Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng 4/12 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:31 03/12/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 11:1 10
Bài Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, từ gốc tổ Gie sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.
Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.
Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở.
Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà. Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ,
sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.
Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. Đến ngày đó, cội rễ Gie sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Rm 15:4 9
Bài trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Thưa anh em, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy.
Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Ki tô Giê su đòi hỏi. Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giê su Ki tô, Chúa chúng ta.
Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Ki tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Thật vậy, tôi xin quả quyết: Đức Ki tô có đến phục vụ những người được cắt bì, để thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên họ, đó là do lòng trung thành của Thiên Chúa. Còn các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, thì đó là do lòng thương xót của Người, như có lời chép: Vì thế giữa muôn dân con cất lời cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Lc 3:4 6
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Mt 3:1 12
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, ông Gio an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu đê rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Ông chính là người đã được ngôn sứ I sai a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.
Ông Gio an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giê ru sa lem và khắp miền Giu đê, cùng khắp vùng ven sông Gio đan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio đan. Thấy nhiều người thuộc phái Pha ri sêu và phái Xa đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Áp ra ham.’ Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp ra ham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”
Đó là Lời Chúa.
Thầm lặng và kín đáo
Lm Minh Anh
01:57 03/12/2022
THẦM LẶNG VÀ KÍN ĐÁO
“Thấy đoàn lũ dân chúng, Ngài động lòng xót thương họ!”.
Trong nhật ký của một tử tù, người ta đọc thấy những dòng này, “Lạy Chúa, Ngài làm con bầm dập; nhưng con vô cùng mãn nguyện, vì nó đến từ tay Ngài. Chúa thầm lặng sửa phạt con, nhưng kín đáo chữa lành con! Ôi, Đấng ‘kín đáo và thầm lặng’ yêu thương con miên viễn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ôi, Đấng ‘kín đáo và thầm lặng’ yêu thương con miên viễn!”. Sẽ khá bất ngờ khi tâm tình của người tử tù được gặp lại qua hai bài đọc hôm nay. Lời Chúa phản ánh rất rõ một trong những tính cách của Thiên Chúa, ‘thầm lặng và kín đáo!’. Ngài thầm lặng xót thương và kín đáo chữa lành! Với Chúa Giêsu, Matthêu viết, “Thấy đoàn lũ dân chúng, Ngài động lòng xót thương họ!”.
Trong ngôn ngữ của bài đọc thứ nhất, Isaia tiết lộ, Thiên Chúa thầm lặng xót thương và kín đáo chữa lành dân Ngài, “Đấng Thánh của Israel phán, ‘Hỡi Sion, ngươi sẽ chẳng còn than van khóc lóc; Chúa động lòng thương ngươi, và khi vừa nghe tiếng ngươi kêu, Ngài liền đáp lại!’”. Đó là “Ngày Chúa băng bó thương tích của dân, và chữa lành da bầm thịt giập”. Thánh Vịnh đáp ca nói, “Phúc cho ai biết chờ đợi Chúa!”; họ chờ đợi Ngài, bởi lẽ, Đấng ‘thầm lặng và kín đáo’ sẽ “chữa lành những tấm lòng tan nát và băng bó mọi vết thương của họ”.
Lời hứa của Thiên Chúa qua ngôn sứ Isaia trở nên hiện thực nơi Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, Matthêu trình bày sự hiện thực này theo hai cách. Trước tiên, Chúa Giêsu thường xuyên di chuyển; Ngài giảng dạy trong các hội đường, loan báo triều đại Thiên Chúa và chữa lành mọi kẻ ốm đau. Matthêu bày tỏ lòng trắc ẩn sâu xa của Chúa Giêsu cách đặc biệt đối với tất cả những ai bị loại trừ, những người không có định hướng trong cuộc sống; họ vất vưởng như chiên không người chăn. Chúa Giêsu nhất định là người có thể dẫn họ về nơi họ thuộc về.
Thứ đến, Chúa Giêsu thổ lộ với các môn đệ rằng, một mùa gặt lớn đang chờ gặt. Cho đến nay, có thể nói, Ngài đã ‘thầm lặng và kín đáo’ làm việc một mình; nhưng đã đến lúc Ngài cần sự giúp đỡ. Vụ mùa vẫn bội thu và nhu cầu thợ gặt vẫn lớn hơn bao giờ hết. Đó không là công việc của riêng ai, nhưng là sứ vụ chung của mọi Kitô hữu. Từ ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi chúng ta là thợ gặt vốn có thể đến một góc của cánh đồng mà không ai có thể thay thế. Những người này bao gồm gia đình tôi, hàng xóm, đồng nghiệp và những con người bước vào đời tôi. Tôi có thể là người duy nhất mang sự chữa lành và lòng trắc ẩn của Chúa vào cuộc sống họ.
Anh Chị em,
“Ngài động lòng xót thương họ!”. Để có thể ‘ra tận cánh đồng’, nhất định chúng ta phải có một tấm lòng xót thương như Chúa Giêsu! Thật tuyệt vời, Ngài còn tiết lộ cho chúng ta một cách thức ‘ra tận cánh đồng’ không kém hiệu quả khác. Đó là cầu nguyện, “Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa về!”. Lửa truyền giáo còn được khám phá trong việc cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện mỗi ngày, bạn gần Chúa Giêsu hơn; và Ngài cũng nói với bạn như đã nói với các môn đệ hôm nay, “Hãy chữa lành kẻ bại liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phung, và xua trừ ma quỷ”. Vậy, với bạn, ai là người bại liệt, người chết, phong cùi và quỷ ám? Rất có thể họ ở chung quanh bạn, ở mức độ này hay mức độ khác. Thế giới có thể khắc nghiệt và tàn nhẫn; một số người có thể thấy mình lạc lõng và cô đơn. Ai cần một chút khuyến khích, hiểu biết và xót thương? Chúa Giêsu giao cho bạn một nhiệm vụ hàng ngày mà Ngài không giao cho ai khác, và vì lý do đó, một số người cần đến bạn. Hãy tìm kiếm họ, ‘thầm lặng và kín đáo’ tiếp cận họ, chia sẻ Chúa Kitô với họ, và ở đó vì họ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin gửi con ‘ra tận cánh đồng’ những ai cần Chúa nhất. Cho con xác tín rằng, dù không ai biết việc con làm, nhưng Chúa đang ‘thầm lặng và kín đáo’ dõi mắt nhìn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thiếu Phụ Nam Xương
Lm Nguyễn Trung Tây
01:59 03/12/2022
LM Nguyễn Trung Tây
Thiếu Phụ Nam Xương
Mùa Vọng, mùa trông ngóng đợi chờ của người Kitô hữu nhắc nhở câu chuyện thiếu phụ Nam Xương. Ngày xưa, bởi người chồng lên đường chinh chiến phương xa, đêm đêm người vợ ở nhà đốt sáng ngọn đèn, chỉ bóng mình trên tường, nói với con thơ, “Bố đó”. Cuối cùng người chồng cũng quay về, nhưng người con lại không nhận mặt bố. Người chồng do đó nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Buồn tủi cho thân phận, thiếu phụ Nam Xương trầm mình xuống dòng sông chết đi để chứng tỏ tấm lòng son sắt của phụ nữ Việt Nam. Về sau, vua Lê Thánh Tôn đi ngang qua, thấy miếu tưởng niệm thiếu phụ Nam Xương nghi ngút nhang khói, ngài viết xuống bài thơ Viếng Vũ Thị thầm trách người chồng không tỉnh thức, nghi ngờ lòng dạ tiết trinh của vợ mình,
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương?
Ngọn đèn dầu tắt, đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng!
Mùa Vọng đã tới, tương tự như thiếu phụ Nam Xương của thuả xưa, người Kitô hữu cũng bắt đầu đốt ngọn nến Vọng, nhìn ra khung cửa sổ, trông ngóng bóng dáng của Ngôi Lời Nhập Thể. Nhưng, hãy coi chừng! Nếu không tỉnh thức, không cẩn thận, chúng ta sẽ không nhận ra Con Trời đang đứng gõ ngay bên khung cửa.
Không tỉnh thức, chúng ta không còn khả năng nhận ra Thiên Chúa, dù rằng Ngài đang đứng ngay bên cạnh. Bởi thế, có người tiếp tục kêu than, “Chúa ơi, sao Ngài bỏ con? Chúa ơi, Chúa đâu rồi?” Nhưng công tâm mà nói đã rất nhiều lần không phải là Chúa bỏ con, nhưng thật sự ra là con đang bỏ Chúa, bởi vì hào quang của vật chất đã khiến con mờ mắt. Cho nên mặc cho Thiên Chúa vẫn cứ đang đứng ngay bên khung cửa, gõ cửa, và mời gọi, “Đây Chiên Thiên Chúa! Đây Ngôi Lời Nhập Thể!”, con vẫn không nhận ra tiếng gọi Thiên Đàng và hình dạng Trời Cao.
Không tỉnh thức, chúng ta sẽ quên đi mất phần cốt lõi của Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh là chờ đợi và trao tặng, như trần gian năm xưa đã từng trông vọng giây phút thiên đàng trao tặng món quà vĩ đại Trời Cao nhập thể trong hình dạng của một trẻ thơ. Thiếu vắng phần cốt lõi, chúng ta hụt một nhịp chân, thế là chúng ta lao đao vấp ngã té xiêu theo những ngọn gió của bề nổi vật chất bên ngoài.
Mùa Vọng tới, có một cặp vợ chồng, chồng muốn dựng cây Giáng Sinh lấp lánh ánh điện bên khung cửa sổ để hàng xóm cũng có cơ hội thưởng thức ánh sao chớp sáng từ cây Noel xinh đẹp. Nhưng người vợ lại không chịu, nàng nói em muốn cây thông đứng cạnh bên lò sưởi đang nổ tí tách lửa đỏ, nhìn có vẻ lãng mạn hơn. Chàng không nghe nàng, vẫn cứ dựng cây thông bên khung cửa. Vợ không chịu chồng, cứ đòi dựng cây thông bên lò sưởi. Hai bên nói qua nói lại mấy câu. Nàng giận, nàng bỏ về phòng nằm khóc. Chàng tức, chàng lái xe đi ra ngoài uống café với bạn. Tối về tới nhà, nhà tối đen. Bật đèn lên, chàng nhìn thấy miếng giấy viết mấy chữ báo cho chàng biết là nàng đã mua vé máy bay về ăn Giáng Sinh với bố mẹ. Thế là hết Mùa Vọng, xong mùa Giáng Sinh.
Mùa Vọng tới, ai trong chúng ta cũng muốn tỏ lộ tình thương mến tới người thân qua những món quà bọc trong gói giấy. Hãy tỉnh thức, đừng hăm hở biến mình thành những con thiêu thân, chỉ biết lao đầu vào những thương xá tìm kiếm mua những món quà đắt rẻ.
Mùa Vọng tới, căn nhà thân yêu cần phải trang hoàng với những ngọn đèn sao sáng lấp lánh; và đặc biệt sau thánh lễ Nửa Đêm, cả gia đình sẽ quây quần ăn uống chào mừng Giáng Sinh. Hãy tỉnh thức, hãy coi chừng, đừng để thời gian trang hoàng nhà cửa và nấu nướng thức ăn lấy hết đi thời gian dành riêng cho đời sống tâm linh của Mùa Vọng. Hãy cẩn thận với tiệc Noel, đừng để rượu Noel biến mùa Giáng Sinh thành mùa than khóc.
Mùa Vọng tới, hãy đốt bốn ngọn nến Vọng tỉnh thức ngồi đan máng cỏ lòng dâng tặng Hài Nhi Thánh bằng cách bắt chước Người Con Hoang Đàng một lần đứng dậy về lại căn nhà xưa hòa giải với Cha của mình. Nếu được, hãy làm một việc bác ái, hoặc cho mình, hoặc cho những người thân chung quanh.
Người chinh phu họ Trương của ngày xưa không tỉnh thức, khiến mùa đoàn tụ trở thành mùa tang tóc. Nếu không tỉnh thức, chúng ta cũng sẽ trở thành một chàng Trương của thời đại mới. Những chàng Trương của thiên niên kỷ thứ ba mới có dư thừa khả năng biến mùa Vọng, mùa của hy vọng trở thành một mùa của mất hy vọng và mất niềm tin.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng, xin đừng để con ngủ quên với máng cỏ vật chất, nhưng tỉnh thức trông ngóng giây phút Con Trời nhập thể. Để khi Chúa đến, con hân hoan chạy ra, mở cửa, đón mời Hài Nhi Thánh vào trong máng cỏ tâm hồn của con.□
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản)
Thiếu Phụ Nam Xương
Mùa Vọng, mùa trông ngóng đợi chờ của người Kitô hữu nhắc nhở câu chuyện thiếu phụ Nam Xương. Ngày xưa, bởi người chồng lên đường chinh chiến phương xa, đêm đêm người vợ ở nhà đốt sáng ngọn đèn, chỉ bóng mình trên tường, nói với con thơ, “Bố đó”. Cuối cùng người chồng cũng quay về, nhưng người con lại không nhận mặt bố. Người chồng do đó nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Buồn tủi cho thân phận, thiếu phụ Nam Xương trầm mình xuống dòng sông chết đi để chứng tỏ tấm lòng son sắt của phụ nữ Việt Nam. Về sau, vua Lê Thánh Tôn đi ngang qua, thấy miếu tưởng niệm thiếu phụ Nam Xương nghi ngút nhang khói, ngài viết xuống bài thơ Viếng Vũ Thị thầm trách người chồng không tỉnh thức, nghi ngờ lòng dạ tiết trinh của vợ mình,
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương?
Ngọn đèn dầu tắt, đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng!
Mùa Vọng đã tới, tương tự như thiếu phụ Nam Xương của thuả xưa, người Kitô hữu cũng bắt đầu đốt ngọn nến Vọng, nhìn ra khung cửa sổ, trông ngóng bóng dáng của Ngôi Lời Nhập Thể. Nhưng, hãy coi chừng! Nếu không tỉnh thức, không cẩn thận, chúng ta sẽ không nhận ra Con Trời đang đứng gõ ngay bên khung cửa.
Không tỉnh thức, chúng ta không còn khả năng nhận ra Thiên Chúa, dù rằng Ngài đang đứng ngay bên cạnh. Bởi thế, có người tiếp tục kêu than, “Chúa ơi, sao Ngài bỏ con? Chúa ơi, Chúa đâu rồi?” Nhưng công tâm mà nói đã rất nhiều lần không phải là Chúa bỏ con, nhưng thật sự ra là con đang bỏ Chúa, bởi vì hào quang của vật chất đã khiến con mờ mắt. Cho nên mặc cho Thiên Chúa vẫn cứ đang đứng ngay bên khung cửa, gõ cửa, và mời gọi, “Đây Chiên Thiên Chúa! Đây Ngôi Lời Nhập Thể!”, con vẫn không nhận ra tiếng gọi Thiên Đàng và hình dạng Trời Cao.
Không tỉnh thức, chúng ta sẽ quên đi mất phần cốt lõi của Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh là chờ đợi và trao tặng, như trần gian năm xưa đã từng trông vọng giây phút thiên đàng trao tặng món quà vĩ đại Trời Cao nhập thể trong hình dạng của một trẻ thơ. Thiếu vắng phần cốt lõi, chúng ta hụt một nhịp chân, thế là chúng ta lao đao vấp ngã té xiêu theo những ngọn gió của bề nổi vật chất bên ngoài.
Mùa Vọng tới, có một cặp vợ chồng, chồng muốn dựng cây Giáng Sinh lấp lánh ánh điện bên khung cửa sổ để hàng xóm cũng có cơ hội thưởng thức ánh sao chớp sáng từ cây Noel xinh đẹp. Nhưng người vợ lại không chịu, nàng nói em muốn cây thông đứng cạnh bên lò sưởi đang nổ tí tách lửa đỏ, nhìn có vẻ lãng mạn hơn. Chàng không nghe nàng, vẫn cứ dựng cây thông bên khung cửa. Vợ không chịu chồng, cứ đòi dựng cây thông bên lò sưởi. Hai bên nói qua nói lại mấy câu. Nàng giận, nàng bỏ về phòng nằm khóc. Chàng tức, chàng lái xe đi ra ngoài uống café với bạn. Tối về tới nhà, nhà tối đen. Bật đèn lên, chàng nhìn thấy miếng giấy viết mấy chữ báo cho chàng biết là nàng đã mua vé máy bay về ăn Giáng Sinh với bố mẹ. Thế là hết Mùa Vọng, xong mùa Giáng Sinh.
Mùa Vọng tới, ai trong chúng ta cũng muốn tỏ lộ tình thương mến tới người thân qua những món quà bọc trong gói giấy. Hãy tỉnh thức, đừng hăm hở biến mình thành những con thiêu thân, chỉ biết lao đầu vào những thương xá tìm kiếm mua những món quà đắt rẻ.
Mùa Vọng tới, căn nhà thân yêu cần phải trang hoàng với những ngọn đèn sao sáng lấp lánh; và đặc biệt sau thánh lễ Nửa Đêm, cả gia đình sẽ quây quần ăn uống chào mừng Giáng Sinh. Hãy tỉnh thức, hãy coi chừng, đừng để thời gian trang hoàng nhà cửa và nấu nướng thức ăn lấy hết đi thời gian dành riêng cho đời sống tâm linh của Mùa Vọng. Hãy cẩn thận với tiệc Noel, đừng để rượu Noel biến mùa Giáng Sinh thành mùa than khóc.
Mùa Vọng tới, hãy đốt bốn ngọn nến Vọng tỉnh thức ngồi đan máng cỏ lòng dâng tặng Hài Nhi Thánh bằng cách bắt chước Người Con Hoang Đàng một lần đứng dậy về lại căn nhà xưa hòa giải với Cha của mình. Nếu được, hãy làm một việc bác ái, hoặc cho mình, hoặc cho những người thân chung quanh.
Người chinh phu họ Trương của ngày xưa không tỉnh thức, khiến mùa đoàn tụ trở thành mùa tang tóc. Nếu không tỉnh thức, chúng ta cũng sẽ trở thành một chàng Trương của thời đại mới. Những chàng Trương của thiên niên kỷ thứ ba mới có dư thừa khả năng biến mùa Vọng, mùa của hy vọng trở thành một mùa của mất hy vọng và mất niềm tin.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng, xin đừng để con ngủ quên với máng cỏ vật chất, nhưng tỉnh thức trông ngóng giây phút Con Trời nhập thể. Để khi Chúa đến, con hân hoan chạy ra, mở cửa, đón mời Hài Nhi Thánh vào trong máng cỏ tâm hồn của con.□
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản)
Sinh hoa trái chứng tỏ sám hối
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
06:35 03/12/2022
Sinh hoa trái chứng tỏ sám hối
(Suy niệm Chúa nhật 2 Mùa Vọng A)
Chúng ta đã bắt đầu Mùa Vọng được 1 tuần rồi, nhưng chúng ta đã có tâm tình gì để sống Mùa Vọng chưa? Chúng ta đang ở trong tình trạng nào vậy? Lo âu hay vô tâm? Cứng lòng hay sám hối? vui mừng hay buồn bã? Thất vọng hay hy vọng?,…
Như chúng ta đã biết “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Với hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi”. (AC 39). Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh). Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng” là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
Như vậy, chúng ta đang sống tâm tình của người chờ đợi Chúa, chờ đợi ngày tận cùng của đời mình có thể nói được như vậy. Tuy nhiên, chúng ta không chờ đợi theo kiểu “hả miệng chờ sung”, chờ đợi 1 cách thụ động, chờ đợi cách ‘tĩnh’, nhưng Chúa mời gọi chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là phải chờ đợi cách chủ động, cách tích cực, cách sống động. Chờ đợi nhưng vẫn hành động. Chờ đợi nhưng phải làm việc. Chờ đợi trong sự hiện diện của Chúa. Chờ đợi nhưng phải thức tỉnh liên lỉ. Chờ đợi để nhìn lại bản thân với biết bao lỗi lầm, bất toàn và yếu đuối với Chúa và với than nhân để hồi tâm, để hối lỗi, để nhận lỗi, để xin ơn tha tội và sửa đổi con tim, sửa đổi con người tội lỗi hầu trở nên tinh tuyền thánh thiện trước nhan Chúa hơn.
Chúa nhật II Mùa Vọng Năm A hôm nay, Lời Chúa mời gọi chúng ta sám hối ngang qua hình ảnh của Ông Gioan Tẩy Giả: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới : Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Nơi khác, Ông Gioan mời gọi: “các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. … Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa….”(Mt 3, 2-3.8.10). Quả thật, lời mời gọi chúng ta chờ đợi Chúa trong tâm tình người biết sám hối. Sám hối để đón gặp Chúa. Nhưng phải sám hối như thế nào? Sám hối theo lời giảng dạy của Ông Gioan Tẩy Giả là phải thay đổi lối sống: từ lối sống ích kỷ thành quảng đại, lối sống hận thù – ghen ghét trở thành lối sống yêu thương và bác ái, lối sống khô khan nguội lạnh trở nên lối sống siêng năng và sốt sắng để gặp gỡ Chúa mỗi ngày, lối sống loại trừ - gian tham trở nên lối sống bao dung và thật thà,…Chúng ta không thể đón gặp được Chúa trong thái độ thiếu tỉnh thức, thiếu chuẩn bị, thiếu sẵn sàng. Chúng ta không thể đón gặp Chúa trong thái độ vô ơn bội nghĩa, trong thái độ lạnh lùng chán chường, trong thái độ bất hoà bất thuận, trong thái độ dính bén tội lỗi và ma quỷ,…
Thế nhưng, thái đội sám hối theo Ông Gioan Tẩy Giả và đẹp lòng Chúa nhất là thái độ sinh hoa trái tốt tười ngang qua đời sống bác ái yêu thương, tin yêu và phục vụ, dấn thân và hy sinh, lạc quan và thánh thiện, kiên trì và nhẫn nại, khiêm nhường và bác ái. Đây mới đúng là tâm tình của những người chờ đợi Chúa mà Chúa mong muốn. Vì thế, mỗi chúng ta không thể đón gặp Chúa trong thái độ vô tâm vô cảm và vô trung bất nghĩa được. Thật vậy, biết Chúa là Đấng luôn yêu thương, biết Chúa cứu độ hết mọi người, chúng ta không thể không nhanh chân đến với Ngài với một tâm hồn sám hối, với một tâm hồn tan nát khiêm cung để đón gặp Chúa.
Tuy nhiên, để đón gặp Chúa, Ông Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đưa” (Mt 3.3). Dọn sẵn con đường nào đây? Xin thưa đó là con đường tâm hồn, con đường trái tim, con đường thân xác của chúng ta. Chúng ta phải dọn như thế nào? Phải chăng chúng ta phải “loại trừ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”(Rm 13, 12-14).
Có một câu chuyện kể rằng: Trong một khu rừng già thuộc vùng núi Hắc Sơn ở nước Đức, một bọn cướp đang chia nhau những chiến lợi phẩm mà chúng lấy được đêm hôm trước, trong đó có một cuốn Kinh Thánh. Một tên cướp cầm cuốn Kinh Thánh lên rồi bắt chước một nhà truyền đạo, đọc vài câu rồi bông đùa giải thích, cả bọn cười ổ thích thú. Bổng tên đầu đảng gục mặt xuống, hai tay ôm lấy đầu, xưa nay hắn là người độc ác và tàn bạo khét tiếng, nhưng những lời Kinh Thánh vừa rồi gợi lên trong tâm trí hắn hình ảnh đáng yêu của gia đình hắn. Cách đây 20 năm, hắn cũng thường với cha mẹ, anh chị em cầu kinh, suy niệm lời Chúa, dường như lời Chúa giờ đây mới chuyển mình và gây tác động mạnh mẽ trong tâm khảm tên tướng cướp này. Một tên đàn em thấy vậy tiến lại nói đùa: “ Hôm nay đại ca có vẻ ân hận thì phải, nếu thế thì cũng hợp lý thôi, vì nếu điểm mặt anh hùng phạm pháp trên đời, đại ca phải là vô địch”. Tất cả bọn nhao nhao lên, nhưng tên đại ca ôn tồn nói: “Đúng, tao là tên tội phạm lớn nhất, để cuốn sách đó lại cho tao rồi tụi bay đi đâu thì đi”. Sau đó anh đã từ bỏ hẳn cuộc đời giang hồ tội lỗi, anh đã sám hối, đổi đời.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 2 Mùa Vọng A)
Chúng ta đã bắt đầu Mùa Vọng được 1 tuần rồi, nhưng chúng ta đã có tâm tình gì để sống Mùa Vọng chưa? Chúng ta đang ở trong tình trạng nào vậy? Lo âu hay vô tâm? Cứng lòng hay sám hối? vui mừng hay buồn bã? Thất vọng hay hy vọng?,…
Như chúng ta đã biết “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Với hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi”. (AC 39). Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh). Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng” là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
Như vậy, chúng ta đang sống tâm tình của người chờ đợi Chúa, chờ đợi ngày tận cùng của đời mình có thể nói được như vậy. Tuy nhiên, chúng ta không chờ đợi theo kiểu “hả miệng chờ sung”, chờ đợi 1 cách thụ động, chờ đợi cách ‘tĩnh’, nhưng Chúa mời gọi chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là phải chờ đợi cách chủ động, cách tích cực, cách sống động. Chờ đợi nhưng vẫn hành động. Chờ đợi nhưng phải làm việc. Chờ đợi trong sự hiện diện của Chúa. Chờ đợi nhưng phải thức tỉnh liên lỉ. Chờ đợi để nhìn lại bản thân với biết bao lỗi lầm, bất toàn và yếu đuối với Chúa và với than nhân để hồi tâm, để hối lỗi, để nhận lỗi, để xin ơn tha tội và sửa đổi con tim, sửa đổi con người tội lỗi hầu trở nên tinh tuyền thánh thiện trước nhan Chúa hơn.
Chúa nhật II Mùa Vọng Năm A hôm nay, Lời Chúa mời gọi chúng ta sám hối ngang qua hình ảnh của Ông Gioan Tẩy Giả: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới : Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Nơi khác, Ông Gioan mời gọi: “các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. … Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa….”(Mt 3, 2-3.8.10). Quả thật, lời mời gọi chúng ta chờ đợi Chúa trong tâm tình người biết sám hối. Sám hối để đón gặp Chúa. Nhưng phải sám hối như thế nào? Sám hối theo lời giảng dạy của Ông Gioan Tẩy Giả là phải thay đổi lối sống: từ lối sống ích kỷ thành quảng đại, lối sống hận thù – ghen ghét trở thành lối sống yêu thương và bác ái, lối sống khô khan nguội lạnh trở nên lối sống siêng năng và sốt sắng để gặp gỡ Chúa mỗi ngày, lối sống loại trừ - gian tham trở nên lối sống bao dung và thật thà,…Chúng ta không thể đón gặp được Chúa trong thái độ thiếu tỉnh thức, thiếu chuẩn bị, thiếu sẵn sàng. Chúng ta không thể đón gặp Chúa trong thái độ vô ơn bội nghĩa, trong thái độ lạnh lùng chán chường, trong thái độ bất hoà bất thuận, trong thái độ dính bén tội lỗi và ma quỷ,…
Thế nhưng, thái đội sám hối theo Ông Gioan Tẩy Giả và đẹp lòng Chúa nhất là thái độ sinh hoa trái tốt tười ngang qua đời sống bác ái yêu thương, tin yêu và phục vụ, dấn thân và hy sinh, lạc quan và thánh thiện, kiên trì và nhẫn nại, khiêm nhường và bác ái. Đây mới đúng là tâm tình của những người chờ đợi Chúa mà Chúa mong muốn. Vì thế, mỗi chúng ta không thể đón gặp Chúa trong thái độ vô tâm vô cảm và vô trung bất nghĩa được. Thật vậy, biết Chúa là Đấng luôn yêu thương, biết Chúa cứu độ hết mọi người, chúng ta không thể không nhanh chân đến với Ngài với một tâm hồn sám hối, với một tâm hồn tan nát khiêm cung để đón gặp Chúa.
Tuy nhiên, để đón gặp Chúa, Ông Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đưa” (Mt 3.3). Dọn sẵn con đường nào đây? Xin thưa đó là con đường tâm hồn, con đường trái tim, con đường thân xác của chúng ta. Chúng ta phải dọn như thế nào? Phải chăng chúng ta phải “loại trừ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”(Rm 13, 12-14).
Có một câu chuyện kể rằng: Trong một khu rừng già thuộc vùng núi Hắc Sơn ở nước Đức, một bọn cướp đang chia nhau những chiến lợi phẩm mà chúng lấy được đêm hôm trước, trong đó có một cuốn Kinh Thánh. Một tên cướp cầm cuốn Kinh Thánh lên rồi bắt chước một nhà truyền đạo, đọc vài câu rồi bông đùa giải thích, cả bọn cười ổ thích thú. Bổng tên đầu đảng gục mặt xuống, hai tay ôm lấy đầu, xưa nay hắn là người độc ác và tàn bạo khét tiếng, nhưng những lời Kinh Thánh vừa rồi gợi lên trong tâm trí hắn hình ảnh đáng yêu của gia đình hắn. Cách đây 20 năm, hắn cũng thường với cha mẹ, anh chị em cầu kinh, suy niệm lời Chúa, dường như lời Chúa giờ đây mới chuyển mình và gây tác động mạnh mẽ trong tâm khảm tên tướng cướp này. Một tên đàn em thấy vậy tiến lại nói đùa: “ Hôm nay đại ca có vẻ ân hận thì phải, nếu thế thì cũng hợp lý thôi, vì nếu điểm mặt anh hùng phạm pháp trên đời, đại ca phải là vô địch”. Tất cả bọn nhao nhao lên, nhưng tên đại ca ôn tồn nói: “Đúng, tao là tên tội phạm lớn nhất, để cuốn sách đó lại cho tao rồi tụi bay đi đâu thì đi”. Sau đó anh đã từ bỏ hẳn cuộc đời giang hồ tội lỗi, anh đã sám hối, đổi đời.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Sám hối đưa đến Hiệp Thông
Lm Nguyễn Xuân Trường
15:02 03/12/2022
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 03/12/2022
14. Càng yêu mến Giáo Hội của Đức Chúa Ki-tô thì càng hưởng được Thánh Thần.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 03/12/2022
6. TRẺ CON TRANH LUẬN VỀ MẶT TRỜI
Khổng tử đi du lịch về phía đông, thấy hai đứa trẻ đang tranh luận, Khổng tử bèn hỏi chúng nó tranh luận về điều gì.
Đứa trẻ tên Giáp nói:
- “Cháu cho rằng mặt trời khi mới mọc thì khoảng cách rất gần con người, đến trưa thì càng rất xa”.
Ất nói:
- ”Con thì cho rằng mặt trời khi mới mọc thì rất xa, đến trưa thì ngược lại rất gần”.
Giáp nói:
- “Mặt trời khi mới mọc thì to lớn như cái ô dù che nắng trên xe ngựa, đến trưa thì rất nhỏ như cái đĩa. Giải thích như thế này: lớn vì nó gần, nhỏ vì nó xa, lại không đúng hay sao?”
Ất nói:
- “Mặt trời khi mới ló ra thì người ta cảm thấy mát mẻ, đến trưa thì ai cũng cảm thấy nóng, lẽ nào không phải xa mới cảm thấy mát, gần không cảm thấy nóng sao?”
Khổng tử sửng sốt, không thể giải đáp.
Hai đứa trẻ cười nói:
- “Ai nói ông là người có học vấn chứ?”
(Liệt tử)
Suy tư 6:
Những đứa trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có những suy nghĩ của chúng nó, người lớn thường hay coi trẻ em không ra gì, thậm chí còn cho rằng chúng không biết gi, đúng là quan niệm sai lầm, lầm to. Vì hiểu lầm như thế nên các người lớn cứ diễn đủ trò xấu xa trước mắt trẻ em, vì cứ cho là chúng không biết gì ! Cái tai hại chính là ở đấy, thiếu hiểu biết về trẻ em, cứ cho chúng nó như mình từ thuở xa xưa.
Trẻ em phạm pháp đó là trách nhiệm của xã hội, của người lớn, mà người lớn trước hết là bố mẹ, anh chị; người lớn là hết mọi người lớn trong xã hội. Không có lửa thì không thể nào có khói, không có gương mù gương xấu thì sẽ không có những thiếu niên hư hỏng. Đức Chúa Giê-su đã nói với chúng ta: “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt 8, 6). Ngài đã nghiêm khắc lên án những ai làm việc xấu xa để trẻ nhỏ bắt chước, việc xấu xa chính là: gian dâm, trộm cắp, vu khống, ngoại tình dâm ô…
Có những lúc vô tình tôi đã làm gương xấu cho trẻ em, người khác làm gương xấu bị phạt một, nhưng nếu tôi là linh mục, nam nữ tu sĩ mà làm gương xấu cho trẻ em thì bị phạt gấp trăm, gấp ngàn lần.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khổng tử đi du lịch về phía đông, thấy hai đứa trẻ đang tranh luận, Khổng tử bèn hỏi chúng nó tranh luận về điều gì.
Đứa trẻ tên Giáp nói:
- “Cháu cho rằng mặt trời khi mới mọc thì khoảng cách rất gần con người, đến trưa thì càng rất xa”.
Ất nói:
- ”Con thì cho rằng mặt trời khi mới mọc thì rất xa, đến trưa thì ngược lại rất gần”.
Giáp nói:
- “Mặt trời khi mới mọc thì to lớn như cái ô dù che nắng trên xe ngựa, đến trưa thì rất nhỏ như cái đĩa. Giải thích như thế này: lớn vì nó gần, nhỏ vì nó xa, lại không đúng hay sao?”
Ất nói:
- “Mặt trời khi mới ló ra thì người ta cảm thấy mát mẻ, đến trưa thì ai cũng cảm thấy nóng, lẽ nào không phải xa mới cảm thấy mát, gần không cảm thấy nóng sao?”
Khổng tử sửng sốt, không thể giải đáp.
Hai đứa trẻ cười nói:
- “Ai nói ông là người có học vấn chứ?”
(Liệt tử)
Suy tư 6:
Những đứa trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có những suy nghĩ của chúng nó, người lớn thường hay coi trẻ em không ra gì, thậm chí còn cho rằng chúng không biết gi, đúng là quan niệm sai lầm, lầm to. Vì hiểu lầm như thế nên các người lớn cứ diễn đủ trò xấu xa trước mắt trẻ em, vì cứ cho là chúng không biết gì ! Cái tai hại chính là ở đấy, thiếu hiểu biết về trẻ em, cứ cho chúng nó như mình từ thuở xa xưa.
Trẻ em phạm pháp đó là trách nhiệm của xã hội, của người lớn, mà người lớn trước hết là bố mẹ, anh chị; người lớn là hết mọi người lớn trong xã hội. Không có lửa thì không thể nào có khói, không có gương mù gương xấu thì sẽ không có những thiếu niên hư hỏng. Đức Chúa Giê-su đã nói với chúng ta: “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt 8, 6). Ngài đã nghiêm khắc lên án những ai làm việc xấu xa để trẻ nhỏ bắt chước, việc xấu xa chính là: gian dâm, trộm cắp, vu khống, ngoại tình dâm ô…
Có những lúc vô tình tôi đã làm gương xấu cho trẻ em, người khác làm gương xấu bị phạt một, nhưng nếu tôi là linh mục, nam nữ tu sĩ mà làm gương xấu cho trẻ em thì bị phạt gấp trăm, gấp ngàn lần.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 03/12/2022
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
Tin mừng: Mt 3, 1-12.
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gấn.”
Bạn thân mến,
Lời của thánh Gioan Tiền Hô thật khiến cho chúng ta rùng mình khiếp sợ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa...” đây là lời cảnh cáo cho bạn và cho tôi, lời cảnh cáo nghiêm khắc và quyết liệt như thôi thúc, như trách móc, như giận hờn. Bởi vì Thiên Chúa có thể tạo dựng và có thể phá hủy, Ngài đã lấy bùn đất tạo dựng con người, thì Ngài cũng có thể làm cho những hòn đá trở nên con cái của Áp-ra-ham...
Có lúc nào bạn nghĩ mình chỉ là cát bụi không? Có lúc nào bạn nghĩ mạng sống mình sẽ có ngày kết thúc không, bởi vì Thiên Chúa sẽ không làm cho những hòn đá trở nên con cháu của Áp-ra-ham để tôn thờ Ngài, nếu chúng ta và tất cả mọi người biết hối cải và sống xứng đáng là con của Ngài hơn, tại sao vậy, thưa vì chúng ta, linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su –Con Một của Ngài.
Mùa vọng không nhiều ngày lắm đâu, chỉ bốn chúa nhật mà thôi, nhưng nếu chúng ta hết lòng sám hối, thì dù chỉ một giây phút, Thiên Chúa vẫn cứ sẵn lòng đón nhận chúng ta khi Nước Trời đến.
Bạn thân mến,
Sám hối vẫn cứ luôn là chủ đề chính mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực hành để được cứu độ, sám hối đích thực chính là quyết tâm thay đổi cuộc sống cũ của mình, là sinh ra những hoa quả thánh thiện bởi cách sống mới, chứ không phải chỉ đấm ngực ăn năn lúc phạm tội, rồi sau đó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Cái rìu là dấu chỉ của thịnh nộ, của răn đe và chết chóc; lòng sám hối là dấu chỉ của tình thương, của tha thứ và bao dung. Cái rìu sẽ trở thành hoa hồng tình yêu khi chúng ta hết lòng sám hối vì những tội mình đã phạm, bởi vì Đức Chúa Giê-su chỉ thích sinh ra nơi những tâm hồn khiêm nhường biết thống hối và ăn năn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 3, 1-12.
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gấn.”
Bạn thân mến,
Lời của thánh Gioan Tiền Hô thật khiến cho chúng ta rùng mình khiếp sợ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa...” đây là lời cảnh cáo cho bạn và cho tôi, lời cảnh cáo nghiêm khắc và quyết liệt như thôi thúc, như trách móc, như giận hờn. Bởi vì Thiên Chúa có thể tạo dựng và có thể phá hủy, Ngài đã lấy bùn đất tạo dựng con người, thì Ngài cũng có thể làm cho những hòn đá trở nên con cái của Áp-ra-ham...
Có lúc nào bạn nghĩ mình chỉ là cát bụi không? Có lúc nào bạn nghĩ mạng sống mình sẽ có ngày kết thúc không, bởi vì Thiên Chúa sẽ không làm cho những hòn đá trở nên con cháu của Áp-ra-ham để tôn thờ Ngài, nếu chúng ta và tất cả mọi người biết hối cải và sống xứng đáng là con của Ngài hơn, tại sao vậy, thưa vì chúng ta, linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su –Con Một của Ngài.
Mùa vọng không nhiều ngày lắm đâu, chỉ bốn chúa nhật mà thôi, nhưng nếu chúng ta hết lòng sám hối, thì dù chỉ một giây phút, Thiên Chúa vẫn cứ sẵn lòng đón nhận chúng ta khi Nước Trời đến.
Bạn thân mến,
Sám hối vẫn cứ luôn là chủ đề chính mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực hành để được cứu độ, sám hối đích thực chính là quyết tâm thay đổi cuộc sống cũ của mình, là sinh ra những hoa quả thánh thiện bởi cách sống mới, chứ không phải chỉ đấm ngực ăn năn lúc phạm tội, rồi sau đó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Cái rìu là dấu chỉ của thịnh nộ, của răn đe và chết chóc; lòng sám hối là dấu chỉ của tình thương, của tha thứ và bao dung. Cái rìu sẽ trở thành hoa hồng tình yêu khi chúng ta hết lòng sám hối vì những tội mình đã phạm, bởi vì Đức Chúa Giê-su chỉ thích sinh ra nơi những tâm hồn khiêm nhường biết thống hối và ăn năn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Zelenskiy cho biết Các quan chức Ukraine thúc đẩy việc cấm các giáo phái tôn giáo có liên quan đến Nga
Đặng Tự Do
05:09 03/12/2022
Bất chấp thời kỳ cộng sản cam go kéo dài từ năm 1921 đến khi giành được độc lập vào năm 1991, hầu hết trong số 43,500,000 dân Ukraine tự nhận mình là Kitô Hữu. Trong đó, 65% thuộc Chính Thống Giáo, 10% theo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và 2% theo Công Giáo nghi lễ Latinh như chúng ta.
Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Theo thống kê vào đầu năm 2022, 85% các tín hữu thuộc về Giáo Hội Chính Thống tân lập OCU, và 15% vẫn thuộc về Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC.
Sau cuộc xâm lược của Nga. UOC đã tuyên bố ngừng phụ thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, trong các cuộc khám xét các tu viện và nhà thờ của Giáo Hội Chính Thống này, các cơ quan an ninh đã tìm thấy súng, lựu đạn, và các tài liệu ủng hộ “thế giới Nga”. Vì thế, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy dự định sẽ cấm Giáo Hội này hoạt động tại Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Officials Press to Ban Russian-Affiliated Religious Sects: Zelenskiy”, nghĩa là “Zelenskiy cho biết Các quan chức Ukraine thúc đẩy việc cấm các giáo phái tôn giáo có liên quan đến Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đang đề xuất lệnh cấm đối với tất cả các nhóm tôn giáo có liên hệ với Nga vì lợi ích “độc lập tinh thần” của Ukraine.
Theo bài phát biểu hàng đêm của Zelenskiy gởi quốc dân đồng bào, hội đồng đã chỉ thị cho chính phủ Ukraine “soạn thảo luật về việc cấm không cho hoạt động ở Ukraine các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga.” Đáng chú ý nhất, luật sẽ cấm Giáo hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, có liên kết với Giáo hội Chính thống Nga.
“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”
Lệnh cấm được đề xuất sẽ được đệ trình lên Verkhovna Rada, tức là quốc hội Ukraine, để được xem xét.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, báo cáo rằng họ đã tìm thấy “một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền” sau khi tiến hành khám xét một tu viện có liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Zakarpattia. Theo báo cáo từ The Kyiv Independent, SBU đã lục soát nhiều chi nhánh của Giáo Hội có liên hệ với Nga trong tuần qua.
Theo một báo cáo từ SBU, các tài liệu bị tịch thu hôm thứ Năm bao gồm “những cuốn sách có nội dung bài xích các quốc gia không nằm trong thế giới Nga với những điều bịa đặt gây khó chịu về các quốc gia và các tôn giáo khác”.
“Các tài liệu được tìm thấy phủ nhận quyền độc lập của Ukraine và nhấn mạnh rằng Nga, Ukraine và Belarus 'không thể bị chia cắt',” báo cáo viết.
Báo cáo cho biết SBU cũng đã tìm thấy các bản in của “các bài hát thân Nga ca ngợi 'thế giới Nga' và kêu gọi 'sự thức tỉnh của nước mẹ Nga'“.
Kyiv Independent cũng báo cáo rằng một số lượng lớn các giáo xứ Chính thống Nga đã “chuyển đổi” sang Giáo Hội Chính thống Ukraine tân lập kể từ khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine. Các cơ quan truyền thông nói rằng một con số kỷ lục 229 giáo xứ đã rời khỏi Giáo Hội Chính Thống Giáo thân Nga chỉ trong tháng Năm khi các nhà lãnh đạo Giáo Hội này tuyên bố không còn phụ thuộc vào Thượng Phụ Kirill.
Zelenskiy phát biểu trước quốc gia của mình nhân kỷ niệm 31 năm Ukraine bỏ phiếu độc lập khỏi Liên Xô. Tổng thống nói, cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 “là một cuộc trưng cầu trung thực, và đó là lý do tại sao nó được thế giới công nhận.”
“Tôi muốn nhấn mạnh: Năm 1991, nhà nước của chúng ta bắt đầu con đường hợp pháp và dân chủ,” Zelenskiy nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường này với các bước hợp pháp, các quyết định cân bằng và phù hợp với lợi ích quốc gia.”
Newsweek đã liên hệ với Giáo Hội Chính Thống Nga để bình luận.
Source:NewsWeek
Tổng thống Caputova của Slovakia sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón tại Vatican
Đặng Tự Do
05:11 03/12/2022
Tổng thống Zuzana Caputova sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp vào hôm Thứ Bảy, ngày 10 tháng 12 tại Vatican, phát ngôn nhân của Tổng thống Martin Strizinec cho biết hôm thứ Năm. Nguyên thủ quốc gia Slovakia cũng sẽ gặp Đức Hồng Y Pietro Parolini, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đây là lần thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp nữ tổng thống Caputova tại Vatican. Lần đầu là vào tháng 12 năm 2020.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Slovakia vào tháng 9 năm 2021 và xuất hiện ở Bratislava, Kosice, Presov và Sastin. Ngài đã gặp ba quan chức hiến pháp hàng đầu cũng như đại diện của cộng đồng Do Thái và Roma.
Khi tiễn Đức Thánh Cha trở về Rôma, nữ Tổng thống đã tỏ ra rất xúc động. Trong một diễn biến chưa từng có trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Nữ Tổng thống đã khóc khi Đức Thánh Cha lên máy bay. Các hình ảnh thu được cho thấy bà đứng chết trân tại chỗ nhìn theo Đức Thánh Cha khi ngài lên máy bay và trong lúc máy bay chạy ra đường băng để cất cánh.
Trong cuộc họp báo sau đó tại dinh tổng thống, đích thân bà Zuzana Čaputová xác nhận là bà đã rất xúc động và đã khóc.
Bà Zuzana Čaputová sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo, là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Zuzana là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová không phải là người Công Giáo. Bà đã ly dị và có 2 đứa con.
Báo chí tại Bratislava cho biết gia đình bà Zuzana nguyên là người Công Giáo. Trong thời kỳ cộng sản, hoàn cảnh khó khăn quá nên có lẽ đã không thể giữ đạo. Tuy nhiên, bà Zuzana chưa bao giờ cho rằng mình là người vô thần. Bà được tin là tập thiền Yoga. Hy vọng, có thể qua chuyến tông du của Đức Thánh Cha và những liên hệ tiếp theo đây, nữ tổng thống có thể trở lại đạo.
Source:enrsi.rtvs.sk
Thượng phụ Kirill gọi Donbas là tiền tuyến phòng thủ của thế giới Nga
Đặng Tự Do
05:12 03/12/2022
Thế giới Chính Thống Giáo tiếp tục ngỡ ngàng với Thượng phụ Kirill của Giáo Hội Chính thống Nga, với tuyên bố mới nhất của ông cho rằng Donbas là “tiền tuyến bảo vệ thế giới Nga”.
Theo thông tấn xã nhà nước Nga TASS, Thượng phụ Kirill đã đưa ra lập trường trên tại một cuộc gặp gỡ với trẻ em từ vùng Donbas bị chiếm đóng, ở Nhà thờ Chúa Cứu thế, của Mạc Tư Khoa.
“Ngày nay, Donbas là tiền tuyến phòng thủ của thế giới Nga. Và thế giới Nga không chỉ là nước Nga - nó ở khắp mọi nơi nơi có những người được nuôi dưỡng theo truyền thống Chính thống giáo và truyền thống đạo đức Nga sinh sống.”
Tất nhiên, đạo đức và luân lý là những khái niệm phức hợp, nhưng mỗi quốc gia có lẽ có một số điểm hỗ trợ đặc biệt trong việc hình thành ý thức đạo đức. Và đối với chúng tôi, những người sống trong thế giới Nga, nguồn hỗ trợ chính là niềm tin và tình yêu Tổ quốc”, ông nói.
Thượng phụ Kirill không nói rõ ai đã tấn công cái gọi là Russkiy Mir hay “thế giới Nga”. Thuật ngữ Russkiy Mir hay “Thế giới Nga” hay “trật tự Nga” - là khái niệm về sự thống trị hoàn toàn của văn hóa Nga đối với các nền văn hóa khác. Ông cũng không đề cập rằng Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào một quốc gia khác vào ngày 24 tháng 2 và đang phạm tội diệt chủng.
Trong một tuyên bố đầy tai tiếng, Kirill đã dám hứa thiên đàng cho các lính Nga tham chiến tại Ukraine, bất kể họ có phạm tội lỗi gì trong cuộc chiến.
“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, trong vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu,” ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhận xét cay đắng rằng Putin đang kêu gọi cả nước Nga bảo vệ chính ông ta; trong khi Thượng Phụ Kirill đem Chúa ra để hứa thiên đàng cho các chiến binh Nga lao mình vào cuộc chiến đẫm máu để bảo vệ cho Putin.
Lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga trước đây đã đưa ra ý tưởng rằng người Ukraine và người Nga chỉ là một dân tộc.
Source:RISU
Zelenskiy tuyên bố cấm chế Giáo Hội Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa ở Ukraine
Đặng Tự Do
17:19 03/12/2022
Sau nhiều cuộc hành quân lục soát các tu viện và nhà thờ của Chính Thống Giáo liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Ukraine đã đi thêm một bước nữa là cấm Giáo Hội Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa hoạt động ở nước này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố hôm thứ Năm một cấm đoán lớn sắp tới đối với hoạt động của các nhà thờ Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa ở Ukraine. Động thái này được đưa ra sau nhiều tuần đột kích vào các giáo xứ Chính thống giáo và các tòa Giám Mục, và được cho là đã phát hiện ra kho những tài liệu tuyên truyền của Nga, trong đó phủ nhận quyền độc lập của Ukraine.
“Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia đã chỉ thị cho chính phủ đề xuất với quốc hội một dự luật nhằm ngăn chặn các hoạt động ở Ukraine của các tổ chức tôn giáo có liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga, phù hợp với luật pháp quốc tế trong lĩnh vực tự do ngôn luận, lương tâm và nghĩa vụ của Ukraine liên quan đến việc gia nhập Hội đồng Âu Châu.”
“Các quan chức an ninh quốc gia nên tăng cường các biện pháp để xác định và chống lại các hoạt động lật đổ của các các cơ quan đặc vụ Nga trong môi trường tôn giáo của Ukraine,” tổng thống nói thêm, nhấn mạnh quan điểm của chính phủ Ukraine rằng một số nhà thờ Chính thống đã trở thành trung tâm phân phối tuyên truyền và nguồn tin tình báo cho các điệp viên và cộng tác viên của Nga.
Sắc lệnh của Zelenskiy bắt buộc các bộ trưởng nội các Ukraine phải đệ trình trong vòng hai tháng một dự luật lên cơ quan lập pháp của đất nước có thể khiến người Ukraine phải đối mặt với “các biện pháp trừng phạt cá nhân, kinh tế và hạn chế” nếu tiếp tục hoạt động tôn giáo do Mạc Tư Khoa giám sát.
Kế hoạch nhắm thẳng vào Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, tồn tại dưới sự lãnh đạo của Thượng phụ Chính thống giáo Kiril của Mạc Tư Khoa.
Thông báo của tổng thống được đưa ra vài giờ sau khi Cơ quan An ninh Ukraine, một cơ quan tình báo và phản gián, đột kích một tu viện của các nữ tu Chính thống giáo ở Transcarpathia, một vùng xa xôi về phía Tây của Ukraine.
Theo một cuộc họp báo của chính phủ sau cuộc đột kích, các đặc vụ “đã tìm thấy một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền. Hầu hết các tài liệu được viết bởi các nhân vật Nga và được xuất bản bởi các nhà in Nga.”
“Các nhân viên thực thi pháp luật đã phát hiện ra những cuốn sách có nội dung bài ngoại với những hư cấu xúc phạm đến các quốc gia và tôn giáo khác. Các tập sách nhỏ được tìm thấy phủ nhận quyền độc lập của Ukraine và nhấn mạnh rằng Nga, Ukraine và Belarus 'không thể bị chia cắt'“.
Quan điểm cho rằng Ukraine, Belarus và Nga được thống nhất một cách bền vững dưới sự lãnh đạo của Mạc Tư Khoa là một phần trong thế giới quan của Russiky-mir hay thế giới Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin tán thành và được sự ủng hộ nồng nhiệt của Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill, người có quyền lực tối cao đối với Giáo Hội Chính thống Nga và các Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc.
Thế giới quan của Russiky-mir cho rằng “thế giới Nga” bao trùm gần như toàn bộ Đông Âu, và rằng Mạc Tư Khoa có quyền và nghĩa vụ lịch sử thực hiện ảnh hưởng đối với các khu vực này.
Nó đã hình thành một phần cơ sở triết học của cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và là một phần trọng tâm trong tuyên truyền của Nga nhấn mạnh sự thống nhất về văn hóa và lịch sử đã được cho là giữa người dân Nga và Ukraine.
Cuộc xâm lược Ukraine đã có các khía cạnh thần học và giáo hội kể từ khi quân đội Nga tiến vào nước này vào tháng Hai.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, hàng chục giáo xứ Chính thống giáo ở Ukraine đã bất hòa khỏi hàng giáo phẩm có liên hệ với Mạc Tư Khoa, và chuyển từ UOC-MP tức là Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa, sang COU hay Giáo Hội Chính thống Ukraine, được Đức Thượng phụ Đại kết công nhận là một Giáo hội Chính thống độc lập. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople, một nhà lãnh đạo tinh thần trung tâm trong Chính thống giáo đã bị Thượng Phụ Kirill cắt đứt quan hệ vào năm 2018.
Trong những tuần gần đây, chính phủ Ukraine đã bắt đầu tiến hành các cuộc đột kích vào các Tòa Giám Mục, các bề trên và tu viện của UOC, và được cho là đã phát hiện ra kho dự trữ tuyên truyền thân Nga và xác định các giáo sĩ bị cáo buộc cộng tác với lực lượng Nga.
Khía cạnh tôn giáo của cuộc chiến cũng đã ảnh hưởng đến người Ukraine theo Công Giáo Đông phương.
Hai linh mục Công Giáo Ukraine đã bị chính quyền chiếm đóng của Nga bắt giữ trong tháng này - và những người khác đã bị giam giữ - với cáo buộc cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân kháng chiến Ukraine.
Nhưng các viên chức của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói với The Pillar trong tuần này rằng các vụ bắt giữ là để trả đũa cho các cuộc truy quét của chính phủ Ukraine.
Một giám mục nói rằng cáo buộc của quân Nga rằng các linh mục bị bắt đang cung cấp vũ khí cho người Ukraine là “vu khống”.
Cha Ivan Levytsky, một linh mục Công Giáo người Ukraine, đã bị lực lượng Nga bắt giữ trong tháng này ở miền đông Ukraine.
Thông báo của Zelenskiy hôm thứ Năm cũng được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc chính trị của Ukraine về các hoạt động của UOC-MP có liên hệ với Nga, vốn đã trở nên đặc biệt gây tranh cãi sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Vào năm 2018, một số nhà chức trách Ukraine đã đưa ra nỗ lực yêu cầu các nhà thờ thuộc UOC-MP phải dán các biển báo cho thấy họ “phục tùng” Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, nhưng động thái này đã gây ra nhiều phản đối và cuối cùng nó đã bị hủy bỏ.
Sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, chính quyền của Zelenskiy đã bác bỏ những lời kêu gọi hạn chế các hoạt động tôn giáo của UOC-MP tại quốc gia này.
Nhưng tình cảm của công chúng đối với UOC-MP đã trở nên tồi tệ ở Ukraine khi Kirill phát biểu ủng hộ các mục tiêu của Putin trong khu vực và khi một số nhà lãnh đạo UOC-MP thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với các lực lượng Nga.
Vào tháng 5, UOC-MP đã tổ chức một cuộc họp khoáng đại long trọng được gọi là “sobor”, tại đó các nhà lãnh đạo Giáo hội đã loại bỏ mọi đề cập đến Mạc Tư Khoa trong các đạo luật quản lý của Giáo hội và bỏ chữ MP tức là trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa khỏi danh xưng của họ để trở thành UOC thau vì UOC-MP như trước đây. Nhưng động thái này hóa ra chủ yếu mang tính biểu tượng, vì luật của UOC-MP xác định Mạc Tư Khoa là nguồn gốc của sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính thống vẫn được duy trì.
Chính quyền Ukraine bắt đầu thay đổi đường lối với UOC sau khi Putin tuyên bố sáp nhập một số khu vực phía nam và phía đông Ukraine vào ngày 30 tháng 9. Lễ kỷ niệm sáp nhập ở Mạc Tư Khoa có sự tham dự của tổng giám mục và hai giáo sĩ khác của UOC - được người Ukraine xem là một biểu hiện gây sốc về tình đoàn kết của UOC với quân xâm lược Nga.
Các nhân viên tình báo Ukraine bắt đầu khám xét các tài sản của UOC vào đầu tháng 10; toàn bộ kết quả của những cuộc đột kích đó vẫn được giữ kín, vì chúng là một phần của các phiên tòa hình sự đang diễn ra ở Ukraine. Các phương tiện truyền thông đã được cung cấp những bức ảnh về các áp phích, tờ rơi và sách tuyên truyền của Nga, được cho là đã chụp trong các cuộc đột kích.
Sau một cuộc đột kích vào Tòa Giám Mục của giáo phận Chernivtsi, Cơ quan An ninh Ukraine đã công bố một bức thư trong đó giám mục Chernivtsi thừa nhận với một giám mục khác rằng UOC vẫn hoàn toàn là một phần của Giáo Hội Chính thống Nga và rằng các quyết định của “sobor” là không xác thực, và chỉ là hình thức.
UOC đã bác bỏ những tuyên bố của Cơ quan An ninh Ukraine. Giáo hội này đã tổ chức một thượng hội đồng giám mục vào ngày 23 tháng 11, đưa ra một tuyên bố nói rằng UOC vui mừng trước những chiến thắng của quân đội Ukraine, và các giáo sĩ ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng không nên được coi là cộng tác viên, bởi vì họ phục vụ đàn chiên của họ ở đó.
Nhưng tuyên bố của thượng hội đồng đã không đề cập đến những nhà lãnh đạo UOC đã ủng hộ công khai cuộc xâm lược của Nga vào đất nước.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng 10, Vasyl Malyuk, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine, nói rằng UOC là “một môi trường lý tưởng cho hoạt động của các điệp viên Nga”.
Mặc dù thông báo của Zelenskiy hôm thứ Năm bảo đảm rằng chính sách của Ukraine đối với UOC sẽ trở nên khó khăn hơn trong những tháng tới, nhưng các chi tiết cụ thể sẽ không rõ ràng cho đến khi một dự luật được đệ trình và tranh luận tại quốc hội nước này.
Source:Catholic Pillar
Chủ tịch sáng lập thừa nhận Con đường Đồng nghị Đức là để gây áp lực buộc Giáo hội thay đổi tín lý
Vu Van An
18:21 03/12/2022
Sternberg phát động Con đường Đồng nghị năm 2019 cùng với Đức Hồng Y Reinhard Marx. Theo Hãng tin CNA, ông nói với truyền thông Đức hôm thứ Sáu vừa qua rằng Con đường Đồng nghị này được thiết kế ngay từ đầu để tránh các biện pháp trừng phạt pháp lý đồng thời tạo ra “áp lực” đối với Giáo hội để thay đổi giáo huấn Công Giáo.
Thomas Sternberg, cựu chủ tịch Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức (ZdK), cho biết quá trình gây tranh cãi này muốn đạt được những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái, phong chức cho phụ nữ và các chủ đề khác.
Phát biểu với đài truyền hình Domradio của giáo phận Đức vào ngày 2 tháng 12, Sternberg cho biết Con đường Đồng nghị đang tiến hành “thành công hơn nhiều so với tôi nghĩ”.
Trước những can thiệp của Vatican chống lại Con đường Đồng nghị, ông nói rằng mọi việc đã trở nên rõ ràng “việc không sử dụng hình thức của một Thượng hội đồng là đúng đắn, vì điều đó sẽ bị giáo luật chế tài” và “như thế giáo luật cũng sẽ được ban một cách đúng đắn khả thể cấm đoán một điều gì đó như thế”.
Sternberg nói, theo quan điểm của giáo luật, Con đường Đồng nghị chỉ là “một quá trình thảo luận không ràng buộc”.
Chỉ bằng cách thức hiện nay, những người tham gia mới có thể “thực sự hoạt động tự do. Nhờ thế, ngay cả những lời phản đối chỉ trích tiền chế của Rome cũng không đi đến đâu”.
Cùng với Đức Hồng Y Reinhard Marx, Sternberg đã khởi động Con đường Đồng nghị vào năm 2019. Thừa nhận tiến trình này không phải là một thượng hội đồng, Đức Hồng Y Marx vào thời điểm đó đã nói rằng thay vào đó, đây là một “tiến trình 'sui generis' [thuộc loại riêng của nó]”.
Bức thư của Đức Thánh Cha gửi dân Chúa hành hương Đức vẫn “rất quan trọng”.
Giống như nhiều nhà lãnh đạo Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức, Sternberg là một chính trị gia chuyên nghiệp. Ông đã mô tả chi tiết một số công cụ và chiến thuật chính trị mà những người tổ chức Con đường Đồng nghị Đức đã áp dụng trong quá trình theo đuổi mục tiêu đạt được sự thay đổi.
Ông nói, một mặt, rõ ràng là những người tham gia không thể “quyết định vấn đề phong chức cho phụ nữ hay vấn đề bãi bỏ đời sống độc thân ở Đức”. Tuy nhiên, ông nói, “Tôi là một chính trị gia theo nghĩa tôi biết rằng cần có các diễn trình và sự phát triển để làm cho các chủ đề đáng được thảo luận trước nhất”.
“Khi bạn tham gia vào một diễn trình đồng nghị, bạn cũng phải tính đến thực tế là đôi khi bạn không thắng”, Sternberg nói như thế về một văn bản cho đến nay vẫn chưa được diễn trình thông qua — từng dẫn đến những cảnh hỗn loạn tại biến cố Frankfurt.
Cựu chủ tịch Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức nói về cách tiếp cận mà ban tổ chức đã lựa chọn, “Chúng tôi phải nói về nó, và chúng tôi phải đưa ra yêu cầu. Chỉ thông qua áp lực thì sự thay đổi thực sự mới xảy ra”.
Sternberg đã đề cập chuyên biệt đến các văn bản của Con đường Đồng nghị về việc phong chức linh mục cho phụ nữ, chủ nghĩa giáo sĩ trị và đồng tính luyến ái.
Ông cho biết những chủ đề này hiện đang được thảo luận “trên phạm vi quốc tế, không chỉ ở Đức,” nhờ diễn trình của Đức.
Tuần trước, Vatican đã công bố toàn bộ nội dung cảnh cáo mới nhất của mình về một cuộc ly giáo khác xuất phát từ nước Đức, làm dấy lên những lo ngại và luận bác căn bản.
Con đường Đồng nghị có nguy cơ không phải là đạt được những đổi mới mục vụ mà là cố gắng “biến đổi Giáo hội”, Đức Hồng Y Marc Ouellet đã cảnh cáo như thế trong tuyên bố của ngài, được công bố bằng tiếng Đức bởi CNA Deutsch.
Bộ trưởng Bộ Giám mục cho biết các đề xuất của Con đường Đồng nghị “làm tổn thương sự hiệp thông của Giáo hội,” gieo rắc “sự nghi ngờ và hoang mang trong dân Chúa”.
Ngài nói thêm, Vatican đã nhận được các thông điệp hàng ngày từ những người Công Giáo bị chướng tai gai mắt bởi diễn trình này.
Ngày 21 tháng 11, người kế nhiệm Sternberg trong tư cách chủ tịch Ủy ban Trung ương người Công Giáo Đức, Irme Stetter-Karp, đã cáo buộc Vatican “hắt hủi” người Công Giáo Đức.
“Synodaler Weg” trong tiếng Đức, đôi khi được dịch là Con đường Đồng nghị - vẫn được các nhà tổ chức dự kiến sẽ tiếp tục theo kế hoạch. Cuộc họp đồng nghị tiếp theo (và cho đến nay là cuối cùng) sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2023.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
Tôma Trương Văn Ân
19:51 03/12/2022
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
Lúc 6 giờ ngày 3 / 12 / 2022, tại Học Viện Dòng Tên Việt Nam (Dòng Tên còn gọi là Dòng Chúa Giêsu, tiếng Latinh: Societas Iesu, viết tắt: SJ) số 19 Đường 5, Kp.2, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. HCM. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 11 Tiến Chức Dòng Tên. Cùng Đồng tế có cha Giám tỉnh Giuse Phạm Tuấn Nghĩa SJ, hơn 150 Linh mục của Nhà Dòng và nhiều Giáo phận là Thân nhân, n nhân của các tiến chức, cùng đông đảo tín hữu tham dự.
Xem Hình
Hôm nay Giáo Hội Mừng Kính Thánh Phanxicô xaviê, cũng là Bổn mạng của Dòng Tên Việt Nam.
Trong huấn từ, Đức Cha Giuse nói lên sự khẩn thiết của việc loan báo Tin Mừng. Trước Khi Chúa Giêsu về trời, Ngài đã truyền cho các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ để đem Chúa đến cho muôn dân, hầu làm cho mỗi người được hưởng ơn cứu độ. Ngài cũng nói đến lòng nhiệt thành của Thánh Phanxicô Xaviê, hăng say truyền Giáo, đem Chúa đến cho các dân tộc vùng Á Châu dù phải chịu nhiều thử thách khó khăn và hy sinh cả mạng sống tại vùng truyền Giáo này. Đồng thời nhắc các Tân Chức, mỗi người là một Giê-su hữu, người có Chúa Giê-su, phải noi gương Thánh Phanxicô Xaviê đem Chúa đến cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong tất cả các hoàn cảnh của đời sống.
Các Tân Chức gồm:
1. PHÊRÔ NGUYỄN PHÚC HOÀNG DŨNG, S.J.
2. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN HOÈ, S.J.
3. BATÔLÔMÊÔ NGUYỄN ANH HUY, S.J.
4. GIUSE NGUYỄN TIẾN KHẢI, S.J.
5. PHAOLÔ NGUYỄN HỒNG NHƯ KHUÊ, S.J.
6. ĐAMINH LÊ VĂN LUẬN, S.J.
7. GIUSE HOÀNG THANH PHONG, S.J.
8. GIUSE TUẦN VŨ CHÍ THÀNH, S.J.
9. GIUSE LÊ ĐẮC THẮNG, S.J.
10. CORNÊLIÔ ĐINH CHÍ THIỆN, S.J.
11. PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN QUANG TUẤN, S.J.
Xin Cộng đoàn cầu nguyện cho các Tân Chức sống khiêm nhường, chu toàn trách vụ và Ơn gọi, sống đúng theo tinh thần của Dòng Tên: Tất cả cho vinh Danh Thiên Chúa hơn, A.M.D.G Ad Maiorem Dei Gloriam!
Tôma Trương Văn Ân
Lúc 6 giờ ngày 3 / 12 / 2022, tại Học Viện Dòng Tên Việt Nam (Dòng Tên còn gọi là Dòng Chúa Giêsu, tiếng Latinh: Societas Iesu, viết tắt: SJ) số 19 Đường 5, Kp.2, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. HCM. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 11 Tiến Chức Dòng Tên. Cùng Đồng tế có cha Giám tỉnh Giuse Phạm Tuấn Nghĩa SJ, hơn 150 Linh mục của Nhà Dòng và nhiều Giáo phận là Thân nhân, n nhân của các tiến chức, cùng đông đảo tín hữu tham dự.
Xem Hình
Hôm nay Giáo Hội Mừng Kính Thánh Phanxicô xaviê, cũng là Bổn mạng của Dòng Tên Việt Nam.
Trong huấn từ, Đức Cha Giuse nói lên sự khẩn thiết của việc loan báo Tin Mừng. Trước Khi Chúa Giêsu về trời, Ngài đã truyền cho các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ để đem Chúa đến cho muôn dân, hầu làm cho mỗi người được hưởng ơn cứu độ. Ngài cũng nói đến lòng nhiệt thành của Thánh Phanxicô Xaviê, hăng say truyền Giáo, đem Chúa đến cho các dân tộc vùng Á Châu dù phải chịu nhiều thử thách khó khăn và hy sinh cả mạng sống tại vùng truyền Giáo này. Đồng thời nhắc các Tân Chức, mỗi người là một Giê-su hữu, người có Chúa Giê-su, phải noi gương Thánh Phanxicô Xaviê đem Chúa đến cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong tất cả các hoàn cảnh của đời sống.
Các Tân Chức gồm:
1. PHÊRÔ NGUYỄN PHÚC HOÀNG DŨNG, S.J.
2. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN HOÈ, S.J.
3. BATÔLÔMÊÔ NGUYỄN ANH HUY, S.J.
4. GIUSE NGUYỄN TIẾN KHẢI, S.J.
5. PHAOLÔ NGUYỄN HỒNG NHƯ KHUÊ, S.J.
6. ĐAMINH LÊ VĂN LUẬN, S.J.
7. GIUSE HOÀNG THANH PHONG, S.J.
8. GIUSE TUẦN VŨ CHÍ THÀNH, S.J.
9. GIUSE LÊ ĐẮC THẮNG, S.J.
10. CORNÊLIÔ ĐINH CHÍ THIỆN, S.J.
11. PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN QUANG TUẤN, S.J.
Xin Cộng đoàn cầu nguyện cho các Tân Chức sống khiêm nhường, chu toàn trách vụ và Ơn gọi, sống đúng theo tinh thần của Dòng Tên: Tất cả cho vinh Danh Thiên Chúa hơn, A.M.D.G Ad Maiorem Dei Gloriam!
Tôma Trương Văn Ân
Thánh Lễ Mừng Kỷ Niệm 10 Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney 2012 – 2022
Diệp Hải Dung
19:57 03/12/2022
Thánh Lễ Mừng Kỷ Niệm 10 Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney 2012 – 2022
Sáng thứ Bảy 03/12/2022 giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kỷ 10 năm thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney 2012 – 2022.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ. Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết làm phép Thánh tượng mới Lòng Chúa Thương Xót của Phong trào được đặt trên kiệu và sau đó Bà Agatha Nguyễn Thị Kim Nhân Cựu Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót ngỏ lời tường trình về Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney do CĐCGVN thành lập từ 30/09/2012 và Cha FX. Nguyễn Tuyết Linh hướng. Bà cũng cám ơn Cha Linh hướng đã tin trưởng giao trách nhiệm cho Bà để thành lập Phong Trào và Phong Trào đã được phát huy tiến triển vững bền cho tới ngày nay và chúc mừng bổn mạng của Cha lả Thánh Phanxicô Xavie lễ kính ngày hộm nay. Bà cũng cám ơn các anh chị em cựu thành viên Ban Chấp Hành trong Phong Trào và các anh chị em thành viên Liên Nhóm của 9 Giáo Đoàn trong Cộng Đồng.
Cha Linh hướng FX Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời chúc mừng Phong Trào và hiệp dâng Thánh lễ với Cha Phêrô Trần Văn Trợ. Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn anh Trần Anh Vũ Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã khởi xướng thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Ngọc Khiêm Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng 10 năm thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót. Kế tiếp ông Trần Quang Bình Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kỷ niêm 10 năm của Phong Trào. Ông cũng cám ơn Ban Mục Vụ Giáo đoàn Revesby và Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã trợ giúp cho Phong Trào tổ chức buổi Lễ được tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng qua sân trường nhà thờ tham dự tiệc mừng kỷ niệm và tham dự xổ số may mắn lấy hên trong dịp Giáng Sinh và cuối năm.
Diệp Hải Dung.
Sáng thứ Bảy 03/12/2022 giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kỷ 10 năm thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney 2012 – 2022.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ. Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết làm phép Thánh tượng mới Lòng Chúa Thương Xót của Phong trào được đặt trên kiệu và sau đó Bà Agatha Nguyễn Thị Kim Nhân Cựu Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót ngỏ lời tường trình về Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney do CĐCGVN thành lập từ 30/09/2012 và Cha FX. Nguyễn Tuyết Linh hướng. Bà cũng cám ơn Cha Linh hướng đã tin trưởng giao trách nhiệm cho Bà để thành lập Phong Trào và Phong Trào đã được phát huy tiến triển vững bền cho tới ngày nay và chúc mừng bổn mạng của Cha lả Thánh Phanxicô Xavie lễ kính ngày hộm nay. Bà cũng cám ơn các anh chị em cựu thành viên Ban Chấp Hành trong Phong Trào và các anh chị em thành viên Liên Nhóm của 9 Giáo Đoàn trong Cộng Đồng.
Cha Linh hướng FX Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời chúc mừng Phong Trào và hiệp dâng Thánh lễ với Cha Phêrô Trần Văn Trợ. Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn anh Trần Anh Vũ Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã khởi xướng thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Ngọc Khiêm Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng 10 năm thành lập Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót. Kế tiếp ông Trần Quang Bình Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kỷ niêm 10 năm của Phong Trào. Ông cũng cám ơn Ban Mục Vụ Giáo đoàn Revesby và Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã trợ giúp cho Phong Trào tổ chức buổi Lễ được tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng qua sân trường nhà thờ tham dự tiệc mừng kỷ niệm và tham dự xổ số may mắn lấy hên trong dịp Giáng Sinh và cuối năm.
Diệp Hải Dung.
Gặp gở Đúc Nguyên Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ
Gp Thái Bình
20:21 03/12/2022
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương mười, tiếp
Vu Van An
00:57 03/12/2022
II Sự hiện diện vô hình trong Giáo Hội hữu hình
Mọi người không phải là Kitô hữu và mọi người Kitô hữu không phải là Công Giáo, nhưng có ân sủng của Chúa Kitô trong họ đều ở trong Giáo hội hữu hình một cách vô hình
1. Họ ở trong Giáo hội hữu hình một cách vô hình,
* hoặc do sự kiện họ, những người không phải là Kitô hữu, thuộc một cách hữu hình về một gia đình tâm linh khởi nguồn không phải là Giáo hội,
* hoặc do sự kiện họ (các Kitô hữu không phải là Công Giáo) thuộc một cách hữu hình về một giáo phái ít nhiều có sự bất đồng sâu xa với Giáo hội.
Những Kitô hữu không phải là Công Giáo, bởi chính sự kiện tất cả đều có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô (một đức tin không bị suy giảm ở các khu vực bất đồng ít tách biệt khỏi trung tâm nhất) hiển nhiên phải được xếp vào một phạm trù khác so với những người không phải là Kitô hữu. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy trong phần thứ ba của chương này, các mức độ cần được xem xét về sự bất đồng ít nhiều sâu xa của những giáo phái mà họ thuộc về nêu lên, trong những gì liên quan đến những giáo phái này, một vấn đề (đó là "các yếu tố của Giáo hội "), một vấn đề vốn không được đặt ra, ít nhất từ cái nhìn đầu tiên (nó chỉ xuất hiện sau Công đồng). Cuối cùng, liên quan đến những giáo phái Kitô giáo ngoài Công Giáo, các mức độ bất đồng đa dạng đang bàn đòi người ta phải đưa ra các phân biệt rất quan trọng đối với các nhà thần học; tuy nhiên, việc ấy không liên quan đến chủ đề của cuốn sách này.
Chúng ta hãy đưa ra một nhận xét sơ khởi khác: trừ họ hoàn toàn bị mất nhân tính vì công việc làm ăn {21} hoặc vì cuộc sống hưởng lạc, mọi người, do chính sự kiện linh hồn con người là tinh thần, đều quan tâm đến các vấn đề tôn giáo và có nhiều ý tưởng về những vấn đề này, những ý tưởng mà, nếu họ không tuyên xưng đức tin của Giáo hội, vẫn có thể ít nhiều gần với đức tin này hoặc ít nhiều chống lại đức tin này.
Và chúng ta hãy hiểu rằng, trong trường hợp sau, một người, chẳng hạn, gắn bó với một tôn giáo không phải là Kitô giáo hoặc thậm chí tuyên bố chủ nghĩa vô thần {22} (tôi biết một số người có tâm hồn vĩ đại mà tôi rất ước ao) có thể, trong thực tế, có ân sủng của Chúa Kitô trong họ, nếu, dù không biết hoặc không thừa nhận Chúa Kitô và thần tính của Người trong đầu óc, nhưng tận đáy lòng và trong trạng thái siêu thức và siêu niệm [supra-conceptuel], họ có đức tin vào Người mà không hay, nhờ đà đẩy sâu sắc nhất của con người luân lý nơi họ và ý muốn hướng tới điều thiện của họ.
Tôi vừa sử dụng các từ "siêu thức" và "siêu niệm." Chúng liên quan đến một lĩnh vực tâm lý cao hơn, đến một "thiên đường của linh hồn", trong đó trạng thái này biết một cách hoàn toàn trực quan, không thể phát biểu bằng các khái niệm và bằng lời nói, những điều mà chính nó không biết rằng nó biết, vì nhận thức này là vô thức. Trong trường hợp ta đang xem xét, nó cũng là một nhận thức thuộc loại ý chí, trong đó "sự thèm muốn chuyển sang thân phận của đối tượng", nhưng bao gồm yếu tố suy luận nhờ lumen fidei [ánh sáng đức tin]{23}.
Ngay khi người ta nói đến trạng thái siêu thức của tinh thần, các hạn từ "đức tin mặc nhiên" và "đức tin minh nhiên" sẽ bị bác bỏ như nhau: vì, được rút ra từ ngôn ngữ đương thời vốn chỉ liên quan đến bộ ghi khái niệm, chúng bao gồm chúng ta trong bộ ghi này. Nếu người ta tin lâu dài rằng để có được ân sủng nơi chính mình, điều cần là phải tin một cách "minh nhiên" hai điều bao hàm hầu hết mọi điều khác ("tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và Người ban thưởng cho những ai tìm kiếm Người") mà Thư gửi tín hữu Hípri (11: 6) từng đề cập tới, thì là vì họ chỉ đã dừng lại ở bình diện suy nghĩ hữu thức và ý niệm, và vì người ta đã bỏ qua một nửa tâm thần [psyche] của con người. Điều nhất thiết đòi hỏi không phải là một đức tin (ít nhất trong hai điều credibilia [đáng tin] này) được phát biểu bằng các khái niệm ở bình diện của tư tưởng hữu thức; nó là một đức tin (ít nhất trong hai điều credibilia [đáng tin] này) hiện diện trong linh hồn và có thể bám vào nó một cách thực sự và chính thức, ngay cả khi là kết quả của một trong những cuộc phong tỏa vốn không hiếm hoi gì trong tâm lý con người, nó không thể chuyển sang ý thức và được phát biểu ở đó bằng các khái niệm và bằng lời nói{24}. Một người vô thần có thể có một đức tin như vậy mà anh ta hoàn toàn không biết. Đó là bí mật của Thiên Chúa.
Đây là lý do tại sao chúng ta không bắt buộc phải thừa nhận rằng đối với một người tuyên xưng chủ nghĩa vô thần, để được cứu rỗi, điều cần thiết là một Thiên thần phải đến hướng dẫn họ và dạy họ đọc thuộc lòng hai điều credibilia [đáng tin] đầu tiên; - chúng ta cũng không bắt buộc phải gửi vào Địa ngục một người vô thần vĩ đại như Nietzsche (người vô thần này, - người ta có thể thực sự tin rằng chính nhờ sự khao khát Thiên Chúa, trong cõi siêu thức của tinh thần, mà ở bình diện suy nghĩ có ý thức, bị cản trở bởi triết học hiện đại, ông đã thông báo về cái chết của Thiên Chúa bằng những lời mà chính ông đã thốt ra).
2. Do sự kiện duy nhất có ân sủng Chúa Kitô ở trong mình, bất cứ ai, thuộc bất cứ gia đình tâm linh nào, hoặc không có bất cứ gia đình tâm linh nào, đều ở trong Giáo hội, cả khi (trái với điều vốn tự nó bình thường) họ không ở trong đó một cách hữu hình: vì việc được ân sủng của Chúa Kitô làm cho sống động và việc được linh hồn của Giáo Hội làm cho sống động chỉ là cùng một điều; nói cách khác, như tôi đã nói trong Chương II (chú thích 11), vì linh hồn của Giáo hội là sự tròn đầy của mọi ân sủng (chữ 'ân sủng' ở đây chỉ ơn thánh hóa, nguyên tắc của sự sống thần linh, vốn cư ngụ nơi linh hồn con người hoặc thiên thần). Sự tròn đầy này, đối với Giáo hội trên trái đất, được tạo thành bởi mọi ân sủng (các ơn thánh hóa) mà con người nhận được một cách cá thể kể từ cuộc ăn năn của Ađam, theo như họ hết thẩy đều tham dự như nhau vào sự sống thần linh, mặc dù ở các mức độ khác nhau, và theo như họ hết thẩy đều được liên kết với nhau và tạo thành một công ích duy nhất và tối cao trong sự hiệp nhất của tình yêu Thiên Chúa, và của tất cả mọi hữu thể được tạo dựng theo hình ảnh của Người, nhờ tính năng động của đức ái phát xuất từ họ. Hệ luận của điều này là, linh hồn của Giáo hội lên mô thức cho thân xác Giáo Hội trong sự kết hợp bất khả phân ly với nó, nhưng nó không phải là tù nhân của thể xác mà nó lên mô thức cho, như linh hồn của chúng ta. Vì ân sủng là nhưng không như lòng rộng lượng của Thiên Chúa. Đến nỗi, linh hồn của Giáo hội, mặc dù là “mô thức” của thân thể Giáo hội, cũng ở trong những người thuộc các gia đình tâm linh khác, những người mà, tuy không thuộc thành phần hữu hình của thân thể này, Chúa Kitô vẫn ban ân sủng cho họ: mỗi một trong những ân sủng cá nhân này tự trong nó là {25} một trong những bộ phận cấu thành linh hồn của Giáo hội. Như thế, cùng một lúc như trong thân thể của Giáo hội được nó lên mô thức, linh hồn của Giáo hội cũng hiện hữu, giống như việc gieo vãi các vì sao, trong vô số con người tản mác trên toàn thế giới, những người không thuộc cơ thể của Giáo Hội một cách hữu hình, nhưng Giáo Hội vẫn đem sự sống siêu nhiên lại cho họ.
Tôi cho rằng có sự đồng trương độ [coextensivité] hoàn hảo giữa linh hồn và thể xác của Giáo hội, nếu ta hiểu "thân thể của Giáo hội" như các cơ cấu của cơ thể hữu hình phức tạp này, các khớp nối cần thiết để bảo đảm việc phục vụ đời sống tập thể của nó, và các cơ quan và các hành vi (bí tích và huấn quyền) qua đó ngôi vị Giáo hội hành động giữa chúng ta (xem thêm ở Chương XI). Tất cả những điều này được lên mô thức bởi ân sủng của Chúa Kitô, vốn là linh hồn của Giáo hội, bất kể những thiếu sót có thể có ở những con người này hay con người nọ của Giáo hội.
Nhưng nếu người ta áp dụng nó cho từng ngôi vị cá nhân (vốn là đối tượng xem xét hiện tại của chúng ta), - bất kể là thành viên cá nhân của Giáo hội, hay các ngôi vị cá nhân thuộc về các gia đình tâm linh khác một cách hữu hình, - thì tôi không nghĩ rằng châm ngôn: "Thân thể của Giáo hội ở đâu, linh hồn của Giáo hội ở đó; linh hồn của Giáo hội ở đâu, thì thân xác của Giáo hội cũng ở đó" vẫn đúng trừ khi nó được diễn đạt một cách có sắc thái hơn.
Do đó, liên quan đến phần đầu của châm ngôn này: một người đã được rửa tội được dưỡng dục trong Giáo Hội nhưng đã quyết định đặt mình vào cuộc sống tội lỗi, do đó mất ân sủng; họ vẫn là một chi thể của cơ thể Giáo hội - với điều kiện họ vẫn giữ được đức tin ("đức tin chết" vì bây giờ nó không có đức ái); nhưng linh hồn của Giáo hội không còn ở trong họ nữa, không còn tác động đến linh hồn họ nữa. Đúng là nhờ thuộc về thân thể của Giáo hội, đức tin, dù đã "chết", nhưng họ vẫn duy trì trong họ một initium [một nguyên khởi] của trật tự siêu nhiên vốn có cơ hội giúp họ phục hồi ân sủng, và, mặt khác, xung quanh họ, mọi sự đều sẵn sàng để cùng hỗ trợ họ phục hồi nó; anh chị em của họ cầu nguyện cho họ; và nếu một ngày kia, họ quyết định thay đổi đời mình, họ chỉ cần thực hiện một cuộc xưng tội tốt đẹp. Tuy nhiên, điều cần thiết là họ phải quyết định làm điều này. Chúng ta có thể nói, đối với họ, linh hồn Giáo hội vẫn ở "đó", nhưng một cách hoàn toàn có tính xu hướng và tiềm ẩn (hay đúng hơn là nguyên khởi, bởi lý do đức tin vẫn còn ở trong họ).
Tương tự như vậy, trong phần thứ hai, câu châm ngôn được đề cập chỉ đúng với điều kiện nó có sắc thái phù hợp. Vì cơ thể của Giáo hội không những chỉ là tính hữu hình - ít nhất đối với các thiên thần – của các hành vi được thực hiện bởi một người không phải là Kitô hữu dưới dòng ân sủng ở trong họ. Cơ thể của Giáo hội là toàn bộ cơ thể phức tạp của nó, với tất cả các cơ cấu, các chỗ nối và các khớp được Thánh Phaolô nói tới {26}, với vị lãnh đạo trần thế của nó ở đỉnh cao. Và điều thực sự rõ ràng là trong trường hợp của một người không phải là Kitô hữu nhưng có ân sủng trong người thì cơ thể phức tạp này không "ở đó"; nó ở nơi khác. Người không phải là Kitô hữu này, về phương diện hữu hình hay chính thức, không phải là một phần của nó. (Mutatis mutandis [với những sửa đổi thích đáng], cần phải nói như thế về một Kitô hữu không phải là Công Giáo: trong trường hợp của họ, cơ thể phức tạp của Giáo hội không "ở đó" trong tính toàn vẹn của nó.)
Nhưng ân sủng thánh hóa người không phải là Kitô hữu (hoặc là Kitô hữu nhưng không phải là Công Giáo) không chỉ được ban cho họ như một ơn cứu rỗi dành cho họ; bao lâu là ân sủng của Chúa Kitô (mọi ân sủng mà Người ban cho người này hay người khác, - Người định cho nó là hồng phúc vương giả, là sự chia sẻ sự sống thần linh mà với nó, Người muốn đổ tràn trên Nàng dâu của Người), ơn thánh hóa người không phải là Kitô hữu này (hoặc người Kitô hữu nhưng không phải là Công Giáo này) được ban cho họ như là một trong những thành phần, tự trong nó, cấu tạo ra sự sung mãn của mọi ân sủng cá nhân liên kết qua lại với nhau vốn là linh hồn của Giáo hội. Chính linh hồn của Giáo Hội qua một trong những thành phần cấu tạo ra nó được làm cho hiện diện trong người không phải là Kitô hữu này (hay người không phải là Công Giáo này) nhờ ân sủng của Chúa Kitô.
Nhưng, tự trong nó, mọi linh hồn đều có tính xây dựng [architectonique]: được tạo ra để lên mô thức cho một cơ thể mà nó có xu hướng hướng tới việc lên mô thức này, nó đòi điều này một cách hữu thể học. Lãnh nhận từ Thiên Chúa bởi những người không phải là Kitô hữu (hoặc Kitô hữu nhưng không phải là Công Giáo) đang bàn, linh hồn của Giáo hội đã chứa đựng trong nó, trong đức tính xây dựng của nó, chính thân thể này trong tính toàn diện của nó. Nó là "ở đó", nhưng một cách hoàn toàn theo xu hướng và ảo, hay đúng hơn là khởi đầu.
Theo quan điểm của tôi, đây là cách người ta có thể tuyên bố rằng, qua các ân sủng cá thể mà Thiên Chúa rải rác khắp nơi, linh hồn của Giáo hội hiện hữu trong vô số những thân xác vô hình phân tán đó đây, ngoài chính thân xác mà nó lên mô thức cho và nó khiến họ thuộc về một cách khởi đầu, và tràn ngập vô hạn thân thể này (thân thể, nó không lìa bỏ) trong các khu vực không Công Giáo và Kitô giáo trên toàn thế giới, mà không mâu thuẫn với trọn những gì châm ngôn nói: "Thân thể của Giáo hội ở đâu, thì linh hồn của Giáo Hội ở đó; linh hồn của Giáo hội ở đâu, thì thân thể của Giáo hội ở đó," miễn là châm ngôn này có sắc thái phù hợp. Nhờ đặc tính xây dựng của linh hồn Giáo hội hiện diện nơi họ, người không phải là Kitô hữu nhưng có ân sủng thuộc về thân thể hữu hình của Giáo hội một cách vô hình, một cách khởi đầu và hoàn toàn có tính xu hướng.
Và đó là cách mà mọi người không phải là Kitô hữu (hoặc là Kitô hữu nhưng không phải Công Giáo) có ân sủng trong mình, một cách vô hình, đều là một phần của Giáo hội hữu hình. Họ ở trong Giáo Hội vì ân sủng của Chúa Kitô mà nhờ đó, họ sống một cách siêu nhiên, tự nó là một trong những bộ phận cấu thành linh hồn của Giáo hội, và vì sống nhờ ân sủng của Chúa Kitô, họ, cũng sống nhờ linh hồn của Giáo Hội cùng một lúc. Và họ ở trong Giáo Hội hữu hình một cách vô hình (voto, non re[ trong ước nguyện, chứ không trong sự việc]), vì họ vốn thuộc một gia đình tâm linh nguyên khởi khác với Giáo hội (hoặc dù là Kitô hữu nhưng bất đồng ít nhiều sâu xa với Giáo hội).
Xin cho phép tôi nhấn mạnh một điểm đã ngắn gọn nêu lên ở trên: những quan điểm mà tôi đề xuất ở đây {27} không hề làm suy yếu bất cứ cách nào luận điểm nói về sự đồng trương độ [coextensivité] của linh hồn và thể xác của Giáo hội. Trong thực tế, đó là sự sung mãn [pleroma] của mọi ơn thánh hóa nhận được một cách cá nhân, - bởi tất cả những người phân tán, vốn chỉ thuộc về Giáo hội một cách vô hình, cũng như bởi tất cả những người tập hợp trong sự hiệp nhất của Giáo hội, vốn thuộc về Giáo hội một cách hữu hình, - một điều tạo nên linh hồn của Giáo hội và lên mô thức cho cơ thể với nhiều khớp nối vốn là cơ thể của Giáo hội. Và đối với cơ thể của Giáo hội trong sự toàn vẹn tròn đầy và phức tạp của nó, ân sủng của Chúa Kitô được nhận bởi một người không phải là Kitô hữu, và vốn là một trong những phần cấu thành linh hồn của Giáo hội, chọn [députe] người không phải là Kitô giáo này, nối kết và nối khớp họ một cách tiềm ẩn và nguyên khởi [initiallement], làm họ trở thành một trong những chi thể của cơ thể vĩ đại đang đề cập, nhưng là một thành viên vô hình, bị che giấu đối với con mắt mọi người và đối với chính con mắt họ, và việc họ thuộc về cơ thể này vẫn chỉ có tính nguyên khởi và trong tình trạng xu hướng (tendanciel).
Bất kể cao qúy bao nhiêu trong chính nó, ân sủng mà họ nhận được, nó ở trong họ dưới một phương thức không trọn vẹn hoặc không hoàn hảo, vì họ không chính thức và một cách hiện thể (en acte) là một phần của cơ thể Giáo hội, nhưng chỉ nhờ đặc tính xây dựng của linh hồn Giáo hội hiện diện trong họ, họ không được các Bí tích và các phương tiện cứu độ khác mà Giáo hội ban phát trợ giúp, không tham gia vào việc thờ phượng của Giáo Hội, không tuyên xưng với Giáo Hội vương quyền của Chúa Kitô; nói cách khác, vì ân sủng mà họ nhận được, và là điều khiến họ trở thành người tham dự vào ân sủng của đầu là Chúa Kitô, có thể ở một mức độ rất cao, vẫn không bộc lộ mọi đòi hỏi chính thức đến mức tối đa của chúng cũng như sự phong phú nó chứa đựng liên quan tới cơ thể của Giáo hội cũng như liên quan tới đức tin đã được minh nhiên hóa trọn vẹn. Người không phải là Kitô hữu, nhưng có ân sủng của Chúa Kitô này, quả ở trong nhà của Nàng dâu và tận hưởng sự thân mật của Nàng dâu, - và họ ở đó như một người bạn và người đầy tớ mù, họ không thấy mặt Chàng rể cũng như các kho tàng của nhà Chàng.
Nhưng họ thực sự là một chi thể của Giáo hội dù một cách vô hình và là thành viên của hiệp thông các thánh, họ sống thực sự bằng sự sống ân sủng và đức ái của Giáo Hội, họ được tư cách ngôi vị của Giáo Hội cưu mang, do chính sự kiện này, họ tham dự vào sứ mệnh đồng công cứu chuộc của Giáo Hội, và họ có thể được tôn vinh về sự thánh thiện hơn nhiều chi thể hữu hình của Giáo Hội.
Để được cứu rỗi, điều cần thiết là phải thuộc về Giáo hội hữu hình một cách hữu hình hoặc vô hình, - Sở dĩ như thế là vì Ngôi vị của Giáo hội vốn là sự viên mãn của Chúa Kitô, Thân thể của Người và Nàng dâu của Người ở đây trên trái đất, và vì ở trên trời Giáo Hội tập hợp lại với nhau trong mình, cho đến ngày cuối cùng và cho cõi đời đời, tất cả những người đã được cứu rỗi
1. Một câu hỏi khác cuối cùng cũng được đặt ra ở đây, và tôi tin là một câu hỏi cần được đưa ra ánh sáng. Nó có, làm đối tượng, lý do theo đó không ai được cứu nếu họ không phải là một phần của Giáo hội hữu hình một cách hữu hình hoặc vô hình.
Tại sao vậy? Đây không phải do phương tiện cứu rỗi được Giáo hội cung cấp cho con người. Ở đây trên trái đất này, chỉ một mình Giáo Hội của Chúa Kitô, của Chúa Kitô đã đến, mới cung cấp cho chúng ta các phương thế cứu rỗi trong tính toàn vẹn tròn đầy của chúng, các phương thế mà sự khôn ngoan thần linh đã dự trù từ thuở đời đời và được Chúa Kitô ủy thác cho Hiền thê của Người. Nhưng không phải vì lý do này mà để được cứu rỗi, cần phải thuộc về Giáo hội một cách hữu hình hay vô hình. Không trong lãnh vực nào, các phương tiện trong tầm tay của chúng ta đủ để cho phép chúng ta đạt được mục đích mà chúng ta đang theo đuổi: chúng ta phải sử dụng những phương tiện này và sử dụng chúng thành thạo. Và sử dụng các phương thế cứu rỗi mà Giáo hội dành cho chúng ta là việc của sự tự do của chúng ta được ân sủng trợ giúp. Và trung thành hay không trung thành với ân sủng, sử dụng hay không sử dụng các phương thế này, và sử dụng chúng tốt hay xấu là tùy ở sự tự do của chúng ta.
2. Lý do nhờ đó chỉ có sự cứu rỗi trong việc thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình hoặc vô hình, không hệ ở viễn tượng các phương tiện cứu rỗi. Nó hệ ở viễn tượng của chính sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi ở trong Chúa Kitô. Được cứu là ở trong Chúa Kitô, trong Đấng khi cứu rỗi bằng cái chết của Người, đã mang tất cả những người được cứu rỗi vào sự sống của Người. Nhưng, một mặt, ngay trong trạng thái lữ hành của mình, ngôi vị của Giáo Hội đã là sự Viên mãn của Chúa Kitô, Thân Thể và Hiền Thê của Người. Làm thế nào để có thể ở trên đường được cứu nếu, từ ở đây trên trái đất này, người ta không thuộc về sự Viên mãn của Người một cách hữu hình hay vô hình, thuộc về Thân Thể của Người, về Cô Dâu của Người? Mặt khác, trong trạng thái ân sủng viên mãn hoặc vinh quang vĩnh cửu của mình, Giáo hội quy tụ lại trong mình, trong vinh quang của mình, tất cả những người được cứu rỗi, kể từ cuộc ăn năn của Ađam, và Giáo hội vẫn tiếp tục qui tụ theo dòng thời gian, cho đến lúc Luyện ngục và trái đất này sẽ đến hồi kết thúc, và lúc người chết sẽ sống lại. Làm thế nào để có thể trở thành người được cứu rỗi trong vinh quang đời đời nếu người ta không phải là chi thể của Chúa Kitô trong vinh quang, và là chi thể của Giáo Hội trong trạng thái vinh quang của Giáo Hội? Một điều vốn giả thiết rằng từ đây trên trái đất, người ta đã thuộc về cùng một ngôi vị này trong trạng thái lữ hành, một cách hữu hình hay vô hình?
3. Dưới mắt tôi, đó là lý do thực sự tạo nền tảng cho châm ngôn "Không có sự cứu rỗi nào ngoài Giáo hội" và cho phép người ta hiểu nó theo đúng nghĩa của nó. Tôi tin rằng nếu trong một thời gian hết sức dài người ta hiểu câu châm ngôn này theo một nghĩa sai lầm (sẽ không có sự cứu rỗi nếu người ta không thuộc về Giáo hội một cách hữu hình), thì đó là vì đã quá lâu rồi, người ta vốn gán cho nó một lý do không đúng sự thật, trong việc tìm kiếm lý do tại sao về nó trong viễn tượng của các phương tiện cứu rỗi, mà chỉ có Giáo hội mới cung cấp cho chúng ta trong tính toàn vẹn của chúng (vì vậy sẽ không có sự cứu rỗi nếu người ta không có những phương tiện này trong tay trong tính toàn vẹn của chúng).
Chúng ta hãy nói thêm rằng về vấn đề lý do tại sao điều quan trọng đối với chúng ta là phải luôn đề cao cảnh giác. Nếu, cho dù ngày nay, khi không còn ai tin rằng để được cứu rỗi thì cần phải ở trong Giáo hội hữu hình một cách hữu hình, chúng ta vẫn tiếp tục hình dung vấn đề cứu rỗi trong viễn tượng các phương tiện cứu rỗi, há chúng ta lại không gặp rủi ro bị dẫn đến chỗ suy nghĩ, có thể một cách tiềm thức, rằng số lượng người được cứu rỗi là một biến số phụ thuộc các phương tiện cứu rỗi ít nhiều hoàn hảo hoặc ít nhiều đầy đủ mà con người có trong tay họ hay sao? Tuy nhiên, ai dám nói rằng có nhiều người được cứu rỗi trong số các Kitô hữu hơn những người không phải là Kitô hữu? Ai dám mơ lập được (với siêu máy vi tính thần học nào?) một thống kê về những người được Chúa chọn? Các Kitô hữu có nhiều phương tiện cứu rỗi hơn những người khác. Nhưng, như tôi đã nhấn mạnh ở trên, luôn có sự tự do của con người, một điều có thể làm người ta tuột mất ơn thánh và sử dụng sai ơn thánh này. Vả lại cũng có câu nói kinh hoàng này: Người càng được ban cho bao nhiêu thì càng bị yêu cầu bấy nhiêu. Người càng được ủy nhiệm bao nhiêu thì càng bị đòi hỏi bấy nhiêu{28}. Và còn điều Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy: Sự nghiêm khắc của Người đối với những người Biệt phái, quá chăm chút sử dụng (một các không tốt) các phương tiện cứu rỗi được Luật pháp quy định, và Người từ chối lên án người phụ nữ ngoại tình, giống như rất nhiều người đã đến với Người mà không sử dụng các phương tiện cứu rỗi này.
4. Thực tế vẫn là trong mọi chuyện, ai cũng cần được người khác giúp đỡ; và để đạt được một mục đích, chúng ta luôn phải sử dụng một số phương tiện thích hợp: một cậu bé muốn trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư phải vượt qua nhiều trường học và đào tạo phù hợp.
Nếu là vấn đề trật tự siêu nhiên, vấn đề đạt được sự cứu rỗi và sự sống vĩnh cửu, thì, trong căn bản, chúng ta cần một sự trợ giúp – hết sức mạnh mẽ - mà Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta qua những người anh em của chúng ta. Và, trong căn bản, chúng ta cần những phương tiện cứu rỗi đến với chúng ta từ Giáo Hội, bất kể hiện diện với chúng ta một cách hữu hình (vì chúng ta hiện diện một cách hữu hình trong Giáo Hội), hay một cách vô hình cách nào đó (như chúng ta sẽ thấy ở phần sau).
Đây là lý do tại sao việc rao giảng, hoạt động tông đồ và hoạt động truyền giáo có một vai trò hết sức quan trọng thiết yếu trong Giáo hội, để làm rạng rỡ hơn nữa sự vinh hiển của Thiên Chúa ở đây trên trái đất này, và để mang các phương tiện cứu rỗi trong sự sung mãn của chúng cho nhiều người hơn trên trái đất, tuy nhiên, nói một cách tuyệt đối, điều này không hẳn có tầm quan trọng hàng đầu. Vì, nói một cách tuyệt đối, tầm quan trọng hàng đầu thuộc về sự trợ giúp mang đến cho anh em chúng ta bởi những điều có liên quan, không hẳn tới các phương tiện cứu rỗi mà những người này phải sử dụng, nhưng trực tiếp tới chính sự cứu rỗi của họ và việc thực hiện quyền tự do của họ: tình yêu (nói thật, đó là một "tình yêu quá mức") mà Thiên Chúa yêu cầu nơi chúng ta đối với Người và đối với họ, việc cầu nguyện và việc tham gia vào công việc cứu chuộc mà Chúa Kitô theo đuổi nơi và qua những người bạn của Người cho đến tận thế, trong việc chịu đau khổ vì họ, nếu cần thiết, đến mức chết vì họ.
Tôi xin nói thêm rằng các tu sĩ dòng Xitô và Cát Minh được ủy nhiệm chính trật tự này; và sự hiện diện đơn giản của tình yêu thương chân thật và việc cầu nguyện chân thật nơi con người cũng là một chứng từ tự nó có cơ hội thu hút người ta về phía Đấng Cứu Rỗi và khiến họ hướng mắt về phía Giáo Hội của Người (và điều này càng tốt hơn khi người ta không tự mình biết điều đó, và khi họ không đề xuất cho chính mình thực hiện bất cứ hoạt động tông đồ nào). Đối với tôi, dường như không phải là không quan trọng khi Kitô hữu giáo dân ý thức được những thực tại như vậy.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Biệt kích Ukraine tấn công xuyên biên giới hạ sát Trung Đội Putin? Năm sở chỉ huy Nga bị san bằng
VietCatholic Media
03:17 03/12/2022
1. Năm sở chỉ huy của quân Nga bị tấn công, 650 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng 6 chiến xa
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 3 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết giao tranh ác liệt đã diễn ra tại Bakhmut, trong khi đó các sở chỉ huy của quân Nga ở Zaporizhzhia bị tấn công đồng loạt.
Ông cho biết trong 24 giờ qua, 650 người bị loại khỏi vòng chiến, đông nhất là tại Bakhmut, cùng với một xe tăng, 6 xe thiết giáp.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết theo các tin tình báo, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12, khoảng 70 thi thể binh sĩ Nga đã được chuyển đến bệnh viện Horlivka, vùng Donetsk. Những binh sĩ Nga xấu số này được tin là chết vì lạnh cóng trong các chiến hào. Họ là những tân binh được trang bị kém, mắc kẹt giữa các cuộc giao tranh.
Máy bay Ukraine hôm thứ Sáu đã tiến hành 11 cuộc tấn công vào quân Nga, bao gồm hai cuộc tấn công vào các vị trí đặt hệ thống hỏa tiễn phòng không, trong khi đó lực lượng hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đánh vào năm trung tâm chỉ huy và một vị trí của hệ thống phòng không của kẻ xâm lược.
Hôm thứ Sáu, quân đội Nga đã tiến hành 13 cuộc không kích nhằm vào các vị trí của lực lượng phòng vệ Ukraine dọc theo giới tuyến.
Những kẻ xâm lược đã thực hiện bốn cuộc tấn công hỏa tiễn vào các mục tiêu dân sự ở Dnipro, Zaporizhzhia, làng Zarichne ở vùng Zaporizhzhia và thành phố Kostiantynivka ở vùng Donetsk. Quân Nga cũng sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn hơn mười lần để bắn phá cơ sở hạ tầng dân sự ở Kherson, Antonivka và các vị trí của lực lượng phòng thủ Ukraine dọc theo giới tuyến.
Tại khu định cư tạm thời bị chiếm đóng Mykhailivka, vùng Zaporizhzhia, nhằm cáo buộc lực lượng phòng vệ Ukraine phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự, những kẻ xâm lược đã phóng hỏa tòa nhà của trường dạy nghề địa phương.
Đồng thời, theo Bộ Tổng tham mưu, quân Nga tiếp tục bị tổn thất. Vào ngày 1 tháng 12, các lực lượng Ukraine đã tấn công một khu vực tập trung quân Nga ở khu vực Zaporizhzhia gần khu định cư Kamianske.
Cùng ngày, một máy bay trực thăng địch bị bắn rơi ở quận Kupiansk thuộc vùng Kharkiv.
Theo báo cáo, máy bay Ukraine hôm thứ Sáu đã thực hiện tám cuộc tấn công vào các khu vực tập trung nhân viên, vũ khí và thiết bị quân sự của quân Nga, hai cuộc tấn công vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không Nga, cũng như một cuộc tấn công vào cứ điểm của trung đội Nga..
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công năm trung tâm chỉ huy của quân xâm lược, một vị trí của hệ thống phòng không, hai kho đạn dược, chín khu vực tập trung nhân sự, vũ khí và thiết bị quân sự, cũng như bốn mục tiêu quan trọng khác của quân Nga.
Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ khoảng 90,090 binh sĩ Nga tại Ukraine từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 2 tháng 12. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga cũng bao gồm 2,916 xe tăng, 5,883 xe chiến đấu bọc thép, 1,905 hệ thống pháo, 395 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 210 hệ thống phòng không, 280 máy bay chiến đấu, 262 máy bay trực thăng, 1,564 máy bay không người lái tác chiến và chiến thuật, 531 hỏa tiễn hành trình, 4,464 xe chuyển quân và nhiên liệu, 16 tàu chiến và 163 thiết bị đặc biệt.
2. Quân Nga cướp gà vịt của người dân bị mất mạng chứ không phải biệt kích Ukraine đánh vào lãnh thổ Nga
Vyacheslav Gladkov, thống đốc Belgorod, đã cáo buộc quân Ukraine tung biệt kích sang lãnh thổ Nga trong khu vực trách nhiệm của ông và giết chết một trung đội lính biên phòng Nga.
Lực lượng biên phòng Ukraine có một phiên bản khác về vụ việc. Máy bay không người lái của lực lượng này phát hiện ra rằng “Tại một trong những ngôi làng trong vùng Kharkiv, sát biên giới với Belgorod, quân Nga đang bận 'săn' gia cầm của thường dân. Sau khi bắn chết một con ngỗng, những kẻ cướp bóc đã đưa con mồi đến một trong những ngôi nhà nơi chúng đặt trạm chỉ huy và quan sát”.
Lính biên phòng Ukraine đã thông báo cho các xạ thủ pháo binh thuộc một trong các lữ đoàn cơ giới biết tọa độ của đối tượng, và khẩu đội pháo Rapira đã gây hỏa lực sát thương vào vị trí của quân Nga.
“Chỉ huy đơn vị của họ, người đến để tham dự buổi chiêu đãi, đã mất mạng cùng với những binh sĩ trong trung đội tội phạm, dưới hoả lực của pháo binh.”
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Hôm 2 tháng 12, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh đã đưa ra nhận định sau về tình trạng cung cấp hậu cần của Nga trong tương lai gần. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Việc Nga rút quân khỏi bờ tây sông Dnipro vào tháng trước đã tạo cơ hội cho Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công thêm các nút hậu cần và đường dây liên lạc của Nga.
Mối đe dọa này rất có thể đã khiến các nhà cung cấp hậu cần của Nga di dời các điểm cung cấp, bao gồm các điểm trung chuyển đường sắt, xa hơn về phía nam và phía đông.
Các đơn vị hậu cần của Nga sẽ cần tiến hành bốc xếp và dỡ hàng sử dụng nhiều lao động hơn từ đường sắt sang đường bộ. Các đường di chuyển sau đó sẽ vẫn dễ bị tổn thương trước pháo binh Ukraine khi chúng tiếp tế cho các vị trí phòng thủ ở tiền tuyến của Nga.
Tình trạng thiếu đạn dược của Nga, trầm trọng hơn bởi những thách thức hậu cần này, có thể là một trong những yếu tố chính hiện đang hạn chế tiềm năng của Nga trong việc khởi động lại các hoạt động tấn công mặt đất quy mô lớn vá có hiệu quả.
4. Hệ thống gây nhiễu thông tin liên lạc ở thành phố Zaporizhzhia của quân Nga bị phá hủy
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 3 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại khu vực Zaporizhzhia, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Ukraine đã phá hủy một hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
Một ngày trước đó, một đơn vị của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt đã xác định được vị trí chính xác của hệ thống tác chiến điện tử của quân Nga tại thị trấn Polohy, vùng Zaporizhzhia.
“Ngoài việc gây khó khăn trong liên lạc cho Lực lượng Phòng vệ Ukraine, những kẻ xâm lược đã sử dụng hệ thống này để gây nhiễu liên lạc di động trong khu định cư. Bằng cách này, họ đã cắt đứt liên lạc của công dân với thế giới bên ngoài một cách hiệu quả”, phát ngôn nhân nói.
Các thành viên của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt đã bàn giao tọa độ của hệ thống cho các đơn vị pháo binh và đã phá hủy nó. Các cư dân tại thị trấn Polohy cho biết họ đã có thể kết nối qua điện thoại với những người thân của mình.
Phát ngôn nhân nói thêm: “Nhân tiện, xin nhấn mạnh rằng đơn vị này của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt trước đó đã phá hủy hệ thống S-300 của quân Nga được sử dụng để bắn vào một bệnh viện phụ sản ở Vilniansk, vùng Zaporizhzhia. Một em bé mới 2 ngày tuổi đã thiệt mạng trong cuộc tấn công đó”.
5. Các Tư lệnh Hải quân Ukraine và Mỹ thảo luận mở rộng hợp tác
Tư lệnh Lực lượng Hải quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine, Phó Đô đốc Oleksiy Neizhpapa và Tư lệnh Hạm đội 6 Hoa Kỳ và Lực lượng Hỗ trợ và Tấn công Hải quân NATO, Phó Đô đốc Thomas Ishee đã tổ chức một cuộc họp qua liên kết video.
Các bên đã thảo luận về tình hình với cuộc xâm lược toàn diện của Nga và mở rộng các lĩnh vực hợp tác quân sự.
Neizhpapa đã thông báo cho Ishee về những thành công và tiến bộ của Ukraine trên chiến trường, cũng như tình hình hiện tại liên quan đến các hành động bất hợp pháp của Nga ở khu vực Azov và Hắc Hải.
Một trong những chủ đề chính là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Lực lượng Hải quân Ukraine để bảo vệ đất nước trên hải phận một cách hiệu quả.
Ishee ghi nhận động lực cao và sự sẵn sàng của Hải quân Ukraine để chống lại sự xâm lược vũ trang của Nga.
6. Liên Hiệp Âu Châu thành lập phòng thí nghiệm mạng cho Lực lượng Vũ trang Ukraine
Liên minh Âu Châu đã mở một phòng thí nghiệm không gian mạng ở Kyiv để giúp Lực lượng Vũ trang Ukraine bảo vệ chính họ và không gian mạng Ukraine khỏi các cuộc tấn công của những kẻ xâm lược Nga.
Cơ quan Hành động Đối ngoại Âu Châu, gọi tắt là EEAS, đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 2 tháng 12.
“Liên Hiệp Âu Châu đã tài trợ và cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm mạng, nhu liệu và các thiết bị bảo mật cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, như một phần hỗ trợ liên tục cho Ukraine trong khuôn khổ Quỹ Hòa bình Âu Châu. Phòng thí nghiệm mạng đã được công bố tại Kyiv vào thứ Sáu,” báo cáo viết.
Với sự hỗ trợ này, Ukraine có thể xây dựng và phát triển hơn nữa năng lực phòng thủ mạng của các lực lượng vũ trang của mình để phát hiện các hành vi xâm nhập vào hệ thống thông tin, đối phó với các cuộc tấn công mạng và tăng cường năng lực tổng thể của họ trong lĩnh vực an ninh mạng, báo cáo cho biết.
Theo EEAS, phòng thí nghiệm mạng này sẽ cung cấp môi trường đào tạo để kiểm tra và củng cố kỹ năng thực hành của các chuyên gia phòng thủ mạng quân sự với các kịch bản ảo thực tế và mô phỏng thời gian thực giúp xác định, giám sát và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng trong tương lai nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, Liên minh Âu Châu đã thông qua một biện pháp hỗ trợ trong khuôn khổ Cơ sở Hòa bình Âu Châu để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine trị giá 31 triệu EUR, bao gồm cả về phòng thủ mạng. Hỗ trợ phòng thủ mạng sẽ hỗ trợ Bộ Tư lệnh Truyền thông và An ninh Mạng của Ukraine với việc cung cấp một phòng thí nghiệm mạng và cung cấp phần mềm và phần cứng bảo mật.
7. Shmyhal, Nuland thảo luận về khôi phục hệ thống năng lượng, và viện trợ của Hoa Kỳ
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland đã thảo luận về việc khôi phục hệ thống năng lượng của Ukraine, quân sự và hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ.
“Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và là một người bạn thân thiết của Ukraine Victoria Nuland, chúng tôi đã thảo luận về việc khôi phục hệ thống năng lượng của Ukraine, hỗ trợ quân sự và tài chính từ Hoa Kỳ,” Shmyhal cho biết như trên.
Như Thủ tướng lưu ý, Ukraine cần hỗ trợ nhanh chóng dưới hình thức cung cấp thiết bị năng lượng để nhanh chóng khôi phục các cơ sở bị hư hỏng.
Shmyhal cảm ơn các đối tác Mỹ đã viện trợ thêm 53 triệu Mỹ Kim để sửa chữa lưới điện Ukraine.
“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Tổng thống Biden và chính quyền, đặc biệt là sáng kiến trị giá 37 tỷ đô la cho Ukraine. Điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng phục hồi của người Ukraine và là động lực bổ sung cho chiến thắng của chúng tôi trong cuộc chiến với Nga”, người đứng đầu Chính phủ nói thêm.
Như đã đưa tin, Ukraine đã nhận được 80 máy phát điện mạnh mẽ từ Mỹ vào tuần trước, giúp ổn định tình hình năng lượng.
8. Bulgaria gửi 9 máy bay Boeing chở vũ khí tới Ukraine - phương tiện truyền thông
Bộ Quốc phòng Bulgaria đã hoàn thành việc lập danh sách vũ khí mà nước này sẵn sàng cung cấp cho Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga.
Trước đó, Quốc hội Bulgaria đã cho Bộ Quốc Phòng một tháng để chuẩn bị danh sách này.
Phương án được chọn để giúp đỡ Ukraine sẽ là thông tin mật. Nhưng quyết định phải thông qua chính phủ và quốc hội.
Cho đến nay, được biết lô hàng sẽ được chuyển tới Ukraine bằng 9 máy bay vận tải quân sự Boeing C-17.
Theo Đại sứ Ukraine tại Bulgaria, Vitalii Moskalenko, danh sách này “dài và nghiêm trọng” và nó bao gồm súng pháo, phương tiện phòng thủ, đạn pháo và đạn dược.
Theo báo cáo, Bulgaria không thể chuyển giao các hệ thống hỏa tiễn S-300 vì nước này cần chúng để bảo vệ các địa điểm chiến lược trong nước.
Quốc hội Bulgaria ngày 3/11 đã bỏ phiếu thông qua việc cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh Nga gây hấn.
9. Borrell vạch ra ba lĩnh vực hoạt động chính của Liên Hiệp Âu Châu để bắt Nga chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh ở Ukraine
Liên minh Âu Châu cung cấp và sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho các quan chức thực thi pháp luật Ukraine và quốc tế trong việc điều tra các hành vi tàn bạo do quân đội Nga gây ra trên lãnh thổ Ukraine, đồng thời sẽ phối hợp các nỗ lực quốc tế để đưa ra công lý tất cả những người chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh và cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đã đưa ra lập trường trên vào hôm thứ Sáu tại Brussels trong hội nghị “Các hành động chung nhằm trừng phạt Nga và mang lại công lý cho các nạn nhân” và vạch ra các lĩnh vực chính của hành động.
Toàn văn bài phát biểu của ông đã được đăng trên trang web của Cơ quan Hành động Đối ngoại Âu Châu, gọi tắt là EEAS.
“Hãy để tôi bắt đầu bằng việc ca ngợi sự phản kháng của người dân Ukraine đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Những hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh kinh hoàng này phải bị trừng phạt. Liên Hiệp Âu Châu cam kết với Ukraine và các đối tác quốc tế để bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với những tội ác gây ra trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine”
Borrell lưu ý rằng có ba yếu tố trong công việc này.
Đầu tiên là sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC trong việc điều tra các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Theo Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu, những người đã chứng kiến sự khủng khiếp của Bucha và những nơi khác đều biết rằng đây là những tội ác nghiêm trọng và đen tối nhất. Về vấn đề này, Borrell ca ngợi công việc của Trưởng công tố ICC, Ông Karim Khan, người đã tuyên bố rằng:
“Những kẻ nổ súng, những kẻ phóng hỏa tiễn vào dân lành vô tội phải hiểu rõ ràng rằng luật pháp vẫn còn sống”
“Thứ hai, chúng tôi đang hỗ trợ Văn phòng Tổng công tố Ukraine, trong việc thu thập chứng cứ, đào tạo các điều tra viên. Chúng tôi làm điều này thông qua đại diện của chúng tôi, Phái đoàn Cố vấn Liên Hiệp Âu Châu Ukraine, Eurojust và Nhóm Cố vấn Tội phạm Tàn bạo, gọi tắt là ACA”
Lĩnh vực thứ ba là hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với tội ác xâm lược. Tổng thống Zelenskiy kêu gọi thành lập Tòa án đặc biệt về tội xâm lược. Liên Hiệp Âu Châu tin rằng điều cần thiết là những người chịu trách nhiệm phải được đưa ra trước công lý và công lý sẽ thắng thế.
Liên Hiệp Âu Châu, cùng với Ukraine và các đối tác quốc tế, và hoàn toàn nhất quán với công việc của ICC, sẽ hỗ trợ thành lập một tòa án để điều tra và truy tố tội xâm lược. Như Borrell đã lưu ý, tòa án này cần có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và sự hỗ trợ rộng rãi nhất của các thành viên Liên Hiệp Quốc. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Von der Leyen và Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đã trình bày các đề xuất về mục đích này cho các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
“Một nhận xét cuối cùng về trách nhiệm giải trình – trách nhiệm tài chính. Nga cũng phải trả giá cho sự tàn phá Ukraine. Cho đến nay, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã đóng băng khoảng 19 tỷ Euro tài sản thuộc về các nhà tài phiệt Nga và những người ủng hộ Tổng thống Putin. Khoảng 300 tỷ Euro dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị phong tỏa. Mặc dù 'đóng băng' và 'chặn' không có nghĩa là 'tịch thu', nhưng chúng tôi sẽ khám phá các con đường hợp pháp để bảo đảm rằng Nga phải trả tiền cho việc tái thiết Ukraine,” ông Borrell nói.
Như đã đưa tin, cùng với sự hỗ trợ về chính trị, tài chính, kinh tế và nhân đạo, Liên Hiệp Âu Châu cung cấp hỗ trợ tư vấn và các thiết bị thiết thực cho Ukraine trong việc điều tra và cung cấp tài liệu quốc tế về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người do quân đội Nga gây ra tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine kể từ tháng 2.
Đặc biệt, đại diện của Phái đoàn cố vấn Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine, người đã nhận được quyền hạn như vậy từ Brussels, làm việc tại hiện trường vụ án, một số quốc gia Âu Châu đã tham gia nhóm điều tra những tội ác đó và cử điều tra viên của họ đến Ukraine. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra như vậy và các hoạt động của ICC, Liên minh Âu Châu đã làm rõ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ quan Eurojust, là cơ quan đã nhận được cơ hội và các nguồn lực thích hợp để thu thập và giải quyết bằng chứng về các tội ác đã gây ra ở Ukraine, cũng như lưu giữ các bằng chứng và lời khai bên ngoài Ukraine và cả trong các vùng bên trong Ukraine hiện đang ở giai đoạn chiến sự tích cực.
Tu viện nữ tu Chính Thống Nga chứa toàn thứ độc. Nữ tổng thống, khóc khi tiễn ĐTC, sang thăm Vatican
VietCatholic Media
05:08 03/12/2022
1. Zelenskiy cho biết Các quan chức Ukraine thúc đẩy việc cấm các giáo phái tôn giáo có liên quan đến Nga
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bất chấp thời kỳ cộng sản cam go kéo dài từ năm 1921 đến khi giành được độc lập vào năm 1991, hầu hết trong số 43,500,000 dân Ukraine tự nhận mình là Kitô Hữu. Trong đó, 65% thuộc Chính Thống Giáo, 10% theo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và 2% theo Công Giáo nghi lễ Latinh như chúng ta.
Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Theo thống kê vào đầu năm 2022, 85% các tín hữu thuộc về Giáo Hội Chính Thống tân lập OCU, và 15% vẫn thuộc về Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC.
Sau cuộc xâm lược của Nga. UOC đã tuyên bố ngừng phụ thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, trong các cuộc khám xét các tu viện và nhà thờ của Giáo Hội Chính Thống này, các cơ quan an ninh đã tìm thấy súng, lựu đạn, và các tài liệu ủng hộ “thế giới Nga”. Vì thế, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy dự định sẽ cấm Giáo Hội này hoạt động tại Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Officials Press to Ban Russian-Affiliated Religious Sects: Zelenskiy”, nghĩa là “Zelenskiy cho biết Các quan chức Ukraine thúc đẩy việc cấm các giáo phái tôn giáo có liên quan đến Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đang đề xuất lệnh cấm đối với tất cả các nhóm tôn giáo có liên hệ với Nga vì lợi ích “độc lập tinh thần” của Ukraine.
Theo bài phát biểu hàng đêm của Zelenskiy gởi quốc dân đồng bào, hội đồng đã chỉ thị cho chính phủ Ukraine “soạn thảo luật về việc cấm không cho hoạt động ở Ukraine các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga.” Đáng chú ý nhất, luật sẽ cấm Giáo hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, có liên kết với Giáo hội Chính thống Nga.
“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”
Lệnh cấm được đề xuất sẽ được đệ trình lên Verkhovna Rada, tức là quốc hội Ukraine, để được xem xét.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, báo cáo rằng họ đã tìm thấy “một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền” sau khi tiến hành khám xét một tu viện có liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Zakarpattia. Theo báo cáo từ The Kyiv Independent, SBU đã lục soát nhiều chi nhánh của Giáo Hội có liên hệ với Nga trong tuần qua.
Theo một báo cáo từ SBU, các tài liệu bị tịch thu hôm thứ Năm bao gồm “những cuốn sách có nội dung bài xích các quốc gia không nằm trong thế giới Nga với những điều bịa đặt gây khó chịu về các quốc gia và các tôn giáo khác”.
“Các tài liệu được tìm thấy phủ nhận quyền độc lập của Ukraine và nhấn mạnh rằng Nga, Ukraine và Belarus 'không thể bị chia cắt',” báo cáo viết.
Báo cáo cho biết SBU cũng đã tìm thấy các bản in của “các bài hát thân Nga ca ngợi 'thế giới Nga' và kêu gọi 'sự thức tỉnh của nước mẹ Nga'“.
Kyiv Independent cũng báo cáo rằng một số lượng lớn các giáo xứ Chính thống Nga đã “chuyển đổi” sang Giáo Hội Chính thống Ukraine tân lập kể từ khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine. Các cơ quan truyền thông nói rằng một con số kỷ lục 229 giáo xứ đã rời khỏi Giáo Hội Chính Thống Giáo thân Nga chỉ trong tháng Năm khi các nhà lãnh đạo Giáo Hội này tuyên bố không còn phụ thuộc vào Thượng Phụ Kirill.
Zelenskiy phát biểu trước quốc gia của mình nhân kỷ niệm 31 năm Ukraine bỏ phiếu độc lập khỏi Liên Xô. Tổng thống nói, cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 “là một cuộc trưng cầu trung thực, và đó là lý do tại sao nó được thế giới công nhận.”
“Tôi muốn nhấn mạnh: Năm 1991, nhà nước của chúng ta bắt đầu con đường hợp pháp và dân chủ,” Zelenskiy nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường này với các bước hợp pháp, các quyết định cân bằng và phù hợp với lợi ích quốc gia.”
Newsweek đã liên hệ với Giáo Hội Chính Thống Nga để bình luận.
Source:NewsWeek
2. Tổng thống Caputova của Slovakia sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón tại Vatican
Tổng thống Zuzana Caputova đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp vào hôm Thứ Bảy, ngày 10 tháng 12 tại Vatican, phát ngôn nhân của Tổng thống Martin Strizinec cho biết hôm thứ Năm. Nguyên thủ quốc gia Slovakia cũng sẽ gặp Đức Hồng Y Pietro Parolini, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đây là lần thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp nữ tổng thống Caputova tại Vatican. Lần đầu là vào tháng 12 năm 2020.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Slovakia vào tháng 9 năm 2021 và xuất hiện ở Bratislava, Kosice, Presov và Sastin. Ngài đã gặp ba quan chức hiến pháp hàng đầu cũng như đại diện của cộng đồng Do Thái và Roma.
Khi tiễn Đức Thánh Cha trở về Rôma, nữ Tổng thống đã tỏ ra rất xúc động. Trong một diễn biến chưa từng có trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Nữ Tổng thống đã khóc khi Đức Thánh Cha lên máy bay. Các hình ảnh thu được cho thấy bà đứng chết trân tại chỗ nhìn theo Đức Thánh Cha khi ngài lên máy bay và trong lúc máy bay chạy ra đường băng để cất cánh.
Trong cuộc họp báo sau đó tại dinh tổng thống, đích thân bà Zuzana Čaputová xác nhận là bà đã rất xúc động và đã khóc.
Bà Zuzana Čaputová sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo, là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Zuzana là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová không phải là người Công Giáo. Bà đã ly dị và có 2 đứa con.
Báo chí tại Bratislava cho biết gia đình bà Zuzana nguyên là người Công Giáo. Trong thời kỳ cộng sản, hoàn cảnh khó khăn quá nên có lẽ đã không thể giữ đạo. Tuy nhiên, bà Zuzana chưa bao giờ cho rằng mình là người vô thần. Bà được tin là tập thiền Yoga. Hy vọng, có thể qua chuyến tông du của Đức Thánh Cha và những liên hệ tiếp theo đây, nữ tổng thống có thể trở lại đạo.
Source:enrsi.rtvs.sk
3. Thượng phụ Kirill gọi Donbas là tiền tuyến phòng thủ của “thế giới Nga”
Thế giới Chính Thống Giáo tiếp tục ngỡ ngàng với Thượng phụ Kirill của Giáo Hội Chính thống Nga, với tuyên bố mới nhất của ông cho rằng Donbas là “tiền tuyến bảo vệ thế giới Nga”.
Theo thông tấn xã nhà nước Nga TASS, Thượng phụ Kirill đã đưa ra lập trường trên tại một cuộc gặp gỡ với trẻ em từ vùng Donbas bị chiếm đóng, ở Nhà thờ Chúa Cứu thế, của Mạc Tư Khoa.
“Ngày nay, Donbas là tiền tuyến phòng thủ của thế giới Nga. Và thế giới Nga không chỉ là nước Nga - nó ở khắp mọi nơi nơi có những người được nuôi dưỡng theo truyền thống Chính thống giáo và truyền thống đạo đức Nga sinh sống.”
Tất nhiên, đạo đức và luân lý là những khái niệm phức hợp, nhưng mỗi quốc gia có lẽ có một số điểm hỗ trợ đặc biệt trong việc hình thành ý thức đạo đức. Và đối với chúng tôi, những người sống trong thế giới Nga, nguồn hỗ trợ chính là niềm tin và tình yêu Tổ quốc”, ông nói.
Thượng phụ Kirill không nói rõ ai đã tấn công cái gọi là Russkiy Mir hay “thế giới Nga”. Thuật ngữ Russkiy Mir hay “Thế giới Nga” hay “trật tự Nga” - là khái niệm về sự thống trị hoàn toàn của văn hóa Nga đối với các nền văn hóa khác. Ông cũng không đề cập rằng Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào một quốc gia khác vào ngày 24 tháng 2 và đang phạm tội diệt chủng.
Trong một tuyên bố đầy tai tiếng, Kirill đã dám hứa thiên đàng cho các lính Nga tham chiến tại Ukraine, bất kể họ có phạm tội lỗi gì trong cuộc chiến.
“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, trong vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu,” ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhận xét cay đắng rằng Putin đang kêu gọi cả nước Nga bảo vệ chính ông ta; trong khi Thượng Phụ Kirill đem Chúa ra để hứa thiên đàng cho các chiến binh Nga lao mình vào cuộc chiến đẫm máu để bảo vệ cho Putin.
Lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga trước đây đã đưa ra ý tưởng rằng người Ukraine và người Nga chỉ là một dân tộc.
Source:RISU
Sắp đến mức 100,000 tử sĩ, Putin đe dọa Thủ tướng Đức. Truyền thông chê tướng đầu trọc chỉ biết lui
VietCatholic Media
16:31 03/12/2022
1. Ukraine cho biết: Tổn thất quân sự của Putin có thể lên tới 100,000 sau 19 ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Military Losses Could Reach 100,000 in 19 Days: Ukraine”, nghĩa là “ Ukraine cho biết: Tổn thất quân sự của Putin có thể lên tới 100,000 sau 19 ngày”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Tổng số người chết của Nga trong cuộc chiến với Ukraine đã vượt qua 90,000 vào hôm thứ Sáu, theo một ước tính, đẩy quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào một mức độ thương vong mới trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Tốc độ thiệt hại của Nga trong những ngày gần đây khiến Mạc Tư Khoa có xu hướng đạt đến mốc 100,000 người chết trong 19 ngày thậm chí còn cao hơn, theo một tính toán của Newsweek.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cung cấp ước tính hàng ngày về số lượng lính Nga đã bị tiêu diệt kể từ ngày hôm trước, cũng như tổng số tổn thất của Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Những con số này chưa được Nga xác minh hoặc được xác nhận độc lập bởi Newsweek.
Tính trung bình, Nga đã mất 531 binh sĩ mỗi ngày trong 10 ngày qua, bao gồm cả ngày thứ Sáu. Điều này có nghĩa là nếu tổn thất của Nga theo kịp tốc độ trung bình này, thì nhà lãnh đạo Nga có thể mất thêm hơn 10,000 binh sĩ trong 19 ngày tới, vượt qua mốc 100,000.
Cuộc chiến ở Ukraine hiện đã tiếp diễn được hơn 9 tháng khi Nga tiếp tục cuộc xâm lược đẫm máu và bị lên án rộng rãi. Trước một số thất bại gần đây của Nga khi Ukraine tiến hành các cuộc phản công trên nhiều mặt trận, một quan chức quốc phòng hàng đầu của Ukraine cho biết hôm thứ Tư rằng quân đội của Putin đang phải đối mặt với những tổn thất “khủng khiếp” trong nỗ lực chiếm thành phố Bakhmut phía đông, nơi đã trở thành trọng điểm chính trong cuộc chiến hiện nay.
Điện Cẩm Linh hiếm khi công bố các ước tính về tổn thất quân số của chính mình và đã báo cáo con số thấp hơn đáng kể so với các quan chức Ukraine và phương Tây. Lần cuối cùng trong số những cập nhật này được đưa ra vào tháng 9 khi Nga cho biết họ đã mất 5,937 binh sĩ.
Để so sánh, Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết vào cuối ngày thứ Năm rằng khoảng 10,000 đến 13,000 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong chiến tranh. Những con số này chưa được quân đội Ukraine xác nhận và thấp hơn nhiều so với ước tính của các quan chức phương Tây.
Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tháng trước cho biết Ngũ Giác Đài đánh giá rằng hơn 100,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương, và Ukraine “có lẽ” đã chứng kiến mức thương vong tương đương, theo The Washington Post.
Những người lính ở cả hai bên của cuộc xung đột không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OHCHR, cho biết họ đã ghi nhận 17,023 thương vong dân sự ở Ukraine, 6,655 người thiệt mạng và 10,368 người bị thương, từ khi bắt đầu chiến tranh đến ngày 27 tháng 11.
“Đã có vô số đau khổ,” Milley nhận xét như trên khi nói về chiến tranh tại một sự kiện ở New York vào ngày 9 tháng 11, theo Post.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
2. Các phương tiện truyền thông Nga gọi tướng đầu trọc Sergey Surovikin là tướng rút lui
Tháng 6 vừa qua, Tướng Sergey Surovikin đã trở thành chỉ huy của tập đoàn quân phía “Nam” của Lực lượng Vũ trang Nga trong chiến dịch Nam Ukraine. Vào ngày 8 tháng 10, ông ta được bổ nhiệm làm chỉ huy của tất cả các lực lượng Nga ở Ukraine, kế nhiệm Đại tướng Gennady Zhidko. Vào ngày 18 tháng 10, Surovikin nói với các phương tiện truyền thông rằng “Tình hình trong khu vực 'Chiến dịch quân sự đặc biệt' có thể được mô tả là căng thẳng”.
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2022, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga rằng “Đối thủ của chúng tôi là một chế độ tội phạm, trong khi chúng tôi và người Ukraine là một dân tộc và cùng muốn một điều: Ukraine trở thành một quốc gia thân thiện với Nga và độc lập khỏi Phương Tây”.
Vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, trong một cuộc họp trên truyền hình với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Surovikin, đã đưa ra một tuyên bố công khai trên phương tiện truyền thông Nga—cùng với các tham mưu quân sự khác— về đề xuất rút lực lượng Nga khỏi Kherson để cứu các binh sĩ Nga đang bị mắc kẹt. Cũng trong lần xuất hiện trên truyền hình đó, Shoigu đã chấp thuận việc rút quân.
Các phương tiện truyền thông Nga đang bắt đầu gọi ông ta là “tướng rút lui” sau khi có các báo cáo về việc Surovikin cho quân Nga ở Zaporizhzhia và phía Đông sông Dnipro tùy nghi di tản. Bắt đầu mùa Đông, đất lầy lội, quân Nga gặp khó khăn trong di chuyển và có nguy cơ làm mồi cho pháo binh Ukraine.
Các nguồn tin tình báo của Anh cho rằng, Surovikin là người đề xuất các cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng dân sự hồi tháng 10 và một cuộc tấn công nữa mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo sắp xảy ra.
Các tin tức cho biết người Nga đang có kế hoạch di tản dân thường khỏi một số thị trấn do lực lượng Nga chiếm đóng.
Việc chuẩn bị diễn ra khi các lực lượng Ukraine tăng cường tấn công vào các kho vũ khí và đạn dược của Nga phía sau chiến tuyến.
Một nhóm cộng đồng Zaporizhzhia đã đăng hình ảnh của một thông báo ở thị trấn Vasylivka, do Nga nắm giữ và gần giới tuyến giữa lãnh thổ do Nga chiếm đóng và lãnh thổ do Ukraine nắm giữ.
Thông báo bằng tiếng Nga có nội dung: “Chính quyền quận Vasylivka cảnh báo! Để chuẩn bị cho khả năng di tản cư dân của thành phố và các quận lỵ, đồng thời bảo đảm an toàn cho người dân, các biện pháp liên quan đang được chuẩn bị.”
Nó cũng yêu cầu mọi người ghi danh với chính quyền quân sự địa phương.
Ivan Fedorov, thị trưởng thành phố Melitopol bị đang chiếm đóng, cho biết các lực lượng Nga ở Vasylivka đang trở nên lo lắng và đã “núp sau dân thường làm lá chắn sống”.
“Những người đến từ Zaporizhzhia để hỗ trợ những người thân yêu của họ trong khu vực bị chiếm đóng không được phép đi qua trạm kiểm soát ở Vasylivka. Quân xâm lược Nga đã để thường dân qua đêm bên vệ đường trong nhiệt độ dưới 0 độ C. Họ nói rằng họ sợ pháo kích. Vì vậy, họ đặt một đoàn xe dân sự trước căn cứ quân sự của họ”.
Xa hơn về phía sau chiến tuyến, Fedorov nói rằng các lực lượng Nga “đã bắt đầu có một số ồn ào trong những ngày gần đây” và đang “phát triển hoạt động di tản nhanh chóng – rút thiết bị, tiến hành luân phiên, đưa các binh sĩ được huy động vào”.
Fedorov cho biết trên Telegram rằng các cuộc điều tra dân số đang được tiến hành ở hai thị trấn “như thể để chuẩn bị cho việc di tản”. Nhưng ông cảnh báo rằng động thái này có thể là một chiến dịch thông tin sai lệch.
Fedorov cũng đề cập đến hai vụ nổ tại trụ sở chính và doanh trại của Nga ở các thị trấn Myrne và Yasne.
Ông cũng tuyên bố rằng gần Terpinnia, một cuộc tấn công của quân đội Ukraine đã giết chết và làm bị thương “hàng chục” binh sĩ Nga.
3. Phần Lan cho rằng Âu Châu 'không đủ mạnh' để đối đầu với Nga, cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Europe 'Not Strong Enough' to Take on Russia, Needs U.S. Help—Finland”, nghĩa là “Phần Lan cho rằng Âu Châu 'không đủ mạnh' để đối đầu với Nga, cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho rằng Âu Châu sẽ “gặp rắc rối” nếu không có Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến do Nga phát động.
Phát biểu tại Sydney, Úc Đại Lợi, vào hôm thứ Sáu, nữ Thủ tướng Marin đã đưa ra một đánh giá “trung thực đến tàn nhẫn” về khả năng phòng thủ hiện tại của Âu Châu trong bối cảnh chiến tranh bắt đầu khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
“Tôi phải thành thật một cách tàn nhẫn với các bạn, Âu Châu hiện không đủ mạnh. Chúng tôi sẽ gặp rắc rối to nếu không có Hoa Kỳ,” Marin nói với nhóm chuyên gia cố vấn của Viện Lowy ở Sydney. Cô nói, cuộc xung đột đã phơi bày sự yếu kém về quân sự của Âu Châu.
“Mỹ đã cung cấp rất nhiều vũ khí, rất nhiều viện trợ tài chính và rất nhiều viện trợ nhân đạo cho Ukraine,” Marin nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều chính trị gia Mỹ mà cô từng nói chuyện nghĩ rằng Âu Châu nên mạnh mẽ hơn.
“Âu Châu vẫn chưa đủ mạnh,” cô tiếp tục. “Chúng tôi phải bảo đảm rằng chúng tôi cũng đang xây dựng những khả năng đó khi nói đến quốc phòng Âu Châu và ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu.”
Cô nói nói Ukraine phải được trao “bất cứ thứ gì cần thiết” để giành chiến thắng trong cuộc chiến, đồng thời cảnh báo rằng nếu Nga thắng “canh bạc khủng khiếp” thì Nga “không phải nước duy nhất cảm thấy muốn làm gì thì làm”.
Marin nói: “Những người khác sẽ bị cám dỗ bởi cùng một chương trình nghị sự đen tối đó.
Cô nói, hỗ trợ quân sự từ Hoa Kỳ cho Ukraine trong suốt cuộc chiến là chìa khóa.
Washington đã và đang cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ sản xuất, vốn được mô tả là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống lại Nga.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan tư vấn của Mỹ, ngày 13 tháng 11 cho biết thành công của Ukraine trong việc đẩy quân Nga ra khỏi thành phố trọng điểm Kherson ở miền nam Ukraine phần lớn là nhờ HIMARS.
ISW cho biết thành công của Kyiv phần lớn là do Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng sáng tạo hệ thống hỏa tiễn chính xác HIMARS để phá vỡ các tuyến tiếp tế của Nga.
Lực lượng đặc nhiệm “Kakhovka” của Ukraine trước đây đã ghi nhận HIMARS đã hỗ trợ quân đội của họ phá hủy gần như tất cả các cây cầu lớn do Nga kiểm soát ở khu vực phía nam Kherson, và điều đó đã cắt đứt phần lớn lực lượng của Nga khỏi nguồn cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự và nhân sự quan trọng từ Crimea.
Marin cho biết hôm thứ Sáu rằng ưu tiên của đất nước cô đã chuyển “chỉ trong một đêm” sang phòng thủ an ninh khi quân đội của Putin xâm chiếm Ukraine.
Phần Lan, cũng như Thụy Điển, đã nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự NATO sau khi lực lượng Nga xâm lược Ukraine. Các đơn xin gia nhập của họ vẫn đang chờ giải quyết.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
4. Putin cảnh báo Thủ tướng Scholz của Đức về một cuộc không kích rất lớn sắp xảy ra
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Vladimir Putin đã nói chuyện với ông trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu rằng lập trường của các quốc gia phương Tây đối với Ukraine là “có tính hủy diệt” và rằng Đức nên xem xét lại đường lối của mình. Điện Cẩm Linh cũng đưa ra một tuyên bố tương tự.
Theo Putin, “các quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức, đã và đang bơm vũ khí cho chế độ Kyiv, huấn luyện quân đội Ukraine. Tất cả những điều này, cũng như sự hỗ trợ toàn diện về chính trị và tài chính cho Ukraine, dẫn đến việc Kyiv hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về bất kỳ cuộc đàm phán nào.”
Bất chấp thực tế là Nga đã và đang tấn công vào các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện của Ukraine, Putin nói rằng:
“Ngoài ra, điều này còn kích thích những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine thực hiện ngày càng nhiều tội ác đẫm máu đối với dân thường”
Theo Thủ tướng Scholz, ông Putin “kêu gọi phía Đức xem xét lại đường lối của mình trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraine”.
Trong cuộc điện đàm, Putin cũng cảnh cáo rằng quân đội Nga “từ lâu đã kiềm chế không tấn công hỏa tiễn nhằm vào một số mục tiêu nhất định trên lãnh thổ Ukraine, nhưng giờ đây những biện pháp như vậy đã trở thành phản ứng bắt buộc và không thể tránh khỏi trước các cuộc tấn công khiêu khích của Kyiv nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Nga”.
Theo Putin, “cơ sở hạ tầng dân sự của Nga” này bao gồm, cây cầu Crimea, các cơ sở năng lượng, cũng như “hành động khủng bố” chống lại các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và Nord Stream 2, vốn đòi hỏi “một cuộc điều tra minh bạch với sự tham gia của cơ quan chuyên môn của Nga.”
Chính quyền Thụy Điển và Đan Mạch đang điều tra 4 lỗ hổng trong đường ống Nord Stream 1 và 2 nối Nga và Đức qua biển Baltic. Cả hai đường ống đều là điểm nóng trong cuộc chiến năng lượng leo thang giữa các thủ đô Âu Châu và Mạc Tư Khoa kể từ cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng Hai.
Các quốc gia phương Tây trước đó đã nói rằng vụ rò rỉ, lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 26 tháng 9, có khả năng là kết quả của một vụ phá hoại. Đan Mạch tháng trước cho biết một cuộc điều tra sơ bộ đã chỉ ra rằng chúng được gây ra bởi các vụ nổ mạnh.
Một số bối cảnh: Những cảnh báo của Putin có thể liên quan đến một lời tiên đoán của NATO. Trong cuộc họp báo tại Berlin sau cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết:
'Có một cuộc tấn công quy mô lớn sắp xảy ra' nhằm vào Ukraine. Các không ảnh của NATO cho thấy Nga dường như đang chuẩn bị cho một cuộc không kích quy mô lớn khác vào Ukraine với hàng chục máy bay ném bom được phát hiện tập trung tại một căn cứ không quân quan trọng.
Ít nhất 20 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 và Tu-160 đã tập trung tại căn cứ không quân Engels-2, gần thành phố Saratov, bên cạnh các thùng nhiên liệu, phương tiện hỗ trợ và vật tư sửa chữa.
Các nhà phân tích cho biết các thùng - có khả năng là hộp đạn chứa hỏa tiễn hành trình Kh-55 và Kh-101 - cũng có thể nhìn thấy gần máy bay, cho thấy một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine 'sắp xảy ra'.
Cuộc tấn công gần như chắc chắn sẽ tập trung vào việc phá hủy mạng lưới điện và nước vốn đã bị tàn phá của Ukraine sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái kamikaze do Iran sản xuất trong những tuần gần đây, khiến người dân chết cóng trong nhà.
5. Ukraine cho biết họ đã thực hiện thêm các hoạt động của lực lượng đặc biệt ở khu vực Zaporizhzhia
Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng đặc biệt của họ đang tiến hành các hoạt động đằng sau chiến tuyến của quân Nga ở khu vực Zaporizhzhia.
Như chúng tôi đã loan tin Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Ukraine đã báo cáo cho pháo binh Ukraine phá hủy một hệ thống tác chiến điện tử của đối phương tại thị trấn Polohy, vùng Zaporizhzhia.
Hôm thứ Năm, quân đội Ukraine tuyên bố rằng một số binh sĩ Nga đang rút khỏi vị trí của họ ở các khu vực bị chiếm đóng của Zaporizhzhia và người Nga đang chuẩn bị di tản “nhân viên của chính quyền chiếm đóng” trong khu vực.
Bộ Tổng tham mưu quân đội cho biết các đơn vị Nga đã rời khỏi các khu định cư Mykhailivka, Polohy và Inzhenerne.
Trong bài bình luận về tình hình ở Zaporizhzhia, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết “Các di chuyển quân sự của Nga ở tỉnh Zaporizhzhia có thể cho thấy rằng các lực lượng Nga không thể bảo vệ các khu vực quan trọng trong bối cảnh các cuộc tấn công ngày càng tăng của Ukraine vào các điểm tập trung lực lượng và hậu cần của Nga.”
ISW cho biết: “Các lực lượng Nga có thể đang rút nhân sự khỏi các vị trí gần tiền tuyến hơn ở tỉnh Zaporizhzhia để giảm tác động của việc gia tăng các cuộc tấn công của Ukraine đối với sự tập trung nhân lực và thiết bị của Nga”.
“Khả năng rút quân khỏi Polohy đặc biệt đáng chú ý vì khu định cư nằm ở một ngã ba đường quan trọng và các lực lượng Nga có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ Tokmak khỏi các hoạt động của Ukraine nếu không kiểm soát được ngã ba đó”
6. Ukraine cho biết đại sứ quán của họ ở Tây Ban Nha đã nhận được một gói thư đẫm máu
Cảnh sát phong tỏa vòng ngoài bên ngoài đại sứ quán Ukraine ở Madrid sau khi một gói hàng đẫm máu đến đại sứ quán ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 2 tháng 12.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Oleh Nikolenko cho biết Đại sứ quán Ukraine tại Madrid đã nhận được một gói hàng “đẫm máu” vào thứ Sáu, tương tự như những gói hàng gần đây được nhận tại các cơ quan ngoại giao khác của Ukraine.
Văn phòng báo chí của Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết trong một tuyên bố rằng việc nhận được một gói hàng khả nghi tại đại sứ quán đã khiến một cuộc di tản ngay lập tức nhưng đội phá bom của cảnh sát Tây Ban Nha xác định gói hàng này không chứa chất nổ.
“Thực tế là dấu bưu điện của nó không phải từ Tây Ban Nha, cùng với các đặc điểm của nó, có thể có nghĩa là nó có liên quan đến một loạt các gói hàng đã bị chặn ở các đại sứ quán và lãnh sự quán Ukraine khác ở các nước Âu Châu khác nhau,” tuyên bố của Bộ Nội vụ cho biết.
Ukraine đã tăng cường các biện pháp an ninh đối với tất cả các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài sau một loạt sự việc liên quan đến các gói hàng đe dọa, bom thư và phá hoại tại các cơ quan ngoại giao của nước này. Tuần này, các đại sứ quán Ukraine tại Hung Gia Lợi, Hà Lan, Ba Lan, Croatia, Ý và Áo, cùng với một số lãnh sự quán Ukraine, đã nhận được những gói hàng đẫm máu, đôi khi chứa cả mắt động vật, Nikolenko cho biết
Đây là cuộc di tản thứ hai của Đại sứ quán Ukraine tại Madrid trong tuần này, chỉ hai ngày sau khi một quả bom thư phát nổ khi một nhân viên đại sứ quán đang mở ra. Anh ta bị thương nhẹ.
Các quan chức Tây Ban Nha cho biết, đó là một trong số hàng loạt bom thư nhận được trong những ngày gần đây tại văn phòng thủ tướng Tây Ban Nha, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Madrid và các địa chỉ cấp cao khác của Tây Ban Nha.
Linh mục, nữ tu giữ súng làm gì? Hàng loạt trường hợp dính líu đặc vụ Nga. Tuyên bố của TT Zelenskiy
VietCatholic Media
17:17 03/12/2022
1. Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine trừng phạt bề trên tu viện Kyiv-Pechersk Lavra
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Bẩy 3 tháng 12, phát ngôn nhân Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NSDC, cho biết họ đã áp đặt các biện pháp kinh tế đặc biệt và các biện pháp hạn chế khác gọi chung là các lệnh trừng phạt đối với cựu nghị sĩ Ukraine Vadym Novynskyi, cha bề trên của tu viện Kyiv-Pechersk Lavra, Petro Lebid, và một số linh mục của Giáo Hội Chính thống Ukraine liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Có mười người trong danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt. Các phương tiện truyền thông Kyiv phê bình các biện pháp này là quá nhẹ so với các vi phạm của họ.
Theo một báo cáo từ cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cuộc khám xét tu viện Kyiv-Pechersk Lavra vào ngày 22 tháng 11 đã tìm thấy các tài liệu “có nội dung bài xích các quốc gia không nằm trong thế giới Nga với những điều bịa đặt gây khó chịu về các quốc gia và các tôn giáo khác”.
“Các tài liệu được tìm thấy phủ nhận quyền độc lập của Ukraine và nhấn mạnh rằng Nga, Ukraine và Belarus 'không thể bị chia cắt',”
SBU cũng đã tìm thấy các bản in của “các bài hát thân Nga, ca ngợi 'thế giới Nga' và kêu gọi 'sự thức tỉnh của nước mẹ Nga'“.
Nghiêm trọng hơn còn có cả các vũ khí. Linh mục mà giữ súng và lựu đạn trong nhà để làm gì!
Trước đó, SBU cho biết họ đã đột kích vào tu viện Chính Thống Giáo lịch sử này ở Kyiv như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ của các cơ quan đặc vụ Nga” bị nghi ngờ đang hoạt động ở nước này.
Cuộc đột kích vào tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nhằm mục đích “ngăn chặn việc sử dụng Lavra như một cơ sở nằm vùng của 'thế giới Nga'“ và “sử dụng các cơ sở của Giáo Hội Chính thống Ukraine để che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát, các công dân nước ngoài, cất giữ vũ khí, v.v,” Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết trong một tuyên bố.
Điện Cẩm Linh đã lên án cuộc đột kích và nói rằng đây là một ví dụ khác về sự thù địch của Ukraine đối với Chính thống giáo Nga.
“Phía Ukraine từ lâu đã có chiến tranh với Giáo hội Chính thống Nga,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
“Tôi muốn nói rằng đây có thể được coi là một mắt xích khác trong chuỗi hành động thù địch chống lại Chính thống giáo Nga.”
Thượng Phụ Kirill cũng phản ứng với cuộc đột kích, mô tả đó là một “hành động đe dọa”.
“Giáo Hội Chính thống Nga, phục vụ ở Nga, Ukraine và Belarus, đã là mục tiêu bị chính quyền vô thần tiêu diệt.”
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đồng đạo ở Kyiv-Pechersk Lavra, những người trở thành nạn nhân của tình trạng vô luật pháp, và chúng tôi kêu gọi tất cả những người quan tâm làm mọi thứ có thể để cuộc đàn áp chấm dứt, và ngôi đền cổ vẫn là nơi cầu nguyện cho hòa bình.”
2. Tu viện Kyiv-Pechersk Lavra chính thức trở thành tu viện thuộc Giáo Hội Chính thống Ukraine
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12, Tu viện Kyiv-Pechersk Lavra chính thức trở thành tu viện thuộc Giáo Hội Chính thống Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Epiphany của Kyiv và toàn Ukraine đã cho biết như trên.
Lavra được thành lập vào thế kỷ 11. Tu viện này là một nơi hành hương, và là một Di sản Thế giới của UNESCO. Nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Kyiv.
Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm UOC-MP. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước. Hiện nay họ vẫn tồn tại được là vì bọn cầm quyền cộng sản Nga đã đưa một số lớn di dân sang Ukraine. Đám con cháu người Nga, nhận tiền của Putin và Kirill, làm mọi cách để UOC-MP tồn tại được.
Tháng 7 vừa qua, SBU đã bắt một linh mục người Nga, bạn cùng lớp với Thượng Phụ Kirill vì ông ta giữ 5 khẩu súng lục trong nhà xứ của mình. Linh mục giữ súng trái phép để làm gì? Vụ đột kích vào tu viện Lavra là một vấn đề nhạy cảm, nhưng có thể hiểu được.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NSDC, cho biết họ đã áp đặt các biện pháp kinh tế đặc biệt và các biện pháp hạn chế khác gọi chung là các lệnh trừng phạt đối với cha bề trên của tu viện Kyiv-Pechersk Lavra và 10 linh mục khác. Các linh mục còn lại có lẽ đã quyết định gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine.
3. Zelenskiy tuyên bố cấm chế Giáo Hội Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa ở Ukraine
Sau nhiều cuộc hành quân lục soát các tu viện và nhà thờ của Chính Thống Giáo liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Ukraine đã đi thêm một bước nữa là cấm Giáo Hội Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa hoạt động ở nước này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố hôm thứ Năm một cấm đoán lớn sắp tới đối với hoạt động của các nhà thờ Chính thống trực thuộc Mạc Tư Khoa ở Ukraine. Động thái này được đưa ra sau nhiều tuần đột kích vào các giáo xứ Chính thống giáo và các tòa Giám Mục, và được cho là đã phát hiện ra kho những tài liệu tuyên truyền của Nga, trong đó phủ nhận quyền độc lập của Ukraine.
“Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia đã chỉ thị cho chính phủ đề xuất với quốc hội một dự luật nhằm ngăn chặn các hoạt động ở Ukraine của các tổ chức tôn giáo có liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga, phù hợp với luật pháp quốc tế trong lĩnh vực tự do ngôn luận, lương tâm và nghĩa vụ của Ukraine liên quan đến việc gia nhập Hội đồng Âu Châu.”
“Các quan chức an ninh quốc gia nên tăng cường các biện pháp để xác định và chống lại các hoạt động lật đổ của các các cơ quan đặc vụ Nga trong môi trường tôn giáo của Ukraine,” tổng thống nói thêm, nhấn mạnh quan điểm của chính phủ Ukraine rằng một số nhà thờ Chính thống đã trở thành trung tâm phân phối tuyên truyền và nguồn tin tình báo cho các điệp viên và cộng tác viên của Nga.
Sắc lệnh của Zelenskiy bắt buộc các bộ trưởng nội các Ukraine phải đệ trình trong vòng hai tháng một dự luật lên cơ quan lập pháp của đất nước có thể khiến người Ukraine phải đối mặt với “các biện pháp trừng phạt cá nhân, kinh tế và hạn chế” nếu tiếp tục hoạt động tôn giáo do Mạc Tư Khoa giám sát.
Kế hoạch nhắm thẳng vào Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, tồn tại dưới sự lãnh đạo của Thượng phụ Chính thống giáo Kiril của Mạc Tư Khoa.
Thông báo của tổng thống được đưa ra vài giờ sau khi Cơ quan An ninh Ukraine, một cơ quan tình báo và phản gián, đột kích một tu viện của các nữ tu Chính thống giáo ở Transcarpathia, một vùng xa xôi về phía Tây của Ukraine.
Theo một cuộc họp báo của chính phủ sau cuộc đột kích, các đặc vụ “đã tìm thấy một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền. Hầu hết các tài liệu được viết bởi các nhân vật Nga và được xuất bản bởi các nhà in Nga.”
“Các nhân viên thực thi pháp luật đã phát hiện ra những cuốn sách có nội dung bài ngoại với những hư cấu xúc phạm đến các quốc gia và tôn giáo khác. Các tập sách nhỏ được tìm thấy phủ nhận quyền độc lập của Ukraine và nhấn mạnh rằng Nga, Ukraine và Belarus 'không thể bị chia cắt'“.
Quan điểm cho rằng Ukraine, Belarus và Nga được thống nhất một cách bền vững dưới sự lãnh đạo của Mạc Tư Khoa là một phần trong thế giới quan của Russiky-mir hay thế giới Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin tán thành và được sự ủng hộ nồng nhiệt của Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill, người có quyền lực tối cao đối với Giáo Hội Chính thống Nga và các Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc.
Thế giới quan của Russiky-mir cho rằng “thế giới Nga” bao trùm gần như toàn bộ Đông Âu, và rằng Mạc Tư Khoa có quyền và nghĩa vụ lịch sử thực hiện ảnh hưởng đối với các khu vực này.
Nó đã hình thành một phần cơ sở triết học của cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và là một phần trọng tâm trong tuyên truyền của Nga nhấn mạnh sự thống nhất về văn hóa và lịch sử đã được cho là giữa người dân Nga và Ukraine.
Cuộc xâm lược Ukraine đã có các khía cạnh thần học và giáo hội kể từ khi quân đội Nga tiến vào nước này vào tháng Hai.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, hàng chục giáo xứ Chính thống giáo ở Ukraine đã bất hòa khỏi hàng giáo phẩm có liên hệ với Mạc Tư Khoa, và chuyển từ UOC-MP tức là Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa, sang COU hay Giáo Hội Chính thống Ukraine, được Đức Thượng phụ Đại kết công nhận là một Giáo hội Chính thống độc lập. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople, một nhà lãnh đạo tinh thần trung tâm trong Chính thống giáo đã bị Thượng Phụ Kirill cắt đứt quan hệ vào năm 2018.
Trong những tuần gần đây, chính phủ Ukraine đã bắt đầu tiến hành các cuộc đột kích vào các Tòa Giám Mục, các bề trên và tu viện của UOC, và được cho là đã phát hiện ra kho dự trữ tuyên truyền thân Nga và xác định các giáo sĩ bị cáo buộc cộng tác với lực lượng Nga.
Khía cạnh tôn giáo của cuộc chiến cũng đã ảnh hưởng đến người Ukraine theo Công Giáo Đông phương.
Hai linh mục Công Giáo Ukraine đã bị chính quyền chiếm đóng của Nga bắt giữ trong tháng này - và những người khác đã bị giam giữ - với cáo buộc cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân kháng chiến Ukraine.
Nhưng các viên chức của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói với The Pillar trong tuần này rằng các vụ bắt giữ là để trả đũa cho các cuộc truy quét của chính phủ Ukraine.
Một giám mục nói rằng cáo buộc của quân Nga rằng các linh mục bị bắt đang cung cấp vũ khí cho người Ukraine là “vu khống”.
Cha Ivan Levytsky, một linh mục Công Giáo người Ukraine, đã bị lực lượng Nga bắt giữ trong tháng này ở miền đông Ukraine.
Thông báo của Zelenskiy hôm thứ Năm cũng được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc chính trị của Ukraine về các hoạt động của UOC-MP có liên hệ với Nga, vốn đã trở nên đặc biệt gây tranh cãi sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Vào năm 2018, một số nhà chức trách Ukraine đã đưa ra nỗ lực yêu cầu các nhà thờ thuộc UOC-MP phải dán các biển báo cho thấy họ “phục tùng” Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, nhưng động thái này đã gây ra nhiều phản đối và cuối cùng nó đã bị hủy bỏ.
Sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, chính quyền của Zelenskiy đã bác bỏ những lời kêu gọi hạn chế các hoạt động tôn giáo của UOC-MP tại quốc gia này.
Nhưng tình cảm của công chúng đối với UOC-MP đã trở nên tồi tệ ở Ukraine khi Kirill phát biểu ủng hộ các mục tiêu của Putin trong khu vực và khi một số nhà lãnh đạo UOC-MP thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với các lực lượng Nga.
Vào tháng 5, UOC-MP đã tổ chức một cuộc họp khoáng đại long trọng được gọi là “sobor”, tại đó các nhà lãnh đạo Giáo hội đã loại bỏ mọi đề cập đến Mạc Tư Khoa trong các đạo luật quản lý của Giáo hội và bỏ chữ MP tức là trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa khỏi danh xưng của họ để trở thành UOC thau vì UOC-MP như trước đây. Nhưng động thái này hóa ra chủ yếu mang tính biểu tượng, vì luật của UOC-MP xác định Mạc Tư Khoa là nguồn gốc của sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính thống vẫn được duy trì.
Chính quyền Ukraine bắt đầu thay đổi đường lối với UOC sau khi Putin tuyên bố sáp nhập một số khu vực phía nam và phía đông Ukraine vào ngày 30 tháng 9. Lễ kỷ niệm sáp nhập ở Mạc Tư Khoa có sự tham dự của tổng giám mục và hai giáo sĩ khác của UOC - được người Ukraine xem là một biểu hiện gây sốc về tình đoàn kết của UOC với quân xâm lược Nga.
Các nhân viên tình báo Ukraine bắt đầu khám xét các tài sản của UOC vào đầu tháng 10; toàn bộ kết quả của những cuộc đột kích đó vẫn được giữ kín, vì chúng là một phần của các phiên tòa hình sự đang diễn ra ở Ukraine. Các phương tiện truyền thông đã được cung cấp những bức ảnh về các áp phích, tờ rơi và sách tuyên truyền của Nga, được cho là đã chụp trong các cuộc đột kích.
Sau một cuộc đột kích vào Tòa Giám Mục của giáo phận Chernivtsi, Cơ quan An ninh Ukraine đã công bố một bức thư trong đó giám mục Chernivtsi thừa nhận với một giám mục khác rằng UOC vẫn hoàn toàn là một phần của Giáo Hội Chính thống Nga và rằng các quyết định của “sobor” là không xác thực, và chỉ là hình thức.
UOC đã bác bỏ những tuyên bố của Cơ quan An ninh Ukraine. Giáo hội này đã tổ chức một thượng hội đồng giám mục vào ngày 23 tháng 11, đưa ra một tuyên bố nói rằng UOC vui mừng trước những chiến thắng của quân đội Ukraine, và các giáo sĩ ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng không nên được coi là cộng tác viên, bởi vì họ phục vụ đàn chiên của họ ở đó.
Nhưng tuyên bố của thượng hội đồng đã không đề cập đến những nhà lãnh đạo UOC đã ủng hộ công khai cuộc xâm lược của Nga vào đất nước.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng 10, Vasyl Malyuk, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine, nói rằng UOC là “một môi trường lý tưởng cho hoạt động của các điệp viên Nga”.
Mặc dù thông báo của Zelenskiy hôm thứ Năm bảo đảm rằng chính sách của Ukraine đối với UOC sẽ trở nên khó khăn hơn trong những tháng tới, nhưng các chi tiết cụ thể sẽ không rõ ràng cho đến khi một dự luật được đệ trình và tranh luận tại quốc hội nước này.
Source:Catholic Pillar