Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoang Địa
Lm Vũđình Tường
15:04 04/12/2024
Hoang địa là vùng đất hoang, nếu không khai thác không thể trồng trọt được. Muốn trồng ngũ cốc, hoa mầu cần phải khai hoang. Khó nhất, vất vả nhất là khai hoang. Nó đòi hỏi công sức, thời gian lẫn tài chánh bởi thởi gian khai hoang không có gì để thu hoạch. Ngoài việc đốn cây, nhổ cỏ, nhặt gai, đôi khi còn phải lượm đá lởm chởm rải rác khắp nơi. Ngoài ra còn phải diệt côn trùng sâu rầy trong đất. Khai hoang còn gặp phải rắn độc, cẩn trọng với bò cạp. Ngoài ra còn phải lập rào cản ngăn chặn thú hoang đến tàn phá mùa màng. Trong nông nghiệp khai hoang là công việc vất vả nhất, nhưng trời cũng công bằng, sau khi khai hoang thì vụ đầu tiên lại là vụ thu hoạch tốt đẹp nhất bởi đất mới còn nhiều mầu mỡ. Khai hoang thường mất nhiều năm bởi cỏ dại rụng hột xuống đất nằm chờ cơ hội thuận tiện sẽ mọc lên. Do đó, thời gian nhổ cỏ tận gốc rễ tốn rất nhiều công sức, vất vả. Cỏ dại luôn mọc tốt hơn, mạnh hơn là ngũ cốc, hoa mầu bởi đó là vùng đất chúng được sinh ra, lớn lên, thích hợp với điều kiện khí hậu, màu đất, chất phèn. Ngũ cốc, hoa mầu mới được mang đến gieo trồng nên cần thời gian để làm quen với phong thổ mới nên mọc yếu hơn cỏ dại.
Thánh Gioan Tiền Hô dùng hình ảnh hoang địa để nói đến tâm hồn khô cằn, sỏi đá; một tâm hồn hoang phế nhiều năm, hiếm hoi trong việc cầu nguyện, lơ là trong việc đón nhận ơn Chúa, từ chối đón nhận ơn thứ tha. Một tâm hồn bị đam mê, dục vọng biến thành đồi gai, cỏ dại; một tâm hồn bị vật chất bào mòn biến thành thung lũng chất chứa cặn bã, bãi rác xã hội. Đồi gai thường khô cằn bởi đỉnh đồi không tích trữ nước, nước mưa tuôn xuống bị chảy xuống chân đồi, thung lũng. Thánh Gioan dùng hình ảnh đồi cao nói lên tính kiêu ngạo, kiêu căng, tự phục của tâm hồn hoang phế. Trái lại, thung lũng lại là chỗ chứa chất dơ bẩn, bụi rác, cành khô, cỏ chết do nước tuông xuống từ đồi cao. Thung lũng tâm hồn được ví như là vũng lầy tâm lí. Một tâm hồn không có niềm vui, luôn buồn sầu, sống trong lo âu, sợ sệt, buồn nản. Đức Kitô kêu gọi môn đệ sống vui vẻ, hạnh phúc, ngay cả khi phải đối phó với phong ba, bão táp cuộc đời, sấm gầm, sóng thét của ngày tận thế, Kitô hữu cũng cần sống trong tin yêu, cậy trông vào tình yêu Chúa.
'Người ta sợ đến hồn xiêu, phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu... Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu rỗi' Lc 21: 26-28
Thánh Gioan kêu gọi bạt đồi cao, lấp thung lũng. Một tâm hồn xấu xa, bẩn thỉu, nhơ nhuốc như thế vẫn được Chúa đón nhận nếu tâm hồn đó đến xin ơn hoán cải. Thánh Giao cho biết ơn Chúa mạnh hơn tất cả mọi nhơ nhuốc trên đời; ơn Chúa tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi; ơn Chúa diệt hết mọi thứ cỏ dại, gai góc; ơn Chúa đổ tràn, lấp đầy mọi thung lũng, hầm hố sâu hoắm; ơn Chúa hoán cải mọi con tim sỏi đá; ơn Chúa hàn gắn, chữa lành mọi vết thương gây nên bởi lối sống bê tha, sa đọa; ơn Chúa thanh tẩy, biến đổi con tim khô cằn thành con tim biết yêu thương, nhậy cảm trước đau khổ của đồng loại.
Khó tìm được hình ảnh thích hợp diễn tả tình trạng một tấm lòng. Có thể ví cõi lòng người như li nước. Li nước ngày đêm bị bốc hơi. Để cho li nước luôn đầy tràn, mỗi ngày cần châm thêm nước. Nước bốc hơi đi, không khí lấn chiếm. Tâm hồn người công chính cũng như li nước, tràn đầy ơn Chúa, cám dỗ trong cuộc sống, đam mê, yếu đuối trước thử thách, nhẹ dạ với lời ngọt ngào dễ làm ta bị lung lay. Hàng ngày cần liên kết với Chúa qua cầu nguyện, nhận thêm ơn Chúa, nếu không tham lam, dục vọng sẽ đến chiếm lấy. Nước sạch mấy cũng chứa ít nhiều vi khuẩn; cõi lòng con người luôn có mầm mống dục vọng, vẩn đục đam mê, trần thế. Khi tâm linh mạnh, đam mê, dục vọng yếu; khi tâm linh yếu, đam mê, dục vọng mạnh. Ân sủng Chúa tăng sức mạnh tâm linh.
TiengChuong.org
Thánh Gioan Tiền Hô dùng hình ảnh hoang địa để nói đến tâm hồn khô cằn, sỏi đá; một tâm hồn hoang phế nhiều năm, hiếm hoi trong việc cầu nguyện, lơ là trong việc đón nhận ơn Chúa, từ chối đón nhận ơn thứ tha. Một tâm hồn bị đam mê, dục vọng biến thành đồi gai, cỏ dại; một tâm hồn bị vật chất bào mòn biến thành thung lũng chất chứa cặn bã, bãi rác xã hội. Đồi gai thường khô cằn bởi đỉnh đồi không tích trữ nước, nước mưa tuôn xuống bị chảy xuống chân đồi, thung lũng. Thánh Gioan dùng hình ảnh đồi cao nói lên tính kiêu ngạo, kiêu căng, tự phục của tâm hồn hoang phế. Trái lại, thung lũng lại là chỗ chứa chất dơ bẩn, bụi rác, cành khô, cỏ chết do nước tuông xuống từ đồi cao. Thung lũng tâm hồn được ví như là vũng lầy tâm lí. Một tâm hồn không có niềm vui, luôn buồn sầu, sống trong lo âu, sợ sệt, buồn nản. Đức Kitô kêu gọi môn đệ sống vui vẻ, hạnh phúc, ngay cả khi phải đối phó với phong ba, bão táp cuộc đời, sấm gầm, sóng thét của ngày tận thế, Kitô hữu cũng cần sống trong tin yêu, cậy trông vào tình yêu Chúa.
'Người ta sợ đến hồn xiêu, phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu... Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu rỗi' Lc 21: 26-28
Thánh Gioan kêu gọi bạt đồi cao, lấp thung lũng. Một tâm hồn xấu xa, bẩn thỉu, nhơ nhuốc như thế vẫn được Chúa đón nhận nếu tâm hồn đó đến xin ơn hoán cải. Thánh Giao cho biết ơn Chúa mạnh hơn tất cả mọi nhơ nhuốc trên đời; ơn Chúa tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi; ơn Chúa diệt hết mọi thứ cỏ dại, gai góc; ơn Chúa đổ tràn, lấp đầy mọi thung lũng, hầm hố sâu hoắm; ơn Chúa hoán cải mọi con tim sỏi đá; ơn Chúa hàn gắn, chữa lành mọi vết thương gây nên bởi lối sống bê tha, sa đọa; ơn Chúa thanh tẩy, biến đổi con tim khô cằn thành con tim biết yêu thương, nhậy cảm trước đau khổ của đồng loại.
Khó tìm được hình ảnh thích hợp diễn tả tình trạng một tấm lòng. Có thể ví cõi lòng người như li nước. Li nước ngày đêm bị bốc hơi. Để cho li nước luôn đầy tràn, mỗi ngày cần châm thêm nước. Nước bốc hơi đi, không khí lấn chiếm. Tâm hồn người công chính cũng như li nước, tràn đầy ơn Chúa, cám dỗ trong cuộc sống, đam mê, yếu đuối trước thử thách, nhẹ dạ với lời ngọt ngào dễ làm ta bị lung lay. Hàng ngày cần liên kết với Chúa qua cầu nguyện, nhận thêm ơn Chúa, nếu không tham lam, dục vọng sẽ đến chiếm lấy. Nước sạch mấy cũng chứa ít nhiều vi khuẩn; cõi lòng con người luôn có mầm mống dục vọng, vẩn đục đam mê, trần thế. Khi tâm linh mạnh, đam mê, dục vọng yếu; khi tâm linh yếu, đam mê, dục vọng mạnh. Ân sủng Chúa tăng sức mạnh tâm linh.
TiengChuong.org
Việc cần làm trước thêm Năm Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:09 04/12/2024
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG – C
(Lc 3, 1-6)
Việc cần làm trước thêm Năm Thánh
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, mùa của niềm vui thiêng thánh đậm nét đợi chờ trong niềm hy vọng chứa chan, rằng Chúa Giêsu, sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria, sẽ trở lại trong vinh quang. Nhưng để sự đợi chờ của chúng ta không uổng công vô ích, chúng ta phải hoán cải.
Năm Thánh 2025 tới đây sẽ là Năm Thánh thường lệ thứ 27 trong lịch sử Giáo hội. Các chủ đề của năm này bao gồm: liên đới, hy vọng, công bằng, dấn thân phụng sự Chúa với niềm vui và bình an với anh chị em của chúng ta.
“Niềm hy vọng” như là nội dung chính yếu và xuyên suốt Năm Thánh 2025. Theo đó, Năm Thánh khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, chiến tranh, bất bao dung, xung đột, xáo trộn và khủng hoảng, nhất là trong đời sống gia đình.
Thật ý nghĩa khi Năm Thánh thường niên 2025 đang mở ra. Đây là thời gian mà người tội lỗi hoán cải. Hoán cải là việc cần làm trước thềm Năm Thánh. Để được ban ơn tha thứ các hình phạt do tội gây ra, con người phải thống hối và canh tân cũng như hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em. Ðể được hưởng những ơn lành Thiên Chúa ban cho trong Năm Thánh này, Kitô hữu phải nhận thức: trước hết, Năm Thánh là nhằm thánh hóa cuộc sống, củng cố đức tin, tạo cơ hội thuận tiện để xây dựng tình liên đới và hiệp thông huynh đệ trong lòng Giáo hội và thế giới, tuyên xưng đức tin một cách chân thành và sống động hơn nơi Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của nhân loại.
Phụng vụ Lời Chúa đề nghị chúng ta gẫm suy về Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Chúa Cứu Thế và nghe lời ông khẩn trương “dọn đường Chúa” (Lc 3,4). Đồng thời mau mắn bước vào Năm Thánh.
Gioan Tẩy Giả được gọi làm Tiền Hô cho Đấng Mêsia ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ. Việc loan báo việc ông sinh ra đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên: Dacaria cha Gioan đã bị câm vì đã không tin lời của sứ thần truyền. “Láng giếng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđa” (Lc 1, 65).
Gioan Tẩy Giả ông lui vào trong hoang địa, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà, chuyên tâm cầu nguyện, hãm mình và sám hối để thực thi sứ mạng Tiền Hô sau này. Hoang địa tượng trưng cho sự từ bỏ hoàn toàn, là nơi con người không thấy gì khác ngoài sự yếu hèn, nhỏ bé, giới hạn, bất lực của mình trước sự cao cả của Đấng Tạo Hóa. Chính trong hoang địa mà Gioan Tẩy Giả nâng hồn lên tới Chúa và sống hiệp thông mật thiết với Ngài để kín múc lấy sức mạnh cho sứ mạng tương lai, kêu gọi người ta hoán cải và khẩn trương dọn đường cho Chúa.
Dọn đường Chúa
Nếu Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Vậy ông kêu gì? “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Lc 3, 4-5). Tiếng kêu của Gioan đối với chúng ta vẫn còn rất cấp bách. Chúng ta còn được mời gọi san phẳng đường lối cho Chúa, nghĩa là dẹp tan lòng kiêu ngạo, chia rẽ, hận thù, bất hòa, giận dữ trong chúng ta; xóa bỏ ranh giới còn tồn tại trong não trạng của nhiều người về thua được, hơn thiệt; thanh luyện tâm hồn; sống tình bác ái, huynh đệ và liên đới; khước từ Satan, tội lỗi và tất cả những gì cản đường Chúa đến với chúng ta, cản trở ta đến với tha nhân (1 Cr 7,34).
Hoán cải thật là cần thiết để chúng ta khôi phục mối tương quan thân tình với Thiên Chúa, tìm thấy sự tha thứ cho tội lỗi, được chữa lành linh hồn, và mở ra tương lai hiệp thông với Thiên Chúa trong lòng Giáo hội.
Sống hy vọng
Hơn bao giờ hết, chúng ta ngày hôm nay được mời gọi trở nên người loan báo Chúa Kitô bằng lời nói và đời sống, làm chứng cho một Chúa Kitô tốt lành, khiêm nhường, nghèo khó và nhân từ; một Chúa Kitô đã yêu thương thế gian đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cậy thập giá; một Chúa Kitô nhập thể làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi; một Chúa Kitô đã yêu nhân loại đến chết vì yêu.
Năm Thánh 2025 đánh dấu một năm tha tội và hình phạt do tội gây ra, một năm hòa giải giữa những người đối lập nhau, một năm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Trước ngưỡng cửa của Năm Thánh, chúng ta “Những người hành hương hy vọng” sẽ bước qua “cửa hy vọng” vì Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng “chờ đón” để tha thứ cho mọi tội của từng người trong mọi thời đại.
Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, luôn kiên nhẫn chờ đợi, sẵn sàng tha thứ, dù con người sống trong tăm tối của bất toàn và yếu đuối đến mấy cũng được mời gọi bước qua để vào miền ánh sáng ân sủng thần thiêng của Cha trên Trời.
Ước mong sao, mọi người đều cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương, luôn tha thứ và ban ơn cứu độ cho hết mọi người. Chúng ta hy vọng và vững tin vào Chúa.
(Lc 3, 1-6)
Việc cần làm trước thêm Năm Thánh
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, mùa của niềm vui thiêng thánh đậm nét đợi chờ trong niềm hy vọng chứa chan, rằng Chúa Giêsu, sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria, sẽ trở lại trong vinh quang. Nhưng để sự đợi chờ của chúng ta không uổng công vô ích, chúng ta phải hoán cải.
Năm Thánh 2025 tới đây sẽ là Năm Thánh thường lệ thứ 27 trong lịch sử Giáo hội. Các chủ đề của năm này bao gồm: liên đới, hy vọng, công bằng, dấn thân phụng sự Chúa với niềm vui và bình an với anh chị em của chúng ta.
“Niềm hy vọng” như là nội dung chính yếu và xuyên suốt Năm Thánh 2025. Theo đó, Năm Thánh khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, chiến tranh, bất bao dung, xung đột, xáo trộn và khủng hoảng, nhất là trong đời sống gia đình.
Thật ý nghĩa khi Năm Thánh thường niên 2025 đang mở ra. Đây là thời gian mà người tội lỗi hoán cải. Hoán cải là việc cần làm trước thềm Năm Thánh. Để được ban ơn tha thứ các hình phạt do tội gây ra, con người phải thống hối và canh tân cũng như hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em. Ðể được hưởng những ơn lành Thiên Chúa ban cho trong Năm Thánh này, Kitô hữu phải nhận thức: trước hết, Năm Thánh là nhằm thánh hóa cuộc sống, củng cố đức tin, tạo cơ hội thuận tiện để xây dựng tình liên đới và hiệp thông huynh đệ trong lòng Giáo hội và thế giới, tuyên xưng đức tin một cách chân thành và sống động hơn nơi Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của nhân loại.
Phụng vụ Lời Chúa đề nghị chúng ta gẫm suy về Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Chúa Cứu Thế và nghe lời ông khẩn trương “dọn đường Chúa” (Lc 3,4). Đồng thời mau mắn bước vào Năm Thánh.
Gioan Tẩy Giả được gọi làm Tiền Hô cho Đấng Mêsia ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ. Việc loan báo việc ông sinh ra đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên: Dacaria cha Gioan đã bị câm vì đã không tin lời của sứ thần truyền. “Láng giếng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđa” (Lc 1, 65).
Gioan Tẩy Giả ông lui vào trong hoang địa, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà, chuyên tâm cầu nguyện, hãm mình và sám hối để thực thi sứ mạng Tiền Hô sau này. Hoang địa tượng trưng cho sự từ bỏ hoàn toàn, là nơi con người không thấy gì khác ngoài sự yếu hèn, nhỏ bé, giới hạn, bất lực của mình trước sự cao cả của Đấng Tạo Hóa. Chính trong hoang địa mà Gioan Tẩy Giả nâng hồn lên tới Chúa và sống hiệp thông mật thiết với Ngài để kín múc lấy sức mạnh cho sứ mạng tương lai, kêu gọi người ta hoán cải và khẩn trương dọn đường cho Chúa.
Dọn đường Chúa
Nếu Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Vậy ông kêu gì? “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Lc 3, 4-5). Tiếng kêu của Gioan đối với chúng ta vẫn còn rất cấp bách. Chúng ta còn được mời gọi san phẳng đường lối cho Chúa, nghĩa là dẹp tan lòng kiêu ngạo, chia rẽ, hận thù, bất hòa, giận dữ trong chúng ta; xóa bỏ ranh giới còn tồn tại trong não trạng của nhiều người về thua được, hơn thiệt; thanh luyện tâm hồn; sống tình bác ái, huynh đệ và liên đới; khước từ Satan, tội lỗi và tất cả những gì cản đường Chúa đến với chúng ta, cản trở ta đến với tha nhân (1 Cr 7,34).
Hoán cải thật là cần thiết để chúng ta khôi phục mối tương quan thân tình với Thiên Chúa, tìm thấy sự tha thứ cho tội lỗi, được chữa lành linh hồn, và mở ra tương lai hiệp thông với Thiên Chúa trong lòng Giáo hội.
Sống hy vọng
Hơn bao giờ hết, chúng ta ngày hôm nay được mời gọi trở nên người loan báo Chúa Kitô bằng lời nói và đời sống, làm chứng cho một Chúa Kitô tốt lành, khiêm nhường, nghèo khó và nhân từ; một Chúa Kitô đã yêu thương thế gian đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cậy thập giá; một Chúa Kitô nhập thể làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi; một Chúa Kitô đã yêu nhân loại đến chết vì yêu.
Năm Thánh 2025 đánh dấu một năm tha tội và hình phạt do tội gây ra, một năm hòa giải giữa những người đối lập nhau, một năm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Trước ngưỡng cửa của Năm Thánh, chúng ta “Những người hành hương hy vọng” sẽ bước qua “cửa hy vọng” vì Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng “chờ đón” để tha thứ cho mọi tội của từng người trong mọi thời đại.
Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, luôn kiên nhẫn chờ đợi, sẵn sàng tha thứ, dù con người sống trong tăm tối của bất toàn và yếu đuối đến mấy cũng được mời gọi bước qua để vào miền ánh sáng ân sủng thần thiêng của Cha trên Trời.
Ước mong sao, mọi người đều cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương, luôn tha thứ và ban ơn cứu độ cho hết mọi người. Chúng ta hy vọng và vững tin vào Chúa.
Đời đá, đời cát
Lm Minh Anh
15:11 04/12/2024
ĐỜI ĐÁ, ĐỜI CÁT
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào Nước Trời!”.
“Julius Caesar chinh phục 800 thành phố, nhuộm cẩm bào bằng máu của một triệu kẻ thù; thế mà ngay sau chiến thắng vĩ đại nhất, Caesar bị đâm chết bởi những người bạn chí thiết! Thành công tạm thời thường đội vương miện cho những kẻ vô thần. Khi những thành tựu rực rỡ nhất không được nhìn thấy dưới ánh sáng vĩnh cửu, đặt nền móng trên Thiên Chúa ngàn năm bền vững, chúng chỉ kéo dài và có giá trị như bọt nước!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, niềm tin vào Thiên Chúa nếu không đặt nền móng trên Chúa Kitô, nó chỉ kéo dài và có giá trị như bọt nước. Nó phải thâm nhập trong trí, ấp ủ trong tim và thể hiện trong hành động. Lời Chúa hôm nay tiết lộ, ai xây dựng đời mình - ‘đời đá’ - trên Chúa Kitô, và thi hành ý muốn của Chúa Cha, “Người ấy mới được vào Nước Trời!”.
Để có thể đặt một nền móng kiên cố cho toà nhà đức tin, phải khổ công; đòi hỏi kiên định trong cầu nguyện, bền bỉ trong bác ái và miệt mài trong tự hiến; nó cũng đòi hỏi một sự khiêm tốn và một ý ngay lành. Bởi lẽ, chuẩn bị nền móng không bao giờ là một công việc hào nhoáng. Chẳng có gì đẹp đẽ với một hố sâu, hoang hoác, bì bõm bùn lầy tại công trường! Cũng thế, việc đào móng cho đời sống đức tin, rao giảng đức tin, buộc bạn và tôi phải xuống sâu, đối mặt với các tính hư nết xấu, loại bỏ những tội lỗi tồi tệ nhất. Quá trình này thường không mấy lý thú! Không có bước quyết định này, chúng ta có nguy cơ xây dựng và rao giảng đức tin đời mình, một ‘đời cát’ không hơn không kém!
Toà nhà có vẻ vững khi mọi sự xem ra bình lặng. Thời tiết tốt không nói hết độ chắc của nó; thách thức thực sự chỉ đến khi thiên nhiên trở nên hung hãn. Tương tự như thế, khi an bình bảo bọc, cuộc sống dễ dàng nở hoa; chính khi khủng hoảng ập xuống mới là lúc bạn nhận thức ‘độ cứng’ của đức tin mình. Vậy làm sao để có thể đối mặt với những cám dỗ, thất bại hay một khủng hoảng nghiêm trọng?
Câu trả lời ở đây: “Chúng ta có thành trì vững chắc: Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che” - bài đọc một. Tường luỹ đó chính là Chúa Kitô. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người”, toà nhà đức tin của bạn và tôi, ‘lời của bạn và tôi’ mới đứng vững.
Anh Chị em,
“Chúng ta có thành trì vững chắc!”. “Thành trì vững chắc, đá tảng là Chúa Kitô. Lời của chúng ta có sức mạnh, ban sự sống, kiên cường, có thể chịu đựng bất kỳ cuộc tấn công nào nếu nó bắt nguồn từ Chúa Kitô!”. Tuy nhiên, “Một lời Kitô giáo mà gốc rễ mang lại sự sống không bắt nguồn từ Chúa Kitô là một lời Kitô giáo lừa dối, chúng chỉ gây hại!” - GK. Chesterton. “Khi những lời Kitô giáo thiếu Chúa Kitô, chúng bắt đầu đi vào con đường điên rồ, dẫn đến phù phiếm, tự tôn, kiêu hãnh và quyền lực. Chúa sẽ hạ bệ những người này!” - Phanxicô. Mùa Vọng, mùa “khởi sự lại với Chúa Kitô”, đặt móng trên Ngài. Theo cách này, bạn để cho Lời và Thánh Thần hướng dẫn trong mọi hành vi bác ái yêu thương; và như thế, xây đời mình, một ‘đời đá’ trên Đá Tảng Kitô, đời chúng ta không còn là ‘đời cát!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con đội vương miện của kẻ vô thần vốn chỉ kéo dài như bọt nước - ‘đời cát’. Giúp con dựng xây đời con - một ‘đời đá’ - trên chính Chúa và nó sẽ ngàn năm bền vững!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào Nước Trời!”.
“Julius Caesar chinh phục 800 thành phố, nhuộm cẩm bào bằng máu của một triệu kẻ thù; thế mà ngay sau chiến thắng vĩ đại nhất, Caesar bị đâm chết bởi những người bạn chí thiết! Thành công tạm thời thường đội vương miện cho những kẻ vô thần. Khi những thành tựu rực rỡ nhất không được nhìn thấy dưới ánh sáng vĩnh cửu, đặt nền móng trên Thiên Chúa ngàn năm bền vững, chúng chỉ kéo dài và có giá trị như bọt nước!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, niềm tin vào Thiên Chúa nếu không đặt nền móng trên Chúa Kitô, nó chỉ kéo dài và có giá trị như bọt nước. Nó phải thâm nhập trong trí, ấp ủ trong tim và thể hiện trong hành động. Lời Chúa hôm nay tiết lộ, ai xây dựng đời mình - ‘đời đá’ - trên Chúa Kitô, và thi hành ý muốn của Chúa Cha, “Người ấy mới được vào Nước Trời!”.
Để có thể đặt một nền móng kiên cố cho toà nhà đức tin, phải khổ công; đòi hỏi kiên định trong cầu nguyện, bền bỉ trong bác ái và miệt mài trong tự hiến; nó cũng đòi hỏi một sự khiêm tốn và một ý ngay lành. Bởi lẽ, chuẩn bị nền móng không bao giờ là một công việc hào nhoáng. Chẳng có gì đẹp đẽ với một hố sâu, hoang hoác, bì bõm bùn lầy tại công trường! Cũng thế, việc đào móng cho đời sống đức tin, rao giảng đức tin, buộc bạn và tôi phải xuống sâu, đối mặt với các tính hư nết xấu, loại bỏ những tội lỗi tồi tệ nhất. Quá trình này thường không mấy lý thú! Không có bước quyết định này, chúng ta có nguy cơ xây dựng và rao giảng đức tin đời mình, một ‘đời cát’ không hơn không kém!
Toà nhà có vẻ vững khi mọi sự xem ra bình lặng. Thời tiết tốt không nói hết độ chắc của nó; thách thức thực sự chỉ đến khi thiên nhiên trở nên hung hãn. Tương tự như thế, khi an bình bảo bọc, cuộc sống dễ dàng nở hoa; chính khi khủng hoảng ập xuống mới là lúc bạn nhận thức ‘độ cứng’ của đức tin mình. Vậy làm sao để có thể đối mặt với những cám dỗ, thất bại hay một khủng hoảng nghiêm trọng?
Câu trả lời ở đây: “Chúng ta có thành trì vững chắc: Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che” - bài đọc một. Tường luỹ đó chính là Chúa Kitô. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người”, toà nhà đức tin của bạn và tôi, ‘lời của bạn và tôi’ mới đứng vững.
Anh Chị em,
“Chúng ta có thành trì vững chắc!”. “Thành trì vững chắc, đá tảng là Chúa Kitô. Lời của chúng ta có sức mạnh, ban sự sống, kiên cường, có thể chịu đựng bất kỳ cuộc tấn công nào nếu nó bắt nguồn từ Chúa Kitô!”. Tuy nhiên, “Một lời Kitô giáo mà gốc rễ mang lại sự sống không bắt nguồn từ Chúa Kitô là một lời Kitô giáo lừa dối, chúng chỉ gây hại!” - GK. Chesterton. “Khi những lời Kitô giáo thiếu Chúa Kitô, chúng bắt đầu đi vào con đường điên rồ, dẫn đến phù phiếm, tự tôn, kiêu hãnh và quyền lực. Chúa sẽ hạ bệ những người này!” - Phanxicô. Mùa Vọng, mùa “khởi sự lại với Chúa Kitô”, đặt móng trên Ngài. Theo cách này, bạn để cho Lời và Thánh Thần hướng dẫn trong mọi hành vi bác ái yêu thương; và như thế, xây đời mình, một ‘đời đá’ trên Đá Tảng Kitô, đời chúng ta không còn là ‘đời cát!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con đội vương miện của kẻ vô thần vốn chỉ kéo dài như bọt nước - ‘đời cát’. Giúp con dựng xây đời con - một ‘đời đá’ - trên chính Chúa và nó sẽ ngàn năm bền vững!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Người dọn đường
Lm Thái Nguyên
15:15 04/12/2024
NGƯỜI DỌN ĐƯỜNG
Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm C : Lc 3.1-6
Suy niệm
Mở đầu bài Tin Mừng, thánh Luca nêu rõ khung thời gian mà Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng tại đất nước Do Thái. Trong bối cảnh này, tác giả cho ta thấy hai quyền lực đạo đời đang phát triển và đối đầu với nhau. Có một thế lực đang nắm quyền thuộc lãnh vực chính trị, như Hoàng đế Tibêriô, Tổng trấn Phongxiô Philatô, các Tiểu vương Hêrôđê, Philípphê, Lyxania. Có nhóm người khác đang nắm quyền thuộc lãnh vực tôn giáo, như các thượng tế Khanna và Caipha. Đang khi đó xuất hiện một đối trọng thứ ba, một nhân vật khác thường và đường hướng cũng khác biệt. Đó là Gioan Tẩy Giả, với lời hiệu triệu mọi người phải sám hối để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Gioan không những được sinh ra một cách kỳ lạ, mà còn thể hiện một lối sống khác lạ. Các bạn trẻ thường vào đời với những mơ ước thành đạt, muốn tạo lập cho mình một sự nghiệp to tát ở đời. Gioan thì trái lại, không chọn con đường đi lên mà chọn chọn con đường đi xuống: con đường thiêng liêng. Đó là con đường chay tịnh và tu tập, bằng một cuộc sống nhiệm nhặt và khổ chế nơi hoang địa. Chính trong sự thanh thoát, tĩnh lặng và cầu nguyện mà Gioan đã nghe được tiếng Chúa. Chính trong sự gặp gỡ Chúa mà ông nhận ra con đường mình phải đi và sứ mạng mình phải thi hành. Chính nhờ đó mà lời rao giảng của ông càng đáng tin đối với dân chúng, và cũng đáng gờm đối với hai thế lực kia, mặc dù ông đơn thân độc mã, không phe phái, không quyền hành, không thế lực, cũng không dựa dẫm vào bất cứ quyền lực nào.
Lời Chúa đưa bước Gioan rời khỏi hoang địa để đến vùng ven sông Giođan với vai trò là người thanh tẩy tâm hồn cho những ai sám hối, nên từ đó ông được gọi là Gioan Tẩy Giả. Lời Chúa mà ông nghe trong hoang địa trở thành Lời Chúa mà ông công bố. Tiếng Chúa gọi ông trở thành tiếng ông mời gọi mọi người, nên từ đó ông còn được gọi là Gioan Tiền Hô, là người loan báo về Đấng Cứu Thế. Gioan đã trở nên vị ngôn sứ độc đáo cho dân tộc ông sau bốn thế kỷ vắng bóng ngôn sứ.
Để chuẩn bị cho dân mình đón nhận Đấng Cứu Thế, ông yêu cầu dân chúng phải quay về với Thiên Chúa, không thể tiếp tục sống theo đường xưa lối cũ, mà phải làm một cuộc đổi đời, đổi cái nhìn, đổi lối suy nghĩ, như có lời chép trong sách Isaia rằng: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng.” (Lc 3, 5). Có bao lối nghĩ quanh co, muốn đi con đường tắt dễ dãi để sống ung dung, an nhàn; có bao toan tính quanh quẩn, muốn tránh né bổn phận đối với Chúa và với nhau; có những thói quen giả bộ, giả hình, chỉ lo xét người mà không lo xét mình.
Cũng có những tình trạng tâm hồn như thung lũng tối tăm, vì thiếu ánh sáng của tình yêu, nên phát sinh ghen ghét, oán hờn, tranh chấp, thành kiến, vô tâm và ác cảm với nhau. Có những núi đồi ngạo nghễ của tự kiêu, tự mãn, với những phê bình chỉ trích, bất hợp tác, thậm chí còn gây ra chia rẽ trong cộng đoàn, gia đình, xứ đạo. Có những chỗ mấp mô, lồi lõm, gồ ghề của sự lười biếng và dung dưỡng bản thân, không muốn vươn lên trong sự thiện, và được viện cớ bằng nhiều lý lẽ.
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Giáo hội luôn thiếu những con đường bằng phẳng để Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau. Đó là điều mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải làm nên bằng chính cuộc sống mình, và để từ đó mở ra những con đường mới cho con người hôm nay có thể đón nhận Chúa. Như Gioan tu luyện bản thân mình và gặp được Chúa trong rừng vắng, chúng ta cũng phải có giờ tĩnh lặng để sống bên Chúa và tu chỉnh lại đời sống mình. Hãy thành tâm đến với bí tích Hòa Giải với lòng khao khát đổi mới bản thân, để ta trở thành một Gioan mới cho người xung quanh.
Cũng như Gioan, mỗi Kitô hữu cũng là một ngôn sứ, chuẩn bị cho Chúa đến trong cuộc đời này, trên quê hương xóm làng của mình. Mỗi người chúng ta phải là một tiếng hô giữa sa mạc đời, để mọi người có thể nghe biết đến Chúa. Bản thân chúng ta phải là một sự hiện diện khiêm nhu và đầy tình nhân ái, nhưng cũng rất phân minh, rõ ràng và ngay chính như Gioan, để loan báo trước hình ảnh Đấng sẽ đến.
Chúng ta được chọn gọi làm Kitô hữu là một hồng ân mà cũng vừa là một trách nhiệm trong việc loan báo Đức Kitô, không chỉ bằng lời nói mà bằng chính cuộc sống đã được đổi mới của mình. Khi con đường của cõi lòng chúng ta đã ngay thẳng và bằng phẳng, thì trước sau gì những người xung quanh ta cũng nhận ra ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Cũng như thánh Gio-an Tẩy Giả,
mỗi người chúng con là một con đường,
để Chúa đến với con người hôm nay,
ban sức thiêng cho cuộc sống đời này.
Nhưng lòng còn quanh co gian dối,
còn che chắn và tăm tối mịt mù,
còn những lối hiềm thù và đố kị,
còn những mô cao khinh thị kiêu căng,
còn những gồ ghề nhỏ nhen ích kỷ,
những vô lý và thô bỉ với người.
Như thánh Gio-an đã kêu gọi,
xin cho con biết thật tình sám hối,
biết tu tâm và đổi mới bản thân,
biết dành giờ cho Chúa và tha nhân.
Như thánh Gio-an đã từng sống,
cho con sống khó nghèo và nhiệm nhặt,
biết từ khước những gì là dễ dãi,
những tiện nghi và thoải mái cho mình,
để sống chân tình và giản dị đơn sơ.
Như thánh Gio-an đã hành động,
xin cho con dám sống một đức tin,
ra khỏi mình và đến với anh em,
gần gũi và đỡ nâng người yếu kém,
xả thân vì sự thật của Tin Mừng.
Như thánh Gio-an đã nêu gương,
cho con biết rút lui vào hậu trường,
bỏ uy thế và ảnh hưởng của mình,
rất hân hoan nhường đường cho Chúa đến,
để đem lại ơn cứu độ cho đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Hồng Y tập trung vào tinh thần đồng nghị, vai trò phụ nữ, các sứ thần và các cuộc khủng hoảng thế giới
Thanh Quảng sdb
00:08 04/12/2024
Hội đồng Hồng Y (C9) tập trung vào tinh thần đồng nghị, vai trò phụ nữ, các sứ thần và các cuộc khủng hoảng thế giới
Tại phiên họp tháng 12 của Hội đồng Hồng Y (C9), được tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 12 tại Casa Santa Marta với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, một số vấn đề hiện tại liên quan đến Giáo hội và thế giới đã được thảo luận, cũng như đã được thảo luận tại Thượng hội đồng gần đây. Các cuộc họp cũng tạo cơ hội để suy ngẫm về tình hình ở các quốc gia khác nhau do các Hồng Y đại diện, "để chia sẻ mối quan tâm và hy vọng về thực tế xung đột và khủng hoảng đang diễn ra".
(Tin Vatican)
Tin tức chung chung trong Giáo hội, vai trò của phụ nữ, Thượng hội đồng gần đây, việc thực hiện Tông hiến Praedicate Evangelium trong Giáo triều, các giáo phận, vai trò của các sứ thần, mối quan tâm và hy vọng về thực tế toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và xung đột đã nêu bật các chủ đề khác nhau được giải quyết trong phiên họp tháng 12 của Hội đồng Hồng Y, được gọi là C9, nhóm làm việc gồm chín Hồng Y hỗ trợ và cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tính đồng nghị trong Giáo hội
Cuộc họp đánh dấu cuộc họp cuối cùng cho năm 2024, sau các cuộc họp vào tháng 2, tháng 4 và tháng 6, diễn ra vào thứ Hai ngày 2 và thứ Ba ngày 3 tháng 12 tại Casa Santa Marta, với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y của Hội đồng và Thư ký. Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay "nhiều chủ đề khác nhau đã được thảo luận trong các phiên họp", bắt đầu với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, "về tính đồng nghị trong Giáo hội, cụ thể là mối quan hệ giữa các giáo hội cụ thể và các Hội đồng giám mục, tiếp theo là cuộc trao đổi chung chung về Thượng hội đồng vừa kết thúc".
Vai trò của phụ nữ và sự phục vụ của các sứ thần
Ngoài ra, trong các cuộc họp, "vai trò của phụ nữ trong Giáo hội đã được đào sâu, tìm kiếm sự tổng hợp các vấn đề được nêu ra trong bốn phiên họp vừa qua của Hội đồng Hồng Y. Cuối cùng – tuyên bố tiếp tục – thời gian đã được dành cho việc nghiên cứu và thực hiện các nguyên tắc và tiêu chí của Tông hiến Praedicate Evangelium trong các Giáo triều và giáo phận, và cho chủ đề 'Vai trò của các Đại diện Giáo hoàng trong quan điểm truyền giáo theo công đồng', trong cuộc trò chuyện với Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch của nhóm nghiên cứu có liên quan.”
Suy ngẫm về Giáo hội và thế giới
“Như thường lệ,” Văn phòng Báo chí Vatican đưa tin, “Hội đồng đã đánh dấu một cơ hội để suy ngẫm toàn diện về thực tế của Giáo hội và thế giới trong các lĩnh vực khác nhau do các Hồng Y đại diện, chia sẻ mối quan tâm và hy vọng liên quan đến các điều kiện xung đột và khủng hoảng đang diễn ra.”
Phiên họp tiếp theo của Hội đồng Hồng Y được lên lịch vào tháng 4 năm 2025.
Tại phiên họp tháng 12 của Hội đồng Hồng Y (C9), được tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 12 tại Casa Santa Marta với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, một số vấn đề hiện tại liên quan đến Giáo hội và thế giới đã được thảo luận, cũng như đã được thảo luận tại Thượng hội đồng gần đây. Các cuộc họp cũng tạo cơ hội để suy ngẫm về tình hình ở các quốc gia khác nhau do các Hồng Y đại diện, "để chia sẻ mối quan tâm và hy vọng về thực tế xung đột và khủng hoảng đang diễn ra".
(Tin Vatican)
Tin tức chung chung trong Giáo hội, vai trò của phụ nữ, Thượng hội đồng gần đây, việc thực hiện Tông hiến Praedicate Evangelium trong Giáo triều, các giáo phận, vai trò của các sứ thần, mối quan tâm và hy vọng về thực tế toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và xung đột đã nêu bật các chủ đề khác nhau được giải quyết trong phiên họp tháng 12 của Hội đồng Hồng Y, được gọi là C9, nhóm làm việc gồm chín Hồng Y hỗ trợ và cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tính đồng nghị trong Giáo hội
Cuộc họp đánh dấu cuộc họp cuối cùng cho năm 2024, sau các cuộc họp vào tháng 2, tháng 4 và tháng 6, diễn ra vào thứ Hai ngày 2 và thứ Ba ngày 3 tháng 12 tại Casa Santa Marta, với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y của Hội đồng và Thư ký. Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay "nhiều chủ đề khác nhau đã được thảo luận trong các phiên họp", bắt đầu với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, "về tính đồng nghị trong Giáo hội, cụ thể là mối quan hệ giữa các giáo hội cụ thể và các Hội đồng giám mục, tiếp theo là cuộc trao đổi chung chung về Thượng hội đồng vừa kết thúc".
Vai trò của phụ nữ và sự phục vụ của các sứ thần
Ngoài ra, trong các cuộc họp, "vai trò của phụ nữ trong Giáo hội đã được đào sâu, tìm kiếm sự tổng hợp các vấn đề được nêu ra trong bốn phiên họp vừa qua của Hội đồng Hồng Y. Cuối cùng – tuyên bố tiếp tục – thời gian đã được dành cho việc nghiên cứu và thực hiện các nguyên tắc và tiêu chí của Tông hiến Praedicate Evangelium trong các Giáo triều và giáo phận, và cho chủ đề 'Vai trò của các Đại diện Giáo hoàng trong quan điểm truyền giáo theo công đồng', trong cuộc trò chuyện với Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch của nhóm nghiên cứu có liên quan.”
Suy ngẫm về Giáo hội và thế giới
“Như thường lệ,” Văn phòng Báo chí Vatican đưa tin, “Hội đồng đã đánh dấu một cơ hội để suy ngẫm toàn diện về thực tế của Giáo hội và thế giới trong các lĩnh vực khác nhau do các Hồng Y đại diện, chia sẻ mối quan tâm và hy vọng liên quan đến các điều kiện xung đột và khủng hoảng đang diễn ra.”
Phiên họp tiếp theo của Hội đồng Hồng Y được lên lịch vào tháng 4 năm 2025.
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Thánh Thần và công cuộc truyền giảng tin mừng.
Vũ Văn An
13:21 04/12/2024
Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 4 tháng Mười Hai, 2024, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Chúa Thánh Thần; và hôm nay, ngài nhấn mạnh tới việc Công bố Tin Mừng trong Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần và công cuộc truyền giáo.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Sau khi suy gẫm về hành động thánh hóa và đặc sủng của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ dành bài giáo lý này cho một khía cạnh khác: công cuộc truyền giáo của Chúa Thánh Thần, tức là về vai trò của việc rao giảng trong Giáo hội.
Thư thứ nhất của Thánh Phêrô định nghĩa các tông đồ là “những người đã rao giảng Tin Mừng cho anh em [qua] Chúa Thánh Thần” (x. 1:12). Trong cách diễn đạt này, chúng ta tìm thấy hai yếu tố cấu thành nên công cuộc rao giảng của Kitô giáo: nội dung của nó, tức là Tin Mừng, và phương tiện của nó, tức là Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy nói đôi điều về một trong hai yếu tố này.
Trong Tân Ước, từ “Tin mừng” có hai nghĩa chính. Nó có thể chỉ bất cứ một trong bốn Tin Mừng quy điển nào: Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an, và theo định nghĩa này, Tin Mừng có nghĩa là tin mừng được Chúa Giêsu công bố trong cuộc sống trần thế của Người. Sau Lễ Vượt Qua, từ “Tin Mừng” mang ý nghĩa mới của nó là tin mừng về Chúa Giêsu, tức là mầu nhiệm Vượt Qua về cái chết và sự phục sinh của Chúa. Đây là điều mà Thánh Tông đồ gọi là “Tin Mừng” khi ngài viết: “Tôi không hổ thẹn về Tin Mừng. Đó là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ mọi kẻ tin” (Rm 1:16).
Lời rao giảng của Chúa Giêsu và sau đó là của các Tông đồ cũng bao gồm tất cả các bổn phận đạo đức bắt nguồn từ Tin Mừng, bắt đầu từ mười điều răn cho đến điều răn “mới” về tình yêu. Nhưng nếu chúng ta không muốn tái phạm vào sai lầm mà Thánh Tông đồ Phaolô đã tố cáo là đặt luật pháp lên trên ân sủng và việc làm lên trên đức tin, thì chúng ta luôn cần phải bắt đầu lại từ việc công bố những gì Chúa Kitô đã làm cho chúng ta.
Do đó, Tông huấn Evangelii Gaudium [niềm vui Tin mừng] nhấn mạnh nhiều đến điều đầu tiên trong hai điều này, tức là kerygma hay “lời loan báo”, mà mọi ứng dụng đạo đức đều phụ thuộc vào.
Thật vậy, “trong giáo lý, chúng ta cũng đã khám phá lại vai trò cơ bản của lời loan báo đầu tiên hay kerygma, cần phải là trung tâm của mọi hoạt động truyền giáo và mọi nỗ lực đổi mới Giáo hội. … Lời loan báo đầu tiên được gọi là ‘đầu tiên’ không phải vì nó tồn tại ngay từ đầu và sau đó có thể bị lãng quên hoặc thay thế bằng những điều quan trọng hơn. Nó đứng đầu theo nghĩa định tính, vì nó là lời loan báo chính, lời mà chúng ta phải nghe đi nghe lại theo nhiều cách khác nhau, lời mà chúng ta phải loan báo theo cách này hay cách khác qua diễn trình giáo lý, ở mọi bình diện và thời điểm. …
Chúng ta không được nghĩ rằng trong giáo lý, kerygma nhường chỗ cho một sự đào tạo được cho là ‘vững chắc’ hơn. Không có gì vững chắc, sâu sắc, an toàn, có ý nghĩa và đầy khôn ngoan hơn lời loan báo ban đầu đó” (số 164-165), tức là kerygma.
Cho đến nay, chúng ta đã thấy nội dung của việc rao giảng của Kitô giáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ghi nhớ phương tiện nhờ đó nó được công bố. Tin Mừng phải được rao giảng “nhờ Chúa Thánh Thần” (1 Pr 1:12). Giáo hội phải làm chính xác những gì Chúa Giêsu nói khi bắt đầu sứ vụ công khai của Người: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4:18). Rao giảng với sự xức dầu của Chúa Thánh Thần có nghĩa là truyền đạt, cùng với các ý tưởng và giáo lý, cuộc sống và niềm tin của đức tin của chúng ta. Điều đó có nghĩa là làm như vậy “không phải bằng lời lẽ khôn ngoan thuyết phục, nhưng bằng sự chứng minh của tinh thần và quyền năng” (1 Cr 2:4), như Thánh Phaolô đã viết.
Nói thì dễ, người ta có thể phản đối, nhưng làm sao có thể đưa nó vào thực hành nếu nó không phụ thuộc vào chúng ta, mà phụ thuộc vào việc Chúa Thánh Thần đến? Trên thực tế, có một điều phụ thuộc vào chúng ta, hay đúng hơn là hai điều, và tôi sẽ đề cập ngắn gọn đến chúng. Đầu tiên là cầu nguyện. Chúa Thánh Thần đến với những ai cầu nguyện, vì– có lời chép rằng – Cha trên trời “ban Thánh Thần cho những ai cầu xin Người” (Lc 11:13), nhất là nếu chúng ta cầu xin Người để công bố Tin Mừng của Con Người! Khốn cho những ai rao giảng mà không cầu nguyện! Họ trở thành những người mà Thánh Tông đồ định nghĩa là “một thanh la vang dội hay một chũm chọe chói tai” (x. 1 Cr 13:1).
Vì vậy, điều đầu tiên phụ thuộc vào chúng ta là cầu nguyện, để Chúa Thánh Thần có thể đến. Điều thứ hai là không muốn rao giảng về chính mình, mà là về Chúa Giêsu (x. 2 Cr 4:5). Điều này liên quan đến việc giảng thuyết. Đôi khi có những bài giảng dài, hai mươi phút, ba mươi phút… Nhưng, xin làm ơn, những người giảng thuyết phải giảng một ý tưởng, một cảm xúc và một lời kêu gọi hành động. Sau tám phút, bài giảng bắt đầu mờ dần, không ai hiểu được. Và tôi nói điều này với những người giảng thuyết [vỗ tay] – Tôi thấy anh chị em thích nghe điều này! Đôi khi chúng ta thấy những người đàn ông, khi bài giảng bắt đầu, đi ra ngoài hút thuốc rồi quay lại. Xin làm ơn, bài giảng phải là một ý tưởng, một cảm giác và một lời kêu gọi hành động. Và nó không bao giờ được vượt quá mười phút. Điều này rất quan trọng.
Điều thứ hai, tôi muốn nói, là không muốn rao giảng về chính mình, mà là về Chúa. Không cần phải bận tâm về điều này, bởi vì bất cứ ai tham gia vào việc truyền giảng Tin mừng đều biết ý nghĩa thực tế của việc không rao giảng về bản thân. Tôi sẽ giới hạn bản thân mình vào một ứng dụng cụ thể của yêu cầu này. Không muốn rao giảng về bản thân cũng ngụ ý không phải lúc nào cũng ưu tiên các sáng kiến mục vụ do chúng ta thúc đẩy và gắn liền với tên tuổi của chúng ta, nhưng sẵn sàng hợp tác, nếu được yêu cầu, vào các sáng kiến cộng đồng hoặc được giao phó cho chúng ta bằng sự vâng lời.
Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta, đồng hành với chúng ta và dạy Giáo hội cách rao giảng Tin Mừng theo cách này cho những người nam và người nữ của thời đại này! Cảm ơn anh chị em.
JK Rowling chia sẻ về Hàng nghìn lời đe dọa mà bà nhận được vì phản đối phong trào chuyển giới
Vũ Văn An
13:53 04/12/2024
J.K.
Alyssa Murphy, trên National Catholic Register, ngày 3 tháng 12, 2024, tường trình rằng: Trong một bài đăng trên mạng xã hội hiện đang lan truyền, tác giả bị rrie65t tiêu của "Harry Potter" đã kể chi tiết về cách đối xử tàn bạo mà bà phải chịu đựng vì công khai chỉ trích hệ tư tưởng giới tính cấp tiến.
Thực vậy, tuần này, tác giả J.K. Rowling đã chia sẻ về cách đối xử tàn bạo mà bà nhận được — bao gồm "hàng nghìn lời đe dọa giết người, hiếp dâm và bạo lực" — vì dám lên tiếng chống lại những nguy cơ của hệ tư tưởng giới tính.
“Một phụ nữ chuyển giới đã đăng địa chỉ nhà của gia đình tôi kèm theo hướng dẫn chế tạo bom”, tác giả người Anh của bộ truyện “Harry Potter” tiết lộ trong bài đăng trên mạng xã hội ngày 2 tháng 12 hiện đang lan truyền rộng rãi, ám chỉ đến một loại tấn công trực tuyến được gọi là “doxxing”, có nghĩa là gây nguy hiểm cho ai đó bằng cách công khai tiết lộ nơi họ sống.
“Đứa con lớn nhất của tôi đã bị một nhà hoạt động chuyển giới nổi tiếng nhắm đến, người đã cố gắng doxx con bé và cuối cùng lại doxx nhầm người phụ nữ trẻ”, Rowling nói thêm.
“Tôi có thể viết một bài luận dài hai mươi nghìn từ về hậu quả đối với tôi và gia đình tôi, và những gì chúng tôi phải chịu đựng KHÔNG LÀ GÌ so với tác hại gây ra cho người khác”.
Tuyên bố của Rowling được đưa ra để đáp lại một báo cáo ngày 26 tháng 11 trên tờ The New York Times, trong đó một số nhà hoạt động chuyển giới lên tiếng chỉ trích các chiến thuật “đối đầu” được áp dụng bởi “nhiều tiếng nói theo kiểu tất cả hoặc không có gì trong phong trào của họ”.
Rowling phản đối việc bị trích dẫn là ví dụ về một người bị nhắm đến với "lời chỉ trích không thương tiếc", một mô tả mà bà cảm thấy cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng của sự lạm dụng mà bà và những người khác phải chịu đựng.
Như Rowling nhấn mạnh, "nhiều người đã mất kế sinh nhai" ngoài việc bị triệt tiêu, đe dọa và tẩy chay, và "một số đã bị các nhà hoạt động chuyển giới hành hung".
Bà nói tiếp: "Các chính trị gia nữ đã buộc phải thuê vệ sĩ cá nhân theo lời khuyên của cảnh sát. Tin tức cho rằng một trong những bác sĩ nội tiết hàng đầu của Vương quốc Anh, Tiến sĩ Hillary Cass, được khuyên không nên đi phương tiện công cộng vì sự an toàn của chính mình nên khiến tất cả những ai để sự điên rồ này hoành hành phải xấu hổ".
Bài báo của tờ Times phản ảnh kiểu tự vấn lương tâm mà một số người bên cánh tả đang thực hiện sau sự ủng hộ rộng rãi và chiến thắng áp đảo của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Một vụ kiện được đưa ra trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào thứ Tư liên quan đến lệnh cấm các thủ tục chuyển đổi giới tính cho trẻ em của Tennessee cũng đã đưa ra một sự chú ý không mấy hay ho về hệ tư tưởng chuyển giới cấp tiến. Luật này là phản ứng đối với cuộc điều tra năm 2022 do Matt Walsh của The Daily Wire dẫn đầu, người đã ghi lại cảnh các chuyên gia y tế trong tiểu bang thảo luận về các thủ thuật chuyển giới là "một cách kiếm tiền khổng lồ" và gây áp lực buộc các bác sĩ phải phớt lờ niềm tin tôn giáo của họ hoặc phải đối diện với "hậu quả".
"Bây giờ bối cảnh chính trị đã thay đổi, và một số người leo cao bằng chính những cung cấp của họ đang thức tỉnh với cơn say khủng khiếp", Rowling nói đùa trong bài đăng trên mạng xã hội của mình.
"Họ bắt đầu tự hỏi liệu việc gọi những nhà duy nữ cánh tả muốn có các trung tâm cưỡng hiếp toàn nữ là đồ quốc xã' có phải là một chiến lược thông minh hay không", bà viết tiếp. "Có lẽ các bậc cha mẹ tranh luận việc mấy anh con trai không nên cướp đi cơ hội thể thao của con gái họ, gần như thế, có thể có lý? Có lẽ việc để bất cứ người đàn ông nào nói rằng 'Tôi là phụ nữ' vào phòng thay đồ với những cô gái mười hai tuổi có thể có nhược điểm, sau cùng thì sao?"
Sự thay đổi thái độ ở Hoa Kỳ diễn ra nhiều năm sau khi đất nước của Rowling bắt đầu từ bỏ hệ tư tưởng chuyển giới, đỉnh điểm là việc đóng cửa Dịch vụ Phát triển Bản dạng Giới Tavistock năm 2022, nơi tiếp nhận trẻ em từ 10 tuổi trở lên, do sự phẫn nộ của phụ huynh và những người khác. Như tờ The Economist đã tuyên bố vào thời điểm đó: "Thủy chiều ở Anh dường như đang chuyển hướng sang chống lại các nhóm ủng hộ niềm tin rằng bản dạng giới quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác và hướng tới việc duy trì sự ủng hộ đối với các quyền dựa trên giới tính và y học dựa trên bằng chứng".
Những người tố giác cáo buộc rằng phòng khám đã chịu áp lực từ các nhà hoạt động vì quyền của người chuyển giới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, trong khi không chú trọng đủ đến tiền sử sức khỏe tâm thần của bệnh nhân.
Các nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ nói về mối nguy hiểm của trẻ em và thanh thiếu niên khi đưa ra những quyết định thay đổi cuộc sống về cơ thể của mình. Nhiều người lớn từng trải qua chứng rối loạn bản dạng giới tính cho biết cảm xúc của họ đã được giải quyết khi họ trưởng thành, làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về tác động lâu dài của những can thiệp như vậy.
" Các nhà hoạt động vì giới tính Hoa Kỳ có một sự kìm kẹp chặt chẽ đến mức điên rồ đối với chính trị, phương tiện truyền thông, các tập đoàn, các tổ chức y tế của Hoa Kỳ và nhiều hơn nữa,” nhà báo Mary Margaret Olohan, tác giả của một cuốn sách gần đây về chủ đề này, đã nói với Register vào đầu năm nay.
“Ngay cả khi chúng ta thấy các nước châu Âu đang thực hiện các bước để bảo vệ trẻ em khỏi những thủ thuật không thể đảo ngược này, các tổ chức y tế và chuyên gia y tế của chúng ta dường như đang nhắm mắt làm ngơ và lắng nghe những gì đang diễn ra trên thế giới xung quanh họ khi họ tiếp tục thúc đẩy những thủ thuật này đối với những thanh thiếu niên đang gặp khó khăn,” bà nói.
“Một sự tính toán đầy đủ về tác động của hệ tư tưởng phái tính đối với cá nhân, xã hội và chính trị vẫn còn rất xa vời,” Rowling bình luận trong bài đăng của mình, “nhưng tôi biết điều này: các biên lai sẽ rất khó chịu để được đọc khi đến lúc đó, và có quá nhiều trong số chúng để có thể lịch sự quét xuống dưới tấm thảm.”
Alyssa Murphy, trên National Catholic Register, ngày 3 tháng 12, 2024, tường trình rằng: Trong một bài đăng trên mạng xã hội hiện đang lan truyền, tác giả bị rrie65t tiêu của "Harry Potter" đã kể chi tiết về cách đối xử tàn bạo mà bà phải chịu đựng vì công khai chỉ trích hệ tư tưởng giới tính cấp tiến.
Thực vậy, tuần này, tác giả J.K. Rowling đã chia sẻ về cách đối xử tàn bạo mà bà nhận được — bao gồm "hàng nghìn lời đe dọa giết người, hiếp dâm và bạo lực" — vì dám lên tiếng chống lại những nguy cơ của hệ tư tưởng giới tính.
“Một phụ nữ chuyển giới đã đăng địa chỉ nhà của gia đình tôi kèm theo hướng dẫn chế tạo bom”, tác giả người Anh của bộ truyện “Harry Potter” tiết lộ trong bài đăng trên mạng xã hội ngày 2 tháng 12 hiện đang lan truyền rộng rãi, ám chỉ đến một loại tấn công trực tuyến được gọi là “doxxing”, có nghĩa là gây nguy hiểm cho ai đó bằng cách công khai tiết lộ nơi họ sống.
“Đứa con lớn nhất của tôi đã bị một nhà hoạt động chuyển giới nổi tiếng nhắm đến, người đã cố gắng doxx con bé và cuối cùng lại doxx nhầm người phụ nữ trẻ”, Rowling nói thêm.
“Tôi có thể viết một bài luận dài hai mươi nghìn từ về hậu quả đối với tôi và gia đình tôi, và những gì chúng tôi phải chịu đựng KHÔNG LÀ GÌ so với tác hại gây ra cho người khác”.
Tuyên bố của Rowling được đưa ra để đáp lại một báo cáo ngày 26 tháng 11 trên tờ The New York Times, trong đó một số nhà hoạt động chuyển giới lên tiếng chỉ trích các chiến thuật “đối đầu” được áp dụng bởi “nhiều tiếng nói theo kiểu tất cả hoặc không có gì trong phong trào của họ”.
Rowling phản đối việc bị trích dẫn là ví dụ về một người bị nhắm đến với "lời chỉ trích không thương tiếc", một mô tả mà bà cảm thấy cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng của sự lạm dụng mà bà và những người khác phải chịu đựng.
Như Rowling nhấn mạnh, "nhiều người đã mất kế sinh nhai" ngoài việc bị triệt tiêu, đe dọa và tẩy chay, và "một số đã bị các nhà hoạt động chuyển giới hành hung".
Bà nói tiếp: "Các chính trị gia nữ đã buộc phải thuê vệ sĩ cá nhân theo lời khuyên của cảnh sát. Tin tức cho rằng một trong những bác sĩ nội tiết hàng đầu của Vương quốc Anh, Tiến sĩ Hillary Cass, được khuyên không nên đi phương tiện công cộng vì sự an toàn của chính mình nên khiến tất cả những ai để sự điên rồ này hoành hành phải xấu hổ".
Bài báo của tờ Times phản ảnh kiểu tự vấn lương tâm mà một số người bên cánh tả đang thực hiện sau sự ủng hộ rộng rãi và chiến thắng áp đảo của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Một vụ kiện được đưa ra trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào thứ Tư liên quan đến lệnh cấm các thủ tục chuyển đổi giới tính cho trẻ em của Tennessee cũng đã đưa ra một sự chú ý không mấy hay ho về hệ tư tưởng chuyển giới cấp tiến. Luật này là phản ứng đối với cuộc điều tra năm 2022 do Matt Walsh của The Daily Wire dẫn đầu, người đã ghi lại cảnh các chuyên gia y tế trong tiểu bang thảo luận về các thủ thuật chuyển giới là "một cách kiếm tiền khổng lồ" và gây áp lực buộc các bác sĩ phải phớt lờ niềm tin tôn giáo của họ hoặc phải đối diện với "hậu quả".
"Bây giờ bối cảnh chính trị đã thay đổi, và một số người leo cao bằng chính những cung cấp của họ đang thức tỉnh với cơn say khủng khiếp", Rowling nói đùa trong bài đăng trên mạng xã hội của mình.
"Họ bắt đầu tự hỏi liệu việc gọi những nhà duy nữ cánh tả muốn có các trung tâm cưỡng hiếp toàn nữ là đồ quốc xã' có phải là một chiến lược thông minh hay không", bà viết tiếp. "Có lẽ các bậc cha mẹ tranh luận việc mấy anh con trai không nên cướp đi cơ hội thể thao của con gái họ, gần như thế, có thể có lý? Có lẽ việc để bất cứ người đàn ông nào nói rằng 'Tôi là phụ nữ' vào phòng thay đồ với những cô gái mười hai tuổi có thể có nhược điểm, sau cùng thì sao?"
Sự thay đổi thái độ ở Hoa Kỳ diễn ra nhiều năm sau khi đất nước của Rowling bắt đầu từ bỏ hệ tư tưởng chuyển giới, đỉnh điểm là việc đóng cửa Dịch vụ Phát triển Bản dạng Giới Tavistock năm 2022, nơi tiếp nhận trẻ em từ 10 tuổi trở lên, do sự phẫn nộ của phụ huynh và những người khác. Như tờ The Economist đã tuyên bố vào thời điểm đó: "Thủy chiều ở Anh dường như đang chuyển hướng sang chống lại các nhóm ủng hộ niềm tin rằng bản dạng giới quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác và hướng tới việc duy trì sự ủng hộ đối với các quyền dựa trên giới tính và y học dựa trên bằng chứng".
Những người tố giác cáo buộc rằng phòng khám đã chịu áp lực từ các nhà hoạt động vì quyền của người chuyển giới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, trong khi không chú trọng đủ đến tiền sử sức khỏe tâm thần của bệnh nhân.
Các nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ nói về mối nguy hiểm của trẻ em và thanh thiếu niên khi đưa ra những quyết định thay đổi cuộc sống về cơ thể của mình. Nhiều người lớn từng trải qua chứng rối loạn bản dạng giới tính cho biết cảm xúc của họ đã được giải quyết khi họ trưởng thành, làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về tác động lâu dài của những can thiệp như vậy.
" Các nhà hoạt động vì giới tính Hoa Kỳ có một sự kìm kẹp chặt chẽ đến mức điên rồ đối với chính trị, phương tiện truyền thông, các tập đoàn, các tổ chức y tế của Hoa Kỳ và nhiều hơn nữa,” nhà báo Mary Margaret Olohan, tác giả của một cuốn sách gần đây về chủ đề này, đã nói với Register vào đầu năm nay.
“Ngay cả khi chúng ta thấy các nước châu Âu đang thực hiện các bước để bảo vệ trẻ em khỏi những thủ thuật không thể đảo ngược này, các tổ chức y tế và chuyên gia y tế của chúng ta dường như đang nhắm mắt làm ngơ và lắng nghe những gì đang diễn ra trên thế giới xung quanh họ khi họ tiếp tục thúc đẩy những thủ thuật này đối với những thanh thiếu niên đang gặp khó khăn,” bà nói.
“Một sự tính toán đầy đủ về tác động của hệ tư tưởng phái tính đối với cá nhân, xã hội và chính trị vẫn còn rất xa vời,” Rowling bình luận trong bài đăng của mình, “nhưng tôi biết điều này: các biên lai sẽ rất khó chịu để được đọc khi đến lúc đó, và có quá nhiều trong số chúng để có thể lịch sự quét xuống dưới tấm thảm.”
Nhà thờ Đức Bà Paris được phục hồi hoàn toàn dang rộng vòng tay chào đón những đứa con của mình
Vũ Văn An
14:15 04/12/2024
Tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 4 tháng 12, 2024, tường trình rằng Một tuần trước khi chính thức mở cửa trở lại, nhà thờ đã tiết lộ nội thất được phục hồi tươi sáng của mình cho Tổng giám mục Paris và tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thực vậy, Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày mở cửa trở lại, Nhà thờ Đức Bà Paris đã tiết lộ vẻ đẹp lộng lẫy mới tìm thấy của mình với thế giới. Tổng giám mục Laurent Ulrich của Paris và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm thực địa cuối cùng vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 11. Lần đầu tiên, các máy quay có thể quay phim nội thất của tòa nhà mà không cần giàn giáo. Và kết quả thật đáng kinh ngạc.
Những hình ảnh tiết lộ bàn thờ mới, Đức Mẹ Đồng Trinh, gian giữa, phòng rửa tội và kết cấu mái nhà.
Đây là lần đầu tiên công chúng có thể nhìn thấy Nhà thờ Đức Bà Paris được phục hồi hoàn hảo như vậy.
Các chuyên gia cũng đã vệ sinh đàn organ lớn nhất của nhà thờ, không bị hư hại do hỏa hoạn hoặc nước. Hiện đã được lắp lại và đang trong quá trình lên dây, đàn organ sẽ chính thức hoạt động trở lại vào ngày 7 tháng 12 năm 2024, ngày Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại, trong một cuộc trao đổi giữa nhạc cụ và tổng giám mục được gọi là "sự thức tỉnh của đàn organ".
Nhà thờ hân hoan, nhẹ nhàng uy nghiêm với vẻ uy nghiêm có lẽ chưa từng thấy trước đây. Với màu sáng tự nhiên của đá, ánh sáng lấp lánh của kính màu và sự rộng lớn của gian giữa - dường như dang rộng vòng tay mong đợi tìm thấy những đứa con của mình - Nhà thờ Đức Bà đã sẵn sàng chào đón các tín hữu trở lại vào ngày 8 tháng 12.
Trong Buổi Tiếp Kiến , Đức Thánh Cha khuyên: Bài giảng phải tập trung vào điểm chính và không nên dài quá 10 phút
Thanh Quảng sdb
15:28 04/12/2024
Trong Buổi Tiếp Kiến (4/12/2024), Đức Thánh Cha khuyên: Bài giảng phải tập trung vào điểm chính và không nên dài quá 10 phút
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục các bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và Hiền thê Giáo hội, ĐTC tập trung Buổi Tiếp Kiến Chung tuần này vào vai trò của việc rao giảng trong Giáo Hội, khuyến khích những người rao giảng dựa vào nội dung của Phúc Âm và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Tiếp tục chu kỳ giáo lý của mình về Chúa Thánh Thần và Hiền thê, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành Buổi Tiếp Kiến Chung vào thứ Tư của mình vào công việc truyền giáo của Chúa Thánh Thần trong việc rao giảng của các thừa tác viên của Giáo Hội.
Phát biểu trước các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã suy ngẫm về Thư thứ nhất của Thánh Phêrô, trong đó Đức Giáo Hoàng định nghĩa các tông đồ là “những người đã rao giảng Tin mừng cho anh em [qua] Chúa Thánh Thần".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng trong cách diễn đạt này, chúng ta tìm thấy hai yếu tố cấu thành việc rao giảng Kitô giáo, cụ thể là "nội dung của nó, tức là Phúc âm, và phương tiện của nó, tức Chúa Thánh Thần".
Nội dung chúng ta rao giảng
Trước tiên, khi suy ngẫm về nội dung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại cách xử dụng từ "Phúc âm" trong Tân Ước.
Đức Giáo Hoàng cho biết từ này có hai nghĩa chính. Khi nó chỉ bất kỳ một trong bốn Phúc âm chính thống (Mathêu, Mácô, Luca và Gioan), từ này có nghĩa là "Tin mừng mà Chúa Giêsu công bố trong cuộc sống trần thế của Người".
Tuy nhiên, sau lễ Phục sinh đầu tiên, từ "Phúc âm" mang ý nghĩa mới là "Tin mừng về Chúa Giêsu, tức là mầu nhiệm Vượt qua về cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô", Đức Giáo Hoàng cho hay.
Ngài giải thích rằng đây là điều mà Thánh tông đồ Phêrô gọi là "Phúc âm" khi Thánh nhân viết, "Tôi không hổ thẹn về Phúc Âm. Đó là quyền năng của Thiên Chúa để cứu rỗi mọi người tin."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng lời rao giảng của Chúa Giêsu và sau đó là của các Tông Đồ, cũng bao gồm "tất cả các bổn phận đạo đức bắt nguồn từ Phúc Âm", bắt đầu từ mười điều răn cho đến điều răn "mới" về tình yêu.
Nhưng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, "nếu chúng ta không muốn tái phạm sai lầm mà Thánh Phaolô đã lên án là đặt luật pháp lên trên ân sủng và việc làm lên trên đức tin, thì chúng ta luôn cần phải bắt đầu lại từ việc công bố những gì Chúa Kitô đã làm cho chúng ta."
Vì lý do này, Đức Giáo Hoàng tiếp tục, trong Tông huấn Evangelii Gaudium, "tôi đã nhấn mạnh nhiều về điều đầu tiên trong hai điều này, cụ thể là kerygma, hay 'lời công bố', mà mọi ứng dụng đạo đức đều phụ thuộc vào."
Phương tiện chúng ta rao giảng
Sau đó, chuyển sang yếu tố thứ hai trong hai yếu tố rao giảng Kitô giáo, "phương tiện", Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng khi xem xét kerygma, "chúng ta phải ghi nhớ phương tiện mà nó được công bố".
Phúc âm phải được rao giảng "thông qua Chúa Thánh Thần", Đức Giáo Hoàng nói. "Rao giảng với sự xức dầu của Chúa Thánh Thần có nghĩa là truyền đạt, cùng với các ý tưởng và giáo lý, cuộc sống và niềm tin sâu sắc" và do đó "không phải bằng (lời nói) khôn ngoan thuyết phục, mà bằng sự thể hiện tinh thần và sức mạnh".
Nói một cách ngẫu hứng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục các nhà thuyết giáo truyền đạt "một ý tưởng, một tình cảm và một lời mời hành động" trong vòng không quá 10 phút.
"Sau 8 phút, việc rao giảng bị phân tán và không ai hiểu! Đừng bao giờ vượt quá 10 phút, đừng bao giờ! Điều này rất quan trọng".
Khi kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng một số người có thể phản đối, nói rằng điều này dễ nói nhưng tự hỏi làm sao có thể đưa nó vào thực hành nếu nó không phụ thuộc vào chúng ta mà phụ thuộc vào sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
ĐTC nói, các nhà thuyết giáo phải cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần ban ơn để công bố Chúa Kitô qua lời rao giảng của họ.
Thứ hai, ngài nói thêm, các nhà thuyết giáo không được rao giảng về chính mình mà phải rao giảng về Chúa Giêsu là Chúa.
ĐTC nói: "Không muốn rao giảng về chính mình cũng có nghĩa là không phải lúc nào cũng ưu tiên nói về các sáng kiến mục vụ do chúng ta thúc đẩy và gắn liền với tên tuổi của chúng ta mà sẵn sàng hợp tác, nếu được yêu cầu, vào các sáng kiến cộng đồng hoặc được giao phó cho chúng ta qua sự vâng phục".
Cuối cùng, Đức Phanxicô cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy cho Giáo hội cách rao giảng Tin Mừng một cách hiệu quả cho những con người thời nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục các bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và Hiền thê Giáo hội, ĐTC tập trung Buổi Tiếp Kiến Chung tuần này vào vai trò của việc rao giảng trong Giáo Hội, khuyến khích những người rao giảng dựa vào nội dung của Phúc Âm và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Tiếp tục chu kỳ giáo lý của mình về Chúa Thánh Thần và Hiền thê, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành Buổi Tiếp Kiến Chung vào thứ Tư của mình vào công việc truyền giáo của Chúa Thánh Thần trong việc rao giảng của các thừa tác viên của Giáo Hội.
Phát biểu trước các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã suy ngẫm về Thư thứ nhất của Thánh Phêrô, trong đó Đức Giáo Hoàng định nghĩa các tông đồ là “những người đã rao giảng Tin mừng cho anh em [qua] Chúa Thánh Thần".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng trong cách diễn đạt này, chúng ta tìm thấy hai yếu tố cấu thành việc rao giảng Kitô giáo, cụ thể là "nội dung của nó, tức là Phúc âm, và phương tiện của nó, tức Chúa Thánh Thần".
Nội dung chúng ta rao giảng
Trước tiên, khi suy ngẫm về nội dung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại cách xử dụng từ "Phúc âm" trong Tân Ước.
Đức Giáo Hoàng cho biết từ này có hai nghĩa chính. Khi nó chỉ bất kỳ một trong bốn Phúc âm chính thống (Mathêu, Mácô, Luca và Gioan), từ này có nghĩa là "Tin mừng mà Chúa Giêsu công bố trong cuộc sống trần thế của Người".
Tuy nhiên, sau lễ Phục sinh đầu tiên, từ "Phúc âm" mang ý nghĩa mới là "Tin mừng về Chúa Giêsu, tức là mầu nhiệm Vượt qua về cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô", Đức Giáo Hoàng cho hay.
Ngài giải thích rằng đây là điều mà Thánh tông đồ Phêrô gọi là "Phúc âm" khi Thánh nhân viết, "Tôi không hổ thẹn về Phúc Âm. Đó là quyền năng của Thiên Chúa để cứu rỗi mọi người tin."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng lời rao giảng của Chúa Giêsu và sau đó là của các Tông Đồ, cũng bao gồm "tất cả các bổn phận đạo đức bắt nguồn từ Phúc Âm", bắt đầu từ mười điều răn cho đến điều răn "mới" về tình yêu.
Nhưng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, "nếu chúng ta không muốn tái phạm sai lầm mà Thánh Phaolô đã lên án là đặt luật pháp lên trên ân sủng và việc làm lên trên đức tin, thì chúng ta luôn cần phải bắt đầu lại từ việc công bố những gì Chúa Kitô đã làm cho chúng ta."
Vì lý do này, Đức Giáo Hoàng tiếp tục, trong Tông huấn Evangelii Gaudium, "tôi đã nhấn mạnh nhiều về điều đầu tiên trong hai điều này, cụ thể là kerygma, hay 'lời công bố', mà mọi ứng dụng đạo đức đều phụ thuộc vào."
Phương tiện chúng ta rao giảng
Sau đó, chuyển sang yếu tố thứ hai trong hai yếu tố rao giảng Kitô giáo, "phương tiện", Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng khi xem xét kerygma, "chúng ta phải ghi nhớ phương tiện mà nó được công bố".
Phúc âm phải được rao giảng "thông qua Chúa Thánh Thần", Đức Giáo Hoàng nói. "Rao giảng với sự xức dầu của Chúa Thánh Thần có nghĩa là truyền đạt, cùng với các ý tưởng và giáo lý, cuộc sống và niềm tin sâu sắc" và do đó "không phải bằng (lời nói) khôn ngoan thuyết phục, mà bằng sự thể hiện tinh thần và sức mạnh".
Nói một cách ngẫu hứng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục các nhà thuyết giáo truyền đạt "một ý tưởng, một tình cảm và một lời mời hành động" trong vòng không quá 10 phút.
"Sau 8 phút, việc rao giảng bị phân tán và không ai hiểu! Đừng bao giờ vượt quá 10 phút, đừng bao giờ! Điều này rất quan trọng".
Khi kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng một số người có thể phản đối, nói rằng điều này dễ nói nhưng tự hỏi làm sao có thể đưa nó vào thực hành nếu nó không phụ thuộc vào chúng ta mà phụ thuộc vào sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
ĐTC nói, các nhà thuyết giáo phải cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần ban ơn để công bố Chúa Kitô qua lời rao giảng của họ.
Thứ hai, ngài nói thêm, các nhà thuyết giáo không được rao giảng về chính mình mà phải rao giảng về Chúa Giêsu là Chúa.
ĐTC nói: "Không muốn rao giảng về chính mình cũng có nghĩa là không phải lúc nào cũng ưu tiên nói về các sáng kiến mục vụ do chúng ta thúc đẩy và gắn liền với tên tuổi của chúng ta mà sẵn sàng hợp tác, nếu được yêu cầu, vào các sáng kiến cộng đồng hoặc được giao phó cho chúng ta qua sự vâng phục".
Cuối cùng, Đức Phanxicô cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy cho Giáo hội cách rao giảng Tin Mừng một cách hiệu quả cho những con người thời nay.
Notre-Dame: Kế hoạch cho lễ khánh thành lớn của nhà thờ vào ngày 7 tháng 12
Vũ Văn An
18:12 04/12/2024
Nhật báo Le Monde, xuất bản ngày 2 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào thứ Bảy, với một tuần lễ được lên kế hoạch kéo dài năm năm sau vụ hỏa hoạn năm 2019 đã tàn phá di sản thế giới này và làm đổ đỉnh tháp của nhà thờ (https://www.lemonde.fr/en/france/article/2024/12/02/).
Việc mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà vào cuối tuần tới sẽ là một sự kiện an ninh cao, với việc lặp lại một số biện pháp đã sử dụng trong Thế vận hội Paris và việc niêm phong đối với khách du lịch khỏi vị trí đảo của nhà thờ ở trung tâm thủ đô nước Pháp. Sau hơn năm năm tái thiết sau vụ hỏa hoạn tàn phá Nhà thờ Đức Bà vào năm 2019, các buổi lễ chỉ dành cho khách mời vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 11 và Chúa Nhật, ngày 8 tháng 11 sẽ đem lại sự tái sinh của nhà thờ.
Cảnh sát trưởng Paris Laurent Nuñez cho biết chỉ những người có giấy mời và cư dân trên đảo mới được phép vào Ile de la Cité ở giữa Sông Seine, nơi có Nhà thờ Đức Bà và thường đông đúc khách du lịch.
Ông cho biết dự kiến có khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, trong đó, sẽ có Donald Trump, tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ (cũng theo Le Monde) và chính phủ và các biện pháp an ninh đang được triển khai dựa trên các biện pháp của cảnh sát đã phong tỏa nhiều khu vực rộng lớn ở trung tâm Paris cho lễ khai mạc hoành tráng của Thế vận hội Paris. "Chúng tôi sẽ áp dụng mức độ an ninh rất cao", Nuñez cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai trên tờ báo tiếng Pháp Le Parisien.
Nghi lễ tôn giáo và giới trình diễn
Lễ kỷ niệm đầu tiên bắt đầu vào chiều thứ Bảy sẽ kết hợp nghi lễ tôn giáo và giới trình diễn. Tổng giám mục Paris Laurent Ulrich sẽ chủ trì buổi lễ mở cửa trở lại, đập vào những cánh cửa đóng kín của Nhà thờ Đức Bà cùng với đội ngũ nhân viên của mình để mở cửa trở lại, trang web của nhà thờ cho biết.
Tổng giám mục cũng sẽ tượng trưng cho việc đánh thức lại cây đàn organ lớn rền vang của Nhà thờ Đức Bà. Ngọn lửa làm tan chảy mái nhà bằng chì của nhà thờ đã phủ lên nhạc cụ khổng lồ này một lớp bụi độc hại. 8,000 ống, có kích thước từ bằng một cây bút đến hơn 10 mét, đã được tháo rời, vệ sinh và chỉnh lại một cách tỉ mỉ. Ngoài ra còn có các bài thánh ca, lời cầu nguyện và ca hát. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tham dự và phát biểu trước các vị khách VIP.
Sau buổi lễ, các ca sĩ opera Pretty Yende, đến từ Nam Phi, và Julie Fuchs, đến từ Pháp; nghệ sĩ piano người Trung Quốc Lang Lang; nghệ sĩ cello Yo-Yo Ma; ca sĩ người Benin Angelique Kidjo; ca sĩ người Lebanon Hiba Tawaji và những người khác sẽ biểu diễn tại một buổi hòa nhạc vào tối thứ Bảy cho nhân viên nhà thờ và những người tham gia vào quá trình tái thiết, theo đài truyền hình của chương trình, France Télévisions.
Cảnh sát trưởng cho biết, hàng rào an ninh phong tỏa toàn bộ Đảo Ile de La Cité, cùng với một đoạn bờ nam sông Seine và chín cây cầu của nó, sẽ được thiết lập từ đầu tối thứ Bảy đến đêm Chúa Nhật. Ông cho biết thêm, chỉ những người tham gia các buổi lễ và cư dân mới được phép vào. Ông cho biết thêm, tất cả các cửa hàng trên đảo - nhiều cửa hàng phục vụ cho hoạt động thương mại du lịch - cũng như các tour du thuyền bắt đầu và dừng lại ở đó sẽ đóng cửa vào cuối tuần.
Thánh lễ và tiệc buffet vào Chúa Nhật
Tổng giám mục Paris cũng sẽ chủ trì Thánh lễ khánh thành và lễ cung hiến bàn thờ mới vào sáng Chúa Nhật. Gần 170 giám mục từ Pháp và các quốc gia khác sẽ tham gia buổi cử hành, cũng như các linh mục từ tất cả 106 giáo xứ trong giáo phận Paris, trang web của nhà thờ cho biết. Trang web cho biết Thánh lễ sẽ được tiếp nối bằng một "bữa tiệc buffet huynh đệ" dành cho những người nghèo.
Các khu vực xem công cộng có sức chứa 40,000 người sẽ được thiết lập trên bờ nam sông Seine, để khán giả có thể theo dõi hai ngày sự kiện trên màn hình, cảnh sát trưởng cho biết.
Năm năm sau khi hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy gây chấn động thế giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm di tích này vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 và ca ngợi những nỗ lực của hơn 2,000 nghệ nhân đã giúp khôi phục lại vinh quang trước đây của nó.
Phát biểu trước các nhà thiết kế, thợ xây và kiến trúc sư đã giúp khôi phục Nhà thờ Đức Bà, ông cho biết các công nhân đã làm được điều "bất khả thi" bằng cách chữa lành "vết thương quốc gia" sau vụ hỏa hoạn ngày 19 tháng 4 năm 2019. "Ngọn lửa ở Nhà thờ Đức Bà là vết thương quốc gia, và các bạn đã chữa lành vết thương đó bằng ý chí, bằng công sức và sự tận tụy", ông nói, đồng thời nói thêm rằng việc nhà thờ mở cửa trở lại sẽ là "cú sốc hy vọng".
Nhóm thợ thủ công quốc tế đã nỗ lực hết sức để giữ nguyên diện mạo ban đầu của nhà thờ, nơi sẽ chào đón du khách và tín hữu trở lại vào cuối tuần ngày 7-8 tháng 12.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước Kiệu - Giáo xứ Đức Mẹ La Vang , Miami
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Hội Giáng Sinh
Francis Assisi Lê Đình Bảng
22:07 04/12/2024
TẢN MẠN CHUYỆN VĂN HÓA
LỄ HỘI GIÁNG SINH
Khi bài viết nho nhỏ này đến tay bạn thì vừa đúng lúc nhịp đời ngoài kia đang bắt đầu xôn xao, chộn rộn. Đã có những sớm mai se lạnh, bâng khuâng chợt nhớ ra mình đang đi trong nỗi cảm hoài về cơn bão rớt thuở nào. Một cảm xúc vào Đông bồi bồi, rất lạ. Đã thấy phố phường tấp nập đông vui, vào ra kẻ mua người bán. Đã có những tan tầm chiều về kẹt cứng lối đi. Rực rỡ những thời trang, thơm phức những mỹ phẩm, hàng họ ê hề. Nhưng choáng ngợp hơn cả vẫn là cảnh tượng Noel Giáng Sinh. Nào hang đá, tượng ảnh, thiệp mừng, đèn sao bánh trái, quà tặng, mời chào. Nào cây thông lung linh óng ả trái châu đủ sắc màu. Và cả những tóc nâu môi trầm hớn hở thanh xuân. Đã nghe thấm thía vang vọng từ tầng bậc trời đất mênh mang những giai điệu và ca từ của một Thánh Vịnh, một bản thánh ca ngọt ngào:
Trời cao, hãy đổ sương xuống
Và ngàn mây, hãy mưa Đấng Cứu Đời…
Chả cứ phải là con chiên ngoan đạo, người ta vẫn yêu, vẫn thích được nghe hoặc chính miệng mình được hát lên những bài thánh ca bất hủ, tuyệt vời: Jingle Bells, Silent Night, Đêm Đông, Cao Cung Lên, Đêm An Bình… Thậm chí cả những tình khúc với áo lông cừu đi trong mưa tuyết mang hơi hướng Noel như: Last Christmas của nhóm Wham, When The Child Is Born của nhóm Boney M hoặc Where Have All The Flowers Gone của Peter Seeger cảm hứng từ pho truyện Sông Đông Êm Đềm của nhà văn Nga, Mikhail Sholokhov. Mà làm sao ngăn cản được nhỉ, khi dòng thời gian đang vơi cạn dần, đang xích lại gần, thật gần đêm thiêng, cái đêm trừ tịch mà người người, nhà nhà trên khắp hành tinh này được thong dong phần xác, được yên ả phần hồn để chuyện trò, thăm hỏi, mừng chúc, lễ lạt trong khung cảnh thánh thiêng đầm ấm, thanh bình. Hóa ra, hơn 2000 năm rồi, Noel – Giáng Sinh không còn là của riêng ai. Noel Giáng Sinh đã mở cánh cửa nhà thờ bên đạo để ra đời. Noel Giáng Sinh kỳ diệu thay, đã trở thành đêm hưu chiến, đêm giã từ vũ khí của những tranh chấp, xung đột bên bờ vực những lò thuốc súng. Noel – Giáng Sinh đã trở thành điểm hẹn, chỗ giao lưu, nơi gặp gỡ thân quen trong đời sống văn hóa chung của cả loài người, không biên cương. Một lễ và hội Giáng Sinh đa văn hóa rất riêng, mà lại là của chung, muôn thuở, muôn người. Noel – Giáng Sinh ví như chiếc kính vạn hoa mà ai ai cũng soi thấy chân dung mình trong ấy, rạng ngời, trong vắt, tinh khôi.
Tùy theo thói quen, tập tục, phong thổ địa lý, thời gian và điều kiện hoàn cảnh, mỗi dân mỗi nước đều có những cách đón mừng lễ hội Giáng Sinh khác nhau. Nó xuất phát từ trong bản chất các tín ngưỡng nguyên thủy và từ lòng sùng kính, mộ đạo rất tinh ròng của những người con Chúa, của các dân tòng giáo. Nó được thể hiện thông qua Thánh lễ (Phụng Vụ), những nghi thức cử hành,qua những lễ vật dâng tiến mang tính thời vụ và ý nghĩa biểu trưng: Gặp gỡ, giao tế, đám xá, âm nhạc, ca múa, may mặc thời trang, ẩm thực, hội hè… Chỉ lấy việc “làm hang đá và trồng cây Noel” – một trong những tập tục phổ biến nhất – để minh hoạ như là một ví dụ điển hình.
Ngay từ thế kỷ II, người ta đã bắt gặp hình vẽ chạm khắc mô tả Chúa Hài Đồng Giêsu nằm trên máng cỏ, nơi những tường thành của các hang toại đạo thời vua chúa La Mã truy lùng, bách hại người có đạo.
Giữa thế kỷ V, Đức Giáo Hoàng Sixto III (432-440) cho phép làm một hang đá mô phỏng hang Bethlehem xưa để đặt trên bàn thánh của giáo đường Anathasion ở Rôma. Kể từ đó, việc bài trí hang đá trong mùa Giáng Sinh được nhân rộng ra và rộ lên thành một phong trào văn hóa có sức thu hút đông đảo quần chúng. Lần lần với thời gian, hang đá được phong phú hóa với tượng Đức Mẹ, thánh Giuse và cả những nhân vật, con vật, cảnh sắc phụ trợ như Ba vua, thiên thần, mục đồng, trăng sao, sương tuyết, chiên bò, cây cỏ như ta thấy ngày nay. Nghĩa là tái hiện nguyên bản một đêm Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế xưa. Sáng kiến độc đáo này, nghe đâu tác giả của nó là vị thánh nghèo Phanxicô Assisi, người thủ lĩnh có công sáng lập ra “Dòng Anh em hèn mọn”.
Chuyện kể rằng, vào năm 1223, ba năm trước khi thánh về trời, Phanxicô có đệ trìmh lên Đức Giáo hoàng Innocentio III ý định sẽ dựng một hoạt cảnh với đầy đủ lễ bộ của hang đá, máng cỏ, chiên bò xung quanh Chúa Hài Đồng, mục đích là để diễn lại trọn vẹn vẹn đêm Giáng Sinh thật sinh động như ở Bethlehem xưa. Đức Giáo Hoàng ưng thuận. Thế là hai tuần trước ngày mừng lễ Giáng Sinh, Phanxicô chia sẻ hoài bão của mình với người bạn dòng Joannes Velita:
“Tôi muốn hình thành một tập tục kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh, Bạn hãy tìm cho tôi một chỗ cô tịch nhất trong khu rừng già Greccio, một hang càng giống hang đá Bethlehem bao nhiêu càng tốt. Làm giùm tôi một cái máng phủ đầy cỏ khô, rồi lần lượt đặt tượng Chúa Hài nhi, tượng Thánh Mẫu và Thánh Giuse cùng với mục tử và chiên bò nữa”. Đêm 24-12-1223, khu rừng Greccio bỗng chốc hóa thành Bethlehem rực rỡ mừng vui chưa từng thấy. Tu sĩ hội dòng từ khắp nơi tựu về. Đèn nến và đuốc cháy sáng là phần việc tự nguyện của vợ chồng lão tiều phu ở gần đấy. Lần đầu tiên, dân chúng trong vùng được xem toàn điều lạ. Họ hợp nhau nguyện cầu quanh chiếc bàn thánh được đặt trong một hang đá, ở giữa bầy chiên cừu, bò lừa thật. Trong lễ phục, Phanxicô chia sẻ lời Chúa và thuyết giảng thật say sưa, hùng biện về “ý Chúa muốn được sinh ra trong thân phận khổ nghèo của con người, chỉ vì yêu thương chúng ta”.
Từ cái đêm lịch sử ấy, tập tục lành thánh của Phanxicô lan tràn ra khắp thế gian, cho đến tận ngày nay.
Còn sự tích về cây Giáng Sinh, cây Noel thì lại bắt nguồn từ một số quốc gia miền Bắc Âu, như Na uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức. Theo truyền thuyết, dân vùng này có thói quen rất sùng kính loài cây sồi, vì họ tin rằng “Mộc Thần” quyền phép này có khả năng thi ân giáng phúc đối với bất cứ ai. Đến khi Tin mừng được rao giảng, người ta đoạn tuyệt với quan niệm phiếm thần trên, bằng cách chặt những cành sồi, đem về trang trí nhà cửa cho đẹp, nhân mùa Giáng Sinh.
Từ thế kỷ V theo một truyền thuyết khác, người Hy Lạp rất mê xem vở kịch mang tên Thiên Đường, một khởi đầu về loại hình sân khấu của Thiên Chúa giáo Tây phương. Diễn lại chương trình sáng thế của Chúa từ buổi sơ khai đến khi nguyên tổ bị tống khứ ra khỏi Vườn Thiêng vì cái tội ăn trái cây Thiện ác. Các nhà biên kịch của xứ sở Olympia bèn dựng lên giữa sân giáo đường một cây thật cao lớn, xum xuê, có đính kết nhiều trái chín tròn. Họ xem đó như là cách “thắt nút” câu chuyện, để rồi dẫn dắt công chúng hướng về một đỉnh điểm “mở nút” là hy vọng, trông chờ Vị Cứu Tinh. Cũng Từ Châu Âu, về sau, cây sồi được thay thế bằng cây tùng, cây thông với trái tươi, nến sáng, với những quả bóng thủy tinh và dây kim tuyến đủ sắc màu lung linh.
Chắc hẳn bà con nhà đạo Việt Nam mình xa xưa cũng đã đón mừng Chúa Giáng Sinh theo cung cách riêng của một dân tộc vốn mặn mòi với văn hóa lễ hội. Qua những trang tường thuật bút ký truyền giáo của cha Đắc Lộ, người ta có thể cảm nhận được ít nhiều cái khung cảnh lễ hội về mùa Giáng Sinh đã diễn ra rất sớm ở trong nề nếp sinh hoạt hằng năm của các cộng đoàn đầu tiên ở xứ sở Đại Việt này.
Chẳng hạn, năm 1628 ở Thanh Hóa, cha Đắc Lộ viết: “Chúng tôi đã mừng lễ Giáng Sinh hết sức long trọng, nghĩa là chúng tôi bắt đầu rửa tội công khai mấy người tân tòng được tái sinh trong Chúa Ki Tô, vào chính ngày Ngài Giáng Sinh. Hơn nữa, trong đêm Noel, giáo dân tân tòng sốt sắng và hoan hỉ hát các bài ca sinh nhật và những bài ca tôn giáo khác. Mà vì ban đêm, không cho phép phụ nữ vào nhà thờ theo tập tục xứ này, họ đã dậy sớm và tuôn đến nhà thờ rất đông. Chúng tôi giới thiệu ảnh Đức Chúa Giêsu Hài Đồng cho họ bái thờ và tôn kính, mọi người đều tỏ ra xúc động và cảm mến không sao tả được”1. Năm 1644, trong tình hình đã manh nha cấm cách khó khăn ở Đàng Trong, đêm Giáng Sinh được cử hành tại nhà riêng của một bổn đạo. Cha Đắc Lộ kể: “Tất cả giáo dân đều háo hức mong tới ngày đại lễ và dọn mình rất sốt sắng. Chúng tôi chọn một thôn chuyên nghề làm muối để hội hợp, mừng kính… Có tới 7.800 giáo dân hội nhau ở đây. Họ quỳ gối, sấp mặt xuống, đôi mắt đẫm lệ. Nửa đêm thanh vắng, tôi cứ tưởng như mình thấy một nguồn ánh sáng phủ vây từ Thiên đàng. Tôi không muốn nói tới nguồn an ủi mà tôi nhận được ở đây. Nhưng tôi đoan quyết rằng trong những ngôi thánh đường tráng lệ nhất, trong những bản nhạc tuyệt vời nhất bên trời Âu, chưa bao giờ tôi thấy có gì tương tự như ở đây: Không ai thấu được, chỉ có người được nếm trải mới biết điều đó mà thôi”2.
Ngày nay, đã hơn 2000 năm Chúa nhập thể và nhập thế. Làm hang đá dựng cây Noel hoặc thổi xôi, làm cỗ để ăn mừng Chúa Giáng Sinh đã là một cách biểu tỏ, diễn cảm vừa mang tính đức tin của tôn giáo, lại vừa là nhịp thở có thật của đời sống xã hội. Điều đó không chỉ còn là những tập tục mang tính hình thức lễ nghi biệt lập của riêng nhà thờ xứ đạo nữa, mà nó đã tỏa lan ra, thâm nhập thật sâu vào ngõ ngách đời sống thực tế của mọi người, mọi nhà. Thậm chí với hàng loạt chuyển biến – cách tân về kiểu dáng, mẫu mã hiện đại như đèn chớp, trái cây, ngôi sao, hoa tuyết, quà tặng, thiệp mừng, nghệ thuật băng đăng, bánh rượu, tiệc tùng, ông già Noel, lễ hội Noel – Giáng Sinh đã được các nhà tạo mốt – công nghiệp kinh doanh cảm hứng, mượn hơi mượn tiếng để sản xuất, tiếp thị và thu nhập hậu hĩnh từ nguồn khách tiêu dùng khổng lồ. Nói như các nhà làm kinh tế thì chỉ một vụ mùa Noel,vô khối anh chị một bước lên ông, một bước lên bà, lên đại gia chót vót tiếng tăm, bạc tiền nghĩa là cứ bao la như nước biển Đông! Nói chung, bầu không khí Noel – Giáng Sinh đã trở thành một cái trục chủ lực của thời gian, một quỹ đạo cuốn hút tất cả sinh hoạt phải vận hành theo nó, kéo dài suốt một tuần lễ cho đến hết năm. Không những bước sang Tết Dương lịch, mà còn bắc cầu tới tận Tết Nguyên đán cổ truyền của Phương Đông ta nữa kìa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đức tin đã hóa thân vào nếp nghĩ, nếp cảm và đã thấm đẫm vào cả những tần số rung động của trái tim, của đời thường đang dạt dào vỡ bờ xung quanh ta.
Đêm thánh vô cùng.
Giây phút tưng bừng
Đất với trời se chữ đồng
Đêm nay, Chúa sinh ra chốn hang lừa.
LỄ HỘI GIÁNG SINH
Khi bài viết nho nhỏ này đến tay bạn thì vừa đúng lúc nhịp đời ngoài kia đang bắt đầu xôn xao, chộn rộn. Đã có những sớm mai se lạnh, bâng khuâng chợt nhớ ra mình đang đi trong nỗi cảm hoài về cơn bão rớt thuở nào. Một cảm xúc vào Đông bồi bồi, rất lạ. Đã thấy phố phường tấp nập đông vui, vào ra kẻ mua người bán. Đã có những tan tầm chiều về kẹt cứng lối đi. Rực rỡ những thời trang, thơm phức những mỹ phẩm, hàng họ ê hề. Nhưng choáng ngợp hơn cả vẫn là cảnh tượng Noel Giáng Sinh. Nào hang đá, tượng ảnh, thiệp mừng, đèn sao bánh trái, quà tặng, mời chào. Nào cây thông lung linh óng ả trái châu đủ sắc màu. Và cả những tóc nâu môi trầm hớn hở thanh xuân. Đã nghe thấm thía vang vọng từ tầng bậc trời đất mênh mang những giai điệu và ca từ của một Thánh Vịnh, một bản thánh ca ngọt ngào:
Trời cao, hãy đổ sương xuống
Và ngàn mây, hãy mưa Đấng Cứu Đời…
Chả cứ phải là con chiên ngoan đạo, người ta vẫn yêu, vẫn thích được nghe hoặc chính miệng mình được hát lên những bài thánh ca bất hủ, tuyệt vời: Jingle Bells, Silent Night, Đêm Đông, Cao Cung Lên, Đêm An Bình… Thậm chí cả những tình khúc với áo lông cừu đi trong mưa tuyết mang hơi hướng Noel như: Last Christmas của nhóm Wham, When The Child Is Born của nhóm Boney M hoặc Where Have All The Flowers Gone của Peter Seeger cảm hứng từ pho truyện Sông Đông Êm Đềm của nhà văn Nga, Mikhail Sholokhov. Mà làm sao ngăn cản được nhỉ, khi dòng thời gian đang vơi cạn dần, đang xích lại gần, thật gần đêm thiêng, cái đêm trừ tịch mà người người, nhà nhà trên khắp hành tinh này được thong dong phần xác, được yên ả phần hồn để chuyện trò, thăm hỏi, mừng chúc, lễ lạt trong khung cảnh thánh thiêng đầm ấm, thanh bình. Hóa ra, hơn 2000 năm rồi, Noel – Giáng Sinh không còn là của riêng ai. Noel Giáng Sinh đã mở cánh cửa nhà thờ bên đạo để ra đời. Noel Giáng Sinh kỳ diệu thay, đã trở thành đêm hưu chiến, đêm giã từ vũ khí của những tranh chấp, xung đột bên bờ vực những lò thuốc súng. Noel – Giáng Sinh đã trở thành điểm hẹn, chỗ giao lưu, nơi gặp gỡ thân quen trong đời sống văn hóa chung của cả loài người, không biên cương. Một lễ và hội Giáng Sinh đa văn hóa rất riêng, mà lại là của chung, muôn thuở, muôn người. Noel – Giáng Sinh ví như chiếc kính vạn hoa mà ai ai cũng soi thấy chân dung mình trong ấy, rạng ngời, trong vắt, tinh khôi.
Tùy theo thói quen, tập tục, phong thổ địa lý, thời gian và điều kiện hoàn cảnh, mỗi dân mỗi nước đều có những cách đón mừng lễ hội Giáng Sinh khác nhau. Nó xuất phát từ trong bản chất các tín ngưỡng nguyên thủy và từ lòng sùng kính, mộ đạo rất tinh ròng của những người con Chúa, của các dân tòng giáo. Nó được thể hiện thông qua Thánh lễ (Phụng Vụ), những nghi thức cử hành,qua những lễ vật dâng tiến mang tính thời vụ và ý nghĩa biểu trưng: Gặp gỡ, giao tế, đám xá, âm nhạc, ca múa, may mặc thời trang, ẩm thực, hội hè… Chỉ lấy việc “làm hang đá và trồng cây Noel” – một trong những tập tục phổ biến nhất – để minh hoạ như là một ví dụ điển hình.
Ngay từ thế kỷ II, người ta đã bắt gặp hình vẽ chạm khắc mô tả Chúa Hài Đồng Giêsu nằm trên máng cỏ, nơi những tường thành của các hang toại đạo thời vua chúa La Mã truy lùng, bách hại người có đạo.
Giữa thế kỷ V, Đức Giáo Hoàng Sixto III (432-440) cho phép làm một hang đá mô phỏng hang Bethlehem xưa để đặt trên bàn thánh của giáo đường Anathasion ở Rôma. Kể từ đó, việc bài trí hang đá trong mùa Giáng Sinh được nhân rộng ra và rộ lên thành một phong trào văn hóa có sức thu hút đông đảo quần chúng. Lần lần với thời gian, hang đá được phong phú hóa với tượng Đức Mẹ, thánh Giuse và cả những nhân vật, con vật, cảnh sắc phụ trợ như Ba vua, thiên thần, mục đồng, trăng sao, sương tuyết, chiên bò, cây cỏ như ta thấy ngày nay. Nghĩa là tái hiện nguyên bản một đêm Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế xưa. Sáng kiến độc đáo này, nghe đâu tác giả của nó là vị thánh nghèo Phanxicô Assisi, người thủ lĩnh có công sáng lập ra “Dòng Anh em hèn mọn”.
Chuyện kể rằng, vào năm 1223, ba năm trước khi thánh về trời, Phanxicô có đệ trìmh lên Đức Giáo hoàng Innocentio III ý định sẽ dựng một hoạt cảnh với đầy đủ lễ bộ của hang đá, máng cỏ, chiên bò xung quanh Chúa Hài Đồng, mục đích là để diễn lại trọn vẹn vẹn đêm Giáng Sinh thật sinh động như ở Bethlehem xưa. Đức Giáo Hoàng ưng thuận. Thế là hai tuần trước ngày mừng lễ Giáng Sinh, Phanxicô chia sẻ hoài bão của mình với người bạn dòng Joannes Velita:
“Tôi muốn hình thành một tập tục kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh, Bạn hãy tìm cho tôi một chỗ cô tịch nhất trong khu rừng già Greccio, một hang càng giống hang đá Bethlehem bao nhiêu càng tốt. Làm giùm tôi một cái máng phủ đầy cỏ khô, rồi lần lượt đặt tượng Chúa Hài nhi, tượng Thánh Mẫu và Thánh Giuse cùng với mục tử và chiên bò nữa”. Đêm 24-12-1223, khu rừng Greccio bỗng chốc hóa thành Bethlehem rực rỡ mừng vui chưa từng thấy. Tu sĩ hội dòng từ khắp nơi tựu về. Đèn nến và đuốc cháy sáng là phần việc tự nguyện của vợ chồng lão tiều phu ở gần đấy. Lần đầu tiên, dân chúng trong vùng được xem toàn điều lạ. Họ hợp nhau nguyện cầu quanh chiếc bàn thánh được đặt trong một hang đá, ở giữa bầy chiên cừu, bò lừa thật. Trong lễ phục, Phanxicô chia sẻ lời Chúa và thuyết giảng thật say sưa, hùng biện về “ý Chúa muốn được sinh ra trong thân phận khổ nghèo của con người, chỉ vì yêu thương chúng ta”.
Từ cái đêm lịch sử ấy, tập tục lành thánh của Phanxicô lan tràn ra khắp thế gian, cho đến tận ngày nay.
Còn sự tích về cây Giáng Sinh, cây Noel thì lại bắt nguồn từ một số quốc gia miền Bắc Âu, như Na uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức. Theo truyền thuyết, dân vùng này có thói quen rất sùng kính loài cây sồi, vì họ tin rằng “Mộc Thần” quyền phép này có khả năng thi ân giáng phúc đối với bất cứ ai. Đến khi Tin mừng được rao giảng, người ta đoạn tuyệt với quan niệm phiếm thần trên, bằng cách chặt những cành sồi, đem về trang trí nhà cửa cho đẹp, nhân mùa Giáng Sinh.
Từ thế kỷ V theo một truyền thuyết khác, người Hy Lạp rất mê xem vở kịch mang tên Thiên Đường, một khởi đầu về loại hình sân khấu của Thiên Chúa giáo Tây phương. Diễn lại chương trình sáng thế của Chúa từ buổi sơ khai đến khi nguyên tổ bị tống khứ ra khỏi Vườn Thiêng vì cái tội ăn trái cây Thiện ác. Các nhà biên kịch của xứ sở Olympia bèn dựng lên giữa sân giáo đường một cây thật cao lớn, xum xuê, có đính kết nhiều trái chín tròn. Họ xem đó như là cách “thắt nút” câu chuyện, để rồi dẫn dắt công chúng hướng về một đỉnh điểm “mở nút” là hy vọng, trông chờ Vị Cứu Tinh. Cũng Từ Châu Âu, về sau, cây sồi được thay thế bằng cây tùng, cây thông với trái tươi, nến sáng, với những quả bóng thủy tinh và dây kim tuyến đủ sắc màu lung linh.
Chắc hẳn bà con nhà đạo Việt Nam mình xa xưa cũng đã đón mừng Chúa Giáng Sinh theo cung cách riêng của một dân tộc vốn mặn mòi với văn hóa lễ hội. Qua những trang tường thuật bút ký truyền giáo của cha Đắc Lộ, người ta có thể cảm nhận được ít nhiều cái khung cảnh lễ hội về mùa Giáng Sinh đã diễn ra rất sớm ở trong nề nếp sinh hoạt hằng năm của các cộng đoàn đầu tiên ở xứ sở Đại Việt này.
Chẳng hạn, năm 1628 ở Thanh Hóa, cha Đắc Lộ viết: “Chúng tôi đã mừng lễ Giáng Sinh hết sức long trọng, nghĩa là chúng tôi bắt đầu rửa tội công khai mấy người tân tòng được tái sinh trong Chúa Ki Tô, vào chính ngày Ngài Giáng Sinh. Hơn nữa, trong đêm Noel, giáo dân tân tòng sốt sắng và hoan hỉ hát các bài ca sinh nhật và những bài ca tôn giáo khác. Mà vì ban đêm, không cho phép phụ nữ vào nhà thờ theo tập tục xứ này, họ đã dậy sớm và tuôn đến nhà thờ rất đông. Chúng tôi giới thiệu ảnh Đức Chúa Giêsu Hài Đồng cho họ bái thờ và tôn kính, mọi người đều tỏ ra xúc động và cảm mến không sao tả được”1. Năm 1644, trong tình hình đã manh nha cấm cách khó khăn ở Đàng Trong, đêm Giáng Sinh được cử hành tại nhà riêng của một bổn đạo. Cha Đắc Lộ kể: “Tất cả giáo dân đều háo hức mong tới ngày đại lễ và dọn mình rất sốt sắng. Chúng tôi chọn một thôn chuyên nghề làm muối để hội hợp, mừng kính… Có tới 7.800 giáo dân hội nhau ở đây. Họ quỳ gối, sấp mặt xuống, đôi mắt đẫm lệ. Nửa đêm thanh vắng, tôi cứ tưởng như mình thấy một nguồn ánh sáng phủ vây từ Thiên đàng. Tôi không muốn nói tới nguồn an ủi mà tôi nhận được ở đây. Nhưng tôi đoan quyết rằng trong những ngôi thánh đường tráng lệ nhất, trong những bản nhạc tuyệt vời nhất bên trời Âu, chưa bao giờ tôi thấy có gì tương tự như ở đây: Không ai thấu được, chỉ có người được nếm trải mới biết điều đó mà thôi”2.
Ngày nay, đã hơn 2000 năm Chúa nhập thể và nhập thế. Làm hang đá dựng cây Noel hoặc thổi xôi, làm cỗ để ăn mừng Chúa Giáng Sinh đã là một cách biểu tỏ, diễn cảm vừa mang tính đức tin của tôn giáo, lại vừa là nhịp thở có thật của đời sống xã hội. Điều đó không chỉ còn là những tập tục mang tính hình thức lễ nghi biệt lập của riêng nhà thờ xứ đạo nữa, mà nó đã tỏa lan ra, thâm nhập thật sâu vào ngõ ngách đời sống thực tế của mọi người, mọi nhà. Thậm chí với hàng loạt chuyển biến – cách tân về kiểu dáng, mẫu mã hiện đại như đèn chớp, trái cây, ngôi sao, hoa tuyết, quà tặng, thiệp mừng, nghệ thuật băng đăng, bánh rượu, tiệc tùng, ông già Noel, lễ hội Noel – Giáng Sinh đã được các nhà tạo mốt – công nghiệp kinh doanh cảm hứng, mượn hơi mượn tiếng để sản xuất, tiếp thị và thu nhập hậu hĩnh từ nguồn khách tiêu dùng khổng lồ. Nói như các nhà làm kinh tế thì chỉ một vụ mùa Noel,vô khối anh chị một bước lên ông, một bước lên bà, lên đại gia chót vót tiếng tăm, bạc tiền nghĩa là cứ bao la như nước biển Đông! Nói chung, bầu không khí Noel – Giáng Sinh đã trở thành một cái trục chủ lực của thời gian, một quỹ đạo cuốn hút tất cả sinh hoạt phải vận hành theo nó, kéo dài suốt một tuần lễ cho đến hết năm. Không những bước sang Tết Dương lịch, mà còn bắc cầu tới tận Tết Nguyên đán cổ truyền của Phương Đông ta nữa kìa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đức tin đã hóa thân vào nếp nghĩ, nếp cảm và đã thấm đẫm vào cả những tần số rung động của trái tim, của đời thường đang dạt dào vỡ bờ xung quanh ta.
Đêm thánh vô cùng.
Giây phút tưng bừng
Đất với trời se chữ đồng
Đêm nay, Chúa sinh ra chốn hang lừa.