Ngày 30-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ thánh Phanxicô Xaviê - ''Hãy theo Thầy''
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:20 30/11/2011
Khi được hỏi về việc chọn một lời Thánh Kinh làm châm ngôn cho đời Giám mục của mình, Đức tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã trả lời: Tôi chọn lời Thánh Kinh làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình là: “Hãy theo Thầy”.

“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng dù làm linh mục hay làm giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.

“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống.

“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng muốn làm người lãnh đạo thì trước hết phải làm môn đệ, và càng sống tư cách môn đệ tốt bao nhiêu thì càng có hi vọng lãnh đạo tốt bấy nhiêu…Theo Thầy không chỉ là theo bằng trí mà là theo bằng tâm; cho nên theo Thầy là để tâm mình gắn bó với tâm của Thầy, để mang trong lòng mình những tâm tư của Thầy (x. Pl 2,5). (tinvui.org).

Đọc Phúc Âm ta nghe âm vang lời mời gọi. “Hãy theo Thầy”. Tiếng gọi của Chúa Giêsu luôn để lại những âm vang làm chuyển biến cuộc đời. Những ngư phủ đã trở thành Tông đồ, những kẻ chuyên nghề đánh bắt cá đã trở nên người chuyên nghiệp bủa lưới các tâm hồn.

Ngày 3.12, Giáo Hội mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê, một nhà truyền giáo vĩ đại, người tiên phong cho cuộc truyền giáo thời đại mới. Đọc lại tiểu sử để thấy cuộc đời ngài được dệt bằng những tiếng gọi “Hãy Theo Thầy”.

1. Cuộc đời

Thánh nhân sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của vương quốc Navarre nhỏ bé miền bắc nước Tây Ban Nha ngày nay. Khi ngài 5 tuổi, nước Tây Ban Nha thôn tính và sát nhập Navarre khiến gia đình ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi ngài đến Paris học (1525-1536).

Tại Paris ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Phêrô Favre và sau đó với thánh Ignaxiô. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatiô thu phục. Năm 28 tuổi ngài cùng với nhóm bạn của thánh Ignatiô khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi, ngài chịu chức linh mục tại Venezia miền đông bắc nước Ý năm 1537. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.

Tháng 4.1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Indonésia. Là vị giám tỉnh đầu tiên của tỉnh dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục thánh Ignatiô, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội thánh.

Trong vòng 2 năm (1549-1551), ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi ngài trao lại cho cho một linh mục Bồ Đào Nha; 20 năm sau cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người. Cuối cùng vì muốn vào Trung Quốc truyền đạo, ngài đã đến đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quãng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.

Thánh Phanxicô Xaviê qua đời ngày 3.12.1552, được ĐTC Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Ignatiô vào năm 1622 và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo. (x.Phụng vụ chư thánh tập 2, Lm Augustin Nguyễn Văn Trinh).

2. Tiếng gọi.

ĐGM Giuse Vũ Duy Thống đã chiêm nghiệm cuộc đời thánh nhân qua 3 tiếng gọi: Lời Chúa, bạn bè và nhu cầu truyền giáo. (x. Làm nụ hoa trắng, tr 135).

a. Tiếng gọi từ Lời Chúa.

Đức Giêsu hỏi: "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?" (Mt 16,26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ tuổi, với một tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy tín và vinh dự đang chờ đón.

Sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Phanxicô Xaviê luôn nuôi trong mình những ước vọng bay cao, ngài tìm thăng tiến qua nẻo đường học hành.

Phanxicô Xaviê lên Paris theo đuổi khoa bảng dùi mài kinh sử để cuối cùng trở thành giáo sư môn Triết học. Nhưng trên đỉnh cao danh vọng ấy, một lần tiếp cận Tin Mừng, gặp được câu: “lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn liệu ích gì?” và dù không quen cân đo đong đếm kinh tế, ngài cũng đặt tất cả lên cán cân giá trị; lời lãi trần thế mà đời sống linh hồn trống rỗng không có gì thì là lỗ vốn, đạt được ước vọng trong cuộc sống này mà đời sau lại mất hết thì là bể bụi cuộc đời trắng tay sự nghiệp. Vì thế mà thánh Phanxicô Xaviê đã suy nghĩ lựa chọn định hướng đời mình sao cho có lợi cho đời sống Thiên Chúa. Phanxicô Xaviê không muốn dừng lại hưởng thụ cuộc sống đầy đủ muốn gì được nấy, nhưng luôn được kích thích bởi ước vọng vươn lên; không muốn một cuộc đời chật hẹp gò bó dù luôn có kẻ hầu người hạ mà lại thích vất vả khai phá lên đường; không muốn ngày ngày làm quen với vũ khí chiến đấu phòng thủ hoặc tấn công chỉ vì lãnh địa đồi núi hoang sơ, nhưng lại ham thích vũ khí tinh thần là sách vở kiến thức không gây bực bội tinh thần và cũng chẳng hôi tanh mùi máu.

Lời Chúa ở đây quả là lựa chọn đã trở thành sức mạnh giúp thánh nhân định hướng đời sống.

b. Tiếng gọi đến từ môi trường bè bạn.

Sách Huấn ca viết:“Người bạn trung thành là một nơi nương tựa vững chắc,ai gặp được người bạn như thế, là gặp được kho tàng” (Hc 6,14).

Lời Chúa gọi khi Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành Paris tráng lệ. Ngài không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là nhờ ở người bạn tốt, Cha Ignatiô ở Loyola đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatiô, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ bé của Cha Ignatiô (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các ngài khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng.

Bạn bè có một ảnh hưởng không nhỏ đến chọn lựa của Phanxicô Xaviê. Tình bạn là một ân huệ Chúa ban, là một “cơ duyên” Trời cho. Hiểu như vậy nên triết gia Platon đã nói: “Thượng Đế dựng nên các người bạn, và dẫn người bạn này đến với người bạn kia”. Ông vẫn nghĩ tình bạn là tia chớp huyền bí của thần thánh. Cicéron cũng phát biểu như sau: “Tình bạn như mặt trời trong cuộc sống chúng ta, là ơn lớn nhất sau sự khôn ngoan mà các thần linh ban cho con người”. Người ta không thể chế tạo được tình bạn. Sự nẩy sinh tình bạn vẫn còn là một bí ẩn. Bỗng dưng một ngày, tình bạn đã có đó. Thiên Chúa đã mở cánh cửa của lòng Phanxicô Xaviê.

Ở Paris sống đời sinh viên trau dồi trí thức, Phanxicô Xaviê đã gặp gỡ Ignaxiô trong tình thân bạn bè. Sự thân thiết này đã giúp ngài cởi mở cõi lòng, tâm sự chia sẻ cuộc sống tinh thần. Theo Thánh Augustinô: “Không có bạn, cuộc đời không thể nào hạnh phúc”. Chính tình nghĩa bạn bè đã nâng nhau lên. Nhận biết Phanxicô là con người đầy cao vọng, nhất là những ước vọng lành thánh, Inhaxiô một hôm nói với Phanxicô rằng: “Con người nhiều cao vọng như anh mà chịu dừng lại trong vinh quang trần thế thì qúa uổng. Thiết nghĩ chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới xứng với tầm cao ước vọng của anh”.

Câu nói của Ignatiô tác dụng như một liều thuốc mạnh có sức công phá không gì có thể cầm lại được. “ Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới xứng với khát vọng khôn cùng”, Phanxicô Xaviê đã coi đây như châm ngôn để ngài dấn thân phục vụ Giáo Hội trong Giáo Hội và theo đường lối của Giáo Hội. Ngài từ bỏ tất cả công danh sự ngthiệp, nhận chức Linh mục, rồi sau đó cùng với Ignaxiô thành lập Dòng Tên với khẩu hiệu “ cho vinh danh Chúa hơn”.

Nhắc lại vài đoạn trong bút tích Thánh Phanxicô Xaviê cũng đủ thấy tình anh em bạn bè luôn nâng đỡ ngài trên hành trình truyền giáo. Tất cả anh em trong Dòng hiện diện liên lỉ trong tâm trí tôi (Bt 48,1);( bút tích Thánh Phanxicô Xaviê, tài liệu 48 số 1); Ở Ấn Độ, để giải trí, tôi rất thường nhớ đến anh em trong Dòng, và nhớ đến thời gian, vì Chúa quá thương, tôi đựoc biết anh em và sống với anh em. Nhờ lời anh em cầu nguyện, và vì anh em luôn nhớ đến tôi, Chúa ban cho tôi ơn rất lớn là dù xa cách anh em về thể xác, nhưng nhờ anh em nâng đỡ và giúp đỡ, Chúa cho tôi cảm thấy muôn vàn tội lỗi của mình, và cho tôi sức mạnh để đến giữa dân ngoại (Bt 20,14)…Để đừng bao giờ quên anh em trong Dòng, và lúc nào cũng nhớ đặc biệt đến anh em, tôi đã cất tên của anh em trong các thư từ chính tay anh em viết cho tôi, tôi có thể luôn luôn mang trên mình, cùng với lời khấn của tôi. Điều này đem lại cho tôi nhiều an ủi…Tôi cảm thấy sung sướng khi mang tên của anh em trên mình (Bt 55,10). Gặp anh em thì tâm hồn tôi đựơc an ủi hơn nhiều. Vậy mà tôi cứ phải viết thư cho anh em, lại không chắc thư đến, vì từ Ấn Độ đến Roma xa quá…Tôi nghĩ mình không lầm khi nói xa cách phần xác không làm cho chúng ta, vốn yêu mến nhau trong Chúa bớt yêu mến và nghĩ đến nhau (Bt 48,1). Đặc biệt đối với Cha Ignatiô, Phanxicô đã xúc động thổ lộ tâm tư. Chúa đã ban ân huệ lớn lao khi cho tôi được biết Cha Ignatiô. Bao lâu còn sống, không bao giờ tôi trả được món nợ đối với ngài (Bt,16)…Trong số nhiều lời thánh thiện và an ủi của ngài, tôi đọc được những lời thế này: “hoàn toàn thuộc về nhau. Không bao giờ quên được nhau”. Tôi đã rơi lệ khi đọc những chữ ấy, và cũng rơi lệ khi kể lại, vì nhớ lại thời gian đã qua, nhớ đến ngài đã và vẫn luôn luôn rất thương tôi, và nhờ những lời khẩn nguyện thánh thiện của ngài, Thiên Chúa đã cho tôi thoát đựoc bao gian nan, bao nguy hiểm (Bt 97,1)…Đó là một con người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, đời sống không có gì chê trách đựoc (Bt 1,7).

Trên đường truyền giáo đến Nhật bản và Trung Quốc, Phanxicô Xaviê đã tuôn trào ngấn lệ khi đọc lá thơ của Inhaxiô. Cuộc trao đổi thơ từ đã làm cho tình bạn của họ trở nên sinh động, gây phấn chấn cho nhau dù không còn gặp lại nhau nữa. Họ cảm nhận được tình yêu thương nồng hậu của nhau, và điều đó đã giúp Phanxicô can đảm thực hiện cuộc hành trình đầy nguy hiểm và hoàn tất sứ vụ. Chính tình bạn thâm sâu tự cõi lòng đã hình thành những dòng chữ có giá trị vô song, khơi dậy sự sống tinh thần và niềm tin yêu quả cảm.

Trên hành trình truyền giáo, thánh nhân kết thân rất nhiều bạn bè. Đặc biệt, tại Maluco, Phanxicô quen thân vua Hồi giáo Hairun. Nhà vua mong mỏi Hồi giáo và Thiên Chúa giáo sau cùng có thể gặp nhau. ‘‘Nhà vua tỏ ra ưu ái tôi khiến những kỳ lão buông lời trách móc. Nhà vua muốn tôi kết thân và nhà vua sẽ chịu phép rửa tội. Hairun muốn rằng tôi là bạn thân, vì người Công giáo và Hồi giáo đều là con một cha và một ngày kia cả hai sẽ hiệp nhất.’’.

Một tình bạn trong sáng, thủy chung, nâng con người lên những tầm cao của sứ vụ loan báo Tin Mừng.

c. Tiếng gọi đến từ nhu cầu truyền giáo.

Ban đầu nhận công tác đi tìm Vinh Danh Chúa qua việc phục vụ các bệnh nhân, nhưng chừng như chưa đủ, Phanxicô Xaviê vẫn khát vọng xa hơn là hiến thân loan báo Tin Mừng tận miền sâu miền xa của địa cầu. Tiếng gọi thứ ba đến từ nhu cầu truyền giáo.

Từ Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản. Cha Phanxicô đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. Ngài học tiếng Nhật và rao giảng cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của ngài. Từ Nhật Bản, ngài mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được. Ngài đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.

Tới Goa ngày 6.5.1542, Phanxicô rong ruổi khắp nơi, nhiệt tình rao giảng cho người ta biết con người Nagiaret nghèo nàn kia chính là Thiên Chúa ở giữa loài người. Trong 7 năm (1542-1549), Ngài là nhà truyền giáo rửa tội đựơc nhiều nhất, tới 100.000 người, “có những buổi chiều nhức mỏi cả cánh tay” như thánh nhân viết. Từ Malaca, Ngài đến Nhật, xứ sở mặt trời. Ngài muốn gặp gỡ tìm hiểu trao đổi để Lời Chúa sáng ngời qua đối thoại. Ngài dự định đến tận kinh đô Nhật, vào các Đại học, gặp gỡ các nhà Sư để trao đổi. Phanxicô hoạt động nhiều nhất tại Kagoshima, Hirado, Bungo trên đảo Kyushu, lên Yamaguchi, từ đó đi hai tháng lên khinh đô Myako (tức Kyoto). Sau hai năm ở Nhật, Phanxicô trở về Goa, trao công việc truyền giáo lại cho cha Torres và tu huynh Fernandez.

Ngày 14.4.1552 nhà truyền giáo lên tàu, tháng 8 năm đó ngài tới đảo Thượng Xuyên, cửa ngõ Trung Hoa. Ba tháng sau Phanxicô bị sốt nặng, lòng vẫn ngong ngóng đựơc nhà cầm quyền Quãng Đông cho phép vào đất liền. Thật bất ngờ, ngài qua đời vào 2-3 giờ sáng ngày 3.12.1552, mới 46 tuổi đời. Nói theo “thói thế gian”, đó là vỡ mộng, mọi việc còn dang dỡ…Nhưng đối với Thiên Chúa thì Phanxicô đã làm trọn ý Người và mọi sự đã hoàn thành, dù chưa đựơc phép bước vào nước Đại Minh thời đó với dân số dưới 200 triệu người.

Bất cứ chỗ nào ngài đến, ngài đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các phương tiện thô sơ với họ. Ngài dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu, nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi ngài không có thời giờ để ngủ hoặc ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng qua các thư từ ngài để lại chúng ta được biết, ngài luôn luôn tràn ngập niềm vui.

Hành trình không mệt mỏi, Phanxicô Xaviê rong ruổi những nẻo đường Á Châu, một miền xa lạ và xôi xa. Nhưng mặc kệ. Sợ gì! Đối với thánh nhân:Tôi không sợ ai ngoại trừ Thiên Chúa, chỉ sợ Người phạt vì chểnh mảng trong việc phục vụ Người, vì vụng về và vô dụng trong việc truyền bá danh Chúa Giêsu giữa những kẻ chưa biết Người (Bt 78,2). Ở đâu có vinh quang Thiên Chúa, Phanxicô Xaviê sẳn sàng lên đường. Mỗi một tâm hồn chinh phục được là một niềm vui cho vinh quang Thiên Chúa, mỗi một hao mòn trong thân xác là “một vốn” bỏ ra để có “bốn lời” cho cuộc sống mai hậu. Mỗi một thời khắc sống cho Tin Mừng, cũng chính là một cách đong đầy cho khát vọng cống hiến tìm Vinh Danh Chúa.

Chính vì thế mà Phanxicô Xaviê đã không mỏi mệt ra đi, dấn bước lên đường: từ Nhật đến Ấn Độ, từ Goa đến biên giới Trung Quốc. Mỗi chặng đường đi qua, lại là một lời “còn nữa” vang lên không ngừng. Tiếng gọi từ nhu cầu truyền giáo đã hớp lấy tâm hồn Phanxicô Xaviê. Thánh nhân đã sống do và cho tiếng gọi này đến hơi thở cuối cùng trên con đường sang Trung Quốc. Đúng là một con người đầy cao vọng nhưng là một cao vọng đích thực chỉ mình Thiên Chúa mới có thể đong đầy, mới làm no thỏa.

3. Triều thiên Hiển Thánh.

Cuộc đời truyền giáo của Phanxicô Xaviê tuy ngắn ngủi, nhưng công lao sự nghiệp của ngài thật lớn lao. Trong 12 năm truyền giáo, ngài đã đi bộ tới 100 ngàn cây số, và đã rửa tội với con số kỷ lục phỏng độ ba vạn người. Dẫu được thành công, và làm được những việc lớn lao, như lần kia có một người chết chôn từ hôm trước mà cha đã gọi ra khỏi mồ, thánh nhân vẫn một mực khiêm tốn, vâng lời bề trên. Mỗi khi viết thơ cho bề trên, bấy giờ là thánh Inhaxiô, Phanxicô Xaviê qùy gối mà viết. Với sự nghiệp và nhân đức như vậy, Phanxicô Xaviê xứng đáng được Giáo Hội liệt kê vào sổ những bậc đại thánh và làm gương mẫu muôn đời cho các nhà truyền giáo. Cha Phanxicô được phong Chân phước năm 1619 và được cất lên bậc hiển thánh năm 1622. Đức Giáo hoàng Biển Đức XIV lại đặt Thánh Phanxicô làm quan thầy nước Ấn Độ. Về sau Đức Giáo hoàng Piô XI lại tuyên phong thánh nhân làm quan thầy các xứ truyền giáo bên Á đông. Giáo dân Việt Nam từ lâu hằng tỏ lòng kính mến thánh Phanxicô Xaviê cách riêng. Nhiều xứ đạo, nhiều nam nhân đã nhận Ngài làm bổn mạng.

4. “Hãy theo Thầy”

Nhìn cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê trong ba tiếng gọi: Lời Chúa, bè bạn và nhu cầu truyền giáo cũng là một cách học tập đời sống của ngài để họa lại trong đời sống của mình.

Đời mỗi tín hữu cũng đong đầy những tiếng gọi như thế.

Xin cho những tiếng gọi của Lời Chúa được ta lắng nghe chân thành và thực thi trung thành, bởi đó là ánh sáng soi lối ta đi. Xin cho những tiếng gọi từ những người xung quanh không bị ta quên lãng, bởi tưởng như tầm thường, nhưng đó lại là tiếng gọi nhiều khi rất quý hiếm cho vững bước đi lên. Và xin cho nhu cầu truyền giáo của Giáo Hội luôn là tiếng gọi ta phải quan tâm để ý, bởi đó là sự sống và là sự sống còn của Giáo Hội.

Mọi tiếng gọi đều hướng về lời mời gọi cao cả nhất: “ Hãy theo Thầy”.

“Hãy theo Thầy”, lời mời năm xưa cũng là lời mời được lặp lại trong từng ngày sống.
“Hãy theo Thầy”, sau những vấp ngã, yếu đuối và chối Thầy như Thánh Phêrô đã từng trải nghiệm.
“Hãy theo Thầy”, sau khi những giấc mơ trần tục bị tan vỡ bởi biến cố Núi Sọ mà các Tông đồ đã kinh nghiệm.
“Hãy theo Thầy” để dang tay ra và đến nơi mình không muốn đến như cuộc đời Thánh Phêrô.
“Hãy theo Thầy” để củng cố anh em và chăn dắt chiên của Thầy (Lc 22, 31-32).
“ Hãy theo Thầy” để "ra đi và rao giảng cho muôn dân" (Mt 28,19).
Theo là phải biết, phải tin, phải yêu mến và phải làm như lời Thầy dạy.

Theo Chúa Giêsu là từ bỏ và vác thập giá: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân. Khi từ bỏ mình, Thánh Phanxicô Xaviê không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà các môn đệ sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan. Con đường đó dẫn lối về hạnh phúc cho những ai dám từ bỏ để sống cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu.

Nhờ lời Thánh Phanxicô Xaviê chuyển cầu, xin Chúa cho chúng con được trung thành đi theo Chúa. Nhờ đó, chúng con thật sự trở nên chứng nhân, làm tất cả để Thiên Chúa được tôn vinh, và phẩm giá con người được tôn trọng. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ tấn phong Giám Mục tại Tứ Xuyên Trung Hoa
Đặng Tự Do
04:06 30/11/2011
Lúc 9 giờ sáng thứ Tư 30 tháng 11, tại thành phố Nghi Tân trong tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Nam của Trung Hoa, cha Phêrô Lã Tuệ Cương đã được tấn phong Giám Mục Phó giáo phận Nghi Tân.

Trong thánh lễ kéo dài 2 giờ 30 phút diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm nhặt của công an Trung quốc, Đức Cha Gioan Trần Sư Trung là Giám Mục Nghi Tân, năm nay 95 tuổi đã là vị chủ phong trong thánh lễ.

Cha Lã Tuệ Cương năm nay 47 tuổi, được thụ phong linh mục cách đây 20 năm, là chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước thành phố Nghi Tân và ngài đã được một hội nghị gồm 17 đại biểu Công Giáo Yêu Nước bầu làm Giám Mục Phó với 14 phiếu thuận trong tổng số 17 phiếu bầu. Tòa Thánh cũng đồng ý phê chuẩn việc tấn phong này.

Hôm thứ Hai, cha Federico Lombardi, giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh đã bày tỏ hy vọng là không có giáo sĩ nào trong tình trạng bất hợp lệ tham dự vào các nghi thức tấn phong.

Ông Phaolô Lôi Thế Ngân, Giám Mục bất hợp lệ của giáo phận Lạc Sơn kế bên, đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông sau lễ tấn phong trái phép tại Lạc Sơn hôm 29 Tháng Sáu cũng đến dự thánh lễ tấn phong nhưng nguồn tin của Giáo Hội địa phương xác nhận đương sự không tham gia trong các nghi thức tấn phong.

Đây là lần đầu tiên trong năm nay Tòa Thánh đồng ý với một ứng viên do nhà nước Trung quốc chọn.
 
Báo Vatican bác bỏ thắc mắc về giáo huấn ly dị và tái hôn
Nguyễn Trọng Đa
08:14 30/11/2011
Báo Vatican bác bỏ thắc mắc về giáo huấn ly dị và tái hôn

Vatican - Sau khi một Giám mục hàng đầu của Đức nêu thắc mắc của giáo huấn Giáo Hội về ly dị và tái hôn, ngày 29-11 nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican đã đăng một bài của ĐTC Biển Đức XVI, lúc đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, được gọi là giáo huấn từ bi và mục vụ, bởi vì nó đúng với giáo huấn của Chúa Kitô.

ĐTC Biển Đức XVI cho biết vào năm 1998: “Quả thật, lời của chân lý có thể gây đau đớn và khó chịu. Nhưng đó là đường đi đến sự thánh thiện, hòa bình, và tự do nội tâm".

Ngài viết: "Một lối tiếp cận mục vụ, vốn muốn giúp đỡ thực sự cho những người có liên quan, phải luôn luôn đặt nền tảng vào sự thật, bởi vì cuối cùng, chỉ có sự thật mới có tính mục vụ". Ngài trích dẫn lời hứa Tin Mừng của Chúa Kitô, nói rằng “anh em sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng anh em”.

Bài viết này đã được đăng lại lần nữa, khi một số giáo sĩ cao cấp ở Đức đang kêu gọi Giáo Hội xem xét sự hiểu biết của mình về hôn nhân, cùng với việc cấm người Công Giáo tái hôn rước lễ.

Trong bài viết năm 1998 của mình, ĐTC Biển Đức XVI - lúc ấy là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin - giải thích rằng các văn kiện gần đây của Giáo Hội về các vấn đề như vậy "cùng mang lại các đòi hỏi của sự thật với những người đang yêu, trong một cách rất cân bằng".

Vì đôi khi trong quá khứ "tình yêu tỏa sáng ra quá ít trong việc giải thích sự thật", nên ngày nay, có một nguy hiểm lớn rằng "nhân danh tình yêu, sự thật hoặc là im lặng hoặc là thoả hiệp”.

Ngày 29-11, việc đăng lại bài viết của ĐTC được thực hiện trong sáu ngôn ngữ khác nhau, với các tiêu đề nhỏ giải thích “về một số phản đối cho giáo huấn của Giáo Hội về việc rước lễ của các tín hữu ly dị và tái hôn".

Việc này xảy ra hai tháng, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức công khai nêu ra thắc mắc giáo lý của Giáo Hội về ly dị tái hôn trong một cuộc phỏng vấn báo chí.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với vấn đề làm thế nào chúng tôi có thể giúp những người, mà đời sống của họ gặp sự sai trái và một cuộc hôn nhân đổ vỡ", - Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch nói ngày 5-9, chỉ vài tuần trước khi ĐTC Biển Đức XVI có chuyến tông du đến Đức.

Tổng giám mục nói với tờ báo Đức Die Zeit: “Đây là một vấn đề của lòng thương xót, và chúng tôi sẽ thảo luận nó một cách mạnh mẽ trong tương lai gần".

Đức Tổng Giám Mục Zollitsch đã được hỏi cụ thể về tình trạng hôn nhân của Tổng thống Đức Christian Wulff, một người Công Giáo tái hôn và không rước lễ.

Khi được hỏi về ông Klaus Wowereit, Thị trưởng Berlin, cũng là một người Công Giáo, nhưng có quan hệ đồng tính luyến ái, Đức Tổng Giám Mục Zollitsch trả lời: "Chúng tôi phải xem cách tìm ra các câu trả lời dựa vào thần học cho các câu hỏi về lối sống ấy".

Trong bài viết ngày 29-11, được xuất bản như là một phần của tài liệu thảo luận của Vatican vào năm 1998, ĐTC Biển Đức XVI giải thích lý do tại sao giáo huấn Giáo Hội bắt nguồn từ Thánh Kinh, Thánh truyền và lý trí.

Từ Kinh Thánh, Ngài nêu rõ làm thế nào "giáo huấn Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân là trung thành với những lời dạy của Chúa Giêsu".

Dựa trên Thánh truyền, Ngài giải thích rằng có một "sự đồng thuận rõ ràng", giữa các Giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai "liên quan đến sự bất khả phân ly của hôn nhân", một điều làm cho Kitô giáo tách rời xã hội Roma.

Ngài nói: “Vào thời ấy, các tín hữu ly dị và tái hôn không bao giờ được chính thức Rước lễ sau một thời gian sám hối".

Ngài nói thêm rằng việc thực hành ngày càng tự do, vốn phát triển trong các Giáo hội Đông phương đã tách rời Roma, đã trở thành "ngày càng xa rời lời Chúa", vì nhiều lý do lịch sử, và không bao giờ được chấp nhận bởi Giáo Hội Công Giáo.

ĐTC nói: "Giáo Hội không thể cho phép các thực hành mục vụ, - chẳng hạn các thực hành mục vụ bí tích – vốn mâu thuẫn với giáo huấn rõ ràng của Chúa".

"Nói cách khác, nếu cuộc hôn nhân trước của hai tín hữu nam nữ đã ly dị và tái hôn là hợp lệ, thì hôn nhân hiện tại của họ là không hợp pháp trong mọi lý do, do đó việc họ nhận lãnh các bí tích là không thể chấp nhận được về bản chất".

ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc đến gợi ý rằng ĐTC có thể "tiêu hôn một hôn nhân hoàn hợp, vốn đã đổ vỡ". Ngài trả lời: "Nếu Giáo Hội chấp nhận lý thuyết rằng một hôn nhân sẽ chấm dứt, khi hai vợ chồng không còn yêu nhau nữa, thì Giáo hội nên cho phép ly dị và sẽ tôn trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân bằng lời nói, chứ không bằng hành động".

Cuối cùng, Ngài đã trả lời cho những người nói rằng Giáo Hội Công Giáo là "quá mang tính pháp lý và không có tính mục vụ” về các vấn đề ấy.

Ngài viết: "Họ cho rằng con người ngày nay không còn có thể hiểu ngôn ngữ ấy nữa, rằng Chúa Giêsu sẽ mở tai ra để lắng nghe nhu cầu của người dân, đặc biệt là đối với những người sống bên lề xã hội".

"Mặt khác, họ nói rằng Giáo Hội tự trình bày mình giống như một thẩm phán, loại trừ các người không được hưởng các bí tích, không cho giữ một số trách nhiệm công khai".

Đáp lại, Ngài nói rằng "cách thể hiện của Giáo Hội đôi khi dường như không rất dễ hiểu”, và do đó "cần phải được diễn dịch bởi các nhà giảng thuyết và giáo lý viên, trong một ngôn ngữ có liên quan đến người dân và môi trường văn hóa của họ".

Ngài nói thêm: "Nội dung thiết yếu của giáo huấn của Giáo Hội phải được duy trì trong tiến trình này. Nó không chỉ được làm dịu đi bằng các cơ sở mục vụ được ám chỉ, bởi vì nó truyền đạt chân lý mạc khải".

Toàn văn bài của ĐTC có thể đọc tại http://www.osservatoreromano.va

(CNA / EWTN News 29-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Chuyên gia trừ qủy của Tòa Thánh cảnh báo về Yoga và chuyện Harry Potter.
Nguyễn Long Thao
08:35 30/11/2011
Chuyên gia trừ qủy của Tòa Thánh cảnh báo về Yoga và chuyện Harry Potter.

LM Gabriele Amorth
Rome 29/11/2011-.Tờ New York Daily News loan tin nguyên trưởng ban chuyên gia trừ quỷ của Tòa Thánh Vatican, Linh Mục Gabriele Amorth, dòng Tên, nói rằng yoga và và câu chuyện Harry Potter là những công cụ của ma quỷ. Cha Amorth đưa ra nhận xét trên đây với tờ Telegraph phát hành tại London trong một buổi liên hoan phim tại thành phố Umbria của Ý.

Cha được mời để giới thiệu một bộ phim về trừ tà có tựa đề là "The Rite", do tài tử Anthony Hopkins đóng vai chính.

Cha Gabriel Amorth nói “ Thực hành yoga là hành động ma qủy, dẫn đến điều ác giống như đọc Harry Potter.

Với Harry Potter, Ngài nói, tưởng chừng như là"vô thưởng vô phạt", nhưng thực ra Harry Potter thuyết phục trẻ em tin vào ma thuật đen. Trong Harry Potter quỷ ma hành xử một cách xảo quyệt và bí mật, dưới chiêu bài quyền lực phi thường, dùng thần chú và tai ương

Yoga dẫn đến Ấn giáo và các tôn giáo đông phương dựa trên niềm tin sai lầm về vấn đề tái sinh.

Cha Amorth năm nay 86 tuỗi cho biết thêm "Sa-tan luôn luôn giấu mình và điều nó thực sự muốn, là làm cho chúng ta tin vào sự hiện diện của chúng.

Cha nói. "Ma quỷ tìm hiểu các khuynh hướng tốt cũng như xấu của mọi người chúng ta, rồi sau đó đưa ra những cám dỗ."

Cha Amorth đã thực hiện 50.000 vụ trừ quỷ trước khi nghỉ hưu vào năm 2000. Cha là người sáng lập và là chủ tịch danh dự của Hiệp hội quốc tế Trừ Qủy.
 
Năm 2011: Tín hữu tăng mạnh, người vô thần giảm sút
Khương Duy Hải
12:48 30/11/2011
Năm 2011: Tín hữu tăng mạnh, người vô thần giảm sút

Rôma, 25/11/2011 - Theo bản nghiên cứu thường niên về "Tình trạng Truyền giáo Toàn cầu", những năm đầu tiên của thiên niên kỷ này, số lượng người không tôn giáo sẽ bị giảm sút khoảng 2,7 triệu người; trong đó, người vô thần sẽ mất đi 1,37 triệu "tín đồ". Nhưng Giáo hội Công giáo lại đang phát triển với tốc độ thêm 34 nghìn người mỗi ngày, Hồi giáo thêm 79 nghìn người mỗi ngày, và Ấn Độ giáo thêm 37 nghìn người mỗi ngày. Từ năm 2000 đến năm 2011, người "không tôn giáo" đã giảm đi 700 thành viên mỗi ngày, trong khi người "vô thần" giảm đi 300 người mỗi ngày.

Các số liệu trên đây do Hãng thông tấn "Analisis Digital" vừa công bố, cho thấy rằng, nếu chúng ta so sánh số liệu hiện nay với số liệu của thập niên 1970 - thời cực thịnh của "cuộc cách mạng tính dục" ở phương Tây và chủ nghĩa vô thần cộng sản ở Đông Âu - chúng ta sẽ thấy là trong 41 năm vừa qua, chủ nghĩa vô thần đã bị mất đi 28 triệu "tín đồ".

Sau sự sụp đổ hàng loạt của chế độ cộng sản vì những nguyên nhân tất yếu về chính trị và văn hóa, đặc biệt là ở các nước Đông Âu, những ai đã từng tuyên bố mình là người "vô thần" (vì được nhà nước vô thần bảo kê, thậm chí Mạc Tư Khoa còn thành lập Bảo tàng Khoa học Vô thần), thì nay đã chọn cách làm giảm nhẹ từ ngữ này hoặc chuyển sang gọi mình là người "không tôn giáo".

Tương tự vậy, tại Trung Quốc, sau làn sóng tàn phá của "Cách mạng Văn hóa" gây nên tất cả các thảm họa cho con người và văn hóa, ngày nay, nhiều người thích tự nhận mình là người "không tôn giáo" thay vì tự nhận mình là người "vô thần". Nhưng dù trong trường hợp nào đi chăng nữa thì giữa thế kỷ 21 này, người "vô thần" và người "không tôn giáo" dường như đang bị dẫn tới một sự suy giảm nhất định.

Nhiều người trong số ấy đã chuyển sang theo một tôn giáo nào đó, mặc dù có lẽ theo rất hời hợt. Hàng triệu người ở Đông Âu, đặc biệt là ở Nga, có xu hướng xin gia nhập Chính thống giáo và quay trở lại với hình thức phụng thờ truyền thống. Nhiều người cao tuổi chết đi mà không có con cái cho nên không thể "truyền" đức tin cho người không có đức tin.

Ngược lại, các tôn giáo sẽ hưng thịnh trong thế kỷ 21 này. Dù Do Thái giáo chỉ có số tín đồ ít ỏi, 15 triệu tín đồ vào năm 1970, và chưa tới 14 triệu tín đồ vào năm 2000, nhưng bây giờ họ đã xuất hiện những sự phục hồi nhằm trở về con số mà họ đã đạt được 40 năm về trước.

Kitô giáo thì lại khác, với tổng số Kitô hữu (gồm cả Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành) khoảng 2,3 tỉ người và hiện là tôn giáo đang phát triển mạnh hơn bất kỳ tôn giáo nào khác. Theo tính toán của nghiên cứu này, mỗi ngày có thêm 83 ngàn người biết làm Dấu Thánh Giá. Vị trí tiếp theo tất nhiên là của Hồi giáo. Gần 1,6 tỉ người trên toàn thế giới là tín đồ của Tiên Tri Muhammad, và con số này vẫn đang gia tăng với tốc độ 79 ngàn người mỗi ngày. Ấn Độ giáo ở vị trí thứ ba, với số tín đồ là 952 triệu người, sống chủ yếu ở Ấn Độ nhưng cũng rải rác ở các vùng quanh Á Châu. Tôn giáo này đang tăng trưởng với tốc độ 37 ngàn người theo mỗi ngày.

Dù vẫn còn chiếm vị thế quan trọng ở Á Châu nhưng Phật giáo vẫn hiện diện ở những nơi khác trên thế giới. Toàn cầu có khoảng 468 triệu tín đồ theo các các tông phái khác nhau, và mỗi ngày tăng thêm khoảng 13.800 người. Đạo giáo là tôn giáo chủ yếu chỉ có ở Trung Quốc, nhưng nhờ vào dân số nước này, nó cũng giữ một vị trí quan trọng trong số các tôn giáo lớn, sau theo Phật giáo. Đạo giáo có 457 triệu tín đồ, họ là những người còn tồn tại sau những biến động chính trị và tôn giáo của tổ quốc và đang gia tăng với tốc độ mỗi ngày có thêm 9.300 tín đồ mới. Cuối cùng, chúng ta còn có vô số các tín ngưỡng "bản địa" trên hành tinh này, bao gồm 269 triệu người thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Loại tín ngưỡng này đang tăng trưởng với tốc độ mỗi ngày có thêm 9 ngàn người.

Tổng cộng có 2 tỷ người trên hành tinh này chưa biết về Chúa Giêsu Kitô, nói khác đi, họ chưa bao giờ được giảng về sứ điệp của Tin Mừng. Còn 2,68 tỉ người khác (theo thông tin trong bản báo cáo) đã một vài lần nghe nói về Ngài bằng cách nào đó nhưng họ không phải là Kitô hữu. Tuy nhiên, "tiềm năng sinh trưởng" sứ điệp Kitô giáo trong các giáo hội là rất khả quan. Chúa Giêsu Kitô khi xưa chỉ thành lập có một giáo đoàn (tại thời điểm đó tất nhiên được coi là rất nhỏ), không lâu trước khi chịu chết, Ngài đã cầu nguyện cho những người tin theo Ngài được "hiệp nhất nên một". Đầu thế kỷ 20, đã có 1.600 giáo đoàn Kitô hữu khác nhau. Nhưng một thế kỷ sau, tức là ngày hôm nay, đã có 42.000 giáo đoàn khác nhau, cách này hay cách khác đều đề cập đến nguồn cội Galilê.

Giáo hội Công giáo có khoảng 1,16 tỉ tín hữu, và đang tăng trưởng mỗi ngày thêm 34 nghìn tín hữu. Tuy nhiên, hiện tượng của Tin Lành Ngũ Tuần là đặc biệt ấn tượng. Trên thế giới, các giáo hội thuộc giáo phái này lên đến 612 triệu tín hữu, ước tính mỗi ngày họ tăng thêm 37 nghìn tín hữu. Số lượng Tín hữu Tin Lành Ngũ Tuần rõ ràng đã vượt xa các giáo hội Tin Lành cổ điển, họ chỉ có 426 triệu tín hữu, và đang gia tăng mỗi ngày 20 nghìn tín hữu.

Ở mức độ nào đó, Giáo hội Chính Thống phải chịu hậu quả do bản sắc quốc gia và tinh thần dân tộc quá mạnh mẽ của họ. Giáo hội Chính Thống có 271 triệu tín hữu đã được rửa tội, tốc độ tăng trưởng của họ thấp hơn rất nhiều so với các tôn giáo khác, mỗi ngày họ chỉ có 5 nghìn tín hữu mới theo. Trong đó, nước Nga là trái tim của Giáo Hội Chính Thống, tỷ lệ sinh sản và nạo phá thai quá cao tại quốc gia này đã phản ánh được phần nào cuộc khủng hoảng của Chính Thống giáo.

Về phần Anh giáo, trung tâm nhân khẩu học của giáo hội đang chuyển dần về Phi Châu và Á Châu. Có 87 triệu tín hữu Anh giáo trên toàn thế giới, mỗi ngày họ có thêm 3 nghìn tín hữu.

Cuối cùng, chúng ta còn có những người được coi là "tiệm cận" với Kitô giáo. Họ bao gồm Nhân Chứng Giêhôva, Mặc Môn và tất cả những ai tự xưng mình là Kitô hữu, nhưng còn có những hoài nghi về thiên tính của Chúa Giêsu, Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhóm này có 35 triệu người và mỗi ngày có thêm 2 nghìn người theo.

Tất nhiên cần hiểu rằng, theo bản nghiên cứu trên thì các tiêu chuẩn chung để đánh giá việc tăng trưởng của các tôn giáo là mức độ sinh con và số lượng trẻ em được giáo dục theo truyền thống của từng tôn giáo. Hình thức khác, chắc chắn cũng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo, đó là cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Mặc dù điều này không nhiều, nhưng cũng xảy ra ở hàng triệu người mỗi năm. Hình thức phổ biến nhất của việc cải đạo là thông qua hôn nhân: một người quyết định đón nhận đức tin từ người bạn đời khi họ kêt hôn.

Trong năm 2011, các Kitô hữu thuộc tất cả các giáo hội đã phổ biến 71 triệu quyển Kinh Thánh trên khắp thế giới (có khoảng 1,74 tỉ quyển Kinh Thánh trên khắp hành tinh, trong số đó có nhiều quyển phải "giấu kín"). Và cũng trong năm 2011, 409 ngàn Kitô hữu đã được phái ra nước ngoài để rao giảng Tin Mừng, với 4800 cơ quan truyền giáo khác nhau (Vatican Insider).

Khương Duy Hải
 
Top Stories
The Ave Maria at Funerals
Father Edward McNamara
07:28 30/11/2011
ROME, NOV. 29, 2011 (Zenit.org).- Answered by Legionary of Christ Father Edward McNamara, professor of liturgy at the Regina Apostolorum university.

Q: A woman whom I know, who is Catholic, and very near death, has requested that the "Ave Maria" be sung at her funeral. However, when her daughter, my friend, went to the parish to make arrangements for her mother's funeral mass, she was told by the funeral director that the "Ave Maria" was "outdated," and furthermore, was not "liturgically sound" for a funeral. The funeral director flat out refused to honor the dying woman's selection as part of parish policy. Do you have any thoughts on this? I have heard Schubert's version of the "Ave Maria" sung at a Catholic funeral before. Was this an unsound liturgical practice that is also not current in Catholic liturgy? -- T.W., Las Vegas, Nevada

A: Opinions vary widely regarding the use of classical versions of the Ave Maria within Catholic liturgy, especially for weddings and funerals. In some places it is discouraged and even forbidden, while in many others it is considered totally acceptable. There is practically nothing official on this subject either way.

I think some distinctions are pertinent. First of all, there is the text of the Ave Maria itself which has been used for centuries as an antiphon in the Liturgy of the Hours. It has not been used as an official liturgical text in the Mass but in many places has been used as a meditative hymn, either during the presentation of gifts, or after communion.

Another question regards the version to be used, and this raises the complex question of acceptable musical style. Some melodies were composed directly for the Ave Maria, while others, such as Shubert's, were originally composed in a secular context although not devoid of religious sentiment.

In general the Church has a longstanding principle to avoid using profane music in the liturgy, while at the same time she does not make definitive judgments regarding musical sensibilities. Because of this it is possible that certain musical forms might be excluded at one time and admitted at another, and some originally secular works have now become inextricably associated with the religious version.

Musical style, however, is just one principle involved. There are others such as the ability of the music to be conducive to prayer. Even when making no moral judgment regarding a musical form, the Church can still exclude it from the liturgy if it is incapable of fulfilling a liturgical function. For example, St. Pius X banned those "Masses" which were composed directly for the liturgy in the late 19th century but which were inspired by the style of the opera house and which required an operatic mode of execution which drew attention to the singer and away from the mystery.

Regarding the Ave Maria, some classical versions such as that usually attributed to Schubert have lost almost all connection to the profane original, in this case a German version of Ellen's prayer to Mary taken from Sir Walter Scott's poem "The Lady of the Lake." Because of this religious context I personally see no difficulty in using it at the appropriate moments at weddings and funerals.

Indeed, the Ave Maria was used in precisely this manner in a very public setting on occasion of the funeral of U.S. Senator Edward Kennedy in the presence of a cardinal and other prelates.

It might even be said that the Ave Maria, with its insistent appeal to Mary, Refuge of Sinners, is especially apt at funerals, serving as to counterbalance the tendency toward instant canonization of the deceased. Its use could thus act as a reminder of the reality of sin, the doctrine of purgatory, and the need to intercede for the souls of the dead.

* * *

Follow-up: If Not Ready for the New Missal

In respect to the new missal (see Nov. 15), an English reader asked: "Regarding: the word 'lectern.' I have read the General Instruction for the new Roman Missal and also the front pages of the new Roman Missal and they use the word 'ambo' rather than lectern. I know they mean the same thing, but I think people should know an ambo is a lectern."

Actually there is a slight, but important, difference to the two concepts. For the current missal the ambo is not a piece of furniture but is a liturgical space within the sanctuary reserved for proclaiming God's Word. This is why the missal recommends that it be in a fixed position and made of the same style and material as the altar. It should also be large enough so that other ministers such as candle bearers and thurifer can stand on or near it during the proclamation of the Gospel.

While an ambo might sometimes be referred to as a lectern, this word can also refer to a portable stand that can be used for other purposes such as holding the missal, commentaries, announcements and the like. It is therefore more a liturgical furnishing than a liturgical space.

An Irish correspondent asked: "Is there, or will there be, a new General Instruction on the Roman Missal to accompany the new English translation? Does the new translation allow freedom to change particular words or phrases (as frequently happened with the current translation)? Can the sung texts (Gloria, Creed, Sanctus, Agnus Dei) be replaced with similar texts?"

The definitive version of the new General Instruction of the Roman Missal was published along with the Missal itself.

While there are still some moments in which the rubrics say that the celebrant may use "these or similar words," these occasions have been reduced. For example, they are no longer found for the introduction to the penitential rite. National bishops' conferences, however, can propose alternative introductions for use within their countries.

The sung texts may not be replaced with other texts. If this was done, then it was an abuse and not something permitted by the earlier edition of the missal.

* * *

Readers may send questions to liturgy@zenit.org. Please put the word "Liturgy" in the subject field. The text should include your initials, your city and your state, province or country. Father McNamara can only answer a small selection of the great number of questions that arrive.
 
Chine: Le P. Luo Xuegang a été ordonné sous haute sécurité évêque coadjuteur de Yibin, en présence d’un évêque excommunié
Eglises d'Asie
22:08 30/11/2011
Dans la matinée du 30 novembre, le P. Peter Luo Xuegang, 47 ans, a été ordonné évêque coadjuteur du diocèse de Yibin. Accompagnée d’un important déploiement policier, l’ordination épiscopale lui a été conférée par Mgr John Chen Shizhong, 95 ans, évêque en titre de Yibin. Cinq autres évêques étaient présents autour de l’autel de l’église Sainte-Marie, dont Mgr Paul Lei Shiyin, évêque illégitime de Leshan, ...

... sous le coup d’une mesure d’excommunication depuis son ordination le 29 juin dernier.

Déjà la veille, lors de la répétition générale de la cérémonie, le nombre d’agents du gouvernement et de membres des forces de l’ordre était plus important que celui des catholiques locaux. Ce 30 novembre, le quartier entourant l’église catholique avait été bouclé et les invités à la messe d’ordination avaient reçu instruction de se présenter sur les lieux trois heures avant l’ouverture de la célébration. Des contrôles d’identité avaient été mis en place et aucun téléphone, appareil photo ou bouteille contenant un liquide n’était autorisé dans l’enceinte délimitée par des portiques de sécurité.

Présidée par Mgr Chen Shizhong, la messe a débuté à 9 heures pour finir deux heures et demie plus tard. A la célébration suivie par une foule de 800 fidèles, assistaient 61 prêtres, 35 religieuses, de nombreux représentants des autorités ainsi que plusieurs délégués religieux non catholiques. Mgr Lei Shiyin, évêque excommunié après avoir accepté, en juin dernier, l’épiscopat pour le diocèse de Leshan sans mandat pontifical, se tenait, revêtu de ses ornements épiscopaux, aux côtés de quatre autres évêques « officiels » reconnus par le Saint-Siège, à savoir Mgr Paul He Zeqing, évêque de Wanzhou, Mgr Joseph Li Jing, évêque de Ningxia, Mgr John Baptist Yang Xiaoting, évêque de Yulin, et Mgr Paul Xiao Zejiang, évêque coadjuteur de Guiyang (1). Selon un prêtre de Leshan interrogé par l’AFP, Mgr Lei Shiyin a concélébré l’eucharistie, sans toutefois participer directement au rituel d’ordination du nouvel évêque.

Le 28 novembre, le responsable de la Salle de presse du Saint-Siège, le P. Federico Lombardi, avait exprimé le souhait que, lors de l’ordination du P. Luo Xuegang, « les normes de l’Eglise soient respectées, c’est-à-dire que les fidèles soient informés de l’approbation du candidat par le Saint-Siège et qu’aucun évêque illégitime ne participe à la célébration liturgique » (2). Selon les informations disponibles, il semblerait que les conditions demandées par le Saint-Siège concernant le déroulement de la cérémonie n’aient pas été observées.

Ce 30 novembre, le Vatican n’a pas publiquement réagi à l’événement. Le 18 mai dernier, à l’approche de la fête de Notre Dame de Sheshan (sanctuaire marial proche de Shanghai), le pape Benoît XVI avait invité les évêques, les prêtres et les catholiques de Chine à « dépasser la tentation d’un chemin indépendant de Pierre », ajoutant : « A Marie, je demande d’éclairer ceux qui sont dans le doute, de ramener les égarés, de consoler les affligés, de fortifier ceux qui sont empêtrés dans les flatteries de l’opportunisme. »

(1) Sur ces quatre évêques, trois ont pris part à l’ordination épiscopale illégitime de Leshan, le 29 juin 2011 (à savoir Mgr He Zeqing, Mgr Li Jing et Mgr Xiao Zejiang) et un à l’ordination épiscopale illégitime de Shantou, le 14 juillet 2011 (Mgr He Zeqing). Mgr Yang Xiaoting, quant à lui, est l’un des vice-présidents de la Conférence des évêques « officiels ».
(2) Voir dépêche EDA du 29 novembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/a-la-veille-de-l2019ordination-episcopale-de-l2019eveque-coadjuteur-de-yibin-mgr-paul-lei-shiyin-sous-le-coup-d2019une-peine-d2019excommunication-annonce-sa-participation-a-la-ceremonie.

(Source: Eglises d'Asie, 30 novembre 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Quy Chính mừng lễ Quan thầy thánh tử đạo Phêrô Lê Tùy
Peter Dũng
07:07 30/11/2011
Giáo xứ Quy Chính mừng lễ Quan thầy thánh tử đạo Phêrô Lê Tùy

“Cha Tùy ngước mặt lên trời.
Tạ ơn Thiên Chúa đời đời của con
Một hồi chiêng trống vừa tròn
Đầu Ngài rơi xuống hồn son về trời.”

(x. Nhà thơ Thanh Sơn, Tập thơ Các Thánh tử đạo Việt Nam.)

Xem hình ảnh

Thánh Phêrô Lê Tùy được vinh dự mở đầu trang sử đẫm máu dưới thời Minh Mệnh của các Thánh tử đạo Việt Nam. Ngài là chứng nhân cho tình yêu, là niềm tự hào của người công giáo Việt Nam, đặc biệt là đối với những người con giáo xứ Quy Chính nơi ngài là vị chủ chăn coi sóc và được hồng ân Tử đạo.

Thánh Phêrô Lê Tùy sinh năm 1773 tại làng Bằng Sở, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Ðông, trong một gia đình nề nếp và khá giả. Lớn lên, ngài dâng mình cho Chúa và nhập Chủng viện Kẻ Vĩnh (Nam Ðịnh). Ðức Cha Lamothe, Giám mục phó địa phận Tây Ðàng Ngoài đã phong phó tế cho ngài và sai ngài đi hoạt động truyền giáo trong tỉnh Nghệ An. Ít lâu sau, ngài thụ phong linh mục và được cử làm phó xứ Ðông Thánh, Chân Lộc, rồi chính xứ Kẻ Đòn (Quy Chính ngày nay). Ngày 25-6-1833, khi đi làm phúc cho một bệnh nhân hấp hối tại họ lẻ, ngài bị kẻ ngoại bắt nộp cho quan huyện. Sau đó bị giải về Nghệ An chịu tra khảo. Mặc dù luật nhà nước cấm tra tấn và xử tử người già từ 60 tuổi trở lên, vua Minh Mạng vẫn ra án trảm quyết cho ngài. Ngày 10-10-1833, bản án tử hình về tới Nghệ An. Hôm sau, tức ngày 11-10-1833, ngài bị chém đầu ở chợ Quán Bàu, hưởng thọ 60 tuổi. Ngày 27-5-1900, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước tử đạo và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19-6-1988. (x. Châu Kiên Long, Các Thánh tử đạo Việt Nam)

Tối ngày 28/11, đông đảo bà con giáo dân toàn giáo hạt Vạn Lộc đã tập trung quanh Đền Thánh Phêrô Lê Tùy để tham dự đêm diễn nguyện canh thức và cầu nguyện với Thánh nhân. Các tiết mục văn nghệ đã đem khản giả đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, những vũ điệu vui nhộn của giới trẻ giáo xứ Phúc Yên, Thượng Nậm, nghi thức “Làm dấu” đầy sâu lắng của giáo xứ Vạn Lộc, những ánh nến lung linh, chiếc quạt”xòe” yểu điệu, duyên dáng của tốp múa hai sở dòng Mến thánh giá, Bác ái hay giọng hát mượt mà của các ca sĩ chủ nhà, tất cả như hòa quyện là một kết nên một đài hoa như tấm lòng của bầy con thảo thành kính dâng lên Cha Thánh.

Sáng ngày 29/11, vào lúc 8h Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã long trọng cử hành thánh lễ mừng kính Thánh tử đạo Phêrô Lê Tùy – Quan thầy giáo xứ Quy Chính. Đồng tế trong thánh lễ có quý cha giáo sư Đại chủng viện Vinh Thanh; quý cha quản hạt Bột Đà, Phủ Quỳ, Cửa Lò; cha Quản lý; quý cha quê nội Bằng Sở; đông đảo các cha trong và ngoài giáo hạt; và sự hiện diện của quý Đại chủng sinh, tu sĩ và nhiều thành phần dân Chúa.

Trước Thánh lễ là chương trình tổng kết phát thưởng giáo lý năm học 2010 – 2011 và mùa giả bóng đá U14 giáo hạt Vạn Lộc. Đức Cha Phaolô Maria đã trao bằng khen cho các cá nhân xuất sắc đạt giải trong kỳ thi cấp giáo phận. Cha quản hạt Giuse Nguyễn Công Bắc trao giải cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi giáo lý và mùa giái bóng đá năm vừa qua. Theo đó về giáo lý, giáo xứ Phúc Yên đạt hạng nhất toàn hạt, hạng nhì là giáo xứ Vạn Lộc và hạng ba là giáo xứ Quy Chính, về bóng đá, giải nhất là giáo xứ Mô Vĩnh, giả nhì là giáo xứ Trang Đen và đồng giả bà là giáo xứ Vạn Lộc và giáo xứ Thượng Nậm. Lễ tổng kết phát thưởng giáo lý và bóng đá phần nào nói lên sự phát triển về giáo lý cũng như tinh thần thể thao hạt Vạn Lộc như lời phát biểu của cha Giu se Nguyễn Công Bắc – Quản hạt Vạn Lộc “Phần thưởng không phải là cái đích để hướng đến, cái cần hướng đến là nhân bản Kitô giáo, nhưng phần thưởng là để khuyến khích, vinh danh những cá nhân xuất sắc, nó là một phần động lực giúp các em cố gắng trau dồi kiến thức hơn nữa.”

Trong bài quảng diễn lời Chúa, Đức Cha Phaolô đã nêu lên những tấm gương sáng của các vị anh hùng tử đạo nói chung và cha Thánh Phêrô nói riêng, Đức Cha đã mời gọi mọi người noi theo các Thánh tử đạo, noi theo tấm gương vị chủ chăn hy sinh cả tính mạng mình vì đoàn chiên như cha Thánh Phêrô. Ngài nhấn mạnh với các bạn trẻ: “Các con là con cháu các Thánh tử đạo, các con được thừa hưởng một nền tảng đức tin mạnh mẽ được gây dựng lên nhờ những giọt máu đào của Thánh tử đạo đổ xuống, để xứng đáng là con chiên của cha Thánh các con phải cố gắng sống tốt, phải là những chứng nhân Kitô giáo thời đại mới”.

Cũng nói thêm, giáo xứ Quy Chính là một giáo xứ nằm trên địa bàn xã Vân Diên – huyện Nam Đàn. Được thành lập từ năm 1846, giáo xứ hiện có khoảng 2600 nhân danh. Tọa lạc trên vị trí mang nhiều ý nghĩa cả đời sống văn hóa xã hội cũng như tôn giáo lại là trung tâm của giáo hạt Vạn Lộc nên để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mục vụ của giáo dân trong giáo xứ nói riêng và toàn hạt, hiện tại giáo xứ đang xây dựng ngôi thánh đường mới để thay thế ngôi thánh đường cũ xây dựng lần đầu từ năm 1909. Công trình đang hoàn thiện từng ngày dưới sự nỗ lực của bà con giáo dân trong giáo xứ mặc dù tiến độ còn chậm do kinh phícòn hạn hẹp. Hy vọng rằng với ơn phù trợ của Thánh Phêrô Lê Tùy giáo xứ Quy Chính sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa về đời sống đặc biệt là đời sống tâm linh.
 
Ngày Ca Đoàn Giáo Phận Kon Tum: ''Vai trò của Ca đoàn trong phụng vụ''
Peter Dũng
07:21 30/11/2011
Bis orat qui bene cantat – Hát tốt là cầu nguyện hai lần” (Thánh Augustino) - Năm nay, Ngày Ca Đoàn của Giáo phận Kon Tum tổ chức vào thứ Bảy ngày 26 tháng 11 tại nhà thờ Tân Hương, giáo hạt Kon Tum, thay vì ngày 23 tháng 11 lễ kính thánh nữ Cêcilia là Bổn Mạng Ca Đoàn Giáo phận. Được biết, hằng năm, Ngày Ca Đoàn Giáo Phận tổ chức theo Giáo hạt, nhưng đây là lần đầu tiên Ban Thánh Nhạc Giáo phận tổ chức mang tính cách tập trung toàn Giáo phận, thành phần tham dự gồm tất cả các ca trưởng và ca viên.

Trong tiết trời đầu đông se se lạnh của vùng núi Tây Nguyên, các Ca đoàn từ rất sớm khắp nơi trong Giáo phận đã về có mặt tại khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ Tân Hương. Chương trình Ngày Hội Ca Đoàn bắt đầu từ 8h00 với việc ổn định và chia tổ.

Vào lúc 8h30, Đức cha Micae – Chủ chăn Giáo phận đã khai mạc Ngày Hội Ca Đoàn. Ngài nhắn nhủ mọi người tham dự: “Tiếng hát trong Phụng vụ của chúng ta, đồng thời cũng là tiếng cầu nguyện. Vì thế tiếng hát của chúng ta mang giá trị tiếp cận với Chúa và mang giá trị loan báo Tin Mừng nên chúng ta cần luyện tập kỹ càng. Tiếng hát không phải của riêng ca đoàn, mà tiếng hát của ca đoàn là để hỗ trợ cho phụng vụ, cho cộng đoàn. Cần trả lại cho cộng đoàn phần của cộng đoàn, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người biểu diễn cho người khác nghe … ca đoàn hỗ trợ cho cộng đoàn. Chúng ta đừng quên bản sắc của dân tộc, trong giáo phận Kon Tum có đến 38 sắc dân, chúng ta không thể đáp ứng được hết tất cả, nhưng tôi đề nghị các ca đoàn phát triển các bản thánh ca mang sắc dân tộc của mỗi dân tộc. Vì vậy tôi xin các cha, các anh chị em khi đào tạo, khích lệ sáng tác những bản thánh ca đáp ứng nhu cầu truyền giáo với sắc thái của các Dân tộc. Cụ thể tôi xin Ban Thánh nhạc của Giáo phận sớm thực hiện 2 tập: Tập Thánh ca gồm 4 thứ tiếng: Kinh – Bahnar – Xêdang – J’rai, khởi đầu với chừng 20 bài hát tiêu biểu nhất, để ca đoàn nào cũng có thể hiệp thông hát chung với nhau được, nhờ thế chúng ta sẽ có hướng cầu nguyện chung trong toàn thể Giáo phận. Và tập Sinh hoạt của các ca đoàn để dễ hiệp thông với nhau và có thể hát chung với nhau được. Sau cùng xin các cha, các nữ tu cũng như anh chị em có khả năng sáng tác, cố gắng sáng tác ngày càng nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu truyền giáo cũng như nhu cầu đào tạo trong Giáo phận với những bản thánh ca mang đậm sắc thái bản sắc dân tộc.”

Chương trình tiếp tục với phần thuyết trình của Linh mục Nhạc sĩ Xuân Thảo theo chủ đề “Vai Trò Của Ca Đoàn Trong Phụng Vụ”. Với tài thuyết trình hấp dẫn, khéo léo và dí dỏm của ngài, các tham dự viên đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích về thánh nhạc trong phụng vụ. Sau khi kết thúc phần thuyết trình, các tổ chia ra thảo luận những câu hỏi sau:

1. Âm thanh trong âm nhạc thường có cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. Theo bạn, đâu là ưu quyền của ca trưởng và ca viên?
2. “Hát hay là cầu nguyện hai lần”. Thế nào là hát hay? Hát dở thì sao?
3. Thánh nhạc và thánh ca phụng vụ khác nhau thế nào? Đâu là những đặc tính của thánh ca phụng vụ?
4. Công đồng Vaticanô II kêu gọi mọi người tham gia tích cực. Tham gia tích cực trong Phụng vụ là gì? Làm thế nào để tham gia tích cực?
5. Vai trò của ca trưởng trong ca hát phụng vụ?
6. Vai trò của ca đoàn trong cộng đoàn phụng vụ?
7. Bạn có đề nghị gì cho Ngày Ca Đoàn trong năm tới (2012)?


Sau giờ dùng cơm trưa và giải lao, các tổ đã lên trình bày phần thảo luận của nhóm. Sau đó là phần nhận định và giải đáp các câu hỏi trên của nhạc sĩ Xuân Thảo. Đồng thời cũng có thêm phần góp ý của Nhạc sĩ đối với phần trình diễn của các ca đoàn. Chẳng hạn như việc: Cần có bục ca trưởng đủ lớn, cách đánh nhịp của các ca trưởng, giọng hát của các ca viên trong các ca đoàn, cách cầm sách hát khi hát, cách chọn nhạc cụ trong phụng vụ, …

Bế mạc với thánh lễ đồng tế mừng kính thánh nữ Cêcilia, do Đức cha Micae chủ tế lúc 14h40. Thánh lễ trang nghiêm và sốt sáng nhờ tiếng hát của cả cộng đoàn gồm ca trưởng và ca viên đến từ các giáo xứ trong Giáo phận. Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã ban cho Giáo phận một Ngày Hội Ca Đoàn diễn ra tốt đẹp và bổ ích. Mọi người chia tay nhau trong niềm lưu luyến. Ai cũng mong đợi đến Ngày Ca Đoàn Giáo Phận năm sau, sẽ được giao lưu và học hỏi những điều bổ ích hơn về thánh ca trong phụng vụ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôi Tham Dự Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Thái Hà.
Thẩm Nguyễn
20:11 30/11/2011
Tôi Tham Dự Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Thái Hà.

Đáp lại tiếng lòng thao thức của người Công Giáo Việt Nam yêu Giáo Hội và quê hương mình,

Đáp lại tiếng lương tâm của người Công Giáo Việt Nam trước họa diệt vong của người Cộng Sản vô thần.

Đáp lại lời kêu gọi của các Đấng Bậc Đáng Kính trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Cùng với bao người Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới, tôi đã đi tham dự Thánh Lễ và đêm thắp nến cầu nguyện cho giáo Xứ Thái Hà, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam San Jose, California, Hoa Kỳ.

Thánh lễ cầu nguyện cho Thái Hà được tổ chức vào chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 lúc 6:00 chiều do cha Giám Đốc Trung Tâm Giuse Nguyễn Văn Thư chủ tế và quý cha đồng tế: cha Giuse Đinh Đức Hảo, Đại diện đặc trách Mục vụ Việt Nam, Giáo Phận San Jose, cha Phêrô Nguyễn Đình Đệ và Cha Giuse Bùi Quốc Khánh. Số giáo dân tham dự chật kín nhà thờ và tràn cả ra ngoài dù trời mùa đông rất lạnh.

Mọi người sốt sắng cầu nguyện cho Thái Hà. Đối với tôi hôm nay, cùng với sự hiến tế của Chúa trên bàn thánh, tôi thấy hình ảnh Thái Hà đang bị đập phá, đang bị bao vây trong khi cây Thánh Gía vẫn hiên ngang bừng sáng ngự trị giữa bầu trời Thái Hà. Dù bị tấn công tứ bề, giáo dân vẫn đấy ắp nhà thờ trong các buổi kinh nguyện. Hình ảnh các cha Dòng Chúa Cứu Thế cùng giáo dân cất bước một cách dũng cảm và vui tươi trên đường phố Hà Nội để đòi công lý nói lên ý chí sắt son, bất chấp mưu mô thâm độc của kẻ phá hoại.

Trong Thánh Lễ mọi người hiệp lòng hiệp ý “Xin Chúa nhận lời chúng con “. Tôi tự nghĩ, chúng con không xin Chúa cất chén đắng, nhưng xin Chúa thêm sức để Ý Cha được thực hiện “dưới đất cũng như trên trời “

Sau Thánh Lễ là buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà. Tất cả mọi người tham dự thánh lễ đều ở lại để cùng nhau thắp nến. Mọi người đi thành hàng với nến trong tay, tha thiết dâng lên Mẹ những lời ca:

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam,
Trời u ám bất công lan tràn,
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an,
Cho Việt Nam qua phút nguy nan.


Lời hát vang lên trong đêm khuya lạnh lẽo như da diết như van nài. Đoàn người đi từ trong nhà thờ và tiến ra tụ tập trước Linh Đài Đức Mẹ. Trong đêm tối lung linh với hàng dừa quê hương bên bóng Mẹ từ bi gợi cho tôi nhớ về Việt Nam. Tôi nhớ đến Thái Hà, cái tên thân thương và đã hiển nhiên là biểu tượng cho công lý, cho sự thật trong lòng mọi người dân Việt, trong nước cũng như hải ngoại. Nhắc đến Thái Hà là nhắc ngay đến vùng đất tuyến đầu của cuộc đấu tranh cho công lý. Hình ảnh bọn đầu gấu vào phá nhà thờ, tên nát rượu ngang nhiên tiến lên bàn Thánh trong giờ lễ để định đánh Linh Mục chủ tế, bà tổ trưởng chu mỏ chửi bới giáo dân Thái Hà cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi khi mắt tôi ngước nhìn lên Mẹ. Mẹ đang âu yếm nhìn đến đàn con quay quần bên Mẹ đêm nay.

Cha Giuse Đinh Đức Hảo nhắc đến ý nghĩa của ánh nến. Thắp nến là thắp lên niềm hy vọng. Trong đêm tối phục sinh, chúng ta thắp nến, ánh nến là biểu tượng cho sự sáng, là Chúa Kitô đến giữa thế gian. Ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng tối, ánh sáng làm lộ ra những mưu sâu chước quỷ. Chúng ta thắp nến đêm nay để cầu cho công lý và cho sự thật vì Chúa Kitô là ánh sáng, Chúa Kitô là sự thật. Nơi những ngươì theo Chúa không có gian dối, và Thái Hà đang làm chứng cho sự thật, cho chân lý, cho ý chí kiên cường của người Công Giáo Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam.

Mọi người tha thiết đọc kinh dâng nước Việt Nam cho Trái Tim Mẹ. Xin Mẹ gìn giữ và chèo lái con thuyền Việt Nam tới bến thanh nhàn, hạnh phúc.

Kinh Hòa Bình được hát vang trong lúc bế mạc. Khi hát kinh Hòa Bình tôi lại nhớ Thái Hà thật nhiều, nhớ hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt trong những ngày tháng đấu tranh cho Tòa Khâm Sứ Hà Nội ngày nào. Kinh Hòa Bình dẫn đưa giáo dân đang tranh đấu về cội nguồn của đạo Chúa, là đạo của tình thương, nhưng Kinh Hòa Bình cũng là những cuồng phong làm xiêu hồn bạt vía quân thù,làm nghiêng tường đổ cổng do bọn công an Cộng Sản dựng lên nhằm ngăn chặn bước đi của đoàn người giáo dân Hà Nội trong đêm thắp nến. Khi hát kinh hòa bình, tôi thật xúc động và quanh tôi cũng có nhiều người, già có,trẻ có đang tha thiết nhìn Mẹ với đôi mắt lệ nhòa.

Đây là một cuộc thắp nến thuần túy tôn giáo. Là những tin yêu Chúa, chúng ta chạy đến Chúa trong lúc nguy nan, chạy đến Mẹ để cầu cho những anh em đang gặp thử thách vì niềm tin của mình thì còn gì ý nghĩa cho bằng. Chúng ta không nên để cho những người có mưu đồ chính trị đọc diễn văn, hoan hô hay đả đảo trong các buổi thắp nến cầu nguyện. Chúng ta lấy tình thương áp đảo hận thù và cầu nguyện để mọi người được sống đúng vai trò của mình, là người Kitô hữu, là chứng nhân tình yêu của Chúa Kitô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Âu đó cũng là cùng đích, là lý tưởng của người Công Giáo.

Tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho Thái Hà. Cầu mong sẽ có nhiều cuộc thắp nến thuần tuý tôn giáo như đêm nay để cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà và quý cha Dòng Chúa Cứu Thế để Chúa luôn đồng hành với Thái Hà. Nhờ Thái Hà, người Công Giáo có cơ hội biểu dương lòng trung kiên dám sống chết cho niềm tin của mình. Cùng với Thái Hà chúng con cảm tạ và tung hô Chúa đến muôn đời.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Văn Hóa
Vẫn đợi
Thanh Sơn
07:23 30/11/2011
Vẫn đợi đời ta vẫn đợi chờ
Đợi từ muôn thuở chút tình thơ
Tạo thành hình ta từ bụi đất
Đợi đến nhân gian đúng ngày giờ

Vẫn đợi đời ta vẫn đợi chờ
Tiếng khóc chào đời thành trẻ thơ
Bỗng nhiên bừng sáng trong Thần Khí
Cất tiếng oe oe khóc dại khờ

Vẫn đợi đời ta vẫn đợi chờ
Uống giòng sữa mẹ ấm tình thơ
Hạnh phúc vô vàn bao trùm cả
Nuôi tấm thân ta lớn từng giờ

Vẫn đợi, đời ta vẫn đợi chờ
Chập chững vào đời lắm mộng mơ
Màu hồng hư ảo giăng khắp chốn
Đuổi hình bắt bóng đến vật vờ

Vẫn đợi, đời ta vẫn đợi chờ
Vượt qua cõi mộng, thoát vu vơ
Trở về hiện thực, đầu sương điểm
Tiếc nuối tuổi xuân, mất trong mơ

Vẫn đợi, đời ta vẫn đợi chờ
Đợi ngày trở lại chốn hoang sơ
Trở về nguồn cội thành tro bụi
Ngài ơi, thương xót kẻ dại khờ!

Mãi đợi, hồn con mãi đợi chờ
Xin ngài tha thứ đứa con thơ
Suốt đời lạc bước nơi trần thế
Mong tìm về Đấng con kính thờ.

Ngày 30.11.2011
 
Mùa Vọng yêu thương thá thứ cho nhau
Tuyết Mai
22:09 30/11/2011
Thật phải khi con người tội lỗi của chúng ta luôn cần phải có những nhắc nhở để ăn năn sám hối những lỗi lầm mà chúng ta chuốc phải. Đó là những cố tình, vô tình, hay hờ hững mà tình cảm của chúng ta rất ít khi nào dành cho Chúa. Chúng ta chỉ dành cho Chúa thời giờ rất giới hạn chỉ có một giờ đồng hồ trong nhà thờ hằng tuần, mà chúng ta còn phải mặc cả với Chúa nữa!. Đến với Chúa trong nhà thờ với một tâm tình thật không xứng đáng để lãnh nhận mọi hồng ân mà Thiên Chúa ban cho chúng ta hằng ngày, hằng giờ, và hằng phút. Chúng ta sống đôí xử với Thiên Chúa cứ như mình là người ban ơn cho Người vậy!.

Người muốn được linh hồn của ta thì Người phải có những sự trao đổi và điều kiện. Và những điều kiện của ta đặt ra thì Người phải hội đủ cả!. Cả mọi cung điện trên thế trần. Cả mọi thứ thỏa mãn dù thú tính có đem đến cho nhân loại sự chết chóc thì Người cũng phải chìu chuộng chúng ta, thì họa may chúng ta sẽ cứu xét lại. Sự suy nghĩ nông cạn và rất ngu muội của con người chúng ta không thể nào ngờ được là chúng ta có thể nghĩ được như vậy với một Thiên Chúa vô cùng toàn năng, và Người có thể đem cả thân xác và linh hồn của chúng ta ném thẳng xuống hỏa ngục mà không một xót thương; nhưng Người lại không thẳng tay làm như vậy được. Vì sao thưa anh chị em?. Vì Người không giống một tí nào trong sự suy nghĩ rất phàm tục của con người chúng ta. Nếu Người suy nghĩ được như chúng ta thì thiết tưởng hết thảy con người nhân loại hiện đang sống trong Hỏa Ngục muôn đời rồi!.

Thưa điều gì mà Người không làm được cơ chứ trong quyền năng của Nguòi!?. Thế chúng ta chớ nên thách thức quyền năng vô song của Người.

Nhân dịp Mùa Vọng đang đến, chúng ta hãy lợi dụng cơ hội này mà nhìn lại bản thân và linh hồn sống đời đời của mình. Hãy kiểm điểm lại lòng mình, tâm hồn có sốt mến, và có thực thi đức bác ái để chia sẻ cùng anh chị em có nhu cầu. Nhu cầu vật chất và cả nhu cầu tinh thần. Nhất là trong gia đình của chúng ta. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, luôn là câu nói hằng đầu khuyên nhủ chúng ta phải thực thi và thực hành. Vì có tình yêu trong gia đình, mới thực sự giúp chúng ta mang tình yêu Thiên Chúa đến cho anh chị em. Chứ rất sáo ngữ hay đạo đức giả thay khi trong gia đình thì xào xáo, trên chẳng nhường dưới chẳng nhịn, thì tình yêu nào thật mà đem đến cho anh chị em bên ngoài. Giả sử nếu có, thì đó chỉ là hình thức và làm cho tên tuổi của mình mà thôi!. Vì sao thật được khi chính mình đã sống thật giả dối, ngay trong lòng và trái tim của mình.

Ấy thế mà chúng ta có phải tất cả đều là như vậy?. Trong gia đình của chúng ta thì chúng ta chẳng tha thứ cho ai cả. Một nụ cười quá rẻ mà chúng ta cũng không làm được, để gia đình luôn có tiếng cười và hòa khí trong gia đình. Một lời nói của chúng ta là ý tốt, thì chúng ta phải bẻ cho quẹo để mà gieo oán cho nhau. Để bắt lỗi bắt phải, nhất là mình là vai cha mẹ, vai chị vai anh, phải tha thứ cho các con các em thì mới là điều phải và điều nên làm. Ấy thế gian con người là thế đấy!. Tìm hạnh phúc là phải tìm từ Trên, có nghĩa là hãy cố gắng tìm đến Đấng có thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự. Đấng có thể cho chúng ta an bình và sức khỏe. Đấng có thể ban cho chúng ta mọi điều tốt lành và thánh thiện, thì chúng ta lại không tìm.

Đấng ấy sẽ mạc khải cho chúng ta con đường và cách để tìm về Quê Trời. Giận hờn, ganh ghét, thù hận chỉ mang lại cho chúng ta những buồn phiền, bệnh tật, nghẹt thở, và có thể chết được. Chúng ta có thể hiểu được là những phiền phức ấy không do Thiên Chúa đem lại cho chúng ta đâu!. Những điều bi quan ấy chỉ có thể là do ma quỷ chúng gieo trong tâm hồn và tấm lòng ích kỷ của chúng ta sẵn có mà thôi!. Còn Thiên Chúa ư! Người là Đấng luôn ban cho chúng ta hạnh phúc tuyệt đối nếu chúng ta biết tìm đến Người, tin cậy, và phó dâng cuộc đời của chúng ta cho Người. Bảo đảm cuộc sống của chúng ta dù có bão táp, phong ba, cuồng phong ở tầm độ nào, chúng ta cũng luôn được Người bảo bọc và yêu thương. Tình yêu gia đình khi chúng ta hiểu và thực thi ra sao, thì Tình Yêu của Thiên Chúa dành ban cho con người sẽ luôn được nhân lên gấp trăm và gấp nghìn lần lận.

Chúng ta thuộc loại vô ơn và bội nghĩa đối với Thiên Chúa, và luôn thử thách Người. Chúng ta tự đi tìm con đường tội lỗi và dấn thân đến đó để xin quỷ ma cho công ăn việc làm, đến khi nhận rõ ra là con đường cùng, thì mới biết quay qua Chúa mà xin Thứ Tha mà xin ân huệ. Là con người ai trong chúng ta lại có thể tha thứ hay dung thứ cho cái loại phản chủ, phản thầy, phản bạn, và phản gia đình như thế, trên thế gian này?. Vâng ngay cả gia đình của chính chúng ta cũng không thể dung tha hay tha thứ cho được. Nhưng với Thiên Chúa thì Người luôn muốn làm những việc “bị đời bỏ rơi” như thế đó!.

Ai trong chúng ta hiện giờ đang sống xa Chúa?. Nhiều lắm thưa có phải?. Ai trong chúng ta hiện giờ đang rất ham sống và còn muốn sống cho đến hơn trăm tuổi?. Hẳn tôi không biết đó là điều nên chúc mừng hay chúc khổ cho anh chị em, vì đấy có phải anh chị em đang được hạnh phúc thật sự?. Dù hạnh phúc hay khổ cực xin Thiên Chúa là Đấng lòng lành và hay xót thương, luôn cảnh tỉnh chúng ta để biết tỉnh thức trong mọi tình huống của cuộc đời đưa đẩy. Nhất là hãy tha thứ cho chính mình và cho anh chị em. Hãy sống bác ái cho chính mình và cho anh chị em. Tức là hãy luôn sống khiêm nhường để Thiên Chúa mới được vinh hiển và được tôn thờ vì Người là Đấng mà cả vũ trụ phải phủ phục tôn thờ. Hãy luôn sống bác ái yêu thương, và tha thứ, thì Đấng cao cả là Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần mới luôn yêu thương và tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Công Viên Vắng
Đặng Đức Cương
22:21 30/11/2011
CÔNG VIÊN VẮNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ngồi ngắm công viên thả khói bay
Con đường trước mặt trở nên dài
Thời gian sẽ giúp bàn chân vững
Bão táp mưa cuồn chẳng động lay.
(Trích thơ của Bạch Vân Nam)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền