Phụng Vụ - Mục Vụ
Không phải trả đồng nào
Lm. Minh Anh
00:06 05/12/2020
KHÔNG PHẢI TRẢ ĐỒNG NÀO
“Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ không ngạc nhiên khi chủ đề của hai bài đọc hôm nay cho thấy, Chúa là một Thiên Chúa dễ mũi lòng, đầy xót thương; nhưng sẽ khá ngạc nhiên khi bảo, Lời Chúa hôm nay còn nói đến những quà tặng ‘không phải trả đồng nào’ dành cho con người, vì lẽ kết thúc Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không”.
Vậy chúng ta đã nhận những gì mà Tin Mừng gọi là nhưng không? Nhiều lắm, không tài nào kể xiết, chúng ta đã lãnh nhận bao điều tốt đẹp mà không tốn kém gì cả. Và đó là một sự thật! ‘Tất cả những gì tốt đẹp’ hồn xác, không gian, thời gian… đều là quà tặng đến từ Thiên Chúa, những quà tặng mà chúng ta đã không mất công, mất vốn, cũng ‘không phải trả đồng nào’; bởi lẽ, chẳng có gì chúng ta có thể làm, có thể hoán công nhằm thương thảo, đổi chác với Thiên Chúa hầu nhận lại những phúc huệ Người ban trong cuộc sống của mình. Chúng ta có tin điều đó không?
Mùa Vọng là thời gian chúng ta đặc biệt tập trung vào việc cử hành mầu nhiệm Quà Tặng Giêsu, Quà Tặng Giáng Sinh sắp đến. Giáng Sinh là thời điểm chúng ta tặng và nhận quà, nhưng điều quan trọng là phải hiểu cho được sự khác biệt giữa một ‘quà tặng’ và một ‘món quà’. Một ‘món quà’ là một cái gì được mong đợi, chẳng hạn, một em bé mong chờ một món quà vào ngày sinh nhật mình hoặc vào ngày lễ Giáng Sinh; đang khi, ‘quà tặng’ lại mang nhiều ý nghĩa hơn, ‘quà tặng’ là một điều, một vật hay ‘một Ai đó’ được tặng, được trao một cách nhưng không, chẳng phải vì xứng đáng, cũng chẳng vì công nghiệp, cái mà người nhận được mà ‘không phải trả đồng nào’. Quà tặng được trao đi từ tình yêu thương vốn không ràng buộc bởi bất cứ một điều gì hay một điều kiện nào. Và đây chính là tất cả những gì mầu nhiệm Nhập Thể muốn nói đến; và quà tặng lớn lao trên mọi quà tặng là chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.
Ai có thể ước tính giá trị quà tặng của Thiên Chúa khi Người ban chính Con Một cho thế gian! Đó là một quà tặng vượt quá trí hiểu con người. Có hai điều mà con người không có số học để tính toán và không có thước đo để đo lường. Một trong những điều này là mức độ mất mát của Người Con có tên Giêsu đó, Ngài đã đánh mất chính mình; thứ hai là mức độ ân sủng của Thiên Chúa khi ban Đấng Kitô cho tội nhân. Tội lỗi đã thực sự vượt quá tội lỗi khi Chúa Cha ban Con Một để Ngài làm bạn của các tội nhân, vốn là cả một nhân loại được xót thương và ‘không phải trả đồng nào’. Bài đọc Isaia cũng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói đến vị Thiên Chúa xót thương đó, và Giêsu, Đấng đáng được mong chờ, “Phúc cho tất cả những ai mong đợi Chúa”.
John Newton là một thủy thủ thô bạo, bẩn thỉu với cái miệng hôi hám; ông ghét cuộc sống và cuộc sống ghét ông. Ông là thuyền trưởng một tàu buôn nô lệ. Ai đó đã đặt vào tay ông cuốn “Gương Chúa Giêsu”; để rồi sau đó, Newton ăn năn trở lại. Ông đi khắp nước Anh để rao giảng cho đến khi gần như bị mù. Một Chúa Nhật, ông cất tiếng, “Chúa Giêsu, quà tặng quý giá!”; người trợ lý của ông thì thầm, “Nhưng ông đã nói điều đó hai lần rồi”. Newton quay lại và nói lớn, “Vâng, tôi đã nói điều đó hai lần, và tôi sẽ nói lại đề tài đó lần này nữa”. Những viên đá trong ngôi thánh đường cổ xưa kia lại phải rung chuyển khi vị thuyết giáo mù loà nói lại, “Chúa Giêsu, quà tặng quý giá! Nếu nhu cầu lớn nhất của chúng ta là hiểu biết, Thiên Chúa đã gửi đến một nhà giáo dục; nếu nhu cầu lớn nhất của chúng ta là công nghệ, Thiên Chúa đã gửi đến một nhà khoa học; nếu nhu cầu lớn nhất của chúng ta là tiền bạc, Thiên Chúa đã gửi đến một nhà kinh tế; nếu nhu cầu lớn nhất của chúng ta là niềm vui, Thiên Chúa đã gửi đến một quản trò. Thế nhưng, nhu cầu lớn nhất của chúng ta là sự tha thứ, Thiên Chúa đã ban tặng một Đấng Cứu Rỗi”.
Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không chỉ nói đến việc “lãnh nhận nhưng không” nhưng còn nói đến “cho đi nhưng không”. Mùa Vọng còn là thời gian chúng ta nhớ đến ơn gọi được cứu rỗi của mình như John Newton, là mang Giêsu, quà tặng ‘không phải trả đồng nào’ đến cho người khác, những anh chị em chưa biết Chúa trên toàn thế giới, những ai đến với chúng ta trong đại lễ Giáng Sinh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì Chúa đã bước vào cuộc sống của con, đã cho con niềm vui được làm con Chúa mà con ‘không phải trả đồng nào’. Xin cho niềm vui này biến đổi cuộc đời con đến nỗi con chỉ sống cho một mình Chúa và tìm cách trao tặng Chúa cho người khác”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ không ngạc nhiên khi chủ đề của hai bài đọc hôm nay cho thấy, Chúa là một Thiên Chúa dễ mũi lòng, đầy xót thương; nhưng sẽ khá ngạc nhiên khi bảo, Lời Chúa hôm nay còn nói đến những quà tặng ‘không phải trả đồng nào’ dành cho con người, vì lẽ kết thúc Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không”.
Vậy chúng ta đã nhận những gì mà Tin Mừng gọi là nhưng không? Nhiều lắm, không tài nào kể xiết, chúng ta đã lãnh nhận bao điều tốt đẹp mà không tốn kém gì cả. Và đó là một sự thật! ‘Tất cả những gì tốt đẹp’ hồn xác, không gian, thời gian… đều là quà tặng đến từ Thiên Chúa, những quà tặng mà chúng ta đã không mất công, mất vốn, cũng ‘không phải trả đồng nào’; bởi lẽ, chẳng có gì chúng ta có thể làm, có thể hoán công nhằm thương thảo, đổi chác với Thiên Chúa hầu nhận lại những phúc huệ Người ban trong cuộc sống của mình. Chúng ta có tin điều đó không?
Mùa Vọng là thời gian chúng ta đặc biệt tập trung vào việc cử hành mầu nhiệm Quà Tặng Giêsu, Quà Tặng Giáng Sinh sắp đến. Giáng Sinh là thời điểm chúng ta tặng và nhận quà, nhưng điều quan trọng là phải hiểu cho được sự khác biệt giữa một ‘quà tặng’ và một ‘món quà’. Một ‘món quà’ là một cái gì được mong đợi, chẳng hạn, một em bé mong chờ một món quà vào ngày sinh nhật mình hoặc vào ngày lễ Giáng Sinh; đang khi, ‘quà tặng’ lại mang nhiều ý nghĩa hơn, ‘quà tặng’ là một điều, một vật hay ‘một Ai đó’ được tặng, được trao một cách nhưng không, chẳng phải vì xứng đáng, cũng chẳng vì công nghiệp, cái mà người nhận được mà ‘không phải trả đồng nào’. Quà tặng được trao đi từ tình yêu thương vốn không ràng buộc bởi bất cứ một điều gì hay một điều kiện nào. Và đây chính là tất cả những gì mầu nhiệm Nhập Thể muốn nói đến; và quà tặng lớn lao trên mọi quà tặng là chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.
Ai có thể ước tính giá trị quà tặng của Thiên Chúa khi Người ban chính Con Một cho thế gian! Đó là một quà tặng vượt quá trí hiểu con người. Có hai điều mà con người không có số học để tính toán và không có thước đo để đo lường. Một trong những điều này là mức độ mất mát của Người Con có tên Giêsu đó, Ngài đã đánh mất chính mình; thứ hai là mức độ ân sủng của Thiên Chúa khi ban Đấng Kitô cho tội nhân. Tội lỗi đã thực sự vượt quá tội lỗi khi Chúa Cha ban Con Một để Ngài làm bạn của các tội nhân, vốn là cả một nhân loại được xót thương và ‘không phải trả đồng nào’. Bài đọc Isaia cũng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói đến vị Thiên Chúa xót thương đó, và Giêsu, Đấng đáng được mong chờ, “Phúc cho tất cả những ai mong đợi Chúa”.
Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không chỉ nói đến việc “lãnh nhận nhưng không” nhưng còn nói đến “cho đi nhưng không”. Mùa Vọng còn là thời gian chúng ta nhớ đến ơn gọi được cứu rỗi của mình như John Newton, là mang Giêsu, quà tặng ‘không phải trả đồng nào’ đến cho người khác, những anh chị em chưa biết Chúa trên toàn thế giới, những ai đến với chúng ta trong đại lễ Giáng Sinh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì Chúa đã bước vào cuộc sống của con, đã cho con niềm vui được làm con Chúa mà con ‘không phải trả đồng nào’. Xin cho niềm vui này biến đổi cuộc đời con đến nỗi con chỉ sống cho một mình Chúa và tìm cách trao tặng Chúa cho người khác”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hãy dọn đường cho Chúa đến
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
12:20 05/12/2020
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
Hãy dọn đường cho Chúa đến
Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8
Với Chúa Nhật II Mùa Vọng, phụng vụ lời Chúa mời gọi chúng ta suy niệm chủ đề: “Hãy dọn đường cho Chúa đến.” Cả ba bài đọc là sự kết hợp tuyệt vời về chủ đề này, cung cấp cho chúng ta những ý tưởng khác nhau về toàn bộ linh đạo “dọn đường cho Chúa đến.”
1- Tiếng kêu trong sa mạc
Trong bài đọc I, trích sách tiên tri Isaia, chúng ta lắng nghe: “Có tiếng kêu vang lên trong hoang địa,” nhưng với hai thông điệp khác nhau: Trước tiên, “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Như mục tử hướng dẫn đàn chiên trở về, Thiên Chúa sẽ hướng dẫn dân Người để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ và tội lỗi, đồng thời giúp họ xây dựng cuộc sống mới. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị đường thế nào cho Chúa đến? Câu trả lời là: “Các núi đồi phải bạt xuống cho bằng, những hố sâu phải lấp cho đầy” (Is 40,1-5.9-11). Đây là những hình ảnh cụ thể muốn nói đến những thái quá, những chểnh mảng và những sai lạc trong đời sống con người mà chúng cần được uốn nắn cho ngay thẳng. Chúng ta không chỉ chỉnh đốn chính mình nhưng còn phải giúp người khác chỉnh đốn đời sống mình. Tuy nhiên, có một cách thế hoàn toàn khác để sống tinh thần Mùa Vọng là tập trung vào Chúa, Đấng đang đến với chúng ta. Đây là lơi cảnh báo cho thời đại chúng ta: Mùa Giáng Sinh đã bị đồng hóa với những sự kiện trần tục như là dịp để ăn uống, du lịch, mua sắm…, nhưng người ta lại lãng quên chính Chúa Giêsu, nhân vật chính của lễ Giáng Sinh. Vì thế, theo Isaia, có tiếng kêu trong sa mạc, Chúa đang đến và đây là cách thế tốt để chuẩn bị đón Chúa đến là hãy tập trung vào chính Chúa.
Trong bài đọc II, thánh Phêrô (2 Pr 3,8-14) một lần nữa, chúng ta thấy ở đây thánh nhân trình bày hai phương diện khác để chuẩn bị đón Chúa đến. Trước hết, hãy để cho Chúa đến vào thời gian của Chúa và theo cách thế của Chúa. Chúng ta chuẩn bị cho Chúa đến bằng cách là hãy ra khỏi những quan niệm, những định kiến và những chờ đợi của chúng ta. Nhiều lúc chúng ta áp đặt lên Thiên Chúa ý tưởng của chúng ta về ngày giờ và cách thức Người đến với chúng ta. Không! Dọn đường cho Chúa đến có nghĩa là hãy để cho Chúa tự do đến theo cách thức mà Người thấy phù hợp. Thứ đến, thời gian Thiên Chúa ban cho chúng ta là thời gian chuẩn bị cho Chúa đến, thời gian để hoán cải.
2- Gioan Tẩy Giả dọn đường cho Chúa đến
Những điểm mà chúng ta vừa đề cập trên được liên kết với bài Tin Mừng khi tập trung vào nhân vật Gioan Tẩy Giả như là sự tổng hợp hoàn hảo của việc dọn đường cho Chúa đến.
Khi khởi đầu Tin Mừng theo thánh Máccô, chúng ta thấy: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô bắt đầu với lời tuyên bố của Gioan Tẩy Giả như là sự ứng nghiệm điều được nói trong bài đọc I từ Isaia: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy chuẩn bị con đường ngay thẳng cho Chúa đến.” Như thế, lời Isaia được ứng nghiệm nơi nhân vật Gioan Tẩy Giả. Ông là một nhân vật Kinh Thánh duy nhất được gọi là Tẩy Giả. Bởi thế, sẽ thiếu sót nếu chỉ gọi ngài là Gioan. Ngài phải luôn được gọi là Gioan Tẩy Giả. Tôi nghĩ rằng trong Giáo Hội sơ khai và cả trong lịch sử Kitô giáo, ngài được trình bày như là người dọn đường cho Chúa đến; một tiên tri nổi bật, được biết đến vì là người đã làm phép rửa cho dân chúng. Ngài sống trong sa mạc và kêu gọi mọi người đến đón nhận phép rửa để được ơn tha thứ và kêu gọi sám hối các tội lỗi mình. Điều này thật phù hợp với điều mà trong thư II, thánh Phêrô mời gọi phải chuẩn bị con đường cho Chúa và đồng thời phải sám hối vì Chúa là Đấng sẽ đến.
Nhưng chúng ta chuyển sang điểm thứ hai trong bài Tin Mừng. Đó là phép rửa mà Gioan Tẩy Giả thực hiện tại sông Giođan.. Dân chúng đến với Gioan Tẩy Giả và được ông rửa tội. Ông dìm dân chúng trong nước. Đây là điều thật ý nghĩa đối với việc chuẩn bị cho Chúa đến. Bởi lẽ, không ai tự rửa tội cho chính mình. Bạn không thể nói tôi tự rửa tội cho mình. Cả việc chuẩn bị cho việc Chúa đến cũng thế. Gioan Tẩy Giả là người được Thiên Chúa sai đến để rửa tội cho người khác, để được ơn tha thứ tội lỗi. Như thế, nhờ Gioan Tẩy Giả mà họ được dìm trong nước của sông Giođan, họ xưng thú các tội lỗi mình. Tất cả điều này có ý nghĩa gì? Sự kiện này nói với chúng ta rằng sự sám hối chính là hồng ân của Thiên Chúa, được ban cho chúng ta qua các trung gian những con người được tuyển chọn. Chúng ta không thể tự hào rằng việc hoán cải của mình là nhờ những cố gắng bản thân. Chúng ta không thể khoe khoang với mọi người rằng chúng ta hoán cải đời sống, từ bỏ các tội lỗi chỉ nhờ vào những năng lực bản thân. Không! Sám hối trước tiên và hầu như là hành động của Thiên Chúa trong chúng ta. Lời mời gọi của Thiên Chúa đến với chúng ta qua rất nhiều người và những biến cố, qua những Gioan Tẩy Giả mới trong đời sống. Một yếu tố của sám hối là khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần Chúa, Đấng mời gọi chúng ta sám hối. Chúng ta hãy từ bỏ chính mình, trở nên khiêm tốn, trung thành để có được điều này. Hãy từ bỏ chính mình và không cậy dựa vào chính mình nhưng là cậy dựa vào Chúa, bởi lẽ, chỉ nhờ hồng ân Thiên Chúa mà chúng ta can đảm và khiêm tốn để nhìn nhận rằng tôi đã phạm tội và một lần nữa tôi cần được dìm mình trong ân sủng, trong lòng thương xót Chúa để được tha thứ và thanh tẩy. Sự sám hối đích thực đến với lòng khiêm tốn. Tôi cần được hướng dẫn theo cái nhìn này như trong bài đọc I, dân Ítraen không thể trở về nếu không có Thiên Chúa giúp. Chính Thiên Chúa đã hướng dẫn họ trở về quê cha đất tổ. Một cách thức tương tự, Gioan Tẩy Giả đã dìm dân chúng trong nước khi họ đến xưng thú tội lỗi mình. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này để biết sám hối thực sự.
3- “Đấng cao trọng hơn tôi”
Sau nữa, Gioan Tẩy Giả không kêu gọi mọi người hãy chú ý đến ông, nhưng hãy chú ý đến Đấng đến sau ông. Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Tiếng kêu mà ông kêu gọi không chỉ để sám hối, nhưng còn để kêu mời dân chúng hãy tập trung vào Đấng sẽ đến sau ông. Ông nói: “Tôi làm phép rửa bằng nước, nhưng có Đấng cao trọng hơn tôi, sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.” Ồ, đây có một sự phân biệt về phép rửa thật rõ ràng. Phép rửa bằng nước và phép rửa bằng Thánh Thần, Đấng là sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa: trong khi phép rửa của Gioan Tẩy Giả là cần thiết, nhưng nó chỉ là dấu chỉ sám hối bên ngoài. Phép rửa của Chúa Giêsu mang lại sự thanh tẩy bên trong các tâm hồn và lương tâm con người nhờ Thánh Thần, Đấng được đổ vào lòng chúng ta như là sự sống mới của Thiên Chúa. Đức Giêsu ban Thánh Thần cho chúng ta qua phép rửa, nhờ đó, chúng ta được làm con cái Chúa, được ơn giải thoát khỏi tội lỗi, được ơn cứu độ và thuộc về trời mới đất mới. Đó là đời sống mới trong Thánh Thần. Đó là cách thế tuyệt vời để chuẩn bị cho Chúa đến! Chúng ta hãy đến gần với Chúa và hãy để cho Chúa đến gần với mình, hãy sống theo Thánh Thần hướng dẫn để cùng với Người, chúng ta mở ra con đường cho Chúa đến với mình và với tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hãy dọn đường cho Chúa đến
Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8
Với Chúa Nhật II Mùa Vọng, phụng vụ lời Chúa mời gọi chúng ta suy niệm chủ đề: “Hãy dọn đường cho Chúa đến.” Cả ba bài đọc là sự kết hợp tuyệt vời về chủ đề này, cung cấp cho chúng ta những ý tưởng khác nhau về toàn bộ linh đạo “dọn đường cho Chúa đến.”
1- Tiếng kêu trong sa mạc
Trong bài đọc I, trích sách tiên tri Isaia, chúng ta lắng nghe: “Có tiếng kêu vang lên trong hoang địa,” nhưng với hai thông điệp khác nhau: Trước tiên, “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Như mục tử hướng dẫn đàn chiên trở về, Thiên Chúa sẽ hướng dẫn dân Người để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ và tội lỗi, đồng thời giúp họ xây dựng cuộc sống mới. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị đường thế nào cho Chúa đến? Câu trả lời là: “Các núi đồi phải bạt xuống cho bằng, những hố sâu phải lấp cho đầy” (Is 40,1-5.9-11). Đây là những hình ảnh cụ thể muốn nói đến những thái quá, những chểnh mảng và những sai lạc trong đời sống con người mà chúng cần được uốn nắn cho ngay thẳng. Chúng ta không chỉ chỉnh đốn chính mình nhưng còn phải giúp người khác chỉnh đốn đời sống mình. Tuy nhiên, có một cách thế hoàn toàn khác để sống tinh thần Mùa Vọng là tập trung vào Chúa, Đấng đang đến với chúng ta. Đây là lơi cảnh báo cho thời đại chúng ta: Mùa Giáng Sinh đã bị đồng hóa với những sự kiện trần tục như là dịp để ăn uống, du lịch, mua sắm…, nhưng người ta lại lãng quên chính Chúa Giêsu, nhân vật chính của lễ Giáng Sinh. Vì thế, theo Isaia, có tiếng kêu trong sa mạc, Chúa đang đến và đây là cách thế tốt để chuẩn bị đón Chúa đến là hãy tập trung vào chính Chúa.
Trong bài đọc II, thánh Phêrô (2 Pr 3,8-14) một lần nữa, chúng ta thấy ở đây thánh nhân trình bày hai phương diện khác để chuẩn bị đón Chúa đến. Trước hết, hãy để cho Chúa đến vào thời gian của Chúa và theo cách thế của Chúa. Chúng ta chuẩn bị cho Chúa đến bằng cách là hãy ra khỏi những quan niệm, những định kiến và những chờ đợi của chúng ta. Nhiều lúc chúng ta áp đặt lên Thiên Chúa ý tưởng của chúng ta về ngày giờ và cách thức Người đến với chúng ta. Không! Dọn đường cho Chúa đến có nghĩa là hãy để cho Chúa tự do đến theo cách thức mà Người thấy phù hợp. Thứ đến, thời gian Thiên Chúa ban cho chúng ta là thời gian chuẩn bị cho Chúa đến, thời gian để hoán cải.
2- Gioan Tẩy Giả dọn đường cho Chúa đến
Những điểm mà chúng ta vừa đề cập trên được liên kết với bài Tin Mừng khi tập trung vào nhân vật Gioan Tẩy Giả như là sự tổng hợp hoàn hảo của việc dọn đường cho Chúa đến.
Khi khởi đầu Tin Mừng theo thánh Máccô, chúng ta thấy: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô bắt đầu với lời tuyên bố của Gioan Tẩy Giả như là sự ứng nghiệm điều được nói trong bài đọc I từ Isaia: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy chuẩn bị con đường ngay thẳng cho Chúa đến.” Như thế, lời Isaia được ứng nghiệm nơi nhân vật Gioan Tẩy Giả. Ông là một nhân vật Kinh Thánh duy nhất được gọi là Tẩy Giả. Bởi thế, sẽ thiếu sót nếu chỉ gọi ngài là Gioan. Ngài phải luôn được gọi là Gioan Tẩy Giả. Tôi nghĩ rằng trong Giáo Hội sơ khai và cả trong lịch sử Kitô giáo, ngài được trình bày như là người dọn đường cho Chúa đến; một tiên tri nổi bật, được biết đến vì là người đã làm phép rửa cho dân chúng. Ngài sống trong sa mạc và kêu gọi mọi người đến đón nhận phép rửa để được ơn tha thứ và kêu gọi sám hối các tội lỗi mình. Điều này thật phù hợp với điều mà trong thư II, thánh Phêrô mời gọi phải chuẩn bị con đường cho Chúa và đồng thời phải sám hối vì Chúa là Đấng sẽ đến.
Nhưng chúng ta chuyển sang điểm thứ hai trong bài Tin Mừng. Đó là phép rửa mà Gioan Tẩy Giả thực hiện tại sông Giođan.. Dân chúng đến với Gioan Tẩy Giả và được ông rửa tội. Ông dìm dân chúng trong nước. Đây là điều thật ý nghĩa đối với việc chuẩn bị cho Chúa đến. Bởi lẽ, không ai tự rửa tội cho chính mình. Bạn không thể nói tôi tự rửa tội cho mình. Cả việc chuẩn bị cho việc Chúa đến cũng thế. Gioan Tẩy Giả là người được Thiên Chúa sai đến để rửa tội cho người khác, để được ơn tha thứ tội lỗi. Như thế, nhờ Gioan Tẩy Giả mà họ được dìm trong nước của sông Giođan, họ xưng thú các tội lỗi mình. Tất cả điều này có ý nghĩa gì? Sự kiện này nói với chúng ta rằng sự sám hối chính là hồng ân của Thiên Chúa, được ban cho chúng ta qua các trung gian những con người được tuyển chọn. Chúng ta không thể tự hào rằng việc hoán cải của mình là nhờ những cố gắng bản thân. Chúng ta không thể khoe khoang với mọi người rằng chúng ta hoán cải đời sống, từ bỏ các tội lỗi chỉ nhờ vào những năng lực bản thân. Không! Sám hối trước tiên và hầu như là hành động của Thiên Chúa trong chúng ta. Lời mời gọi của Thiên Chúa đến với chúng ta qua rất nhiều người và những biến cố, qua những Gioan Tẩy Giả mới trong đời sống. Một yếu tố của sám hối là khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần Chúa, Đấng mời gọi chúng ta sám hối. Chúng ta hãy từ bỏ chính mình, trở nên khiêm tốn, trung thành để có được điều này. Hãy từ bỏ chính mình và không cậy dựa vào chính mình nhưng là cậy dựa vào Chúa, bởi lẽ, chỉ nhờ hồng ân Thiên Chúa mà chúng ta can đảm và khiêm tốn để nhìn nhận rằng tôi đã phạm tội và một lần nữa tôi cần được dìm mình trong ân sủng, trong lòng thương xót Chúa để được tha thứ và thanh tẩy. Sự sám hối đích thực đến với lòng khiêm tốn. Tôi cần được hướng dẫn theo cái nhìn này như trong bài đọc I, dân Ítraen không thể trở về nếu không có Thiên Chúa giúp. Chính Thiên Chúa đã hướng dẫn họ trở về quê cha đất tổ. Một cách thức tương tự, Gioan Tẩy Giả đã dìm dân chúng trong nước khi họ đến xưng thú tội lỗi mình. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này để biết sám hối thực sự.
3- “Đấng cao trọng hơn tôi”
Sau nữa, Gioan Tẩy Giả không kêu gọi mọi người hãy chú ý đến ông, nhưng hãy chú ý đến Đấng đến sau ông. Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Tiếng kêu mà ông kêu gọi không chỉ để sám hối, nhưng còn để kêu mời dân chúng hãy tập trung vào Đấng sẽ đến sau ông. Ông nói: “Tôi làm phép rửa bằng nước, nhưng có Đấng cao trọng hơn tôi, sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.” Ồ, đây có một sự phân biệt về phép rửa thật rõ ràng. Phép rửa bằng nước và phép rửa bằng Thánh Thần, Đấng là sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa: trong khi phép rửa của Gioan Tẩy Giả là cần thiết, nhưng nó chỉ là dấu chỉ sám hối bên ngoài. Phép rửa của Chúa Giêsu mang lại sự thanh tẩy bên trong các tâm hồn và lương tâm con người nhờ Thánh Thần, Đấng được đổ vào lòng chúng ta như là sự sống mới của Thiên Chúa. Đức Giêsu ban Thánh Thần cho chúng ta qua phép rửa, nhờ đó, chúng ta được làm con cái Chúa, được ơn giải thoát khỏi tội lỗi, được ơn cứu độ và thuộc về trời mới đất mới. Đó là đời sống mới trong Thánh Thần. Đó là cách thế tuyệt vời để chuẩn bị cho Chúa đến! Chúng ta hãy đến gần với Chúa và hãy để cho Chúa đến gần với mình, hãy sống theo Thánh Thần hướng dẫn để cùng với Người, chúng ta mở ra con đường cho Chúa đến với mình và với tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 05/12/2020
13. Nếu chúng ta vì để làm vui lòng người khác, thì không phải là tôi tớ trung thành của Đức Chúa Giê-su.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 05/12/2020
100. KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ
Trong thôn có một gia đình giàu có làm lễ đính hôn, một hàng người mang giỏ trúc để đầy sính lễ vàng bạc, đi ngang qua cổng nhà của Vu công.
Vợ chồng Vu công đứng coi, nói:
- “Chúng ta thử đếm đồ sính lễ này có bao nhiêu?”
Vợ nói:
- “Tôi coi có khoảng hai trăm lượng bạc”.
Vu công nói:
- “Tôi coi thì năm trăm lượng”.
Vợ nói không có như thế, nhưng Vu công nói nhất định là có, tranh cãi với nhau hồi lâu thì cùng nhau ẩu đả loạn lên.
Vợ nói:
- “Tôi đánh không lại ông, thôi thì ba trăm lượng vậy”.
Vu công miệng vẫn còn chửi, hàng xóm đến khuyên can, Vu công đổi sắc mặt nói:
- “Còn hai trăm lượng không rõ ràng minh bạch, lẽ nào đó là chuyện nhỏ sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 100:
Chuyện của hàng xóm mà vợ chồng lại ẩu đả nhau thì đúng là...vô duyên lắm chuyện.
Có những người vô công rỗi việc cứ chăm chăm nhìn hàng xóm coi có chuyện gì không để bình luận, đặt điều và phê bình, mà thường là nói xấu chứ không nói tốt cho hàng xóm, bởi vì người lười biếng làm việc thì là người luôn có tâm địa không mấy tốt đẹp, vì họ không để tâm vào việc làm để suy tư sáng tạo...
Hai trăm lượng, năm trăm lượng hay nhiều hơn nữa thì cũng là của người hàng xóm chứ không phải của mình, tranh cãi làm gì, nếu cứ lo làm việc nhà, chuyên tâm săn sóc con cái dạy bảo chúng nên người thì làm gì có chuyện đứng coi nhà hàng xóm trong lễ đính hôn có bao nhiêu tiền sính lễ !
Hạnh phúc gia đình không từ ngoài vào nhưng là từ trong nhà mà có, nhưng phá hoại hạnh phúc gia đình thì từ ngoài vào chứ không phải trong nhà, ít người biết được như thế nên họ thường đem chuyện bên ngoài về trong nhà để tranh cãi và làm phá vỡ hạnh phúc gia đình đang êm ấm của mình...
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong thôn có một gia đình giàu có làm lễ đính hôn, một hàng người mang giỏ trúc để đầy sính lễ vàng bạc, đi ngang qua cổng nhà của Vu công.
Vợ chồng Vu công đứng coi, nói:
- “Chúng ta thử đếm đồ sính lễ này có bao nhiêu?”
Vợ nói:
- “Tôi coi có khoảng hai trăm lượng bạc”.
Vu công nói:
- “Tôi coi thì năm trăm lượng”.
Vợ nói không có như thế, nhưng Vu công nói nhất định là có, tranh cãi với nhau hồi lâu thì cùng nhau ẩu đả loạn lên.
Vợ nói:
- “Tôi đánh không lại ông, thôi thì ba trăm lượng vậy”.
Vu công miệng vẫn còn chửi, hàng xóm đến khuyên can, Vu công đổi sắc mặt nói:
- “Còn hai trăm lượng không rõ ràng minh bạch, lẽ nào đó là chuyện nhỏ sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 100:
Chuyện của hàng xóm mà vợ chồng lại ẩu đả nhau thì đúng là...vô duyên lắm chuyện.
Có những người vô công rỗi việc cứ chăm chăm nhìn hàng xóm coi có chuyện gì không để bình luận, đặt điều và phê bình, mà thường là nói xấu chứ không nói tốt cho hàng xóm, bởi vì người lười biếng làm việc thì là người luôn có tâm địa không mấy tốt đẹp, vì họ không để tâm vào việc làm để suy tư sáng tạo...
Hai trăm lượng, năm trăm lượng hay nhiều hơn nữa thì cũng là của người hàng xóm chứ không phải của mình, tranh cãi làm gì, nếu cứ lo làm việc nhà, chuyên tâm săn sóc con cái dạy bảo chúng nên người thì làm gì có chuyện đứng coi nhà hàng xóm trong lễ đính hôn có bao nhiêu tiền sính lễ !
Hạnh phúc gia đình không từ ngoài vào nhưng là từ trong nhà mà có, nhưng phá hoại hạnh phúc gia đình thì từ ngoài vào chứ không phải trong nhà, ít người biết được như thế nên họ thường đem chuyện bên ngoài về trong nhà để tranh cãi và làm phá vỡ hạnh phúc gia đình đang êm ấm của mình...
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Joe Biden không thể rước lễ vì chính sách phá thai làm hàng triệu thai nhi chết oan
J.B. Đặng Minh An dịch
01:57 05/12/2020
Trong thư thứ Nhất gởi các tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô viết: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không nhìn nhận Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11: 28-29)
Trước lời cảnh cáo quyết liệt ấy của Thánh Phaolô, Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, Tổng Giám Mục hiệu tòa Philadelphia vừa có một bài nẩy lửa đăng trên tạp chí First Things của Hoa Kỳ ngày 4 tháng 12. Ngài nhận định rằng ông Joe Biden không nên Rước Lễ vì ông ta ủng hộ “tội lỗi luân lý nghiêm trọng” là phá thai. Ngài cũng cảnh báo rằng cá nhân các Giám Mục nào công khai ý định cho phép Joe Biden Rước lễ có nguy cơ gây “hại nghiêm trọng” cho chính Biden, và gây “bất đồng nghiêm trọng” cho các Giám mục khác.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Mr. Biden and the Matter of Scandal
by Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. 12.4.20
Ông Biden Và Vấn Đề Tai Tiếng
Quý vị độc giả có thể nhớ lại rằng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2004, Thượng nghị sĩ John Kerry đã dẫn đầu phe Dân chủ. Là một người Công Giáo, nhưng Kerry lại có một số quan điểm chính sách mâu thuẫn với niềm tin luân lý của Giáo hội. Điều này đã dẫn đến những căng thẳng nội bộ giữa các Giám Mục Hoa Kỳ về cách giải quyết vấn đề Rước Lễ đối với các quan chức Công Giáo nào công khai và kiên trì chống đối các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề như phá thai. Vào thời điểm đó, Hồng Y Theodore McCarrick của Washington, cùng với Giám Mục Donald Wuerl của Pittsburgh, có những quan điểm rất khác với quan điểm của tôi về cách thức tiến hành.
Lúc đó tôi đã tin, và bây giờ tôi vẫn tin rằng việc công khai từ chối không cho các quan chức chính phủ như thế rước lễ không phải lúc nào cũng là khôn ngoan hay lúc nào cũng là một phương thế mục vụ tốt nhất. Làm như vậy một cách ồn ào và mạnh mẽ có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, khi mời các quan chức đó cứ tiếp tục đắm mình trong ánh sáng truyền thông như là các nạn nhân của Giáo Hội. Tuy nhiên, điều mà tôi phản đối vào năm 2004 là bất kỳ sự thờ ơ nào có vẻ như không quan tâm đến vấn đề này, bất kỳ gợi ý nào trong các tuyên bố hoặc các chính sách của các Giám Mục sẽ khiến các Giám Mục quay lưng lại với tầm quan trọng của một vấn đề rất nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, may mắn thay, Bộ Giáo lý Đức tin đã giải quyết mọi sự nhầm lẫn liên quan đến thực hành đúng trong những vấn đề này bằng bản ghi nhớ vào tháng 7 năm 2004 gởi cho McCarrick lúc bấy giờ còn là một Hồng Y, Sự Xứng Đáng Để Rước Lễ: Các Nguyên Tắc Chung. Tài liệu này bao gồm các đoạn văn sau:
5. Liên quan đến tội trọng phá thai hoặc an tử, khi sự hợp tác chính thức của một người trở nên tỏ tường (trong trường hợp của một chính trị gia Công Giáo, điều này được hiểu là khi người đó liên tục vận động và bỏ phiếu cho việc hợp pháp hóa luật phá thai và an tử), trong trường hợp đó, mục tử của người ấy phải gặp đương sự, hướng dẫn anh ta về giáo huấn của Giáo Hội, thông báo cho anh ta biết rằng anh ta không được lên Rước Lễ cho đến khi anh ta chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan, và cảnh báo anh ta rằng nếu anh ta cứ lên rước lễ, anh ta sẽ bị từ chối Thánh Thể.
6. Khi “những biện pháp phòng ngừa này không có tác dụng hoặc không thể thực hiện được, và người được đề cập, với sự kiên trì cố chấp, vẫn cứ lên rước Mình Thánh Chúa, thì thừa tác viên Thánh Thể phải từ chối trao Mình Thánh Chúa” (xem Tuyên bố của Hội đồng Giáo hoàng Giải thích các Văn Bản Luật về việc Rước lễ của những người Công Giáo đã ly dị, và tái hôn dân sự [2002], số 3-4). Quyết định này, nói đúng ra, không phải là một hình thức chế tài hay một hình phạt. Cũng không phải là thừa tác viên Thánh Thể đang đưa ra một phán xét chủ quan về tội lỗi của người đó, nhưng là đang phản ứng trước việc người đó không thích hợp để rước lễ do hoàn cảnh tội lỗi khách quan.
Theo hiểu biết của tôi, tuyên bố đó vẫn còn hiệu lực. Và nó phản ánh kỷ luật bí tích lâu đời của Giáo Hội Công Giáo dựa trên Lời Chúa.
Các hệ quả cho thời điểm hiện tại là rõ ràng. Những nhân vật công khai xưng mình là “Công Giáo” đang gây tai tiếng cho các tín hữu vì khi rước lễ như thế họ tạo ra một ấn tượng rằng các luật luân lý của Giáo hội là tùy chọn [tuân thủ cũng được, không tuân thủ cũng không sao]. Và các Giám Mục cũng gây ra tai tiếng tương tự khi các ngài không dám công khai lên tiếng về vấn nạn và nguy cơ phạm thánh này. Vì thế, cũng đáng xem lại những lời trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về cái ác – và những thiệt hại nghiêm trọng – gây ra bởi tai tiếng:
2284. Tai tiếng là thái độ hoặc cách hành động dẫn người khác đến chỗ làm điều xấu. Ai gây ra tai tiếng, người đó trở thành tên cám dỗ người lân cận. Người đó làm hại đến các nhân đức và sự chính trực; người đó có thể đưa anh em mình đến cái chết về phần thiêng liêng. Làm gương xấu trở thành một trọng tội, nếu bằng hành động hay bằng sự thiếu sót, gương xấu ấy cố ý lôi kéo tha nhân đến chỗ phạm trọng tội.
2286. Tai tiếng có thể phát sinh do luật pháp hoặc những thể chế, do chạy theo xu thế thời trang hoặc dư luận. Như vậy, mắc tội làm gương xấu, là những ai thiết lập những luật lệ hoặc những cơ cấu xã hội dẫn đến việc phong hóa bị suy đồi và đời sống đạo hạnh bị hư hỏng, hoặc đến “những hoàn cảnh xã hội, dù cố ý hay không, làm cho người ta khó, hoặc hầu như không thể thực hiện được một đời sống Kitô giáo phù hợp với các điều răn của Nhà Làm Luật tối thượng”. Cũng mắc tội làm gương xấu, là các chủ nhân đặt ra những luật lệ khuyến khích gian lận, các bậc phụ huynh làm cho con cái “tức giận”, hoặc những kẻ khích động dư luận một cách gian manh, khiến dư luận quay lưng lại với những giá trị luân lý.
Những Giám Mục công khai cho biết trước rằng họ sẽ thực hiện cuộc đối thoại riêng nếu Joseph Biden đắc cử tổng thống và cho phép ông ta Rước lễ, trên thực tế đang làm suy yếu hiệu quả công việc của lực lượng đặc nhiệm được thành lập tại cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục vào tháng 11 để giải quyết chính xác vấn đề này và các vấn đề liên quan. Điều này gây ra tai tiếng cho các Giám Mục và linh mục anh em của họ, và cho nhiều người Công Giáo đang quyết tâm trung thành với giáo huấn của Hội Thánh. Nó gây thiệt hại cho Hội Đồng Giám Mục, cho ý nghĩa của tính đồng đoàn, và cho kết quả công việc vận động của Hội Đồng với chính quyền tương lai.
Có vẻ như một số nguyên tắc quan trọng đang bị đe dọa ở đây:
Mỗi Giám Mục địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về việc chăm sóc cho các linh hồn và sự toàn vẹn của các bí tích trong Giáo hội — trong toàn thể Giáo hội, nhưng đặc biệt trong giáo phận địa phương của ngài.
Mỗi Giám Mục địa phương cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ kỷ luật trong giáo phận của mình đối với các giáo huấn Công Giáo và phải làm rõ các giáo huấn đó cho người dân trong giáo phận của mình. Điều này bao gồm giáo huấn về tầm quan trọng của việc rước lễ một cách xứng đáng.
Trong khi mỗi Giám Mục địa phương, được hướng dẫn bởi sự thận trọng, có một số quyền tự do nhất định để xác định cách tốt nhất trong việc áp dụng các kỷ luật bí tích trong giáo phận của mình, thì không Giám Mục nào có thể bỏ qua các nguyên tắc về phương diện luân lý và bí tích.
Khi các Giám Mục công khai thông báo về việc họ sẵn sàng cho ông Biden rước lễ, mà không giảng dạy rõ ràng về mức độ nghiêm trọng trong việc ông ta tạo điều kiện cho tệ nạn phá thai (và việc ông chấp thuận các mối quan hệ đồng giới), họ đã gây bất bình nghiêm trọng cho các Giám Mục anh em và dân của họ. Lý do là hiển nhiên. Bằng những hành động trong suốt cuộc đời công khai của mình, ông Biden đã chứng tỏ rằng ông ta không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Nói cho công bằng, ông ta đã ủng hộ nhiều điều thiện và nhiều vấn đề phục vụ lợi ích chung. Tuy nhiên, nhiều hành động và lời nói của ông ta cũng đã hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho những tệ nạn đạo đức nghiêm trọng trong đời sống công cộng của chúng ta, dẫn đến việc hủy diệt hàng triệu sinh mạng vô tội. Ông Biden đã nói rằng ông ta sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính sách tương tự trong tư cách tổng thống, và do đó ông ta không được phép rước lễ. Ý định đã nêu của ông đòi hỏi một sự phản ứng mạnh mẽ và nhất quán từ các nhà lãnh đạo và các tín hữu của Giáo hội.
Đây không phải là một vấn đề “chính trị”, và những người mô tả vấn đề này như một vấn đề “chính trị” chỉ có thể là những người thiếu hiểu biết hoặc cố tình gây nhầm lẫn vấn đề này. Đây là vấn đề thuần túy thuộc về trách nhiệm của các Giám Mục trước mặt Chúa về tính toàn vẹn của các bí tích. Hơn nữa, còn có một vấn đề cấp bách là sự quan tâm mục vụ đối với phần rỗi của một người. Tối thiểu, mọi Giám Mục có nhiệm vụ phải thảo luận riêng về những vấn đề luân lý quan trọng này và tác hại của việc rước lễ một cách bất xứng với những nhân vật công cộng có hành động trái với giáo huấn của Giáo hội. Rước lễ không phải là một quyền lợi mà là một ân sủng và một đặc ân; và nói về vấn đề “quyền”, thì các cộng đồng tín hữu phải có quyền ưu tiên đối với sự toàn vẹn của niềm tin và thực hành của mình.
Trong năm tới, rất nhiều người sẽ theo dõi hàng lãnh đạo Công Giáo của đất nước chúng ta. Họ sẽ được dẫn dắt, tốt hay xấu, bởi chứng tá của các Giám Mục Hoa Kỳ.
Source:First Things
Đức Thượng Phụ thành Venice kêu gọi anh chị em giáo dân làm việc phạt tạ sau khi một tượng Đức Mẹ bị chặt đầu
Đặng Tự Do
16:23 05/12/2020
Đêm 25 rạng sáng 26 tháng 11, một bức tượng Đức Mẹ được dựng ở quảng trường công cộng ở thành phố Venice đã bị chặt đầu trong đêm.
“Các tín hữu và tất cả những người thiện chí nên suy tư và tìm cách cảnh tỉnh những kẻ, vì hời hợt và thiếu hiểu biết, hoặc do sự lựa chọn có chủ ý, đã xúc phạm đến tình cảm thân yêu nhất của những người đang sống và cư trú cùng thành phố với họ,” Đức Tổng Giám Mục Francesco Moraglia, là Thượng Phụ Công Giáo thành phố Venice cho biết như trên.
Đức Thượng Phụ Venice kêu gọi anh chị em thêm lời cầu nguyện và làm các việc phạt tạ trước biến cố đau buồn này.
“Đầu và tay của bức tượng đã bị chặt đứt” vào đầu giờ ngày 26 tháng 11, theo một thông báo từ Thành phố Venice.
Bức tượng được đặt trong một khoảng xanh ở trung tâm của một bùng binh ở thành phố Marghera, của Venice. Hành động này đã được ghi lại trên camera giám sát và thủ phạm đã bị xác định và bị cảnh sát bắt giữ.
Ông Luigi Brugnaro, thị trưởng Venice, gọi hành động phá hoại là “một cử chỉ xúc phạm thành phố, lịch sử và giá trị của chúng ta”.
Ông Brugnaro lên án “hành động hèn nhát, nhằm mục đích làm tổn thương tình cảm của chúng ta” và nói thêm rằng các công nhân đã được hướng dẫn để nhanh chóng sửa chữa bức tượng.
Vào tháng 3, thị trưởng đã đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ Sức khỏe của Venice để cầu nguyện dâng thành phố cho Đức Trinh Nữ Maria. Lời cầu nguyện được viết bởi Đức Thượng Phụ Công Giáo của Venice.
Hôm 26 tháng 11, Đức Thượng Phụ Venice cho biết ngài rất buồn vì sự phá hoại bức tượng Đức Mẹ, và gọi đó là một cử chỉ xúc phạm “không chỉ đối với những người Công Giáo mà còn đối với toàn thành phố”.
Ngài cũng lưu ý một cách đau đớn rằng việc bức tượng bị hư hại xảy ra chỉ vài ngày sau ngày lễ Đức Mẹ Sức Khỏe, “một lễ hội quá đỗi thân thương và bắt nguồn từ trái tim của người dân Venice”.
Đức Thượng Phụ Moraglia yêu cầu mọi người làm việc đền tạ “cho tội ác đã gây ra cho Đức Mẹ và cũng cầu nguyện cho những kẻ đã trở thành nhân vật chính của cử chỉ điên rồ này”.
Giáo xứ địa phương đang tổ chức các buổi lần hạt để cầu nguyện tại bức tượng cho đến ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Source:Catholic News Agency
Nhật Bản đưa ra giải pháp 5G thay thế cho Huawei
Đặng Tự Do
16:24 05/12/2020
Nhật Bản muốn trở thành nước Á châu thay thế Trung Quốc trong việc phát triển mạng Internet thế hệ thứ năm, gọi tắt là 5G.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 30 tháng 11, Vương quốc Anh đã công bố quan hệ đối tác mới với NEC của Nhật Bản để xây dựng mạng broadband của riêng mình trong tương lai. Bộ trưởng Kỹ thuật số Anh, là ông Oliver Dowden, cũng lưu ý một ý định của chính phủ Anh về việc cấm sử dụng công nghệ Huawei cho mạng 5G của Vương quốc Anh, bắt đầu từ tháng 9 năm 2021.
Theo các chuyên gia, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã tạo ra những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới cho mạng internet cực nhanh. Tuy nhiên, từ lâu, Hoa Kỳ đã cho rằng họ làm gián điệp cho Trung Quốc.
Sau khi Hoa Kỳ ra mắt Clean Network, chiến dịch tẩy chay mạng 5G Huawei, nhiều quốc gia trước đây quan tâm đến sản phẩm của Huawei đã quyết định quay sang các nhà cung cấp khác.
NEC dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng mạng 5G của Anh vào năm tới. Hệ thống của nó có ưu điểm là có thể kết hợp các thành phần do các nhà cung cấp khác sản xuất.
Một gã khổng lồ công nghệ cao khác của Nhật Bản, Rakuten, sẽ giúp Ấn Độ phát triển mạng thế hệ thứ năm của riêng mình, cung cấp cho chính phủ Ấn Độ hệ thống 5G từ vệ tinh nhằm giảm chi phí lắp đặt và vận hành.
Rakuten đã mở các phòng thí nghiệm ở Bengaluru, miền nam Ấn Độ, để bán công nghệ của mình cho các nhà cung cấp Internet địa phương.
Hợp tác công nghệ giữa Tokyo và Delhi sẽ chính thức được thực hiện vào tháng 12 với việc ký kết một biên bản ghi nhớ đặc biệt.
Trong số những thứ khác, nó sẽ bao gồm hợp tác phát triển và tiếp thị công nghệ 6G, sẽ sẵn sàng trong khoảng mười năm tới.
Trong những tháng gần đây, sau các cuộc đụng độ giữa lực lượng của mình và quân đội Trung Quốc ở biên giới Hi Mã Lạp Sơn, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế với Nhật Bản và Hoa Kỳ.
NEC và Rakuten là hai đối thủ mới của Huawei. Cho đến nay, chỉ có Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển đã trình bày các hệ thống 5G thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, kỹ thuật của Nhật Bản được xem là tiên tiến hơn nhiều so với các quốc gia Bắc Âu.
Ở Á châu, Đài Loan và Singapore đã chọn hai công ty Âu châu cho broadband thế hệ thứ năm của riêng họ.
Source:Asia News
Tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm bắt đầu cuộc hành hương vòng quanh nước Ý
Đặng Tự Do
16:24 05/12/2020
Một bức tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm đã bắt đầu một cuộc hành hương vào hôm thứ Sáu tới các giáo xứ trên khắp nước Ý, đánh dấu kỷ niệm 190 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré ở Pháp.
Sau Thánh lễ tại chủng viện Collegio Leoniano ở Rôma, bức tượng được rước đến Nhà thờ San Gioacchino ở Prati gần đó vào tối ngày 27 tháng 11.
Trong suốt tháng 12, bức tượng sẽ đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác ở Rôma, dừng lại ở 15 nhà thờ khác nhau.
Sau đó, nếu các hạn chế về coronavirus cho phép, bức tượng sẽ được đưa đến các giáo xứ trên khắp nước Ý, kết thúc vào ngày 22 tháng 11 năm 2021, trên đảo Sardinia.
Một trong những điểm dừng trên tuyến đường sẽ là Nhà thờ Thánh Anne, nằm ngay bên trong các bức tường của Vatican.
Cuộc hành hương này là một sáng kiến Tân Phúc âm hóa của Hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn. Trong một tuyên bố, Hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn nói rằng cuộc hành hương kéo dài một năm của tượng Đức Mẹ sẽ giúp công bố tình yêu thương xót của Thiên Chúa vào một thời điểm “ được đánh dấu bởi những căng thẳng kinh hoàng trên mọi lục địa của thế giới”.
Ngày 27 tháng 11 hàng năm là một ngày đặc biệt trong lịch sử bức tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm vì đó là ngày Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Thánh Catherine Labouré, khi đó đang là tập sinh của Dòng Nữ Tử Bác Ái ở Paris, bên Pháp, để cho thánh nữ thấy mề đay mà Đức Mẹ muốn thánh nữ phổ biến rộng rãi trên tòa thế giới.
Ngày 19 tháng 7 năm 1830, đêm trước lễ Thánh Vincent de Paul, nữ tu trẻ Catherine Labouré tỉnh dậy sau khi nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ gọi chị đến nhà nguyện. Đến nơi chị nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria nói với chị, “Thiên Chúa muốn trao cho con một nhiệm vụ. Con sẽ là cớ cho người ta chống báng, nhưng đừng sợ, con sẽ có ân sủng để làm những gì cần thiết. Con hãy nói với cha linh hướng của con tất cả những gì được Mẹ truyền cho con. Đây là thời điểm đầy tội lỗi và những sự gian ác ở Pháp và trên thế giới.”
Ngày 27 tháng 11 năm 1830, Catherine báo cáo rằng Đức Mẹ đã trở lại sau giờ kinh tối. Đức Mẹ hiện ra trong một khung hình bầu dục, đứng trên một quả địa cầu. Mẹ đeo nhiều trên tay các chiếc nhẫn chiếu tỏa những tia sáng trên quả địa cầu. Xung quanh khung hình có dòng chữ “Lạy Mẹ Maria, được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ chạy đến cùng Mẹ”.
Sau đó, khung hình bầu dục quay ngược lại và Catherine thấy một vòng tròn 12 ngôi sao, bên trong có một chữ “M” lớn, đè lên cây thập tự, với một thanh ngang dưới chân. Chữ “M” được hiểu là chữ viết tắt của danh thánh Maria. Phía dưới có hình Trái Tim Chúa Giêsu bị vòng gai bao quanh và trái tim Mẹ Người bị một thanh gươm đâm thấu.
Catherine kể lại với linh mục linh hướng của mình về cuộc hiện ra, xin ngài đúc một mề đay và những người đeo nó sẽ nhận được nhiều ân sủng.
Sau hai năm âm thầm điều tra, vị linh mục linh hướng mới đem câu chuyện này trình lên Đức Tổng Giám Mục Paris. Vị giám mục tỏ ra có thiện cảm với câu chuyện và mề đay Đức Mẹ Ban Ơn được sản xuất hàng loạt bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette.
Một trong những phép lạ tiêu biểu liên quan đến mẫu ảnh Đức Mẹ Ban Ơn xảy ra vào năm 1841, đó là sự hoán cải của Alphonse Ratisbonne. Ông là một người lăng mạ và thù ghét đạo Công Giáo. Sau khi bị thuyết phục khá lâu, Ratisbone đã miễn cưỡng đeo mề đay và đọc kinh. Và khi Alphonse đi vào nhà thờ thánh Anrê delle Frate để sắp xếp tang lễ cho một người bạn thân, Alphonse đã thấy thị kiến Đức Maria như trong mề đay đang đeo. Ông ta đã được ơn hoán cải ngay lập tức và xin lãnh bí tích Rửa tội sau đó trở thành một linh mục.
Năm 1876, Catharine qua đời. Năm 1933, xác cô được khai quật để phong chân phước và đặt trong Nhà nguyện Nhà Mẹ của các Nữ Tử Bác Ái ở Rue du Bac Paris, Pháp và trở thành một địa điểm thăm viếng của hàng ngàn người Công Giáo mỗi năm.
Biểu tượng này cũng được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II sửa đổi một chút để thành huy hiệu Giáo hoàng của ngài: một cây thánh giá đơn giản với một chữ M nằm dưới, bên phải, có nghĩa là Maria đứng dưới chân cây thập giá khi Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Source:Catholic News Agency
Cha Raymond J. de Souza: Tại sao Tổng thống Trump giành được tình cảm quý mến của các tín hữu truyền thống?
Đặng Tự Do
19:24 05/12/2020
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trong một bài phân tích đăng trên tờ First Things ngày 4 tháng 12, 2020, ngài cho rằng Tổng thống Trump có một tầm nhìn chiến lược khi cho rằng các cuộc bổ nhiệm thẩm phán ở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có một tầm quan trọng sống còn đối với các chính sách phò sinh và tự do tôn giáo ở Mỹ. Ba bổ nhiệm thẩm phán của Tổng thống Trump tại Tối Cao Pháp Viện và hàng loạt các bổ nhiệm khác vào các tòa Phúc Thẩm Liên Bang của ông đã tái định hình nền chính trị Hoa Kỳ. Chính vì thế, theo Cha Raymond J. de Souza, Tổng thống Trump đã, đang và sẽ tiếp tục giành được tình cảm quý mến của các tín hữu truyền thống, bất kể những gì sẽ xảy ra.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Supremacy of the Court
by Fr. Raymond J. de Souza
Tầm quan trọng tối thượng của Tòa án
Phán quyết về quyền tự do tôn giáo lúc nửa đêm từ Tối Cao Pháp Viện vào tuần trước — trong vụ Giáo phận Công Giáo Brooklyn kiện Thống đốc Cuomo — xác nhận lý do tại sao Tổng thống Donald Trump, dù thế nào, vẫn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Tổng thống Trump hiểu rõ hơn hàng lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, mà ông thay thế, rằng các cuộc bổ nhiệm thẩm phán có tầm quan trọng tối cao đối với các cử tri ủng hộ cuộc sống và tự do tôn giáo.
Cần phải nhớ lại lịch sử, vì nó giải thích cho chúng ta thấy chính đường lối mạnh dạn trước các ưu tiên cốt lõi của các tín hữu truyền thống đã mở ra cánh cửa cho Tổng thống Trump và cho việc tái định hình nền chính trị Mỹ.
Năm 1987, khi chủ tọa phiên điều trần xác nhận Thẩm Phán Robert Bork, Joe Biden đã áp dụng một thứ chính trị duy quyền lực vào việc đề cử các thẩm phán. Biden, với sự trợ giúp khét tiếng của Ted Kennedy, đã ngăn chặn Bork với lý do đơn giản rằng Bork không đồng ý với triết lý tư pháp của mình. Họ đã bỏ phiếu để ngăn chặn anh ta - để “bork” [hãm hại] anh ta thực sự. Đó là điều họ đã làm.
Tổng thống Ronald Reagan lại đi thưởng cho Biden bằng cách cử Anthony Kennedy lên thay Bork (sau khi người được đề cử tiếp theo, là Douglas Ginsburg, rút lui). Trong ba mươi năm tiếp theo, Kennedy đã miệt mài trung thành với giấy phép phá thai được yêu thích của Biden và trưng diện cho bản thân mình vai trò làm cha đẻ cho việc thiết lập hôn nhân đồng giới như một quyền hiến định.
Tổng thống tiếp theo là George HW Bush còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta hãy quay trở lại thời điểm ba mươi năm trước khi xảy ra bổ nhiệm thẩm phán đầu tiên của Tổng thống George HW Bush. Nó rơi vào thời điểm Thẩm Phán William Brennan, nhà lãnh đạo của cánh cấp tiến tại Tối Cao Pháp Viện, nghỉ hưu. Ông ta được Thẩm Phán Antonia Scalia gọi là “vị thẩm phán có ảnh hưởng nhất của thế kỷ”. Tổng thống Dwight Eisenhower, người đã bổ nhiệm cả Thẩm Phán Brennan lẫn Chánh án Earl Warren, đã nói một câu thật chua chát rằng “Tôi đã phạm hai sai lầm, và cả hai cái sai lầm của tôi đều đang ngồi trong Tối Cao Pháp Viện”.
Ba mươi bốn năm sau khi Brennan gia nhập Tối Cao Pháp Viện, Tổng thống Bush [Cha] lại phạm phải cùng một sai lầm tương tự. Ông có hai lựa chọn là Thẩm phán Edith Jones, là Amy Coney Barrett vào thời đó, và một tay khó lường trước được là David Souter. Tổng thống Bush đã không nắm bắt được cơ hội quan trọng để lật đổ sự dẫn đầu của phe cấp tiến tại Tối Cao Pháp Viện, như Tổng thống Trump sẽ làm ba mươi năm sau đó.
Tổng thống Bush đã chọn Souter, là người được người ta kháo rằng là một người bảo thủ cách kín đáo. Tổng thống Bush sau đó phải thừa nhận rằng việc bổ nhiệm Souter là một “sai lầm lớn” vì Souter là một lá phiếu đáng tin cậy cho các vấn đề cấp tiến và đồng lõa với Kennedy trong các vấn đề xã hội. Tổng thống Bush nói với người viết tiểu sử mình là Jon Meacham rằng tức điên hơn nữa là ông đã có cảm giác bất an vào thời điểm đó: “Tôi ngần ngại không muốn đặt Souter vào ghế thẩm phán, nhưng sau tôi còn kinh hãi hơn khi khám phá thấy hắn ta là một thứ Earl Warren - sau khi hắn ta đã ngồi vào tòa án. Hắn ta đã hành xử y hệt như thế.” [Earl Warren (sinh ngày 19 tháng Ba, 1891; qua đời 9 tháng Bẩy, 1974) là Chánh Án thứ 14 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Ông được tổng thống Cộng Hòa Dwight Eisenhower bổ nhiệm nhưng lại thường đứng về phe của đảng Dân Chủ]
Năm 1992, khi Souter tham gia cùng Kennedy để bảo vệ “sự nắm vững những điều thiết yếu” của Roe trong vụ Planned Parenthood kiện Casey, tin tức này khiến Biden rơi nước mắt vì sung sướng trước kết quả bất ngờ, ông ta “cười, la hét và ôm thượng nghị sĩ phò phá thai Warren Rudman tại một nhà ga công cộng của một tuyến đường sắt” bởi vì, “đôi khi, có những kết thúc thật đáng mừng”
Tổng thống Bush sửa chữa sai lầm vào năm sau đó bằng cách đề cử Clarence Thomas thay thế Thurgood Marshall, bất chấp mọi nỗ lực của Biden nhằm bác bỏ bổ nhiệm này.
Mười lăm năm sau, đến lượt Tổng thống George W. Bush, là người đã đưa ra hai bổ nhiệm vào năm 2005. Người đầu tiên, John Roberts, thay thế Sandra Day O'Connor. Đây là cơ hội để thay đổi một lá phiếu nghiêng ngả bằng một lá phiếu bảo thủ đáng tin cậy. (Roberts được nâng lên thành chánh án khi William Rehnquist qua đời trước khi Roberts được xác nhận thay thế vị trí của O'Connor.)
Nhưng hóa ra là bản thân Roberts cũng lại có xu hướng lung lay, ông ta đã bỏ phiếu để duy trì Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng và trong những trường hợp khác, ông ta tham gia với nhóm tứ tấu tự do của Tối Cao Pháp Viện khiến cho họ dành được đa số. Đầu năm nay, Roberts đã tham gia cùng những người theo chủ nghĩa cấp tiến để duy trì các hạn chế liên quan đến việc thờ phượng tại California trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Đó là một quyết định đã được tòa án đảo ngược một cách hiệu quả vào tuần trước trong vụ Giáo phận Công Giáo Brooklyn kiện Cuomo. Lần này, Roberts vẫn đứng về phía những người cấp tiến, nhưng với việc Thẩm Phán Barrett đã thay thế bà Ruth Bader Ginsburg quá cố, những người theo chủ nghĩa cấp tiến cộng với Roberts giờ đây chỉ còn là thiểu số.
Chính sự đề cử thứ hai của Tổng thống Bush vào năm 2005 đã mở ra cơ hội để Tổng thống Trump đưa việc đề cử các thẩm phán trở thành một phần cốt lõi trong lời kêu gọi của ông đối với các cử tri Đảng Cộng hòa đang bất mãn. Tổng thống Bush đề cử Harriet Miers, một người bạn Texas của ông, cũng là một cựu luật sư riêng và Cố vấn Tòa Bạch Ốc. Bảng câu hỏi đề cử của cô được đệ trình lên Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã được trả lại trên cơ sở lưỡng đảng vì các câu trả lời của cô quá thiếu sót. Biểu hiện thiếu năng lực này của cô và khả thể là cô sẽ rơi vào đâu đó giữa O'Connor và Souter, về cơ bản, đã dẫn đến một cuộc nổi dậy của những người bảo thủ trong Đảng Cộng Hòa. Đối mặt với sự bất mãn quá lớn từ những người ủng hộ mình, Tổng thống Bush đã rút lại đề cử này và cử Samuel Alito thay thế. Samuel Alito là người được cộng đồng luật pháp bảo thủ tin tưởng.
Mười lăm năm sau, lúc Ginsburg qua đời khi còn đang tại chức, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sẽ đề cử một nữ thẩm phán. Miers nhu nhược, và Edith Jones đã già đều không có cơ hội.
Một trong những sáng kiến chính trị hiệu quả nhất của Tổng thống Trump trước khi đắc cử là công bố một danh sách các ứng cử viên có triển vọng được bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện. Trên thực tế, đó là một lời hứa rằng những ngày tháng trong đó những đề cử theo kiểu dĩ hòa vi quý của Tổng thống Bush đã kết thúc. Sẽ không có Souter hay Miers dưới thời Tổng thống Trump.
Nếu Tổng thống Bush mà đưa được Miers vào Tối Cao Pháp Viện, thì phán quyết tuần trước chống lại lệnh của Thống đốc Andrew Cuomo giới hạn việc tham dự ở các nhà thờ rất có thể đã đi theo hướng khác, với cả Roberts và Miers ngả theo phe cấp tiến. Thật vậy, rất có thể với Miers trên sân thay vì Alito, một chuỗi dài các quyết định 5-4 trong mười lăm năm qua sẽ đi theo hướng khác.
Hãy nhớ lại rằng trước khi Tổng thống Trump đánh bại Hillary Clinton, ông đã từng đánh bại một ứng cử viên vĩ đại khác của Đảng Cộng Hòa vào năm 2016, là Thống đốc Jeb Bush. Tổng thống Trump đưa ra các dấu chỉ cho thấy rằng ông sẽ không kéo dài tình trạng bổ nhiệm các thẩm phán có “năng lượng thấp” như trong chính sách của Tổng thống Bush đối với các bổ nhiệm thẩm phán. Việc Tổng thống Trump thực hiện lời hứa đó – cũng như việc người Công Giáo và người Do Thái ở Brooklyn hiện có thể thờ phượng mà không bị áp đặt các giới hạn phân biệt đối xử - là lý do chính khiến Tổng thống Trump tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ những tín hữu truyền thống.
Source:First ThingsSupremacy of the Court
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Supremacy of the Court
by Fr. Raymond J. de Souza
Tầm quan trọng tối thượng của Tòa án
Phán quyết về quyền tự do tôn giáo lúc nửa đêm từ Tối Cao Pháp Viện vào tuần trước — trong vụ Giáo phận Công Giáo Brooklyn kiện Thống đốc Cuomo — xác nhận lý do tại sao Tổng thống Donald Trump, dù thế nào, vẫn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Tổng thống Trump hiểu rõ hơn hàng lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, mà ông thay thế, rằng các cuộc bổ nhiệm thẩm phán có tầm quan trọng tối cao đối với các cử tri ủng hộ cuộc sống và tự do tôn giáo.
Cần phải nhớ lại lịch sử, vì nó giải thích cho chúng ta thấy chính đường lối mạnh dạn trước các ưu tiên cốt lõi của các tín hữu truyền thống đã mở ra cánh cửa cho Tổng thống Trump và cho việc tái định hình nền chính trị Mỹ.
Năm 1987, khi chủ tọa phiên điều trần xác nhận Thẩm Phán Robert Bork, Joe Biden đã áp dụng một thứ chính trị duy quyền lực vào việc đề cử các thẩm phán. Biden, với sự trợ giúp khét tiếng của Ted Kennedy, đã ngăn chặn Bork với lý do đơn giản rằng Bork không đồng ý với triết lý tư pháp của mình. Họ đã bỏ phiếu để ngăn chặn anh ta - để “bork” [hãm hại] anh ta thực sự. Đó là điều họ đã làm.
Tổng thống Ronald Reagan lại đi thưởng cho Biden bằng cách cử Anthony Kennedy lên thay Bork (sau khi người được đề cử tiếp theo, là Douglas Ginsburg, rút lui). Trong ba mươi năm tiếp theo, Kennedy đã miệt mài trung thành với giấy phép phá thai được yêu thích của Biden và trưng diện cho bản thân mình vai trò làm cha đẻ cho việc thiết lập hôn nhân đồng giới như một quyền hiến định.
Tổng thống tiếp theo là George HW Bush còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta hãy quay trở lại thời điểm ba mươi năm trước khi xảy ra bổ nhiệm thẩm phán đầu tiên của Tổng thống George HW Bush. Nó rơi vào thời điểm Thẩm Phán William Brennan, nhà lãnh đạo của cánh cấp tiến tại Tối Cao Pháp Viện, nghỉ hưu. Ông ta được Thẩm Phán Antonia Scalia gọi là “vị thẩm phán có ảnh hưởng nhất của thế kỷ”. Tổng thống Dwight Eisenhower, người đã bổ nhiệm cả Thẩm Phán Brennan lẫn Chánh án Earl Warren, đã nói một câu thật chua chát rằng “Tôi đã phạm hai sai lầm, và cả hai cái sai lầm của tôi đều đang ngồi trong Tối Cao Pháp Viện”.
Ba mươi bốn năm sau khi Brennan gia nhập Tối Cao Pháp Viện, Tổng thống Bush [Cha] lại phạm phải cùng một sai lầm tương tự. Ông có hai lựa chọn là Thẩm phán Edith Jones, là Amy Coney Barrett vào thời đó, và một tay khó lường trước được là David Souter. Tổng thống Bush đã không nắm bắt được cơ hội quan trọng để lật đổ sự dẫn đầu của phe cấp tiến tại Tối Cao Pháp Viện, như Tổng thống Trump sẽ làm ba mươi năm sau đó.
Tổng thống Bush đã chọn Souter, là người được người ta kháo rằng là một người bảo thủ cách kín đáo. Tổng thống Bush sau đó phải thừa nhận rằng việc bổ nhiệm Souter là một “sai lầm lớn” vì Souter là một lá phiếu đáng tin cậy cho các vấn đề cấp tiến và đồng lõa với Kennedy trong các vấn đề xã hội. Tổng thống Bush nói với người viết tiểu sử mình là Jon Meacham rằng tức điên hơn nữa là ông đã có cảm giác bất an vào thời điểm đó: “Tôi ngần ngại không muốn đặt Souter vào ghế thẩm phán, nhưng sau tôi còn kinh hãi hơn khi khám phá thấy hắn ta là một thứ Earl Warren - sau khi hắn ta đã ngồi vào tòa án. Hắn ta đã hành xử y hệt như thế.” [Earl Warren (sinh ngày 19 tháng Ba, 1891; qua đời 9 tháng Bẩy, 1974) là Chánh Án thứ 14 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Ông được tổng thống Cộng Hòa Dwight Eisenhower bổ nhiệm nhưng lại thường đứng về phe của đảng Dân Chủ]
Năm 1992, khi Souter tham gia cùng Kennedy để bảo vệ “sự nắm vững những điều thiết yếu” của Roe trong vụ Planned Parenthood kiện Casey, tin tức này khiến Biden rơi nước mắt vì sung sướng trước kết quả bất ngờ, ông ta “cười, la hét và ôm thượng nghị sĩ phò phá thai Warren Rudman tại một nhà ga công cộng của một tuyến đường sắt” bởi vì, “đôi khi, có những kết thúc thật đáng mừng”
Tổng thống Bush sửa chữa sai lầm vào năm sau đó bằng cách đề cử Clarence Thomas thay thế Thurgood Marshall, bất chấp mọi nỗ lực của Biden nhằm bác bỏ bổ nhiệm này.
Mười lăm năm sau, đến lượt Tổng thống George W. Bush, là người đã đưa ra hai bổ nhiệm vào năm 2005. Người đầu tiên, John Roberts, thay thế Sandra Day O'Connor. Đây là cơ hội để thay đổi một lá phiếu nghiêng ngả bằng một lá phiếu bảo thủ đáng tin cậy. (Roberts được nâng lên thành chánh án khi William Rehnquist qua đời trước khi Roberts được xác nhận thay thế vị trí của O'Connor.)
Nhưng hóa ra là bản thân Roberts cũng lại có xu hướng lung lay, ông ta đã bỏ phiếu để duy trì Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng và trong những trường hợp khác, ông ta tham gia với nhóm tứ tấu tự do của Tối Cao Pháp Viện khiến cho họ dành được đa số. Đầu năm nay, Roberts đã tham gia cùng những người theo chủ nghĩa cấp tiến để duy trì các hạn chế liên quan đến việc thờ phượng tại California trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Đó là một quyết định đã được tòa án đảo ngược một cách hiệu quả vào tuần trước trong vụ Giáo phận Công Giáo Brooklyn kiện Cuomo. Lần này, Roberts vẫn đứng về phía những người cấp tiến, nhưng với việc Thẩm Phán Barrett đã thay thế bà Ruth Bader Ginsburg quá cố, những người theo chủ nghĩa cấp tiến cộng với Roberts giờ đây chỉ còn là thiểu số.
Chính sự đề cử thứ hai của Tổng thống Bush vào năm 2005 đã mở ra cơ hội để Tổng thống Trump đưa việc đề cử các thẩm phán trở thành một phần cốt lõi trong lời kêu gọi của ông đối với các cử tri Đảng Cộng hòa đang bất mãn. Tổng thống Bush đề cử Harriet Miers, một người bạn Texas của ông, cũng là một cựu luật sư riêng và Cố vấn Tòa Bạch Ốc. Bảng câu hỏi đề cử của cô được đệ trình lên Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã được trả lại trên cơ sở lưỡng đảng vì các câu trả lời của cô quá thiếu sót. Biểu hiện thiếu năng lực này của cô và khả thể là cô sẽ rơi vào đâu đó giữa O'Connor và Souter, về cơ bản, đã dẫn đến một cuộc nổi dậy của những người bảo thủ trong Đảng Cộng Hòa. Đối mặt với sự bất mãn quá lớn từ những người ủng hộ mình, Tổng thống Bush đã rút lại đề cử này và cử Samuel Alito thay thế. Samuel Alito là người được cộng đồng luật pháp bảo thủ tin tưởng.
Mười lăm năm sau, lúc Ginsburg qua đời khi còn đang tại chức, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sẽ đề cử một nữ thẩm phán. Miers nhu nhược, và Edith Jones đã già đều không có cơ hội.
Một trong những sáng kiến chính trị hiệu quả nhất của Tổng thống Trump trước khi đắc cử là công bố một danh sách các ứng cử viên có triển vọng được bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện. Trên thực tế, đó là một lời hứa rằng những ngày tháng trong đó những đề cử theo kiểu dĩ hòa vi quý của Tổng thống Bush đã kết thúc. Sẽ không có Souter hay Miers dưới thời Tổng thống Trump.
Nếu Tổng thống Bush mà đưa được Miers vào Tối Cao Pháp Viện, thì phán quyết tuần trước chống lại lệnh của Thống đốc Andrew Cuomo giới hạn việc tham dự ở các nhà thờ rất có thể đã đi theo hướng khác, với cả Roberts và Miers ngả theo phe cấp tiến. Thật vậy, rất có thể với Miers trên sân thay vì Alito, một chuỗi dài các quyết định 5-4 trong mười lăm năm qua sẽ đi theo hướng khác.
Hãy nhớ lại rằng trước khi Tổng thống Trump đánh bại Hillary Clinton, ông đã từng đánh bại một ứng cử viên vĩ đại khác của Đảng Cộng Hòa vào năm 2016, là Thống đốc Jeb Bush. Tổng thống Trump đưa ra các dấu chỉ cho thấy rằng ông sẽ không kéo dài tình trạng bổ nhiệm các thẩm phán có “năng lượng thấp” như trong chính sách của Tổng thống Bush đối với các bổ nhiệm thẩm phán. Việc Tổng thống Trump thực hiện lời hứa đó – cũng như việc người Công Giáo và người Do Thái ở Brooklyn hiện có thể thờ phượng mà không bị áp đặt các giới hạn phân biệt đối xử - là lý do chính khiến Tổng thống Trump tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ những tín hữu truyền thống.
Source:First Things
Thông Báo
Lần Hạt Mân Côi Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cầu cho Giáo Hội và Thế Giới trước đại dịch kinh hoàng
VietCatholic Network
21:44 05/12/2020
Trong những ngày này đại dịch coronavirus đang quay trở lại ở nhiều miền trên thế giới. Hình ảnh rùng rợn những hàng dài các xe nhà binh chở thi hài các nạn nhân COVID-19 lại lũ lượt quay trở lại.
Riêng tại Ý, Hội Đồng Giám Mục cho biết chỉ riêng trong tháng 11 đã có 43 linh mục thiệt mạng vì coronavirus. Theo Bộ Y tế Italia, quốc gia này hiện đang trải qua đợt nhiễm virus thứ hai, với hơn 795,000 trường hợp dương tính. Khả năng có thánh lễ Giáng Sinh tại các nhà thờ Công Giáo ở Ý là rất bấp bênh. Trong khi đó, ở nhiều nước Âu Châu khác, khả năng đó gần như không còn nữa.
Tại Hương Cảng các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự đã bị đình hoãn từ hôm 2 tháng 12.
Ngay tại Thánh Đô Rôma, lần đầu tiên từ 1953, Đức Thánh Cha sẽ không thể kính viếng Đức Mẹ tại quảng trường Tây Ban Nha vì các hạn chế phòng dịch liên quan đến đại dịch coronavirus.
Trước biến cố đáng buồn này, chúng tôi sẽ có một buổi lần hạt trực tuyến vào ngày thứ Hai 7 tháng 12, tức là ngày Vọng lễ Đức Mẹ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, vào lúc 7g tối giờ Việt Nam, tức là 11g tối giờ Đông Bộ Úc Châu hay 4 giờ sáng giờ California.
Chúng ta sẽ cùng nhau đọc kinh cầu do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn để xin cho đại dịch sớm kết thúc, và sau đó cùng nhau lần chuỗi Mân Côi.
Xin quý vị và anh chị em theo dõi và hiệp ý cầu nguyện với chúng tôi và xin báo cho các anh chị em khác biết.
Xin chân thành cám ơn quý vị và anh chị em.
VietCatholic TV
Lời Ca Nguyện Cầu Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Giáo Hội Năm Châu
02:14 05/12/2020
Tổng thống Trump: Nếu không lật ngược được kết quả, tôi sẽ ra tranh cử nữa vào năm 2024
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:21 05/12/2020
1. Tổng thống Trump gợi ý ông sẽ tranh cử tổng thống vào năm 2024 nếu ông không thể lật ngược kết quả năm 2020
Trong một video được phát trực tiếp trên Facebook, Tổng thống Trump đã nói chuyện với hàng chục người đến chung vui với ông nhân lễ Tạ Ơn.
Trong cuộc gặp gỡ này, tổng thống lặp lại những tuyên bố rằng cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã bị gian lận. Trong buổi tiệc chiêu đãi ngày lễ tại Tòa Bạch Ốc vào tối thứ Ba, ông Trump nói với đám đông: “Bốn năm qua thật tuyệt vời. Chúng tôi đang cố gắng để có thể làm thêm bốn năm nữa. Nếu không, tôi sẽ gặp lại các bạn bốn năm sau đó”.
Video về cuộc gặp gỡ này của Tổng thống Trump đã được phát trực tiếp trên Facebook bởi một người tham dự, là cô Pam Pollard, đại diện của Đảng Cộng Hòa tại Oklahoma.
Trong video, Tổng thống Trump nói:
“Năm nay chắc chắn là một năm bất thường. Chúng ta đã thắng một cuộc bầu cử nhưng họ không thích điều đó”, tổng thống nói với các tham dự viên và nói thêm: “Tôi gọi đó là một cuộc bầu cử gian lận và tôi sẽ luôn gọi như thế”
Hồi tháng 11 vừa qua, Stephanie Grisham, phát ngôn viên kiêm chánh văn phòng của đệ nhất phu nhân, cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ tiến hành các buổi liên hoan trong kỳ nghỉ “đồng thời cung cấp một môi trường an toàn nhất có thể được”.
Cô cho biết “ngoài danh sách khách mời ít hơn mọi năm, khẩu trang y tế sẽ được cung cấp theo yêu cầu và có sẵn. Chúng tôi cũng khuyến khích giữ khoảng cách xã hội khi ở trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc.”
“Tham dự các bữa tiệc sẽ là một lựa chọn rất cá nhân,” ai muốn tham dự hay không là điều không bắt buộc, cô nói thêm.
Source:ABC News Australia
2. Đức Thượng Phụ thành Venice kêu gọi anh chị em giáo dân làm việc phạt tạ sau khi một tượng Đức Mẹ bị chặt đầu
Đêm 25 rạng sáng 26 tháng 11, một bức tượng Đức Mẹ được dựng ở quảng trường công cộng ở thành phố Venice đã bị chặt đầu trong đêm.
“Các tín hữu và tất cả những người thiện chí nên suy tư và tìm cách cảnh tỉnh những kẻ, vì hời hợt và thiếu hiểu biết, hoặc do sự lựa chọn có chủ ý, đã xúc phạm đến tình cảm thân yêu nhất của những người đang sống và cư trú cùng thành phố với họ,” Đức Tổng Giám Mục Francesco Moraglia, là Thượng Phụ Công Giáo thành phố Venice cho biết như trên.
Đức Thượng Phụ Venice kêu gọi anh chị em thêm lời cầu nguyện và làm các việc phạt tạ trước biến cố đau buồn này.
“Đầu và tay của bức tượng đã bị chặt đứt” vào đầu giờ ngày 26 tháng 11, theo một thông báo từ Thành phố Venice.
Bức tượng được đặt trong một khoảng xanh ở trung tâm của một bùng binh ở thành phố Marghera, của Venice. Hành động này đã được ghi lại trên camera giám sát và thủ phạm đã bị xác định và bị cảnh sát bắt giữ.
Ông Luigi Brugnaro, thị trưởng Venice, gọi hành động phá hoại là “một cử chỉ xúc phạm thành phố, lịch sử và giá trị của chúng ta”.
Ông Brugnaro lên án “hành động hèn nhát, nhằm mục đích làm tổn thương tình cảm của chúng ta” và nói thêm rằng các công nhân đã được hướng dẫn để nhanh chóng sửa chữa bức tượng.
Vào tháng 3, thị trưởng đã đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ Sức khỏe của Venice để cầu nguyện dâng thành phố cho Đức Trinh Nữ Maria. Lời cầu nguyện được viết bởi Đức Thượng Phụ Công Giáo của Venice.
Hôm 26 tháng 11, Đức Thượng Phụ Venice cho biết ngài rất buồn vì sự phá hoại bức tượng Đức Mẹ, và gọi đó là một cử chỉ xúc phạm “không chỉ đối với những người Công Giáo mà còn đối với toàn thành phố”.
Ngài cũng lưu ý một cách đau đớn rằng việc bức tượng bị hư hại xảy ra chỉ vài ngày sau ngày lễ Đức Mẹ Sức Khỏe, “một lễ hội quá đỗi thân thương và bắt nguồn từ trái tim của người dân Venice”.
Đức Thượng Phụ Moraglia yêu cầu mọi người làm việc đền tạ “cho tội ác đã gây ra cho Đức Mẹ và cũng cầu nguyện cho những kẻ đã trở thành nhân vật chính của cử chỉ điên rồ này”.
Giáo xứ địa phương đang tổ chức các buổi lần hạt để cầu nguyện tại bức tượng cho đến ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Source:Catholic News Agency
3. Nhật Bản đưa ra giải pháp 5G thay thế cho Huawei
Nhật Bản muốn trở thành nước Á châu thay thế Trung Quốc trong việc phát triển mạng Internet thế hệ thứ năm, gọi tắt là 5G.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 30 tháng 11, Vương quốc Anh đã công bố quan hệ đối tác mới với NEC của Nhật Bản để xây dựng mạng broadband của riêng mình trong tương lai. Bộ trưởng Kỹ thuật số Anh, là ông Oliver Dowden, cũng lưu ý một ý định của chính phủ Anh về việc cấm sử dụng công nghệ Huawei cho mạng 5G của Vương quốc Anh, bắt đầu từ tháng 9 năm 2021.
Theo các chuyên gia, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã tạo ra những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới cho mạng internet cực nhanh. Tuy nhiên, từ lâu, Hoa Kỳ đã cho rằng họ làm gián điệp cho Trung Quốc.
Sau khi Hoa Kỳ ra mắt Clean Network, chiến dịch tẩy chay mạng 5G Huawei, nhiều quốc gia trước đây quan tâm đến sản phẩm của Huawei đã quyết định quay sang các nhà cung cấp khác.
NEC dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng mạng 5G của Anh vào năm tới. Hệ thống của nó có ưu điểm là có thể kết hợp các thành phần do các nhà cung cấp khác sản xuất.
Một gã khổng lồ công nghệ cao khác của Nhật Bản, Rakuten, sẽ giúp Ấn Độ phát triển mạng thế hệ thứ năm của riêng mình, cung cấp cho chính phủ Ấn Độ hệ thống 5G từ vệ tinh nhằm giảm chi phí lắp đặt và vận hành.
Rakuten đã mở các phòng thí nghiệm ở Bengaluru, miền nam Ấn Độ, để bán công nghệ của mình cho các nhà cung cấp Internet địa phương.
Hợp tác công nghệ giữa Tokyo và Delhi sẽ chính thức được thực hiện vào tháng 12 với việc ký kết một biên bản ghi nhớ đặc biệt.
Trong số những thứ khác, nó sẽ bao gồm hợp tác phát triển và tiếp thị công nghệ 6G, sẽ sẵn sàng trong khoảng mười năm tới.
Trong những tháng gần đây, sau các cuộc đụng độ giữa lực lượng của mình và quân đội Trung Quốc ở biên giới Hi Mã Lạp Sơn, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế với Nhật Bản và Hoa Kỳ.
NEC và Rakuten là hai đối thủ mới của Huawei. Cho đến nay, chỉ có Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển đã trình bày các hệ thống 5G thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, kỹ thuật của Nhật Bản được xem là tiên tiến hơn nhiều so với các quốc gia Bắc Âu.
Ở Á châu, Đài Loan và Singapore đã chọn hai công ty Âu châu cho broadband thế hệ thứ năm của riêng họ.
Source:Asia News
4. Tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm bắt đầu cuộc hành hương vòng quanh nước Ý
Một bức tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm đã bắt đầu một cuộc hành hương vào hôm thứ Sáu tới các giáo xứ trên khắp nước Ý, đánh dấu kỷ niệm 190 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré ở Pháp.
Sau Thánh lễ tại chủng viện Collegio Leoniano ở Rôma, bức tượng được rước đến Nhà thờ San Gioacchino ở Prati gần đó vào tối ngày 27 tháng 11.
Trong suốt tháng 12, bức tượng sẽ đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác ở Rôma, dừng lại ở 15 nhà thờ khác nhau.
Sau đó, nếu các hạn chế về coronavirus cho phép, bức tượng sẽ được đưa đến các giáo xứ trên khắp nước Ý, kết thúc vào ngày 22 tháng 11 năm 2021, trên đảo Sardinia.
Một trong những điểm dừng trên tuyến đường sẽ là Nhà thờ Thánh Anne, nằm ngay bên trong các bức tường của Vatican.
Cuộc hành hương này là một sáng kiến Tân Phúc âm hóa của Hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn. Trong một tuyên bố, Hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn nói rằng cuộc hành hương kéo dài một năm của tượng Đức Mẹ sẽ giúp công bố tình yêu thương xót của Thiên Chúa vào một thời điểm “ được đánh dấu bởi những căng thẳng kinh hoàng trên mọi lục địa của thế giới”.
Ngày 27 tháng 11 hàng năm là một ngày đặc biệt trong lịch sử bức tượng Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm vì đó là ngày Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Thánh Catherine Labouré, khi đó đang là tập sinh của Dòng Nữ Tử Bác Ái ở Paris, bên Pháp, để cho thánh nữ thấy mề đay mà Đức Mẹ muốn thánh nữ phổ biến rộng rãi trên tòa thế giới.
Ngày 19 tháng 7 năm 1830, đêm trước lễ Thánh Vincent de Paul, nữ tu trẻ Catherine Labouré tỉnh dậy sau khi nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ gọi chị đến nhà nguyện. Đến nơi chị nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria nói với chị, “Thiên Chúa muốn trao cho con một nhiệm vụ. Con sẽ là cớ cho người ta chống báng, nhưng đừng sợ, con sẽ có ân sủng để làm những gì cần thiết. Con hãy nói với cha linh hướng của con tất cả những gì được Mẹ truyền cho con. Đây là thời điểm đầy tội lỗi và những sự gian ác ở Pháp và trên thế giới.”
Ngày 27 tháng 11 năm 1830, Catherine báo cáo rằng Đức Mẹ đã trở lại sau giờ kinh tối. Đức Mẹ hiện ra trong một khung hình bầu dục, đứng trên một quả địa cầu. Mẹ đeo nhiều trên tay các chiếc nhẫn chiếu tỏa những tia sáng trên quả địa cầu. Xung quanh khung hình có dòng chữ “Lạy Mẹ Maria, được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ chạy đến cùng Mẹ”.
Sau đó, khung hình bầu dục quay ngược lại và Catherine thấy một vòng tròn 12 ngôi sao, bên trong có một chữ “M” lớn, đè lên cây thập tự, với một thanh ngang dưới chân. Chữ “M” được hiểu là chữ viết tắt của danh thánh Maria. Phía dưới có hình Trái Tim Chúa Giêsu bị vòng gai bao quanh và trái tim Mẹ Người bị một thanh gươm đâm thấu.
Catherine kể lại với linh mục linh hướng của mình về cuộc hiện ra, xin ngài đúc một mề đay và những người đeo nó sẽ nhận được nhiều ân sủng.
Sau hai năm âm thầm điều tra, vị linh mục linh hướng mới đem câu chuyện này trình lên Đức Tổng Giám Mục Paris. Vị giám mục tỏ ra có thiện cảm với câu chuyện và mề đay Đức Mẹ Ban Ơn được sản xuất hàng loạt bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette.
Một trong những phép lạ tiêu biểu liên quan đến mẫu ảnh Đức Mẹ Ban Ơn xảy ra vào năm 1841, đó là sự hoán cải của Alphonse Ratisbonne. Ông là một người lăng mạ và thù ghét đạo Công Giáo. Sau khi bị thuyết phục khá lâu, Ratisbone đã miễn cưỡng đeo mề đay và đọc kinh. Và khi Alphonse đi vào nhà thờ thánh Anrê delle Frate để sắp xếp tang lễ cho một người bạn thân, Alphonse đã thấy thị kiến Đức Maria như trong mề đay đang đeo. Ông ta đã được ơn hoán cải ngay lập tức và xin lãnh bí tích Rửa tội sau đó trở thành một linh mục.
Năm 1876, Catharine qua đời. Năm 1933, xác cô được khai quật để phong chân phước và đặt trong Nhà nguyện Nhà Mẹ của các Nữ Tử Bác Ái ở Rue du Bac Paris, Pháp và trở thành một địa điểm thăm viếng của hàng ngàn người Công Giáo mỗi năm.
Biểu tượng này cũng được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II sửa đổi một chút để thành huy hiệu Giáo hoàng của ngài: một cây thánh giá đơn giản với một chữ M nằm dưới, bên phải, có nghĩa là Maria đứng dưới chân cây thập giá khi Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Source:Catholic News Agency