Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Vọng mong Chúa đến
Lm Nguyễn Xuân Trường
06:38 29/11/2019
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng khởi đầu một năm phụng vụ mới. Nếu ngày đầu năm được gọi là ngày Tết: Tết Ta, Tết Tây, thì ngày Chúa Nhật đầu năm phụng vụ phải là ngày Tết Đạo – ngày tết kết nối tình Chúa, tình người để sống vui tin yêu, vui hy vọng mong Chúa đến.
Mùa Vọng bắt đầu. Vậy Vọng là gì? Vọng có nghĩa là mắt nhìn, trí hướng, lòng mong về nơi, về người mà mình yêu mến nhớ nhung như người Việt thường nói: “Vọng về quê hương,” “Vọng phu chờ chồng.” Thế nên Mùa Vọng mời gọi chúng ta hướng về chính Chúa trong cả 3 chiều kích thời gian: Hướng về quá khứ mừng Chúa giáng sinh, hướng tới tương lai mong chờ Chúa quang lâm, và nhất là hướng vào hiện tại để mời Chúa ngự vào lòng mình, gia đình mình, giáo xứ mình.
Để Chúa ngự vào lòng mình, vào nhà mình thì chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Trong cuộc sống thường ngày, để đón một vị khách tới nhà, chúng ta luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, chuẩn bị mọi sự đầy đủ đón khách. Càng mến khách chúng ta càng chuẩn bị chu đáo. Thế thì, để đón Chúa đến, chúng ta cũng cần dọn dẹp những đam mê nết xấu, và chuẩn bị đời sống vui vẻ hiền hòa, đứng đắn đàng hoàng như các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói đến.
Mùa Vọng cũng là mùa hy vọng những điều tốt đẹp. Chúa Trời đến để yêu thương, để cứu độ con người là điều tốt đẹp nhất chon nhân loại. Một mặt, chúng ta đặt niềm hy vọng vào Chúa; mặt khác, Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, trưởng thành toàn diện để trở thành niềm hy vọng cho cha mẹ, gia đình, Giáo hội và xã hội như lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm nay. Muốn được như vậy thì hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô để Chúa có thể nói với mỗi người: “Con là niềm hy vọng của Ta”. Amen.
Mùa Vọng bắt đầu. Vậy Vọng là gì? Vọng có nghĩa là mắt nhìn, trí hướng, lòng mong về nơi, về người mà mình yêu mến nhớ nhung như người Việt thường nói: “Vọng về quê hương,” “Vọng phu chờ chồng.” Thế nên Mùa Vọng mời gọi chúng ta hướng về chính Chúa trong cả 3 chiều kích thời gian: Hướng về quá khứ mừng Chúa giáng sinh, hướng tới tương lai mong chờ Chúa quang lâm, và nhất là hướng vào hiện tại để mời Chúa ngự vào lòng mình, gia đình mình, giáo xứ mình.
Để Chúa ngự vào lòng mình, vào nhà mình thì chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Trong cuộc sống thường ngày, để đón một vị khách tới nhà, chúng ta luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, chuẩn bị mọi sự đầy đủ đón khách. Càng mến khách chúng ta càng chuẩn bị chu đáo. Thế thì, để đón Chúa đến, chúng ta cũng cần dọn dẹp những đam mê nết xấu, và chuẩn bị đời sống vui vẻ hiền hòa, đứng đắn đàng hoàng như các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói đến.
Mùa Vọng cũng là mùa hy vọng những điều tốt đẹp. Chúa Trời đến để yêu thương, để cứu độ con người là điều tốt đẹp nhất chon nhân loại. Một mặt, chúng ta đặt niềm hy vọng vào Chúa; mặt khác, Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, trưởng thành toàn diện để trở thành niềm hy vọng cho cha mẹ, gia đình, Giáo hội và xã hội như lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm nay. Muốn được như vậy thì hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô để Chúa có thể nói với mỗi người: “Con là niềm hy vọng của Ta”. Amen.
Sống Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:47 29/11/2019
Sống Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A.
Một năm Phụng Vụ lại đến. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng Vụ Kitô giáo, hẳn nhiên luôn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý và phải đạo, cũng có thể là chưa. Mong sao có thật nhiều những ước vọng cao cả.
Bước vào một chu kỳ mới của niên lịch Phụng Vụ, Hội Thánh mẹ, trong năm Phụng Vụ năm A này có vẻ hơi lạ thường khi mời gọi chúng ta hướng cái nhìn đến ngày chung cục của thế giới, của đời người chúng ta. Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu tường thuật những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về tính bất ngờ, đột ngột của cái ngày chung cục ấy. Đồng thời Người kêu gọi khán thính giả lúc bấy giờ cũng như chúng ta hôm nay là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Quy luật tự nhiên giúp ta thêm xác tín rằng sự gì khi đã có khởi đầu thì hẳn có lúc kết thúc.
Vòng đời “thành, trụ, hoại, không” của nhiều vật, nhiều loài hữu hình trước mắt chúng ta là một dấu chứng cho sự kết thúc của vạn vật nói chung và của đời người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là tính bất ngờ. Hình ảnh cơn lụt đại hồng thủy thời Noe hay hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người bị đem đi, một người bị để lại, tất thảy đều muốn mô tả sự bất ngờ. Khi nói đến sự bất ngờ người ta thường nói đến hệ quả của nó là sự mất mát, sự thiệt hại hơn là sự may mắn hay là được lợi, cho dù thỉnh thoảng nhiều sự may mắn có xảy đến cách bất ngờ như chuyện trúng số độc đắc. Để tránh những hệ quả xấu, di hại cho hạnh phúc chúng ta đời này, nhất là cho hạnh phúc vĩnh cửu mai sau, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Vậy thế nào là thái độ biết sẵn sàng và tỉnh thức? Hội Thánh, qua bài đọc thứ nhất trích Sách Tiên tri Isaia và bài đọc thứ hai trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma, muốn trình bày hai phương thế sống tỉnh thức sẵn sàng, xét theo phương diện tiêu cực và tích cực.
1.Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tiêu cực: Hãy loại bỏ những việc làm đen tối. Hãy dứt khoát với việc chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tương. Không chìu theo tính tự nhiên mà thỏa mãn các dục vọng bất chính, đê hèn. Những hành vi bất chính, những thái độ bất xứng, những việc làm ám muội thường là những thái độ, hành vi, việc làm mà ta ít dám thể hiện công khai và thường không muốn cho ai hay, ai biết, ngoại trừ người đồng lõa, người tòng phạm.
Để sống tỉnh thức sẵn sàng theo nghĩa này thì xin hãy nhớ rằng không có sự gì mà sẽ không bị tỏ lộ. Chúng ta có thể che giấu một người nhiều lần. Chúng ta cũng có thể che giấu nhiều người một vài lần. Nhưng chúng ta khó mà che giấu mọi người nhiều lần. Nhất là chúng ta không thể nào che giấu được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người, từng người và mọi người (x.Tv 139).
Để sống sẵn sàng tỉnh thức theo ý hướng này không gì hơn hãy minh bạch hóa các việc làm của ta. Một người không ngần ngại công khai hóa các lời nói, tâm tư và hành động của mình thì sẽ tránh được nhiều sai sót, lỗi lầm. Và nếu có lỡ lầm hay sai sót thì cũng sẽ dễ có cơ hội khắc phục, sửa sai nhờ tha nhân góp ý, nhận định, phê bình.
2.Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tích cực: Lấy gươm đao rèn thành cuốc thành cày; lấy giáo mác đúc thành liềm, lưỡi hái. Một động thái tích cực thật tuyệt vời. Đó là quay ngược 180 độ các xu hướng xấu xa, các việc làm ám muội, các hành vi gian ác. Một ngày kia, người ta hỏi văn hào Bernard Shaw, một văn hào rất thông minh và dí dỏm trong lối ứng xử: Nhờ đâu, và bằng cách nào ngài có được những câu ứng xử vừa thông minh vừa dí dỏm như thế? Có gì đâu. Tôi cứ tưởng tượng ra một câu nói thật ngu ngốc và nhạt nhẽo, rồi tôi tìm cách nói ngược lại.
Ai trong chúng ta lại không có những điểm yếu, những nghiêng chiều bất chính, những thói quen không tốt, chẳng hay, nếu chưa muốn nói là xấu xa? Ai trong chúng ta lại không có những tội lỗi mà nếu công khai ra thì thật ngượng ngùng? Ai trong chúng ta lại không có nhũng lầm lỗi hay tái phạm nhiều lần, khó chữa, khó chừa? Cứ vạch rõ chúng ra rồi hãy làm điều ngược lại. Giả như tôi có tật xấu hay bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc thì ước gì tôi tích cực tập chia sẻ cho tha nhân cách cụ thể bằng những đồng tiền rút từ hầu bao của tôi.
Kinh “Cải tội bảy mối, có bảy đức” chúng ta dường như thuộc nằm lòng. Kinh ấy có ra không phải là để chỉ đọc trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng mà là để chúng ta sống. Có thể nói một cách chắc chắn rằng những ai sống nội dung kinh “Cải tội bảy mối…” là đang thật sự tỉnh thức và sẵn sàng.
Người đang sẵn sàng và tỉnh thức thì không có gì là đột ngột hay bất ngờ mà là luôn trong tư thế chuẩn bị và đón chờ. Người biết đón chờ trong tư thế chuẩn bị thì hẳn sẽ gặp nhiều may lành khi giờ Chúa đến. Nói đến giờ Chúa gọi thì có thể có người cho là còn xa. Nhưng chắc chắn người biết chuẩn bị và đón chờ thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong dịp kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất là Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A.
Một năm Phụng Vụ lại đến. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng Vụ Kitô giáo, hẳn nhiên luôn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý và phải đạo, cũng có thể là chưa. Mong sao có thật nhiều những ước vọng cao cả.
Bước vào một chu kỳ mới của niên lịch Phụng Vụ, Hội Thánh mẹ, trong năm Phụng Vụ năm A này có vẻ hơi lạ thường khi mời gọi chúng ta hướng cái nhìn đến ngày chung cục của thế giới, của đời người chúng ta. Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu tường thuật những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về tính bất ngờ, đột ngột của cái ngày chung cục ấy. Đồng thời Người kêu gọi khán thính giả lúc bấy giờ cũng như chúng ta hôm nay là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Quy luật tự nhiên giúp ta thêm xác tín rằng sự gì khi đã có khởi đầu thì hẳn có lúc kết thúc.
Vòng đời “thành, trụ, hoại, không” của nhiều vật, nhiều loài hữu hình trước mắt chúng ta là một dấu chứng cho sự kết thúc của vạn vật nói chung và của đời người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là tính bất ngờ. Hình ảnh cơn lụt đại hồng thủy thời Noe hay hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người bị đem đi, một người bị để lại, tất thảy đều muốn mô tả sự bất ngờ. Khi nói đến sự bất ngờ người ta thường nói đến hệ quả của nó là sự mất mát, sự thiệt hại hơn là sự may mắn hay là được lợi, cho dù thỉnh thoảng nhiều sự may mắn có xảy đến cách bất ngờ như chuyện trúng số độc đắc. Để tránh những hệ quả xấu, di hại cho hạnh phúc chúng ta đời này, nhất là cho hạnh phúc vĩnh cửu mai sau, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Vậy thế nào là thái độ biết sẵn sàng và tỉnh thức? Hội Thánh, qua bài đọc thứ nhất trích Sách Tiên tri Isaia và bài đọc thứ hai trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma, muốn trình bày hai phương thế sống tỉnh thức sẵn sàng, xét theo phương diện tiêu cực và tích cực.
1.Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tiêu cực: Hãy loại bỏ những việc làm đen tối. Hãy dứt khoát với việc chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tương. Không chìu theo tính tự nhiên mà thỏa mãn các dục vọng bất chính, đê hèn. Những hành vi bất chính, những thái độ bất xứng, những việc làm ám muội thường là những thái độ, hành vi, việc làm mà ta ít dám thể hiện công khai và thường không muốn cho ai hay, ai biết, ngoại trừ người đồng lõa, người tòng phạm.
Để sống tỉnh thức sẵn sàng theo nghĩa này thì xin hãy nhớ rằng không có sự gì mà sẽ không bị tỏ lộ. Chúng ta có thể che giấu một người nhiều lần. Chúng ta cũng có thể che giấu nhiều người một vài lần. Nhưng chúng ta khó mà che giấu mọi người nhiều lần. Nhất là chúng ta không thể nào che giấu được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người, từng người và mọi người (x.Tv 139).
Để sống sẵn sàng tỉnh thức theo ý hướng này không gì hơn hãy minh bạch hóa các việc làm của ta. Một người không ngần ngại công khai hóa các lời nói, tâm tư và hành động của mình thì sẽ tránh được nhiều sai sót, lỗi lầm. Và nếu có lỡ lầm hay sai sót thì cũng sẽ dễ có cơ hội khắc phục, sửa sai nhờ tha nhân góp ý, nhận định, phê bình.
2.Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tích cực: Lấy gươm đao rèn thành cuốc thành cày; lấy giáo mác đúc thành liềm, lưỡi hái. Một động thái tích cực thật tuyệt vời. Đó là quay ngược 180 độ các xu hướng xấu xa, các việc làm ám muội, các hành vi gian ác. Một ngày kia, người ta hỏi văn hào Bernard Shaw, một văn hào rất thông minh và dí dỏm trong lối ứng xử: Nhờ đâu, và bằng cách nào ngài có được những câu ứng xử vừa thông minh vừa dí dỏm như thế? Có gì đâu. Tôi cứ tưởng tượng ra một câu nói thật ngu ngốc và nhạt nhẽo, rồi tôi tìm cách nói ngược lại.
Ai trong chúng ta lại không có những điểm yếu, những nghiêng chiều bất chính, những thói quen không tốt, chẳng hay, nếu chưa muốn nói là xấu xa? Ai trong chúng ta lại không có những tội lỗi mà nếu công khai ra thì thật ngượng ngùng? Ai trong chúng ta lại không có nhũng lầm lỗi hay tái phạm nhiều lần, khó chữa, khó chừa? Cứ vạch rõ chúng ra rồi hãy làm điều ngược lại. Giả như tôi có tật xấu hay bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc thì ước gì tôi tích cực tập chia sẻ cho tha nhân cách cụ thể bằng những đồng tiền rút từ hầu bao của tôi.
Kinh “Cải tội bảy mối, có bảy đức” chúng ta dường như thuộc nằm lòng. Kinh ấy có ra không phải là để chỉ đọc trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng mà là để chúng ta sống. Có thể nói một cách chắc chắn rằng những ai sống nội dung kinh “Cải tội bảy mối…” là đang thật sự tỉnh thức và sẵn sàng.
Người đang sẵn sàng và tỉnh thức thì không có gì là đột ngột hay bất ngờ mà là luôn trong tư thế chuẩn bị và đón chờ. Người biết đón chờ trong tư thế chuẩn bị thì hẳn sẽ gặp nhiều may lành khi giờ Chúa đến. Nói đến giờ Chúa gọi thì có thể có người cho là còn xa. Nhưng chắc chắn người biết chuẩn bị và đón chờ thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong dịp kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất là Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thái độ mong chờ Chúa đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:50 29/11/2019
Chúa Nhật I Mùa Vọng - A
(Mt 24, 37-44)
Kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta bước vào Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng.
Xem video và nghe bài giảng
Hỏi : Chúa đã đến chưa ? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai chiều kích : một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria ; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ “chờ đợi” được người ta nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng. Các lễ nghi cử hành Phụng vụ trong Mùa Vọng, từ màu sắc, các bài đọc, các bài thánh ca đều diễn tả niềm hy vọng với lời cầu xin tha thiết : « Maranatha – Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi », và hơn thế nữa dân Do Thái kêu van : « Xin Ngài xé tầng trời mà ngự xuống ».
Vì sống cả hai chiều kích, nên người kitô hữu phải mang tâm tình của dân Cựu Ước và của chính mình ngày hôm nay.
Mùa Vọng trong Kinh Thánh
Các bài đọc Thánh lễ trong Mùa Vọng làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo : “Từ gốc tổ Giêsê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Ðức Chúa. Lòng kính sợ Ðức Chúa làm cho Người hứng thú,Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở...” (Is 11, 1-10).
Phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng cũng nhắc lại việc Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế : thiên thần Gabriel hiện ra với Đức Maria và báo cho Mẹ biết rằng : “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận (...) Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1, 26-38)
Gioan Tẩy Giả, con trai của Êlisabét và là anh em họ với Chúa Giêsu, xuất hiện trước để loan báo việc Con Thiên Chúa đến, kêu gọi mọi người hoán cải và rao giảng rằng : “Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1, 1.8 và Ga 1, 19.28)
Như thế, Mùa Vọng kêu gọi người kitô hữu cải hóa nội tâm. Những việc cử hành thánh thường xuyên nhắc nhở chúng ta canh tân niềm tin, vững tin vào tương lai và trở lên men giữa lòng thế giới.
Mùa Vọng
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa Nhật với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài thánh ca mở đầu :
- Chúa Nhật I Mùa Vọng : Ad Te levavi... (= Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa Nhật II Mùa Vọng : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…)
- Chúa Nhật III Mùa Vọng : Gaudete ... (= Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa…)
- Chúa Nhật IV Mùa Vọng : Rorate ... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng Công Chính...)
Đức Giêsu dạy chúng ta sống Mùa Vọng
Đức Giêsu đã đến rồi, nên chiều kích thứ nhất của Mùa Vọng nhắc lại cho chúng ta việc Con Chúa đến lần thứ nhất. Trong Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh thức để sẵn sàng cho lần đến cuối cùng của Ngài (Mt 24, 37-44).
Ðức Giêsu nói về ngày Ngài đến sẽ giống như thời ông Nôe: “Thình lình đại hồng thủy đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (Mt 24, 37). Những điều Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên “phải tỉnh thức” là thượng sách.
Chẳng nói đâu xa, năm trước người ta đang dự kiến ngày tận thế là ngày 23 tháng 12 năm 2012 tính theo lịch của dân Maya, nhiều người trên thế giới đã lo lắng vì lời đồn đoán ấy, họ đi mua nến, mua dầu, mua mì tôm... Người ta sợ phải lìa bỏ cái thế giới thân yêu này, cho dù nó vẫn còn nhiều khổ não. Trong thời đại của chúng ta không thiếu các thiên tai, chiến tranh, bạo lực. Phải chăng đó là dấu hiệu của ngày tận thế?
Chúa Giêsu xác nhận sẽ có ngày tận thế, nhưng không phải để tan biến thành hư vô. Sẽ có những dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu vui mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi chúng ta : “ Các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44).
Chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy” (Rm 13, 11).
Chúa Giêsu dạy chúng ta “hãy tỉnh thức”. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: “phải thức dậy” (Rm 13, 11). Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ “đầy ân sủng”, Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, xin giúp chúng con cởi mở tâm hồn đón nhận Chúa Giêsu Con Mẹ.
Lạy Ðấng Cứu Thế là Vua Hòa Bình xin ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 24, 37-44)
Kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta bước vào Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng.
Xem video và nghe bài giảng
Hỏi : Chúa đã đến chưa ? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai chiều kích : một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria ; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ “chờ đợi” được người ta nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng. Các lễ nghi cử hành Phụng vụ trong Mùa Vọng, từ màu sắc, các bài đọc, các bài thánh ca đều diễn tả niềm hy vọng với lời cầu xin tha thiết : « Maranatha – Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi », và hơn thế nữa dân Do Thái kêu van : « Xin Ngài xé tầng trời mà ngự xuống ».
Vì sống cả hai chiều kích, nên người kitô hữu phải mang tâm tình của dân Cựu Ước và của chính mình ngày hôm nay.
Mùa Vọng trong Kinh Thánh
Các bài đọc Thánh lễ trong Mùa Vọng làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo : “Từ gốc tổ Giêsê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Ðức Chúa. Lòng kính sợ Ðức Chúa làm cho Người hứng thú,Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở...” (Is 11, 1-10).
Phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng cũng nhắc lại việc Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế : thiên thần Gabriel hiện ra với Đức Maria và báo cho Mẹ biết rằng : “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận (...) Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1, 26-38)
Gioan Tẩy Giả, con trai của Êlisabét và là anh em họ với Chúa Giêsu, xuất hiện trước để loan báo việc Con Thiên Chúa đến, kêu gọi mọi người hoán cải và rao giảng rằng : “Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1, 1.8 và Ga 1, 19.28)
Như thế, Mùa Vọng kêu gọi người kitô hữu cải hóa nội tâm. Những việc cử hành thánh thường xuyên nhắc nhở chúng ta canh tân niềm tin, vững tin vào tương lai và trở lên men giữa lòng thế giới.
Mùa Vọng
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa Nhật với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài thánh ca mở đầu :
- Chúa Nhật I Mùa Vọng : Ad Te levavi... (= Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa Nhật II Mùa Vọng : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…)
- Chúa Nhật III Mùa Vọng : Gaudete ... (= Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa…)
- Chúa Nhật IV Mùa Vọng : Rorate ... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng Công Chính...)
Đức Giêsu dạy chúng ta sống Mùa Vọng
Đức Giêsu đã đến rồi, nên chiều kích thứ nhất của Mùa Vọng nhắc lại cho chúng ta việc Con Chúa đến lần thứ nhất. Trong Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh thức để sẵn sàng cho lần đến cuối cùng của Ngài (Mt 24, 37-44).
Ðức Giêsu nói về ngày Ngài đến sẽ giống như thời ông Nôe: “Thình lình đại hồng thủy đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (Mt 24, 37). Những điều Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên “phải tỉnh thức” là thượng sách.
Chẳng nói đâu xa, năm trước người ta đang dự kiến ngày tận thế là ngày 23 tháng 12 năm 2012 tính theo lịch của dân Maya, nhiều người trên thế giới đã lo lắng vì lời đồn đoán ấy, họ đi mua nến, mua dầu, mua mì tôm... Người ta sợ phải lìa bỏ cái thế giới thân yêu này, cho dù nó vẫn còn nhiều khổ não. Trong thời đại của chúng ta không thiếu các thiên tai, chiến tranh, bạo lực. Phải chăng đó là dấu hiệu của ngày tận thế?
Chúa Giêsu xác nhận sẽ có ngày tận thế, nhưng không phải để tan biến thành hư vô. Sẽ có những dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu vui mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi chúng ta : “ Các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44).
Chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy” (Rm 13, 11).
Chúa Giêsu dạy chúng ta “hãy tỉnh thức”. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: “phải thức dậy” (Rm 13, 11). Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ “đầy ân sủng”, Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, xin giúp chúng con cởi mở tâm hồn đón nhận Chúa Giêsu Con Mẹ.
Lạy Ðấng Cứu Thế là Vua Hòa Bình xin ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Có ai ngờ và có ai tỉnh thức?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
16:57 29/11/2019
Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bắt đầu phụng vụ năm A của chu kỳ ba năm, với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng hướng chúng ta tới hai mục đích: Một đàng, chuẩn bị mừng Con Chúa giáng trần lần thứ nhất trong thân xác mọn hèn con người; đàng khác, giúp chúng ta biết trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang qua việc tập sống tỉnh thức để đón Chúa đến trong mỗi ngày sống của mình.
1- Cuộc đời ai học hết chữ ngờ
Cuộc sống con người luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Những cơn sóng thần xảy ra ở Nhật Bản làm cho nhiều người không kịp trở tay. Những tai nạn giao thông xảy ra trên đường. Những cái chết bất đắc kỳ tử của người thân… Ở đời không ai học hết chữ ngờ!
Vào thời ông Nôê, trong khi không ai để ý chuyện gì sắp xảy ra, cuộc sống vẫn cứ tiếp tục với những dấu hiệu bình an: “Thiên hạ vẫn ăn uống, dựng vợ gả chồng,” chạy theo những điều phù phiếm, nhưng lãng quên Thiên Chúa. Chỉ có ông Nôê là người tỉnh thức và sẵn sàng. Vâng lệnh Chúa, ông Nôê đóng một chiếc tàu rất lớn. Đang khi đóng tàu, dân chúng chế giễu ông là người lẩm cẩm. Sau khi hoàn tất, ông và gia đình cùng với súc vật vào tàu, lúc đó, trời bắt đầu sấm chớp, đổ mưa như trút ngày đêm. Lụt hồng thủy dâng lên bất chợt. Tất cả đều bị cuốn trôi trong nước lũ. Chỉ còn lại gia đình ông Nôê được cứu sống. Lúc đó, không ai học được chữ ngờ!
Thời đại chúng ta hôm nay cũng thế, xã hội Việt Nam phát xuất từ một đất nước nghèo, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã đẻ ra một lối sống mới, chỉ biết cúi mặt cúi mày kiếm tiền và khi đã có tiền, thì hì hục hưởng thụ. Theo đó, nhiều người chủ trương phải kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, tình người, lừa đảo, gian dối và kể cả bán rẻ nhân phẩm của mình, miễn sao có tiền. Nhưng sau khi có tiền, họ chủ trương hưởng thụ vì họ lý luận: “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời...,” “chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì theo sau…” Cuộc đời chỉ dừng lại trong chân trời trần tục, đối với họ, Thiên Chúa không hiện hữu, không có ngày mai, không có đời sau...
Đức Giêsu cảnh báo rằng ngày Con Người đến trong bất ngờ: vào ngày nào, giờ nào không một ai biết. “Lúc Con Người đến” chính là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, và cũng chính là giờ chết của mỗi người. Ngày ấy chắc chắn phải đến, nhưng nó lại đến một cách bất ngờ. Bất ngờ như trận lụt hồng thủy thời ông Nôê. Bất ngờ như hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người được đem đi, một người bị để lại. Không ai biết được mình sẽ ra đi lúc nào. Không ai biết được tương lai của mình ra sao. Không ai biết được ngày tận thế. Bí mật đó chỉ Thiên Chúa Cha nắm giữ. Tất cả đều xảy ra bất ngờ!
2- Tỉnh thức và sẵn sàng
Bởi thế, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.”
Vậy tỉnh thức là gì? Tỉnh thức trước hết là thái độ sống nhạy bén trước những cám dỗ của ma quỷ, trước những nguy cơ tội lỗi và trước những lối sống bất chính. Như Thánh Phaolô trong bài đọc II nhắc nhở: “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối... hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14).
Tích cực hơn, tỉnh thức là khả năng biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa qua những dấu chỉ và những biến cố cuộc sống hằng ngày. Tỉnh thức cũng là một cách thế sống, cách nhìn và đối diện với các dấu chỉ đó bằng cặp mắt đức tin và hành xử cũng như chọn lựa theo nhãn quan đức tin. Đó là một đời sống mới trong Đức Kitô.
Người tỉnh thức là người luôn sẵn sàng, không có gì là đột ngột hay bất ngờ, kể cả cái chết. Như thánh Maria Alacoque trước khi chết đã trả lời cho câu hỏi của các Sơ khác: “Chị có cần chuẩn bị gì nữa không?” Maria trả lời: “Tôi đã sẵn sàng rồi.”
Chúa muốn chúng ta luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến, như 5 cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn cháy trong tay chờ chàng rể đến. Nếu chúng ta luôn sẵn sàng và tỉnh thức đón Chúa đến với lòng khao khát, yêu mến, thì giờ đó không còn là nỗi lo kinh hoàng như lụt hồng thủy, như một tai nạn, nhưng lại là giờ phút tương phùng, giờ giao duyên của hai trái tim gặp gỡ.
Thiên Chúa đến với chúng ta nhiều lần và qua nhiều cách thế khác nhau. Nhưng đến thơi gian viên mãn, Người đến với chúng ta qua Người Con, là Ngôi Lời nhập thể làm người, trong thân phận khó nghèo và khiêm tốn. Người sẽ đến lần nữa trong vinh quang và quyền năng vào ngày quang lâm. Nhưng Người đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, mà mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, hiệp lễ, chúng ta được kết hợp nên một với Người. Sự gặp gỡ đó là khởi đầu và chuẩn bị cho sự gặp gỡ sau này trong ngày cánh chung.
3- Cám dỗ về sự trì hoãn
Người ta kể dụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng nói với tướng quỷ Satan về những kế hoạch cám dỗ loài người. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.” Satan đáp: “Điều đó không lừa dối được nhiều người vì họ đã biết là Thiên Chúa hiện hữu.” Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có thiên đàng, hỏa ngục.” Satan trả lời: “Mi sẽ không lừa được ai bằng cách đó đâu, bởi vì, bây giờ người ta biết rất rõ rằng có thiên đàng và hỏa ngục, thiên đàng dành cho người lành, hỏa ngục dành cho người dữ.” Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo với loài người đừng vội vã làm gì, cứ từ từ hoán cải vì còn nhiều thời gian.” Satan đáp: “Đi đi, mày sẽ thành công bằng cách đó.”
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy rằng: Ảo tưởng nguy hiểm nhất trong đời người là cho rằng mình còn nhiều thời giờ, còn ngày mai, từ đó cứ trì hoãn và ở lì trong tội mà không hoán cải. Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp chúng ta biết nắm bắt cơ hội để thay đổi đời sống mình phù hợp với Tin Mừng ngay tại đây và lúc này. Đó là sống tốt giây phút hiện tại với tất cả những gì Chúa ban.
Cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống sống tỉnh thức và sẵn sàng để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng xứng đáng để đi đón Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bắt đầu phụng vụ năm A của chu kỳ ba năm, với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng hướng chúng ta tới hai mục đích: Một đàng, chuẩn bị mừng Con Chúa giáng trần lần thứ nhất trong thân xác mọn hèn con người; đàng khác, giúp chúng ta biết trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang qua việc tập sống tỉnh thức để đón Chúa đến trong mỗi ngày sống của mình.
1- Cuộc đời ai học hết chữ ngờ
Cuộc sống con người luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Những cơn sóng thần xảy ra ở Nhật Bản làm cho nhiều người không kịp trở tay. Những tai nạn giao thông xảy ra trên đường. Những cái chết bất đắc kỳ tử của người thân… Ở đời không ai học hết chữ ngờ!
Vào thời ông Nôê, trong khi không ai để ý chuyện gì sắp xảy ra, cuộc sống vẫn cứ tiếp tục với những dấu hiệu bình an: “Thiên hạ vẫn ăn uống, dựng vợ gả chồng,” chạy theo những điều phù phiếm, nhưng lãng quên Thiên Chúa. Chỉ có ông Nôê là người tỉnh thức và sẵn sàng. Vâng lệnh Chúa, ông Nôê đóng một chiếc tàu rất lớn. Đang khi đóng tàu, dân chúng chế giễu ông là người lẩm cẩm. Sau khi hoàn tất, ông và gia đình cùng với súc vật vào tàu, lúc đó, trời bắt đầu sấm chớp, đổ mưa như trút ngày đêm. Lụt hồng thủy dâng lên bất chợt. Tất cả đều bị cuốn trôi trong nước lũ. Chỉ còn lại gia đình ông Nôê được cứu sống. Lúc đó, không ai học được chữ ngờ!
Thời đại chúng ta hôm nay cũng thế, xã hội Việt Nam phát xuất từ một đất nước nghèo, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã đẻ ra một lối sống mới, chỉ biết cúi mặt cúi mày kiếm tiền và khi đã có tiền, thì hì hục hưởng thụ. Theo đó, nhiều người chủ trương phải kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, tình người, lừa đảo, gian dối và kể cả bán rẻ nhân phẩm của mình, miễn sao có tiền. Nhưng sau khi có tiền, họ chủ trương hưởng thụ vì họ lý luận: “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời...,” “chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì theo sau…” Cuộc đời chỉ dừng lại trong chân trời trần tục, đối với họ, Thiên Chúa không hiện hữu, không có ngày mai, không có đời sau...
Đức Giêsu cảnh báo rằng ngày Con Người đến trong bất ngờ: vào ngày nào, giờ nào không một ai biết. “Lúc Con Người đến” chính là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, và cũng chính là giờ chết của mỗi người. Ngày ấy chắc chắn phải đến, nhưng nó lại đến một cách bất ngờ. Bất ngờ như trận lụt hồng thủy thời ông Nôê. Bất ngờ như hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người được đem đi, một người bị để lại. Không ai biết được mình sẽ ra đi lúc nào. Không ai biết được tương lai của mình ra sao. Không ai biết được ngày tận thế. Bí mật đó chỉ Thiên Chúa Cha nắm giữ. Tất cả đều xảy ra bất ngờ!
2- Tỉnh thức và sẵn sàng
Bởi thế, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.”
Vậy tỉnh thức là gì? Tỉnh thức trước hết là thái độ sống nhạy bén trước những cám dỗ của ma quỷ, trước những nguy cơ tội lỗi và trước những lối sống bất chính. Như Thánh Phaolô trong bài đọc II nhắc nhở: “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối... hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14).
Tích cực hơn, tỉnh thức là khả năng biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa qua những dấu chỉ và những biến cố cuộc sống hằng ngày. Tỉnh thức cũng là một cách thế sống, cách nhìn và đối diện với các dấu chỉ đó bằng cặp mắt đức tin và hành xử cũng như chọn lựa theo nhãn quan đức tin. Đó là một đời sống mới trong Đức Kitô.
Người tỉnh thức là người luôn sẵn sàng, không có gì là đột ngột hay bất ngờ, kể cả cái chết. Như thánh Maria Alacoque trước khi chết đã trả lời cho câu hỏi của các Sơ khác: “Chị có cần chuẩn bị gì nữa không?” Maria trả lời: “Tôi đã sẵn sàng rồi.”
Chúa muốn chúng ta luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến, như 5 cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn cháy trong tay chờ chàng rể đến. Nếu chúng ta luôn sẵn sàng và tỉnh thức đón Chúa đến với lòng khao khát, yêu mến, thì giờ đó không còn là nỗi lo kinh hoàng như lụt hồng thủy, như một tai nạn, nhưng lại là giờ phút tương phùng, giờ giao duyên của hai trái tim gặp gỡ.
Thiên Chúa đến với chúng ta nhiều lần và qua nhiều cách thế khác nhau. Nhưng đến thơi gian viên mãn, Người đến với chúng ta qua Người Con, là Ngôi Lời nhập thể làm người, trong thân phận khó nghèo và khiêm tốn. Người sẽ đến lần nữa trong vinh quang và quyền năng vào ngày quang lâm. Nhưng Người đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, mà mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, hiệp lễ, chúng ta được kết hợp nên một với Người. Sự gặp gỡ đó là khởi đầu và chuẩn bị cho sự gặp gỡ sau này trong ngày cánh chung.
3- Cám dỗ về sự trì hoãn
Người ta kể dụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng nói với tướng quỷ Satan về những kế hoạch cám dỗ loài người. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.” Satan đáp: “Điều đó không lừa dối được nhiều người vì họ đã biết là Thiên Chúa hiện hữu.” Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có thiên đàng, hỏa ngục.” Satan trả lời: “Mi sẽ không lừa được ai bằng cách đó đâu, bởi vì, bây giờ người ta biết rất rõ rằng có thiên đàng và hỏa ngục, thiên đàng dành cho người lành, hỏa ngục dành cho người dữ.” Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo với loài người đừng vội vã làm gì, cứ từ từ hoán cải vì còn nhiều thời gian.” Satan đáp: “Đi đi, mày sẽ thành công bằng cách đó.”
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy rằng: Ảo tưởng nguy hiểm nhất trong đời người là cho rằng mình còn nhiều thời giờ, còn ngày mai, từ đó cứ trì hoãn và ở lì trong tội mà không hoán cải. Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp chúng ta biết nắm bắt cơ hội để thay đổi đời sống mình phù hợp với Tin Mừng ngay tại đây và lúc này. Đó là sống tốt giây phút hiện tại với tất cả những gì Chúa ban.
Cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống sống tỉnh thức và sẵn sàng để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng xứng đáng để đi đón Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
lm
17:07 29/11/2019
95. Con người ta cần phải khiêm tốn mới có thể nhận biết Thiên Chúa. Muốn thăng lên cao thì cần phải hạ mình xuống.
(Chân phước Giles Mary)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 29/11/2019
75. THỢ RÈN MỔ THỊT
Ở Vĩnh Xương có một thợ rèn thích đội mũ “Tô Đông Pha", lại có một đồ tể khác biệt hiệu là “phong tử".
Có một người thích nói chuyện tiếu lâm thấy hai người đi song song, khi họ còn đang ở đàng xa thì nói với mọi người:
- “Tôi đã đọc rất nhiều sách, nhưng từ trước đến nay chưa từng biết Tô học sĩ (1) thích sắt thép, La trạng nguyên (2) có khả năng hiểu việc gia súc”.
Người thời ấy khi nói đến chuyện này thì cười ha ha.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Ở đời, có những người nông dân nhưng thích mặc áo quần công nhân khi ra đồng, đó là ý thích của người ta; có những cô gái bán hàng ngoài chợ nhưng thích đội mũ môđen, đó là sở thích của họ không có gì đáng chế nhạo…
Có người làm quan nhưng không thích sự liêm chính khi cầm cân nảy mực, đó là chuyện đáng cười; có người làm thầy cô giáo nhưng lại thích ăn nói như tên ma cô đầu đường xó chợ, đó là chuyện đáng cười; có người làm kẻ tu hành như thích bon chen giữa chợ đời như mọi người, đó là chuyện đáng cười; làm người Ki-tô hữu nhưng sống như người chưa hề biết Thiên Chúa là ai, đó là chuyện đáng cười…
Người thợ rèn thích đội mũ của Tô học sĩ vì ông ta muốn học cái tài như Tô Đông Pha, anh đồ tể muốn lấy biệt hiệu là “phong tử” vì anh ta muốn họcc cái giỏi như La trạng nguyên.
Người Ki-tô hữu không cần học nơi ai cả, chỉ cần học nơi Đức Chúa Giê-su sự hiền lành và khiêm tốn là đủ để trở nên gương sáng cho người khác noi theo…
(1) Tô Đông Pha.
(2) La Luân người nhà Minh, thi đình đậu hạng nhất tự gọi là “Phong”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở Vĩnh Xương có một thợ rèn thích đội mũ “Tô Đông Pha", lại có một đồ tể khác biệt hiệu là “phong tử".
Có một người thích nói chuyện tiếu lâm thấy hai người đi song song, khi họ còn đang ở đàng xa thì nói với mọi người:
- “Tôi đã đọc rất nhiều sách, nhưng từ trước đến nay chưa từng biết Tô học sĩ (1) thích sắt thép, La trạng nguyên (2) có khả năng hiểu việc gia súc”.
Người thời ấy khi nói đến chuyện này thì cười ha ha.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Ở đời, có những người nông dân nhưng thích mặc áo quần công nhân khi ra đồng, đó là ý thích của người ta; có những cô gái bán hàng ngoài chợ nhưng thích đội mũ môđen, đó là sở thích của họ không có gì đáng chế nhạo…
Có người làm quan nhưng không thích sự liêm chính khi cầm cân nảy mực, đó là chuyện đáng cười; có người làm thầy cô giáo nhưng lại thích ăn nói như tên ma cô đầu đường xó chợ, đó là chuyện đáng cười; có người làm kẻ tu hành như thích bon chen giữa chợ đời như mọi người, đó là chuyện đáng cười; làm người Ki-tô hữu nhưng sống như người chưa hề biết Thiên Chúa là ai, đó là chuyện đáng cười…
Người thợ rèn thích đội mũ của Tô học sĩ vì ông ta muốn học cái tài như Tô Đông Pha, anh đồ tể muốn lấy biệt hiệu là “phong tử” vì anh ta muốn họcc cái giỏi như La trạng nguyên.
Người Ki-tô hữu không cần học nơi ai cả, chỉ cần học nơi Đức Chúa Giê-su sự hiền lành và khiêm tốn là đủ để trở nên gương sáng cho người khác noi theo…
(1) Tô Đông Pha.
(2) La Luân người nhà Minh, thi đình đậu hạng nhất tự gọi là “Phong”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN I MV năm A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 29/11/2019
Chúa Nhật I MÙA VỌNG
(Năm A)
Tin mừng: Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong mấy tuần này, trên mạng xã hội đột nhiên đăng nhiều hình ảnh về 39 nạn nhân bị chết trong thùng xe ở Nước Anh, và những thánh lễ cầu cho những người đã được đưc xác về gia đình họ. Theo cái nhìn của người đời thì những người này rất bất hạnh vì chết cách tức tưởi, là những kẻ bỏ tiền cả trăm triệu ra để được chết...
Những tin tức và hình ảnh sống động trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Đức Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Năm A)
Tin mừng: Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong mấy tuần này, trên mạng xã hội đột nhiên đăng nhiều hình ảnh về 39 nạn nhân bị chết trong thùng xe ở Nước Anh, và những thánh lễ cầu cho những người đã được đưc xác về gia đình họ. Theo cái nhìn của người đời thì những người này rất bất hạnh vì chết cách tức tưởi, là những kẻ bỏ tiền cả trăm triệu ra để được chết...
Những tin tức và hình ảnh sống động trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Đức Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Xin Chúa Giêsu ngự đến
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
23:28 29/11/2019
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng Năm A
Mùa Vọng có chủ đề riêng, đó chính là lời của Kinh Thánh, trở thành lời cầu nguyện, niềm khao khát và hy vọng của Hội Thánh: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” (Kh 22, 20).
Khao khát của Hội Thánh được Chúa Giêsu nhắc lại trong Tin Mừng hôm nay. Sau khi mời gọi: “Các con hãy sẵn sàng", Chúa thông báo ngay: "Vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến”.
Như thế, lễ Giáng sinh không chỉ hoàn tất ý nghĩa của việc kỷ niệm, cũng không phải chỉ là cái đích phải đến của mùa Vọng. Lời cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” trong mùa Vọng, còn đưa Hội Thánh đi xa hơn:
- Cầu xin sự hiện diện của Chúa ở đây, lúc này, giữa thế giới, giữa Hội Thánh và trong cuộc sống từng người hôm nay.
- Xin Chúa đừng chê chối, nhưng ngự đến để bộ mặt thế giới đổi mới, lòng người được thánh hóa.
- Xa hơn, Hội Thánh hướng tới tương lai, hướng về ngày cánh chung, ngày thế giới được biến đổi trong ơn cứu độ toàn thể và trọn vẹn. Vì nếu
Chúa đã đến trần gian lần thứ nhất, Người sẽ đến lần thứ hai để tổng kết cả một chiều dài ngun ngút của lịch sử nhân loại.
Như vậy, sống mùa Vọng, sống ý nghĩa lễ Giáng sinh, Hội Thánh không sống trong quá khứ. Một mặt, khi không ngừng cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến”, giúp Hội Thánh luôn ý thức mà chu toàn tốt nhất hiện tại, từ đó mở ra con đường đẹp đi đến tương lai của ơn cứu độ.
Mặt khác, vì Chúa sẽ đến! Nhưng không biết thời khắc nào, vì thế, lời cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” vừa là lời nài xin trong tha thiết cậy trông, vừa là lời tự nhắc mình phải thường xuyên "hãy sẵn sàng".
Sẵn sàng để chờ Chúa đến là luôn giữ mình sống công chính, xa tránh thói hư, xa tránh những nghiêng chiều về tội lỗi, ngăn ngừa cám dỗ, tăng cường đức bác ái yêu thương, lo chu toàn mọi bổn phận đạo đức...
Trong ngày Chúa lại đến, những ai trung thành trong đời sống Kitô hữu, sẽ được đón nhận vào nhà Cha, được trao ban sự sống vĩnh hằng. Như thế họ chính là những người thuộc về Chúa Kitô.
Lạy Chúa, xin cho lòng chúng con luôn mở rộng chờ mong Chúa đến. Xin cho lòng chúng con luôn thắm đượm một tình yêu mến. Xin cho lòng chúng con luôn ước ao, luôn khát khao, một thế giới sướng vui dạt dào, một thế giới không còn khổ đau.... Lạy Chúa, Chúa hãy đến trong cuộc đời. Chúa hãy đến mang ơn trời. Chúa hãy đến trao nguồn hạnh phúc, nguồn cứu rỗi cho người, mọi nơi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Châu Phi được tận hiến cho Trái Tim Thương Xót của Chúa Giêsu
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:04 29/11/2019
Sự hiện diện của 900 đại biểu tại Đại hội Lòng thương xót được cảm nhận như một bằng chứng về sự gần gũi của Giáo hội hoàn vũ với Burkina Faso vào thời điểm khó khăn này. Các đại biểu đến từ Burkina Faso, Benin, Camerun, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo-Brazzaville, Bờ biển Ngà, Gabon, Kenya, Madagascar, Niger, Nigeria, Uganda, Rwanda, Tanzania, Togo, Bỉ , Ý, Vatican và Ba Lan.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử đại diện của ngài tại Đại hội là Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám mục Bangui, thủ đô của Cộng hòa Trung Phi. ĐHY khai mạc Đại hội: "Lòng thương xót của Thiên Chúa đối chiếu với tình yêu, bình an", Đức Hồng Y nói thêm rằng "Chúng ta là tù nhân của sự ác và Lời Chúa nói rằng nơi nào đầy tội lỗi, nơi đó đầy ân sủng. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng lời cuối cùng không thuộc về sự ác, sự chết hay bạo lực. Lời cuối cùng thuộc về tình yêu, sự sống, sự hòa giải và sự tha thứ ".
Đức Hồng Y Nzapalainga chủ sự Thánh lễ bế mạc. Ngài đã tóm tắt những kết quả của Đại hội trước 1200 người tham dự: "Chúng ta đã nhận được nhiều ân sủng, qua những lời dạy, khoảnh khắc cầu nguyện, chầu Thánh Thể, cầu nguyện chuỗi lòng thương xót của Thiên Chúa, những khoảnh khắc hồi tâm ở những nơi mong manh: bệnh viện, nhà tù, trại của những người bị tản cư, trại những trẻ mồ côi, giáo xứ".
"Lòng thương xót của Thiên Chúa đã biểu lộ trước mắt chúng ta vẻ đẹp của gia đình Thiên Chúa ở Châu Phi, Madagascar và Burkina Faso. Ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chống lại lựu thông và vận chuyển vũ khí, gieo rắc đau khổ và bạo lực ở Châu Phi. Ngài cùng mạnh mẽ kêu gọi những người đàn ông làm việc trong bóng tối hãy bỏ xuống những vũ khí và đưa ra bằng chứng về sự tha thứ và hòa giải ".
Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga đã tận hiến Châu Phi cho Trái Tim Thương Xót của Chúa Giêsu trong Thánh lễ bế mạc Đại hội Châu Phi và Madagascar lần thứ 4 về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa: "Chúng con cầu xin Lòng thương xót của Chúa để tất cả cư dân của lục địa có thể sống yêu thương nhau như anh chị em". Đại hội tiếp theo sẽ được tổ chức tại Gabon trong ba năm tới.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Dù ngân sách Tòa Thánh ở mức báo động, Đức Thánh Cha vẫn quảng đại trao tặng 100,000 € cho nạn nhân động đất Albania
Đặng Tự Do
20:27 29/11/2019
Ngân sách điều hành của Tòa Thánh là khoảng 300 triệu € hàng năm. Tình trạng thâm thủng đã lên đến mức báo động sau khi tổng trưởng Kinh Tế của Tòa Thánh, là Đức Hồng Y George Pell, phải trở về Úc vì các cáo gian cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục 2 thiếu niên trong ca đoàn nhà thờ chính tòa St. Patrick. Thâm hụt của Tòa Thánh đã tăng gấp đôi trong năm 2018 lên khoảng 70 triệu euro (tương đương 76,7 triệu Mỹ Kim).
Dù thế, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn hào hiệp trao tặng ngay cho các nạn nhân động đất ở Albania 100,000 €.
Thông cáo báo chí của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện cho biết như sau:
Vào đêm 25 tháng 11 vừa qua, một trận động đất lớn đã xảy ra ở bờ biển phía bắc Albania, thuộc khu vực thành phố Durres. Đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng và ít nhất 600 người bị thương, nhưng vẫn còn nhiều người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Trận động đất đã gây ra các thiệt hại to lớn – nhiều tòa nhà sụp đổ và hàng trăm người đã bị mất nhà cửa - và trận động đất có thể cảm nhận được ở các khu vực khác của Albania và trên bờ biển Adriatic.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định gửi khoản đóng góp đầu tiên trị giá 100,000 €, thông qua Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, để giúp đỡ dân chúng trong giai đoạn khẩn cấp này ngay lập tức.
Qua hành động này, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ sự gần gũi về tinh thần và sự hỗ trợ hiền phụ đối với người dân và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các giáo phận bị ảnh hưởng bởi trận động đất để cứu trợ và hỗ trợ các công việc, theo thỏa thuận với Sứ thần Tòa Thánh ở Albania.
Trong buổi Triều yết chung hôm Thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi muốn gửi lời chào và sự gần gũi của tôi đến người dân Albania thân yêu, những người đã chịu đựng rất nhiều trong những ngày này. Albania là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mà tôi muốn đến thăm. Tôi gần gũi với các nạn nhân, và tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương, và cho các gia đình. Xin Chúa ban phép lành cho những người mà tôi rất yêu mến.”
Sự đóng góp của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, đi kèm với lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho người dân Albania, là một phần của các hoạt động cứu trợ đang được kích hoạt trên khắp Giáo Hội Công Giáo và liên quan đến nhiều tổ chức bác ái Công Giáo, và các Hội Đồng Giám Mục.
Source:Holy See Press OfficePress Release of the Dicastery for Promoting Integral Human Development, 28.11.2019
Dù thế, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn hào hiệp trao tặng ngay cho các nạn nhân động đất ở Albania 100,000 €.
Thông cáo báo chí của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện cho biết như sau:
Vào đêm 25 tháng 11 vừa qua, một trận động đất lớn đã xảy ra ở bờ biển phía bắc Albania, thuộc khu vực thành phố Durres. Đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng và ít nhất 600 người bị thương, nhưng vẫn còn nhiều người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Trận động đất đã gây ra các thiệt hại to lớn – nhiều tòa nhà sụp đổ và hàng trăm người đã bị mất nhà cửa - và trận động đất có thể cảm nhận được ở các khu vực khác của Albania và trên bờ biển Adriatic.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định gửi khoản đóng góp đầu tiên trị giá 100,000 €, thông qua Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, để giúp đỡ dân chúng trong giai đoạn khẩn cấp này ngay lập tức.
Qua hành động này, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ sự gần gũi về tinh thần và sự hỗ trợ hiền phụ đối với người dân và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các giáo phận bị ảnh hưởng bởi trận động đất để cứu trợ và hỗ trợ các công việc, theo thỏa thuận với Sứ thần Tòa Thánh ở Albania.
Trong buổi Triều yết chung hôm Thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi muốn gửi lời chào và sự gần gũi của tôi đến người dân Albania thân yêu, những người đã chịu đựng rất nhiều trong những ngày này. Albania là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mà tôi muốn đến thăm. Tôi gần gũi với các nạn nhân, và tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương, và cho các gia đình. Xin Chúa ban phép lành cho những người mà tôi rất yêu mến.”
Sự đóng góp của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, đi kèm với lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho người dân Albania, là một phần của các hoạt động cứu trợ đang được kích hoạt trên khắp Giáo Hội Công Giáo và liên quan đến nhiều tổ chức bác ái Công Giáo, và các Hội Đồng Giám Mục.
Source:Holy See Press Office
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh kỷ niệm 15 năm thành lập và mừng 30 năm Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Châu
Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh
13:06 29/11/2019
Lịch sử Giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando
Tiến trình hình thành
Làn sóng di tản đã đưa một số người Việt Nam đến định cư tại Orlando trong vùng nắng ấm của tiểu bang Floria. Song song với việc lo an cư lạc nghiệp, lo cho cuộc sống tinh thần là một mối quan tâm không nhỏ đối với đông đảo những người mới đến. Nhà thờ có, cha có, nhưng ngôn ngữ bất đồng nên không nhiều thì ít cũng có những giới hạn trong việc nghe rao giảng lời Chúa. Người ta muốn tìm một chút hương vị của quê hương.
Trong những năm đầu từ 1975 đến 1983, số giáo hữu đầu tiên tại Orlando quây quần lại khoảng được khoảng 40 gia đình và được cha Ignatiô Nguyễn Ngọc Tước, lúc đó đang phục vụ tại Tampa, đến giúp dâng thánh lễ, mỗi tháng một lần tại nhà thờ Good Shepherd, ở 5900 Oleander Drive, Orlando, Florida 32807. Sau có cha Giuse Trần Anh Dũng, chịu chức linh mục cuối tháng 5 năm 1983, về tiếp tục công việc của cha Tước.
Khoảng cuối năm 1983, cha Dũng đã đem đoàn chiên mình về tá túc, sinh hoạt tại nhà thờ Thánh Maria Mađalêna (St. Mary Magdalen) ở 861 Maitland Ave., Altamonte Springs, FL 32701. Lúc đó cha Dũng là phó xứ của giáo xứ thánh Maria Mađalêna. Thánh lễ vẫn tiếp tục mỗi tháng một lần. Sau đó, vào năm 1987, cha Batôlômêô Phạm Ân Sử (thường được gọi là cha Trọng Ân) thuộc dòng Đồng Công về giúp. Số giáo dân cũng chỉ vào khoảng 100 gia đình, và mỗi tháng cũng có thánh lễ một lần. Trong thời gian này, giáo đoàn mang tên là "Giáo Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam."
Đến tháng 4 năm 1987, đoàn chiên lưu lạc lại theo cha Ân về sinh hoạt tại nhà thờ St Charles Borromeo, ở số 4001 Edgewater Dr., Orlando, FL 32804. Cuối tháng 3 năm 1989, cha Ân được lệnh trở về dòng. Thỉnh thoảng, cha Tước có trở lại dâng lễ cho đoàn chiên cũ. Vào ngày 3 tháng 6, thầy Giuse Nguyễn Thanh Châu được chịu chức Phó Tế và gởi đến tập sự tại nhà thờ St. Charles. Thánh lễ cho người Việt được cha Edward Pawlack cử hành mỗi tháng một lần và thầy Châu phụ trách giảng bằng tiếng Việt. Đến ngày 2 tháng 12 năm 1989, "thầy Châu" thụ phong linh mục và được cử làm cha phó giáo xứ St. Charles Borromeo cùng trông coi "giáo đoàn Việt Nam" trực thuộc giáo xứ Mỹ. Từ đầu năm 1991, thánh lễ bắt đầu có được mỗi tuần một lần. Đến tháng 6 năm 1996, cha Giuse Bùi Văn Dũng, linh mục của giáo phận Orlando, được thuyên chuyển về làm cha phó giáo xứ St. Charles thay cha Châu, và là cha quản nhiệm của giáo đoàn Việt Nam. Đến tháng 8 năm 2003, cha Châu lại được lệnh chuyển về thay cha Dũng và làm việc với giáo đoàn cho đến ngày nay.
Trong thời gian từ năm 1975, giáo đoàn Thánh Giuse tại Polk County cũng đã được thành lập. Giáo đoàn cũng có thánh lễ mỗi tháng một lần tại trường trung học Santa Fe và sau đó dời về giáo xứ Thánh Giuse tại Winter Haven. Đến nay giáo đoàn vẫn sinh hoạt đều đặn với những sinh hoạt Thăng Tiến Đức Tin, Chầu Thánh Thể đầu tháng, và Tôn Kính Mẹ Maria tại các gia đình. Hiện nay, giáo đoàn có khoảng 50 gia đình.
Năm 2003, sau khi cha Giuse Bùi Văn Dũng được thuyên chuyển về Indialantic với tư cách là phó xứ giáo xứ Holy Name of Jesus, cha cũng đã gầy dựng một giáo đoàn mới với danh xưng Giáo Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc. Hiện nay giáo đoàn gồm 50 gia đình, vẫn sinh hoạt đều đặn với thánh lễ mỗi tháng một lần và những ngày lễ lớn tại giáo xứ Ascension (Chúa Thăng Thiên), Melbourne, Florida.
Vào ngày 25 tháng 11 năm 2004, trong thánh lễ Tạ Ơn và cũng là ngày mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Cha Thomas G. Wenski, vị tân Giám Mục của giáo phận Orlando vừa nhận chức được hơn 10 ngày, đã ra sắc lệnh cho thành lập giáo xứ mang tên "Giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh", và bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Thanh Châu làm cha chánh xứ tiên khởi cho giáo xứ này.
Ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2007, giáo xứ Việt Nam đã cử hành thánh lễ cuối cùng, chấm dứt cuộc sống nương nhờ trong những ngày ly huơng, tính ra đã 20 năm tá túc tại giáo xứ St. Charles Borromeo. Xin kính gởi lời chào giã biệt Quí Cha và quí giáo hữu trong giáo xứ với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa...
Ngày thứ Bảy 29 tháng 9 năm 2007, giáo xứ Việt Nam đã cử hành thánh lễ đầu tiên tại thánh đường đầu tiên của người Việt Nam tại Orlando tại 15W. Par St.
Ngày thứ Bảy 3 tháng 11 năm 2007, với sự tham gia của hơn 1000 giáo hữu, quí thầy phó tế và tu sĩ nam nữ, quí đại diện của các tôn giáo bạn, 28 linh mục của các họ đạo quanh vùng, Đức Cha Thomas G. Wenski, Giám Mục cai quản giáo phận Orlando, đã long trọng cử hành thánh lễ cung hiến thánh đường. Kể từ nay, một địa chỉ mới của một thánh đường của người Việt Nam được ghi nhận, nơi đó chúng ta có thể nghe tiếng kinh cầu theo giọng quê hương.
Sinh hoạt tại Giáo xứ:
500 gia đình Công Giáo với khoảng 1800 giáo dân, giáo xứ tiếp tục sinh hoạt với các hội đoàn
- Các Bà Mẹ Công Giáo
- Liên Minh Thánh Tâm
- Thiếu Nhi Thánh Thể
- Phong Trào Cursillo
- Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae)
- Ca Đoàn Thiên Ân
- Ca Đoàn Hiển Linh
- Ca Đoàn Thánh Gia
- Hội Tôn Vương
- Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Tài Chánh
- Trường Giáo Lý - Việt Ngữ: qui tụ được 340 em, do hơn 50 giáo viên và giảng viên.
Chánh xứ: Lm. Giuse Nguyễn Thanh Châu
Phó xứ:Lm. Philipphê M. Lâm Bá Trọng, CRM
Lm. Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm (Hưu)
Phó Tế: Đaminh Đặng Văn Nước.
Lễ tổng hội thường niên của Legio Mariae Comitium Melbourne
Trần Văn Minh
16:26 29/11/2019
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu Ngày 29/11/2019. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử đạo Việt Nam Flemington đã tổ chức dâng lễ tạ ơn trong ngày Lễ Tổng hội Thường niên của Comitium theo đúng tinh thần Legio Mariae.
Xem hình
Đúng 6 giờ, Anh trưởng Lê Văn Miện đã ngỏ lời chào đến tất cả anh chị em Legio đã về dâng thánh lễ tạ ơn Tổng hội Thường niên. Anh cũng báo cáo ngắn về hoạt động của Comitium trong năm. Sau đó, Đơn vị Legio Nữ Vương Mân Côi phụ trách đã cất cao lời kinh khai mạc Tessera. Toàn thể các hội viên trong nhà thờ cùng một lòng đọc kinh Mân Côi dâng lên trước Ngai tòa Đức Maria Nữ tướng của đoàn con cái Mẹ một cách sốt sắng.
Sau phần Kinh Khai Mạc và Kinh Catena. Thánh lễ do Cha Linh giám Legio Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế, dâng lễ tạ ơn cầu bình an cho các hội viên già cả, đau yếu. và không quên cầu cho các hội viên đã qua đời sớm được về bên Mẹ để hưởng vinh phúc trong nước Chúa. Ca đoàn Tin yêu của Legio Mariae đã phụ trách phần thánh ca đã dùng lời ca tiếng hát du dương và thật tuyệt vời của đoàn con cái Mẹ để hát khen mừng kính Mẹ trong ngày lễ mừng.
Trong phần chia sẻ tin mừng, Cha Linh giám đã chia sẻ và tôn vinh Đức Mẹ vị nữ tướng của Legio, cha đã ví von trong niềm kính trọng, để gọi Mẹ là một bông hoa tinh khiết, vẹn tuyền và cao quý hơn tất cả các loài hoa trên thế gian. Mẹ đã được Thiên Chúa chọn để cho con Chúa giáng thế trần, làm người với sứ vụ cao cả phải đổ máu minh ra, và chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Mẹ đã vinh dự đón nhận trong sự tin tưởng bằng hai chữ xin vâng.
Cuối lễ, anh Trưởng Comitium Lê Văn Miện, đã thay mặt toàn thể hội viên cám ơn Cha Linh giám đã luôn luôn đồng hành, hướng dẫn giúp đỡ cho Comitium rất nhiều. Anh cũng ôn lại những sinh hoạt của Comitium trong một năm qua, những thành quả thiêng liêng mà các hội viên Legio đã đạt được trong các buổi lễ, những khóa học, những công tác tông đồ, phục vụ. Cám ơn Ca đoàn Tin Yêu do Ca trưởng Đặng Khan hướng dẫn, đã bỏ công để tâp luyện để phụng vụ Chúa qua Mẹ vị nữ tướng của chúng ta. Cám ơn toàn thể các đơn vị, quý hội viên hoạt động cũng như tán trợ đã về dâng lễ tạ ơn hôm nay.
Đáp lời, Cha Linh giám khuyên mọi người quân binh Legio sống rút gọn, và noi gương Mẹ bằng đời sống “khiêm nhường.” Bởi vì, chúng ta có hoạt động tích cực đến đâu, hoạt động năng nổ thế nào đi chăng nữa mà thiếu đi đức khiêm nhường, chúng ta cũng chưa xứng đáng là ngươi lính của Mẹ.
Như thông lệ, một bữa ăn nhẹ được tổ chức tại hội trường trung tâm để mọi quân binh của Mẹ từ các đơn vị có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm hoạt động tông đồ của người lính Legio là luôn cứu vớt các linh hồn về cùng Chúa. Những bài ca tập thể vui vẻ của Ca đoàn Tin Yêu, nghe báo cáo và ngồi ôn lại qua những hình ảnh sinh hoạt cùng nhau, trong một buổi chiều nhẹ nhàng và tình thân mến.
Ca đoàn Tin Yêu Legio Mariae |
Xem hình
Đúng 6 giờ, Anh trưởng Lê Văn Miện đã ngỏ lời chào đến tất cả anh chị em Legio đã về dâng thánh lễ tạ ơn Tổng hội Thường niên. Anh cũng báo cáo ngắn về hoạt động của Comitium trong năm. Sau đó, Đơn vị Legio Nữ Vương Mân Côi phụ trách đã cất cao lời kinh khai mạc Tessera. Toàn thể các hội viên trong nhà thờ cùng một lòng đọc kinh Mân Côi dâng lên trước Ngai tòa Đức Maria Nữ tướng của đoàn con cái Mẹ một cách sốt sắng.
Sau phần Kinh Khai Mạc và Kinh Catena. Thánh lễ do Cha Linh giám Legio Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế, dâng lễ tạ ơn cầu bình an cho các hội viên già cả, đau yếu. và không quên cầu cho các hội viên đã qua đời sớm được về bên Mẹ để hưởng vinh phúc trong nước Chúa. Ca đoàn Tin yêu của Legio Mariae đã phụ trách phần thánh ca đã dùng lời ca tiếng hát du dương và thật tuyệt vời của đoàn con cái Mẹ để hát khen mừng kính Mẹ trong ngày lễ mừng.
Trong phần chia sẻ tin mừng, Cha Linh giám đã chia sẻ và tôn vinh Đức Mẹ vị nữ tướng của Legio, cha đã ví von trong niềm kính trọng, để gọi Mẹ là một bông hoa tinh khiết, vẹn tuyền và cao quý hơn tất cả các loài hoa trên thế gian. Mẹ đã được Thiên Chúa chọn để cho con Chúa giáng thế trần, làm người với sứ vụ cao cả phải đổ máu minh ra, và chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Mẹ đã vinh dự đón nhận trong sự tin tưởng bằng hai chữ xin vâng.
Cuối lễ, anh Trưởng Comitium Lê Văn Miện, đã thay mặt toàn thể hội viên cám ơn Cha Linh giám đã luôn luôn đồng hành, hướng dẫn giúp đỡ cho Comitium rất nhiều. Anh cũng ôn lại những sinh hoạt của Comitium trong một năm qua, những thành quả thiêng liêng mà các hội viên Legio đã đạt được trong các buổi lễ, những khóa học, những công tác tông đồ, phục vụ. Cám ơn Ca đoàn Tin Yêu do Ca trưởng Đặng Khan hướng dẫn, đã bỏ công để tâp luyện để phụng vụ Chúa qua Mẹ vị nữ tướng của chúng ta. Cám ơn toàn thể các đơn vị, quý hội viên hoạt động cũng như tán trợ đã về dâng lễ tạ ơn hôm nay.
Đáp lời, Cha Linh giám khuyên mọi người quân binh Legio sống rút gọn, và noi gương Mẹ bằng đời sống “khiêm nhường.” Bởi vì, chúng ta có hoạt động tích cực đến đâu, hoạt động năng nổ thế nào đi chăng nữa mà thiếu đi đức khiêm nhường, chúng ta cũng chưa xứng đáng là ngươi lính của Mẹ.
Như thông lệ, một bữa ăn nhẹ được tổ chức tại hội trường trung tâm để mọi quân binh của Mẹ từ các đơn vị có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm hoạt động tông đồ của người lính Legio là luôn cứu vớt các linh hồn về cùng Chúa. Những bài ca tập thể vui vẻ của Ca đoàn Tin Yêu, nghe báo cáo và ngồi ôn lại qua những hình ảnh sinh hoạt cùng nhau, trong một buổi chiều nhẹ nhàng và tình thân mến.
Văn Hóa
Cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật Giáo nhưng không thấy nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân hoặc một nhà sư nào chống đối cụ cả!
Nguyễn Văn Nghệ
23:03 29/11/2019
Cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật Giáo nhưng không thấy nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân hoặc một nhà sư nào chống đối cụ cả!
Trong nhóm 12 người có tên trong bản kiến nghị (sau đó có PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lên tiếng là bị PGS-TS Lê Cung “lập khống” danh sách) gởi lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường cho 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Trong bản kiến nghị có nêu lý do chống đối: “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam( Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)”
Trong lịch sử nước ta từ thời nhà Trần trở về sau có nhiều nhà Nho “cự Thích” (bài xích Phật giáo).
Vào thế kỷ 19 cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu đã viết tác phẩm “Dương Từ- Hà Mậu” với 3460 câu thơ, qua đó bài xích kịch liệt đạo Da tô (Công Giáo) và đạo Phật. Tác phẩm này ít người biết đến bởi nó đụng chạm đến vấn đề tôn giáo.
Không biết “Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông có khi nào đọc qua tác phẩm này chưa?
Bản thân tôi không thích chuyện bài xích tôn giáo, nhưng tôi xin dẫn chứng những câu thơ mà cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật giáo để “Nhà nghiên cứu lịch sử -văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông, nếu chưa bao giờ đọc tới, thì nay có dịp đọc để có cái nhìn bao dung hơn với giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
Phần thứ 11 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu cụ Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” và “ Trên vua dưới đến dân thôn/ Đua nhau kỉnh trọng một môn phù đồ/ Quỳ hương chẩn tế nam mô/ Tới lui tăng đạo ra vô Phật đường/ Bao nhiêu theo đạo Tây phương/ Phước lành chưa thấy tai ương tới mình/ Trên thời nghiêng nước nghiêng thành/ Dưới thời nhà cửa tan tành xiết bao/Phật linh mấy cứu ai nào/ Người nay sao hãy lòn vào Thích gia?”(1).
Phần thứ 17 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu đã phê phán các nhà sư:
“ Kể từ sống ở dương gian/ Sợ xâu trốn thuế tìm đàng đi tu/ Vô chùa làm chước cạo đầu/ Trốn vua theo Phật trông cầu rảnh tay” và “ Miệng thời niệm chữ nam mô/ Mắt xem gắm ghé mấy cô đi chùa/ Áo cơm khỏi tốn tiền mua/ No lòng ấm cật lại đua thói xằng/ Tham câu sắc dục ai bằng/ Lòng lang dạ cáo lăng nhăng trọn đời/ Khi buồn cô vãi đỡ chơi/ Khi vui vợ khách cũng nơi thanh lầu/ Chẳng trừ thịt chó, thịt trâu/ Trối thây giới cấm mặc dầu no say/ Ngoài am giả chước ăn chay/ Trong liêu rượu thịt ngày ngày liền xơi”(2)
Nếu “nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội cùng thuyền” với ông mà chưa đọc những câu thơ này thì thật là những nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa “phiến diện”, còn nếu đọc rồi mà lơ đi thì là những nhà nghiên cứu – văn hóa “thiên vị”
Thật là không công bằng khi “Nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông đã công kích giáo sĩ Alexandre là bài xích Phật giáo. Các vua quan Việt Nam đã xem giáo sĩ Alexandre de Rhodes và những người Tây dương là “ở ngoài vòng giáo hóa” kia mà!
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-11/
Câu thơ: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” có vài dị bản: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người kẻ chợ, luân thường chẳng ưa” hoặc “ Vả xưa Phật ở Tây phương/ Sống không biết lẽ cang thường là chi”
2- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-17/
Trong nhóm 12 người có tên trong bản kiến nghị (sau đó có PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lên tiếng là bị PGS-TS Lê Cung “lập khống” danh sách) gởi lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường cho 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Trong bản kiến nghị có nêu lý do chống đối: “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam( Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)”
Trong lịch sử nước ta từ thời nhà Trần trở về sau có nhiều nhà Nho “cự Thích” (bài xích Phật giáo).
Không biết “Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông có khi nào đọc qua tác phẩm này chưa?
Bản thân tôi không thích chuyện bài xích tôn giáo, nhưng tôi xin dẫn chứng những câu thơ mà cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật giáo để “Nhà nghiên cứu lịch sử -văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông, nếu chưa bao giờ đọc tới, thì nay có dịp đọc để có cái nhìn bao dung hơn với giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
Phần thứ 11 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu cụ Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” và “ Trên vua dưới đến dân thôn/ Đua nhau kỉnh trọng một môn phù đồ/ Quỳ hương chẩn tế nam mô/ Tới lui tăng đạo ra vô Phật đường/ Bao nhiêu theo đạo Tây phương/ Phước lành chưa thấy tai ương tới mình/ Trên thời nghiêng nước nghiêng thành/ Dưới thời nhà cửa tan tành xiết bao/Phật linh mấy cứu ai nào/ Người nay sao hãy lòn vào Thích gia?”(1).
Phần thứ 17 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu đã phê phán các nhà sư:
“ Kể từ sống ở dương gian/ Sợ xâu trốn thuế tìm đàng đi tu/ Vô chùa làm chước cạo đầu/ Trốn vua theo Phật trông cầu rảnh tay” và “ Miệng thời niệm chữ nam mô/ Mắt xem gắm ghé mấy cô đi chùa/ Áo cơm khỏi tốn tiền mua/ No lòng ấm cật lại đua thói xằng/ Tham câu sắc dục ai bằng/ Lòng lang dạ cáo lăng nhăng trọn đời/ Khi buồn cô vãi đỡ chơi/ Khi vui vợ khách cũng nơi thanh lầu/ Chẳng trừ thịt chó, thịt trâu/ Trối thây giới cấm mặc dầu no say/ Ngoài am giả chước ăn chay/ Trong liêu rượu thịt ngày ngày liền xơi”(2)
Nếu “nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội cùng thuyền” với ông mà chưa đọc những câu thơ này thì thật là những nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa “phiến diện”, còn nếu đọc rồi mà lơ đi thì là những nhà nghiên cứu – văn hóa “thiên vị”
Thật là không công bằng khi “Nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông đã công kích giáo sĩ Alexandre là bài xích Phật giáo. Các vua quan Việt Nam đã xem giáo sĩ Alexandre de Rhodes và những người Tây dương là “ở ngoài vòng giáo hóa” kia mà!
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-11/
Câu thơ: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” có vài dị bản: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người kẻ chợ, luân thường chẳng ưa” hoặc “ Vả xưa Phật ở Tây phương/ Sống không biết lẽ cang thường là chi”
2- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-17/