Phụng Vụ - Mục Vụ
Vòng mùa Vọng và ngọn nến cháy sáng
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:42 27/11/2010
Vòng mùa Vọng và ngọn nến cháy sáng
Trong đời sống xưa nay thường có những biến cố khủng hoảng xảy ra, như khủng hoảng kinh tế tài chánh, khủng hoảng về đời sống văn hóa xã hội, khủng hoảng về nghề nghiệp công ăn việc làm, khủng hoảng việc học hành, khủng hoảng về niềm tin nếp sống đạo đức…
Mỗi khi biến cố khủng hoảng xảy ra, con người đều cố gắng tìm phương cách sửa chữa điều chỉnh tìm lối thoát ra khỏi con đường đó, mong sao đưa đời sống vào con đường bình an trở lại. Đó là điều cần thiết phải làm.
Còn trong khủng hoảng về niềm tin nếp sống đạo đức thì làm sao?
Trong đời sống đạo giáo niềm tin của đạo Công gíao hằng năm có hai thời điểm để mỗi người tín hưũ nhìn lại đời sống tâm linh của mình với Chúa và với tha nhân, giúp nhìn ra lỗi lầm, khủng hoảng của mình thế nào mà điều chỉnh sửa chữa lại cho ngay đúng. Đó là mùa Vọng và mùa Chay.
Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị, kéo dài bốn tuần lễ, tâm hồn đón mừng lễ Chúa giáng sinh làm người ngày 25.12. hằng năm.
Theo tập tục xưa nay trong Giáo Hội, mùa này là mùa ăn năn thống hối những lỗi lầm đã vấp phạm và xin ơn tha thứ của Chúa. Vì thế, phẩm phục lễ nghi trong mùa Vọng mang mầu tím, nói lên ý nghĩa thống hối.
Bốn tuần lễ mùa Vọng là những mốc chặng đường nhắc nhớ đến 4000 năm nhân loại trông chờ mong đấng Cứu Thế đến trần gian.
Ngày nay ở những xứ nước bên Âu Châu, có tập tục văn hóa vào mùa Vọng họ bện đan một vòng tròn bằng cành lá cây thông còn tươi xanh, chung quanh có bốn cây nến hoặc mầu trắng hoặc mầu đỏ hoặc mầu tím tùy nơi, dựng treo trên cung thánh hay tại phòng khách ở nhà riêng.
Vòng tròn bện bằng những cành nhánh lá thông mầu xanh nói lên ý nghĩa sự sống niềm hy vọng Thiên Chúa mang đến cho trần gian.
Nhiều những cành lá thông nhỏ được đan bện liền vào nhau nói lên ý nghĩa cùng chung hợp gắn bó lại làm nên một vòng tròn. Điều này làm nhớ lại lời suy niệm của Tôi tớ Chúa, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận:
„ Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.” (Đường Hy vọng số 978)
Vòng tròn không có khởi đầu và không có tận cùng cũng diễn tả về Thiên Chúa, Đấng không có khởi đầu và không có tận cùng.
Bốn cây nến được lần lượt thắp sáng trong bốn tuần lễ muốn nói lên ý nghĩa: Nứơc Thiên Chúa cũng triển nở lần lượt như bốn cây nến được thắp lên cho tới ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh, đấng là ánh sáng trần gian. Ánh sáng bốn cây nến toả ra bốn phương trời đất trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Cây nến là hình ảnh Chúa Giêsu, đấng là ánh sáng trần gian (Gioan 8,12).
Khi cây nến được đốt lên cũng cắt nghĩa về hình ảnh Chúa Giêsu. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh thân xác con người của Chúa Giêsu. Thân xác con người được Thiên Chúa dựng nên có khởi đầu, có phát triển, có những yếu đuối bệnh tật giới hạn và sau cùng có ngày cùng tận. Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, sống cuộc sống hy sinh của con người như chất sáp bị cháy hao mòn thiêu huỷ.
Còn ngọn lửa đốt sáng cây nến là hình ảnh bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa và cũng là người, nên ngài có hai bản tính: Thiên Chúa và con người.
Ngọn lửa đốt cháy chất sáp và tỏa ra ánh sáng hơi ấm tình yêu cho mọi người.
Bốn cây nến chung quanh “vòng mùa vọng“ mang bốn sứ điệp.
Cây nến thứ nhất chiếu ánh sáng Hoà bình cho những tâm hồn có lòng khoan dung nhân ái.
Cây nến thứ hai mang ánh sáng Niềm Tin cho những tâm hồn khao khát tìm về với Chúa là cội nguồn của đời sống.
Cây nến thứ ba chiếu toả hơi ấm Tình Yêu cho những tâm hồn tìm sống tình liên đới với người khác.
Cây nến thứ tư mang niềm Hy Vọng cho những tâm hồn cần niềm vui phấn khởi.
Bốn Cây Nến Mùa Vọng loan báo sứ mạng của Chúa Giêsu xuống trần gian làm người với và cho con người.
Trong đời sống xưa nay thường có những biến cố khủng hoảng xảy ra, như khủng hoảng kinh tế tài chánh, khủng hoảng về đời sống văn hóa xã hội, khủng hoảng về nghề nghiệp công ăn việc làm, khủng hoảng việc học hành, khủng hoảng về niềm tin nếp sống đạo đức…
Mỗi khi biến cố khủng hoảng xảy ra, con người đều cố gắng tìm phương cách sửa chữa điều chỉnh tìm lối thoát ra khỏi con đường đó, mong sao đưa đời sống vào con đường bình an trở lại. Đó là điều cần thiết phải làm.
Còn trong khủng hoảng về niềm tin nếp sống đạo đức thì làm sao?
Trong đời sống đạo giáo niềm tin của đạo Công gíao hằng năm có hai thời điểm để mỗi người tín hưũ nhìn lại đời sống tâm linh của mình với Chúa và với tha nhân, giúp nhìn ra lỗi lầm, khủng hoảng của mình thế nào mà điều chỉnh sửa chữa lại cho ngay đúng. Đó là mùa Vọng và mùa Chay.
Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị, kéo dài bốn tuần lễ, tâm hồn đón mừng lễ Chúa giáng sinh làm người ngày 25.12. hằng năm.
Theo tập tục xưa nay trong Giáo Hội, mùa này là mùa ăn năn thống hối những lỗi lầm đã vấp phạm và xin ơn tha thứ của Chúa. Vì thế, phẩm phục lễ nghi trong mùa Vọng mang mầu tím, nói lên ý nghĩa thống hối.
Bốn tuần lễ mùa Vọng là những mốc chặng đường nhắc nhớ đến 4000 năm nhân loại trông chờ mong đấng Cứu Thế đến trần gian.
Ngày nay ở những xứ nước bên Âu Châu, có tập tục văn hóa vào mùa Vọng họ bện đan một vòng tròn bằng cành lá cây thông còn tươi xanh, chung quanh có bốn cây nến hoặc mầu trắng hoặc mầu đỏ hoặc mầu tím tùy nơi, dựng treo trên cung thánh hay tại phòng khách ở nhà riêng.
Vòng tròn bện bằng những cành nhánh lá thông mầu xanh nói lên ý nghĩa sự sống niềm hy vọng Thiên Chúa mang đến cho trần gian.
Nhiều những cành lá thông nhỏ được đan bện liền vào nhau nói lên ý nghĩa cùng chung hợp gắn bó lại làm nên một vòng tròn. Điều này làm nhớ lại lời suy niệm của Tôi tớ Chúa, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận:
„ Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.” (Đường Hy vọng số 978)
Vòng tròn không có khởi đầu và không có tận cùng cũng diễn tả về Thiên Chúa, Đấng không có khởi đầu và không có tận cùng.
Bốn cây nến được lần lượt thắp sáng trong bốn tuần lễ muốn nói lên ý nghĩa: Nứơc Thiên Chúa cũng triển nở lần lượt như bốn cây nến được thắp lên cho tới ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh, đấng là ánh sáng trần gian. Ánh sáng bốn cây nến toả ra bốn phương trời đất trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Cây nến là hình ảnh Chúa Giêsu, đấng là ánh sáng trần gian (Gioan 8,12).
Khi cây nến được đốt lên cũng cắt nghĩa về hình ảnh Chúa Giêsu. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh thân xác con người của Chúa Giêsu. Thân xác con người được Thiên Chúa dựng nên có khởi đầu, có phát triển, có những yếu đuối bệnh tật giới hạn và sau cùng có ngày cùng tận. Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, sống cuộc sống hy sinh của con người như chất sáp bị cháy hao mòn thiêu huỷ.
Còn ngọn lửa đốt sáng cây nến là hình ảnh bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa và cũng là người, nên ngài có hai bản tính: Thiên Chúa và con người.
Ngọn lửa đốt cháy chất sáp và tỏa ra ánh sáng hơi ấm tình yêu cho mọi người.
Bốn cây nến chung quanh “vòng mùa vọng“ mang bốn sứ điệp.
Cây nến thứ nhất chiếu ánh sáng Hoà bình cho những tâm hồn có lòng khoan dung nhân ái.
Cây nến thứ hai mang ánh sáng Niềm Tin cho những tâm hồn khao khát tìm về với Chúa là cội nguồn của đời sống.
Cây nến thứ ba chiếu toả hơi ấm Tình Yêu cho những tâm hồn tìm sống tình liên đới với người khác.
Cây nến thứ tư mang niềm Hy Vọng cho những tâm hồn cần niềm vui phấn khởi.
Bốn Cây Nến Mùa Vọng loan báo sứ mạng của Chúa Giêsu xuống trần gian làm người với và cho con người.
Lời mời gọi từ Mùa Vọng
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:57 27/11/2010
Mùa Vọng lại đến trong niềm vui thánh thiện của biết bao tâm hồn đang mở rộng cõi lòng đón đợi Đấng cứu độ trần gian. Trong bối cảnh của đời xã hội và Giáo hội hôm nay, việc hướng lòng lên Ngôi Hai Nhập Thể để nhận lãnh sứ điệp tình yêu từ nơi Ngài làm cho những thời khắc của Mùa Vọng càng trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đối với một bộ phận đông đảo những người trẻ, Mùa Vọng là khoảng thời gian thuận lợi, mở ra cho họ cảnh cửa khát vọng hạnh phúc đích thực, mà Hài Nhi Giêsu là hình mẫu lý tưởng nhất.
Mùa Vọng nâng con người lên trên những thực tại đời thường, giúp họ làm chủ chính mình, có khả năng cải hoá những diễn tiến phức tạp của cuộc sống. Hơn thế nữa, con người cảm nghiệm được tâm thế của mình trước tự nhiên và xã hội khi được chính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần đồng hành trong tư cách một con người. Vấn đề là chúng ta có ý thức được và sẵn sàng để nhận lãnh nguồn hồng ân ban tặng cho mình trong Mùa Vọng này. Quả thực, đây là đòi hỏi không dễ dàng khi chúng ta đang phải đối diện với biết bao thúc bách, nan giải của cuộc sống hôm nay. Những gì đã và đang diễn ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội làm cho nhiều người đặc biệt là những người trẻ cảm thấy choáng ngợp, chùn bước mặc dù chưa đến nỗi ‘sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống trên địa cầu…” (Lc 21, 26a). Tuy nhiên, trước những bóng đêm có nguy cơ đe doạ, chiếm ngự những tâm hồn, tình thương của Đấng Nhập Thể vẫn liên tục mời gọi, chỉ lối cho bạn và tôi: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28)
Mùa Vọng đến, bạn và tôi “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên” trên hành trình theo Chúa. Hơn hai ngàn năm trước, Đức Kitô đã đến trần gian và chính Ngài đã trở nên “đường, sự thật và là sự sống” cho chúng ta tiến về bờ bến vĩnh phúc. Thực tế, nhiều khi trong cuộc sống, tôi và bạn đã cảm thấy lo sợ, nhút đảm, thậm chí thất vọng trước vô vàn chướng ngại, gai góc trong đời sống xã hội và tâm linh. Những lúc đó, chúng ta đã vô tình hay tự ý biến mình thành những kẻ “khom lưng, đi còng”, bị khuất phục trước vùng tối của sự giả trá, bất công, không dám “ngẩng đầu lên” để nhìn thẳng vào Sự Thật. Mùa Vọng là lúc thuận tiện nhất để ta nhìn lại thái độ của mình và xác tín tuyệt đối vào Con Đường KiTô mà ta đã được may mắn, vinh dự đặt những bước chân hy vọng trên hành trình cứu độ.
Mùa Vọng mời gọi tôi và bạn “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36a). Đó là đòi hỏi, cấp thiết xứng hợp cho mục tiêu mà Mùa Vọng hướng tới. Vậy thì ngay lúc này đây, chúng ta “phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề, vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời…” (Lc 21, 34a). Chúng ta đang mải miết với bao nhiêu dự định, công việc và cả những thú vui vô bổ đầy dẫy quanh ta. Có thể bạn cho rằng, đó là những thiết yếu của cuộc sống. Nhưng ta cần nghiệm xét xem, nó có phải là cái đích mà ta đã phải hao tổn biết bao tâm lực ? ! Đã đến lúc chúng ta cần phải tỉnh thức để nhận diện trước những bóng đêm tà ý đang vây hãm quanh ta. Hãy hướng lòng về ngày hồng phúc Giáng Sinh trong tâm tình thiện hảo, nhờ đó chúng ta sẽ được soi sáng hướng dẫn để bước đi kiên vững trên con đường của Đức Kitô.
Mùa Vọng nâng con người lên trên những thực tại đời thường, giúp họ làm chủ chính mình, có khả năng cải hoá những diễn tiến phức tạp của cuộc sống. Hơn thế nữa, con người cảm nghiệm được tâm thế của mình trước tự nhiên và xã hội khi được chính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần đồng hành trong tư cách một con người. Vấn đề là chúng ta có ý thức được và sẵn sàng để nhận lãnh nguồn hồng ân ban tặng cho mình trong Mùa Vọng này. Quả thực, đây là đòi hỏi không dễ dàng khi chúng ta đang phải đối diện với biết bao thúc bách, nan giải của cuộc sống hôm nay. Những gì đã và đang diễn ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội làm cho nhiều người đặc biệt là những người trẻ cảm thấy choáng ngợp, chùn bước mặc dù chưa đến nỗi ‘sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống trên địa cầu…” (Lc 21, 26a). Tuy nhiên, trước những bóng đêm có nguy cơ đe doạ, chiếm ngự những tâm hồn, tình thương của Đấng Nhập Thể vẫn liên tục mời gọi, chỉ lối cho bạn và tôi: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28)
Mùa Vọng đến, bạn và tôi “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên” trên hành trình theo Chúa. Hơn hai ngàn năm trước, Đức Kitô đã đến trần gian và chính Ngài đã trở nên “đường, sự thật và là sự sống” cho chúng ta tiến về bờ bến vĩnh phúc. Thực tế, nhiều khi trong cuộc sống, tôi và bạn đã cảm thấy lo sợ, nhút đảm, thậm chí thất vọng trước vô vàn chướng ngại, gai góc trong đời sống xã hội và tâm linh. Những lúc đó, chúng ta đã vô tình hay tự ý biến mình thành những kẻ “khom lưng, đi còng”, bị khuất phục trước vùng tối của sự giả trá, bất công, không dám “ngẩng đầu lên” để nhìn thẳng vào Sự Thật. Mùa Vọng là lúc thuận tiện nhất để ta nhìn lại thái độ của mình và xác tín tuyệt đối vào Con Đường KiTô mà ta đã được may mắn, vinh dự đặt những bước chân hy vọng trên hành trình cứu độ.
Mùa Vọng mời gọi tôi và bạn “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36a). Đó là đòi hỏi, cấp thiết xứng hợp cho mục tiêu mà Mùa Vọng hướng tới. Vậy thì ngay lúc này đây, chúng ta “phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề, vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời…” (Lc 21, 34a). Chúng ta đang mải miết với bao nhiêu dự định, công việc và cả những thú vui vô bổ đầy dẫy quanh ta. Có thể bạn cho rằng, đó là những thiết yếu của cuộc sống. Nhưng ta cần nghiệm xét xem, nó có phải là cái đích mà ta đã phải hao tổn biết bao tâm lực ? ! Đã đến lúc chúng ta cần phải tỉnh thức để nhận diện trước những bóng đêm tà ý đang vây hãm quanh ta. Hãy hướng lòng về ngày hồng phúc Giáng Sinh trong tâm tình thiện hảo, nhờ đó chúng ta sẽ được soi sáng hướng dẫn để bước đi kiên vững trên con đường của Đức Kitô.
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
19:55 27/11/2010
Chuyện phiếm Đạo đời: Suy tư qua Lời Chúa
“Chiều nay sao dâng nhanh mầu tím
Và mây, bay theo nhau về bến.
Thuyền cắm tay sào từ cuối thu,
ngoài kia sông nước đón chờ…”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh - Chuyển Bến)
(Lc 20: 32)
Cũng một chiều, sao rất “dâng nhanh mầu tím”, bần đạo vội bước lên xe, để “theo nhau bay về bến”. Nhưng, bến ở đây là bến bờ của nhà thờ xứ đạo nhỏ, dự Tiệc Thánh. Điều cần nói, là: bần đạo có thói tật cứ mỗi lần dự Tiệc Thánh là hay lanh chanh/xục xạo tìm bài chú giải kinh thánh của ngày lễ, mà niệm suy. Nhờ xục xạo, bần đạo gặp được mảnh vụn niệm suy do đấng bậc nào đó, bỏ lại.
Tuy gọi là mảnh vụn những suy và niệm, nhưng chừng như đấng bậc dẫn giải kinh thánh hôm ấy đã có đoạn nhập mục làm nức lòng người suy, như sau:
“Nhà tỷ phú nọ, có một lần bị lên cơn nhồi máu cơ tim, tưởng đã chết. Khi tỉnh lại, ông được đài truyền hình địa phương mời xuất hiện trong chương trình gọi là “Chuyện Trò Cùng Chúng Dân” để nghe ông kể nỗi niềm của một người vừa trở về từ cõi chết. Có một lúc, phóng viên hỏi: “Ông có kinh nghiệm gì về nỗi chết sau khi lại được sống không, thưa ông?” Nghe hỏi, nhà tỷ phú trên bèn đứng dậy làm động tác đi đi lại lại, rồi nói nhỏ: Theo y học hiện đại, tôi như người đã chết, từng ra đi về phía bên kia cuộc sống, nay trở về phía bên này cuộc đời, để nói với quý vị ở đây một điều, là: ở bên đó, sau cuộc sống, chẳng có gì! Chết, là hết. Hết sống. Hết tương lai. Mai ngày. Chẳng có gì đáng để ta gọi là sự sống mới. Chẳng có gì là sự sống lại, hết!”
Điều mà nhà tỷ phủ nói, thoạt nghe tưởng như có cái gì đó rất mới lạ. Nghe cho đỡ sầu buồn. Nhưng kỳ thực, ông cũng chỉ lập lại câu nói của ai đó. Chừng như, của phi hành gia Sô Viết Yuri Gagarine hôm trước, cũng phân bua: “Ở trên đó, chốn trời cao, tôi nào thấy có Thiên đường!”
Thật ra, làm sao các vị ở trên lại có thể thấy thiên đường hay tiên cảnh tương lai của sự sống, rất mai ngày hay chốn trời cao xanh ấy nếu chẳng có chút gì gọi là có niềm tin vững chãi vào Đấng là Sự Thật, là Đường và là Sự Sống.
Bởi, nếu đã tin, hẳn các ngài sẽ còn nhớ rất rõ Lời Chúa từng xác quyết là: sự sống vẫn kéo dài, cả khi con người nằm xuống. Lời Ngài rõ như ban ngày:
“Quả thật,
Con người không thể chết nữa,
vì được ngang hàng với các thiên thần.
Họ là con cái Thi ên Chúa,
vì là con cái sự sống lại.”
(Lc 20: 32)
Cũng trong tờ “Bản Tin Giáo Xứ” hôm ấy, bần đạo còn được đọc một mẩu tin hiếm có thấy xuất hiện trên hệ thống truyền thông ở ngoài đời, như sau: “Văn phòng Phụ trách Hôn nhân và Đời sống thuộc Tổng Giáo Phận Sydney vừa cho xuất bản tập sách mỏng có tựa đề “Sống Ngày Của Chúa”. Sách này vừa đến với giáo xứ ta, tuần rồi. Xin bà con đọc kỹ tập sách này rồi tiếp xúc với dân biểu thuộc khu vực bầu cử của mình để phản chống Đảng Xanh vẫn cứ muốn thông qua luật An Tử, ở thượng viện.”
Về an tử, trợ tử hay quyền tự chọn cho mình cái chết bình thản có sự trợ giúp của y khoa, vẫn là những trăn trở của những người có nếp sống văn minh phương Tây, về sự sống. Những người ấy vẫn mê say cuộc sống rất xô bồ. Ồ ạt. Vô nghĩa.
Nói như lời của nhà thơ và người đặt nhạc ở trên, hẳn ta sẽ hát:
“Thuyền ơi! Sao mê say nhiều quá?
Đường mê, không ai ngăn cản lối.
Một sớm, thu về chuyển bến xuối,
Về nơi đâu nữa Trời, bến nao?”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Thuyền và bến, với nhà thơ và người đặt nhạc, thì như thế. Những là bến bờ của đời người. Chí ít, là những người tật nguyền, bệnh tật, rất nan y. Tức, những người đang lo âu. Âu sầu. Khắc khoải. Âu sầu và khắc khoải, rồi tự hỏi: đâu là hành xử đúng với đạo đức/chức năng của con người? Hỏi rồi, lại tự nhắn mình/nhắn người bằng câu hát:
“Còn đêm nay nữa, ta ngồi với nhau.
Ngước mắt trông Trời
Ngày mai anh đã đi xa rồi,
Tình tan vỡ.
Chìm trong lãng quên.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đời người, tuy dài mà lại vắn. Rồi cũng đến lúc ta sẽ lại “ngước mắt trông Trời”. Cũng đến lúc, tình rồi vỡ tan. Chìm trong lãng quên. Duy có tình người. Và tình Chúa thương yêu, sẽ mãi mãi sống dài, đến vô tận. Thế nhưng, người tật nguyền/bệnh tật rất nan y, có được lòng tự quyết định cuộc đời mình vẫn cứ là vấn đề dù không biết rằng mai ngày người anh/người chị ấy sẽ đi vào chốn lãng quên. Triền miên. Không thao thức. Lãng quên. Để rồi, vẫn níu kéo người ở lại là bọn tôi, hát thêm câu:
“Thuyền anh, mai ra đi rời bến.
Mình anh, ra đi nơi Trời Sáng.
Tìm hướng cho long tìm bến mơ,
Từ nay xa cách rồi. Bến Xưa.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Bến cũ. Bến xưa. Hay nay vừa chuyển bến, thì đời mình và đời người vẫn như thế. Vẫn có bến có bờ để ra đi. Và hôm nay, có những tình huống trong đó người anh/người chị của ta có thể là chưa thấy được bến bờ mình sẽ đến, nhưng vẫn ra đi. Ra đi, có sự trợ giúp của xã hội. Luật pháp của người đời. Ra đi, mà lòng rất buồn. Buồn tê tái. Cứ là nghĩ mãi về một bến bờ, rất mơ. Nay cách biệt.
Bến mơ hay bến xưa, nay là đề tài để những người ở lại như bọn tôi, và bọn mình, cứ thế mà bàn bạc. Tranh cãi. Cãi và bàn xong còn đem nhau ra trước nghị viện, để đấu tranh. Bầu bán. Dù, việc ấy chỉ liên quan đến toà án, rất lương tâm. Mà thôi.
Về lương tâm, khi định đoạt việc gì cũng đòi bọn tôi với bọn mình, phải suy đi nghĩ lại, cho chín muồi. Vậy thì, đề tài “An tử” hay “Trợ tử”, nay chuẩn chưa? Hay chưa chắc đã hợp lòng Trời. Lòng người?
Để trả lời, có lẽ cũng chẳng nên tìm đến những bến bờ có cãi tranh. Ngụy biện. Của, các đảng phái chính trị nào đó. Bởi, bến bờ Sự Sống đời này, người ta (tức người và ta) đâu cần cãi vã. Ganh Đua. Cứ, tranh giành xem ai phải, ai trái. Đảng nào thắng, đảng nào thua.
Hãy tìm đến với tình tự của những người từng được dặn dò bảo ban. Hãy an nhàn tự tại mà tìm hiểu. Hỏi han. Nhận thức. Như, nhận thức của tổng biên tập tờ Disability and Health Journal, bà Suzanne McDermott, giáo sư Đại học Y Khoa Bang South Carolina, đã từng viết.
Ban đầu, giáo sư McDermott tin rằng các tự sát có trợ giúp như thế, chỉ là vấn đề cá nhân, riêng lẻ. Nhưng cuối cùng, bà nhận định rằng sự việc như thế nằm ngay tâm can của phong trào đòi quyền lợi cho người tật nguyền.
Có lần, bà nói: “Hầu như mọi người khi đạt đến giai đoạn cuối của cuộc đời, đều được liệt kê vào danh sách ‘tật nguyền’. Xem thế thì, thực hiện tự sát có trợ giúp bằng cách nào đó, đã đem lại cái chết cho các vị bị tật nguyền.”
Sở dĩ tác giả đề cập vấn đề này là để đáp ứng quyết định từng gây tranh cãi năm 2008 do việc Hiệp Hội Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ (gọi tắt là APHA) hỗ trợ cho đề tài mà họ gọi “Giúp Cho Chết Dần Chết Mòn” (tức: tự sát có giúp đỡ/tiếp tay). Đề tài này đã đi vào hệ thống bắt sóng của truyền thông đại chúng. Nhưng, điều đó có nghĩa rằng: theo chính sách của các cơ quan “kỳ cựu, to lớn, có tầm hoạt động rộng nhất thế giới về y tế công cộng, và có số thành viên đến 30,000 người, thì an tử là hỗ trợ tự sát có giúp đỡ, rất trọn vẹn. Dân chúng ở bang Oregon gọi đây là “cái chết truyền cho bệnh nhân” hoặc “chết có bác sĩ giúp”.
Thay vì cứ lẩn quẩn mãi với từ ngữ do Bộ Y tế của Barack Obama lấy từ tập sách cải tổ y tế viết, bệnh nhân cao niên và các gia đình cũng nên lo ngại về động thái của hơn 30,000 thành viên Hiệp Hội. Họ là những người ngồi đó mà phán xét về “bảng chỉ đường đưa đến cái chết”. Điều, mà giáo sư này quan tâm hơn cả, có thể tóm gọn vào các điểm, sau đây:
Thứ nhất, sự hiện hữu của cái gọi là “tự sát có giúp đỡ” dẫn đến sự việc là: các vị cao niên, tật nguyền, ốm yếu vẫn phải kéo dài cơn sóng gió cuộc đời nay giải quyết sớm hơn một chút để nhẹ nỗi ưu tư đối với người chăm sóc.
Mối lo của các vị lâu nay vẫn bị người bảo trợ/chăm sóc vẫn riễu cợt. Những người này chủ trương rằng điều họ muốn chỉ là chọn lựa, cuối cuộc đời. Điều đó, còn có nghĩa: kinh nghiệm cả một đời người lấn cấn vì tật nguyền, sẽ khác với kinh nghiệm đớn đau khi thấy sự sống của ai đó tắt ngúm dần. Các vị vẫn nghĩ rằng người biện hộ cho bệnh nhân/tật nguyền chỉ muốn biến các nhóm hội đoàn thể chuyên tranh đấu cho an tử thành thứ người không ra người, quỷ ma không ra quỷ ma.
Diane Coleman, một thành viên trong nhóm vận động cho an tử có tên là “Vẫn chưa chết” gọi đó là chuyện vô nghĩa. Vô tích sự. Cô từng lên tiếng cảnh báo: lòng thương hại có khi còn nguy hiểm hơn mấy ông y sĩ khùng điên ở viện dưỡng lão. Có lần Diane Coleman nói: “Cũng có lúc ta bị các bác sĩ làm cho mình hoảng sợ. Bởi, bác sĩ là người có ở đó là để giúp đỡ ta, những người coi cuộc đời như một gánh nặng. Thật ra, ta biết rất ít về chọn lựa nào khả dĩ khiến cuộc sống của người bệnh nan y/tật nguyền, giữ được giá trị của nó.”
Vấn đề tác giả nói trên đặt ra, là: tại sao nguồn tài nguyên giá trị như thế lại bị bỏ phí?
Có lần Diane Coleman viết:“Hàng tuần, tôi vẫn nghe các cụ bị nan y/tật nguyền cứ phải đấu tranh với bác sĩ, y tá hoặc nhân viên bệnh viện tức những người cứ lập đi lập lại mãi một luận điệu, bảo rằng: cuộc sống mắc nan y/tật nguyền luôn là gánh nặng, mà thôi. Sống, mà tùy thuộc vào đôi tay mệt mỏi của ai đó cho rằng sự sống của con ngưòi chỉ là nỗi bất hạnh, thì còn gì vui thú để sống. Có người còn cho rằng sống như thế, thật bất công. Là, sống đời thảm hại. Đáng chán.”
Thứ hai, các nhân vật chủ trương bênh vực tự sát có giúp đỡ, mà người ta gọi bằng cụm từ rất đẹp như “an tử”, vẫn cứ tảng lờ kinh nghiệm sống của người bệnh.
Họ làm thế, vì nghĩ rằng: cụ già 80 đang chết dần chết mòn, thì tình trạng của cụ gì khác một người suốt đời ngồi xe lăn đâu? Diane Coleman từng thách thức: “Hãy cho tôi bằng chứng nói là có khác biệt giữa hai tình trạng tật/bệnh, để xem có đúng thực là như thế, không.”
Theo Diane Coleman, bất cứ một ai, ở bất cứ giai đoạn nào trong đời, đều có thể học hỏi cách thức đối đầu/chịu đựng tật nguyền hoặc tật bệnh, mình mắc phải. Diane Coleman lại nói:“Có vị chủ trương bỏ những cố gắng đối đầu/chịu đựng và coi đó là chuyện vô bổ, chẳng ích lợi, chỉ với lý do duy nhất là: những người gần kề cõi chết không có kinh nghiệm bản thân nào như thế. Và, có người bệnh đưa ra vấn nạn hỏi rằng: làm sao các vị hỗ trợ cho động thái tự sát có giúp đỡ như thế lại cổ võ người bệnh để họ dám có thái độ tự định đoạt đời mình, được?”
Ý Diane Coleman muốn nói, là: lời lẽ tuyên truyền của truyền thông/báo chí lâu nay chỉ chuyên chở mỗi lập trường của người cổ võ “tự sát có giúp đỡ” mà thôi. Làm thế, đơn giản chỉ vì họ chẳng cần biết đến các tai hại cùng loại, họ đem đến. Điều họ đem đến, là vận động cho việc “chết trong nhân cách”, sẽ tác hại đến người lâu nay từng chịu cảnh sống tật nguyền vẫn mang suốt đời.
Và, Diane Coleman cũng mạnh dạn tuyên bố: “Người cổ xuý cho việc “tự sát có luật pháp giúp đỡ” chỉ muốn sự sống của người khác kết thúc bằng những xúc phạm/lạm dụng coi đó như những “mất mát dễ chấp nhận” mỗi khi cân nhắc xem làm thế nào để kết thúc vụ việc ổn thoả cho xong. Nói cách khác, làm thế là để nói lên rằng: mình chẳng muốn chấp nhận tật nguyền, hoặc lãnh trách nhiệm gì khi tự sát.”
Thứ ba, nguy hiểm ở đây là: người bệnh nan y/tật nguyền dễ dàng đầu hàng chấp nhận cái chết tốt hơn là chịu đựng mãi tật nguyền, khó chữa.
Bác sĩ Carol J. Gill, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tật nguyền ở Chicago có nói: “Nếu luật pháp được thông qua cho phép người ta được tự sát có sự giúp đỡ/tiếp tay của người khác, thì tôi nghĩ: rồi ra, giới chức ở đây hay ở đó sẽ không còn thấy xấu xa/tội lỗi khi họ hối hả làm cho nhiều người chết sớm. Nghĩa là, họ chỉ việc đứng đó nhìn. Chẳng buồn nhúng tay để chấm dứt tình trạng ấy và còn ủng hộ chính sách cùng thể chế nào khả dĩ xúc tiến những việc như thế. Làm thế, họ cũng không nghĩ họ là quân gian ác và cũng không coi đó là chuyện gian ác, dữ tợn xuất hiện trong nền văn minh/văn hoá của ta nữa. Không chừng họ còn coi việc giúp cho người khác chết, lại là lề thói rất độ lượng, và một lòng tôn kính, nữa cũng nên.”
Thứ Tư, nhiều tác giả hăng say biện luận rằng Đạo luật “Chết Trong Nhân Cách” của bang Oregon, tức tiểu bang tiên phong cho phép được tự sát có giúp đỡ ở Hoa Kỳ, đang gặp nhiều rạn nứt sâu sắc. Không đầy 15 năm sau khi thực thi luật này, đã có nhiều vấn đề trông thấy. Nhiều vị cho biết đã thấy nhiều vấn đề nảy ra, như: khó kiểm soát được bệnh nhân, thống kê này/khác khó hoàn tất, việc giám sát bị bỏ bê, biện pháp phòng ngừa/chữa trị nay bị lung lạc, các bác sĩ từng làm ăn cẩu thả/tắc trách chẳng bị khiển trách, phạt tù gì hết.
Lại có lời đồn đoán cho rằng tại bang Oregon và Washington, tức các bang tiên phong cho phép tự sát có giúp đỡ/tiếp tay, người ta phát giác ra nhiều trường hợp bệnh nhân chết rất lạ, nhưng được đổ lỗi là do an tử. Có trường hợp, tiểu bang Washington yêu cầu các bác sĩ phải khai man giấy chứng tử bằng cách liệt kê danh sách bệnh nhân chết vì bệnh nan y khó chữa, thay vì đã chích quá nhiều liều lượng thuốc an thần, trợ tử.
Hầu như mỗi lần đề cập đến an tử hay “tự sát có giúp đỡ”, người ta thường hay tập trung vào người bệnh nan y/tật nguyền vẫn muốn tự chọn cho mình cái chết. Tại sao không hỏi xem những người từng có vấn đề tật nguyền xem có ai là người chọn lựa để được sống? Chính họ, mới là yếu tố quan trọng trong các vụ cá cược lớn trong đời. (x. Michael Cook, MercatorNet 25.10.2010)
Đọc tới đây, hẳn bạn và tôi, ta đều thấy như đi vào cánh rừng nhiều bóng tối. Nếu không có được niềm tin vững mạnh vào Đấng Tối Cao, Chúa Tể của Sự Sống và Sống lại, chắc cũng khó mà chống đối lại cả một thể chế, rất xã hội. Thể chế có nền y khoa hiện đại. Lại có cả luật pháp rất nhiều kinh nghiệm từng trải, về đời sống xã hội. Thế nhưng, như ai đó có lần từng nhắc nhở, thế giới ngày nay đang đi vào đường hầm tăm tối không thấy có sự hiện diện của toà án lương tâm.
Vâng. Đúng thế. Lương tâm, có thể không còn là toà án với những phán quyết khác thường, người mình sống. Nhưng, lương tâm sẽ là và vẫn là “tấm bảng chỉ đường rất đáng tin cậy, để người người sống xứng đáng. Sống, trong tinh thần tôn trọng phẩm cách con người.
Và khi đã theo luật pháp của toà án lương tâm về những gì có liên quan đến chính đời mình, có lẽ cũng chẳng nên sợ gì luật pháp ở đời, dù luật ấy có cổ võ việc “tự sát có giúp đỡ” hay không. Để phần nào làm nhẹ vấn đề mà bạn và tôi, ta đang bàn, cũng nên kể cho nhau nghe một đôi truyện kể thực tế. Hiện thực. Và, gần gủi với cuộc đời của mình, và của người, như sau:
“Truyện rằng:
-Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một cụ bà già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa sáng sớm. Bần thần một lát, gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không mua đâu bà!
Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
-Sao chú mua nhiều thế?
-Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ. Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ. Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế. Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện. Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
-Bà bán rau chết rồi
-Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
-Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
-Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh. Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi. Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ…!”
Truyện kể ở trên có thể chỉ là truyện hư cấu. Không thật. Cũng có thể là tuyện thật trăm phần trăm, đối với người kể. Nhưng thật hay không, vẫn là chuyện đời của các cụ cao niên, mắc chứng nan y/tật nguyền, nhưng vẫn sống. Vẫn muốn sống đời trung tín với lời hẹn của gã trên, dù đã quên.
Nhìn lại cuộc đời, hẳn bạn và tôi cùng mọi người khi còn trẻ đều bảo mình không sợ chết. và, sẵn sàng ra đi bất cứ lúc nào, không luyến tiếc. Nhưng vào tuổi già, mấy ai không những sợ chết mà còn ‘ham’ sống nữa, là khác. Vẫn muốn sống, dù đớn đau. Cực nhọc.
Cuối cùng thì, dù gì đi nữa, hãy nhớ lời dặn dò của thánh nhân khi trước có nói:
“Vấn đề là
được biết chính Đức Ki-tô,
nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh,
cùng được thông phần những đau khổ của Người,
nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người,
với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.”
(Phillíp 3: 10-12)
Và, khi đã thông phần vào với sự chết và sống lại của Chúa, ta đâu còn sợ nan y/tật nguyền để phải dựa vào luật pháp ở đời, mà “tự sát có giúp đỡ”. Cho dù được luật pháp giúp đỡ, phải chăng đó là hạnh phúc. Ở đời này. Đời sau?
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ dám hỏi
chứ chưa tìm ra câu trả lời,
từ cuộc đời.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng Năm A 28/11/2010
“Dưới thềm mưa đợi hồi chuông”
Cổng im nhốt chủ nhật buồn mênh mông”
(dẫn từ thơ Trương Đình Tuấn)
Mt 24: 37-44
Ngày Chúa về, cũng có chuyện tình “đợi hồi chuông” để kể lể. Chuyện, là chuyện về những tháng ngày đợi chờ của giòng họ ông Nôê, thời buổi trước. Trước ngày xảy đến lũ lụt ghê gớm ấy, dân con giòng họ của ông vẫn ăn và vẫn uống. Vẫn lấy vợ gả chồng, cho đến ngày cùng ông lên thuyền, để ra đi. Đi đến chốn miền mà giòng nước lũ đã tẩy xoá chốn không gian.
Cũng hệt như thế. Con Chúa làm người, cũng sẽ đến cùng một tình trạng, rất tương tự. Tình trạng, là những tâm trạng có tình có tiết khi hai người ở ngoài đồng, một được bốc đi. Còn, người kia bị bỏ sót lại. Bởi vậy nên, người người cần cảnh giác. Bởi vậy, không làm sao ta có thể biết trước tháng ngày nào Chúa đến lại. Người chủ nhà cũng thế, ông cũng không thể biết trước ngày giờ kẻ trộm đến viếng, mà canh chừng. Và cũng thế, Con Người sẽ lại đến, rất bất ngờ.
Mùa Vọng đến với những đợi chờ. Vọng buồn, còn là mùa của lễ hội đầy ngóng trông.
Con Thiên Chúa đã chết đi từ thập niên 30, hồi đầu thế kỷ. Rồi sau đó, tháng ngày dài cứ chạy mãi đến thiên niên. Và, dân con Đạo Chúa vẫn cứ nghĩ: Ngài sẽ đến lại, rất sớm. Để còn phân định chuyện trăng sao vũ trụ. Ngài sẽ đến, để dứt đoạn lịch sử với con người. Thế nên, họ cứ nghĩ: Ngài sẽ đến lại, với nguyên trọn hình hài những xương thịt, như buổi trước.
Thực ra, thì Ngài đang hiện diện với con dân/mọi người, đã từ lâu. Hiện diện, Ngài vẫn hiện tỏ nơi mây trời, từng áng mây lịch sử. Ngài vẫn hiên diện, với dân con Đạo Chúa thuở đầu đời, vẫn ngóng trông. Ngóng và trông, sự kiện lịch sử có một không hai, nay xảy đến. Thành thử, thuở đầu đời, người người vẫn trông ngóng từng thế kỷ ngày Chúa đến lại. Trông và ngóng, đến độ chẳng ai buồn nghĩ chuyện dựng xây đền thờ. Trông và ngóng, đến độ chẳng ai lo hoạch định việc hành chánh lẫn Phụng vụ, để lưu lại cho dân chúng, về sau. Ai cũng chỉ nghĩ: lịch sử hội thánh, sẽ chẳng tồn tại được bao lâu nữa. Tất cả đều trông ngóng ngày Chúa đến lại, rồi mới tính sau.
Thật ra, điều này kể cũng không đúng. Chúa có bao giờ đến lại theo kiểu cách ấy. Lịch sử loài người cũng đâu bao giờ chấm dứt, một sớm một chiều, như mọi người tưởng nghĩ. Cuối cùng, người người phải tỉnh giấc. Đúng vậy, nếu ta nhìn việc Chúa đến lại, theo góc độ nào đó, thì hẳn rằng Do thái dân con mọi người đều có lý ngay từ đầu sao? Nhưng, Chúa sẽ không đến lại theo cung cách người Do thái nghĩ, là bởi: dưới góc độ đạo đức, Chúa có bao giờ bỏ rời ai đâu để đến nỗi con dân Ngài hiểu là Ngài sẽ đến lại? Sự thật, Ngài vẫn luôn có đó, và rất gần. Gần, mọi người. Gần, không theo nghĩa thời gian và không gian. Bởi, thời gian và không gian nào có nghĩa gì, đối với Ngài. Ngài vẫn ở đó, ngay sát cạnh ta. Và, luôn ở với ta. Vậy thì, làm gì có chuyện những đi và đến?
Thật sự, thì thời gian cũng đâu là chuyện quan trọng. Quan trọng, chỉ là chuyện ta có biết sử dụng nó không thôi. Ta có biết sống với nó theo cung cách nào đó, mà thôi. Sử dụng và sống với thời gian, theo nghĩa cảm nghiệm Ngài đang hiện hữu với mọi người. Và, hiện hữu ấy vẫn còn tiếp diễn, đến muôn đời. Đó là động thái nội tâm. Đó là ý hướng sống. Thế nên, Mùa Vọng phải là mùa của một “động thái”, chứ không phải của lễ hội “đợi chờ”. Bởi thế nên, ta cũng nên nghĩ đến việc cần thiết phải sắp xếp thứ tự ưu tiên để xử thế. Để hành động. Cần tỉnh giấc điệp để luôn mãi gần cận Chúa.
Trình thuật hôm nay, mở ra niên lịch mới với phụng vụ. Vào lúc thánh Mát-thêu viết đoạn Tin Mừng này, thì thành đô La Mã đã bị bạo chúa Nêrô ra lệnh đốt cháy. Chính ông đã phóng hoả cả thành đô, để vui say chè chén đổ đốn, rồi đổ cho người của Hội thánh làm. Hai đá tảng làm cột trụ cho Giáo hội là thánh Phêrô và Phaolô lúc ấy cũng quá vãng. Và, đền thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Dân con Do thái bị bách hại. Nhiều vị còn bị đưa đẩy vào vòng lao lý. Thậm chí, có vị phải làm thân nô lệ người ngoại bang, nữa. Từ lúc ấy, tín hữu Chúa vẫn cứ hỏi: phải chăng lịch sử loài người nay đi vào ngõ cụt? Phải chăng lời tiên tri hôm trước nay đà ứng nghiệm?
Tin Mừng ta nghe hôm nay, còn là thời điểm mà thánh Mát-thêu đưa câu trả lời hầu trấn an những vị lúc ấy đang ưu tư, lo lắng. Đưa ra một giải đáp, thánh Mát-thêu muốn giúp dân con đi Đạo tạo cho mình động thái đúng đắn mỗi khi rơi vào tình huống, tựa hồ như thế. Giải đáp mà thánh sử Mát-thêu đưa ra hôm nay, gồm tóm một lời khuyên: hãy “sẵn sàng” mà “tỉnh thức”. Cứ mở to con mắt ra mà thấy. Mà nhìn. Mở rộng cả vòng tay ôm, như ông Nôê thuở trước thấy trước cơn lụt sắp xảy đến, nên đã “sẵn sàng” “thức tỉnh”. Trong đám dân gian người ngoài, có kẻ lại cho đó là hành động của ông Nôê sửa soạn đóng thuyền, là khùng điên. Lẩn thẩn. Bởi, đất miền Do thái lúc ấy đang gặp thời hạn hán, sao lại sợ lụt?
Quay về nhìn lại chính mình để tự kiểm, nhiều lúc ta cũng thấy mình không khác thế, là bao. Nói vậy, thử hỏi: ta rút tỉa bài học gì ở nơi đây?
Bài học, nay cho thấy Mùa Vọng không là bề dầy thời gian những bốn tuần. Hoặc, là dịp để ta tìm đọc lại những bài sách thánh khác mọi bài trong cả năm phụng vụ. Đây, cũng không là lễ hội mùa Chay kiêng rất ngắn ngày, để sám hối. Cũng chẳng là lễ hội nguyện cầu theo kiểu Hồi giáo, rất Ramadan. Mùa Vọng, chính là lễ hội nói lên cung cách hiểu và biết những gì xảy đến với cuộc sống mỗi ngày. Cung cách, giúp ta nhìn về phía trước, xa hơn đầu mũi, mà mắt thịt của ta không tài nào đạt tới. Cung cách nhìn sự vật tận chốn chân trời có bề dầy lịch sử. Nhìn, để biết rằng bên kia đầu mút mọi sự vật luôn có điều gì đó, đang trờ tới. Đó, chính là Niềm Tin.
Sự thật, thì cuộc bách hại dân con Hội thánh buổi đầu đời, cũng đã kết thúc vào thế kỷ thứ tư, dương lịch. Và sự thật, thì đã là người Công giáo, tức trở thành người trổi trang, mọi người đều biết đến. Hơn nữa, chẳng vì Hội thánh được dựng xây trên đá tảng, nên mới tồn tại được lâu dài. Mà là dân con Đạo Chúa đã đạt đến từ lâu. Là dân con Đạo Chúa, là ta đã đạt điểm son về lợi ích chính trị. Nên, không cần phải chờ đợi thêm nữa, để được thế. Thời của tín hữu Đức Kitô đã là thời tuyệt hảo. Mọi dự án của dân con Chúa đã thành đạt. Thế nên, Mùa Vọng không còn được mọi người coi như thời gian đợi chờ chuyện ấy đến. Vì, “thời ấy” đã đến rồi.
Ở đây, phụng vụ, muốn dân con Hội thánh không còn nhìn thời hiện tại như những gì ta hoàn tất, rất từ lâu. Mà là, còn đường trước mặt vẫn còn đó để ta đi tới. Và Chúa vẫn đồng hành với ta, như khi xưa Ngài làm với đồ đệ trên đường đi Emmaus. Thực tế, thì ta vẫn chưa đạt tới Emmaus Thiên Quốc. Bởi thế nên, như con trẻ ngồi sau xe ta, vẫn cứ hỏi bố hỏi mẹ: mình tới chưa, thưa bố. Thưa mẹ? Và, câu trả lời từ người bố/người mẹ, vẫn cứ là: chưa đâu con! Rồi, thì ta cũng tới, thôi!
Tư nay đến ngày mọi người đạt Emmaus Thiên Quốc Nước Trời, vẫn còn đó những câu hỏi:
Ta còn chờ gì nữa? Chờ Chúa. Trong tinh thần đổi tầm nhìn cho mới, chờ và đợi, để nhớ rằng Ngài đang hiện diện trong ta. Giáng Sinh, không nhất thiết là cung cách của một lễ hội qua đó Hội thánh Chúa quyết thực hành phụng vụ tốt hơn, mà là cơ hội để ta mang trong mình, một tinh thần đổi mới. Tinh thần và thái độ, đã hài hoà được với nỗi chết, với thái độ coi cái chết như cuộc Vượt Qua dẫn đến niềm vui Thiên Quốc. Nước Trời.
Ai đang chờ, đang đợi? Chính là ta. Toàn cả Hội thánh thời đã qua. Mọi người đời, thời nay.
Đợi chờ, như thế nào? Bằng hy vọng đã chúc phúc. Bằng niềm tin không ngao ngán. Rất vui.
Chờ và đợi có nghĩa gì? Nghĩa là NIỀM VUI vì được biết đến tinh thần đổi mới tận thâm căn.
Chờ đợi ai? Chờ Chúa, Đấng đang về tới theo cung cách không thể đoán trước.. .
Chờ và đợi, để rồi sẽ quyết định thôi không tranh chấp/đố kỵ nhau nữa. Nhưng đã bắt đầu biết nghĩ tới những người đói khát, đang chờ ta, trên thế giới! Chờ và đợi, để ta không trao họ vào tay các nhà chính trị, chỉ tranh cãi. Chờ và đợi, để đi tới quyết định: dứt khoát phải làm việc gì, cho ra nhẽ. Việc gì tạo đổi thay. Đổi và thay, động thái quan tâm thực hiện những điều tốt đẹp, cho mọi người.
Có lẽ nên kết thúc giòng suy niệm này bằng lời lẽ thánh Bernađô viết khi trước, rằng:
“Trước nhất, Ngài đến bằng xương thịt, kẻ yếu kém. Kế đến, Ngài lại đến bằng tinh thần và quyền uy tối thượng. Cuối cùng, Ngài sẽ đến lại trong vinh quang, bề thế. Rất oai phong. Thời gian Ngài đến lại, lúc giao thời, là cung cách ta trải qua từ lần đến đầu tiên tới lần đến cuối. Đến lần đầu, Chúa đến để cứu chuộc chúng ta. Đến vào lần cuối, Ngài sẽ đến bằng chính cuộc đời ta đang sống. Đến vào lần ở giữa chừng, Ngài lại là sự ngơi nghỉ, ủi an. Ta tĩnh dưỡng.” (Thánh Bernađô, Bài Giảng Các Ngày lễ trong Mùa Vọng)
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
MaiTá lược dịch.
“Chiều nay sao dâng nhanh mầu tím
Và mây, bay theo nhau về bến.
Thuyền cắm tay sào từ cuối thu,
ngoài kia sông nước đón chờ…”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh - Chuyển Bến)
(Lc 20: 32)
Cũng một chiều, sao rất “dâng nhanh mầu tím”, bần đạo vội bước lên xe, để “theo nhau bay về bến”. Nhưng, bến ở đây là bến bờ của nhà thờ xứ đạo nhỏ, dự Tiệc Thánh. Điều cần nói, là: bần đạo có thói tật cứ mỗi lần dự Tiệc Thánh là hay lanh chanh/xục xạo tìm bài chú giải kinh thánh của ngày lễ, mà niệm suy. Nhờ xục xạo, bần đạo gặp được mảnh vụn niệm suy do đấng bậc nào đó, bỏ lại.
Tuy gọi là mảnh vụn những suy và niệm, nhưng chừng như đấng bậc dẫn giải kinh thánh hôm ấy đã có đoạn nhập mục làm nức lòng người suy, như sau:
“Nhà tỷ phú nọ, có một lần bị lên cơn nhồi máu cơ tim, tưởng đã chết. Khi tỉnh lại, ông được đài truyền hình địa phương mời xuất hiện trong chương trình gọi là “Chuyện Trò Cùng Chúng Dân” để nghe ông kể nỗi niềm của một người vừa trở về từ cõi chết. Có một lúc, phóng viên hỏi: “Ông có kinh nghiệm gì về nỗi chết sau khi lại được sống không, thưa ông?” Nghe hỏi, nhà tỷ phú trên bèn đứng dậy làm động tác đi đi lại lại, rồi nói nhỏ: Theo y học hiện đại, tôi như người đã chết, từng ra đi về phía bên kia cuộc sống, nay trở về phía bên này cuộc đời, để nói với quý vị ở đây một điều, là: ở bên đó, sau cuộc sống, chẳng có gì! Chết, là hết. Hết sống. Hết tương lai. Mai ngày. Chẳng có gì đáng để ta gọi là sự sống mới. Chẳng có gì là sự sống lại, hết!”
Điều mà nhà tỷ phủ nói, thoạt nghe tưởng như có cái gì đó rất mới lạ. Nghe cho đỡ sầu buồn. Nhưng kỳ thực, ông cũng chỉ lập lại câu nói của ai đó. Chừng như, của phi hành gia Sô Viết Yuri Gagarine hôm trước, cũng phân bua: “Ở trên đó, chốn trời cao, tôi nào thấy có Thiên đường!”
Thật ra, làm sao các vị ở trên lại có thể thấy thiên đường hay tiên cảnh tương lai của sự sống, rất mai ngày hay chốn trời cao xanh ấy nếu chẳng có chút gì gọi là có niềm tin vững chãi vào Đấng là Sự Thật, là Đường và là Sự Sống.
Bởi, nếu đã tin, hẳn các ngài sẽ còn nhớ rất rõ Lời Chúa từng xác quyết là: sự sống vẫn kéo dài, cả khi con người nằm xuống. Lời Ngài rõ như ban ngày:
“Quả thật,
Con người không thể chết nữa,
vì được ngang hàng với các thiên thần.
Họ là con cái Thi ên Chúa,
vì là con cái sự sống lại.”
(Lc 20: 32)
Cũng trong tờ “Bản Tin Giáo Xứ” hôm ấy, bần đạo còn được đọc một mẩu tin hiếm có thấy xuất hiện trên hệ thống truyền thông ở ngoài đời, như sau: “Văn phòng Phụ trách Hôn nhân và Đời sống thuộc Tổng Giáo Phận Sydney vừa cho xuất bản tập sách mỏng có tựa đề “Sống Ngày Của Chúa”. Sách này vừa đến với giáo xứ ta, tuần rồi. Xin bà con đọc kỹ tập sách này rồi tiếp xúc với dân biểu thuộc khu vực bầu cử của mình để phản chống Đảng Xanh vẫn cứ muốn thông qua luật An Tử, ở thượng viện.”
Về an tử, trợ tử hay quyền tự chọn cho mình cái chết bình thản có sự trợ giúp của y khoa, vẫn là những trăn trở của những người có nếp sống văn minh phương Tây, về sự sống. Những người ấy vẫn mê say cuộc sống rất xô bồ. Ồ ạt. Vô nghĩa.
Nói như lời của nhà thơ và người đặt nhạc ở trên, hẳn ta sẽ hát:
“Thuyền ơi! Sao mê say nhiều quá?
Đường mê, không ai ngăn cản lối.
Một sớm, thu về chuyển bến xuối,
Về nơi đâu nữa Trời, bến nao?”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Thuyền và bến, với nhà thơ và người đặt nhạc, thì như thế. Những là bến bờ của đời người. Chí ít, là những người tật nguyền, bệnh tật, rất nan y. Tức, những người đang lo âu. Âu sầu. Khắc khoải. Âu sầu và khắc khoải, rồi tự hỏi: đâu là hành xử đúng với đạo đức/chức năng của con người? Hỏi rồi, lại tự nhắn mình/nhắn người bằng câu hát:
“Còn đêm nay nữa, ta ngồi với nhau.
Ngước mắt trông Trời
Ngày mai anh đã đi xa rồi,
Tình tan vỡ.
Chìm trong lãng quên.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Đời người, tuy dài mà lại vắn. Rồi cũng đến lúc ta sẽ lại “ngước mắt trông Trời”. Cũng đến lúc, tình rồi vỡ tan. Chìm trong lãng quên. Duy có tình người. Và tình Chúa thương yêu, sẽ mãi mãi sống dài, đến vô tận. Thế nhưng, người tật nguyền/bệnh tật rất nan y, có được lòng tự quyết định cuộc đời mình vẫn cứ là vấn đề dù không biết rằng mai ngày người anh/người chị ấy sẽ đi vào chốn lãng quên. Triền miên. Không thao thức. Lãng quên. Để rồi, vẫn níu kéo người ở lại là bọn tôi, hát thêm câu:
“Thuyền anh, mai ra đi rời bến.
Mình anh, ra đi nơi Trời Sáng.
Tìm hướng cho long tìm bến mơ,
Từ nay xa cách rồi. Bến Xưa.”
(Đoàn Chuẩn/Từ Linh – bđd)
Bến cũ. Bến xưa. Hay nay vừa chuyển bến, thì đời mình và đời người vẫn như thế. Vẫn có bến có bờ để ra đi. Và hôm nay, có những tình huống trong đó người anh/người chị của ta có thể là chưa thấy được bến bờ mình sẽ đến, nhưng vẫn ra đi. Ra đi, có sự trợ giúp của xã hội. Luật pháp của người đời. Ra đi, mà lòng rất buồn. Buồn tê tái. Cứ là nghĩ mãi về một bến bờ, rất mơ. Nay cách biệt.
Bến mơ hay bến xưa, nay là đề tài để những người ở lại như bọn tôi, và bọn mình, cứ thế mà bàn bạc. Tranh cãi. Cãi và bàn xong còn đem nhau ra trước nghị viện, để đấu tranh. Bầu bán. Dù, việc ấy chỉ liên quan đến toà án, rất lương tâm. Mà thôi.
Về lương tâm, khi định đoạt việc gì cũng đòi bọn tôi với bọn mình, phải suy đi nghĩ lại, cho chín muồi. Vậy thì, đề tài “An tử” hay “Trợ tử”, nay chuẩn chưa? Hay chưa chắc đã hợp lòng Trời. Lòng người?
Để trả lời, có lẽ cũng chẳng nên tìm đến những bến bờ có cãi tranh. Ngụy biện. Của, các đảng phái chính trị nào đó. Bởi, bến bờ Sự Sống đời này, người ta (tức người và ta) đâu cần cãi vã. Ganh Đua. Cứ, tranh giành xem ai phải, ai trái. Đảng nào thắng, đảng nào thua.
Hãy tìm đến với tình tự của những người từng được dặn dò bảo ban. Hãy an nhàn tự tại mà tìm hiểu. Hỏi han. Nhận thức. Như, nhận thức của tổng biên tập tờ Disability and Health Journal, bà Suzanne McDermott, giáo sư Đại học Y Khoa Bang South Carolina, đã từng viết.
Ban đầu, giáo sư McDermott tin rằng các tự sát có trợ giúp như thế, chỉ là vấn đề cá nhân, riêng lẻ. Nhưng cuối cùng, bà nhận định rằng sự việc như thế nằm ngay tâm can của phong trào đòi quyền lợi cho người tật nguyền.
Có lần, bà nói: “Hầu như mọi người khi đạt đến giai đoạn cuối của cuộc đời, đều được liệt kê vào danh sách ‘tật nguyền’. Xem thế thì, thực hiện tự sát có trợ giúp bằng cách nào đó, đã đem lại cái chết cho các vị bị tật nguyền.”
Sở dĩ tác giả đề cập vấn đề này là để đáp ứng quyết định từng gây tranh cãi năm 2008 do việc Hiệp Hội Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ (gọi tắt là APHA) hỗ trợ cho đề tài mà họ gọi “Giúp Cho Chết Dần Chết Mòn” (tức: tự sát có giúp đỡ/tiếp tay). Đề tài này đã đi vào hệ thống bắt sóng của truyền thông đại chúng. Nhưng, điều đó có nghĩa rằng: theo chính sách của các cơ quan “kỳ cựu, to lớn, có tầm hoạt động rộng nhất thế giới về y tế công cộng, và có số thành viên đến 30,000 người, thì an tử là hỗ trợ tự sát có giúp đỡ, rất trọn vẹn. Dân chúng ở bang Oregon gọi đây là “cái chết truyền cho bệnh nhân” hoặc “chết có bác sĩ giúp”.
Thay vì cứ lẩn quẩn mãi với từ ngữ do Bộ Y tế của Barack Obama lấy từ tập sách cải tổ y tế viết, bệnh nhân cao niên và các gia đình cũng nên lo ngại về động thái của hơn 30,000 thành viên Hiệp Hội. Họ là những người ngồi đó mà phán xét về “bảng chỉ đường đưa đến cái chết”. Điều, mà giáo sư này quan tâm hơn cả, có thể tóm gọn vào các điểm, sau đây:
Thứ nhất, sự hiện hữu của cái gọi là “tự sát có giúp đỡ” dẫn đến sự việc là: các vị cao niên, tật nguyền, ốm yếu vẫn phải kéo dài cơn sóng gió cuộc đời nay giải quyết sớm hơn một chút để nhẹ nỗi ưu tư đối với người chăm sóc.
Mối lo của các vị lâu nay vẫn bị người bảo trợ/chăm sóc vẫn riễu cợt. Những người này chủ trương rằng điều họ muốn chỉ là chọn lựa, cuối cuộc đời. Điều đó, còn có nghĩa: kinh nghiệm cả một đời người lấn cấn vì tật nguyền, sẽ khác với kinh nghiệm đớn đau khi thấy sự sống của ai đó tắt ngúm dần. Các vị vẫn nghĩ rằng người biện hộ cho bệnh nhân/tật nguyền chỉ muốn biến các nhóm hội đoàn thể chuyên tranh đấu cho an tử thành thứ người không ra người, quỷ ma không ra quỷ ma.
Diane Coleman, một thành viên trong nhóm vận động cho an tử có tên là “Vẫn chưa chết” gọi đó là chuyện vô nghĩa. Vô tích sự. Cô từng lên tiếng cảnh báo: lòng thương hại có khi còn nguy hiểm hơn mấy ông y sĩ khùng điên ở viện dưỡng lão. Có lần Diane Coleman nói: “Cũng có lúc ta bị các bác sĩ làm cho mình hoảng sợ. Bởi, bác sĩ là người có ở đó là để giúp đỡ ta, những người coi cuộc đời như một gánh nặng. Thật ra, ta biết rất ít về chọn lựa nào khả dĩ khiến cuộc sống của người bệnh nan y/tật nguyền, giữ được giá trị của nó.”
Vấn đề tác giả nói trên đặt ra, là: tại sao nguồn tài nguyên giá trị như thế lại bị bỏ phí?
Có lần Diane Coleman viết:“Hàng tuần, tôi vẫn nghe các cụ bị nan y/tật nguyền cứ phải đấu tranh với bác sĩ, y tá hoặc nhân viên bệnh viện tức những người cứ lập đi lập lại mãi một luận điệu, bảo rằng: cuộc sống mắc nan y/tật nguyền luôn là gánh nặng, mà thôi. Sống, mà tùy thuộc vào đôi tay mệt mỏi của ai đó cho rằng sự sống của con ngưòi chỉ là nỗi bất hạnh, thì còn gì vui thú để sống. Có người còn cho rằng sống như thế, thật bất công. Là, sống đời thảm hại. Đáng chán.”
Thứ hai, các nhân vật chủ trương bênh vực tự sát có giúp đỡ, mà người ta gọi bằng cụm từ rất đẹp như “an tử”, vẫn cứ tảng lờ kinh nghiệm sống của người bệnh.
Họ làm thế, vì nghĩ rằng: cụ già 80 đang chết dần chết mòn, thì tình trạng của cụ gì khác một người suốt đời ngồi xe lăn đâu? Diane Coleman từng thách thức: “Hãy cho tôi bằng chứng nói là có khác biệt giữa hai tình trạng tật/bệnh, để xem có đúng thực là như thế, không.”
Theo Diane Coleman, bất cứ một ai, ở bất cứ giai đoạn nào trong đời, đều có thể học hỏi cách thức đối đầu/chịu đựng tật nguyền hoặc tật bệnh, mình mắc phải. Diane Coleman lại nói:“Có vị chủ trương bỏ những cố gắng đối đầu/chịu đựng và coi đó là chuyện vô bổ, chẳng ích lợi, chỉ với lý do duy nhất là: những người gần kề cõi chết không có kinh nghiệm bản thân nào như thế. Và, có người bệnh đưa ra vấn nạn hỏi rằng: làm sao các vị hỗ trợ cho động thái tự sát có giúp đỡ như thế lại cổ võ người bệnh để họ dám có thái độ tự định đoạt đời mình, được?”
Ý Diane Coleman muốn nói, là: lời lẽ tuyên truyền của truyền thông/báo chí lâu nay chỉ chuyên chở mỗi lập trường của người cổ võ “tự sát có giúp đỡ” mà thôi. Làm thế, đơn giản chỉ vì họ chẳng cần biết đến các tai hại cùng loại, họ đem đến. Điều họ đem đến, là vận động cho việc “chết trong nhân cách”, sẽ tác hại đến người lâu nay từng chịu cảnh sống tật nguyền vẫn mang suốt đời.
Và, Diane Coleman cũng mạnh dạn tuyên bố: “Người cổ xuý cho việc “tự sát có luật pháp giúp đỡ” chỉ muốn sự sống của người khác kết thúc bằng những xúc phạm/lạm dụng coi đó như những “mất mát dễ chấp nhận” mỗi khi cân nhắc xem làm thế nào để kết thúc vụ việc ổn thoả cho xong. Nói cách khác, làm thế là để nói lên rằng: mình chẳng muốn chấp nhận tật nguyền, hoặc lãnh trách nhiệm gì khi tự sát.”
Thứ ba, nguy hiểm ở đây là: người bệnh nan y/tật nguyền dễ dàng đầu hàng chấp nhận cái chết tốt hơn là chịu đựng mãi tật nguyền, khó chữa.
Bác sĩ Carol J. Gill, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tật nguyền ở Chicago có nói: “Nếu luật pháp được thông qua cho phép người ta được tự sát có sự giúp đỡ/tiếp tay của người khác, thì tôi nghĩ: rồi ra, giới chức ở đây hay ở đó sẽ không còn thấy xấu xa/tội lỗi khi họ hối hả làm cho nhiều người chết sớm. Nghĩa là, họ chỉ việc đứng đó nhìn. Chẳng buồn nhúng tay để chấm dứt tình trạng ấy và còn ủng hộ chính sách cùng thể chế nào khả dĩ xúc tiến những việc như thế. Làm thế, họ cũng không nghĩ họ là quân gian ác và cũng không coi đó là chuyện gian ác, dữ tợn xuất hiện trong nền văn minh/văn hoá của ta nữa. Không chừng họ còn coi việc giúp cho người khác chết, lại là lề thói rất độ lượng, và một lòng tôn kính, nữa cũng nên.”
Thứ Tư, nhiều tác giả hăng say biện luận rằng Đạo luật “Chết Trong Nhân Cách” của bang Oregon, tức tiểu bang tiên phong cho phép được tự sát có giúp đỡ ở Hoa Kỳ, đang gặp nhiều rạn nứt sâu sắc. Không đầy 15 năm sau khi thực thi luật này, đã có nhiều vấn đề trông thấy. Nhiều vị cho biết đã thấy nhiều vấn đề nảy ra, như: khó kiểm soát được bệnh nhân, thống kê này/khác khó hoàn tất, việc giám sát bị bỏ bê, biện pháp phòng ngừa/chữa trị nay bị lung lạc, các bác sĩ từng làm ăn cẩu thả/tắc trách chẳng bị khiển trách, phạt tù gì hết.
Lại có lời đồn đoán cho rằng tại bang Oregon và Washington, tức các bang tiên phong cho phép tự sát có giúp đỡ/tiếp tay, người ta phát giác ra nhiều trường hợp bệnh nhân chết rất lạ, nhưng được đổ lỗi là do an tử. Có trường hợp, tiểu bang Washington yêu cầu các bác sĩ phải khai man giấy chứng tử bằng cách liệt kê danh sách bệnh nhân chết vì bệnh nan y khó chữa, thay vì đã chích quá nhiều liều lượng thuốc an thần, trợ tử.
Hầu như mỗi lần đề cập đến an tử hay “tự sát có giúp đỡ”, người ta thường hay tập trung vào người bệnh nan y/tật nguyền vẫn muốn tự chọn cho mình cái chết. Tại sao không hỏi xem những người từng có vấn đề tật nguyền xem có ai là người chọn lựa để được sống? Chính họ, mới là yếu tố quan trọng trong các vụ cá cược lớn trong đời. (x. Michael Cook, MercatorNet 25.10.2010)
Đọc tới đây, hẳn bạn và tôi, ta đều thấy như đi vào cánh rừng nhiều bóng tối. Nếu không có được niềm tin vững mạnh vào Đấng Tối Cao, Chúa Tể của Sự Sống và Sống lại, chắc cũng khó mà chống đối lại cả một thể chế, rất xã hội. Thể chế có nền y khoa hiện đại. Lại có cả luật pháp rất nhiều kinh nghiệm từng trải, về đời sống xã hội. Thế nhưng, như ai đó có lần từng nhắc nhở, thế giới ngày nay đang đi vào đường hầm tăm tối không thấy có sự hiện diện của toà án lương tâm.
Vâng. Đúng thế. Lương tâm, có thể không còn là toà án với những phán quyết khác thường, người mình sống. Nhưng, lương tâm sẽ là và vẫn là “tấm bảng chỉ đường rất đáng tin cậy, để người người sống xứng đáng. Sống, trong tinh thần tôn trọng phẩm cách con người.
Và khi đã theo luật pháp của toà án lương tâm về những gì có liên quan đến chính đời mình, có lẽ cũng chẳng nên sợ gì luật pháp ở đời, dù luật ấy có cổ võ việc “tự sát có giúp đỡ” hay không. Để phần nào làm nhẹ vấn đề mà bạn và tôi, ta đang bàn, cũng nên kể cho nhau nghe một đôi truyện kể thực tế. Hiện thực. Và, gần gủi với cuộc đời của mình, và của người, như sau:
“Truyện rằng:
-Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một cụ bà già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa sáng sớm. Bần thần một lát, gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không mua đâu bà!
Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
-Sao chú mua nhiều thế?
-Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ. Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ. Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế. Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện. Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
-Bà bán rau chết rồi
-Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
-Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
-Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh. Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi. Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ…!”
Truyện kể ở trên có thể chỉ là truyện hư cấu. Không thật. Cũng có thể là tuyện thật trăm phần trăm, đối với người kể. Nhưng thật hay không, vẫn là chuyện đời của các cụ cao niên, mắc chứng nan y/tật nguyền, nhưng vẫn sống. Vẫn muốn sống đời trung tín với lời hẹn của gã trên, dù đã quên.
Nhìn lại cuộc đời, hẳn bạn và tôi cùng mọi người khi còn trẻ đều bảo mình không sợ chết. và, sẵn sàng ra đi bất cứ lúc nào, không luyến tiếc. Nhưng vào tuổi già, mấy ai không những sợ chết mà còn ‘ham’ sống nữa, là khác. Vẫn muốn sống, dù đớn đau. Cực nhọc.
Cuối cùng thì, dù gì đi nữa, hãy nhớ lời dặn dò của thánh nhân khi trước có nói:
“Vấn đề là
được biết chính Đức Ki-tô,
nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh,
cùng được thông phần những đau khổ của Người,
nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người,
với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.”
(Phillíp 3: 10-12)
Và, khi đã thông phần vào với sự chết và sống lại của Chúa, ta đâu còn sợ nan y/tật nguyền để phải dựa vào luật pháp ở đời, mà “tự sát có giúp đỡ”. Cho dù được luật pháp giúp đỡ, phải chăng đó là hạnh phúc. Ở đời này. Đời sau?
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ dám hỏi
chứ chưa tìm ra câu trả lời,
từ cuộc đời.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng Năm A 28/11/2010
“Dưới thềm mưa đợi hồi chuông”
Cổng im nhốt chủ nhật buồn mênh mông”
(dẫn từ thơ Trương Đình Tuấn)
Mt 24: 37-44
Ngày Chúa về, cũng có chuyện tình “đợi hồi chuông” để kể lể. Chuyện, là chuyện về những tháng ngày đợi chờ của giòng họ ông Nôê, thời buổi trước. Trước ngày xảy đến lũ lụt ghê gớm ấy, dân con giòng họ của ông vẫn ăn và vẫn uống. Vẫn lấy vợ gả chồng, cho đến ngày cùng ông lên thuyền, để ra đi. Đi đến chốn miền mà giòng nước lũ đã tẩy xoá chốn không gian.
Cũng hệt như thế. Con Chúa làm người, cũng sẽ đến cùng một tình trạng, rất tương tự. Tình trạng, là những tâm trạng có tình có tiết khi hai người ở ngoài đồng, một được bốc đi. Còn, người kia bị bỏ sót lại. Bởi vậy nên, người người cần cảnh giác. Bởi vậy, không làm sao ta có thể biết trước tháng ngày nào Chúa đến lại. Người chủ nhà cũng thế, ông cũng không thể biết trước ngày giờ kẻ trộm đến viếng, mà canh chừng. Và cũng thế, Con Người sẽ lại đến, rất bất ngờ.
Mùa Vọng đến với những đợi chờ. Vọng buồn, còn là mùa của lễ hội đầy ngóng trông.
Con Thiên Chúa đã chết đi từ thập niên 30, hồi đầu thế kỷ. Rồi sau đó, tháng ngày dài cứ chạy mãi đến thiên niên. Và, dân con Đạo Chúa vẫn cứ nghĩ: Ngài sẽ đến lại, rất sớm. Để còn phân định chuyện trăng sao vũ trụ. Ngài sẽ đến, để dứt đoạn lịch sử với con người. Thế nên, họ cứ nghĩ: Ngài sẽ đến lại, với nguyên trọn hình hài những xương thịt, như buổi trước.
Thực ra, thì Ngài đang hiện diện với con dân/mọi người, đã từ lâu. Hiện diện, Ngài vẫn hiện tỏ nơi mây trời, từng áng mây lịch sử. Ngài vẫn hiên diện, với dân con Đạo Chúa thuở đầu đời, vẫn ngóng trông. Ngóng và trông, sự kiện lịch sử có một không hai, nay xảy đến. Thành thử, thuở đầu đời, người người vẫn trông ngóng từng thế kỷ ngày Chúa đến lại. Trông và ngóng, đến độ chẳng ai buồn nghĩ chuyện dựng xây đền thờ. Trông và ngóng, đến độ chẳng ai lo hoạch định việc hành chánh lẫn Phụng vụ, để lưu lại cho dân chúng, về sau. Ai cũng chỉ nghĩ: lịch sử hội thánh, sẽ chẳng tồn tại được bao lâu nữa. Tất cả đều trông ngóng ngày Chúa đến lại, rồi mới tính sau.
Thật ra, điều này kể cũng không đúng. Chúa có bao giờ đến lại theo kiểu cách ấy. Lịch sử loài người cũng đâu bao giờ chấm dứt, một sớm một chiều, như mọi người tưởng nghĩ. Cuối cùng, người người phải tỉnh giấc. Đúng vậy, nếu ta nhìn việc Chúa đến lại, theo góc độ nào đó, thì hẳn rằng Do thái dân con mọi người đều có lý ngay từ đầu sao? Nhưng, Chúa sẽ không đến lại theo cung cách người Do thái nghĩ, là bởi: dưới góc độ đạo đức, Chúa có bao giờ bỏ rời ai đâu để đến nỗi con dân Ngài hiểu là Ngài sẽ đến lại? Sự thật, Ngài vẫn luôn có đó, và rất gần. Gần, mọi người. Gần, không theo nghĩa thời gian và không gian. Bởi, thời gian và không gian nào có nghĩa gì, đối với Ngài. Ngài vẫn ở đó, ngay sát cạnh ta. Và, luôn ở với ta. Vậy thì, làm gì có chuyện những đi và đến?
Thật sự, thì thời gian cũng đâu là chuyện quan trọng. Quan trọng, chỉ là chuyện ta có biết sử dụng nó không thôi. Ta có biết sống với nó theo cung cách nào đó, mà thôi. Sử dụng và sống với thời gian, theo nghĩa cảm nghiệm Ngài đang hiện hữu với mọi người. Và, hiện hữu ấy vẫn còn tiếp diễn, đến muôn đời. Đó là động thái nội tâm. Đó là ý hướng sống. Thế nên, Mùa Vọng phải là mùa của một “động thái”, chứ không phải của lễ hội “đợi chờ”. Bởi thế nên, ta cũng nên nghĩ đến việc cần thiết phải sắp xếp thứ tự ưu tiên để xử thế. Để hành động. Cần tỉnh giấc điệp để luôn mãi gần cận Chúa.
Trình thuật hôm nay, mở ra niên lịch mới với phụng vụ. Vào lúc thánh Mát-thêu viết đoạn Tin Mừng này, thì thành đô La Mã đã bị bạo chúa Nêrô ra lệnh đốt cháy. Chính ông đã phóng hoả cả thành đô, để vui say chè chén đổ đốn, rồi đổ cho người của Hội thánh làm. Hai đá tảng làm cột trụ cho Giáo hội là thánh Phêrô và Phaolô lúc ấy cũng quá vãng. Và, đền thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Dân con Do thái bị bách hại. Nhiều vị còn bị đưa đẩy vào vòng lao lý. Thậm chí, có vị phải làm thân nô lệ người ngoại bang, nữa. Từ lúc ấy, tín hữu Chúa vẫn cứ hỏi: phải chăng lịch sử loài người nay đi vào ngõ cụt? Phải chăng lời tiên tri hôm trước nay đà ứng nghiệm?
Tin Mừng ta nghe hôm nay, còn là thời điểm mà thánh Mát-thêu đưa câu trả lời hầu trấn an những vị lúc ấy đang ưu tư, lo lắng. Đưa ra một giải đáp, thánh Mát-thêu muốn giúp dân con đi Đạo tạo cho mình động thái đúng đắn mỗi khi rơi vào tình huống, tựa hồ như thế. Giải đáp mà thánh sử Mát-thêu đưa ra hôm nay, gồm tóm một lời khuyên: hãy “sẵn sàng” mà “tỉnh thức”. Cứ mở to con mắt ra mà thấy. Mà nhìn. Mở rộng cả vòng tay ôm, như ông Nôê thuở trước thấy trước cơn lụt sắp xảy đến, nên đã “sẵn sàng” “thức tỉnh”. Trong đám dân gian người ngoài, có kẻ lại cho đó là hành động của ông Nôê sửa soạn đóng thuyền, là khùng điên. Lẩn thẩn. Bởi, đất miền Do thái lúc ấy đang gặp thời hạn hán, sao lại sợ lụt?
Quay về nhìn lại chính mình để tự kiểm, nhiều lúc ta cũng thấy mình không khác thế, là bao. Nói vậy, thử hỏi: ta rút tỉa bài học gì ở nơi đây?
Bài học, nay cho thấy Mùa Vọng không là bề dầy thời gian những bốn tuần. Hoặc, là dịp để ta tìm đọc lại những bài sách thánh khác mọi bài trong cả năm phụng vụ. Đây, cũng không là lễ hội mùa Chay kiêng rất ngắn ngày, để sám hối. Cũng chẳng là lễ hội nguyện cầu theo kiểu Hồi giáo, rất Ramadan. Mùa Vọng, chính là lễ hội nói lên cung cách hiểu và biết những gì xảy đến với cuộc sống mỗi ngày. Cung cách, giúp ta nhìn về phía trước, xa hơn đầu mũi, mà mắt thịt của ta không tài nào đạt tới. Cung cách nhìn sự vật tận chốn chân trời có bề dầy lịch sử. Nhìn, để biết rằng bên kia đầu mút mọi sự vật luôn có điều gì đó, đang trờ tới. Đó, chính là Niềm Tin.
Sự thật, thì cuộc bách hại dân con Hội thánh buổi đầu đời, cũng đã kết thúc vào thế kỷ thứ tư, dương lịch. Và sự thật, thì đã là người Công giáo, tức trở thành người trổi trang, mọi người đều biết đến. Hơn nữa, chẳng vì Hội thánh được dựng xây trên đá tảng, nên mới tồn tại được lâu dài. Mà là dân con Đạo Chúa đã đạt đến từ lâu. Là dân con Đạo Chúa, là ta đã đạt điểm son về lợi ích chính trị. Nên, không cần phải chờ đợi thêm nữa, để được thế. Thời của tín hữu Đức Kitô đã là thời tuyệt hảo. Mọi dự án của dân con Chúa đã thành đạt. Thế nên, Mùa Vọng không còn được mọi người coi như thời gian đợi chờ chuyện ấy đến. Vì, “thời ấy” đã đến rồi.
Ở đây, phụng vụ, muốn dân con Hội thánh không còn nhìn thời hiện tại như những gì ta hoàn tất, rất từ lâu. Mà là, còn đường trước mặt vẫn còn đó để ta đi tới. Và Chúa vẫn đồng hành với ta, như khi xưa Ngài làm với đồ đệ trên đường đi Emmaus. Thực tế, thì ta vẫn chưa đạt tới Emmaus Thiên Quốc. Bởi thế nên, như con trẻ ngồi sau xe ta, vẫn cứ hỏi bố hỏi mẹ: mình tới chưa, thưa bố. Thưa mẹ? Và, câu trả lời từ người bố/người mẹ, vẫn cứ là: chưa đâu con! Rồi, thì ta cũng tới, thôi!
Tư nay đến ngày mọi người đạt Emmaus Thiên Quốc Nước Trời, vẫn còn đó những câu hỏi:
Ta còn chờ gì nữa? Chờ Chúa. Trong tinh thần đổi tầm nhìn cho mới, chờ và đợi, để nhớ rằng Ngài đang hiện diện trong ta. Giáng Sinh, không nhất thiết là cung cách của một lễ hội qua đó Hội thánh Chúa quyết thực hành phụng vụ tốt hơn, mà là cơ hội để ta mang trong mình, một tinh thần đổi mới. Tinh thần và thái độ, đã hài hoà được với nỗi chết, với thái độ coi cái chết như cuộc Vượt Qua dẫn đến niềm vui Thiên Quốc. Nước Trời.
Ai đang chờ, đang đợi? Chính là ta. Toàn cả Hội thánh thời đã qua. Mọi người đời, thời nay.
Đợi chờ, như thế nào? Bằng hy vọng đã chúc phúc. Bằng niềm tin không ngao ngán. Rất vui.
Chờ và đợi có nghĩa gì? Nghĩa là NIỀM VUI vì được biết đến tinh thần đổi mới tận thâm căn.
Chờ đợi ai? Chờ Chúa, Đấng đang về tới theo cung cách không thể đoán trước.. .
Chờ và đợi, để rồi sẽ quyết định thôi không tranh chấp/đố kỵ nhau nữa. Nhưng đã bắt đầu biết nghĩ tới những người đói khát, đang chờ ta, trên thế giới! Chờ và đợi, để ta không trao họ vào tay các nhà chính trị, chỉ tranh cãi. Chờ và đợi, để đi tới quyết định: dứt khoát phải làm việc gì, cho ra nhẽ. Việc gì tạo đổi thay. Đổi và thay, động thái quan tâm thực hiện những điều tốt đẹp, cho mọi người.
Có lẽ nên kết thúc giòng suy niệm này bằng lời lẽ thánh Bernađô viết khi trước, rằng:
“Trước nhất, Ngài đến bằng xương thịt, kẻ yếu kém. Kế đến, Ngài lại đến bằng tinh thần và quyền uy tối thượng. Cuối cùng, Ngài sẽ đến lại trong vinh quang, bề thế. Rất oai phong. Thời gian Ngài đến lại, lúc giao thời, là cung cách ta trải qua từ lần đến đầu tiên tới lần đến cuối. Đến lần đầu, Chúa đến để cứu chuộc chúng ta. Đến vào lần cuối, Ngài sẽ đến bằng chính cuộc đời ta đang sống. Đến vào lần ở giữa chừng, Ngài lại là sự ngơi nghỉ, ủi an. Ta tĩnh dưỡng.” (Thánh Bernađô, Bài Giảng Các Ngày lễ trong Mùa Vọng)
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
MaiTá lược dịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thắp sáng cây nến bảo vệ sự sống thai nhi
Giuse Đinh kim Tân
21:37 27/11/2010
Ngày nay nhân phẩm con người thường bị chà đạp dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, nhất là ở những quốc gia đất nước theo chế độ độc tài vô nhân đạo.
Ngay ở những nước văn minh có luật pháp tôn trọng bảo vệ nhân quyền, bảo vệ sự sống, cũng đã và đang có những lý luận làm thành luật để trung lập hóa, hay hợp thức hóa việc phá hủy sự sống con người từ khi còn là thai nhi, bào thai trong lòng người mẹ, còn tệ nữa nạn cạo phá thai.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã lên tiếng than phiền lo âu về “nền văn minh sự chết” do tệ nạn này mang đến cho xã hội nhân loại.
Giáo Hội Công giáo không ngừng nghỉ kêu gọi lương tâm con người, lương tâm những nhà cầm quyền làm ra luật pháp cùng thi hành luật pháp trong xã hội, hãy tôn trọng bảo vệ sự sống thai nhi bằng mọi cách. Vì sự sống con người là món qùa tặng cao qúy nhất do Thiên Chúa tạo dựng ban cho.
Cha mẹ, vợ chồng không phải là người biến chế tạo nên sự sống con mình. Nhưng họ là người đón nhận sự sống thân xác hình hài, trí tuệ tinh thần của con mình từ trời cao ban cho.
Sự sống toàn diện con người không phải là sản phẩm món hàng hóa. Nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa tạo dựng nên.
Mùa Vọng năm nay, chiều ngày thứ bảy 27.11.2010, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô bên Roma cùng với tòan thể dân chúa khắp hoàn vũ đọc kinh chiều cầu nguyện cho việc bảo vệ tôn trọng sự sống thai nhi.
Cùng với toàn thể Giáo Hội hòan vũ chúng ta cùng thắp sáng cây nến mùa Vọng, ngọn nến chiếu tỏa ánh sáng sự sống Chúa Giêsu mang xuống từ trời cao cho trần gian đang đi trong đêm tối tội lỗi.
Và cùng với Đức Thánh Cha chúng ta cùng đọc lên cầu nguyện VÌ SỰ SỐNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
LẠY CHÚA GIÊSU
Đấng luôn trung tín viếng thăm và đổ tràn đầy bằng sự Hiện Diện của Ngài, trên Giáo Hội và lịch sử con người. Là Đấng trong Bí tích đáng ca tụng Mình Máu Thánh Ngài, cho chúng con dự phần vào Sự Sống của Thiên Chúa, và cho chúng con được nếm trước niềm vui sự sống đời đời, chúng con thờ lạy Chúa và chúng con chúc tụng Chúa.
Sấp mình trước mặt Ngài, nguồn sự sống và là Đấng yêu mến sự sống, Đấng hiện diện và hằng sống thật sự giữa chúng con, chúng con nài xin Chúa:
Xin hãy đánh thức trong lòng chúng con sự tôn trọng đối với mọi sự sống con người đang nảy sinh.
Xin hãy làm cho chúng con có khả năng nhìn ra trong hoa trái lòng người mẹ, công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá.
Xin hãy cho tâm hồn chúng con sẵn sàng đón nhận quảng đại mọi con cái đến với sự sống.
Xin hãy chúc lành cho các gia đình, Xin hãy thánh hoá sự kết hợp vợ chồng, xin hãy làm cho tình yêu họ đơm hoa kết trái dồi dào.
Xin hãy ban ánh sáng Thần Khí Chúa cho những chọn lựa của các hội đồng lập pháp, để các dân các nước nhìn nhận và tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống con người.
Xin hãy hướng dẫn công việc của các nhà khoa học và các thầy thuốc, để sự tiến bộ góp phần vào thiện ích trọn vẹn của con người, để không hữu thể nào bị huỷ diệt hoặc phải chịu bất công.
Xin hãy ban một đức bác ái sáng tạo cho các nhà quản lý và những người cung cấp tài chính, để họ biết cảm nhận và xúc tiến những phương tiện khả dĩ, hầu cho các gia đình trẻ có thể mở ra một cách an lành cho sự ra đời của những đứa con mới và trong lòng nhân hậu của Ngài, xin hãy khấng ban!
Xin hãy dạy hết thảy chúng con chăm sóc các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, để chúng có thể hưởng được hơi ấm tình thương của Ngài, được hưởng sự an ủi của Trái Tim cực thánh của Ngài.
Kính chào Đức Maria, Mẹ Ngài, Đấng có lòng tin vĩ đại, Chúa đã mặc lấy bản tính con người chúng con trong lòng Mẹ, chúng con chờ mong từ Ngài, Điều Thiện Hảo và là Đấng Cứu Độ độc nhất và thật sự của chúng con.
Xin hãy ban cho chúng con sức mạnh yêu thương và phục vụ sự sống, trong khi chờ được sống mãi mãi trong Ngài, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Cực Thánh. Amen.
Đức Quốc, Mùa Vọng 2010
Ngay ở những nước văn minh có luật pháp tôn trọng bảo vệ nhân quyền, bảo vệ sự sống, cũng đã và đang có những lý luận làm thành luật để trung lập hóa, hay hợp thức hóa việc phá hủy sự sống con người từ khi còn là thai nhi, bào thai trong lòng người mẹ, còn tệ nữa nạn cạo phá thai.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã lên tiếng than phiền lo âu về “nền văn minh sự chết” do tệ nạn này mang đến cho xã hội nhân loại.
Giáo Hội Công giáo không ngừng nghỉ kêu gọi lương tâm con người, lương tâm những nhà cầm quyền làm ra luật pháp cùng thi hành luật pháp trong xã hội, hãy tôn trọng bảo vệ sự sống thai nhi bằng mọi cách. Vì sự sống con người là món qùa tặng cao qúy nhất do Thiên Chúa tạo dựng ban cho.
Cha mẹ, vợ chồng không phải là người biến chế tạo nên sự sống con mình. Nhưng họ là người đón nhận sự sống thân xác hình hài, trí tuệ tinh thần của con mình từ trời cao ban cho.
Sự sống toàn diện con người không phải là sản phẩm món hàng hóa. Nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa tạo dựng nên.
Mùa Vọng năm nay, chiều ngày thứ bảy 27.11.2010, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô bên Roma cùng với tòan thể dân chúa khắp hoàn vũ đọc kinh chiều cầu nguyện cho việc bảo vệ tôn trọng sự sống thai nhi.
Cùng với toàn thể Giáo Hội hòan vũ chúng ta cùng thắp sáng cây nến mùa Vọng, ngọn nến chiếu tỏa ánh sáng sự sống Chúa Giêsu mang xuống từ trời cao cho trần gian đang đi trong đêm tối tội lỗi.
Và cùng với Đức Thánh Cha chúng ta cùng đọc lên cầu nguyện VÌ SỰ SỐNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
LẠY CHÚA GIÊSU
Đấng luôn trung tín viếng thăm và đổ tràn đầy bằng sự Hiện Diện của Ngài, trên Giáo Hội và lịch sử con người. Là Đấng trong Bí tích đáng ca tụng Mình Máu Thánh Ngài, cho chúng con dự phần vào Sự Sống của Thiên Chúa, và cho chúng con được nếm trước niềm vui sự sống đời đời, chúng con thờ lạy Chúa và chúng con chúc tụng Chúa.
Sấp mình trước mặt Ngài, nguồn sự sống và là Đấng yêu mến sự sống, Đấng hiện diện và hằng sống thật sự giữa chúng con, chúng con nài xin Chúa:
Xin hãy đánh thức trong lòng chúng con sự tôn trọng đối với mọi sự sống con người đang nảy sinh.
Xin hãy làm cho chúng con có khả năng nhìn ra trong hoa trái lòng người mẹ, công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá.
Xin hãy cho tâm hồn chúng con sẵn sàng đón nhận quảng đại mọi con cái đến với sự sống.
Xin hãy chúc lành cho các gia đình, Xin hãy thánh hoá sự kết hợp vợ chồng, xin hãy làm cho tình yêu họ đơm hoa kết trái dồi dào.
Xin hãy ban ánh sáng Thần Khí Chúa cho những chọn lựa của các hội đồng lập pháp, để các dân các nước nhìn nhận và tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống con người.
Xin hãy hướng dẫn công việc của các nhà khoa học và các thầy thuốc, để sự tiến bộ góp phần vào thiện ích trọn vẹn của con người, để không hữu thể nào bị huỷ diệt hoặc phải chịu bất công.
Xin hãy ban một đức bác ái sáng tạo cho các nhà quản lý và những người cung cấp tài chính, để họ biết cảm nhận và xúc tiến những phương tiện khả dĩ, hầu cho các gia đình trẻ có thể mở ra một cách an lành cho sự ra đời của những đứa con mới và trong lòng nhân hậu của Ngài, xin hãy khấng ban!
Xin hãy dạy hết thảy chúng con chăm sóc các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, để chúng có thể hưởng được hơi ấm tình thương của Ngài, được hưởng sự an ủi của Trái Tim cực thánh của Ngài.
Kính chào Đức Maria, Mẹ Ngài, Đấng có lòng tin vĩ đại, Chúa đã mặc lấy bản tính con người chúng con trong lòng Mẹ, chúng con chờ mong từ Ngài, Điều Thiện Hảo và là Đấng Cứu Độ độc nhất và thật sự của chúng con.
Xin hãy ban cho chúng con sức mạnh yêu thương và phục vụ sự sống, trong khi chờ được sống mãi mãi trong Ngài, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Cực Thánh. Amen.
Đức Quốc, Mùa Vọng 2010
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (12)
Vũ Văn An
23:42 27/11/2010
Lời Chúa và Việc Dấn Thân Vào Thế Giới
Phục vụ Chúa Giêsu trong “những anh em nhỏ bé nhất” (Mt 25:40)
Lời Chúa dõi sáng cuộc nhân sinh và khuấy động lương tâm ta để ta nhìn sâu hơn vào chính đời sống mình, lý do vì mọi lịch sử nhân bản đều nằm dưới sự phán xét của Thiên Chúa: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, và mọi thiên thần hầu hạ Người, Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của mình. Mọi dân tộc đều tụ họp trước nhan Người” (Mt 25:31-32).
Ngày nay, ta thường có khuynh hướng dừng lại một cách phiến diện trước sự quan trọng của giây phút đang qua, như thể nó chẳng có liên quan gì tới tương lai. Tin Mừng, trái lại, nhắc ta nhớ rằng mọi giây phút đời ta đều quan trọng và phải được sống một cách sâu đậm, với nhận thức rằng mọi người rồi ra sẽ phải tính sổ đời mình. Trong chương hai mươi lăm của Tin Mừng Thánh Mátthêu, Con Người sẽ coi bất cứ điều gì ta làm hay không làm cho “những anh em hèn mọn nhất” (xem 25:40, 45) như là làm hay không làm cho chính Người: “Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát, các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các con đã nghinh đón Ta, Ta trần truồng các con đã mặc cho Ta, Ta ốm đau các con đã thăm viếng Ta, Ta ngồi tù các con đã đến với Ta” (25:35-36). Lời Chúa đã đích thân nhấn mạnh tới nhu cầu ta phải dấn thân vào thế giới và trách nhiệm của ta trước Chúa Kitô, Chúa của lịch sử. Khi công bố lời Chúa, ta hãy khích lệ lẫn nhau làm điều tốt và cam kết phục vụ công lý, hòa giải và hoà bình.
Lời Chúa và cam kết phục vụ công lý trong xã hội
Lời Chúa linh hứng con người, cả nam lẫn nữ, để họ xây dựng các liên hệ dựa trên sự chính trực và công lý, và chứng thực các giá trị vĩ đại dưới mắt Thiên Chúa đối với mọi cố gắng nhằm tạo ra một thế giới công chính hơn và đáng sống hơn (327). Lời Chúa không hàm hồ chút nào khi tố cáo mọi bất công và cổ vũ sự liên đới và bình đẳng (328). Dưới ánh sáng lời Chúa, ta hãy biện phân “các dấu chỉ thời đại” hiện diện trong lịch sử, và đừng chạy trốn việc cam kết dấn thân đối với những người đang đau khổ và là nạn nhân của các hình thức vị kỷ.
Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ rằng dấn thân cho công lý và thay đổi thế giới là yếu tố chủ yếu của việc phúc âm hóa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta phải “vươn tay ra và có thể nói lật nhào bằng sức mạnh của Tin Mừng các tiêu chuẩn phán đoán, các tư lợi, các khuôn mẫu tư duy, các nguồn cảm hứng và các lối sống của nhân loại đi ngược lại lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người” (329).
Vì lý do này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng muốn ngỏ một lời đặc biệt với những ai đang góp phần vào đời sống chính trị và xã hội. Việc phúc âm hóa và loan truyền lời Chúa phải linh hứng hoạt động của họ trên thế giới, vì họ đang làm việc vì ích chung thực sự bằng cách tôn trọng và cổ vũ phẩm giá mọi con người. Chắc chắn, trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội không phải là tạo ra một xã hội công chính hơn, dù Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp vào các vấn đề đạo đức và luân lý liên quan tới thiện ích của các cá nhân và dân tộc. Nhiệm vụ hàng đầu của tín hữu giáo dân, nhờ được đào tạo trong trường Tin Mừng, là phải trực tiếp can dự vào sinh hoạt chính trị và xã hội. Vì lý do này, Thượng Hội Đồng khuyến cáo để các tín hữu giáo dân nhận được một sự huấn luyện thích đáng về các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội (330).
Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người lưu ý tới sự quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền của mọi con người, dựa trên luật tự nhiên vốn viết sẵn trong tâm hồn con người, là các quyền tự chúng có tính “phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng” (331). Giáo Hội bày tỏ niềm hy vọng rằng nhờ việc thừa nhận các quyền này, nhân phẩm sẽ được nhìn nhận một cách hữu hiệu hơn và được phát huy một cách phổ quát (332), vì nó là dấu ấn rõ rệt được Đấng Tạo Hóa khắc khi trên các tạo vật của Người, được Chúa Kitô tiếp nhận và cứu chuộc qua việc nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người. Việc truyền bá lời Chúa chắc chắn sẽ tăng cường cho việc nhìn nhận và tôn trọng nhân quyền của mọi con người (333).
Công bố lời Chúa, hòa giải và hòa bình giữa các dân tộc
Giữa nhiều lãnh vực cần phải dấn thân, Thượng Hội Đồng khẩn thiết kêu gọi việc cổ vũ hòa giải và hòa bình. Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, ta cần phải tái khám phá ra lời Thiên Chúa làm nguồn suối cho hòa giải và hòa bình, vì trong lời ấy, Thiên Chúa hòa giải mọi sự với Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10): Chúa Kitô “là hòa bình của ta” (Eph 2:14), là Đấng giật sập mọi bức tường chia rẽ. Một số tham luận tại Thượng Hội Đồng đã cung cấp cho ta nhiều tài liệu về các tranh chấp và căng thẳng trầm trọng và đầy bạo lực đang xẩy ra trên hành tinh ta. Có lúc, những thù nghịch này còn mang cả dáng dấp tranh chấp tôn giáo nữa. Ở đây, tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng tôn giáo không bao giời biện minh cho bất khoan dung hay chiến tranh. Ta không thể nhân danh Chúa mà giết người! (334). Mỗi tôn giáo phải khích lệ quyền được sử dụng lý trí và cổ vũ các giá trị đạo đức biết củng cố việc sống chung dân sự.
Trung thành với công việc hòa giải được Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại, người Công Giáo cũng như mọi người thiện chí nam nữ phải cam kết trở thành điển hình của hòa giải để xây dựng cho được một xã hội công chính và hòa bình (335). Chúng ta không bao giờ được quên rằng “ở đâu lời con người trở thành bất lực vì sự thắng thế của tranh chấp bạo lực và chiến tranh, thì sức mạnh tiên tri của lời Chúa vẫn không lay chuyển, vẫn nhắc ta nhớ rằng hòa bình là điều có thể thực hiện được và chính chúng ta phải trở thành khí cụ của hòa giải và hòa bình” (336).
Lời Chúa và đức ái thực tiễn
Cam kết đối với công lý, hòa giải và hòa bình tìm thấy căn bản tối hậu và sự nên trọn của nó trong tình yêu đã được mạc khải cho ta nơi Chúa Kitô. Nhờ nghe các chứng từ đưa ra tại Thượng Hội Đồng, ta thấy rõ hơn mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa một cách đầy yêu thương và việc phục vụ quên mình các anh chị em của ta; mọi tín hữu đều nên nhìn ra nhu cầu phải “diễn dịch lời ta đã nghe thành cử chỉ yêu thương, vì đây là cách duy nhất làm cho việc công bố Tin Mừng trở thành khả tín, bất chấp các yếu hèn nhân bản vốn thấy rõ nơi các cá nhân” (337). Chúa Giêsu khi sống trên trần gian này luôn làm điều tốt (xem Cv 10:38). Ngoan ngoãn lắng nghe lời Chúa trong Giáo Hội sẽ làm sống dậy “đức ái và công bình đối với mọi người, nhất là đối với người nghèo” (338). Ta không bao giờ nên quên rằng “tình yêu – caritas – luôn chứng tỏ là cần thiết, ngay trong xã hội công chính nhất… bất cứ ai muốn loại bỏ tình yêu đều là người đang chuẩn bị loại bỏ chính con người đúng nghĩa” (339). Vì thế, tôi khích lệ các tín hữu thường xuyên suy niệm ca khúc tình yêu của Thánh Tông Đồ Phaolô để nhận được ơn linh hứng từ đó: “Tình yêu thì nhẫn nại và nhân hậu; tình yêu không ghen tuông hay khoác lác; nó không tự đắc hay thô lỗ. Tình yêu không khăng khăng theo ý mình; nó không nóng giận hay nuôi hận thù; không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy sự thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ chấm dứt” (1 Cor 13:4-8).
Tình yêu người lân cận, vốn bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, phải thấy ta luôn dấn thân trong tư cách cá nhân và cộng đoàn Giáo Hội, cả địa phương lẫn hoàn cầu. Như Thánh Augustinô từng nói: “điều chủ yếu là phải hiểu rằng tình yêu là sự viên mãn của Lề Luật vì nó là tất cả Thánh Kinh… Bất cứ ai cho rằng mình hiểu Thánh Kinh hay bất cứ phần nào trong đó, nhưng lại không cố gắng, như một hệ luận, để tăng trưởng trong tình yêu kép, tức yêu Chúa và yêu tha nhân, thì nên hiểu rõ điều này: họ chưa thực sự hiểu sách ấy” (340).
Việc công bố lời Chúa và giới trẻ
Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc công bố lời Chúa cho thế hệ trẻ. Người trẻ vốn là các thành viên tích cực của Giáo Hội. Họ đại diện cho tương lai Giáo Hội. Ta thường gặp nơi họ sự cởi mở tự phát đối với việc nghe lời Chúa và một lòng ước mong thành thật được biết Chúa Giêsu. Tuổi trẻ là thời gian dành cho những câu hỏi chân thực và không tài nào dẹp bỏ về ý nghĩa đời người và hướng đi cho chính đời ta. Chỉ có Thiên Chúa mới đưa ra được câu trả lời chân thật cho các câu hỏi ấy. Việc quan tâm tới giới trẻ đòi ta phải can đảm và rõ ràng trong sứ điệp ta muốn công bố; ta cần giúp họ có được sự tự tin và thân quen với Sách Thánh để Sách này trở thành la bàn chỉ đường cho họ đi theo (341). Người trẻ cần các nhân chứng và thầy dạy biết cùng bước đi với họ, dạy họ biết yêu Tin Mừng và chia sẻ nó, nhất là với người đồng trang lứa, và nhờ thế trở thành các sứ giả chân chính và đáng tin cậy (342).
Lời Chúa cần được trình bày sao đó để có thể phát sinh ra các hệ luận cho ơn gọi của từng người và giúp người trẻ chọn được hướng đi cho đời họ, trong đó, có hướng đi tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa (343). Ơn gọi chân chính sống tận hiến hay làm linh mục sẽ tìm được đất mầu mỡ nhờ việc tiếp xúc đầy đức tin với lời Chúa. Một lần nữa, tôi nhắc lại lời kêu gọi mà tôi từng đưa ra vào buổi đầu triều đại giáo hoàng của tôi là hãy mở rộng cửa cho Thiên Chúa: “Nếu ta để Chúa Kitô bước vào đời ta, ta không mất gì, không mất gì, tuyệt đối không mất gì trong số những điều làm đời sống ta được tự do, tươi đẹp và vĩ đại. Không! Vì chỉ trong tình bạn này, tiềm năng lớn lao của cuộc hiện sinh nhân bản mới được tỏ lộ thực sự… Hỡi các bạn trẻ thân yêu: đừng sợ Chúa Kitô! Người không lấy mất điều gì đâu, nhưng Người cho các bạn mọi sự. Khi ta hiến mình cho Người, ta sẽ nhận lại gấp trăm. Vâng, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm được sự sống đích thực” (344).
Việc công bố lời Chúa và di dân
Lời Chúa khiến ta lưu ý tới lịch sử và các thực tại đang xẩy tới. Khi xem sét sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội, Thượng Hội Đồng cũng đã quyết định đề cập tới hiện tượng phức tạp của các phong trào di dân, một hiện tượng trong mấy năm gần đây đã đạt tới một tỷ lệ chưa từng có. Vấn đề này đặt ra nhiều vấn nạn hết sức tế nhị liên quan đến an ninh các quốc gia và việc nghinh đón những người tìm nơi tị nạn hay tìm các điều kiện sống, y tế và làm việc tốt đẹp hơn. Số rất đông những người không biết gì về Chúa Kitô hay có một vốn hiểu biết về Người không đầy đủ đang định cư tại các quốc gia vốn có truyền thống Kitô Giáo. Đồng thời, nhiều người từ các quốc gia có dấu ấn đức tin Kitô Giáo sâu xa đã di cư tới các quốc gia, nơi vẫn cần phải công bố Chúa Kitô và đòi được tân phúc âm hóa. Các tình huống ấy đưa lại nhiều khả thể mới cho việc loan truyền lời Chúa. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng di dân có quyền được nghe tin mừng Phúc Âm (kerygma), một tin mừng cần được đề nghị, chứ không áp đặt. Và nếu họ là Kitô hữu, họ đòi các hình thức chăm lo mục vụ giúp họ có khả năng lớn mạnh trong đức tin và ngược lại, trở thành các sứ giả của Tin Mừng. Vì tính phức tạp của hiện tượng này, điều chủ yếu là phải động viên mọi giáo phận liên hệ để các phong trào di dân cũng được coi như một dịp may giúp ta khám phá ra các hình thức hiện diện và công bố mới. Điều cũng cần thiết là các giáo phận phải đảm bảo tới mức có thể để các anh chị em này nhận được sự nghinh đón và lưu tâm thỏa đáng, ngõ hầu, được ơn Chúa đánh động, họ có khả năng trở thành sứ giả của lời Chúa và chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn là hy vọng của thế giới (345).
Việc công bố lời Chúa và đau khổ
Trong lúc Thượng Hội Đồng làm việc, các Nghị Phụ cũng đã xem sét nhu cầu phải công bố lời Chúa cho tất cả những ai đang đau khổ, cả về phương diện thể lý, tâm lý lẫn tâm linh. Chính trong những lúc đau khổ, các câu hỏi tối hậu về ý nghĩa đời người mới càng được cảm nhận một cách sắc cạnh. Nếu lời lẽ con người tỏ ra câm lặng trước mầu nhiệm sự ác và đau khổ, và nếu xã hội ta tỏ ra chỉ trân quí sự sống khi nó tương hợp với một số tiêu chuẩn như có hiệu năng hay mang lại hạnh phúc, thì lời Chúa giúp ta thấy rằng ngay những giây phút (đau khổ) này cũng được tình yêu Thiên Chúa “vỗ về”. Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với lời Chúa sẽ giúp ta hiểu ra rằng sự sống nhân bản đáng được sống trọn vẹn, ngay lúc nó yếu đi vì bịnh hoạn và đau đớn. Thiên Chúa dựng nên ta để ta hạnh phúc và để ta sống, trong khi đó, bịnh hoạn và chết chóc bước vào thế giới này là do hậu quả của tội (xem Kn 2:23-24). Ấy thế nhưng Cha sự sống là thầy thuốc tuyệt hảo của nhân loại, và Người không ngừng cúi mình một cách trìu mến trên nhân loại đau khổ. Ta chiêm ngưỡng đỉnh cao việc Thiên Chúa gần gũi với các đau khổ của ta trong chính Chúa Giêsu: “ Lời nhập thể. Người đau khổ và chết cho ta. Bằng sự thống khổ và cái chết của Người, Người lãnh lấy sự yếu hèn của ta cho Người và hoàn toàn biến đổi nó” (346).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu với người đau khổ có tính thường hằng: nó kéo dài trong thời gian nhờ hành động của Chúa Thánh Thần trong sứ mệnh của Giáo Hội, trong lời Chúa và trong các bí tích, nơi những con người thiện chí, cả nam lẫn nữ, và trong các sáng kiến bác ái được thực thi bằng tình yêu anh em của các cộng đoàn, nhờ thế làm khuôn mặt đích thực và tình yêu Thiên Chúa được mọi người biết đến. Thượng Hội Đồng cám ơn Thiên Chúa vì các chứng tá chói sáng, đôi khi dấu ẩn, của rất nhiều Kitô hữu - gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân - những người đã cho Chúa Kitô, vị thầy thuốc đích thực của cả hồn lẫn xác, mượn tay và vẫn tiếp tục cho Người mượn tay chân, mắt mũi và tâm hồn. Thượng Hội Đồng huấn dụ mọi người tiếp tục chăm sóc những người bịnh hoạn yếu đau và đem họ tới sự hiện diện thông ban sự sống của Chúa Giêsu trong lời Chúa và trong Thánh Thể. Nên giúp đỡ những người đau khổ để họ đọc Sách Thánh và hiểu ra rằng tình trạng của họ giúp họ có khả năng tham dự một cách đặc biệt vào sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô để cứu rỗi thế giới (xem 2 Cor 4:8-11, 14) (347).
Việc công bố lời Chúa và người nghèo
Sách Thánh tỏ lộ tình yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với người nghèo và người thiếu thốn (xem Mt 25:31-46). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng hay nói tới sự quan trọng của việc giúp đỡ các anh chị em này khả năng nghe sứ điệp Tin Mừng và cảm nghiệm được sự gần gũi của các mục tử và cộng đoàn của họ. Thực thế, “người nghèo là những người trước hết có quyền được nghe công bố Tin Mừng; họ cần không những cơm bánh, mà còn là các lời hằng sống” (348). Phó tế phục vụ bác ái, một thừa tác vụ không bao giờ được thiếu trong các giáo hội của ta, phải luôn gắn bó với việc công bố lời Chúa và cử hành các mầu nhiệm thánh (349). Ấy thế nhưng, ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá sự kiện này là người nghèo chính là các tác nhân của phúc âm hóa. Trong Thánh Kinh, người nghèo thực sự là người hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa; trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là người có phúc, “vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3; xem Lc 6:20). Chúa đề cao tâm hồn đơn thành của những ai tìm thấy nơi Thiên Chúa các kho tàng đích thực, đặt hy vọng nơi Người, chứ không nơi những sự việc đời này. Giáo Hội không thể làm người nghèo thất vọng: “Các mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin của họ và khuyến khích họ lãnh trách nhiệm đối với đời sống họ” (350).
Giáo Hội cũng biết rằng sự nghèo khó có thể hiện hữu như một nhân đức, một nhân đức cần được vun sới và tự do chọn lấy, như man vàn thánh nhân đã làm. Nghèo khó cũng có thể hiện hữu như một thiếu thốn (indigence), thường phát sinh do bất công hay vị kỷ, biểu hiệu rõ rệt trong đói khát và túng thiếu, và như một nguồn của tranh chấp. Trong việc công bố lời Chúa, Giáo Hội biết rằng “một vòng tròn nhân đức” phải được cổ vũ giữa sự nghèo khó tự ý chọn và sự nghèo khó cần bị đánh bại; ta cần tái khám phá ra “sự tiết chế và tình liên đới, những giá trị của Tin Mừng đồng thời có tính phổ quát… Điều này khiến ta đưa ra các quyết định có tính hợp công lý và điều độ” (351).
Việc công bố lời Chúa và việc bảo vệ sáng thế
Dấn thân vào thế giới, như đã được lời Chúa đòi hỏi, khiến ta nhìn bằng con mắt mới toàn vũ trụ đã được tạo dựng, một vũ trụ đầy các dấu vết của lời mà qua đó mọi vật đã được dựng nên (xem Ga 1:2). Trong tư cách những con người nam nữ tin vào và công bố Tin Mừng, ta có trách nhiệm đối với tạo vật. Mạc khải giúp ta biết kế hoạch Thiên Chúa dành cho vũ trụ, nhưng nó cũng dẫn ta tới việc tố giác thái độ lầm lẫn kia từ khước không chịu nhìn mọi thực tại tạo dựng như là phản ảnh của Đấng Tạo Hóa, mà thay vào đó, chỉ là vật chất thô sơ cần khai thác không hề kiêng dè. Con người như thế thiếu hẳn lòng khiêm nhường chủ yếu giúp họ khả năng nhận ra tạo vật như hồng phúc Chúa ban, hồng phúc mà ta phải tiếp nhận và sử dụng phù hợp với kế hoạch của Người. Thay vào đó, sự ngạo mạn của con người nhân bản sống “như thể Thiên Chúa không hiện hữu” dẫn họ tới việc khai thác và làm biến dạng khuôn mặt thiên nhiên, không coi nó như công trình do bàn tay của lời sáng tạo làm nên. Trong ngữ cảnh thần học này, tôi muốn nhắc lại tuyên bố của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng. Các vị muốn nhắc nhở ta rằng: “chấp nhận lời Chúa, lời được Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội chứng thực, làm phát sinh ra một cách nhìn sự vật thật mới mẻ, cổ vũ một sinh thái chân chính, một sinh thái bắt rễ sâu trong việc vâng phục của đức tin… [và] khai triển ra một nhạy cảm thần học đổi mới đối với sự tốt lành của mọi vật, vốn được tạo nên trong Chúa Kitô” (352). Ta cần được cải huấn trong sự thán phục và trong khả năng biết nhận ra vẻ đẹp vốn được biểu lộ trong các thực tại tạo dựng (353).
Phục vụ Chúa Giêsu trong “những anh em nhỏ bé nhất” (Mt 25:40)
Lời Chúa dõi sáng cuộc nhân sinh và khuấy động lương tâm ta để ta nhìn sâu hơn vào chính đời sống mình, lý do vì mọi lịch sử nhân bản đều nằm dưới sự phán xét của Thiên Chúa: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, và mọi thiên thần hầu hạ Người, Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của mình. Mọi dân tộc đều tụ họp trước nhan Người” (Mt 25:31-32).
Ngày nay, ta thường có khuynh hướng dừng lại một cách phiến diện trước sự quan trọng của giây phút đang qua, như thể nó chẳng có liên quan gì tới tương lai. Tin Mừng, trái lại, nhắc ta nhớ rằng mọi giây phút đời ta đều quan trọng và phải được sống một cách sâu đậm, với nhận thức rằng mọi người rồi ra sẽ phải tính sổ đời mình. Trong chương hai mươi lăm của Tin Mừng Thánh Mátthêu, Con Người sẽ coi bất cứ điều gì ta làm hay không làm cho “những anh em hèn mọn nhất” (xem 25:40, 45) như là làm hay không làm cho chính Người: “Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát, các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các con đã nghinh đón Ta, Ta trần truồng các con đã mặc cho Ta, Ta ốm đau các con đã thăm viếng Ta, Ta ngồi tù các con đã đến với Ta” (25:35-36). Lời Chúa đã đích thân nhấn mạnh tới nhu cầu ta phải dấn thân vào thế giới và trách nhiệm của ta trước Chúa Kitô, Chúa của lịch sử. Khi công bố lời Chúa, ta hãy khích lệ lẫn nhau làm điều tốt và cam kết phục vụ công lý, hòa giải và hoà bình.
Lời Chúa và cam kết phục vụ công lý trong xã hội
Lời Chúa linh hứng con người, cả nam lẫn nữ, để họ xây dựng các liên hệ dựa trên sự chính trực và công lý, và chứng thực các giá trị vĩ đại dưới mắt Thiên Chúa đối với mọi cố gắng nhằm tạo ra một thế giới công chính hơn và đáng sống hơn (327). Lời Chúa không hàm hồ chút nào khi tố cáo mọi bất công và cổ vũ sự liên đới và bình đẳng (328). Dưới ánh sáng lời Chúa, ta hãy biện phân “các dấu chỉ thời đại” hiện diện trong lịch sử, và đừng chạy trốn việc cam kết dấn thân đối với những người đang đau khổ và là nạn nhân của các hình thức vị kỷ.
Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ rằng dấn thân cho công lý và thay đổi thế giới là yếu tố chủ yếu của việc phúc âm hóa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta phải “vươn tay ra và có thể nói lật nhào bằng sức mạnh của Tin Mừng các tiêu chuẩn phán đoán, các tư lợi, các khuôn mẫu tư duy, các nguồn cảm hứng và các lối sống của nhân loại đi ngược lại lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người” (329).
Vì lý do này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng muốn ngỏ một lời đặc biệt với những ai đang góp phần vào đời sống chính trị và xã hội. Việc phúc âm hóa và loan truyền lời Chúa phải linh hứng hoạt động của họ trên thế giới, vì họ đang làm việc vì ích chung thực sự bằng cách tôn trọng và cổ vũ phẩm giá mọi con người. Chắc chắn, trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội không phải là tạo ra một xã hội công chính hơn, dù Giáo Hội có quyền và có bổn phận can thiệp vào các vấn đề đạo đức và luân lý liên quan tới thiện ích của các cá nhân và dân tộc. Nhiệm vụ hàng đầu của tín hữu giáo dân, nhờ được đào tạo trong trường Tin Mừng, là phải trực tiếp can dự vào sinh hoạt chính trị và xã hội. Vì lý do này, Thượng Hội Đồng khuyến cáo để các tín hữu giáo dân nhận được một sự huấn luyện thích đáng về các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội (330).
Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người lưu ý tới sự quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền của mọi con người, dựa trên luật tự nhiên vốn viết sẵn trong tâm hồn con người, là các quyền tự chúng có tính “phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng” (331). Giáo Hội bày tỏ niềm hy vọng rằng nhờ việc thừa nhận các quyền này, nhân phẩm sẽ được nhìn nhận một cách hữu hiệu hơn và được phát huy một cách phổ quát (332), vì nó là dấu ấn rõ rệt được Đấng Tạo Hóa khắc khi trên các tạo vật của Người, được Chúa Kitô tiếp nhận và cứu chuộc qua việc nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người. Việc truyền bá lời Chúa chắc chắn sẽ tăng cường cho việc nhìn nhận và tôn trọng nhân quyền của mọi con người (333).
Công bố lời Chúa, hòa giải và hòa bình giữa các dân tộc
Giữa nhiều lãnh vực cần phải dấn thân, Thượng Hội Đồng khẩn thiết kêu gọi việc cổ vũ hòa giải và hòa bình. Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, ta cần phải tái khám phá ra lời Thiên Chúa làm nguồn suối cho hòa giải và hòa bình, vì trong lời ấy, Thiên Chúa hòa giải mọi sự với Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10): Chúa Kitô “là hòa bình của ta” (Eph 2:14), là Đấng giật sập mọi bức tường chia rẽ. Một số tham luận tại Thượng Hội Đồng đã cung cấp cho ta nhiều tài liệu về các tranh chấp và căng thẳng trầm trọng và đầy bạo lực đang xẩy ra trên hành tinh ta. Có lúc, những thù nghịch này còn mang cả dáng dấp tranh chấp tôn giáo nữa. Ở đây, tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng tôn giáo không bao giời biện minh cho bất khoan dung hay chiến tranh. Ta không thể nhân danh Chúa mà giết người! (334). Mỗi tôn giáo phải khích lệ quyền được sử dụng lý trí và cổ vũ các giá trị đạo đức biết củng cố việc sống chung dân sự.
Trung thành với công việc hòa giải được Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại, người Công Giáo cũng như mọi người thiện chí nam nữ phải cam kết trở thành điển hình của hòa giải để xây dựng cho được một xã hội công chính và hòa bình (335). Chúng ta không bao giờ được quên rằng “ở đâu lời con người trở thành bất lực vì sự thắng thế của tranh chấp bạo lực và chiến tranh, thì sức mạnh tiên tri của lời Chúa vẫn không lay chuyển, vẫn nhắc ta nhớ rằng hòa bình là điều có thể thực hiện được và chính chúng ta phải trở thành khí cụ của hòa giải và hòa bình” (336).
Lời Chúa và đức ái thực tiễn
Cam kết đối với công lý, hòa giải và hòa bình tìm thấy căn bản tối hậu và sự nên trọn của nó trong tình yêu đã được mạc khải cho ta nơi Chúa Kitô. Nhờ nghe các chứng từ đưa ra tại Thượng Hội Đồng, ta thấy rõ hơn mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa một cách đầy yêu thương và việc phục vụ quên mình các anh chị em của ta; mọi tín hữu đều nên nhìn ra nhu cầu phải “diễn dịch lời ta đã nghe thành cử chỉ yêu thương, vì đây là cách duy nhất làm cho việc công bố Tin Mừng trở thành khả tín, bất chấp các yếu hèn nhân bản vốn thấy rõ nơi các cá nhân” (337). Chúa Giêsu khi sống trên trần gian này luôn làm điều tốt (xem Cv 10:38). Ngoan ngoãn lắng nghe lời Chúa trong Giáo Hội sẽ làm sống dậy “đức ái và công bình đối với mọi người, nhất là đối với người nghèo” (338). Ta không bao giờ nên quên rằng “tình yêu – caritas – luôn chứng tỏ là cần thiết, ngay trong xã hội công chính nhất… bất cứ ai muốn loại bỏ tình yêu đều là người đang chuẩn bị loại bỏ chính con người đúng nghĩa” (339). Vì thế, tôi khích lệ các tín hữu thường xuyên suy niệm ca khúc tình yêu của Thánh Tông Đồ Phaolô để nhận được ơn linh hứng từ đó: “Tình yêu thì nhẫn nại và nhân hậu; tình yêu không ghen tuông hay khoác lác; nó không tự đắc hay thô lỗ. Tình yêu không khăng khăng theo ý mình; nó không nóng giận hay nuôi hận thù; không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy sự thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ chấm dứt” (1 Cor 13:4-8).
Tình yêu người lân cận, vốn bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, phải thấy ta luôn dấn thân trong tư cách cá nhân và cộng đoàn Giáo Hội, cả địa phương lẫn hoàn cầu. Như Thánh Augustinô từng nói: “điều chủ yếu là phải hiểu rằng tình yêu là sự viên mãn của Lề Luật vì nó là tất cả Thánh Kinh… Bất cứ ai cho rằng mình hiểu Thánh Kinh hay bất cứ phần nào trong đó, nhưng lại không cố gắng, như một hệ luận, để tăng trưởng trong tình yêu kép, tức yêu Chúa và yêu tha nhân, thì nên hiểu rõ điều này: họ chưa thực sự hiểu sách ấy” (340).
Việc công bố lời Chúa và giới trẻ
Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc công bố lời Chúa cho thế hệ trẻ. Người trẻ vốn là các thành viên tích cực của Giáo Hội. Họ đại diện cho tương lai Giáo Hội. Ta thường gặp nơi họ sự cởi mở tự phát đối với việc nghe lời Chúa và một lòng ước mong thành thật được biết Chúa Giêsu. Tuổi trẻ là thời gian dành cho những câu hỏi chân thực và không tài nào dẹp bỏ về ý nghĩa đời người và hướng đi cho chính đời ta. Chỉ có Thiên Chúa mới đưa ra được câu trả lời chân thật cho các câu hỏi ấy. Việc quan tâm tới giới trẻ đòi ta phải can đảm và rõ ràng trong sứ điệp ta muốn công bố; ta cần giúp họ có được sự tự tin và thân quen với Sách Thánh để Sách này trở thành la bàn chỉ đường cho họ đi theo (341). Người trẻ cần các nhân chứng và thầy dạy biết cùng bước đi với họ, dạy họ biết yêu Tin Mừng và chia sẻ nó, nhất là với người đồng trang lứa, và nhờ thế trở thành các sứ giả chân chính và đáng tin cậy (342).
Lời Chúa cần được trình bày sao đó để có thể phát sinh ra các hệ luận cho ơn gọi của từng người và giúp người trẻ chọn được hướng đi cho đời họ, trong đó, có hướng đi tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa (343). Ơn gọi chân chính sống tận hiến hay làm linh mục sẽ tìm được đất mầu mỡ nhờ việc tiếp xúc đầy đức tin với lời Chúa. Một lần nữa, tôi nhắc lại lời kêu gọi mà tôi từng đưa ra vào buổi đầu triều đại giáo hoàng của tôi là hãy mở rộng cửa cho Thiên Chúa: “Nếu ta để Chúa Kitô bước vào đời ta, ta không mất gì, không mất gì, tuyệt đối không mất gì trong số những điều làm đời sống ta được tự do, tươi đẹp và vĩ đại. Không! Vì chỉ trong tình bạn này, tiềm năng lớn lao của cuộc hiện sinh nhân bản mới được tỏ lộ thực sự… Hỡi các bạn trẻ thân yêu: đừng sợ Chúa Kitô! Người không lấy mất điều gì đâu, nhưng Người cho các bạn mọi sự. Khi ta hiến mình cho Người, ta sẽ nhận lại gấp trăm. Vâng, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm được sự sống đích thực” (344).
Việc công bố lời Chúa và di dân
Lời Chúa khiến ta lưu ý tới lịch sử và các thực tại đang xẩy tới. Khi xem sét sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội, Thượng Hội Đồng cũng đã quyết định đề cập tới hiện tượng phức tạp của các phong trào di dân, một hiện tượng trong mấy năm gần đây đã đạt tới một tỷ lệ chưa từng có. Vấn đề này đặt ra nhiều vấn nạn hết sức tế nhị liên quan đến an ninh các quốc gia và việc nghinh đón những người tìm nơi tị nạn hay tìm các điều kiện sống, y tế và làm việc tốt đẹp hơn. Số rất đông những người không biết gì về Chúa Kitô hay có một vốn hiểu biết về Người không đầy đủ đang định cư tại các quốc gia vốn có truyền thống Kitô Giáo. Đồng thời, nhiều người từ các quốc gia có dấu ấn đức tin Kitô Giáo sâu xa đã di cư tới các quốc gia, nơi vẫn cần phải công bố Chúa Kitô và đòi được tân phúc âm hóa. Các tình huống ấy đưa lại nhiều khả thể mới cho việc loan truyền lời Chúa. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng di dân có quyền được nghe tin mừng Phúc Âm (kerygma), một tin mừng cần được đề nghị, chứ không áp đặt. Và nếu họ là Kitô hữu, họ đòi các hình thức chăm lo mục vụ giúp họ có khả năng lớn mạnh trong đức tin và ngược lại, trở thành các sứ giả của Tin Mừng. Vì tính phức tạp của hiện tượng này, điều chủ yếu là phải động viên mọi giáo phận liên hệ để các phong trào di dân cũng được coi như một dịp may giúp ta khám phá ra các hình thức hiện diện và công bố mới. Điều cũng cần thiết là các giáo phận phải đảm bảo tới mức có thể để các anh chị em này nhận được sự nghinh đón và lưu tâm thỏa đáng, ngõ hầu, được ơn Chúa đánh động, họ có khả năng trở thành sứ giả của lời Chúa và chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn là hy vọng của thế giới (345).
Việc công bố lời Chúa và đau khổ
Trong lúc Thượng Hội Đồng làm việc, các Nghị Phụ cũng đã xem sét nhu cầu phải công bố lời Chúa cho tất cả những ai đang đau khổ, cả về phương diện thể lý, tâm lý lẫn tâm linh. Chính trong những lúc đau khổ, các câu hỏi tối hậu về ý nghĩa đời người mới càng được cảm nhận một cách sắc cạnh. Nếu lời lẽ con người tỏ ra câm lặng trước mầu nhiệm sự ác và đau khổ, và nếu xã hội ta tỏ ra chỉ trân quí sự sống khi nó tương hợp với một số tiêu chuẩn như có hiệu năng hay mang lại hạnh phúc, thì lời Chúa giúp ta thấy rằng ngay những giây phút (đau khổ) này cũng được tình yêu Thiên Chúa “vỗ về”. Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với lời Chúa sẽ giúp ta hiểu ra rằng sự sống nhân bản đáng được sống trọn vẹn, ngay lúc nó yếu đi vì bịnh hoạn và đau đớn. Thiên Chúa dựng nên ta để ta hạnh phúc và để ta sống, trong khi đó, bịnh hoạn và chết chóc bước vào thế giới này là do hậu quả của tội (xem Kn 2:23-24). Ấy thế nhưng Cha sự sống là thầy thuốc tuyệt hảo của nhân loại, và Người không ngừng cúi mình một cách trìu mến trên nhân loại đau khổ. Ta chiêm ngưỡng đỉnh cao việc Thiên Chúa gần gũi với các đau khổ của ta trong chính Chúa Giêsu: “ Lời nhập thể. Người đau khổ và chết cho ta. Bằng sự thống khổ và cái chết của Người, Người lãnh lấy sự yếu hèn của ta cho Người và hoàn toàn biến đổi nó” (346).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu với người đau khổ có tính thường hằng: nó kéo dài trong thời gian nhờ hành động của Chúa Thánh Thần trong sứ mệnh của Giáo Hội, trong lời Chúa và trong các bí tích, nơi những con người thiện chí, cả nam lẫn nữ, và trong các sáng kiến bác ái được thực thi bằng tình yêu anh em của các cộng đoàn, nhờ thế làm khuôn mặt đích thực và tình yêu Thiên Chúa được mọi người biết đến. Thượng Hội Đồng cám ơn Thiên Chúa vì các chứng tá chói sáng, đôi khi dấu ẩn, của rất nhiều Kitô hữu - gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân - những người đã cho Chúa Kitô, vị thầy thuốc đích thực của cả hồn lẫn xác, mượn tay và vẫn tiếp tục cho Người mượn tay chân, mắt mũi và tâm hồn. Thượng Hội Đồng huấn dụ mọi người tiếp tục chăm sóc những người bịnh hoạn yếu đau và đem họ tới sự hiện diện thông ban sự sống của Chúa Giêsu trong lời Chúa và trong Thánh Thể. Nên giúp đỡ những người đau khổ để họ đọc Sách Thánh và hiểu ra rằng tình trạng của họ giúp họ có khả năng tham dự một cách đặc biệt vào sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô để cứu rỗi thế giới (xem 2 Cor 4:8-11, 14) (347).
Việc công bố lời Chúa và người nghèo
Sách Thánh tỏ lộ tình yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với người nghèo và người thiếu thốn (xem Mt 25:31-46). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng hay nói tới sự quan trọng của việc giúp đỡ các anh chị em này khả năng nghe sứ điệp Tin Mừng và cảm nghiệm được sự gần gũi của các mục tử và cộng đoàn của họ. Thực thế, “người nghèo là những người trước hết có quyền được nghe công bố Tin Mừng; họ cần không những cơm bánh, mà còn là các lời hằng sống” (348). Phó tế phục vụ bác ái, một thừa tác vụ không bao giờ được thiếu trong các giáo hội của ta, phải luôn gắn bó với việc công bố lời Chúa và cử hành các mầu nhiệm thánh (349). Ấy thế nhưng, ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá sự kiện này là người nghèo chính là các tác nhân của phúc âm hóa. Trong Thánh Kinh, người nghèo thực sự là người hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa; trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là người có phúc, “vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3; xem Lc 6:20). Chúa đề cao tâm hồn đơn thành của những ai tìm thấy nơi Thiên Chúa các kho tàng đích thực, đặt hy vọng nơi Người, chứ không nơi những sự việc đời này. Giáo Hội không thể làm người nghèo thất vọng: “Các mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin của họ và khuyến khích họ lãnh trách nhiệm đối với đời sống họ” (350).
Giáo Hội cũng biết rằng sự nghèo khó có thể hiện hữu như một nhân đức, một nhân đức cần được vun sới và tự do chọn lấy, như man vàn thánh nhân đã làm. Nghèo khó cũng có thể hiện hữu như một thiếu thốn (indigence), thường phát sinh do bất công hay vị kỷ, biểu hiệu rõ rệt trong đói khát và túng thiếu, và như một nguồn của tranh chấp. Trong việc công bố lời Chúa, Giáo Hội biết rằng “một vòng tròn nhân đức” phải được cổ vũ giữa sự nghèo khó tự ý chọn và sự nghèo khó cần bị đánh bại; ta cần tái khám phá ra “sự tiết chế và tình liên đới, những giá trị của Tin Mừng đồng thời có tính phổ quát… Điều này khiến ta đưa ra các quyết định có tính hợp công lý và điều độ” (351).
Việc công bố lời Chúa và việc bảo vệ sáng thế
Dấn thân vào thế giới, như đã được lời Chúa đòi hỏi, khiến ta nhìn bằng con mắt mới toàn vũ trụ đã được tạo dựng, một vũ trụ đầy các dấu vết của lời mà qua đó mọi vật đã được dựng nên (xem Ga 1:2). Trong tư cách những con người nam nữ tin vào và công bố Tin Mừng, ta có trách nhiệm đối với tạo vật. Mạc khải giúp ta biết kế hoạch Thiên Chúa dành cho vũ trụ, nhưng nó cũng dẫn ta tới việc tố giác thái độ lầm lẫn kia từ khước không chịu nhìn mọi thực tại tạo dựng như là phản ảnh của Đấng Tạo Hóa, mà thay vào đó, chỉ là vật chất thô sơ cần khai thác không hề kiêng dè. Con người như thế thiếu hẳn lòng khiêm nhường chủ yếu giúp họ khả năng nhận ra tạo vật như hồng phúc Chúa ban, hồng phúc mà ta phải tiếp nhận và sử dụng phù hợp với kế hoạch của Người. Thay vào đó, sự ngạo mạn của con người nhân bản sống “như thể Thiên Chúa không hiện hữu” dẫn họ tới việc khai thác và làm biến dạng khuôn mặt thiên nhiên, không coi nó như công trình do bàn tay của lời sáng tạo làm nên. Trong ngữ cảnh thần học này, tôi muốn nhắc lại tuyên bố của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng. Các vị muốn nhắc nhở ta rằng: “chấp nhận lời Chúa, lời được Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội chứng thực, làm phát sinh ra một cách nhìn sự vật thật mới mẻ, cổ vũ một sinh thái chân chính, một sinh thái bắt rễ sâu trong việc vâng phục của đức tin… [và] khai triển ra một nhạy cảm thần học đổi mới đối với sự tốt lành của mọi vật, vốn được tạo nên trong Chúa Kitô” (352). Ta cần được cải huấn trong sự thán phục và trong khả năng biết nhận ra vẻ đẹp vốn được biểu lộ trong các thực tại tạo dựng (353).
Top Stories
Vietnam: Chilly Church-State relationship
Joseph Dang
04:47 27/11/2010
Six months after the shocking removal of Hanoi archbishop, not a tiny bit of progress has been made in Vatican-Vietnam diplomatic ties. On the contrary, after the tragic situation at Con Dau, the persecution has escalated to the extent that local authorities forbade an ordinary bishop to say Mass in his own diocese; and the lawyer who defended Con Dau Catholics were arrested and persecuted. In that context, “Patriotic Catholics” have just been mobilised to coerce Catholics to be "good citizens".
Speaking at the congress of the “Vietnam Committee for Solidarity of Catholics” held in Hanoi, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan urged priests and lay people in the group to help “dissolve relationship conflicts between the State and the Church" and "organise a 'good citizen campaign' among Catholics especially on the occasion of Christmas Season 2010”. The "patriotic group" disclosed on its own web site last week.
Originally called the “Liaison Committee of Patriotic and Peace-Loving Catholics”, the pro-government Catholic group was set up by the Communist Party in 1955 with the goal of establishing a “patriotic Church” along Chinese lines, separate from Rome.
Nhan, a Politburo member of the Central Committee of the Vietnamese Communist Party, told the group that Vietnamese Chairman Nguyen Minh Triet would like to meet with Catholic representatives to discuss “matters of common concern”.
The involvement of Triet reflects a reality that Church-State relationship in Vietnam has become tense after a series of land disputes; waves of overt persecution against Catholics in Tam Toa (Quang Binh), Dong Chiem (Hanoi), and Con Dau (Da Nang); and in particular the removal of archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi.
State media had been depicted Archbishop Joseph Ngo, a thorn in the eyes of the Vietnamese government, as a blockade in the road for Vietnam-Vatican diplomatic relations. However, six months after the removal of the prelate, not a tiny bit of actual progress in the bilateral relation has been made. Particularly, the plan of the Holy See, announced on June 26, to name a “non-resident representative” to Vietnam is still far from reality.
Vietnamese government seems to be interested in nothing else other than the removal of the young archbishop who had been so popular to the Vietnamese public as the voice for the oppressed.
The frigidity in the Church-State relationship has become more evident. In a historic move, the 11th Plenary Meeting of the Catholic Bishops’ Conference of Vietnam, from Oct. 4 to Oct. 8, 2010, did not include “a meeting with Vietnam's Prime Minister” as usual.
Since the Communist takeover of South Vietnam in 1975, at the end of each episcopal conference, no matter where the meeting was held: right in Hanoi or thousands of kilometer away in the South, bishops went to Hanoi to meet with the Prime Minister – a “custom” that has drawn much criticism among Catholics and non-Catholics alike.
It had also been reported that during their 11th meeting, bishops were pressured by the Communist Party to include in their pastoral letter at the end of the meeting some paragraphs to promote the idea of “a good Catholic is a good citizen”. But the bishops refused to do so.
The phrase, taken out of its context from Pope Benedict XVI’s speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009, has been used by State media to urge Catholics for a complete and unconditional submission to civil authorities.
“From the government’s perspectives,” Fr. Joseph Nguyen in Hanoi explained, “good citizens are understood as those who would blindly follow its instructions, no matter right or wrong, just or unjust; who would be willing to kill their unborn children to conform to its harsh restrictive population policies, who would be ready to donate their church and their land to the Party. No Christian can urge others to do so, none at all, let alone priests”
A month later, in his letter dated Nov. 21 to priests, religious and faithful of the diocese of Kontum, Bishop Michael Hoang Duc Oanh told his flock that a group of militia at K’Bang, Pleiku had put him in custody for hours to hinder his pastoral visit at Son Lang.
The prelate also disclosed that on Nov. 7, he celebrated Sunday Mass at a couple of houses in several villages of the rural county of Kon Chro. All house owners were arrested later and suffered hours-long interrogation rounds. In an instance, he himself was threatened by communist cadres in front of his parishioners: "If you keep coming to officiate Mass for these people you will be arrested and put in jail." The prelate wrote in his pastoral letter.
In another event, a week after his failure to represent Con Dau Catholic defendants at their trial in Da Nang, lawyer Cu Huy Ha Vu, himself, was arrested on Nov. 4. State media reported that police found anti-state documents on his laptop, several with calls for a multi-party system. He was arrested for "propaganda against the state" and would be detained for at least four months.
So far, none of the lawyers daring to defend Catholics in land disputes with governments could escape overt persecutions from the tyranny regime.
It would be missing not to mention that state media has just launched a campaign to attack a Catholic priest in Auckland, New Zealand, Fr. Nguyen Huu Le, for his film “The Truth about Uncle Ho” which has caused great shocks among Vietnamese people to the extent that it may threaten the survival of the communist party.
In his film, Fr. Nguyen, who had been in communist jails for more than 13 years, interviewed dozen historical witnesses about the role of Ho Chi Minh in the murder of millions of Vietnamese in the Vietnam War and in the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956.
Relating to the later, in an official document titled “The history of Vietnam economics from 1945 to 2000”, the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. It admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice.
Fr. Nguyen’s spectacular work has caused great bewilderment among communists as most of those who gave their testimonies in the film were former high-ranking Party members who had been close to Ho more than whomever during a long period. Among them were Nguyen Minh Can, the former ambassador of Vietnam in Russia, and Vu Thu Hien, a son of Vu Dinh Huynh. The later had been Ho’s private secretary for decades. Dismissing myths which the Party had been fabricating about Ho, they unanimously condemned the communist leader as a genocide and mass murderer.
The film, put in YouTube, can be viewed widely in Vietnam.
Speaking at the congress of the “Vietnam Committee for Solidarity of Catholics” held in Hanoi, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan urged priests and lay people in the group to help “dissolve relationship conflicts between the State and the Church" and "organise a 'good citizen campaign' among Catholics especially on the occasion of Christmas Season 2010”. The "patriotic group" disclosed on its own web site last week.
Originally called the “Liaison Committee of Patriotic and Peace-Loving Catholics”, the pro-government Catholic group was set up by the Communist Party in 1955 with the goal of establishing a “patriotic Church” along Chinese lines, separate from Rome.
Nhan, a Politburo member of the Central Committee of the Vietnamese Communist Party, told the group that Vietnamese Chairman Nguyen Minh Triet would like to meet with Catholic representatives to discuss “matters of common concern”.
The involvement of Triet reflects a reality that Church-State relationship in Vietnam has become tense after a series of land disputes; waves of overt persecution against Catholics in Tam Toa (Quang Binh), Dong Chiem (Hanoi), and Con Dau (Da Nang); and in particular the removal of archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi.
State media had been depicted Archbishop Joseph Ngo, a thorn in the eyes of the Vietnamese government, as a blockade in the road for Vietnam-Vatican diplomatic relations. However, six months after the removal of the prelate, not a tiny bit of actual progress in the bilateral relation has been made. Particularly, the plan of the Holy See, announced on June 26, to name a “non-resident representative” to Vietnam is still far from reality.
Vietnamese government seems to be interested in nothing else other than the removal of the young archbishop who had been so popular to the Vietnamese public as the voice for the oppressed.
The frigidity in the Church-State relationship has become more evident. In a historic move, the 11th Plenary Meeting of the Catholic Bishops’ Conference of Vietnam, from Oct. 4 to Oct. 8, 2010, did not include “a meeting with Vietnam's Prime Minister” as usual.
Since the Communist takeover of South Vietnam in 1975, at the end of each episcopal conference, no matter where the meeting was held: right in Hanoi or thousands of kilometer away in the South, bishops went to Hanoi to meet with the Prime Minister – a “custom” that has drawn much criticism among Catholics and non-Catholics alike.
It had also been reported that during their 11th meeting, bishops were pressured by the Communist Party to include in their pastoral letter at the end of the meeting some paragraphs to promote the idea of “a good Catholic is a good citizen”. But the bishops refused to do so.
The phrase, taken out of its context from Pope Benedict XVI’s speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009, has been used by State media to urge Catholics for a complete and unconditional submission to civil authorities.
“From the government’s perspectives,” Fr. Joseph Nguyen in Hanoi explained, “good citizens are understood as those who would blindly follow its instructions, no matter right or wrong, just or unjust; who would be willing to kill their unborn children to conform to its harsh restrictive population policies, who would be ready to donate their church and their land to the Party. No Christian can urge others to do so, none at all, let alone priests”
A month later, in his letter dated Nov. 21 to priests, religious and faithful of the diocese of Kontum, Bishop Michael Hoang Duc Oanh told his flock that a group of militia at K’Bang, Pleiku had put him in custody for hours to hinder his pastoral visit at Son Lang.
The prelate also disclosed that on Nov. 7, he celebrated Sunday Mass at a couple of houses in several villages of the rural county of Kon Chro. All house owners were arrested later and suffered hours-long interrogation rounds. In an instance, he himself was threatened by communist cadres in front of his parishioners: "If you keep coming to officiate Mass for these people you will be arrested and put in jail." The prelate wrote in his pastoral letter.
In another event, a week after his failure to represent Con Dau Catholic defendants at their trial in Da Nang, lawyer Cu Huy Ha Vu, himself, was arrested on Nov. 4. State media reported that police found anti-state documents on his laptop, several with calls for a multi-party system. He was arrested for "propaganda against the state" and would be detained for at least four months.
So far, none of the lawyers daring to defend Catholics in land disputes with governments could escape overt persecutions from the tyranny regime.
It would be missing not to mention that state media has just launched a campaign to attack a Catholic priest in Auckland, New Zealand, Fr. Nguyen Huu Le, for his film “The Truth about Uncle Ho” which has caused great shocks among Vietnamese people to the extent that it may threaten the survival of the communist party.
In his film, Fr. Nguyen, who had been in communist jails for more than 13 years, interviewed dozen historical witnesses about the role of Ho Chi Minh in the murder of millions of Vietnamese in the Vietnam War and in the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956.
Relating to the later, in an official document titled “The history of Vietnam economics from 1945 to 2000”, the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. It admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice.
Fr. Nguyen’s spectacular work has caused great bewilderment among communists as most of those who gave their testimonies in the film were former high-ranking Party members who had been close to Ho more than whomever during a long period. Among them were Nguyen Minh Can, the former ambassador of Vietnam in Russia, and Vu Thu Hien, a son of Vu Dinh Huynh. The later had been Ho’s private secretary for decades. Dismissing myths which the Party had been fabricating about Ho, they unanimously condemned the communist leader as a genocide and mass murderer.
The film, put in YouTube, can be viewed widely in Vietnam.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tại Penrose Park, NSW, Úc-đại-lợi
Hồng Việt
01:47 27/11/2010
(Nằm giữa đường từ Canberra & Sydney và cách Canberra/Sydney khoảng 150km) |
Đền CTTĐVN được xây cất tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park do Dòng Ẩn tu
Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ là PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, N.S.W. 2577. Đền CTTĐVN vừa mới được trùng tu và gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam.
Để mường tượng ra phần nào khung cảnh nơi Đền CTTĐVN, xin mời độc giả hãy tìm hiểu đôi nét về Dòng Ẩn tu và vị Thánh Bổn Mạng của Dòng này. Thánh Phao Lồ Ẩn tu Tiên khởi không phải là Thánh Phao Lồ Tông Đồ mà Ngài được xem là vị Thánh Ẩn tu đầu tiên của Giáo Hội. Sinh năm 228, trong một gia đình trưởng giả và giàu có tại Alexandria, Ai-cập. Vào khoảng năm 250, khi Hoàng đế Caesar Decius bách hại đạo Công Giáo, chàng thanh niên trẻ Phao Lồ đã trốn vào sa-mạc Thebes gần biển Đỏ để học và sống cuộc đời ẩn dật tại đó cho đến hết đời. Vị Thánh Ẩn tu này đã dành gần 90 năm, liên lỉ cầu nguyện, đền tội và suy niệm về Chúa. Chính Thánh Antôn Ẩn tu (Anthony The Abbot) đã phát hiện ra Thánh Phao Lồ và loan truyền về cuộc đời thánh thiện của Ngài.
Giáo dân Canberra hành hương và mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Penrose Park vào Chúa Nhật 21-XI-2010 |
Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ có chi nhánh ở rất nhiều nơi trên Thế giới, như Đức, Slovakia, Nam-tư, Ukraine, Belarusia, Hungary, Ý-đại-lợi, Hoa-kỳ, Nam Mỹ… Khi Linh Mục Augustin Lazur sang Úc, ngài đã mang theo một sứ mạng là mở rộng nhà Dòng tại đây. Thế là vào năm 1984 Cha Lazur đã mua một miếng đất rất rộng gọi là Penrose Park để xây cất Tu Viện và nhà thờ. Cũng tại đây, Đền CTTĐVN và nhiều Đền Thánh của các sắc dân khác cũng được xây dựng với những lối kiến trúc rất khác nhau thể hiện nét đặc thù, văn hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Ngay trong lúc dâng lễ, chúng tôi đã thấy từng đoàn khách hành hương, có lẽ họ từ ngoại quốc đến, với máy chụp hình, máy quay phim trên tay lúc nào cũng sẵn mở. Họ im lặng và nhanh chóng ghi lại hình ảnh các Đền Thánh mà hầu như không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Người ta ước lượng, hằng tháng có đến 2000 khách hành hương viếng thăm Penrose Park, mà đông nhất là vào ngảy 13 mỗi tháng, Ngày Fatima.
LM Tuyên Úy Phêrô Bùi Xuân Mỹ, hai Thừa Tác Viên Bàn Thánh (Acolytes) và hai cậu giúp lễ trước Đền CTTĐVN |
Cha TU nhắc nhở Cộng Đoàn, Tháng XI là tháng dành riêng để cầu cho các đẳng linh hồn đang được thanh tẩy nơi Luyện ngục (Purgatory). Trong thánh lễ Ngài còn nhắc nhở mọi người cầu nguyện cho Cộng Đoàn, cầu cho Giáo Hội địa phương, Giáo Hội hoàn vũ và cách riêng cầu cho Giáo Hội Mẹ tại quê nhà.
Sau Thánh Lễ, như thông lệ hằng năm, cả Cộng Đoàn lại cùng nhau chụp vài tấm hình kỷ niệm trước khi ra về. Được biết đền CTTĐVN sẽ được tiếp tục tân trang trong những ngày sắp đến.
Nếu có dịp đi qua đây, hãy dừng thăm Đền CTTĐVN tại Penrose Park. Đền tuy nhỏ, với lối kiến trúc không cầu kỳ. Nhưng với khung cảnh núi rừng hoang sơ và sự tĩnh mịch nơi tu viện, chắc chắn khách hành hương sẽ tìm được những giây phút rất thanh thản và bình an.
Ca đoàn Dũng Lạc, dù chỉ với hai cây đàn thùng mà tiếng hát đã cất cao, vang vọng cả một góc rừng.
Lễ CTTĐVN 2010 tại Penrose Park
Hội đồng mục vụ giáo xứ Tuy Hoà tĩnh tâm-đại hội thường niên
Giáo xứ Tuy Hòa
09:47 27/11/2010
Hội đồng mục vụ giáo xứ Tuy Hoà tĩnh tâm-đại hội thường niên
Trong thời khoá biểu sinh hoạt mục vụ của giáo xứ Tuy Hoà, hằng năm, vào dịp cuối năm Phụng Vụ và chuẩn bị bước vào Năm Phụng Vụ mới, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ đã được cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền triệu tập để dành ra một ngày tĩnh tâm và đại hội.
Theo tinh thần của Giáo Luật và trong Nội Qui của giáo xứ Tuy Hoà, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ là tổ chức điều hành mục vụ chính yếu và bao gồm nhất dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của linh mục quản xứ. Trong cơ cấu mục vụ nầy, gồm có các thành viên đơn vị như HỘI ĐỒNG CHỨC VIỆC, BAN ĐẠI DIỆN CÁC CỘNG ĐOÀN TU SĨ GIÚP MỤC VỤ, BAN ĐIỀU HÀNH CÁC HỘI ĐOÀN (Legio Mariae, các Bà Mẹ Công Giáo, Ca đoàn, Hội Nhà Giáo...), BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHUYÊN BAN MỤC VỤ (Truyền Thông, Văn Hoá, Huấn Giáo, Phụng vụ, Dự tòng-Tân Tòng, Trợ Táng, Trật tự, Học sinh-Sinh viên, Xây dựng, Giới trẻ...).
Trong cuộc tĩnh tâm-đại hội năm nay, chương trình buổi sáng dành để báo cáo và kiểm điểm lại tình hình mục vụ tổng quát trong một năm và buổi chiều dành cho công tác triển khai PHƯƠNG ÁN MỤC VỤ TỔNG QUÁT NĂM 2011 VÀ MỤC VỤ GIÁNG SINH 2010. Cuối giờ sinh hoạt buổi sáng là giờ Chầu Phép Lành và kết thúc ngày tĩnh tâm-đại hội là Thánh Lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng. Về tham dự cuộc tĩnh tâm và đại hội quan trọng nầy có khoảng 40 thành viên Hội Đồng Chức Việc và 20 thành viên đại diện cho các ban Điều Hành các hội đoàn và chuyên ban mục vụ. Đặc biệt có cha Thành đại diện cho cộng đoàn tu sĩ dòng Đồng Công và các nữ tu đại diện cho hai hội dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn và Phaolô Đà Nẵng. Trong cuộc đại hội nầy, Hội Đồng Mục Vụ đã thông qua hai văn bản định hướng mục vụ đã được tu chính: NỘI QUY GIÁO XỨ TUY HOÀ và ĐIỀU LỆ HỘI ĐỒNG MỤC VU-HỘI ĐỒNG CHỨC VIỆC GIÁO XỨ TUY HOÀ.
Trong dịp nầy, Hội Đồng Mục Vụ cũng điều chỉnh lại địa bàn mục vụ cho thích hợp với tình hình mục vụ mới kể từ sau khi giáo họ Hóc Gáo trở thành giáo xứ. Cụ thể là một giáo khu mới được thiết lập thuộc phía Bắc giáp giáo xứ Mằng Lăng. Đó là Giáo Khu 7. Vào buổi chiều cùng ngày, toàn thể Hội Đồng Mục Vụ đã triển khai các nội dung thuộc mục vụ đại lế Giáng Sinh và một số chuyên đề mục vụ Phụng Vụ trong tài liệu CẨM NANG PHỤNG VỤ NGOÀI THÁNH ĐƯỜNG.
Ngày tĩnh tâm-đại hội HĐMV giáo xứ Tuy Hoà đã kết thúc tốt đẹp với cao điểm là Thánh Lễ Tạ ơn, cũng là Thánh Lễ khởi đầu Năm Phụng Vụ mới, như một lời mời gọi toàn thể dân Chúa trong giáo xứ cùng lên đường trong 'MỘT THẦN KHÍ DUY NHẤT" để chu toàn SỨ VỤ TÔNG ĐỒ, CHỨNG NHÂN mà Đức Kitô đã ân cần trao gởi.
Trong thời khoá biểu sinh hoạt mục vụ của giáo xứ Tuy Hoà, hằng năm, vào dịp cuối năm Phụng Vụ và chuẩn bị bước vào Năm Phụng Vụ mới, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ đã được cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền triệu tập để dành ra một ngày tĩnh tâm và đại hội.
Theo tinh thần của Giáo Luật và trong Nội Qui của giáo xứ Tuy Hoà, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ là tổ chức điều hành mục vụ chính yếu và bao gồm nhất dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của linh mục quản xứ. Trong cơ cấu mục vụ nầy, gồm có các thành viên đơn vị như HỘI ĐỒNG CHỨC VIỆC, BAN ĐẠI DIỆN CÁC CỘNG ĐOÀN TU SĨ GIÚP MỤC VỤ, BAN ĐIỀU HÀNH CÁC HỘI ĐOÀN (Legio Mariae, các Bà Mẹ Công Giáo, Ca đoàn, Hội Nhà Giáo...), BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHUYÊN BAN MỤC VỤ (Truyền Thông, Văn Hoá, Huấn Giáo, Phụng vụ, Dự tòng-Tân Tòng, Trợ Táng, Trật tự, Học sinh-Sinh viên, Xây dựng, Giới trẻ...).
Trong cuộc tĩnh tâm-đại hội năm nay, chương trình buổi sáng dành để báo cáo và kiểm điểm lại tình hình mục vụ tổng quát trong một năm và buổi chiều dành cho công tác triển khai PHƯƠNG ÁN MỤC VỤ TỔNG QUÁT NĂM 2011 VÀ MỤC VỤ GIÁNG SINH 2010. Cuối giờ sinh hoạt buổi sáng là giờ Chầu Phép Lành và kết thúc ngày tĩnh tâm-đại hội là Thánh Lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng. Về tham dự cuộc tĩnh tâm và đại hội quan trọng nầy có khoảng 40 thành viên Hội Đồng Chức Việc và 20 thành viên đại diện cho các ban Điều Hành các hội đoàn và chuyên ban mục vụ. Đặc biệt có cha Thành đại diện cho cộng đoàn tu sĩ dòng Đồng Công và các nữ tu đại diện cho hai hội dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn và Phaolô Đà Nẵng. Trong cuộc đại hội nầy, Hội Đồng Mục Vụ đã thông qua hai văn bản định hướng mục vụ đã được tu chính: NỘI QUY GIÁO XỨ TUY HOÀ và ĐIỀU LỆ HỘI ĐỒNG MỤC VU-HỘI ĐỒNG CHỨC VIỆC GIÁO XỨ TUY HOÀ.
Trong dịp nầy, Hội Đồng Mục Vụ cũng điều chỉnh lại địa bàn mục vụ cho thích hợp với tình hình mục vụ mới kể từ sau khi giáo họ Hóc Gáo trở thành giáo xứ. Cụ thể là một giáo khu mới được thiết lập thuộc phía Bắc giáp giáo xứ Mằng Lăng. Đó là Giáo Khu 7. Vào buổi chiều cùng ngày, toàn thể Hội Đồng Mục Vụ đã triển khai các nội dung thuộc mục vụ đại lế Giáng Sinh và một số chuyên đề mục vụ Phụng Vụ trong tài liệu CẨM NANG PHỤNG VỤ NGOÀI THÁNH ĐƯỜNG.
Ngày tĩnh tâm-đại hội HĐMV giáo xứ Tuy Hoà đã kết thúc tốt đẹp với cao điểm là Thánh Lễ Tạ ơn, cũng là Thánh Lễ khởi đầu Năm Phụng Vụ mới, như một lời mời gọi toàn thể dân Chúa trong giáo xứ cùng lên đường trong 'MỘT THẦN KHÍ DUY NHẤT" để chu toàn SỨ VỤ TÔNG ĐỒ, CHỨNG NHÂN mà Đức Kitô đã ân cần trao gởi.
Khánh thành Trung tâm Mục vụ Giáo phận Dalat
Trần Tiến
21:21 27/11/2010
ĐÀ LẠT - Vào lúc 9 giờ 30 sáng 27.11.2010 khoảng trên 15.000 tín hữu kinh và thượng thuộc giáo phận Đà lạt cùng với các linh mục của mình đã có mặt để khánh thành trung tâm mục vụ giáo phận Dalat chuyên lo đào tạo giáo dân với các toà nhà dáng dân tộc Tây nguyên, hiện thực Hội nhập văn hoá để truyền giáo.
Xem hình ảnh
Dưới trời nắng chói chan, sau những ngày mưa dầm, toàn giáo phận cùng với linh mục đoàn giáo phận Dalat, có đại diện một số linh mục TGP Hà Nội và Thanh Hoá đồng tế với Đức Tổng Phêro Nguyễn văn Nhơn, nguyên giám mục Dalat, đã khởi công, nay được mời vể để làm phép khánh thành để đưa vào sử dụng với cha Nguyễn mạnh Tuyên làm giám đốc tiên khởi…
Cả giáo phận đầu tư cho các tầng lớp giáo dân gồm mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Ngôi nhà khang trang hơn ngôi chủng viện Minh Hoà bên cạnh là nơi huấn luyện các chủng sinh và các thày với tinh thần nghèo khó để sau này đi làm mục vụ thích hợp hơn với môi trường người nghèo của đại đa số người dân Việt…
Tạ ơn Chúa qua 50 năm hình thành và phát triển giáo phận Dalat được số giáo dân hơn 300.000 người, mà người Thượng đã chiếm hơn 100.000 người. Cám ơn mọi người thiện chi đã góp công góp của đã làm nên kỳ tích với nội lực nhiều hơn là quyên góp ngoại lực ê ẩm… Triển vọng tương lai đầy hứa hẹn đem lại rất nhiễu lọi ích cho mọi người… Xin hiệp thông nguyện cầu.
Xem hình ảnh
Dưới trời nắng chói chan, sau những ngày mưa dầm, toàn giáo phận cùng với linh mục đoàn giáo phận Dalat, có đại diện một số linh mục TGP Hà Nội và Thanh Hoá đồng tế với Đức Tổng Phêro Nguyễn văn Nhơn, nguyên giám mục Dalat, đã khởi công, nay được mời vể để làm phép khánh thành để đưa vào sử dụng với cha Nguyễn mạnh Tuyên làm giám đốc tiên khởi…
Cả giáo phận đầu tư cho các tầng lớp giáo dân gồm mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Ngôi nhà khang trang hơn ngôi chủng viện Minh Hoà bên cạnh là nơi huấn luyện các chủng sinh và các thày với tinh thần nghèo khó để sau này đi làm mục vụ thích hợp hơn với môi trường người nghèo của đại đa số người dân Việt…
Tạ ơn Chúa qua 50 năm hình thành và phát triển giáo phận Dalat được số giáo dân hơn 300.000 người, mà người Thượng đã chiếm hơn 100.000 người. Cám ơn mọi người thiện chi đã góp công góp của đã làm nên kỳ tích với nội lực nhiều hơn là quyên góp ngoại lực ê ẩm… Triển vọng tương lai đầy hứa hẹn đem lại rất nhiễu lọi ích cho mọi người… Xin hiệp thông nguyện cầu.
CĐCGVN Sydney Mừng Kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Diệp Hải Dung
21:26 27/11/2010
SYDNEY - Tối thứ Bảy 27/11/2010 khoảng 3000 người kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Quan Thầy của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney.
Xem hình ảnh
Đoàn Phụng vụ, Đức Giám Mục Terry Brady, quý Cha, các Hội Đoàn tập trung duới cuối công viên và sau 3 hồI chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên Lễ đài.
Đức Giám Mục Terry Brady cùng quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi đến trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lên nén hương để kính nhớ đến các bậc Tiền Nhân Anh Hùng Tử Đạo. Sau đó Đức Giám Mục Terry Brady cùng với 9 Cha hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Đức Giám Mục khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney rất sốt sắng đạo đức,và luôn giữ truyền thống dân tộc. hơn nữa Cộng Đồng cũng đã đã đóng góp những lợi ích xây dựng cho Giáo Hội Úc và quý Cha Việt Nam đã tích cực ở các Giáo Xứ. Sau cùng ĐGM khuyên mọi người Việt Nam hãy sống trong Đức Tin noi gương theo các Thánh Tử Đạo Việt Nam để làm chứng nhân cho Chúa.
Đặc biệt trong Thánh lễ có phần nghi thức Thánh Vũ dâng Lễ Vật rất trang nghiêm long trọng do các em Thiếu Nhi phụng vụ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Tổng Thư Ký CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, và quý Cha đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng, đồng thời một bạn trẻ thay mặt Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney tặng Hoa cho Đức Giám Mục để tỏ lòng tri ân.
Đức Giám Mục cũng ngỏ lờI cám ơn quý Cha, và tất cả mọI người, đặc biệt Ngài khen ngợi Ca đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Giáo Đoàn Revesby hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm sốt sắng long trọng. Sau đó Thánh lễ kết thúc.
Xem hình ảnh
Đoàn Phụng vụ, Đức Giám Mục Terry Brady, quý Cha, các Hội Đoàn tập trung duới cuối công viên và sau 3 hồI chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên Lễ đài.
Đức Giám Mục Terry Brady cùng quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi đến trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lên nén hương để kính nhớ đến các bậc Tiền Nhân Anh Hùng Tử Đạo. Sau đó Đức Giám Mục Terry Brady cùng với 9 Cha hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Đức Giám Mục khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney rất sốt sắng đạo đức,và luôn giữ truyền thống dân tộc. hơn nữa Cộng Đồng cũng đã đã đóng góp những lợi ích xây dựng cho Giáo Hội Úc và quý Cha Việt Nam đã tích cực ở các Giáo Xứ. Sau cùng ĐGM khuyên mọi người Việt Nam hãy sống trong Đức Tin noi gương theo các Thánh Tử Đạo Việt Nam để làm chứng nhân cho Chúa.
Đặc biệt trong Thánh lễ có phần nghi thức Thánh Vũ dâng Lễ Vật rất trang nghiêm long trọng do các em Thiếu Nhi phụng vụ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Tổng Thư Ký CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, và quý Cha đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng, đồng thời một bạn trẻ thay mặt Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney tặng Hoa cho Đức Giám Mục để tỏ lòng tri ân.
Đức Giám Mục cũng ngỏ lờI cám ơn quý Cha, và tất cả mọI người, đặc biệt Ngài khen ngợi Ca đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Giáo Đoàn Revesby hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm sốt sắng long trọng. Sau đó Thánh lễ kết thúc.
Giáo xứ Đồng Tiến Saigòn mừng kỷ niệm 50 năm thành lập
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
21:33 27/11/2010
Sài Gòn, vào lúc 17h00 thứ bảy ngày 27 tháng 11 năm 2010, Giáo xứ Đồng Tiến hạt Phú Thọ hân hoan chào đón Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám mục Giáo Phận Sài Gòn, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản Giáo Phận Ban Mê Thuột, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Giáo Phận Bắc Ninh, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu Giáo Phận Long Xuyên, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giáo Phận Nha Trang, quý Cha trong và ngoài Giáo Phận về dâng thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ (1960 – 2010).
Xem hình ảnh
Hôm nay, Giáo xứ cũng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam – bổn mạng Giáo xứ, 50 năm thụ phong Linh mục của hai Cha Nicoloas Quang Điện và Ambrôsiô Đỗ Bích Ngô, 40 năm thụ phong Linh mục của Cha chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, khánh thành phòng khám từ thiện Mai Khôi, mừng thọ các cụ cao niên trong Giáo xứ.
Trước thánh lễ, đoàn rước kiệu Xương Thánh xung quanh Nhà thờ trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng, tưởng nhớ cha ông đã hy sinh máu đào để làm chứng cho Đức Kitô, để hạt giống Đức Tin được nảy nở và lưu truyền mãi về sau.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse diễn tả Linh mục trong Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ được Thiên Chúa tuyển chọn trong yếu đuối mỏng dòn, phải là người của sự Hiệp Thông, được thánh hóa vì sứ vụ.
Cuối thánh lễ, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ thay mặt Giáo xứ cám ơn Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, và kính dâng Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha những lẵng hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng quý mến của Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Hôm nay, Giáo xứ cũng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam – bổn mạng Giáo xứ, 50 năm thụ phong Linh mục của hai Cha Nicoloas Quang Điện và Ambrôsiô Đỗ Bích Ngô, 40 năm thụ phong Linh mục của Cha chánh xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao, khánh thành phòng khám từ thiện Mai Khôi, mừng thọ các cụ cao niên trong Giáo xứ.
Trước thánh lễ, đoàn rước kiệu Xương Thánh xung quanh Nhà thờ trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng, tưởng nhớ cha ông đã hy sinh máu đào để làm chứng cho Đức Kitô, để hạt giống Đức Tin được nảy nở và lưu truyền mãi về sau.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse diễn tả Linh mục trong Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ được Thiên Chúa tuyển chọn trong yếu đuối mỏng dòn, phải là người của sự Hiệp Thông, được thánh hóa vì sứ vụ.
Cuối thánh lễ, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ thay mặt Giáo xứ cám ơn Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, và kính dâng Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha những lẵng hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng quý mến của Giáo xứ.
Cảm nhận từ cuộc tĩnh tâm-đại hội HĐMV giáo xứ Tuy Hoà: Một thần khí duy nhất
MT
21:56 27/11/2010
Một thần khí duy nhất (I Cr 12,13)
(Cảm nhận từ cuộc tĩnh tâm-đại hội HĐMV giáo xứ Tuy Hoà)
Hôm nay thứ 7 sau Chúa nhật Kitô Vua – ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2010, để cuối ngày hôm nay, cả Hội Thánh Công Giáo lại bước sang một chặng đường mới, một Năm Phụng Vụ mới, 2011.
Hội đồng Mục Vụ giáo xứ Tuy Hòa tổ chức tĩnh tâm và đại hội vào thời điểm này thật thích hợp; vì đây là lúc cần nhìn lại những việc đã qua để chợt thấy những gì phải thực hiện nơi chặng đường phía trước.
Một năm đã qua đi, giờ đây cùng ngồi với nhau trong không khí của một gia đình giáo xứ nhìn lại những sinh hoạt mục vụ, nổ lực phát triển giáo xứ và nuôi dưỡng đời sống đức tin của dân Chúa có không ít những thành quả tốt đẹp, nhưng gặp cũng không ít khó khăn, vướng mắc chưa khắc phục được, từ đó đưa ra một hướng đi mới, một phương án mục vụ cho năm mới mang chủ đề: Một thần khí duy nhất (I Cr 12,13).
Nội dung chủ đề cũng là định hướng nền tảng cho một năm sống đạo đó chính là tiếp tục khai triển và đào sâu một trong ba chủ đích của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: HIỆP THÔNG.
Dựa trên chính tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa vừa mới kết thúc, Phương án mục vụ tổng quát của năm 2011 đã khai triển nội dung nầy như sau:
1. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA
“Sự hiêp thông theo chiều dọc nối kết con người với Thiên Chúa chính là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông chiều ngang giữa con người với con người. Chỉ khi gắn bó trọn cả con người và cuộc sống của mình với Thiên Chúa nhờ các nhân đức đối thần Tin, Cậy Mến, người tín hữu mới có thể hoàn thiện mối tương giao với tha nhân nhờ các đức tính nhân bản…” (Số 12, Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa)
2. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG HIỆP THÔNG VỚI MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA:
“Sống mầu nhiệm hiệp thông chính là điều mà các môn đệ Chúa Kitô tại Việt Nam phải thực thi mọi nơi và mọi lúc. Lời nhận định của lương dân về cộng đoàn Giáo Hội sơ khai tại Giêrusalem “kìa họ thương mến nhau biết bao”, hay biệt hiệu “Đạo Yêu Thương” được gán cho cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long, vẫn luôn thúc đẩy các tín hữu tại Việt nam phải thể hiện rõ nét hơn nữa một Giáo Hội hiệp thông bằng cách phát huy mối tương quan trong đức ái giữa các thành phần Dân Chúa” (Sđd số 16)
3. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG CHỨNG NHÂN VÀ LOAN BÁO SỰ HIỆP THÔNG GIỮA DÒNG ĐỜI:
“Giáo Hội tại Việt Nam muốn thực thi trọn vẹn sứ mạng trở nên dấu chỉ và khí cụ sự hiệp thông giữa người với người, vượt lên trên mọi khác biệt về giai cấp, văn hóa hay chính kiến…Chính vì thế, một đàng Giáo Hội không chấp nhận thỏa hiệp với những gì là tội lỗi và bất công; đàng khác, Giáo Hội vẫn luôn luôn mong muốn giúp mọi người đón nhận lòng nhân hậu xót thương và tha thứ của Thiên Chúa trong Đức Kitô…” (Sđd số 17)
Đại hội Hội đồng mục vụ giáo xứ được tổ chức liền sau khi kết thúc Đại hội Dân Chúa Việt Nam ngày 25.11.2010 càng thích hợp cho mỗi chức việc, mỗi thành viên của ban ngành đoàn thể luôn sống với tâm tình “Đồng chung trách nhiệm” với Giáo hội như Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa gởi đến: xây dựng “Hội Thánh như một gia đình”, trong đó mọi người hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm làm sao để mỗi ngày mỗi phát triển tốt đẹp hơn.
Với những thao thức, những trăn trở, những ước nguyện trong mỗi chúng ta nhờ vào “Một Thần Khí duy nhất”, như định hướng của Phương Án mục vụ năm 2011 đề ra, hy vọng cuộc hành trình đức tin trong những ngày sắp tới sẽ phát sinh nhiều hoa trái tốt tươi phong phú.
(Cảm nhận từ cuộc tĩnh tâm-đại hội HĐMV giáo xứ Tuy Hoà)
Hôm nay thứ 7 sau Chúa nhật Kitô Vua – ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2010, để cuối ngày hôm nay, cả Hội Thánh Công Giáo lại bước sang một chặng đường mới, một Năm Phụng Vụ mới, 2011.
Hội đồng Mục Vụ giáo xứ Tuy Hòa tổ chức tĩnh tâm và đại hội vào thời điểm này thật thích hợp; vì đây là lúc cần nhìn lại những việc đã qua để chợt thấy những gì phải thực hiện nơi chặng đường phía trước.
Một năm đã qua đi, giờ đây cùng ngồi với nhau trong không khí của một gia đình giáo xứ nhìn lại những sinh hoạt mục vụ, nổ lực phát triển giáo xứ và nuôi dưỡng đời sống đức tin của dân Chúa có không ít những thành quả tốt đẹp, nhưng gặp cũng không ít khó khăn, vướng mắc chưa khắc phục được, từ đó đưa ra một hướng đi mới, một phương án mục vụ cho năm mới mang chủ đề: Một thần khí duy nhất (I Cr 12,13).
Nội dung chủ đề cũng là định hướng nền tảng cho một năm sống đạo đó chính là tiếp tục khai triển và đào sâu một trong ba chủ đích của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam: HIỆP THÔNG.
Dựa trên chính tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa vừa mới kết thúc, Phương án mục vụ tổng quát của năm 2011 đã khai triển nội dung nầy như sau:
1. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA
“Sự hiêp thông theo chiều dọc nối kết con người với Thiên Chúa chính là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông chiều ngang giữa con người với con người. Chỉ khi gắn bó trọn cả con người và cuộc sống của mình với Thiên Chúa nhờ các nhân đức đối thần Tin, Cậy Mến, người tín hữu mới có thể hoàn thiện mối tương giao với tha nhân nhờ các đức tính nhân bản…” (Số 12, Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa)
2. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG HIỆP THÔNG VỚI MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA:
“Sống mầu nhiệm hiệp thông chính là điều mà các môn đệ Chúa Kitô tại Việt Nam phải thực thi mọi nơi và mọi lúc. Lời nhận định của lương dân về cộng đoàn Giáo Hội sơ khai tại Giêrusalem “kìa họ thương mến nhau biết bao”, hay biệt hiệu “Đạo Yêu Thương” được gán cho cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long, vẫn luôn thúc đẩy các tín hữu tại Việt nam phải thể hiện rõ nét hơn nữa một Giáo Hội hiệp thông bằng cách phát huy mối tương quan trong đức ái giữa các thành phần Dân Chúa” (Sđd số 16)
3. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN TRÊN NỀN TẢNG CHỨNG NHÂN VÀ LOAN BÁO SỰ HIỆP THÔNG GIỮA DÒNG ĐỜI:
“Giáo Hội tại Việt Nam muốn thực thi trọn vẹn sứ mạng trở nên dấu chỉ và khí cụ sự hiệp thông giữa người với người, vượt lên trên mọi khác biệt về giai cấp, văn hóa hay chính kiến…Chính vì thế, một đàng Giáo Hội không chấp nhận thỏa hiệp với những gì là tội lỗi và bất công; đàng khác, Giáo Hội vẫn luôn luôn mong muốn giúp mọi người đón nhận lòng nhân hậu xót thương và tha thứ của Thiên Chúa trong Đức Kitô…” (Sđd số 17)
Đại hội Hội đồng mục vụ giáo xứ được tổ chức liền sau khi kết thúc Đại hội Dân Chúa Việt Nam ngày 25.11.2010 càng thích hợp cho mỗi chức việc, mỗi thành viên của ban ngành đoàn thể luôn sống với tâm tình “Đồng chung trách nhiệm” với Giáo hội như Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa gởi đến: xây dựng “Hội Thánh như một gia đình”, trong đó mọi người hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm làm sao để mỗi ngày mỗi phát triển tốt đẹp hơn.
Với những thao thức, những trăn trở, những ước nguyện trong mỗi chúng ta nhờ vào “Một Thần Khí duy nhất”, như định hướng của Phương Án mục vụ năm 2011 đề ra, hy vọng cuộc hành trình đức tin trong những ngày sắp tới sẽ phát sinh nhiều hoa trái tốt tươi phong phú.
Học viện Phanxicô cầu nguyện cho các mầm sống và các thai nhi
Vạn Thành
22:04 27/11/2010
SAIGÒN - Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđic XVI, tối ngày 27/11/2010 anh em học viện Phanxicô Việt Nam đã tổ chức giờ cầu nguyện cho các MẦM SỐNG và các THAI NHI. Buổi cầu nguyện đễ ra sốt sắng và đánh động lòng người.
Đến tham dự buổi cầu nguyện có các bạn trẻ công nhân, sinh viên, các bạn học viên các lớp giáo lý hôn nhân, các bạn trong nhóm BVSS Phan Sinh, các tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân và các cha các thầy trong dòng.
Với chủ đề “Quà Quà tặng sự sống”, chương trình buổi cầu nguyện trình bày về sự sống của con người là qùa tặng của Thiên Chúa, một món quà vô giá mà Thiên Chúa đã sáng tạo ra “Giống hình ảnh của Ngài” và ban cho “Vinh quanh danh dự làm mũ triều thiên”, nghĩa là cho con người được sinh ra để đi vào vĩnh cửu.
Kế đến, buổi cầu nguyện cũng đã nhấn mạnh phẩm giá cao quý của con người trước mặt Thiên Chúa từ lúc thành hình trong dạ mẹ cho tới khi chết tự nhiên: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài” (Tv 139, 16). Thực vậy, ngay từ thuở đời đời Thiên Chúa đã có ý định tạo dựng con người, một sinh vật duy nhất trên trái đất có khả năng đón nhận tình yêu của Ngài và được Ngài yêu thương và giữ gìn như “con ngươi ở trong mắt Ngài”. Nhờ thế, những mầm sống, những thai nhi có giá trị cao quý và thánh thiêng dù chưa được sinh ra. Vì thế các em có quyền được sống và được lớn lên, được sinh ra và được làm người trong một mái âm gia đình có bố có mẹ và người thân: “Từ khi thụ thai, sự sống của bất kỳ con người nào cũng phải được tôn trọng cách tuyệt đối, bởi vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó” (Huấn thị sự sống, số 5).
Buổi cầu nguyện cũng đã gợi lên thực trạng đau buồn về việc phá thai ở Việt Nam:“Trên quê hương Việt Nam chúng ta, sự sống của con người, nhất là các mầm sống, các thai nhi đang lâm nguy. Người ta ước tính mỗi năm ở Việt Nam có hơn 3 triệu thai nhi bị phá bỏ. Những mần sống và thai nhi vô tội ấy rất mong muốn được cất tiếng khóc chào đời như bao trẻ thơ khác, nhưng oái oăm thay chính cha mẹ của các em đã cướp đi sự sống bé bỏng của các em. Qua đó, buổi cầu nguyện muốn gây ý thức cho những người tham dự, nhất là các bạn trẻ sinh viên, công nhân nhận ra giá trị thánh thiêng của các mầm sống và các thai nhi và mời gọi các bạn can đảm lội ngược dòng “văn hóa sự chết” để xây dựng “nền văn minh sự sống”, bằng việc bênh vực các mầm sống và các thai nhi vô tội.
Mọi người đã cùng nhau đọc lên lời kinh cầu nguyện cho các mầm sống của Đức Thánh Cha Bênêđic, nhằm cầu nguyện cho các sự sống đang chớm nở được bình an, cầu cho mọi người biết yêu quý và bảo vệ sự sống, nhất là mời gọi mọi người ý thức vai trò ngôn sứ của mình và mở rộng trái tim của mình với sự sống con người: “Xin Chúa đánh thức trong chúng con lòng tôn trọng đối với mọi mầm sống con người đang chớm nở, xin giúp chúng con nhận biết quả phúc nơi cung lòng mỗi người mẹ là công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá, xin chuẩn bị cho tâm hồn chúng con biết quảng đại đón nhận tất cả các hài nhi chào đời”.
Cuối buổi cầu nguyện mọi người đã thắp nến và nhang cho các thai nhi xấu số, nhằm thoa dịu nỗi đau và sưởi ấm nỗi lòng các em bằng tình thương yêu. Mọi người cũng đã hiệp lời với thánh Phanxicô Assisi, con người của hòa bình và sự sống, cất cao lời kinh Hòa Bình để xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn trong hành động dấn thân phục vụ sự sống của con người, nhất là các mầm sống và các thai nhi.
Với chủ đề “Quà Quà tặng sự sống”, chương trình buổi cầu nguyện trình bày về sự sống của con người là qùa tặng của Thiên Chúa, một món quà vô giá mà Thiên Chúa đã sáng tạo ra “Giống hình ảnh của Ngài” và ban cho “Vinh quanh danh dự làm mũ triều thiên”, nghĩa là cho con người được sinh ra để đi vào vĩnh cửu.
Kế đến, buổi cầu nguyện cũng đã nhấn mạnh phẩm giá cao quý của con người trước mặt Thiên Chúa từ lúc thành hình trong dạ mẹ cho tới khi chết tự nhiên: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài” (Tv 139, 16). Thực vậy, ngay từ thuở đời đời Thiên Chúa đã có ý định tạo dựng con người, một sinh vật duy nhất trên trái đất có khả năng đón nhận tình yêu của Ngài và được Ngài yêu thương và giữ gìn như “con ngươi ở trong mắt Ngài”. Nhờ thế, những mầm sống, những thai nhi có giá trị cao quý và thánh thiêng dù chưa được sinh ra. Vì thế các em có quyền được sống và được lớn lên, được sinh ra và được làm người trong một mái âm gia đình có bố có mẹ và người thân: “Từ khi thụ thai, sự sống của bất kỳ con người nào cũng phải được tôn trọng cách tuyệt đối, bởi vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó” (Huấn thị sự sống, số 5).
Buổi cầu nguyện cũng đã gợi lên thực trạng đau buồn về việc phá thai ở Việt Nam:“Trên quê hương Việt Nam chúng ta, sự sống của con người, nhất là các mầm sống, các thai nhi đang lâm nguy. Người ta ước tính mỗi năm ở Việt Nam có hơn 3 triệu thai nhi bị phá bỏ. Những mần sống và thai nhi vô tội ấy rất mong muốn được cất tiếng khóc chào đời như bao trẻ thơ khác, nhưng oái oăm thay chính cha mẹ của các em đã cướp đi sự sống bé bỏng của các em. Qua đó, buổi cầu nguyện muốn gây ý thức cho những người tham dự, nhất là các bạn trẻ sinh viên, công nhân nhận ra giá trị thánh thiêng của các mầm sống và các thai nhi và mời gọi các bạn can đảm lội ngược dòng “văn hóa sự chết” để xây dựng “nền văn minh sự sống”, bằng việc bênh vực các mầm sống và các thai nhi vô tội.
Mọi người đã cùng nhau đọc lên lời kinh cầu nguyện cho các mầm sống của Đức Thánh Cha Bênêđic, nhằm cầu nguyện cho các sự sống đang chớm nở được bình an, cầu cho mọi người biết yêu quý và bảo vệ sự sống, nhất là mời gọi mọi người ý thức vai trò ngôn sứ của mình và mở rộng trái tim của mình với sự sống con người: “Xin Chúa đánh thức trong chúng con lòng tôn trọng đối với mọi mầm sống con người đang chớm nở, xin giúp chúng con nhận biết quả phúc nơi cung lòng mỗi người mẹ là công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá, xin chuẩn bị cho tâm hồn chúng con biết quảng đại đón nhận tất cả các hài nhi chào đời”.
Cuối buổi cầu nguyện mọi người đã thắp nến và nhang cho các thai nhi xấu số, nhằm thoa dịu nỗi đau và sưởi ấm nỗi lòng các em bằng tình thương yêu. Mọi người cũng đã hiệp lời với thánh Phanxicô Assisi, con người của hòa bình và sự sống, cất cao lời kinh Hòa Bình để xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn trong hành động dấn thân phục vụ sự sống của con người, nhất là các mầm sống và các thai nhi.
Văn Hóa
Khoảng tương tư
Trâm Thiên Thu
01:32 27/11/2010
Năm canh sáu khắc tương tư
Hồn con khao khát Giêsu Ngôi Lời
Vì con bất túc cả đời
Nên không ngừng khát vọng Ngài sớm khuya
Đời con như hạt mưa sa
Nhưng vẫn chính là Ý Chúa nơi con
Hạt-mưa-con thấm thơ buồn
Hạt-mưa-con đẫm nhạc bồn chồn yêu
Tứ thơ khập khiễng nghiêng chao
Ý nhạc bọt bèo, khắc khoải, ngu ngơ
Chợt kêu: Maranatha
Xin mau đến, lạy Giêsu nhân lành!
Hồn con khao khát Giêsu Ngôi Lời
Vì con bất túc cả đời
Nên không ngừng khát vọng Ngài sớm khuya
Đời con như hạt mưa sa
Nhưng vẫn chính là Ý Chúa nơi con
Hạt-mưa-con thấm thơ buồn
Hạt-mưa-con đẫm nhạc bồn chồn yêu
Tứ thơ khập khiễng nghiêng chao
Ý nhạc bọt bèo, khắc khoải, ngu ngơ
Chợt kêu: Maranatha
Xin mau đến, lạy Giêsu nhân lành!