Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 25/11/2018
17. CHĂM SÓC CÂY LIỄU
Trước phòng của Châu Nguyên Tố mới trồng mấy gốc liễu, vì sợ mấy đứa trẻ hàng xóm nhổ lên chơi nên sai a Lưu chăm sóc.
Lúc a Lưu về nhà ăn cơm, sợ tụi nhỏ làm rắc rối, bèn nhổ tất cả gốc liễu đem giấu đi.
(A Lưu truyện)
Suy tư 17:
Trí khôn của người ngu thì ngắn bằng gang tay, cái khôn của người trí thì dài bằng cây sào, nhưng trí khôn ngoan của Thiên Chúa thì vô cùng. Đem cái gang tay đo với cây sào thì như ốc sên bò lên đỉnh núi, khó khăn vô cùng, đem cây sào đo với vô cùng thì như đất với trời, xa vô cùng tận.
Trí khôn là gốc liễu đẹp được Thiên Chúa ban cho con người, người Ki-tô hữu lại càng trân trọng và giữ gìn nó tốt hơn trong cuộc sống của mình, họ nhận ra cái khôn ngoan của mình có là do Thiên Chúa mà có, Ngài ban cho trí khôn để mình thấy được cái làm và cái không nên làm trong cuộc sống để sống đẹp lòng Thiên Chúa và ích lợi cho tha nhân...
Có một vài Ki-tô hữu đã nhổ cái gốc liễu trí khôn của mình lên và bỏ vào trong xó nhà, để khỏi vướng mắc khi lừa đảo người khác; có những người Ki-tô hữu nhổ gốc liễu trí khôn của mình đem phơi trong các nhậu nhẹt quên trời quên đất, để rồi thân tàn ma dại; lại có người Ki-tô hữu đem gốc liễu trí khôn của mình đi cá cược với ma quỷ nơi những áp phe mờ ám hại người...
Trí khôn Chúa ban cho là để chúng ta sống xứng đáng với cương vị làm con của Ngài, tức là “kính Chúa yêu người” trong cuộc sống của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước phòng của Châu Nguyên Tố mới trồng mấy gốc liễu, vì sợ mấy đứa trẻ hàng xóm nhổ lên chơi nên sai a Lưu chăm sóc.
Lúc a Lưu về nhà ăn cơm, sợ tụi nhỏ làm rắc rối, bèn nhổ tất cả gốc liễu đem giấu đi.
(A Lưu truyện)
Suy tư 17:
Trí khôn của người ngu thì ngắn bằng gang tay, cái khôn của người trí thì dài bằng cây sào, nhưng trí khôn ngoan của Thiên Chúa thì vô cùng. Đem cái gang tay đo với cây sào thì như ốc sên bò lên đỉnh núi, khó khăn vô cùng, đem cây sào đo với vô cùng thì như đất với trời, xa vô cùng tận.
Trí khôn là gốc liễu đẹp được Thiên Chúa ban cho con người, người Ki-tô hữu lại càng trân trọng và giữ gìn nó tốt hơn trong cuộc sống của mình, họ nhận ra cái khôn ngoan của mình có là do Thiên Chúa mà có, Ngài ban cho trí khôn để mình thấy được cái làm và cái không nên làm trong cuộc sống để sống đẹp lòng Thiên Chúa và ích lợi cho tha nhân...
Có một vài Ki-tô hữu đã nhổ cái gốc liễu trí khôn của mình lên và bỏ vào trong xó nhà, để khỏi vướng mắc khi lừa đảo người khác; có những người Ki-tô hữu nhổ gốc liễu trí khôn của mình đem phơi trong các nhậu nhẹt quên trời quên đất, để rồi thân tàn ma dại; lại có người Ki-tô hữu đem gốc liễu trí khôn của mình đi cá cược với ma quỷ nơi những áp phe mờ ám hại người...
Trí khôn Chúa ban cho là để chúng ta sống xứng đáng với cương vị làm con của Ngài, tức là “kính Chúa yêu người” trong cuộc sống của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỨC CHÚA GIÊ-SU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:12 25/11/2018
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội, và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Phi-la-tô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ; Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không; chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Phi-la-tô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Giê-su Ki-tô.
An-pha và Ô-meê-ga - khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý :
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua không ?
2. Là người Ki-tô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội, và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Phi-la-tô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ; Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không; chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Phi-la-tô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Giê-su Ki-tô.
An-pha và Ô-meê-ga - khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý :
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua không ?
2. Là người Ki-tô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:15 25/11/2018
64. Nơi để tán tụng vật không có linh hồn là ở bên ngoài; nơi có thể khen ngợi người có linh hồn, không ở bên ngoài, mà là ở nội tâm.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tiếp tục giảng dạy về 10 điều răn
Phan Du Sinh dịch
21:52 25/11/2018
Thưa anh chị em, chào buổi sáng!
Các cuộc gặp gỡ của chúng ta về 10 điều răn ngày hôm nay dẫn chúng ta đến điều răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe ngay từ đầu. Đây không chỉ là những lời cuối cùng của bản văn mà còn hơn thế nữa: chúng là sự hoàn thành của cuộc hành trình qua 10 điều răn, đụng chạm vào cốt lõi của tất cả những gì đã được trao ban cho chúng ta. Quả thế, khi kiểm tra kỹ hơn, chúng không thêm một nội dung mới: những chỉ thị “ngươi không không được ham muốn vợ người ta [.. . ] hay bất cứ vật gì của người ta” ít ra là đã tiềm ẩn trong các điều răn về ngoại tình và trộm cắp; vì thế đâu là chức năng của những từ này? Phải chăng đây là một bản tóm tắt? Có cái gì đó nhiều hơn chăng?
Hãy nhớ rằng tất cả các Điều răn đều có nhiệm vụ chỉ ra ranh giới của cuộc sống, vượt quá giới hạn đó con người tự hủy diệt chính mình và người thân cận, làm hỏng mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Nếu bạn đi quá, bạn hủy diệt bản thân mình; bạn cũng phá hủy mối quan hệ với Thiên Chúa và mối quan hệ với người khác. Điều răn chỉ ra điều đó. Qua Lời cuối cùng này, điều được nhấn mạnh là mọi sự vi phạm đều xuất phát từ một gốc rễ bên trong chung: những ham muốn tà ác. Tất cả tội lỗi được sinh ra từ một ham muốn xấu xa - tất cả. Trái tim bắt đầu di chuyển đến đó, và đi vào làn sóng đó và kết thúc trong một sự vi phạm. Nhưng không phải là một sự vi phạm pháp lý, hình thức: đó là một sự vi phạm gây thương tích cho bản thân và những người khác.
Chúa Giêsu đơn giản nói điều đó trong Tin Mừng: “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế”(Mc 7, 21-23).
Do đó, chúng ta hiểu rằng toàn bộ hành trình được thực hiện trong 10 điều răn sẽ chẳng ích gì nếu nó không chạm đến mức này: trái tim của con người. Từ đâu mà tất cả những điều khủng khiếp này được sinh ra? 10 điều răn quả là sáng suốt và sâu sắc về khía cạnh này: điểm đến - điều răn cuối cùng - của cuộc hành trình này là con tim và nếu điều này, nếu con tim không được giải phóng, phần còn lại thì chẳng ích gì. Đây là thách đố: giải phóng con tim khỏi tất cả những điều xấu xa và khủng khiếp này. Các giới luật của Thiên Chúa có thể được giản lược thành mặt tiền đẹp của một cuộc sống, mà trong mọi trường hợp vẫn là một cuộc sống của nô lệ, chứ không phải của người con. Thông thường, đằng sau mặt nạ giả hình của sự đúng đắn gây ngạt thở, che dấu một thứ gì đó khủng khiếp và không được giải quyết.
Trái lại, chúng ta phải để cho chính mình bị lột mặt nạ bởi những điều răn này về ham muốn bởi vì chúng tỏ lộ sự nghèo nàn của chúng ta, để dẫn chúng ta đến một sự khiêm nhường thánh thiện. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi mình: nhưng những ham muốn xấu xa nào thường đến với tôi? Ghen tị, tham lam, nói xấu? - tất cả những điều này đến với tôi từ bên trong. Mỗi người có thể tự hỏi chính mình và điều đó sẽ làm anh ta/cô ấy nên tốt. Con người đang cần sự khiêm nhường được chúc phúc này, nhờ vậy người đó phát hiện ra rằng mình không thể tự giải phóng mình; nhờ vậy người đó kêu lên Chúa để được cứu thoát. Thánh Phaolô giải thích điều đó không thể hơn được, khi đề cập đến điều răn đừng ham muốn (x. Rm 7, 7-24).
Thật là hão huyền khi nghĩ rằng người ta có thể tự sửa mình mà không cần có ân huệ của Chúa Thánh Thần. Thật là hão huyền khi nghĩ rằng chúng ta có thể thanh tẩy trái tim mình qua nỗ lực to lớn của ý muốn mình: điều này là không thể được. Cần thiết phải mở lòng cho một mối quan hệ với Thiên Chúa, trong sự thật và trong tự do: chỉ như thế những nỗ lực của chúng ta có thể mang lại kết quả bởi vì chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta tiến về phía trước.
Nhiệm vụ của Lề Luật Kinh Thánh không phải là để lừa gạt con người, cho rằng một sự vâng lời theo nghĩa đen sẽ dẫn ta đến một sự cứu rỗi nhân tạo và, hơn thế nữa, không thể đạt được. Nhiệm vụ của Lề Luật là đưa con người đến với sự thật của chính mình, cụ thể là, đến sự nghèo nàn của mình, điều đó trở thành sự mở lòng đích thực và mở lòng của cá nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa, điều đó biến đổi chúng ta và đổi mới chúng ta. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể canh tân lòng chúng ta, với điều kiện chúng ta mở lòng mình cho Người: đó là điều kiện duy nhất. Người làm mọi việc, nhưng chúng ta phải mở lòng mình cho Người.
Những lời cuối cùng của 10 điều răn dạy tất cả chúng ta thừa nhận chính mình là những kẻ ăn xin; chúng giúp chúng ta đặt mình trước sự vô trật tự của cõi lòng, thôi sống ích kỷ và trở nên nghèo trong tinh thần, trung thực trước mặt Chúa Cha, để cho mình được Chúa Con cứu chuộc và được Thánh Linh dạy dỗ. Chúa Thánh Thần là Thầy dạy hướng dẫn chúng ta: chúng ta phải để mình được giúp đỡ. Chúng ta là những kẻ ăn xin; chúng ta hãy xin ơn này.
“Phúc cho ai có tinh thần khó nghèo, Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Vâng, phúc thay cho những ai ngừng tự lừa dối chính mình, tin rằng họ có thể tự cứu mình khỏi sự yếu hèn mà không cần lòng thương xót của Thiên Chúa, điều mà một mình mình có thể chữa lành. Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới chữa lành con tim. Phúc thay ai thừa nhận những ham muốn xấu xa của họ và với một tấm lòng ăn năn và khiêm hạ, không phải ra trước mặt Thiên Chúa và người khác như là những người chính trực, mà như những kẻ tội lỗi. Điều mà thánh Phêrô nói với Chúa thật là đẹp: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.” Đây là một lời cầu nguyện tuyệt vời: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.”
Đó là những người có lòng từ bi, những người có thể tỏ lòng thương xót với người khác bởi vì họ trải nghiệm điều đó trong chính bản thân mình.
Các cuộc gặp gỡ của chúng ta về 10 điều răn ngày hôm nay dẫn chúng ta đến điều răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe ngay từ đầu. Đây không chỉ là những lời cuối cùng của bản văn mà còn hơn thế nữa: chúng là sự hoàn thành của cuộc hành trình qua 10 điều răn, đụng chạm vào cốt lõi của tất cả những gì đã được trao ban cho chúng ta. Quả thế, khi kiểm tra kỹ hơn, chúng không thêm một nội dung mới: những chỉ thị “ngươi không không được ham muốn vợ người ta [.. . ] hay bất cứ vật gì của người ta” ít ra là đã tiềm ẩn trong các điều răn về ngoại tình và trộm cắp; vì thế đâu là chức năng của những từ này? Phải chăng đây là một bản tóm tắt? Có cái gì đó nhiều hơn chăng?
Hãy nhớ rằng tất cả các Điều răn đều có nhiệm vụ chỉ ra ranh giới của cuộc sống, vượt quá giới hạn đó con người tự hủy diệt chính mình và người thân cận, làm hỏng mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Nếu bạn đi quá, bạn hủy diệt bản thân mình; bạn cũng phá hủy mối quan hệ với Thiên Chúa và mối quan hệ với người khác. Điều răn chỉ ra điều đó. Qua Lời cuối cùng này, điều được nhấn mạnh là mọi sự vi phạm đều xuất phát từ một gốc rễ bên trong chung: những ham muốn tà ác. Tất cả tội lỗi được sinh ra từ một ham muốn xấu xa - tất cả. Trái tim bắt đầu di chuyển đến đó, và đi vào làn sóng đó và kết thúc trong một sự vi phạm. Nhưng không phải là một sự vi phạm pháp lý, hình thức: đó là một sự vi phạm gây thương tích cho bản thân và những người khác.
Chúa Giêsu đơn giản nói điều đó trong Tin Mừng: “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế”(Mc 7, 21-23).
Do đó, chúng ta hiểu rằng toàn bộ hành trình được thực hiện trong 10 điều răn sẽ chẳng ích gì nếu nó không chạm đến mức này: trái tim của con người. Từ đâu mà tất cả những điều khủng khiếp này được sinh ra? 10 điều răn quả là sáng suốt và sâu sắc về khía cạnh này: điểm đến - điều răn cuối cùng - của cuộc hành trình này là con tim và nếu điều này, nếu con tim không được giải phóng, phần còn lại thì chẳng ích gì. Đây là thách đố: giải phóng con tim khỏi tất cả những điều xấu xa và khủng khiếp này. Các giới luật của Thiên Chúa có thể được giản lược thành mặt tiền đẹp của một cuộc sống, mà trong mọi trường hợp vẫn là một cuộc sống của nô lệ, chứ không phải của người con. Thông thường, đằng sau mặt nạ giả hình của sự đúng đắn gây ngạt thở, che dấu một thứ gì đó khủng khiếp và không được giải quyết.
Trái lại, chúng ta phải để cho chính mình bị lột mặt nạ bởi những điều răn này về ham muốn bởi vì chúng tỏ lộ sự nghèo nàn của chúng ta, để dẫn chúng ta đến một sự khiêm nhường thánh thiện. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi mình: nhưng những ham muốn xấu xa nào thường đến với tôi? Ghen tị, tham lam, nói xấu? - tất cả những điều này đến với tôi từ bên trong. Mỗi người có thể tự hỏi chính mình và điều đó sẽ làm anh ta/cô ấy nên tốt. Con người đang cần sự khiêm nhường được chúc phúc này, nhờ vậy người đó phát hiện ra rằng mình không thể tự giải phóng mình; nhờ vậy người đó kêu lên Chúa để được cứu thoát. Thánh Phaolô giải thích điều đó không thể hơn được, khi đề cập đến điều răn đừng ham muốn (x. Rm 7, 7-24).
Thật là hão huyền khi nghĩ rằng người ta có thể tự sửa mình mà không cần có ân huệ của Chúa Thánh Thần. Thật là hão huyền khi nghĩ rằng chúng ta có thể thanh tẩy trái tim mình qua nỗ lực to lớn của ý muốn mình: điều này là không thể được. Cần thiết phải mở lòng cho một mối quan hệ với Thiên Chúa, trong sự thật và trong tự do: chỉ như thế những nỗ lực của chúng ta có thể mang lại kết quả bởi vì chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta tiến về phía trước.
Nhiệm vụ của Lề Luật Kinh Thánh không phải là để lừa gạt con người, cho rằng một sự vâng lời theo nghĩa đen sẽ dẫn ta đến một sự cứu rỗi nhân tạo và, hơn thế nữa, không thể đạt được. Nhiệm vụ của Lề Luật là đưa con người đến với sự thật của chính mình, cụ thể là, đến sự nghèo nàn của mình, điều đó trở thành sự mở lòng đích thực và mở lòng của cá nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa, điều đó biến đổi chúng ta và đổi mới chúng ta. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể canh tân lòng chúng ta, với điều kiện chúng ta mở lòng mình cho Người: đó là điều kiện duy nhất. Người làm mọi việc, nhưng chúng ta phải mở lòng mình cho Người.
Những lời cuối cùng của 10 điều răn dạy tất cả chúng ta thừa nhận chính mình là những kẻ ăn xin; chúng giúp chúng ta đặt mình trước sự vô trật tự của cõi lòng, thôi sống ích kỷ và trở nên nghèo trong tinh thần, trung thực trước mặt Chúa Cha, để cho mình được Chúa Con cứu chuộc và được Thánh Linh dạy dỗ. Chúa Thánh Thần là Thầy dạy hướng dẫn chúng ta: chúng ta phải để mình được giúp đỡ. Chúng ta là những kẻ ăn xin; chúng ta hãy xin ơn này.
“Phúc cho ai có tinh thần khó nghèo, Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Vâng, phúc thay cho những ai ngừng tự lừa dối chính mình, tin rằng họ có thể tự cứu mình khỏi sự yếu hèn mà không cần lòng thương xót của Thiên Chúa, điều mà một mình mình có thể chữa lành. Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới chữa lành con tim. Phúc thay ai thừa nhận những ham muốn xấu xa của họ và với một tấm lòng ăn năn và khiêm hạ, không phải ra trước mặt Thiên Chúa và người khác như là những người chính trực, mà như những kẻ tội lỗi. Điều mà thánh Phêrô nói với Chúa thật là đẹp: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.” Đây là một lời cầu nguyện tuyệt vời: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.”
Đó là những người có lòng từ bi, những người có thể tỏ lòng thương xót với người khác bởi vì họ trải nghiệm điều đó trong chính bản thân mình.
ĐGH Phanxicô thúc giục giới trẻ hãy dẫn đầu một ‘cuộc cách mạng phục vụ’
Giuse Thẩm Nguyễn
12:03 25/11/2018
Trong một thông điệp bằng Video gởi cho các bạn nam nữ trẻ trên thế giới, trước ngày đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama, ĐGH Phanxicô đã kêu gọi họ hãy làm dấy lên một cuộc thay đổi bùng phát qua việc phục vụ tha nhân.
Khi thực hiện giúp đỡ những người đang trong cơn đau khổ, những người trẻ là tín hữu cũng như không là tín hữu có thể tìm thấy “sức mạnh có khả năng biến đổi thế giới.”
“Đó là một cuộc cách mạng có thể lật đổ sức mạnh của quyền lực đang cai trị thế giới của chúng ta. Đó chính là cuộc cách mạng phục vụ.
Chủ đề cho ngày đại hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ diễn ra từ ngày 22- 27 tháng Giêng được trích từ Tin Mừng của Thánh Luca, “Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền”.
Trong thông điệp của ngài, ĐGH nói rằng lời xin vâng của Mẹ Maria trong buổi Truyền Tin là “câu trả lời mang tính tích cực của một người hiểu được sự thầm kín của ơn gọi: Hãy vượt ra chính mình và tự đặt mình vào vị trí phục vụ tha nhân.”
Ngài nói rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi biết phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Giống như Mẹ Maria, giới trẻ phải tham dự “vào cuộc trò truyện với Thiên Chúa trong một thái độ biết lắng nghe” để họ có thể khám phá ra tiếng Chúa gọi họ sống trong đời sống gia đình hay đời sống thánh hiến hay chức linh mục.
“Điều quan trọng là khám phá ra Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta và có đủ can đảm để thưa “xin vâng”. ĐGH nói rằng “Khi Thiên Chúa có kế hoạch cho chúng ta, như kế hoạch đã dành cho Mẹ Maria, thì không phải là dập tắt những ước mơ của chúng ta, nhưng khơi nguồn cho những ước vọng của chúng ta.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích giới trẻ hãy thưa “xin vâng” với lời mời gọi của Thiên Chúa, đó là bước đầu tiến tới hạnh phúc và làm cho người khác hạnh phúc.”
ĐGH nói rằng, “Các bạn trẻ thân mến, hãy can đảm bước vào chính mình và hỏi Thiên Chúa: Lạy Chúa, ngài muốn gì nơi con? Hãy để Thiên Chúa trả lời cho bạn. Rồi bạn sẽ nhìn thấy cuộc đời của bạn được biến đổi và tràn đầy niềm vui.”
.
Source: Catholicherald 'Pope Francis urges young people to lead a ‘revolution of service'’
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thường Huấn Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ trong Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
11:42 25/11/2018
Thường Huấn Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ các Giáo Xứ trong Giáo Phận Đà Nẵng, 24 / 11 / 2018
Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo năm nay ( 24 / 11 / 2018 ), Bổn mạng Ban Thường vụ Giáo xứ. Quý Cha trong Ban Đặc trách Mục vụ Giáo dân của Giáo phận đã thuyết trình thường huấn Các Vị Thành viên của các Ban Thường vụ Giáo xứ trong Giáo phận tại nhà thờ Giáo xứ Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Xem Hình
Buổi sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ: học hỏi, chia sẻ, góp ý cho Quy Chế Hội đồng Mục vụ. Cha Philipphe Trương Văn Long đã phổ biến, phân tích, lắng nghe các góp Ý Quy Chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ của Giáo phận Đà Nẵng, với nhiều ý kiến xác thực từng hoàn cảnh thực tại tại các Giáo xứ.
Qua việc học Quy Chế, Các Thành viên trong ban Thường vụ được biết một cách rõ ràng và xác quyết từng phần vụ của mỗi người đảm nhận, sự hiệp thông liên đới và cộng tác xây dựng Giáo Hội đia phương, cộng tác với Linh mục, với hàng Giáo Sỹ, một cách đặc biệt với Đức Giám Mục Giáo phận của mình.
Buổi chiều, từ 14 giờ đến 15 giờ, Cha Phê-rô Trần Đức Cường chia sẻ một số tấm gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, khi đang tại thế, Các Ngài đảm nhận các Chức vụ: Ông Câu, Ông Chánh Trương, Ông Biện …. Ngày nay gọi là Ông Trưởng Ban, Phó Ban Thường vụ ( có nơi gọi là Ban Đại diện), Trưởng Giáo Họ….. của các Giáo xứ.
Qua nhiều chứng từ, Cha Phê-rô đã đúc kết cho các Thành viên tham dự 03 vấn đề chính mà các Thành viên cần học hỏi tấm gương nhân đức của Các Thánh Tử Đạo: chân dung thứ nhất. Các Vị Tử Đạo đã sống thân ái với mọi người; thứ 2, tuân phục Pháp luật Chính quyền đương thời; và thứ 3 là, sống gia đình gương mẫu, đem tinh thần Phúc Âm vào sâu trong đời sống xã hội.
Trước lúc kết thúc ngày thường huấn, Cha Phê-rô đề nghị có Giáo trình đào tạo Thành viên Hội đồng mục vụ dài hạn, có chương trình huấn luyện thường xuyên.
Toma Trương Văn Ân
Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo năm nay ( 24 / 11 / 2018 ), Bổn mạng Ban Thường vụ Giáo xứ. Quý Cha trong Ban Đặc trách Mục vụ Giáo dân của Giáo phận đã thuyết trình thường huấn Các Vị Thành viên của các Ban Thường vụ Giáo xứ trong Giáo phận tại nhà thờ Giáo xứ Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Xem Hình
Buổi sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ: học hỏi, chia sẻ, góp ý cho Quy Chế Hội đồng Mục vụ. Cha Philipphe Trương Văn Long đã phổ biến, phân tích, lắng nghe các góp Ý Quy Chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ của Giáo phận Đà Nẵng, với nhiều ý kiến xác thực từng hoàn cảnh thực tại tại các Giáo xứ.
Qua việc học Quy Chế, Các Thành viên trong ban Thường vụ được biết một cách rõ ràng và xác quyết từng phần vụ của mỗi người đảm nhận, sự hiệp thông liên đới và cộng tác xây dựng Giáo Hội đia phương, cộng tác với Linh mục, với hàng Giáo Sỹ, một cách đặc biệt với Đức Giám Mục Giáo phận của mình.
Buổi chiều, từ 14 giờ đến 15 giờ, Cha Phê-rô Trần Đức Cường chia sẻ một số tấm gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, khi đang tại thế, Các Ngài đảm nhận các Chức vụ: Ông Câu, Ông Chánh Trương, Ông Biện …. Ngày nay gọi là Ông Trưởng Ban, Phó Ban Thường vụ ( có nơi gọi là Ban Đại diện), Trưởng Giáo Họ….. của các Giáo xứ.
Qua nhiều chứng từ, Cha Phê-rô đã đúc kết cho các Thành viên tham dự 03 vấn đề chính mà các Thành viên cần học hỏi tấm gương nhân đức của Các Thánh Tử Đạo: chân dung thứ nhất. Các Vị Tử Đạo đã sống thân ái với mọi người; thứ 2, tuân phục Pháp luật Chính quyền đương thời; và thứ 3 là, sống gia đình gương mẫu, đem tinh thần Phúc Âm vào sâu trong đời sống xã hội.
Trước lúc kết thúc ngày thường huấn, Cha Phê-rô đề nghị có Giáo trình đào tạo Thành viên Hội đồng mục vụ dài hạn, có chương trình huấn luyện thường xuyên.
Toma Trương Văn Ân
Cộng Đoàn Công Giáo Canberra, Úc Châu Mừng Lễ CTTĐVN
Hồng Việt
11:50 25/11/2018
Cộng Đoàn Công Giáo Canberra Mừng Lễ CTTĐVN
Hôm nay, Chúa Nhật 25-11-2018, bầu trời thủ đô Canberra trở nên quang đãng, sau những cơn bão bụi và những trận mưa như trút, Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo quy tụ về đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN) tại Penrose Park, một vùng núi rừng hoang vu, nằm dọc Hume Highway, cách Canberra 141km, và Sydney 178km.
Đền CTTĐVN, được xây cất tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park, trong đền có gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam, và có hài cốt các thánh. Bên trái đền còn có tượng Đức Mẹ La Vang rất đẹp.
Penrose Park được Dòng Ẩn tu Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ: PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, NSW 2577.
Xem Hình
Đặc biệt năm nay kỷ niệm 30 năm (1988-2018) ngày Tòa Thánh chính thức phong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma. Hôm nay, chúng con cầu nguyện cho các tiền nhân, đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đức tin. Chúng con, những người Việt tha hương, nguyện xin CTTĐVN ban sức mạnh để chúng con vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Trước sự tồn vong của dân tộc, xin đặc biệt cầu cho Giáo Hội Mẹ, xin Các Thánh gìn giữ, soi sáng và thêm sức mạnh cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các chủ chăn, các tu sỹ, và toàn thể giáo dân, biết noi gương CTTĐVN, dám vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau đứng lên chống lại chủ thuyết vô thần, chống lại sự ác, cứu nguy dân tộc.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Cầu Cho Quê Hương chúng con.
Hồng Việt - 25/11/2018
Hôm nay, Chúa Nhật 25-11-2018, bầu trời thủ đô Canberra trở nên quang đãng, sau những cơn bão bụi và những trận mưa như trút, Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo quy tụ về đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN) tại Penrose Park, một vùng núi rừng hoang vu, nằm dọc Hume Highway, cách Canberra 141km, và Sydney 178km.
Đền CTTĐVN, được xây cất tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park, trong đền có gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam, và có hài cốt các thánh. Bên trái đền còn có tượng Đức Mẹ La Vang rất đẹp.
Penrose Park được Dòng Ẩn tu Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ: PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, NSW 2577.
Xem Hình
Đặc biệt năm nay kỷ niệm 30 năm (1988-2018) ngày Tòa Thánh chính thức phong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma. Hôm nay, chúng con cầu nguyện cho các tiền nhân, đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đức tin. Chúng con, những người Việt tha hương, nguyện xin CTTĐVN ban sức mạnh để chúng con vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Trước sự tồn vong của dân tộc, xin đặc biệt cầu cho Giáo Hội Mẹ, xin Các Thánh gìn giữ, soi sáng và thêm sức mạnh cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các chủ chăn, các tu sỹ, và toàn thể giáo dân, biết noi gương CTTĐVN, dám vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau đứng lên chống lại chủ thuyết vô thần, chống lại sự ác, cứu nguy dân tộc.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Cầu Cho Quê Hương chúng con.
Hồng Việt - 25/11/2018
Giáo xứ Tân Việt mừng bổn mạng giáo họ Ki Tô Vua
Vinh sơn Trần văn Đẩu
21:46 25/11/2018
“ Chúa vì yêu thương chúng ta, Ngài đã xuống thế làm người, và đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta … “ Đó là lời chia sẻ của cha chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ khi ngài chủ tế thánh lễ mừng kính Đức Giê su Vua Vũ trụ bổn mạng giáo họ Ki Tô Vua diển ra lúc 17g Chúa Nhật 25/11/2018 tại giáo xứ Tân việt giáo
Đúng 17g sau ba hồi chiêng cổ, quý chức và đại diện các đoàn thể đón cha chủ tế từ tiền sảnh thánh đường tiến lên bàn thờ bắt đầu thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ: Hôm nay cùng với giáo hội chúng ta mừng kính Giê su Vua vũ trụ cũng là bổn mạng của giáo họ Ki Tô Vua, chúng ta cùng tạ ơn Chúa và chúc mừng giáo họ Ki Tô Vua.
Chia sẻ Tin mừng: Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Ki Tô Vua vũ trụ cũng là bổn mạng giáo họ Ki Tô Vua. Trong một thông điệp của Đức Thánh Cha Pio XI nhấn mạnh ý nghĩa của việc thiết lập thánh lễ này. Trong một xã hội, một thế giới mà con người chia rẽ lẫn nhau, một thế giới mà con người sát hại lẫn nhau để tranh dành quyền lực khiến cho thế giới trở nên đau khổ và chia rẽ, chỉ có đến với Chúa, đến với tình yêu của Chúa con người mới gần nhau hơn và chỉ có Chúa mới là Vua thực sự trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
Ngài quảng diễn thêm: Chúa vì yêu thương con người chúng ta, Ngài đã xuống thế làm người, và đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Chính vì thế chỉ có quay về với tình yêu của Chúa thì con người mới tìm thấy ơn cứu độ vì chính Chúa là Vua vũ trụ, Vua tình yêu, Vua tâm hồn mới gắn kết mỗi người chúng ta nên một trong vương quốc của Ngài.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Mừng kính Đức Giê su Vua vũ trụ xin cho chúng con luôn tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Chúa vì chính Chúa là Vua, Vua tình yêu trong tâm hồn chúng con.
Được biết hôm nay, giáo xứ Tân Việt đã có các giờ chầu Thánh Thể sốt sáng thay mặt cho Giáo phận.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g trong niềm vui của bà con giáo họ Ki Tô Vua cùng toàn thể giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Đúng 17g sau ba hồi chiêng cổ, quý chức và đại diện các đoàn thể đón cha chủ tế từ tiền sảnh thánh đường tiến lên bàn thờ bắt đầu thánh lễ.
Xem Hình
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ: Hôm nay cùng với giáo hội chúng ta mừng kính Giê su Vua vũ trụ cũng là bổn mạng của giáo họ Ki Tô Vua, chúng ta cùng tạ ơn Chúa và chúc mừng giáo họ Ki Tô Vua.
Chia sẻ Tin mừng: Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Ki Tô Vua vũ trụ cũng là bổn mạng giáo họ Ki Tô Vua. Trong một thông điệp của Đức Thánh Cha Pio XI nhấn mạnh ý nghĩa của việc thiết lập thánh lễ này. Trong một xã hội, một thế giới mà con người chia rẽ lẫn nhau, một thế giới mà con người sát hại lẫn nhau để tranh dành quyền lực khiến cho thế giới trở nên đau khổ và chia rẽ, chỉ có đến với Chúa, đến với tình yêu của Chúa con người mới gần nhau hơn và chỉ có Chúa mới là Vua thực sự trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
Ngài quảng diễn thêm: Chúa vì yêu thương con người chúng ta, Ngài đã xuống thế làm người, và đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Chính vì thế chỉ có quay về với tình yêu của Chúa thì con người mới tìm thấy ơn cứu độ vì chính Chúa là Vua vũ trụ, Vua tình yêu, Vua tâm hồn mới gắn kết mỗi người chúng ta nên một trong vương quốc của Ngài.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Mừng kính Đức Giê su Vua vũ trụ xin cho chúng con luôn tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Chúa vì chính Chúa là Vua, Vua tình yêu trong tâm hồn chúng con.
Được biết hôm nay, giáo xứ Tân Việt đã có các giờ chầu Thánh Thể sốt sáng thay mặt cho Giáo phận.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g trong niềm vui của bà con giáo họ Ki Tô Vua cùng toàn thể giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 26/11/2018: Vụ thảm sát kinh hoàng tại Cộng Hòa Trung Phi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:57 25/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo Thông tấn xã Fides từ Austin cho hay “Di dân không phải là một tội! Vì vậy chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhập cư hiện có của Hoa Kỳ”. Đây là những gì mà Đức Giám Mục Joe Vásquez, Giám mục Giáo phận Austin, Texas, Chủ tịch Ủy ban Di cư tại Hoa Kỳ của Hội nghị Giám mục và sơ Donna Markham, OP, Chủ tịch của “Tổ chúc từ thiện USA”, bà Jeanne Atkinson, Giám đốc Điều hành của “Dịch vụ Di trú Hoa kỳ “và ông Sean Callahan, Chủ tịch” Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo “đã lên tiếng trong một tuyên cáo chung gửi cho Thông tấn xã Fides.
Vào ngày 9/11, Tổng thống Trump đã ban hành luật cấm những người đến biên giới phía nam giữa hoa kỳ và Mexico không được xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Điều này phản lại luật tị nạn hiện hành.
Trong tuyên bố được các Cơ quan Công Giáo đồng lên tiếng chúng tôi tìm thấy: “Trong khi chúng ta công nhận quyền của mọi quốc gia về biên giới, chúng ta thấy hành động công bố của TT Trump có cái gì bất ổn và gây lên một nghịch lý sâu sắc. Những người trong đoàn di cư từ Trung Mỹ, có thể họ ở trong tình trạng bất an tại Mexico hoặc bị rơi vào tình huống bị giam giữ vô thời hạn trong các trại giam giữa biên giới Hoa Kỳ và Mexico.
Chúng tôi khẳng khái lên tiếng xác tín rằng việc di cư không phải là tội! và mỗi người trong hoàn cảnh bất an có quyền đi tìm nơi nương náu an toàn và chúng tôi yêu cầu chính quyền hãy tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống di dân hiện tại, đồng thời đảm bảo bảo vệ trẻ em và những gia đình dễ bị tổn thương vì bị đàn áp, nên họ phải đi tìm kiếm sự bảo vệ bất luận họ từ đâu đến!”
Hiện tại có 400 người Honduras đã đến được biên giới Mexiaco và Hoa kỳ và có lẽ còn có 3 ngàn người nữa đang đến. Sự căng thẳng trong việc đăng ký là tỵ nạn đang xảy ra ở cả hai bên biên giới vì nhóm người di cư muốn được phép vào Hoa kỳ cách hợp pháp . Do đó, đương đơn phải chờ được văn phòng di trú, có mặt tại biên giới lấy khẩu cung và thanh lọc! Đây sẽ là một việc làm nhức nhối trước con số đang tuốn về quá đông! Thành phố Tijuana chưa sẵn sàng để nhận một đoàn di dân đông đúc như vậy!”
Ông thị trưởng của thành phố biên giới này nói với báo chí rằng thành phố hiện đang cố gắng đáp ứng với số người đã tới trong hôm nay thứ Sáu ngày 16 tháng 11, nhưng mà sẽ có thêm 2 nghìn người nữa sắp đến, sẽ gây nên một cuộc khủng khoảng đầy khó khăn và bế tắc.
2. Thảm sát kinh hoàng tại Cộng Hòa Trung Phi: 42 người bị thiêu sống, Tòa Giám Mục bị cướp phá, cha Tổng đại diện bị giết
Cha Mathieu Bondobo, Tổng đại diện của tổng giáo phận thủ đô Bangui của Cộng Hòa Trung Phi cho biết Tòa Giám Mục Alindao bị cướp phá và nhà thờ chánh tòa bị đốt cháy. Ít nhất 42 người chết trong cuộc tấn công của người Hồi giáo bắt đầu từ hôm thứ Năm 15/11 và kéo dài sang đến ngày thứ Sáu.
Cha Marcellin Kpeou, một linh mục người Cộng Hòa Trung Phi, đã từng sống tại Rôma trong 20 năm, hiện đang làm mục vụ tại Alindao cho Vatican News biết quân du kích Hồi Giáo trong cái gọi là Union for Peace in CAR (Liên minh vì hòa bình của Trung phi – gọi tắt là UPC) đã mở cuộc tấn công vào hôm thứ Năm. Chúng cướp phá Tòa Giám Mục Alindao và giết chết cha Tổng đại diện của giáo phận này. Đức Cha Cyr-Nestor Yapaupa, Giám Mục Alindao được tin là không có mặt tại Tòa Giám Mục khi xảy ra vụ tấn công.
Sau đó, chúng quay sang tấn công một trại tị nạn nằm đối diện với Tòa Giám Mục. Chúng thiêu sống các nạn nhân trong các lều bạt của họ. Nhà thờ chánh tòa Thánh Tâm của giáo phận cũng bị đốt cháy.
Ít nhất 42 người bị thiêu sống và một linh mục bị bọn UPC bắt đi mất.
UPC được các quan sát viên xem là một biến thể của quân Hồi Giáo Séneka.
Tòa Giám Mục Alindao thuộc về thành phố Alicia trên trục giao thông chiến lược Nam Bắc, là một điểm nóng trong cuộc nội chiến hiện nay tại Cộng Hòa Trung Phi.
Ước lượng khoảng 20,000 đã bỏ chạy tán loạn sau vụ tấn công hôm thứ Sáu.
Vladimir Monteiro, người phát ngôn cho quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nói với AFP “Nhiều người đã chạy trốn vào các bụi rậm trong rừng. Họ sẽ gặp những khó khăn về lương thực và những nguy hiểm về an ninh vì giờ đây không ai bảo vệ cho họ”.
Giáo phận Alindao được thành lập từ năm 2004, tách ra từ giáo phận Bangassou. Tổng dân số là 162,000 dân trong đó có 39,200 tín hữu Công Giáo chiếm tỷ lệ 24% dân số.
3. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Cộng Hòa Trung Phi về vụ thảm sát tại Alindao
Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Trung Phi nghiêm khắc lên án vụ tấn công trại tị nạn thuộc tòa Giám Mục giáo phận Alindao, sát hại 2 linh mục và 40 thường dân khác, đồng thời kêu gọi giới hữu trách truy tố các thủ phạm trước công lý.
Trong thông cáo công bố hôm 16-11, Hội Đồng Giám Mục Trung Phi bày tỏ xúc động và kinh hoàng về cuộc tấn công có chủ mưu và có kế hoạch từ lâu chống lại trại tiếp đón 26 ngàn người tản cư nội địa trên khu vực của tòa Giám Mục giáo phận Alindao. Trong số các nạn nhân vô tội bị giết có cha Blaise Mada, Tổng đại diện giáo phận Alindao và linh mục Célestin Ngoumbango, Cha sở giáo xứ Kongo. Ngoài ra có nhiều người bị thương.
Các Giám Mục mạnh mẽ trách cứ chính quyền và lực lượng bảo hòa của LHQ gọi là Munusca, và kêu gọi 2 cơ quan này hãy phối hợp hoạt động để thủ phạm và những kẻ chủ mưu vụ thảm sát này bị truy tố và bị công lý trừng phạt. Các vị đặt câu hỏi: “Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại trở thành mục tiêu của các nhóm bất lương võ trang tại Trung Phi?”
Hội Đồng Giám Mục nước này khẳng định rằng: “Sự gian ác này không thể mãi mãi không bị trừng phạt. Khốn cho sự đồng lõa của những kẻ có nhiệm vụ can thiệp để ngăn chặn những tội ác chống lại nhân loại mà cứ để cho các tội ác ấy xảy ra”.
Sau cùng các Giám Mục Trung Phi kêu gọi toàn thể cộng đoàn tín hữu Kitô hãy giữ bình tĩnh để không rơi vào cạm bẫy cái vòng bạo lực báo thù.
4. Phản ứng của Đức Thánh Cha Phanxicô về vụ thảm sát tại Alindao
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 18-11 vừa qua tại Vatican, Đức Thánh Cha cũng chia buồn về vụ này và nói rằng:
“Tôi đau buồn khi hay về vụ thảm sát cách đây hai ngày tại một trại đón nhận người di tản tại cộng hòa Trung Phi, trong đó cũng có 2 linh mục bị giết. Tôi bày tỏ sự gần gũi và yêu mến đối với dân tộc Trung Phi, dân tộc mà tôi rất quí mến và đã mở Cửa đầu tiên của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người chết và người bị thương, đồng thời cầu xin cho mọi bạo lực tại đất nước Trung Phi yêu quí được chấm dứt, một quốc gia đang rất cần hòa bình”
5. Hơn 15 triệu Euro giúp dân Ukraine nhờ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha.
Theo lời kêu gọi của Ðức Thánh Cha Phanxicô, cho đến nay đã có hơn 15 triệu Euro được dành để trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân chiến tranh ở vùng Donbass, thuộc miền đông Ukraine, giáp giới với Nga.
Trong cuộc họp báo hôm 17 tháng 11 năm 2018 tại thủ đô Kiev, Ðức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa Thánh, cho biết như trên và nói rằng trong ngân khoản 15 triệu vừa nói có hơn 11 triệu là kết quả các cuộc lạc quyên trong Giáo Hội Công Giáo tại các nước Âu châu, và 5 triệu khác do quĩ của Ðức Giáo Hoàng.
Ðức Cha Eduard Kava, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Kiev, cho biết trong số ngân khoản quyên góp được, có 6 triệu 200 ngàn Euro được dùng cho việc sưởi ấm các gia cư và các cơ sở xã hội ở vùng Donbas, gắn các bình nấu nước nóng cho các gia đình, các gia cư cũng được gắn lớp ngăn cách để chống lạnh. Ngoài ra cũng có ngân khoản cho việc tu bổ nhà ở. Tổng cộng khoảng 107 ngàn người dân ở vùng Donbas được hưởng các biện pháp trợ giúp.
2 triệu 400 ngàn Euro được dùng cho việc săn sóc sức khỏe cho khoảng 440 ngàn nạn nhân, và 5 triệu 700 ngàn Euro dành để cung cấp lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Có 1 triệu Euro được dùng để nâng đỡ các trẻ em và cha mẹ về mặt tâm lý xã hội, qua các trung tâm phục hồi tâm lý và các trại nghỉ cho trẻ em.
Các nhân viên từ thiện được tự do hoạt động cứu trợ tại vùng Donbas nhưng phải tranh đấu khi họ tìm cách giúp đỡ dân chúng sống tại những vùng bị quân ly khai chiếm đóng như ở miền Donets và Luhansk. Các lực lượng võ trang ở đây thân Nga và muốn tách rời hai miền này ra khỏi cộng hòa Ukraine.
6. Ðức Hồng Y Peter Turkson viếng thăm Ukraine
Cũng liên quan đến Ukraine, hôm Chúa Nhật 18 tháng 11 năm 2018, Ðức Hồng Y Peter Turkson, người Ghana, Bộ trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện, đã đến thủ đô Kiev để chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình.
Hiện diện tại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô phục sinh ở thủ đô của Ukraine, có Ðức Tổng Giám Mục Gugerotti, Sứ thần Tòa Thánh và 2 Giám Mục địa cùng với đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.
Ðức Tổng Giám Mục Gugerotti đã giới thiệu Ðức Hồng Y Turkson với mọi người và vai trò của Ðức Hồng Y giống như một vị Bộ trưởng Bộ xã hội. Và Ðức Hồng Y nói: “Tôi chuyển đến anh chị em những lời cầu chúc chân thành nhất của Ðức Thánh Cha Phanxicô và của Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin. Ðồng thời tôi bày tỏ niềm vui sâu đậm vì được ở với anh chị em, để cùng cầu nguyện cho hòa bình.”
Ðức Hồng Y Turkson cũng mời gọi mọi người mở rộng tâm hồn, mở các cộng đoàn và thánh đường cho các anh chị em đang chịu đau khổ. Ngài nói: “Chúng ta cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine. Chúng ta cầu nguyện để bản thân chúng ta có thể chuyển tình thương yêu của Chúa cho những người không được hưởng an bình tại đất nước này”.
Cuối buổi cầu nguyện, Ðức Cha Bohdan, Tổng thư ký Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ukraine Ðông Phương, nhắc đến lời mời mà các Ðại diện Công Giáo Ukraine nhiều lần gửi đến Ðức Thánh Cha Phanxicô, xin ngài đến thăm con cái tinh thần tại Ukraine, viếng thăm dân chúng và đất nước tại đây mà Ðức Thánh Cha quí mến”.
Và như dấu chỉ lòng biết ơn về cuộc viếng thăm và sự quan tâm đến những người đau khổ ở Ukraine, Ðức Cha Bohdan đã tặng Ðức Hồng Y Turkson những quả trứng phục sinh với hình thánh Nicola do các trẻ em từ 1 làng ở vùng Luhansk vẽ trên đó. Thánh Nicola là “hiện thân lòng từ nhân của Thiên Chúa”.
7. Hội nghị thường niên của các Giám mục Hàn Quốc và Nhật Bản
Từ ngày 13 đến 15 tháng 11 năm 2018 tại Uijeongbu, Hàn Quốc, một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa to lớn giữa các giám mục Hàn Quốc và Nhật Bản với mục đích nói về tuổi trẻ, hòa bình và loan báo Tin Mừng.
Ðịa điểm cuộc gặp gỡ thuộc giáo phận Uijeongbu, gần biên giới với Bắc Triều Tiên, các giám chức đến thăm làng Panmunjeom, nơi vào năm 1953 hiệp định đình chiến được ký kết, kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Và nơi diễn ra cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jongun và tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in.
Từ khu vực phi quân sự, các giám mục đã đưa ra một lời kêu gọi mới để tiến trình hòa bình và hoà giải được tiếp tục và thành công. Kể từ năm 1996 mỗi năm các giám mục Hàn Quốc và Nhật Bản tụ họp, thúc đẩy hỗ trợ mục vụ lẫn nhau và đưa ra các sáng kiến chung. Các giám mục cho rằng các năm được đánh dấu bởi những xung đột lịch sử và sự thù hận phân chia các quốc gia đàng sau chúng ta; bây giờ điều cấp bách là làm mới nguyên tắc của tình huynh đệ trong đức tin và ý chí xây dựng một Giáo Hội truyền giảng Ðông Á.
Ở Uijeongbu, các giám mục được Ðức giám mục địa phương, Ðức cha Peter Lee Ki-Heon đón tiếp, Trong ba ngày làm việc (có đặc tính: hòa hợp, tình huynh đệ và cộng tác) các tham dự viên đã có một cuộc trao đổi hiệu quả, chia sẻ thông tin và các chiến lược mục vụ trong các Giáo hội của cả hai quốc gia. Trong chương trình nghị sự cũng có một cuộc thảo luận về sự hiện diện của sứ điệp Kitô trong thời đại của “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư”, đó là công nghệ, tiếp theo là tập trung vào mục vụ cho giới trẻ và cách truyền tải thông điệp tình yêu của Chúa Kitô đến những người trẻ tuổi hôm nay, bắt đầu từ bản đúc kết của Thượng Hội đồng được tổ chức tại Vatican.
Trong số 23 giám chức Hàn Quốc có Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung tổng giám mục Seoul, và trong số 18 giám chức Nhật Bản có sự hiện diện của Ðức Hồng Y Thomas Aquino Manyo Maeda, Tổng giám mục Osaka.
8. Ngày cầu nguyện cho các nữ đan sĩ chiêm niệm.
Hôm Thứ Tư 21 tháng 11, lễ Ðức Mẹ Dâng Mình vào Ðền Thánh, Giáo Hội đã tổ chức ngày cầu nguyện cho các Ðan sĩ chiêm niệm.
Ngày này được cử hành ở các nơi trên thế giới, và đặc biệt tại Roma, nơi có một Hội nghị được tiến hành cùng ngày 21 tháng 11 năm 2018 tại Ðại Học Giáo Hoàng Laterano về 2 văn kiện mới của Tòa Thánh về đời chiêm tu: trước tiên là Tông Hiến do Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành với tựa đề “Vultum Dei Quaerere” (Tìm kiếm nhan thánh Chúa), và Huấn thị “Cor Orans” (Tâm hồn cầu nguyện), do Bộ các dòng tu công bố để áp dụng Tông Hiến của Ðức Thánh Cha. Hai văn kiện này du nhập nhiều điều mới mẻ quan trọng trong đời sống chiêm niệm, nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống này đối với Giáo Hội và thế giới.
Hội nghị tại Ðại học Laterano về 2 văn kiện vừa nói do Văn phòng toàn quốc Italia trợ giúp các nữ đan sĩ tổ chức để tổng hợp và nêu rõ những thách đố xuất phát từ 2 văn kiện. Ðức Thánh Cha đặc biệt cho phép khoảng 300 nữ đan sĩ từ Italia và nước ngoài đến tham dự Hội nghị này, cũng có các nữ đan sĩ đại diện đến từ Thụy Sĩ và Maroc.
Hội nghị gồm có các bài thuyết trình, chứng từ, vào ban sáng và những cuộc chia sẻ trong các nhóm nhỏ vào ban chiều. Trong số các thuyết trình viên có Ðức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, và vị Tổng thư ký của Bộ là Ðức Tổng Giám Mục José Carballo, Giáo sư Vincenzo Buonomo, Viện trưởng Ðại học Laterano, nữ tu Ludovica Loconte, Viện Mẫu Ðan viện thánh Louis thuộc dòng thánh Clara ở Bisceglie, tỉnh Bari, và nữ tu Michela Argiolas, dòng Capuchin.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 26/11/2018: Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama
VietCatholic Network
16:18 25/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật, ngày 25/11/2018.
2- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.
3- Đức Giáo Hoàng tiếp Đại Hội Quốc Tế kỳ III các ca đoàn Công Giáo.
4- Hàng ngàn bạn trẻ Panama đã đăng ký tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
5- Đức Giáo Hoàng kêu gọi các nhà chính trị hãy trong sạch và lo cho công ích.
.
6- Những hài cốt tìm được tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rôma có niên đại ít nhất 100 năm.
7- Tòa Thánh lo âu về điều kiện làm việc bất công của các ngư phủ.
8- Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi giúp Phi Châu.
9- Tổng Giám Mục Nam Phi đề nghị: Giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em phải bị vạ tuyệt thông tiền kết.
10- Người Công Giáo tại California muốn dâng hiến tiểu bang cho Đức Mẹ.
11- Triển lãm mỹ thuật “Nét Đẹp Công Giáo”.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Sống Trong Tình Chúa.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Thánh Ca
Thánh Ca: Chúc Tụng Tình Chúa – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
06:09 25/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây