Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôi bước đi như một chú lừa (5)
ĐHY Roger Etchegaray/ LM Điệp
06:12 28/11/2010
“Sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria”
Đức Maria – Mẹ Chúa Giêsu – ở trung tâm của mầu nhiệm Giáng Sinh. Nhưng bản chất trinh nguyên của thiên chức làm mẹ nơi Ngài – với chúng ta ngày nay – có vẻ như bị làm mờ đi trong thực tế lịch sử và ý nghĩa tôn giáo của nó. Đang khi đó…đấy lại là một quả quyết căn cốt của kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng. Bởi vì – trong tư cách là người mẹ trinh thai – mà Đức Maria được các kytô hữu tiên khởi tôn kính và yêu mến …Trong tư cách là người mẹ trinh thai mà Đức Maria xuất hiện gắn liền với Đức Kytô ngay ở những bước ngỡ ngàng đầu tiên của nền thần học.
Chúng ta tin rằng Đức Maria vẫn trinh nguyên trước – trong – và sau ngày đản sinh của Đức Giêsu. Thiên chức là người mẹ trinh thai nơi Ngài là một sự kiện lịch sử. Đấy hoàn toàn không phải chỉ là một kiểu diễn tả tượng trưng mà cộng đoàn tiên khởi dùng để công bố với Dân Ngoại về mầu nhiệm Nhập Thể của Thiên Chúa.
Nhiều người như có khuynh hướng chỉ nhìn thấy nơi thiên chức là mẹ trinh thai một thứ phép lạ huyền hoặc và không có ý nghĩa gì. Trong khi đó chúng ta phải khám phá ra – trong thiên chức ấy – cái chứng cứ và niềm xác tín của đức tin…về “dấu chỉ” mà tiên tri Isaia đã loan báo (7,14): “dấu chỉ” giúp chúng ta đón nhận ơn cứu độ như ân sủng của Thiên Chúa.
Thiên chức là mẹ trinh thai mang ý nghĩa: việc Con Thiên Chúa đến trong trần gian này là một công cuộc Sáng Tạo thứ hai, trong đó Ngôi Lời Thiên Chúa – sau khi đã hình thành con người thủa ban đầu – thì lại tìm gặp nó lại nơi cung lòng Đức Maria để hình thành một nhân loại mới. Nó là dấu hiệu của việc đản sinh theo Thánh Thần (Gio 3,6) mà – nếu không có nó – thì không ai có thể vào trong Vương Quốc trên các Tầng Trời. Nó là dấu chỉ của sự mới mẻ của Vương Quốc đến để lật đổ trật tự cũ của tạo dựng. Nó là công cuộc tạo dựng mới.
“Mãi Mãi Trinh Nguyên “: một trong những danh xưng có thể nói là lâu đời nhất được dành để tôn vinh Đức Maria. Đức Kytô là sự viên mãn của Đức Maria … Sau biến cố Nhập Thể, không một ai khác nữa có thể là sự viên mãn của Ngài…và cuộc đời Ngài sẽ chỉ còn một hướng tới duy nhất: đó là chiêm nghiệm một hồng ân cao cả đến như thế.
Ngọn lửa leo lét của Giáng Sinh.
Một câu chuyện huyền thoại Ý kể rằng một người lính của thời thập tự quân đã có một ý nghĩ điên cuồng là mang về Florence một ngọn lửa leo lét của một ngọn nến vẫn bập bùng tại máng cỏ Bethléem. Gió, mưa, lạnh lẽo, sự chập chờn mỏi mệt, bọn thổ phỉ … đã uổng công trong mưu đồ dập tắt ngọn lửa thánh thiêng ấy. Sau cả ngàn ngàn thử thách, cuối cùng thì anh lính đã về được quê hương của mình trong tình trạng kiệt sức: đó là một buổi chiều Lễ Giáng Sinh … Nhờ anh ta mà tất cả những ngọn đèn trong Nhà Thờ “Đức Trinh Nữ Maria Muôn Hoa ” (Sainte Marie – des – Fleurs) tỏa sáng từ ánh leo lét của ngọn lửa lấy ở máng cỏ của Chúa Giêsu. Anh ta đã thắng trong cuộc thách đố với chính mình…Nhưng nhất là anh ta đã khám phá ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống mình. Tất cả cái bản chất bốc đồng rất lính của anh đã bị “đốt cháy” bởi cái mỏng manh của ngọn lửa nhảy nhót trong đôi bàn tay anh mà anh đã phải bảo vệ mặc dù biết rằng – lo lắng chuyện che chở cho ngọn lửa leo lét ấy – anh sẽ không thể tự bảo vệ chính mình ! Và – như thế – anh đi vào Vương Quốc của Tình Yêu.
Đấy là tất cả bí ẩn của mầu nhiệm Giáng Sinh. Người ta bảo rằng con người ích kỷ và dữ dằn … Thế nhưng một điều rất thật là – ít ra thì vào thời gian Lễ Giáng Sinh – người ta tự nhiên thấy mình có khả năng có được một lòng quảng đại lớn lao, một sự nhẹ nhàng vô cùng … Hơn nữa, chỉ với lòng quảng đại ấy, chỉ với sự nhẹ nhàng ấy thôi…cũng đủ để cho họ thấy rõ về chính mình, cho họ có được một niềm tin tưởng vào chính mình … và giúp họ nhận ra họ thuộc dòng dõi của Thiên Chúa chứ không là một “loài” nào khác !
Qua mầu nhiệm Giáng Sinh, Đức Kytô Cứu Thế mang đến cho mỗi con người sức mạnh để thoát ra khỏi những thói quen cũ kỹ của mình, thoát ra khỏi tình trạng tệ hại của mình, thoát ra khỏi vết lún của đời mình …hầu vượt qua chính mình và tìm lại nơi mình hình ảnh của Thiên Chúa.
Với mầu nhiệm Giáng Sinh, Đức Kytô Cứu Thế đến để xé toạc cõi lòng vô tâm của chúng ta, xô đập những vị kỷ nơi chúng ta, lật nhào những xã hội của chúng ta, đánh thức ngay cả Giáo Hội, và mở ra trước mắt chúng ta cái chân trời của một nhân loại mà công lý và hòa bình giao duyên với nhau …
Giáng Sinh không là một cử hành không còn hợp thời của một giấc mơ đầy ảo tưởng của nhân loại. Giáng Sinh nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng con người – dù bị nhạo báng, bị tổn thương, bị đè bẹp – thì họ vẫn là một người con rất thân thương của Thiên Chúa, một thành viên của gia đình Thiên Chúa…nên không gì trong thế giới này – bệnh hoạn, thất bại, đau thương, cái chết – không gì có thể thắng thế đứng trước “mầu nhiệm vĩ đại” mà Giáng Sinh vén mở cho chúng ta: đó là Thiên Chúa đã tự thân chấp nhận làm người để con người được trở nên Thiên Chúa. Ngày nay rất nhiều người vẫn bảo rằng họ không tin vào Thiên Chúa. Thế nhưng Thiên Chúa thì lại tiếp tục để tin vào con người vốn được dựng nên giống hình ảnh Người.
Giáng Sinh: cái “Ngày Mới” này…
“Ngày Mới”: dân xứ Basque vẫn gọi Lễ Giáng Sinh như thế: Eguberri: “Ngày Mới”. Còn hơn cả cái ngày của thủa ban đầu tạo dựng, cái ngày “ mở mắt vào đời” của con người đầu tiên, Giáng Sinh là ngày – với một sự mới mẻ không tưởng – Vị Thiên Chúa vĩnh hằng “đản sinh” giữa thế giới loài người. Để loan báo tin mừng không tiền khoáng hậu ấy, Thiên Chúa vui vẻ để công bố với nhóm mục đồng: “Này đây dấu chỉ: các ngươi sẽ thấy một Hài Nhi được bọc tã nằm trong máng cỏ”. Dấu chỉ ngạc nhiên của Vị Cứu Thế – Đấng cũng được Philatô trình diện với những nét ngạo nghễ của một “này là NGƯỜI”(Ecce Homo!) cùng vòng gai cuốn trên đầu. Quả thực phải có những con mắt thật trong sáng của đức tin để có thể đọc được lịch sử thật của công cuộc Thiên Chúa cứu chuộc con người khởi sự từ Bethléem và hoàn tất ở đỉnh Golgotha.
Tại sao – như tự bản năng – biết bao nhiêu con người vẫn cứ lần mò đến máng cỏ trong những đêm dài của bao nỗi nghi ngờ và hãi sợ của chúng ta…nếu không phải là vì Giáng Sinh mãi mãi là lễ hội tôn vinh một lời hứa mang lại bình an và hạnh phúc ? Vả lại toàn bộ kytô giáo vốn miên man một thứ hơi hớm của sự “sinh ra”. Hài Nhi đó – hớn hở giữa Đức Maria và thánh Giuse – chính là vị chủ nhân của một nỗi niềmbí ẩn lặng lẽ đưa chúng ta vào đáy điểm của nỗi yếu đuối và sự khốn cùng Người muốn chứng tỏ: “Thiên Chúa là Tình Yêu !”. Thế nhưng chỉ “biết” như thế thôi thì chẳng mang lại gì: bí ẩn thật sự là: chỉ với một “con tim con trẻ” mới có thể chia sẻ được tình ỵêu này. Và ở mọi lứa tuổi, qua mọi việc chúng ta làm, mỗi người trong chúng ta đều có thể “thơ bé hóa “ chính mình để trở nên đứa trẻ vĩnh viễn được Thiên Chúa là Cha chúng ta yêu mến.
Giáng Sinh – cái “Ngày Mới” này – làm cho chúng ta được “tái sinh”. Không phải là cái ngày mang hơi hớm hoài niệm để tái trở nên trẻ thơ như một thứ “vé đi tuổi thơ” hầu tưởng niệm “đứa trẻ” mà chúng ta đã làm cho gìa nua đi nơi chúng ta…nhưng là ngày tuyệt hảo để trở thành đứa trẻ mà chúng ta giữ mãi nơi mình cùng với những “sức lực” bất khả mai một của nó. Thường thì người ta chỉ biết đến Giáng Sinh với một chiều chiêm ngưỡng: chiều hạ mình từ trời cao…và làm cho Thiên Chúa nên giống con người chúng ta…Người ta quên đi mất cái chiều bên kia: chiều ngược và đi lên – cái chiều “kích” chúng ta lên để chúng ta sống chính sự sống của Thiên Chúa. Không nói về Giáng Sinh với ý nghĩa của sự “thay đổi lưỡng diện” này ( thánh Léon)…tức là mặc nhiên tạo ra một thứ “gian lận siêu nhiên” nào đó ! Qua chúng ta,thế giới không những phải khám phá ra được sự cận kề tuyệt diệu của Thiên Chúa với con người mà còn khám phá ra sự cận kề gây ngạc nhiên giữa con người chúng ta với Thiên Chúa.
Giáng Sinh – cái “Ngày Mới” ấy – cũng là chính hôm nay đây. Xin đừng lan rộng Tin Mừng Giáng Sinh khắp nơi khắp chốn…nhưng với những ý đồ chẳng có ý nghĩa gì: này ! làm gì dịp Giáng Sinh này ?...Hỏi và chỉ dự trù những gì “không Giáng Sinh” chút nào !
Thánh Giuse…cha của Chúa Giêsu.
Tội nghiệp cho thánh Giuse: lòng sùng kính dành cho Ngài đã làm cho Ngài trở thành con người an vị giữa hai ghế ngồi – rất khó để định vị Ngài vào dạng “thánh” nào – và Ngài lại tự nguyện đóng giữ vai trò quá ư kỳ quặc của con người …“như là” … cha của Chúa Giêsu ! Cũng vì thế mà chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Ngài xuất hiện – giữa chúng ta – khá là mờ nhạt với những đường, những nét…của một ông già râu ria bờm xờm…như sợ gây vấp phạm với mối tình tươi trẻ nối kết Ngài cùng Đức Maria Trinh Nữ. Không ! Nhất định là không ! Giuse không hề và không bao giờ chỉ là một “chậu cảnh” được đặt bên cạnh Maria và Giêsu cho phù hợp với một “dàn cảnh” đã được sắp xếp trước của Thiên Chúa: Ngài thực sự là lang quân của Đức Maria và cha của Chúa Giêsu.
Phải thú nhận là không dễ dầu gì để xác định cái “tính cách” của tình phụ tử giữa thánh Giuse và Chúa Giêsu…nếu chỉ hiểu tình “cha – con” theo cái nghĩa đơn thuần mang tính sản sinh phần xác của một đứa trẻ. Không phải Giuse chỉ là cha của Giêsu theo Luật cũng như trong mắt những người cùng thôn làng với Ngài. Cũng không phải Ngài chỉ an phận với vai trò “cha nuôi” của Chúa Giêsu.
Thực tế còn sâu xa hơn nhiều. Chính trong thâm tình của “Gia Đình Thánh” ở Nazareth, Giuse chưa bao giờ được coi như có một vai trò nào khác ngoài vai trò là cha của Chúa Giêsu…và câu hỏi đầy xúc động của Maria khi tìm lại được Con Trẻ ở Đền Thờ là một minh chứng: “ Này Con ! Cha con và mẹ…” (Lc 2,48). Đồng thời Chúa Giêsu luôn luôn vâng phục Ngài như cha của mình trong suốt “những năm tháng ẩn dật” mà tác giả Robert Aron đã từng tái xây dựng cách vô cùng tinh tế trong tác phẩm của mình. Dĩ nhiên là trên tất cả – trong sứ vụ của mình – Đức Giêsu luôn hướng về “Cha của mình ở trên trời”, Đấng mà Ngài là Con từ muôn muôn thủa…Thế nhưng sự việc mà Ngài đã muốn gọi một con người với cùng một danh xưng “abba: cha ơi !” như thế cho thấy cái mức độ Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể đã ước muốn trở nên một đứa trẻ hoàn toàn giống với những trẻ thơ khác như thế nào !
Qua đo, con người “nhìn thấy” mầu nhiệm ẩn dấu trong cái tình phụ tử nhân loại ấy. Anh thợ làng Nazareth chỉ có thể trở thành cha của Chúa Giêsu khi chính anh là hình ảnh của Cha trên trời: và cũng vì như thế đó…mà chúng ta lúng túng trong việc định vị mức độ thánh của Ngài. Chúng ta cũng nghiệm tưởng ra được tình yêu “con – cha” nơi Đức Giêsu – Đấng thật dễ dàng để chiêm ngưỡng nơi người cha trần gian của mình sự diễn tả hoàn hảo nhất của tình Cha thiên quốc.
Cho nên ai trong chúng ta – khi muốn noi gương chân tình của Chúa Giêsu – lại có thể lãng quên thánh cả Giuse cho được?
Đức Maria – Mẹ Chúa Giêsu – ở trung tâm của mầu nhiệm Giáng Sinh. Nhưng bản chất trinh nguyên của thiên chức làm mẹ nơi Ngài – với chúng ta ngày nay – có vẻ như bị làm mờ đi trong thực tế lịch sử và ý nghĩa tôn giáo của nó. Đang khi đó…đấy lại là một quả quyết căn cốt của kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng. Bởi vì – trong tư cách là người mẹ trinh thai – mà Đức Maria được các kytô hữu tiên khởi tôn kính và yêu mến …Trong tư cách là người mẹ trinh thai mà Đức Maria xuất hiện gắn liền với Đức Kytô ngay ở những bước ngỡ ngàng đầu tiên của nền thần học.
Chúng ta tin rằng Đức Maria vẫn trinh nguyên trước – trong – và sau ngày đản sinh của Đức Giêsu. Thiên chức là người mẹ trinh thai nơi Ngài là một sự kiện lịch sử. Đấy hoàn toàn không phải chỉ là một kiểu diễn tả tượng trưng mà cộng đoàn tiên khởi dùng để công bố với Dân Ngoại về mầu nhiệm Nhập Thể của Thiên Chúa.
Nhiều người như có khuynh hướng chỉ nhìn thấy nơi thiên chức là mẹ trinh thai một thứ phép lạ huyền hoặc và không có ý nghĩa gì. Trong khi đó chúng ta phải khám phá ra – trong thiên chức ấy – cái chứng cứ và niềm xác tín của đức tin…về “dấu chỉ” mà tiên tri Isaia đã loan báo (7,14): “dấu chỉ” giúp chúng ta đón nhận ơn cứu độ như ân sủng của Thiên Chúa.
Thiên chức là mẹ trinh thai mang ý nghĩa: việc Con Thiên Chúa đến trong trần gian này là một công cuộc Sáng Tạo thứ hai, trong đó Ngôi Lời Thiên Chúa – sau khi đã hình thành con người thủa ban đầu – thì lại tìm gặp nó lại nơi cung lòng Đức Maria để hình thành một nhân loại mới. Nó là dấu hiệu của việc đản sinh theo Thánh Thần (Gio 3,6) mà – nếu không có nó – thì không ai có thể vào trong Vương Quốc trên các Tầng Trời. Nó là dấu chỉ của sự mới mẻ của Vương Quốc đến để lật đổ trật tự cũ của tạo dựng. Nó là công cuộc tạo dựng mới.
“Mãi Mãi Trinh Nguyên “: một trong những danh xưng có thể nói là lâu đời nhất được dành để tôn vinh Đức Maria. Đức Kytô là sự viên mãn của Đức Maria … Sau biến cố Nhập Thể, không một ai khác nữa có thể là sự viên mãn của Ngài…và cuộc đời Ngài sẽ chỉ còn một hướng tới duy nhất: đó là chiêm nghiệm một hồng ân cao cả đến như thế.
Ngọn lửa leo lét của Giáng Sinh.
Một câu chuyện huyền thoại Ý kể rằng một người lính của thời thập tự quân đã có một ý nghĩ điên cuồng là mang về Florence một ngọn lửa leo lét của một ngọn nến vẫn bập bùng tại máng cỏ Bethléem. Gió, mưa, lạnh lẽo, sự chập chờn mỏi mệt, bọn thổ phỉ … đã uổng công trong mưu đồ dập tắt ngọn lửa thánh thiêng ấy. Sau cả ngàn ngàn thử thách, cuối cùng thì anh lính đã về được quê hương của mình trong tình trạng kiệt sức: đó là một buổi chiều Lễ Giáng Sinh … Nhờ anh ta mà tất cả những ngọn đèn trong Nhà Thờ “Đức Trinh Nữ Maria Muôn Hoa ” (Sainte Marie – des – Fleurs) tỏa sáng từ ánh leo lét của ngọn lửa lấy ở máng cỏ của Chúa Giêsu. Anh ta đã thắng trong cuộc thách đố với chính mình…Nhưng nhất là anh ta đã khám phá ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống mình. Tất cả cái bản chất bốc đồng rất lính của anh đã bị “đốt cháy” bởi cái mỏng manh của ngọn lửa nhảy nhót trong đôi bàn tay anh mà anh đã phải bảo vệ mặc dù biết rằng – lo lắng chuyện che chở cho ngọn lửa leo lét ấy – anh sẽ không thể tự bảo vệ chính mình ! Và – như thế – anh đi vào Vương Quốc của Tình Yêu.
Đấy là tất cả bí ẩn của mầu nhiệm Giáng Sinh. Người ta bảo rằng con người ích kỷ và dữ dằn … Thế nhưng một điều rất thật là – ít ra thì vào thời gian Lễ Giáng Sinh – người ta tự nhiên thấy mình có khả năng có được một lòng quảng đại lớn lao, một sự nhẹ nhàng vô cùng … Hơn nữa, chỉ với lòng quảng đại ấy, chỉ với sự nhẹ nhàng ấy thôi…cũng đủ để cho họ thấy rõ về chính mình, cho họ có được một niềm tin tưởng vào chính mình … và giúp họ nhận ra họ thuộc dòng dõi của Thiên Chúa chứ không là một “loài” nào khác !
Qua mầu nhiệm Giáng Sinh, Đức Kytô Cứu Thế mang đến cho mỗi con người sức mạnh để thoát ra khỏi những thói quen cũ kỹ của mình, thoát ra khỏi tình trạng tệ hại của mình, thoát ra khỏi vết lún của đời mình …hầu vượt qua chính mình và tìm lại nơi mình hình ảnh của Thiên Chúa.
Với mầu nhiệm Giáng Sinh, Đức Kytô Cứu Thế đến để xé toạc cõi lòng vô tâm của chúng ta, xô đập những vị kỷ nơi chúng ta, lật nhào những xã hội của chúng ta, đánh thức ngay cả Giáo Hội, và mở ra trước mắt chúng ta cái chân trời của một nhân loại mà công lý và hòa bình giao duyên với nhau …
Giáng Sinh không là một cử hành không còn hợp thời của một giấc mơ đầy ảo tưởng của nhân loại. Giáng Sinh nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng con người – dù bị nhạo báng, bị tổn thương, bị đè bẹp – thì họ vẫn là một người con rất thân thương của Thiên Chúa, một thành viên của gia đình Thiên Chúa…nên không gì trong thế giới này – bệnh hoạn, thất bại, đau thương, cái chết – không gì có thể thắng thế đứng trước “mầu nhiệm vĩ đại” mà Giáng Sinh vén mở cho chúng ta: đó là Thiên Chúa đã tự thân chấp nhận làm người để con người được trở nên Thiên Chúa. Ngày nay rất nhiều người vẫn bảo rằng họ không tin vào Thiên Chúa. Thế nhưng Thiên Chúa thì lại tiếp tục để tin vào con người vốn được dựng nên giống hình ảnh Người.
Giáng Sinh: cái “Ngày Mới” này…
“Ngày Mới”: dân xứ Basque vẫn gọi Lễ Giáng Sinh như thế: Eguberri: “Ngày Mới”. Còn hơn cả cái ngày của thủa ban đầu tạo dựng, cái ngày “ mở mắt vào đời” của con người đầu tiên, Giáng Sinh là ngày – với một sự mới mẻ không tưởng – Vị Thiên Chúa vĩnh hằng “đản sinh” giữa thế giới loài người. Để loan báo tin mừng không tiền khoáng hậu ấy, Thiên Chúa vui vẻ để công bố với nhóm mục đồng: “Này đây dấu chỉ: các ngươi sẽ thấy một Hài Nhi được bọc tã nằm trong máng cỏ”. Dấu chỉ ngạc nhiên của Vị Cứu Thế – Đấng cũng được Philatô trình diện với những nét ngạo nghễ của một “này là NGƯỜI”(Ecce Homo!) cùng vòng gai cuốn trên đầu. Quả thực phải có những con mắt thật trong sáng của đức tin để có thể đọc được lịch sử thật của công cuộc Thiên Chúa cứu chuộc con người khởi sự từ Bethléem và hoàn tất ở đỉnh Golgotha.
Tại sao – như tự bản năng – biết bao nhiêu con người vẫn cứ lần mò đến máng cỏ trong những đêm dài của bao nỗi nghi ngờ và hãi sợ của chúng ta…nếu không phải là vì Giáng Sinh mãi mãi là lễ hội tôn vinh một lời hứa mang lại bình an và hạnh phúc ? Vả lại toàn bộ kytô giáo vốn miên man một thứ hơi hớm của sự “sinh ra”. Hài Nhi đó – hớn hở giữa Đức Maria và thánh Giuse – chính là vị chủ nhân của một nỗi niềmbí ẩn lặng lẽ đưa chúng ta vào đáy điểm của nỗi yếu đuối và sự khốn cùng Người muốn chứng tỏ: “Thiên Chúa là Tình Yêu !”. Thế nhưng chỉ “biết” như thế thôi thì chẳng mang lại gì: bí ẩn thật sự là: chỉ với một “con tim con trẻ” mới có thể chia sẻ được tình ỵêu này. Và ở mọi lứa tuổi, qua mọi việc chúng ta làm, mỗi người trong chúng ta đều có thể “thơ bé hóa “ chính mình để trở nên đứa trẻ vĩnh viễn được Thiên Chúa là Cha chúng ta yêu mến.
Giáng Sinh – cái “Ngày Mới” này – làm cho chúng ta được “tái sinh”. Không phải là cái ngày mang hơi hớm hoài niệm để tái trở nên trẻ thơ như một thứ “vé đi tuổi thơ” hầu tưởng niệm “đứa trẻ” mà chúng ta đã làm cho gìa nua đi nơi chúng ta…nhưng là ngày tuyệt hảo để trở thành đứa trẻ mà chúng ta giữ mãi nơi mình cùng với những “sức lực” bất khả mai một của nó. Thường thì người ta chỉ biết đến Giáng Sinh với một chiều chiêm ngưỡng: chiều hạ mình từ trời cao…và làm cho Thiên Chúa nên giống con người chúng ta…Người ta quên đi mất cái chiều bên kia: chiều ngược và đi lên – cái chiều “kích” chúng ta lên để chúng ta sống chính sự sống của Thiên Chúa. Không nói về Giáng Sinh với ý nghĩa của sự “thay đổi lưỡng diện” này ( thánh Léon)…tức là mặc nhiên tạo ra một thứ “gian lận siêu nhiên” nào đó ! Qua chúng ta,thế giới không những phải khám phá ra được sự cận kề tuyệt diệu của Thiên Chúa với con người mà còn khám phá ra sự cận kề gây ngạc nhiên giữa con người chúng ta với Thiên Chúa.
Giáng Sinh – cái “Ngày Mới” ấy – cũng là chính hôm nay đây. Xin đừng lan rộng Tin Mừng Giáng Sinh khắp nơi khắp chốn…nhưng với những ý đồ chẳng có ý nghĩa gì: này ! làm gì dịp Giáng Sinh này ?...Hỏi và chỉ dự trù những gì “không Giáng Sinh” chút nào !
Thánh Giuse…cha của Chúa Giêsu.
Tội nghiệp cho thánh Giuse: lòng sùng kính dành cho Ngài đã làm cho Ngài trở thành con người an vị giữa hai ghế ngồi – rất khó để định vị Ngài vào dạng “thánh” nào – và Ngài lại tự nguyện đóng giữ vai trò quá ư kỳ quặc của con người …“như là” … cha của Chúa Giêsu ! Cũng vì thế mà chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Ngài xuất hiện – giữa chúng ta – khá là mờ nhạt với những đường, những nét…của một ông già râu ria bờm xờm…như sợ gây vấp phạm với mối tình tươi trẻ nối kết Ngài cùng Đức Maria Trinh Nữ. Không ! Nhất định là không ! Giuse không hề và không bao giờ chỉ là một “chậu cảnh” được đặt bên cạnh Maria và Giêsu cho phù hợp với một “dàn cảnh” đã được sắp xếp trước của Thiên Chúa: Ngài thực sự là lang quân của Đức Maria và cha của Chúa Giêsu.
Phải thú nhận là không dễ dầu gì để xác định cái “tính cách” của tình phụ tử giữa thánh Giuse và Chúa Giêsu…nếu chỉ hiểu tình “cha – con” theo cái nghĩa đơn thuần mang tính sản sinh phần xác của một đứa trẻ. Không phải Giuse chỉ là cha của Giêsu theo Luật cũng như trong mắt những người cùng thôn làng với Ngài. Cũng không phải Ngài chỉ an phận với vai trò “cha nuôi” của Chúa Giêsu.
Thực tế còn sâu xa hơn nhiều. Chính trong thâm tình của “Gia Đình Thánh” ở Nazareth, Giuse chưa bao giờ được coi như có một vai trò nào khác ngoài vai trò là cha của Chúa Giêsu…và câu hỏi đầy xúc động của Maria khi tìm lại được Con Trẻ ở Đền Thờ là một minh chứng: “ Này Con ! Cha con và mẹ…” (Lc 2,48). Đồng thời Chúa Giêsu luôn luôn vâng phục Ngài như cha của mình trong suốt “những năm tháng ẩn dật” mà tác giả Robert Aron đã từng tái xây dựng cách vô cùng tinh tế trong tác phẩm của mình. Dĩ nhiên là trên tất cả – trong sứ vụ của mình – Đức Giêsu luôn hướng về “Cha của mình ở trên trời”, Đấng mà Ngài là Con từ muôn muôn thủa…Thế nhưng sự việc mà Ngài đã muốn gọi một con người với cùng một danh xưng “abba: cha ơi !” như thế cho thấy cái mức độ Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể đã ước muốn trở nên một đứa trẻ hoàn toàn giống với những trẻ thơ khác như thế nào !
Qua đo, con người “nhìn thấy” mầu nhiệm ẩn dấu trong cái tình phụ tử nhân loại ấy. Anh thợ làng Nazareth chỉ có thể trở thành cha của Chúa Giêsu khi chính anh là hình ảnh của Cha trên trời: và cũng vì như thế đó…mà chúng ta lúng túng trong việc định vị mức độ thánh của Ngài. Chúng ta cũng nghiệm tưởng ra được tình yêu “con – cha” nơi Đức Giêsu – Đấng thật dễ dàng để chiêm ngưỡng nơi người cha trần gian của mình sự diễn tả hoàn hảo nhất của tình Cha thiên quốc.
Cho nên ai trong chúng ta – khi muốn noi gương chân tình của Chúa Giêsu – lại có thể lãng quên thánh cả Giuse cho được?
Thánh sử Mattheo.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:19 28/11/2010
Thánh sử Mattheo.
Theo lịch Phụng vụ của Gíao Hội Công giáo, Tin mừng, còn gọi là Phúc âm, Chúa Giêsu luân phiên theo thứ tự năm A, B và C được đọc công bố trong các Thánh lễ ngày Chúa nhật.
Tin mừng Chúa Giêsu được viết theo Thánh sử Mattheo cho năm A.
Tin mừng Chúa Giêsu được trước tác theo Thánh sử Marco cho năm B.
Tin mừng Chúa Giêsu được soạn thảo theo Thánh sử Luca cho năm C.
Bắt đầu từ tuần lễ Chúa nhật mùa Vọng, ngày 28.11.2010 đến hết tuần lễ Chúa nhật thứ 34. ngày 20.11.2011, Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh sử Mattheo cho năm phụng vụ A là phần giáo lý chính trong các Thánh lễ.
Thánh sử Matheo là ai? Và Tin mừng Chúa Giêsu do thánh sử Mattheo viết thuật lại thế nào?
1. Mattheo, người thu thuế được kêu gọi
Không có sử sách nào ghi lại khai sinh căn cước của vị Thánh sử này. Nhưng theo Tin mừng do Thánh sử Marco và Thánh sử Luca thuật lại, Matheo là một người Do Thái làm nghề thu thuế có tên là Levi, quê quán ở Carphanaum vùng miền gần bờ hồ Genezareth, và được Chúa Giêsu kêu gọi làm Môn đệ: “Hãy theo theo Ta!” ( Mc 2,13-14; Lc 5,27-28). Và chính Mattheo cũng viết thuật lại như thế trong Phúc âm do Ông viết ( Mt 9,9).
Theo truyền thuyết kể lại, sau khi Thánh nhân viết xong Tin mừng Chúa Giêsu, Ông di chuyển đến miền Mesopotamien và Aethiopien rao giảng Tin mừng Chúa Giêsu. Nơi đó Thánh nhân đã xây dựng Thánh đường cùng Tu viện, thành công việc loan truyền tin mừng nước Thiên Chúa. Nhưng sau cùng Thánh nhân bị người nhà vua dùng gươm kiếm đâm chết ở chân bàn thờ trong thánh đường.
Nhưng cũng có tương truyền thuật lại Thánh nhân bị ném đá tới chết, hay bị đốt thiêu sống trong lò lửa.
Thi hài ( xương tích)Thánh Mattheo từ năm 954 còn lưu giữ ở nhà thờ chính tòa Salermo. Năm 1085 Đức giaó hoàng Gregor VII. đã làm phép thánh hiến. Và chẳng mấy chốc nơi đó đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng trong khắp vùng.
Thánh Mattheo, theo Phúc âm thuật lại, là một trong 12 Môn đệ được Chúa trực tiếp tuyển chọn kêu gọi, và sai đi tiếp tục công việc làm chứng loan truyền cùng xây dựng Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Nhưng Thánh nhân còn là người viết sử thuật lại cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu.
2. Mattheo, người viết sử thánh
Xưa nay trong các hình vẽ hay tượng tạc Thánh sử Mattheo ngồi bàn viết tay cầm bút lông và trên đầu phía sau có hình Thiên Thần. Hay cũng có hình vẽ tạc Thánh nhân là một người có đôi cánh như Thiên Thần.
Điều này nói lên Thánh nhân viết Phúc âm Chúa Giêsu được Thiên Chúa soi sáng hướng dẫn
Biểu tượng đó cũng nói lên nét đặc thù của vị Thánh sử này.
Ngay chương mở đầu của Phúc âm ( Mt 1,1-17) Mattheo đã viết thuật lại thứ tự dòng dõi nguồn gốc gia phả của Chúa Giêsu.
Với chi tiết biên niên sử này Thánh sử Matheo muốn nhấn mạnh đến nguồn gốc Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế từ trời cao xuống trần gian làm người. Chúa Giêsu là một con người có xuất xứ nguồn gốc trong xã hội loài người. Ngài là Con Thiên Chúa sinh xuống trần gian làm người có tổ tiên, dòng dõi họ hàng gia đình.
Chúa Giêsu là một người như mọi người trong xã hội. Nhưng con người đó mang trong mình bản tính cùng sứ mạng của Thiên Chúa.
Thánh sử Mattheo viết thuật lại duy nhất trong phúc âm ( Mt 2,1-12) ba nhà chiêm tinh tìm đến thăm viếng thờ lạy Vua Hài nhi Giêsu ở hang chuồng súc vật Bethlehem, lúc Chúa sinh ra.
Trong dòng lịch sử, người ta đã tìm đặt tên cho ba nhà chiêm tinh đó là Caspar, Melchior và Balthasar. Nhưng không có gì chắc chắn tên của họ đúng như thế.
Rồi ba món tặng vật của ba nhà Chiêm tinh tặng hài nhi Giêsu là Vàng, Nhũ hương và Mộc dược, cũng được cắt nghĩa như vàng cho Vua, Nhũ hương cho Thiên Chúa và Mộc dược cho tẩm liệm xác sau này.
Lối cắt nghĩa này phù hợp theo tâm tình đạo đức thờ kính sâu thẳm nhiều hơn.
Nhưng có lẽ Thánh Mattheo qua tường thuật về ba nhà Chiêm tinh từ phương trời xa lạ vượt đường núi sa mạc tìm đến thờ lạy hài Nhi Giêsu, muốn nói lên ý nghĩa tòan dân thiên hạ dù ở nơi chốn xa xôi tuôn tìm đến Giáo Hội Chúa Giêsu. (Isaia 60, 1-6).
Phúc âm theo thánh sử Mattheo viết, theo khoa nghiên cứu, rất nhiều đoạn chương trùng hợp giống với Phúc âm theo các thánh sử Marco và Luca cũng viết như vậy. Do đó các nhà nghiên cứu khoa Kinh Thánh gọi ba Phúc âm nay là Phúc âm nhất lãm (Synoptik).
Trong Phúc âm theo Thánh sử Matheo vai trò đứng đầu Gíao hội Chúa Giêsu của Thánh Phero được nhấn mạnh nổi bật hơn hết.
Cũng như nơi phúc âm Theo Thánh sử Marco ( 8,27-30) và theo Thánh sử Luca ( 9,18-21), Thánh Phero đại diện anh em Tông đồ tuyên xưng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa hằng sống. Nhưng Thánh sử Mattheo còn thuật viết thêm: Chúa Giêsu trao quyền bính chìa khóa nước trời đứng đầu Giáo hội Chúa Giêsu ở trần gian cho Thánh Phero. (Mt 16, 18-19)
Cũng theo các nhà nghiên cứu Kinh Thánh bản Phúc âm theo thánh sử Mattheo viết để lại cho Giáo Hội được viết vào năm 70 thế kỷ thứ nhất sau Chúa Giáng sinh.
Ông viết phúc âm giáo lý Chúa Giêsu Kitô muốn trình bày cho người Do Thái về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế mà toàn dân trông đợi mong chờ đã đến giữa con người trong xã hội. Nơi chốn Thánh sử viết bản Phúc âm ở vùng Palästina và Syrien.
Phúc âm Chúa Giêsu do Thánh sử Mattheo viết gồm 28 chương, dài hơn Phúc âm theo các Thánh sử khác Marco có 16 chương; Luca có 24 chương và Gioan có 21 chương.
3. Những đoạn quan trọng trong Phúc âm Matheo
1. Bài gỉang Tám mối phúc thật ( Mt 5,1-12)
2.Kinh lạy Cha ( Mt 6,9-13)
3. Lời kêu gọi tìm đến sự nâng đỡ an ủi của Chúa Giêsu ( Mt 11,28-30)
4. Ngày phán xét chung ( Mt 25, 13-46)
5. Sai đi rao giảng và làm phép rửa ( 28,16-20).
Theo lịch Phụng vụ của Gíao Hội Công giáo, Tin mừng, còn gọi là Phúc âm, Chúa Giêsu luân phiên theo thứ tự năm A, B và C được đọc công bố trong các Thánh lễ ngày Chúa nhật.
Tin mừng Chúa Giêsu được viết theo Thánh sử Mattheo cho năm A.
Tin mừng Chúa Giêsu được trước tác theo Thánh sử Marco cho năm B.
Tin mừng Chúa Giêsu được soạn thảo theo Thánh sử Luca cho năm C.
Bắt đầu từ tuần lễ Chúa nhật mùa Vọng, ngày 28.11.2010 đến hết tuần lễ Chúa nhật thứ 34. ngày 20.11.2011, Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh sử Mattheo cho năm phụng vụ A là phần giáo lý chính trong các Thánh lễ.
Thánh sử Matheo là ai? Và Tin mừng Chúa Giêsu do thánh sử Mattheo viết thuật lại thế nào?
1. Mattheo, người thu thuế được kêu gọi
Không có sử sách nào ghi lại khai sinh căn cước của vị Thánh sử này. Nhưng theo Tin mừng do Thánh sử Marco và Thánh sử Luca thuật lại, Matheo là một người Do Thái làm nghề thu thuế có tên là Levi, quê quán ở Carphanaum vùng miền gần bờ hồ Genezareth, và được Chúa Giêsu kêu gọi làm Môn đệ: “Hãy theo theo Ta!” ( Mc 2,13-14; Lc 5,27-28). Và chính Mattheo cũng viết thuật lại như thế trong Phúc âm do Ông viết ( Mt 9,9).
Theo truyền thuyết kể lại, sau khi Thánh nhân viết xong Tin mừng Chúa Giêsu, Ông di chuyển đến miền Mesopotamien và Aethiopien rao giảng Tin mừng Chúa Giêsu. Nơi đó Thánh nhân đã xây dựng Thánh đường cùng Tu viện, thành công việc loan truyền tin mừng nước Thiên Chúa. Nhưng sau cùng Thánh nhân bị người nhà vua dùng gươm kiếm đâm chết ở chân bàn thờ trong thánh đường.
Nhưng cũng có tương truyền thuật lại Thánh nhân bị ném đá tới chết, hay bị đốt thiêu sống trong lò lửa.
Thi hài ( xương tích)Thánh Mattheo từ năm 954 còn lưu giữ ở nhà thờ chính tòa Salermo. Năm 1085 Đức giaó hoàng Gregor VII. đã làm phép thánh hiến. Và chẳng mấy chốc nơi đó đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng trong khắp vùng.
Thánh Mattheo, theo Phúc âm thuật lại, là một trong 12 Môn đệ được Chúa trực tiếp tuyển chọn kêu gọi, và sai đi tiếp tục công việc làm chứng loan truyền cùng xây dựng Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Nhưng Thánh nhân còn là người viết sử thuật lại cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu.
2. Mattheo, người viết sử thánh
Xưa nay trong các hình vẽ hay tượng tạc Thánh sử Mattheo ngồi bàn viết tay cầm bút lông và trên đầu phía sau có hình Thiên Thần. Hay cũng có hình vẽ tạc Thánh nhân là một người có đôi cánh như Thiên Thần.
Điều này nói lên Thánh nhân viết Phúc âm Chúa Giêsu được Thiên Chúa soi sáng hướng dẫn
Biểu tượng đó cũng nói lên nét đặc thù của vị Thánh sử này.
Ngay chương mở đầu của Phúc âm ( Mt 1,1-17) Mattheo đã viết thuật lại thứ tự dòng dõi nguồn gốc gia phả của Chúa Giêsu.
Với chi tiết biên niên sử này Thánh sử Matheo muốn nhấn mạnh đến nguồn gốc Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế từ trời cao xuống trần gian làm người. Chúa Giêsu là một con người có xuất xứ nguồn gốc trong xã hội loài người. Ngài là Con Thiên Chúa sinh xuống trần gian làm người có tổ tiên, dòng dõi họ hàng gia đình.
Chúa Giêsu là một người như mọi người trong xã hội. Nhưng con người đó mang trong mình bản tính cùng sứ mạng của Thiên Chúa.
Thánh sử Mattheo viết thuật lại duy nhất trong phúc âm ( Mt 2,1-12) ba nhà chiêm tinh tìm đến thăm viếng thờ lạy Vua Hài nhi Giêsu ở hang chuồng súc vật Bethlehem, lúc Chúa sinh ra.
Trong dòng lịch sử, người ta đã tìm đặt tên cho ba nhà chiêm tinh đó là Caspar, Melchior và Balthasar. Nhưng không có gì chắc chắn tên của họ đúng như thế.
Rồi ba món tặng vật của ba nhà Chiêm tinh tặng hài nhi Giêsu là Vàng, Nhũ hương và Mộc dược, cũng được cắt nghĩa như vàng cho Vua, Nhũ hương cho Thiên Chúa và Mộc dược cho tẩm liệm xác sau này.
Lối cắt nghĩa này phù hợp theo tâm tình đạo đức thờ kính sâu thẳm nhiều hơn.
Nhưng có lẽ Thánh Mattheo qua tường thuật về ba nhà Chiêm tinh từ phương trời xa lạ vượt đường núi sa mạc tìm đến thờ lạy hài Nhi Giêsu, muốn nói lên ý nghĩa tòan dân thiên hạ dù ở nơi chốn xa xôi tuôn tìm đến Giáo Hội Chúa Giêsu. (Isaia 60, 1-6).
Phúc âm theo thánh sử Mattheo viết, theo khoa nghiên cứu, rất nhiều đoạn chương trùng hợp giống với Phúc âm theo các thánh sử Marco và Luca cũng viết như vậy. Do đó các nhà nghiên cứu khoa Kinh Thánh gọi ba Phúc âm nay là Phúc âm nhất lãm (Synoptik).
Trong Phúc âm theo Thánh sử Matheo vai trò đứng đầu Gíao hội Chúa Giêsu của Thánh Phero được nhấn mạnh nổi bật hơn hết.
Cũng như nơi phúc âm Theo Thánh sử Marco ( 8,27-30) và theo Thánh sử Luca ( 9,18-21), Thánh Phero đại diện anh em Tông đồ tuyên xưng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa hằng sống. Nhưng Thánh sử Mattheo còn thuật viết thêm: Chúa Giêsu trao quyền bính chìa khóa nước trời đứng đầu Giáo hội Chúa Giêsu ở trần gian cho Thánh Phero. (Mt 16, 18-19)
Cũng theo các nhà nghiên cứu Kinh Thánh bản Phúc âm theo thánh sử Mattheo viết để lại cho Giáo Hội được viết vào năm 70 thế kỷ thứ nhất sau Chúa Giáng sinh.
Ông viết phúc âm giáo lý Chúa Giêsu Kitô muốn trình bày cho người Do Thái về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế mà toàn dân trông đợi mong chờ đã đến giữa con người trong xã hội. Nơi chốn Thánh sử viết bản Phúc âm ở vùng Palästina và Syrien.
Phúc âm Chúa Giêsu do Thánh sử Mattheo viết gồm 28 chương, dài hơn Phúc âm theo các Thánh sử khác Marco có 16 chương; Luca có 24 chương và Gioan có 21 chương.
3. Những đoạn quan trọng trong Phúc âm Matheo
1. Bài gỉang Tám mối phúc thật ( Mt 5,1-12)
2.Kinh lạy Cha ( Mt 6,9-13)
3. Lời kêu gọi tìm đến sự nâng đỡ an ủi của Chúa Giêsu ( Mt 11,28-30)
4. Ngày phán xét chung ( Mt 25, 13-46)
5. Sai đi rao giảng và làm phép rửa ( 28,16-20).
Ánh sáng cho người nghèo
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
10:31 28/11/2010
Có một câu đố vui như thế này: “Ở Việt nam, trong các cơ quan nhà nước người ta thường hay ngồi chơi xơi nước, nhưng có một người không bao giờ được ngồi chơi xơi nước. Người đó là ai?” Chắc ai cũng đoán được câu trả lời: “Đó là người đun và pha nước cho người ta xơi”.
Đây không hoàn toàn là chuyện đùa cho vui, mà phảng phất đâu đó một nỗi buồn về nhiều vấn đề xã hội. Có những con người sống và làm việc với tất cả những ưu đãi và cũng có những con người âm thầm, lam lũ, nghèo khổ và chấp nhận phận đời như một bóng tối đi theo lạnh lùng.
Hơn bảy mươi năm trước, trong truyện ngắn Cô Hàng Xén, Thạch Lam mô tả một thiếu phụ nghèo với giọng văn xót xa “Cái vòng đen của rặng tre làng Bàng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc. Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày kia như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau nào trong ngõ tối.”
Bây giờ sau bảy mươi năm, hình ảnh cô Tâm ấy vẫn còn nhiều, rất nhiều, ngay ở thành phố lớn như thành phố Sàigòn này. Thật xót xa khi mỗi tối trên đường về, chúng ta nhìn thấy những ánh đèn sang trọng, những bữa tiệc linh đình và lối sống hoàng cung bên cạnh những bóng người lặng lẽ kiếm từng đồng bạc cắc hay những em bé đen đúa gầy gò đứng nhìn những xa hoa dư dật.
Vẫn biết rằng xã hội nào cũng có người nghèo kẻ giàu. Nhưng cái xót xa là ở chỗ người nghèo ở đây đã bị đẩy đến tận cùng của số phận và dường như không có chút hy vọng nào cho ngày mai. Hơn nữa, người nghèo ở đây không được bảo trợ bởi những người có trách nhiệm hay chính sách tài chánh nào. Khi một con người không còn niềm hy vọng thì quả là đau đớn và xót xa.
Ý định nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa là ban cho con người mà Ngài tạo thành một đời sống dư đầy, phong phú. Không phải ngẫu nhiên mà trình thuật Sáng Thế kể lại rằng Chúa tạo nên ánh sáng ngay ở giai đoạn thứ nhất. Phải chăng thánh ký muốn nhấn mạnh điều này: Chúa muốn chiếu ánh sáng của Ngài trên mọi loài thụ tạo, nhất là con người, không trừ ai.
Không biết có cần nhắc lại rằng con người là hình ảnh của chính Đấng tạo tác nên họ bởi vì họ có nhân vị với lý trí và tự do. Nhưng con người cũng là hình ảnh Ngài vì họ sống liên đới, chia sẻ trong yêu thương. Và chính việc phân phát ánh sáng Thiên Chúa cho nhau làm cho thế giới này ngày càng đáng sống.
Tôi dùng thẻ Find (Ctrl-F) trong Word để đếm thử Kinh Thánh dùng từ ánh sáng bao nhiêu lần, thì con số là 134 lần (có thể có thiếu sót). Đáng chú ý là trong đó riêng sách Gióp đã dùng từ này 15 lần và sách Isaia 21 lần. (Sách Gióp viết về một con người đã mất tất cả của cải trần gian và sống hoàn toàn nghèo khổ và phó thác. Sách Isaia tiên báo ơn Cứu độ cho người nghèo). Điều này có nghĩa như thế nào nếu không phải là ánh sáng của Thiên Chúa trước hết dành cho người nghèo, là phần sót lại của một dân vốn đã phân tán vì bất tuân và phải lưu đày.
Thánh Vịnh 39 viết: “Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.” Trong đại hội, chúng ta loan truyền đức công minh Chúa trước hết là ở chỗ biết loan báo ơn giải thoát cho những “anh em hèn mọn nhất” của Chúa.
Trong các bài Tham Luận trong Đại Hội Dân Chúa, người ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng người nghèo, người bé nhỏ. Và hy vọng đó cũng sẽ là hạt men làm dậy nên những hành động thiết thực cho tầng lớp đang rất cô thế giữa xã hội nhiễu nhương này.
Những biến cố vừa xảy ra trong vài năm gần đầy rõ ràng đã gây hiểu lầm nơi nhiều thành phần dân Chúa. Người nghèo có quyền tin rằng các Mục Tử đang âm thầm đứng về phía họ, chiếu ánh sáng của Thiên Chúa lên cuộc đời họ.
Mùa Vọng lại trở về. Sống tâm tình Mùa Vọng chính là sống chia sẻ, chia sẻ ánh sáng của ơn Cứu chuộc cho nhau, và cũng là chia sẻ từng thao thức của nhau trong ánh sáng ấy. Và ai trong chúng ta cũng thấy nao nức khi nghe bài thánh ca “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời.” Chúng ta tin rằng sương và mưa làm màu mỡ mặt đất này đang đổ xuống trên dân nghèo chung quanh chúng ta, và là chính chúng ta nữa.
Đây không hoàn toàn là chuyện đùa cho vui, mà phảng phất đâu đó một nỗi buồn về nhiều vấn đề xã hội. Có những con người sống và làm việc với tất cả những ưu đãi và cũng có những con người âm thầm, lam lũ, nghèo khổ và chấp nhận phận đời như một bóng tối đi theo lạnh lùng.
Hơn bảy mươi năm trước, trong truyện ngắn Cô Hàng Xén, Thạch Lam mô tả một thiếu phụ nghèo với giọng văn xót xa “Cái vòng đen của rặng tre làng Bàng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc. Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày kia như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau nào trong ngõ tối.”
Bây giờ sau bảy mươi năm, hình ảnh cô Tâm ấy vẫn còn nhiều, rất nhiều, ngay ở thành phố lớn như thành phố Sàigòn này. Thật xót xa khi mỗi tối trên đường về, chúng ta nhìn thấy những ánh đèn sang trọng, những bữa tiệc linh đình và lối sống hoàng cung bên cạnh những bóng người lặng lẽ kiếm từng đồng bạc cắc hay những em bé đen đúa gầy gò đứng nhìn những xa hoa dư dật.
Vẫn biết rằng xã hội nào cũng có người nghèo kẻ giàu. Nhưng cái xót xa là ở chỗ người nghèo ở đây đã bị đẩy đến tận cùng của số phận và dường như không có chút hy vọng nào cho ngày mai. Hơn nữa, người nghèo ở đây không được bảo trợ bởi những người có trách nhiệm hay chính sách tài chánh nào. Khi một con người không còn niềm hy vọng thì quả là đau đớn và xót xa.
Ý định nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa là ban cho con người mà Ngài tạo thành một đời sống dư đầy, phong phú. Không phải ngẫu nhiên mà trình thuật Sáng Thế kể lại rằng Chúa tạo nên ánh sáng ngay ở giai đoạn thứ nhất. Phải chăng thánh ký muốn nhấn mạnh điều này: Chúa muốn chiếu ánh sáng của Ngài trên mọi loài thụ tạo, nhất là con người, không trừ ai.
Không biết có cần nhắc lại rằng con người là hình ảnh của chính Đấng tạo tác nên họ bởi vì họ có nhân vị với lý trí và tự do. Nhưng con người cũng là hình ảnh Ngài vì họ sống liên đới, chia sẻ trong yêu thương. Và chính việc phân phát ánh sáng Thiên Chúa cho nhau làm cho thế giới này ngày càng đáng sống.
Tôi dùng thẻ Find (Ctrl-F) trong Word để đếm thử Kinh Thánh dùng từ ánh sáng bao nhiêu lần, thì con số là 134 lần (có thể có thiếu sót). Đáng chú ý là trong đó riêng sách Gióp đã dùng từ này 15 lần và sách Isaia 21 lần. (Sách Gióp viết về một con người đã mất tất cả của cải trần gian và sống hoàn toàn nghèo khổ và phó thác. Sách Isaia tiên báo ơn Cứu độ cho người nghèo). Điều này có nghĩa như thế nào nếu không phải là ánh sáng của Thiên Chúa trước hết dành cho người nghèo, là phần sót lại của một dân vốn đã phân tán vì bất tuân và phải lưu đày.
Thánh Vịnh 39 viết: “Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.” Trong đại hội, chúng ta loan truyền đức công minh Chúa trước hết là ở chỗ biết loan báo ơn giải thoát cho những “anh em hèn mọn nhất” của Chúa.
Trong các bài Tham Luận trong Đại Hội Dân Chúa, người ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng người nghèo, người bé nhỏ. Và hy vọng đó cũng sẽ là hạt men làm dậy nên những hành động thiết thực cho tầng lớp đang rất cô thế giữa xã hội nhiễu nhương này.
Những biến cố vừa xảy ra trong vài năm gần đầy rõ ràng đã gây hiểu lầm nơi nhiều thành phần dân Chúa. Người nghèo có quyền tin rằng các Mục Tử đang âm thầm đứng về phía họ, chiếu ánh sáng của Thiên Chúa lên cuộc đời họ.
Mùa Vọng lại trở về. Sống tâm tình Mùa Vọng chính là sống chia sẻ, chia sẻ ánh sáng của ơn Cứu chuộc cho nhau, và cũng là chia sẻ từng thao thức của nhau trong ánh sáng ấy. Và ai trong chúng ta cũng thấy nao nức khi nghe bài thánh ca “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời.” Chúng ta tin rằng sương và mưa làm màu mỡ mặt đất này đang đổ xuống trên dân nghèo chung quanh chúng ta, và là chính chúng ta nữa.
Sống Mùa Vọng
Lm. Thái Nguyên
12:30 28/11/2010
Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, từ động từ Advenire, tiếng Anh là Advent, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”.
Chữ Vọng theo từ điển Hán-Việt có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất 妄 (gồm chữa Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả. Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Td: vọng ngữ, vọng chấp, vọng niệm.
Nghĩa thứ hai望 (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt[1] và chữ vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ. Chữ Vọng này mới là hy vọng. Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi. Td: Vọng bái hay Vọng nhựt vào ngày rằm âm lịch.
Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
1/ Mùa Vọng là Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Kỷ niệm ở đây không đơn thuần là hoài niệm, không chỉ là những hình ảnh hay biến bố để ghi nhớ, nhưng là một thực tại để sống.
Mùa Vọng trước tiên là Mùa để chúng ta sống lại lịch sử ơn cứu độ của Đức Kitô trong cuộc đời mình, bắt đầu từ việc dân Do thái mong đợi và chuẩn bị Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" họ khỏi ách nô lệ, đặc biệt là nô lệ tội lỗi. Isaia đã loan báo, Gioan Tẩy Giả đã dọn đường, dân chúng cũng đã chịu phép rửa sám hối để đón nhận Đấng Messia.
Đấng Messia là Đức Kitô đã đến, ban đầu người ta cũng hồ hỡi đón nhận Ngài, nhưng rồi thấy Ngài là Đấng không giống như mình nghĩ, không hành động như mình mong, không thực hiện những điều như mình muốn, nên người ta dần dần bỏ Ngài. Hơn nữa, vì quyền hành và tham vọng, vì kiêu căng và lòng chai dạ đá, nên các vị lãnh đạo tôn giáo muốn khai trừ Ngài.
Quả thật, “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Người Do Thái đã muốn nắn đúc Vị Cứu Tinh theo ý đồ và tham vọng của họ, muốn đúc khuôn một Vị Cứu Thế theo quan niệm và mơ ước của họ, nên đã không nhận ra hay không muốn nhận ra Ngài. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã chết cho những ảo tưởng, kiêu căng và tội lỗi của họ, và thật ra cũng là của nhân loại, của mỗi người chúng ta.
Cho tới ngày nay họ vẫn còn gục đều vào bức tường than khóc để chờ đợi một Đấng Messia như lòng họ mong ước, chứ không như Thiên Chúa ước mong. Như vậy, sống lại lịch sử của ơn cứu độ trong Mùa vọng là để chúng ta xác tín rằng, thái độ mong đợi và chuẩn bị Chúa đến trước tiên phải là hành vi tẩy não và thanh lọc cuộc sống mình, để không rơi vào tình trạng vong thân và lạc mất cứu độ như dân Do Thái xưa.
Nói đến tẩy não là vì trong đầu óc ta đầy những tạp niệm, định kiến, thành kiến, thiên kiến; cũng như những hình dung và quan niệm lệch lạc hoặc thiếu xót về Thiên Chúa, về chính mình và tha nhân, để từ đó sáng lên một cái nhìn trung thực, đúng đắn, rõ ràng và thâm sâu về mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa.
Nói đến thanh lọc là vì bản thân ta luôn dễ bị ô nhiễm bởi nhiều ham muốn, đam mê, dục vọng, khiến ta sa lạc, và nô lệ cho tội lỗi. Tội lỗi làm tâm trí ta trở nên đen tối không còn khả năng nhận diện và gặp gỡ Chúa. Vì thế, tẩy não và thanh lọc bản thân điều kiện tối cần. Đó cũng là hành vi tự cứu độ mình trước khi đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.
2/ Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế. Ngày đó cũng là ngày “không ngờ”, ngày mà “Con Người sẽ ngự đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả!” để xét xử phân minh. Tuy nhiên đối với những ai có lòng tin nơi Đấng Cứu Thế, và sống theo Phúc Âm của Ngài, thì ngày đó, không đáng kinh khiếp, nhưng lại là “Ngày Giải Thoát” để bước vào miền hạnh phúc viên mãn của cuộc sống “trường sinh, vinh hiển”, một “Trời Mới Đất Mới” (Is 65, 17; 66, 22; Kh 21, 1-4). Hoa quả của lòng tin chính là đức ái trong mọi tương quan hằng ngày. Tiêu chuẩn chính yếu của ngày chung thẩm không có gì khác hơn là tình yêu mến, là đức ái (x. Mt 25, 32-55).
Dostoievski có lần kể câu chuyện về một người phụ nữ ở dưới luyện ngục, tha thiết xin thánh Phêrô cho lên thiên đàng. Thánh nhân yêu cầu bà nhớ lại xem đã làm được điều gì tốt để ngài có thể dựa vào lý do đó mà xét cho vào Thiên đàng. Người phụ nữ nhìn lại thật tỉ mỉ cuộc đời và nhớ chắc chắn đã có lần cho lão ăn mày khốn khổ một củ hành. Bà vội trình với thánh Phêrô và ngài phán, vì ngươi đã cho kẻ khó một củ hành nên bây giờ ta sẽ cột sợi dây vào củ hành thả xuống luyện ngục, rồi ngươi cứ bám vào đó, ta sẽ kéo lên. Thế là người phụ nữ bám chặt vào củ hành để thánh Phêrô kéo lên. Khổ nỗi khi thấy bà được kéo lên, những người khác nhao nhao xin theo và bà ra sức dẫy dụa đạp họ xuống, vừa đạp vừa la “một mình tao lên thôi”! Nhưng vì dẫy dụa quá nên sợi chỉ đứt luôn và bà vẫn ở lại chỗ cũ.
Tới lúc lên thiên đàng mà vẫn còn ích kỷ. Câu chuyện này có thể làm ta liên tưởng đến hình ảnh các nhân vật tư tế và trợ tế trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu (x. Lc 10) khi họ vội vã lên đền thờ mà bỏ quên tha nhân trong cảnh đau khổ. Thiếu tình yêu, thiếu bác ái với tha nhân, thì những cố gắng chu toàn các bổn phận thờ phượng có nghĩa lý gì? “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9, 13).
3- Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta. Không ai biết được ngày giờ nào, vì thế, hãy chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào!” (Mc 13, 33). Thánh Phaolô cũng khuyên: “Chúng ta mong chờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra …” và mong rằng “chúng ta bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Kitô, Chúa chúng ta ngự đến” (1Tx 5, 23)
Thường xuyên suy gẫm về sự chết là cách thế hữu hiệu nhất để sống cách tốt nhất. Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm: “Nếu tôi biết ngày mai mình sẽ chết, thì hôm nay tôi sẽ sống một ngày đẹp nhất”. Chúng ta chưa sống từng ngày đẹp nhất là vì cứ tưởng mình còn lâu mới chết. Đó cũng là cám dỗ của ma quỉ để ta mê say cuộc sống này mà mất đi sự cảnh giác.
Ai cũng dễ ham mê gây dựng cho mình một sự nghiệp trần thế, muốn có uy tín hơn, sáng giá hơn, chức vụ cao hơn, ảnh hưởng lớn hơn, mọi người nể phục hơn, làm nên những công trình to tát hơn. Ít có ai muốn sống âm thầm, hiền lành, khiêm tốn và vui lòng chịu khó, chịu khổ theo ý Chúa muốn; ít ai muốn chịu khinh khi, chịu xóa mình, chịu quên lãng, để sống cho Chúa và tha nhân. Nhưng rồi tất cả những gì chúng ta gầy dựng để mong hưởng thụ cho riêng mình đều là hư vô, vì khi nằm xuống trong lòng đất rồi thì tất cả đều chấm dứt, chẳng còn lại gì. Chẳng ai còn nhớ đến, thế hệ tương lai cũng chẳng biết ta là ai, hiện hữu cũng vậy, không hiện hữu cũng thế, duy chỉ một mình Chúa biết. Quả thật, ý nghĩa và giá trị cuộc sống của ta chỉ ở nơi Chúa mà thôi. Vì thế, đừng bao giờ tìm kiếm những gì ngoài Chúa, những gì không phải là Chúa.
4. Thực tế, Mùa Vọng là mùa chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới. Thật sự ta chẳng bao giờ xứng đáng được với chính Chúa, Đấng thánh thiện vô ngần, nhưng chỉ là bớt bất xứng hơn. Điều này đòi hỏi mỗi người cứ phải hoán cải, sửa đổi và tu chỉnh cuộc sống không ngừng, để góp phần với Chúa làm cho cuộc sống trở nên chân thật hơn, khiêm tốn hơn, yêu thương hơn, cao đẹp hơn, an bình hơn, như tiên tri Isaia đã hô hào, như Gioan Tẩy Giả đã loan báo, như trong thơ 2Phêrô 3-9 đã nhắc lại “Thiên Chúa kiên nhẫn đối với anh em; vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mỗi người đi đến chỗ ăn năn hối cải …”.
Nguyễn Trãi có câu: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một bước sa chân là ngàn đời ân hận. Quay đầu trở lại là trăm năm cơ đồ). Cần làm một cuộc trở lại cách đặc biệt trong Mùa Vọng này: trở lại với Chúa, trở lại với anh em, và trở lại với chính mình để đón nhận một sức sống mới.
Chúa Giáng Sinh không chỉ là một biến cố hồng phúc đối với Đức Maria ngày xưa, nhưng còn là một biến cố ân phúc đối với mỗi người chúng ta ngày nay. Theo cha Zundel, điều này có nghĩa là Chúa cũng muốn cho chúng ta nên giống như Đức Mẹ là cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa lớn lên trong cuộc đời mình. Đây là điều chúng ta đọc thấy trong phụng vụ lễ Giáng sinh: “Một đứa trẻ được sinh ra cho chúng ta”.
Thiên Chúa muốn sinh ra từ chúng ta cũng như chúng ta được sinh ra từ Ngài. Điều bí ẩn sâu sắc nhất của Phúc Âm, đó là Thiên Chúa muốn sinh ra từ lòng mến của chúng ta. Người ta chỉ tin vào Thiên Chúa, tin vào Phúc Âm khi bộ mặt của Chúa Giêsu lộ rõ trong đời sống của chúng ta, để từ đó ta mới có thể trao ban Chúa cách đích thực cho người khác. Mỗi lần khuôn mặt người khác được sáng lên do sự tiếp xúc với lòng bác ái của chúng ta, thì đó là nét mới của khuôn mặt Thiên Chúa được lộ ra. Nếu không như thế, thì đời sống thiêng liêng, mọi hoạt động tông đồ và truyền giáo đâu có nghĩa gì. Đó cũng chính là sự thể hiện tính cách mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Hiểu như thế và xác tín thâm sâu như vậy, chúng ta mới thấy Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa trọng đại trong từng năm của cuộc đời mình. Nhờ đó, ta biết chuẩn bị bằng cách cải đổi tâm hồn mình như thế nào để phát sinh hiệu quả ơn thánh và làm lớn mạnh công trình tình yêu mà Chúa muốn thực hiện nơi mỗi người chúng ta.
[1] Vầng trăng còn là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ mà con người hằng ngưỡng vọng. Truyền thống Phật giáo ghi nhận là hầu hết những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều diễn ra vào những đêm trăng tròn.
Chữ Vọng theo từ điển Hán-Việt có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất 妄 (gồm chữa Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả. Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Td: vọng ngữ, vọng chấp, vọng niệm.
Nghĩa thứ hai望 (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt[1] và chữ vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ. Chữ Vọng này mới là hy vọng. Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi. Td: Vọng bái hay Vọng nhựt vào ngày rằm âm lịch.
Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
1/ Mùa Vọng là Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Kỷ niệm ở đây không đơn thuần là hoài niệm, không chỉ là những hình ảnh hay biến bố để ghi nhớ, nhưng là một thực tại để sống.
Mùa Vọng trước tiên là Mùa để chúng ta sống lại lịch sử ơn cứu độ của Đức Kitô trong cuộc đời mình, bắt đầu từ việc dân Do thái mong đợi và chuẩn bị Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" họ khỏi ách nô lệ, đặc biệt là nô lệ tội lỗi. Isaia đã loan báo, Gioan Tẩy Giả đã dọn đường, dân chúng cũng đã chịu phép rửa sám hối để đón nhận Đấng Messia.
Đấng Messia là Đức Kitô đã đến, ban đầu người ta cũng hồ hỡi đón nhận Ngài, nhưng rồi thấy Ngài là Đấng không giống như mình nghĩ, không hành động như mình mong, không thực hiện những điều như mình muốn, nên người ta dần dần bỏ Ngài. Hơn nữa, vì quyền hành và tham vọng, vì kiêu căng và lòng chai dạ đá, nên các vị lãnh đạo tôn giáo muốn khai trừ Ngài.
Quả thật, “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Người Do Thái đã muốn nắn đúc Vị Cứu Tinh theo ý đồ và tham vọng của họ, muốn đúc khuôn một Vị Cứu Thế theo quan niệm và mơ ước của họ, nên đã không nhận ra hay không muốn nhận ra Ngài. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã chết cho những ảo tưởng, kiêu căng và tội lỗi của họ, và thật ra cũng là của nhân loại, của mỗi người chúng ta.
Cho tới ngày nay họ vẫn còn gục đều vào bức tường than khóc để chờ đợi một Đấng Messia như lòng họ mong ước, chứ không như Thiên Chúa ước mong. Như vậy, sống lại lịch sử của ơn cứu độ trong Mùa vọng là để chúng ta xác tín rằng, thái độ mong đợi và chuẩn bị Chúa đến trước tiên phải là hành vi tẩy não và thanh lọc cuộc sống mình, để không rơi vào tình trạng vong thân và lạc mất cứu độ như dân Do Thái xưa.
Nói đến tẩy não là vì trong đầu óc ta đầy những tạp niệm, định kiến, thành kiến, thiên kiến; cũng như những hình dung và quan niệm lệch lạc hoặc thiếu xót về Thiên Chúa, về chính mình và tha nhân, để từ đó sáng lên một cái nhìn trung thực, đúng đắn, rõ ràng và thâm sâu về mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa.
Nói đến thanh lọc là vì bản thân ta luôn dễ bị ô nhiễm bởi nhiều ham muốn, đam mê, dục vọng, khiến ta sa lạc, và nô lệ cho tội lỗi. Tội lỗi làm tâm trí ta trở nên đen tối không còn khả năng nhận diện và gặp gỡ Chúa. Vì thế, tẩy não và thanh lọc bản thân điều kiện tối cần. Đó cũng là hành vi tự cứu độ mình trước khi đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.
2/ Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế. Ngày đó cũng là ngày “không ngờ”, ngày mà “Con Người sẽ ngự đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả!” để xét xử phân minh. Tuy nhiên đối với những ai có lòng tin nơi Đấng Cứu Thế, và sống theo Phúc Âm của Ngài, thì ngày đó, không đáng kinh khiếp, nhưng lại là “Ngày Giải Thoát” để bước vào miền hạnh phúc viên mãn của cuộc sống “trường sinh, vinh hiển”, một “Trời Mới Đất Mới” (Is 65, 17; 66, 22; Kh 21, 1-4). Hoa quả của lòng tin chính là đức ái trong mọi tương quan hằng ngày. Tiêu chuẩn chính yếu của ngày chung thẩm không có gì khác hơn là tình yêu mến, là đức ái (x. Mt 25, 32-55).
Dostoievski có lần kể câu chuyện về một người phụ nữ ở dưới luyện ngục, tha thiết xin thánh Phêrô cho lên thiên đàng. Thánh nhân yêu cầu bà nhớ lại xem đã làm được điều gì tốt để ngài có thể dựa vào lý do đó mà xét cho vào Thiên đàng. Người phụ nữ nhìn lại thật tỉ mỉ cuộc đời và nhớ chắc chắn đã có lần cho lão ăn mày khốn khổ một củ hành. Bà vội trình với thánh Phêrô và ngài phán, vì ngươi đã cho kẻ khó một củ hành nên bây giờ ta sẽ cột sợi dây vào củ hành thả xuống luyện ngục, rồi ngươi cứ bám vào đó, ta sẽ kéo lên. Thế là người phụ nữ bám chặt vào củ hành để thánh Phêrô kéo lên. Khổ nỗi khi thấy bà được kéo lên, những người khác nhao nhao xin theo và bà ra sức dẫy dụa đạp họ xuống, vừa đạp vừa la “một mình tao lên thôi”! Nhưng vì dẫy dụa quá nên sợi chỉ đứt luôn và bà vẫn ở lại chỗ cũ.
Tới lúc lên thiên đàng mà vẫn còn ích kỷ. Câu chuyện này có thể làm ta liên tưởng đến hình ảnh các nhân vật tư tế và trợ tế trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu (x. Lc 10) khi họ vội vã lên đền thờ mà bỏ quên tha nhân trong cảnh đau khổ. Thiếu tình yêu, thiếu bác ái với tha nhân, thì những cố gắng chu toàn các bổn phận thờ phượng có nghĩa lý gì? “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9, 13).
3- Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta. Không ai biết được ngày giờ nào, vì thế, hãy chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào!” (Mc 13, 33). Thánh Phaolô cũng khuyên: “Chúng ta mong chờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra …” và mong rằng “chúng ta bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Kitô, Chúa chúng ta ngự đến” (1Tx 5, 23)
Thường xuyên suy gẫm về sự chết là cách thế hữu hiệu nhất để sống cách tốt nhất. Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm: “Nếu tôi biết ngày mai mình sẽ chết, thì hôm nay tôi sẽ sống một ngày đẹp nhất”. Chúng ta chưa sống từng ngày đẹp nhất là vì cứ tưởng mình còn lâu mới chết. Đó cũng là cám dỗ của ma quỉ để ta mê say cuộc sống này mà mất đi sự cảnh giác.
Ai cũng dễ ham mê gây dựng cho mình một sự nghiệp trần thế, muốn có uy tín hơn, sáng giá hơn, chức vụ cao hơn, ảnh hưởng lớn hơn, mọi người nể phục hơn, làm nên những công trình to tát hơn. Ít có ai muốn sống âm thầm, hiền lành, khiêm tốn và vui lòng chịu khó, chịu khổ theo ý Chúa muốn; ít ai muốn chịu khinh khi, chịu xóa mình, chịu quên lãng, để sống cho Chúa và tha nhân. Nhưng rồi tất cả những gì chúng ta gầy dựng để mong hưởng thụ cho riêng mình đều là hư vô, vì khi nằm xuống trong lòng đất rồi thì tất cả đều chấm dứt, chẳng còn lại gì. Chẳng ai còn nhớ đến, thế hệ tương lai cũng chẳng biết ta là ai, hiện hữu cũng vậy, không hiện hữu cũng thế, duy chỉ một mình Chúa biết. Quả thật, ý nghĩa và giá trị cuộc sống của ta chỉ ở nơi Chúa mà thôi. Vì thế, đừng bao giờ tìm kiếm những gì ngoài Chúa, những gì không phải là Chúa.
4. Thực tế, Mùa Vọng là mùa chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới. Thật sự ta chẳng bao giờ xứng đáng được với chính Chúa, Đấng thánh thiện vô ngần, nhưng chỉ là bớt bất xứng hơn. Điều này đòi hỏi mỗi người cứ phải hoán cải, sửa đổi và tu chỉnh cuộc sống không ngừng, để góp phần với Chúa làm cho cuộc sống trở nên chân thật hơn, khiêm tốn hơn, yêu thương hơn, cao đẹp hơn, an bình hơn, như tiên tri Isaia đã hô hào, như Gioan Tẩy Giả đã loan báo, như trong thơ 2Phêrô 3-9 đã nhắc lại “Thiên Chúa kiên nhẫn đối với anh em; vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mỗi người đi đến chỗ ăn năn hối cải …”.
Nguyễn Trãi có câu: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một bước sa chân là ngàn đời ân hận. Quay đầu trở lại là trăm năm cơ đồ). Cần làm một cuộc trở lại cách đặc biệt trong Mùa Vọng này: trở lại với Chúa, trở lại với anh em, và trở lại với chính mình để đón nhận một sức sống mới.
Chúa Giáng Sinh không chỉ là một biến cố hồng phúc đối với Đức Maria ngày xưa, nhưng còn là một biến cố ân phúc đối với mỗi người chúng ta ngày nay. Theo cha Zundel, điều này có nghĩa là Chúa cũng muốn cho chúng ta nên giống như Đức Mẹ là cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa lớn lên trong cuộc đời mình. Đây là điều chúng ta đọc thấy trong phụng vụ lễ Giáng sinh: “Một đứa trẻ được sinh ra cho chúng ta”.
Thiên Chúa muốn sinh ra từ chúng ta cũng như chúng ta được sinh ra từ Ngài. Điều bí ẩn sâu sắc nhất của Phúc Âm, đó là Thiên Chúa muốn sinh ra từ lòng mến của chúng ta. Người ta chỉ tin vào Thiên Chúa, tin vào Phúc Âm khi bộ mặt của Chúa Giêsu lộ rõ trong đời sống của chúng ta, để từ đó ta mới có thể trao ban Chúa cách đích thực cho người khác. Mỗi lần khuôn mặt người khác được sáng lên do sự tiếp xúc với lòng bác ái của chúng ta, thì đó là nét mới của khuôn mặt Thiên Chúa được lộ ra. Nếu không như thế, thì đời sống thiêng liêng, mọi hoạt động tông đồ và truyền giáo đâu có nghĩa gì. Đó cũng chính là sự thể hiện tính cách mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Hiểu như thế và xác tín thâm sâu như vậy, chúng ta mới thấy Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa trọng đại trong từng năm của cuộc đời mình. Nhờ đó, ta biết chuẩn bị bằng cách cải đổi tâm hồn mình như thế nào để phát sinh hiệu quả ơn thánh và làm lớn mạnh công trình tình yêu mà Chúa muốn thực hiện nơi mỗi người chúng ta.
[1] Vầng trăng còn là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ mà con người hằng ngưỡng vọng. Truyền thống Phật giáo ghi nhận là hầu hết những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều diễn ra vào những đêm trăng tròn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 28/11/2010
SAI LẦM LẠI SAI LẦM
Tống Thái Tổ trước khi chết thì theo quy chế của mẫu thân để lại (hoàng đế chết thì em trai kế vị, em trai chết thì lại truyền ngôi cho con trai của hoàng đế, cứ thế mà xoay vòng truyền xuống), đem ngôi đế truyền lại cho em trai thứ hai là Triệu Quang Nghĩa, chính là Tống Thái Tông.
Thái Tông sau khí lên ngôi thì theo di chúc phải đem ngôi đế truyền cho con trai của Thái Tổ, nhưng hai con trai của Thái Tổ đều đã chết, do đó mà Thái Tông phải đem ngôi đế truyền lại cho em trai là Triệu Đình Mỹ, không ngờ có người mật cáo là Đình Mỹ tạo phản, Tống Thái Tông muốn mượn cơ hội này để truyền ngôi lại cho con trai mình, bèn hỏi ý kiến của thừa tướng là Triệu Phổ, Triệu Phổ nói:
- “Thái Tổ vốn dĩ muốn truyền ngôi lại cho Đình Mỹ thì đã sai lầm, bệ hạ có thể không thể lại sai lầm”.
Dó đó Tống Thái Tông bèn yên tâm đem ngôi báu truyền lại cho con trai mình.
(Tống sứ, Ngụy vương Đình Mỹ truyện)
Suy tư:
Trong cuộc sống không ai trong chúng ta là không có một lần sai lầm, sai lầm chính là cơ hội để cho chúng ta rút ra một kinh nghiệm nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra sai lầm của mình, bằng không thì sẽ từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và cuối cùng thì sẽ bị chết trong sai lầm.
Chúa Giê-su Ki-tô biết rất rõ những sai lầm của con người đều do sự yếu đuối bởi tính xác thịt mỏng dòn, cho nên Ngài sẵn sàng tha thứ và ban ơn cho chúng ta –người Ki-tô hữu- khi chúng ta thật lòng bày tỏ sự sám hối những tội lỗi do mình gây ra.
Sai lầm của anh em chị em hôm nay là sai lầm của chúng ta ngày mai, nhìn sai lầm của họ hôm này để tránh sai lầm cho mình trong ngày mai, đó chính là người khôn ngoan vậy.
Chúa Giê-su Ki-tô đã nói: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho những kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã” (Lc 17, 1).
Sai lầm và cớ vấp ngã thì nhất định phải có, nhưng biết sửa chữa sai lầm và đứng lên khi vấp ngã thì là hạnh phúc và can đảm vậy.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tống Thái Tổ trước khi chết thì theo quy chế của mẫu thân để lại (hoàng đế chết thì em trai kế vị, em trai chết thì lại truyền ngôi cho con trai của hoàng đế, cứ thế mà xoay vòng truyền xuống), đem ngôi đế truyền lại cho em trai thứ hai là Triệu Quang Nghĩa, chính là Tống Thái Tông.
Thái Tông sau khí lên ngôi thì theo di chúc phải đem ngôi đế truyền cho con trai của Thái Tổ, nhưng hai con trai của Thái Tổ đều đã chết, do đó mà Thái Tông phải đem ngôi đế truyền lại cho em trai là Triệu Đình Mỹ, không ngờ có người mật cáo là Đình Mỹ tạo phản, Tống Thái Tông muốn mượn cơ hội này để truyền ngôi lại cho con trai mình, bèn hỏi ý kiến của thừa tướng là Triệu Phổ, Triệu Phổ nói:
- “Thái Tổ vốn dĩ muốn truyền ngôi lại cho Đình Mỹ thì đã sai lầm, bệ hạ có thể không thể lại sai lầm”.
Dó đó Tống Thái Tông bèn yên tâm đem ngôi báu truyền lại cho con trai mình.
(Tống sứ, Ngụy vương Đình Mỹ truyện)
Suy tư:
Trong cuộc sống không ai trong chúng ta là không có một lần sai lầm, sai lầm chính là cơ hội để cho chúng ta rút ra một kinh nghiệm nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra sai lầm của mình, bằng không thì sẽ từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và cuối cùng thì sẽ bị chết trong sai lầm.
Chúa Giê-su Ki-tô biết rất rõ những sai lầm của con người đều do sự yếu đuối bởi tính xác thịt mỏng dòn, cho nên Ngài sẵn sàng tha thứ và ban ơn cho chúng ta –người Ki-tô hữu- khi chúng ta thật lòng bày tỏ sự sám hối những tội lỗi do mình gây ra.
Sai lầm của anh em chị em hôm nay là sai lầm của chúng ta ngày mai, nhìn sai lầm của họ hôm này để tránh sai lầm cho mình trong ngày mai, đó chính là người khôn ngoan vậy.
Chúa Giê-su Ki-tô đã nói: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho những kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã” (Lc 17, 1).
Sai lầm và cớ vấp ngã thì nhất định phải có, nhưng biết sửa chữa sai lầm và đứng lên khi vấp ngã thì là hạnh phúc và can đảm vậy.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 28/11/2010
N2T |
9. Vinh quang của nhân gian là danh dự tạm thời, sự cao quý của thế gian nếu nói giống như vinh quang vĩnh viễn, thì đúng là hồ đồ giả dối.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Đại Sứ Nhật, kêu gọi giải trừ hạt nhân
LM Trần Đức Anh OP
07:10 28/11/2010
VATICAN -. Trong buổi tiếp kiến sáng 27-11-2010 dành cho tân đại sứ Nhật Bản cạnh Tòa Thánh, Ông Ridekazu Yamaguchi đến trình quốc thư, ĐTC kêu gọi thế giới đẩy mạnh việc giải trừ võ khí hạt nhân.
Đại sứ Yamaguchi năm nay 62 tuổi (1948) nguyên là đại sứ tại Costa Rica.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC ca ngợi sự đóng góp của Nhật Bản cho hòa bình thế giới và trợ giúp các nước nghèo phát triển. Ngài cũng nhắc đến thảm kịch cách đây 65 năm, nước Nhật bị thảm họa võ khí hạt nhân tại Hiroshima và Nagasaki. Ngài nói: ”Thảm trạng đó mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta về sự hết sức cần thiết phải kiên trì trong những cố gắng chống lại sự lan tràn võ khí hạt nhân và giải trừ loại võ khí này. Võ khí hạt nhân là một nguồn gây lo âu lớn lao. Việc sở hữu và nguy cơ sử dụng chúng làm gia tăng căng thẳng và sự nghi kỵ tại nhiều miền trên thế giới”.
ĐTC không quên cầu mong Nhật Bản đáp ứng nhu cầu của những người nhập cư và ngài kêu gọi chính quyền các nước dùng một phần số tiền vốn dành cho võ khí để tài trợ các dự án phát triển kinh tế và xã hội, giáo dục và y tế. Điều này chắc chắn giúp phần vào sự ổn định quốc nội và giữa các dân nước với nhau. (SD 27-11-2010)
Đại sứ Yamaguchi năm nay 62 tuổi (1948) nguyên là đại sứ tại Costa Rica.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC ca ngợi sự đóng góp của Nhật Bản cho hòa bình thế giới và trợ giúp các nước nghèo phát triển. Ngài cũng nhắc đến thảm kịch cách đây 65 năm, nước Nhật bị thảm họa võ khí hạt nhân tại Hiroshima và Nagasaki. Ngài nói: ”Thảm trạng đó mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta về sự hết sức cần thiết phải kiên trì trong những cố gắng chống lại sự lan tràn võ khí hạt nhân và giải trừ loại võ khí này. Võ khí hạt nhân là một nguồn gây lo âu lớn lao. Việc sở hữu và nguy cơ sử dụng chúng làm gia tăng căng thẳng và sự nghi kỵ tại nhiều miền trên thế giới”.
ĐTC không quên cầu mong Nhật Bản đáp ứng nhu cầu của những người nhập cư và ngài kêu gọi chính quyền các nước dùng một phần số tiền vốn dành cho võ khí để tài trợ các dự án phát triển kinh tế và xã hội, giáo dục và y tế. Điều này chắc chắn giúp phần vào sự ổn định quốc nội và giữa các dân nước với nhau. (SD 27-11-2010)
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều khai mạc Mùa Vọng
LM Trần Đức Anh OP
07:11 28/11/2010
VATICAN.- Chiều 27-11-2010, ĐTC đã chủ sự buổi hát kinh chiều I trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô để khai mạc mùa vọng và bắt đầu năm Phụng Vụ mới. Ngài mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu dấn thân bênh vực sự sống con người.
Trước khi ĐTC vào Đền thờ để chủ sự Kinh Chiều lúc 6 giờ, cộng đoàn đã tập hợp cử hành buổi canh thức cầu nguyện cho sự sống đang sinh ra, theo sáng kiến của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình. Sáng kiến này cũng được nhiều giáo phận, các giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn ở các nơi trên thế giới hưởng ứng và cử hành.
Buổi canh thức gồm những bài đọc một số đoạn trích từ Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống của ĐTC Gioan Phaolô 2, xen lẫn các lời nguyện và những lúc thinh lặng và thánh ca.
Hiện diện trong canh thức và kinh chiều 9 ngàn tín hữu, gần 25 HY, hàng chục GM, và đông đảo các LM và nữ tu. Đặc biệt có nhiều gia đình có con cái nhỏ được ngồi những hàng ghế đầu trong thánh đường.
Sau khi ĐTC tiến vào Đền thờ, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, thờ lạy trong thinh lặng và ngài bắt đầu xướng Kinh Chiều.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC nhiệt liệt cám ơn tất cả những người đã hưởng ứng lời mời gọi tham gia buổi canh thức cầu nguyện cho sự sống đang sinh ra, cũng như đón nhận và bảo tồn sự sống con người trong những hoàn cảnh mong manh, nhất là lới mới bắt đầu.
ĐTC nêu bật mối liên hệ thâm sâu giữa mầu nhiệm nhập thể của Chúa và khởi đầu của sự sống con người, trong kế hoặc cứu độ duy nhất của Thiên Chúa. Sự nhập thể tỏ cho chúng ta thấy rõ mỗi sinh mạng con người có phẩm giá rất cao trọng và khôn sánh”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Con người có quyền không bị đối xử như đồ vật sở hữu hoặc sự vật mà người ta có thể tùy tiện lèo lái; con người có quyền không bị coi như một dụng cụ để mưu ích và phục vụ quyền lợi của người khác. Con người là một thiện ích tự mình và cần luôn tìm kiếm sự phát triển toàn diện”.
ĐTC nhắc lại lời Công đồng chung Vatican 2 lên án phá thai và mọi thứ vi phạm chống lại sự sống đang sinh ra: ”Một khi được thụ thai, sự sống phải được bảo vệ một cách hết sức cẩn thận” (GS 51).. Ngài nói thêm rằng: ”Về phôi thai người trong lòng mẹ, chính khoa học cũng làm nổi bật sự tự lập của phôi thai có khả năng phản ứng đối với người mẹ, sự phối hợp các tiến trình sinh học, sự tiếp tục phát triển, và cơ cấu ngày càng phức tập của cơ thể. Phôi thai không phải là một mớ chất liệu sinh học, nhưng là một hữu thể mới sinh động, được xếp đặt một cách diệu kỳ, một cá thể mới của con người”.
ĐTC cũng tố giác tình trạng nhiều trẻ em sau khi sinh ra bị bỏ rơi, phải chịu đói khổ, lầm than, bệnh tật, lạm dụng, bạo hành và khai thác. Nhiều vụ vi phạm các quyền của trẻ em xảy ra gây thương tổn cho lương tâm của mọi người thiện chí”. Và ĐTC kêu gọi với lời của Đức Gioan Phaolô 2 trong thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống: ”Hãy tôn trọng, bảo vệ, yêu mến và phục vụ mỗi sự sống, mỗi sinh mạng con người! Chỉ trên con đường đó bạn mới tìm được công lý, phạt triển, tự do đích thực, an bình và hạnh phúc” (Ev. Vitae, 5). Tôi kêu gọi tất cả những người giữ vai chính trong chính trị, kinh tế, truyền thông xã hội hãy làm tất cả những gì có thể, để thăng tiến một nền văn hóa ngày càng tôn trọng sự sống con người, cung cấp những điều kiện thuận lời và những hệ thống hỗ trợ việc đón nhận và phát triển sự sống”.
Kinh chiều kết thúc với nghi thức Chầu Mình Thánh Chúa và phép lành của ĐTC.
Về các buổi canh thức cầu nguyện bênh vực sự sống, Đức Cha Ignacio Carrasco De Paula, người Tây Ban Nha, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống, cho biết tại Paris, ĐHY André Vingt-Trois chủ sự buổi rước nến, canh thức và chầu Mình Thánh Chúa ban đêm với sự tham dự của các nhóm bạn trẻ tại Vương cung Thánh Đường Thánh Tâm ở Montmartre.
Tổng giáo phận Toledo ở Tây Ban Nha cử hành buổi canh thức trọng thể tại Nhà thờ thánh Ildefondo do Đức TGM Braulino Rodriguez chủ sự. Tại Bồ đào nha, ĐHY José Policarpo, Thượng phụ thành Lisboa triệu tập buổi canh thức cầu nguyện của giáo phận cho sự sống đang sinh tại Đan viện Jeronimos, biểu tượng của quốc gia Bồ.
Nhiều sáng kiến khác được tổ chức tại Ai Len, đặc biệt là buổi canh thức do Đức Cha Martin Drennan, GM giáo phận Galway tại Nhà thờ chính tòa địa phương.
Hội đồng GM Hoa Kỳ đã phổ biến nhiều tài liệu giúp các giáo phận và giáo xứ toàn quốc cử hành các buổi cầu nguyện bênh vực sự sống con người (SD 27-11-2010, Ansa 26-11-2010)
Trước khi ĐTC vào Đền thờ để chủ sự Kinh Chiều lúc 6 giờ, cộng đoàn đã tập hợp cử hành buổi canh thức cầu nguyện cho sự sống đang sinh ra, theo sáng kiến của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình. Sáng kiến này cũng được nhiều giáo phận, các giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn ở các nơi trên thế giới hưởng ứng và cử hành.
Buổi canh thức gồm những bài đọc một số đoạn trích từ Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống của ĐTC Gioan Phaolô 2, xen lẫn các lời nguyện và những lúc thinh lặng và thánh ca.
Hiện diện trong canh thức và kinh chiều 9 ngàn tín hữu, gần 25 HY, hàng chục GM, và đông đảo các LM và nữ tu. Đặc biệt có nhiều gia đình có con cái nhỏ được ngồi những hàng ghế đầu trong thánh đường.
Sau khi ĐTC tiến vào Đền thờ, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, thờ lạy trong thinh lặng và ngài bắt đầu xướng Kinh Chiều.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC nhiệt liệt cám ơn tất cả những người đã hưởng ứng lời mời gọi tham gia buổi canh thức cầu nguyện cho sự sống đang sinh ra, cũng như đón nhận và bảo tồn sự sống con người trong những hoàn cảnh mong manh, nhất là lới mới bắt đầu.
ĐTC nêu bật mối liên hệ thâm sâu giữa mầu nhiệm nhập thể của Chúa và khởi đầu của sự sống con người, trong kế hoặc cứu độ duy nhất của Thiên Chúa. Sự nhập thể tỏ cho chúng ta thấy rõ mỗi sinh mạng con người có phẩm giá rất cao trọng và khôn sánh”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Con người có quyền không bị đối xử như đồ vật sở hữu hoặc sự vật mà người ta có thể tùy tiện lèo lái; con người có quyền không bị coi như một dụng cụ để mưu ích và phục vụ quyền lợi của người khác. Con người là một thiện ích tự mình và cần luôn tìm kiếm sự phát triển toàn diện”.
ĐTC nhắc lại lời Công đồng chung Vatican 2 lên án phá thai và mọi thứ vi phạm chống lại sự sống đang sinh ra: ”Một khi được thụ thai, sự sống phải được bảo vệ một cách hết sức cẩn thận” (GS 51).. Ngài nói thêm rằng: ”Về phôi thai người trong lòng mẹ, chính khoa học cũng làm nổi bật sự tự lập của phôi thai có khả năng phản ứng đối với người mẹ, sự phối hợp các tiến trình sinh học, sự tiếp tục phát triển, và cơ cấu ngày càng phức tập của cơ thể. Phôi thai không phải là một mớ chất liệu sinh học, nhưng là một hữu thể mới sinh động, được xếp đặt một cách diệu kỳ, một cá thể mới của con người”.
ĐTC cũng tố giác tình trạng nhiều trẻ em sau khi sinh ra bị bỏ rơi, phải chịu đói khổ, lầm than, bệnh tật, lạm dụng, bạo hành và khai thác. Nhiều vụ vi phạm các quyền của trẻ em xảy ra gây thương tổn cho lương tâm của mọi người thiện chí”. Và ĐTC kêu gọi với lời của Đức Gioan Phaolô 2 trong thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống: ”Hãy tôn trọng, bảo vệ, yêu mến và phục vụ mỗi sự sống, mỗi sinh mạng con người! Chỉ trên con đường đó bạn mới tìm được công lý, phạt triển, tự do đích thực, an bình và hạnh phúc” (Ev. Vitae, 5). Tôi kêu gọi tất cả những người giữ vai chính trong chính trị, kinh tế, truyền thông xã hội hãy làm tất cả những gì có thể, để thăng tiến một nền văn hóa ngày càng tôn trọng sự sống con người, cung cấp những điều kiện thuận lời và những hệ thống hỗ trợ việc đón nhận và phát triển sự sống”.
Kinh chiều kết thúc với nghi thức Chầu Mình Thánh Chúa và phép lành của ĐTC.
Về các buổi canh thức cầu nguyện bênh vực sự sống, Đức Cha Ignacio Carrasco De Paula, người Tây Ban Nha, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống, cho biết tại Paris, ĐHY André Vingt-Trois chủ sự buổi rước nến, canh thức và chầu Mình Thánh Chúa ban đêm với sự tham dự của các nhóm bạn trẻ tại Vương cung Thánh Đường Thánh Tâm ở Montmartre.
Tổng giáo phận Toledo ở Tây Ban Nha cử hành buổi canh thức trọng thể tại Nhà thờ thánh Ildefondo do Đức TGM Braulino Rodriguez chủ sự. Tại Bồ đào nha, ĐHY José Policarpo, Thượng phụ thành Lisboa triệu tập buổi canh thức cầu nguyện của giáo phận cho sự sống đang sinh tại Đan viện Jeronimos, biểu tượng của quốc gia Bồ.
Nhiều sáng kiến khác được tổ chức tại Ai Len, đặc biệt là buổi canh thức do Đức Cha Martin Drennan, GM giáo phận Galway tại Nhà thờ chính tòa địa phương.
Hội đồng GM Hoa Kỳ đã phổ biến nhiều tài liệu giúp các giáo phận và giáo xứ toàn quốc cử hành các buổi cầu nguyện bênh vực sự sống con người (SD 27-11-2010, Ansa 26-11-2010)
Đức Giáo Hoàng mời gọi tín hữu sống Mùa Vọng
LM Trần Đức Anh OP
19:42 28/11/2010
VATICAN -. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 28-11-2010 với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích ý nghĩa và mời gọi các tín hữu sống tinh thần Mùa Vọng trong mọi cử chỉ của đời sống thường nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Giáo Hội bắt đầu năm phụng vụ mới, một hành trình mới của đức tin, một đàng chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu Kitô, và đàng khác chúng ta hướng về sự viên mãn chung kết; Mùa vọng sống hai viễn tượng ấy, vừa hướng nhìn về cuộc giáng lâm thứ nhất của Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Đức Trinh Mữ Maria, vừa hướng nhìn về cuộc trở lại trong vinh quang của Chúa, khi Ngài đến phán xét kẻ sống và người chết, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Bây giờ tôi muốn nói sơ về về đề tài ”chờ đợi” xúc tích như thế, vì đây là một khía cạnh rất con người, trong đó có thể nói đức tin trở thành một toàn thể cùng với thân xác và tâm hồn chúng ta. Mong đợi, chờ đợi là một chiều kích xảy ra suốt trong cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội chúng ta. Sự chờ đợi thể hiện trong muôn vàn hoàn cảnh, từ những hoàn cảnh bé nhỏ tầm thường nhất cho đến những hoàn cảnh quan trọng nhất bao trùm toàn thể chúng ta một cách sâu đậm. Trong số những hoàn cảnh đó, chúng ta nghĩ đến đôi vợ chồng mong đợi một người con; sự chờ đợi một người họ hàng hoặc bạn hữu từ xa đến thăm chúng ta, hoặc chờ mong một cuộc phỏng vấn để tìm việc làm; trong những quan hệ tình cảm, chúng ta nghĩ đến sự mong đợi được gặp người mình thương yêu, chờ đợi câu trả lời một lá thư, hoặc đón nhận một sự tha thứ... Ta có thể nói rằng con người vẫn sống bao lâu họ còn mong đợi, bao lâu trong tâm hồn họ còn hy vọng. Qua sự chờ đợi, người ta chứng tỏ mình là người thế nào: tầm vóc luân lý và tinh thần của chúng ta có thể được đo lường qua những gì chúng ta chờ đợi, những gì chúng ta hy vọng.
Vì thế, đặc biệt là trong Mùa Vọng này chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Và câu trả hỏi này ta có thể nêu lên trên bình diện gia đình, cộng đoàn và quốc gia. Chúng ta đang cùng nhau mong đợi điều gì? Điều gì liên kết những khát vọng của chúng ta, điều gì nối kết chúng với nhau? Trong thời gian trước cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, tại Israel người ta rất mong đợi Đức Messia, nghĩa là Đấng được Xức Dầu, dòng dõi của Vua Đavit, sẽ giải thoát dân khỏi mọi nô lệ luân lý và chính trị, đồng thời tái lập Nước Thiên Chúa. Nhưng không ai ngờ rằng Đức Messia lại có thể sinh từ một thiếu nữ khiêm hạ như Đức Maria, đã được đính hôn với Giuse người Công Chính. Cả Đức Maria cũng chẳng hề nghĩ điều đó, dù rằng trong tâm hồn của Trinh Nữ niềm mong chờ Đấng Cứu Thế của Người rất lớn, niềm tin và niềm hy vọng của Người nồng nhiệt đến độ Đấng Cứu Thế có thể tìm được nơi Người một người mẹ xứng đáng. Vả lại, chính Thiên Chúa đã chuẩn bị Mẹ từ thủa đời đời. Có một sự tương ứng huyền nhiệm giữa niềm mong chờ của Thiên Chúa và của Mẹ Maria, vốn là thụ tạo đầy ơn phúc, hoàn toàn đón nhận kế hoạch tình thương của Đấng Tối Cao. Chúng ta hãy học nơi Mẹ, Người Phụ Nữ của Mùa Vọng, cách sống những cử chỉ thường nhật với một tinh thần mới mẻ, với tâm tình chờ đợi sâu xa, mà chỉ có sự giáng lâm của Thiên Chúa mới có thể làm cho được mãn nguyện.
Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng, ĐTC đã tóm tắt ý tưởng chính của bài huấn dụ trên đây và thêm những ý nguyện đặc biệt. Chẳng hạn với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói: ”Trong những ngày này chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho việc tôn trọng sự sống đang sinh ra, xin Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, giúp chúng ta cởi mở tâm hồn đón nhận ánh sáng của Con của Mẹ, Người đến để cứu vớt toàn thể nhân loại!
Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nguyện chúc rằng nhờ ơn Chúa, ước gì kinh nguyện, sự thống hối và các việc lành của chúng ta trong Mùa Vọng này làm cho chúng ta thực sự sẵn sàng được nhìn thấy Chúa, diện đối diện.
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nhận xét rằng đây là mùa chờ đợi thánh thiêng để được gặp Chúa Kitô Đấng Cứu Thế. Chúa muốn ban tặng ơn chữa lành, hòa bình và yêu thương trong một thế giới ngày càng bị đau khổ đè nặng. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn, chuẩn bị qua việc lãnh nhận các bí tích, để Đấng Cứu Thế và là Vị Vua Hòa Bình có thể đến ngự nơi chúng ta.
Khi chào thăm các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các bạn trẻ thuộc đơn vị mục vụ ở Lesmo, gần thành phố Milano, đang chuẩn bị tuyên xưng đức tin. Ngài cầu chúc tất cả mọi người một chúa nhật khang an và một hành trình tốt đẹp trong Mùa Vọng.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Giáo Hội bắt đầu năm phụng vụ mới, một hành trình mới của đức tin, một đàng chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu Kitô, và đàng khác chúng ta hướng về sự viên mãn chung kết; Mùa vọng sống hai viễn tượng ấy, vừa hướng nhìn về cuộc giáng lâm thứ nhất của Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Đức Trinh Mữ Maria, vừa hướng nhìn về cuộc trở lại trong vinh quang của Chúa, khi Ngài đến phán xét kẻ sống và người chết, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Bây giờ tôi muốn nói sơ về về đề tài ”chờ đợi” xúc tích như thế, vì đây là một khía cạnh rất con người, trong đó có thể nói đức tin trở thành một toàn thể cùng với thân xác và tâm hồn chúng ta. Mong đợi, chờ đợi là một chiều kích xảy ra suốt trong cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội chúng ta. Sự chờ đợi thể hiện trong muôn vàn hoàn cảnh, từ những hoàn cảnh bé nhỏ tầm thường nhất cho đến những hoàn cảnh quan trọng nhất bao trùm toàn thể chúng ta một cách sâu đậm. Trong số những hoàn cảnh đó, chúng ta nghĩ đến đôi vợ chồng mong đợi một người con; sự chờ đợi một người họ hàng hoặc bạn hữu từ xa đến thăm chúng ta, hoặc chờ mong một cuộc phỏng vấn để tìm việc làm; trong những quan hệ tình cảm, chúng ta nghĩ đến sự mong đợi được gặp người mình thương yêu, chờ đợi câu trả lời một lá thư, hoặc đón nhận một sự tha thứ... Ta có thể nói rằng con người vẫn sống bao lâu họ còn mong đợi, bao lâu trong tâm hồn họ còn hy vọng. Qua sự chờ đợi, người ta chứng tỏ mình là người thế nào: tầm vóc luân lý và tinh thần của chúng ta có thể được đo lường qua những gì chúng ta chờ đợi, những gì chúng ta hy vọng.
Vì thế, đặc biệt là trong Mùa Vọng này chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Và câu trả hỏi này ta có thể nêu lên trên bình diện gia đình, cộng đoàn và quốc gia. Chúng ta đang cùng nhau mong đợi điều gì? Điều gì liên kết những khát vọng của chúng ta, điều gì nối kết chúng với nhau? Trong thời gian trước cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, tại Israel người ta rất mong đợi Đức Messia, nghĩa là Đấng được Xức Dầu, dòng dõi của Vua Đavit, sẽ giải thoát dân khỏi mọi nô lệ luân lý và chính trị, đồng thời tái lập Nước Thiên Chúa. Nhưng không ai ngờ rằng Đức Messia lại có thể sinh từ một thiếu nữ khiêm hạ như Đức Maria, đã được đính hôn với Giuse người Công Chính. Cả Đức Maria cũng chẳng hề nghĩ điều đó, dù rằng trong tâm hồn của Trinh Nữ niềm mong chờ Đấng Cứu Thế của Người rất lớn, niềm tin và niềm hy vọng của Người nồng nhiệt đến độ Đấng Cứu Thế có thể tìm được nơi Người một người mẹ xứng đáng. Vả lại, chính Thiên Chúa đã chuẩn bị Mẹ từ thủa đời đời. Có một sự tương ứng huyền nhiệm giữa niềm mong chờ của Thiên Chúa và của Mẹ Maria, vốn là thụ tạo đầy ơn phúc, hoàn toàn đón nhận kế hoạch tình thương của Đấng Tối Cao. Chúng ta hãy học nơi Mẹ, Người Phụ Nữ của Mùa Vọng, cách sống những cử chỉ thường nhật với một tinh thần mới mẻ, với tâm tình chờ đợi sâu xa, mà chỉ có sự giáng lâm của Thiên Chúa mới có thể làm cho được mãn nguyện.
Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng, ĐTC đã tóm tắt ý tưởng chính của bài huấn dụ trên đây và thêm những ý nguyện đặc biệt. Chẳng hạn với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói: ”Trong những ngày này chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho việc tôn trọng sự sống đang sinh ra, xin Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, giúp chúng ta cởi mở tâm hồn đón nhận ánh sáng của Con của Mẹ, Người đến để cứu vớt toàn thể nhân loại!
Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nguyện chúc rằng nhờ ơn Chúa, ước gì kinh nguyện, sự thống hối và các việc lành của chúng ta trong Mùa Vọng này làm cho chúng ta thực sự sẵn sàng được nhìn thấy Chúa, diện đối diện.
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nhận xét rằng đây là mùa chờ đợi thánh thiêng để được gặp Chúa Kitô Đấng Cứu Thế. Chúa muốn ban tặng ơn chữa lành, hòa bình và yêu thương trong một thế giới ngày càng bị đau khổ đè nặng. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn, chuẩn bị qua việc lãnh nhận các bí tích, để Đấng Cứu Thế và là Vị Vua Hòa Bình có thể đến ngự nơi chúng ta.
Khi chào thăm các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các bạn trẻ thuộc đơn vị mục vụ ở Lesmo, gần thành phố Milano, đang chuẩn bị tuyên xưng đức tin. Ngài cầu chúc tất cả mọi người một chúa nhật khang an và một hành trình tốt đẹp trong Mùa Vọng.
ĐGH đề cập về vấn đề lạm dụng tình dục, bao cao su, và việc từ chức
Trần Mạnh Trác
20:41 28/11/2010
(Theo CNS) Cuốn sách phỏng vấn dài của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chắc chắn sẽ còn nhúm lên nhiều mồi lửa tranh luận trên toàn thế giới, không chỉ vì vấn đề sử dụng bao cao su mà thôi nhưng còn về một số vấn đề khác nữa.
Trong cuốn sách dầy 219 trang, "Ánh sáng thế giới: Về Giáo Hoàng, Giáo hội và các dấu hiệu của các thời đại," ( "Light of the World: The Pope, the Church and the Signs of the Times," ) Đức Giáo hoàng đã đề cập thẳng thắn về các vụ bê bối lạm dụng tình dục, về quan hệ với Hồi giáo, về việc từ chức của giáo hoàng và về "thảm họa" đang đe dọa nhân loại.
Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với nhà văn Peter Seewald người Đức, dưới hình thức câu hỏi-trả lời trong sáu buổi hội kiến, mỗi buổi kéo dài một giờ, vào mùa hè năm ngoái. Cuốn sách đã được phát hành ngày 23 tháng 11 tại Vatican.
Cuốn sách hé mở cho thấy một khía cạnh bình dân của Đức Giáo hoàng, nghĩa là ngài đã phát biểu quan điểm một cách đơn giản và trực tiếp về nhiều chủ đề đa dạng từ niềm vui của tình dục đến lệnh cấm áo chòang burqas. Những câu hỏi tập trung theo hướng mà như Đức Giáo Hoàng thường kêu gọi là thế giới phải "kiểm tra lương tâm" trước sự chênh lệch về kinh tế, trước thảm họa về môi trường và sự trượt giốc của luân lý đạo đức.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh nhiều lần rằng vai trò của giáo hội trong một thế giới nhiều hư hỏng không phải là để áp đặt một "gánh nặng" vì các quy tắc đạo đức, nhưng là để mở cửa cho người ta hướng về Thiên Chúa.
Trước khi cuốn sách được phát hành, các phương tiện truyền thông đã tập trung vào lời phát biểu của ĐGH về bao cao su trong việc phòng, chống bệnh AIDS. Ngài lặp đi lặp lại quan điểm rằng bao cao su không phải là lời giải đáp duy nhất của dịch AIDS, ngài cũng tính đến một số trường hợp cụ thể, ví dụ, một người đàn ông làm nghề mại dâm dùng bao cao su thì có thể kể là đương sự đang có hướng đi theo một chiều hướng có trách nhiệm đối với hành động của mình.
Tòan bộ một chương và thêm ở nhiều nơi khác nữa đã được dành riêng cho các vụ bê bối lạm dụng tình dục. Đức Thánh Cha gọi đó là "một cuộc khủng hoảng lớn" khiến ngài "choáng váng vì tình trạng thảm hại (wretched) của Hội Thánh, vì con số lớn lao những thành viên của Hội Thánh đã không đi theo con đường của Chúa Kitô."
"Nó giống như thể một miệng núi lửa, mà đột nhiên một đám khói khổng lồ với rác rưởi phun ra, làm đen tối và ô uế tất cả mọi sự, và trên hết, chức vụ linh mục đột nhiên có vẻ như là một nơi đáng xấu hổ,".
Ngài bày tỏ sự lạc quan ở việc Giáo Hội sẽ phục hồi từ vụ bê bối này, ngài nói rằng Thiên Chúa vẫn tiếp tục nâng đỡ những vị thánh nhân. Nhưng ngài cũng tỏ ý thông cảm với một số người Công giáo, đặc biệt là các nạn nhân, đã phản ứng bằng cách bỏ đạo để phản đối.
"Đối với họ thì thật là khó khăn để giữ niềm tin rằng Hội Thánh là cội nguồn của sự tốt, là truyền đạt ánh sáng của Chúa Kitô, và giúp con người trong cuộc sống, tôi có thể hiểu được điều đó," ngài nói.
Đức Giáo Hoàng nói rằng các phương tiện truyền thông đã theo dõi các vụ bê bối một phần là vì muốn làm mất uy tín của Giáo Hội. Nhưng ngài nói thêm rằng Giáo Hội phải "biết ơn mọi tin tức đã bị vạch trần đó" và ngài thêm rằng các phương tiện truyền thông đã không thể loan tin như thế nếu "cái ác đã không hiện diện trong Giáo Hội. "
Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng đã có nhiều quy định và chính sách mới từ Giáo Hội về lạm dụng tình dục, nhưng ngài cũng có vẻ nhận rằng Giáo Hội đã có thể thực hiện nhiều hơn thế nữa. Ngài lấy thí dụ về sự kiện xảy ra năm 2002, khi đó Vatican và các giám mục Hoa Kỳ đã thành lập một tiêu chuẩn nghiêm ngặt để hạn chế những lạm dụng tình dục trong các giáo phận Mỹ.
"Sẽ là tốt hơn không? nếu lúc đó Roma đã nói với tất cả các quốc gia cách rõ ràng rằng: Hãy tìm hiểu xem nước quí vị có đang ở trong một tình cảnh tương tự như thế không? có lẽ chúng ta đã nên làm điều đó," ngài nói.
Đức Giáo Hoàng nói về việc ứng phó với những cáo buộc lạm dụng tình dục của cố linh mục Marcial Maciel Degollado bên Mexico, vị sáng lập ra dòng Legionaries of Christ (đạo binh của Chúa Kitô,) "tiếc là chúng ta giải quyết những việc này rất chậm chạp và muộn màng." Các cáo buộc cuối cùng đã được chứng minh là có thật, và nhà dòng đã bị đặt dưới sự giám sát của Vatican trong thời gian cải tổ.
Đức Giáo Hoàng Benedict nói rằng đối với ngài thì Cha Maciel vẫn là "một nhân vật bí ẩn", một người đã sống một cuộc sống vô đạo đức và méo mó, nhưng lại là người đã xây dựng một nhà dòng với sự nhiệt thành, một "tiên tri giả" tuy nhiên lại có một "hiệu ứng tích cực." Đối với tương lai của dòng Legionaries, ĐGH cho biết về cơ bản thì nhà dòng là khá tốt nhưng cần phải sửa chữa thêm làm sao mà không làm mất sự nhiệt tình của các sĩ tử.
Đức giáo hoàng đã được hỏi có khi nào ngài muốn từ chức trong những lúc phải đối mặt với những gánh nặng như cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ngài trả lời: "Khi cơn nguy hiểm là lớn thì không nên chạy trốn. Vì lý do đó, bây giờ chắc chắn không phải là thời gian để từ chức.." Nhưng ngài nói thêm rằng nếu một giáo hoàng không còn đủ thể chất, tâm lý và tinh thần để xử lý các nhiệm vụ của giáo hoàng, thì ông có quyền và có nghĩa vụ phải từ chức.
Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện thẳng thắn về tuổi tác và sức khỏe, ngài nói rằng lịch trình các cuộc họp và các chuyến công du "thực sự là một khỏan thuế quá nặng (overtaxed) cho một người đàn ông 83 tuổi."
"Tôi tin rằng Chúa nhân lành sẽ cho tôi đủ sức mạnh để có thể làm những gì cần thiết. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng sức lực của tôi đang giảm dần.," Ngài nói.
Đức Giáo Hoàng cười khi Seewald cho rằng ngài trông còn khỏe mạnh, đủ để làm một huấn luyện viên thể dục, ngài nói rằng ngài đã phải dưỡng sức nhiều trước những ngày bận rộn. Khi được hỏi ngài có sử dụng chiếc xe đạp mà một bác sĩ đã cho ngài không, Đức Thánh Cha trả lời: "Không, tôi chưa sờ đến nó - và cũng chưa cần nó vào lúc này, cảm ơn Chúa."
Ngài cho biết trong lúc rảnh thì ngài đọc sách, cầu nguyện và đôi khi xem DVD, thường là về các chủ đề tôn giáo, với các nhân viên nội trợ của phủ giáo hoàng.
Một phần lớn của cuốn sách bàn về chiến lược của Đức giáo hoàng để trình bày thông điệp của Giáo Hội trong một thế giới nhiều hoài nghi. Các vấn đề quan trọng ngày hôm nay, ngài nói, là mô hình phổ biến của tiến bộ kinh tế và xã hội đã tách Thiên Chúa ra ngòai, và vì thế bỏ mất khía cạnh đạo đức.
Thảm họa về khí hậu sắp xảy ra là một cơ hội thực sự để truyền bá và thúc đẩy các quyết định đạo đức, ngài nói. Tuy nhiên hầu như các dân tộc và quốc gia dường như không muốn hy sinh, do đó đây là chỗ mà Giáo Hội có thể tạo ra sự khác biệt, ngài nói.
Thật là một điều cấp thiết để "mang Thiên Chúa vào lại trung tâm của cuộc bàn luận," ngài nói. "điều quan trọng ngày nay là nhận biết rằng Thiên Chúa tồn tại, Thiên Chúa là vấn đề quan trọng của chúng ta và ngài đáp ứng với chúng ta."
Ngài cho biết Giáo Hội chỉ có thể làm điều này nếu các thành viên của mình sống cuộc sống đức tin hàng ngày của họ. Ngài nói rằng nhiệm vụ đơn giản đó là ưu tiên của ngày hôm nay, thay vì bắt tay vào những sáng kiến lớn lao như tổ chức Công đồng Vatican 3.
Đức Giáo Hoàng nói rằng nhiệm vụ của giáo hội bị đe dọa bởi một "bất dung mới" đang hạn chế những biểu hiện tôn giáo nhân danh 'không phân biệt đối xử,' ví dụ như cấm treo thánh gía trong các trường công, hoặc lên án những giáo lý của Hội Thánh.
"Ví dụ, vì nhân danh không phân biệt đối xử, người ta buộc Giáo Hội Công Giáo thay đổi quan điểm của mình về đồng tính luyến ái hoặc truyền chức cho phụ nữ, như thế có nghĩa là Giáo Hội không còn được phép sống theo bản sắc riêng của mình," ngài cho biết.
Về vấn đề đó, Đức giáo hoàng nói rằng các tôn giáo khác cũng phải đối mặt với những áp lực tương tự. Ngài cho ví dụ rằng ngài không thấy có lý do gì để các nước phương Tây cấm áo chòang burqa, là khăn phủ mặt của Hồi giáo, miễn là nó được mặc cách tự nguyện.
Về các chủ đề khác, Đức Giáo Hoàng Benedict cho biết:
Ngài ủng hộ thông điệp "Humanae Vitae" năm 1968 dạy rằng ngừa thai nhân tạo trong hôn nhân là sai trái về mặt đạo đức, nhưng nói rằng giáo hội cần phải tìm cách để giúp mọi người sống theo những giảng dạy và tò ra khoan dung với những người có vấn đề với nó.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng giáo hội chấp nhận phương cách ngừa thai theo tự nhiên (natural regulation of conception.) Ngài nói rằng, phương pháp này đòi hỏi các cặp vợ chồng dành nhiều thời gian cho nhau, và khác xa với việc dùng thuốc "để tôi có thể nhảy vào giường với một người quen cách ngẫu nhiên." Nói chung, ngài nói, Giáo Hội cần trở về với "một thái độ Kitô giáo chân thật" của niềm vui, cũng như kỷ luật và trách nhiệm, trong tình dục.
Ngài cho biết cuộc đối thoại với người Hồi giáo đã được cải thiện trong thời gian giáo hoàng của mình, một phần vì các học giả Hồi giáo chấp nhận rằng Hồi giáo cần phải làm sáng tỏ mối quan hệ với bạo lực và mối quan hệ với lý trí của mình.
Đức Giáo Hoàng đã đặt vấn đề với những người đã phê bình các chính sách thời chiến của Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngài nói rằng đức Piô "đã cứu nhiều người Do Thái hơn bất cứ ai khác" nhờ việc lặng lẽ mở cửa các tổ chức giáo hội.
Ngài nói rằng ngài bắt đầu cho rước lễ trên lưỡi trong các Thánh Lễ giáo hoàng không phải vì ngài phản đối việc rước lễ bằng tay, nhưng để "gửi một tín hiệu" về sự cần tôn kính sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể.
Trong cuốn sách dầy 219 trang, "Ánh sáng thế giới: Về Giáo Hoàng, Giáo hội và các dấu hiệu của các thời đại," ( "Light of the World: The Pope, the Church and the Signs of the Times," ) Đức Giáo hoàng đã đề cập thẳng thắn về các vụ bê bối lạm dụng tình dục, về quan hệ với Hồi giáo, về việc từ chức của giáo hoàng và về "thảm họa" đang đe dọa nhân loại.
Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với nhà văn Peter Seewald người Đức, dưới hình thức câu hỏi-trả lời trong sáu buổi hội kiến, mỗi buổi kéo dài một giờ, vào mùa hè năm ngoái. Cuốn sách đã được phát hành ngày 23 tháng 11 tại Vatican.
Cuốn sách hé mở cho thấy một khía cạnh bình dân của Đức Giáo hoàng, nghĩa là ngài đã phát biểu quan điểm một cách đơn giản và trực tiếp về nhiều chủ đề đa dạng từ niềm vui của tình dục đến lệnh cấm áo chòang burqas. Những câu hỏi tập trung theo hướng mà như Đức Giáo Hoàng thường kêu gọi là thế giới phải "kiểm tra lương tâm" trước sự chênh lệch về kinh tế, trước thảm họa về môi trường và sự trượt giốc của luân lý đạo đức.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh nhiều lần rằng vai trò của giáo hội trong một thế giới nhiều hư hỏng không phải là để áp đặt một "gánh nặng" vì các quy tắc đạo đức, nhưng là để mở cửa cho người ta hướng về Thiên Chúa.
Trước khi cuốn sách được phát hành, các phương tiện truyền thông đã tập trung vào lời phát biểu của ĐGH về bao cao su trong việc phòng, chống bệnh AIDS. Ngài lặp đi lặp lại quan điểm rằng bao cao su không phải là lời giải đáp duy nhất của dịch AIDS, ngài cũng tính đến một số trường hợp cụ thể, ví dụ, một người đàn ông làm nghề mại dâm dùng bao cao su thì có thể kể là đương sự đang có hướng đi theo một chiều hướng có trách nhiệm đối với hành động của mình.
Tòan bộ một chương và thêm ở nhiều nơi khác nữa đã được dành riêng cho các vụ bê bối lạm dụng tình dục. Đức Thánh Cha gọi đó là "một cuộc khủng hoảng lớn" khiến ngài "choáng váng vì tình trạng thảm hại (wretched) của Hội Thánh, vì con số lớn lao những thành viên của Hội Thánh đã không đi theo con đường của Chúa Kitô."
"Nó giống như thể một miệng núi lửa, mà đột nhiên một đám khói khổng lồ với rác rưởi phun ra, làm đen tối và ô uế tất cả mọi sự, và trên hết, chức vụ linh mục đột nhiên có vẻ như là một nơi đáng xấu hổ,".
Ngài bày tỏ sự lạc quan ở việc Giáo Hội sẽ phục hồi từ vụ bê bối này, ngài nói rằng Thiên Chúa vẫn tiếp tục nâng đỡ những vị thánh nhân. Nhưng ngài cũng tỏ ý thông cảm với một số người Công giáo, đặc biệt là các nạn nhân, đã phản ứng bằng cách bỏ đạo để phản đối.
"Đối với họ thì thật là khó khăn để giữ niềm tin rằng Hội Thánh là cội nguồn của sự tốt, là truyền đạt ánh sáng của Chúa Kitô, và giúp con người trong cuộc sống, tôi có thể hiểu được điều đó," ngài nói.
Đức Giáo Hoàng nói rằng các phương tiện truyền thông đã theo dõi các vụ bê bối một phần là vì muốn làm mất uy tín của Giáo Hội. Nhưng ngài nói thêm rằng Giáo Hội phải "biết ơn mọi tin tức đã bị vạch trần đó" và ngài thêm rằng các phương tiện truyền thông đã không thể loan tin như thế nếu "cái ác đã không hiện diện trong Giáo Hội. "
Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng đã có nhiều quy định và chính sách mới từ Giáo Hội về lạm dụng tình dục, nhưng ngài cũng có vẻ nhận rằng Giáo Hội đã có thể thực hiện nhiều hơn thế nữa. Ngài lấy thí dụ về sự kiện xảy ra năm 2002, khi đó Vatican và các giám mục Hoa Kỳ đã thành lập một tiêu chuẩn nghiêm ngặt để hạn chế những lạm dụng tình dục trong các giáo phận Mỹ.
"Sẽ là tốt hơn không? nếu lúc đó Roma đã nói với tất cả các quốc gia cách rõ ràng rằng: Hãy tìm hiểu xem nước quí vị có đang ở trong một tình cảnh tương tự như thế không? có lẽ chúng ta đã nên làm điều đó," ngài nói.
Đức Giáo Hoàng nói về việc ứng phó với những cáo buộc lạm dụng tình dục của cố linh mục Marcial Maciel Degollado bên Mexico, vị sáng lập ra dòng Legionaries of Christ (đạo binh của Chúa Kitô,) "tiếc là chúng ta giải quyết những việc này rất chậm chạp và muộn màng." Các cáo buộc cuối cùng đã được chứng minh là có thật, và nhà dòng đã bị đặt dưới sự giám sát của Vatican trong thời gian cải tổ.
Đức Giáo Hoàng Benedict nói rằng đối với ngài thì Cha Maciel vẫn là "một nhân vật bí ẩn", một người đã sống một cuộc sống vô đạo đức và méo mó, nhưng lại là người đã xây dựng một nhà dòng với sự nhiệt thành, một "tiên tri giả" tuy nhiên lại có một "hiệu ứng tích cực." Đối với tương lai của dòng Legionaries, ĐGH cho biết về cơ bản thì nhà dòng là khá tốt nhưng cần phải sửa chữa thêm làm sao mà không làm mất sự nhiệt tình của các sĩ tử.
Đức giáo hoàng đã được hỏi có khi nào ngài muốn từ chức trong những lúc phải đối mặt với những gánh nặng như cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ngài trả lời: "Khi cơn nguy hiểm là lớn thì không nên chạy trốn. Vì lý do đó, bây giờ chắc chắn không phải là thời gian để từ chức.." Nhưng ngài nói thêm rằng nếu một giáo hoàng không còn đủ thể chất, tâm lý và tinh thần để xử lý các nhiệm vụ của giáo hoàng, thì ông có quyền và có nghĩa vụ phải từ chức.
Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện thẳng thắn về tuổi tác và sức khỏe, ngài nói rằng lịch trình các cuộc họp và các chuyến công du "thực sự là một khỏan thuế quá nặng (overtaxed) cho một người đàn ông 83 tuổi."
"Tôi tin rằng Chúa nhân lành sẽ cho tôi đủ sức mạnh để có thể làm những gì cần thiết. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng sức lực của tôi đang giảm dần.," Ngài nói.
Đức Giáo Hoàng cười khi Seewald cho rằng ngài trông còn khỏe mạnh, đủ để làm một huấn luyện viên thể dục, ngài nói rằng ngài đã phải dưỡng sức nhiều trước những ngày bận rộn. Khi được hỏi ngài có sử dụng chiếc xe đạp mà một bác sĩ đã cho ngài không, Đức Thánh Cha trả lời: "Không, tôi chưa sờ đến nó - và cũng chưa cần nó vào lúc này, cảm ơn Chúa."
Ngài cho biết trong lúc rảnh thì ngài đọc sách, cầu nguyện và đôi khi xem DVD, thường là về các chủ đề tôn giáo, với các nhân viên nội trợ của phủ giáo hoàng.
Một phần lớn của cuốn sách bàn về chiến lược của Đức giáo hoàng để trình bày thông điệp của Giáo Hội trong một thế giới nhiều hoài nghi. Các vấn đề quan trọng ngày hôm nay, ngài nói, là mô hình phổ biến của tiến bộ kinh tế và xã hội đã tách Thiên Chúa ra ngòai, và vì thế bỏ mất khía cạnh đạo đức.
Thảm họa về khí hậu sắp xảy ra là một cơ hội thực sự để truyền bá và thúc đẩy các quyết định đạo đức, ngài nói. Tuy nhiên hầu như các dân tộc và quốc gia dường như không muốn hy sinh, do đó đây là chỗ mà Giáo Hội có thể tạo ra sự khác biệt, ngài nói.
Thật là một điều cấp thiết để "mang Thiên Chúa vào lại trung tâm của cuộc bàn luận," ngài nói. "điều quan trọng ngày nay là nhận biết rằng Thiên Chúa tồn tại, Thiên Chúa là vấn đề quan trọng của chúng ta và ngài đáp ứng với chúng ta."
Ngài cho biết Giáo Hội chỉ có thể làm điều này nếu các thành viên của mình sống cuộc sống đức tin hàng ngày của họ. Ngài nói rằng nhiệm vụ đơn giản đó là ưu tiên của ngày hôm nay, thay vì bắt tay vào những sáng kiến lớn lao như tổ chức Công đồng Vatican 3.
Đức Giáo Hoàng nói rằng nhiệm vụ của giáo hội bị đe dọa bởi một "bất dung mới" đang hạn chế những biểu hiện tôn giáo nhân danh 'không phân biệt đối xử,' ví dụ như cấm treo thánh gía trong các trường công, hoặc lên án những giáo lý của Hội Thánh.
"Ví dụ, vì nhân danh không phân biệt đối xử, người ta buộc Giáo Hội Công Giáo thay đổi quan điểm của mình về đồng tính luyến ái hoặc truyền chức cho phụ nữ, như thế có nghĩa là Giáo Hội không còn được phép sống theo bản sắc riêng của mình," ngài cho biết.
Về vấn đề đó, Đức giáo hoàng nói rằng các tôn giáo khác cũng phải đối mặt với những áp lực tương tự. Ngài cho ví dụ rằng ngài không thấy có lý do gì để các nước phương Tây cấm áo chòang burqa, là khăn phủ mặt của Hồi giáo, miễn là nó được mặc cách tự nguyện.
Về các chủ đề khác, Đức Giáo Hoàng Benedict cho biết:
Ngài ủng hộ thông điệp "Humanae Vitae" năm 1968 dạy rằng ngừa thai nhân tạo trong hôn nhân là sai trái về mặt đạo đức, nhưng nói rằng giáo hội cần phải tìm cách để giúp mọi người sống theo những giảng dạy và tò ra khoan dung với những người có vấn đề với nó.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng giáo hội chấp nhận phương cách ngừa thai theo tự nhiên (natural regulation of conception.) Ngài nói rằng, phương pháp này đòi hỏi các cặp vợ chồng dành nhiều thời gian cho nhau, và khác xa với việc dùng thuốc "để tôi có thể nhảy vào giường với một người quen cách ngẫu nhiên." Nói chung, ngài nói, Giáo Hội cần trở về với "một thái độ Kitô giáo chân thật" của niềm vui, cũng như kỷ luật và trách nhiệm, trong tình dục.
Ngài cho biết cuộc đối thoại với người Hồi giáo đã được cải thiện trong thời gian giáo hoàng của mình, một phần vì các học giả Hồi giáo chấp nhận rằng Hồi giáo cần phải làm sáng tỏ mối quan hệ với bạo lực và mối quan hệ với lý trí của mình.
Đức Giáo Hoàng đã đặt vấn đề với những người đã phê bình các chính sách thời chiến của Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngài nói rằng đức Piô "đã cứu nhiều người Do Thái hơn bất cứ ai khác" nhờ việc lặng lẽ mở cửa các tổ chức giáo hội.
Ngài nói rằng ngài bắt đầu cho rước lễ trên lưỡi trong các Thánh Lễ giáo hoàng không phải vì ngài phản đối việc rước lễ bằng tay, nhưng để "gửi một tín hiệu" về sự cần tôn kính sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể.
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (13)
Vũ Văn An
22:46 28/11/2010
Lời Chúa và Văn Hóa
Giá trị của văn hóa đối với đời sống nhân loại
Lời công bố của Thánh Gioan rằng Ngôi Lời đã thành xác phàm cho ta thấy mối liên kết không thể phân rẽ giữa lời Chúa và lời con người mà Người dùng để thông đạt với ta. Trong ngữ cảnh này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã xem sét mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa. Thiên Chúa không tự mạc khải Người cách trừu tượng, nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và lối phát biểu vốn gắn bó với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mối tương quan này đã chứng tỏ là nhiều hoa trái, như lịch sử Giáo Hội đã chứng thực một cách phong phú. Ngày nay, nó đang đi vào một giai đoạn mới nhờ việc lan truyền Tin Mừng và việc Tin Mừng bén rễ bên trong các nền văn hóa khác nhau, cũng như do nhiều phát triển gần đây trong nền văn hóa Tây Phương. Trước nhất, nó đòi phải có sự thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa đúng nghĩa đối với cuộc sống mọi người, nam cũng như nữ. Trong nhiều khía cạnh khác nhau của nó, hiện tượng văn hóa là một dữ kiện chủ yếu của kinh nghiệm nhân bản. “Con người luôn sống theo nền văn hóa riêng của họ, và nền văn hóa này ngược lại tạo ra giữa nhiều con người một sợi dây liên kết riêng của họ, một sợi dây xác định ra đặc điểm liên nhân bản và xã hội cho cuộc hiện sinh nhân bản” (354).
Qua các thế kỷ, lời Chúa luôn linh hứng các nền văn hóa khác nhau, làm phát sinh ra các giá trị luân lý nền tảng, các biểu thức nghệ thuật xuất chúng và các lối sống điển hình (355). Do đó, khi nhìn vào cuộc gặp gỡ đổi mới giữa Thánh Kinh và văn hóa, tôi muốn trấn an tất cả những ai đang là thành phần của thế giới văn hóa rằng họ không có chi phải sợ trước sự cởi mở của lời Chúa, một sự cởi mở không bao giờ tiêu diệt nền văn hóa đích thực, nhưng đúng hơn, là một kích thích không thôi trong việc tìm ra các hình thức phát biểu thích hợp hơn, có ý nghĩa và nhân đạo hơn. Mọi nền văn hóa chân chính, nếu thực sự để phục vụ nhân loại, đều phải cởi mở đối với tính siêu việt và sau cùng, đối với Thiên Chúa.
Thánh Kinh, qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh nhiều tới sự quan trọng của việc cổ vũ một nhận thức thích đáng về Thánh Kinh nơi những người dấn thân trong lãnh vực văn hóa, cả trong các ngữ cảnh thế tục và nơi những người không có tín ngưỡng (356). Sách Thánh chứa đựng nhiều giá trị nhân học và triết học vốn gây ảnh hưởng tích cực đối với nhân loại như một toàn thể (357). Cảm thức coi Thánh Kinh như qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa cần được phục hồi trọn vẹn.
Nhận thức Thánh Kinh trong các trường học và đại học
Một khung cảnh đặc thù cho cuộc gặp gỡ giữa lời Chúa và văn hóa là khung cảnh trường học và đại học. Các mục tử nên đặc biệt lưu ý đến môi trường này, cổ vũ một nhận thức sâu sắc hơn về Thánh Kinh và việc nắm vững các hệ luận văn hóa phong phú của nó cả cho thời nay nữa. Các trung tâm nghiên cứu, được các nhóm Công Giáo hỗ trợ, đang góp phần rõ rệt vào việc cổ vũ văn hóa và giáo dục, và việc này cần được thừa nhận. Việc giáo dục tôn giáo cũng không được lãng quên, và các thầy cô dạy môn này phải được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục tôn giáo này thường là cơ hội duy nhất học sinh và sinh viên có được để gặp gỡ sứ điệp đức tin. Trong việc giảng dạy tôn giáo, cần phải nhấn mạnh tới nhận thức về Sách Thánh, như phương tiện để vượt qua các thành kiến cũ và mới, và giúp cho chân lý của nó được biết tốt hơn (358).
Sách Thánh trong các phát biểu nghệ thuật
Mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa tìm được biểu thức trong nhiều lãnh vực, nhất là trong nghệ thuật. Vì lý do này, truyền thống vĩ đại của cả Đông lẫn Tây đều luôn luôn quí chuộng các tác phẩm nghệ thuật được Sách Thánh linh hứng, thí dụ các nghệ thuật tạo hình và kiến trúc, văn chương và âm nhạc. Tôi cũng nghĩ tới ngôn ngữ cổ xưa được phát biểu qua ảnh tượng (icons) mà từ truyền thống Đông Phương đã từ từ truyền bá ra khắp hế giới. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, toàn thể Giáo Hội bày tỏ sự đánh giá, lòng quí chuộng và thán phục của mình đối với các nghệ sĩ vì “say mê cái đẹp” từng rút cảm hứng từ các bản văn thánh. Họ đã đóng góp vào việc trang hoàng các nhà thờ, vào việc cử hành đức tin của ta, vào việc làm đẹp nền phụng vụ của ta và nhiều người trong số họ đã giúp biến thành khả thức (perceptible), trong thời gian và không gian, các thực tại vốn vô hình và trường cửu (359). Tôi khuyến khích các cơ quan và nhóm có khả năng cổ vũ trong Giáo Hội một sự đào tạo vững chắc cho các nghệ sĩ về phương diện Sách Thánh dưới ánh sáng truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội.
Lời Chúa và các phương tiện truyền thông xã hội
Nối kết với mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa là nhu cầu phải biết sử dụng một cách cẩn thận và thông minh các phương tiện truyền thông, cả cũ lẫn mới. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi ta phải có một nhận thức thích đáng về các phương tiện này; các ngài ghi nhận sự phát triển mau chóng và các bình diện tác động qua lại khác nhau của chúng, và yêu cầu phải đưa ra nhiều cố gắng hơn nữa để có được hiểu biết chuyên môn trong các bộ phận liên hệ khác nhau, nhất là trong bộ phận các phương tiện truyền thông mới, như liên mạng (internet) chẳng hạn. Giáo Hội vốn hiện diện một cách có ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và huấn quyền Giáo Hội, bắt đầu từ Công Đồng Vatican II, thường xuyên can thiệp vào chủ đề này (360). Khám phá ra các phương pháp mới để thông truyền sứ điệp Tin Mừng luôn là một phần của chương trình nối vòng tay lớn do các tín hữu chủ động nhằm phúc âm hóa một cách liên tục. Ngày nay, truyền thông diễn tiến nhờ một hệ thống có tính hoàn cầu, và do đó mang lại một ý nghĩa mới cho lời của Chúa Kitô: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, các con hãy nói nó nơi ánh sáng; và điều các con nghe thì thầm, hãy công bố nó trên mái nhà” (Mt 10:27). Lời Chúa nên vang dội không những trong các phương tiện truyền thông in ấn, nhưng còn trong các hình thức truyền thông khác nữa (361). Vì lý do đó, cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Công Giáo đang thực hiện nhiều cố gắng nghiêm chỉnh nhằm cổ vũ sự hiện diện đầy ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và tôi yêu cầu nên có một dấn thân rộng lớn và có giá trị hơn trước đây về phương diện này (362).
Ngày nay, trong số các hình thức truyền thông đại chúng mới, ta cần nhìn nhận vai trò ngày càng lớn của liên mạng, hiện đang đại biểu cho một nghị hội mới nhằm làm cho Tin Mừng được nhiều người nghe. Ấy thế nhưng, ta cũng cần ý thức điều này: thế giới ảo (virtual world) sẽ không bao giờ có khả năng thay thế được thế giới thật, và việc phúc âm hóa sẽ chỉ có khả năng sử dụng thế giới ảo do các phương tiện truyền hông mới cung ứng để tạo ra các liên hệ có ý nghĩa nếu có thể cung ứng được một tiếp xúc có tính bản thân, là điều luôn cấp thiết. Trong thế giới liên mạng, một hệ thống giúp cho hàng tỷ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn ảnh khắp thế giới, khuôn mặt Chúa Kitô cần được nhìn thấy và tiếng Người cần được lắng nghe, vì “nếu không có chỗ dành cho Chúa Kitô, thì cũng không có chỗ dành cho con người” (363).
Sách Thánh và hội nhập văn hóa
Mầu nhiệm nhập thể cho ta thấy dù Thiên Chúa luôn thông đạt trong một lịch sử cụ thể, tiếp nhận qui tắc văn văn hóa dính kết trong đó, nhưng cùng một lời có thể và phải được chuyển giao trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biến đổi các nền văn hóa này ngay từ bên trong, nhờ điều được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là phúc âm hóa các nền văn hóa (364). Như chính đức tin Kitô Giáo, lời Chúa có một đặc điểm liên văn hóa sâu sắc; nó có khả năng gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau và ngược lại, giúp các nền văn hóa này gặp gỡ nhau (365).
Ở đây, ta cũng có thể đánh giá được sự quan trọng của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng (366). Giáo Hội hoàn toàn xác tín rằng lời Chúa cố hữu vẫn có khả năng nói với mọi con người nhân bản trong chính ngữ cảnh văn hóa riêng của họ: “xác tín này phát sinh từ chính Sách Thánh, là Sách ngay từ Cuốn Sáng Thế, đã tiếp nhận một quan điểm phổ quát (xem St 1:27-28), sau đó vẫn duy trì quan điểm này trong lời chúc phúc hứa ban cho mọi dân tộc qua Ápraham và con cháu ông (xem St 12:3; 18:18), và củng cố nó một cách dứt khoát khi mở rộng việc công bố Tin Mừng đến ‘mọi dân tộc’” (367). Vì lý do này, không nên lẫn lộn việc hội nhập văn hóa với diễn trình thích ứng hời hợt bên ngoài, càng không nên lẫn lộn nó với chủ nghĩa chiết trung bừa bãi chỉ nhằm làm loãng tính độc đáo của Tin Mừng để được người ta chấp nhận dễ dàng hơn (368). Mẫu mực hội nhập văn hóa chân chính chính là việc nhập thể của Ngôi Lời: “Hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ảnh được việc nhập thể của Ngôi Lời khi một nền văn hóa, nhờ được Tin Mừng biến đổi và tái sinh, đem lại được từ truyền thống sống động của mình các phát biểu độc đáo về lối sống, lối cử hành và lối suy tư Kitô Giáo” (369), dùng làm chất men ngay trong nền văn hóa địa phương, nâng cao semina Verbi (hạt giống lời Chúa) và mọi yều tố tích cực hiện diện trong nền văn hóa ấy, do đó, mở cửa nền văn hóa ấy cho các giá trị của Tin Mừng bước vào (370).
Phiên Dịch Thánh Kinh và làm nó được nhiều người sử dụng hơn
Việc hội nhập văn hóa lời Chúa là một phần cấu thành ra sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới, và giây phút có tính quyết định trong diễn trình ấy chính là việc phổ biến Sách Thánh qua công trình phiên dịch nó sang các ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, ta nên luôn luôn nhớ rằng công việc phiên dịch Sách Thánh đã từng được đảm nhiệm “từ thời Cựu Ước khi bản văn Hípri của Sách Thánh được phiên dịch bằng lời sang tiếng Aram (xem Nh 8:8, 12) và sau đó bằng chữ viết sang tiếng Hy Lạp. Dĩ nhiên, một bản dịch luôn luôn hơn một bản sao chép đơn thuần từ nguyên bản. Việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhất thiết bao gồm một thay đổi ngữ cảnh văn hóa: các ý niệm không còn y hệt (identical) và các biểu tượng sẽ có một ý nghĩa khác, vì chúng xuất hiện trong bối cảnh truyền thống tư duy và lối sống khác” (371).
Tại Thượng Hội Đồng, người ta thấy rõ: một số Giáo Hội địa phương vẫn còn thiếu một bản dịch đầy đủ bộ Thánh Kinh sang ngôn ngữ riêng của họ. Biết bao người ngày nay đang đói khát lời Chúa, ấy thế mà họ vẫn chưa có “cơ hội rộng rãi sử dụng Sách Thánh” (372) như Công Đồng Vatican II ước muốn! Vì lý do này, Thượng Hội Đồng cho rằng việc quan trọng hơn cả là huấn luyện các nhà chuyên môn để họ dấn thân vào việc phiên dịch Sách Thánh sang các ngôn ngữ khác nhau (373). Tôi muốn khuyến khích việc đầu tư tài nguyện vào lãnh vực này. Cách riêng, tôi muốn khuyến cáo việc hỗ trợ công trình của Liên Hội Thánh Kinh Công Giáo nhằm mục tiêu gia tăng hơn nữa con số các bản dịch Sách Thánh và việc truyền bá chúng (374). Vì chính bản chất của một công trình như thế, nó cần được tiến hành với sự hợp tác hết sức có thể với các Hiệp Hội Thánh Kinh khác nhau.
Lời Chúa vượt trên mọi giới hạn văn hóa
Trong các phiên thảo luận của mình về mối tương quan giữa lời Chúa và các nền văn hóa, Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng cảm thấy cần phải tái khẳng định một điều mà các Kitô hữu ban đầu từng cảm nghiệm ngay từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-2). Lời Chúa có khả năng đi vào và tìm ra biểu thức trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, ấy thế nhưng cùng một lời nói ấy đã thắng vượt các giới hạn của các nền văn hóa cá biệt để tạo ra sự hiệp thông giữa nhiều dân tộc khác nhau. Lời Chúa kêu mời ta tiến về một hiệp thông mỗi lúc một bao quát hơn. “Ta vượt thoát các giới hạn trong chính cảm nghiệm của ta để bước vào thực tại thực sự phổ quát. Bước vào hiệp thông với lời Chúa, là ta bước vào hiệp thông của Giáo hội, một hiệp thông sống lời Chúa… Nó có nghĩa đi quá bên kia các giới hạn của nền văn hóa cá thể mà bước vào tính phổ quát vốn nối kết tất cả, hợp nhất tất cả, làm tất cả chúng ta nên anh chị em” (375). Việc công bố công trình của Chúa như thế luôn đòi hỏi ở ta trước tiên một cuộc xuất hành mới, để ta để lại phía sau chính các tiêu chuẩn và trí tưởng tượng hữu hạn của mình và dành chỗ cho Chúa Kitô hiện diện.
Lời Chúa và đối thoại liên tôn
Giá trị của đối thoại liên tôn
Giáo Hội coi phần chủ yếu trong việc công bố lời Chúa là hệ ở việc gặp gỡ, đối thoại và hợp tác với mọi người thiện chí, nhất là với tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau của nhân loại. Điều này phải diễn ra mà không có những hình thức như duy chiết trung và duy tương đối, mà là theo những đường hướng mà Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II đã đưa ra và sau đó được huấn quyền của nhiều vị Giáo Hoàng khai triển (376). Ngày nay, nhịp độ hoàn cầu hóa mau chóng đã làm cho người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể tiếp xúc với nhau một cách gần gũi hơn. Điều này cho thấy một cơ hội đầy quan phòng để chứng tỏ việc tính tôn giáo chân thực có thể cổ vũ dễ dàng xiết bao các liên hệ huynh đệ phổ quát. Trong các xã hội thế tục hóa của ta hiện nay, điều rất quan trọng là các tôn giáo cần có khả năng cổ vũ được một não trạng biết coi Đấng Toàn Năng là nền tảng của mọi điều thiện, là nguồn bất tận của đời sống luân lý, và là thành lũy của cảm thức sâu xa về tình anh em phổ quát.
Thí dụ, trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, người ta thấy một chứng tá cảm động về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi dân tộc: trong giao ước với Nôê, Người liên kết họ trong một cái ôm hôn vĩ đại được biểu tượng bằng “vòng cung (cầu vồng) trên mây” (St 9:13, 14, 16) và, theo lời các tiên tri, Người muốn tụ tập họ thành một gia đình duy nhất (xem Is 2:2 và tiếp theo; 42:6; 66:18-21; Gr 4:2; Tv 47). Chứng cớ của sự liên kết chặt chẽ giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và nền đạo đức học yêu thương mọi người đều được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo lớn.
Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo
Trong số các tôn giáo khác nhau, Giáo Hội cũng nhìn người Hồi Giáo với lòng kính trọng; họ là những người thờ lạy Thiên Chúa duy nhất (377). Họ mong đợi Ápraham và thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi sự bằng cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Ta nhìn nhận rằng tryền thống Hồi Giáo bao gồm vô vàn nhân vật, biểu tượng và chủ đề trong Thánh Kinh. Nhờ các cố gắng do Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II khởi sự, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng các mối liên hệ đầy đức tin từng được thiết lập giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục khai triển trong tinh thần đối thoại thành thực và tôn trọng nhau (378). Trong cuộc đối thoại này, Thượng Hội Đồng yêu cầu có một suy tư sâu sắc hơn về việc tôn trọng sự sống như một giá trị nền tảng, các quyền bất khả nhượng của nam giới và nữ giới, và phẩm giá bình đẳng của họ. Căn cứ vào sự phân biệt quan trọng cần phải có giữa trật tự xã hội chính trị và trật tự tôn giáo, các tôn giáo khác nhau phải đóng góp đặc biệt vào ích chung. Thượng Hội Đồng yêu cầu các hội đồng giám mục, bất cứ khi nào thích hợp và hữu ích, cần khích lệ những cuộc gặp gỡ nhằm giúp các Kitô hữu và người Hồi Giáo đến với nhau để hiểu biết nhau hơn, ngõ hầu cổ vũ các giá trị mà xã hội đương cần cho một cuộc sống chung hòa bình và tích cực (379).
Đối thoại với các tôn giáo khác
Ở đây nữa, tôi cũng xin nói lên lòng kính trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ xưa và các truyền thống tâm linh của nhiều lục địa. Các định chế này chứa đựng nhiều giá trị có thể thăng tiến một cách lớn lao sự hiểu biết nhau giữa các cá nhân và các dân tộc (380). Ta thường hay nhận ra một sự hòa hợp về giá trị cũng được phát biểu trong các sách tôn giáo của họ, như trong Phật Giáo, có việc tôn trọng sự sống, việc chiêm niệm, sự thanh tĩnh, sự đơn thành; trong Ấn Độ Giáo, có cảm thức về thánh thiêng, về hy lễ và chay tịnh; rồi trong Khổng Giáo, có các giá trị gia đình và xã hội. Chúng ta cũng hài lòng tìm thấy nơi các kinh nghiệm tôn giáo khác một quan tâm chân chính đối sự siêu việt của Thiên Chúa, được họ nhìn nhận là Đấng Hóa Công, cũng như việc tôn trọng sự sống, hôn nhân và gia đình, và một cảm thức mạnh về liên đới.
Đối thoại và tự do tôn giáo
Dù sao đi nữa, đối thoại cũng sẽ tỏ ra vô ích nếu nó không bao gồm lòng tôn trọng chân thực đối với mỗi con người và khả năng để họ tự do thực hành tôn giáo của họ. Bởi thế, khi khuyến khích sự hợp tác giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, Thượng Hội Đồng cũng chỉ rõ “nhu cầu phải có tự do để tuyên xưng tôn giáo của người ta, cả tư riêng lẫn nơi công cộng, và phải bảo đảm tự do lương tâm cho mọi tín hữu” (381): thực vậy, “tôn trọng và đối thoại đòi có sự hỗ tương ở mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực liên quan tới các tự do căn bản, đặc biệt hơn phải kể đến tự do tôn giáo. Tôn trọng và đối thoại như thế sẽ cổ vũ hòa bình và hiểu biết nhau giữa các dân tộc” (382).
Giá trị của văn hóa đối với đời sống nhân loại
Lời công bố của Thánh Gioan rằng Ngôi Lời đã thành xác phàm cho ta thấy mối liên kết không thể phân rẽ giữa lời Chúa và lời con người mà Người dùng để thông đạt với ta. Trong ngữ cảnh này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã xem sét mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa. Thiên Chúa không tự mạc khải Người cách trừu tượng, nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và lối phát biểu vốn gắn bó với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mối tương quan này đã chứng tỏ là nhiều hoa trái, như lịch sử Giáo Hội đã chứng thực một cách phong phú. Ngày nay, nó đang đi vào một giai đoạn mới nhờ việc lan truyền Tin Mừng và việc Tin Mừng bén rễ bên trong các nền văn hóa khác nhau, cũng như do nhiều phát triển gần đây trong nền văn hóa Tây Phương. Trước nhất, nó đòi phải có sự thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa đúng nghĩa đối với cuộc sống mọi người, nam cũng như nữ. Trong nhiều khía cạnh khác nhau của nó, hiện tượng văn hóa là một dữ kiện chủ yếu của kinh nghiệm nhân bản. “Con người luôn sống theo nền văn hóa riêng của họ, và nền văn hóa này ngược lại tạo ra giữa nhiều con người một sợi dây liên kết riêng của họ, một sợi dây xác định ra đặc điểm liên nhân bản và xã hội cho cuộc hiện sinh nhân bản” (354).
Qua các thế kỷ, lời Chúa luôn linh hứng các nền văn hóa khác nhau, làm phát sinh ra các giá trị luân lý nền tảng, các biểu thức nghệ thuật xuất chúng và các lối sống điển hình (355). Do đó, khi nhìn vào cuộc gặp gỡ đổi mới giữa Thánh Kinh và văn hóa, tôi muốn trấn an tất cả những ai đang là thành phần của thế giới văn hóa rằng họ không có chi phải sợ trước sự cởi mở của lời Chúa, một sự cởi mở không bao giờ tiêu diệt nền văn hóa đích thực, nhưng đúng hơn, là một kích thích không thôi trong việc tìm ra các hình thức phát biểu thích hợp hơn, có ý nghĩa và nhân đạo hơn. Mọi nền văn hóa chân chính, nếu thực sự để phục vụ nhân loại, đều phải cởi mở đối với tính siêu việt và sau cùng, đối với Thiên Chúa.
Thánh Kinh, qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh nhiều tới sự quan trọng của việc cổ vũ một nhận thức thích đáng về Thánh Kinh nơi những người dấn thân trong lãnh vực văn hóa, cả trong các ngữ cảnh thế tục và nơi những người không có tín ngưỡng (356). Sách Thánh chứa đựng nhiều giá trị nhân học và triết học vốn gây ảnh hưởng tích cực đối với nhân loại như một toàn thể (357). Cảm thức coi Thánh Kinh như qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa cần được phục hồi trọn vẹn.
Nhận thức Thánh Kinh trong các trường học và đại học
Một khung cảnh đặc thù cho cuộc gặp gỡ giữa lời Chúa và văn hóa là khung cảnh trường học và đại học. Các mục tử nên đặc biệt lưu ý đến môi trường này, cổ vũ một nhận thức sâu sắc hơn về Thánh Kinh và việc nắm vững các hệ luận văn hóa phong phú của nó cả cho thời nay nữa. Các trung tâm nghiên cứu, được các nhóm Công Giáo hỗ trợ, đang góp phần rõ rệt vào việc cổ vũ văn hóa và giáo dục, và việc này cần được thừa nhận. Việc giáo dục tôn giáo cũng không được lãng quên, và các thầy cô dạy môn này phải được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục tôn giáo này thường là cơ hội duy nhất học sinh và sinh viên có được để gặp gỡ sứ điệp đức tin. Trong việc giảng dạy tôn giáo, cần phải nhấn mạnh tới nhận thức về Sách Thánh, như phương tiện để vượt qua các thành kiến cũ và mới, và giúp cho chân lý của nó được biết tốt hơn (358).
Sách Thánh trong các phát biểu nghệ thuật
Mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa tìm được biểu thức trong nhiều lãnh vực, nhất là trong nghệ thuật. Vì lý do này, truyền thống vĩ đại của cả Đông lẫn Tây đều luôn luôn quí chuộng các tác phẩm nghệ thuật được Sách Thánh linh hứng, thí dụ các nghệ thuật tạo hình và kiến trúc, văn chương và âm nhạc. Tôi cũng nghĩ tới ngôn ngữ cổ xưa được phát biểu qua ảnh tượng (icons) mà từ truyền thống Đông Phương đã từ từ truyền bá ra khắp hế giới. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, toàn thể Giáo Hội bày tỏ sự đánh giá, lòng quí chuộng và thán phục của mình đối với các nghệ sĩ vì “say mê cái đẹp” từng rút cảm hứng từ các bản văn thánh. Họ đã đóng góp vào việc trang hoàng các nhà thờ, vào việc cử hành đức tin của ta, vào việc làm đẹp nền phụng vụ của ta và nhiều người trong số họ đã giúp biến thành khả thức (perceptible), trong thời gian và không gian, các thực tại vốn vô hình và trường cửu (359). Tôi khuyến khích các cơ quan và nhóm có khả năng cổ vũ trong Giáo Hội một sự đào tạo vững chắc cho các nghệ sĩ về phương diện Sách Thánh dưới ánh sáng truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội.
Lời Chúa và các phương tiện truyền thông xã hội
Nối kết với mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa là nhu cầu phải biết sử dụng một cách cẩn thận và thông minh các phương tiện truyền thông, cả cũ lẫn mới. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi ta phải có một nhận thức thích đáng về các phương tiện này; các ngài ghi nhận sự phát triển mau chóng và các bình diện tác động qua lại khác nhau của chúng, và yêu cầu phải đưa ra nhiều cố gắng hơn nữa để có được hiểu biết chuyên môn trong các bộ phận liên hệ khác nhau, nhất là trong bộ phận các phương tiện truyền thông mới, như liên mạng (internet) chẳng hạn. Giáo Hội vốn hiện diện một cách có ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và huấn quyền Giáo Hội, bắt đầu từ Công Đồng Vatican II, thường xuyên can thiệp vào chủ đề này (360). Khám phá ra các phương pháp mới để thông truyền sứ điệp Tin Mừng luôn là một phần của chương trình nối vòng tay lớn do các tín hữu chủ động nhằm phúc âm hóa một cách liên tục. Ngày nay, truyền thông diễn tiến nhờ một hệ thống có tính hoàn cầu, và do đó mang lại một ý nghĩa mới cho lời của Chúa Kitô: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, các con hãy nói nó nơi ánh sáng; và điều các con nghe thì thầm, hãy công bố nó trên mái nhà” (Mt 10:27). Lời Chúa nên vang dội không những trong các phương tiện truyền thông in ấn, nhưng còn trong các hình thức truyền thông khác nữa (361). Vì lý do đó, cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Công Giáo đang thực hiện nhiều cố gắng nghiêm chỉnh nhằm cổ vũ sự hiện diện đầy ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và tôi yêu cầu nên có một dấn thân rộng lớn và có giá trị hơn trước đây về phương diện này (362).
Ngày nay, trong số các hình thức truyền thông đại chúng mới, ta cần nhìn nhận vai trò ngày càng lớn của liên mạng, hiện đang đại biểu cho một nghị hội mới nhằm làm cho Tin Mừng được nhiều người nghe. Ấy thế nhưng, ta cũng cần ý thức điều này: thế giới ảo (virtual world) sẽ không bao giờ có khả năng thay thế được thế giới thật, và việc phúc âm hóa sẽ chỉ có khả năng sử dụng thế giới ảo do các phương tiện truyền hông mới cung ứng để tạo ra các liên hệ có ý nghĩa nếu có thể cung ứng được một tiếp xúc có tính bản thân, là điều luôn cấp thiết. Trong thế giới liên mạng, một hệ thống giúp cho hàng tỷ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn ảnh khắp thế giới, khuôn mặt Chúa Kitô cần được nhìn thấy và tiếng Người cần được lắng nghe, vì “nếu không có chỗ dành cho Chúa Kitô, thì cũng không có chỗ dành cho con người” (363).
Sách Thánh và hội nhập văn hóa
Mầu nhiệm nhập thể cho ta thấy dù Thiên Chúa luôn thông đạt trong một lịch sử cụ thể, tiếp nhận qui tắc văn văn hóa dính kết trong đó, nhưng cùng một lời có thể và phải được chuyển giao trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biến đổi các nền văn hóa này ngay từ bên trong, nhờ điều được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là phúc âm hóa các nền văn hóa (364). Như chính đức tin Kitô Giáo, lời Chúa có một đặc điểm liên văn hóa sâu sắc; nó có khả năng gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau và ngược lại, giúp các nền văn hóa này gặp gỡ nhau (365).
Ở đây, ta cũng có thể đánh giá được sự quan trọng của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng (366). Giáo Hội hoàn toàn xác tín rằng lời Chúa cố hữu vẫn có khả năng nói với mọi con người nhân bản trong chính ngữ cảnh văn hóa riêng của họ: “xác tín này phát sinh từ chính Sách Thánh, là Sách ngay từ Cuốn Sáng Thế, đã tiếp nhận một quan điểm phổ quát (xem St 1:27-28), sau đó vẫn duy trì quan điểm này trong lời chúc phúc hứa ban cho mọi dân tộc qua Ápraham và con cháu ông (xem St 12:3; 18:18), và củng cố nó một cách dứt khoát khi mở rộng việc công bố Tin Mừng đến ‘mọi dân tộc’” (367). Vì lý do này, không nên lẫn lộn việc hội nhập văn hóa với diễn trình thích ứng hời hợt bên ngoài, càng không nên lẫn lộn nó với chủ nghĩa chiết trung bừa bãi chỉ nhằm làm loãng tính độc đáo của Tin Mừng để được người ta chấp nhận dễ dàng hơn (368). Mẫu mực hội nhập văn hóa chân chính chính là việc nhập thể của Ngôi Lời: “Hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ảnh được việc nhập thể của Ngôi Lời khi một nền văn hóa, nhờ được Tin Mừng biến đổi và tái sinh, đem lại được từ truyền thống sống động của mình các phát biểu độc đáo về lối sống, lối cử hành và lối suy tư Kitô Giáo” (369), dùng làm chất men ngay trong nền văn hóa địa phương, nâng cao semina Verbi (hạt giống lời Chúa) và mọi yều tố tích cực hiện diện trong nền văn hóa ấy, do đó, mở cửa nền văn hóa ấy cho các giá trị của Tin Mừng bước vào (370).
Phiên Dịch Thánh Kinh và làm nó được nhiều người sử dụng hơn
Việc hội nhập văn hóa lời Chúa là một phần cấu thành ra sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới, và giây phút có tính quyết định trong diễn trình ấy chính là việc phổ biến Sách Thánh qua công trình phiên dịch nó sang các ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, ta nên luôn luôn nhớ rằng công việc phiên dịch Sách Thánh đã từng được đảm nhiệm “từ thời Cựu Ước khi bản văn Hípri của Sách Thánh được phiên dịch bằng lời sang tiếng Aram (xem Nh 8:8, 12) và sau đó bằng chữ viết sang tiếng Hy Lạp. Dĩ nhiên, một bản dịch luôn luôn hơn một bản sao chép đơn thuần từ nguyên bản. Việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhất thiết bao gồm một thay đổi ngữ cảnh văn hóa: các ý niệm không còn y hệt (identical) và các biểu tượng sẽ có một ý nghĩa khác, vì chúng xuất hiện trong bối cảnh truyền thống tư duy và lối sống khác” (371).
Tại Thượng Hội Đồng, người ta thấy rõ: một số Giáo Hội địa phương vẫn còn thiếu một bản dịch đầy đủ bộ Thánh Kinh sang ngôn ngữ riêng của họ. Biết bao người ngày nay đang đói khát lời Chúa, ấy thế mà họ vẫn chưa có “cơ hội rộng rãi sử dụng Sách Thánh” (372) như Công Đồng Vatican II ước muốn! Vì lý do này, Thượng Hội Đồng cho rằng việc quan trọng hơn cả là huấn luyện các nhà chuyên môn để họ dấn thân vào việc phiên dịch Sách Thánh sang các ngôn ngữ khác nhau (373). Tôi muốn khuyến khích việc đầu tư tài nguyện vào lãnh vực này. Cách riêng, tôi muốn khuyến cáo việc hỗ trợ công trình của Liên Hội Thánh Kinh Công Giáo nhằm mục tiêu gia tăng hơn nữa con số các bản dịch Sách Thánh và việc truyền bá chúng (374). Vì chính bản chất của một công trình như thế, nó cần được tiến hành với sự hợp tác hết sức có thể với các Hiệp Hội Thánh Kinh khác nhau.
Lời Chúa vượt trên mọi giới hạn văn hóa
Trong các phiên thảo luận của mình về mối tương quan giữa lời Chúa và các nền văn hóa, Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng cảm thấy cần phải tái khẳng định một điều mà các Kitô hữu ban đầu từng cảm nghiệm ngay từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-2). Lời Chúa có khả năng đi vào và tìm ra biểu thức trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, ấy thế nhưng cùng một lời nói ấy đã thắng vượt các giới hạn của các nền văn hóa cá biệt để tạo ra sự hiệp thông giữa nhiều dân tộc khác nhau. Lời Chúa kêu mời ta tiến về một hiệp thông mỗi lúc một bao quát hơn. “Ta vượt thoát các giới hạn trong chính cảm nghiệm của ta để bước vào thực tại thực sự phổ quát. Bước vào hiệp thông với lời Chúa, là ta bước vào hiệp thông của Giáo hội, một hiệp thông sống lời Chúa… Nó có nghĩa đi quá bên kia các giới hạn của nền văn hóa cá thể mà bước vào tính phổ quát vốn nối kết tất cả, hợp nhất tất cả, làm tất cả chúng ta nên anh chị em” (375). Việc công bố công trình của Chúa như thế luôn đòi hỏi ở ta trước tiên một cuộc xuất hành mới, để ta để lại phía sau chính các tiêu chuẩn và trí tưởng tượng hữu hạn của mình và dành chỗ cho Chúa Kitô hiện diện.
Lời Chúa và đối thoại liên tôn
Giá trị của đối thoại liên tôn
Giáo Hội coi phần chủ yếu trong việc công bố lời Chúa là hệ ở việc gặp gỡ, đối thoại và hợp tác với mọi người thiện chí, nhất là với tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau của nhân loại. Điều này phải diễn ra mà không có những hình thức như duy chiết trung và duy tương đối, mà là theo những đường hướng mà Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II đã đưa ra và sau đó được huấn quyền của nhiều vị Giáo Hoàng khai triển (376). Ngày nay, nhịp độ hoàn cầu hóa mau chóng đã làm cho người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể tiếp xúc với nhau một cách gần gũi hơn. Điều này cho thấy một cơ hội đầy quan phòng để chứng tỏ việc tính tôn giáo chân thực có thể cổ vũ dễ dàng xiết bao các liên hệ huynh đệ phổ quát. Trong các xã hội thế tục hóa của ta hiện nay, điều rất quan trọng là các tôn giáo cần có khả năng cổ vũ được một não trạng biết coi Đấng Toàn Năng là nền tảng của mọi điều thiện, là nguồn bất tận của đời sống luân lý, và là thành lũy của cảm thức sâu xa về tình anh em phổ quát.
Thí dụ, trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, người ta thấy một chứng tá cảm động về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi dân tộc: trong giao ước với Nôê, Người liên kết họ trong một cái ôm hôn vĩ đại được biểu tượng bằng “vòng cung (cầu vồng) trên mây” (St 9:13, 14, 16) và, theo lời các tiên tri, Người muốn tụ tập họ thành một gia đình duy nhất (xem Is 2:2 và tiếp theo; 42:6; 66:18-21; Gr 4:2; Tv 47). Chứng cớ của sự liên kết chặt chẽ giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và nền đạo đức học yêu thương mọi người đều được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo lớn.
Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo
Trong số các tôn giáo khác nhau, Giáo Hội cũng nhìn người Hồi Giáo với lòng kính trọng; họ là những người thờ lạy Thiên Chúa duy nhất (377). Họ mong đợi Ápraham và thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi sự bằng cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Ta nhìn nhận rằng tryền thống Hồi Giáo bao gồm vô vàn nhân vật, biểu tượng và chủ đề trong Thánh Kinh. Nhờ các cố gắng do Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II khởi sự, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng các mối liên hệ đầy đức tin từng được thiết lập giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục khai triển trong tinh thần đối thoại thành thực và tôn trọng nhau (378). Trong cuộc đối thoại này, Thượng Hội Đồng yêu cầu có một suy tư sâu sắc hơn về việc tôn trọng sự sống như một giá trị nền tảng, các quyền bất khả nhượng của nam giới và nữ giới, và phẩm giá bình đẳng của họ. Căn cứ vào sự phân biệt quan trọng cần phải có giữa trật tự xã hội chính trị và trật tự tôn giáo, các tôn giáo khác nhau phải đóng góp đặc biệt vào ích chung. Thượng Hội Đồng yêu cầu các hội đồng giám mục, bất cứ khi nào thích hợp và hữu ích, cần khích lệ những cuộc gặp gỡ nhằm giúp các Kitô hữu và người Hồi Giáo đến với nhau để hiểu biết nhau hơn, ngõ hầu cổ vũ các giá trị mà xã hội đương cần cho một cuộc sống chung hòa bình và tích cực (379).
Đối thoại với các tôn giáo khác
Ở đây nữa, tôi cũng xin nói lên lòng kính trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ xưa và các truyền thống tâm linh của nhiều lục địa. Các định chế này chứa đựng nhiều giá trị có thể thăng tiến một cách lớn lao sự hiểu biết nhau giữa các cá nhân và các dân tộc (380). Ta thường hay nhận ra một sự hòa hợp về giá trị cũng được phát biểu trong các sách tôn giáo của họ, như trong Phật Giáo, có việc tôn trọng sự sống, việc chiêm niệm, sự thanh tĩnh, sự đơn thành; trong Ấn Độ Giáo, có cảm thức về thánh thiêng, về hy lễ và chay tịnh; rồi trong Khổng Giáo, có các giá trị gia đình và xã hội. Chúng ta cũng hài lòng tìm thấy nơi các kinh nghiệm tôn giáo khác một quan tâm chân chính đối sự siêu việt của Thiên Chúa, được họ nhìn nhận là Đấng Hóa Công, cũng như việc tôn trọng sự sống, hôn nhân và gia đình, và một cảm thức mạnh về liên đới.
Đối thoại và tự do tôn giáo
Dù sao đi nữa, đối thoại cũng sẽ tỏ ra vô ích nếu nó không bao gồm lòng tôn trọng chân thực đối với mỗi con người và khả năng để họ tự do thực hành tôn giáo của họ. Bởi thế, khi khuyến khích sự hợp tác giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, Thượng Hội Đồng cũng chỉ rõ “nhu cầu phải có tự do để tuyên xưng tôn giáo của người ta, cả tư riêng lẫn nơi công cộng, và phải bảo đảm tự do lương tâm cho mọi tín hữu” (381): thực vậy, “tôn trọng và đối thoại đòi có sự hỗ tương ở mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực liên quan tới các tự do căn bản, đặc biệt hơn phải kể đến tự do tôn giáo. Tôn trọng và đối thoại như thế sẽ cổ vũ hòa bình và hiểu biết nhau giữa các dân tộc” (382).
Top Stories
Pope: ''Man Is Alive So Long As He Waits''
Zenit
17:33 28/11/2010
VATICAN CITY, NOV. 28, 2010 (Zenit.org).- Here is a translation of the address Benedict XVI gave today before praying the midday Angelus together with those gathered in St. Peter's Square.
Dear Brothers and Sisters!
Today, the first Sunday of Advent, the Church begins a new liturgical year, a new journey of faith that, on one hand, remembers the event of Jesus Christ and, on the other, opens onto its ultimate fulfillment. It is precisely in this double perspective that the season of Advent is situated, both looking to the first coming of the Son of God, when he was born of the Virgin Mary, and to his glorious return, when he will come "to judge the living and the dead," as we say in the "Credo." I would now like to reflect briefly on this suggestive theme of "waiting" (attesa), because it involves a profoundly human reality in which the faith becomes, so to say, completely one with our flesh and our heart.
Our whole personal, familial and social existence passes through this dimension of waiting. Waiting is something that is present in a 1,000 situations, from the smallest and most banal to the most important, which draw us in completely and in the deepest way. Among these, we think of a husband and wife waiting for a child; of waiting for a relative or friend who is coming from far away to visit us; we think of a young person waiting to know his grade on a major exam or the outcome of a job interview; in romantic relationships, of waiting to meet the beloved person, of waiting for a letter, or of receiving forgiveness... One could say that man is alive so long as he waits, so long as hope is alive in his heart. And man is able to recognize that what he waits for and what he hopes for discloses something about his moral and spiritual "stature."
Everyone of us, therefore, especially in this season in which we prepare for Christmas, can ask himself: What am I waiting for? For what, in this moment of my life, does my heart long? And this same question can be posed at the level of the family, of the community, of the nation. What are we waiting for, together? What unifies our aspirations, what do they have in common? In the time before Jesus' birth the expectation of the Messiah -- that is, of an Anointed one, a descendent of King David, who would have finally liberated the people from every moral and political slavery and have founded the Kingdom of God -- was very strong in Israel. But no one could have imagined that the Messiah would be born from a humble girl like Mary, the betrothed of the just man Joseph. Not even she could have thought of it, and yet in her heart the longing for the Savior was so great, her faith and hope were so ardent, that he was able to find in her a worthy mother. After all, God himself had prepared her before all time. There is a mysterious correspondence between the waiting for God and the waiting for Mary, the creature "full of grace," totally transparent to the plan of love of the Most High. Let us learn from her, the woman of Advent, to live with a new spirit in our daily gestures, with the sentiment of a profound expectation that only the coming of God can fulfill.
[Following the recitation of the Angelus, the Holy Father greeted those present in St. Peter's Square in various languages. In English he said:]
I offer a warm welcome to the English-speaking visitors gathered here today for this "Angelus" prayer. Today, Christians begin a new liturgical Year with the season of "Advent," a time of preparation to celebrate the Mystery of the Incarnation. By the grace of God, may our prayer, penance and good works in this season make us truly ready to see the Lord face to face. Upon you and your families I invoke God's gifts of wisdom, strength and peace!
[In Italian he said:]
I wish everyone a peaceful Sunday and a good journey through Advent. Thank you, happy Advent to everyone!
[Translation by Joseph G. Trabbic]
Dear Brothers and Sisters!
Today, the first Sunday of Advent, the Church begins a new liturgical year, a new journey of faith that, on one hand, remembers the event of Jesus Christ and, on the other, opens onto its ultimate fulfillment. It is precisely in this double perspective that the season of Advent is situated, both looking to the first coming of the Son of God, when he was born of the Virgin Mary, and to his glorious return, when he will come "to judge the living and the dead," as we say in the "Credo." I would now like to reflect briefly on this suggestive theme of "waiting" (attesa), because it involves a profoundly human reality in which the faith becomes, so to say, completely one with our flesh and our heart.
Our whole personal, familial and social existence passes through this dimension of waiting. Waiting is something that is present in a 1,000 situations, from the smallest and most banal to the most important, which draw us in completely and in the deepest way. Among these, we think of a husband and wife waiting for a child; of waiting for a relative or friend who is coming from far away to visit us; we think of a young person waiting to know his grade on a major exam or the outcome of a job interview; in romantic relationships, of waiting to meet the beloved person, of waiting for a letter, or of receiving forgiveness... One could say that man is alive so long as he waits, so long as hope is alive in his heart. And man is able to recognize that what he waits for and what he hopes for discloses something about his moral and spiritual "stature."
Everyone of us, therefore, especially in this season in which we prepare for Christmas, can ask himself: What am I waiting for? For what, in this moment of my life, does my heart long? And this same question can be posed at the level of the family, of the community, of the nation. What are we waiting for, together? What unifies our aspirations, what do they have in common? In the time before Jesus' birth the expectation of the Messiah -- that is, of an Anointed one, a descendent of King David, who would have finally liberated the people from every moral and political slavery and have founded the Kingdom of God -- was very strong in Israel. But no one could have imagined that the Messiah would be born from a humble girl like Mary, the betrothed of the just man Joseph. Not even she could have thought of it, and yet in her heart the longing for the Savior was so great, her faith and hope were so ardent, that he was able to find in her a worthy mother. After all, God himself had prepared her before all time. There is a mysterious correspondence between the waiting for God and the waiting for Mary, the creature "full of grace," totally transparent to the plan of love of the Most High. Let us learn from her, the woman of Advent, to live with a new spirit in our daily gestures, with the sentiment of a profound expectation that only the coming of God can fulfill.
[Following the recitation of the Angelus, the Holy Father greeted those present in St. Peter's Square in various languages. In English he said:]
I offer a warm welcome to the English-speaking visitors gathered here today for this "Angelus" prayer. Today, Christians begin a new liturgical Year with the season of "Advent," a time of preparation to celebrate the Mystery of the Incarnation. By the grace of God, may our prayer, penance and good works in this season make us truly ready to see the Lord face to face. Upon you and your families I invoke God's gifts of wisdom, strength and peace!
[In Italian he said:]
I wish everyone a peaceful Sunday and a good journey through Advent. Thank you, happy Advent to everyone!
[Translation by Joseph G. Trabbic]
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng Trường Việt Ngữ Đắc Lộ CĐCGVN
Jos. Vĩnh SA
01:09 28/11/2010
Có khoảng gần 170 em học sinh xuất sắc được lãnh thưởng, gồm có các bộ môn: Học tập Văn hóa, Chuyên cần và Báo Chí. Đặc biệt năm nay còn có giải viết văn bằng Việt Ngữ do Cộng Đồng Công Giáo tổ chức và bảo trợ.
Sau khi được Ban Giám Hiệu gửi thư mời, các phụ huynh và thân nhân, cùng bạn bè của các em học sinh đã cùng dẫn nhau đến tham dự khá đông, ngồi kín hội trường.
Nhà trường cũng mời một số quan khách đến tham dự và phát thưởng, gồm có:
-Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐCGVN, kiêm Tuyên Úy cho nhà trường.
-Ban Mục Vụ CĐCGVN – Nam Úc
-Ông Lê Văn Hiếu phó toàn quyền tiểu bang, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc
Sự Vụ tiểu bang Nam-Úc.
-Ông John Kiosoglous Chủ tịch Hiệp Hội các trường Sắc Tộc Nam Úc.
Xem Hình Click Nơi Đây
Buổi Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng đã được Ban Điều Hành và Ban Tổ Chức soạn thảo một chương trình thật phong phú với các tiết mục dưới đây:
1. Nghi thức chào cờ Úc - Việt 2. Diễn văn khai mạc: Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm
Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt-Nam / Nam-Úc kiêm Tuyên Úy cho nhà trường
3. Diễn văn: Ông John Kiosoglous - Chủ tịch Hiệp Hội các trường Sắc Tộc Nam Úc.
4. Diễn văn: Ông Lê Văn Hiếu -Phó Toàn Quyền tiểu bang Nam-Úc, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ.
5. Phát thưởng cấp lớp từ Mẫu Giáo đến lớp 2
6. Múa nón: Lối Về Xóm Nhỏ (Chi Nhánh Pooraka)
7. Phát thưởng cấp lớp 3 đến lớp 6
8. Vũ khúc: Khúc Ca Rộn Ràng (Chi nhánh Prospect)
9. Tường trình sinh hoạt của trường Việt ngữ Đắc-Lộ trong niên học 2010:
Thầy Nguyễn Quốc Hiệp - Hiệu Trưởng kiêm chủ tịch Cộng Đồng
10. Độc tấu Violin & Guitar (Diễm Anh & Thanh Huy (Chi nhánh Salisbury)
11. Phát thưởng Giải Viết Văn của Cộng Đồng CGVN/Nam Úc.
12. Phát biểu của đại diện Hội Phụ Huynh 13. Phát thưởng cấp lớp 7 đến lớp 11.
14. Vũ khúc: Thị Trấn Mù Sương (Trường Đắc Lộ).
15. Phát thưởng và Quà Lưu Niệm cho các học sinh lớp 12, từ giã trường, bước chân lên Đại Học
16. Lời cảm tạ của đại diện học sinh lớp 12: Em Hồ Ngọc Thúy Vi.
17. Bế mạc: Lời Cám Ơn Thầy Nguyễn Quang Bình - Hiệu Phó
18. Ðồng ca: Việt Nam - Việt Nam
Trong chương trình Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng được xen kẽ với những tiết mục văn nghệ giúp vui, do các em học sinh trình diễn thật hấp dẫn, làm cho các khán giả thêm phần hứng thú.
Các em học sinh lãnh thưởng, ngoài các Bảng Danh Dự hạng: Nhất, Nhì, Ba và Chuyên Cần, các em còn được kèm theo một Voucher phần thưởng do BGH tặng, để các em đi shopping mua quà.
Được biết năm nay, trước ngày Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng. Vào lúc 6 giờ 30 chiều, thứ Sáu ngày 26/11/2010 -Ban Gián Hiệu đã tổ chức một bữa Tiệc Tất Niên linh đình tại nhà hàng Tân Như Ý để khoản đãi và cảm ơn các giáo chức cùng người phối ngẫu, các nhân viên phục vụ nhà trường và quan khách. Đây là dịp để các giáo chức có cơ hội hàn huyên, tâm sự và chia sẻ với nhau, vì trong suốt năm, các Thầy / Cô giáo phải bận bịu với các em học sinh.
Bữa Tiệc Tất Niên năm nay, Ban Giám Hiệu đã mời nhiều quan khách đến tham dự gồm có: Hai đơn vị quản trị nhà trường là Ban Tuyên Uý -Ban Mục Vụ CĐCG -Ban Giám Hiệu của các trường chính mạch Úc như: Black Friars College, Pooraka Primary School, Thomas More College và Woodville High School là những trường học của Úc, đang dành mọi sự dễ dãi cho trường Việt Ngữ Đắc Lộ mượn các cơ sở, để học sinh Việt Nam có nơi đến học tập và trau giồi văn hóa Việt, vào các ngày Thứ Bảy hàng tuần.
Lồng trong bữa tiệc, Ban Gián Hiệu đã tặng các thực khách mỗi ngưởi một vé số Raffle, rút thăm may mắn cuối năm, với nhiều giải trúng giá trị, cùng với các phần quà tặng đến từng giáo chức, để đón Noel và Mừng Năm Mới.
Ngoài ra còn có những món quà kỷ niệm tặng các giáo chức đã phục vụ nhà trường lâu năm (long services) từ 10 năm, 15 năm, 20 năm.
Năm nay có 4 giáo chức xin nghỉ dạy, vì lý do gia cảnh. BGH cũng có những món quà kỷ niệm đặc biệt tặng các giáo chức rời trường.
Theo BGH cho biết, trường Việt Ngữ Đắc Lộ là trường sắc tộc dạy tiếng Việt có đông học sinh nhất tại tiểu bang Nam Úc. Trường có hơn 1,000 học sinh, một lực lượng giáo chức hùng hậu khoảng 60 Thầy / Cô giáo, với 3 trung tâm giảng dạy, tọa lạc trên các khu vực có đông người Việt định cư trong thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.
Trường chuyện dạy các môn Việt Ngữ, luyện thi Toán, Vật Lý cho các kỳ thi Tú Tài và luyện thi U Math cho các học sinh chuẩn bị thi vào đại học.
Trường mở cửa đón nhận các học sinh vào các ngày Thứ Bảy:
-Sáng: từ 9 giờ đến 11 giờ 30
-Chiều: từ 01 giờ đến 04 giờ 00
Trường cũng đang thiết kế một Web Site: www.daclo.org.au
Để chuyển đạt thông tin đến các nơi.
Video Kịch Thánh Tử Đạo Trần Văn Trông - Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Hoàng Tâm
03:44 28/11/2010
Kịch Thánh Tử Đạo Anrê Trần Văn Trông do Đoàn thanh niên Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu trình diễn vào dịp Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24 tháng 11 năm 2010.
Phần I
Phần II
Phần III
Phần I
Phần II
Phần III
Giáo xứ Tấn Tài - NinhThuận - tổ chức Tuần Đại Phúc
Lê Vang
06:28 28/11/2010
NINH THUẬN - Trong những ngày cuối năm phụng vụ và trong tháng cuối cùng của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ Tấn Tài đã tổ chức Tuần Đại Phúc Từ thứ bảy ngày 21.11 đến ngày 28.11.2010.
Xem hình ảnh
Trước hết, để cảm tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam một Năm Thánh mặc dầu gặp nhiều biến cố, nhưng Chúa vẫn chở che và tuôn đổ Hồng Ân rất dồi dào, Chúa cũng đã yêu thương gìn giữ và ban cho Giáo Xứ Tấn Tài qua một năm Phụng Vụ An Bình.
Thế nhưng, đây cũng là thời gian để kiểm điểm, xét mình về bổn phận đối với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và kiểm điểm lại tương quan với anh chị em trong một năm qua và chuẩn bị tâm hồn cho mọi người bước vào Mùa Vọng, dọn tâm hồn để MỪNG CHÚA GIÁNG SINH.
Thật sự, một Tuần Đại Phúc nhờ vào sự hướng dẫn của quý Cha Dòng Chúa Cứ Thế với kinh nghiệm tổ chức Tuần Đại Phúc rất bài bản. Quý Cha đã chia sẻ giảng dạy cho từng giới từ Thiếu Nhi, Thanh Niên Nam Nữ, Giới Gia Trưởng và Hiền Mẫu. Từng giới một, Quý Cha đã hướng dẫn cụ thể và sâu sát. Nhất là giúp mọi người nhận ra những thiếu sót trong bổn phận làm con Chúa, con Hội Thánh và sống thiếu bác ái yêu thương đối với anh chị em. Vì thế, một khi đã nhận ra những thiếu sót của mình đối với Chúa, với Hội Thánh và với anh chị em, rất nhiều người đã từ lâu sống trong tình trạng khô khan nguội lạnh, sống xa Chúa, xa nhà thờ, xa cách với cộng đoàn thì nay đã trở về làm hòa với Chúa và anh chị em qua Bí Tích Hòa Giải. Đây là một niềm vui lớn của Giáo Xứ trong Năm Thánh, đã làm cho mọi ngừời tràn ngập niềm vui hạnh phúc hân hoan.
Hầu như mọi thành phần trong Giáo Xứ đều hưởng ứng lời mọi gọi của Cha Quản Xứ và Quý Cha giảng Đại Phúc. Trong các giờ Thánh Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa vào lúc 11g00 trưa, giờ giảng Đại Phúc vào lúc 15g00 chiều, Thánh Lễ tối thứ 5 cầu nguyện cho ơn gọi và giới thiệu các Hội Dòng, tối thứ 6 đi Đàng Thánh Giá ngoài trời rất đông và rất đông mọi người tham dự.
Một tuần Đại Phúc đã qua đi, nhưng ngọn lửa Tin Yêu, lòng sốt sắng đã được khơi dậy và bùng cháy. Hy vọng từ đây Giáo Xứ sẽ tiến bước vững mạnh trong tinh thần Đạo Đức dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Quý Cha Giảng Tuần Đại Phúc và xin Chúa lắng nghe lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Xin cho chúng con bắt đầu bước vào một Năm Mới Phụng Vụ với quyết tâm: “Hãy Nên Thánh như Cha Trên Trời Là Đấng Thánh” và “ Hãy Sống Yêu Thương Nhau để mọi người nhận ra chúng ta là Môn Đệ của Chúa”.
Xem hình ảnh
Trước hết, để cảm tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam một Năm Thánh mặc dầu gặp nhiều biến cố, nhưng Chúa vẫn chở che và tuôn đổ Hồng Ân rất dồi dào, Chúa cũng đã yêu thương gìn giữ và ban cho Giáo Xứ Tấn Tài qua một năm Phụng Vụ An Bình.
Thế nhưng, đây cũng là thời gian để kiểm điểm, xét mình về bổn phận đối với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và kiểm điểm lại tương quan với anh chị em trong một năm qua và chuẩn bị tâm hồn cho mọi người bước vào Mùa Vọng, dọn tâm hồn để MỪNG CHÚA GIÁNG SINH.
Thật sự, một Tuần Đại Phúc nhờ vào sự hướng dẫn của quý Cha Dòng Chúa Cứ Thế với kinh nghiệm tổ chức Tuần Đại Phúc rất bài bản. Quý Cha đã chia sẻ giảng dạy cho từng giới từ Thiếu Nhi, Thanh Niên Nam Nữ, Giới Gia Trưởng và Hiền Mẫu. Từng giới một, Quý Cha đã hướng dẫn cụ thể và sâu sát. Nhất là giúp mọi người nhận ra những thiếu sót trong bổn phận làm con Chúa, con Hội Thánh và sống thiếu bác ái yêu thương đối với anh chị em. Vì thế, một khi đã nhận ra những thiếu sót của mình đối với Chúa, với Hội Thánh và với anh chị em, rất nhiều người đã từ lâu sống trong tình trạng khô khan nguội lạnh, sống xa Chúa, xa nhà thờ, xa cách với cộng đoàn thì nay đã trở về làm hòa với Chúa và anh chị em qua Bí Tích Hòa Giải. Đây là một niềm vui lớn của Giáo Xứ trong Năm Thánh, đã làm cho mọi ngừời tràn ngập niềm vui hạnh phúc hân hoan.
Hầu như mọi thành phần trong Giáo Xứ đều hưởng ứng lời mọi gọi của Cha Quản Xứ và Quý Cha giảng Đại Phúc. Trong các giờ Thánh Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa vào lúc 11g00 trưa, giờ giảng Đại Phúc vào lúc 15g00 chiều, Thánh Lễ tối thứ 5 cầu nguyện cho ơn gọi và giới thiệu các Hội Dòng, tối thứ 6 đi Đàng Thánh Giá ngoài trời rất đông và rất đông mọi người tham dự.
Một tuần Đại Phúc đã qua đi, nhưng ngọn lửa Tin Yêu, lòng sốt sắng đã được khơi dậy và bùng cháy. Hy vọng từ đây Giáo Xứ sẽ tiến bước vững mạnh trong tinh thần Đạo Đức dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Quý Cha Giảng Tuần Đại Phúc và xin Chúa lắng nghe lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Xin cho chúng con bắt đầu bước vào một Năm Mới Phụng Vụ với quyết tâm: “Hãy Nên Thánh như Cha Trên Trời Là Đấng Thánh” và “ Hãy Sống Yêu Thương Nhau để mọi người nhận ra chúng ta là Môn Đệ của Chúa”.
Thánh Lễ Tạ ơn của Giáo phận Mỹ Tho mừng 50 năm (1960 - 2010)
Jac. Dương tiến Dũng
06:36 28/11/2010
Mừng kỷ niệm 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, hoà chung niềm vui với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong cả nước. Hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2010, Tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận hân hoan tổ chức Lễ TẠ ƠN mừng 50 năm thành lập Giáo Phận Mỹ Tho.
Từ sáng tinh mơ, con đường Lý thường Kiệt mọi ngày thoáng rộng, hôm nay dường như hẹp lại bởi các phương tiện giao thông từ các giáo hạt thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp di chuyển về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Mỹ Tho. Ban Tổ Chức đã tiên lường được số lượng giáo dân về tham dự nên đã bố trí Ban Trật Tự hướng dẫn các phương tiện di chuyển cá nhân và xe khách đưa rước vào bến bãi trật tự không để ùn tắc cản trở giao thông.
Cộng đồng Dân Chúa Giáo Phận hôm nay được vinh dự đón tiếp Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và các vị Chủ Chăn của Giáo Tỉnh Hà Nội – Giáo Tỉnh Huế và Giáo Tỉnh Sài Gòn gồm:
1- Đức TGM Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN (Chủ tịch HĐGMVN)
2- Đức Cha Giuse ĐẶNG ĐỨC NGÂN (giáo phận Lạng Sơn)
3- Đức Cha Cosma HOÀNG VĂN ĐẠT, SJ (giáo phận Bắc Ninh)
4- Đức Cha Giuse NGUYỄN NĂNG (giáo phận Phát Diệm)
5- Đức Cha Giuse VŨ VĂN THIÊN (giáo phận Hải Phòng)
6- Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN ĐỆ, SDB (giáo phận Thái Bình)
7- Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH (giáo phận Thanh Hóa)
8- Đức Cha Antôn VŨ HUY CHƯƠNG (giáo phận Hưng Hóa)
9- Đức Cha phụ tá Gioan Maria VŨ TẤT (giáo phận Hưng Hóa)
10- Đức Cha Phaolô NGUYỄN THÁI HỢP, OP (giáo phận Vinh)
11- Đức Cha phụ tá Phanxicô Xaviê LÊ VĂN HỒNG (Tổng giáo phận Huế)
12- Đức Cha Giuse CHÂU NGỌC TRI (giáo phận Đà Nẵng)
13- Đức Cha phó Matthêu NGUYỄN VĂN KHÔI (giáo phận Quy Nhơn)
14- Đức Cha Giuse VÕ ĐỨC MINH (giáo phận Nha Trang)
15- Đức Cha Phaolô NGUYỄN VĂN HÒA (nguyên GM Nha Trang)
16- Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG (giáo phận Phan Thiết)
17- Đức Cha Phaolô NGUYỄN THANH HOAN (nguyên Giám Mục Phan Thiết)
18- Đức Cha Phêrô TRẦN ĐÌNH TỨ (giáo phận Phú Cường)
19- Đức Cha Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM (giáo phận Bà Rịa)
20- Đức Cha Đaminh NGUYỄN CHU TRINH (giáo phận Xuân Lộc)
21- Đức Cha phụ tá Tôma VŨ ĐÌNH HIỆU (giáo phận Xuân Lộc)
22- Đức Cha Stêphanô TRI BỬU THIÊN (giáo phận Cần Thơ)
23- Đức Cha Bosco LIN (Đài Loan)
24- Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC (giáo phận Mỹ Tho)
Và quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý tu sĩ nam nữ, các hội đoàn và gần 10.000 giáo dân đến từ khắp các giáo xứ gần xa của ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp. Đặc biệt sự có mặt của Cha Giuse Nguyễn thanh Liêm Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ.
Đúng 9 giờ 30, sau một hồi trống chầu, Giám Mục Đoàn và gần 100 Linh mục với phẩm phục trắng tiến về Lễ Đài khi ca đoàn xướng hát ca khúc “Tất cả là hồng ân” sáng tác mới của cha Kim Long:
Năm mươi năm đều do Chúa,
Cùng đoàn con đưa bước
Thành đạt bao mơ ước
Nay xin dâng lời cảm tạ;
Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp
Hòa chung câu kinh lời hát:
Tất cả là hồng ân,
Khắp nơi đẹp tình thân.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, trong bài giảng, Đức Cha Phaolô Giám Mục Giáo Phận nói: “Hôm nay chúng ta tụ họp nhau lại đây rất đông đảo để mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập Giáo phận Mỹ Tho của chúng ta. Thật là một ngày hồng phúc, một ngày vui cho tất cả chúng ta. Quý Hồng Y, các Đức Cha và nhiều khách quý đến chia vui với chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay, và nói ba tiếng cám ơn, cám ơn, cám ơn thật lớn để biểu lộ niềm vui và lòng biết ơn của chúng ta.
Dĩ nhiên trươc hết chúng ta biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương và không ngừng chăm sóc chúng ta. Người đã ban ơn đức tin cho chúng ta, và đó là món quà quý giá nhất mà chúng ta nhận lãnh giống như Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay. Khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai”, chúng ta tuyên xưng một cách trọng thể giống như Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta y như đã nói với Phêrô “… các con có phúc, vì không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (x. Mt 16,17).
Quả thật, chúng ta rất may mắn, so với đại đa số đồng bào của chúng ta trong phần lãnh thổ ba tỉnh thuộc giáo phận Mỹ Tho, lên tới hơn 4.500.000 người. Chúng ta chỉ là một thiểu số khoảng 120.000 người, một thiểu số may mắn, đã nhận lãnh một ơn rất lớn là “ơn đức tin”. Cái ơn đó không phải là do con người, do xã hội, do xác thịt và máu huyết, mà là do “Cha của Chúa Giêsu”, Đấng ngự trên trời.
Chúng ta cử hành Thánh lễ là để tạ ơn Chúa Cha ở trên trời, Đấng không những ban đức tin cho chúng ta, mà còn ban chính Chúa Giêsu cho chúng ta làm “Bánh Sự Sống” nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Bánh ấy nối kết chúng ta lại với Chúa và với nhau, làm thành Giáo Hội, làm thành Giáo phận Mỹ Tho yêu quý của chúng ta.
Anh chị em hãy yêu mến lương dân như Chúa Giêsu yêu mến họ, hãy loan báo Tin Mừng Tình yêu của Thiên Chúa cho họ. Hãy làm cho Giáo Hội, cho Giáo Phận trở thành “nhà cầu nguyện cho mọi người, bất kể lương giáo”. ( Trích bài giảng Đức Cha Phaolô trong thánh lễ)
Phần Diễn Nguyện sau thánh lễ được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Long An, Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, các ca đoàn của các giáo xứ, các nhóm ca múa của giới trẻ giáo phận trình diễn các tiết mục ca múa hoạt cảnh mang phong cách chuyên nghiệp nhưng không kém phần trang nghiêm thánh thiện.
Nhân sự kiện lịch sử của giáo phận Mỹ Tho hôm nay, cũng là dịp để mỗi người giáo dân có dịp ôn lại những biến cố thăng trầm của Giáo Phận Mỹ Tho trong suốt 50 năm qua, cùng nhau Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam ngày càng có những bước đi vững chắc trong công việc loan báo Tin Mừng hôm nay.
Năm mươi năm hồng ân Ngài tuôn đổ
Muôn vạn lần con cảm tạ tiến dâng.
Từ sáng tinh mơ, con đường Lý thường Kiệt mọi ngày thoáng rộng, hôm nay dường như hẹp lại bởi các phương tiện giao thông từ các giáo hạt thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp di chuyển về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Mỹ Tho. Ban Tổ Chức đã tiên lường được số lượng giáo dân về tham dự nên đã bố trí Ban Trật Tự hướng dẫn các phương tiện di chuyển cá nhân và xe khách đưa rước vào bến bãi trật tự không để ùn tắc cản trở giao thông.
Cộng đồng Dân Chúa Giáo Phận hôm nay được vinh dự đón tiếp Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và các vị Chủ Chăn của Giáo Tỉnh Hà Nội – Giáo Tỉnh Huế và Giáo Tỉnh Sài Gòn gồm:
1- Đức TGM Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN (Chủ tịch HĐGMVN)
2- Đức Cha Giuse ĐẶNG ĐỨC NGÂN (giáo phận Lạng Sơn)
3- Đức Cha Cosma HOÀNG VĂN ĐẠT, SJ (giáo phận Bắc Ninh)
4- Đức Cha Giuse NGUYỄN NĂNG (giáo phận Phát Diệm)
5- Đức Cha Giuse VŨ VĂN THIÊN (giáo phận Hải Phòng)
6- Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN ĐỆ, SDB (giáo phận Thái Bình)
7- Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH (giáo phận Thanh Hóa)
8- Đức Cha Antôn VŨ HUY CHƯƠNG (giáo phận Hưng Hóa)
9- Đức Cha phụ tá Gioan Maria VŨ TẤT (giáo phận Hưng Hóa)
10- Đức Cha Phaolô NGUYỄN THÁI HỢP, OP (giáo phận Vinh)
11- Đức Cha phụ tá Phanxicô Xaviê LÊ VĂN HỒNG (Tổng giáo phận Huế)
12- Đức Cha Giuse CHÂU NGỌC TRI (giáo phận Đà Nẵng)
13- Đức Cha phó Matthêu NGUYỄN VĂN KHÔI (giáo phận Quy Nhơn)
14- Đức Cha Giuse VÕ ĐỨC MINH (giáo phận Nha Trang)
15- Đức Cha Phaolô NGUYỄN VĂN HÒA (nguyên GM Nha Trang)
16- Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG (giáo phận Phan Thiết)
17- Đức Cha Phaolô NGUYỄN THANH HOAN (nguyên Giám Mục Phan Thiết)
18- Đức Cha Phêrô TRẦN ĐÌNH TỨ (giáo phận Phú Cường)
19- Đức Cha Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM (giáo phận Bà Rịa)
20- Đức Cha Đaminh NGUYỄN CHU TRINH (giáo phận Xuân Lộc)
21- Đức Cha phụ tá Tôma VŨ ĐÌNH HIỆU (giáo phận Xuân Lộc)
22- Đức Cha Stêphanô TRI BỬU THIÊN (giáo phận Cần Thơ)
23- Đức Cha Bosco LIN (Đài Loan)
24- Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC (giáo phận Mỹ Tho)
Và quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý tu sĩ nam nữ, các hội đoàn và gần 10.000 giáo dân đến từ khắp các giáo xứ gần xa của ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp. Đặc biệt sự có mặt của Cha Giuse Nguyễn thanh Liêm Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ.
Đúng 9 giờ 30, sau một hồi trống chầu, Giám Mục Đoàn và gần 100 Linh mục với phẩm phục trắng tiến về Lễ Đài khi ca đoàn xướng hát ca khúc “Tất cả là hồng ân” sáng tác mới của cha Kim Long:
Năm mươi năm đều do Chúa,
Cùng đoàn con đưa bước
Thành đạt bao mơ ước
Nay xin dâng lời cảm tạ;
Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp
Hòa chung câu kinh lời hát:
Tất cả là hồng ân,
Khắp nơi đẹp tình thân.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, trong bài giảng, Đức Cha Phaolô Giám Mục Giáo Phận nói: “Hôm nay chúng ta tụ họp nhau lại đây rất đông đảo để mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập Giáo phận Mỹ Tho của chúng ta. Thật là một ngày hồng phúc, một ngày vui cho tất cả chúng ta. Quý Hồng Y, các Đức Cha và nhiều khách quý đến chia vui với chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay, và nói ba tiếng cám ơn, cám ơn, cám ơn thật lớn để biểu lộ niềm vui và lòng biết ơn của chúng ta.
Dĩ nhiên trươc hết chúng ta biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương và không ngừng chăm sóc chúng ta. Người đã ban ơn đức tin cho chúng ta, và đó là món quà quý giá nhất mà chúng ta nhận lãnh giống như Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay. Khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai”, chúng ta tuyên xưng một cách trọng thể giống như Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta y như đã nói với Phêrô “… các con có phúc, vì không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (x. Mt 16,17).
Quả thật, chúng ta rất may mắn, so với đại đa số đồng bào của chúng ta trong phần lãnh thổ ba tỉnh thuộc giáo phận Mỹ Tho, lên tới hơn 4.500.000 người. Chúng ta chỉ là một thiểu số khoảng 120.000 người, một thiểu số may mắn, đã nhận lãnh một ơn rất lớn là “ơn đức tin”. Cái ơn đó không phải là do con người, do xã hội, do xác thịt và máu huyết, mà là do “Cha của Chúa Giêsu”, Đấng ngự trên trời.
Chúng ta cử hành Thánh lễ là để tạ ơn Chúa Cha ở trên trời, Đấng không những ban đức tin cho chúng ta, mà còn ban chính Chúa Giêsu cho chúng ta làm “Bánh Sự Sống” nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Bánh ấy nối kết chúng ta lại với Chúa và với nhau, làm thành Giáo Hội, làm thành Giáo phận Mỹ Tho yêu quý của chúng ta.
Anh chị em hãy yêu mến lương dân như Chúa Giêsu yêu mến họ, hãy loan báo Tin Mừng Tình yêu của Thiên Chúa cho họ. Hãy làm cho Giáo Hội, cho Giáo Phận trở thành “nhà cầu nguyện cho mọi người, bất kể lương giáo”. ( Trích bài giảng Đức Cha Phaolô trong thánh lễ)
Phần Diễn Nguyện sau thánh lễ được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Long An, Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, các ca đoàn của các giáo xứ, các nhóm ca múa của giới trẻ giáo phận trình diễn các tiết mục ca múa hoạt cảnh mang phong cách chuyên nghiệp nhưng không kém phần trang nghiêm thánh thiện.
Nhân sự kiện lịch sử của giáo phận Mỹ Tho hôm nay, cũng là dịp để mỗi người giáo dân có dịp ôn lại những biến cố thăng trầm của Giáo Phận Mỹ Tho trong suốt 50 năm qua, cùng nhau Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam ngày càng có những bước đi vững chắc trong công việc loan báo Tin Mừng hôm nay.
Năm mươi năm hồng ân Ngài tuôn đổ
Muôn vạn lần con cảm tạ tiến dâng.
Cộng đoàn Hàn Quốc tại Hà Nội thăm giáo phận Lạng Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
06:37 28/11/2010
LẠNG SƠN, Trong ngày 28 tháng 11 năm 2010, Chúa nhật thứ nhất của mùa Vọng, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng vui mừng chào đón phái đoàn của Cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội tới thăm.
Xem hình ảnh - Photos
Giáo dân Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội khá đông đảo, có lúc lên tới trên 300 người, họ quy tụ với nhau để gặp gỡ và cử hành Phụng vụ vào mỗi Chúa nhật hàng tuần tại nhà nguyện Têrêsa trong khuôn viên Nhà Chung Hà Nội. Có thể nói, trong số các cộng đoàn Công giáo ngoại kiều đang hiện diện và sinh hoạt ở Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung, cộng đoàn Hàn Quốc đã trở nên mẫu mực về tinh thần liên đới, lòng đạo đức và nhiệt huyết tông đồ. Những cử hành Phụng Vụ và việc tông đồ được thực hiện với tất cả lòng nhiệt thành, sự hăng say và ý thức.
Cách đây khoảng 6 (sáu) tháng, Cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội đã cử đại diện của mình gặp gỡ Đức Giám mục Giáo phận Lạng sơn trong tinh thần đức tin và hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Từ đó, đã có những chuyến thăm viếng, những sự gặp gỡ và giúp đỡ thân tình mà cộng đoàn Hàn Quốc dành cho giáo phận truyền giáo Lạng Sơn.
Chuyến viếng thăm lần này của cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tới Lạng Sơn mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong buổi bình minh ngày Chúa nhật đầu tiên của năm Phụng Vụ mới vừa khởi đầu. Đoàn giáo dân Hàn Quốc lên thăm Giáo phận Lạng sơn hôm nay gần 130 người, do cha tuyên úy Seo và ông Song – trưởng Cộng đoàn tại Hà Nội – làm trưởng đoàn.
Phái đoàn tới Tòa Giám mục vào lúc 10h00 sáng và đã có những giờ phút chào thăm, trò chuyện với Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Trong tinh thần cởi mở, thân thiện và hiểu biết lẫn nhau, phái đoàn Hàn Quốc và Đức cha Giuse cùng đại diện Tòa Giám mục Lạng Sơn, đã trao đổi về hiện tình của giáo hội tại Hàn Quốc, cũng như Giáo hội nơi giáo phận truyền giáo địa đầu tổ quốc Việt Nam.
Vào lúc 11h00, cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Thánh lễ do cha Seo – tuyên úy Cộng đoàn chủ sự, cùng với sự hiện diện của Đức cha Giuse.
Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse đã thay mặt giáo phận để cảm ơn đại diện của phái đoàn giáo dân Hàn Quốc tại Hà Nội, đã dành nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên cho giáo phận nhỏ bé nhất trên đất nước Việt Nam này. Ngài đã khái quát dòng lịch sử nhiều thăng trầm của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đồng thời nói lên những thao thức của người mục tử trong hành trình theo gương Thầy Chí Thánh, để “Đến với muôn dân” và làm cho đời sống giáo phận ngày một thăng tiến về mọi phương diện. Ngài cầu chúc cha tuyên úy cùng mọi thành viên trong đại gia đình Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội nói riêng và giáo hội Hàn Quốc nói chung luôn bình an, phát triển về lòng đạo đức, về đời sống và lòng nhiệt thành tông đồ, trong niềm tin yêu hy vọng và tình liên đới sâu xa trong lòng Giáo hội.
Chuyến viếng thăm của cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội được kết thúc sau bữa cơm trưa đầy tình gia đình, sự thân thiện và cởi mở.
Xem hình ảnh - Photos
Giáo dân Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội khá đông đảo, có lúc lên tới trên 300 người, họ quy tụ với nhau để gặp gỡ và cử hành Phụng vụ vào mỗi Chúa nhật hàng tuần tại nhà nguyện Têrêsa trong khuôn viên Nhà Chung Hà Nội. Có thể nói, trong số các cộng đoàn Công giáo ngoại kiều đang hiện diện và sinh hoạt ở Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung, cộng đoàn Hàn Quốc đã trở nên mẫu mực về tinh thần liên đới, lòng đạo đức và nhiệt huyết tông đồ. Những cử hành Phụng Vụ và việc tông đồ được thực hiện với tất cả lòng nhiệt thành, sự hăng say và ý thức.
Cách đây khoảng 6 (sáu) tháng, Cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội đã cử đại diện của mình gặp gỡ Đức Giám mục Giáo phận Lạng sơn trong tinh thần đức tin và hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Từ đó, đã có những chuyến thăm viếng, những sự gặp gỡ và giúp đỡ thân tình mà cộng đoàn Hàn Quốc dành cho giáo phận truyền giáo Lạng Sơn.
Chuyến viếng thăm lần này của cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tới Lạng Sơn mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong buổi bình minh ngày Chúa nhật đầu tiên của năm Phụng Vụ mới vừa khởi đầu. Đoàn giáo dân Hàn Quốc lên thăm Giáo phận Lạng sơn hôm nay gần 130 người, do cha tuyên úy Seo và ông Song – trưởng Cộng đoàn tại Hà Nội – làm trưởng đoàn.
Phái đoàn tới Tòa Giám mục vào lúc 10h00 sáng và đã có những giờ phút chào thăm, trò chuyện với Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Trong tinh thần cởi mở, thân thiện và hiểu biết lẫn nhau, phái đoàn Hàn Quốc và Đức cha Giuse cùng đại diện Tòa Giám mục Lạng Sơn, đã trao đổi về hiện tình của giáo hội tại Hàn Quốc, cũng như Giáo hội nơi giáo phận truyền giáo địa đầu tổ quốc Việt Nam.
Vào lúc 11h00, cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Thánh lễ do cha Seo – tuyên úy Cộng đoàn chủ sự, cùng với sự hiện diện của Đức cha Giuse.
Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse đã thay mặt giáo phận để cảm ơn đại diện của phái đoàn giáo dân Hàn Quốc tại Hà Nội, đã dành nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên cho giáo phận nhỏ bé nhất trên đất nước Việt Nam này. Ngài đã khái quát dòng lịch sử nhiều thăng trầm của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đồng thời nói lên những thao thức của người mục tử trong hành trình theo gương Thầy Chí Thánh, để “Đến với muôn dân” và làm cho đời sống giáo phận ngày một thăng tiến về mọi phương diện. Ngài cầu chúc cha tuyên úy cùng mọi thành viên trong đại gia đình Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội nói riêng và giáo hội Hàn Quốc nói chung luôn bình an, phát triển về lòng đạo đức, về đời sống và lòng nhiệt thành tông đồ, trong niềm tin yêu hy vọng và tình liên đới sâu xa trong lòng Giáo hội.
Chuyến viếng thăm của cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc tại Hà Nội được kết thúc sau bữa cơm trưa đầy tình gia đình, sự thân thiện và cởi mở.
Trước những nguy hiểm đang đe dọa Hội Thánh Việt Nam
+GM JB. Bùi Tuần
07:05 28/11/2010
Trước những nguy hiểm đang đe dọa Hội Thánh Việt Nam
Dù mang danh nghĩa nào, chia sẻ dưới đây cũng vẫn là một tiếng kêu. Kêu la, kêu than, kêu khóc, kêu cầu trước hiện tình Hội Thánh Việt Nam.
Tiếng kêu trước một tình hình Hội Thánh không có nghĩa là tình hình ấy xấu. Nó chỉ có nghĩa là một tình hình nguy hiểm cần phải hết sức thận trọng trước những đe doạ tàn phá đức tin. Những hiểm nguy đó từ ngoài cũng có, và tự trong cũng có. Xem ra những hiểm nguy từ trong nội bộ lại rất phức tạp, nặng nề. Sự thận trọng, mà tiếng kêu xin được giãi bày ở đây, sẽ vắn gọn ở vài điểm.
1/ Xin quan tâm nhiều hơn đến việc hối cải, trở về với Chúa
Khi Chúa xuống trần, dân Do Thái được lãnh đạo bởi một cấp bậc đạo đức, đó là các vị thượng tế, được nâng đỡ bởi một lớp chuyên viên đạo đức, đó là các biệt phái và các luật sĩ, được che chở bởi một cái khung đạo đức, đó là luật Maisen, được gắn kết lại với nhau bằng những thói tục truyền thống đạo đức, không ai có quyền đụng tới.
Đạo đức đến như thế phải coi là chắc chắc lắm. Thế nhưng, thánh Gioan Baotixita được Chúa sai đi dọn đường cho Chúa Cứu thế, đã nhấn mạnh đến việc sám hối. Chính Chúa Giêsu cũng coi việc rao giảng sự sám hối, đổi mới con người là ưu tiên của sứ vụ cứu đời. Tất cả đều chứng tỏ rằng: Canh tân đạo Chúa phải khởi đi từ việc đổi mới con người với việc hối cải. Cần hối cải, bởi vì Chúa thấy nhiều cơ chế gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức hình thức; nhiều người gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức giả; nhiều thói quen gọi là đạo đức, nhưng chỉ là đạo đức vụ lợi phô trương.
Hiểm nguy của đạo thời đó cũng tiềm ẩn trong đạo thời nay. Đó là những thứ đạo đức giả đó đây. Tự hào với những đạo đức giả sẽ không thể có sám hối. Cái gì cũng cho mình là đúng, thì làm sao sám hối được. Đó lại là một nguy cơ dẫn tới diệt vong.
Hiểm nguy rất lớn hiện nay đối với sự sám hối còn là: Nơi nhiều người có sự cứng lòng, sự mất ý thức về tội, và trốn tránh những chân lý sau cùng của đời người.
Hiểm nguy tệ nhất có thể là một nếp sống đạo đón nhận đủ thứ thông tin, nhưng lại không đón nhận thông tin từ Lời Chúa.
2/ Xin quan tâm nhiều hơn đến đời sống nội tâm
Chúa Giêsu, khi nói về đời sống nội tâm, đã nhấn mạnh đến sự gắn bó mật thiết với Người. “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Con người nội tâm gắn bó với Chúa, để thực thi thánh ý Chúa Cha: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Con người nội tâm đón nhận thánh ý Chúa Cha từ Chúa Thánh Thần. “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với các con từ nơi Chúa Cha. Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26).
Khi nói về đời sống nội tâm, thánh Phaolô hay so sánh con người bên ngoài và con người bên trong. “Con người bên trong của chúng ta đổi mới mỗi ngày” (2 Cr, 4,16).
Ngài cũng so sánh con người cũ và con người mới. “Con người mới không ngừng đổi mới theo hình ảnh của Đấng tạo dựng nên nó” (Cl 3,9).
Đời sống nội tâm như vậy là một hành trình tái sinh trong ơn nghĩa Chúa. Nó làm cho con người trở nên con Chúa, có sự sống của Chúa.
Tiếc thay là đời sống nội tâm hiện nay không được quan tâm đúng mức. Phong trào tục hoá đang hoạt động mạnh. Nó được đón nhận trong nhiều cộng đoàn. Nó gây được thiện cảm nơi nhiều người tu. Nó có chỗ đứng cả trong nhiều phụng vụ và bài giảng.
Hiểm nguy là nhiều người có trách nhiệm canh tân Hội Thánh lại không ưa thích đời sống nội tâm, nhưng đổ sức vào những tổ chức bề ngoài. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, khi còn là Hồng Y, đã viết trong cuốn “Muối của Đất”: “Những cải cách hôm nay, sẽ không đến từ những Thượng Hội đồng, cho dù các Thượng Hội đồng có lý do chính đáng để tồn tại, và đôi khi cũng cần thiết, nhưng những cải cách sẽ đến từ những nhân vật có sức thuyết phục, mà chúng ta gọi là những vị thánh”.
Các Thượng Hội đồng đã được Đức Thánh Cha nhìn như thế. Phương chi các thứ Đại hội của chúng ta. Ấy thế mà nhiều khi các tổ chức ồn ào lại được chúng ta quá đề cao. Hiểm nguy chính là ở đó.
Nếu không được Chúa hướng dẫn, chúng ta dễ trở thành những người phản chứng.
3/ Xin quan tâm nhiều hơn đến yêu thương bác ái
Những dòng sau cùng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong cuốn “Muối của Đất” đã nhấn mạnh đến tình yêu bác ái. Ngài khuyên những người công giáo hãy là những người biết yêu thương. Họ hãy là hình ảnh sống động của Thiên Chúa tình yêu.
Lời khuyên của Đức Thánh Cha chỉ là tiếng vang vọng của lời Chúa Giêsu: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
Yêu thương bác ái là giá trị cần thiết nhất, như lời thánh Phaolô quả quyết: “Giả như tôi có đức tin mạnh đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13,2).
Lý thuyết là như vậy. Còn trên thực tế, phải nhận rằng chúng ta còn nhiều lỗi lầm thiếu sót trong lãnh vực bác ái. Nhiều khi còn thua kém xa những người ngoài công giáo.
Hiểm nguy dễ nhận thấy nhất về bác ái đang đe doạ Hội Thánh Việt Nam là nhiều lỗi lầm thiếu sót về yêu thương đang được bình thường hoá, nhất là sự phân hoá và sự dửng dưng, vô cảm trước cảnh khổ đau của người khác. Thậm chí một số trường hợp, sự độc ác đối với những người khác lại được hợp thức hoá, vì lý do bênh đạo.
Cũng vì thiếu lửa bác ái, nhiều sinh hoạt tôn giáo hiện nay đang trở thành nhàm chán, tẻ nhạt, không những không lôi cuốn được ai đến với Chúa, mà còn gây nên chia rẽ và ác cảm đối với Hội Thánh.
Những cái nhìn trên đây cho phép chúng ta thấy những nguy hiểm là rất lớn. Tuy nhiên, ánh sáng vẫn nhiều hơn bóng tối. Tôi tin Hội Thánh Việt Nam của tôi vẫn luôn được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa thánh hoá, được Chúa sai đi. Xin cảm tạ Chúa đến muôn đời.
- Tỉnh thức là điều mọi người thường có, để tránh các hiểm nguy trên đời.
- Báo động là điều những người có trách nhiệm phải làm, khi thấy hiểm nguy sắp xảy ra cho cộng đoàn.
- Cảnh báo là điều những người thiện chí được lương tâm thúc đẩy nên làm, khi thấy trước hiểm nguy có thể xảy ra cho bất cứ ai.
Dù mang danh nghĩa nào, chia sẻ dưới đây cũng vẫn là một tiếng kêu. Kêu la, kêu than, kêu khóc, kêu cầu trước hiện tình Hội Thánh Việt Nam.
Tiếng kêu trước một tình hình Hội Thánh không có nghĩa là tình hình ấy xấu. Nó chỉ có nghĩa là một tình hình nguy hiểm cần phải hết sức thận trọng trước những đe doạ tàn phá đức tin. Những hiểm nguy đó từ ngoài cũng có, và tự trong cũng có. Xem ra những hiểm nguy từ trong nội bộ lại rất phức tạp, nặng nề. Sự thận trọng, mà tiếng kêu xin được giãi bày ở đây, sẽ vắn gọn ở vài điểm.
1/ Xin quan tâm nhiều hơn đến việc hối cải, trở về với Chúa
Khi Chúa xuống trần, dân Do Thái được lãnh đạo bởi một cấp bậc đạo đức, đó là các vị thượng tế, được nâng đỡ bởi một lớp chuyên viên đạo đức, đó là các biệt phái và các luật sĩ, được che chở bởi một cái khung đạo đức, đó là luật Maisen, được gắn kết lại với nhau bằng những thói tục truyền thống đạo đức, không ai có quyền đụng tới.
Đạo đức đến như thế phải coi là chắc chắc lắm. Thế nhưng, thánh Gioan Baotixita được Chúa sai đi dọn đường cho Chúa Cứu thế, đã nhấn mạnh đến việc sám hối. Chính Chúa Giêsu cũng coi việc rao giảng sự sám hối, đổi mới con người là ưu tiên của sứ vụ cứu đời. Tất cả đều chứng tỏ rằng: Canh tân đạo Chúa phải khởi đi từ việc đổi mới con người với việc hối cải. Cần hối cải, bởi vì Chúa thấy nhiều cơ chế gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức hình thức; nhiều người gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức giả; nhiều thói quen gọi là đạo đức, nhưng chỉ là đạo đức vụ lợi phô trương.
Hiểm nguy của đạo thời đó cũng tiềm ẩn trong đạo thời nay. Đó là những thứ đạo đức giả đó đây. Tự hào với những đạo đức giả sẽ không thể có sám hối. Cái gì cũng cho mình là đúng, thì làm sao sám hối được. Đó lại là một nguy cơ dẫn tới diệt vong.
Hiểm nguy rất lớn hiện nay đối với sự sám hối còn là: Nơi nhiều người có sự cứng lòng, sự mất ý thức về tội, và trốn tránh những chân lý sau cùng của đời người.
Hiểm nguy tệ nhất có thể là một nếp sống đạo đón nhận đủ thứ thông tin, nhưng lại không đón nhận thông tin từ Lời Chúa.
2/ Xin quan tâm nhiều hơn đến đời sống nội tâm
Chúa Giêsu, khi nói về đời sống nội tâm, đã nhấn mạnh đến sự gắn bó mật thiết với Người. “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Con người nội tâm gắn bó với Chúa, để thực thi thánh ý Chúa Cha: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Con người nội tâm đón nhận thánh ý Chúa Cha từ Chúa Thánh Thần. “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với các con từ nơi Chúa Cha. Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26).
Khi nói về đời sống nội tâm, thánh Phaolô hay so sánh con người bên ngoài và con người bên trong. “Con người bên trong của chúng ta đổi mới mỗi ngày” (2 Cr, 4,16).
Ngài cũng so sánh con người cũ và con người mới. “Con người mới không ngừng đổi mới theo hình ảnh của Đấng tạo dựng nên nó” (Cl 3,9).
Đời sống nội tâm như vậy là một hành trình tái sinh trong ơn nghĩa Chúa. Nó làm cho con người trở nên con Chúa, có sự sống của Chúa.
Tiếc thay là đời sống nội tâm hiện nay không được quan tâm đúng mức. Phong trào tục hoá đang hoạt động mạnh. Nó được đón nhận trong nhiều cộng đoàn. Nó gây được thiện cảm nơi nhiều người tu. Nó có chỗ đứng cả trong nhiều phụng vụ và bài giảng.
Hiểm nguy là nhiều người có trách nhiệm canh tân Hội Thánh lại không ưa thích đời sống nội tâm, nhưng đổ sức vào những tổ chức bề ngoài. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, khi còn là Hồng Y, đã viết trong cuốn “Muối của Đất”: “Những cải cách hôm nay, sẽ không đến từ những Thượng Hội đồng, cho dù các Thượng Hội đồng có lý do chính đáng để tồn tại, và đôi khi cũng cần thiết, nhưng những cải cách sẽ đến từ những nhân vật có sức thuyết phục, mà chúng ta gọi là những vị thánh”.
Các Thượng Hội đồng đã được Đức Thánh Cha nhìn như thế. Phương chi các thứ Đại hội của chúng ta. Ấy thế mà nhiều khi các tổ chức ồn ào lại được chúng ta quá đề cao. Hiểm nguy chính là ở đó.
Nếu không được Chúa hướng dẫn, chúng ta dễ trở thành những người phản chứng.
3/ Xin quan tâm nhiều hơn đến yêu thương bác ái
Những dòng sau cùng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong cuốn “Muối của Đất” đã nhấn mạnh đến tình yêu bác ái. Ngài khuyên những người công giáo hãy là những người biết yêu thương. Họ hãy là hình ảnh sống động của Thiên Chúa tình yêu.
Lời khuyên của Đức Thánh Cha chỉ là tiếng vang vọng của lời Chúa Giêsu: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
Yêu thương bác ái là giá trị cần thiết nhất, như lời thánh Phaolô quả quyết: “Giả như tôi có đức tin mạnh đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13,2).
Lý thuyết là như vậy. Còn trên thực tế, phải nhận rằng chúng ta còn nhiều lỗi lầm thiếu sót trong lãnh vực bác ái. Nhiều khi còn thua kém xa những người ngoài công giáo.
Hiểm nguy dễ nhận thấy nhất về bác ái đang đe doạ Hội Thánh Việt Nam là nhiều lỗi lầm thiếu sót về yêu thương đang được bình thường hoá, nhất là sự phân hoá và sự dửng dưng, vô cảm trước cảnh khổ đau của người khác. Thậm chí một số trường hợp, sự độc ác đối với những người khác lại được hợp thức hoá, vì lý do bênh đạo.
Cũng vì thiếu lửa bác ái, nhiều sinh hoạt tôn giáo hiện nay đang trở thành nhàm chán, tẻ nhạt, không những không lôi cuốn được ai đến với Chúa, mà còn gây nên chia rẽ và ác cảm đối với Hội Thánh.
Những cái nhìn trên đây cho phép chúng ta thấy những nguy hiểm là rất lớn. Tuy nhiên, ánh sáng vẫn nhiều hơn bóng tối. Tôi tin Hội Thánh Việt Nam của tôi vẫn luôn được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa thánh hoá, được Chúa sai đi. Xin cảm tạ Chúa đến muôn đời.
Nhớ về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
+ Giám Mục Gioan B. Bùi Tuần
10:25 28/11/2010
Nhân lễ thánh Phanxicô Xaviê (03/12/2010)
Bình thường, tôi hay nhớ về Đức Cố Hồng y Thuận như một người bạn. Khi gặp thử thách, tôi hay nhớ về Ngài như một người thánh để học hỏi. Trong cảnh tối tăm, tôi hay tìm đến Ngài, như tìm đến một người gần gũi, để được đỡ nâng. Hôm nay, tôi viết đôi chút về Ngài. Như một bó hoa gửi tặng Ngài, dịp mừng thánh bổn mạng Ngài, Phanxicô Xaviê. Bó hoa gồm vài hương sắc tu đức mà tôi học được nơi Ngài. Ngài là một ngôi sao sáng và là một sứ điệp.
1. Yêu thương
Đức Cố Hồng y Thuận có nhiều sức thu hút. Đối với tôi, sức thu hút mạnh nhất nơi Ngài là đức tính yêu thương.
Ngài yêu thương bạn bè, trong đó có tôi. Yêu thương đó rất cụ thể, nhất là hết sức chân thành.
Ngài yêu thương Quê hương Tổ quốc và Hội thánh Việt Nam. Yêu thương đó được thể hiện trên chặng đường dài.
Ngài tâm sự với tôi về những khó khăn đủ thứ Ngài đã gặp trong phục vụ cho tình yêu. Xã hội có gây khó khăn. Nội bộ Hội thánh cũng không luôn dễ dàng. Tính nhân loại ở đâu cũng có. Ngay trong bản thân Ngài cũng không thiếu. Chúa giúp Ngài thắng vượt nhờ cố gắng phấn đấu. Phấn đấu nhất là bằng sự khiêm nhường nhịn nhục.
Yêu thương của Đức Hồng y Thuận toả hương thơm khiêm nhường.
Khiêm nhường kèm theo quảng đại. Không bao giờ Ngài đã nói lời hận thù đối với những tướng lãnh đã phản bội cậu Ngài là Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không bao giờ Ngài đã có phản ứng chống đối căm ghét đối với những người đã bắt bớ Ngài. Không bao giờ Ngài đã tỏ thái độ bất kính đối với những người trong Hội thánh đáng lẽ phải nâng đỡ Ngài tích cực hơn trong lúc Ngài bị giam cầm và thiếu nơi nương tựa.
Khiêm nhường kèm theo nhẫn nại. Ngài cho tôi biết là suốt thời gian xa Việt Nam, Ngài vẫn giữ liên hệ tốt với Nhà nước Việt Nam. Những năm tháng cuối đời, Ngài muốn về thăm quê hương Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã tỏ ý chấp thuận trên nguyên tắc. Nhưng cần chuẩn bị kỹ, để chuyến về thăm quê đạt được nhiều hiệu quả tốt nhất. Tiếc là ý định chưa thành, thì Ngài đã qua đời. Tuy nhiên, Ngài vẫn luôn là con người hoà giải, đầy yêu thương quảng đại khiêm tốn. Có lẽ cũng nhờ vậy, mà giữa Nhà nước và Toà thánh đã có những bước gần lại, mở ra một trang sử mới.
Nếu muốn tìm nguồn gốc của tình yêu thương khiêm nhường nơi Đức Hồng y Thuận, thì không khó. Nguồn gốc đó là tình mến tin của Ngài đối với Chúa. Ngài có Chúa trong mình Ngài. Chúa trong mình Ngài là Chúa tình yêu. Chúa chia sẻ sự sống của Chúa cho Ngài. Nên Ngài yêu thương người khác như Chúa yêu thương. Quảng đại khiêm tốn mà hồn nhiên nhẹ nhàng.
2. Đau khổ
Đức Hồng y Thuận đã có nhiều vinh quang. Nhưng Ngài cũng đã nếm nhiều đau khổ. Hỏi về đau khổ thì Ngài mới trả lời. Những gì Ngài nói về đau khổ của Ngài không có tính cách kể lể than vãn. Đôi khi tôi có cảm tưởng là Ngài kể những đau đớn của Ngài, như một chuyện vui, như một chuyện bình thường. Cao thượng là ở đó.
Đau khổ của Ngài tất nhiên là những bệnh tật, những xỉ nhục, những thiếu thốn Ngài phải chịu. Nhưng đau khổ của Ngài còn là những tội lỗi vô vàn xung quanh. Ngài rất có kinh nghiệm về sự hiệp thông hiệp nhất trong Hội thánh Việt Nam. Có lần Ngài nói với tôi: Một đống đá to, hòn nọ sát hòn kia, nhưng không dính vào nhau. Đôi khi hiệp thông hiệp nhất ở một vài nơi cũng như vậy. Cảnh đó làm Ngài đau khổ.
Đau khổ do nội bộ thường là âm thầm, nhưng xót xa cay đắng. Tuy nhiên Ngài không vì thế mà bớt yêu thương. Ngài dâng tất cả thân Ngài và đời Ngài như một của lễ, hiệp với của lễ Chúa Giêsu trên thánh giá, để cứu độ các linh hồn.
Một hôm, tôi đang làm việc trong phòng riêng ở Long Xuyên, thì nhận được điện thoại của Ngài. Ngài nói từ Rôma. Ngài cho biết là lịch sử đời Ngài không còn thuộc về Ngài. Vì thế, Ngài cũng phải nói đôi chút về những đau khổ của Ngài, vì vâng lời mà thôi. Tôi nghĩ những gì Ngài không nói còn nhiều hơn những gì Ngài đã nói.
Giờ đây, khi viết về Ngài, tôi mặc chiếc áo ấm mà Ngài đã mặc. Tôi cảm thấy được bình an. Tôi như được Ngài an ủi đỡ nâng. Tôi xác tín: Chúa Giêsu đã cứu chuộc tôi và nhân loại nhờ mầu nhiệm thánh giá, thì tôi cũng phải sống mầu nhiệm thánh giá một cách thiết thực, như Đức Hồng y, bạn thân thiết của tôi.
3. Hy vọng
Hy vọng thường xuyên nhất của Đức Cố Hồng y Thuận là một Hội thánh Việt Nam phát triển trong một Tổ quốc Việt Nam phát triển.
Được gần gũi Ngài, tôi hiểu sự phát triển của Hội Thánh Việt Nam là phát triển trên nền tảng Phúc Âm. Phát triển từ những việc tốt lành nhỏ, từ những nhóm đạo đức nhỏ.
Phát triển cần có những khởi đầu thực tốt. Thực tốt nghĩa là không phải đẹp ở cái vỏ bề ngoài, mà tốt ở thực chất bên trong và đàng sau các hiện tượng. Ngài khuyên tôi phải cảnh giác, đừng bị ru ngủ bởi những lạc quan ảo.
Để phát triển trong Hội thánh Việt Nam, Đức Cố Hồng y Thuận hay đề cập đến vấn đề đào tạo. Ngài chú ý cách riêng đến việc đào tạo giáo dân. Ngài mong ước có một đội ngũ giáo dân trí thức có khả năng phục vụ Đất nước. Hy vọng của Ngài hướng về giáo dân là rất rõ, rất mạnh, rất cởi mở. Với tâm tình yêu mến kính trọng, Ngài hay nhắc đến những giáo dân trí thức đã và đang giữ những địa vị quan trọng trong chính trị, khoa học, văn học, kinh tế tại các nước trên thế giới. Ngài hy vọng Hội thánh Việt Nam sẽ cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam những giáo dân tốt, có nhiều khả năng phục vụ trong bất cứ lãnh vực nào. Phục vụ như một đồng hành, như một cộng tác, như một gắn bó.
Hy vọng sau cùng của Ngài là được ở bên Chúa đời đời.
Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nay đang ở trên thiên đàng. Đối với tôi, Ngài đã là thánh. Tôi cảm thấy Ngài gần gũi hơn xưa. Vì thế, tôi hay gọi Ngài như đã gọi hồi xưa. Chúng tôi cùng nhau khiêm tốn tạ ơn Chúa giàu tình yêu thương xót.
Bình thường, tôi hay nhớ về Đức Cố Hồng y Thuận như một người bạn. Khi gặp thử thách, tôi hay nhớ về Ngài như một người thánh để học hỏi. Trong cảnh tối tăm, tôi hay tìm đến Ngài, như tìm đến một người gần gũi, để được đỡ nâng. Hôm nay, tôi viết đôi chút về Ngài. Như một bó hoa gửi tặng Ngài, dịp mừng thánh bổn mạng Ngài, Phanxicô Xaviê. Bó hoa gồm vài hương sắc tu đức mà tôi học được nơi Ngài. Ngài là một ngôi sao sáng và là một sứ điệp.
1. Yêu thương
Đức Cố Hồng y Thuận có nhiều sức thu hút. Đối với tôi, sức thu hút mạnh nhất nơi Ngài là đức tính yêu thương.
Ngài yêu thương bạn bè, trong đó có tôi. Yêu thương đó rất cụ thể, nhất là hết sức chân thành.
Ngài yêu thương Quê hương Tổ quốc và Hội thánh Việt Nam. Yêu thương đó được thể hiện trên chặng đường dài.
Ngài tâm sự với tôi về những khó khăn đủ thứ Ngài đã gặp trong phục vụ cho tình yêu. Xã hội có gây khó khăn. Nội bộ Hội thánh cũng không luôn dễ dàng. Tính nhân loại ở đâu cũng có. Ngay trong bản thân Ngài cũng không thiếu. Chúa giúp Ngài thắng vượt nhờ cố gắng phấn đấu. Phấn đấu nhất là bằng sự khiêm nhường nhịn nhục.
Yêu thương của Đức Hồng y Thuận toả hương thơm khiêm nhường.
Khiêm nhường kèm theo quảng đại. Không bao giờ Ngài đã nói lời hận thù đối với những tướng lãnh đã phản bội cậu Ngài là Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không bao giờ Ngài đã có phản ứng chống đối căm ghét đối với những người đã bắt bớ Ngài. Không bao giờ Ngài đã tỏ thái độ bất kính đối với những người trong Hội thánh đáng lẽ phải nâng đỡ Ngài tích cực hơn trong lúc Ngài bị giam cầm và thiếu nơi nương tựa.
Khiêm nhường kèm theo nhẫn nại. Ngài cho tôi biết là suốt thời gian xa Việt Nam, Ngài vẫn giữ liên hệ tốt với Nhà nước Việt Nam. Những năm tháng cuối đời, Ngài muốn về thăm quê hương Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã tỏ ý chấp thuận trên nguyên tắc. Nhưng cần chuẩn bị kỹ, để chuyến về thăm quê đạt được nhiều hiệu quả tốt nhất. Tiếc là ý định chưa thành, thì Ngài đã qua đời. Tuy nhiên, Ngài vẫn luôn là con người hoà giải, đầy yêu thương quảng đại khiêm tốn. Có lẽ cũng nhờ vậy, mà giữa Nhà nước và Toà thánh đã có những bước gần lại, mở ra một trang sử mới.
Nếu muốn tìm nguồn gốc của tình yêu thương khiêm nhường nơi Đức Hồng y Thuận, thì không khó. Nguồn gốc đó là tình mến tin của Ngài đối với Chúa. Ngài có Chúa trong mình Ngài. Chúa trong mình Ngài là Chúa tình yêu. Chúa chia sẻ sự sống của Chúa cho Ngài. Nên Ngài yêu thương người khác như Chúa yêu thương. Quảng đại khiêm tốn mà hồn nhiên nhẹ nhàng.
2. Đau khổ
Đức Hồng y Thuận đã có nhiều vinh quang. Nhưng Ngài cũng đã nếm nhiều đau khổ. Hỏi về đau khổ thì Ngài mới trả lời. Những gì Ngài nói về đau khổ của Ngài không có tính cách kể lể than vãn. Đôi khi tôi có cảm tưởng là Ngài kể những đau đớn của Ngài, như một chuyện vui, như một chuyện bình thường. Cao thượng là ở đó.
Đau khổ của Ngài tất nhiên là những bệnh tật, những xỉ nhục, những thiếu thốn Ngài phải chịu. Nhưng đau khổ của Ngài còn là những tội lỗi vô vàn xung quanh. Ngài rất có kinh nghiệm về sự hiệp thông hiệp nhất trong Hội thánh Việt Nam. Có lần Ngài nói với tôi: Một đống đá to, hòn nọ sát hòn kia, nhưng không dính vào nhau. Đôi khi hiệp thông hiệp nhất ở một vài nơi cũng như vậy. Cảnh đó làm Ngài đau khổ.
Đau khổ do nội bộ thường là âm thầm, nhưng xót xa cay đắng. Tuy nhiên Ngài không vì thế mà bớt yêu thương. Ngài dâng tất cả thân Ngài và đời Ngài như một của lễ, hiệp với của lễ Chúa Giêsu trên thánh giá, để cứu độ các linh hồn.
Một hôm, tôi đang làm việc trong phòng riêng ở Long Xuyên, thì nhận được điện thoại của Ngài. Ngài nói từ Rôma. Ngài cho biết là lịch sử đời Ngài không còn thuộc về Ngài. Vì thế, Ngài cũng phải nói đôi chút về những đau khổ của Ngài, vì vâng lời mà thôi. Tôi nghĩ những gì Ngài không nói còn nhiều hơn những gì Ngài đã nói.
Giờ đây, khi viết về Ngài, tôi mặc chiếc áo ấm mà Ngài đã mặc. Tôi cảm thấy được bình an. Tôi như được Ngài an ủi đỡ nâng. Tôi xác tín: Chúa Giêsu đã cứu chuộc tôi và nhân loại nhờ mầu nhiệm thánh giá, thì tôi cũng phải sống mầu nhiệm thánh giá một cách thiết thực, như Đức Hồng y, bạn thân thiết của tôi.
3. Hy vọng
Hy vọng thường xuyên nhất của Đức Cố Hồng y Thuận là một Hội thánh Việt Nam phát triển trong một Tổ quốc Việt Nam phát triển.
Được gần gũi Ngài, tôi hiểu sự phát triển của Hội Thánh Việt Nam là phát triển trên nền tảng Phúc Âm. Phát triển từ những việc tốt lành nhỏ, từ những nhóm đạo đức nhỏ.
Phát triển cần có những khởi đầu thực tốt. Thực tốt nghĩa là không phải đẹp ở cái vỏ bề ngoài, mà tốt ở thực chất bên trong và đàng sau các hiện tượng. Ngài khuyên tôi phải cảnh giác, đừng bị ru ngủ bởi những lạc quan ảo.
Để phát triển trong Hội thánh Việt Nam, Đức Cố Hồng y Thuận hay đề cập đến vấn đề đào tạo. Ngài chú ý cách riêng đến việc đào tạo giáo dân. Ngài mong ước có một đội ngũ giáo dân trí thức có khả năng phục vụ Đất nước. Hy vọng của Ngài hướng về giáo dân là rất rõ, rất mạnh, rất cởi mở. Với tâm tình yêu mến kính trọng, Ngài hay nhắc đến những giáo dân trí thức đã và đang giữ những địa vị quan trọng trong chính trị, khoa học, văn học, kinh tế tại các nước trên thế giới. Ngài hy vọng Hội thánh Việt Nam sẽ cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam những giáo dân tốt, có nhiều khả năng phục vụ trong bất cứ lãnh vực nào. Phục vụ như một đồng hành, như một cộng tác, như một gắn bó.
Hy vọng sau cùng của Ngài là được ở bên Chúa đời đời.
Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nay đang ở trên thiên đàng. Đối với tôi, Ngài đã là thánh. Tôi cảm thấy Ngài gần gũi hơn xưa. Vì thế, tôi hay gọi Ngài như đã gọi hồi xưa. Chúng tôi cùng nhau khiêm tốn tạ ơn Chúa giàu tình yêu thương xót.
Văn Hóa
Tâm tình Mùa Vọng
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
00:46 28/11/2010
Hàng năm cứ tới mùa đông
Là con trông đợi mênh mông Chúa về.
Cơn mưa lũ tội thật ghê
Nhấn chìm trôi nổi ê hề tái tê !
Nhân gian khắc khoải tư bề
Niềm vui, hạnh phúc đến rồi lại đi !
Chúa ơi, chẳng biết bởi chi
Đôi khi mộng đẹp xuân thì héo hon ?
Đời thường cứ dỗ bon chen
Con đây vì nó ươn hèn, lắt lay !
Miếng cơm, manh áo mỗi ngày
Trái tim lắm lúc quên ngay Thánh tình !
Trời cao sương đổ trắng tinh
Giúp con tắm gội phận mình nào hay !
Tháng năm cứ tới mùa này
“Mưa Giê su “(*) tưới lưu đày cằn khô.
Tuổi dần mục nát ngây ngô
Nảy mầm cứu chuộc vẫn chờ, người ơi !
Dù cho rách nát, tả tơi
Xin tin có Chúa sẽ thôi lạc đường.
Tâm tình mùa vọng vấn vương
Bay lên cung thánh làm hương phụng thờ !
Là con trông đợi mênh mông Chúa về.
Cơn mưa lũ tội thật ghê
Nhấn chìm trôi nổi ê hề tái tê !
Nhân gian khắc khoải tư bề
Niềm vui, hạnh phúc đến rồi lại đi !
Chúa ơi, chẳng biết bởi chi
Đôi khi mộng đẹp xuân thì héo hon ?
Đời thường cứ dỗ bon chen
Con đây vì nó ươn hèn, lắt lay !
Miếng cơm, manh áo mỗi ngày
Trái tim lắm lúc quên ngay Thánh tình !
Trời cao sương đổ trắng tinh
Giúp con tắm gội phận mình nào hay !
Tháng năm cứ tới mùa này
“Mưa Giê su “(*) tưới lưu đày cằn khô.
Tuổi dần mục nát ngây ngô
Nảy mầm cứu chuộc vẫn chờ, người ơi !
Dù cho rách nát, tả tơi
Xin tin có Chúa sẽ thôi lạc đường.
Tâm tình mùa vọng vấn vương
Bay lên cung thánh làm hương phụng thờ !
Nỗi lòng
Hiền Lâm
10:50 28/11/2010
Lễ vật đêm nay con dâng Chúa
Là cả nỗi lòng ngập ưu tư
Thương người Miền Trung đang đau khổ
Cơn lũ vừ rồi… Chúa biết chưa?
Thật là khủng khiếp những cơn mưa
Gây bao tổn hại, kể sao vừa
Cuốn trôi cơ nghiệp, trôi nhà cửa
Màn trời, chiếu đất, sống bơ vơ
Thử hỏi bây giớ nơi miền ấy
Có được niềm vui Chúa Giáng Sinh
Hay vẫn cơ cùng trong đói rét,
Chưa có miếng cơm lót dạ mình.
Lạy Chúa Ngôi Hai, vua An Bình
Đêm nay Ngài đến viếng sinh linh
Xin mau cất bước về Trung Bộ
Nâng đỡ ủi an mọi gia đình…
Là cả nỗi lòng ngập ưu tư
Thương người Miền Trung đang đau khổ
Cơn lũ vừ rồi… Chúa biết chưa?
Thật là khủng khiếp những cơn mưa
Gây bao tổn hại, kể sao vừa
Cuốn trôi cơ nghiệp, trôi nhà cửa
Màn trời, chiếu đất, sống bơ vơ
Thử hỏi bây giớ nơi miền ấy
Có được niềm vui Chúa Giáng Sinh
Hay vẫn cơ cùng trong đói rét,
Chưa có miếng cơm lót dạ mình.
Lạy Chúa Ngôi Hai, vua An Bình
Đêm nay Ngài đến viếng sinh linh
Xin mau cất bước về Trung Bộ
Nâng đỡ ủi an mọi gia đình…