Ngày 05-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiên Phong
Lm Vũđình Tường
00:48 05/12/2019
Hai ba tháng trước lễ Giáng Sinh các cửa hàng trưng bày đèn chớp và mầu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng báo hiệu Giáng Sinh sắp đến. Mục đích chính của nhóm thương mại là nhắc nhở khách hàng mua sắm càng nhiều, người bán thu lợi càng lớn. Giáo Hội mừng kính Giáng Sinh hoàn toàn khác. Mục đích chính chú trọng ít về hình thức hào nhoáng bên ngoài. Mừng Giáng Sinh chính là chú trọng vào việc chuẩn bị tâm hồn, đón Đức Kitô vào trong tâm hồn, vào trong gia đình, vào trong đời sống con người. Đây không phải là cách mới mẻ gì bởi các bài đọc trong tuần này chú trọng đến thánh Gioan Tiền Hô. Thánh Gioan kêu gọi đổi mới tâm hồn. Một đề tài cũ rích, cũ từ ngàn xưa được lập đi, lập lại hàng năm. Lạ lùng thay đề tài cũ rích, cách đổi mới cũng cũ nhưng nếu tuân theo sẽ đổi mới, làm trong sáng tâm hồn. Như thế cho biết không phải tất cả những gì cũ, lâu đời đều không có giá trị trong xã hội tân tiến. Phương pháp Gioan rao giảng là phương pháp cũ, nhưng phương pháp này không bao giờ quá hạn, lỗi thời vì nhiều lí do. Thứ nhất những gì Gioan rao giảng là kinh nghiệm bản thân của thánh nhân. Thứ hai, kinh nghiệm khôn ngoan, kinh nghiệm sống còn này học được trong những ngày sống trong hoang địa. Thứ ba, thánh nhân trải qua kinh nghiệm ngày nóng cháy da, đêm lạnh thấu xương, đói, khát, sống, chết cạnh kề nhau. Thứ tư thánh nhân tận mắt chứng kiến cảnh sống, chết cạnh tranh, giành giựt từng phút giây. Chỉ cần sơ í là chết hay mang thương tật suốt đời. Thứ năm thánh nhân tận mắt trông thấy cảnh con vật giả chết rình mồi, nhìn thấy cảnh súc vật giết nhau, một cái vồ của móng vuốt, hay của cào cắn ngay tim mạch, đoạt mạng nhanh như chớp. Tất cả những kinh nghiệm đó được thánh nhân học được không phải bằng suy luận của khối óc, mà của rung động con tim. Bởi chúng đến từ tim nên không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời vì nhịp đập, rung động của con tim luôn luôn mới. Thánh nhân kêu gọi đổi mới, canh tân con tim để sống đời sống mới, và được sống muôn đời. Đường lối cũ là đường dẫn đến diệt vong. Thần chết nấp sau hào nhoáng bên ngoài, nghiện ngập ẩn sau mùi men, chất độc lắng đọng sau làn khói. Cái đê mê của lạc thú làm say đắm chí khí phấn đấu. Điểm khác thánh Gioan chọn cuộc sống đơn sơ, sống nghèo nhưng không hèn, bởi thánh nhân không sống cho chính mình mà sống cho Đấng Cứu Thế. Ngài kêu gọi khán thính giả đến nghe hãy nhìn sâu vào hồn mình, tâm mình, nghe tiếng mời gọi thay đổi; thay đi những gì có hại cho cuộc sống tâm linh, vứt bỏ những gì cản trở ta đến cùng Chúa; đổi cách sống cũ ngăn cản ta đến với anh em; dứt khoát từ bỏ những gì cản trở ta thương yêu đồng loại. Thánh nhân dùng hình ảnh núi rừng để nói về núi rừng trong tâm hồn. Bạt đi núi cao trong tâm hồn ngăn cản ta đến cùng Đấng Cứu thế. Từ bỏ thung lũng thấp ngăn cản ta có cái nhìn rộng lượng; uốn thẳng con đường cong để nhìn thấy tương lai tươi sáng. Lắng nghe chọn lựa tiếng nói trung thực, tiếng kêu gọi sống công chính và tiếng van nài xin tha thứ. Rừng rậm, núi đồi, thung lũng trong tâm hồn trở thành bức màn khói ngăn ta nhìn nhận thực tế cuộc sống. Nhìn sai, dẫn đến nhận xét sai, phán đoán sai và hiểu sai về í nghĩa cuộc đời, mục đích cuộc sống. Thánh Gioan biết rất rõ về mục đích của Ngài nơi trần gian, bởi trong tâm trí Ngài không có núi đồi, hố thẳm. Chúng ta đôi khi biết rõ mục đích cuộc sống nhưng núi vô hình, rừng giả tưởng và đường thênh thang dẫn ta đi vào con đường xa lánh mục đích Chúa dựng nên ta. Một số còn phản bác sự hiện diện của Chúa trong vũ trụ. Vì sao thế? Vì đặt niềm tin vào vật chất, vào khoa học và ngay cả vào tài chánh dồi dào. Thành phần trí thức này bị vật chất đánh lừa, đến độ họ không biết họ sai vì thế rất khó cho họ nghe theo lời Gioan rao giảng. Gioan ra đời trước Đức Kitô, vào hoang địa trước Đức Kitô, rao giảng công khai trước Đức Kitô, làm phép rửa tại sông Giođan, và chết trẻ, trước Đức Kitô. Ông không làm phép lạ, cũng không làm gì đặc biệt, ngôn ngữ ông rao giảng là ngôn ngữ bộc trực, nói thẳng, nói thật, không ngoại giao. Ôn sống rất đơn sơ, chân thành và hoà toàn rao giảng về Đấng Cứu thế. Chỉ điểm này thôi cũng đủ cho tên tuổi ông sống mãi trong Giáo Hội Chúa. Gia đình có lịch trình mua sắm mừng Giáng Sinh. Tốt hơn hãy có chương trình cho Đức Kitô, xin ơn khôn ngoan biết nhận điều công chính, ơn can đảm chấp nhận trở về, dù có bị thiệt thòi, khi vượt qua được núi đồi lòng mình. Không quà Giáng Sinh nào tốt hơn, cao quí hơn là chuẩn bị tâm lòng mình đón nhận Chúa Cứu thế. Làm như thế chính ta có lợi nhưng Đức Kitô hài lòng bởi đó là lí do chính Ngài đến trần gian, mang an vui, hạnh phúc cho đời và ban ơn trường sinh cho những con tim thống hối, ăn năn.

TiengChuong.org

The Precursor

Several weeks prior to Christmas shopping, stores have decorated their shop windows hoping to catch the eyes of their customers. They are promoting the Christmas Festive Season by calling people to do shopping, spend more. It is the way of a consumer society promoting the birth of Jesus. The Church is promoting the birth of Jesus in a different way. It is the old way; to renew the heart of a person; the way John the Baptist proposed. John went before Jesus preparing the way for his coming. John's way of conversion was old, but it is always fresh for a couple of reasons. First, what John shared was his personal wisdom gained from the wilderness experience. It came not from the head, but from the heart. Second, his wisdom was gained through his days in the wilderness where animals fight cruelly for prey and for survival. Life and death were interwoven. And third, his simplicity of life and humility were all for the Lord. John invited each member of his audience to do personal reflection by looking deep into one's own heart, and making changes accordingly to welcome the Messiah. John told the people, he was the voice in the wilderness, and his voice called each of us to look deep into the wilderness of our own heart, to get rid of all that is harmful to us, and what stops us from returning to the Lord. It is the voice that calls us to make wise choices from amongst voices of the world. John called us to remove the hills that block us coming to the Messiah, and the valleys that narrow our vision about God's love and mercy for the world. The invisible hills and valleys are within our minds and hearts. These are the blockages stopping us from reaching out to love God and having compassion for others. The invisible hills and valleys create the smoke screens, that twist our vision about the world and about others. They make us see the illusion of our vocation, not the real one. John saw his vocation clearly and lived out his vocation faithfully, because there were no invisible hills and valleys in his heart. His vocation was going before, paving the way for the Messiah to come. He was born before Jesus; he entered the wilderness before Jesus; he began his public ministry before Jesus; he baptised people in the Jordan river; he sent his disciples to Jesus; and finally he died before Jesus. He died a violent death, beheaded in prison.

We do draw up a shopping list at Christmas, buying gifts for others. Why not draw up a list of what we would like to change at Christmas, begging Jesus for the power to change; for the wisdom to make a right decision, and for the courage to overcome the mountain range in our own heart.

There is no better way to prepare for Christmas than by preparing our own heart. It is good for oneself, and it pleases Jesus because he came to the world to give us life. Navigating our life towards God would free us from life's heavy burden. John performed no miracle, and certainly was not a diplomatic character; his language was rough and tough, and yet people loved him, simply because he lived not for himself, but for the Lord. This alone made his name last forever.
 
Bình an đích thực
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:40 05/12/2019

Chúa Nhật II Mùa Vọng A
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12

Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc của Lời Chúa trong thánh lễ này:

“Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới này nào tuế nguyệt chẳng còn” (Thánh Vịnh đáp ca 72,7).

Nếu Lời Chúa mà chúng ta suy niệm làm cho chúng ta rơi vào khủng hoảng nội tậm, thì đó là dấu chỉ của sự tác động của Lời đó trên chúng ta. Khi so sánh với những cảnh tượng mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, trên tivi và mặt báo, những lời này xem ra như một điều mỉa mai cay đắng, xa rời thực tiễn. Bình an ở đâu? Thánh lễ kết thúc, nhưng đâu thấy cảnh thái bình thịnh trị xuất hiện? Ngược lại, thế giới tiếp tục với các cuộc chiến tranh. Chiến tranh và rồi một lần nữa tiếp tục chiến tranh: chiến tranh thế giới hay quốc gia, địa phương hay các sắc tộc, chiến tranh bên ngoài hay chiến tranh “dân sự.” Quả thế, thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Đất nước chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.

Trong một bài thơ của mình, Charles Péguy trình bày cho chúng ta nhân vật Jeanne d’Arc trong thời chiến “một trăm năm” giữa Pháp và Anh, sau khi đã đọc Kinh Lạy Cha, ông chú giải một cách chua xót: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, sao nước Cha lại không đến! Sao ý Cha lại không được thực hiện! Sao chúng con hôm nay không có lương thực hằng ngày!” Chúng ta có thể thêm: “Sao cảnh thái bình thịnh trị của Chúa vẫn mãi xa vời.”

Thánh lễ xong, nhưng sao người ta không đúc gươm đao thành lưỡi cày, cũng không biến giáo mác nên liềm nên hái. Hay đúng hơn, sao hôm nay người ta không biến súng đạn thành đồ chơi trẻ em và tên lửa thành những máy bay miễn phí. Đây là lý do mà người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Bởi vì họ không thấy Người thực hiện những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Họ giải thích lời hứa về một nền thái bình đó theo nghĩa đen và chính trị.

Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này? Trước hết, chúng ta cần tránh cảm tưởng rằng chúng ta có câu trả lời ngay lập tức và dễ dàng cho vấn đề này theo cái nhìn đức tin. Cả những vấn đề khác giống như vấn đề này.

Chúng ta cần khởi đi từ Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên thần ca hát: “Bình an dưới thế cho người Chúa thương.” Đây không phải là một lời chúc, một lời nguyện cầu, nhưng là một sự kiện, một sự hiện hữu xuất hiện. Bình an đã đến trên trái đất. Nhưng thứ bình an này rất khác, rất mới. Như có lần Chúa Giêsu giải thích: ““Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27a).

Từ những lời này, chúng ta có thể diễn giải thế này: bình an không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, hoặc là cân bằng lực lượng đối lập, như điều người ta gọi trong những thập niên gần đây, đó là “chiến tranh lạnh.”

Nhưng trước hết, bình an là sự hòa điệu, sự viên mãn, sự an toàn của cuộc sống. Kinh Thánh gọi đó là “hoa quả của công lý.” Theo nghĩa này, thánh Augustinô định nghĩa: “Bình an là bình thản trong trật tự của mình,” nghĩa là giữ đúng trật tự giữa chúng ta với Thiên Chúa, giữa chúng ta với tha nhân, giữa các giai cấp xã hội, giữa lý trí và bản năng trong mỗi người chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa: Bình an là “hoa trái của Thánh Thần.” Hay bình an là chính Chúa Kitô, như thánh Phaolô quả quyết: “Người là sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14). Trong từ bình an có điều gì đó vô biên hơn những gì mà con người suy tưởng. Bình an là “sự viên mãn và là chóp đỉnh của sự thiện hảo cứu độ,” mà chúng ta khao khát, tin tưởng và tìm kiếm. Nếu chúng ta hỏi dân chúng: “Bạn tìm kiếm cái gì nhất trong cuộc sống?” Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ trả lời: “Tôi tìm kiếm sự bình an.”

Vậy, tại sao Chúa Giêsu nói: “Thầy ban bình an cho anh em, nhưng không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27)? Thế gian ban bình an như thế nào? Ở Tiểu Á người ta tìm thấy một tấm bia mộ, trên đó hoàng đế Augustô khắc ghi những công trình của mình, nhất là về “Pax Romana” (nền hòa bình La Mã) do ông thiết lập trên thế giới. Ông cho rằng nền hòa bình này có được là nhờ “Victoriis Pax,” nghĩa là nền hòa bình này có được nhờ những chiến tích lừng danh. Như vậy, trong nền hòa bình này, cũng như trong tất cả các công trình con người, có những người thất bại và những người chiến thắng. Cả Chúa Giêsu đã chinh phục nền hòa bình cho chúng ta với một chiến thắng, nhưng chiến thắng nào? Câu trả lời là chiến thắng thập giá, như thánh Phaolô quả quyết: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,16-17). Người đã tiêu diệt mọi sự thù địch, chứ không phải là địch thù, Người đã tiêu diệt sự thù địch nơi chính mình, chứ không phải nơi người khác, nhờ sự tự hủy chính mình, chứ không phải hủy diệt người khác. Trên thập giá, Đức Giêsu là người “chiến thắng vì là nạn nhân” (victor quia victima). Bình an quả thực đã được ban cách dồi dào nhờ Người và không thể tính được có bao nhiêu người có kinh nghiệm về sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7). Họ sẵn sàng làm chứng cho chân lý qua câu nói nổi tiếng của văn hào Dante Alighieri: “Sống theo ý muốn của Người, chúng ta có bình an.”

Điều mà tiên tri Isaia loan báo đã được ứng nghiệm, nhưng ở trên cấp độ cao cả, theo nghĩa tinh thần và hoàn vũ. Không phải dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi dân tộc. Khởi đi từ Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ là ước mơ, nhưng là thực tại đã thực hiện, ít ra là “khả thể” đích thực ban tặng cho tất cả “mọi người thiện tâm.” Bình an của Chúa Giêsu là thứ bình an mà thế gian không thể ban, cũng như không thể xóa bỏ được.

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trái tim là trung tâm lưu giữ và lan tỏa sự bình an ra bên ngoài. Trái tim là nguồn gốc phát xuất sự bình an hoặc sự bất an. “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? (Gc 4,1). Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các cuộc chiến tranh đều phát xuất từ lòng người, thường từ lòng của những người có quyền lực. Lòng người thực sự là “ổ chiến tranh.” Hàng triệu giọt nước bẩn sẽ làm cho đại dương không sạch; cũng vậy, hàng triệu người không có bình an trong tâm hồn, sẽ làm cho nhân loại bất an. Bình an hệ tại nơi lòng người.

Tuy nhiên chúng ta đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng ở trần gian này sẽ có sự bình an trọn vẹn. Không phải thế. Sự bình an hoàn toàn và trọn vẹn chỉ có thể đạt được trong ngày cánh chung, nghĩa là vào thời sau hết. Chúng ta chỉ có bình an thực sự khi mọi sự được hoàn tất, “chúng ta mong đợi trời mới và đất mới, nơi công lý sẽ ngự trị” (2 Pr 3,13).

Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một phương thế để đạt được bình an: “Anh em hãy sám hối! Anh em hãy làm những dấu chỉ sám hối.”

Cần phải có sự thay đổi tận căn của con tim. Hãy hoán cải để có bình an. Bình an đích thực mà chúng ta có được, vâng, nhờ những “chiến thắng” như Cesare Augustô nói, nhưng là chiến thắng chính mình, chứ không phải chiến thắng người khác.

Tôi không thể làm cho mọi nơi trên thế giới và những nơi đang có chiến tranh được bình an, nhưng tôi có thể mang bình an đến trong gia đình tôi. Tôi không thể mang bình an đến các bộ tộc đang xung đột ở Châu Phi, nhưng tôi có thể mang bình an cho những người anh em tôi, cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, người đồng nghiệp, cho những người xung quanh...

Thật đẹp thay khi chúng ta làm những nghĩa cử hòa bình và hòa giải! Chúa Giêsu nói rằng: “Phúc cho những người xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” Tại sao chúng ta không bắt đầu biến gươm giáo nên liềm nên hái ngay lúc này? Nghĩa là biến những lời nói cứng cỏi, khó nghe, thành những lời nói cảm thông, tha thứ; biến những bàn tay đóng kín và gây gỗ thành những cánh tay mở rộng để hòa giải và yêu thương? Chúng ta đã quá nhiều đau khổ: chúng ta có cần phải làm cho cuộc sống và người khác ra nặng nề hơn không?

“Hỡi con người, bình an! Trên mặt đất quá nhiều huyền nhiệm!” Đó là một trong những câu đẹp nhất của triết gia Blaise Pascal. Bình an phụ thuộc nơi tôi và nơi mỗi người. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó, thì lời tiên báo trên sẽ được hiện thực: “Thái bình thịnh trị tới ngày nào tuế nguyệt chẳng còn.” Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện được cho là của thánh Phanxicô:

“Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp.”

Vâng, lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Hãy thống hối vì Nước Trời gần đến - Chúa nhật II Mùa Vọng A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:32 05/12/2019
(Mt 3, 1-12)

Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng với chủ đề: Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ) làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Khơi dậy trong ta một lịch sử của sự tha thứ và khám phá ra lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita mách bảo chúng ta: "Hãy sửa đường Chúa", nghĩa là: hãy hoán cải tâm hồn đón chờ Chúa đến.

Xem Video và nghe bài giảng

Bài đọc I vang lên làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo: "Từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống… Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở... " (x. Is 11, 1-10).

Tin Mừng theo Thánh Matthêu (3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, từ trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân Do Thái sám hối. Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút nhiều người. Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra nhiệm vụ đích thực của ông là để " dọn đường cho Chúa", loan báo Chúa đến.

Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến ... chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng tôi là Abraham. Vì ta bảo cho các người hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa." Kết quả là: "Dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan." Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay.

Gioan Tiền Hô lớn tiếng kêu gọi: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Hỡi các cụ ông bà anh chị em, chúng ta đang ngồi đây. Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận Ân Sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều việc phải làm. Giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, ngõ hầu Mùa Giáng Sinh sắp đến gặp thấy chúng ta sẵn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!

"Hãy ăn năn thống hối". Ðể gặp được Ðấng cứu thế, con người cần phải hoán cải chính mình, nghĩa là tiến đến cùng Chúa Kitô với đức tin tươi vui, bỏ đi những cách thức suy tưởng và nếp sống ngăn cản chúng ta sống theo Chúa cách trọn hảo.

"Vì nước trời gần đến". Công Đồng Va-ti-ca-nô II dạy rằng: Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát ; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.

Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng ", § 39, 1-3.

Chúng ta hãy đặt vào tay Mẹ Maria Nữ Vương của niềm hy vọng mọi ước muốn tốt lành của chúng ta, để Mẹ giúp chúng ta sống Mùa Vọng này cho xứng. Cầu chúc cộng đoàn chúng ta thăng tiến luôn mãi với ơn Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ


 
Mùa Vọng Và Con Đường Đón Nhận Nhau
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
09:35 05/12/2019
Chúa Nhật II MÙA VỌNG (A 2019)

Tiếng gọi đầu tiên và xuyên suốt của Mùa Vọng đó chính là “Vươn tâm hồn lên tới Chúa” (Ca Nhập lễ CN I MV). Nhưng “vươn lên” bằng cách nào lại chính là câu trả lời của sứ điệp Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng.

Thật vậy, phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật II MV (A) hôm nay mời gọi chúng ta “vươn tâm hồn lên tới Chúa” bằng những hành vi đức tin sinh động, những thực hành sống đạo cụ thể, mà cả sứ ngôn Isaia lẫn Thánh Gioan Tẩy giả, và Thánh Tông Đồ Phaolô đều minh họa bằng những hình ảnh, vật dụng cũng như hành vi gần gũi giữa đời thường: “Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành” (BĐ 1), “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…” (TM), “đồng tâm nhất trí...hiệp ý đồng thanh...đón nhận nhau...” (BĐ 2)

Nhưng để hiểu được dụng ý trên của toàn bộ sứ điệp Lời Chúa được chuyển tải hôm nay, thiết tưởng chúng ta nên bắt đầu với trích đoạn của ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1:

Gần 700 năm trước biến cố Chúa Giáng Sinh, giữa bối cảnh một Giêrusalem hoang tàn đang bị ngoại bang Babylon giày xéo, giữa một đoàn dân cúi đầu trước kiếp khổ nhục lưu đày, ngôn sứ Isaia đã long trong tiên báo: “Ngày ấy, từ gôc tổ Giê-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non. Thần Khí của Đức Chúa sẽ ngự trên vị nầy....Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ...Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất nầy, cũng như nước lấp đầy lòng biển…” (BĐ 1).

Vị ngôn sứ thi sĩ nầy có quá ảo tưởng không, khi vẽ ra một viễn cảnh xã hội loài người “đẹp như mơ” mà có lẽ chưa bao giờ hiển hiện trên thế giới?

Ước mơ thì cứ ước mơ. Có ai cấm. Nhưng có điều lạ đó là ước mơ của Isaia ngày nào tưởng đâu đã rơi vào quên lãng của cát bụi trần gian, của bao cuộc chiến tranh hoang tàn, thay ngôi đổi chủ, của những hận thù, tranh đoạt với máu đổ, đầu rơi, với gươm đao súng đạn...lại “suýt nữa” đã trở thành hiện thực, cũng trên dãi đất Palestine khô cằn sỏi đá và hằn đậm dấu vết của khổ nạn thương đau.

Thật vậy, gần 700 năm sau những lời tiên báo của ngôn sứ Isaia, người ta đã chứng kiến một sự kiện lạ lùng: hàng hàng lớp người, đủ mọi thành phần: bặm trợn, bụi đời như lính tráng, thuế vụ..., nghiêm chỉnh đạo đức như Biệt Phái, Sađốc..., không kể thành phần lao động quê mùa mà đại diện đó là chàng thợ mộc Giêsu đến từ Nadarét..., tất cả đã quy tụ lại bên bờ sông Giođan để được ông Gioan làm phép rửa, chứng thực cuộc sám hối đổi đời...để chuẩn bị đón tiếp Đức Chúa đến khai mạc Vương quốc Nước Trời (Tin mừng Matthêo 3,1-10). Và cũng kể từ cuộc “sám hối tập thể” tại sông Giođan qua “tiếng hô từ hoang mạc”, nhất là, sau khi “chàng Thợ Mộc Giêsu đến từ Nadarét từ dòng sông Giođan bước lên bờ”, vùng đất Palestine đã dậy sóng tưng bừng trước dồn dập những tin vui: kẻ què đi, người mù thấy, câm miệng nói, điếc tai nghe, phung cùi bỏ hoang mạc tối tăm lạnh lặn trở về hội nhập cuộc sống với cộng đồng....Chưa hết, con trai bà góa Naim sống lại, chàng thanh niên Lazarô chết thúi bốn ngày trong huyệt đĩnh đạc bước ra, thiếu phụ Canaan 12 năm khổ đau với bệnh nan y loạn huyết, chỉ mới chạm đến gấu áo Ngài đã tự nhiên khỏe mạnh... Và còn hơn thế nữa, anh chàng Lêvi ngày nào chễm chệ trên chiếc ghế thu thuế bất chấp danh dự, sỹ diện, và cả lòng tự ái dân tộc miễn có tiền, thì nay đang thanh thản bước chung trong nhóm môn sinh rày đây mai đó để phục vụ Tin Mừng; hay cô thiếu nữ tai tiếng trong thành đã dùng cả nước mắt, tóc, dầu thơm và cả nụ hôn chân thành để đoan thệ với Ngài bắt đầu một cuộc đời mới. Và cũng có một chuyện hi hữu mà người ta vẫn nhắc mãi với nhau: cả đám đông năm ngàn người, không kể đàn bà con nít, có được một bữa no nê giữa chốn đồng không mông quạnh với chỉ võn vẹn 5 chiếc bánh và 2 con cá từ bàn tay kỳ diệu của chính Ngài, Người mà tự chính miệng mình đã xác quyết: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời các ngươi vừa nghe”, lời mà tiên tri Isaia đa từng tiên báo: “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân,...” (Is 61,1)

Thì ra, thế giới đã có một thời, cách đây hơn 2000 năm tại vùng đất Palestine, đã từng chứng kiến sự kiện “Thần Khí của Đức Chúa sẽ ngự trên vị nầy....Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ...Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất nầy, cũng như nước lấp đầy lòng biển…”.

Nhưng sự kiện hi hữu đó, biến cố có một không hai đó lại chưa là đích điểm của một công trình toàn diện; đúng hơn, mới chỉ là khởi điểm cho một cuộc lớn lên và kiện toàn trong một lần “đến” khác, một cuộc quang lâm của một Vị Vua khải hoàn chiến thắng trong một Vương quốc Nước Trời viên mãn vĩnh hằng.

Và Lời Chúa trong Mùa Vọng, đặc biệt với Chúa Nhật hôm nay, muốn nói với chúng ta, những người Kitô hữu, rằng: Thế giới nầy, cuộc sống nầy, xã hội nầy có đẹp hơn không, có hòa bình hiệp nhất không là do chính thái độ của chúng ta đối với chính Thiên Chúa, tương tự như, thái độ của những người nghèo, đui què mẻ sứt, tật bệnh phung cùi...đã dành cho Chúa Giêsu cách đây 2000 năm.

Nếu ai còn nghi ngờ thì có thể đọc lại những lời phát biểu của một cô gái con của một một nhà giảng thuyết, nhân dịp trả lời một cuộc phỏng vấn sau thảm kịch “khủng bố 11.9.2001” tại New York:

- “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy.”

Câu trả lời của thiếu nữ nầy thật thâm thúy :

- “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là “quân tử” nên đã lẵng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình ? Và những biến cố vừa xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh...tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’ Hare, khi bà ấy than phiền là không muốn để đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý...Rồi một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta : “Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu chính bản thân mình, v.v...”, và chúng ta đã đồng ý.....Thật là kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ là chúng ta có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói”.

Những nhận định của cô thiếu nữ trên có thể dẫn tới một kết luận: Nơi nào thiếu vắng Thiên Chúa, nơi đó bóng tối hoành hành. Nơi nào mù tịt về Thiên Chúa, nơi đó sẽ lầm lạc và hổn loạn. Nơi nào gạt bỏ Thiên Chúa ra bên ngoài, nơi đó chỉ còn lại tội ác và sự dữ.

Và điều đó cũng mạnh mẽ khẳng quyết: Nơi nào “đầy Thiên Chúa” nơi đó sẽ “thái bình thịnh trị”, sẽ tràn đầy hạnh phúc, bình an, công lỹ và yêu thương. “Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất nầy, cũng như nước lấp đầy lòng biển…” (BĐ 1).

Và để thế giới của chúng ta, để cuộc sống chúng ta “hiểu biết Thiên Chúa như nước ngập tràn đại dương”, chắc chắn không có giải pháp nào hay hơn đề nghị của Thánh Gioan Tẩy Giả, một nhân vật đặc trưng của Mùa Vọng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần...Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.... hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối”.

Một thế giới không chịu đổi thay, một nhân loại cứng lòng với những tính hư tật xấu sẽ là một thế giới mang tai họa triền miên, sẽ là một nhân loại bị sự dữ thống trị. Không phải cứ sở hữu những thứ vũ khí mạnh nhất, những hệ thống tin học tinh vi nhất, những mạng lưới an ninh quốc phòng hoàn hảo nhất, với nền kinh tế vững mạnh nhất...là tức khắc xóa tan đi chiến tranh, bạo lực, hận thù, và muôn ngàn sự dữ, sự ác.

Trên bình diện gia đình và đời sống cá nhân cũng thế. Một gia đình chỉ biết đặt điểm tựa trên tiền bạc vật chất, trên uy thế chính trị, trên sự hưởng thụ và kiêu căng...chắc chắn không chóng thì chày, không sớm thì muộn, gia đình ấy cũng sẽ đổ vỡ tan tành.

Mùa Vọng mãi mãi sẽ là một cơ hội thích hợp để mỗi người chúng ta, mỗi gia đình và toàn thể dân Công Giáo cùng đứng lên làm cuộc cách mạng nội tâm, sửa đổi cuộc sống sao cho phù hợp với những đòi hỏi của Thiên Chúa. Từ cuộc cải biến nội tâm với lòng khiêm nhượng sám hối, chắc chắn mảnh đất thế giới sinh nhiều hoa thơm trái ngọt, sự hiểu biết Thiên Chúa sẽ dâng đầy và rồi một “triều đại đua nở hoa công lý” sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, để đón nhận Đức Kitô và sứ điệp của Ngài, luôn là một “cuộc xuất hành mới” đầy cam go, thử thách, vất vả ...; nhất là khi phải “bạt xuống nhưng đồi núi của kiêu căng, hợm hĩnh, của tham vọng ngông cuồng” đã một thời hằn sâu trong cái tôi, hoặc phải “lấp đi những hố sâu của hận thù chia rẽ, ghen ghét giận hờn, đố kỵ, cách ngăn”, như những “vết xâm thâm căn trong tâm hồn và trong các mối tương quan, mà bộ phim Untattoo You (Hãy tẩy vết xâm của bạn đi) đã minh họa cách sinh động .

Tuy nhiên, sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe và chia sẻ với nhau đó không bao giờ chỉ là những “giải pháp bất khả thi”, những “mission impossible” hay những “lời hứa hẹn suông”, giống như những phương thế tuyên truyền trong các “chiến dịch tranh cử” của xã hội dân sự, mà đúng như Lời Thánh Phaolô xác nhận trong thư gởi giáo đoàn Rôma: “Quả thế, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy.”; và cũng từ thái độ xác tín với Lời Chúa đó, ngài đề nghị: “Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa”.

Vâng, con đường của Mùa Vọng, con đường để nhân loại đến với nhau, con đường để kết nối muôn vạn trái tim để làm nên một đại gia đình yêu thương hiệp nhất đều phải bắt đầu từ đây: chúng ta hãy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô ... để làm rạng danh Thiên Chúa”, như huyền thoại “con đường hoa của hai tên cướp” mà người ta vẫn kể cho nhau nghe trong những câu chuyện hay về việc “dọn đường đón Chúa”. Amen.

LM. Trương Đình Hiền.
 
Chúa Nhật I Mùa Vọng A 2019: Mùa Vọng vĩnh hằng
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
10:46 05/12/2019
Lời mở: Chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới với Mùa Vọng là bắt đầu một cuộc hành trình mới trong đức tin với niềm hy vọng Chúa đến trong cuộc đời của mình. Các bài Thánh Kinh hôm nay đều diễn tả những lần Chúa đến và mời gọi chúng ta luôn canh thức để gặp gỡ được Người.

1. Ba lần Chúa đến

Giáo Hội thường nhắc nhở ta về 3 lần Chúa đến. Lần đến thứ nhất, trong quá khứ, cách đây hơn 2000 năm, khi Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành người qua mầu nhiệm Nhập Thể để đến với muôn loài qua cuộc giáng sinh tại Bêlem. Người đến để cứu độ khi hoà giải chúng ta với Chúa Cha. Người đã yêu thương chúng ta cho đến cùng và để lại cho ta gương mẫu tình yêu tuyệt vời của Người.

Lần đến thứ hai đang thực hiện trong hiện tại. Chúa đến với mỗi người chúng ta mang theo ơn lành, tình yêu, quyền năng để ta có thể gắn bó với Người và làm chứng cho Người.

Lần đến thứ ba thực hiện trong tương lai. Người sẽ đến trong vinh quang với tất cả thần thánh như lời kinh Tin Kính ta đọc mỗi Chúa Nhật: “Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Lần Chúa đến này rất bất ngờ nên đòi hỏi ta phải canh thức. Nhưng đó lại là đích điểm cho cuộc hành trình của mỗi người để ta gặp gỡ được Chúa cách trọn vẹn và mãi mãi.

Như thế, ta sẽ luôn chờ đợi Chúa đến với mình trong một Mùa Vọng, được gọi là vĩnh hằng.

2. Cuộc đời chúng ta là một Mùa Vọng Vĩnh Hằng

Cuộc đời chúng ta là một Mùa Vọng Vĩnh Hằng bởi vì lúc nào ta cũng sống trong niềm hy vọng rằng Chúa đến với mình để giải thoát mình khỏi bị lệ thuộc vào vật chất, không gian và thời gian.

Chúa đến để nối kết những điểm của thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất cùng với không gian, trong đó vật chất vận động, phát triển liên tục không ngừng. Chúng ta có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bạn bè sống ở những khoảng thời gian khác nhau. Khi vượt qua thời gian là chúng ta sẽ gặp gỡ được tất cả những người ấy trong Chúa. Đó phải là một niềm vui vô cùng lớn lao và chúng ta luôn hy vọng sẽ đạt được niềm vui này.

Chúa còn đến để nối kết mọi không gian xa cách. Như chúng ta vừa nói, không gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất có những độ dài, lớn khác nhau, vật này ở cách xa vật kia, nước này ở cách xa nước nọ… Không gian ấy trải rộng ra cả vũ trụ bao la với hàng trăm ngàn thiên hà, mỗi thiên hà có hàng trăm triệu ngôi sao. Khi Chúa đến, Ngài sẽ nối kết tất cả những không gian xa cách đó để làm cho chúng xích lại gần nhau và hoà nhập trong nhau! Lúc đó chúng ta không còn xa lạ vì người Bắc, kẻ Nam, không còn phân biệt chủng tộc vì là người Việt Nam, Hoa Kỳ hay Trung Quốc nữa vì tất cả đều là anh chị em ruột thịt của nhau trong đại gia đình Thiên Chúa. Chúng ta hy vọng được nối kết trọn vẹn với nhau, không còn lo sợ vì những cuộc xâm lấn đất đai hay chiến tranh thương mại nữa. Như thánh Phaolô đã đã từng gợi ý: “Anh em không còn là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ nhưng tất cả chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28).

Vậy Mùa Vọng chính là thời điểm dẫn ta đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa để Ngài đưa ta vượt qua những ngăn cản của vật chất, hoà nhập vào thời gian vĩnh hằng của Thiên Chúa và vào không gian kỳ diệu của Ngài. Tất cả chúng ta có bao giờ mơ ước điều đó không?

3. Để đạt được niềm hy vọng vĩnh hằng này, ta cần phải làm gì?

Các bài Thánh Kinh hôm nay nói cho chúng ta về việc Chúa sẽ đến. Qua Bài đọc I (x. Is 2,1-5), Tiên tri Isaia nói rằng: Chúa sẽ quy tụ tất cả mọi dân tộc, và giúp cho họ cảm nghiệm được hoà bình. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau. Tất cả sẽ cùng bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa. Niềm hy vọng đó đã được thực hiện khi Đức Giêsu đến lần đầu tiên và Người sẽ đến trong vinh quang để hoàn thành tất cả những gì Isaia loan báo.

Thánh Phaolô trong Bài đọc II (x. Rm 13,11-14) mời gọi ta chuẩn bị cho cuộc Chúa đến bằng cách: “loại bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tuông. Nhưng ta hãy mặc lấy Đức Giêsu Kitô”, nghĩa là mang lấy những tâm tình của Chúa Kitô và hành động như Người. Sống như thế thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm nghiệm được Chúa Giêsu đã đến, đang đến và sẽ đến trong cuộc đời của mình.

Nhiều người lo sợ không biết bao giờ sẽ xảy ra tận thế. Như ta đã tìm hiểu tuần trước, vũ trụ chắc chắn sẽ có tận cùng vì nó là vật chất và bắt nguồn từ hư không. Thiên Chúa đã dựng nên tất cả vũ trụ này từ hư không, tạo thành loài người chúng ta và đặt vào trong trái đất này, ban cho ta tình yêu, hạnh phúc, ơn cứu độ để một ngày nào đó, tất cả cùng với vũ trụ trở về nguồn gốc của mình là Thiên Chúa Tạo Hoá, và hoà nhập vào sự sống vĩnh hằng của Ngài. Khi đó, không còn vật chất bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa. Như thế, tận thế không đáng cho ta lo sợ, nhưng là lẽ đương nhiên mà ta phải hy vọng vì được trở về với nguồn gốc hoàn hảo tuyệt vời của mình.

Nhưng trước khi tận thế, có lẽ mỗi người phải vượt qua ngưỡng cửa của cái chết. Ai cũng lo sợ mình chết là sẽ phải xa cách những người thân yêu, sẽ bỏ lại tài sản mình kiếm được, sẽ mất đi mọi kiến thức mình thu nhận trong cuộc sống thế trần. Ta còn lo sợ phải chịu cuộc phán xét hết sức công minh của Chúa cho đời sống đầy tội lỗi của mình, khi nghĩ đến hoả ngục, luyện ngục với bao hình khổ đền tội khủng khiếp…

Thật ra, cái chết không phải là điều đáng cho ta lo sợ vì xa cách, mất mát, nhưng là một cuộc lên đường trở về nhà Cha, một cuộc thăng hoa để biến đổi tất cả những gì ta có, ta làm, ta đạt được trong trần thế này thành vĩnh hằng, vô tận, tuyệt đối, nhờ được gắn bó với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người. Nhờ cái chết, ta bước vào thời gian vĩnh hằng, nên dù tận thế có xảy ra vài chục tỷ năm sau này, nó cũng không xa cách với ta. Do đó, các nhà thần học xác định tận thế trùng hợp với cái chết của mỗi người, và cuộc phán xét riêng cũng đồng thời với phán xét chung.

Có người tính toán rằng gia đình nhân loại lúc đó có vài trăm tỷ người thì lấy đâu ra chỗ đủ rộng để Chúa phán xét mọi người. Nhưng khi con người không còn lệ thuộc vào vật chất thì tất cả đều được quy tụ trong không gian vô tận của Thiên Chúa. Vì thế, khi ta không để cho vật chất giam hãm, trói buộc ta vào trong thời gian và không gian của nó theo lòng tham và lòng dục của con người, là ta sẽ cảm nhận ngay được Chúa đang đến với mình.

Khi đến lần thứ nhất Người đã thực hiện điều đó trong con người của mình để đem thân xác hữu hạn của con người vào không gian vô tận và thời gian vĩnh hằng của Thiên Chúa. Khi đến lần thứ hai Người đưa mỗi người chúng ta hoà nhập với Người để biến đổi những gì của ta thành của Người. Khi đến lần thứ ba Người đưa toàn thể vũ trụ vạn vật vào trong sự sống vĩnh hằng, kỳ diệu của Thiên Chúa. Cả ba lần Chúa đến đều hoà nhập nơi Đức Giêsu nên Thánh Phaolô mới quả quyết rằng: “Chúa Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8).

Lời kết: Hôm nay suy nghĩ về Mùa Vọng Vĩnh Hằng, chúng ta được mời gọi để luôn luôn sống trong niềm vui, bình an và mong chờ Chúa đến trong từng giây phút của cuộc đời.
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật II Mùa Vọng Năm A 8.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:24 05/12/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, trình bày cho chúng ta chân dung của Gioan Tiên Hô, còn gọi là Gioan Tẩy Giả. Ông đến chuẩn bị cho việc xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Ông đã chuẩn bị cho con người triệt hạ mọi chướng ngại vật có thể làm cản lối cho việc đón tiếp Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, mọi người phải nổ lực cải thiện đời sống cá nhân và xã hội. Chỉ trừ khi nào triệt hạ được hết những chướng ngại cản lối thì con người mới thấy được ơn cứu độ.

Trong cuộc sống giữa thế giới xô bồ, đôi lúc con người cảm thấy thất vọng vì có những việc cần sửa đổi canh tân lại vượt quá sức mình, con người làm những việc đó, không khác nào những công trình đội đá vá trời.

Nhưng chúng ta đừng quên, tuy tài hèn sức yếu trước một công trình xem ra quá lớn, thì sự thành công hay thất bại đều nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Chúa chỉ đòi hỏi nơi chúng ta sự nổ lực và sự cố gắng hết sức mình.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Barúc, là vị thư ký của tiên tri Giêrêmia, đã tiên báo những điều Thiên Chúa hứa sẽ được thực hiện nơi Giêrusalem. Những hình ảnh về núi non thung lũng phải được san bằng hay lắp đi sẽ được Gioan Tẩy Giả dùng lại sau nầy. Đây là những hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn của chúng ta phải được canh tân và đổi mới trong mùa Giáng Sinh năm nay.

TRƯỚC BÀI II:
Với bản tính yếu hèn, chúng ta thường sống buông trôi. Vì miệt mài hưởng thụ những của cải đời nầy, chúng ta quên đi ngày Chúa đến. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta qua bài đọc hôm nay.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tiền Hô khơi dậy cho dân Do thái sự nô nức trông chờ ngày Chúa đến. Phần chúng ta, Mùa Giáng Sinh năm nay, chúng ta chuẩn bị những gì để đón rước Chúa?


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Gioan Tiền Hô kêu mời chúng ta dọn đường cho Chúa đến. Giờ đây, cùng với Giáo Hội, Cộng Đoàn dân Chúa đó đây, chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa, qua những tâm tình nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho thời gian của Mùa Vọng, sẽ là dịp thuận tiện cho các Cộng Đoàn Xứ Đạo đó đây có cơ hội làm hoà với Chúa và anh chị em qua bí tích hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi người, mỗi gia đình chuẩn bị đón Chúa đến, bằng chính đời sống đầy ân sủng. Xin cho mỗi gia đình Công Giáo luôn sống yêu thương và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Qua Chiến Dịch Tình Thương của Mùa Vọng mà Giáo Hội kêu mời chúng ta hưởng ứng, xin cho mỗi người biết quảng đại đáp lại chiến dịch nầy, để những ai kém may mắn hơn chúng ta, cũng được chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo, được đầy tràn ơn thánh Chúa, trong sự học hỏi, chuẩn bị sống trong bậc vợ chồng, qua khoá Giáo Lý Dự Bị Hôn Nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi nam tớ nữ của Chúa đã qua đời qua lời cầu nguyện và thánh lễ chúng ta dâng trong tuần nầy.... được Chúa ban ơn yên nghỉ muôn đời.Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Một của cha đến trần gian. Xin sai phái Thần Linh đến để kiện toàn trong chúng con những gì mà Con Cha đã khởi sự, ngõ hầu chúng con hoàn tất những gì cần thiết cho ngày Con của Cha giáng trần. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
R/ Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 05/12/2019

2. Phàm nơi nào có kiên nhẫn và khiêm tốn, thì ở đó không có buồn rầu, cũng không có đau khổ.

(Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:08 05/12/2019
80. DÙNG “VẠI NHỔ NƯỚC BỌT THƠM”

Người Đông Tấn là Tạ Cảnh Nhân thích sạch sẽ, tìm việc kỳ lạ, mỗi lần nhổ nước bọt thì nhổ bên trong áo của người giúp việc, nhổ xong thì cho người này nghỉ một ngày để giặt áo. Về sau, mỗi lần muốn nhổ nước bọt thì người giúp việc tranh nhau để được ông ta nhổ.

Lại có con của Nghiêm Cao là một người nổi tiếng tên là Nghiêm Thế Phồn mỗi lần nhổ nước bọt thì dùng miệng của tên tớ gái đẹp mà nhổ, chỉ cần nói có hơi đờm, thì cô hầu gái phải há miệng to đợi, Nghiêm Thế Phồn gọi đó là: “vại nước bọt thơm”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 80:

Dùng áo của người giúp việc để làm ống nhổ hoặc dùng miệng của người hầu gái đẹp để nhổ nước bọt của mình thì quả thật là người vô nhân, đó là hành vi của những người coi đồng tiền hơn cả sự khổ nhục và nhân phẩm của người khác.

Mọi người đều được Thiên Chúa tạo dựng và bình đẳng như nhau không những trước mặt Thiên Chúa mà còn bình đẳng với nhau tại trần gian này. Người đầy tớ cũng là con người nên cũng phải đối xử với họ như Thiên Chúa đã đối xử cách yêu thương với họ.

Ăn những thứ cao lương mỹ vị rồi nhổ ra nơi áo quần và trong miệng của người đầy tớ là hành vi của quỷ sa tan làm nhục Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa đã yêu thương con người cách đặc biệt hơn tất cả mọi loài trên mặt đất này.

Một hành vi tàn nhẫn hay một lời nói ác ý hại người là một khoảng cách đã được rút ngắn giữa hỏa ngục và tôi, thật là đáng sợ, bởi vì trong một ngày tôi đã có bao nhiêu hành vi tàn nhẫn và nói biết bao nhiêu là lời độc địa, ác ý hại tha nhân !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật II Vọng (A)
Lm Jude Siciliano, OP
22:48 05/12/2019


Isaia 11: 1-10; T.vịnh 71; Rôma 15: 4-9; Matthêu 3: 1-12

Nếu thánh Gioan Tẩy Giả sống lúc này thì ông ta có thể là một ngôi sao màn bạc. Tất cả các phương tiện truyền thông có thể bao trùm ông ta. Bạn có thể nhận được những mẫu tin về lời giảng của ông qua "you Tube". Ông ta trở nên như một ngôi sao nhạc Rock danh tiếng trong thế kỷ thứ nhất. Trong hình tượng mặc áo lông lạc đà, không đắt tiền, rất thô sơ, ngang lưng đeo dây thắt lưng bằng da. Thức ăn của ông là châu chấu và mật ong rừng. Đó là hình ảnh ông đã làm cho dân chúng để ý đến ông. Ông trực diện với dân chúng đến từ khắp các miền Giu đê. Ông đứng trong nước sông Gio đan, chỉ tay vào những người không trung thật, gọi những người không hài lòng là "loàii rắn độc kia" Thế nên thánh Gioan Tẩy Giả gây chú ý cho biết bao nhiêu người. Nhưng, ông ta không hành động như thế vì muốn danh vọng hay bạc tiền. Ông ta có niềm tin lớn để nói cho người ta biết là "Hãy ăn năn sám hối" "Hãy làm mọi sự nên ngay thẳng! Hãy can đảm, ơn trợ giúp sẽ đến".

Vừa rồi, tôi bắt đầu một chuyến đi dài ngày, rời khỏi nhà lúc 5 giớ sáng, đi 2 giờ trên một đoạn đường tối đen. Sau khi lái xe độ 4 giờ tôi cảm thấy mình không được tỉnh táo. Thêm khoản 2 dặm đường tôi bấm nút lái tự động cho xe chạy đều, vì trong lúc đó tôi hơi buồn ngủ, như ở trong tình trạng lơ mơ. May quá là trên xa lộ xe cộ giao thông thưa thớt nên tôi không cần phải nhanh tay lẹ mắt. Nhưng rốt cùng tôi phải làm điều cần thiết là đậu xe bên đường để ngủ một chút. Vì bạn không thể lái xe trên cao tốc 65 dặm/ giờ trong tình trạng không tỉnh táo.

Cuộc sống cũng như vậy phải không? Hình như chúng ta đang di chuyển với tốc độ khoản 65 dặm/giờ, và đôi khi cần bấm nút chỉnh lái tự động cho xe chạy đều. Có thể chúng ta không bị tai nạn, nhưng đó có phải là lối sống hiện nay không? Trên bước đường đời chúng ta thường thiếu những gì vậy? Chúng ta thiếu người đồng hành; chúng ta quên đi khái niệm về những việc ưu tiên, làm thiếu đi những phần tốt nhất và quan trọng nhất trong đời sống chúng ta phải không? Đâu là sự chú ý của chúng ta và đâu là trọng tâm của chúng ta?

Trong lúc này, nhiều người trong chúng ta đang sống như một người lái xe đã bấm nút tự động, cuối đầu xuống để sống qua ngày trọn tháng. Điều chúng ta cần là một cái gọi đánh thức chúng ta. Đôi khi nó có thể là một tiếng động mạnh dội mạnh vào đầu chúng ta, giống như ông Gioan Tẩy Giả đánh thức dân chúng thời ông ta. Chúng ta có chú ý đến những tác động đã đánh thức chúng ta mà chúng ta đã bỏ qua chưa? Có thể đó là tiếng nói của người phối ngẫu nói với chúng ta một điều quan trọng bằng một cách nhẹ nhàng làm chúng ta khựng lại trong cuộc sống. Hoặc, có tiếng gọi gay gắt của một người bạn nói thẳng vào mặt chúng ta vì chúng ta đã thất hứa, hay coi thường họ. Hoặc một em bè nói với chúng ta "Sao ba mẹ không thèm chơi với con nữa?". Cũng có thể là lời đánh thúc của một bác sĩ khi khuyên chúng ta nên sống chừng mực, bỏ thói quen xấu, và nên chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Các phương tiện truyền thông có thể trở nên như một tiếng gọi. Ông Gioan Tấy Giả có thể đánh thức chúng ta. Trên bản tin buổi chiều hay trên tin tức trang mạng đã cho chúng ta thấy hình ảnh những người tuyệt vọng trong các trại tạm cư tị nạn, người vô gia cư sông dưới gầm cầu vượt xa lộ; các gia đình bị ly tán ở nơi biên giới; cảnh đối xử bạo lực trong các trại giam; môi trường sống của chúng ta đang bị phá hủy bởi các hóa chất độc đã thải ra v.v... Thiên Chúa nói với chúng ta như thế. Đôi khi bằng giọng điệu mạnh mẻ và gay gắt như của ông Gioan Tẩy Giả, và những khi khác lại nhẹ nhàng nhưng hiệu quả vẫn như nhau. Nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói và nhận ra được sự thật đang nói với chúng ta: "Hãy sám hối, vì triều đại Thiên Chúa đã đến gần”.

Chúng ta phải sám hối về điều gì? Mùa Vọng là mùa đầy ân sũng, vì Mùa Vọng có thể đem ánh sáng vào những nơi bóng tối âm u lợ rõ trong cuộc sống chúng ta, những sự việc mà chúng ta có xu hướng bỏ qua, hay thường tránh né nghĩ đến; từ những vấn đề đó khiến chúng ta sống giả hình; những vấn đề chúng ta đang thực hiện để tìm hạnh phúc ở nơi sai lạc; những ý tưỡng khiến chúng ta hài lòng với những điều mới lạ mới khám phá được hay những thiết bị tối tân nhất, nhanh nhất hay mới nhất. Đó có phải là do những lời quảng cáo nói là sẽ đem đến hạnh phúc và hài lòng cho chúng ta hay không? Một điều tra vừa rồi cho biết là các phụ huynh ít dành thời giờ giáo dục con cái nhưng lại thường hay mua nhiều quà tặng cho chúng. Lại còn một dấu chỉ nữa là xã hội đang ngày càng đòi buộc nơi mỗi chúng ta thu gom rất nhiều, nhưng hầu như ít để ý đến giá trị của các vật dụng đó. Ông Gioan Tẩy Giả soi chiếu ánh sáng vào trong cuộc sống của chúng ta, nói với chúng ta rằng chúng ta đã đầu tư rất nhiều năng lực của chính mình vào chỗ sai lầm. Vậy hãy thử nghĩ về điều đó có đúng vậy hay không?

Mùa Vọng có thể đánh thức chúng ta chấp nhận với nổi buồn là việc chú tâm tìm kiếm hạnh phúc nhưng đã gặt hái được sự thất vọng. Những người khác xác nhận đã thấy được những điều gì sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc nhưng chúng ta vẫn chưa tìm được. Vì sao chúng ta đến nhà thờ thực thi phụng vụ từ tuần này sang tuần khác? Có phải chỉ vì chúng ta chỉ tuân giữ lề luật tôn giáo phải không? Có phải chỉ vì chúng ta để ý đến đời sống ngày sau và muốn chắc có được một chỗ trên thiên đàng phải không? Ông Gioan Tẩy Giả loan báo là vương triều thiên đàng đã đến gần. Mùa Vọng nhắc chúng ta nhớ là vương triều thiên đàng có thật trong đời sống hiện tại, trong khi chúng ta lại hy vọng và tìm kiếm ý nghĩa, sự công bằng và trong sạch trong một thế giới hư ảo.

Như cách nói mạnh mẻ của ông Gioan Tẩy giả làm thu hút một đám đông quần chúng. Dân chúng đến nghe ông ta vì họ cần được giúp đở và để nghe một sự hướng dẫn rõ ràng và trong sáng, chúng ta cũng thế. Cùng với dân chúng đến nghe ông Gioan Tẩy Giả chúng ta cũng được nghe tin mừng. Ngôn sư nói cho chúng ta biết là một Đấng sẽ đến với Chúa Thánh Thần và hứa sẽ sưởi ấm lòng chúng ta cho khỏi chán nản vì theo thường lệ thì những thói quen thông thường và sự thờ ơ đã ngày càng triển nở mà chúng ta không để ý. Chúng ta cần được ban cho một thần khí mới mà tự chúng ta không thể làm được cho chúng ta.

Thần khí Mùa Vọng là món quà mà chúng ta mong đợi và không thể mua được bằng tiền bạc hay quyền lực. Thần khí này cũng không thể bị dồn nén một cách khắc khe và bị độc chiếm bởi bất kỳ giới quyền chức tôn giáo đặc biệt nào; đó là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Thế nên, ẩn sau giọng nói của Gioan Tẩy Giả chính là Đức Chúa, và là một giọng đầy yêu thương chăm sóc. Thiên Chúa chắc chắn có ý định gì đó đặc biệt trong Mùa Vọng này cho mỗi chúng ta và cho cộng đoàn tín hữu chúng ta, những người luôn khao khát được chữa lành và đổi mới.

Các người Pharisêu và phái Xa đốc đến xin phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả. Ông ta nói với họ một cách mạnh dạn rõ ràng họ là "lòai rắn độc" Nhưng chúng ta có thể nghe lời thông cảm của ông ta kêu gọi họ và chúng ta hãy làm mọi sự việc ngay thẳng trong đời sống chúng ta phải không? Một người vừa mới nói "tôi rất bận rộn những ngày này. Điều thứ nhất là tôi phải dự hòa nhạc trong ba trường nơi con cái tôi đi học" Bà ta cũng nói "nên tôi cần nghỉ một chút" Đó không phải là một cách diễn tả phụng vụ, nhưng Mùa Vọng là như thế "Cái nghỉ ngoài lẽ thường".

Chúng ta phải làm gì để có được như thế? Chúng ta có thể để chút thì giờ thinh lặng và suy ngẫm không? Chúng ta phải tìm cách quyết định và có thể làm được. Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều bận rộn và ông Gioan Tẩy Giả hứa là Chúa Giêsu sẽ đến, cùng với Thần Khí của Ngài sẽ giúp chúng ta làm điều chúng ta không làm được là "rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm". Đó là lời hứa chúng ta nghe trong Mùa Vọng này. Thần Khí Chúa sẽ đến giúp chúng ta dọn chỗ cho Thiên Chúa "và thu thóc mẩy" để chúng ta được đời sống mà Thiên Chúa muốn chúng ta nhận được.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

2nd Sunday of Advent (A)

Isaiah 11: 1-10 Psalm 72 Romans 15: 4-9; Matthew 3: 1-12

If John the Baptist were alive in our day he would be a star! He would be covered by all forms of communication and social media. You could get clips of his preaching on "You Tube." He was the closest thing the first century had to a rock star. He dressed the part: camel’s hair, not the expensive, but the rough kind, and around his waist, a leather belt. He ate exotic foods, locusts and wild honey. He couldn’t help getting people’s attention, he was up front and in their face: kicking up the waters of the Jordan; pointing his fingers in the faces of the insincere; shaking up the comfortable, calling them names, "You brood of vipers!" No doubt about it, John the Baptist was an attention-getter. But he didn’t act the way he did because he wanted fame and money. He had something big to say, "Repent…." "Straighten things up! Have courage, help is on its way."

Recently I started a long drive, leaving the house at 5am. For two hours I drove in the dark. After four hours on the road I realized I had not been fully alert. I had been traveling the last couple of miles on a mental cruise control, not dozing off, but almost in a hypnotic state. Luckily traffic was thin and I did not have to make any fast decisions. I did the sensible thing, pulled over and took a nap. You can’t be traveling on a highway 65 mph and not be fully awake.

Life gets that way, doesn’t it? It feels like we are moving along at 65 mph, sometimes on cruise control. Maybe we haven’t crashed, but is that any way to go through life? What are we missing along the way? Whom are we missing along the way? Have we been missing those who count; losing a sense of priorities; missing the best and most important parts of our lives? Where is our attention and where is our focus?

At this time of the year, a lot of us seem to be on automatic drive, putting our heads down, plowing through the season. What we need is a wake up call. Sometimes it can be strident and in our face, just as John the Baptist was to his generation. Have we been attentive to the wake up calls we have been getting and ignoring? Perhaps it’s a spouse who, in a gentle way, says something important to us that stops us in our tracks. Or, maybe the call comes in a not-so-gentle way: a friend confronts us because we have broken a promise, or taken them for granted. A child says to us, "How come you never play with me anymore?" Maybe the wake up comes when we are advised by a doctor to slow down, quit a bad habit and take better care of ourselves.

The media can be a clarion call, our John the Baptist that snaps us awake. On the evening news, or the Internet we see images of desperate people in refugee camps; the homeless living under overpasses; families separated at our border; brutal conditions in our prisons; our environment being destroyed by chemical waste, etc. God speaks to us like that, sometimes in a harsh John-the-Baptist tone and at other times in gentler ways. The effect can be the same, if we listen to the voice and realize the truth it is speaking to us: "Repent, for the kingdom of heaven is at hand."

About what must we repent? Advent is a blessed season, for it can bring light to the darker areas of our lives, the parts that we tend to ignore, or avoid reflecting on. It can wake us to certain compulsions we have: that we have lived superficial lives; searched for happiness in all the wrong places; thought what make us happy lies in the newest, fastest, latest and cleverest device. Isn’t that what the commercials are saying will bring us happiness and fulfillment? A recent survey said that the parents who spend less time with their children buy them more gifts. Just one more sign that our society desires more and more, but it seems to offer less and less of what really counts. John the Baptist is shining a light on our lives, telling us that we may be investing a lot of our energies in the wrong places. Think about that: is it true?

The gift of Advent may be to stir us to admit, with sorrow, that our quest for happiness has disappointed us. Others have identified what will make us happy and we have found it wanting. Why else do we come here to worship week after week? It is not just because we are keeping a religious rule, is it? It’s not just because we are concerned about the next life and want to guarantee our place there, is it? John the Baptist proclaims that the kingdom of heaven is at hand. Advent reminds us that the kingdom of heaven is about this life, as we hope and search for meaning, sanity and balance in a world that is often off-balance.

As hard as John the Baptist sounded, he drew a crowd. People came because they needed help and a voice of clarity and sanity – just as we do. Along with the crowds who heard John preach, we also hear good news. The prophet tells us that someone is coming bearing the Holy Spirit and fire to warm our spirits chilled by boredom, routine which have become bloated with excess, habit and indifference. We need a renewed spirit but we cannot manufacture one on our own.

The Spirit is the Advent gift we long for and which cannot be purchased by the rich and powerful. Nor can the Spirit be cornered and monopolized by any special religious elite; it is a free offer by God. It turns out that the voice behind John’s voice is God’s and it is a loving and concerned voice. God definitely intends something special this Advent for each of us and also for our worshiping community that longs for healing and renewal.

Pharisees and Sadducees came to John’s baptism and the words he had for them were harsh, "You brood of vipers." But can we hear the compassion in his voice calling them and us to put things right in our lives? Someone said recently, "I’m so busy these days and, on top of it all, I have to go to three school Christmas concerts my children will be in!" She also said, "I need a break." It’s not a very liturgical description, but Advent is just that, "a break from the routine."

How will we provide that for ourselves? Can we put aside a little time for quiet and reflection? It will take creativity, but we can do that! There is too much clutter in our lives and John promises that Jesus’ coming with his Spirit can do what we can’t, "Clear the threshing floor and gather his wheat into his barn...." That is the promise we hear this Advent: the Spirit is coming to help us clear space for God and gather "the wheat," that will give us the life God wants us to have.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện trong tháng 12 của Đức Thánh Cha: Tương lai của người trẻ
Thanh Quảng sdb
16:34 05/12/2019
Ý cầu nguyện trong tháng 12 của Đức Thánh Cha: Tương lai của người trẻ

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (5/12/2019) đã gửi đi một thông điệp bằng video nói lên ý cầu nguyện của Ngài trong tháng 12 này là "Tương lai của trẻ thơ".
Trong ý cầu nguyện cho tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện cho tất cả mọi quốc gia biết thực hiện các biện pháp cần thiết vì tương lai của trẻ thơ, đặc biệt những em đang phải đối diện với những thiệt thòi hôm nay.
Đây là truyền thống của Đức Thánh Cha Phanxicô hàng tháng gửi đi một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài.
Toàn văn của sứ đệp video được ghi lại:
Những tiếng than khóc của trẻ thơ bị thiệt thòi, bị ngược đãi, bị bỏ rơi, không được đi học, hoặc không được chăm sóc y tế là một tiếng kêu thấu đến Thiên Chúa.
Trong mỗi em có Chúa Kitô, vì Người đã đi vào thế giới của chúng ta như một trẻ thơ yếu hèn.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi quốc gia biết quyết định ưu tiên thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm một tương lai tốt đẹp cho trẻ thơ, đặc biệt các em đang đối diện với đau khổ thiếu thốn…
 
Đức Hồng Y Zen tiết lộ nhiều điều phía sau các thương thảo của Tòa Thánh với Trung Hoa
Vũ Văn An
17:03 05/12/2019
Tạp chí New Bloom, ngày 4 tháng 12 năm 2019, phổ biến cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Zen (Trần Nhật Quân) hồi tháng 9 năm nay, lúc các cuộc biểu tình tại Hồng Kông chưa đi vào hình thức nghiệt ngã của nó (https://newbloommag.net/2019/12/03/cardinal-zen-interview/Cardinal Joseph Zen has described Vatican policy toward China as “terrible, terrible, terrible” in a new interview).

Đức Hồng Y Zen cho biết ngài cực kỳ nghi ngờ rằng thỏa thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa, một thỏa thuận chưa bao giờ được công bố, về cơ bản giống như bản dự thảo trước đó từng bị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ chối ký.

Vị Giám mục đã nghỉ hưu của Hồng Kông, người thường xuyên cảnh cáo về chiến dịch của chính phủ Trung Hoa nhằm kiểm soát Giáo hội, nói với New Bloom rằng các mối liên hệ gần đây của ngài với Vatican “đơn thuần có tính thảm họa”.



Trong một cuộc trò chuyện kéo dài (được công bố vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xavier), Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng khi mới trở thành giám mục, ngài đã làm việc chặt chẽ với Đức Hồng Y Jozef Tomko, người lúc đó là bộ trưởng bộ Truyền giảng Tin mừng trong các nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Giáo hội và chế độ Bắc Kinh. Ngài nói rằng những nỗ lực này đã mang lại kết quả, với việc Vatican bình thường hóa vị thế của một số giám mục đã được chính phủ bổ nhiệm nhưng sẵn sàng cam kết trung thành với Tòa Thánh.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Zen tiếp tục, việc can dự của Vatican đã đi theo một đường hướng khác khi Đức Hồng Y Tomko được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe kế nhiệm, người mà ngài thẳng thắn cho là một người “không tốt”. Ngược lại, Đức Hồng Y Sepe, đến lượt, được Đức Hồng Y Ivan Dias kế vị, người (được Đức Hồng Y Zen coi) là một đệ tử của cố Hồng Y Agostino Casaroli, Quốc Vụ Khanh từ năm 1979 đến năm 1990. Đức Hồng Y Casaroli nổi tiếng về việc sẵn sàng tìm thỏa hiệp với các chế độ Cộng sản.

Tuy nhiên, gần đây hơn, Đức Hồng Y Zen cho biết, chính sách của Vatican đối với Trung Hoa đã được thúc đẩy bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh hiện tại. Vị Hồng Y Trung Hoa thường xuyên chỉ trích Đức Hồng Y Parolin vì đã không nhìn thấy các nguy hiểm của một thỏa thuận với Bắc Kinh.

Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng ngài chưa thấy bản văn thỏa thuận của Vatican với Bắc Kinh, mặc dù ngài đã tham gia diễn trình này rất lâu, và ngài là một trong hai thành viên Trung Hoa còn sống của Hồng Y đoàn.

Về mối quan hệ của ngài với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Zen nói rằng các ngài có “mối liên hệ tuyệt vời về phương diện bản thân”. Tuy nhiên, ngài nói, Đức Giáo Hoàng “không trả lời thư của tôi”. Ngài cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thực hiện”.

Nguyên văn cuộc phỏng vấn của Nicolas Hagerty với Đức Hồng Y Zen (陳日君)

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003, khoảng 500,000 người đã tuần hành ở Hồng Kông để phản đối đạo luật chống lật đổ, Điều 23 của Luật Căn Bản. Cho đến tháng 6 vừa qua, khi hai triệu người xuống đường ở Hồng Kông, thì đó là cuộc biểu tình chính trị lớn nhất ở Hồng Kông sau việc bàn giao.
Tôi đã hỏi Đức Hồng Y Joseph Zen, lúc đó mới được bổ nhiệm làm giám mục Hồng Kông năm 2002, về vai trò chính xác của ngài trong cuộc biểu tình năm đó, ngài đã được các học giả tôn giáo ở Trung Hoa và Hồng Kông trưng dẫn rộng rãi như một phát ngôn viên lớn tiếng nhất của cuộc biểu tình này. Ngài đã thảo luận ngắn gọn các lý do chính của việc ngài chống đối (khả năng Bắc Kinh tuyên bố Giáo Hội là một tổ chức phản quốc) và chiến thuật của ngài (liên minh chiến lược với Pháp Luân Công để đối lập) nhưng không muốn nói nhiều về đỉnh cao rõ ràng trong ảnh hưởng chính trị và được lòng dân của ngài ở Hồng Kong. Sau khi dẫn đầu vài ngàn tín hữu cầu nguyện tại Công viên Victoria trước cuộc diễn hành chính, ngài rời khỏi hiện trường để dành thì giờ cho cầu nguyện. Ngài quan tâm nhiều hơn đến các cuộc biểu tình hiện dang diễn ra lúc này, và với các cuộc tranh đấu của ngài chống bộ máy quan liêu của Vatican.

Cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra vào buổi sáng sau thánh lễ tại Học viện Salesian, trên đảo Hồng Kông. Một tu sĩ Salesian đã gặp tôi ở cửa và mời tôi đi ăn sáng tại phòng ăn. Những bức ảnh đóng khung mờ nhạt của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Zen được treo cạnh nhau phía trên lối vào. Các hình ảnh của nhà lãnh đạo giáo phận hiện tại tức Đức Hồng Y John Hong Ton và Đức Giáo Hoàng Phanxicô treo trên bức tường đối diện với lối vào. Đức Hồng Y Zen đã đến gặp tôi vài phút sau đó và khi tôi kết thúc, ngài bắt đầu bằng cách nói về tình hình hiện tại ở Hồng Kông.

Đức Hồng Y Zen nhận thấy có sự khác biệt về thái độ trong phong trào phản kháng hiện nay giữa các sinh viên và các thế hệ cũ, những người, dĩ nhiên, muốn thúc giục ôn hòa chứ không phải các chiến thuật hung hăng hơn của các sinh viên. (Cũng phải nói rằng cuộc phỏng vấn của chúng tôi đã diễn ra vào giữa tháng 9, trước khi cảnh sát leo thang hơn nữa, bao gồm việc sử dụng đạn thật và bao vây Đại Học Kỹ Thuật). Còn về việc Đức Hồng Y Zen tự xếp mình vào thế phân chia thế hệ, chính ngài đã biểu lộ tình liên đới và sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm của họ song song với các can gián về tầm quan trọng phải suy nghĩ tới các sai lầm tương tự của các phong trào xã hội trong quá khứ ở Hồng Kông.

Đức Hồng Y Zen nói với tôi rằng chính phủ Hồng Kông và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh rất xảo quyệt nên các sinh viên cần phải giống như họ. Ngài nhấn mạnh rằng, “đã đến lúc để thế hệ lớn tuổi kết hợp với thế hệ trẻ hơn”. Ngài đã diễn hành trong các cuộc mít tinh lớn nhất hồi tháng 6, nhưng kể từ đó đã tham dự trong vai trò hỗ trợ, như một trong năm ủy viên quản trị chịu trách nhiệm đối với một quỹ nhân đạo lớn nhằm hỗ trợ những người bị thương, bị cảnh sát bắt giữ, bị truy tố và cả các gia đình bị ảnh hưởng. Với tư cách là một tuyên úy chính thức, ngài thường xuyên đến thăm nhà tù và tiếp tục viết trên blog cá nhân của ngài.

Đến đây, tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về câu chuyện ngài can dự với Vatican vào các vấn đề Trung Hoa. Vào tháng 9 năm 2018, một thỏa thuận bí mật đã đạt được giữa Vatican và Trung Hoa.

Tôi phổ biến dưới đây đầy đủ, chỉ chỉnh sửa cho rõ ràng hơn thôi, phần này của cuộc trò chuyện của chúng tôi:

Nicholas Haggerty (NH): Đức Hồng Y sinh ra ở Thượng Hải. Cha mẹ của ngài có phải là người Công Giáo không?

Đức Hồng Y Joseph Zen (CZ): Có. Họ là những người Công Giáo thế hệ đầu tiên; Tôi là thế hệ thứ hai. Tôi rời Thượng Hải năm 1948, lúc 16 tuổi.

NH: Đức Hồng Y đã đi đâu? Đức Hồng Y đã đi ngay đến Hồng Kông khi 16 tuổi?

CZ: Tôi đến đây để vào dòng Salesian. Ngôi nhà này.

NH: Đức Hồng Y có định nghĩa mình là người Trung Hoa không?

CZ: Chắc chắn rồi. Vì vậy, khi họ thảo luận về sự độc lập của Hồng Kông, tôi đã nói “Không. Ý các anh muốn nói gì?” Họ nói, “chúng tôi không muốn trà trộn với Trung Hoa”. Chúng tôi không quan tâm đến Trung Hoa, chúng tôi muốn Hồng Kông”. Tôi nói “không, tôi quan tâm đến Trung Hoa. Trung Hoa cũng thuộc về tôi. Tôi muốn nó trở lại từ tay Cộng sản. Tôi sẽ không bao giờ hài lòng chỉ là một công dân của Hồng Kông. Không, không, tôi là người Trung Hoa.

NH: Trận chiến nào hiện đang chiếm nhiều thì giờ hơn của Đức Hồng Y? Ngài có quan tâm nhiều hơn đến các phát triển trong Giáo Hội – với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh - hay ngài đang bận rộn hơn với Hồng Kông ngay lúc này?

CZ: Nhiều hơn với Trung Hoa. Toàn bộ Giáo Hội ở Trung Hoa - khủng khiếp, khủng khiếp. Kinh khủng. Kinh khủng.
Thật không may, kinh nghiệm tiếp xúc của tôi với Vatican chỉ đơn thuần có tính thảm họa.

Tôi được phong giám mục bởi đức Gioan Phaolô II. Nhưng thật ra đó không phải là quyết định của ngài. Đó là quyết định của cộng tác viên của ngài, Đức Hồng Y Tomko, người đứng đầu bộ Truyền giảng Tin mừng lúc bấy giờ.



Tại sao? Vì vào thời điểm đó, mười lăm năm trước năm 2000, tại Trung Hoa, ông đã thấy một chính sách cởi mở mới. Đức Hồng Y Tomko muốn được can dự vào, và ngài phát xuất từ Tiệp Khắc. Ngài biết Cộng sản. Ngài có kinh nghiệm lâu năm ở Vatican. Ngài là một người bạn tốt của Đức Gioan Phaolô II. Ngài sắp xếp công việc rất tốt.

Lúc ấy, không có uỷ ban nào về Trung Hoa, nhưng Ngài đã bắt đầu bằng cách tổ chức các cuộc họp bí mật. Các cuộc họp này đã có nhiều phiên mỗi năm, hoặc đôi khi hai năm. Đức Hồng Y Tomko nói với tôi, “hãy tham gia các cuộc họp. Tham gia các cuộc họp với Quốc Vụ Khanh của Vatican và Bộ Truyền giảng Tin mừng, hai cơ quan chăm lo Giáo hội tại Trung Hoa”. Các cuộc họp mở rộng cũng đã mời một ai đó từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Hai hoặc ba chuyên gia, một số giám mục, một vài người. Năm hoặc sáu người từ đây.

Những cuộc họp bí mật này rất hữu ích vì . Đức Hồng Y Tomko có thể thu thập nhiều thông tin. Trung Hoa đang mở cửa. Nhiều người đến thăm Trung Hoa, họ mang theo các thông điệp. Chúng tôi có thể khảo sát tình hình, đưa ra lời khuyên, thậm chí thực hiện một số tiếp xúc không chính thức với chính phủ.

Đức Hồng Y Tomko là một người rất cân bằng. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn để bảo vệ Giáo hội khỏi bị đàn áp. Nhưng khi chúng tôi đưa tin rằng ở Trung Hoa, ngay cả trong cái gọi là Giáo hội chính thức, cũng có rất nhiều người tốt lành, họ chỉ tình cờ hiện diện trong Giáo Hội đó.

Vì vậy, Đức Hồng Y Tomko bắt đầu một chính sách rất cởi mở. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn nhưng Ngài cởi mở sẵn sàng nghe lý lẽ. Và vì vậy trong các năm đó, sự việc khá xuôi chẩy.

Vâng, bao nhiêu có thể.

Cần phải có một số thỏa hiệp, nhưng về cơ bản, phải nói đúng chủ trương của Giáo hội.

Tòa Thánh hợp pháp hóa một số giám mục bất hợp pháp. Tại sao? Vì họ là những người tốt. Họ sống dưới nhiều áp lực rất lớn. Và chính phủ không dám chọn những người tồi tệ nhất. Vì vậy, đây là những người tốt - có thể nhút nhát, nên họ chấp nhận được tấn phong bất hợp pháp. Nhưng rồi họ xin ân xá, hứa sẽ làm tốt, nên Đức Giáo Hoàng đã hợp pháp hóa họ.

Và rồi có những người trẻ, các linh mục, chính phủ chọn làm giám mục. Một lần nữa, họ là những người tốt, có thể không nhất thiết phải là những người tốt nhất. Và họ cũng đủ can đảm để xin phép Đức Giáo Hoàng. Họ nói, “không có sự cho phép của Đức Giáo Hoàng, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc được phong chức”.

Rất can đảm. Sau một số điều tra, họ đã được phê chuẩn.

NH: Điều gì đã thay đổi?

CZ: Thật không may, trong Giáo hội có luật về giới hạn tuổi. Vì vậy, ở tuổi 75, Đức Hồng Y Tomko phải nghỉ hưu. Rồi, người kế vị là người không tốt. Và người kế vị của người kế vị, thậm chí còn tệ hơn.

Ý tôi là có một nhóm trong Tòa thánh. Những người này có quyền lực ở đó. Họ quen có quyền lực chính đáng vì tất cả đều hưởng được sự tin tưởng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng rồi dưới thời Đức Gioan Phaolô II, hướng đi đã ra khác. Nhưng vì có Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Tomko, những người khác đó không có quyền lực thực sự, trong một thời gian. Nhưng khi Đức Hồng Y Tomko nghỉ hưu, và Đức Hồng Y Crescenzio Sepe được bổ nhiệm – Đức Hồng Y Sepe là người không tốt. Đó là những người có quyền lực. Vì vậy, Bộ Truyền giảng Tin mừng hầu như không làm gì cả. Họ chỉ thực hiện chiến lược của Tomko, nhưng không thực sự theo tinh thần đó.

Chỉ cần tưởng tượng: vào năm 2000, đã có một kế hoạch phong chức 12 giám mục ở Bắc Kinh, cùng ngày với việc Đức Giáo Hoàng phong chức cho mười hai giám mục tại Rome. Thật ra, đó là một thất bại. Chỉ có năm vị xuất hiện. Những người khác từ chối được tấn phong. Dù sao, đó là một hành động thách thức rõ ràng. Và vị bộ trưởng mới này đã nhanh nhẩu hợp pháp hóa gần như cả năm vị này. Thật không thể tin được, không thể tin được.

Sau Đức Hồng Y Sepe đến Đức Hồng Y Ivan Dias. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bổ nhiệm Đức Hồng Y Dias. Bây giờ, mọi người nghĩ đây là một lựa chọn tuyệt vời, vì Đức Hồng Y Dias là một người Ấn Độ đã làm việc lâu năm tại Phủ Quốc Vụ Khanh . Ngài là sứ thần ở hai hoặc ba quốc gia, và tại thời điểm đó, ngài là tổng giám mục của Bombay, giáo phận lớn nhất. Vì vậy, triệu ngài về Vatican có thể là Bộ trưởng Châu Á đầu tiên của Thánh bộ lúc đó, nên, đây là điều rất tốt.

Nhưng thật không may, Đức Hồng Y Dias là một đệ tử của Đức Hồng Y Agostino Casaroli [Ghi chú cuả Chủ Biên: Một quan chức của Vatican nổi tiếng về ngoại giao thời Chiến tranh Lạnh với Khối Đông Âu]. Nên ngài tin tưởng chính sách Ostpolitik. Cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Tarciscio Bertone đều được coi là người ngoài. Họ không thuộc nhóm. Mặc dù Bertone là người Ý.

Trong Phủ Quốc Vụ Khanh , những người có quyền lực thực sự không phải là quan chức cao nhất, mà là những người ở dưới họ. Đặc biệt là trong giao dịch với Trung Hoa.

Pietro Parolin tại thời điểm đó là phó tổng thư ký. Nghĩa là nhà đàm phán trưởng. Không có một ủy ban, mà chỉ có thành viên của Phủ Quốc Vụ Khanh, thực sự là phó tổng thư ký, người sẽ có một số tiếp xúc không chính thức với Trung hoa, ngài báo cáo, ngài tóm tắt các cuộc họp bí mật về tất cả mọi điều. Chúng tôi chỉ có thể góp ý...

Bây giờ dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài đã làm hai việc rất quan trọng. Một là viết một lá thư cho Giáo hội ở Hoa lục mười hai năm trước. Một lá thư tuyệt vời. Nhưng ông có thể tưởng tượng được việc Bộ Truyền giảng Tin mừng dưới thời Đức Hồng Y Dias không; họ thao túng bản dịch tiếng Trung?!

Và rồi Đức Giáo Hoàng cũng lập một ủy ban. Bây giờ, giữa Đức Hồng Y Dias và Đức Tổng Giám Mục Parolin, họ chỉ đơn giản làm cho Ủy Ban đó không hoạt động được. Đầu tiên, họ thao túng việc làm của ủy ban. Sau đó, ủy ban không thực hiện được bất cứ cuộc nghị bàn nào. Và vì vậy, Đức Giáo Hoàng chỉ có lắng nghe họ thôi vì tiếng nói của chúng tôi không thể đến được với ngài. Làm thế nào ông có thể buộc Đức Giáo Hoàng đọc các biên bản được - chúng dày quá mà. Ba ngày thương thảo.

Thế nên, một ngày kia, tôi phải khiếu nại với Đức Giáo Hoàng. Tôi nói, “Đức Thánh Cha đã làm con thành một Hồng Y. Đức Thánh Cha nói rằng con nên giúp Đức Thánh Cha với Giáo hội ở Trung hoa. Nhưng con có thể làm gì chứ? Chẳng làm được gì! Chẳng làm được gì cả. Họ có quyền lực. Và Đức Thánh Cha không nói gì cả. Đức Thánh Cha không giúp con, con có thể giúp gì cho Đức Thánh Cha?"

Tôi rất thô lỗ với Đức Thánh Cha, nhưng Ngài quá tốt, quá tốt bụng. Và vì vậy, cả bức thư và nhất là ủy ban - ủy ban không những bảo vệ bản dịch sai mà còn bảo vệ việc giải thích sai nữa. Việc giải thích sai đã luân lưu khắp Trung Hoa. Kinh khủng thật.

Nhưng hiện nay, chuyện gì đang xảy ra? Đức Phanxicô đã xuất hiện. Bây giờ tôi xin lỗi khi nói rằng tôi nghĩ ông có thể đồng ý rằng ngài rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài đang dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện. Và hiển nhiên họ luôn phục vụ ngoài môi ngoài mép, họ luôn nói “Trong tính liên tục...” nhưng [đập bàn] đó là một sỉ nhục. Một sự sỉ nhục. Không hề có liên tục.

Năm 2010, Tổng Giám Mục Parolin và Hồng Y Dias, họ đã đồng ý với phía Trung Hoa về một dự thảo. Và thế là mọi người bắt đầu nói, “Ồ, bây giờ một thỏa thuận sắp sửa có, nó đang đến, nó đang đến”. Bỗng cái rụp, không ai nghe nói gì nữa.

Tôi không có bằng chứng, nhưng tôi tin rằng chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nói không. Ngài không thể ký thỏa thuận đó. Và tôi nghĩ thỏa thuận được ký kết bây giờ y hệt như thỏa thuận mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã từ chối ký.

NH: Đức Hồng Y chưa thấy thỏa thuận này, họ không cho ngài xem thỏa thuận này sao?

CZ: Không! Tôi hỏi ông, điều đó có hợp tình hợp lý không.

Tôi là một trong hai Hồng Y Trung hoa còn sống vậy mà tôi không thể có quan điểm về thỏa thuận đó, và tôi đã ba lần đến Rome.



NH: Mối liên hệ của ngài với Đức Phanxicô như thế nào khi bắt đầu triều Giáo hoàng này? Có phải nó luôn luôn căng thẳng?

CZ: Với Đức Phanxicô, các liên hệ rất tuyệt về phương diện bản thân. Ngay cả lúc này. Vào đầu tháng 7 năm nay, tôi đã ăn tối với Đức Giáo Hoàng. Nhưng ngài không trả lời thư của tôi. Và mọi điều xảy ra đều chống lại những gì tôi đề nghị.

Có ba điều. Một thỏa thuận bí mật, bí mật đến mức ông không thể nói bất cứ điều gì. Chúng ta không biết trong đó có những gì. Rồi, việc hợp pháp hóa bảy giám mục bị tuyệt thông. Điều đó thật không thể tin được, đơn thuần không thể nào tin được. Nhưng điều không thể tin hơn nữa là hành vi cuối cùng: giết Giáo Hội hầm trú.

Bây giờ họ đã hoàn thành công việc của họ. Vào ngày 28 tháng 6, một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, Tòa Thánh nhé. Không bao giờ một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, luôn luôn phát xuất từ một bộ đặc thù, với hai chữ ký. Tài liệu này không có bộ nào được chỉ rõ và không có chữ ký nào - từ Tòa Thánh. Không thể tin được. Không thể tin được. Không ai dám chịu trách nhiệm.

Tôi đã đến Rome một lần nữa. Lần thứ ba. Tôi đến vào tháng 1 năm ngoái, tháng 10 năm ngoái, và sau đó là tháng 6 năm nay. Tôi đã gửi một lá thư đến nơi ở của Đức Giáo Hoàng, nói rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, con đang ở Rome. Con muốn biết ai đã soạn thảo tài liệu đó. Điều gọi là định hướng mục vụ. Và con muốn thảo luận với người này về tài liệu đó trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Con ở Rome bốn ngày, Đức Thánh Cha có thể gọi cho con bất cứ lúc nào, ngày hay đêm”.

Sau một ngày, không có gì. Nên, tôi đã gửi một thư ngắn khác, nhưng lần này với mọi phản bác của tôi đối với tài liệu. Tôi nói, “con vẫn còn ở đây chờ đợi”. Rồi, sau một ngày nữa, có người đến nói, “Đức Thánh Cha nói, bất cứ điều gì Đức Hồng Y muốn nói, hãy nói với Quốc Vụ Khanh, Đức Hồng Y Parolin”. Tôi nổi sùng.

Tôi nói “Không! Tôi sẽ không bao giờ lãng phí thời gian với con người đó”, tôi nói thế. Một sự lãng phí thời gian thực sự, vì tôi sẽ không bao giờ thuyết phục được ông ta, ông ta cũng sẽ không bao giờ thuyết phục được tôi. Tôi muốn Đức Thánh Cha hiện diện. Nhưng vì điều đó dường như không thể, được thôi, tôi sẽ về nhà tay không.

Ngày cuối cùng tôi đi khắp nơi để cầu nguyện ở một số Vương cung thánh đường và thăm một số người bạn, cả Đức Hồng Y Tomko- - nay đã 95 tuổi, hả?

NH: Vẫn khỏe chứ?

CZ: [Gật đầu.] Nhưng dường như không còn linh hoạt nữa. Tôi trở về ngôi nhà đó lúc năm giờ. Họ nói “à, Đức Thánh Cha mời Đức Hồng Y ăn tối cùng với Đức Hồng Y Parolin”.

Tôi đã đến đó để ăn tối. Rất đơn giản, ba người chúng tôi. Tôi nghĩ bữa ăn tối không phải là lúc để cãi nhau, nên tôi phải tử tế trong bữa ăn tối. Vì vậy, tôi đã chỉ nói về Hồng Kông còn Đức Hồng Y Parolin thì không nói một lời. Vì vậy, cuối cùng, tôi đã nói, “Thưa Đức Thánh Cha, còn những phản bác của con đối với tài liệu đó thì sao?” Ngài nói, “à, à, tôi sẽ xem xét vấn đề này”.

Ngài tiễn tôi ra cửa.

Và rồi, tôi đã không trở về tay không. Tôi có một ấn tượng rõ ràng rằng Đức Hồng Y Parolin đang thao túng Đức Thánh Cha.

NH: Đức Hồng Y Parolin muốn gì?

CZ: Ôi, không ai có thể biết chắc, bởi vì quả là một mầu nhiệm thực sự người của Giáo hội làm thế nào, với tất cả kiến thức về Trung hoa, về những người Cộng sản, lại có thể làm một việc như ông ta đang làm bây giờ? Giải thích duy nhất không phải là đức tin. Chỉ là một thành công ngoại giao. Hư danh.

Bây giờ, hành vi cuối cùng này chỉ đơn giản không thể tin được. Tài liệu nói rằng, “để phục vụ công khai, anh em cần phải đăng ký với chính phủ”. Và rồi, ông phải ký nhận. Ký nhận một điều trong đó nói rằng ông phải ủng hộ Giáo Hội độc lập. Điều đó không tốt, thực sự chúng ta vẫn đang thảo luận về vấn đề đó. Và chính phủ cũng không tốt vì họ đang dự phóng. Nhưng dù sao đi nữa, “anh em phải ký nhận”.

Tài liệu có nội dung chống lại tính chính thống của chúng ta và họ được khuyến khích ký nhận. Ông không thể lừa dối chính mình. Ông không thể lừa dối người Cộng sản. Ông đang lừa dối cả thế giới. Ông đang lừa dối các tín hữu. Ký nhận tài liệu không phải là ký nhận một tuyên bố. Khi ông ký nhận, ông chấp nhận trở thành thành viên của Giáo Hội đó dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thật khủng khiếp, khủng khiếp.

Gần đây tôi được biết rằng Đức Thánh Cha, trên một chuyến bay trở về (tôi không nhớ ở đâu) đã nói, “chắc chắn, tôi không muốn thấy một sự ly giáo. Nhưng tôi không sợ một sự ly giáo”. Và tôi sẽ nói với ngài “Đức Thánh Cha đang khuyến khích một cuộc ly giáo. Đức Thánh Cha đang hợp pháp hóa một Giáo Hội ly giáo ở Trung Quốc”. Không thể tin được.

NH: Ngài nghĩ đâu là luận lý học của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lý luận của họ trong việc muốn kiểm soát Giáo Hội Công Giáo, để điều hành Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa (CPCA)?

CZ: Chắc chắn rồi, đó là hệ thống của họ. Họ cần kiểm soát mọi thứ. Vì họ biết họ không thể phá hủy, họ muốn kiểm soát. Hiển nhiên. Tất cả các Giáo Hội. Họ muốn tiêu diệt từ bên trong.

NH: Đức Hồng Y có nghĩ rằng có một mâu thuẫn căn bản giữa việc có một đức tin Công Giáo cởi mở ở Trung hoa và có một Trung hoa do Đảng Cộng sản kiểm soát. Ngài có thể có một Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc với Đảng Cộng sản không?

CZ: Họ rất sợ những gì đã xảy ra ở Ba Lan. Họ nói điều ấy một cách công khai. Khi Giáo hoàng phong tôi làm Hồng Y, ông Liu Bainian [Ghi chú của Chủ Biên: phó chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa] nói “Nếu tất cả các Giám mục ở Trung Quốc giống như Hồng Y Zen, thì chúng ta sẽ trở thành như Ba Lan”. Họ sợ điều đó.

Họ không thể chịu đựng được. Ông biết đấy, vấn đề với những người theo đạo Phật ở Tây Tạng và người Hồi giáo ở Tân Cương thậm chí còn phức tạp hơn bởi vì nó có liên quan đến chủng tộc. Còn vấn đề của chúng tôi là chúng tôi là một Giáo hội hoàn vũ. Vì vậy, không có hy vọng, không có hy vọng gì cả. Không hy vọng.
 
Năm Thánh Đức Mẹ Loreto
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:19 05/12/2019
Vào lúc 11:30 sáng ngày 3.12, tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh, có một cuộc họp báo đã được tổ chức để trình bày Năm Thánh Đức Mẹ Loreto

Năm Thánh Loreto sẽ được tổ chức từ ngày 8 tháng 12 năm 2019 đến ngày 10 tháng 12 năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tuyên bố Đức Mẹ Loreto là vị Bảo trợ của ngành hàng không, với chủ đề: Năm Thánh Loreto: Được gọi để bay cao. Các diễn giả là: Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tái Truyền giáo; Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, đại diện Giáo Hoàng cho Đền thờ của Nhà Thánh Loreto; Đức ông Antonio Coppola, đại diện giám mục cho Không quân Ý.

Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin phát biểu: Tôi thân ái chào mọi người và cảm ơn vì sự chào đón và sự hiện diện của bạn. Năm Thánh Loreto là một món quà mà trước hết chúng ta phải cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã nhân từ ban tặng nó như một dịp ân sủng sau khi ngài đến thăm chúng ta tại Loreto, vào ngày 25 tháng 3 vừa qua. Nhân dịp đó, tại Nhà Thánh, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn sau Thượng hội đồng Giám mục Chúa đang sống - Christus vivit, về Giới trẻ. Ngài trao nó cho Đền thờ Loreto để nó có thể lưu giữ ký ức sống của nó, thúc đẩy linh đạo ơn gọi cho Ý và ở cấp độ quốc tế, liên tục với các chỉ dẫn xuất hiện từ Thượng Hội đồng về Giới trẻ. Năm Thánh Loreto sẽ bắt đầu vào Chúa Nhật 8 tháng 12, Lễ trọng thể Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, với nghi thức khai mạc Cửa Thánh của Vương cung Thánh đường Nhà Thánh, do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Parolin chủ trì, và sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng 12 năm 2020.

Tại sao có Năm Thánh Đức Mẹ Loreto?

Nhà Thánh, theo truyền thống cổ xưa, được các thiên thần mang theo trong chuyến bay, đã truyền cảm hứng cho các phi công kỳ cựu của Thế chiến thứ nhất dựa vào Đức Trinh Nữ Loreto. Vào thời điểm đó, trên thực tế, máy bay được gọi cách phổ biến là “nhà bay”. Do đó, Đức Giáo Hoàng Benedict XV, vào ngày 24 tháng 3 năm 1920, đã tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria của Loreto, người “bảo trợ chính với Thiên Chúa cho tất cả các máy bay”. Do đó, một trăm năm tuyên bố là dịp của Năm Thánh này.

Tuy nhiên, sự kiện Năm Thánh không chỉ liên quan đến thế giới hàng không (công nhân và hành khách), mà còn được gửi đến tất cả các tín đồ sung mộ của Đức Mẹ Loreto và tất cả những người đến Nhà Thánh từ khắp nơi trên thế giới để nhận món quà của Ơn Toàn Xá.

Trong lời cầu nguyện Năm Thánh (trong thư mục), Đức Giáo Hoàng mời chúng ta cầu nguyện như sau: Khi chúng ta bay lên, tinh thần của chúng ta cũng vươn lên. Chuyến bay của máy bay vì thế trở thành phép ẩn dụ cho sự hiện hữu của chúng ta. Tất cả chúng ta được mời gọi bay cao, bởi vì Thiên Chúa ban cho mọi người khả năng của một điều tốt, đó là đời sống thánh thiện.

Trong lá thư mục vụ “Được gọi bay cao”, tôi đã đề xuất một số điểm cần suy nghĩ để việc bay này không nhằm mục đích là “rung động”, hay “đi lang thang”, thực hiện những chiến công phi thường, nhưng chấp nhận Chúa Kitô là “Người phi công” của cuộc sống chúng ta, là một cách phi thường để làm những việc bình thường, đặt niềm tin và tình yêu vào chúng ta như Maria đã làm. Bức thư chỉ đơn giản giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của Năm Thánh được hiểu là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả chúng ta để làm sống tinh thần tuân thủ của chúng ta với Đấng Cứu Rỗi, vì không có ngài Năm Thánh chỉ là ảo tưởng về giấc mơ của xã hội công bằng hơn, huynh đệ và hỗ trợ.

Từ quan điểm này, Năm Thánh trở thành một dịp thuận lợi để tái khám phá lời kêu gọi nên thánh trong thế giới đương đại, như được Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày trong Tông huấn “Hãy vui mừng và Hoan hỉ - Gaudete et exsultate.” Văn bản thứ hai trình bày một số Chỉ dẫn Mục vụ để sống Năm Thánh tốt hơn và để hiểu các dấu hiệu quan trọng nhất của nó: Hành hương, Cửa Thánh, Ơn Toàn Xá, Bác ái và Cầu nguyện Thánh Mẫu.

Trong Năm Thánh Loreto, nhà thờ năm thánh duy nhất trên thế giới sẽ là Đền thờ Nhà Thánh Loreto. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị mục vụ về các nơi thờ phượng trong hàng không dân sự và quân sự, khả năng nhận được món quà của Ơn Toàn Xá được mở rộng đến các nhà nguyện sân bay dân sự và quân sự, theo yêu cầu của các Đấng Bản quyền địa phương gửi đến Phái đoàn Giáo Hoàng (Sắc lệnh của n giải Tông tòa được công bố tại Loreto ngày 1 tháng 11). Về vấn đề này, các yêu cầu đã đến từ nhiều quốc gia khác nhau (Brazil, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp, Ý, Hoa Kỳ, v.v.).

Ý nghĩa của Năm Thánh rõ ràng là Đức Mẹ Maria: nó được gợi lại bởi logo chính thức được tạo ra cho sự kiện, trong đó dòng chữ Regina et Ianua Coeli - Nữ hoàng Maria và Cửa thiên đường), được lấy từ kinh cầu Loreto được phổ biến trên khắp thế giới từ Đền thờ Nhà Thánh, có thể được đọc. Logo thể hiện ý nghĩa của Năm Thánh: Nhà Thánh được các thiên thần hỗ trợ, vương miện tượng trưng cho hoàng tộc của Trinh nữ và một chiếc máy bay hướng lên trên, đại diện cho nhân loại trên con đường để mong muốn sự sống trọn vẹn hiện diện trong trái tim mỗi người.

Tôi thánh thật cảm ơn Đức ông Marco Frisina đã sáng tác bài thánh ca chính thức của Năm Thánh. Tôi cũng rất biết ơn ngài vì chính ngài sẽ là người dẫn dắt dàn hợp xướng làm sinh động lễ cử hành trọng thể của Thánh lễ khai mạc Năm Thánh.

Niềm vui của Năm Thánh là được chia sẻ niềm vui, điều này chuyển thành sự đoàn kết cụ thể, đặc biệt là với những người cần giúp đỡ nhất. Vì lý do này, Đền thánh đề xuất hai sáng kiến ​​từ thiện: một tại nhà, và một ở vùng Đất Thánh. Sáng kiến địa phương quan tâm đến việc tiếp nhận những người trẻ tuổi sẽ đến Loreto, ở lại trong Trung tâm Thanh thiếu niên, theo chỉ dẫn của Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các dự án giáo dục lấy cảm hứng từ Christus vivit. Sáng kiến ​​thứ hai nhắm vào Nazareth, nơi có nửa kia của Nhà Maria; đó là về việc cung cấp thiết bị chuyên gia mới cho trẻ em mới sinh của Bệnh viện Holy Family và giúp Hiệp hội Miriam địa phương trong cuộc chiến chống ung thư.Cả hai dự án đều ủng hộ gia đình, người trẻ và người bệnh, những người ưu tiên cho hành động truyền giáo của Đền thờ. Theo nghĩa này, tôi muốn nêu bật một sáng kiến ​​sẽ được phát huy trong Năm Thánh này. Đó là Agora của gia đình: một tuần của các sự kiện tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật để làm sâu sắc thêm chủ đề của ngôi nhà như là một nơi của các mối quan hệ nguyên thủy.

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Năm Thánh này, chúng ta đang sống một trải nghiệm tuyệt vời về sự hợp tác trong sự hiệp lực với các thực tế và thể chế khác nhau. Những người chính được đại diện ở đây: trước hết là Không quân, với Tướng Alberto Rosso, Tham mưu trưởng Không quân, và Đức cha Antonio Coppola, đại biểu của Giáo phận Quân đội ở Ý, Đức Tổng Giám Mục Santo Marcianò; đại diện của Enac là chủ tịch Tiến sĩ Nicola Zaccheo và tổng giám đốc Alessio Quaranta; Fulvio Cavalleri, phó chủ tịch của hiệp hội các phi trường Assaeroporti và giám đốc kinh doanh của Fabio Lazzerini của hang bay Alitalia. Tôi cảm ơn tất cả mọi người vì sự tham gia tích cực và nhiệt tình của họ.

Một cám ơn huynh đệ gửi đến tất cả các tuyên úy sân bay vì sự giúp đỡ của họ.

Năm Thánh này cũng sẽ là một “Năm Thánh du lịch”. Nhờ các Tổ chức đã đề cập ở trên, Phái đoàn Giáo hoàng đã có thể cổ vũ hành trình của ba bức tượng Đức Mẹ Loreto, sẽ rời đi vào ngày 9 tháng 12 từ sân bay Falconara Ancona. Một hình ảnh của Đức Trinh Nữ sẽ chạm vào các sân bay của các khu vực của Ý (từ Torino đến Bari, từ Venice đến Palermo; 21 chuyến bay, chi tiết có thể được tham khảo trong thư mục); một hình ảnh khác sẽ đến thăm các bộ phận quân sự và một hình ảnh khác sẽ đi đến các sân bay chính của năm châu lục (từ Buenos Aires đến New York, từ Toronto đến thủ đô chính của châu u, từ Beirut đến Manila và những Quần đảo Fiji). Cơ quan hành hương Peregrinatio này sẽ đại diện cho vòng tay của Mẹ trên toàn thế giới. Vì dịp lễ này, tôi xin cám ơn cơ quan phi hành quản sự Aeronautica Militare, cơ quan phục vụ phi hành dân sự Enac, hiệp hội phi trường Assaeroporti, hẳng bay Alitalia and câu lạc bộ Aeroclub groups.

Tôi xin nêu lên vài biến cố chính của Năm Thánh:

Những ngày thứ Sáu Năm thánh tại Loreto: những giây phút suy niệm do Đức ông Marco Frisina hướng dẫn.

Ngày 24 tháng 3 năm 2020: cử hành 100 năm tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria của Loreto là Bảo trợ của nhửng du khách bằng máy bay.

Ngày 25 tháng 3 năm 2020: Năm thánh của sinh viên kỷ niệm chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngày 5-6 tháng 9: Biểu diễn máy diễn với Ba Mầu Cờ.

Ngày 26 tháng 9: Bài thuyết trình của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi với đề tài: Nhà là không gian cho liên hệ và linh ứng”

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, trong bối cảnh các hoạt động âm nhạc và văn hóa, kết quả của sáng kiến từ thiện “Một món quà từ Thiên đường” sẽ được giới thiệu.

Toàn bộ Năm Thánh sẽ kết thúc bằng lễ kỷ niệm tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 10 tháng 12 năm 2020, với hy vọng có sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các cơ quan tích cực tham gia tổ chức Năm thánh Đức Mẹ Loreto: Không quân Ý, Giáo phận Quân đội Ý, trung tâm Nhà Thánh Loreto và Phái đoàn Giáo hoàng.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Văn phong Báo chí Tòa Thánh
 
Cơ hội cuối cùng cho công lý Úc- Nhận định của Tiến sĩ George Weigel.
J.B. Đặng Minh An dịch
18:17 05/12/2019
Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và hiện là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo, vừa có một bài viết trên Catholic World Report phân tích các chiều hướng dư luận gần đây tại Úc. Ông cũng kêu gọi những người bạn của công lý, những người yêu mến Đức Hồng Y George Pell hãy hy vọng và cầu nguyện khi Tòa án tối cao xét xử vụ án của Đức Hồng Y vào năm tới.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: A last chance for Australian justice. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


A last chance for Australian justice

George Weigel

Cơ hội cuối cùng cho công lý Úc


Cha mẹ quá cố của tôi rất yêu mến Đức Hồng Y George Pell, là người mà họ quen biết trong nhiều thập kỷ. Vì vậy, tôi thấy một sự trùng hợp khá thú vị là vào ngày 12 tháng 11 (là kỷ niệm 70 năm ngày cưới của bố mẹ tôi), một hội đồng hai thẩm phán của Tòa án tối cao Úc đã đồng ý chấp nhận đơn kháng cáo của ngài đối với bản án không thể nào hiểu nổi về các cáo buộc “lạm dụng tình dục trong quá khứ”, và sự bác bỏ thậm chí còn khó hiểu hơn nữa đối với kháng cáo của ngài tại Melbourne trước một bản án rõ ràng không an toàn.

Như thế, vào năm 2020, cơ quan tư pháp cao nhất ở Úc sẽ xem xét vụ án Đức Hồng Y Pell, tạo cơ hội cho Tòa án tối cao đảo ngược sự bất công quá hiển nhiên và minh oan cho Đức Hồng Y khỏi một tội ác ghê tởm: là một “tội ác” mà Đức Hồng Y Pell quyết liệt khẳng định không bao giờ xảy ra; một tội phạm, chẳng có một tí bằng chứng chứng thực nào được đưa ra; một “tội ác” mà đơn giản là không thể nào xảy ra trong hoàn cảnh và trong các điều kiện được cho là đã xảy ra.

Kể từ khi kháng cáo ban đầu của Đức Hồng Y Pell bị bác bỏ vào tháng 8 năm ngoái bởi hai trong số ba thẩm phán của toà phúc thẩm ở tiểu bang Victoria, quyết định của nhóm đa số giữ nguyên phán quyết của tòa dưới đã bị chỉ trích dữ dội vì chỉ dựa chủ yếu vào tính khả tín của người cho rằng mình là nạn nhân. Như vị thẩm phán đã bỏ phiếu ủng hộ kháng cáo của Đức Hồng Y đã chỉ ra (trong một thái độ bất đồng được một luật sư nổi tiếng của Úc mô tả là tài liệu pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước này), tính khả tín của người tố cáo – mà phán quyết này dựa vào - là hoàn toàn chủ quan – và là một tiêu chuẩn rất yếu ớt để từ đó có thể đưa ra kết luận ai đó phạm tội, điều đó “vượt quá xa sự nghi ngờ hợp lý”. Thẩm phán Mark Weinberg, là luật sư hình sự được kính trọng nhất ở Úc, trong khi hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn đã có rất ít hoặc chẳng có kinh nghiệm pháp lý hình sự nào. Bài phê bình dài và tàn bạo của Weinberg về lý luận nông cạn của hai người đồng nghiệp của ông là một tín hiệu cho Tòa án tối cao thấy rằng có cái gì đó rất sai trái đang diễn ra, và uy tín của công lý Úc – cũng như số phận của một người vô tội – đang trong tình trạng hiểm nghèo.

Những chiều hướng khác gần đây tại Úc cũng mang lại hy vọng cho những người ủng hộ Đức Hồng Y rằng cuối cùng công lý cũng sẽ được phục hồi trong trường hợp của ngài.

Andrew Bolt, một ký giả truyền hình với số khán giả trên phạm vi cả nước, đã điểm qua một loạt các sự kiện được cho là đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở Melbourne, trong khung thời gian được cho là đã diễn ra, và kết luận rằng cáo buộc của công tố viện, và phán quyết của cả bồi thẩm đoàn trong phiên sơ thẩm lẫn quyết định y án của hội đồng kháng cáo, chỉ đơn giản là vô nghĩa. Điều được cho là đã xảy ra, thực ra, không thể nào xảy ra theo cách thế và thời gian đã được mô tả.

Những người Úc muốn phớt lờ những diễn từ độc ác chống Đức Hồng Y Pell, đầy rẫy những lý luận lừa dối công chúng tại đất nước họ trong nhiều năm qua, cũng đã được nghe kể từ hai người nguyên là những người đã làm việc tại nhà thờ chính tòa, là những người đã thẳng thừng bác bỏ rằng những gì được cho là đã xảy ra. Thực tế, những chuyện như thế không thể nào xảy ra theo cách thế và thời gian đã được mô tả, bởi vì họ chỉ cách Đức Hồng Y một vài thước vào chính thời điểm được nêu.

Sau đó, Anthony Charles Smith, một luật sư hình sự kỳ cựu (và không phải là người Công Giáo), đã viết trên tờ Annals Australasia rằng bản án của Đức Hồng Y Pell và sự bác bỏ đơn kháng cáo của ngài “khiến tôi rợn người”. Vị luật sư đặt câu hỏi: làm thế nào mà một bản án có tội lại có thể được đưa ra dựa trên “các bằng chứng …quá yếu và ngấp nghé trên bờ vực của sự vô lý đến mức khôi hài” như thế. Chỉ có một câu trả lời khả thi là nhiều người đã giả định Đức Hồng Y Pell có “tội” sau “một loạt dồn dập các phỉ báng công khai” được dàn dựng bởi “một đám thèm khát lấy máu của Pell” đang tác động lên “một hệ thống truyền thông luôn luôn ngờ vực”.

Đáng chú ý hơn nữa, là tờ báo tả khuynh Saturday Paper, không có cảm tình với Đức Hồng Y Pell hay Giáo Hội Công Giáo, đã cho đăng một bài báo trong đó Russell Marks - người từng có thời là phụ tá nghiên cứu cho một cuốn sách chống Đức Hồng Y Pell - lập luận rằng hai thẩm phán trong Hội đồng phúc thẩm, những người đã bỏ phiếu y án Đức Hồng Y, trên thực tế đã “thẳng thừng không cho phép bất cứ một lập luận bào chữa nào cho Pell có cơ hội xảy ra: luật sư của ông ta không thể nói hay làm điều gì, bởi vì các thẩm phán này dường như cho rằng tin tưởng vào người khiếu nại này là đủ rồi trên cơ sở các câu trả lời của anh ta trong quá trình kiểm tra.”

Hệ thống tư pháp Úc đã vấp ngã hay thất bại ở mọi giai đoạn của vụ án này. Tòa án tối cao Úc có thể phá vỡ chuỗi thất bại đó, giải phóng một người vô tội, và phục hồi uy tín cho nền công lý Úc trên trường thế giới. Bất kể các phản ứng của đám đông diên dại thù ghét Đức Hồng Y Pell, những người bạn của công lý phải hy vọng rằng đó là những gì sẽ xảy ra khi Tòa án tối cao xét xử vụ án của Đức Hồng Y - một vụ án Dreyfus của Úc - vào năm tới.


Source:The Catholic World Report
 
Căng thẳng giữa hai giáo phận chung quanh việc hoãn lễ tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen
Đặng Tự Do
22:13 05/12/2019
Thoạt đầu, trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ Ba 3 tháng 12, giáo phận Peoria cho biết buổi lễ tuyên Chân Phước cho vị Tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã bị hoãn lại sau khi một số Giám Mục Hoa Kỳ yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn buổi lễ này để có thêm thời gian kiểm tra.

Chỉ một ngày sau đó, không dấu được sự thất vọng và bực tức, Đức Ông James Kruse, Giám đốc các vấn đề về giáo luật của giáo phận Peoria, nói thẳng với các phương tiện truyền thông rằng cụm từ “một số Giám Mục Hoa Kỳ” là mơ hồ, thậm chí không chính xác. Cụ thể, chỉ có một Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn, và người ấy là Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester, và hai viên chức của giáo phận này.

“Họ không đồng ý với thực tế là ngày phong Chân Phước đã được ấn định và thông báo rộng rãi; và khăng khăng yêu cầu vấn đề phải được xem xét thêm.”

Đức Ông Kruse cũng là một thành viên của Sheen Foundation, và đã làm việc trong nhiều năm cho án tuyên thánh của Đức Tổng Giám Mục Sheen.

Hôm thứ Năm 5 tháng 12, giáo phận Rochester chính thức xác nhận rằng giáo phận này đã yêu cầu Tòa Thánh hoãn vô thời hạn việc tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen.

Giáo phận Rochester nói rằng họ “đã cung cấp cho giáo phận Peoria và Bộ Tuyên thánh thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ các tài liệu bày tỏ mối quan tâm về án tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen liên quan đến vai trò của ngài trong việc bổ nhiệm một linh mục.”

Vị linh mục được nêu trong tuyên bố này là cựu linh mục Gerard Guli.

Đức Tổng Giám Mục Sheen từng là Giám Mục của giáo phận Rochester từ ngày 21 tháng 10, 1966 đến 6 tháng 10, 1969.

Quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano, Giám Mục giáo phận Rochester, là từ tháng Chín đến nay Bộ Tư Pháp New York đang mở cuộc điều tra liệu các Giám Mục của 8 giáo phận Công Giáo tại New York có dính líu đến hành vi bao che cho các linh mục phạm vào tội lỗi lạm dụng hay không. Đến nay Bộ Tư Pháp New York chưa công bố điều gì, nhưng Đức Cha Matano lo rằng đúng vào ngày 21 tháng 12, là ngày dự định tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, hay gần vào thời điểm đó, Bộ Tư Pháp sẽ tung ra các cáo buộc theo đó Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm Gerard Guli.

Gerard Guli đã được thụ phong linh mục vào năm 1956, và từ 1963 đến 1967 phục vụ tại các giáo xứ ở West Virginia. Theo một tài liệu được giáo phận Wheeling-Charleston công bố, vào năm 1963, giáo phận Rochester đã nhận được một đơn tố cáo rằng vào năm 1960 Guli đã phạm tội lạm dụng hoặc có hành vi sai trái đối với người lớn - chứ không phải là với trẻ vị thành niên.

Theo Đức Ông Kruse, Đức Tổng Giám Mục Sheen chưa từng bổ nhiệm Gerard Guli. Bản thân đương sự cũng khẳng định như thế. Đức Ông Kruse nói:

“Chúng tôi đã nghiên cứu rộng rãi các quyết định hành chính của Đức Tổng Giám Mục Sheen, liên quan đến Guli, và ngài không bao giờ khiến trẻ em bị tổn thương.

Và khi chúng tôi nói chuyện với Guli về những nhiệm vụ mà một số người nói Đức Tổng Giám Mục Sheen đã giao cho anh ta, Guli nói: ‘Tôi chưa bao giờ phục vụ ở những nơi đó.’

Vì thế, toàn bộ câu chuyện Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm một linh mục ấu dâm, đơn giản là không đúng sự thật.”

Đức Ông Kruse cho biết thêm là khi Đức Tổng Giám Mục Sheen đang là Giám Mục tại Rochester, Guli có về Rochester nhưng là để trông nom cha mẹ già đau nặng. Ông không đảm nhận bất cứ thừa tác vụ công khai nào.

“Các tài liệu cho thấy rõ rằng, sau đó, người kế vị của Đức Tổng Giám Mục Sheen, là Đức Cha Hogan, mới là người bổ nhiệm Guli, và khi thi hành nhiệm vụ đó Guli đã phạm tội một lần nữa.”

Năm 1989, Guli bị bắt vì một vụ lạm dụng liên quan đến một người phụ nữ lớn tuổi. Lúc ấy ông đang phục vụ tại Giáo xứ Holy Rosary. Ông đã bị huyền chức sau đó.

Trong tuyên bố hôm 5 tháng 12, giáo phận Rochester cho biết họ lấy làm tiếc phải yêu cầu Tòa Thánh xem xét thêm và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi đánh giá cao những thành tựu mà Đức Tổng Giám Mục Sheen đã đạt được trong đời mình khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông, qua đó đưa thông điệp của Chúa Giêsu đến với đông đảo khán thính giả. Di sản của ngài trong lĩnh vực truyền thông khiến ngài trở thành một nhà tiên tri đối với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong tương lai để truyền bá những lời dạy của Chúa Giêsu. Đó là một hiện tượng được cả người Công Giáo và ngoài Công Giáo nhìn nhận.”


Source:Catholic News Agency
 
Top Stories
Vietnam: Ongoing debate to rename streets after Fathers Alexander of Rhodes and Francisco de Pina
Églises d'Asie
11:26 05/12/2019
Posted on 05/12/2019 -- Since October, authorities in Da Nang, a coastal city in central Vietnam, have been polling public opinion on 137 streets that will be renamed by the end of the year. The country's intellectuals are debating the project of naming two streets after the names of two Jesuit missionaries of the 17th century, which allowed the systematization of the official language of Vietnam. The two streets, located in the district of Hai Chau in Da Nang, are to be renamed after Fathers Francisco de Pina (1585-1625) and Alexander of Rhodes (1591-1660).

There is a heated debate in central Vietnam over the idea of ​​renaming the streets of Da Nang as two foreign missionaries who contributed to the development of the Romanized Vietnamese script, which eventually became part of the country. Father Francisco de Pina, a Portuguese pioneer of learning and research on the Vietnamese language, arrived in southern Vietnam in 1617, where he used the local language to teach catechism to the region's inhabitants. before teaching the language to other Jesuits. He also wrote a catechism book in ngu quoc(phonetic and romanized transcription of the Vietnamese language) as well as a grammar book. He died drowned off Hoi An in 1625. Father Alexandre de Rhodes, who arrived in Vietnam in 1625, studied the Vietnamese language with Pina's father and collected the works of other writers on the Quoc Ngu. He published three books in Rome in 1651: a Vietnamese-Portuguese-Latin dictionary, a Vietnamese grammar book and a catechism book. His work enabled the setting up of Vietnamese phonetized and romanized, which will be used throughout the country. He is expelled from Vietnam in 1645.

The Da Nang authorities, for their part, emphasized that the two missionaries played a significant role in shaping Vietnamese writing. "The creation of Vietnamese Romanized writing has made it possible to defend and support Vietnamese culture in an incredible way. Their names have been suggested by historians and researchers, " said the cultural and sports department of the city. At the end of October, twelve historians, professors and researchers signed a petition calling on Da Nang authorities not to rename schools and streets according to the two Jesuits. They claim that the father of Rhodes did not create the quoc nguand accuse him of having used it for evangelization, condemning Confucianism, Taoism and Buddhism, and preparing a plan to invade Vietnam by French troops. Professor Hoang Dung from the Ho Chi Minh City Pedagogical University explains that most scholars recognize that Father Rhodes did not create the quoc ngu himself, but that he has resumed the work. others before him, including Pina's father. However, they appreciate the important contributions of the French missionary to the development of the national language, especially with the publication of his trilingual dictionary.

Many intellectuals supported the project to use the names of missionaries to rename Da Nang streets. They believe that the twelve signatories of the petition misunderstood the meaning of the word "soldiers", indicated in the book Divers voyages et missions,published in 1653 by the father of Rhodes. The French missionary asked King Louis XIV to send him "soldiers" (missionaries) for the mission in the East. Intellectuals in favor of the project also add that the accusations of the petitioners, who claim that Rhodes' father was involved in the French invasion of Vietnam, are baseless. The missionary lived in Vietnam from 1625 to 1645, but French troops arrived in the country in 1858. They also point out that foreign missionaries and Vietnamese Catholics have made immense contributions to open up Vietnam to the world.quoc ngu. On November 30, Van Lang University in Ho Chi Minh City organized a symposium to mark the 100th anniversary of the official teaching of Quoc Ngu in schools. The speakers at the symposium praised the work of Vietnamese missionaries and Catholics who helped develop the Romanized system. The authorities of Da Nang plan to organize, this month, a new conference on the development of the quoc ngu. In Ho Chi Minh City, three Vietnamese streets have already been named after Father Alexander of Rhodes, one of which is near Notre Dame Cathedral.

(Églises d'Asie - le 05/12/2019, With Ucanews, Ho Chi Minh City)
 
Thông Báo
Phân ưu: Cha Cố Phêro Khổng Văn Giám qua đời tại Gia Kiệm, Xuân Lộc
Lm. Joseph Phạm Bá Lãm
10:36 05/12/2019
GIA ĐÌNH GỐC PHÁT DIỆM PHÂN ƯU
Xin thông báo:

CHA CỐ PHÊRÔ KHỔNG VĂN GIÁM
Nguyên Chính xứ Gia Yên đã được Chúa gọi về
lúc 21g00, thứ tư, ngày 04.12.2019
tại tư gia thuộc Giáo xứ Kim Thượng, hưởng thọ 89 tuổi.

Cha cố Phêrô Khổng Văn Giám sinh ngày 02.02.1930 tại Khiết Kỷ, Phát Diệm.
- Phục vụ tại Giáo phận Qui Nhơn từ năm 1958 đến năm 1975,
- Đi cải tạo từ 1975 đến 1988, nghỉ tại gia đình thuộc Gx. Kim Thượng từ 1988 đến 1994,
- Chính xứ Gia Yên từ 1994 đến 2011, Quản hạt Giáo hạt Gia Kiệm từ năm 1994-2005,
- Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Giáo phận từ 2011 đến nay,

Nghi thức tẩn liệm cho Cha cố Phêrô đã được cử hành lúc 15g00 chiều thứ năm, 05.12.2019 tại tư gia.
Sau đó, thi hài Cha cố Phêrô sẽ được rước lên Nhà thờ Kim Thượng để dâng lễ, cầu nguyện và kính viếng.
Sau Thánh lễ lúc 15g00 thứ sáu, 06.12.2019, thi hài Cha cố Phêrô sẽ được đưa về Nhà thờ Gia Yên để cầu nguyện và kính viếng.

Thánh lễ An táng cho Cha cố Phêrô sẽ được cử hành tại Nhà thờ Gia Yên, Gia Kiệm lúc 8g30 thứ ba, ngày 10.12.2019.
Sau đó Cha cố sẽ được an táng tại Giáo xứ Kim Thượng.

Xin Quý cha dâng lễ, Quý Tu sĩ và Giáo dân dâng lời cầu nguyện cho Cha cố Phêrô. R.I.P.

Lm. Joseph Phạm Bá Lãm
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Cô Đơn
Tấn Đạt
23:46 05/12/2019
THU CÔ ĐƠN

Ảnh của Tấn Đạt

Đâu cần bát ngát rừng thu

Cô đơn cũng cứ mùa thu một mình.

(bt)
 
VietCatholic TV
Giêrusalem hân hoan đón thánh tích máng cỏ Chúa Giáng Sinh do Đức Thánh Cha trao tặng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:29 05/12/2019
Hôm thứ Bẩy 30 tháng 11, thành phố Giêrusalem đã chào đón một thánh tích nhỏ bằng gỗ từ chiếc nôi nơi Chúa Giêsu được đặt sau khi sinh ra. Đó là một món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng Sinh.

Thánh tích đã quay lại với thành phố này khoảng 1,400 năm sau khi giã từ Thánh địa để được đưa sang Italia. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa nói với những người tham dự cuộc rước là máng cỏ Giáng Sinh cùng với chiếc nôi, nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ đặt vào, đã được Thánh Sophronius, lúc ấy là Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh của Giêrusalem, tặng cho Đức Giáo Hoàng Theodore vào thế kỷ thứ bảy.

Trong cuộc rước, cha Francesco Patton đã giơ cao cho mọi người chiêm ngắm thánh tích được đựng trong một hộp như chiếc Mặt Nhật - monstrance - vẫn được dùng để đựng Mình Thánh Chúa khi chầu Thánh Thể,

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho mượn toàn bộ máng cỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định gửi tặng một phần nhỏ của chiếc nôi để ở lại vĩnh viễn tại Bethlehem. Cha Francesco Patton, nói với Associated Press.

Toàn bộ máng cỏ vẫn được lưu giữ tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.

Thánh tích này chỉ bằng cỡ ngón tay cái đã được trưng bày tại nhà thờ Đức Bà ở Giêrusalem trước khi được rước đến Bethlehem, nơi thánh tích đã được chào đón vào sáng thứ Bẩy với các ban nhạc diễu hành và đám đông ca hát. Hiện tại, thánh tích đang được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Catherine, của các tu sĩ dòng Phanxicô, bên cạnh Nhà thờ Giáng Sinh nổi tiếng, theo truyền thống được tin là nơi Chúa Giêsu sinh ra.

“Chúng tôi rất vui khi thấy rằng một phần của máng cỏ đã quay trở lại Bethlehem bởi vì chúng tôi cảm thấy rằng Chúa gần gũi với chúng tôi nhiều hơn trước đây,” Arnold Chris Giacaman, 53 tuổi, một người nội trợ ở Bethlehem, nói với Reuters khi bà đứng ngoài nhà thờ.

Sự xuất hiện của di tích trùng với Mùa Vọng, giai đoạn bốn tuần trước Giáng sinh, cũng là mùa cao điểm cho việc du lịch tại Bethlehem trong khu vực Tây ngạn do Israel chiếm đóng.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng trao tặng các thánh tích trong năm nay. Theo Catholic News Service, vào tháng 7, ngài đã trao một mảnh xương của Thánh Phêrô cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Chính thống Đông phương, gây ra nhiều tranh cãi giữa người Công Giáo. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã viết một lá thư giải thích rằng ngài muốn mang hai Giáo Hội lại gần nhau hơn qua món quà này.


Source:Reuters
 
TGP New Orleans điều tra vụ khỏi bệnh y khoa bó tay nhờ thánh giá của linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:46 05/12/2019
1. Nhờ một cây thánh giá của Chân phước Xavier Seelos, cậu bé Carson Joseph đã sống sót sau khi bị xuất huyết não.

Khi Carson Joseph chào đời vào đầu tháng 3 năm 2019, các bác sĩ thông báo với cha mẹ cậu bé rằng cậu chỉ sống được vài giờ nữa thôi. Cậu bé chào đời rất khó khăn với làn da tái xanh và sau khi kiểm tra, các bác sĩ kết luận chú bé bị tổn thương thần kinh và đang bị xuất huyết não.

Đáng báo động, một khối u thật lớn sưng phồng ngăn chặn một bên tai, và các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên gọi báo cho các thành viên gia đình để cho họ biết con trai họ sẽ không qua khỏi đêm đó. Trải qua hai lần sảy thai, cha mẹ đã dâng lên những lời cầu nguyện của họ lên Chúa, tờ Daily Mail số ra ngày 16 tháng 11 cho biết như trên.

Vào giữa đêm, Thẩm phán Dennis Waldron, đã đến thăm gia đình để cầu nguyện cho cậu bé, ông lấy một cây thánh giá chạm vào người cậu bé. Thật đáng kinh ngạc, ngày hôm sau, Carson bé nhỏ đã có thể tự mình thở. Khối u biến mất, hiện tượng xuất huyết não cũng biến mất. Các xét nghiệm cũng tiết lộ rằng không có dấu hiệu tổn thương thần kinh và chỉ 14 ngày sau, đứa trẻ sơ sinh rời bệnh viện về nhà.

Cha mẹ của Carson, là Michelle và Brandon, mô tả sự cải thiện đáng kể về sức khỏe của con trai họ là một phép lạ. Tổng giáo phận New Orleans, Louisiana, hiện đang điều tra vụ này.

Thẩm phán Waldron là một tình nguyện của trung tâm Chân phước Xavier Seelos, một linh mục truyền giáo đã chết khi chăm sóc người bệnh ở New Orleans. Cây thánh giá ông luôn mang theo bên mình thực sự đã được sử dụng bởi Cha Seelos trong thế kỷ 19.

Bé Carson đang phát triển mạnh và hiện đã được tám tháng tuổi.

2. Tòa án Pháp bắt đầu xử vụ hai đứa bé mới nứt mắt ra đã dám đốt nhà thờ chính tòa thành phố Éauze

Hai trẻ vị thành niên 15 năm đã bị bắt giam vào hôm thứ Ba tại Gers. Hai tuần sau vụ cháy tại nhà thờ St. Luperc ở Éauze. Cả hai đều nhìn nhận đã gây ra vụ cháy này. Tuy nhiên, chúng nói rằng đám cháy là ngoài ý muốn, và chúng sững sờ trước những hậu quả do hành động của chúng gây ra.

Theo lời khai của hai đứa bé này, chúng đã vào nhà thờ để tránh cái lạnh và sương mù. Sau đó, một trong số hai đứa thắp một ngọn nến và đặt trên đầu một bức tượng Đức Mẹ Fatima. Đứa kia thì lấy cây thánh giá và thắp nến khắp nơi chung quanh thánh giá. Sau đó, chúng đã bỏ đi mà không tắt nến. Qua báo chí chúng phát hiện ra rằng hành động này của chúng đã biến thành một đám cháy. Chúng không dám ra trình diện, nhưng cuối cùng bị bắt khi cảnh sát bắt tay vào cuộc điều tra.

Công tố viện cho biết chúng sẽ bị triệu tập trước tòa án trẻ vị thành niên vào ngày 29 tháng Giêng và bị truy tố vì gây “thiệt hại cho một tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng”.

Thiệt hại trong nhà thờ là rất nghiêm trọng. Bức tượng Đức Mẹ Fatima làm bằng nhựa chứ không phải làm bằng các vật liệu khó gây cháy khác. Nội thất nhà thờ bị đốt cháy. Khói đã làm đen tất cả các bức tường.

Thị trưởng thành phố Éauze, là ông Michel Gabas, tỏ ra nghi ngờ lời khai của hai đứa bé này. Ông nói: “Ngay cả lời khai ấy là đúng đi chăng nữa nó, cũng cho thấy hành vi bất kính với Đức Mẹ khi đặt cây nến trên đầu bức tượng, và đó là lý do gây ra vụ cháy.”

“Khói bao phủ các bức tường, một bức tranh, các cửa sổ hoa hồng, kính màu và thậm chí cả cây đàn phong cầm”. Theo ông, thiệt hại lên tới 150,000 euro. “Tất cả mọi thứ phải được làm sạch bên trong trước khi nhà thờ có thể được mở cửa trở lại.”

Văn phòng Công tố viên cho biết họ tin rằng hai đứa bé này cố ý đốt nhà thờ chính tòa. Các nhà điều tra tìm ra trên một cánh cửa dòng chữ viết: “Satan mạnh hơn Chúa”. Nét chữ trên tường phù hợp với nét chữ của một trong hai nghi can.

3. Dù ngân sách Tòa Thánh ở mức báo động, Đức Thánh Cha vẫn quảng đại trao tặng 100,000 € cho nạn nhân động đất Albania

Ngân sách điều hành của Tòa Thánh là khoảng 300 triệu € hàng năm. Tình trạng thâm thủng đã lên đến mức báo động sau khi tổng trưởng Kinh Tế của Tòa Thánh, là Đức Hồng Y George Pell, phải trở về Úc vì các cáo gian cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục 2 thiếu niên trong ca đoàn nhà thờ chính tòa St. Patrick. Thâm hụt của Tòa Thánh đã tăng gấp đôi trong năm 2018 lên khoảng 70 triệu euro (tương đương 76,7 triệu Mỹ Kim).

Dù thế, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn hào hiệp trao tặng ngay cho các nạn nhân động đất ở Albania 100,000 €.

Thông cáo báo chí của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện cho biết như sau:

Vào đêm 25 tháng 11 vừa qua, một trận động đất lớn đã xảy ra ở bờ biển phía bắc Albania, thuộc khu vực thành phố Durres. Đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng và ít nhất 600 người bị thương, nhưng vẫn còn nhiều người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Trận động đất đã gây ra các thiệt hại to lớn – nhiều tòa nhà sụp đổ và hàng trăm người đã bị mất nhà cửa - và trận động đất có thể cảm nhận được ở các khu vực khác của Albania và trên bờ biển Adriatic.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định gửi khoản đóng góp đầu tiên trị giá 100,000 €, thông qua Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, để giúp đỡ dân chúng trong giai đoạn khẩn cấp này ngay lập tức.

Qua hành động này, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ sự gần gũi về tinh thần và sự hỗ trợ hiền phụ đối với người dân và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các giáo phận bị ảnh hưởng bởi trận động đất để cứu trợ và hỗ trợ các công việc, theo thỏa thuận với Sứ thần Tòa Thánh ở Albania.

Trong buổi Triều yết chung hôm Thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi muốn gửi lời chào và sự gần gũi của tôi đến người dân Albania thân yêu, những người đã chịu đựng rất nhiều trong những ngày này. Albania là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mà tôi muốn đến thăm. Tôi gần gũi với các nạn nhân, và tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương, và cho các gia đình. Xin Chúa ban phép lành cho những người mà tôi rất yêu mến.”

Sự đóng góp của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, đi kèm với lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho người dân Albania, là một phần của các hoạt động cứu trợ đang được kích hoạt trên khắp Giáo Hội Công Giáo và liên quan đến nhiều tổ chức bác ái Công Giáo, và các Hội Đồng Giám Mục.

4. Chỉ trong năm nay đã có 9 linh mục bị bắt cóc tại bang Enugu của Nigeria

Chỉ từ đầu năm nay đến nay, và chỉ nội trong bang Enugu của Nigeria, chưa kể các bang khác, đã có 9 linh mục bị bắt cóc. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết như trên trong bản tin ngày 28 tháng 11.

Cha Malachy Asadu, một linh mục thuộc Giáo phận Nsukka, ở bang Enugu, miền nam Nigeria đã được thả ra hai ngày sau khi bị bắt cóc. Cảnh sát đã xác nhận như trên hôm 27 tháng 11, và nói rằng vị linh mục đang trong tình trạng sức khỏe tốt.

Cha Asadu bị bắt cóc vào ngày 25 tháng 11 trên đường từ Nsukka trở về Imilike sau khi kết thúc một cuộc họp của giáo phận tại Nhà thờ Thánh Teresa, ở Nsukka.

Vụ bắt cóc ngài diễn ra đúng chín ngày sau khi một linh mục khác, là cha Teofilo Ndulue, đã bị bắt cóc vào ngày 16 tháng 11, và sau đó được thả ra ba ngày sau.

Đây là linh mục thứ chín bị bắt cóc ở bang Enugu năm 2019.

Trong số các trường hợp cuối cùng, Fides đặc biệt lưu ý trường hợp cha Arinze Madu, Phó Hiệu trưởng Chủng viện “Nữ vương các Tông đồ” ở Imezi-Owa, bang Enugu, bị bắt cóc vào ngày 28 tháng 10 và được thả vào ngày 30 tháng 10.

Thật không may, những vụ bắt cóc như thế không phải lúc nào cũng kết thúc với việc các linh mục được trả tự do. Vào ngày 20 tháng 3, người ta tìm thấy thi thể của cha Clement Rapuluchukwu Ugwu, linh mục chính xứ San Marco, tại Obinofia Ndiuno, trong vùng Ezeagu, ở bang Enugu. Ngài đã bị bắt cóc vào ngày 13 tháng 3.

Nhân dịp đó, Đức Cha Callistus Onaga, Giám mục Enugu, đã lên tiếng phàn nàn về sự thất bại của cảnh sát trong việc giải cứu Cha Ugwu. Cảnh sát bảo đảm rằng họ đang theo dấu những kẻ bắt cóc, trong khi những người này, vẫn tiếp tục lặng lẽ rút tiền từ tài khoản của Cha Ugwu.

Các giáo sĩ của Giáo phận Enugu đã xuống đường biểu tình để đòi hỏi thêm an ninh sau khi Cha Paul Offu, bị giết vào tối thứ Năm ngày 1 tháng Tám. Vị linh mục, cha sở nhà thờ thánh Giacôbê Tông đồ ở Ugbawka, đã bị giết bởi một nhóm người có vũ trang tự xưng là “những người chăn cừu Fulani” khi ngài lái xe dọc theo đường Ihe-Agbudu đến Awgu.
 
Vatican bừng lên huy hoàng với cảnh Giáng Sinh và cây thông vừa được thắp sáng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:11 05/12/2019
Từ năm nay, cây thông Giáng sinh Vatican sẽ được trang trí bằng đèn tiết kiệm năng lượng, Phủ Thống Đốc Quốc Gia Thành Vatican cho biết như trên.

Các công nhân của Vatican sẽ trang trí cây thông và sử dụng các bóng đèn được cung cấp bởi công ty OSRAM, là một công ty đa quốc gia của Đức.

Các loại “đèn thế hệ tiếp theo” này nhằm giảm tác động đến môi trường và sử dụng ít năng lượng hơn.

Cây thông Giáng Sinh cao 26m, không dưới 140 năm tuổi, nặng 3 tấn, sẽ đến từ rừng thông của vùng Veneto ở phía đông bắc Italia. Bên cạnh đó, còn có 20 cây nhỏ khác sẽ được cộng đồng ở vùng Vicenza trao tặng. Để trang trí cho cây thông Giáng Sinh, được trưng bày tại quảng trường Thánh Phêrô, phải cần đến hơn 2000 quả cầu ánh sáng.

Theo tinh thần của thông điệp Laudeto Sì, khoảng 40 cây sẽ được trồng lại ở một khu vực ở phía đông bắc đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi những cơn gió mạnh như bão và mưa lớn vào cuối năm 2018.

Cảnh Giáng Sinh thật “hoành tráng” ở quảng trường Thánh Phêrô, sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ và được mô phỏng theo kiểu cách xây cất các tòa nhà theo truyền thống của miền Trentino phía Bắc Italia, với mái nhà được lợp bằng gỗ.

Ít nhất 20 nhân vật, làm bằng gỗ được sơn phết, có kích thước lớn hơn người thật tiêu biểu cho Thánh gia, ba vị đạo sĩ, những người người chăn cừu và các động vật sẽ làm sinh động cảnh Giáng Sinh. Đặc biệt, những vật liệu để làm ra các hình ảnh này cũng sẽ bao gồm các thân cây gãy được trục vớt từ cơn bão năm 2018.

Một cảnh Giáng Sinh nhỏ hơn, được cung cấp bởi tỉnh Treviso ở phía bắc Italia, sẽ được đặt trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Cảnh Giáng Sinh này có một phong cách cổ điển hơn, với các vòm kiểu Gothic, máng cỏ và các máng súc vật được thiết kế theo kiểu thường thấy trong dãy núi Lessinia.

Một phái đoàn đại diện các khu vực tặng cây thông và công ty bóng đèn OSRAM sẽ được Đức Thánh Cha tiếp vào sáng ngày 5 tháng 12, trước buổi lễ thắp sáng cây thông vào chiều hôm đó.

Trước đây, cây thông thường được thắp sáng vào ngày 18 tháng 12, tức là một tuần trước lễ Giáng Sinh. Trong những năm gần đây, cây thông được thắp sáng sớm hơn. Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thắp sáng cây thông vào ngày 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, vì dịp này có đông đảo các tín hữu và khách hành hương có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô. Từ năm 2016, ngày 5 tháng 12 đã được chọn. Do đó, vấn đề điện năng tiêu thụ được đặt ra.

Cây và cảnh Giáng Sinh sẽ được trưng bày ở quảng trường Thánh Phêrô, cho đến ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, tức là ngày 12 tháng Giêng, 2020.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến thiết lập cây thông Giáng Sinh và hang đá ở Quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1982. Vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ủng hộ nồng nhiệt sáng kiến này và giải thích thêm rằng: “hang đá không chỉ là một yếu tố linh đạo, nhưng còn là một yếu tố văn hóa và nghệ thuật.”

Xa hơn nữa trong dòng lịch sử, Máng Cỏ là một sáng kiến của Thánh Phanxicô thành Assisi, vào năm 1223. Từ đó đến nay, các nghệ nhân Italia đã đóng góp rất nhiều và đã tạo ra nhiều kiệt tác về mặt nghệ thuật. Máng Cỏ không chỉ diễn tả biến cố Giáng Sinh ở Bê Lem, mà còn cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân, với trang phục, nhà cửa, công việc và niềm vui sống. Nhìn vào những Máng Cỏ của Italia, người ta đọc thấy lịch sử và văn hoá của nhiều khu vực qua nhiều thời đại. Italia có 40 tổng giáo phận và 187 giáo phận. Tờ Corriere Della Sera, nghĩa là Tin Chiều, cho biết năm ngoái, hơn một nửa trong số 227 tổng giáo phận và giáo phận có các hội thi làm máng cỏ Giáng Sinh.