Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuẩn bị đón Chúa
Tuyết Mai
11:52 28/11/2009
"Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!". (Lc 21, 25-28, 34-36).
Con người trần gian của chúng ta thì luôn ham chơi, bon chen, và đua đòi. Hầu hết cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta không gì khác hơn là tìm cách để kiếm ra thật nhiều tiền, để thỏa mãn tất cả những gì mà thời buổi ngày nay mang lại cho chúng ta!? Chúng ta ít ai lại muốn để cho người khác hơn được mình!? Ít ai trong chúng ta lại muốn mang tiếng là người phải chịu lép vế bất cứ ai, khi phải thiếu nợ anh chị em mình trong bất cứ hình thức nào!? Dù chỉ một lần được bao đi ăn phở, xem xi-nê, ăn chơi nhậu nhẹt, và còn nhiều nhiều nữa!
Có phải cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta riết rồi không còn cho chúng ta sự hưởng thụ thật sự nữa thì phải!? Có nghĩa là chúng ta không còn biết cảm nhận được thế nào là một ngày thật đẹp, cái đẹp đẽ của thiên nhiên mang lại cho chúng ta. Sáng ra đi làm, không biết được bao nhiêu người có thời giờ nhìn lên bầu trời thấy được ánh bình minh xuyên qua cây lá? Trời xanh lơ cho ta những cụm mây trắng xóa bay nhè nhẹ theo cơn gió nhẹ nhàng? Thỉnh thoảng có vài con chim bay lơ lửng, nhìn chúng mà thấy thoải mái cho tâm hồn của mình? Ui cha, nhất là chúng ta có cơ hội lái xe qua những giẫy nhà mà họ có những mảnh vườn thật đẹp đẽ những hoa muôn sắc mầu. Nhà thì cũng thường thôi, nhưng mỗi một căn nhà có những bàn tay khéo léo của chủ nhà, chưng dọn một cách khác biệt cho chúng ta ngắm nhìn ké, cũng thật thú vị giúp cho tâm hồn và tấm lòng chúng ta thật thanh thản!? Nhưng, sự thật thì không phải vậy đâu! Ai cũng tỏ vẻ ra thật hấp tấp vào buổi sáng sớm, nhất là những anh chị em có con mọn phải đem gởi chúng trước khi đến nơi công sở để làm việc? Rồi có những anh chị em từ khi bước chân xuống giường đã lo nghĩ đủ thứ trong đầu ngày hôm nay lấy hàng gì? Gặp gỡ những ai? Phải nói gì với thân chủ của mình? Làm sao để bán được hàng cho cao cho lãi thật nhiều? Cả trăm thứ trong đầu để đối đầu và đương đầu với chợ đời ngoài kia? Đăng đăng đê đê như trăm ngàn mối lo lắng, ngay cả kinh dâng ngày mà có nhiều anh chị em còn chẳng màng để nhớ nữa thì lòng nào nữa mà chúng ta còn nhớ đến ai!? Trong một chợ đời thì có phải chúng ta chứng kiến nhiều cái cảnh mà ai mạnh thì sống, còn ai yếu thì chết, chứ nào Chúa đâu lại dám hiện hiện trong cái chợ đời ấy! Mang tiếng là con cái Chúa chứ tôi đã chứng kiến, đã thấy, và đã nghe nhiều rồi! Ít ai buôn bán mà không tin vào dị đoan là vấn đề mở hàng sớm vào buổi sáng, thử anh chị em nào mà có 10 đầu 6 tay, thử dám mở miệng mà trả hàng rẻ thử coi, thì họ sẽ văng cho anh chị tất cả những lời tốt đẹp nhất trong ngày mà tặng thẳng vào mặt anh chị em cho mà coi. Sợ lắm! Những anh chị em này thì chỉ có Chúa ở cùng với họ vào những dịp họ đến nhà thờ và trong nhà thờ mà thôi nhé! Chứ tôi không bảo đảm ở ngoài nhà thờ đâu đấy nhé dù họ vừa mới rước mình và máu thánh Chúa xong! Hình như họ chỉ nể Chúa và kính sợ Chúa trong nhà thờ mà thôi!??
Nhưng thưa anh chị em, đó có phải là bản chất của con người của chúng ta??? Cho nên chúng ta luôn luôn phạm tội, rồi lại đi xưng tội. Có những tội mà chúng ta cứ phạm đi phạm lại mỗi ngày. Xưng tội như để nhẹ bớt đi cái tội của hôm qua, để sự phạm lại của ngày hôm nay, sẽ mong Chúa phạt nhẹ mà thôi!? Rồi thì những tội trọng thì chúng ta cũng đi xưng nhưng đợi một năm khi giáo hội bắt buộc thì chúng ta mới đành xấu hổ mà đến xưng tội với các cha? Còn những tội lỗi mà trong 10 điều răn không nói thật rõ ràng, thì chúng ta có phải hay lấy cớ và bảo đó không phải là tội hay không? Giả dụ như hình thức ăn cắp của nhau rất cao cấp thì không cho đấy là cái tội ăn cắp mà cho đó là mình giỏi hơn người ta, và còn không biết bao nhiêu cái tội tày trời nữa! Như hại đời con người ta thì cho là tại con gái chúng dại mà làm chi!? Rồi con rơi con rớt thì lấy cớ là làm thân nam nhi chuyện đó là chuyện thường, Chúa không bắt lỗi đâu!? Chuyện bỏ vợ bỏ chồng thì người này đổ lỗi cho người kia? Con cái không được dậy dỗ thì đổ lỗi cho cuộc đời không được may mắn, làm ăn thua lỗ, không có đủ tiền để nuôi con, nhưng không tìm cách để ngừa thai mà mỗi năm cứ cho ra một đứa??? Con cái Chúa trao ban cho là một hồng ân, nhưng sanh con ra mà không nuôi nổi chúng, thì sao đây!? Đứa thì cho đi ở đợ, đứa thì cho đi xin ăn, đứa thì đứng đường đứng chợ, có phải chúng ta cảm thấy xót xa và thương quá những đứa trẻ như thế hay không, và còn không biết bao nhiêu những đứa trẻ sống trên vỉa hè, cống rãnh, bệnh hoạn mà chúng ta thấy nghẹn ngào nước mắt lưng tròng, mà không giúp được nhiều cho chúng, bởi chúng quá nhiều, viện mồ côi cũng không đủ chỗ để chứa chúng?? Tội lỗi thì không phải của chúng rồi! Nhưng có phải tội lỗi là do người lớn gây ra hay không? Tội sống ích kỷ chỉ vì một lần hay hai lần để thỏa mãn xác dục với nhau?? Thế thì lòng của chúng ta làm gì mà có Chúa hiện diện hay ở cùng phải không anh chị em?? Bởi Thiên Chúa và mọi việc làm của Chúa thì lành thánh, mà tội lỗi chúng ta gây ra thì không phải bởi Thiên Chúa mà có phải là do quỷ ma xúi xiển chúng ta hay không?
Do đó, chúng ta phải siêng năng cầu nguyện và luôn tỉnh thức như Ngài khuyên dậy chúng ta. Bởi chúng ta siêng năng trong việc cầu nguyện thì Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta đi theo con đường ngay thẳng của Thiên Chúa và giữ 10 điều răn Thiên Chúa, một cách không khó khăn lắm đâu thưa anh chị em! Tôi bảo đảm chuyện đó! Khi chúng ta được ơn Thiên Chúa, Ngài sẽ giúp chúng ta mở mắt ra, thấy được những sự Ở Trên Trời, khao khát được Hưởng mọi phúc vinh Ở Trên Trời, là điều thiết yếu và cần thiết hơn cả, như hơi thở của chúng ta sống còn cũng do Ngài ban phát nhưng không. Vâng, anh chị em thử nhìn muôn vật chung quanh mình tất cả có phải do Ngài ban cho chúng ta nhưng không hay không? Thế sao chúng ta lại bôn ba tư bề như thế!? Bỏ Thiên Chúa mà đi chọn tất cả những gì thật tầm thường của sự sống nơi trần gian này để chịu đánh mất linh hồn sống đời đời hoan lạc bên Ba Ngôi Thiên Chúa trên Nước Hằng sống hay chăng!? Một Nơi mà Chúa nói Mắt chúng ta chưa từng thấy và Tai chúng ta cũng chưa từng được nghe. Ai có tai thì nghe! Amen.
Con người trần gian của chúng ta thì luôn ham chơi, bon chen, và đua đòi. Hầu hết cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta không gì khác hơn là tìm cách để kiếm ra thật nhiều tiền, để thỏa mãn tất cả những gì mà thời buổi ngày nay mang lại cho chúng ta!? Chúng ta ít ai lại muốn để cho người khác hơn được mình!? Ít ai trong chúng ta lại muốn mang tiếng là người phải chịu lép vế bất cứ ai, khi phải thiếu nợ anh chị em mình trong bất cứ hình thức nào!? Dù chỉ một lần được bao đi ăn phở, xem xi-nê, ăn chơi nhậu nhẹt, và còn nhiều nhiều nữa!
Có phải cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta riết rồi không còn cho chúng ta sự hưởng thụ thật sự nữa thì phải!? Có nghĩa là chúng ta không còn biết cảm nhận được thế nào là một ngày thật đẹp, cái đẹp đẽ của thiên nhiên mang lại cho chúng ta. Sáng ra đi làm, không biết được bao nhiêu người có thời giờ nhìn lên bầu trời thấy được ánh bình minh xuyên qua cây lá? Trời xanh lơ cho ta những cụm mây trắng xóa bay nhè nhẹ theo cơn gió nhẹ nhàng? Thỉnh thoảng có vài con chim bay lơ lửng, nhìn chúng mà thấy thoải mái cho tâm hồn của mình? Ui cha, nhất là chúng ta có cơ hội lái xe qua những giẫy nhà mà họ có những mảnh vườn thật đẹp đẽ những hoa muôn sắc mầu. Nhà thì cũng thường thôi, nhưng mỗi một căn nhà có những bàn tay khéo léo của chủ nhà, chưng dọn một cách khác biệt cho chúng ta ngắm nhìn ké, cũng thật thú vị giúp cho tâm hồn và tấm lòng chúng ta thật thanh thản!? Nhưng, sự thật thì không phải vậy đâu! Ai cũng tỏ vẻ ra thật hấp tấp vào buổi sáng sớm, nhất là những anh chị em có con mọn phải đem gởi chúng trước khi đến nơi công sở để làm việc? Rồi có những anh chị em từ khi bước chân xuống giường đã lo nghĩ đủ thứ trong đầu ngày hôm nay lấy hàng gì? Gặp gỡ những ai? Phải nói gì với thân chủ của mình? Làm sao để bán được hàng cho cao cho lãi thật nhiều? Cả trăm thứ trong đầu để đối đầu và đương đầu với chợ đời ngoài kia? Đăng đăng đê đê như trăm ngàn mối lo lắng, ngay cả kinh dâng ngày mà có nhiều anh chị em còn chẳng màng để nhớ nữa thì lòng nào nữa mà chúng ta còn nhớ đến ai!? Trong một chợ đời thì có phải chúng ta chứng kiến nhiều cái cảnh mà ai mạnh thì sống, còn ai yếu thì chết, chứ nào Chúa đâu lại dám hiện hiện trong cái chợ đời ấy! Mang tiếng là con cái Chúa chứ tôi đã chứng kiến, đã thấy, và đã nghe nhiều rồi! Ít ai buôn bán mà không tin vào dị đoan là vấn đề mở hàng sớm vào buổi sáng, thử anh chị em nào mà có 10 đầu 6 tay, thử dám mở miệng mà trả hàng rẻ thử coi, thì họ sẽ văng cho anh chị tất cả những lời tốt đẹp nhất trong ngày mà tặng thẳng vào mặt anh chị em cho mà coi. Sợ lắm! Những anh chị em này thì chỉ có Chúa ở cùng với họ vào những dịp họ đến nhà thờ và trong nhà thờ mà thôi nhé! Chứ tôi không bảo đảm ở ngoài nhà thờ đâu đấy nhé dù họ vừa mới rước mình và máu thánh Chúa xong! Hình như họ chỉ nể Chúa và kính sợ Chúa trong nhà thờ mà thôi!??
Nhưng thưa anh chị em, đó có phải là bản chất của con người của chúng ta??? Cho nên chúng ta luôn luôn phạm tội, rồi lại đi xưng tội. Có những tội mà chúng ta cứ phạm đi phạm lại mỗi ngày. Xưng tội như để nhẹ bớt đi cái tội của hôm qua, để sự phạm lại của ngày hôm nay, sẽ mong Chúa phạt nhẹ mà thôi!? Rồi thì những tội trọng thì chúng ta cũng đi xưng nhưng đợi một năm khi giáo hội bắt buộc thì chúng ta mới đành xấu hổ mà đến xưng tội với các cha? Còn những tội lỗi mà trong 10 điều răn không nói thật rõ ràng, thì chúng ta có phải hay lấy cớ và bảo đó không phải là tội hay không? Giả dụ như hình thức ăn cắp của nhau rất cao cấp thì không cho đấy là cái tội ăn cắp mà cho đó là mình giỏi hơn người ta, và còn không biết bao nhiêu cái tội tày trời nữa! Như hại đời con người ta thì cho là tại con gái chúng dại mà làm chi!? Rồi con rơi con rớt thì lấy cớ là làm thân nam nhi chuyện đó là chuyện thường, Chúa không bắt lỗi đâu!? Chuyện bỏ vợ bỏ chồng thì người này đổ lỗi cho người kia? Con cái không được dậy dỗ thì đổ lỗi cho cuộc đời không được may mắn, làm ăn thua lỗ, không có đủ tiền để nuôi con, nhưng không tìm cách để ngừa thai mà mỗi năm cứ cho ra một đứa??? Con cái Chúa trao ban cho là một hồng ân, nhưng sanh con ra mà không nuôi nổi chúng, thì sao đây!? Đứa thì cho đi ở đợ, đứa thì cho đi xin ăn, đứa thì đứng đường đứng chợ, có phải chúng ta cảm thấy xót xa và thương quá những đứa trẻ như thế hay không, và còn không biết bao nhiêu những đứa trẻ sống trên vỉa hè, cống rãnh, bệnh hoạn mà chúng ta thấy nghẹn ngào nước mắt lưng tròng, mà không giúp được nhiều cho chúng, bởi chúng quá nhiều, viện mồ côi cũng không đủ chỗ để chứa chúng?? Tội lỗi thì không phải của chúng rồi! Nhưng có phải tội lỗi là do người lớn gây ra hay không? Tội sống ích kỷ chỉ vì một lần hay hai lần để thỏa mãn xác dục với nhau?? Thế thì lòng của chúng ta làm gì mà có Chúa hiện diện hay ở cùng phải không anh chị em?? Bởi Thiên Chúa và mọi việc làm của Chúa thì lành thánh, mà tội lỗi chúng ta gây ra thì không phải bởi Thiên Chúa mà có phải là do quỷ ma xúi xiển chúng ta hay không?
Do đó, chúng ta phải siêng năng cầu nguyện và luôn tỉnh thức như Ngài khuyên dậy chúng ta. Bởi chúng ta siêng năng trong việc cầu nguyện thì Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta đi theo con đường ngay thẳng của Thiên Chúa và giữ 10 điều răn Thiên Chúa, một cách không khó khăn lắm đâu thưa anh chị em! Tôi bảo đảm chuyện đó! Khi chúng ta được ơn Thiên Chúa, Ngài sẽ giúp chúng ta mở mắt ra, thấy được những sự Ở Trên Trời, khao khát được Hưởng mọi phúc vinh Ở Trên Trời, là điều thiết yếu và cần thiết hơn cả, như hơi thở của chúng ta sống còn cũng do Ngài ban phát nhưng không. Vâng, anh chị em thử nhìn muôn vật chung quanh mình tất cả có phải do Ngài ban cho chúng ta nhưng không hay không? Thế sao chúng ta lại bôn ba tư bề như thế!? Bỏ Thiên Chúa mà đi chọn tất cả những gì thật tầm thường của sự sống nơi trần gian này để chịu đánh mất linh hồn sống đời đời hoan lạc bên Ba Ngôi Thiên Chúa trên Nước Hằng sống hay chăng!? Một Nơi mà Chúa nói Mắt chúng ta chưa từng thấy và Tai chúng ta cũng chưa từng được nghe. Ai có tai thì nghe! Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 28/11/2009
TÔN GIÁO VÀ KHÍ HẬU
Một bà quý phái rất tha thiết trong vườn nghệ thuật, bà ta không tin khoa học gia có một ngày nào đó thể khống chế bất cứ dự báo thời tiết nào. Theo bà nói muốn khống chế thời tiết thì chỉ cần cầu nguyện là đủ rồi.
Mùa hè nọ bà ta đi du lịch, gặp lúc trời hạn hán, tất cả vườn hoa của bà đều đi đứt, trong lòng sôi sục uất ức, bèn đổi niềm tin qua tôn giáo khác.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu cầu nguyện xin cho con mình được thoát cảnh nghèo hèn, nhưng cuộc sống không khá mấy, thế là bèn cải đạo đi theo Tin Lành; có những người Ki-tô hữu cầu nguyện xin điều này điều nọ mà không được toại nguyện, thế là bỏ đạo, bỏ Chúa Mẹ của mình...
Thiên Chúa là tình yêu, Ngài mong đợi chúng ta tin tưởng và phó thác cho Ngài; Thiên Chúa cũng mong đợi chúng ta đừng chỉ nhìn thấy mình mà luôn nhìn thấy những anh chị em khác đang khốn khó, nghèo hèn và bất hạnh hơn chúng ta.
Vũ trụ vạn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng, xuân hạ thu đông, tứ thời bát tiết, mưa nắng, nóng lạnh là bởi Thiên Chúa an bài mọi sự, không những cho cá nhân của mỗi người, mà còn cho tất cả mọi loài trên mặt đất này.
Đức tin không phải chỉ cầu xin, mà trước hết là tin tưởng và yêu thương.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một bà quý phái rất tha thiết trong vườn nghệ thuật, bà ta không tin khoa học gia có một ngày nào đó thể khống chế bất cứ dự báo thời tiết nào. Theo bà nói muốn khống chế thời tiết thì chỉ cần cầu nguyện là đủ rồi.
Mùa hè nọ bà ta đi du lịch, gặp lúc trời hạn hán, tất cả vườn hoa của bà đều đi đứt, trong lòng sôi sục uất ức, bèn đổi niềm tin qua tôn giáo khác.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu cầu nguyện xin cho con mình được thoát cảnh nghèo hèn, nhưng cuộc sống không khá mấy, thế là bèn cải đạo đi theo Tin Lành; có những người Ki-tô hữu cầu nguyện xin điều này điều nọ mà không được toại nguyện, thế là bỏ đạo, bỏ Chúa Mẹ của mình...
Thiên Chúa là tình yêu, Ngài mong đợi chúng ta tin tưởng và phó thác cho Ngài; Thiên Chúa cũng mong đợi chúng ta đừng chỉ nhìn thấy mình mà luôn nhìn thấy những anh chị em khác đang khốn khó, nghèo hèn và bất hạnh hơn chúng ta.
Vũ trụ vạn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng, xuân hạ thu đông, tứ thời bát tiết, mưa nắng, nóng lạnh là bởi Thiên Chúa an bài mọi sự, không những cho cá nhân của mỗi người, mà còn cho tất cả mọi loài trên mặt đất này.
Đức tin không phải chỉ cầu xin, mà trước hết là tin tưởng và yêu thương.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 28/11/2009
N2T |
25. Nhẫn nại là một đức tính có thể làm cho chúng ta nên hoàn mỹ.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 28/11/2009
N2T |
303. Học vấn phải như kim tự tháp, phần bên dưới càng lớn thì tầng trên càng cao càng vững.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mọc lên từ đống tro tàn: Cảnh Giáng Sinh tại trung tâm Chicago
Trần Mạnh Trác
12:01 28/11/2009
Cảnh Giáng Sinh Chicago, từng là đề tài tranh cãi và kiện tụng trong thập niên 1980 sau khi thành phố ra lệnh thu hồi giấy phép và ra lệnh phá huỷ các cảnh giáng sinh nơi công cộng, sẽ được tái khai trương tại Daly Plaza trung tâm thành phố thứ 7 ngày 28 Tháng 11 lúc 11:00am.
Cảnh Máng Cỏ lớn bằng người thật là một truyền thống tại plaza từ năm 1985. Theo lời đồng chủ tịch “ủy ban Máng Cỏ” Terrance Hodges thì đây là "biểu hiện tôn giáo duy nhất của Giáng sinh" trên một plaza công cộng tại trung tâm thành phố Chicago.
Một nhóm thương gia tình nguyện được gọi là “đội quân cuả Thiên Chúa” (The God Squad) đã dựng lên cảnh Giáng Sinh và thiết trí hệ thống ánh sáng từ 23 năm qua.
Cha Stephen Lesniewski của giáo xứ Immaculate Conception (tây nam của Chicago) sẽ chủ sự lễ nghi ban phép lành cho máng cỏ.
Các trẻ em tham gia sẽ rước và đặt tượng Chuá Hài Đồng vào trong máng cỏ. Đây là biểu tượng đánh dấu "sự trở lại của Chuá Kitô Hài Đồng về vị thế xứng đáng của Ngài trong trái tim của cộng đồng Chicago."
Ca đoàn Santa Maria del Popolo tại Mundelein, Illinois sẽ trình bày thánh ca muà Giáng sinh.
Trước năm 1985, hằng năm vào mùa Giáng sinh, thành phố Chicago có tục lệ dựng lên một cảnh Giáng sinh tại tiền sảnh của toà thị chính (City Hall).
Nhưng vào tháng 10 1985, Sylvia Neil, Giám đốc pháp lý vùng Midwest cho người Mỹ gốc Do Thái, yêu cầu thành phố không cho phép các cảnh Giáng sinh. Đơn kiện thành phố cuả những người Mỹ Do Thái bị thua, nhưng họ kháng cáo và trong một quyết định năm 1987 cuả toà Kháng Án vùng 7 (7th Circuit Court of Appeals), họ lại thắng.
Luật sư Thành phố Judson Miner đã không kháng cáo với lý do là việc dựng Cảnh Giáng Sinh vi phạm sự “chia cách giữa nhà thờ và nhà nước” và đây là "thời gian để chấm dứt sự vi phạm này."
Một nhóm đã quyết định dựng lên cảnh Giáng sinh tại Daley Plaza và xin giấy phép từ Ủy Ban Xây dựng công cộng (Public Building Commission). Vì áp lực từ Đại Biểu Cộng Đoàn Mỹ Do Thái (American Jewish Congress), Ủy Ban Xây dựng đảo ngược quyết định của mình và ra lệnh cho nhân viên đánh sập cảnh Giáng sinh.
Việc phá hủy,được phát sóng trên truyền hình, gây ra phản đối từ khắp nơi trên thế giới.
Năm 1989, một thẩm phán liên bang, mặc dù có nhiều phản đối từ các hiệp hội American Jewish Congress, the American Civil Liberties Union, American Atheists, phán quyết rằng Ủy Ban Xây dựng công cộng không thể “phân biệt đối xử” đối với tất cả các hình thức biểu hiện tôn giáo và cho phép cảnh Giáng sinh.
Cảnh Giáng sinh sẽ trưng bày tại Daley Plaza trong suốt mùa Giáng sinh.
Cảnh Máng Cỏ lớn bằng người thật là một truyền thống tại plaza từ năm 1985. Theo lời đồng chủ tịch “ủy ban Máng Cỏ” Terrance Hodges thì đây là "biểu hiện tôn giáo duy nhất của Giáng sinh" trên một plaza công cộng tại trung tâm thành phố Chicago.
Một nhóm thương gia tình nguyện được gọi là “đội quân cuả Thiên Chúa” (The God Squad) đã dựng lên cảnh Giáng Sinh và thiết trí hệ thống ánh sáng từ 23 năm qua.
Cha Stephen Lesniewski của giáo xứ Immaculate Conception (tây nam của Chicago) sẽ chủ sự lễ nghi ban phép lành cho máng cỏ.
Các trẻ em tham gia sẽ rước và đặt tượng Chuá Hài Đồng vào trong máng cỏ. Đây là biểu tượng đánh dấu "sự trở lại của Chuá Kitô Hài Đồng về vị thế xứng đáng của Ngài trong trái tim của cộng đồng Chicago."
Ca đoàn Santa Maria del Popolo tại Mundelein, Illinois sẽ trình bày thánh ca muà Giáng sinh.
Trước năm 1985, hằng năm vào mùa Giáng sinh, thành phố Chicago có tục lệ dựng lên một cảnh Giáng sinh tại tiền sảnh của toà thị chính (City Hall).
Nhưng vào tháng 10 1985, Sylvia Neil, Giám đốc pháp lý vùng Midwest cho người Mỹ gốc Do Thái, yêu cầu thành phố không cho phép các cảnh Giáng sinh. Đơn kiện thành phố cuả những người Mỹ Do Thái bị thua, nhưng họ kháng cáo và trong một quyết định năm 1987 cuả toà Kháng Án vùng 7 (7th Circuit Court of Appeals), họ lại thắng.
Luật sư Thành phố Judson Miner đã không kháng cáo với lý do là việc dựng Cảnh Giáng Sinh vi phạm sự “chia cách giữa nhà thờ và nhà nước” và đây là "thời gian để chấm dứt sự vi phạm này."
Một nhóm đã quyết định dựng lên cảnh Giáng sinh tại Daley Plaza và xin giấy phép từ Ủy Ban Xây dựng công cộng (Public Building Commission). Vì áp lực từ Đại Biểu Cộng Đoàn Mỹ Do Thái (American Jewish Congress), Ủy Ban Xây dựng đảo ngược quyết định của mình và ra lệnh cho nhân viên đánh sập cảnh Giáng sinh.
Việc phá hủy,được phát sóng trên truyền hình, gây ra phản đối từ khắp nơi trên thế giới.
Năm 1989, một thẩm phán liên bang, mặc dù có nhiều phản đối từ các hiệp hội American Jewish Congress, the American Civil Liberties Union, American Atheists, phán quyết rằng Ủy Ban Xây dựng công cộng không thể “phân biệt đối xử” đối với tất cả các hình thức biểu hiện tôn giáo và cho phép cảnh Giáng sinh.
Cảnh Giáng sinh sẽ trưng bày tại Daley Plaza trong suốt mùa Giáng sinh.
Phúc Trình nguy hại về việc bạo hành tại Dublin
Bùi Hữu Thư
16:34 28/11/2009
Dublin, Ái Nhĩ Lan, ngày 27 tháng 11, 2009 (CNS) Sau nhiều tháng trì hoãn, Uỷ Ban Độc Lập của Chính Phủ được thành lập để điều tra việc bạo hành trẻ em tại Tổng Giáo Phận Dublin, Ái Nhĩ Lan đã công bố phúc trình ghi rõ chi tiết các vụ bạo hành và các giới chức trong giáo hội đã công nhận có các vụ bạo hành này.
Phúc Trình về Dublin được phổ biến 5 tháng sau một phúc trình độc lập cho hay có một bầu khí lo sợ gây nên bởi các hình phạt bừa bãi, quá đáng và độc đoán lan tràn trên đa số các nhà nuôi trẻ dành cho các em trai trong thời gian từ thập niên 1940 tới thập niên 1970. Mười tám dòng tu đã chấp nhận để cho một cơ quan kiểm tra tài chánh duyệt xét, để họ có thể trả nhiều tiền bồi hoàn hơn số tiền 128 triệu Euro (194 triệu Mỹ Kim) họ đã cam kết năm 2002.
Phúc Trình về Dublin được phổ biến 5 tháng sau một phúc trình độc lập cho hay có một bầu khí lo sợ gây nên bởi các hình phạt bừa bãi, quá đáng và độc đoán lan tràn trên đa số các nhà nuôi trẻ dành cho các em trai trong thời gian từ thập niên 1940 tới thập niên 1970. Mười tám dòng tu đã chấp nhận để cho một cơ quan kiểm tra tài chánh duyệt xét, để họ có thể trả nhiều tiền bồi hoàn hơn số tiền 128 triệu Euro (194 triệu Mỹ Kim) họ đã cam kết năm 2002.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dấu ấn khi tham dự đại hội giới trẻ lần 8
Hương Giang
08:05 28/11/2009
HƯNG HÓA - Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 8 vừa được tổ chức tại trung tâm lễ hội Đền Hùng vào ngày 26 & 27/11/2009, do giáo phận Hưng Hóa đảm trách.
Hình ảnh Đại hội Giới Trẻ
Hưng Hóa là giáo phận nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, bao gồm 10 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang với tổng diện tích 54.352km2. Theo con số thống kê, đến năm 2004, giáo phận Hưng Hóa có khoảng 198.000 giáo dân (3.1% dân số), có tới 39 dân tộc khác nhau sinh sống trong vùng: dân tộc Kinh, H’Mông (Mèo), Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chay, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, La Chí, Phù Sá, Sán Chỉ, Bố Y… Vì thế, dân cư trong địa phận còn nghèo nàn và lạc hậu, do đó việc tổ chức đại hội giới trẻ tại nơi “linh thiêng” của dân tộc (Đền Hùng) với chủ đề “thắp sáng tình yêu gia đình” càng có ý nghĩa sâu sắc.
Đây là “Đại hội giới trẻ”, nhưng trong thực tế có rất nhiều các “cụ già” đã “đầu bạc răng long” cũng đến tham dự đại hội. Có lẽ các cụ đều là những người:
“Soi gương thì thấy mình già
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên”
Các cụ đến đây với tinh thần hăng say, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cũng với chiếc mũ “giới trẻ” trên đầu, chiếc khăn trên cổ… nếu nhìn từ phía sau sẽ chẳng ai biết đó là những người đã trải qua 70 – 80 mùa xuân. Bà Thanh (hơn 70 tuổi), đến từ giáo phận Thái Bình (cách Đền Hùng hơn 200km) cho biết: “đi chơi cùng các bạn trẻ tôi thấy mình trẻ và khỏe hơn. Ngồi ô tô 5 tiếng đồng hồ nhưng tôi chưa thấy mệt. Tôi đã tham gia mọi hoạt động cùng các bạn trẻ. Và tôi thấy tâm hồn mình trẻ lại rất nhiều.” Nhận xét của bà về giới trẻ ngày nay cũng rất tân tiến: “giới trẻ ngày nay có nhiều điều kiện phát triển hơn so với thế hệ chúng tôi. Các bạn vừa nhiệt huyết, sôi động (khi tham gia các trò chơi) nhưng cũng rất trầm lắng, nội tâm (khi cầu nguyện, tham gia nghi thức sám hối)”. Rảo quanh khu vực tổ chức chức đại hội chúng tôi gặp rất nhiều các cụ già với niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt làm cho các vết nhăn – dấu ấn của tuổi tác như biến mất.
Không những chỉ có các cụ già mà nhiều em nhỏ, có lẽ là đến từ các vùng lân cận quanh đền Hùng, với những bộ quần áo xộc xệch, những khuôn mặt còn nhọ nhem, đầu tóc rối bời… vì chưa ý thức được nhu cầu “cần làm đẹp”. Các em chăm chú theo dõi các tiết mục văn nghệ, bắt chước những cử điệu sinh hoạt của các anh chị lớn mặc dù chỉ đơn giản là những cái “khoa chân, múa tay”. Tuy các em không nói ra nhưng những ánh mắt thèm thuồng đã nói lên ước nguyện của các em muốn được lớn như như các anh, các chị, được biểu diễn các tiết mục văn nghệ cũng như được học những cử điệu sinh hoạt… Để các em có thể thực hiện được ước mơ nhỏ nhoi này, trách nhiệm thuộc về tất cả thành phần trong xã hội nói chung mà cụ thể đối với Giáo hội đó là các vị chủ chăn, những người có nhiệm vụ “chăn dắt” đoàn chiên của mình.
Chủ đề “thắp sáng tình yêu gia đình” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chương trình của đại hội. Đó là thông điệp được truyền đi không chỉ tới các bạn trẻ mà nó được lan tới tất cả mọi thế hệ trong gia đình từ các cụ già già tới các em nhỏ.
Dấu ấn thứ hai để lại trong tôi khi tham dự đại hội giới trẻ lần này trùng với lời nhận xét của vị cao niên trên: Các bạn trẻ vừa nhiệt huyết, sôi động nhưng cũng rất trầm lắng, nội tâm.
Khi tham gia các trò chơi, thực hiện các cử điệu sinh hoạt, các bạn đã “chơi hết mình”. Nhiều nhóm đã giương cao chiếc băng rôn ghi danh địa phận mình chạy tới tất cả các trại khác để giao lưu, học hỏi, làm quen… Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết của các bạn trẻ Công Giáo, đúng như lời nhận xét của nhiều bạn không cùng tôn giáo: “các bạn Công Giáo rất đoàn kết, họ sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Ở những nơi có trường Đại học, các bạn sinh viên Công Giáo luôn có tổ chức riêng để sinh hoạt, hỗ trợ nhau khi xa gia đình. Họ còn lập ra những lớp học ngoại ngữ, tin học, Kinh Thánh… để mọi người có điều kiện trao dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết cả về đạo lẫn đời”.
Những điệu nhảy “nhiệt tình” theo nhịp điệu rộn rã của nhạc híp hốp, nhạc rock, nhạc pốp… không làm các bạn “bó chân” vì các bạn trẻ Công Giáo ngày nay có thể hòa nhịp rất nhanh với cuộc sống hiện đại. Rồi những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” mà đặc sắc như những nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Nhưng khi cầu nguyện, tham gia nghi thức sám hối, các bạn trẻ lại thể hiện đời sống nội tâm sâu sắc. Những khuôn mặt trầm tư hướng đến Chúa, những cử chỉ thể hiện sự ăn năn hối lỗi về những tội mình đã phạm. Cả một rừng người quỳ rạp, sấp mình, thành tâm dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha thiết.
Không những thế, người trẻ ngày nay cũng sẵn sàng quảng đại, hi sinh. Nhiều bạn đã tình nguyện làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường, các bạn đến từng trại để thu gom đồ ăn thừa, rác bẩn… Ở mỗi trại luôn có 5 đến 7 thành viên ở lại coi đồ để các bạn khác an tâm tham gia các chương trình của đại hội.
Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 8 đã kết thúc. Mỗi thành viên tham dự lại trở về với cuộc sống thường nhật của mình. Hi vọng rằng thông điệp từ đại hội “thắp sáng tình yêu gia đình” sẽ được mỗi người ghi nhớ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hình ảnh Đại hội Giới Trẻ
Đây là “Đại hội giới trẻ”, nhưng trong thực tế có rất nhiều các “cụ già” đã “đầu bạc răng long” cũng đến tham dự đại hội. Có lẽ các cụ đều là những người:
“Soi gương thì thấy mình già
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên”
Các cụ đến đây với tinh thần hăng say, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cũng với chiếc mũ “giới trẻ” trên đầu, chiếc khăn trên cổ… nếu nhìn từ phía sau sẽ chẳng ai biết đó là những người đã trải qua 70 – 80 mùa xuân. Bà Thanh (hơn 70 tuổi), đến từ giáo phận Thái Bình (cách Đền Hùng hơn 200km) cho biết: “đi chơi cùng các bạn trẻ tôi thấy mình trẻ và khỏe hơn. Ngồi ô tô 5 tiếng đồng hồ nhưng tôi chưa thấy mệt. Tôi đã tham gia mọi hoạt động cùng các bạn trẻ. Và tôi thấy tâm hồn mình trẻ lại rất nhiều.” Nhận xét của bà về giới trẻ ngày nay cũng rất tân tiến: “giới trẻ ngày nay có nhiều điều kiện phát triển hơn so với thế hệ chúng tôi. Các bạn vừa nhiệt huyết, sôi động (khi tham gia các trò chơi) nhưng cũng rất trầm lắng, nội tâm (khi cầu nguyện, tham gia nghi thức sám hối)”. Rảo quanh khu vực tổ chức chức đại hội chúng tôi gặp rất nhiều các cụ già với niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt làm cho các vết nhăn – dấu ấn của tuổi tác như biến mất.
Không những chỉ có các cụ già mà nhiều em nhỏ, có lẽ là đến từ các vùng lân cận quanh đền Hùng, với những bộ quần áo xộc xệch, những khuôn mặt còn nhọ nhem, đầu tóc rối bời… vì chưa ý thức được nhu cầu “cần làm đẹp”. Các em chăm chú theo dõi các tiết mục văn nghệ, bắt chước những cử điệu sinh hoạt của các anh chị lớn mặc dù chỉ đơn giản là những cái “khoa chân, múa tay”. Tuy các em không nói ra nhưng những ánh mắt thèm thuồng đã nói lên ước nguyện của các em muốn được lớn như như các anh, các chị, được biểu diễn các tiết mục văn nghệ cũng như được học những cử điệu sinh hoạt… Để các em có thể thực hiện được ước mơ nhỏ nhoi này, trách nhiệm thuộc về tất cả thành phần trong xã hội nói chung mà cụ thể đối với Giáo hội đó là các vị chủ chăn, những người có nhiệm vụ “chăn dắt” đoàn chiên của mình.
Dấu ấn thứ hai để lại trong tôi khi tham dự đại hội giới trẻ lần này trùng với lời nhận xét của vị cao niên trên: Các bạn trẻ vừa nhiệt huyết, sôi động nhưng cũng rất trầm lắng, nội tâm.
Khi tham gia các trò chơi, thực hiện các cử điệu sinh hoạt, các bạn đã “chơi hết mình”. Nhiều nhóm đã giương cao chiếc băng rôn ghi danh địa phận mình chạy tới tất cả các trại khác để giao lưu, học hỏi, làm quen… Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết của các bạn trẻ Công Giáo, đúng như lời nhận xét của nhiều bạn không cùng tôn giáo: “các bạn Công Giáo rất đoàn kết, họ sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Ở những nơi có trường Đại học, các bạn sinh viên Công Giáo luôn có tổ chức riêng để sinh hoạt, hỗ trợ nhau khi xa gia đình. Họ còn lập ra những lớp học ngoại ngữ, tin học, Kinh Thánh… để mọi người có điều kiện trao dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết cả về đạo lẫn đời”.
Những điệu nhảy “nhiệt tình” theo nhịp điệu rộn rã của nhạc híp hốp, nhạc rock, nhạc pốp… không làm các bạn “bó chân” vì các bạn trẻ Công Giáo ngày nay có thể hòa nhịp rất nhanh với cuộc sống hiện đại. Rồi những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” mà đặc sắc như những nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Nhưng khi cầu nguyện, tham gia nghi thức sám hối, các bạn trẻ lại thể hiện đời sống nội tâm sâu sắc. Những khuôn mặt trầm tư hướng đến Chúa, những cử chỉ thể hiện sự ăn năn hối lỗi về những tội mình đã phạm. Cả một rừng người quỳ rạp, sấp mình, thành tâm dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha thiết.
Không những thế, người trẻ ngày nay cũng sẵn sàng quảng đại, hi sinh. Nhiều bạn đã tình nguyện làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường, các bạn đến từng trại để thu gom đồ ăn thừa, rác bẩn… Ở mỗi trại luôn có 5 đến 7 thành viên ở lại coi đồ để các bạn khác an tâm tham gia các chương trình của đại hội.
Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 8 đã kết thúc. Mỗi thành viên tham dự lại trở về với cuộc sống thường nhật của mình. Hi vọng rằng thông điệp từ đại hội “thắp sáng tình yêu gia đình” sẽ được mỗi người ghi nhớ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hình ảnh Khai mạc Năm Thánh tại giáo hạt Tân Định, Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
08:15 28/11/2009
Hình ảnh lễ khai mạc
Hạt Tân Định gồm 11 Giáo xứ trong hạt là: Giáo xứ An Phú, Giáo xứ Bùi Phát, Giáo xứ Công Lý, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Giáo xứ Mai Khôi, Giáo xứ Regina Mundi, Giáo xứ Tân Định, Giáo xứ Thánh Gia, Giáo xứ Thánh Phaolô 3, Giáo xứ Vườn Xoài, Giáo xứ Xóm Lách.
Thánh lễ khai mạc có sự hiện diện của Cha hạt trưởng Gioan Baotixita Võ Văn Ánh là Cha Chánh xứ Giáo xứ Tân Định, Cha phụ tá, quý Cha trong hạt, quý tu sĩ Nam, Nữ cùng các đoàn thể trong hạt và Giáo dân dự Thánh Lễ khoảng 2000 người.
Giáo hạt Đức Tánh khai mạc Năm Thánh
Lm Giacobe Tạ Chúc
08:34 28/11/2009
Mong sao Năm Thánh của Giáo hội Việt nam sẽ thức tỉnh bao tâm hồn các tín hữu Chúa, và cánh đồng truyền giáo sẽ được bội thu.
Phân tích vấn đề Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức
Nguyễn Long Thao
09:07 28/11/2009
Phân tích vấn đề Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức.
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông, có nhiều bài viết về các vấn đề đất đai của Giáo Hội, Công Lý và Sự Thật. Những bài viết này ít nhiều gây được sự chú ý đặc biệt nơi người Việt Nam nói chung và giáo dân Việt Nam nói riêng vì đã đề cập trực tiếp đến lập trường của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đối với chính quyền cộng sản. Nhưng vấn đề gây xúc động nhất hiện nay là tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt có thể sẽ từ chức. Ngài đã loan báo cho các Linh Mục thuộc giáo phận Hà Nội biết về tiến trình từ chức vì lý do sức khỏe. Tin này gây ra nhiều thắc mắc vì người ta không biết Ngài đã chính thức đệ đơn xin từ chức chưa? Hoặc đó chỉ là lời "xin miệng" với Đức Thánh Cha? Và nếu thế, thì lời “xin miệng”có hợp thủ tục, có được Toà Thánh chấp nhận không? Tất cả đều chưa có câu trả lời.
Chúng tôi đi kiểm chứng và biết rằng một cách chính thức Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh Vatican hoàn toàn im lặng về vấn đề này. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận từ Vatican mà VietCatholic có được cho biết là "ngay sau khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt nói đến ý định từ chức thì Đức ông Parolin đã có nhận định với Đức Tổng là không nên làm thế trong hoàn cảnh hôm nay". Thêm vào đó, tin hành lang ở Vatican cho biết là Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn được Tòa Thánh hoàn toàn tín nhiệm trong việc cai quản Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, không thấy văn bản nào nói về tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt từ chức, chỉ có Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn thay thế Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trả lời điện thư cuả cha Trần Công Nghị, Giám Đốc cơ quan thông tấn ViệtCatholic, về câu hỏi Đức TGM Ngô Quang Kiệt có từ chức hay không. Đức Hồng Y trả lời cha Trần Công Nghị môt số điểm chính như sau:
1. Vào cuối tháng 6, tại Roma, Đức Tổng Kiệt cho biết, thật sự vì lý do sức khoẻ, Ngài đã trình bày cho các Giám mục Việt Nam đang họp ở Roma biết về ý định xin từ chức của Ngài với Đức Thánh Cha. Như vầy lý do là vì bệnh trạng của Ngài.
2. Đức Hồng Y góp ý với Đức TGM Hà nội là Đức Thánh Cha có cho từ chức hay không, sớm hay muộn, là việc của Đức Thánh Cha; còn phần Đức TGM Hà nội, Ngài có trách nhiệm dành thời gian điều trị, tĩnh dưỡng để có thể tiếp tục công việc mục vụ lâu dài.
3. Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho Đức Hồng Y biết là Roma cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để ngài định liệu."
Cứ theo nội dung mà Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trả lời trên đây, người ta thấy việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt ngỏ ý xin từ chức rõ ràng là do vấn đề cá nhân, vấn đề sức khoẻ, hoàn toàn không phải là do áp lực của chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng không phải do áp lực của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Nhưng lời giải đáp của Đức Hồng Y dù rất chính xác, nhưng dư luận vẫn không tin là chính đáng, và có được dư luận bên ngoài chấp nhận không? Hay là còn nhiều uẩn khúc trong vấn đề này? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta hãy xem các bài viết bên ngoài phân tích thế nào về việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt xin từ chức.
Dư Luận Nghĩ Gì Về Việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt Từ Chức
Viết về đức TGM Hà Nội trong thời gian gần đây các bài viết cũng như các câu chuyện giữa người Công Giáo đều nêu bật ba sự kiện: Thứ nhất, sau khi triều yết Đức Thánh Cha về, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã đi nghỉ hai lần tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình vì lý do sức khoẻ. Thứ hai, Đức TGM đã vắng mặt trong dịp Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục Việt Nam họp tại Xuân Lộc với lý do được viện dẫn là vì sức khỏe yêu kém. Thứ ba, trong dịp lễ tấn phong Linh Mục Nguyễn Năng làm Giám Mục Phát Diệm, giới quan sát thấy vai trò và vị thế của một vị TGM Hà Nội được sắp xếp cách nào đó mà đã có một số người dị nghị và bình luận, và vô tình lại càng làm nhiều người hiểu lầm thêm.
Từ ba sự kiện này, các bài viết và dư luận bên ngoài, căn cứ vào các diễn biến chính trị xã hội và nội tình Giáo Hội Việt Nam, đã đi đến kết luận rằng Đức TGM sẽ từ chức, nhưng không phải vì lý do sức khoẻ mà là do (1) áp lực của chính quyền Việt Nam, (2) do áp lực của HĐGMVN và (3) cuối cùng cũng do Tòa Thánh nữa.
Áp lực từ phía chính quyền Việt Nam:
Vụ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đứng lên đòi hỏi công lý và sự thật trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là một điều hoàn toàn đúng. Các Giám Mục, giáo dân cũng thấy đúng, nhưng không dám mạnh mẽ nói ra. Còn đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, việc làm của Đức Tổng bị coi là nguy hiểm vì làm lung lay vị thế độc tôn cai trị của họ, gây nguy hại cho an ninh chính trị vì Ngài đã tố cáo cho thế giới biết chính quyền cộng sản Việt Nam là chính quyền, không tôn trọng công lý, vi phạm nhân quyền. Đối với người dân bình thường, ai đứng lên phản đối chính quyền, chắc chắn họ sẽ bị cộng sản bắt giam, tù tội. Nhưng với người đứng đầu một tổng giáo phận thủ đô Hà Nội như Đức TGM Kiệt, việc bắt giam Ngài vào thời buổi này là việc cộng sản không thể làm được vì sợ dư luận quốc tế. Họ bị bó tay nên ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã lên tiếng đòi HĐGMVN xử lý và đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi nơi khác. Như vậy ai cũng thấy căn nguyên ban đầu là Nhà nước cộng sản không ưa gì đức TGM Kiệt và chỉ muốn bứng ngài đi khỏi Hà nội thôi! Nhưng áp lực đó có ảnh hưởng đến lập trường của Tòa Thánh Vatican, đến HĐGMVN, và đến chính Đức TGM Ngô Quang Kiệt, thì chúng ta không được biết, vì không có tài liệu nào chứng minh cho vấn đề này. Tuy nhiên, ta hãy quan sát hiện tượng để tìm ra bản chất.
Đối Với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Do áp lực từ phía chính quyền, các bài viết hay dư luận bên ngoài nhận định rằng chính quyền Hà Nội không muốn có sự hiện diện của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại bất cứ nơi đâu tại VN nên đã kín đáo liên lạc với các vị GM để các Ngài gây áp lực với Đức TGM. Sự kiện được các bài báo viện dẫn là sự im lặng của HĐGMVN nói chung và đa số các Giám mục khác nói riêng trước lập trường của Đức TGM trong các vụ tòa Khâm Sứ, Thái Hà v.v... Các bài viết đó cũng suy diễn HĐGMVN đã gây áp lực mạnh đối với Đức TGM Hà Nội. Bằng chứng là Đức Tổng đã không có mặt trong Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục họp tại Xuân Lộc, cho dù lý do sự vắng mặt được Ngài giải thích là vì tình trạng sức khoẻ. Bằng chứng thứ hai là vị thế của Đức Tổng trong lễ tấn phong Giám Mục ở nhà thờ chính tòa Phát Diệm vào ngày 8 tháng 9 năm 2009. Như đã nói trên, các lập luận trên chỉ là những suy diễn nhưng khó lòng bác bỏ vì đa số rất dễ tin vào những gì mình đễ thấy và dễ cảm nhận.
Người ta cũng lập luận rằng: trong thâm tâm, vị Linh Mục nào, Giám Mục nào cũng không ưa gì cộng sản. Nhưng qua kinh nghiệm, các Ngài thấy từ khi VN tuyên bố mở cửa vào năm 1986, và từ khi HĐGMVN chuyển hướng chính sách từ đối đầu thời ĐGM Nguyễn Minh Nhật đến chính sách hòa hoãn với chính quyền dưới thời ĐGM Nguyễn Văn Hòa làm Chủ Tịch HĐGM Việt Nam, thì Giáo Hội Việt Nam được dễ thở hơn, sinh hoạt sống đạo khởi sắc hơn, việc truyền chức Giám Mục, Linh Mục cũng dễ dàng hơn. Từ đó, người ta suy diễn và nghi ngờ rằng biết đâu một vài Giám Mục trẻ có chân trong HĐGM chưa dầy dạn kinh nghiệm, nên có thể muốn phương cách tiếp tục đối thoại với chính quyền và chờ đợi và hy vọng một ngày mai tươi sáng. Thêm vào đó, nếu ngoại giao khéo léo với chính quyền, thì có thể sẽ lợi ích hơn cho Giáo hội. Tỏ thái độ với chính quyền lúc này là không đúng lúc, không phải là giải pháp khôn ngoan, phải bảo vệ lực lượng. Vì chính quyền vẫn dùng bạo lực khi cần để trấn áp các người đòi hỏi dân chủ, nhân quyền, công lý. Hơn nữa, lật đổ chính quyền không phải là nhiệm vụ của Giáo Hội mà nhiệm vụ chính là rao giảng tin mừng cho mọi người, kể cả người cộng sản từng bức hại Giáo Hội.
Về Phía Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt:
Tình trạng sức khỏe hiện nay của Ngài không được khả quan là điều có thật bằng chứng là trước đây mấy năm, Ngài đã cho nhiều vị Giám Mục, Linh Mục biết vì tình trạng sức khoẻ nên việc điều hành tổng giáo phận của Ngài gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều người lầm tưởng rằng trong những ngày chuẩn bị khai mạc Năm Thánh 2009-2010 tại Sở Kiện, Ngài đã hoạt động rất năng nổ và sinh hoạt rất nhiều và cho rằng: "không thấy có dấu hiệu nào là Ngài bị suy yếu về mặt tinh thần lẫn thể xác".
Tuy nhiên, xét cho công bằng nếu vì vấn đề sức khoẻ mà đức Tổng không điều hành được công việc của Tổng Giáo Phận, thì việc xin từ chức của Ngài là điều rất chính đáng. Nhưng chúng ta phải lưu ý là theo giáo luật, việc bổ nhiệm hay để cho một vị Giám Mục nào từ chức, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh Vatican. Một vị Giám Mục muốn từ chức vì lý do sức khoẻ hay đến tuổi về hưu, cũng phải đệ đơn lên Tòa Thánh. Sau khi cứu xét và thấy có lý do chính đáng Tòa Thánh sẽ công bố sắc lệnh, lúc đó vị Giám Mục mới được từ chức.
Về trường hợp đức TGM Ngô Quang Kiệt, nếu thực sự một cách nào đó mà phải rời chức vụ Tổng giáo phận Hà Nội thì người hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền Việt Nam. Họ không còn phải đối phó với một người có tiếng nói được nhiều người nghe, được thế giới chú ý, lại có tư thế “bất khả xâm phạm”. Họ sẽ lợi dụng lúc Tòa Giám Mục Hà Nội trống ngôi để đặt điều kiện khắt khe với Tòa Thánh Vatican. Bằng chứng cụ thể là chính quyền VN đã từng bắt bí Tòa Thánh trong vụ tòa tổng Giám Mục thành phố Sài Gòn bị trống ngôi khi Đức TGM Nguyễn Văn Bình tạ thế. Ba bốn năm sau, họ mới chấp nhận để đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn về nhận chức TGM Sàigòn.
Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên không cần kiểm chứng là giáo dân cũng như nhiều ngưòi Việt Nam khác đang rất qúy trọng tư cách và lập trường của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh và Đức Cha Nguyễn Văn Tân của giáo phận Vĩnh Long. Các vị này được coi là những người đặt quyền lợi Giáo Hội, Công Lý và Sự thật trên quyền lợi cá nhân. Việc Đức TGM xin từ chức hay bị buộc từ chức lúc này chắc chắn gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín Hội Đồng Giám Mục VN.
Vai Trò Toà Thánh Vatican:
Khi có tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt sẽ từ chức, VietCatholic đã kiểm chứng tin này với một số giới chức có thẩm quyền và thạo tin tại Vatican. Chúng tôi được biết tin đức TGM Ngô Quang Kiệt tự ý ngỏ lời với Đức Thánh cha xin từ chức vì lý do sức khoẻ là có thật. Sau đó một số giới chức Vatican cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để Đức Tổng định liệu. Trong khi đó, cũng từ nguồn tin từ Vatican, chúng tôi được biết Tòa Thánh vẫn tuyệt đối tin tưởng Đức TGM Ngô Quang Kiệt và không muốn cho Ngài từ chức. Vì thế, trong thư Đức Hồng Y trả lời LM Trần Công Nghi mới có câu “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu". Nhưng có việc từ chức hay không, Toà Thánh để tùy đức Tổng quyết định. Bằng chứng nữa là Đức Hồng Y Marie Etchegaray, một giới chức cao cấp của Toà Thánh, là Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, sang VN trong dịp Khai Mạc Năm Thánh, cùng đồng tế với Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, là một dấu chỉ nói lên một điều gì tích cực mà ta phải suy nghĩ, nhất là khi Ngài nói Ngài không muốn đưa cây gậy Giám Mục, một biểu tượng quyền bính, của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt về Roma.
Tuy nhiên, tin Ngài từ chức vẫn được loan truyền trong giới Công Giáo, kể cả trong hàng giáo sĩ cao cấp tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi muốn xem xét vấn đề này như thế nào.
Người ta vẫn còn nhớ vào lúc giáo dân Hà Nội đang đứng lên đòi công lý tại Tòa Khâm Sứ thì một văn thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khuyến cáo đức TGM phải chấm dứt cuộc tranh đấu. Từ đó, mọi người Việt Nam đều nghĩ rằng Tòa Thánh muốn áp dụng chính sách hòa hoãn, không muốn đối đầu với nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng thực ra, nếu nhìn lại chúng ta thấy lúc đó Tòa Thánh và Đức TGM Hà Nội làm một việc rất nhân đạo và kịp thời: vì thời thiết giá lạnh mùa đông bất thường nên những giáo dân đến cầu nguyện ngày đêm ở trước Tòa Khâm Sứ có thể bị thế giới hiểu lầm cho rằng đó là một hành động thiếu nhân bản, nhất là đối với giáo dân nghèo khó như vậy, không có chăn mền, cơm no áo ấm...
Mọi người thừa biết rằng với kinh nghiệm ngoại giao tích lũy trên 2000 năm, Tòa Thánh không bao giờ hy sinh quyền bính của mình để đánh đối lấy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trường hợp Trung Quốc là một ví dụ cụ thể. Tòa thánh đã không chịu nhượng bộ mọi chuyện để đổi lấy việc thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh. Trường hợp Việt Nam cũng vậy, Vatican đâu có được hưởng thêm quyền lợi gì. Việc bổ nhiệm Giám Mục tại VN cũng như tại Trung Quốc vẫn phải có sự đồng ý của chính quyền.
Kết Luận:
Tóm lại nếu tin Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức được chính thức công bố thì hậu quả ai cũng thấy nạn nhân chính là khối người Việt, bất kể lương giáo, ở hải ngoại hay trong nước, không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Đối tượng thứ hai bị thiệt hại danh dự một cách nghiêm trọng là Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đã có nhiều bình luận cho rằng nếu Đức TGM Kiệt bị từ chức thì HĐGMVN và Tòa Thánh Vatican đã phải khuất phục trước chính quyền cộng sản Việt Nam. Người được hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền cộng sản Việt Nam. Mọi người hy vọng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ có một khuyến cáo cụ thể nào đó về trường hợp Đức TGM Ngô Quang Kiệt để Tòa Thánh đưa ra được quyết định có lợi nhất cho Giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn này.
Đồng bào Việt Nam đang trông đợi vào những quyết định thật sáng suốt nơi HĐGMVN, Tòa Thánh Vatican, và cá nhân Đức TGM. Xin các đấng và đặc biệt Đức TGM Ngô Quang Kiệt nên cân nhắc rất kỹ lưỡng vấn đề từ chức, vì sự kiện từ chức lúc này chỉ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho Giáo Hội Việt Nam. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam chắc chắn sẽ ghi lại biến cố lịch sử này và các sử gia sẽ lượng giá tích cực hay nghiêm khắc lên án là tuỳ theo quyết định của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của Tòa Thánh Vatican.
Qua câu trả lời “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu”, như vậy xét cho cùng, tất cả vấn đề đều nằm trong quyết định của Đức TGM. Nếu vì điều kiện sức khoẻ, vì gặp khó khăn với chính quyền, không làm việc được trong lúc này, chúng tôi cũng xin Đức Tổng cứ giữ tình trạng hiện giờ. Mọi việc đã có Đức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Hà Nội đảm trách. Rồi sau 3 hay 5 năm, Đức TGM có muốn từ chức vì bất cứ lý do gì thì dư luận sẽ xét đoán vấn đề duới một góc cạnh hoàn toàn khác.
Thành khẩn cầu xin cho các đấng bản quyền được ơn soi sáng trong vấn đề này.
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông, có nhiều bài viết về các vấn đề đất đai của Giáo Hội, Công Lý và Sự Thật. Những bài viết này ít nhiều gây được sự chú ý đặc biệt nơi người Việt Nam nói chung và giáo dân Việt Nam nói riêng vì đã đề cập trực tiếp đến lập trường của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đối với chính quyền cộng sản. Nhưng vấn đề gây xúc động nhất hiện nay là tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt có thể sẽ từ chức. Ngài đã loan báo cho các Linh Mục thuộc giáo phận Hà Nội biết về tiến trình từ chức vì lý do sức khỏe. Tin này gây ra nhiều thắc mắc vì người ta không biết Ngài đã chính thức đệ đơn xin từ chức chưa? Hoặc đó chỉ là lời "xin miệng" với Đức Thánh Cha? Và nếu thế, thì lời “xin miệng”có hợp thủ tục, có được Toà Thánh chấp nhận không? Tất cả đều chưa có câu trả lời.
Chúng tôi đi kiểm chứng và biết rằng một cách chính thức Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh Vatican hoàn toàn im lặng về vấn đề này. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận từ Vatican mà VietCatholic có được cho biết là "ngay sau khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt nói đến ý định từ chức thì Đức ông Parolin đã có nhận định với Đức Tổng là không nên làm thế trong hoàn cảnh hôm nay". Thêm vào đó, tin hành lang ở Vatican cho biết là Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn được Tòa Thánh hoàn toàn tín nhiệm trong việc cai quản Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, không thấy văn bản nào nói về tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt từ chức, chỉ có Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn thay thế Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trả lời điện thư cuả cha Trần Công Nghị, Giám Đốc cơ quan thông tấn ViệtCatholic, về câu hỏi Đức TGM Ngô Quang Kiệt có từ chức hay không. Đức Hồng Y trả lời cha Trần Công Nghị môt số điểm chính như sau:
1. Vào cuối tháng 6, tại Roma, Đức Tổng Kiệt cho biết, thật sự vì lý do sức khoẻ, Ngài đã trình bày cho các Giám mục Việt Nam đang họp ở Roma biết về ý định xin từ chức của Ngài với Đức Thánh Cha. Như vầy lý do là vì bệnh trạng của Ngài.
2. Đức Hồng Y góp ý với Đức TGM Hà nội là Đức Thánh Cha có cho từ chức hay không, sớm hay muộn, là việc của Đức Thánh Cha; còn phần Đức TGM Hà nội, Ngài có trách nhiệm dành thời gian điều trị, tĩnh dưỡng để có thể tiếp tục công việc mục vụ lâu dài.
3. Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho Đức Hồng Y biết là Roma cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để ngài định liệu."
Cứ theo nội dung mà Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trả lời trên đây, người ta thấy việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt ngỏ ý xin từ chức rõ ràng là do vấn đề cá nhân, vấn đề sức khoẻ, hoàn toàn không phải là do áp lực của chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng không phải do áp lực của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Nhưng lời giải đáp của Đức Hồng Y dù rất chính xác, nhưng dư luận vẫn không tin là chính đáng, và có được dư luận bên ngoài chấp nhận không? Hay là còn nhiều uẩn khúc trong vấn đề này? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta hãy xem các bài viết bên ngoài phân tích thế nào về việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt xin từ chức.
Dư Luận Nghĩ Gì Về Việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt Từ Chức
Viết về đức TGM Hà Nội trong thời gian gần đây các bài viết cũng như các câu chuyện giữa người Công Giáo đều nêu bật ba sự kiện: Thứ nhất, sau khi triều yết Đức Thánh Cha về, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã đi nghỉ hai lần tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình vì lý do sức khoẻ. Thứ hai, Đức TGM đã vắng mặt trong dịp Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục Việt Nam họp tại Xuân Lộc với lý do được viện dẫn là vì sức khỏe yêu kém. Thứ ba, trong dịp lễ tấn phong Linh Mục Nguyễn Năng làm Giám Mục Phát Diệm, giới quan sát thấy vai trò và vị thế của một vị TGM Hà Nội được sắp xếp cách nào đó mà đã có một số người dị nghị và bình luận, và vô tình lại càng làm nhiều người hiểu lầm thêm.
Từ ba sự kiện này, các bài viết và dư luận bên ngoài, căn cứ vào các diễn biến chính trị xã hội và nội tình Giáo Hội Việt Nam, đã đi đến kết luận rằng Đức TGM sẽ từ chức, nhưng không phải vì lý do sức khoẻ mà là do (1) áp lực của chính quyền Việt Nam, (2) do áp lực của HĐGMVN và (3) cuối cùng cũng do Tòa Thánh nữa.
Áp lực từ phía chính quyền Việt Nam:
Vụ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đứng lên đòi hỏi công lý và sự thật trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là một điều hoàn toàn đúng. Các Giám Mục, giáo dân cũng thấy đúng, nhưng không dám mạnh mẽ nói ra. Còn đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, việc làm của Đức Tổng bị coi là nguy hiểm vì làm lung lay vị thế độc tôn cai trị của họ, gây nguy hại cho an ninh chính trị vì Ngài đã tố cáo cho thế giới biết chính quyền cộng sản Việt Nam là chính quyền, không tôn trọng công lý, vi phạm nhân quyền. Đối với người dân bình thường, ai đứng lên phản đối chính quyền, chắc chắn họ sẽ bị cộng sản bắt giam, tù tội. Nhưng với người đứng đầu một tổng giáo phận thủ đô Hà Nội như Đức TGM Kiệt, việc bắt giam Ngài vào thời buổi này là việc cộng sản không thể làm được vì sợ dư luận quốc tế. Họ bị bó tay nên ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã lên tiếng đòi HĐGMVN xử lý và đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi nơi khác. Như vậy ai cũng thấy căn nguyên ban đầu là Nhà nước cộng sản không ưa gì đức TGM Kiệt và chỉ muốn bứng ngài đi khỏi Hà nội thôi! Nhưng áp lực đó có ảnh hưởng đến lập trường của Tòa Thánh Vatican, đến HĐGMVN, và đến chính Đức TGM Ngô Quang Kiệt, thì chúng ta không được biết, vì không có tài liệu nào chứng minh cho vấn đề này. Tuy nhiên, ta hãy quan sát hiện tượng để tìm ra bản chất.
Đối Với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Do áp lực từ phía chính quyền, các bài viết hay dư luận bên ngoài nhận định rằng chính quyền Hà Nội không muốn có sự hiện diện của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại bất cứ nơi đâu tại VN nên đã kín đáo liên lạc với các vị GM để các Ngài gây áp lực với Đức TGM. Sự kiện được các bài báo viện dẫn là sự im lặng của HĐGMVN nói chung và đa số các Giám mục khác nói riêng trước lập trường của Đức TGM trong các vụ tòa Khâm Sứ, Thái Hà v.v... Các bài viết đó cũng suy diễn HĐGMVN đã gây áp lực mạnh đối với Đức TGM Hà Nội. Bằng chứng là Đức Tổng đã không có mặt trong Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục họp tại Xuân Lộc, cho dù lý do sự vắng mặt được Ngài giải thích là vì tình trạng sức khoẻ. Bằng chứng thứ hai là vị thế của Đức Tổng trong lễ tấn phong Giám Mục ở nhà thờ chính tòa Phát Diệm vào ngày 8 tháng 9 năm 2009. Như đã nói trên, các lập luận trên chỉ là những suy diễn nhưng khó lòng bác bỏ vì đa số rất dễ tin vào những gì mình đễ thấy và dễ cảm nhận.
Người ta cũng lập luận rằng: trong thâm tâm, vị Linh Mục nào, Giám Mục nào cũng không ưa gì cộng sản. Nhưng qua kinh nghiệm, các Ngài thấy từ khi VN tuyên bố mở cửa vào năm 1986, và từ khi HĐGMVN chuyển hướng chính sách từ đối đầu thời ĐGM Nguyễn Minh Nhật đến chính sách hòa hoãn với chính quyền dưới thời ĐGM Nguyễn Văn Hòa làm Chủ Tịch HĐGM Việt Nam, thì Giáo Hội Việt Nam được dễ thở hơn, sinh hoạt sống đạo khởi sắc hơn, việc truyền chức Giám Mục, Linh Mục cũng dễ dàng hơn. Từ đó, người ta suy diễn và nghi ngờ rằng biết đâu một vài Giám Mục trẻ có chân trong HĐGM chưa dầy dạn kinh nghiệm, nên có thể muốn phương cách tiếp tục đối thoại với chính quyền và chờ đợi và hy vọng một ngày mai tươi sáng. Thêm vào đó, nếu ngoại giao khéo léo với chính quyền, thì có thể sẽ lợi ích hơn cho Giáo hội. Tỏ thái độ với chính quyền lúc này là không đúng lúc, không phải là giải pháp khôn ngoan, phải bảo vệ lực lượng. Vì chính quyền vẫn dùng bạo lực khi cần để trấn áp các người đòi hỏi dân chủ, nhân quyền, công lý. Hơn nữa, lật đổ chính quyền không phải là nhiệm vụ của Giáo Hội mà nhiệm vụ chính là rao giảng tin mừng cho mọi người, kể cả người cộng sản từng bức hại Giáo Hội.
Về Phía Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt:
Tình trạng sức khỏe hiện nay của Ngài không được khả quan là điều có thật bằng chứng là trước đây mấy năm, Ngài đã cho nhiều vị Giám Mục, Linh Mục biết vì tình trạng sức khoẻ nên việc điều hành tổng giáo phận của Ngài gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều người lầm tưởng rằng trong những ngày chuẩn bị khai mạc Năm Thánh 2009-2010 tại Sở Kiện, Ngài đã hoạt động rất năng nổ và sinh hoạt rất nhiều và cho rằng: "không thấy có dấu hiệu nào là Ngài bị suy yếu về mặt tinh thần lẫn thể xác".
Tuy nhiên, xét cho công bằng nếu vì vấn đề sức khoẻ mà đức Tổng không điều hành được công việc của Tổng Giáo Phận, thì việc xin từ chức của Ngài là điều rất chính đáng. Nhưng chúng ta phải lưu ý là theo giáo luật, việc bổ nhiệm hay để cho một vị Giám Mục nào từ chức, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh Vatican. Một vị Giám Mục muốn từ chức vì lý do sức khoẻ hay đến tuổi về hưu, cũng phải đệ đơn lên Tòa Thánh. Sau khi cứu xét và thấy có lý do chính đáng Tòa Thánh sẽ công bố sắc lệnh, lúc đó vị Giám Mục mới được từ chức.
Về trường hợp đức TGM Ngô Quang Kiệt, nếu thực sự một cách nào đó mà phải rời chức vụ Tổng giáo phận Hà Nội thì người hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền Việt Nam. Họ không còn phải đối phó với một người có tiếng nói được nhiều người nghe, được thế giới chú ý, lại có tư thế “bất khả xâm phạm”. Họ sẽ lợi dụng lúc Tòa Giám Mục Hà Nội trống ngôi để đặt điều kiện khắt khe với Tòa Thánh Vatican. Bằng chứng cụ thể là chính quyền VN đã từng bắt bí Tòa Thánh trong vụ tòa tổng Giám Mục thành phố Sài Gòn bị trống ngôi khi Đức TGM Nguyễn Văn Bình tạ thế. Ba bốn năm sau, họ mới chấp nhận để đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn về nhận chức TGM Sàigòn.
Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên không cần kiểm chứng là giáo dân cũng như nhiều ngưòi Việt Nam khác đang rất qúy trọng tư cách và lập trường của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh và Đức Cha Nguyễn Văn Tân của giáo phận Vĩnh Long. Các vị này được coi là những người đặt quyền lợi Giáo Hội, Công Lý và Sự thật trên quyền lợi cá nhân. Việc Đức TGM xin từ chức hay bị buộc từ chức lúc này chắc chắn gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín Hội Đồng Giám Mục VN.
Vai Trò Toà Thánh Vatican:
Khi có tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt sẽ từ chức, VietCatholic đã kiểm chứng tin này với một số giới chức có thẩm quyền và thạo tin tại Vatican. Chúng tôi được biết tin đức TGM Ngô Quang Kiệt tự ý ngỏ lời với Đức Thánh cha xin từ chức vì lý do sức khoẻ là có thật. Sau đó một số giới chức Vatican cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để Đức Tổng định liệu. Trong khi đó, cũng từ nguồn tin từ Vatican, chúng tôi được biết Tòa Thánh vẫn tuyệt đối tin tưởng Đức TGM Ngô Quang Kiệt và không muốn cho Ngài từ chức. Vì thế, trong thư Đức Hồng Y trả lời LM Trần Công Nghi mới có câu “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu". Nhưng có việc từ chức hay không, Toà Thánh để tùy đức Tổng quyết định. Bằng chứng nữa là Đức Hồng Y Marie Etchegaray, một giới chức cao cấp của Toà Thánh, là Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, sang VN trong dịp Khai Mạc Năm Thánh, cùng đồng tế với Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, là một dấu chỉ nói lên một điều gì tích cực mà ta phải suy nghĩ, nhất là khi Ngài nói Ngài không muốn đưa cây gậy Giám Mục, một biểu tượng quyền bính, của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt về Roma.
Tuy nhiên, tin Ngài từ chức vẫn được loan truyền trong giới Công Giáo, kể cả trong hàng giáo sĩ cao cấp tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi muốn xem xét vấn đề này như thế nào.
Người ta vẫn còn nhớ vào lúc giáo dân Hà Nội đang đứng lên đòi công lý tại Tòa Khâm Sứ thì một văn thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khuyến cáo đức TGM phải chấm dứt cuộc tranh đấu. Từ đó, mọi người Việt Nam đều nghĩ rằng Tòa Thánh muốn áp dụng chính sách hòa hoãn, không muốn đối đầu với nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng thực ra, nếu nhìn lại chúng ta thấy lúc đó Tòa Thánh và Đức TGM Hà Nội làm một việc rất nhân đạo và kịp thời: vì thời thiết giá lạnh mùa đông bất thường nên những giáo dân đến cầu nguyện ngày đêm ở trước Tòa Khâm Sứ có thể bị thế giới hiểu lầm cho rằng đó là một hành động thiếu nhân bản, nhất là đối với giáo dân nghèo khó như vậy, không có chăn mền, cơm no áo ấm...
Mọi người thừa biết rằng với kinh nghiệm ngoại giao tích lũy trên 2000 năm, Tòa Thánh không bao giờ hy sinh quyền bính của mình để đánh đối lấy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trường hợp Trung Quốc là một ví dụ cụ thể. Tòa thánh đã không chịu nhượng bộ mọi chuyện để đổi lấy việc thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh. Trường hợp Việt Nam cũng vậy, Vatican đâu có được hưởng thêm quyền lợi gì. Việc bổ nhiệm Giám Mục tại VN cũng như tại Trung Quốc vẫn phải có sự đồng ý của chính quyền.
Kết Luận:
Tóm lại nếu tin Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức được chính thức công bố thì hậu quả ai cũng thấy nạn nhân chính là khối người Việt, bất kể lương giáo, ở hải ngoại hay trong nước, không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Đối tượng thứ hai bị thiệt hại danh dự một cách nghiêm trọng là Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đã có nhiều bình luận cho rằng nếu Đức TGM Kiệt bị từ chức thì HĐGMVN và Tòa Thánh Vatican đã phải khuất phục trước chính quyền cộng sản Việt Nam. Người được hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền cộng sản Việt Nam. Mọi người hy vọng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ có một khuyến cáo cụ thể nào đó về trường hợp Đức TGM Ngô Quang Kiệt để Tòa Thánh đưa ra được quyết định có lợi nhất cho Giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn này.
Đồng bào Việt Nam đang trông đợi vào những quyết định thật sáng suốt nơi HĐGMVN, Tòa Thánh Vatican, và cá nhân Đức TGM. Xin các đấng và đặc biệt Đức TGM Ngô Quang Kiệt nên cân nhắc rất kỹ lưỡng vấn đề từ chức, vì sự kiện từ chức lúc này chỉ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho Giáo Hội Việt Nam. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam chắc chắn sẽ ghi lại biến cố lịch sử này và các sử gia sẽ lượng giá tích cực hay nghiêm khắc lên án là tuỳ theo quyết định của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của Tòa Thánh Vatican.
Qua câu trả lời “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu”, như vậy xét cho cùng, tất cả vấn đề đều nằm trong quyết định của Đức TGM. Nếu vì điều kiện sức khoẻ, vì gặp khó khăn với chính quyền, không làm việc được trong lúc này, chúng tôi cũng xin Đức Tổng cứ giữ tình trạng hiện giờ. Mọi việc đã có Đức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Hà Nội đảm trách. Rồi sau 3 hay 5 năm, Đức TGM có muốn từ chức vì bất cứ lý do gì thì dư luận sẽ xét đoán vấn đề duới một góc cạnh hoàn toàn khác.
Thành khẩn cầu xin cho các đấng bản quyền được ơn soi sáng trong vấn đề này.
Giáo xứ Tân Lộc mừng Năm Thánh
Tân Lộc
11:43 28/11/2009
VINH - Giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh sau những ngày hành hương khai mạc năm thánh tại Sở Kiện về, lòng mọi người thật phấn khởi vui mừng với toàn thể giáo hội. Hiệp thông với toàn thể anh chị em trong cả nước, năm nay giáo xứ tổ chức một đoàn gồm Quý HĐ Mục vụ, giáo lý viên, gia đình Thánh Tâm đi về Sở Kiện mừng khai mạc năm thánh.
Hình ảnh cuộc Rước là Thánh Lễ mừng Năm Thánh
Hợp với toàn thể con cái của giáo hội nói chung cách riêng là đoàn con giáo phận Vinh, mang cả tâm tình cảm tạ tri ân Chúa đã cho các thánh được phúc tử vì đạo. Không những về Sở Kiện hôm nay để mừng năm thánh mà chúng con còn mang cả tâm tình yêu mến Đức Tổng. Với một tâm tình yêu mến đó con cái giáo xứ Tân Lộc, giáo phận Vinh hành hương về Sở Kiện, để cầu nguyện, được nhìn và gặp mặt Đức Tổng cho thoả lòng nhớ mong. Lòng yêu mến Đức Tổng được thể hiện trong hai băng rôn mà chúng con đã làm từ quê nhà với hàng chữ “ CHÚNG CON YÊU MẾN ĐỨC GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆN” Nhưng tiếc rằng hai băng rôn này được các thầy dự lại chắc là vì thống nhất chung, tuy không được trưng lên nhưng mỗi một chúng con, toàn giáo hội Việt Nam nói chung cách riêng là con cái giáo phận Vinh một lòng yêu mến Đức Tổng.
Vừa chân ướt chân ráo, chúng con đã bắt tay vào tổ chức thánh lễ và cuộc rước khai mạc mừng năm thánh tại giáo xứ, để hiệp nhất với toàn thể giáo phận nhà.
Cuộc rước được khởi đi từ Giáo họ Đức Xuân cách địa điểm họ trị sở Tân Lộc gần 1000m. Đường 46 chạy dài từ ngã ba Quán Bánh xuống cảng thương mại Cửa Lò rộng dài phẳng đẹp, sáng nay là nơi đón chào đoàn rước toàn giáo xứ Tân Lộc. Trước khi đi hành hương Sở Kiện, Cha xứ đã triệu tập cuộc họp HĐ mục vụ mở rộng để phân công cho các đơn vị mọi công việc cho thánh lễ mừng năm thánh và cuộc rước tại giáo xứ. HĐ Mục vụ các giáo họ đã triển khai cắt cử mọi công việc, người ở nhà làm việc để người đi hành hương Sở Kiện an tâm.
Đúng 7h sáng các Ban ngành các hội đoàn đã lần lượt tụ tập về khuôn viên thánh đường giáo họ Đức Xuân, các biểu tượng của các đơn vị được sắp xếp đúng nơi quy định. Đặc biệt cuộc rước này có hài cốt của sáu vị thánh tử đạo trong giáo phận, được giao cho đoàn giáo họ Tân Lộc cung nghênh trên chiếc kiệu lỗng lẫy. Đoàn rước được thứ tự như sau: Thánh giá nến cao đi đầu, sau đó là các đoàn trống trắc toàn giáo xứ, giới trẻ và Hội Têrêxa tay cầm hoa hồng đỏ y phục gọn gàng thắt nơ đỏ, Huynh đoàn Thánh Thể y phục áo trắng, cổ quàng khăn, tiếp nối là các đoàn Thánh Tâm y phục áo dài đỏ, các ca viên, đoàn tân tòng, đoàn giáo lý viên tay cầm sách Tân Ước, đại diện các tổ chia sẻ Lời Chúa ( mỗi tổ quân bình 20 gia đình), các tu sĩ nam nữ, gia đình Khôi Bình và giáo dân sau cùng. Đoàn rước được sắp xếp đi hàng 3. Dự tính khoảng 3000 người được đi trong đoàn rước.
Trước thánh lễ Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng nhấn mạnh “ Chúng ta cám ơn Chúa vì trên mảnh đất thân yêu này máu các thánh tử đạo đã đổ ra làm sinh hoa kết trái, và hôm nay giáo xứ chúng ta có cuộc rước long trọng này, hơn thế nữa là chúng ta được rước hài cốt của 6 thánh tử đạo trong giáo phận ”. Thánh lễ được diễn tiến sốt mến trang nghiêm của hơn 4.500 giáo dân trong toàn giáo xứ. Tạ ơn Chúa xin Ngài cho chúng con trong suốt cả năm thánh này biết sống noi gương các vị tử đạo Việt Nam, để sống một đời sống đạo là chứng nhân cho Chúa Kytô.
Hình ảnh cuộc Rước là Thánh Lễ mừng Năm Thánh
Vừa chân ướt chân ráo, chúng con đã bắt tay vào tổ chức thánh lễ và cuộc rước khai mạc mừng năm thánh tại giáo xứ, để hiệp nhất với toàn thể giáo phận nhà.
Cuộc rước được khởi đi từ Giáo họ Đức Xuân cách địa điểm họ trị sở Tân Lộc gần 1000m. Đường 46 chạy dài từ ngã ba Quán Bánh xuống cảng thương mại Cửa Lò rộng dài phẳng đẹp, sáng nay là nơi đón chào đoàn rước toàn giáo xứ Tân Lộc. Trước khi đi hành hương Sở Kiện, Cha xứ đã triệu tập cuộc họp HĐ mục vụ mở rộng để phân công cho các đơn vị mọi công việc cho thánh lễ mừng năm thánh và cuộc rước tại giáo xứ. HĐ Mục vụ các giáo họ đã triển khai cắt cử mọi công việc, người ở nhà làm việc để người đi hành hương Sở Kiện an tâm.
Đúng 7h sáng các Ban ngành các hội đoàn đã lần lượt tụ tập về khuôn viên thánh đường giáo họ Đức Xuân, các biểu tượng của các đơn vị được sắp xếp đúng nơi quy định. Đặc biệt cuộc rước này có hài cốt của sáu vị thánh tử đạo trong giáo phận, được giao cho đoàn giáo họ Tân Lộc cung nghênh trên chiếc kiệu lỗng lẫy. Đoàn rước được thứ tự như sau: Thánh giá nến cao đi đầu, sau đó là các đoàn trống trắc toàn giáo xứ, giới trẻ và Hội Têrêxa tay cầm hoa hồng đỏ y phục gọn gàng thắt nơ đỏ, Huynh đoàn Thánh Thể y phục áo trắng, cổ quàng khăn, tiếp nối là các đoàn Thánh Tâm y phục áo dài đỏ, các ca viên, đoàn tân tòng, đoàn giáo lý viên tay cầm sách Tân Ước, đại diện các tổ chia sẻ Lời Chúa ( mỗi tổ quân bình 20 gia đình), các tu sĩ nam nữ, gia đình Khôi Bình và giáo dân sau cùng. Đoàn rước được sắp xếp đi hàng 3. Dự tính khoảng 3000 người được đi trong đoàn rước.
Trước thánh lễ Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng nhấn mạnh “ Chúng ta cám ơn Chúa vì trên mảnh đất thân yêu này máu các thánh tử đạo đã đổ ra làm sinh hoa kết trái, và hôm nay giáo xứ chúng ta có cuộc rước long trọng này, hơn thế nữa là chúng ta được rước hài cốt của 6 thánh tử đạo trong giáo phận ”. Thánh lễ được diễn tiến sốt mến trang nghiêm của hơn 4.500 giáo dân trong toàn giáo xứ. Tạ ơn Chúa xin Ngài cho chúng con trong suốt cả năm thánh này biết sống noi gương các vị tử đạo Việt Nam, để sống một đời sống đạo là chứng nhân cho Chúa Kytô.
Giáo hạt Chí Hòa mừng Năm Thánh
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
11:51 28/11/2009
GIÁO HẠT CHÍ HOÀ THUỘC TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN CỬ HÀNH THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010. TẠI QUẢNG TRƯỜNG LAVANG TRONG KHUÔN VIÊN NHÀ THỜ CHÍ HOÀ SỐ 149 BÀNH VĂN TRÂN PHƯỜNG 07 TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lúc 07h00 sáng thứ bảy ngày 28/11/2009, khuôn viên nhà thờ Chí Hòa đã nhộn nhịp huyên náo bà con giáo dân nô nức đến để chuẩn bị dự lễ khai mạc năm Thánh.
Đi qua cổng nhà thờ Chí Hòa, bước vào khuôn viên hướng về bên phải đi tới quảng trường Lavang. Nhìn lên lễ đài có tượng Đức Mẹ Lavang cao 07m, vì thế gọi là quảng trường Lavang. Trên lễ đài có mái dù che nắng, bay phất phới nhẹ nhàng rất sinh động, chuẩn bị cho Thánh lễ đồng tế diễn ra tại đây.
SAIGÒN - Bên phải lễ đài, là logo năm Thánh, đường kính 04m, được thiết kế trên khối đá vững vàng, dấu chỉ sự bền vững và phát triển của Hội Thánh Chúa. Bên trái lễ đài, là ca đoàn giáo xứ Lộc Hưng, với 60 ca viên đang hát những bài Thánh ca rất nhộn nhịp. Sau những bài Thánh ca tập cho cộng đoàn, người hướng dẫn mời cộng đoàn đứng lên đọc kinh Cầu Cho Linh Mục.
Giáo hạt Chí Hòa mừng Năm Thánh
Hài cốt 08 vị Thánh tử đạo Việt Nam được cung nghinh trước Thánh lễ
1. Thương gia Mathêu Lê Văn Gẫm (11/05/1847. Gò Công)
2. Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (03/07/1853. Cái Mơn)
3. Ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (02/05/1854. Cái Nhum)
4. Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc (13/02/1859. An Nhơn)
5. Ông Phaolô Trần Văn Hạnh (28/05/1859. Tân Triều – Chợ Quán)
6. Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý (31/07/1859. Búng)
7. Ông Câu Emmanuel Lê Văn Phụng (31/07/1859. Cù Lao Giêng)
8. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu (07/04/1861. Gò Vấp)
Đúng 08h30 sáng cùng ngày, cuộc cung nghinh hài cốt các Thánh tử đạo Việt Nam và rước đoàn đồng tế đã được các Cha trong hạt và Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt tổ chức sắp xếp rất chu đáo và trang nghiêm. 500 người của 05 hội đoàn (hội CBMCG – GĐPTTT – HĐGDĐM – Phan Sinh Tại Thế – Legio Mariae) đứng thành 02 hàng chào danh dự để đón chào hài cốt các Thánh tử đạo và đoàn đồng tế đi qua. Bắt đầu từ nhà xứ tiến ra quảng trường Lavang, đoàn rước theo thứ tự: hương lửa – lời Chúa – Thánh giá nến cao – 05 hội đoàn (mang theo hiệu kỳ), 17 giáo xứ mang theo logo năm Thánh có tên của từng Giáo xứ. Các hiệu kỳ và logo đứng theo vị trí của đơn vị, giơ cao và đi giữa hai hàng trong đoàn rước, nhìn rất long trọng và cung kính (mỗi đơn vị được cử 10 – 15 người) theo sau là đoàn đồng tế (tất cả các Linh mục trong giáo hạt) cuối cùng là kiệu hài cốt 08 Thánh tử đạo Việt Nam. Trong lúc đoàn rước di chuyển, người hướng dẫn đọc tiểu sử các Thánh tử đạo có hài cốt trên kiệu để cộng đoàn suy niệm. Xen kẽ các bài đọc, ca đoàn hát những bài Thánh ca, nghe rất linh thiêng.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp chánh xứ giáo xứ Tân Chí Linh, đại diện Đức Giám Mục đọc thư công bố năm Thánh 2010, sau lời công bố khai mạc năm Thánh của Cha Giuse, cộng đoàn hân hoan đón chào năm Thánh bằng những tràng pháo tay rất giòn giã.
Sau đó, Cha hạt trưởng hạt Chí Hoà Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh chủ tế Thánh lễ, đại diện các Linh mục trong giáo hạt, kêu gọi cộng đoàn sám hối theo mẫu công thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cộng đoàn lắng nghe và hưởng ứng nghiêm túc và xúc động. Cha chủ tế kêu gọi cộng đoàn xin lỗi Chúa – xin lỗi nhau – xin lỗi anh chị em đồng bào. Thánh lễ tham dự với khoảng 150 tu sỹ nam nữ và 5000 giáo dân. Sau khi cộng đoàn rước lễ xong, người dẫn chương trình mời cộng đoàn đứng đọc kinh Năm Thánh 2010. Cuối Thánh lễ, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt Chí Hòa nói lời cám ơn đến quý Cha, quý tu sỹ – cộng đoàn và chính quyền địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Thánh lễ khai mạc năm Thánh hôm nay.
Sau đó Cha chủ tế nói lời đáp từ trong tâm tình yêu thương và hiệp nhất. Thánh lễ kết thúc bằng sự hân hoan của các đơn vị mang hiệu kỳ cờ đoàn và logo có tên của 17 giáo xứ, rước đoàn đồng tế từ lễ đài quảng trường Lavang trở về nhà xứ trong hiệp nhất yêu thương.
Thánh lễ khai mạc năm Thánh của giáo hạt Chí Hoà diễn ra trong bầu khí trang trọng, chính là nhờ sự quan tâm của Cha hạt trưởng, quý Cha chánh xứ và sự cộng tác của các Cha phó xứ đã tạo nên một bầu khí tưng bừng náo nhiệt và thánh thiện.
Mọi người ra về trong an bình của Đức Kitô.
Lúc 07h00 sáng thứ bảy ngày 28/11/2009, khuôn viên nhà thờ Chí Hòa đã nhộn nhịp huyên náo bà con giáo dân nô nức đến để chuẩn bị dự lễ khai mạc năm Thánh.
Đi qua cổng nhà thờ Chí Hòa, bước vào khuôn viên hướng về bên phải đi tới quảng trường Lavang. Nhìn lên lễ đài có tượng Đức Mẹ Lavang cao 07m, vì thế gọi là quảng trường Lavang. Trên lễ đài có mái dù che nắng, bay phất phới nhẹ nhàng rất sinh động, chuẩn bị cho Thánh lễ đồng tế diễn ra tại đây.
SAIGÒN - Bên phải lễ đài, là logo năm Thánh, đường kính 04m, được thiết kế trên khối đá vững vàng, dấu chỉ sự bền vững và phát triển của Hội Thánh Chúa. Bên trái lễ đài, là ca đoàn giáo xứ Lộc Hưng, với 60 ca viên đang hát những bài Thánh ca rất nhộn nhịp. Sau những bài Thánh ca tập cho cộng đoàn, người hướng dẫn mời cộng đoàn đứng lên đọc kinh Cầu Cho Linh Mục.
Giáo hạt Chí Hòa mừng Năm Thánh
Hài cốt 08 vị Thánh tử đạo Việt Nam được cung nghinh trước Thánh lễ
1. Thương gia Mathêu Lê Văn Gẫm (11/05/1847. Gò Công)
2. Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (03/07/1853. Cái Mơn)
3. Ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (02/05/1854. Cái Nhum)
4. Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc (13/02/1859. An Nhơn)
5. Ông Phaolô Trần Văn Hạnh (28/05/1859. Tân Triều – Chợ Quán)
6. Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý (31/07/1859. Búng)
7. Ông Câu Emmanuel Lê Văn Phụng (31/07/1859. Cù Lao Giêng)
8. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu (07/04/1861. Gò Vấp)
Đúng 08h30 sáng cùng ngày, cuộc cung nghinh hài cốt các Thánh tử đạo Việt Nam và rước đoàn đồng tế đã được các Cha trong hạt và Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt tổ chức sắp xếp rất chu đáo và trang nghiêm. 500 người của 05 hội đoàn (hội CBMCG – GĐPTTT – HĐGDĐM – Phan Sinh Tại Thế – Legio Mariae) đứng thành 02 hàng chào danh dự để đón chào hài cốt các Thánh tử đạo và đoàn đồng tế đi qua. Bắt đầu từ nhà xứ tiến ra quảng trường Lavang, đoàn rước theo thứ tự: hương lửa – lời Chúa – Thánh giá nến cao – 05 hội đoàn (mang theo hiệu kỳ), 17 giáo xứ mang theo logo năm Thánh có tên của từng Giáo xứ. Các hiệu kỳ và logo đứng theo vị trí của đơn vị, giơ cao và đi giữa hai hàng trong đoàn rước, nhìn rất long trọng và cung kính (mỗi đơn vị được cử 10 – 15 người) theo sau là đoàn đồng tế (tất cả các Linh mục trong giáo hạt) cuối cùng là kiệu hài cốt 08 Thánh tử đạo Việt Nam. Trong lúc đoàn rước di chuyển, người hướng dẫn đọc tiểu sử các Thánh tử đạo có hài cốt trên kiệu để cộng đoàn suy niệm. Xen kẽ các bài đọc, ca đoàn hát những bài Thánh ca, nghe rất linh thiêng.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp chánh xứ giáo xứ Tân Chí Linh, đại diện Đức Giám Mục đọc thư công bố năm Thánh 2010, sau lời công bố khai mạc năm Thánh của Cha Giuse, cộng đoàn hân hoan đón chào năm Thánh bằng những tràng pháo tay rất giòn giã.
Sau đó, Cha hạt trưởng hạt Chí Hoà Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh chủ tế Thánh lễ, đại diện các Linh mục trong giáo hạt, kêu gọi cộng đoàn sám hối theo mẫu công thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cộng đoàn lắng nghe và hưởng ứng nghiêm túc và xúc động. Cha chủ tế kêu gọi cộng đoàn xin lỗi Chúa – xin lỗi nhau – xin lỗi anh chị em đồng bào. Thánh lễ tham dự với khoảng 150 tu sỹ nam nữ và 5000 giáo dân. Sau khi cộng đoàn rước lễ xong, người dẫn chương trình mời cộng đoàn đứng đọc kinh Năm Thánh 2010. Cuối Thánh lễ, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo hạt Chí Hòa nói lời cám ơn đến quý Cha, quý tu sỹ – cộng đoàn và chính quyền địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Thánh lễ khai mạc năm Thánh hôm nay.
Sau đó Cha chủ tế nói lời đáp từ trong tâm tình yêu thương và hiệp nhất. Thánh lễ kết thúc bằng sự hân hoan của các đơn vị mang hiệu kỳ cờ đoàn và logo có tên của 17 giáo xứ, rước đoàn đồng tế từ lễ đài quảng trường Lavang trở về nhà xứ trong hiệp nhất yêu thương.
Thánh lễ khai mạc năm Thánh của giáo hạt Chí Hoà diễn ra trong bầu khí trang trọng, chính là nhờ sự quan tâm của Cha hạt trưởng, quý Cha chánh xứ và sự cộng tác của các Cha phó xứ đã tạo nên một bầu khí tưng bừng náo nhiệt và thánh thiện.
Mọi người ra về trong an bình của Đức Kitô.
Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican chủ tế Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sydney
Diệp Hải Dung
12:04 28/11/2009
SYDNEY - Tối thứ Bảy 28/11/2009 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Quan Thầy của Cộng Đồng tại công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney với sự Chủ tế của Đức Giuseppe Lazzarotto Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican lần đầu tiên đến với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney.
Hình ảnh Đại Lễ
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ cuối công viên tiến lên Lễ đài. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm. Đi đầu Thánh Giá nến cao, Cờ Úc-Việt cờ Hội Thánh, Đội Thánh Vũ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Huynh Đoàn Đa Minh, Legio Mariae, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Cung Thánh, Đức Khâm Sứ và quý Cha Úc Việt.
Sau khi kiệu Xương Cốt các Thánh Tử Đạo an vị trên Lễ đài. Đức Khâm Sứ cùng với Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Terry Chính xứ Fairfiled thắp nén hương dâng lên trườc bàn thờ Các Thánh Tử Đạo kính nhớ các bậc Tiền Nhân Anh Dũng Việt Nam.
Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đến dâng Thánh lễ nhân ngày mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Bổn Mạng của Cộng Đồng. Sau đó Đức Khâm Sứ Chủ tế Thánh lễ và 16 Cha Úc Việt cùng đồng tế.
Trong bài giảng Đức Khâm Sứ nói về gương anh dũng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là một tấm gương rất giá trị lưu danh cho mọi thế hệ của Cộng Đồng Đồng Việt Nam. Đức Khâm Sứ cũng nhắc đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Roma diện kiến Đức Giáo Hoàng hồi tháng 6 vừa qua, và Đức Giáo Hoàng cũng nhắn nhủ với Hội Đồng Giám Mục hãy luôn giữ tinh thần Bác Ái để phát huy Giáo Hội tại Việt Nam đặc biệt Giáo Hội Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam được đánh dấu bởi Năm Thánh 2010, có thể giúp cho Giáo Hội Việt Nam chia sẽ đức tin một cách nhiệt thành và hân hoan với tất cả mọi người dân Việt bằng cách tái thiết công trình truyền giáo. Sau cùng Ngài khuyên nhủ tất cả mọi người hãy noi gương theo Các Thánh Tử Đạo đem Niềm Tin vào những nơi học đường, công sở hay bất cứ chỗ nào để làm chứng nhân cho Thiên Chúa trong thời đại này.
Sau đó Đội Thánh Vũ hiệp cùng Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Bankstown dâng lên Thiên Chúa với vũ khúc Niềm Tin Anh Dũng và nghi thức dâng Lễ Vật rất long trọng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Giuseppe Lazzarotto, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, Bà Tamya Mihaluk Thị Trưởng Bankstown, ông Dave Eardley Cảnh Sát Trưởng Banktown, ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng. Ông nói đây là một niềm hãnh diện lớn cho Cộng Đồng đã được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đến Chủ tế mừng kính ngày Bổn Mạng. Kế tiếp đại diện Cộng Đồng lên tặng Hoa và quà cho Đức Khâm Sứ. Món quà khi Ngài mở ra ngay tại chỗ và Ngài rất vui đó là tượng Đức Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam. Ngài rất xúc động và hân hoan hôn lên tượng Mẹ La Vang và ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã tiếp đón Ngài một cách chân tình và nồng nhiệt. Ngài nguyện cầu cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney luôn thăng tiến và vững Niềm Tin như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Thánh lễ kết thúc, Đức Khâm Sứ cùng với quý Cha, quý Quan Khách Úc Việt và quý Hội Đồng Mục Vụ đến nhà hàng Banktowns tham dự buổi cơm thân mật và đồng thời xem qua những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney.
Một lần nữa Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ đã dành cho CĐCGVN TGP Sydney một sự ư ái đặc biệt.
Hình ảnh Đại Lễ
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ cuối công viên tiến lên Lễ đài. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm. Đi đầu Thánh Giá nến cao, Cờ Úc-Việt cờ Hội Thánh, Đội Thánh Vũ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Huynh Đoàn Đa Minh, Legio Mariae, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Cung Thánh, Đức Khâm Sứ và quý Cha Úc Việt.
Sau khi kiệu Xương Cốt các Thánh Tử Đạo an vị trên Lễ đài. Đức Khâm Sứ cùng với Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Terry Chính xứ Fairfiled thắp nén hương dâng lên trườc bàn thờ Các Thánh Tử Đạo kính nhớ các bậc Tiền Nhân Anh Dũng Việt Nam.
Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đến dâng Thánh lễ nhân ngày mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Bổn Mạng của Cộng Đồng. Sau đó Đức Khâm Sứ Chủ tế Thánh lễ và 16 Cha Úc Việt cùng đồng tế.
Trong bài giảng Đức Khâm Sứ nói về gương anh dũng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là một tấm gương rất giá trị lưu danh cho mọi thế hệ của Cộng Đồng Đồng Việt Nam. Đức Khâm Sứ cũng nhắc đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Roma diện kiến Đức Giáo Hoàng hồi tháng 6 vừa qua, và Đức Giáo Hoàng cũng nhắn nhủ với Hội Đồng Giám Mục hãy luôn giữ tinh thần Bác Ái để phát huy Giáo Hội tại Việt Nam đặc biệt Giáo Hội Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam được đánh dấu bởi Năm Thánh 2010, có thể giúp cho Giáo Hội Việt Nam chia sẽ đức tin một cách nhiệt thành và hân hoan với tất cả mọi người dân Việt bằng cách tái thiết công trình truyền giáo. Sau cùng Ngài khuyên nhủ tất cả mọi người hãy noi gương theo Các Thánh Tử Đạo đem Niềm Tin vào những nơi học đường, công sở hay bất cứ chỗ nào để làm chứng nhân cho Thiên Chúa trong thời đại này.
Sau đó Đội Thánh Vũ hiệp cùng Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Bankstown dâng lên Thiên Chúa với vũ khúc Niềm Tin Anh Dũng và nghi thức dâng Lễ Vật rất long trọng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Giuseppe Lazzarotto, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, Bà Tamya Mihaluk Thị Trưởng Bankstown, ông Dave Eardley Cảnh Sát Trưởng Banktown, ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng. Ông nói đây là một niềm hãnh diện lớn cho Cộng Đồng đã được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đến Chủ tế mừng kính ngày Bổn Mạng. Kế tiếp đại diện Cộng Đồng lên tặng Hoa và quà cho Đức Khâm Sứ. Món quà khi Ngài mở ra ngay tại chỗ và Ngài rất vui đó là tượng Đức Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam. Ngài rất xúc động và hân hoan hôn lên tượng Mẹ La Vang và ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã tiếp đón Ngài một cách chân tình và nồng nhiệt. Ngài nguyện cầu cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney luôn thăng tiến và vững Niềm Tin như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Thánh lễ kết thúc, Đức Khâm Sứ cùng với quý Cha, quý Quan Khách Úc Việt và quý Hội Đồng Mục Vụ đến nhà hàng Banktowns tham dự buổi cơm thân mật và đồng thời xem qua những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney.
Một lần nữa Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ đã dành cho CĐCGVN TGP Sydney một sự ư ái đặc biệt.
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh tại giáo phận Lạng Sơn
Dominic Vũ
12:12 28/11/2009
Thánh Lễ được mở đầu với Nghi Thức Sám Hối cộng đoàn, đồng thời Đức cha Chủ tế ban bí tích hòa giải chung cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ. Chính Đức cha khơi gợi và dẫn đưa mọi người vào tâm tình thống hối ngang qua từng chiều kích cụ thể trong cuộc sống. Chiều dọc giữa tôi với Đấng Tạo Thành và chiều ngang là giữa tôi với anh em đồng loại, trong đó có những người thật gần tôi và có cả những người xa tôi về nhiều phương diện: huyết thống, văn hóa và tôn giáo. Hoán cải để trở lại với vị trí và ơn gọi đích thực của mình. Hoán cải để một lần nữa làm mới lại các mối tương quan ngang dọc trong đời sống có khi bị rạn nứt hay đứt gãy do lòng vô ơn, tính ích kỷ hoặc thái độ vô tâm. Và sau cùng hoán cải để mở lòng xứng đáng đón nhận Thánh ân trong Năm Hồng Phúc.
Cũng xin mượn lời của Đức cha Giuse để khép lại bài viết:
“Chúng ta cùng vui mừng bước vào Năm Thánh 2010 với những phấn đấu liên lỉ, để cùng học hỏi và sống xứng đáng ơn gọi Kitô hữu theo lời mời gọi của HDGMVN: Mầu nhiệm-Hiệp thông và Sứ vụ. Hành trình sống đức tin của chúng ta này chắc chắn luôn có Đức Trinh Nữ Maria, là Mẹ của Hy vọng luôn đồng hành với chúng ta, vì Mẹ Maria là Đấng đã luôn vâng phục và chu toàn thánh ý Chúa. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa luôn ban cho chúng ta những Ơn cần thiết để giúp chúng ta biết dâng lời Tạ Ơn Chúa vì những Ân ban, với tâm hồn sám hối và canh tân đời sống góp phần canh tân Giáo hội tại Việt Nam theo đúng thánh ý Chúa.”
Giáo phận Thái Binh hân hoan khai mạc Năm Thánh
Trường Giang
12:15 28/11/2009
THÁI BÌNH - Thứ Năm, 26/11/2009, tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa, giáo phận Thái Bình chính thức khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam trong niềm vui hân hoan của Đức Giám Mục, các linh mục, nam nữ tu sỹ và giáo dân khắp giáo phận.
Đúng 8h00, đoàn đồng tế từ tiền sảnh Tòa Giám Mục (TGM) tiến ra quảng trường nhà thờ Chính Tòa trong đoàn rước thật đông đảo với đủ sắc màu, đại diện cho nhiều hội đoàn trong giáo phận. Hôm nay con dân của bảy giáo họ được đón nhận sắc phong lên hàng giáo xứ cũng có mặt khá đông, góp phần làm cho bầu khí thánh lễ tăng thêm lòng sốt sáng.
Nghi thức kính nhớ Tổ Tiên và sám hối
Trước khi vào phần nghi thức kính nhớ Tổ Tiên và sám hối là màn đồng diễn của gần bốn trăm bạn trẻ giáo phận, trên vai là những chiếc khăn quàng đủ màu sắc có in biểu tượng nhà thờ Chính Tòa được bao quanh bằng một trái tim. Kế tiếp màn đồng diễn là làn điệu chèo mang tên “Magnificat” được trích trong Thánh Kinh, do các đệ tử dòng nữ Đaminh và chị em ca đoàn giáo xứ Chính Tòa Thái Bình trình diễn.
Tiếp theo cha Giuse Nguyễn Thuân và giáo xứ Đông phú – quê hương thánh Thuần và thánh Dũng lên đốt đuốc Đức Tin, được dựng sẵn trên lễ đài.
Đức ông Thomas Trần Trung Hà và giáo xứ An Lập lên vái hương, đồng thời nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với vong linh các bậc tổ tiên, đã anh dũng hi sinh bảo vệ Đức tin trong thời kỳ cấm cách khốc liệt, để giáo phận Thái Bình được triển nở như ngày hôm nay. Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh chủ sự nghi thức sám hối. Mỗi người giáo hữu trong giáo phận có cơ hội thuận tiện nhìn lại cuộc sống hằng ngày của mình, cách này hay cách khác, lời nói hay việc làm chúng ta đều có lỗi với Thiên Chúa và với nhau. Giờ đây trong Năm Hồng Ân mỗi người hãy trở về với Thiên Chúa, trở về với nguồn sự thật để thú tội với Chúa, thú tội với anh em mình và thú tội với những anh chị em tôn giáo bạn về những điều bất xứng chúng ta đã gây ra.
Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh
Đức Giám Mục chủ sự thánh lễ cùng với sự hiện diện của các cha trong giáo phận. Trong thánh lễ Đức Cha chia sẻ về những gương bất khuất hy sinh, lòng can đảm, ý chí sắt đá của bậc cha ông. Đức Cha cũng lấy làm vinh dự và hãnh diện, vì giáo phận Thái Bình đã góp vào vườn vạn tuế của Giáo Hội 19 người con Tử Đạo anh hùng.
Sau khi cộng đoàn hiệp lễ, Đức Cha giáo phận công bố 7 giáo họ lên hàng giáo xứ, nâng số giáo xứ trong toàn giáo phận Thái Bình đến thời điểm này là 102 giáo xứ, đồng thời ngài công bố các linh mục phụ trách các ủy ban của giáo phận Thái Bình.
Rước đuốc Đức Tin
Kết thúc thánh lễ cộng đoàn cùng vang bài hát ca ngợi các thánh Tử Đạo, trong khi đó Đức Cha lấy lửa từ ngọn đuốc Đức Tin trên lễ đài châm vào sáu ngọn đuốc các cha hạt trưởng đang cầm trên tay, tượng trưng lòng tin của sáu giáo hạt trong giáo phận, rồi sau đó mỗi giáo hạt rước về giáo hạt mình.
Một thánh lễ khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tại giáo phận Thái Bình diễn ra hết sức tốt đẹp, trang trọng và mang lại nhiều ơn phúc cho cộng đoàn tham dự, cũng như những người ngày đêm âm thầm cầu nguyện và hướng lòng về Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam.
Nghi thức kính nhớ Tổ Tiên và sám hối
Tiếp theo cha Giuse Nguyễn Thuân và giáo xứ Đông phú – quê hương thánh Thuần và thánh Dũng lên đốt đuốc Đức Tin, được dựng sẵn trên lễ đài.
Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh
Sau khi cộng đoàn hiệp lễ, Đức Cha giáo phận công bố 7 giáo họ lên hàng giáo xứ, nâng số giáo xứ trong toàn giáo phận Thái Bình đến thời điểm này là 102 giáo xứ, đồng thời ngài công bố các linh mục phụ trách các ủy ban của giáo phận Thái Bình.
Kết thúc thánh lễ cộng đoàn cùng vang bài hát ca ngợi các thánh Tử Đạo, trong khi đó Đức Cha lấy lửa từ ngọn đuốc Đức Tin trên lễ đài châm vào sáu ngọn đuốc các cha hạt trưởng đang cầm trên tay, tượng trưng lòng tin của sáu giáo hạt trong giáo phận, rồi sau đó mỗi giáo hạt rước về giáo hạt mình.
Một thánh lễ khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tại giáo phận Thái Bình diễn ra hết sức tốt đẹp, trang trọng và mang lại nhiều ơn phúc cho cộng đoàn tham dự, cũng như những người ngày đêm âm thầm cầu nguyện và hướng lòng về Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam.
Vài cảm nhận về Đại hội giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội 2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh
17:06 28/11/2009
ĐỀN HÙNG VƯƠNG - “Đại hội Giới trẻ Tổng giáo phận Hà Nội năm nay được Giáo phận Hưng Hóa đăng cai tổ chức, nơi diễn ra Đại hội là Trung tâm lễ hội Đền Hùng”. Nhận được thông tin đó, chúng tôi khá ngỡ ngàng và đầy tò mò, quyết sẽ đến tham dự để tìm hiểu.
Trở lại đất tổ Hùng Vương
Chiều 26/11/2009, chúng tôi lên xe ngược con đường lên Phú Thọ, trở về đất tổ Vua Hùng để cảm nhận bầu không khí tươi vui, cảm nhận sự tươi trẻ, nồng nhiệt của tuổi trẻ Công giáo ở Đại hội này.
Xe đưa chúng tôi theo con đường quanh co mềm mại của miền trung du dẫn đến Trung tâm lễ hội đền Hùng thì trời đã tối khá lâu.
Đã vài lần về đất tổ Hùng Vương, nhưng lần này về đây, chúng tôi mang trong mình một tâm trạng khác.
Khi chúng tôi đến, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã khai mạc Đại hội từ chiều. Từng đoàn bạn trẻ từ khắp 10 giáo phận Miền Bắc đang tập trung vui chơi, sinh hoạt trong các lều lán tạm. Một cảnh tượng diễn ra hết sức sôi động và an bình, thân ái.
Cả khu vực quảng trường của Trung tâm lễ hội Đền Hùng tràn ngập màu mũ trắng, tràn ngập các tấm khăn đủ màu sắc và hàng vạn khuôn mặt tươi trẻ bên các linh mục dẫn đoàn đến Đại hội từ các Giáo phận khác nhau.
Những cuộc làm quen chóng vánh, những câu chuyện vui, những cuộc giao lưu ấm tình yêu thương anh em một nhà đã làm chúng tôi xúc động. Chưa bao giờ chúng tôi cảm nhận được một không khí đặc biệt như nơi đây. Càng xúc động hơn khi nhớ về những năm tháng sinh viên tuổi trẻ của chúng tôi nơi mái trường Đại học, cả toàn bộ các trường Đại học ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có tập trung được 34 sinh viên Công giáo, tất cả mọi hành động, mọi cử chỉ đều được các cán bộ an ninh ghi chép cụ thể, tỉ mỉ và trong số đó, vài người được mời vào nghỉ mát tại nhà tù đến tận ba năm, không án, không tòa, lấy đâu ra những cuộc tập trung với số người và quy mô vĩ đại như thế này.
Hàng bóng đèn pha rực rỡ chiếu xuống quảng trường sôi động, cờ vàng trắng và băng rôn ghi tên các đoàn được các bạn hò nhau chạy từ giữa sân đến cuối, hàng loạt bạn trẻ đồng nhịp theo sau… cảnh cứ như thật, như mơ.
Anh bạn đi cùng tôi, một người bạn đồng niên, đồng tín ngưỡng nhưng không thể biết nhau trong thời kỳ học Đại học ở miền Bắc đã thốt lên rằng: “Các bạn trẻ bây giờ thật sung sướng và hạnh phúc, vị thế của bạn trẻ công giáo đã thay đổi, các bạn cần thể hiện đúng mình hơn”.
Trên lễ đài, logo của Đại hội được đặt bên chủ đề “Thắp sáng niềm tin yêu gia đình”. Các Giám mục, linh mục từ các giáo phận đang ngồi cùng tham dự các sinh hoạt với cộng đồng tuổi trẻ nơi đây. Hai bên sườn đồi, từng đoàn dân địa phương đến xem những tiết mục “lạ” là những tiết mục của người công giáo mà họ chưa bao giờ được xem, được nghe nói đến.
Câu chuyện cổ tích thời hiện đại nơi thôn Cổ Tích.
Đền Hùng là một di tích tại chân núi Ngũ Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Đây được xem là cội nguồn của dân tộc Việt Nam kể từ thời dựng nước Văn Lang.
Với một người Công giáo trong đất nước Việt Nam sống trong thời kỳ Cộng sản, vẫn được kêu gọi cùng “đồng hành với dân tộc” đã bao năm nay, nhưng vẫn đang là chuyện trên giấy tờ, văn bản. Bởi trong thực tế đã chứng minh rất rõ ràng vị thế “công dân hạng hai” của họ. Việc dấn thân cho công cuộc bảo vệ và kiến thiết nước nhà luôn được người Công giáo thực hiện trọn vẹn như một nghĩa vụ, biết bao người con mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa đã ngã xuống trên mọi miền đất nước. Biết bao người Công giáo lao động quên mình xây dựng xã hội với 1/10 dân số Việt Nam.
Nhưng hầu như trong các lĩnh vực xã hội, họ được liệt kê vào những phần tử đáng được “cảnh giác” khi đi học, khi đi làm, khi bố trí cất nhắc công việc. Thậm chí, có những người có chức sắc hẳn hoi vẫn không giấu được não trạng phân biệt tôn giáo với họ. Vì vậy, nhiều người vẫn muốn họ bị tách ra khỏi cộng đồng đất nước.
Nhưng rồi thời cuộc đã khác khi đất nước buộc phải vào hội nhập, ánh sáng văn minh đã tràn đến mọi nhà, mọi con người bằng nhiều lối đi khác nhau mà có ai muốn cũng không thể ngăn chặn. Người công giáo Việt Nam dần dần lấy lại vị trí của mình trong xã hội bằng những nỗ lực và tinh thần hi sinh dần dần được xã hội công nhận dù còn hết sức khiêm tốn và chịu nhiều thiệt thòi.
Khi đất nước đứng trước họa ngoại xâm từ những thế lực bành trướng Trung Cộng phía Bắc, cả dân tộc bừng lên lửa hận. Những hành động “kỳ quặc và khó hiểu” của nhà cầm quyền trong thái độ đối với ngoại xâm đã làm nhiều trái tim Việt Nam vốn giàu truyền thống yêu nước thương nòi phải cất lên những tiếng nói phẫn uất và sự lo lắng cho tiền đồ dân tộc, tương lai đất nước trước thái độ ươn hèn đó.
Những người Công giáo Việt Nam cũng không ngoài những suy nghĩ và tinh thần hành động của những con người Việt Nam, những trái tim Việt Nam luôn yêu nước, thương nòi, muốn xây dựng một xã hội luôn an bình, tốt đẹp.
Nhưng, việc đưa cả hàng vạn bạn trẻ trở về nơi cội nguồn dân tộc để hiểu hơn về lịch sử, truyền thống dân tộc này từ thời Hùng Vương dựng nước là điều chúng tôi không thể tưởng tượng được. Có lẽ người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng giới trẻ Công giáo được tập trung về đây để cùng sinh hoạt, cùng giao lưu và trên hết là cảm nhận sự linh thiêng của mảnh đất thiêng này để xác định được những giá trị văn hóa mà mỗi người dân Việt Nam yêu thương giống nòi cần có.
Phải chăng đó là do ý Chúa nhiệm mầu để thế hệ trẻ Công giáo hiểu hơn, đi tiên phong hơn trên con đường yêu thương mà trước hết là yêu thương đồng bào, dân tộc và đất nước mình?
Thánh lễ sáng 27/11/2009 được các Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội cùng đồng tế trọng thể và hoành tráng tại nơi đất thiêng Hùng Vương đã có một ý nghĩa hết sức lớn lao.
Trong bài giảng, Giám mục chủ nhà Antôn Vũ Huy Chương đã nói về tình yêu gia đình, cội nguồn của hạnh phúc từng con người và là sự vững bền của xã hội. Ngài cũng đã nêu lên ý nghĩa khi giới trẻ về đây để “thắp sáng tình yêu gia đình” nơi cội nguồn dân tộc, vì từ gia đình đến xã hội là một lộ trình, một con đường cho từng cá nhân trong xã hội.
Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Ủy ban giới trẻ của HĐGM Việt Nam đã tâm sự, căn dặn và chia sẻ cùng giới trẻ những ưu tư, những lo lắng của Giáo hội đối với giới trẻ ngày nay. Ngài cũng hân hoan thông báo tin mừng: Nếu điều kiện xã hội và nếu được chính quyền Thanh Hóa đồng ý, năm 2010, sẽ diễn ra Đại hội Giới trẻ Toàn quốc tại Thanh Hóa, tin này làm nức lòng các bạn trẻ bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt không dứt.
Cuộc tập trung và Thánh lễ nơi đây có một ý nghĩa hết sức lớn lao mà nhiều khi khó có thể thấy hết bằng những cảm nhận và suy tư bình thường.
Lần đầu tiên, các Giám mục Việt Nam thuộc Giáo tỉnh Hà Nội và hàng ngũ linh mục, tu sĩ giáo dân đã tập trung đông đủ nơi đất tổ Hùng Vương, cùng cất lên tiếng nói, cùng cất lên lời nguyện cầu cho đất nước được an bình, được thịnh vượng, cho các gia đình được vững bền trong tình yêu được thắp sáng bởi ánh sáng Đức Tin Công giáo.
Lần đầu tiên, tại đất tổ Hùng Vương, Thánh Giá và Kinh Thánh được cung nghinh một cách trọng thể, tỏa ánh sáng đến nơi cội nguồn dân tộc.
Cũng lần đầu tiên bên cạnh những chiếc trống đồng từ thời Hùng Vương dựng nước nơi đền Hùng, đội kèn đồng cất lên những bài Thánh ca hùng tráng ca ngợi Tình yêu Thiên Chúa.
Lần đầu tiên, nơi đất tổ Hùng Vương, lời Chúa được cất lên bởi những chiếc loa công suất lớn nhất bằng cả tiếng dân tộc và tiếng Việt một cách đàng hoàng, đĩnh đạc và đầy kiêu hãnh như để tấu lên đến các Vua Hùng rằng: “Những người con đất Việt mang dòng máu Lạc Hồng với niềm tin vào Thiên Chúa đã và sẽ là những người làm rạng danh non sông nước Việt bằng tinh thần bác ái, tinh thần yêu thương đúng như truyền thống cha ông ngàn đời để lại mà không phải bằng bạo lực, súng đạn, sức mạnh bạo tàn”.
Đây cũng là lần đầu tiên, sau gần 500 năm ánh sáng Tin Mừng vào Việt Nam bánh miến và rượu nho đã biến thành Mình và Máu thánh Chúa Giêsu trong một Thánh lễ cực kỳ trọng thể ngay trên đất Hùng Vương với lịch sử mấy ngàn năm để lại.
Với những người ngoài tôn giáo nơi đây, đây là lần đầu tiên, họ được chứng kiến một cuộc tập trung vĩ đại. Vĩ đại không ở qui mô, mức độ con người tham gia đến hàng vạn người, mà sự vĩ đại ở chỗ tình đoàn kết, yêu thương được thể hiện trọn vẹn nhất từ những người trẻ Công giáo.
Tham dự Thánh lễ mà chúng tôi không thể nào tập trung tất cả tư tưởng cần thiết. Chúng tôi cứ như bay trong mơ khi nghĩ về ý nghĩa của cuộc tập trung vĩ đại này.
Chúng tôi không khỏi thắc mắc vì sao có sự tuyệt vời đến thế khi chọn nơi đây để giới trẻ Công giáo miền Bắc được tập trung về nơi cội nguồn dân tộc, thể hiện tinh thần Công giáo như để được các Vua Hùng chứng kiến một giá trị đạo đức mẫu mực với bác ái, yêu thương của mình.
Tìm hiểu ra thì được biết: Giáo phận Hưng Hóa đã có hợp đồng với Thành phố Việt Trì thuê sân vận động Thành phố làm nơi tập trung, nhưng đến phút cuối, thì hợp đồng bị hủy bỏ với một lý do nào đó (?) nên chính quyền đành đồng ý thu xếp cho Đại hội về nơi đây?
Thông tin này chúng tôi chưa kiểm chứng, nhưng nếu đúng như vậy, thì quả là “Người tính không bằng Trời tính”.
Chính nơi đây, Đại hội giới trẻ Công giáo Giáo tỉnh Hà Nội mới có ý nghĩa đặc biệt như thế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tương lai đất nước, tiền đồ dân tộc đang bị ngoại xâm lấn chiếm hàng ngày, hàng giờ mà mọi người con đất Việt đang ngày đêm lo lắng, day dứt.
Trong khi nhiều nơi, nhiều bạn trẻ trong đất nước đang lao vào con đường hưởng thụ, lao theo lối sống thực dụng, vật chất và băng hoại đời sống xã hội bằng xì ke, ma túy cũng như muôn vàn sự tha hóa khác đến mức báo động, thì các bạn trẻ Công giáo đang tập trung về nguồn cội của dân tộc để cùng nhau “Thắp sáng tình yêu gia đình” – cơ sở vững chắc cho xã hội vững bền.
Bài hát chia tay khi ra về với tất cả sự lưu luyến, nồng nhiệt với hàng vạn cánh tay giơ lên vẫy mũ, vẫy khăn hẹn ngày gặp lại.
Phải chăng, đây là câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21 đã xảy ra nơi thôn Cổ Tích này?
Chiều 26/11/2009, chúng tôi lên xe ngược con đường lên Phú Thọ, trở về đất tổ Vua Hùng để cảm nhận bầu không khí tươi vui, cảm nhận sự tươi trẻ, nồng nhiệt của tuổi trẻ Công giáo ở Đại hội này.
Xe đưa chúng tôi theo con đường quanh co mềm mại của miền trung du dẫn đến Trung tâm lễ hội đền Hùng thì trời đã tối khá lâu.
Đã vài lần về đất tổ Hùng Vương, nhưng lần này về đây, chúng tôi mang trong mình một tâm trạng khác.
Khi chúng tôi đến, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã khai mạc Đại hội từ chiều. Từng đoàn bạn trẻ từ khắp 10 giáo phận Miền Bắc đang tập trung vui chơi, sinh hoạt trong các lều lán tạm. Một cảnh tượng diễn ra hết sức sôi động và an bình, thân ái.
Cả khu vực quảng trường của Trung tâm lễ hội Đền Hùng tràn ngập màu mũ trắng, tràn ngập các tấm khăn đủ màu sắc và hàng vạn khuôn mặt tươi trẻ bên các linh mục dẫn đoàn đến Đại hội từ các Giáo phận khác nhau.
Những cuộc làm quen chóng vánh, những câu chuyện vui, những cuộc giao lưu ấm tình yêu thương anh em một nhà đã làm chúng tôi xúc động. Chưa bao giờ chúng tôi cảm nhận được một không khí đặc biệt như nơi đây. Càng xúc động hơn khi nhớ về những năm tháng sinh viên tuổi trẻ của chúng tôi nơi mái trường Đại học, cả toàn bộ các trường Đại học ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có tập trung được 34 sinh viên Công giáo, tất cả mọi hành động, mọi cử chỉ đều được các cán bộ an ninh ghi chép cụ thể, tỉ mỉ và trong số đó, vài người được mời vào nghỉ mát tại nhà tù đến tận ba năm, không án, không tòa, lấy đâu ra những cuộc tập trung với số người và quy mô vĩ đại như thế này.
Hàng bóng đèn pha rực rỡ chiếu xuống quảng trường sôi động, cờ vàng trắng và băng rôn ghi tên các đoàn được các bạn hò nhau chạy từ giữa sân đến cuối, hàng loạt bạn trẻ đồng nhịp theo sau… cảnh cứ như thật, như mơ.
Trên lễ đài, logo của Đại hội được đặt bên chủ đề “Thắp sáng niềm tin yêu gia đình”. Các Giám mục, linh mục từ các giáo phận đang ngồi cùng tham dự các sinh hoạt với cộng đồng tuổi trẻ nơi đây. Hai bên sườn đồi, từng đoàn dân địa phương đến xem những tiết mục “lạ” là những tiết mục của người công giáo mà họ chưa bao giờ được xem, được nghe nói đến.
Câu chuyện cổ tích thời hiện đại nơi thôn Cổ Tích.
Đền Hùng là một di tích tại chân núi Ngũ Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Đây được xem là cội nguồn của dân tộc Việt Nam kể từ thời dựng nước Văn Lang.
Với một người Công giáo trong đất nước Việt Nam sống trong thời kỳ Cộng sản, vẫn được kêu gọi cùng “đồng hành với dân tộc” đã bao năm nay, nhưng vẫn đang là chuyện trên giấy tờ, văn bản. Bởi trong thực tế đã chứng minh rất rõ ràng vị thế “công dân hạng hai” của họ. Việc dấn thân cho công cuộc bảo vệ và kiến thiết nước nhà luôn được người Công giáo thực hiện trọn vẹn như một nghĩa vụ, biết bao người con mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa đã ngã xuống trên mọi miền đất nước. Biết bao người Công giáo lao động quên mình xây dựng xã hội với 1/10 dân số Việt Nam.
Nhưng hầu như trong các lĩnh vực xã hội, họ được liệt kê vào những phần tử đáng được “cảnh giác” khi đi học, khi đi làm, khi bố trí cất nhắc công việc. Thậm chí, có những người có chức sắc hẳn hoi vẫn không giấu được não trạng phân biệt tôn giáo với họ. Vì vậy, nhiều người vẫn muốn họ bị tách ra khỏi cộng đồng đất nước.
Nhưng rồi thời cuộc đã khác khi đất nước buộc phải vào hội nhập, ánh sáng văn minh đã tràn đến mọi nhà, mọi con người bằng nhiều lối đi khác nhau mà có ai muốn cũng không thể ngăn chặn. Người công giáo Việt Nam dần dần lấy lại vị trí của mình trong xã hội bằng những nỗ lực và tinh thần hi sinh dần dần được xã hội công nhận dù còn hết sức khiêm tốn và chịu nhiều thiệt thòi.
Khi đất nước đứng trước họa ngoại xâm từ những thế lực bành trướng Trung Cộng phía Bắc, cả dân tộc bừng lên lửa hận. Những hành động “kỳ quặc và khó hiểu” của nhà cầm quyền trong thái độ đối với ngoại xâm đã làm nhiều trái tim Việt Nam vốn giàu truyền thống yêu nước thương nòi phải cất lên những tiếng nói phẫn uất và sự lo lắng cho tiền đồ dân tộc, tương lai đất nước trước thái độ ươn hèn đó.
Những người Công giáo Việt Nam cũng không ngoài những suy nghĩ và tinh thần hành động của những con người Việt Nam, những trái tim Việt Nam luôn yêu nước, thương nòi, muốn xây dựng một xã hội luôn an bình, tốt đẹp.
Nhưng, việc đưa cả hàng vạn bạn trẻ trở về nơi cội nguồn dân tộc để hiểu hơn về lịch sử, truyền thống dân tộc này từ thời Hùng Vương dựng nước là điều chúng tôi không thể tưởng tượng được. Có lẽ người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng giới trẻ Công giáo được tập trung về đây để cùng sinh hoạt, cùng giao lưu và trên hết là cảm nhận sự linh thiêng của mảnh đất thiêng này để xác định được những giá trị văn hóa mà mỗi người dân Việt Nam yêu thương giống nòi cần có.
Thánh lễ sáng 27/11/2009 được các Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội cùng đồng tế trọng thể và hoành tráng tại nơi đất thiêng Hùng Vương đã có một ý nghĩa hết sức lớn lao.
Trong bài giảng, Giám mục chủ nhà Antôn Vũ Huy Chương đã nói về tình yêu gia đình, cội nguồn của hạnh phúc từng con người và là sự vững bền của xã hội. Ngài cũng đã nêu lên ý nghĩa khi giới trẻ về đây để “thắp sáng tình yêu gia đình” nơi cội nguồn dân tộc, vì từ gia đình đến xã hội là một lộ trình, một con đường cho từng cá nhân trong xã hội.
Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Ủy ban giới trẻ của HĐGM Việt Nam đã tâm sự, căn dặn và chia sẻ cùng giới trẻ những ưu tư, những lo lắng của Giáo hội đối với giới trẻ ngày nay. Ngài cũng hân hoan thông báo tin mừng: Nếu điều kiện xã hội và nếu được chính quyền Thanh Hóa đồng ý, năm 2010, sẽ diễn ra Đại hội Giới trẻ Toàn quốc tại Thanh Hóa, tin này làm nức lòng các bạn trẻ bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt không dứt.
Cuộc tập trung và Thánh lễ nơi đây có một ý nghĩa hết sức lớn lao mà nhiều khi khó có thể thấy hết bằng những cảm nhận và suy tư bình thường.
Lần đầu tiên, các Giám mục Việt Nam thuộc Giáo tỉnh Hà Nội và hàng ngũ linh mục, tu sĩ giáo dân đã tập trung đông đủ nơi đất tổ Hùng Vương, cùng cất lên tiếng nói, cùng cất lên lời nguyện cầu cho đất nước được an bình, được thịnh vượng, cho các gia đình được vững bền trong tình yêu được thắp sáng bởi ánh sáng Đức Tin Công giáo.
Lần đầu tiên, tại đất tổ Hùng Vương, Thánh Giá và Kinh Thánh được cung nghinh một cách trọng thể, tỏa ánh sáng đến nơi cội nguồn dân tộc.
Cũng lần đầu tiên bên cạnh những chiếc trống đồng từ thời Hùng Vương dựng nước nơi đền Hùng, đội kèn đồng cất lên những bài Thánh ca hùng tráng ca ngợi Tình yêu Thiên Chúa.
Lần đầu tiên, nơi đất tổ Hùng Vương, lời Chúa được cất lên bởi những chiếc loa công suất lớn nhất bằng cả tiếng dân tộc và tiếng Việt một cách đàng hoàng, đĩnh đạc và đầy kiêu hãnh như để tấu lên đến các Vua Hùng rằng: “Những người con đất Việt mang dòng máu Lạc Hồng với niềm tin vào Thiên Chúa đã và sẽ là những người làm rạng danh non sông nước Việt bằng tinh thần bác ái, tinh thần yêu thương đúng như truyền thống cha ông ngàn đời để lại mà không phải bằng bạo lực, súng đạn, sức mạnh bạo tàn”.
Đây cũng là lần đầu tiên, sau gần 500 năm ánh sáng Tin Mừng vào Việt Nam bánh miến và rượu nho đã biến thành Mình và Máu thánh Chúa Giêsu trong một Thánh lễ cực kỳ trọng thể ngay trên đất Hùng Vương với lịch sử mấy ngàn năm để lại.
Tham dự Thánh lễ mà chúng tôi không thể nào tập trung tất cả tư tưởng cần thiết. Chúng tôi cứ như bay trong mơ khi nghĩ về ý nghĩa của cuộc tập trung vĩ đại này.
Chúng tôi không khỏi thắc mắc vì sao có sự tuyệt vời đến thế khi chọn nơi đây để giới trẻ Công giáo miền Bắc được tập trung về nơi cội nguồn dân tộc, thể hiện tinh thần Công giáo như để được các Vua Hùng chứng kiến một giá trị đạo đức mẫu mực với bác ái, yêu thương của mình.
Tìm hiểu ra thì được biết: Giáo phận Hưng Hóa đã có hợp đồng với Thành phố Việt Trì thuê sân vận động Thành phố làm nơi tập trung, nhưng đến phút cuối, thì hợp đồng bị hủy bỏ với một lý do nào đó (?) nên chính quyền đành đồng ý thu xếp cho Đại hội về nơi đây?
Thông tin này chúng tôi chưa kiểm chứng, nhưng nếu đúng như vậy, thì quả là “Người tính không bằng Trời tính”.
Chính nơi đây, Đại hội giới trẻ Công giáo Giáo tỉnh Hà Nội mới có ý nghĩa đặc biệt như thế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tương lai đất nước, tiền đồ dân tộc đang bị ngoại xâm lấn chiếm hàng ngày, hàng giờ mà mọi người con đất Việt đang ngày đêm lo lắng, day dứt.
Trong khi nhiều nơi, nhiều bạn trẻ trong đất nước đang lao vào con đường hưởng thụ, lao theo lối sống thực dụng, vật chất và băng hoại đời sống xã hội bằng xì ke, ma túy cũng như muôn vàn sự tha hóa khác đến mức báo động, thì các bạn trẻ Công giáo đang tập trung về nguồn cội của dân tộc để cùng nhau “Thắp sáng tình yêu gia đình” – cơ sở vững chắc cho xã hội vững bền.
Bài hát chia tay khi ra về với tất cả sự lưu luyến, nồng nhiệt với hàng vạn cánh tay giơ lên vẫy mũ, vẫy khăn hẹn ngày gặp lại.
Phải chăng, đây là câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21 đã xảy ra nơi thôn Cổ Tích này?
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hòa Giải và Hy Vọng
Lm Lê Công Đức
09:40 28/11/2009
Nôn nao với bầu khí rộn ràng bước vào Năm Thánh của Giáo Hội quê hương trong những ngày này, nhưng ở xa, tôi chỉ có thể nghe nhìn mọi sự qua màn hình máy tính. Mà sao, bỗng thấy thật gần...
Tôi thấy thật gần tâm tình của Đức Hồng Y Etchégaray, đến từ Vatican, khi ngài vừa vung mạnh tay vừa nhấn giọng - ở cuối Thánh Lễ Chúa Kitô Vua tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội - để xác nhận rằng “Chúng tôi ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta ở đây, mà cho tất cả, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai.” Cha Etcharren, Bề Trên Cả Hội Thừa Sai Paris, đã dịch ra tiếng Việt tại chỗ là “... không trừ ai hết!” Ôi, mấy tiếng “không trừ ai hết” này mới dễ thương làm sao! (Đẳng cấp tiếng Việt của Cha Bề Trên Cả quả là ‘danh bất hư truyền’ khi ngay sau đó, Đức Hồng Y chỉ nói “Tôi trả cây gậy này lại cho Đức Tổng,” thì ngài cao hứng chế tác là “Tôi không muốn làm như kẻ cướp trên thánh giá!”) Trả gậy xong, Đức Hồng Y còn nằn nì nói thêm cho thật rõ: “Việc ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Chúa cho hết mọi người, để ai cũng có được niềm hy vọng, cách riêng những người đau khổ nhất, những người cần niềm hy vọng nhất...” Rồi, một cách quyết đoán, Đức Hồng Y đề nghị nên ban phép lành bằng tiếng Việt Nam, thay vì bằng tiếng La Tinh như đã lập trình trước. Hẳn là vì ngài tha thiết muốn “mọi người Việt Nam không trừ ai hết” có thể nhận hiểu thiện chí của ngài.
Tôi càng thấy thật gần tâm tình của vị đại diện đến từ Tòa Thánh, khi ngài được mời phát biểu trước Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh được cử hành cách long trọng tại Sở Kiện. Ở đó, vị hồng y ngoại quốc này đã hô to “Dân tộc Việt Nam muôn năm” (không hiểu sao người thông ngôn lại thấy cần phải bổ sung thêm “Giáo Hội Việt Nam muôn năm” nữa!) Rồi ngài đi thẳng, một cách gọn và rõ, vào điều ngài muốn nói: chỉ gói trong hai từ thôi, đó là Hòa Giải (réconciliation) và Hy Vọng (espérance)! Vị Hồng Y không hề ứng khẩu ở đây, vì chính ngài cho biết rằng ngài đã đọc đi đọc lại tại Rôma các văn bản về đề cương Năm Thánh của các giám mục Việt Nam. Hòa Giải và Hy Vọng là tất cả những gì ngài muốn đúc kết.
Tôi chợt nhận ra, đây không còn là tâm tình riêng của một con người, dù người ấy có là vị hồng y danh tiếng Roger Etchégaray, mà đây là sứ điệp, là tiếng nói của Mẹ Giáo Hội. Suốt thời gian qua, trải bao sự kiện và biến cố tại Giáo Hội Việt Nam, không phải biết bao người vẫn mong ngóng nghe được tiếng nói từ Tòa Thánh đó sao? Và tôi tin rằng tiếng nói ấy đã được nói lên, từ môi miệng của vị đại diện đến từ Tòa Thánh. Nhiều người có lý do để chú ý đến câu nói ‘trả gậy’ kia, và có lý do để vui mừng trước hành động ‘trả gậy’ đầy tính biểu tượng ấy. Nhưng tôi tin rằng Đức Hồng Y thậm chí muốn có được nhiều sự chú ý hơn thế đối với sứ điệp Hòa Giải và Hy Vọng của ngài trong chuyến đi Việt Nam này. Hòa Giải và Hy Vọng - ngài nói - đều cần sự can đảm, trong một đất nước vốn đầy những thử thách và khó khăn...
Sự can đảm cần phải có ấy đã được nhìn thấy ít nhất một phần nơi các giám mục Việt Nam – như Đức Hồng Y ghi nhận – qua việc chính các giám mục nêu rõ con đường hòa giải và hy vọng là lộ trình của Năm Thánh này. Một cách thời sự và thật cảm kích, sự can đảm ấy đã bộc lộ chiều tối hôm trước, trong nghi thức sám hối và hòa giải được thực hiện bởi Giáo Phận Thanh Hóa, thay mặt toàn thể Giáo Hội Việt Nam.
“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội.
Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!”
Ai mà không nao lòng, không cảm động khi nghe lặp đi lặp lại những lời tạ tội này, nhất là khi chúng ta không chỉ tạ tội với Chúa hay với nhau, mà còn chân thành “cúi đầu tạ tội” với tất cả anh chị em đồng bào mình?:
“Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo.
“Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.
“Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.
“Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành.
“Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”
Tôi chợt mường tượng rằng thế nào báo chí trong nước cũng sẽ nhanh chóng đưa tin về sự kiện chưa từng có và đầy ý nghĩa này, biết đâu lại chẳng có những dòng tít lớn nơi các trang nhất, chẳng hạn: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÔNG KHAI XIN LỖI TOÀN THỂ XÃ HỘI, NHẤT LÀ XIN LỖI NGƯỜI NGHÈO.” Thế nhưng trong những ngày sau đó, rảo qua các trang báo mạng nổi tiếng nhất ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên vì không tìm thấy một bản tin nào như thế. Trang mạng của tỉnh Hà Nam có đưa lại bản tin từ Báo Nhân Dân Online về sự kiện Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 ở Sở Kiện. Nhưng nếu như đêm canh thức 23.11 có ba phần chính, thì bản tin nói trên chỉ đề cập đến hai phần là ‘nghi thức thắp lửa đức tin’ và ‘nghi thức kính nhớ tổ tiên’ – còn nghi thức ‘xin lỗi’ này, thật rất tiếc, đã bị bỏ sót!
Chợt nghĩ, âu cũng là một thách đố đối với chính thái độ hối lỗi của mình. Mình xin lỗi người, mà người không thấy lời xin lỗi ấy là ‘đáng kể’, thì hẳn là người còn ngờ vực sự chân thành của mình. Mình phải làm gì đây, nếu không phải là cố gắng chứng minh rằng mình thực sự chân thành trong lời xin lỗi ấy? Mà đàng nào cũng thế thôi, ngay cả trường hợp báo chí đồng loạt loan tin “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÔNG KHAI XIN LỖI...,” thì mình vẫn phải tiếp tục chứng minh rằng mình đã xin lỗi một cách chân thành. Thế đấy, hòa giải và hy vọng – chứ nếu mình thất vọng thì làm sao hòa giải?
Trong niềm hy vọng ấy, tôi bỗng thấy tất cả thật gần, gần như một Mùa Vọng nữa đang về sát bên thềm.
(joslcd@yahoo.com)
Tôi thấy thật gần tâm tình của Đức Hồng Y Etchégaray, đến từ Vatican, khi ngài vừa vung mạnh tay vừa nhấn giọng - ở cuối Thánh Lễ Chúa Kitô Vua tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội - để xác nhận rằng “Chúng tôi ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta ở đây, mà cho tất cả, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai.” Cha Etcharren, Bề Trên Cả Hội Thừa Sai Paris, đã dịch ra tiếng Việt tại chỗ là “... không trừ ai hết!” Ôi, mấy tiếng “không trừ ai hết” này mới dễ thương làm sao! (Đẳng cấp tiếng Việt của Cha Bề Trên Cả quả là ‘danh bất hư truyền’ khi ngay sau đó, Đức Hồng Y chỉ nói “Tôi trả cây gậy này lại cho Đức Tổng,” thì ngài cao hứng chế tác là “Tôi không muốn làm như kẻ cướp trên thánh giá!”) Trả gậy xong, Đức Hồng Y còn nằn nì nói thêm cho thật rõ: “Việc ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Chúa cho hết mọi người, để ai cũng có được niềm hy vọng, cách riêng những người đau khổ nhất, những người cần niềm hy vọng nhất...” Rồi, một cách quyết đoán, Đức Hồng Y đề nghị nên ban phép lành bằng tiếng Việt Nam, thay vì bằng tiếng La Tinh như đã lập trình trước. Hẳn là vì ngài tha thiết muốn “mọi người Việt Nam không trừ ai hết” có thể nhận hiểu thiện chí của ngài.
Tôi càng thấy thật gần tâm tình của vị đại diện đến từ Tòa Thánh, khi ngài được mời phát biểu trước Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh được cử hành cách long trọng tại Sở Kiện. Ở đó, vị hồng y ngoại quốc này đã hô to “Dân tộc Việt Nam muôn năm” (không hiểu sao người thông ngôn lại thấy cần phải bổ sung thêm “Giáo Hội Việt Nam muôn năm” nữa!) Rồi ngài đi thẳng, một cách gọn và rõ, vào điều ngài muốn nói: chỉ gói trong hai từ thôi, đó là Hòa Giải (réconciliation) và Hy Vọng (espérance)! Vị Hồng Y không hề ứng khẩu ở đây, vì chính ngài cho biết rằng ngài đã đọc đi đọc lại tại Rôma các văn bản về đề cương Năm Thánh của các giám mục Việt Nam. Hòa Giải và Hy Vọng là tất cả những gì ngài muốn đúc kết.
Tôi chợt nhận ra, đây không còn là tâm tình riêng của một con người, dù người ấy có là vị hồng y danh tiếng Roger Etchégaray, mà đây là sứ điệp, là tiếng nói của Mẹ Giáo Hội. Suốt thời gian qua, trải bao sự kiện và biến cố tại Giáo Hội Việt Nam, không phải biết bao người vẫn mong ngóng nghe được tiếng nói từ Tòa Thánh đó sao? Và tôi tin rằng tiếng nói ấy đã được nói lên, từ môi miệng của vị đại diện đến từ Tòa Thánh. Nhiều người có lý do để chú ý đến câu nói ‘trả gậy’ kia, và có lý do để vui mừng trước hành động ‘trả gậy’ đầy tính biểu tượng ấy. Nhưng tôi tin rằng Đức Hồng Y thậm chí muốn có được nhiều sự chú ý hơn thế đối với sứ điệp Hòa Giải và Hy Vọng của ngài trong chuyến đi Việt Nam này. Hòa Giải và Hy Vọng - ngài nói - đều cần sự can đảm, trong một đất nước vốn đầy những thử thách và khó khăn...
Sự can đảm cần phải có ấy đã được nhìn thấy ít nhất một phần nơi các giám mục Việt Nam – như Đức Hồng Y ghi nhận – qua việc chính các giám mục nêu rõ con đường hòa giải và hy vọng là lộ trình của Năm Thánh này. Một cách thời sự và thật cảm kích, sự can đảm ấy đã bộc lộ chiều tối hôm trước, trong nghi thức sám hối và hòa giải được thực hiện bởi Giáo Phận Thanh Hóa, thay mặt toàn thể Giáo Hội Việt Nam.
“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội.
Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!”
Ai mà không nao lòng, không cảm động khi nghe lặp đi lặp lại những lời tạ tội này, nhất là khi chúng ta không chỉ tạ tội với Chúa hay với nhau, mà còn chân thành “cúi đầu tạ tội” với tất cả anh chị em đồng bào mình?:
“Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo.
“Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.
“Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.
“Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành.
“Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”
Tôi chợt mường tượng rằng thế nào báo chí trong nước cũng sẽ nhanh chóng đưa tin về sự kiện chưa từng có và đầy ý nghĩa này, biết đâu lại chẳng có những dòng tít lớn nơi các trang nhất, chẳng hạn: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÔNG KHAI XIN LỖI TOÀN THỂ XÃ HỘI, NHẤT LÀ XIN LỖI NGƯỜI NGHÈO.” Thế nhưng trong những ngày sau đó, rảo qua các trang báo mạng nổi tiếng nhất ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên vì không tìm thấy một bản tin nào như thế. Trang mạng của tỉnh Hà Nam có đưa lại bản tin từ Báo Nhân Dân Online về sự kiện Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 ở Sở Kiện. Nhưng nếu như đêm canh thức 23.11 có ba phần chính, thì bản tin nói trên chỉ đề cập đến hai phần là ‘nghi thức thắp lửa đức tin’ và ‘nghi thức kính nhớ tổ tiên’ – còn nghi thức ‘xin lỗi’ này, thật rất tiếc, đã bị bỏ sót!
Chợt nghĩ, âu cũng là một thách đố đối với chính thái độ hối lỗi của mình. Mình xin lỗi người, mà người không thấy lời xin lỗi ấy là ‘đáng kể’, thì hẳn là người còn ngờ vực sự chân thành của mình. Mình phải làm gì đây, nếu không phải là cố gắng chứng minh rằng mình thực sự chân thành trong lời xin lỗi ấy? Mà đàng nào cũng thế thôi, ngay cả trường hợp báo chí đồng loạt loan tin “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÔNG KHAI XIN LỖI...,” thì mình vẫn phải tiếp tục chứng minh rằng mình đã xin lỗi một cách chân thành. Thế đấy, hòa giải và hy vọng – chứ nếu mình thất vọng thì làm sao hòa giải?
Trong niềm hy vọng ấy, tôi bỗng thấy tất cả thật gần, gần như một Mùa Vọng nữa đang về sát bên thềm.
(joslcd@yahoo.com)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Buổi Sáng Mù Sương
Nguyễn Bá Khanh
00:34 28/11/2009
BUỔI SÁNG MÙ SƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Tiết thu nắng mới mù sương sớm
Bình minh dậy trễ ngỡ trăng rằm!
(NbKhanh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Rom - Ruthenian Rite
Nguyễn Trọng Đa
19:08 28/11/2009
Rom
Rom, Romanus, Romana—người Roma, thuộc về Roma.
Roman Canon
Lễ Quy Roma. Là Kinh nguyện Thánh Thể thứ nhất của thánh lễ, có từ thế kỷ thứ sáu với một ít thay đổi. Lễ quy này dựa vào sách nghi thức Gelasius, được gán tác giả là Đức Giáo hòang Gelasius I (trị vì năm 492-96).
Roman Catacombs
Hang tọai đạo ở Roma. Là một hệ thống đường hầm, nơi các Kitô hữu thời sơ khai chôn cất người chết và cử hành các buổi phụng vụ. Trong thời bách hại đạo, ngoài việc đó là một nơi thờ phượng, họ còn dùng làm nơi trốn tránh và ẩn nấp. Khởi đầu từ thời các thánh Tông đồ, các hang toại đạo được tiếp tục sử dụng cho đến năm 400. Thời ấy có 25 hang tọai đạo lớn và 20 hang nhỏ hơn. Giống như mọi nghĩa trang, các hang được xây dựng cách Roma khoảng từ 1 dặm (1,6km) đến 3 dặm (4,8km). Kitô hữu làm các đường khoét sâu trong vách tường, chứ không làm các hốc nhỏ cho hủ hài cốt như người ngoại giáo làm, để đặt từ một đến ba quan tài vào một đường khoét ấy. Sau đó họ trám lại một cách đơn giản, và tấm phủ trên đó thường có các câu chữ hoặc được vẽ bằng nhiều biểu tượng khác nhau, như hình Mục tử Nhân lành, chim bồ câu, mỏ neo, con cá, và con công trống. Đây chính là các trình bày đầu tiên về nghệ thuật Kitô giáo. Diện tích mỗi mộ là rất nhỏ, và các mộ lớn chỉ dành cho các Đức Giáo hòang và các vị tử vì đạo. Sau năm 313, các hang tọai đạo là thực sự không cần thiết nữa, nhưng chúng vẫn là các địa điểm hành hương cho đến thế kỷ thứ bảy. Vào thời điểm này, nhu cầu thánh tích gia tăng và người ta lấy xương từ các hang toại đạo đưa đến nhiều nhà thờ. Sau cùng Giáo hội ngưng việc tịch thu toàn bộ các thánh tích. Người ta nói rằng thánh tích được 28 xe chở từ các hang toại đạo đưa đến điện Pantheon, để an táng trong nhà thờ Đức Bà các Thánh Tử đạo. Các hang tọai đạo cũ trở thành khu vườn um tùm, và sớm bị lãng quên trừ ra hang toại đạo dưới Nhà thờ thánh Sebastian. Trong thế kỷ 16, người ta quan tâm đến các hang này và bắt đầu công cuộc tìm kiếm lại. Ngày nay các hang toại đạo Sebastian và Callistus được thăm viếng nhiều nhất, với thánh tích của các thánh Domitilla, Agnes, Priscilla, và Pancratius cũng được mở cho công chúng đến xem và cầu nguyện. Việc phượng tự chính trong hang tọai đạo là cử hành Hy tế Tạ ơn vào ngày lễ các thánh tử vì đạo. Các chữ ghi trên tấm bia mộ là các vật chứng tá đầu tiên cho đức tin Kitô giáo. Thỏa ước năm 1929 với nước Ý giao cho Tòa thánh quản lý các hang tọai đạo, với trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và mở rộng các hang này.
Roman Catholicism
Đạo Công giáo Roma. Là đức tin, việc thờ phượng và tập tục sống đạo của mọi Kitô hữu trong sự hiệp thông với Giám mục Roma, mà họ nhìn nhận chính là Vị đại diện của Chúa Kitô, và Thủ lĩnh hữu hình của Giáo hội được Chúa Kitô thành lập. Các từ ngữ “Giáo hội Roma" và “Giáo hội Công giáo Roma" xuất hiện ít nhất là từ thời đầu Trung Cổ, nhưng các từ ngữ này được nhấn mạnh nhiều sau cuộc Cải cách Tin lành. Lý do là để nhấn mạnh rằng tín hữu của Giáo hội này không chỉ là một Kitô hữu, vì được rửa tội, nhưng còn là một người Công giáo, vì hiệp thông với Đức Giáo hòang.
Roman Collar
Cổ áo cứng, cổ áo giả. Là một miếng vải cổ cứng màu trắng được các giáo sĩ mang nơi cổ áo, để phân biệt với y phục người dân ở bên ngoài nhà thờ hay nhà xứ. Cổ cứng được mang với áo giáo sĩ màu đen, hoặc gắn vào phần ngực gọi là miếng vải ngực (rabat).
Romanesque
Kiểu kiến trúc Roman. Là kiểu kiến trúc nổi bật ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Có nguồn gốc từ các đan viện, kiểu Roman có đặc điểm là các tường dày, nhà theo hình thánh giá Hi Lạp, và vòm có diện tích rộng, như tại tu viện Cluny và Speyer. Việc phát minh mái vòm gọng ô ở thế kỷ 12 tạo ra nền tảng cho kiến trúc Gothic.
Romanian Rite
Nghi lễ Romania, lễ điển Romania. Là nghi lễ của người Công giáo ở Byzantine, hoặc Constantinople, hoặc lễ điển ở Romania.
Romanism
Ý thức hệ Công giáo Roma, Công giáo Roma, người theo Roma. Là từ ngữ miệt thị dùng nói về đức tin Công giáo Roma và lối sống đạo của người Công giáo; từ ngữ này thịnh hành với cuộc Cải cách Tin lành. Người Công giáo được gọi là “người theo Roma” (Romanist), và tôn giáo của họ được gọi là “đạo Roma” (Romish).
Romanization
Roma hóa. Là từ ngữ áp dụng cho xu hướng trong một số giáo phái Tin lành, khi họ chấp nhận giáo lý Công giáo Roma, và chấp nhận các tập tục Công giáo, nhất là trong Phụng vụ.
Roman Primacy
Tối thượng quyền của Giám mục Roma. Là quyền tài phán trọn vẹn và tối cao do Chúa ban cho Giám mục Roma, trên tòan thể Giáo hội, trong các vấn đề đức tin và vấn đề liên quan đến kỷ luật và quản trị của Giáo hội trên tòan thế giới. Quyền này không chỉ là tượng trưng nhưng là quyền Giám mục thực sự và cụ thể; nó là bình thường vì thuộc về chức vụ; nó là trực tiếp và không tùy thuộc bất cứ quyền bính con người nào; và nó ảnh hưởng đến mỗi nhà thờ và mọi nhà thờ, đến mỗi mục tử và mọi mục tử, đến mỗi tín hữu và mọi tín hữu.
Roman Rite
Lễ điển Roma, nghi lễ Roma. Là cách thức cử hành Thánh lễ, ban các Bí tích và á bí tích, đọc Kinh Nhật Tụng, và thực thi các chức năng khác của Giáo hội, cho phép thành phố và giáo phận Roma thực hiện. Nguồn gốc của lễ điển này là nghi lễ ít hay nhiều phổ biến, nhưng có thay đổi, trong ba thế kỷ đầu tiên của Công nguyên. Từ thời thánh Giáo hòang Gregory Cả (trị vì năm 590-604) lịch sử là đồng nhất, với bốn giai đọan phát triển lớn. Trong thế kỷ 12, Nghi lễ Roma được sử dụng ở nơi nào nói tiếng Latinh. Trong thời Trung Cổ nghi lễ này chia ra thành nhiều nghi lễ khác, chỉ khác nhau trong các chi tiết không quan trọng. Trong thế kỷ 16 (năm 1570), thánh Giáo hòang Piô V xóa bỏ hầu hết các nghi lễ nhỏ này, nhưng Nghi lễ Roma đã chịu nhiều ảnh hưởng và lấy thêm nhiều điều mới từ các Lễ điển Pháp và Tây Ban Nha. Trong thế kỷ 20, như là một kết quả của Công đồng chung Vatican II, nhiều sự duyệt lại đã được thực hiện. Tuy nhiên, như Đức Giáo hòang Phaolô VI tuyên bố, các sự duyệt lại này không đi ngược lại với Nghi lễ Roma, bởi vì “sự gì thuộc Nghi lễ Roma là nền tảng của đạo Công giáo chúng ta” (Bài huấn dụ Facile Conicere, ngày 14-10-1968).
Roman Rota
Tòa thượng thẩm Roma. Lúc ban đầu nó là phần mở rộng của Giáo phủ Tòa thánh, nó là tòa phúc thẩm cho mọi vụ án trong Giáo hội, trong đó Giáo triều Roma có thẩm quyền và một số vụ án không dành cho các thẩm quyền khác xét xử. Tòa này cũng tiếp nhận các vụ phúc thẩm cho Quốc gia Vatican, và là tòa sơ thẩm trong các vụ dành cho Tòa thánh xét xử, hoặc chính Đức Giáo hòang dành cho ngài bằng một phúc nghị đặc biệt của Tối cao Pháp viện Tòa Thánh.
Romans, Epistle To The
Thư gửi tín hữu Roma, thư gửi giáo đòan Roma (Rm). Thư do thánh Phaolô viết ở Corinth (Côrintô) khoảng năm 58, khi ngài sắp rời đi qua Jerusalem vào cuối cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba. Ngài đang trên đường đi Roma. Đây là thư duy nhất của thánh Phaolô gửi cho một giáo đoàn mà ngài không đích thân thành lập, chuẩn bị các tín hữu cho chuyến ngài đến thăm họ. Ngài nhấn mạnh đến việc công chính hóa của nhân lọai qua đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, tội lỗi của thế giới, ý nghĩa và hoa trái của công chính hóa, đức tin là gì, và hoa trái của đức tin chính là sống khiêm nhượng, phục tùng chính quyền, hiệp nhất và bác ái. Chúa Kitô, Adam (A-đam) thứ hai, đã làm nhiều hơn là đền bù tội lỗi của Adam thứ nhất.
Roman See
Tòa thánh Roma. Là tòa giáo chủ của Kitô giáo, là nơi cai quản của Giáo hội Công giáo Roma phổ quát, Đức Giáo hòang, Toà thánh, văn phòng của Thủ lĩnh tối cao của Giáo hội. Tòa thánh được thiết lập bởi thánh Phêrô, Đức Giáo hòang tiên khởi, năm 42 và đặt nền móng lịch sử rằng các giám mục Roma có tối thượng quyền của thánh Phêrô. Tối thượng quyền này bị một số người tranh luận dựa vào sự kiện rằng thánh Phêrô không bao giờ ở Roma, nhưng ngày nay người ta biết rõ ràng rằng Ngài đã sống ở Roma qua các phát hiện khảo cổ học. Trong thế kỷ thứ nhất, Giáo đoàn Côrintô khiếu nại đến Tòa Rôma để hàn gắn một sự chia rẽ, và thánh Ignatius thành Antioch (qua đời năm 107) đã nhận chỉ thị từ Giáo hội Roma với lòng biết ơn. Chỉ có các Giám mục Tòa thánh Roma mới có thể triệu tập các công đồng, ra vạ tuyệt thông một số người khỏi Giáo hội, ra phán quyết liên quan đến đời sống tín hữu và giáo lý Kitô giáo, và phạt các người vi phạm kỷ luật. Trong thời kỳ căng thẳng và khó khăn, cũng như trong các quyết định về đức tin và quản trị, các Kitô hữu thời sơ khai đều khiếu nại đến Roma. Những người ly khai ở Hi Lạp và người Tin lành đều thách thức quyền bính của Tòa thánh Roma, nhưng vào thời ấy sự kế vị liên tục của các Giám mục Roma đã thiết lập nền móng cho đức tin và luân lý Kitô giáo. Thỏa thuận với Tòa thánh Roma là một trắc nghiệm của tính chính thống theo các Giáo phụ, chẳng hạn thánh Irenaeus (năm 180). Ngay cả khi, trong thời Ly khai Tây Phương, các Đức Giáo hòang dời về sống ở Avignon (Pháp), các Ngài vẫn là Giám mục Roma, do đó tính đến thời Công đồng chung Vatican II, khi Đức Giáo hòang Phaolô VI bế mạc công đồng, đã có 264 Giám mục cai quản Tòa thánh Roma. Bên trong khu vực lãnh thổ của Tòa Thánh, là nơi làm việc của các ủy ban, các văn phòng, các Thánh bộ phụ trách công việc của Giáo hội hòan vũ.
Roman Vestments
Lễ phục Roma. Là tên bình dân để chỉ lễ phục cho Thánh lễ, trái với phong cách Gothic. Lễ phục Roma xuất hiện từ sau Công đồng chung Trent và có đặc điểm là dây các phép thì rộng và ngắn, và áo lễ ngoài, thường là hình chữ nhật, và làm bằng loại vải tương đối cứng để cho áo đứng thẳng.
Rome
Roma. Là giáo phận của Đức Giáo hòang, cũng gọi là Tòa thánh Phêrô, Tông tòa, Tòa thánh, và Kinh thành bất diệt. Theo truyền thống cổ, thánh Phêrô đến Roma lần đầu vào năm 42; thánh Phaolô đến Roma khoảng năm 60. Cả hai vị chịu tử vì đạo ở đây dưới triều Hoàng đế Nero, có lẽ vào năm 64. Lịch sử thành phố kể từ đó đến nay có thể được chia làm thành nhiều giai đoạn: 1. thời kỳ bách hại, cho đến Chỉ dụ Milan năm 313; 2. Sự tự do được đế quốc nhìn nhận, và nhiều nhà thờ được xây dựng cho đến sự sụp đổ của đế quốc Roma ở phương Tây vào năm 476; 3. quyền bính gia tăng của các nhà lãnh đạo chính trị, xung đột với quyền Giáo hoàng, cho đến khi Charlemagne được Đức Giáo hòang Lêô III đội vương miện để tấn phong làm hoàng đế năm 800; 4. sự củng cố các Lãnh địa Giáo hòang, vốn bị thiệt hại không thể sửa chữa được bởi việc tạm cư của Đức Giáo hòang ở Avignon (Pháp) từ 1309 đến 1377; 5. sau Đại ly khai Tây Phương cho đến cuộc Cải cách Tin lành; 6. từ cuộc Cải cách cho đến việc mất lãnh địa Giáo hoàng năm 1870, cho đến Hiệp ước Lateran năm 1929; và 7. kể từ việc dàn xếp Vấn đề Roma cho đến nay, khi sự hiện diện của người Cộng sản tại Ý và Roma đặt ra các thách đố mới cho sự độc lập tinh thần của Tòa thánh.
Rood
Thánh giá lớn. Là một thánh giá lớn, thêm tượng của Đức Bà và thánh Gioan đứng hai bên thánh giá, được đặt ở cửa ra vào của ca đoàn, hoặc cung thánh trên bình phong hay cái xà rầm. Thánh giá này thường làm bằng gỗ, chạm trỗ công phu, được sơn vẽ và mạ vàng. Thánh giá lớn cũng có thể là Thánh giá thật, trên đó Chúa Kitô chịu chết. (Từ nguyên Anglo-Saxon r_d, trụ, gậy, thánh giá.)
Rosac
Rosac, Rosaceus—lễ phục màu hồng.
Rosary
Chuỗi Mân Côi, tràng Mân Côi. Là việc cầu nguyện sùng kính, hoặc đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng, để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Được biết chuỗi được chia thành năm nhóm hạt, mỗi nhóm có một hạt lớn và 10 hạt nhỏ, gọi là một chục. Ở hạt lớn, người ta đọc Kinh Lạy Cha; và ở các hạt nhỏ, người ta đọc các Kinh Kính Mừng. Việc lần chuỗi thường có 15 sự, gồm năm sự vui, năm sự thương và năm sự mừng, diễn tả các sự kiện trong đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Đây là việc đạo đức nổi tiếng nhất trong các việc đạo đức không phụng vụ, và được nhiều Đức Giáo hòang cổ vũ mạnh mẽ. Đây là chuỗi Mân Côi tiêu chuẩn. Nhưng còn có các chuỗi Mân Côi khác được Giáo hội chấp thuận, nhất là chuỗi Chúa Ba Ngôi, chuỗi Bảy sự thương khó, chuỗi Máu Châu Báu, chuỗi thánh Bridget (Brigitta), chuỗi thánh Giuse, và chuỗi Mân Côi. (Từ nguyên Latinh rosarium, vườn hoa hồng.)
Rose
Hoa hồng. Là một biểu tượng của Đức Trinh Nữ, vì Đức Mẹ thường được nhắc đến như là Hoa hồng Mầu Nhiệm. Biểu tượng hoa hồng của Đức Mẹ được vẽ một hoa hồng năm cánh tượng trưng năm sự vui của Đức Mẹ Maria, “Ta đã vươn lên như những khóm hồng ở Jericho (Giê-ri-khô)" (Huấn ca, Hc 24:14). Chuỗi Mân Côi của Đức Mẹ được vẽ tượng trưng bằng ba hoa hồng màu trắng, màu đỏ và màu vàng, phù hợp với các mầu nhiệm vui, thương và mừng. Thánh nữ Têrêsa Lisieux có biểu tượng nổi tiếng là một thánh giá phủ nhiều hoa hồng, nhắc nhớ mưa hoa hồng mà Ngài hứa gửi xuống trần gian cho bạn bè. Thánh nữ Elizabeth nước Hungary cũng được tượng trưng trong nghệ thuật với các hoa hồng, vốn ngụy trang cho các quà tặng của Ngài cho người nghèo. Thánh Dorothy được tượng trưng với một giỏ đầy hoa hồng, vốn là quà tặng lạ lùng mà Ngài đã gửi cho ông Theophilus ngoại giáo, người đã nhạo báng Ngài trên đường Ngài đi chịu tử vì đạo. Lễ phục màu hồng có thể được sử dụng thay cho lễ phục màu tía vào Chủ nhật thứ Ba mùa Vọng (chủ nhật Gaudete), và Chủ nhật thứ Tư Mùa Chay (Chủ nhật Laetare). Phụng vụ các ngày lễ này diễn tả niềm vui mừng.
Rose Water
Nước hoa hồng. Là nước hương hoa hồng được sử dụng trong một số nghi thức của Giáo hội Byzantine, chẳng hạn cung hiến bàn thờ. Nước này chiết từ các cánh hoa hồng. Cánh các hoa thơm khác có thể được sử dụng để tạo ra hương tương đương nước hoa hồng.
Rose Window
Cửa sổ hoa hồng. Là một cửa sổ tròn, với các thanh song và họa tiết hình mảng, thường tỏa ra từ trung tâm cửa, đầy các tấm kính màu. Đây là đặc tính của kiến trúc Gothic, nó trải qua nhiều giai đọan phát triển, sau cùng trở thành trung tâm của một bố cục lớn trong một cấu trúc của các cửa số thấp.
Rosicrucians
Phái Khổ giá Hoa hồng, Hội viên Hội Hữu Nghị Hồng Thập Tự, Hội Chữ Thập Hồng. Là Đòan thể bí mật cổ xưa của Khổ giá Hoa hồng (Rosae Crucis, viết tắt là AMORC), một tổ chức phượng tự cho rằng mở được sự khôn ngoan bí mật của các thời đại, xóa bỏ nỗi sợ hãi, và dẫn các tín đồ đến sự tự chủ. Được H. Spencer Lewis, một nhà huyền bí, thành lập tại Thành phố New York (Mỹ) năm 1915. Lúc đầu Hội này được mô tả trong một cuốn sách nhỏ, mang tên Fama Fraternitatis, do nhà thần học Tin Lành phái Luther, Johann Andrea (1586-1654), xuất bản, kể câu chuyện của một nhân vật không có thật, tên là Christian Rosenkreutz, cậu bé 16 tuổi này thực hiện chuyến hành hương đến Đất Thánh cùng với một tu sĩ cao niên, nhưng tu sĩ qua đời trên đường đi. Rosenkreutz tích trữ được nhiều kiến thức huyền bí tại Ai Cập, Ma Rốc và Cận Đông. Trước khi qua đời, ông truyền các bí mật cho tám người. Kể từ đó nhiều nhóm người cho rằng mình là hậu duệ của Rosenkreutz, ngòai hội Lewis. Trong một trong các tuyên bố công khai chính thức của hội, Hội Hữu Nghị Hồng Thập Tự tuyên bố: “Do tính hiếu chiến và sự phát triển của mình, Hội Rosae Crucis ở Mỹ, cũng như tại các nước khác, đã bị Đức Giáo hòang lên án là phá họai các nguyên tắc của đạo Công giáo Roma." Bộ Thánh vụ năm 1919 ra tuyên bố cấm người Công giáo gia nhập các hội thông thiên học, chẳng hạn Hội Hữu Nghị Hồng Thập Tự.
Rosminianism
Triết học Rosmini. Là hệ thống triết học được lập ra bởi Antonio Rosmini-Serbati (1797-1855), nhà sáng lập Tu hội Bác ái, hay Tu hội thánh Phanxicô Xavier. Được các Đức Giáo hòang Piô VII, Gregory XVI, và Piô IX khuyến khích, Rosmini canh tân triết học Ý, theo triết học của thánh Tôma Aquinas. Nhưng ảnh hưởng của Descartes, Kant, và Hegel làm cho tư tưởng của Rosmini trở nên khác đi. Rosmini chủ trương rằng trí tuệ con người được sinh ra cùng với khái niệm “hữu thể.” Trong thời gian, trí tuệ phân tích ý tưởng cơ bản này để khám phá trong đó nhiều ý tưởng khác, vốn là đồng dạng với các ý tưởng trong tâm trí Chúa. Rosmini cũng dạy rằng lý trí có thể giải thích Chúa Ba Ngôi, và rằng tội tổ tông chỉ là một sự nhiễm trùng thể lý của thân xác. Sau khi Rosmini qua đời, 50 luận đề của ông đã bị Đức Giáo hòang Lêô XIII lên án vào năm 1887 và năm 1888.
Rota
Rota, Tòa Thượng thẩm. Là Tòa Thượng Thẩm Roma Thánh, vốn trong nhiều thế kỷ là một trong các tòa án chính yếu của Giáo triều Roma. Đức Giáo hòang Innocent III trao cho Tòa án quyền thông qua phán quyết các vụ án, và Đức Giáo hòang Sixtus IV (năm 1472) qui định tòa án có 12 thẩm phán. Được thánh Giáo hòang Piô X tái tổ chức vào năm 1908, tòa này chủ yếu là một tòa phúc thẩm cho mọi vụ án thuộc thẩm quyền của Giáo triều Roma. Tuy nhiên, tòa án có thể thông qua phán quyết về các vụ chỉ dành cho Tòa thánh, hoặc theo yêu cầu của Đức Giáo hòang.
Rota "Studium"
Rota “Studium”, Đào tạo thẩm phán Tòa Thượng Thẩm. Là một chương trình học tại Roma dành huấn luyện các luật sư, thẩm phán tương lai, chưởng lý, và bảo hệ viên của Tòa Thượng Thẩm và các tòa án Giáo hội. Chương trình học chịu sự quản lý của Chánh án Tòa Thượng Thẩm. Để đạt chức danh luật sư Tòa Thượng Thẩm do Tòa thánh phong, một người phải hoàn tất chương trình ba năm học.
R.P.
R.P., Reverenduus Pater, Révérend Père—Cha Đáng Kính
Rr
Rr, Rerum—việc, chủ đề, đề tài; chẳng hạn SS.RR. Ital.—Tác giả các đề tài Ý.
R.R.
R.R., Sách Nghi thức Roma; Reverendissimus—Rất đáng kính.
R.R., Rt. Rev.
R.R., Rt. Rev., Right Reverend, Rất đáng kính.
R.S.V.
R.S.V., Revised Standard Version, Bản tiêu chuẩn được duyệt lại.
Rub
Rub, Ruber—màu đỏ.
Rubr
Rubr, Rubrica—chữ đỏ.
Rubrics
Chữ đỏ, chỉ dẫn chữ đỏ, đề mục, chuyên mục. Lúc ban đầu là nhan đề chữ màu đỏ của các thông báo luật. Đó là các huấn chỉ hướng dẫn hoặc các chỉ định phụng vụ trong Sách Lễ, kể cả Sách bí tích chỉ nam và Sách bài đọc, và Sách nghi thức, để hướng dẫn các Giám mục, linh mục và phó tế trong Phụng vụ Thánh thể, ban các bí tích và á bí tích, và rao giảng Lời Chúa. Các chữ đỏ được in màu đỏ và có tinh bắt buộc hay là thuần túy hướng dẫn, như bản văn nói rõ ràng đầy đủ. (Từ nguyên Latinh rubrica, đất đỏ; nhan đề luật viết chữ đỏ; do đó là hướng dẫn luật.)
Rule
Luật, qui luật, qui phạm, luật Dòng. Là một nguyên tắc hoặc cách thức qui định cho hành động, được người có quyền bính qui định, vỉ hạnh phúc của những người thành viên của một hội. Chính trong nghĩa này mà các phương pháp có tổ chức để sống các lời khuyên Phúc Âm được gọi là Luật, chẳng hạn Luật thánh Âu Tinh hay Luật thánh Biển Đức. Một qui luật cũng có thể là một tiêu chuẩn tập quán vốn không nhất thiết phải qui định bởi người có quyền, nhưng tự ý tuân giữ để điều hành lối cư xử của một người để sống luân lý hiệu quả hơn, hoặc phục vụ người khác công hiệu hơn. Sau cùng luật có thể phân biệt với chính quyền, dù là dân sự hay Giáo quyền. Luật liên quan đến sự sở hữu hoặc thi hành việc kiểm soát quyền bính, ở nơi đâu chính quyền phải làm cho kẻ khác vâng lời mình. (Từ nguyên Latinh regula, một luật; qui định; biện pháp.)
Rule Of Faith
Tín luật, qui phạm đức tin. Là qui định giúp cho tín hữu biết phải tin điều gì. Lời Chúa Mặc khải trong Kinh thánh và Thánh truyền là qui phạm xa của đức tin. Nhưng Giáo huấn của Giáo hội dựa vào Mặc khải của Chúa được xem như là qui phạm gần của đức tin.
Rumor
Tin đồn. Là một chuyện hoặc một báo cáo chưa được kiểm chứng, được người khác cho là nghiêm túc. Nó rơi vào phạm trù nói láo khi tin đồn loan truyền một cách chắc chắn đúng.
Ruth
Ruth, bà Rút. Là một phụ nữ Moabite (Mô-áp), lấy chồng thuộc một gia đình đã rời bỏ Bethlehem (Bê-lem) trong một nạn đói. Người mẹ anh hùng của gia đình này là bà Naomi (Na-o-mi) cảm nghiệm thảm kịch khắc nghiệt cho gia đình trong thập niên sau đó. Chồng bà và hai người con trai có vợ qua đời, làm cho bà trở nên góa phụ ở nơi vùng đất xa lạ. Trong nỗi tuyệt vọng, bà quyết định sẽ trở về Judah (Giu-đa), hy vọng có sự giúp đỡ của bà con họ hàng (R 1-6). Cô con dâu tên Ruth từ chối rời mẹ chồng mình, đáp: “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con" (R 1:16). Vì thế, họ cùng đi về Bethlehem. Ruth trở thành người đi mót lúa trên cánh đồng của ông Boaz (Bô-át), người bà con giàu có của chồng quá cố của bà Naomi. Bà Naomi đáp lại lòng mến thương hiếu thảo của Ruth, bằng cách khuyến khích tình bạn và sự bảo vệ che chở của ông Boaz cho con dâu của mình. Sau đó ít lâu Ruth và ông Boaz kết hôn với nhau và sinh con trai tên là Obed (Ô-vết), rồi có cháu là Jesse (Gie-sê), có chắt là David (Đa-vít), và Chúa Giêsu là hậu duệ dòng dõi này (R 4:17).
Ruth, Book Of
Sách Ruth, sách Rút (R). Là một trong các sách chính thư qui của Cựu Ước, kể chuyện một gia đình ở Bethlehem (Bê-lem) trong thời các Thủ Lãnh (hay Thẩm phán.) Nữ anh hùng của sách này là bà Ruth, con dâu của bà Naomi (Na-o-mi). Mặc dầu Ruth là cô gái Moabite (Mô-áp), cô kết hôn với ông Boaz (Bô-át), người Do thái, và trở thành bà cố của Vua David (Đa-vít), và Chúa Kitô ra đời từ dòng họ này. Mục đích của cuốn sách Ruth có hai điểm: bảo tồn câu chuyện có tính giáo dục của tổ tiên Vua David, và làm chứng cho tập tục thảo hiếu đặc biệt, và được Chúa thưởng công.
Ruthenian Rite
Lễ điển Ruthênô, nghi lễ Ruthênô. Là phụng vụ được sử dụng bởi người Công giáo Ruthenian ở Ba Lan, Mỹ, và nơi khác. Lễ điển cử hành bằng tiếng Slavonic, hơi khác với lễ điển Byzantine trong Giáo hội Chính thống.