Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Năn Nỉ
Nguyễn Trung Tây, SVD
17:44 02/12/2009
Mùa Năn Nỉ
Mùa Vọng là mùa của trông đợi trời cao hãy đổ sương xuống. Lời năn nỉ của những người Kitô hữu Việt Nam, “Maranatha, Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi” trong những ngôi giáo đường bắt đầu ngân vang. Maranatha, lời năn nỉ sẽ còn tiếp tục nỉ non cho tới giây phút chuông vàng chuông bạc của Thánh Lễ Nửa Đêm ngân vang kỷ niệm giây phút Ngôi Hai nhập thể làm người. Mùa Vọng, do đó, được gọi là Mùa Năn Nỉ. Trong suốt bốn tuần lễ của Mùa Vọng, chúng ta năn nỉ Giavê Thiên Chúa, “Chúa ơi, con năn nỉ Chúa đó. Làm ơn đi mà. Xin hãy đến. Xin hãy nhập thể vào trong máng cỏ tâm hồn của con”.
Thành Sôđôm nổi tiếng trong dòng lịch sử ơn cứu độ bởi lửa đỏ và diêm sinh đã từng tuôn đổ từ trời cao thiêu cháy mọi người trong thành ngoại trừ gia đình ông Lót. Nhưng thành Sôđôm có lẽ cũng nổi tiếng bởi một cuộc năn nỉ, trả giá tay đôi giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
Thoạt tiên Abraham ra một cái giá năm mươi, năn nỉ với Chúa xin tha phạt nếu ông tìm được năm mươi người công chính trong thành Sôđôm. Thiên Chúa gật đầu đồng ý.
Abraham được thể lấn tới, đòi hạ giá nữa. Lần này bốn mươi năm. Chúa vẫn gật.
Thấy Chúa dễ dãi, tổ phụ Abraham năn nỉ xuống giá,
— Chúa ơi, nếu con tìm được bốn mươi người công chính, xin giơ cao đánh khẽ thôi nhé.
Chúa lại gật.
Thấy tình hình có vẻ dễ dàng thuận lợi, Abraham lấn tới nữa. Lần này ba mươi. Chúa vẫn gật.
Rồi hai mươi. Thiên Chúa từ bi nhân hậu tiếp tục gật.
Sau cùng là mười. Và Giavê Thiên Chúa vẫn không lắc mà chỉ gật.
Đêm khuya canh vắng có người gõ cửa nhà ông hàng xóm, năn nỉ xin ba chén gạo về nhà nấu cơm cho người khách lỡ độ đường. Người này đứng gõ cửa, gãi tóc, năn nỉ,
— Quan bác ơi, nhà em có người bạn mới ghé thăm. Mà trong bếp, gạo lại chạm đáy lu rồi. Quan bác làm ơn cho em vay tạm chén gạo về nhà nấu tô cháo hoa cho người bạn lỡ độ đường đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục năn nỉ, tiếp tục gõ.
Người nằm trên giường tiếp tục chối từ, tiếp tục lắc,
— Vớ vẩn! Dở hơi! Trời tối rồi, tớ đã lên giường. Về đi. Mai tớ còn phải dậy sớm, đi cày. Về đi.
Cứ thế!
Người nằm trên giường lắc,
— Về đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục gõ,
— Em năn nỉ bác.
Và theo như lời của Đức Giêsu, cuối cùng, người nằm trên giường bên trong ngôi nhà cũng phải đứng dậy, mở cửa cho người có khuôn diện năn nỉ tất cả những thứ mà anh ta cần, không phải bởi tình bạn hoặc tình hàng xóm, nhưng bởi vì lòng kiên trì của anh ta (Luca 11:8).
Suy Niệm
Có dịp dừng chân tại góc đường dưới phố, người ta nhìn thấy hành khất đứng chìa tay xin tiền,
— Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, làm ơn cho hai mươi năm xu. Làm ơn bố thí cho mấy đồng bạc lẻ.
Nếu người hành khất không mở miệng năn nỉ, không một người khách bộ hành nào sẽ để ý nhìn đến anh ta.
Trong tình yêu, người ta cũng năn nỉ nhau. Triệu Minh, Quận Chúa Mông Cổ đã từng năn nỉ tình yêu của Ma Vương Trương Vô Kỵ. Vào ngày cưới của Trương Vô Kỵ với Chu Chỉ Nhược, Triệu Minh xuất hiện với một nhúm tóc vàng của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Triệu Minh năn nỉ Trương Vô Kỵ ngưng, không cưới cô dâu xinh đẹp, trưởng môn Nga Mi. Nếu Triệu Minh không xuất hiện, không năn nỉ, Quận Chúa Mông Cổ sẽ không bao giờ có dịp được Trương Vô Kỵ kẻ chân mày cho mình.
Trong đời sống gia đình, con trai cũng hay thường năn nỉ bố,
— Bố ơi, cái quần jean ở tiệm Gap đang bán on sale, rẻ lắm, please.
Con gái năn nỉ mẹ,
— Mẹ ơi, cái kiếng mắt Gucci đó nhìn đẹp lắm. Mẹ mua cho con đi.
Bố cũng từng năn nỉ con trai,
— Bố sẽ mua quần jean hiệu CK, không bán on sale, nếu con nghe lời bố, tối tối không chát chát trên máy vi tính, nhưng ngồi học bài…
Mẹ cũng đã từng năn nỉ con gái,
— Mẹ sẽ mua cho con cái kiếng Gucci, nếu con học thật giỏi, mang về cho mẹ nhiều phiếu điểm cao.
Trong đời sống đức tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại của thiên niên kỷ thứ ba cũng đã từng năn nỉ với giới trẻ qua những đại hội Giới Trẻ trên toàn thế giới
— Giới trẻ các con hãy trở nên thánh thiện. Hãy đứng dậy đáp lại lời mời gọi dấn thân của Đức Kitô.
Đức Mẹ trong lần diện kiến với ba trẻ mục đồng bên Fatima của Bồ Đào Nha năm 1917 cũng đã năn nỉ thế giới thôi đừng xúc phạm đến danh thánh Chúa nữa, nhưng lần hạt Mân Côi, thay đổi đời sống. Có lẽ, bởi người ta không thiết tha lắng nghe lời năn nỉ của Mẹ, cho nên, đã có một thời nước Nga trở thành một cái roi sắt mà Thiên Chúa sử dụng để luận phạt thiên hạ.
Nếu không bao giờ cất giọng năn nỉ, “Làm ơn”, không ai trên cõi Thiên Đàng cũng như dưới cõi trần thế biết là chúng ta đang thiếu thốn bần hàn, đứng ngay tại ngã ba chìa tay xin tiền.
Nếu cứ tiếp tục ngồi trong bóng tối, không than thở, không nói chi, tiếp tục im lặng, trống vắng tâm hồn và thiếu thốn vật chất sẽ không được lấp đầy. Triệu Minh không có Trương Vô Kỵ. Con không có quần jean hiệu CK, kiếng mắt hiệu Gucci. Bố mẹ không có phiếu điểm cao của con mang về kính tặng.
Đức Giáo Hoàng năn nỉ giới trẻ. Đức Mẹ Fatima năn nỉ cả thế giới. Tất cả những cái năn nỉ của Đức Giáo Hoàng và của Đức Mẹ Fatima đã làm cho thế giới càng ngày càng trở nên một nơi để sống chứ không phải là một nơi để chạy trốn.
Bởi thế, ngoài mở miệng năn nỉ Thiên Chúa như tổ phụ Abraham đã từng mở miệng năn nỉ, chúng ta cũng hãy mở miệng năn nỉ lẫn nhau.
Hãy năn nỉ người hàng xóm, người công nhân trong hãng sống thật thà.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm tất cả những điều mà mình không muốn người khác làm tổn thương mình.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm điều xấu. Khi điều xấu bớt đi, cái đẹp tự nhiên sinh chồi nẩy lộc, đơm hoa đâm nhánh. Khi đó cỏ thơm hương hoa thiên đàng mọc lan tràn khắp nơi.
Bởi người ta biết năn nỉ nhau, trái đất này sẽ không còn phải là một nơi để người ta tiếp tục than khóc thở than nữa.
Mùa Vọng chính là Mùa Năn Nỉ, bởi vì tương tự như tổ phụ Abraham, như những người anh chị em Do Thái, như người đàn ông đứng gõ cửa nhà ông bạn hàng xóm trong đêm khuya thanh vắng, nếu chúng ta biết mở miệng năn nỉ Thiên Chúa qua những lời kinh nguyện, Ngôi Lời sẽ nhập thể trong hình hài của một trẻ thơ trong máng cỏ lòng của chúng ta.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng, xin dạy con biết mở miệng năn nỉ, năn nỉ Chúa, và năn nỉ anh chị em con.
www.nguyentrungtay.com
Mùa Vọng là mùa của trông đợi trời cao hãy đổ sương xuống. Lời năn nỉ của những người Kitô hữu Việt Nam, “Maranatha, Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi” trong những ngôi giáo đường bắt đầu ngân vang. Maranatha, lời năn nỉ sẽ còn tiếp tục nỉ non cho tới giây phút chuông vàng chuông bạc của Thánh Lễ Nửa Đêm ngân vang kỷ niệm giây phút Ngôi Hai nhập thể làm người. Mùa Vọng, do đó, được gọi là Mùa Năn Nỉ. Trong suốt bốn tuần lễ của Mùa Vọng, chúng ta năn nỉ Giavê Thiên Chúa, “Chúa ơi, con năn nỉ Chúa đó. Làm ơn đi mà. Xin hãy đến. Xin hãy nhập thể vào trong máng cỏ tâm hồn của con”.
Thành Sôđôm nổi tiếng trong dòng lịch sử ơn cứu độ bởi lửa đỏ và diêm sinh đã từng tuôn đổ từ trời cao thiêu cháy mọi người trong thành ngoại trừ gia đình ông Lót. Nhưng thành Sôđôm có lẽ cũng nổi tiếng bởi một cuộc năn nỉ, trả giá tay đôi giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
Thoạt tiên Abraham ra một cái giá năm mươi, năn nỉ với Chúa xin tha phạt nếu ông tìm được năm mươi người công chính trong thành Sôđôm. Thiên Chúa gật đầu đồng ý.
Abraham được thể lấn tới, đòi hạ giá nữa. Lần này bốn mươi năm. Chúa vẫn gật.
Thấy Chúa dễ dãi, tổ phụ Abraham năn nỉ xuống giá,
— Chúa ơi, nếu con tìm được bốn mươi người công chính, xin giơ cao đánh khẽ thôi nhé.
Chúa lại gật.
Thấy tình hình có vẻ dễ dàng thuận lợi, Abraham lấn tới nữa. Lần này ba mươi. Chúa vẫn gật.
Rồi hai mươi. Thiên Chúa từ bi nhân hậu tiếp tục gật.
Sau cùng là mười. Và Giavê Thiên Chúa vẫn không lắc mà chỉ gật.
Đêm khuya canh vắng có người gõ cửa nhà ông hàng xóm, năn nỉ xin ba chén gạo về nhà nấu cơm cho người khách lỡ độ đường. Người này đứng gõ cửa, gãi tóc, năn nỉ,
— Quan bác ơi, nhà em có người bạn mới ghé thăm. Mà trong bếp, gạo lại chạm đáy lu rồi. Quan bác làm ơn cho em vay tạm chén gạo về nhà nấu tô cháo hoa cho người bạn lỡ độ đường đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục năn nỉ, tiếp tục gõ.
Người nằm trên giường tiếp tục chối từ, tiếp tục lắc,
— Vớ vẩn! Dở hơi! Trời tối rồi, tớ đã lên giường. Về đi. Mai tớ còn phải dậy sớm, đi cày. Về đi.
Cứ thế!
Người nằm trên giường lắc,
— Về đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục gõ,
— Em năn nỉ bác.
Và theo như lời của Đức Giêsu, cuối cùng, người nằm trên giường bên trong ngôi nhà cũng phải đứng dậy, mở cửa cho người có khuôn diện năn nỉ tất cả những thứ mà anh ta cần, không phải bởi tình bạn hoặc tình hàng xóm, nhưng bởi vì lòng kiên trì của anh ta (Luca 11:8).
Suy Niệm
Có dịp dừng chân tại góc đường dưới phố, người ta nhìn thấy hành khất đứng chìa tay xin tiền,
— Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, làm ơn cho hai mươi năm xu. Làm ơn bố thí cho mấy đồng bạc lẻ.
Nếu người hành khất không mở miệng năn nỉ, không một người khách bộ hành nào sẽ để ý nhìn đến anh ta.
Trong tình yêu, người ta cũng năn nỉ nhau. Triệu Minh, Quận Chúa Mông Cổ đã từng năn nỉ tình yêu của Ma Vương Trương Vô Kỵ. Vào ngày cưới của Trương Vô Kỵ với Chu Chỉ Nhược, Triệu Minh xuất hiện với một nhúm tóc vàng của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Triệu Minh năn nỉ Trương Vô Kỵ ngưng, không cưới cô dâu xinh đẹp, trưởng môn Nga Mi. Nếu Triệu Minh không xuất hiện, không năn nỉ, Quận Chúa Mông Cổ sẽ không bao giờ có dịp được Trương Vô Kỵ kẻ chân mày cho mình.
Trong đời sống gia đình, con trai cũng hay thường năn nỉ bố,
— Bố ơi, cái quần jean ở tiệm Gap đang bán on sale, rẻ lắm, please.
Con gái năn nỉ mẹ,
— Mẹ ơi, cái kiếng mắt Gucci đó nhìn đẹp lắm. Mẹ mua cho con đi.
Bố cũng từng năn nỉ con trai,
— Bố sẽ mua quần jean hiệu CK, không bán on sale, nếu con nghe lời bố, tối tối không chát chát trên máy vi tính, nhưng ngồi học bài…
Mẹ cũng đã từng năn nỉ con gái,
— Mẹ sẽ mua cho con cái kiếng Gucci, nếu con học thật giỏi, mang về cho mẹ nhiều phiếu điểm cao.
Trong đời sống đức tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại của thiên niên kỷ thứ ba cũng đã từng năn nỉ với giới trẻ qua những đại hội Giới Trẻ trên toàn thế giới
— Giới trẻ các con hãy trở nên thánh thiện. Hãy đứng dậy đáp lại lời mời gọi dấn thân của Đức Kitô.
Đức Mẹ trong lần diện kiến với ba trẻ mục đồng bên Fatima của Bồ Đào Nha năm 1917 cũng đã năn nỉ thế giới thôi đừng xúc phạm đến danh thánh Chúa nữa, nhưng lần hạt Mân Côi, thay đổi đời sống. Có lẽ, bởi người ta không thiết tha lắng nghe lời năn nỉ của Mẹ, cho nên, đã có một thời nước Nga trở thành một cái roi sắt mà Thiên Chúa sử dụng để luận phạt thiên hạ.
Nếu không bao giờ cất giọng năn nỉ, “Làm ơn”, không ai trên cõi Thiên Đàng cũng như dưới cõi trần thế biết là chúng ta đang thiếu thốn bần hàn, đứng ngay tại ngã ba chìa tay xin tiền.
Nếu cứ tiếp tục ngồi trong bóng tối, không than thở, không nói chi, tiếp tục im lặng, trống vắng tâm hồn và thiếu thốn vật chất sẽ không được lấp đầy. Triệu Minh không có Trương Vô Kỵ. Con không có quần jean hiệu CK, kiếng mắt hiệu Gucci. Bố mẹ không có phiếu điểm cao của con mang về kính tặng.
Đức Giáo Hoàng năn nỉ giới trẻ. Đức Mẹ Fatima năn nỉ cả thế giới. Tất cả những cái năn nỉ của Đức Giáo Hoàng và của Đức Mẹ Fatima đã làm cho thế giới càng ngày càng trở nên một nơi để sống chứ không phải là một nơi để chạy trốn.
Bởi thế, ngoài mở miệng năn nỉ Thiên Chúa như tổ phụ Abraham đã từng mở miệng năn nỉ, chúng ta cũng hãy mở miệng năn nỉ lẫn nhau.
Hãy năn nỉ người hàng xóm, người công nhân trong hãng sống thật thà.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm tất cả những điều mà mình không muốn người khác làm tổn thương mình.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm điều xấu. Khi điều xấu bớt đi, cái đẹp tự nhiên sinh chồi nẩy lộc, đơm hoa đâm nhánh. Khi đó cỏ thơm hương hoa thiên đàng mọc lan tràn khắp nơi.
Bởi người ta biết năn nỉ nhau, trái đất này sẽ không còn phải là một nơi để người ta tiếp tục than khóc thở than nữa.
Mùa Vọng chính là Mùa Năn Nỉ, bởi vì tương tự như tổ phụ Abraham, như những người anh chị em Do Thái, như người đàn ông đứng gõ cửa nhà ông bạn hàng xóm trong đêm khuya thanh vắng, nếu chúng ta biết mở miệng năn nỉ Thiên Chúa qua những lời kinh nguyện, Ngôi Lời sẽ nhập thể trong hình hài của một trẻ thơ trong máng cỏ lòng của chúng ta.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng, xin dạy con biết mở miệng năn nỉ, năn nỉ Chúa, và năn nỉ anh chị em con.
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 02/12/2009
CẦU NGUYỆN VÀ CẦU KHẨN (1)
Bà ngoại: "Mỗi tối cháu có cầu nguyện chứ ?”
Cháu: “Dạ, có cầu nguyện ạ !”
Bà ngoại: “Vậy, buổi sáng thì sao ?”
Cháu: “Không ạ, bởi vì ban ngày không có gì phải sợ cả !”
Suy tư:
Người hiểu biết cầu nguyện là gì thì nói: cầu nguyện là trò chuyện với Chúa, cho nên lúc họ cầu nguyện là họ giải bày tâm sự với Chúa.
Người tu hành thì nói: cầu nguyện là để biết và vâng theo thánh ý Chúa, cho nên khi họ cầu nguyện thì cố tìm cho được ý Chúa trong cuộc sống trong lời cầu nguyện của mình.
Người có học về giáo lý thì nói: cầu nguyện là tán tụng và cám ơn Chúa, cho nên họ luôn nhìn thấy những ân huệ Chúa ban cho khi cầu nguyện.
Người giáo dân bình dân thì nói: cầu nguyện là cầu khẩn với Chúa, cho nên khi cầu nguyện thì họ chỉ biết cầu xin những điều mình muốn, và cầu khẩn khi gặp những khốn khó và sợ hãi.
Thực ra, lời cầu nguyện đúng là kết hợp tất cả những quan niệm trên của mọi người thành lời cầu nguyện đẹp nhất.
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Bà ngoại: "Mỗi tối cháu có cầu nguyện chứ ?”
Cháu: “Dạ, có cầu nguyện ạ !”
Bà ngoại: “Vậy, buổi sáng thì sao ?”
Cháu: “Không ạ, bởi vì ban ngày không có gì phải sợ cả !”
Suy tư:
Người hiểu biết cầu nguyện là gì thì nói: cầu nguyện là trò chuyện với Chúa, cho nên lúc họ cầu nguyện là họ giải bày tâm sự với Chúa.
Người tu hành thì nói: cầu nguyện là để biết và vâng theo thánh ý Chúa, cho nên khi họ cầu nguyện thì cố tìm cho được ý Chúa trong cuộc sống trong lời cầu nguyện của mình.
Người có học về giáo lý thì nói: cầu nguyện là tán tụng và cám ơn Chúa, cho nên họ luôn nhìn thấy những ân huệ Chúa ban cho khi cầu nguyện.
Người giáo dân bình dân thì nói: cầu nguyện là cầu khẩn với Chúa, cho nên khi cầu nguyện thì họ chỉ biết cầu xin những điều mình muốn, và cầu khẩn khi gặp những khốn khó và sợ hãi.
Thực ra, lời cầu nguyện đúng là kết hợp tất cả những quan niệm trên của mọi người thành lời cầu nguyện đẹp nhất.
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 02/12/2009
N2T |
28. Nhẫn nại là căn nguyên và canh giữ của tất cả các đức hạnh.
(Thánh Gregory)Tiếng Chúa
Lm JB Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
18:46 02/12/2009
Chúa nhật II mùa Vọng C (Br 5, 1-9; Pl 1, 4-6. 8-11; Lc 3, 1-6)
“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa vời người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa vời Ta” (Kh 3, 20).
Theo lời sách Khải Huyền, Thiên Chúa vẫn hằng gõ cửa tâm hồn mỗi và không phải mọi đều đón nhận lời của Người.
Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn có nhiều cách thế để người để thổ lộ tâm tình với con người để dẫn đưa họ tiến bước theo nẻo chính đường ngay.
I. CHỐN CÔ TỊCH
Tin mừng thánh Lu-ca trong phụng vụ Chúa nhật II mùa Vọng năm C (Lc 3, 1-6) khởi đầu với việc giới thiệu bối cảnh lịch sử của đất nước Do Thái với những chi tiết cụ thể: Năm thứ muời lăm triều đại hoàng đế Ti-bê-ri-ô thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn… Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế.
Lời giới thiệu vừa nêu cho thấy đất nước do Thái thời ấy là đất nước do vua-chúa cai trị và bị người Rôma đô hộ. Đất nước ấy cũng có những sinh hoạt tôn giáo do những vị thượng tế như Kha-nan và Cai-pha hướng dẫn.
Một bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tạm gọi là “hoành tráng” nhưng lại vắng bóng Thiên Chúa trong lòng con người. Bằng chứng là trong cung điện lầu son gác tía, trong đền thờ đầy ắp những nghi thức tế tự người ta không nghe được Thiên Chúa. Chỉ trong chốn hoang địa và nơi tâm hồn cô tịch người ta mới nghe được tiếng Chúa: “Thiên Chúa đã phán cùng ông Gio-an, con ông Da-ca-ri-a, trong hoang địa” (Lc 3, 2).
Trước đó, thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng thường lên tiếng với con người trong chốn cô tịch:
- Ngày ngôn sứ Ê-li-a trốn lên núi Kho-rép, Thiên Chúa đã đến gặp ông không phải trong trận cuồng phong hay trong cơn động đất, nhưng Thiên Chúa phán với ông trong tiếng thì thào của làn gió nhẹ (x. 1V 19, 11-12).
- Khởi sự gọi Sa-mu-en làm ngôn sứ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi ông trong khung cảnh ban đêm yên tĩnh của đền thờ (x. 1Sm 3, 1-15).
Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng tấp nập với những bận rộn. Bên cạnh nền văn minh hiện đại thì không ít nơi xảy ra tình trạng hờ hững với tâm linh, khép chặt tâm hồn trước mạc khải của Thiên Chúa, chọn lọc chặt chẽ mối tương giao với đồng loại, chốn chạy sự thịnh lặng để bớt đối diện với lương tâm…
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về hoặc tự tạo cho mình chốn cô tịch cần thiết để lắng đọng tâm hồn. Nơi ấy, họ sẽ đón nhận được tiếng Chúa, hầu nghe tiếng lương tâm hối hận.
II. NƠI TÂM HỒN SÁM HỐI
Trong chốn cô tịch, nhờ “ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên” (Bài đọc II Pl 1, 9), thánh Gio-an tẩy Giả đã nghe được tiếng Chúa nói với chính mình:
“Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3, 4-5).
Rõ ràng, thánh nhân đã nghe được tiếng Chúa mạc khải về cách sống của những tâm hồn thao thức chờ đợi Chúa. Đó là một cuộc hoán cải và canh tân đời sống:
- Chỉnh đốn cho ngay thẳng tâm hồn, diệt tan đi những mờ ám gian manh, xảo quyệt.
- Lấp đầy hố sâu mặc cảm tự ti để tự tin vững vàng bước đi trong cuộc đời.
- San bằng những núi đồi của sự kiêu ngạo…
- Sửa trị thói quanh co gian dối giả hình…
- Triệt tiêu đi những sự lồi lõm nơi những rắc rối phức tạp, gây hấn…
Bằng kinh nghiệm khổ chế của bản thân và sự gặp Thiên Chúa trong chốn cô tịch, thánh Gio-an Tẩy Giả đã lên tiếng mời gọi con người làm một cuộc biến đổi cuộc đời hầu trở về với Thiên Chúa.
Tiệc rằng, ngày nay, trong nhân gian đã nảy sinh hiện tượng duy chủ thể đức tin. Người ta không thích những hướng dẫn đức tin tôn giáo truyền thống; họ chỉ chấp nhận những gì khớp với kinh nghiệm đức tin theo chủ quan của họ.
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về với truyền thống của cội nguồn đức tin, sám hối bằng một cuộc hoán cải nội tâm, một niềm tin tưởng sâu xa nơi Thiên Chúa tình thương, một sự chân thành khiêm tốn. Hẳn một cuộc sống biến đổi và canh tân như thế không chỉ mang lại ơn cứu độ cho bản thân mà còn làn tỏa sức sống cho muôn người.
III. CHAN HÒA KHẮP NƠI
Tiếng Chúa đã đến với tâm hồn cô tịch của thánh Gio-an tẩy Giả. Từ đây, tiếng Chúa lại nhân rộng ra đến muôn người qua đời sống canh tân tốt lành của toàn thể dân Chúa: “Rồi hết mọi phàm nhân sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 6).
“Hữu xạ tự nhiên hương”, khi dân Chúa canh tân đời sống “khoác lên mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng” thì muôn dân “khắp cả hoàn cầu thấy hoàng quang rực rỡ” (Bài đọc I. Br 5, 2. 3).
Rõ ràng sức sống nội tại của dân Chúa không phải bằng vũ lực, tranh chấp hơn thua theo kiểu “hàng tôm, hàng cá” hoặc theo kiểu trả đũa“đấu đá ăn thua”.
Sức sống nội tại của dân Chúa là dìm mình trong sự sống của Thiên Chúa. Mọi cuộc xuất phát của cuộc sống, của những kế hoạch trong đời đều phải xuất phát từ nơi Thiên Chúa, “từ một đời sống công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (Bài đọc II. Pl 1, 11).
Ngày nay, người tín hữu đang đồng hành với một cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều hệ tư tưởng phủ nhận Thiên Chúa. Nhiều người chủ trương phủ nhận Thiên Chúa. Vật chất chiếm một vị trí độc tôn trong lòng họ. Quyền lực của nắm đấm và tiền bạc là phương thế trấn áp mọi người hầu duy trì thể chế và củng cố địa vị.
Qua lời kêu gọi sám hối của thánh Gio-an Tẩy Giả, Thiên Chúa đang nói với con người: thiện sẽ tháng ác, hoán cải sẽ cảm hóa sự cố chấp. Sự thiện và hoàn cải ở đây không chỉ là thiện chí hoặc cách xử thế trên lý thuyết mà phải được cụ thể qua một đời sống hoán cải và canh tân, thể hiện qua những cách sống xứng hợp “không gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm” (Pl 1, 10).
Ta còn nhớ, gương sống huynh đệ tương thân tương ái, tỉnh thức cầu nguyện trong khiêm hạ của cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi đã thuyết phục toàn dân thương mến và ngày ngày có nhiều người gia nhập đạo, để được cứu độ (Cv 2, 46-47).
Tiếng của Chúa đã ban cho muôn dân thiên hạ.
Trong chốn cô tịch người ta sẽ nghe được tiếng Chúa.
Nơi tấm lòng sám hối chân thành, tiếng Chúa sẽ biến đổi nên tốt lành thánh thiện.
Chúa sẽ dùng những tâm hồn canh tân, biến đổi để ban ơn cứu độ cho muôn người.
“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa vời người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa vời Ta” (Kh 3, 20).
Theo lời sách Khải Huyền, Thiên Chúa vẫn hằng gõ cửa tâm hồn mỗi và không phải mọi đều đón nhận lời của Người.
Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn có nhiều cách thế để người để thổ lộ tâm tình với con người để dẫn đưa họ tiến bước theo nẻo chính đường ngay.
I. CHỐN CÔ TỊCH
Tin mừng thánh Lu-ca trong phụng vụ Chúa nhật II mùa Vọng năm C (Lc 3, 1-6) khởi đầu với việc giới thiệu bối cảnh lịch sử của đất nước Do Thái với những chi tiết cụ thể: Năm thứ muời lăm triều đại hoàng đế Ti-bê-ri-ô thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn… Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế.
Lời giới thiệu vừa nêu cho thấy đất nước do Thái thời ấy là đất nước do vua-chúa cai trị và bị người Rôma đô hộ. Đất nước ấy cũng có những sinh hoạt tôn giáo do những vị thượng tế như Kha-nan và Cai-pha hướng dẫn.
Một bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tạm gọi là “hoành tráng” nhưng lại vắng bóng Thiên Chúa trong lòng con người. Bằng chứng là trong cung điện lầu son gác tía, trong đền thờ đầy ắp những nghi thức tế tự người ta không nghe được Thiên Chúa. Chỉ trong chốn hoang địa và nơi tâm hồn cô tịch người ta mới nghe được tiếng Chúa: “Thiên Chúa đã phán cùng ông Gio-an, con ông Da-ca-ri-a, trong hoang địa” (Lc 3, 2).
Trước đó, thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng thường lên tiếng với con người trong chốn cô tịch:
- Ngày ngôn sứ Ê-li-a trốn lên núi Kho-rép, Thiên Chúa đã đến gặp ông không phải trong trận cuồng phong hay trong cơn động đất, nhưng Thiên Chúa phán với ông trong tiếng thì thào của làn gió nhẹ (x. 1V 19, 11-12).
- Khởi sự gọi Sa-mu-en làm ngôn sứ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi ông trong khung cảnh ban đêm yên tĩnh của đền thờ (x. 1Sm 3, 1-15).
Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng tấp nập với những bận rộn. Bên cạnh nền văn minh hiện đại thì không ít nơi xảy ra tình trạng hờ hững với tâm linh, khép chặt tâm hồn trước mạc khải của Thiên Chúa, chọn lọc chặt chẽ mối tương giao với đồng loại, chốn chạy sự thịnh lặng để bớt đối diện với lương tâm…
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về hoặc tự tạo cho mình chốn cô tịch cần thiết để lắng đọng tâm hồn. Nơi ấy, họ sẽ đón nhận được tiếng Chúa, hầu nghe tiếng lương tâm hối hận.
II. NƠI TÂM HỒN SÁM HỐI
Trong chốn cô tịch, nhờ “ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên” (Bài đọc II Pl 1, 9), thánh Gio-an tẩy Giả đã nghe được tiếng Chúa nói với chính mình:
“Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3, 4-5).
Rõ ràng, thánh nhân đã nghe được tiếng Chúa mạc khải về cách sống của những tâm hồn thao thức chờ đợi Chúa. Đó là một cuộc hoán cải và canh tân đời sống:
- Chỉnh đốn cho ngay thẳng tâm hồn, diệt tan đi những mờ ám gian manh, xảo quyệt.
- Lấp đầy hố sâu mặc cảm tự ti để tự tin vững vàng bước đi trong cuộc đời.
- San bằng những núi đồi của sự kiêu ngạo…
- Sửa trị thói quanh co gian dối giả hình…
- Triệt tiêu đi những sự lồi lõm nơi những rắc rối phức tạp, gây hấn…
Bằng kinh nghiệm khổ chế của bản thân và sự gặp Thiên Chúa trong chốn cô tịch, thánh Gio-an Tẩy Giả đã lên tiếng mời gọi con người làm một cuộc biến đổi cuộc đời hầu trở về với Thiên Chúa.
Tiệc rằng, ngày nay, trong nhân gian đã nảy sinh hiện tượng duy chủ thể đức tin. Người ta không thích những hướng dẫn đức tin tôn giáo truyền thống; họ chỉ chấp nhận những gì khớp với kinh nghiệm đức tin theo chủ quan của họ.
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về với truyền thống của cội nguồn đức tin, sám hối bằng một cuộc hoán cải nội tâm, một niềm tin tưởng sâu xa nơi Thiên Chúa tình thương, một sự chân thành khiêm tốn. Hẳn một cuộc sống biến đổi và canh tân như thế không chỉ mang lại ơn cứu độ cho bản thân mà còn làn tỏa sức sống cho muôn người.
III. CHAN HÒA KHẮP NƠI
Tiếng Chúa đã đến với tâm hồn cô tịch của thánh Gio-an tẩy Giả. Từ đây, tiếng Chúa lại nhân rộng ra đến muôn người qua đời sống canh tân tốt lành của toàn thể dân Chúa: “Rồi hết mọi phàm nhân sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 6).
“Hữu xạ tự nhiên hương”, khi dân Chúa canh tân đời sống “khoác lên mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng” thì muôn dân “khắp cả hoàn cầu thấy hoàng quang rực rỡ” (Bài đọc I. Br 5, 2. 3).
Rõ ràng sức sống nội tại của dân Chúa không phải bằng vũ lực, tranh chấp hơn thua theo kiểu “hàng tôm, hàng cá” hoặc theo kiểu trả đũa“đấu đá ăn thua”.
Sức sống nội tại của dân Chúa là dìm mình trong sự sống của Thiên Chúa. Mọi cuộc xuất phát của cuộc sống, của những kế hoạch trong đời đều phải xuất phát từ nơi Thiên Chúa, “từ một đời sống công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (Bài đọc II. Pl 1, 11).
Ngày nay, người tín hữu đang đồng hành với một cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều hệ tư tưởng phủ nhận Thiên Chúa. Nhiều người chủ trương phủ nhận Thiên Chúa. Vật chất chiếm một vị trí độc tôn trong lòng họ. Quyền lực của nắm đấm và tiền bạc là phương thế trấn áp mọi người hầu duy trì thể chế và củng cố địa vị.
Qua lời kêu gọi sám hối của thánh Gio-an Tẩy Giả, Thiên Chúa đang nói với con người: thiện sẽ tháng ác, hoán cải sẽ cảm hóa sự cố chấp. Sự thiện và hoàn cải ở đây không chỉ là thiện chí hoặc cách xử thế trên lý thuyết mà phải được cụ thể qua một đời sống hoán cải và canh tân, thể hiện qua những cách sống xứng hợp “không gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm” (Pl 1, 10).
Ta còn nhớ, gương sống huynh đệ tương thân tương ái, tỉnh thức cầu nguyện trong khiêm hạ của cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi đã thuyết phục toàn dân thương mến và ngày ngày có nhiều người gia nhập đạo, để được cứu độ (Cv 2, 46-47).
Tiếng của Chúa đã ban cho muôn dân thiên hạ.
Trong chốn cô tịch người ta sẽ nghe được tiếng Chúa.
Nơi tấm lòng sám hối chân thành, tiếng Chúa sẽ biến đổi nên tốt lành thánh thiện.
Chúa sẽ dùng những tâm hồn canh tân, biến đổi để ban ơn cứu độ cho muôn người.
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 02/12/2009
N2T |
306. Thành thực không chỉ là thượng sách, càng là chiến lược số một.
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:48 02/12/2009
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vừa qua tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dỏi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của giáo hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Câu ca thú lỗi lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao nhãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu ( x. Bar 5,7 ). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” ( Lc 3, 4-6 )
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ ( x.1Tim 2,4 ). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thưở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tình ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói đó là sự thiếu công minh trong các chủ trương, đường lối, chính sách, luật lệ. Hoặc nếu có luật lệ, chủ trương chính sách xem ra công minh nhưng việc áp dụng lại không công bình. Hiện tương “quan xử tình, dân xử nhặt” là một đan cử. Chính cái quanh co của các thể chế luật lệ đã hình thành nhiều tệ nạn như gian dối, tham ô, hối lộ, cửa quyền… mà không dễ gì diệt trừ ngày một ngày hai.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sủa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” ( x. Lc 3,-14 ). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” ( Mt 3,7 ).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào ! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” ( Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48 ).
Sự cao ngạo, xấu xa, bất minh, quanh co…trong đời sống cá nhân là điều đáng trách nhưng cũng có thể đáng thương vì ít nhiều còn vấn vương sự yếu đuối. Sự xấu xa, quanh co, bất chính, bất minh, ngông cuồng trong các chủ nghĩa, chủ trương, đường lối, chính sách…và cơ chế vận hành của chúng thì cần phải mạnh mẽ lên án và loại trừ, không nguyên chỉ vì chúng được hình thành bằng sự chủ ý, mà con vì hậu quả khôn lường mà chúng di hại cho xã hội, đặc biệt cho những người bé mọn.
Vừa qua, giám mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” ( bàn về chân lý ), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. " Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt ”. “ Chuá đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố.” ( x. Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17)
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người ( x. Lc 14,27; Ga 18,37 ).
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vừa qua tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dỏi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của giáo hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Câu ca thú lỗi lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao nhãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu ( x. Bar 5,7 ). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” ( Lc 3, 4-6 )
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ ( x.1Tim 2,4 ). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thưở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tình ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói đó là sự thiếu công minh trong các chủ trương, đường lối, chính sách, luật lệ. Hoặc nếu có luật lệ, chủ trương chính sách xem ra công minh nhưng việc áp dụng lại không công bình. Hiện tương “quan xử tình, dân xử nhặt” là một đan cử. Chính cái quanh co của các thể chế luật lệ đã hình thành nhiều tệ nạn như gian dối, tham ô, hối lộ, cửa quyền… mà không dễ gì diệt trừ ngày một ngày hai.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sủa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” ( x. Lc 3,-14 ). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” ( Mt 3,7 ).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào ! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” ( Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48 ).
Sự cao ngạo, xấu xa, bất minh, quanh co…trong đời sống cá nhân là điều đáng trách nhưng cũng có thể đáng thương vì ít nhiều còn vấn vương sự yếu đuối. Sự xấu xa, quanh co, bất chính, bất minh, ngông cuồng trong các chủ nghĩa, chủ trương, đường lối, chính sách…và cơ chế vận hành của chúng thì cần phải mạnh mẽ lên án và loại trừ, không nguyên chỉ vì chúng được hình thành bằng sự chủ ý, mà con vì hậu quả khôn lường mà chúng di hại cho xã hội, đặc biệt cho những người bé mọn.
Vừa qua, giám mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” ( bàn về chân lý ), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. " Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt ”. “ Chuá đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố.” ( x. Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17)
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người ( x. Lc 14,27; Ga 18,37 ).
Ơn cứu độ
Lm Phêrô Hồng Phúc
22:22 02/12/2009
ƠN CỨU ĐỘ
Đặc ân Chúa Giêsu dành cho các môn đệ khi Chúa Giêsu bảo riêng với các ông: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe” (Lc 10, 23 – 24).
Điều đó là điều gì?
Đó chính là chúng ta được thấy ƠN CỨU ĐỘ.
Ơn Cứu độ đến từ Con Thiên Chúa nhập thể làm người, đến từ lòng thương xót vô biên của Chúa từ trời đem xuống cho trái đất vốn đã thấm đầy sự dữ và bị đảo ngược vì tội của Adam, Eva
Ơn Cứu độ Đức Giêsu đem đến trần gian để ban tặng nhưng không. Tuy nhiên, khi những người tỏ ra khôn ngoan thông thái, những người giữ theo thói ích kỷ và phán xét lại Thiên Chúa thì những người đó đã không nhận ra.
Ơn Cứu độ của Chúa là một quà tặng, quà tặng ban cho tất cả mọi người. Chúa không muốn bất kỳ một ai phải hư mất. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều nhận được. Những người bé nhỏ, khiêm nhường, biết lắng nghe lại là những người đón nhận được nhiều nhất và sớm nhất: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha đã giấu những người khôn ngoan thông thái và tỏ cho những người đơn sơ bé mọn”(Mt 11,25).
Một cách trình bày của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy, con người có thể mở rộng lòng mình để đón nhận ơn cứu độ, nhưng cũng có thể dùng tự do của mình để khép kín lòng của mình lại, khiến cho Thiên Chúa, dầu muốn cứu độ chúng ta, cũng không vượt quá được quyền tự do mà Chúa ban cho và đang được tôn trọng trong những ngày chúng ta còn sống trên cõi đời này. Như vậy, người nào cứ muốn sống mãi trong lý trí và trong ý riêng của mình, trong cái cao ngạo rằng mình khôn ngoan thông thái, biết đủ mọi sự trong vũ trụ và tự mình có thể đạt tới chân lý tuyệt đối... Những người ấy sẽ bị khép lại vĩnh viễn. Chúa không kết án ai, nhưng Chúa diễn tả cho chúng ta thấy người ta cần phải trở nên đơn sơ bé nhỏ, cần phải biết mở rộng lòng lắng nghe thì mới đạt được những điều mà các tiên tri, vua chúa ngày xưa “muốn xem mà chẳng được xem, muốn thấy mà chẳng được thấy”. Tuy nhiên, nói như vậy chưa đủ, còn phải có ơn Chúa: “Những kẻ nào Cha Ta cho đến với Ta thì sẽ đến với Ta” (Ga 6,65) và “Không ai biết Chúa Cha là ai ngoại trừ người Con và những kẻ mà người Con muốn tỏ cho biết” (Mt 11,27).
Như vậy, rõ ràng phải có ơn Chúa, kết hợp một ý chí tự do, một tấm lòng rộng mở, chúng ta mới gặp được cảnh trời đất giao hòa và ơn cứu độ sẽ nở hoa trong tâm hồn của những người công chính.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Giá đắt của Chúa là giá máu trong ơn cứu độ cho chúng con.
Tuy nhiên,
giá đắt ấy Chúa không thu hồi
mà Chúa chỉ muốn ban tặng một cách cho không.
Thế nhưng,
chúng con đã không nhận được tất cả.
Bởi vì,
lòng chúng con quá ngổn ngang, chật hẹp,
thậm chí còn đóng kín.
Mùa Vọng đã về,
nhắc chúng con mở rộng lòng mình đón Chúa
có khác chi đêm đông giá lạnh
phản ảnh một tình trạng lãnh đạm thờ ơ của con người.
Ít ra hang đá Be-lem còn rộng mở
để Chúa vào Chúa ngủ qua đêm.
Xin đừng để lòng chúng con như quán trọ
không phải chật chội vì khách
nhưng chật hẹp chỉ muốn tiền
mà không muốn đón nhận tình thương.
Xin giúp chúng con ngay từ hôm nay
ý thức và thực hiện
để chúng con được đón Chúa trong lòng biết ơn
và nhận được dồi dào ơn cứu độ. Amen.
Đặc ân Chúa Giêsu dành cho các môn đệ khi Chúa Giêsu bảo riêng với các ông: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe” (Lc 10, 23 – 24).
Điều đó là điều gì?
Đó chính là chúng ta được thấy ƠN CỨU ĐỘ.
Ơn Cứu độ đến từ Con Thiên Chúa nhập thể làm người, đến từ lòng thương xót vô biên của Chúa từ trời đem xuống cho trái đất vốn đã thấm đầy sự dữ và bị đảo ngược vì tội của Adam, Eva
Ơn Cứu độ Đức Giêsu đem đến trần gian để ban tặng nhưng không. Tuy nhiên, khi những người tỏ ra khôn ngoan thông thái, những người giữ theo thói ích kỷ và phán xét lại Thiên Chúa thì những người đó đã không nhận ra.
Ơn Cứu độ của Chúa là một quà tặng, quà tặng ban cho tất cả mọi người. Chúa không muốn bất kỳ một ai phải hư mất. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều nhận được. Những người bé nhỏ, khiêm nhường, biết lắng nghe lại là những người đón nhận được nhiều nhất và sớm nhất: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha đã giấu những người khôn ngoan thông thái và tỏ cho những người đơn sơ bé mọn”(Mt 11,25).
Một cách trình bày của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy, con người có thể mở rộng lòng mình để đón nhận ơn cứu độ, nhưng cũng có thể dùng tự do của mình để khép kín lòng của mình lại, khiến cho Thiên Chúa, dầu muốn cứu độ chúng ta, cũng không vượt quá được quyền tự do mà Chúa ban cho và đang được tôn trọng trong những ngày chúng ta còn sống trên cõi đời này. Như vậy, người nào cứ muốn sống mãi trong lý trí và trong ý riêng của mình, trong cái cao ngạo rằng mình khôn ngoan thông thái, biết đủ mọi sự trong vũ trụ và tự mình có thể đạt tới chân lý tuyệt đối... Những người ấy sẽ bị khép lại vĩnh viễn. Chúa không kết án ai, nhưng Chúa diễn tả cho chúng ta thấy người ta cần phải trở nên đơn sơ bé nhỏ, cần phải biết mở rộng lòng lắng nghe thì mới đạt được những điều mà các tiên tri, vua chúa ngày xưa “muốn xem mà chẳng được xem, muốn thấy mà chẳng được thấy”. Tuy nhiên, nói như vậy chưa đủ, còn phải có ơn Chúa: “Những kẻ nào Cha Ta cho đến với Ta thì sẽ đến với Ta” (Ga 6,65) và “Không ai biết Chúa Cha là ai ngoại trừ người Con và những kẻ mà người Con muốn tỏ cho biết” (Mt 11,27).
Như vậy, rõ ràng phải có ơn Chúa, kết hợp một ý chí tự do, một tấm lòng rộng mở, chúng ta mới gặp được cảnh trời đất giao hòa và ơn cứu độ sẽ nở hoa trong tâm hồn của những người công chính.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Giá đắt của Chúa là giá máu trong ơn cứu độ cho chúng con.
Tuy nhiên,
giá đắt ấy Chúa không thu hồi
mà Chúa chỉ muốn ban tặng một cách cho không.
Thế nhưng,
chúng con đã không nhận được tất cả.
Bởi vì,
lòng chúng con quá ngổn ngang, chật hẹp,
thậm chí còn đóng kín.
Mùa Vọng đã về,
nhắc chúng con mở rộng lòng mình đón Chúa
có khác chi đêm đông giá lạnh
phản ảnh một tình trạng lãnh đạm thờ ơ của con người.
Ít ra hang đá Be-lem còn rộng mở
để Chúa vào Chúa ngủ qua đêm.
Xin đừng để lòng chúng con như quán trọ
không phải chật chội vì khách
nhưng chật hẹp chỉ muốn tiền
mà không muốn đón nhận tình thương.
Xin giúp chúng con ngay từ hôm nay
ý thức và thực hiện
để chúng con được đón Chúa trong lòng biết ơn
và nhận được dồi dào ơn cứu độ. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn Hành Bảo Vệ Đời sống thu hút được 50.000 người tại Costa Rica
Bùi Hữu Thư
09:56 02/12/2009
San José, Costa Rica, Ngày 2 tháng 12, 2009 / 06:55 am (CNA).- Khoảng 50.000 người tham dự “Cuộc Diễn Hành Cho Đời Sống Và Gia Đình tại Costa Rica” ngày 28 tháng 11, 2009, và kết thúc với một diễn từ kêu gọi các giới chức phản đối bất cứ đạo luật nào tấn công các giá trị nền tảng này.
Bài diễn từ yêu cầu các tham dự viên cam kết “bảo vệ tất cả mọi đời sống con người ”từ lúc thụ thai” đến lúc qua đời cách tự nhiên. Bài này cũng yêu cầu rằng hôn nhân và gia đình phải được bảo vệ, “và vì lý do này, chúng tôi chống lại, và kêu gọi mọi giới chức trong ngành Hành Pháp, Luật Pháp và các chức quyền điạ phương chống đối bất cứ đạo luật, chính sách hay hoạt động nào” trái ngược.
Bản tuyên gôn này cho hay “Chúng tôi cam kết hành sử quyền thiêng liêng của chúng tôi để bỏ phiếu một cách có trách nhiệm, để chỉ bầu cho những ai cam kết bảo vệ và cổ võ cho đời sống con người, hôn nhân và gia đình trong các chức quyền trong chính phủ.”
Bài diễn từ yêu cầu các tham dự viên cam kết “bảo vệ tất cả mọi đời sống con người ”từ lúc thụ thai” đến lúc qua đời cách tự nhiên. Bài này cũng yêu cầu rằng hôn nhân và gia đình phải được bảo vệ, “và vì lý do này, chúng tôi chống lại, và kêu gọi mọi giới chức trong ngành Hành Pháp, Luật Pháp và các chức quyền điạ phương chống đối bất cứ đạo luật, chính sách hay hoạt động nào” trái ngược.
Bản tuyên gôn này cho hay “Chúng tôi cam kết hành sử quyền thiêng liêng của chúng tôi để bỏ phiếu một cách có trách nhiệm, để chỉ bầu cho những ai cam kết bảo vệ và cổ võ cho đời sống con người, hôn nhân và gia đình trong các chức quyền trong chính phủ.”
Hồng Y Jean-Louis Tauran viếng thăm đền thờ Hồi Giáo tại Jakarta
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:57 02/12/2009
ROMA, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (zenit.org)- Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn đã viếng thăm ngôi đền thờ Hồi Giáo lớn nhất Đông Nam Á mang tên Istiqlal (Tiếng Arập có nghĩa là Độc Lập) hôm thứ tư ngày 25 tháng 11 vừa qua, nhân dịp chuyến thăm chính thức Inđônêxia.
Theo Hãng Tin Công Giáo Châu Á (UCAN), Đức Hồng Y Tauran được đón tiếp bởi Hồng Y Julius Darmaatmadja, Tổng Giám Mục Jakarta, đức cha Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Phó Tổng Giám mục Jakarta, đức cha Johannes Maria Trilaksyanta Pujasumarta, giám mục giáo phận Bandung, thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn.
Kiai Hajj Syarifuddin Muhammad, Thầy cả Hồi Giáo đã chúc mừng chuyến viếng thăm của phái đoàn Công Giáo. « Đền thờ này không chỉ dành riêng cho người Hồi Giáo, mà cho tất cả những người có niềm tin nơi tôn giáo », thầy cả Hồi Giáo khẳng định.
Được mệnh danh là ngôi đền thời Hồi Giáo lớn nhất Inđônêxia và có thể chứa được 100.000 người, đền thờ Istiqlal nằm theo một hướng khác so với nhà thờ chính tòa Jakarta. Ngôi đền thờ hình chữ nhật có một vòm với đường kính 45m và được nâng đỡ bởi 12 cột trụ.
« Lần đầu tiên tôi cảm thấy bầu khí gần gũi và có thể nói rằng không có sự xa cách giữa người Hồi Giáo và Công Giáo », đức hồng y Tauran bày tỏ.
Trong khi viếng thăm nhà thờ chính tòa trước đây, đức hồng y chia sẻ rằng các Kitô hữu chúng ta có thể nhận nơi người Hồi Giáo nhiều bài học. « Người Hồi Giáo có một linh đạo rất mạnh. Họ dậy sớm để cầu nguyện. Những linh mục trẻ của chúng ta nên học gương này để cầu nguyện và bắt đầu các hoạt động trong ngày ngay từ lúc sáng sớm ».
Còn đối với các tín hữu, đức hồng y đề cập đến tính cần thiết về việc tham dự vào đời sống của các cộng đồng khác. « Là những người Công Giáo, chúng ta cần sống chứng tá của mình đối với những cộng đồng khác ở xung quanh chúng ta. Đó cũng là một trong cách thức đối thoại liên tôn. Và để nên chứng nhân, chúng ta cần phải có một nền linh đạo mang tính chiều sâu ».
Nasaruddin Umar, Trưởng ban Vụ Hồi Giáo về tác vụ tôn giáo rất cảm động trước cuộc viếng thăm của hồng y Tauran đặt chân đến một ngôi đền thờ Hồi Giáo. « Điều đó chứa đựng hàm ý rằng các Kitô hữu có thể sống trong hòa bình với người Hồi Giáo », ông Trưởng Ban Vụ Hồi Giáo nhấn mạnh.
Hồng Y Tauran đã đến Inđônêxia ngày 24 tháng 11 và chuyến thăm kéo dài đến ngày 1 tháng 12. Mục đích của chuyến thăm này là nhằm tìm kiếm sự hiểu biết tốt nhất về tình hình tôn giáo trong quốc gia và giúp khích lệ Giáo Hội đặt mối quan hệ với các cộng đồng tôn giáo khác.
Ngày 26 tháng 11, giám chức cao cấp người Pháp này đã gặp những người phụ trách Học Viện Wahid, được thành lập bởi cựu Tổng Thống Abderraman Wahid để thảo luận về vấn đề vì một thế giới công bình.
Cũng trong ngày, hồng y Tauran đã được các vị chức sắc của hai tổ chức Hồi Giáo lớn nhất Inđônêxia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah tiếp đón.
Theo Hãng Tin Công Giáo Châu Á (UCAN), Đức Hồng Y Tauran được đón tiếp bởi Hồng Y Julius Darmaatmadja, Tổng Giám Mục Jakarta, đức cha Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Phó Tổng Giám mục Jakarta, đức cha Johannes Maria Trilaksyanta Pujasumarta, giám mục giáo phận Bandung, thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn.
Kiai Hajj Syarifuddin Muhammad, Thầy cả Hồi Giáo đã chúc mừng chuyến viếng thăm của phái đoàn Công Giáo. « Đền thờ này không chỉ dành riêng cho người Hồi Giáo, mà cho tất cả những người có niềm tin nơi tôn giáo », thầy cả Hồi Giáo khẳng định.
Được mệnh danh là ngôi đền thời Hồi Giáo lớn nhất Inđônêxia và có thể chứa được 100.000 người, đền thờ Istiqlal nằm theo một hướng khác so với nhà thờ chính tòa Jakarta. Ngôi đền thờ hình chữ nhật có một vòm với đường kính 45m và được nâng đỡ bởi 12 cột trụ.
« Lần đầu tiên tôi cảm thấy bầu khí gần gũi và có thể nói rằng không có sự xa cách giữa người Hồi Giáo và Công Giáo », đức hồng y Tauran bày tỏ.
Trong khi viếng thăm nhà thờ chính tòa trước đây, đức hồng y chia sẻ rằng các Kitô hữu chúng ta có thể nhận nơi người Hồi Giáo nhiều bài học. « Người Hồi Giáo có một linh đạo rất mạnh. Họ dậy sớm để cầu nguyện. Những linh mục trẻ của chúng ta nên học gương này để cầu nguyện và bắt đầu các hoạt động trong ngày ngay từ lúc sáng sớm ».
Còn đối với các tín hữu, đức hồng y đề cập đến tính cần thiết về việc tham dự vào đời sống của các cộng đồng khác. « Là những người Công Giáo, chúng ta cần sống chứng tá của mình đối với những cộng đồng khác ở xung quanh chúng ta. Đó cũng là một trong cách thức đối thoại liên tôn. Và để nên chứng nhân, chúng ta cần phải có một nền linh đạo mang tính chiều sâu ».
Nasaruddin Umar, Trưởng ban Vụ Hồi Giáo về tác vụ tôn giáo rất cảm động trước cuộc viếng thăm của hồng y Tauran đặt chân đến một ngôi đền thờ Hồi Giáo. « Điều đó chứa đựng hàm ý rằng các Kitô hữu có thể sống trong hòa bình với người Hồi Giáo », ông Trưởng Ban Vụ Hồi Giáo nhấn mạnh.
Hồng Y Tauran đã đến Inđônêxia ngày 24 tháng 11 và chuyến thăm kéo dài đến ngày 1 tháng 12. Mục đích của chuyến thăm này là nhằm tìm kiếm sự hiểu biết tốt nhất về tình hình tôn giáo trong quốc gia và giúp khích lệ Giáo Hội đặt mối quan hệ với các cộng đồng tôn giáo khác.
Ngày 26 tháng 11, giám chức cao cấp người Pháp này đã gặp những người phụ trách Học Viện Wahid, được thành lập bởi cựu Tổng Thống Abderraman Wahid để thảo luận về vấn đề vì một thế giới công bình.
Cũng trong ngày, hồng y Tauran đã được các vị chức sắc của hai tổ chức Hồi Giáo lớn nhất Inđônêxia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah tiếp đón.
Top Stories
INDONESIE: Dialogue interreligieux: représentant du Vatican rencontre les différentes communautés religieuses d’Indonésie
Eglises d'Asie
09:44 02/12/2009
Achevant le 1er décembre, sa visite officielle en Indonésie qui avait débuté le 24 novembre dernier, le cardinal Jean-Louis Tauran, président du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux, a clôturé sa semaine de rencontres des différentes communautés religieuses du pays par une conférence à l’Université catholique d’Atma Jaya. Le prélat s’est adressé aux étudiants et laïcs catholiques en les encourageant à acquérir de meilleures connaissances sur leur foi avant d’initier le dialogue avec les membres d’autres communautés religieuses.
« Ne soyez pas timides ou réticents à témoigner de votre foi », les a-t-il exhortés, soulignant qu’une telle attitude était souvent le signe d’un manque de connaissance concernant leur religion. « C’est ici que les intellectuels chrétiens ont un rôle à jouer; ils doivent être capables d’argumenter leur foi », a-t-il ajouté, précisant que les problèmes qui surviennent entre chrétiens et musulmans sont souvent dus à l’ignorance de leurs religions respectives. Le représentant du Vatican a insisté sur le fait que seul le dialogue interreligieux pouvait permettre de revenir sur les stéréotypes et les idées fausses qui déforment la véritable connaissance de l’autre.
Ce déplacement officiel en Indonésie, une première pour le représentant du Vatican, avait pour objectif affiché de « permettre au Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux une meilleure compréhension de la situation religieuse dans le pays, tout en aidant l’Eglise à forger des liens plus forts avec les autres religions qui l’entourent ». Tout au long de son séjour, le prélat a multiplié les gestes de paix et d’ouverture dans ce pays qui est l’une des plus importantes nations musulmanes au monde, rappelant à chaque rencontre que « le dialogue n’était pas une option, mais une nécessité » (1).
Après s’être adressé aux catholiques de Djakarta à la cathédrale, qu’il a enjoints de « témoigner auprès des autres communautés » qui les entourent et de « prendre exemple » sur les musulmans qui « se réveillent à l’aube pour prier », le cardinal a effectué une visite hautement symbolique de la mosquée Istiqlal de Djakarta, qui passe pour être la plus grande du Sud-Est asiatique (2). Mgr Tauran, déchaussé comme le veut l’usage, a été reçu par l’imam Kiai Hajj Syarifuddin Muhammad, qui a chaleureusement souhaité la bienvenue à la délégation catholique: « Cette mosquée n’appartient pas seulement aux musulmans mais à tous les croyants. Ils y sont tous bienvenus. »
Le cardinal a ensuite rencontré les responsables des deux plus importantes organisations musulmanes de masse d’Indonésie: Hasyim Muzadi, dirigeant de la Nahdlatul Ulama (NU) et Din Syamsuddin, président de la Muhammadiyah. Au siège de cette dernière association, le prélat a présenté ses vœux pour le 100e anniversaire de la fondation du mouvement, ainsi que pour la fête de l’Id al-Adha (Aïd-el-Kebir), célébrée cette année le 27 novembre (3). Din Syamsuddin a exprimé la conviction selon laquelle « il y avait une bonne entente entre les chrétiens et les musulmans en Indonésie », précisant toutefois qu’il reconnaissait que « des problèmes persistaient, spécialement dans la cohabitation au quotidien ». Ces problèmes peuvent prendre une connotation religieuse, mais ne sont pas fondamentalement de nature religieuse, a-t-il précisé.
Le président de la Muhammadiyah a déclaré que la visite du cardinal permettrait de poursuivre le dialogue islamo-chrétien de façon plus concrète. Un dialogue mis à mal, il y a quelques années, par le conflit des Moluques, où des affrontements entre chrétiens et musulmans avaient fait des milliers de victimes et des centaines de milliers de réfugiés avant que ne soit signé un traité de paix en 2002 (4).
Les contacts du Saint-Siège avec la Muhammadiyah et la Nahdlatul Ulama, deux organisations connues pour leur conception « moderniste » de l’islam et leurs liens avec des associations non musulmanes, sont à replacer dans le contexte de la politique générale du Vatican de dialogue avec le courant modéré de l’islam. Le 26 novembre, Mgr Tauran a ainsi rencontré Abdurrahman Wahid, ancien président de l’Indonésie, à l’Institut Wahid, qu’il a fondé et qui promeut un islam de tendance modérée.
Après s’être entretenu avec les leaders des communautés hindoues, Mgr Tauran a achevé son périple interreligieux par une rencontre avec les responsables des Eglises de la communion protestante (PGI) à Djakarta. Une nouvelle fois, le cardinal a insisté sur la nécessité de « ne former qu’une seule et même famille » et sur le fait que les chrétiens, en tant que minorité, se devaient d’être les initiateurs du dialogue avec la majorité musulmane. « Entrer en dialogue avec des croyants d’autres religions est une expérience religieuse profonde, parce que vous êtes obligé de témoigner de votre propre foi », a expliqué le président du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux. En réponse, le Rév. Andreas A. Yewangoe a déclaré que, si le dialogue interreligieux et l’œcuménisme « n’étaient pas une nouveauté pour eux », la visite du cardinal leur « avait donné un nouvel élan ».
Pour cette visite officielle, le cardinal Tauran était accompagné de nombreuses personnalités de l’Eglise catholique d’Indonésie: Mgr Martinus Dogma Situmorang, évêque de Padang et président de la Conférence des évêques d’Indonésie, le cardinal Julius Darmaatmadja, archevêque de Djakarta, son coadjuteur, Mgr Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, et Mgr Johannes Maria Trilaksyanta Pujasumarta, membre du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux.
(1) Ucanews, 30 novembre 2009, Ucanews, 27 novembre 2009, Ucanews, 26 novembre 2009.
(2) La Grande Mosquée nationale d’Indonésie, qui peut accueillir plus de 100 000 fidèles, s’élève en face de la cathédrale de l’Assomption, dans le centre de Djakarta. Elle se compose d’un bâtiment central rectangulaire coiffé d’un dôme de 45 mètres de diamètre, supporté par douze colonnes. La grande mosquée a été conçue par l’architecte protestant Frederih Silaban, pour célébrer l’indépendance (Istiqlal en arabe). Le premier président du pays, Sukarno, lança la construction de l’édifice le 24 août 1961. Il a fallu dix-sept ans pour achever la construction de la mosquée, qui fut inaugurée par le président Suharto le 22 février 1978.
(3) L’Id al-Adha, l’une des principale fête de l’islam, commémore le sacrifice d’Abraham, en souvenir duquel il est de coutume de sacrifier un mouton par famille.
(4) Voir EDA 391
(Source: Eglises d'Asie, 2 décembre 2009)
« Ne soyez pas timides ou réticents à témoigner de votre foi », les a-t-il exhortés, soulignant qu’une telle attitude était souvent le signe d’un manque de connaissance concernant leur religion. « C’est ici que les intellectuels chrétiens ont un rôle à jouer; ils doivent être capables d’argumenter leur foi », a-t-il ajouté, précisant que les problèmes qui surviennent entre chrétiens et musulmans sont souvent dus à l’ignorance de leurs religions respectives. Le représentant du Vatican a insisté sur le fait que seul le dialogue interreligieux pouvait permettre de revenir sur les stéréotypes et les idées fausses qui déforment la véritable connaissance de l’autre.
Ce déplacement officiel en Indonésie, une première pour le représentant du Vatican, avait pour objectif affiché de « permettre au Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux une meilleure compréhension de la situation religieuse dans le pays, tout en aidant l’Eglise à forger des liens plus forts avec les autres religions qui l’entourent ». Tout au long de son séjour, le prélat a multiplié les gestes de paix et d’ouverture dans ce pays qui est l’une des plus importantes nations musulmanes au monde, rappelant à chaque rencontre que « le dialogue n’était pas une option, mais une nécessité » (1).
Après s’être adressé aux catholiques de Djakarta à la cathédrale, qu’il a enjoints de « témoigner auprès des autres communautés » qui les entourent et de « prendre exemple » sur les musulmans qui « se réveillent à l’aube pour prier », le cardinal a effectué une visite hautement symbolique de la mosquée Istiqlal de Djakarta, qui passe pour être la plus grande du Sud-Est asiatique (2). Mgr Tauran, déchaussé comme le veut l’usage, a été reçu par l’imam Kiai Hajj Syarifuddin Muhammad, qui a chaleureusement souhaité la bienvenue à la délégation catholique: « Cette mosquée n’appartient pas seulement aux musulmans mais à tous les croyants. Ils y sont tous bienvenus. »
Le cardinal a ensuite rencontré les responsables des deux plus importantes organisations musulmanes de masse d’Indonésie: Hasyim Muzadi, dirigeant de la Nahdlatul Ulama (NU) et Din Syamsuddin, président de la Muhammadiyah. Au siège de cette dernière association, le prélat a présenté ses vœux pour le 100e anniversaire de la fondation du mouvement, ainsi que pour la fête de l’Id al-Adha (Aïd-el-Kebir), célébrée cette année le 27 novembre (3). Din Syamsuddin a exprimé la conviction selon laquelle « il y avait une bonne entente entre les chrétiens et les musulmans en Indonésie », précisant toutefois qu’il reconnaissait que « des problèmes persistaient, spécialement dans la cohabitation au quotidien ». Ces problèmes peuvent prendre une connotation religieuse, mais ne sont pas fondamentalement de nature religieuse, a-t-il précisé.
Le président de la Muhammadiyah a déclaré que la visite du cardinal permettrait de poursuivre le dialogue islamo-chrétien de façon plus concrète. Un dialogue mis à mal, il y a quelques années, par le conflit des Moluques, où des affrontements entre chrétiens et musulmans avaient fait des milliers de victimes et des centaines de milliers de réfugiés avant que ne soit signé un traité de paix en 2002 (4).
Les contacts du Saint-Siège avec la Muhammadiyah et la Nahdlatul Ulama, deux organisations connues pour leur conception « moderniste » de l’islam et leurs liens avec des associations non musulmanes, sont à replacer dans le contexte de la politique générale du Vatican de dialogue avec le courant modéré de l’islam. Le 26 novembre, Mgr Tauran a ainsi rencontré Abdurrahman Wahid, ancien président de l’Indonésie, à l’Institut Wahid, qu’il a fondé et qui promeut un islam de tendance modérée.
Après s’être entretenu avec les leaders des communautés hindoues, Mgr Tauran a achevé son périple interreligieux par une rencontre avec les responsables des Eglises de la communion protestante (PGI) à Djakarta. Une nouvelle fois, le cardinal a insisté sur la nécessité de « ne former qu’une seule et même famille » et sur le fait que les chrétiens, en tant que minorité, se devaient d’être les initiateurs du dialogue avec la majorité musulmane. « Entrer en dialogue avec des croyants d’autres religions est une expérience religieuse profonde, parce que vous êtes obligé de témoigner de votre propre foi », a expliqué le président du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux. En réponse, le Rév. Andreas A. Yewangoe a déclaré que, si le dialogue interreligieux et l’œcuménisme « n’étaient pas une nouveauté pour eux », la visite du cardinal leur « avait donné un nouvel élan ».
Pour cette visite officielle, le cardinal Tauran était accompagné de nombreuses personnalités de l’Eglise catholique d’Indonésie: Mgr Martinus Dogma Situmorang, évêque de Padang et président de la Conférence des évêques d’Indonésie, le cardinal Julius Darmaatmadja, archevêque de Djakarta, son coadjuteur, Mgr Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, et Mgr Johannes Maria Trilaksyanta Pujasumarta, membre du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux.
(1) Ucanews, 30 novembre 2009, Ucanews, 27 novembre 2009, Ucanews, 26 novembre 2009.
(2) La Grande Mosquée nationale d’Indonésie, qui peut accueillir plus de 100 000 fidèles, s’élève en face de la cathédrale de l’Assomption, dans le centre de Djakarta. Elle se compose d’un bâtiment central rectangulaire coiffé d’un dôme de 45 mètres de diamètre, supporté par douze colonnes. La grande mosquée a été conçue par l’architecte protestant Frederih Silaban, pour célébrer l’indépendance (Istiqlal en arabe). Le premier président du pays, Sukarno, lança la construction de l’édifice le 24 août 1961. Il a fallu dix-sept ans pour achever la construction de la mosquée, qui fut inaugurée par le président Suharto le 22 février 1978.
(3) L’Id al-Adha, l’une des principale fête de l’islam, commémore le sacrifice d’Abraham, en souvenir duquel il est de coutume de sacrifier un mouton par famille.
(4) Voir EDA 391
(Source: Eglises d'Asie, 2 décembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài suy nghĩ về Năm Thánh 2010 từ Sở Kiện đến Hà Nội
Đỗ Hữu Nghiêm
09:19 02/12/2009
Trong việc cử hành Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, người ta chú ý đặc biệt đến tính chất biện chứng của màu nhiệm Kitô giáo. Từ ban đầu, Thánh giá đau khổ đã gắn liền với lịch sử phát triển vinh quang của Kitô giáo, Tử Đạo vì chủ trương bách hại của nhà cầm quyền trong lịch sử Giáo Hội Kitô phổ quát đi liền với đà lớn mạnh của cộng đồng Công giáo. Tử đạo là hạt giống gieo mầm đức tin của kẻ có đạo. Nếu hạt giống gieo xuống lòng đất không mục nát đi, thì không phát sinh cây cối hoa quả tốt tươi
Nói cách khác, trong lịch sử hình thành, Giáo Hội Công giáo đã trưởng thành trong đau khổ. Cụ thể về địa lý lịch sử, Sở Kiện đã từng là một đấu mối quan trọng kiên vững nhất tập trung những đau khỗ mà người Công giáo kiên trung với đức tin đã phải chịu đựng trên bước đường trốn chạy, vì bị nhiều chính quyền phong kiến và quân chủ đương thời bách hại. Những cộng đồng Công giáo đã phải chạy trốn và bị phân sáp để tồn tại qua nhiều địa danh nổi tiếng: ở Giáo Hội miền Bắc, từ Vĩnh Trị, đến Kẻ Non, Hoàng Nguyên, Sở Kiện. Sở kiện là thủ đô của niềm tin Công giáo, trong khi Hà Nội là thủ đô vẩn tập trung quyền lực đàn áp sự phát triền của Công giáo.
Vì thế, dưới con mắt chống tôn giáo nóí chung và chống Công giáo hiện nay của người Cộng sản nóí riêng, việc Giáo Phận Hà Nội di chuyển trụ sở hoạt động từ Sở Kiện đến Hà Nội ở cuối thể kỷ 19 lại được giải thích là dấu chỉ kìm kẹp của toàn tính chủ nghĩa thuộc địa Pháp do Giám Mục Puginier cầm đầu.
Nhưng tất cả những suy đoán ấy hoàn toàn chủ quan có dụng ý kết án giáo hội đi đôi với thực dân đển đàn áp dân tộc. Nếu chúng ta còn lưu giữ được một số hình ảnh của Bác Sĩ Jacques Hocquet chụp được về bộ mặt thực của xã hội Việt Nam vào những nằm đầu thời Pháp cai trị Việt Nam, thì quả nhiên ở một giai đoạn ban đầu nhất định nào đó, việc chủ nghĩa thuộc địa Pháp khai hóa và nâng cao dần trình độ và nhận thứ của người Việt là có thực, mặc dù chủ nghĩa ấy luôn có dã tâm khống chế nền độc lập của Việt Nam.
Nhưng lễ khai mạc Năm Thánh uy nghiêm và long trọng của giáo hội Công giáo tại Sở Kiện ngày 23-24 tháng 11 năm 2010 chứng tỏ niềm tin Công giáo trong lịch sử dân tộc đã không toa rập với bất cứ chế độ xã hội nào, từ chế độ xã hội do chủ nghĩa thực dân Pháp tạo nên hay chế độ xã hội do chủ nghĩa Cộng Sản hiện nay gây dựng.
Thế nhưng chế độ nào phản ảnh lề lối cai trị thể hiện công lý, sự thật và nhân bản thì Cộng đồng Công giáo ủng hộ và thích ứng tích cực. Chế độ xã hội nào đi ngược lại quyền lợi chính đáng của nhân dân thì giáo hội phải có tiêng nói đối thoại xây dựng chấn chỉnh lại. Chính đốn một chế độ xã hội tốt hơn không có nghĩa là lật đổ chế độ ấy, mà chính chế độ ấy phải uyển chuyển thay đổi biện chứng khôn ngoan với thực tại và nguyện vọng cụ thể chính đáng của con người sinh sống trong từng hoàn cảnh biến chuyển linh hoạt dưới chế độ ấy.
Thể hiện cho thái độ ấy được biểu trưng cụ thể qua tinh thần và lập trường kiên trung, thẳng thắn, chân thật, của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô quang Kiệt không nhượng bộ hay đồng lõa với bất công, gian dối từ bất cứ quyền lực nào, bất chấp những đe dọa và thù ghét của chế độ xã hội ấy, ngay giũa hang ổ của chủ nghĩa cộng sản hiện nay.
Sở Kiện hay Hà Nội đều là biểu tượng cho tinh thần bất khuất trước bạo lực, nhưng yêu chuộng công lý, yêu thương và hòa bình của người Công giáo Việt Nam vậy.
Nói cách khác, trong lịch sử hình thành, Giáo Hội Công giáo đã trưởng thành trong đau khổ. Cụ thể về địa lý lịch sử, Sở Kiện đã từng là một đấu mối quan trọng kiên vững nhất tập trung những đau khỗ mà người Công giáo kiên trung với đức tin đã phải chịu đựng trên bước đường trốn chạy, vì bị nhiều chính quyền phong kiến và quân chủ đương thời bách hại. Những cộng đồng Công giáo đã phải chạy trốn và bị phân sáp để tồn tại qua nhiều địa danh nổi tiếng: ở Giáo Hội miền Bắc, từ Vĩnh Trị, đến Kẻ Non, Hoàng Nguyên, Sở Kiện. Sở kiện là thủ đô của niềm tin Công giáo, trong khi Hà Nội là thủ đô vẩn tập trung quyền lực đàn áp sự phát triền của Công giáo.
Vì thế, dưới con mắt chống tôn giáo nóí chung và chống Công giáo hiện nay của người Cộng sản nóí riêng, việc Giáo Phận Hà Nội di chuyển trụ sở hoạt động từ Sở Kiện đến Hà Nội ở cuối thể kỷ 19 lại được giải thích là dấu chỉ kìm kẹp của toàn tính chủ nghĩa thuộc địa Pháp do Giám Mục Puginier cầm đầu.
Nhưng tất cả những suy đoán ấy hoàn toàn chủ quan có dụng ý kết án giáo hội đi đôi với thực dân đển đàn áp dân tộc. Nếu chúng ta còn lưu giữ được một số hình ảnh của Bác Sĩ Jacques Hocquet chụp được về bộ mặt thực của xã hội Việt Nam vào những nằm đầu thời Pháp cai trị Việt Nam, thì quả nhiên ở một giai đoạn ban đầu nhất định nào đó, việc chủ nghĩa thuộc địa Pháp khai hóa và nâng cao dần trình độ và nhận thứ của người Việt là có thực, mặc dù chủ nghĩa ấy luôn có dã tâm khống chế nền độc lập của Việt Nam.
Nhưng lễ khai mạc Năm Thánh uy nghiêm và long trọng của giáo hội Công giáo tại Sở Kiện ngày 23-24 tháng 11 năm 2010 chứng tỏ niềm tin Công giáo trong lịch sử dân tộc đã không toa rập với bất cứ chế độ xã hội nào, từ chế độ xã hội do chủ nghĩa thực dân Pháp tạo nên hay chế độ xã hội do chủ nghĩa Cộng Sản hiện nay gây dựng.
Thế nhưng chế độ nào phản ảnh lề lối cai trị thể hiện công lý, sự thật và nhân bản thì Cộng đồng Công giáo ủng hộ và thích ứng tích cực. Chế độ xã hội nào đi ngược lại quyền lợi chính đáng của nhân dân thì giáo hội phải có tiêng nói đối thoại xây dựng chấn chỉnh lại. Chính đốn một chế độ xã hội tốt hơn không có nghĩa là lật đổ chế độ ấy, mà chính chế độ ấy phải uyển chuyển thay đổi biện chứng khôn ngoan với thực tại và nguyện vọng cụ thể chính đáng của con người sinh sống trong từng hoàn cảnh biến chuyển linh hoạt dưới chế độ ấy.
Thể hiện cho thái độ ấy được biểu trưng cụ thể qua tinh thần và lập trường kiên trung, thẳng thắn, chân thật, của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô quang Kiệt không nhượng bộ hay đồng lõa với bất công, gian dối từ bất cứ quyền lực nào, bất chấp những đe dọa và thù ghét của chế độ xã hội ấy, ngay giũa hang ổ của chủ nghĩa cộng sản hiện nay.
Sở Kiện hay Hà Nội đều là biểu tượng cho tinh thần bất khuất trước bạo lực, nhưng yêu chuộng công lý, yêu thương và hòa bình của người Công giáo Việt Nam vậy.
Một Lễ Hiện Xuống Mới cho Giáo Hội Việt Nam
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:20 02/12/2009
«Niên lịch phụng vụ Giáo Hội Công Giáo rất phong phú ». Đây là lời nhận xét của đức hồng y Etchegaray khi ngài mở đầu bài giảng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội vừa qua. Đặc biệt, trong suốt tháng mười một, Giáo Hội Việt nam mừng kỷ niệm rất nhiều ngày lễ trọng đại. Trước hết, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta mừng kính Các Thánh Nam Nữ, những kitô hữu đã kết thúc hành trình trần thế trong đức tin và nay đang được hưởng tôn nhan Chúa. Kế đến, chúng ta tiếp tục bước vào màu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội mà cầu nguyện cho các linh hồn, trong đó cũng tính đến những người thân thuộc của mình, hiện đang còn phải thanh luyện do những lầm lỗi mắc phải khi còn sống. Đặc biệt, năm nay nhân ngày mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, những bậc tiền nhân anh hùng đã dùng máu đào để minh chứng cho đức tin trung kiên, Giáo Hội Việt Nam long trọng khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện để ghi dấu những điểm mốc lịch sử quan trọng: 350 năm ngày thành lập hai giáo phận đầu tiên, và 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Nhìn lại quá khứ trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn các bậc tiền nhân để tiếp tục hướng đến một tương lai trong niềm hy vọng được thể hiện qua các bài chia sẻ, thư mục vụ của các vị bản quyền trong biến cố trọng đại này.
Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã viết trong lá thư mục vụ rằng đây là cơ hội để mỗi Kitô hữu cảm nghiệm những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam, và cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân và những chứng nhân đức tin đã vun đắp cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời cũng là dịp hướng đến tương lai cho sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi mỗi Kitô hữu cần phải ý thức được vai trò của mình để cộng tác với ơn Chúa trong việc « quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn ».
Cũng trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn các bậc tổ tiên, đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với bài diễn văn khai mạc đã sánh ví sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Việt Nam như dụ ngôn hạt cải trong Tin Mừng. Hạt giống đức tin đã đâm sâu vào lòng đất Việt nam, nảy mầm, và phát triển thành cây cao bóng cả để che mát cho hàng triệu Kitô hữu Việt Nam. Đức cha cũng không quên nhắc đến điểm son về đời sống đạo của các bậc tiền nhân. Thấm nhuần Tin Mừng yêu thương của Chúa Kitô, cộng đoàn Kitô sơ khai của Giáo Hội Việt Nam cũng đã nên giống cộng đoàn tín hữu thời các Tông Đồ, đến nỗi người lương dân đã gọi là Đạo Tình Yêu để gọi tên cho những người theo đạo mới này.
Về phần mình, trong bài giảng của thánh lễ khai mạc Năm Thánh, đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa đã nêu bật sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Việt Nam gắn liền với « lịch sử của cuộc bách hại » như bao Giáo Hội của Chúa Kitô tại các địa phương khác. Giáo Hội tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật của Đấng Sáng Lập. Quy luật này được sánh ví như hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, tự thối đi để nảy mầm, phát triển và sinh bông kết hạt.
Trong phần cuối cùng của bài giảng, Đức cha Giáo phận Thanh Hóa đã chính thức xin lỗi những người không cùng niềm tin Kitô giáo về những lầm lỗi gây ra cách này cách khác của người Công Giáo Việt Nam trong quá khứ. Đức cha cũng bày tỏ khát vọng là hãy cùng nhau khép lại « quá khứ của tỵ hiềm và của ngờ vực» để cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước. « Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai », Đức cha chia sẻ thao thức.
Năm 1533, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vào cánh đồng Việt Nam. Hơn 120 năm sau, con số tín hữu ngày một gia tăng đã dẫn đến quyết định của Tòa Thánh về việc thành lập hai giáo phận đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1659. Phải mãi đến 400 năm sau, vào năm 1933 Giáo Hội tại Việt Nam mới có vị giám mục đầu tiên là người bản xứ (đức cha Nguyễn Bá Tòng). Sau 427 năm đón nhận Tin Mừng, Hàng giáo phẩm Việt nam chính thức được thành lập vào năm 1960.
Do diễn biến phức tạp của đất nước, đúng 20 năm kể từ ngày thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam mới có kỳ họp đầu tiên vào năm 1980. Lá Thư chung bày tỏ sứ mạng « Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc » được công bố trong kỳ họp này. Gần 30 năm sau khi cho ra đời lá thư chung nêu trên, đến hôm nay Giáo Hội Việt Nam mới có một cuộc hội ngộ « hùng hậu và đầy đủ » như buổi khai mạc Năm Thánh vừa rồi. Hy vọng đây là một Lễ Hiện Xuống mới của Giáo Hội Việt Nam.
Nhìn lại quá khứ trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn các bậc tiền nhân để tiếp tục hướng đến một tương lai trong niềm hy vọng được thể hiện qua các bài chia sẻ, thư mục vụ của các vị bản quyền trong biến cố trọng đại này.
Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã viết trong lá thư mục vụ rằng đây là cơ hội để mỗi Kitô hữu cảm nghiệm những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam, và cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân và những chứng nhân đức tin đã vun đắp cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời cũng là dịp hướng đến tương lai cho sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi mỗi Kitô hữu cần phải ý thức được vai trò của mình để cộng tác với ơn Chúa trong việc « quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn ».
Cũng trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn các bậc tổ tiên, đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với bài diễn văn khai mạc đã sánh ví sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Việt Nam như dụ ngôn hạt cải trong Tin Mừng. Hạt giống đức tin đã đâm sâu vào lòng đất Việt nam, nảy mầm, và phát triển thành cây cao bóng cả để che mát cho hàng triệu Kitô hữu Việt Nam. Đức cha cũng không quên nhắc đến điểm son về đời sống đạo của các bậc tiền nhân. Thấm nhuần Tin Mừng yêu thương của Chúa Kitô, cộng đoàn Kitô sơ khai của Giáo Hội Việt Nam cũng đã nên giống cộng đoàn tín hữu thời các Tông Đồ, đến nỗi người lương dân đã gọi là Đạo Tình Yêu để gọi tên cho những người theo đạo mới này.
Về phần mình, trong bài giảng của thánh lễ khai mạc Năm Thánh, đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa đã nêu bật sự hình thành và phát triển của Giáo Hội Việt Nam gắn liền với « lịch sử của cuộc bách hại » như bao Giáo Hội của Chúa Kitô tại các địa phương khác. Giáo Hội tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật của Đấng Sáng Lập. Quy luật này được sánh ví như hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, tự thối đi để nảy mầm, phát triển và sinh bông kết hạt.
Trong phần cuối cùng của bài giảng, Đức cha Giáo phận Thanh Hóa đã chính thức xin lỗi những người không cùng niềm tin Kitô giáo về những lầm lỗi gây ra cách này cách khác của người Công Giáo Việt Nam trong quá khứ. Đức cha cũng bày tỏ khát vọng là hãy cùng nhau khép lại « quá khứ của tỵ hiềm và của ngờ vực» để cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước. « Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai », Đức cha chia sẻ thao thức.
Năm 1533, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vào cánh đồng Việt Nam. Hơn 120 năm sau, con số tín hữu ngày một gia tăng đã dẫn đến quyết định của Tòa Thánh về việc thành lập hai giáo phận đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1659. Phải mãi đến 400 năm sau, vào năm 1933 Giáo Hội tại Việt Nam mới có vị giám mục đầu tiên là người bản xứ (đức cha Nguyễn Bá Tòng). Sau 427 năm đón nhận Tin Mừng, Hàng giáo phẩm Việt nam chính thức được thành lập vào năm 1960.
Do diễn biến phức tạp của đất nước, đúng 20 năm kể từ ngày thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam mới có kỳ họp đầu tiên vào năm 1980. Lá Thư chung bày tỏ sứ mạng « Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc » được công bố trong kỳ họp này. Gần 30 năm sau khi cho ra đời lá thư chung nêu trên, đến hôm nay Giáo Hội Việt Nam mới có một cuộc hội ngộ « hùng hậu và đầy đủ » như buổi khai mạc Năm Thánh vừa rồi. Hy vọng đây là một Lễ Hiện Xuống mới của Giáo Hội Việt Nam.
Hi vọng trong sự thật
LM Phêrô Trần Đình Lai
09:34 02/12/2009
Hơn 100.000 con tim rạo rực khi đặt chân tới Sở Kiện và ra về với những niềm hi vọng khác nhau. Riêng tôi có 5 niềm vui và những điều hi vọng.
Niềm vui thứ nhất: Vui mừng vì sự “chiếu cố” cần thiết của chính quyền Việt Nam khi họ “chấp thuận” cho tổ chức đại lễ khai mạc Năm Thánh trên vùng “đất nóng” của lịch sử đức tin Công giáo Việt Nam - Sở Kiện - nơi mà gần 150 năm trước - Năm 1867, Đức cha Puginier đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa đầu tiên của giáo phận Tây Đàng ngoài, đánh dấu một mốc son đức tin chân chính cho dân tộc Việt Nam nói chung và cách riêng cho miền bắc Việt Nam.
Sở dĩ tôi nói “chiếu cố” vì vạn bất đắc dĩ họ mới đồng ý như vậy, mặc dẫu đó là quyền chính đáng mà đồng bào ta được hưởng, cách riêng là người Công giáo Việt Nam trước những nhu cầu thiết yếu của Đức Tin.
Niềm vui thứ 2: Vui mừng vì sức khỏe của Cha Giuse. (Tôi và con cái giáo xứ Yên Lý nhỏ bé tôi coi sóc thường gọi Đức Tổng Kiệt là Cha Giuse) sau nhiều thông tin thất thiệt về sức khỏe của Ngài trong biến cố Thái Hà, Khâm Sứ, Tam Tòa, Loan Lý… nay thấy Cha Giuse khỏe và linh hoạt điều hành cuộc lễ khai mạc thành công như vậy thì chúng tôi mừng. Điều này được tác giả Nguyễn Long Thao nói khá rõ trong bài viết Phân tích vấn đề Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức (trên VietCatholic).
Niềm vui thứ 3: Vui mừng về sự hiện diện của đại diện 12 đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và các vị đại diện các các tôn giáo anh em. Nói gì thì nói nhưng thiếu tâm tình bên trong cũng như sự hiện diện bên ngoài của các vị ấy thì tinh thần hiệp thông cũng kém phần thiêng liêng. Điều mà Đức Tổng Giuse đã nói lên trong lời cảm ơn của ngài sau Thánh lễ: “Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đại diện của các tòa đại sứ: Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Úc, Ý và các tòa đại sứ khác trong thánh lễ này. Cám ơn quý vị đã đến để nói lên lòng trân trọng đối với các giá trị tâm linh và sự quan tâm đến tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi của con người. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của các vị chức sắc các tôn giáo bạn. Khác niềm tin nhưng chúng ta cùng một thao thức phát triển phần tâm linh cao quí để con người được sống hạnh phúc. Với sự hiện diện của quý vị, sự cộng tác giữa các tôn giáo chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp”.
Niềm vui thứ 4: Vui mừng về những nghĩa cử của các đức Hồng y, Đức Giám mục Chủ tịch, Đức Tổng Giám mục Trưởng ban Tổ chức tại Hà Nội, các tổng giám mục và giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam và các đức Hồng y đến từ Vatican – trong đó một vị gốc Pháp và một vị gốc Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Paris (Pháp), Đức Giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ); Đức ông Choi từ Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc), Cha Bề trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris (Pháp).
Mỗi người một vẻ, một phong thái riêng thể hiện hình ảnh Đức Kitô nơi chính con người và sứ vụ mà Chúa đã đặt trong những hoàn cảnh, phẩm chức khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là “Thao thức cho một Giáo hội Công giáo Việt Nam đang khắc khoải”.
Trong những thao thức ấy tôi quan tâm tới thao thức của Đức Cha Roger Etchégaray, vị Hồng y ngoại quốc này đã hô to “Dân tộc Việt Nam muôn năm” . Mặc dầu người dịch nói là “Giáo hội Việt Nam muôn năm” nhưng sự thật thì Người đến từ Rome đã nói “Dân tộc Việt Nam muôn năm” tôi hài lòng về câu nói này. Tuy nhiên, khi một người mang quốc tịch Vatican nói lời tự hào về dân tộc Việt Nam còn chúng ta tự hào về điều gì trong khi chúng ta là con cháu Vua Hùng xét theo nghĩa trần thế? Lại nữa, vào cuối lời tâm sự của ngài trong bài phát biểu hôm đó có một chi tiết khá thú vị. Cha Roger Etchégaray nói, đại khái như thế này: “Cái tai của tôi có vấn đề, tôi mới chỉ nghe được một bên còn bên kia nghe chưa rõ lắm, xin lặp lại một lần nữa để tôi nghe cho được rõ hơn” . Dứt lời, một tràng pháo tay giòn giã hơn, dài hơn đã vang lên, tôi chờ đợi mãi tràng pháo tay này, vì Rome trên một phương diện nào đó đã công khai “cái tai có vấn đề” nhưng lại biết lắng nghe nhiều chiều và luôn sáng suốt trong mọi quyết định “Chậm như Rôma”. Tuy chậm nhưng đúng với chữ thời chứ không phải là sự bảo thủ trì trệ, tắc nghẽn, ngột ngạt theo chủ trương của thế gian.
Niềm vui thứ 5: Tôi vui mừng vì thấy đông đảo giáo dân và tu sĩ ngoài giáo phận Vinh vây quanh, ân cần thăm hỏi vị cha già của chúng tôi - Đức Cha Phaolô trong dịp đại lễ ở Sở Kiện lần này. Điều đó nói lên rằng khi một người tu hành sống và làm chứng cho sự thật đúng nghĩa dẫu cuộc đời có phũ phàng thì “Thiên Chúa là đấng thấu suốt mọi tâm can sẽ trả công cân xứng cho người” . Ở cái tuổi ngoài 80 thử hỏi được mấy ai nhiệt tâm với con chiên và công lý như Đức Cha Cao Đình Thuyên?
Hôm đó gần 100 anh em linh mục và khoảng hơn 4000 giáo dân giáo phận Vinh đi lễ Sở Kiện, mỗi người ra về với nhiều thao thức khác nhau nhưng chắc rằng có chung một hi vọng. Hi vọng Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình nên có một sự sám hối tận căn về những gì họ đã làm trong thời gian qua đối với người Công giáo Giáo phận Vinh, cách riêng là ở Quảng Bình.
Cá nhân tôi, hi vọng một đường lối đối thoại tích cực giữa chính quyền và Công giáo về những bất đồng chính kiến không đáng có. Đối thoạt tích cực mà tôi hi vọng ở đây là một sân chơi tri thức, có trách nhiệm với nhau và sẵn sàng xin lỗi nếu ai có lỗi. Đơn cử một vài việc gần đây. Cho tới nay linh mục đoàn Giáo phận Vinh chúng tôi ấm ức mãi sự việc những kitô hữu ở Tam Tòa bị đánh đập dã man, 3 người anh em linh mục, cha Ngô Thế Bính, cha Dương, Cha Hữu, làm mục vụ ở Quảng Bình bị ngược đãi, nhưng mãi tới nay chưa thấy một động thái tích cực nào của chính quyền tỉnh Quảng Bình. Ngay khi anh em linh mục chúng tôi chuẩn bị bước vào tuần tĩnh tâm thì tượng đài Đức Mẹ La Vang ở Bàu Sen ngang nhiên bị tháo dỡ xúc phạm.
Bởi đó phải có một lối đi cụ thể cho sự hòa giải chứ không thể chung chung theo chủ trương nọ chính sách kia. Hòa giải không cụ thể là tiến lên chủ nghĩa hi vọng không tưởng.
Hi vọng Ban Tôn giáo Chính phủ nên có một cái nhìn trưởng thành về tôn giáo. Tôn giáo là một một chân lý của nhân loại, nhu cầu tôn giáo là quyền tất yếu của con người mọi thời đại. Dân càng giàu, nước càng mạnh thì nhu cầu tôn giáo càng lớn đó là nguyên lý tất yếu trong quy luật phát triển của mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Việc trung dung tích cực giữa tôn giáo và chính trị là vấn đề mấu chốt cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Nói cách chính xác là tôn giáo giúp cho chính trị ổn định nhiều hơn là công an và quân đội, đặc biệt là ở Việt Nam trong thời điểm này.
Và khi một cái nhìn trưởng thành về tôn giáo được khai mở thì quyền tham gia an ninh trật tự cũng như cải cách xã hội được bình đẳng phát triển. Thử hỏi trong các bộ, ngành trung ương và các cơ quan Chính phủ Việt Nam hiện hành được mấy người có chức quyền và tiếng nói được chấp thuận mà người đó không cần đảng tịch? Phải sớm có một giải pháp hòa giải tích cực và cân bằng tri thức chân chính thi niềm “hi vọng” mới có cơ sở và giới tri thức chân chính Việt Nam mới có cơ hội dấn thân xây dựng dân tộc.
Hi vọng vào một sự bứt phá cái “tôi”quyền lực của các vị lãnh đạo quốc gia để dám nhìn thẳng vào sự thật Việt Nam hôm nay. Các vị đang làm gì cho dân tộc Việt Nam chúng ta?
Phía Giáo hội Công giáo Việt Nam liên tục canh tân chính mình và thể hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể đã công khai bộc lộ điều đó vào chiều tối hôm trước lễ khai mạc, trong nghi thức sám hối và hòa giải được thực hiện bởi Giáo phận Thanh Hóa, thay mặt toàn thể Giáo hội Việt Nam. Điệp khúc tạ tội được khảng khái nói lên như một nghĩa cử lột xác để được giải thoát “chúng con xin cúi đầu tạ tội!”. Ai nghe cũng không khỏi ngậm ngùi sám hối và thức tỉnh chính mình.
Ý nghĩa sám hối đó một lần nữa lại được Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, cụ thể trong bài giảng Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010. Ngài nói: “Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.
Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà”.
Tôi trở về nhiệm sở của mình mà mà lòng thao thức mãi khôn nguôi về những dấu ấn của một chuyến đi. Tôi nghĩ niềm “hi vọng” mà Cha Roger Etchégaray đề cập tới không phải là một quan điểm sáo mòn của Rome nhưng là một hiện thực sinh động, rất phù hợp với hoàn cảnh chính trị và tôn giáo Việt Nam hôm nay, nếu đôi bên biết sám hối tận căn và có giải pháp hòa giải tích cực.
Hi vọng một sự đổi mới tích cực, đa chiều nơi mỗi con người cụ thể chứ không phải là sự thay đổi chiến thuật, phương pháp đối phó tôn giáo, đối phó chính quyền. Hơn thế nữa, giáo lý Kitô giáo không mời gọi chúng ta phấn đấu để đạt tới một hạnh phúc, một niềm hi vọng viễn vông nào đó mà là nhắm tới sự hoàn thiện mỗi con người cụ thể để: “Nên Thánh như Cha các con là Đấng Thánh” . Bởi đó góc nhìn về khái niệm “hi vọng” trong ý tưởng của người đến từ Rome là Hi vọng một sự đổi mới tích cực, cụ thể của cả đạo và đời – Hi vọng trong sự thật chứ không phải là hi vọng vào một miền đất hứa hiện sinh, quẩn quanh trong cơ chế Sa mạc. Như vậy thì tội nghiệp cho đồng bào ta lắm.
Tôi “vui mừng và hi vọng” . Tôi suy nghĩ mãi về tấm logo trong lễ khai mạc năm thánh mang đậm nét dân tộc Việt Nam. Chiếc máy ảnh tôi mang theo nó cũng cũ rích như như con người và nghệ thuật nhiếp ảnh của tôi nhưng dẫu sao đây cũng là tấm hình tôi thích nhất trong chuyến đi này.
Cho phép tôi được khép lại trang tâm sự trên đây bằng mẩu chuyện trong Đường hi vọng của Đức cố Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận khi ngài nói về ý nghĩa hiệp thông: * Con hô một khẩu hiệu: "Tất cả hiệp nhất", hiệp nhất giữa các người Công giáo, hiệp nhất giữa các Kitô hữu, hiệp nhất giữa các dân tộc. Như Chúa Cha và Chúa Con là một (ĐHV 982).
Đức Thượng phụ Athénagoras (1886-1974) là biểu tượng sống động của phong trào hợp nhất Kitô giáo. Ngài liên kết chặt chẽ với Đức Phaolô VI. Ngài tuân theo và đồng ý với mọi đường lối cũng như chương trình của Đức Giáo Hoàng ở Roma. Ngài gọi Đức Phaolô VI là Thánh Phaolô 2. Mỗi đêm ngồi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cho Đức Thánh Cha.
Ngài luôn luôn khát vọng sự hợp nhất. Cũng như Đức Gioan XXIII, lúc hấp hối, miệng ngài đã liên lỉ lặp lại câu này: "Làm sao để trở nên một".
Đức Thượng phụ Giáo chủ còn nói về sự hiệp nhất thế này: "Một ngàn năm đầu, Hội Thánh chỉ là một gia đình, một ngàn năm sau là sự cải vã chia lìa nhau! Còn giờ đây chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thời đại mới: Thời đại bác ái hiệp nhất!" Rồi Ngài hỏi hai lần: "Các cha có biết cuốn sách nào hay nhất thế giới không?" Và ngài tự trả lời: "Chính các cha là cuốn sách đó, vì nếu chúng ta hiệp nhất trong tình yêu của Chúa là chúng ta hiệp nhất trong Đức Kitô, mà Đức Kitô là tất cả sự khôn ngoan của vũ trụ".
Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh đã khép lại, nhưng mở đầu cho một Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, cũng là mở đầu cho những niềm vui và hi vọng mới.
Niềm vui thứ nhất: Vui mừng vì sự “chiếu cố” cần thiết của chính quyền Việt Nam khi họ “chấp thuận” cho tổ chức đại lễ khai mạc Năm Thánh trên vùng “đất nóng” của lịch sử đức tin Công giáo Việt Nam - Sở Kiện - nơi mà gần 150 năm trước - Năm 1867, Đức cha Puginier đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa đầu tiên của giáo phận Tây Đàng ngoài, đánh dấu một mốc son đức tin chân chính cho dân tộc Việt Nam nói chung và cách riêng cho miền bắc Việt Nam.
Sở dĩ tôi nói “chiếu cố” vì vạn bất đắc dĩ họ mới đồng ý như vậy, mặc dẫu đó là quyền chính đáng mà đồng bào ta được hưởng, cách riêng là người Công giáo Việt Nam trước những nhu cầu thiết yếu của Đức Tin.
Niềm vui thứ 2: Vui mừng vì sức khỏe của Cha Giuse. (Tôi và con cái giáo xứ Yên Lý nhỏ bé tôi coi sóc thường gọi Đức Tổng Kiệt là Cha Giuse) sau nhiều thông tin thất thiệt về sức khỏe của Ngài trong biến cố Thái Hà, Khâm Sứ, Tam Tòa, Loan Lý… nay thấy Cha Giuse khỏe và linh hoạt điều hành cuộc lễ khai mạc thành công như vậy thì chúng tôi mừng. Điều này được tác giả Nguyễn Long Thao nói khá rõ trong bài viết Phân tích vấn đề Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức (trên VietCatholic).
Niềm vui thứ 3: Vui mừng về sự hiện diện của đại diện 12 đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và các vị đại diện các các tôn giáo anh em. Nói gì thì nói nhưng thiếu tâm tình bên trong cũng như sự hiện diện bên ngoài của các vị ấy thì tinh thần hiệp thông cũng kém phần thiêng liêng. Điều mà Đức Tổng Giuse đã nói lên trong lời cảm ơn của ngài sau Thánh lễ: “Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đại diện của các tòa đại sứ: Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Úc, Ý và các tòa đại sứ khác trong thánh lễ này. Cám ơn quý vị đã đến để nói lên lòng trân trọng đối với các giá trị tâm linh và sự quan tâm đến tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi của con người. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của các vị chức sắc các tôn giáo bạn. Khác niềm tin nhưng chúng ta cùng một thao thức phát triển phần tâm linh cao quí để con người được sống hạnh phúc. Với sự hiện diện của quý vị, sự cộng tác giữa các tôn giáo chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp”.
Niềm vui thứ 4: Vui mừng về những nghĩa cử của các đức Hồng y, Đức Giám mục Chủ tịch, Đức Tổng Giám mục Trưởng ban Tổ chức tại Hà Nội, các tổng giám mục và giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam và các đức Hồng y đến từ Vatican – trong đó một vị gốc Pháp và một vị gốc Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Paris (Pháp), Đức Giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ); Đức ông Choi từ Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc), Cha Bề trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris (Pháp).
Mỗi người một vẻ, một phong thái riêng thể hiện hình ảnh Đức Kitô nơi chính con người và sứ vụ mà Chúa đã đặt trong những hoàn cảnh, phẩm chức khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là “Thao thức cho một Giáo hội Công giáo Việt Nam đang khắc khoải”.
Trong những thao thức ấy tôi quan tâm tới thao thức của Đức Cha Roger Etchégaray, vị Hồng y ngoại quốc này đã hô to “Dân tộc Việt Nam muôn năm” . Mặc dầu người dịch nói là “Giáo hội Việt Nam muôn năm” nhưng sự thật thì Người đến từ Rome đã nói “Dân tộc Việt Nam muôn năm” tôi hài lòng về câu nói này. Tuy nhiên, khi một người mang quốc tịch Vatican nói lời tự hào về dân tộc Việt Nam còn chúng ta tự hào về điều gì trong khi chúng ta là con cháu Vua Hùng xét theo nghĩa trần thế? Lại nữa, vào cuối lời tâm sự của ngài trong bài phát biểu hôm đó có một chi tiết khá thú vị. Cha Roger Etchégaray nói, đại khái như thế này: “Cái tai của tôi có vấn đề, tôi mới chỉ nghe được một bên còn bên kia nghe chưa rõ lắm, xin lặp lại một lần nữa để tôi nghe cho được rõ hơn” . Dứt lời, một tràng pháo tay giòn giã hơn, dài hơn đã vang lên, tôi chờ đợi mãi tràng pháo tay này, vì Rome trên một phương diện nào đó đã công khai “cái tai có vấn đề” nhưng lại biết lắng nghe nhiều chiều và luôn sáng suốt trong mọi quyết định “Chậm như Rôma”. Tuy chậm nhưng đúng với chữ thời chứ không phải là sự bảo thủ trì trệ, tắc nghẽn, ngột ngạt theo chủ trương của thế gian.
Niềm vui thứ 5: Tôi vui mừng vì thấy đông đảo giáo dân và tu sĩ ngoài giáo phận Vinh vây quanh, ân cần thăm hỏi vị cha già của chúng tôi - Đức Cha Phaolô trong dịp đại lễ ở Sở Kiện lần này. Điều đó nói lên rằng khi một người tu hành sống và làm chứng cho sự thật đúng nghĩa dẫu cuộc đời có phũ phàng thì “Thiên Chúa là đấng thấu suốt mọi tâm can sẽ trả công cân xứng cho người” . Ở cái tuổi ngoài 80 thử hỏi được mấy ai nhiệt tâm với con chiên và công lý như Đức Cha Cao Đình Thuyên?
Hôm đó gần 100 anh em linh mục và khoảng hơn 4000 giáo dân giáo phận Vinh đi lễ Sở Kiện, mỗi người ra về với nhiều thao thức khác nhau nhưng chắc rằng có chung một hi vọng. Hi vọng Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình nên có một sự sám hối tận căn về những gì họ đã làm trong thời gian qua đối với người Công giáo Giáo phận Vinh, cách riêng là ở Quảng Bình.
Cá nhân tôi, hi vọng một đường lối đối thoại tích cực giữa chính quyền và Công giáo về những bất đồng chính kiến không đáng có. Đối thoạt tích cực mà tôi hi vọng ở đây là một sân chơi tri thức, có trách nhiệm với nhau và sẵn sàng xin lỗi nếu ai có lỗi. Đơn cử một vài việc gần đây. Cho tới nay linh mục đoàn Giáo phận Vinh chúng tôi ấm ức mãi sự việc những kitô hữu ở Tam Tòa bị đánh đập dã man, 3 người anh em linh mục, cha Ngô Thế Bính, cha Dương, Cha Hữu, làm mục vụ ở Quảng Bình bị ngược đãi, nhưng mãi tới nay chưa thấy một động thái tích cực nào của chính quyền tỉnh Quảng Bình. Ngay khi anh em linh mục chúng tôi chuẩn bị bước vào tuần tĩnh tâm thì tượng đài Đức Mẹ La Vang ở Bàu Sen ngang nhiên bị tháo dỡ xúc phạm.
Bởi đó phải có một lối đi cụ thể cho sự hòa giải chứ không thể chung chung theo chủ trương nọ chính sách kia. Hòa giải không cụ thể là tiến lên chủ nghĩa hi vọng không tưởng.
Hi vọng Ban Tôn giáo Chính phủ nên có một cái nhìn trưởng thành về tôn giáo. Tôn giáo là một một chân lý của nhân loại, nhu cầu tôn giáo là quyền tất yếu của con người mọi thời đại. Dân càng giàu, nước càng mạnh thì nhu cầu tôn giáo càng lớn đó là nguyên lý tất yếu trong quy luật phát triển của mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Việc trung dung tích cực giữa tôn giáo và chính trị là vấn đề mấu chốt cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Nói cách chính xác là tôn giáo giúp cho chính trị ổn định nhiều hơn là công an và quân đội, đặc biệt là ở Việt Nam trong thời điểm này.
Và khi một cái nhìn trưởng thành về tôn giáo được khai mở thì quyền tham gia an ninh trật tự cũng như cải cách xã hội được bình đẳng phát triển. Thử hỏi trong các bộ, ngành trung ương và các cơ quan Chính phủ Việt Nam hiện hành được mấy người có chức quyền và tiếng nói được chấp thuận mà người đó không cần đảng tịch? Phải sớm có một giải pháp hòa giải tích cực và cân bằng tri thức chân chính thi niềm “hi vọng” mới có cơ sở và giới tri thức chân chính Việt Nam mới có cơ hội dấn thân xây dựng dân tộc.
Phía Giáo hội Công giáo Việt Nam liên tục canh tân chính mình và thể hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể đã công khai bộc lộ điều đó vào chiều tối hôm trước lễ khai mạc, trong nghi thức sám hối và hòa giải được thực hiện bởi Giáo phận Thanh Hóa, thay mặt toàn thể Giáo hội Việt Nam. Điệp khúc tạ tội được khảng khái nói lên như một nghĩa cử lột xác để được giải thoát “chúng con xin cúi đầu tạ tội!”. Ai nghe cũng không khỏi ngậm ngùi sám hối và thức tỉnh chính mình.
Ý nghĩa sám hối đó một lần nữa lại được Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, cụ thể trong bài giảng Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010. Ngài nói: “Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.
Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà”.
Tôi trở về nhiệm sở của mình mà mà lòng thao thức mãi khôn nguôi về những dấu ấn của một chuyến đi. Tôi nghĩ niềm “hi vọng” mà Cha Roger Etchégaray đề cập tới không phải là một quan điểm sáo mòn của Rome nhưng là một hiện thực sinh động, rất phù hợp với hoàn cảnh chính trị và tôn giáo Việt Nam hôm nay, nếu đôi bên biết sám hối tận căn và có giải pháp hòa giải tích cực.
Hi vọng một sự đổi mới tích cực, đa chiều nơi mỗi con người cụ thể chứ không phải là sự thay đổi chiến thuật, phương pháp đối phó tôn giáo, đối phó chính quyền. Hơn thế nữa, giáo lý Kitô giáo không mời gọi chúng ta phấn đấu để đạt tới một hạnh phúc, một niềm hi vọng viễn vông nào đó mà là nhắm tới sự hoàn thiện mỗi con người cụ thể để: “Nên Thánh như Cha các con là Đấng Thánh” . Bởi đó góc nhìn về khái niệm “hi vọng” trong ý tưởng của người đến từ Rome là Hi vọng một sự đổi mới tích cực, cụ thể của cả đạo và đời – Hi vọng trong sự thật chứ không phải là hi vọng vào một miền đất hứa hiện sinh, quẩn quanh trong cơ chế Sa mạc. Như vậy thì tội nghiệp cho đồng bào ta lắm.
Tôi “vui mừng và hi vọng” . Tôi suy nghĩ mãi về tấm logo trong lễ khai mạc năm thánh mang đậm nét dân tộc Việt Nam. Chiếc máy ảnh tôi mang theo nó cũng cũ rích như như con người và nghệ thuật nhiếp ảnh của tôi nhưng dẫu sao đây cũng là tấm hình tôi thích nhất trong chuyến đi này.
Cho phép tôi được khép lại trang tâm sự trên đây bằng mẩu chuyện trong Đường hi vọng của Đức cố Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận khi ngài nói về ý nghĩa hiệp thông: * Con hô một khẩu hiệu: "Tất cả hiệp nhất", hiệp nhất giữa các người Công giáo, hiệp nhất giữa các Kitô hữu, hiệp nhất giữa các dân tộc. Như Chúa Cha và Chúa Con là một (ĐHV 982).
Đức Thượng phụ Athénagoras (1886-1974) là biểu tượng sống động của phong trào hợp nhất Kitô giáo. Ngài liên kết chặt chẽ với Đức Phaolô VI. Ngài tuân theo và đồng ý với mọi đường lối cũng như chương trình của Đức Giáo Hoàng ở Roma. Ngài gọi Đức Phaolô VI là Thánh Phaolô 2. Mỗi đêm ngồi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cho Đức Thánh Cha.
Ngài luôn luôn khát vọng sự hợp nhất. Cũng như Đức Gioan XXIII, lúc hấp hối, miệng ngài đã liên lỉ lặp lại câu này: "Làm sao để trở nên một".
Đức Thượng phụ Giáo chủ còn nói về sự hiệp nhất thế này: "Một ngàn năm đầu, Hội Thánh chỉ là một gia đình, một ngàn năm sau là sự cải vã chia lìa nhau! Còn giờ đây chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thời đại mới: Thời đại bác ái hiệp nhất!" Rồi Ngài hỏi hai lần: "Các cha có biết cuốn sách nào hay nhất thế giới không?" Và ngài tự trả lời: "Chính các cha là cuốn sách đó, vì nếu chúng ta hiệp nhất trong tình yêu của Chúa là chúng ta hiệp nhất trong Đức Kitô, mà Đức Kitô là tất cả sự khôn ngoan của vũ trụ".
Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh đã khép lại, nhưng mở đầu cho một Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, cũng là mở đầu cho những niềm vui và hi vọng mới.
Giáo xứ Đông Xuyên khai mạc Năm Thánh
Jos Phạm Văn Thiền
09:39 02/12/2009
HẢI PHÒNG - Trong niềm vui hân hoan đón mừng năm thánh 2010,kỷ niệm 350 năm thành lập 2 Giáo phận Tông Tòa đầu tiên (Đàng trong và Đàng ngoài), và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 28 tháng 11 năm 2009, tất cả các Giáo phận trên toàn đất nước Việt Nam đã đồng loạt khai mạc Năm Thánh 2010, và ngay sau đó ngày 29 tất cả các Giáo xứ trong 26 Giáo phận trên toàn quốc cũng đã đồng loạt khai mạc Năm Thánh.
Hình ảnh khai mạc Năm Thánh
Tại Giáo phận Hải Phòng, thánh lễ khai mạc trong các Giáo xứ cũng đã diễn ra hết sức long trọng và tôn nghiêm.
Tại Giáo xứ Đông Xuyên, Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng, Ngày khai mạc Năm Thánh còn ý nghĩa hơn nưa vì nó trùng với ngày Giáo xứ Chầu Mình Thánh thay Giáo phận.
Nghi thức khai mạc được bắt đầu bằng việc dâng hương tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại tượng đài Nữ Vương các Thánh Tử đạo. Tiếp theo là phần diễn tả ý nghĩa Năm Thánh theo 3 chiều kích của Giáo hội. Giáo hội, Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ.
Sau nghi thức khai mạc, đến phần rước kiệu. Dẫn đầu đoàn rước là đội trống, Thánh Giá nến cao, nến Phục Sinh, cờ Năm Thánh, logo Năm Thánh, các em thiếu nhi, đội kèn, ngai tổ tiên, Xương Thánh, ngai Chúa Cha và sau cùng là đoàn đồng tế và bà con giáo dân.
Thánh lễ khai mạc được diễn ra rất trọng thể và sốt sắng với sự tham dự và hiệp thông của Đức Ông, quý cha trong hạt Hải Phòng, quý cha dòng Thánh Thể và khoảng hơn một ngàn giáo dân của 3 giáo xứ: Đông Xuyên, Tiên Đôi và Xuân Hòa.
Khi cộng đoàn vừa tiến vào trong nhà thờ và ổn đinh chỗ ngồi, biểu tượng của ngai Chúa Cha được kéo lên ở giữa gian cung thánh của thánh đường. Đức Ông Laurenxo Phạm Hân Quynh chia sẻ đôi lời với cộng đoàn. Trong lời chia sẻ, Đức ông nhấn mạnh một điều rất đặc biệt và mới mẻ, đó là: “Năm Thánh này là Năm Thánh của tất cả mọi người, không phân biệt Công giáo hay lương giáo, hồng ân trong Năm Thánh này không giành riêng cho ai, mà là giành cho tất cả người dân Việt Nam”. Năm Thánh mang tính cộng đồng rất sâu sắc.
Thánh lễ bắt đầu với nghi thức sám hối rất sâu lắng, cha chủ tế đọc 3 lời cầu nguyện rất giản dị nhưng xuất phát từ đáy lòng sâu thẳm của cộng đoàn, một cử chi đẹp và giàu ý nghĩa nhất trong nghi thức này, đó là những cái bắt tay nhau thể hiện sự hòa giải với nhau, giao hòa với nhau, xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau. Mọi người đều rất niềm nở khi xin lỗi và tha thứ cho nhau. Cha chủ tế muốn nhấn mạnh tới sự hòa giải với anh em mình, hòa giải để đón nhận nhau trong ơn thánh Chúa. Thật ý nghĩa và làm cho thánh lễ thêm phần thánh thiện hơn bao giờ hết.
Trong bài Chia sẻ của cha AnTon Nguyễn Văn Thục (cha chính xứ Nam Am) có nói đến tinh thần sám hối và sự đối thoại lẫn nhau. Vì đây là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng nên Cha muốn nói tới sự ăn năn và đổi mới con người chúng ta thành con người mới, con người của Đức Kitô. Cha nhấn mạnh: “sống, cử hành việc sám hối chứ không phải chỉ là những cử chỉ trên lý thuyết, không phải chỉ là lời nói suông”, phải thể hiện qua cuộc sống hằng ngày và những việc làm có ý nghĩa tới anh em mình, phải sống để tạo niềm vui cho anh em mình, làm nhiều việc bác ái và phải tha thứ cho nhau luôn mãi. Và có như thế thì chúng ta mói có thể đối thoại với nhau được và phải đối thoại trong chính trực, trong lành mạnh, trong sự tôn trọng nhau. Muốn đối thoại được với nhau thì chúng ta phải tha thứ cho nhau và muốn như vậy thì chúng ta phải luôn sám hối, tha thứ cho nhau để cùng nhau đón nhận ơn Chúa trong Năm Thánh này.
Trong nghi thức tuyên xưng đức tin, mọi người tuyên xưng đức tin giống như trong thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh, những lời tuyên xưng đức tin của cộng đoàn vang lên trong ngôi thánh đường “tôi tin” thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của cộng đoàn vào Thiên Chúa Ba Ngôi và Hội Thánh Chúa. Đây là nghi thức rất trang nghiêm và linh thiêng, mọi người cầm nến cháy sáng trên tay giơ lên cao và hô lớn tiếng: “tôi tin”.
Lời nguyện tín hữu cũng rất tâm tình và sâu sắc, đã được chính người dân nơi đây soạn ra, từng lời nguyện đã khơi lên tâm tình biết ơn tới các thánh tử đạo và dâng lên Chúa những lời nguyện xin được có một niềm tin như các thánh tử đạo ngày xưa và cầu xin các thánh luôn cầu bầu cho toàn thể cộng đoàn giữa cuộc sống đầy thử thách ngày hôm nay.
Sau khi kết thúc thánh lễ, cha Chủ tế đã mở cửa nhà Chầu, nhân dịp Giáo xứ Đông Xuyên chầu Mình Thánh thay Giáo phận, quý Cha kết thúc thánh lễ bằng một giờ Chầu trước Thánh Thể, rồi tiếp đến các giờ chầu của các cộng đoàn trong 3 giáo xứ Đông Xuyên, Xuân Hòa và Tiên Đôi.
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh diễn ra trong 2 giờ đồng hồ đầy sốt sắng và trang nghiêm đã khẳng định được tinh thần của cộng đoàn giáo xứ Đông Xuyên rất hân hoan khi đón mừng Năm Thánh.
Hình ảnh khai mạc Năm Thánh
Tại Giáo phận Hải Phòng, thánh lễ khai mạc trong các Giáo xứ cũng đã diễn ra hết sức long trọng và tôn nghiêm.
Tại Giáo xứ Đông Xuyên, Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng, Ngày khai mạc Năm Thánh còn ý nghĩa hơn nưa vì nó trùng với ngày Giáo xứ Chầu Mình Thánh thay Giáo phận.
Nghi thức khai mạc được bắt đầu bằng việc dâng hương tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại tượng đài Nữ Vương các Thánh Tử đạo. Tiếp theo là phần diễn tả ý nghĩa Năm Thánh theo 3 chiều kích của Giáo hội. Giáo hội, Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ.
Sau nghi thức khai mạc, đến phần rước kiệu. Dẫn đầu đoàn rước là đội trống, Thánh Giá nến cao, nến Phục Sinh, cờ Năm Thánh, logo Năm Thánh, các em thiếu nhi, đội kèn, ngai tổ tiên, Xương Thánh, ngai Chúa Cha và sau cùng là đoàn đồng tế và bà con giáo dân.
Thánh lễ khai mạc được diễn ra rất trọng thể và sốt sắng với sự tham dự và hiệp thông của Đức Ông, quý cha trong hạt Hải Phòng, quý cha dòng Thánh Thể và khoảng hơn một ngàn giáo dân của 3 giáo xứ: Đông Xuyên, Tiên Đôi và Xuân Hòa.
Khi cộng đoàn vừa tiến vào trong nhà thờ và ổn đinh chỗ ngồi, biểu tượng của ngai Chúa Cha được kéo lên ở giữa gian cung thánh của thánh đường. Đức Ông Laurenxo Phạm Hân Quynh chia sẻ đôi lời với cộng đoàn. Trong lời chia sẻ, Đức ông nhấn mạnh một điều rất đặc biệt và mới mẻ, đó là: “Năm Thánh này là Năm Thánh của tất cả mọi người, không phân biệt Công giáo hay lương giáo, hồng ân trong Năm Thánh này không giành riêng cho ai, mà là giành cho tất cả người dân Việt Nam”. Năm Thánh mang tính cộng đồng rất sâu sắc.
Thánh lễ bắt đầu với nghi thức sám hối rất sâu lắng, cha chủ tế đọc 3 lời cầu nguyện rất giản dị nhưng xuất phát từ đáy lòng sâu thẳm của cộng đoàn, một cử chi đẹp và giàu ý nghĩa nhất trong nghi thức này, đó là những cái bắt tay nhau thể hiện sự hòa giải với nhau, giao hòa với nhau, xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau. Mọi người đều rất niềm nở khi xin lỗi và tha thứ cho nhau. Cha chủ tế muốn nhấn mạnh tới sự hòa giải với anh em mình, hòa giải để đón nhận nhau trong ơn thánh Chúa. Thật ý nghĩa và làm cho thánh lễ thêm phần thánh thiện hơn bao giờ hết.
Trong bài Chia sẻ của cha AnTon Nguyễn Văn Thục (cha chính xứ Nam Am) có nói đến tinh thần sám hối và sự đối thoại lẫn nhau. Vì đây là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng nên Cha muốn nói tới sự ăn năn và đổi mới con người chúng ta thành con người mới, con người của Đức Kitô. Cha nhấn mạnh: “sống, cử hành việc sám hối chứ không phải chỉ là những cử chỉ trên lý thuyết, không phải chỉ là lời nói suông”, phải thể hiện qua cuộc sống hằng ngày và những việc làm có ý nghĩa tới anh em mình, phải sống để tạo niềm vui cho anh em mình, làm nhiều việc bác ái và phải tha thứ cho nhau luôn mãi. Và có như thế thì chúng ta mói có thể đối thoại với nhau được và phải đối thoại trong chính trực, trong lành mạnh, trong sự tôn trọng nhau. Muốn đối thoại được với nhau thì chúng ta phải tha thứ cho nhau và muốn như vậy thì chúng ta phải luôn sám hối, tha thứ cho nhau để cùng nhau đón nhận ơn Chúa trong Năm Thánh này.
Trong nghi thức tuyên xưng đức tin, mọi người tuyên xưng đức tin giống như trong thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh, những lời tuyên xưng đức tin của cộng đoàn vang lên trong ngôi thánh đường “tôi tin” thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của cộng đoàn vào Thiên Chúa Ba Ngôi và Hội Thánh Chúa. Đây là nghi thức rất trang nghiêm và linh thiêng, mọi người cầm nến cháy sáng trên tay giơ lên cao và hô lớn tiếng: “tôi tin”.
Lời nguyện tín hữu cũng rất tâm tình và sâu sắc, đã được chính người dân nơi đây soạn ra, từng lời nguyện đã khơi lên tâm tình biết ơn tới các thánh tử đạo và dâng lên Chúa những lời nguyện xin được có một niềm tin như các thánh tử đạo ngày xưa và cầu xin các thánh luôn cầu bầu cho toàn thể cộng đoàn giữa cuộc sống đầy thử thách ngày hôm nay.
Sau khi kết thúc thánh lễ, cha Chủ tế đã mở cửa nhà Chầu, nhân dịp Giáo xứ Đông Xuyên chầu Mình Thánh thay Giáo phận, quý Cha kết thúc thánh lễ bằng một giờ Chầu trước Thánh Thể, rồi tiếp đến các giờ chầu của các cộng đoàn trong 3 giáo xứ Đông Xuyên, Xuân Hòa và Tiên Đôi.
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh diễn ra trong 2 giờ đồng hồ đầy sốt sắng và trang nghiêm đã khẳng định được tinh thần của cộng đoàn giáo xứ Đông Xuyên rất hân hoan khi đón mừng Năm Thánh.
Giáo xứ An Hải khai mạc Năm Thánh 2010
Thanh Lương
09:55 02/12/2009
HẢI PHÒNG - Ngày 29-11 vừa qua, giáo xứ An Hải- Giáo phận Hải Phòng đã khai mạc Năm Thánh 2010.
Mở đầu là phần rước kiệu các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Dẫn đầu đoàn rước là Thánh Giá nến cao, nến Phục sinh, cờ Năm thánh, các em thiếu nhi, linh ảnh các thánh Töû Ñaïo Việt Nam, đoàn đồng tế và cộng đoàn tín hữu. Tiến vào nhà thờ với không khí trang nghiêm, linh ảnh các thánh được đặt ở chính giữa, cha quản nhiệm G.B Vũ Văn Kiên đã đọc một bài văn khấn các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đưa tâm hồn mọi người trở về với cội nguồn lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, với tấm lòng tri ân các vị tiền bối đã dầy công vui xới, ươm trồng và làm nảy mầm những hạt giống đức tin đầu tiên trên mảnh đất Việt. Tiếp theo đó là phần trình chieáu treân maøn hình những hình ảnh của Tin Mừng đầu tiên đã đến Đất Việt, chặng đường lịch sử đầu tiên mà Giáo Hội Việt Nam đã trải qua với thời kì bách hại đạo, những tấm gương anh dũng, hiên ngang, dám hi sinh mạng sống vì niềm tin son sắt.
Trong giờ phút linh thiêng đó, Cha quản nhiệm đã long trọng tuyên bố: Giáo xứ An Hải khai mạc năm thánh 2010. Bức rèm được kéo ra và Logo năm Thánh 2010 được rộng mở.Cả nhà thờ như vỡ oà trong niềm vui sướng.ý nghĩa Năm thánh được diễn tả ngay sau đó theo chiều hướng của Giáo Hội: Mầu nhiệm- Hiệp thông- Sứ vụ. Bài hát" Mùa hồng ân"- bài hát chính thức được chọn trong Năm Thánh được cất lên với điệu múa phụ hoạ của các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Bước vào Thánh lễ với nghi thức sám hối ăn năn Cha Quaûn nhieäm ñaõ keâu goïi coäng ñoaøn cuøng saùm hoái xin loãi Chuùa, xin lỗi nhau và xin lỗi đồng bào của mình. Lời nguyện của Cha chủ tế đã giúp cho mỗi người tín hữu thành tâm nhận ra những lỗi lầm, thiếu sót của bản thân để những ước nguyện, những của lễ hiệp dâng được Thiên Chúa đoái thương chấp nhận.
Trong bài giảng, qua một thông tin thời sự nhỏ là việc những người dân mua lầm bột giặt giả, cha Chủ tế muốn nhắn nhủ tới cộng đoàn là luôn phải tỉnh thức, luôn biết nhìn nhận sự việc xung quanh, biết tránh cho mình những điều không tốt, và trên hết là biết sống đúng theo tinh thần mà Chúa Kitô đã dạy qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ I Mùa vọng.
Nghi thức tuyên xưng đức tin diễn ra ngay sau bài giảng nhắc nhớ cho mỗi người về ngày chịu phép thanh tẩy cuûa mình. Ngọn nến cháy sáng trên tay được giương cao sau mỗi lời đọc của chủ tế là minh chứng cho niềm tin kiên vững của bản thân mỗi người Kitô hữu về Mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu. Bốn em thiếu nhi đại diện cho cộng đoàn đã đọc lời nguyện tín hữu, những lời cầu nguyện thật don so nhưng đã diễn tả tâm tình của cộng đoàn cùng hướng về Chúa trong tâm tình cảm tạ Hồng An Chúa và xin Ngài nâng đỡ để mọi người chu toàn Thánh ý Chúa trong Năm Thánh này.
Thánh lễ khai mạc hôm nay cũng trùng vào ngày kỉ niệm 4 năm thụ phong linh mục của cha quản nhiệm. Boán năm trôi qua không phải là thời gian dài để cha có thể làm những công việc vĩ đại nhưng đó cũng là quãng thời gian khá lâu cha đã gắn bó, nhiệt thành phục vụ đoàn chiên của Chúa.Trong ngày trọng đại này, thay vì nhận những boù hoa,nhöõng moùn quà dành riêng cho bản thân, cha đã nhận những chiếc chiếc khăn len, những chieác chăn ấm, làm quà cho những cụ già, những em bé mồ côi và những người có hoàn cảnh khốn khó.
Đại đức Thích Thanh Lâm chánh văn phòng Hội Phật Giáo Hải Phòng cũng đến chia vui với ca khúc “Dâng lời cảm tạ” cùng Cha quản nhiệm, những bài hát dâng hiến, cảm tạ của ca đoàn và các em thiếu nhi như hòa quyện với tâm tình cảm tạ của Cha quản nhiệm.
Kết thúc chương trình các thành viên trong Nhóm Ve Chai Nhân Ai Hải Phòng đã thể hiện bài hát của sự phục vụ, Cha quản nhiệm đã khoác những tấm khăn ấm và trao quà cho các em Mồ Côi An Toàn, một cử chỉ rất đẹp của một mục tử luôn yêu thương và phục vụ những người nghèo khó. Cha cùng cộng đoàn Tạ ơn Chúa trong lời kinh hòa bình, Cha đã cầu nguyện cho thế giới được bình an, mọi người được hưởng một cuộc sống an bình và hạnh phục, xin cho mọi người biết chia sẻ cho nhau để cuộc đời này luôn chan chứa niềm vui và bình an.
Xin Chúa luôn chúc lành cho những công việc của Cha để cha ngày càng nhiệt thành hơn trong công việc mục vụ của mình.
Trong giờ phút linh thiêng đó, Cha quản nhiệm đã long trọng tuyên bố: Giáo xứ An Hải khai mạc năm thánh 2010. Bức rèm được kéo ra và Logo năm Thánh 2010 được rộng mở.Cả nhà thờ như vỡ oà trong niềm vui sướng.ý nghĩa Năm thánh được diễn tả ngay sau đó theo chiều hướng của Giáo Hội: Mầu nhiệm- Hiệp thông- Sứ vụ. Bài hát" Mùa hồng ân"- bài hát chính thức được chọn trong Năm Thánh được cất lên với điệu múa phụ hoạ của các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Trong bài giảng, qua một thông tin thời sự nhỏ là việc những người dân mua lầm bột giặt giả, cha Chủ tế muốn nhắn nhủ tới cộng đoàn là luôn phải tỉnh thức, luôn biết nhìn nhận sự việc xung quanh, biết tránh cho mình những điều không tốt, và trên hết là biết sống đúng theo tinh thần mà Chúa Kitô đã dạy qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ I Mùa vọng.
Nghi thức tuyên xưng đức tin diễn ra ngay sau bài giảng nhắc nhớ cho mỗi người về ngày chịu phép thanh tẩy cuûa mình. Ngọn nến cháy sáng trên tay được giương cao sau mỗi lời đọc của chủ tế là minh chứng cho niềm tin kiên vững của bản thân mỗi người Kitô hữu về Mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu. Bốn em thiếu nhi đại diện cho cộng đoàn đã đọc lời nguyện tín hữu, những lời cầu nguyện thật don so nhưng đã diễn tả tâm tình của cộng đoàn cùng hướng về Chúa trong tâm tình cảm tạ Hồng An Chúa và xin Ngài nâng đỡ để mọi người chu toàn Thánh ý Chúa trong Năm Thánh này.
Thánh lễ khai mạc hôm nay cũng trùng vào ngày kỉ niệm 4 năm thụ phong linh mục của cha quản nhiệm. Boán năm trôi qua không phải là thời gian dài để cha có thể làm những công việc vĩ đại nhưng đó cũng là quãng thời gian khá lâu cha đã gắn bó, nhiệt thành phục vụ đoàn chiên của Chúa.Trong ngày trọng đại này, thay vì nhận những boù hoa,nhöõng moùn quà dành riêng cho bản thân, cha đã nhận những chiếc chiếc khăn len, những chieác chăn ấm, làm quà cho những cụ già, những em bé mồ côi và những người có hoàn cảnh khốn khó.
Kết thúc chương trình các thành viên trong Nhóm Ve Chai Nhân Ai Hải Phòng đã thể hiện bài hát của sự phục vụ, Cha quản nhiệm đã khoác những tấm khăn ấm và trao quà cho các em Mồ Côi An Toàn, một cử chỉ rất đẹp của một mục tử luôn yêu thương và phục vụ những người nghèo khó. Cha cùng cộng đoàn Tạ ơn Chúa trong lời kinh hòa bình, Cha đã cầu nguyện cho thế giới được bình an, mọi người được hưởng một cuộc sống an bình và hạnh phục, xin cho mọi người biết chia sẻ cho nhau để cuộc đời này luôn chan chứa niềm vui và bình an.
Xin Chúa luôn chúc lành cho những công việc của Cha để cha ngày càng nhiệt thành hơn trong công việc mục vụ của mình.
Chương trình mùa Noel giáo phận Thanh Hóa
GM. Giuse Nguyễn Chí Linh
12:10 02/12/2009
Chương Trình Mùa NOEL THANH HÓA
A. NOEL TRUYỀN GIÁO
Tỷ lệ công giáo tại Thanh hóa thuộc loại thấp nhất trong các giáo phận VN (chỉ hơn Lạng Sơn). Truyền giáo và tái truyền giáo phải là sứ mệnh hàng đầu của chúng ta. Noel là một cơ hội tốt để thể hiện mục đích đó. Các sinh hoạt mừng Chúa Giáng sinh (trang trí, diễn nguyện, tiếp tân…) cần phải mang tính truyền giáo, nghĩa là giới thiệu mầu nhiệm Kitô giáo bằng những hình ảnh và ngôn từ dễ hiểu đối với lương dân.
B. 17-12-2009: CHIA SẺ NIỀM VUI
Trong tinh thần đó, TGM sẽ tổ chức một bữa tiệc chia sẻ niềm vui Noel vào lúc 11g ngày thứ năm 17-12-2009 (10g: đón tiếp. Xin các cha Hạt trưởng tiếp khách chờ trước bữa ăn). Trân trọng kính mời tất cả các cha. Để chứng tỏ thiện chí hòa đồng, xin các cha ngồi xen kẽ với quý khách. Mong sao qua bữa ăn này, quý cha tạo được “ấn tượng rất Noel” trong lòng những người không hoặc chưa tin Chúa.
C. 20-12-2009: HƠI ẤM NOEL
Nhiều người từ rất xa đã đến thăm trại phong Cẩm Thủy. Lẽ ra chúng ta, những người gần gũi nhất, phải thăm viếng nhiều nhất. Nhưng sự thật đã không được như thế. Noel là dịp tốt để chúng ta bù đắp. Xin các hạt, các xứ, từ nay đến Tết ta, tổ chức đi thăm và ủy lạo những con người đau khổ ấy. Mùa Vọng và Noel cũng là mùa chúng ta hãy nhớ đến người hẩm hiu xấu số trong giáo xứ và trong xã hội. Nhớ đến họ là cách dọn mình mừng lễ ý nghĩa nhất.
D. NOEL GIÁO PHẬN
135 ngàn bổn đạo trên 4 triệu dân tỉnh Thanh hóa, 5 ngàn bổn đạo chính tòa trên 350 ngàn lương dân thành phố Thanh hóa. Những con số chênh lệch đó không cho phép chúng ta trì hoãn việc truyền giáo. Noel là cơ may để giới thiệu Kitô giáo và Chúa nhập thể. Xin các cha các thầy nhiệt tình ủng hộ chương trình đại lễ Giáng sinh tại trung tâm giáo phận bằng cách tích cực tham gia các hoạt động sau đây:
E. 21-12-2009: NGÀY THÁNH CA GIÁO PHẬN. Dưới sự điều hành của cha trưởng ban thánh nhạc Vinh Sơn Vũ tấn Chí, một buổi trình diễn thánh ca sẽ được tổ chức tại chính tòa. Xin các cha báo cho giáo dân, đặc biệt là tạo điều kiện cho các ca đoàn về tham dự để học hỏi và hiệp thông.
F. 22-12-2009: DIỄN NGUYỆN NOEL. Một số ca sỹ sẽ được mời về trình diễn. Xứ nào có kịch phẩm chất lượng, có thể đăng ký tham dự nơi thầy Văn Phòng Giuse Nghiêm văn Sơn.
G 23-12-2009: NGÀY XE HOA NOEL. Từ ba năm qua, xe hoa đã được vận dụng để tôn vinh Chúa Hài Đồng trong khu vực Chính tòa. Năm ngoái, một số xứ đã tham gia. Năm nay xin các cha các thầy tích cực hơn. Mỗi xứ một hay nhiều xe, càng nhiều càng tốt. Cách trang trí xe hoa: phủ kín tứ phía (chỉ để lỗ cho tài xế nhìn), bên trên có thể bố trí chỗ cho Thánh gia thất, Chúa Hài Đồng, thiên thần, chuông, đèn Noel, ông sao, lạc đà, hang đá, cây thông… hoặc bất cứ một biểu tượng Noel nào.
Cuộc diễu hành sẽ huy động trống kèn cả GP về. Xin Cha TuấnB làm trưởng ban điều động kèn các xứ, cha Tịnh điều động trống các xứ. Cả hai báo về cho ĐC trong thời gian sớm nhất.
Chính tòa sẽ làm đơn xin diễu hành trên đường phố. Có nhiều khả năng sẽ được chấp thuận. Toàn thể giáo phận nhập cuộc chắc chắn sẽ tạo một hình ảnh hoành tráng về cộng đoàn những người tin Chúa đang biểu dương đức tin.
H. 24-12-2009: Các xứ cử hành lễ đêm Noel. Bài giảng ĐC soạn sẽ được gửi đến các cha trong những ngày áp lễ.
KÍNH CHÚC MỘT MÙA NOEL CHAN HÒA ÁNH SÁNG.
+ Giuse Nguyễn chí Linh
Giám mục giáo phận Thanh hóa
A. NOEL TRUYỀN GIÁO
Tỷ lệ công giáo tại Thanh hóa thuộc loại thấp nhất trong các giáo phận VN (chỉ hơn Lạng Sơn). Truyền giáo và tái truyền giáo phải là sứ mệnh hàng đầu của chúng ta. Noel là một cơ hội tốt để thể hiện mục đích đó. Các sinh hoạt mừng Chúa Giáng sinh (trang trí, diễn nguyện, tiếp tân…) cần phải mang tính truyền giáo, nghĩa là giới thiệu mầu nhiệm Kitô giáo bằng những hình ảnh và ngôn từ dễ hiểu đối với lương dân.
B. 17-12-2009: CHIA SẺ NIỀM VUI
Trong tinh thần đó, TGM sẽ tổ chức một bữa tiệc chia sẻ niềm vui Noel vào lúc 11g ngày thứ năm 17-12-2009 (10g: đón tiếp. Xin các cha Hạt trưởng tiếp khách chờ trước bữa ăn). Trân trọng kính mời tất cả các cha. Để chứng tỏ thiện chí hòa đồng, xin các cha ngồi xen kẽ với quý khách. Mong sao qua bữa ăn này, quý cha tạo được “ấn tượng rất Noel” trong lòng những người không hoặc chưa tin Chúa.
C. 20-12-2009: HƠI ẤM NOEL
Nhiều người từ rất xa đã đến thăm trại phong Cẩm Thủy. Lẽ ra chúng ta, những người gần gũi nhất, phải thăm viếng nhiều nhất. Nhưng sự thật đã không được như thế. Noel là dịp tốt để chúng ta bù đắp. Xin các hạt, các xứ, từ nay đến Tết ta, tổ chức đi thăm và ủy lạo những con người đau khổ ấy. Mùa Vọng và Noel cũng là mùa chúng ta hãy nhớ đến người hẩm hiu xấu số trong giáo xứ và trong xã hội. Nhớ đến họ là cách dọn mình mừng lễ ý nghĩa nhất.
D. NOEL GIÁO PHẬN
135 ngàn bổn đạo trên 4 triệu dân tỉnh Thanh hóa, 5 ngàn bổn đạo chính tòa trên 350 ngàn lương dân thành phố Thanh hóa. Những con số chênh lệch đó không cho phép chúng ta trì hoãn việc truyền giáo. Noel là cơ may để giới thiệu Kitô giáo và Chúa nhập thể. Xin các cha các thầy nhiệt tình ủng hộ chương trình đại lễ Giáng sinh tại trung tâm giáo phận bằng cách tích cực tham gia các hoạt động sau đây:
E. 21-12-2009: NGÀY THÁNH CA GIÁO PHẬN. Dưới sự điều hành của cha trưởng ban thánh nhạc Vinh Sơn Vũ tấn Chí, một buổi trình diễn thánh ca sẽ được tổ chức tại chính tòa. Xin các cha báo cho giáo dân, đặc biệt là tạo điều kiện cho các ca đoàn về tham dự để học hỏi và hiệp thông.
F. 22-12-2009: DIỄN NGUYỆN NOEL. Một số ca sỹ sẽ được mời về trình diễn. Xứ nào có kịch phẩm chất lượng, có thể đăng ký tham dự nơi thầy Văn Phòng Giuse Nghiêm văn Sơn.
G 23-12-2009: NGÀY XE HOA NOEL. Từ ba năm qua, xe hoa đã được vận dụng để tôn vinh Chúa Hài Đồng trong khu vực Chính tòa. Năm ngoái, một số xứ đã tham gia. Năm nay xin các cha các thầy tích cực hơn. Mỗi xứ một hay nhiều xe, càng nhiều càng tốt. Cách trang trí xe hoa: phủ kín tứ phía (chỉ để lỗ cho tài xế nhìn), bên trên có thể bố trí chỗ cho Thánh gia thất, Chúa Hài Đồng, thiên thần, chuông, đèn Noel, ông sao, lạc đà, hang đá, cây thông… hoặc bất cứ một biểu tượng Noel nào.
Cuộc diễu hành sẽ huy động trống kèn cả GP về. Xin Cha TuấnB làm trưởng ban điều động kèn các xứ, cha Tịnh điều động trống các xứ. Cả hai báo về cho ĐC trong thời gian sớm nhất.
Chính tòa sẽ làm đơn xin diễu hành trên đường phố. Có nhiều khả năng sẽ được chấp thuận. Toàn thể giáo phận nhập cuộc chắc chắn sẽ tạo một hình ảnh hoành tráng về cộng đoàn những người tin Chúa đang biểu dương đức tin.
H. 24-12-2009: Các xứ cử hành lễ đêm Noel. Bài giảng ĐC soạn sẽ được gửi đến các cha trong những ngày áp lễ.
KÍNH CHÚC MỘT MÙA NOEL CHAN HÒA ÁNH SÁNG.
+ Giuse Nguyễn chí Linh
Giám mục giáo phận Thanh hóa
Đại Chủng viện Vinh Thanh mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
18:34 02/12/2009
Trong niềm vui sống bầu khí hiệp thông của những ngày đầu Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam và mừng lễ Quan thầy Phanxicô Xaviê, tối ngày 2/12/2009, Đại Chủng viện Vinh Thanh đã long trọng tổ chức giờ thắp nến cầu nguyện theo chủ đề: “Linh Mục, Chứng Nhân Tin Mừng”.
Giờ cầu nguyện không chỉ quy tụ quý Cha trong Ban giảng huấn cùng anh em chủng sinh đang học tại Đại Chủng viện mà còn có sự hiện diện của đông đảo quý Cha là những cựu chủng sinh Vinh Thanh, anh em chủng sinh khoá IX đang trong thời gian thực tập mục vụ, cũng về tham dự giờ cầu nguyện sốt sắng linh thiêng này.
Điểm đặc biệt trong giờ thắp nến tại Đại Chủng viện Vinh Thanh lần này, đó là bầu khí hiệp thông thể hiện rất rõ nơi những con người cùng chung lý tưởng tiếp bước thánh Bổn mạng Phanxicô Xaviê trên hành trình chứng nhân Tin Mừng. Thật cảm động khi nhìn những vị cha già không quản đường xa giá lạnh, đã kịp thời trở về Đại Chủng viện để được cùng những chủng sinh trẻ cầm ngọn nến “thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa…để con say mê tim reo vang rộn ràng đi tới”, và để được cùng anh em cảm nghiệm muôn phúc lành của Thiên Chúa trong lời ca: “Đây mùa hồng ân, trời mới đất mới chói chang. Giáo hội Việt Nam hân hoan đón mừng Năm Thánh. Muôn tâm hồn kết giao tình thân…”. Dường như dư âm của ngày khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện đang thôi thúc mỗi thành viên trong gia đình Đại Chủng viện Vinh Thanh: hãy là chứng nhân tiên phong trong sứ vụ làm sống động mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông ngay tại môi trường học tập, mục vụ của mình. Những giây phút suy niệm trầm lắng trong ánh nến chan hoà, khơi gợi và hướng anh em lên Thánh giá Chúa uy nghi, để kín múc niềm tin, sức mạnh và đức ái cho công cuộc cải hoá các tâm hồn giữa thế giới hôm nay; vì “trong thời kỳ của chúng ta, giai đoạn mà con người có xu thế nghiêng về những gì cụ thể, thì Đức Phaolô VI nói: các linh mục cần phải là những chứng nhân hơn là thầy dạy. Hoặc như các linh mục có là những thầy dạy chân lý và hiệu quả, là chỉ vì các ngài đã sống điều mình giảng, và giảng điều mình tin”.
Nhiều đoạn suy niệm trong giờ cầu nguyện đã thực sự đánh động quý Cha và anh em về thái độ sống, sự nhạy cảm của người mang danh tông đồ trước thực trạng của đoàn chiên. Chính Thiên Chúa qua hành động hy sinh tột cùng của Đức Kitô cho sự sống đoàn chiên là chuẩn mực hấp dẫn đối với người linh mục khi sống đời chứng nhân: “Qua lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước, Thiên Chúa cho thấy Ngài là Đấng nhân hậu từ bi, giàu lòng tha thứ luôn quan tâm tới những ai khốn khổ nghèo hèn, bênh vực những người thấp cổ bé họng, vực dậy những ai thất vọng, trượt ngã trước cạm bẫy bất công của cuộc đời. Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể đã cụ thể hoá và biểu lộ tột cùng tấm lòng yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa. Người chỉ vì muốn bảo vệ và nâng cao phẩm giá loài người, Người chỉ vì bảo vệ công lý và xây dựng hoà bình, Người chỉ vì trăn trở trình bày một lối đường về với Chân Lý mà phải chịu sát hại trên thập giá. Nhưng trong uy quyền của Thiên Chúa, chính cái chết tự hiến đó đã trở thành giá chuộc để giải cứu con người khỏi án chết tội lỗi và mở ra một môi trường yêu thương cho nhân loại”.
Giờ thắp nến cầu nguyện tại Đại Chủng viện Vinh Thanh là những khoảnh khắc hội ngộ hiếm có của các thế hệ chủng sinh Vinh Thanh, để cùng nhau chia sẻ bao tâm nguyện, thao thức, khả năng liên đới của Gia Đình Vinh Thanh với Mẹ Giáo hội, với tiền nhân và xã hội bên ngoài nói chung. Nhờ Lời Chúa soi dẫn và sự bảo trợ đắc lực của Thánh cả Phanxicô quan thầy, mỗi thành viên ý thức về bổn phận của mình khi “được mời gọi và đòi hỏi sống nhân chứng Tin Mừng để đưa nhiều người về với Chúa, hầu làm cho mong ước của Chúa Giêsu là “chỉ có một chủ chiên và một đoàn chiên duy nhất” (Ga 10, 16) dần được thực hiện, và cũng là đáp lại ân tình đối với các nhà truyền giáo, đối với các bậc tiền bối – bao lớp cha ông đã đổ máu đào làm chứng cho niềm tin và lưu truyền niềm tin đó cho chúng ta”.
Trong ca nguyện kết thúc, mọi người cũng hiệp thông dâng trao Giáo Hội nói chung, đặc biệt Giáo hội tại Á Châu và Việt Nam cho Thánh cả Phanxicô Xaviê, nhờ ngài dẫn lối, đưa đường: “…Ôi thánh Phan-xi-cô, vị tông đồ Á Đông, là quan thầy chí công, là đèn soi khắp cả trời Đông. Xin hãy giúp chúng con, bền vững và sắt son, liều thân vì Phúc Âm, vì tương lai Giáo hội nước Việt”.
Điểm đặc biệt trong giờ thắp nến tại Đại Chủng viện Vinh Thanh lần này, đó là bầu khí hiệp thông thể hiện rất rõ nơi những con người cùng chung lý tưởng tiếp bước thánh Bổn mạng Phanxicô Xaviê trên hành trình chứng nhân Tin Mừng. Thật cảm động khi nhìn những vị cha già không quản đường xa giá lạnh, đã kịp thời trở về Đại Chủng viện để được cùng những chủng sinh trẻ cầm ngọn nến “thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa…để con say mê tim reo vang rộn ràng đi tới”, và để được cùng anh em cảm nghiệm muôn phúc lành của Thiên Chúa trong lời ca: “Đây mùa hồng ân, trời mới đất mới chói chang. Giáo hội Việt Nam hân hoan đón mừng Năm Thánh. Muôn tâm hồn kết giao tình thân…”. Dường như dư âm của ngày khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện đang thôi thúc mỗi thành viên trong gia đình Đại Chủng viện Vinh Thanh: hãy là chứng nhân tiên phong trong sứ vụ làm sống động mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông ngay tại môi trường học tập, mục vụ của mình. Những giây phút suy niệm trầm lắng trong ánh nến chan hoà, khơi gợi và hướng anh em lên Thánh giá Chúa uy nghi, để kín múc niềm tin, sức mạnh và đức ái cho công cuộc cải hoá các tâm hồn giữa thế giới hôm nay; vì “trong thời kỳ của chúng ta, giai đoạn mà con người có xu thế nghiêng về những gì cụ thể, thì Đức Phaolô VI nói: các linh mục cần phải là những chứng nhân hơn là thầy dạy. Hoặc như các linh mục có là những thầy dạy chân lý và hiệu quả, là chỉ vì các ngài đã sống điều mình giảng, và giảng điều mình tin”.
Nhiều đoạn suy niệm trong giờ cầu nguyện đã thực sự đánh động quý Cha và anh em về thái độ sống, sự nhạy cảm của người mang danh tông đồ trước thực trạng của đoàn chiên. Chính Thiên Chúa qua hành động hy sinh tột cùng của Đức Kitô cho sự sống đoàn chiên là chuẩn mực hấp dẫn đối với người linh mục khi sống đời chứng nhân: “Qua lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước, Thiên Chúa cho thấy Ngài là Đấng nhân hậu từ bi, giàu lòng tha thứ luôn quan tâm tới những ai khốn khổ nghèo hèn, bênh vực những người thấp cổ bé họng, vực dậy những ai thất vọng, trượt ngã trước cạm bẫy bất công của cuộc đời. Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể đã cụ thể hoá và biểu lộ tột cùng tấm lòng yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa. Người chỉ vì muốn bảo vệ và nâng cao phẩm giá loài người, Người chỉ vì bảo vệ công lý và xây dựng hoà bình, Người chỉ vì trăn trở trình bày một lối đường về với Chân Lý mà phải chịu sát hại trên thập giá. Nhưng trong uy quyền của Thiên Chúa, chính cái chết tự hiến đó đã trở thành giá chuộc để giải cứu con người khỏi án chết tội lỗi và mở ra một môi trường yêu thương cho nhân loại”.
Giờ thắp nến cầu nguyện tại Đại Chủng viện Vinh Thanh là những khoảnh khắc hội ngộ hiếm có của các thế hệ chủng sinh Vinh Thanh, để cùng nhau chia sẻ bao tâm nguyện, thao thức, khả năng liên đới của Gia Đình Vinh Thanh với Mẹ Giáo hội, với tiền nhân và xã hội bên ngoài nói chung. Nhờ Lời Chúa soi dẫn và sự bảo trợ đắc lực của Thánh cả Phanxicô quan thầy, mỗi thành viên ý thức về bổn phận của mình khi “được mời gọi và đòi hỏi sống nhân chứng Tin Mừng để đưa nhiều người về với Chúa, hầu làm cho mong ước của Chúa Giêsu là “chỉ có một chủ chiên và một đoàn chiên duy nhất” (Ga 10, 16) dần được thực hiện, và cũng là đáp lại ân tình đối với các nhà truyền giáo, đối với các bậc tiền bối – bao lớp cha ông đã đổ máu đào làm chứng cho niềm tin và lưu truyền niềm tin đó cho chúng ta”.
Trong ca nguyện kết thúc, mọi người cũng hiệp thông dâng trao Giáo Hội nói chung, đặc biệt Giáo hội tại Á Châu và Việt Nam cho Thánh cả Phanxicô Xaviê, nhờ ngài dẫn lối, đưa đường: “…Ôi thánh Phan-xi-cô, vị tông đồ Á Đông, là quan thầy chí công, là đèn soi khắp cả trời Đông. Xin hãy giúp chúng con, bền vững và sắt son, liều thân vì Phúc Âm, vì tương lai Giáo hội nước Việt”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Sáng 20-7-1954
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
09:26 02/12/2009
Sáng 20-7-1954
Sau giờ lễ ở nhà thờ, ngoài đường phố thiết quân luật, không ai đi lại. Lễ nhà thờ khá đông, lễ xong, không ai về nhà được, vì lúc này trên đường phố không ai được phép di chuyển. Không một người nào trên đường phố, thiết quân luật mà! Bà con không về nhà được, đành vào nhà xứ. Sáng ra chưa ăn uống gì, mọi người đói, không đi ăn quà được. Nhà xứ có gạo, đưa ra nấu cơm, mỗi người một bát điểm tâm. Đợi mãi đến trưa, không thấy ai ngăn cản ở đường phố, mọi người trở về nhà. Quân đội Pháp đã thiết quân luật như thế, để họ rút lui an toàn khỏi thành phố Nam Định.
Đường phố vẫn vắng tanh. Mấy bé con ở nhà xứ chạy sang nhà ngân hàng: không một ai ở bên trong. Chúng sang nhà ông Tỉnh trưởng ở bên cạnh: không một ai. Bấy giờ mới hiểu quân đội Pháp rút lui theo lệnh đình chiến mà các bên Việt - Pháp đã ký kết với nhau từ mấy tháng, để có cái ngày 20-7-1954.
Trước đó ít lâu, thấy quân đội Pháp thiết lập thêm nhiều đồn bốt từ Nam Định lên Hà Nội: người ta nghĩ rằng quân Pháp củng cố vị trí để ở lại lâu. Có ngờ đâu họ làm thế để rút lui an toàn hơn. Thế là từ đây không còn bóng một quân binh Pháp. Nam Định hoàn toàn giải phóng trong bầu khí ngỡ ngàng. Chưa mấy ai dám ra phố. Sáng hôm sau, khi bước chân ra sân nhà thờ, tôi thấy ảnh Bác Hồ rất lớn treo ngay trên cửa ra vào. Tôi về báo sự tình cho các cha còn lại ở nhà xứ biết. Chúng tôi bàn nhau định cử người ra ý kiến với cán bộ. Chưa kịp ý kiến, thì người ta đã cất đi từ lúc nào rồi. Cũng phải mất ba bốn hôm. Chúng tôi đoán lý do người ta cất đi khi chưa ai có ý kiến. Có thể là việc treo ảnh đó, nhiều người thấy rồi đưa tin đi xa, ra tận Hải Phòng là nơi người ta đang tập trung để đi Nam. Trong khi có dư luận, ở lại Bắc thì mất đạo. ảnh treo trước nhà thờ như thế, có ý nghĩa cách mạng đã lấy nhà thờ, và như thế đạo đã bắt đầu mất đi. ở lại Bắc thì mất đạo: tin đồn không sai. Có lẽ vì thế mà cách mạng cho cất ngay ảnh Bác đi, để tránh tiếng xấu.
Tôi và cha Nhân ngó ra phố. Anh bộ đội trông thấy nói: bọn ăn bơ sữa của đế quốc. Là vì thấy chúng tôi trắng trẻo sạch sẽ hơn là những người vừa ở rừng về.
Mấy ngày hôm sau, tôi mới dám ra phố, chỉ mình tôi. Tôi lên Anphong thăm cha Chung và cha Hạnh đang ở đó, tôi sang Khoái Đồng xem còn cha nào không. Gặp được cha Thư, cha Tự. Mấy hôm sau, tôi nghe cha Tự, nhờ người đưa đi Nam. Tôi gặp cha Thư (OP.), tìm mãi mới ra ngài. Tôi đề nghị ngài mở trường. Cả hai nộp đơn, cha mở lại trường Thánh Tôma, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh. Một tháng sau, cả hai cùng được phép. Nhưng mà được vài ngày, ngài biến mất, trường chưa kịp mở. Phần tôi được phép và mở lại trường Lê Bảo Tịnh do tôi làm hiệu trưởng. Tôi đưa trường nữ Thánh Tâm của các bà Sơ gộp lại: nữ sinh và hai cô giáo Phương và Thục là người Công giáo. Cũng là trường Lê Bảo Tịnh, nhưng lớp nữ của các sơ vẫn ở nhà bà sơ và lớp nam vẫn ở trường Lê Bảo Tịnh cũ, do ông Thường dạy lớp nhất, rồi ông Thược, ông Thành dạy các lớp dưới. Tôi làm hiệu trưởng, nên tối nào cũng đi họp với các hiệu trưởng các trường tư thục, có độ năm, sáu trường, để lấy chương trình lấy bài về dạy. Có được phép dạy tự do đâu, bài vở do Ty Giáo Dục soạn cho từng lớp, nơi nào nơi ấy đúng chương trình Ty Giáo Dục. Dĩ nhiên là chương trình theo lối cách mạng: nơi nào cũng có chính trị. Một nền giáo dục mới: giáo dục theo Xã hội chủ nghĩa. Người ta chưa nói đến Cộng sản, vì theo họ, ta đang phấn đấu để đi tới Cộng sản, qua con đường Xã hội chủ nghĩa. Chưa có nước nào tới cộng sản, còn phải đang ở giai đoạn Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản là đích điểm, chưa biết bao giờ tới.
Tối tối đi lấy bài về dạy: Độ mấy tháng, các hiệu trưởng, giáo sư trường tư lại hội họp để báo cáo. Một hôm họp ở nhà Préau trường Lê Bảo Tịnh, tôi cũng hỏi các công tác trường như các trường khác. Ông hiệu trưởng trường Phan Bội Châu nói với tôi sau khi phát biểu: “Trường cha phải được nhất mới đúng, tại cha không biết trình bầy, nên không được nhất”. Từ lúc đó đã chớm nở phương châm “Làm láo, báo cáo thì hay”. Tôi chưa biết hái cái hay, nên trường kém.
Tạm gác chuyện nhà trường mà nói chuyện địa phận, chuyện nhà xứ.
Trên địa phận
Sau một năm rút ở Hà Nội và hai năm rút ở Hải Phòng. Địa phận Hà Nội xác xơ, các địa phận khác: Hải Phòng, Bắc Ninh xác xơ. Bùi chu một số lớn giáo dân đi Nam.
Rút lui là thế nào? Theo Hiệp đinh Geneve 1954: Đông Dương tạm thời chia cắt làm hai miền từ vĩ tuyến 16. Trong hội nghị các bên giằng co nhau về vĩ tuyến 15, 16, 17, 18 v.v… Cuối cùng thoả thuận vĩ tuyến 16. Vĩ tuyến tạm thời chia đôi nước Việt Nam thành miền Bắc, miền Nam. Miền Bắc trao cho ông Hồ Chí Minh, dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, Trung Quốc. Miền Nam trao cho ông Ngô Đình Diệm, dưới quyền kiểm soát Anh - Mỹ. Dĩ nhiên mỗi phần nước trao cho mỗi phe đang phân chia ảnh hưởng trên thế giới. Phe Anh - Mỹ: Tư bản, và phe Trung Quốc - Liên Xô: Xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc thì trong phe Xã hội. Miền Nam trong phe Tư bản. Có như thế thôi mà hai bên không gặp được nhau, chỉ vì các ông trùm hai bên không cho gặp nhau. Sợ gặp nhau thì họ bỏ mình theo địch.
Thế là Việt Nam chính ra chỉ chia cắt theo ranh giới đất đai, cuối cùng chia nhau vì ý thức hệ. ấy là do sự lèo lái của các nhà l•nh đạo, chứ lòng người dù Nam dù Bắc, không chia cách nhau được. Việt Nam vốn có cái truyền thống đó, dù Tầu có đô hộ bao năm cũng không bị đồng hoá, dù có chia cắt vào nhiều thời đại, nhưng chỉ ít lâu, là lại đất nước thống nhất. Lần chia cắt này cũng thế thôi: ngoại bang áp đặt, chứ trước sau rồng tiên lại trở về một tổ.
Lúc nông dân chỉ biết có Hội nghị Geneve, song không biết hội nghị bàn về việc gì, tiến triển làm sao. Chỉ đoán hội nghị gần kết thúc, và những chuyển động ló dạng. Nam Định xem ra là một khởi đầu thi hành hiệp định. Theo hiệp định, Việt Nam bị chia cắt làm đôi, mỗi người dân có thể lựa chọn mỗi miền Nam Bắc tuỳ ý mình. Và việc chọn lựa có thể kéo dài trong hai năm, bắt đầu từ tháng 5-1954. Người di cư có thể đi tới các miền từ tháng Năm đến tháng Mười. Từ tháng Mười đi Hải Phòng, và từ đó đi tàu thuỷ vào Sài Gòn cho đến tháng 10-1956 thì đóng cửa. Nhưng lớp đầu đi Sài Gòn có thể đi bằng máy bay. Máy bay chuyên chở trong vòng hai tháng. Còn từ đó việc di chuyển phải bằng đường thuỷ.
Ta có thể tưởng tượng lại: những đoàn người từ Bùi Chu, Phát Diệm kéo nhau lên Nam Định, lên Hà Nội. Nam Định đã chứng kiến những đoàn người, tối đến tập trung ở nhà Préau trường Lê Bảo Tịnh, để sáng hôm sau, họ đi không còn một mống. Tại sao phải tập trung ở Nam Định? Theo hiệp định Geneve: ai nấy tự do chọn nơi mình sống. Nhưng trên thực tế, người di cư bị ngăn cản một cách khéo léo: có những người ở các chặng đường, thấy có người gồng gánh thúng mủng trên đường, người ta chạy ra đón: nước nhà đã độc lập, tự do, còn phải đi đâu. Thế rồi miệng nói, chân chạy ra mang hộ đồ đạc, bế hộ trẻ em, để đưa trở lại, chứ không tiễn đi. Thế là người di cư, nếu ít người, sẽ phải trở về, không đi được nữa, vì bà con kia khéo léo cầm lại. Nhưng nếu đi đông thì không ai cản được. Có lần người ta mời bà con đang trên đường đi, xuống tàu thuyền, và tàu thuyền lại theo hướng về Nam Định. Có ai nói, bà con được mời lên đất, thế là việc đi Nam lần này lại bất thành.
Cản đường bằng cách giữ lại người hoặc cưỡng bức chưa đủ, người ta còn dùng lối tuyên truyền để chống lại “tuyên truyền của địch”. Thí dụ: Đức Mẹ đi Nam rồi! Chúa cũng đi Nam rồi! Thế là miền Bắc không còn Chúa, còn Mẹ mà thôi. Nghĩa là miền Bắc không còn đạo! Hoặc nói rằng: Đức Mẹ dạy bảo đi Nam. Người ta vu cho Đức Cha Tần ở Thanh Hoá câu chuyện thế này: Ông Tần cho nhốt một đứa trẻ vào trong cái hòm. Ai muốn hỏi ý kiến có muốn đi Nam hay không? Cứ gõ vào cái hòm ba tiếng, rồi hỏi: nên đi Nam hay ở lại. Trong hòm có tiếng vọng ra: Đi Nam!
Để giảm số người đi Nam, người ta đặt ra kế hoạch đó để đánh vào những người mà họ bảo là “dụ dỗ đi Nam”. Cụ thể: Đức Cha Tần.
Khi quân đội Pháp rút đi: nhà xứ Nam Định còn một số cha tản cư: cha Nến, cha Thùy, cha Chung, cha Hoá, cha Thính, cha ứng, cha Tư, cha Hạnh, cha Quý, cha Phương.
Uỷ Ban Cách Mạng ra mắt quần chúng dịp 20-7-1954.
Mấy ngày sau khi tiếp quản Nam Định. Cái gọi là “ủy Ban Cách Mạng” ra mắt quần chúng.
Từ ngày 2-9-1945. Hôm nay mới có cuộc tập họp lớn trước nhà Ngân Hàng Nam Định: kiểu như ngày 2-9 ở Hà Nội. Ngày chính quyền tiếp quản thành phố và Uỷ Ban Cách Mạng ra mắt. Các người chủ trì cuộc ra mắt hôm đó, có lẽ là những người đã l•nh đạo cuộc chinh chiến ở khu vực quân khu III. Mấy chục ông đứng ở hiên gác nhà Ngân Hàng Nam Định. Dân chúng đứng chật sân nhà thờ, một phần phố Paul Bert (Trần Hưng Đạo), phố Hàng Đàn (Hai Bà Trưng), quanh đài Đức Mẹ. Các ông lần lượt đọc diễn văn dài vắn mấy lời. Cuộc mít-tinh kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ.
Buổi tối thì biểu diễn văn nghệ ở sân nhà thờ, ở các đường phố. Từng đoàn người nhảy múa theo nhịp những bài ca cách mạng. Có những bài chỉ có dấu: son son đô đô, son đô rê. Họ làm những chiếc cổng có ba lãnh tụ ở trên: Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Ma-lăng-cốp tượng trưng cho Liên Xô, Trung Quốc hai anh Cả anh Hai, và người em Việt Nam, từng đoàn người múa hát chui qua các cổng đó. Người ta còn tổ chức những cuộc múa hát như thế trên các đường phố vào những tối tiếp theo.
Cũng khéo là trong có mấy ngày, chưa hết khiếp sợ Việt Minh mà người ta tổ chức được những buổi văn nghệ có vẻ rất hào hùng. Chúng tôi nghĩ có một sức nhiệm mầu từ trên ban cho mới có thể phát động đám quần chúng xưa nay quen ù lỳ, mà nổi lên được như thế. Đó là về văn nghệ.
Về chính trị cũng có những cuộc quật khởi như thế. Các cuộc mít-tinh dần dần được tổ chức khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê làng xóm. Mít-tinh lớn, mít-tinh nhỏ với những bài diễn văn tràng giang đại hải. Sao mà người nào cũng nói trơn tru đâu ra đó, lưu loát. Là vì đã có những công thức sẵn mà cách mạng đã đặt ra. Cứ lập một số công thức là thành một bài. Người nào cũng nói như người nào, bài của ai cũng như nhau. Nghe mãi, có bà già than thở: “Bao giờ thì hết cách mạng nhỉ? Đối với bà cụ, cách mạng là đọc diễn văn. Dù sao người ta cũng thu được ít nhiều kết quả bởi các bài đó. Người ta thực hiện từng chữ phương châm của Voltaire, thi hào Pháp: “Cứ nói dối, nói dối khoẻ hơn nữa, thế nào cũng còn một cái gì”.
Các cuộc hội họp
Hội họp là chủ chốt mọi công việc. Làm gì cũng phải hội họp trước, để nghiên cứu, thông qua rồi hành động. Đúng là phương pháp dùng trong Công Giáo Tiến Hành (Action Catholique) thời đó, trước khi làm việc gì, hội họp nhau: nhìn xem vấn đề, rút ra những quyết định rồi đem ra thực hành. Thế mà, lúc đó có người nói: mới giống các hành động của Công Giáo Tiến Hành thế. Họp to, họp nhỏ, họp đêm họp ngày. Một số gia đình đường phố họp lại, cả một giới làm việc họp lại, nào thủ trưởng, nào công nhân, thương nghiệp, công nghiệp. Cả các linh mục: linh mục với nhân dân, linh mục với nhau.
Nam Định đứng đầu tỉnh lớn do các tỉnh họp lại: Hà - Nam - Ninh. Hà là Hà Nam, Nam là Nam Định, Ninh là Ninh Bình. Có lần tất cả các linh mục tỉnh Hà - Nam - Ninh cũng về họp tại Nam Định. Độ hơn ba chục. Chia ra từng tổ, mỗi tổ là một hai linh mục ở miền nào đó, rồi có các cán bộ chung quanh linh mục đó. Thí dụ ở thành phố Nam Định, tôi và cha Nhân, cùng với năm ba giáo dân thường là tiến bộ, một hay hai cán bộ thay nhau đến chủ trì các phiên họp tổ.
Có các cuộc họp chung, các cuộc họp tổ. Họp về một vấn đề gì, ví dụ vấn đề tự do tín ngưỡng. Trong buổi họp chung, một cán bộ lên thuyết trình với hội nghị những nét chung chung thế nào là tự do tín ngưỡng, với những răn đe kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng.
Các tổ đưa vấn đề về tổ họp với nhau dưới sự chỉ dẫn của cán bộ: thí dụ về tôn giáo, chính phủ ta giúp đỡ làm sao, và thường quen nói trừng trị thế nào kẻ lạm dụng tín ngưỡng. Về phần này họ nhấn mạnh hơn. Cuối cùng các ý kiến được đúc lại trong một cuộc thuyết trình chung.
Nói tóm lại: chỉ là cách đưa ra những chỉ thị, người họp suy nghĩ, phân tích các khía cạnh của các chỉ thị để mà noi theo. Họp chỉ là học tập các chính sách để rồi đem ra thi hành. Họp để mà học, học để mà hiểu, hiểu để mà làm. Và đã hiểu rồi thì không có lý do gì mà trốn tránh, không làm. Các chính sách ràng buộc là thế.
Một hai năm đầu, chỉ độ năm ba tháng là một cuộc họp chung các linh mục Hà - Nam - Ninh. Người ta muốn linh mục đi họp thì cũng cử hành Thánh lễ để có vẻ tự do tín ngưỡng. Thời đó, làm lễ phải mặc áo thâm dài. Các linh mục không mang áo thâm dài để lấy lý do không có áo làm lễ. Những linh mục thân nhà nước thích làm lễ để nịnh nhà nước có tự do tín ngưỡng. Nhưng ở Nam Định, chúng tôi không cho làm lễ, bằng cách đòi phải có giấy phép, mà các linh mục đi họp thì làm gì có giấy phép Bề Trên cấp cho.
Người ta còn mời linh mục đi họp các buổi họp của nhân dân, thí dụ họp khu phố về lương thực, họp về hộ khẩu. Thường là linh mục sai người nhà đi thay. Tôi làm hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh, nên được mời đi họp nhiều lần với tư cách hiệu trưởng.
Họp về dân phố, cùng lắm là thày già Nhung hay thày Thịnh, thày Tuệ. Nhưng hầu hết chỉ là bô Khá hay bô Học, hầu hết chẳng ai đi, có gì thì tổ trưởng đến tận nhà xứ loan báo. Được cái ông tổ trưởng ở khu vực tôi, một người dễ dãi, nên mọi sự bỏ qua. Khi ông đưa cán bộ vào Nhà Chung, đến sân nhà thờ, ông nói lớn tiếng để trong nhà xứ nghe biết có cán bộ đến. Cán bộ đến thăm lúc đó, không phải chuyện vui. Gặp họ là chuyện bất đắc dĩ. Người ta đến với mình không phải như bạn bè thăm nhau, mà là có việc, mang chỉ thị từ trên xuống, hoặc trách móc vì đã có gì thiếu sót…
Sau giờ lễ ở nhà thờ, ngoài đường phố thiết quân luật, không ai đi lại. Lễ nhà thờ khá đông, lễ xong, không ai về nhà được, vì lúc này trên đường phố không ai được phép di chuyển. Không một người nào trên đường phố, thiết quân luật mà! Bà con không về nhà được, đành vào nhà xứ. Sáng ra chưa ăn uống gì, mọi người đói, không đi ăn quà được. Nhà xứ có gạo, đưa ra nấu cơm, mỗi người một bát điểm tâm. Đợi mãi đến trưa, không thấy ai ngăn cản ở đường phố, mọi người trở về nhà. Quân đội Pháp đã thiết quân luật như thế, để họ rút lui an toàn khỏi thành phố Nam Định.
Đường phố vẫn vắng tanh. Mấy bé con ở nhà xứ chạy sang nhà ngân hàng: không một ai ở bên trong. Chúng sang nhà ông Tỉnh trưởng ở bên cạnh: không một ai. Bấy giờ mới hiểu quân đội Pháp rút lui theo lệnh đình chiến mà các bên Việt - Pháp đã ký kết với nhau từ mấy tháng, để có cái ngày 20-7-1954.
Trước đó ít lâu, thấy quân đội Pháp thiết lập thêm nhiều đồn bốt từ Nam Định lên Hà Nội: người ta nghĩ rằng quân Pháp củng cố vị trí để ở lại lâu. Có ngờ đâu họ làm thế để rút lui an toàn hơn. Thế là từ đây không còn bóng một quân binh Pháp. Nam Định hoàn toàn giải phóng trong bầu khí ngỡ ngàng. Chưa mấy ai dám ra phố. Sáng hôm sau, khi bước chân ra sân nhà thờ, tôi thấy ảnh Bác Hồ rất lớn treo ngay trên cửa ra vào. Tôi về báo sự tình cho các cha còn lại ở nhà xứ biết. Chúng tôi bàn nhau định cử người ra ý kiến với cán bộ. Chưa kịp ý kiến, thì người ta đã cất đi từ lúc nào rồi. Cũng phải mất ba bốn hôm. Chúng tôi đoán lý do người ta cất đi khi chưa ai có ý kiến. Có thể là việc treo ảnh đó, nhiều người thấy rồi đưa tin đi xa, ra tận Hải Phòng là nơi người ta đang tập trung để đi Nam. Trong khi có dư luận, ở lại Bắc thì mất đạo. ảnh treo trước nhà thờ như thế, có ý nghĩa cách mạng đã lấy nhà thờ, và như thế đạo đã bắt đầu mất đi. ở lại Bắc thì mất đạo: tin đồn không sai. Có lẽ vì thế mà cách mạng cho cất ngay ảnh Bác đi, để tránh tiếng xấu.
Tôi và cha Nhân ngó ra phố. Anh bộ đội trông thấy nói: bọn ăn bơ sữa của đế quốc. Là vì thấy chúng tôi trắng trẻo sạch sẽ hơn là những người vừa ở rừng về.
Mấy ngày hôm sau, tôi mới dám ra phố, chỉ mình tôi. Tôi lên Anphong thăm cha Chung và cha Hạnh đang ở đó, tôi sang Khoái Đồng xem còn cha nào không. Gặp được cha Thư, cha Tự. Mấy hôm sau, tôi nghe cha Tự, nhờ người đưa đi Nam. Tôi gặp cha Thư (OP.), tìm mãi mới ra ngài. Tôi đề nghị ngài mở trường. Cả hai nộp đơn, cha mở lại trường Thánh Tôma, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh. Một tháng sau, cả hai cùng được phép. Nhưng mà được vài ngày, ngài biến mất, trường chưa kịp mở. Phần tôi được phép và mở lại trường Lê Bảo Tịnh do tôi làm hiệu trưởng. Tôi đưa trường nữ Thánh Tâm của các bà Sơ gộp lại: nữ sinh và hai cô giáo Phương và Thục là người Công giáo. Cũng là trường Lê Bảo Tịnh, nhưng lớp nữ của các sơ vẫn ở nhà bà sơ và lớp nam vẫn ở trường Lê Bảo Tịnh cũ, do ông Thường dạy lớp nhất, rồi ông Thược, ông Thành dạy các lớp dưới. Tôi làm hiệu trưởng, nên tối nào cũng đi họp với các hiệu trưởng các trường tư thục, có độ năm, sáu trường, để lấy chương trình lấy bài về dạy. Có được phép dạy tự do đâu, bài vở do Ty Giáo Dục soạn cho từng lớp, nơi nào nơi ấy đúng chương trình Ty Giáo Dục. Dĩ nhiên là chương trình theo lối cách mạng: nơi nào cũng có chính trị. Một nền giáo dục mới: giáo dục theo Xã hội chủ nghĩa. Người ta chưa nói đến Cộng sản, vì theo họ, ta đang phấn đấu để đi tới Cộng sản, qua con đường Xã hội chủ nghĩa. Chưa có nước nào tới cộng sản, còn phải đang ở giai đoạn Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản là đích điểm, chưa biết bao giờ tới.
Tối tối đi lấy bài về dạy: Độ mấy tháng, các hiệu trưởng, giáo sư trường tư lại hội họp để báo cáo. Một hôm họp ở nhà Préau trường Lê Bảo Tịnh, tôi cũng hỏi các công tác trường như các trường khác. Ông hiệu trưởng trường Phan Bội Châu nói với tôi sau khi phát biểu: “Trường cha phải được nhất mới đúng, tại cha không biết trình bầy, nên không được nhất”. Từ lúc đó đã chớm nở phương châm “Làm láo, báo cáo thì hay”. Tôi chưa biết hái cái hay, nên trường kém.
Tạm gác chuyện nhà trường mà nói chuyện địa phận, chuyện nhà xứ.
Trên địa phận
Sau một năm rút ở Hà Nội và hai năm rút ở Hải Phòng. Địa phận Hà Nội xác xơ, các địa phận khác: Hải Phòng, Bắc Ninh xác xơ. Bùi chu một số lớn giáo dân đi Nam.
Rút lui là thế nào? Theo Hiệp đinh Geneve 1954: Đông Dương tạm thời chia cắt làm hai miền từ vĩ tuyến 16. Trong hội nghị các bên giằng co nhau về vĩ tuyến 15, 16, 17, 18 v.v… Cuối cùng thoả thuận vĩ tuyến 16. Vĩ tuyến tạm thời chia đôi nước Việt Nam thành miền Bắc, miền Nam. Miền Bắc trao cho ông Hồ Chí Minh, dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, Trung Quốc. Miền Nam trao cho ông Ngô Đình Diệm, dưới quyền kiểm soát Anh - Mỹ. Dĩ nhiên mỗi phần nước trao cho mỗi phe đang phân chia ảnh hưởng trên thế giới. Phe Anh - Mỹ: Tư bản, và phe Trung Quốc - Liên Xô: Xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc thì trong phe Xã hội. Miền Nam trong phe Tư bản. Có như thế thôi mà hai bên không gặp được nhau, chỉ vì các ông trùm hai bên không cho gặp nhau. Sợ gặp nhau thì họ bỏ mình theo địch.
Thế là Việt Nam chính ra chỉ chia cắt theo ranh giới đất đai, cuối cùng chia nhau vì ý thức hệ. ấy là do sự lèo lái của các nhà l•nh đạo, chứ lòng người dù Nam dù Bắc, không chia cách nhau được. Việt Nam vốn có cái truyền thống đó, dù Tầu có đô hộ bao năm cũng không bị đồng hoá, dù có chia cắt vào nhiều thời đại, nhưng chỉ ít lâu, là lại đất nước thống nhất. Lần chia cắt này cũng thế thôi: ngoại bang áp đặt, chứ trước sau rồng tiên lại trở về một tổ.
Lúc nông dân chỉ biết có Hội nghị Geneve, song không biết hội nghị bàn về việc gì, tiến triển làm sao. Chỉ đoán hội nghị gần kết thúc, và những chuyển động ló dạng. Nam Định xem ra là một khởi đầu thi hành hiệp định. Theo hiệp định, Việt Nam bị chia cắt làm đôi, mỗi người dân có thể lựa chọn mỗi miền Nam Bắc tuỳ ý mình. Và việc chọn lựa có thể kéo dài trong hai năm, bắt đầu từ tháng 5-1954. Người di cư có thể đi tới các miền từ tháng Năm đến tháng Mười. Từ tháng Mười đi Hải Phòng, và từ đó đi tàu thuỷ vào Sài Gòn cho đến tháng 10-1956 thì đóng cửa. Nhưng lớp đầu đi Sài Gòn có thể đi bằng máy bay. Máy bay chuyên chở trong vòng hai tháng. Còn từ đó việc di chuyển phải bằng đường thuỷ.
Ta có thể tưởng tượng lại: những đoàn người từ Bùi Chu, Phát Diệm kéo nhau lên Nam Định, lên Hà Nội. Nam Định đã chứng kiến những đoàn người, tối đến tập trung ở nhà Préau trường Lê Bảo Tịnh, để sáng hôm sau, họ đi không còn một mống. Tại sao phải tập trung ở Nam Định? Theo hiệp định Geneve: ai nấy tự do chọn nơi mình sống. Nhưng trên thực tế, người di cư bị ngăn cản một cách khéo léo: có những người ở các chặng đường, thấy có người gồng gánh thúng mủng trên đường, người ta chạy ra đón: nước nhà đã độc lập, tự do, còn phải đi đâu. Thế rồi miệng nói, chân chạy ra mang hộ đồ đạc, bế hộ trẻ em, để đưa trở lại, chứ không tiễn đi. Thế là người di cư, nếu ít người, sẽ phải trở về, không đi được nữa, vì bà con kia khéo léo cầm lại. Nhưng nếu đi đông thì không ai cản được. Có lần người ta mời bà con đang trên đường đi, xuống tàu thuyền, và tàu thuyền lại theo hướng về Nam Định. Có ai nói, bà con được mời lên đất, thế là việc đi Nam lần này lại bất thành.
Cản đường bằng cách giữ lại người hoặc cưỡng bức chưa đủ, người ta còn dùng lối tuyên truyền để chống lại “tuyên truyền của địch”. Thí dụ: Đức Mẹ đi Nam rồi! Chúa cũng đi Nam rồi! Thế là miền Bắc không còn Chúa, còn Mẹ mà thôi. Nghĩa là miền Bắc không còn đạo! Hoặc nói rằng: Đức Mẹ dạy bảo đi Nam. Người ta vu cho Đức Cha Tần ở Thanh Hoá câu chuyện thế này: Ông Tần cho nhốt một đứa trẻ vào trong cái hòm. Ai muốn hỏi ý kiến có muốn đi Nam hay không? Cứ gõ vào cái hòm ba tiếng, rồi hỏi: nên đi Nam hay ở lại. Trong hòm có tiếng vọng ra: Đi Nam!
Để giảm số người đi Nam, người ta đặt ra kế hoạch đó để đánh vào những người mà họ bảo là “dụ dỗ đi Nam”. Cụ thể: Đức Cha Tần.
Khi quân đội Pháp rút đi: nhà xứ Nam Định còn một số cha tản cư: cha Nến, cha Thùy, cha Chung, cha Hoá, cha Thính, cha ứng, cha Tư, cha Hạnh, cha Quý, cha Phương.
Uỷ Ban Cách Mạng ra mắt quần chúng dịp 20-7-1954.
Mấy ngày sau khi tiếp quản Nam Định. Cái gọi là “ủy Ban Cách Mạng” ra mắt quần chúng.
Từ ngày 2-9-1945. Hôm nay mới có cuộc tập họp lớn trước nhà Ngân Hàng Nam Định: kiểu như ngày 2-9 ở Hà Nội. Ngày chính quyền tiếp quản thành phố và Uỷ Ban Cách Mạng ra mắt. Các người chủ trì cuộc ra mắt hôm đó, có lẽ là những người đã l•nh đạo cuộc chinh chiến ở khu vực quân khu III. Mấy chục ông đứng ở hiên gác nhà Ngân Hàng Nam Định. Dân chúng đứng chật sân nhà thờ, một phần phố Paul Bert (Trần Hưng Đạo), phố Hàng Đàn (Hai Bà Trưng), quanh đài Đức Mẹ. Các ông lần lượt đọc diễn văn dài vắn mấy lời. Cuộc mít-tinh kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ.
Buổi tối thì biểu diễn văn nghệ ở sân nhà thờ, ở các đường phố. Từng đoàn người nhảy múa theo nhịp những bài ca cách mạng. Có những bài chỉ có dấu: son son đô đô, son đô rê. Họ làm những chiếc cổng có ba lãnh tụ ở trên: Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Ma-lăng-cốp tượng trưng cho Liên Xô, Trung Quốc hai anh Cả anh Hai, và người em Việt Nam, từng đoàn người múa hát chui qua các cổng đó. Người ta còn tổ chức những cuộc múa hát như thế trên các đường phố vào những tối tiếp theo.
Cũng khéo là trong có mấy ngày, chưa hết khiếp sợ Việt Minh mà người ta tổ chức được những buổi văn nghệ có vẻ rất hào hùng. Chúng tôi nghĩ có một sức nhiệm mầu từ trên ban cho mới có thể phát động đám quần chúng xưa nay quen ù lỳ, mà nổi lên được như thế. Đó là về văn nghệ.
Về chính trị cũng có những cuộc quật khởi như thế. Các cuộc mít-tinh dần dần được tổ chức khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê làng xóm. Mít-tinh lớn, mít-tinh nhỏ với những bài diễn văn tràng giang đại hải. Sao mà người nào cũng nói trơn tru đâu ra đó, lưu loát. Là vì đã có những công thức sẵn mà cách mạng đã đặt ra. Cứ lập một số công thức là thành một bài. Người nào cũng nói như người nào, bài của ai cũng như nhau. Nghe mãi, có bà già than thở: “Bao giờ thì hết cách mạng nhỉ? Đối với bà cụ, cách mạng là đọc diễn văn. Dù sao người ta cũng thu được ít nhiều kết quả bởi các bài đó. Người ta thực hiện từng chữ phương châm của Voltaire, thi hào Pháp: “Cứ nói dối, nói dối khoẻ hơn nữa, thế nào cũng còn một cái gì”.
Các cuộc hội họp
Hội họp là chủ chốt mọi công việc. Làm gì cũng phải hội họp trước, để nghiên cứu, thông qua rồi hành động. Đúng là phương pháp dùng trong Công Giáo Tiến Hành (Action Catholique) thời đó, trước khi làm việc gì, hội họp nhau: nhìn xem vấn đề, rút ra những quyết định rồi đem ra thực hành. Thế mà, lúc đó có người nói: mới giống các hành động của Công Giáo Tiến Hành thế. Họp to, họp nhỏ, họp đêm họp ngày. Một số gia đình đường phố họp lại, cả một giới làm việc họp lại, nào thủ trưởng, nào công nhân, thương nghiệp, công nghiệp. Cả các linh mục: linh mục với nhân dân, linh mục với nhau.
Nam Định đứng đầu tỉnh lớn do các tỉnh họp lại: Hà - Nam - Ninh. Hà là Hà Nam, Nam là Nam Định, Ninh là Ninh Bình. Có lần tất cả các linh mục tỉnh Hà - Nam - Ninh cũng về họp tại Nam Định. Độ hơn ba chục. Chia ra từng tổ, mỗi tổ là một hai linh mục ở miền nào đó, rồi có các cán bộ chung quanh linh mục đó. Thí dụ ở thành phố Nam Định, tôi và cha Nhân, cùng với năm ba giáo dân thường là tiến bộ, một hay hai cán bộ thay nhau đến chủ trì các phiên họp tổ.
Có các cuộc họp chung, các cuộc họp tổ. Họp về một vấn đề gì, ví dụ vấn đề tự do tín ngưỡng. Trong buổi họp chung, một cán bộ lên thuyết trình với hội nghị những nét chung chung thế nào là tự do tín ngưỡng, với những răn đe kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng.
Các tổ đưa vấn đề về tổ họp với nhau dưới sự chỉ dẫn của cán bộ: thí dụ về tôn giáo, chính phủ ta giúp đỡ làm sao, và thường quen nói trừng trị thế nào kẻ lạm dụng tín ngưỡng. Về phần này họ nhấn mạnh hơn. Cuối cùng các ý kiến được đúc lại trong một cuộc thuyết trình chung.
Nói tóm lại: chỉ là cách đưa ra những chỉ thị, người họp suy nghĩ, phân tích các khía cạnh của các chỉ thị để mà noi theo. Họp chỉ là học tập các chính sách để rồi đem ra thi hành. Họp để mà học, học để mà hiểu, hiểu để mà làm. Và đã hiểu rồi thì không có lý do gì mà trốn tránh, không làm. Các chính sách ràng buộc là thế.
Một hai năm đầu, chỉ độ năm ba tháng là một cuộc họp chung các linh mục Hà - Nam - Ninh. Người ta muốn linh mục đi họp thì cũng cử hành Thánh lễ để có vẻ tự do tín ngưỡng. Thời đó, làm lễ phải mặc áo thâm dài. Các linh mục không mang áo thâm dài để lấy lý do không có áo làm lễ. Những linh mục thân nhà nước thích làm lễ để nịnh nhà nước có tự do tín ngưỡng. Nhưng ở Nam Định, chúng tôi không cho làm lễ, bằng cách đòi phải có giấy phép, mà các linh mục đi họp thì làm gì có giấy phép Bề Trên cấp cho.
Người ta còn mời linh mục đi họp các buổi họp của nhân dân, thí dụ họp khu phố về lương thực, họp về hộ khẩu. Thường là linh mục sai người nhà đi thay. Tôi làm hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh, nên được mời đi họp nhiều lần với tư cách hiệu trưởng.
Họp về dân phố, cùng lắm là thày già Nhung hay thày Thịnh, thày Tuệ. Nhưng hầu hết chỉ là bô Khá hay bô Học, hầu hết chẳng ai đi, có gì thì tổ trưởng đến tận nhà xứ loan báo. Được cái ông tổ trưởng ở khu vực tôi, một người dễ dãi, nên mọi sự bỏ qua. Khi ông đưa cán bộ vào Nhà Chung, đến sân nhà thờ, ông nói lớn tiếng để trong nhà xứ nghe biết có cán bộ đến. Cán bộ đến thăm lúc đó, không phải chuyện vui. Gặp họ là chuyện bất đắc dĩ. Người ta đến với mình không phải như bạn bè thăm nhau, mà là có việc, mang chỉ thị từ trên xuống, hoặc trách móc vì đã có gì thiếu sót…
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: S - St. Andrew'S Cross
Nguyễn Trọng Đa
15:40 02/12/2009
S
S, Solemnis—long trọng, trọng thể.
S., Sacr.
S., Sacr., Sacrum—thánh, thánh thiêng.
Sab., Sabb.
Sab., Sabb., Sabbatum—ngày Sabbath, ngày sa-bát, ngày thứ Bảy.
Sabaoth
Sabaoth, các Đạo binh. Một tước hiệu của uy nghi cao cả, chủ yếu áp dụng cho Chúa. Từ ngữ Do Thái cổ này có nghĩa là “đạo binh" hoặc “cơ binh”, và được tìm thấy trong cụm từ “Chúa các đạo binh,” vốn xuất hiện trong Cựu Ước không dưới 282 lần, trong đó hầu như tất cả, trừ ra 36 lần, xuất hiện trong các sách ngôn sứ. Từ một qui chiếu trước đó về Đức Chúa như là Chúa bảo vệ dân Chúa trong trận chiến, từ ngữ đã trở nên có nghĩa rằng Chúa cai quản thống trị trên các thiên thần, cả thần lành lẫn thần dữ, và lẽ tất nhiên uy quyền của Chúa trên vận mệnh của dân Chúa. Trong Tân Ước, ngoại trừ một trích dẫn trực tiếp từ sách Isaiah (I-sai-a), danh từ trở thành “Chúa các đạo binh” (Gc 5:4).
Sabbath, Biblical
Ngày Sa-bat (Sabbath) Kinh thánh, hưu lễ, ngày nghỉ lễ Do Thái. Là ngày nghỉ ngơi của người Do Thái giáo, với các qui định chặt chẽ cho việc giữ luật này. Việc không giữ ngày Sa-bat là một trong các cáo buộc chính của người Pharisee (Pha-ri-sêu) chống lại Chúa Giêsu. Ngày này bắt đầu từ hoàng hôn thứ Sáu và kết thúc lúc hoàng hôn thứ Bảy. Không được làm việc xác ngày Sa-bát. Điều này có nghĩa là hòan toàn không kinh doanh và giao dịch buôn bán, và chỉ quan tâm chăm lo cho gia đình, bạn hữu và tôn giáo. Về mặt luật lệ, ngày Sa-bát là nhằm gia tăng cuộc sống gia đình, đào sâu sự hiểu biết về lịch sử tôn giáo và giáo lý, và nhất là tập trung vào việc cầu nguyện và chuyện thiêng liêng. Trong thời các Tông đồ (Cv 20:7) Kitô hữu đã chuyển ngày Sa-bát từ ngày thứ Bảy qua ngày đầu tiên của tuần lễ. Hơn nữa, cách hiểu của người Công giáo về ngày Chủ nhật như là ngày Sabbath (ngày nghỉ) không hề cứng nhắc như quan niệm của một số giáo phái Tin lành, chẳng hạn phái Thanh giáo.
Sabbatical Year
Năm sa-bát, năm nghỉ. Là một năm trong cứ mỗi bảy năm, trong đó người Do Thái phải tuân giữ “năm sabbath (sa-bát)" phù hợp với ngày hưu lễ của mỗi tuần lễ (Xh 21:2-6; Đnl 15:1-3). Người Do thái buộc phải cho đất đai nghỉ hoang, tha nợ cho người mắc nợ mình, và trả tự do cho các nô lệ. Mục đích tôn giáo của năm nghỉ là dạy cho người Do thái biết rằng chỉ có Chúa là chủ nhân thật sự của mọi vật.
Sabbatine Privilege
Đặc ân bộ áo Đức Bà Cát Minh. Là niềm tin đạo đức, được Giáo hội chấp thuận, nói rằng Đức Trinh Nữ Maria sẽ bênh vực đặc biệt cho những ai mang áo nâu Đức Bà Cát Minh, và tuân giữ một số tập tục khác. Đặc biệt, Đức Giáo hòang Phaolô V năm 1613 cho phép công bố sắc lệnh như sau: “Cho phép các linh mục Dòng Cát minh rao giảng, là Kitô hữu có thể tin rằng Đức Trinh Nữ sẽ giúp đỡ bằng sự hỗ trợ liên lỉ và công trạng của Mẹ, nhất là vào ngày thứ Bảy, cho linh hồn các thành viên của Phụng hội Áo Đức Bà, khi họ qua đời trong ân nghĩa Chúa, nếu khi còn sống họ đã mang áo Đức Bà, giữ sự khiết tịnh theo bậc sống của mình, và đọc Kinh Nhật tụng Đức Trinh Nữ Maria hoặc giữ các ngày chay của Giáo hội, kiêng thịt các ngày Thứ Tư và ngày Thứ Bảy." Trước kia có một bản văn về Đặc ân bộ áo Đức Bà Cát Minh, nhưng nay chắc chắn bị xem là sai lạc, dựa vào một sắc chỉ được cho là của Đức Giáo hòang Gioan XXII, dường như công bố năm 1322. Văn kiện đáng ngờ này cho biết Đức Giáo hòang đã nói rằng các tu sĩ Cát Minh và những ai mang áo Đức Bà sẽ được Đức Trinh Nữ đem ra khỏi luyện ngục, vào ngày Thứ Bảy kế tiếp sau khi họ qua đời.
Sabellianism
Lạc thuyết Sabellius. Là một lạc thuyết ở thế kỷ thứ ba, gọi theo tên của Sabellius, một thần học gia thuộc trường phái Độc nhất thần vị. Những người theo lạc thuyết này cổ vũ niềm tin vào Một Thiên Chúa, Chúa Cha trở thành con người trong Chúa Giêsu Kitô, và cũng chịu chết để cứu chuộc thế giới. Sau này họ điều chỉnh niềm tin này để tuyên xưng rằng, mặc dầu chỉ có một Ngôi, Chúa có ba dạng thức hoặc ba khía cạnh tự tỏ hiện như là Đấng Sáng tạo, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Thánh Hóa. Lạc thuyết này, ở Đông Phương gọi là thuyết Sabellianism, ở Tây Phương gọi là Khổ phụ thuyết. Thuyết bị Thánh Giáo hòang Callistus I lên án, nhưng vẫn tồn tại trong lịch sử Giáo hội dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sackcloth
Vải gai, vải bố, áo nhặm. Áo đền tội làm bẳng vải gai cứng hoặc vải tóc. Nó được mang sát da như một hình thức sầu buồn vì tội, hoặc chỉ như một hình thức sám hối.
Sacral
Thuộc phụng tự, thuộc tôn giáo, thánh thiêng. Là điều gì có liên quan đến việc phượng tự đối với Chúa, để phân biệt với chuyện đời, chuyện thế tục, vốn liên quan đến việc phục vụ các nhu cầu thể lý của con người. (Từ nguyên Latinh sacer, thánh thiêng.)
Sacrament
Bí tích, dấu chỉ. Là một dấu hiệu hữu hình, được Chúa Giêsu Kitô lập ra, nhờ đó ân sủng vô hình và ơn thánh hóa nội tâm được thông chuyển cho linh hồn. Các yếu tố chính yếu của một bí tích của Luật Mới là định chế của Chúa Làm Người khi Chúa còn ở trần gian, và một nghi thức hữu hình thực sự ban ơn siêu nhiên mà nó tượng trưng. Trong một nghĩa rộng hơn, mọi dấu hiệu bề ngòai của việc Chúa ban ơn cho nội tâm là một bí tích. Và trong nghĩa này, đã có các bí tích trong Luật Cũ, chẳng hạn tập tục Cắt bì. Nhưng như Công đồng chung Trent định nghĩa, các nghi thức cũ này rất khác với các Bí tích của Luật Mới, vì thực sự chúng không chứa ân sủng mà chúng tượng trưng, cũng không là sự vẹn tòan của ân sủng qua các kênh hữu hình mà Đấng Cứu Thế đã ban và thành lập. (Từ nguyên Latinh sacramentum, lời thề, sự bắt buộc; từ chữ sacrare, hiến thánh, cung hiến.)
Sacramental
Á bí tích. Là vật hay hành vi mà Giáo hội sử dụng theo kiểu bí tích, để thực hiện một số hiệu quả nhờ công trạng của các tín hữu, nhất là hiệu quả của trật tự thiêng liêng. Á bí tích khác với bí tích, vì chúng không do Chúa Kitô lập ra để sản sinh hiệu quả do nghi thức cử hành. Hiệu quả của chúng không tùy thuộc vào nghi thức bề ngòai, như trong bí tích, nhưng vào ảnh hưởng của lời cầu nguyện; tùy thuộc vào người sử dụng chúng và vào Giáo hội chấp thuận việc sử dụng chúng. Sự đa dạng của á bí tích mở rộng khung thời gian và nơi chốn, lời nói và việc làm, đối tượng và cử chỉ, vốn dựa vào quyền bính Giáo hội không những thu hút các cá nhân chuẩn bị lãnh nhận, mà còn vào công đức và lời cầu nguyện của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Sacramental Character
Ấn tích. Là dấu không phai được in vào linh hồn, khi lãnh nhận các bí tích Rửa tội, Thêm sức, và Truyền chức thánh. Dấu này là không phai mất, bởi vì nó vẫn tồn tại mặc dầu một người có thể mất tình trạng ân sủng, hay thậm chí mất đức tin nữa. Dấu này vẫn còn ít nhất cho đến chết và hầu như còn trong cõi đời đời. Đó là một dấu, bởi vì nó có nghĩa rằng những người đã được Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh mang mối quan hệ đặc biệt và duy nhất với Chúa Kitô. Nó là một dấu ấn, bởi vì nó đánh dấu con người ấy với một phẩm chất siêu nhiên, có thể so sánh với đặc tính nhận dạng mỗi cá nhân như là một nhân vị riêng biệt. Sau cùng nó là một đặc tính bởi vì nó ban ơn cho người lãnh nhận với các khả năng mà người khác không có được. Trong yếu tính, ấn tích đồng hóa một con người với chức linh mục của Chúa Kitô. Từ chức năng thứ nhất, xuất hiện chức năng thứ hai, trong gia tăng sự cao cả, từ phép Rửa tội qua phép Thêm sức đến Bí tích Truyền chức.
Sacramental Confession
Xưng tội trong tòa, chịu Bí tích Xá giải. Là sự xưng tội vào tai linh mục trong Bí tích Xá giải. Nếu là tội trọng, luật đòi hỏi rằng phải xưng số lần phạm, lọai tội phạm, hòan cảnh phạm tội ảnh hưởng đến mức nặng của tội đã phạm.
Sacramental Dispositions
Tâm trạng cần thiết để lãnh bí tích. Là điều kiện linh hồn cần có để lãnh nhận bí tích có kết quả và hiệu lực. Tâm trạng là khác nhau giữa thừa tác viên và người lãnh nhận. Nơi thừa tác viên, chỉ đòi hỏi khả năng ban Bí tích, và ý muốn thực thi ý Chúa Kitô hay ý Giáo hội, đủ để thỏa mãn mong muốn của người khác. Nơi người lãnh Bí tích, người ấy phải có tuổi khôn và không gì ngăn trở. Các ngăn trở này là thiếu đức tin, hoặc ơn thánh sủng, hay ý muốn ngay lành.
Sacramental Grace
Ân sủng bí tích. Là ân sủng được ban qua việc lãnh bí tích một cách hiệu lực và có kết quả. Ân sủng này có thể là một hay nhiều lọai: 1. ơn thánh hóa được ban trong bí tích Rửa tội, Xá giải và Xức dầu bệnh nhân, khi cần; 2. ơn thánh hóa luôn được gia tăng khi một bí tích được nhận lãnh trong tình trạng ân sủng; 3. ơn hiện sủng được ban bởi mọi bí tích, hoặc là lúc lãnh bí tích hoặc là bởi chức vụ khi một người cần Chúa giúp đỡ; 4. ấn tích được in không phai mờ trong linh hồn khi lãnh Bí tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền chức thánh; và 5. Ân sủng bí tích đặc biệt được ban bởi mỗi bí tích, phù hợp với mục đích riêng của bí tích ấy trong đời sống siêu nhiên của linh hồn.
Sacramentali Communione
Huấn thị Sacramentali Communione. Huấn thị của Thánh bộ Phượng tự về rước lễ dưới hai hình. Việc ban phép này là nhằm “cho sự tòan vẹn của dấu hiệu trong bữa Tiệc Thánh thể có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn bởi các tín hữu” (ngày 29-6-1970).
Sacramental Matter And Form
Chất thể và mô thức của bí tích. Là nghi thức của mỗi một trong bảy bí tích, được xem là có trong chất liệu được sử dụng và hành vi được thực hiện, vốn tạo nên chất thể, và lời được nói ra, vốn tạo nên mô thức.
Sacramental Presence
Hiện diện bí tích. Là cách thức hiện diện của Chúa Kitô trong Phép Thánh thể. Chúa thật sự, đích thực, và đầy đủ “ngự” dưới hình bánh và rượu, theo cách thức là bao lâu và ở đâu còn là bánh rượu này, Chúa ngự trọn vẹn trong đó với thiên tính và nhân tính của Chúa.
Sacramental Sign
Dấu chỉ bí tích. Là nghi thức bề ngòai, qua đó một bí tích được ban, và nhờ đó các ơn đặc trưng của bí tích được thông chuyển. Giáo hội Công giáo tin rằng yếu tố chính yếu của mỗi bí tích đã được Chúa Kitô quyết định từ ban đầu, chẳng hạn, việc đổ nước và công thức Chúa Ba Ngôi trong Bí tích Rửa tội. Các đặc điểm khác của nghi thức bí tích đã được Giáo hội quyết định, do hoạt động dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Sacramentary
Sách nghi thức, bí tích chỉ nam. Là phần của Sách lễ Roma, chứa các kinh nguyện và hướng dẫn cho Thánh lễ, và một số công thức bí tích, nhưng không kèm các bài đọc của Thánh lễ. Trong Giáo hội Phương Tây, Sách nghi thức, khác với sách Bài đọc, được sử dụng từ thế kỷ 13. Các Sách nghi thức Leonine, Gelasian, và Gregorian, nguồn chủ yếu cho lịch sử thời đầu về Thánh lễ, là nổi tiếng nhất. Từ thế kỷ thứ chín, sự tiện lợi của việc có mọi sự trong một cuốn sách đã làm cho người ta gom chung Sách nghi thức, Sách bài đọc và Sách hát lễ thành một cuốn, vốn đã trở nên nổi tiếng là Sách lễ. Sách nghi thức được tái xuất bản sau Công đồng chung Vatican II.
Sacrament House
Nhà tạm. Là một phương pháp cất giữ Mình Thánh Chúa trong nhà tạm bên ngòai cung thánh, thường là ở phía bắc của nhà thờ. Đôi khi nhà tạm được trang trí thật đẹp và lồng kính, nên Mình Thánh Chúa có thể nhìn thấy một cách mờ. Nhà tạm này được sử dụng rộng rãi tại Thụy Sĩ, Bỉ và Đức cho đến hậu bán thế kỷ thứ 19.
Sacrament Of Confession
Bí tích xưng tội. Là tên phổ thông của Bí tích xá giải, tập trung vào sự tự cáo tội mình với linh mục để nhận sự xá giải.
Sacrament Of God
Bí tích của Chúa. Là Chúa Giêsu Kitô như là sự nhập thể hữu hình của Con Chúa, và nhờ cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và sự Phục Sinh của Chúa, loài người nhận được ơn cứu độ và ơn thánh hóa.
Sacrament Of Reconciliation
Bí tích Hòa giải. Là một tên gọi khác của Bí tích xá giải, tập trung vào hiệu quả chính yếu của bí tích này, đó là chữa lành sự xa rời Chúa do tội lỗi mình đã phạm.
Sacrament Of Salvation
Bí tích Cứu độ. Là Giáo hội như là phương thế cần thiết của sự cứu độ cho lòai người. Do đó, mọi người được cứu độ là những người nhận lãnh ơn ích cần thiết qua Giáo hội hữu hình, được Chúa Kitô thành lập.
Sacrament Of The Altar
Bí tích Bàn thờ. Là Bí tích Thánh Thể được xem như là Mình và Máu Chúa Kitô, vốn được dâng lên trên bàn thờ trong Thánh lễ. Cũng là Mình Thánh Chúa được lưu giữ trên bàn thờ để tín hữu chầu và thờ phượng.
Sacrament Of The Apostolate
Bí tích làm tông đồ. Là Bí tích Thêm sức được xem là Chúa thiết lập để giúp Kitô hữu không những duy trì đức tin của mình, mà còn chia sẻ niềm tin với người khác nữa. Các hiệu quả của nó là giống như các điều xảy ra vào Chủ Nhật Hiện Xuống, khi Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh Tông đồ, và ban cho các vị sự khôn ngoan, lòng nhiệt thành và can đảm mà các vị cần, để rao truyền Tin Mừng và cổ vũ Vương quốc Chúa Kitô.
Sacraments Of The Dead
Bí tích kẻ chết. Là các Bí tích có thể nhận lãnh một cách hiệu lực và có kết quả, khi một người không ở trong tình trạng ân sủng. Đó là Bí tích Rửa tội, Xá giải và, nếu cần, Bí tích Xức dầu. Các Bí tích này ban hoặc tái lập ơn thánh hóa và ban ơn hiện sủng, khi được nhận lãnh bởi một người đã ở trong tình bạn với Chúa.
Sacraments Of The Living
Bí tích kẻ sống. Là bí tích đòi hỏi phải có tình trạng ân sủng mới được lãnh nhận bí tích ấy đầy đủ. Đó là các Bí tích Thêm sức, Thánh Thể, Hôn phối và Truyền chức thánh. Tuy nhiên trong bốn bí tích này, các Bí tích Thêm sức, Hôn phối và Truyền chức thánh được nhận lãnh một cách có hiệu lực, cả khi người ấy đang trong tình trạng có tội. Do đó, những người đã thật sự được Thêm sức, làm phép Hôn phối hoặc được Truyền chức thánh, nhưng không có các ân sủng đi kèm theo bí tích cho đến khi người ấy phục hồi tình trạng ân sủng. Bí tích Thánh Thể cũng được nhận lãnh thật sự bởi một người không trong tình trạng ân sủng, nhưng người ấy sẽ phạm tội phạm thánh, nếu người ấy Rước lễ trong khi đang mất tình bạn với Chúa. Bí tích Xức dầu được xếp loại riêng, bởi vì nó có thể được nhận lãnh cả trong tình trạng đang mắc tội trọng. Nhưng nó được xem là bí tích kẻ sống, bởi vì nó cần được nhận lãnh trong tình trạng ân sủng. Tuy nhiên, với một số điều kiện, nó cũng tái lập ơn thánh hóa.
Sacram Liturgiam
Tông thư Sacram Liturgiam. Tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI, công bố một số qui định của Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng chung Vatican II. Trong số các qui định này là việc thành lập các ủy ban phụng vụ giáo phận, và đòi hỏi rằng mọi bản văn phụng vụ phải được Tòa Thánh chính thức công nhận mới được sử dụng (ngày 25-1-1964).
Sacram Unctionem Infirmorum
Tông hiến Sacram Unctionem Infirmorum. Tông hiến của Đức Giáo hòang Phaolô VI, ban hành năm 1973, duyệt lại việc ban bí tích Xức dầu bệnh nhân (ngày 30-11-1972). Nghi thức mới có hiệu lực từ ngày 6-1-1974.
Sacred
Thánh, thánh thiêng. Thánh thiêng là sự gì có liên quan đến Chúa, để phân biệt những việc liên quan đến con người; thánh thiêng là điều gì bất diệt, để phân biệt với điều gì là chóng qua, là tạm thời; là điều gì thuộc thiên đàng để phân biệt với điều thuộc thế gian; là điều gì bí nhiệm, do đó không thể giải thích theo lý trí được; là điều gì vô hạn chứ không hữu hạn. Trong mọi tôn giáo, thánh thiêng là Đấng Tuyệt đối, là Đấng không thay đổi, trong khi sự thế gian là tương đối, mà yếu tính của nó là sự đổi thay. (Từ nguyên Latinh sacrare, đặt riêng ra vì thánh thiêng, cung hiến, hiến thánh.)
Sacred Congregations
Thánh bộ. Là các ủy ban thường trực của các Hồng y được thiết lập tại Roma, để giải quyết các công vụ của Giáo hội. Thẩm quyền của Thánh bộ được xác định bởi các vị có trách nhiệm quản trị bộ ấy, mặc dầu trong Giáo triều Roma không có sự phân biệt thật sự giữa hành pháp và lập pháp. Các thánh bộ xuất hiện khi công việc của Giáo triều phát triển phức tạp, và Đức Giáo hòang cần có các nhánh ổn định của giáo quyền, vốn trực tiếp lệ thuộc quyền tài phán của Ngài. Ủy ban đầu tiên như thế với tính chất thường trực là Thánh bộ Thẩm tra, được Đức Giáo hòang Phaolô III thành lập năm 1542.
Sacred Heart
Thánh Tâm Chúa. Là Trái tim của Chúa Kitô như là dấu hiệu và biểu tượng chính yếu của tình yêu gấp ba lần, nhờ đó Ngài yêu mến Chúa Cha và toàn nhân loại. Do đó, trái tim Ngài là biểu tượng của tình yêu mà Ngài chia sẻ với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, nhưng vì chỉ có Ngài là Ngôi Lời làm người, chỉ có Ngài biểu lộ tình yêu qua một thân xác yếu ớt và có thể chết, vì “nơi Ngài, tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2:9). Ngoài ra, đó là biểu tượng của tình yêu nồng cháy, mà khi được phú vào linh hồn Ngài, tình yêu ấy làm phong phú ý muốn con người của Chúa Kitô, và soi sáng cùng quản lý các hành vi của tình yêu bằng sự hiểu biết hoàn hảo nhất, phái sinh từ phúc kiến và được phú bẩm cách trực tiếp. Và cuối cùng trái tim là biểu tượng của tình yêu tình cảm, bởi vì thân xác Chúa Kitô sở hữu mọi sức mạnh đầy đủ của cảm tính và cảm giác, vốn còn nhiều hơn so với bất cứ con người nào (Đức Giáo hòang Piô XII, Thông điệp Haurietis Aquas, II, 55-57).
Sacred Heart Badge
Bộ áo Thánh Tâm. Là một phù hiệu bằng vải hay nhựa, với ảnh Chúa Kitô với Thánh tâm Ngài một bên, và bên kia là ảnh tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu mà thôi. Có lời cầu phù hợp chung quanh ảnh và tượng. Bộ áo này có thể mang bên trong chiếc áo, hoặc cất trong một cái túi, hoặc treo ở giường bệnh nhân trong bệnh viện. Bộ áo này thường do Liên minh Thánh tâm phân phát.
Sacred Heart Devotion
Sùng kính Thánh Tâm. Là sự đáp trả chủ quan của các tín hữu với sự kiện khách quan về tình yêu của Chúa Kitô, Thiên Chúa làm Người, được tượng trưng bằng Thánh Tâm của Chúa. Về lịch sử, việc sùng kính Thánh Tâm là sự phát triển của tôn sùng nhân tính của Chúa Kitô, mà Giáo hội đã hơn một lần bênh vực là cần tôn sùng, bởi vì nhân tính của Chúa Kitô tạo ra một Ngôi với thiên tính, và Ngôi này là Thiên Chúa. Một số các nhà thần bí qua nhiều thế kỷ đã góp phần phát triển sự sùng kính này, nhất là thánh Bernard thành Clairvaux (1090-1153), thánh Bonaventure (1221-74), thánh Mechtilde (1210-80), thánh Gertrude (1256-1302), thánh Frances thành Roma (1384-1440), thánh Phanxicô thành Sales (1567-1622), và thánh Gioan Eudes (1601-80). Nhưng đặc biệt nhất là thánh nữ Margaret Maria Alacoque (1647-90), với các mặc khải tư của Chúa với ngài trước Thánh Thể đã tạo cho việc sùng kính một cách thức hiện đại và tầm quan trọng của việc sùng kính này. Qua vị linh hướng Dòng Tên Claude de la Colombière (1641-82) của thánh nữ, Dòng Tên lấy việc sùng kính Thánh Tâm là một phần của linh đạo Hội dòng, nhất là qua Hội Tông đồ Cầu Nguyện.
Sacred Heart Of Jesus Scapular
Áo Thánh Tâm Chúa Giêsu. Không phải là áo Thánh Tâm quen thuộc, áo này màu trắng, có ảnh tượng Thánh tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria. Áo được Đức Giáo hòang Lêô XIII chuẩn thuận.
Sacred History
Lịch sử thánh. Là lịch sử các can thiệp của Chúa với nhân loại được ghi lại trong Cựu Ước và Tân Ước. Đôi khi từ ngữ này được sử dụng trong một nghĩa không đẹp để mô tả các sách Tin Mừng, mà các nhà phê bình duy lý nói là đầy các truyền thuyết huyền thoại và không có thực, vốn thuộc về một thời kỳ cổ xưa nhẹ dạ dễ tin.
Sacrifice
Hy tế, hy lễ, tế lễ, hy sinh. Là hình thức cao nhất của việc thờ phượng, trong đó linh mục nhân danh dân Chúa dâng hy lễ lên Chúa, để tỏ lòng nhận biệt sự thống trị cao cả của Chúa, và việc con người hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Lễ vật là ít nhất một phần tách ra khỏi sự sử dụng của con người, và ít nhiều được tiêu hủy như một hành vi nói lên sự quy thuộc vào uy quyền cao vời của Chúa. Do đó hy tế không chỉ là một lễ dâng. Nơi đâu lễ dâng được dâng lên Chúa, hy lễ sẽ hy sinh hoặc từ bỏ vật được dâng lên. Trong hy tế, quà dâng là điều gì quý báu được hoàn toàn trao nộp bởi người làm hy tế, như món quà dâng tỏ hiện sự nhìn nhận vương quyền tối cao của Chúa. (Từ nguyên Latinh sacrum, thánh thiêng + facere, làm, thể hiện.)
Sacrifice, New Testament
Hy tế Tân Ước. Trong khi Chúa Kitô cho phép lễ vật theo luật Moses (Mô-sê) lúc Chúa còn ở trần gian này, Chúa báo trước sự kết thúc của Đền thờ và việc thờ phượng ở Đền thờ (Mc 13:2; Ga 4:20-23). Trong bữa Tiệc Ly, khi lập Phép Thánh Thể, Chúa tuyên bố: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy…Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em" (Lc 22:19-20). Trong các thư của thánh Phaolô, Chúa Kitô được đồng hóa như là Hiến lễ (I Cr 5:7; Ep 5:2) và được các Thư Công giáo (I Pr 1:19; I Ga 2:2) khẳng định. Bản tính bất diệt Hy tế của Chúa là được thừa nhận (Kh 13:8), và tòan bộ thư gửi tín hữu Do thái là nói về chức Linh mục thượng phẩm của Chúa Kitô, và nhờ vâng lời trọn vẹn, Chúa “dâng lễ tế duy nhất để đền tội cho nhân loại, Người đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời” (Dt 10:12-13). Do đó, Ngài là linh mục đời đời, và bây giờ vẫn can thiệp với Chúa Cha trên trời cho nhân lọai tội lỗi.
Sacrifice Of The New Law
Hy tế Luật Mới. Là Hy tế Thánh lễ, vốn là sự diễn lại không đổ máu của hy tế Chúa Kitô trên Thánh giá, trái ngược với các hiến vật đổ máu của động vật trong Luật Cũ.
Sacristan
Người phụ trách phòng thánh, ông từ. Là một người được chỉ định để chăm nom phòng thánh, đồ thánh, lễ phục, và các dụng cụ khác liên quan đến mọi cử hành phụng vụ.
Sacristy
Phòng thánh, phòng áo. Là một phòng sát bên nhà thờ, thường gần bàn thờ, nơi giáo sĩ mặc áo để cử hành phụng vụ. Phòng thánh là nơi lưu giữ đồ thánh, lễ phục, và các đồ vật khác cần cho các nghi thức phụng vụ. Giếng thánh thường cũng nằm trong phòng thánh này. (Từ nguyên Latinh sacristia, từ chữ sacrum, thánh thiêng.)
Sacrosanctum Concilium
Hiến chế Sacrosanctum Concilium (Thánh Công đồng). Là hiến chế về Phụng vụ thánh của Công đồng chung Vatican II. Đây là văn kiện đầu tiên được Công đồng công bố, và mục đích của văn kiện được diễn tả ngay trong đoạn mở đầu: “Thánh Công Ðồng chủ tâm phát huy hằng ngày đời sống Kitô giáo nơi các tín hữu, thích ứng hơn nữa với những định chế nào có thể thay đổi cho hợp với những nhu cầu của thời đại chúng ta, cổ xúy những gì khả dĩ góp phần hiệp nhất mọi người đã tin theo Chúa Kitô, và kiện cường những gì qui trợ cho việc mời gọi mọi người vào lòng Giáo Hội" (ngày 4-12-1963).
Sacrum Diaconatus Ordinem
Tông thư Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh chức Phó tế). Tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI đưa ra các qui định tổng quát để tái lập chức Phó tế vĩnh viễn trong Lễ điển Latinh của Giáo hội. Văn kiện này đưa ra các qui chuẩn phải tuân giữ, trong đó có: 1. tuổi tối thiểu cho phó tế vĩnh viễn là 25 tuổi; 2. buộc luật độc thân cho các phó tế đã truyền chức mà không kết hôn; 3. có thể truyền chức phó tế cho các người nam “đứng tuổi” có gia đình, nghĩa là ít nhất 35 tuổi; 4. ban quyền cho phó tế vĩnh viễn được cử hành các Bí tích, trừ ra việc cử hành Thánh lễ, ban phép Thêm sức và Xá giải, Xức dầu bệnh nhân và Truyền chức cho người khác; 5. có mọi đặc quyền phụng vụ (ngày 18-6-1967).
Sadducees
Phái Xa-đốc. Là một nhóm nhỏ trong xã hội Do thái cổ, cùng thời với Chúa Kitô, họ thu hút vào phái mình những người Do thái giàu có, trí thức và bảo thủ. Về tôn giáo, họ chỉ ủng hộ các giáo lý mà họ thấy có trong luật thành văn. Phái Pha-ri-sêu (Pharisee) thường tranh cãi với họ về truyền thống truyền khẩu và bất thành văn. Phái Xa-đốc được chính quyền Roma đối đãi tốt, bởi vì họ ủng hộ trật tự đã có sẵn. Do họ có nhiều đại diện trong Thượng hội đồng (Sanhedrin), họ tạo ảnh hưởng vượt quá số người của mình trong các vần đề Đền thờ và nghi lễ. Trong một họat động có ý nghĩa, cả phe Xa-đốc lẫn phe Pha-ri-sêu đều nhất trí: nhạo báng và tố cáo Chúa Giêsu và giáo huấn của Chúa. Họ thường thách thức hoặc quấy nhiễu Ngài trong những lần Ngài xuất hiện công khai. Ông Gioan Tẩy Giả gọi họ là “nòi rắn độc” (Mt 3:7). Chúa Giêsu tố cáo cả hai nhóm, cảnh báo những người đi theo Ngài về lời dạy giả dối của họ (Mt 16:12). Phái Xa-đốc kiên trì trong việc họ bách hại Kitô hữu; chẳng hạn họ làm cho thánh Phêrô và Gioan bị bắt giữ vì loan tin Chúa Giêsu đã sống lại (Cv 4). Số thành viên và ảnh hưởng của họ giảm dần trong thế kỷ thứ nhất. Người ta ít nghe nói về họ sau khi Đền thờ bị phá hủy năm 70. (Từ nguyên Hi lạp saddukaioi, nghĩa phổ thông là “người công chính.”)
Sadness
Sự buồn bã, sự buồn rầu. Là sự đau khổ gây ra bởi nhận thức về điều xấu mà mình đã cảm nghiệm. Không như sự đau buồn (sorrow), vốn hàm chứa một sự mất mát hoặc tội lỗi và sự ăn năn, sự buồn rầu bao hàm các sự dữ quá khứ, hiện tại và nhất là tương lai. Nó được nuôi dưỡng bởi sự lo toan với mặt xấu của đời mình, để phân biệt với lòng trắc ẩn (thương hại, pity), vốn là buồn cho sự mất mát hay thiệt hại của người khác, và phân biệt với ghen tị (đố kị, envy), vốn là buồn vì cái tốt của người khác.
Saec
Saec, Saeculum—thế kỷ.
St. Andrew's Cross
Thánh giá thánh An-rê. Là biểu tượng từ thế kỷ 14 của thánh tông đồ Anrê. Nó giống với chữ X, tức mẫu tự chi Hi Lạp, với các thanh dài bằng nhau trong vị trí xiêng chéo, đôi khi được gọi là thánh giá X, hay thánh giá chéo, hay crux decussata. Đây là kiểu thánh giá dùng cho việc thánh An-rê bị treo trên thập giá.