Ngày 20-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Kitô - Vua Vũ Trụ
Lm Jude Siciliano OP
05:42 20/11/2015
CN CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ Năm (B)
Đanien 7:13-14; T. Vịnh 92; Khải Huyền: 5-8; Gioan 18: 33b-37

CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

Lễ hôm nay có tên quan trọng hơn; trước kia thường được gọi là “Lễ Chúa kitô là Vua” nay được thay bằng “Chúa Giêsu kitô Chúa chúng con: Vua Vũ Trụ”. Tên lễ thật là ấn tượng; nhưng bài phúc âm hôm nay lại thiếu vẻ hoành tráng mà chúng ta mong đợi từ ý tứ của tên lễ. Bối cảnh không ở trong cung điện hoành tráng của hoàng gia.Nơi đó vị Vua ngồi trên ngai uy nghi bao quanh bởi các quần thần và binh sĩ uy vệ. Trái lại Đấng mà chúng ta mừng ngày hôm nay là “Vua Vũ Trụ” đang ngự trong một triều thần với vương quyền ngoại lai. Đây không phải là lễ đăng quang, và vị Vua không đội vương miện do vị vua khác trao. “triều đại” đang đón chờ vị tân vương là sự thất bại nhục nhã.

Thánh lễ hôm nay khó hiểu phải không? Cuộc sống của vị lãnh đạo tuyệt vời nên kết thúc trong thành công với một danh sách về những thành tích để học sinh ghi nhớ. Chúa Giêsu trước mặt quan tổng trấn Philatô không có vẻ như không có điều để quan tâm; Không có danh sách các liên minh chính trị và các hiệp ước thương lượng, không có chiến thắng trên chiến trường được mô tả trong các bức tranh hoành tráng để treo tại hành lang của tòa nhà chính phủ. Không, không có nhiều sự việc được kể ra trong các Tin Mừng tiết lộ Chúa Giêsu là "Vua của vũ trụ." Tôi tự hỏi những người sống 50 dặm cách xa bối cảnh hôm nay sẽ biết về sự tồn tại của Chúa Giêsu hay không? Trừ một số ít những người trung thành theo Ngài cho đến cùng, còn đám đông và những người khác đã theo Ngài trên đường đến Giêrusalem, cũng đã bỏ rơi Ngài; có lẽ để chờ đợi một vị lãnh đạo khác mà họ hy vọng. Đó có phải là cách đối đải với một vị vua không?

Philatô hỏi Chúa Giêsu. "Ông có phải là vua dân Do Thái không?" ông ta cố gắng điền thêm tên Chúa Giêsu vào danh sách các nhà cách mạng khác, những người chống lại La Mã cai trị. Sau đó, ông sẽ có lý do để kết tội hay xà giải Ngài.

Năm phụng vụ này, chúng ta đã được đọc Phúc Âm của thánh Máccô. Hôm nay là ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm, chúng ta đổi sang phúc âm theo thánh Gioan.. Trong suốt phúc âm Máccô, các môn đệ và đám đông dân chúng muốn Chúa Giêsu làm vị Vua Mêsia của họ. Chúa Giêsu luôn cố gắng để nói với họ rằng Ngài là một người tôi tớ đau khổ. Ngài trốn tránh mổi khi họ cố gắng đến để tôn Ngài làm vua. Nhưng trong đoạn văn chúng ta đọc ngày hôm nay của thánh Gioan, khi Philatô hỏi Chúa Giêsu, "Ông có phải là vua dân Do Thái không?" Chúa Giêsu dường như chấp nhận danh hiệu đó. Mặc dù Ngài nói, "Nước tôi không thuộc về thế gian này". Vì vậy, thì Đức Giêsu là Vua như thế nào?

Không phải Ngài ngồi trên ngai vàng ở một số nơi xa lạ. Nời Ngài sinh ra là trong thế giới này Theo thánh Gioan nói là Chúa Giêsu "làm chứng cho sự thật" (Ga18:37). Sự thật hôm nay nói về triều đại của Chúa Giêsu. Thế giới của Ngài là ở đây và cho chúng ta. Nhưng thế giới đó khác với thế giới chúng ta biết mỗi ngày: là thế giới của kiểm soát, áp bức, bạo lực, sợ hãi, sự thờ ơ, coi thường quyền lợi của người khác, tàn ác và cưỡng đoạt. Chúng ta đang trong phòng thế giới của quan tổng trấn Philatô, nơi người La Mã đã bắt dân Do Thái làm nô lệ .

Thế giới của Chúa Giêsu cũng ở nới đó, nhưng là một "triều đại" khác chứ không phải triều đại của Philatô hay của những người xung quanh ông ta. Chúa Giêsu là Vua của chúng ta, và Ngài đặt ý nghĩa mới về vương quyền cho chúng ta. Ngài đã đến trong thế gian, để làm chứng cho sự thật. Ngài không có gì để làm với việc cai trị vùng lãnh thổ và quân đội, cũng không cần phải điều tra dân số.

Chúa Giê-su cai trị trên một vương quốc cung cấp cho công dân sự thật. Sự hiểu biết của Phi-la-tô về sự thật có ý nghĩa tượng trưng. Đối với chúng ta, sự thật của Chúa Giêsu là sự mặc khải Ngài là đường để tin tưởng và sống. Chúng ta không cần kiến thức sách vở về Thiên Chúa. Chúng ta cần phải khám phá Thiên Chúa là ai và mổi khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đã đặt niềm tín trung vào Chúa. Chúa Giêsu là cầu nối của chúng ta với Thiên Chúa và chúng ta đã là thành phần của vương quốc Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Sau sự cai trị của Vua Giêsu của chúng ta, chúng ta sống phù hợp theo lề luật của Vua chúng ta là Giêsu. Chúng ta luôn giử lòng trung thành với Chúa Giêsu, khi chúng ta sống trên thế giới theo Chúa Giêsu.

"Những ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi nói". Đoạn Tin Mừng hôm nay kết thúc với thách thức ngụ ý này. Làm thế nào chúng ta nghiêm túc chấp nhận sự thật về Chúa Giêsu như thế nào, không như một tín lý, nhưng là một hướng dẫn để chúng ta xét mình xem thái độ cư xử của chúng ta đối với người khác. Nếu theo lời Chúa Giêsu đã dạy, Thiên Chúa là ân sủng và tình yêu đối với chúng ta, thì chúng ta có thường tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và suy gẫm để nhận được ân sủng và tình yêu dành sẵn cho những người tuyên xưng và theo các lề luật của Vua của chúng ta phải không? Sự thật về Đức Chúa chúng ta không phải là một cái gì đó để chúng ta lãnh nhận và thưởng thức. Nó cũng cho thấy tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới và vì vậy cần phải thúc đẩy chúng ta khám phá tình yêu Thiên Chúa cử chỉ của chúng ta khi yêu thương những người khác .

Điều này có thể là một thái độ vinh quang trong cử hành phụng vụ hôm nay. Có thể là cách hát thánh ca tung hô, mặc áo lễ vàng, rước các cờ xí ở lối vào nhà thờv.v.. Có một nơi cho tất cả các điều đó, nhưng chúng ta không nên quên vị vua cai trị chúng ta là ai. Ngài đã sống không theo quyền bính của thế giới. Ngài không chấp nhận vương miện trần thế hay các quyền hạn và đặc quyền. Ngài đã không chiến đấu để cai trị người khác. Thay vào đó, ngài đã hiến than Ngài và sự thật của Ngài cho chúng ta. Hôm nay chúng ta đặt câu hỏi: Chúng ta thuộc về thế giới nào? chúng ta sống và hành động dưới quyền cai trị nào?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



OUR LORD JESUS CHRIST: KING OF THE UNIVERSE (B)
Daniel 7:13-14; Psalm 93; Revelation: 5-8; John 18: 33b-37


Today’s feast has taken on a more important title than previously. It used to be called "Christ the King." Now it is, "Our Lord Jesus Christ, King of the Universe." It’s a very impressive title, but the gospel reading today lacks the grandeur we might expect from the title. The scene doesn’t take place in a royal court with our King sitting on a throne surrounded by powerful citizens and military might. Instead, the One we celebrate today as "King of the Universe" is in the court of a foreign power. This is not a coronation ceremony and he’s not about to be crowned any kind of King. The "reign" others expected of him is about to go down in humiliating defeat – or so it will seem.

This is a confusing feast day isn’t it? The life of a great leader should end in success with a list of accomplishments for schoolchildren to memorize. Jesus before Pilate doesn’t seem like he has much to leave behind; no list of political alliances and treaties negotiated, no victories on battle fields depicted in large, grandiose paintings to hang in the lobbies of government buildings. No, there’s not much in the gospel revealing Jesus as the "King of the Universe." I wonder if people 50 miles away from today’s scene would even have known of Jesus’ existence? Except for a few loyal followers, who stayed with him till the end, the others fled and the crowds, who were following him on the road to Jerusalem, have abandoned him; perhaps to await another in whom to place their hopes. Is that any way to treat a king?

Pilate is interrogating Jesus. "Are you the King of the Jews?" He’s trying to add Jesus to the list of other revolutionaries who resisted Roman rule. Then he would have a reason to convict and eliminate him.

We have been reading Mark’s Gospel through this liturgical year. Now on this last Sunday of our church year we momentarily shift to John. Throughout Mark the disciples and the crowds want Jesus to be their messianic King. Jesus keeps trying to tell them that he is a suffering servant. He flees whenever they attempt to come and make him king. But in our passage today from John, when Pilate asks him, "Are you the King of the Jews?" Jesus seems to accept the title. Though he says, "My kingdom does not belong to this world." So in what world is Jesus King?

It isn’t in some far-off place where he will sit on a throne. He was born into this world and here, John tells us, Jesus "testifies to the truth" (18:37). The truth for us today has to do with Jesus’ reign. His world is here and now for us. But it is a world different from the one we experience each day: the world of control, oppression, brute force, fear, indifference, disregard for the rights of others, violence, cruelty and coercion. We are in Pilate’s throne room, Pilate’s world, the Roman world that had enslaved the Jews.

Jesus’ world is also there, but it’s a very different "kingdom," certainly not one Pilate, or those around him, would recognize. Jesus is our King, and he puts new meaning on kingship for us. He came into the world, he says, to testify to the truth. It has nothing to do with ruling over territories and armies, nor census roles to count and control subjects.

Jesus rules over a kingdom that gives its citizens truth. Pilate’s understanding of the truth would have been hypothetical. For us, Jesus’ truth is the revelation of himself as the way to believe and live. We don’t need book knowledge about God. We need to discover who God is and when we do, to give our God our allegiance. Jesus is our link to God and we are already members of the kingdom Jesus has revealed to us. Following the rule of our King Jesus, we conform our lives to live the way he has lived. We accept the truth he has taught us and the power he has given us. We give our full allegiance only to him, as we work to conform ourselves and the world to his ways.

"Everyone who belongs to the truth listens to my voice." The gospel passage ends with this implied challenge. How seriously have we accepted the truth about Jesus, not as a doctrinal statement, but as a guide to examine our manner of living and our attitudes towards others. If God, as Jesus has taught, is grace and love towards us, then how often do we seek that God in prayer and meditation to receive the grace and love readily available to those who profess and follow the rule of our King? The truth about our God isn’t something for us to only clutch to ourselves and savor. It also reveals God’s love for the world and so should move us to discover God’s love by our loving others.

There can be a triumphalist tone to our liturgical celebration today. In some ways it’s appropriate to sing rousing hymns, wear gold vestments, carry banners in our entrance procession, etc. There’s a place for all that, but let’s not forget who our king and ruler is. He lives free from the world’s powers. He didn’t accept earthly crowns or the system’s powers and privileges. He didn’t fight to achieve rule over others. Instead, he offers himself and his truth to us. Today calls us to ask: To which world do we belong? Under whose rule do we live and act?

 
Để nên thành viên trong vương quốc của vua Giêsu
LM. Đan Vinh
09:53 20/11/2015
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 34 THƯỜNG NIÊN B

Lễ Đức Giê-su Ki-tô Vua Vũ Trụ

Đn 7,13-14 ; Kh 1,5-8 ; Ga 18,33b-37

ĐỂ NÊN THÀNH VIÊN TRONG VƯƠNG QUỐC CỦA VUA GIÊSU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 18,33-37

(33) Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?” (34) Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về Tôi?”. (35) Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thương tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?” (36) Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này”. (37) Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là Vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: Đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.

2. Ý CHÍNH: Trước tòa án của quan Tổng Trấn Phi-la-tô, Đức Giê-su đã cho ông biết về Vương Quốc của Người. Vương Quốc ấy thiêng liêng và không thuộc về thế gian, không có quân đội và không biên giới. Đức Giê-su cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là vị Vua Thiên Sai, đến để làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai sẵn sàng tin theo sự thật của Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 33-34: + Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su: Đức Giê-su đã bị dân quân Đền thờ bắt tại vườn Cây Dầu vào đêm thứ Năm sau bữa tiệc ly Vượt Qua mừng trước. Sau khi bị bắt Đức Giê-su đã bị tòa án tôn giáo xét xử và bị thương tế Cai-pha kết án tử hình(x Ga 18,19-24). Tuy nhiên vì các đầu mục Do thái đã bị người Rôma truất quyền kết án tử hình (x. Ga 18,31), nên sáng hôm sau, họ đã giải Đức Giê-su đến dinh quan Phi-la-tô để yêu cầu ông này kết án tử hình cho Đức Giê-su. Họ đứng ngòai sân chứ không vào trong nhà để tránh bị ô uế theo Luật, mà ai vi phạm sẽ không được ăn mừng lễ Vượt Qua (x Ga 18,28b). Quan Phi-la-tô đã phải ra ngòai hành lang để gặp họ. Sau khi biết rõ ý họ muốn, Phi-la-tô đã vào trong phòng thẩm vấn Đức Giê-su + “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”: Người Do thái đã tố cáo gian cho Đức Giê-su tội phạm chính trị là xưng mình là Vua dân Do thái, để yêu cầu quan Phi-la-tô quy tội phản lọan và kết án tử hình cho Người. Do đó Phi-la-tô tra vấn Người về việc này. + “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”: Đức Giê-su không trực tiếp trả lời câu hỏi của Phi-la-tô, nhưng Người gợi ý để ông tự xét lời tố cáo đó có cơ sở không hay chỉ là sự vu cáo bịa đặt?

- C 35: + Tôi là người Do thái sao?: Phi-la-tô cho biết ông không quan tâm đến những vấn đề tôn giáo, vì ông không phải là người Do thái! + Chính dân của ông và các thương tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?: Phi-la-tô cho biết dân chúng và các đầu mục Do thái đã tố cáo như thế để yêu cầu ông xét xử. Ông hỏi Đức Giê-su đã làm gì chống lại họ để đến nỗi bị họ tố cáo như vậy?

- C 36: + “Nước tôi không thuộc về thế gian này”: Đức Giê-su không chối điều họ tố cáo, nhưng Người xác định mình không phải là ông vua trần tục. Vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. + “Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái”: Lời này cho thấy sự khác biệt giữa vương quốc thế gian và Vương Quốc của Thiên Chúa. Khác về tinh thần cai trị (x. Mt 20,24-28), về hiến pháp (x. Mt 5,1-12), về điều kiện gia nhập (x. Mt 7,21), về sự vững bền (x. Mt 25,46), về tương quan giữa vua với dân (x Ga 13,12-15).

- C 37: + “Vậy ông là vua ư?”: Đặt câu hỏi này, Phi-la-tô chỉ tò mò muốn biết thêm về chức vị vua thiêng liêng trong Nước Trời của Đức Giê-su, chứ ông không nghĩ Người là vua thế tục. Phi-la-tô biết rõ Đức Giê-su không làm loạn, vì Người không có quân đội để tự vệ khi bị người Do thái vây bắt. + “Chính ngài nói: tôi là vua”: Đức Giê-su xác nhận Người là Vua. nhưng là Vua Tình Yêu, Vua Mục Tử: Người hiểu biết từng con chiên (x. Ga 10,14), nuôi dưỡng đàn chiên (x. Ga 10,3), đi tìm chiên lạc (x. Ga 10,16), bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đàn chiên (x. Ga 10,11.15). Tóm lại, Người đến “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Tôi đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật”: Sứ mệnh của Đức Giê-su là đến để làm chứng cho sự thật. ** làm chứng theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tử đạo. Đức Giê-su làm chứng cho sự thật bằng việc đổ máu ra vì yêu nhân loại đến cùng ** Sự thật không có nghĩa là không gian dối, nhưng chính là Tin Mừng Nước Trời mà Người loan báo. Sự Thật ấy cũng là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, đã được biểu lộ qua cuộc đời, lời rao giảng và nhất là trong biến cố Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su. + Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”: Đức Giê-su đến không những để cứu độ dân Do thái là dân được Thiên Chúa ưu tuyển, mà Người còn đến cứu mọi dân nước tin vào Tin Mừng của Người và gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và là Thiên Đàng mai sau.

4. CÂU HỎI:

1)Tại sao các đầu mục Do Thái lại giải Đức Giê-su đến tòa án của quan Phi-la-tô?

2) Tại sao người Do thái không vào trong nhà làm cho quan Phi-la-tô phải đi ra ngòai hành lang để tiếp họ đứng dưới sân?

3) Đức Giê-su cho Phi-la-tô biết Nước Trời do Người thiết lập có những đặc tính nào khác với nước thế gian?

4) Khi hỏi Đức Giê-su: “Ông là Vua ư?”, Phi-la-tô có tin những lời các đầu mục Do thái tố cáo Đức Giê-su không?

5) Đức Giê-su nhận mình là Vua nhưng chức vị này có những phẩm chất nào?

6) Đức Giê-su đến để “Làm chứng cho Sự Thật” nào và làm chứng bằng cách nào?

7) Ngòai dân Do thái ra, Đức Giê-su còn đến cứu độ những ai?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Tôi là Vua” (Ga 18,37):

2. CÂU CHUYỆN:

1) THẺ CĂN CƯỚC TRONG VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA GIÊSU:

Ngày 11/11/1951 trong một bài diễn từ, Đức Thánh Cha Piô 12 đã kể lại một giai thoại. Có một phụ nữ kia rất đạo đức, nhưng sức khỏe quá yếu ớt. Cô ta bị chứng sưng màng phổi và rất khó thở. Lâu lâu căn bệnh tái phát làm cô rất đau đớn. Nhưng cuối cùng cô cũng lập gia đình, mang thai và chờ ngày sinh nở. Bất hạnh bất ngờ ập đến. Căn bệnh năm xưa tái phát trầm trọng. Các bác sĩ đề nghị phải hủy bỏ thai nhi để bảo toàn tính mạng cho người mẹ. Người chồng cũng đồng ý như thế. Cô đã cầu nguyện trong nhiều ngày và kiên quyết từ chối lời đề nghị của bác sĩ. Cô nói trong nước mắt: “ Tôi không thể giết con của tôi. Con tôi phải sống, cho dù tính mạng tôi có ra sao đi nữa”. Cô ta chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra và phó thác hoàn toàn cho Chúa. Cuối cùng cô đã sinh được một bé gái kháu khỉnh, nhưng sau đó sức khỏe của cô ngày càng suy kiệt. Hai tháng sau, người phụ nữ tắt thở, trên tay vẫn ôm chặt lấy đứa con mà cô ta hết lòng thương mến.

Hơn hai mươi năm trôi qua, người ta thấy một nữ tu trẻ rất xinh đẹp đang ân cần chăm sóc cho các cháu bé mô côi trong một trại tế bần. Vòng tay thân thương và cặp mắt long lanh của vị nữ tu sáng rực lên nét yêu thương mà chị đã được truyền thụ lại từ chính người mẹ của mình. Đó là người phụ nữ năm xưa đã chấp nhận hy sinh tính mạng để cho con bà được sống. Người mẹ can đảm này đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 tôn phong Chân phước, bởi vì bà đã thực sự đi vào Vương quốc tình yêu theo dấu chân của Đức Giêsu. Chính Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 đã nói: “ Một đất nước nào, một chế độ nào cho phép con người sát hại lẫn nhau, thì đất nước đó, chế độ đó đang đi tới hủy diệt”. Đó là một đất nước đi ngược lại hiến pháp của Vương quốc Giêsu. Sống trong Vương quốc này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải sống với một nền văn minh mới, đó là ‘nền văn minh của tình thương’. Mẹ Têrêsa Calcutta cũng đã từng nói: “ Một người mẹ nhẫn tâm giết chết con của mình, thì không còn một thứ tội ác nào mà họ không dám làm”. Biết bao tội ác nhan nhản đang xảy ra trong xã hội hôm nay vì người ta đang dần đánh mất đi thẻ ID (identity card) để chứng minh mình là công dân Nước Trời.

2) CHỈ ĐỨC GIÊSU MỚI LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA, CHÚA TRÊN HẾT CÁC CHÚA:

Lịch sử nước Anh có câu chuyện về một ông vua có lòng khiêm nhường và đạo đức tên là KÊ-NẮT Đệ Tam (CANUT III). Là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông ta lúc nào cũng có những nịnh thần nói lời ca tụng, tâng bốc. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh hót nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa”.-“Thánh thượng có toàn quyền cả trong đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”

Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm đang có các cơn sóng vỗ rì rào, nhà vua liền tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và trên biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!”. Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, mà nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo quan chức triều đình! Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quì gối trước tượng Thánh giá Chúa Giê-su, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giê-su. Chỉ có Chúa mới là “Vua trên hết các vua”, là “Chúa trên hết các chúa”. Chỉ có Chúa mới “có quyền trên cả đất liền cũng như biển khơi” Con xin ngợi khen Chúa. AL-LÊ-LU-IA!”.

3. THẢO LUẬN:

1) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để Chúa Giê-su làm Vua gia đình mình?

2) Chúng ta cần làm gì để có thẻ căn cước trong Vương Quốc của Vua Giêsu ?

4. SUY NIỆM:

Ngày nay quân chủ hầu như đã trở nên xa lạ đối với nhân loại. Trên thế giới hiện nay chỉ còn một ít nước Âu Á như: Anh quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia… vẫn duy trì chiếc ghế của vua chúa hay nữ hoàng, nhưng chỉ mang tính tượng trưng theo truyền thống chứ không có thực quyền. Thay vào đó, chế đọ dân chủ đã được hầu hết các quốc gia áp dụng. Con người càng văn minh lại càng muốn sống bình đẳng và không muốn kẻ khác đè đầu đè cổ mình. Như vậy Hội Thánh mừng lễ Chúa Kitô làm Vua liệu có gây ra dị ứng nơi tâm thức của con người ngày nay, đặc biệt nơi giới trẻ hay không? Đức Giêsu có thực sự là Vua hay không và ta phải làm gì để được vào Nước Trời của Vua Giêsu ?

1) Đức Giêsu thực sự là Vua Mục Tử:

Qua bài Tin mừng hôm nay, Philatô đã đặt ra nhiều câu hỏi về điều mà các người đầu mục Do thái tố cáo: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”. Người đã trả lời ông ta: “ Chính ông nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi”. Qua đó, Đức Giêsu đã khẳng định Người chính là Vua, và đến thế gian để thiết lập một Vương quốc sự thật. Philatô không hiểu nên hỏi lại: “Sự thật là gì?” . Sở dĩ ông không hiểu sự thật của Chúa vì ông không phải là thần dân của vương quốc Sự Thật mà Người thiết lập (x. Ga 18, 33-38).

2) Vương quốc của Đức Giêsu là “Vương quốc Sự thật”:

Tin mừng Gioan, Chúa Giêsu đã nói khá nhiều về Vương quốc Sự Thật mà chính Người sẽ khai mở. Khi nói chuyện với người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu đã vén mở một phần về Vương quốc sự thật ấy: “ Thiên Chúa là Thần khí và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật” (Ga 4, 24). Cũng vậy trong bữa tiệc ly để giã từ các môn đệ, Đức Giêsu đã khẳng định: “ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Người đến để chúng ta là thần dân của Người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Người cũng cho Philatô biết về nước Trời của Người: “Nước tôi không thuộc thế gian này”(c 36). Tuy nhiên, chính Philatô sau đó đã cho treo một tấm bảng gắn trên đầu cây Thập giá với hàng chữ: “Giêsu Nazareth, vua dân Do thái”. Qua đó ông đã chính thức công bố sự thật này là: Đức Giêsu là Vua của dân Do Thái và là Vua của toàn thể Vũ trụ.

3) Điều kiện để được vào Nước Trời là sống giới răn yêu thương cụ thể:

Vua Giêsu đã đảo lộn mọi bậc thang giá trị của con người khi cho biết trong Nước Trời: “Ai muốn làm lớn nhất thì phải trở nên người bé nhất” noi gương Người, Đấng “đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến ban sự sống cho nhiều người” (Mc 10,45).

Vương quốc mà Chúa Giêsu thiết lập là Vương quốc của tình yêu, và chỉ những ai sống tình yêu thương mới đủ điều kiện gia nhập vào Nước ấy như Người sẽ nói với người lành trong ngày phán xét: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm” (Mt 25,34-36). “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã cho biết tình yêu đích thực là thái độ sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến ban mạng sống cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Tình yêu của Chúa còn là khiêm hạ phục vụ tha nhân, noi gương Đức Giêsu đã quì xuống rửa chân cho môn đồ. Sau đó Người dạy họ: “ Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14). Đức Giêsu cũng đề ra Hiến Pháp của Nước Trời là Bản Hiến chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật, trong đó, Người đòi hỏi điều kiện để được gia nhập Nước Trời như sau: Phải sống khiêm hạ và đơn giản, ứng xử hiền lành, chịu đau khổ bệnh tật, ước ao nên trọn lành, có lòng thương xót người khác, có tâm hồn thanh sạch, luôn gây thuận hòa với tha nhân, sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin...

4) Sống theo Chúa là làm chứng cho Sự Thật và sống yêu thương phục vụ:

a) Kitô hữu là những người chọn bước theo chân Đức Giêsu Kitô, đi trên con đường của Ngài, là con đường sự thật. Vậy chúng ta phải làm gì để làm chứng cho sự thật, nhất là trong bối cảnh hôm nay, khi sự giả dối ngày càng chiếm ưu thế. Trước hết, phải sống đúng sự thật, theo sự mách bảo của Chúa Thánh Thần qua tiếng lương tâm. Vì có lẽ chưa bao giờ sự tha hóa trong cung cách làm ăn buôn bán của người Việt nam chúng ta lại bị xuống cấp như hôm nay. Chưa bao giờ vì mưu sinh, muốn làm giàu mau lẹ mà người ta đã dùng mọi thủ đoạn, bỏ qua lòng đạo đức, tiếng lương tâm, để buôn bán hàng gian hàng giả gây nguy hại cho sức khỏe của đồng bào của mình: Ra đường thì dễ bị cán phải đinh do “đinh tặc” rải có thể bị té ngã chết người, dắt xe đi vá thì bị “chặt” với giá “cắt cổ”. Khi đổ xăng thì không chỉ bị gian lận số lượng mà còn gặp phải nạn xăng dổm gây cháy xe. Ra chợ thì mua phải thực phẩm pha chế các thuốc có thể gây ung thư; không ít quán ăn làm ra thực phẩm thiếu vệ sinh để bán cho thực khách, nhiều người chết vì uống nhầm rượu dỏm hay áo ngực của phụ nữ nhập từ Trung Quốc có chứa chất độc nguy hại gây ung thư da cho người tiêu dùng...

b) Ngoài ra chúng ta phải biết dùng lời nói chân thật, khiêm tốn và khoan dung nhân hậu để đem lại sự an vui thuận hòa, để yêu thương và tha thứ, để bênh vực và che chở, để quan tâm nâng đỡ và khích lệ, đồng thời sẵn sàng để cho người khác trổi vượt hơn mình thì tâm hồn chúng ta mới thực sự nên cao đẹp và an bình. Hãy năng đọc hay hát bài Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô, rồi quyết tâm thực hành để nên chứng nhân hữu hiệu cho Chúa hôm nay.

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU: Ngày nay các bạn trẻ thường hay chọn cho mình một thần tượng để tôn sùng và bắt chước: Người thì mê vua bóng đá Pê-lê; Có người lại chạy theo vua nhạc Rốc Mai-côn Giắc-sân (michael jackson). Có những cô gái cố trang điểm, ăn mặc giống như cô ca sĩ này, hay người mẫu nọ... còn chúng con là môn đệ của Chúa, chúng con có Chúa là vị thần tượng ưu việt duy nhất. Ước chi chúng con nói được như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21)- Từ nay “tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).

- Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa là Vua của sự thật. Xin cho chúng con biết yêu sự thật và nói thật để mưu ích cho tha nhân, (nhưng không phải mọi sự thật đều nên nói ra). Xin cho chúng con tránh những lời dối trá lừa đảo. Trong giao tiếp xã hội, xin cho chúng con tránh thái độ đạo đức giả của các người Pha-ri-sêu và kinh sư đã bị Chúa nặng lời quở trách (x. Mt 23,13-36). Trong quan hệ làm ăn buôn bán, xin giúp chúng con biết buôn ngay bán thật, không nói rước nói thách, không làm hàng gian hàng giả, không cư xử bất công lường gạt người nhẹ dạ dễ tin. Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thực trong lời nói việc làm, để xứng đáng là công dân trong Nước Trời của Vua Giê-su, Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để đưa nhiều người về làm con Chúa trong đại gia đình Hội Thánh.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư ngỏ của một sinh viên công giáo Paris gửi người khủng bố.
Vũ Văn An
09:35 20/11/2015
Ký giả Mazur của catholicnews.org.uk, ngày 19 tháng 11, cho đăng thư ngỏ sau đây của một sinh viên Công Giáo Paris gửi người khủng bố:

Tôi 18 tuổi và là một người Công Giáo. Giống mọi ngày thứ Hai, hôm nay, sau khi rời lớp, tôi đi uống cà phê tại một quán ven đường. Không có gì ngạc nhiên cả, thực vậy. Cà phê không có vị gì khác tuần trước, nụ cười của cô chiêu đã viên vẫn thế và các khách hàng thường xuyên vẫn ngồi tại cùng những chiếc bàn quen thuộc. Giống mọi ngày thứ Hai, tôi lấy tờ báo hôm trước ra khỏi túi xách, gần như máy móc, và lật coi các tựa đề.

Nhưng tôi không nhận ra tờ bào mình vốn mở ra đọc hàng tuần. Huy hiệu nửa cột cờ, và chỉ duy nhất một tựa lớn: “Đau buồn và Uất Hận”.

Tôi phải làm gì?

Hình một người đàn ông khóc ròng trước một bó hoa, những cây nến và lá cờ Pháp tạo ra các tựa đề. Một người đàn ông, đau buồn, uất hận, chết chóc, những người vô tội, các thương tích; tôi không muốn đọc tiếp. Tôi để tờ báo xuống, nuốt vội tách cà phê rồi trả tiền. Lần đầu tiên trong năm nay, tôi rời quán này nơi tôi vốn có thói quen đọc hết tờ báo trong an bình.

Vậy tôi phải làm gì đây? Về nhà như nhà chức trách khuyên chăng? Không. Tôi quyết định thả bộ tới nơi rất quen thuộc và rất qúy giá đối với trái tim tôi. Sau năm phút cuốc bộ, tôi có mặt tại đây.

Nơi này chính là nhà thờ giáo xứ của tôi, tổ ấm thứ hai của tôi, Nhà Chúa. Tôi đi vào. Bên trong có rất nhiều người. Tôi im lặng lách tới bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Không còn chỗ trống. Chỗ duy nhất còn lại là một bàn qùy trước bàn thờ kính Thánh Nữ Rita, quan thầy những chính nghĩa thất bại và những điều bất khả.

Một đoạn Tin Mừng theo Thánh Mátthêu bỗng xuất hiện trong đầu óc tôi: “Nhưng Thầy nói với các con, các con hãy yêu thương kẻ thù của các con, hãy chúc phúc cho những người nguyền rủa các con, hãy làm điều tốt cho những người ghét bỏ các con, và hãy cầu nguyện cho những người ác ý lợi dụng các con và bách hại các con” (Mt 5:44).

Tôi đã không cầu nguyện cho các nạn nhân…

Do đó, tôi nẩy ra một ý nghĩ. Tôi không cầu nguyện cho các nạn nhân hay cho những người đang khóc thương họ hoặc cho quê hương tươi đẹp của tôi được cứu thoát. Hôm nay, tôi cầu nguyện cho anh. Tôi xin Thánh Nữ Rita giúp chúng tôi tha thứ. Tôi xin ngài giúp người Pháp tha thứ cho anh. Tôi cầu nguyện cho các gia đình nạn nhân để một ngày kia họ có thể tha thứ cho anh, tha thứ cho cái hành động man rợ không thể nào biện minh được của anh. Tôi xin Chúa, cùng với sự trợ giúp của đức tin tôi, đến giúp tôi, đến giúp chúng tôi tha thứ. Tôi xin Thánh Nữ Rita chúc lành cho anh và kéo ơn Chúa Thánh Thần xuống trên anh.

Tôi xin Đức Mẹ săn sóc anh. Tôi xin ngài ấp ủ anh trong tình yêu của ngài. Để giúp anh hiểu rằng chúng ta ở trên trái đất này để yêu thương chứ không để giết chóc. Để giúp anh hiểu rằng không một người nào, bất kể họ là ai, phát xuất từ đâu, tin gì và ý nghĩ nào thúc đẩy họ, lại đáng chết chỉ vì họ muốn có thì giờ vui chơi với bạb bè.

“Nếu hai người đồng lòng muốn xin gì…”

Rồi tôi nhớ một đoạn thứ hai trích từ Tin Mừng theo Thánh Mátthêu: “Nếu hai người trong anh em ở trên mặt đất đồng lòng xin điều gì, điều ấy sẽ được Cha Thầy ở trên trời ban cho họ. Vì nơi đâu có hai hay ba người tụ họp nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở đó với họ” (Mt 18:20).

Và tôi cầu nguyện để tôi không phải là người Công Giáo duy nhất cầu xin sự tha thứ cho anh. Tôi cầu nguyện để anh học cách chấp nhận sự tha thứ của người khác, một điều mà ý thức hệ của anh không chịu dạy dỗ anh. Giống như tôi, anh đang sống tại Pháp, có một gia đình, xin Chúa Giêsu Kitô đặt anh vào con đường đúng. Xin Người dạy anh ý nghĩa của tình yêu và tình anh em vốn thắt chặt tất cả chúng ta.

Vì anh đã không xé nát được xã hội Pháp, anh tăng sức cho nó. Anh đã không gia tăng được chủ nghĩa kỳ thị sắc tộc, anh sẽ tận diệt nó. Anh đã không giết được đức tin của chúng tôi, anh phục sinh nó.

Sau cùng, tôi xin trích lại mấy lời của Mẹ Têrêxa:

Đời là tươi đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó,
Đời là hạnh phước, hãy nếm mùi nó,
Đời là giấc mơ, hãy thực hiện nó,
Đời là thách đố, hãy đương đầu nó,
Đời là bổn phận, hãy chu toàn nó,
Đời là trò chơi, hãy chơi trò đó,
Đời là qúy giá, hãy chăm sóc nó,
Đời là giầu có, hãy giữ lấy nó,
Đời là yêu thương, hãy vui hưởng nó,
Đời là mầu nhiệm, hãy tìm biết nó,
Đời là hứa hẹn, hãy thể hiện nó,
Đời là sầu khổ, hãy lướt thắng nó,
Đời là bài ca, hãy xướng hát nó,
Đời là tranh đấu, hãy chấp nhận nó,
Đời là thảm kịch, hãy đối đầu nó,
Đời là phiêu lưu, hãy dám với nó,
Đời là hạnh phúc, hãy đáng với nó,
Đời là sự sống, hãy bảo vệ nó.

Anh khủng bố thân mến, tôi hy vọng những lời trên đến tai anh để anh hiểu rằng hận thù và chết chóc không phải là giải pháp.

Một người Công Giao trẻ muốn tha thứ.

Theo bản tiếng Anh của Liliane Stevenson.
 
170 người bị bắt làm con tin trong vụ tấn công khủng bố sáng thứ Sáu 20/11
Đặng Tự Do
09:01 20/11/2015
Lúc 7h sáng thứ Sáu 20 tháng 11, có tới 10 tên khủng bố trang bị lựu đạn và AK-47 đã xông vào khách sạn hạng sang Radisson Blu của thủ đô Bamako, Mali. Chúng bắn chết hai nhân viên bảo vệ và một người Pháp trong khi hò hét khẩu hiệu “Allahu Akbar”.

Tin tức sơ khởi cho biết chúng đang bắt giữ làm con tin 140 khách trọ và 30 nhân viên khách sạn. Một số người nhanh chân chạy thoát trong đó có 5 nhân viên hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ và 12 nhân viên hãng Air France. Bọn khủng bố cũng trả tự do cho những ai đọc được kinh Quran.

Liên Hợp Quốc và Pháp đã gửi quân đến hiện trường để giúp nhà chức trách giải vây. Tổng thống Pháp, François Hollande, cho biết tất cả mọi thứ có thể đã được thực hiện nhằm giải cứu các con tin. Lính dù và cảnh sát chống khủng bố của Pháp từ Paris đã được không vận khẩn cấp sang Bamako trong cố gắng giải vây cho nhiều người Pháp hiện đang bị bắt.

Trong số những con tin, ngoài người Pháp còn có các công dân Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và Guinea đang bị bắt giữ. Theo tin giờ chót toàn bộ 20 người Ấn cư trú trong khách sạn đã được trả tự do cùng với một số người Trung quốc.

Bọn khủng bố có lẽ chủ yếu nhắm vào con số đông đảo người Pháp cư ngụ tại đây. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kirby lo ngại là trong số các con tin cũng có cả các công dân Hoa Kỳ.

Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita của Mali đã cắt ngắn chuyến thăm Chad để đối phó với cuộc tấn công khủng bố này.
 
Đức Hồng Y Edwin O'Brien, từng là tuyên úy trên chiến trường Việt Nam, thất vọng với chính sách chống khủng bố của Obama
Đặng Tự Do
15:43 20/11/2015
Những kẻ cực đoan Hồi Giáo ở Trung Đông có “ý định tiêu diệt toàn bộ nền văn minh Kitô giáo,” Đức Hồng Y Edwin O'Brien cảnh báo như trên trong một cuộc gặp gỡ với 600 thành viên của đoàn các hiệp sĩ Thánh Mộ tại Sydney, Úc Đại Lợi.

Đức Hồng Y người Mỹ, hiện là Tổng Quyền đoàn các hiệp sĩ Thánh Mộ, cảnh giác rằng:

“Trừ khi chúng ta dám đối mặt với sự thật, chủ nghĩa cực đoan này sẽ tiếp tục lan rộng”.

Ngài than thở rằng trong khi các Kitô hữu tại Trung Đông phải đối mặt với nguy cơ hàng ngày của những cuộc bách hại, người dân phương Tây đã tỏ ra “thiếu hiểu biết và hờ hững” về điều này.

Đức Hồng Y O'Brien đã từng làm tuyên úy quân đội trong nhiều năm trên chiến trường Việt Nam trước khi trở thành Tổng Giám Mục Baltimore, Hoa Kỳ nhận xét cay đắng rằng Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Obama, đã không có những quyết định quyết liệt nhằm ngăn chặn sự bành trướng lực lượng của chủ nghĩa cực đoan. Ngài nói: “chúng tôi đã không làm gì để ngăn chặn chúng, mặc dù chúng tôi hoàn toàn có khả năng để làm điều đó.”
 
Linh mục bị cấm đoán, các tín hữu bị đánh đập và bị buộc cải đạo tại bang Chhattisgarh, Ấn Độ
Đặng Tự Do
16:01 20/11/2015
Được sự khích lệ ngấm ngầm của đảng Ấn Giáo cực đoan Bharatiya Janata do thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo, nhiều làng ở miền đông Ấn Độ trong bang Chhattisgarh tiếp tục cấm sự hiện diện của các linh mục bất chấp một quyết định của tòa án ra lệnh ngưng ngay những cấm đoán vô lý này, UCA News đã cho biết như trên.

“Bầu không khí trong tiểu bang này rất bất lợi với các Kitô hữu,” Cha Abraham Kannampala, tổng đại diện giáo phận Jagdalpur nói. “Chúng tôi cảm thấy bị đe dọa, vì chúng tôi là một thiểu số nhỏ.”

Hôm 15 tháng 11, các thành phần Ấn Giáo quá khích đã lôi kéo dân chúng xông vào một nhà thờ Tin Lành Ngũ Tuần, đánh đập tàn bạo các tín hữu, và buộc họ phải cải đạo sang Ấn Độ giáo.

Đông đảo các linh mục Công Giáo và các mục sư Tin Lành bị buộc phải rời khỏi một số làng mạc trong bang Chhattisgarh.
 
Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục: lại có thêm một linh mục bị giết tại quốc gia này
Đặng Tự Do
16:26 20/11/2015
Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ bày tỏ nỗi buồn vô hạn trước cái chết của cha Erasmo Pliego de Jesus. Thi thể của ngài đã được tìm thấy hôm 18 tháng 11 trên một con đường quê ở Nopalucan, thuộc bang Puebla nơi ngài làm việc mục vụ.

Các công tố viên cho biết cha Erasmo có lẽ đã chết vì những vết thương trí mạng đánh mạnh vào đầu ngài trong khi thân thể ngài đầy những vết bỏng, có lẽ là do bị tra tấn.

Cảnh sát nghi ngờ là ngài đã bị bọn mua bán ma túy trong vùng giết chết vì lập trường chống ma túy của ngài.

Từ năm 2013 đến nay, có 11 linh mục đã bị bọn mua bán ma túy Mễ Tây Cơ giết chết.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, bốn linh mục đã bị sát hại. Trong một cuộc tấn công, một giáo dân đi cùng với một linh mục đã bị giết. Vị linh mục, là cha Francisco Javier Gutierrez, sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành.

Tuy nhiên, cha Francisco Javier Gutierrez cũng đã bị giết hôm 6 tháng Tư vừa qua ngay sau khi cử hành thánh lễ.

Trước đó, hôm 21 tháng 12 năm ngoái, Cha Gregorio Lopez, 39 tuổi đã cử hành thánh lễ cuối cùng trong đời ngài là thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng. Trong thánh lễ, ngài lên tiếng kêu gọi sự hoán cải của bọn tội phạm có tổ chức trong vùng, là những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của 43 sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Iguala hôm 26 tháng 9. Sau thánh lễ, bọn mua bán ma túy trong vùng đã chặn đầu xe của ngài và kéo ngài ra khỏi xe đưa đi mất. Người ta tìm thấy xác của ngài ngày 26 tháng 12.

Hôm 23 tháng 12 năm ngoái, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận định rằng Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.

Điều đáng kinh hoàng hơn là cho đến nay chưa một tên sát thủ nào phạm vào tội ác giết hại hàng giáo sĩ Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bị bắt và bị pháp luật trừng trị.
 
27 người bị giết trong vụ tấn công vào khách sạn Radisson Blu
Đặng Tự Do
16:48 20/11/2015
Quá trưa ngày thứ Sáu 20 tháng 11, quân đội và các lực lượng an ninh Mali được dự yểm trợ của quân Pháp và quân Liên Hiệp Quốc đã làm chủ tình hình trong khách sạn Radisson Blu nơi đang có đông đảo các đại biểu trú ngụ để tham dự một hội nghị về hòa bình cho quốc gia này.

27 người được ghi nhận là đã bị thiệt mạng, trong đó có một người Mỹ. Ít nhất 2 tên khủng bố đã bị giết trong cuộc giao tranh.

Mali với dân số 12 triệu người đã từng là thuộc địa của Pháp và đã giành được độc lập vào năm 1960. 94.8% dân số nước này theo Hồi Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại đây có một tổng giáo phận và 5 giáo phận với dân số là 223,500 tín hữu.
 
Lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa
Lý Thúy Dung
17:39 20/11/2015
Các phương tiện truyền thông Italia cho rằng Mẹ Têrêsa Calcutta sẽ được tuyên thánh vào ngày 5 tháng Chín năm 2016, là ngày kỷ niệm Mẹ Têrêsa qua đời, hoặc vào ngày Chúa Nhật một ngày trước đó, tức là ngày 4 tháng Chín.

Tuy nhiên, cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, nói với Thông tấn xã Công Giáo CNA rằng Bộ Tuyên Thánh chưa hoàn thành kịp các công việc cần thiết cho tiến trình tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa.

Vatican vẫn còn đang nghiên cứu một phép lạ đã được báo cáo theo đó nhờ sự cầu bầu của Mẹ Têrêsa một người đàn ông Brazil đã được chữa khỏi một khối u não ác tính.

Cho đến khi nào phép lạ chưa được chính thức phê duyệt, ngày tuyên thánh không thể được ấn định.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần III, chương 2
Vũ Văn An
18:38 20/11/2015
Chương 2

Gia đình, sinh sản, dưỡng dục
Việc truyền sinh


62. Sự hiện diện của nhiều gia đình trong Giáo Hội là một ơn phúc đối với cộng đồng Kitô hữu và đối với xã hội, vì việc chào dón sự sống vốn là một đòi hỏi nội tại của tình yêu vợ chồng. Về phương diện này, Giáo Hội bầy tỏ lòng thành thực biết ơn các gia đình đã chào đón, nuôi dưỡng, âu yếm bảo bọc và truyền thụ đức tin cho con cái mình, nhất là các gia đình mỏng manh và có con cái khuyết tật. Các trẻ em này, sinh ra với các nhu cầu đặc biệt, khiến Chúa Kitô thương yêu và Giáo Hội buộc phải bảo vệ như một ơn phúc. Bất hạnh thay, hiện đang có não trạng phổ quát muốn giảm thiểu việc sinh ra sự sống mới, chỉ để thoả mãn bản thân của cặp vợ chồng. Các nhân tố kinh tế, văn hóa và giáo dục đang áp đặt một gánh nặng, đôi khi có tính quyết định, tạo nên một sa sút đáng kể về sinh suất, làm suy yếu cơ cấu xã hội, đặt thành nghi vấn mối liên hệ giữa các thế hệ và khiến người ta có cái nhìn không chắc chắn đối với tương lai. Về phương diện này, điều quan trọng là bắt đầu lắng nghe người ta và đưa ra các lý lẽ bênh vực vẻ đẹp và sự thật của việc chào đón sự sống vô điều kiện, vì điều này được tình yêu con người cần đến để có thể sống một cách viên mãn. Ở đây, ta thấy sự cần thiết phải quảng bá các tuyên bố có tính giáo huấn của Huấn Quyền Giáo Hội nhằm cổ vũ nền văn hóa sự sống. Việc chăm sóc mục vụ cho gia đình mỗi ngày mỗi đòi các chuyên viên Công Giáo thuộc lãnh vực y sinh học phải can dự nhiều hơn vào các khóa tiền hôn nhân và vào việc đồng hành với các cặp vợ chồng.

Trách nhiệm sinh sản

63. Phù hợp với trật tự tạo dựng, tình yêu vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà và việc truyền sinh đã được sắp đặt cho nhau (xem St 1:27-28). Nhờ cách này, Đấng Tạo Hóa đã biến người đàn ông và người đàn bà thành những người tham dự vào công trình sáng tạo của Người, và đồng thời biến họ thành dụng cụ tình yêu của Người, ủy thác cho họ trách nhiệm đối với tương lai nhân loại qua việc lưu truyền sự sống con người. Vợ chồng phải cởi mở đón chào sự sống, đào tạo lối suy luận đúng đắn “biết nhìn ra thiện ích riêng của mình và thiện ích của con cái, cả những đứa đã sinh ra và những đứa đang được dự trù, biết biện phân các điều kiện vật chất và tinh thần về thì giờ và hoàn cảnh sống của họ, và luôn lưu ý tới thiện ích của cộng đồng gia đình, của xã hội con người và của Giáo Hội”
(GS 50; cf. VS, 54-66). Phù hợp với đặc điểm bản vị và hoàn toàn nhân bản của tình yêu vợ chồng, cách đúng đắn để kế hoạch hóa gia đình là đồng thuận đối thoại giữa vợ chồng, tôn trọng thì giờ và quan tâm tới phẩm giá người bạn đời. Trong bối cảnh này, người ta nên đọc lại Thông Điệp Humanae Vitae (xem các số 10-14) và Tông Huấn Familiaris Consortio (xem các số 14; 28-35) để đánh thức khuynh hướng biết sống ngược với não trạng phản sự sống hiện nay. Nhờ thế, việc cởi mở đón chào sự sống có thể lớn mạnh trong gia đình, trong Giáo Hội và trong xã hội. Qua nhiều định chế dành cho trẻ em, Giáo Hội có thể góp phần tạo ra một xã hội và cả một cộng đồng đức tin biết lấy đứa con làm thước đo. Lòng can đảm truyền sinh sẽ được tăng cường một cách đáng kể ở những nơi biết tạo ra bầu không khí thích đáng cho trẻ em, trong đó người ta sẵn sàng giúp đỡ và đồng hành với những người có trách nhiệm dưỡng nuôi con cái (sự hợp tác giữa các giáo xứ, các cha mẹ và các gia đình).

Quyết định sinh sản con cái có trách nhiệm giả thiết phải có việc đào tạo lương tâm, vốn là “tâm điểm thâm sâu nhất và là cung thánh của một con người, trong đó, họ một mình hiện diện với Thiên Chúa; tiếng của Người vang lên trong họ” (GS, 16). Vợ chồng càng cố gắng lắng nghe Lời Chúa và các giới răn của Người trong lương tâm (xem Rm 2:15), và được đồng hành về thiêng liêng, thì quyết định của họ càng thoát được tính chủ quan và khuynh hướng mốn chiều theo lối sống của những người chung quanh. Vì tình yêu đối với phẩm giá lương tâm, Giáo Hội mạnh mẽ bác bỏ các can thiệp cưỡng bức của Nhà Nước nhằm ủng hộ việc ngừa thai, triệt sản hay thẳng thừng phá thai. Cần phải khuyến khích việc sử dụng các phương pháp dựa trên “chu kỳ của khả năng sinh nở tự nhiên”. Việc khuyến khích này nên nhấn mạnh điều sau: “các phương pháp này tôn trọng thân xác vợ chồng, khích lệ tình âu yếm giữa họ và có lợi cho việc dưỡng dục đúng nghĩa” (CCC, 2370). Có bằng chứng lâu đời cho thấy: con cái là quà phúc kỳ diệu của Thiên Chúa, là niềm hân hoan của cha mẹ và của Giáo Hội. Qua chúng, Thiên Chúa canh tân bộ mặt thế giới.

Giá trị của sự sống trong mọi giai đoạn của nó

64. Sự sống là ơn phúc Chúa Ban và là một mầu nhiệm vượt quá chúng ta. Bởi thế, không thể có việc vứt bỏ những sự sống mới bắt đầu cũng như sự sống ở giai đoạn cuối đời. Trái lại, điều chủ yếu là phải dành cho những giai đoạn này một sự chăm sóc đặc biệt. Ngày nay, “Hữu thể nhân bản” rất đễ “bị coi như một món hàng tiêu thụ ngay trong nó, một món hàng có thể được sử dụng rồi quăng bỏ. Chúng ta đã để cho nền văn hóa ‘vứt bỏ’ phát triển, thậm chí còn được cổ vũ nữa” (EG, 53). Về phương diện này, được sự nâng đỡ của toàn bộ xã hội, gia đình có bổn phận chào đón sự sống sắp sửa sinh ra và chăm sóc sự sống này cho tới các giai đoạn sau cùng của nó. Còn về thảm kịch phá thai, trước nhất Giáo Hội quả quyết đặc tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người và dấn thân nhất quyết hành động để bênh vực sự sống này (xem EV, 58). Nhờ các định chế của mình, Giáo Hội cung cấp huấn đạo cho những người mang thai, nâng đỡ các bà mẹ thiếu niên, giúp đỡ các hài nhi bị bỏ rơi, và gần gũi những người đã phá thai. Giáo Hội nhắc các nhân viên trong lãnh vực y tế nhớ nghĩa vụ luân lý của họ là phải phản đối lương tâm. Đồng thời, Giáo Hội không chỉ cảm thấy phải cấp thời khẳng định quyền được chết tự nhiên, tránh lối điều trị tàn nhẫn và an tử, mà còn săn sóc người cao niên, che chở những người có khuyết tật, trợ giúp những người bệnh sắp chết, an ủi những người đang hấp hối, và cương quyết bác bỏ án tử hình (xem CCC, 2258).

Nhận con nuôi và nuôi trẻ

65. Việc nhận con nuôi, nhận trẻ mồ côi và các trẻ em bị bỏ rơi, nhận chúng như con cái của chính mình, trong tinh thần Tin Mừng, quả đả mang lấy vai trò tông đồ gia đình đích thực (xem AA, 11), và vốn được Huấn Quyền kêu gọi và khuyến khích nhiều lần (xem FC, 41; EV, 93). Quyết định nhận con nuôi và nuôi trẻ (fostering) nói lên một loại sinh hoa trái đặc thù, vượt lên trên và vượt quá các trường hợp hiếm muộc đáng buồn. Một quyết định như thế biểu thị hùng hồn cho việc chào đón có tính sinh sản, cho chứng tá đức tin và cho việc nên trọn của tình yêu. Nó phục hồi phẩm giá hỗ tương cho sợi dây từng bị bẻ gẫy: cho các vợ chồng không có con và cho những đứa con không có cha mẹ. Bởi thế, cần phải hỗ trợ mọi sáng kiến nhằm làm cho thủ tục nhận con nuôi được dễ dàng hơn. Việc buôn bán trẻ em giữa các nước và lục địa có thể được ngăn chặn nhờ các biện pháp luật lệ và việc kiểm soát của các chính phủ. Tính liên tục trong mối liên hệ sinh sản và mối liên hệ dưỡng nuôi phải lấy sự dị biệt giới tính giữa đàn ông đàn bà làm nền tảng cần thiết, giống như trong việc sinh sản. Đứng trước hoàn cảnh trong đó, người ta muốn có con bằng bất cứ giá nào, coi việc này như một thứ quyền để được thỏa mãn bản thân, thì việc nhận con nuôi hay nuôi trẻ, hiểu cho đúng, nhấn mạnh khía cạnh quan trọng sau đây của việc làm cha mẹ và làm con cái: chúng giúp ta nhìn nhận con cái, bất luận con tự nhiên, con nuôi hay con nhận nuôi, đều là những con người khác, và do đó, ta phải chào đón, yêu thương, chăm sóc , chứ không phải chỉ đem vào đời. Quyền lợi ưu tiên của đứa trẻ luôn luôn phải là yếu tố quyết định điều hướng việc nhận con nuôi hay nhận nuôi trẻ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc nhở: “con cái có quyền đươc lớn lên trong một gia đình với một người cha và một người mẹ” (Buổi Yết Kiến Đức Thánh Cha dành cho các tham dự viên của cuộc hội thoại về bản chất bổ túc của người đàn ông và người đàn bà, do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cổ vũ, 17 tháng Hai, 2014). Tuy nhiên, Giáo Hội có bổn phận buộc phải công bố rằng nếu có thể, con cái có quyền được lớn lên trong các gia đình nơi chúng sinh ra với sự trợ giúp lớn nhất có thể có.

Việc dưỡng dục con cái

66. Một trong các thánh đố nền tảng đang đặt ra cho các gia đình ngày nay chắc chắn là thách đố dưỡng dục; thách đố này càng trở nên cấp thiết và phức tạp hơn bởi thực tại văn hóa đương thời và ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Nên xem xét thích đáng các đòi hỏi và hoài bão của các gia đình: để trong cuộc sống hàng ngày, họ có khả năng trở thành nơi phát triển, nơi truyền thụ đức tin vững chắc và chủ yếu, nơi sống thiêng liêng và thực hành nhân đức giúp lên khuôn cho cuộc sống. Gia đình gốc thường là nơi ươm trồng ơn kêu gọi làm linh mục và tu dòng: vì thế, cha mẹ được thúc giục cầu xin Chúa ban ơn gọi vô giá này cho một trong những đứa con của họ. Trong lãnh vực giáo dục, quyền của các cha mẹ phải được bảo đảm trong việc tự do chọn lối giáo dục cho con cái phù hợp với các xác tín của họ, các khả thể sẵn có, và phẩm chất. Chúng phải được giúp đỡ để có thể sống cuộc sống cảm giới của chúng, ngay trong liên hệ hôn nhân, như một cách thế hướng tới trưởng thành, biết chấp nhận người khác mỗi lúc mỗi sâu sắc hơn và hiến mình mỗi lúc mỗi trọn vẹn hơn. Theo chiều hướng này, điều cần thiết là tái khẳng định việc cung cấp các phương tiện huấn luyện nhằm nuôi dưỡng đời sống hôn nhân và tầm quan trọng của một hàng ngũ giáo dân biết đồng hành bằng chính chứng tá sống của họ. Giúp ích rất nhiều là gương sáng của một tình yêu trung thành và sâu sắc, phát xuất từ tình âu yếm dịu dàng, biết kính trọng, và có khả năng phát triển với thời gian, và trong việc cương quyết cởi mở đón chào sự sống mới, ta sẽ cảm nghiệm được một mầu nhiệm vượt quá chính ta.

67. Trong các nền văn hóa khác nhau, các người lớn trong gia đình thường đóng một vai trò không thể thiếu trong việc dưỡng dục. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, ta đang chứng kiến cảnh các cha mẹ giảm dần phần đóng góp của mình vào việc dưỡng dục con cái, do sự hiện diện đầy áp đảo của các phương tiện truyền thông trong gia đình, cũng như khuynh hướng muốn chừa hay dành nhiệm vụ này cho người khác. Nhưng mặt khác, các phương tiện truyền thông (nhất là truyền thông xã hội), với thời gian, có thể giúp các thành viên trong gia đình hợp nhất với nhau. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông cũng là dịp để truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ. Giáo Hội đang được yêu cầu khuyến khích và nâng đỡ các gia đình trong nhiệm vụ phải lưu tâm và can dự một cách có trách nhiệm vào các chương trình có tính học thuật và giáo dục có lợi cho con cái họ. Hiện có sự nhất trí trong việc quả quyết rằng cơ sở giáo dục đầu tiên chính là gia đình và cộng đồng Kitô hữu có vị trí rất tốt trong việc hỗ trợ và tổng hợp vai trò huấn luyện không thể thay thế này. Điều cần thiết là phải dành không gian và thời gian hội họp để khuyến khích việc huấn luyện các cha mẹ và chia sẻ kinh nghiệm của các gia đình. Điều cũng quan trọng là việc các cha mẹ tham dự nhiều vào việc chuẩn bị cho con em lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô Giáo, vì họ chính là các thầy cô và các chứng tá đức tin đầu tiên của con cái họ.

68. Các trường Công Giáo đóng một vai trò chủ yếu trong việc giúp đỡ các cha mẹ chu toàn bổn phận giáo dục con cái họ. Giáo dục Công Giáo làm cho vai trò gia đình được dễ dàng: nó bảo đảm việc chuẩn bị vững vàng, giáo dục nhân đức và các giá trị, dạy dỗ theo giáo huấn của Giáo Hội. Nên khuyến khích các trường Công Giáo trong sứ mệnh giúp các cựu học sinh của họ lớn lên thành những người trưởng thành chín chắn, có khả năng nhìn thế giới qua cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu, và hiểu cuộc sống như lời mời gọi phụng sự Thiên Chúa. Do đó, hệ luận là các trường Công Giáo rất quan trọng cho sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Tại nhiều vùng, các trường đều là Công Giáo, tạo cơ hội đích thực cho trẻ em các gia đình nghèo, nhất là giới trẻ, giúp chúng thoát được cảnh nghèo và có cơ hội đóng góp thực sự cho đời sống xã hội. Phải khuyến khích các trường Công Giáo tiến hành các sinh hoạt của họ tại các cộng đồng nghèo nàn nhất, để phục vụ những thành viên kém may mắn nhất và dễ bị thương tổn nhất của xã hội chúng ta.

Còn tiếp
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng hội thường niên của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Melbourne
Trần Văn Minh
06:10 20/11/2015
Melbourne, Chiều Thứ Sáu 20/11/15. Mặc dù thời tiết không thuận lợi với trời mưa gió. Đoàn quân binh Mẹ trong Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thuộc Legio Mariae Tổng Giáo phận Melbourne, đã về hiệp dâng Thánh lễ trong ngày Tổng hội thường niên của Comitium, tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Những tà áo dài xanh truyền thống Legio Mariae chiếm đa số trong ngôi nguyện đường thân quen bên vị Nữ tướng Maria kính mến.

Mời coi hình

Vào lúc 6 giờ chiều, Kinh khai mạc bắt đầu, đoàn con cái Mẹ cất vang lời kinh Mân Côi, tiếp đến là Kinh Catena trước tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm được trang hoàng hoa đèn trang trọng bên cạnh gian cung Thánh. Và đặc biệt có những cây nến in ảnh Lòng Chúa Thương Xót dưới chân tượng Mẹ.

Đúng 6.30 Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm kiêm Linh giám Lêgio chủ tế cùng với Ca đoàn Legio trong những tà áo dài xanh đã dùng lời ca tiếng hát với cả tâm tình của những người con dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria trong ngày Tổng hội thường niên.

Trong bài chia sẻ tin mừng, Linh mục chủ tế đã nói đến các nhân đức mà Đức Maria đã nhận từ Thiên Chúa, Đức Mẹ đã chia sẻ lại viềm vui cùng mọi người mà trong kinh Thánh đã nói tới người chị họ Isave được Đức Mẹ đến thăm. Chắc chắn Đức Mẹ không từ bỏ lời cầu xin nào của đoàn con Mẹ, nhưng để được đón nhận Chúa ngự đến trong con người chúng ta, chúng ta cũng phải sửa soạn tâm hồn cho sạch sẽ để xứng đáng được đón nhận Chúa đến thăm.

Để chuẩn bị đón nhận Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm đã nhận được đặc ân là một trong năm ngôi Thánh Đường mở cửa cho giáo dân đến hành hương năm Thánh. Trong dịp trọng đại này, Comitium có món quà thật ý nghĩa là tặng cho mỗi đội viên một cây nến được Cha Linh giám làm phép với ý nghĩ là sẽ thắp sáng ngọn lửa tại mỗi gia đình để soi rọi đến những nơi tối tăm và lan tỏa đến mọi nơi, mang ánh sáng của Chúa đến cho muôn dân. Nến sau khi làm phép, mọi người được mời lên nhận nến để mang về nhà.

Một bữa ăn nhẹ cũng được sửa soạn tại hội trường trung tâm để mọi người bên nhau vui vẻ trò chuyện, trao đổi những sinh hoạt theo đúng với truyền thống Legio trong ngày tổng hội.
 
Thánh lễ tạ ơn hoàn thành việc trùng tu ngôi Thánh đường giáo họ Đông Hồ
BTT giáo phận Thái Bình
09:34 20/11/2015
Thánh lễ tạ ơn hoàn thành việc trùng tu ngôi Thánh đường Giáo họ Đông Hồ

Sáng thứ Sáu (20.11.2015), nhân danh Đức Giám Mục Giáo phận, cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám đã về dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa tại Giáo họ Đông Hồ thuộc Giáo xứ Khúc Mai, Giáo hạt Thái Thụy, nhân dịp Giáo họ vừa hoàn thành việc trùng tu ngôi Thánh đường.

Xem Hình

Bầu trời Thái Bình sáng nay nặng trĩu, mây đen u ám phủ kín, trận mưa rào kéo dài hàng mấy giờ đồng hồ, nhưng cũng không vì thế mà cộng đoàn Giáo họ bị mất đi niềm vui trong dịp đặc biệt này. Cùng với cha Tổng Đại diện, cộng đoàn Giáo họ Đông Hồ còn được đón trên 30 quý cha trong Giáo phận và đông đảo quý khách, quý ân nhân và thân nhân về cùng hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ trọng thể.

Vì những cơn mưa qua lớn, nên cộng đoàn không thể thực hiện chương trình chào mừng cũng như cuộc rước theo như đã dự định. Hồi 9g00, mọi thành phần cùng quy tụ tại ngôi Thánh đường vừa mới trùng tu, trước khi bước vào thánh lễ, các vị đại diện đã sơ qua đôi nét về lịch sử của Giáo họ và báo cáo tổng kết việc trùng tu ngôi Thánh đường này. Tiếp đến, cha Tổng Đại diện đã trao bằng ghi ơn của Giáo họ dành cho những vị ân nhân.

Thánh lễ được diễn ra một cách trang trọng và sốt sắng. Mở đầu thánh lễ, cha Tổng Đại diện ngỏ lời chào và chúc mừng cộng đoàn nhân dịp trọng đại này. Đồng thời, cha mời gọi mọi thành phần cùng hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa, nhớ ơn các bậc Tiền nhân, biết ơn các vị ân nhân và cầu nguyện cho những người đã khuất.

Trong bài giảng, cha Tổng Đại diện đã nhấn mạnh về ý nghĩa của ngôi Nhà thờ, ngài nói: Ngôi Nhà thờ đã trải qua dòng thời gian 120 năm và được trùng tu lại một cách đẹp đẽ, đó không chỉ là niềm tự hào của riêng cộng đoàn tín hữu Đông Hồ mà còn là niềm tự hào của mọi người, do công trình này mang vẻ đẹp cho cả quê hương Việt Nam và khu vực thôn xã vùng này. Bởi vì, đây là gia sản quý giá cả về tinh thần lẫn vật chất.

Tiếp tục bài giảng, cha đã cho thấy, đối với các tín hữu nơi đây, ngôi Nhà thờ tràn ngập bầu khí thánh thiêng là nơi để cộng đoàn quy tụ hằng ngày, được gặp gỡ Thiên Chúa, bày tỏ với Ngài những nỗi vui buồn, để được Ngài nâng đỡ, thánh hóa và thi ân giáng phúc qua hồng ân các Bí tích trong suốt cuộc đời: từ lúc sinh ra cho tới khi nhắm mắt lìa đời để trở về với Ngài. Chính nơi bầu khí tràn ngập sự thánh thiêng này cũng đem lại hạnh phúc và sự bình an cho tất cả mọi người chung quanh khu vực.

Thánh lễ được khép lại với tâm tình cảm tạ của bài ca kết lễ. Sau thánh lễ, mọi người cùng tiếp tục chung chia niềm vui với cộng đoàn Giáo họ Đông Hồ qua bữa cơm thân tình tại khuôn viên Nhà thờ.

Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Giáo họ Đông Hồ:

Đầu thế kỷ XIX, Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất Đông Hồ. Ban đầu, làng Đông Hồ chỉ có một gia đình tin theo Chúa. Theo dòng thời gian, số tín hữu ngày một gia tăng. Mọi người đã chung tay dựng ngôi nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện.

Năm 1830, Giáo họ Đông Hồ chính thức được thành lập và trực thuộc Giáo xứ Kẻ Hệ. Năm 1896, Giáo họ xây dựng ngôi Thánh đường bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng, mái lợp ngói (dài 30m, rộng 10m). Năm 1900, Đông Hồ thuộc về Giáo xứ Thượng Phúc. Năm 1940, Giáo họ xây dựng cây tháp phía đầu nhà thờ, và số giáo dân lúc này lên đến 532 nhân danh. Ngôi Nhà thờ của Giáo họ tọa lạc tại địa bàn thôn Đông Hồ, xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 16km về hướng Đông Bắc.

Sau biến cố di cư năm 1954, Giáo họ chỉ còn 68 nhân danh ở lai quê nhà. Tuy nhiên, mọi người vẫn giữ vững đức tin, và phát triển xây dựng cơ sở vật chất: Năm 1960, Giáo họ xây dựng ngôi nhà phòng 4 gian, lợp ngói mũi; năm 2005, Giáo họ xây dựng ngôi nhà Giáo lý với tổng diện tích 100m2 và tháp chuông cao 23m.

Năm 2009, Bề trên Giáo phận quy tụ các giáo họ thuộc khu Tây xứ Thượng Phúc và ban Sắc thành nâng Giáo họ Khúc Mai lên hàng Giáo xứ. Kể từ đó, Đông Hồ trực thuộc về xứ Khúc Mai. Số giáo dân hiện nay của Giáo họ Đông Hồ là 160 nhân danh.

Ngôi Nhà thờ bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng của Giáo họ đã trải qua 120 năm sương gió nên cũng đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2014, cha xứ cùng cộng đoàn Giáo họ và quý vị ân nhân đồng tâm nhất trí, bắt tay vào việc trùng tu ngôi Thánh đường này. Sau vừa tròn một năm thi công, với tổng kinh phí trên 1.800000000 VN đồng, ngôi Thánh đường đã được khoác lên màu áo mới và vững chắc, vẫn giữ nguyên dáng vẻ đẹp kiến trúc Á Đông. Đây thật là dịp xứng đáng và phù hợp để cộng đoàn Giáo họ Đông Hồ chào đón quý cha và quý khách về hợp lời tạ ơn Thiên Chúa.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Sinh hoạt đáng ghi nhớ của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam - Canberra
Hồng Việt
11:07 20/11/2015
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam - Canberra

Canberra, những ngày cuối Xuân thật đẹp, khi những hàng sồi cao vút dọc theo các con đường chính của thủ đô trơ trọi không một chiếc lá vào mùa Đông, mà nay lá cành sum suê. Các dãy bạch đàn, loại cây thổ địa (native trees) cũng đâm chồi nảy lộc tạo ra một màu xanh tươi mát và tràn đầy sức sống. Hoa nở rộ khắp nhà, khắp phố cùng tiếng chim hót líu lo cũng làm lòng người thêm rộn ràng. Mùa Xuân Canberra đẹp và êm đềm quá!

Cùng hòa mình vào Giáo Hội hoàn vũ, cộng đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam–Canberra có những sinh hoạt đáng ghi nhớ như sau:

Cựu Sinh Viên Đại Học Công Giáo Minh Đức từ khắp nơi trẩy về thủ đô Canberra để họp mặt và đã đến dâng thánh lễ với cộng đoàn vào Chúa Nhật 18-10-2015. Trong thánh lễ, cha Tuyên Úy và cộng đoàn cầu chúc các cựu sinh viên có được buổi hội ngộ thành công và nhất là tiếp tục hăng say sống tinh thần Minh Đức. Được biết, Viện Đại học Minh Đức do cha Bửu Dưỡng và Hội Minh Trí xây dựng từ tháng 9 năm 1970 với năm phân khoa đại học: Kỹ thuật canh nông, Khoa học thực dụng, Kinh tế thương mại, Triết học, và Y khoa. Đến tháng 12 năm 1972 thì trường chính thức nhận được giấy phép hoạt động dưới tên Viện Đại học Minh Đức. Trường tọa lạc tại số 6 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định. Sau biến cố 30-04-1975, Viện Đại học Minh Đức bị xóa tên.

Chúa Nhật 25-10-2015: kết tháng Mân Côi. Thật là một vinh dự cho Cộng Đoàn, năm nay có Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana đến dâng lễ với cộng đoàn. Đức Khâm Sứ (ĐKS) sinh năm 1948 tại tỉnh Naga, Phi-Luật-Tân, và có lẽ cùng là người Á-châu nên giáo dân trong cộng đoàn cảm thấy rất gần gũi với ngài. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến CĐCGVN-Canberra gắn bó mật thiết với Tòa Khâm Sứ (TKS) là hầu hết các nhân viên TKS lại là các Sơ Dòng Trinh Vương Úc châu (Sisters of Mary Queen) người Việt. Vâng, với chiếc áo dòng màu xám đơn sơ, sống cuộc đời tận hiến và thánh thiện, các Sơ lại đảm trách công việc nặng nề của các nhân viên tòa đại sứ. Trên phương diện ngoại giao hay hành chánh thì TKS cũng giống như bất cứ một tòa đại sứ nào khác.

Hàng tuần người ta luôn thấy một chiếc xe nhỏ, mang bảng số DCnnn đến nhà thờ Thánh Tô Ma Tông Đồ trước 3 giờ chiều, người lái xe mang biển số ngoại giao đoàn (Diplomat Car), không phải là một nhân viên ngoại giao mà lại là một Sơ Dòng Trinh Vương từ TKS đến dạy giáo lý cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT). Hy vọng CĐCGVN-Canberra ngày càng gắn bó hơn với TKS. Mỗi lần có dịp đến thăm TKS tại thủ đô Canberra, tôi lại chợt nhớ về Tòa Khâm Sứ Việt Nam, tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Sao Tòa Khâm Sứ tại Việt Nam lại chịu hẩm hiu đến như vậy!

Trong dịp này ĐKS đã chúc lành cho các thừa tác viên công bố lời Chúa, và thừa tác viên đặc biệt (cho Rước Lễ) trong ghi thức Sai Đi.

Cộng đoàn có thói quen, trong những dịp lễ lớn, mỗi gia đình đem đến một món ăn mà người Úc thường gọi là ‘bring a dish’, để cùng chung chia với nhau sau thánh lễ. Được biết ĐKS nói lưu loát các thứ tiếng: Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Ngài nói chuyện tiếng Anh với mọi người, và chính người viết được nghe ĐKS nói chuyện bằng tiếng Pháp với một vị cao niên trong cộng đoàn, mà nghe cứ tưởng hai người Tây nói chuyện với nhau, hay quá!. Người Pháp luôn tự hào về ngôn ngữ của họ là phải.

Tạm biệt Sr Trâm, vừa hoàn tất chương trình thần học tại Úc, ngày mai trở về nhà Dòng bên Việt Nam

Cộng đoàn rất gắn bó với giáo xứ Thánh Tô Ma Tông Đồ, Kambah, tham gia hầu hết các sinh hoạt của giáo xứ Úc. Có những đóng góp cụ thể như các dự án: nới rộng nhà xứ, dựng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên nhà thờ, gắn kiếng màu mỹ thuật có hình bàn tay Thánh Tô Ma xỏ tay vào Dấu Thánh, gây quỹ làm mái hiên cuối nhà thờ, tích cực đóng góp và tham dự buổi hội chợ (Fête) vào thứ Bảy 14-11-2015.

Cộng đoàn đã chuẩn bị cho ngày Fête của giáo xứ từ nhiều tháng trước. Những món ăn thuần túy Việt Nam được chuẩn bị công phu và rất được khách tham dự hội chợ chiếu cố, giúp giáo xứ Úc gây quỹ được khá nhiều.

CĐCGVN-Canberra tuy nhỏ, nhưng có hai ca đoàn hoạt động rất tích cực. Ca đoàn Dũng Lạc (ca đoàn lớn), và ca đoàn TNTT. Ngoại trừ ca trưởng từ ca đoàn Dũng Lạc phái sang, hầu hết các em đều sinh ra và lớn lên tại Úc, nhưng các em hát lễ và đọc sách bằng tiếng Việt rất trôi chảy. Tham gia Phong Trào TNTN, học giáo lý, hát trong ca đoàn còn là cơ hội để các em trau dồi tiếng Việt rất hiệu quả.

Hành hương Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN) tại Penrose Park.

Năm nay CĐCGVN-Canberra lại cùng nhau đi hành hương Penrose Park vào Chúa Nhật 22-11-2015, và cũng là ngày cộng đoàn long trọng mừng lễ CTTĐVN. Mỗi năm một lần, người Công Giáo Việt Nam vùng thủ đô tựu về Penrose Park, một vùng núi rừng hoang vu, để cùng dâng lời kinh tiếng hát, tưởng nhớ đến các tiền nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin Công Giáo. Hơn thế nữa, vì lòng ngưỡng mộ và tôn kính CTTĐVN, người Công Giáo Việt Nam Canberra đã chọn CTTĐVN làm bổn mạng của cộng đoàn.

Đền CTTĐVN được xây dựng tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park do Dòng Ẩn tu Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ là PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, N.S.W. 2577. Điểm hành hương cách thủ đô Canberra 144Km hay 1 giờ 35 phút lái xe, dọc theo xa lộ Hume (M31) trên đường đi Sydney. Đền CTTĐVN có gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Có tượng Đức Mẹ Lavang phía trước đền.

Dù trôi dạt đến bất kỳ góc biển chân trời nào, người Công Giáo Việt Nam luôn nhớ về nguồn gốc của mình, hãnh diện là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và luôn khẩn cầu: “Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”. Và, như Đức Hy F.X. Nguyễn Văn Thuận đã căn dặn trong bài Con Có Một Tổ Quốc là hãy:

Vui niềm vui của đồng bào,

Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.

Hồng Việt – Canberra, November 2015
 
Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam tại hội Thừa Sai Việt Nam
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:59 20/11/2015
Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam tại hội Thừa Sai Việt Nam

9 giờ sáng ngày 20/11/2015, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - đặc trách Hội Thừa Sai VN đã đến giáo xứ Gò Mây, (Địa chỉ: 791/4 Lê Trọng Tấn Phừơng Bình Hưng Hòa, Quận Bính Tân) nơi có trụ sở Hội Thừa Sai Việt Nam để dâng lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng của hội.

Xem Hình

Cùng hiệp dâng thánh lễ có khoảng 30 cha trong và ngoài hội, nhiều quý tu sĩ nam nữ và khoảng 600 giáo dân của các cộng đoàn do hội phụ trách.

Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ Gò Mây, giới thiệu đến Đức Cha, quý cha đôi nét về cộng đoàn Gò Mây và cảm ơn Đức Cha, quý cha đã về dâng lễ.

Tóm tắt bài giảng của Đức Cha Phêrô: Qua bài đọc I chúng ta có thể hiểu: Từ thời ông Môisê, dân Chúa đã biết giữ lề luật, chỉ để mong sao khi qua khỏi đời này sẽ được hưởng vinh phúc Nước Thiên Đàng nơi có Đấng Hằng Sống hiển trị.

Thời nào ở đâu cũng vậy, đức tin luôn bị rào cản bởi những phù phiếm sa hoa, ghen ghét. Là con người đứng trước cái chết ai cũng sợ, nhưng nếu chết để nói lên được điều mình có, điều mình tin thì không sợ nữa.

Hội Thừa Sai Việt Nam nhận các thánh tử đạo làm bổn mạng cũng thật là dễ hiểu. Nhờ lời chuyển cầu của các thánh, Thiên Chúa đã ban cho hội được nhiều ơn lành, vượt qua được nhiều đoạn đường thử thách do ma quỷ quấy phá để hội có được nhiều bước tiến đáng kể.

Chúng ta cùng tạ ơn Chúa, cùng chúc tụng danh Chúa vì đã thương ban cho chúng ta cả những ơn chúng ta không dám xin.

Xin các thánh tử đạo cầu bầu cho chúng ta luôn mãi để chúng ta mạnh dạn bước theo Chúa đến cùng.

Gần cuối lễ, cha Phêrô Phan Như Ngân đã tường trình đến Đức Cha, quý cha hoạt động của hội trong thời gian qua và sau này.

Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 30 sau phép lành bình an, mọi người qua nhà tập dùng cơm trưa và thưởng thức chương trình văn nghệ với nhiều hoạt cảnh tử đạo của các thánh năm xưa. Hoạt cảnh của các em thiếu nhi giáo xứ Thánh Linh và Tân Khai –Giáo phận Phú Cường đã gây xúc động cho nhiều người. Xin cảm ơn.

Được biết: Trong chuyến đi mục vụ mới đây, Đức Cha Phêrô đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục tại các sân bay, có khi phải chờ đợi 2-3 tiếng đồng hồ. Về dâng lễ hôm nay, Đức Cha đã vượt qua đoạn đường dài hơn 10.000 km để về đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 8 giờ và đã kịp dâng lễ lúc 9 giờ.

Xin cầu nguyện cho Đức Cha nhiều hơn về Bình an và sức khỏe.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Văn Hóa
Văn hóa Ăn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
21:09 20/11/2015
Tiếng Nước Tôi rất đẹp và rất phong phú. Những kinh nghiệm sống góp nhặt bao đời từ tổ tiên ông bà truyền lại cho con cháu là một gia sản rất quý báu. Tôi rất thích những câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao xưa. Từng câu từng chữ đều có một ý nghĩa sâu sắc tuyệt vời.

Ông bà tổ tiên nói về vấn đề tiếp đón, nấu nướng, tiệc tùng và ăn uống như sau: ‘Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Liệu cơm gắp mắm. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Cháo nóng húp quanh. Ăn cây nào, rào cây ấy. Ăn theo thuở, ở theo thì. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Nhai cho kỹ, nghĩ cho lâu….’

Người phương Tây, mỗi khi có tiệc tùng liên hoan, họ chuẩn bị bàn ghế, chén dĩa, ly cốc, muỗm dao xiên và khăn ăn rất cẩn thận. Dĩa trên đĩa dưới, ly to chén nhỏ và bầy biện rất đẹp mắt. Đồ ăn thức uống và đồ tráng miệng được phục vụ từng phần và từng món. Nói chung là tiệc càng lớn, chén dĩa và ly bát càng nhiều.

Người Á Đông, về vấn đề tiệc tùng liên hoan cũng không kém phần quan trọng. Hình thức rất là trang trọng. Đồ ăn thức uống tự nấu tươi ngon rất hợp khẩu vị, nhiều món thuần túy đặc sản và thường thức ăn rất dồi dào dư giả.

Dân Việt, tại xứ người, một vấn đề chúng ta có thể suy tư về bữa ăn và bữa tiệc trong gia đình. Những bữa cơm hằng ngày trong gia đình, có lẽ lúc nào chúng ta cũng dọn chén sành, chén sứ hoặc chén nhựa và đôi đũa trên bàn. Chúng ta cảm thấy ấm lòng khi húp bát canh nóng hay ăn một chén súp. Bát sạch ngon cơm. Chén bát sạch đẹp sẽ giúp cho thức ăn thêm ý vị, vừa miệng và dễ cầm dễ ăn và gọn gàng.

Tham dự những tiệc liên hoan như Barbecue, Picnic ngoài trời (out-doors) hoặc tập thể đông người, buffet, chúng ta có thể dùng loại ly, chén, đĩa giấy và xiên, muỗn, dao bằng đồ nhẹ. Xài xong có thể bỏ vào sọt rác cho gọn gàng và sạch sẽ.

Những bữa tiệc ít người, chúng ta có thể sửa sọan kỹ lưỡng hơn một chút. Có nhiều bạn nói rằng ăn đĩa giấy cho tiện và khỏi vất vả rửa ráy. Điều này có thể tiết kiệm được nước và chút thời gian. Nhưng chúng ta có thể suy xét một chút kỹ hơn. Nhai cho kỹ, nghĩ cho lâu.

Để chuẩn bị một bữa tiệc, chúng ta phải xài hết rất nhiều thời gian. Nào là tính toán ngày giờ, mời mọc, mua sắm, nấu nướng, sắp xếp bàn ghế và chuẩn bị đồ ăn thức uống. Có khi hai ba người vất vả cả ngày để nấu nướng. Các món ăn thuần túy dân tộc rất đặc biệt. Có lẩu sôi nóng. Có súp ngon. Có các món ăn đặc sản. Tiệc khoản đãi rất ư là hoành tráng.

Thường khách mời là khách quý, là bạn hữu và người thân cận. Có một điều mà chúng ta không chú ý lắm về cách thức khoản đãi. Ý niệm về bát sạch ngon cơm. Đồ ăn thức uống qúa ngon, nhưng khách mời chỉ được ăn bằng chén giấy nhẹ tênh thay vì chén sành, chén sứ, thì quá uổng, giảm bớt giá trị công lao nấu nướng phục vụ. Tại sao chúng ta không dám cho khách dùng chén sành, sứ hay chén nhựa?

Chúng ta có thể lý luận rằng ăn chén giấy cho nhàn, cho tiện và khỏi phải rửa ráy mất thời giờ. Chúng ta suy nghĩ, nếu tiệc mời 20 người, chúng ta chỉ phải rửa thêm có 20 chén ăn cơm. Chúng ta có thể rửa 20 chén trong vòng 5 hay 7 phút là cùng. Nên phân biệt, dù ăn chén giấy hay ăn chén sành, thì tất cả các nồi niêu, xoang chảo hay tô đĩa còn lại, trước sau chúng ta cũng phải rửa sạch. Không vì muốn chất gánh nặng lên vai người khác, nhưng chúng ta nên nhận biết giá trị thực sự của việc hy sinh phục vụ của các đầu bếp.

Nếu có 30 chén ăn cơm, chúng ta cần chỉ rửa trong vòng 10 phút là tối đa. Dùng chén sành, sứ hay nhựa ăn cơm thì rất lịch sự đối với khách được mời. Chúng ta có thể dùng chén để húp lẩu nóng hay súp rất ngon. Tại sao chúng ta dám bỏ ra cả ngày để chuẩn bị bữa ăn ngon, nhưng chỉ có thêm 10 phút để rửa chén ăn cơm mà lại ngại ngùng? Đã thương thì thương cho trót. Tiệc đãi sẽ hoàn hảo mọi bề.

Một vài chia sẻ về vấn đề tiệc tùng ăn uống trong đời sống gia đình. Ước chi mỗi người chúng ta nhận ra những điều nho nhỏ tế nhị, để giúp làm cho cuộc sống tươi đẹp và văn minh hơn. Xin được góp ý.
 
Biết ơn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
21:10 20/11/2015
BIẾT ƠN

Truyện kể: Ngày kia Chúa mở đại hội “Trăm Hoa Đua Nở”. Qui tụ đại biểu của mọi loài hoa trên trái đất. Rừng hoa tươi thắm muôn mầu khoe sắc trước nhan Thiên Chúa. Các đại biểu hoa gặp nhau tay bắt mặt mừng, dâng lời chúc tụng ngợi khen danh Chúa và chào thăm nhau. Duy chỉ có hai loài hoa không thèm giáp mặt, đó là Hoa Thi Ơn và Hoa Nhớ Ơn. Quả thực ở đời nhiều người thi ơn, nhưng lại ít kẻ nhớ ơn.

Tạ ơn Thiên Chúa. Cha ông dậy rằng: Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn là một nhân đức. Đời của chúng ta là cả một chuỗi những ngày chịu ơn. Từ những ơn căn bản của sự sống tới những ơn được bao dung nâng đỡ. Càng biết ơn, chúng ta càng sống làm người hơn. Nhiều người làm ơn cho tha nhân nhưng không mong phải đền đáp ân tình. Tuy nhiên những người nhận ơn và mang ơn cần có thái độ biết ơn. Chúa Giêsu dùng thí dụ để dạy chúng ta về lòng biết ơn. Chúa đã chữa lành cho 10 người phong cùi, nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại tạ ơn Chúa. Thánh Luca viết: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria (Lc.17:15-16). Lòng biết ơn của người ngoại giáo là bài học cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thường xuyên dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài ban? Chúa không đòi chúng ta phải trở lại tạ ơn nhưng Chúa vẫn mong chờ. Đức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?(Lc 17:17).Chúa đang hỏi chúng ta đó.

Tri ân Giáo Hội. Giáo Hội đã lãnh nhận kho tàng mặc khải để tuyền đạt lại cho mọi thế hệ. Sự mặc khải giúp chúng ta học biết về Thiên Chúa. Chúng ta có tín ngưỡng là tâm hồn của chúng ta đã đang được mở ra với một vũ trụ hữu thần. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa hiện hữu, Đấng là đầu và là cùng đích của mọi loài thọ tạo. Niềm tin này thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cuộc sống con người. Trong Giáo Hội, chúng ta được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô và thông phần ân sủng siêu nhiên. Qua Giáo Hội, chúng ta được sinh ra lại làm con Chúa. Được lãnh nhận các Bí Tích như những ân lộc nuôi dưỡng tâm hồn. Là những người Kitô hữu, chúng ta rất hạnh phúc, vì được nâng lên địa vị làm con Chúa và được hứa ban thưởng phần phúc thiên đàng. Chúng ta được học biết về Chúa, về Giáo Hội, về con người và về mọi loài thụ tạo. Giáo Hội khai mở cho chúng ta bước vào một thế giới sống động và trật tự được quan phòng. Mọi vật đã có quả phải có nhân, gọi là nguyên lý nhân quả. Nhìn vũ trụ bao la nhưng vẫn bị giới hạn trong không gian và thời gian, chúng ta biết có Đấng Hằng Hữu. Biết Ngài để yêu mến và cảm tạ ân huệ mà Ngài đã đặt để trong tâm hồn mỗi người.

Biết ơn xã hội. Chúng ta sinh ra có quê cha đất tổ, có nơi chôn nhau cắt rốn và có truyền thống văn hóa. Chúng ta được nhào nắn nên người trong hoàn cảnh xã hội với biết bao điều tốt lành. Chúng ta được hưởng phúc lợi của xã hội về mọi mặt trong đó có tín ngưỡng, văn hóa, an ninh, công ăn việc làm, có đất dụng võ, có trường để học và có nơi để tiến thân. Tiền nhân đã phải phấn đấu để dựng nước, xây nhà dành độc lập cho quê hương xứ sở. Bao anh hùng đã ngã ngục dưới làn bom, súng đạn để dành giữ mảnh đất thân yêu. Bao hy sinh của những bàn tay lao động phát quang từ những đồi núi hay cánh đồng hoang sơ xình lầy trở thành những mảnh đất mầu mỡ và phì nhiêu. Các vị đã khai sông, mở đường và xây dựng những thành phố xinh đẹp và tiện nghi. Khi ra đời là chúng ta đã có sẵn tất cả, nhưng chẳng mấy khi chúng ta nghĩ đến những công khó của các bậc tiền nhân để biết ơn.

Đền ơn cha mẹ. Ơn sinh thành dưỡng dục. Công cha nghĩa mẹ như trời biển. Con cái phải biết thảo hiếu và tôn kính ông bà cha mẹ. Qua cha mẹ, chúng ta được hiện hữu vào đời. Con vật sinh ra chỉ cần ngọ ngoạy một chút là có thể đứng lên đi theo mẹ kiếm mồi. Còn con người bé nhỏ cần sự chăm dẵm của mẹ cha và những người khác. Từng ly từng tí, từng giây từng phút mới phát triển và lớn lên. Học nằm, học ngồi, học lẫy, học bò, học đi học đứng, học ăn học nói và cái gì cũng phải học. Đây là những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời bên lòng mẹ. Rồi cho dù con có biết đi biết chạy, cha mẹ vẫn phải để mắt dõi trông. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày, từng đêm. Đếm từng năm tháng khi con bước đến trường, mong ngày con ra trường. Có công ăn việc làm ổn định. Cha mẹ chờ mong ngày con thành lập gia thất, sinh con đẻ cái. Chưa hết, cha mẹ vẫn còn muốn ấp ủ con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh. Tình cha mẹ là thế đó! Cha mẹ không đòi con phải trả nghĩa ân tình nhưng cha mẹ mong con giữ giây liên kết gia đình tình mẹ tình cha.

Biết ơn các ân sư. Thầy cô khai mở tri thức. Thầy cô dạy chúng ta biết đọc biết viết. Câu ca dao thường nói: Không thầy đố mày làm nên. Trường học dạy chúng ta hỉểu biết khoa học, văn học, toán học, đạo đức học và càng học tâm trí chúng ta càng mở mang hiểu biết thế giới bên ngoài. Công trình nghiên cứu và hiểu biết của biết bao nhiêu các bậc cha ông hay đàn anh đi trước ghi nhận và lưu truyền lại. Họ đã truyền thụ lại cho chúng ta kho tàng cả mấy ngàn năm khám phá, phát minh và suy tư. Tất cả những kiến thức đã được gom nhặt từ các nền văn hóa trên thế giới. Đã có những vị tiền bối dành cả đời nghiên cứu, viết lách, tìm tòi để làm thành những cuốn tự điển dịch nghĩa giúp chúng ta học hiểu được những ngôn ngữ văn minh. Và qua sự giao lưu, chúng ta đã có một kho tàng văn hóa riêng cho chính xứ sở mình. Chúng ta đừng bao giờ quên ân tình cha ông để lại qua nền văn hóa.

Báo ân bạn đồng hành. Trên thế giới có trên dưới tám tỷ người. Chúng ta đã gặp gỡ và quen biết được bao nhiêu người. Con số rất giới hạn vì mỗi người chúng ta chỉ sống trong khoảng một thời gian và một không gian nào đó. Xã hội thay đổi, người sinh, kẻ tử cứ tiếp nối nhau mà sống. Ai trong chúng ta cũng đã cùng đồng hành với nhiều người khác trên các chuyến tàu, chuyến xe, chuyến máy bay hay cùng tham dự những buổi đại hội, hành hương hay các cuộc họp mặt chung. Chúng ta đã tìm thấy niềm vui, sự ủi an và nâng đỡ nhau khi an bình cũng như khi gặp khó khăn. Chúng ta không biết nhiều về người khác nhưng chung ta cùng chung một kiếp người, chung một hướng đi, chung một niềm tin hay cùng chung một mục đích. Chúng ta luôn có lý do để biết ơn và cầu nguyện cho nhau.

Cám ơn anh chị em. Anh chị em như thể tay chân nên đùm bọc thương yêu và giúp đỡ nhau. Chị ngã em nâng. Những gia đình càng đông con càng hạnh phúc. Anh chị em trong gia đình cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ. Vì khi gặp gian nan, đau khổ, có người bên cạnh chia xẻ và nâng đỡi ủi an. Khi có dịp vui mừng, anh chị em đoàn tụ liên hoan. Tục ngữ dạy rằng: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đây là một sự nâng đỡ vô hình nhiều khi chúng ta không nhận ra hồng ân đó. Anh chị em một nhà đã được cưu mang cùng chung một cung dạ, cùng chung nôi, hưởng một nguồn sữa mẹ, cùng được ẵm bế và dưỡng nuôi trong một mái ấm gia đình. Anh chị em cùng học chữ yêu thương ba ba, má má. Cùng được ấp ủ trong vòng tay hiền mẫu. Anh chị em được lớn lên và trưởng thành bên nhau. Anh chị em đã học được những kinh nghiệm đầu tiên của cuộc sống qua những nhu cầu chén nước, bát cơm, ganh tị nhau từng cái kẹo và miếng bánh. Thân thương lắm! Chúng ta phải biết ơn lẫn nhau.

Tri ân bạn bè. Sống trên đời, ai cũng có những người bạn. Bạn học chung trường, chung lớp, bạn chúng lý tưởng và chung hướng. Có những người bạn cùng làm việc, cùng cộng tác, cùng tranh đấu và cùng sống chết với nhau. Bạn bè bổ túc cho nhau: Học thầy không tày học bạn. Chúng ta học hỏi rất nhiều nơi các người bạn. Có những người bạn chỉ quen trong một thời gian ngắn nhưng nên tình nên nghĩa. Bạn chân thành giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ thầy cô thường dạy hãy chọn bạn mà chơi. Đúng vậy: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Ra trường đời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu người nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Những người bạn chân tình là những người bạn không lạm dụng nhau để mưu lợi cho mình. Thành công ở đời do bạn hữu thật nhiều. Ngày nay sự liên kết bạn bè còn rộng rãi hơn qua các hệ thống kỹ thuật tân tiến.

Cám ơn mọi người chung quanh. Chúng ta được hiện hữu giữa thế giới là một ơn trọng đại. Chúng ta còn được mọi người chung quanh bao bọc chở che. Được mọi người nâng đỡ dìu dắt và dạy bảo chúng ta nên người. Chúng ta phải học cách làm người sao cho xứng danh nghĩa là dũng nhân. Một con người biết rung cảm với sự bén nhạy của trái tim. Biết nhường, biết kính, biết cảm và biết ơn. Sự biết ơn là một chiếc cầu nối thông thương giữa người với người. Làm người nên biết ân nghĩa chí tình với mọi người, đặc biệt các ân nhân và thân nhân. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Sống ở đời cũng cần có: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Chúng ta nên ân nghĩa báo đền cho xứng hợp danh phận con người.

Khi nào không còn nhận ơn, khi đó chúng ta không phải trả ơn và biết ơn. Cuộc đời chúng ta được ôm ấp trong tình yêu thương của Thiên Chúa và của mọi người. Hai chữ “cám ơn” sẽ được ghi lòng tạc dạ. Biết dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn con người, chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh hiệu là con Thiên Chúa và dòng dõi của cha ông tổ tiên. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, bây giờ và mãi mãi. Thánh vịnh 118 đã diễn tả: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 118:1). Chúng con xin tạ ơn Chúa muôn ngàn đời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Thoải Mái
Dominic Đức Nguyễn
21:54 20/11/2015
NỤ CƯỜI THOẢI MÁI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hãy bắt đầu một ngày mới
với nụ cười,
ít ra đó cũng là
một sự khởi đầu tốt đẹp .
(Kd)