Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 19/11/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:45 18/11/2017
Bài đọc I : 2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29
Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.
Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Bà nói với người con út : "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Đó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như Người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: "Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng". Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về hân hoan, vai mang những bó lúa.
Bài đọc II: Rm 8, 31b – 39
31 Thưa anh em, có Thiên Chúa phò ta, ai sẽ chống lại ta? 32 Người đã không tha cho chính Con của Người, nhưng đã phó nộp Ngài vì chúng ta hết thảy, làm sao Người lại không gia ân vạn sự cho ta làm một với Ngài! 33 Ai sẽ cáo tội những kẻ Thiên Chúa đã chọn -- Thiên Chúa đã giải án tuyên công, 34 ai sẽ là người lên án? -- Phải chăng là Ðức Kitô Giêsu, Ðấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa, và là Ðấng đang chuyển cầu cho ta?
35 Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, bĩ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo ư? 36 Như đã viết:
Vì Người chúng tôi bị sát phạt suốt ngày, chúng tôi bị kể như chiên lò sát.
37 Nhưng trên các điều ấy hết thảy, chúng ta toàn thắng, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta.
38 Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, 39 dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Ðức Kitô Giêsu Chúa chúng ta!
Đó là lời Chúa
Phúc Âm: Lc 9,23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.
Ðó là lời Chúa.
Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.
Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Bà nói với người con út : "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Đó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như Người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: "Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng". Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về hân hoan, vai mang những bó lúa.
Bài đọc II: Rm 8, 31b – 39
31 Thưa anh em, có Thiên Chúa phò ta, ai sẽ chống lại ta? 32 Người đã không tha cho chính Con của Người, nhưng đã phó nộp Ngài vì chúng ta hết thảy, làm sao Người lại không gia ân vạn sự cho ta làm một với Ngài! 33 Ai sẽ cáo tội những kẻ Thiên Chúa đã chọn -- Thiên Chúa đã giải án tuyên công, 34 ai sẽ là người lên án? -- Phải chăng là Ðức Kitô Giêsu, Ðấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa, và là Ðấng đang chuyển cầu cho ta?
35 Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, bĩ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo ư? 36 Như đã viết:
Vì Người chúng tôi bị sát phạt suốt ngày, chúng tôi bị kể như chiên lò sát.
37 Nhưng trên các điều ấy hết thảy, chúng ta toàn thắng, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta.
38 Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, 39 dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Ðức Kitô Giêsu Chúa chúng ta!
Đó là lời Chúa
Phúc Âm: Lc 9,23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Thế giới người nghèo lần I tại Vatican
Hồng Thủy
11:15 18/11/2017
Vatican – Sau Thánh lễ cử hành Ngày Thế giới người nghèo lần I tại Vatican, sẽ có 1500 người nghèo ăn trưa với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại đại thính đường Phaolô VI.
Theo tin tức từ Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức Ngày Thế giới người nghèo lần I, sẽ có hơn 4000 người nghèo và chung chung là những người không phải là người giàu, sẽ tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 19/11 tới đây, nhân Ngày Thế giới người nghèo lần I.
Sau Thánh lễ lúc 10 giờ sáng, 1500 người sẽ ăn trưa cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại đại thính đường Phaolô VI, trong khi đó 2500 người khác sẽ được đón tiếp tại các nhà ăn, chủng viện và học viện Công Giáo của Roma (chủng viện Giáo hoàng Bắc Mỹ, chủng viện tông đồ Leone, nhà ăn San Pietro, nhà ăn Caritas Roma, cộng đồng thánh Egidio, vv.) để cùng ăn trưa.
Sẽ có 40 phó tế của giáo phận Roma và khoảng 150 tình nguyện viên đến từ các giáo xứ của các giáo phận khác phục vụ những người nghèo.
Trong các sáng kiến chuẩn bị cho Ngày Thế giới người nghèo lần I, Hội đồng Tòa Thánh nhấn mạnh đến chương trình chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thứ 2, 13/11 đến Chúa Nhật 19/11 tại quảng trường Pio XII gần quảng trường thánh Phêrô. Các dịch vụ y tế được thực hiện miễn phí cho những người yêu cầu.
Thứ 7 18/11, lúc 20 giờ, tại nhà thờ thánh Lorenzo ngoại thành sẽ có buổi canh thức cầu nguyện cho thế giới tình nguyện viên, những người hàng ngày âm thầm phục vụ trợ giúp và đem niềm vui đến cho rất nhiều người nghèo khổ.
Ngày Thế giới người nghèo, được Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra để tất cả cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi đưa tay ra với ngừoi nghèo, người yếu thế, những người nam nữ bị chà đạp nhân phẩm. Ngoài những người nghèo ở Roma và vùng Lazio sẽ hiện diện trong Thánh lễ, cũng sẽ có sự hiện diện của người nghèo đến từ các giáo phận khác như Paris, Lyon, Nantes, Varsaw, Krakow, Malines-Brussel và Luxembour. (Asia News 14/11/2017)
Sau Thánh lễ lúc 10 giờ sáng, 1500 người sẽ ăn trưa cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại đại thính đường Phaolô VI, trong khi đó 2500 người khác sẽ được đón tiếp tại các nhà ăn, chủng viện và học viện Công Giáo của Roma (chủng viện Giáo hoàng Bắc Mỹ, chủng viện tông đồ Leone, nhà ăn San Pietro, nhà ăn Caritas Roma, cộng đồng thánh Egidio, vv.) để cùng ăn trưa.
Sẽ có 40 phó tế của giáo phận Roma và khoảng 150 tình nguyện viên đến từ các giáo xứ của các giáo phận khác phục vụ những người nghèo.
Trong các sáng kiến chuẩn bị cho Ngày Thế giới người nghèo lần I, Hội đồng Tòa Thánh nhấn mạnh đến chương trình chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thứ 2, 13/11 đến Chúa Nhật 19/11 tại quảng trường Pio XII gần quảng trường thánh Phêrô. Các dịch vụ y tế được thực hiện miễn phí cho những người yêu cầu.
Thứ 7 18/11, lúc 20 giờ, tại nhà thờ thánh Lorenzo ngoại thành sẽ có buổi canh thức cầu nguyện cho thế giới tình nguyện viên, những người hàng ngày âm thầm phục vụ trợ giúp và đem niềm vui đến cho rất nhiều người nghèo khổ.
Ngày Thế giới người nghèo, được Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra để tất cả cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi đưa tay ra với ngừoi nghèo, người yếu thế, những người nam nữ bị chà đạp nhân phẩm. Ngoài những người nghèo ở Roma và vùng Lazio sẽ hiện diện trong Thánh lễ, cũng sẽ có sự hiện diện của người nghèo đến từ các giáo phận khác như Paris, Lyon, Nantes, Varsaw, Krakow, Malines-Brussel và Luxembour. (Asia News 14/11/2017)
Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Tòa Thánh về văn hóa
LM. Trần Đức Anh OP
11:17 18/11/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa sáng 18-11-2017, ĐTC tái khẳng định những nguyên tắc căn bản trong việc đối thoại với thế giới trước những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.
Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa đã nhóm khóa họp toàn thể từ ngày 15 đến 18-11-2017 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Gianfranco Ravasi và bàn về chủ đề ”tương lai nhân loại - những thách đối mới về nhân loại học”.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận những tiến bộ lớn của nhân loại như y khoa và khoa di truyền học giúp nhìn vào trong cơ cấu thâm sâu nhất của con người và thậm chí can thiệp để thay đổi cơ cấu ấy. Khoa học về thần kinh ngày càng cung cấp thông tin về hoạt động của não bộ con người. Sau cùng, là những tiến bộ vượt bực của những người máy độc lập và biết suy tư đang trở nên thành phần cuộc sống thường nhật của con người.
Những tiến bộ ấy đề ra những câu hỏi lớn mà chúng ta phải đương đầu. Trong cuộc đối thoại này, ĐTC kêu gọi kín múc từ những kho tàng khôn ngoan trong các truyền thống tôn giáo, sự khôn ngoan của dân gian, văn hóa nghệ thuật liên quan sâu xa đến mầu nhiệm con người, và cả những nội dung chứa đựng trong triết lý và thần học.
ĐTC cũng khẳng định những nguyên tắc lớn để nâng đỡ cuộc đối thoại với khoa học. Trước tiên là vị thế trung tâm của con người, con người cần phải được coi như một mục tiêu chứ không phải là phương tiện.
Tiếp đến là nguyên tắc mọi tài nguyên thiện ích, kể cả những thiện ích như kiến thức và kỹ thuật là để phục vụ cho tất cả mọi người, chứ không phải đẻ mưu lợi cho một thiểu số.
Sau cùng là nguyên tắc không phải tất cả những gì con ngừơi có thể làm được về phương diện kỹ thuật đều có thể chấp nhận được về phương diện luân lý đạo đức. (Rei 18-11-2017)
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận những tiến bộ lớn của nhân loại như y khoa và khoa di truyền học giúp nhìn vào trong cơ cấu thâm sâu nhất của con người và thậm chí can thiệp để thay đổi cơ cấu ấy. Khoa học về thần kinh ngày càng cung cấp thông tin về hoạt động của não bộ con người. Sau cùng, là những tiến bộ vượt bực của những người máy độc lập và biết suy tư đang trở nên thành phần cuộc sống thường nhật của con người.
Những tiến bộ ấy đề ra những câu hỏi lớn mà chúng ta phải đương đầu. Trong cuộc đối thoại này, ĐTC kêu gọi kín múc từ những kho tàng khôn ngoan trong các truyền thống tôn giáo, sự khôn ngoan của dân gian, văn hóa nghệ thuật liên quan sâu xa đến mầu nhiệm con người, và cả những nội dung chứa đựng trong triết lý và thần học.
ĐTC cũng khẳng định những nguyên tắc lớn để nâng đỡ cuộc đối thoại với khoa học. Trước tiên là vị thế trung tâm của con người, con người cần phải được coi như một mục tiêu chứ không phải là phương tiện.
Tiếp đến là nguyên tắc mọi tài nguyên thiện ích, kể cả những thiện ích như kiến thức và kỹ thuật là để phục vụ cho tất cả mọi người, chứ không phải đẻ mưu lợi cho một thiểu số.
Sau cùng là nguyên tắc không phải tất cả những gì con ngừơi có thể làm được về phương diện kỹ thuật đều có thể chấp nhận được về phương diện luân lý đạo đức. (Rei 18-11-2017)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ thăm viếng người nghèo bên ngoài quảng trường thánh Phêrô
Nguyễn Long Thao
11:53 18/11/2017
Cuộc viếng thăm của ĐTC không được báo trước nên cô Selene, một tình nguyện viên trẻ tuổi, có mặt tại khu khám bệnh khi Đức Giáo Hoàng đến đã nói, "Thật là một bất ngờ không thể nào quên được đối với tôi và cho tất cả các tình nguyện viên đang phục vụ ở đây”
Nói với cơ quan thông tấn xã Công Giáo, Catholic News Agency, cô phát biểu: ”Không có từ ngữ nào để miêu tả cuộc gặp gỡ này. ĐGH đã dành khoảng 20 phút nói chuyện, ban phép lành cho các bệnh nhân, các người vô gia cư và cám ơn các thiện nguyện viên.
Trung tâm khám bệnh mở cửa từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều trong tuần này nhân dịp Ngày Thế Giới cho Cho Người Nghèo được Hôi Đồng Giáo Hoàng Loan Báo Tin Mừng tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 11.
Trung tâm y tế gồm các bác sĩ chuyên khoa như tim mạch, da liễu, bệnh truyền nhiễm v.v.. hoạt động trong một chiếc xe cứu thương di động
Tiến sĩ Silvia Rosati nói cuộc viếng thăm bất ngờ của ĐGH là “một trải nghiệm tuyệt vời, thật tuyệt vời đối với chúng tôi.”
Tưởng cũng nên nói thêm Ngày Thế Giới Cho Người Nghèo được Hội Đồng Truyền Bá Tin Mừng Tòa Thánh thành lập vào cuối Năm Lòng Chúa Thương Xót. Mỗi năm có một chủ đề riêng, chủ đề Ngày Thế Giới Cho Người Nghèo năm nay là “Yêu Thương Thể Hiện Bằng Việc Làm –Không Bằng Lời Nói: “ Love not in word, but in deed.”
Nguyễn Long Thao
Trung quốc chấp nhận thêm một giám mục do Vatican bổ nhiệm, không có giám mục quốc doanh tham dự lễ nhậm chức.
Trần Mạnh Trác
13:07 18/11/2017
Buổi lễ nhận chức đã diễn ra tại một nhà thờ nhỏ ở vùng nông thôn quận Hấp Huyện, chủ trì do ĐGM Pietro Phùng Tân Mỗ (Feng Xinmou) cuả giáo phận Hành Thuỷ (tên cổ là Kinh Huyện (Jingxian) ở phía bắc Hà Bắc). Cũng như lần nhậm chức cuả ĐGM Hàn Chí Hải, lần này đã không có một vị giám mục bất hợp pháp nào hiện diện cả, và hơn nữa cũng không có cả một vị giám mục nào đang giữ chức vụ (về tôn giáo) liên hệ tới chính quyền.
ĐGM Giuse Tôn Kế Căn xuất thân là một thành viên của giáo hội quốc doanh cuả Nhà Nước nhưng đã được bổ nhiệm làm giám mục do cả hai phiá Vatican và Trung Quốc. Ngày phong chức được dự định là ngày 29 tháng 6 năm 2011, nhưng bị bãi bỏ vào phút chót bởi vì các tín hữu cuả giáo phận đã phản đối sự hiện diện cuả vị giám mục bất hợp pháp là Giuse Quách Kim Tài (Gua Jincai) của Thừa Đức (Chengde, Hà Bắc) đến tham gia buổi lễ.
Tuy nhiên trước đó vài ngày, ngày 21 tháng 6 năm đó, ĐGM Tôn Kế Căn đã được bí mật tấn phong làm giám mục phó của giáo phận.
Từ nhiều tuần trước, giấy mời cho lễ nhậm chức đã được thông báo đến tất cả các giám mục ở Hà Bắc. Nhưng hôm nay chỉ có hai vị được Tòa Thánh phê chuẩn là có mặt, là ĐGM Phùng Tân Mỗ và ĐGM Phanxicô An Thục Tân của Bảo Định (An Shuxin of Baoding).
Đáng lẽ giám mục Phương Kiến Bình (Fang Jianping) của Đường Sơn (Tangshan), đang là phó chủ tịch Hội đồng giám mục Trung Quốc, sẽ đến chủ trì buổi lễ. Nhưng bốn ngày trước, ông bị đau tim và được đưa đến Bắc Kinh để điều trị.
Giám mục Quách Kim Tài (Guo Jincai,) phó chủ tịch Hiệp Hội Yêu Nước, được đề cử thay thế vị giám mục họ Phương, nhưng lại không thể tham dự "vì cái chết của mẹ mình," theo một nguồn tin cuả một giáo sĩ địa phương dấu tên, vị ấy nói thêm: "Chúng tôi tạ ơn Chúa đã chăm sóc cho giáo phận của chúng tôi."
Bởi vì kế hoạch cuả buổi lễ nhậm là có sự hiện diện của một vị giám mục bất hợp pháp, cho nên dù cho kế hoạch đó đã bị ‘trật đường rầy,’ vẫn chỉ có khoảng 60 trong số 90 linh mục của giáo phận và khoảng 100 tín hữu đến tham gia.
Giáo phận đã chọn một nhà thờ ở nông thôn cho buổi lễ để tránh các phản ứng bất lợi từ tín hữu và cũng đã không loan tin rộng rãi ra bên ngoài.
Hà Bắc là tỉnh có số Công Giáo lớn nhất ở Trung Quốc với khoảng một triệu tín hữu, và cũng là một căn cứ địa của cộng đồng giáo hội “chui”.
Giáo phận Hàm Đan có số dân Công Giáo lên đến 180.000, nhưng tại Hấp Huyện là nơi buổi lễ được tổ chức thì chỉ có 500 người tân tòng.
Sinh ngày 2 tháng 8 năm 1967, ĐGM Giuse Tôn Kế Căn gia nhập tiểu chủng viện vào năm 1986. Năm 1994, Ngài giảng dạy tại tiểu chủng viện. Năm 1995, Ngài thụ phong linh mục do cố GM Trần bá lộc (Chen Bolu). Năm 1997, ngài giữ chức chưởng ấn cuả giáo phận, từ 2001 đến 2005, làm cha chánh đại diện. Năm 2005, Ngài làm cha sở xứ Vĩnh Niên (Yongnian.) Năm 2007, được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục chỉ định của Hàm Đan.
Từ năm 1998 đến 2008, ĐGM Tôn Kế Căn là một thành viên của hội đồng tư vấn chính trị của chính phủ.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria: Đúng 100 năm sau biến cố Fatima, phép lạ mặt trời múa dường như đã tái diễn tại Benin City
Đặng Tự Do
14:10 18/11/2017
Ngày 13 tháng 10, năm 1917 Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ sáu với ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha. Buổi sáng sớm ngày 13/10, đám đông lên đến 70,000 người đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Trong lần hiện ra này, Mẹ cảnh cáo: “Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi” và Mẹ hứa rằng nước Nga sẽ trở lại. Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời...” Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc. Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút.
Andrea Tornielli, ký giả kỳ cựu của tờ Vatican Insider, trong bài Nigeria, faithful see the “miracle of the sun” like in Fatima - Nigeria, các tín hữu thấy “phép lạ mặt trời” như tại Fatima, cho biết điều tương tự dường như đã xảy ra ở Benin City, Nigeria, nhân dịp các Giám Mục nước này tái thánh hiến đất nước cho Đức Mẹ.
Khi thông báo quyết định cử hành nghi thức tái thánh hiến Nigeria cho Đức Mẹ, các Giám Mục nhận định rằng Nigeria đang trải qua “một giai đoạn ghi dấu bởi những căng thẳng, bất an và một cảm giác thất vọng và bất mãn”. Có những vấn đề về cơ chế, trong đó người ta áp dụng các quy định của pháp luật một cách “có chọn lọc”, sự phân phối không đồng đều các tài nguyên, cũng như tình trạng tham nhũng trắng trợn mà không bị trừng phạt.
Sáng ngày 13 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Ayau Kaigama, của tổng giáo phận Jos, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria đã chủ sự thánh lễ tái thánh hiến Nigeria cho Đức Mẹ, cùng với 53 giám mục, hơn một ngàn linh mục, hai ngàn tu sĩ nam nữ và khoảng 55 ngàn tín hữu.
Sau buổi lễ, một cơn mưa nặng hạt đổ xuống đám đông. Tiếp đến, mặt trời ló dạng, rồi thay đổi màu sắc và “nhảy múa”. Theo cha Chris N. Anyanwu, giám đốc truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Nigeria - hiện tượng bất thường này đã làm vui mừng con tim của những người hành hương hiện diện tại buổi lễ. Nhiều người trong số họ, qua các phương tiện truyền thông của Nigeria và quốc tế đã chứng thực những gì họ thấy, trong sự liên hệ với kinh nghiệm đã diễn ra tại Fatima vào năm 1917.
Sau một thời gian suy tư và phân định, cũng như tham khảo với Vatican, các Giám Mục Nigeria quyết định đăng lên trang Web của mình những gì đã xảy ra tại Benin City và tiếp tục tham khảo ý kiến của Tòa Thánh trước khi chính thức công bố đây là một phép lạ.
Andrea Tornielli, ký giả kỳ cựu của tờ Vatican Insider, trong bài Nigeria, faithful see the “miracle of the sun” like in Fatima - Nigeria, các tín hữu thấy “phép lạ mặt trời” như tại Fatima, cho biết điều tương tự dường như đã xảy ra ở Benin City, Nigeria, nhân dịp các Giám Mục nước này tái thánh hiến đất nước cho Đức Mẹ.
Khi thông báo quyết định cử hành nghi thức tái thánh hiến Nigeria cho Đức Mẹ, các Giám Mục nhận định rằng Nigeria đang trải qua “một giai đoạn ghi dấu bởi những căng thẳng, bất an và một cảm giác thất vọng và bất mãn”. Có những vấn đề về cơ chế, trong đó người ta áp dụng các quy định của pháp luật một cách “có chọn lọc”, sự phân phối không đồng đều các tài nguyên, cũng như tình trạng tham nhũng trắng trợn mà không bị trừng phạt.
Sáng ngày 13 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Ayau Kaigama, của tổng giáo phận Jos, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria đã chủ sự thánh lễ tái thánh hiến Nigeria cho Đức Mẹ, cùng với 53 giám mục, hơn một ngàn linh mục, hai ngàn tu sĩ nam nữ và khoảng 55 ngàn tín hữu.
Sau buổi lễ, một cơn mưa nặng hạt đổ xuống đám đông. Tiếp đến, mặt trời ló dạng, rồi thay đổi màu sắc và “nhảy múa”. Theo cha Chris N. Anyanwu, giám đốc truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Nigeria - hiện tượng bất thường này đã làm vui mừng con tim của những người hành hương hiện diện tại buổi lễ. Nhiều người trong số họ, qua các phương tiện truyền thông của Nigeria và quốc tế đã chứng thực những gì họ thấy, trong sự liên hệ với kinh nghiệm đã diễn ra tại Fatima vào năm 1917.
Sau một thời gian suy tư và phân định, cũng như tham khảo với Vatican, các Giám Mục Nigeria quyết định đăng lên trang Web của mình những gì đã xảy ra tại Benin City và tiếp tục tham khảo ý kiến của Tòa Thánh trước khi chính thức công bố đây là một phép lạ.
Tòa Thánh công bố các chi tiết về Giáo Hội tại Miến Điện trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
15:01 18/11/2017
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết sáng ngày 17 tháng 11, tức là chỉ 10 ngày trước khi đến Miến Điện, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Hồng Y Charles Bo, là Tổng Giám Mục giáo phận Yangon, giáo phận lớn nhất tại Miến Điện.
Biến cố này cho thấy Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện quan tâm sâu xa đến những vấn đề tế nhị liên quan đến chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha tại quốc gia này. Lên án, hay lờ đi, hay tiếp cận đến những vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Miến Điện một cách tế nhị nào đó là một thách đố đối với Đức Thánh Cha và sẽ có những ảnh hưởng sâu xa không chỉ đến Giáo Hội địa phương nhưng còn đối với tiến trình dân chủ tại quốc gia này.
Cùng ngày, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng thông báo cho các ký giả và những ai quan tâm theo dõi chuyến tông du thứ 21 của Đức Thánh Cha các con số thống kê liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện và Bangladesh như sau:
Theo Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Tòa Thánh, với những số liệu được cập nhật cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Miến Điện rộng 676,578 km2, với dân số là 51,790,000 người. Con số các tín hữu Công Giáo tại quốc gia này là 659,000 người, chiếm tỷ lệ 1.27% dân số. Giáo Hội tại Miến Điện có 3 tổng giáo phận, 11 giáo phận và 2 miền phủ doãn tông tòa. Tổng cộng có 384 giáo xứ và 43 trung tâm mục vụ khác.
Tính cho đến ngày 31 tháng 10, 2017, Giáo Hội tại Miến Điện có 22 Giám Mục, 888 linh mục, trong đó có 777 vị là linh mục triều và 111 vị là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 2 phó tế vĩnh viễn, 128 nam tu sĩ (không có chức linh mục), và 1,961 nữ tu.
Giáo Hội tại Miến Điện có một tu hội đời; 601 thừa sai giáo dân và 3,056 giáo lý viên.
Về phương diện đào tạo cho tương lai, hiện nay Giáo Hội tại Miến Điện có 698 tiểu chủng sinh, 394 đại chủng sinh. Giáo Hội tại Miến Điện đang điều hành 369 trường tiểu học, 4 trường trung học và 2 trường đại học.
Trong các hoạt động bác ái xã hội, Giáo Hội tại Miến Điện điều hành 6 bệnh viện, 65 phòng khám bệnh, 3 trại cùi, 13 nhà dưỡng lão, 390 cô nhi viện, 2 trung tâm tư vấn gia đình, 70 trung tâm dạy nghề, và 19 cơ sở bác ái xã hội khác.
Biến cố này cho thấy Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện quan tâm sâu xa đến những vấn đề tế nhị liên quan đến chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha tại quốc gia này. Lên án, hay lờ đi, hay tiếp cận đến những vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Miến Điện một cách tế nhị nào đó là một thách đố đối với Đức Thánh Cha và sẽ có những ảnh hưởng sâu xa không chỉ đến Giáo Hội địa phương nhưng còn đối với tiến trình dân chủ tại quốc gia này.
Cùng ngày, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng thông báo cho các ký giả và những ai quan tâm theo dõi chuyến tông du thứ 21 của Đức Thánh Cha các con số thống kê liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện và Bangladesh như sau:
Theo Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Tòa Thánh, với những số liệu được cập nhật cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Miến Điện rộng 676,578 km2, với dân số là 51,790,000 người. Con số các tín hữu Công Giáo tại quốc gia này là 659,000 người, chiếm tỷ lệ 1.27% dân số. Giáo Hội tại Miến Điện có 3 tổng giáo phận, 11 giáo phận và 2 miền phủ doãn tông tòa. Tổng cộng có 384 giáo xứ và 43 trung tâm mục vụ khác.
Tính cho đến ngày 31 tháng 10, 2017, Giáo Hội tại Miến Điện có 22 Giám Mục, 888 linh mục, trong đó có 777 vị là linh mục triều và 111 vị là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 2 phó tế vĩnh viễn, 128 nam tu sĩ (không có chức linh mục), và 1,961 nữ tu.
Giáo Hội tại Miến Điện có một tu hội đời; 601 thừa sai giáo dân và 3,056 giáo lý viên.
Về phương diện đào tạo cho tương lai, hiện nay Giáo Hội tại Miến Điện có 698 tiểu chủng sinh, 394 đại chủng sinh. Giáo Hội tại Miến Điện đang điều hành 369 trường tiểu học, 4 trường trung học và 2 trường đại học.
Trong các hoạt động bác ái xã hội, Giáo Hội tại Miến Điện điều hành 6 bệnh viện, 65 phòng khám bệnh, 3 trại cùi, 13 nhà dưỡng lão, 390 cô nhi viện, 2 trung tâm tư vấn gia đình, 70 trung tâm dạy nghề, và 19 cơ sở bác ái xã hội khác.
Các con số thống kê về Giáo Hội tại Bangladesh trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
15:23 18/11/2017
Theo Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Tòa Thánh, với những số liệu được cập nhật cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bangladesh rộng 143,998 km2, tức là chỉ khoảng 1 phần năm so với Miến Điện. Tuy nhiên, dân số tại quốc gia này lại lên đến 153,998,000 người tức là khoảng gấp 3 lần dân số của Miến Điện.
Con số các tín hữu Công Giáo tại quốc gia này là 375,000 người, chiếm tỷ lệ 0.24% dân số. Giáo Hội tại Bangladesh có 2 tổng giáo phận, và 6 giáo phận. Tổng cộng có 106 giáo xứ và 374 trung tâm mục vụ khác.
Tính cho đến ngày 31 tháng 10, 2017, Giáo Hội tại Bangladesh có 12 Giám Mục, 372 linh mục, trong đó có 189 vị là linh mục triều và 183 vị là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 111 nam tu sĩ (không có chức linh mục), và 1,269 nữ tu.
Giáo Hội tại Bangladesh có một tu hội đời; 1210 thừa sai giáo dân và 1,427 giáo lý viên.
Về phương diện đào tạo cho tương lai, hiện nay Giáo Hội tại Bangladesh có 671 tiểu chủng sinh, 122 đại chủng sinh. Giáo Hội tại Bangladesh đang điều hành 647 trường tiểu học, 84 trường trung học và 14 trường đại học và cao đẳng.
Trong các hoạt động bác ái xã hội, Giáo Hội tại Bangladesh điều hành 10 bệnh viện, 74 phòng khám bệnh, 9 trại cùi, 14 nhà dưỡng lão, 89 cô nhi viện, 25 trung tâm tư vấn gia đình, 8 trung tâm dạy nghề, và 124 cơ sở bác ái xã hội khác.
Con số các tín hữu Công Giáo tại quốc gia này là 375,000 người, chiếm tỷ lệ 0.24% dân số. Giáo Hội tại Bangladesh có 2 tổng giáo phận, và 6 giáo phận. Tổng cộng có 106 giáo xứ và 374 trung tâm mục vụ khác.
Tính cho đến ngày 31 tháng 10, 2017, Giáo Hội tại Bangladesh có 12 Giám Mục, 372 linh mục, trong đó có 189 vị là linh mục triều và 183 vị là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 111 nam tu sĩ (không có chức linh mục), và 1,269 nữ tu.
Giáo Hội tại Bangladesh có một tu hội đời; 1210 thừa sai giáo dân và 1,427 giáo lý viên.
Về phương diện đào tạo cho tương lai, hiện nay Giáo Hội tại Bangladesh có 671 tiểu chủng sinh, 122 đại chủng sinh. Giáo Hội tại Bangladesh đang điều hành 647 trường tiểu học, 84 trường trung học và 14 trường đại học và cao đẳng.
Trong các hoạt động bác ái xã hội, Giáo Hội tại Bangladesh điều hành 10 bệnh viện, 74 phòng khám bệnh, 9 trại cùi, 14 nhà dưỡng lão, 89 cô nhi viện, 25 trung tâm tư vấn gia đình, 8 trung tâm dạy nghề, và 124 cơ sở bác ái xã hội khác.
Hội Đồng Giám Mục Italia bác bỏ khả năng cử hành thánh lễ an táng cho trùm Mafia Totò Riina
Đặng Tự Do
15:50 18/11/2017
Trong một diễn biến gây tranh cãi sôi nổi tại Italia, Hội Đồng Giám Mục Italia đã nhanh chóng, công khai và thẳng thừng tuyên bố không một linh mục nào được phép cử hành nghi lễ an táng cho trùm Mafia Totò Riina.
Trùm Mafia Totò Riina, được gọi là “ông trùm của các ông trùm”, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1930, đã qua đời hôm thứ Sáu 17 tháng 11 vừa qua. Totò Riina, tên khai sinh là Salvatore Riina, hoạt động trên đảo Sicilia của Ý. Y khét tiếng là tàn bạo, giết người không gớm tay.
Cha Ivan Maffeis, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Italia nói:
“Một thánh lễ an táng cho ông ta là điều không thể tưởng tượng được. Tôi nhắc nhở mọi người rằng Đức Giáo Hoàng đã ra vạ tuyệt thông cho các tên trùm Mafia. Việc Giáo hội Ý lên án hiện tượng này thật là rõ ràng. Giáo hội không phán xét thay cho Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể làm hoang mang lương tâm các tín hữu”.
Trùm Mafia Totò Riina, được gọi là “ông trùm của các ông trùm”, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1930, đã qua đời hôm thứ Sáu 17 tháng 11 vừa qua. Totò Riina, tên khai sinh là Salvatore Riina, hoạt động trên đảo Sicilia của Ý. Y khét tiếng là tàn bạo, giết người không gớm tay.
Cha Ivan Maffeis, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Italia nói:
“Một thánh lễ an táng cho ông ta là điều không thể tưởng tượng được. Tôi nhắc nhở mọi người rằng Đức Giáo Hoàng đã ra vạ tuyệt thông cho các tên trùm Mafia. Việc Giáo hội Ý lên án hiện tượng này thật là rõ ràng. Giáo hội không phán xét thay cho Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể làm hoang mang lương tâm các tín hữu”.
Đức Phanxicô ca ngợi công trình của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
20:52 18/11/2017
Theo tin Zenit, ngày 18 tháng 11 vừa qua, tại Hội Trường Clementine trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao Giải Thưởng Ratzinger năm 2017 cho ba học giả và nghệ sĩ.
Sau lời chào mừng của Cha Federico Lombardi, S.J., chủ tịch Qũy Joseph Ratzinger-Benedict XVI, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và là thành viên của Ủy Ban Khoa Học của Qũy đã nói qua về tiểu sử ba vị trúng giải năm nay. Sau đó, Đức Phanxicô đã trao giải thưởng cho ba vị.
Các vị trên là: Giáo Sư Theodor Dieter, thần học gia thuộc phái Luthêrô, Đức; Giáo Sư Karl-Heinz Menke, thần học gia Đức và là một linh mục Công Giáo; và Nghệ Sĩ Danh Cầm Arvo Pärt, nhà soạn nhạc Estonia và là Kitô Hữu Chính Thống Giáo.
Cuối cùng, Đức Phanxicô đã đọc một diễn văn sau cuộc trình diễn bài “Pater Noster” (Lạy Cha Chúng Con) của danh cầm Arvo Pärt, người chơi chiếc dương cầm vốn thuộc Đức Giáo Hoàng Hưu Trí.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô:
Anh chị em thân mến,
Tôi vui mừng được gặp gỡ anh chị em tại biến cố hàng năm trao giải thưởng cho các nhân vật lừng lẫy mà Qũy Joseph Ratzinger – Benedict XVI và Ủy Ban Khoa Học của nó đã giới thiệu với tôi. Trước hết, tôi xin chào mừng các linh mục, các thành viên, và bằng hữu của Qũy, và tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Kurt Koch và Cha Lombardi, những vị đã dẫn nhập chúng ta vào tầm quan trọng của biến cố chủ yếu này trong các sinh hoạt của anh chị em, nhằm cổ vũ việc tìm tòi thần học và nối kết văn hóa được sinh động hóa nhờ đức tin và việc thúc đẩy linh hồn hướng về Thiên Chúa.
Cùng với anh chị em, tôi muốn được ngỏ một ý nghĩ âu yếm và nhiệt tình với Đức Giáo Hoàng Hưu Trí, Đức Bênêđíctô. Việc cầu nguyện và hiện diện kín đáo và đầy khích lệ của ngài đồng hành với chúng ta trên một lộ trình chung; công trình và giáo huấn của ngài tiếp tục là một di sản sống động và qúy giá đối với Giáo Hội và việc phục vụ của chúng ta. Chính vì thế, tôi khẩn khoản yêu cầu Qũy tiếp tục cam kết của mình, nghiên cứu và thâm hâu hóa di sản này trong khi nhìn về phía trước, tăng tiến các hoa trái của mình qua cả việc giải thích các trước tác của Joseph Ratzinger lẫn việc, theo tinh thần của ngài, tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi thần học và văn hóa, bằng cách đi vào các lãnh vực trong đó nền văn hóa ngày nay đang thúc giục đức tin phải đối thoại. Tinh thần con người luôn khẩn thiết và một cách sinh tử cần đến cuộc đối thoại này: đức tin cần tới nó, vì đức tin sẽ trở thành trừu tượng nếu không được nhập thân trong thời gian; lý trí cần cuộc đối thoại này, vì lý trí sẽ trở thành phi nhân nếu không được nâng lên tới Cõi Siêu Việt. Thực vậy, Thánh Gioan Phaolô II từng quả quyết rằng “lý trí và đức tin như hai chiếc cánh trên đó, tinh thần con người bay lên chiêm ngưỡng sự thật” (Thông điệp Fides et ratio, Lời Nói Đầu).
Joseph Ratzinger tiếp tục là một vị thầy và là một nhà đối thoại thân ái đối với tất cả những ai đang thực hành hồng phúc lý trí để đáp lại ơn gọi đi tìm sự thật của con người. Khi Chân Phúc Phaolô VI kêu gọi ngài đảm nhiệm trách nhiệm tổng giám mục Munich và Freising, ngài đã chọn khẩu hiệu “Cooperatores veritatis”, “Những Người Cộng Tác của Sự Thật” trích trong Tin Mừng Gioan (câu 8). Khẩu hiệu này nói lên đầy đủ ý nghĩa của công trình và thừa tác vụ của ngài. Khẩu hiệu này được trình bầy trên chứng chỉ giải thưởng mà tôi vừa trao tặng, để nói rằng cả các vị trúng giải cũng hiến đời mình cho sứ mệnh cao cả nhất là phục vụ sự thật, diaconia của sự thật.
Tôi hết sức vui mừng khi thấy các cá nhân lừng lẫy nhận giải thưởng hôm nay xuất thân từ 3 hệ phái Kitô giáo khác nhau, trong đó, có người thuộc hệ phái Luthêrô mà với họ chúng tôi từng được cảm nghiệm nhiều khoảnh khắc gặp gỡ và tiến bộ chung cực kỳ quan trọng trong năm nay. Sự thật của Chúa Kitô không dành cho người hát đơn ca, mà có tính hợp xướng: nó đòi sự cộng tác ngoan ngoãn, sự chia sẻ hài hoà. Tìm kiếm nó, học hỏi nó, nghiền ngẫm nó, và chuyển dịch nó thành thực hành với nhau, trong tình bác ái, sẽ lôi kéo chúng ta một cách mạnh mẽ vào cuộc kết hợp trọn vẹn giữa chúng ta: Nhờ thế, sự thật sẽ trở thành một nguồn sống động phát sinh ra các mối liên kết yêu thương càng ngày càng gần gũi nhau hơn.
Tôi hoan nghênh ý tưởng mở rộng chân trời của Giải Thưởng để bao gồm cả nghệ thuật nữa, ngoài thần học và khoa học vốn tự nhiên có liên hệ với nó. Việc mở rộng này rất tương ứng với viễn kiến của Đức Bênêđíctô XVI, là người vốn hay nói với chúng ta một cách đầy cảm kích về cái đẹp như một cách tuyệt vời để mở tâm hồn mình đón nhận thể siêu việt và gặp gỡ Thiên Chúa. Các riêng, chúng ta đã được ngưỡng mộ sự mẫn cảm về âm nhạc của ngài và cả việc ngài đích thân thực hành nghệ thuật này như một phương thế đạt sự thanh thản và nâng cao tinh thần.
Bởi thế, tôi xin ca ngợi các vị trúng giải lừng lẫy hôm nay: Giáo Sư Theodor Dieter, giáo Sư Karl-Heinz Menke và nhà soạn nhạc đại tài Arvo Pärt; tôi cũng xin khuyến khích Qũy và mọi thân hữu của Qũy, để tất cả chúng ta tiếp tục theo đuổi nhiều cách thức mới mẻ và rộng rãi hơn nhằm hợp tác trong tìm tòi, đối thoại và hiểu biết sự thật. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô không mệt mỏi nhắc nhở chúng ta, sự thật này vốn cùng nhau ở trong Thiên Chúa, là logos và agape, là khôn ngoan và yêu thương, nhập thể nơi con người của Chúa Giêsu.
Sau lời chào mừng của Cha Federico Lombardi, S.J., chủ tịch Qũy Joseph Ratzinger-Benedict XVI, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và là thành viên của Ủy Ban Khoa Học của Qũy đã nói qua về tiểu sử ba vị trúng giải năm nay. Sau đó, Đức Phanxicô đã trao giải thưởng cho ba vị.
Các vị trên là: Giáo Sư Theodor Dieter, thần học gia thuộc phái Luthêrô, Đức; Giáo Sư Karl-Heinz Menke, thần học gia Đức và là một linh mục Công Giáo; và Nghệ Sĩ Danh Cầm Arvo Pärt, nhà soạn nhạc Estonia và là Kitô Hữu Chính Thống Giáo.
Cuối cùng, Đức Phanxicô đã đọc một diễn văn sau cuộc trình diễn bài “Pater Noster” (Lạy Cha Chúng Con) của danh cầm Arvo Pärt, người chơi chiếc dương cầm vốn thuộc Đức Giáo Hoàng Hưu Trí.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô:
Anh chị em thân mến,
Tôi vui mừng được gặp gỡ anh chị em tại biến cố hàng năm trao giải thưởng cho các nhân vật lừng lẫy mà Qũy Joseph Ratzinger – Benedict XVI và Ủy Ban Khoa Học của nó đã giới thiệu với tôi. Trước hết, tôi xin chào mừng các linh mục, các thành viên, và bằng hữu của Qũy, và tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Kurt Koch và Cha Lombardi, những vị đã dẫn nhập chúng ta vào tầm quan trọng của biến cố chủ yếu này trong các sinh hoạt của anh chị em, nhằm cổ vũ việc tìm tòi thần học và nối kết văn hóa được sinh động hóa nhờ đức tin và việc thúc đẩy linh hồn hướng về Thiên Chúa.
Cùng với anh chị em, tôi muốn được ngỏ một ý nghĩ âu yếm và nhiệt tình với Đức Giáo Hoàng Hưu Trí, Đức Bênêđíctô. Việc cầu nguyện và hiện diện kín đáo và đầy khích lệ của ngài đồng hành với chúng ta trên một lộ trình chung; công trình và giáo huấn của ngài tiếp tục là một di sản sống động và qúy giá đối với Giáo Hội và việc phục vụ của chúng ta. Chính vì thế, tôi khẩn khoản yêu cầu Qũy tiếp tục cam kết của mình, nghiên cứu và thâm hâu hóa di sản này trong khi nhìn về phía trước, tăng tiến các hoa trái của mình qua cả việc giải thích các trước tác của Joseph Ratzinger lẫn việc, theo tinh thần của ngài, tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi thần học và văn hóa, bằng cách đi vào các lãnh vực trong đó nền văn hóa ngày nay đang thúc giục đức tin phải đối thoại. Tinh thần con người luôn khẩn thiết và một cách sinh tử cần đến cuộc đối thoại này: đức tin cần tới nó, vì đức tin sẽ trở thành trừu tượng nếu không được nhập thân trong thời gian; lý trí cần cuộc đối thoại này, vì lý trí sẽ trở thành phi nhân nếu không được nâng lên tới Cõi Siêu Việt. Thực vậy, Thánh Gioan Phaolô II từng quả quyết rằng “lý trí và đức tin như hai chiếc cánh trên đó, tinh thần con người bay lên chiêm ngưỡng sự thật” (Thông điệp Fides et ratio, Lời Nói Đầu).
Joseph Ratzinger tiếp tục là một vị thầy và là một nhà đối thoại thân ái đối với tất cả những ai đang thực hành hồng phúc lý trí để đáp lại ơn gọi đi tìm sự thật của con người. Khi Chân Phúc Phaolô VI kêu gọi ngài đảm nhiệm trách nhiệm tổng giám mục Munich và Freising, ngài đã chọn khẩu hiệu “Cooperatores veritatis”, “Những Người Cộng Tác của Sự Thật” trích trong Tin Mừng Gioan (câu 8). Khẩu hiệu này nói lên đầy đủ ý nghĩa của công trình và thừa tác vụ của ngài. Khẩu hiệu này được trình bầy trên chứng chỉ giải thưởng mà tôi vừa trao tặng, để nói rằng cả các vị trúng giải cũng hiến đời mình cho sứ mệnh cao cả nhất là phục vụ sự thật, diaconia của sự thật.
Tôi hết sức vui mừng khi thấy các cá nhân lừng lẫy nhận giải thưởng hôm nay xuất thân từ 3 hệ phái Kitô giáo khác nhau, trong đó, có người thuộc hệ phái Luthêrô mà với họ chúng tôi từng được cảm nghiệm nhiều khoảnh khắc gặp gỡ và tiến bộ chung cực kỳ quan trọng trong năm nay. Sự thật của Chúa Kitô không dành cho người hát đơn ca, mà có tính hợp xướng: nó đòi sự cộng tác ngoan ngoãn, sự chia sẻ hài hoà. Tìm kiếm nó, học hỏi nó, nghiền ngẫm nó, và chuyển dịch nó thành thực hành với nhau, trong tình bác ái, sẽ lôi kéo chúng ta một cách mạnh mẽ vào cuộc kết hợp trọn vẹn giữa chúng ta: Nhờ thế, sự thật sẽ trở thành một nguồn sống động phát sinh ra các mối liên kết yêu thương càng ngày càng gần gũi nhau hơn.
Tôi hoan nghênh ý tưởng mở rộng chân trời của Giải Thưởng để bao gồm cả nghệ thuật nữa, ngoài thần học và khoa học vốn tự nhiên có liên hệ với nó. Việc mở rộng này rất tương ứng với viễn kiến của Đức Bênêđíctô XVI, là người vốn hay nói với chúng ta một cách đầy cảm kích về cái đẹp như một cách tuyệt vời để mở tâm hồn mình đón nhận thể siêu việt và gặp gỡ Thiên Chúa. Các riêng, chúng ta đã được ngưỡng mộ sự mẫn cảm về âm nhạc của ngài và cả việc ngài đích thân thực hành nghệ thuật này như một phương thế đạt sự thanh thản và nâng cao tinh thần.
Bởi thế, tôi xin ca ngợi các vị trúng giải lừng lẫy hôm nay: Giáo Sư Theodor Dieter, giáo Sư Karl-Heinz Menke và nhà soạn nhạc đại tài Arvo Pärt; tôi cũng xin khuyến khích Qũy và mọi thân hữu của Qũy, để tất cả chúng ta tiếp tục theo đuổi nhiều cách thức mới mẻ và rộng rãi hơn nhằm hợp tác trong tìm tòi, đối thoại và hiểu biết sự thật. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô không mệt mỏi nhắc nhở chúng ta, sự thật này vốn cùng nhau ở trong Thiên Chúa, là logos và agape, là khôn ngoan và yêu thương, nhập thể nơi con người của Chúa Giêsu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình chăm sóc bệnh nhân liên xứ Sàigòn cầu nguyện cho các linh hồn
Phương Nga
10:02 18/11/2017
“ Từ bình minh con kêu lên Chúa và ban đêm con nhớ đến Người “( Ca khúc Con hướng về Chúa )
Đó là những lời ca tiếng hát tha thiết của ca đoàn Đa Minh giáo xứ Tân Phước trong thánh lễ Truyền thống cầu nguyện cho các linh hồn của Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân Liên xứ Sài Gòn đã nâng tâm hồn mọi người lên cùng Chúa và hy vọng về sự cứu độ của Chúa cho các linh hồn.
Xem Hình
Thánh lễ Truyền thống được tổ chức hàng năm luân phiên tại các giáo xứ trong Liên miền Sài Gòn và năm nay là xứ Tân Phước từ lúc 8g00 đến 14g00 ngày Thứ Hai 14-11-2017.
ĐÓN TIẾP:
Trong thời tiết hơi se lạnh và bầu trời trong xanh tạo cảm giác phấn khởi và vui tươi khi hội ngộ cùng nhau,các thành viên đã quy tụ về khá sớm với đồng phục trắng và logo riêng mỗi xứ.Anh Giuse Trần Vinh Quang (Trưởng ban) và chị Têrêsa Nguyễn Thị Bạch Yến(Phó ban) đã ân cần đón tiếp mọi người và nhờ Ban Trật tự sắp xếp xe cộ ngăn nắp cho cộng đoàn an tâm cầu nguyện.
Đúng 9g,Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng linh hướng Liên xứ,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam cùng Quý Thày dòng OH hiện diện;tất cả tay bắt mặt mừng và nở những nụ cười trên môi nên không ai biết có những anh chị đã thức trắng cả tuần,nhiều ngày cho việc chăm sóc bệnh nhân.
SINH HOẠT:
Anh Đaminh Thuyết (Trưởng ban điều hành Liên xứ) chào mừng Cha Antôn,Quý Thày,Quý khách và tất cả Thành viên đã về dự lễ;mọi người cùng hát kinh Chúa Thánh Thần;kế tiếp,Anh cũng thông báo về một số những thay đổi và mới mẻ của Liên xứ như:
- Từ ngày 24-10-2017.Thày Đaminh Trần Ngọc Nam dòng OH,chính thức đồng hành cùng Gia đình Liên xứ trong tất cả các sinh hoạt và Thày phụ trách giảng huán.
-Chị Anna Cecila Phương Nga (Truyền thông Tổng giáo phận Sài Gòn) sẽ đến giúp Đặc trách về Truyền thông cho Liên xứ cũng từ ngày 24-10-2017.
-Công bố Quỹ của Liên xứ về thu,chi và những khoản do Ân nhân đóng góp.Anh cũng phàn nàn về số lượng thành viên hôm nay về dự lễ không đầy đủ và cám ơn những người đang hiện diện.
CHIA SẺ :
Cha Anton giới thiệu Thày Đaminh Chia sẻ về đề tài Thăm viếng Bệnh nhân qua 3 thời kỳ:Thày chào cộng đoàn:
Tháng 11 là tháng mát mẻ,con người lắng dịu và dễ chịu và cũng là tháng cầu nguyện cho các linh hồn,nhân dịp này chúng ta cũng nghĩ về thân phận mỏng giòn và yếu đuối.Ai cũng trải qua Sinh,lão,bệnh tử và những thay đổi của tuổi già và không ai tránh khỏi.Từ 70 tuổi trở đi,có người ngồi tự nhiên,có người ngồi cong queo và đi đứng khó khăn;từ đó ta mới thấy mình thật sự đã già.như sách Tiên tri Isaia 38,2”Lạy Chúa,con như người thợ dệt,đang mải dệt đời mình,bỗng nhiên bị tay Chúa,cắt đứt ngay hàng chỉ”hay như Thánh Phêrô “Khi anh còn trẻ,anh muốn đi đâu thì tùy ý anh,nhưng khi anh về già,anh sẽ phải đi đến nơi mà anh không muốn”
Những thay đổi của tuổi già: Hay quên,dễ bỏ qua,đề kháng của bệnh tật kém,dễ nhiễm bệnh về hô hấp,dễ té ngã gẫy xương,sợ cô đơn,lẫn lộn,hay tủi thân vv.như trong Công đồng chung Vaican II ngày 08-12-1965 tại quảng trường thánh Phêrô,Đức Hồng Y P.Meouchi đã đại diện Đức Thánh Cha và toàn thể các nghị phụ Công đồng,tuyên đọc bài Sứ điệp,đặc biệt gửi tới những thành phần nghèo khổ,bệnh tật ,đau khổ dưới muôn vàn cách thế dày vò.
Công đồng cảm thấy anh em đang ngóng nhìn về mình với những ánh mắt thành khẩn ,sáng lên vì cơn sốt hoặc lờ đờ đi vì mệt nhọc,những cái nhìn dò hỏi ,muốn tìm xem cách thất vọng tại sao con người lại chịu đau khổ,đang lo âu tự hỏi ,xem bao giờ và từ đâu sẽ có sự nâng đỡ?các Ngài muốn cảm thấy sự chăm sóc bệnh nhân,là những người can đảm vì phải chăm sóc họ trong lúc tuổi già.Hôm nay chúng ta học về việc Chăm sóc bệnh nhân ở 3 thời kỳ:
- Chăm sóc ở nhà
- Chăm sóc ở bệnh viện
- Chăm sóc sau khi xuất viện về nhà.
“Khi chúng ta mời một linh mục đến,cũng là lúc mời một bác sĩ đến”có nghĩa thành viên Chăm sóc Bệnh nhân cũng là Thày thuốc vì chúng ta đã học Chăm sóc Bệnh nhân ở 3 nơi:
Tại nhà:Trong những dịp này,chúng ta phải khôn khéo dò hỏi xem bệnh nhân còn có khúc mắc hay có những ngăn trở gì chưa giải quyết được như nợ nần chưa thanh toán,thù ghé giận hờn ai lâu ngày chưa làm hòa,tình trạng gia đình rối ren chưa hợp thức hóa;ta hãy cố gắng giúp cho bệnh nhân giải quyết những vướng mắc đó và giúp cho họ xưng tội càng sớm càng tốt;mời Cha đến Xức dầu vì khi vào bệnh viện sẽ rất khó được chịu các phép,chăm sóc trước khi đến bệnh viện là thời kỳ rất quan trọng.
Tại bệnh viện:Hãy lắng nghe xem họ cần gì và quan sát tiến triển của bệnh tật để chăm sóc nhiều về phần linh hồn vì con cái đôi khi bận rộn với việc chữa trị và thuốc men nên không quan tâm phần này Có những bệnh nhânsáng ra không chịu ăn và không chịu uống thuốc.Khi Thày đến quan sát ông cứ nhìn thẳng vào bàn thờ,nên đóan là ông muốn rước lễ;sau khi cho ông rước lễ ông đã vui vẻ ăn và uống thuốc.
Tại nhà sau khi xuất viện: Phần này Thày phỏng vấn các thành viên,để đúc kết Thày đưa ra kết luận:Phải năng thăm viếng bệnh nhân xuất viện về nhà vì lúc này ít người thăm nên họ sợ cô đơn
Một số bệnh nhân sợ không ai cho rước Mình Thánh Chúa.
Có những bệnh nhân lo lắng về bệnh trạng vì lúc này không còn y,bác sĩ ở bên cạnh.
Khi thăm bệnh nhân nặng không nên nói nhiều vì lúc này họ suy kiệt,ta chỉ cần nắm tay họ và có cử chỉ vỗ về là họ hiểu được ý của ta.
Chăm sóc Bệnh nhân có phải là bổn phận của chúng ta không?
Thưa có! đó là bổn phận của chúng ta và phải chăm sóc cả những người ngoại đạo;vì là một cộng đồng đức Tin,chúng ta cùng các linh mục,tu sĩ chăm sóc và đưa họ về với Chúa.
Khi thăm người bệnh ta giúp họ chấp nhận đau khổ như Chuá Kitô cũng đã lo âu trước khi chịu nạn.
Giúp bệnh nhân hiểu đau khổ là một Ơn Gọi,vì nỗ lực của người bệnh cũng hướng về ơn Cứu độ.
Giúp bệnh nhân nhận ra Ơn Thánh của Chúa,là ơn làm hòa với mọi người là chịu các Bí tích chứ không phải bệnh tật là hình phạt.
Câu chuyện: Có một anh thầu xây dựng bị té xuống nhưng không chết ngay,trong khi đã lâu anh không xưng tội rước lễ;người nhà anh cứ thắc mắc sao tai nạn nặng như vậy mà anh còn sống được?trong suốt thời gian nằm trên giường bệnh Thày chăm sóc và giúp anh Xưng tội và Rước lễ,hai tháng sau anh ngỏ ý muốn Cha Xức Dầu và chịu các phép cuối cùng và anh ra đi trong bình an
Xét về tự nhiên thì anh phải chịu đau đớn khổ sở
Nhưng xét về siêu nhiên thì anh đã có thời gian chuẩn bị cho linh hồn mình
Mọi việc kết thúc sau 3 ngày anh bị Sốt và ra đi.Khi đến viếng xác gia đình cảm ơn các Cha, các Thày vì nhờ thời gian nằm trên giường bệnh mà anh được hưởng Nhan Thánh Chúa,trước khi chết anh cứ gọi “Mẹ ơi”mọi người đưa Bà mẹ đến ngồi bên cạnh thì cũng vẫn gọi Mẹ ơi ! Thày hỏi có phải Đức Mẹ không thì anh ta gật đầu;như vậy,chúng ta biết chắc theo chân Mẹ Maria chúng ta sẽ không bao giờ lạc lối .
THÁNH LỄ :
Sau phần chia sẻ,mọi người ra ngoài giải lao và chụp hình chung với Cha Anton và với nhau,khi trống hiệu vang lên,tất cả cùng vào nhà thờ để chuẩn bị dâng lễ,cộng đoàn xếp hai hàng cùng thánh giá nến cao rước Cha Anton chủ sự trong lễ phục tím lên bàn thánh.Ca đoàn hát bài nhập lễ “ Niềm hy vọng hằng sống ....” Cha chủ sự nói với cộng đoàn:
Con xin cám ơn Cha Chánh xứ Giuse Vũ Minh Danh đã cho phép con đến đây dâng thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn hội viên,ân nhân thân nhân của Gia đình CSBN Liên miền Sài Gòn.Trong thánh lễ hôm nay chúng ta nói lên tinh thần Kitô hữu sẽ trở về với Chúa trong ngày sau hết,nói lên Đạo hiếu với Tổ tiên,ông bà cha mẹ,và cầu cho gia đình vợ chồng con cái chúng ta.
Theo bài Tin mừng Thánh Gioan Cha Anton chia sẻ”
Sở dĩ tôi gọi là Gia đình vì chúng ta đều là con cái của Chúa,nhất là khi chúng ta sống ơn Gọi phục vụ những chi thể đau đớn của Chúa Kitô,đặc biệt hai tiếng Gia đình thể hiện cụ thể là Gia đình Thánh Gioan Thiên Chúa.Hiệp dâng thánh lễ hôm nay với 3 tâm tình chính:
1-Ngày 01-11 hàng năm là lễ các Thánh,để được nên Thánh các ngài đã phải trải qua cuộc sống trần gian nhiều thử thách và gian nan,và hôm nay được vinh quang và quây quần bên Chúa để cầu nguyện cho chúng ta;hôm nay chúng ta cầu cho các linh hồn trong gia đình Gioan Thiên Chúa,vì các ngài đang được thanh luyện để trở về nhà Cha,dù ở đâu Kitô hữu cũng có sự liên đới trong Đức Kitô,qua việc mỗi ngày hiệp thông và đọc kinh Tin Kính.Tháng 11 là tháng các Linh hồn,chúng ta còn tại thế hãy hy sinh và dành thời gian cho các linh hồn vì họ không còn điều kiện và phương cách để đền bù tội lỗi nữa.Tình yêu trong bác ái là cầu nguyện và hy sinh.
2-Là công dân Việt Nam với truyền thống Đạo hiếu từ ngàn xưa và dù ở tôn giáo nào cũng tin có linh hồn bất tử.Tục ngữ có câu”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ hay “Làm con phải hiếu”nói lên ý nghĩa của Đạo hiếu”Uống nước nhớ nguồn..”
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tổ tiên và các Anh hùng dân tộc vì cách này hay cách khác,chúng ta đang được thừa hưởng di sản các Ngài để lại.Khi cầu nguyện cho linh hồn các thành viên Chăm sóc Bệnh nhân cũng là thể hiện Đạo hiếu và lòng Biết ơn và là cách truyền giáo rất tốt khi lấy chữ Hiếu làm đầu.Những đứa con bất hiếu là những đứa con không biết đến cội nguồn và Cha mẹ.
3- Khi chúng ta dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn không phải chỉ là Vì họ hay Cho họ mà thôi,mà còn Vì chúng ta và Cho chúng ta nữa! Đấy là cơ hội chúng ta nhìn lại chính mình và nhắc nhở mình rằng” Cõi đi về” là quê hương vĩnh phúc và Nước trời mai sau.
Nếu ai đó muốn xuất cảnh,phải làm Pass port,phải Phỏng vấn,thì khi chuẩn bị về Nước trời chúng ta cũng phải trải qua ải trần gian với thử thách và đau khổ và chắc chắn một điều là ai rồi cũng phải “Chết”.
Hôm qua,lúc 1g30 sáng tôi đã dậy sớm đến bệnh viện Đa khoa-Đồng Nai để Xức dầu cho nạn nhân giao thông,hình ảnh một thanh niên nằm đó với máu me lênh láng bên cạnh đứa con nhỏ mới 3 tháng,người vợ trẻ và gia đình vây quanh khóc lóc vật vã thật quá đau lòng.Niềm an ủi duy nhất lúc này là Bí tích Hòa giải,Bí tích Xức dầu để chờ giờ ra đi...Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn bằng đức Tin lớn mạnh như bà Matta trong Tin Mừng Thánh Gioan” Con biết em con sẽ sống lại khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết (Ga 11,24)
Mục đích về nhà Cha giúp chúng ta sống và chịu hy sinh,vì mỗi lần chúng ta chăm sóc các bệnh nhân yếu liệt thậm chí có người bị bỏ rơi là chúng ta đang chăm sóc Chúa như trong Tin Mừng thánh Mattheu Chúa Giêsu đã đồng hóa Ngài với con người “Hỡi những kẻ Cha ta chúc phúc hãy đến mà vui hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi vì xưa Ta đói đã cho ta ăn,Ta khát đã cho ta uống,Ta trần truồng đã cho ta mặc,Ta là khách các ngươi đã đón tiếp,Ta bị tù đày đã thăm viếng Ta đau ốm các ngươi đã chăm sóc Ta” (Mt25,34-36).
Hôm nay,dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn,các thành viên Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân đã thể hiện Đạo hiếu,đã nhìn lại chính mình và đã noi gương của các Thánh trên Thiên quốc Amen.
Trước khi nhận phép lành Toàn xá,anh Giuse Nguyễn Vinh Quang đại diện Gia đình CSBN giáo xứ Tân Phước cảm tạ :
Cha Chánh xứ Tân Phước,Cha Linh hướng,Cha Antôn Linh hướng Liên xứ,Quý Thày Dòng OH,Hội đồng Mục vụ xứ Tân Phước,Ban điều hành Liên xứ,đại diện các Đoàn thể,Các ca đoàn đặc biệt là ca đoàn Đaminhhôm nay hát lễ.Các thành viên trong Gia đình Liên xứ,Ban trật tự giáo xứ Tân Phước, cách này hay các khác đã giúp cho thánh lễ Truyền thống được hoàn tất.
Cha chủ sự đáp từ: Thay lời Bề trên Giám tỉnh,con xin đặc biệt cảm ơn Cha Chánh xứ,Cha Linh hướng cùng Cộng đoàn giáo xứ Tân Phước,con nghĩ đây là Thiên Đàng vì chúng ta liên đới cầu nguyện hiệp thông và hy sinh.
Trong tinh thần liên đới với Hội dòng,vào thứ Hai và thứ Năm mỗi tuần,chúng con đều cầu nguyện cho các Ân nhân,Thân nhân và các Thành viên,như dụ ngôn 5 cô khờ dại vạ cô khôn ngoan,chúng ta phải khôn ngoan trang bị Dầu,và thể hiện đức Tin bằng tình Hiệp thông à Đạo hiếu,Cha cám ơn các Lễ sinh nữa chứ ! Cộng đoàn cùng vỗ tay chúc mừng và chuẩn bị lãnh nhận phép ành Toàn xá .Ca đoàn hát bài kết lễ”Tình Cha nghĩa Mẹ” ..
Buổi lẽ kết thúc lúc 11g45 cùng ngày trong niềm tin yêu vào Chúa và lời bầu cửa của các linh hồn.
Phương Nga
Truyền Thông TGP Sài Gòn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Niềm hy vọng chống lại sự chết
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:38 18/11/2017
Trong lao tù, Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận thuở những năm 70. 80. của thế kỷ trước đã viết thành tập sách „Đường hy vọng|“ những suy niệm nội tâm của mình về đức tin vào Thiên Chúa. Trong đó có câu suy niệm:
„Người đời cho là chết, con phải là kẻ sống. Người đời gọi là hơi thở cuối cùng, con phải gọi là cuộc đời mới. Người đời gọi là chấm dứt, nhưng đối với con là khởi sự.“ (Đường hy vọng, Câu số 669).
Câu suy niệm chan chứa niềm hy vọng này không phải chỉ là cảm nghiệm tâm lý để an ủi mình trong cô đơn lâm vào đường cùng! Nhưng đó là suy niệm nói lên đức tin vào Thiên Chúa, đấng là sự sống, là khởi đầu và cùng đích của đời sống con người.
Lời suy niệm tuyên tín này cũng củng cố mang lại sức mạnh tinh thần cho chính ngài lúc đó và cho nhiều người khác nữa.
Lời suy niệm này diễn tả chiều sâu của lời tuyên tín trong kinh Tin Kính: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lạị.
Hằng năm, xưa nay từ hàng chục thế kỷ, từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp, Giáo Hội Công Giáo luôn hằng kêu gọi khuyến khích người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nhớ đến cầu nguyện cho người đã qua đời. Và dành tháng Mười Một hằng năm tưởng nhớ cầu nguyện cho các người đã qua đời trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo,.
Cung cách sống đức tin như thế biểu lộ niềm hy vọng cho đời sống con người sau khi cuộc sống trên trần gian chấm dứt: có một đời sống ở bên kia sau khi chết, có một khởi đầu mới sau khi con đường đời sống trên trần gian đã qua đi.
Cung cách sống đức tin liên kết với người đã qua đời qua lời cầu nguyện, qua tưởng nhớ đến họ còn nói lên: đời sống con người không chỉ như cơ hội về sinh vật học về tâm lý giới hạn thu hẹp trong một không gian và thời gian nào. Sự chết không là sự chấm dứt căn bản sự sống.
Cung cách sống tưởng nhớ đến người qúa cố không căn cứ vào phần mộ của người đã qua đời có hay không còn nữa.
Nhưng người đã qua đời, dù đã lâu năm hay không còn phần mộ, không biến mất khỏi tâm hồn, khỏi trái tim lòng nhớ nhung, lòng biết ơn nơi người còn sống trên trần gian. Giữa người đã qua đời và người còng sống, như vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè… khi còn chung sống với nhau sợi dây đời sống tình nghĩa, tình máu mủ ruột thịt gắn liền chặt khăng khít với nhau suốt đời sống rồi. Nên một người tuy đã qua đi, nhưng họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trái tim người còn đang sống trên trần gian.
Nấm mồ của người qua đời là cái gì cụ thể cho người còn sống trông thấy được. Và ai cũng muốn rằng có nấm mồ người đã qua đời để ra thăm viếng chăm sóc... Nhưng khi nấm mồ không còn, hay không có nữa, hình ảnh người qua đời, công đức tình nghĩa của người qua đời đâu có vì thế mà không còn. Trái lại có khi càng hiển thị sâu đậm khăng khít hơn nơi người còn sống. Họ vẫn hằng sống trong tâm hồn trong trái tim của người còn sống.
Và con người được Thiên Chúa tạo dựng nên không chỉ có thân xác, xương cốt, nhưng còn có phần tinh thần, phần linh hồn nữa. Khi chết thì thân xác xương cốt tan rã, nhưng linh hồn, lịch sử đời sồng con người trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình.
Thiên Chúa dựng nên thân xác con người từ hư vô, từ bụi đất. Và ngày sau cùng , như chúng ta tuyên xưng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, Thiên Chúa cũng sẽ cho người đã chết sống lại với một đời sống mới và khác, do quyền năng của Ngài tạo dựng nên từ hư vô. Và như thế nào con người chúng ta không ai biết được.
Tưởng nhớ đến người đã qua đời là lòng biết ơn, lòng trung thành gắn bó giữa người còn sống với người đã qua đời. Đó là nếp sống đạo đức, là niềm hy vọng, là nếp sống tình người, cùng rất đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng dựng nên đời sống con người hôm qua hôm nay và ngày mai.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner đã có suy tư về sự chết : „ Sự chết với tôi thuộc về đời sống. Nó không là gì khác hơn, đó là sự trao phó dâng đời ta sang bàn tay của Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người!“
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
„Người đời cho là chết, con phải là kẻ sống. Người đời gọi là hơi thở cuối cùng, con phải gọi là cuộc đời mới. Người đời gọi là chấm dứt, nhưng đối với con là khởi sự.“ (Đường hy vọng, Câu số 669).
Câu suy niệm chan chứa niềm hy vọng này không phải chỉ là cảm nghiệm tâm lý để an ủi mình trong cô đơn lâm vào đường cùng! Nhưng đó là suy niệm nói lên đức tin vào Thiên Chúa, đấng là sự sống, là khởi đầu và cùng đích của đời sống con người.
Lời suy niệm tuyên tín này cũng củng cố mang lại sức mạnh tinh thần cho chính ngài lúc đó và cho nhiều người khác nữa.
Lời suy niệm này diễn tả chiều sâu của lời tuyên tín trong kinh Tin Kính: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lạị.
Hằng năm, xưa nay từ hàng chục thế kỷ, từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp, Giáo Hội Công Giáo luôn hằng kêu gọi khuyến khích người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nhớ đến cầu nguyện cho người đã qua đời. Và dành tháng Mười Một hằng năm tưởng nhớ cầu nguyện cho các người đã qua đời trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo,.
Cung cách sống đức tin như thế biểu lộ niềm hy vọng cho đời sống con người sau khi cuộc sống trên trần gian chấm dứt: có một đời sống ở bên kia sau khi chết, có một khởi đầu mới sau khi con đường đời sống trên trần gian đã qua đi.
Cung cách sống đức tin liên kết với người đã qua đời qua lời cầu nguyện, qua tưởng nhớ đến họ còn nói lên: đời sống con người không chỉ như cơ hội về sinh vật học về tâm lý giới hạn thu hẹp trong một không gian và thời gian nào. Sự chết không là sự chấm dứt căn bản sự sống.
Cung cách sống tưởng nhớ đến người qúa cố không căn cứ vào phần mộ của người đã qua đời có hay không còn nữa.
Nhưng người đã qua đời, dù đã lâu năm hay không còn phần mộ, không biến mất khỏi tâm hồn, khỏi trái tim lòng nhớ nhung, lòng biết ơn nơi người còn sống trên trần gian. Giữa người đã qua đời và người còng sống, như vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè… khi còn chung sống với nhau sợi dây đời sống tình nghĩa, tình máu mủ ruột thịt gắn liền chặt khăng khít với nhau suốt đời sống rồi. Nên một người tuy đã qua đi, nhưng họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trái tim người còn đang sống trên trần gian.
Nấm mồ của người qua đời là cái gì cụ thể cho người còn sống trông thấy được. Và ai cũng muốn rằng có nấm mồ người đã qua đời để ra thăm viếng chăm sóc... Nhưng khi nấm mồ không còn, hay không có nữa, hình ảnh người qua đời, công đức tình nghĩa của người qua đời đâu có vì thế mà không còn. Trái lại có khi càng hiển thị sâu đậm khăng khít hơn nơi người còn sống. Họ vẫn hằng sống trong tâm hồn trong trái tim của người còn sống.
Và con người được Thiên Chúa tạo dựng nên không chỉ có thân xác, xương cốt, nhưng còn có phần tinh thần, phần linh hồn nữa. Khi chết thì thân xác xương cốt tan rã, nhưng linh hồn, lịch sử đời sồng con người trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình.
Thiên Chúa dựng nên thân xác con người từ hư vô, từ bụi đất. Và ngày sau cùng , như chúng ta tuyên xưng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, Thiên Chúa cũng sẽ cho người đã chết sống lại với một đời sống mới và khác, do quyền năng của Ngài tạo dựng nên từ hư vô. Và như thế nào con người chúng ta không ai biết được.
Tưởng nhớ đến người đã qua đời là lòng biết ơn, lòng trung thành gắn bó giữa người còn sống với người đã qua đời. Đó là nếp sống đạo đức, là niềm hy vọng, là nếp sống tình người, cùng rất đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng dựng nên đời sống con người hôm qua hôm nay và ngày mai.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner đã có suy tư về sự chết : „ Sự chết với tôi thuộc về đời sống. Nó không là gì khác hơn, đó là sự trao phó dâng đời ta sang bàn tay của Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người!“
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (6)
Vũ Văn An
17:40 18/11/2017
2. Hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng của con người
Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm.
Thân xác còn kết hợp với linh hồn. Trong thân phận tử sinh của con người, mọi diễn trình sinh dưỡng (vegetative), cảm thức, và tri thức đều được tích nhập vào đời sống chọn lựa, nhờ đó, họ chọn lựa các mục đích và tự điều hướng họ về các mục đích này. Bao lâu con người còn thực hiện các chọn lựa trong tư cách một hợp thể gồm cả xác lẫn hồn, thì việc họ cam kết long trọng nhất và toàn diện nhất đối với một mục đích vẫn thiếu sự ổn định hoàn hảo ở bên trong. Bất kể họ tốt lành đến đâu, cá tính luân lý của họ cũng không tuyệt đối bất khả hủ hóa. Do đó, ngay trong cam kết đối với điều họ coi là sự thiện cao nhất, sự lựa chọn của họ vẫn có thể được sửa đổi ngay từ bên trong. Việc có thể sửa đổi này xuất phát từ các điều kiện mà vấn đề ấy đã đem vào đời sống chọn lựa của họ. Đời sống tri thức và ý chí của họ trực tiếp lệ thuộc việc nó vận hành đối với đời sống cảm thức, là đời sống liên tục tiếp xúc với thực tại vật chất luôn luôn thay đổi. Việc tiếp xúc này làm trí tưởng tượng của con người chuyển dịch không ngừng từ vật này tới vật nọ.
Sự chuyển dịch như trên của trí tưởng tượng dẫn tới sự chuyển dịch của chú ý tri thức, và sự chuyển dịch này, đến lượt nó, làm cho sự chuyển dịch về ý hướng của ý chí trở thành khả hữu trong cam kết của con người đối với một mục đích. Sự chuyển dịch trong ý chí này không nên xẩy ra, nhưng nó luôn luôn có thể xẩy ra bao lâu sự cam kết của con người còn lệ thuộc thứ nhận thức luôn luôn thay đổi quan điểm của mình và do đó, có khả năng xem xét các chọn lựa và các cách hành động khác với mục đích mà họ đã cam kết. Bởi thế, bao lâu tinh thần con người còn trực tiếp lệ thuộc các điều kiện thuộc thời gian và không gian trong sinh hoạt của nó, thì họ phải luôn tái duyệt phán đoán của họ xem điều gì mới cực kỳ quan trọng và đâu là cam kết của họ đối với mục đích của đời họ.
Lúc hồn lìa khỏi xác. Nhưng một khi lìa khỏi vật chất, tinh thần con người không còn lệ thuộc tính dễ thay đổi mà các điều kiện vật chất đã đem vào sinh hoạt của nó. Mục đích đã được tự do ấn định như là cùng đích của nó sẽ mãi mãi là nguyên lý thứ nhất của mọi chọn lựa và sinh hoạt sau đó. Mục đích này đã trở thành sự thiện tối cao đối với linh hồn, một sự thiện được linh hồn cam kết với hết cá tính của nó, với sự thông sáng và chú ý hoàn toàn và trọn vẹn của trí khôn. Việc cam kết với cùng đích này nay không còn có thể sửa đổi từ bên trong được nữa. Cùng đích này nay được ước muốn hoàn toàn chỉ vì một mình nó mà thôi, và bất kể việc gì khác có thể được ước muốn sau đó đều được ước muốn cách nào đó vì cùng đích này mà thôi. Sự chọn lựa này chỉ có thể thay đổi nếu có thể thay đổi quá khứ, làm cho điều đã làm không xẩy ra. Nhưng linh hồn nay đã xác định hướng đi yếu tính và nền tảng cho sinh hoạt của nó từ bên trong và vĩnh viễn rồi.
3. Giây phút chuyển tiếp
Nhưng vẫn còn một điều phải xem xét nữa, đó là giây phút thực sự chuyển tiếp từ cách hành động này qua cách hành động nọ, tức giây phút chết. Chính ở giây phút lìa khỏi thân xác này, mà linh hồn hết hành động một cách dễ thay đổi từ trong nền tảng và bắt đầu hành động với một ý hướng không thể thay đổi từ bên trong hướng về một cùng đích cụ thể. Nếu người nào đó chết trong Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về Thiên Chúa trong yêu thương, suy phục và hân hoan. Nếu ai đó chết trong khi bác bỏ Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về chính họ trong thù ghét Thiên Chúa và nổi loạn cùng khốn khổ khôn nguôi. Nhưng ý hướng này sau cùng đã xuất hiện ra sao? Vào giờ chết, con người cuối cùng đã cố định ra sao hướng đi của mình nhắm tới cùng đích?
a. Quan điểm chọn lựa tự do. Các nhà thần học không hoàn toàn đồng ý với nhau về câu trả lời cho câu hỏi trên. Một số dành cho hành vi này, thực hiện lúc hồn lìa khỏi xác, mọi đặc tính của một hành vi hoàn toàn tự do. Sau khi tự lên khuôn một phần cho mình bằng man vàn các chọn lựa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đính kết họ vào một mục đích dứt khoát, con người giờ đây, nhờ mang trọn lịch sử các chọn lựa ấy, nên đã, một cách dứt khoát, không thể vãn hồi, hoàn toàn tự do chọn một là phê chuẩn đời sống họ vốn sống hai là bác bỏ nó. Đây là một hành vi cực kỳ nhân bản, cực kỳ tự do, cuối cùng được chọn lựa giữa Thiên Chúa và sự thiện tạo dựng, chấm dứt thời gian thử thách gian nan và liên kết nó với hậu quả vĩnh viễn của nó. Cần phải nhấn mạnh rằng hành vi này, dù tự do, nhưng không diễn ra mà lại không có liên hệ hay lệ thuộc chi với đời sống trước đó. Theo các nhà thần học này, về lý thuyết, người ta rất có thể sống một đời sống hoàn toàn tội lỗi và vị kỷ nhưng đến lúc chết vẫn có thể suy phục ơn thánh cứu rỗi của Thiên Chúa; nhưng, họ nói thêm, điều này cực kỳ khó có thể xẩy ra. Như thể người ta phải đi dây qua một vực thẳm không đáy để qua bên kia an toàn. Nếu trước đây, họ chưa bao giờ nghiêm túc lưu ý tới việc phải đi dây ra sao (khi luôn có lưới an toàn ở bên dưới), thì không có bao nhiêu hy vọng cố gắng sau cùng này sẽ thành công. Các thói quen đã thành hình trong cuộc sống trước đó không hề mất đi chút sức mạnh nào trong việc ảnh ưởng tới sự chọn lựa vào lúc phải quyết định sau cùng này. Một người mà trọn cuộc sống của họ chỉ hoàn toàn để thoả mãn bản thân thì, vào lúc này, gần như chắc chắn càng quan tâm đến họ nhiều hơn bất cứ điều gì khác, và sẽ chỉ nghĩ đến Thiên Chúa như phương tiện để tạo hạnh phúc riêng của họ, chứ không phải là cùng đích đáng thờ phượng trong kính yêu. Chắc chắn họ chỉ tự do chọn sống vĩnh viễn như họ đã tự do chọn sống thời gian.
Phê bình quan điểm chọn lựa tự do. Một số luận điểm khác nhau đã được đưa ra để nâng đỡ lý thuyết tự do chọn lựa nói trên vào lúc chết. Không tội trọng nào phạm lúc còn sống mà lại xấu xa đủ để biện minh cho hình phạt đời đời trong hỏa ngục; nhưng một hành vi chống lại Thiên Chúa, phạm với sự hiểu biết rõ ràng hoàn toàn mới tập trung trong nó mọi sự dữ vốn nhất thiết được coi là đủ để giáng hình phạt khủng khiếp kia. Hành vi hoàn toàn có chủ tâm bác bỏ Thiên Chúa này tự nó đã giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy siêu nhiên nơi những người tội lỗi nào lúc chết đang sở hữu chúng, dù họ thiếu đức ái; vì xem ra không thích đáng khi coi Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của việc ngưng các thói quen này, nhưng chúng phải ngưng khi linh hồn vĩnh viễn phải cắt rời khỏi Thiên Chúa mà vào hỏa ngục. Giải pháp này có thể giải thích được việc ơn thánh Thiên Chúa có thể tác động ra sao và cứu được các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa; vì vào lúc này, các em được ban cho khả năng chọn Thiên Chúa như cùng đích của các em và do đó, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu với Người. Sau cùng, các nhà thần học này nói rằng: điều xem ra lạ lùng là hành vi mà mọi sự trong hiện hữu của con người tùy thuộc vào lại không phải là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành vi hoàn toàn tự do, có chủ tâm, theo nghĩa đầy đủ nhất.
Các luận điểm trên, dù có khả năng thuyết phục, nhưng không thuyết phục được ai, và chúng thiếu hỗ trợ thực chất trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Toàn bộ Thánh Kinh đã cho rằng con người cuối cùng sẽ bị phán xét và số phận đời đời của họ sẽ được xác định bởi các việc làm và chọn lựa đã thực hiện lúc còn sống cuộc sống tử sinh, lúc linh hồn còn kết hợp với thân xác và hành xử một cách lệ thuộc nó. Không một chỗ nào nhắc đến việc chọn lựa có tính quyết định của linh hồn vào lúc nó rời khỏi xác và không phụ thuộc thân xác nữa. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết rằng “Mọi người chúng ta đều sẽ xuất hiện trước tòa án của Chúa Kitô, để nhận lãnh điều tốt hay điều xấu, tùy theo những gì mỗi người từng làm trong thân xác” (2Cr 5:10). Các Giáo Phụ đã giả thiết một cách tỏ tường rằng thời gian thử thách và trạng thái kết hợp chỉ là một. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các giáo huấn của các ngài về phép thống hối, trong đó, các ngài cảnh cáo các Kitô hữu rằng họ sẽ không còn cơ hội thống hối một khi họ đã lìa bỏ thế giới này (xem Pseudo-Clement, Cor. 8.2–3). Ngoài ra, đức tin định tín của Công Giáo dạy rằng mọi trẻ thơ chết sau khi chịu Phép Rửa đều được cứu rỗi. Ấy thế nhưng, nếu các em tự do chọn cùng đích của mình ở lúc chết, thì xem ra không có lời giải thích tại sao một số em lại không chọn việc bác bỏ Thiên Chúa, giống như một số thiên thần đã làm lúc bị thử thách.
Hơn nữa, Giáo Hội hữu hình, Nhiệm Thể Chúa Kitô, được mạc khải trình bầy như hòm bia cứu rỗi, một phương thế để đạt tới sự sống đời đời. Như thế, xem ra sinh hoạt dứt khoát của con người để đạt được sự kết hợp mãi mãi với Chúa Kitô hẳn phải xẩy ra khi họ còn là chi thể của Giáo Hội hữu hình. Cuối cùng, khi nhớ lại rằng các trước tác đầu tiên của phái Ngộ Đạo đầy rẫy các truyện kể về các thử thách và cám dỗ cần phải vượt qua khi linh hồn không còn kết hợp với thân xác nữa, thì hẳn ta sẽ lấy làm lạ, thậm chí khó hiểu, khi toàn bộ mạc khải Kitô Giáo hoàn toàn im lặng đối với các thử thách này, các thử thách mà mọi sự giả thiết phải tùy thuộc. Vì thế, nhiều thần học gia không chấp nhận thuyết chọn lựa tự do ở lúc chết và giải thích cách khác về sinh hoạt của linh hồn, một sinh hoạt khai mở trạng thái không thể thay đổi của con người vào lúc qua đời.
Kỳ sau: b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do
Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm.
Thân xác còn kết hợp với linh hồn. Trong thân phận tử sinh của con người, mọi diễn trình sinh dưỡng (vegetative), cảm thức, và tri thức đều được tích nhập vào đời sống chọn lựa, nhờ đó, họ chọn lựa các mục đích và tự điều hướng họ về các mục đích này. Bao lâu con người còn thực hiện các chọn lựa trong tư cách một hợp thể gồm cả xác lẫn hồn, thì việc họ cam kết long trọng nhất và toàn diện nhất đối với một mục đích vẫn thiếu sự ổn định hoàn hảo ở bên trong. Bất kể họ tốt lành đến đâu, cá tính luân lý của họ cũng không tuyệt đối bất khả hủ hóa. Do đó, ngay trong cam kết đối với điều họ coi là sự thiện cao nhất, sự lựa chọn của họ vẫn có thể được sửa đổi ngay từ bên trong. Việc có thể sửa đổi này xuất phát từ các điều kiện mà vấn đề ấy đã đem vào đời sống chọn lựa của họ. Đời sống tri thức và ý chí của họ trực tiếp lệ thuộc việc nó vận hành đối với đời sống cảm thức, là đời sống liên tục tiếp xúc với thực tại vật chất luôn luôn thay đổi. Việc tiếp xúc này làm trí tưởng tượng của con người chuyển dịch không ngừng từ vật này tới vật nọ.
Sự chuyển dịch như trên của trí tưởng tượng dẫn tới sự chuyển dịch của chú ý tri thức, và sự chuyển dịch này, đến lượt nó, làm cho sự chuyển dịch về ý hướng của ý chí trở thành khả hữu trong cam kết của con người đối với một mục đích. Sự chuyển dịch trong ý chí này không nên xẩy ra, nhưng nó luôn luôn có thể xẩy ra bao lâu sự cam kết của con người còn lệ thuộc thứ nhận thức luôn luôn thay đổi quan điểm của mình và do đó, có khả năng xem xét các chọn lựa và các cách hành động khác với mục đích mà họ đã cam kết. Bởi thế, bao lâu tinh thần con người còn trực tiếp lệ thuộc các điều kiện thuộc thời gian và không gian trong sinh hoạt của nó, thì họ phải luôn tái duyệt phán đoán của họ xem điều gì mới cực kỳ quan trọng và đâu là cam kết của họ đối với mục đích của đời họ.
Lúc hồn lìa khỏi xác. Nhưng một khi lìa khỏi vật chất, tinh thần con người không còn lệ thuộc tính dễ thay đổi mà các điều kiện vật chất đã đem vào sinh hoạt của nó. Mục đích đã được tự do ấn định như là cùng đích của nó sẽ mãi mãi là nguyên lý thứ nhất của mọi chọn lựa và sinh hoạt sau đó. Mục đích này đã trở thành sự thiện tối cao đối với linh hồn, một sự thiện được linh hồn cam kết với hết cá tính của nó, với sự thông sáng và chú ý hoàn toàn và trọn vẹn của trí khôn. Việc cam kết với cùng đích này nay không còn có thể sửa đổi từ bên trong được nữa. Cùng đích này nay được ước muốn hoàn toàn chỉ vì một mình nó mà thôi, và bất kể việc gì khác có thể được ước muốn sau đó đều được ước muốn cách nào đó vì cùng đích này mà thôi. Sự chọn lựa này chỉ có thể thay đổi nếu có thể thay đổi quá khứ, làm cho điều đã làm không xẩy ra. Nhưng linh hồn nay đã xác định hướng đi yếu tính và nền tảng cho sinh hoạt của nó từ bên trong và vĩnh viễn rồi.
3. Giây phút chuyển tiếp
Nhưng vẫn còn một điều phải xem xét nữa, đó là giây phút thực sự chuyển tiếp từ cách hành động này qua cách hành động nọ, tức giây phút chết. Chính ở giây phút lìa khỏi thân xác này, mà linh hồn hết hành động một cách dễ thay đổi từ trong nền tảng và bắt đầu hành động với một ý hướng không thể thay đổi từ bên trong hướng về một cùng đích cụ thể. Nếu người nào đó chết trong Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về Thiên Chúa trong yêu thương, suy phục và hân hoan. Nếu ai đó chết trong khi bác bỏ Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về chính họ trong thù ghét Thiên Chúa và nổi loạn cùng khốn khổ khôn nguôi. Nhưng ý hướng này sau cùng đã xuất hiện ra sao? Vào giờ chết, con người cuối cùng đã cố định ra sao hướng đi của mình nhắm tới cùng đích?
a. Quan điểm chọn lựa tự do. Các nhà thần học không hoàn toàn đồng ý với nhau về câu trả lời cho câu hỏi trên. Một số dành cho hành vi này, thực hiện lúc hồn lìa khỏi xác, mọi đặc tính của một hành vi hoàn toàn tự do. Sau khi tự lên khuôn một phần cho mình bằng man vàn các chọn lựa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đính kết họ vào một mục đích dứt khoát, con người giờ đây, nhờ mang trọn lịch sử các chọn lựa ấy, nên đã, một cách dứt khoát, không thể vãn hồi, hoàn toàn tự do chọn một là phê chuẩn đời sống họ vốn sống hai là bác bỏ nó. Đây là một hành vi cực kỳ nhân bản, cực kỳ tự do, cuối cùng được chọn lựa giữa Thiên Chúa và sự thiện tạo dựng, chấm dứt thời gian thử thách gian nan và liên kết nó với hậu quả vĩnh viễn của nó. Cần phải nhấn mạnh rằng hành vi này, dù tự do, nhưng không diễn ra mà lại không có liên hệ hay lệ thuộc chi với đời sống trước đó. Theo các nhà thần học này, về lý thuyết, người ta rất có thể sống một đời sống hoàn toàn tội lỗi và vị kỷ nhưng đến lúc chết vẫn có thể suy phục ơn thánh cứu rỗi của Thiên Chúa; nhưng, họ nói thêm, điều này cực kỳ khó có thể xẩy ra. Như thể người ta phải đi dây qua một vực thẳm không đáy để qua bên kia an toàn. Nếu trước đây, họ chưa bao giờ nghiêm túc lưu ý tới việc phải đi dây ra sao (khi luôn có lưới an toàn ở bên dưới), thì không có bao nhiêu hy vọng cố gắng sau cùng này sẽ thành công. Các thói quen đã thành hình trong cuộc sống trước đó không hề mất đi chút sức mạnh nào trong việc ảnh ưởng tới sự chọn lựa vào lúc phải quyết định sau cùng này. Một người mà trọn cuộc sống của họ chỉ hoàn toàn để thoả mãn bản thân thì, vào lúc này, gần như chắc chắn càng quan tâm đến họ nhiều hơn bất cứ điều gì khác, và sẽ chỉ nghĩ đến Thiên Chúa như phương tiện để tạo hạnh phúc riêng của họ, chứ không phải là cùng đích đáng thờ phượng trong kính yêu. Chắc chắn họ chỉ tự do chọn sống vĩnh viễn như họ đã tự do chọn sống thời gian.
Phê bình quan điểm chọn lựa tự do. Một số luận điểm khác nhau đã được đưa ra để nâng đỡ lý thuyết tự do chọn lựa nói trên vào lúc chết. Không tội trọng nào phạm lúc còn sống mà lại xấu xa đủ để biện minh cho hình phạt đời đời trong hỏa ngục; nhưng một hành vi chống lại Thiên Chúa, phạm với sự hiểu biết rõ ràng hoàn toàn mới tập trung trong nó mọi sự dữ vốn nhất thiết được coi là đủ để giáng hình phạt khủng khiếp kia. Hành vi hoàn toàn có chủ tâm bác bỏ Thiên Chúa này tự nó đã giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy siêu nhiên nơi những người tội lỗi nào lúc chết đang sở hữu chúng, dù họ thiếu đức ái; vì xem ra không thích đáng khi coi Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của việc ngưng các thói quen này, nhưng chúng phải ngưng khi linh hồn vĩnh viễn phải cắt rời khỏi Thiên Chúa mà vào hỏa ngục. Giải pháp này có thể giải thích được việc ơn thánh Thiên Chúa có thể tác động ra sao và cứu được các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa; vì vào lúc này, các em được ban cho khả năng chọn Thiên Chúa như cùng đích của các em và do đó, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu với Người. Sau cùng, các nhà thần học này nói rằng: điều xem ra lạ lùng là hành vi mà mọi sự trong hiện hữu của con người tùy thuộc vào lại không phải là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành vi hoàn toàn tự do, có chủ tâm, theo nghĩa đầy đủ nhất.
Các luận điểm trên, dù có khả năng thuyết phục, nhưng không thuyết phục được ai, và chúng thiếu hỗ trợ thực chất trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Toàn bộ Thánh Kinh đã cho rằng con người cuối cùng sẽ bị phán xét và số phận đời đời của họ sẽ được xác định bởi các việc làm và chọn lựa đã thực hiện lúc còn sống cuộc sống tử sinh, lúc linh hồn còn kết hợp với thân xác và hành xử một cách lệ thuộc nó. Không một chỗ nào nhắc đến việc chọn lựa có tính quyết định của linh hồn vào lúc nó rời khỏi xác và không phụ thuộc thân xác nữa. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết rằng “Mọi người chúng ta đều sẽ xuất hiện trước tòa án của Chúa Kitô, để nhận lãnh điều tốt hay điều xấu, tùy theo những gì mỗi người từng làm trong thân xác” (2Cr 5:10). Các Giáo Phụ đã giả thiết một cách tỏ tường rằng thời gian thử thách và trạng thái kết hợp chỉ là một. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các giáo huấn của các ngài về phép thống hối, trong đó, các ngài cảnh cáo các Kitô hữu rằng họ sẽ không còn cơ hội thống hối một khi họ đã lìa bỏ thế giới này (xem Pseudo-Clement, Cor. 8.2–3). Ngoài ra, đức tin định tín của Công Giáo dạy rằng mọi trẻ thơ chết sau khi chịu Phép Rửa đều được cứu rỗi. Ấy thế nhưng, nếu các em tự do chọn cùng đích của mình ở lúc chết, thì xem ra không có lời giải thích tại sao một số em lại không chọn việc bác bỏ Thiên Chúa, giống như một số thiên thần đã làm lúc bị thử thách.
Hơn nữa, Giáo Hội hữu hình, Nhiệm Thể Chúa Kitô, được mạc khải trình bầy như hòm bia cứu rỗi, một phương thế để đạt tới sự sống đời đời. Như thế, xem ra sinh hoạt dứt khoát của con người để đạt được sự kết hợp mãi mãi với Chúa Kitô hẳn phải xẩy ra khi họ còn là chi thể của Giáo Hội hữu hình. Cuối cùng, khi nhớ lại rằng các trước tác đầu tiên của phái Ngộ Đạo đầy rẫy các truyện kể về các thử thách và cám dỗ cần phải vượt qua khi linh hồn không còn kết hợp với thân xác nữa, thì hẳn ta sẽ lấy làm lạ, thậm chí khó hiểu, khi toàn bộ mạc khải Kitô Giáo hoàn toàn im lặng đối với các thử thách này, các thử thách mà mọi sự giả thiết phải tùy thuộc. Vì thế, nhiều thần học gia không chấp nhận thuyết chọn lựa tự do ở lúc chết và giải thích cách khác về sinh hoạt của linh hồn, một sinh hoạt khai mở trạng thái không thể thay đổi của con người vào lúc qua đời.
Kỳ sau: b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Việt Làng Nổi Campuchia
Nguyễn Trung Tây Lm
09:24 18/11/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Chân trần lấm đất, thuyền đưa tới cửa trường!
Em học chữ “Việt,” yêu lắm đất quê hương.
Em tô chữ “Bụi,” lọ lem đời đất khách!
Bao giờ Bụt tới, đời em bước thênh thang?
(NTT)