Ngày 21-11-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Kitô Vua
Lm Jude Siciliano OP
02:41 21/11/2019
Chúa Nhật XXXIV Thường Niên -C-

2 Samuen 5: 1-3; T.vịnh 121; Côlôxê 1: 12-20; Luca 23: 35-43

Dân Israel đang mong đợi Đấng Mesia, Đức Kitô, Người được Thiên Chúa xức dầu để cứu họ, để giải thoát những người bị giam cầm, bênh vực quyền lợi cho người nghèo và bắt đầu một triều đại hòa bình và công chính không bao giờ chấm dứt. Từ những ngày đầu tiên Chúa Giêsu giảng dạy và sau này trong thời giáo hội tiên khởi, những người được Chúa Kitô thu hút đến là những người sống bên lề xã hội đến vị vua như họ đã bị nhiều áp bức trong bạo lực của những kẻ thống trị trần gian.

Đã bao lần, trong những dịp trọng đại. chúng ta đã nghe danh thánh Chúa Kitô được nêu lên trong những lễ cưới của các vua chúa, những lễ khánh thành của các nhà lãnh đạo trên thế giới, và trong lời cầu nguyện của các đội bóng đá với hy vọng giành cúp chiến thắng? Bạn đã bao giờ trông thấy một cầu thủ bóng chày làm dấu thánh giá trước khi bắt đàu cuộc chơi với hy vọng sẽ giúp anh ta giành được chiến thắng trên sân nhà? Chúa Kitô là vị vua, Ngài là vương đế, là người có quyền năng, nhưng không trong ngày lễ hôm nay.

Bạn có biết châm ngôn của những người mua bán nhà cửa đất đai không? Ba điều quan trọng nhất đối với mặt hàng của họ là "vị trí, vị thế, địa điểm". Vậy, chúng ta có thể mượn châm ngôn đó để áp dụng vào ngày lễ hôm nay không? "Điểm chính" để thu hút chúng ta về với Thiên Chúa là gì? Đó là "địa điểm" của Thiên Chúa. Vị Vua cai trị chúng ta ở từ chốn nào? Thiên Chúa đã nhập thế và nhập thể tại nơi cư ngụ của chúng ta, sống giữa chúng ta, và cùng chia sẻ trọn vẹn đời sống con người với chúng ta. Hôm nay vị trí của vua Kitô là trên cây thánh giá. Đó là nơi chúng ta có thể gặp người "Con chí ái" của Thiên Chúa. Nơi đó cho chúng ta biết mọi sự và là nơi "tiếp cận trao đổi" hấp dẫn khiến Chúa Giêsu có thể tiếp cận, và làm cho chúng ta có thể chấp nhận quyền cai trị của Ngài. Như trong thư gởi cho tín hữu Côlôsê nhắc chúng ta Chúa Kitô là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" và Thiên Chúa "đã đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử Chí Ái của Ngài". Đó là vương quốc của một người như chúng ta, Ngài cai trị từ cây thánh giá.

Cây thánh giá cho chúng ta biết cả hai điều ngu xuẩn về cái giá của tội lỗi trong thế giới chúng ta phải trả - nơi người vô tội phải chịu đau khổ khốn cùng bởi những người có quyền lực. Cây thánh giá cũng cho chúng ta biết tình yêu thương sâu thẳm và vô vàn của Thiên Chúa đối với chúng ta. Ngay cả sự đóng đinh của Chúa Giêsu trên cây thánh giá cũng không làm cho Thiên Chúa tránh mặt khỏi chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả những khi chúng ta làm điều quá tồi tệ. Chúng ta có một Thiên Chúa không làm ngơ về sự đau khổ của chúng ta, và thực sự Ngài đã cùng đau khổ với chúng ta và đã chia sẻ về sự khốc liệt của cái chết cho chúng ta.

Có một khoảng im lặng kéo dài trước khi Chúa Giêsu qua đời và lúc Ngài lên tiếng. Ngài không lên tiếng kêu xin sự thương xót khi những người lãnh đạo và dân chúng hét to đòi thả tên giết người Barabbas và đòi giết Chúa Giêsu. Ngài lên tiếng nói với các phụ nữ than khóc trên đường Ngài đi qua để lên nơi tử hình. Ngài nói lên lời tha thứ cho các người xử tử Ngài khi họ nhục mạ ngài trên cây thánh giá. Ngài cũng nói với các người có quyền vua chúa. Và Ngài nói với người gian phi treo trên thập giá bên cạnh Ngài "Tôi bảo thật, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng". Và cuối cùng Ngài kêu lớn tiếng "Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha". Sự im lặng của Chúa Giêsu đối với nhũng người xử tử Ngài một cách bất công và lời Ngài nói thông cảm với những người cần đến Ngài và trong lời nguyện với Chúa Cha yêu dấu của Ngài.

Chúa Kitô, vị vua không buộc tội những người giết Ngài. Trong khi đó Ngài xét xử với lòng thương xót đối với những người quay về Ngài trong lúc đau khổ và trong lúc cần đến Ngài. "vị trí, vị thế, địa điểm" - điều phúc âm trình bày là suốt trọn đời Chúa Giêsu Kitô cho đén lúc Ngài sinh thì, Ngài đã ở với người đau khổ, người nghèo, người bệnh tật, người bị thất bại và người bị loại ra sống bên lề xã hội là những người kêu lên Thiên Chúa. Chúa Kitô là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" và Ngài đã cho chúng ta thấy quyền cai trị của Ngài là từ vị thế của chúng ta. Từ vị trí ở giữa chúng ta Ngài trung thành với chúng ta, mặc dù chúng ta bỏ quên Ngài để tự lo cho đời sống của chúng ta rời xa Ngài.

Với tất cả sức mạnh và uy quyền của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, Ngài chọn không dùng quyền lực để thắng những người dưới quyền Ngài. Ngài không dùng quyền uy của Ngài để ra lệnh hay ép buộc chúng ta theo ý kiến của Ngài. Đó là thói thường mà người phàm chúng ta thường dung uy quyền để đòi quyền lợi cho mình. Trái lại, Chúa Kitô đến để phục vụ chúng ta. Nếu quả thật chúng ta là giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là thành phần của vương quốc của Ngài, thì chúng ta cũng được gọi là những người giống như Ngài, không dung quyện lực hay địa vị trong xã hội mưu cầu lợi ích riêng cho mình, nhưng là dịp để dễ liên hệ với người khác như Chúa Giêsu đã làm.

Hôm nay có thể là lễ để tất cả chúng ta và các giáo hội Kitô hữu canh tân đổi mới. Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta, không đứng về phe của các vương quốc trên trần gian. Khi người gian phi tốt lành xin Chúa Giêsu nhớ anh ta, Ngài trả lời chấp nhận. Cũng như người trộm lành giáo hội nên được cậy nhờ Chúa Kitô vì Ngài là Vua của chúng ta và của tất cả những người sống ngoài lề, người bị bỏ rơi và bị giam cầm. Chúa Giêsu chấp nhận và chúng ta cũng phải làm như Ngài. Chúa Giêsu không ban phúc cho bất kỳ quyền lực trần gian nào, và Ngài cũng không tuyên bố là Ngài cai trị một đất nước nào.

Ngài nói với người trộm lành là ngài sẽ "nhớ" và sẽ ở với anh ta trên Thiên Đàng. Đó là vị Vua mà chúng ta chấp nhận quyền cai trị của Ngài, và chúng ta dành lòng trung thành với Ngài. Chúng ta được Chúa Kitô gọi chúng ta "nhớ" như Ngài đã “nhớ” với người trộm lành, và không bỏ rơi ý muốn của chúng ta, hay ý nghĩ của chúng ta về những quyền lực nào khác trên trần gian. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta nên như Ngài, ở vị thế của Ngài bằng cách nhớ đến tất cả những ai bị áp bức, bị đe dọa. Như với người trộm lành chúng ta có thể an tâm là Chúa Kitô sẽ nhớ chúng ta và sẽ đón tiếp chúng ta vào Thiên Đàng với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE -C-

2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122; Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43

Israel had longed for a Messiah, the Christ, one anointed by God to: free the nation, release captives, defend the rights of the poor and initiate a reign of peace and justice that would never end. From the earliest days of Jesus’ preaching and later in the early church, those attracted to Christ were the marginated drawn to the King who, like them, was subjected to the violence of earthly rulers.

How many times, on grand occasions, have we heard Christ’s name invoked at royal weddings, inaugurations of world leaders and in prayers by football teams hoping to win a trophy? Have you ever seen a baseball player make the Sign of the Cross coming up to bat, hoping to hit a game-winning home run? Christ on the side of the royal, the powerful and fit. Well, not on today’s feast!

Do you know the real estate dictum? The three most important things for selling your house are – "location, location, location." Can we borrow that selling point from real estate agents for today’s feast? What’s the "selling point" that draws us to our God? It’s God’s "location." And from what location does our King rule? God has taken flesh and come to our location, to dwell among us, and share fully our human life. Today, Christ’s kingly location is from the cross. That is where we can find God’s "beloved Son." That location tells us everything and is an appealing "selling point" that makes Jesus very approachable and us willing to accept his rule. As Colossians reminds us, Christ is "the image of the invisible God" and God has "transferred us to the Kingdom of his beloved Son." It is the kingdom of one, like us, who rules from the cross.

The cross reveals both the folly of our sin and the toll sin takes on our world – where the innocent suffer cruelly at the hands of the powerful. The cross also reveals God’s profound and undying love for us. Even Jesus’ crucifixion did not turn God away from us. God loves us, even when we do our worse. We have a God who is not indifferent to our suffering, indeed, has entered into our pain and the horror of death for us.

There is a long silence that precedes Jesus’ death and moments when he speaks. He does not speak when the chief priests and people cry out for the murderer Barabbas’ release and Jesus’ death. He does speak to address the wailing women whom he passes on his way to his execution. But he does not plead for mercy from his executioners when they mocked him on the cross. He breaks his silence again when, with royal authority, he assures the good thief on the cross next to him, "Truly, I tell you, today you will be with me in Paradise." Finally, Jesus cries out, "Father into your hands, I commend my spirit." Silence towards those unjustly judging and executing him; words of compassion towards those in need and in prayer to his loving Father.

Christ the King does not condemn those who murder him; while he passes a judgment of mercy on those who turn to him in sorrow and need. "Location, location, location" – what the gospel shows is that all through his life and right up to his death Christ has taken a place with the suffering, poor, sick, the defeated and the outcast who cry out to God. Christ is "the image of the invisible God," and has shown that his rule is from our location – from the midst of us. In our midst he stays faithful to us, no matter how far we have attempted to go on our own; or how far life has driven us.

With all the power and authority of God in Christ, he chooses not to use power to win subjects. He didn’t choose to use his power to issue orders and impose his ideas and will upon us. That’s the way we humans generally use our power and claim of privilege. Instead, Christ has come to be of service to us. If we are truly the church of Jesus Christ, members of his kingdom, then we too are called to be like him; not to use our power, or standing in society to our own benefit, but to relate to others the way Jesus did.

Today can be a feast of renewal for us and for all Christian churches. Christ our King is not on the side of empowering any earthly kingdom. When the good thief asked Jesus to remember him, he responded in the affirmative. Like the good thief the church is asked to remember Christ and, because he is our King, all the outsiders, downtrodden and imprisoned. Jesus did – and so must we. Jesus did not bless any earthly power, or declare himself as ruler of any nation.

He tells the good thief he will be "remembered" and be with him in Paradise. That is the King whose rule we accept and to whom we give our primary allegiance. We are called by Christ to, like him, "remember" the least and not surrender our will or thinking to any other state or power. Christ calls us to be with him in his location by remembering all people and stand with those whose human status is threatened. With the good thief we too can be assured that Christ remembers us and welcomes us into his kingdom.
 
Suy Niệm Lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:00 21/11/2019
Suy Niệm Lễ Chúa Kitô Vua

( Lc 23, 35-43 )

Hôm nay, đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, kết thúc năm phụng vụ, chúng ta nhận ra rằng số phận của thế giới không nằm trong tay con người, nhưng trong tình yêu của Thiên Chúa. Các bài đọc Kinh Thánh vừa được công bố có cùng một chủ đề là vị thế trung tâm của Chúa Kitô. Người là trung tâm của tạo dựng, trung tâm của dân Chúa và trung tâm của lịch sử, là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, là vị Vua từ bi, thứ tha và hay thương xót.

Xem video và nghe bài giảng

Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh giá, chúng ta khám phá ra Vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, yêu thương, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi: "Người này là vua dân Do thái" (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là Vua ư ? Sao có thể thế được ? Người là Vua những gì ?

Câu trả lời: Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua. Thực tế xem ra khó chấp nhận, vì người ta muốn biến Chúa Giêsu trở nên trò cười khi mặc cho Người áo đỏ và đội mão gai.

Các bản văn phụng vụ trình bày vương quốc của Chúa Giêsu như một bức tranh đầy ấn tượng. Người là Chúa Cứu Thế đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng. Nhưng Vương quốc của Vua Giêsu lại không thuộc về thế gian này. Vương quốc của sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô.

Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi: "Nếu ông là Đấng Kitô" (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi: "Nếu ông là Đấng Kitô "(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La mã thách thức Người: “Nếu ông là vua dân Dothái, ông hãy tự cứu mình đi"(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết: "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa" (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa: "Ông hãy tự cứu mình đi !" Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội, nhất là trao ban cho chúng ta tình yêu và sự tha thứ. Lòng trắc ẩn không phải là yếu đuối hay đầu hàng, nhưng là ánh quang mạnh mẽ, hào hùng của tình yêu toàn năng của Chúa Cha, Đấng nâng chúng ta dậy từ chỗ vấp ngã và kêu gọi chúng ta làm điều thiện. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.

Giữa những lời nhạo báng và thách thức, có một lời công nhận vương quốc của Thiên Chúa. Tên trộm lành, một trong hai kẻ chịu cùng bị đóng đanh với Chúa Giêsu, đã hiểu được Vua Giêsu là thế nào, nên anh thưa với Chúa bằng giọng điệu van xin: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23,42). Câu trả lời bảo đảm và đầy an ủi của Chúa Giêsu đối với anh: "Ta bảo thật người: ngay hôm nay, người sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23,43). Chúa Giêsu là Vua, một vị Vua chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án.

Vương quốc của Vua Giêsu không hão huyền, trừu tượng, vương quốc ấy có mặt ngay hôm nay, nơi Chúa Kitô hiện diện. Như vậy, bản cáo trạng chống lại Chúa Giêsu viết: "Đây là Vua dân Do Thái" là thật trớ trêu, bởi từ trên thập giá vương quốc của Chúa Giêsu Kitô tỏa sáng vinh quang. Cái chết của Người trên thập giá là hành động đẹp nhất chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.

Cùng với thánh Phaolô “chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho chúng ta trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp…trong cõi đầy ánh sáng". Và bày tỏ lòng biết ơn vì: "Người giải thoát ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" ( Cl 1, 12-20). Nhờ sự chết của mình, Vua Giêsu đã hòa giải tất cả mọi sinh linh; "Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá", Người đã đóng ấn một giao ước muôn đời. Khi phục sinh, Chúa Cha đã tôn phong Người làm Vua và là "Trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại", " Người là đầu của thân thể, nghĩa là đầu Hội Thánh."

Ai sẽ loan báo cho thế giới vương quốc của Chúa Giêsu, nếu không phải là những chi thể của Thân Thể Người ? Một vị vua được thiết lập chỉ để ngưỡng mộ và tôn thờ, sứ mạng của vị vua ấy sẽ vô hiệu.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: "hoặc cho mình hay cho Chúa" (x. Rm 14,7-9). Ta tự hỏi, tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa?

Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loài thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 34 Mùa Quanh Năm - Lễ Chúa Kitô Vua C 24.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
14:11 21/11/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội lần lượt trình bày cho chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội muốn tóm tắt sứ điệp của năm phụng vụ bằng lễ kính Chúa Kitô Vua.

Qua ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu là Vua trên hết các vua là Chúa trên hết các chúa. Chúng ta thử kiểm điểm đời sống của mình đã phục vụ Vị Chúa mà chúng ta tôn vinh hôm nay một cách thiết thực không?

Qua các bài đọc chúng ta sắp nghe, Vua Giêsu được trình bày như là một Vị Vua nhân hậu dẫn dắt đoàn chiên trên đồng cỏ xanh tươi. Ngài được sánh ví như mục tử chăn dắt đoàn chiên.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái muốn có một vị vua cai trị dân nước của họ, Thiên Chúa Giavê đã ban cho họ một vì vua, đó là Vua Đavít. Qua hoàng tộc nầy, Đấng Cứu Thế đã phát xuất từ dòng dõi vương triều nầy..

TRƯỚC BÀI II:
Theo cái nhìn của Thánh Phaolô, mỗi người tìn hữu chúng ta đều có một chỗ trong Vương Quốc của Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vỉ đã ban cho chúng ta được vinh dự là thần dân trong Nuớc của Ngài.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Qua sự chết của Đức Kitô trên thập giá, Ngài không những là Vua của dân Dothái, nhưng là Vua của tất cả những ai chấp nhận Ngài ngay cả những anh chị em lương dân.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa cho Vương Quốc của Ngài được triển nở giữa chúng ta là thân dân trong Vương Quốc của Ngài.

1. Chúa Kitô đã đến trần gian như là vị Cứu Chúa của nhân loại, xin cho nuớc của Ngài được tái hiển trị cho những ai đã và đang lạc lối. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúa Kitô là Đấng đã giao hoà giữa trời và đất, xin cho tình thân hữu giữa các quốc gia mỗi ngày được thêm phát triển qua những đóng góp thiết thực cho nền hòa bình giữa các dân nước. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúa Kitô là Thủ Lãnh của Giáo Hội Duy Nhất, xin cho các Giáo Hội luôn được phát triển trong tinh thần hiệp nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho Vương Quốc mà Chúa Kitô đã thiết lập, được thu hẹp trong từng Cộng Đoàn, Giáo Xứ Địa Phương luôn được vun xới bằng những bàn tay và khối óc của từng phần tử trong những tiểu vương quốc nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Các Linh Hồn. Họ đã nghe tiếng Chúa gọi ra đi trước chúng ta. Ước gì qua tình thương hải hà của Chúa họ sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn trong Vương Quốc Vĩnh Cửu. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục
Lạy Chúa Giêsu, xin biến chúng con thành những chứng nhân của Vương Quốc mà Chúa đã thiết lập bằng việc mang niềm an vui và công lý đến với hết mọi người. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen





 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 21/11/2019

89. Đến gần Chúa chúng ta thừa nhận mình đê tiện thấp hèn, thì con có thể vì lòng nhân từ và thương xót của Ngài mà kỳ vọng tất cả.

(Thánh nữ Euphrasia Pelletier)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 21/11/2019
69. LƯU ÔNG THÍCH RƯỢU

Ở địa phương nọ có Lưu Ông quý rượu như mạng sống.

Năm nọ, cùng với bạn bè ngồi thuyền qua sông, thuyền đang ở giữa giòng sông thì cuồng phong thổi đến, chiếc thuyền nhỏ bị thổi lắc qua lắc lại, những người trên thuyền đều kinh hãi không ngớt, chỉ có Lưu Ông tay ôm bầu rượu ngồi chắc chắn không nói một lời, và cũng bày tỏ sợ hãi.

Sau khi gió lặng thuyền êm và thuyền nhỏ qua bên kia bờ, bạn bè hỏi Lưu Ông sao lại không sợ hãi, Lưu Ông trả lời:

- “Sống chết là ở trong số mệnh, nếu bầu rượu đổ thì còn gì để có thể tiêu sầu vừa ý chứ ?

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 69:

Con người ta ai cũng có cái thích riêng của mình, nhưng không phải tất cả các cái thích đều tốt. Sóng to gió lớn, thuyền lắc lư muốn lật nhào mà không sợ, chỉ sợ bể mất bầu rượu, thì đúng là coi rượu hơn cả mạng sống của mình, cái thích này chắc chắn là không tốt.

Sống chết đúng là có số mệnh, nhưng số mệnh chết lúc nào thì ai mà biết được.

Người Ki-tô hữu tin rằng số mệnh sống chết ở trong tay Thiên Chúa, và giờ chết đến lúc nào thì đố ai mà biết được, cho nên họ tuy vui sống với mọi người nhưng vẫn chuẩn bị chờ ngày Thiên Chúa đến gọi; tuy họ vẫn sống và hăng say tham gia làm đẹp vũ trụ như bao người khác, nhưng họ vẫn luôn tích cực chuẩn bị cuộc sống mai sau trên thiên đàng với Thiên Chúa.

Coi rượu quý hơn mạng sống nhất định là người...có vấn đề, nhưng vì danh Thiên Chúa và vì đức tin của mình mà coi mạng sống nhẹ tựa hồng mao, đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Đức Chúa Giê-su - Vua vũ trụ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 21/11/2019
Chúa Nhật

LỄ ĐỨC CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ


Tin mừng: Lc 23, 35-43.

“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi.”


Bạn thân mến,

Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…

Chúng ta mang danh công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện thì quả là chúng ta không hiểu được giá trị tuyệt vời của cuộc sống làm con Thiên Chúa.

Như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là sự ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa:

Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự cao cả mà Ngài đã ban cho chúng ta, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đến tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm. Trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhãm nhí thì lại rất thành kính trước bụt thần của họ, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Đức Chúa Giê-su là vua và là chủ tể mọi loài…

Chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, chúng ta đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh…

Chúng ta tin tưởng Đức Chúa Giê-su là vua và là vị thẩm phán trong ngay phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…

Bạn thân mến.

Mừng lễ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng quyết định số phận đời đời của chúng ta là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông vua nào cả ở thế gian này…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Gợi ý:

1. Trong cuộc sống có lúc nào chúng ta nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để sống đẹp lòng Thiên Chúa ?

2. Chúng ta có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
16:54 21/11/2019

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên C
2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43

Khép lại chu kỳ năm C, phụng vụ của ngày đại lễ hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô là Vua vũ trụ. Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp khám phá ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô, Nước Chúa Kitô và những điều kiện để vào Nước Chúa.

1- Ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô

Chúng ta có thể hiểu sai về tước hiệu vua của Chúa Kitô. Điều này đã xảy ra vào thời Chúa Giêsu.

Quả thế, trong Tin Mừng, dân chúng và nhiều môn đệ của Đức Giêsu có một quan niệm về Đấng Mêsia theo nghĩa chính trị. Họ chờ đợi một Đấng Mêsia, một vị vua đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách đô hộ và thống trị của người La Mã. Bởi thế, khi Đức Giêsu xuất hiện như là một người giảng dạy có uy quyền, có khả năng làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, họ tôn Người lên làm vua.

Tuy nhiên, Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ kiểu làm vua theo nghĩa chính trị và trần thế như vậy. Một đàng, Người tự nhận mình là Vua và đến trong thế gian để làm Vua. Nhưng đàng khác, Người xác định rõ tước hiệu vua của mình theo một kiểu khác. Trong cuộc đối thoại với Philatô, Chúa Giêsu làm rõ điều đó. Philatô hỏi Chúa: “Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu trả lời: “Chính ông nói điều đó, tôi là vua” (x. Ga 18,37).

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật về biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu, đó là biến cố thập giá. Nếu thập giá là hình phạt ô nhục nhất đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, thì theo cái nhìn thần học của Luca, thập giá là tột đỉnh của tình yêu và nguồn mạch ơn cứu độ. Bởi thế, cả cuộc đời Đức Giêsu hướng về Giêrusalem và nhất quyết đi lên đó. Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá cùng với hai tên gian phi. Một tên chết đến gần cửa cổ mà vẫn còn chế nhạo Người. Còn một tên nhận ra Người là Con Thiên Chúa và là vua; anh ta cầu khẩn Người: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42). Đây là lúc Đức Giêsu thể hiện khuôn mặt đích thực của một vị vua uy quyền. Câu trả lời của Chúa Giêsu vượt quá lời cầu xin. Thay vì hứa một tương lai bất định, Người nói: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43).

Như thế, Đức Giêsu trên thập giá thực thi quyền bính của một vị vua của tình yêu. Đúng như bản án được ghi trên thập giá: “Đây là Vua người Do Thái.” Người không chỉ là vua Do Thái mà còn là Vua muôn dân, Vua vũ trụ. Trước đây Đức Giêsu tránh tước hiệu vua kẻo người ta hiểu lầm. Bây giờ, tước hiệu vua xuất hiện trước mắt mọi người một cách rõ ràng nhất. Từ khi Người hiến mình trên thập giá, Người là vua đích thực cai quản theo cách của mình mà Philatô và những người lãnh đạo Do Thái không thể nào hiểu.

2- Ý nghĩa Nước Chúa Kitô

Vậy nếu Chúa Kitô là Vua, Người làm Vua ở đâu hay ở nơi nào? Khi nói đến Nước Chúa Kitô, chúng ta có thể hình dung về một vị Vua cai quản một vùng đất, một quốc gia hay một địa hạt nào đó. Thực ra, Nước Chúa Kitô không được đồng hóa với bất cứ quốc gia hay vương quyền trần thế nào trên thế giới, nó vô hình, người ta không quan sát được. Chính Chúa Giêsu quả quyết với Philatô rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18,36).

Nhưng Nước Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (x. Rm 14,17); Nước Chúa hiện diện trong tâm hồn mỗi người. Và Đức Kitô là vua các tâm hồn con người. Lời cầu nguyện rất ý nghĩa của Kinh Tiền Tụng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc của Người là “một vương quốc vĩnh cửu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.”

Trong Nước đó, thập giá là ngai tòa, mão gai là vương miện, lưỡi đòng là vương trượng, áo mặc là long bào, hai cánh tay giang ra là cán cân công lý, lề luật xét xử là tình yêu, sự yếu hèn của thập giá là sức mạnh và quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Vương quốc này không có quyền lực, không có binh đội nào để sử dụng. Ai, đứng về sự thật và tình yêu thì thuộc về Nước Chúa.

3- Để thuộc về Nước Trời

Nhờ mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô là Vua nhân loại; Người giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi và cho ta được gia nhập vào Nước Chúa, như lời thánh Phaolô nói ở trong bài đọc II: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi… Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,13-14.20).
Đức Giêsu là Vua dẫn chúng ta vào Nước Trời để hiệp thông với Thiên Chúa và để lãnh nhận ơn cứu độ. Người trộm lành trở thành hình ảnh của hy vọng – sự an ủi chắc chắn, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta ngay trong giây phút cuối cùng; dù có lầm lạc hay yếu đuối thế nào, nhưng nếu chúng ta biết hoán cải và cầu xin ơn lòng khoan hậu của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó sẽ không vô ích.

Từ những ý nghĩa trên, có một câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra trong ngày lễ này là Chúa Kitô có phải là Vua của tâm hồn tôi không? Tôi có nhận biết và tôn thờ Người như là Vua không? Theo thánh Phaolô, có hai cách thế sống: hoặc là sống cho chính mình hoặc là cho Chúa (Rm 14,7-9). Sống cho mình nghĩa là khép kín trên chính mình, chỉ lo tìm thỏa mãn và vinh quang cá nhân mà không có hướng nhìn về vĩnh cửu. Ngược lại, sống cho Chúa là hiến mình cho Người, sống theo ý Người, vì vinh quang và Nước Chúa.

Sống cho Thiên Chúa cũng có nghĩa là thực thi lòng bác ái đối với tha nhân, nhất là phục vụ những người nghèo và người đau khổ. Đây cũng là điều kiện để được vào thiên đàng. Bởi lẽ, vào ngày sau hết, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta làm hoặc không làm cho những kẻ bé mọn nhất. Tin Mừng Mátthêu 25 nói về tiêu chuẩn của sự phán xét chung: Vị Vua nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi… vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).

Như thế, để được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, chúng ta được mời gọi thực thi lòng thương xót đối với những người nghèo và những ai gặp đau khổ. Nguyện xin Đức Maria, Nữ Vương trời đất, hướng dẫn chúng ta trên con đường hướng về Nước Trời. Amen.

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Vua Tình Yêu
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
22:22 21/11/2019

Tin Mừng Chúa Nhật cuối cùng năm Phụng vụ C tường thuật lại cái chết ô nhục của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá để nói về chức vị Vua cao cả của Ngài. Giữa những lời nhạo báng và thách thức, nổi bật lên một lời công nhận vương quốc của Thiên Chúa.

Tên trộm lành, một trong hai kẻ cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, đã hiểu và tin vào Vua Giêsu Kitô, nên đã thưa với Chúa: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! " (Lc 23,42). Chúa Giêsu đã an ủi và bảo đảm với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23,43).
Chúa Giêsu là Vua, một vị Vua chỉ nói lời yêu thương và tha thứ, chứ không nói lời kết án. Ngài đã thoát ra khỏi quy luật bình thường của một vị vua trần gian, như Ngài đã nói: “Nước Tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36).

Vương quốc của Vua Giêsu Kitô là vương quốc của Tình Yêu vì Ngài là Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Nhưng Ngài không đòi hỏi phải được phục vụ như một vị vương đế: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45).
Ngài yêu thương con dân và đã hi sinh mạng sống mình trên thập giá một cách khổ nhục để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của sự chết. Ngài dùng tình thương để cai trị đồng thời đòi hỏi các thần dân của Ngài cũng phải biết yêu thương như chính Ngài đã yêu thương họ.

Ngài đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ, những kẻ đau ốm, những kẻ tù đầy, những kẻ đói khát, trần truồng. Mỗi khi chúng ta làm một nghĩa cử yêu thương cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa như lời Ngài đã phán: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta“ (Mt 25, 40).

Khi nhận lãnh bí tích Thanh tẩy, chúng ta cũng đã được tham dự vào vương quyền của Đức Giêsu Kitô. Là người thừa kế, là chi thể của Ngài, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho vương quyền của Ngài được mở rộng để tất cả mọi nguời nhận biết Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ và hết lòng tin theo Ngài.
Nói cách khác, chúng ta phải củng cố và hoàn thiện vương quốc mà Đức Giêsu Kitô đã thiết lập khi Ngài còn ở duơng thế bằng chính cuộc sống trần gian của mình. Mọi việc chúng ta làm đều phải quy hướng về Người và làm cho danh Người được cả sáng trên trần gian.

Trong xã hội ích kỷ và hưởng thụ của nhiều người hôm nay, Giáo Hội rất cần những con người sống yêu thương và phục vụ, để làm cho khuôn mặt yêu thương của Chúa luôn được tỏa sáng cho mọi người.

Sống theo lương tâm ngay chính, hoà thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, làm những việc lành phúc đức… để ngày càng có thêm nhiều người sống như ta. Qua đó, Nước Chúa ngày càng được mở rộng cho đến khi nào tất cả loài người đều biết sống như thế thì Vương quốc Tình Yêu sẽ tỏ hiện dưới ánh quang Thiên Chúa.

Long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta cũng bình tâm soi xét lại cuộc đời mình để nhận ra những thiếu sót và lỗi lầm vì bao đam mê và vương vấn trần tục. Chúng ta mong đợi ngày hồng phúc, ngày Chúa của chúng ta vinh quang ngự đến, xét xử mọi người chúng ta.

Vì thế, từng giây phút ta phải sẵn sàng và chuẩn bị tâm hồn để đón rước Vua của chúng ta ngự đến trong giờ sau hết của cuộc đời mỗi người. Ngày xét xử đó có thể là “ngày hạnh phúc, vui mừng và vinh quang” nhưng cũng có thể là “ngày tăm tối, khóc lóc và nghiến răng.”

Lạy Chúa, trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng con nhìn lại những chân giá trị của cuộc phán xét chung ngày tận thế. Giáo Hội cũng đặc biệt nhắc nhở chúng con về vương quyền của Ðức Giêsu Kitô và mối tương quan giữa hành vi của chúng con với vương quyền ấy.

Xin cho chúng con luôn xác tín rằng chỉ vương quốc của Chúa là bền vững và đem lại hạnh phúc trường cửu cho chúng con. Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn nêu gương bác ái yêu thương cho mọi người. Xin cho các Kitô hữu biết nhìn thấy Chúa trong anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung quanh để tận tình hy sinh, thương yêu giúp đỡ họ cả phần hồn lẫn phần xác.

Và xin cho chúng con biết đặt niềm tin cậy vào Chúa, biết chuẩn bị ngay từ đời này những gì cần thiết. Để mai sau xứng đáng được vào Vương quốc Tình Yêu là “Vương quốc vĩnh cửu và vô biên, vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô đã đọc bài diễn văn đầu tiên tại Thái Lan với nhà cầm quyền Thái Lan và ngoại giao đoàn
Vũ Văn An
01:10 21/11/2019
Tin của Vatican News ngày 21 tháng 11 cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc bài diễn văn chính thức đầu tiên tại Thái Lan trước các thành viên chính phủ, các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo, và ngoại giao đoàn. Trong nhiều vấn đề, ngài nhắc nhở họ rằng phục vụ ích chung là nhiệm vụ cao qúy nhất của chúng ta.



Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bangkok vào thứ Tư trong chặng đầu tiên của chuyến Tông du kéo dài bảy ngày của ngài đến Châu Á. Nhưng buổi lễ nghinh đón chính thức diễn ra vào sáng thứ Năm tại Tòa nhà Chính phủ, nơi ngài gặp Thủ tướng Thái Lan, các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo, và các thành viên của ngoại giao đoàn.

Trong bài diễn văn của ngài, Đức Giáo Hoàng đã mô tả Thái Lan như là “người bảo vệ các truyền thống văn hóa và tâm linh lâu đời”, một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, từ lâu vốn “biết tầm quan trọng của việc xây dựng hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc của mình".

Hoàn cầu hóa

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng hoàn cầu hóa thường bị xem xét theo các khía cạnh kinh tế hẹp hòi, và điều này có xu hướng “xóa nhòa các đặc điểm nổi bật vốn tạo nên vẻ đẹp và linh hồn các dân tộc chúng ta”. Ngài nói tiếp, kinh nghiệm thống nhất, một kinh nghiệm biết tôn trọng và dành chỗ cho đa dạng “đã được dùng làm gợi hứng và kích thích cho những ai biết quan tâm tới loại thế giới chúng ta muốn để lại cho con cái của chúng ta”.

Đối thoại liên tôn

Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài mong chờ được gặp vị Tăng Thống Phật giáo “như một dấu chỉ tầm quan trọng và cấp bách của việc cổ vũ tình hữu nghị và đối thoại liên tôn. Ngài khẳng định cam kết của cộng đồng Công Giáo Thái Lan, tuy nhỏ nhưng sinh động, đối đầu với “tất cả những gì dẫn chúng ta đến chỗ trở nên vô cảm trước tiếng kêu than của nhiều anh chị em khao khát được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công”.

Tự do

Tên Thái Lan có nghĩa chiểu tự là “Đất của người Tự Do”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc đến sự kiện này, và nói rằng chúng ta biết tự do chỉ khả hữu “khi chúng ta có khả năng cảm thấy cùng chịu trách nhiệm lẫn nhau và loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng”. Do đó, ngài cho hay cần phải “bảo đảm rằng các cá nhân và cộng đồng có thể có giáo dục, lao công xứng đáng và chăm sóc sức khỏe”, để đạt được “mức độ tối thiểu lâu bền có thể giúp phát triển con người một cách toàn diện”.

Di dân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã lưu ý đến vấn đề di dân, gọi nó là “một trong những dấu chỉ thời đại của chúng ta”, và là “một trong những vấn đề đạo đức chính mà thế hệ chúng ta phải đối diện”. Nhìn nhận Thái Lan vì sự nghinh đón nó đã dành cho người di cư và người tị nạn, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài hy vọng “cộng đồng quốc tế sẽ hành động một cách trách nhiệm và có tầm nhìn xa” để giải quyết các vấn đề từng dẫn đến cuộc di cư bi thảm này, “và sẽ cổ vũ một cuộc di dân an toàn, có trật tự và có quy định”.

Khai thác

Đức Giáo Hoàng tiếp tục lên tiếng thay cho tất cả các phụ nữ và trẻ em “đang bị thương tổn, vi phạm và chịu đủ hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng”. Một lần nữa, ngài bày tỏ lòng biết ơn của ngài đối với các nỗ lực của chính phủ Thái Lan nhằm “tận diệt tai họa này” và “đối với những người đang cố gắng nhổ tận rễ tội ác này”. Nhắc lại rằng năm nay đánh dấu năm thứ ba mươi của Công ước Quyền Trẻ em và Vị thành niên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Tương lai các dân tộc chúng ta được liên kết rất nhiều vào cách thức chúng ta bảo đảm một tương lai xứng đáng cho con cái chúng ta”.

Lòng hiếu khách

Đức Giáo Hoàng kết luận bài diễn văn của ngài với chính quyền Thái Lan và các thành viên của ngoại giao đoàn, bằng cách nhấn mạnh các xã hội của chúng ta cần điều ngài gọi là “các nghệ nhân của lòng hiếu khách”: những người đàn ông và đàn bà tận tụy với “việc phát triển toàn diện mọi con người trong một gia đình nhân loại cam kết sống trong công lý, liên đới và hòa hợp huynh đệ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng việc làm cho việc phục vụ ích chung đến với mọi ngõ ngách của đất nước này “là một trong những nhiệm vụ cao quý nhất mà một ai đó có thể thực hiện”.
 
Cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với các nhà cầm quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn
Vũ Văn An
05:27 21/11/2019
10 giờ sáng ngày 21 tháng 11, Đức Phanxicô đã được nghinh đón chính thức một cách long trọng như một quốc khách tại Tòa Nhà Chính Phủ ở Thủ Đô Bangkok. Lần đầu tiên, người ta thấy người đứng đầu một chính phủ đã kính cẩn không đi cùng Đức Giáo Hoàng trên thảm đỏ dẫn đến bục danh dự. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ngài trên đất Thái Lan, trong đó, ngài có nhắc đến đứ ckhiêm nhường của Thủ Tướng Thái Lan:

Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng
Tại Hội trường "Nội Santi Maitri" của Tòa nhà Chính phủ (Bangkok)
Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2019




Thưa Ông Thủ tướng
Các Thành viên của Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Các Nhà Lãnh đạo chính trị, dân sự và tôn giáo,
Thưa quý bà và qúy ông,

Tôi biết ơn vì có cơ hội này để được hiện diện bên cạnh qúy vị và có thể đến thăm lãnh thổ rất phong phú vẻ đẹp tự nhiên này, và là người bảo vệ tuyệt vời các truyền thống văn hóa và tâm linh lâu đời, như truyền thống hiếu khách mà tôi đã đích thân được trải nghiệm, và là truyền thống tôi lần lượt muốn truyền bá, do đó gia tăng các mối dây bằng hữu lớn lao hơn giữa các dân tộc.

Tôi cảm ơn ngài, thưa Thủ tướng, vì sự nghinh đón và những lời giới thiệu nhân ái của ngài, cũng như cử chỉ chu đáo và khiêm tốn của ngài. Tôi biết ơn vì chiều nay tôi sẽ có cơ hội đến thăm xã giao Đức vua Rama X và hoàng gia. Một lần nữa tôi sẽ cảm ơn Đức Vua vì lời mời ân cần đến thăm Thái Lan của ngài và tôi xin nhắc lại những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho triều đại của ngài, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính đối với ký ức của người cha quá cố của ngài.

Tôi rất vui khi có dịp được chào đón và thưa chuyện với qúy vị, các nhà lãnh đạo chính phủ, tôn giáo và dân sự, và qua qúy vị chào đón toàn thể nhân dân Thái Lan. Tôi cũng gửi lời chào trân trọng đến ngoại giao đoàn. Nhân dịp này, tôi sẵn sàng chúc những lời chúc tốt đẹp sau cuộc bầu cử gần đây, một điều biểu thị sự trở lại của diễn trình dân chủ bình thường.

Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc để làm cho chuyến viếng thăm này thành khả hữu.

Chúng ta biết rằng các thách thức đối với thế giới của chúng ta ngày nay thực sự là những vấn đề hoàn cầu, bao trùm toàn bộ gia đình nhân loại và kêu gọi một cam kết vững chắc đối với công lý quốc tế và tình liên đới giữa các dân tộc. Tôi cho rằng điều quan trọng cần lưu ý là, trong những ngày này, Thái Lan sẽ kết thúc tư cách chủ tịch ASEAN, một biểu thức nói lên sự cam kết lịch sử đối với các vấn đề và thách thức rộng lớn hơn mà các dân tộc trong toàn khu vực Đông Nam Á đang phải đối đầu và cả mối quan tâm liên tục của nó trong việc cổ vũ sự hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa trong khu vực.

Là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu vốn biết tầm quan trọng của việc xây dựng hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc, đồng thời thể hiện lòng tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa khác nhau, các nhóm tôn giáo, các suy nghĩ và các ý tưởng khác nhau. Thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng một diễn trình hoàn cầu hóa thường được nhìn dưới góc độ kinh tế hẹp hòi, có xu hướng xóa nhòa các đặc điểm nổi bật vốn tạo nên vẻ đẹp và linh hồn các dân tộc của chúng ta. Thế nhưng, kinh nghiệm hợp nhất biết tôn trọng và dành chỗ cho sự đa dạng đóng vai trò làm nguồn cảm hứng và khích lệ cho tất cả những ai quan tâm đến loại thế giới mà chúng ta muốn để lại cho con cái chúng ta.

Tôi rất vui khi biết được sáng kiến của qúy vị trong việc tạo ra một ủy ban đạo đức xã hội và mời gọi các tôn giáo truyền thống của đất nước tham gia, để nhận được sự đóng góp của họ và giữ cho ký ức tinh thần của nhân dân qúy vị luôn sống động. Về khía cạnh này, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ Đức Tăng Thống Phật giáo như một dấu chỉ tầm quan trọng và cấp bách của việc cổ vũ tình hữu nghị và đối thoại liên tôn, cũng để phục vụ hòa hợp xã hội và xây dựng các xã hội công bằng, nhạy bén và hòa nhập. Bản thân tôi muốn bảo đảm với qúy vị cam kết của cộng đồng Công Giáo Thái Lan, tuy nhỏ bé nhưng rất sôi nổi, nhất định duy trì và phát huy các đặc điểm riêng biệt của dân tộc Thái, như được gợi nhớ trong bản quốc ca của qúy vị: hòa bình và yêu thương, nhưng không hèn nhát. Họ cũng kiên định quyết tâm đương đầu với tất cả những gì dẫn chúng ta tới chỗ trở nên vô cảm trước tiếng kêu than của nhiều anh chị em khao khát được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công. Vùng đất này mang tên Tự do. Chúng ta biết rằng tự do chỉ có thể có nếu chúng ta có khả năng cảm thấy cùng chịu trách nhiệm với nhau và loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng. Do đó, cần phải bảo đảm rằng các cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận được giáo dục, lao động xứng phẩm giá và chăm sóc sức khỏe, và nhờ cách này đạt được các mức độ bền vững tối thiểu và không thể thiếu có thể giúp phát triển con người toàn diện.

Ở đây tôi muốn dừng lại mấy phút để nói về các phong trào di dân, vốn là một trong những dấu chỉ thời đại của chúng ta. Không hẳn nói nhiều về các phong trào trong chính chúng, cho bằng nói về các điều kiện trong đó chúng diễn ra, một hiện tượng nói lên một trong những vấn đề đạo đức chính mà thế hệ chúng ta đang phải đối diện. Cuộc khủng hoảng hoàn cầu về di dân không thể bị làm ngơ. Bản thân Thái Lan, nổi tiếng về sự nghinh đón nó đã dành cho người dân di cư và người tị nạn, vốn đã trải nghiệm cuộc khủng hoảng này như hậu quả của việc các người tị nạn đã phải trốn chạy một cách bi thảm khỏi các quốc gia lân cận. Một lần nữa, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ hành động một cách có trách nhiệm và tầm nhìn xa, sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề vốn dẫn đến cuộc di dân bi thảm này, và sẽ thúc đẩy việc di cư an toàn, có trật tự và có quy định. Ước mong mọi quốc gia nghĩ ra các phương tiện hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và các quyền lợi của người di cư và người tị nạn, những người đang phải đối diện với những nguy hiểm, tương lai không chắc chắn và bị bóc lột trong cuộc tìm kiếm tự do và một cuộc sống đàng hoàng cho gia đình họ. Nó không chỉ là vấn đề về người di cư; nó còn là khuôn mặt chúng ta muốn dành cho xã hội của chúng ta.

Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả các phụ nữ và trẻ em của thời ta, nhất là những người bị thương tổn, bị xâm phạm và tiếp giáp với mọi hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với các nỗ lực của chính phủ Thái Lan nhằm tiêu diệt tai họa này và đối với tất cả những cá nhân và tổ chức đang làm việc để nhổ tận rễ cái ác này và cung cấp cung cách khôi phục lại phẩm giá của họ. Trong năm kỷ niệm ba mươi năm Công ước về Quyền trẻ em và vị thành niên, tất cả chúng ta được mời gọi suy nghĩ về sự cần thiết phải bảo vệ phúc lợi của con em chúng ta, việc phát triển xã hội và trí tuệ của chúng, việc chúng tiếp cận với việc đến trường và sự tăng trưởng về thể chất, tâm lý và tinh thần của chúng (xem Bài Diễn Văn trước Ngoại giao đoàn, ngày 7 tháng 1 năm 2019). Tương lai của các dân tộc chúng ta được liên kết với số lượng lớn lao theo cách chúng ta sẽ bảo đảm một tương lai xứng với nhân phẩm cho con cái chúng ta.

Các bạn thân mến, ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần “các nghệ nhân của lòng hiếu khách”, những người đàn ông và những người đàn bà cam kết phát triển toàn diện mọi dân tộc trong một gia đình nhân loại biết cam kết sống trong công lý, liên đới và hòa hợp huynh đệ. Mỗi người trong qúy vị, bằng nhiều cách khác nhau, đã cống hiến cả cuộc đời mình để làm cho việc phục vụ ích chung đến được mọi ngõ ngách của quốc gia này; đây là một trong những nhiệm vụ cao quý nhất mà một người có thể đảm nhận được. Với những tình cảm ấy, và với những lời chúc tốt đẹp đầy cầu nguyện để qúy vị có thể kiên trì trong sứ mệnh được giao phó cho qúy vị, tôi cầu xin mọi phước lành thần thiêng xuống trên đất nước yêu dấu này, trên các nhà lãnh đạo và nhân dân của nó. Và tôi xin Chúa hướng dẫn mỗi qúy vị và gia đình qúy vị, trong các nẻo đường khôn ngoan, công lý và hòa bình. Xin cảm ơn qúy vị!
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Sân Vận Động Quốc Gia Bangkok
J.B. Đặng Minh An dịch
16:55 21/11/2019


Như chúng tôi đã đưa tin lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11 đã có lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại vườn tòa nhà chính phủ.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.

Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.

Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.

Sau buổi ăn trưa, lúc 5g chiều, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với vua Maha Vajirusongkorn “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn

Sinh hoạt cuối cùng là thánh lễ bên trong sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok vào lúc 6g chiều.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Ai là mẹ tôi, và ai là anh em của tôi? “ (Mt 12:48).

Với câu hỏi này, Chúa Giêsu đã thách thức đám đông thính giả của Ngài suy tư về một điều xem ra là hiển nhiên và đương nhiên: Ai là thành viên trong gia đình chúng ta, là người thân và người thương mến của chúng ta? Sau khi dành thời gian để câu hỏi có thể lắng đọng trong lòng người nghe, Chúa Giêsu đã trả lời, “ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (c. 50). Như thế, Chúa Giêsu không chỉ lật nhào các định kiến tôn giáo và pháp lý vào thời ấy, mà còn bác bỏ chính cái yêu sách không bằng không cớ từ phía những người nghĩ rằng họ ở trên Ngài. Tin Mừng là một lời mời và một quyền được trao ban nhưng không cho tất cả những ai muốn nghe.

Thật đáng ngạc nhiên khi thấy Tin Mừng có quá nhiều những câu hỏi cố gắng làm xáo trộn và khuấy động trái tim của các môn đệ, mời họ lên đường khám phá sự thật có khả năng ban phát và tạo ra sự sống. Đó là những câu hỏi thách thức chúng ta mở rộng trái tim và khối óc để gặp được một sự mới mẻ tuyệt vời hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra. Những câu hỏi của Thầy luôn có ý nghĩa làm mới cuộc sống của chúng ta và cộng đồng chúng ta với niềm vui không gì có thể sánh được (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 11).

Đó chính là trường hợp của những nhà truyền giáo lần đầu tiên đặt chân đến những vùng đất này. Khi lắng nghe lời Chúa và đáp lại các đòi buộc của những lời này, họ nhận ra rằng họ là một phần của một gia đình lớn hơn bất kỳ định chế nào dựa trên huyết thống, văn hóa, địa phương hay sắc tộc. Được thúc đẩy bởi sức mạnh của Thánh Linh, những chiếc túi của họ chứa đầy hy vọng do tin mừng Phúc Âm mang đến, họ lên đường tìm kiếm những thành viên trong gia đình mà họ chưa biết. Họ lên đường tìm kiếm khuôn mặt của họ. Trái tim của họ đã được mở ra cho một cách suy nghĩ mới có khả năng vượt qua những “tính từ” tạo ra sự ngăn cách; điều này cho phép họ khám phá ra nhiều “bà mẹ và anh chị em” Thái là những người vẫn còn vắng mặt tại bàn tiệc Chúa Nhật của họ. Không chỉ chia sẻ với người dân Thái mọi thứ mà bản thân các ngài có thể trao ra, các ngài còn nhận được những gì các ngài cần để phát triển trong đức tin và trong sự hiểu biết về Kinh thánh của chính mình (x. Tông huấn Dei Verbum - Lời Chúa, 8).

Nếu không có cuộc gặp gỡ đó, Kitô giáo sẽ thiếu đi khuôn mặt của anh chị em. Kitô giáo sẽ thiếu các bài hát và điệu nhảy miêu tả nụ cười của người Thái, rất điển hình ở vùng đất này của anh chị em. Các nhà truyền giáo đã hiểu đầy đủ hơn về kế hoạch yêu thương của Chúa Cha, không chỉ giới hạn trong một vài lựa chọn hoặc những nền văn hóa cụ thể, nhưng lớn hơn tất cả các tính toán và dự đoán của con người chúng ta. Một môn đệ truyền giáo không phải là một lính đánh thuê cho đức tin hay một nhà sản xuất các chương trình chiêu dụ tín đồ, nhưng người ấy là một vị khất sĩ khiêm nhường, là người cảm nhận ra sự vắng mặt của những người anh, người chị, người em và người mẹ để chia sẻ món quà hòa giải không thể chối bỏ mà Chúa Giêsu trao ban cho tất cả. “Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” (x Mt 22: 4). Đối với chúng ta, lời mời này là một nguồn mạch của niềm vui, lòng biết ơn và hạnh phúc to lớn, vì nó cho phép chúng ta “để cho Chúa đưa chúng ta vượt qua chính mình ngõ hầu đạt đến chân lý viên mãn nhất của con người chúng ta. Ở đây chúng ta tìm ra nguồn cảm hứng của tất cả các nỗ lực của mình trong việc loan báo Tin Mừng” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 8).

Năm nay là năm kỷ niệm 350 năm thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm La (1669-2019), đó là dấu chỉ của vòng tay huynh đệ được đưa ra ở những vùng đất này. Chỉ hai nhà truyền giáo thôi đã có thể gieo hạt giống, mà từ thời xa xôi đó đến nay, đã phát triển và thăng hoa trong một loạt các sáng kiến tông đồ đóng góp cho cuộc sống của quốc gia này. Kỷ niệm này không phải là một kỷ niệm hoài vọng về quá khứ, nhưng là một ngọn lửa hy vọng cho phép chúng ta, ở đây và bây giờ, có thể đáp lại với cùng một quyết tâm, sức mạnh và sự tự tin tương tự. Đó là lễ hội kỷ niệm và biết ơn giúp chúng ta hân hoan ra đi chia sẻ cuộc sống mới được phát sinh từ Tin Mừng với tất cả các thành viên trong gia đình mà chúng ta chưa biết.

Tất cả chúng ta trở thành các môn đệ truyền giáo khi chúng ta chọn trở thành một phần sống động trong gia đình của Chúa. Chúng ta làm điều này bằng cách chia sẻ với những người khác như chính Chúa đã làm. Ngài đã ăn uống với những người tội lỗi, đã bảo đảm với họ rằng họ cũng có một vị trí trên bàn tiệc của Cha và bàn tiệc của thế giới này; Ngài đã chạm vào những người bị coi là ô uế và khi để mình được họ chạm vào, Ngài đã giúp họ nhận ra sự gần gũi của Thiên Chúa và hiểu rằng họ được chúc phúc (x. Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, 11).

Ở đây tôi nghĩ về những trẻ em và phụ nữ là nạn nhân của mại dâm và buôn người, bị làm nhục phẩm giá thiết yếu của họ. Tôi nghĩ đến những người trẻ tuổi bị nô lệ vì nghiện ma túy và thiếu ý nghĩa cuộc sống khiến họ chán nản và phá hủy giấc mơ của mình. Tôi nghĩ đến những người di cư, bị tước đoạt nhà cửa và gia đình họ, và rất nhiều những người khác, những người cũng có thể cảm thấy bị mồ côi, bị bỏ rơi, “mất hết sức lực, ánh sáng và sự an ủi phát sinh từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô, và không có một cộng đồng đức tin hỗ trợ cho họ, không thấy được ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 49). Tôi cũng nghĩ đến những ngư dân bị bóc lột và những người hành khất bị lờ đi.

Tất cả họ đều là một phần trong gia đình chúng ta. Họ là mẹ của chúng ta, là anh chị em của chúng ta. Chúng ta đừng để cộng đồng của chúng ta mất đi cơ hội được nhìn thấy khuôn mặt của họ, vết thương của họ, nụ cười và cuộc sống của họ. Chúng ta đừng ngăn cản họ trải nghiệm sự dịu dàng thương xót của tình yêu của Chúa, một tình yêu chữa lành các vết thương và nỗi đau của họ. Một môn đệ truyền giáo biết rằng truyền giáo không phải là để có thêm thành viên hay tỏ ra mạnh mẽ. Thay vào đó, đó là về việc mở các cánh cửa để trải nghiệm và chia sẻ vòng tay thương xót và chữa lành của Chúa Cha, là điều khiến chúng ta nên một gia đình.

Các cộng đồng Thái Lan thân mến, chúng ta hãy tiếp tục đi theo bước chân của những nhà truyền giáo đầu tiên, để gặp gỡ, khám phá và nhận ra niềm vui trên khuôn mặt của tất cả những người mẹ, người anh, người chị, người em, là những người mà Chúa muốn ban cho chúng ta và những người vẫn còn vắng mặt trong bàn tiệc Chúa Nhật của chúng ta.


Source:Holy See Press Office
 
Đọc báo Thái Lan về chuyến tông du của đức Phanxicô
Vũ Văn An
21:59 21/11/2019
Nhật báo Khao Sod là tờ nhật báo Thái Lan, thành lập năm 1991, được coi là có xu hướng đại chúng, hiện đứng hàng thứ ba về số lượng phát hành (mỗi ngày gần 1 triệu bản). Trong chuyến Đức Phanxicô viếng thăm Thái Lan, nhật báo này tường trình khá đầy đủ mọi biến cố của nó (http://www.khaosodenglish.com/news/2019/11/21/at-mass-pope-calls-for-attention-to-thailands-downtrodden/).



Trong Thánh Lễ công cộng đầu tiên của Đức Phanxicô tại Thái Lan, được khoảng 60,000 tín hữu tham dự, Nhật báo Khao Sod lưu ý đến việc ngài kêu gọi các cộng đồng ủng hộ và giúp đỡ những người bị bóc lột, như các nạn nhân của nạn buôn người, ghiền ma tuý và tị nạn. Ngài nói rằng những người ở tận cùng bậc thang xã hội phải được coi là thành phần của gia đình Thiên Chúa.

Lời ngài: “Tôi nghĩ đến các trẻ em và phụ nữ, các nạn nhân của mãi dâm và buôn người, bị hạ nhục trong phẩm giá nhân bản có tính yếu tính của họ. Tôi nghĩ đến những người trẻ làm nô lệ cho nạn ghiền ma túy và thiếu ý nghĩa, một việc khiến họ trầm cảm và hủy hoại mọi giấc mơ của họ”.

Ngài nói thêm: “Tôi nghĩ tới các di dân, mất hết nhà cửa và gia đình, và rất nhiều người khác, giống như họ, cảm thấy mồ côi, bị bỏ rơi... Tôi cũng nghĩ tới những ngư phủ bị bóc lột và những người ăn xin dọc đường. Tất cả đều là thành phần của gia đình chúng ta”.

Ngài so sánh hiện tượng trên với trình thuật Thánh Kinh về các thân nhân thực sự của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 12:48, trong đó, Chúa Giêsu nói rằng bất cứ ai làm theo Thánh Ý Chúa Cha ở trên trời đều là gia đình của Người, trong khi nối kết hiện tượng đó với việc khai mở Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan bởi “các nhà truyền giáo từng đặt chân đầu tiên lên mảnh đất này”.

Đức Giáo Hoàng nhận định rằng “Nhờ nghe Lời Chúa và đáp ứng các đòi hỏi của Lời này, họ tiến tới chỗ hiểu ra rằng họ là thành phần của một gia đình còn lớn hơn bất cứ gia đình nào dựa trên dòng máu, văn hóa, vùng miền hay nhóm sắc tộc... Họ lên đường tìm kiếm một gia đình họ chưa biết. Việc này giúp họ khám phá ra nhiều ‘bà mẹ và anh em’ Thái vẫn còn chưa hiện diện tại bàn ăn Chúa Nhật của họ”.

Tờ Khao Sod tường thuật thêm: chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là để đánh dấu 350 năm công cuộc truyền giáo tại Xiêm La năm 1669, khi 2 nhà truyền giáo đầu tiên tới Vương Quốc Juthia.

Ngài nói rằng “không có cuộc gặp gỡ đó, Kitô Giáo chắc chắn đã thiếu khuôn mặt của các con. Đã thiếu các bài ca và điệu múa vốn mô tả nụ cười Thái, hết sức đặc trưng của lãnh thổ các con”.

Và trong một sứ điệp gửi các công dân của một quốc gia đa số theo Phật Giáo, ngài nói rằng “rao giảng Tin Mừng không phải là để gia tăng thành viên hoặc tỏ ra mạnh thế” nhưng là để chia sẻ “vòng tay từ bi và chữa lành của Thiên Chúa” một việc, ngược lại, “sẽ làm chúng ta trở nên một gia đình”.

Kinh Kính Mừng trong Thánh Lễ hôm nay, theo Khao Sod, được đọc bằng 5 thứ tiếng: Thái, Anh, Ý, Pháp và Việt Nam. Một lời cầu nguyện trong Thánh Lễ được đọc bằng tiếng pakagno, ngôn ngữ của một nhóm sắc tộc.

Trong đám đông có ông Thanin Santhanavanich, một bác sĩ thuộc Bệnh viện Saint Louis; ông tình nguyện làm nhân viên cứu cấp. Là một người Công Giáo sùng đạo, ông mang theo cỗ tràng hạt và sốt sắng tham dự Thánh Lễ.

Ông nói “tôi cảm thấy rất vui sướng khi ngài đến thăm một nơi khó có thể thăm này vì Thái Lan là một nước người Công Giáo là thiểu số. Cách nay mấy năm, tôi phải qua Miến Điện chỉ để được thấy ngài vì tôi không tin ngài sẽ đến với chúng tôi”.

So sánh với chuyến viếng thăm năm 1984 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm mà ông có may mắn được tham dự, Thanin nói dịp này ngoạn mục và được tổ chức chu đáo hơn.

Thánh Lễ công cộng kết thúc bằng một điệu vũ lộng lẫy do 800 học sinh của 7 trường tu viện Công Giáo, diễn tả nền văn hóa của cả 4 vùng của Thái Lan.

Cả người không Công Giáo cũng nghinh đón Đức Giáo Hoàng



Tờ Khao Sod cũng cho hay nhiều người không phải là Công Giáo vẫn tham dự việc nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Chùa Hoàng Gia. Đó là anh Banchaporn Boonlert-aree, một phật tử; anh chờ được thấy Đức Phanxicô, vì anh vốn đọc về vai trò chủ yếu của ngôi vị giáo hoàng trong lịch sử Âu Châu.

Một người khác theo Ấn Giáo là Wannasin Srisaket, 21 tuổi, một sinh viên khoa sử của Đại học Silpakorn. Anh tháp tùng một người bạn Công Giáo để được thoáng nhìn thấy Đức Giáo Hoàng vì việc này quả hiếm hoi, có thể chỉ một lần trong đời.

Anh tin rằng Kitô giáo là một tôn giáo tốt lành và nó dạy người ta thương yêu nhau.

Trong ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi Đức Tăng Thống và các phật tử Thái Lan cùng nhau làm việc với các Kitô hữu cho người nghèo và môi trường.

Tờ Khao Sod cho hay: một số người Công Giáo được họ phỏng vấn hôm nay thừa nhận vẫn còn hố phân cách lớn giữa hai tín ngưỡng. Các trường công lập Thái chỉ dạy về Phật Giáo trong khi các trường tư thục Công Giáo không dạy Kitô Giáo cho các học sinh phật tử.

Noppawit Chatarasophon, 27 tuổi, một người Công Giáo và là viên chức chính phủ tại Bộ Phát Triển Nhân Bản, nói rằng anh không học được bất cứ điều gì về Kitô Giáo và các tôn giáo lớn khác lúc là học sinh ở trường danh tiếng Suan Kularb Wittayalai ở Bangkok. Anh cho hay: “Tôi chỉ học về Phật Giáo. Nên có các bài học về các tôn giáo khác nữa”. Anh cho hay vẫn có những thiên kiến chống Kitô giáo.

Cha Joseph Anucha Chaiyadej, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, nói rằng các trường Công Giáo không muốn ép buộc các học sinh Phật tử hay các học sinh các tôn giáo khác học về Đạo Công Giáo. Cha cho hay “Các trường [Công Giáo] dạy học sinh thuộc các tôn giáo trở thành các tín đồ ngoan đạo của tôn giáo họ. Cải đạo một cách hãnh tiến là thanh gươm hai lưỡi. Chúng tôi không muốn dùng phương pháp cứng cỏi mặc dù không ngăn cản các học sinh [Phât tử] nào muốn tìm hiểu”.



Tôi thực sự cảm nhận lòng từ bi của ngài

Cũng cùng ngày 21 tháng 11, một ký giả khác của tờ Khao Sod, là Asaree Thaitrakulpanich, viết rằng 5,000 người Công Giáo Thái Lan đã tụ tập tại Bệnh Viện St Louis ở Bangkok để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ vẫy cờ hân hoan, miệng hô “Viva Papa!”

Ngài ca ngợi nhân viên của bệnh viện: “Các con đã thực hiện những công việc từ bi vĩ đại nhất vì việc dấn thân của các con vào ngành chăm sóc sức khỏe đã vượt quá xa việc thực hành y khoa đơn giản và đáng khen. Nó còn là việc chào đón và ôm ấp sự sống con người khi sự sống này bước vào phòng cấp cứu, cần được chữa trị bằng một sự chăm sóc từ bi phát sinh từ tình yêu và lòng tôn kính đối với phẩm giá mỗi một con người nhân bản”.

Ở bên ngoài bệnh viện, đám đông hoan hô và vẫy cờ Vatican và cờ Thái Lan khi xe chở Đức Giáo Hoàng chạy qua. Đây là một đám đông hỗn hợp gồm cả già lẫn trẻ, người Thái và người ngoại quốc, thậm chí không phải là Kitô hữu; tuy nhiên, họ nói họ xúc động vì chuyến viếng thăm.

Gift, 20 tuổi, sinh viên Cao Đẳng St Louis, được đứng rất gần Đức Giáo Hoàng, nên cô bảo cô rất phấn khởi và có ấn tượng đối với giáo huấn Công Giáo về tình yêu và lòng thương xót.

Một sinh viên khác cũng của Cao Đẳng St Louis, Tirattah Suklom, 18 tuổi, nói cô sát gần ngài đến nỗi gần như muốn khóc. Cô cho hay: “tôi thực sự cảm nhận lòng từ bi của ngài. Với tôi, mọi tôn giáo đều dạy chúng ta thành người tốt lành”.

Một nhóm tín hữu Nam Dương giơ cao ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng vẽ trên vải batik. Các người Cao Miên mặc áo sơ mi xanh dương, mang theo quốc kỳ của họ, nói họ là 160 người. Nữ tu Blandine Mentre, một nữ tu Pháp thuộc Dòng Maria Stella Matutina, đến với một nhóm 14 người từ Giáo Hội của bà ở Việt Nam. Nữ tu nhận định rằng “tôi nghĩ ngài rất can đảm khi tới đây”. Nữ tu cho hay Việt Nam và Vatican chưa hoàn tất các cuộc thương lượng nên Đức Giáo Hoàng chưa thể đến đó.

Nhân dịp này, tờ Khao Sod cho hay mỗi người tham dự đều được phát một túi vải đựng 1 lá cờ Vatican hay cờ Thái Lan, một mẩu bánh mì sandwich, 1 chai nước, 1 cuốn sách nhỏ nói về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại bệnh viện, và một cỗ tràng hạt đã được Đức Giáo Hoàng làm phép.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ :Mừng kính Đức Mẹ dâng mình bổn mạng
Martino Lê Hoàng Vũ
09:47 21/11/2019
“Các bà mẹ phải là những nhà giáo tại gia,giáo dục con cái,hết mình với công việc bổn phận,nhờ đó mà Giáo hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn” Đó là lời chia sẻ của Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm Hạt trưởng Phú Thọ trong thánh lễ mừng bổn mạng Hội Các Bà Mẹ vào chiều nay.

Xem Hình

Hôm nay thứ tư ngày 20.11.2019,Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc các giáo xứ trong hạt Phú Thọ đã về nhà thờ giáo xứ Hòa Hưng để long trọng mừng kính Đức Mẹ Dâng Mình,bổn mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt.

Bầu khí thánh lễ diễn ra thật vui tươi sốt sắng.Lúc 17giờ 20 phút,chương trình được bắt đầu với cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Maria chung quanh nhà thờ.Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cùng với Linh mục chủ tế,các vị Đại diện Hội Đoàn,quý khách mời và cộng đoàn đi kiệu cung nghinh Đức Mẹ trong lời kinh tiếng hát,chiêm ngắm Đức Maria mẫu gương của sự vâng nghe lời Chúa qua bổn phận làm bà,làm vợ và làm mẹ trong gia đình.

Liền sau đó,thánh lễ do Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ chủ tế,ngài cũng là cha chánh xứ Hòa Hưng.Cùng đồng tế với ngài có Linh mục An phong Hoàng Ngọc Bao chánh xứ Bắc Hà,Linh mục Giuse Hoàng Ngọc Minh chánh xứ An Châu,giáo phận Long Xuyên.Tham dự thánh lễ hôm nay ngoài đông đủ các bà mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ,còn có đại diện các đoàn thể trong Giáo xứ Hòa Hưng và các đoàn thể trong giáo hạt Phú Thọ,Ban Chấp Hành Các Bà Mẹ CG Tổng giáo phận Sài gòn và rất đặc biệt còn có sự hiện diện của các Bà Mẹ CG giáo xứ An Châu,Giáo phận Long Xuyên.

Sau lời chào mừng đầu lễ,Linh mục chủ tế cất lời Kinh Vinh Danh bước vào thánh lễ tạ ơn.

Kế đến,trong phần chia sẻ Tin Mừng,Linh mục Hạt trưởng Phú Thọ nói về lịch sử của Lễ Đức Mẹ Dâng Mình.Lễ này được dựa trên lời truyền khẩu nhưng lại có giá trị gương mẫu cao và được Giáo Hội Đông Phương mừng kính từ xa xưa.Lễ Đức Mẹ dâng mình còn được gọi là lễ khẩn nguyện,Giáo hội cầu nguyện cho việc dâng hiến linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Nhi nữ Maria khoảng 2,3 tuổi đã được cha mẹ dâng cho Thiên Chúa như thói quen các bậc cha mẹ đạo đức quen làm. Mẹ Maria được dâng cho Chúa cầu nguyện cho gia đình và Giáo hội.Từ đó, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cũng được chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế.

Theo bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải là những người thân của Chúa, Ngài muốn kết thân với chúng ta.Và được là người thân của Chúa, là anh chị em của Chúa Giêsu và Mẹ Maria thì hạnh phúc biết bao.Nhưng để là người thân của Chúa, là người con của Mẹ Maria, chúng ta phải lắng nghe và thực hành Lời Chúa.Chính Mẹ Maria đã thưa hai tiếng “xin vâng” trước Thánh Ý của Thiên Chúa, Mẹ sẵn sàng cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu.Các bà mẹ Công Giáo cũng phải thưa hai tiếng “xin vâng” đi theo thánh ý Chúa trong bổn phận nơi giáo xứ,hội đoàn,nhất là các bà Tân Ban Chấp hành Các Bà Mẹ Công Giáo hạt tuyên hứa càng phải chu toàn nhiệm vụ hội giao phó.Hôm nay 20-11,cũng ngày Nhà Giáo,các bà mẹ cũng phải là những nhà giáo tại gia,chăm lo dạy dỗ con cháu trong đời sống nhân bản,lễ nghĩa và đời sống đức tin.Như thế, “gia đình chính là trường học,cha mẹ là thầy cô,là hiệu trưởng”,chính việc dạy dỗ con cái nên người tốt của các bà sẽ làm cho xã hội ngày càng trở nên trong sáng lành mạnh hơn.Các bà không chỉ dâng mình cho Chúa,nhưng còn phải hết mình với bổn phận trách nhiệm,cho quê hương đất nước và gia đình.

Tiếp theo là phần tuyên hứa của các bà mẹ trong Tân Ban chấp hành Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ trước cha Hạt Trưởng,đồng thời ngài cũng trao bổ nhiệm thư cho quý bà mẹ.Kế đó,tất cả các bà mẹ cùng quỳ đọc 10 lời tâm niệm theo qui chế Hội Các Bà Mẹ Công Giáo.

Sau lời nguyện chung,cộng đoàn bước vào phần Phụng Vụ Thánh Thể.Đến phần lời nguyện hiệp lễ,bà Maria Têrêsa Hồ Xuân Hương -Trưởng Các Bà Mẹ Công Giáo hạt thay lời các bà mẹ đã có những tâm tình tri ân quý cha, quý sr và cộng đoàn phụng vụ.

Thánh lễ kết thúc 18giờ 45phút,quý cha và quý khách mời cùng chia sẻ niềm vui với Hội Các Bà Mẹ trong bữa tiệc liên hoan tại Hội Trường Giáo xứ Hòa Hưng.

Danh sách Tân Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ (nhiệm kỳ 2020-2023)

Hội trưởng: Chị Maria Têrêsa Hồ Xuân Hương

Hội phó: Chị Maria Anna Mai Kim Dung

Hội phó: Chị Maria Nguyễn Thị Đượm

Thư ký: Chị Anna Lê Thị Tuyết Trinh

Thư ký: Chị Têrêsa Nguyễn Tú Minh

Thủ quỹ: Chị Maria Vũ Thị Sao

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Đêm Ga La theo chân ĐTC Phanxicô của phái đoàn VN đang hành hương đón ĐGH tại Thái Lan
Maria Vũ Loan
10:13 21/11/2019
"Đêm Ga La theo chân ĐTC Phanxicô" của phái đoàn VN đang hành hương đón ĐGH tại Thái Lan

Buổi tối ngày 20/11/2019, hàng ngàn người thuộc đoàn hành hương Việt Nam đã có mặt tại một nhà hàng lớn tại Bangkok để có một buổi họp mặt với chủ đề “Đêm Gala theo chân Đức Thánh Cha Phanxico”. Đó là buổi gặp gỡ để lại nhiều cảm xúc trong lòng giáo dân trong chuyến hành hương trên đất Thái.

Trong buổi họp mặt này, người tham dự được thưởng thức điệu múa đặc trưng của dân tộc Thái với điệu nhạc sôi động, trang phục đẹp, động tác uyển chuyển. Hai MC xuất hiện là Đông Quân và một bạn nam rất hoạt bát, khéo léo dẫn dắt chương trình. Có phần đặc biệt khi ông bà Trần Văn Long, tổng giám đốc công ty Du lịch Việt, đã lên phát biểu cảm tưởng và nói lời cảm ơn khi được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tín nhiệm, ủy thác và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công việc để được vinh dự tổ chức sự kiện này cho giáo dân từ Ủy ban Mục Vụ Di Dân thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và đã có những con số ấn tượng như có 10 Đức Giám Mục và 215 linh mục và tu sĩ tham dự, gần 3.000 giáo dân đến từ 20 tỉnh thành của 120 giáo xứ, với 50 thánh lễ mỗi ngày, 50 chuyến bay, 80 xe phục vụ ở Thái Lan và 200 nhân viên, HDV phục vụ hậu cần.

Xen kẽ những phần chính của đêm Gala là mọi người cùng múa hát với nhau. Ai mà không vui, không phấn khởi trong một bầu khí vui tươi, quang cảnh lịch sự và được đón tiếp chu đáo.

Đêm nay, có một phần đặc biệt của chương trình; đó là chúc mừng sinh nhật Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế, Chủ tịch HĐGMVN. Nào lời chúc mừng, hoa tiếng vỗ tay...Đức Cha xúc động và nói một lời nhắc nhở trong thánh lễ buổi chiều, đó là việc Giáo hội Việt Nam chuẩn bị đón tiếp Đức Hồng Y Parolline, bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh và mong ước Đức Thánh Cha thăm Việt Nam và Đức TGM Giuse mong mọi người cầu nguyện để điều này thành hiện thực. Nghĩ đến đây, người giáo dân mà giàu tưởng tượng sẽ có thể mường tượng ra cảnh đất nước Việt Nam rộn ràng đón tiếp giáo dân các nước khác đến hòa niềm vui, đón vị cha chung mang hình bóng Chúa Kitô nơi trần thế, như tại đất nước Thái Lan trong những ngày qua.

Ba Đức Cha cùng đồng tế trong thánh lễ buổi chiều, cũng đứng bên Đức TGM để chia sẻ một khoảnh khắc tốt đẹp, trong cuộc đời của người anh em. Pháo kim tuyến bung nổ lấp lánh trên khán đài như hòa với lời hát của những người hành hương. Tiệc mừng đoàn hành hương khá thịnh soạn, ngon miệng và được các bạn trẻ Thái Lan phục vụ tận tình.

Chương trình cũng mời anh chị em có sinh nhật là ngày 20/11 lên khán đài để được chúc mừng và nhận những món quà, như chuỗi Mân Côi làm bằng gỗ dầu với lời hẹn ước sẽ đọc kinh Kính Mừng cho đến hết cuộc đời. Thật trẻ trung, yêu đời khi các linh mục miền tây sông nước cùng lên hát trên sân khấu, hát cho tươi vui, hát cho đẹp tình Giêsu giữa mọi người với nhau.

Kết thúc gala, nhiều đoàn lần lượt ra về, đâu đó vẫn có tiếng chào hỏi nhau của người vùng này, vùng khác một cách vui vẻ, chắc chắn đọng vào lòng những người hành hương kỷ niệm khó quên. Chiều ngày mai, tất cả chúng tôi đóng vai “người trong đám đông”, vẫy tay đón chào và được hiệp dâng thánh lễ với Đức Thánh Cha.Đức Thánh Cha.

Maria Vũ Loan
 
Sang Thái Lan, giáo dân Việt Nam mong Giáo Hoàng thăm Việt Nam
BBC
10:49 21/11/2019
Sang Thái Lan, giáo dân Việt Nam mong Giáo Hoàng thăm Việt Nam

Trong vài ngày qua, hàng ngàn giáo dân Việt Nam bay sang Bangkok trong chuyến hành hương đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhân dịp ngài đến thăm đất nước có ít hơn 1% số dân theo đạo Công Giáo.

Đến từ Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Sài Gòn, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác, họ vui mừng nao nức mong được tận mắt nhìn thấy dung nhan của vị lãnh đạo tối cao của đạo Công Giáo.

Với họ, đỉnh điểm chuyến thăm xứ chùa vàng của Đức Giáo Hoàng là thánh lễ sẽ do ngài đích thân cử hành lúc 6 giờ chiều ngày 21/11 tại sân Vận động Quốc gia.

Trong khi chờ đợi, gần 1.000 giáo dân tham dự một thánh lễ do Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh là chủ tế tại thánh đường St. DonBosco, Bangkok.

Vui mừng, nao nức là tâm trạng chung. Nhưng lẫn với niềm vui là chút ngậm ngùi, vì họ dù đang ở Thái Lan, nhưng Việt Nam canh cánh bên lòng.

Ở đất Thái, giáo dân Việt hướng về Việt Nam

"Tôi rất vui mừng cho Thái Lan vì Giáo Hoàng tới thăm đất nước của họ và tiếc vì Giáo Hoàng không sang Việt Nam," Lê Thị Hồng, 30 tuổi, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 20/11 từ thánh đường St. DonBosco.

''Đây là lần đầu tiên tôi tới Thái Lan, hồi hộp chờ đón Giáo Hoàng. Sự kiện này rất đặc biệt đối với chúng tôi. Đoàn của tôi có khoảng 1.000 người. Nhưng hôm qua tôi nghe nói đã có 8.000 giáo dân đặt chân tới Thái Lan."

"Vì sao tới nay Giáo Hoàng chưa tới thăm Việt Nam cũng là câu hỏi chung của chúng tôi. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì nhưng tôi mong thời gian tới Việt Nam sẽ được Giáo Hoàng ghé thăm."

"Nếu được Giáo Hoàng chúc phúc, tôi xin Giáo Hoàng chúc phúc cho những người thân yêu của tôi luôn được bình an trong Chúa và cho giáo hội của tôi ngày càng hiệp nhất," Chị Hồng tâm sự.

Cũng có mặt tại nhà thờ St. DonBosco hôm 20/11, giáo dân Phero Nguyễn Văn Lâm, giáo phận Xuân Lộc, TP Hồ Chí Minh, nói với BBC News Tiếng Việt:

"Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam là mong ước của Hội đồng Giám mục Việt Nam và của người Công Giáo Việt Nam và của giáo phận Xuân Lộc chúng tôi - giáo phận lớn nhất Việt Nam với hơn một triệu giáo dân. Chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện cho điều này."

"Tôi mới nhận thông tin sáng nay rằng có khoảng gần 8.000 giáo dân Việt Nam sang đây. Riêng Công ty Du lịch Việt, công ty được Ủy ban Di dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa đoàn chúng tôi đi là gần 3000 người."

"Tôi rất hạnh phúc được tham dự Thánh Lễ cho Giáo Hoàng chủ tế ở Thái Lan. Nếu được gặp Giáo Hoàng, tôi xin chúa ban cho ngài sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn, xin Giáo Hoàng quan tâm đến cộng đồng giáo dân và thỉnh cầu ông sang Việt Nam một ngày sớm nhất. Đó là ước mong của tất cả người Công Giáo Việt Nam."

Trước đó, giáo dân Đào Bá Lê, một thuyền nhân tỵ nạn tại Thái Lan nói với BBC Tiếng Việt:

"Tôi cảm thấy rất hãnh diện vì chính phủ Thái Lan đã mời và đứng ra tổ chức chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng nhân kỷ niệm 350 năm Công Giáo đến đất nước này."

"Điều này cho thấy Thái Lan rất mến mộ ngài, và Thái Lan có sự dân chủ."

"Tôi lấy làm tiếc cho người Việt Nam chúng tôi, người Công Giáo Việt Nam vốn sùng đạo, vốn ao ước bấy lâu một lần Giáo Hoàng ghé qua Việt Nam để được 'thơm lây' mà chưa được."

"Ở nhà thờ chúng tôi có nhiều sự kiện hay lắm để chào đón Giáo Hoàng. Đợt này chúng tôi được dạy bài hát chào đón Giáo Hoàng. Chúng tôi cũng đón tiếp khoảng hơn 10 ngàn giáo dân Việt Nam qua đợt này để dự Thánh Lễ do Giáo hoàng Francis cử hành."

Sao Giáo Hoàng chưa thăm Việt Nam?

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trả lời phỏng vấn BBC khi ông vừa đáp xuống phi trường Survanabumi, Thái Lan khuya 20/11

Ngay sau khi cử hành thành lễ cho khoảng 1.000 giáo dân từ Việt Nam tại nhà thờ St. DonBosco ở Bangkok, Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, trao đổi với BBC Tiếng Việt về nhận định của ông tại sao Giáo Hoàng chưa từng ghé thăm Việt Nam.

"Thể chế chính trị Việt Nam không như Thái Lan và không như một số các nước khác. Nhiệm vụ của chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đề đạt và vận động còn cuối cùng nhà nước Việt Nam có mời Ngài hay không thì chúng tôi không thể biết được."

Trước đó, nói chuyện với các giáo dân trong buổi thánh lễ, Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh cho hay Hội đồng Giám mục Việt Nam từng nhiều lần đề nghị chính phủ cho phép mời Giáo Hoàng sang Việt Nam nhưng chưa được.

Khi được hỏi về thông điệp mà ông muốn chuyển tới Giáo Hoàng Francis nếu có cơ hội diện kiến Ngài, Tổng giám mục nói:

"Tôi sẽ trình bày nguyện vọng của giáo dân Việt Nam, bày tỏ lòng yêu mến trung thành và hiệp thông và mong một ngày Ngài sẽ chiếu cố tới thăm Việt Nam."

Trả lời phỏng vấn BBC ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan khuya 20/11, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thuộc Giáo phận Hà Tĩnh nói một số người ở Việt Nam "ngậm ngùi" vì chưa từng có Giáo Hoàng nào thăm Việt Nam.

"Đây là Đức Giáo Hoàng thứ hai tới thăm Thái Lan sau 35 năm, lần đầu là Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II vào năm 1984. Một số người ngậm ngùi tại sao Thái Lan có tỷ lệ người Công Giáo ít hơn nhiều so với Việt Nam mà đã hai lần Giáo Hoàng tới. Trong khi Việt Nam có tỷ lệ người Công Giáo cao hơn nhiều, giáo hội Việt Nam hoạt động rất năng động, mà Ngài vẫn chưa ghé thăm.''

''Không phải do Giáo Hoàng hay Vatican không muốn, mà vì lý do xã hội và chính trị chưa cho phép." Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhận định.

Ông giải thích:

"Để Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam trong tương lai, việc này không phải chỉ do Giáo hội Việt Nam mà còn do về phía nhà nước sẽ làm gì. Giáo hội Việt Nam đã đề nghị được phép mời Giáo Hoàng, nhưng lời mời chính thức phải về phía nhà nước."

Thuyền nhân Đào Bá Lê, trong khi đó nói với BBC News Tiếng Việt rằng "Chính quyền Việt Nam chưa thân thiện với Giáo Hội và chưa ủng hộ lắm đường lối của Giáo Hội."

"Có thể họ sợ, e ngại có chuyện xảy ra với chính quyền của họ nên họ chưa mời Giáo Hoàng qua."

"Đợt ba tôi, hay anh em tôi nằm viện hấp hối. Tôi đi mời cha tới bệnh viện cầu nguyện mà có cha không dám đi vì chính quyền cấm. Hoặc đi thì phải lén, không dám mặc áo dòng…," ông Lê kể lại.

"Gần đây, Giáo hoàng có buổi nói chuyện online với giới trẻ Việt Nam chủ đề 'về nhà', trong đó ngài chia sẻ ao ước những người trẻ lưu lạc sẽ trở về nhà, trở về quê hương và giáo xứ của họ. Tôi nghe mà trái tim tôi rung động. Tôi ước mong Ngài sẽ sang Việt Nam một ngày không xa..."

Thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được khởi động từ năm 2009, nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ. Sự kiện Vatican và Hà Nội đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, vào cuối tháng Tám vừa qua được nhiều người cho là một bước tiến đáng kể trong việc hai bên sẽ dần dà có quan hệ ngoại giao chính thức.

Nhưng giới phân tích cho rằng hành trình này còn rất dài, và trong lúc này, việc Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam còn là một viễn cảnh xa xôi.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Độc Quyền Thanh Niên Để Giữ Độc Tài
Phạm Trần
10:36 21/11/2019
Đảng và nhà nước Cộng sản Việ Nam đã nổi tiếng “cái gì cũng ăn, việc gì cũng phải có tiền”, nay lại độc quyền nắm Thanh niên để tiếp tục độc tài.

"Việc này tuy không mới, nhưng đã được tái khẳng định trong dự Luật Thanh niên (sửa đổi), và được Quốc hội thảo luận ngày 21/11 (2019). Tuy nhiên Quốc hội đã, hoãn biểu quyết đến kỳ họp sau (kỳ 9). Vậy là thêm lần nữa, đảng CSVN đã chà đạp lên Hiến pháp 2013. Vì, trong khi ra Luật để hợp pháp hóa quyền lập hội, hội họp và biểu tình của các tổ chức của nhà nước thì đảng lại không cho phép dân làm những việc này.

Những hoạt động của các Tổ chức do đảng thành lập gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và những Tổ chức khác trong Mặt trận Tổ quốc như Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh v.v… đã chứng minh cho chính sách kỳ thị này.

Vì vậy đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản đã vi phạm Điều 25 Hiến pháp, theo đó:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

VI PHẠM CHỒNG CHẤT

Trước hết, hãy gạt sang một bên chuyện nhắc lại cũng bằng thừa là Việt Nam Cộng sản chưa bao giờ dám cho dân có các quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Nhà nước, qua các Tổ chức và cơ quan Đảng, đã nắm hết báo, đài để độc quyền thông tin. Tư nhân không được quyền ra báo, lập đài nên những cái loa tuyên truyền của đảng, nếu cứ vẫn cảng cổ nói bừa rằng Việt Nam có tự do báo chí là những con người mắc bệnh tâm thần nặng.

Vì vậy các quyền khác gồm hội họp, lập hội, biểu tình, dù đã viết trong nhiều Hiến pháp, vẫn chỉ là những món hàng trang trí giả hiệu. Lý do, vì bao năm qua, Quốc hội vẫn chưa có Luật để thông qua.

Lý do thì vô kể, nhưng cơ bản của sự chậm trễ làm luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ chế xét các Dự thảo Luật trước khi đem vào nghị trình họp, và phía Chính phủ thường đưa ra là: “còn nhiều ý kiến khác biệt”, hay “đề nghị” hoặc “xin” hoãn lại kỳ họp sau để bổ túc. Thậm chí còn có những cái mồm loa mép dải từ phía Lãnh đạo đảng và nhà nước cho rằng đó là những vấn đề “rất nhậy cảm”, và “cần nghiên cứu kỹ lưỡng” để kéo dài thời gian hoãn như trường hợp của hai Luật lập hội và biểu tình.

QUYỀN ĐẢNG PHẢI ƯU TIÊN

Nhưng khi thấy Luật nào đem lại quyền lợi cho Đảng thì các Bộ, ngành liên hệ, Tác giả của dự Luật, lại sốt sắng làm nhanh như trường hợp của Luật Thanh niên (sửa đổi).

Lý do sửa đổi vì Luật Thanh niên (LTN), ra đời lần đầu năm 2005, có nhiều điều không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói trước Quốc hội ngày 15/11 (2019):”Sau 13 năm triển khai… bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập. Một số quy định của Luật khó áp dụng, thiếu đồng bộ với các chính sách khác, như chưa có sự rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thanh niên; quy định về trách nhiệm của Nhà nước còn chung chung, chưa cụ thể; thiếu nguồn lực thực hiện Luật.” (Cổng thông tin Quốc hội)

Nhưng “sửa đổi” có đem lại dân chủ và quyền tự quyết cho Thanh niên không, hay chỉ củng cố mục đích cốt lõi là Đảng phải nắm Thanh niên để “quản lý”, và Thanh niên phải phục vụ Đảng và có nhiệm vụ bảo vệ Xã hội chủ nghĩa, lối nói ngụy trang về Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bằng chứng này đã ghi trong Điều 32, của Dự thảo sau cùng, quy định “quyền được “tham gia quản lý nhà nước, giám sát và phản biện xã hội”, nguyên văn:.

1. Thanh niên được tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức thanh niên với các cơ quan nhà nước về các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tham gia vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Thanh niên được tham gia giám sát, phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. (TNCSHCM)

Như vậy, Thanh niên không được quyền nói trái chiều với nhà nước mà chỉ được góp ý kiến để “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đã có sẵn do đảng CSVN lãnh đạo.

Ngoài ra, nếu muốn giám sát hay phản biện lại những việc làm của nhà nước mà mình không tán thành thì việc này phải qua trung gian Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do đảng lập ra.

Nhưng Dự Luật lại không có điều nào ràng buộc TNCSHCM phải trung thực và minh bạch chuyển giao ý kết luận giám sát hay ý kiến phản biện. Bởi vì, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm hầu hết là con ông cháu cha, được chính thức coi là đội ngũ “kế thừa”, “những hạt giống đỏ” của đảng. Khoản 1, Điều 50 của LTN, quy định: ”Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.”

Do đó, TNCSHCM là tổ chức có nhiều quyền hành, tương đương với Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi lớn nhất và quan trọng nhất của đảng. Điểm khác biệt là chỗ TNCSHCM là nơi cung cấp đội ngũ lãnh đạo kế thừa cho đảng. Trường hợp của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng là tỷ dụ điển hình. Ông Thưởng từng là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2006.

TUYÊN TRUYỀN VÀ TIÊU TIỀN

Luật mới quy định nhà nước “quản lý Thanh niên” từ Trung ương xuống cơ sở. Ngân sách nhà nước và địa phương đài thọ mọi chi tiêu của TNCSHCM và các Tổ chức Chính trị và Xã hội khác. Một bộ phân cán bộ, đảng viên ăn lương từ tiền đóng thuế của dân cũng được phân phối giúp việc các tổ chức Thanh niên và các Tổ chức khác.

Dó đó, Thanh niên phải biết “ăn cây nào rào cấy ấy”, như Quy định trong Điều 33 LTN mới, theo đó:

1. Thanh niên có trách nhiệm phải gương mẫu thực hiện các quy định của pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Thanh niên phải tích cực tham gia đấu tranh với các hoạt động có âm mưu gây phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

Như vậy, Thanh niên có phải là “tay sai”, hay là những kẻ “chạy cờ” hoặc là “nộ bộc” của đảng ?

Nhưng trong Luật mới, như viết trong Điều 49, lại lươn lẹo giấu bàn tay của đảng trong các tổ chức Thanh niên và các tổ chức khác.

Điều này viết nguyên văn:

1. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Tổ chức thanh niên bao gồm: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật.

Nếu là “tự nguyện” thì tại sao lại có chuyện rân ran trong nội bộ Thanh niên rằng: muốn có việc làm, không bị làm khó khi thi tốt nghiệp ra trường thì học sinh và sinh viên phải làm 2 điều: tham gia các tổ chức của đảng; học chuyên cần về Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, cộng thêm với việc gọi là “ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Cũng vì vải thưa không che được mắt Thánh nên tính tay sai, chạy cờ hiệu của các Tổ chức chính trị-xã hội do đảng thành lập và nuôi ăn bằng tiền mồ hôi nước mắt của dân đã lộ ra giữa bàn dân thiên hạ trong nhiều dịp. Bằng chứng này đã được xác nhận qua lời tuyên bố của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương tại Hà Nội ngày 14/03/2019.

Bà Mai nói với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam rằng:” Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là cánh tay nối dài của Đảng, làm công tác đối ngoại cho Đảng trên mặt trận văn học nghệ thuật; trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, chống tự suy thoái, tự diễn biến trong đời sống xã hội.” (theo TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam)

Bên cạnh nhiệm vụ làm công cụ cho đảng, các Tổ chức ngoại vi của nhà nước còn tiêu phí tiền mồ hôi nước mắt của dân không tiếc tay.

Theo tin của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, Viet Nam Institute for Economic and Policy Research ) đưa ra năm 2018 thì Tổng kinh phí hàng năm chi cho các tổ chức này được là khoảng 14.000 tỉ đồng.

Viện này nói thêm rằng: ”Nếu tính cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác thì chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm dao động từ 45.600 đến 68.100 tỷ VND, tương đương 1-1,7% GDP (Gross Donmestic Products, Tổng sản lượng nội địa).”

Theo thống kê của Việt Nam thì trong năm 2016, “ngân sách nhà nước cũng đã chi chi ra tới 1,6 nghìn tỉ đồng chỉ riêng cho 7 tổ chức chính trị - xã hội gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên CS HCM, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tổng liên đoàn Lao động và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.” (theo báo Giáo Dục, ngày 06/09/2018).

Với số tiền khổng lồ như thế, có ai biết các Tổ chức này đã làm gì cho dân, hay chỉ là những kẻ ăn hại đái nát trong nhiều chục năm nay ?

DỰ LUẬT VỀ HỘI

Ngoài ra với sự kiện nhà nước làm luật chỉ để bảo vệ quyền lợi của đảng, cũng đã hiện ra mánh khóe đánh tráo khái niệm về hội để gây khó khăn cho ai muốn lập Hội ở Việt Nam.

Điều này thể hiện trong Dự thảo Luật về Hội, hoàn tất từ năm 2016, nhưng bị giữ lại cho đến ngày nay.

Những mánh khóe hợp thức hóa các Tổ chức có sẵn của đảng đã được ghi trong Điều 2 nói về “ Đối tượng áp dụng”, nguyên văn như sau:

1. Luật này áp dụng đối với hội, công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.

2. Luật này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Ngoài ra, Dự Luật cũng có những hạn chế ghi trong Điều 9 về “ Các hành vi bị nghiêm cấm”, gồm:

1. Cản trở hoặc ép buộc cá nhân thực hiện quyền lập hội.

2. Can thiệp trái pháp luật vào tổ chức, hoạt động của hội hoặc thông qua hoạt động hội để vụ lợi.

3. Làm phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước; đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

4. Gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

5. Tuyên truyền trái chính sách, pháp luật của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước, danh nhân, anh hùng dân tộc.

6. Rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Nhưng cũng rất mập mờ và tùy tiện để loại bỏ những ai nhà nước không muốn cho lập hội, khi không định nghĩa rõ thế nào là “phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia”, “Gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”, hoặc “Tuyên truyền trái chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

Thứ ngôn ngữ chụp mũ, gắp lửa bỏ bàn tay của Dự Luật về Hội, tuy chưa được trình ra Quốc hội, đã cho thấy tính độc tài, độc quyền và phản dân chủ của đảng CSVN cũng từng được bịa ra để đàn áp, bỏ tù những nhà hoạt dộng dân chủ và dân quyền ở Việt Nam.

Quan trọng hơn, thêm lần nữa, bản thảo của Luật này cũng trắng trợn chà đạp lên quyền dân ghi trong Điều 25 Hiến pháp 2013. -/-

Phạm Trần

(11/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phụng vụ: Nói thêm về từ ngữ ‘sương rơi’ ?
Nguyễn Trọng Đa
09:57 21/11/2019
Phụng vụ: Nói thêm về từ ngữ ‘sương rơi’ (dewfall)?

‘Vì thế, chúng con nài xin Chúa thánh hóa các của lễ này, bằng cách cho Thánh Thần Chúa xuống trên chúng như sương rơi’ – Kinh nguyện Thánh thể II

Tôi đã nhiều lần được hỏi:

• Sương rơi là gì?

• Tại sao chúng ta nói sương rơi?

• Tại sao sương rơi được sử dụng trong Kinh nguyện Thánh Thể II?

Sương rơi là một hình ảnh mạnh mẽ cổ xưa về sự hiện diện của Thiên Chúa. Đối với người dân trong sa mạc, sương là nguồn nước quan trọng, đôi khi lại là nguồn duy nhất. Nó biểu thị sự sống. Các giờ đầu yên tĩnh của buổi sáng là thời gian mà Chúa cho chúng ta thấy Chúa Thánh Thần hoạt động như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Trong các giờ đó, sương phủ xuống mặt đất và làm cho đất ẩm ướt.

Nước rơi xuống mặt đất theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như cơn mưa và tuyết rơi được dễ dàng nhìn thấy, và cả sương nữa, đó là khi nước bao phủ mặt đất dưới dạng sương. Sương rơi là một quá trình yên lặng: Nó hình thành âm thầm nhẹ nhàng và dần dần. Có một cái gì đó bí ẩn về sương.

Cùng với sương rơi, Chúa ban manna cho người dân Ítraen trong sa mạc, để nuôi sống họ. Sương hình thành trên mặt đất và khi nó khô, các mảnh manna xuất hiện. Đó là bánh mì nuôi người dân trong 40 năm họ lang thang trong sa mạc.

Chúng ta biết Bí tích Thánh Thể hoàn thành ý nghĩa của manna trong sa mạc, bởi vì Chúa Giêsu đã nói: "Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Ga 6:48-51).

Chính nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần ban sự sống mà bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Trong sa mạc, Thiên Chúa đã gửi sương đến trước, và sau đó gửi manna. Trong thánh lễ, Thiên Chúa gửi Chúa Thánh Thần, và sau đó bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Một phép lạ xảy ra, và Chúa Giêsu ở cùng chúng ta, ẩn dưới hình dạng bánh và rượu.

Chúa Thánh Thần cũng đi vào cuộc sống của chúng ta. Đôi khi Thánh Thần đến như một cơn gió gầm thét như ở Lễ Hiện Xuống xưa kia. Nhiều khả năng Thánh Thần đến thường xuyên hơn như một sương rơi bí ẩn lặng lẽ.

Giám mục William Easton, Hoa Kỳ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sắc Mầu Tranh Thu
Joseph Ngọc Phạm
21:56 21/11/2019
SẮC MẦU TRANH THU
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Mầu thu đâu chỉ thu vàng
Lá thu muôn sắc rộn ràng như tranh..
(bt)
 
VietCatholic TV
LIVE - Tường thuật trực tiếp Thánh Lễ tại Sân Vận Động Quốc Gia Bangkok
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:51 21/11/2019
 
Đức Thánh Cha thăm Đức Tăng Thống Phật Giáo và Bệnh Viện Thánh Loius Bangkok
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:32 21/11/2019
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11 đã có lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại vườn tòa nhà chính phủ.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.

Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.

Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.

Thái Lan được kể là quốc gia sùng đạo nhất thế giới.

Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.

93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo Nam Tông. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.

Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Đức tăng thống,

Tôi cảm ơn ngài về những lời chào đón nhân từ của ngài. Ở đầu chuyến viếng thăm của tôi đến đất nước này, tôi rất vui được đến Đền thờ Hoàng gia này, một biểu tượng của các giá trị và giáo lý vốn lên đặc điểm cho dân tộc yêu dấu này. Phần lớn người Thái đã uống tận nguồn Phật giáo, những nguồn đã thấm nhuần cách họ tôn trọng sự sống và tổ tiên của họ, và sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật (x. Ecclesia in Asia, 6). Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.

Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra như một phần của hành trình qúy trọng và công nhận lẫn nhau được khởi xướng bởi những vị đi trước chúng ta. Tôi muốn chuyến viếng thăm này theo bước chân của họ, để gia tăng lòng tôn trọng và cả tình bạn giữa các cộng đồng của chúng ta. Gần năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đức Tăng Thống thứ mười bảy, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo nổi tiếng, đến thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Điều này thể hiện một bước ngoặt rất có ý nghĩa trong việc phát triển đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta, là điều sau đó đã cho phép Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Đền thờ này và Hoà Thượng Tối cao, ngài Tăng thống Somdej Phra Ariyavongsagatanana (Vasana Vasano). Bản thân tôi gần đây đã có vinh dự được chào đón một đoàn các nhà sư từ Đền Wat Pho; các vị này đã biếu tôi bản dịch một thủ bản Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Vatican. Các bước nhỏ như vậy giúp chứng minh rằng nền văn hóa gặp gỡ là điều khả hữu, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta mà còn trong cả thế giới của chúng ta nữa, một thế giới có quá nhiều xu hướng muốn tạo ra và loan truyền xung đột và loại trừ. Khi chúng ta có cơ hội đánh giá cao và qúy trọng lẫn nhau bất chấp các khác biệt của chúng ta (xem Evangelii Gaudium, 250), chúng ta sẽ cung hiến lời đầy hy vọng cho thế giới, một lời có thể khuyến khích và hỗ trợ những ai ngày càng phải chịu các tác động tàn hại của xung đột. Những dịp như thế này nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc các tôn giáo mỗi ngày càng phải trở nên những hải đăng của hy vọng, trong tư cách những nhà vận động và bảo đảm tình huynh đệ.

Về khía cạnh này này, tôi biết ơn nhân dân của lãnh thổ này, vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan cách nay khoảng bốn thế kỷ rưỡi, người Công Giáo đã được hưởng tự do trong việc thực hành tôn giáo, mặc dù họ là thiểu số và trong nhiều năm đã sống hòa hợp với anh chị em Phật tử của mình.

Trên nẻo đường tin tưởng lẫn nhau và tình huynh đệ này, tôi mong muốn được nhắc lại cam kết bản thân của tôi và của toàn Giáo hội, sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng trong việc phục vụ hòa bình và phúc lợi của dân tộc này. Nhờ các trao đổi học thuật, các trao đổi đã dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện chiêm niệm, lòng thương xót và biện phân – vốn là của chung của cả hai truyền thống của chúng ta - chúng ta có thể phát triển và sống với nhau như những “người hàng xóm” tốt bụng. Chúng ta cũng sẽ có thể cổ vũ nơi các tín đồ tôn giáo của chúng ta việc phát triển các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nhân thừa các sáng kiến thực tế trên nẻo đường huynh đệ, nhất là đối với người nghèo và ngôi nhà chung bị lạm dụng quá nhiều của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ góp phần tạo nên nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây lẫn ở những nơi khác trên thế giới (x. Ibid.). Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dư tràn.

Một lần nữa, tôi cảm ơn ngài Tăng thống vì cuộc gặp gỡ này. Tôi cầu xin rằng ngài được ban mọi phước lành thần thiêng cho sức khỏe và hạnh phúc của chính ngài, và cho trách nhiệm cao qúy của ngài trong việc hướng dẫn các tín đồ Phật giáo theo các phương cách hòa bình và hòa hợp.

Cảm ơn ngài!

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan, lúc 11g15, Đức Thánh Cha đến thăm các nhân viên y tế tại bệnh viện Công Giáo Thánh Louis.

Ngài cũng viếng thăm những bệnh nhân đau yếu và tàn tật đang được chăm sóc tại Bệnh viện Thánh Louis trước khi dùng bữa trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
 
Gặp gỡ chính quyền Thái và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha thẳng thắn đề cập đến nạn du lịch tình dục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:43 21/11/2019
Sáng thứ Năm 21 tháng 11 đã có lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại vườn tòa nhà chính phủ.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.

Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.

Chúng tôi xin được điểm qua vài nét về tình hình chính trị tại quốc gia này.

Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.

Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.

Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.

Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.

Trong diễn từ trước các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Ông Thủ tướng

Các Thành viên của Chính phủ và Ngoại giao đoàn,

Các Nhà Lãnh đạo chính trị, dân sự và tôn giáo,

Thưa quý bà và qúy ông,

Tôi biết ơn vì có cơ hội này để được hiện diện bên cạnh qúy vị và có thể đến thăm lãnh thổ rất phong phú vẻ đẹp tự nhiên này, và là người bảo vệ tuyệt vời các truyền thống văn hóa và tâm linh lâu đời, như truyền thống hiếu khách mà tôi đã đích thân được trải nghiệm, và là truyền thống tôi lần lượt muốn truyền bá, do đó gia tăng các mối dây bằng hữu lớn lao hơn giữa các dân tộc.

Tôi cảm ơn ngài, thưa Thủ tướng, vì sự nghinh đón và những lời giới thiệu nhân ái của ngài, cũng như cử chỉ chu đáo và khiêm tốn của ngài. Tôi biết ơn vì chiều nay tôi sẽ có cơ hội đến thăm xã giao Đức vua Rama X và hoàng gia. Một lần nữa tôi sẽ cảm ơn Đức Vua vì lời mời ân cần đến thăm Thái Lan của ngài và tôi xin nhắc lại những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho triều đại của ngài, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính đối với ký ức của người cha quá cố của ngài.

Tôi rất vui khi có dịp được chào đón và thưa chuyện với qúy vị, các nhà lãnh đạo chính phủ, tôn giáo và dân sự, và qua qúy vị chào đón toàn thể nhân dân Thái Lan. Tôi cũng gửi lời chào trân trọng đến ngoại giao đoàn. Nhân dịp này, tôi sẵn sàng chúc những lời chúc tốt đẹp sau cuộc bầu cử gần đây, một điều biểu thị sự trở lại của diễn trình dân chủ bình thường.

Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc để làm cho chuyến viếng thăm này thành khả hữu.

Chúng ta biết rằng các thách thức đối với thế giới của chúng ta ngày nay thực sự là những vấn đề hoàn cầu, bao trùm toàn bộ gia đình nhân loại và kêu gọi một cam kết vững chắc đối với công lý quốc tế và tình liên đới giữa các dân tộc. Tôi cho rằng điều quan trọng cần lưu ý là, trong những ngày này, Thái Lan sẽ kết thúc tư cách chủ tịch ASEAN, một biểu thức nói lên sự cam kết lịch sử đối với các vấn đề và thách thức rộng lớn hơn mà các dân tộc trong toàn khu vực Đông Nam Á đang phải đối đầu và cả mối quan tâm liên tục của nó trong việc cổ vũ sự hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa trong khu vực.

Là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu vốn biết tầm quan trọng của việc xây dựng hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc, đồng thời thể hiện lòng tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa khác nhau, các nhóm tôn giáo, các suy nghĩ và các ý tưởng khác nhau. Thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng một diễn trình hoàn cầu hóa thường được nhìn dưới góc độ kinh tế hẹp hòi, có xu hướng xóa nhòa các đặc điểm nổi bật vốn tạo nên vẻ đẹp và linh hồn các dân tộc của chúng ta. Thế nhưng, kinh nghiệm hợp nhất biết tôn trọng và dành chỗ cho sự đa dạng đóng vai trò làm nguồn cảm hứng và khích lệ cho tất cả những ai quan tâm đến loại thế giới mà chúng ta muốn để lại cho con cái chúng ta.

Tôi rất vui khi biết được sáng kiến của qúy vị trong việc tạo ra một ủy ban đạo đức xã hội và mời gọi các tôn giáo truyền thống của đất nước tham gia, để nhận được sự đóng góp của họ và giữ cho ký ức tinh thần của nhân dân qúy vị luôn sống động. Về khía cạnh này, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ Đức Tăng Thống Phật giáo như một dấu chỉ tầm quan trọng và cấp bách của việc cổ vũ tình hữu nghị và đối thoại liên tôn, cũng để phục vụ hòa hợp xã hội và xây dựng các xã hội công bằng, nhạy bén và hòa nhập. Bản thân tôi muốn bảo đảm với qúy vị cam kết của cộng đồng Công Giáo Thái Lan, tuy nhỏ bé nhưng rất sôi nổi, nhất định duy trì và phát huy các đặc điểm riêng biệt của dân tộc Thái, như được gợi nhớ trong bản quốc ca của qúy vị: hòa bình và yêu thương, nhưng không hèn nhát. Họ cũng kiên định quyết tâm đương đầu với tất cả những gì dẫn chúng ta tới chỗ trở nên vô cảm trước tiếng kêu than của nhiều anh chị em khao khát được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công. Vùng đất này mang tên Tự do. Chúng ta biết rằng tự do chỉ có thể có nếu chúng ta có khả năng cảm thấy cùng chịu trách nhiệm với nhau và loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng. Do đó, cần phải bảo đảm rằng các cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận được giáo dục, lao động xứng phẩm giá và chăm sóc sức khỏe, và nhờ cách này đạt được các mức độ bền vững tối thiểu và không thể thiếu có thể giúp phát triển con người toàn diện.

Ở đây tôi muốn dừng lại mấy phút để nói về các phong trào di dân, vốn là một trong những dấu chỉ thời đại của chúng ta. Không hẳn nói nhiều về các phong trào trong chính chúng, cho bằng nói về các điều kiện trong đó chúng diễn ra, một hiện tượng nói lên một trong những vấn đề đạo đức chính mà thế hệ chúng ta đang phải đối diện. Cuộc khủng hoảng hoàn cầu về di dân không thể bị làm ngơ. Bản thân Thái Lan, nổi tiếng về sự nghinh đón nó đã dành cho người dân di cư và người tị nạn, vốn đã trải nghiệm cuộc khủng hoảng này như hậu quả của việc các người tị nạn đã phải trốn chạy một cách bi thảm khỏi các quốc gia lân cận. Một lần nữa, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ hành động một cách có trách nhiệm và tầm nhìn xa, sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề vốn dẫn đến cuộc di dân bi thảm này, và sẽ thúc đẩy việc di cư an toàn, có trật tự và có quy định. Ước mong mọi quốc gia nghĩ ra các phương tiện hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và các quyền lợi của người di cư và người tị nạn, những người đang phải đối diện với những nguy hiểm, tương lai không chắc chắn và bị bóc lột trong cuộc tìm kiếm tự do và một cuộc sống đàng hoàng cho gia đình họ. Nó không chỉ là vấn đề về người di cư; nó còn là khuôn mặt chúng ta muốn dành cho xã hội của chúng ta.

Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả các phụ nữ và trẻ em của thời ta, nhất là những người bị thương tổn, bị xâm phạm và tiếp giáp với mọi hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với các nỗ lực của chính phủ Thái Lan nhằm tiêu diệt tai họa này và đối với tất cả những cá nhân và tổ chức đang làm việc để nhổ tận rễ cái ác này và cung cấp cung cách khôi phục lại phẩm giá của họ. Trong năm kỷ niệm ba mươi năm Công ước về Quyền trẻ em và vị thành niên, tất cả chúng ta được mời gọi suy nghĩ về sự cần thiết phải bảo vệ phúc lợi của con em chúng ta, việc phát triển xã hội và trí tuệ của chúng, việc chúng tiếp cận với việc đến trường và sự tăng trưởng về thể chất, tâm lý và tinh thần của chúng (xem Bài Diễn Văn trước Ngoại giao đoàn, ngày 7 tháng 1 năm 2019). Tương lai của các dân tộc chúng ta được liên kết với số lượng lớn lao theo cách chúng ta sẽ bảo đảm một tương lai xứng với nhân phẩm cho con cái chúng ta.

Các bạn thân mến, ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần “các nghệ nhân của lòng hiếu khách”, những người đàn ông và những người đàn bà cam kết phát triển toàn diện mọi dân tộc trong một gia đình nhân loại biết cam kết sống trong công lý, liên đới và hòa hợp huynh đệ. Mỗi người trong qúy vị, bằng nhiều cách khác nhau, đã cống hiến cả cuộc đời mình để làm cho việc phục vụ ích chung đến được mọi ngõ ngách của quốc gia này; đây là một trong những nhiệm vụ cao quý nhất mà một người có thể đảm nhận được. Với những tình cảm ấy, và với những lời chúc tốt đẹp đầy cầu nguyện để qúy vị có thể kiên trì trong sứ mệnh được giao phó cho qúy vị, tôi cầu xin mọi phước lành thần thiêng xuống trên đất nước yêu dấu này, trên các nhà lãnh đạo và nhân dân của nó. Và tôi xin Chúa hướng dẫn mỗi qúy vị và gia đình qúy vị, trong các nẻo đường khôn ngoan, công lý và hòa bình. Xin cảm ơn qúy vị!
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Sân Vận Động Quốc Gia – Thế giới trầm trồ trước các điệu múa Thái
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:32 21/11/2019
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11 đã có lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại vườn tòa nhà chính phủ.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.

Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.

Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.

Sau buổi ăn trưa, lúc 5g chiều, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với vua Maha Vajirusongkorn “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn

Sinh hoạt cuối cùng là thánh lễ bên trong sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok vào lúc 6g chiều.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Ai là mẹ tôi, và ai là anh em của tôi? “ (Mt 12:48).

Với câu hỏi này, Chúa Giêsu đã thách thức đám đông thính giả của Ngài suy tư về một điều xem ra là hiển nhiên và đương nhiên: Ai là thành viên trong gia đình chúng ta, là người thân và người thương mến của chúng ta? Sau khi dành thời gian để câu hỏi có thể lắng đọng trong lòng người nghe, Chúa Giêsu đã trả lời, “ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (c. 50). Như thế, Chúa Giêsu không chỉ lật nhào các định kiến tôn giáo và pháp lý vào thời ấy, mà còn bác bỏ chính cái yêu sách không bằng không cớ từ phía những người nghĩ rằng họ ở trên Ngài. Tin Mừng là một lời mời và một quyền được trao ban nhưng không cho tất cả những ai muốn nghe.

Thật đáng ngạc nhiên khi thấy Tin Mừng có quá nhiều những câu hỏi cố gắng làm xáo trộn và khuấy động trái tim của các môn đệ, mời họ lên đường khám phá sự thật có khả năng ban phát và tạo ra sự sống. Đó là những câu hỏi thách thức chúng ta mở rộng trái tim và khối óc để gặp được một sự mới mẻ tuyệt vời hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra. Những câu hỏi của Thầy luôn có ý nghĩa làm mới cuộc sống của chúng ta và cộng đồng chúng ta với niềm vui không gì có thể sánh được (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 11).

Đó chính là trường hợp của những nhà truyền giáo lần đầu tiên đặt chân đến những vùng đất này. Khi lắng nghe lời Chúa và đáp lại các đòi buộc của những lời này, họ nhận ra rằng họ là một phần của một gia đình lớn hơn bất kỳ định chế nào dựa trên huyết thống, văn hóa, địa phương hay sắc tộc. Được thúc đẩy bởi sức mạnh của Thánh Linh, những chiếc túi của họ chứa đầy hy vọng do tin mừng Phúc Âm mang đến, họ lên đường tìm kiếm những thành viên trong gia đình mà họ chưa biết. Họ lên đường tìm kiếm khuôn mặt của họ. Trái tim của họ đã được mở ra cho một cách suy nghĩ mới có khả năng vượt qua những “tính từ” tạo ra sự ngăn cách; điều này cho phép họ khám phá ra nhiều “bà mẹ và anh chị em” Thái là những người vẫn còn vắng mặt tại bàn tiệc Chúa Nhật của họ. Không chỉ chia sẻ với người dân Thái mọi thứ mà bản thân các ngài có thể trao ra, các ngài còn nhận được những gì các ngài cần để phát triển trong đức tin và trong sự hiểu biết về Kinh thánh của chính mình (x. Tông huấn Dei Verbum - Lời Chúa, 8).

Nếu không có cuộc gặp gỡ đó, Kitô giáo sẽ thiếu đi khuôn mặt của anh chị em. Kitô giáo sẽ thiếu các bài hát và điệu nhảy miêu tả nụ cười của người Thái, rất điển hình ở vùng đất này của anh chị em. Các nhà truyền giáo đã hiểu đầy đủ hơn về kế hoạch yêu thương của Chúa Cha, không chỉ giới hạn trong một vài lựa chọn hoặc những nền văn hóa cụ thể, nhưng lớn hơn tất cả các tính toán và dự đoán của con người chúng ta. Một môn đệ truyền giáo không phải là một lính đánh thuê cho đức tin hay một nhà sản xuất các chương trình chiêu dụ tín đồ, nhưng người ấy là một vị khất sĩ khiêm nhường, là người cảm nhận ra sự vắng mặt của những người anh, người chị, người em và người mẹ để chia sẻ món quà hòa giải không thể chối bỏ mà Chúa Giêsu trao ban cho tất cả. “Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” (x Mt 22: 4). Đối với chúng ta, lời mời này là một nguồn mạch của niềm vui, lòng biết ơn và hạnh phúc to lớn, vì nó cho phép chúng ta “để cho Chúa đưa chúng ta vượt qua chính mình ngõ hầu đạt đến chân lý viên mãn nhất của con người chúng ta. Ở đây chúng ta tìm ra nguồn cảm hứng của tất cả các nỗ lực của mình trong việc loan báo Tin Mừng” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 8).

Năm nay là năm kỷ niệm 350 năm thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm La (1669-2019), đó là dấu chỉ của vòng tay huynh đệ được đưa ra ở những vùng đất này. Chỉ hai nhà truyền giáo thôi đã có thể gieo hạt giống, mà từ thời xa xôi đó đến nay, đã phát triển và thăng hoa trong một loạt các sáng kiến tông đồ đóng góp cho cuộc sống của quốc gia này. Kỷ niệm này không phải là một kỷ niệm hoài vọng về quá khứ, nhưng là một ngọn lửa hy vọng cho phép chúng ta, ở đây và bây giờ, có thể đáp lại với cùng một quyết tâm, sức mạnh và sự tự tin tương tự. Đó là lễ hội kỷ niệm và biết ơn giúp chúng ta hân hoan ra đi chia sẻ cuộc sống mới được phát sinh từ Tin Mừng với tất cả các thành viên trong gia đình mà chúng ta chưa biết.

Tất cả chúng ta trở thành các môn đệ truyền giáo khi chúng ta chọn trở thành một phần sống động trong gia đình của Chúa. Chúng ta làm điều này bằng cách chia sẻ với những người khác như chính Chúa đã làm. Ngài đã ăn uống với những người tội lỗi, đã bảo đảm với họ rằng họ cũng có một vị trí trên bàn tiệc của Cha và bàn tiệc của thế giới này; Ngài đã chạm vào những người bị coi là ô uế và khi để mình được họ chạm vào, Ngài đã giúp họ nhận ra sự gần gũi của Thiên Chúa và hiểu rằng họ được chúc phúc (x. Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, 11).

Ở đây tôi nghĩ về những trẻ em và phụ nữ là nạn nhân của mại dâm và buôn người, bị làm nhục phẩm giá thiết yếu của họ. Tôi nghĩ đến những người trẻ tuổi bị nô lệ vì nghiện ma túy và thiếu ý nghĩa cuộc sống khiến họ chán nản và phá hủy giấc mơ của mình. Tôi nghĩ đến những người di cư, bị tước đoạt nhà cửa và gia đình họ, và rất nhiều những người khác, những người cũng có thể cảm thấy bị mồ côi, bị bỏ rơi, “mất hết sức lực, ánh sáng và sự an ủi phát sinh từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô, và không có một cộng đồng đức tin hỗ trợ cho họ, không thấy được ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 49). Tôi cũng nghĩ đến những ngư dân bị bóc lột và những người hành khất bị lờ đi.

Tất cả họ đều là một phần trong gia đình chúng ta. Họ là mẹ của chúng ta, là anh chị em của chúng ta. Chúng ta đừng để cộng đồng của chúng ta mất đi cơ hội được nhìn thấy khuôn mặt của họ, vết thương của họ, nụ cười và cuộc sống của họ. Chúng ta đừng ngăn cản họ trải nghiệm sự dịu dàng thương xót của tình yêu của Chúa, một tình yêu chữa lành các vết thương và nỗi đau của họ. Một môn đệ truyền giáo biết rằng truyền giáo không phải là để có thêm thành viên hay tỏ ra mạnh mẽ. Thay vào đó, đó là về việc mở các cánh cửa để trải nghiệm và chia sẻ vòng tay thương xót và chữa lành của Chúa Cha, là điều khiến chúng ta nên một gia đình.

Các cộng đồng Thái Lan thân mến, chúng ta hãy tiếp tục đi theo bước chân của những nhà truyền giáo đầu tiên, để gặp gỡ, khám phá và nhận ra niềm vui trên khuôn mặt của tất cả những người mẹ, người anh, người chị, người em, là những người mà Chúa muốn ban cho chúng ta và những người vẫn còn vắng mặt trong bàn tiệc Chúa Nhật của chúng ta.


Source:Holy See Press Office
 
LIVE - Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:48 21/11/2019
 
Đức Thánh Cha ngạc nhiên, và vui mừng trước sức sống mãnh liệt của Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:18 21/11/2019
Phối hợp với Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican xin gởi đến quý vị và anh chị em tin mới nhất về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thái Lan.

Chúng tôi là nữ tu Maria Nguyễn thị Minh Du xin kính chào quý vị và anh chị em.

Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 22 tháng 11 tại Bangkok, ông Chainarong Monthienvichienchai, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan cho biết Đức Thánh Cha có ấn tượng rất mạnh trước phong cách tổ chức quá hay của người Thái.

Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ, Đức Thánh Cha đã rất ngạc nhiên và hạnh phúc khi được thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha tặng cho ngài như là một món quà của chính phủ Thái. Đó là 4 bộ áo lễ bằng lụa Thái do nhà thiết kế các trang phục cung đình của Thái Lan là Athiwat Chuenwut tạo ra. Bốn bộ áo lễ vừa tiêu biểu cho bốn màu truyền thống của nghề thủ công Thái Lan trắng, đỏ, xanh lá cây và tím. Mỗi tông màu cũng phù hợp với bốn màu phụng vụ trong các Thánh Lễ Công Giáo trong suốt cả năm.

Ông Monthienvichienchai cho biết thêm:

“Đức Thánh Cha đã có ấn tượng rất mạnh trước các điệu múa Phụng Vụ được trình diễn tại Sân Vận Động Quốc Gia Bangkok. Ngài không ngờ một cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ như tại Thái Lan có thể tạo ra một cuộc đón tiếp chu đáo và tuyệt vời như thế.”

Tường trình của Minh Du từ Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan.