Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:18 27/11/2013
DIÊM MA PHÁT HIỆN ĐƯỜNG LÊN THIÊN ĐÀNG.
Diêm Ma là người được sáng tạo đầu tiên, và cũng là người thứ nhất thử mở đường cho nhân loại, ông ta phát hiện có một con đường thông lên tới thiên quốc, do đó ông ta trở thành người chết thứ nhất, mọi người trân trọng gọi ông ta là vua các vong linh.
Khi mới bắt đầu, những người chết đều đi lên thiên quốc bằng con đường do Diêm Ma phát hiện, người đi vào thiên quốc đều sống rất hòa bình và tương hợp với Diêm Ma. Nhưng về sau Diêm Ma trở thành thẩm phán của các vong linh, ông ta chiếu theo quyển danh sách sinh tử để phán xét tất cả các vong linh. Cho nên không phải tất cả mọi người sau khi chết thì được vào thiên quốc hưởng thụ hoan lạc hằng sống, nhưng phải làm việc thốt thì mới được vào. Còn những người làm việc xấu thì Diêm Ma đều nhốt vong linh của họ vào trong địa ngục, bị trừng phạt rất khủng khiếp.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Thiên đàng và hỏa ngục, thưởng và phạt sau khi chết là chuyện có thật, mà những người thời cổ xa xưa đã tin như thế, qua truyện thần thoại của các dân tộc trên thế giới, thì chúng ta hiểu rằng, con người ta từ thời xa xưa đã có niềm tin vào thần thánh, và sự thưởng phạt của các vị thần linh.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng có bốn sự sau cùng: đó là chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.
Người Ki-tô hữu sống Lời Chúa trong cuộc sống thường ngày của mình, tức là kính mến Thiên Chúa và yêu người như chính mình thì sẽ được các thiên thần đón rước lên thiên đàng vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa, nhưng nếu họ thờ ơ với ân sủng của Chúa, thờ ở sống đạo và lười biếng làm việc lành phúc đức thì hỏa ngục sẽ là nơi dành cho họ và ở đó đầy nhưng đau khổ và ghét ghen.
Không phải thần Diêm Ma của thần thoại Ấn Độ tìm ra được đường lên thiên đàng, nhưng chính Đức Chúa Giê-su đã từ trời (thiên đàng) xuống thế đã chỉ cho nhân loại con đường lên thiên quốc khi Ngài tuyên bố: Tôi là đường là sự thật và là sự sống. Đức Chúa Giê-su là đường dẫn nhân loại đến cùng Chúa Cha để được hạnh phúc đời đời; Ngài là sự thật vì chính con người của Ngài đã là sự thật, nơi Ngài không ai tìm thấy một sự gian đối bao giờ; Ngài là sự sống vì chính sự sống này đã làm cho nhân loại được sống dồi dào trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, đó là sự thật mà các thánh nam nữ đã liều mất mạng sống đời này của mình, để được sự sống bất diệt mai sau trên thiên đàng.
Thiên đàng hỏa ngục bạn chọn bên nào ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Diêm Ma là người được sáng tạo đầu tiên, và cũng là người thứ nhất thử mở đường cho nhân loại, ông ta phát hiện có một con đường thông lên tới thiên quốc, do đó ông ta trở thành người chết thứ nhất, mọi người trân trọng gọi ông ta là vua các vong linh.
Khi mới bắt đầu, những người chết đều đi lên thiên quốc bằng con đường do Diêm Ma phát hiện, người đi vào thiên quốc đều sống rất hòa bình và tương hợp với Diêm Ma. Nhưng về sau Diêm Ma trở thành thẩm phán của các vong linh, ông ta chiếu theo quyển danh sách sinh tử để phán xét tất cả các vong linh. Cho nên không phải tất cả mọi người sau khi chết thì được vào thiên quốc hưởng thụ hoan lạc hằng sống, nhưng phải làm việc thốt thì mới được vào. Còn những người làm việc xấu thì Diêm Ma đều nhốt vong linh của họ vào trong địa ngục, bị trừng phạt rất khủng khiếp.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Thiên đàng và hỏa ngục, thưởng và phạt sau khi chết là chuyện có thật, mà những người thời cổ xa xưa đã tin như thế, qua truyện thần thoại của các dân tộc trên thế giới, thì chúng ta hiểu rằng, con người ta từ thời xa xưa đã có niềm tin vào thần thánh, và sự thưởng phạt của các vị thần linh.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng có bốn sự sau cùng: đó là chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.
Người Ki-tô hữu sống Lời Chúa trong cuộc sống thường ngày của mình, tức là kính mến Thiên Chúa và yêu người như chính mình thì sẽ được các thiên thần đón rước lên thiên đàng vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa, nhưng nếu họ thờ ơ với ân sủng của Chúa, thờ ở sống đạo và lười biếng làm việc lành phúc đức thì hỏa ngục sẽ là nơi dành cho họ và ở đó đầy nhưng đau khổ và ghét ghen.
Không phải thần Diêm Ma của thần thoại Ấn Độ tìm ra được đường lên thiên đàng, nhưng chính Đức Chúa Giê-su đã từ trời (thiên đàng) xuống thế đã chỉ cho nhân loại con đường lên thiên quốc khi Ngài tuyên bố: Tôi là đường là sự thật và là sự sống. Đức Chúa Giê-su là đường dẫn nhân loại đến cùng Chúa Cha để được hạnh phúc đời đời; Ngài là sự thật vì chính con người của Ngài đã là sự thật, nơi Ngài không ai tìm thấy một sự gian đối bao giờ; Ngài là sự sống vì chính sự sống này đã làm cho nhân loại được sống dồi dào trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, đó là sự thật mà các thánh nam nữ đã liều mất mạng sống đời này của mình, để được sự sống bất diệt mai sau trên thiên đàng.
Thiên đàng hỏa ngục bạn chọn bên nào ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:45 27/11/2013
N2T |
2. Không đáng giận dữ mà giận dữ chính là tội, đáng giận dữ mà không giận dữ là nhu nhược và không kiên cường.
(Thánh John Chrysostom)---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thánh hóa từng giây phút sống
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:59 27/11/2013
Chúa Nhật I mùa vọng năm A: Thánh Hóa Từng Giây Phút Sống
Hôm nay chúng ta bắt đầu năm Phụng Vụ mới: năm Phụng vụ 2013-2014. Cùng với việc mừng “tết” Phụng vụ, chúng ta cũng đồng thời bắt đầu bước vào mùa Vọng mới.
Mùa Vọng mang hai đặc tính thiết thực: 1. Mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người. 2. Mùa mà qua cuộc kính nhớ ấy, mời gọi ta hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.
Ngay ngày đầu mùa Vọng, cũng là ngày đầu năm, Hội Thánh, qua Lời Chúa, nhắc nhở ta tinh thần chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón chờ ngày Chúa đến. Đó là ngày bất ngờ, ngày đáng sợ như đại lụt hồng thủy xưa:
“Thời ông Noê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Noê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”.
Theo cách viết của thánh Matthêu, những người thời ông Noê chẳng làm gì nên tội. Họ chỉ làm những việc bình thường :“ăn uống, cưới vợ gả chồng” . Họ chết trong cơn nước lụt, không phải là vì họ có tội, mà vì họ không thánh hóa mọi giờ khắc, mọi công việc của mình.
Họ đã không làm mọi việc trong tinh thần cầu nguyện, trong lòng yêu mến Chúa. Đúng hơn, họ làm rất nhiều việc cho cuộc sống thể xác, nhưng không làm việc gì cho cuộc sống linh hồn cả. Họ đã không làm những việc phải làm. Ngược lại, họ chỉ làm những việc không cần thiết.
Chúa Giêsu nhắc nhở ta phải luôn sẵn sàng vì Người sẽ đến bất cứ lúc nào. Sự sẵn sàng của ta không như những người thời Noê, nhưng là theo ý Chúa dạy. Nghĩa là, giữa cuộc sống trần thế còn nhiều bộn bề, nhiều vất vả, lo âu, nhưng ta chỉ tin tưởng phó thác vào Chúa mà thôi. Ta tập cho mình dù làm gì, ở đâu, bất cứ thời gian nào, đều biết thánh hóa giây phút hiện tại, biết hiến dâng chính giờ này, việc này, hoàn cảnh này cho Chúa.
Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận, con người của niềm hy vọng, đã nêu gương tuyệt hảo trong việc sống và thánh hóa giây phút hiện tại. Ngài nói: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại, sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn; đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ, không phải khó”. (Đường Hy vọng 997). Đức Hồng Y càng sống niềm hy vọng, ngài càng ra sức thánh hóa phút hiện tại.
Ngày 15/8/1975, vừa khi bị bắt, ngài hụt hẩng, cô đơn vì không còn được thực hành mục vụ của một chủ chăn giáo phận. Nhưng ngay sau đó, Đức Hồng Y nhận ra, một tù nhân như ngài, không thể chờ đợi bất cứ tương lai nào. Ngài quyết định: Chỉ có thánh hóa và sống giây phút hiện tại. Ngài đã làm cho phút hiện tại chất chứa đầy tình thương.
Quá khứ đã qua, tương lai còn phía trước, chỉ có hiện tại nằm trong tầm tay của ta. Phút hiện tại sẵn sàng đồng hành với ta, giúp ta thể hiện mọi tư tưởng, thi hành mọi hành động trong cuộc sống và cho cuộc sống.
Chính khi thăng hoa phút hiện tại bằng cách thánh hóa nó, ta càng cảm nhận bàn tay kỳ diệu của Chúa vẽ thẳng trên những đường cong qua mọi ngày đời ta.
Như Đức Hồng Y, đón nhận lời mời gọi hãy tỉnh thức của Chúa Giêsu, ta hãy triệt để thánh hóa và sống thật tốt giây phút hiện tại của mình. Dù phải trăn trở, vất vả, lo âu, lao nhọc, mồ hôi, nước mắt, ta vẫn thấy Chúa đang hiện diện với mình, và bản thân đang ở trước mặt Chúa, ở trong Chúa.
Sống với Chúa luôn luôn như thế, là ta đang chuẩn bị cho ngày Chúa đến, ngày mà Người mời gọi ta về với Người.
Sống với Chúa luôn luôn như thế, là ta đang sẵn sàng, đang tỉnh thức chờ đợi ngày của Chúa. Từng giây phút sống sẵn sàng và tỉnh thức, cho thấy ta đang sống mãnh liệt niềm hy vọng trong Chúa của mình.
Sống với Chúa mãnh liệt và triền miên như thế, ta không còn sợ ngày tận thế sẽ là ngày bất ngờ với ta, vì luôn luôn có Chúa, luôn luôn hiện diện trong Chúa, chẳng có gì là bất ngờ cả.
Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và tha thứ mọi tội lỗi, mọi thiếu sót mà trong một năm qua, chúng con đã xúc phạm đến Chúa, đến anh chị em của mình. Xin cho mỗi chúng con, bước vào năm Phụng vụ mới, biết ý thức từng giây phút sống, để chúng con luôn sống cho Chúa và sống trong Chúa. Xin cho chúng con luôn nhận tinh thần tĩnh thức, là sống thánh thiện, sống nhân đức, sống hiến dâng, sống phó thác làm phương cách chuẩn bị cho giờ ra đi của mình.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Hôm nay chúng ta bắt đầu năm Phụng Vụ mới: năm Phụng vụ 2013-2014. Cùng với việc mừng “tết” Phụng vụ, chúng ta cũng đồng thời bắt đầu bước vào mùa Vọng mới.
Mùa Vọng mang hai đặc tính thiết thực: 1. Mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người. 2. Mùa mà qua cuộc kính nhớ ấy, mời gọi ta hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.
Ngay ngày đầu mùa Vọng, cũng là ngày đầu năm, Hội Thánh, qua Lời Chúa, nhắc nhở ta tinh thần chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón chờ ngày Chúa đến. Đó là ngày bất ngờ, ngày đáng sợ như đại lụt hồng thủy xưa:
“Thời ông Noê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Noê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”.
Theo cách viết của thánh Matthêu, những người thời ông Noê chẳng làm gì nên tội. Họ chỉ làm những việc bình thường :“ăn uống, cưới vợ gả chồng” . Họ chết trong cơn nước lụt, không phải là vì họ có tội, mà vì họ không thánh hóa mọi giờ khắc, mọi công việc của mình.
Họ đã không làm mọi việc trong tinh thần cầu nguyện, trong lòng yêu mến Chúa. Đúng hơn, họ làm rất nhiều việc cho cuộc sống thể xác, nhưng không làm việc gì cho cuộc sống linh hồn cả. Họ đã không làm những việc phải làm. Ngược lại, họ chỉ làm những việc không cần thiết.
Chúa Giêsu nhắc nhở ta phải luôn sẵn sàng vì Người sẽ đến bất cứ lúc nào. Sự sẵn sàng của ta không như những người thời Noê, nhưng là theo ý Chúa dạy. Nghĩa là, giữa cuộc sống trần thế còn nhiều bộn bề, nhiều vất vả, lo âu, nhưng ta chỉ tin tưởng phó thác vào Chúa mà thôi. Ta tập cho mình dù làm gì, ở đâu, bất cứ thời gian nào, đều biết thánh hóa giây phút hiện tại, biết hiến dâng chính giờ này, việc này, hoàn cảnh này cho Chúa.
Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận, con người của niềm hy vọng, đã nêu gương tuyệt hảo trong việc sống và thánh hóa giây phút hiện tại. Ngài nói: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại, sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn; đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ, không phải khó”. (Đường Hy vọng 997). Đức Hồng Y càng sống niềm hy vọng, ngài càng ra sức thánh hóa phút hiện tại.
Ngày 15/8/1975, vừa khi bị bắt, ngài hụt hẩng, cô đơn vì không còn được thực hành mục vụ của một chủ chăn giáo phận. Nhưng ngay sau đó, Đức Hồng Y nhận ra, một tù nhân như ngài, không thể chờ đợi bất cứ tương lai nào. Ngài quyết định: Chỉ có thánh hóa và sống giây phút hiện tại. Ngài đã làm cho phút hiện tại chất chứa đầy tình thương.
Quá khứ đã qua, tương lai còn phía trước, chỉ có hiện tại nằm trong tầm tay của ta. Phút hiện tại sẵn sàng đồng hành với ta, giúp ta thể hiện mọi tư tưởng, thi hành mọi hành động trong cuộc sống và cho cuộc sống.
Chính khi thăng hoa phút hiện tại bằng cách thánh hóa nó, ta càng cảm nhận bàn tay kỳ diệu của Chúa vẽ thẳng trên những đường cong qua mọi ngày đời ta.
Như Đức Hồng Y, đón nhận lời mời gọi hãy tỉnh thức của Chúa Giêsu, ta hãy triệt để thánh hóa và sống thật tốt giây phút hiện tại của mình. Dù phải trăn trở, vất vả, lo âu, lao nhọc, mồ hôi, nước mắt, ta vẫn thấy Chúa đang hiện diện với mình, và bản thân đang ở trước mặt Chúa, ở trong Chúa.
Sống với Chúa luôn luôn như thế, là ta đang chuẩn bị cho ngày Chúa đến, ngày mà Người mời gọi ta về với Người.
Sống với Chúa luôn luôn như thế, là ta đang sẵn sàng, đang tỉnh thức chờ đợi ngày của Chúa. Từng giây phút sống sẵn sàng và tỉnh thức, cho thấy ta đang sống mãnh liệt niềm hy vọng trong Chúa của mình.
Sống với Chúa mãnh liệt và triền miên như thế, ta không còn sợ ngày tận thế sẽ là ngày bất ngờ với ta, vì luôn luôn có Chúa, luôn luôn hiện diện trong Chúa, chẳng có gì là bất ngờ cả.
Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và tha thứ mọi tội lỗi, mọi thiếu sót mà trong một năm qua, chúng con đã xúc phạm đến Chúa, đến anh chị em của mình. Xin cho mỗi chúng con, bước vào năm Phụng vụ mới, biết ý thức từng giây phút sống, để chúng con luôn sống cho Chúa và sống trong Chúa. Xin cho chúng con luôn nhận tinh thần tĩnh thức, là sống thánh thiện, sống nhân đức, sống hiến dâng, sống phó thác làm phương cách chuẩn bị cho giờ ra đi của mình.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa nhật I mùa vọng năm A : Hãy luôn sẵn sàng
Lm. Đan Vinh
10:13 27/11/2013
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 1 MùA VọNg A
Is 2,1-5 ; Rm 13,11-14 ; Mt 24,37-44
HÃY LUÔN SẴN SÀNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 24,37-44
(37) Quả thế, thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (38) Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tàu. (39) Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (40) Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (41) Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (42) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. (43) Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. (44) Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
2. Ý CHÍNH:
Ngày tận thế chắc chắn sẽ đến vào lúc bất ngờ, nên đòi người ta phải luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa. Như trong nạn lụt hồng thủy thời No-e: chỉ có gia đình No-e vì đã tỉnh thức và chuẩn bị trước bằng việc đóng tàu mới được cứu thoát. Đức Giê-su dạy các môn đệ phải tỉnh thức như chủ nhà thức canh đề phòng kẻ trộm khoét vách nhà mình lúc ban đêm. Tóm lại, cần luôn sẵn sàng đón Chúa đến vào lúc bất ngờ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 37-39: + Thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy: “Con Người” ám chỉ Đấng Thiên Sai. Đức Giê-su đối chiếu nạn hồng thủy thời Nô-e với cuộc trở lại trong vinh quang của Ngườii vào ngày tận thế để phán xét chung nhân loại hay vào giờ chết để phán xét riêng mỗi người. + Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy…: Cuộc quang lâm của Con Người vào ngày tận thế giống như nạn hồng thủy thứ hai. Cũng như thiên hạ thời Nô-e cứ sinh hoạt bình thường mà không quan tâm đến những dấu hiệu của cơn đại họa bất ngờ xảy đến, nên đã chết thê thảm, thì cuộc quang lâm của Vua Thẩm Phán Giê-su trong ngày tận thế cũng sẽ xảy đến cách bất ngờ như vậy.
- C 40-41: + Hai người đàn ông… Hai người đàn bà…: để diễn tả số phận con người khác nhau tùy theo thái độ tỉnh thức và lối sống của họ, Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh cụ thể minh họa: hai người đàn ông đang làm việc ngoài đồng, hai người đàn bà đang xay chung một cối bột. + Thì một được đem đi, một bị bỏ lại: Người ta có thể cùng làm chung một ngành nghề, nhưng tùy theo cách sống mà số phận đời đời sẽ khác nhau: người này được tiếp nhận, kẻ kia bị bỏ rơi.
- C 42-44: + Hãy canh thức, vì không biết giờ nào…: Để khỏi bị bất ngờ như những người thời Nô-e, các môn đệ phải luôn tỉnh thức sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là thụ động chong đèn ngồi chờ, nhưng là tích cực làm việc như người quản gia chu toàn nhiệm vụ cấp phát lương thực cho gia nhân (x. Mt 24,45), như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang dầu theo đèn (x. Mt 25,4), như người biết làm lợi gấp đôi số nén bạc được trao (x. Mt 25,20), luôn sống theo tám mối phúc thật (x. Mt 5,3-12), biết quan tâm chia sẻ và phục vụ tha nhân nhất là người nghèo đói (x.Mt 25,34-40). + Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng…: Các môn đệ phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến cách bất ngờ như kẻ trộm thường bất ngờ đến.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao phải tỉnh thức để đón chờ Chúa đến ? 2) Đức Giê-su đã dạy môn đệ bài học gì về sự tỉnh thức qua câu chuyện lụt đại hồng thủy thời No-e ? 3) Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh nào để minh họa cho lối sống tỉnh thức của người môn đệ hầu chuẩn bị cho ngày tận thế sẽ đến ? 4) Người môn đệ Chúa phải có lối sống sẵn sàng tỉnh thức thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24,42).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI LUÔN TỀ CHỈNH: Một vị thanh tra kia khi đến thăm một trường tiểu học đã nói với các em học sinh như sau: “Hôm nay thầy thấy có nhiều học sinh đã để bàn học lộn xộn mất trật tự, lớp học thì ồn ào và rác rến vung vãi mất vệ sinh. Vậy thầy quyết định sẽ trở lại đây để kiểm tra các em một lần nữa. Từ nay tới hôm thầy trở lại, em nào giữ được bàn học sạch sẽ, sách vở ngăn nắp sẽ được thưởng”. Bấy giờ có mấy em hỏi: “Thưa thầy, khi nào thầy sẽ trở lại ạ ?”. Thầy đáp: “Thầy sẽ trở lại. Nhưng không cho các em biết ngày giờ chính xác”.
Sau khi thầy thanh tra đi, một cô bé liền nói với mấy đứa bạn rằng mình quyết tâm sẽ dành được phần thưởng của thầy. Các bạn khác nghe vậy liền cười ồ chế diễu, vì cô bé này ít khi nào chỉnh tề ngăn nắp. Có bạn hỏi rằng: “Bàn học của bạn chẳng khi nào ngăn nắp tề chỉnh mà bạn lại đòi được lãnh thưởng hay sao ?” Nhưng cô bé trả lời: “Từ ngày mai, mỗi buổi sáng tớ sẽ thu xếp dọn dẹp ngay khi mới đến là sẽ gọn gàng ngay thôi mà”. Một bạn lại hỏi: “Thế nếu thầy thanh tra đến vào buổi chiều thì sao ?” Cô bé im lặng suy nghĩ một lát rồi nói: “Thôi, mình nghĩ ra rồi. Như thế là lúc nào mĩnh cũng phải giữ bàn học thứ tự sạch sẽ phải không các bạn ?”.
2) KẾ SÁCH CÁM DỖ HOÀN HẢO NHẤT: Một câu chuyện ngụ ngôn về phương cách cám dỗ của ma quỷ như sau:
Có ba tên quỷ con đang trong thời kỳ huấn luyện để đi cám dỗ loài người. Một hôm tên quỷ già thầy giáo yêu cầu lũ quỷ học trò suy nghĩ để tìm ra một kế sách nào hòan hảo nhất để cám dỗ loài người. Tên quỷ thứ nhất thưa rằng: “Tôi sẽ nói với loài người rằng: trên đời này làm gì có Thiên Chúa, nên các ngươi cứ việc ăn chơi thỏa thích theo lòng đam mê của mình”. Nhưng tên quỷ già bảo: “Kế sách đó khó thành công lắm, vì dù không thấy Thiên Chúa vô hình, nhưng hầu như mọi người đều cảm thấy sự hiệu hữu của ông ta”. Tên quỷ con thứ hai trình bày: “Phần tôi sẽ rỉ tai cho loài người biết: chết đi là hết. Thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là sự tưởng tượng để hù dọa họ ăn ngay ở lành mà thôi chứ không có thực! Do đó, các ngươi cứ việc vui chơi thỏa thích, kẻo giờ chết đến thì khi ấy có muốn cũng không thể vui chơi được nữa!”. Tên quỷ già gật gù nói: “Kế đó cũng hay đấy. Nhưng có lẽ loài người vẫn biết có quả báo, có thiên đàng để thưởng kẻ lành và hỏa ngục để phạt kẻ dữ”. Tên quỷ con thứ ba thì nêu ý kiến này: “Phần tôi, tôi sẽ làm cho con cái loài người tin rằng còn lâu chúng mới chết. Do đó chúng cứ việc thỏa mãn những đam mê lạc thú ở đời. Khi nào nằm liệt giường sắp chết, sẽ ăn năn sám hối cũng chưa muộn!”. Nghe xong, tên quỷ già khoái chí cười hô hố. Nó vừa xoa đầu tên quỷ học trò vừa khen lấy khen để: “Trò giỏi lắm. Quả đó là kế sách hay nhất và rất hạp ý ta. Với phương kế này, chắc chắn nước hỏa ngục của chúng ta sẽ ngày càng bành trướng vì sẽ có thêm rất nhiều kẻ gia nhập đó!”.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay chúng ta bước sang Mùa Vọng năm phụng vụ mới là năm A. Mùa Vọng vừa là thời gian chuẩn bị tâm hồn mừng đại lề Giáng sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa đến trần gian lần thứ nhất ban ơn cứu độ cho lòai người, vừa là thời gian để các tín hữu chúng ta trông đợi Chúa Ki-tô sẽ đến lần thứ hai trong uy quyền vinh quang để phán xét chung nhân loại vào ngày tận thế.
1) Phải luôn tỉnh thức sẵn sàng vì Chúa sẽ đến cách bất ngờ:
- Tin mừng Mát-thêu hôm nay ghi lại những lời Đức Giê-su cảnh báo các môn đệ về việc Người sẽ đến cách bất ngờ trong ngày tận thế chung nhân loại và đến với mỗi người trong giờ chết của họ. Người dạy các môn đệ phải có thái độ như sau: « Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,14).
- Tuy nhiên, có lẽ dân Do thái lúc đó đều coi thường lời cảnh báo của Đức Giê-su, giống như dân chúng thời tổ phụ No-ê. Ông No-ê đã được Đức Chúa cho biết trước sắp xảy ra cơn lụt đại hồng thủy nên đã chuẩn bị bằng việc miệt mài đóng một con tàu lớn cho ông và gia đình, đang khi những người khác « vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (Mt 24,38-39). Chỉ riêng gia đình ông No-ê được cứu thoát nhờ con tàu.
2) Phải cảnh giác và chăm chỉ làm việc:
- Cảnh giác bằng việc làm : Những người thời ông No-ê đã bị chết trong cơn nước lụt, không phải do họ đã phạm tội, mà chỉ vì họ đã không làm những việc lẽ ra phải làm. Họ làm rất nhiều việc cho cuộc sống vật chất thể xác, nhưng lại không làm gì cho cuộc sống thiêng liêng tinh thần. Số phận của mỗi người được cứu hay không tùy theo họ có chuẩn bị cho cuộc sông đời sau hay không như lời Đức Giê-su: «Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (Mt 24,40-41).
- Chu toàn việc bổn phận: Tỉnh thức sẵn sàng bằng việc chu toàn các việc bổn phận hằng ngày, từ việc nội trợ trong gia đình, học tập tại nhà trường, lao động nơi nhà máy, công sở, buôn bán nơi phố chợ, cày cấy ngoài đồng ruộng... Đức Giê-su cũng cảnh báo các môn đệ đừng quá quan tâm đến các công việc trần gian, mà quên rằng cái chết có thể sẽ bất ngờ đến vào bất cứ lúc nào, giống như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất” (Lc 21,35). Đức Giê-su nhắc nhở các môn đệ phải có thái độ tỉnh thức sẵn sàng giống như ông chủ nhà kia canh thức không để kẻ trộm đào ngạch khóet vách nhà mình!
3) Phải luôn tỉnh thức cầu nguyện:
- Bất ngờ sẽ trở thành niềm vui cứu độ: Nếu chúng ta biết "tỉnh thức và cầu nguyện luôn" (Lc 21,36), sẵn sàng ra đón khi Chúa đến thì việc Chúa đến bất ngờ sẽ lại trở thành niềm vui cho chúng ta. Ngày đó, chúng ta sẽ không phải "lo lắng hoang mang trong cảnh biển gào sóng thét" (Lc 21,25), sẽ không "sợ đến hồn xiêu phách lạc" (Lc 21,26), nhưng sẽ "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Lc 21,28), vì chúng ta sắp được lãnh ơn cứu chuộc của Chúa.
- Phải luôn tỉnh thức cầu nguyện : Nhiều người sống như mê ngủ. Trong tuần họ lo làm việc để kiếm tiền, rồi đến cuối tuần lại dành thời giờ để đi chơi du lịch leo núi hay tắm biển... mà lơ là các việc đạo đức như cầu nguyện sớm hôm, bỏ dâng lễ Chúa Nhật và các lễ buộc, không xưng tội rước lễ… Tỉnh thức là phải chuyên cần cầu nguyện như Đức Giê-su đã cảnh báo ba môn đệ trong vườn Cây Dầu xưa: ”Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26,41).
4) Phải cấp thời sám hối và sống tốt hơn để đón chờ Chúa đến:
- Cấp thời sám hối không trì hoãn: Trong cuộc sống, chúng ta thường nghĩ rằng mình còn sống lâu, nên không cần phải sám hối ngay, nhưng cứ để đến lúc gần chết sám hối cũng không muộn. Nhưng chần chừ không dứt khoát quay về với Chúa là kế sách cám dỗ hoàn hảo nhất của ma qủi đối với chúng ta. Mùa vọng là thời gian chờ đợi trong tin yêu như con cái chờ đợi người cha thân yêu trở về, chứ không chờ đợi trong sự lo lắng buồn sầu. Người tín hữu chúng ta cần tránh tâm trạng buồn chán lười biếng, nhưng cần hăng say làm việc nhiều hơn và không ngừng cầu xin Chúa ban ơn giúp sức. Hãy làm tất cả những gì có thể làm ngay hôm nay, bắt đầu ngay từ bây giờ và ở đây “hic et nunc”.
- Loại trừ các thói hư và sống theo gương Đức Giê-su: Trong những ngày này, chúng ta cần suy gẫm lời thánh Phao-lô: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14). Nói “mặc lấy Đức Kitô” là quyết tâm loại trừ các thói hư tật xấu như tính tự ái cao, dễ nổi nóng, gian dối, ganh ghét, say sưa, cờ bạc, trai gái, hút sách… Hãy siêng năng đọc Lời Chúa mỗi ngày và quyết tâm sông noi theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su bằng việc năng tự hỏi: “Nếu Đức Giê-su ở trong hoàn cảnh của tôi bây giờ thì Người sẽ làm gì?” rồi quyết tâm làm theo ý Chúa muốn.
4. THẢO LUẬN:
1) Có người nói: “Đời người mau qua chóng hết, nên ta cần phải nếm mọi lạc thú ở đời, để đến giờ chết ta sẽ không còn phải hối tiếc vì cuộc sống quá ngắn ngủi mau qua”. Bạn sẽ nói gì với người ấy giúp họ hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng đời sau ? 2) Ngay từ hôm nay bạn sẽ làm gì để xây dựng gia đình, xã hội trở thành thiên đàng trần gian, một nơi chan chứa sự công bình, yêu thương và hạnh phúc ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU: Nếu ngày mai Chúa quang lâm, chắc chúng con sẽ vô cùng bối rối. Bối rối vì bản thân chúng con còn nhiều tội lỗi khuyết điểm, vì môi trường và thế giới chúng con đang sống vẫn nhiều dở dang và còn nhiều người chưa nhận biết tin thờ yêu mến Thiên Chúa. Chúa đến không để hủy diệt những kẻ tội lỗi, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống.
- LẠY CHÚA THÁNH THẦN, xin cho chúng con luôn thành tâm sám hối để đón nhận ơn thứ tha của Chúa Cha. Xin cho chúng con biết luôn cộng tác với Chúa Giê-su để xây dựng một “Trời mới Đất mới” công bình và yêu thương, an vui và hạnh phúc. Xin giúp chúng con luôn cậy trông vào tình yêu quan phòng của Chúa Ba Ngôi, vì biết rằng tất cả những điều xảy ra đều nhằm thanh luyện và biến đổi chúng con nên tốt hơn, hầu chúng con có thể tích cực góp phần xây dựng thế giới này ngày một công bình, yêu thương và hạnh phúc hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH -HHTM
Is 2,1-5 ; Rm 13,11-14 ; Mt 24,37-44
HÃY LUÔN SẴN SÀNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 24,37-44
(37) Quả thế, thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (38) Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tàu. (39) Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (40) Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (41) Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (42) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. (43) Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. (44) Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
2. Ý CHÍNH:
Ngày tận thế chắc chắn sẽ đến vào lúc bất ngờ, nên đòi người ta phải luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa. Như trong nạn lụt hồng thủy thời No-e: chỉ có gia đình No-e vì đã tỉnh thức và chuẩn bị trước bằng việc đóng tàu mới được cứu thoát. Đức Giê-su dạy các môn đệ phải tỉnh thức như chủ nhà thức canh đề phòng kẻ trộm khoét vách nhà mình lúc ban đêm. Tóm lại, cần luôn sẵn sàng đón Chúa đến vào lúc bất ngờ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 37-39: + Thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy: “Con Người” ám chỉ Đấng Thiên Sai. Đức Giê-su đối chiếu nạn hồng thủy thời Nô-e với cuộc trở lại trong vinh quang của Ngườii vào ngày tận thế để phán xét chung nhân loại hay vào giờ chết để phán xét riêng mỗi người. + Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy…: Cuộc quang lâm của Con Người vào ngày tận thế giống như nạn hồng thủy thứ hai. Cũng như thiên hạ thời Nô-e cứ sinh hoạt bình thường mà không quan tâm đến những dấu hiệu của cơn đại họa bất ngờ xảy đến, nên đã chết thê thảm, thì cuộc quang lâm của Vua Thẩm Phán Giê-su trong ngày tận thế cũng sẽ xảy đến cách bất ngờ như vậy.
- C 40-41: + Hai người đàn ông… Hai người đàn bà…: để diễn tả số phận con người khác nhau tùy theo thái độ tỉnh thức và lối sống của họ, Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh cụ thể minh họa: hai người đàn ông đang làm việc ngoài đồng, hai người đàn bà đang xay chung một cối bột. + Thì một được đem đi, một bị bỏ lại: Người ta có thể cùng làm chung một ngành nghề, nhưng tùy theo cách sống mà số phận đời đời sẽ khác nhau: người này được tiếp nhận, kẻ kia bị bỏ rơi.
- C 42-44: + Hãy canh thức, vì không biết giờ nào…: Để khỏi bị bất ngờ như những người thời Nô-e, các môn đệ phải luôn tỉnh thức sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là thụ động chong đèn ngồi chờ, nhưng là tích cực làm việc như người quản gia chu toàn nhiệm vụ cấp phát lương thực cho gia nhân (x. Mt 24,45), như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang dầu theo đèn (x. Mt 25,4), như người biết làm lợi gấp đôi số nén bạc được trao (x. Mt 25,20), luôn sống theo tám mối phúc thật (x. Mt 5,3-12), biết quan tâm chia sẻ và phục vụ tha nhân nhất là người nghèo đói (x.Mt 25,34-40). + Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng…: Các môn đệ phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến cách bất ngờ như kẻ trộm thường bất ngờ đến.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao phải tỉnh thức để đón chờ Chúa đến ? 2) Đức Giê-su đã dạy môn đệ bài học gì về sự tỉnh thức qua câu chuyện lụt đại hồng thủy thời No-e ? 3) Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh nào để minh họa cho lối sống tỉnh thức của người môn đệ hầu chuẩn bị cho ngày tận thế sẽ đến ? 4) Người môn đệ Chúa phải có lối sống sẵn sàng tỉnh thức thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24,42).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI LUÔN TỀ CHỈNH: Một vị thanh tra kia khi đến thăm một trường tiểu học đã nói với các em học sinh như sau: “Hôm nay thầy thấy có nhiều học sinh đã để bàn học lộn xộn mất trật tự, lớp học thì ồn ào và rác rến vung vãi mất vệ sinh. Vậy thầy quyết định sẽ trở lại đây để kiểm tra các em một lần nữa. Từ nay tới hôm thầy trở lại, em nào giữ được bàn học sạch sẽ, sách vở ngăn nắp sẽ được thưởng”. Bấy giờ có mấy em hỏi: “Thưa thầy, khi nào thầy sẽ trở lại ạ ?”. Thầy đáp: “Thầy sẽ trở lại. Nhưng không cho các em biết ngày giờ chính xác”.
Sau khi thầy thanh tra đi, một cô bé liền nói với mấy đứa bạn rằng mình quyết tâm sẽ dành được phần thưởng của thầy. Các bạn khác nghe vậy liền cười ồ chế diễu, vì cô bé này ít khi nào chỉnh tề ngăn nắp. Có bạn hỏi rằng: “Bàn học của bạn chẳng khi nào ngăn nắp tề chỉnh mà bạn lại đòi được lãnh thưởng hay sao ?” Nhưng cô bé trả lời: “Từ ngày mai, mỗi buổi sáng tớ sẽ thu xếp dọn dẹp ngay khi mới đến là sẽ gọn gàng ngay thôi mà”. Một bạn lại hỏi: “Thế nếu thầy thanh tra đến vào buổi chiều thì sao ?” Cô bé im lặng suy nghĩ một lát rồi nói: “Thôi, mình nghĩ ra rồi. Như thế là lúc nào mĩnh cũng phải giữ bàn học thứ tự sạch sẽ phải không các bạn ?”.
2) KẾ SÁCH CÁM DỖ HOÀN HẢO NHẤT: Một câu chuyện ngụ ngôn về phương cách cám dỗ của ma quỷ như sau:
Có ba tên quỷ con đang trong thời kỳ huấn luyện để đi cám dỗ loài người. Một hôm tên quỷ già thầy giáo yêu cầu lũ quỷ học trò suy nghĩ để tìm ra một kế sách nào hòan hảo nhất để cám dỗ loài người. Tên quỷ thứ nhất thưa rằng: “Tôi sẽ nói với loài người rằng: trên đời này làm gì có Thiên Chúa, nên các ngươi cứ việc ăn chơi thỏa thích theo lòng đam mê của mình”. Nhưng tên quỷ già bảo: “Kế sách đó khó thành công lắm, vì dù không thấy Thiên Chúa vô hình, nhưng hầu như mọi người đều cảm thấy sự hiệu hữu của ông ta”. Tên quỷ con thứ hai trình bày: “Phần tôi sẽ rỉ tai cho loài người biết: chết đi là hết. Thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là sự tưởng tượng để hù dọa họ ăn ngay ở lành mà thôi chứ không có thực! Do đó, các ngươi cứ việc vui chơi thỏa thích, kẻo giờ chết đến thì khi ấy có muốn cũng không thể vui chơi được nữa!”. Tên quỷ già gật gù nói: “Kế đó cũng hay đấy. Nhưng có lẽ loài người vẫn biết có quả báo, có thiên đàng để thưởng kẻ lành và hỏa ngục để phạt kẻ dữ”. Tên quỷ con thứ ba thì nêu ý kiến này: “Phần tôi, tôi sẽ làm cho con cái loài người tin rằng còn lâu chúng mới chết. Do đó chúng cứ việc thỏa mãn những đam mê lạc thú ở đời. Khi nào nằm liệt giường sắp chết, sẽ ăn năn sám hối cũng chưa muộn!”. Nghe xong, tên quỷ già khoái chí cười hô hố. Nó vừa xoa đầu tên quỷ học trò vừa khen lấy khen để: “Trò giỏi lắm. Quả đó là kế sách hay nhất và rất hạp ý ta. Với phương kế này, chắc chắn nước hỏa ngục của chúng ta sẽ ngày càng bành trướng vì sẽ có thêm rất nhiều kẻ gia nhập đó!”.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay chúng ta bước sang Mùa Vọng năm phụng vụ mới là năm A. Mùa Vọng vừa là thời gian chuẩn bị tâm hồn mừng đại lề Giáng sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa đến trần gian lần thứ nhất ban ơn cứu độ cho lòai người, vừa là thời gian để các tín hữu chúng ta trông đợi Chúa Ki-tô sẽ đến lần thứ hai trong uy quyền vinh quang để phán xét chung nhân loại vào ngày tận thế.
1) Phải luôn tỉnh thức sẵn sàng vì Chúa sẽ đến cách bất ngờ:
- Tin mừng Mát-thêu hôm nay ghi lại những lời Đức Giê-su cảnh báo các môn đệ về việc Người sẽ đến cách bất ngờ trong ngày tận thế chung nhân loại và đến với mỗi người trong giờ chết của họ. Người dạy các môn đệ phải có thái độ như sau: « Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,14).
- Tuy nhiên, có lẽ dân Do thái lúc đó đều coi thường lời cảnh báo của Đức Giê-su, giống như dân chúng thời tổ phụ No-ê. Ông No-ê đã được Đức Chúa cho biết trước sắp xảy ra cơn lụt đại hồng thủy nên đã chuẩn bị bằng việc miệt mài đóng một con tàu lớn cho ông và gia đình, đang khi những người khác « vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (Mt 24,38-39). Chỉ riêng gia đình ông No-ê được cứu thoát nhờ con tàu.
2) Phải cảnh giác và chăm chỉ làm việc:
- Cảnh giác bằng việc làm : Những người thời ông No-ê đã bị chết trong cơn nước lụt, không phải do họ đã phạm tội, mà chỉ vì họ đã không làm những việc lẽ ra phải làm. Họ làm rất nhiều việc cho cuộc sống vật chất thể xác, nhưng lại không làm gì cho cuộc sống thiêng liêng tinh thần. Số phận của mỗi người được cứu hay không tùy theo họ có chuẩn bị cho cuộc sông đời sau hay không như lời Đức Giê-su: «Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (Mt 24,40-41).
- Chu toàn việc bổn phận: Tỉnh thức sẵn sàng bằng việc chu toàn các việc bổn phận hằng ngày, từ việc nội trợ trong gia đình, học tập tại nhà trường, lao động nơi nhà máy, công sở, buôn bán nơi phố chợ, cày cấy ngoài đồng ruộng... Đức Giê-su cũng cảnh báo các môn đệ đừng quá quan tâm đến các công việc trần gian, mà quên rằng cái chết có thể sẽ bất ngờ đến vào bất cứ lúc nào, giống như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất” (Lc 21,35). Đức Giê-su nhắc nhở các môn đệ phải có thái độ tỉnh thức sẵn sàng giống như ông chủ nhà kia canh thức không để kẻ trộm đào ngạch khóet vách nhà mình!
3) Phải luôn tỉnh thức cầu nguyện:
- Bất ngờ sẽ trở thành niềm vui cứu độ: Nếu chúng ta biết "tỉnh thức và cầu nguyện luôn" (Lc 21,36), sẵn sàng ra đón khi Chúa đến thì việc Chúa đến bất ngờ sẽ lại trở thành niềm vui cho chúng ta. Ngày đó, chúng ta sẽ không phải "lo lắng hoang mang trong cảnh biển gào sóng thét" (Lc 21,25), sẽ không "sợ đến hồn xiêu phách lạc" (Lc 21,26), nhưng sẽ "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Lc 21,28), vì chúng ta sắp được lãnh ơn cứu chuộc của Chúa.
- Phải luôn tỉnh thức cầu nguyện : Nhiều người sống như mê ngủ. Trong tuần họ lo làm việc để kiếm tiền, rồi đến cuối tuần lại dành thời giờ để đi chơi du lịch leo núi hay tắm biển... mà lơ là các việc đạo đức như cầu nguyện sớm hôm, bỏ dâng lễ Chúa Nhật và các lễ buộc, không xưng tội rước lễ… Tỉnh thức là phải chuyên cần cầu nguyện như Đức Giê-su đã cảnh báo ba môn đệ trong vườn Cây Dầu xưa: ”Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26,41).
4) Phải cấp thời sám hối và sống tốt hơn để đón chờ Chúa đến:
- Cấp thời sám hối không trì hoãn: Trong cuộc sống, chúng ta thường nghĩ rằng mình còn sống lâu, nên không cần phải sám hối ngay, nhưng cứ để đến lúc gần chết sám hối cũng không muộn. Nhưng chần chừ không dứt khoát quay về với Chúa là kế sách cám dỗ hoàn hảo nhất của ma qủi đối với chúng ta. Mùa vọng là thời gian chờ đợi trong tin yêu như con cái chờ đợi người cha thân yêu trở về, chứ không chờ đợi trong sự lo lắng buồn sầu. Người tín hữu chúng ta cần tránh tâm trạng buồn chán lười biếng, nhưng cần hăng say làm việc nhiều hơn và không ngừng cầu xin Chúa ban ơn giúp sức. Hãy làm tất cả những gì có thể làm ngay hôm nay, bắt đầu ngay từ bây giờ và ở đây “hic et nunc”.
- Loại trừ các thói hư và sống theo gương Đức Giê-su: Trong những ngày này, chúng ta cần suy gẫm lời thánh Phao-lô: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14). Nói “mặc lấy Đức Kitô” là quyết tâm loại trừ các thói hư tật xấu như tính tự ái cao, dễ nổi nóng, gian dối, ganh ghét, say sưa, cờ bạc, trai gái, hút sách… Hãy siêng năng đọc Lời Chúa mỗi ngày và quyết tâm sông noi theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su bằng việc năng tự hỏi: “Nếu Đức Giê-su ở trong hoàn cảnh của tôi bây giờ thì Người sẽ làm gì?” rồi quyết tâm làm theo ý Chúa muốn.
4. THẢO LUẬN:
1) Có người nói: “Đời người mau qua chóng hết, nên ta cần phải nếm mọi lạc thú ở đời, để đến giờ chết ta sẽ không còn phải hối tiếc vì cuộc sống quá ngắn ngủi mau qua”. Bạn sẽ nói gì với người ấy giúp họ hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng đời sau ? 2) Ngay từ hôm nay bạn sẽ làm gì để xây dựng gia đình, xã hội trở thành thiên đàng trần gian, một nơi chan chứa sự công bình, yêu thương và hạnh phúc ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU: Nếu ngày mai Chúa quang lâm, chắc chúng con sẽ vô cùng bối rối. Bối rối vì bản thân chúng con còn nhiều tội lỗi khuyết điểm, vì môi trường và thế giới chúng con đang sống vẫn nhiều dở dang và còn nhiều người chưa nhận biết tin thờ yêu mến Thiên Chúa. Chúa đến không để hủy diệt những kẻ tội lỗi, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống.
- LẠY CHÚA THÁNH THẦN, xin cho chúng con luôn thành tâm sám hối để đón nhận ơn thứ tha của Chúa Cha. Xin cho chúng con biết luôn cộng tác với Chúa Giê-su để xây dựng một “Trời mới Đất mới” công bình và yêu thương, an vui và hạnh phúc. Xin giúp chúng con luôn cậy trông vào tình yêu quan phòng của Chúa Ba Ngôi, vì biết rằng tất cả những điều xảy ra đều nhằm thanh luyện và biến đổi chúng con nên tốt hơn, hầu chúng con có thể tích cực góp phần xây dựng thế giới này ngày một công bình, yêu thương và hạnh phúc hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH -HHTM
Đợi chờ nhưng phải hành động
Jos. Vinc. Ngọc Biển
11:32 27/11/2013
ĐỢI CHỜ, NHƯNG PHẢI HÀNH ĐỘNG
(Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG, NĂM A)
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Mỗi khi Mùa Vọng về, người ta thường nhắc nhau đi tham dự các buổi tĩnh tâm, xưng tội, làm các việc bác ái và hy sinh để chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Tại sao lại thế? Thưa, vì Mùa Vọng chính là mùa sống lại tinh thần đợi trông Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại của dân Dothái xưa, và ngày nay, chúng ta đang đợi chờ Chúa đến với chúng ta lần thứ hai trong ngày quang lâm. Tuy nhiên, đợi trông không có nghĩa là cứ ngồi rồi mong ngóng như con trẻ mong mẹ đi chợ về. Cũng không phải như những người ngủ mê, sống ù lì và há miệng chờ sung rụng. Nhưng đợi trông ở đây gắn liền với hành động, một thứ hành động trong tỉnh thức. Tỉnh thức để biết được đâu là điểm chính yếu, đâu là phụ thuộc, đâu là cái vĩnh hằng, đâu là cái nhất thời. Tỉnh thức cũng là tinh thần của người khôn ngoan biết chọn lựa cái tốt và loại trừ cái xấu. Chờ đợi theo tinh thần của những người tin là hướng về phía “Ánh Sáng” mà tiến bước trong hân hoan.
1. Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Bài Tin Mừng hôm nay, được nối tiếp một loạt giáo huấn của Đức Giêsu về ngày cánh chung; những đau đớn sẽ xảy ra trong ngày đó; ngày đó chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng xảy ra ngày nào thì không ai biết (x. Mt 24, 1-36).
Trang Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh trực tiếp đến tính bất ngờ của ngày ấy và làm sáng tỏ sự bất định của cái chết khi trích dẫn câu chuyện thời ông Noe: “Những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả” và “khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (x. Mt 24, 37-39). Ngày đó sẽ là ngày tách chiên ra khỏi dê, lọc lúa ra khỏi cỏ lùng, là ngày thưởng phạt theo lẽ công bằng. Ai đã chuẩn bị xứng đáng thì sẽ hân hoan, còn ai không sẵn sàng thì bị loại ra, số phận của mỗi người hoàn toàn khác nhau tùy vào thái độ của họ. Chính cái làm nên điều khác biệt đó là biết tỉnh thức hay không!
Như vậy, tỉnh thức chính là điều kiện cần cho ơn cứu độ. Để chứng minh điều này, Đức Giêsu đã đưa ra hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại (x. Mt 24, 40). "Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Bởi vì ngày ấy đến như kẻ trộm lúc đêm khuya (x. Mt 24, 43). Như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em (x. Lc 21,34).
Quả thật, ngay từ giây phút này, chúng ta phải chuẩn bị cho tốt, để nếu điều đó xảy ra cho chúng ta cách này hay cách khác, ban ngày hay đêm khuya, ta đâu có sợ hãi chi.
Hãy tỉnh thức, tức là không mê ngủ, nhưng luôn "thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn" để đón Chúa đến bất cứ lúc nào (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa bằng việc cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1).
Tỉnh thức như: người đầy tớ hoàn thành nhiệm vụ được trao phó (x. Mt 24, 45-51).
Như năm cô trinh nữ khôn ngoan biết phòng xa mang dầu theo (x. Mt 25, 1-13)
Như người được trao vốn và đem kinh doanh sinh lời lãi cho ông chủ (x. Mt 25, 14-30)
Cuối cùng, tỉnh thức bằng cách sống yêu thương và phục vụ theo tinh thần của Chúa (x.Ga 13,6); (Ga 15,13).
Như vậy, tinh thần của Mùa Vọng không phải là đợi chờ trong mòn mỏi, day dứt khôn nguôi nhưng là đợi chờ trong hy vọng. Cũng không phải đợi chờ mà không làm gì cả, nhưng làm việc trong đợi chờ với thái độ tỉnh thức Và, không phải đợi chờ một ai đó, nhưng là đợi chờ chính Con Thiên Chúa.
Thánh Phaolô cũng khuyên các tín hữu của mình hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón đợi ngày Chúa đến. Ngài đã không khuyên cách chung chung, mà là cụ thể: “Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị”. Bởi vì “Giờ phần rỗi của chúng ta gần đến… Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (x. Rm 13, 11-14).
2. Sống Lời Chúa
Hãy tỉnh thức là điều mà Đức Giêsu muốn mời gọi mỗi chúng ta. Sứ điệp lời Chúa hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng: đừng dại dột mà chỉ lo cho cuộc sống hiện tại này, đừng bám vào những thứ phù vân, bởi vì phù vân chỉ là phù vân. Phù vân nối tiếp phù vân. Đừng sống như những vật vô tri, không biết lo cho ngày mai. Cũng đừng sống như những người nghĩ mình không bao giờ phải chết. Nhưng hãy chuẩn bị cho tương lai của mình một cuộc sống hạnh phúc thật bằng việc siêng năng cầu nguyện, xưng tội, rước lễ, làm việc bác ái, hy sinh hãm mình, loại trừ cái xấu và thay vào đó là những điều tốt.
Nếu không tỉnh thức nội tâm thực sự, thì những hành vi bề ngoài như làm hang đá, đèn sao sầm uất, trang trí lộng lẫy chỉ là những trò giả tạo, giả hình. Chỉ như cái thùng kêu to là cái thùng rỗng, nhưng thực chất bên trong chẳng có gì. Thật vậy, những hình thức bên ngoài đó chỉ có giá trị khi nó được nội tâm hóa từ bên trong, tức là bên trong đã có và đây chỉ là diễn tả ra bên ngoài mà thôi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con mỗi khi Mùa Vọng về, là mỗi dịp chúng con cần thức tỉnh lương tâm; đồng thời biết hành động đúng theo tinh thần của Chúa để được ơn cứu độ trong ngày Chúa đến đón đợi chúng con. Amen.
(Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG, NĂM A)
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Mỗi khi Mùa Vọng về, người ta thường nhắc nhau đi tham dự các buổi tĩnh tâm, xưng tội, làm các việc bác ái và hy sinh để chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Tại sao lại thế? Thưa, vì Mùa Vọng chính là mùa sống lại tinh thần đợi trông Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại của dân Dothái xưa, và ngày nay, chúng ta đang đợi chờ Chúa đến với chúng ta lần thứ hai trong ngày quang lâm. Tuy nhiên, đợi trông không có nghĩa là cứ ngồi rồi mong ngóng như con trẻ mong mẹ đi chợ về. Cũng không phải như những người ngủ mê, sống ù lì và há miệng chờ sung rụng. Nhưng đợi trông ở đây gắn liền với hành động, một thứ hành động trong tỉnh thức. Tỉnh thức để biết được đâu là điểm chính yếu, đâu là phụ thuộc, đâu là cái vĩnh hằng, đâu là cái nhất thời. Tỉnh thức cũng là tinh thần của người khôn ngoan biết chọn lựa cái tốt và loại trừ cái xấu. Chờ đợi theo tinh thần của những người tin là hướng về phía “Ánh Sáng” mà tiến bước trong hân hoan.
1. Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Bài Tin Mừng hôm nay, được nối tiếp một loạt giáo huấn của Đức Giêsu về ngày cánh chung; những đau đớn sẽ xảy ra trong ngày đó; ngày đó chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng xảy ra ngày nào thì không ai biết (x. Mt 24, 1-36).
Trang Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh trực tiếp đến tính bất ngờ của ngày ấy và làm sáng tỏ sự bất định của cái chết khi trích dẫn câu chuyện thời ông Noe: “Những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả” và “khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (x. Mt 24, 37-39). Ngày đó sẽ là ngày tách chiên ra khỏi dê, lọc lúa ra khỏi cỏ lùng, là ngày thưởng phạt theo lẽ công bằng. Ai đã chuẩn bị xứng đáng thì sẽ hân hoan, còn ai không sẵn sàng thì bị loại ra, số phận của mỗi người hoàn toàn khác nhau tùy vào thái độ của họ. Chính cái làm nên điều khác biệt đó là biết tỉnh thức hay không!
Như vậy, tỉnh thức chính là điều kiện cần cho ơn cứu độ. Để chứng minh điều này, Đức Giêsu đã đưa ra hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại (x. Mt 24, 40). "Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Bởi vì ngày ấy đến như kẻ trộm lúc đêm khuya (x. Mt 24, 43). Như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em (x. Lc 21,34).
Quả thật, ngay từ giây phút này, chúng ta phải chuẩn bị cho tốt, để nếu điều đó xảy ra cho chúng ta cách này hay cách khác, ban ngày hay đêm khuya, ta đâu có sợ hãi chi.
Hãy tỉnh thức, tức là không mê ngủ, nhưng luôn "thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn" để đón Chúa đến bất cứ lúc nào (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa bằng việc cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1).
Tỉnh thức như: người đầy tớ hoàn thành nhiệm vụ được trao phó (x. Mt 24, 45-51).
Như năm cô trinh nữ khôn ngoan biết phòng xa mang dầu theo (x. Mt 25, 1-13)
Như người được trao vốn và đem kinh doanh sinh lời lãi cho ông chủ (x. Mt 25, 14-30)
Cuối cùng, tỉnh thức bằng cách sống yêu thương và phục vụ theo tinh thần của Chúa (x.Ga 13,6); (Ga 15,13).
Như vậy, tinh thần của Mùa Vọng không phải là đợi chờ trong mòn mỏi, day dứt khôn nguôi nhưng là đợi chờ trong hy vọng. Cũng không phải đợi chờ mà không làm gì cả, nhưng làm việc trong đợi chờ với thái độ tỉnh thức Và, không phải đợi chờ một ai đó, nhưng là đợi chờ chính Con Thiên Chúa.
Thánh Phaolô cũng khuyên các tín hữu của mình hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón đợi ngày Chúa đến. Ngài đã không khuyên cách chung chung, mà là cụ thể: “Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị”. Bởi vì “Giờ phần rỗi của chúng ta gần đến… Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (x. Rm 13, 11-14).
2. Sống Lời Chúa
Hãy tỉnh thức là điều mà Đức Giêsu muốn mời gọi mỗi chúng ta. Sứ điệp lời Chúa hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng: đừng dại dột mà chỉ lo cho cuộc sống hiện tại này, đừng bám vào những thứ phù vân, bởi vì phù vân chỉ là phù vân. Phù vân nối tiếp phù vân. Đừng sống như những vật vô tri, không biết lo cho ngày mai. Cũng đừng sống như những người nghĩ mình không bao giờ phải chết. Nhưng hãy chuẩn bị cho tương lai của mình một cuộc sống hạnh phúc thật bằng việc siêng năng cầu nguyện, xưng tội, rước lễ, làm việc bác ái, hy sinh hãm mình, loại trừ cái xấu và thay vào đó là những điều tốt.
Nếu không tỉnh thức nội tâm thực sự, thì những hành vi bề ngoài như làm hang đá, đèn sao sầm uất, trang trí lộng lẫy chỉ là những trò giả tạo, giả hình. Chỉ như cái thùng kêu to là cái thùng rỗng, nhưng thực chất bên trong chẳng có gì. Thật vậy, những hình thức bên ngoài đó chỉ có giá trị khi nó được nội tâm hóa từ bên trong, tức là bên trong đã có và đây chỉ là diễn tả ra bên ngoài mà thôi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con mỗi khi Mùa Vọng về, là mỗi dịp chúng con cần thức tỉnh lương tâm; đồng thời biết hành động đúng theo tinh thần của Chúa để được ơn cứu độ trong ngày Chúa đến đón đợi chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công tác mục vụ của Giáo Hội Công Giáo đối với người di cư, dân nghèo, người già và các trẻ em còn trong lòng mẹ
Linh Tiến Khải
09:51 27/11/2013
Phỏng vấn Đức Cha Joseph Kurtz, Tân chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Trong khóa họp mùa thu vừa qua các Giám Mục Hoa Kỳ đã bầu Đức Cha Joseph Kurtz, 67 tuổi, Tổng Giám Mục Louisville, làm Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, thay thế Đức Hồng Y Timothy Dolan. Đức Cha Kurtz đã là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hôn nhân, và là thành viên Ủy ban trung ương sinh học Công Giáo toàn quốc.
Đức Cha Kurtz sinh năm 1946, thụ phong linh mục năm 1972, làm cha phó, rồi cha sở nhiều giáo xứ giáo phận Allentown trong 27 năm trời. Cha cũng đã là giám đốc Caritas giáo phận này trong 10 năm. Năm 1999 Đức Gioan Phaolô II đã chỉ định cha Kurtz làm Giám Mục giáo phận Knoxville, bang Tennessee, và sau đó làm Tổng Giám Mục Louisville bang Kentucky, là giáo phận có 200.000 tín hữu. Đức Cha nổi tiếng với các giáo huấn về gia đình và năm 2011 ngài đã thu thập vào một loạt ”12 nhân đức hôn nhân”, mỗi tháng một nhân đức. Đức Cha cũng hoạt động trong lãnh vực truyền thông xã hội và hiện diện trên Twitter.
Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ hiện có 78,2 triệu tín hữu, tương đương với 25% tổng số dân, với 19 Hồng Y, 450 Giám Mục, 40.271 Linh Mục trông coi 17.644 giáo xứ thuộc 195 tổng giáo phận và giáo phận.
Trong đại hội mùa thu nhóm tại Baltimore những ngày vừa qua các Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu chính quyền của tổng thống Obama tôn trọng các quyền của các tín hữu, đặc biệt là phẩm giá con người và quyền tự do tôn giáo. Các vị nhất quyết bảo vệ sự sống của các trẻ em còn trong lòng mẹ chống lại mọi hình thức làm tổn thương quyền sống của các em, của người già, người di cư, và nhất là bênh vực và trợ giúp người nghèo. Trong tài liệu chung kết công bố sau bốn ngày nhóm họp tại Baltimore các Giám Mục Hoa Kỳ nêu bật lập trường chống lại mọi xen mình của chính quyền vào công việc của Giáo Hội.
Điểm nóng được nhắc tới là luật cải cách y tế do chính quyền của tổng thống Obama đưa ra, bắt buộc các cơ sở của Giáo Hội, bao gồm các đại học trường học, nhà thương, phải trả chi phí y tế cho các nhân viên của mình gồm cả việc phá thai, ngừa thai và làm tuyệt đường sinh sản. Nhiều giáo phận và tổ chức của Giáo Hội đã kiện chính quyền vi phạm tự do tôn giáo, không tôn trọng tự do của Giáo Hội, và không cho các tổ chức tôn giáo khả năng chống lại vì lý do lương tâm. Cho tới nay chính quyền cho phép các cơ quan Công Giáo quyền không bảo đảm bảo hiểm một cách trực tiếp cho các công nhân của mình, nhưng phải trả một bảo hiểm làm điều đó.
Trong thông cáo các Giám Mục cho biết bởi vì chính quyền từ chối bổn phận tôn trọng các quyền của tín hữu, vì thế các Giám Mục nhất quyết từ chối gánh nặng này và sẽ gia tăng các nỗ lực đối với Quốc hội, đặc biệt với các sáng kiến pháp lý như đã làm để bảo vệ tự do tôn giáo, cho phép làm chứng cho Tin Mừng trong việc phục vụ công ích. Các Giám Mục cũng đưa ra chương trình nhằm giảm các bất công và các xa cách giữa thiểu số người giầu và người nghèo, khiến cho nạn nghèo túng ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các vị còn tha thiết yêu cầu Quốc Hội mau chóng thông qua luật cải tổ di cư. Đức Hồng Y Timothy Dolan, Chủ tịch mãn nhiệm của Hội Đồng Giám Muc Hoa Kỳ, nói: ”Đây là một thời gian ngoại thường thuận lợi trong cuộc sống của Giáo Hội. Chúng ta đang chứng kiến các thành công trong việc truyền giảng Tin Mừng, và một triều đại Giáo Hoàng hữu hiệu một cách không tưởng tượng được trong việc đánh động trái tim con người. Chúng ta phải tận dụng thời điểm này để giới thiệu một sứ điệp mạnh mẽ và hiệp nhất trên tất cả mọi đề tài của mục vụ bảo vệ sự sống”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Kurtz, theo Đức Cha đâu là dấn thân chính của Giáo Hội Hoa Kỳ trong các năm tới đây?
Đáp: Lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ thật rõ ràng: trước hết chúng tôi phải là các mục tử. Vì thế chúng tôi phải tự hỏi phải làm thế nào để có thể sưởi ấm con tim và chữa lành các vết thương. Theo tôi, câu trả lời là phải gần gũi dân chúng chừng nào có thể bằng cách lắng nghe họ. Vì thế tôi tin rằng mục vụ gia đình sẽ là điều nền tảng trong các năm tới. Phần quan trọng nhất và đào tạo nhất trong cuộc sống của tôi đã là các năm sống đời chủ chăn trong một giáo xứ, gần gũi các gia đình. Chỉ kinh nghiệm đó mới chuẩn bị cho các chức vụ cao hơn trong Giáo Hội.
Hỏi: Chính Đức Cha đã săn sóc một người trong gia đình trong nhiều năm trời, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Đó là anh George, anh sinh ra với hội chứng down và sau khi mẹ chúng tôi qua đời anh ấy đã sống với tôi mười hai năm cho tới khi anh lìa thế. Tôi đã học được từ anh rất nhiều điều.
Hỏi: Đức Cha thấy Giáo Hội ngày nay phải đương đầu với các thách đố nào?
Đáp: Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa của sự thờ ơ. Làm sao chúng ta có thể từ một nền văn hóa quy về chính mình, ích kỷ, bước sang một nền văn hóa nhìn ra ngoài và hướng về các người cần được giúp đỡ? Thách đố đối với các Giám Mục chúng tôi đó là làm gương với sự tiếp đón, qua việc phục vụ những người không có tiếng nói và dễ bị tổn thương như các người di cư, người nghèo, trẻ em chưa sinh ra, người già, và bảo vệ phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh. Bên trong Giáo Hội cần phải có sự hiệp nhất của sứ điệp. Và Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cho chúng tôi biết rằng các tín hữu đòi hỏi chúng tôi hiệp nhất trong sứ mệnh phục vụ.
Hỏi: Đức Cha đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây. Đức Cha có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi có cảm tưởng ngài là một người biết lắng nghe và muốn học hỏi nơi tất cả mọi người, muốn biết Giáo Hội di chuyển thế nào trong thế giới, Giáo Hội đang làm gì cho những người cần được giúp đỡ. Ngài đã nói tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha với tôi, như thể là để cho tôi hiểu rằng sứ điệp của ngài toàn diện.
Hỏi: Đức Cha có nói ngoại ngữ nào không?
Đáp: Tôi hiểu một chút tiếng Ý và tôi biết Tiếng Tây Ban Nha trên bình diện phụng vụ. Tôi có thể giảng bằng tiếng Tậy Ban Nha, nếu ngắn. Và giảng ngắn như thế thì thường không khiến giáo dân khó chịu.
Hỏi: Đức Cha có ý đưa ra những bước đi để cải tiến các tương quan giữa các Giám Mục Hoa Kỳ với chính quyền của tổng thống Obama hay không, sau các căng thẳng do việc chính quyền bắt buộc các tổ chức của Giáo Hội phải trả chi phí y tế cho các nhân viên của mình, kể cả thuốc ngừa thai?
Đáp: Đức tin làm giầu cho cuộc sống công cộng, Vì thế chúng tôi mạnh mẽ ước muốn có một tương quan lành mạnh với chính quyền, với Quốc hội và với các thẩm phán. Chúng tôi luôn luôn tìm các phương thế để đào sâu sự cộng tác này và rộng mở cho đối thoại, để cùng nhau làm việc trong bối cảnh của một sự tự do tôn giáo vững mạnh. Các cố gắng của chúng tôi lên tiếng nhân danh những người cần được trợ giúp đặt để chúng tôi trong tư thế mưu cầu ích lợi cho quốc gia và cùng hành động với chính quyền, trong một thế giới thừa nhận đức tin góp phần làm cho đất nước lớn lên như thế nào. Có nhiều cơ may cộng tác trên bình diện quốc gia, như thế chúng sẽ được phối hợp một cách trực tiếp bởi các Hội Đồng Giám Mục của các tiểu bang.
Hỏi: Thưa Đức Cha, từ nhiều năm nay các Giám Mục Hoa Kỳ đã gây áp lực trên Quốc hội để Quốc hội chấp nhận một cuộc cải tổ về di cư, cho phép giải quyết vấn đề của hàng triệu người di cư lén lút hiện sống tại Hoa Kỳ. Nhưng luật này đã khống cất cánh được. Đức Cha có thấy trước các sáng kiến khác liên quan tới vấn đề này hay không?
Đáp: Điều này tùy thuộc nơi những gì xảy ra trên bình diện chính trị. Di cư là một khía cạnh chìa khóa của việc bảo vệ phẩm giá con người. Chúng tôi đang ở điểm, trong đó người ta nhận thức rằng việc cải tổ có thể xảy ra. Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ là các trục thu hút của việc này.
Hỏi: Thưa Đức Cha Kurtz, có nhiều nhà kinh tế đồng ý thừa nhận rằng nghèo túng tại Hoa Kỳ là do sự xa cách cơ may ngày càng gia tăng giữa người giầu có và lớp công nhân. Đức Cha có tin rằng Hội Đồng Giám Mục sẽ đỡ đầu cho các sáng kiến giúp can thiệp vào tận gốc rễ các lý do gây ra nạn nghèo túng hay không?
Đáp: Về điểm này thì chúng tôi hoàn toàn liên đới với Đức Thánh Cha. Chúng ta phải là một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo. Giáo Hội Hoa Kỳ đã là đầu máy của vô số các sáng kiến thay đổi xã hội. Chúng tôi muốn làm việc để nâng người dân lên khỏi cảnh nghèo túng cùng với gia đình họ. Tôi đã học hỏi rất nhiều khi làm việc cho Caritas giáo phận. Tôi đã cải tiến khả năng lắng nghe của mình. Tôi nghĩ rằng nó sẽ ích lợi cho tôi trong vai trò mới.
(Avvenire 18-11-2013)
Trong khóa họp mùa thu vừa qua các Giám Mục Hoa Kỳ đã bầu Đức Cha Joseph Kurtz, 67 tuổi, Tổng Giám Mục Louisville, làm Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, thay thế Đức Hồng Y Timothy Dolan. Đức Cha Kurtz đã là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hôn nhân, và là thành viên Ủy ban trung ương sinh học Công Giáo toàn quốc.
Đức Cha Kurtz sinh năm 1946, thụ phong linh mục năm 1972, làm cha phó, rồi cha sở nhiều giáo xứ giáo phận Allentown trong 27 năm trời. Cha cũng đã là giám đốc Caritas giáo phận này trong 10 năm. Năm 1999 Đức Gioan Phaolô II đã chỉ định cha Kurtz làm Giám Mục giáo phận Knoxville, bang Tennessee, và sau đó làm Tổng Giám Mục Louisville bang Kentucky, là giáo phận có 200.000 tín hữu. Đức Cha nổi tiếng với các giáo huấn về gia đình và năm 2011 ngài đã thu thập vào một loạt ”12 nhân đức hôn nhân”, mỗi tháng một nhân đức. Đức Cha cũng hoạt động trong lãnh vực truyền thông xã hội và hiện diện trên Twitter.
Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ hiện có 78,2 triệu tín hữu, tương đương với 25% tổng số dân, với 19 Hồng Y, 450 Giám Mục, 40.271 Linh Mục trông coi 17.644 giáo xứ thuộc 195 tổng giáo phận và giáo phận.
Trong đại hội mùa thu nhóm tại Baltimore những ngày vừa qua các Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu chính quyền của tổng thống Obama tôn trọng các quyền của các tín hữu, đặc biệt là phẩm giá con người và quyền tự do tôn giáo. Các vị nhất quyết bảo vệ sự sống của các trẻ em còn trong lòng mẹ chống lại mọi hình thức làm tổn thương quyền sống của các em, của người già, người di cư, và nhất là bênh vực và trợ giúp người nghèo. Trong tài liệu chung kết công bố sau bốn ngày nhóm họp tại Baltimore các Giám Mục Hoa Kỳ nêu bật lập trường chống lại mọi xen mình của chính quyền vào công việc của Giáo Hội.
Điểm nóng được nhắc tới là luật cải cách y tế do chính quyền của tổng thống Obama đưa ra, bắt buộc các cơ sở của Giáo Hội, bao gồm các đại học trường học, nhà thương, phải trả chi phí y tế cho các nhân viên của mình gồm cả việc phá thai, ngừa thai và làm tuyệt đường sinh sản. Nhiều giáo phận và tổ chức của Giáo Hội đã kiện chính quyền vi phạm tự do tôn giáo, không tôn trọng tự do của Giáo Hội, và không cho các tổ chức tôn giáo khả năng chống lại vì lý do lương tâm. Cho tới nay chính quyền cho phép các cơ quan Công Giáo quyền không bảo đảm bảo hiểm một cách trực tiếp cho các công nhân của mình, nhưng phải trả một bảo hiểm làm điều đó.
Trong thông cáo các Giám Mục cho biết bởi vì chính quyền từ chối bổn phận tôn trọng các quyền của tín hữu, vì thế các Giám Mục nhất quyết từ chối gánh nặng này và sẽ gia tăng các nỗ lực đối với Quốc hội, đặc biệt với các sáng kiến pháp lý như đã làm để bảo vệ tự do tôn giáo, cho phép làm chứng cho Tin Mừng trong việc phục vụ công ích. Các Giám Mục cũng đưa ra chương trình nhằm giảm các bất công và các xa cách giữa thiểu số người giầu và người nghèo, khiến cho nạn nghèo túng ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các vị còn tha thiết yêu cầu Quốc Hội mau chóng thông qua luật cải tổ di cư. Đức Hồng Y Timothy Dolan, Chủ tịch mãn nhiệm của Hội Đồng Giám Muc Hoa Kỳ, nói: ”Đây là một thời gian ngoại thường thuận lợi trong cuộc sống của Giáo Hội. Chúng ta đang chứng kiến các thành công trong việc truyền giảng Tin Mừng, và một triều đại Giáo Hoàng hữu hiệu một cách không tưởng tượng được trong việc đánh động trái tim con người. Chúng ta phải tận dụng thời điểm này để giới thiệu một sứ điệp mạnh mẽ và hiệp nhất trên tất cả mọi đề tài của mục vụ bảo vệ sự sống”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Kurtz, theo Đức Cha đâu là dấn thân chính của Giáo Hội Hoa Kỳ trong các năm tới đây?
Đáp: Lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ thật rõ ràng: trước hết chúng tôi phải là các mục tử. Vì thế chúng tôi phải tự hỏi phải làm thế nào để có thể sưởi ấm con tim và chữa lành các vết thương. Theo tôi, câu trả lời là phải gần gũi dân chúng chừng nào có thể bằng cách lắng nghe họ. Vì thế tôi tin rằng mục vụ gia đình sẽ là điều nền tảng trong các năm tới. Phần quan trọng nhất và đào tạo nhất trong cuộc sống của tôi đã là các năm sống đời chủ chăn trong một giáo xứ, gần gũi các gia đình. Chỉ kinh nghiệm đó mới chuẩn bị cho các chức vụ cao hơn trong Giáo Hội.
Hỏi: Chính Đức Cha đã săn sóc một người trong gia đình trong nhiều năm trời, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Đó là anh George, anh sinh ra với hội chứng down và sau khi mẹ chúng tôi qua đời anh ấy đã sống với tôi mười hai năm cho tới khi anh lìa thế. Tôi đã học được từ anh rất nhiều điều.
Hỏi: Đức Cha thấy Giáo Hội ngày nay phải đương đầu với các thách đố nào?
Đáp: Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa của sự thờ ơ. Làm sao chúng ta có thể từ một nền văn hóa quy về chính mình, ích kỷ, bước sang một nền văn hóa nhìn ra ngoài và hướng về các người cần được giúp đỡ? Thách đố đối với các Giám Mục chúng tôi đó là làm gương với sự tiếp đón, qua việc phục vụ những người không có tiếng nói và dễ bị tổn thương như các người di cư, người nghèo, trẻ em chưa sinh ra, người già, và bảo vệ phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh. Bên trong Giáo Hội cần phải có sự hiệp nhất của sứ điệp. Và Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cho chúng tôi biết rằng các tín hữu đòi hỏi chúng tôi hiệp nhất trong sứ mệnh phục vụ.
Hỏi: Đức Cha đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây. Đức Cha có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi có cảm tưởng ngài là một người biết lắng nghe và muốn học hỏi nơi tất cả mọi người, muốn biết Giáo Hội di chuyển thế nào trong thế giới, Giáo Hội đang làm gì cho những người cần được giúp đỡ. Ngài đã nói tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha với tôi, như thể là để cho tôi hiểu rằng sứ điệp của ngài toàn diện.
Hỏi: Đức Cha có nói ngoại ngữ nào không?
Đáp: Tôi hiểu một chút tiếng Ý và tôi biết Tiếng Tây Ban Nha trên bình diện phụng vụ. Tôi có thể giảng bằng tiếng Tậy Ban Nha, nếu ngắn. Và giảng ngắn như thế thì thường không khiến giáo dân khó chịu.
Hỏi: Đức Cha có ý đưa ra những bước đi để cải tiến các tương quan giữa các Giám Mục Hoa Kỳ với chính quyền của tổng thống Obama hay không, sau các căng thẳng do việc chính quyền bắt buộc các tổ chức của Giáo Hội phải trả chi phí y tế cho các nhân viên của mình, kể cả thuốc ngừa thai?
Đáp: Đức tin làm giầu cho cuộc sống công cộng, Vì thế chúng tôi mạnh mẽ ước muốn có một tương quan lành mạnh với chính quyền, với Quốc hội và với các thẩm phán. Chúng tôi luôn luôn tìm các phương thế để đào sâu sự cộng tác này và rộng mở cho đối thoại, để cùng nhau làm việc trong bối cảnh của một sự tự do tôn giáo vững mạnh. Các cố gắng của chúng tôi lên tiếng nhân danh những người cần được trợ giúp đặt để chúng tôi trong tư thế mưu cầu ích lợi cho quốc gia và cùng hành động với chính quyền, trong một thế giới thừa nhận đức tin góp phần làm cho đất nước lớn lên như thế nào. Có nhiều cơ may cộng tác trên bình diện quốc gia, như thế chúng sẽ được phối hợp một cách trực tiếp bởi các Hội Đồng Giám Mục của các tiểu bang.
Hỏi: Thưa Đức Cha, từ nhiều năm nay các Giám Mục Hoa Kỳ đã gây áp lực trên Quốc hội để Quốc hội chấp nhận một cuộc cải tổ về di cư, cho phép giải quyết vấn đề của hàng triệu người di cư lén lút hiện sống tại Hoa Kỳ. Nhưng luật này đã khống cất cánh được. Đức Cha có thấy trước các sáng kiến khác liên quan tới vấn đề này hay không?
Đáp: Điều này tùy thuộc nơi những gì xảy ra trên bình diện chính trị. Di cư là một khía cạnh chìa khóa của việc bảo vệ phẩm giá con người. Chúng tôi đang ở điểm, trong đó người ta nhận thức rằng việc cải tổ có thể xảy ra. Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ là các trục thu hút của việc này.
Hỏi: Thưa Đức Cha Kurtz, có nhiều nhà kinh tế đồng ý thừa nhận rằng nghèo túng tại Hoa Kỳ là do sự xa cách cơ may ngày càng gia tăng giữa người giầu có và lớp công nhân. Đức Cha có tin rằng Hội Đồng Giám Mục sẽ đỡ đầu cho các sáng kiến giúp can thiệp vào tận gốc rễ các lý do gây ra nạn nghèo túng hay không?
Đáp: Về điểm này thì chúng tôi hoàn toàn liên đới với Đức Thánh Cha. Chúng ta phải là một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo. Giáo Hội Hoa Kỳ đã là đầu máy của vô số các sáng kiến thay đổi xã hội. Chúng tôi muốn làm việc để nâng người dân lên khỏi cảnh nghèo túng cùng với gia đình họ. Tôi đã học hỏi rất nhiều khi làm việc cho Caritas giáo phận. Tôi đã cải tiến khả năng lắng nghe của mình. Tôi nghĩ rằng nó sẽ ích lợi cho tôi trong vai trò mới.
(Avvenire 18-11-2013)
ĐTC: Ai sống bác ái và thương xót thì không sợ chết
Linh Tiến Khải
09:52 27/11/2013
Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 27-11-2013. Sau khi chào mọi người Đức Thánh Cha khen ngợi tín hữu can đảm vì đứng trong trời lạnh tại quảng trường. Từ mấy ngày nay trời Roma rất lạnh và có gió buốt.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”chết trong Chúa Kitô”. Ngài nói:
Giữa chúng ta có một kiểu nhìn sai lầm về cái chết. Cái chết liên quan tới tất cả chúng ta và cật vấn chúng ta một cách sâu xa, đặc biệt khi nó đụng chạm tới chúng ta từ gần, hay khi nó đánh trúng những người bé nhỏ, không được bênh đỡ trong một cách thế gây gương mù gương xấu. Đối với tôi câu hỏi đã luôn luôn đánh động tôi đó là: Tại sao các trẻ em đau khổ? Tại sao các trẻ em chết? Nếu được hiểu như là việc kết thúc mọi sự, cái chết khiến cho chúng ta hoảng sợ, nó đánh chúng ta ngã gục trên đất, nó biến thành sự đe dọa, bẻ gẫy mọi tương quan và cắt đứt mọi con đường. Điều này xảy ra, khi chúng ta coi cuộc sống như một thời gian khép kín trong hai cực: sinh ra và chết đi; khi chúng ta không tin nơi một chân trời vượt xa hơn chân trời hiện tại; khi người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Quan niệm này về cái chết là quan niệm đặc biệt của tư tưởng vô thần, giải thích cuộc sống như là một hiện diện tình cờ trong thế giới và như một con đường tiến về hư không. Nhưng cũng có một chủ thuyết vô thần thực tiễn, chỉ sống cho các lợi lộc riêng tư và các sự vật trần gian. Nếu chúng ta để cho quan niệm sai lầm này về cái chết nắm bắt, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc che dấu cái chết, khước từ nó, hay tầm thường hóa nó, để nó không làm cho chúng ta sợ.
Nhưng trái tim con người, ước mong vô tận mà chúng ta tất cả đều có, nỗi nhớ nhung vĩnh cửu mà tất cả chúng ta đều có, nổi loạn đối với giải pháp giả này. Như thế, đâu là ý nghĩa kitô của cái chết? Nếu chúng ta nhìn vào các lúc khổ đau của cuộc sống, khi chúng ta đã mất đi một người thân - cha mẹ, một người anh chị em, một người phối ngẫu, một đứa con, một người bạn - chúng ta nhận ra rằng cả trong thảm cảnh mất mát ấy, cả khi bị xâu xé vì sự chia lìa, từ con tim vang lên một xác tín rằng nó không thể là hết tất cả, rằng thiện ích đã cho và đã nhận đã không uổng công. Có một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta, nói với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết. Điều này thật đó: cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết!.
Nỗi khát khao sự sống đó đã tìm thấy câu trả lời đáng tin cậy nơi sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ trao ban sự chắc chắn của sự sống bên kia cái chết, mà cũng còn soi sáng chính mầu nhiệm cái chết của từng người trong chúng ta nữa. Nếu chúng ta sống hiệp nhất với Chúa Giêsu, trung thành với Ngài, chúng ta sẽ có khả năng đương đầu với việc bước qua cái chết với niềm hy vọng và sự thanh thản. Thật thế Giáo Hội cầu nguyện rằng: ”Nếu sự chắc chắn phải chết khiến cho chúng con buồn sầu, thì lời hứa sự bất tử mai sau ủi an chúng con”. Đây thật là một lời cầu đẹp của Giáo Hội! Một người hướng tới chết như đã sống. Nếu cuộc sống của tôi đã là một lộ trình bước đi với Chúa, tin tưởng nơi lòng thương xót của Ngài, tôi sẽ được chuẩn bị chấp nhận giây phút cuối cùng của cuộc đời dương thế như là sự phó thác vĩnh viễn trong bàn tay tiếp nhận của Người, trong khi chờ đợi chiêm ngưỡng gương mặt Ngài diện đối diện. Đây là điều đẹp nhất có thể xảy ra: chiêm ngưỡng mặt đối mặt gương mặt tuyệt vời của Chúa. Nhưng trông thấy Ngài như Ngài là: xinh đẹp, tràn đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, tràn đầy sự dịu hiền. Chúng ta đi tới điểm này: đó là tìm được Chúa.
Trong chân trời này chúng ta hiểu lời Chúa Giêsu mời gọi hãy luôn luôn sẵn sàng và tỉnh thức. Khi biết rằng cuộc sống trên trần gian này được ban cho chúng ta cũng là để chuẩn bị cuộc sống khác, cuộc sống với Thiên Chúa Cha ở trên trời. Và Đức Thánh Cha chỉ cho thấy có một con đường chắc chắn như sau:
Và có một con đường chắc chắn cho điều này: đó là tự chuẩn bị tốt cho cái chết, bằng cách ở gần Chúa Giêsu. Đó là sự chắc chắn. Tôi chuẩn bị mình cho cái chết băng cách ở gần Chúa Giêsu. Và chúng ta ở gần Chúa Giêsu như thế nào? Với lời cầu nguyện, trong các Bí Tích và cả trong việc thực thi bác ái nữa. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa hiện diện nơi các người yếu đuối và cần được trợ giúp. Ngài đã đồng hóa chính mình với họ, trong dụ ngôn nổi tiếng của sự phán xét sau hết, khi Ngài nói: ”Ta đói các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các con đã tiếp đón, Ta trần truồng các con đã cho mặc, Ta đau yếu các con đã viếng thăm, Ta ở tù các con đã đến tìm ... Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,35-36).
Vì thế một con đường chắc chắn là phục hồi ý nghĩa của tình bác ái kitô và của sự chia sẻ huynh đệ, lo lắng cho các vết thương trên thân xác và trong tinh thần của tha nhân. Tình liên đới trong việc cảm thương nổi khổ đau và trao ban hy vọng là tiền đề và là điều kiện để nhận được gia tài Nước Trời được chuẩn bị cho chúng ta. Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ cái chết.
Xin anh chị em hãy nghĩ tới điều đó nhé! Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Anh chị em có đồng ý không? Chúng ta hãy cùng nhau nói lên đièu đó để không quên: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Một lần nữa nào: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Bởi vì họ nhìn thẳng mặt nó nơi các vết thương của các anh chị em khác và thắng vượt nó với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc, nơi chúng ta hướng tới bằng cách khát khao ở luôn mãi với Thiên Chúa là Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như từ Á châu như đoàn hành hương Philippines, và từ châu Mỹ Latinh như các đoàn hành hương Mêhicô, Guatemala, Argentina. Ngài đã chào đặc biệt hàng ngàn tín hữu Ucraine cùng với Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shcevchuk, các Giám mục và tín hữu Công Giáo Hy Lạp hành hương tới mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong Năm Đức Tin và nhân kỷ niệm năm mươi năm di đời xác thánh Giosaphat trong Đền thờ thánh Phêrô. Gương của thánh nhân hiến mạng sống cho Chúa Giêsu và cho sự hiệp nhất của Giáo Hội là lời mời gọi tất cả mọi người dấn thân mỗi ngày cho tình hiệp thông giữa các tín hữu.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khích lệ họ chuẩn bị tâm lòng đón Chúa Giêsu Cứu Thế. Ngài nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân dâng các khổ đau cho Chúa để mọi người nhận biết nơi lễ Giáng Sinh cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với bản tính nhân loại yếu hèn. Đức Thánh Cha khuyên các cặp vợ chồng mới cưới sống đời hôn nhân như phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng đã chào, ôm hôn và ủy lạo rất nhiều người tàn tật ngồi trên xe lăn và chào các trẻ em bị bệnh chậm trí. Ngài cũng dừng xe xuống chào một đám học sinh gân cổ réo gọi tên ngài, khiến cho các em vô cùng sung sướng, níu kéo không muốn để cho ngài đi.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 27-11-2013. Sau khi chào mọi người Đức Thánh Cha khen ngợi tín hữu can đảm vì đứng trong trời lạnh tại quảng trường. Từ mấy ngày nay trời Roma rất lạnh và có gió buốt.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”chết trong Chúa Kitô”. Ngài nói:
Giữa chúng ta có một kiểu nhìn sai lầm về cái chết. Cái chết liên quan tới tất cả chúng ta và cật vấn chúng ta một cách sâu xa, đặc biệt khi nó đụng chạm tới chúng ta từ gần, hay khi nó đánh trúng những người bé nhỏ, không được bênh đỡ trong một cách thế gây gương mù gương xấu. Đối với tôi câu hỏi đã luôn luôn đánh động tôi đó là: Tại sao các trẻ em đau khổ? Tại sao các trẻ em chết? Nếu được hiểu như là việc kết thúc mọi sự, cái chết khiến cho chúng ta hoảng sợ, nó đánh chúng ta ngã gục trên đất, nó biến thành sự đe dọa, bẻ gẫy mọi tương quan và cắt đứt mọi con đường. Điều này xảy ra, khi chúng ta coi cuộc sống như một thời gian khép kín trong hai cực: sinh ra và chết đi; khi chúng ta không tin nơi một chân trời vượt xa hơn chân trời hiện tại; khi người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Quan niệm này về cái chết là quan niệm đặc biệt của tư tưởng vô thần, giải thích cuộc sống như là một hiện diện tình cờ trong thế giới và như một con đường tiến về hư không. Nhưng cũng có một chủ thuyết vô thần thực tiễn, chỉ sống cho các lợi lộc riêng tư và các sự vật trần gian. Nếu chúng ta để cho quan niệm sai lầm này về cái chết nắm bắt, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc che dấu cái chết, khước từ nó, hay tầm thường hóa nó, để nó không làm cho chúng ta sợ.
Nhưng trái tim con người, ước mong vô tận mà chúng ta tất cả đều có, nỗi nhớ nhung vĩnh cửu mà tất cả chúng ta đều có, nổi loạn đối với giải pháp giả này. Như thế, đâu là ý nghĩa kitô của cái chết? Nếu chúng ta nhìn vào các lúc khổ đau của cuộc sống, khi chúng ta đã mất đi một người thân - cha mẹ, một người anh chị em, một người phối ngẫu, một đứa con, một người bạn - chúng ta nhận ra rằng cả trong thảm cảnh mất mát ấy, cả khi bị xâu xé vì sự chia lìa, từ con tim vang lên một xác tín rằng nó không thể là hết tất cả, rằng thiện ích đã cho và đã nhận đã không uổng công. Có một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta, nói với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết. Điều này thật đó: cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết!.
Nỗi khát khao sự sống đó đã tìm thấy câu trả lời đáng tin cậy nơi sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ trao ban sự chắc chắn của sự sống bên kia cái chết, mà cũng còn soi sáng chính mầu nhiệm cái chết của từng người trong chúng ta nữa. Nếu chúng ta sống hiệp nhất với Chúa Giêsu, trung thành với Ngài, chúng ta sẽ có khả năng đương đầu với việc bước qua cái chết với niềm hy vọng và sự thanh thản. Thật thế Giáo Hội cầu nguyện rằng: ”Nếu sự chắc chắn phải chết khiến cho chúng con buồn sầu, thì lời hứa sự bất tử mai sau ủi an chúng con”. Đây thật là một lời cầu đẹp của Giáo Hội! Một người hướng tới chết như đã sống. Nếu cuộc sống của tôi đã là một lộ trình bước đi với Chúa, tin tưởng nơi lòng thương xót của Ngài, tôi sẽ được chuẩn bị chấp nhận giây phút cuối cùng của cuộc đời dương thế như là sự phó thác vĩnh viễn trong bàn tay tiếp nhận của Người, trong khi chờ đợi chiêm ngưỡng gương mặt Ngài diện đối diện. Đây là điều đẹp nhất có thể xảy ra: chiêm ngưỡng mặt đối mặt gương mặt tuyệt vời của Chúa. Nhưng trông thấy Ngài như Ngài là: xinh đẹp, tràn đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, tràn đầy sự dịu hiền. Chúng ta đi tới điểm này: đó là tìm được Chúa.
Trong chân trời này chúng ta hiểu lời Chúa Giêsu mời gọi hãy luôn luôn sẵn sàng và tỉnh thức. Khi biết rằng cuộc sống trên trần gian này được ban cho chúng ta cũng là để chuẩn bị cuộc sống khác, cuộc sống với Thiên Chúa Cha ở trên trời. Và Đức Thánh Cha chỉ cho thấy có một con đường chắc chắn như sau:
Và có một con đường chắc chắn cho điều này: đó là tự chuẩn bị tốt cho cái chết, bằng cách ở gần Chúa Giêsu. Đó là sự chắc chắn. Tôi chuẩn bị mình cho cái chết băng cách ở gần Chúa Giêsu. Và chúng ta ở gần Chúa Giêsu như thế nào? Với lời cầu nguyện, trong các Bí Tích và cả trong việc thực thi bác ái nữa. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa hiện diện nơi các người yếu đuối và cần được trợ giúp. Ngài đã đồng hóa chính mình với họ, trong dụ ngôn nổi tiếng của sự phán xét sau hết, khi Ngài nói: ”Ta đói các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các con đã tiếp đón, Ta trần truồng các con đã cho mặc, Ta đau yếu các con đã viếng thăm, Ta ở tù các con đã đến tìm ... Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,35-36).
Vì thế một con đường chắc chắn là phục hồi ý nghĩa của tình bác ái kitô và của sự chia sẻ huynh đệ, lo lắng cho các vết thương trên thân xác và trong tinh thần của tha nhân. Tình liên đới trong việc cảm thương nổi khổ đau và trao ban hy vọng là tiền đề và là điều kiện để nhận được gia tài Nước Trời được chuẩn bị cho chúng ta. Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ cái chết.
Xin anh chị em hãy nghĩ tới điều đó nhé! Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Anh chị em có đồng ý không? Chúng ta hãy cùng nhau nói lên đièu đó để không quên: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Một lần nữa nào: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Bởi vì họ nhìn thẳng mặt nó nơi các vết thương của các anh chị em khác và thắng vượt nó với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc, nơi chúng ta hướng tới bằng cách khát khao ở luôn mãi với Thiên Chúa là Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như từ Á châu như đoàn hành hương Philippines, và từ châu Mỹ Latinh như các đoàn hành hương Mêhicô, Guatemala, Argentina. Ngài đã chào đặc biệt hàng ngàn tín hữu Ucraine cùng với Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shcevchuk, các Giám mục và tín hữu Công Giáo Hy Lạp hành hương tới mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong Năm Đức Tin và nhân kỷ niệm năm mươi năm di đời xác thánh Giosaphat trong Đền thờ thánh Phêrô. Gương của thánh nhân hiến mạng sống cho Chúa Giêsu và cho sự hiệp nhất của Giáo Hội là lời mời gọi tất cả mọi người dấn thân mỗi ngày cho tình hiệp thông giữa các tín hữu.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khích lệ họ chuẩn bị tâm lòng đón Chúa Giêsu Cứu Thế. Ngài nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân dâng các khổ đau cho Chúa để mọi người nhận biết nơi lễ Giáng Sinh cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với bản tính nhân loại yếu hèn. Đức Thánh Cha khuyên các cặp vợ chồng mới cưới sống đời hôn nhân như phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng đã chào, ôm hôn và ủy lạo rất nhiều người tàn tật ngồi trên xe lăn và chào các trẻ em bị bệnh chậm trí. Ngài cũng dừng xe xuống chào một đám học sinh gân cổ réo gọi tên ngài, khiến cho các em vô cùng sung sướng, níu kéo không muốn để cho ngài đi.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sách cổ «Thánh Vịnh» tiếng Anh đạt giả kỷ lục 14,2 triệu Mỹ kim
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
10:09 27/11/2013
Sách cổ «Thánh Vịnh» tiếng Anh đạt giả kỷ lục 14,2 triệu Mỹ kim
Qua một cuộc đấu giá kéo dài không đầy 5 phút tại Sotheby, New York vào ngày 26.11.2013 sách Thánh Vịnh «The Bay Psalm Book» đã trở thành một cuốn sách in đắt giá nhất thế giới với số tiền 14,2 triệu USD.
Cuốn sách in được mệnh danh cổ nhất của Hoa Kỳ là Sách «Thánh Vịnh» - tiếng Anh «The Bay Psalm Book» được xuất bản vào năm 1640 bằng tiếng Anh. Lúc bấy giờ số lượng in chỉ có vỏn vẹn 1.700 cuốn và hiện nay trên thế giới chỉ còn duy nhất đúng 11 cuốn. Sách quý hiếm này vì là cuốn sách đầu tiên được in ra trên phần đất, mà ngày nay gọi là Hoa Kỳ.
Sách Thánh Vịnh «The Bay Psalm Book» được một nhân viên nhà Bank mua tại New York vào năm 1640. Sách được in trong khu định cư của vùng vịnh Cambridge thuộc Massachusetts, lúc ấy vùng Bắc Mỹ này nằm dưới quyền cai trị của thuộc địa Anh. Sách dày 300 trang và được dịch từ tiếng nguyên gốc Do Thái của Kinh Thánh Cựu Ước, gồm tất cả 150 Thánh Vịnh của Cựu Ước. Gáy sách được khâu bằng tay.
Thật thú vị, chúng ta có thể đọc và nghiên cứ từng trang của «The Bay Psalm Book» trên trang mạng http://media.oldsouth.org/?q=node/8 được gọi là «Digital Bay Psalm Book».
Về giá trị hình thành nước Hoa Kỳ thì đây là cuốn sách «Thánh Vịnh» quan trọng nhất của lịch sử nước này, được xem là một kết qủa của báo chí Mỹ, là khởi nguồn cho nền văn minh Âu Châu tại Mỹ, là một phần biểu tượng độc lập của lịch sử nước Mỹ vì việc in sách lúc bấy giờ được xem như là một hành động thách thức chống lại thuộc địa Anh. Sách vẫn còn được giữ tốt trong tình trạng nguyên vẹn thuở ban đầu, có thể đọc và lần giở từng trang. Thời ấy sách xuất bản thiếu phẩm chất, có rất nhiều lỗi đánh máy, mực in không đồng đều và mắc phạm nhiều lỗi in. Một ví dụ điển hình khi lật sách ra thì phía trên cùng trang trái và trang phải đã ghi khác nhau: Trang phía trái ghi PSALM XXII, nhưng bên trang phải lại ghi PSALME XXII (đã thêm một nguyên âm E vào).
Nhà thờ Old South Church ở Boston (http://oldsouth.org) là người chủ quản đứng ra bán sách này. Chính tại ngôi thánh đường Old South Church cháu bé Benjamin Franklin đã được rửa tội, sau này ông đã trở thành một trong những người sáng lập ra Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Giáo xứ Old South Church hiện thời vẫn còn giữ lại một cuốn nữa, nhưng sẽ không bán đi.
Người mua sách là một nhân vật Mỹ nổi tiếng, nhà tỷ phủ đầu tư ngân hàng David Rubenstein với ý định muốn chia sẻ cuốn sách hiếm quý này với công chúng, ví dụ sách sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng để mọi người có thể chiêm ngắm nó.
Ngoài ra còn một cuốn sách đắt hơn sách in «The Bay Psalm Book», nhưng là một bản thảo vẽ tay với các ghi chú riêng của thiên tài Leonardo da Vinci, được gọi là "Codex Leicester" đã được tỷ phú Bill Gates, người sáng lập Microsoft mua lại cách đây 19 năm (1994) đúng 30,8 triệu USD.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Cuốn sách in được mệnh danh cổ nhất của Hoa Kỳ là Sách «Thánh Vịnh» - tiếng Anh «The Bay Psalm Book» được xuất bản vào năm 1640 bằng tiếng Anh. Lúc bấy giờ số lượng in chỉ có vỏn vẹn 1.700 cuốn và hiện nay trên thế giới chỉ còn duy nhất đúng 11 cuốn. Sách quý hiếm này vì là cuốn sách đầu tiên được in ra trên phần đất, mà ngày nay gọi là Hoa Kỳ.
Sách Thánh Vịnh «The Bay Psalm Book» được một nhân viên nhà Bank mua tại New York vào năm 1640. Sách được in trong khu định cư của vùng vịnh Cambridge thuộc Massachusetts, lúc ấy vùng Bắc Mỹ này nằm dưới quyền cai trị của thuộc địa Anh. Sách dày 300 trang và được dịch từ tiếng nguyên gốc Do Thái của Kinh Thánh Cựu Ước, gồm tất cả 150 Thánh Vịnh của Cựu Ước. Gáy sách được khâu bằng tay.
Thật thú vị, chúng ta có thể đọc và nghiên cứ từng trang của «The Bay Psalm Book» trên trang mạng http://media.oldsouth.org/?q=node/8 được gọi là «Digital Bay Psalm Book».
Về giá trị hình thành nước Hoa Kỳ thì đây là cuốn sách «Thánh Vịnh» quan trọng nhất của lịch sử nước này, được xem là một kết qủa của báo chí Mỹ, là khởi nguồn cho nền văn minh Âu Châu tại Mỹ, là một phần biểu tượng độc lập của lịch sử nước Mỹ vì việc in sách lúc bấy giờ được xem như là một hành động thách thức chống lại thuộc địa Anh. Sách vẫn còn được giữ tốt trong tình trạng nguyên vẹn thuở ban đầu, có thể đọc và lần giở từng trang. Thời ấy sách xuất bản thiếu phẩm chất, có rất nhiều lỗi đánh máy, mực in không đồng đều và mắc phạm nhiều lỗi in. Một ví dụ điển hình khi lật sách ra thì phía trên cùng trang trái và trang phải đã ghi khác nhau: Trang phía trái ghi PSALM XXII, nhưng bên trang phải lại ghi PSALME XXII (đã thêm một nguyên âm E vào).
Người mua sách là một nhân vật Mỹ nổi tiếng, nhà tỷ phủ đầu tư ngân hàng David Rubenstein với ý định muốn chia sẻ cuốn sách hiếm quý này với công chúng, ví dụ sách sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng để mọi người có thể chiêm ngắm nó.
Ngoài ra còn một cuốn sách đắt hơn sách in «The Bay Psalm Book», nhưng là một bản thảo vẽ tay với các ghi chú riêng của thiên tài Leonardo da Vinci, được gọi là "Codex Leicester" đã được tỷ phú Bill Gates, người sáng lập Microsoft mua lại cách đây 19 năm (1994) đúng 30,8 triệu USD.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Pope Francis: only Christ is the master of time
Vatican Radio
09:54 27/11/2013
2013-11-26 Vatican - Pope Francis on Tuesday reminded the faithful that man may think he is the master of the moment, but only Christ is the master of time.
Speaking to those present for the morning Mass in Casa Sanctae Marthae, the Pope said prayer and hope are the tools that come to our aid in every moment of our lives.
In prayer and with hope we are able to understand and accept the passing of time and to prepare for its end. Prayer – Pope Francis explained – along with discernment helps us to decipher single moments of our lives and guides us towards God. Hope – he said - is the long-range beacon that illuminates our path and that final moment.
Reflecting on the Reading of the Day in which Jesus explains what will happen before the end of humanity and tells those who believe in God not to despair, Pope Francis said God has two reccomendations for us.
He said a Christian is a person who knows how to live the moment and who knows how to live in his or her time. The moment – he added - is what we have in hand right now, but this is not time, the moment passes! Perhaps we feel we are the masters of the moment, but to believe that we are masters of time is a deception, because – Francis said – “time is not ours, time belongs to God!
And quoting Jesus, Pope Francis warned us “not to be deceived for many will come in my name”. But the Christian – he said – is a person who must pray and have discernment to be able to use the precious time that God gives each of us, and to have hope for the time of God.
So – Pope Francis concluded - the Lord give us the grace to walk with wisdom, this is something we must do with prayer and discernment, and he gives us hope with which to live our lives within his greater design.
Speaking to those present for the morning Mass in Casa Sanctae Marthae, the Pope said prayer and hope are the tools that come to our aid in every moment of our lives.
In prayer and with hope we are able to understand and accept the passing of time and to prepare for its end. Prayer – Pope Francis explained – along with discernment helps us to decipher single moments of our lives and guides us towards God. Hope – he said - is the long-range beacon that illuminates our path and that final moment.
Reflecting on the Reading of the Day in which Jesus explains what will happen before the end of humanity and tells those who believe in God not to despair, Pope Francis said God has two reccomendations for us.
He said a Christian is a person who knows how to live the moment and who knows how to live in his or her time. The moment – he added - is what we have in hand right now, but this is not time, the moment passes! Perhaps we feel we are the masters of the moment, but to believe that we are masters of time is a deception, because – Francis said – “time is not ours, time belongs to God!
And quoting Jesus, Pope Francis warned us “not to be deceived for many will come in my name”. But the Christian – he said – is a person who must pray and have discernment to be able to use the precious time that God gives each of us, and to have hope for the time of God.
So – Pope Francis concluded - the Lord give us the grace to walk with wisdom, this is something we must do with prayer and discernment, and he gives us hope with which to live our lives within his greater design.
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGP Saigon: Thư Mục Tử Mùa Vọng 2014
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
09:38 27/11/2013
Kính gởi Anh Em linh mục,
Anh Chị Em tu sĩ và giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh Chị Em rất thân mến,
1. Với Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng ta chính thức bước vào Năm Phụng Vụ mới 2014. Theo lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong năm 2014 này, xin Anh Chị Em quan tâm đặc biệt đến việc Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình. Năm 2013 đã được chọn là Năm Đức Tin và đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng tốt lành cho các cá nhân cũng như cộng đoàn. Nhờ đức tin, chúng ta đón nhận Đức Kitô là Ánh sáng trần gian. Ánh sáng ấy chiếu toả trên khuôn mặt các Kitô hữu và phải lan đến những người khác, giống như từ ngọn nến phục sinh, vô vàn những ngọn nến khác được thắp lên trong Đêm Vọng Phục Sinh. Do đó, tiếp nối Năm Đức Tin, chúng ta được mời gọi thi hành sứ mệnh Phúc-Âm-hoá, nghĩa là chiếu toả và thông truyền ánh sáng đức tin cho người khác.
Truyền thống văn hoá Việt Nam vẫn nói đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ở đây cũng vậy, việc Phúc-Âm-hoá phải bắt đầu từ chính bản thân mỗi người Công Giáo, nghĩa là để cho ánh sáng Phúc Âm soi chiếu và hướng dẫn đời sống mình (tu thân), tiếp đó là gia đình (tề gia), rồi đến những tương quan xã hội và môi trường chúng ta sinh sống, làm việc. Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề nghị kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014 – 2016) :
- Năm 2014 : Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình ;
- Năm 2015 : Phúc-Âm-hoá đời sống giáo xứ và các cộng đoàn ;
- Năm 2016 : Phúc-Âm-hoá đời sống xã hội.
2. Như thế, trong năm 2014, chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến việc Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình. Công việc này bao gồm hai nhịp chính : một là đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập đời sống mỗi gia đình Công Giáo, hai là gia đình Công Giáo tham gia vào sứ mệnh loan báo Phúc Âm của Chúa cho mọi người. Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi đề nghị với Anh Chị Em một số điểm sau đây :
Trước hết, xin Anh Chị Em xây dựng gia đình mình thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, ý thức Chúa đang hiện diện trong gia đình và là chủ của gia đình. Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động. Hoàn cảnh sống hiện nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi hỏi quan trọng trong đời sống gia đình Công Giáo. Vì thế, xin Anh Chị Em cố gắng duy trì giờ kinh chung trong gia đình và đưa Lời Chúa vào giờ kinh này.
Kế đến, chúng ta hãy làm cho gia đình mình thành mái ấm tình thương, trường dạy yêu thương. Quy luật tối thượng của đời sống gia đình là Luật yêu thương. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Càng sống trong một thời đại có quá nhiều gia đình đổ vỡ, các gia đình Công Giáo lại càng phải quan tâm đến điều này hơn. Hãy loại bỏ mọi thứ bạo hành, trong lời nói cũng như hành động. Hãy có “lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
Cuối cùng, gia đình Công Giáo phải tích cực tham gia vào sứ mệnh Phúc-Âm-hoá bằng lời cầu nguyện cũng như hành động cụ thể. Các bậc cha mẹ phải ý thức và thi hành trách nhiệm thông truyền đời sống đức tin cho con cái, dạy cho con biết cầu nguyện, yêu mến Lời Chúa và sống theo tinh thần Phúc Âm. Phương thế tốt nhất để chu toàn trách nhiệm này là chính gương mẫu sống động của cha mẹ và những người lớn trong gia đình. Ngoài ra, chúng ta còn có trách nhiệm làm chứng và giới thiệu vẻ đẹp của Đạo Chúa cho những người chúng ta gặp gỡ. Trong thành phố thân yêu này, người Công Giáo chỉ chiếm tỷ lệ chưa tới 10%, nghĩa là còn hơn 90% anh chị em chúng ta chưa biết đến Chúa Giêsu và tin vào Người. Gia đình Công Giáo có trách nhiệm giới thiệu Đạo Chúa cho những người chung quanh bằng chính đời sống gia đình của mình, nhất là đời sống tương thân tương ái với các gia đình trong khu xóm, cũng như bằng cách kể chuyện về Chúa Giêsu cho họ nghe.
3. Qua Thư Mục Tử này, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các giáo xứ và cộng đoàn dòng tu, các ân nhân và tất cả Anh Chị Em trong giáo phận, đã quảng đại giúp đỡ cho công trình sửa sang khu nhà cũ và xây dựng khu nhà mới của Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của mọi người, đến nay chúng tôi đã hoàn tất việc sửa sang khu nhà cũ và hoàn thành phần thô của khu nhà mới.
Theo dự tính, công trình này cần phải hoàn thành trước lễ Thánh Cả Giuse, 19 tháng 3 năm 2014, kỷ niệm 150 năm thành lập chủng viện, và kịp đưa vào sử dụng cho niên khoá 2014 – 2015. Trong Mùa Vọng này, chúng tôi tha thiết xin Anh Chị Em tiếp tục giúp đỡ cho chủng viện để có thể hoàn tất công trình như dự định. Đây cũng là hành động cụ thể góp phần vào việc đào tạo các linh mục tương lai, những người phục vụ trong cánh đồng truyền giáo còn bao la trên quê hương đất nước chúng ta.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse, Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ, nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh ban muôn vàn ơn phúc cho Anh Chị Em.
Toà Tổng Giám Mục,
lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, 24-11-2013
Gia đình Thánh Tâm hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ tĩnh tâm
Pet. Vĩnh Nghĩa
09:49 27/11/2013
VINH -Bắt đầu cho một chặng đường mới hưởng ứng Năm Phúc âm hoá đời sống gia đình của Giáo Hội Việt Nam, ngày 26 tháng 11 năm 2013, giáo xứ Thuận Nghĩa vui mừng chào đón hơn hai ngàn thành viên Gia Đình Thánh Tâm trong hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ trong ngày gặp mặt tĩnh tâm.
Hình ảnh
Năm Đức tin vừa kết thúc và cánh cửa Đức Tin đang rộng mở mời gọi mọi người Kitô hữu dấn thân trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Sự kiện họp mặt tĩnh tâm của Gia đình Thánh Tâm liên giáo hạt hôm nay là hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt để bắt đầu cho sứ vụ mới - Năm phúc âm hoá đời sống gia đình.
Chương trình được bắt đầu vào lúc 8h trước sự hiện diện của cha quản hạt Thuận Nghĩa, Cha đặc trách và ban điều hành GĐTT giáo phận, cha đặc trách GĐTT giáo cụm và mọi thành viên GĐTT trong hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Trong lời khai mạc, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính, đặc trách GĐTT giáo phận đã cùng anh chị em nhìn lại chặng đường GĐTT trong năm qua với những thành quả đã đạt được và mời gọi mọi thành viên thực hiện những định hướng và quyết tâm trong năm tới.
Sau lời khai mạc, cha Antôn Nguyễn Văn Đính, quản hạt Thuận Nghĩa đã có buổi chia sẻ với các thành viên GĐTT. Với chủ đề “Chín việc phải làm để để tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu”, ngài đã giúp các thành viên ý thức sâu xa về bổn phận hằng ngày của GĐTT qua từng chỉ dẫn cụ thể: 1- Dâng mình cho trái tim cực trọng người, 2- Đền tạ những tội ta phạm đến Thánh Tâm và Thánh Thể, 3- Năng rước lễ, 4- Năng dự thánh lễ, 5- Năng chầu Thánh Thể, 6- Suy ngắm cuộc tử nạn Chúa, 7- Rước lễ thứ sáu đầu tháng, 8- Mừng lễ Trái Tim Chúa, 9- Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu.
Chương trình buổi chiều được bắt đầu vào lúc 1h30 bằng giờ chầu Thánh Thể. Đây là giờ phút linh thiêng giúp mỗi thành viên tri ân cảm tạ Chúa và nhìn lại chính mình qua một chặng đường hoạt động với nhiều khó khăn và trở ngại.
Sau giờ chầu Thánh Thể, cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, quản xứ Cẩm Trường đã dành một giờ chia sẻ với anh chị em. Với lối diễn giải bình dị, ngài đã đưa mọi người trở về với cuộc sống đời thường qua những mẩu chuyện và bài học thực tiễn, giúp mỗi người có cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng của sự hoàn thiện bản thân và nên thánh trong hoàn cảnh sống của mình.
Vào lúc 15h, thánh lễ tạ ơn diễn ra trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng trước sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Chia sẻ trong thánh lễ, ngài mời gọi mỗi thành viên GĐTT luôn biết canh tân đời sống: “Kitô giáo không phải là một lý tưởng mà một đời sống và đời sống đó chính là Chúa Kitô. Vì vậy, bổn phận của mỗi người chúng ta, đặc biệt là mỗi thành viên trong Gia đình Thánh Tâm phải luôn trau dồi đời sống nội tâm và không ngừng hoán cải đời sống, để mỗi ngày chúng ta càng triển nở hơn trong Chúa Kitô và đạt tới tầm mức viên mãn trong tình yêu của Ngài.”
Một ngày tĩnh huấn với nhiều hoạt động ý nghĩa đã khép lại. Mỗi thành viên ra về đều biểu lộ sự hân hoan trên khuôn mặt rạng ngời vì được tiếp thêm nguồn lực mới cho một hành trình đang đón đợi phía trước.
Hình ảnh
Năm Đức tin vừa kết thúc và cánh cửa Đức Tin đang rộng mở mời gọi mọi người Kitô hữu dấn thân trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Sự kiện họp mặt tĩnh tâm của Gia đình Thánh Tâm liên giáo hạt hôm nay là hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt để bắt đầu cho sứ vụ mới - Năm phúc âm hoá đời sống gia đình.
Chương trình được bắt đầu vào lúc 8h trước sự hiện diện của cha quản hạt Thuận Nghĩa, Cha đặc trách và ban điều hành GĐTT giáo phận, cha đặc trách GĐTT giáo cụm và mọi thành viên GĐTT trong hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Trong lời khai mạc, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính, đặc trách GĐTT giáo phận đã cùng anh chị em nhìn lại chặng đường GĐTT trong năm qua với những thành quả đã đạt được và mời gọi mọi thành viên thực hiện những định hướng và quyết tâm trong năm tới.
Sau lời khai mạc, cha Antôn Nguyễn Văn Đính, quản hạt Thuận Nghĩa đã có buổi chia sẻ với các thành viên GĐTT. Với chủ đề “Chín việc phải làm để để tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu”, ngài đã giúp các thành viên ý thức sâu xa về bổn phận hằng ngày của GĐTT qua từng chỉ dẫn cụ thể: 1- Dâng mình cho trái tim cực trọng người, 2- Đền tạ những tội ta phạm đến Thánh Tâm và Thánh Thể, 3- Năng rước lễ, 4- Năng dự thánh lễ, 5- Năng chầu Thánh Thể, 6- Suy ngắm cuộc tử nạn Chúa, 7- Rước lễ thứ sáu đầu tháng, 8- Mừng lễ Trái Tim Chúa, 9- Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu.
Chương trình buổi chiều được bắt đầu vào lúc 1h30 bằng giờ chầu Thánh Thể. Đây là giờ phút linh thiêng giúp mỗi thành viên tri ân cảm tạ Chúa và nhìn lại chính mình qua một chặng đường hoạt động với nhiều khó khăn và trở ngại.
Sau giờ chầu Thánh Thể, cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, quản xứ Cẩm Trường đã dành một giờ chia sẻ với anh chị em. Với lối diễn giải bình dị, ngài đã đưa mọi người trở về với cuộc sống đời thường qua những mẩu chuyện và bài học thực tiễn, giúp mỗi người có cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng của sự hoàn thiện bản thân và nên thánh trong hoàn cảnh sống của mình.
Vào lúc 15h, thánh lễ tạ ơn diễn ra trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng trước sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Chia sẻ trong thánh lễ, ngài mời gọi mỗi thành viên GĐTT luôn biết canh tân đời sống: “Kitô giáo không phải là một lý tưởng mà một đời sống và đời sống đó chính là Chúa Kitô. Vì vậy, bổn phận của mỗi người chúng ta, đặc biệt là mỗi thành viên trong Gia đình Thánh Tâm phải luôn trau dồi đời sống nội tâm và không ngừng hoán cải đời sống, để mỗi ngày chúng ta càng triển nở hơn trong Chúa Kitô và đạt tới tầm mức viên mãn trong tình yêu của Ngài.”
Một ngày tĩnh huấn với nhiều hoạt động ý nghĩa đã khép lại. Mỗi thành viên ra về đều biểu lộ sự hân hoan trên khuôn mặt rạng ngời vì được tiếp thêm nguồn lực mới cho một hành trình đang đón đợi phía trước.
Giáo hạt Nhân Hòa bế mạc năm Đức Tin
LM. Trần Phúc Chính
10:41 27/11/2013
Tiếng chuông ngân vang từ các ngọn tháp nhà thờ của bảy giáo xứ thuộc Hạt Nhân Hòa, mời gọi các đoàn hành hương tiến về linh địa Trại Gáo để tôn vinh Đức Kittô vua vũ trụ, kết thúc năm Đức Tin.
Xem Hình
Hơn 17.000 con tim đã cùng với cảnh vật trong những ngày mưa phùn gió bấc buồn thảm, chia sầu với đất nước Philippines sau siêu bảo Haiyan, thì sáng nay 24-11-2013 lại cùng với mặt trời chiếu sáng niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa tình yêu.
Nếu con số 7 của Kinh Thánh, diễn tả tính trọn vẹn, thì 7 đoàn hành hương của Hạt Nhân Hòa ngày hôm nay thật tuyệt vời. Từng đoàn người trong y phục đại lễ, không phân biệt tuổi tác nam nữ, bình đẵng trong tình yêu thương, xe đạp đi trước, xe gắn máy tiếp sau, cứ thế theo bên phải đường, trật tự tiến về đền thờ Thánh An-tôn.
8h30’ đã điểm, khúc nhạc tâm tình và hùng tráng “Mẹ Địa Phận Vinh” vang vọng. Ngàn ngàn ánh mắt gián chặt vào Mẹ là Mẹ Đức Tin với lòng tin yêu phó thác. Nhiều cặp mắt ngấn lệ vì sung sướng!
Đến phần chia sẽ lời Chúa, vị chủ tế đã nhắc lại tự sắc “Cánh Cửa Đức Tin” của Đưc Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố ngày 11-10-2011 để khai mạc năm Đức Tin vào ngày 11-10-2012, kết thúc vào ngày 24-11-2013, nhằm kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II, là Công Đồng do Chân Phước Gioan XXIII triệu tập và kỷ niệm 20 năm ban hành sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, một cống hiến lớn cho Hội Thánh của Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã nhắc lại lời Đức Bênêđictô XVI nhắn nhủ: “Đức tin là người bạn đồng hành với từng người chúng ta. Đức tin đem lại cho chúng ta một cái nhìn luôn mới mẽ để nhận ra những kì công Chúa đang thực hiện cho chúng ta. Năm Đức Tin thúc đẫy mỗi người chúng ta hãy trở thành dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh là Vua Vủ Trụ. Ngài là vua từ muôn thuở đến muôn đời. Chỉ những ai khiêm tốn tin nhận tin yêu thì sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cữu.
Kết thúc phần phụng vụ lời Chúa, mọi người đã cùng giơ cao ngọn nến cháy rực cùng với lá cờ vàng trắng, mạnh mẽ tuyên xưng Đức Tin.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị chủ tế chúc mọi người một niềm tin sắt đá, một Đức Cậy vững vàng và một lòng mến sắc son. Ngài cám ơn giáo Xứ Mỹ Yên, trao tặng vị chủ tịch hội đồng Giáo Xứ Mỹ Yên một chuổi hạt mân côi và nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Phan xi cô nói trong ngày Chúa Nhật XXIII vừa qua: “Đây là gói thuốc gồm 59 viên liên kết thành một chuổi. Một thứ thuốc tinh thần được gọi là thuốc “từ bi”. Anh chị em hãy dùng chuổi mân côi này để lần chuổi kể cả chuổi Lòng Thương xót Chúa. Anh chị em đừng quên dùng thuốc này. Nó có ích cho con tim, cho tâm hồn và cho cuộc sống của anh chị em.”
Kết thúc thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, lời “Kinh Hòa Bình” của thánh Phanxicô khó khăn được ngân lên với điệu nhạc du dương trìu mến. Mọi người ra về lòng đầy xác tín: “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết”!. Có lẽ không một tâm hồn nào mà không thấy mình cần phải nổ lực nối tiếp tinh thần năm Đức Tin bằng cách tái Phúc Âm hóa đời sống gia đình, cố gắng xây dựng gia đình thành một cộng đoàn cầu nguyện, để nhờ đó mỗi thành viên gia đình biết sống khiêm tốn, quảng đại hy sinh, vui tươi phục vụ.
Thánh lễ sáng hôm nay thật sốt sắng. Tâm tình tạ ơn thật rỏ nét.
Xem Hình
Hơn 17.000 con tim đã cùng với cảnh vật trong những ngày mưa phùn gió bấc buồn thảm, chia sầu với đất nước Philippines sau siêu bảo Haiyan, thì sáng nay 24-11-2013 lại cùng với mặt trời chiếu sáng niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa tình yêu.
Nếu con số 7 của Kinh Thánh, diễn tả tính trọn vẹn, thì 7 đoàn hành hương của Hạt Nhân Hòa ngày hôm nay thật tuyệt vời. Từng đoàn người trong y phục đại lễ, không phân biệt tuổi tác nam nữ, bình đẵng trong tình yêu thương, xe đạp đi trước, xe gắn máy tiếp sau, cứ thế theo bên phải đường, trật tự tiến về đền thờ Thánh An-tôn.
8h30’ đã điểm, khúc nhạc tâm tình và hùng tráng “Mẹ Địa Phận Vinh” vang vọng. Ngàn ngàn ánh mắt gián chặt vào Mẹ là Mẹ Đức Tin với lòng tin yêu phó thác. Nhiều cặp mắt ngấn lệ vì sung sướng!
Đến phần chia sẽ lời Chúa, vị chủ tế đã nhắc lại tự sắc “Cánh Cửa Đức Tin” của Đưc Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố ngày 11-10-2011 để khai mạc năm Đức Tin vào ngày 11-10-2012, kết thúc vào ngày 24-11-2013, nhằm kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II, là Công Đồng do Chân Phước Gioan XXIII triệu tập và kỷ niệm 20 năm ban hành sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, một cống hiến lớn cho Hội Thánh của Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã nhắc lại lời Đức Bênêđictô XVI nhắn nhủ: “Đức tin là người bạn đồng hành với từng người chúng ta. Đức tin đem lại cho chúng ta một cái nhìn luôn mới mẽ để nhận ra những kì công Chúa đang thực hiện cho chúng ta. Năm Đức Tin thúc đẫy mỗi người chúng ta hãy trở thành dấu chỉ sống động về sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh là Vua Vủ Trụ. Ngài là vua từ muôn thuở đến muôn đời. Chỉ những ai khiêm tốn tin nhận tin yêu thì sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cữu.
Kết thúc phần phụng vụ lời Chúa, mọi người đã cùng giơ cao ngọn nến cháy rực cùng với lá cờ vàng trắng, mạnh mẽ tuyên xưng Đức Tin.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị chủ tế chúc mọi người một niềm tin sắt đá, một Đức Cậy vững vàng và một lòng mến sắc son. Ngài cám ơn giáo Xứ Mỹ Yên, trao tặng vị chủ tịch hội đồng Giáo Xứ Mỹ Yên một chuổi hạt mân côi và nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Phan xi cô nói trong ngày Chúa Nhật XXIII vừa qua: “Đây là gói thuốc gồm 59 viên liên kết thành một chuổi. Một thứ thuốc tinh thần được gọi là thuốc “từ bi”. Anh chị em hãy dùng chuổi mân côi này để lần chuổi kể cả chuổi Lòng Thương xót Chúa. Anh chị em đừng quên dùng thuốc này. Nó có ích cho con tim, cho tâm hồn và cho cuộc sống của anh chị em.”
Kết thúc thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, lời “Kinh Hòa Bình” của thánh Phanxicô khó khăn được ngân lên với điệu nhạc du dương trìu mến. Mọi người ra về lòng đầy xác tín: “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết”!. Có lẽ không một tâm hồn nào mà không thấy mình cần phải nổ lực nối tiếp tinh thần năm Đức Tin bằng cách tái Phúc Âm hóa đời sống gia đình, cố gắng xây dựng gia đình thành một cộng đoàn cầu nguyện, để nhờ đó mỗi thành viên gia đình biết sống khiêm tốn, quảng đại hy sinh, vui tươi phục vụ.
Thánh lễ sáng hôm nay thật sốt sắng. Tâm tình tạ ơn thật rỏ nét.
Thông Báo
Cáo phó: Thân mẫu nữ tu Maria Nguyễn Ngọc Hồng, O.S.B., từ trần tại Austin, Texas
Tang gia
17:30 27/11/2013
“Ta là sự sống lại và là sự sống.
Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống.”
Trong niềm tin cậy vào Đức Ki-tô Phục Sinh, gia đình chúng tôi thành kính báo tin đến
Quí Đức Cha, Quí Đức Ông, Quí Cha, Quí Tu Sĩ Nam Nữ, Quí Cộng Đồng, Cộng Đoàn Dân Chúa,
Quí Hội Đoàn, Quí Ông Bà, cùng Quí thân bằng quyến thuộc và Quí bạn hữu xa gần:
Em, Chị, Mẹ, Bác, Cô, Bà, Bà Cố của chúng tôi là:
Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Thu
Nhũ danh Anna Nguyễn Thị Nhung
Sinh ngày 28 tháng 4 năm 1930 tại Hà Nam, Phủ Lý, Việt Nam
được Chúa gọi về lúc: 3:37 sáng Ngày 26 tháng 11 năm 2013 tại Austin Texas, USA
Hưởng thọ 83 tuổi.
Linh Cữu hiện quàn tại nhà quàn Vĩnh Cửu
2454 S. Dairy Ashford Drive, Houston, Tx 77077 Tel: (281)531-8180
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu: 2454 S Dairy Ashford, Houston, TX Tel 281-531-8180
Thứ Năm ngày 05 tháng 12 năm 2013
6:00 pm: Viếng xác
7:00 pm: Phát Tang và Cầu Nguyện
Hội Các Bà Mẹ, Liên Minh Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể
Thứ Sáu ngày 06 tháng 12 năm 2013
Tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu
5:00 – 6:30 pm Cầu nguyện và viếng xác
7:00 pm Đoàn Tông Đồ Fatima và
Legio Maria, Liên Đoàn Đa Minh
Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2013
Tại Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời NhậpThể 8503 S. Kirkwood, Houston, TX 77072
10:00am THÁNH LỄ AN TÁNG
Sau Thánh Lễ Phục Sinh, Quan tài sẽ được di chuyển đến an tang tại
Nghĩa Trang Forest Park, 12800 Westheimer Road, Houston, TX 77077.
CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU
Tang Gia Đồng Khấp Báo.
Chị Dâu Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Đắc, Các Con, Các Cháu (Houston, TX USA)
Chị Dâu Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Hữu, Các Con, Các Cháu (Los Angeles, CA USA)
Em Bà Quả Phụ Trần Văn Kiên, Các Con, Các Cháu (Houston, TX USA)
Con Trưởng Nữ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chồng và Các Con (Orange County, CA USA)
Thứ Nữ Nữ Tu Maria Nguyễn Ngọc Hồng, O.S.B (Đan Viện Biển Đức), (Kansas City, KS USA)
Thứ Nữ Nguyễn Thị Ngọc Hà và Các Con (Houston, TX USA)
Trưởng Nam Nguyễn Đình Chiểu ,vợ và các con. (Houston, TX USA)
Thứ Nữ Nguyễn Thị Ngọc Oanh và Con (Austin, TX USA)
Út Nữ Nguyễn Thị Ngọc Yến Chồng và Các Con (Austin, TX USA)
Văn Hóa
Muối sáng
Lm Vũđình Tường
05:46 27/11/2013
Mọi người đều có kinh nghiệm ăn muối. Để tỏ lòng hiếu khách ta mời họ ăn chén cơm muối. Hương vị cơm muối nói lên tình nồng của thân chủ. Muối tự bản chất không ngon. Cơm muối đặm đà là do tay khéo, tài nghệ giữa người nấu và ông địa. Danh từ cơm muối được dùng rộng rãi trong đại chúng, dùng trong tình thân thiết giữa bạn bè. Chủ nhà vừa xoa tay vừa mời khách dùng chén cơm muối. Không ai mời dùng cơm muối trong tiệc cưới. Nhưng cơm muối lại rất thông dụng trong ngày giỗ chạp, cầu kinh, ngày kị. Thông dụng trong dân gian bình dân. Bữa cơm muối diễn tả tình ta với bạn bè, lối xóm. Chúa Giêsu cũng ngụ ý trên khi Ngài dùng ví dụ, các con là muối đất, nếu nó lạt đi còn ích gì, Cái gì ướp nó mặn Mat. 5,13.
Đời sống con người ví như hạt muối. Ta dùng nó để ướp mặn tình đời. Tà dùng nó để thêm hương vị cho cuộc sống. Ta dùng nó để nối kết tình anh em. Ta dùng nó để tô thắm đời ta. Đã là muối thì phải mặn. Nếu không mặn nó đã biến thể. Nó không còn là muối nữa. Cũng một ý trên, đã là người thì phải có tình người. Nếu không có thì đã biến thể không còn phải là người bình thường nữa.
Ăn nói mặn mà có duyên dễ kết thân với bạn hữu. Đời hạt muối thật bôn ba. Bốn bể là nhà. Muối bàng bạc trong nước biển. Dù sóng vỗ, dù biển êm. Muối vẫn giữ nguyên bản chất. Đời ta là muối. Đời ta cũng năm chìm, bảy nổi, chín lênh đênh. Bốn bể là nhà. Mọi người đều là anh em. Chúa Giêsu muốn thế. Ngài muốn mọi Kitô hữu phải có tình thương với anh em. Phải đi cùng đường với người đau khổ. Phải ngồi cạnh giường với bệnh nhân. Phải nâng li rượu mừng trong tiệc cưới. Phải biết cầu kinh nơi đồng hoang lộng gió. Nơi có thánh giá là dấu chỉ tình thương. Ở đó có những người anh em nằm nhìn nghìn mùa thu đi. Đời ta đau khổ không thiếu. Hạnh phúc chẳng thừa. Đời anh em ta cũng tương tự. Sao không vỗ về, nâng đỡ. Nhiệm vụ công dân nước trời chỉ trọn vẹn khi ta dấn thân lau khô giọt lệ người anh em. Cùng dìu nhau lê bước trên đường mòn tiến về cuối chân trời. Nếu những điều này không thực hiện thì người Kitô hữu trên quả đã nhạt.
Cái gì ướp muối mặn lại. Phải chăng Chúa Giêsu muốn nói muối không bao giờ bị lạt. Điều chắc chắn Chúa không muốn đời Kitô hữu bị nhạt. Muối bị lạt sẽ quẳng ra đường cho người ta chà đạp dưới chân. Muối không hữu dụng thì cũng vô hại. Còn con người. Nếu tình nhân loại không có. Tình thương Kitô hữu không có. Con người có thể trở nên tàn ác, tai hại. Muối không làm hại muối. Người lại thích hại người. Nói về thương thì con người thương anh em nhất. Nói về ghét thì con người ghét anh em nhất. Nói về thù thì con người thù anh em nhất. Chỉ có con người mới làm điều đó.
Muối tự nó đã mặn. Muối còn ướp mặn những chất chung quanh. Chúa Giêsu cũng muốn các Kitô hữu làm công việc ướp mặn những người chung quanh. Đời sống của Kitô hữu phải được tỏa ra để người ta thấy mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời. Để người ta nhận biết chúng ta là môn đệ Thầy. Để người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng ta là anh em. Tự bản chất thiên nhiên. Mọi vật trên đời đều trung thành với nghĩa vụ. Duy có con người là không luôn làm tròn nghĩa vụ. Mặt trời luôn chiếu sáng. Mây luôn rong chơi. Biển thích gào thét. Muối luôn mặn. Còn con người được tạo dựng nên để tôn thờ Thiên Chúa, để thương yêu anh em. Hai nhiệm vụ thật khó chu toàn. Ví dụ các con là muối đất Chúa Giêsu muốn con người chu toàn bổn phận: Thờ phượng Thiên Chúa và thương yêu anh em.
Lậy Chúa, nếu con là muối đất, xin cho con Ướp mặn đời con để tình nồng Chúa lan tỏa đến anh em. Xin cho con rong chơi với ngày tháng để bước chân phiêu du có thêm bạn chân tình. Xin cho con bước lên đồi lộng gió để cùng với anh em vui chân tiến về vùng đất hứa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đời sống con người ví như hạt muối. Ta dùng nó để ướp mặn tình đời. Tà dùng nó để thêm hương vị cho cuộc sống. Ta dùng nó để nối kết tình anh em. Ta dùng nó để tô thắm đời ta. Đã là muối thì phải mặn. Nếu không mặn nó đã biến thể. Nó không còn là muối nữa. Cũng một ý trên, đã là người thì phải có tình người. Nếu không có thì đã biến thể không còn phải là người bình thường nữa.
Ăn nói mặn mà có duyên dễ kết thân với bạn hữu. Đời hạt muối thật bôn ba. Bốn bể là nhà. Muối bàng bạc trong nước biển. Dù sóng vỗ, dù biển êm. Muối vẫn giữ nguyên bản chất. Đời ta là muối. Đời ta cũng năm chìm, bảy nổi, chín lênh đênh. Bốn bể là nhà. Mọi người đều là anh em. Chúa Giêsu muốn thế. Ngài muốn mọi Kitô hữu phải có tình thương với anh em. Phải đi cùng đường với người đau khổ. Phải ngồi cạnh giường với bệnh nhân. Phải nâng li rượu mừng trong tiệc cưới. Phải biết cầu kinh nơi đồng hoang lộng gió. Nơi có thánh giá là dấu chỉ tình thương. Ở đó có những người anh em nằm nhìn nghìn mùa thu đi. Đời ta đau khổ không thiếu. Hạnh phúc chẳng thừa. Đời anh em ta cũng tương tự. Sao không vỗ về, nâng đỡ. Nhiệm vụ công dân nước trời chỉ trọn vẹn khi ta dấn thân lau khô giọt lệ người anh em. Cùng dìu nhau lê bước trên đường mòn tiến về cuối chân trời. Nếu những điều này không thực hiện thì người Kitô hữu trên quả đã nhạt.
Cái gì ướp muối mặn lại. Phải chăng Chúa Giêsu muốn nói muối không bao giờ bị lạt. Điều chắc chắn Chúa không muốn đời Kitô hữu bị nhạt. Muối bị lạt sẽ quẳng ra đường cho người ta chà đạp dưới chân. Muối không hữu dụng thì cũng vô hại. Còn con người. Nếu tình nhân loại không có. Tình thương Kitô hữu không có. Con người có thể trở nên tàn ác, tai hại. Muối không làm hại muối. Người lại thích hại người. Nói về thương thì con người thương anh em nhất. Nói về ghét thì con người ghét anh em nhất. Nói về thù thì con người thù anh em nhất. Chỉ có con người mới làm điều đó.
Muối tự nó đã mặn. Muối còn ướp mặn những chất chung quanh. Chúa Giêsu cũng muốn các Kitô hữu làm công việc ướp mặn những người chung quanh. Đời sống của Kitô hữu phải được tỏa ra để người ta thấy mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời. Để người ta nhận biết chúng ta là môn đệ Thầy. Để người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng ta là anh em. Tự bản chất thiên nhiên. Mọi vật trên đời đều trung thành với nghĩa vụ. Duy có con người là không luôn làm tròn nghĩa vụ. Mặt trời luôn chiếu sáng. Mây luôn rong chơi. Biển thích gào thét. Muối luôn mặn. Còn con người được tạo dựng nên để tôn thờ Thiên Chúa, để thương yêu anh em. Hai nhiệm vụ thật khó chu toàn. Ví dụ các con là muối đất Chúa Giêsu muốn con người chu toàn bổn phận: Thờ phượng Thiên Chúa và thương yêu anh em.
Lậy Chúa, nếu con là muối đất, xin cho con Ướp mặn đời con để tình nồng Chúa lan tỏa đến anh em. Xin cho con rong chơi với ngày tháng để bước chân phiêu du có thêm bạn chân tình. Xin cho con bước lên đồi lộng gió để cùng với anh em vui chân tiến về vùng đất hứa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đêm Thu nguyện cầu
Trầm Hương Thơ
10:04 27/11/2013
Hương kinh thu đêm nguyện cầu bất tận
Lặng linh hồn ân hận lá vàng rơi.
Ngẫm chồi non nụ biếc bước vào đời
Xuân hoa mộng ngợp trời như đẹp mãi
Màu hồng trôi ngỡ tưởng như ngừng lại
Lừa hồn ta vụng dại suốt thời gian
Nay thu đến bóng chiều đã úa tàn
Lá vàng rơi ngập tràn lan khắp ngả
Hết thời gian chuyển sang màu buồn bã
Ngó lại mình như đã sắp lìa cành
Còn đâu nữa những ngày lá còn xanh
Có nuối tiếc cũng đành thêm da diết
Xót cho đời đã phí đi một kiếp
Ta có gì bước tiếp để mang theo
Đem về cội giàu sang hay khó nghèo
Sổ nhân đức bay vèo qua trước mắt
Nơi cội nguồn không có thể thêm thắt
Phơi bày ra trước mặt cả thời gian
Lá đau khổ, lá sung sướng hân hoan
Ngài chói sáng diễm toàn hơn bạch ngọc
Tháng cầu hồn cổ mộ buồn than khóc
Lá trên cành bạc tóc tiễn nhau đi
Mùa thu đến lá rụng có nghĩa gì?
Tiếng kinh cầu cớ chi mong từng chút?
Trầm Hương Thơ 22.11.2013
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn Chúa
Nguyễn Đức Cung
21:36 27/11/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ngày hôm nay Thượng đế ban cho bạn
món quà 86,400 giây đồng hồ.
Bạn đã bỏ ra một giây để cám ơn Thượng đế chưa?
"God gave you a gift of 86,400 seconds today. Have you used one to say 'thank you'?"
(William Arthur Ward)