôra, giữ ngày Sabát và các ngày lễ, đọc kinh, đốt nến và tới hội đường theo phong tục tại Galilê.
Phúc âm Luca mô tả Đức Maria lúc có tuổi như một thành viên trong cộng đồng Giêrusalem tiên khởi, cùng cầu nguyện với 120 người đàn ông và người đàn bà khác trước lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1:13-15). Ta dễ tưởng tượng ra những cuộc đàm đạo của ngài với Maria Mađalêna, chứng nhân đầu hết của phục sinh, với Gioanna, Sugianna và các nữ môn đệ khác, cũng như với nhiều người nữa như Phêrô, người vừa phản bội Con mình. Dưới ánh sáng cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, cộng đồng này chắc chắn tin rằng Đấng Mêxia quả đã đến. Điều ấy không hề khiến họ lấy làm lý do để từ bỏ niềm tin Do Thái. Đúng hơn, họ tiếp tục làm việc thờ phượng tại Đền Thờ và giảng tin mừng cho những người đồng đạo Do Thái Giáo của họ trước khi hoàn toàn xác tín rằng Phúc Âm đã được dự liệu cho cả người ngoại giáo nữa. Nói theo ngôn ngữ bác học, Đức Maria là một Kitô Hữu theo Do Thái Giáo trước khi có cuộc ly khai giữa hội đường và nhà thờ. Ngài không bao giờ là một Kitô hữu theo kiểu Rôma, càng nhất định không phải là một người ngoại giáo. Quả không tôn vinh chút nào khi tẩy rửa ngài khỏi tính Do Thái không những về phương diện sắc tộc, bằng cách đổi mầu xậm của ngài thành màu tóc hung và mắt xanh, mà cả về phương diện tôn giáo, bằng cách biến lòng đạo đức vốn đâm rễ sâu trong truyền thống Do Thái thành lòng đạo đức Công giáo thời sau này.
Người phụ nữ nông thôn. Người đàn bà Do Thái này sống trong một ngôi làng miền quê mà dân cư phần lớn là các nông dân cấy trồng và các thợ thủ công cung cấp cho các nông dân ấy các dụng cụ cần thiết. Phần lớn phụ nữ của làng thôn này không biết đọc biết viết. Kết hôn với một tekton địa phương (thọ mộc và đẽo đá), suốt ngày ngài phải bận bịu với công việc hiến sinh, khó khăn và không công của những người đàn bà đủ hạn tuổi hết nuôi ăn, đến lo quần áo và chăm bẵm cả gia hộ. Nếu các anh chị em, được nhắc tới khi Chúa Giêsu trưởng thành đang giảng dạy tại Nadarét, cũng sống chung lúc ngài còn nhỏ, thì chắc gia hộ này còn gồm nhiều người khác như Giacôbê, Giuđa, Simong…; các phúc âm ngoại thư giải thích rằng những người này là con đời vợ trước của Thánh Giuse. Tư thế kinh tế của gia hộ này là điều đang còn được tranh cãi: các học giả như John Meier đặt họ vào giai cấp lao động cổ xanh, nhưng nhiều người khác như John Dominic Crossan đặt họ vào giai cấp nông dân, đang ngắc ngư khốn khổ dưới ba tầng thuế khóa của Đền Thờ, của Hêrốt và của Rôma. Nhưng điều này thì hiển nhiên: thời ấy là thời khó khăn. Làng này thuộc một đất nước bị chiếm đóng dưới gót giầy Đế Quốc Rôma; cuộc kháng chiến có tính cách mạng làm cho tình thế căng thẳng hơn nữa; bạo lực và nghèo khó nổi bật hơn cả.
Ta rất biết ơn các nữ thần học gia của thế giới thứ ba đã nhận ra các điểm tương tự giữa cuộc sống của Đức Maria và cuộc sống của không biết bao nhiêu phụ nữ nghèo ngày nay. Sinh con trong hoàn cảnh không nhà; trốn chạy như người tị nạn với con thơ tới một xứ lạ để khỏi bị giết do hành động quân sự gây ra; mất đứa con vì bị nhà nước xử tử bất công. Báo chí tiếp tục đưa ra các hình ảnh thương đau ấy tận đến bây giờ. Đức Maria quả là đàn chị đối với những người đàn bà bị đẩy ra bên lề, sống những cuộc đời không ai biết đến, trong những hoàn cảnh áp bức cùng cực. Quả chả tôn vinh ngài chút nào khi ta lột bỏ các hoàn cảnh lịch sử đầy kình chống và nguy hiểm, để đem ngài vào ảnh tượng một cuộc sống thanh bình, trung lưu, mặc mầu xanh dương hoàng tộc.
Người đàn bà có đức tin. Tính cụ thể trong đời sống của ngài giữa xã hội nông thôn Do Thái miền Địa Trung Hải này cho ta bối cảnh mạnh mẽ để ta giải thích Đức Maria thành Nadarét như một người đàn bà có đức tin. Như đã mô tả trong Thánh Kinh, ngài sống nhờ đức tin chứ không nhờ nhìn thấy, luôn phải đặt câu hỏi, phải ngẫm nghĩ sự việc trong lòng và phó mình cho đêm đen Đức Tin, khi đau đớn xé nát tâm hồn mình. Thời ấy, lòng mong chờ một vị quân vương thiên sai chính là một phần trong niềm hy vọng lớn hơn muốn được giải phóng khỏi các đau khổ do chế độ áp bức áp đặt. Trình thuật thời thơ ấu của phúc âm Luca làm nổi bật đức tin của Đức Maria trong ký ức ta bằng cách đặt ngài vào vị trí then chốt được hợp tác với Thiên Chúa trong công trình làm cho lời hứa lịch sử trên xẩy ra. Cảnh Truyền Tin không là gì khác hơn một trình thuật về ơn gọi tiên tri theo mẫu ơn gọi đã ngỏ với Môsê từ bụi cây bốc lửa. Sau khi đặt câu hỏi, ngài tự do ưng thuận, bằng cách lao mình vào một cuộc mạo hiểm mà kết thúc chưa biết sẽ như thế nào. Vốn là dấu chỉ sự liên đới của mình với dự án Thiên Chúa, việc ngài mang thai đã xẩy ra nhờ sự phủ bóng của Chúa Thánh Thần. Bất chấp sự lạm dụng việc thụ thai đồng trinh để hạ giá việc người đàn bà tích cực sử dụng tính dục của họ, biến cố này đã lật ngược chế độ tổ phụ vì đã thay thế việc chỉ có nam giới trước đây mới được hợp tác với ruah, Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Như Sojourner Truth từng chế riễu các giáo sĩ hay chống đối bà lên tiếng trước công chúng: “cưng ơi, Chúa Kitô của cưng từ đâu mà ra? Có biết Người từ đâu mà ra không? Người từ Thiên Chúa và một người đàn bà mà ra. Mấy người đàn ông các cưng chẳng liên quan gì tới việc đó!”. Người đàn bà phi qui ước và đứa con được tượng thai ngoài cấu trúc gia đình tổ phụ quả đã khởi đầu việc nên trọn của lời Thiên Chúa hứa. Đối với Thiên Chúa, không điều gì là không làm được.
Việc hợp tác đầy đức tin của Đức Maria với Thiên Chúa trong công trình giải phóng đã được nhấn mạnh trong bài kinh Magnificat của ngài, bài kinh dài lời nhất trên miệng bất cứ người đàn bà nào trong bộ Tân Ước, nhưng lại là bài kinh thường bị làm ngơ trong thánh mẫu học cổ truyền. Ngài được sự ngưỡng mộ của người chị họ Êlisabét; Giacaria trước đó đã bị hóa câm; căn nhà vì thế là không gian của phụ nữ, và hai người phụ nữ làm đầy cái không gian ấy bằng một ngôn ngữ đầy tính tiên tri của đức tin. Người phụ nữ già có thai gọi người phụ nữ trẻ có thai là người “có phúc hơn mọi người nữ”, như thế là nhắc lại lời khen mà thánh kinh Do Thái vốn đã dành cho Giaen và Giuđitha vì hành động anh hùng giải phóng dân Chúa của họ. Và rồi theo gương các ca sĩ vĩ đại trong Thánh Kinh như Miriam, Môsê, Đơvôra, Hana, đức Maria đã cất cao lời ca khen Thiên Chúa. Tâm trí ngài mừng vui trong Thiên Chúa, Đấng cứu vớt ngài, vì dù là người đàn bà nghèo hèn và tầm thường, Thiên Chúa quyền năng, hằng sống và thánh thiện đã làm cho ngài những điều cao cả. Không phải cho riêng ngài mà cho mọi người nghèo hèn, Người đã hạ kẻ quyền thế khỏi ngai vàng, hiển dương người thấp bé, làm đầy người đói khát với đủ điều ngon ngọt, xua đuổi kẻ giầu khó không biết ăn năn ra đi tay không. Tất cả những điều ấy để làm ứng nghiệm lời hứa thuở xưa. Trong chính con người của ngài, điều ấy đang xẩy tới vì ngài là hiện thân của những con người vô danh mà Thiên Chúa đang tới cứu vớt. Bài kinh vĩ đại này, một bài ca cứu độ đầy tính cách mạng, đặt đức Maria vào liên đới với dự án Nước Thiên Chúa đang tới mà nội dung là chữa lành, là cứu chuộc và giải phóng. Quả chả tôn vinh ngài chút nào khi rút gọn niềm tin của ngài vào lòng đạo đức tư riêng hay mối tương quan mẹ con đơn giản chỉ hoàn toàn tập chú vào Chúa Giêsu.
Phạm vi bài này không cho phép nói nhiều hơn về việc tưởng niệm Đức Maria như một người phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin, nhưng ta có thể đã bắt đầu thấy ra tiềm năng nằm sẵn trong trong các cảnh Phúc Âm khác. Cũng như đối với mọi con người khác, ngài cũng có lịch sử cá nhân riêng của mình. Ngài nổi bật trong ký ức cộng đồng nhờ “phương cách qua đó, bằng đời sống đặc thù riêng, ngài đã chấp nhận ý Thiên Chúa một cách trọn vẹn và có trách nhiệm, vì ngài đã nghe lời Thiên Chúa, đã đem nó vào hành động, và vì đức ái cũng như tinh thần phục vụ vốn là sức mạnh thúc đẩy ngài hành động” (Phaolô VI, Marialis Cultus, số 35). Chính với tư cách một người đàn bà nghèo khó, một trong những người ở phía dưới của lịch sử, mà ngài đã có đức tin. Các học thuyết sau này của Giáo Hội nhằm gán cho ngài những hồng ân ngoại thường hình như không có nghĩa bao nhiêu khi liên kết với việc tưởng niệm này, với vị thế “người không được nhận là người” (non-person) nhưng đã được Thiên Chúa ban cho những điều vĩ đại.
Chúng ta bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi rằng: đối với thế kỷ 21, một nền thần học có căn bản thần học vững chắc, tạo được sức sống thiêng liêng và đầy thách thức đạo đức về Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu Kitô, phải là một nền thần học như thế nào? Câu trả lời của chúng ta dẫn chúng ta bước theo nẻo đường tưởng nhớ hiệp thông các thánh. Để nhắc tới Đức Maria thành Nadarét như một người dự phần vào mối hy vọng của đoàn ngũ mọi người đàn ông và đàn bà diễm phúc, từng đi trước chúng ta; để chúng ta được khích lệ nhờ việc làm mẹ Thiên Chúa của ngài, đem Thiên Chúa xuống sinh ra trong thế giới của chúng ta; để đòi lại sức mạnh ký ức đau thương của ngài, giúp cho người đau khổ trổ sinh; và để múc năng lực từ ký ức của ngài cho mối liên hệ sâu sắc hơn đối với Thiên Chúa hằng sống và cho việc chăm sóc lớn hơn đối với thế giới. Phương thức thần học này ít nhất cũng thích hợp với một kiểu mẫu linh đạo hiện đại. Khi cộng đồng Kitô giáo tưởng niệm như thế, thì Đức Maria, bằng hữu của Thiên Chúa và là tiên tri, sẽ gây hứng khởi cho nhiều cuộc sống của cả đàn bà lẫn đàn ông.
Đối với thế kỷ 21, một nền thần học có căn bản thần học vững chắc, tạo được sức sống thiêng liêng và đầy thách thức đạo đức về Đức Maria phải là một nền thần học như thế nào? Câu hỏi này khó có câu trả lời đơn giản, vì người đàn bà Do Thái sống ở thế kỷ thứ nhất tên là Maria tại Nadarét này, cũng được tôn kính là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa, vốn là người đàn bà thời danh hơn hết mọi người đàn bà trong truyền thống Kitô Giáo. Người ta gần như chới với khi khảo sát các cách thế được không biết bao nhiêu thời đại dùng để tôn vinh ngài trong hội họa, điêu khắc, ảnh tượng, kiến trúc, âm nhạc và thi ca; để tôn kính ngài bằng nhiều tước hiệu, lời kinh và lễ lạc; để giảng dạy về ngài trong các trước tác linh đạo, thần học và tín điều chính thức. Người ta thấy George Tavard quả có lý khi đặt tựa cho sách mình là “Ngàn khuôn mặt của Đức Maria Đồng Trinh” (The Thousand Faces of the Virgin Mary).
Câu trả lời càng khó khăn hơn, khi các nghiên cứu bác học gần đây chú trọng tới các hệ luận chính trị và xã hội trong các chân dung được thích ứng về ngài. Thí dụ, có những nghiên cứu nhấn mạnh tới mối tương quan hỗ tương giữa Đức Mẹ Fatima và mặt trận chống đối Nga Sô thời chiến tranh lạnh; hay mối tương quan giữa Đức Mẹ Đường 125 với cuộc chiến đấu để sống còn của các di dân Ý mới tới Nữu Ước; hay liên minh giữa Đức Bà Guadalupe và cuộc chiến đấu của Cesar Chavez đòi công lý cho các lao công di dân làm việc tại các vườn nho California. Dù một người đàn bà lịch sử lúc nào cũng tồn tại ở căn gốc của tất cả các hiện tượng trên, nhưng hình ảnh về bà thì quả hết sức linh động, khiến trí tưởng tượng của Kitô hữu mặc tình tạo ra đủ thứ biểu tượng cũng như nền thần học hết sức khác nhau liên hệ tới các nhu cầu tâm linh và xã hội.
Đến lượt chúng ta, một giáo hội đa văn hóa của thiên niên kỷ mới này, chúng ta sẽ giải thích và tôn kính ngài như thế nào? Câu trả lời ở đây chỉ là một trong muôn một câu trả lời có thể có. Thiển nghĩ, ta nên đến với Đức Maria thành Nadarét bằng nẻo đường ký ức lịch sử và hình dung ngài như một bằng hữu của Thiên Chúa và như một tiên tri trong hiệp thông các thánh. Điều này nhất quán với khuôn thước Thánh Kinh, là khuôn thước vốn mô tả câu truyện về ngài song song với câu truyện về các vị khác trong tình đồng hành với Chúa Giêsu. Nó cũng phù hợp với quyết định sáng suốt của Công Đồng Vatican II trong việc đặt giáo huấn Thánh Mẫu trong giáo huấn về Giáo Hội, chứ không đặt nó trong một văn kiện biệt lập, một động thái được các văn kiện khác của huấn quyền theo chân từ đó.
Một nền thần học coi Đức Maria như bằng hữu Thiên Chúa và như một tiên tri trong hiệp thông các thánh có mục đích đẩy cái nhìn này lên phía trước. Về phương diện biểu tượng, khai triển cái nhìn ấy là mời Đức Maria xuống khỏi bệ tôn kính trong quá khứ để cùng đứng chung với chúng ta trên mảnh đất cộng đồng ơn thánh của lịch sử. Chiếc thang giúp ngài bước xuống đất ít nhất cũng có bốn bậc.
Thành viên trong hiệp thông các thánh
Đem Đức Maria vào cộng đồng các thánh, mới nghe, xem ra có vẻ lạ tai, mặc dù tên vị thánh Maria từng được dùng đặt cho không biết bao nhiêu thánh đường và trường học. Nhưng hãy tưởng tượng xem ta muốn nói gì ở đây. Dọc dài qua các thế kỷ, nhờ Chúa Thánh Thần ban ơn cho hết mọi người từ mảnh đất này qua mảnh đất nọ, những người này đã tạo thành một đoàn ngũ đông đảo “các bằng hữu của Thiên Chúa và các tiên tri” (Khôn Ngoan 7:27); một cộng đồng những người thánh thiện cố gắng sống cuộc sống sống họ, ca tụng Thiên Chúa, thương yêu nhau và tranh đấu cho công lý và hoà bình. Đây là một đoàn ngũ không những bao quanh địa cầu về không gian mà còn trải dài cả về quá khứ lẫn tương lai trong thời gian. Nó bao gồm cả những người đã chết và nay đang ở trong vòng tay âu yếm của Thiên Chúa. Vì Đức Maria là người đàn bà Do Thái có đức tin sống trong thế kỷ thứ nhất, và vì ngài cũng đã qua đời, nên chắc chắn ngài thuộc đoàn ngũ ơn thánh này.
Một khi đã tiếp nhận ngài vào cùng một đoàn ngũ với chúng ta, thì câu hỏi được đặt ra là ta phải liên hệ với ngài ra sao. Căn cứ vào các tìm tòi nghiên cứu, người ta thấy có hai khả thể sau đây. Khả thể thứ nhất, vốn gọi là kiểu mẫu phù trợ, một kiểu mẫu nổi bật trong thánh truyền, cho thấy ta chạy đến với Đức Maria và các thánh nói chung chủ yếu để các ngài cầu bầu cho ta trước tòa Thiên Chúa. Ở đây, ta tưởng tượng ra Thiên Chúa hiện hữu như một vị vua đang oai phong cai trị mọi người, có các triều thần xếp hàng theo tầm quan trọng đi xuống. Vì ở quá xa ngai tòa, những con người nhỏ hèn như chúng ta cần những người quan trọng hơn để cầu bầu cho ta, để ta nhận được các ơn phần hồn và phần xác. Ta cần bằng hữu ở những chốn cao sang, có thể nói như thế. Và vì ngài là Mẹ của Chúa, nên Đức Maria là người bầu cử có uy hơn cả, để ta nhận được những ơn mà nếu không có ngài ta sẽ bị chối từ.
Người ta không thấy mối liên hệ phù trợ ấy trong Tân Ước cũng như các thế kỷ đầu của Kitô Giáo. Nó được khai triển vào cuối thời đế quốc Rôma do ảnh hưởng của hệ thống bảo trợ dân sự lúc Giáo Hội đã được chính thức công nhận. Trước đó, chỉ có phương thức người đang sống liên hệ với người đã chết như bạn đồng hành trong cùng một cộng đoàn của Chúa Thánh Thần. Mẫu tình đồng hành này đặt các thánh ở thiên đàng không phải giữa Thiên Chúa và những người ở trần gian nhưng song hành với anh chị em họ trong Chúa Kitô. Thư gửi Tín Hữu Do Thái coi họ như một đám mây lớn gồm nhiều chứng nhân bao quanh ta và chào mừng ta chiến thắng ( Heb. 12:1). Như Thánh Augustinô từng giảng dạy: “tôn kính các tử đạo là tôn kính các bằng hữu của Chúa Kitô” (Sermon 332.1); các ngài cũng là bằng hữu của ta vì cùng đi tìm một tình yêu như nhau.
Trong mô thức tình đồng hành ấy, chứ không phải mô thức người bảo trợ xin ơn cho khách hàng của mình, thực hành chính phải là chăm sóc các hoài niệm về người chết nhằm lên sinh lực cho các hy vọng của ta. Nền thần học về hoài niệm của Johannes Baptist Metz đã cho ta thấy sức mạnh của thực hành này, bởi vì nó đã phá tan cái nghiệt ngã của hiện trạng, gợi lên một tương lai đáng tranh đấu và những đôi chân vững tiến để hoàn thành những điều còn dở dang.
Tưởng niệm các tử đạo của El Salvador, những người gây hứng để ta hành động đòi công lý cho người nghèo và cử hành Thánh Maria Mađalêna, nhân chứng đầu hết của phục sinh, người khích lệ ta biết cổ vũ phụ nữ tham gia vào thừa tác vụ, chính là những điển hình tốt của thời hiện đại. Điều ấy không có nghĩa: ta không cần các thánh cầu nguyện cho ta nữa; nhưng lời cầu nguyện này nay diễn ra trong bối cảnh cùng nhau tham dự vào dự án Nước Trời. Khi tưởng nhớ các chứng tá đầy gian nan nguy hiểm của các ngài, ta trở thành những người hợp tác với các ngài trong hy vọng.
Giữa đám mây bao la những nhân chứng này, ta thấy có những người sống thực lời hứa của Thiên Chúa một cách đặc biệt. Khi những người này được nhận diện nhờ trực giác tâm linh của toàn thể cộng đồng, họ trở thành có ý nghĩa công cộng đối với đời sống người khác. Một người như thế chính là Đức Maria Thành Nadarét, một người đàn bà nghèo có đức tin suốt đời hợp tác với Thiên Chúa, nhất là trong công trình cứu chuộc làm mẹ Đấng Mêxia. Tuy nhiên có hai trở ngại khiến ta khó có thể lặp lại ký ức về ngài.
Không phải khuôn mặt mẫu tử của Thiên Chúa
Các học giả về lịch sử Thánh Mẫu hay có thói quen biện luận rằng Đức Maria nhập thân nhiều khía cạnh của Thiên Chúa, được biểu tượng hóa rõ rệt nhất trong hình dáng nữ tính của người mẹ. Theo lịch sử, nhiều chứng cớ đối với việc chuyển dịch hình ảnh Thiên Chúa này đã có từ buổi đầu của Kitô Giáo, lúc Mẹ Thiên Chúa thay thế nhiều tước hiệu, đền thờ, tượng ảnh và quyền lực của các nữ thần mẹ vĩ đại trong thế giới Địa Trung Hải. Việc “rửa tội” các hình ảnh ngoại giáo này là một chiến lược thành công của truyền giáo từng giúp Kitô Giáo lôi cuốn được rất nhiều người vốn quen thuộc với các thần mình nữ giới trong khi vẫn duy trì được lòng trung thành với Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Từ đó, khuynh hướng muốn chuyển dịch các phẩm tính thần minh cho Đức Maria đã luôn bám riết lấy truyền thống Thánh Mẫu. Đặc biệt trong các thời kỳ thoái hóa của thần học, ngài được mô tả như người chuyển dịch quyền lực của Thiên Chúa để làm phép lạ cho những người ngài yêu thích, chuyển dịch lòng từ nhân của Chúa Kitô để cứu vớt kẻ có tội và chuyển dịch sự hiện diện của Chúa Thánh Thần để ban ơn thân mật của Thiên Chúa. Phái tính đàn bà của ngài cũng như vai trò lịch sử làm mẹ của ngài cũng đóng một vai trò không kém quan trọng trong các khai triển ấy, vì có bà mẹ hay xót thương nào lại để cho con cái mình mặc tình đau đớn hay sa mất bao giờ? Đức Mẹ được mô tả có chức năng biểu lộ cho ta thấy tình yêu Thiên Chúa quả là gần gũi, biết quan tâm, đáng tin tưởng và quyến rũ xiết bao, điều mà người ta vốn không nhận ra khi họ quan niệm Thiên Chúa như quyền uy trong vai một quan toà lạnh lùng hay một người cha ưa thử thách.
Phân tích trên hữu ích, vì nó giúp ta hiểu một số cường điệu trong nền thần học và sùng kính Đức Mẹ. Phân tích ấy giúp ta thấy rõ: biểu tượng Thánh Mẫu đã khai triển ra các phẩm tính thần linh để bù trừ cho nền thần học quá ư tổ phụ về Thiên Chúa. Nhưng một vấn để nẩy sinh khi các nhà thần học tìm cách duy trì mãi mãi hiện trạng trên. Thí dụ, trong khảo luận về Đức Maria tựa là “Khuôn Mặt Mẫu Tử Của Thiên Chúa” (The Maternal Face of God), Leonardo Boff, nhà thần học Ba Tây đã cho rằng: Cũng như Con Thiên Chúa đã nhập thể trong Chúa Giêsu thế nào, thì Chúa Thánh Thần, ngôi nữ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng trở thành xác thân nơi Đức Maria như vậy, như thế phần nào để quân bình hóa phái tính nơi Thiên Chúa của Kitô Giáo. Điều trở ngại cho giả thuyết ấy là Đức Maria chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là thần minh hết, mà là phàm nhân hoàn toàn, bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi nào.
Như chúng ta đã tiếp nhận, truyền thống Thánh Mẫu là một nguồn phong phú cho các hình ảnh nữ tính về Thiên Chúa, như hình ảnh mẫu tử với những ấm áp dưỡng nuôi và cực lực che chở; hình ảnh yêu thương đầy cảm thương vô bờ; hình ảnh quyền lực duy trì, chữa lành và giải thoát; và hình ảnh nội tại tính mọi mặt. Các phẩm tính thần minh này được rời cư qua Đức Maria chỉ vì các thiếu sót tìm thấy trong thần học về Thiên Chúa, trong Kitô học và trong Thánh Thần học. Duy trì vĩnh viễn hiện trạng này là điều vô nghĩa về lâu về dài, vì đã dùng Đức Maria để khỏa lấp các ý niệm thiếu sót về Thiên Chúa. Đúng hơn, nên để các hình ảnh nữ tính đó trở về với nguồn cội của chúng và làm phong phú trí tưởng tượng và lòng đạo đức của ta trong mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng vốn vượt lên trên phái tính nhưng là hóa công của cả đàn ông lẫn đàn bà theo hình ảnh của Người. Patricia Fox, S.M., nhà thần học Úc, trong bài diễn văn của mình tựa là “Mẹ Nhân Từ: Một Tước Hiệu Dành Lại Cho Thiên Chúa” đã chứng minh chiến lược này, cũng như Julian thành Norwich, Đức Gioan Phaolô I và muôn vàn Kitô hữu ngày nay đang cả gan gọi tên Thiên Chúa dưới hình thức nữ phái. Hãy để Thiên Chúa có khuôn mặt nữ phái của riêng Người.
Trong khi tháo gỡ có phê phán biểu tượng Đức Maria như khuôn mặt nữ phái của Thiên Chúa, ta thấy vẫn có một cái nhìn thông sáng có thể duy trì từ khuôn mẫu méo mó này. Sự kiện lòng nhân từ và quyền lực Thiên Chúa đã được hình ảnh Đức Maria chuyên chở một cách thành công từ trước đến nay cho thấy khả năng của người đàn bà có thể đại diện được cho Thiên Chúa. Không hẳn chỉ là khuôn mặt của Đức Maria mà là khuôn mặt của mọi người đàn bà đều đã được dựng nên như là imago Dei (hình ảnh Thiên Chúa). Không phải chỉ có Đức Maria mà mọi người đàn bà, và cả đàn ông nữa, đều được mời gọi hợp tác với Đấng Khôn Ngoan Thần Thánh để nước nhân từ và công lý ngự đến. Được cất khỏi gánh nặng lịch sử làm người bổ túc cho Đấng Thần Linh tổ phụ, và trong tư cách tích cực biểu hiệu cho phẩm giá phụ nữ trước Thiên Chúa, Đức Maria được tự do đứng chung hàng với chúng ta trong hiệp thông các thánh.
Không phải người đàn bà lý tưởng
Khó khăn thứ hai từng làm Đức Maria xa cách hiệp thông các thánh, nhất là như cách phụ nữ cảm nghiệm lúc này, là chiến lược đúc ngài thành người đàn bà lý tưởng và đặt ngài làm mẫu mực cho mọi phụ nữ khác. Những người nhận phương thức này đều nhất loạt sử dụng một nền nhân học nhị nguyên vốn tách biệt nam nữ thành hai ngăn đóng kín, nâng giới tính lên hàng một nguyên lý hữu thể học mà hậu quả gần như là hai loại bản tính nhân loại khác biệt. Một đàng, bản tính nam giới trang bị cho đàn ông quyền lãnh đạo trong khu vực công vì bản tính ấy nổi bật về thông minh, quả quyết, tự lập và khả năng quyết định. Mặt khác, bản tính nữ giới thích hợp với khu vực tư: chăm sóc con cái, nội trợ và chăm sóc người yếu đuối, vì nó nổi bật về khả năng tương quan, hiền dịu, chăm bẵm, thái độ thiếu quả quyết, hiến mình phục vụ và bảo đảm phục vụ.
Nhà thần học Thụy Sĩ là Hans Urs von Balthasar theo phương thức này. Ông cho rằng trong Giáo Hội, có nguyên tắc vâng lời thánh thiện kiểu Đức Mẹ để bổ túc cho nguyên tắc cai trị theo phẩm trật kiểu Thánh Phêrô. Nguyên tắc Đức Mẹ kia ấn định rằng phụ nữ phải cởi bỏ ý riêng để vâng theo lời Thiên Chúa như đã được các nam phát ngôn viên phát biểu rõ ràng. Gương mẫu hàng đầu chính là Đức Maria tại Cana. Ngài thấy người ta thiếu rượu, nhưng thay vì tự ý giải quyết việc thiếu rượu kia theo sáng kiến riêng của mình, ngài đã làm một hành vi tự làm rỗng chính mình bằng cách chạy đến xin Chúa Giêsu giúp đỡ. Balthasar nhận định: “Là một người đàn bà, ngài đặt trái tim ngài ở chỗ nó nên ở, chứ không ở đầu óc mình” (Mary for Today, p. 74).
Người ủng hộ quan điểm này được nhiều người biết đến nhất có lẽ là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong hai tông thư Mẹ Đấng Cứu Chuộc và Phẩm Giá Phụ Nữ, ngài cho rằng giống như Đức Mẹ, mọi phụ nữ đều được qui hướng về việc trao ban tình yêu không giới hạn ngay khi tiếp nhận nó. Giống như Đức Mẹ, mọi phụ nữ đều được mời gọi làm mẹ, hoặc thể lý hoặc thiêng liêng (đồng trinh). Thực vậy, “nhìn lên Đức Mẹ, phụ nữ sẽ tìm ra bí quyết sống nữ tính của mình một cách đầy phẩm giá và thực hiện được các thành tựu của mình”. Điều ấy hàm nghĩa rằng nơi Đức Mẹ, phụ nữ thấy phản chiếu các nhân đức cao cả nhất mà họ được mời gọi thực hành, nghĩa là “toàn diện tính của tình yêu dâng hiến; sức mạnh có thể chịu đựng được những đau khổ lớn lao nhất; trung thành vô giới hạn và tận tụy với công việc không biết mệt mỏi; khả năng biết phối hợp trực giác bén nhậy với lời nói hỗ trợ và khuyến khích” (Mẹ Đấng Cứu Chuộc số 46).
Phản ứng tiêu cực của nhiều phụ nữ đối với biểu tượng Thánh Mẫu trên nẩy sinh do việc hiểu ra rằng cái lý tưởng nữ giới ấy có tác dụng làm trở ngại việc phát triển bản thân, ngăn cản việc phát triển trí hiểu có phê phán, khả năng giận giữ một cách công chính và nhiều đặc điểm khác của một nhân cách trưởng thành. Đem áp dụng vào các vai trò xã hội, việc định nghĩa nữ tính một cách cứng ngắc cũng sẽ ngăn cản phụ nữ không được hành động trong khu vực công, vì tự bản chất họ được chỉ định đảm nhiệm các vai trò nội trợ và phụ thuộc. Sống “theo nữ tính” có thể nguy hại đến cả sức khỏe và sự sống của người ta, bởi nó khắc sâu tính thụ động trong các hoàn cảnh lạm quyền và bạo hành. Các nhà thần học Mỹ Da Đen và Nam Trung Mỹ từng chỉ trích thêm rằng: quan niệm về nữ tính như trên đã được lên khuôn nhờ các đặc quyền về nòi giống và giai cấp. Chỉ những người đàn bà da trắng, trung lưu mới hưởng được các phẩm tính “nữ tính” kia, bởi họ không biết gì tới cuộc đấu tranh sinh tồn mà bao thế hệ nô lệ và di dân nghèo từng phải can dự. Người nô lệ được trả tự do trong thế kỷ 19 là Sojourner Truth đã chỉ đích danh cái ý niệm đầy kỳ thị chủng tộc và giai cấp về nữ tính này khi bà viết: “Người đàn ông đàng kia nói rằng cần phải giúp các phụ nữ lên xe và bước qua hào rạch… Chưa có ai đã từng giúp đỡ tôi lên xe hay qua các vũng bùn. Há tôi không phải là đàn bà sao? Nhìn tôi đi, nhìn cánh tay tôi đi! Tôi từng cày bừa, trồng tỉa và thu hoạch vào kho lẫm, đâu có người đàn ông nào chỉ huy tôi! Há tôi không phải là đàn bà hay sao? Tôi có thể làm việc nhiều và ăn nhiều như đàn ông, khi có dịp, và chịu cả roi vọt nữa. Há tôi không phải là đàn bà sao? Tôi đã đẻ 13 đứa con và phải chứng kiến chúng bị bán làm nô lệ và khi tôi than khóc kêu gào mẹ tôi thì nào có ai khác ngoài Chúa Giêsu nghe tôi đâu! Há tôi không phải là đàn bà sao?”
Quả thế, đàn bà là gì? Và ai là người quyết định điều đó?
Một nền thần học thỏa đáng về Đức Maria phải rõ ràng về điểm này: Không hề có một người nữ đời đời; cũng không có một bản tính nữ theo yếu tính; không có cả một người đàn bà lý tưởng. Ngược với một nhân học nhị nguyên vốn tách biệt đầu với tim, quan niệm giải phóng về Đức Maria phải phát sinh từ một nền nhân học bình đẳng theo nghĩa hùn hạp (partnership), biết tôn trọng sự dị biệt nam nữ nhưng bác bỏ việc vơ đũa cả nắm (stereotype) các ơn phúc hay khả năng vốn được ban nhưng không. Nền nhân học này có nhiệm vụ khẳng định rằng phái tính phải phối hợp với nòi giống, giai cấp, sắc tộc, xu hướng tính dục, bối cảnh lịch sử, địa dư và xã hội cũng như cấu trúc văn hóa để xác định mỗi người như một chủ thể độc đáo. Nhân loại hiện hữu trong nhiều phương cách đa nguyên không thể nào giản lược được.
Trút bỏ được gánh nặng làm người đàn bà lý tưởng, Đức Maria có thể trở thành chính ngài một cach đơn giản. Một người phụ nữ nghèo ca bài Magnificat nói tới việc hạ bệ các tên bạo chúa và mang cơm no cho người đói bụng, và như thế tiến thêm một bước nữa để cùng đứng chung với chúng ta trong hiệp thông các thánh. Ta phải tưởng niệm ngài ra sao?
Một phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin, một bằng hữu của Thiên Chúa và là một tiên tri.
Nguồn trước hết giúp ta tưởng niệm Đức Maria là Tân Ước. Các chứng tá của Tân Ước khá đa dạng vì mỗi phúc âm gia hình dung ngài theo khung thần học trong tác phẩm của họ. Cái nhìn tiêu cực của phúc âm Máccô coi mẹ Chúa Giêsu và các anh em của Người như những người đứng bên ngoài vòng môn đệ tương hợp với nền đạo đức học không thân thiện mấy với người thân trong toàn bộ phúc âm này. Gia phả của Chúa Giêsu trong phúc âm Mátthêu đặt Đức Mẹ vào hàng 4 người đàn bà khác vốn sẵn sàng đưa ra sáng kiến trong những hoàn cảnh mù mờ, vượt quá cấu trúc hôn nhân theo kiểu tổ phụ, do đó đã trở thành những người hợp tác với Thiên Chúa một cách bất ngờ trong một thứ thần học gồm đủ lời hứa và nên trọn. Phúc âm Luca mô tả Đức Maria như người đàn bà có đức tin, được Chúa Thánh Thần phủ bóng lúc thụ thai Chúa Giêsu và lúc khởi đầu Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, như người đầu tiên đáp ứng lại tin mừng, biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Quả là điển hình đầy hình ảnh của nền thần học về việc làm môn đệ. Bức chân dung đầy văn phong của phúc âm Gioan vẽ mẹ Chúa Giêsu tại Cana và dưới chân thánh giá phù hợp với quan niệm riêng của phúc âm này về việc môn đệ đáp ứng lại Ngôi Lời nhập thể, tỏ hiện và được tôn vinh. So với các chân dung về Chúa Giêsu, các giải thích khác nhau này khó có thể hoà hợp với nhau, mỗi giải thích đều có mục tiêu dạy dỗ riêng của nó.
Muốn nhìn được một cách đầy đủ và thoả đáng người đàn bà thực sự đứng đàng sau các bản văn trên là điều khó thực hiện được. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây về cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Palestine ở thế kỷ thứ nhất có thể giúp ta nắm được một số khía cạnh về đời sống của ngài. Phần lớn các kết quả này phát sinh từ cuộc đi tìm Chúa Giêsu lịch sử, nhưng chúng cũng hữu ích trong cuộc tìm kiếm của chúng ta hòng gặp được Đức Maria lịch sử của thành Nadarét. Óc tưởng tượng tôn giáo của ta, nhờ suy gẫm các bản văn phúc âm, có thể xác định ra biểu tượng Thánh Mẫu phù hợp với các dữ kiện lịch sử cụ thể.
Ta hãy tưởng niệm bà tổ mẩu Maria như người phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin.
Do Thái. Là thành viên của dân tộc Do Thái, Đức Maria thừa hưởng niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất hằng sống phát xuất từ Ápraham và Xara trở về sau, một Thiên Chúa biết lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và giải phóng người nô lệ để đưa họ vào mối liên hệ giao ước. Xét vì Chúa Giêsu rõ ràng biết và giữ đức tin Do Thái, nên ta có lý khi giả thiết rằng cùng với chồng là Thánh Giuse, Đức Maria hẳn đã thực hành tôn giáo Do Thái đó tại nhà, tuân theo Sách Tôra, giữ ngày Sabát và các ngày lễ, đọc kinh, đốt nến và tới hội đường theo phong tục tại Galilê.
Phúc âm Luca mô tả Đức Maria lúc có tuổi như một thành viên trong cộng đồng Giêrusalem tiên khởi, cùng cầu nguyện với 120 người đàn ông và người đàn bà khác trước lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1:13-15). Ta dễ tưởng tượng ra những cuộc đàm đạo của ngài với Maria Mađalêna, chứng nhân đầu hết của phục sinh, với Gioanna, Sugianna và các nữ môn đệ khác, cũng như với nhiều người nữa như Phêrô, người vừa phản bội Con mình. Dưới ánh sáng cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, cộng đồng này chắc chắn tin rằng Đấng Mêxia quả đã đến. Điều ấy không hề khiến họ lấy làm lý do để từ bỏ niềm tin Do Thái. Đúng hơn, họ tiếp tục làm việc thờ phượng tại Đền Thờ và giảng tin mừng cho những người đồng đạo Do Thái Giáo của họ trước khi hoàn toàn xác tín rằng Phúc Âm đã được dự liệu cho cả người ngoại giáo nữa. Nói theo ngôn ngữ bác học, Đức Maria là một Kitô Hữu theo Do Thái Giáo trước khi có cuộc ly khai giữa hội đường và nhà thờ. Ngài không bao giờ là một Kitô hữu theo kiểu Rôma, càng nhất định không phải là một người ngoại giáo. Quả không tôn vinh chút nào khi tẩy rửa ngài khỏi tính Do Thái không những về phương diện sắc tộc, bằng cách đổi mầu xậm của ngài thành màu tóc hung và mắt xanh, mà cả về phương diện tôn giáo, bằng cách biến lòng đạo đức vốn đâm rễ sâu trong truyền thống Do Thái thành lòng đạo đức Công giáo thời sau này.
Người phụ nữ nông thôn. Người đàn bà Do Thái này sống trong một ngôi làng miền quê mà dân cư phần lớn là các nông dân cấy trồng và các thợ thủ công cung cấp cho các nông dân ấy các dụng cụ cần thiết. Phần lớn phụ nữ của làng thôn này không biết đọc biết viết. Kết hôn với một tekton địa phương (thọ mộc và đẽo đá), suốt ngày ngài phải bận bịu với công việc hiến sinh, khó khăn và không công của những người đàn bà đủ hạn tuổi hết nuôi ăn, đến lo quần áo và chăm bẵm cả gia hộ. Nếu các anh chị em, được nhắc tới khi Chúa Giêsu trưởng thành đang giảng dạy tại Nadarét, cũng sống chung lúc ngài còn nhỏ, thì chắc gia hộ này còn gồm nhiều người khác như Giacôbê, Giuđa, Simong…; các phúc âm ngoại thư giải thích rằng những người này là con đời vợ trước của Thánh Giuse. Tư thế kinh tế của gia hộ này là điều đang còn được tranh cãi: các học giả như John Meier đặt họ vào giai cấp lao động cổ xanh, nhưng nhiều người khác như John Dominic Crossan đặt họ vào giai cấp nông dân, đang ngắc ngư khốn khổ dưới ba tầng thuế khóa của Đền Thờ, của Hêrốt và của Rôma. Nhưng điều này thì hiển nhiên: thời ấy là thời khó khăn. Làng này thuộc một đất nước bị chiếm đóng dưới gót giầy Đế Quốc Rôma; cuộc kháng chiến có tính cách mạng làm cho tình thế căng thẳng hơn nữa; bạo lực và nghèo khó nổi bật hơn cả.
Ta rất biết ơn các nữ thần học gia của thế giới thứ ba đã nhận ra các điểm tương tự giữa cuộc sống của Đức Maria và cuộc sống của không biết bao nhiêu phụ nữ nghèo ngày nay. Sinh con trong hoàn cảnh không nhà; trốn chạy như người tị nạn với con thơ tới một xứ lạ để khỏi bị giết do hành động quân sự gây ra; mất đứa con vì bị nhà nước xử tử bất công. Báo chí tiếp tục đưa ra các hình ảnh thương đau ấy tận đến bây giờ. Đức Maria quả là đàn chị đối với những người đàn bà bị đẩy ra bên lề, sống những cuộc đời không ai biết đến, trong những hoàn cảnh áp bức cùng cực. Quả chả tôn vinh ngài chút nào khi ta lột bỏ các hoàn cảnh lịch sử đầy kình chống và nguy hiểm, để đem ngài vào ảnh tượng một cuộc sống thanh bình, trung lưu, mặc mầu xanh dương hoàng tộc.
Người đàn bà có đức tin. Tính cụ thể trong đời sống của ngài giữa xã hội nông thôn Do Thái miền Địa Trung Hải này cho ta bối cảnh mạnh mẽ để ta giải thích Đức Maria thành Nadarét như một người đàn bà có đức tin. Như đã mô tả trong Thánh Kinh, ngài sống nhờ đức tin chứ không nhờ nhìn thấy, luôn phải đặt câu hỏi, phải ngẫm nghĩ sự việc trong lòng và phó mình cho đêm đen Đức Tin, khi đau đớn xé nát tâm hồn mình. Thời ấy, lòng mong chờ một vị quân vương thiên sai chính là một phần trong niềm hy vọng lớn hơn muốn được giải phóng khỏi các đau khổ do chế độ áp bức áp đặt. Trình thuật thời thơ ấu của phúc âm Luca làm nổi bật đức tin của Đức Maria trong ký ức ta bằng cách đặt ngài vào vị trí then chốt được hợp tác với Thiên Chúa trong công trình làm cho lời hứa lịch sử trên xẩy ra. Cảnh Truyền Tin không là gì khác hơn một trình thuật về ơn gọi tiên tri theo mẫu ơn gọi đã ngỏ với Môsê từ bụi cây bốc lửa. Sau khi đặt câu hỏi, ngài tự do ưng thuận, bằng cách lao mình vào một cuộc mạo hiểm mà kết thúc chưa biết sẽ như thế nào. Vốn là dấu chỉ sự liên đới của mình với dự án Thiên Chúa, việc ngài mang thai đã xẩy ra nhờ sự phủ bóng của Chúa Thánh Thần. Bất chấp sự lạm dụng việc thụ thai đồng trinh để hạ giá việc người đàn bà tích cực sử dụng tính dục của họ, biến cố này đã lật ngược chế độ tổ phụ vì đã thay thế việc chỉ có nam giới trước đây mới được hợp tác với ruah, Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Như Sojourner Truth từng chế riễu các giáo sĩ hay chống đối bà lên tiếng trước công chúng: “cưng ơi, Chúa Kitô của cưng từ đâu mà ra? Có biết Người từ đâu mà ra không? Người từ Thiên Chúa và một người đàn bà mà ra. Mấy người đàn ông các cưng chẳng liên quan gì tới việc đó!”. Người đàn bà phi qui ước và đứa con được tượng thai ngoài cấu trúc gia đình tổ phụ quả đã khởi đầu việc nên trọn của lời Thiên Chúa hứa. Đối với Thiên Chúa, không điều gì là không làm được.
Việc hợp tác đầy đức tin của Đức Maria với Thiên Chúa trong công trình giải phóng đã được nhấn mạnh trong bài kinh Magnificat của ngài, bài kinh dài lời nhất trên miệng bất cứ người đàn bà nào trong bộ Tân Ước, nhưng lại là bài kinh thường bị làm ngơ trong thánh mẫu học cổ truyền. Ngài được sự ngưỡng mộ của người chị họ Êlisabét; Giacaria trước đó đã bị hóa câm; căn nhà vì thế là không gian của phụ nữ, và hai người phụ nữ làm đầy cái không gian ấy bằng một ngôn ngữ đầy tính tiên tri của đức tin. Người phụ nữ già có thai gọi người phụ nữ trẻ có thai là người “có phúc hơn mọi người nữ”, như thế là nhắc lại lời khen mà thánh kinh Do Thái vốn đã dành cho Giaen và Giuđitha vì hành động anh hùng giải phóng dân Chúa của họ. Và rồi theo gương các ca sĩ vĩ đại trong Thánh Kinh như Miriam, Môsê, Đơvôra, Hana, đức Maria đã cất cao lời ca khen Thiên Chúa. Tâm trí ngài mừng vui trong Thiên Chúa, Đấng cứu vớt ngài, vì dù là người đàn bà nghèo hèn và tầm thường, Thiên Chúa quyền năng, hằng sống và thánh thiện đã làm cho ngài những điều cao cả. Không phải cho riêng ngài mà cho mọi người nghèo hèn, Người đã hạ kẻ quyền thế khỏi ngai vàng, hiển dương người thấp bé, làm đầy người đói khát với đủ điều ngon ngọt, xua đuổi kẻ giầu khó không biết ăn năn ra đi tay không. Tất cả những điều ấy để làm ứng nghiệm lời hứa thuở xưa. Trong chính con người của ngài, điều ấy đang xẩy tới vì ngài là hiện thân của những con người vô danh mà Thiên Chúa đang tới cứu vớt. Bài kinh vĩ đại này, một bài ca cứu độ đầy tính cách mạng, đặt đức Maria vào liên đới với dự án Nước Thiên Chúa đang tới mà nội dung là chữa lành, là cứu chuộc và giải phóng. Quả chả tôn vinh ngài chút nào khi rút gọn niềm tin của ngài vào lòng đạo đức tư riêng hay mối tương quan mẹ con đơn giản chỉ hoàn toàn tập chú vào Chúa Giêsu.
Phạm vi bài này không cho phép nói nhiều hơn về việc tưởng niệm Đức Maria như một người phụ nữ nông thôn Do Thái có đức tin, nhưng ta có thể đã bắt đầu thấy ra tiềm năng nằm sẵn trong trong các cảnh Phúc Âm khác. Cũng như đối với mọi con người khác, ngài cũng có lịch sử cá nhân riêng của mình. Ngài nổi bật trong ký ức cộng đồng nhờ “phương cách qua đó, bằng đời sống đặc thù riêng, ngài đã chấp nhận ý Thiên Chúa một cách trọn vẹn và có trách nhiệm, vì ngài đã nghe lời Thiên Chúa, đã đem nó vào hành động, và vì đức ái cũng như tinh thần phục vụ vốn là sức mạnh thúc đẩy ngài hành động” (Phaolô VI, Marialis Cultus, số 35). Chính với tư cách một người đàn bà nghèo khó, một trong những người ở phía dưới của lịch sử, mà ngài đã có đức tin. Các học thuyết sau này của Giáo Hội nhằm gán cho ngài những hồng ân ngoại thường hình như không có nghĩa bao nhiêu khi liên kết với việc tưởng niệm này, với vị thế “người không được nhận là người” (non-person) nhưng đã được Thiên Chúa ban cho những điều vĩ đại.
Chúng ta bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi rằng: đối với thế kỷ 21, một nền thần học có căn bản thần học vững chắc, tạo được sức sống thiêng liêng và đầy thách thức đạo đức về Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu Kitô, phải là một nền thần học như thế nào? Câu trả lời của chúng ta dẫn chúng ta bước theo nẻo đường tưởng nhớ hiệp thông các thánh. Để nhắc tới Đức Maria thành Nadarét như một người dự phần vào mối hy vọng của đoàn ngũ mọi người đàn ông và đàn bà diễm phúc, từng đi trước chúng ta; để chúng ta được khích lệ nhờ việc làm mẹ Thiên Chúa của ngài, đem Thiên Chúa xuống sinh ra trong thế giới của chúng ta; để đòi lại sức mạnh ký ức đau thương của ngài, giúp cho người đau khổ trổ sinh; và để múc năng lực từ ký ức của ngài cho mối liên hệ sâu sắc hơn đối với Thiên Chúa hằng sống và cho việc chăm sóc lớn hơn đối với thế giới. Phương thức thần học này ít nhất cũng thích hợp với một kiểu mẫu linh đạo hiện đại. Khi cộng đồng Kitô giáo tưởng niệm như thế, thì Đức Maria, bằng hữu của Thiên Chúa và là tiên tri, sẽ gây hứng khởi cho nhiều cuộc sống của cả đàn bà lẫn đàn ông.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Nghèo
Sen K.
23:07 17/11/2009
NHÀ NGHÈO
Ảnh của Sen K. – Philippines
Đừng tước đoạt miếng cơm manh áo của người nghèo,
đừng để kẻ khốn cùng luống công chờ đợi.
(Trích Huấn ca 4:1)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Q – Quo Vadis
Nguyễn Trọng Đa
16:43 17/11/2009
Q
Q, nguồn. Là biểu tượng của một tài liệu giả định được dùng bởi các Tác giả của các Tin Mừng 2 và 3, cùng với thánh sử Máccô, để tạo ra các Tin Mừng hiện nay theo thánh Mátthêu và Luca. Sự xuất hiện của "Q" là dựa vào sự suy đóan rằng Tin mừng theo thánh Máccô, chứ không phải Tin mừng theo thánh Mátthêu, là Tin Mừng thứ Nhất, và rằng một tài liệu chưa biết (vì vậy lấy tên tiếng Đức là Quelle, nguồn) phải được giả thiết để biết rằng các sự giống nhau giữa Tin mừng theo thánh Mátthêu và theo thánh Luca là không có trong Tin mừng theo thánh Máccô. Trong truyền thống lịch sử, không có nền tảng cho sự hiện hữu một nguồn như vậy.
Quadrag
Quadrag, Quadragesima—Mùa Chay, ngày thứ 40 trước lễ Phục sinh.
Quadragesima
Quadragesima, Mùa Chay. Là bất cứ mùa nào gồm có 40 ngày chuẩn bị bằng cầu nguyện và ăn chay, nhất là Mùa Chay, trong đó số ngày trong tuần từ thứ tư Lễ Tro đến chủ nhật Phục sinh là 40 ngày.
Quadragesimo Anno
Thông điệp Quadragesimo Anno, Thông điệp Tứ Thập Niên (về tái xây dựng trật tự xã hội.) Là thông điệp của Đức Giáo hòang Piô XI, ngày 13-5-1931, công bố nhân kỷ niệm 40 năm ngày công bố thông điệp Rerum Novarum (Tân sự) của Đức Giáo hòang Lêô XIII. Chủ đề của thông điệp này là sự lên án mạnh mẽ việc một số ít nhà tài chính kiểm soát tài chính và tín dụng quốc tế, cho rằng họ là những người “có thể nói được rằng cung cấp máu sự sống cho tòan cơ cấu kinh tế...đến nỗi không ai có thể chống lại ý muốn của họ.” Kết quả là “Nhà nước trở thành kẻ nô lệ, buộc phải phục vụ cho nỗi đam mê và tham lam của con người.”
Quadrivium
Quadrivium, cao đẳng tứ khoa, tứ trụ. Là chương trình học cao hơn trong giáo dục các môn khoa học nhân văn thời Trung cổ (ngòai tam khoa), cụ thể là số học, hình học, thiên văn và nhạc lý. (Từ nguyên Latinh quatuor, bốn + viae, đường: quadrivium.)
Quality
Phẩm tính, phẩm chất, đức tính, tư cách, chất lượng. Trong triết học, là một tùy thể bổ túc và hòan thiện một bản chất trong hiện hữu hay trong hoạt động của nó. Chính thuộc tính này của vật mô tả vật thuộc loại nào. Trong thần học, các phẩm tính quan trọng nhất là ơn Chúa, cả ơn thánh hóa, vốn nâng linh hồn lên giống như Chúa, và hiện sủng, vốn giúp tâm trí và ý chí thực hiện các hành vi siêu nhiên. (Từ nguyên Latinh qualitas, loại, thứ; đặc tính, điều kiện.)
Quam Singulari
Sắc lệnh Quam Singulari. Sắc lệnh ban hành ngày 8-8-1910, của Thánh Bộ Bí tích, dưới triều thánh Giáo hòang Piô X, nói: “Tuổi khôn (tuổi biết phán đoán), cho cả việc Xưng Tội và Rước Lễ, là tuổi đứa trẻ bắt đầu biết lý luận, tức vào độ hơn kém bảy tuổi. Từ tuổi này trở đi bắt đầu buộc phải giữ các khoản luật về việc Xưng Tội và Rước Lễ."
Quanta Cura
Thông điệp Quanta Cura. Là thông điệp do Đức Giáo hòang Piô IX công bố ngày 8-12-1864, kèm theo đó là tập sách nổi tiếng “Danh mục các lập luận sai lạc”, lên án chủ nghĩa tục hóa và chủ nghĩa đồng hóa các tôn giáo.
Quantity
Lượng, số lượng. Là tùy thể của các chất thể, mà trong đó các thành phần thường mở rộng ra trong không gian, có các chiều kích về kích cở, hình dáng và trọng lượng, và có thể được chia thành nhiều phần khác nhau. Do đó một thân thể có lượng, để phân biệt với tinh thần, vốn là một hữu thể có các phẩm tính nhưng không có lượng về chiều kích. Mình và Máu Chúa Kitô trong Phép Thánh thể có lượng nhưng không có sự mở rộng về không gian. (Từ nguyên Latinh quantitas, lượng, sự lớn rộng, sự mở rộng.)
Quarantine
Kỳ chay 40 ngày, phạt ăn chay. Theo Giáo hội xưa, đây là kỳ ăn chay nghiêm nhặt trong 40 ngày. Đây cũng là một hình phạt cho hối nhân do cha giải tội đưa ra. Sau này nó được áp dụng để hưởng tiểu xá, và có nghĩa là một lượng hình phạt tạm được cất đi tương đương với mức tha thứ do hình phạt theo luật xưa kia. Tuy nhiên, hiện nay từ ngữ này không còn áp dụng cho tiểu xá như vậy nữa.
Quasi-Domicile
Bán trú sở, bán cư sở, chuẩn cư. Được giải thích nhiều cách khác nhau trong luật Giáo hội, đây là nơi ở ít thường xuyên và ít cố định so với trú sở. Vì vậy, Bộ Giáo luật nói rằng một bán trú sở là nơi mà mình định ở hơn sáu tháng, và thực sự là mình ở đó hơn sáu tháng.
Queen Of Virtues
Nữ hòang các nhân đức, nhân đức minh trí (thận trọng, khôn ngoan, dè dặt). Nhân đức này kiểm soát nhẹ nhàng mọi nhân đức khác, và hướng dẫn mọi hoạt động của con người, bởi vì nó không chỉ nhìn xem các điều tổng quát—vì thực sự các điều tổng quát không thúc đẩy chúng ta hành động—nhưng còn nhìn các điều riêng tư và đặc biệt, vốn là đối tượng của hành động. Minh trí là thực tiễn, có thể nói được như vậy, nên là nguyên tắc của hành động. Bởi vì hành động tạo ra kinh nghiệm, nên một số người thiếu lý thuyết khoa học có thể trở nên thành công hơn với các vấn đề thực tế, hơn là những người có kiến thức lý thuyết rộng; vì thế một bác sĩ biết trong thực tế thực phẩm nào là tốt hơn, so với một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng chỉ rành lý thuyết.
Quesnellianism
Thuyết ân sủng Quesnel. Là một thuyết ân sủng do Pasquier Quesnel (1634-1719) truyền bá, và phổ biến sâu rộng các quan điểm của Michael Baius (1513-1638). Trong số các thuyết bị Đức Giáo hòang Clement XI lên án năm 1713, có các thuyết cho rằng không ân sủng nào được ban bên ngòai Giáo hội, rằng ân sủng là không thể cưỡng lại nổi, rằng không có ân sủng con người không thể làm được gì tốt, và rằng mọi hành vi của một người có tội, ngay cả việc cầu nguyện và tham dự Thánh lễ, là tội.
Quest
Xin bố thí, khất thực. Là việc đi xin bố thí để sinh sống theo luật Dòng, của tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn, Dòng Anh Em Hèn Mọn Lúp Vuông, Nữ tu Dòng thánh Clara Nghèo Khó; và tu sĩ một số Dòng như Dòng Tiểu Muội Bần Cùng, họ đi xin lương thực và quần áo cho những người được họ chăm sóc.
Quiddity
Yếu tính, bản thể. Là yếu tính của một vật, để trả lời câu hỏi “Đây là cái gì?” Trong thuật ngữ kinh viện, yếu tính là định nghĩa của một vật. (Từ nguyên Latinh quidditas, đây là cái gì, yếu tính, được gọi như thế bởi vì trong sự trả lời cho câu hỏi "Quid est res?" [Đây là cái gì?], yếu tính một vật được chờ mong giải thích.)
Quid Pro Quo
Quid Pro Quo, miếng trả lại, vật bồi thường, vật thế chân, giao hoán phẩm, đền bù. Là sự gì thay thế cho một sự gì. Trong vấn đề luân lý, là áp dụng sự công bằng đúng cho một tình hình đã có; hoặc là trao cho ai điều người ấy đáng hưởng và không cho gì thêm; hoặc là đưa ra một hình phạt đúng với mức độ của tội ác.
Quietism
Vô vi thuyết, tịch tĩnh chủ nghĩa. Là một tên chung cho bất cứ quan điểm nào về đời sống thiêng liêng, vốn giảm thiểu hoạt động của con người và trách nhiệm luân lý. Nhưng chính xác hơn, từ ngữ này nói đến các thuyết của Miguel de Molinos (khỏang năm 1640-97) và François Fénelon (1651-1715), Tổng giám mục tổng giáo phận Cambrai (Pháp). Lập trường nền tảng của thuyết này là, để trở nên hoàn thiện, con người phải hoàn toàn thụ động, thủ tiêu ý chí và hoàn toàn phó thác cho Chúa, đến nỗi người ta không lo đến thiên đàng hay hỏa ngục nữa. Trong cầu nguyện, linh hồn hoàn thiện không cần cử chỉ yêu mến hay khẩn xin nữa, hoặc thậm chí không cần cử chỉ thờ lạy. Sự thụ động hoàn toàn như vậy làm cho sự hãm mình khổ chế hoặc các bí tích trở nên vô ích. Tội lỗi trở nên không thể có đối với linh hồn hoàn thiện. Vô vi thuyết đã bị Đức Giáo hòang Innocent XI lên án qua cá nhân Molinos năm 1687, và cũng bị Đức Giáo hòang Innocent XII lên án năm 1691 qua cá nhân Fénelon. (Từ nguyên Latinh quietus, yên tĩnh, nghỉ yên, thanh bình.)
Quietude
Tĩnh nguyện. Là một trạng thái siêu nhiên của cầu nguyện, có một phần thụ động, trong đó ý chí được Chúa nắm giữ, với các khả năng khác của con người vẫn họat động tích cực nhưng yên lặng. Linh hồn nghĩ rằng được gần Chúa hơn và hoàn toàn bình an. Trong khi đó, trí tuệ hưởng sự nghỉ ngơi êm dịu và cảm nghiệm sự thỏa mãn mạnh mẽ trước sự hiện diện của Chúa.
Quinche, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Quinche. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ và Chúa Con, được gọi thân thương là "La Pequeñita," tại Quinche, một ngôi làng xa xôi trong dãy núi Andes ở nước Ecuador. Năm 1856 một thợ khắc gỗ tài ba muốn làm một tượng cho người Do đỏ sống gần đó theo kiểu tượng Đức Bà Guadalupe, nhưng vì một số lý do họ từ chối nhận tượng này, và ông trao tặng tượng cho một số người Ecuador. Họ làm một hốc tường để đặt tượng Madonna bằng gỗ cây tuyết tùng tại làng Quinche. Dân làng, vì muốn mua vui cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đã ca hát thánh ca suốt đêm. Chung quanh tượng nhỏ này luôn có một luồng sáng, và nhiều sự chữa lành bệnh đã được báo cáo do nhiều người sờ tay vào áo khoác của Đức Mẹ. Tượng gây ấn tượng nhiều nên người ta đã xây dựng một nhà nguyện, rồi sau đó một nhà thờ khá lớn để đủ chỗ cho số lượng khách hành hương ngày càng đông. Nhiều phép lạ của tượng La Pequeñita đã được chứng thực, như một em bé cứu sống lại, một nạn nhân bị chặt bằng rìu được chữa lành, một cánh đồng lúa được thu hoạch mà không tốn tiền cho thợ gặt. Người dân Ecuador yêu mến “Đức Trinh nữ trên Núi Đá” như tượng được gọi tên, và rước kiệu tôn vinh tượng, khi họ biết rằng không hề có mưa trong ngày lễ Đức Mẹ này.
Quinquag
Quinquag, Quinguagesima—Ngày thứ 50 trước lễ Phục Sinh
Quinguagesima
Quinguagesima, Ngày thứ 50 trước lễ Phục Sinh, Chủ nhật Năm Mươi, Chủ nhật trước Thứ tư Lễ Tro.
Quirinal Palace
Điện Quirinal, dinh Quirinal. Trước năm 1870, là dinh thự Giáo hòang, nơi đã diễn ra nhiều Cơ mật viện bầu Giáo hoàng mới. Cũng được sử dụng như là dinh thự mùa hè cho Đức Giáo hoàng. Được Đức Giáo hòang Gregory cho xây dựng năm 1574, dinh thự đã bị chính phủ Ý tịch thu trong thời kỳ tịch thu các Lãnh địa Giáo hoàng.
Quotations, Implicit
Lời trích dẫn mặc nhiên. Là các trích dẫn trong Kinh thánh từ các nguồn không linh hứng. Tòa Thánh đã nhiều dịp nhìn nhận sự việc trên nguyên tắc, nhưng lưu ý sự có thể đe dọa dẫn đến sai lệch Kinh thánh. Vì nếu các nguồn không linh hứng bị sai lạc, cần qui định rằng Kinh thánh không thể bỏ qua sự sai lầm.
Quo Vadis?
Quo Vadis? Ngài đi đâu? Đây là từ ngữ Latinh, mà theo truyền thuyết, là câu hỏi của thánh Phêrô với Chúa Kitô, khi Phêrô đang đi ra khỏi Roma để tránh cuộc bách hại của Hoàng đế Nero. Chúa Kitô được thuật lại là trả lời: “Thầy đi vào Roma để chịu đóng đinh một lần nữa.” Thánh Phêrô xem đó là lời quở trách của Chúa, nên ngài trở lại vào thành để rồi sẽ chịu tử vì đạo. Đây cũng là nhan đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng năm 1895 của nhà văn Ba Lan Hendryk Sienkiewicz, nói về cuộc sống của các Kitô hữu thời sơ khai tại Roma dưới triều Hoàng đế Nero.