Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 04/12/2011
THỢ MỘC
Thợ mộc nọ đang đóng lại cái cửa, vô tình cái đinh văng ra ngoài cửa sổ.
Chủ nhân tức giận chửi: “Con mắt của ông đui rồi à ?”
Thợ mộc cũng không vừa, chửi lại: “Ông bị đui thì có”.
Chủ nhân không hiểu sao cả bèn hỏi: “Tại sao ông nói ta đui ?”
Thợ mộc nói: “Nếu ông chủ quả thật có con mắt, thì sao lại đi tìm người thợ mộc như tôi đây hử ?”
Suy tư:
Trong cuộc sống nếu mình không lên tiếng chửi người khác trước, thì chắc chắn là sẽ không ai mắng lại mình; trong cuộc sống nếu mình biết mĩm cười với người khác trước, thì sẽ có rất nhiều nụ cười thân thiện đáp trả lại mình.
Lời nói như âm thanh đội vào trong hang động rộng lớn sẽ bị dội ngược lại, hang động chính là tâm hồn của con người ta.
Khi mình chửi người khác thì tiếng chửi ấy sẽ dội ngược lại vào trong tâm hồn mình, khiến tâm hồn mình bị nhức nhối; khi mình lớn tiếng phê bình anh chị em thì tiếng phê bình ấy sẽ dội lại với mình, làm cho tâm hồn mình đau khổ; khi mình khen ngợi tha nhân thì tiếng khen ngợi ấy dội lại với mình, làm cho tâm hồn mình vui vẻ; khi mình an ủi anh chị em thì lời an ủi ấy sẽ dội lại vào trong tâm hồn của mình, làm cho tâm hồn mình thanh thản...
Chúa Giê-su dạy chúng ta: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môi-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7, 12).
Lấy lòng thành thật mà đối xử với nhau thì yêu thương sẽ nhân lên gấp bội; lấy sự căm thù dối trá để đối xử với nhau, thì căm thù và ghen ghét sẽ như thác đổ sóng cuồng, cuốn trôi tất cả những gì chúng ta đã xây dựng.
Ai có tai thì nghe và hiểu !
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thợ mộc nọ đang đóng lại cái cửa, vô tình cái đinh văng ra ngoài cửa sổ.
Chủ nhân tức giận chửi: “Con mắt của ông đui rồi à ?”
Thợ mộc cũng không vừa, chửi lại: “Ông bị đui thì có”.
Chủ nhân không hiểu sao cả bèn hỏi: “Tại sao ông nói ta đui ?”
Thợ mộc nói: “Nếu ông chủ quả thật có con mắt, thì sao lại đi tìm người thợ mộc như tôi đây hử ?”
Suy tư:
Trong cuộc sống nếu mình không lên tiếng chửi người khác trước, thì chắc chắn là sẽ không ai mắng lại mình; trong cuộc sống nếu mình biết mĩm cười với người khác trước, thì sẽ có rất nhiều nụ cười thân thiện đáp trả lại mình.
Lời nói như âm thanh đội vào trong hang động rộng lớn sẽ bị dội ngược lại, hang động chính là tâm hồn của con người ta.
Khi mình chửi người khác thì tiếng chửi ấy sẽ dội ngược lại vào trong tâm hồn mình, khiến tâm hồn mình bị nhức nhối; khi mình lớn tiếng phê bình anh chị em thì tiếng phê bình ấy sẽ dội lại với mình, làm cho tâm hồn mình đau khổ; khi mình khen ngợi tha nhân thì tiếng khen ngợi ấy dội lại với mình, làm cho tâm hồn mình vui vẻ; khi mình an ủi anh chị em thì lời an ủi ấy sẽ dội lại vào trong tâm hồn của mình, làm cho tâm hồn mình thanh thản...
Chúa Giê-su dạy chúng ta: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môi-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7, 12).
Lấy lòng thành thật mà đối xử với nhau thì yêu thương sẽ nhân lên gấp bội; lấy sự căm thù dối trá để đối xử với nhau, thì căm thù và ghen ghét sẽ như thác đổ sóng cuồng, cuốn trôi tất cả những gì chúng ta đã xây dựng.
Ai có tai thì nghe và hiểu !
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 04/12/2011
N2T |
24. Người thực sự chạy thì không chú ý đến người xem chung quanh, mà chỉ chú ý đến giải thưởng, dó đó mà anh ta không dừng lại, càng đến đích thì càng cố gắng chạy nhanh hơn.
(Thánh John Chrysostom)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàn Quốc: Một cây Noel đã sẵn sàng để chiếu sáng qua Bắc Triều Tiên
Phạm Kim An
09:27 04/12/2011
Hàn Quốc: Một cây Noel đã sẵn sàng để chiếu sáng qua Bắc Triều Tiên
Seoul – Một cây thông Noel được trang trí bằng một thánh giá lớn sẽ chiếu sáng lần nữa qua CHDCND Triều Tiên trong năm nay, sau bảy năm ngưng lại không sinh kết quả nào. Trên thực tế chính phủ Hàn Quốc đã cấp giấy phép cho một nhóm Kitô hữu xây dựng một cây thông mới trên Đỉnh Aegibong, một khu vực đồi núi chỉ cách xa biên giới hai miền khoảng ba km.
Một nguồn tin chính phủ nói rằng Bộ Quốc phòng đã chấp nhận lời thỉnh cầu này, bởi vì cây thông Noel "đại diện cho tinh thần của ngày lễ Giáng sinh". Cây thông sẽ được thắp sáng từ ngày 18 đến ngày 31-12, theo một số nguồn tin, và sẽ được hầu hết dân cư địa phương của Bắc Triều Tiên nhìn thấy. Vì lý do này, chính phủ Seoul đã buộc các nhà tổ chức không thắp sáng cây thông liên tục, vì dễ bị xem là một sự khiêu khích.
Năm nay, sau nhiều lần khiêu khích quân sự của chế độ Bình Nhưỡng, "Nhà Xanh” (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) cho phép xây dựng cây thông này. Nhật báo Rodono Shinmun của Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đã công kích quyết định: "Chính quyền bù nhìn quân sự đang kêu gọi thắp sáng cây Noel Aegibong, cuộc chiến tranh tâm lý của họ chống CHDCND Triều Tiên đã sẵn sàng”. (AsiaNews 3-12-2011)
Phạm Kim An
Một nguồn tin chính phủ nói rằng Bộ Quốc phòng đã chấp nhận lời thỉnh cầu này, bởi vì cây thông Noel "đại diện cho tinh thần của ngày lễ Giáng sinh". Cây thông sẽ được thắp sáng từ ngày 18 đến ngày 31-12, theo một số nguồn tin, và sẽ được hầu hết dân cư địa phương của Bắc Triều Tiên nhìn thấy. Vì lý do này, chính phủ Seoul đã buộc các nhà tổ chức không thắp sáng cây thông liên tục, vì dễ bị xem là một sự khiêu khích.
Năm nay, sau nhiều lần khiêu khích quân sự của chế độ Bình Nhưỡng, "Nhà Xanh” (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) cho phép xây dựng cây thông này. Nhật báo Rodono Shinmun của Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đã công kích quyết định: "Chính quyền bù nhìn quân sự đang kêu gọi thắp sáng cây Noel Aegibong, cuộc chiến tranh tâm lý của họ chống CHDCND Triều Tiên đã sẵn sàng”. (AsiaNews 3-12-2011)
Phạm Kim An
Peru: Tu sĩ Đa Minh bênh vực Đài phát thanh Santo Domingo chống sự vu khống
Nguyễn Trọng Đa
10:55 04/12/2011
PERU: Tu sĩ Đa Minh bênh vực Đài phát thanh Santo Domingo chống sự vu khống
Chimbote - "Việc thông truyền sự thật là nền tảng của đặc sủng Dòng Đa Minh chúng tôi, và nhiều lần việc này không hấp dẫn một số người, nhưng nó không cho ai có quyền công kích và xúc phạm để làm tắt tiếng các phương tiện truyền thông". Với các lời này, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh, cha Juan José Salaverry Villarreal, Dòng Đa Minh (OP), và các thành viên của Tỉnh Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả ở Peru, công khai biểu lộ việc ủng hộ các tu sĩ làm việc tại Đài phát thanh Santo Domingo ở Chimbote, chống lại các tuyên bố thoá mạ của Chủ tịch Khu vực Ancash, ông Cesar Alvarez Aguilar.
Tuyên bố của cha Giám tỉnh Juan José, với một bản sao gửi đến hãng tin Fides, nói: "Chúng tôi biết rõ đời sống tu trì của các thành viên thuộc cộng đoàn ở Chimbote, cha Giám đốc hiện tại của Đài phát thanh Santo Domingo, và những người giữ chức vụ này trong nhiều năm qua. Vì vậy, lời tuyên bố thoá mạ về đời sống đạo đức của các anh em chúng tôi là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Tương tự như vậy, chúng tôi không chấp nhận các ý kiến bày tỏ đối với Đức Giám Mục Luis Bambaren, Giám mục Angel Simon và hàng giáo sĩ của Giáo phận Chimbote".
Chủ tịch khu vực Ancash, ông Cesar Alvarez, đã công khai cáo buộc các tu sĩ ở Đài phát thanh Santo Domingo về đồng tính luyến ái, và nói rằng một nhóm phóng viên đã sống với các linh mục. Ngoài ra, một người biên tập chương trình truyền hình đã xúc phạm Đức Giám mục, xem Ngài là một chính trị gia tham nhũng và không trung thực.
Công việc của Dòng Đa Minh ở Chimbote bắt đầu từ năm 1962, và đã luôn có đặc tính là một chứng từ độ lượng được đưa ra trong việc rao giảng sự thật, trong các nhiệm vụ nội địa ở Chimbote, trong làm việc với các gia đình, công bằng xã hội, với công việc truyền thông xã hội, giáo dục đặc biệt, tại các giáo xứ. Kể từ khi bắt đầu có Hạt Đại diện Tông Toà, nay là giáo phận Chimbote, Dòng Đa Minh đã làm việc với các ngư dân ở cảng, rao giảng từ bục giảng nhà thờ và đài phát thanh, đến với các anh em dọc bờ biển và dãy núi Andes ở Ancash.
Vì vậy, tuyên bố của cha Giám tỉnh nói: "chúng tôi không thể cho phép công việc của nhiều năm như thế bị loại trừ bởi một số tuyên bố vô căn cứ, nhằm làm hoen danh dự của Giáo Hội, Dòng Anh Em Thuyết giáo (OP) và các anh em tu sĩ của chúng tôi". Đức Cha Luis Bambarén, cựu Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Peru, nói với báo chí địa phương rằng Giáo hội đang nghiên cứu khả năng thực hiện quyền truy đòi theo pháp luật. (Agenzia Fides 3-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Chimbote - "Việc thông truyền sự thật là nền tảng của đặc sủng Dòng Đa Minh chúng tôi, và nhiều lần việc này không hấp dẫn một số người, nhưng nó không cho ai có quyền công kích và xúc phạm để làm tắt tiếng các phương tiện truyền thông". Với các lời này, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh, cha Juan José Salaverry Villarreal, Dòng Đa Minh (OP), và các thành viên của Tỉnh Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả ở Peru, công khai biểu lộ việc ủng hộ các tu sĩ làm việc tại Đài phát thanh Santo Domingo ở Chimbote, chống lại các tuyên bố thoá mạ của Chủ tịch Khu vực Ancash, ông Cesar Alvarez Aguilar.
Tuyên bố của cha Giám tỉnh Juan José, với một bản sao gửi đến hãng tin Fides, nói: "Chúng tôi biết rõ đời sống tu trì của các thành viên thuộc cộng đoàn ở Chimbote, cha Giám đốc hiện tại của Đài phát thanh Santo Domingo, và những người giữ chức vụ này trong nhiều năm qua. Vì vậy, lời tuyên bố thoá mạ về đời sống đạo đức của các anh em chúng tôi là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Tương tự như vậy, chúng tôi không chấp nhận các ý kiến bày tỏ đối với Đức Giám Mục Luis Bambaren, Giám mục Angel Simon và hàng giáo sĩ của Giáo phận Chimbote".
Chủ tịch khu vực Ancash, ông Cesar Alvarez, đã công khai cáo buộc các tu sĩ ở Đài phát thanh Santo Domingo về đồng tính luyến ái, và nói rằng một nhóm phóng viên đã sống với các linh mục. Ngoài ra, một người biên tập chương trình truyền hình đã xúc phạm Đức Giám mục, xem Ngài là một chính trị gia tham nhũng và không trung thực.
Công việc của Dòng Đa Minh ở Chimbote bắt đầu từ năm 1962, và đã luôn có đặc tính là một chứng từ độ lượng được đưa ra trong việc rao giảng sự thật, trong các nhiệm vụ nội địa ở Chimbote, trong làm việc với các gia đình, công bằng xã hội, với công việc truyền thông xã hội, giáo dục đặc biệt, tại các giáo xứ. Kể từ khi bắt đầu có Hạt Đại diện Tông Toà, nay là giáo phận Chimbote, Dòng Đa Minh đã làm việc với các ngư dân ở cảng, rao giảng từ bục giảng nhà thờ và đài phát thanh, đến với các anh em dọc bờ biển và dãy núi Andes ở Ancash.
Vì vậy, tuyên bố của cha Giám tỉnh nói: "chúng tôi không thể cho phép công việc của nhiều năm như thế bị loại trừ bởi một số tuyên bố vô căn cứ, nhằm làm hoen danh dự của Giáo Hội, Dòng Anh Em Thuyết giáo (OP) và các anh em tu sĩ của chúng tôi". Đức Cha Luis Bambarén, cựu Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Peru, nói với báo chí địa phương rằng Giáo hội đang nghiên cứu khả năng thực hiện quyền truy đòi theo pháp luật. (Agenzia Fides 3-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hồng y Ranjith: ‘Hãy đọc, học hỏi, cầu nguyện, sống, cử hành và chia sẻ Lời Chúa’
Nguyễn Trọng Đa
09:34 04/12/2011
Hồng y Ranjith: ‘Hãy đọc, học hỏi, cầu nguyện, sống, cử hành và chia sẻ Lời Chúa’
Colombo, Sri Lanka - "Đối với chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, Thánh Thể và Lời Chúa là những ân ban cao quý nhất. Thánh Thể và Lời Chúa khẳng định chúng ta trong tình yêu của Chúa, và là sự biểu hiện hữu hình và cảm nhận được của tình yêu này", - Hồng y Malcolm Ranjith, Tổng giám mục Tổng giáo phận Colombo, nói khi Ngài công bố Năm của Lời Chúa trước mặt các vị Đại diện Giám mục, linh mục, nữ tu, chủng sinh và tín hữu của các giáo xứ khác nhau. Lễ công bố này diễn ra vào chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng (27-11), và Năm của Lời Chúa sẽ kết thúc vào ngày 10-10-2012.
Hồng y nói: "Đức tin của chúng ta chỉ có thể được đổi mới qua sự nuôi dưỡng của Mình và Máu Chúa Kitô, nhưng còn từ sự lắng nghe hữu hiệu mà chúng ta nhận được từ Lời Chúa, vốn kéo dài mãi mãi. Quả thật, việc tôn kính Lời Chúa củng cố đức tin Kitô giáo của chúng ta, cũng giống như việc rước Thánh Thể tăng cường đức tin. Lời Chúa, 'Lời sống động và hữu hiệu"(Dt 4,12) là nền tảng đời sống dấn thân của Kitô hữu".
Hồng y nói thêm: "Để có một mùa xuân đổi mới đức tin, Lời Chúa cần được đọc, học hỏi, cầu nguyện, sống, cử hành trong Phụng vụ và chia sẻ với tha nhân”. (AsiaNews 3-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hồng y nói: "Đức tin của chúng ta chỉ có thể được đổi mới qua sự nuôi dưỡng của Mình và Máu Chúa Kitô, nhưng còn từ sự lắng nghe hữu hiệu mà chúng ta nhận được từ Lời Chúa, vốn kéo dài mãi mãi. Quả thật, việc tôn kính Lời Chúa củng cố đức tin Kitô giáo của chúng ta, cũng giống như việc rước Thánh Thể tăng cường đức tin. Lời Chúa, 'Lời sống động và hữu hiệu"(Dt 4,12) là nền tảng đời sống dấn thân của Kitô hữu".
Hồng y nói thêm: "Để có một mùa xuân đổi mới đức tin, Lời Chúa cần được đọc, học hỏi, cầu nguyện, sống, cử hành trong Phụng vụ và chia sẻ với tha nhân”. (AsiaNews 3-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC: Đức tin nuôi dưỡng linh hồn
Jos. Tú Nạc, NMS
10:18 04/12/2011
Vatican – Chiều thứ Sáu 2/ 12, Đức Thánh Cha Benedict đã phát biểu, “Mặc dù sự bảo vệ lợi ích người tiêu dùng mang đặc điểm của mùa Giáng Sinh, những truyền thống phổ biến của đức tin không bị mai một mà còn tạo ra những thế đứng riêng biệt cho linh hồn, những không gian trầm lặng, suy tư, Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha đã được tiếp đãi một cuốn phim Christmas Special bởi hãng Truyền hình Bavarian Television với nhan đề “Advent and Christmas in the Bavarian Alps – from heaven to earth.” Khi Ngài bước vào sảnh đường, nơi mà cuốn phim được trình chiếu, Đức Thánh Cha đã được một nhóm nhạc sỹ truyền thống chào đón đã trình tấu một số bản nhạc địa phương quen thuộc dưới sự điều khiển của nhà soạn nhạc Hans Berger.
Say đó, Đức Thánh Cha đã dự khán chương trình truyền hình đặc biệt tập trung vào con người và không khí tâm linh của Mùa Vọng ở Bavaria, quê nhà của Đức Thánh Cha, và những thị trấn, nhà thờ, giáo xứ và gia đình trong vùng này đã chuẩn bị Giáng Sinh như thế nào.
Đức Thánh Cha đã được tiếp đãi một cuốn phim Christmas Special bởi hãng Truyền hình Bavarian Television với nhan đề “Advent and Christmas in the Bavarian Alps – from heaven to earth.” Khi Ngài bước vào sảnh đường, nơi mà cuốn phim được trình chiếu, Đức Thánh Cha đã được một nhóm nhạc sỹ truyền thống chào đón đã trình tấu một số bản nhạc địa phương quen thuộc dưới sự điều khiển của nhà soạn nhạc Hans Berger.
Say đó, Đức Thánh Cha đã dự khán chương trình truyền hình đặc biệt tập trung vào con người và không khí tâm linh của Mùa Vọng ở Bavaria, quê nhà của Đức Thánh Cha, và những thị trấn, nhà thờ, giáo xứ và gia đình trong vùng này đã chuẩn bị Giáng Sinh như thế nào.
Top Stories
Catholic church in Congo issues poll warning
Louise Ireland /Reuters
12:16 04/12/2011
KINSHASA (Reuters) - Congo's Catholic Church urged election authorities Sunday to ensure published poll results were a true reflection of voters' intentions as a disorderly counting process raised concerns about possible electoral fraud and more bloodshed.
The Church, which had the largest network of independent observers during Monday's elections and is an influential player in the overwhelmingly Christian country, warned that a dispute over the election could trigger major unrest.
At least 18 people were killed in election-related violence, according to U.S.-based Human Rights Watch, which Sunday welcomed a government probe into the alleged killing of civilians by President Joseph Kabila's security forces.
Separately, the African Union urged politicians in the Central African state to show restraint after leading opposition parties rejected partial election results that showed Kabila in the lead so far.
"We have called for the results from the ballot boxes to be respected. That means we must publish the results of what people voted and not something else," Cardinal Laurent Monsengwo, the archbishop of Kinshasa, told Reuters after Sunday mass.
Monsengwo said the Church would have an accurate picture of the results based on a network of 30,000 observers monitoring some 24 percent of the country's 63,000 polling stations.
When asked if the Church would publish their version of the results if the election commission published different figures, he said: "I hope that will not be the case."
With fears growing that the release of full preliminary results in two days' time will lead to unrest, both the African Union and local church leaders said candidates should make any challenges to results through legal channels.
Results from about a third of polling stations give Kabila a clear lead over his main rival, veteran opposition leader Etienne Tshisekedi, who has strong support in the capital Kinshasa where outbreaks of violence occurred before the poll.
Congo's election commission defied all odds to hold the presidential and parliamentary poll last Monday. But the voting was often chaotic, at times violent and had to be stretched over three days due to delays in places.
International observers have warned that the various steps of the counting process after the initial tally at polling stations have been poorly organised, with ballots and results sheets often being lost or destroyed in the process.
The partial tally released by the commission so far shows Kabila leading with 3,275,125 votes, while Tshisekedi trails with 2,233,447 votes, based on 33.3 percent of polling stations counted. Both camps say they are confident of winning.
The count includes virtually no results from Kinshasa and the percentage varied widely by province. Geographical trends will likely have a strong influence on the overall figure as voting is often on ethnic lines in much of the country.
The opposition says the preliminary results are skewed and were released early to prepare the country for a fraudulent final outcome. It has called for African mediation.
The election commission says it was obliged to publish the early figures because hackers put bogus results on its website showing Tshisekedi in the lead.
Kabila's camp has said the president would accept defeat. But it accused the opposition of readying people for protests and said he will not tolerate any threats to his authority on the streets in the event of him winning.
Earlier Bishop Nicolas Djomo, president of the Congolese bishops' conference CENCO, appealed for calm and warned that the country could see protracted civilian unrest similar to 1991 when locals in Kinshasa joined riots led by unpaid soldiers.
"We feel today as if there is a high-speed train heading straight for a wall, and no one wants to put on the brakes," he said, urging political leaders to act responsibly.
CENCO also called on election authorities to publish more information, including the number of spoiled ballots.
AU CHIMES IN
The November 28 poll was the first locally organised and funded election since the official end of years of war in 2003. Kabila won a United Nations-backed vote in 2006, offering hope that the mineral-rich, crisis-riddled giant may stabilise.
But the vote has put the nation on edge.
Congo's government has beefed up security in anticipation of the announcement of the results. Overnight, U.N. peacekeepers, Congolese riot police and heavily armed presidential guard soldiers patrolled the streets of Kinshasa.
"(AU Commission President Jean) Ping strongly calls on the entire political class to show restraint and responsibility so that the announcement of the ... results represent a moment of political maturity and reinforce democracy," the AU said in a statement.
While appealing for high-level African mediation, Congo's opposition leaders, who have only united after the poll, rejected the idea of a unity government with Kabila, such as those put in place to calm post-election disputes of recent years in countries such as Kenya and Zimbabwe.
The Church, which had the largest network of independent observers during Monday's elections and is an influential player in the overwhelmingly Christian country, warned that a dispute over the election could trigger major unrest.
At least 18 people were killed in election-related violence, according to U.S.-based Human Rights Watch, which Sunday welcomed a government probe into the alleged killing of civilians by President Joseph Kabila's security forces.
Separately, the African Union urged politicians in the Central African state to show restraint after leading opposition parties rejected partial election results that showed Kabila in the lead so far.
"We have called for the results from the ballot boxes to be respected. That means we must publish the results of what people voted and not something else," Cardinal Laurent Monsengwo, the archbishop of Kinshasa, told Reuters after Sunday mass.
Monsengwo said the Church would have an accurate picture of the results based on a network of 30,000 observers monitoring some 24 percent of the country's 63,000 polling stations.
When asked if the Church would publish their version of the results if the election commission published different figures, he said: "I hope that will not be the case."
With fears growing that the release of full preliminary results in two days' time will lead to unrest, both the African Union and local church leaders said candidates should make any challenges to results through legal channels.
Results from about a third of polling stations give Kabila a clear lead over his main rival, veteran opposition leader Etienne Tshisekedi, who has strong support in the capital Kinshasa where outbreaks of violence occurred before the poll.
Congo's election commission defied all odds to hold the presidential and parliamentary poll last Monday. But the voting was often chaotic, at times violent and had to be stretched over three days due to delays in places.
International observers have warned that the various steps of the counting process after the initial tally at polling stations have been poorly organised, with ballots and results sheets often being lost or destroyed in the process.
The partial tally released by the commission so far shows Kabila leading with 3,275,125 votes, while Tshisekedi trails with 2,233,447 votes, based on 33.3 percent of polling stations counted. Both camps say they are confident of winning.
The count includes virtually no results from Kinshasa and the percentage varied widely by province. Geographical trends will likely have a strong influence on the overall figure as voting is often on ethnic lines in much of the country.
The opposition says the preliminary results are skewed and were released early to prepare the country for a fraudulent final outcome. It has called for African mediation.
The election commission says it was obliged to publish the early figures because hackers put bogus results on its website showing Tshisekedi in the lead.
Kabila's camp has said the president would accept defeat. But it accused the opposition of readying people for protests and said he will not tolerate any threats to his authority on the streets in the event of him winning.
Earlier Bishop Nicolas Djomo, president of the Congolese bishops' conference CENCO, appealed for calm and warned that the country could see protracted civilian unrest similar to 1991 when locals in Kinshasa joined riots led by unpaid soldiers.
"We feel today as if there is a high-speed train heading straight for a wall, and no one wants to put on the brakes," he said, urging political leaders to act responsibly.
CENCO also called on election authorities to publish more information, including the number of spoiled ballots.
AU CHIMES IN
The November 28 poll was the first locally organised and funded election since the official end of years of war in 2003. Kabila won a United Nations-backed vote in 2006, offering hope that the mineral-rich, crisis-riddled giant may stabilise.
But the vote has put the nation on edge.
Congo's government has beefed up security in anticipation of the announcement of the results. Overnight, U.N. peacekeepers, Congolese riot police and heavily armed presidential guard soldiers patrolled the streets of Kinshasa.
"(AU Commission President Jean) Ping strongly calls on the entire political class to show restraint and responsibility so that the announcement of the ... results represent a moment of political maturity and reinforce democracy," the AU said in a statement.
While appealing for high-level African mediation, Congo's opposition leaders, who have only united after the poll, rejected the idea of a unity government with Kabila, such as those put in place to calm post-election disputes of recent years in countries such as Kenya and Zimbabwe.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân phó tế Việt Nam ở Connecticut: một ơn gọi rất đặc biệt
Lê Hạnh
19:15 04/12/2011
CONNECTICUT – Ngày 3/12/2011, Đức Cha Henry J. Mansell, Tổng giám mục Hartford, đã chủ sự thánh lễ phong chức phó tế cho 7 thầy tại chủng viện Thánh Thomas Aquinas. Trong số các Tân Phó Tế, có thầy Nicholas Trần Hữu Nghĩa là người Việt Nam, nguyên quán giáo xứ Bến Dinh, địa phận Mỹ Tho.
Xem hình ảnh
Ơn gọi của thầy Nghĩa khá đặc biệt. Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình sùng đạo Phật. Thầy là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con. Những năm đang học cấp II, thầy Nghĩa hay theo bạn đến sân nhà thờ chơi. Thấy bạn đọc kinh kính Đức Mẹ, thầy cũng đọc theo. Từ đó, thầy nảy sinh ý định theo đạo Công giáo và ước ao trở thành linh mục của Chúa.
Lúc đầu, nguyện vọng của thầy đã bị gia đình từ chối vì hai lý do: Thứ nhất, truyền thống gia đình đã theo đạo Phật; thứ hai, thầy là con trai duy nhất nối dõi tông đường và lo việc thờ cúng tổ tiên. Vì thế, gia đình không chấp nhận ước nguyện “đổi đời” của thầy.
Là một chàng trai còn đang trong lứa tuổi thiếu niên, nguyên việc một mình quyết tâm theo đạo Công giáo đã là một khó khăn, ý nguyện bày tỏ đi tu lại khiến gia đình càng phản đối mạnh mẽ. Thầy Nghĩa trăn trở với lựa chọn nan giải: một bên là đạo hiếu và một bên là tiếng gọi của Chúa; làm thế nào để đẹp ý Chúa đồng thời cũng đẹp lòng người thân?
Trước tiếng gọi mãnh liệt, thầy Nghĩa bình tĩnh bước theo Chúa trong tinh thần cầu nguyện trước khi lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo. Sau vài năm suy nghĩ và học hỏi giáo lý, mặc dù chưa được gia đình đồng ý, thầy đã bí mật lãnh nhận bí tích rửa tội năm 1994 và từ đó âm thầm theo đuổi ơn gọi. Tin vào Thiên Chúa và ý thức hoàn cảnh bản thân, thầy luôn thể hiện tinh thần một người con ngoan trong gia đình bằng đời sống chứng nhân Tin Mừng.
Là một tân tòng, đâu có dễ dàng được chấp nhận ngay vào chủng viện. Thầy Nghĩa phải kiên trì thể hiện nguyện vọng thiết tha thực tâm dâng mình cho Chúa. Trong thời gian tìm hiểu ơn gọi, thầy đã học xong đại học, có bằng cấp và có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Thế nhưng thời gian thử thách không làm thầy nản lòng thay đổi nguyện vọng. Thầy vẫn quyết tâm dâng hiến cuộc đời để phục vụ Chúa và tha nhân. Sau hơn 8 năm chờ đợi, thầy đã được bề trên giáo phận chấp nhận vào hàng ngũ ứng viên linh mục. Năm 2005, thầy là chủng sinh của giáo phận Mỹ Tho, theo học ở chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Năm 2008, thầy gia nhập vào Tổng giáo phận Hartford và được tiếp tục đi học ở chủng viện.
Hồng ân nối tiếp hồng ân. Đang năm học thứ hai ở Hoa Kỳ, thầy Nghĩa đón nhận tin vui khi ông bà cố ở quê nhà đột nhiên xin theo đạo Công giáo. Đâu có ngờ, chính đứa con tưởng là “hư”, hóa ra lại là người đem Tin Mừng cảm hóa gia đình nhận ra thánh ý Chúa. Đó là một hồng ân Chúa ban cho gia đình. Nhờ ơn Chúa, đến nay tất cả thành viên trong gia đình thầy Nghĩa đã chung một tấm lòng trong yêu thương, một niềm tin trong thờ phượng. Toàn thể gia đình tràn ngập niềm vui trong Chúa và hướng đến ngày thầy được vinh dự bước lên bàn thánh trong sứ vụ linh mục.
Được biết, thầy Nghĩa sẽ được tiến chức linh mục vào tháng 5 năm 2012. Hiện nay chưa có ai là người Việt Nam thuộc linh mục đoàn của Tổng giáo phận Hartford. Thầy Nghĩa là người Việt Nam đầu tiên sẽ được thụ phong linh mục thuộc Tổng giáo phận này. Vì thế, hồng ân Chúa ban cho thầy Nghĩa cũng là tin vui cho cộng đoàn Công giáo Việt Nam – một cộng đoàn đã hiện diện 26 năm ở Tổng giáo phận Hartford.
Xem hình ảnh
Ơn gọi của thầy Nghĩa khá đặc biệt. Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình sùng đạo Phật. Thầy là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con. Những năm đang học cấp II, thầy Nghĩa hay theo bạn đến sân nhà thờ chơi. Thấy bạn đọc kinh kính Đức Mẹ, thầy cũng đọc theo. Từ đó, thầy nảy sinh ý định theo đạo Công giáo và ước ao trở thành linh mục của Chúa.
Lúc đầu, nguyện vọng của thầy đã bị gia đình từ chối vì hai lý do: Thứ nhất, truyền thống gia đình đã theo đạo Phật; thứ hai, thầy là con trai duy nhất nối dõi tông đường và lo việc thờ cúng tổ tiên. Vì thế, gia đình không chấp nhận ước nguyện “đổi đời” của thầy.
Là một chàng trai còn đang trong lứa tuổi thiếu niên, nguyên việc một mình quyết tâm theo đạo Công giáo đã là một khó khăn, ý nguyện bày tỏ đi tu lại khiến gia đình càng phản đối mạnh mẽ. Thầy Nghĩa trăn trở với lựa chọn nan giải: một bên là đạo hiếu và một bên là tiếng gọi của Chúa; làm thế nào để đẹp ý Chúa đồng thời cũng đẹp lòng người thân?
Trước tiếng gọi mãnh liệt, thầy Nghĩa bình tĩnh bước theo Chúa trong tinh thần cầu nguyện trước khi lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo. Sau vài năm suy nghĩ và học hỏi giáo lý, mặc dù chưa được gia đình đồng ý, thầy đã bí mật lãnh nhận bí tích rửa tội năm 1994 và từ đó âm thầm theo đuổi ơn gọi. Tin vào Thiên Chúa và ý thức hoàn cảnh bản thân, thầy luôn thể hiện tinh thần một người con ngoan trong gia đình bằng đời sống chứng nhân Tin Mừng.
Là một tân tòng, đâu có dễ dàng được chấp nhận ngay vào chủng viện. Thầy Nghĩa phải kiên trì thể hiện nguyện vọng thiết tha thực tâm dâng mình cho Chúa. Trong thời gian tìm hiểu ơn gọi, thầy đã học xong đại học, có bằng cấp và có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Thế nhưng thời gian thử thách không làm thầy nản lòng thay đổi nguyện vọng. Thầy vẫn quyết tâm dâng hiến cuộc đời để phục vụ Chúa và tha nhân. Sau hơn 8 năm chờ đợi, thầy đã được bề trên giáo phận chấp nhận vào hàng ngũ ứng viên linh mục. Năm 2005, thầy là chủng sinh của giáo phận Mỹ Tho, theo học ở chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Năm 2008, thầy gia nhập vào Tổng giáo phận Hartford và được tiếp tục đi học ở chủng viện.
Hồng ân nối tiếp hồng ân. Đang năm học thứ hai ở Hoa Kỳ, thầy Nghĩa đón nhận tin vui khi ông bà cố ở quê nhà đột nhiên xin theo đạo Công giáo. Đâu có ngờ, chính đứa con tưởng là “hư”, hóa ra lại là người đem Tin Mừng cảm hóa gia đình nhận ra thánh ý Chúa. Đó là một hồng ân Chúa ban cho gia đình. Nhờ ơn Chúa, đến nay tất cả thành viên trong gia đình thầy Nghĩa đã chung một tấm lòng trong yêu thương, một niềm tin trong thờ phượng. Toàn thể gia đình tràn ngập niềm vui trong Chúa và hướng đến ngày thầy được vinh dự bước lên bàn thánh trong sứ vụ linh mục.
Được biết, thầy Nghĩa sẽ được tiến chức linh mục vào tháng 5 năm 2012. Hiện nay chưa có ai là người Việt Nam thuộc linh mục đoàn của Tổng giáo phận Hartford. Thầy Nghĩa là người Việt Nam đầu tiên sẽ được thụ phong linh mục thuộc Tổng giáo phận này. Vì thế, hồng ân Chúa ban cho thầy Nghĩa cũng là tin vui cho cộng đoàn Công giáo Việt Nam – một cộng đoàn đã hiện diện 26 năm ở Tổng giáo phận Hartford.
Thánh Lễ phong chức phó tế và linh mục tại Dòng Tên Việt Nam
Hoan Chỉnh, SJ.
12:04 04/12/2011
Được biết, thầy phó tế Giuse Trịnh Duy Suýt sinh 28/08/1974, và hiện đang phục vụ tại Giáo họ Ngọc Mạch thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Thầy Giuse Ngô Viết Tấn sinh 20/04/1973 và hiện đang phục vụ tại Giáo xứ Hiển Linh thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn. Thầy Giuse Nguyễn Quang Tuyến hiện đang phục vu cho một chương trình giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS.
Từ 5 giờ 30 sáng, sân nhà thờ Hiển Linh và khuôn viên nhà dòng đã rộn lên niềm vui như trẩy hội khi những thân nhân, ân nhân và bạn hữu xa gần của các tiến chức và nhà dòng lần lượt đến tề tựu để tham dự ngày đại lễ.
Đúng 6 giờ, trong tiếng ca du dương của ca đoàn với bài hát Chung lời cảm tạ, đoàn rước bắt đầu từ hội trường giáo lý của giáo xứ tiến sang lễ đài tại tiền sảnh nhà thờ. Dẫn đầu đoàn rước tuần tự là Thánh Giá, Sách Thánh, rồi đến các tiến chức đi ở giữa cùng với ông bà cố đi hai bên. Theo sau là đoàn đồng tế khoảng 40 linh mục và cuối cùng là cha Giuse Đỗ Duy Châu, đại diện bề trên Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. giám tỉnh Dòng Tên và Đức giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J. giám mục giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, người chủ sự thánh lễ phong chức.
Thánh Lễ hôm nay được cử hành trùng với lễ kính thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, bổn mạng các xứ truyền giáo, bổn mạng Tỉnh Dòng Tên Việt Nam như muốn nêu bật ý nghĩa của linh đạo tông đồ I-nhã là “bước theo Đức Kitô vác thập giá, sẵn sàng để được vị đại diện của Người sai đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì nhằm làm vinh danh Chúa hơn.”[1] Các tiến chức hôm nay cũng được mời gọi theo gương thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, trở nên những người tông đồ với một con tim rực lửa truyền giáo để “mang Danh thánh Chúa Giêsu và biểu tượng chữ Thập đến những thế giới mới, đồng thời đề cao trước những vùng trời ấy phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.”[2]
Trong lời mở đầu Thánh Lễ, Đức cha Cosma mời gọi cộng đoàn phụng vụ tạ ơn Thiên Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban và cầu nguyện đặc biệt cho các thầy sắp lãnh thừa tác vụ phó tế và linh mục để các ngài trở nên những người môn đệ nhiệt thành của Chúa Kitô và phục vụ Giáo Hội của Ngài.
(Từ trái sang: Thầy Giuse Ngô Viết Tấn, SJ, thầy phó tế Giuse Trịnh Duy Suýt, SJ, thầy Giuse Nguyễn Quang Tuyến, dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo)
Sau bài Tin Mừng, nghi thức phong chức Phó tế & Linh Mục được cử hành. Nghi thức này gồm ba phần: Tuyển Chọn, Phong Chức, và Diễn Nghĩa.
Trong nghi thức Tuyển Chọn, cha giám tỉnh Dòng Tên giới thiệu các tiến chức và xin Đức Giám Mục trao tác vụ tác vụ phó tế và linh mục cho họ. Sau khi tuyển chọn, Đức giám mục chủ phong ban huấn từ, chia sẻ với các tiến chức về ý nghĩa và sứ mạng của các thừa tác vụ mà họ sắp lãnh nhận. Giới thiệu về các tân chức ngài nói: “các tân chức hôm nay đến từ những quê hương khác nhau: thầy Giuse Trịnh Duy Suýt đến từ thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thầy Giuse Ngô Viết Tấn đến từ thành phố Hoa Đà Lạt và thầy Giuse Nguyễn Quang Tuyến đến từ quê hương Bắc Ninh với những làn điệu quan họ mượt mà nhưng hôm nay tất cả họ đều được Đức Kitô quy tụ và mời gọi trở nên môn đệ của Người.” Đức cha cũng nhắc đến thánh Phanxicô Xaviê qua việc ngài muốn gào thét lên giữa đại học Paris để loan báo rằng vẫn còn có rất nhiều tâm hồn chưa biết Đức Kitô và cần được lãnh nhận ơn cứu độ, như một lời mời gọi các tân chức noi gương thánh Phanxicô cũng bừng cháy một khao khát mãnh liệt như thế.
Sau lời hứa của các tiến chức và kinh cầu các Thánh, nghi thức Phong Chức phó tế và linh mục lần lượt bắt đầu với việc đặt tay của vị giám mục chủ phong, các linh mục đồng tế và việc đọc lời nguyện phong chức.
Cuối cùng, nghi thức Diễn Nghĩa được bắt đầu với hai phó tế qua việc đeo dây Phó tế, trao sách Tin Mừng và trao hôn bình an; với tân linh mục qua việc mặc áo lễ, xức dầu thánh, trao Chén thánh và hôn bình an.
Nghi thức trao thừa tác vụ phó tế và linh mục kết thúc. Thánh Lễ tiếp tục diễn ra như bình thường với phần phụng vụ Thánh Thể.
Thánh Lễ phong chức khép lại với bài ca Nghìn trùng biển khơi nói về hành trình vượt dặm trường sa và bốn biển bao la của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê để đem lửa yêu mến Giêsu đến với mọi người.
Sau Thánh Lễ, tân linh mục và hai tân phó tế được chào đón bằng những đóa hoa tươi thắm, những lời chúc mừng nồng nhiệt, những cái bắt tay nghĩa tình của linh mục đoàn, gia đình, thân nhân, ân nhân và bạn hữu xa gần.
Tạ ơn Chúa vì từ hôm nay, hai hội dòng và Giáo Hội Việt Nam có thêm những người tông đồ, những thợ gặt được Đức Kitô sai đến “để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” như chính Đức Kitô đã “phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”[3] trên cánh đồng truyền giáo bao la đang trổ bông chín vàng nơi quê hương Việt Nam và thế giới hôm nay.
Ad Majorem Dei Gloriam – Cho Vinh Danh Thiên Chúa Hơn
Hoàn Chỉnh, S.J.
Họp mặt của những người quan tâm Học thuyết Xã hội Công giáo
Trầm Thiên Thu
10:32 04/12/2011
SAIGÒN - Chương trình “Họp Mặt Ba Miền” (Nam – Trung – Bắc) do LM Matthêu Vũ Khởi Phụng tổ chức từ 2-4/12/2011 tại Dòng Chúa Cứu Thế (Saigon). Được biết lần Họp Mặt Ba Miền đầu tiên tại Huế từ 18 năm trước, mỗi năm tổ chức tại một miền, và lần thứ 20 sẽ diễn ra tại Huế.
Đây là “cuộc hội ngộ” của những người quan tâm Học thuyết Xã hội Công giáo, những người dấn thân hoạt động vì Công lý và Hòa bình một cách vô vị lợi, hoàn toàn vì yêu mến Chúa Giêsu và Giáo hội. Cuộc Họp Mặt Ba Miền cũng là “nối vòng tay lớn” trong tình yêu thương, lần này thêm ý nghĩa hơn vì trùng với năm kỷ niệm 120 Tông huấn Rerum Novarum (Tân Sự) của ĐGH Leo XIII (1810 – 1903).
15 giờ ngày 2-12-2011, buổi Họp Mặt Ba Miền được LM Giuse Lê Quang Uy khai mạc bằng một ca khúc cộng đồng có giai điệu Tây nguyên: “Hãy cứ xin thì sẽ được, hãy cứ tìm thì sẽ thấy, hãy cứ gõ thì mở cho, ta có Chúa Trời là Cha. Alleluia, alleluia”. Mỗi người nhận một dải băng thắt trên đầu với dòng chữ: “Gặp gỡ Bác ái Huynh đệ” nói lên tình đoàn kết ba miền và tình hiệp thông Giáo hội.
Sau đó, LM Mattêu Phụng lại “chợt nhớ” một bài hát khác: “Bánh của người nghèo chia cho bạn nghèo, bánh của tình yêu nhân loại vẫn thiếu, bánh Chúa bẻ ra quy tụ cả nhà, bánh ăn đi đường để về quê hương”. Ca từ như xoáy vào lòng những con người hiện diện tại Hội trường An-Phong, họ thực sự là những người “vác tù và hàng tổng” vì Đức Kitô.
LM Uy cho biết có em 12 tuổi đã sinh con, khi bà ngoại bế cháu thì “người mẹ nhí” vui đùa như một trẻ thơ, nhưng khi cho con bú thì “người mẹ nhí” biến thành người mẹ đảm đang. Ngài nói: “Phá thai ngày nay không vì lỡ lầm mà vì bác sĩ tư vấn, họ xạo là bị bệnh này hay bệnh nọ để thai phụ chịu phá thai”. Trong 10 năm qua, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã thu gom được 35.000 thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca phá thai, riêng tại Saigon mỗi ngày ít nhất có tới khoảng 150 ca, ngày nhiều lên tới 500 ca, ngày cao điểm lên tới 600 ca. Người ta đạt kỷ lục này hoặc kỷ lục nọ, Việt Nam đạt kỷ lục phá thai nhất thế giới, Saigon đạt kỷ lục phá thai nhất nước. Một con số “kỷ lục” đáng sợ! Đó là những trường hợp biết được, còn rất nhiều trường hợp khác khôn thể biết, chắc chăn con số còn cao hơn nhiều.
Tính đến nay, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã cứu được 900 cháu vì không bị người mẹ phá thai, đồng thời tư vấn cho những người mẹ đã lỡ phá thai có thể nhìn nhận thai nhi, đặt tên cho con, thường xuyên đến “Góc Xót Thương” (tại DCCT) để cầu nguyện, không phải cầu nguyện cho thai nhi mà là cầu xin Chúa và thai nhi tha thứ cho người mẹ đã lỡ phá thai – vì linh hồn thai nhi đã về với Chúa rồi. Trong số này là 25.000 cháu đã có tên tuổi dù chúng chưa được cất tiếng khóc chào đời.
Các tham dự viên là những người thuộc các nhóm xã hội khắp ba miền: Bảo vệ Sự sống, Giáo huấn Xã hội Công giáo, Fiat, Ve chai, Học bổng, Anh hài, Chăm sóc HIV, Văn hóa – Đức tin, Niềm tin, Cầu nguyện Nhà thờ Đức Bà, Caritas Bình Dương, nhà Dưỡng lão, nhà Tình thương, nhà Khuyết tật,… Các tham dự viên đến từ Cà Mau, Kontum, Cần Thơ, Bình Dương, Bảo Lộc, Huế,… và Saigon. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội, mọi nghề nghiệp, mọi lứa tuổi (có những người ngoài 60 tuổi và có những em dưới 20 tuổi), cả người Kinh và người dân tộc thiểu số, nhưng tất cả đều có một điểm đồng quy: Bác ái của Đức Kitô.
Đặc biệt là Nhà Dưỡng lão Tình thương từ GX Tân Thông (hạt Củ chi, GP Phú Cường), do các chị em Dòng Thừa sai Bác Ái Chúa Kitô (theo linh đạo Chân phước Teresa Calcutta) chăm sóc. Các chị cho biết Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông (*) hiện có hơn 70 cụ già bị bỏ rơi đa quốc tịch (Việt Nam, Nhật, Campuchia,…), trong đó có 33 cụ nằm liệt. Các nữ tu đưa 3 bà đến họp mặt, trong đó đáng chú ý là một bà người Nhật tên Lâm Tiểu Nhi, bà “giao lưu” bằng một bài hát tiếng Nhật, thật xúc động khi thấy bà vừa hát vừa khóc. Bà bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ, chính hôm nay là lần đầu tiên bà được mặc chiếc Kimono truyền thống của người Nhật vì bà vừa được một Việt kiều đến thăm và tặng cho 3 bộ Kimono.
Khi được hỏi phải có bằng cấp nào để có thể phục vụ, một nữ tu cho biết phải có “Bằng cấp Tình yêu”. Một kiểu ví von thật thú vị. Vâng, tấm bằng này vừa dễ vừa khó, nhưng là tấm bằng quan trọng và phải có đối với bất kỳ ai, nhất là những người tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông chỉ nhận nữ giới, nhưng hiện có 1 đàn ông. Đây là một ngoại lệ do lòng bác ái, vì ông này bị ung thư mà không nơi nương tựa.
17 giờ 30 là thánh lễ kết thúc buổi họp mặt ngày đầu tiên, nhưng lại là thánh lễ khai mạc Ngày Hội Ba Miền. Mọi người hân hoan dâng thánh lễ trong tâm tình yêu thương và thánh thiện. Sau thánh lễ, hầu như khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, thể hiện hình ảnh Đức Kitô yêu thương, giao lưu thân thiện, chia sẻ chân tình, không có chút khoảng cách phân biệt nào.
Buổi sáng ngày 3-12-2011, mọi người đi thăm xưởng gỗ Nam Hòa ở Bình Dương, chủ nhân là anh Long thuộc nhóm Giáo huấn Xã hội Công giáo. Công nhân ở đây sản xuất hàng gỗ để xuất sang thị trường Nhật. Anh Long cho biết: “Giám đốc hãng Toyota nói rằng sản phẩm là con người, nhân viên là thượng đế, còn khách hàng là ân nhân”. Cách nhận định của người Nhật thật chí lý: Nhân viên là Thượng đế vì họ trực tiếp làm ra sản phẩm, Khách hàng là Ân nhân vì họ mua hàng để nhân viên có cái để sống, Sản phẩm là Con người vì cần đào tạo con người có nền tảng đạo đức nhân bản.
Xưởng gỗ Nam Hòa có các quỹ như An sinh, Khuyến học,… trợ cấp cho công nhân nhiều dạng. Mọi người làm việc trong xưởng cố gắng sống theo nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Tiếp chuyện với các công nhân thấy họ cởi mở và chân thật, khi nhìn thấy khách, công nhân nào cũng nở nụ cười và gật đầu chào. Có lẽ đây cũng là điểm đặc biệt không thường thấy ở các công nhân tại những nơi khác.
Buổi chiều, các nhóm cùng chia sẻ “kinh nghiệm” và kết thúc bằng một thánh lễ. Đặc biệt trong thánh lễ này có hát các bài thánh ca song ngữ: Tiếng Việt và tiếng K’ho. Vì dụ bài “Ca Tình Tri Âm” của LM Kim Long: Prăp-sròng kòn ơ Yàng, Yàng lah a-nih kòn sơn đìng măng ngai. Tam tê Yàng dê soàn kòn chờ kis, nùs gơ-boh Yàng dê kơn-hăp rài rài (Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tự nương tháng năm…). Lần đầu nghe thật thú vị!
Buổi tối, mọi người cùng đi thăm làng SOS Gò Vấp từ 19 giờ tới 21 giờ.
Trong ba ngày Họp Mặt Ba Miền, ngày nào cũng có vài nhóm chia sẻ hoạt động xã hội của mình. Nhóm nào cũng có những “sắc thái” rất riêng, nhưng chung quy là muốn khơi dậy trong mỗi con người lòng tự trọng để có thể tôn trọng Nhân vị, Nhân phẩm và Nhân quyền của người khác. Thật “đáng nể” là nhóm Bảo vệ Sự sống ở Huế (gọi là Nhóm 2S, nghĩa là Sự Sống) đã hoạt động từ 23 năm qua, đây là nhóm bảo vệ sự sống tiên phong tại Việt Nam. Huế còn có một nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam. Nhóm 2S đã và đang len lỏi vào mọi “ngõ ngách” cuộc đời để vận động người ta đừng phá thai, thu gom các tử nhi về để an táng, và hoạt động theo các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Đa số các thành viên trong nhóm này còn trẻ, và là các sinh viên.
Tham gia ngày hội này còn có LM Ernesto Nguyễn Văn Hưởng (cựu giám đốc ĐCV Thánh Giuse) và LM Quang (DCCT) cùng chia sẻ. LM Phụng vừa cười vừa nói: “Tôi muốn các nhóm này thất nghiệp hết mà chưa thất nghiệp”. Thật vậy, nếu các nhóm này thất nghiệp thì xã hội bình an và tốt đẹp biết bao!
15 giờ ngày 4-12-2011, thánh lễ đồng tế tạ ơn và bế mạc ngày Họp Mặt Ba Miền, đặc biệt cùng đồng tế có LM Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành.
15 giờ ngày 2-12-2011, buổi Họp Mặt Ba Miền được LM Giuse Lê Quang Uy khai mạc bằng một ca khúc cộng đồng có giai điệu Tây nguyên: “Hãy cứ xin thì sẽ được, hãy cứ tìm thì sẽ thấy, hãy cứ gõ thì mở cho, ta có Chúa Trời là Cha. Alleluia, alleluia”. Mỗi người nhận một dải băng thắt trên đầu với dòng chữ: “Gặp gỡ Bác ái Huynh đệ” nói lên tình đoàn kết ba miền và tình hiệp thông Giáo hội.
Sau đó, LM Mattêu Phụng lại “chợt nhớ” một bài hát khác: “Bánh của người nghèo chia cho bạn nghèo, bánh của tình yêu nhân loại vẫn thiếu, bánh Chúa bẻ ra quy tụ cả nhà, bánh ăn đi đường để về quê hương”. Ca từ như xoáy vào lòng những con người hiện diện tại Hội trường An-Phong, họ thực sự là những người “vác tù và hàng tổng” vì Đức Kitô.
LM Uy cho biết có em 12 tuổi đã sinh con, khi bà ngoại bế cháu thì “người mẹ nhí” vui đùa như một trẻ thơ, nhưng khi cho con bú thì “người mẹ nhí” biến thành người mẹ đảm đang. Ngài nói: “Phá thai ngày nay không vì lỡ lầm mà vì bác sĩ tư vấn, họ xạo là bị bệnh này hay bệnh nọ để thai phụ chịu phá thai”. Trong 10 năm qua, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã thu gom được 35.000 thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca phá thai, riêng tại Saigon mỗi ngày ít nhất có tới khoảng 150 ca, ngày nhiều lên tới 500 ca, ngày cao điểm lên tới 600 ca. Người ta đạt kỷ lục này hoặc kỷ lục nọ, Việt Nam đạt kỷ lục phá thai nhất thế giới, Saigon đạt kỷ lục phá thai nhất nước. Một con số “kỷ lục” đáng sợ! Đó là những trường hợp biết được, còn rất nhiều trường hợp khác khôn thể biết, chắc chăn con số còn cao hơn nhiều.
Tính đến nay, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã cứu được 900 cháu vì không bị người mẹ phá thai, đồng thời tư vấn cho những người mẹ đã lỡ phá thai có thể nhìn nhận thai nhi, đặt tên cho con, thường xuyên đến “Góc Xót Thương” (tại DCCT) để cầu nguyện, không phải cầu nguyện cho thai nhi mà là cầu xin Chúa và thai nhi tha thứ cho người mẹ đã lỡ phá thai – vì linh hồn thai nhi đã về với Chúa rồi. Trong số này là 25.000 cháu đã có tên tuổi dù chúng chưa được cất tiếng khóc chào đời.
Các tham dự viên là những người thuộc các nhóm xã hội khắp ba miền: Bảo vệ Sự sống, Giáo huấn Xã hội Công giáo, Fiat, Ve chai, Học bổng, Anh hài, Chăm sóc HIV, Văn hóa – Đức tin, Niềm tin, Cầu nguyện Nhà thờ Đức Bà, Caritas Bình Dương, nhà Dưỡng lão, nhà Tình thương, nhà Khuyết tật,… Các tham dự viên đến từ Cà Mau, Kontum, Cần Thơ, Bình Dương, Bảo Lộc, Huế,… và Saigon. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội, mọi nghề nghiệp, mọi lứa tuổi (có những người ngoài 60 tuổi và có những em dưới 20 tuổi), cả người Kinh và người dân tộc thiểu số, nhưng tất cả đều có một điểm đồng quy: Bác ái của Đức Kitô.
Khi được hỏi phải có bằng cấp nào để có thể phục vụ, một nữ tu cho biết phải có “Bằng cấp Tình yêu”. Một kiểu ví von thật thú vị. Vâng, tấm bằng này vừa dễ vừa khó, nhưng là tấm bằng quan trọng và phải có đối với bất kỳ ai, nhất là những người tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông chỉ nhận nữ giới, nhưng hiện có 1 đàn ông. Đây là một ngoại lệ do lòng bác ái, vì ông này bị ung thư mà không nơi nương tựa.
17 giờ 30 là thánh lễ kết thúc buổi họp mặt ngày đầu tiên, nhưng lại là thánh lễ khai mạc Ngày Hội Ba Miền. Mọi người hân hoan dâng thánh lễ trong tâm tình yêu thương và thánh thiện. Sau thánh lễ, hầu như khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, thể hiện hình ảnh Đức Kitô yêu thương, giao lưu thân thiện, chia sẻ chân tình, không có chút khoảng cách phân biệt nào.
Buổi sáng ngày 3-12-2011, mọi người đi thăm xưởng gỗ Nam Hòa ở Bình Dương, chủ nhân là anh Long thuộc nhóm Giáo huấn Xã hội Công giáo. Công nhân ở đây sản xuất hàng gỗ để xuất sang thị trường Nhật. Anh Long cho biết: “Giám đốc hãng Toyota nói rằng sản phẩm là con người, nhân viên là thượng đế, còn khách hàng là ân nhân”. Cách nhận định của người Nhật thật chí lý: Nhân viên là Thượng đế vì họ trực tiếp làm ra sản phẩm, Khách hàng là Ân nhân vì họ mua hàng để nhân viên có cái để sống, Sản phẩm là Con người vì cần đào tạo con người có nền tảng đạo đức nhân bản.
Xưởng gỗ Nam Hòa có các quỹ như An sinh, Khuyến học,… trợ cấp cho công nhân nhiều dạng. Mọi người làm việc trong xưởng cố gắng sống theo nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Tiếp chuyện với các công nhân thấy họ cởi mở và chân thật, khi nhìn thấy khách, công nhân nào cũng nở nụ cười và gật đầu chào. Có lẽ đây cũng là điểm đặc biệt không thường thấy ở các công nhân tại những nơi khác.
Buổi chiều, các nhóm cùng chia sẻ “kinh nghiệm” và kết thúc bằng một thánh lễ. Đặc biệt trong thánh lễ này có hát các bài thánh ca song ngữ: Tiếng Việt và tiếng K’ho. Vì dụ bài “Ca Tình Tri Âm” của LM Kim Long: Prăp-sròng kòn ơ Yàng, Yàng lah a-nih kòn sơn đìng măng ngai. Tam tê Yàng dê soàn kòn chờ kis, nùs gơ-boh Yàng dê kơn-hăp rài rài (Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tự nương tháng năm…). Lần đầu nghe thật thú vị!
Buổi tối, mọi người cùng đi thăm làng SOS Gò Vấp từ 19 giờ tới 21 giờ.
Trong ba ngày Họp Mặt Ba Miền, ngày nào cũng có vài nhóm chia sẻ hoạt động xã hội của mình. Nhóm nào cũng có những “sắc thái” rất riêng, nhưng chung quy là muốn khơi dậy trong mỗi con người lòng tự trọng để có thể tôn trọng Nhân vị, Nhân phẩm và Nhân quyền của người khác. Thật “đáng nể” là nhóm Bảo vệ Sự sống ở Huế (gọi là Nhóm 2S, nghĩa là Sự Sống) đã hoạt động từ 23 năm qua, đây là nhóm bảo vệ sự sống tiên phong tại Việt Nam. Huế còn có một nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam. Nhóm 2S đã và đang len lỏi vào mọi “ngõ ngách” cuộc đời để vận động người ta đừng phá thai, thu gom các tử nhi về để an táng, và hoạt động theo các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Đa số các thành viên trong nhóm này còn trẻ, và là các sinh viên.
Tham gia ngày hội này còn có LM Ernesto Nguyễn Văn Hưởng (cựu giám đốc ĐCV Thánh Giuse) và LM Quang (DCCT) cùng chia sẻ. LM Phụng vừa cười vừa nói: “Tôi muốn các nhóm này thất nghiệp hết mà chưa thất nghiệp”. Thật vậy, nếu các nhóm này thất nghiệp thì xã hội bình an và tốt đẹp biết bao!
15 giờ ngày 4-12-2011, thánh lễ đồng tế tạ ơn và bế mạc ngày Họp Mặt Ba Miền, đặc biệt cùng đồng tế có LM Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành.
Tòa Giám Mục Mỹ Tho gửi Thư Mục Vụ Mùa Vọng 2011
+GM Phaolô Bùi Văn Đọc
10:36 04/12/2011
32 Hùng Vương, P. 7, Mỹ Tho, Tiền Giang
Emai: vptgmmt@gmail.com
ĐT: 073 3873 299 - Fax: 073 3887 24
THƯ MỤC VỤ MÙA VỌNG 2011
Kính gởi: Các linh mục, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh, và toàn thể anh chị em giáo dân
Anh chị em rất quý mến,
1. Mùa vọng năm nay, tôi muốn nhắc lại cho anh chị em trọng tâm của niềm tin Kitô giáo, vì chính niềm tin ấy cũng là niềm hy vọng của chúng ta (x. Dt 10, 22-23 ; 1 Pr 3, 15). Chúng ta sẽ bước vào Năm Đức Tin, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa công bố trong Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”, sẽ khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 2012 và bế mạc ngày 24 tháng 11 năm 2013, kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vaticanô II và 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Chung của Hội Thánh Công Giáo.
Anh chị em có tin một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình, trong đó có loài người chúng ta không? Anh chị em có tin Chúa Giêsu Kitô là Con Một của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời, đã sinh ra làm người bởi Đức Trinh nữ Maria, đã chết trên Cây Thánh giá để chuộc tội chúng ta và đã sống lại vinh hiển, ngự bên hữu Đức Chúa Cha không? Anh chị em có tin Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, Ngài cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con không?
2. Mỗi ngày, khi làm dấu Thánh giá “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”, anh chị em có ý thức mình tuyên xưng các mầu nhiệm cơ bản nhất trong đức tin Kitô giáo, là mầu nhiệm “Ba Ngôi Thiên Chúa”, và mầu nhiệm Thánh giá Chúa Kitô không? Cả hai mầu nhiệm ấy đều là mầu nhiệm Tình yêu, vì như Thánh Gioan nói, “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 8). Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình yêu nội tại ở trong Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần yêu nhau mật thiết đến nỗi là Một với nhau. Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất, dù không hề lẫn lộn với nhau. Thánh giá Chúa Giêsu biểu lộ cho chúng ta biết: Thiên Chúa muốn chia sẻ Tinh Yêu của Ngài cho chúng ta, mặc dù chúng ta là những kẻ có tội.
3. Tin vào Chúa Giêsu là tin Thiên Chúa là Tình Yêu và đã chia sẻ Tình Yêu cho chúng ta trong Chúa Giêsu, chính vì lẽ đó mà chúng ta hết sức hân hoan vui mừng. Niềm vui lớn nhất của cuộc đời chúng ta phát xuất từ niềm tin ấy. Tin Chúa Cha yêu thương chúng ta, đã ban Con Một của Ngài là Chúa Giêsu cho chúng ta. Tin Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và đã chết vì ta, nhưng đã chiến thắng sự chết và đã sống lại cho chúng ta được sống. Tin Chúa Thánh Thần yêu thương chúng ta và ban Sự Sống cho ta, giúp ta gắn bó với Chúa Giêsu và Thiên Chúa.
Tâm hồn chúng ta tràn trề Hy vọng, vì tin cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều yêu thương chúng ta và muốn cho chúng ta được hạnh phúc. Các Ngài muốn cho chúng ta đạt đến mục đích cao cả nhất, cũng là mục đích cuối cùng của cuộc đời chúng ta, là được chia sẻ Tình yêu và Sự Sống vĩnh hằng của các Ngài. Nhưng để đạt mục đích ấy, chúng ta phải trải qua cuộc sống trần gian, đầy những sóng gió và thử thách. Cuộc sống trần gian ấy giống như một cuộc vượt biển đầy những cam go và thử thách, mà chỉ những ai bền vững đến cùng mới sang được bờ bên kia. Bờ bên kia của cuộc đời không phải là Nước Mỹ, Nước Úc hay Nước Pháp, mà là chính Thiên Chúa.
4. Trong cuộc “Vượt Biển” này, có nhiều chướng ngại, nhiều kẻ thù mà khoa tu đức cổ điển gọi là “ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt”. Cách nói đó, tuy xưa, nhưng vẫn rất đúng. Kẻ thù đáng sợ nhất của chúng ta là thần dữ, là ma quỷ không ngừng cám dỗ chúng ta dưới mọi hình thức, thậm chí có lúc mặc lấy hình thức ánh sáng, như “ánh sáng văn minh”, ánh sáng tự do, tự do luyến ái, tự do lựa chọn, tự do quyết định về cuộc sống hay cái chết của mình, thậm chí tự do quyết định về số phận thai nhi đang sống trong lòng dạ mình.
Kẻ thù được khoa tu đức gọi là thế gian, không phải là thế giới hay nhân loại được Thiên Chúa dựng nên tốt đẹp, nhưng là xã hội con người đã bị tội ác làm cho hư hỏng và trong thực tế đã làm tôi thần dữ. Thế gian là “cái mồi” mà thần dữ thường sử dụng để dụ dỗ ta vào bẫy của nó. Như Tin mừng Mátthêu tường thuật: Quỷ đem Chúa Giêsu lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và cám dỗ Người bái lạy nó (x. Mt 4, 8-9).
Kẻ thù thứ ba, không kém nguy hiểm, chính là kẻ “nội thù”, là “xác thịt”, không phải thân xác thể lý của con người, đã được Thiên Chúa dựng nên tốt đẹp, nhưng là con người cũ của chúng ta với những đam mê tội lỗi, có khuynh hướng chống lại sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Vì tội của Adam, mà chúng ta sinh ra trong tội, nô lệ tội lỗi và thần dữ, cần phải được giải thoát khỏi tù ngục của cái tôi ích kỷ và vụ lợi của chính mình.
5. Điều quan trọng nhất chúng ta đang mong chờ, chính là “ơn cứu độ”, “ơn giải thoát”, mà chỉ có Chúa mới mang đến cho chúng ta. Chúa Giêsu đã sinh ra ở trần gian, để cứu độ chúng ta.“Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức những ai tin vào Danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1, 12-13). Chúng ta có tin vào Danh Chúa Giêsu hay không? Người đã chết, đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và sẽ trở lại phán xét kẻ sống và kẻ chết. Người sẽ phán xét hoàn toàn dựa vào tiêu chuẩn điều răn yêu thương mà Người đã truyền lại cho các môn đệ (x. Mt 25, 31-46). Chúng ta có thực thi điều răn yêu thương của Người hay không?
6. Đức tin của chúng ta phải là “đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5, 6). Bài ca Đức Ái của Thánh Phaolô trong thư I gửi tín hữu Côrintô phải là kim chỉ nam cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. “Đức Ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức Ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13, 4 –7 ). Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta, sẽ là Ngọn lửa thiêng trong lòng mỗi người (x. Rm 5, 5). Đức tin của chúng ta không chỉ là một nội dung lý thuyết, mà phải là “một sự tin tưởng tuyệt đối vào Tình Yêu của Thiên Chúa”, một cảm nghiệm về Tình Yêu của Chúa Kitô là “lẽ sống cho cuộc đời của chúng ta”.
7. Đối với mọi người Kitô hữu, hai giá trị cơ bản nhất phải luôn là ánh sáng chiếu soi cho cuộc sống, đó là Tình Yêu và Chân Lý. Chân Lý tuyệt đối của chúng ta là “Chân Lý về Tình Yêu của Thiên Chúa”. Và Tình Yêu tuyệt đối của chúng ta là Tình Yêu chân thật của Thiên Chúa, Cội nguồn cho mọi thứ tình yêu chân chính của con người. Không một chủ thuyết tương đối nào, không một chủ trương hoài nghi nào có thể làm hại ta, nếu ta xây dựng ngôi nhà cuộc sống của chúng ta trên đá, bằng cách lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Đối với những ai chưa xây dựng được nền tảng Đức Tin thật vững chắc, thì hãy “tìm kiếm Đức Tin”, như lời khuyên của Phaolô (x. 2 Tm 2, 22 ; 3,15), hãy tha thiết cầu xin ‘Ơn Đức Tin”, hãy “khao khát Ơn Đức Tin”. Đó có thể là khát vọng lớn nhất của nhiều người trong Mùa Vọng năm nay.
8. Mùa Vọng năm nay còn một điều khác nữa đáng lưu ý là cả thế giới đã phải trải qua nhiều ngày tháng đau thương, hoặc vì những thiên tai tàn khốc, hoặc vì những xung đột đẫm máu, hoặc vì sự suy sụp nặng nề về kinh tế. Tất cả những điều đó nhắc nhở chúng ta rằng thế giới này qua đi, nhắc cho chúng ta nhớ câu chuyện Tàu ông Noe, hình ảnh rất thực tế và sống động của Giáo hội Chúa Kitô là Bí Tích, hay Dụng Cụ hữu hình và hữu hiệu của Ơn Cứu Độ. Dù ai nói ngã nói nghiêng, bôi lọ đủ thứ và gièm pha đủ điều, chúng ta vẫn đặt tin tưởng vào Giáo hội của Chúa Kitô, Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người kế vị xứng đáng của Thánh Phêrô Tông đồ. Khủng hoảng của thế giới hôm nay thực chất là khủng hoảng của lòng tin: người ta không còn tin tưởng lẫn nhau, vì người ta đã đánh mất lòng tin vào Thiên Chúa.
Kính chào anh chị em và cầu chúc cho anh chị em được “Ơn Đức Tin mạnh mẽ” trong Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và trong Năm Mới sắp đến.
Mỹ Tho, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mời tham dự Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Thái Hà, và cho Nhân Quyền tại VN
Liên Đoàn CGVN
03:47 04/12/2011
*Hãy cùng thắp nến cầu nguyện cho tự do tôn giáo, công lý và nhân quyền tại Việt Nam,
*Hãy cùng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới,
dùng mọi cách để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc thực thi công lý và nhân quyền. Xin mời đến tham dự!
ĐÊM THẮP NẾN
HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN VỚI THÁI HÀ,
CHO TỰ DO TÔN GIÁO, CÔNG LÝ
VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM.
Do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ
cùng với rất nhiều hội đoàn, đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng cùng đứng ra tổ chức tại
BOLSA GRANDE HIGH SCHOOL
9401 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92844
The Federation of Vietnamese Catholics in Southwest Region of the U.S.
along with Vietnamese community-based organizations request the honor of your presence at the
CANDLELIGHT VIGIL FOR THAI HA, RELIGIOUS FREEDOM, JUSTICE AND HUMAN RIGHTS IN VIETNAM
6:00 p.m. – Arrival and Registration
6:30 p.m. – Opening Ceremony will promptly begin
Saturday, December 10, 2011
BOLSA GRANDE HIGH SCHOOL
9401 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92844
Ngọn nến công lý
Thanh Sơn
10:16 04/12/2011
Bất công cao chót vót đầy khổ đau
Mấy mươi năm máu đỏ đã thẫm màu
Đến hôm nay thương đau càng chồng chất
Chữ " Tự Do" đảng vô thần cướp mất
Cướp luôn nhà, luôn đất, cướp dòng tu
Bao linh Mục tu sỹ đảng cầm tù
Cho đến nay vẫn vu chuyện bày trò
Vừa ăn cướp vừa to miệng hét hò
Mặt của đảng trét tro và bôi trấu
Mặt như mo nên chẳng còn biết xấu
Giữa ban ngày thảo khấu là công an
Cứ trấn lột liên tục cứ làm càn
Đánh giết dân kêu than bao giờ thấu
Hãy dừng tay! hỡi những loài thảo khấu
Máu dân lành chảy đầy thấu Bắc-Nam
Cả thế giới đã biết việc ngươi làm
Chớ cúi mặt tham lam làm càn mãi
Hãy đọc lại bài "Hịch" của Nguyễn Trãi
Của anh hùng vĩ đại Hưng Đạo Vương
Để mở ra cho Đất Nước con đường
Con đường sống là con đường "Dân Chủ"
Hỡi toàn dân chống lại giòng thác lũ
Hãy vùng lên làm chủ lấy bản thân
Cùng thái Hà để Đất Nước xoay vần
Đòi lại đất của dân đã bị cướp
Gió "Tự Do" đang thổi căng Đất Nước
Cùng nắm tay tiến bước ta kết đoàn
Đông sẽ tàn và Xuân sẽ hân hoan
Xuân Dân Chủ Xuân khải hoàn đang đến
Cả toàn dân cùng đốt lên ngọn nến
Cả Việt Nam rực sáng ánh Tự Do
Vững lòng tin Thiên Chúa sẽ ban cho
Không tranh đấu "Tự Do" làm sao có
Đừng vô cảm trùm chăn hay đứng ngó
Hãy mạnh dạn chứng tỏ Là Việt Nam.
Chuông vang lên
Jos. Tú Nạc, NMS
10:17 04/12/2011
Xua mây bay và tan ánh mù sương,
Vì năm nay đang nằm trong đêm tối,
Chuông vang lên để giết chết bạo cường.
Vang xua đêm tối, vang trong tinh mơ,
chuông hạnh phúc vang xuyên màn sương tuyết:
Năm dần trôi hãy chôn tận đáy mồ,
Xua gian ác, vang lên trong chân lý.
Xua khổ đau đang giày xéo tâm hồn,
Để trần thế không còn trông thấy nữa,
Xua thù hằn giữa giàu có – cơ hàn,
Vang hối cải cho mọi người nhân ái.
Vang xua đuổi nguyên nhân lời trăn trối,
Chậm chạp cổ xưa tranh chấp hận thù,
Vang trân trọng những mẫu đời thánh thiện,
Phong cách ngọt ngào, luật lệ an vui.
Vang xua tan những đam mê tội lỗi,
Bất tín lạnh lùng thời đại hôm nay,
Vang xua đi những vần thơ ảm đạm,
Hãy vang lên những thương khúc vơi đầy.
Vang xua tan kiêu căng trong máu đổ,
Trên những nơi bị giá họa vu oan,
Vang lên trong môt tình yêu công chính,
Vang lên trong một tình cảm nhân loài.
Vang xua tan thuyết cổ xưa nhờm tởm,
Vang xua đi những tham vọng bạc vàng,
Vang đuổi xua những chinh chiến tàn hoang,
Vang lên trong của thanh bình thịnh trị.
Vang lên trong can đảm với tự do,
Tim mở rộng và bàn tay nhân hậu,
Vang xua tan những vùng trời đen tối,
Vang mãi trong tình yêu Đức Ki-tô.
Nếu Sự Lạ Xảy Ra Ở Thái Hà.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:37 04/12/2011
Nếu Sự Lạ Xảy Ra Ở Thái Hà .
Những ngày đấu tranh gian khổ của quý cha Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Dân Thái Hà cho công lý và hoà bình vẫn tiếp tục và… sẽ tiếp tục cho đến khi công lý và hoà bình được thực hiện bất chấp những mưu sâu chước quỷ mà nhà cầm quyền vô thần Cộng Sản có thễ nghĩ ra và áp dụng để đàn áp tại Thái Hà . Những người Công Giáo có tâm huyết với Giáo Hội và nặng lòng “ thương quá Thái Hà ơi “ thì bắt đầu đặt những câu hỏi cho chính mình, phải làm gì chứ đồng bào ơi, các Giám Mục Việt Nam ơi và Chúa ơi, sao Chúa để dân Chúa cơ cực như thế này?
Trong thời Cựu Ước Chúa đã nhiều lần ra tay uy quyền để hộ giúp những người kêu cầu Chúa ? Sao Chúa chẳng làm phép lạ ở Thái Hà Chúa ơi !
Nếu Chúa để cho anh dân phòng say rượu, đang khi lạng chạng bước lên bàn thánh ngã vật ra trước mắt mọi người, rồi bất thần vùng dậy chạy ra khỏi nhà thờ với thái độ hốt hoảng kinh hãi tột bực….
Nếu cái bà tổ trưởng đang khi phồng má trợn mắt chửi bới các linh mục thì tự nhiên miệng méo xệch đi.
Nếu anh Chủ Tịch quận Đống Đa trong khi đang bàn mưu tính kế để hại Thái Hà thì tự nhiên đứa con đầu lòng của anh ta lăn ra chết giống trẻ sơ sinh bị chết dưới thời vua Pharaon. Nếu tất cả những điều lạ ấy xảy ra, thì những người Cộng Sản, bố bảo họ cũng sẽ không dám đụng đến Thái Hà hay Con Cuông hay bất cứ tài sản, dòng tu nào của Giáo Hội nữa. Mà cũng có thể họ sẽ sắp hàng ngoan ngoãn để lãnh phép Rửa Tội và chen nhau đầu quân vào đoàn quân Không Chiến Đấu Tự Nhiên Thành của Giáo Hội Việt Nam.
Nhưng nếu mà như thế thì Thiên Chúa đã từ bỏ đường lối của Ngài là yêu thương và tha thứ rồi .Chúng ta đòi dấu lạ có khác chi những người Kinh Sư và Pha ri siêu trong phúc âm: 38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ."39 Người đáp: "Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na.40 Quả thật, ông Giô-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy.41 (Mt 12:38-41)
Nếu chúng ta vui mừng vì những kẻ chống lại chúng ta bị Chúa phạt, chúng ta có xứng đáng làm con Chúa không ? Có xứng đáng tuyên dương Thiên Chúa là Tình Yêu không ? Nếu Chúa không thương và kiên nhẫn với người Cộng Sản, liệu chúng ta có được Chúa tha thứ và nhận làm con Chúa nữa không ?
Khi những điều lạ xảy ra, các cha và giáo dân có còn thái độ khiêm nhường như đang có hôm nay không? hay là trở lên kiêu căng. Chúa trở thành con “ ngáo ộp “ bắt nạt người khác ?Lại nườm nượp các Đấng Bậc, mũ gậy đến thăm Thái Hà . Lúc ấy Giáo Hội sẽ là Giáo Hội siêu quyền lực thế gian chứ đâu phải là hôn thê của Chúa Tình Yêu nữa .
Chúa đã vạch ra cho chúng ta con đường, con đường khổ giá . Chúng ta ôm Thánh Gía cuộc đời để đi theo Chúa và tin chắc là "Ơn của Chúa đã đủ cho tôi, vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi (2Cr12,7-10)
Tôi thấy Chúa làm phép lạ mỗi ngày trong đời sống của tôi và tôi cũng được Hội Thánh dạy rắng phép lạ tự nó không đến, nhưng Chúa cần sự cộng tác và nổ lực của tôi .
Bởi Chúa là Thiên Chúa Yêu Thương, nên phép lạ của Ngài sẽ là phép lạ của ơn hoán cải . Chính tôi, chấp nhận vác Thánh Giá mỗi ngày theo Chúa sẽ biến tôi thành Ánh Sáng Của Chúa và tự ánh sáng này sẽ đầy lùi bóng tối và những mưu đồ của nó .
Nghĩ tới đây tôi thấy chắc Chúa sẽ chẳng làm phép lạ ở Thái Hà như mong muốn ích kỷ và bồng bột của tôi đâu!
Nhưng phép lạ vẫn có thể xảy ra qua sự hiệp thông: hiệp thông của các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận và qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.. Chính sự hiệp thông này gây lên sức mạnh, để Thái Hà kiên trì và dành chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì công lý và hoà bình.
Tôi nghe nói nhiều đến chữ hiệp thông trong các bài giảng, bài viết. Vậy hiệp thông là gì ?
Theo tôi, hiệp thông là cùng nhau hiệp nhất ( hiệp nhất tạo sức mạnh) và thông (thông chia những vinh quang và đau khổ), bằng cách này hay cách khác. Như thế Thái Hà sẽ không lẻ loi tranh đấu cho công lý và sự thật. Thái Hà nhất thiết phải được sự hiệp thông của tất các đấng các bậc, và mọi người trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cả ở trong và ngoài nước .
Xin Chúa thương đến Thái Hà và Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa với lòng tin tuởng Chúa luôn đồng hành với Giáo Hội chúng con, đặc biệt với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và những con chiên đang bị thử thách vì đức tin .
Giuse Thẩm Nguyễn
Những ngày đấu tranh gian khổ của quý cha Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Dân Thái Hà cho công lý và hoà bình vẫn tiếp tục và… sẽ tiếp tục cho đến khi công lý và hoà bình được thực hiện bất chấp những mưu sâu chước quỷ mà nhà cầm quyền vô thần Cộng Sản có thễ nghĩ ra và áp dụng để đàn áp tại Thái Hà . Những người Công Giáo có tâm huyết với Giáo Hội và nặng lòng “ thương quá Thái Hà ơi “ thì bắt đầu đặt những câu hỏi cho chính mình, phải làm gì chứ đồng bào ơi, các Giám Mục Việt Nam ơi và Chúa ơi, sao Chúa để dân Chúa cơ cực như thế này?
Trong thời Cựu Ước Chúa đã nhiều lần ra tay uy quyền để hộ giúp những người kêu cầu Chúa ? Sao Chúa chẳng làm phép lạ ở Thái Hà Chúa ơi !
Nếu Chúa để cho anh dân phòng say rượu, đang khi lạng chạng bước lên bàn thánh ngã vật ra trước mắt mọi người, rồi bất thần vùng dậy chạy ra khỏi nhà thờ với thái độ hốt hoảng kinh hãi tột bực….
Nếu cái bà tổ trưởng đang khi phồng má trợn mắt chửi bới các linh mục thì tự nhiên miệng méo xệch đi.
Nếu anh Chủ Tịch quận Đống Đa trong khi đang bàn mưu tính kế để hại Thái Hà thì tự nhiên đứa con đầu lòng của anh ta lăn ra chết giống trẻ sơ sinh bị chết dưới thời vua Pharaon. Nếu tất cả những điều lạ ấy xảy ra, thì những người Cộng Sản, bố bảo họ cũng sẽ không dám đụng đến Thái Hà hay Con Cuông hay bất cứ tài sản, dòng tu nào của Giáo Hội nữa. Mà cũng có thể họ sẽ sắp hàng ngoan ngoãn để lãnh phép Rửa Tội và chen nhau đầu quân vào đoàn quân Không Chiến Đấu Tự Nhiên Thành của Giáo Hội Việt Nam.
Nhưng nếu mà như thế thì Thiên Chúa đã từ bỏ đường lối của Ngài là yêu thương và tha thứ rồi .Chúng ta đòi dấu lạ có khác chi những người Kinh Sư và Pha ri siêu trong phúc âm: 38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ."39 Người đáp: "Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na.40 Quả thật, ông Giô-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy.41 (Mt 12:38-41)
Nếu chúng ta vui mừng vì những kẻ chống lại chúng ta bị Chúa phạt, chúng ta có xứng đáng làm con Chúa không ? Có xứng đáng tuyên dương Thiên Chúa là Tình Yêu không ? Nếu Chúa không thương và kiên nhẫn với người Cộng Sản, liệu chúng ta có được Chúa tha thứ và nhận làm con Chúa nữa không ?
Khi những điều lạ xảy ra, các cha và giáo dân có còn thái độ khiêm nhường như đang có hôm nay không? hay là trở lên kiêu căng. Chúa trở thành con “ ngáo ộp “ bắt nạt người khác ?Lại nườm nượp các Đấng Bậc, mũ gậy đến thăm Thái Hà . Lúc ấy Giáo Hội sẽ là Giáo Hội siêu quyền lực thế gian chứ đâu phải là hôn thê của Chúa Tình Yêu nữa .
Chúa đã vạch ra cho chúng ta con đường, con đường khổ giá . Chúng ta ôm Thánh Gía cuộc đời để đi theo Chúa và tin chắc là "Ơn của Chúa đã đủ cho tôi, vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi (2Cr12,7-10)
Tôi thấy Chúa làm phép lạ mỗi ngày trong đời sống của tôi và tôi cũng được Hội Thánh dạy rắng phép lạ tự nó không đến, nhưng Chúa cần sự cộng tác và nổ lực của tôi .
Bởi Chúa là Thiên Chúa Yêu Thương, nên phép lạ của Ngài sẽ là phép lạ của ơn hoán cải . Chính tôi, chấp nhận vác Thánh Giá mỗi ngày theo Chúa sẽ biến tôi thành Ánh Sáng Của Chúa và tự ánh sáng này sẽ đầy lùi bóng tối và những mưu đồ của nó .
Nghĩ tới đây tôi thấy chắc Chúa sẽ chẳng làm phép lạ ở Thái Hà như mong muốn ích kỷ và bồng bột của tôi đâu!
Nhưng phép lạ vẫn có thể xảy ra qua sự hiệp thông: hiệp thông của các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận và qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.. Chính sự hiệp thông này gây lên sức mạnh, để Thái Hà kiên trì và dành chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì công lý và hoà bình.
Tôi nghe nói nhiều đến chữ hiệp thông trong các bài giảng, bài viết. Vậy hiệp thông là gì ?
Theo tôi, hiệp thông là cùng nhau hiệp nhất ( hiệp nhất tạo sức mạnh) và thông (thông chia những vinh quang và đau khổ), bằng cách này hay cách khác. Như thế Thái Hà sẽ không lẻ loi tranh đấu cho công lý và sự thật. Thái Hà nhất thiết phải được sự hiệp thông của tất các đấng các bậc, và mọi người trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cả ở trong và ngoài nước .
Xin Chúa thương đến Thái Hà và Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa với lòng tin tuởng Chúa luôn đồng hành với Giáo Hội chúng con, đặc biệt với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và những con chiên đang bị thử thách vì đức tin .
Giuse Thẩm Nguyễn
Văn Hóa
Câu chuyện Giáng Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
10:14 04/12/2011
“Sau động từ “yêu” … động từ “giúp đỡ” là đông từ tuyệt vời nhất trần gian.” (After the verb “to love” … “to help” is the most beautiful verb in the world) Bertha von Suttner
Trong thời kỳ của Tổng thống Rousevelt, thời buổi rất khó khăn. Vị tổng thống này đã hứa sẽ mang đến một vầng trăng sáng sủa hơn. Nhưng gia đình Beasley chưa thấy thời kỳ ấy xuất hiện ở thị trấn bé nhỏ của họ đang sống thuộc Tiểu bang Texas.
Vì thế khi ông nhận được điện thoại báo con trai ông bị bệnh nặng ở California và sẽ khó có thể qua khỏi, ông Bill Beasley không biết làm cách nào để gom góp đủ tiền bạc cho ông và vợ ông đi California. Cả đời ông Bill chỉ làm nghề lái xe tải. Nhưng không bao giờ ông dành dụm được bất kỳ đồng tiền tiết kiệm nào. Gạt qua một bên lòng kiêu hãnh, ông gọi điện thoại cho vài người họ hàng gần xin sự giúp đỡ. Nhưng họ cũng chẳng khá giả gì hơn.
Nên với một cảm giác hổ thẹn và chán chường, ông Bill Beasley đa đi bộ cả dặm đường tới trạm xăng và nói với người chủ, “Con trai tôi bị bệnh rất nặng, và tôi không có tiền, ông có thể tin tôi và cho tôi gọi điện thoại tới California được chứ ạ?”
Câu trả lời là: “Ông cứ nhấc điện thoại và gọi đến bao lâu cũng được.” Khi ông bắt đầu quay số, một giọng nói làm ông gián đoạn, “Bác có phải là bác Bill Beasly không ạ?”
Đó là một người lạ mặt, nhảy xuống khỏi ca-bin của một xe tải có bảng số của môt bang khác. Người thanh niên này trông không quen, và ông Bill chỉ có thể nhìn chăm chú vào anh ta với vẻ bối rối và nói, “đúng vậy, tôi là Bill Beasley đây.”
“Con trai của bác là một trong những người bạn thân nhất của cháu khi chúng cháu cùng lớn lên với nhau. Khi cháu tốt nghiệp đại học, cháu mất liên lạc với bạn ấy.” Anh ta dừng lại một chút rồi lại nói tiếp: “Nghe bác nói bạn ấy bị bệnh phải không ạ?”
Rất nặng, từ tin mà chúng tôi nhận được. Tôi sắp gọi điện thoại và cố thu xếp cho vợ tôi đến đó với nó.” đoạn, theo phép lịch sự, ông nói thêm, “chúc cậu một lễ Giáng Sinh vui vẻ, chúc bố cậu mãi khỏe.”
Ông già Beasley đi vao văn phòng của trạm xăng và gọi điện thoại cho người em họ ở bở biển phía tây nước Mỹ, để báo cho ông ấy biết rằng ông hoặc vợ ông sẽ sang đó ngay nếu có thể.
Vẻ buồn rầu hiện trên khuôn mặt của ông già khi ông ấy còn cam đoan với người chủ trạm xăng là ông sẽ thanh toán cước điện thoại ngay khi ông có thể.
“Cuộc gọi này đã được thanh toán rồi ông ạ. Người tài xế xe tải kia – người mà con trai ông và anh ta đã từng chơi thân với nhau đó – anh ta để lại cho tôi tờ hai mươi Mỹ kim và bảo tôi trả tiền lẻ lại cho ông khi tôi nhận được hóa đơn tính tiền điện thoại. Anh ta cũng để lại cho tôi cái phong bì này.”
Ông già lóng ngóng mở phong bì và rút ra hai tờ giấy. Một tờ viết: “Bác là người tài xế lái xe tải đầu tiên mà cháu đã từng đi chung với bác khi cháu chỉ mới lên năm tuổi. Cháu còn nhớ bác đã mua cho cháu phong bánh Snickers.” Tờ giấy thứ hai, với khổ giấy nhỏ hơn nhiều, là một chi phiếu đã được ký tên sẵn với một tin ngắn kèm theo: “Xin điền vào số tiền mà bác cần để bác và bác gái thực hiện chuyến đi … và mua cho con trai bác, bạn thân của cháu, một phong bánh Snickers. Chúc bác một lễ Giáng Sinh vui vẻ.”
(Nguồn: “Chicken Soup for the Soul” – khuyết danh)
Trong thời kỳ của Tổng thống Rousevelt, thời buổi rất khó khăn. Vị tổng thống này đã hứa sẽ mang đến một vầng trăng sáng sủa hơn. Nhưng gia đình Beasley chưa thấy thời kỳ ấy xuất hiện ở thị trấn bé nhỏ của họ đang sống thuộc Tiểu bang Texas.
Vì thế khi ông nhận được điện thoại báo con trai ông bị bệnh nặng ở California và sẽ khó có thể qua khỏi, ông Bill Beasley không biết làm cách nào để gom góp đủ tiền bạc cho ông và vợ ông đi California. Cả đời ông Bill chỉ làm nghề lái xe tải. Nhưng không bao giờ ông dành dụm được bất kỳ đồng tiền tiết kiệm nào. Gạt qua một bên lòng kiêu hãnh, ông gọi điện thoại cho vài người họ hàng gần xin sự giúp đỡ. Nhưng họ cũng chẳng khá giả gì hơn.
Nên với một cảm giác hổ thẹn và chán chường, ông Bill Beasley đa đi bộ cả dặm đường tới trạm xăng và nói với người chủ, “Con trai tôi bị bệnh rất nặng, và tôi không có tiền, ông có thể tin tôi và cho tôi gọi điện thoại tới California được chứ ạ?”
Câu trả lời là: “Ông cứ nhấc điện thoại và gọi đến bao lâu cũng được.” Khi ông bắt đầu quay số, một giọng nói làm ông gián đoạn, “Bác có phải là bác Bill Beasly không ạ?”
Đó là một người lạ mặt, nhảy xuống khỏi ca-bin của một xe tải có bảng số của môt bang khác. Người thanh niên này trông không quen, và ông Bill chỉ có thể nhìn chăm chú vào anh ta với vẻ bối rối và nói, “đúng vậy, tôi là Bill Beasley đây.”
“Con trai của bác là một trong những người bạn thân nhất của cháu khi chúng cháu cùng lớn lên với nhau. Khi cháu tốt nghiệp đại học, cháu mất liên lạc với bạn ấy.” Anh ta dừng lại một chút rồi lại nói tiếp: “Nghe bác nói bạn ấy bị bệnh phải không ạ?”
Rất nặng, từ tin mà chúng tôi nhận được. Tôi sắp gọi điện thoại và cố thu xếp cho vợ tôi đến đó với nó.” đoạn, theo phép lịch sự, ông nói thêm, “chúc cậu một lễ Giáng Sinh vui vẻ, chúc bố cậu mãi khỏe.”
Ông già Beasley đi vao văn phòng của trạm xăng và gọi điện thoại cho người em họ ở bở biển phía tây nước Mỹ, để báo cho ông ấy biết rằng ông hoặc vợ ông sẽ sang đó ngay nếu có thể.
Vẻ buồn rầu hiện trên khuôn mặt của ông già khi ông ấy còn cam đoan với người chủ trạm xăng là ông sẽ thanh toán cước điện thoại ngay khi ông có thể.
“Cuộc gọi này đã được thanh toán rồi ông ạ. Người tài xế xe tải kia – người mà con trai ông và anh ta đã từng chơi thân với nhau đó – anh ta để lại cho tôi tờ hai mươi Mỹ kim và bảo tôi trả tiền lẻ lại cho ông khi tôi nhận được hóa đơn tính tiền điện thoại. Anh ta cũng để lại cho tôi cái phong bì này.”
Ông già lóng ngóng mở phong bì và rút ra hai tờ giấy. Một tờ viết: “Bác là người tài xế lái xe tải đầu tiên mà cháu đã từng đi chung với bác khi cháu chỉ mới lên năm tuổi. Cháu còn nhớ bác đã mua cho cháu phong bánh Snickers.” Tờ giấy thứ hai, với khổ giấy nhỏ hơn nhiều, là một chi phiếu đã được ký tên sẵn với một tin ngắn kèm theo: “Xin điền vào số tiền mà bác cần để bác và bác gái thực hiện chuyến đi … và mua cho con trai bác, bạn thân của cháu, một phong bánh Snickers. Chúc bác một lễ Giáng Sinh vui vẻ.”
(Nguồn: “Chicken Soup for the Soul” – khuyết danh)
Tình Giáqng Sinh liên đới
Trầm Thiên Thu
10:50 04/12/2011
Người người nô nức vui
Giáng sinh, mùa cứu độ
Tình yêu Chúa lên ngôi
Giêsu xuống trần thế
Giao hòa đất với trời
Ngài phục hồi nhân phẩm
Cho tất cả nhân loài
Tình Giáng sinh liên đới
Với mọi người khắp nơi
Nhân vị được đổi mới
Nhân quyền tay trao tay
Hãy bảo vệ sự sống
Tạo thế giới đại đồng
Hãy cùng nhau xây dựng
Nền văn minh tình thương
Hãy chia sẻ cơm bánh
Cho những ai khó nghèo
Hãy dập tắt hờn oán
Tặng hòa bình cho nhau
Cùng kiến tạo thế giới
Không một chút ghen tuông
Lập công bình xã hội
Thắp sáng Ánh Tin Mừng.
Các tác phẩm và CD Nhạc Đạo của LM Thái Nguyên
LM Thái Nguyên
12:29 04/12/2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Làm Quen
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:57 04/12/2011
LÀM QUEN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Rón rén, rụt rè, cẩn thận
Lại gần, sóc muốn làm thân,
Hạt lạc, hạt điều cho sóc
Sóc ta quen, thích lại gần…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Rón rén, rụt rè, cẩn thận
Lại gần, sóc muốn làm thân,
Hạt lạc, hạt điều cho sóc
Sóc ta quen, thích lại gần…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền