Ngày 19-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:24 19/11/2009
GIẤC MỘNG CỦA QUÂN VƯƠNG

N2T


Ngày xưa ở Ấn Độ có một quân vương, đồng thời là một vị khôn ngoan.

Một hôm, nhà vua nằm trên một cái giường rãi đầy những đóa hoa mà ngủ trưa, bên giường có người hầu đứng quạt, bên ngoài cửa có thị vệ đứng canh gác. Sau khi ngủ say thì ông ta đi vào giấc mộng, trong mộng ông ta thấy nhà vua nước láng giềng đến chinh phục ông ta, bắt ông ta giam vào trong ngục và tra tấn, cuộc tra tấn mới bắt đầu thì nhà vua kinh hoàng tỉnh dậy, nhưng lại thấy mình vẫn còn nằm trên giường, người hầu vẫn quạt và thị vệ vẫn canh gác ngoài cửa.

Thế là an tâm ngủ tiếp, giấc mộng như trước lại xuất hiện, ông ta lại kinh hoàng tỉnh giấc, và lại phát hiện mình đang nằm ngủ an toàn trong lâu đài.

Nhà vua bắt đầu lúng túng, khi ngủ thì thế giới trong giấc mộng ấy hình như rất thực; khi tỉnh lại, cảm giác của thế giới ấy cũng lại rất thực. Trong hai hoàn cảnh ấy cái nào là chân thực chứ ? Ông ta muốn làm cho rõ chuyện này.

Nhà vua đi hỏi các nhà triết học, số học, nhà tiên tri, nhưng không có người nào có thể giải đáp rõ ràng cho nhà vua. Cứ thế liên tiếp mấy năm nhà vua không cách nào tìm ra đáp án, một hôm có người tên là không bình thường đến.

Lấy tên là không bình thường, bởi người này khi vừa sinh ra khỏi lòng mẹ thì hai cánh tay đã biến dạng. Mặc dù nhà vua tiếp anh ta nhưng không phấn khởi cho lắm, ông ta nói:

- “Nhà ngươi là một người không bình thường, làm sao có thể có khôn ngoan mà tất cả các học giả trong kinh thành của ta không có ?”

- “Từ nhỏ tất cả các con đường đều đóng lại với tôi, thế là tôi bèn nhất tâm đi sâu nghiên cứu con hẽm nhỏ của khôn ngoan.”

- “Vậy thì trả lời câu hỏi của ta đi.”


Người không bình thường trả lời như sau:

- “Tâu bệ hạ, sự việc khi tỉnh thức và sự việc trong mộng đều là không thật. Khi bệ hạ tỉnh thức thì thế giới trong mộng đều không tồn tại; khi bệ hạ nằm mộng thì cảm giác của thế giới không tồn tại, cho nên cả hai đều không thật.”

Quân vương hỏi:

- “Thế giới tỉnh thức và nằm mộng đều không thực, vậy thì cái gì mới là thật ?”

- Có một loại tình trạng vượt qua hai loại kia, tìm được nó chính là chân thật.”


(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Người chưa được khai ngộ nhưng tự nhận mình là người tỉnh thức, loại này so với người ngu thì càng ngu hơn, bởi vì với người này thì họ nói là tốt, với những người kia thì nói là xấu, với hoàn cảnh này thì nói vui vẻ, với hoàn cảnh kia thì nói là bi ai.v.v...họ ngôn hành bất nhất.

Người tỉnh thức thật là người không nghĩ đến sống và chết, thành công hay thất bại, tiến hoặc lùi, vinh quang hay nhục mạ, nghèo hay giàu, bởi vì họ đã đặt mình như ngọn lá trong giòng nước, nước chảy đi đâu thì đi theo đó, họ thả tâm hồn mình trôi trong giòng sông cuộc đời, như lời thánh Phao-lô nói: “vui với người vui, khóc với người khóc, buồn với kẻ buồn”, đó chính là sự tỉnh thức chân thật vậy.

Tỉnh thức chân thực chính là khai ngộ, họ thấy và cảm nghiệm được những vui buồn đau khổ hay hạnh phúc xảy ra chung quanh họ, không phải để trốn tránh hay oán trách, nhưng là chấp nhận và chia sẻ, bởi vì họ được tình yêu của Chúa Giê-su khai ngộ: nhìn thấy Ngài trong tất cả mọi người.

Tỉnh và mộng thì không giống nhau, tỉnh là thực tại, mộng là không không, cho nên người Ki-tô hữu luôn tỉnh thức để chờ đón Chúa Giê-su đến trong thực tại của cuộc sống, chứ không trầm đắm trong mộng...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:36 19/11/2009
N2T


15. Khuyết điểm của người khác con nên nhẫn nại, bởi vì con cũng có rất nhiều khuyết điểm khiến người khác nhẫn nại.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:39 19/11/2009
N2T


293. Tuổi thanh xuân chỉ đến một lần trong đời người.

 
Vương quốc của Vua Kitô - nơi của hiệp nhất, bình đẳng, tôn trọng và đối thoại
Lm. Jude Siciliano, OP
06:48 19/11/2009
CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ-VUA

Dn 7: 13-14; Tv: 93; Kh 1: 5-8; Ga 18: 33b-37

Chỉ những lãnh tụ loài người mới thực sự muốn được xưng làm thần và đòi được người ta thờ kính – như Caesar và những Nhật hoàng trước Thế Chiến Thứ II. Cũng có những nhà lãnh tụ tự xưng mình có “quyền thiêng thánh”. Cứ cho là họ và con cháu họ được Thượng Đế chọn để cai trị, ví dụ như các nền quân chủ Châu Âu. Cho đến hiện hay, những chế độ áp bức đã đàn áp dân của họ như thể những người lãnh đạo là công dân tốt hơn và có quyền trên sức mạnh của họ còn dân chỉ là công dân hạng hai.

Hai bài đọc sách thánh hôm nay có vẻ như xác nhận đặ quyền đó đối với quyền thống trị của đức Giêsu. Trong Tin Mừng, danh hiệu “Con Người” là do chính đức Giêsu mô tả về mình. Khi danh hiệu đó xác nhận nhân tính của Người, thì trong cái nhìn khải huyền của sách Đanien “một ai như “Con Người” tiến lại gần bên ngai của Đấng Lão Thành và được chia sẻ quyền thống trị của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền diễn tả vinh quang của Đức Kitô cũng như quyền thống lãnh của Người. Người được gọi là “Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian.” Không gì nghi ngờ về sức mạnh, vinh quang, cũng như uy quyền tối cao của Người, và việc trở lại của Người phản chiếu quyền thủ lãnh của Người, vì Người sẽ đến “giữa đám mây.”Lúc đó, ai nấy sẽ thấy Người, “cả những kẻ đã đâm Người.”

Hai bài đọc sách thánh trước xác minh Đức Giêsu là Vua, trên tất cả những kẻ lừa phỉnh tự cho mình nhận quyền thống trị từ Thượng Đế. Hai bài đọc đã chuẩn bị, thậm chí nhấn mạnh cho chúng ta thấy việc cử hành vương quyền của Đức Kitô với bối cảnh và sự huy hoàng xứng hợp. Mang những bình bằng vàng lớn nhất và tốt nhất, mặc lễ phục đặc biệt, số ca đoàn đông gấp đôi và có kèn Trum-pét. Tôi cho rằng đó là một cách để cử hành đại lễ mừng vương quyền đích thực, Đức Kitô Vua của chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại ở đây.

Nhưng bài Tin Mừng đã làm mất hứng bữa đại tiệc tưng bừng hôm nay và khiến chúng ta khựng lại. Đấng mà chúng ta tin chắc là Vua của thì đang đứng trước việc xét xử cuộc đời Người. Người sắp bị Philatô, người đại diện của “thần vương Ceasar”, kết tội. Một Thiên Chúa diện đối diện với một thần khác và cả hai quyền lực đó người không thể bỏ qua. Câu hỏi cho chúng ta là: Ta sẽ trung thành với ai đây? Chúng ta biết quỳ qối trước ngai nào và cúi đầu thề hứa trung thành đến chết?

Không giống phúc âm Nhất lãm, trong Tin Mừng Gioan đức Gêsu thực sự có cung cách và tư chất của một đế vương. Người nói với uy quyền và có những chuyện đáng nhớ trong suốt Tin mừng này như: cuộc gặp Nicôđêmô, khi nói với người phụ nữ Samary, chữa lành người bại liệt, … Khi Người tiến vào Giêrusalem (12:12) dân chúng tung hô: “Chúc tụng Vua của Israel.” Nên chẳng có gì lạ khi Philatô hỏi đức Giêsu, “Ông là Vua dân Dothái sao?”

Philatô muốn biết thực ra đức Giêsu có khai nhận quyền lực chính trị. Đức Giêsu có phải là nhà cách mạng sẽ quy tụ dân Dothái nhằm lật đổ quyền thống trị của Rôma hay không? Nhớ rằng trước đó, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, đức Giêsu đã phải rút khỏi đám đông muốn tôn Người làm Vua cứu tinh. Philatô đặt vấn đề với đức Giêsu và ngay lúc này, tại cuộc phán xét của Người, đức Giêsu dường như chấp nhận danh hiệu Vua. Nhưng người cũng làm sáng tỏ một điều là Người không phải là vua theo như Philatô và những đồ đệ của nguòi nghĩ. Người nói với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.” Cứ như thể đức Giêsu có một ngai vàng tại một lâu đài ở hành tinh xa xôi nào đó, hay trên một thiên hà xa thật xa trái đất. Cũng có vẻ như thể đức Giêsu đang nói đến vương quốc của Người là một vương quốc phi vật chất, không thuộc thế gian hay “thần thiêng.” Nhưng không phải thế. Vì đức Giêsu đang nói đến chính thế giới này nơi mà Người đã hạ sinh, “để làm chứng cho sự thật” (18:37).

Đức Giêsu tách chính Nguòi và quyền thống trị của Người ra khỏi thế giới của Philatô; thế giới của quyền lực, của sự chinh phục, của những cam kết chính trị, chủ nghĩa quân phiệt và tất cả những cách thức thế giới La-mã và sự hiểu biết của chúng ta thống trị. Tuy nhiên, Vương quốc của đức Kitô là thế giới luôn diễn tiến, ở đây và bây giờ. Nhưng nó không “thuộc về thế gian” nơi mà phẩm giá và quyền con người bị lãng quyên, nó cũng không phải là thế của bạo lực và áp bức mà Philatô đang quấn lấy. Vì thế, đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của Philatô, “Ông có phải là Vua dân Dothái không?” rằng “tôi là vua, Philatô, nhưng không phải trong thế giới mà ông có quyền lực và cố gắng kiểm soát.” Nếu như vương quốc của đức Giêsu không phải bên kia vũ trụ, vậy nó ở đâu và như thế nào? Và chúng ta có phải là một phần thế giới ở đây và lúv này?

Vương quốc của đức Giêsu, thế giới của Người, thì đang ở với chúng ta ngây lúc này. Qua phép Thánh tẩy và quà tặng của Thánh Thần, chúng ta được trao tặng một đôi mắt để nhận ra sự hiện hữu của vương quốc, và khả năng trao ban sự sống của vương quốc ấy. Đó là một thế giới cùa hiệp nhất, bình đẳng, tôn trọng và đối thoại. Trong vương quốc này, dưới sự lãnh đạo của đức Giêsu, quà tặng của mỗi người được nhận biết. Người nghèo và người bị bỏ rơi được sức mạnh và không ai bị gạt ra bên lề. Sự công chính được trao cho mỗi người, không phân biệt chính trị, sắc tộc, giới tính hay sang hèn.

Vương quốc của đức Giêsu không phải là sở hữu của riêng chúng ta, cũng không phải lả tương quan của chúng ta với Vua mà chúng ta thuộc về. Chúng ta không thể tách rời khỏi người khác. Không thể là “Giêsu và tôi.” Thư thứ nhất của thánh Gioan nhắc nhở chúng ta, những người tin, về mối dây liên kết của chúng ta với cả Chúa lẫn tha nhân. “Thiên Chúa, chưa ai được thấy bao giờ; nếu chúng ta yêu mến nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người đã được nên hoàn hảo nơi chúng ta.” (1Ga 4:12). Vương quốc mà đức Giêsu cai trị không nằm tít trên chín tầng mây, hay thế giới ở nơi nào xa tít. Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể và chúng ta, thành viên của vương quốc, được kêu gọi ngay đây và ngay lúc này để nhận ra rằng những người lân cận là nơi cư ngụ của Thiên Chúa.

Một nhà giảng thuyết đã đề nghị rằng chúng ta có thể thay từ “hệ thống” cho từ “thế gian” trong Tin mừng Gioan. Chúng ta sống trong một thế giới mâu thuẫn và bị chia rẽ, trong một “hệ thống” của sự thống trị. (Sự áp bức đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nó có thể tinh vi như là một chương trình truyền hình thương mại, hay quảng cáo cho một loại điện thoại di động mới nhất.) Nhưng trái lại, “hệ thống” hay thế giới của đức Giêsu, là sự tự hiến yêu thương mà Người thể hiện qua chính cuộc đời và cái chết của Người.

Vua chúa xưa kia được xức dầu trên đầu để xác nhận chức vị và nhiệm vụ của họ. Việc phong vương của đức Giêsu được diễn ra theo cách khác. Chân của Người được Maria (Bêtania) xức dầu để chuẩn bị cho nhiệm vụ và chức vị “vương đế” của Người, cái chết sẽ đến của Người (12:1-11). Khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy chúng ta cũng được xức dầu thánh. Chúng ta được kết hợp nên một với Vua Kitô trong phẩm vị và được kêu mời để phục vụ. Vậy, chúng ta có tiếp tục chọn Người trong suốt cuộc đời chúng ta không? Mỗi ngày và mọi ngày? Cuộc sống luôn cho ta những chọn lựa; yêu cầu chúng ta phải chọn nghiêng về bên nào. Đó không phải là việc chối từ cuộc đời hiện tại này để ngong ngóng chờ mãi cuộc đời sau khi mà đức Kitô sẽ là vị Vua duy nhất của chúng ta. Nhưng phải là chọn lựa hàng ngày, ở đây và bây giờ cho Người và triều đại của Người.

Hôm nay, chúng ta làm mới lại lòng tin của chúng ta vào đức Giêsu và vương quốc của Người. Người sẽ đến trong vinh quang. Nhưng mỗi ngày Người cũng vẫn đến qua những người lân cận của chúng ta. Chúng ta, những chi thể của Người, trao cho Người vinh quang bằng việc chúng ta phục vụ người khác nhân danh Người.

Đây là một thí dụ về “hệ thống” của thế giới chúng ta. Cách nay 26 năm, Dewey Bozella, một phạm nhân nhỏ nhoi, đã bị buộc tội giết hại tàn nhẫn một bà già. Sau khi nghe phán quyết, nếu anh ta thú nhận đã phạm tội, anh có thể ra khỏi trại giam sau 15 năm. Nhưng ngay từ đầu anh ta đã cho rằng mình vô tội và nói “Tôi không bao giờ nhận bất cứ tội gì mà tôi không gây ra.” Vì thế, anh ta bị nhốt trong tù 26 năm! Vụ chống lại anh ta quả là xảo quyệt. Nhân chứng chính là hai người đàn ông có tiền án tiền sự, họ thay đổi hết lần này đến lần khác câu chuyện của họ và, vì lời chứng của họ, mà họ được hưởng khoan hồng. Dấu vân tay của một người khác, sau này cũng bị kết án tương tự, được tìm thấy trên thi thể người đàn bà bị hại. Chẳng có chứng cứ hiển nhiên nào cho thấy Dewey Bozella liên can đến tội ác. Nhưng chính “hệ thống” đã kìm kẹp anh ta.

Đây là cách làm thế nào mà “hệ thống” hoạt động. Dự Án Người Vô Tội, một nhóm hợp pháp điều tra những án kết tội sai, đã nhận vụ này. Họ thực hiện những điều tra riêng của họ và nhờ một công ty luật gia lớn nhận vụ Dewey vì pro bono (thiện ích chung). Và họ đã chứng minh anh ta vô tội. Dewey sau 26 năm trong nhà tù Sing Sing ở New York, giờ đây được tự do. Tôi không biết Dự Án Người Vô Tội có thuộc về một tổ chức tôn giáo nào không, nhưng “hệ thống” của họ chắc chắn là dấu chỉ của vương quốc mà đức kitô Vua chúng ta đã công bố - nơi đó kẻ vô tội được bảo vệ và kẻ tù đày được tha. Amen

Hoàng Vinh, OP chuyển ngữ
 
Chúa Giêsu là Vua
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:50 19/11/2009
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN, năm B

Ga 18,33b-37

Mỗi năm khi mừng lễ Chúa Giêsu vua vũ trụ, chúng ta đều có những suy nghĩ và xác tín mãnh liệt hơn về một Vị Vua Giêsu, một người nắm giữ mọi uy quyền nhưng lại chỉ là một Vị Vua hiền lành, khiêm nhượng, một Vị Vua cưỡi trên mình lừa đi vào Giêrusalem để mở mào cho những đau khổ và cái chết mình sẽ phải chịu theo ý Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu là Vua nhưng Vua thiêng liêng, nước của Ngài không thuộc thế gian này. Vậy lễ Chúa Giêsu Kitô là Vua nói gì cho chúng ta ?

Đọc các bài đọc trong thánh lễ hôm nay, bài đọc I ngôn sứ Đa-ni-en viết:” Đấng Lão thành trao cho Người bá quyền, vinh quang cùng vương vị, mọi dân tộc, mọi quốc gia, ngôn ngữ phải phục vụ Người. Bá quyền của Người là bá quyền vĩnh viễn, chẳng bao giờ mai một, vương vị của Người sẽ không thể suy vong” ( Dn 7, 13-14 ) và sách Khải huyền trong bài đọc 2 lại viết: ” Đức Giêsu Kitô là vị chứng nhân trung thành, là Trưởng Tử, người đầu tiên từ cõi âm chỗi dậy, là Chúa Tể mọi vương đế trần gian”(Kh 1, 5 ). Đây là cách nói của Kinh Thánh, một cách diễn tả nặng phần ẩn dụ. Vì suốt quãng đời làm người của Chúa Giêsu, Ngài chưa bao giờ tự phong vương cho Ngài, nhưng chúng ta chỉ đọc thấy Ngài là Mục tử, là Thầy, là Chúa, là Tôi tớ…Tuy các môn đệ theo Chúa đã có lúc nghĩ rằng Vương Quốc mà Chúa sẽ thiết lập, lúc đó, Chúa là Vua, các Ông sẽ là tướng, là sĩ quan vv…Chúng ta chỉ đọc thấy câu xác nhận của Chúa Giêsu trước mặt Philatô khi Philatô hỏi cung Chúa Giêsu trong vụ xử án, người Do Thái đã bất công vu cáo Ngài dù Ngài hoàn toàn vô tội. Philatô hỏi Chúa. "Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? ( Ga 18, 33 ). Chúa Giêsu tự nhận mình là Vua, nhưng Ngài xác định ngay: ” Nước tôi không thuộc thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này “ ( Ga 18, 36 ). Như thế, Philatô và các vị lãnh đạo trần gian không phải lo lắng gì, vì theo cách nói của thánh Gioan, Nước của Chúa Giêsu không thuộc địa giới, có lãnh thổ, có ranh mốc, nước của Ngài thuộc về thiên giới, không thuộc xác thịt, nhưng là thần khí. Môn đệ, dân của Ngài ở giữa thế gian này nhưng không thuộc thế gian. Tuy nhiên, đã biết bao thế kỷ qua đi nhưng vẫn còn nhiều người lầm tưởng Nước của Chúa là thế gian này. Do đó, họ cố vẽ ra một Vương Quốc với đầy đủ quyền lực và muốn mở rộng Vương Quốc của Chúa như những Nước thế gian. Họ đã rất lầm. Nước của Chúa thuộc thiên giới, thuộc thời cánh chung. Chúa đã nói ngày chung thẩm Chúa sẽ tách chiên ra khỏi dê và lúc đó Con Người sẽ ngự trên ngai vinh quang. Thần dân của Vương Quốc của Chúa Giêsu là các thánh.

Mừng lễ Chúa Giêsu Vua, chúng ta được mời gọi nhìn lên Chúa Giêsu, Vua chúng ta. Một Vị Vua sống hiền lành, khiêm nhượng, một Vị Vua "đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ"(Mc10,45). Một Vị Vua không dùng quyền lực để cai trị, ăn trên ngồi trốc để sung sướng, nhưng dựa trên tình yêu. Một Vị Vua yêu thương con người bằng chính con tim của Ngài.

Mừng lễ Chúa Giêsu Kitô hôm nay, chúng ta hãy chú ý những điểm nhấn sau đây: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi " ( Ga 18, 37 ). Vương Quốc của Chúa Giêsu là của những người dám sống Tin mừng, dám nói Sự thật. Vương Quốc của Chúa Giêsu là Vương Quốc Tình yêu. Vương Quốc của Chúa được xây dựng và hoàn thành trong sự chết và phục sinh theo ý Cha để mang ơn cứu độ cho nhân loại. Bởi vì, chỉ trong cuộc đau khổ, trước mặt quan quyền thế gian Ngài xác nhận Ngài là Vua và trên thập giá, Ngài chứng tỏ Ngài là Vua và có Vương Quốc thực khi người trộm lành thưa với Chúa: "Lạy Ông, khi nào Ông về Nước của Ông xin nhớ đến tôi cùng "(Lc 23,43b). Vương Quốc ấy là Vương Quốc Tình yêu, Vương quốc cánh chung.

Lạy Chúa Giêsu Vua, xin cho chúng con biết xây dựng Vương quốc Tình yêu và Sự thật của Chúa. Amen.
 
Gương sống đức tin
Lm Hà Đăng
13:45 19/11/2009
GƯƠNG SỐNG ĐỨC TIN

Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, trong những ngày này của tháng Mười Một chúng ta luôn hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, thân nhân, ân nhân, bạn hữu và các Đẳng linh hồn để cầu nguyện cho các ngài được hưởng nhan thánh Chúa.

Cùng chung ý nguyện đó, chúng ta là những người con dân Việt tưng bừng hoan hỉ Mừng Ngày Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các Ngài là những chứng nhân anh dũng và trung kiên trong Đức tin. Bởi lẽ, các Ngài đã dám sống hùng và chết vinh làm chứng cho Đức Kitô.

Thời Cựu Ước, Thiên Chúa thử lòng tin của Abraham. Ngài muốn Abraham phải sát tế chính con mình là Isaac làm của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa. (St 22:1-15) Và Abraham đã vâng phục Thiên Chúa nên đã được gọi là cha của những người tin.

Đến thời Tân Ước, Thiên Chúa lại trao ban chính Con Một Mình, làm của lễ hy sinh trên bàn thờ thập giá. Người Con Một yêu dấu ấy đã đổ những giọt máu và nước cuối cùng, để hiến dâng làm của lễ hoàn hảo muôn đời, giá chuộc cho muôn dân và ơn cứu độ cho muôn người.

Đến thời Giáo Hội sơ khai, các Tông Đồ đã tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu đi loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Đức tin một cách hết sức hùng hồn. Nhờ ơn Chúa Thánh Linh, các Ngài không sợ gông cùm, gươm đao, lao nhọc, thậm chí phải đỗ máu đào để minh chứng cho Đức Kitô. Hai gương sống vỹ đại cho chúng ta là hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô là những cột trụ của việc tử đạo để tiếp nối con đường Thầy mình đã đi. Chính Tông Đồ Phaolô đã nói lên điều đó: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo? … Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta.” (Rm 8, 35-39).

Đến thời sơ khai của Giáo Hội Việt Nam từ năm 1625 đến năm 1886, không chỉ là 117 vị Hiển Thánh được Giáo Hội tôn phong, mà Giáo Hội Việt Nam còn có cả hàng trăm hàng ngàn người con khác, đã lần lượt sẵn sàng chịu sát tế làm của lễ hiến dâng lên Thiên Chúa. Các Ngài đã chấp nhận bị bắt bớ, xiềng xích, gông cùm, nhục hình và cuối cùng bằng cái chết đớn đau để làm chứng cho Đức tin, nên gương sáng cho con cháu và là của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa.

Trong thời đại hôm nay, dòng máu hào hùng của Các Thánh TĐVN vẫn tiếp tục lưu chuyển nơi các thế hệ con cháu Lạc Hồng. Người con tiểu biều là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một nhân chứng đức tin mạnh mẽ và là một gương sáng cho con dân Việt trong thời đại hôm nay. Trong “Vui Mừng và Hy Vọng,” chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi ngày Giáo Hội tuyên phong Hiển Thánh cho ngài để tiếp nối truyền thống chứng nhân cho Đức tin của cha ông chúng ta.

Còn biết bao nhiêu gương sống Đức tin khác đang diễn ra nơi các thế hệ con dân Việt ở khắp nơi. Vì thế, mừng lễ các Thánh TĐVN, người con dân Việt nguyện theo tấm gương của các Ngài để tiếp tục sống và chết cho đức tin ngay trong môi trường sống của chúng ta hiện nay.

Chúng ta không quyên nhờ lời cầu thay nguyện giúp của các Thánh anh hùng Tử Đạo VN, xin cho tổ tiên, ông bà, thân nhân, ân nhân và các Đẳng linh hồn được mau hưởng nhan thánh Chúa và cho chúng ta luôn sống trung kiên với Đức tin cho đến hơi thở cuối cùng. Amen!

Rev. Peter Ha Dang
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 19/11/2009
NGƯỜI CHẾT KHÔNG NÓI

N2T


Ma-mi-ya trở thành thiền sư nổi tiếng, nhưng quá trình học thiền thì thật gian khổ. Sư phụ bắt ông ta giải thích tiếng vỗ một tay là âm thanh gì ?

Ma-mi-ya tận lực lĩnh hội tất cả như ăn uống tiết kiệm, ngủ ngắn thời gian, mục đích là có thể lĩnh hội được đáp án chân chính, nhưng sư phụ vẫn chưa mãn nguyện, thậm chí một hôm nói:

- “Con chưa cố gắng đủ, con vẫn sống rất thoải mái, vẫn rất thích những thứ tốt trong cuộc sống hằng ngày; con cũng rất muốn lĩnh hội nhanh nhanh đáp án. Con à, coi như con vẫn còn chết vậy.”

Khi Ma-mi-ya từ giã sư phụ thì làm một động tác vui như diễn kịch vui, khi vỗ tay thì ngã xuống cả thân mình nằm dài trên mặt đất, không nhúc nhích động đậy như người chết. Sư phụ bèn nói: “Tốt, con chết rồi, tiếng vỗ một tay làm sao đây ?”

Ma-mi-ya giương to cặp mắt nói: “Con vẫn chưa lĩnh hội được điểm này.”

Sư phụ giận dữ: “Đồ ngốc, người chết không nói được, cút đi.”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Thành công chân chính chỉ có một con đường là khổ luyện và nổ lực học tập làm việc.

Thành công mà không đổ mồ hôi, không dùng trí óc, không cố gắng là thứ thành công giả tạo, trước sau gì nó cũng trở thành mây khói bay vào khoảng không không.

Thời nay vì kinh tế khó khăn nên có tình trạng giả đò đi tu của một vài thanh niên nam nữ, mánh mung của họ là xin vào một nhà dòng nào đó, sống như những người khác trong dòng, được cho đi học đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp thì nói với bề trên là mình không có ơn gọi, thế là ra về với mảnh bằng đại học mà không tốn một đồng xu, bởi vì nhà dòng lo cả rồi.

Chúng ta có thể che mắt mọi người, nhưng không thể che mắt Thiên Chúa; chúng ta có thể lừa dối lươn lẹo với tha nhân, nhưng không thể lừa dối Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm hồn của con người.

Thiên Chúa sẽ không ban ơn cho những người dùng sự lừa dối để thành công, Ngài cũng không chúc lành cho những thành công của người dối trá không nổ lực làm việc...

Dùng nổ lực cố gắng để thành công, thì thành công mới đem lại vinh quang cho bản thân và cho mọi người. Bằng không thì sự thành công ấy như của người chết, không giúp gì cho ai cả, mà còn làm cho người khác sợ hãi.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 19/11/2009
N2T


16. Từ sự chịu đựng sỉ nhục so với tự mình chịu khắc khổ bên ngoài, thì được rất lớn của tất cả những thần ân.

(Thánh Francis of Assisi)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 19/11/2009
N2T


294. Ý nghĩa của cuộc sống bao hàm cái đẹp và sức mạnh theo đuổi mục tiêu của cuộc sống, hơn nữa, nên làm cho mỗi thời khắc của cuộc sống đều có mục đích tối cao.

 
Nhân ngày nhà giáo, xin chia sẻ lại với các bạn trẻ: HỌC
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 19/11/2009

HỌC



a-TRI THỨC

Người Trung Quốc có câu nói rất là ý nghĩa: “Học đến già, sống đến già” Có nghĩa là học hoài,học mãi, học cho đến già, râu tóc bạc phơ cũng còn học. Mùa thi đại học năm nay (1999) tại Đài Loan, có một cụ già 84 tuổi, tay xách nách mang…sách đi học với tụi con cháu, được báo chí coi như mẫu mực của tri thức. Con người ta ai cũng sống đến già thì chết, như thế cũng có nghĩa là học cho đến chế thì thôi! Đúng là một câu thành ngữ rất có ấn tượng.

Sực học thì vô cùng, xã hội thì phức tạp, khoa học kỹ thuật thì phát triển nhanh như phù thủy biến hóa, mà đời người thì có hạn. Vì thế, có người học cả đời không biết mệt, càng học càng thấy mình chưa học, và thấy mình chưa học thì phải học, như vậy không phải là họ học cả đời sao? Và cũng có người mới học xong một vài môn căn bản không đủ để dằn túi mà đi đâu cũng khoe khoang, lòe loẹt với mọi người rằng mình đã học xong tất cả rồi. Nhưng một tờ báo đọc cũng không hết vài dòng chữ, và không bao giờ rờ tới một quyển sách nào khác, ngoại trừ duy nhật một quyển sách giáo khoa.

Tại trường đại học tôi có quen biết một vài bạn trẻ, đối với họ, việc học rất là quan trọng, ngoài việc học chính thức ở nhà trường, họ còn đọc rất nhiều sách báo. Những giờ nghỉ, họ “ngồi lì” cả ngày trong thư việnb để đọc các tác phẩm văn chương và sách kỹ thuật, vậy mà họ vẫn cảm thấy mình lạc hậu. Tôi cũng thấy rất nhiều linh mục, ngoài việc nghiên cứu thánh kinh, soạn bài giảng, các vị ấy còn đọc những tác phẩm “đời”, vì các vị ấy cho rằng, cần phải cặp nhật hoá kiến thức mới mong hướng dẫn các “con chiên” có tri thức trong họ đạo của mình, mà không sợ bị họ nói: “Chuyện này (chuyện của ngoài xã hội) các cha biết gì mà nói”.

Học không phải là lãnh nhận tấm bằng tốt nghiệp rồi đem nó “gác lên giàn khói”, rồi thỏa mãn với cái “mảnh giấy vô tri” ấy mà không thèm học hỏi thêm trong cuộc sống đời thường, không thèm ngó ngàng đến một quyển sách, một tờ báo, thì coi như mất đi nửa cuộc đời. Đáng tiếc thật!

Cái gì cũng phải học, ở đời cái gì cũng đáng để cho chúng ta học, đừng nói tôi không có thời gian đến trường để học, đó là một cách học để lấy bằng cấp, để “coi” trình độ chuyên cần, học lực của người đi học, nhưng cũng có khi chưa chắc là đúng 100%, bởi vì có nhiều người lúc đi học thì ngồi xe con (loại xe 4 chỗ ngồi sang trọng mà các nhà báo hay nói) có tài xế lái, thay vì lái đến trường học, thì lái “lộn đường” đến nhà hàng, vũ trường, cà phê máy lạnh, hát karaoke gác tay với mấy em. Rồi đến kỳ thi khảo, điểm danh cả nửa ngày mà chẳng thấy mặt mũi đâu, nhưng rồi họ cũng có tấm bằng tốt nghiệp loại ưu như ai vậy. Học như thế thì ở nhà làm vườn để học trồng rau cải, nuôi gà vịt phụ cho vợ con e rằng có ích cho gia đình và cho nước nhà hơn.

Chúng ta cũng đừng nói là không có thời gian để học. Có rất nhiều bạn trẻ, sau một ngày làm việc vất vả, tối đến lại cắp sách đến trường học thêm ngoại ngữ, trau dồi kiến thức, hy sinh những tiệc trà, hy sinh những giờ bên người yêu, đúng là những mẫu gương đáng để cho chúng ta khâm phục.

Hồi tôi còn ở phân viện dòng tại Việt Nam, cứ mỗi ngày chủ nhật là các anh em trong dòng được ra các giáo xứ giúp, có giáo xứ mời anh em đến sinh hoạt cho thiếu nhi, có anh em thì về giúp cho cha bố của mình. Có một thầy nọ, mỗi lần đi giúp xứ xong trở về nhà khoe với tôi rằng hôm nay cha bố cho trăm ngàn đồng xài chơi, lần khác thì cho vài chục ngàn mua đồ lặt vặt, chứ chưa hề nghe thầy ấy nói cha bố nhắc nhở học hành thế nào, hoặc khuyên bảo ra sao trong đời sống tu trì của mình, hoặc truyền đạt kinh nghiệm đời sống linh mục cho mình !!

Trái lại có những cha bố thì không những quan tâm đến việc học, mà luôn quan tâm đến đời sống tu trì của đứa con mà mình chịu trách nhiệm cho đi tu, dù nó phục vụ nơi đâu chăng nữa. Tôi may mắn được một vị linh mục đỡ đầu, ngài đúng là một nhà mô phạm. Trong mười ba năm giúp xứ cho ngài, hình như mọi khả năng tiềm tàng trong tôi đều nhờ ngài mà phát triển, khi giao công việc cho tôi, ngài không bao giờ thúc ép, không bao giờ kiểm soát, mặc tôi muốn làm như thế nào đó thì làm, miễn là không sai chủ đề, khônng lạc đạo và tăng thêm sự hiểu biết cho giáo dân là tốt. Nhưng không phải vì thế mà ngài không quan tâm đến công việc của tôi làm, cứ mỗi lần tôi “bí”, thì ngài đã chuẩn bị hỗ trợ, hoặc những lúc mệt quá tôi làm qua loa cho xong, thì ngài nhẹ nhàng chỉ cho tôi những cái chưa tốt, bởi vì ngài biết tôi chỉ có thể làm tới sức đó mà thôi. Ngài luôn nhắc nhở tôi phải học, học để làm và làm để học, và cách học đầu tiên của tôi là đọc báo, và nếu như ngày nào mà tôi không đọc sách hay báo, thì con người tôi uể oải giống như thiếu càphê vậy. Tôi vẩn còn nhớ mãi câu nói của ngài nói với tôi: “Cần phải học, không học họ sẽ khinh”. Họ chính là những người trong giáo xứ đã học xong lớp mười hai (tú tài) thời trước, rất ngang tàng với trình độ cao-trung của mình. Hôm nay tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ như thế, cần phải học, học như thể chưa bao giờ được đi học, học cách hăng say, học với mục đích rõ ràng: Phục vụ.

Chúng ta nói là không có thời gian để học, nhưng chúng ta có rất nhiều thời giờ ngồi lai rai trong quán cà phê hàng tiếng đồng hồ mà không biết chán, con đường đến trường tuy gần mà xa, nhưng con đường đến vũ trường, quán nhậu tuy xa mà gần. Thế mới biết, xa hay gần không phải tại không gian, địa hình hay địa thế, mà chính là tại lòng của ta vậy.

Học để biết, học để thực hành cái mình biết, đem cái học để giúp ích cho mình, cho gia đình và cho xã hội, chúng ta gọi là thực hành. Học mà không thực hành thì không phát huy được cái hay cái tốt của cái đã học, học và hành thì phải luôn đi với nhau như hình với bóng. Cầm cái văn bằng bác sĩ trong tay mà không đi thực tập, không thực hành nghề bác sĩ, thì làm sao mà chữa cho người bệnh được, và chính bản thân cũng không dám tự tin nơi mình nữa, thì sao gọi là bác sĩ lành nghề được?

Bất kỳ học môn gì, nghề gì, việc gì, cũng đều phải thực hành mới mong “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” được. Không ai đến chữa bệnh nơi một bác sĩ còn non tay nghề, cũng chẳng ai đến nhà người nghèo để vay mượn vàng bạc cả, nhung người ta chỉ đến chữa bệnh nơi bác sĩ giàu kinh nghiệm, và phó sinh mạng mình trong tay họ.

Sự học nói mãi không cùng, chỉ mong chúng ta biết lợi dụng thời gian, hoàn cảnh và mọi phương tiện để học tập, để mở mang kiến thức, thêm tri thức cho mình và để mình khiêm tốn hơn. Tại sao lại khiêm tốn hơn? Tại vì càng học càng cảm thấy mình ngu, càng thấy mình cần phải học, thì làm sao mà vênh vênh tự đắc, kiêu ngạo với anh em mình chứ ?

Tôi có tham dự môt buổi lễ tốt nghiệp cho các sinh viên thần học tại viện Thần học của trường Đại học Phụ nhân ở Đài Loan, trong bài phát biểu của mình, linh mục viện trưởng (dòng Tên) viện Thần học đã nói: “Sau ba năm học, với những lần thi cử, những lo lắng, những vui buồn, hình như chúng ta cảm thấy mình hiểu rất ít trong những gì mình đã học được…” Ngài là một chuyên gia về khoa luân lý (là giáo sư của tôi về môn luân lý sự sống) kiến thức thâm sâu, đã khiêm tốn phát biểu như thế để nhắn nhủ các sinh viên linh mục, các tu sĩ nam nữ và cả giáo dân, luôn tìm tòi nghiên cứu và phát huy những gì mình đã gặt hái được tại viện thần học này.

Như vậy, có phải càng học càng cảm thấy mình dốt không chứ?

b- ĐẠO ĐỨC

Học để mở mang kiến thức, thêm tri thức cho mình là một điều may mắn cho gia đình và cho xã hội, đây là phương diện tri thức mà ai cũng muốn đạt thành.

Nhưng có một thứ tri thức vượt trên mọi tri thức của con người mà chúng ta cần phải học, đó là đạo đức.

Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ vượt bậc, thì đạo đức cần phải đứng vị trí hàng đầu trong mọi lãnh vực. Người Trung Quốc họ ít dùng chữ “nhân đức” để chỉ về một người có tính hạnh tốt nào đó, mà họ dùng hai chữ “đạo đức”, khi gặp một người đạo hạnh tốt, họ nói: anh là người đạo đức, chứ không nói: anh là người nhân đức.

Theo tôi, ngườ đạo đức là người có đầy đủ Nhân, Trí, Dũng. Nhân để biết tha thứ, bao dung, đó là rộng lượng. Trí để nhìn xa thấy rộng, để biết việc mình làm, đó là khôn ngoan. Dũng để hành động, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự bất bình mà không sợ bị trù dập, gọi là dũng cảm.

Các bạn trẻ thường cho rằng, chỉ có các linh mục, các bà xơ, các thầy tu, hoặc những người già cả cao niên mới có đạo đức, còn những người trẻ thì không thể nào luyện tới mức độ đạo đức ấy được ! Các bạn trẻ thường quan niệm rằng, đạo đức là ngồi “lỳ” cả ngày trong nhà thờ để đọc kinh, đạo đức là không bao giờ nở một nụ cười với anh em, vì họ phải tạo cho mình một bộ mặt nghiêm nghị như một nhà mô phạm thứ thiệt. Đó không phải là đạo đức, bởi vì, có nhiều người ngồi lì cả ngày trước tượng Đức Mẹ Maria trong nhà thờ mà cầu nguyện, nhưng vừa bước ra khỏi nhà thờ, thì một tay bịt mũi, một tay xua xua người ăn xin trước cổng nhà thờ, miệng thì nói lẩm bẩm: “Đồ dơ dáy, hôi quá”. Cũng có người làm bộ mặt nghiêm trang trước công chúng, trước mặt mọi người, nhưng ngồi thật “chăm chỉ” trước bộ phim sex trong quán cà phê đèn mờ.

Tôi rất phục các bạn trẻ lăn lộn với trẻ em bụi đời, vô gia cư, các bạn trẻ nhóm Thảo điền, các sinh viên trẻ trong những đợt hè đi về các vùng quê xa xôi, hẻo lánh, để đem ánh sáng văn minh, đem chữ nghĩa cho những người dân ở đó, vậy thì, đó có phải là đạo đức không? Đạo đức quá đi chứ!

Nhưng cũng có những người thay vì đem chữ nghĩa cho người khác, thì lại đi ăn cắp chữ nghĩa của người khác làm của mình. Những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, có nhiều nhà văn “kiếm hiệp” mọc lên như nấm gặp mưa, họ viết văn bằng cách cạo các địa danh, tên tuổi của các nhân vật trong truyện, thay vào một cái tên mới, và đề tên tác giả là tên mình. Lúc tôi còn ở Sài gòn, đọc báo có biết ông nhạc sĩ T …kiện ông nhạc sĩ W…vì đã ăn cắp nhạc của ông mà in thành sách, phát hành băng nhạc, mà không chịu “thông qua” ông ta một tiếng. Đó gọi là ăn cắp bản quyền, đối với các nước văn minh như Mỹ, Pháp…họ có luật báo chí, luật về bản quyền, thì những chuyện ăn cắp bản quyền như thế sẽ bị kiện cho đến ngồi tù, sạt nghiệp. Bởi vì,đó là ăn cắp trí tuệ của người khác làm của mình, sửa đổi một vài địa danh, nhân vật trong truyện, sửa một vài nốt nhạc của bản nhạc gốc, và đề thật lớn: tác giả Hồ mộng X…Hoặc đề bên trên dòng nhạc: Nhạc và lời của Trịnh thanh J…như vậy, đố các bạn, đây có phải là đạo đức không? Chắc chắn là không, bởi vì những người này không có Nhân, không có Trí và cũng chẳng có Dũng. Nếu họ có Nhân thì họ không đi ăn cắp tri thức của anh em chị em, mà ăn cắp tức là chiếm đoạt của người khác làm của mình. Nếu họ có Trí thì họ sẽ dùng trí tuệ của mình mà sáng tác bản nhạc mới hay viết tác phẩm hay hơn. Nếu họ có Dũng, thì họ sẽ dũng cảm thà chịu chết đói chứ không kinh doanh ăn cắp bản quyền, hoặc dũng cảm chịu thua thiệt anh em bạn bè vì mình không thể làm hay hơn họ được.

Học cao, kiến thức nhiều, mà không có đạo đức thì sẽ gây đau khổ cho gia đình, cho xã hội, người ta thường gọi hạng người này là gian hùng. Nhưng nếu có đạo đức mà không có tri thức, thì chỉ bảo vệ được thân mình mà thôi, chứ không giúp ích được cho ai gì cả.

Muốn có tri thức thì cần phải học, và muốn có đạo đức thì không những phải học tập mà còn phải thực tập và sống nữa. Chúng ta có thể nói: tri thức và đạo đức như xác và hồn, nó cần phải tồn tại trong con người chúng ta. Như thức ăn và nước uống mà mỗi ngày chúng ta cần phải dùng để được tăng thêm sức khoẻ và để sống mạnh.

Đài Loan là một đảo quốc theo chủ nghĩa “Tam dân” của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn: Dân tộc, dân sinh, dân quyền, và quyết chí đạt cho được “tam dân” này, và họ đã đạt được, giờ đây họ đã trở thành một đảo quốc rất giàu có, rất tri thức, họ có đày đủ “tam dân”. Nhưng phát triển “tam dân” mà không có nền tảng là đạo đức để nâng đỡ “tam dân” ấy thì hậu quả là gì. Coi tin tức trên tivi, không giết người thì cũng cướp của, chính phủ lên tiếng báo động về đạo đức xuống cấp trầm trọng, cần phải làm lại từ đầu, nhưng làm thế nào được, một trăm kênh truyền hình liên tục phát mỗi ngày 24/24 đủ thứ phim dâm loạn, chết chóc, cướp của, giết người, mà ai coi cũng được, không hạn chế tuổi tác. Chỉ cần đóng tiền (rất rẽ) cho công ty truyền hình bắt một sợi dây cáp vào truyền hình thì tha hồ mà coi. Coi các chương trình vui chơi của các nghệ sĩ thì quái đản hơn nữa, tục tỉu chịu không nỗi…Nhưng đối với họ, thì đó là giải trí văn minh kiểu Mỹ. Theo thống kê của bộ y tế Đài Loan năm 1996, thì mỗi ngày có khoảng 36 ngàn vụ phá thai trên toàn quốc. Các ông nghị viên thì cãi nhau, có nên cho phép phá thai vào tháng chín hay không? Tại sao là tháng chín mà không phải là những tháng khác? Bởi vì tháng chín là tháng tựu trường, mọi học sinh sinh viên đều đến trường, mà trong ba tháng hè, các cô cậu du hí với nhau, có bầu thì phá bỏ để đi học chứ; có cô học sinh, sinh viên nào dám mang cái…trống phía trước mà đi học và có nhà nào dám nhận con dâu miệng còn hôi sữa?

Rất giàu có, rất tri thức, rất dân chủ, nhưng không có căn bản đạo đức thì xã hội sẽ đảo lộn tùng phèo, gia đình chẳng còn kỷ cương gì cả.

Người có đạo đức thì như cây cao bóng mát, ai cũng thích ngồi dưới gốc của nó mà nghỉ ngơi, hóng mát, sau khi làm việc mệt nhọc. Người không có đạo đức thì như gai nhọn, chẳng giúp ích gì cho xã hội, ai thấy cũng phải tránh.

Đạo đức là nền tảng của hoà bình.

Tri thức là chim bồ câu trắng trên nền tảng ấy./.

(Trích trong: "Trò chuyện với các bạn trẻ" của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.)

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH nhấn mạnh đến sức mạnh linh hứng của các giáo đường và nghệ thuật thời trung cổ
Phụng Nghi
12:13 19/11/2009
Vatican City (CNS) – Nhắc đến những ngôi nhà thờ chính tòa lớn lao ở Âu châu thời Trung cổ, Đức giáo hoàng Benedict XVI nói rằng khi chiêm ngắm nghệ thuật và vẻ đẹp, chúng ta có được một cách thức đặc biệt để hiệp thông với Thiên Chúa.

Trong cuộc triều yết chung hàng tuần hôm qua tại thính đường ở Vatican, Đức giáo hoàng đưa ra một bài học ngắn về lịch sử nghệ thuật, giải thích tầm quan trọng về tôn giáo trong những phong cách nghệ thuật gôtich và rôman ở Ý và Pháp vào những thế kỷ 11, 12 và 13.
Nhà thờ chính tòa Courtances ở Pháp


Lời nhấn mạnh về sự liên hệ giữa tâm linh và nghệ thuật của Đức giáo hoàng được đưa ra đúng vào lúc ngài chuẩn bị gặp gỡ hơn 200 người làm nghệ thuật trên khắp thế giới tại nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.

Từ nhiều tuần qua, Đức giáo hoàng đã dùng những buổi nói chuyện trong cuộc triều yết chung để minh họa cuộc sống của các tu viện trưởng, các thánh nhân và những vị khác ở thời Trung cổ, coi họ như những tấm gương thích đáng cho những người nam nữ thời hiện đại.

Ngài nói rằng việc chiêm ngắm, thưởng ngoạn các nhà thờ chính tòa của thời đại đó, là điều quan trọng vì hai lý do. Trước hết, việc xem xét các phong trào nghệ thuật thuộc những thế kỷ đã qua chứng tỏ rằng “không thể hiểu được những kiệt tác nếu như không chú ý đến tinh thần tôn giáo đã tạo nên hứng khởi để thực hiện những công trình đó.”

Thứ hai, những điều diệu kỳ do các thánh đường đó linh hứng chứng tỏ rằng, ngay cả vào thời nay, “vẻ mỹ lệ là con đường đặc sủng và hào hứng dẫn đưa tới huyền nhiệm về Thiên Chúa.”

Ngài nêu lên câu hòi: “Đâu là vẻ đẹp mà các văn nhân, thi sĩ, nhạc gia và các nhà nghệ sĩ đã chiêm ngắm và diễn dịch ra trong ngôn ngữ của họ, nếu không phải là phản ảnh vẻ huy hoàng của Ngôi Lời Vĩnh cũu nhập thể làm người?”

Và Đức giáo hoàng trưng dẫn những câu của thánh Augustinô khẳng định rằng vẻ đẹp nâng tâm hồn lên tới chính Đấng Mỹ Lệ: “Hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của đại dương, hãy hỏi vẻ đẹp của không khí mênh mông lan rộng. Hãy hỏi vẻ đẹp của thinh không, hãy hỏi trật tự của các vì sao, hãy hỏi mặt trời huy hoàng làm bừng sáng ban ngày; hãy hỏi mặt trăng sáng sủa làm dịu nhạt bóng tối ban đêm. Hãy hỏi các muông thú chuyển động dưới nước, đi lại trên mặt đất, bay lượn trong không gian: những linh hồn ẩn giấu, những xác thân hiển hiện; những gì hữu hình chịu được hướng dẫn, những gì vô hình hướng dẫn.

“Hãy hỏi chúng! Tất cả đều trả lời bạn: Hãy nhìn ngắm chúng tôi xem, chúng tôi thật mỹ lệ! Vẻ đẹp của chúng phô bày chúng ra cho người ta biết. Vẻ đẹp có thể biến đổi này, ai đã sáng tạo nên nó, nếu không phải là Đấng Mỹ lệ Không biến đổi ư?”

Ngoài ra, trong bài giảng dậy giáo lý, Đức giáo hoàng cũng nói đến mối liên hệ truyền thống giữa đức tin Kitô giáo và cách biểu hiện đức tin đó trong nghệ thuật, trong kiến trúc. Ngài giải thích cho biết “niềm hăng say sùng kính tôn giáo đặc biệt” ở Âu châu vào thế kỷ 11 đã trùng khớp như thế nào với sự ổn định hơn về chính trị, gia tăng dân số, phát triển các đô thị và tăng tiến thịnh vượng.

Ngài cho biết một trong những kêt quả, đó là sự tiến bộ lớn lao về kỹ thuật xây cất và khả năng của các nhà kiến trúc khi xây dựng những giáo đưòng lớn lao hơn để cung ứng cho các tín hữu “ơn cứu độ và vẻ hoành tráng.”

Những lòng nhà thờ dài để có thể dung nạp nhiều người, kiểu mẫu giản dị và những bức tường dày theo phong cách rôman đã phát triển. Các giáo đường đã rất đúng khi trưng bầy những bức tượng điêu khắc có mục đích giáo dục tín hữu và “có khả năng khơi dậy trong tâm hồn những ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ.”

Những hình tượng Chúa Giêsu làm quan tòa phán xét vũ trụ, hoặc các hình ảnh từ trong sách Khải huyền, đều có chủ đích hướng dẫn giáo dân lìa xa tội lỗi và hướng về các nhân đức.

Ở miền bắc nước Pháp vào các thế kỷ 12 và 13, những kỹ thuật xây dựng mới đã cho phép các nhà kiến trúc xây dựng được những thánh đường vừa cao hơn vừa có nhiều ánh sáng hơn.
Bên trong nhà thờ Courtances


“Đạt đến những chiều kích cao hơn chính là bắt chước lời cầu nguyện và hướng tâm hồn lên tới Chúa”; còn những cửa sở rộng lớn ghép kính mầu, với những tranh cảnh trong cuộc đời các thánh, các dụ ngôn trong Tin Mừng, “trở thành những hình ảnh lớn lao, rực rỡ để làm ngời sáng đức tin.”

Những nhà thờ chính tòa thời trung cổ là những nơi chỗ cả cộng đồng tham dự, quy tụ lại với nhau “người hèn kém với bậc quyền uy, người vô học với bậc thông thái. Nơi ngôi nhà chung này, mọi tín hữu đều được học hỏi… Kiến trúc gôtich biến ngôi giáo đường thành một cuốn sách Kinh Thánh biểu hiện bằng đá.”

Đức giáo hoàng Benedict gọi cuộc gặp gỡ sắp tới của ngài với các nghệ sĩ là “một đề xướng nói lên tình huynh đệ giữa tâm linh Kitô giáo và nghệ thuật.”

Ngài kết luận bằng lời cầu xin “Thiên Chúa giúp chúng ta tái khám phá ra con đường mỹ lệ, một trong những con đường có lẽ là hấp dẫn và kỳ thú nhất, để có thể tìm được và yêu mến Thiên Chúa.”
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Viện trưởng, Giáo Sư và Sinh Viên Công Giáo
G. Trần Đức Anh OP
13:45 19/11/2009
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích các giáo sư và sinh viên các đại học Công Giáo trở thành dụng cụ rao giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 19-11-2009 dành cho hàng ngàn người gồm các vị viện trưởng, giáo sư và sinh viên các đại học Công Giáo, tham dự Đại hội của Liên hiệp quốc tế các Đại học Công Giáo, nhóm tại Roma trong những ngày này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm công bố Tông Hiến Sapientia Christiana về các Đại học Công Giáo và 60 năm Tòa Thánh phê chuẩn qui chế của Liên hiệp Quốc tế các đại học Công Giáo, gọi tắt là FIUC.

ĐTC ghi nhận rằng các đại học và trường cao đẳng Công Giáo đã gia tăng mạnh trong Giáo Hội, và hiện có hơn 1.300 đại học Công Giáo cùng với khoảng 400 phân khoa Công Giáo, rải rác tại các Đại lục, chứng tỏ sự gia tăng mối quan tâm của các Giáo Hội địa phương đối với việc huấn luyện giáo sĩ và giáo dân về văn hóa và nghiên cứu.

ĐTC nói đến Tông Hiến Sapientia Christiana, ngay từ những dòng đầu tiên, đã nhắc đến sự cấp thiết cần vượt qua hố chia cách giữa văn hóa và đức tin, đồng thời mời gọi gia tăng nỗ lực rao giảng Tin Mừng, với xác tín rằng mạc khải Kitô giáo là một sức mạnh biến đổi, nhắm đi sâu vào đường lối tư duy, các tiêu chuẩn phán đoán, và các qui tắc hành động”.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng trong xã hội ngày nay, kiến thức ngày càng trở nên chuyên môn và theo từng lãnh vực, nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng sâu đậm của trào lưu duy tương đối, vì thế, cần phải cởi mở hơn nữa đối với sự khôn ngoan đến từ Tin Mừng. Thực vậy, con người không hiểu bản thân và thế giới một cách trọn vẹn nếu không có Chúa Giêsu Kitô: chỉ có Chúa soi sáng cho thấy rõ phẩm giá đích thực, ơn gọi, vận mệnh tối hậu của con người và mở tâm hồn họ đón nhận niềm hy vọng vững chắc và lâu bền”.

ĐTC nói thêm rằng ”Điều quan trọng là tất cả mọi người, giáo sư và sinh viên, không bao giờ quên mục tiêu cần theo đuổi, đó là trở thành dụng cụ rao giảng Tin Mừng. Những năm học cao đẳng về đạo có thể ví như kinh nghiệm của các Tông Đồ sống với Chúa Giêsu: Khi ở với Người, họ học chân lý, để trở thành những người rao giảng chân lý khắp nơi. Đồng thời cũng cần nhớ rằng việc học các thánh khoa không bao giờ được tách rời khỏi việc cầu nguyện, kết hiệp với Thiên Chúa, và sự chiêm niệm, nếu không những suy tư về mầu nhiệm thần linh có nguy cơ trở thành một sự thao luyện trí thức phù du. Thực vậy, mỗi thánh khoa, xét cho cùng, đều qui về khoa học của các thánh, về trực giác của các vị liên quan tới các mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, về sự khôn ngoan, vồn là hồng ân của Chúa Thánh Linh” (SD 19-11-2009)
 
Vẻ đẹp nghệ thuật là con đường dẫn đưa tới chỗ gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
13:48 19/11/2009
"Vẻ đẹp là lộ trình ưu tiên hấp dẫn nhất dẫn đưa con người đến chỗ gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư hôm qua.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập đến nghệ thuật kiến trúc roman và gôtích được biểu hiệu bằng các nhà thờ chính tòa thời trung cổ. Lòng tin kitô đâm rễ sâu nơi tín hữu các thế kỷ thời trung cổ đã không chỉ cho chào đời các tuyệt tác của văn chương, thần học, tư tưởng và lòng tin, mà còn gợi hứng cho một trong các sáng tạo nghệ thuật cao đẹp nhất của nền văn minh đại đồng: đó là các nhà thờ chính tòa. Rodolfo il Glabro, đan sĩ người Pháp cho biết trên toàn thế giới thời đó, đặc biệt tại Italia và Gallie tín hữu thi đua nhau xây lại các nhà thờ chính tòa, các nhà thờ đan viện và cả các nguyện đường trong các làng cũng được trùng tu nữa.

Đã có nhiều yếu tố giải thích sự kiện này như sự ổn định chính trị lớn hơn, dân số gia tăng, các thành phố, việc trao đổi và sự phồn thịnh phát triển mạnh. Ngoài ra các kiến trúc sư cũng tìm ra các giải pháp kỹ thuật tiến triển hơn, giúp gia tăng chiều kích và bảo đảm được sự vững chắc và ngy nga của các dinh thự. Đức Thánh Cha đề cao lý do chính như sau:

Tuy nhiên một cách chính yếu là nhờ lòng nhiệt thành và sốt mến tinh thần của phong trào đan tu đang bành trướng mạnh mà người ta xây các nhà thờ đan viện, nơi phụng vụ có thể được cử hành với tất cả sự xứng đáng và long trọng, và tín hữu có thể dừng lại cầu nguyện, bị thu hút bởi việc sùng kính các thánh tích và là đích điểm hành hương. Và thế là nảy sinh ra các nhà thờ và nhà thờ chính tòa xây theo kiểu roman, có các gian dọc dài để tiếp đón các tín hữu, với các tường dầy và chắc chắn có vòm bằng đá và đường nét đơn sơ chính yếu. Có một điểm mới đó là việc đưa nghệ thuật điêu khắc vào trong các nhà thờ. Các nghệ sĩ chú ý tới mục đích giáo dục nhiều hơn là sự hoàn hảo của nghệ thuật, vì cần phải gợi lên nơi tâm hồn tín hữu các ấn tượng mạnh mẽ và các tâm tình thúc đẩy họ xa lánh thói xấu, sự dữ và thực thi các nhân đức và sự thiện. Đề tài thông thường là Chúa Kiô thẩm phán đại đồng có các nhân vật của sách Khải huyền bao quanh. Bình thường các cửa vào nhà thờ được chạm trổ các tượng này để nêu bật rằng Chúa Kitô là cửa dẫn lên Trời. Đàng sau cánh cửa này, tín hữu tin nơi Chúa Kitô tối cao, công chính và thương xót có thể nếm hưởng trước hạnh phúc vĩnh cửu của phụng vụ và các việc đạo đức được cử hành bên trong.

Thế rồi trong hai thế kỷ XII và XIII từ miền bắc nước Pháp có một kiểu xây cất khác được phổ biến đó là kiến trúc gôtích, cao vút lên và sáng sủa. Các nhà thờ chính tòa gôtích cho thấy một tổng hợp của đúc tin và nghệ thuật, được diển tả ra một càch hài hòa qua ngôn ngữ đại đồng và hấp dẫn của vẻ đẹp còn gây kinh ngạc cho đến ngày nay. Nhờ các vòm dựa trên các cột to lớn có thể nâng mái lên rất cao. Sự cao vút ấy muốn mời gọi tín hữu cầu nguyện và nó chính là một lời cầu nguyện. Qua đó nhà thờ chính toa gôtích muốn diễn ra ra trong các nét kiến trúc khát vọng của các linh hồn hướng về Thiên Chúa. Ngoài ra các kỹ thuật mới cũng cho phép trang hoàng các bức tường chung quanh với các kính nhiều mầu sắc. Các cửa sổ trở thành các hình ảnh sáng láng rất thích hợp với việc dậy dỗ dân chúng trong đức tin. Từng kính mầu một kể lại cuộc đời một vị thánh, một dụ ngôn hay các biến cố kinh thánh khác. Từ các kính mầu đó đổ xuống các thác ánh sáng phản chiếu trên tín hữu để thuật lại lịch sử cứu độ và lôi cuốn họ vào trong lịch sử này.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu lên một đặc điểm khác nữa trong việc xây cất các nhà thờ chính tòa gôtích: đó là sự kiện toàn cộng đoàn kitô và dân sự đều tham gia vào việc xây cất và trang hoàng nhà thờ: người khiêm hạ cũng như kẻ quyền thế, người mù chư cũng như các nhà thông thái, để tất cả mọi người đều được dậy dỗ trong đức tin. Và Đức Thánh Cha định nghĩa điêu khắc theo kiểu gô tích như sau:

Điêu khắc gô tích đã làm cho các nhà thờ chính tòa trở thành ”Kinh Thánh bằng đá”, bằng cách diễn tả các giai thoại của Phúc Âm và minh giải các nội dung của năm phụng vụ, từ cảnh Giáng Sinh cho tới cảnh Chúa hiển vinh. Trong các thế kỷ đó cũng ngày càng phổ biến tri giác về nhân tính của Chúa, các đớn đau của Cuộc Khổ Nạn được trình bầy một cách thực tế: Chúa Kitô khổ đau trở thành hình ảnh được mọi người yêu mến, và thích hợp trong việc gợi lên lòng đạo đức và sám hối tội lỗi. Cũng không thiếu các nhân vật cựu ước mà lịch sử trở thành thân thiết với tín hữu lui tới nhà thờ như lich sử cứu độ. Với các mái vòm tràn xầy vẻ đẹp, sự dịu hiền và thông minh nghệ thuật điêu khắc gô tích của thế kỷ XIII mạc khải một lòng đạo đức hạnh phúc và thanh thản. Ngoài ra lòng sùng kính con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa cũng được phổ biến. Đức Maria được coi như một phụ nữ tươi cười hiền dịu và đặc biệt được diễn tả như nữ hoàmg thiên quốc và trần gian, quyến thế và từ bi. Tín hữu lui tới các nhà thờ chính tòa gôtích cũng thấy các tác phẩm ghi nhớ các thánh, mẫu gương của cuốc sống kitô và là các người bầu cử cho họ bên tòa Chúa. Cũng không thiếu các tượng có tính cách đời như các cảnh làm việc ngoài đồng, khoa học và nghệ thuật. Nhưng tất cả đều hướng tới Thiên Chúa và được dâng cho Thiên Chúa trong nơi phụng vụ được cử hành.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chúng ta có thể hiểu ý nghĩa được gán cho nhà thờ chính tòa gôtích một cách tốt đẹp hơn, khi đọc câu khắc trên cánh cửa nhà thờ thánh Denis ở Paris như sau: ”Hỡi bạn là người bước qua muốn ca ngợi vẻ đẹp của các cánh cửa này, đừng để cho mình bị lóa mắt bởi vàng hay vẻ tráng lệ huy hoàng, nhưng bởi công việc lao nhọc. Nơi đây ngời lên một công trình danh tiếng, nhưng xin trời cho công trình danh tiếng sáng ngời này làm các thần trí rạng sáng lên, đễ với các chân lý sáng láng họ tiến bước về ánh sáng thật, nơi Chúa Kitô là cách cửa thật”.

Không thể hiểu được các công trình nghệ thuật nảy sinh tại Âu châu trong các thế kỷ này, nếu không chú ý tới linh hồn tôn giáo đã linh hứng chúng. Marc Chagal đã viết rằng: ”trong bao thế kỷ các họa sĩ đã chấm bút vẽ của mình vào mẫu tự mầu là Kinh Thánh”. Khi đức tin được cử hành trong phụng vụ gặp gỡ nghệ thuật, thì tạo ra một môt sự hòa hợp sâu thẳm, vì cả hai có thể và muốn nói về Thiên Chúa bằng cách khiến cho cái vô hình trở thành hữu hình.

Đức Thánh Cha nói ngài muốn chia sẻ điều này với giới nghệ sĩ trong cuộc gặp gỡ họ ngày 21 tới đây để tái đề nghị với họ tình bạn giữa nền tu đức kitô và nghệ thuật như các vị tiền nhiệm là hai vị tôi tớ Chúa Phaolo VI và Gioan Phaolô II đã từng cầu mong. Vẻ đẹp mà các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ chiêm ngưỡng và diễn tả ra trong ngôn ngữ của họ là gì, nếu không phải là phản ánh sự rạng ngời của Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể?

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc tín hữu những ngày hành hương bổ ích và sốt sắng. Trong số các đoàn hành hương hôm qua cũng có một đoàn tín hữu Việt Nam đến từ Brooklyn Hoa Kỳ do cha Đỗ Đức Toán hướng dẫn.

Nhắc tới ngày lễ thánh hiến đền thờ thánh Pherô tại Vaticăng và đền thờ thánh Phaolo trên đường Ostiense, Đức Thánh Cha nói nó là dịp giúp hiểu biết giá trị của Giáo Hội. Ngài khích lệ các bạn trẻ yêu mến Giáo Hội và hăng say góp phần xây dựng Giáo Hội. Ngài xin các anh chị em đau yếu dâng khổ đau cho sức lớn mạnh thiêng liêng của cộng đoàn kitô và nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới trở thành dầu chỉ tìơh yệu sống động của Chúa Kitô giữa lòng thế giới.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Dư âm của Năm Thánh tại Ars
Lm Giuse Vũ Tiến Tặng
16:44 19/11/2009
Dư âm của Năm Thánh tại Ars

Năm thánh kỷ niệm 150 năm, ngày qua đời của cha sở Gioan Maria Vianney đã khép lại vào dịp Đại lễ các thánh nam nữ vừa qua. Những câu trả lời phỏng vấn của đức cha Guy Bagnard, giám mục giáo phận Belley-Ars, được xuất hiện trên trang mạng của Giáo Hội Pháp như là để tổng kết lại những ngày hồng phúc trong năm qua. Ngài tái khẳng định vai trò không thể thiếu về sự hiện diện của các linh mục tại giáo xứ, đồng thời kêu gọi các bạn trẻ đừng sợ trong việc đáp trả ơn gọi sống đời linh mục.

Được hỏi về sứ điệp gì còn vang vọng sau đợt năm thánh vừa qua, đức cha Guy Bagnard cho rằng điều nổi bật chính là ơn gọi linh mục triều, đặc biệt tầm quan trọng của việc sống ơn gọi này tại giáo xứ. Vì chưng chính cha thánh Gioan Maria Vianney đã từng phục vụ 41 năm tại giáo xứ Ars trong vai trò giảng dậy giáo lý, giảng giải Lời Chúa, cử hành bí tích Thánh Thể, và nhất là bí tích Hòa Giải. Lòng nhiệt huyết trong việc tông đồ và tấm gương nhân đức của cha thánh giáo họ Ars khiến mọi người cho rằng ngài đã làm được những điều thật to lớn. Những gì mà cha thánh đã làm không ngoài việc chu toàn tác vụ linh mục của mình tại giáo xứ. Năm thánh vừa qua đã truyền đi bức thông điệp này. Trong hoàn cảnh con số linh mục giảm sút như hiện nay, người ta cũng tính đến những giải pháp này khác. « Thế nhưng, trong thực tế, sự hiện diện của linh mục tại giáo xứ là điều cần thiết. Những gì mà linh mục làm thì không thể được thực hiện bởi những người khác, nhất là việc cử hành các bí tích đặc biệt là bí tích Thánh Thể và Hòa giải », đức cha nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi: « Năm thánh mở ra hướng nào ? », đức cha Bagnard chia sẻ rằng một lời mời gọi được gửi tới các bạn trẻ, những người đang cần những mẫu gương, là đừng sợ dấn thân. Cuộc sống linh mục hẳn nhiên không thiếu những khó khăn nhưng cũng thật lý thú và thật là đẹp. « Cha sở giáo họ Ars đã thực sự hạnh phúc vì là linh mục », đức cha tâm sự. Ngài cũng hy vọng rằng dịp Năm Thánh là tiếng gọi mạnh mẽ đối với các bạn trẻ trong việc gợi lại hình ảnh về linh mục và việc kêu mời nhiều người trong số đó bước theo Chúa Giêsu trên con đường ơn gọi linh mục.

Câu hỏi cuối cùng được lập luận rằng liệu Năm Linh mục có thể nối dài dư âm của Năm Thánh tại Ars. Đức cha Bagnard đã không ngần ngại nhận định rằng bầu khí tĩnh tâm quốc tế dành cho các linh mục trên khắp hoàn cầu sẽ mở ra một ngày lễ hội của các linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới vào dịp tháng sáu năm 2010 tại Roma. « Tất cả điều đó nuôi dưỡng mối bận tâm rằng chúng ta cần có linh mục, đặc biệt là linh mục triều. Năm Linh mục là dịp thuận tiện để cổ võ cho ơn gọi », đức cha Bagnard nhấn mạnh.

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
 
Tại Đất Thánh, một trung tâm để xây dựng tương lai
Bùi Hữu Thư
19:52 19/11/2009
Một sự khởi xướng của các cộng đồng Kitô giáo trong vùng

Rôma, Ngày thứ năm 19, tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Để chữa lành các vết thương gây nên do sự phân hóa giữa các tôn giáo tại Đất Thánh và ngăn ngừa sự ra đi của các kitô hữu, người ta đã quyết định xây dựng một Trung Tâm Mục Vụ tại giáo phận Maron mang tên ‘Mục Tử Nhân Hậu’, với một căn nhà 4 tầng đang được cất tại Núi Carmel, phía bắc Israel.

Trung tâm này sẽ tổ chức các cuộc tĩnh tâm, các cuộc hội thảo, các dịch vụ trợ giúp và các buổi gặp gỡ của giới trẻ thuộc các tôn giáo khác nhau. Trung tâm sẽ được khánh thành vào cuối năm 2011.

Theo các chi tiết được Đức Tổng Giám Mục Maron Paul Sayah của Haïfa và Đất Thánh cung cấp cho Tổ Chức Quốc Tế Viện Trợ cho Giáo Hội bị Khủng Hoảng (Aide à l'Eglise en Détresse: AED), mục tiêu chính của dự án là trợ giúp và tái lập sự tư tin nơi các giáo dân Maron và các kitô hữu khác tại Đất Thánh, và thuyết phục họ không di cư.

Đức Cha Sayah nhấn mạnh: Trung tâm này sẽ là “cột sống cho hạ tầng cơ sở mục vụ của chúng tôi, có rất nhiều kitô hữu muốn bỏ đi vì cảm thấy không được quý chuộng.”

Ngài nói: “Chúng tôi cần biết chắc rằng họ cảm thấy họ được đóng một vai trò và có cơ hội để được trau dồi về văn hóa và tâm linh. Chính đây là điều Trung Tâm ‘Mục Tử Nhân Hậu’ nhắm làm.”

Đức Cha cho hay: “Cơ sở này đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm druzes, một nhóm tôn giáo xuất xứ từ Hồi Giáo, đaị diện cho đa số dân tại Isfya, một ngôi làng nơi trung tâm được xây cất. Nhiều lãnh tụ druzes trong vùng cũng đã ký một tài liệu để hỗ trợ cho dự án.”

Trong khuôn khổ này, dự án cũng muốn cổ võ các mối tương quan giữa các nhóm druzes và kitô hữu, vì đã xẩy ra một vụ khủng hoảng vào tháng Hai năm 2005 tại Mughar - luôn luôn tại miền bắc Israel - với một cuộc tranh chấp trong thành phố, kéo theo một phản ứng bạo động của người druzes và khiến cho một phân nửa các kitô hữu phải chạy trốn.

Theo Đức Cha Sayah, điều quan trọng nhất là phải làm cho người kitô hiểu là họ có một giá trị cao cả.

Ngài nhắc rằng: “Chỉ giới hạn trong việc thuyết giảng cho cộng đồng kitô của chúng ta không đủ. Chúng ta cần giáo dục và phát triển mọi người để họ có thể có những mối tương quan tốt đẹp với các thành phần của các tôn giáo khác. Nếu không, cộng động của chúng ta không thể nào sống còn.”

Dự án cho Trung Tâm, đã nhận được sự tài trợ 15.000 Euro của AED, một số tiền cần được bổ túc bởi các ngân khoản khác, sẽ có hai nhà tạm trú, các phòng cho ban giám đốc, một nhà ăn, một nhà nguyện, một phòng hội, và một căn hộ cho Đức Cha.

Đức Cha tiếp: “Chúng tôi sẽ duy trì các chi phí ở mức thấp nhất có thể, cho tới nay các chi phí chưa lên tới 2 triệu Mỹ Kim. Vì thế các cộng đồng điạ phương cũng tham dự, vì có hai lợi điểm là có nhân lực rẻ hơn là mướn từ bên ngoài vào, và tạo công ăn việc làm cho dân, điều này “khuyến khích sự giúp đỡ cùa những người chính trung tâm muốn trợ giúp.”

Các nhóm Maron là những cộng đồng Công Giáo nhỏ bé nhất trong vùng. Theo Đức Cha Fouad Twal, thượng phụ La Tinh tại Giêrusalem cho biết vào tháng Năm vừa qua con số các kitô hữu trong lãnh thổ Palétin có khoảng 50.000 người.
 
Top Stories
COREE DU SUD: Mus par le désir de se marier, des prêtres catholiques rejoignent l’Eglise anglicane
Eglises d'Asie
16:43 19/11/2009
COREE DU SUD: Mus par le désir de se marier, des prêtres catholiques rejoignent l’Eglise anglicane

Ces dernières années, l’Eglise catholique en Corée du Sud a perdu quatre de ses prêtres, partis rejoindre la Communion anglicane au motif qu’ils pouvaient rester prêtre dans cette Eglise tout en étant autorisés à se marier. Et aujourd’hui, deux autres prêtres catholiques se préparent à quitter leur Eglise pour devenir prêtres anglicans. « Ils souhaitent se marier sans pour autant abandonner leur mission de pasteur », explique le Rév. Lee Kyong-nae, prêtre anglican et lui-même ancien séminariste catholique.

A l’heure où la récente décision du pape Benoît XVI de faciliter l’intégration au sein de l’Eglise catholique de membres du clergé anglican est dans tous les esprits, ce passage, pour limité qu’il soit en nombre, de prêtres catholiques sud-coréens à l’anglicanisme est singulier. Pour le Rév. Lee Kyong-nae, les quelques prêtres concernés « ont pris une décision honnête et courageuse en quittant ainsi l’Eglise catholique pour bâtir une famille; ils ont abandonné tout ce qui faisait leur identité dans leur Eglise ». En Corée du Sud, où l’Eglise catholique réunit 10 % de la population et, avec 4 200 prêtres, représente une institution forte, l’anglicanisme fait figure d’Eglise très modeste, avec 195 prêtres, trois évêques pour trois diocèses et 60 000 fidèles.

Au secrétariat général de la Province anglicane de Corée, le Rév. Abraham Kim Gwang-joon confirme que l’obligation du célibat est bien la raison principale qui a fait que des prêtres catholiques ont quitté leur Eglise d’origine. « Bien entendu, leurs motivations personnelles sont multiples mais la question du mariage est bien la plus importante pour eux », précise-t-il. Contactés par l’agence Ucanews, deux des prêtres concernés n’ont pas souhaité s’exprimer sur le sujet (1).

Si le passage d’un prêtre anglican au catholicisme est compliqué par le fait que sa décision implique qu’il reçoive le sacrement de l’ordre dans l’Eglise catholique, il est en revanche nettement plus facile dans le cas du passage du catholicisme à l’anglicanisme. Il suffit au prêtre catholique désireux de faire ce pas d’en faire la demande; après une étude de son cas et un an de formation à la théologie anglicane, il sera pleinement admis comme prêtre dans la Communion anglicane. « L’Eglise anglicane perçoit l’Eglise catholique comme étant une Eglise-sœur issue des Apôtres. C’est pourquoi nous reconnaissons la validité de l’ordination sacerdotale donnée dans l’Eglise catholique », explique le Rév. Lee Kyong-nae.

Sur un plan culturel, la Corée, profondément influencée par le confucianisme et le bouddhisme, connaît la question du célibat. D’un côté, l’idéal moral et social façonné par le confucianisme privilégie le mariage dans la mesure où le fait d’engendrer un héritier mâle est perçu comme essentiel à la continuation du culte des ancêtres. De l’autre, le bouddhisme a légitimé le célibat, sous la forme du célibat monastique. En adoptant cet état de vie en vue du perfectionnement spirituel de sa personne, le moine préserve son utilité sociale et ne contrevient pas à la piété filiale en ce sens que ses prières contribuent, le cas échéant, à délivrer ses parents de l’enfer, notion largement représentée dans l’iconographie bouddhique coréenne.

Sur un plan dogmatique, les anglicans sud-coréens se montrent relativement « libéraux ». Là où, dans le monde, une partie des anglicans rejoint l’Eglise catholique pour exprimer son désaccord avec l’accès des femmes au sacerdoce presbytéral ou l’acceptation de l’homosexualité chez les prêtres, l’Eglise anglicane de Corée a choisi de dire oui à l’ordination des femmes. Quatorze femmes ont ainsi été ordonnées prêtres depuis 2001. L’homosexualité des prêtres n’est toutefois pas acceptée. « Bien des fidèles âgés se montrent sceptiques à l’idée de voir des communautés dirigées par une femme prêtre, mais, au fil du temps, la situation s’améliore, explique le Rév. Lee Kyong-nae. Quant à l’homosexualité des prêtres, nous ne l’acceptons pas encore. »

Il y a quelques jours seulement (2), commentant la proposition du pape Benoît XVI d’accueillir au sein de l’Eglise catholique les anglicans qui le désirent, le Rév. Abraham Kim Gwang-joon déclarait: « La circulation des personnes entre les deux Eglises fera avancer l’œcuménisme. »

(1) Ucanews, 19 novembre 2009.

(2) Voir EDA 517
 
Vietnam: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly, de la prison à l’hôpital
Zenit.org
18:47 19/11/2009
Son état s’améliorerait

ROME, Jeudi 19 novembre 2009 (ZENIT.org) - Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été transporté d'urgence dans un hôpital de Hanoi, indique « Eglises d'Asie », l'agence des Missions étrangères de Paris (MEP).

De bonne heure, dans la matinée du 14 novembre 2009, le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été victime d'une embolie cérébrale qui lui a paralysé le côté droit. Du quartier 11 de la prison Ba Sao où il purge une peine de huit ans, il a été transporté d'urgence à l'hôpital de la Sécurité, à Hanoi, également appelé Hôpital du 18 septembre. Des membres de sa famille ont été autorisés à rester à son chevet pour s'occuper de lui. Selon des informations fournies, le mardi 17 novembre, à un journaliste de Radio Free Asia (1) par un neveu du prêtre, son état de santé se serait quelque peu amélioré au cours de son séjour à l'hôpital et il pourrait, aujourd'hui, soulever le bras et la jambe droites de quelques centimètres au-dessus de son lit. Selon cette même source, le P. Ly se trouve seul dans une chambre, soigné par un personnel médical compétent. Quatre ou cinq agents assurent sa « sécurité ».

Une dépêche de l'AFP (2) rapporte les déclarations de l'avocate américaine, Maran Turner, responsable de Freedom Now, un groupe de défense des dissidents. Celle-ci a déclaré que le prêtre avait été frappé par une embolie alors qu'il s'agenouillait pour prier, le samedi 14 novembre. Toutefois, ont précisé les parents, la paralysie du côté droit qui s'en est suivi, n'a touché que le bras et la jambe; son visage n'a pas été déformé et le prêtre a continué de parler comme à l'accoutumée. Le neveu du P. Ly a ajouté que le moral de son oncle restait à toute épreuve et qu'il se montrait très optimiste. L'avocate américaine avait également appelé le gouvernement vietnamien à libérer immédiatement le prêtre dissident pour qu'il puisse recevoir les soins qui s'imposent.

A la veille du 2 septembre dernier, jour de la fête nationale, après avoir annoncé que le nom du P. Thaddée Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des 5 500 prisonniers amnistiés à cette occasion, le ministre de la Sécurité avait déclaré qu'« à l'intérieur du camp d'internement, l'état de bonne santé du prisonnier était assuré » (3). Pourtant, la sœur et le neveu du prêtre, qui lui avaient rendu visite le 24 août précédent, l'avaient vu arriver au parloir en claudicant. Il leur avait fait part d'une série d'incidents de santé survenus depuis le mois de mai dernier, sans doute dus à son hypertension: hémorragie, chute, début de paralysie des membres. Informé, l'archevêque de Huê avait recommandé le prêtre prisonnier à la prière des prêtres du diocèse et demandé à deux d'entre eux d'aller lui rendre visite dans sa prison (4). Lors de sa rencontre avec eux, le P. Ly leur fit part de ses ennuis de santé mais leur assura que les soins donnés par les médecins de la prison lui suffisaient. Auparavant, les deux prêtres avaient demandé aux autorités pénitentiaires de l'autoriser à aller se soigner dans un hôpital ou bien de procéder à sa libération anticipée.

Le P. Ly purge actuellement une peine de huit années de prison au centre d'internement de Ba Sao, dans la province de Ha Nam. Cette peine lui a été infligée, le 30 mars 1007, par le Tribunal populaire de Huê, à l'issue d'un procès au cours duquel on l'avait empêché de parler (5). Après cinq séjours en prison depuis 1975, le prêtre totalise aujourd'hui seize années d'internement.

  • (1) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 16 et 17 novembre 2009. Voir aussi les émissions en vietnamien de la BBC, 17 novembre 2009
  • (2) AFP, Washington, 16 novembre 2009.
  • (3) Voir EDA 512
  • (4) Voir EDA 514
  • (5) Voir EDA 460
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành đền Tam Thánh Tử Đạo Quần Cống
Giuse Trần ngọc Huấn
04:55 19/11/2009
QUẦN CỐNG – Vào 9h sáng Chúa Nhật, 15 tháng 11 năm 2009, tại giáo xứ Quần Cống – Giáo phận Bùi Chu – đã diễn ra thánh lễ trọng thể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam hướng tới đại lễ khai mạc Năm Thánh của giáo hội Việt Nam, cách riêng mừng kính ba vị Thánh quê hương Quần Cống. Đặc biệt, hôm nay giáo xứ có một niềm vui lớn lao khi ngôi đền dâng kính ba đấng Thánh Tử Đạo quê hương đã khánh thành và làm phép trọng thể.

Thánh lễ được cử hành do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt – huyền tôn của Tam Thánh – chủ sự. Cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Thái bình, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá Hà nội, Cha Tổng đại diện giáo phận Vinh và khoảng 60 linh mục trong và ngoài giáo phận. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, ấm cúng với sự tham dự của đông đảo quý nam nữ tu sỹ, quý khách từ khắp nơi và bà con giáo dân miền Quần Cống.

Giáo xứ Quần Cống được biết đến như là một trong những nơi mau mắn đón nhận hạt giống Tin Mừng trên quê hương đất nước Việt Nam, cùng với làng Trà Lũ và Ninh Cường. Năm 2001, giáo xứ đã khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 300 năm đón nhận Tin Mừng.

Nhắc đến tên gọi Quần Cống, người dân nơi đây vẫn tự hào kể lại: trong một dịp nhà vua về thăm phủ Xuân Trường, có cho triệu tập tất cả các trí thức, các ông nghè ông cống từ các lành ra triều yết. Vua nhận thấy làng này có nhiều vị đỗ đạt, nhiều ông nghè, ông cống nên cảm phục và tặng cho danh hiệu làng Quần Cống. Quần Cống đất có lộc, nơi đây đã sản sinh ra nhiều vị có học thức lỗi lạc, nhiều đóng góp cho xã hội và cách riêng góp phần xây dựng và bảo vệ Giáo hội.

Trong những năm vua quan cấm Đạo, làng Quần Cống đã trở thành nơi ẩn náu cho nhiều vị Giám mục, linh mục trong giáo phận. Câu chuyện bà Nhiêu Côn giúp Đức Cha trốn vào chum và thả xuống ao, nhờ đó mà Ngài tránh được cuộc vây ráp của quan quân bắt đạo đã trở nên nổi tiếng và đáng khâm phục. Dù chịu bao cấm cách khốn nguy, bao gian nan bắt bớ nhưng đức Tin của giáo dân nơi đây không hề nao núng, như thử vàng trong lửa, đức Tin ấy trải bao gian nan vẫn một lòng kiên trung son sắt. Dòng máu anh hùng tử đạo đã thấm đẫm mảnh đất nơi đây, làm cho hạt giống Tin Mừng triển nở mạnh mẽ. Quần Cống đã có hàng chục vị chứng nhân Đức Tin, hy sinh mạng sống vì Đạo. Trong số đó, đặc biệt có ba vị đã được tôn phong lên hàng Hiển Thánh: Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm – quan án sát, Thánh Luca Phạm Trọng Thìn – cai tổng, Thánh Giuse Phạm Trọng Tả - cai tổng. Thánh Án Khảm là thân sinh của thánh Cai Thìn, là chú ruột của thánh Cai Tả nên thường gọi gia đình diễm phúc có ba thánh này là “Nhất Gia Tam Thánh”.

Ngày 13 tháng 1 năm 2009 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày Tam Thánh được lãnh triều thiên Tử Đạo, được phép của Tòa Thánh, giáo xứ Quần Cống đã long trọng khai mạc Năm Thánh để kính các Ngài. Đây là dịp để bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ nói lên lòng tôn kính, mến yêu Tam Thánh quê hương và cầu xin để các ngài chuyển cầu cùng Chúa ban muôn ơn lành.

Hôm nay, niềm vui mừng trong năm Thánh như được trọn vẹn hơn khi ngôi đền kính Tam Thánh – niềm mơ ước từ lâu của mọi người nơi đây – đã được khánh thành và được Đức Tổng Giuse – huyền tôn Tam Thánh chủ sự và quý Đức Cha, quý Cha cùng đông đảo mọi thành phần dân Chúa tham dự.

Từ chiều ngày 14 tháng 11, giáo xứ đã long trọng tổ chức rước kiệu tôn vinh ba Thánh Tử Đạo quê hương. Quanh khuôn viên giáo xứ được trang hoàng thật đẹp để mừng đại lễ. Tiếng kèn, trống hòa với tiếng ca làm cho lòng người càng thêm rộn rã reo vui. Đặc biệt, chương trình diễn nguyện vào lúc 19h-22h tối cùng ngày đã thu hút sự tham dự của đông đảo bà con khắp nơi. Cao điểm là phần diễn lại cuộc đời và nhất là gương chứng nhân anh dũng của Tam Thánh, do các cụ bô lão trong làng đảm trách. Tiết mục diễn ra thật cảm động và mang nhiều ý nghĩa.

Buổi sáng ngày 15 tháng 11, Đức Tổng Giuse và quý Đức Cha, quý Cha đã long trọng cử hành nghi thức làm phép đền Tam Thánh dâng kính ba Thánh Tử Đạo quê hương Quần Cống. Sau gần hai năm xây dựng, ngôi đền đã hoàn thành trong sự mong đợi và niềm hân hoan của mọi thành phần dân Chúa. Đức Tổng Giuse đã nhấn mạnh: như xưa hai môn đệ trên đường Emmau đã nhận ra và sống với Chúa khi các Ngài vào dừng chân nơi quán trọ lúc chiều tà, ước chi ngôi đền Tam Thánh này cũng sẽ là nơi dừng chân cho mọi người đến đây cầu nguyện cùng Tam Thánh để cùng Tam Thánh sống kết hiệp thân tình với Chúa và để Chúa ban nhiều ơn lành qua lời bầu cử của Tam Thánh.

Việc ngôi đền Tam Thánh được khánh thành, làm phép vào đúng ngày Chúa Nhật mà giáo hội Việt Nam dành kính các Thánh Tử Đạo mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong năm Thánh kính Tam Thánh. Trong niềm hân hoan cảm tạ, cộng đồng dân Chúa cùng tiến vào thánh đường giáo xứ để tham dự Thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt nam, cách riêng Tam Thánh Quần Cống, do Đức Tổng Giuse quê hương chủ sự.

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã quảng diễn về tấm gương của các vị Tử Đạo, về những hồng ân mà Chúa đã ban cho giáo hội Việt nam, nhờ hạt giống chứng nhân và dòng máu anh hùng của các vị Tử Đạo. Cách riêng đối với giáo xứ Quần Cống, được vinh dự và tự hào vì truyền thống đức Tin anh dũng của các bậc tổ tiên, đặc biệt là có nhất gia Tam Thánh. Ngài nhấn mạnh: “Mừng kính trọng thể các Nhất gia Tam Thánh Quần Cống hôm nay, với tư cách là người con của giáo hội, cũng là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cách riêng là con cháu của ba thánh, chúng ta không chỉ khơi lên lòng tự hào mà còn phải thể hiện ý thức trách nhiệm của mình bằng những dấn thân cụ thể cho giáo hội cũng như cho quê hương, cho giáo xứ, giáo họ thân yêu của chúng ta, để xứng đáng với danh nghĩa của tổ tiên “Nhất gia Tam Thánh”.

Thời xưa, Cha ông của chúng ta chỉ vì muốn kiên trung giữ vững đức tin quyết tâm không bỏ Chúa, không lìa giáo hội, không bỏ những đạo hiếu làm người mà các ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ cơ cực, bị tra tấn vì đòn vọt đánh nát thịt da, bị kìm nung đỏ, bị phơi nắng, bị gông cùm xiềng xích tù ngục và rồi bị chém, bị thiêu, bị thắt cổ, bị bá đao… Mừng lễ các Thánh tử Đạo Việt nam và mừng kính Tam Thánh hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi trách nhiệm của chúng ta – con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và cách riêng là con cháu của Tam Thánh, chúng ta phải làm gì? Và phải làm như thế nào? Để con cháu chúng ta tự hào là con cháu của tổ tiên kiên trung anh hùng, nhất là trong thời đại hôm nay.

Đức Cha Phêrô đã nói lên những thao thức suy tư của ngài trước vấn nạn gia đình công giáo thiếu đạo đức ngày hôm nay: Thiết tưởng, đề cao tôn vinh chúc tụng ngợi khen công đức của tiền nhân – thật là tốt đẹp, nhưng chưa đủ. Tự hào mình là con cháu của tổ tiên anh hùng tử đạo, của Tam Thánh mà thôi thì chưa đủ. Tự hào mình là gia đình dòng dõi con cháu của các Thánh mà bản thân và gia đình mình hiện vẫn cứ sống trong bất hạnh, cơ cực, bệ rạc,… thì chưa xứng đáng với tổ tiên. Các Thánh bị bách hại khủng khiếp, khó khăn tứ bề nhưng vẫn giữ vững một cách trung kiên Đức Tin đã lãnh nhận, do đó các Ngài đã được Chúa thưởng công. Còn ngày nay, đời sống tiện nghi thật đầy đủ, từ nhà riêng tới nhà thờ nhà xứ, không thiếu tiện nghi về sách đạo đức, vậy tại sao ngày nay con cháu của các ngài nhiều khi lại khô khan, biếng nhác hay nguội lạnh đến vậy. Cuộc sống di dân, làn sóng vật chất đã làm băng hoại bao giá trị của gia đình truyền thống, biết bao tệ nạn đang lan tràn. Các Thánh tổ tiên chúng ta chắc chắn không vui khi thấy còn những con cháu còn khổ sở đớn đau bệnh tật, và nhất là đắm chìm trong mê lầm tội lỗi, khi gia đình con cháu các ngài thiếu bình an, thiếu hạnh phúc, khi còn quá nhiều tội phạm trong số các cháu con của các ngài, giàu nghèo phân cách quá rộng.

Sứ điệp của ngày lễ hôm nay nói chung và cách riêng của nhất gia Tam Thánh, của các anh hùng Tử Đạo Việt nam là: các ngài xin chúng ta, các con cháu hãy cứu lấy gia đình của mình, cứu lấy gia đình của con cái cháu chắt của mình và cứu lấy tương lai không phải chỉ của gia đình mình mà còn là của cả giáo hội, quê hương mình bởi gia đình là chiếc nôi đầu tiên, là cội nguồn và nơi một con người khởi sự được sinh ra và lớn lên cả thể xác lẫn tinh thần, nơi con người không chỉ được dạy dỗ, giáo dục để làm người, làm một công dân tốt mà còn được giáo dục trở nên một Kitô hữu, một công dân nước Trời – người con của Thiên Chúa.

Tương lai của giáo xứ, giáo phận, giáo hội, của quê hương đất nước này lệ thuộc hoàn toàn sự ý thức của mỗi gia đình. Mỗi gia đình hãy chú tâm đến việc thăng tiến những giá trị nền tảng luân lý đạo hiếu của gia đình Việt nam truyền thống. Chúng ta phải bắt đầu từ cha mẹ vì cha mẹ là rường cột mà Chúa đã khởi đầu để xây dựng lên gia đình, bằng gương sáng, lời nói và hành động đức tin của mình.

Chính gia đình cụ tổ Đaminh Phạm Đức Phiêu là thân sinh gia đình thánh Phạm Trọng Khảm, các Ngài đã làm gương và là người đã truyền đạt lại cho con cháu của mình. Nếu không có gia đình mẫu mực của cụ tổ Phiêu thì chắc chắn ngày hôm nay sẽ không có chúng ta ngồi đây để chúc tụng nhất gia Tam Thánh.

Để kết, Đức Cha Phêrô đã khẩn khoản nài xin Tam Thánh cầu bầu cho mỗi gia đình trở nên những gia đình thánh thiện đạo đức. Chớ gì mỗi gia đình trở nên mái ấm yêu thương chan chứa tình Chúa – tình người, nhờ lời nhất gia Tam Thánh chuyển cầu.

Đức Tổng Giám mục Giuse – huyền tôn của Tam Thánh đã ngỏ lời với cộng đoàn tham dự đại lễ hôm nay về tấm gương Tam Thánh và về những ý nghĩa thật sâu xa được gửi gắm vào ngôi đền vừa được làm phép trọng thể. Ngài bày tỏ mong ước mọi người hãy năng chạy đến cầu nguyện với Tam Thánh quê hương, chắc chắn các ngài sẽ thương con cháu mà chuyển cầu Chúa ban muôn ơn lành.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Gioankim Nguyễn Hữu Văn – chính xứ Quần Cống – đã đại diện mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Tam Thánh quê hương và cảm ơn quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ và quý khách trong – ngoài giáo phận đã đến tham dự ngày lễ trọng đại hôm nay.

Năm Thánh kính các Thánh Tử Đạo quê hương Quần Cống sẽ bế mạc vào ngày 13 tháng 11 năm 2010. Từ nay, giáo xứ Quần Cống và anh chị em giáo hữu xa gần đã có một ngôi đền thật xứng đáng để dâng kính Tam Thánh và cầu nguyện với các Ngài. Để kết, chúng ta cùng đọc lại những lời kinh dâng kính Tam Thánh:

Kính lạy Tam Thánh Quê Hương Quần Cống,
Tổ tiên anh hùng lẫm liệt của chúng con.
Với quê hương một niềm yêu mến,
Với Giáo hội một dạ trung thành,
Trong gia đình hòa thuận an vui
Ngoài xóm ngõ chan hòa bác ái.
Xưa sống giữa thời cấm cách gian nan,
Được Chúa ban sức mạnh phi thường,
Dám từ bỏ vinh hoa phú quí,
Chấp nhận xiềng xích tù đầy,
Can đảm dâng hiến mạng sống để làm chứng cho Chúa.
Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa nhân lành,
Đã ban cho chúng con Nhất Gia Tam Thánh,
Là niềm tự hào của quê hương xứ sở,
Là mẫu gương sống đạo kiên trung và bác ái,
Là tình yêu thương xây dựng giáo dục gia đình,
Xin cho chúng con biết noi gương các ngài
Xây dựng quê hương xứ sở an bình thịnh vượng.
Hăng hái nhiệt thành loan báo Tin mừng,
Quên mình bảo vệ chân lý và công lý,
Quảng đại phục vụ tha nhân trong tình bác ái.
Cho gia đình chúng con hòa thuận thương yêu nhau,
Giáo dục con cái nên người tài đức,
Để xây dựng Giáo hội vững mạnh,
Và kiến tạo xã hội công bằng bác ái,
Xứng đáng là dòng dõi các bậc tổ tiên anh hùng.
Xin Tam Thánh Quê Hương cầu bầu cho chúng con được ơn sức mạnh,
Vượt qua mọi gian nan thử thách ở đời này,
Để đời sau được cùng các Ngài,
Hưởng hạnh phúc bên Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen.

 
Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam
WHĐ
05:10 19/11/2009
WHĐ: Thưa Cha, Tuyển tập Thánh ca Việt Nam (quyển I) vừa chính thức phát hành. Xin cha cho biết việc tuyển chọn đã diễn ra như thế nào: thành phần ban tuyển chọn, tiêu chí chọn bài, tổ chức công việc tuyển chọn…

Lm. Nguyễn Duy: Như Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đã viết trong phần giới thiệu Tuyển tập Thánh ca Việt Nam, quyển 1, tại Việt Nam thời gian gần đây nở rộ lên một phong trào sáng tác Thánh ca. Đây là một điểm đáng mừng, nhưng cũng kèm theo nhiều lo âu, vì có bài đã qua kiểm duyệt, có bài không.

Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảm để tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo Quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập Thánh ca để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.

Mới đây, qua Huấn thị thứ năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới.

Ban tuyển chọn mới này gồm Ban Sơ Tuyển và Chung Tuyển. Ban Sơ Tuyển do linh mục TTK đứng đầu với các thành viên có khả năng về nhiều phương diện khác nhau: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ (Kinh thánh), Soeur Trầm Hương (nhạc sĩ), nhà giáo Khổng Thành Ngọc (Ngữ văn), nhà thơ Lê Đình Bảng, nhạc sĩ Phanxicô, nhạc sĩ Nguyễn Bách (Giảng viên Nhạc viện TP. HCM), Ca trưởng nhạc sĩ Ngọc Linh, nhạc sĩ Minh Tâm, nhạc sĩ Anh Tuấn, nhạc sĩ Quốc Vinh, nhạc sĩ Tiến Linh.

Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavê” trong các bản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Cha” cho Chúa Giêsu).

Khi chọn xong Ban Sơ tuyển đã trình lên Ban Chung tuyển do Đức cha Chủ tịch và cha phó Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đảm nhận để duyệt xét và chỉnh sửa trước khi chính thức in ấn và phát hành.

Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất cuốn THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cùng cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh Nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 506 bài và các Bộ Lễ.

1. Những bài thánh ca trong quyển 1 này được tuyển chọn từ hơn 4000 bài hát của nhiều tác giả từ ngày đầu tiên khai sinh nền thánh nhạc VN cho đến khoảng năm 1975. Gồm các sáng tác của các nhạc đoàn và các nhạc sĩ: - Lê Bảo Tịnh (Hà Nội) gồm Hợp tuyển, Tuyển tập, Tuyển tập Tân biên - Sao Mai (Bùi Chu) trong đó có Nhạc sĩ Hải Linh - Tiếng chuông Nam (Thanh Hoá) - Nhóm Ca Thánh (Phát Diệm) - Nhóm Thiên Cung (Hải Phòng) - Nhóm Minh Nhạc (Bắc Ninh) - Cha Thích (Huế) – Cha Phaolô Qui, Phaolồ Đạt (Sàigòn) - Thánh Gia, Philipphê Minh (Vĩnh Long) - Suối Nhạc (Cha Tiến Dũng) và các linh mục nhạc sĩ: Đinh Quang Tịnh, Chính Trung, Hoàng Diệp, Thiện Cẩm,v..v..- Vinh Hạnh, Kim Long, Phạm Liên Hùng, Hương Phong, Văn Chi, Dao Kim và các nhạc sĩ trong tuyển tập Chúc Tụng Chúa 1 và 2 của Đại Chủng Viện Sài Gòn.

2. Tiêu chuẩn tuyển chọn:

- Các bài xuất hiện nhiều trong các tuyển tập thánh ca của các giáo phận, các cộng đoàn dòng tu, các giáo xứ, v.v...
- Các bài đúng và hay (đúng trước, hay sau: xét về Lời và Nhạc; Lời: ưu tiên)
- Những bài có tính phổ thông (ít bè), dễ hát, dễ thuộc.

3. Các bước tuyển chọn:

- Thu thập tài liệu gốc;
- Sao thành nhiều bản và gửi các bài đã sơ tuyển này đến các Cha trưởng ban thánh nhạc và thành viên của 26 giáo phận và quý cha giáo đặc trách thánh nhạc của 7 ĐCV để xin ý kiến, xin ghi chú những gì cần xem lại trong từng bài hát để ban tuyển chọn dễ dàng lưu tâm (và sửa lại nếu được).
- Các thành viên gặp nhau 2 tuần 1 lần, hoặc 3 tuần 1 lần, cùng duyệt chung và chỉ chọn bài khi có sự nhất trí cao (từ 70 đến 90% đồng thuận).
- Trong thời gian tuyển chọn, ban Sơ tuyển cũng đã đón nhận thêm nhiều bài hát quý báu được sử dụng tại nhiều địa phương khác nhau (mà ban tuyển chọn không có trong tay), làm cho danh mục tuyển chọn được phong phú và đa dạng.

– Thưa Cha, việc tuyển chọn chắc đã mất không ít thời gian?

Lm. Nguyễn Duy: Công việc nào cũng cần có thời gian. Công việc tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu để dùng chung cho các cộng đoàn phụng vụ Việt Nam càng cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì đây là việc tuyển chọn những bài ca dùng trong phụng vụ, phải đáp ứng được các quy định về thánh ca trong phụng vụ theo giáo huấn của Giáo Hội. Việc tuyển chọn vì thế phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, khách quan và từng bước, bởi việc làm này không phải là chuyện “mì ăn liền” hay “vì phong trào”. Thêm vào đó, các anh em trong ban tuyển chọn đều là những người có quá nhiều công việc và bổn phận khác phải lo. Nên việc tuyển chọn đã mất rất nhiều thời gian. Thời gian 4 năm cho việc thực hiện tuyển tập I tuy dài, nhưng vẫn chưa phải là dài!

– Như Cha vừa trình bày, việc tuyển chọn thật vất vả, nhọc nhằn, nhưng chắc cũng có những niềm vui? Ấn tượng sâu đậm nhất của Cha sau khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập?

Lm. Nguyễn Duy: Vất vả, nhọc nhằn và niềm vui đan xen nhau như những phách mạnh yếu trong bài ca, như lúc diễn tấu hay ngưng nghỉ của dòng nhạc, việc tiến hành tuyển chọn cũng vậy. Anh em có những lúc mệt mỏi, có những lúc bị động vì công việc này, công việc kia, khiến tôi cũng bị tác động không ít; nhưng Chúa ban niềm vui nhiều hơn: niềm vui vì ai cũng tha thiết với nền thánh nhạc, niềm vui được chia sẻ những đồng cảm về một bài thánh ca khi ngẫm nghĩ đến ca từ, khi “nhâm nhi” giai điệu của những bài thánh ca đẹp, v.v...

Ấn tượng sâu đậm nhất khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập chính là anh em trong ban tuyển chọn “đã cùng mang đến bàn xét tuyển những ân huệ khác biệt và thích thú phục vụ lẫn nhau trong hiệp nhất và hiệp thông để dụng xây một Giáo Hội luôn mới như lòng Chúa ước mong”; anh em đã thể hiện lòng tri ân các vị cha anh bằng một món quà thiết thực: cố gắng duy trì, gìn giữ và phát huy kho tàng thánh nhạc mà các ngài để lại; vui mừng khi nghĩ đến dù đi đến bất cứ cộng đoàn phụng vụ nào, anh em cũng có một quyển thánh ca chung để “chung lời ngợi ca Thiên Chúa”.

– Thưa Cha, Quyển I đã xong, vậy bao giờ sẽ đến Quyển II, III và…

Lm. Nguyễn Duy: Trước khi phát hành tuyển tập I, anh em đã bắt đầu việc tuyển chọn những bài thánh ca từ năm 1975 cho đến nay từ những sách thánh ca của các nhạc sĩ đã phổ biến. Nhờ có thêm kinh nghiệm từ việc tuyển chọn quyển I, với nhiệt tình “nhà Chúa” của anh em, lại được các Đấng Bậc trong Hội Thánh tận tình hướng dẫn, hy vọng khi kết thúc Năm Thánh (ngày 6-1-2011) mọi người sẽ vui mừng có trên tay tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, q.II.

Xin cám ơn WHĐ đã luôn ưu ái và quan tâm đến công việc thầm lặng của Ban Tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu của Giáo Hội Việt Nam.

– Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ cho WHĐ thực hiện bài phỏng vấn này.
 
Viết cho ngày nhà giáo Việt Nam
LM Giuse Tạ Xuân Hòa
14:37 19/11/2009
Người Việt nam có câu: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, hay uống nước nhớ nguồn. Đây là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt nam. Hôm nay là 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này nhắc ta nhớ đến công lao của những người thầy đã dạy dỗ ta nên người. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Nếu như một chữ hay nửa chữ cũng là thầy thì ngày hôm nay phải là ngày chúng ta biết ơn nhau. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Những người ta gặp gỡ trong cuộc đời, ai cũng có thể dạy cho ta một cái gì đó và họ xứng đáng làm thầy của ta. Không những chỉ có con người mà cả thiên nhiên hoa lá hay động vật cũng có thể là thầy dậy cho ta. Hiểu như thế thì ngày hôm nay quả là ngày quan trọng, ngày nhắc nhở ta làm người là như thế nào. Tuy nhiên, ngày hôm nay vẫn là ngày dành riêng cho những người thầy dậy học. Nghề nhà giáo là một nghề cao quý vì đó là nghề giáo dục con người. Có người đã nói rất hay rằng nghề nhà giáo là nghề đi vào vĩnh cửu. Những gì ta truyền cho học sinh hôm nay sẽ còn tiếp tục được truyền lại cho những thế hệ kế tiếp và cứ như thế cho đến vô cùng. Một nghề cao quý như thế cho nên những người làm nghề đó, nếu muốn trở thành những người thầy đích thực cũng phải là những con người xứng đáng. Vậy nhà giáo đích thực là gì?

Nhà giáo đích thực theo tôi nghĩ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn cả niềm đam mê và phong cách sống. Người thầy đích thực không bằng lòng với việc dậy kiến thức mà còn phải giúp cho học trò làm người. Người thầy đích thực không chỉ bằng lòng với việc lên lớp giảng dạy, hết giờ thì về cho tròn bổn phận mà còn phải đánh thức những tiềm năng nơi học trò, giúp học trò phát huy tất cả những tài năng mà Tạo hóa đã ban tặng.

Có còn không hình ảnh người thầy đích thực trong xã hội Việt Nam hôm nay? Câu trả lời của tôi là còn. Tôi vừa đọc loạt bài viết về nhà giáo, nhà văn Trần Thị Nhật Tân và đứa con tinh thần “Dòng Xoáy” của bà. Đọc xong, tôi cảm thấy có một cái gì đó nhói đau trong tâm hồn. Tôi thấy bà là người thầy đích thực. Bà đã sống thật trung thực. Bà muốn truyền cho học sinh tất cả những gì bà có để giúp học sinh phát triển. Mặc dù bị guồng máy xã hội đẩy ra bên lề và phải sống một cuộc đời vô cùng khổ sở, nhưng bà đã không bao giờ thỏa hiệp với gian dối. Bà quyết tâm đấu tranh đến cùng. Bà mong muốn một nền giáo dục lành mạnh, một nền giáo dục mà ở nơi đó người ta không phải che đậy điều gì. Người ta có quyền nói thật và sống thật với tất cả niềm đam mê của mình. Học không phải đón nhận thụ động mà là chủ động sáng tạo. Tôi chưa được đọc tác phẩm “Dòng Xoáy” của bà nhưng qua các bài bình luận thì tôi thấy bà quả là một phụ nữ can trường.

Ngày 25/06/1989, chính cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gửi thư cho bà. Trong thư có đoạn “Tôi không rõ Trần Thị Nhật Tân là nam hay nữ? “Thị” ắt phải là nữ rồi, nhưng lời văn lại làm cho tôi nghi là nam. Tôi sẽ rất vui sướng nếu tôi lầm to. Vì nữ tác giả quả là một cô Lý xinh tươi, nhưng rất cương trực, đấu tranh dũng cảm không lùi bước trước những tiêu cực, những ác độc của một bè lũ có chức, có quyền (mà xã hội ta cũng đang còn đầy rẫy), một cô giáo Lý thông minh, sáng tạo, có tư duy mới, đồng thời rất thương yêu học trò, quyết lòng đào tạo các cháu thành con người mới xã hội chủ nghĩa.” Hai mươi năm đã trôi qua, giờ chắc không còn ai hy vọng vào con người mới xã hội chủ nghĩa nữa. Hai mươi năm, bè lũ có chức có quyền mà Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói tới vẫn còn đó. Hai mươi năm sau, một nữ thạc sĩ trẻ cũng đã bị cho thôi việc chỉ vì đã dám dạy thật, dám truyền tất cả tâm huyết cho học trò. Đó là trường hợp của cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, một người Công giáo, dạy văn ở trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh Quảng Nam đã bị buộc thôi việc tháng 6 vừa qua, chỉ vì đã dám nói thật, dám giới thiệu cho học trò những webside ở nước ngoài như Talawas, hopluu, tienve... Cô đã bị kết tội xuyên tạc sự thật và cấu kết với bè lũ phản động chống lại nhà nước. Trả lời phỏng vấn của đài RFA, cô Hạnh nói rằng Cô không có tội gì. Cô khẳng định rằng Sự thật, cái đẹp vẫn luôn tồn tại dù cho người ta có cố tình xuyên tạc. Vâng, sự thật và cái đẹp là vĩnh cửu. Đó là những giá trị trường tồn. Dù con người có cố tình che đậy hay xuyên tạc thì sự thật vẫn muôn đời là sự thật.

Ngày hôm nay sẽ có nhiều những bông hoa, nhiều cánh thiệp, nhiều lời chúc mừng và có khi cả quà tặng được trao cho các thầy cô giáo. Trong tất cả những món quà đó, có bao nhiêu phần trăm đến từ tấm lòng biết ơn chân thành hay chỉ là một thủ tục cần phải có. Tôi nghĩ rằng chỉ khi nào các thầy cô giáo dạy thật và sống thật mới có thể nhận được tấm chân tình của học trò. Tôi mừng vì xã hội Việt nam vẫn còn nhiều Nhà giáo như Bà Nhật Tân, như cô Bích Hạnh và còn nhiều người mà tôi chưa biết, họ đã và đang góp phần làm trong sạch hóa xã hội. Họ chính là những ngọn nến sáng soi vào bóng đêm của gian dối và hèn nhát. Họ chính là những người tạo nên dòng xoáy, xoáy sâu vào tâm hồn con người để lay tỉnh lương tri. Nhưng con số này ít quá. Đứng trước một cơ chế cồng kềnh với bao nhiêu chân rết, những đợt sóng nhỏ chẳng ăn thua gì.

Tôi muốn kết thúc vài suy tư về ngày nhà giáo hôm nay bằng vài ước mơ. Tôi ước mơ cho các nhà giáo được trả thù lao tương xứng để họ không còn cần phải dạy thêm hay tìm cách kiếm tiền. Tôi ước mong cho các nhà giáo được tự do truyền bá tư tưởng giúp học trò biết tự mình nhận định và phân tích ngõ hầu tạo cho mình một nhân cách. Tôi ước mơ cho có nhiều nhà giáo can đảm sống thật như nhà giáo Nhật Tân và Bích Hạnh để lời dậy không mâu thuẫn với chính cuộc sống của họ. Và nếu như tất cả mọi người đều sống thật thì mọi cái tiêu cực sẽ biến mất. Để làm được điều đó thì chúng ta phải bắt đầu bài học đầu tiên trong cuộc đời là bài học làm người như lời của đạo diễn Trần Văn Thủy trong phim « Chuyện Tử Tế »: « Hãy hướng con trẻ và. .. cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế, trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi dang hoặc siêu phàm ».
 
Nhạc Phẩm Mùa Hồng Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Văn Duy Tùng Phối Khí, Ban Hợp Xướng Lạc Việt trình bầy
Vũ Thanh Cảnh & Văn Duy Tùng
17:19 19/11/2009
Bài ca này đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận làm bài ca chính thức cho Năm Thánh 2010

Xin mời nghe bản nhạc sẽ được trình tấu ngày khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Việt Nam.