Ngày 18-11-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được dư dật
Lm. Minh Anh
14:19 18/11/2023

ĐƯỢC DƯ DẬT
“Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật; kẻ chẳng có, vật gì coi như của nó, cũng lấy đi”.

Kính thưa Anh Chị em,

Một điều gì đó xem ra không công bằng trong dụ ngôn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Một ông chủ sắp đi xa, gọi các gia nhân, trao cho người nhiều kẻ ít những đồng vốn. Trở về, ông tính sổ, người lãnh ít nhất đã không làm gì nên bị ném ra ngoài. Chúa Giêsu kết luận, “Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật; kẻ chẳng có, vật gì coi như của nó, cũng lấy đi!”. Vậy thì ai sẽ ‘được dư dật’ trước mặt Thiên Chúa? Một câu hỏi rất thú vị!

Ông chủ là hình ảnh Thiên Chúa, những nén bạc là các tài năng; Ngài trao cho mỗi người một số vốn khác nhau. Vậy bạn có cảm thấy mình bị lừa dối khi chỉ nhận một nén đang lúc người khác những năm nén hoặc hai nén? Vậy mà, Thiên Chúa luôn công bằng, công bằng của Ngài ở chỗ mỗi người đều nhận, không ai không nhận! Dụ ngôn cho thấy một sự thật rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng ‘hiển nhiên’ là công bằng; đó là quan điểm thế gian, không phải của Thiên Chúa. Từ tâm tưởng Ngài, kẻ được ban ít vẫn có khả năng sinh những trái trăng tốt lành, đôi khi còn tuyệt vời hơn kẻ được ban nhiều! Trao nhiều sẽ bị đòi nhiều. Điều quan trọng, những gì bạn đã lãnh nhận được sử dụng thế nào?

Bài đọc Châm Ngôn giới thiệu hình ảnh một người vợ hiền thục, một người mẹ đoan trang, một nội trợ khiêm tốn. Dẫu trong khả năng nhỏ nhoi, nàng vẫn sản sinh bao hoa trái tốt lành; nàng được gọi là người “tài đức”, “đáng giá hơn ngọc ngà”, “kính sợ Chúa” và ‘được dư dật’ như Thánh Vịnh đáp ca chúc khen, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Chúa!”.

Cuộc sống là một hành trình hướng tới cõi vĩnh hằng; trách nhiệm của bạn là sử dụng những nén bạc Chúa trao để làm vinh danh Ngài; đồng thời, luôn tỉnh thức hướng về ngày của Chúa như tôi tớ luôn đợi Chủ đi xa trở về. Thư Thesslônica hôm nay nói, “Chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ!”. Chân dính đất, đi trên đất, làm việc trên đất, và cả những việc lành phúc đức cũng gặt hái trên đất… nhưng tim chúng ta hướng lên trời, khát khao cõi trời; ở đó, bạn và tôi sẽ ‘được dư dật’.

Michael Costa đang điều khiển một buổi tổng dượt với cả trăm nhạc khí hoà với một dàn đồng ca. Đang khi hoà tấu, tiếng kèn, tiếng trống và tiếng vĩ cầm vừa réo rắt vừa trầm hùng với những giai điệu tuyệt mỹ… thì một nhạc công piccolo nhủ thầm, “Mình thổi tốt làm sao! Thôi, nghỉ một chốc!”. Vì vậy, cô giữ cây sáo trên đôi môi, nhưng không phát ra âm thanh. Thoạt nhiên, người gác cửa la lên, “Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”.

Anh Chị em,

“Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”. Cách thức một Kitô hữu và việc người ấy sử dụng tài năng mình cho vinh quang Chúa đôi khi cũng chểnh mảng như thế. Đôi tai của Chúa Thánh Thần còn tinh tế hơn bội phần so với đôi tai của người gác cửa. Nếu trong “Dàn hợp xướng cuộc sống” có tiếng la lên, “Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”, bạn và tôi hãy bảo đảm với nhạc trưởng Giêsu rằng, Ngài sẽ không thiếu tôi hoặc bạn! Dù tài năng nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, bản hợp xướng cũng không hoàn mỹ cho đến khi mỗi người cố gắng hết sức với những gì mình có. Đừng thoái thác; thay vào đó, sử dụng tối đa những gì Chúa ban cho vinh hiển Ngài và chúng ta sẽ ‘được dư dật’ không chỉ đời sau mà ngay cả đời này!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về tất cả những gì con có, con là. Con dâng lại cho Chúa mọi sự. Cứ vắt kiệt con như những khí cụ tuyệt vời trong tay Ngài!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Huế, Đất Thánh
Lm. Minh Anh
21:57 18/11/2023

HUẾ, ĐẤT THÁNH

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam; từ Bắc chí Nam, các Giáo phận đều vui mừng vì hầu hết các Giáo tỉnh đều có các Đấng Tử Đạo tinh hoa của mình. Phần tôi, tôi cũng muốn chia sẻ một đôi nét về những hạt giống tinh hoa tử đạo trên Huế, đất mẹ quê tôi, Huế, với một nguyện ước nhỏ rằng, dẫu đang sống ở Huế, đã đến Huế, hay sẽ đến Huế, Anh Chị em đang nói đến một vùng đất còn có tên là ‘Huế, Đất Thánh’.

Tôi mạo muội mời Anh Chị em cùng nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế; bởi lẽ, Huế, vốn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sở hữu đó đây những thánh tích sừng sững… thế nhưng, nếu vô tình, hoặc không biết, chúng ta sẽ đến Huế hay cả khi đang ở trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật không hơn không kém như bao nơi khác mà không mang một ý nghĩa thiêng liêng nào khác, đang khi Huế thực sự là một ‘Huế, Đất Thánh’.

Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự; nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với người Công Giáo và với một số đông du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng Đất Thánh; ở đó, máu các thánh tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường, ‘đường vào Thành Nội, đường xuống Gia Hội, đường về Bao Vinh...’.

Với Huế, cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách tiếng Pháp của ngài, “Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hue”, vốn đã được người viết dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có những vần thơ giới thiệu về Huế thế này:
“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.

Với tác giả, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường; đất mà hồn thiêng các vị tử đạo của Huế đã trở thành làn khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương ‘Đất Thánh’; một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.

Trước hết, Phu Văn Lâu duyên dáng, hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Sông Hương đập vào mắt chúng ta, mấy ai biết, đó là Nhà Niêm Sắc Chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo.

Tác giả viết tiếp, “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày, bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó, xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua; thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được trân quý biết bao!”. Tác giả nói đến các toà án, nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa chịu tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay dưới chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là nhà lưu niệm một nghệ sĩ.

Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất của xứ An Nam lúc bấy giờ dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần qua cửa thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong một chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó giờ đây là trường Tiểu Học Tây Lộc ở 117 đường Trần Quốc Toản.

Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường Tiểu Học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng bị kéo lê đi.

Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du, ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh Đô mất hết 6 tuần, để rồi rạng ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, bảy phát súng thần công được bắn ra nhằm quy tụ dân chúng đến chứng kiến; và từ trên vọng lâu, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta tùng xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.

Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, bị chém ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc; mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó. Nay đền miếu dành cho ngài, nơi đánh dấu ngài bị chém vẫn nằm bên con đường làng Thợ Đúc mà người lương kẻ giáo đều kính viếng, khói hương.

Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ quắc thước, áo xống đĩnh đạc, môi ngậm ống điếu.

Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:
“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.

Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu; Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hoà, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy; người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Những vần thơ này cho đến nay vẫn còn được đọc trên văn bia trước mặt nhà thờ Giáo xứ Kim Long. Và còn bao nhiêu vị khác nữa tại các vùng lân cận.

Anh Chị em,

Mừng kính Các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bao đấng anh hùng như những hạt giống tinh tuý của mỗi miền, mỗi Giáo phận; cách riêng, ‘Huế, Đất Thánh’, mảnh đất Thần Kinh thân yêu này, với những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, trong đó có các vị thừa sai và cả các bậc tổ tiên chúng ta. Chính nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa Giáo Hội Việt Nam ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa trên dải đất chữ ‘S’ này. Sống vì đạo hôm nay cũng khó không kém như chết vì đạo năm xưa; vì thế, để trung thành với Chúa, với Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém bá đao.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng Tử Đạo, mẫu mực của bao đấng anh hùng, Các Thánh Tử Đạo chỉ chọn lựa một lần; xin cho con can đảm chọn Chúa mỗi ngày, hầu trở nên thánh thiện và xứng danh với người con của ‘Huế, Đất Thánh’; lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con!”, Amen.

Kính mời Anh Chị em đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI, với hai bản đồ Huế Cổ và những hình ảnh của các địa danh khác đã được Google Map định vị; đây là bản được cập nhất cho lần in thứ 6, năm 2018.

http://tonggiaophanhue.net/muc-vu/van-hoa/toan-bo-tap-sach-hue-co-vet-tich-dao-va-doi/

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại hội Mùa Thu của các Giám Mục Hoa Kỳ: Chống phá thai được nhấn mạnh nhân mùa bầu cử Tổng thống sắp tới
Vũ Văn An
15:11 18/11/2023

Bản tin ngày 16 tháng 11 của hãng tin Zenit cho hay: Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB) đã nhóm họp từ ngày 13 đến 16 tháng 11 để tham dự Đại hội Toàn thể Mùa Thu tại Baltimore.



Các giám mục bắt đầu phiên họp khoáng đại của mình bằng Thánh lễ cầu nguyện cho Hòa bình tại Vương cung thánh đường Quốc gia Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, với một buổi chiều gồm các cuộc họp khu vực. Hôm thứ Ba, các phiên họp công khai của hội nghị đã bắt đầu với việc các giám mục gửi lời cầu nguyện và thông điệp tới Đức Thánh Cha, cũng như bài phát biểu của Đức Hồng Y Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio của Tổng Giáo phận Quân vụ Hoa Kỳ đã phát biểu với hội nghị này trong tư cách chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

Trong phiên họp toàn thể, các giám mục đã nhận được thông tin cập nhật về các vấn đề sau: Thượng Hội đồng Giám mục 2021-2024, sáng kiến phục hưng Thánh Thể của các giám mục Hoa Kỳ và đại hội Thánh Thể toàn quốc, Viện Giáo lý và chiến dịch sức khỏe tâm thần mới được triển khai gần đây. Các ngài cũng tổ chức một cuộc tham vấn giáo luật và khẳng định sự ủng hộ của các ngài đối với việc phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa Isaac Thomas Hecker, linh mục và người sáng lập Hội Truyền giáo Thánh Phaolô Tông đồ (các Cha Phaolô); và cũng khẳng định sự ủng hộ của các ngài đối với yêu cầu của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales xin Đức Thánh Cha phong thánh John Henry Newman làm Tiến sĩ Giáo hội.

Các giám mục đã thảo luận về một số hạng mục hành động và biểu quyết về những vấn đề sau:

• 200 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 17 phiếu trắng để phê chuẩn việc tái sắp xếp Tổng Giáo phận Las Vegas và Giáo phận Reno từ Vùng XI sang Vùng XII, được thúc đẩy bởi việc Đức Giáo Hoàng thành lập một tỉnh giáo hội mới vào tháng 5 vừa qua;

• 225 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 7 phiếu trắng để thông qua một ghi chú dẫn nhập và tài liệu mới (bản tin phụ trang và một đoạn video mẫu) hỗ trợ tài liệu giáo huấn của các giám mục về trách nhiệm chính trị của người Công Giáo, Đào tạo Lương tâm cho tư cách Công dân của Tín hữu;

• 228 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 5 phiếu trắng để thay thế chu kỳ Kế hoạch Chiến lược của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hiện tại bằng Quy trình Lập kế hoạch Truyền giáo mới được đề xuất;

• 230 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 1 phiếu trắng để khẳng định việc tái ủy quyền cho Ủy ban đặc nhiệm Chống phân biệt chủng tộc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ;

• 231 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 5 phiếu trắng để thông qua ngân sách đề xuất năm 2024 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, do Ủy ban Ngân sách và Tài chính trình bày.

Có sáu mục hành động liên quan đến các bản văn phụng vụ từ Ủy ban Phụng tự, và các thành viên Giáo hội Latinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu về những điều sau:

• Việc điều chỉnh các Giờ Kinh Phụng Vụ của Hoa Kỳ đã được thông qua với 214 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Việc phê chuẩn điều này đòi hỏi phải có hai phần ba phiếu bầu của các giám mục Giáo hội Latinh, với sự xác nhận và công nhận sau đó từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican.

• Các giám mục đã bỏ phiếu với 222 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 3 phiếu trắng để cho phép tiến trình sửa đổi phê chuẩn Sách Xám Phụng vụ của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Sách Phụng vụ (ICEL) cho các Giờ Kinh Phụng vụ.

• Các giám mục đã bỏ phiếu 225 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 0 phiếu trắng để phê chuẩn Sách màu xám ICEL về Lệnh ban phước của một viện phụ hoặc viện trưởng. Việc phê chuẩn điều này đòi hỏi phải có hai phần ba phiếu bầu của các giám mục Giáo hội Latinh, với sự xác nhận và công nhận sau đó từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican.

• Các giám mục đã bỏ phiếu 224 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 2 phiếu trắng để phê chuẩn Sách Xám ICEL của Bậc Thánh Hiến Các Trinh Nữ. Việc phê chuẩn điều này đòi hỏi phải có hai phần ba phiếu bầu của các giám mục Giáo hội Latinh, với sự xác nhận và công nhận sau đó từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican.

• Các giám mục đã bỏ phiếu 221 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 2 phiếu trắng để phê chuẩn Sách Xám ICEL của Bậc Khấn Dòng. Việc phê chuẩn điều này đòi hỏi phải có hai phần ba phiếu bầu của các giám mục Giáo hội Latinh, với sự xác nhận sau đó từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican.

• Các giám mục cũng đã bỏ phiếu 227 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 0 phiếu trắng để chấp thuận yêu cầu ghi tên Thánh Têrêsa Calcutta vào Lịch Rôma chung như Lễ nhớ tùy chọn vào ngày 5 tháng 9.

Trong cuộc họp, các giám mục đã bỏ phiếu bầu ra một thư ký Hội đồng, cũng như các chủ tịch được bầu chọn của sáu ủy ban Hội đồng. Các giám mục được bầu sẽ phục vụ trong một năm trong tư cách chủ tịch đắc cử trước khi bắt đầu nhiệm kỳ ba năm khi kết thúc Phiên họp toàn thể mùa thu năm 2024. Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklaho-ma được bầu làm thư ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2023 để hoàn thành nhiệm kỳ còn trống khi Đức Tổng Giám Mục Broglio được bầu làm chủ tịch Hội đồng. Nhiệm kỳ hiện tại của Đức Tổng Giám Mục Coakley kết thúc vào tháng 11 năm 2024, và với việc tái đắc cử trong phiên họp toàn thể này với tư cách là thư ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và chủ tịch Ủy ban về các Ưu tiên và Kế hoạch, ngài sẽ bắt đầu nhiệm kỳ ba năm mới của mình khi kết thúc phiên họp toàn thể vào tháng 11 năm 2024.

Cập nhật tin tức, nội dung bài phát biểu và bài thuyết trình cũng như các tài liệu khác từ phiên họp toàn thể năm 2023 được đăng tại: www.usccb.org/meetings.

Kỳ sau: Đức Tổng Giám Mục Broglio và Đức Hồng Y Pierre bất đồng nhau về tính đồng nghị trong Giáo hội Hoa Kỳ
 
ĐTGM Ba Lan đặt câu hỏi Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị là nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là sự vô tín
Đặng Tự Do
19:54 18/11/2023


Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan đã đặt câu hỏi liệu Thượng hội đồng về Tính đồng nghị có phải là “nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là sự vô tín” trong một cuộc phỏng vấn dài và đầy khiêu khích với Catholic World Report.

Đức Tổng Giám mục Stanislaw Gadecki Địa phận Poznan bày tỏ quan ngại về một số khía cạnh của Thượng Hội đồng, bao gồm sự phụ thuộc vào khoa học xã hội, ảnh hưởng của Hội đồng Giám mục Đức và vai trò của giáo dân trong Thượng Hội đồng Giám mục.

Về tác động của “Con đường Thượng hội đồng” của Đức, Đức Tổng Giám mục nói: “Hầu như tất cả các yêu cầu được liệt kê ở đó đều gây ra những quan ngại nghiêm trọng đối với tôi. Tôi tin rằng Giáo hội ở Đức đang ở trong cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộc Cải cách”.

Nói một cách tổng quát hơn về Giáo hội ở Tây Âu, Đức Tổng Giám mục Gadecki bày tỏ mối quan ngại của mình rằng “toàn thể Kitô hữu có phải là nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là truyền bá sự vô tín? Tôi nghĩ rằng các Kitô Hữu ở phương Tây ngày nay thường nghi ngờ về sự kiện họ có điều gì đó rất cần thiết để truyền đạt cho mọi người rằng số phận của họ, tức là sự cứu rỗi hay sự đọa đày, phụ thuộc vào việc chấp nhận hay điều đó.” Ngài nói thêm rằng “người ta có thể có ấn tượng rằng một số nhà thần học và giám mục tin vào tính không thể sai lầm của khoa học xã hội”.

Về bản chất của Thượng Hội đồng, với việc bổ sung các thành viên giáo dân bỏ phiếu, Đức Tổng Giám mục Ba Lan nói rằng “thực tế như vậy không tồn tại trong giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội”.


Source:Catholic World Report
 
Nhận định của Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki về Tiến Trình Công Nghị Đức
J.B. Đặng Minh An dịch
19:55 18/11/2023


Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Địa phận Poznań, Ba Lan vào tháng 3 năm 2002. Vào tháng 3 năm 2014, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nhiệm kỳ đầu tiên, và vào tháng 3 năm 2019, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nhiệm kỳ thứ hai. Ngài hiện đang phục vụ nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin.

Đức Tổng Giám mục Gądecki đã tham gia Thượng hội đồng Giám mục ở Rome chuyên về việc rao giảng Lời Chúa vào năm 2008, tân phúc âm hóa vào năm 2012, gia đình vào năm 2014 và 2015, và giới trẻ vào năm 2018, và ngài cũng có mặt tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị tại Rôma được tổ chức vào tháng 10.

Gần đây ngài đã nói chuyện với Catholic World Report về Thượng hội đồng về tính đồng nghị, những mặt tích cực và tiêu cực của Thượng hội đồng, việc thúc đẩy liên tục việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, và tính chất cực đoan của Tiến Trình Công Nghị ở Đức.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “Will the Synod transmit faith or unbelief? An interview with Archbishop Stanisław Gądecki”, nghĩa là “Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị sẽ truyền tải đức tin hay là sự vô tín?”

Đức đang nỗ lực giới thiệu chức phó tế cho phụ nữ. Chủ đề này được lặp lại ba lần trong báo cáo tổng hợp. Tuy nhiên, họ không trích dẫn các lập luận thần học mà chỉ đưa ra lệnh cấm không được phân biệt giới tính và mệnh lệnh phải trao quyền cho phụ nữ. Lập luận này gợi ý rằng vấn đề ở đây không phải là chức phó tế, mà là vị trí của phụ nữ trong Giáo hội. Do đó, việc đưa ra chức phó tế cho phụ nữ sẽ không phải là một giải pháp cho vấn đề này mà chỉ làm bùng lên cuộc tranh cãi về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Về mặt lịch sử, chức phó tế của phụ nữ khác với chức phó tế của nam giới. Phụ nữ được phong chức phó tế vì những người phụ nữ thời đó được rửa tội bằng cách dìm mình trong nước. Sự thận trọng yêu cầu các phó tế nam không được tham gia trong hành động này. Các nữ phó tế được đưa vào Giáo hội Maronite tại một thượng hội đồng năm 1736. Tuy nhiên, công việc của các nữ phó tế (diaconissarum opera) khác với thừa tác vụ của các phó tế nam (diaconi officium). Nó liên quan đến các hoạt động bác ái. Trong số những điều khác, Giáo hội Maronite không cho nữ phó tế được đến gần bàn thờ và cho rước lễ ngay cả khi không có phó tế nam. Tôi không nghĩ những phụ nữ xin chịu chức phó tế ngày nay sẽ hài lòng với viễn cảnh như vậy. Ngay cả khi không có chức phó tế, trong Giáo Hội Latinh phụ nữ được phép đảm nhận nhiều phần vụ hơn các nữ phó tế Maronite.

Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã bày tỏ quan điểm này khi ngài nói rằng một người phụ nữ “không được hưởng nguyên tắc Phêrô mà là nguyên tắc Thánh Mẫu, điều này quan trọng hơn. (…) Vì vậy, việc một người phụ nữ không được tiếp cận với đời sống mục vụ không phải là một sự thiếu thốn vì vị trí của cô ấy quan trọng hơn nhiều. Trong sách giáo lý của chúng ta, chúng ta đã không giải thích rõ những điều này và cuối cùng trình bày như một tiêu chí hành chính không có tác dụng về lâu dài”.

Chủ đề thứ hai là vấn đề độc thân linh mục. Báo cáo nói rằng “những đánh giá khác nhau” đã được đưa ra về chủ đề này. Về vấn đề độc thân, chúng ta phải ý thức rằng những người nói về “sự tự nguyện” của tình trạng độc thân, trên thực tế, đang ủng hộ việc bãi bỏ nó. Đời sống độc thân là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy một người thực sự tin vào sự hiện hữu và chân lý của Thiên Chúa. Đó là kho tàng đích thực của Giáo Hội chúng ta. Có lẽ đây là lý do tại sao các tác giả Kitô giáo cổ xưa gọi cuộc sống độc thân là “sự tử đạo trắng”. Đời sống độc thân, giống như sự tử đạo, là dấu hiệu nhấn mạnh của niềm tin vào quyền tối thượng tuyệt đối của Thiên Chúa trong cuộc sống. Đời sống độc thân là dấu chỉ rõ ràng rằng Thiên Chúa là viên ngọc quý – duy nhất, đáng giá nhất. Thiên Chúa là Đấng duy nhất không thể sống nếu không có Ngài. Khuyết tật thực sự và cuối cùng trong cuộc sống không phải là tình trạng độc thân mà là sự vô thần, là cuộc sống không có Chúa, là chủ nghĩa vô thần. Chúa là tất cả những gì chúng ta cần. Chủ nghĩa cấp tiến từ bỏ hình thức đẹp nhất của tình yêu con người – hôn nhân và gia đình – là những dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa là điều cần thiết tuyệt đối để tất cả chúng ta hoàn thành số phận con người. Ai sẽ chứng tỏ sự thật này nếu không phải là các mục tử của cộng đoàn? Việc một số linh mục gây tai tiếng trong những năm gần đây khiến một số người khó hiểu hơn về sự cao cả và ý nghĩa của đời sống độc thân. Tuy nhiên, đó không phải là lý do đủ để Giáo hội từ bỏ luật độc thân linh mục. Trái lại, giới trẻ trên toàn cầu đang thực hiện cam kết này một cách quảng đại. Hàng ngàn linh mục coi chính Chúa Kitô, vị thượng tế không lập gia đình, như mẫu mực cho việc họ phục vụ người khác.

Mặc dù “sự bao gồm” thường được lặp đi lặp lại trong Hội trường Thượng Hội đồng, nhưng ít người thắc mắc nó có nghĩa là gì. Trong khi đó, trước khi đến hội trường Thượng Hội đồng, thuật ngữ này đã được xác định rõ ràng bằng ngôn ngữ chính trị thế tục. Chúng ta không chỉ liên kết nó với những ngày lễ “bao gồm tất cả” mà còn liên kết với Liên đoàn Phụ nữ Kế hoạch hóa Quốc tế và chương trình nghị sự của Phụ nữ Liên Hiệp Quốc. Các tài liệu của các tổ chức này rõ ràng làm xói mòn sự phân chia rạch ròi về giới tính và công nhận tất cả các hình thức thể hiện giới tính là tương đương. Chúng cũng nhằm mục đích bãi bỏ hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn gia nhập hiện có để các nhóm khác nhau có thể tùy ý tiếp cận, bao gồm cả Giáo hội. Khi Giáo Hội Lutheran còn là một Giáo hội nhà nước ở Thụy Điển, một người vô thần đã yêu cầu được gia nhập cộng đồng Giáo hội mà không cần rửa tội. Ông ta đã thắng kiện tại tòa án, vì tòa án phán quyết rằng yêu cầu rửa tội là hành vi phân biệt đối xử.

Câu hỏi được đặt ra: Lời dạy của Chúa Giêsu bao gồm hay loại trừ? Chúa Giêsu đã để lại một thông điệp rõ ràng cho các môn đệ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ” (Mt 28:19). Ngài đã làm bao nhiêu điều lành và tiếp cận với mọi người, kể cả những tội nhân lớn nhất, nhưng lại bị đóng đinh. Trong số nhiều lý do khác, là vì Ngài đã nói rõ mọi chuyện, Ngài nói sự thật, cũng là điều khiến người nghe khó chịu. “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích” (Ga 8:44) – đây không phải là những lời nói ngẫu nhiên. Sự bao gồm triệt để không phải là ưu tiên cao nhất của Chúa Giêsu, như đã thấy khi nhiều môn đệ rời đi sau bài phát biểu của Ngài về Bánh Sự Sống (Ga 6:66). Những người tin vào Chúa Kitô không tống ai vào địa ngục. Họ cầu nguyện cho sự cứu rỗi của mọi người, điều đó không có nghĩa là họ coi thường thái độ, lựa chọn và hành động của con người. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô ra lệnh cho các Kitô hữu ở Côrintô phải loại trừ những kẻ loạn luân ra khỏi cộng đồng bằng cách tuyên bố: “chúng ta phải nộp con người đó cho Satan, để phần xác nó bị huỷ diệt, còn phần hồn được cứu thoát trong Ngày của Chúa”(1 Cô-rinh-tô 5:5). Sau đó, ngài nói thêm rằng họ “đừng đi lại với kẻ nào mang danh là người anh em mà cứ dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con người như thế” (1 Cô-rinh-tô 5:11). Chắc chắn, Tin Mừng của Chúa Giêsu đã được trao ban cho mọi người, nam cũng như nữ, người Do Thái cũng như người ngoại giáo. Tuy nhiên, lời mời của Chúa Giêsu không có nghĩa là mọi người đều được chào đón theo cách riêng của họ. Nó bao gồm lời kêu gọi hoán cải và sám hối.

Từ “bao gồm” chắc chắn không phù hợp với thần học Kitô. Nó đến với chúng ta từ khoa học xã hội. Đó là nơi phát sinh vấn đề. Giáo Hội tuyên xưng tín điều về tính bất khả ngộ của giáo hoàng. Đồng thời, người ta có thể có ấn tượng rằng một số nhà thần học và giám mục tin vào tính không thể sai lầm của khoa học xã hội, và thậm chí không phải của ngành khoa học xã hội, mà chỉ là của một số nhà xã hội học và lý thuyết thời thượng, mà trong một vài thập kỷ nữa sẽ chỉ được nhắc đến trong sách giáo khoa lịch sử.

Đối với tôi, có vẻ như những câu như “các phạm trù nhân học mà chúng ta đã phát triển không đủ để nắm bắt được tính phức tạp của các yếu tố phát sinh từ kinh nghiệm hoặc kiến thức khoa học”, là thứ ngôn ngữ xuất phát từ mặc cảm tự ti vô thức hoặc từ đường lối khoa học mê tín. Câu này mâu thuẫn với niềm tin được thể hiện, chẳng hạn, trong Redemptor hominis (số 10): “Nhân loại muốn hiểu chính mình một cách thấu đáo - chứ không chỉ theo những tiêu chuẩn và thước đo nhất thời, cục bộ, thường hời hợt và thậm chí ảo tưởng về bản thể mình. Nhân loại phải, với sự bất an, thậm chí cả sự yếu đuối và tội lỗi của mình, với sự sống và cái chết của mình, hãy đến gần Chúa Kitô. Có thể nói, anh ta phải nhập vào Người bằng tất cả con người mình, anh ta phải 'chiếm đoạt' và đồng hóa toàn bộ thực tại của Nhập thể và Cứu chuộc để tìm thấy chính mình. Nếu quá trình sâu sắc này diễn ra trong anh ta, thì anh ta sẽ sinh hoa trái không chỉ là việc tôn thờ Thiên Chúa mà còn là sự ngạc nhiên sâu sắc về chính mình”.

Có vẻ như các dubia chủ yếu là một phản ứng đối với các định đề của Tiến Trình Công Nghị, vốn đã bị Vatican chỉ trích nhiều lần trước đó. Tôi nghĩ ý nghĩa cơ bản của chúng bắt nguồn từ những nghi ngờ về cách thức thực hiện những thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội. Một mặt, chúng ta có những tuyên bố rằng không có gì thay đổi, vì vậy tầm quan trọng của những lời dạy của các giáo hoàng trước đây không bị nghi ngờ. Mặt khác, chúng ta có một số cách đánh giá thấp những lời dạy của các vị Giáo Hội trước đây về phía Đức Thánh Cha Phanxicô, đôi khi được các nhà thần học và giám mục khác nhau giải thích khác nhau. Vì vậy, người ta nói rằng Đức Thánh Cha muốn một điều này điều nọ, mặc dù không nơi nào nói rõ ràng ra là muốn điều gì– và điều rất quan trọng đối với giáo huấn chính thức của Giáo hội – là những điều ấy được biện minh như thế nào dưới ánh sáng Truyền thống. Đổi lại, điều này dẫn đến tình trạng mà bạn đã đề cập rằng các cặp đồng giới được chúc lành ở Bỉ, mặc dù Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ chính thức cho phép điều đó. Các tín hữu cần sự rõ ràng trong các vấn đề đức tin và đạo đức. Vấn đề là Đức Giáo Hoàng phải bày tỏ quan điểm của mình một cách rõ ràng, chứ không phải bằng cách “nháy mắt” với những người ở bên trái hay bên phải.

Tại sao việc đề cập đến các tài liệu của Tiến Trình Công Nghị lại đáng giá? Trong một tuyên bố của mình, Giám mục Georg Bätzing nói rằng ngài đã cố gắng đưa tất cả các định đề của Đức vào bản dự thảo tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng. Vì vậy, có nguy cơ là các Nghị phụ Thượng Hội đồng, bằng cách bỏ phiếu về tài liệu cuối cùng vào năm tới, trên thực tế sẽ chấp thuận các yêu cầu của Tiến Trình Công Nghị Đức, mặc dù với cách diễn đạt hơi khác một chút.

Sẽ là hợp lý khi hỏi về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội đồng nghị được hiểu như sau: liệu có sự liên tục hay sự gãy đổ liên quan đến đề xuất cải cách này không? Thượng Hội đồng ở giai đoạn này chưa thông qua bất kỳ tài liệu nào tóm tắt các cuộc thảo luận, nhưng điều này sẽ diễn ra vào năm tới, sau khi suy ngẫm lâu hơn và sâu sắc hơn, một cách đầy đủ thông tin. Nhiệm vụ của Thượng Hội đồng là khơi dậy đặc sủng truyền giáo giữa giáo dân và giáo sĩ. Việc đánh giá cao giáo dân trong Giáo hội là rất quan trọng, nhưng nó không thể dẫn đến việc phá hủy cơ cấu phẩm trật và tông đồ của Giáo hội.

Thánh John Henry Newman, người biết ơn rằng bất chấp nhiều biến cố hỗn loạn, ánh sáng đức tin vẫn đến với thế hệ của ngài mà không bị hoen ố, nói rằng đôi khi trong lịch sử, ngọn đuốc đức tin chính thống chỉ được một người cầm giữ, vì mọi người khác đều đã đi lạc lối, kể cả những giám mục. Trong hình ảnh này, tôi nghĩ ngài mô tả một cách hiệu quả niềm tin tưởng của chúng ta vào Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ không để cho ánh sáng do Chúa Kitô thắp lên bị dập tắt hoặc bị thay thế bằng một ánh sáng nào khác.


Source:Catholic World Report
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo VN - CĐCGVN GP San Jose 2023
Thái Phạm
14:34 18/11/2023
 
VietCatholic TV
Thánh Lễ Chúa Nhật 33 Mùa Quanh Năm 19/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:04 18/11/2023

BÀI ĐỌC 1  

Trích sách Khôn Ngoan.

Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt của người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng trông cậy của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu toả ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét sử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma

Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  Mc 11:9-10

Alleluia. Alleluia.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ
Alleluia.

TIN MỪNG  

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca

Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.

Đó là Lời Chúa.
 
TT Zelenskiy báo tin thắng lớn ở Kherson, và trên 4 mặt trận. Bạo chúa sợ tử thần chụp từ trên cao
VietCatholic Media
02:13 18/11/2023


1. Putin triển khai hệ thống hỏa tiễn phòng không tới dinh thự yêu thích của mình nhìn ra Hắc Hải

Hai ký giả Will Stewart và Neha Dhillon của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “DEATH FROM ABOVE Putin assassination fears as he deploys missiles to Black Sea mansion to protect from Ukrainian kamikaze drone attacks”, nghĩa là “Cái chết từ phía trên. Nỗi lo bị ám sát của Putin khi ông ta triển khai hỏa tiễn tới biệt thự ở Hắc Hải để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh có tuyên bố rằng Ukraine đang săn lùng nhà độc tài.

VLADIMIR Putin đã triển khai hỏa tiễn tới dinh thự yêu thích của mình nhìn ra Hắc Hải sau một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ Ukraine.

Nhà độc tài đang lo sợ cho tính mạng của mình sau khi các cuộc không kích từ máy bay không người lái của Ukraine tấn công thành công vào khu vực xung quanh cung điện của Putin ở Sochi.

Nhà độc tài Putin, 71 tuổi, thường cai trị nước Nga từ Sochi thay vì Mạc Tư Khoa và buộc triều đình của ông phải di chuyển cùng ông tới Hắc Hải.

Dinh thự tỷ đô, rộng 190.000 foot vuông bên bờ Hắc Hải được trang bị đầy đủ mọi thứ mà nhà độc tài có thể cần.

Cung điện của Putin có nhà thờ riêng, hầm rượu, sòng bạc, phòng hút hookah, vũ nữ thoát y, vườn ươm, sân trượt băng và hệ thống an ninh chặt chẽ.

Nó không chỉ bị phong tỏa khỏi công chúng bởi 17.000 mẫu rừng và vùng cấm bay trên cao, mà nhà độc tài còn có một hệ thống đường hầm phức tạp được thiết kế để bảo đảm an toàn cho ông ta.

Các đường hầm được cung cấp nước ngọt, thông gió tốt và có khả năng chịu được vụ nổ hạt nhân.

Tuy nhiên, nỗi lo sợ bị ám sát của ông giờ đã lên đến mức ông cảm thấy cần phải có hệ thống phòng không chống hỏa tiễn.

Vào đầu cuộc chiến, ngôi nhà của ông được coi là nằm ngoài tầm bắn của máy bay không người lái và hỏa tiễn từ Ukraine - nhưng điều này không còn đúng nữa.

Một số vụ nổ gây ra bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử kamikaze ở Sochi trong tháng qua đã khiến Tổng thống Nga lo lắng.

Vào ngày 14 tháng 10, hai máy bay không người lái cảm tử kamikaze của Ukraine đã bị bắn hạ khi tấn công vào Sochi.

Ukraine tấn công một nhà máy thuốc súng và một nhà máy hỏa tiễn trong cùng khoảng thời gian 24 giờ.

Lực lượng phòng không của Nga đã phải được triển khai dẫn đến các vụ nổ lớn ngoài khơi ở khu vực Krasnodar.

Sân bay địa phương đã đóng cửa và người dân địa phương báo cáo có hàng loạt vụ nổ khiến đèn tắt ở một số ngôi nhà.

Gần hai tuần trước đó, một phi trường trực thăng liên kết với cơ quan an ninh của Putin tại một cơ sở gần Sân bay Quốc tế Sochi đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Viktor Alksnis, một chính trị gia được mệnh danh là Đại tá đen, cho rằng Ukraine đang nhắm vào nơi ở chính thức của Putin, dinh thự Bocharov Ruchey.

“Có vẻ như địa điểm nghỉ dưỡng yêu thích của Tổng thống Liên bang Nga, dinh thự Bocharov Ruchey gần Sochi, sẽ không thể tiếp cận được vì lý do an ninh”.

“Ukraine đang tiến hành một cuộc săn lùng Putin thực sự.”

“Nếu thực sự trong trường hợp này là cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine, thì dinh thự Bocharov Ruchey đã là nỗ lực thứ ba nhằm tấn công dinh thự chính thức của tổng thống bằng máy bay không người lái.

“Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào ngày 3 tháng 5 vào Điện Cẩm Linh, cuộc tấn công thứ hai vào ngày 5 tháng 9 tại Zavidovo.”

Ông nói thêm: “Tôi tự hỏi liệu những cuộc tấn công vào nơi ở của Putin có bị coi là vượt qua ranh giới đỏ hay không?”

Các cơ sở phòng không tương tự cũng được phát hiện gần cung điện trong rừng của ông ở Valdai, phía bắc Mạc Tư Khoa và gần Novo-Ogaryovo gần thủ đô.

Khu phức hợp Pantsyr cách biệt thự Bocharov Ruchey do Stalin thiết kế vài dặm.

Nơi ở chính thức được cho là có hầm trú ẩn đầy đủ chức năng đề phòng trường hợp bị tấn công.

Gần đó là một số dinh thự nguy nga mới hơn trong cùng một lãnh thổ có an ninh cao.

Người tình của Putin, Alina Kabaeva, 40 tuổi, được biết là thường xuyên sống ở Sochi, nơi cô điều hành một học viện thể dục nhịp điệu ưu tú.

Putin cũng tự hào về cung điện trên đỉnh vách đá trị giá 1 tỷ bảng Anh tại Gelendzhik, ở cùng vùng Krasnodar.

2. Tổng thống Zelenskiy cho biết Nga đã tính đến khủng hoảng đảo chính ở Ukraine để phế truất ông

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng Mạc Tư Khoa đang tìm cách gieo rắc sự chia rẽ trong xã hội Ukraine, bằng cách tạo ra “sự hỗn loạn” trong nước để phế truất ông.

Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên trong cuộc phỏng vấn dành cho Bloomberg, được công bố hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một.

“Tình báo của chúng tôi có thông tin, và các thông tin như thế cũng đến từ các đối tác của chúng tôi,” Zelenskiy nói.

Ông mô tả một kế hoạch được biết đến với tên gọi là “Maidan 3”, ám chỉ quảng trường trung tâm ở Kyiv vốn là tâm điểm của các cuộc nổi dậy vào năm 2004 và 2014. Quảng trường này đóng vai trò trong việc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych được Nga hậu thuẫn.

“Maidan là cuộc đảo chính đối với họ nên hoạt động này là điều dễ hiểu”, Zelenskiy nói.

Tổng thống Zelenskiy đã từ chối các cuộc đàm phán với Putin, cho biết chính phủ Ukraine sẽ không ủng hộ bất cứ điều gì “giống như một cuộc xung đột đóng băng”.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Oleksiy Danilov tin rằng FSB muốn khởi động một dự án chính trị thân Nga ở Ukraine.

Trước đó, Volodymyr Zelenskiy cho rằng Nga đang đầu tư rất nhiều tiền và tiến hành các hoạt động đưa thông tin sai lệch mạnh mẽ nhằm chia rẽ sự đoàn kết của thế giới văn minh trong việc hỗ trợ Ukraine.

Trong khi đó, các blogger quân sự Nga đã cho biết thêm về tình trạng của Oleg Tsaryov, một chính trị gia thân Nga gốc Ukraine, ở bán đảo Crimea bị sáp nhập, là người được Putin bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời của Ukraine.

Tsaryov đã thoát khỏi tình trạng nghiêm trọng sau khi bị bắn nhiều phát đạn vào đêm 27 Tháng Mười. Tuy nhiên, có lẽ ông ta không thể đi lại bình thường vì vết thương quá nặng.

Tsaryov từng là thành viên Quốc Hội Ukraine, thường được gọi là Verkhovna Rada, cho đến ngày 7 Tháng Tư, 2014 khi ông ta bắt đầu bị cảnh sát Ukraine truy nã về tội ủng hộ Nga trong vụ xâm lược bán đảo Crimea.

10 ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, một quan chức tình báo phương Tây nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 14 tháng 2 năm 2022, rằng Oleg Tsaryov là sự lựa chọn của Vladimir Putin để lãnh đạo chế độ ở Kyiv, nếu Nga chiếm được Ukraine. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ tin rằng Nga sẽ chiếm được Ukraine một cách dễ dàng. Trong các tài liệu của Nga do Cục Tình Báo Ukraine bắt được có những con dấu và giấy tờ cho thấy Oleg Tsaryov là Tổng thống lâm thời Ukraine, khi Nga chiếm được Kyiv.

3. Ukraine tuyên bố đã thực hiện 'các hành động thành công' ở bờ đông Dnipro

Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết họ đã thực hiện “các hành động thành công” ở bờ đông sông Dnipro.

Con sông này trên thực tế đã trở thành tiền tuyến ở miền nam Ukraine kể từ khi lực lượng Nga rút khỏi khu vực Kherson vào tháng 11 năm ngoái.

Các báo cáo trong tuần này cho thấy Ukraine đã thiết lập được chỗ đứng ở phía đông và hôm thứ Tư, thống đốc vùng Kherson do Nga bổ nhiệm đã thừa nhận sự hiện diện của lực lượng Ukraine tại làng Krynki.

“Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiến hành một loạt hoạt động thành công ở tả ngạn sông Dnipro, dọc theo mặt trận Kherson,” một tuyên bố do Thủy quân lục chiến Ukraine đăng lên mạng xã hội vào sáng thứ Sáu cho biết như trên.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 18 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết;

“Hợp tác với các đơn vị khác của Lực lượng Phòng vệ, họ đã giành được chỗ đứng trên một số đầu cầu.”

“Một trong những mục tiêu chính của công việc này là đẩy đối phương càng xa bờ phải càng tốt để bảo vệ dân thường khỏi các cuộc pháo kích liên tục của Nga”, ông nói.

“Pháo binh Nga càng bị đẩy xa Kherson bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”.

4. Tổng thống Latvia hối thúc Liên Hiệp Âu Châu cung cấp đủ đạn pháo cho Ukraine

Ký giả Jacopo Barigazzi của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU’s Ukraine ammo failure means looking elsewhere, says Latvian president”, nghĩa là “Tổng thống Latvia nói thất bại về đạn pháo dành cho Ukraine có nghĩa là phải tìm nơi khác”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs nói với POLITICO rằng vì Liên Hiệp Âu Châu đã không cung cấp đạn dược cho Ukraine theo thời gian biểu đã hứa hồi đầu năm nay, nên đã đến lúc khối này phải tìm kiếm đạn pháo ở nước ngoài để chuyển cho Kyiv.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cam kết cung cấp 1 triệu viên đạn vào tháng 3. Đó là một mục tiêu luôn có vẻ khó đạt được đối với một khối được thành lập như một dự án hòa bình, và điều đó đã được chứng minh; chỉ có 300.000 viên đạn được vận chuyển kể từ đầu năm nay theo chương trình gửi đạn từ kho dự trữ quốc gia tới Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Ba: “Chúng tôi phải cho rằng con số 1 triệu sẽ không đạt được”.

Điều tồi tệ hơn là Bắc Hàn đã xuất khẩu 1 triệu viên đạn sang Nga kể từ tháng 8, theo các phương tiện truyền thông.

Giám đốc điều hành Cơ quan Quốc phòng Âu Châu Jiří Šedivý nói với POLITICO trong tuần này rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ giao một triệu quả đạn pháo cho Ukraine - nhưng không trước thời hạn tháng 3.

Tổng thống Rinkēvičs, người từng giữ chức ngoại trưởng Latvia trong 12 năm, cho biết: “Chúng tôi đã chủ trương từ lâu rằng nếu không có đủ đạn dược hoặc không có đủ thiết bị ở Liên Hiệp Âu Châu thì hãy mua ở nơi khác và cung cấp cho Ukraine”. Và bây giờ, với tư cách là tổng thống, đại diện cho đất nước trong quan hệ quốc tế, Rinkēvičs nói: “Điều quan trọng hiện nay là Ukraine tiếp tục chiến đấu và Ukraine có được những gì họ cần”.

Vấn đề liệu tất cả đạn dược có nên được sản xuất bởi các công ty ở Liên Hiệp Âu Châu (và Na Uy) hay không đã gây tranh cãi kể từ khi sáng kiến bắt đầu. Pháp, quốc gia có lĩnh vực quốc phòng lớn nhất khối, đã thúc đẩy các giới hạn nghiêm ngặt đối với việc lựa chọn đạn ngoài Liên Hiệp Âu Châu trong khi các nước khác, bao gồm Thụy Điển và các nước vùng Baltic, cởi mở hơn với việc mua các đạn pháo từ bên ngoài Âu Châu.

Tổng thống Rinkēvičs, người đã nói chuyện với POLITICO khi đang ở Brussels để tham dự các cuộc họp tại Brussels, cho biết: “Thách thức lớn hiện tại của chúng tôi không phải là chi tiêu quốc phòng quá nhiều, chúng tôi đang tăng mức chi tiêu đó. Vấn đề là nơi bạn thực sự có thể tìm thấy thiết bị để bổ sung vào kho dự trữ của mình, tái vũ trang cho lực lượng phòng thủ của mình”.

“Xét đến việc tất cả chúng ta đều hiểu rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ kéo dài hơn những gì người ta có thể dự đoán cách đây một năm rưỡi, và rằng chúng ta cũng cần xây dựng năng lực của mình” thì “chúng ta phải nghiêm chỉnh về việc làm thế nào để ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu đang hoạt động và cách chúng ta giải quyết vấn đề này”, ông nói.

Khi chiến tranh kéo dài, Liên Hiệp Âu Châu đang nỗ lực tìm cách tiếp tục giúp đỡ Ukraine cả về quân sự và tài chính.

Tổng thống Latvia cho biết ông cũng lo lắng rằng các vấn đề ở Liên Hiệp Âu Châu có thể ảnh hưởng đến Mỹ, nơi việc giúp đỡ Ukraine cũng đang gặp khó khăn về chính trị.

“Điều khiến tôi hơi lo ngại khi nói chuyện với người Mỹ” là họ đang sống “với ấn tượng rằng Âu Châu không cống hiến đủ” mặc dù “chúng tôi thực sự đang chi nhiều hơn cho Ukraine, nếu chúng tôi kết hợp cả quân sự và mọi hình thức,” Rinkēvičs nói.

“Và đó là lúc tôi nghĩ rằng nếu họ lại nghe thấy rằng Âu Châu không thể sản xuất đủ đạn dược hoặc cung cấp đủ hỗ trợ tài chính, thì điều này cũng sẽ có một số tác động tiêu cực trong cuộc tranh luận ở Hoa Kỳ vì sẽ có một lập luận rằng 'Này các bạn, nếu Âu Châu làm chưa đủ hoặc nếu Âu Châu không quan tâm thì chúng ta không nên quan tâm.'“

Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell lập luận hôm thứ Ba sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng rằng vấn đề với kế hoạch đạn dược của Liên Hiệp Âu Châu không phải là sản xuất công nghiệp mà là xuất khẩu.

Ông nói với các phóng viên: “Theo Ủy viên Thierry Breton, ngành công nghiệp Âu Châu có khả năng sản xuất 1 triệu viên đạn pháo mỗi năm”. “Ngành công nghiệp Âu Châu xuất khẩu rất nhiều sang các nước thứ ba. Vì vậy, chúng tôi đang yêu cầu các quốc gia thành viên định tuyến lại, thay đổi mức độ ưu tiên để ưu tiên sản xuất cho Ukraine.”

Tổng thống Rinkēvičs - người nói rằng ông sẽ “không bao giờ bi quan” sau 12 năm tham dự các cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao nơi mà “ngày tận thế” thường trông có vẻ sắp xảy ra – đã không từ chối ý tưởng Brussels hạn chế xuất khẩu để chuyển hướng các viên đạn pháo tới Ukraine.

Ông nói: “Hôm nay không có câu trả lời hay ho nào cả, có thể trong vài tuần nữa, Borrell và Ủy ban sẽ quay lại” và nói có, có một cách.

5. Ukraine thắng lớn trên cả 4 mặt trận

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine War Maps Show Kyiv's Gains in Four Key Locations”, nghĩa là “Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy thành tựu của Kyiv ở bốn địa điểm chính.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Ukraine vẫn đang đạt được những thành tựu ở tiền tuyến khi họ tiếp tục tìm kiếm một bước đột phá quyết định trên chiến trường vào các vị trí của Nga trước khi thời tiết mùa đông bắt đầu, điều này có thể sẽ buộc các hoạt động cơ giới phải tạm dừng.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh hôm thứ Năm ghi nhận những tiến bộ gần đây của Ukraine trong bốn khu vực chính của tiền tuyến: điểm nổi bật hình thành ở khu vực Robotyne ở vùng Zaporizhzhia phía nam, thị trấn Verbove gần đó, vùng Vremivka của Donetsk ở phía đông và trên bờ phía đông bị Nga tạm chiếm của sông Dnipro.

ISW cho biết: “Các lực lượng Ukraine đã phát động các cuộc tấn công ở khu vực biên giới tỉnh Donetsk-Zaporizhzhia vào ngày 16 tháng 11 và đã đạt được những tiến bộ đã được xác nhận”. Những lợi ích được báo cáo của Ukraine trong ba lĩnh vực giao tranh chính đều được ISW xác nhận bằng các cảnh quay được định vị địa lý.

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine – mà Kyiv cho biết đã được lên kế hoạch thực hiện vào mùa xuân nhưng đã bị trì hoãn do các thiết bị quân sự quan trọng của phương Tây đến chậm – đã gây ảnh hưởng không tốt về mặt lãnh thổ. Hy vọng lặp lại thành công vào mùa thu năm 2022 xung quanh Kharkiv dường như đã tan thành mây khói, với triển vọng tiếp cận bờ biển Biển Azov và khả năng tiếp cận Crimea hiện đã xa vời.

Tuy nhiên, Kyiv đã đạt được thành công đáng kể ngay cả khi các đơn vị của họ phải vật lộn để đột phá ở Zaporizhzhia và Donetsk. Lực lượng Ukraine đã vượt sông Dnipro bên ngoài Kherson và liên tục tiến hành các cuộc tấn công vào Crimea bị tạm chiếm. Phần lớn Hạm đội Hắc Hải của Nga được cho là đã buộc phải chạy trốn khỏi bán đảo.

Ở khắp các mặt trận, Ukraine đang làm xói mòn một lượng lớn pháo binh và khả năng hậu cần của Nga ở miền nam nước này bị tạm chiếm. Các quan chức ở Kyiv đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cuộc phản công không chỉ tập trung vào việc giành lãnh thổ mà còn làm giảm khả năng chiến đấu của Nga.

Các lực lượng Ukraine sẽ hy vọng trừng phạt thêm mạng lưới hậu cần của Nga trong những tháng mùa đông, bằng cách sử dụng hỏa tiễn hành trình của phương Tây và một số phiên bản của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân MGM-140 được chờ đợi từ lâu — được gọi là ATACMS — hiện đang được sử dụng ở tiền tuyến..

Bất kể những tổn thất kinh hoàng, quân đội bị tấn công của Mạc Tư Khoa dường như vẫn tin rằng họ cũng có thể giành được những lợi ích có ý nghĩa. Các lực lượng Nga đã tấn công trong những tháng gần đây ở khu vực đông bắc Luhansk-Kharkiv và phía đông Donetsk, gần đây nhất là thúc đẩy một nỗ lực tấn công lớn xung quanh thành phố pháo đài Avdiivka của Ukraine.

Ở đó, nhà lập pháp cao cấp Ukraine Oleksandr Merezhko nói với Newsweek, bộ chỉ huy Nga dường như đang “cố gắng lặp lại tình hình với Bakhmut”, ám chỉ đến thành phố Donetsk bị tàn phá bởi quân đội Mạc Tư Khoa đã chiếm giữ vào tháng 5 với cái giá rất đắt. Merezhko nói: “Quân xâm lược sẵn sàng hy sinh rất nhiều mạng sống của con người.”

Ukraine sẽ phải vượt qua những cuộc tấn công này và một cuộc oanh tạc mùa đông khác của Nga, với việc Mạc Tư Khoa được cho là đã dự trữ hàng trăm hỏa tiễn và một số lượng máy bay không người lái không xác định – một số thuộc hệ thống Shahed do Iran sản xuất – để một lần nữa tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong tuần này: “Chúng ta đã gần nửa tháng 11 và phải chuẩn bị cho thực tế là đối phương có thể tăng số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hoặc hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng của chúng ta”.

“Nga đang chuẩn bị cho những cuộc tấn công mới vào Ukraine. Và ở đây, ở Ukraine, mọi sự chú ý nên tập trung vào phòng thủ, vào việc ứng phó với những kẻ khủng bố bằng mọi cách mà Ukraine có thể làm để vượt qua mùa đông và cải thiện khả năng của binh lính chúng ta.”

6. Quân đội Ukraine báo cáo những 'hoạt động thành công' trên bờ đông sông Dnipro

Ký giả thường trú ở Kyiv, Shaun Walker, của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Ukrainian military reports ‘successful operations’ on Dnipro River’s east bank”, nghĩa là “Quân đội Ukraine báo cáo những 'hoạt động thành công' trên bờ đông sông Dnipro.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Ukraine cho biết quân đội nước này đã tiến hành một loạt hoạt động thành công ở bờ đông sông Dnipro.

Tuyên bố hôm thứ Sáu được đưa ra sau khi Nga và Ukraine thừa nhận chính thức vào đầu tuần này rằng Ukraine đã thiết lập các vị trí ở phía đông của con sông, nơi đánh dấu tiền tuyến cho một dải lãnh thổ ở phía đông nam Ukraine.

“Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiến hành một loạt hoạt động thành công ở tả ngạn sông Dnipro, dọc mặt trận Kherson”, Thủy quân lục chiến Ukraine cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội.

Ukraine đã giải phóng Kherson và các khu vực xung quanh thành phố ở bờ tây sông một năm trước, sau khi Nga thực hiện một cuộc rút quân nhục nhã chỉ vài tuần sau khi Vladimir Putin tuyên bố khu vực này là một phần của Nga.

Ukraine đã hy vọng tiến lên và chiếm lại nhiều lãnh thổ hơn trong mùa hè và mùa thu nhưng cuộc phản công kéo dài của Kyiv đã gặp khó khăn, sau khi Nga xây dựng các bãi mìn đáng gờm và các hệ thống phòng thủ khác dọc tiền tuyến.

Tin tức về quân đội ở bờ đông sông Dnipro mang đến một số tin tốt cho Kyiv vào thời điểm Nga đang tấn công dọc các khu vực khác của mặt trận.

Ukraine hy vọng rằng việc thiết lập các vị trí ở phía đông của dòng sông có thể cho phép nước này tiến về phía Crimea, nơi bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

Đẩy lùi người Nga ra xa bờ sông cũng sẽ mang lại chút thời gian nghỉ ngơi cho các cộng đồng ở phía bên kia, vốn đã bị tấn công liên tục trong những tháng gần đây. Lực lượng Nga đã bắn phá các thị trấn và làng mạc ở bờ tây bằng pháo binh từ các vị trí của họ, bao gồm cả thành phố Kherson, nơi gần như bị tấn công hàng ngày.

Phát ngôn nhân của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, nói: “Một trong những mục tiêu chính của công tác chiến đấu này là đẩy đối phương càng xa bờ phải càng tốt để bảo vệ dân thường Ukraine, đặc biệt là Kherson, khỏi các cuộc pháo kích liên tục của Nga”.

Hôm thứ Sáu, thống đốc vùng Kherson cho biết một đêm tấn công bằng pháo binh khác đã giết chết một thường dân. Ngày hôm trước, ít nhất 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ pháo kích.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết một mục tiêu khác là giúp Ukraine dễ dàng tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và hậu cần của Nga ở Crimea bị tạm chiếm.

“Các hoạt động này đang diễn ra như một phần trong nhiệm vụ chiến lược nhằm đưa Crimea vào tầm bắn của chúng tôi… Chúng tôi càng đến gần, chúng tôi càng có thể sử dụng nhiều thứ hơn, không chỉ hỏa tiễn đường dài và máy bay không người lái mà còn cả pháo binh”, Podolyak nói trong một cuộc phỏng vấn ở Kyiv.

Tuyên bố về các vị trí của Ukraine ở bờ đông đã được các blogger quân sự Nga chuyển tiếp trong nhiều tuần, nhưng Kyiv từ chối bình luận chính thức cho đến tuần này. Zelenskiy đã đăng những bức ảnh chụp các binh sĩ Ukraine trên tàu cao tốc trên sông Dnipro lên kênh Telegram của mình vào hôm thứ Sáu. Ông viết: “Các chiến binh của chúng tôi. Cảm ơn vì sức mạnh của bạn, vì đã tiến về phía trước!

Hôm thứ Ba, tham mưu trưởng của Zelenskiy, Andriy Yermak, lần đầu tiên tuyên bố rằng quân đội Ukraine đã “giành được chỗ đứng” ở bờ đông. Vladimir Saldo, tên phản bội được Điện Cẩm Linh bổ nhiệm phụ trách khu vực Kherson bị tạm chiếm, tuyên bố quân đội Ukraine đã bị “chặn” ở Krynky, một thị trấn nhỏ ở phía đông sông. Ông cho biết quân đội đang phải đối mặt với “địa ngục rực lửa” từ pháo binh và máy bay không người lái của Nga. Tuyên bố này bị phía Ukraine phản bác là không đúng sự thật.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Nga đã sử dụng mọi thứ để đẩy lực lượng của chúng tôi ra ngoài – tất cả các loại vũ khí. Nhưng họ đã thất bại”. Ông cho biết chính quyền Ukraine trước đây đã giữ im lặng về các quan điểm này vì tình hình vẫn còn bấp bênh.

Ông nói: “Thực tế là chúng tôi đang nói về vấn đề này một cách công khai cho thấy lực lượng của chúng tôi đã thực sự tham gia và thành công”. Có các báo cáo của NATO cho thấy ba Lữ Đoàn riêng biệt đã có thể liên kết với nhau ở phía đông của con sông.

Nga hiện đang tấn công ở một số nơi, đặc biệt là xung quanh thị trấn Avdiivka, gần Donetsk bị tạm chiếm. Vitaliy Barabash, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự của Avdiivka, cho biết trên truyền hình Ukraine rằng lực lượng Nga đã gửi quân tiếp viện và đang tiến về khu công nghiệp của thị trấn.

Trong bối cảnh Nga và Ukraine đang nỗ lực giành được những lợi ích lãnh thổ đáng kể, Tướng Valery Zaluzhny, tổng tư lệnh các lực lượng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Economist rằng cuộc xung đột đã đi đến “bế tắc”, là điều mà Tổng thống Zelenskiy sau đó đã phủ nhận.

Tuy nhiên, tâm trạng ở Ukraine đã phần nào trở nên bi quan kể từ mùa hè, khi quân đội và dân thường kiệt sức chuẩn bị cho một mùa đông khác, trong đó Nga dự kiến sẽ tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng.

Bầu không khí quốc tế cũng bắt đầu có vẻ kém thuận lợi hơn đối với Kyiv, với phần lớn sự chú ý toàn cầu chuyển sang Trung Đông và ngày càng có nhiều tiếng nói lớn thúc đẩy việc chấm dứt viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine.

Yermak đã thực hiện chuyến đi tới Washington vào đầu tuần này, gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và các thượng nghị sĩ của cả hai đảng với hy vọng giữ Ukraine trong chương trình nghị sự.

Cũng trong tuần này, Ngoại trưởng Anh mới được bổ nhiệm, David Cameron, đã tận dụng chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình trong vai trò này để tới Kyiv và tái khẳng định sự ủng hộ của Anh đối với Ukraine.

Cameron nói với Zelenskiy: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ về mặt tinh thần, hỗ trợ ngoại giao, hỗ trợ kinh tế nhưng trên hết là hỗ trợ quân sự mà bạn cần, không chỉ trong năm nay và năm tới mà còn trong thời gian dài”.

7. Ukraine: Hàng nghìn người mất điện sau khi Nga tấn công các trung tâm năng lượng

Chính phủ Ukraine cho biết hàng nghìn người sống gần tiền tuyến ở Ukraine đã bị mất điện sau khi Nga tấn công các cơ sở năng lượng.

Bộ năng lượng nước này cho biết trong một tuyên bố rằng vụ pháo kích gần đây ở thành phố Kherson ở miền nam đã khiến hơn 28.000 người bị mất điện; và nói thêm rằng 3.000 người đã không có điện trong ngày qua.

Bộ này cho biết đường dây trên không ở phía đông khu vực Donetsk đã bị cắt đứt hoàn toàn và 122 khu định cư vẫn không có điện.

Bộ cũng cho biết một tòa nhà ở Kharkiv thuộc sở hữu của một nhà cung cấp năng lượng tư nhân đã bị tấn công, khiến 17.600 người khác phải rơi vào tình trạng mất điện.

Mùa đông năm ngoái, việc Nga tấn công có hệ thống vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã khiến hàng triệu người không có ánh sáng hoặc hệ thống sưởi. Nhiệt độ ở Ukraine trong những tháng mùa đông thường xuyên giảm xuống dưới mức đóng băng.

Tổng thống Zelenskiy cho biết trong tuần này rằng sự hỗ trợ của phương Tây đã cho phép Ukraine cải thiện khả năng phòng không của mình, mặc dù nói thêm rằng nước này vẫn chưa được “bảo vệ 100%”

8. Cầu hôn trên ga tàu điện ngầm bị gặp răc rối to với cảnh sát Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Couple Arrested for Marriage Proposal on Subway”, nghĩa là “Một cặp người Nga bị bắt vì cầu hôn trên ga tàu điện ngầm”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Lời cầu hôn của một người đàn ông Nga với bạn gái tại ga tàu điện ngầm ở Mạc Tư Khoa đã trở nên chua chát sau khi cử chỉ đó khiến hai người bị bắt và bị buộc tội côn đồ.

Người đàn ông được xác định là “Evgeny” nói với hãng tin địa phương msk1.ru rằng vào ngày 7/11, anh ta đã mang một chiếc bàn gấp, ghế, rượu sâm panh và trái cây đến ga tàu điện ngầm VDNKh của Mạc Tư Khoa ở quận Ostankinsky của vùng và mời bạn gái đi ăn “bữa tối” với anh ta. Sau đó anh ta quỳ xuống và cầu hôn cô ấy.

Một đoạn video được cơ quan truyền thông độc lập Astra của Nga chia sẻ trên Telegram cho thấy hai người ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ trên sân ga tàu điện ngầm. Một quả dứa và nhiều món ăn nhẹ khác có thể được nhìn thấy trên bàn của họ và dường như có hai người qua đường đang uống rượu cùng họ.

Ngày hôm sau, Evgeny cho biết anh và vợ sắp cưới đã bị cảnh sát đến thăm tại nơi làm việc của họ. Ông cho biết họ được yêu cầu đến đồn cảnh sát địa phương vào tối hôm đó để giải trình.

Evgeny nói: “Chúng tôi đã nói rằng không có rượu, mọi thứ diễn ra bình thường và văn minh. Hai người đã viết lời giải trình nhưng không đến sở cảnh sát.

Ngày hôm sau, cặp vợ chồng mới đính hôn đang lái xe đi làm thì bị giam giữ và sau đó bị buộc tội côn đồ t.

Evgeny cho biết vợ sắp cưới của anh bị phạt 1.000 rúp (11 Mỹ Kim) và anh phải ngồi tù 5 ngày.

“Họ nói rằng chúng tôi đang làm gián đoạn lưu lượng hành khách trên sân ga. Vì điều này, hóa ra họ đã gửi tôi đến khu cách ly”, Evgeny nói.

“Họ cố gắng còng tay tôi, tôi bị sốc. Tôi nói với họ rằng tôi sẽ không bỏ chạy đi đâu cả. Họ cố lấy điện thoại của tôi…”, anh nói và cho biết thêm rằng anh đã được đưa đến một “khu cách ly”.

“Không có thức ăn hay bất cứ thứ gì ở đó”, Evgeny nói với hãng tin này.

Anh cho biết anh không có ý định kháng cáo quyết định này hoặc liên hệ với cơ quan chức năng về vấn đề này.
 
19 ngọn núi lửa nổ tung cùng lúc, phải chăng là dấu chỉ thời cuối? ĐHY Pizzaballa: tình hình ở Gaza
VietCatholic Media
05:32 18/11/2023


1. Mười chín ngọn núi lửa phun trào cùng lúc có phải là dấu chỉ thời cuối không?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nineteen Volcanos Erupt at the Same Time”, nghĩa là “Mười chín ngọn núi lửa phun trào cùng lúc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Hơn một chục ngọn núi lửa đang phun trào cùng lúc trên toàn thế giới và ba vụ phun trào mới đã gia nhập danh sách trong tuần này.

Chương trình Núi lửa Toàn cầu của Viện Smithsonian theo dõi các vụ phun trào mới và cập nhật danh sách các núi lửa hiện đang phun trào vào hôm thứ Tư 15 Tháng Mười Một. Bản cập nhật gần đây nhất cho thấy ba vụ phun trào mới, nâng tổng số trong danh sách lên 19 vụ phun trào cùng một lúc. Danh sách này chỉ bao gồm các núi lửa mới bắt đầu phun trào vào tuần qua.

Các vụ phun trào núi lửa mới khiến một số người bày tỏ mối quan ngại của họ trên mạng xã hội. Khi thấy núi lửa phun trào đồng thời ở Ý, Iceland, Nhật Bản, Mễ Tây Cơ, Nga, Phi Luật Tân, v.v, nhiều người cho rằng đó là dấu chỉ của thời sau hết.

Việc nhiều núi lửa phun trào cùng một lúc không phải là chuyện hiếm. Các chuyên gia đã nhanh chóng xua tan mọi lo ngại.

Chương trình Núi lửa Toàn cầu đưa ra Báo cáo Hoạt động Núi lửa Hàng tuần về các núi lửa đang phun trào tích cực, mặc dù nó chỉ liệt kê các núi lửa sau khi chúng đáp ứng các tiêu chí cụ thể, chẳng hạn như phát ra cảnh báo tro bụi, trải nghiệm hoạt động mới, thể hiện sự thay đổi trong hoạt động hoặc hiển thị sự thay đổi về mức độ cảnh báo. Báo cáo không bao gồm tất cả hoạt động núi lửa, vì hơn chục ngọn núi lửa có hoạt động phun trào liên tục trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn không được liệt kê trong báo cáo.

Giám đốc Chương trình Núi lửa Toàn cầu Ben Andrews nói với Newsweek: “Số lượng núi lửa phun trào hiện nay là bình thường”. “Hiện có 46 vụ phun trào đang diễn ra và trong 30 năm qua, nhìn chung có khoảng 40-50 vụ phun trào xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Kể từ năm 1991, đã có từ 56 đến 88 vụ phun trào mỗi năm; Cho đến nay, 67 vụ phun trào đã xảy ra trong năm nay và có 85 vụ phun trào vào năm 2022.”

Andrews cho rằng các báo cáo trên phương tiện truyền thông cũng như những bức ảnh và video được cải tiến về các vụ phun trào có thể thu hút nhiều sự chú ý hơn từ công chúng.

Ba danh sách mới bao gồm một ngọn núi lửa dưới nước trên đảo Iwo Jima của Nhật Bản, Fagradalsfjall ở Iceland và Klyuchevskoy ở Nga.

Tại Nhật Bản, một ngọn núi lửa dưới nước ở Quần đảo Núi lửa Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ bất ổn trước khi phun trào vào ngày 30 tháng 10. Dung nham tích tụ cuối cùng đã trồi lên mặt nước, tạo ra một hòn đảo mới.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, các cơn chấn động núi lửa được ghi nhận cứ hai phút một lần tại Iwo Jima kể từ giữa tháng 10.

Tại Nga, hãng tin AP đưa tin, núi lửa Klyuchevskaya Sopka đã phun trào hồi đầu tháng này, tạo ra những đám tro khổng lồ cao 8 dặm so với mực nước biển và khiến một số trường học phải đóng cửa. Núi lửa này là ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Á-Âu.

Tại Iceland. núi lửa Fagradalsfjall vẫn chưa phun trào, nhưng các quan chức đã di tản thị trấn Grindavík khi núi lửa có dấu hiệu bất ổn, bao gồm hàng nghìn trận động đất và biến dạng mặt đất cho thấy dung nham đang di chuyển. Núi lửa phun trào lần cuối vào tháng 7 và phun trào hàng năm kể từ năm 2021.


Source:Newsweek

2. Đức Hồng Y Pizzaballa phàn nàn rằng tại Gaza: “Tất cả cơ sở hạ tầng bị phá hủy”

Lời chứng mới về thảm kịch xung đột Israel-Palestine đến từ Đức Thượng Phụ Giêrusalem của Công Giáo nghi lễ Latinh, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa.

Ở Gaza hiện chúng ta đang sống trong một “tình huống bi thảm”, với “cơ sở hạ tầng bị phá hủy hoàn toàn”. Một chứng từ mới về thảm kịch xung đột giữa Israel và Palestine đã đến từ Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem, Đức Hồng Y. Pierbattista Pizzaballa, người đã kết nối trong hơn 20 phút vào sáng thứ Năm 16 Tháng Mười Một, trong Đại hội đồng bất thường của Hội Đồng Giám Mục Ý đang diễn ra ở Assisi.

Trong phiên họp đầu tiên của công việc, dành riêng cho việc cầu nguyện cho hòa bình, Đức Thượng Phụ nhắc lại rằng “có 1.400 nạn nhân Israel trong vụ tấn công vào ngày 7 tháng 10 và hơn 11.000 người được xác nhận đã chết ở Gaza, phần lớn trong số đó là dân thường, trong đó có ít nhất 4.000 người là trẻ vị thành niên.”

Tuy nhiên, số người phải di dời ở Israel là khoảng 100 nghìn người, trong khi ở Gaza ít nhất là 1 triệu”.

Đối với các Kitô hữu hiện diện ở Gaza, họ “chưa đến một nghìn người, được chào đón tại một trung tâm Chính thống giáo và tại một giáo xứ Công Giáo ở khu vực phía bắc, nơi bị ném bom liên tục và đang là trung tâm của các hoạt động quân sự”.

Đức Hồng Y giải thích: “Chúng tôi cũng cung cấp chỗ ở cho khoảng 3000 người Hồi giáo, được tổ chức trong khuôn viên của một trường học”. Ngài cho biết thêm cũng có mối quan tâm lớn đối với các Kitô hữu ở Bêlem và các khu vực lân cận cũng như đối với những người sống rải rác trên Bờ Tây”.

Khi cảm ơn Giáo hội ở Ý vì sự gần gũi cụ thể và tinh thần, Đức Hồng Y Pizzaballa cuối cùng bày tỏ hy vọng rằng sẽ sớm đạt được một giải pháp bảo đảm hòa bình và an ninh cho tất cả mọi người.

Đức Hồng Y Pizzaballa kết luận: “Chúng ta cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân vô tội. Nỗi đau khổ của người vô tội trước mặt Thiên Chúa có giá trị quý giá và cứu chuộc, vì nó được kết hợp với nỗi đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô. Cầu mong sự đau khổ của họ mang hòa bình đến gần hơn và không góp phần tạo thêm hận thù!”

Về phần mình và thay mặt các Giám mục Ý, Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã lặp lại sự gần gũi của Giáo hội ở Ý, bảo đảm sự tưởng nhớ đặc biệt trong buổi cầu nguyện cho hòa bình sẽ diễn ra vào chiều thứ Năm, 16 Tháng Mười Một.


Source:globalist.it

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc tế Giới trẻ - 26 tháng Mười Một

Trong sứ điệp nhân Ngày Giới trẻ Quốc tế cấp giáo phận, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 26 tháng Mười Một tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các bạn trẻ hãy là những người hy vọng chia sẻ lời hy vọng mỗi ngày qua các mạng xã hội.

Chủ đề ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 38 sắp tới là: “Hãy vui lên trong hy vọng”.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng tuổi trẻ là thời kỳ đầy hy vọng và mơ ước, “được nuôi dưỡng bằng những điều đẹp đẽ làm cho cuộc sống chúng ta được phong phú: vẻ đẹp của thiên nhiên, những tương quan yêu thương và thân hữu, những kinh nghiệm nghệ thuật và văn hóa, kiến thức khoa học và kỹ thuật, những sáng kiến thăng tiến hòa bình, công lý và tình huynh đệ, v.v.”.

Nhưng cũng có nhiều người trẻ không có hy vọng vì chiến tranh, bạo lực, nạn ăn hiếp bắt nạt, tuyệt vọng, sợ hãi và xuống tinh thần. “Họ cảm thấy bị nhốt trong một nhà tù đen tối, không thể thấy ánh sáng mặt trời. Tỷ lệ tự tử cao nơi người trẻ tại một số nước chứng tỏ điều ấy một cách bi thảm...”

Và Đức Thánh Cha viết: “Hỡi những người trẻ thân mến, khi sương mù sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng vây bủa chung quanh các bạn và các bạn không còn thấy mặt trời, thì hãy dấn thân vào con đường cầu nguyện”. Niềm hy vọng Kitô là chắc chắn, ăn rễ trong tình thương và tin tưởng rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi một ai.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ rằng người trẻ phải chia sẻ với mỗi người về niềm hy vọng và niềm vui vì Chúa Kitô phục sinh. “Hãy giữ ngọn lửa đã cháy lên trong các bạn, nhưng đồng thời hãy thông truyền nó cho tha nhân và rồi các bạn sẽ thấy rằng ngọn lửa ấy sẽ lớn lên trong các bạn!”. Người trẻ cũng phải hướng lối sống của mình để phổ biến hy vọng, ví dụ thông truyền những tin hy vọng thay vì tin dữ trên các mạng xã hội. “Các bạn hãy cố gắng chia sẻ lời hy vọng mỗi ngày. Hãy trở nên những người gieo vãi hy vọng cuộc sống các bạn hữu và tất cả những người xung quanh các bạn”.

Trước đây, Ngày Quốc tế Giới trẻ, cấp giáo phận, được cử hành vào Chúa nhật Lễ lá, nhưng Đức Thánh Cha dời ngày này đến Chúa nhật trước Mùa vọng. Trong khi đó, Ngày Quốc tế Giới trẻ cấp hoàn vũ được cử hành cứ hai hoặc ba năm. Lần chót là hồi đầu tháng Tám năm nay ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Lần tới đây sẽ diễn ra tại Hán Thành, Nam Hàn vào năm 2027, thêm vào đó có cuộc gặp gỡ giới trẻ hoàn cầu dự kiến vào Năm Thánh 2025 tại Roma.
 
Moscow: Kyiv tiến đánh tài sản quý giá của Putin. Ukraine đưa các binh chủng khác vượt sông Dnipro
VietCatholic Media
17:52 18/11/2023


1. Nga tuyên bố đã ngăn chặn được cuộc tấn công lớn của Ukraine vào tài sản quý giá của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Foils Major Ukraine Attack on Putin's Prized Possession”, nghĩa là “Nga tuyên bố đã ngăn chặn được cuộc tấn công lớn của Ukraine vào tài sản quý giá của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Quân đội Nga hôm thứ Sáu cho biết họ đã chặn và phá hủy một nhóm tàu Ukraine đang tiến về Bán đảo Crimea.

Các tàu được cho là bao gồm một tàu cao tốc với lực lượng đổ bộ của binh sĩ Ukraine cũng như bảy tàu không người lái trên biển.

“Vào ngày 17 tháng 11, trong một cuộc tuần tra trên không ở phía tây nam Hắc Hải, 7 tàu không người lái và một tàu cao tốc loại Willard cùng với nhóm đổ bộ của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị phát hiện đang hướng tới Bán đảo Crimea. Tất cả các mục tiêu bị phát hiện đều bị tiêu diệt bằng vũ khí tiêu chuẩn của lực lượng không quân hải quân thuộc Hạm đội Hắc Hải”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy 18 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã bác bỏ tin này và cho biết không có cuộc tấn công nào của Ukraine diễn ra vào thời điểm nói trên.

Tuyên bố của Nga thường cho rằng họ đã ngăn chặn một số cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea, là điều mà Newsweek thường không thể xác minh độc lập. Diễn biến này xảy ra sau nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng nhắm vào các mục tiêu của Nga trên bán đảo và các cảng của nước này trên Hắc Hải. Những cuộc tấn công này thường liên quan đến máy bay không người lái hoặc hỏa tiễn, nhưng quân đội Kyiv cũng đã sử dụng thành công quân đội cho các cuộc tấn công biệt kích ở Crimea.

Putin đã lấy Crimea từ Ukraine vào năm 2014 sau một cuộc xâm lược quân sự ngắn và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố sẽ đòi lại khu vực này. Putin và các quan chức khác của Điện Cẩm Linh vẫn khẳng định Crimea thuộc về Nga và họ tuyên bố việc trả lại lãnh thổ cho Ukraine sẽ không nằm trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.

RT, một cơ quan truyền thông do Điện Cẩm Linh kiểm soát, đưa tin vụ tấn công thất bại hôm thứ Sáu sau khi hàng không hải quân Nga phát hiện các tàu Ukraine trong một cuộc tuần tra ở khu vực phía tây nam Hắc Hải.

RT viết: “Các tàu đã được điều động kịp thời bằng vũ khí trang bị trên máy bay”.

Nga cũng đã tuyên bố đạt được thành công ở những nơi khác trong cuộc chiến với Ukraine ngày qua. Hôm thứ Sáu, các phương tiện truyền thông Nga cho rằng lực lượng của Putin đã tiến hành các cuộc tấn công dọc theo tuyến Kupyansk-Svatove-Kreminna, phía tây và tây nam thành phố Donetsk, tại khu vực biên giới tỉnh Donetsk-Zaporizhzhia và ở phía tây tỉnh Zaporizhzhia.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, 620 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 7 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 14 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 1 hệ thống phòng không và 14 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Lực lượng phòng vệ Ukraine đã tiêu diệt khoảng 317.380 quân xâm lược Nga trong khoảng thời gian từ 24/2/2022 đến 18/11/2023

2. Chính phủ Phần Lan đã công bố gói thiết bị quốc phòng mới cho Ukraine trị giá 100 triệu euro.

Chính phủ Phần Lan cho biết gói này sẽ là gói thứ 20 được Phần Lan cung cấp kể từ khi bắt đầu chiến tranh và sẽ mang lại giá trị của tất cả các khoản hỗ trợ được trao lên tới 1,5 tỷ euro.

Bộ trưởng Quốc phòng Antti Häkkänen cho biết trong một tuyên bố rằng thông tin chi tiết về nội dung của gói hàng và lịch trình giao hàng sẽ không được tiết lộ vì lý do an ninh.

Ông nói: “Điều đang bị đe dọa trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin là môi trường an ninh ở Âu Châu và Phần Lan”.

“Cùng với các đồng minh của mình, chúng tôi vẫn kiên định trong cam kết hỗ trợ người Ukraine.”

3. Các đơn vị khác nhau của Lực lượng Phòng vệ Ukraine tích cực hoạt động ở khu vực tả ngạn sông Dnipro

Theo hướng Kherson, các đơn vị khác nhau của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đang tích cực hoạt động ở tả ngạn sông Dnipro.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Bẩy 11 Tháng Mười Một, Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam, Thiếu Tá Nataliya Humenyuk, đã cho biết như trên.

“Các lực lượng khác nhau, các thành phần cấu trúc khác nhau của Lực lượng Phòng vệ đang hoạt động ở đó, không chỉ thủy quân lục chiến. Nhiều đơn vị khác nhau đang làm việc ở đó theo nhiệm vụ của họ. Công việc rất mạnh mẽ, không chỉ với sự hiện diện của lục quân. Cả các đơn vị trinh sát trên không và pháo binh đều đang nỗ lực để bảo đảm rằng những người giành được chỗ đứng ở tả ngạn ít nhiều sẽ được bảo đảm an toàn”, Humeniuk nói.

Theo lời của cô, quân phòng thủ Ukraine không thể tiết lộ quá nhiều chi tiết liên quan đến hành động của họ vì đối phương đang theo dõi không gian thông tin. Trước đó, người Nga đã phá hủy các tháp internet di động tại các khu vực tạm thời bị tạm chiếm để ngăn cản người dân địa phương tiếp cận được thông tin trung thực.

“Công việc đang được tiến hành. Công việc rất mạnh mẽ. Trong thời tiết xấu, mọi việc trở nên khó khăn hơn vì nó không chỉ gây khó khăn cho thể chất mà còn cho những nỗ lực trinh sát trên không do bão tố”, Humeniuk nói thêm.

Cô nhấn mạnh rằng chừng nào đối phương không thể sử dụng lực lượng không quân chiến thuật thường xuyên như trước thì quân đội Ukraine vẫn còn thời gian để tận dụng nhằm củng cố các tiến bộ.

Xin nhắc lại rằng, theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, các chiến binh Ukraine đã tiến hành một loạt hành động thành công ở tả ngạn sông Dnipro theo hướng Kherson. Điều này bao gồm các nỗ lực phá hoại, đột kích và trinh sát. Hiện tại, các lực lượng Ukraine đang tấn công các tuyến đường cung cấp đạn dược và lương thực của quân xâm lược, đồng thời trinh sát các địa điểm triển khai nhân lực và thiết bị của đối phương, các vị trí bắn pháo binh để tiếp tục tiêu diệt chúng. Những trận chiến khốc liệt đang diễn ra.

4. Điện Cẩm Linh cho rằng Phần Lan đang phạm phải “sai lầm lớn” khi dựng lên các rào cản dọc biên giới với Nga.

Chính quyền Phần Lan có kế hoạch dựng rào chắn tại 4 trong số 9 cửa khẩu biên giới của nước này với Nga vào nửa đêm giờ địa phương hôm thứ Sáu.

Helsinki đã cáo buộc Mạc Tư Khoa cố tình đưa người di cư và người xin tị nạn đến các cửa khẩu để trả đũa việc Phần Lan tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ.

Lực lượng Biên phòng Phần Lan cho biết 300 người xin tị nạn – chủ yếu đến từ Iraq, Yemen, Somalia và Syria – đã đến trong tuần này, chỉ riêng giữa trưa ngày thứ Sáu đã có gần 100 người khác nữa.

Bốn cửa khẩu đang bị đóng cửa – Vaalimaa, Nuijamaa, Imatra và Niirala, tất cả đều ở cuối phía nam của biên giới – thường là những điểm đi lại nhộn nhịp nhất giữa hai nước.

“Người ta chỉ có thể bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc rằng chính quyền Phần Lan đã đi theo con đường phá hủy quan hệ song phương”, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass dẫn lời phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov khi được hỏi về vấn đề này hôm thứ Sáu.

“Trong lịch sử hiện đại, Nga chưa bao giờ đe dọa Phần Lan. Chúng tôi không có lý do gì để đối đầu. Bây giờ họ đã chọn con đường này.”

“Theo quan điểm của chúng tôi, đây là một sai lầm lớn.

5. Bulgaria đẩy nhanh việc chấm dứt lỗ hổng trừng phạt giúp Nga kiếm được 1 tỷ euro

Bulgaria sẽ từ bỏ nhập khẩu dầu của Nga sớm hơn dự kiến sau khi POLITICO tiết lộ nước này đã giúp huy động được 1 tỷ euro cho Điện Cẩm Linh.

Bulgaria sẽ loại bỏ quyền miễn trừ đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga sớm hơn sáu tháng so với kế hoạch - chỉ vài ngày sau khi POLITICO tiết lộ lỗ hổng đã cho phép Điện Cẩm Linh kiếm thêm 1 tỷ euro cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine.

Các đảng ủng hộ liên minh cầm quyền của chính phủ đã công bố động thái này hôm thứ Sáu, sau một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra bởi một báo cáo của POLITICO cho thấy Bulgaria đang để hàng triệu thùng dầu của Mạc Tư Khoa đến một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nga trên lãnh thổ của mình, sau đó xuất khẩu nhiều loại nhiên liệu đã lọc ra nước ngoài, bao gồm cả sang các nước Liên Hiệp Âu Châu.

Nhà máy lọc dầu này có thể vận chuyển dầu của Nga vì Bulgaria đã nhận được quyền miễn trừ khỏi lệnh cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga do Liên Hiệp Âu Châu áp đặt - một bước đi rõ ràng là nhằm bảo vệ đất nước khỏi tình trạng thiếu năng lượng. Chính phủ cho biết hiện tại họ sẽ chấm dứt quyền miễn trừ đó vào ngày 1 tháng 3 thay vì thời hạn tự áp đặt trước đó là ngày 31 tháng 10.

Theo một phân tích mật được chuẩn bị cho quốc hội Bulgaria và được POLITICO nhìn thấy.

Bộ trưởng Tài chính Bulgaria Asen Vasilev, người đã đích thân giúp đàm phán việc miễn trừ tại Brussels năm ngoái trong các cuộc đàm phán trừng phạt, cho biết: “Với ngày 1 tháng 3 là ngày kết thúc việc vi phạm, bảo đảm rằng sẽ không có cú sốc nào trên thị trường nhiên liệu trong nước”.

Vasilev cũng cho biết ông sẽ ủng hộ việc đình chỉ hạn ngạch xuất khẩu từ nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Lukoil bắt đầu từ ngày 1 Tháng Giêng để giúp giảm “số tiền chảy vào Nga”.

6. Theo báo cáo của cơ quan Interfax-Ukraine, tổng cộng 4,4 triệu tấn hàng hóa, trong đó có 3,2 triệu tấn ngũ cốc, đã được vận chuyển qua hành lang vận chuyển Hắc Hải mới của Ukraine kể từ khi hành lang này được thành lập vào tháng 8.

Một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho phép hàng xuất khẩu của Ukraine đi qua Hắc Hải đã thất bại vào tháng 7 sau khi Nga rút lui, khiến Ukraine phải công bố một “hành lang nhân đạo” ôm lấy bờ biển phía tây của vùng biển này.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk, cho biết đến nay đã có 151 tàu đi qua hành lang này.

Ukraine là một trong những nước sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới và xuất khẩu ngũ cốc chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế nước này.

7. Michel của Liên Hiệp Âu Châu chuẩn bị đến thăm Ukraine để tưởng niệm Maidan

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel sẽ tới Kyiv vào đầu tuần tới, hai người thông báo ngắn gọn về chuyến đi nói với POLITICO.

Michel sẽ đến thăm Ukraine để kỷ niệm các cuộc biểu tình Maidan bắt đầu vào ngày 21 tháng 11 năm 2013. Các cuộc biểu tình diễn ra sau quyết định của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych rút khỏi thỏa thuận liên kết chính trị và kinh tế với Liên Hiệp Âu Châu. Nga gọi cuộc nổi dậy là một “cuộc đảo chính” do phương Tây xúi giục và sử dụng nó để biện minh cho hành động quân sự của mình ở Ukraine vào năm 2014.

Chuyến thăm diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Âu Châu vào giữa tháng 12, nơi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ thảo luận về khuyến nghị của Ủy ban Âu Châu về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập chính thức với Ukraine. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã đến thăm Kyiv ngay trước thông báo này, hứa hẹn rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ tiếp tục hỗ trợ Liên Hiệp Âu Châu.

Phát ngôn nhân của Michel cho biết họ không thể xác nhận chuyến thăm nhưng họ sẽ đến Berlin vào đầu tuần tới.

8. Zelenskiy chào mừng 'sức mạnh' của những người lính tiến tới bờ đông sông Dnipro

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố những bức ảnh về quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnipro trên tài khoản Telegram của mình.

Ông ca ngợi những người lính của mình vì sức mạnh của họ và cảm ơn họ vì đang “tiến về phía trước”. Ông nói: “Bờ trái Kherson. Các chiến binh của chúng tôi. Cảm ơn bạn vì sức mạnh của bạn và để tiến về phía trước! Vinh quang cho mỗi người và tất cả những người đang trả lại tự do và công lý cho Ukraine!”

Trước đó vào hôm thứ Sáu, thủy quân lục chiến Ukraine cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội rằng họ đã tiến hành một loạt hoạt động thành công ở tả ngạn sông Dnipro, dọc theo mặt trận Kherson. Ukraine đang hy vọng thiết lập các vị trí ở phía đông của con sông để có thể tiến xa hơn tới Crimea, nơi bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

9. Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết ông “không nghi ngờ gì” rằng Vladimir Putin vẫn sẽ là tổng thống Nga sau cuộc bầu cử vào tháng 3.

Khi được hỏi tổng thống tiếp theo sẽ như thế nào trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo sinh viên tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Mạc Tư Khoa, Dmitry Peskov nói: “Giống nhau”.

Rồi anh ta mỉm cười nói thêm: “Hoặc khác nhưng vẫn giống nhau.”

“Putin vẫn chưa công bố ý định tranh cử nhưng tôi thực lòng muốn tin rằng ông ấy sẽ làm được điều đó và tôi không nghi ngờ gì về việc ông ấy sẽ thắng cử.

“Tôi không nghi ngờ gì về việc ông ấy sẽ tiếp tục làm tổng thống.”

Tháng 8 vừa qua, Peskov, nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự dân chủ” và dự đoán ông Putin sẽ giành chiến thắng hơn 99% vào năm tới.

“Cuộc bầu cử tổng thống của chúng tôi không thực sự dân chủ; đó là sự quan liêu tốn kém,” Peskov nói với The New York Times trong một bài báo đăng ngày 6 tháng 8. “Mr. Putin sẽ tái đắc cử vào năm tới với hơn 99% phiếu bầu.”

Sau đó, Peskov nói bài báo của The New York Times là không chính xác, ông ta nói 90% không phải 99%.

10. Chính phủ Hà Lan cung cấp viện trợ quân sự 2 tỷ euro cho Ukraine vào năm 2024

Chính phủ Hà Lan đã dành thêm 2 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm 2024, điều mà Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Kajsa Ollongren, cho biết là dấu hiệu của sự ủng hộ vững chắc cho cuộc chiến của Kyiv chống lại Nga.

Đây là một phần trong gói lớn hơn mà Hà Lan sẽ cung cấp cho Ukraine vào năm tới, bao gồm khoản tiền ban đầu là 102 triệu euro để tái thiết và viện trợ nhân đạo. Khoản tiền này sẽ được tăng lên trong năm nếu cần. Ollongren cho biết gói mới nhất nâng tổng số tiền hỗ trợ của Hà Lan cho Ukraine trong cuộc xung đột lên khoảng 7,5 tỷ euro.

Ông Ollongren nói với Reuters: “Điều này sẽ bảo vệ sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho Ukraine và bảo đảm tính liên tục, điều này rất quan trọng đối với Ukraine”.

Cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan dự kiến diễn ra vào ngày 22 tháng 11 sẽ thay đổi thành phần liên minh chính phủ cầm quyền.

Ollongren cho biết, sự hỗ trợ sẽ được cung cấp dựa trên nhu cầu của Kyiv và có thể bao gồm các khả năng của máy bay không người lái tiên tiến. Phòng không, đạn dược và hỗ trợ lực lượng không quân sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu sau khi Hà Lan, Đan Mạch và các đồng minh NATO khác thành lập trung tâm huấn luyện F-16 cho phi công Ukraine.

11. Ngũ Giác Đài kêu gọi Quốc hội phê duyệt viện trợ cho Ukraine, Israel càng sớm càng tốt

Điều quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Quốc hội phải thông qua yêu cầu tài trợ bổ sung của Tổng thống Joe Biden, bao gồm viện trợ cho Ukraine và Israel, càng sớm càng tốt.

Phó Thư ký Báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết điều này trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, ngày 16 tháng 11, theo phóng viên Ukrinform.

Cô nói: “Chúng tôi cũng kêu gọi Quốc hội thông qua các yêu cầu tài trợ bổ sung để cho phép chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Ukraine và Israel, cung cấp hỗ trợ nhân đạo cứu người trên toàn cầu và thực hiện các khoản đầu tư quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Cô nói thêm rằng nguồn tài trợ bổ sung cũng sẽ là khoản đầu tư vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, điều này sẽ giúp bổ sung thêm kho vũ khí mà Ngũ Giác Đài đã cung cấp trước đó dưới hình thức viện trợ nước ngoài.

Singh cho biết yêu cầu bổ sung ngân sách sẽ đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia của Mỹ.

Trong bối cảnh này, cô chỉ rõ rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiện chỉ có 4,9 tỷ Mỹ Kim để sử dụng dưới dạng các khoản rút vốn của Tổng thống. Ngoài ra, còn khoảng 1,1 Mỹ Kim để bổ sung vào nguồn dự trữ của Ngũ Giác Đài.

Theo Singh, sẽ cần nhiều kinh phí hơn để hỗ trợ Ukraine, đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ đã gửi yêu cầu lên Quốc hội.

“Chúng tôi biết rằng Ukraine tiếp tục nỗ lực phản công và họ cần được hỗ trợ liên tục một cách thường xuyên. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đáp ứng nhu cầu của họ”, cô nói.

Cô cho biết vấn đề này chắc chắn sẽ được thảo luận tại cuộc họp tiếp theo của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Ngũ Giác Đài sẽ chính thức công bố ngày diễn ra cuộc họp trong vài ngày tới.

12. Cameron thăm Moldova sau chuyến đi Ukraine

Ngoại trưởng Anh, David Cameron, sau chuyến đi tới Ukraine hôm thứ Năm đã có chuyến thăm nước láng giềng Moldova để thảo luận về an ninh khu vực.

Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã đăng một bức ảnh chụp cô và Cameron cùng nhau lên mạng xã hội và cho biết hai người đã gặp nhau vào tối thứ Năm.

Cô nói: “Chúng tôi đã thảo luận về an ninh Hắc Hải, hợp tác song phương và lập trường thống nhất chống tham nhũng”.

Cô nói thêm rằng cô đã “bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh đối với Ukraine” và sự hỗ trợ này “rất quan trọng đối với an ninh của Moldova cũng như sự ổn định và thịnh vượng của Âu Châu”.

Vào tháng 2, Sandu cáo buộc Mạc Tư Khoa âm mưu lật đổ chính phủ của cô nhằm ngăn chặn sự hội nhập Âu Châu của Moldova và tạo điều kiện cho Nga sử dụng Moldova trong cuộc chiến ở Ukraine.

13. Putin trao tặng một vinh dự cấp nhà nước có uy tín cho một blogger quân sự Nga

Theo một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, Vladimir Putin đã trao tặng một vinh dự cấp nhà nước cho một blogger nổi tiếng như một phần trong nỗ lực lâu dài nhằm thu hút những người viết bài và giảm bớt những lời chỉ trích về việc tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.

Milblog là một blog chuyên đưa tin về một cuộc chiến, thường được viết bởi một người là thành viên hoặc có mối liên hệ nào đó với quân đội. Ở Nga, họ là một trong những nguồn thông tin chính về cuộc chiến ở Ukraine ngoài truyền thông nhà nước.

Hôm thứ Năm, Putin đã trao tặng Mikhail Zvinchuk Huân chương Tổ quốc hạng hai vì những nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine. Zvinchuk điều hành Rybar, một kênh Telegram với hơn 1,2 triệu người ghi danh và có những thời điểm đã chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga.

Kênh này cũng được cho là trước đây đã nhận được tài trợ từ cựu giám đốc Wagner Yevgeny Prigozhin, người đã chết trong một vụ tai nạn máy bay vào tháng 8 chỉ vài tháng sau khi lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại giới lãnh đạo quân sự Nga.

Trong đánh giá mới nhất về cuộc xung đột, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Putin lần đầu tiên tuyển Zvinchuk vào một nhóm làm việc của Điện Cẩm Linh về chiến tranh vào tháng 12 năm ngoái và nhóm này đã quan sát thấy sự thay đổi “nội dung và giọng điệu” đáng kể trong cách đưa tin gần đây của Rybar.

Họ cho biết sự thay đổi này “có thể là kết quả từ những nỗ lực của Putin trong việc lôi kéo các blogger quân sự Nga nổi tiếng của Nga nhằm tái lập sự thống trị của Điện Cẩm Linh đối với không gian thông tin trực tuyến bằng tiếng Nga, thực hiện các hoạt động thông tin chống lại khán giả phương Tây và ngăn chặn các quan chức Nga có ảnh hưởng khác mua chuộc các blogger quân sự Nga.

“Giải thưởng của Zvinchuk cũng có thể đóng vai trò như một nỗ lực nhằm khuyến khích các blogger khác cống hiến lòng trung thành của họ với chế độ để đổi lấy các giải thưởng và sự công nhận của Điện Cẩm Linh.”

14. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết khả năng phòng không của nước ông đang tăng lên.

Bình luận này được đưa ra sau khi Ukraine hồi đầu năm nay tuyên bố rằng họ sẽ không thể bảo vệ các thành phố chính của mình khỏi các cuộc oanh tạc của Nga nếu không có sự gia tăng đáng kể về hỗ trợ để tăng cường khả năng phòng không.

Đáp lại, Anh và các nước khác tuyên bố đã cung cấp hàng trăm hệ thống phòng không mới.

Phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm của mình tối Thứ Sáu, ông Zelenskiy cho biết Ukraine “không ngừng trở nên mạnh mẽ hơn” và cảm ơn “tất cả mọi người trên thế giới đã giúp đỡ”.

Ông nói: “Địa lý hợp tác của chúng tôi vì mục đích bảo vệ bầu trời cho Ukraine rất rộng lớn.

“ Khả năng phòng không của chúng tôi đang tăng lên. Tất nhiên, đây vẫn chưa phải là sự bảo vệ một trăm phần trăm. Có rất nhiều việc phải làm.

“Các thành phố như Kharkiv, các khu vực như Donetsk và Zaporizhzhia cần nhiều hệ thống hơn, an ninh hơn. Đây là nhiệm vụ của tất cả các nhà ngoại giao của chúng ta, của toàn bộ đất nước chúng ta.

“Tôi cảm ơn tất cả những người có hiệu quả trong việc này.”

15. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các mặt trận chính tại Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Trong tuần qua, trận chiến trên bộ khốc liệt nhất đã diễn ra ở ba khu vực: trên trục Kupiansk, ở tỉnh Luhansk; xung quanh Avdiivka ở tỉnh Donetsk; và ở tả ngạn sông Dnipro ở Kherson, nơi lực lượng Ukraine đã thiết lập được một đầu cầu.

Không bên nào đạt được tiến bộ đáng kể trong bất kỳ lĩnh vực nào trong số này. Nga tiếp tục chịu thương vong đặc biệt nặng nề xung quanh Avdiivka.

Báo cáo của các nhân chứng cho thấy các máy bay không người lái y nhỏ và pháo binh (đặc biệt là đạn chùm) tiếp tục đóng vai trò chính trong việc làm gián đoạn các cuộc tấn công của cả hai bên.

Khi thời tiết mùa đông lạnh hơn đang diễn ra ở miền đông Ukraine, có rất ít triển vọng trước mắt về những thay đổi lớn ở tiền tuyến.
 
Chủ tịch HĐGM Ba Lan: Dưới ảnh hưởng của các ý thức hệ cực đoan, THĐ có thể gieo rắc những lầm lạc
VietCatholic Media
19:50 18/11/2023


1. Đức Tổng Giám Mục Ba Lan đặt câu hỏi Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị là nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là sự vô tín

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan đã đặt câu hỏi liệu Thượng hội đồng về Tính đồng nghị có phải là “nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là sự vô tín” trong một cuộc phỏng vấn dài và đầy khiêu khích với Catholic World Report.

Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki Địa phận Poznan bày tỏ quan ngại về một số khía cạnh của Thượng Hội đồng, bao gồm sự phụ thuộc vào khoa học xã hội, ảnh hưởng của Hội đồng Giám mục Đức và vai trò của giáo dân trong Thượng Hội đồng Giám mục.

Về tác động của “Con đường Thượng hội đồng” của Đức, Đức Tổng Giám Mục nói: “Hầu như tất cả các yêu cầu được liệt kê ở đó đều gây ra những quan ngại nghiêm trọng đối với tôi. Tôi tin rằng Giáo hội ở Đức đang ở trong cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộc Cải cách”.

Nói một cách tổng quát hơn về Giáo hội ở Tây Âu, Đức Tổng Giám Mục Gadecki bày tỏ mối quan ngại của mình rằng “toàn thể Kitô hữu có phải là nơi để truyền tải đức tin hay thực ra là truyền bá sự vô tín? Tôi nghĩ rằng các Kitô Hữu ở phương Tây ngày nay thường nghi ngờ về sự kiện họ có điều gì đó rất cần thiết để truyền đạt cho mọi người rằng số phận của họ, tức là sự cứu rỗi hay sự đọa đày, phụ thuộc vào việc chấp nhận hay điều đó.” Ngài nói thêm rằng “người ta có thể có ấn tượng rằng một số nhà thần học và giám mục tin vào tính không thể sai lầm của khoa học xã hội”.

Về bản chất của Thượng Hội đồng, với việc bổ sung các thành viên giáo dân bỏ phiếu, Đức Tổng Giám Mục Ba Lan nói rằng “thực tế như vậy không tồn tại trong giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội”.


Source:Catholic World Report

2. Tổ chức Missio báo động: Kitô hữu Pakistan ngày càng bị đe dọa

Tổ chức bác ái Công Giáo Missio ở Áo báo động: các tín hữu Kitô tại Pakistan ngày càng bị đe dọa.

Trong thông cáo, công bố hôm 13 tháng Mười Một vừa qua, nhân Ngày Thế giới các Kitô hữu bị bách hại, cử hành ngày 15 tháng Mười Một này, quen gọi là “Thứ Tư Đỏ”, cha Karl Wallner, Giám đốc Tổ chức Missio Áo nói rằng: “Tại Pakistan, các Kitô hữu nam nữ bị coi như những công dân hạng nhì. Họ không có cơ hội học lên cao và thường bị kết án vì luật bất công ‘chống phạm thượng Hồi giáo’.

Chỉ có gần 2% dân số Pakistan là tín hữu Kitô trong một nước đại đa số theo Hồi giáo. Các Kitô hữu ngày càng bị bạo lực và cưỡng bách phải trở lại Hồi giáo, bị nhà nước áp bức. Như tại Jaranwala ở miền đông bắc Pakistan, 25 nhà thờ và 400 gia cư của các tín hữu Kitô đã bị đốt phá hồi tháng Tám năm nay.

Từ vài năm nay, tổ chức Missio Áo hỗ trợ tổ chức tên là “Christian True Spirit”, Tinh thần Kitô đích thực, ở Pakistan, dấn thân bênh vực quyền của các tín hữu Kitô bị bách hại, đặc biệt bảo về các thiếu nữ và phụ nữ Kitô. Tổ chức này đại diện và bênh vực các Kitô hữu bị cáo và điệu ra tòa, cầu nguyện và tài trợ các anh chị em bị bách hại.

Nhân “Thứ Tư Đỏ”, Tổ chức bác ái quốc tế “Trợ giúp các tín hữu Kitô đau khổ” lưu ý dư luận về số phận 220 triệu Kitô hữu bị bách hại trên thế giới. Tại nhiều nước, nhân ngày “Thứ Tư Đỏ” này, các nhà thờ chính tòa, đan viện và đền đài, được chiếu đèn màu đỏ. Tại Áo, cả quốc hội, nhà thờ chính tòa thánh Stephano, và một số nhà thờ khác cũng được chiếu đèn màu đỏ bên ngoài nhà thờ và các bức tường.

3. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki về Tiến Trình Công Nghị Đức

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Địa phận Poznań, Ba Lan vào tháng 3 năm 2002. Vào tháng 3 năm 2014, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nhiệm kỳ đầu tiên, và vào tháng 3 năm 2019, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nhiệm kỳ thứ hai. Ngài hiện đang phục vụ nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin.

Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã tham gia Thượng hội đồng Giám mục ở Rome chuyên về việc rao giảng Lời Chúa vào năm 2008, tân phúc âm hóa vào năm 2012, gia đình vào năm 2014 và 2015, và giới trẻ vào năm 2018, và ngài cũng có mặt tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị tại Rôma được tổ chức vào tháng 10.

Gần đây ngài đã nói chuyện với Catholic World Report về Thượng hội đồng về tính đồng nghị, những mặt tích cực và tiêu cực của Thượng hội đồng, việc thúc đẩy liên tục việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, và tính chất cực đoan của Tiến Trình Công Nghị ở Đức.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “Will the Synod transmit faith or unbelief? An interview with Archbishop Stanisław Gądecki”, nghĩa là “Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị sẽ truyền tải đức tin hay là sự vô tín?”

Đức đang nỗ lực giới thiệu chức phó tế cho phụ nữ. Chủ đề này được lặp lại ba lần trong báo cáo tổng hợp. Tuy nhiên, họ không trích dẫn các lập luận thần học mà chỉ đưa ra lệnh cấm không được phân biệt giới tính và mệnh lệnh phải trao quyền cho phụ nữ. Lập luận này gợi ý rằng vấn đề ở đây không phải là chức phó tế, mà là vị trí của phụ nữ trong Giáo hội. Do đó, việc đưa ra chức phó tế cho phụ nữ sẽ không phải là một giải pháp cho vấn đề này mà chỉ làm bùng lên cuộc tranh cãi về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Về mặt lịch sử, chức phó tế của phụ nữ khác với chức phó tế của nam giới. Phụ nữ được phong chức phó tế vì những người phụ nữ thời đó được rửa tội bằng cách dìm mình trong nước. Sự thận trọng yêu cầu các phó tế nam không được tham gia trong hành động này. Các nữ phó tế được đưa vào Giáo hội Maronite tại một thượng hội đồng năm 1736. Tuy nhiên, công việc của các nữ phó tế (diaconissarum opera) khác với thừa tác vụ của các phó tế nam (diaconi officium). Nó liên quan đến các hoạt động bác ái. Trong số những điều khác, Giáo hội Maronite không cho nữ phó tế được đến gần bàn thờ và cho rước lễ ngay cả khi không có phó tế nam. Tôi không nghĩ những phụ nữ xin chịu chức phó tế ngày nay sẽ hài lòng với viễn cảnh như vậy. Ngay cả khi không có chức phó tế, trong Giáo Hội Latinh phụ nữ được phép đảm nhận nhiều phần vụ hơn các nữ phó tế Maronite.

Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã bày tỏ quan điểm này khi ngài nói rằng một người phụ nữ “không được hưởng nguyên tắc Phêrô mà là nguyên tắc Thánh Mẫu, điều này quan trọng hơn. (…) Vì vậy, việc một người phụ nữ không được tiếp cận với đời sống mục vụ không phải là một sự thiếu thốn vì vị trí của cô ấy quan trọng hơn nhiều. Trong sách giáo lý của chúng ta, chúng ta đã không giải thích rõ những điều này và cuối cùng trình bày như một tiêu chí hành chính không có tác dụng về lâu dài”.

Chủ đề thứ hai là vấn đề độc thân linh mục. Báo cáo nói rằng “những đánh giá khác nhau” đã được đưa ra về chủ đề này. Về vấn đề độc thân, chúng ta phải ý thức rằng những người nói về “sự tự nguyện” của tình trạng độc thân, trên thực tế, đang ủng hộ việc bãi bỏ nó. Đời sống độc thân là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy một người thực sự tin vào sự hiện hữu và chân lý của Thiên Chúa. Đó là kho tàng đích thực của Giáo Hội chúng ta. Có lẽ đây là lý do tại sao các tác giả Kitô giáo cổ xưa gọi cuộc sống độc thân là “sự tử đạo trắng”. Đời sống độc thân, giống như sự tử đạo, là dấu hiệu nhấn mạnh của niềm tin vào quyền tối thượng tuyệt đối của Thiên Chúa trong cuộc sống. Đời sống độc thân là dấu chỉ rõ ràng rằng Thiên Chúa là viên ngọc quý – duy nhất, đáng giá nhất. Thiên Chúa là Đấng duy nhất không thể sống nếu không có Ngài. Khuyết tật thực sự và cuối cùng trong cuộc sống không phải là tình trạng độc thân mà là sự vô thần, là cuộc sống không có Chúa, là chủ nghĩa vô thần. Chúa là tất cả những gì chúng ta cần. Chủ nghĩa cấp tiến từ bỏ hình thức đẹp nhất của tình yêu con người – hôn nhân và gia đình – là những dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa là điều cần thiết tuyệt đối để tất cả chúng ta hoàn thành số phận con người. Ai sẽ chứng tỏ sự thật này nếu không phải là các mục tử của cộng đoàn? Việc một số linh mục gây tai tiếng trong những năm gần đây khiến một số người khó hiểu hơn về sự cao cả và ý nghĩa của đời sống độc thân. Tuy nhiên, đó không phải là lý do đủ để Giáo hội từ bỏ luật độc thân linh mục. Trái lại, giới trẻ trên toàn cầu đang thực hiện cam kết này một cách quảng đại. Hàng ngàn linh mục coi chính Chúa Kitô, vị thượng tế không lập gia đình, như mẫu mực cho việc họ phục vụ người khác.

Mặc dù “sự bao gồm” thường được lặp đi lặp lại trong Hội trường Thượng Hội đồng, nhưng ít người thắc mắc nó có nghĩa là gì. Trong khi đó, trước khi đến hội trường Thượng Hội đồng, thuật ngữ này đã được xác định rõ ràng bằng ngôn ngữ chính trị thế tục. Chúng ta không chỉ liên kết nó với những ngày lễ “bao gồm tất cả” mà còn liên kết với Liên đoàn Phụ nữ Kế hoạch hóa Quốc tế và chương trình nghị sự của Phụ nữ Liên Hiệp Quốc. Các tài liệu của các tổ chức này rõ ràng làm xói mòn sự phân chia rạch ròi về giới tính và công nhận tất cả các hình thức thể hiện giới tính là tương đương. Chúng cũng nhằm mục đích bãi bỏ hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn gia nhập hiện có để các nhóm khác nhau có thể tùy ý tiếp cận, bao gồm cả Giáo hội. Khi Giáo Hội Lutheran còn là một Giáo hội nhà nước ở Thụy Điển, một người vô thần đã yêu cầu được gia nhập cộng đồng Giáo hội mà không cần rửa tội. Ông ta đã thắng kiện tại tòa án, vì tòa án phán quyết rằng yêu cầu rửa tội là hành vi phân biệt đối xử.

Câu hỏi được đặt ra: Lời dạy của Chúa Giêsu bao gồm hay loại trừ? Chúa Giêsu đã để lại một thông điệp rõ ràng cho các môn đệ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ” (Mt 28:19). Ngài đã làm bao nhiêu điều lành và tiếp cận với mọi người, kể cả những tội nhân lớn nhất, nhưng lại bị đóng đinh. Trong số nhiều lý do khác, là vì Ngài đã nói rõ mọi chuyện, Ngài nói sự thật, cũng là điều khiến người nghe khó chịu. “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích” (Ga 8:44) – đây không phải là những lời nói ngẫu nhiên. Sự bao gồm triệt để không phải là ưu tiên cao nhất của Chúa Giêsu, như đã thấy khi nhiều môn đệ rời đi sau bài phát biểu của Ngài về Bánh Sự Sống (Ga 6:66). Những người tin vào Chúa Kitô không tống ai vào địa ngục. Họ cầu nguyện cho sự cứu rỗi của mọi người, điều đó không có nghĩa là họ coi thường thái độ, lựa chọn và hành động của con người. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô ra lệnh cho các Kitô hữu ở Côrintô phải loại trừ những kẻ loạn luân ra khỏi cộng đồng bằng cách tuyên bố: “chúng ta phải nộp con người đó cho Satan, để phần xác nó bị huỷ diệt, còn phần hồn được cứu thoát trong Ngày của Chúa”(1 Cô-rinh-tô 5:5). Sau đó, ngài nói thêm rằng họ “đừng đi lại với kẻ nào mang danh là người anh em mà cứ dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con người như thế” (1 Cô-rinh-tô 5:11). Chắc chắn, Tin Mừng của Chúa Giêsu đã được trao ban cho mọi người, nam cũng như nữ, người Do Thái cũng như người ngoại giáo. Tuy nhiên, lời mời của Chúa Giêsu không có nghĩa là mọi người đều được chào đón theo cách riêng của họ. Nó bao gồm lời kêu gọi hoán cải và sám hối.

Từ “bao gồm” chắc chắn không phù hợp với thần học Kitô. Nó đến với chúng ta từ khoa học xã hội. Đó là nơi phát sinh vấn đề. Giáo Hội tuyên xưng tín điều về tính bất khả ngộ của giáo hoàng. Đồng thời, người ta có thể có ấn tượng rằng một số nhà thần học và giám mục tin vào tính không thể sai lầm của khoa học xã hội, và thậm chí không phải của ngành khoa học xã hội, mà chỉ là của một số nhà xã hội học và lý thuyết thời thượng, mà trong một vài thập kỷ nữa sẽ chỉ được nhắc đến trong sách giáo khoa lịch sử.

Đối với tôi, có vẻ như những câu như “các phạm trù nhân học mà chúng ta đã phát triển không đủ để nắm bắt được tính phức tạp của các yếu tố phát sinh từ kinh nghiệm hoặc kiến thức khoa học”, là thứ ngôn ngữ xuất phát từ mặc cảm tự ti vô thức hoặc từ đường lối khoa học mê tín. Câu này mâu thuẫn với niềm tin được thể hiện, chẳng hạn, trong Redemptor hominis (số 10): “Nhân loại muốn hiểu chính mình một cách thấu đáo - chứ không chỉ theo những tiêu chuẩn và thước đo nhất thời, cục bộ, thường hời hợt và thậm chí ảo tưởng về bản thể mình. Nhân loại phải, với sự bất an, thậm chí cả sự yếu đuối và tội lỗi của mình, với sự sống và cái chết của mình, hãy đến gần Chúa Kitô. Có thể nói, anh ta phải nhập vào Người bằng tất cả con người mình, anh ta phải 'chiếm đoạt' và đồng hóa toàn bộ thực tại của Nhập thể và Cứu chuộc để tìm thấy chính mình. Nếu quá trình sâu sắc này diễn ra trong anh ta, thì anh ta sẽ sinh hoa trái không chỉ là việc tôn thờ Thiên Chúa mà còn là sự ngạc nhiên sâu sắc về chính mình”.

Có vẻ như các dubia chủ yếu là một phản ứng đối với các định đề của Tiến Trình Công Nghị, vốn đã bị Vatican chỉ trích nhiều lần trước đó. Tôi nghĩ ý nghĩa cơ bản của chúng bắt nguồn từ những nghi ngờ về cách thức thực hiện những thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội. Một mặt, chúng ta có những tuyên bố rằng không có gì thay đổi, vì vậy tầm quan trọng của những lời dạy của các giáo hoàng trước đây không bị nghi ngờ. Mặt khác, chúng ta có một số cách đánh giá thấp những lời dạy của các vị Giáo Hội trước đây về phía Đức Thánh Cha Phanxicô, đôi khi được các nhà thần học và giám mục khác nhau giải thích khác nhau. Vì vậy, người ta nói rằng Đức Thánh Cha muốn một điều này điều nọ, mặc dù không nơi nào nói rõ ràng ra là muốn điều gì– và điều rất quan trọng đối với giáo huấn chính thức của Giáo hội – là những điều ấy được biện minh như thế nào dưới ánh sáng Truyền thống. Đổi lại, điều này dẫn đến tình trạng mà bạn đã đề cập rằng các cặp đồng giới được chúc lành ở Bỉ, mặc dù Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ chính thức cho phép điều đó. Các tín hữu cần sự rõ ràng trong các vấn đề đức tin và đạo đức. Vấn đề là Đức Giáo Hoàng phải bày tỏ quan điểm của mình một cách rõ ràng, chứ không phải bằng cách “nháy mắt” với những người ở bên trái hay bên phải.

Tại sao việc đề cập đến các tài liệu của Tiến Trình Công Nghị lại đáng giá? Trong một tuyên bố của mình, Giám mục Georg Bätzing nói rằng ngài đã cố gắng đưa tất cả các định đề của Đức vào bản dự thảo tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng. Vì vậy, có nguy cơ là các Nghị phụ Thượng Hội đồng, bằng cách bỏ phiếu về tài liệu cuối cùng vào năm tới, trên thực tế sẽ chấp thuận các yêu cầu của Tiến Trình Công Nghị Đức, mặc dù với cách diễn đạt hơi khác một chút.

Sẽ là hợp lý khi hỏi về mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội đồng nghị được hiểu như sau: liệu có sự liên tục hay sự gãy đổ liên quan đến đề xuất cải cách này không? Thượng Hội đồng ở giai đoạn này chưa thông qua bất kỳ tài liệu nào tóm tắt các cuộc thảo luận, nhưng điều này sẽ diễn ra vào năm tới, sau khi suy ngẫm lâu hơn và sâu sắc hơn, một cách đầy đủ thông tin. Nhiệm vụ của Thượng Hội đồng là khơi dậy đặc sủng truyền giáo giữa giáo dân và giáo sĩ. Việc đánh giá cao giáo dân trong Giáo hội là rất quan trọng, nhưng nó không thể dẫn đến việc phá hủy cơ cấu phẩm trật và tông đồ của Giáo hội.

Thánh John Henry Newman, người biết ơn rằng bất chấp nhiều biến cố hỗn loạn, ánh sáng đức tin vẫn đến với thế hệ của ngài mà không bị hoen ố, nói rằng đôi khi trong lịch sử, ngọn đuốc đức tin chính thống chỉ được một người cầm giữ, vì mọi người khác đều đã đi lạc lối, kể cả những giám mục. Trong hình ảnh này, tôi nghĩ ngài mô tả một cách hiệu quả niềm tin tưởng của chúng ta vào Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ không để cho ánh sáng do Chúa Kitô thắp lên bị dập tắt hoặc bị thay thế bằng một ánh sáng nào khác.


Source:Catholic World Report