Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:00 05/12/2008
KHÔNG NẮM GIỮ
Đời sống cá nhân của đại sư rất mộc mạc, nhưng từ trước đến nay không coi thường các đệ tử hào phú của ông ta, các đệ tử cảm thấy rất hứng thú.
- “Trở thành một người vừa giàu có vừa thánh đức, mặc dù lèo tèo chỉ có mấy người, nhưng vẫn không thể có được.”
- “Làm thế nào để có thể đạt tới ranh giới ấy được ?”
- “Khi sức mạnh tiền tài ảnh hưởng đến tâm hồn của các con, thì giống như bóng trúc phất qua sân vậy.”
Các đệ tử quay người nhìn ra ngoài sân viện, bóng trúc phất qua phất lại, nhưng không làm dấy lên một chút bặm.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Bóng cây, thì dù cho cả rừng bóng cây cũng không thể đè bẹp một cây cỏ nhỏ xíu, bởi vì nó chỉ là cái bóng. Khi con người ta đã bị thần tài ám ảnh, đã tham lam của cải, thì dù cho có bao nhiêu lời khuyên bảo cũng chỉ là như cái bóng cây trúc ngang qua sân nhà, không thể thay đổi họ được, do đó mà Chúa Giê-su đã nói: của cải ngươi ở đâu thì lòng trí ngươi ở đó.
Khi đã ham tiền –bất kỳ ai, đấng bậc nào- thì dù cho Lời Chúa đọc sang sảng cả ngày cũng chỉ là như bóng...cây đa đi ngang sân nhà, không thể làm cho một hạt bụi dấy lên được. Ha ha ha...
Tại sao vậy ? Thưa, tại vì lòng họ không nắm giữ và cũng không muốn nắm giữ ân sủng của Chúa ban cho, cho nên lòng ham tiền bạc như một bức tường đồng bao quanh cuộc sống của họ, cho nên Lời Chúa không thể nào đàng hoàng đi vào trong tâm hồn họ được.
Ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
Đời sống cá nhân của đại sư rất mộc mạc, nhưng từ trước đến nay không coi thường các đệ tử hào phú của ông ta, các đệ tử cảm thấy rất hứng thú.
- “Trở thành một người vừa giàu có vừa thánh đức, mặc dù lèo tèo chỉ có mấy người, nhưng vẫn không thể có được.”
- “Làm thế nào để có thể đạt tới ranh giới ấy được ?”
- “Khi sức mạnh tiền tài ảnh hưởng đến tâm hồn của các con, thì giống như bóng trúc phất qua sân vậy.”
Các đệ tử quay người nhìn ra ngoài sân viện, bóng trúc phất qua phất lại, nhưng không làm dấy lên một chút bặm.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Bóng cây, thì dù cho cả rừng bóng cây cũng không thể đè bẹp một cây cỏ nhỏ xíu, bởi vì nó chỉ là cái bóng. Khi con người ta đã bị thần tài ám ảnh, đã tham lam của cải, thì dù cho có bao nhiêu lời khuyên bảo cũng chỉ là như cái bóng cây trúc ngang qua sân nhà, không thể thay đổi họ được, do đó mà Chúa Giê-su đã nói: của cải ngươi ở đâu thì lòng trí ngươi ở đó.
Khi đã ham tiền –bất kỳ ai, đấng bậc nào- thì dù cho Lời Chúa đọc sang sảng cả ngày cũng chỉ là như bóng...cây đa đi ngang sân nhà, không thể làm cho một hạt bụi dấy lên được. Ha ha ha...
Tại sao vậy ? Thưa, tại vì lòng họ không nắm giữ và cũng không muốn nắm giữ ân sủng của Chúa ban cho, cho nên lòng ham tiền bạc như một bức tường đồng bao quanh cuộc sống của họ, cho nên Lời Chúa không thể nào đàng hoàng đi vào trong tâm hồn họ được.
Ai hiểu được thì hiểu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:03 05/12/2008
N2T |
24. Nếu trên tất cả sự vật mà tâm ý anh không đạt tới, thì dù trên một vài việc đều vui vẻ đi làm như: khảng khái, rộng lượng, tuân theo thánh ý Thiên Chúa.v.v… thì anh cũng không nên nói là mình đã tu đến thánh đức, và anh đã tu hành đến bước thuần túy rồi.
(Thánh Francis de Sales)Tháo gỡ để giao hòa
LM Inhaxiô Trần Ngà
06:01 05/12/2008
THÁO GỠ ĐỂ GIAO HOÀ
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 2 mùa vọng theo Tin Mừng Mác cô 1, 1-8)
Có hai hình thức cản trở khiến con người không đến được với nhau: cản trở bên ngoài và cản trở bên trong.
Cản trở bên ngoài có nhiều thứ như lũng sâu, núi cao, đường sá quanh co hiểm trở... đã được tiên tri Isaia đề cập đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.
Lại có những hình thức cản trở khác do chính con người tạo ra để ngăn chận sự thâm nhập của quân thù như người xưa phải xây thành cao, đào luỹ sâu; hay ngày nay người ta dùng hàng rào kẽm gai cài thêm bom mìn để ngăn chặn đối thủ.
Ngoài ra còn có những ngăn cách khác như dòng sông Bến Hải trước đây đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền thù nghịch, hoặc bức tường Bá Linh ở Đức chia cắt đất nước nầy thành hai quốc gia đối lập.
Thành luỹ bên ngoài tuy vậy mà dễ vượt qua, còn thành luỹ bên trong tâm tư con người còn khó vượt qua hơn; đó là lòng hận thù, nghi kỵ, giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, cãi cọ, kiêu căng, khép kín... Những thứ thành luỹ nầy tuy vô hình, không đồ sộ, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả năng ngăn cách con người rất hiệu quả: Có những gia đình ở kề bên nhau nhưng vì hận hờn ghen ghét nên không hề lui tới với nhau; thậm chí có những anh em ruột thịt mà mấy chục năm trời không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh chấp đố kị. Có khi vợ chồng cùng sống chung phòng nhưng tâm hồn hai người cách xa nhau vạn dặm.
Lời Chúa qua miệng Ngôn sứ Isaia (trong bài đọc thứ nhất hôm nay) tha thiết mời gọi chúng ta hãy tháo gỡ những thành luỹ vô hình đó để giao hoà với nhau. "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và bạt mọi núi đồi: con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng..."
Và trong Tin Mừng hôm nay, Thánh sử Mác cô nhắc lại: "Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc tháo gỡ những rào cản đang được dựng lên trong lòng ta để người anh em có thể đến được với mình.
Tha nhân là hiện thân của Chúa Ki-tô, là chi thể của Chúa Ki-tô.
Nếu chúng ta không tháo gỡ những ngăn cách để cho tha nhân là hiện thân của Chúa Giê-su đến được với ta, thì chúng ta đang ngăn chặn Chúa đến với mình.
Cha mẹ trần gian rất đau lòng khi nhìn thấy con cái trong nhà xích mích, chia rẽ và ly tán.
Thiên Chúa là Cha nhân lành cũng vô cùng đau đớn khi con cái Người trên dương thế sống xa lìa chia cắt.
Mỗi người chúng ta là một tế bào, là một chi thể làm nên Thân Thể Chúa Ki-tô. Vì thế, khi để cho hận thù, nghị kị, ganh ghét chia rẽ chúng ta là chúng ta đang chia cắt Thân Thể Chúa. Thế là vô tình Chúa Ki-tô đang bị phanh thây! Chúa Giê-su rất đau lòng vì Thân Mình Người bị chia năm xẻ bảy nên Người tha thiết đòi buộc con cái phải mau tháo gỡ những ngăn cách đó để giao hoà với nhau, để cho Thân Mình Người được lành lặn. Vì thế Người nghiêm khắc đòi buộc những chi thể phân cách hãy mau mau giao hoà: "Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23-24)
Dòng sông Bến Hải cắt đôi đất nước Việt Nam và biến đồng bào Việt Nam thành thù địch trong suốt 21 năm trời cuối cùng đã trở thành gạch nối liên kết hai miền bắc nam.
Bức tường Bá Linh chia cắt Đức quốc thành hai quốc gia thù nghịch suốt 28 năm cuối cùng cũng bị triệt hạ để cho dân tộc Đức được thống nhất và trở nên hùng cường.
Nhiều ngăn cách lớn lao giữa các dân tộc đã dần dần được tháo gỡ.
Vậy biết đến bao giờ những "bức tường" do chính chúng ta dựng lên ngăn cách chúng ta với người khác được tháo gỡ để Thiên Chúa có thể đến với chúng ta?
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 2 mùa vọng theo Tin Mừng Mác cô 1, 1-8)
Có hai hình thức cản trở khiến con người không đến được với nhau: cản trở bên ngoài và cản trở bên trong.
Cản trở bên ngoài có nhiều thứ như lũng sâu, núi cao, đường sá quanh co hiểm trở... đã được tiên tri Isaia đề cập đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.
Lại có những hình thức cản trở khác do chính con người tạo ra để ngăn chận sự thâm nhập của quân thù như người xưa phải xây thành cao, đào luỹ sâu; hay ngày nay người ta dùng hàng rào kẽm gai cài thêm bom mìn để ngăn chặn đối thủ.
Ngoài ra còn có những ngăn cách khác như dòng sông Bến Hải trước đây đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền thù nghịch, hoặc bức tường Bá Linh ở Đức chia cắt đất nước nầy thành hai quốc gia đối lập.
Thành luỹ bên ngoài tuy vậy mà dễ vượt qua, còn thành luỹ bên trong tâm tư con người còn khó vượt qua hơn; đó là lòng hận thù, nghi kỵ, giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, cãi cọ, kiêu căng, khép kín... Những thứ thành luỹ nầy tuy vô hình, không đồ sộ, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả năng ngăn cách con người rất hiệu quả: Có những gia đình ở kề bên nhau nhưng vì hận hờn ghen ghét nên không hề lui tới với nhau; thậm chí có những anh em ruột thịt mà mấy chục năm trời không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh chấp đố kị. Có khi vợ chồng cùng sống chung phòng nhưng tâm hồn hai người cách xa nhau vạn dặm.
Lời Chúa qua miệng Ngôn sứ Isaia (trong bài đọc thứ nhất hôm nay) tha thiết mời gọi chúng ta hãy tháo gỡ những thành luỹ vô hình đó để giao hoà với nhau. "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và bạt mọi núi đồi: con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng..."
Và trong Tin Mừng hôm nay, Thánh sử Mác cô nhắc lại: "Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc tháo gỡ những rào cản đang được dựng lên trong lòng ta để người anh em có thể đến được với mình.
Tha nhân là hiện thân của Chúa Ki-tô, là chi thể của Chúa Ki-tô.
Nếu chúng ta không tháo gỡ những ngăn cách để cho tha nhân là hiện thân của Chúa Giê-su đến được với ta, thì chúng ta đang ngăn chặn Chúa đến với mình.
Cha mẹ trần gian rất đau lòng khi nhìn thấy con cái trong nhà xích mích, chia rẽ và ly tán.
Thiên Chúa là Cha nhân lành cũng vô cùng đau đớn khi con cái Người trên dương thế sống xa lìa chia cắt.
Mỗi người chúng ta là một tế bào, là một chi thể làm nên Thân Thể Chúa Ki-tô. Vì thế, khi để cho hận thù, nghị kị, ganh ghét chia rẽ chúng ta là chúng ta đang chia cắt Thân Thể Chúa. Thế là vô tình Chúa Ki-tô đang bị phanh thây! Chúa Giê-su rất đau lòng vì Thân Mình Người bị chia năm xẻ bảy nên Người tha thiết đòi buộc con cái phải mau tháo gỡ những ngăn cách đó để giao hoà với nhau, để cho Thân Mình Người được lành lặn. Vì thế Người nghiêm khắc đòi buộc những chi thể phân cách hãy mau mau giao hoà: "Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23-24)
Dòng sông Bến Hải cắt đôi đất nước Việt Nam và biến đồng bào Việt Nam thành thù địch trong suốt 21 năm trời cuối cùng đã trở thành gạch nối liên kết hai miền bắc nam.
Bức tường Bá Linh chia cắt Đức quốc thành hai quốc gia thù nghịch suốt 28 năm cuối cùng cũng bị triệt hạ để cho dân tộc Đức được thống nhất và trở nên hùng cường.
Nhiều ngăn cách lớn lao giữa các dân tộc đã dần dần được tháo gỡ.
Vậy biết đến bao giờ những "bức tường" do chính chúng ta dựng lên ngăn cách chúng ta với người khác được tháo gỡ để Thiên Chúa có thể đến với chúng ta?
Con đường đón Tình yêu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
06:03 05/12/2008
CON ĐƯỜNG ĐÓN TÌNH YÊU
(Chúa Nhật II Mùa Vọng B)
“Có tiếng hô trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa…”( Is 40,3 ) Những lời của ngôn sứ Isaia nào được thánh sử Maccô lấy lại để mở đầu cho sách Tin mừng của Ngài: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” ( Mc 1,3 ). Đấng mà chỉ bằng một lời đã dựng nên trời đất muôn vật, Đấng mà không có sự gì là không thể, lại gặp phải khó khăn khi muốn đi vào lòng con người đến nỗi cần phải có một con đường được chuẩn bị. Một hệ luỵ tất yếu vì Người đã dựng nên con người và đã ban cho nó có ý chí tự do. “ Thiên Chúa có thể dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi” ( Thánh Âugustinô ).
Khi yêu ai thì người ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đã được ngôn Isaia loan báo rằng Chúa đã tha thứ tội lỗi cho dân Người. Thời nô lệ của dân sẽ chấm dứt. Và “như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cùng tận tình dẫn dắt” ( Is 40,11 ). Gioan Tiền Hô rao giảng rằng Ngài chỉ làm phép rửa bằng nước còn Đấng đến sau Ngài sẽ thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, tức là bằng chính Tình Yêu của Chúa.
Chẳng còn gì mà Chúa đã không làm cho chúng ta. Đấng là Tình Yêu, không ngại ngần phú ban chính Con Một vì chúng ta. ( x.Ga 3,16-18 ). Dù có thể làm được mọi sự cho chúng ta, thế mà Chúa vẫn như bị giới hạn. Tình yêu giả thiết có sự tự do đáp trả. Tuân thủ hệ quả ấy, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” ( Kh 3,20 ).
Để cho tình yêu đơm hoa, kết trái, Chúa chờ đợi sự đáp trả của loài người chúng ta. Và một trong những cách thế đáp trả tình yêu của Chúa mà Lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vong B mời gọi chúng ta, đó là hãy mở cho Chúa một con đường. Nói đến con đường là nói đến lối đi, cách bước, đúng hơn là nói đến đường đời của chúng ta, cách sống của chúng ta.
“Đồi cao hãy san cho bằng; hố sâu hãy lấp cho đầy…” Những cách diễn tả trên chỉ muốn nhắm mục đích là sửa đường cho ngay và bằng phẳng. Rất có thể có nhiều cách diễn giải mang chiều kích luân lý như là dẹp bỏ sự kiêu căng, cao ngạo, loại trừ những hố sâu ích kỷ, tham lam hay chia rẽ…Đã hẳn cần phải có những sửa đổi trong cách sống của con người, tuy nhiên điều quan trọng và cốt yếu đó là tấm lòng của chúng ta. Đó phải là một tấm lòng khiêm hạ chân thành. Một tấm lòng chân thành trong khiêm hạ là một tấm lòng trung thực, ngay thẳng. Chúa đến để tỏ bày tình yêu với chúng ta, cho chúng ta. Tình yêu đòi hỏi trước tiên sự ngay thẳng và trung thực. Sẽ chẳng còn là tình yêu khi có yếu tố gian dối xen vào. Chính vì thế để mở cho Chúa một con đường, chúng ta cần phải:
Trung thực, thẳng thắn với chính mình: Mình có sao, mình ra sao thì nhìn nhận vậy. Con người chúng ta vốn thích kẻ khác có cái nhìn tốt đẹp về mình, muốn kẻ khác luợng giá cao về mình. Vì thế chúng ta rất dễ bị cám dỗ thoa son, tô phấn cho bản thân. Và dần dà người ta đâm ra ảo tưởng về chính mình hoặc có cái nhìn không thật, không đúng về bản thân. Cái cám dỗ này này càng mạnh lên mỗi khi chúng ta đã có thêm chút tiền, chút quyền hay chút địa vị.
Rất nhiều lần xét mình, chúng ta thoáng nhận ra con người thật của mình với bao là tham sân si. Ta sám hối ăn năn, ta quyết tâm sửa mình, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Bệnh thì dễ chửa, nhưng tật thì khó chừa. Sự tái phạm lỗi lầm nhiều lần cũng làm chúng ta dễ có cái nhìn lệch lạc về bản thân. để có được cái nhìn trung thực về mình thiết tưởng cần đào tạo lương tâm liên lĩ. Các nhà luân lý chỉ cho ta những cách thế để đào tạo lương tâm như là tích cực học hỏi; kiên quyết chừa tội và từ bỏ nết xấu; xa lánh các môi trường xấu, những lý thuyết lầm lạc; siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích giao hoà…
Trung thực với tha nhân: Dù biết rằng ta có thể dối lừa một người nhiều lần, có thể dối lừa nhiều người một đôi lần, nhưng ta không thể lừa dối nhiều người nhiều lần, thế mà để can đảm sống thật như chính mình trước mặt tha nhân quả là không mấy dễ. Cái nhìn của tha nhân, cái quan niệm của xã hội bên cạnh mặt tích cực vẫn có mặt tiêu cực của chúng, đó là chúng có thể khiến ta sống giả hình. Đức Bênêđictô XVI đã từng nhận định rằng trong các loại hình tình yêu như mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu…thì có lẽ tình yêu nam nữ ( cách riêng trong đời sống phu phụ ) là tình yêu đúng nghĩa nhất. Quả thật, trong các mối tương quan nhân loại thì có lẽ người ta dễ sống trung thực với nhau hơn cả đó là trong mối tương quan phu phụ.
Đã là người hẳn ta thật khó mà cởi mở tấm lòng với tha nhân cách sạch sành sanh, nhưng ít ra là không bao giờ chủ ý sống giả hình, sống hai mặt vì chút lợi lộc hay chút hư danh nào đó. Đặc biệt chúng cần loại trừ những mưu mô xảo quyệt gây hại cho tha nhân và xã hội. Chúa Kitô đã từng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng men Pharisêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.”( Lc 12,1-2 ).
Trung thực với Thiên Chúa: Chắc hẳn Ađam biết quá rõ rằng Thiên Chúa nhìn thấy mọi sự, biết hết mọi sự, thế mà sau khi phạm tội, ông vẫn tìm cách lánh mặt Thiên Chúa. Rồi đến khi Chúa hỏi tội thì Adam đã đổ lỗi cho bà Evà. Bà Evà lại đổ tội cho con rắn. ( x. St 3,8-13 ). Khi đã trót phạm tội, chúng ta thường bị cám dỗ ẩn mình hoặc tìm cách bào chửa. “Các ngươi vốn mù mà tự cho mình sáng nên tội các người vẫn còn.” ( Ga 9,41 ). Đọc Tin Mừng chúng ta nhận ra sự thật này: con đường đã mở ra để cho Chúa Giêsu đến yêu thương, tha thứ, thi ân cho những người biết khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình, dù họ là người tội lỗi hay là người ngoại bang, là người thu thuế hay là kẻ bán thân nuôi miệng. Chính Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện người thu thuế vào Đền thờ không dám ngẩng mặt lên, chỉ biết cúi đầu đấm ngực nói: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Và Người đã kết luận rằng người thu thuế này ra về và được nên công chính ( x. Lc 18,9-14 ).
Chúa đến thế gian là để yêu thương con người. Và con đường Chúa đi là con đường của sự thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ thần dữ, khỏi ách nô lệ tội lỗi và giúp chúng ta có khả năng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Mọi đường lối Chúa đều là từ bi và ngay chính. “ Lạy Chúa, Chúa ở gần bên con, mệnh lệnh Chúa đều là chân lý.” ( Tv 119,151 ). “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” ( Ga 18,37 ). Cùng với tác giả Thánh Vịnh, ước gì chúng ta chân thành thân thưa: “Đường chân lý, này con đã chọn, quyết định của Ngài con khao khát đợi trông” ( Tv 119,30 ). Sự thật là nền tảng cho tình yêu nẩy nở. Sự thật cũng là con đường để tình yêu đi vào, ở lại và đơm bông kết trái. Trung thực với chính mình, trung thực với tha nhân và trung thực với Đấng Tạo Thành là một cách thế tuyệt vời dọn đường cho Chúa đến yêu thương chúng ta.
Một trong những cách thế để giúp sống trung thực với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa, tức là sống trong sự khiêm hạ, đó là hãy tích cực tập thói quen tốt của cha ông ta xưa là dọn mình chết lành mỗi tối trước khi đi ngủ. “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai, người ta sắp chết nói lời lẽ phải.” Đúng hơn khi đối diện với “giờ Chúa đến” chắc chắn chúng ta không chỉ nói lời lẽ phải mà còn nói lời rất trung thực.
(Chúa Nhật II Mùa Vọng B)
“Có tiếng hô trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa…”( Is 40,3 ) Những lời của ngôn sứ Isaia nào được thánh sử Maccô lấy lại để mở đầu cho sách Tin mừng của Ngài: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” ( Mc 1,3 ). Đấng mà chỉ bằng một lời đã dựng nên trời đất muôn vật, Đấng mà không có sự gì là không thể, lại gặp phải khó khăn khi muốn đi vào lòng con người đến nỗi cần phải có một con đường được chuẩn bị. Một hệ luỵ tất yếu vì Người đã dựng nên con người và đã ban cho nó có ý chí tự do. “ Thiên Chúa có thể dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi” ( Thánh Âugustinô ).
Khi yêu ai thì người ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đã được ngôn Isaia loan báo rằng Chúa đã tha thứ tội lỗi cho dân Người. Thời nô lệ của dân sẽ chấm dứt. Và “như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cùng tận tình dẫn dắt” ( Is 40,11 ). Gioan Tiền Hô rao giảng rằng Ngài chỉ làm phép rửa bằng nước còn Đấng đến sau Ngài sẽ thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, tức là bằng chính Tình Yêu của Chúa.
Chẳng còn gì mà Chúa đã không làm cho chúng ta. Đấng là Tình Yêu, không ngại ngần phú ban chính Con Một vì chúng ta. ( x.Ga 3,16-18 ). Dù có thể làm được mọi sự cho chúng ta, thế mà Chúa vẫn như bị giới hạn. Tình yêu giả thiết có sự tự do đáp trả. Tuân thủ hệ quả ấy, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” ( Kh 3,20 ).
Để cho tình yêu đơm hoa, kết trái, Chúa chờ đợi sự đáp trả của loài người chúng ta. Và một trong những cách thế đáp trả tình yêu của Chúa mà Lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vong B mời gọi chúng ta, đó là hãy mở cho Chúa một con đường. Nói đến con đường là nói đến lối đi, cách bước, đúng hơn là nói đến đường đời của chúng ta, cách sống của chúng ta.
“Đồi cao hãy san cho bằng; hố sâu hãy lấp cho đầy…” Những cách diễn tả trên chỉ muốn nhắm mục đích là sửa đường cho ngay và bằng phẳng. Rất có thể có nhiều cách diễn giải mang chiều kích luân lý như là dẹp bỏ sự kiêu căng, cao ngạo, loại trừ những hố sâu ích kỷ, tham lam hay chia rẽ…Đã hẳn cần phải có những sửa đổi trong cách sống của con người, tuy nhiên điều quan trọng và cốt yếu đó là tấm lòng của chúng ta. Đó phải là một tấm lòng khiêm hạ chân thành. Một tấm lòng chân thành trong khiêm hạ là một tấm lòng trung thực, ngay thẳng. Chúa đến để tỏ bày tình yêu với chúng ta, cho chúng ta. Tình yêu đòi hỏi trước tiên sự ngay thẳng và trung thực. Sẽ chẳng còn là tình yêu khi có yếu tố gian dối xen vào. Chính vì thế để mở cho Chúa một con đường, chúng ta cần phải:
Trung thực, thẳng thắn với chính mình: Mình có sao, mình ra sao thì nhìn nhận vậy. Con người chúng ta vốn thích kẻ khác có cái nhìn tốt đẹp về mình, muốn kẻ khác luợng giá cao về mình. Vì thế chúng ta rất dễ bị cám dỗ thoa son, tô phấn cho bản thân. Và dần dà người ta đâm ra ảo tưởng về chính mình hoặc có cái nhìn không thật, không đúng về bản thân. Cái cám dỗ này này càng mạnh lên mỗi khi chúng ta đã có thêm chút tiền, chút quyền hay chút địa vị.
Rất nhiều lần xét mình, chúng ta thoáng nhận ra con người thật của mình với bao là tham sân si. Ta sám hối ăn năn, ta quyết tâm sửa mình, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Bệnh thì dễ chửa, nhưng tật thì khó chừa. Sự tái phạm lỗi lầm nhiều lần cũng làm chúng ta dễ có cái nhìn lệch lạc về bản thân. để có được cái nhìn trung thực về mình thiết tưởng cần đào tạo lương tâm liên lĩ. Các nhà luân lý chỉ cho ta những cách thế để đào tạo lương tâm như là tích cực học hỏi; kiên quyết chừa tội và từ bỏ nết xấu; xa lánh các môi trường xấu, những lý thuyết lầm lạc; siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích giao hoà…
Trung thực với tha nhân: Dù biết rằng ta có thể dối lừa một người nhiều lần, có thể dối lừa nhiều người một đôi lần, nhưng ta không thể lừa dối nhiều người nhiều lần, thế mà để can đảm sống thật như chính mình trước mặt tha nhân quả là không mấy dễ. Cái nhìn của tha nhân, cái quan niệm của xã hội bên cạnh mặt tích cực vẫn có mặt tiêu cực của chúng, đó là chúng có thể khiến ta sống giả hình. Đức Bênêđictô XVI đã từng nhận định rằng trong các loại hình tình yêu như mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu…thì có lẽ tình yêu nam nữ ( cách riêng trong đời sống phu phụ ) là tình yêu đúng nghĩa nhất. Quả thật, trong các mối tương quan nhân loại thì có lẽ người ta dễ sống trung thực với nhau hơn cả đó là trong mối tương quan phu phụ.
Đã là người hẳn ta thật khó mà cởi mở tấm lòng với tha nhân cách sạch sành sanh, nhưng ít ra là không bao giờ chủ ý sống giả hình, sống hai mặt vì chút lợi lộc hay chút hư danh nào đó. Đặc biệt chúng cần loại trừ những mưu mô xảo quyệt gây hại cho tha nhân và xã hội. Chúa Kitô đã từng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng men Pharisêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.”( Lc 12,1-2 ).
Trung thực với Thiên Chúa: Chắc hẳn Ađam biết quá rõ rằng Thiên Chúa nhìn thấy mọi sự, biết hết mọi sự, thế mà sau khi phạm tội, ông vẫn tìm cách lánh mặt Thiên Chúa. Rồi đến khi Chúa hỏi tội thì Adam đã đổ lỗi cho bà Evà. Bà Evà lại đổ tội cho con rắn. ( x. St 3,8-13 ). Khi đã trót phạm tội, chúng ta thường bị cám dỗ ẩn mình hoặc tìm cách bào chửa. “Các ngươi vốn mù mà tự cho mình sáng nên tội các người vẫn còn.” ( Ga 9,41 ). Đọc Tin Mừng chúng ta nhận ra sự thật này: con đường đã mở ra để cho Chúa Giêsu đến yêu thương, tha thứ, thi ân cho những người biết khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình, dù họ là người tội lỗi hay là người ngoại bang, là người thu thuế hay là kẻ bán thân nuôi miệng. Chính Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện người thu thuế vào Đền thờ không dám ngẩng mặt lên, chỉ biết cúi đầu đấm ngực nói: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Và Người đã kết luận rằng người thu thuế này ra về và được nên công chính ( x. Lc 18,9-14 ).
Chúa đến thế gian là để yêu thương con người. Và con đường Chúa đi là con đường của sự thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ thần dữ, khỏi ách nô lệ tội lỗi và giúp chúng ta có khả năng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Mọi đường lối Chúa đều là từ bi và ngay chính. “ Lạy Chúa, Chúa ở gần bên con, mệnh lệnh Chúa đều là chân lý.” ( Tv 119,151 ). “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” ( Ga 18,37 ). Cùng với tác giả Thánh Vịnh, ước gì chúng ta chân thành thân thưa: “Đường chân lý, này con đã chọn, quyết định của Ngài con khao khát đợi trông” ( Tv 119,30 ). Sự thật là nền tảng cho tình yêu nẩy nở. Sự thật cũng là con đường để tình yêu đi vào, ở lại và đơm bông kết trái. Trung thực với chính mình, trung thực với tha nhân và trung thực với Đấng Tạo Thành là một cách thế tuyệt vời dọn đường cho Chúa đến yêu thương chúng ta.
Một trong những cách thế để giúp sống trung thực với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa, tức là sống trong sự khiêm hạ, đó là hãy tích cực tập thói quen tốt của cha ông ta xưa là dọn mình chết lành mỗi tối trước khi đi ngủ. “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai, người ta sắp chết nói lời lẽ phải.” Đúng hơn khi đối diện với “giờ Chúa đến” chắc chắn chúng ta không chỉ nói lời lẽ phải mà còn nói lời rất trung thực.
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
06:08 05/12/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (63)
631. Đồng thời với Chúa Giêsu, có một người thật lạ lùng.
Lạ lùng vì được thụ thai trong lòng một bà giá đã quá tuổi sinh con.
Lạ lùng vì khi đang còn ở trong bụng mẹ, đã được sạch tội tổ tông.
Lạ lùng vì khi đang còn thanh niên, đã lên núi, sống cuộc đời thinh lặng avf khắc khổ.
Lạ lùng vì khi được dân chúng khoan hô khen ngợi như Đấng Cứu Thế, thì vẫn khiêm nhượng xưng mình chỉ là kẻ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.
Lạ lùng vì cái chết đầy anh dũng để bảo vệ Luật Chúa: chết mà bị các kẻ dâm ô chặt đầu bỏ trên dĩa để cười chơi.
Đó là thánh Gioan Tẩy Giả mà Giáo Hội muốn chúng ta bắt chước ngài để sống thánh thiện trong đầu Mùa Vọng.
632. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng Chúa Cứu Thế bằng lời nói
Trước khi Chúa Cứu Thế đến, thánh Gioan đã lớn tiếng rao giảng cho mọi người biết và yêu mến Chúa Giêsu, và dọn lòng mọi người tiếhành phố rước xứng đang Chúa Giêsu.
Thánh nhân nói:
- “Hãy triệt hạ các đồi núi!” (nghĩa là: hãy sống khiêm nhượng và hiền lành)
- “Hãy sửa thẳng những đường quanh co!” (nghĩa là: hãy có ý ngay lành vì Chúa trong mọi công việc mình làm)
- “Hãy san bằng những đường gập ghềnh!” (nghĩa là: hãy tránh xa những trở ngại làm chúng ta xa Chúa, như chạy theo danh vọng, ham mê tiền bạc, mê đắm dục vọng)
- “Hãy lấp đầy những hố sâu!” (nghĩa là: hãy sống thánh thiện để đưa mình lên ngang hàng với địa vị cao sang của người con của Chúa)
Mặc dầu được dân chúng quý trọng và xem như Đấng Cứu Thế, thánh Gioan vẫn khiêm nhượng, cho mình chỉ là tiếng kêu thúc giục mọi người dọn đàng cho Chúa Cứu Thế đến mà thôi: “Tôi là tiếng kêu trong rừng: hãy dọn đàng cho Chúa Cứu Thế đến.”
Thánh Gioan còn xem mình như người đầy tớ của Chúa Cứu Thế: “Sau tôi, sẽ có một Đấng đã có trước tôi. Ngài cao trọng hơn tôi, đến đỗi dù cởi dây giày cho Ngài, tôi cũng không xứng đáng.”
Và khi thấy Chúa Cứu Thế đến, thánh Gioan Tẩy Giả hô to lên để giới thiệu Ngài cho mọi người: “Đây Chiên của Thiên Chúa! Đây Đấng xoá tội trần gian!”
633. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng Chúa Cứu Thế bằng việc làm và đời sống thánh thiện
Thánh Gioan Tẩy Giả sống đời rất thánh thiện đến đỗi dân chúng cho ngài là chính Đấng Cứu Thế đang đến. Ngay cả những hạng biệt phái, luật sĩ, tư tế cũng ngạc nhiên, sai người đến hỏi ngài có phải là Đấng Cứu Thế không.
Mặc dầu người ta kính nể, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn luôn khiêm nhượng, áo thì mặc lông lạc đà, của ăn là châu chấu và mật ong rừng, tự xưng mình chỉ là tiếng kêu trên rừng, là người đầy tớ hèn mọn nhất của Đấng Cứu Thế.
Mặc dầu bị người biệt phái, luật sĩ, tư tế từ chối không tin, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn nêu cao con đường ngay chính của Chúa và nói cho họ biết cơn giận của Chúa sẽ đến tiêu diệt những hạng người cố chấp và kiêu ngạo.
Mặc dầu vua Erode có trong tay toàn quyền sinh tử, nhưng khi thấy vua lỗi luật Chúa về hôà nội nhân bất khả ly và làm gương xấu, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn lên án tội của vua dù bị giam tù và phải chết thê thảm.
634. Vì tội hàng giáo phẩm mà Chúa phạt nặng
Nếu các tiên tri đã ngăm đe Sion vì những tội của nhân dân và các nhà cầm quyền đã phạm, thì các ngài đã nói rõ đến những hình phạt nặng nề do tội các linh mục phạm:
- “Thiên Chúa đã thịnh nộ đến cực độ và Người sẽ nổi cơn lôi đình; Chúa sẽ cho lửa xuống thiêu đốt Sion, phá đổ bình địa vì những tội hàng giáo phẩm đã phạm.” (Yr 6,11,13)
635. Nhờ được cầu nguyện mà trở về với Chúa trước khi chết
Trong cuộc chiến khốc liệt giữa Pháp và Đức năm 1870, tại một bịnh viện Pháp, có một thương binh vốn là sĩ quan người Đức đang bị bắt làm tù binh.
Một hôm, bác sĩ cho biết anh sẽ không qua khỏi vì vết thương ngày càng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo nghễ và can đảm chờ đợi cái chết.
Chị y tá nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn vốn chăm sóc anh từ lâu, ân cần ngỏ ý khuyên anh nên xin gặp một vị linh mục để dọn mình trước khi chết. Anh nhận mình là người Công giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu, nên một mực từ chối lời đề nghị chân thành này.
Chị nữ tu vẫn dịu dàng nói:
- “Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông mau hồi tâm trở về với Người.”
Viên sĩ quan mỉa mai:
- “Chỉ cực nhọc vô ích mà thôi!”
Chị nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục:
- “Thú thật với ông, đã 16 năm nay, các chị em trong Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho một người trở về cùng Chúa.”
Viên sĩ quan ngạc nhiên:
- “16 năm rồi cơ à? Thế người được các chị cầu nguyện chắc phải là ân nhân của nhà Dòng?”
Chị nữ tu trả lời:
- “Cách đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu cho một nữ Nam tước người Đức. Trong một lần tôi tới thăm mẹ, bà Nam tước biết tôi là nữ tu nên đã xin cầu nguyện cho con trai bà. Anh đã mất đức tin, sống phóng túng, đam mê danh vọng và quyền lực. Đã 16 năm qua, tôi và cả nhà Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho anh.”
Người sĩ quan gặng hỏi:
- “Thế mẹ của chị có phải là bà Béate không?”
Chị nữ tu vô cùng ngạc nhiên:
- “Nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi?”
Đến đây thì viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận:
- “Thưa chị, tôi chính là Nam tước Charles, con trai của nữ Nam tước mà mẹ chị đã tận tụy hầu hạ bấy lâu. Chính tôi là người mà chị và Nhà Dòng đã cầu nguyện cho suốt 16 năm qua.”
Có nhiều người sống như không bao giờ phải chết.
Có nhiều người sống như thể trái đất sẽ vô tận.
Có nhiều người sống như thế gian này đã là thiên đàng.
Họ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế. Trái tim họ “ra nặng nề, vì chè chén say sưa”.
Họ bị chìm ngập trong những tính toán làm ăn, lo toan cho cuộc sống hiện tại, mà quên tìm lẽ sống thật. Họ bị cuốn hút bởi đam mê danh vọng, quyền lực mà quên đi có những cái bất ngờ sẽ đến. Viên sĩ quan trong câu chuyện trên đây là một điển hình.
Cuộc sống con người không thiếu những bất ngờ: Có những bất ngờ thú vị làm cho chúng ta vui sướng khôn nguôi. Có những bất ngờ bi thảm khiến chúng ta đau khổ tột cùng.
Mùa Vọng nhắc lại lần đến đầu tiên của Con Thiên Chúa, và kêu gọi chúng ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Người. Ngày đó khi nào xảy đến, chẳng ai biết được. Nó đến bất ngờ như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất” (Lc 21,35).
Giữa hai lần ấy, có biết bao lần Người bất ngờ đến. Đó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta. (Thiên Phúc)
636. Một cách tuyển nhân viên
Một khách sạn nổi tiếng tuyển dụng chức danh giám đốc bộ phận.
Người tham gia thì rất đông.
Sau nhiều vòng tuyển chọn, chỉ còn lại 10 ứng cử viên. Đích thân ông chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phỏng vấn họ.
Anh trung hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn. Anh chưa kịp ngồi xuống ghế thì ông chủ tịch hội đồng quản trị đã mừng rỡ chạy lại ôm lấy anh: “Cuối cùng, tôi cũng tìm được anh.” Rồi ông quay lại nói với cô thư ký: “Cũng may, tuần trước, nhờ anh nầy mà con gái tôi đãc không bị chết đuối ở bể bơi. Sau khi cứu sống con tôi, anh ấy đã bỏ đi mà không để lại địa chỉ gì cả. Hôm nay, thật may mắn gặp được anh ấy ở đây.”
Anh Trung nóng bừng hết cả mặt. Anh cảm thấy nữ thần số phanạ đang mỉm cwòi với anh, nhưng anh lấy lại bình tỉnh và nghĩ bụng rằng thành thật phải chăng quan trọng hơn chuyện được tuyển dụng:
- “Không thưa ông, ông nhận nhầm người rồi.”
- “Nhận nhầm người ư? Không, không, tôi còn nhớ rõ trên gương mặt người thanh niene đó, cũng có một nốt ruồi rất to.”
Anh Trung càng tỏ ra dứt khoát hơn:
- “Đúng là ông đã nhận nhầm người rồi. Tuần trước, tôi không đi bơi.”
Hai ngày sau, anh Trung đến khách sạn nhận việc. Anh nghe nói, trong số mười người trong vòng phỏng vấn cuối, chỉ có ba người được tuyển dụng.
Trong giờ nghỉ giải lao, anh Trung hỏi cô thư ký của ông chủ tịch hội đồng quản trị:
- “Ông chủ tịch hội đồng quản trị đã tìm thấy ân nhân cứu mạng sống cho con gái mình chưa?”
Cô thư ký cười rất to:
- “Anh nói cái gì cơ? Ông chủ tịch hội đồng quản trị làm gì có con gái?”
Đừng bao giờ quên rằng thành thật là một tài sản quý giá trong cuộc đời của bạn. Thành thật là đức tính tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng tốt. Nó không chỉ làm cho người khác tin tưởng vào bạn, mà nó còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.
Cũng như vậy, khi tuyển dụng nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết ácch làm cho họ bộc lộ đức tính đó. (Biết Người - Biết Mình)
637. Lập kế hoạch trong ngày
Cách đây một vài năm, tôi (Richard Carlson) đã kinh qua phương pháp nầy và đã nhận thấy rằng bất cứ khi nào tôi thực hiện, chắc chắn tôi sẽ có một ngày khá tốt đẹp. Điều gì hơn thế nữa, nó thật sựu dễ dàng và chỉ mất vài giây.
Ý tưởng ở đây là bỏ ra một chút thời gian trong mỗi buổi sáng để quyết định kế hoạch cho ngày đó.
Hành động đơn giản của sự bày tỏ mục tiêu dường như để gieo trồng hạt giống tinh thần và có sức mạnh gợi nhớ đểv làm nó xảy ra, ít nhất ở vài mức độ.
Nếu bạn thử nó, tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên ở kết quả. Dường như bạn sẽ nhận thấy mình kiên nhẩn hơn. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
638. Muốn được nghe
Isaac Marcosson, nhà quán quân về môn phỏng vấn các danh nhân, nói rằng phần đông phỏng vấn viên không thành công chỉ vì quá chăm chú tới những câu vấn, thành ra không chú ý nghe những câu đáp…
Nhiều danh nhân nói với Marcosson rằng họ ưa gặp một người biết nghe hơà nội là một người biết nói chuyện.
Tai hại thay! Khả năng biết nghe đó, hình như lại là khả năng hiếm thấy nhất.
Không phải chỉ các danh nhân mới thích được người ta nghe mình nói đâu. Về phương diện đó, thường nhân cũng như họ. Một văn sĩ đã nói: “Nhiều người mời lương y tới chỉ để kể lể tâm sự thôi.” (Đắc Nhân Tâm – Bí Quyết Thành Công)
639. Chịu đựng: bài học lớn
Một nhân vật chính trị, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài truyền hình rằng “Ngài dựa vào cái gì mà uy thế của ngài trên chính trường cứ từng bước, từng bước tăng lên như vậy?”, có một câu một câu nói rất hay như sau: “Chịu đựng.”
Ông ta không nói đến điều kiện của bản thân mình, mà mà chỉ nhắc tới hai từ “chịu đưng”, chắc phải có cái lý của nó.
Hai từ “chịu đựng” chẳng phải là cái đạo để làm quan, nhưng ít ra, cũng là cái đạo để làm việc. (3 Điều Nên Biết)
640. Hãy nhìn lại mình trước tiên, bạn nhé!
Một ông lão có thói quen ngủ ngày.
Ông có một đứa cháu cực kỳ ranh mãnh.
Một ngỳa nọ, nhân lúc ông đang ngủ say, cậu bé đã lén lấy một chút bột cà ri bôi vào hàng râu mép dài và rất đẹp của ông.
Loại bột cà ri nầy do một người bạn của bố cậu mới mang về từ Ấn Độ.
Đối với một số người, cà ri rất thơm, nhưng nhiều người lại thấy nó hôi kinh khủng.
Đang ngủ say, đột nhiên ông lão tỉnh giấc vì một mùi quá khó chịu. Ông ngĩ sao giường mình hôm nay lại hôi như thế nhỉ, và đi ra phòng khách cho đỡ khó chịu.
Chừng năm phút, ông lão nói: “Ôi, phòng khách hôm nay hôi thế nầy, có khác tới thì biết làm sao!”
Vừa nói, ông vừa đi vào bếp thì thấy nhà bếp cũng hôi kinh khủng. Ông đi ra hàng hiên và vẫn thấy cái mùi nồng nồng hăng hăng đó quanh mình.
Không thể ở trong một căn nhà mà mọi nơi đều bốc mùi, ông lão quyết định đi xuống phố.
Ông lão thong dong bước và cố híợp tác thật sâu để mong có được một hơi thở trong lành, nhưng ông đã đi đến một kết luận làm ông đau đớn vô kể: “Trời ơi, sao cả thế giới nầy lại hôi đến thế nhỉ?”
Có bao giờ bạn thấy xung quanh mình đều là những điều không vui, là những bất hạnh, dối trá, khó khăn, không có một chút hy vọng nào cả?
Hay đơn giản hơn, bạn thấy ai xung quanh bạn cũng xấu, cũng sai phạm, cũng cần phải sửa cái nầy cái kia, ai cũng cần phải hoànm thiện nhiều hơn nữa….
Hãy nhớ đến câu chuyện nầy và hãy nhìn lại mình trước tiên, bạn nhé! (Một Nụ Cười – Internet) (Tài Sản Quý Nhất Ở Đâu?)
631. Đồng thời với Chúa Giêsu, có một người thật lạ lùng.
Lạ lùng vì được thụ thai trong lòng một bà giá đã quá tuổi sinh con.
Lạ lùng vì khi đang còn ở trong bụng mẹ, đã được sạch tội tổ tông.
Lạ lùng vì khi đang còn thanh niên, đã lên núi, sống cuộc đời thinh lặng avf khắc khổ.
Lạ lùng vì khi được dân chúng khoan hô khen ngợi như Đấng Cứu Thế, thì vẫn khiêm nhượng xưng mình chỉ là kẻ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.
Lạ lùng vì cái chết đầy anh dũng để bảo vệ Luật Chúa: chết mà bị các kẻ dâm ô chặt đầu bỏ trên dĩa để cười chơi.
Đó là thánh Gioan Tẩy Giả mà Giáo Hội muốn chúng ta bắt chước ngài để sống thánh thiện trong đầu Mùa Vọng.
632. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng Chúa Cứu Thế bằng lời nói
Trước khi Chúa Cứu Thế đến, thánh Gioan đã lớn tiếng rao giảng cho mọi người biết và yêu mến Chúa Giêsu, và dọn lòng mọi người tiếhành phố rước xứng đang Chúa Giêsu.
Thánh nhân nói:
- “Hãy triệt hạ các đồi núi!” (nghĩa là: hãy sống khiêm nhượng và hiền lành)
- “Hãy sửa thẳng những đường quanh co!” (nghĩa là: hãy có ý ngay lành vì Chúa trong mọi công việc mình làm)
- “Hãy san bằng những đường gập ghềnh!” (nghĩa là: hãy tránh xa những trở ngại làm chúng ta xa Chúa, như chạy theo danh vọng, ham mê tiền bạc, mê đắm dục vọng)
- “Hãy lấp đầy những hố sâu!” (nghĩa là: hãy sống thánh thiện để đưa mình lên ngang hàng với địa vị cao sang của người con của Chúa)
Mặc dầu được dân chúng quý trọng và xem như Đấng Cứu Thế, thánh Gioan vẫn khiêm nhượng, cho mình chỉ là tiếng kêu thúc giục mọi người dọn đàng cho Chúa Cứu Thế đến mà thôi: “Tôi là tiếng kêu trong rừng: hãy dọn đàng cho Chúa Cứu Thế đến.”
Thánh Gioan còn xem mình như người đầy tớ của Chúa Cứu Thế: “Sau tôi, sẽ có một Đấng đã có trước tôi. Ngài cao trọng hơn tôi, đến đỗi dù cởi dây giày cho Ngài, tôi cũng không xứng đáng.”
Và khi thấy Chúa Cứu Thế đến, thánh Gioan Tẩy Giả hô to lên để giới thiệu Ngài cho mọi người: “Đây Chiên của Thiên Chúa! Đây Đấng xoá tội trần gian!”
633. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng Chúa Cứu Thế bằng việc làm và đời sống thánh thiện
Thánh Gioan Tẩy Giả sống đời rất thánh thiện đến đỗi dân chúng cho ngài là chính Đấng Cứu Thế đang đến. Ngay cả những hạng biệt phái, luật sĩ, tư tế cũng ngạc nhiên, sai người đến hỏi ngài có phải là Đấng Cứu Thế không.
Mặc dầu người ta kính nể, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn luôn khiêm nhượng, áo thì mặc lông lạc đà, của ăn là châu chấu và mật ong rừng, tự xưng mình chỉ là tiếng kêu trên rừng, là người đầy tớ hèn mọn nhất của Đấng Cứu Thế.
Mặc dầu bị người biệt phái, luật sĩ, tư tế từ chối không tin, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn nêu cao con đường ngay chính của Chúa và nói cho họ biết cơn giận của Chúa sẽ đến tiêu diệt những hạng người cố chấp và kiêu ngạo.
Mặc dầu vua Erode có trong tay toàn quyền sinh tử, nhưng khi thấy vua lỗi luật Chúa về hôà nội nhân bất khả ly và làm gương xấu, thánh Gioan Tẩy Giả vẫn lên án tội của vua dù bị giam tù và phải chết thê thảm.
634. Vì tội hàng giáo phẩm mà Chúa phạt nặng
Nếu các tiên tri đã ngăm đe Sion vì những tội của nhân dân và các nhà cầm quyền đã phạm, thì các ngài đã nói rõ đến những hình phạt nặng nề do tội các linh mục phạm:
- “Thiên Chúa đã thịnh nộ đến cực độ và Người sẽ nổi cơn lôi đình; Chúa sẽ cho lửa xuống thiêu đốt Sion, phá đổ bình địa vì những tội hàng giáo phẩm đã phạm.” (Yr 6,11,13)
635. Nhờ được cầu nguyện mà trở về với Chúa trước khi chết
Trong cuộc chiến khốc liệt giữa Pháp và Đức năm 1870, tại một bịnh viện Pháp, có một thương binh vốn là sĩ quan người Đức đang bị bắt làm tù binh.
Một hôm, bác sĩ cho biết anh sẽ không qua khỏi vì vết thương ngày càng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo nghễ và can đảm chờ đợi cái chết.
Chị y tá nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn vốn chăm sóc anh từ lâu, ân cần ngỏ ý khuyên anh nên xin gặp một vị linh mục để dọn mình trước khi chết. Anh nhận mình là người Công giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu, nên một mực từ chối lời đề nghị chân thành này.
Chị nữ tu vẫn dịu dàng nói:
- “Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông mau hồi tâm trở về với Người.”
Viên sĩ quan mỉa mai:
- “Chỉ cực nhọc vô ích mà thôi!”
Chị nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục:
- “Thú thật với ông, đã 16 năm nay, các chị em trong Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho một người trở về cùng Chúa.”
Viên sĩ quan ngạc nhiên:
- “16 năm rồi cơ à? Thế người được các chị cầu nguyện chắc phải là ân nhân của nhà Dòng?”
Chị nữ tu trả lời:
- “Cách đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu cho một nữ Nam tước người Đức. Trong một lần tôi tới thăm mẹ, bà Nam tước biết tôi là nữ tu nên đã xin cầu nguyện cho con trai bà. Anh đã mất đức tin, sống phóng túng, đam mê danh vọng và quyền lực. Đã 16 năm qua, tôi và cả nhà Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho anh.”
Người sĩ quan gặng hỏi:
- “Thế mẹ của chị có phải là bà Béate không?”
Chị nữ tu vô cùng ngạc nhiên:
- “Nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi?”
Đến đây thì viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận:
- “Thưa chị, tôi chính là Nam tước Charles, con trai của nữ Nam tước mà mẹ chị đã tận tụy hầu hạ bấy lâu. Chính tôi là người mà chị và Nhà Dòng đã cầu nguyện cho suốt 16 năm qua.”
Có nhiều người sống như không bao giờ phải chết.
Có nhiều người sống như thể trái đất sẽ vô tận.
Có nhiều người sống như thế gian này đã là thiên đàng.
Họ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế. Trái tim họ “ra nặng nề, vì chè chén say sưa”.
Họ bị chìm ngập trong những tính toán làm ăn, lo toan cho cuộc sống hiện tại, mà quên tìm lẽ sống thật. Họ bị cuốn hút bởi đam mê danh vọng, quyền lực mà quên đi có những cái bất ngờ sẽ đến. Viên sĩ quan trong câu chuyện trên đây là một điển hình.
Cuộc sống con người không thiếu những bất ngờ: Có những bất ngờ thú vị làm cho chúng ta vui sướng khôn nguôi. Có những bất ngờ bi thảm khiến chúng ta đau khổ tột cùng.
Mùa Vọng nhắc lại lần đến đầu tiên của Con Thiên Chúa, và kêu gọi chúng ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Người. Ngày đó khi nào xảy đến, chẳng ai biết được. Nó đến bất ngờ như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất” (Lc 21,35).
Giữa hai lần ấy, có biết bao lần Người bất ngờ đến. Đó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta. (Thiên Phúc)
636. Một cách tuyển nhân viên
Một khách sạn nổi tiếng tuyển dụng chức danh giám đốc bộ phận.
Người tham gia thì rất đông.
Sau nhiều vòng tuyển chọn, chỉ còn lại 10 ứng cử viên. Đích thân ông chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phỏng vấn họ.
Anh trung hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn. Anh chưa kịp ngồi xuống ghế thì ông chủ tịch hội đồng quản trị đã mừng rỡ chạy lại ôm lấy anh: “Cuối cùng, tôi cũng tìm được anh.” Rồi ông quay lại nói với cô thư ký: “Cũng may, tuần trước, nhờ anh nầy mà con gái tôi đãc không bị chết đuối ở bể bơi. Sau khi cứu sống con tôi, anh ấy đã bỏ đi mà không để lại địa chỉ gì cả. Hôm nay, thật may mắn gặp được anh ấy ở đây.”
Anh Trung nóng bừng hết cả mặt. Anh cảm thấy nữ thần số phanạ đang mỉm cwòi với anh, nhưng anh lấy lại bình tỉnh và nghĩ bụng rằng thành thật phải chăng quan trọng hơn chuyện được tuyển dụng:
- “Không thưa ông, ông nhận nhầm người rồi.”
- “Nhận nhầm người ư? Không, không, tôi còn nhớ rõ trên gương mặt người thanh niene đó, cũng có một nốt ruồi rất to.”
Anh Trung càng tỏ ra dứt khoát hơn:
- “Đúng là ông đã nhận nhầm người rồi. Tuần trước, tôi không đi bơi.”
Hai ngày sau, anh Trung đến khách sạn nhận việc. Anh nghe nói, trong số mười người trong vòng phỏng vấn cuối, chỉ có ba người được tuyển dụng.
Trong giờ nghỉ giải lao, anh Trung hỏi cô thư ký của ông chủ tịch hội đồng quản trị:
- “Ông chủ tịch hội đồng quản trị đã tìm thấy ân nhân cứu mạng sống cho con gái mình chưa?”
Cô thư ký cười rất to:
- “Anh nói cái gì cơ? Ông chủ tịch hội đồng quản trị làm gì có con gái?”
Đừng bao giờ quên rằng thành thật là một tài sản quý giá trong cuộc đời của bạn. Thành thật là đức tính tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng tốt. Nó không chỉ làm cho người khác tin tưởng vào bạn, mà nó còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.
Cũng như vậy, khi tuyển dụng nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết ácch làm cho họ bộc lộ đức tính đó. (Biết Người - Biết Mình)
637. Lập kế hoạch trong ngày
Cách đây một vài năm, tôi (Richard Carlson) đã kinh qua phương pháp nầy và đã nhận thấy rằng bất cứ khi nào tôi thực hiện, chắc chắn tôi sẽ có một ngày khá tốt đẹp. Điều gì hơn thế nữa, nó thật sựu dễ dàng và chỉ mất vài giây.
Ý tưởng ở đây là bỏ ra một chút thời gian trong mỗi buổi sáng để quyết định kế hoạch cho ngày đó.
Hành động đơn giản của sự bày tỏ mục tiêu dường như để gieo trồng hạt giống tinh thần và có sức mạnh gợi nhớ đểv làm nó xảy ra, ít nhất ở vài mức độ.
Nếu bạn thử nó, tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên ở kết quả. Dường như bạn sẽ nhận thấy mình kiên nhẩn hơn. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
638. Muốn được nghe
Isaac Marcosson, nhà quán quân về môn phỏng vấn các danh nhân, nói rằng phần đông phỏng vấn viên không thành công chỉ vì quá chăm chú tới những câu vấn, thành ra không chú ý nghe những câu đáp…
Nhiều danh nhân nói với Marcosson rằng họ ưa gặp một người biết nghe hơà nội là một người biết nói chuyện.
Tai hại thay! Khả năng biết nghe đó, hình như lại là khả năng hiếm thấy nhất.
Không phải chỉ các danh nhân mới thích được người ta nghe mình nói đâu. Về phương diện đó, thường nhân cũng như họ. Một văn sĩ đã nói: “Nhiều người mời lương y tới chỉ để kể lể tâm sự thôi.” (Đắc Nhân Tâm – Bí Quyết Thành Công)
639. Chịu đựng: bài học lớn
Một nhân vật chính trị, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài truyền hình rằng “Ngài dựa vào cái gì mà uy thế của ngài trên chính trường cứ từng bước, từng bước tăng lên như vậy?”, có một câu một câu nói rất hay như sau: “Chịu đựng.”
Ông ta không nói đến điều kiện của bản thân mình, mà mà chỉ nhắc tới hai từ “chịu đưng”, chắc phải có cái lý của nó.
Hai từ “chịu đựng” chẳng phải là cái đạo để làm quan, nhưng ít ra, cũng là cái đạo để làm việc. (3 Điều Nên Biết)
640. Hãy nhìn lại mình trước tiên, bạn nhé!
Một ông lão có thói quen ngủ ngày.
Ông có một đứa cháu cực kỳ ranh mãnh.
Một ngỳa nọ, nhân lúc ông đang ngủ say, cậu bé đã lén lấy một chút bột cà ri bôi vào hàng râu mép dài và rất đẹp của ông.
Loại bột cà ri nầy do một người bạn của bố cậu mới mang về từ Ấn Độ.
Đối với một số người, cà ri rất thơm, nhưng nhiều người lại thấy nó hôi kinh khủng.
Đang ngủ say, đột nhiên ông lão tỉnh giấc vì một mùi quá khó chịu. Ông ngĩ sao giường mình hôm nay lại hôi như thế nhỉ, và đi ra phòng khách cho đỡ khó chịu.
Chừng năm phút, ông lão nói: “Ôi, phòng khách hôm nay hôi thế nầy, có khác tới thì biết làm sao!”
Vừa nói, ông vừa đi vào bếp thì thấy nhà bếp cũng hôi kinh khủng. Ông đi ra hàng hiên và vẫn thấy cái mùi nồng nồng hăng hăng đó quanh mình.
Không thể ở trong một căn nhà mà mọi nơi đều bốc mùi, ông lão quyết định đi xuống phố.
Ông lão thong dong bước và cố híợp tác thật sâu để mong có được một hơi thở trong lành, nhưng ông đã đi đến một kết luận làm ông đau đớn vô kể: “Trời ơi, sao cả thế giới nầy lại hôi đến thế nhỉ?”
Có bao giờ bạn thấy xung quanh mình đều là những điều không vui, là những bất hạnh, dối trá, khó khăn, không có một chút hy vọng nào cả?
Hay đơn giản hơn, bạn thấy ai xung quanh bạn cũng xấu, cũng sai phạm, cũng cần phải sửa cái nầy cái kia, ai cũng cần phải hoànm thiện nhiều hơn nữa….
Hãy nhớ đến câu chuyện nầy và hãy nhìn lại mình trước tiên, bạn nhé! (Một Nụ Cười – Internet) (Tài Sản Quý Nhất Ở Đâu?)
Hãy làm cho những nẻo đường đời có thể đi được
Lm Nguyễn Hữu Thy
17:47 05/12/2008
Chúa Nhật II Mùa Vọng/B
Hãy làm cho những nẻo đường đời có thể đi được!
(Mc 1,1-8)
Hằng năm, trong bốn tuần lễ Mùa Vọng liên tiếp, tất cả mọi Kitô hữu trên khắp hoàn cầu đều hân hoan sửa soạn mừng Chúa Giáng Sinh, mừng đón ngày Thiên Chúa xuống thế làm người. Ðó là khoảng thời gian mà Giáo Hội - với một chương trình phụng vụ rất sống động - dành để giúp các tín hữu sửa soạn đón nhận ơn Chúa Giáng sinh đến trong tâm hồn họ và nhất là đón chờ biến cố Chúa tái quang lâm trong ý nghĩa thế mạt.
Nhưng trên thực tế, sự tấp nập sửa soạn bên ngoài dễ làm cho người ta hiểu sai ý nghĩa chính yếu của ngày Ðại Lễ, tức làm cho người ta có cảm tưởng là Con Thiên Chúa mỗi năm lại giáng sinh một lần. Không! Cũng như mỗi người trong chúng ta, Ðức Giêsu chỉ được sinh ra một lần, xưa kia cách đây hơn 2000 năm, ở Bét-lê-hem thuộc Pa-lét-ti-na. Khoảng 35 năm sau đó Người chết trên thập giá, bị kết án vì tội «xúc phạm tới Thiên Chúa.»
Tuy nhiên, cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá của Ðức Giêsu không phải là điểm chấm tận. Ngay những ngày liền sau đó các Kitô hữu đã tuyên nhận: Thiên Chúa đã không để cho Ðức Giêsu bị chôn vùi trong sự hư nát, nhưng đã cho Người sống lại từ cõi chết để bước vào một cuộc sống mới, và trong ngày sau hết Người sẽ trở lại trong vinh quang. Ðiều đó muốn khẳng định rằng Ðức Giêsu không đến mỗi năm một lần vào ngày Lễ Giáng Sinh, nhưng Người sẽ trở lại trong ngày tận thế để hoàn tất thời gian.
Như vậy, thời gian từ khi Ðức Giêsu từ biệt thế gian để trở về với Cha Người cho đến ngày Người trở lại trong vinh quang để phán xét nhân loại, là thời gian chuyển tiếp, là thời gian chờ đợi, là Mùa Vọng. Trọn vẹn cuộc sống trần thế của chúng ta thực sự là thời gian chuyển tiếp, là thời gian sửa soạn chờ đợi biến cố tái quang lâm của Ðức kitô, là một Mùa Vọng dài! Từ hơn 2000 năm đã qua, tất cả những ai đặt hết hy vọng vào Ðức Kitô, luôn vẫn sống trong Mùa Vọng, trong sự chờ đợi ngày Người trở lại trong vinh quang để hiện thực lời Người đã hứa: «Nếu Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con, thì Thầy sẽ trở lại và đem các con cùng về với Thầy, để Thầy ở đâu, thì các con cũng ở đó»
Vậy Mùa Vọng, thời gian chờ đợi Chúa ngự đến, không chỉ là thời gian kéo dài từ ba hay bốn tuần lễ trước Ðại Lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng cũng không chỉ là thời gian chờ đợi và sửa soạn Ngày Sinh Nhật của Ðức Giêsu. Mùa Vọng, chính là thời gian của đời tôi. Mùa Vọng, chính là từng ngày, từng giờ phút cụ thể của sự có mặt của tôi ở đây và bây giờ, trên mặt đất này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả nhắc bảo các thính giả của ngài hãy ý thức rằng mọi thời giờ đã được ban cho con người là khoảng thời gian đã được Thiên Chúa ấn định, là thời gian mà trong đó mọi phải-trái và mọi phúc-tội đều sẽ được công minh phán xét, khi Ðức Kitô, vị Quan Án chí công xuất hiện. Nói cách khác, đó là thời gian có tính cách quyết định để chuẩn bị đi gặp gỡ Ðức Kitô! Bởi vậy, bài thuyết giáo của Gioan Tẩy Giả được tường trình lại trong bài Tin Mừng hôm nay, thực sự là một bài thuyết giáo mùa vọng đúng nghĩa. Ðó cũng là những lời được nói cho chúng ta, những thính giả của thế kỷ XXI này. Thánh sử Mác-cô đã tường thuật cho chúng ta đầy đủ nội dung của bài thuyết giáo đó với những lời nói đầy gợi hình của Tiên tri I-sai. Chúng nhắc nhủ: hãy sửa soạn ngày Chúa đến, hãy dọn đường cho Ðức Chúa; nghĩa là: lũng sâu hãy san cho bằng, núi đồi hãy bạt đi cho phẳng, chỗ quanh co hãy sửa lại cho ngay và chỗ gồ ghề hãy làm cho bằng phẳng. Những gì là đổ nát thừa thải hãy dọn đi cho sạch. Chúng ta phải ra tay vần chuyển đi những đá sỏi nằm cản bước đường đời của chúng ta.
Ở đây, tôi nghĩ đến người đàn bà đau ốm nằm liệt giường từ nhiều năm nay. Ðặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh, lòng bà càng đau khổ hơn nữa, vì không còn được cùng con cái sum vầy. Hồi tưởng lại quãng đời khi còn mạnh khỏe trước kia, bà đã cùng cả gia đình vui mừng sống những ngày lễ trọng đại nhất trong năm, khi bà lòng tràn ngập sung sướng nhìn những cặp mắt thơ ngây của con cái bà đang trông chờ quà Giáng Sinh từ tay mẹ, v.v… Những hồi tưởng đó càng làm cho lòng bà thêm tê tái. Và những ý nghĩ dằn vặt bà: Tại sao tôi phải hứng chịu bấy nhiêu đau khổ thế này? Tại sao tôi phải ra nông nỗi này? Tại sao đời tôi trở nên một gánh nặng hầu như bất khả kham thế này? Tuy thế, cho đến nay đã bao năm trôi qua, bà vẫn tìm cho mình được sự bình tĩnh và chấp nhận cuộc đời với những may rủi của nó, như đã được an bài bởi một quyền lực từ Trên Cao, mà bà không được phép bàn hỏi và tham khảo ý kiến. Nhưng bây giờ mỗi lần Lễ Giáng Sinh tới, nỗi đau khổ của bà lại trở nên như một hố sâu chực nuốt chửng bà, như một vực thẳm không đáy mà sự sợ hãi đang tìm cách xô bà xuống! Bởi vậy, cuộc sống của bà sẽ ra sao đây nếu như thiếu đi bao nhiêu người mà giờ đây đang quây quần bên bà trong ngày lễ trọng đại nhất trong năm: Chồng bà, các con cái bà, bà con làng xóm, những người y tá và bao bạn bè thủa trước? Qua sự hiện diện của họ kèm theo những lời an ủi động viên chân thành, tất cả họ đều giúp bà lấp đầy cái hố sâu của nỗi đau khổ của bà, tất cả họ đều cùng góp tay bắc một nhịp cầu nối liền hai bờ vực thẳm không đáy của nỗi sợ hãi của bà. Phải chăng những người đó đã không sửa soạn đường cho Chúa đến?
Tiếp đến, tôi nghĩ tới người đàn ông nọ, bị thất nghiệp từ bao năm qua. Cuộc sống của gia đình và tương lai của các con cái không còn nằm trong tầm tay của ông nữa, ông không còn đủ khả năng để bảo đảm được gì nữa! Lại thêm nợ nần chồng chất. Ông tìm cách tránh né tiếp cận với bà con lối xóm và bạn bè. Ông cảm thấy mình trở nên vô dụng, bị thừa thãi và quá đau khổ chán chường. Vì thế, ông đã tìm an ủi và lãng quên sự đời trong chén rượu. Cuộc sống đối với ông đã trở nên một chướng ngại vật không hy vọng có thể vượt qua được nữa, một đỉnh núi cao mà với sức riêng, ông sẽ không sao có đủ sức cũng như đủ khả năng để trèo lên được. Ðời ông sẽ ra sao nếu như không có «nhóm tự nguyện cùng giúp nhau», gồm tất cả những người biết nhìn nhận mình mắc chứng nghiện rượu và cùng chung vai sát cánh với nhau để san bằng con đường dốc dẫn lên cao, để cùng nhau vượt qua được ngọn núi cao của những tiêu cực kia! Phải chăng những người đàn ông kia đã không soạn sửa đường cho Chúa đến?
Sau cùng tôi nghĩ tới người thiếu nữ nọ, đã trở thành người đàn bà quá sớm khi nàng có quan hệ với một người đàn ông. Khi đã có thai, cha mẹ nàng ép buộc phải kết hôn. Nhưng một đời sống chung, nhất là một đời sống vợ chồng mà không có sự trưởng thành chín chắn cá nhân, không thể là một giải pháp đúng đắn, không thể gọi được là con đường ngay thẳng. Sau một ít năm thì những bất quân bình trong đời sống chung kia không sao có thể chấp nhận được nữa. Ðiểm cuối ngõ cụt của con đường quan hệ giữa hai người đầy bao trái ngang và đau khổ, mà lúc bắt đầu họ đã không nhìn ra được, thì nay đã tới! Giờ đây, người thiếu nữ năm nào đã trở thành một người đàn bà chín chắn, có nghề nghiệp hẳn hoi và tự mình nuôi dạy con. Cô ta chấp nhận hoàn cảnh của mình. Con đường sống của cô từ từ trở nên sáng sủa, bằng phẳng hơn. Dĩ nhiên, cô ta đã không được như thế, nếu như cô đã không có được sự cảm thông, sự nâng đỡ và khuyến khích của cha mẹ, của anh chị em trong gia đình, của bạn bè và bà con lối xóm, v.v… Tất cả họ đã biết thông cảm cho hoàn cảnh tế nhị, phức tạp và khó khăn của người phụ nữ trẻ. Cũng nhờ thế mà nàng có đủ can đảm và nghị lực để làm lại cuộc đời. Phải chăng những người kia đã không soạn sửa đường cho Chúa đến?
Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi hố sâu trong cuộc sống con người đều quá sâu thẳm như thế, không phải tất cả các đồi núi đều quá cao như thế, không phải tất cả mọi nẻo đường cong queo, gồ ghề như trong các thí dụ vừa nói trên. Nhưng dầu sao trong mỗi cuộc sống của con người đều có những thung lũng, những đồi núi và những lối đi đầy chông gai.
Sống như những con người của Mùa Vọng, sống như những con người đang chờ đợi gặp mặt Ðấng Thiên Sai và dọn mình cho cuộc gặp gỡ đó, có nghĩa là: Hãy mở rộng con mắt, mở rộng đôi tai, nhất là phải biết mở rộng con tim để đón nhận những tổn thương và những cản trở to nhỏ trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của những đồng loại khác. Và điều đó lại có nghĩa là thực sự đặt tay vào các tảng đá và các đống đổ nát đang đè nặng lên cuộc sống chúng ta và ngăn cản bước đường của chúng ta, để thu dọn và làm cho những con đường sống của chúng ta trở thành những chính lộ thẳng tắp. Một người đã đi trước chúng ta và chỉ cho thấy sự việc xảy ra thế nào! Người là Ðấng đã đến, xưa kia cách đây hơn 2000 năm; Người cũng là Ðấng hôm nay đang đến – qua chúng ta; Người là Ðấng sẽ đến một lần sau cùng, khi thời gian chấm tận. Bạn đã sẵn sàng ra đón tiếp Người chưa?
Hãy làm cho những nẻo đường đời có thể đi được!
(Mc 1,1-8)
Hằng năm, trong bốn tuần lễ Mùa Vọng liên tiếp, tất cả mọi Kitô hữu trên khắp hoàn cầu đều hân hoan sửa soạn mừng Chúa Giáng Sinh, mừng đón ngày Thiên Chúa xuống thế làm người. Ðó là khoảng thời gian mà Giáo Hội - với một chương trình phụng vụ rất sống động - dành để giúp các tín hữu sửa soạn đón nhận ơn Chúa Giáng sinh đến trong tâm hồn họ và nhất là đón chờ biến cố Chúa tái quang lâm trong ý nghĩa thế mạt.
Nhưng trên thực tế, sự tấp nập sửa soạn bên ngoài dễ làm cho người ta hiểu sai ý nghĩa chính yếu của ngày Ðại Lễ, tức làm cho người ta có cảm tưởng là Con Thiên Chúa mỗi năm lại giáng sinh một lần. Không! Cũng như mỗi người trong chúng ta, Ðức Giêsu chỉ được sinh ra một lần, xưa kia cách đây hơn 2000 năm, ở Bét-lê-hem thuộc Pa-lét-ti-na. Khoảng 35 năm sau đó Người chết trên thập giá, bị kết án vì tội «xúc phạm tới Thiên Chúa.»
Tuy nhiên, cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá của Ðức Giêsu không phải là điểm chấm tận. Ngay những ngày liền sau đó các Kitô hữu đã tuyên nhận: Thiên Chúa đã không để cho Ðức Giêsu bị chôn vùi trong sự hư nát, nhưng đã cho Người sống lại từ cõi chết để bước vào một cuộc sống mới, và trong ngày sau hết Người sẽ trở lại trong vinh quang. Ðiều đó muốn khẳng định rằng Ðức Giêsu không đến mỗi năm một lần vào ngày Lễ Giáng Sinh, nhưng Người sẽ trở lại trong ngày tận thế để hoàn tất thời gian.
Như vậy, thời gian từ khi Ðức Giêsu từ biệt thế gian để trở về với Cha Người cho đến ngày Người trở lại trong vinh quang để phán xét nhân loại, là thời gian chuyển tiếp, là thời gian chờ đợi, là Mùa Vọng. Trọn vẹn cuộc sống trần thế của chúng ta thực sự là thời gian chuyển tiếp, là thời gian sửa soạn chờ đợi biến cố tái quang lâm của Ðức kitô, là một Mùa Vọng dài! Từ hơn 2000 năm đã qua, tất cả những ai đặt hết hy vọng vào Ðức Kitô, luôn vẫn sống trong Mùa Vọng, trong sự chờ đợi ngày Người trở lại trong vinh quang để hiện thực lời Người đã hứa: «Nếu Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con, thì Thầy sẽ trở lại và đem các con cùng về với Thầy, để Thầy ở đâu, thì các con cũng ở đó»
Vậy Mùa Vọng, thời gian chờ đợi Chúa ngự đến, không chỉ là thời gian kéo dài từ ba hay bốn tuần lễ trước Ðại Lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng cũng không chỉ là thời gian chờ đợi và sửa soạn Ngày Sinh Nhật của Ðức Giêsu. Mùa Vọng, chính là thời gian của đời tôi. Mùa Vọng, chính là từng ngày, từng giờ phút cụ thể của sự có mặt của tôi ở đây và bây giờ, trên mặt đất này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả nhắc bảo các thính giả của ngài hãy ý thức rằng mọi thời giờ đã được ban cho con người là khoảng thời gian đã được Thiên Chúa ấn định, là thời gian mà trong đó mọi phải-trái và mọi phúc-tội đều sẽ được công minh phán xét, khi Ðức Kitô, vị Quan Án chí công xuất hiện. Nói cách khác, đó là thời gian có tính cách quyết định để chuẩn bị đi gặp gỡ Ðức Kitô! Bởi vậy, bài thuyết giáo của Gioan Tẩy Giả được tường trình lại trong bài Tin Mừng hôm nay, thực sự là một bài thuyết giáo mùa vọng đúng nghĩa. Ðó cũng là những lời được nói cho chúng ta, những thính giả của thế kỷ XXI này. Thánh sử Mác-cô đã tường thuật cho chúng ta đầy đủ nội dung của bài thuyết giáo đó với những lời nói đầy gợi hình của Tiên tri I-sai. Chúng nhắc nhủ: hãy sửa soạn ngày Chúa đến, hãy dọn đường cho Ðức Chúa; nghĩa là: lũng sâu hãy san cho bằng, núi đồi hãy bạt đi cho phẳng, chỗ quanh co hãy sửa lại cho ngay và chỗ gồ ghề hãy làm cho bằng phẳng. Những gì là đổ nát thừa thải hãy dọn đi cho sạch. Chúng ta phải ra tay vần chuyển đi những đá sỏi nằm cản bước đường đời của chúng ta.
Ở đây, tôi nghĩ đến người đàn bà đau ốm nằm liệt giường từ nhiều năm nay. Ðặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh, lòng bà càng đau khổ hơn nữa, vì không còn được cùng con cái sum vầy. Hồi tưởng lại quãng đời khi còn mạnh khỏe trước kia, bà đã cùng cả gia đình vui mừng sống những ngày lễ trọng đại nhất trong năm, khi bà lòng tràn ngập sung sướng nhìn những cặp mắt thơ ngây của con cái bà đang trông chờ quà Giáng Sinh từ tay mẹ, v.v… Những hồi tưởng đó càng làm cho lòng bà thêm tê tái. Và những ý nghĩ dằn vặt bà: Tại sao tôi phải hứng chịu bấy nhiêu đau khổ thế này? Tại sao tôi phải ra nông nỗi này? Tại sao đời tôi trở nên một gánh nặng hầu như bất khả kham thế này? Tuy thế, cho đến nay đã bao năm trôi qua, bà vẫn tìm cho mình được sự bình tĩnh và chấp nhận cuộc đời với những may rủi của nó, như đã được an bài bởi một quyền lực từ Trên Cao, mà bà không được phép bàn hỏi và tham khảo ý kiến. Nhưng bây giờ mỗi lần Lễ Giáng Sinh tới, nỗi đau khổ của bà lại trở nên như một hố sâu chực nuốt chửng bà, như một vực thẳm không đáy mà sự sợ hãi đang tìm cách xô bà xuống! Bởi vậy, cuộc sống của bà sẽ ra sao đây nếu như thiếu đi bao nhiêu người mà giờ đây đang quây quần bên bà trong ngày lễ trọng đại nhất trong năm: Chồng bà, các con cái bà, bà con làng xóm, những người y tá và bao bạn bè thủa trước? Qua sự hiện diện của họ kèm theo những lời an ủi động viên chân thành, tất cả họ đều giúp bà lấp đầy cái hố sâu của nỗi đau khổ của bà, tất cả họ đều cùng góp tay bắc một nhịp cầu nối liền hai bờ vực thẳm không đáy của nỗi sợ hãi của bà. Phải chăng những người đó đã không sửa soạn đường cho Chúa đến?
Tiếp đến, tôi nghĩ tới người đàn ông nọ, bị thất nghiệp từ bao năm qua. Cuộc sống của gia đình và tương lai của các con cái không còn nằm trong tầm tay của ông nữa, ông không còn đủ khả năng để bảo đảm được gì nữa! Lại thêm nợ nần chồng chất. Ông tìm cách tránh né tiếp cận với bà con lối xóm và bạn bè. Ông cảm thấy mình trở nên vô dụng, bị thừa thãi và quá đau khổ chán chường. Vì thế, ông đã tìm an ủi và lãng quên sự đời trong chén rượu. Cuộc sống đối với ông đã trở nên một chướng ngại vật không hy vọng có thể vượt qua được nữa, một đỉnh núi cao mà với sức riêng, ông sẽ không sao có đủ sức cũng như đủ khả năng để trèo lên được. Ðời ông sẽ ra sao nếu như không có «nhóm tự nguyện cùng giúp nhau», gồm tất cả những người biết nhìn nhận mình mắc chứng nghiện rượu và cùng chung vai sát cánh với nhau để san bằng con đường dốc dẫn lên cao, để cùng nhau vượt qua được ngọn núi cao của những tiêu cực kia! Phải chăng những người đàn ông kia đã không soạn sửa đường cho Chúa đến?
Sau cùng tôi nghĩ tới người thiếu nữ nọ, đã trở thành người đàn bà quá sớm khi nàng có quan hệ với một người đàn ông. Khi đã có thai, cha mẹ nàng ép buộc phải kết hôn. Nhưng một đời sống chung, nhất là một đời sống vợ chồng mà không có sự trưởng thành chín chắn cá nhân, không thể là một giải pháp đúng đắn, không thể gọi được là con đường ngay thẳng. Sau một ít năm thì những bất quân bình trong đời sống chung kia không sao có thể chấp nhận được nữa. Ðiểm cuối ngõ cụt của con đường quan hệ giữa hai người đầy bao trái ngang và đau khổ, mà lúc bắt đầu họ đã không nhìn ra được, thì nay đã tới! Giờ đây, người thiếu nữ năm nào đã trở thành một người đàn bà chín chắn, có nghề nghiệp hẳn hoi và tự mình nuôi dạy con. Cô ta chấp nhận hoàn cảnh của mình. Con đường sống của cô từ từ trở nên sáng sủa, bằng phẳng hơn. Dĩ nhiên, cô ta đã không được như thế, nếu như cô đã không có được sự cảm thông, sự nâng đỡ và khuyến khích của cha mẹ, của anh chị em trong gia đình, của bạn bè và bà con lối xóm, v.v… Tất cả họ đã biết thông cảm cho hoàn cảnh tế nhị, phức tạp và khó khăn của người phụ nữ trẻ. Cũng nhờ thế mà nàng có đủ can đảm và nghị lực để làm lại cuộc đời. Phải chăng những người kia đã không soạn sửa đường cho Chúa đến?
Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi hố sâu trong cuộc sống con người đều quá sâu thẳm như thế, không phải tất cả các đồi núi đều quá cao như thế, không phải tất cả mọi nẻo đường cong queo, gồ ghề như trong các thí dụ vừa nói trên. Nhưng dầu sao trong mỗi cuộc sống của con người đều có những thung lũng, những đồi núi và những lối đi đầy chông gai.
Sống như những con người của Mùa Vọng, sống như những con người đang chờ đợi gặp mặt Ðấng Thiên Sai và dọn mình cho cuộc gặp gỡ đó, có nghĩa là: Hãy mở rộng con mắt, mở rộng đôi tai, nhất là phải biết mở rộng con tim để đón nhận những tổn thương và những cản trở to nhỏ trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của những đồng loại khác. Và điều đó lại có nghĩa là thực sự đặt tay vào các tảng đá và các đống đổ nát đang đè nặng lên cuộc sống chúng ta và ngăn cản bước đường của chúng ta, để thu dọn và làm cho những con đường sống của chúng ta trở thành những chính lộ thẳng tắp. Một người đã đi trước chúng ta và chỉ cho thấy sự việc xảy ra thế nào! Người là Ðấng đã đến, xưa kia cách đây hơn 2000 năm; Người cũng là Ðấng hôm nay đang đến – qua chúng ta; Người là Ðấng sẽ đến một lần sau cùng, khi thời gian chấm tận. Bạn đã sẵn sàng ra đón tiếp Người chưa?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios I
LM Trần Đức Anh, OP
14:51 05/12/2008
VATICAN -. Trong sứ điệp gửi Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, ĐTC Biển Đức 16 cảm tạ Thiên Chúa vì mối liên hệ yêu thương giữa Công Giáo và Chính Thống được củng cố, nhờ kinh nguyện và những tiếp xúc huynh đệ thường xuyên hơn.
Sứ điệp của ĐTC đã được ĐHY Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô tuyên đọc trong buổi lễ sáng chúa nhật 30-11-2008, nhân lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, do Đức Thượng Phụ Bartolomaios cử hành tại Nhà thờ của Tòa Thượng Phụ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. ĐHY Kasper đã hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh đến dự lễ Bổn Mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople theo thông lệ tốt đẹp từ lâu.
Trong sứ điệp, ĐTC ghi nhận Giáo Hội Roma được vui mừng đón tiếp Đức Thượng Phụ Bartolomaios 3 lần trong năm nay, và Giáo Hội Công Giáo cũng cử phái đoàn đến tham dự Hội nghị và cuộc hành hương do Đức Thượng Phụ tổ chức tại các địa điểm của thánh Phaolô ở Tiểu Á. Những kinh nghiệm gặp gỡ và cầu nguyện như thế góp phần gia tăng quyết tâm của hai bên đạt tới mục đích của hành trình hiệp nhất.
ĐTC cũng bày tỏ vui mừng vì những tiến bộ trong cuộc gặp gỡ Liên Chính Thống giáo với sự tham dự của các vị thủ lãnh các Giáo Hội Chính Thống tại Tòa Thượng Phụ Constantinople và ngài hy vọng sự cải tiến này sẽ có ảnh hưởng tích cực trên cuộc đối thoại thần học chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống hầu đạt tới một giải pháp cho các khó khăn đã gặp phải trong hai khóa họp gần đây”. (SD 30-11-2008)
Sứ điệp của ĐTC đã được ĐHY Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô tuyên đọc trong buổi lễ sáng chúa nhật 30-11-2008, nhân lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, do Đức Thượng Phụ Bartolomaios cử hành tại Nhà thờ của Tòa Thượng Phụ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. ĐHY Kasper đã hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh đến dự lễ Bổn Mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople theo thông lệ tốt đẹp từ lâu.
Trong sứ điệp, ĐTC ghi nhận Giáo Hội Roma được vui mừng đón tiếp Đức Thượng Phụ Bartolomaios 3 lần trong năm nay, và Giáo Hội Công Giáo cũng cử phái đoàn đến tham dự Hội nghị và cuộc hành hương do Đức Thượng Phụ tổ chức tại các địa điểm của thánh Phaolô ở Tiểu Á. Những kinh nghiệm gặp gỡ và cầu nguyện như thế góp phần gia tăng quyết tâm của hai bên đạt tới mục đích của hành trình hiệp nhất.
ĐTC cũng bày tỏ vui mừng vì những tiến bộ trong cuộc gặp gỡ Liên Chính Thống giáo với sự tham dự của các vị thủ lãnh các Giáo Hội Chính Thống tại Tòa Thượng Phụ Constantinople và ngài hy vọng sự cải tiến này sẽ có ảnh hưởng tích cực trên cuộc đối thoại thần học chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống hầu đạt tới một giải pháp cho các khó khăn đã gặp phải trong hai khóa họp gần đây”. (SD 30-11-2008)
Các thảm cảnh của Phi châu
Linh Tiến Khải
14:53 05/12/2008
Phỏng vấn Đức Hồng Y Francis Arinze về các thảm cảnh của đại lục Phi châu
Từ đầu tháng 11 tới nay chiến tranh đã bùng nổ tại Goma và Kivu trong vùng đông Cộng Hòa Dân Chủ Congo, khiến cho hàng trăm người chết và 2 triệu người phải tản cư lánh nạn. Nội chiến cũng tiếp tục tàn phá nhiều nước Phi châu khác như: Sudan, Somalia, Uganda và Nigeria. Và thường khi các cuộc chiến này bị giới truyền thông quốc tế lãng quên, coi như không có.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Francis Arinze, người Nigeria, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về chuyến công du mục vụ Phi châu vào năm tới của Đức Thánh Cha và các thảm cảnh đang xâu xé đại lục Phi châu.
Đức Hồng Y Arinze năm nay 76 tuổi, từ năm 2002 là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Được Đức Phaolô VI chỉ định làm Giám Mục Phó năm 1965, Đức Cha Arinze đã tham dự khóa họp cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticăng II. Hai năm sau Đức Cha được chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Onitsha. Năm 1984 Đức Gioan Phaolô II đã triệu vời Đức Cha về Roma và chỉ định Đức Cha làm Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn rồi vinh thăng ngài làm Hồng Y năm 1985. Ngày 23-11-2008 Đức Hồng Y đã mừng Ngọc Khánh Linh Mục.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã có cảm tưởng gì khi nghe Đức Thánh Cha báo tin sẽ công du Phi châu vào năm 2009 tới đây?
Đáp: Tôi đã tiếp nhận tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm Camerun và Angola vào tháng 3 năm tới 2009 với niềm vui và sự hài lòng. Tôi tin rằng toàn Phi châu công giáo sẽ chào đón Đức Thánh Cha với lòng biết ơn. Và chúng tôi hy vọng Phi châu sẽ chú ý lắng nghe điều Đức Thánh Cha sẽ nói.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, như thế năm 2009 có thể gọi là năm của Giáo Hội Phi châu. Vì ngoài chuyến công du mục vụ của Đức Thánh Cha còn có việc chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II sẽ diễn ra tại Roma trong các ngày từ mùng 4 đến 25 tháng 10. Ngoài ra trong các ngày từ 27 tháng 9 đến mùng 3 tháng 10 trước đó còn có hội nghị của các Hội Đồng Giám Mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM nữa, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thời gian là của Chúa, và mỗi năm đều phải là năm của từng đai lục. Nhưng dĩ nhiên các biến cố, mà qúy vị vừa kể trên đây, sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với lục địa Phi châu của chúng tôi. Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục Phi châu và Madagascar rất là quan trọng. Nó tương đương với Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu và Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu Latinh. Vấn đề tổ chức hội nghị bên Phi châu hay tại Roma cũng đã được thảo luận. Nhưng sau cùng thì mọi người chọn tổ chức tại Roma, để nói lên sự gắn bó tâm tình thực sự của Giáo Hội tại Phi châu với Giáo Hội Roma.
Hỏi: Đức Hồng Y có tiếc là Đức Thánh Cha đã không chọn Nigeria cho chuyến công đu mục vụ sắp tới hay không?
Đáp: Nếu Đức Thánh Cha đã chọn Nigeria, thì dĩ nhiên là tôi đã rất hài lòng. Nhưng ngài đã chọn Camerun và Angola, và tôi cũng hài lòng như thế. Điều quan trọng là Đức Thánh Cha viếng thăm Phi châu, và ngài thăm Phi châu là để giới thiệu tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu. Một Thượng Hội Đồng Giám Mục mà Đức Gioan Phaolô II đã muốn triệu tập và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã muốn tái xác nhận. Và đây sẽ là Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu lần II. Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu lần thứ I đã được triệu tập hồi năm 1994 và đã đề cập tới 5 đề tài của việc rao truyền Tin Mừng. Lần này đề tài sẽ là công lý và hòa bình.
Hỏi: Điều này có nghĩa là Phi châu hiện nay đặc biệt cần đến công lý và hòa bình, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn rồi. Nhưng nó không có nghĩa là toàn lục địa Phi châu đều có tình hình tồi tệ. Nhiều người Tây Âu chỉ chú ý tới lục địa của chúng tôi, khi có thảm cảnh gì xảy ra. Khi họ không thấy tin tức gì về Phi châu, thì họ nghĩ là mọi chuyện đều tốt lành, vì không có tin gì. Thật ra cũng có nhiều tin tốt, nhưng chúng không gây ồn ào.
Hỏi: Đức Hồng Y muốn ám chỉ các tin nào vậy?
Đáp: Chẳng hạn tôi nghĩ tới việc chuyển tiếp an bình không đổ máu từ chế độ kỳ thị sang chế độ dân chủ tại Nam Phi. Rồi cũng có những nước tiến tới nền dân chủ như Malawi và Ghana cũng như tại Liberia, nơi một phụ nữ được chuẩn bị trong lãnh vực chính trị và văn hóa, đã đánh bại hết mọi đối thủ và trở thành tổng thống. Thế rồi tôi cũng nghĩ tới nước Kenya, cách đây mấy tháng nhờ sự trợ giúp của các quốc gia láng giềng và của ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã thắng vượt được cuộc khủng hoảng chính trị có nguy cơ đẩy đưa Kenya vào cuộc nội chiến. Tất cả đều là các dấu chỉ tích cực.
Hỏi: Xem ra Đức Hồng Y có một cái nhìn qúa lạc quan về Phi châu. Thật ra Phi châu có thiếu các vấn đề đâu thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không, tôi không là người ngô nghê đâu. Tôi đang định đề cập tới các vấn đề mà Phi châu đang phải đối phó hiện nay. Bên cạnh các ánh sáng cũng có các bóng tối dầy đặc. Tôi nghĩ tới tình hình của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, là nạn nhân sự tham lam của các lực lượng trong nước cũng như quốc tế đối với các tài nguyên thiên nhiên của nước này. Thế rồi còn có tình hình của Sudan và vùng Darfur. Chúng ta hy vọng thánh nữ Giuseppina Bakhita, là người quê quán tại vùng Darfur, che chở vùng đất này. Rồi còn có vùng Đại Hồ nữa, là vùng đất rất xinh đẹp nhưng bị xâu xé bởi các khuynh hướng chủng tộc điên khùng. Ngoài ra còn có đất nước Nigeria của tôi nữa, là nơi có dầu lửa trong vùng đồng bằng sông Niger, nhưng từ sự kiện là một phước lành nó đã biến thành sự dữ, vì là lý do gây ra chiến tranh. Giáo Hội phải làm một cái gì đó cho các tình trạng này. Và khi tôi nói tới Giáo Hội, tôi không chỉ nghĩ tới các Giám Mục, mà cũng nghĩ tới giáo dân nữa.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có phải trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua, các nghị phụ cũng đã lên tiếng về vài vấn đề đặc biệt liên quan tới Giáo Hội tại Phi châu, như việc đương đầu với Hồi giáo, vấn đề các giáo phái và việc quay trở về với các tôn giáo cổ truyền vv...?
Đáp: Vâng, đó là những vấn đề thực thụ, nhưng không nên phóng đại. Trong vùng nam sa mạc Sahara các tương quan với Hồi giáo đã trở thành tốt đẹp hơn so với các nước quay ra Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Thế rồi nhiều khi các xung khắc giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo được xác định bởi các cạnh tranh chính trị, thương mại và kinh tế hơn là vì các vấn đề thuần túy tôn giáo. Một tín hữu Kitô tốt lành và một tín hữu hồi tốt lành không giết người nhân danh Thiên Chúa.
Hỏi: Thế còn vấn đề các giáo phái thì sao, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn đây là một hiện tượng phổ biến. Nó phát triển là do các người làm kinh doanh hơn là do các mục sư nhiệt tình tìm đem các linh hồn về cho Chúa Giêsu. Đây là một hiện tượng đang lan tràn tại những nơi nào các tín hữu công giáo không được đào tạo vững vàng và tại những nơi nào thiếu linh mục. Tuy nhiên hiện tượng các giáo phái lan tràn không chỉ là hiện tượng liên quan tới Phi châu, mà cũng xảy ra tại các đại lục khác nữa như tại Brasil bên Mỹ châu Latinh hay tại Phi Luật Tân bên Á châu. Đó là chưa kể cả bên Âu châu giầu có và tiến bộ kỹ thuật, nơi giáo phái Thời Mới đã lôi cuốn được nhiều tín đồ. Hồi năm 1991 đã có một Công Nghị Hồng Y đặc biệt, trong đó Hồng Y Đoàn đã được mời gọi suy tư về hiện tượng này. Và một trong các giải pháp được đề nghị đó là phải săn sóc các buổi cử hành phụng vụ làm sao để chúng sinh động và được tín hữu tham dự tích cực hơn. Và lời mời gọi này vẫn còn có giá trị đối với ngày nay.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ gì về lời tố cáo nhiều tín hữu công giáo phi châu từ bỏ Giáo Hội để trở lại với các tôn giáo cổ truyền phi châu?
Đáp: Nền văn hóa của một dân tộc không thể bị xóa bỏ được trong một thời gian ngắn. Nhưng thay vì là một vấn đề thì tôi coi các tôn giáo truyền thống phi châu như là một tài nguyên, vì chúng chứa đựng rất nhiều giá trị qúy báu như lòng kính trọng qúy mến đối với người cao niên, con cái không đẩy cha mẹ già yếu vào các nhà dưỡng lão để có thể đi ca nhạc phòng trà giải trí; việc tiếp nhận sự sống; trẻ em được coi như là phước lành chứ không phải là một vấn đề cần tránh né; thái độ tôn trọng sự thánh thiêng, ý thức về cộng đoàn; niềm tin nơi sự siêu việt của Thiên Chúa. Tất cả đều là các thái độ rất tích cực đâm rễ sâu trong tâm lòng người dân Phi châu. Khi tôi còn là chủng sinh, cha tôi tuy chưa theo Kitô giáo nhưng nhìn tôi với lòng kính trọng sâu xa vì cho tôi là người sống đời thánh hiến. Dĩ nhiên bên Phi châu có các quốc gia và giới lãnh đạo chính trị muốn phục hồi các tôn giáo cổ truyền cho các mục đích riêng của họ, nhưng đây là điều đã chỉ hữu hiệu trong thời hậu thực dân, chứ ngày nay thì không còn hữu hiệu nhiều nữa. Thế rồi cũng còn có các vụ tín hữu quay trở về với các thói quen mê tín dị đoan. Đây cũng là điều dễ hiểu thôi, vì lịch sử Kitô giáo Phi châu vẫn còn rất trẻ. Ngay tại Âu châu này là đại lục có hàng bao nhiêu thế kỷ lịch sử, thế mà trên các máy bay, tôi không thấy ghế ngồi nào mang số 13.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Phi châu là đại lục có số tín hữu và ơn gọi linh mục gia tăng mạnh nhất thế giới. Đây là một kho tàng phong phú cho Giáo Hội, nhưng cũng có các vấn đề như sự khó khăn đối với luật độc thân và nguy cơ chạy theo danh lợi và tìm tiến thân, có đúng thế không?
Đáp: Sự kiện ơn gọi linh mục và số tín hữu gia tăng khiến cho chúng tôi vui mừng, nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm. Bên Nigeria có một chủng viện có tới 400 chủng sinh. Một mùa ơn gọi phong phú như thế cũng đòi buộc phải có sự phân định đặc biệt nghiêm chỉnh. Các cha xứ có vai trò đặc biệt và cả các phụ nữ công giáo nữa, vì nhiều khi họ biết các vấn đề trước người khác và trước cả vị giám mục nữa. Dĩ nhiên là các gia đình đông con cũng dễ làm nảy sinh ra ơn gọi hơn. Nhưng chúng ta biết rằng bản chất con người đã bị tội tổ tông gây thương tích, vì thế nên mới xảy ra cảnh một vị trong số các tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu, và ngày nay chúng ta không thể yêu sách là chúng ta tốt hơn các môn đệ đầu tiên của Chúa.
Liên quan tới vấn đề độc thân và ơn gọi sống khó nghèo theo tinh thần Tin Mừng đó là các thách đố đối với mọi đại lục, chứ không phải chỉ đối với đại lục Phi châu.
Hỏi: Như là người Phi châu Đức Hồng Y có cảm tưởng gì khi ông Barack Obama, con của một người Kenya được bầu làm tân tổng thống Hoa Kỳ hiện nay?
Đáp: Đây là một biến cố lịch sử, khi chúng ta nhìn về qúa khứ của Hoa Kỳ. Người dân Mỹ đã bỏ phiếu để lựa chọn vị tân tổng thống mà không nhìn tới mầu da. Đây là điều tích cực, cả khi nó không có nghĩa là người dân chấp thuận mọi yếu tố trong chương trình của tổng thống Obama. Tôi hy vọng rằng tân tổng thống có cái nhìn tốt lành đối với đại lục quê hương của cha ông.
(Avvenire 22-11-1008)
Từ đầu tháng 11 tới nay chiến tranh đã bùng nổ tại Goma và Kivu trong vùng đông Cộng Hòa Dân Chủ Congo, khiến cho hàng trăm người chết và 2 triệu người phải tản cư lánh nạn. Nội chiến cũng tiếp tục tàn phá nhiều nước Phi châu khác như: Sudan, Somalia, Uganda và Nigeria. Và thường khi các cuộc chiến này bị giới truyền thông quốc tế lãng quên, coi như không có.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Francis Arinze, người Nigeria, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về chuyến công du mục vụ Phi châu vào năm tới của Đức Thánh Cha và các thảm cảnh đang xâu xé đại lục Phi châu.
Đức Hồng Y Arinze năm nay 76 tuổi, từ năm 2002 là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Được Đức Phaolô VI chỉ định làm Giám Mục Phó năm 1965, Đức Cha Arinze đã tham dự khóa họp cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticăng II. Hai năm sau Đức Cha được chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Onitsha. Năm 1984 Đức Gioan Phaolô II đã triệu vời Đức Cha về Roma và chỉ định Đức Cha làm Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn rồi vinh thăng ngài làm Hồng Y năm 1985. Ngày 23-11-2008 Đức Hồng Y đã mừng Ngọc Khánh Linh Mục.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã có cảm tưởng gì khi nghe Đức Thánh Cha báo tin sẽ công du Phi châu vào năm 2009 tới đây?
Đáp: Tôi đã tiếp nhận tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm Camerun và Angola vào tháng 3 năm tới 2009 với niềm vui và sự hài lòng. Tôi tin rằng toàn Phi châu công giáo sẽ chào đón Đức Thánh Cha với lòng biết ơn. Và chúng tôi hy vọng Phi châu sẽ chú ý lắng nghe điều Đức Thánh Cha sẽ nói.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, như thế năm 2009 có thể gọi là năm của Giáo Hội Phi châu. Vì ngoài chuyến công du mục vụ của Đức Thánh Cha còn có việc chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II sẽ diễn ra tại Roma trong các ngày từ mùng 4 đến 25 tháng 10. Ngoài ra trong các ngày từ 27 tháng 9 đến mùng 3 tháng 10 trước đó còn có hội nghị của các Hội Đồng Giám Mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM nữa, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thời gian là của Chúa, và mỗi năm đều phải là năm của từng đai lục. Nhưng dĩ nhiên các biến cố, mà qúy vị vừa kể trên đây, sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với lục địa Phi châu của chúng tôi. Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục Phi châu và Madagascar rất là quan trọng. Nó tương đương với Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu và Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu Latinh. Vấn đề tổ chức hội nghị bên Phi châu hay tại Roma cũng đã được thảo luận. Nhưng sau cùng thì mọi người chọn tổ chức tại Roma, để nói lên sự gắn bó tâm tình thực sự của Giáo Hội tại Phi châu với Giáo Hội Roma.
Hỏi: Đức Hồng Y có tiếc là Đức Thánh Cha đã không chọn Nigeria cho chuyến công đu mục vụ sắp tới hay không?
Đáp: Nếu Đức Thánh Cha đã chọn Nigeria, thì dĩ nhiên là tôi đã rất hài lòng. Nhưng ngài đã chọn Camerun và Angola, và tôi cũng hài lòng như thế. Điều quan trọng là Đức Thánh Cha viếng thăm Phi châu, và ngài thăm Phi châu là để giới thiệu tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu. Một Thượng Hội Đồng Giám Mục mà Đức Gioan Phaolô II đã muốn triệu tập và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã muốn tái xác nhận. Và đây sẽ là Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu lần II. Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu lần thứ I đã được triệu tập hồi năm 1994 và đã đề cập tới 5 đề tài của việc rao truyền Tin Mừng. Lần này đề tài sẽ là công lý và hòa bình.
Hỏi: Điều này có nghĩa là Phi châu hiện nay đặc biệt cần đến công lý và hòa bình, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn rồi. Nhưng nó không có nghĩa là toàn lục địa Phi châu đều có tình hình tồi tệ. Nhiều người Tây Âu chỉ chú ý tới lục địa của chúng tôi, khi có thảm cảnh gì xảy ra. Khi họ không thấy tin tức gì về Phi châu, thì họ nghĩ là mọi chuyện đều tốt lành, vì không có tin gì. Thật ra cũng có nhiều tin tốt, nhưng chúng không gây ồn ào.
Hỏi: Đức Hồng Y muốn ám chỉ các tin nào vậy?
Đáp: Chẳng hạn tôi nghĩ tới việc chuyển tiếp an bình không đổ máu từ chế độ kỳ thị sang chế độ dân chủ tại Nam Phi. Rồi cũng có những nước tiến tới nền dân chủ như Malawi và Ghana cũng như tại Liberia, nơi một phụ nữ được chuẩn bị trong lãnh vực chính trị và văn hóa, đã đánh bại hết mọi đối thủ và trở thành tổng thống. Thế rồi tôi cũng nghĩ tới nước Kenya, cách đây mấy tháng nhờ sự trợ giúp của các quốc gia láng giềng và của ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã thắng vượt được cuộc khủng hoảng chính trị có nguy cơ đẩy đưa Kenya vào cuộc nội chiến. Tất cả đều là các dấu chỉ tích cực.
Hỏi: Xem ra Đức Hồng Y có một cái nhìn qúa lạc quan về Phi châu. Thật ra Phi châu có thiếu các vấn đề đâu thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không, tôi không là người ngô nghê đâu. Tôi đang định đề cập tới các vấn đề mà Phi châu đang phải đối phó hiện nay. Bên cạnh các ánh sáng cũng có các bóng tối dầy đặc. Tôi nghĩ tới tình hình của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, là nạn nhân sự tham lam của các lực lượng trong nước cũng như quốc tế đối với các tài nguyên thiên nhiên của nước này. Thế rồi còn có tình hình của Sudan và vùng Darfur. Chúng ta hy vọng thánh nữ Giuseppina Bakhita, là người quê quán tại vùng Darfur, che chở vùng đất này. Rồi còn có vùng Đại Hồ nữa, là vùng đất rất xinh đẹp nhưng bị xâu xé bởi các khuynh hướng chủng tộc điên khùng. Ngoài ra còn có đất nước Nigeria của tôi nữa, là nơi có dầu lửa trong vùng đồng bằng sông Niger, nhưng từ sự kiện là một phước lành nó đã biến thành sự dữ, vì là lý do gây ra chiến tranh. Giáo Hội phải làm một cái gì đó cho các tình trạng này. Và khi tôi nói tới Giáo Hội, tôi không chỉ nghĩ tới các Giám Mục, mà cũng nghĩ tới giáo dân nữa.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có phải trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua, các nghị phụ cũng đã lên tiếng về vài vấn đề đặc biệt liên quan tới Giáo Hội tại Phi châu, như việc đương đầu với Hồi giáo, vấn đề các giáo phái và việc quay trở về với các tôn giáo cổ truyền vv...?
Đáp: Vâng, đó là những vấn đề thực thụ, nhưng không nên phóng đại. Trong vùng nam sa mạc Sahara các tương quan với Hồi giáo đã trở thành tốt đẹp hơn so với các nước quay ra Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Thế rồi nhiều khi các xung khắc giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo được xác định bởi các cạnh tranh chính trị, thương mại và kinh tế hơn là vì các vấn đề thuần túy tôn giáo. Một tín hữu Kitô tốt lành và một tín hữu hồi tốt lành không giết người nhân danh Thiên Chúa.
Hỏi: Thế còn vấn đề các giáo phái thì sao, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn đây là một hiện tượng phổ biến. Nó phát triển là do các người làm kinh doanh hơn là do các mục sư nhiệt tình tìm đem các linh hồn về cho Chúa Giêsu. Đây là một hiện tượng đang lan tràn tại những nơi nào các tín hữu công giáo không được đào tạo vững vàng và tại những nơi nào thiếu linh mục. Tuy nhiên hiện tượng các giáo phái lan tràn không chỉ là hiện tượng liên quan tới Phi châu, mà cũng xảy ra tại các đại lục khác nữa như tại Brasil bên Mỹ châu Latinh hay tại Phi Luật Tân bên Á châu. Đó là chưa kể cả bên Âu châu giầu có và tiến bộ kỹ thuật, nơi giáo phái Thời Mới đã lôi cuốn được nhiều tín đồ. Hồi năm 1991 đã có một Công Nghị Hồng Y đặc biệt, trong đó Hồng Y Đoàn đã được mời gọi suy tư về hiện tượng này. Và một trong các giải pháp được đề nghị đó là phải săn sóc các buổi cử hành phụng vụ làm sao để chúng sinh động và được tín hữu tham dự tích cực hơn. Và lời mời gọi này vẫn còn có giá trị đối với ngày nay.
Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ gì về lời tố cáo nhiều tín hữu công giáo phi châu từ bỏ Giáo Hội để trở lại với các tôn giáo cổ truyền phi châu?
Đáp: Nền văn hóa của một dân tộc không thể bị xóa bỏ được trong một thời gian ngắn. Nhưng thay vì là một vấn đề thì tôi coi các tôn giáo truyền thống phi châu như là một tài nguyên, vì chúng chứa đựng rất nhiều giá trị qúy báu như lòng kính trọng qúy mến đối với người cao niên, con cái không đẩy cha mẹ già yếu vào các nhà dưỡng lão để có thể đi ca nhạc phòng trà giải trí; việc tiếp nhận sự sống; trẻ em được coi như là phước lành chứ không phải là một vấn đề cần tránh né; thái độ tôn trọng sự thánh thiêng, ý thức về cộng đoàn; niềm tin nơi sự siêu việt của Thiên Chúa. Tất cả đều là các thái độ rất tích cực đâm rễ sâu trong tâm lòng người dân Phi châu. Khi tôi còn là chủng sinh, cha tôi tuy chưa theo Kitô giáo nhưng nhìn tôi với lòng kính trọng sâu xa vì cho tôi là người sống đời thánh hiến. Dĩ nhiên bên Phi châu có các quốc gia và giới lãnh đạo chính trị muốn phục hồi các tôn giáo cổ truyền cho các mục đích riêng của họ, nhưng đây là điều đã chỉ hữu hiệu trong thời hậu thực dân, chứ ngày nay thì không còn hữu hiệu nhiều nữa. Thế rồi cũng còn có các vụ tín hữu quay trở về với các thói quen mê tín dị đoan. Đây cũng là điều dễ hiểu thôi, vì lịch sử Kitô giáo Phi châu vẫn còn rất trẻ. Ngay tại Âu châu này là đại lục có hàng bao nhiêu thế kỷ lịch sử, thế mà trên các máy bay, tôi không thấy ghế ngồi nào mang số 13.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Phi châu là đại lục có số tín hữu và ơn gọi linh mục gia tăng mạnh nhất thế giới. Đây là một kho tàng phong phú cho Giáo Hội, nhưng cũng có các vấn đề như sự khó khăn đối với luật độc thân và nguy cơ chạy theo danh lợi và tìm tiến thân, có đúng thế không?
Đáp: Sự kiện ơn gọi linh mục và số tín hữu gia tăng khiến cho chúng tôi vui mừng, nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm. Bên Nigeria có một chủng viện có tới 400 chủng sinh. Một mùa ơn gọi phong phú như thế cũng đòi buộc phải có sự phân định đặc biệt nghiêm chỉnh. Các cha xứ có vai trò đặc biệt và cả các phụ nữ công giáo nữa, vì nhiều khi họ biết các vấn đề trước người khác và trước cả vị giám mục nữa. Dĩ nhiên là các gia đình đông con cũng dễ làm nảy sinh ra ơn gọi hơn. Nhưng chúng ta biết rằng bản chất con người đã bị tội tổ tông gây thương tích, vì thế nên mới xảy ra cảnh một vị trong số các tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu, và ngày nay chúng ta không thể yêu sách là chúng ta tốt hơn các môn đệ đầu tiên của Chúa.
Liên quan tới vấn đề độc thân và ơn gọi sống khó nghèo theo tinh thần Tin Mừng đó là các thách đố đối với mọi đại lục, chứ không phải chỉ đối với đại lục Phi châu.
Hỏi: Như là người Phi châu Đức Hồng Y có cảm tưởng gì khi ông Barack Obama, con của một người Kenya được bầu làm tân tổng thống Hoa Kỳ hiện nay?
Đáp: Đây là một biến cố lịch sử, khi chúng ta nhìn về qúa khứ của Hoa Kỳ. Người dân Mỹ đã bỏ phiếu để lựa chọn vị tân tổng thống mà không nhìn tới mầu da. Đây là điều tích cực, cả khi nó không có nghĩa là người dân chấp thuận mọi yếu tố trong chương trình của tổng thống Obama. Tôi hy vọng rằng tân tổng thống có cái nhìn tốt lành đối với đại lục quê hương của cha ông.
(Avvenire 22-11-1008)
Đức Thánh Cha tiếp kiến 1300 sinh viên Đại Học Parma, Italia
LM Trần Đức Anh, OP
14:54 05/12/2008
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các sinh viên hãy giữ quân bình giữa chiều kích cá nhân và cộng đoàn trong cuộc sống và ngài mời gọi các đại học tại Italia thực thi công cuộc cải tổ đích thực.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 1-12-2008 dành cho 1.300 giáo sư và sinh viên đại học Parma, bắc Italia, nhân dịp kết thúc các buổi lễ kỷ niệm 1 ngàn năm sinh nhật của thánh Pier Damiano, tiến sĩ Hội Thánh, cựu giáo sư của Đại học này, một đại học hiện có 30 ngàn sinh viên thuộc 13 phân khoa, 1.100 giáo sư và hơn 1 ngàn nhân viên kỹ thuật hành chánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”các thế hệ trẻ ngày này thường gặp 2 nguy cơ, phần lớn do sự phổ biến các kỹ thuật mới về tin học: một đàng là nguy cơ thấy khả năng tập trung và tập luyện tâm trí của mình ngày càng bị thu hẹp, và đàng khác là nguy cơ cô lập bản thân trong một thực tại ngày càng tiềm thể. Vì thế, chiều kích xã hội bị phân tán thành ngàn mảnh nhỏ, trong khi chiều kích bản thân bị co cụm vào mình và có xu hướng khép kín đối với những quan hệ với tha nhân và những gì khác với mình. Trái lại, Đại học, tự bản chất, sống một sự quân bình tốt đẹp giữa những sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt cộng đoàn, giữa sự nghiên cứu và suy tư riêng, và sự chia sẻ, đối chiếu cởi mở với người khác, trong một chân trời phổ quát”.
ĐTC cũng nhắc đến một vấn đề rất thời sự tại Italia, đó là việc cải tổ các đại học. Dựa vào kinh nghiệm và giáo huấn của thánh Pier Damiano, Ngài nhắc nhở rằng: ”Những thay đổi về cơ cấu kỹ thuật chỉ thực sự hữu hiệu nếu có kèm theo một sự xét mình nghiêm túc từ phía các vị hữu trách ở mọi cấp độ, nhưng tổng quát hơn, là từ phía mỗi giáo sư, mỗi sinh viên và mỗi nhân viên kỹ thuật và hành chánh. Chúng ta biết thánh Pier Damiano rất nghiêm khắc với bản thân, và với các đan sĩ, rất đòi hỏi về kỷ luật. Vì thế, nếu ta muốn một môi trường con người tốt đẹp hơn về phẩm chất và hiệu năng, thì trước tiên mỗi người cần bắt đầu cải tổ chính mình, sửa chữa những gì có thể gây hại hoặc cản trở công ích một cách nào đó”.
Đề cập tới ý niệm tự do, ĐTC khẳng định rằng ”Giá trị của một cuộc cải tổ đại học chỉ có thể có nếu thực sự có tự do: tự do giảng dạy, tự do nghiên cứu, tự do tổ chức việc học đối với các quyền bính kinh tế và chính trị. Điều này không có nghĩa là cô lập đại học với xã hội, và cũng không có nghĩa là một sự tự qui chiếu, hoặc theo đuổi những lợi lộc riêng tư đồng thời lợi dụng tài trợ của công quĩ. Chắc chắn đó không phải là tự do Kitô giáo. Theo Tin Mừng và truyền thống của Giáo Hội, con người, cộng đoàn hoặc tổ chức tự do thực sự chính là người hoặc tổ chức hoàn toàn tương ứng với bản chất và mục đích của mình, và ơn gọi của Đại Học là huấn luyện cho con người về khoa học và văn hóa, để phát triển toàn thể cộng đồng xã hội và dân sự” (SD 1-12-2008)
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 1-12-2008 dành cho 1.300 giáo sư và sinh viên đại học Parma, bắc Italia, nhân dịp kết thúc các buổi lễ kỷ niệm 1 ngàn năm sinh nhật của thánh Pier Damiano, tiến sĩ Hội Thánh, cựu giáo sư của Đại học này, một đại học hiện có 30 ngàn sinh viên thuộc 13 phân khoa, 1.100 giáo sư và hơn 1 ngàn nhân viên kỹ thuật hành chánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”các thế hệ trẻ ngày này thường gặp 2 nguy cơ, phần lớn do sự phổ biến các kỹ thuật mới về tin học: một đàng là nguy cơ thấy khả năng tập trung và tập luyện tâm trí của mình ngày càng bị thu hẹp, và đàng khác là nguy cơ cô lập bản thân trong một thực tại ngày càng tiềm thể. Vì thế, chiều kích xã hội bị phân tán thành ngàn mảnh nhỏ, trong khi chiều kích bản thân bị co cụm vào mình và có xu hướng khép kín đối với những quan hệ với tha nhân và những gì khác với mình. Trái lại, Đại học, tự bản chất, sống một sự quân bình tốt đẹp giữa những sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt cộng đoàn, giữa sự nghiên cứu và suy tư riêng, và sự chia sẻ, đối chiếu cởi mở với người khác, trong một chân trời phổ quát”.
ĐTC cũng nhắc đến một vấn đề rất thời sự tại Italia, đó là việc cải tổ các đại học. Dựa vào kinh nghiệm và giáo huấn của thánh Pier Damiano, Ngài nhắc nhở rằng: ”Những thay đổi về cơ cấu kỹ thuật chỉ thực sự hữu hiệu nếu có kèm theo một sự xét mình nghiêm túc từ phía các vị hữu trách ở mọi cấp độ, nhưng tổng quát hơn, là từ phía mỗi giáo sư, mỗi sinh viên và mỗi nhân viên kỹ thuật và hành chánh. Chúng ta biết thánh Pier Damiano rất nghiêm khắc với bản thân, và với các đan sĩ, rất đòi hỏi về kỷ luật. Vì thế, nếu ta muốn một môi trường con người tốt đẹp hơn về phẩm chất và hiệu năng, thì trước tiên mỗi người cần bắt đầu cải tổ chính mình, sửa chữa những gì có thể gây hại hoặc cản trở công ích một cách nào đó”.
Đề cập tới ý niệm tự do, ĐTC khẳng định rằng ”Giá trị của một cuộc cải tổ đại học chỉ có thể có nếu thực sự có tự do: tự do giảng dạy, tự do nghiên cứu, tự do tổ chức việc học đối với các quyền bính kinh tế và chính trị. Điều này không có nghĩa là cô lập đại học với xã hội, và cũng không có nghĩa là một sự tự qui chiếu, hoặc theo đuổi những lợi lộc riêng tư đồng thời lợi dụng tài trợ của công quĩ. Chắc chắn đó không phải là tự do Kitô giáo. Theo Tin Mừng và truyền thống của Giáo Hội, con người, cộng đoàn hoặc tổ chức tự do thực sự chính là người hoặc tổ chức hoàn toàn tương ứng với bản chất và mục đích của mình, và ơn gọi của Đại Học là huấn luyện cho con người về khoa học và văn hóa, để phát triển toàn thể cộng đồng xã hội và dân sự” (SD 1-12-2008)
Mầu nhiệm của ánh sáng và sự thiện chiến thắng mầu nhiệm của tối tăm và sự ác
Linh Tiến Khải
14:56 05/12/2008
Mầu nhiệm của ánh sáng và sự thiện chiến thắng mầu nhiệm của tối tăm và sự ác
"Mầu nhiệm của ánh sáng và sự thiện chiến thắng mầu nhiệm của tối tăm và sự ác. Mùa Vọng mời gọi chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô suối nguồn ánh sáng và bước vào dòng sông ánh sáng, để trở thanh những người trao ban ánh sáng, tạo dựng hòa bình và làm chứng cho sự thật”. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư 3-12-2008 trong đại thính đường Phaolô VI. Trong số các đoàn hành hương có nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ Đức Bà, Giorgia, Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Tương quan giữa Ađam và Chúa Kitô”. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý hôm nay chúng ta sẽ dừng lại trên các tương quan giữa Ađam và Đức Kitô, như thánh Phaolô đã vạch ra trong một trang nổi tiếng của thư gửi tín hữu Roma (5,12-21), trong đó thánh nhân cống hiến cho Giáo Hội các đường nét chính của giáo lý về tội tổ tông. Thật ra khi nói về lòng tin vào sự sống lại trong thư gửi tín hữu Corintô, thánh nhân đã so sánh giữa nguyên tổ và Chúa Kitô: ”Qủa thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống... Con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,22.45). Với văn bản thư gửi tín hữu Roma chương 5,12-21 sự so sánh giữa Đức Kitô và Ađam trở thành chi tiết và soi sáng hơn: thánh Phaolô đi lại con đường lịch sử cứu độ từ Ađam cho tới Lề Luật và từ Lề Luật cho tới Đức Kitô. Trọng tâm của lịch sử đó không phải là Ađam với các hậu qủa tội lỗi của nhân loại cho bằng Đức Giêsu Kitô và ơn thánh, qua Người được đổ tràn đầy trên nhân loại, vượt xa tội lỗi của Ađam và các hậu quả của nó trên cuộc sống con người. Vì thế thánh Phaolô mới kết luận: ”Nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20).
Trong lòng tin của Giáo Hội ý thức tín điều về tội tổ tông đã chín mùi vì nó gắn liền với tín điều về ơn cứu rỗi và sự tự do trong Chúa Kitô. Do đó không được đề cập tới tội của Ađam và của nhân loại tách rời khỏi bối cảnh ơn cứu rỗi trong chân trời của sự công chính hóa trong Đức Kitô.
Nhưng mà tội tổ tông là gì, thánh Phaolô và Giáo Hội dậy gì về tội tổ tông? Nhiều người cho rằng dưới ánh sáng lịch sử tiến hóa, ngày nay không còn có chỗ cho một tội ban đầu rồi lan tràn trên toàn thế giới nữa. Và hậu qủa là cả vấn đề liên quan tới sự cứu rỗi và Đấng Cứu Thế cũng không còn nền tảng nữa. Như thế có tội tổ tông hay không?
Để có thể đưa ra câu trả lời chúng ta phải phân biệt hai khía cạnh: một khía cạnh kinh nghiệm cụ thể mà mọi người có thể sờ mó được, và một khía cạnh nhiệm mầu liên quan đến nền tảng bản thể học của sự kiện này.
Dữ kiện kinh nghiệm cụ thể đó là sự mâu thuẫn trong chính chúng ta. Một đàng mọi người đều biết là mình phải làm điều thiện, và tận sâu thẳm con người muốn làm điều thiện. Nhưng đồng thời nó cũng cảm thấy sức thúc đẩy làm ngưực lại, đi theo con đường của sự ích kỷ, bạo lực, chỉ làm điều nó ưa thích, cả khi biết làm như thế là chống lại sự thiện, chống lại Thiên Chúa và tha nhân. Trong thư gửi tín hữu Roma thánh Phaolô diễn tả nó như sau: ”Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không; thật vậy sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7,18-19). Sự mâu thuẫn bên trong con người của chúng ta đó không phải là một lý thuyết. Mỗi người trong chúng ta đều sống kinh nghiệm này hàng ngày. Chỉ cần nghĩ tới các tin tức hàng ngày liên quan tới các bất công, bạo lực, dối trá, trụy lạc thì đủ biết. Chúng ta trông thấy nó mỗi ngày: đó là một sự kiện.
Hậu qủa của quyền lực sự dữ đó trong tâm hồn chúng ta phát triển trong lịch sử thành một dòng sông bẩn thỉu, làm ô nhiễm địa lý của lịch sử nhân loại. Tư tưởng gia người Pháp Blaise Pascal đã nói tới một ”bản tính thứ hai” chồng lên bản tính nguyên thủy của chúng ta. ”Bản tính thứ hai đó” khiến cho sự dữ trở thành bình thường đối với con người.
Kiểu nói ”đó là nhân bản” có hai nghĩa: nghĩa tốt ám chỉ điều mà một người phải làm như là người; nghĩa xấu ám chỉ sự gian dối sự dữ là điều bình thường. Sự dữ xem ra đã trở thành bản tính thứ hai của con người. Chính sự mâu thuẫn đó của con người, của lịch sử khơi dậy ước mong ơn cứu độ. Thật thế, ước mong thế giới này thay đổi là lời hứa tạo dựng một thế giới công bằng hòa bình, tốt lành hiện diện khắp nơi. Chẳng hạn trong lãnh vực chính trị: mọi người đều nói tới việc cần thiết phải thay đổi thế giới, phải tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó diễn tả ước mong một sự giải thoát khỏi sự mẫu thuẫn nội tại đó.
Đức Thánh Cha giải thích sự hiện hữu của sự dữ như sau:
Như thế sự kiện quyền lực sự dữ trong trái tim và trong lịch sử con người là điều không thể chối cãi được. Vấn đề đó là phải giải thích nó thế nào đây? Ngoài lòng tin Kitô ra, trong lịch sử tư tưởng có một mô thức giải thích chính, với các thay đổi khác nhau. Mô thức đó nói rằng con người mâu thuẫn, nó mang trong chính mình sự thiện cũng như sự dữ. Vào thời xa xưa người ta cho rằng ngay từ nguyên thủy đã có hai nguyên lý thiện ác bằng nhau. Đó là thuyết nhị nguyên không thể thắng vượt được. Sự mâu thuẫn trong con người chỉ là phản ảnh sự trái nghịch của hai nguyên lý đó. Trong quan điểm của thuyết tiến hóa vô thần thì ngay từ ban đầu con người đã mang trong mình sự thiện và sự ác rồi. Và lịch sử nhân loại chỉ phát triển mô thức đã có sẵn trong toàn sự tiến triển có trước. Điều mà tín hữu Kitô gọi là tội tổ tông thật ra chỉ là tính cách trộn lẫn sự thiện và sự ác thuộc bản chất con người. Đây là một quan điểm tuyệt vọng: nếu như thế thì sẽ không thể nào chiến thắng được sữ dữ. Và sau cùng thì chỉ có lợi lộc riêng tư là quan trọng. Và mỗi tiến bộ đều cần phải trả bằng một dòng sông sự dữ, và ai muốn phục vụ tiến bộ thì phải trả giá mắc mỏ đó. Nói cho cùng, chính trị được định hướng theo các tiền đề đó: và chúng ta trông thấy các hậu qủa của nó. Rốt cuộc tư tưởng này chỉ có thể tạo ra thái độ sống buồn sầu và vô luân.
Lòng tin như thánh Phaolô trình bầy xác nhận sự tranh đua giữa hai bản chất đó và và sự kiện bóng dáng sự dữ đè nặng trên thụ tạo. Chương 7 và chương 8 của thư gửi tín hữu Roma khẳng định sự hiện hữu của sự dữ. Trái ngược với hai thuyết nhị nguyên và nhất nguyên luận thê lương trên đây, lòng tin cho chúng ta biết có hai mầu nhiệm ánh sáng và một mầu nhiệm bóng tối, bị vây bọc bởi hai mầu nhiệm ánh sáng. Mầu nhiệm ánh sáng thứ nhất cho biết rằng không có hai nguyên lý, một tốt một xấu, mà chỉ có một nguyên lý là Thiên Chúa Tạo Hóa, và đó là nguyên lý tốt, không có bóng tối. Vì thế bản thể không phải là một trộn lẫn lành dữ, mà tự nó là tốt và do đó hiện hữu là tốt, sống là tốt. Đó là tin vui do lòng tin loan báo. Chỉ có một suối nguồn tốt lành là Đấng Tạo Hóa. Và vì vậy sống là một sự thiện, là nam hay nữ là một điều tốt lành, và sự sống tốt lành. Thế rồi có một mầu nhiệm của tối tăm. Sự dữ không đến từ suối nguồn của bản thể, không có từ nguyên thủy. Sự dữ đến từ một sự tự do được tạo dưng, một sự tự do bị lạm dụng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Làm sao có thể xảy ra điều đó được? Đây là điều tối tăm khó hiểu. Sự dữ không có luận lý. Chỉ có Thiên Chúa và sự thiện là có luận lý, vì là ánh sáng. Sự dữ là điều bí nhiệm. Các hình ảnh lớn trong chương 3 sách Sáng Thế: hai cây sự sống và cây biết lành biết dữ, con rắn, con người tội lỗi chỉ giúp chúng ta đoán ra, nhưng không giải thích cái vô luận lý trong chính nó. Chúng ta chỉ có thể ước đoán chứ không giải thích hay kể lại như một sự kiện, vì nó là một thực tại sâu thăm hơn. Nó là một mầu nhiệm của tối tăm. Nhưng tiếp theo là một mầu nhiệm ánh sáng khác: đó là sự dữ là một suối nguồn bị chế ngự. Với ánh sáng của Ngài Thiên Chúa mạnh mẽ hơn. Vì thế có thể thắng vượt được sự dữ. Do đó con người có thể được chữa lành. Sách Khôn Ngoan nói rằng: ”Chúa đã dựng nên các quốc gia có thể chữa lành” (1,14 Volg).
Và điểm sau cùng đó là con người không chỉ có thể được chữa lành, mà đã thực sự được chữa lành. Thiên Chúa đã bước vào lịch sử loài người và chữa lành con người. Ngài đã chống lại suối nguồn dơ bẩn bằng suối nguồn tinh tuyền. Đức Giêsu Kitô bi đóng đanh, Ađam mới, dùng con sông ánh sáng chống lại con sông dơ bẩn. Và con sông này hiện diện trong lịch sử: chúng ta trông thấy nó nơi các thánh lớn nhỏ và các tín hữu đơn sơ. Chúng ta thấy dòng sông ánh sáng chảy ra từ Chúa Kitô hiện diện và mạnh mẽ.
Mùa Vọng là thời gian của sự hiện diện và chờ đời. Ánh sáng hiện diện. Chúa Kitô là Ađam mới ở với chúng ta và ở giữa chúng ta. Chúng ta phải mở mắt ra để trông thấy ánh sáng và bước vào dòng sông ánh sáng. Nhất là chúng ta phải biết ơn sự kiện Thiên Chúa đã bước vào lịch sử như suối nguồn sự thiện. Nhưng Mùa Vọng cũng là thới gian của chờ đợi. Đêm đen của sự dữ vẫn còn dầy đặc. Vì thế cùng với dân Chúa chúng ta cầu xin ”Trời cao hãy đổ sương xuống” và tha thiết cầu xin: lậy Chúa Giêsu xin hãy đến, xin hãy đến trao ban sức mạnh cho ánh sáng và sự thiện; xin hãy đến ở những nơi có sự thống trị của dối trá, không biết đến Thiên Chúa, của bạo lực và bất công. Lậy Chúa Giêsu, xin hãy đến ban sức mạnh cho sự thiện trong thế giới này và giúp chúng con trở thành những người trao ban ánh sáng, tạo dựng hòa bình và làm chứng cho sự thật.
Sau khi chúc mọi người Mùa Vọng sốt mến Đức Thánh Cha đã cất kinh lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
"Mầu nhiệm của ánh sáng và sự thiện chiến thắng mầu nhiệm của tối tăm và sự ác. Mùa Vọng mời gọi chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô suối nguồn ánh sáng và bước vào dòng sông ánh sáng, để trở thanh những người trao ban ánh sáng, tạo dựng hòa bình và làm chứng cho sự thật”. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư 3-12-2008 trong đại thính đường Phaolô VI. Trong số các đoàn hành hương có nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ Đức Bà, Giorgia, Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Tương quan giữa Ađam và Chúa Kitô”. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý hôm nay chúng ta sẽ dừng lại trên các tương quan giữa Ađam và Đức Kitô, như thánh Phaolô đã vạch ra trong một trang nổi tiếng của thư gửi tín hữu Roma (5,12-21), trong đó thánh nhân cống hiến cho Giáo Hội các đường nét chính của giáo lý về tội tổ tông. Thật ra khi nói về lòng tin vào sự sống lại trong thư gửi tín hữu Corintô, thánh nhân đã so sánh giữa nguyên tổ và Chúa Kitô: ”Qủa thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống... Con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,22.45). Với văn bản thư gửi tín hữu Roma chương 5,12-21 sự so sánh giữa Đức Kitô và Ađam trở thành chi tiết và soi sáng hơn: thánh Phaolô đi lại con đường lịch sử cứu độ từ Ađam cho tới Lề Luật và từ Lề Luật cho tới Đức Kitô. Trọng tâm của lịch sử đó không phải là Ađam với các hậu qủa tội lỗi của nhân loại cho bằng Đức Giêsu Kitô và ơn thánh, qua Người được đổ tràn đầy trên nhân loại, vượt xa tội lỗi của Ađam và các hậu quả của nó trên cuộc sống con người. Vì thế thánh Phaolô mới kết luận: ”Nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20).
Trong lòng tin của Giáo Hội ý thức tín điều về tội tổ tông đã chín mùi vì nó gắn liền với tín điều về ơn cứu rỗi và sự tự do trong Chúa Kitô. Do đó không được đề cập tới tội của Ađam và của nhân loại tách rời khỏi bối cảnh ơn cứu rỗi trong chân trời của sự công chính hóa trong Đức Kitô.
Nhưng mà tội tổ tông là gì, thánh Phaolô và Giáo Hội dậy gì về tội tổ tông? Nhiều người cho rằng dưới ánh sáng lịch sử tiến hóa, ngày nay không còn có chỗ cho một tội ban đầu rồi lan tràn trên toàn thế giới nữa. Và hậu qủa là cả vấn đề liên quan tới sự cứu rỗi và Đấng Cứu Thế cũng không còn nền tảng nữa. Như thế có tội tổ tông hay không?
Để có thể đưa ra câu trả lời chúng ta phải phân biệt hai khía cạnh: một khía cạnh kinh nghiệm cụ thể mà mọi người có thể sờ mó được, và một khía cạnh nhiệm mầu liên quan đến nền tảng bản thể học của sự kiện này.
Dữ kiện kinh nghiệm cụ thể đó là sự mâu thuẫn trong chính chúng ta. Một đàng mọi người đều biết là mình phải làm điều thiện, và tận sâu thẳm con người muốn làm điều thiện. Nhưng đồng thời nó cũng cảm thấy sức thúc đẩy làm ngưực lại, đi theo con đường của sự ích kỷ, bạo lực, chỉ làm điều nó ưa thích, cả khi biết làm như thế là chống lại sự thiện, chống lại Thiên Chúa và tha nhân. Trong thư gửi tín hữu Roma thánh Phaolô diễn tả nó như sau: ”Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không; thật vậy sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7,18-19). Sự mâu thuẫn bên trong con người của chúng ta đó không phải là một lý thuyết. Mỗi người trong chúng ta đều sống kinh nghiệm này hàng ngày. Chỉ cần nghĩ tới các tin tức hàng ngày liên quan tới các bất công, bạo lực, dối trá, trụy lạc thì đủ biết. Chúng ta trông thấy nó mỗi ngày: đó là một sự kiện.
Hậu qủa của quyền lực sự dữ đó trong tâm hồn chúng ta phát triển trong lịch sử thành một dòng sông bẩn thỉu, làm ô nhiễm địa lý của lịch sử nhân loại. Tư tưởng gia người Pháp Blaise Pascal đã nói tới một ”bản tính thứ hai” chồng lên bản tính nguyên thủy của chúng ta. ”Bản tính thứ hai đó” khiến cho sự dữ trở thành bình thường đối với con người.
Kiểu nói ”đó là nhân bản” có hai nghĩa: nghĩa tốt ám chỉ điều mà một người phải làm như là người; nghĩa xấu ám chỉ sự gian dối sự dữ là điều bình thường. Sự dữ xem ra đã trở thành bản tính thứ hai của con người. Chính sự mâu thuẫn đó của con người, của lịch sử khơi dậy ước mong ơn cứu độ. Thật thế, ước mong thế giới này thay đổi là lời hứa tạo dựng một thế giới công bằng hòa bình, tốt lành hiện diện khắp nơi. Chẳng hạn trong lãnh vực chính trị: mọi người đều nói tới việc cần thiết phải thay đổi thế giới, phải tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó diễn tả ước mong một sự giải thoát khỏi sự mẫu thuẫn nội tại đó.
Đức Thánh Cha giải thích sự hiện hữu của sự dữ như sau:
Như thế sự kiện quyền lực sự dữ trong trái tim và trong lịch sử con người là điều không thể chối cãi được. Vấn đề đó là phải giải thích nó thế nào đây? Ngoài lòng tin Kitô ra, trong lịch sử tư tưởng có một mô thức giải thích chính, với các thay đổi khác nhau. Mô thức đó nói rằng con người mâu thuẫn, nó mang trong chính mình sự thiện cũng như sự dữ. Vào thời xa xưa người ta cho rằng ngay từ nguyên thủy đã có hai nguyên lý thiện ác bằng nhau. Đó là thuyết nhị nguyên không thể thắng vượt được. Sự mâu thuẫn trong con người chỉ là phản ảnh sự trái nghịch của hai nguyên lý đó. Trong quan điểm của thuyết tiến hóa vô thần thì ngay từ ban đầu con người đã mang trong mình sự thiện và sự ác rồi. Và lịch sử nhân loại chỉ phát triển mô thức đã có sẵn trong toàn sự tiến triển có trước. Điều mà tín hữu Kitô gọi là tội tổ tông thật ra chỉ là tính cách trộn lẫn sự thiện và sự ác thuộc bản chất con người. Đây là một quan điểm tuyệt vọng: nếu như thế thì sẽ không thể nào chiến thắng được sữ dữ. Và sau cùng thì chỉ có lợi lộc riêng tư là quan trọng. Và mỗi tiến bộ đều cần phải trả bằng một dòng sông sự dữ, và ai muốn phục vụ tiến bộ thì phải trả giá mắc mỏ đó. Nói cho cùng, chính trị được định hướng theo các tiền đề đó: và chúng ta trông thấy các hậu qủa của nó. Rốt cuộc tư tưởng này chỉ có thể tạo ra thái độ sống buồn sầu và vô luân.
Lòng tin như thánh Phaolô trình bầy xác nhận sự tranh đua giữa hai bản chất đó và và sự kiện bóng dáng sự dữ đè nặng trên thụ tạo. Chương 7 và chương 8 của thư gửi tín hữu Roma khẳng định sự hiện hữu của sự dữ. Trái ngược với hai thuyết nhị nguyên và nhất nguyên luận thê lương trên đây, lòng tin cho chúng ta biết có hai mầu nhiệm ánh sáng và một mầu nhiệm bóng tối, bị vây bọc bởi hai mầu nhiệm ánh sáng. Mầu nhiệm ánh sáng thứ nhất cho biết rằng không có hai nguyên lý, một tốt một xấu, mà chỉ có một nguyên lý là Thiên Chúa Tạo Hóa, và đó là nguyên lý tốt, không có bóng tối. Vì thế bản thể không phải là một trộn lẫn lành dữ, mà tự nó là tốt và do đó hiện hữu là tốt, sống là tốt. Đó là tin vui do lòng tin loan báo. Chỉ có một suối nguồn tốt lành là Đấng Tạo Hóa. Và vì vậy sống là một sự thiện, là nam hay nữ là một điều tốt lành, và sự sống tốt lành. Thế rồi có một mầu nhiệm của tối tăm. Sự dữ không đến từ suối nguồn của bản thể, không có từ nguyên thủy. Sự dữ đến từ một sự tự do được tạo dưng, một sự tự do bị lạm dụng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Làm sao có thể xảy ra điều đó được? Đây là điều tối tăm khó hiểu. Sự dữ không có luận lý. Chỉ có Thiên Chúa và sự thiện là có luận lý, vì là ánh sáng. Sự dữ là điều bí nhiệm. Các hình ảnh lớn trong chương 3 sách Sáng Thế: hai cây sự sống và cây biết lành biết dữ, con rắn, con người tội lỗi chỉ giúp chúng ta đoán ra, nhưng không giải thích cái vô luận lý trong chính nó. Chúng ta chỉ có thể ước đoán chứ không giải thích hay kể lại như một sự kiện, vì nó là một thực tại sâu thăm hơn. Nó là một mầu nhiệm của tối tăm. Nhưng tiếp theo là một mầu nhiệm ánh sáng khác: đó là sự dữ là một suối nguồn bị chế ngự. Với ánh sáng của Ngài Thiên Chúa mạnh mẽ hơn. Vì thế có thể thắng vượt được sự dữ. Do đó con người có thể được chữa lành. Sách Khôn Ngoan nói rằng: ”Chúa đã dựng nên các quốc gia có thể chữa lành” (1,14 Volg).
Và điểm sau cùng đó là con người không chỉ có thể được chữa lành, mà đã thực sự được chữa lành. Thiên Chúa đã bước vào lịch sử loài người và chữa lành con người. Ngài đã chống lại suối nguồn dơ bẩn bằng suối nguồn tinh tuyền. Đức Giêsu Kitô bi đóng đanh, Ađam mới, dùng con sông ánh sáng chống lại con sông dơ bẩn. Và con sông này hiện diện trong lịch sử: chúng ta trông thấy nó nơi các thánh lớn nhỏ và các tín hữu đơn sơ. Chúng ta thấy dòng sông ánh sáng chảy ra từ Chúa Kitô hiện diện và mạnh mẽ.
Mùa Vọng là thời gian của sự hiện diện và chờ đời. Ánh sáng hiện diện. Chúa Kitô là Ađam mới ở với chúng ta và ở giữa chúng ta. Chúng ta phải mở mắt ra để trông thấy ánh sáng và bước vào dòng sông ánh sáng. Nhất là chúng ta phải biết ơn sự kiện Thiên Chúa đã bước vào lịch sử như suối nguồn sự thiện. Nhưng Mùa Vọng cũng là thới gian của chờ đợi. Đêm đen của sự dữ vẫn còn dầy đặc. Vì thế cùng với dân Chúa chúng ta cầu xin ”Trời cao hãy đổ sương xuống” và tha thiết cầu xin: lậy Chúa Giêsu xin hãy đến, xin hãy đến trao ban sức mạnh cho ánh sáng và sự thiện; xin hãy đến ở những nơi có sự thống trị của dối trá, không biết đến Thiên Chúa, của bạo lực và bất công. Lậy Chúa Giêsu, xin hãy đến ban sức mạnh cho sự thiện trong thế giới này và giúp chúng con trở thành những người trao ban ánh sáng, tạo dựng hòa bình và làm chứng cho sự thật.
Sau khi chúc mọi người Mùa Vọng sốt mến Đức Thánh Cha đã cất kinh lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Alexis II qua đời
Trần Hoàn Chỉnh
16:23 05/12/2008
MOSCOW, Nga -- Giáo Hội Chính Thống Giáo vừa cho hay Đức Thượng Phụ Alexis II vừa qua đời hôm thứ sáu thọ 79 tuổi. Giáo hội Chính Thống Nga không cho biết lý do cái chết của Đức Thượng Phụ này tại nhà riêng ở Peredelkino bên ngoài Mátcơva, song được biết ngài đã lâm bệnh một thời gian.
Đức Thượng Phụ Alexis II đã trở thành lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống giáo Nga năm 1990 sau khi Đức Thượng Phụ Pimen I qua đời. Ngài đã lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội Chính Thống giáo cũng như kêu gọi chính quyền Sô Viết cho phép giáo dục về tôn giáo trong các trường học và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Đức Thượng Phụ Alexis II đã dành được uy tín với việc giúp khôi phục vị trí của Giáo Hội Chính thống giáo Nga sau nhiều thập niên bị áp bức dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, các mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo vẫn còn giá lạnh và ngài đã nhiều lần từ chối gặp gỡ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và người kế vị là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI. Việc Tòa Thánh thiết lập 4 giáo phận mới tại Nga đã khiến cho quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống ngày càng thêm căng thẳng. Tòa thượng phụ Chính thống Mascơva vẫn tiếp tục tố cáo Giáo hội Công giáo chiêu mộ các tín đồ Chính thống giáo.
Hay tin về sự ra đi của Đức Thượng Phụ, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về hợp nhất các Kitô hữu nói: “Đức Thượng Phụ đã góp phần to lớn trong việc phát triển các giáo phận, giáo xứ, các tu viện và các tổ chức giáo dục, đem lại một đời sống mới cho Giáo hội Chính Thống vốn đã chịu nhiều thử thách lớn lao. Tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ ngài, qua đó, ngài luôn thể hiện thiện chí đến Đức Thánh Cha và luôn mong ước ngày càng hợp tác với Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn nữa. Không thể hoài nghi những cam kết của cá nhân ngài về việc cải thiện mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, mặc dù vẫn còn đó những khó khăn và căng thẳng. Chúng tôi xin hiệp thông với hàng giáo phẩm và anh chị em tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó dâng linh hồn Đức Thượng Phụ Alexis trong tình yêu vĩnh cửu của Cha chúng ta ở trên trời để ngài sẽ được Thiên Chúa thưởng công cho sự tận tụy trong sứ vụ mà ngài đã dành cho giáo hội yêu quý của ngài.”
Đức Thượng Phụ Alexis II đã trở thành lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống giáo Nga năm 1990 sau khi Đức Thượng Phụ Pimen I qua đời. Ngài đã lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội Chính Thống giáo cũng như kêu gọi chính quyền Sô Viết cho phép giáo dục về tôn giáo trong các trường học và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Đức Thượng Phụ Alexis II đã dành được uy tín với việc giúp khôi phục vị trí của Giáo Hội Chính thống giáo Nga sau nhiều thập niên bị áp bức dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, các mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo vẫn còn giá lạnh và ngài đã nhiều lần từ chối gặp gỡ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và người kế vị là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI. Việc Tòa Thánh thiết lập 4 giáo phận mới tại Nga đã khiến cho quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống ngày càng thêm căng thẳng. Tòa thượng phụ Chính thống Mascơva vẫn tiếp tục tố cáo Giáo hội Công giáo chiêu mộ các tín đồ Chính thống giáo.
Hay tin về sự ra đi của Đức Thượng Phụ, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về hợp nhất các Kitô hữu nói: “Đức Thượng Phụ đã góp phần to lớn trong việc phát triển các giáo phận, giáo xứ, các tu viện và các tổ chức giáo dục, đem lại một đời sống mới cho Giáo hội Chính Thống vốn đã chịu nhiều thử thách lớn lao. Tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ ngài, qua đó, ngài luôn thể hiện thiện chí đến Đức Thánh Cha và luôn mong ước ngày càng hợp tác với Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn nữa. Không thể hoài nghi những cam kết của cá nhân ngài về việc cải thiện mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, mặc dù vẫn còn đó những khó khăn và căng thẳng. Chúng tôi xin hiệp thông với hàng giáo phẩm và anh chị em tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó dâng linh hồn Đức Thượng Phụ Alexis trong tình yêu vĩnh cửu của Cha chúng ta ở trên trời để ngài sẽ được Thiên Chúa thưởng công cho sự tận tụy trong sứ vụ mà ngài đã dành cho giáo hội yêu quý của ngài.”
Phát hành ấn bản tiếng Nga cuốn sách “Jesus of Nazareth” của Đức giáo hoàng
Phụng Nghi
16:32 05/12/2008
Vatican (Zenit.org) – “Suy tư của một con người minh triết về những điều quan yếu nhất trong đời” – đó là lời giới thiệu ấn bản tiếng Nga cuốn sách “Đức Giêsu thành Nazareth” của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI do nhà xuất bản Azbuka phát hành.
Hai mươi ngàn cuốn sách trong lần in đầu tiên được trưng bày tại Moscow hôm thứ Ba vừa qua. Tổng giám mục Paolo Pezzi giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow giới thiệu tác phẩm này. Ngài xác nhận rằng Đức Kitô là chủ đề được nhiều cuốn sách viết ra, nhưng công trình của Đức giáo hoàng có “một giá trị rất đặc biệt, vì nhiều lý do.”
Ngài nói: Lý do thứ nhất, theo tờ báo L'Osservatore Romano, thì “tác giả không những chỉ là một trong những nhà thần học vĩ đại nhất nay còn tại thế, mà, như mọi người đều biết, ngài còn là giáo hoàng tại Roma.”
Điều đó làm nổi bật lên một “nghịch lý thật đáng chú ý: Cuốn sách này do một vị Giáo hoàng viết ra, nhưng không viết trong cương vị một Giáo hoàng.”
“Nhưng Đức giáo hoàng đã viết cuốn sách đó, có thể nói như thế này là, ngài không viết từ đỉnh cao của ngai tòa giáo hoàng, trái lại, trong vai trò một người tín hữu giản dị, một người tra hỏi nhiệt tâm suốt đời cố gắng đào sâu hơn vào những hiểu biết của cá nhân mình về Đức Giêsu và những lý do khiến ta tin tưởng nơi Người.”
Công trình của Đức thánh cha có hai khía cạnh: khía cạnh khiêm tốn và khía cạnh mạo hiểm. Khiêm tốn bởi vì tác giả của cuốn sách, không quá lo lắng về vai trò giảng huấn của chính mình, mà lại đồng ý phơi trần con người mình dưới sự sàng sẩy của lý trí và sự phê phán của những người đối thoại. Mạo hiểm, bởi vì tác giả tín tưởng vào nền tảng của những điều mình viết ra, và do đó, mong muốn cũng như ao ước được chịu nguy cơ khi bị phơi trần.”
Đức tổng giám mục Pazzi nói rằng một nguy cơ rủi ro của cá nhân như thế là điều cần thiết trong một thế giới ngày càng thờ ơ hơn hoặc ngay cả thù địch với đức tin Kitô giáo.
Một thông điệp lớn lao khác nữa của cuốn sách là ý tưởng cho rằng đức tin không sợ phải đối đầu với khoa học.
Ngài nói: “Chắc là ta có thể không phải tin vào những điều các sách Tin Mừng bảo chúng ta. Khoa học không bao giờ có thể tự nó tạo ra đức tin, và Đức giáo hoàng biết rất rõ điều đó. Nhưng khoa học không ở vị thế có thể gieo rắc mối nghi ngờ lên trọng tâm hình ảnh Đức Giêsu nổi trội trong các sách Tin Mừng; trái lại, sau cả hai thế kỷ được các sách vở đào sâu khai quật tỉ mỉ dưới nhãn quan khoa học, hình ảnh này vẫn còn đứng vững, và chung cuộc, theo lời Đức giáo hoàng, là hình ảnh thuyết phục nhất, đáng tin cậy nhất.”
Đức tổng giám mục nói tiếp: Trong cuốn sách của Đức giáo hoàng “ở từng trang một, người ta có thể thấy tình yêu thương tràn đầy trong con người tác giả, cái nhìn nao nức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp đẽ nơi Khuôn Mặt đang xuất hiện trước mắt người viết. Dù trong sách ta gặp phải khó khăn trong nhiều đoạn phức tạp, nhưng ta không bao giờ mất đi cảm tưởng chung là Ratzinger đang mô tả khuôn mặt của Đấng mà ngài biết rõ, như một người biết rõ bạn mình.”
Hai mươi ngàn cuốn sách trong lần in đầu tiên được trưng bày tại Moscow hôm thứ Ba vừa qua. Tổng giám mục Paolo Pezzi giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow giới thiệu tác phẩm này. Ngài xác nhận rằng Đức Kitô là chủ đề được nhiều cuốn sách viết ra, nhưng công trình của Đức giáo hoàng có “một giá trị rất đặc biệt, vì nhiều lý do.”
Ấn bản Anh ngữ: Jesus of Nazareth |
Ngài nói: Lý do thứ nhất, theo tờ báo L'Osservatore Romano, thì “tác giả không những chỉ là một trong những nhà thần học vĩ đại nhất nay còn tại thế, mà, như mọi người đều biết, ngài còn là giáo hoàng tại Roma.”
Điều đó làm nổi bật lên một “nghịch lý thật đáng chú ý: Cuốn sách này do một vị Giáo hoàng viết ra, nhưng không viết trong cương vị một Giáo hoàng.”
“Nhưng Đức giáo hoàng đã viết cuốn sách đó, có thể nói như thế này là, ngài không viết từ đỉnh cao của ngai tòa giáo hoàng, trái lại, trong vai trò một người tín hữu giản dị, một người tra hỏi nhiệt tâm suốt đời cố gắng đào sâu hơn vào những hiểu biết của cá nhân mình về Đức Giêsu và những lý do khiến ta tin tưởng nơi Người.”
Công trình của Đức thánh cha có hai khía cạnh: khía cạnh khiêm tốn và khía cạnh mạo hiểm. Khiêm tốn bởi vì tác giả của cuốn sách, không quá lo lắng về vai trò giảng huấn của chính mình, mà lại đồng ý phơi trần con người mình dưới sự sàng sẩy của lý trí và sự phê phán của những người đối thoại. Mạo hiểm, bởi vì tác giả tín tưởng vào nền tảng của những điều mình viết ra, và do đó, mong muốn cũng như ao ước được chịu nguy cơ khi bị phơi trần.”
Đức tổng giám mục Pazzi nói rằng một nguy cơ rủi ro của cá nhân như thế là điều cần thiết trong một thế giới ngày càng thờ ơ hơn hoặc ngay cả thù địch với đức tin Kitô giáo.
Một thông điệp lớn lao khác nữa của cuốn sách là ý tưởng cho rằng đức tin không sợ phải đối đầu với khoa học.
Ngài nói: “Chắc là ta có thể không phải tin vào những điều các sách Tin Mừng bảo chúng ta. Khoa học không bao giờ có thể tự nó tạo ra đức tin, và Đức giáo hoàng biết rất rõ điều đó. Nhưng khoa học không ở vị thế có thể gieo rắc mối nghi ngờ lên trọng tâm hình ảnh Đức Giêsu nổi trội trong các sách Tin Mừng; trái lại, sau cả hai thế kỷ được các sách vở đào sâu khai quật tỉ mỉ dưới nhãn quan khoa học, hình ảnh này vẫn còn đứng vững, và chung cuộc, theo lời Đức giáo hoàng, là hình ảnh thuyết phục nhất, đáng tin cậy nhất.”
Đức tổng giám mục nói tiếp: Trong cuốn sách của Đức giáo hoàng “ở từng trang một, người ta có thể thấy tình yêu thương tràn đầy trong con người tác giả, cái nhìn nao nức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp đẽ nơi Khuôn Mặt đang xuất hiện trước mắt người viết. Dù trong sách ta gặp phải khó khăn trong nhiều đoạn phức tạp, nhưng ta không bao giờ mất đi cảm tưởng chung là Ratzinger đang mô tả khuôn mặt của Đấng mà ngài biết rõ, như một người biết rõ bạn mình.”
Tòa thánh ký Công ước về bom đạn nổ chùm
Phụng Nghi
17:54 05/12/2008
Vatican (VIS) – Đức tổng giám mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng của Tòa thánh phụ trách Liên lạc với các Quốc gia, hôm qua đã tham dự buổi lễ cử hành tại Oslo (Na uy) để ký kết Công ước cấm sử dụng, sản xuất, trao chuyển và tồn trữ bom đạn nổ chùm. Văn bản của Công ước này đã được chấp thuận tại Dublin (Ireland, Ái nhĩ lan) hôm 30 tháng 5 vừa qua.
Trong bài diễn từ, Đức tổng giám mục Dominique Mamberti nói rằng “nhằm mục đích gửi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ, Tòa thánh phê chuẩn Công ước này cùng ngày Công ước được ký kết. Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ thái độ gần gũi nhân đạo của Tòa thánh và các tổ chức của Tòa thánh đối với các nạn nhân. Chúng tôi cũng muốn loan đi lời kêu gọi các Quốc gia – đặc biệt là những nước sản xuất, xuất cảng và những ai có thể tiêu thụ bom đạn nổ chùm – hợp tác với những nước đang ký kết Công ước này, nhằm để bản đảm cho các nạn nhân, và tất cả những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do các loại võ khí này, rằng thông điệp của họ đã được lắng nghe, thông cảm.
“Nền an ninh khả tín không những chỉ có thể thực hiện được, nhưng còn thực ra hữu hiệu hơn khi được xây dựng trên sự cộng tác, trên lòng tin và trên một trật tự quốc tế chính đáng, trong khi đó, trật tự dựa trên sự quân bình của quyền lực thì mỏng manh, bất ổn và là nguồn gây ra xung đột.”
Vị trưởng phái đoàn của Tòa thánh đến tham dự nghi lễ tại Oslo sau đó nói tiếp rằng “qua những sự đóng góp của mỗi người, ngôi nhà hòa bình nay vững chắc hơn, tuy vậy sự kiên trì và nhẫn nại là những điều tối cần để củng cố nó.”
Bản tuyên bố bằng Anh ngữ kèm theo diễn từ của đức tổng giám mục Mamberti cho biết “khi phê chuẩn Công ước…Tòa thánh muốn khuyến khích toàn thể cộng đồng quốc tế quyết tâm đề cao việc giải giới hữu hiệu, các cuộc thương thảo nhằm kiểm soát võ khí, và củng cố luật nhân đạo quốc tế bắng cách khẳng định giá trị nổi bật và cố hữu của phẩm giá con người, đặt con người làm trọng tâm, và những quan tâm cơ bản về nhân tính, tất cả đều là các yếu tố tạo nên căn bản của luật nhân đạo quốc tế.”
Văn bản nói thêm: “Tòa thánh coi Công ước về võ khí nổ chùm như là một bước tiến quan trọng trong việc che chở cho người dân thường, trong và sau các cuộc xung đột, khỏi bị ảnh hưởng bừa bãi của loại võ khí vô nhân đạo này.”
Văn bản kết luận: “Tòa thánh coi việc thi hành Công ước này như là một thách đố về luật pháp và nhân đạo trong tương lai gần. Việc thực thi có hiệu quả Công ước này phải đặt căn bản trên sự hợp tác xây dựng của các thành phần trong chính quyền cũng như không thuộc chính quyền, và phải tăng cường mối liên hệ giữa việc giải giới với sự phát triển. Điều này có thể thực hiện được bằng cách chuyển các nguồn nhân lực và vật lực về hướng phát triển, công bình và hòa bình, đó là những phương tiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy một nền an ninh quốc tế và một trật tự hòa bình quốc tế.”
Trong bài diễn từ, Đức tổng giám mục Dominique Mamberti nói rằng “nhằm mục đích gửi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ, Tòa thánh phê chuẩn Công ước này cùng ngày Công ước được ký kết. Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ thái độ gần gũi nhân đạo của Tòa thánh và các tổ chức của Tòa thánh đối với các nạn nhân. Chúng tôi cũng muốn loan đi lời kêu gọi các Quốc gia – đặc biệt là những nước sản xuất, xuất cảng và những ai có thể tiêu thụ bom đạn nổ chùm – hợp tác với những nước đang ký kết Công ước này, nhằm để bản đảm cho các nạn nhân, và tất cả những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do các loại võ khí này, rằng thông điệp của họ đã được lắng nghe, thông cảm.
“Nền an ninh khả tín không những chỉ có thể thực hiện được, nhưng còn thực ra hữu hiệu hơn khi được xây dựng trên sự cộng tác, trên lòng tin và trên một trật tự quốc tế chính đáng, trong khi đó, trật tự dựa trên sự quân bình của quyền lực thì mỏng manh, bất ổn và là nguồn gây ra xung đột.”
Vị trưởng phái đoàn của Tòa thánh đến tham dự nghi lễ tại Oslo sau đó nói tiếp rằng “qua những sự đóng góp của mỗi người, ngôi nhà hòa bình nay vững chắc hơn, tuy vậy sự kiên trì và nhẫn nại là những điều tối cần để củng cố nó.”
Bản tuyên bố bằng Anh ngữ kèm theo diễn từ của đức tổng giám mục Mamberti cho biết “khi phê chuẩn Công ước…Tòa thánh muốn khuyến khích toàn thể cộng đồng quốc tế quyết tâm đề cao việc giải giới hữu hiệu, các cuộc thương thảo nhằm kiểm soát võ khí, và củng cố luật nhân đạo quốc tế bắng cách khẳng định giá trị nổi bật và cố hữu của phẩm giá con người, đặt con người làm trọng tâm, và những quan tâm cơ bản về nhân tính, tất cả đều là các yếu tố tạo nên căn bản của luật nhân đạo quốc tế.”
Văn bản nói thêm: “Tòa thánh coi Công ước về võ khí nổ chùm như là một bước tiến quan trọng trong việc che chở cho người dân thường, trong và sau các cuộc xung đột, khỏi bị ảnh hưởng bừa bãi của loại võ khí vô nhân đạo này.”
Văn bản kết luận: “Tòa thánh coi việc thi hành Công ước này như là một thách đố về luật pháp và nhân đạo trong tương lai gần. Việc thực thi có hiệu quả Công ước này phải đặt căn bản trên sự hợp tác xây dựng của các thành phần trong chính quyền cũng như không thuộc chính quyền, và phải tăng cường mối liên hệ giữa việc giải giới với sự phát triển. Điều này có thể thực hiện được bằng cách chuyển các nguồn nhân lực và vật lực về hướng phát triển, công bình và hòa bình, đó là những phương tiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy một nền an ninh quốc tế và một trật tự hòa bình quốc tế.”
Top Stories
Tokyo stops aid to Hanoi
AFP
03:58 05/12/2008
HANOI 12/5/2008: Japan’s ambassador to communist Vietnam yesterday said his country had suspended new aid loans to Hanoi, citing a major corruption scandal that came to light last month.
The move came after former executives of Tokyo-based Pacific Consultants International (PCI) admitted in a Japanese court in November to paying kickbacks to a Vietnamese official overseeing a Tokyo-funded road project.
Ambassador Mitsuo Sakaba told an international donors’ meeting in Hanoi that “we are unable to pledge new yen loans” until both countries work out “effective and meaningful measures against corruption.”
Japan is Vietnam’s biggest bilateral donor.
“Following the grave incident, the two governments set up a joint committee to discuss concrete measures to be taken to prevent corruption relating to Japan’s ODA (official development assistance) to Vietnam,” he said.
“Until effective and meaningful measures against corruption be worked out through this joint committee, it would be difficult to regain the support from the Japanese public for further assistance to Vietnam, and we are unable to pledge new yen loans.”
Japan last year gave more than a billion dollars in ODA to Vietnam and has been studying several major infrastructure projects, including a new north-south transnational railway and highway and a high-tech industrial park.
Japan had planned to extend ODA loans of about 700 million dollars to Vietnam in the first half of fiscal 2008 to improve transport and sewerage systems, the ambassador said, according to a copy of his statement.
“All the relevant procedures for those projects, however, have been suspended since the PCI corruption case was brought to light,” Sakaba told the Consultative Group meeting, attended by Prime Minister Nguyen Tan Dung.
“It was most regrettable that there was a bribery case by a Japanese firm in relation to Japan’s loan assistance project in Vietnam.”
Sakaba, later speaking with journalists, said ODA soft loans would be suspended, but technical assistance projects and grant aid would continue.
The PCI case came to light in Vietnam last month via an online Japanese media report, which led a National Assembly deputy to question Prime Minister Dung about the case in a televised question-and-answer session.
Japan’s Yomiuri Shimbun daily reported that former PCI executives facing a Tokyo court had admitted paying $820,000 in bribes since 2002 to Huynh Ngoc Sy, the head of Ho Chi Minh City’s project management unit.
Prosecutors charged that PCI had promised Sy a total of $2.6m for favours in awarding consulting contracts to the Tokyo-based firm in connection with Japanese ODA-financed road projects.
Dung, speaking in the assembly, promised authorities would investigate the case, and Sy was suspended from his post the following week.
Sakaba told journalists: “It’s really disappointing to us to have this kind of matter. We should avoid the recurrence of this kind of corruption case, of bribery, so we will work out some new mechanism for more transparency.”
(Source: AFP, http://www.thepeninsulaqatar.com/Display_news.asp?section=World_News&subsection=Rest+of+the+World&month=December2008&file=World_News200812051564.xml)
The move came after former executives of Tokyo-based Pacific Consultants International (PCI) admitted in a Japanese court in November to paying kickbacks to a Vietnamese official overseeing a Tokyo-funded road project.
Ambassador Mitsuo Sakaba told an international donors’ meeting in Hanoi that “we are unable to pledge new yen loans” until both countries work out “effective and meaningful measures against corruption.”
Japan is Vietnam’s biggest bilateral donor.
“Following the grave incident, the two governments set up a joint committee to discuss concrete measures to be taken to prevent corruption relating to Japan’s ODA (official development assistance) to Vietnam,” he said.
“Until effective and meaningful measures against corruption be worked out through this joint committee, it would be difficult to regain the support from the Japanese public for further assistance to Vietnam, and we are unable to pledge new yen loans.”
Japan last year gave more than a billion dollars in ODA to Vietnam and has been studying several major infrastructure projects, including a new north-south transnational railway and highway and a high-tech industrial park.
Japan had planned to extend ODA loans of about 700 million dollars to Vietnam in the first half of fiscal 2008 to improve transport and sewerage systems, the ambassador said, according to a copy of his statement.
“All the relevant procedures for those projects, however, have been suspended since the PCI corruption case was brought to light,” Sakaba told the Consultative Group meeting, attended by Prime Minister Nguyen Tan Dung.
“It was most regrettable that there was a bribery case by a Japanese firm in relation to Japan’s loan assistance project in Vietnam.”
Sakaba, later speaking with journalists, said ODA soft loans would be suspended, but technical assistance projects and grant aid would continue.
The PCI case came to light in Vietnam last month via an online Japanese media report, which led a National Assembly deputy to question Prime Minister Dung about the case in a televised question-and-answer session.
Japan’s Yomiuri Shimbun daily reported that former PCI executives facing a Tokyo court had admitted paying $820,000 in bribes since 2002 to Huynh Ngoc Sy, the head of Ho Chi Minh City’s project management unit.
Prosecutors charged that PCI had promised Sy a total of $2.6m for favours in awarding consulting contracts to the Tokyo-based firm in connection with Japanese ODA-financed road projects.
Dung, speaking in the assembly, promised authorities would investigate the case, and Sy was suspended from his post the following week.
Sakaba told journalists: “It’s really disappointing to us to have this kind of matter. We should avoid the recurrence of this kind of corruption case, of bribery, so we will work out some new mechanism for more transparency.”
(Source: AFP, http://www.thepeninsulaqatar.com/Display_news.asp?section=World_News&subsection=Rest+of+the+World&month=December2008&file=World_News200812051564.xml)
L’Eglise catholique au Vietnam se mobilise dans la prière autour des huit fidèles inculpés de la paroisse de Thai Ha
Eglises d'Asie
04:01 05/12/2008
L’Eglise catholique au Vietnam se mobilise dans la prière autour des huit fidèles inculpés de la paroisse de Thai Ha
A l’exception des convocations envoyées aux accusés et de la communication faite à leur avocat, les autorités de Hanoi ont observé une grande discrétion sur le procès des fidèles de la paroisse de Thai Ha, qui doit avoir lieu le 8 décembre. La presse officielle n’en a fait aucune mention. En revanche, après le supérieur provincial des rédemptoristes (1), divers responsables de la communauté catholique ont annoncé la date et le lieu du procès en invitant les catholiques à la prière.
Le 3 décembre dernier, l’archevêché de Hanoi, dans une lettre adressée à l’ensemble du diocèse, appelait à la prière pour « ces frères et sœurs, qui, avec courage, témoignent pour la justice et la vérité ». L’appel précisait que le procès se déroulait au 55 de la rue Hoàng Câu, quartier Ô Cho Dua, arrondissement de Dông Da. La veille, un communiqué de la paroisse de Thai Ha annonçait l’organisation d’une veillée de prière dans l’église, le 6 décembre prochain, deux jours avant le procès, pour les huit « témoins de la justice et de la vérité, qui n’ont jamais enfreint la loi et ont été arrêtés et inculpés injustement ». Les fidèles étaient invités à prier pour que les accusés « se comportent avec fermeté ».
Depuis le début des affaires, les catholiques vietnamiens ont pris l’habitude de manifester leur solidarité avec leurs frères de la paroisse de Thai Ha et de l’archevêché de Hanoi par des veillées aux flambeaux où ils prient pour la justice et la paix en communion avec eux. Des centaines de veillées de ce type ont eu lieu au Vietnam et dans la diaspora vietnamienne dans le monde. Dans le diocèse de Vinh, plusieurs dizaines de paroisses ont successivement organisé ce genre de rassemblements. Ces temps derniers, surtout depuis l’annonce du procès, la mobilisation de l’Eglise du Vietnam s’est encore renforcée. Des rassemblements organisés le 29 et le 30 novembre à Hanoi et à Saigon en ont été l’illustration (2).
On a estimé à plus de 5 000 personnes la foule de catholiques venus participer à la veillée de prière organisée dans la soirée du dimanche 30 novembre par la communauté rédemptoriste de Saigon dans sa propre église, au 38 rue Ky Dông. Vingt religieux étaient présents, dont le supérieur provincial. Les noms des fidèles inculpés ont été solennellement énumérés. Ils ont été présentés comme des « frères injustement traduits devant le tribunal populaire ». Avant la messe, le P. Dinh Huu Thoai a réfuté l’une après l’autre les deux accusations retenues par le tribunal populaire contre les inculpés, à savoir « destruction de biens » et « trouble à l’ordre public ». Interrogés par des journalistes de Radio Free Asia, les participants ont exprimé leur émotion et leur soutien à la cause des fidèles injustement accusés, mais aussi leur pessimisme quant à l’issue du procès.
Le samedi 29 novembre, à Hanoi, un millier d’étudiants catholiques, auxquels s’étaient associés de nombreux fidèles de la capitale, se sont rassemblés pour une veillée de prière aux flambeaux. Le thème en était « la justice et la paix » dans l’histoire de l’Eglise du Vietnam et des adversités que celle-ci a dû traverser depuis l’époque des martyrs (évoquée par une représentation théâtrale) jusqu’aux jours d’épreuve d’aujourd’hui. Le procès des fidèles injustement accusés a été évoqué, ainsi que le sort d’une population dont 45 % vit au-dessous du seuil de pauvreté, les conflits entre les riches et les pauvres, les citadins et les paysans, les détenteurs du pouvoir et le peuple…
(1) Voir document diffusé le 1er décembre 2008.
(2) Des comptes-rendus de l’une et l’autre veillées ont paru sur VietCatholic News et sur Radio Free Asia, le 1er décembre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 4 décembre 2008)
A l’exception des convocations envoyées aux accusés et de la communication faite à leur avocat, les autorités de Hanoi ont observé une grande discrétion sur le procès des fidèles de la paroisse de Thai Ha, qui doit avoir lieu le 8 décembre. La presse officielle n’en a fait aucune mention. En revanche, après le supérieur provincial des rédemptoristes (1), divers responsables de la communauté catholique ont annoncé la date et le lieu du procès en invitant les catholiques à la prière.
Le 3 décembre dernier, l’archevêché de Hanoi, dans une lettre adressée à l’ensemble du diocèse, appelait à la prière pour « ces frères et sœurs, qui, avec courage, témoignent pour la justice et la vérité ». L’appel précisait que le procès se déroulait au 55 de la rue Hoàng Câu, quartier Ô Cho Dua, arrondissement de Dông Da. La veille, un communiqué de la paroisse de Thai Ha annonçait l’organisation d’une veillée de prière dans l’église, le 6 décembre prochain, deux jours avant le procès, pour les huit « témoins de la justice et de la vérité, qui n’ont jamais enfreint la loi et ont été arrêtés et inculpés injustement ». Les fidèles étaient invités à prier pour que les accusés « se comportent avec fermeté ».
Depuis le début des affaires, les catholiques vietnamiens ont pris l’habitude de manifester leur solidarité avec leurs frères de la paroisse de Thai Ha et de l’archevêché de Hanoi par des veillées aux flambeaux où ils prient pour la justice et la paix en communion avec eux. Des centaines de veillées de ce type ont eu lieu au Vietnam et dans la diaspora vietnamienne dans le monde. Dans le diocèse de Vinh, plusieurs dizaines de paroisses ont successivement organisé ce genre de rassemblements. Ces temps derniers, surtout depuis l’annonce du procès, la mobilisation de l’Eglise du Vietnam s’est encore renforcée. Des rassemblements organisés le 29 et le 30 novembre à Hanoi et à Saigon en ont été l’illustration (2).
On a estimé à plus de 5 000 personnes la foule de catholiques venus participer à la veillée de prière organisée dans la soirée du dimanche 30 novembre par la communauté rédemptoriste de Saigon dans sa propre église, au 38 rue Ky Dông. Vingt religieux étaient présents, dont le supérieur provincial. Les noms des fidèles inculpés ont été solennellement énumérés. Ils ont été présentés comme des « frères injustement traduits devant le tribunal populaire ». Avant la messe, le P. Dinh Huu Thoai a réfuté l’une après l’autre les deux accusations retenues par le tribunal populaire contre les inculpés, à savoir « destruction de biens » et « trouble à l’ordre public ». Interrogés par des journalistes de Radio Free Asia, les participants ont exprimé leur émotion et leur soutien à la cause des fidèles injustement accusés, mais aussi leur pessimisme quant à l’issue du procès.
Le samedi 29 novembre, à Hanoi, un millier d’étudiants catholiques, auxquels s’étaient associés de nombreux fidèles de la capitale, se sont rassemblés pour une veillée de prière aux flambeaux. Le thème en était « la justice et la paix » dans l’histoire de l’Eglise du Vietnam et des adversités que celle-ci a dû traverser depuis l’époque des martyrs (évoquée par une représentation théâtrale) jusqu’aux jours d’épreuve d’aujourd’hui. Le procès des fidèles injustement accusés a été évoqué, ainsi que le sort d’une population dont 45 % vit au-dessous du seuil de pauvreté, les conflits entre les riches et les pauvres, les citadins et les paysans, les détenteurs du pouvoir et le peuple…
(1) Voir document diffusé le 1er décembre 2008.
(2) Des comptes-rendus de l’une et l’autre veillées ont paru sur VietCatholic News et sur Radio Free Asia, le 1er décembre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 4 décembre 2008)
Beten heißt öffentliche Unruhe stiften. Katholiken in Hanoi vor Volksgerichtshof
Katholisches
04:03 05/12/2008
Beten heißt öffentliche Unruhe stiften. Katholiken in Hanoi vor Volksgerichtshof (tiếng Đức)
(Cầu nguyện đồng nghĩa tạo ra bạo động công chúng. Những người Công giáo trước vòng móng ngựa)
Hanoi, Veröffentlicht am 4. Dezember 2008 - Mit einem dramatischen Appell wandte sich P. Vincent Pham Trung Thanh, der Provinzobere der Redemptoristen in Vietnam an die Nachrichtenagentur Fides. Am 8. Dezember müssen sich acht Katholiken vor dem Volksgerichtshof der Stadt verantworten. Sie sind angeklagt, „Staatseigentum beschädigt und öffentliche Unruhe gestiftet zu haben“. Es handelt sich um sechs Männer und zwei Frauen der katholischen Pfarrei Thai Ha der vietnamesischen Hauptstadt. „In Wirklichkeit haben sie nur gebetet“, so P. Vincent.
Gebetet haben die acht Katholiken auf einem Grundstück einer katholischen Pfarrei, das vom kommunistischen Regime in den 50er Jahren widerrechtlich enteignet wurde. Seit 1996 fordern die Katholiken Hanois erfolglos dessen Rückgabe. Als sich die Nachricht verbreitete, der Staat habe den Grund an Private verkauft, kam es seit Anfang 2008 immer wieder zu spontanen Gebetsprotesten der Gläubigen. Einige Katholiken wurden dabei verhaftet, weil die das Grundstück betreten und eine Mariendarstellung dort hingebracht hätten. Es drohen ihnen mehrjährige Haftstrafen. Das Gelände wurde inzwischen von der Hanoier Stadtverwaltung in einer nächtlichen Aktion eingeebnet und in einen öffentlichen Park umgewandelt.
„Obwohl sie moralisch und rechtlich unschuldig sind, wird ihnen der Prozeß gemacht“, beklagt der Provinzobere der Redemptoristen die Situation. „In dieser schmerzlichen Lage sind wir ihnen in Gemeinschaft verbunden und beten für sie, die eine solche Ungerechtigkeiten erdulden müssen“, so P. Vincent, der alle Gläubigen aufruft, „für die Brüder und Schwestern zu beten, ebenso für jene, die die Macht im Staat innehaben und für unsere geliebte Kirche in Vietnam“.
Gleichzeitig gaben die Redemptoristen Vietnams bekannt, daß die St. Gerhard-Kapelle des Redemptoristenklosters von Hanoi zum zweiten Mal innerhalb von zwei Monaten von einer Horde von Menschen überfallen und geplündert wurde, die anti-katholische Parolen brüllte. „Es handelt sich um schwerwiegende Einschüchterungsversuche, die die Religionsfreiheit in Vietnam in Frage stellen”, heißt es in einer Mitteilung der Vereinigung katholischer Medien Vietnams. Diese fordert ein Ende der staatlich gelenkten Pressekampagne zur Verleumdung der katholischen Kirche.
(Source: Katholisches - (Fides/JF) http://www.katholisches.info/?p=2239)
(Cầu nguyện đồng nghĩa tạo ra bạo động công chúng. Những người Công giáo trước vòng móng ngựa)
Hanoi, Veröffentlicht am 4. Dezember 2008 - Mit einem dramatischen Appell wandte sich P. Vincent Pham Trung Thanh, der Provinzobere der Redemptoristen in Vietnam an die Nachrichtenagentur Fides. Am 8. Dezember müssen sich acht Katholiken vor dem Volksgerichtshof der Stadt verantworten. Sie sind angeklagt, „Staatseigentum beschädigt und öffentliche Unruhe gestiftet zu haben“. Es handelt sich um sechs Männer und zwei Frauen der katholischen Pfarrei Thai Ha der vietnamesischen Hauptstadt. „In Wirklichkeit haben sie nur gebetet“, so P. Vincent.
Gebetet haben die acht Katholiken auf einem Grundstück einer katholischen Pfarrei, das vom kommunistischen Regime in den 50er Jahren widerrechtlich enteignet wurde. Seit 1996 fordern die Katholiken Hanois erfolglos dessen Rückgabe. Als sich die Nachricht verbreitete, der Staat habe den Grund an Private verkauft, kam es seit Anfang 2008 immer wieder zu spontanen Gebetsprotesten der Gläubigen. Einige Katholiken wurden dabei verhaftet, weil die das Grundstück betreten und eine Mariendarstellung dort hingebracht hätten. Es drohen ihnen mehrjährige Haftstrafen. Das Gelände wurde inzwischen von der Hanoier Stadtverwaltung in einer nächtlichen Aktion eingeebnet und in einen öffentlichen Park umgewandelt.
„Obwohl sie moralisch und rechtlich unschuldig sind, wird ihnen der Prozeß gemacht“, beklagt der Provinzobere der Redemptoristen die Situation. „In dieser schmerzlichen Lage sind wir ihnen in Gemeinschaft verbunden und beten für sie, die eine solche Ungerechtigkeiten erdulden müssen“, so P. Vincent, der alle Gläubigen aufruft, „für die Brüder und Schwestern zu beten, ebenso für jene, die die Macht im Staat innehaben und für unsere geliebte Kirche in Vietnam“.
Gleichzeitig gaben die Redemptoristen Vietnams bekannt, daß die St. Gerhard-Kapelle des Redemptoristenklosters von Hanoi zum zweiten Mal innerhalb von zwei Monaten von einer Horde von Menschen überfallen und geplündert wurde, die anti-katholische Parolen brüllte. „Es handelt sich um schwerwiegende Einschüchterungsversuche, die die Religionsfreiheit in Vietnam in Frage stellen”, heißt es in einer Mitteilung der Vereinigung katholischer Medien Vietnams. Diese fordert ein Ende der staatlich gelenkten Pressekampagne zur Verleumdung der katholischen Kirche.
(Source: Katholisches - (Fides/JF) http://www.katholisches.info/?p=2239)
Vietnamese Inquisition
Simon Roughneen
20:32 05/12/2008
Catholic protesters face a show trial as Hanoi's clampdown on religious and media freedom continues
By Simon Roughneen in Port Moresby for ISN Security Watch
An ongoing face-off between the Vietnamese government and the Catholic Church will come to head any day now, the latest round in a continuing state clampdown on freedom of expression in Vietnam, a one-party state ruled by the Communist Party.
Eight parishioners at the Thai Ha Redemptorist Church in Hanoi will face what will effectively be a closed trial, set to commence soon, though an exact start date has not been announced. The group is accused of "damaging state property and disorderly conduct in public."
The accused have participated in an almost year-long vigil at the Thai Ha Church, protesting what Catholics feel is state expropriation of Church land.
Since late 2007, there have been prayer vigils across the city, as Vietnam's 6 million Catholics protest attempts to turn the former apostolic nunciature in Hanoi into a public park. In September, however, the government's reaction turned violent, with riot police, stun guns and tear gas used against the gatherings. Government officials have publicly denounced the archbishop of Hanoi, using smear tactics in state-owned media as an attempt to turn other Catholics against the protesters and bishops involved.
Lawyers representing two of the protesters - Nguyen Thi Nhi, 46, and Ngo Thi Dung, 54 - say they have been denied access to the women, who are awaiting trial inside the Hoa Lo Prison, better known as the Hanoi Hilton, where US presidential candidate John McCain was held as a POW during the Vietnam War.
Speaking to the BBC, attorney Le Tran Trout said that from a legal point of view the charge of damaging state property is flawed because he has "enough evidence to prove that the land belongs to them [the parishioners].
"The wall [they tore down] was built illegally on their land," he added, and "they had every right to destroy it." Hence, the "government cannot charge them for damaging state property."
Widening crackdown on dissent
Carl Thayer is a Vietnam watcher and visiting fellow at the Australian National University. He is currently in Hanoi and told ISN Security Watch that the government faced other challenges besides the Catholic vigils, and had been clamping down on other dissenting voices.
Not only has the state reacted violently to Catholic prayer vigils, it has resumed a campaign of vilification against marginal Buddhist sects and of what it deems non-mainstream Protestant groups.
And the crackdown has widened, now taking in critical voices in the media.
Thayer tells ISN Security Watch: "Vietnam has come down hard on journalists and editors who have reported corruption scandals. Journalists and their police informants have been tried and convicted for 'abuse of power.' Punitive action has been taken against other editors and newspapers."
A prominent journalist was jailed in October for reporting on a corruption scandal involving senior officials using overseas aid to place high-stakes bets on football matches in England. Nguyen Viet Chien, a reporter with the daily newspaper Thanh Nien, was sentenced to two years in jail for exposing the scandal, work which the courts declared to be an "abuse of democratic freedoms."
Since then, two more graft controversies have arisen, one involving the bribing of a Ho Chi Minh City official, the other involving illegal trafficking of rhino horns in South Africa.
Slowing economy
Vietnam's slowing economy is causing consternation among the ruling communist elites. The Politburo regards economic dynamism as a necessary component of its tightly controlled system.
Vietnam's communist rulers have taken a path somewhat akin to China, coupling selective free-market reforms with continued political authoritarianism. Rhetorical window-dressing -such as the 1980s doi moi, or renovation - has not meant a diminution of the one-party state.
However, 2008 has seen a slowing growth rate caused by high inflation and the impact of the global financial crisis. Vietnam's current economic difficulties prompted the Politburo to effectively rein in control of the purse strings and decision-making, and "on several occasions issuing directives to the Cabinet on economic policy," according to Carl Thayer.
Prime Minister Nguyen Tan Dung has been sidelined somewhat, with officials worried that the combination of economic slowdown and political dissent could pose a challenge to their long hegemony.
The Church dispute is likely seen by the Communist Party as an intolerable challenge to state authority at a time of economic weakness.
Taken in by Hanoi
A US government body known as the US Commission on International Religious Freedom (USCIRF) outlined in its most recent country report for Vietnam "that in all of the most recent cases of arrest, imprisonment and other detention, religious leaders and religious freedom advocates had engaged in actions protected by international human rights instruments."
However, this has not always been reflected in US policy, as Commissioner Nina Shea outlined to ISN Security Watch in October.
"A clear example of how trade trumped concern for religious freedom occurred in 2006, on the eve of President [George W] Bush's visit to Vietnam for an economic summit, when the State Department removed Vietnam from its short list of the world's worst religious persecutors," Shea said.
It is not just the US, however, that has been taken in by Hanoi. A Potemkin-village relaxation of restriction on religion gave other countries the excuse needed to back the country's entry into the World Trade Organization, and Vietnam remains a recipient of hundreds of millions of euros in bilateral aid.
Hanoi won a UN Security Council seat in 2008, where it teamed up with China and Russia to veto a UNSC resolution condemning Robert Mugabe's brutal crackdown on the Zimbabwean opposition after elections held in the African country this spring.
Some measure of complicity also could be attributed to guileless tourists, who endow the regime with hundreds of millions more in revenue each year, with around 3 million visitors in 2007, and many of those foreign visitors taking in the country's various shrines and temples.
Pro-democracy leader in Burma, Aung San Suu Kyi, has pleaded with tourists not to visit her country, as it merely endows the Than Shwe junta with legitimacy and revenue. Though conditions in Vietnam are not as oppressive as in Burma, this Hanoi show trial of vigil participants means it might be time to consider a similar move regarding Vietnam.
Long S Le teaches Vietnamese studies at the University of Houston, and outlined the ironic hypocrisy of the communist government's stance for ISN Security Watch: "Vietnam promotes the country's religious traditions to draw foreign travelers to Vietnam's cathedrals, temples and pagodas, while religious groups are still being persecuted."
By Simon Roughneen in Port Moresby for ISN Security Watch
An ongoing face-off between the Vietnamese government and the Catholic Church will come to head any day now, the latest round in a continuing state clampdown on freedom of expression in Vietnam, a one-party state ruled by the Communist Party.
Eight parishioners at the Thai Ha Redemptorist Church in Hanoi will face what will effectively be a closed trial, set to commence soon, though an exact start date has not been announced. The group is accused of "damaging state property and disorderly conduct in public."
The accused have participated in an almost year-long vigil at the Thai Ha Church, protesting what Catholics feel is state expropriation of Church land.
Since late 2007, there have been prayer vigils across the city, as Vietnam's 6 million Catholics protest attempts to turn the former apostolic nunciature in Hanoi into a public park. In September, however, the government's reaction turned violent, with riot police, stun guns and tear gas used against the gatherings. Government officials have publicly denounced the archbishop of Hanoi, using smear tactics in state-owned media as an attempt to turn other Catholics against the protesters and bishops involved.
Lawyers representing two of the protesters - Nguyen Thi Nhi, 46, and Ngo Thi Dung, 54 - say they have been denied access to the women, who are awaiting trial inside the Hoa Lo Prison, better known as the Hanoi Hilton, where US presidential candidate John McCain was held as a POW during the Vietnam War.
Speaking to the BBC, attorney Le Tran Trout said that from a legal point of view the charge of damaging state property is flawed because he has "enough evidence to prove that the land belongs to them [the parishioners].
"The wall [they tore down] was built illegally on their land," he added, and "they had every right to destroy it." Hence, the "government cannot charge them for damaging state property."
Widening crackdown on dissent
Carl Thayer is a Vietnam watcher and visiting fellow at the Australian National University. He is currently in Hanoi and told ISN Security Watch that the government faced other challenges besides the Catholic vigils, and had been clamping down on other dissenting voices.
Not only has the state reacted violently to Catholic prayer vigils, it has resumed a campaign of vilification against marginal Buddhist sects and of what it deems non-mainstream Protestant groups.
And the crackdown has widened, now taking in critical voices in the media.
Thayer tells ISN Security Watch: "Vietnam has come down hard on journalists and editors who have reported corruption scandals. Journalists and their police informants have been tried and convicted for 'abuse of power.' Punitive action has been taken against other editors and newspapers."
A prominent journalist was jailed in October for reporting on a corruption scandal involving senior officials using overseas aid to place high-stakes bets on football matches in England. Nguyen Viet Chien, a reporter with the daily newspaper Thanh Nien, was sentenced to two years in jail for exposing the scandal, work which the courts declared to be an "abuse of democratic freedoms."
Since then, two more graft controversies have arisen, one involving the bribing of a Ho Chi Minh City official, the other involving illegal trafficking of rhino horns in South Africa.
Slowing economy
Vietnam's slowing economy is causing consternation among the ruling communist elites. The Politburo regards economic dynamism as a necessary component of its tightly controlled system.
Vietnam's communist rulers have taken a path somewhat akin to China, coupling selective free-market reforms with continued political authoritarianism. Rhetorical window-dressing -such as the 1980s doi moi, or renovation - has not meant a diminution of the one-party state.
However, 2008 has seen a slowing growth rate caused by high inflation and the impact of the global financial crisis. Vietnam's current economic difficulties prompted the Politburo to effectively rein in control of the purse strings and decision-making, and "on several occasions issuing directives to the Cabinet on economic policy," according to Carl Thayer.
Prime Minister Nguyen Tan Dung has been sidelined somewhat, with officials worried that the combination of economic slowdown and political dissent could pose a challenge to their long hegemony.
The Church dispute is likely seen by the Communist Party as an intolerable challenge to state authority at a time of economic weakness.
Taken in by Hanoi
A US government body known as the US Commission on International Religious Freedom (USCIRF) outlined in its most recent country report for Vietnam "that in all of the most recent cases of arrest, imprisonment and other detention, religious leaders and religious freedom advocates had engaged in actions protected by international human rights instruments."
However, this has not always been reflected in US policy, as Commissioner Nina Shea outlined to ISN Security Watch in October.
"A clear example of how trade trumped concern for religious freedom occurred in 2006, on the eve of President [George W] Bush's visit to Vietnam for an economic summit, when the State Department removed Vietnam from its short list of the world's worst religious persecutors," Shea said.
It is not just the US, however, that has been taken in by Hanoi. A Potemkin-village relaxation of restriction on religion gave other countries the excuse needed to back the country's entry into the World Trade Organization, and Vietnam remains a recipient of hundreds of millions of euros in bilateral aid.
Hanoi won a UN Security Council seat in 2008, where it teamed up with China and Russia to veto a UNSC resolution condemning Robert Mugabe's brutal crackdown on the Zimbabwean opposition after elections held in the African country this spring.
Some measure of complicity also could be attributed to guileless tourists, who endow the regime with hundreds of millions more in revenue each year, with around 3 million visitors in 2007, and many of those foreign visitors taking in the country's various shrines and temples.
Pro-democracy leader in Burma, Aung San Suu Kyi, has pleaded with tourists not to visit her country, as it merely endows the Than Shwe junta with legitimacy and revenue. Though conditions in Vietnam are not as oppressive as in Burma, this Hanoi show trial of vigil participants means it might be time to consider a similar move regarding Vietnam.
Long S Le teaches Vietnamese studies at the University of Houston, and outlined the ironic hypocrisy of the communist government's stance for ISN Security Watch: "Vietnam promotes the country's religious traditions to draw foreign travelers to Vietnam's cathedrals, temples and pagodas, while religious groups are still being persecuted."
Redemptorists denied permission to attend the trial
J.B. An Dang
23:07 05/12/2008
A court official in Hanoi announced that Redemptorists would not be allowed to attend the trial of their eight parishioners, while another government official in Saigon summoned their confreres in the city for organizing prayer vigil for the on trial Catholics.
It was shocking news for Redemptorists in Hanoi to receive a communiqué from Hanoi People’s Court telling them that they were denied permission to attend the trial of their parishioners. The trial supposed to be held on Friday Dec. 5 was re-scheduled for Monday Dec. 8. “All tickets had been dispensed,” wrote Judge Tran Hong Nhan in a letter signed on Thursday to Hanoi Redemptorists. “The court-room is so small to meet your request,” he continued.
Under Vietnamese law trials are public unless the dignity of the plaintiff is at stake, which is not the case.
According to the lawyer for the defendants, Le Tran Luat, the accused have been verbally informed that anyone who wants to attend the trial must submit a written request. This is a patent violation of the principle of open trial and reflects a desire to limit the number of those present. The need to present a written request means that the authorities will be able to know who wants to attend, which is a clear attempt at intimidation.
“It’s really an arrogant action from Vietnam government,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “Knowing that the trial is just a political show, Redemptorist community still wanted to be there to support their parishioners in their difficult time. They applied for the tickets very early. But authorities apparently want no one to attend the trial. It’s a disgraceful injustice,” he cried out.
In another development, People’s Committee of Ho Chi Minh city, issued a summon order to the Superior of the city’s Redemptorist Monastery, Fr. Nguyen Quang Duy, after the monastery organized a Candlelight vigil to pray for the eight Catholics on trial in Hanoi.
The prayer vigil saw 5,000 Catholics come together on last Sunday night in Ho Chi Minh City to demonstrate their solidarity with the parishioners of Thai Ha who will be tried on December 8 for asking for the restitution of the land belonging to their church.
It was shocking news for Redemptorists in Hanoi to receive a communiqué from Hanoi People’s Court telling them that they were denied permission to attend the trial of their parishioners. The trial supposed to be held on Friday Dec. 5 was re-scheduled for Monday Dec. 8. “All tickets had been dispensed,” wrote Judge Tran Hong Nhan in a letter signed on Thursday to Hanoi Redemptorists. “The court-room is so small to meet your request,” he continued.
Under Vietnamese law trials are public unless the dignity of the plaintiff is at stake, which is not the case.
According to the lawyer for the defendants, Le Tran Luat, the accused have been verbally informed that anyone who wants to attend the trial must submit a written request. This is a patent violation of the principle of open trial and reflects a desire to limit the number of those present. The need to present a written request means that the authorities will be able to know who wants to attend, which is a clear attempt at intimidation.
“It’s really an arrogant action from Vietnam government,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “Knowing that the trial is just a political show, Redemptorist community still wanted to be there to support their parishioners in their difficult time. They applied for the tickets very early. But authorities apparently want no one to attend the trial. It’s a disgraceful injustice,” he cried out.
In another development, People’s Committee of Ho Chi Minh city, issued a summon order to the Superior of the city’s Redemptorist Monastery, Fr. Nguyen Quang Duy, after the monastery organized a Candlelight vigil to pray for the eight Catholics on trial in Hanoi.
The prayer vigil saw 5,000 Catholics come together on last Sunday night in Ho Chi Minh City to demonstrate their solidarity with the parishioners of Thai Ha who will be tried on December 8 for asking for the restitution of the land belonging to their church.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm Văn Nghệ Diễn Nguyện mừng đức tân Giám mục phụ tá Hà Nội
Nguyễn Xuân Trường
04:51 05/12/2008
NAM ĐỊNH - Tối ngày 04 - 12 - 2008, tại quảng trường Nhà thờ Chính tòa Nam Định thuộc Tổng giáo phận Hà Nội đã diễn ra đêm văn nghệ diễn nguyện mừng đức tân Giám mục Hà Nội Laurensô Chu Văn Minh với chủ đề: Phục vụ trong Đức ái. Nhà thờ Chính tòa Nam Định cách Tòa giám mục Hà Nội 90 km về phía nam. Trong buổi giao lưu văn nghệ có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quí Đức cha, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, quí vị ân nhân cùng quí khách từ khắp nơi trong nước và hải ngoại cùng hàng ngàn giáo dân từ nhiều giáo xứ thuộc tổng giáo phận Hà Nội về tham dự.
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Đêm văn nghệ diễn nguyện mừng Đức tân Giám mục Laurensô có hai phần: Diễn nguyện và Văn nghệ, gồm 16 tiết mục với đủ các thể loại: đơn ca, tốp ca, hợp xướng, kịch… qua sự trình diễn của các ca sĩ, các em Thiếu nhi Thánh Thể, các ca đoàn của các giáo xứ và Hội Dòng Phaolô Hà Nội.
Phần Diễn nguyện khai mở với hợp ca: "Lạy Chúa Thánh Thần", qua đó nài xin Thần Khí Thiên Chúa ban sức mạnh, khôn ngoan và muôn ơn cần thiết cho Đức Tân Giám mục Laurensô cùng cộng đoàn. Tiếp theo là phần Diễn nguyện chủ đề: "Phục vụ trong đức ái" do Hội Dòng Phaolô Hà Nội trình diễn. Tiết mục khởi đi từ gương hi sinh của Chúa Giêsu - Đấng đã yêu thương và phục vụ đến độ thí mạng sống vì nhân loại, rồi đến gương trung kiên hi sinh vì đức tin của các thánh tử đạo Việt Nam, từ đó dẫn vào cuộc hành trình ơn gọi đầy cam go của Đức Tân Giám mục. Sau khi tiểu chủng viện Hà Nội phải đóng cửa năm 1960, cậu tiểu chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh đã phải về quê tu tại gia, kiên gan bền chí đợi chờ suốt 32 năm trời -khoảng thời gian dài 1/3 thế kỉ - cho tới khi được trở lại đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 1992. Nếu thời gian trôi đi quá nhanh đối với người đang vui mừng và trôi đi quá chậm đối với người đang chờ đợi, thì 32 năm trời đằng đẵng mỏn mỏi chờ đợi của cậu chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh quả là dài lâu, quả là mỏn mỏi biết chừng nào. 32 năm trời ngài phải sống trong sự đối xử khắc nghiệt của một chính quyền luôn tìm mọi cách gây khó dễ, luôn tìm mọi mưu mô nhằm dập tắt ơn gọi của cậu. Thế nhưng với lý tưởng ơn gọi cao vời, với lòng khát vọng cháy bỏng trở thành linh mục và nhờ ơn Chúa giúp, chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh đã vượt qua mọi gian khó chông gai trên hành trình ơn gọi, để đến hôm nay Chúa đã chọn ngài làm một vị giám mục. Quả thật, Chúa đã viết đường thẳng trên những được cong!
Tiếp theo, phần Văn nghệ chào mừng mở đầu với màn trình diễn hoành tráng của khoảng 200 thành viên trong đội kèn trống giáo xứ Nam Định. Tiết mục đã chuyển cảm xúc lắng đọng trong phần diễn nguyện thành niềm vui òa vỡ hân hoan chúc mừng Đức Tân Giám mục Laurensô. Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ chào mừng đủ thể loại: thơ, hát, kịch… do các ca sĩ và các ca viên thuộc nhiều giáo xứ trình bày.
Đêm văn nghệ diễn nguyện được khép lại bằng hợp ca "Tình Chúa yêu tôi" nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn vàn tình thương cho Đức Tân Giám mục Laurensô và Tổng giáo phận Hà Nội. Đồng thời, nó cũng mời gọi mọi người cùng nhau chia sẻ những yêu thương đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, cùng nhau gieo những hạt giống Tin Mừng Chúa Giêsu qua những nghĩa cử bác ái yêu thương để làm cho cả tổng giáo phận Hà Nội trở thành khu vườn hạnh phúc.
Chúng ta cùng hiệp thông với Tổng giáo phận Hà Nội hân hoan chúc mừng Đức Tân Giám mục Laurensô và tạ ơn Thiên Chúa đã trao ban Ðức Giám mục như một quà tặng quí giá cho Tổng giáo phận Hà Nội cũng như Giáo hội Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Tân Giám mục Laurensô để ngài chu toàn những trọng trách Chúa trao pho, là người phục vụ trung thành trong đức ái.
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Đêm văn nghệ diễn nguyện mừng Đức tân Giám mục Laurensô có hai phần: Diễn nguyện và Văn nghệ, gồm 16 tiết mục với đủ các thể loại: đơn ca, tốp ca, hợp xướng, kịch… qua sự trình diễn của các ca sĩ, các em Thiếu nhi Thánh Thể, các ca đoàn của các giáo xứ và Hội Dòng Phaolô Hà Nội.
Phần Diễn nguyện khai mở với hợp ca: "Lạy Chúa Thánh Thần", qua đó nài xin Thần Khí Thiên Chúa ban sức mạnh, khôn ngoan và muôn ơn cần thiết cho Đức Tân Giám mục Laurensô cùng cộng đoàn. Tiếp theo là phần Diễn nguyện chủ đề: "Phục vụ trong đức ái" do Hội Dòng Phaolô Hà Nội trình diễn. Tiết mục khởi đi từ gương hi sinh của Chúa Giêsu - Đấng đã yêu thương và phục vụ đến độ thí mạng sống vì nhân loại, rồi đến gương trung kiên hi sinh vì đức tin của các thánh tử đạo Việt Nam, từ đó dẫn vào cuộc hành trình ơn gọi đầy cam go của Đức Tân Giám mục. Sau khi tiểu chủng viện Hà Nội phải đóng cửa năm 1960, cậu tiểu chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh đã phải về quê tu tại gia, kiên gan bền chí đợi chờ suốt 32 năm trời -khoảng thời gian dài 1/3 thế kỉ - cho tới khi được trở lại đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 1992. Nếu thời gian trôi đi quá nhanh đối với người đang vui mừng và trôi đi quá chậm đối với người đang chờ đợi, thì 32 năm trời đằng đẵng mỏn mỏi chờ đợi của cậu chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh quả là dài lâu, quả là mỏn mỏi biết chừng nào. 32 năm trời ngài phải sống trong sự đối xử khắc nghiệt của một chính quyền luôn tìm mọi cách gây khó dễ, luôn tìm mọi mưu mô nhằm dập tắt ơn gọi của cậu. Thế nhưng với lý tưởng ơn gọi cao vời, với lòng khát vọng cháy bỏng trở thành linh mục và nhờ ơn Chúa giúp, chủng sinh Laurensô Chu Văn Minh đã vượt qua mọi gian khó chông gai trên hành trình ơn gọi, để đến hôm nay Chúa đã chọn ngài làm một vị giám mục. Quả thật, Chúa đã viết đường thẳng trên những được cong!
Tiếp theo, phần Văn nghệ chào mừng mở đầu với màn trình diễn hoành tráng của khoảng 200 thành viên trong đội kèn trống giáo xứ Nam Định. Tiết mục đã chuyển cảm xúc lắng đọng trong phần diễn nguyện thành niềm vui òa vỡ hân hoan chúc mừng Đức Tân Giám mục Laurensô. Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ chào mừng đủ thể loại: thơ, hát, kịch… do các ca sĩ và các ca viên thuộc nhiều giáo xứ trình bày.
Đêm văn nghệ diễn nguyện được khép lại bằng hợp ca "Tình Chúa yêu tôi" nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn vàn tình thương cho Đức Tân Giám mục Laurensô và Tổng giáo phận Hà Nội. Đồng thời, nó cũng mời gọi mọi người cùng nhau chia sẻ những yêu thương đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, cùng nhau gieo những hạt giống Tin Mừng Chúa Giêsu qua những nghĩa cử bác ái yêu thương để làm cho cả tổng giáo phận Hà Nội trở thành khu vườn hạnh phúc.
Chúng ta cùng hiệp thông với Tổng giáo phận Hà Nội hân hoan chúc mừng Đức Tân Giám mục Laurensô và tạ ơn Thiên Chúa đã trao ban Ðức Giám mục như một quà tặng quí giá cho Tổng giáo phận Hà Nội cũng như Giáo hội Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Tân Giám mục Laurensô để ngài chu toàn những trọng trách Chúa trao pho, là người phục vụ trung thành trong đức ái.
Đêm Lễ Hội tân Giám mục ở Thành Nam, Nam Định
Ban Thông Tin TGP Hà Nội
05:54 05/12/2008
NAM ĐỊNH - Tối 04/12/2004 Đức Tổng Giám Mục Hà Nội phát biểu: “Chúng tôi thấy bầu khí thật vui tươi. Đúng là một ngày lễ hôị thật sự cho Nam Định chúng ta”.
Quảng trường Đức Mẹ là trung tâm thu hút cả thành phố. Các giáo dân trẻ già lớn bé nô nức kéo về nhà thờ. Người đi ngang qua quảng trường ai cũng muốn dừng chân lại. Chúng tôi dự đoán có khoảng 5000 người đã tham dự thánh lễ và buổi diễn nguyện-văn nghệ tối nay.
Xem hình ảnh
Khoảng 18 giờ chiều đã diễn ra thánh lễ tạ ơn do Đức cha Lôrenxô chủ tế và khoảng một chục cha đồng tế. Trong bài giảng, cha Bruno Phạm Bá Quế đề cập đến sự cao trọng của chức giám mục và xác tín rằng sự kiện TC chọn Đức cha Lôrenxô làm giám mục là hồng phúc lớn lao Thiên Chuá đã ban cho Đức cha Lorenxô, cho gia đình, bạn bè của ngài và cho chính chúng ta.
Khoảng 19 h 30 đại diện các giáo xứ và các đoàn hội khu vực Nam Định xếp hàng lên tặng hoa và chúc mừng Đức cha Lôrenxô. Cha Giuse Vũ Thanh Cảnh, Hạt trưởng kiêm Chính xứ Nam Định đã đọc mấy câu tứ tuyệt sau đây để mừng Đức Tân Giám Mục:
Đời cha gắn chặt với giáo đường
Lấy Mình Máu Chuá làm thần lương.
Nam Tiến Tin mừng cha ca hát
Từạ ngọc đêm trường rạng bốn phương.
Khoảng 20 giờ 15 bắt đầu phần diễn nguyện. Các đệ tử Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã thể hiện phần này hết sức nghệ thuật và ý nghĩa, khi lần lượt gợi lại cảnh Đức Kitô đi gieo giống, cảnh các thánh tử đạo đã lấy mạng sống mình làm lễ tế hiến dâng Thiên Chuá và sau cùng là cảnh cuộc đời của Đức cha Lorenxô bằng những hình ảnh, âm thanh và vũ điệu sinh động, huyền ảo.
Thật là sâu lắng và cảm động khi chiêm ngắm hoạt cảnh phác họa hành trình ơn gọi của Đức Tân Giám Mục như một hạt giống vùi sâu trong lòng đất trong 32 năm trường, khi ngài mang thân phận của một người thợ cắt tóc mưu sinh giữa chốn chợ đời và giấc mơ làm hiến thân làm linh mục của ngài dường như trở thành vô vọng, khi chung quanh đầy những nhạo báng, gièm pha khiến tấm thân nghiêng ngả bóng thập tự trên đôi vai sạm nắng của những gánh nước thuê sóng sánh đầy vơi…
Phần văn nghệ gồm 12 tiết mục do một số giáo xứ và một số hội đoàn và cá nhân trong hạt Nam Định trình diễn. Đội hợp tấu trống kèn gần 200 thành viên của giáo xứ Nam Định mở đầu bằng một tiết mục ấn tượng và hùng tráng. Nhạc sinh Thanh Hùng, một người thân của Đức Tân Giám Mục, đã biểu diễn “Bài ca mừng Đức Cha” do chính nhạc sĩ sáng tác bằng một giọng ca khhoẻ khoắn và nghệ thuật. Các thiếu nữ của giáo xứ Trình Xuyên và Phú Ốc đóng góp những điệu múa đơn sơ với cả tấm lòng thành và nỗ lực cố gắng của mình. Giáo xứ Tường Loan trình diễn vở ca kịch “Bao la tình Chúa” khá độc đáo. Nhóm ơn gọi của giáo xứ Nam Định trình diễn một tiết mục múa cử điệu rất sinh động. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể biễu diễn vũ điệu “mừng vui lên Sion” trông hết sức dễ thương. Ca đoàn tổng hợp ba thế hệ của Nam Định khoảng 150 ca viên kết thúc phần văn nghệ bằng bài hợp ca“Tình Chúa yêu tôi”.
Các tiết mục văn nghệ đều diễn tả niềm vui ngập tràn và tâm tình tạ ơn chan chứa của người Nam Định nhân dịp Đức Cha Lôrenxô-một người con của thành phố- được Chúa thương tuyển chọn lên hàng giám mục để phục vụ Giáo hội.
Kết thúc đêm văn nghệ cả quản trường vang lên những tiếng reo vui khi mấy chục lồng đèn được xếp theo hình ô van quanh tượng đài Đức Mẹ giữa quảng trường đồng loạt bay lên không trung giữa đêm đen làm sáng rực cả một góc trời thành phố, trông rực rỡ huyền ảo như mang theo bao nhiêu tâm tình và ước muốn tốt đẹp của người dân Thành Nam và của Đức Tân Giám Mục dâng lên Trời Cao.
Khoảng 22 h 30 chúng tôi thấy lễ đài vẫn rực sáng, ban lễ nghi và Đức TGM đang dượt lại lần cuối nghi thức tấn phong, đông đảo người dân vẫn tụ tập ở khu vực nhà thờ và vùng phụ cận để chụp ảnh, trò chuyện và ăn uống. Gần nửa đêm, trời bắt đầu trở rét, mưa phùn nhè nhẹ rắc lên quảng trường Đức Mẹ chúng tôi ra về mà nhiều người dân nơi đây vẫn còn muốn thức cùng Đức Mẹ để sống trọn niềm vui tạ ơn của mình. (Xin xem các hình ảnh thánh lễ, đêm diễn nguyện và văn nghệ).
Quảng trường Đức Mẹ là trung tâm thu hút cả thành phố. Các giáo dân trẻ già lớn bé nô nức kéo về nhà thờ. Người đi ngang qua quảng trường ai cũng muốn dừng chân lại. Chúng tôi dự đoán có khoảng 5000 người đã tham dự thánh lễ và buổi diễn nguyện-văn nghệ tối nay.
Xem hình ảnh
Nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tới chúc mừng |
Khoảng 19 h 30 đại diện các giáo xứ và các đoàn hội khu vực Nam Định xếp hàng lên tặng hoa và chúc mừng Đức cha Lôrenxô. Cha Giuse Vũ Thanh Cảnh, Hạt trưởng kiêm Chính xứ Nam Định đã đọc mấy câu tứ tuyệt sau đây để mừng Đức Tân Giám Mục:
Đời cha gắn chặt với giáo đường
Lấy Mình Máu Chuá làm thần lương.
Nam Tiến Tin mừng cha ca hát
Từạ ngọc đêm trường rạng bốn phương.
Khoảng 20 giờ 15 bắt đầu phần diễn nguyện. Các đệ tử Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã thể hiện phần này hết sức nghệ thuật và ý nghĩa, khi lần lượt gợi lại cảnh Đức Kitô đi gieo giống, cảnh các thánh tử đạo đã lấy mạng sống mình làm lễ tế hiến dâng Thiên Chuá và sau cùng là cảnh cuộc đời của Đức cha Lorenxô bằng những hình ảnh, âm thanh và vũ điệu sinh động, huyền ảo.
Thân nhân chúc mừng tân Giám mục |
Phần văn nghệ gồm 12 tiết mục do một số giáo xứ và một số hội đoàn và cá nhân trong hạt Nam Định trình diễn. Đội hợp tấu trống kèn gần 200 thành viên của giáo xứ Nam Định mở đầu bằng một tiết mục ấn tượng và hùng tráng. Nhạc sinh Thanh Hùng, một người thân của Đức Tân Giám Mục, đã biểu diễn “Bài ca mừng Đức Cha” do chính nhạc sĩ sáng tác bằng một giọng ca khhoẻ khoắn và nghệ thuật. Các thiếu nữ của giáo xứ Trình Xuyên và Phú Ốc đóng góp những điệu múa đơn sơ với cả tấm lòng thành và nỗ lực cố gắng của mình. Giáo xứ Tường Loan trình diễn vở ca kịch “Bao la tình Chúa” khá độc đáo. Nhóm ơn gọi của giáo xứ Nam Định trình diễn một tiết mục múa cử điệu rất sinh động. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể biễu diễn vũ điệu “mừng vui lên Sion” trông hết sức dễ thương. Ca đoàn tổng hợp ba thế hệ của Nam Định khoảng 150 ca viên kết thúc phần văn nghệ bằng bài hợp ca“Tình Chúa yêu tôi”.
Các tiết mục văn nghệ đều diễn tả niềm vui ngập tràn và tâm tình tạ ơn chan chứa của người Nam Định nhân dịp Đức Cha Lôrenxô-một người con của thành phố- được Chúa thương tuyển chọn lên hàng giám mục để phục vụ Giáo hội.
Kết thúc đêm văn nghệ cả quản trường vang lên những tiếng reo vui khi mấy chục lồng đèn được xếp theo hình ô van quanh tượng đài Đức Mẹ giữa quảng trường đồng loạt bay lên không trung giữa đêm đen làm sáng rực cả một góc trời thành phố, trông rực rỡ huyền ảo như mang theo bao nhiêu tâm tình và ước muốn tốt đẹp của người dân Thành Nam và của Đức Tân Giám Mục dâng lên Trời Cao.
Khoảng 22 h 30 chúng tôi thấy lễ đài vẫn rực sáng, ban lễ nghi và Đức TGM đang dượt lại lần cuối nghi thức tấn phong, đông đảo người dân vẫn tụ tập ở khu vực nhà thờ và vùng phụ cận để chụp ảnh, trò chuyện và ăn uống. Gần nửa đêm, trời bắt đầu trở rét, mưa phùn nhè nhẹ rắc lên quảng trường Đức Mẹ chúng tôi ra về mà nhiều người dân nơi đây vẫn còn muốn thức cùng Đức Mẹ để sống trọn niềm vui tạ ơn của mình. (Xin xem các hình ảnh thánh lễ, đêm diễn nguyện và văn nghệ).
Tường thuật Thánh Lễ phong chức Tân Giám Mục Phụ Tá Hà Nội
Nguyễn Xuân Trường
11:46 05/12/2008
NAM ĐỊNH - Vào lúc 9g30 ngày ngày 5.12.2008, Đức Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự Thánh lễ Tấn phong Giám mục phụ tá Hà Nội Laurensô Chu Văn Minh, tại quảng trường Nhà thờ Nam Định. Nhà thờ nằm ở trung tâm thành phố Nam Định, cách Tòa giám mục Hà Nội 90 km về phía nam. Đồng tế với Đức Tổng Giám mục Hà Nội có Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Đức Tổng Giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và 20 Giám mục thuộc các giáo phận của Giáo hội Việt Nam và hơn 400 linh mục. Khoảng gần 10.000 người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cùng quí khách các tôn giáo bạn đã tham dự thánh lễ phong chức Giám mục. Bầu trời Nam Định buổi sáng lễ tấn phong Giám mục trong xanh, chan hòa ánh nắng càng làm cho cộng đoàn tham dự thêm rạng rỡ mừng vui.
Xem hình ảnh Lễ tấn phong tân Giám mục
Được biết, ngay từ tối hôm trước đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, quí khách gần xa trong nước và hải ngoại, cùng đông đảo giáo dân từ khắp các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội đã hân hoan tham dự thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Nam Định do Đức Tân Giám mục Laurensô chủ tế và đêm văn nghệ diễn nguyện mừng Đức Tân Giám mục.
Đầu thánh lễ, Ðức Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng giới thiệu quí Giám mục đồng tế và cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng các Ngài, đặc biệt là Đức tân Giám mục phụ tá Laurensô Chu Văn Minh. Đức Tân Giám mục đã lấy câu Kinh Thánh PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI (Gl 5,13) làm khẩu hiệu giám mục của mình. Khẩu hiệu đó muốn nói lên: Giám mục là thừa tác viên được Chúa Giêsu sai đi để rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng phục vụ tha nhân, nhất là những người cùng khổ thiếu thốn. Những chứng tá bác ái và công việc từ nhân được thể hiện bằng sự thánh thiện, khiêm tốn và vui vẻ phục vụ trong cuộc sống hằng ngày. Đời chỉ đẹp khi ta biết cho đi theo gương Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành đã cho đi cả mạng sống của mình vì yêu thương nhân thế.
Trong bài giảng, Đức Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên đã diễn giải về tinh thần phục vụ trong đức ái Kitô giáo khởi hứng từ khẩu hiệu của Đức Tân Giám mục. Theo Đức Giám mục Stêphanô, phục vụ đúng theo tinh thần của Đức Kitô là một sự phục vụ hoàn toàn khác việc phục vụ ngoài xã hội: khác ở những lý do và khác ở thái độ bên trong thúc đẩy phục vụ. Phục vụ trong đức ái trước tiên là phục vụ cách nhưng không, cách vô vị lợi; phục vụ trong khiêm nhường; phục vụ cách phổ quát hướng mở đến mọi người. Phục vụ được coi là linh hồn và mục tiêu của các đặc sủng được trao ban. Phục vụ trong đức ái không phải là việc phục vụ trên môi miệng, tức chỉ bằng những lời nói suông, nhưng phải bằng những việc làm cụ thể. Đức Giám mục Stêphanô lưu ý: Đức ái là một đức cần thiết cho sự phục vụ. Tuy nhiên, đức ái không phải là một đức tự nhiên, mà là một đức đối thần và là ân sủng của Thiên Chúa. Vì là một ân sủng, cho nên chúng ta cần phải liên tục cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta, và đặc biệt cho Đức cha Laurensô, để có thể phục vụ trong yêu thương.
Nghi thức tấn phong do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt chủ phong, Đức Tổng Giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng phụ phong. Đức Giám mục Phaolô chính là nghĩa phụ của Đức Tân Giám mục. Nghi thức tấn phong gồm 3 phần: Giới thiệu tiến chức, Nghi thức bí tích và Nghi thức diễn nghĩa.
Mở đầu là phần giới thiệu tiến chức: Một linh mục Ðại diện Tổng giáo phận Hà Nội thỉnh cầu Giám mục chủ phong truyền chức Giám mục cho linh mục Laurensô Chu Văn Minh và đọc Tông sắc bổ nhiệm của Toà Thánh. Sau đó, vị tiến chức công khai tuyên hứa quyết tâm bảo vệ đức tin và chu toàn nhiệm vụ yêu thương và phục vụ dân Chúa. Kế tiếp, vị tiến chức phủ phục trên lễ đài, cộng đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh tha thiết nài xin các thánh chuyển cầu ơn Chúa cho vị tiến chức trong sứ mạng sắp được trao phó.
Tiếp theo là nghi thức Bí tích: gồm có việc đặt tay và lời nguyện phong chức giám mục. Cử chỉ đặt tay nói lên việc thông ban Thánh Thần, và lời nguyện thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng mục tử lãnh đạo của Đức Kitô.
Sau cùng là các nghi thức diễn nghĩa, vị tân chức được xức dầu thánh trên đầu, nhận sách Phúc Âm, nhẫn giám mục, mũ Mitra và gậy Giám mục. Thế rồi, Ðức Tân Giám mục chào cộng đoàn; cộng đoàn vỗ tay chúc mừng Ngài. Và Đức Tổng Giám mục chủ phong cùng các Đức Giám mục đồng tế hân hoan trao hôn bình an Đức tân Giám mục như dấu chỉ đón nhận vị Tân chức vào Giám mục đoàn.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ðức Tân Giám mục nhận mũ Mitra, gậy chủ chăn và được hai linh mục tháp tùng đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam trong lời chào mừng Đức tân Giám mục đã nguyện xin Chúa ban thêm ơn khôn ngoan và sức mạnh để Đức tân Giám mục đảm nhiệm trách vụ mới: phục vụ trong đức ái như khẩu hiệu của Đức cha. Ngài cầu mong vị tân chức từ nay hết sức chia sẻ trách nhiệm phục vụ dân Chúa cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cầu mong Đức cha dấn thân trọn vẹn phục vụ mọi người theo gương Chúa Giêsu: Vị mục tử nhân lành hiến mạng sống để cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
Sau đó, linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Lý, đại diện giáo phận Hà Nội, bày tỏ niềm vui, chúc mừng đức tân Giám mục và cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho Đức cha chu toàn sứ vụ của mình. Ước mong Đức cha sẽ luôn như đóa hoa tươi thắm làm đẹp và tỏa hương cho đời, cho người.
Sau đó, Đức Tân Giám mục Laurensô cùng đại diện gia đình dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban muôn vàn ơn lành hồn xác, đặc biệt hôm nay đã trao ban cho chức Giám mục cao quí. Đức Tân Giám mục bày tỏ lòng tri ân sâu sắc Mẹ Giáo Hội, Tòa thánh, Tổng giáo phận Hà Nội, Quí Đức cha, Quí cha Tổng Đại Diện, Quí cha Bề trên dòng tu, Quí cha Giám đốc Đại Chủng Viện, Quí cha Giáo sư, Quí cha, Quí nam nữ tu sĩ, Quí Đại biểu tôn giáo bạn, các quý khách trong cũng như ngoài nước cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa đã luôn thương yêu cầu nguyện cho Ngài và hôm nay đã hiện diện hiệp thông chung vui trong thánh lễ đặc biệt này. Đức Tân Giám mục mong ước lấy Đức ái liên kết hiệp nhất muôn người như một. Ngài cầu xin Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình bầu cử, nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người và đem lại an bình và hạnh phúc trên quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thánh lễ kết thúc trong niền hân hoan phấn khởi có thêm một Tân Giám mục. Tin rằng, Ðức tân Giám mục sẽ theo gương Chúa Giêsu, liên kết trong đức ái huynh đệ với Đức Tổng Giám mục Hà Nội, giúp đỡ ngài đúng như được mong đợi và sinh ích tối đa cho các tín hữu. Chúng ta nguyện xin Thiên Chúa ban cho Ðức tân Giám mục mạnh khoẻ, dồi dào ơn thánh, để ngài chu toàn nhiệm vụ cao cả và nặng nề Chúa trao phó.
Sau đây xin trân trọng giới thiệu tóm lược tiểu sử Đức tân Giám mục phụ tá Hà Nội:
27.12.1943: Sinh tại Nam Định
1956 - 1960: Học tại Tiểu Chủng Viện Gioan Hà Nội
1960 - 1992: Sống tại gia đình và phục vụ tại Giáo xứ Nam Định
1992 - 1994: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
10.06.1994: Thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội
1994 - 1995: Phục vụ tại giáo xứ Nam Định
1995 - 2000: Du học tại Đại học Urbaniana - Rôma
02.09 - 2001: Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
26.02 - 2002: Thành viên Hội đồng Tư vấn Giáo phận Hà Nội
15.10.2002: Giám học Đại chủng viện Thánh Giuse
04.08.2003: Phó Giám đốc thường trực Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
01.08.2005: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
15.10.2008: Giám mục Phụ tá Hà Nội
05.12.2008: Chính thức được tấn phong Giám mục
------------------------
BÀI GIẢNG LỄ TẤN PHONG ĐỨC GIÁM MỤC LORENSÔ CHU VĂN MINH
Kính thưa Cộng Đoàn,
Hòa với niềm vui chung trong ngày Lễ Tấn Phong Giám Mục hôm nay, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, chúng ta cùng hợp ý dâng lời tạ ơn Chúa vì đã thương ban cho Giáo hội Việt Nam thêm một Giám mục mới, Đức cha Lorensô, ngài sẽ là Giám mục Phụ tá cho giáo phận Hà Nội. Trong dịp này, chúng ta cùng nhau cầu nguyện thật nhiều cho Đức Cha và cùng chia sẻ với Đức Cha ước nguyện mà Đức Cha đã hằng ấp ủ trong lòng từ lâu, đó là: “Phục vụ trong đức ái”, đó cũng chính là khẩu hiệu mà Đức Cha đã chọn cho đời Giám Mục của mình.
Ngày nay, việc phục vụ rất được người ta quan tâm nhắc đến. Phục vụ, tự nó không phải là một nhân đức, tự nó không tốt cũng không xấu. Nó tốt hay xấu là tuỳ cung cách và ý thức khi phục vụ. Nó có thể là một hành vi tiêu cực nếu phục vụ vì sợ hãi, vì bị ép buộc, hoặc vì những động lực vụ lợi. Chẳng hạn, một người bán hàng nói thách, cân non đong thiếu… cũng tự cho là mình đang phục vụ. Hoặc lấy cớ phục vụ để bắt người khác phục vụ mình (Mt 20,25). Trong khi đó, Phục vụ đúng theo tinh thần của đức Kitô phải là một sự phục vụ hoàn toàn khác: khác ở những lý do, và khác ở thái độ bên trong thúc đẩy ta tới việc phục vụ. Điều đó đã được Đức Kitô khẳng định một cách rõ ràng và mạnh mẽ qua đoạn Tin Mừng hôm nay: “Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. Đức Giêsu, Người không chỉ dạy nhưng còn nêu gương cho các môn đệ của mình: “cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Đức Kitô đã muốn các môn đệ của người noi theo tấm gương đó. Tấm gương phục vụ, phục vụ hết mình, phục vụ trong đức ái, phục vụ trong yêu thương.
Cảm nhận cách sâu sắc được lời dạy và cung cách phục vụ của Đức Giêsu, Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ 2 mà chúng ta vừa nghe, cũng đã dạy rằng: “nếu ân sủng là dành cho cá nhân, thì đặc sủng là để phục vụ cho cộng đoàn” (x. Rm 12,4-8). Do đó, phục vụ được coi là linh hồn và mục tiêu của các đặc sủng được trao ban. Như vậy giữa đặc sủng và phục vụ là hai yếu tố có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Đặc sủng mà không đưa tới phục vụ thì cũng giống như những nén bạc bị đem chôn dưới đất (x. Mt 25,25), chẳng những không đem lại lợi ích gì cho chủ mà còn mang lại án phạt cho người đã lãnh nhận đặc sủng đó (x.Mt 25,39).
Vì thế, Thánh Phaolô muốn nhắn nhủ với mỗi người chúng ta là tuỳ theo đặc sủng đã lãnh nhận, mỗi người phải cố gắng phục vụ hết sức mình: “được ơn làm ngôn sứ thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn thì cứ khuyên răn, ai phân phát thì phải chân thành, ai chủ tọa thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm”. Như vậy, phục vụ trong đức ái không phải là việc phục vụ trên môi miệng, tức chỉ bằng những lời nói suông, nhưng phải bằng những việc làm cụ thể.
Phục vụ trong đức ái trước tiên là phục vụ cách nhưng không, cách vô vị lợi. Theo thánh Phaolô, phục vụ vô vị lợi là biểu lộ một tình yêu không ích kỷ (x. 1Cr 13,5), không tìm tư lợi nhưng tìm lợi ích cho người khác, không tìm kiếm mình nhưng là hiến mình. Sự phục vụ vô vị lợi không phải là công việc của người dưới phục vụ người trên, nhưng là công việc của người trên, của người có chức vụ, có địa vị, có quyền bính, người này luôn hăng say dấn thân phục vụ mọi người, không trừ ai, trẻ cũng như già, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo, người tội lỗi cũng như người thánh thiện, người khen mình cũng như người chê mình.
Ngoài đặc điểm nhưng không và vô vị lợi phục vụ trong đức ái còn mang thêm chiều kích khiêm nhường, tức là phục vụ cách âm thầm, không khoe khoang, không tự mãn, không hãnh diện về những gì mình đã làm, không cần thiết phải tỏ ra cho người khác thấy mình đang phục vụ và cũng không mong cho người khác hiểu là mình đang làm ơn cho họ. Phục vụ trong khiêm tốn còn là việc phục vụ cả trong các công việc nhỏ mọn nhất, ít được biết đến nhất, không phô trương, không khoe khoang, không nhằm nêu cao uy thế, tiếng tăm cho mình.
Phục vụ trong đức ái còn mang thêm chiều kích thứ ba nữa, đó là phục vụ cách phổ quát. Giám Mục phải là người anh em của tất cả, ngài mang trong mình tinh thần Giáo Hội, một Giáo Hội phổ quát hướng mở đến mọi người và đặc biệt đến những người bé nhỏ nhất và nghèo khổ nhất. Giám Mục phải là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa trong thế giới, một tình yêu không loại trừ ai và cũng không thiên vị người nào.
Như vậy, Đức ái quả là một đức cần thiết cho sự phục vụ, cho mọi Kitô hữu và nhất là cho đời Giám Mục. Tuy nhiên, phải công nhận rằng, dù có tập luyện công phu đến đâu đi nữa, thì đức ái vẫn không phải là một đức tự nhiên. Đức ái là một đức đối thần và là ân sủng của Thiên Chúa. Vì là một ân sủng cho nên chúng ta cần phải liên tục cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta, và đặc biệt cho Đức cha Laurensô, để có thể phục vụ trong yêu thương. Trong bưu thiếp mừng ngày thụ phong của một tân linh mục, mẹ Têrêsa Calcutta đã ghi những dòng chữ sau đây:
"Để trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa luôn cư ngụ giữa dân người.
Chúc mừng cho ngày thụ phong linh mục của cha.
Chớ gì cha giống Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm.
Chớ gì lời của Người ở trên môi miệng cha,
tình yêu của Người trong trái tim cha,
và niềm vui của Người trong cuộc đời cha."
Lời chúc thật tốt đẹp và cũng thật ý nghĩa. Trong dịp lễ tấn phong long trọng này. Tôi xin được lặp lại lời chúc của mẹ Têrêsa Calcutta, để cầu nguyện và chúc mừng Đức cha Lôrensô. Mong rằng với ơn Chúa, những ước nguyện chân thành này sẽ trở thành hiện thực nơi cuộc đời của Đức Cha.
“Để trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa luôn cư ngụ giữa dân người.
Chúc mừng cho ngày tấn phong Giám Mục của Đức Cha.
Chớ gì Đức Cha giống Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm.
Chớ gì lời của Người ở trên môi miệng Đức Cha,
tình yêu của Người trong trái tim Đức Cha,
và niềm vui của Người trong cuộc đời Đức Cha." Amen.
+ Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên
-------
BÀI CÁM ƠN CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ HÀ NỘI
LAURENSÔ CHU VĂN MINH
Trọng kính: Đức Hồng Y và Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Quý Tổng Giám mục và Giám mục,
Kính thưa: Quý Cha Tổng Đại Diện
Quý Bề Trên Dòng tu
Quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ
Quý Đại biểu Chính Quyền
cùng toàn thể Cộng đoàn.
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Cửu thập đèo cũng qua,
Yêu nhau chẳng quản xa gần.
Ngàn vạn người từ muôn phương đổ về thành phố Nam Định thanh bình này là vì tình yêu, yêu Thiên Chúa, yêu Giáo hội, yêu Giáo phận Hà Nội, yêu Giáo xứ Nam Định và yêu thương con là người tôi trung nhỏ bé của Chúa. Vì thế có thể gọi ngày hôm nay là ngày Đại Lễ của Tình Yêu. Tình yêu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau.
Trước hết con ngợi khen Thiên Chúa, vì từ ngàn xưa Chúa đã yêu con, Chúa chọn con giữa muôn người, Chúa đã nuôi dưỡng, bảo vệ con, gìn giữ con bền vững suốt quãng đường dài, giúp con vượt qua bao gian khó của cuộc đời, ngày hôm nay lại ban cho con chức Thượng tế cao quý này.
Con cảm tạ Mẹ Giáo Hội đã sinh thành con trong ơn thánh.
Con cảm tạ Đức Thánh Cha và Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã bổ nhiệm con làm Giám mục kế vị các thánh Tông đồ.
Con cảm ơn Giáo phận đã giáo dục con trong đời sống đức tin.
Con cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tín nhiệm mà tiến cử con lên chức vụ Giám mục và hôm nay lại tấn phong con để con được đóng góp đắc lực hơn trong việc phục vụ cộng đồng dân Chúa.
Con cảm ơn Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng người thầy tận tình đã giáo dục con từ Tiểu chủng viện Gioan, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng người cha đáng kính đã dẫn dắt con theo đường ơn gọi tu trì từ thuở ấu thơ.
Con cảm tạ Đức Hồng Y, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục, quý Tòa giám mục, quý Đức Cha đã đến đây để đặt tay chuyển thông ân Thánh Thần Chúa và nhận con vào Giám mục đoàn, đặc biệt là Đức Tổng Giám mục Huế, Đức cha Phaolô phụ phong, Đức Cha Stêphanô giảng lễ.
Con cảm tạ quý cha Tổng Đại Diện, quý cha Bề trên dòng tu, quý cha Giám đốc Đại Chủng Viện, quý cha Giáo sư, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý Đại biểu tôn giáo bạn, quý khách trong cũng như ngoài nước, cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa vì yêu thương con đã không quản đường xá xa xôi cách trở đến đây hiệp thông chung vui với con để cùng tạ ơn và ngợi khen danh Chúa.
Trong dịp trọng đại này không thể không kể đến ân sâu của các Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê và Giuse Maria Trịnh Văn Căn, nghĩa nặng của thân phụ là Lôrensô Chu Văn Phương, đã được huân chương ‘BẢO VỆ GIÁO HỘI’ của Đức Giáo Hoàng Piô XII và thân mẫu là Maria Trần Thị Tin.
Con cảm ơn Ban tổ chức của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Nam Định, các ân nhân xa gần cùng tất cả mọi người đã đồng tâm hiệp lực đóng góp công của, sức lực và lời cầu nguyện để ngày lễ hôm nay được thành công tốt đẹp. Đặc biệt là cha nhạc sư Kim Long cùng Ban Đồng ca tổng hợp của Đại Chủng Viện Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phaolô cùng các hội kèn trống với lời ca điệu nhạc giúp thánh lễ thêm phần long trọng sốt sáng.
Tôi cảm ơn anh chị em họ hàng gần xa vì tình thân đã về đông đủ để chung vui và tạ ơn Thiên Chúa với tôi.
Tôi cảm ơn các quý khách, anh chị em giáo dân cùng những người khác tôn giáo đang hiện diện nơi đây đã dành thời gian quý báu đến tham dự Thánh Lễ tấn phong này và tất cả những ai tuy vắng mặt nhưng vẫn hướng tâm hồn về đây hiệp thông.
Tôi xin cám ơn Chính quyền các cấp. Quý vị đã tới chúc mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tổ chức thánh lễ này được trật tự, nghiêm trang.
Tình yêu đã liên kết hiệp nhất chúng ta muôn người như một. Nhờ Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình bầu cử, nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người và đem lại an bình và hạnh phúc trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
Con xin cúi đầu tri ân các Đấng bậc cùng quý vị, xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả.
+ Giám mục Laurensô Chu Văn Minh
Xem hình ảnh Lễ tấn phong tân Giám mục
Được biết, ngay từ tối hôm trước đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, quí khách gần xa trong nước và hải ngoại, cùng đông đảo giáo dân từ khắp các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội đã hân hoan tham dự thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Nam Định do Đức Tân Giám mục Laurensô chủ tế và đêm văn nghệ diễn nguyện mừng Đức Tân Giám mục.
Đầu thánh lễ, Ðức Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng giới thiệu quí Giám mục đồng tế và cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng các Ngài, đặc biệt là Đức tân Giám mục phụ tá Laurensô Chu Văn Minh. Đức Tân Giám mục đã lấy câu Kinh Thánh PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI (Gl 5,13) làm khẩu hiệu giám mục của mình. Khẩu hiệu đó muốn nói lên: Giám mục là thừa tác viên được Chúa Giêsu sai đi để rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng phục vụ tha nhân, nhất là những người cùng khổ thiếu thốn. Những chứng tá bác ái và công việc từ nhân được thể hiện bằng sự thánh thiện, khiêm tốn và vui vẻ phục vụ trong cuộc sống hằng ngày. Đời chỉ đẹp khi ta biết cho đi theo gương Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành đã cho đi cả mạng sống của mình vì yêu thương nhân thế.
Trong bài giảng, Đức Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên đã diễn giải về tinh thần phục vụ trong đức ái Kitô giáo khởi hứng từ khẩu hiệu của Đức Tân Giám mục. Theo Đức Giám mục Stêphanô, phục vụ đúng theo tinh thần của Đức Kitô là một sự phục vụ hoàn toàn khác việc phục vụ ngoài xã hội: khác ở những lý do và khác ở thái độ bên trong thúc đẩy phục vụ. Phục vụ trong đức ái trước tiên là phục vụ cách nhưng không, cách vô vị lợi; phục vụ trong khiêm nhường; phục vụ cách phổ quát hướng mở đến mọi người. Phục vụ được coi là linh hồn và mục tiêu của các đặc sủng được trao ban. Phục vụ trong đức ái không phải là việc phục vụ trên môi miệng, tức chỉ bằng những lời nói suông, nhưng phải bằng những việc làm cụ thể. Đức Giám mục Stêphanô lưu ý: Đức ái là một đức cần thiết cho sự phục vụ. Tuy nhiên, đức ái không phải là một đức tự nhiên, mà là một đức đối thần và là ân sủng của Thiên Chúa. Vì là một ân sủng, cho nên chúng ta cần phải liên tục cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta, và đặc biệt cho Đức cha Laurensô, để có thể phục vụ trong yêu thương.
Nghi thức tấn phong do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt chủ phong, Đức Tổng Giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng phụ phong. Đức Giám mục Phaolô chính là nghĩa phụ của Đức Tân Giám mục. Nghi thức tấn phong gồm 3 phần: Giới thiệu tiến chức, Nghi thức bí tích và Nghi thức diễn nghĩa.
Mở đầu là phần giới thiệu tiến chức: Một linh mục Ðại diện Tổng giáo phận Hà Nội thỉnh cầu Giám mục chủ phong truyền chức Giám mục cho linh mục Laurensô Chu Văn Minh và đọc Tông sắc bổ nhiệm của Toà Thánh. Sau đó, vị tiến chức công khai tuyên hứa quyết tâm bảo vệ đức tin và chu toàn nhiệm vụ yêu thương và phục vụ dân Chúa. Kế tiếp, vị tiến chức phủ phục trên lễ đài, cộng đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh tha thiết nài xin các thánh chuyển cầu ơn Chúa cho vị tiến chức trong sứ mạng sắp được trao phó.
Tiếp theo là nghi thức Bí tích: gồm có việc đặt tay và lời nguyện phong chức giám mục. Cử chỉ đặt tay nói lên việc thông ban Thánh Thần, và lời nguyện thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng mục tử lãnh đạo của Đức Kitô.
Sau cùng là các nghi thức diễn nghĩa, vị tân chức được xức dầu thánh trên đầu, nhận sách Phúc Âm, nhẫn giám mục, mũ Mitra và gậy Giám mục. Thế rồi, Ðức Tân Giám mục chào cộng đoàn; cộng đoàn vỗ tay chúc mừng Ngài. Và Đức Tổng Giám mục chủ phong cùng các Đức Giám mục đồng tế hân hoan trao hôn bình an Đức tân Giám mục như dấu chỉ đón nhận vị Tân chức vào Giám mục đoàn.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ðức Tân Giám mục nhận mũ Mitra, gậy chủ chăn và được hai linh mục tháp tùng đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam trong lời chào mừng Đức tân Giám mục đã nguyện xin Chúa ban thêm ơn khôn ngoan và sức mạnh để Đức tân Giám mục đảm nhiệm trách vụ mới: phục vụ trong đức ái như khẩu hiệu của Đức cha. Ngài cầu mong vị tân chức từ nay hết sức chia sẻ trách nhiệm phục vụ dân Chúa cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cầu mong Đức cha dấn thân trọn vẹn phục vụ mọi người theo gương Chúa Giêsu: Vị mục tử nhân lành hiến mạng sống để cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
Sau đó, linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Lý, đại diện giáo phận Hà Nội, bày tỏ niềm vui, chúc mừng đức tân Giám mục và cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho Đức cha chu toàn sứ vụ của mình. Ước mong Đức cha sẽ luôn như đóa hoa tươi thắm làm đẹp và tỏa hương cho đời, cho người.
Sau đó, Đức Tân Giám mục Laurensô cùng đại diện gia đình dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban muôn vàn ơn lành hồn xác, đặc biệt hôm nay đã trao ban cho chức Giám mục cao quí. Đức Tân Giám mục bày tỏ lòng tri ân sâu sắc Mẹ Giáo Hội, Tòa thánh, Tổng giáo phận Hà Nội, Quí Đức cha, Quí cha Tổng Đại Diện, Quí cha Bề trên dòng tu, Quí cha Giám đốc Đại Chủng Viện, Quí cha Giáo sư, Quí cha, Quí nam nữ tu sĩ, Quí Đại biểu tôn giáo bạn, các quý khách trong cũng như ngoài nước cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa đã luôn thương yêu cầu nguyện cho Ngài và hôm nay đã hiện diện hiệp thông chung vui trong thánh lễ đặc biệt này. Đức Tân Giám mục mong ước lấy Đức ái liên kết hiệp nhất muôn người như một. Ngài cầu xin Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình bầu cử, nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người và đem lại an bình và hạnh phúc trên quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thánh lễ kết thúc trong niền hân hoan phấn khởi có thêm một Tân Giám mục. Tin rằng, Ðức tân Giám mục sẽ theo gương Chúa Giêsu, liên kết trong đức ái huynh đệ với Đức Tổng Giám mục Hà Nội, giúp đỡ ngài đúng như được mong đợi và sinh ích tối đa cho các tín hữu. Chúng ta nguyện xin Thiên Chúa ban cho Ðức tân Giám mục mạnh khoẻ, dồi dào ơn thánh, để ngài chu toàn nhiệm vụ cao cả và nặng nề Chúa trao phó.
Sau đây xin trân trọng giới thiệu tóm lược tiểu sử Đức tân Giám mục phụ tá Hà Nội:
27.12.1943: Sinh tại Nam Định
1956 - 1960: Học tại Tiểu Chủng Viện Gioan Hà Nội
1960 - 1992: Sống tại gia đình và phục vụ tại Giáo xứ Nam Định
1992 - 1994: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
10.06.1994: Thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội
1994 - 1995: Phục vụ tại giáo xứ Nam Định
1995 - 2000: Du học tại Đại học Urbaniana - Rôma
02.09 - 2001: Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
26.02 - 2002: Thành viên Hội đồng Tư vấn Giáo phận Hà Nội
15.10.2002: Giám học Đại chủng viện Thánh Giuse
04.08.2003: Phó Giám đốc thường trực Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
01.08.2005: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
15.10.2008: Giám mục Phụ tá Hà Nội
05.12.2008: Chính thức được tấn phong Giám mục
------------------------
BÀI GIẢNG LỄ TẤN PHONG ĐỨC GIÁM MỤC LORENSÔ CHU VĂN MINH
Kính thưa Cộng Đoàn,
Hòa với niềm vui chung trong ngày Lễ Tấn Phong Giám Mục hôm nay, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, chúng ta cùng hợp ý dâng lời tạ ơn Chúa vì đã thương ban cho Giáo hội Việt Nam thêm một Giám mục mới, Đức cha Lorensô, ngài sẽ là Giám mục Phụ tá cho giáo phận Hà Nội. Trong dịp này, chúng ta cùng nhau cầu nguyện thật nhiều cho Đức Cha và cùng chia sẻ với Đức Cha ước nguyện mà Đức Cha đã hằng ấp ủ trong lòng từ lâu, đó là: “Phục vụ trong đức ái”, đó cũng chính là khẩu hiệu mà Đức Cha đã chọn cho đời Giám Mục của mình.
Ngày nay, việc phục vụ rất được người ta quan tâm nhắc đến. Phục vụ, tự nó không phải là một nhân đức, tự nó không tốt cũng không xấu. Nó tốt hay xấu là tuỳ cung cách và ý thức khi phục vụ. Nó có thể là một hành vi tiêu cực nếu phục vụ vì sợ hãi, vì bị ép buộc, hoặc vì những động lực vụ lợi. Chẳng hạn, một người bán hàng nói thách, cân non đong thiếu… cũng tự cho là mình đang phục vụ. Hoặc lấy cớ phục vụ để bắt người khác phục vụ mình (Mt 20,25). Trong khi đó, Phục vụ đúng theo tinh thần của đức Kitô phải là một sự phục vụ hoàn toàn khác: khác ở những lý do, và khác ở thái độ bên trong thúc đẩy ta tới việc phục vụ. Điều đó đã được Đức Kitô khẳng định một cách rõ ràng và mạnh mẽ qua đoạn Tin Mừng hôm nay: “Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. Đức Giêsu, Người không chỉ dạy nhưng còn nêu gương cho các môn đệ của mình: “cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Đức Kitô đã muốn các môn đệ của người noi theo tấm gương đó. Tấm gương phục vụ, phục vụ hết mình, phục vụ trong đức ái, phục vụ trong yêu thương.
Cảm nhận cách sâu sắc được lời dạy và cung cách phục vụ của Đức Giêsu, Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ 2 mà chúng ta vừa nghe, cũng đã dạy rằng: “nếu ân sủng là dành cho cá nhân, thì đặc sủng là để phục vụ cho cộng đoàn” (x. Rm 12,4-8). Do đó, phục vụ được coi là linh hồn và mục tiêu của các đặc sủng được trao ban. Như vậy giữa đặc sủng và phục vụ là hai yếu tố có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Đặc sủng mà không đưa tới phục vụ thì cũng giống như những nén bạc bị đem chôn dưới đất (x. Mt 25,25), chẳng những không đem lại lợi ích gì cho chủ mà còn mang lại án phạt cho người đã lãnh nhận đặc sủng đó (x.Mt 25,39).
Vì thế, Thánh Phaolô muốn nhắn nhủ với mỗi người chúng ta là tuỳ theo đặc sủng đã lãnh nhận, mỗi người phải cố gắng phục vụ hết sức mình: “được ơn làm ngôn sứ thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn thì cứ khuyên răn, ai phân phát thì phải chân thành, ai chủ tọa thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm”. Như vậy, phục vụ trong đức ái không phải là việc phục vụ trên môi miệng, tức chỉ bằng những lời nói suông, nhưng phải bằng những việc làm cụ thể.
Phục vụ trong đức ái trước tiên là phục vụ cách nhưng không, cách vô vị lợi. Theo thánh Phaolô, phục vụ vô vị lợi là biểu lộ một tình yêu không ích kỷ (x. 1Cr 13,5), không tìm tư lợi nhưng tìm lợi ích cho người khác, không tìm kiếm mình nhưng là hiến mình. Sự phục vụ vô vị lợi không phải là công việc của người dưới phục vụ người trên, nhưng là công việc của người trên, của người có chức vụ, có địa vị, có quyền bính, người này luôn hăng say dấn thân phục vụ mọi người, không trừ ai, trẻ cũng như già, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo, người tội lỗi cũng như người thánh thiện, người khen mình cũng như người chê mình.
Ngoài đặc điểm nhưng không và vô vị lợi phục vụ trong đức ái còn mang thêm chiều kích khiêm nhường, tức là phục vụ cách âm thầm, không khoe khoang, không tự mãn, không hãnh diện về những gì mình đã làm, không cần thiết phải tỏ ra cho người khác thấy mình đang phục vụ và cũng không mong cho người khác hiểu là mình đang làm ơn cho họ. Phục vụ trong khiêm tốn còn là việc phục vụ cả trong các công việc nhỏ mọn nhất, ít được biết đến nhất, không phô trương, không khoe khoang, không nhằm nêu cao uy thế, tiếng tăm cho mình.
Phục vụ trong đức ái còn mang thêm chiều kích thứ ba nữa, đó là phục vụ cách phổ quát. Giám Mục phải là người anh em của tất cả, ngài mang trong mình tinh thần Giáo Hội, một Giáo Hội phổ quát hướng mở đến mọi người và đặc biệt đến những người bé nhỏ nhất và nghèo khổ nhất. Giám Mục phải là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa trong thế giới, một tình yêu không loại trừ ai và cũng không thiên vị người nào.
Như vậy, Đức ái quả là một đức cần thiết cho sự phục vụ, cho mọi Kitô hữu và nhất là cho đời Giám Mục. Tuy nhiên, phải công nhận rằng, dù có tập luyện công phu đến đâu đi nữa, thì đức ái vẫn không phải là một đức tự nhiên. Đức ái là một đức đối thần và là ân sủng của Thiên Chúa. Vì là một ân sủng cho nên chúng ta cần phải liên tục cầu xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta, và đặc biệt cho Đức cha Laurensô, để có thể phục vụ trong yêu thương. Trong bưu thiếp mừng ngày thụ phong của một tân linh mục, mẹ Têrêsa Calcutta đã ghi những dòng chữ sau đây:
"Để trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa luôn cư ngụ giữa dân người.
Chúc mừng cho ngày thụ phong linh mục của cha.
Chớ gì cha giống Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm.
Chớ gì lời của Người ở trên môi miệng cha,
tình yêu của Người trong trái tim cha,
và niềm vui của Người trong cuộc đời cha."
Lời chúc thật tốt đẹp và cũng thật ý nghĩa. Trong dịp lễ tấn phong long trọng này. Tôi xin được lặp lại lời chúc của mẹ Têrêsa Calcutta, để cầu nguyện và chúc mừng Đức cha Lôrensô. Mong rằng với ơn Chúa, những ước nguyện chân thành này sẽ trở thành hiện thực nơi cuộc đời của Đức Cha.
“Để trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa luôn cư ngụ giữa dân người.
Chúc mừng cho ngày tấn phong Giám Mục của Đức Cha.
Chớ gì Đức Cha giống Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm.
Chớ gì lời của Người ở trên môi miệng Đức Cha,
tình yêu của Người trong trái tim Đức Cha,
và niềm vui của Người trong cuộc đời Đức Cha." Amen.
+ Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên
-------
BÀI CÁM ƠN CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ HÀ NỘI
LAURENSÔ CHU VĂN MINH
Trọng kính: Đức Hồng Y và Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Quý Tổng Giám mục và Giám mục,
Kính thưa: Quý Cha Tổng Đại Diện
Quý Bề Trên Dòng tu
Quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ
Quý Đại biểu Chính Quyền
cùng toàn thể Cộng đoàn.
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Cửu thập đèo cũng qua,
Yêu nhau chẳng quản xa gần.
Ngàn vạn người từ muôn phương đổ về thành phố Nam Định thanh bình này là vì tình yêu, yêu Thiên Chúa, yêu Giáo hội, yêu Giáo phận Hà Nội, yêu Giáo xứ Nam Định và yêu thương con là người tôi trung nhỏ bé của Chúa. Vì thế có thể gọi ngày hôm nay là ngày Đại Lễ của Tình Yêu. Tình yêu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau.
Trước hết con ngợi khen Thiên Chúa, vì từ ngàn xưa Chúa đã yêu con, Chúa chọn con giữa muôn người, Chúa đã nuôi dưỡng, bảo vệ con, gìn giữ con bền vững suốt quãng đường dài, giúp con vượt qua bao gian khó của cuộc đời, ngày hôm nay lại ban cho con chức Thượng tế cao quý này.
Con cảm tạ Mẹ Giáo Hội đã sinh thành con trong ơn thánh.
Con cảm tạ Đức Thánh Cha và Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã bổ nhiệm con làm Giám mục kế vị các thánh Tông đồ.
Con cảm ơn Giáo phận đã giáo dục con trong đời sống đức tin.
Con cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tín nhiệm mà tiến cử con lên chức vụ Giám mục và hôm nay lại tấn phong con để con được đóng góp đắc lực hơn trong việc phục vụ cộng đồng dân Chúa.
Con cảm ơn Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng người thầy tận tình đã giáo dục con từ Tiểu chủng viện Gioan, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng người cha đáng kính đã dẫn dắt con theo đường ơn gọi tu trì từ thuở ấu thơ.
Con cảm tạ Đức Hồng Y, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục, quý Tòa giám mục, quý Đức Cha đã đến đây để đặt tay chuyển thông ân Thánh Thần Chúa và nhận con vào Giám mục đoàn, đặc biệt là Đức Tổng Giám mục Huế, Đức cha Phaolô phụ phong, Đức Cha Stêphanô giảng lễ.
Con cảm tạ quý cha Tổng Đại Diện, quý cha Bề trên dòng tu, quý cha Giám đốc Đại Chủng Viện, quý cha Giáo sư, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý Đại biểu tôn giáo bạn, quý khách trong cũng như ngoài nước, cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa vì yêu thương con đã không quản đường xá xa xôi cách trở đến đây hiệp thông chung vui với con để cùng tạ ơn và ngợi khen danh Chúa.
Trong dịp trọng đại này không thể không kể đến ân sâu của các Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê và Giuse Maria Trịnh Văn Căn, nghĩa nặng của thân phụ là Lôrensô Chu Văn Phương, đã được huân chương ‘BẢO VỆ GIÁO HỘI’ của Đức Giáo Hoàng Piô XII và thân mẫu là Maria Trần Thị Tin.
Con cảm ơn Ban tổ chức của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Nam Định, các ân nhân xa gần cùng tất cả mọi người đã đồng tâm hiệp lực đóng góp công của, sức lực và lời cầu nguyện để ngày lễ hôm nay được thành công tốt đẹp. Đặc biệt là cha nhạc sư Kim Long cùng Ban Đồng ca tổng hợp của Đại Chủng Viện Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phaolô cùng các hội kèn trống với lời ca điệu nhạc giúp thánh lễ thêm phần long trọng sốt sáng.
Tôi cảm ơn anh chị em họ hàng gần xa vì tình thân đã về đông đủ để chung vui và tạ ơn Thiên Chúa với tôi.
Tôi cảm ơn các quý khách, anh chị em giáo dân cùng những người khác tôn giáo đang hiện diện nơi đây đã dành thời gian quý báu đến tham dự Thánh Lễ tấn phong này và tất cả những ai tuy vắng mặt nhưng vẫn hướng tâm hồn về đây hiệp thông.
Tôi xin cám ơn Chính quyền các cấp. Quý vị đã tới chúc mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tổ chức thánh lễ này được trật tự, nghiêm trang.
Tình yêu đã liên kết hiệp nhất chúng ta muôn người như một. Nhờ Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình bầu cử, nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người và đem lại an bình và hạnh phúc trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
Con xin cúi đầu tri ân các Đấng bậc cùng quý vị, xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả.
+ Giám mục Laurensô Chu Văn Minh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bức tâm thư gửi các chiến sĩ vì Công Lý, Sự Thật, Hòa Bình
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
00:54 05/12/2008
BỨC TÂM THƯ, GỬI CÁC CHIẾN SỸ VÌ CÔNG LÝ, SỰ THẬT, HOÀ BÌNH
"Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường”.
Kính gửi anh chị em, những người sẽ ra toà vì đã dấn thân cho Công lý, Sự thật và chống tham nhũng
JB. Nguyễn Hữu Vinh |
Chỉ còn vài ba ngày nữa, các anh chị sẽ bước vào một thử thách mới, một thử thách nặng nề khắc nghiệt với cuộc sống của con người chúng ta. Một phiên toà “lành ít, dữ nhiều” đang chờ đón anh chị trong chưa đầy 72 giờ tới đây.
Ở đó, anh chị em phải đối mặt với những điều đáng sợ với đời sống con người.
Ở đó, anh chị em sẽ bị kết án, mà lẽ ra là phải được tuyên dương.
Ở đó, anh chị em sẽ bị tù tội, mà lẽ ra phải được khen thưởng.
Ở đó, anh chị em sẽ bị coi như kẻ phạm tội, mà lẽ ra phải được nhà nước coi như những người anh hùng, trước hết là vì công lao trong cuộc đấu tranh chống “Quốc nạn tham nhũng”.
Phía trước sẽ là một quãng đường nặng nề, với thân phận con người hèn mọn, mỏng giòn và yếu đuối sẽ không ít người phải ngại ngần khi dấn bước. Trên quãng đường đó, đã có những người phải trốn chạy, gục ngã, đầu hàng hay thoả hiệp như lệ thường bản năng.
Vì thế, sẽ không có gì lạ, nếu có những khi anh chị em có những nghĩ suy đắn đo, lo lắng và ngại ngần. Đó cũng là lẽ thường.
Những ngày này, rất nhiều người hình dung ra ở anh chị những gương mặt sợ sệt, nhục nhã và hoảng hốt, nhu nhược như thường thấy ở bất cứ vụ án nào.
Nhưng ngược lại, nhìn những hình ảnh tươi cười, bình tĩnh và ý chí của các anh chị trong những ngày này, tôi thấy nao lòng và kiêu hãnh.
Tôi nao lòng khi thấy những con người thân thiết, những tín hữu anh em của tôi chuẩn bị hành trang cho một quãng đời khó khăn nặng nề, đắng cay mà trong lòng nhẹ nhàng, phơi phới.
Tôi nao lòng khi bên cạnh anh chị em, gia đình, những người thân yêu của anh chị em luôn luôn kiên vững sát cánh kề vai các anh chị em, nâng đỡ tâm hồn của anh chị em trong một tinh thần yêu thương.
Tôi nao lòng, khi thấy mỗi người trong tám anh chị em chúng ta, đều có những hoàn cảnh, những khó khăn với trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Bình thường, để vượt qua được những khó khăn đó đã cần một sự cố gắng vượt bậc. Để vượt qua thử thách này, sự cố gắng của anh chị em cần lớn lao hơn nhiều lần.
Tôi nao lòng, khi biết có những anh chị còn nặng gánh gia đình trên vai với đàn con thơ dại, với bố mẹ già yếu, ốm đau, bệnh tật. Để vượt qua chặng đường chông gai này, anh chị em phải có một ý chí sắt đá và quyết tâm mãnh liệt, phải nhìn thấy một đích ngắm rõ ràng là Thiên Chúa yêu thương - cội nguồn của Tình yêu, Công lý và Hoà Bình.
Cũng như hàng triệu con tim của giáo dân trong Giáo hội, ở trong nước hay ở nước ngoài và cả những trái tim không cùng tôn giáo nhưng thao thức với Công lý, Sự thật đang hướng về các anh chị, tôi kiêu hãnh, tự hào.
Tôi kiêu hãnh, tự hào vì trong Giáo hội, nơi bản thân tôi là một thành viên, có những con người sẵn sàng hi sinh, coi nhẹ cuộc sống mình vì những giá trị cần thiết cho Giáo hội, cho mỗi con người và cho đất nước cho dân tộc: Công lý, Sự thật, Hoà bình.
Tôi kiêu hãnh, vì trong Giáo hội, không thiếu những con người sống thực hành lời Chúa: “Hãy làm muối đất, ướp cho mặn cuộc đời. Hãy là nến sáng”. Các anh chị đã thực hiện điều đó bằng ngay cả mạng sống của mình. Đó là những nhân chứng sống động, bước theo con đường Thập giá đức Kitô.
Tôi kiêu hãnh, vì với sự dấn thân của các anh chị đã khẳng định chắc chắn một điều rằng: Cuộc sống thế gian không phải là duy nhất toàn mỹ, với niềm tin sắt đá vào Tình Yêu Thiên Chúa, chúng ta tin vững một cuộc sống đời đời với phần thưởng cao quý nhất.
Tôi cũng xin gửi tới các anh chị những lời tạ ơn của tôi cũng như những giáo hữu khác cùng chung với tôi một ý nghĩ:
Xin tạ ơn, bởi những hành động làm chứng cho Chân lý, làm chứng cho sự thật, vì Công lý, Hoà bình bằng chính mạng sống mình hôm nay của các anh chị, là những bằng chứng hùng hồn để chứng minh niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa của Tình yêu và Công lý hết sức mạnh mẽ, vượt qua tất cả những giá trị thường thấy trong cuộc đời. Chỉ riêng điều này, đã chứng minh có một Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, liên kết chúng ta nên một.
Xin tạ ơn, bởi như những chiến sỹ, các anh chị đã nhận cho mình phần nặng nề của cây Thánh giá của Giáo hội đang gánh trên vai, các anh chị đã đứng ở phần mũi của con thuyền Giáo hội để chấp nhận sóng gió nhằm đưa con thuyền Giáo hội tới bến vinh quang.
Xin tạ ơn, bởi những khó khăn đau khổ này, lẽ ra những người trí thức của đất nước, của Giáo hội và những thanh niên trai tráng sức dài vai rộng phải gánh lấy. Nhưng các anh chị em đã dũng cảm gánh thay việc đó cho chúng tôi, cho những người khác trên con đường gian nan mưu tìm chân lý, sự thật và hoà bình.
Trước những hành động anh dũng của anh chị em, chúng tôi cảm thấy hổ thẹn với chính lương tâm mình. Trước tinh thần hi sinh tử đạo của anh chị em, chúng tôi tự thấy mình còn quá yếu đuối và bé nhỏ. Qua những hành động này, chúng tôi được thêm một lần thức tỉnh, được một lần kêu gọi đối diện với lương tâm mình trước những nghĩ suy hạn hẹp của chúng tôi.
Xin tạ ơn, bởi những hành động này đã chứng minh được sự vững mạnh trong niềm tin, trong tình mến, tình thương yêu và hợp nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam nói riêng và Giáo hội Hoàn vũ nói chung.
Xin tạ ơn, bởi Thiên Chúa đã phán rằng: “Không có máu đổ ra thì không có ơn tha thứ" (Dt 9,22)”. Sự hi sinh chính một phần mạng sống mình hôm nay của anh chị em, sẽ là suối nguồn cho ơn Cứu chuộc đổ xuống từ Thiên Chúa.
Lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam chúng ta, đã có nhiều tấm gương trung trinh, tráng liệt qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn bị bách hại. Những giọt máu tử đạo xưa đã đổ xuống, để nảy mầm và sinh sôi một giáo hội kiên vững, kiêu hùng hôm nay.
Những sự hi sinh của anh chị em hôm nay cho Công lý, Sự thật và Hoà bình sẽ làm nảy sinh những mùa hoa quả mới cho Giáo hội và cho đất nước trên con đường tìm kiếm sự công bằng, công lý và sự bình an.
Kính thưa anh chị em
Những ngày này, anh chị em đang đứng trước những thử thách gay go nhất của cuộc đời, một thử thách có ý nghĩa lớn. Tôi nhớ câu nói của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính mến của chúng ta sau những ngày Ngài bị vùi dập một cách hèn hạ không thương tiếc (bằng tất cả những thủ thuật đểu cáng nhất có thể bởi cả hệ thống truyền thông và quan chức nhà nước) rằng: “Những ngày qua, tôi cảm nghiệm được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu”. Thời gian đó, người ta đã gọi là thời gian của “Cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt”.
Nhưng, bàn tay sự dữ không thể che lấp ánh sáng mặt trời. Những hành động hèn mạt đó đã làm cho:
“Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha”
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Những sự kiện như vô tình hay hữu ý, của tự nhiên hay con người, đã dần dần để lộ ra sự thật, và trả về nguyên giá trị của Sự thật. Qua đó, ngọc càng sáng nét ngọc, vàng càng giữ giá vàng. Thật đúng như câu nói của cha ông ta: “Người tính không thể bằng Trời tính”.
Những tưởng rằng, đó sẽ là một bài học lớn cho những hành động và bàn tay bạo lực. Nhưng không:
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
để cười cho tất cả thế gian.
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Và đây lại cũng là “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” của các anh chị em. Con đường khổ nạn vì Công lý, Sự thật, Hoà bình, con đường làm chứng cho nước Trời, làm muối đất của anh chị em lại đang rộng mở chào đón anh chị em bằng những gì đắng cay và đau khổ.
Và đây lại cũng là của các anh chị em. Con đường khổ nạn vì Công lý, Sự thật, Hoà bình, con đường làm chứng cho nước Trời, làm muối đất của anh chị em lại đang rộng mở chào đón anh chị em bằng những gì đắng cay và đau khổ.
Tôi vẫn tin rằng, anh chị em sẽ vững vàng đối mặt với sự dữ thế gian, để chứng minh hùng hồn về Thiên Chúa hiện hữu. Tôi vẫn tin rằng, khi bàn tay của Người đã thể hiện quyền uy, thì những toan tính ác độc của thế gian, của người đời đều chỉ là trò con trẻ.
Tôi chẳng có thể làm được điều gì ở đây, ngoài việc viết mấy dòng này để nói lên lời cảm ơn chân thành tự đáy lòng của tôi - một cá nhân nhỏ bé trong Giáo hội của chúng ta – đối với sự dấn thân, hi sinh và anh dũng của các anh chị vì Sự thật, Công lý và Hoà bình.
Tôi muốn gửi đến các anh chị lời cảm phục, sự cảm phục thật sự chính tự bản thân chúng tôi trước sự dũng cảm của các anh chị.
Tôi cũng muốn nói với các anh chị rằng, những sự hi sinh đó là không hề nhỏ trước con mắt thế gian, cũng chẳng nhỏ tí nào trước mặt Thiên Chúa. Tôi vẫn nhớ lời bài hát hôm nào chúng ta cùng cất cao trên linh địa: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường… Ðường tình đó Ngài dành cho con”.
Con đường đó, anh chị em đang cất bước để bước lên bằng những bước chân kiêu dũng, tự hào.
Kính thưa anh chị em
Với pháp luật Việt Nam hiện nay, khi mà tỷ lệ án oan sai đang là con số kinh hoàng là trên 10% (Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng). Có nghĩa là nếu có 100.000 tù nhân, thì trong đó đang có hơn 10.000 người chịu oan khuất. Cũng chính ông Vượng đã thừa nhận: “Theo TAND tối cao hiện còn hơn 6.000 đơn khiếu tố chưa được xem xét. Sẽ có không ít vụ án khi phát hiện ra sai lầm thì không còn cơ hội sửa, người dân đương nhiên phải chịu oan sai”.
Và người ta hiểu rằng, nếu những vụ án như của anh chị em hiện nay vẫn tiếp diễn, thì con số đó sẽ được củng cố và gia tăng nhanh chóng. Đội quân những người oan khuất sẽ ngày càng hùng hậu chứng minh “sức mạnh” của nền tư pháp Việt Nam hiện tại dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng và nhà nước.
Người dân thường nói: Pháp luật Việt Nam giống như chiếc dây thòng lọng, có thể treo cổ bất cứ ai nếu muốn. Chính ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Ngọc Dương, trước Quốc Hội trong một phiên điều trần đã nói “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…”.
Về lập pháp, cái Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc hội đã là nguyên nhân để dọn con đường đưa anh chị em đến nhà tù. Cái nghị quyết ngang ngược, quái gở “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý…” này đã được làm lá bùa cho việc chiếm đoạt vô cớ tài sản đất đai cha ông anh chị em. Một cái Nghị quyết hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Hiến pháp.
Chỉ sau 5 năm, khi kiểm tra đã có “gần 6.900 văn bản trái luật đã được ban hành”. Khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật. Quả là những con số kỷ lục này chắc chỉ có thể thực hiện được ở Việt Nam, một nhà nước luôn kêu gọi là pháp quyền. Trong khi đó, những người ngang ngược định ra luật ở trên vẫn được dung túng, cho đến nay chỉ “mới có một vài người bị xử lý với hình thức "kiểm điểm", nhắc nhở”.
Về hành pháp, những vụ việc anh chị em bị xịt hơi cay, được nếm dùi cui điện trên phố Thái Hà, bị đám quần chúng tự phát phá phách, kêu gào đòi giết chết trong đêm… đến nay vẫn không được điều tra, đã nói lên cách hành xử đối với người Công giáo có được “bình đẳng” trước pháp luật nhà nước Việt Nam hiện nay hay không.
Với cả hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp như vậy thì chuyện xử đúng cho anh chị em mới là chuyện lạ, công lý được thực thi sẽ là chuyện viển vông.
Ngay những ngày này, phiên toà “công khai” của anh chị em không được xét xử ở Toà án Quận như thường thấy. Phiên toà được đặc biệt quan tâm treo lên tận tầng 4 một ngôi nhà, để rồi Toà án trả lời những người có đơn tham dự rằng: “Toà án xét xử vụ án này là công khai, nhưng do phòng xử chỉ chứa được ít người và đã phát hết giấy ra vào, nên không đáp ứng được yêu cầu của linh mục, tu sĩ” đã là một câu chuyện hài hước nêu lên đầy đủ tính minh bạch và cán cân công lý của Toà án hiện tại.
Tôi vẫn nhớ vụ án Năm Cam, một băng nhóm tội phạm xã hội, Toà án đã lo lắng chuẩn bị hàng mấy tháng trời, tìm chỗ rộng rãi, có sức chứa lớn để nhiều người muốn tham dự đều có điều kiện.
Nhưng ở đây, tại phiên toà này, những thân nhân anh chị em, những linh mục, tu sĩ, những người cha tinh thần của anh chị em đã bị ngăn chặn bởi những lý do ba xu như trên.
Như vậy, thân phận anh chị em đã được định đoạt và coi không bằng những tên tội phạm xã hội đen và đỏ này.
Người ta không thể hiểu nổi, tại sao anh chị em là những con người bình dị, hiền lành và chất phác, không tiền bạc thế lực, không học vấn đầy mình, cũng không thuộc bất cứ băng nhóm xã hội đen, xã hội đỏ nào lại làm cho cả hệ thống các cơ quan nhà nước lo sợ đến thế?
Nhưng chúng tôi hiểu, giáo dân, người công chính ngay thẳng rất hiểu, chỉ vì ở trong anh chị em chứa một tấm lòng tha thiết yêu sự thật, công lý và hoà bình. Cũng chỉ vì anh chị em là những giáo dân Công giáo mang trong mình một niềm tin yêu và Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa là duy nhất.
Với những con người yêu chuộng công lý, công bằng, anh chị em luôn là một mẫu gương chống lại cái xấu, cái ác, cái bất công và vô đạo đức trong xã hội.
Có thể màn độc diễn xét xử này sẽ có những kết cục đau đớn về thể xác cho anh chị em. Nhưng trước một phiên toà khác, toà án lương tâm mỗi con người còn có nhân cách, anh chị em luôn luôn là những người vô tội.
Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong con mắt toàn thể Giáo hội và tín hữu khắp nơi, cũng như những người yêu Công lý và Sự thật trên địa cầu nhìn nhận anh chị em là người có tội.
Và trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, anh chị em sẽ được vinh danh trong niềm vinh quang của các anh hùng tử đạo.
Có thể ngày mai có một bản án - bản án kết tội những người vô tội.
Có thể ngày mai có những năm tháng tù tội - những năm tháng tù tội cho người công chính.
Một phiên toà xét xử người công chính, sẽ là một phiên toà ô nhục. Những bản án dành cho người công chính là những bản án bất công.
Nỗi nhục này, phải rửa đến ngàn năm. Nỗi đau này, còn lâu mới hàn miệng.
Tôi cũng được biết, có một số người đã xung phong xin đi tù thay cho anh chị em. Nhưng được Phúc tử đạo không phải khi nào ai cũng có. Cầu mong anh chị em vững vàng chấp nhận những thử thách mà chúng ta không thể nào tránh khỏi khi sự ác, sự dối trá đang hoành hành xã hội chúng ta.
Dù ở đâu, trong cảnh tù đày hay bất cứ nơi nào, anh chị em vẫn luôn hiện diện trong cộng đồng giáo dân từng buổi lễ, giờ kinh, trong lòng mọi người vì Công lý, Sự thật và anh em sẽ luôn được sự gìn giữ, quan phòng của Thiên Chúa.
“Bởi Ta biết: tội ác các ngươi nhiều vô kể,
Tội lỗi các ngươi nặng tầy trời:
Nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ,
Nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công”.
(Amốt - Chương 5 – Câu 12)
Nguyện cầu cùng Thiên Chúa gìn giữ anh chị em vượt lên tất cả những khổ đau trong “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” hôm nay.
Nguyện cầu các Thánh Tử đạo Việt Nam cầu bầu cho anh chị em đủ can trường đứng trước mọi thử thách khắc nghiệt nhất, để hưởng trọn hồng phúc cứu độ.
Kính thư
Hà Nội, Ngày 5 tháng 12 năm 2008.
Tòa án quận Đống Đa trả lời đơn xin tham dự phiên tòa của các tu sĩ DCCT Hà Nội
GX Thái Hà
01:50 05/12/2008
TÒA ÁN QUẬN ĐỐNG ĐA TRẢ LỜI ĐƠN XIN THAM DỰ PHIÊN TÒA CỦA CÁC TU SĨ DCCT HÀ NỘI
Việt Nam ''thấm đòn'' nhân quyền và dân chủ
Hà Long
04:12 05/12/2008
Đức Quốc 04-12-2008 -. Cả thế giới đang rọi đèn pha vào Việt Nam khi Nhật tuyên bố cắt đứt viện trợ phát triển kinh tế vì chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng vào các quỹ giúp phát triển này.
Trước đây vài tuần chúng ta con nghe Lê Dũng, phát ngôn viên ngoại giao quá can đảm tuyên bố đại khái: „Việt Nam chúng tôi làm gì có chuyện ấy, nếu có thì chỉ nơi các ông Nhật thôi.“ Điều này đúng thật, Nhật khởi tố ngay các nhân viên của họ. Thế là ông Lê Dũng nhà ta ung dung khoanh tay dựa ghế thỏa thuê tấm lòng, có thể lúc đấy gây ảo tưởng hắn nghĩ thêm: „Tụi Nhật ngu thiệt… nghe ta nói sao thì tin như vậy!“ Để gây thêm ấn tượng trong sạch của csVN tên phát ngôn viên này đi thêm nước cờ thí một ăn hai thua: „Nếu có gì chứng minh cứ đưa ra cho tụi tôi tỏ tường nhe, đừng có xằng bậy với Việt Nam vì chúng tôi lúc nào cũng trong sạch, liêm chính và chí công vô tư!“
Lê Dũng vẫn tài tình diễn hề trong gánh xiếc như thế trên sân khấu của thế giới dân chủ tự do tư bản: nào là tên Ben Stocking có bị „đục“ gì đâu mà phải la làng. Mấy đứa cầu nguyện cho công lý và đòi đất tự gây rối loạn trước phường Đống Đa Hà Nội rồi đổ tội cho công an tụi tui đàn áp đánh đập. Mụ Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Pretoria chỉ cầm nhầm vài sừng tê giác mà cứ ầm ĩ lên bôi xấu nước Việt Nam hào hùng chúng tôi, vân vân và vân vân…
Hôm nay chú Nhật bỗng dưng nổi chứng „cúp“ viện trợ đột xuất làm cho tay hề Lê Dũng không chuẩn bị kịp diễn trò tiếp tục, nên „câm“ như hến. Ngay cả nhóm bồi bút né theo „lề bên phải“ cũng không kịp trở gót tung tin cho dân chúng Việt Nam biết tỏ tường.
Theo hãng thông tấn xã AP (là ông chủ của phóng viên Ben Stocking) vào thứ năm 14-12-2008 đưa tin với tựa đề mỹ miều: „Japan suspends soft loans for Vietnam“ (Nước Nhật tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam).
Đọc được vài hàng báo này có lẽ Lê Dũng chết đứng tim luôn.
- Japan has frozen low-interest loans to Vietnam until it takes "meaningful" steps to eliminate corruption in public works programs, Tokyo's ambassador said Thursday. (Nước Nhật đã đóng băng viện trợ ít tiền lời tại Việt Nam cho đến khi nước này có những biện pháp hữu hiệu xoá sạch nạn tham nhũng vào các công trình xây dựng công cộng. Đại sứ của Tokyo thông báo vào thứ năm).
- Ông Dũng hãy nghe thêm cho vẻ vang: The announcement was an embarrassing blow to Vietnam, which receives more development aid from Japan than any other single country (Sự thông báo này chẳng khác gì một cú tát nhục nhã cho nước Việt Nam, một quốc gia đang nhận viện trợ phát triển nhiều nhất từ nước Nhật khi so sánh với từng quốc gia khác).
- Đại sứ Sakaba dùng truyền thông thế giới dạy cho Việt Nam một bài học về dân chủ và chống tham nhũng: "Until effective and meaningful measures against corruption can be worked out through this joint committee, it would be difficult to regain the support from the Japanese public for further assistance to Vietnam and we are unable to pledge new yen loans," Sakaba said. (Cho đến khi có biện pháp hữu hiệu và đạt hiệu quả chống tham nhũng thì những quyết định mới sẽ phải thông qua một ủy ban giữa đôi bên, thì thật khó khăn tạo lại được sự ủng hộ nơi người dân Nhật cho những viện trợ khác tại Việt Nam. Trong trường hợp này chúng tôi không thể hứa cho mượn những đồng Yen mới).
Đấy, sức mạnh dân chủ tự do tại các quốc gia tiên tiến luôn nằm trong tay người dân, như quần chúng Nhật đang tạo áp lực cho chính quyền Nhật phải có hành động dứt khoát với tham nhũng Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vẫn ù lì che che dấu dấu.
Tiếp theo ảnh hưởng dây chuyền Domino chắc chắn khối Liên Hiệp Âu Châu, Khối Asean, Hoa Kỳ chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn những gì đang bị đục khoét hoặc được bỏ túi riêng của các tham quan từ trên xuống dưới vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển tại Việt Nam.
Một cái miệng và chiếc lưỡi gỗ của Lê Dũng không ngăn cản được bản tin nóng “bất ngờ” này đang chạy vòng quanh trái đất với mọi thứ tiếng.
Qua cú “hích” kinh khủng hôm nay có thể làm chủ tịch Nguyễn Minh Triết lẫn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và băng đảng csVN ngả nghiêng.
Ai cầm hộ chiếu Việt Nam trên tay lúc này có thể sẽ đón nhận được các ánh mắt dè bỉu khinh chê khi ra nước ngoài!
Ai đang là tội đồ quốc gia, khi tạo ra nỗi nhục nhã này cho dân tộc Việt Nam chúng ta?
Độc giả có thể tham khảo thêm:
- Thông Tấn Xã AP với tựa đề qua báo International Herald Tribune: Japan suspends soft loans for Vietnam
http://iht.com/articles/ap/2008/12/04/business/AS-Vietnam-Japan-Corruption.php
- Thông Tấn Xã AFP với tựa đề qua báo Straits Times, Singapore: Vietnam aid loans suspended:
http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/Money/Story/STIStory_310286.html
- Xem báo The Peninsula với tựa đề: Tokyo stops aid to Hanoi
http://www.thepeninsulaqatar.com/Display_news.asp?section=World_News&subsection=Rest+of+the+World&month=December2008&file=World_News200812051564.xml
Trước đây vài tuần chúng ta con nghe Lê Dũng, phát ngôn viên ngoại giao quá can đảm tuyên bố đại khái: „Việt Nam chúng tôi làm gì có chuyện ấy, nếu có thì chỉ nơi các ông Nhật thôi.“ Điều này đúng thật, Nhật khởi tố ngay các nhân viên của họ. Thế là ông Lê Dũng nhà ta ung dung khoanh tay dựa ghế thỏa thuê tấm lòng, có thể lúc đấy gây ảo tưởng hắn nghĩ thêm: „Tụi Nhật ngu thiệt… nghe ta nói sao thì tin như vậy!“ Để gây thêm ấn tượng trong sạch của csVN tên phát ngôn viên này đi thêm nước cờ thí một ăn hai thua: „Nếu có gì chứng minh cứ đưa ra cho tụi tôi tỏ tường nhe, đừng có xằng bậy với Việt Nam vì chúng tôi lúc nào cũng trong sạch, liêm chính và chí công vô tư!“
Lê Dũng vẫn tài tình diễn hề trong gánh xiếc như thế trên sân khấu của thế giới dân chủ tự do tư bản: nào là tên Ben Stocking có bị „đục“ gì đâu mà phải la làng. Mấy đứa cầu nguyện cho công lý và đòi đất tự gây rối loạn trước phường Đống Đa Hà Nội rồi đổ tội cho công an tụi tui đàn áp đánh đập. Mụ Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Pretoria chỉ cầm nhầm vài sừng tê giác mà cứ ầm ĩ lên bôi xấu nước Việt Nam hào hùng chúng tôi, vân vân và vân vân…
Hôm nay chú Nhật bỗng dưng nổi chứng „cúp“ viện trợ đột xuất làm cho tay hề Lê Dũng không chuẩn bị kịp diễn trò tiếp tục, nên „câm“ như hến. Ngay cả nhóm bồi bút né theo „lề bên phải“ cũng không kịp trở gót tung tin cho dân chúng Việt Nam biết tỏ tường.
Theo hãng thông tấn xã AP (là ông chủ của phóng viên Ben Stocking) vào thứ năm 14-12-2008 đưa tin với tựa đề mỹ miều: „Japan suspends soft loans for Vietnam“ (Nước Nhật tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam).
Đọc được vài hàng báo này có lẽ Lê Dũng chết đứng tim luôn.
- Japan has frozen low-interest loans to Vietnam until it takes "meaningful" steps to eliminate corruption in public works programs, Tokyo's ambassador said Thursday. (Nước Nhật đã đóng băng viện trợ ít tiền lời tại Việt Nam cho đến khi nước này có những biện pháp hữu hiệu xoá sạch nạn tham nhũng vào các công trình xây dựng công cộng. Đại sứ của Tokyo thông báo vào thứ năm).
- Ông Dũng hãy nghe thêm cho vẻ vang: The announcement was an embarrassing blow to Vietnam, which receives more development aid from Japan than any other single country (Sự thông báo này chẳng khác gì một cú tát nhục nhã cho nước Việt Nam, một quốc gia đang nhận viện trợ phát triển nhiều nhất từ nước Nhật khi so sánh với từng quốc gia khác).
- Đại sứ Sakaba dùng truyền thông thế giới dạy cho Việt Nam một bài học về dân chủ và chống tham nhũng: "Until effective and meaningful measures against corruption can be worked out through this joint committee, it would be difficult to regain the support from the Japanese public for further assistance to Vietnam and we are unable to pledge new yen loans," Sakaba said. (Cho đến khi có biện pháp hữu hiệu và đạt hiệu quả chống tham nhũng thì những quyết định mới sẽ phải thông qua một ủy ban giữa đôi bên, thì thật khó khăn tạo lại được sự ủng hộ nơi người dân Nhật cho những viện trợ khác tại Việt Nam. Trong trường hợp này chúng tôi không thể hứa cho mượn những đồng Yen mới).
Đấy, sức mạnh dân chủ tự do tại các quốc gia tiên tiến luôn nằm trong tay người dân, như quần chúng Nhật đang tạo áp lực cho chính quyền Nhật phải có hành động dứt khoát với tham nhũng Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vẫn ù lì che che dấu dấu.
Tiếp theo ảnh hưởng dây chuyền Domino chắc chắn khối Liên Hiệp Âu Châu, Khối Asean, Hoa Kỳ chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn những gì đang bị đục khoét hoặc được bỏ túi riêng của các tham quan từ trên xuống dưới vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển tại Việt Nam.
Một cái miệng và chiếc lưỡi gỗ của Lê Dũng không ngăn cản được bản tin nóng “bất ngờ” này đang chạy vòng quanh trái đất với mọi thứ tiếng.
Qua cú “hích” kinh khủng hôm nay có thể làm chủ tịch Nguyễn Minh Triết lẫn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và băng đảng csVN ngả nghiêng.
Ai cầm hộ chiếu Việt Nam trên tay lúc này có thể sẽ đón nhận được các ánh mắt dè bỉu khinh chê khi ra nước ngoài!
Ai đang là tội đồ quốc gia, khi tạo ra nỗi nhục nhã này cho dân tộc Việt Nam chúng ta?
Độc giả có thể tham khảo thêm:
- Thông Tấn Xã AP với tựa đề qua báo International Herald Tribune: Japan suspends soft loans for Vietnam
http://iht.com/articles/ap/2008/12/04/business/AS-Vietnam-Japan-Corruption.php
- Thông Tấn Xã AFP với tựa đề qua báo Straits Times, Singapore: Vietnam aid loans suspended:
http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/Money/Story/STIStory_310286.html
- Xem báo The Peninsula với tựa đề: Tokyo stops aid to Hanoi
http://www.thepeninsulaqatar.com/Display_news.asp?section=World_News&subsection=Rest+of+the+World&month=December2008&file=World_News200812051564.xml
Hơn 6.000 đơn khiếu tố, oan sai trên dưới 10%
P.Thảo (ghi)
04:21 05/12/2008
(DÂN TRÍ) - “Theo TAND tối cao hiện còn hơn 6.000 đơn khiếu tố chưa được xem xét. Sẽ có không ít vụ án khi phát hiện ra sai lầm thì không còn cơ hội sửa, người dân đương nhiên phải chịu oan sai” - Chủ nhiệm UB dân nguyện Trần Thế Vượng chia sẻ băn khoăn.
Theo báo cáo của TAND tối cao, 10% số án bị khiếu tố được xem xét có dấu hiệu oan sai. Ông đánh giá gì về con số này?
Tôi tin rằng ngoài đơn gửi cho tòa án, người ta còn tìm kiếm sự xét lại ở VKS. Nhiều người khiếu nại sẽ gửi đơn đến cả 2 “địa chỉ” Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao những người này đều có thẩm quyền xem xét bản án đã có hiệu lực.
Tỷ lệ án oan sai trong những trường hợp khiếu tố đó, nếu cộng con số ở cả 2 cơ quan này vào sẽ không chỉ là 10% như báo cáo của TAND tối cao mà chắc chắn nhiều hơn. Nếu tỷ lệ vượt 10% thì chất lượng xét xử ở tòa án sơ thẩm rất đáng phải quan tâm.
Đây là tỷ lệ đối với những vụ việc đã được “rà” lại. Thực tế, con số này có khả năng cao hơn, thưa ông?
TAND tối cao cũng báo cáo, hiện còn hơn 6.000 đơn thư chưa được xem xét, hoàn toàn có khả năng vẫn lọt án oan sai. Nếu như các tòa án, VKS cấp tỉnh và tối cao mà không kịp thời xem xét những đơn này thì theo quy định của pháp luật, thời hạn kháng nghị không còn.
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm hiện quy định chỉ có 3 năm. Vậy sẽ có không ít vụ án khi chúng ta phát hiện ra sai lầm thì thời hạn kháng nghị đã hết, người dân đương nhiên phải chịu án oan sai.
Con số 6.000 đơn thư không phải là nhỏ và trong đó, những bản án oan sai sẽ rất nhiều?
Bây giờ chưa thể khẳng định nhưng cứ lấy con số 10% trong số khiếu tố đã được xem xét thì phải đặt một dấu hỏi rằng, hơn 6.000 lá đơn chưa được xét đến kia tỷ lệ cũng hơn kém không nhiều.
Trên thực tế, đã xảy ra trường hợp phát hiện oan sai khi đã hết thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm, thưa ông?
Con số hơn 6.000 đơn thư làm tôi băn khoăn rất nhiều. Nếu TAND, VKSND tối cao không có chỉ đạo để các đơn vị nghiệp vụ, các đoàn chuyên trách ở các tòa và viện cấp tỉnh quan tâm đến việc này thì chắc chắn sẽ có tình trạng đó xảy ra.
Trong số những vụ việc được xem xét lại, tỷ lệ sai còn lớn như thế thì ở đây sẽ không ít người phải mang một bản án oan sai nhưng cuối cùng vì quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị không có cách gì được minh oan.
Có ý kiến cho rằng, án oan sai nhiều là do việc tăng thẩm quyền xét xử cho TA cấp quận, huyện. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng đấy là một nguyên nhân. Khi tăng thẩm quyền cho tòa cấp huyện, số án được giải quyết theo thẩm quyền cấp huyện tăng lên, như báo cáo của Tòa tối cao là tăng 15%.
Khi đó, tòa án cấp tỉnh xử phúc thẩm cũng tăng theo khoảng 20%. Hệ quả tiếp theo là số người dân khiếu nại, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm cũng sẽ tăng lên.
Chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp quận, huyện là đúng đắn nhưng tăng quyền thì cũng phải tăng về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ tòa án, đội ngũ điều tra viên của CQĐT cấp huyện, kiểm sát viên của VKS cấp huyện.
Nếu không đảm bảo được sự đồng bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như không bảo đảm được những cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết tối thiểu cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thì chủ trương đúng đắn cũng khó mang lại hiệu quả.
Xin cám ơn ông!
Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường: Thi hành án tồn 12%, hơn 300.000 trường hợp
Án tồn đọng chưa được thi hành năm nay đã giảm, hiện còn khoảng 12. Nguyên nhân chủ yếu đối tượng chịu án không có tiền nộp phạt, nhiều trường hợp “nợ đọng” cả khoản án phí chỉ 50.000 đồng. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường xác nhận đây là “chuyện tồn đọng” suốt 15 năm nay.
Với đề xuất xin xóa bỏ những khoản phạt dưới 500.000 đồng, số án tồn đọng phải thi hành có thể giảm khoảng 100.000 trường hợp, giải quyết được 30% số tồn. Bộ trưởng Cường cũng cho biết, năm 2001, Thủ tướng chỉ đạo giao việc đốc thúc thi hành những khoản phạt này cho chính quyền cấp xã, số tiền thu được để bổ sung cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, việc này sau đó cũng gặp nhiều khó khăn, không thực hiện được, Bộ tư pháp lại tiếp quản.
Về vấn đề chuyển việc quản lý trại giam (thi hành án phạt tù), cơ sở giáo dưỡng từ Bộ Công an về Bộ tư pháp, ông Cường cho biết cuối năm 2009 sẽ trình tiếp đề án với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TƯ để xem xét.
(Nguồn: http://dantri.com.vn/Sukien/Hon-6000-don-khieu-to-oan-sai-tren-duoi-10/2008/10/256933.vip)
Chủ nhiệm UB dân nguyện của QH Trần Thế Vượng góp ý |
Tôi tin rằng ngoài đơn gửi cho tòa án, người ta còn tìm kiếm sự xét lại ở VKS. Nhiều người khiếu nại sẽ gửi đơn đến cả 2 “địa chỉ” Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao những người này đều có thẩm quyền xem xét bản án đã có hiệu lực.
Tỷ lệ án oan sai trong những trường hợp khiếu tố đó, nếu cộng con số ở cả 2 cơ quan này vào sẽ không chỉ là 10% như báo cáo của TAND tối cao mà chắc chắn nhiều hơn. Nếu tỷ lệ vượt 10% thì chất lượng xét xử ở tòa án sơ thẩm rất đáng phải quan tâm.
Đây là tỷ lệ đối với những vụ việc đã được “rà” lại. Thực tế, con số này có khả năng cao hơn, thưa ông?
TAND tối cao cũng báo cáo, hiện còn hơn 6.000 đơn thư chưa được xem xét, hoàn toàn có khả năng vẫn lọt án oan sai. Nếu như các tòa án, VKS cấp tỉnh và tối cao mà không kịp thời xem xét những đơn này thì theo quy định của pháp luật, thời hạn kháng nghị không còn.
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm hiện quy định chỉ có 3 năm. Vậy sẽ có không ít vụ án khi chúng ta phát hiện ra sai lầm thì thời hạn kháng nghị đã hết, người dân đương nhiên phải chịu án oan sai.
Con số 6.000 đơn thư không phải là nhỏ và trong đó, những bản án oan sai sẽ rất nhiều?
Bây giờ chưa thể khẳng định nhưng cứ lấy con số 10% trong số khiếu tố đã được xem xét thì phải đặt một dấu hỏi rằng, hơn 6.000 lá đơn chưa được xét đến kia tỷ lệ cũng hơn kém không nhiều.
Trên thực tế, đã xảy ra trường hợp phát hiện oan sai khi đã hết thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm, thưa ông?
Con số hơn 6.000 đơn thư làm tôi băn khoăn rất nhiều. Nếu TAND, VKSND tối cao không có chỉ đạo để các đơn vị nghiệp vụ, các đoàn chuyên trách ở các tòa và viện cấp tỉnh quan tâm đến việc này thì chắc chắn sẽ có tình trạng đó xảy ra.
Trong số những vụ việc được xem xét lại, tỷ lệ sai còn lớn như thế thì ở đây sẽ không ít người phải mang một bản án oan sai nhưng cuối cùng vì quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị không có cách gì được minh oan.
Có ý kiến cho rằng, án oan sai nhiều là do việc tăng thẩm quyền xét xử cho TA cấp quận, huyện. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng đấy là một nguyên nhân. Khi tăng thẩm quyền cho tòa cấp huyện, số án được giải quyết theo thẩm quyền cấp huyện tăng lên, như báo cáo của Tòa tối cao là tăng 15%.
Khi đó, tòa án cấp tỉnh xử phúc thẩm cũng tăng theo khoảng 20%. Hệ quả tiếp theo là số người dân khiếu nại, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm cũng sẽ tăng lên.
Chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp quận, huyện là đúng đắn nhưng tăng quyền thì cũng phải tăng về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ tòa án, đội ngũ điều tra viên của CQĐT cấp huyện, kiểm sát viên của VKS cấp huyện.
Nếu không đảm bảo được sự đồng bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như không bảo đảm được những cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết tối thiểu cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thì chủ trương đúng đắn cũng khó mang lại hiệu quả.
Xin cám ơn ông!
Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường: Thi hành án tồn 12%, hơn 300.000 trường hợp
Án tồn đọng chưa được thi hành năm nay đã giảm, hiện còn khoảng 12. Nguyên nhân chủ yếu đối tượng chịu án không có tiền nộp phạt, nhiều trường hợp “nợ đọng” cả khoản án phí chỉ 50.000 đồng. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường xác nhận đây là “chuyện tồn đọng” suốt 15 năm nay.
Với đề xuất xin xóa bỏ những khoản phạt dưới 500.000 đồng, số án tồn đọng phải thi hành có thể giảm khoảng 100.000 trường hợp, giải quyết được 30% số tồn. Bộ trưởng Cường cũng cho biết, năm 2001, Thủ tướng chỉ đạo giao việc đốc thúc thi hành những khoản phạt này cho chính quyền cấp xã, số tiền thu được để bổ sung cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, việc này sau đó cũng gặp nhiều khó khăn, không thực hiện được, Bộ tư pháp lại tiếp quản.
Về vấn đề chuyển việc quản lý trại giam (thi hành án phạt tù), cơ sở giáo dưỡng từ Bộ Công an về Bộ tư pháp, ông Cường cho biết cuối năm 2009 sẽ trình tiếp đề án với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TƯ để xem xét.
(Nguồn: http://dantri.com.vn/Sukien/Hon-6000-don-khieu-to-oan-sai-tren-duoi-10/2008/10/256933.vip)
Bức tâm thư gửi các chiến sĩ vì công lý,sự thật, hòa bình
J.B Nguyễn Hữu Vinh
04:34 05/12/2008
BỨC TÂM THƯ, GỬI CÁC CHIẾN SỸ VÌ CÔNG LÝ, SỰ THẬT, HOÀ BÌNH
“Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường”.
Kính gửi anh chị em, những người sẽ ra toà vì đã dấn thân cho Công lý, Sự thật và chống tham nhũng
Tôi viết bức thư này gửi tới các anh chị, như một lời tạ ơn và cũng là một lời tạ lỗi, một lời chia sẻ.
Chỉ còn vài ba ngày nữa, các anh chị sẽ bước vào một thử thách mới, một thử thách nặng nề khắc nghiệt với cuộc sống của con người chúng ta. Một phiên toà “lành ít, dữ nhiều” đang chờ đón anh chị trong chưa đầy 72 giờ tới đây.
Ở đó, anh chị em phải đối mặt với những điều đáng sợ với đời sống con người.
Ở đó, anh chị em sẽ bị kết án, mà lẽ ra là phải được tuyên dương.
Ở đó, anh chị em sẽ bị tù tội, mà lẽ ra phải được khen thưởng.
Ở đó, anh chị em sẽ bị coi như kẻ phạm tội, mà lẽ ra phải được nhà nước coi như những người anh hùng, trước hết là vì công lao trong cuộc đấu tranh chống “Quốc nạn tham nhũng”.
Phía trước sẽ là một quãng đường nặng nề, với thân phận con người hèn mọn, mỏng giòn và yếu đuối sẽ không ít người phải ngại ngần khi dấn bước. Trên quãng đường đó, đã có những người phải trốn chạy, gục ngã, đầu hàng hay thoả hiệp như lệ thường bản năng.
Vì thế, sẽ không có gì lạ, nếu có những khi anh chị em có những nghĩ suy đắn đo, lo lắng và ngại ngần. Đó cũng là lẽ thường.
Những ngày này, rất nhiều người hình dung ra ở anh chị những gương mặt sợ sệt, nhục nhã và hoảng hốt, nhu nhược như thường thấy ở bất cứ vụ án nào.
Nhưng ngược lại, nhìn những hình ảnh tươi cười, bình tĩnh và ý chí của các anh chị trong những ngày này, tôi thấy nao lòng và kiêu hãnh.
Tôi nao lòng khi thấy những con người thân thiết, những tín hữu anh em của tôi chuẩn bị hành trang cho một quãng đời khó khăn nặng nề, đắng cay mà trong lòng nhẹ nhàng, phơi phới.
Tôi nao lòng khi bên cạnh anh chị em, gia đình, những người thân yêu của anh chị em luôn luôn kiên vững sát cánh kề vai các anh chị em, nâng đỡ tâm hồn của anh chị em trong một tinh thần yêu thương.
Tôi nao lòng, khi thấy mỗi người trong tám anh chị em chúng ta, đều có những hoàn cảnh, những khó khăn với trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Bình thường, để vượt qua được những khó khăn đó đã cần một sự cố gắng vượt bậc. Để vượt qua thử thách này, sự cố gắng của anh chị em cần lớn lao hơn nhiều lần.
Tôi nao lòng, khi biết có những anh chị còn nặng gánh gia đình trên vai với đàn con thơ dại, với bố mẹ già yếu, ốm đau, bệnh tật. Để vượt qua chặng đường chông gai này, anh chị em phải có một ý chí sắt đá và quyết tâm mãnh liệt, phải nhìn thấy một đích ngắm rõ ràng là Thiên Chúa yêu thương - cội nguồn của Tình yêu, Công lý và Hoà Bình.
Cũng như hàng triệu con tim của giáo dân trong Giáo hội, ở trong nước hay ở nước ngoài và cả những trái tim không cùng tôn giáo nhưng thao thức với Công lý, Sự thật đang hướng về các anh chị, tôi kiêu hãnh, tự hào.
Tôi kiêu hãnh, tự hào vì trong Giáo hội, nơi bản thân tôi là một thành viên, có những con người sẵn sàng hi sinh, coi nhẹ cuộc sống mình vì những giá trị cần thiết cho Giáo hội, cho mỗi con người và cho đất nước cho dân tộc: Công lý, Sự thật, Hoà bình.
Tôi kiêu hãnh, vì trong Giáo hội, không thiếu những con người sống thực hành lời Chúa: “Hãy làm muối đất, ướp cho mặn cuộc đời. Hãy là nến sáng”. Các anh chị đã thực hiện điều đó bằng ngay cả mạng sống của mình. Đó là những nhân chứng sống động, bước theo con đường Thập giá đức Kitô.
Tôi kiêu hãnh, vì với sự dấn thân của các anh chị đã khẳng định chắc chắn một điều rằng: Cuộc sống thế gian không phải là duy nhất toàn mỹ, với niềm tin sắt đá vào Tình Yêu Thiên Chúa, chúng ta tin vững một cuộc sống đời đời với phần thưởng cao quý nhất.
Tôi cũng xin gửi tới các anh chị những lời tạ ơn của tôi cũng như những giáo hữu khác cùng chung với tôi một ý nghĩ:
Xin tạ ơn, bởi những hành động làm chứng cho Chân lý, làm chứng cho sự thật, vì Công lý, Hoà bình bằng chính mạng sống mình hôm nay của các anh chị, là những bằng chứng hùng hồn để chứng minh niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa của Tình yêu và Công lý hết sức mạnh mẽ, vượt qua tất cả những giá trị thường thấy trong cuộc đời. Chỉ riêng điều này, đã chứng minh có một Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, liên kết chúng ta nên một.
Xin tạ ơn, bởi như những chiến sỹ, các anh chị đã nhận cho mình phần nặng nề của cây Thánh giá của Giáo hội đang gánh trên vai, các anh chị đã đứng ở phần mũi của con thuyền Giáo hội để chấp nhận sóng gió nhằm đưa con thuyền Giáo hội tới bến vinh quang.
Xin tạ ơn, bởi những khó khăn đau khổ này, lẽ ra những người trí thức của đất nước, của Giáo hội và những thanh niên trai tráng sức dài vai rộng phải gánh lấy. Nhưng các anh chị em đã dũng cảm gánh thay việc đó cho chúng tôi, cho những người khác trên con đường gian nan mưu tìm chân lý, sự thật và hoà bình.
Trước những hành động anh dũng của anh chị em, chúng tôi cảm thấy hổ thẹn với chính lương tâm mình. Trước tinh thần hi sinh tử đạo của anh chị em, chúng tôi tự thấy mình còn quá yếu đuối và bé nhỏ. Qua những hành động này, chúng tôi được thêm một lần thức tỉnh, được một lần kêu gọi đối diện với lương tâm mình trước những nghĩ suy hạn hẹp của chúng tôi.
Xin tạ ơn, bởi những hành động này đã chứng minh được sự vững mạnh trong niềm tin, trong tình mến, tình thương yêu và hợp nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam nói riêng và Giáo hội Hoàn vũ nói chung.
Xin tạ ơn, bởi Thiên Chúa đã phán rằng: “Không có máu đổ ra thì không có ơn tha thứ" (Dt 9,22)”. Sự hi sinh chính một phần mạng sống mình hôm nay của anh chị em, sẽ là suối nguồn cho ơn Cứu chuộc đổ xuống từ Thiên Chúa.
Lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam chúng ta, đã có nhiều tấm gương trung trinh, tráng liệt qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn bị bách hại. Những giọt máu tử đạo xưa đã đổ xuống, để nảy mầm và sinh sôi một giáo hội kiên vững, kiêu hùng hôm nay.
Những sự hi sinh của anh chị em hôm nay cho Công lý, Sự thật và Hoà bình sẽ làm nảy sinh những mùa hoa quả mới cho Giáo hội và cho đất nước trên con đường tìm kiếm sự công bằng, công lý và sự bình an.
Kính thưa anh chị em
Những ngày này, anh chị em đang đứng trước những thử thách gay go nhất của cuộc đời, một thử thách có ý nghĩa lớn. Tôi nhớ câu nói của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính mến của chúng ta sau những ngày Ngài bị vùi dập một cách hèn hạ không thương tiếc (bằng tất cả những thủ thuật đểu cáng nhất có thể bởi cả hệ thống truyền thông và quan chức nhà nước) rằng: “Những ngày qua, tôi cảm nghiệm được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu”. Thời gian đó, người ta đã gọi là thời gian của “Cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt”.
Nhưng, bàn tay sự dữ không thể che lấp ánh sáng mặt trời. Những hành động hèn mạt đó đã làm cho:
“Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha”
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Những sự kiện như vô tình hay hữu ý, của tự nhiên hay con người, đã dần dần để lộ ra sự thật, và trả về nguyên giá trị của Sự thật. Qua đó, ngọc càng sáng nét ngọc, vàng càng giữ giá vàng. Thật đúng như câu nói của cha ông ta: “Người tính không thể bằng Trời tính”.
Những tưởng rằng, đó sẽ là một bài học lớn cho những hành động và bàn tay bạo lực. Nhưng không:
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
để cười cho tất cả thế gian.
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Và đây lại cũng là “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” của các anh chị em. Con đường khổ nạn vì Công lý, Sự thật, Hoà bình, con đường làm chứng cho nước Trời, làm muối đất của anh chị em lại đang rộng mở chào đón anh chị em bằng những gì đắng cay và đau khổ.
Tôi vẫn tin rằng, anh chị em sẽ vững vàng đối mặt với sự dữ thế gian, để chứng minh hùng hồn về Thiên Chúa hiện hữu. Tôi vẫn tin rằng, khi bàn tay của Người đã thể hiện quyền uy, thì những toan tính ác độc của thế gian, của người đời đều chỉ là trò con trẻ.
Tôi chẳng có thể làm được điều gì ở đây, ngoài việc viết mấy dòng này để nói lên lời cảm ơn chân thành tự đáy lòng của tôi - một cá nhân nhỏ bé trong Giáo hội của chúng ta – đối với sự dấn thân, hi sinh và anh dũng của các anh chị vì Sự thật, Công lý và Hoà bình.
Tôi muốn gửi đến các anh chị lời cảm phục, sự cảm phục thật sự chính tự bản thân chúng tôi trước sự dũng cảm của các anh chị.
Tôi cũng muốn nói với các anh chị rằng, những sự hi sinh đó là không hề nhỏ trước con mắt thế gian, cũng chẳng nhỏ tí nào trước mặt Thiên Chúa. Tôi vẫn nhớ lời bài hát hôm nào chúng ta cùng cất cao trên linh địa: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường… Ðường tình đó Ngài dành cho con”.
Con đường đó, anh chị em đang cất bước để bước lên bằng những bước chân kiêu dũng, tự hào.
Kính thưa anh chị em
Với pháp luật Việt Nam hiện nay, khi mà tỷ lệ án oan sai đang là con số kinh hoàng là trên 10% (Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng). Có nghĩa là nếu có 100.000 tù nhân, thì trong đó đang có hơn 10.000 người chịu oan khuất. Cũng chính ông Vượng đã thừa nhận: “Theo TAND tối cao hiện còn hơn 6.000 đơn khiếu tố chưa được xem xét. Sẽ có không ít vụ án khi phát hiện ra sai lầm thì không còn cơ hội sửa, người dân đương nhiên phải chịu oan sai”.
Và người ta hiểu rằng, nếu những vụ án như của anh chị em hiện nay vẫn tiếp diễn, thì con số đó sẽ được củng cố và gia tăng nhanh chóng. Đội quân những người oan khuất sẽ ngày càng hùng hậu chứng minh “sức mạnh” của nền tư pháp Việt Nam hiện tại dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng và nhà nước.
Người dân thường nói: Pháp luật Việt Nam giống như chiếc dây thòng lọng, có thể treo cổ bất cứ ai nếu muốn. Chính ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Ngọc Dương, trước Quốc Hội trong một phiên điều trần đã nói “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…”.
Về lập pháp, cái Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc hội đã là nguyên nhân để dọn con đường đưa anh chị em đến nhà tù. Cái nghị quyết ngang ngược, quái gở “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý…” này đã được làm lá bùa cho việc chiếm đoạt vô cớ tài sản đất đai cha ông anh chị em. Một cái Nghị quyết hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Hiến pháp.
Chỉ sau 5 năm, khi kiểm tra đã có “gần 6.900 văn bản trái luật đã được ban hành”. Khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật. Quả là những con số kỷ lục này chắc chỉ có thể thực hiện được ở Việt Nam, một nhà nước luôn kêu gọi là pháp quyền. Trong khi đó, những người ngang ngược định ra luật ở trên vẫn được dung túng, cho đến nay chỉ “mới có một vài người bị xử lý với hình thức "kiểm điểm", nhắc nhở”.
Về hành pháp, những vụ việc anh chị em bị xịt hơi cay, được nếm dùi cui điện trên phố Thái Hà, bị đám quần chúng tự phát phá phách, kêu gào đòi giết chết trong đêm… đến nay vẫn không được điều tra, đã nói lên cách hành xử đối với người Công giáo có được “bình đẳng” trước pháp luật nhà nước Việt Nam hiện nay hay không.
Với cả hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp như vậy thì chuyện xử đúng cho anh chị em mới là chuyện lạ, công lý được thực thi sẽ là chuyện viển vông.
Ngay những ngày này, phiên toà “công khai” của anh chị em không được xét xử ở Toà án Quận như thường thấy. Phiên toà được đặc biệt quan tâm treo lên tận tầng 4 một ngôi nhà, để rồi Toà án trả lời những người có đơn tham dự rằng: “Toà án xét xử vụ án này là công khai, nhưng do phòng xử chỉ chứa được ít người và đã phát hết giấy ra vào, nên không đáp ứng được yêu cầu của linh mục, tu sĩ” đã là một câu chuyện hài hước nêu lên đầy đủ tính minh bạch và cán cân công lý của Toà án hiện tại.
Tôi vẫn nhớ vụ án Năm Cam, một băng nhóm tội phạm xã hội, Toà án đã lo lắng chuẩn bị hàng mấy tháng trời, tìm chỗ rộng rãi, có sức chứa lớn để nhiều người muốn tham dự đều có điều kiện.
Nhưng ở đây, tại phiên toà này, những thân nhân anh chị em, những linh mục, tu sĩ, những người cha tinh thần của anh chị em đã bị ngăn chặn bởi những lý do ba xu như trên.
Như vậy, thân phận anh chị em đã được định đoạt và coi không bằng những tên tội phạm xã hội đen và đỏ này.
Người ta không thể hiểu nổi, tại sao anh chị em là những con người bình dị, hiền lành và chất phác, không tiền bạc thế lực, không học vấn đầy mình, cũng không thuộc bất cứ băng nhóm xã hội đen, xã hội đỏ nào lại làm cho cả hệ thống các cơ quan nhà nước lo sợ đến thế?
Nhưng chúng tôi hiểu, giáo dân, người công chính ngay thẳng rất hiểu, chỉ vì ở trong anh chị em chứa một tấm lòng tha thiết yêu sự thật, công lý và hoà bình. Cũng chỉ vì anh chị em là những giáo dân Công giáo mang trong mình một niềm tin yêu và Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa là duy nhất.
Với những con người yêu chuộng công lý, công bằng, anh chị em luôn là một mẫu gương chống lại cái xấu, cái ác, cái bất công và vô đạo đức trong xã hội.
Có thể màn độc diễn xét xử này sẽ có những kết cục đau đớn về thể xác cho anh chị em. Nhưng trước một phiên toà khác, toà án lương tâm mỗi con người còn có nhân cách, anh chị em luôn luôn là những người vô tội.
Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong con mắt toàn thể Giáo hội và tín hữu khắp nơi, cũng như những người yêu Công lý và Sự thật trên địa cầu nhìn nhận anh chị em là người có tội.
Và trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, anh chị em sẽ được vinh danh trong niềm vinh quang của các anh hùng tử đạo.
Có thể ngày mai có một bản án - bản án kết tội những người vô tội.
Có thể ngày mai có những năm tháng tù tội - những năm tháng tù tội cho người công chính.
Một phiên toà xét xử người công chính, sẽ là một phiên toà ô nhục. Những bản án dành cho người công chính là những bản án bất công.
Nỗi nhục này, phải rửa đến ngàn năm. Nỗi đau này, còn lâu mới hàn miệng.
Tôi cũng được biết, có một số người đã xung phong xin đi tù thay cho anh chị em. Nhưng được Phúc tử đạo không phải khi nào ai cũng có. Cầu mong anh chị em vững vàng chấp nhận những thử thách mà chúng ta không thể nào tránh khỏi khi sự ác, sự dối trá đang hoành hành xã hội chúng ta.
Dù ở đâu, trong cảnh tù đày hay bất cứ nơi nào, anh chị em vẫn luôn hiện diện trong cộng đồng giáo dân từng buổi lễ, giờ kinh, trong lòng mọi người vì Công lý, Sự thật và anh em sẽ luôn được sự gìn giữ, quan phòng của Thiên Chúa.
“Bởi Ta biết: tội ác các ngươi nhiều vô kể, Tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: Nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, Nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công”. (Amốt - Chương 5 – Câu 12)
Nguyện cầu cùng Thiên Chúa gìn giữ anh chị em vượt lên tất cả những khổ đau trong “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” hôm nay.
Nguyện cầu các Thánh Tử đạo Việt Nam cầu bầu cho anh chị em đủ can trường đứng trước mọi thử thách khắc nghiệt nhất, để hưởng trọn hồng phúc cứu độ.
Kính thư
Hà Nội, Ngày 5 tháng 12 năm 2008.
“Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường”.
Kính gửi anh chị em, những người sẽ ra toà vì đã dấn thân cho Công lý, Sự thật và chống tham nhũng
Tôi viết bức thư này gửi tới các anh chị, như một lời tạ ơn và cũng là một lời tạ lỗi, một lời chia sẻ.
Chỉ còn vài ba ngày nữa, các anh chị sẽ bước vào một thử thách mới, một thử thách nặng nề khắc nghiệt với cuộc sống của con người chúng ta. Một phiên toà “lành ít, dữ nhiều” đang chờ đón anh chị trong chưa đầy 72 giờ tới đây.
Ở đó, anh chị em phải đối mặt với những điều đáng sợ với đời sống con người.
Ở đó, anh chị em sẽ bị kết án, mà lẽ ra là phải được tuyên dương.
Ở đó, anh chị em sẽ bị tù tội, mà lẽ ra phải được khen thưởng.
Ở đó, anh chị em sẽ bị coi như kẻ phạm tội, mà lẽ ra phải được nhà nước coi như những người anh hùng, trước hết là vì công lao trong cuộc đấu tranh chống “Quốc nạn tham nhũng”.
Phía trước sẽ là một quãng đường nặng nề, với thân phận con người hèn mọn, mỏng giòn và yếu đuối sẽ không ít người phải ngại ngần khi dấn bước. Trên quãng đường đó, đã có những người phải trốn chạy, gục ngã, đầu hàng hay thoả hiệp như lệ thường bản năng.
Vì thế, sẽ không có gì lạ, nếu có những khi anh chị em có những nghĩ suy đắn đo, lo lắng và ngại ngần. Đó cũng là lẽ thường.
Những ngày này, rất nhiều người hình dung ra ở anh chị những gương mặt sợ sệt, nhục nhã và hoảng hốt, nhu nhược như thường thấy ở bất cứ vụ án nào.
Nhưng ngược lại, nhìn những hình ảnh tươi cười, bình tĩnh và ý chí của các anh chị trong những ngày này, tôi thấy nao lòng và kiêu hãnh.
Tôi nao lòng khi thấy những con người thân thiết, những tín hữu anh em của tôi chuẩn bị hành trang cho một quãng đời khó khăn nặng nề, đắng cay mà trong lòng nhẹ nhàng, phơi phới.
Tôi nao lòng khi bên cạnh anh chị em, gia đình, những người thân yêu của anh chị em luôn luôn kiên vững sát cánh kề vai các anh chị em, nâng đỡ tâm hồn của anh chị em trong một tinh thần yêu thương.
Tôi nao lòng, khi thấy mỗi người trong tám anh chị em chúng ta, đều có những hoàn cảnh, những khó khăn với trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Bình thường, để vượt qua được những khó khăn đó đã cần một sự cố gắng vượt bậc. Để vượt qua thử thách này, sự cố gắng của anh chị em cần lớn lao hơn nhiều lần.
Tôi nao lòng, khi biết có những anh chị còn nặng gánh gia đình trên vai với đàn con thơ dại, với bố mẹ già yếu, ốm đau, bệnh tật. Để vượt qua chặng đường chông gai này, anh chị em phải có một ý chí sắt đá và quyết tâm mãnh liệt, phải nhìn thấy một đích ngắm rõ ràng là Thiên Chúa yêu thương - cội nguồn của Tình yêu, Công lý và Hoà Bình.
Cũng như hàng triệu con tim của giáo dân trong Giáo hội, ở trong nước hay ở nước ngoài và cả những trái tim không cùng tôn giáo nhưng thao thức với Công lý, Sự thật đang hướng về các anh chị, tôi kiêu hãnh, tự hào.
Đàn áp giáo dân trên phố Thái Hà |
Tôi kiêu hãnh, vì trong Giáo hội, không thiếu những con người sống thực hành lời Chúa: “Hãy làm muối đất, ướp cho mặn cuộc đời. Hãy là nến sáng”. Các anh chị đã thực hiện điều đó bằng ngay cả mạng sống của mình. Đó là những nhân chứng sống động, bước theo con đường Thập giá đức Kitô.
Tôi kiêu hãnh, vì với sự dấn thân của các anh chị đã khẳng định chắc chắn một điều rằng: Cuộc sống thế gian không phải là duy nhất toàn mỹ, với niềm tin sắt đá vào Tình Yêu Thiên Chúa, chúng ta tin vững một cuộc sống đời đời với phần thưởng cao quý nhất.
Tôi cũng xin gửi tới các anh chị những lời tạ ơn của tôi cũng như những giáo hữu khác cùng chung với tôi một ý nghĩ:
Xin tạ ơn, bởi những hành động làm chứng cho Chân lý, làm chứng cho sự thật, vì Công lý, Hoà bình bằng chính mạng sống mình hôm nay của các anh chị, là những bằng chứng hùng hồn để chứng minh niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa của Tình yêu và Công lý hết sức mạnh mẽ, vượt qua tất cả những giá trị thường thấy trong cuộc đời. Chỉ riêng điều này, đã chứng minh có một Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, liên kết chúng ta nên một.
Xin tạ ơn, bởi như những chiến sỹ, các anh chị đã nhận cho mình phần nặng nề của cây Thánh giá của Giáo hội đang gánh trên vai, các anh chị đã đứng ở phần mũi của con thuyền Giáo hội để chấp nhận sóng gió nhằm đưa con thuyền Giáo hội tới bến vinh quang.
Xin tạ ơn, bởi những khó khăn đau khổ này, lẽ ra những người trí thức của đất nước, của Giáo hội và những thanh niên trai tráng sức dài vai rộng phải gánh lấy. Nhưng các anh chị em đã dũng cảm gánh thay việc đó cho chúng tôi, cho những người khác trên con đường gian nan mưu tìm chân lý, sự thật và hoà bình.
Trước những hành động anh dũng của anh chị em, chúng tôi cảm thấy hổ thẹn với chính lương tâm mình. Trước tinh thần hi sinh tử đạo của anh chị em, chúng tôi tự thấy mình còn quá yếu đuối và bé nhỏ. Qua những hành động này, chúng tôi được thêm một lần thức tỉnh, được một lần kêu gọi đối diện với lương tâm mình trước những nghĩ suy hạn hẹp của chúng tôi.
Xin tạ ơn, bởi những hành động này đã chứng minh được sự vững mạnh trong niềm tin, trong tình mến, tình thương yêu và hợp nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam nói riêng và Giáo hội Hoàn vũ nói chung.
Xin tạ ơn, bởi Thiên Chúa đã phán rằng: “Không có máu đổ ra thì không có ơn tha thứ" (Dt 9,22)”. Sự hi sinh chính một phần mạng sống mình hôm nay của anh chị em, sẽ là suối nguồn cho ơn Cứu chuộc đổ xuống từ Thiên Chúa.
Lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam chúng ta, đã có nhiều tấm gương trung trinh, tráng liệt qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn bị bách hại. Những giọt máu tử đạo xưa đã đổ xuống, để nảy mầm và sinh sôi một giáo hội kiên vững, kiêu hùng hôm nay.
Những sự hi sinh của anh chị em hôm nay cho Công lý, Sự thật và Hoà bình sẽ làm nảy sinh những mùa hoa quả mới cho Giáo hội và cho đất nước trên con đường tìm kiếm sự công bằng, công lý và sự bình an.
Kính thưa anh chị em
Những ngày này, anh chị em đang đứng trước những thử thách gay go nhất của cuộc đời, một thử thách có ý nghĩa lớn. Tôi nhớ câu nói của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính mến của chúng ta sau những ngày Ngài bị vùi dập một cách hèn hạ không thương tiếc (bằng tất cả những thủ thuật đểu cáng nhất có thể bởi cả hệ thống truyền thông và quan chức nhà nước) rằng: “Những ngày qua, tôi cảm nghiệm được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu”. Thời gian đó, người ta đã gọi là thời gian của “Cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt”.
Nhưng, bàn tay sự dữ không thể che lấp ánh sáng mặt trời. Những hành động hèn mạt đó đã làm cho:
“Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha”
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Những sự kiện như vô tình hay hữu ý, của tự nhiên hay con người, đã dần dần để lộ ra sự thật, và trả về nguyên giá trị của Sự thật. Qua đó, ngọc càng sáng nét ngọc, vàng càng giữ giá vàng. Thật đúng như câu nói của cha ông ta: “Người tính không thể bằng Trời tính”.
Những tưởng rằng, đó sẽ là một bài học lớn cho những hành động và bàn tay bạo lực. Nhưng không:
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
để cười cho tất cả thế gian.
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình ngô).
Và đây lại cũng là “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” của các anh chị em. Con đường khổ nạn vì Công lý, Sự thật, Hoà bình, con đường làm chứng cho nước Trời, làm muối đất của anh chị em lại đang rộng mở chào đón anh chị em bằng những gì đắng cay và đau khổ.
Tôi vẫn tin rằng, anh chị em sẽ vững vàng đối mặt với sự dữ thế gian, để chứng minh hùng hồn về Thiên Chúa hiện hữu. Tôi vẫn tin rằng, khi bàn tay của Người đã thể hiện quyền uy, thì những toan tính ác độc của thế gian, của người đời đều chỉ là trò con trẻ.
Tôi chẳng có thể làm được điều gì ở đây, ngoài việc viết mấy dòng này để nói lên lời cảm ơn chân thành tự đáy lòng của tôi - một cá nhân nhỏ bé trong Giáo hội của chúng ta – đối với sự dấn thân, hi sinh và anh dũng của các anh chị vì Sự thật, Công lý và Hoà bình.
Tôi muốn gửi đến các anh chị lời cảm phục, sự cảm phục thật sự chính tự bản thân chúng tôi trước sự dũng cảm của các anh chị.
Tôi cũng muốn nói với các anh chị rằng, những sự hi sinh đó là không hề nhỏ trước con mắt thế gian, cũng chẳng nhỏ tí nào trước mặt Thiên Chúa. Tôi vẫn nhớ lời bài hát hôm nào chúng ta cùng cất cao trên linh địa: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường… Ðường tình đó Ngài dành cho con”.
Con đường đó, anh chị em đang cất bước để bước lên bằng những bước chân kiêu dũng, tự hào.
Kính thưa anh chị em
Với pháp luật Việt Nam hiện nay, khi mà tỷ lệ án oan sai đang là con số kinh hoàng là trên 10% (Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng). Có nghĩa là nếu có 100.000 tù nhân, thì trong đó đang có hơn 10.000 người chịu oan khuất. Cũng chính ông Vượng đã thừa nhận: “Theo TAND tối cao hiện còn hơn 6.000 đơn khiếu tố chưa được xem xét. Sẽ có không ít vụ án khi phát hiện ra sai lầm thì không còn cơ hội sửa, người dân đương nhiên phải chịu oan sai”.
Thánh giá ra Linh Địa |
Người dân thường nói: Pháp luật Việt Nam giống như chiếc dây thòng lọng, có thể treo cổ bất cứ ai nếu muốn. Chính ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Ngọc Dương, trước Quốc Hội trong một phiên điều trần đã nói “ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được…”.
Về lập pháp, cái Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc hội đã là nguyên nhân để dọn con đường đưa anh chị em đến nhà tù. Cái nghị quyết ngang ngược, quái gở “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý…” này đã được làm lá bùa cho việc chiếm đoạt vô cớ tài sản đất đai cha ông anh chị em. Một cái Nghị quyết hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Hiến pháp.
Chỉ sau 5 năm, khi kiểm tra đã có “gần 6.900 văn bản trái luật đã được ban hành”. Khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật. Quả là những con số kỷ lục này chắc chỉ có thể thực hiện được ở Việt Nam, một nhà nước luôn kêu gọi là pháp quyền. Trong khi đó, những người ngang ngược định ra luật ở trên vẫn được dung túng, cho đến nay chỉ “mới có một vài người bị xử lý với hình thức "kiểm điểm", nhắc nhở”.
Về hành pháp, những vụ việc anh chị em bị xịt hơi cay, được nếm dùi cui điện trên phố Thái Hà, bị đám quần chúng tự phát phá phách, kêu gào đòi giết chết trong đêm… đến nay vẫn không được điều tra, đã nói lên cách hành xử đối với người Công giáo có được “bình đẳng” trước pháp luật nhà nước Việt Nam hiện nay hay không.
Với cả hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp như vậy thì chuyện xử đúng cho anh chị em mới là chuyện lạ, công lý được thực thi sẽ là chuyện viển vông.
Ngay những ngày này, phiên toà “công khai” của anh chị em không được xét xử ở Toà án Quận như thường thấy. Phiên toà được đặc biệt quan tâm treo lên tận tầng 4 một ngôi nhà, để rồi Toà án trả lời những người có đơn tham dự rằng: “Toà án xét xử vụ án này là công khai, nhưng do phòng xử chỉ chứa được ít người và đã phát hết giấy ra vào, nên không đáp ứng được yêu cầu của linh mục, tu sĩ” đã là một câu chuyện hài hước nêu lên đầy đủ tính minh bạch và cán cân công lý của Toà án hiện tại.
Tôi vẫn nhớ vụ án Năm Cam, một băng nhóm tội phạm xã hội, Toà án đã lo lắng chuẩn bị hàng mấy tháng trời, tìm chỗ rộng rãi, có sức chứa lớn để nhiều người muốn tham dự đều có điều kiện.
Nhưng ở đây, tại phiên toà này, những thân nhân anh chị em, những linh mục, tu sĩ, những người cha tinh thần của anh chị em đã bị ngăn chặn bởi những lý do ba xu như trên.
Như vậy, thân phận anh chị em đã được định đoạt và coi không bằng những tên tội phạm xã hội đen và đỏ này.
Người ta không thể hiểu nổi, tại sao anh chị em là những con người bình dị, hiền lành và chất phác, không tiền bạc thế lực, không học vấn đầy mình, cũng không thuộc bất cứ băng nhóm xã hội đen, xã hội đỏ nào lại làm cho cả hệ thống các cơ quan nhà nước lo sợ đến thế?
Nhưng chúng tôi hiểu, giáo dân, người công chính ngay thẳng rất hiểu, chỉ vì ở trong anh chị em chứa một tấm lòng tha thiết yêu sự thật, công lý và hoà bình. Cũng chỉ vì anh chị em là những giáo dân Công giáo mang trong mình một niềm tin yêu và Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa là duy nhất.
Với những con người yêu chuộng công lý, công bằng, anh chị em luôn là một mẫu gương chống lại cái xấu, cái ác, cái bất công và vô đạo đức trong xã hội.
Có thể màn độc diễn xét xử này sẽ có những kết cục đau đớn về thể xác cho anh chị em. Nhưng trước một phiên toà khác, toà án lương tâm mỗi con người còn có nhân cách, anh chị em luôn luôn là những người vô tội.
Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong con mắt toàn thể Giáo hội và tín hữu khắp nơi, cũng như những người yêu Công lý và Sự thật trên địa cầu nhìn nhận anh chị em là người có tội.
Và trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, anh chị em sẽ được vinh danh trong niềm vinh quang của các anh hùng tử đạo.
Có thể ngày mai có một bản án - bản án kết tội những người vô tội.
Có thể ngày mai có những năm tháng tù tội - những năm tháng tù tội cho người công chính.
Một phiên toà xét xử người công chính, sẽ là một phiên toà ô nhục. Những bản án dành cho người công chính là những bản án bất công.
Nỗi nhục này, phải rửa đến ngàn năm. Nỗi đau này, còn lâu mới hàn miệng.
Tôi cũng được biết, có một số người đã xung phong xin đi tù thay cho anh chị em. Nhưng được Phúc tử đạo không phải khi nào ai cũng có. Cầu mong anh chị em vững vàng chấp nhận những thử thách mà chúng ta không thể nào tránh khỏi khi sự ác, sự dối trá đang hoành hành xã hội chúng ta.
Dù ở đâu, trong cảnh tù đày hay bất cứ nơi nào, anh chị em vẫn luôn hiện diện trong cộng đồng giáo dân từng buổi lễ, giờ kinh, trong lòng mọi người vì Công lý, Sự thật và anh em sẽ luôn được sự gìn giữ, quan phòng của Thiên Chúa.
“Bởi Ta biết: tội ác các ngươi nhiều vô kể, Tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: Nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, Nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công”. (Amốt - Chương 5 – Câu 12)
Nguyện cầu cùng Thiên Chúa gìn giữ anh chị em vượt lên tất cả những khổ đau trong “cuộc khổ nạn vì Công lý, Sự thật và Hoà bình” hôm nay.
Nguyện cầu các Thánh Tử đạo Việt Nam cầu bầu cho anh chị em đủ can trường đứng trước mọi thử thách khắc nghiệt nhất, để hưởng trọn hồng phúc cứu độ.
Kính thư
Hà Nội, Ngày 5 tháng 12 năm 2008.
Phiên tòa hay cuộc đấu tố
Hiếu Minh
06:05 05/12/2008
PHIÊN TOÀ HAY CUỘC ĐẤU TỐ?
Chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày tám anh chị em giáo dân bị đưa ra xét xử. Chắc chắn khó mà có được công lý trong cuộc xét xử này. Người ta đã thấy trước bản án dọn sẵng cho họ qua những động thái gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội.
Có nhiều khả năng phiên toà sắp tới sẽ chỉ là một cuộc đấu tố 8 giáo dân do cái gọi là “quần chúng nhân dân tự phát” hay “giáo dân cốt cán” do nhà cầm quyền gửi giấy mời tới dự.
Sẽ không có chỗ cho các linh mục tu sĩ DCCT Thái Hà như ông chánh án toà án quận Đống Đa Trần Hồng Nhân đã trả lời cho các ngài. Các thân nhân của 8 giáo dân cũng sẽ không có mấy người nhận được giấy mời. Các phóng viên nước ngoài hay nhân viên các Sứ quán cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự như các linh mục tu sĩ ở Thái Hà: “không đáp ứng được yêu cầu”. Nhưng chủ yếu tham dự phiên xử hôm ấy là “đông đảo quần chúng nhân dân” tha hồ mà đấu tố 8 giáo dân này. Những người xét xử sẽ căn cứ trên những lời đấu tố của đám người “ăn tiền để đấu tố” và xem là cơ sở tuyên án chứ không phải xem xét các chứng cứ của luật sư.
Đó là cách thức các toà án Việt Nam trước nay vẫn làm. Không hy vọng gì nơi sự công tâm của các chánh án, thẩm phán như có người vẫn hy vọng. Một lần nữa, đây sẽ là một phiên toà bất công, một phiên toà “lành ít, dữ nhiều”.
Các giáo dân và linh mục tu sĩ miền Bắc sẽ làm gì trong ngày đó? Chẳng lẽ những người yêu chuộng công lý và sự thật lại chịu bó tay ngồi nhìn họ đấu tố 8 giáo dân của chúng ta sao?
Giáo dân cần yêu cầu nhà cầm quyền quận Đống Đa phải truyền hình trực tiếp buổi xét xử công khai này. Nếu họ lấy lý do không có chi phí thì giáo dân và các linh mục tu sĩ sẽ đóng góp chi phí hoặc có thể tự làm được việc này. Nên chăng?
Yêu cầu đó quá có đáng không? Xin những người yêu chuộng sự thật hãy làm gì đó để ngăn chận một cuộc đấu tố sắp xảy ra vào ngày 8/12/2008.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày tám anh chị em giáo dân bị đưa ra xét xử. Chắc chắn khó mà có được công lý trong cuộc xét xử này. Người ta đã thấy trước bản án dọn sẵng cho họ qua những động thái gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội.
Có nhiều khả năng phiên toà sắp tới sẽ chỉ là một cuộc đấu tố 8 giáo dân do cái gọi là “quần chúng nhân dân tự phát” hay “giáo dân cốt cán” do nhà cầm quyền gửi giấy mời tới dự.
Sẽ không có chỗ cho các linh mục tu sĩ DCCT Thái Hà như ông chánh án toà án quận Đống Đa Trần Hồng Nhân đã trả lời cho các ngài. Các thân nhân của 8 giáo dân cũng sẽ không có mấy người nhận được giấy mời. Các phóng viên nước ngoài hay nhân viên các Sứ quán cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự như các linh mục tu sĩ ở Thái Hà: “không đáp ứng được yêu cầu”. Nhưng chủ yếu tham dự phiên xử hôm ấy là “đông đảo quần chúng nhân dân” tha hồ mà đấu tố 8 giáo dân này. Những người xét xử sẽ căn cứ trên những lời đấu tố của đám người “ăn tiền để đấu tố” và xem là cơ sở tuyên án chứ không phải xem xét các chứng cứ của luật sư.
Đó là cách thức các toà án Việt Nam trước nay vẫn làm. Không hy vọng gì nơi sự công tâm của các chánh án, thẩm phán như có người vẫn hy vọng. Một lần nữa, đây sẽ là một phiên toà bất công, một phiên toà “lành ít, dữ nhiều”.
Các giáo dân và linh mục tu sĩ miền Bắc sẽ làm gì trong ngày đó? Chẳng lẽ những người yêu chuộng công lý và sự thật lại chịu bó tay ngồi nhìn họ đấu tố 8 giáo dân của chúng ta sao?
Giáo dân cần yêu cầu nhà cầm quyền quận Đống Đa phải truyền hình trực tiếp buổi xét xử công khai này. Nếu họ lấy lý do không có chi phí thì giáo dân và các linh mục tu sĩ sẽ đóng góp chi phí hoặc có thể tự làm được việc này. Nên chăng?
Yêu cầu đó quá có đáng không? Xin những người yêu chuộng sự thật hãy làm gì đó để ngăn chận một cuộc đấu tố sắp xảy ra vào ngày 8/12/2008.
Hoa Kỳ, EU kêu gọi Việt Nam bảo đảm quyền tự do của người dân
VOA Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ ▪ Vietnamese
06:11 05/12/2008
WASHINGTON DC 04/12/2008 - Tại Hội Nghị của nhóm Tư Vấn Các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ Năm, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam bảo đảm các quyền tự do của người dân, tiếp theo sau vụ bắt giam một nhà báo giúp phát giác một vụ tham nhũng lớn.
Liên Hiệp Âu Châu nói với Việt Nam rằng Âu Châu muốn nhấn mạnh tới sự kiện là quyền chính trị và quyền dân sự quan trọng như nhau và không nên bị tách biệt.
Trong bản tuyên bố, Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyện không tôn trọng quyền chính trị và quyền dân sự sẽ gây phương hại trầm trọng tới đường hướng phát triển tại Việt Nam.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết là đang chia sẻ với những lo ngại của quốc tế về bản án tù 2 năm dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người giúp phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn trong một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải 3 năm trước đây.
Trong bản tuyên bố đưa ra trước hội nghị của nhóm tư vấn, Hoa Kỳ nói rằng thành tích kinh tế và uy tín của Việt Nam trước quốc tế đã bị phương hại vì những hạn chế áp đặt lên các quyền tự do cá nhân của người dân.
Bản tuyên bố của phía Hoa Kỳ nói rằng thái độ cởi mở hơn đối với những quan điểm bất đồng và khác biệt là điều rất quan trọng để Việt Nam phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
Một nhóm 4 nước tây phương – gồm Canada, Na Uy, Thụy Sỹ và New Zealand – hối thúc Việt Nam cho người dân trên vùng cao nguyên trung phần được dễ dàng hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động tôn giáo. Vùng cao nguyên trung phần là nơi xảy ra những vụ rối loạn trong hai năm 2001 và 2004, bắt nguồn từ những vụ tranh chấp đất đai.
Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng chính phủ đã đàn áp những người sắc tộc thiểu số theo đạo Tin lành trên vùng này, vì chính phủ coi tôn giáo vừa kể là những lực lượng thù nghịch xuất phát từ Hoa Kỳ.
Nhóm 4 nước Tây phương kể trên cho hay trong chuyến viếng thăm 3 tỉnh Tây Nguyên tháng trước, họ ghi nhận có vài khuynh hướng tích cực trong quyền tự do tôn giáo, nhưng người sắc dân thiểu số, gọi chung là người Thượng, vẫn không được đại diện đầy đủ trong chính quyền địa phương và tỉ lệ người nghèo trong nhóm người này vẫn tiếp tục gia tăng.
(Nguồn: VOA, ngày 04/12/2008)
Liên Hiệp Âu Châu nói với Việt Nam rằng Âu Châu muốn nhấn mạnh tới sự kiện là quyền chính trị và quyền dân sự quan trọng như nhau và không nên bị tách biệt.
Trong bản tuyên bố, Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyện không tôn trọng quyền chính trị và quyền dân sự sẽ gây phương hại trầm trọng tới đường hướng phát triển tại Việt Nam.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết là đang chia sẻ với những lo ngại của quốc tế về bản án tù 2 năm dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người giúp phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn trong một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải 3 năm trước đây.
Trong bản tuyên bố đưa ra trước hội nghị của nhóm tư vấn, Hoa Kỳ nói rằng thành tích kinh tế và uy tín của Việt Nam trước quốc tế đã bị phương hại vì những hạn chế áp đặt lên các quyền tự do cá nhân của người dân.
Bản tuyên bố của phía Hoa Kỳ nói rằng thái độ cởi mở hơn đối với những quan điểm bất đồng và khác biệt là điều rất quan trọng để Việt Nam phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
Một nhóm 4 nước tây phương – gồm Canada, Na Uy, Thụy Sỹ và New Zealand – hối thúc Việt Nam cho người dân trên vùng cao nguyên trung phần được dễ dàng hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động tôn giáo. Vùng cao nguyên trung phần là nơi xảy ra những vụ rối loạn trong hai năm 2001 và 2004, bắt nguồn từ những vụ tranh chấp đất đai.
Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng chính phủ đã đàn áp những người sắc tộc thiểu số theo đạo Tin lành trên vùng này, vì chính phủ coi tôn giáo vừa kể là những lực lượng thù nghịch xuất phát từ Hoa Kỳ.
Nhóm 4 nước Tây phương kể trên cho hay trong chuyến viếng thăm 3 tỉnh Tây Nguyên tháng trước, họ ghi nhận có vài khuynh hướng tích cực trong quyền tự do tôn giáo, nhưng người sắc dân thiểu số, gọi chung là người Thượng, vẫn không được đại diện đầy đủ trong chính quyền địa phương và tỉ lệ người nghèo trong nhóm người này vẫn tiếp tục gia tăng.
(Nguồn: VOA, ngày 04/12/2008)
Nhục cả nước
Ngô Nhân Dụng
06:19 05/12/2008
Nhục cả nước
Ðại sứ Mitsuo Sakaba tố cáo thẳng trước một hội nghị quốc tế rằng những món viện trợ cho nước Việt Nam chỉ nuôi một bọn tham nhũng. Dù thương yêu muốn giúp 84 triệu người dân Việt Nam đến mấy, chính phủ Nhật cũng không thể chấp nhận cảnh tiền bạc do dân Nhật đóng thuế bị bọn ăn cướp cộng sản Việt Nam lấy bỏ túi như vậy! Có thể coi đây là một cái tát vào mặt nhóm người cầm quyền ở nước ta.Khi du lịch ở Cairo tôi gặp một thanh niên người Ðức ở cùng một khách sạn, cùng ngồi uống cà phê trong một quán vắng vẻ. Vì lý do xã giao bắt buộc, hai người phải chào hỏi nhau, và sau vài câu chuyện vãn, một câu hỏi tự nhiên là: “Anh ở nước nào tới đây?”
Khi biết quê quán anh ta ở thành phố Hannover, Ðức quốc tới, tôi hỏi thăm anh có biết về ngôi chùa Việt Nam nổi tiếng tại đó không? Anh biết tiếng, nhưng anh chưa có dịp thăm chùa vì đã đi làm việc ở Berlin từ lâu. Khi nghe tôi từ California sang đây và là người Việt Nam, anh thú nhận chưa đi thăm Việt Nam bao giờ. Nhưng anh lại hỏi tôi ngay một câu: “Tại sao nước lụt lớn đến chết người như vậy? Chỉ mưa thôi mà?”
Tôi phải nghĩ mấy giây mới hiểu câu hỏi của anh. Có một bản tin cũ mấy tuần trước về cảnh lụt lội ở Hà Nội, đã đăng trên báo Người Việt trước khi tôi rời California! Nhưng không thể ngờ người nước khác họ cũng chú ý đến tin đó; đến nỗi một người Ðức trẻ tuổi, đang đi công tác ở Ai Cập, mà lại quan tâm đến tin mưa và lụt ở Hà Nội như vậy! Quả thật là bất ngờ! Chắc lâu lắm báo chí nước họ mới có một tin quan trọng về nước Việt Nam đáng đọc, và anh ta muốn tỏ ra có chú ý đến nước Việt Nam nên mới hỏi thăm về chuyện này.
Là người Việt Nam thì vốn tính sĩ diện. Tôi cố giải thích cho anh hiểu rằng thành phố Hà Nội được thiết kế từ hơn thế kỷ trước, khi người ta ước tính dân số lên cao nhất chỉ tới mấy trăm ngàn. Mấy năm gần đây dân số mới tăng, giờ lên tới bốn triệu người, thành ra hạ tầng cơ sở không đủ đáp ứng!
“Nhưng chết đến 55 người thì nhiều thật!” Anh bạn trẻ vẫn tỏ ý thương xót. Tôi công nhận chuyện ấy thật khó hiểu! Không thể nào tự bào chữa cho nước mình được, tôi đánh trống lảng, quay sang hỏi anh ta tới Ai Cập dự hội nghị về cái gì, chỉ cốt bỏ qua chuyện Hà Nội Lụt.
Làm người Việt Nam, dù ở đâu, đi đâu, mình cũng chia sẻ tiếng tốt hay tiếng xấu của nước Việt Nam. Mình chưa kịp khoe khoang bốn ngàn năm văn hiến mà người ta đã hỏi thăm chuyện lụt lội chết người ngay ở thủ đô (sắp kỷ niệm 1000 năm lịch sử), thì mình cũng chia sẻ nỗi xấu hổ với đồng bào mình vậy. Là đồng bào thì phải chịu trách nhiệm chung với nhau cả. Cũng may trong mấy ngày sắp tới đây tôi sẽ không gặp người Nhật Bản nào cả. Tội nghiệp cho mấy người bạn tôi ở Nhật Bản, chắc họ vẫn bị những người chung quanh hỏi thăm về vụ công ty PCI hối lộ ở Việt Nam! Không ai nỡ chối rằng mình không chịu trách nhiệm nào về những chuyện đó!
Tôi cảm thấy nhục khi nghe tin hôm qua chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt Nam. Họ nói rõ, tạm ngưng cho đến khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam chứng tỏ họ có thể trừ nạn tham nhũng, hối lộ. Nghe tin đó, người Việt Nam ở bất cứ phương trời nào cũng cảm thấy nhục nhã. Không biết báo chí bên Ðức có loan báo tin này như tin mưa lụt ở Hà Nội hay không. Người Việt Nam ở khắp thế giới có thể được người ngoại quốc hỏi thăm về câu chuyện này. Một anh bạn tôi ở Zurich, Thụy Sĩ nhưng hay làm việc và tiếp xúc với người Nhật ở đó, không biết có người nào hỏi thăm anh chuyện này chưa? Anh giải thích ra sao?
Quý vị độc giả đã biết rồi, chuyện các viên chức của công ty PCI bị đưa ra tòa án ở Tokyo và họ khai đã nộp tiền hối lộ cho mấy quan chức cộng sản ở Sài Gòn trong vụ Dự án Xa lộ Ðông Tây. Dân chúng Nhật Bản đều đọc tin đó trên báo chí. Vụ PMU 18 ở Hà Nội hơn hai năm trước, tiền bị ăn cắp cũng có tiền viện trợ ODA của Nhật Bản nữa.
Dân Nhật được biết chuyện PCI hối lộ từ gần một năm nay rồi, ai đọc báo cũng biết tên ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người đã đòi PCI đút lót 2 triệu 6 đô la. Nhưng “Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống Tham nhũng” của đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố trong vụ này họ chưa thấy có gì cụ thể cả! Cái cụ thể sờ sờ trước mắt bây giờ là cả nước chịu nhục nhã. Họ có thấy hay không?
Một điều nhục là ông đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba đã công bố tin cúp viện trợ trong một cuộc họp báo, ngay trong ngày họp đầu tiên của hội nghị các nguồn cấp viện cho nước ta. Tiếng Anh gọi họ là các “đô no” (donors), gồm các quốc gia và các định chế quốc tế, mỗi năm họp một lần như lần này. Các quan chức cộng sản Việt Nam có vẻ ngớ ra, không ngờ cái tin bị cúp hàng tỷ đô la viện trợ được tung ra giữa công chúng! Thật là nhục nhã!
Nếu khéo “ngoại giao” hơn, nghĩa là nếu muốn tỏ vẻ kính trọng chủ nhà một chút thôi, chính phủ Nhật có thể cho tin xấu này được tiết lộ ra theo cách khác, nhè nhẹ và chầm chậm.
Tại sao chính phủ Nhật không thông báo cho chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biết trước một ngày, rồi chính họ loan báo tin buồn này trước khi họp hội nghị? Sau đó, khi báo chí hỏi, ông đại sứ Nhật chỉ gật đầu xác nhận là đủ rồi. Làm như vậy sẽ giữ được thể diện, không phải riêng thể diện của đám lãnh tụ cộng sản tham nhũng mà cũng nên bảo vệ mặt mũi cho cả dân tộc Việt Nam 84 triệu người nữa chứ!
Công bố việc cắt viện trợ trước công chúng đã là một tin làm mất mặt nước chủ nhà rồi, nhưng ông Ðại sứ Mitsuo Sakaba còn nặng tay hơn nữa. Ông nói thẳng lý do cúp tiền là vì chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng quá. Ông nói viện trợ Nhật sẽ được tiếp tục trở lại khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam cộng tác với chính phủ Nhật thiết lập một hệ thống bài trừ tham nhũng có hiệu quả.
Nói cách khác, Ðại sứ Mitsuo Sakaba tố cáo thẳng trước một hội nghị quốc tế rằng những món viện trợ cho nước Việt Nam chỉ nuôi một bọn tham nhũng. Dù thương yêu muốn giúp 84 triệu người dân Việt Nam đến mấy, chính phủ Nhật cũng không thể chấp nhận cảnh tiền bạc do dân Nhật đóng thuế bị bọn ăn cướp cộng sản Việt Nam lấy bỏ túi như vậy! Có thể coi đây là một cái tát vào mặt nhóm người cầm quyền ở nước ta.
Nhật Bản là quốc gia viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất, số tiền Nhật cho bằng một phần ba tổng số các nước. Các nước khác sẽ lấy đó làm gương. Tất cả các nước cấp viện sẽ phải đặt câu hỏi này: Tại sao chính phủ Nhật Bản có can đảm công khai buộc tội đám người gian tham này, và Nhật Bản đã đưa ra biện pháp trừng phạt, còn chính phủ nước mình vẫn ngậm miệng, lại còn bỏ tiền ra nuôi tiếp cho chúng béo phì ra? Tại sao chính phủ Nhật Bản có tinh thần trách nhiệm đối với dân chúng họ, còn chính phủ các nước khác lại không thận trọng hơn trong việc đem tiền nuôi bọn kẻ cắp?
Nếu chính phủ các nước cấp viện không tự đặt câu hỏi đó, thì chính người dân và báo chí các nước đó sẽ có lúc đặt câu hỏi. Và kết quả sẽ không phải chỉ có số tiền viện trợ cho 84 triệu người Việt Nam sẽ bị giảm bớt. Hậu quả đau đớn nhất là nỗi nhục nhã cả một nước phải chịu, do một bọn cầm quyền thối nát gây ra!
Một nước phải ngửa tay xin tiền đã là nhục rồi. Nhưng trong thế giới bây giờ có bao nhiêu nước nghèo vẫn được các nước giầu viện trợ, nước mình cũng ngang hàng với nhiều nước Á Châu, Phi Châu khác, cho nên nỗi nhục này còn nhịn được.
Nhưng đã đi xin tiền rồi, đem tiền bố thí về nhà rồi, trong nhà còn ăn cắp của nhau nữa, nhục nhã làm sao đây! Ăn cắp trâng tráo như thế mà bọn họ cứ tiếp tục bao che tội cho nhau mấy chục năm nay, cả nước không ai dám nói gì, không dám làm gì cả, không thấy là nhục hay sao?
Ăn cắp những số tiền lớn một cách vô liêm sỉ đến nỗi chính phủ nước ngoài họ phải ngưng cho tiền vì sợ dân của họ phản đối! Ðại sứ Nhật Bản đã nói rằng dân chúng nước ông không cho phép chính phủ đem tiền cho những nước nghèo để lọt vào tay bọn căn cắp. Người Nhật đang tự hỏi nhau tại sao nước Việt Nam nhiều kẻ cắp thế! Niềm tủi nhục đó cả nước phải chịu đựng cho đến bao giờ?
Sáu tháng nay dân Nhật Bản ai cũng biết sự tích ông Huỳnh Ngọc Sĩ được lì xì hàng triệu đô la Mỹ bằng tiền mặt, còn báo chí Việt Nam thì không ai dám đi tìm hiểu xem ông ta sống thế nào, nhà cửa, gia đình ra sao, con cái học hành ở đâu. Không phóng viên nào dám đi tìm phỏng vấn các người cộng sự hay cấp chỉ huy của ông ta cả. Phải cắn răng ngậm miệng, không dám hỏi, không dám nói như vậy cho đến bao giờ?
Chúc các bạn may mắn, khi ra ngoài đường, đi du lịch, không gặp người Nhật Bản nào cả. Giống như ông bạn trẻ người Ðức gặp tôi ở Cairo, tự nhiên tò mò hỏi tại sao thành phố Hà Nội bị lụt khiến mình lúng túng. Làm người Việt Nam lúc nào mình cũng muốn bảo vệ thể diện cho đất nước. Nhưng làm sao bảo vệ được thể diện của ông Huỳnh Ngọc Sĩ và các đồng chí của ông ta bây giờ!
(Nguồn: Người Việt, ngày 4.12.2008)
Ðại sứ Mitsuo Sakaba tố cáo thẳng trước một hội nghị quốc tế rằng những món viện trợ cho nước Việt Nam chỉ nuôi một bọn tham nhũng. Dù thương yêu muốn giúp 84 triệu người dân Việt Nam đến mấy, chính phủ Nhật cũng không thể chấp nhận cảnh tiền bạc do dân Nhật đóng thuế bị bọn ăn cướp cộng sản Việt Nam lấy bỏ túi như vậy! Có thể coi đây là một cái tát vào mặt nhóm người cầm quyền ở nước ta.Khi du lịch ở Cairo tôi gặp một thanh niên người Ðức ở cùng một khách sạn, cùng ngồi uống cà phê trong một quán vắng vẻ. Vì lý do xã giao bắt buộc, hai người phải chào hỏi nhau, và sau vài câu chuyện vãn, một câu hỏi tự nhiên là: “Anh ở nước nào tới đây?”
Khi biết quê quán anh ta ở thành phố Hannover, Ðức quốc tới, tôi hỏi thăm anh có biết về ngôi chùa Việt Nam nổi tiếng tại đó không? Anh biết tiếng, nhưng anh chưa có dịp thăm chùa vì đã đi làm việc ở Berlin từ lâu. Khi nghe tôi từ California sang đây và là người Việt Nam, anh thú nhận chưa đi thăm Việt Nam bao giờ. Nhưng anh lại hỏi tôi ngay một câu: “Tại sao nước lụt lớn đến chết người như vậy? Chỉ mưa thôi mà?”
Tôi phải nghĩ mấy giây mới hiểu câu hỏi của anh. Có một bản tin cũ mấy tuần trước về cảnh lụt lội ở Hà Nội, đã đăng trên báo Người Việt trước khi tôi rời California! Nhưng không thể ngờ người nước khác họ cũng chú ý đến tin đó; đến nỗi một người Ðức trẻ tuổi, đang đi công tác ở Ai Cập, mà lại quan tâm đến tin mưa và lụt ở Hà Nội như vậy! Quả thật là bất ngờ! Chắc lâu lắm báo chí nước họ mới có một tin quan trọng về nước Việt Nam đáng đọc, và anh ta muốn tỏ ra có chú ý đến nước Việt Nam nên mới hỏi thăm về chuyện này.
Là người Việt Nam thì vốn tính sĩ diện. Tôi cố giải thích cho anh hiểu rằng thành phố Hà Nội được thiết kế từ hơn thế kỷ trước, khi người ta ước tính dân số lên cao nhất chỉ tới mấy trăm ngàn. Mấy năm gần đây dân số mới tăng, giờ lên tới bốn triệu người, thành ra hạ tầng cơ sở không đủ đáp ứng!
“Nhưng chết đến 55 người thì nhiều thật!” Anh bạn trẻ vẫn tỏ ý thương xót. Tôi công nhận chuyện ấy thật khó hiểu! Không thể nào tự bào chữa cho nước mình được, tôi đánh trống lảng, quay sang hỏi anh ta tới Ai Cập dự hội nghị về cái gì, chỉ cốt bỏ qua chuyện Hà Nội Lụt.
Làm người Việt Nam, dù ở đâu, đi đâu, mình cũng chia sẻ tiếng tốt hay tiếng xấu của nước Việt Nam. Mình chưa kịp khoe khoang bốn ngàn năm văn hiến mà người ta đã hỏi thăm chuyện lụt lội chết người ngay ở thủ đô (sắp kỷ niệm 1000 năm lịch sử), thì mình cũng chia sẻ nỗi xấu hổ với đồng bào mình vậy. Là đồng bào thì phải chịu trách nhiệm chung với nhau cả. Cũng may trong mấy ngày sắp tới đây tôi sẽ không gặp người Nhật Bản nào cả. Tội nghiệp cho mấy người bạn tôi ở Nhật Bản, chắc họ vẫn bị những người chung quanh hỏi thăm về vụ công ty PCI hối lộ ở Việt Nam! Không ai nỡ chối rằng mình không chịu trách nhiệm nào về những chuyện đó!
Tôi cảm thấy nhục khi nghe tin hôm qua chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt Nam. Họ nói rõ, tạm ngưng cho đến khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam chứng tỏ họ có thể trừ nạn tham nhũng, hối lộ. Nghe tin đó, người Việt Nam ở bất cứ phương trời nào cũng cảm thấy nhục nhã. Không biết báo chí bên Ðức có loan báo tin này như tin mưa lụt ở Hà Nội hay không. Người Việt Nam ở khắp thế giới có thể được người ngoại quốc hỏi thăm về câu chuyện này. Một anh bạn tôi ở Zurich, Thụy Sĩ nhưng hay làm việc và tiếp xúc với người Nhật ở đó, không biết có người nào hỏi thăm anh chuyện này chưa? Anh giải thích ra sao?
Quý vị độc giả đã biết rồi, chuyện các viên chức của công ty PCI bị đưa ra tòa án ở Tokyo và họ khai đã nộp tiền hối lộ cho mấy quan chức cộng sản ở Sài Gòn trong vụ Dự án Xa lộ Ðông Tây. Dân chúng Nhật Bản đều đọc tin đó trên báo chí. Vụ PMU 18 ở Hà Nội hơn hai năm trước, tiền bị ăn cắp cũng có tiền viện trợ ODA của Nhật Bản nữa.
Dân Nhật được biết chuyện PCI hối lộ từ gần một năm nay rồi, ai đọc báo cũng biết tên ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người đã đòi PCI đút lót 2 triệu 6 đô la. Nhưng “Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống Tham nhũng” của đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố trong vụ này họ chưa thấy có gì cụ thể cả! Cái cụ thể sờ sờ trước mắt bây giờ là cả nước chịu nhục nhã. Họ có thấy hay không?
Một điều nhục là ông đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba đã công bố tin cúp viện trợ trong một cuộc họp báo, ngay trong ngày họp đầu tiên của hội nghị các nguồn cấp viện cho nước ta. Tiếng Anh gọi họ là các “đô no” (donors), gồm các quốc gia và các định chế quốc tế, mỗi năm họp một lần như lần này. Các quan chức cộng sản Việt Nam có vẻ ngớ ra, không ngờ cái tin bị cúp hàng tỷ đô la viện trợ được tung ra giữa công chúng! Thật là nhục nhã!
Nếu khéo “ngoại giao” hơn, nghĩa là nếu muốn tỏ vẻ kính trọng chủ nhà một chút thôi, chính phủ Nhật có thể cho tin xấu này được tiết lộ ra theo cách khác, nhè nhẹ và chầm chậm.
Tại sao chính phủ Nhật không thông báo cho chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biết trước một ngày, rồi chính họ loan báo tin buồn này trước khi họp hội nghị? Sau đó, khi báo chí hỏi, ông đại sứ Nhật chỉ gật đầu xác nhận là đủ rồi. Làm như vậy sẽ giữ được thể diện, không phải riêng thể diện của đám lãnh tụ cộng sản tham nhũng mà cũng nên bảo vệ mặt mũi cho cả dân tộc Việt Nam 84 triệu người nữa chứ!
Công bố việc cắt viện trợ trước công chúng đã là một tin làm mất mặt nước chủ nhà rồi, nhưng ông Ðại sứ Mitsuo Sakaba còn nặng tay hơn nữa. Ông nói thẳng lý do cúp tiền là vì chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng quá. Ông nói viện trợ Nhật sẽ được tiếp tục trở lại khi nào đảng Cộng Sản Việt Nam cộng tác với chính phủ Nhật thiết lập một hệ thống bài trừ tham nhũng có hiệu quả.
Nói cách khác, Ðại sứ Mitsuo Sakaba tố cáo thẳng trước một hội nghị quốc tế rằng những món viện trợ cho nước Việt Nam chỉ nuôi một bọn tham nhũng. Dù thương yêu muốn giúp 84 triệu người dân Việt Nam đến mấy, chính phủ Nhật cũng không thể chấp nhận cảnh tiền bạc do dân Nhật đóng thuế bị bọn ăn cướp cộng sản Việt Nam lấy bỏ túi như vậy! Có thể coi đây là một cái tát vào mặt nhóm người cầm quyền ở nước ta.
Nhật Bản là quốc gia viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất, số tiền Nhật cho bằng một phần ba tổng số các nước. Các nước khác sẽ lấy đó làm gương. Tất cả các nước cấp viện sẽ phải đặt câu hỏi này: Tại sao chính phủ Nhật Bản có can đảm công khai buộc tội đám người gian tham này, và Nhật Bản đã đưa ra biện pháp trừng phạt, còn chính phủ nước mình vẫn ngậm miệng, lại còn bỏ tiền ra nuôi tiếp cho chúng béo phì ra? Tại sao chính phủ Nhật Bản có tinh thần trách nhiệm đối với dân chúng họ, còn chính phủ các nước khác lại không thận trọng hơn trong việc đem tiền nuôi bọn kẻ cắp?
Nếu chính phủ các nước cấp viện không tự đặt câu hỏi đó, thì chính người dân và báo chí các nước đó sẽ có lúc đặt câu hỏi. Và kết quả sẽ không phải chỉ có số tiền viện trợ cho 84 triệu người Việt Nam sẽ bị giảm bớt. Hậu quả đau đớn nhất là nỗi nhục nhã cả một nước phải chịu, do một bọn cầm quyền thối nát gây ra!
Một nước phải ngửa tay xin tiền đã là nhục rồi. Nhưng trong thế giới bây giờ có bao nhiêu nước nghèo vẫn được các nước giầu viện trợ, nước mình cũng ngang hàng với nhiều nước Á Châu, Phi Châu khác, cho nên nỗi nhục này còn nhịn được.
Nhưng đã đi xin tiền rồi, đem tiền bố thí về nhà rồi, trong nhà còn ăn cắp của nhau nữa, nhục nhã làm sao đây! Ăn cắp trâng tráo như thế mà bọn họ cứ tiếp tục bao che tội cho nhau mấy chục năm nay, cả nước không ai dám nói gì, không dám làm gì cả, không thấy là nhục hay sao?
Ăn cắp những số tiền lớn một cách vô liêm sỉ đến nỗi chính phủ nước ngoài họ phải ngưng cho tiền vì sợ dân của họ phản đối! Ðại sứ Nhật Bản đã nói rằng dân chúng nước ông không cho phép chính phủ đem tiền cho những nước nghèo để lọt vào tay bọn căn cắp. Người Nhật đang tự hỏi nhau tại sao nước Việt Nam nhiều kẻ cắp thế! Niềm tủi nhục đó cả nước phải chịu đựng cho đến bao giờ?
Sáu tháng nay dân Nhật Bản ai cũng biết sự tích ông Huỳnh Ngọc Sĩ được lì xì hàng triệu đô la Mỹ bằng tiền mặt, còn báo chí Việt Nam thì không ai dám đi tìm hiểu xem ông ta sống thế nào, nhà cửa, gia đình ra sao, con cái học hành ở đâu. Không phóng viên nào dám đi tìm phỏng vấn các người cộng sự hay cấp chỉ huy của ông ta cả. Phải cắn răng ngậm miệng, không dám hỏi, không dám nói như vậy cho đến bao giờ?
Chúc các bạn may mắn, khi ra ngoài đường, đi du lịch, không gặp người Nhật Bản nào cả. Giống như ông bạn trẻ người Ðức gặp tôi ở Cairo, tự nhiên tò mò hỏi tại sao thành phố Hà Nội bị lụt khiến mình lúng túng. Làm người Việt Nam lúc nào mình cũng muốn bảo vệ thể diện cho đất nước. Nhưng làm sao bảo vệ được thể diện của ông Huỳnh Ngọc Sĩ và các đồng chí của ông ta bây giờ!
(Nguồn: Người Việt, ngày 4.12.2008)
Bản tuyên cáo của Liên Đoàn CGVN tại Đức phản đối CSVN xét xử giáo dân vô tội
Vincenz Nguyễn văn Rị
15:02 05/12/2008
Đức Quốc, ngày 01.12.2008
Bản tuyên cáo của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức
phản đối Cộng Sản Việt Nam tố cáo những người Giáo Oan vô tội
Kính thưa qúi vị Đại diện lãnh đạo các Tôn giáo
Kính thưa qúi vị Nhân sĩ, Hội đoàn, các cơ quan truyền thông và báo chí
Kính thưa đồng bào, những người yêu chuộng Tự Do Công Lý và Hoà Bình
Để khủng bố và làm áp lực nhằm giảm sức mạnh đấu tranh của người dân oan, cũng như để bào chữa cho những kẻ cướp đất, dưới danh nghĩa nhà nước, cái gọi là Tòa án Nhân Dân quận Đống Đa, qua bà Chánh án Trần Thị Phương Hiền, quận Đống Đa, tám Giáo Oan sau đây, sẽ bị ra Tòa Án Nhân Dân Cộng Sản:
1. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội.
2. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, cư trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội.
3. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1958, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Giáo xứ Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá.
4. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội.
5. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Giáo xứ Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội.
6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Giáo xứ Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh.
7. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Giáo xứ Hà Thao, sống tại Giáo xứ Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội..
8. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội.
Họ sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 08/12/2008 về tội: "hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng".
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức luôn hiệp thông với Giáo hội VN, ủng hộ quan điểm của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam qua thông cáo báo chí ngày 25.11.2008, khẳng định rằng: Quyền tự do và nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm. Quyền lên tiếng và bảo vệ Công Lý và Hòa Bình là niềm ước mơ cao cả của tất cả con người văn minh yêu chuộng sự công bằng, trong một quốc gia có Tự do Dân chủ, biết tôn trọng nhân phẩm giá trị con người.
Vì thế, việc những Giáo Oan kể trên đã mạnh dạn lên tiếng và bảo vệ Công Lý, làm chứng nhân cho Sự Thật là việc làm rất chính đáng và cần thiết, chống lại sự khủng bố gian manh giả dối cướp phá của nhà nước Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vì, chính những kẻ tay sai do chỉ thị nhà nước XHCHVN, đã xịt khói cay, gây bất an ninh, trong lúc người Giáo Oan đang đọc kinh cầu nguyện, xúc phạm đến tôn giáo, đến Thánh địa nơi thờ phượng nghiêm trang. Chính những kẻ này mới phải bị mang ra toà thú tội trước toàn thể đồng bào. Họ đã gây bao oan trái cho dân tộc quê hương.
Với nhận định trên, chúng tôi:
• Hoàn toàn ủng hộ việc làm chính đáng của tám Giáo Oan nói trên, và kêu gọi tất cả mọi người dân, trong và ngoài, nước hãy có những phương thức cụ thể để phản bác cũng như để phản kháng lại nhà nước CSVN, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện.
• Cực lực lên án nhà nước gian manh xảo trá CSVN khủng bố Giáo Oan vô tội, qua cái gọi là Tòa án nhân dân quận Đống Đa.
• Cực lực phản đối nhà nước CSVN đã đồng tình a dua với những kể cướp phá, dùng luật pháp để hợp thức hoá và bao che cho những kẻ cướp đất, nhân danh nhà nước.
• Kêu gọi những tổ chức quốc tế, những hội đoàn Nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ chế độ độc tài gian manh khủng bố CSVN.
• Nhà nước CSVN phải trả tự do tức khắc cho tám Giáo dân vô tội chỉ biết cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại VN.
Xin Thiên Chúa luôn hướng dẫn và ban sức mạnh kiên trì can đảm cho tám anh chị em Giáo Oan, luôn vững tin vác Thập Giá theo chân Chúa, làm ánh sáng cho thế gian và làm muối men cho đời.
Nguyện Danh Cha Cả Sáng!
T/M Ban Chấp Hành
Vincenz Nguyễn văn Rị
Phó Chủ Tịch LĐCGVN tại Đức
Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Chính quyền Sàigòn triệu tập Cha Bề trên DCCT
DCCT
15:25 05/12/2008
Tin khẩn: Chúng tôi mới nhận được tin từ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là: Sau Thánh Lễ thắp nến cầu nguyện cho 8 anh chi em sắp ra tòa vào ngày Chúa Nhật 30 tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền địa phương ở Saigòn đã gửi giấy triệu tập Linh mục Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế ở Sàigòn phải ra "làm việc" tại phường 9 quận 3 vì đã tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho các anh chị em ở Thái Hà sắp ra tòa...
Đây là một thức trấn áp và vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân mà Nhà cầm quyền CSVN đang tìm mọi cách để đe dọa và khống chế tinh thần đoàn kết của người Công giáo vì Công lý.
Khi có tin tức mới cập nhật liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ thông báo ngay cho qúi độc giả.
Đây là một thức trấn áp và vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân mà Nhà cầm quyền CSVN đang tìm mọi cách để đe dọa và khống chế tinh thần đoàn kết của người Công giáo vì Công lý.
Khi có tin tức mới cập nhật liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ thông báo ngay cho qúi độc giả.
Hãy vui lên
Trương Phú Thứ
21:58 05/12/2008
HÃY VUI LÊN
Ngày mùng 8 tháng 12 năm 2008, những người anh chị em của chúng ta ở giáo xứ Thái Hà bị bạo quyền cộng sản Việt Nam kết tội “gây rối trật tự và phá họai tài sản” sẽ có dịp nói lên những khát vọng cho hòa bình và công lý dưới sự cai trị của một thể chế độc tài đảng trị, xã hôi bị tàn phá vì tham nhũng bè phái và quyền làm người của dân Việt Nam bị coi như là một đòi hỏi ngòai pháp luật.
Tám anh chị em của chúng ta chỉ là một con số đếm trên đầu ngón tay không những thay mặt cho hàng ngàn hàng vạn giáo dân thắp lên ngọn nến hòa bình và công lý mà còn cho cả dân tộcViệt Nam và những người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới. Những chứng nhân của hòa bình và công lý người thì được tại ngọai, người thì vẫn còn bị giam cầm nhưng sẽ có một tiếng nói chung là tiếng nài van tha thiết cho một nước Việt Nam không còn những cảnh người dân thấp cổ bé miệng bị áp bức bóc lột, ánh sáng của công lý bao trùm khắp nơi nơi và hòa bình thực sự từ mỗi lòng người mang an vui hạnh phúc đến trên khắp quê hương.
Phiên tòa xử tám giáo dân sẽ lôi kéo được sự tham dự của các hệ thống truyền thông quốc tế và chắc chắn các đại diện của ngọai giao đòan ở Hà Nội cũng sẽ có mặt. Bên cạnh các người bị cáo là các linh mục và cộng đồng giáo dân xứ Thái Hà, mặc dầu phải đứng ngòai đường. Tất nhiên sự hiện diện đông đảo của các thành phần tham dự sẽ tạo nên một áp lực rất nặng nề trên những phán quyết của vị chánh án và những lập luận của công tố viên. Mặt khác, luật sư biện hộ cho các bị can sẽ như có một đội quân hũng mạnh làm hậu thuẫn.
Khởi đầu phiên tòa, luật sư Lê Trần Luật sẽ đặt vấn đề tiên quyết với tòa án: Ai là chủ nhân đích thực của lô đất số 176 Nguyễn Lương Bằng? Tòa án qua các tài liệu được cung cấp bởi nhà cầm quyền Hà Nội sẽ rất khó khăn để trả lời câu hỏi này. Tòa án không thể dùng những tài liệu ngụy tạo của nhà cầm quyền để áp đặt một phán quyết đang trong tiến trình tranh chấp. Bà chánh án sẽ trả lời sao khi luật sư Lê Trần Luật trưng ra một bản văn chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của linh muc Vũ Ngọc Bích mà mẫu in của văn bản này dùng nhu liệu của Microsoft chỉ được phát minh và xử dụng trên máy điện tóan sau đến gần ba mươi năm ngày văn bản này được ký kết. Khi phát hiện ra một hà tì như vậy thì rất có thể tòa án sẽ ngưng xét xử và yêu cầu nhà cầm quyền bổ túc và làm rõ những chi tiết được luật sư bị cáo nêu lên tại tòa. Đây là điểm mấu chốt của phiên tòa, bởi vì nếu vị chánh án yêu cầu truy cứu nguồn gốc của lô đất thì việc xét xử các bị cáo “gây rối trật tự và phá họai tài sản” sẽ chuyển sang một đường hướng khác. Suốt hơn mười hai năm qua, giáo xứ Thái Hà chỉ nhận được những văn bản hành chánh từ phía nhà cầm quyền phủ nhận quyền sở hữu lô đất số 176 Nguyễn Lương Bằng. Đây là một cơ hội để giáo xứ Thái Hà trưng dẫn những văn kiện đòi hỏi chủ quyền của lô đất tại tòa án với sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế và đại diên ngọai giao đòan cũng như công luận thế giới.
Cách đây mấy tháng Đức Giám Mục Thái Bình đã tâm tình trên VietCatholic rằng việc nhà nước vội vàng làm ngày làm đêm để biến hai miếng đất tòa Khâm sứ và của giáo xứ Thái Hà trở thành hai công viên chỉ là những sửa sọan rất tình nghĩa để sẵn sàng trao trả lại cho các khổ chủ mà thôi. Ước mong rằng lời tiên tri của Đức ChaThái Bình sẽ trở nên sự thật.
Tòa án cũng có thể từ chối không xét xử đến nguồn gốc của lô đất mà chỉ xét xử những bị cáo về tội gây rối trật tự và phá họai tài sản. Một người say rượu, đêm khuya ra đường la hét om sòm hay những tiếng rú của các xe gắn máy là những hành động được coi như gây rối trật tự công cộng. Lịch sử của nền tư pháp thế giới có lẽ chưa có một vụ xét xử nào về tội danh gây rối trật tự công cộng lại nổi đình đám và lôi kéo được nhiều sự chú ý như vụ nhà cầm quyền Việt Nam tố cáo và xét xử tám giáo dân Thái Hà. Nhà nước CSVN luôn coi giáo hội công giáo là một thế lực thù địch và giáo hội công giáo cũng không bao giờ chấp nhận hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Một bên là bạo lực và sắt máu, bên kia là công lý và hòa bình sẽ luôn luôn đứng ở hai bên của một bức tường ngăn cách. Do vậy cái tôi danh gọi là “gây rối trât tự công cộng và phá họai tài sản” chỉ là một hình thức khủng bố và trấn áp của nhà nước CSVN dối với một tôn giáo được coi như là “thế lực thù địch”.
Nhiều người lo ngại rằng nhà nước CSVN sẽ chỉ thị cho tòa án phán quyết một bản án rất nặng cho các bị cáo bị xét xử vế tội “gây rối trật tự công cộng và phá họai tài sản” để như là một cảnh cáo đối với những người ở các nơi khác đang có ý định tranh đấu cho công bằng và lẽ phải. Sau ngày
30 tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã chiếm đọat rất nhiều tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam bên cạnh những hạn chế và kiểm sóat nghiêm nhặt các sinh họat tôn giáo. Thái Hà chỉ là một bước khởi đầu. Còn hàng ngàn hàng vạn Thái Hà nữa sẽ tiếp nối theo sau. Dù các bị cáo có bị nhà nước CSVN liệt kê vào danh sách của “bọn phản động có đạo” thì cũng không thể nào áp đặt những hình phạt vượt quá giới hạn của tội danh “gây rối trật tự và phá họai tài sản”. Theo thời gian với tiến độ văn minh của nhân lọai thì chủ nghĩa cộng sản chỉ còn rơi rớt lại vài ba nơi trên thế giới sẽ hòan tòan bị triệt tiêu nhưng lương tâm nhân lọai với công lý và hòa bình sẽ không bao giờ mờ phai. Chưa bao giờ lịch sử tư pháp của thế giới lại có một vụ án mà quan tòa lại khiếp sợ các bị cáo và những nạn nhân của bạo quyền lại vui vẻ hiên ngang nhận lãnh án phạt. Quan tòa khiếp sợ ánh sáng của công lý và hòa bình. Các bị cáo kiêu hãnh phụng sự công bằng và lẽ phải.
Ngày 8 tháng 12 năm 2008, trong căn phòng chật hẹp trên tầng lầu thứ bốn của một cơ quan hành chánh cấp phường, tám giáo dân của giáo xứ Thái Hà sẽ bị xét xử vì tội danh “gây rối trật tự và phá họai tài sản”. Các linh mục và tu sĩ giáo xứ Thái Hà đã không được phép tham dự phiên tòa và ngay cả thân nhân trực hệ của các bị cáo cũng sẽ phải đứng ngòai đường để nghe ngóng tin tức. Những thủ đọan gian giảo của bọn người vô lương tâm, coi thuờng luật pháp đã không đi ra ngòai dự đóan của những người theo dõi vụ án. Bản chất của người cộng sản là vậy.
Hãy vui lên vì lời kinh tiếng hát nguyện cầu cho công lý và hòa bình sẽ vang lên, cất cao lên ngay tại nơi chốn mà công bằng và lẽ phải bị chà đạp. Hãy vui lên vì đến thời điểm mà cả nhân lọai sẽ được nghe tiếng kêu gào cho công lý và hòa bình. Hãy vui lên vì công lý sẽ chiến thắng gian tà qủy quyệt, hòa bình sẽ chiến thắng bạo lực hận thù.
Ngày mùng 8 tháng 12 năm 2008, những người anh chị em của chúng ta ở giáo xứ Thái Hà bị bạo quyền cộng sản Việt Nam kết tội “gây rối trật tự và phá họai tài sản” sẽ có dịp nói lên những khát vọng cho hòa bình và công lý dưới sự cai trị của một thể chế độc tài đảng trị, xã hôi bị tàn phá vì tham nhũng bè phái và quyền làm người của dân Việt Nam bị coi như là một đòi hỏi ngòai pháp luật.
Tám anh chị em của chúng ta chỉ là một con số đếm trên đầu ngón tay không những thay mặt cho hàng ngàn hàng vạn giáo dân thắp lên ngọn nến hòa bình và công lý mà còn cho cả dân tộcViệt Nam và những người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới. Những chứng nhân của hòa bình và công lý người thì được tại ngọai, người thì vẫn còn bị giam cầm nhưng sẽ có một tiếng nói chung là tiếng nài van tha thiết cho một nước Việt Nam không còn những cảnh người dân thấp cổ bé miệng bị áp bức bóc lột, ánh sáng của công lý bao trùm khắp nơi nơi và hòa bình thực sự từ mỗi lòng người mang an vui hạnh phúc đến trên khắp quê hương.
Phiên tòa xử tám giáo dân sẽ lôi kéo được sự tham dự của các hệ thống truyền thông quốc tế và chắc chắn các đại diện của ngọai giao đòan ở Hà Nội cũng sẽ có mặt. Bên cạnh các người bị cáo là các linh mục và cộng đồng giáo dân xứ Thái Hà, mặc dầu phải đứng ngòai đường. Tất nhiên sự hiện diện đông đảo của các thành phần tham dự sẽ tạo nên một áp lực rất nặng nề trên những phán quyết của vị chánh án và những lập luận của công tố viên. Mặt khác, luật sư biện hộ cho các bị can sẽ như có một đội quân hũng mạnh làm hậu thuẫn.
Khởi đầu phiên tòa, luật sư Lê Trần Luật sẽ đặt vấn đề tiên quyết với tòa án: Ai là chủ nhân đích thực của lô đất số 176 Nguyễn Lương Bằng? Tòa án qua các tài liệu được cung cấp bởi nhà cầm quyền Hà Nội sẽ rất khó khăn để trả lời câu hỏi này. Tòa án không thể dùng những tài liệu ngụy tạo của nhà cầm quyền để áp đặt một phán quyết đang trong tiến trình tranh chấp. Bà chánh án sẽ trả lời sao khi luật sư Lê Trần Luật trưng ra một bản văn chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của linh muc Vũ Ngọc Bích mà mẫu in của văn bản này dùng nhu liệu của Microsoft chỉ được phát minh và xử dụng trên máy điện tóan sau đến gần ba mươi năm ngày văn bản này được ký kết. Khi phát hiện ra một hà tì như vậy thì rất có thể tòa án sẽ ngưng xét xử và yêu cầu nhà cầm quyền bổ túc và làm rõ những chi tiết được luật sư bị cáo nêu lên tại tòa. Đây là điểm mấu chốt của phiên tòa, bởi vì nếu vị chánh án yêu cầu truy cứu nguồn gốc của lô đất thì việc xét xử các bị cáo “gây rối trật tự và phá họai tài sản” sẽ chuyển sang một đường hướng khác. Suốt hơn mười hai năm qua, giáo xứ Thái Hà chỉ nhận được những văn bản hành chánh từ phía nhà cầm quyền phủ nhận quyền sở hữu lô đất số 176 Nguyễn Lương Bằng. Đây là một cơ hội để giáo xứ Thái Hà trưng dẫn những văn kiện đòi hỏi chủ quyền của lô đất tại tòa án với sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế và đại diên ngọai giao đòan cũng như công luận thế giới.
Cách đây mấy tháng Đức Giám Mục Thái Bình đã tâm tình trên VietCatholic rằng việc nhà nước vội vàng làm ngày làm đêm để biến hai miếng đất tòa Khâm sứ và của giáo xứ Thái Hà trở thành hai công viên chỉ là những sửa sọan rất tình nghĩa để sẵn sàng trao trả lại cho các khổ chủ mà thôi. Ước mong rằng lời tiên tri của Đức ChaThái Bình sẽ trở nên sự thật.
Tòa án cũng có thể từ chối không xét xử đến nguồn gốc của lô đất mà chỉ xét xử những bị cáo về tội gây rối trật tự và phá họai tài sản. Một người say rượu, đêm khuya ra đường la hét om sòm hay những tiếng rú của các xe gắn máy là những hành động được coi như gây rối trật tự công cộng. Lịch sử của nền tư pháp thế giới có lẽ chưa có một vụ xét xử nào về tội danh gây rối trật tự công cộng lại nổi đình đám và lôi kéo được nhiều sự chú ý như vụ nhà cầm quyền Việt Nam tố cáo và xét xử tám giáo dân Thái Hà. Nhà nước CSVN luôn coi giáo hội công giáo là một thế lực thù địch và giáo hội công giáo cũng không bao giờ chấp nhận hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Một bên là bạo lực và sắt máu, bên kia là công lý và hòa bình sẽ luôn luôn đứng ở hai bên của một bức tường ngăn cách. Do vậy cái tôi danh gọi là “gây rối trât tự công cộng và phá họai tài sản” chỉ là một hình thức khủng bố và trấn áp của nhà nước CSVN dối với một tôn giáo được coi như là “thế lực thù địch”.
Nhiều người lo ngại rằng nhà nước CSVN sẽ chỉ thị cho tòa án phán quyết một bản án rất nặng cho các bị cáo bị xét xử vế tội “gây rối trật tự công cộng và phá họai tài sản” để như là một cảnh cáo đối với những người ở các nơi khác đang có ý định tranh đấu cho công bằng và lẽ phải. Sau ngày
30 tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã chiếm đọat rất nhiều tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam bên cạnh những hạn chế và kiểm sóat nghiêm nhặt các sinh họat tôn giáo. Thái Hà chỉ là một bước khởi đầu. Còn hàng ngàn hàng vạn Thái Hà nữa sẽ tiếp nối theo sau. Dù các bị cáo có bị nhà nước CSVN liệt kê vào danh sách của “bọn phản động có đạo” thì cũng không thể nào áp đặt những hình phạt vượt quá giới hạn của tội danh “gây rối trật tự và phá họai tài sản”. Theo thời gian với tiến độ văn minh của nhân lọai thì chủ nghĩa cộng sản chỉ còn rơi rớt lại vài ba nơi trên thế giới sẽ hòan tòan bị triệt tiêu nhưng lương tâm nhân lọai với công lý và hòa bình sẽ không bao giờ mờ phai. Chưa bao giờ lịch sử tư pháp của thế giới lại có một vụ án mà quan tòa lại khiếp sợ các bị cáo và những nạn nhân của bạo quyền lại vui vẻ hiên ngang nhận lãnh án phạt. Quan tòa khiếp sợ ánh sáng của công lý và hòa bình. Các bị cáo kiêu hãnh phụng sự công bằng và lẽ phải.
Ngày 8 tháng 12 năm 2008, trong căn phòng chật hẹp trên tầng lầu thứ bốn của một cơ quan hành chánh cấp phường, tám giáo dân của giáo xứ Thái Hà sẽ bị xét xử vì tội danh “gây rối trật tự và phá họai tài sản”. Các linh mục và tu sĩ giáo xứ Thái Hà đã không được phép tham dự phiên tòa và ngay cả thân nhân trực hệ của các bị cáo cũng sẽ phải đứng ngòai đường để nghe ngóng tin tức. Những thủ đọan gian giảo của bọn người vô lương tâm, coi thuờng luật pháp đã không đi ra ngòai dự đóan của những người theo dõi vụ án. Bản chất của người cộng sản là vậy.
Hãy vui lên vì lời kinh tiếng hát nguyện cầu cho công lý và hòa bình sẽ vang lên, cất cao lên ngay tại nơi chốn mà công bằng và lẽ phải bị chà đạp. Hãy vui lên vì đến thời điểm mà cả nhân lọai sẽ được nghe tiếng kêu gào cho công lý và hòa bình. Hãy vui lên vì công lý sẽ chiến thắng gian tà qủy quyệt, hòa bình sẽ chiến thắng bạo lực hận thù.
Thử nhận định về phiên tòa 8/12
Alfonso Hoàng Gia Bảo
22:04 05/12/2008
Thử nhận định về phiên tòa 8/12
Chẳng còn mấy hôm nữa tám giáo dân Hà Nội sẽ phải ra tòa, vậy chuyện gì đang chờ đợi họ trong ngày này? Tất cả đều được trở về nhà để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ cùng giáo xứ Thaí Hà hay một vài người trong họ sẽ phải buồn bã tiếp tục trở lại nhà tù?
Câu hỏi chắc hẳn đang làm ‘đau đầu’ không chỉ các bị can, thân nhân họ mà còn cả với những ai quan tâm đến phiên tòa. Sở dĩ chúng khó đoán vì luật pháp trong những phiên tòa kiểu này chỉ lớp sơn phủ bề ngoài nhằm ngụy trang che đậy những lý do và mục đích hoàn toàn khác bên trong, màu này chưa hợp đã có màu khác thay tùy ý nhà cầm quyền, vì thế không còn ai dám dựa vào luật mà suy đoán.
“Công khai” vẫn còn thua “xin phép”?
Những năm gần đây, trong nước ngày càng có nhiều phiên tòa có tên gọi là “xét xử công khai” nhưng đã bách hại được không ít người công chính dám công khai tên tuổi mình khi đứng lên đấu tranh đòi hỏi chính quyền tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân và phản đối sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản VN.
Vì sao sự công khai, tính minh bạch vốn là những điều cần phải có để giữ cho chiếc cân công lý luôn được thăng bằng, mà đến nay nhà nước ta mới quan tâm đến nó? Có lẽ chẳng còn lý do nào khác ngoài việc ‘gỡ gạc’ lại cái uy tín đã xuống quá thấp của ngành tòa án với quá nhiều các phiên tòa xử kín trước nay vả bây giờ là lúc không còn thể nào tiếp tục được lối hành xử này nữa nên mới công khai.
Tòa án ở VN bấy lâu nay là một trong những loại vũ khí hữu hiệu được dùng để bảo vệ đảng an toàn khỏi các “kẻ thù” tấn công bằng con đường “diễn tiến hòa bình” một cách danh chính ngôn thuận, vì thế ngày nay thời hội nhập càng được ưu ái trang bị khá đầy đủ các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại cho ra vẻ dân chủ tiến bộ cùng các nước. Các phòng dành cho khách với hệ thống camera với màn hình video khổ lớn luôn sẵn sàng phục vụ những ai không được (phép) vào phòng xử có thể theo dõi live từ bên ngoài cùng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại lưu động có thể phát sóng trực tiếp phiên xử trên truyền hình v.v…
Nhìn chung, tòa án trong nước bây giờ cái gì cũng có đủ, ngoại trừ mỗi một cái quan trọng nhất là CÔNG LÝ thì lại luôn luôn… “vắng nhà” !!!
Bảo là “xét xử công khai” nhưng ai quan tâm muốn dự phải làm đơn xin phép, thật… không còn biết phải dùng loại ngôn từ nào để diễn tả cho hết cái cảnh ‘vụng chèo khéo chống’ của họ và ‘vụ án Thái Hà’ lần này chắc chắn cũng không nằm ngoại lệ.
Số phận các giáo dân rồi sẽ ra sao?
Trong số hai tội danh mà nhà nước gán cho họ, tội “gây rối nơi công cộng” thoạt nghe tưởng rằng nhẹ, nhưng thật ra đây mới chính là tội danh đáng ngại nhất ở VN khi “miệng họ bảo vậy nhưng không phải vậy mà là nguy hiểm hơn vậy”.
Nếu hơn chục năm trước với loại tội này, ắt phải có đến ¾ số bị can phải vào tù là điều chắc chắn. Nhưng nay tình hình đã khác đi rất nhiều, nên không phải đã hết chỗ cho những ai còn hy vọng vào công lý. Tất nhiên công lý ấy nếu có chẳng phải vì chính quyền này thương các giáo dân mà vì áp lực dư luận cả trong lẫn ngoài nước và kể từ sau vụ Thái Hà tình hình đã có những biến chuyển mới:
1. Trước hết hãy xem phiên tòa này nhằm giải quyết việc gì?
Nếu nhìn lại toàn bộ cục diện vụ Thái Hà, rõ ràng phiên tòa này chỉ là sự ‘thanh lý’ giải quyết nốt những vướng mắc giữa đôi bên, vì mấu chốt chính của vụ việc là mảnh đất tranh chấp, trên thực tế đã kết thúc kể từ khi bị đem làm công viên hai tháng trước.
Sở dĩ bắt bớ và truy tố tám giáo dân trên, thì chỉ cần xem qua những hàng ‘sơ yếu lý lịch’ sống đạo tích cực của họ, mọi người cũng đã có thể nhận ra ngay đâu là lý do đưa đến cảnh tù tội cho họ, vì sao lại là họ mà không phải người khác giữa đám đông hàng vài ngàn con người? Đơn giản chỉ vì họ được các ‘tai mắt nhân dân’ quan sát rất kỹ lưỡng và tinh thần cầu nguyện của tám người này đã được chính quyền phường Quang Trung quận Đống Đa ‘chấm điểm’ rất cao, được họ đưa vào hàng các ‘thủ lĩnh’ có ảnh hưởng đến việc dẫn dắt phong trào cầu nguyện tại Thái Hà. Mà nếu cứ tiếp tục để họ ‘thoải mái’ cầu nguyện, việc xử lý vụ Thái Hà sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế phải bằng mọi cách bắt họ trước rồi mới tính đến chuyện giải quyết cái đám đông kia sau.
Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được chính quyền chấm “điểm ưu" là vậy, nhưng cũng qua những gì nhà nước rêu rao họ vẫn không xem tám anh chị giáo dân phải ra tòa nay mai này là những người “chủ mưu” mà chỉ là “nghe theo lời xúi giục”. Về việc này, tôi không dám lạm bàn vào chuyện của các luật sư nhưng ảnh hưởng của các vai trò khác nhau luôn đi kèm với các mức hình phạt cao thấp rất khác nhau là điều ai cũng biết.
2. Sau nữa phải kể đến bản nghị quyết của Quốc Hội Châu Âu đang gây áp lực với VN về tự do tôn giáo và nhân quyền và việc nhiều dân biểu Mỹ đang kiến nghị đưa VN trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC, chắc chắn cũng sẽ có tác động rất lớn đối với Hà Nội. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều lời lên án lẫn kêu gọi của hàng chục tổ chức tôn giáo khắp nơi trên toàn thế giới liên quan đến Thái Hà.
3. Cuối cùng là cơn lũ lụt lạ kỳ đầu tháng 11 vừa qua, thiên tai xảy ra cùng lúc với sự đe dọa của giặc phương Bắc ngày một lộ rõ, nhiều người cho đó đó là dấu hiệu của điềm “họa vô đơn chí” chẳng lành đối với chế độ qua các tuyên bố cứng rắn mới đây nhất của chính quyền Bắc Kinh về biển Đông, chắc chắn cũng sẽ góp phần buộc chính quyền VN phải xem xét lại toàn bộ những vần đề mâu thuẫn nội tại trong nước.
Cùng là mâu thuẫn về đất đai nhưng chỉ có ai điên rồ mới xem nguy cơ từ tám giáo dân nghèo nàn kia của giáo xứ Thái Hà lại lớn hơn tập đoàn dầu khí TQ Cnooc trị giá những 29 tỷ đôla. Những dấu chỉ cho thấy một thời kỳ quan hệ Việt- Trung mới đã bắt đầu bằng sự thay đổi ngôn từ đáng ngạc nhiên của nhà cầm quyền Hà Nội mấy ngày qua. Từ chỗ kín đáo né tránh nay đã chuyển sang công khai đối đầu, những lời kêu gọi bảo vệ giang sơn tổ quốc xuất hiện trên khắp các báo trong nước kể từ tuần rồi cho ta thấy rõ điều đó. Hiện đang có dư luận chính quyền VN sẽ làm ngơ cho sinh viên biểu tình tại SG và HN nay mai?
Ngoài ra còn phải kể đến một loạt những rối rắm khiến uy tín của đảng ngày càng xuống dốc thảm hại, đó là vụ buôn lậu ‘sừng tê giác’ của bên Nam Phi, vụ Công hòa Séc ngưng cung hộ chiếu cả hai do tai tiếng liên quan đến cán bộ ngoại giao VN tại những nước này nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vụ PCI tiền viện trợ ODA của Nhật. Hôm nay Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba vừa tuyên bố chính thức sẽ không đảm bảo như hồi đầu năm nhằm gây áp lực rất lớn cho nhà nước VN sau khi vụ tham nhũng trên 2 triệu USD tiền tài trợ của Nhật bị phát hiện gần đây.
Tóm lại trong bối cảnh đầy rối ren hiện nay, “thù trong giặc ngoài” hoặc “thêm bạn bớt thù” giữa hai điều giới cầm quyền Hà Nội sẽ phải ưu tiên chọn một. Để có thể đối phó với ‘đàn anh’ Bắc Kinh nhiều tham vọng bành trướng, cái gì có thể ‘nhịn’ hoặc né tránh như với Thái Hà và tám giáo dân trên chắc chắn họ sẽ phải xem xét cẩn trọng.
Có lẽ điều duy nhất đang khiến chính quyền phải ‘lấn cấn’ lúc này, kinh nghiệm rút ra từ phiên tòa xử hai nhà báo cho thấy, chắc hẳn họ đang rất mong các bị can chịu nhận tội để họ có lý do chính đáng cho hưởng sự khoan hồng cho xong chuyện.
Bởi hơn ai hết họ hiểu, nếu chẳng may các bị can vẫn cương quyết không nhận tội như nhà báo Nguyễn Việt Chiến và sẽ tiếp tục kháng án, một phiên toàn tiếp theo với những tranh luận về chủ sở hữu mảnh đai lại phải diễn ra, càng làm lớn chuyện hậu sự chẳng đáng này, họ mới chính là người phải chịu nhiều dư luận bất lợi nhất.
Sàigòn, 05/12/2008
Chẳng còn mấy hôm nữa tám giáo dân Hà Nội sẽ phải ra tòa, vậy chuyện gì đang chờ đợi họ trong ngày này? Tất cả đều được trở về nhà để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ cùng giáo xứ Thaí Hà hay một vài người trong họ sẽ phải buồn bã tiếp tục trở lại nhà tù?
Câu hỏi chắc hẳn đang làm ‘đau đầu’ không chỉ các bị can, thân nhân họ mà còn cả với những ai quan tâm đến phiên tòa. Sở dĩ chúng khó đoán vì luật pháp trong những phiên tòa kiểu này chỉ lớp sơn phủ bề ngoài nhằm ngụy trang che đậy những lý do và mục đích hoàn toàn khác bên trong, màu này chưa hợp đã có màu khác thay tùy ý nhà cầm quyền, vì thế không còn ai dám dựa vào luật mà suy đoán.
“Công khai” vẫn còn thua “xin phép”?
Những năm gần đây, trong nước ngày càng có nhiều phiên tòa có tên gọi là “xét xử công khai” nhưng đã bách hại được không ít người công chính dám công khai tên tuổi mình khi đứng lên đấu tranh đòi hỏi chính quyền tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân và phản đối sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản VN.
Vì sao sự công khai, tính minh bạch vốn là những điều cần phải có để giữ cho chiếc cân công lý luôn được thăng bằng, mà đến nay nhà nước ta mới quan tâm đến nó? Có lẽ chẳng còn lý do nào khác ngoài việc ‘gỡ gạc’ lại cái uy tín đã xuống quá thấp của ngành tòa án với quá nhiều các phiên tòa xử kín trước nay vả bây giờ là lúc không còn thể nào tiếp tục được lối hành xử này nữa nên mới công khai.
Tòa án ở VN bấy lâu nay là một trong những loại vũ khí hữu hiệu được dùng để bảo vệ đảng an toàn khỏi các “kẻ thù” tấn công bằng con đường “diễn tiến hòa bình” một cách danh chính ngôn thuận, vì thế ngày nay thời hội nhập càng được ưu ái trang bị khá đầy đủ các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại cho ra vẻ dân chủ tiến bộ cùng các nước. Các phòng dành cho khách với hệ thống camera với màn hình video khổ lớn luôn sẵn sàng phục vụ những ai không được (phép) vào phòng xử có thể theo dõi live từ bên ngoài cùng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại lưu động có thể phát sóng trực tiếp phiên xử trên truyền hình v.v…
Nhìn chung, tòa án trong nước bây giờ cái gì cũng có đủ, ngoại trừ mỗi một cái quan trọng nhất là CÔNG LÝ thì lại luôn luôn… “vắng nhà” !!!
Bảo là “xét xử công khai” nhưng ai quan tâm muốn dự phải làm đơn xin phép, thật… không còn biết phải dùng loại ngôn từ nào để diễn tả cho hết cái cảnh ‘vụng chèo khéo chống’ của họ và ‘vụ án Thái Hà’ lần này chắc chắn cũng không nằm ngoại lệ.
Số phận các giáo dân rồi sẽ ra sao?
Trong số hai tội danh mà nhà nước gán cho họ, tội “gây rối nơi công cộng” thoạt nghe tưởng rằng nhẹ, nhưng thật ra đây mới chính là tội danh đáng ngại nhất ở VN khi “miệng họ bảo vậy nhưng không phải vậy mà là nguy hiểm hơn vậy”.
Nếu hơn chục năm trước với loại tội này, ắt phải có đến ¾ số bị can phải vào tù là điều chắc chắn. Nhưng nay tình hình đã khác đi rất nhiều, nên không phải đã hết chỗ cho những ai còn hy vọng vào công lý. Tất nhiên công lý ấy nếu có chẳng phải vì chính quyền này thương các giáo dân mà vì áp lực dư luận cả trong lẫn ngoài nước và kể từ sau vụ Thái Hà tình hình đã có những biến chuyển mới:
1. Trước hết hãy xem phiên tòa này nhằm giải quyết việc gì?
Nếu nhìn lại toàn bộ cục diện vụ Thái Hà, rõ ràng phiên tòa này chỉ là sự ‘thanh lý’ giải quyết nốt những vướng mắc giữa đôi bên, vì mấu chốt chính của vụ việc là mảnh đất tranh chấp, trên thực tế đã kết thúc kể từ khi bị đem làm công viên hai tháng trước.
Sở dĩ bắt bớ và truy tố tám giáo dân trên, thì chỉ cần xem qua những hàng ‘sơ yếu lý lịch’ sống đạo tích cực của họ, mọi người cũng đã có thể nhận ra ngay đâu là lý do đưa đến cảnh tù tội cho họ, vì sao lại là họ mà không phải người khác giữa đám đông hàng vài ngàn con người? Đơn giản chỉ vì họ được các ‘tai mắt nhân dân’ quan sát rất kỹ lưỡng và tinh thần cầu nguyện của tám người này đã được chính quyền phường Quang Trung quận Đống Đa ‘chấm điểm’ rất cao, được họ đưa vào hàng các ‘thủ lĩnh’ có ảnh hưởng đến việc dẫn dắt phong trào cầu nguyện tại Thái Hà. Mà nếu cứ tiếp tục để họ ‘thoải mái’ cầu nguyện, việc xử lý vụ Thái Hà sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế phải bằng mọi cách bắt họ trước rồi mới tính đến chuyện giải quyết cái đám đông kia sau.
Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được chính quyền chấm “điểm ưu" là vậy, nhưng cũng qua những gì nhà nước rêu rao họ vẫn không xem tám anh chị giáo dân phải ra tòa nay mai này là những người “chủ mưu” mà chỉ là “nghe theo lời xúi giục”. Về việc này, tôi không dám lạm bàn vào chuyện của các luật sư nhưng ảnh hưởng của các vai trò khác nhau luôn đi kèm với các mức hình phạt cao thấp rất khác nhau là điều ai cũng biết.
2. Sau nữa phải kể đến bản nghị quyết của Quốc Hội Châu Âu đang gây áp lực với VN về tự do tôn giáo và nhân quyền và việc nhiều dân biểu Mỹ đang kiến nghị đưa VN trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC, chắc chắn cũng sẽ có tác động rất lớn đối với Hà Nội. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều lời lên án lẫn kêu gọi của hàng chục tổ chức tôn giáo khắp nơi trên toàn thế giới liên quan đến Thái Hà.
3. Cuối cùng là cơn lũ lụt lạ kỳ đầu tháng 11 vừa qua, thiên tai xảy ra cùng lúc với sự đe dọa của giặc phương Bắc ngày một lộ rõ, nhiều người cho đó đó là dấu hiệu của điềm “họa vô đơn chí” chẳng lành đối với chế độ qua các tuyên bố cứng rắn mới đây nhất của chính quyền Bắc Kinh về biển Đông, chắc chắn cũng sẽ góp phần buộc chính quyền VN phải xem xét lại toàn bộ những vần đề mâu thuẫn nội tại trong nước.
Cùng là mâu thuẫn về đất đai nhưng chỉ có ai điên rồ mới xem nguy cơ từ tám giáo dân nghèo nàn kia của giáo xứ Thái Hà lại lớn hơn tập đoàn dầu khí TQ Cnooc trị giá những 29 tỷ đôla. Những dấu chỉ cho thấy một thời kỳ quan hệ Việt- Trung mới đã bắt đầu bằng sự thay đổi ngôn từ đáng ngạc nhiên của nhà cầm quyền Hà Nội mấy ngày qua. Từ chỗ kín đáo né tránh nay đã chuyển sang công khai đối đầu, những lời kêu gọi bảo vệ giang sơn tổ quốc xuất hiện trên khắp các báo trong nước kể từ tuần rồi cho ta thấy rõ điều đó. Hiện đang có dư luận chính quyền VN sẽ làm ngơ cho sinh viên biểu tình tại SG và HN nay mai?
Ngoài ra còn phải kể đến một loạt những rối rắm khiến uy tín của đảng ngày càng xuống dốc thảm hại, đó là vụ buôn lậu ‘sừng tê giác’ của bên Nam Phi, vụ Công hòa Séc ngưng cung hộ chiếu cả hai do tai tiếng liên quan đến cán bộ ngoại giao VN tại những nước này nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vụ PCI tiền viện trợ ODA của Nhật. Hôm nay Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba vừa tuyên bố chính thức sẽ không đảm bảo như hồi đầu năm nhằm gây áp lực rất lớn cho nhà nước VN sau khi vụ tham nhũng trên 2 triệu USD tiền tài trợ của Nhật bị phát hiện gần đây.
Tóm lại trong bối cảnh đầy rối ren hiện nay, “thù trong giặc ngoài” hoặc “thêm bạn bớt thù” giữa hai điều giới cầm quyền Hà Nội sẽ phải ưu tiên chọn một. Để có thể đối phó với ‘đàn anh’ Bắc Kinh nhiều tham vọng bành trướng, cái gì có thể ‘nhịn’ hoặc né tránh như với Thái Hà và tám giáo dân trên chắc chắn họ sẽ phải xem xét cẩn trọng.
Có lẽ điều duy nhất đang khiến chính quyền phải ‘lấn cấn’ lúc này, kinh nghiệm rút ra từ phiên tòa xử hai nhà báo cho thấy, chắc hẳn họ đang rất mong các bị can chịu nhận tội để họ có lý do chính đáng cho hưởng sự khoan hồng cho xong chuyện.
Bởi hơn ai hết họ hiểu, nếu chẳng may các bị can vẫn cương quyết không nhận tội như nhà báo Nguyễn Việt Chiến và sẽ tiếp tục kháng án, một phiên toàn tiếp theo với những tranh luận về chủ sở hữu mảnh đai lại phải diễn ra, càng làm lớn chuyện hậu sự chẳng đáng này, họ mới chính là người phải chịu nhiều dư luận bất lợi nhất.
Sàigòn, 05/12/2008
Thông Báo
Phân Ưu: Thầy Tôma M. Trịnh Văn Chí, CMC, đã tạ thế
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
04:07 05/12/2008
PHÂN ƯU
Được tin
Thầy Tôma M. Trịnh Văn Chí, CMC
(Trịnh Văn Hinh)
mới được Chúa gọi về Nhà Cha sáng Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2008.
tại Nhà Hưu Dưỡng Mater Dei, Carthage, Missouri, hưởng thọ 95 tuổi.
Xin thành kính phân ưu với Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, Carthage, Missouri.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Linh Hồn Thầy Tôma về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho Thầy trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.
Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.
R.I.P
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Tím
Đặng Đức Cương
06:15 05/12/2008
CHIỀU TÍM
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chiều tím, chiều nhớ thương ai,
người em tóc dài. .
(Trích ca khúc Chiều Tím của Đan Thọ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền