Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:50 06/12/2008
CHỦ NHẬT 2 MÙA VỌNG
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến. Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo long lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc ao lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo Bác Ái, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da. Còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng. Còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự khó nghèo của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này, làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Chúa Giê-su đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà một xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaibyjmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến. Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo long lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc ao lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo Bác Ái, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da. Còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng. Còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự khó nghèo của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này, làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Chúa Giê-su đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà một xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaibyjmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:54 06/12/2008
N2T |
25. Chúng ta nên dùng lòng thành thật để khích lệ tu đức, bằng không thì chúng ta quá bé nhỏ hư không.
(Thánh Teresa of Avila)Sửa lối cho thẳng để Người đi
Anmai, CSsR
01:37 06/12/2008
Chúa nhật 2 Mùa Vọng B
SỬA LỐI CHO THẲNG ĐỂ NGƯỜI ĐI !
Is 40, 1-5.9-11; 2 Pr 3, 8-14; Mc 1, 1-8
Từ thành phố Hồ Chí Minh muốn ra thăm lăng Bác thì phải mất hơn ba mươi giờ đồng hồ. Đoạn đường hơn kém 1.500 km vậy mà mất thời gian dài như vậy. Có dịp ra Hà Nội thực tập mục vụ ngồi trên xe mất 34 tiếng đồng hồ mới đến nơi thấy sao mà nó vất vả quá ! Chưa đi nước ngoài nhưng báo chí và các phương tiện truyền thông cho biết là chỉ cần 5 đến 6 giờ đồng hồ để đi đoạn đường như trên. Như vậy, tính ra ở Việt Nam, cũng một đoạn đường như thế ta phải mất một khoảng thời gian gấp 6 lần. Nếu tính thiệt hại về tiền bạc, kinh tế, ta sẽ thấy tổn hao một con số khổng lồ cho bao nhiêu con người ngồi trên xe di chuyển trên một đoạn đường như thế ! Nguyên nhân do đâu thì ai cũng biết: đó là do đường sá Việt Nam quá kém !
Gần đây thôi, Cần giờ, một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 60 km nhưng phải đi mất hơn 2 giờ rưỡi đồng hồ. Khi đó, Trung Tâm Mai Hoà – nơi nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân Sida giai đoạn cuối cách thành phố Hồ Chí Minh cũng khoảng 60 km nhưng chỉ hơn một giờ đồng hồ là ta có thể đến với Trung tâm. Đoạn đường, xét về địa lý thì khoảng cách như nhau nhưng mà thời gian cần đến của hai nơi lại cách biệt đến một nửa thời gian. Lý do tại sao thì chúng ta cũng hiểu rõ đó là do con đường về Cần Giờ xấu và phải nói là con đường này quá xấu.
Ngay như chúng ta, muốn đi đến đích thì phải có một con đường thật là thẳng, không được quanh co, không có ổ gà hay ổ voi. Đừng càng thẳng,càng đẹp thì chúng ta có cảm giác thích thú vô cùng. Ngược lại, đi trên con đường xấu ta cảm thấy chán và không muốn đi. Phải nói là đường nào cũng đến nơi nghèo để phục vụ nhưng bảo chọn thì ai cũng thích đến Mai Hoà hơn vì đường đến Mai Hoà thẳng và đẹp hơn đường đi Cần Giờ. Đó là tâm lý thường tình của con người thôi.
Thi thoảng có dịp chạy về Sài Gòn ngồi trên xe mà thầm xót xa. Giá như mà những người có trách nhiệm làm con đường này có trách nhiệm hay nói một cách mạnh hơn một chút là có lương tâm thì sẽ làm con đường này tốt hơn và sẽ tu bổ mỗi khi nó có vấn đề. Nếu như đi quen thì sẽ thấy buồn cười. Nếu như mà người ta chịu khó chăm chút, tu sửa khi nó mới bị thôi thì sẽ không có vấn đề nhưng đàng này người ta cứ như cố làm ngơ để cho con đường ngày mỗi ngày xấu đi.
Nghĩ về con đường về Cần Giờ tôi nhớ đến các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay vẽ lên hình ảnh của ngày Đức Chúa xuất hiện, ngày vinh quang của Đức Chúa tỏ hiện trên trần gian này. Các bài đọc gợi lên cho chúng ta thái độ, tâm tình mà chúng ta phải có để đón chờ Đức Chúa.
Có hai vấn đề mà chúng ta phải đặt lại trong các bài đọc mà chúng ta nghe hôm nay ?
Chúa có phải là Đấng quyền thế hơn Gioan, đến sau Gioan mà Gioan đã tự nhận là Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Gioan chỉ cử hành phép rửa bằng nước còn Người thì Người rửa bằng Thánh Thần hay không ?
Vấn đề thứ hai là khi nhận ra Người rửa bằng Thánh Thần rồi chúng ta có dọn đường để mà đón Người hay không ?
Chắc có lẽ không chỉ là dân Do Thái thời Gioan Tẩy Giả không nhận ra Đấng Cứu Độ trần gian đã đến thế gian này nhưng trước đó, thế hệ cha ông của họ đã không nhận ra. Vì cha ông của họ đã không nhận ra Đấng Cứu Độ nên Đức Chúa – Thiên Chúa của họ đã gửi đến nhiều ngôn sứ cảnh báo có, răn đe có, ngọt ngào có để mà bảo họ hãy bỏ đường xưa lối cũ để chỉ còn phụng thờ một mình Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất của họ nhưng họ nào có nghe đâu ? Một trong những ngôn sứ lớn thời Cựu Ước đó là Isaia. Isaia đã nói lên tiếng nói của mình.
Mở đầu sách của mình, Isaia đã lên tiếng kêu ai oán: “Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì. Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm, giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng! Chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA, đã khinh Đức Thánh của Ít-ra-en, mà quay lưng đi”. (Is 1,2-4)
Đó là lời sấm mà Isaia nói với dân của Đức Chúa. Isaia cũng không quên gửi những lời sấm đến với dân ngoại: “Hãy rên siết, vì ngày của ĐỨC CHÚA đã gần kề; ngày đó đến như cuộc tàn phá của Đấng Toàn Năng. Vì thế ai nấy đều rụng rời tay chân, đều sờn lòng nản chí. Chúng kinh hoàng, lên cơn đau, quằn quại, đau thắt như sản phụ. Chúng sửng sốt nhìn nhau, mặt đỏ bừng như lửa. Kìa, ngày của ĐỨC CHÚA đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó”. (Is 13, 6-9)
Isaia cũng loan báo ngày giải thoát cho Israel mà trong bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe đấy: Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA, giữa đồng hoang, hãy vạch con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu”. (Is 40, 3-4)
Isaia mời gọi dân chúng hãy sửa đường đến cho Đức Chúa ngự đến và rồi khởi đầu tin mừng theo Thánh Maccô chúng ta vừa nghe cũng nói đến chuyện sửa lối để Người đến. Và hôm nay, sau những ngày tháng ẩn dật trong hoang địa, cầu nguyện và ăn chay xong Gioan lên đường. Gioan lên đường để thực thi sứ mạng của mình là người hô cho mọi người biết Đức Chúa đến. Gioan kêu gọi mọi người sám hối để đón chờ Người rửa trong Thánh Thần.
Lời của Isaia, lời của Gioan dẫu rằng cách chúng ta quá lâu. Gioan thì hơn 2000 năm còn Isaia thì hơn nữa nhưng mà lời đó hình như vẫn còn như quá mới, quá thiết thực và quá gần với chúng ta. Chúng ta đã để cho lòng chúng ta còn quá nhiều hố sâu, còn quá nhiều đồi núi. Hố sâu, đồi núi đó chính là những hành vi, những lối sống ngược với Tin mừng. Nếu như chúng ta cứ để những cái hố sâu đó ban đầu be bé mà không chịu sửa thì dần già thời gian chúng ta sẽ khó lường được hậu quả. Cũng như trên con đường đi, thoạt đầu nó chỉ là cái lỗ nho nhỏ nhưng nếu như người ta lấp đi thì nó không có phá đường nhưng đàng này người ta làm ngơ. Ngày qua ngày cái ổ gà trở thành cái ổ voi và hết sức vất vả để qua con đường đó và thậm chí đến một lúc nào đó thành một cái vũng thì ta không thể nào qua được.
Chúng ta cũng không quên một điểm nhỏ là khi Gioan tin nhận Đấng Cứu Thế thì Gioan đã thi hành sứ mạng của mình là loan báo Đấng Cứu Thế cho người khác tin nhận như ông. Và đoạn sách ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe cũng mời gọi chúng ta hãy thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình: “Bấy giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán." Có tiếng nói: "Hãy hô lên! " Tôi thưa: "Phải hô lên điều gì? " - "Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi thần khí ĐỨC CHÚA thổi qua. Phải, dân là cỏ: cỏ héo, hoa tàn, nhưng lời của Thiên Chúa chúng ta đời đời bền vững." Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi! " Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. (Is 40 5.9-11)
Chúng ta là những người được Thiên Chúa yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn và đôi khi chúng ta biết nhiệm vụ loan báo tin mừng của chúng ta nhưng dường như chúng ta cứ phớt lờ đi cái nhiệm vụ ngôn sứ đó của chúng ta. Không chỉ quên đi nhiệm vụ ngôn sứ mà đôi khi chúng ta còn sống làm phai mờ đi hình ảnh đẹp của ngôn sứ.
Lối sống loan báo, ngôn sứ của mình đẹp nhất mà ông Gioan cũng như ngôn sứ Isaia loan báo là gì ? Chúng ta nhớ lại lời của thánh Phêrô tông đồ trong thư thứ hai của Ngài: “Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ. Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng. Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3, 8-14).
Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta về ngày Chúa đến như kẻ trộm vậy và Thiên Chúa là tình yêu, Ngài không muốn cho ai phải diệt vong. Ngài muốn và Ngài chờ đợi sự hoán cải của con người. Thánh Phêrô mời gọi chúng ta hãy sống làm sao cho tinh tuyền trong những ngày mong đợi Thiên Chúa này.
Là con người mỏng dòn và yếu đuối, đôi khi chúng ta đã khép lòng chúng ta lại, chúng ta không dám mở lòng mình ra để cho Chúa sửa chữa những khuyết điểm những lầm lỗi trong ta. Hôm nay, nghe lời của ngôn sứ Isaia, nghe lời của ông Gioan, nghe lời của Thánh Phêrô để rồi chúng ta cải hoá con người chúng ta để chúng ta đứng vững trước mặt Con Người khi Con Người đến lần thứ hai trong vinh quang.
Chúng ta hãy siêng năng chạy đến Chúa, đặt mình trước mặt Chúa, xin Chúa thương hoán cải con người yếu đuối con người tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta cái ơn biết hoán cải để rồi ngày mỗi ngày chúng ta sống chúng ta nhớ đến ngày Đấng Cứu Độ đến lần thứ hai trong vinh quang và chúng ta cũng sống làm sao liệu liệu để dọn con đường cho Chúa đến. Con đường đó chính là sự thánh thiện, lòng tinh tuyền mà Thánh Phêrô mời gọi chúng ta.
SỬA LỐI CHO THẲNG ĐỂ NGƯỜI ĐI !
Is 40, 1-5.9-11; 2 Pr 3, 8-14; Mc 1, 1-8
Từ thành phố Hồ Chí Minh muốn ra thăm lăng Bác thì phải mất hơn ba mươi giờ đồng hồ. Đoạn đường hơn kém 1.500 km vậy mà mất thời gian dài như vậy. Có dịp ra Hà Nội thực tập mục vụ ngồi trên xe mất 34 tiếng đồng hồ mới đến nơi thấy sao mà nó vất vả quá ! Chưa đi nước ngoài nhưng báo chí và các phương tiện truyền thông cho biết là chỉ cần 5 đến 6 giờ đồng hồ để đi đoạn đường như trên. Như vậy, tính ra ở Việt Nam, cũng một đoạn đường như thế ta phải mất một khoảng thời gian gấp 6 lần. Nếu tính thiệt hại về tiền bạc, kinh tế, ta sẽ thấy tổn hao một con số khổng lồ cho bao nhiêu con người ngồi trên xe di chuyển trên một đoạn đường như thế ! Nguyên nhân do đâu thì ai cũng biết: đó là do đường sá Việt Nam quá kém !
Gần đây thôi, Cần giờ, một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 60 km nhưng phải đi mất hơn 2 giờ rưỡi đồng hồ. Khi đó, Trung Tâm Mai Hoà – nơi nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân Sida giai đoạn cuối cách thành phố Hồ Chí Minh cũng khoảng 60 km nhưng chỉ hơn một giờ đồng hồ là ta có thể đến với Trung tâm. Đoạn đường, xét về địa lý thì khoảng cách như nhau nhưng mà thời gian cần đến của hai nơi lại cách biệt đến một nửa thời gian. Lý do tại sao thì chúng ta cũng hiểu rõ đó là do con đường về Cần Giờ xấu và phải nói là con đường này quá xấu.
Ngay như chúng ta, muốn đi đến đích thì phải có một con đường thật là thẳng, không được quanh co, không có ổ gà hay ổ voi. Đừng càng thẳng,càng đẹp thì chúng ta có cảm giác thích thú vô cùng. Ngược lại, đi trên con đường xấu ta cảm thấy chán và không muốn đi. Phải nói là đường nào cũng đến nơi nghèo để phục vụ nhưng bảo chọn thì ai cũng thích đến Mai Hoà hơn vì đường đến Mai Hoà thẳng và đẹp hơn đường đi Cần Giờ. Đó là tâm lý thường tình của con người thôi.
Thi thoảng có dịp chạy về Sài Gòn ngồi trên xe mà thầm xót xa. Giá như mà những người có trách nhiệm làm con đường này có trách nhiệm hay nói một cách mạnh hơn một chút là có lương tâm thì sẽ làm con đường này tốt hơn và sẽ tu bổ mỗi khi nó có vấn đề. Nếu như đi quen thì sẽ thấy buồn cười. Nếu như mà người ta chịu khó chăm chút, tu sửa khi nó mới bị thôi thì sẽ không có vấn đề nhưng đàng này người ta cứ như cố làm ngơ để cho con đường ngày mỗi ngày xấu đi.
Nghĩ về con đường về Cần Giờ tôi nhớ đến các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay vẽ lên hình ảnh của ngày Đức Chúa xuất hiện, ngày vinh quang của Đức Chúa tỏ hiện trên trần gian này. Các bài đọc gợi lên cho chúng ta thái độ, tâm tình mà chúng ta phải có để đón chờ Đức Chúa.
Có hai vấn đề mà chúng ta phải đặt lại trong các bài đọc mà chúng ta nghe hôm nay ?
Chúa có phải là Đấng quyền thế hơn Gioan, đến sau Gioan mà Gioan đã tự nhận là Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Gioan chỉ cử hành phép rửa bằng nước còn Người thì Người rửa bằng Thánh Thần hay không ?
Vấn đề thứ hai là khi nhận ra Người rửa bằng Thánh Thần rồi chúng ta có dọn đường để mà đón Người hay không ?
Chắc có lẽ không chỉ là dân Do Thái thời Gioan Tẩy Giả không nhận ra Đấng Cứu Độ trần gian đã đến thế gian này nhưng trước đó, thế hệ cha ông của họ đã không nhận ra. Vì cha ông của họ đã không nhận ra Đấng Cứu Độ nên Đức Chúa – Thiên Chúa của họ đã gửi đến nhiều ngôn sứ cảnh báo có, răn đe có, ngọt ngào có để mà bảo họ hãy bỏ đường xưa lối cũ để chỉ còn phụng thờ một mình Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất của họ nhưng họ nào có nghe đâu ? Một trong những ngôn sứ lớn thời Cựu Ước đó là Isaia. Isaia đã nói lên tiếng nói của mình.
Mở đầu sách của mình, Isaia đã lên tiếng kêu ai oán: “Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì. Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm, giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng! Chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA, đã khinh Đức Thánh của Ít-ra-en, mà quay lưng đi”. (Is 1,2-4)
Đó là lời sấm mà Isaia nói với dân của Đức Chúa. Isaia cũng không quên gửi những lời sấm đến với dân ngoại: “Hãy rên siết, vì ngày của ĐỨC CHÚA đã gần kề; ngày đó đến như cuộc tàn phá của Đấng Toàn Năng. Vì thế ai nấy đều rụng rời tay chân, đều sờn lòng nản chí. Chúng kinh hoàng, lên cơn đau, quằn quại, đau thắt như sản phụ. Chúng sửng sốt nhìn nhau, mặt đỏ bừng như lửa. Kìa, ngày của ĐỨC CHÚA đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó”. (Is 13, 6-9)
Isaia cũng loan báo ngày giải thoát cho Israel mà trong bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe đấy: Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA, giữa đồng hoang, hãy vạch con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu”. (Is 40, 3-4)
Isaia mời gọi dân chúng hãy sửa đường đến cho Đức Chúa ngự đến và rồi khởi đầu tin mừng theo Thánh Maccô chúng ta vừa nghe cũng nói đến chuyện sửa lối để Người đến. Và hôm nay, sau những ngày tháng ẩn dật trong hoang địa, cầu nguyện và ăn chay xong Gioan lên đường. Gioan lên đường để thực thi sứ mạng của mình là người hô cho mọi người biết Đức Chúa đến. Gioan kêu gọi mọi người sám hối để đón chờ Người rửa trong Thánh Thần.
Lời của Isaia, lời của Gioan dẫu rằng cách chúng ta quá lâu. Gioan thì hơn 2000 năm còn Isaia thì hơn nữa nhưng mà lời đó hình như vẫn còn như quá mới, quá thiết thực và quá gần với chúng ta. Chúng ta đã để cho lòng chúng ta còn quá nhiều hố sâu, còn quá nhiều đồi núi. Hố sâu, đồi núi đó chính là những hành vi, những lối sống ngược với Tin mừng. Nếu như chúng ta cứ để những cái hố sâu đó ban đầu be bé mà không chịu sửa thì dần già thời gian chúng ta sẽ khó lường được hậu quả. Cũng như trên con đường đi, thoạt đầu nó chỉ là cái lỗ nho nhỏ nhưng nếu như người ta lấp đi thì nó không có phá đường nhưng đàng này người ta làm ngơ. Ngày qua ngày cái ổ gà trở thành cái ổ voi và hết sức vất vả để qua con đường đó và thậm chí đến một lúc nào đó thành một cái vũng thì ta không thể nào qua được.
Chúng ta cũng không quên một điểm nhỏ là khi Gioan tin nhận Đấng Cứu Thế thì Gioan đã thi hành sứ mạng của mình là loan báo Đấng Cứu Thế cho người khác tin nhận như ông. Và đoạn sách ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe cũng mời gọi chúng ta hãy thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình: “Bấy giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán." Có tiếng nói: "Hãy hô lên! " Tôi thưa: "Phải hô lên điều gì? " - "Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi thần khí ĐỨC CHÚA thổi qua. Phải, dân là cỏ: cỏ héo, hoa tàn, nhưng lời của Thiên Chúa chúng ta đời đời bền vững." Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi! " Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. (Is 40 5.9-11)
Chúng ta là những người được Thiên Chúa yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn và đôi khi chúng ta biết nhiệm vụ loan báo tin mừng của chúng ta nhưng dường như chúng ta cứ phớt lờ đi cái nhiệm vụ ngôn sứ đó của chúng ta. Không chỉ quên đi nhiệm vụ ngôn sứ mà đôi khi chúng ta còn sống làm phai mờ đi hình ảnh đẹp của ngôn sứ.
Lối sống loan báo, ngôn sứ của mình đẹp nhất mà ông Gioan cũng như ngôn sứ Isaia loan báo là gì ? Chúng ta nhớ lại lời của thánh Phêrô tông đồ trong thư thứ hai của Ngài: “Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ. Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng. Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3, 8-14).
Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta về ngày Chúa đến như kẻ trộm vậy và Thiên Chúa là tình yêu, Ngài không muốn cho ai phải diệt vong. Ngài muốn và Ngài chờ đợi sự hoán cải của con người. Thánh Phêrô mời gọi chúng ta hãy sống làm sao cho tinh tuyền trong những ngày mong đợi Thiên Chúa này.
Là con người mỏng dòn và yếu đuối, đôi khi chúng ta đã khép lòng chúng ta lại, chúng ta không dám mở lòng mình ra để cho Chúa sửa chữa những khuyết điểm những lầm lỗi trong ta. Hôm nay, nghe lời của ngôn sứ Isaia, nghe lời của ông Gioan, nghe lời của Thánh Phêrô để rồi chúng ta cải hoá con người chúng ta để chúng ta đứng vững trước mặt Con Người khi Con Người đến lần thứ hai trong vinh quang.
Chúng ta hãy siêng năng chạy đến Chúa, đặt mình trước mặt Chúa, xin Chúa thương hoán cải con người yếu đuối con người tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta cái ơn biết hoán cải để rồi ngày mỗi ngày chúng ta sống chúng ta nhớ đến ngày Đấng Cứu Độ đến lần thứ hai trong vinh quang và chúng ta cũng sống làm sao liệu liệu để dọn con đường cho Chúa đến. Con đường đó chính là sự thánh thiện, lòng tinh tuyền mà Thánh Phêrô mời gọi chúng ta.
Nỗi buồn mang tên hiếm muộn
Anmai, CSsR
01:40 06/12/2008
NỖI BUỒN MANG TÊN “HIẾM MUỘN”
Vào bệnh viện Từ Dũ, nghịch lý của cuộc đời vẫn ngày mỗi ngày đang diễn ra trước mắt của cuộc đời. Bên đia, một hàng dài chờ lấy số để giết đi đứa bé đang hình thành trong bụng mẹ. Bên đây, một hàng dài chờ lấy số để cầu xin “ơn trên” ban cho mình một công chúa hay một hoàng tử. Bên cạnh những con người vô tâm vô nhân tính đã đành đoạn huỷ hoại mầm sống mà Thiên Chúa ban tặng thì lại có những con người ngày đêm nguyện ước có một và chỉ một mầm sống trong dạ mình mà thôi.
Chẳng hiểu sao có cả đến chục đôi học trò cũ và vài người thân của mình rơi vào cảnh ngộ hiếm hoi !
Lâu lắm không có dịp liên lạc với một trong những người hiếm muộn mà tôi quen biết. Chiều nay đang thư thả bên ly cà phê miên man thả hồn theo gió bên bãi trước Vũng Tàu bỗng dưng nhận được giọng nói của người quen sau hồi chuông dài của điện thoại. Cuộc đối thoại hôm nay bỗng dưng khác với nhiều lần điện thoại trước. Chủ máy bên kia hôm nay mang chất giọng trầm lắng, hồi hộp và âu lo. Sau một hồi đối thoại, chủ máy cho biết là hôm nay cô đến gặp bác sĩ tư để bơm tinh trùng lần 2 !!!
Hơi bị ngạc nhiên vì hôm nay cô mới lộ cho tôi bí mật mà bấy lâu nay cô giữ kín. Chuyện hiếm muộn của đôi vợ chồng trẻ này tôi biết khá lâu nhưng hôm nay tôi sửng sốt với cách hành xử của đôi vợ chồng trẻ này ! Cô cho biết đây là lần thứ ba cô thực hiện biện pháp này sau khi nghe nhiều người chỉ vẽ. Tôi cảm thấy hết sức khó chịu vì cách làm này đi ngược lại với luân lý, lập trường của Giáo Hội.
Giận lắm nhưng tôi bình tĩnh nghe cô giải bày tâm sự: Nguyên nhân là chồng cô không có khả năng có con. Sau vài năm chữa trị thì hai vợ chồng đi đến quyết định là cho cô đi nhận tinh trùng của người khác để mà có con. Dù quyết định như thế nhưng trong lòng cô cảm thấy bất an làm sao đó và cô nhờ tôi cầu nguyện. Hỏi ra thì cô nói bất an vì lẽ một nửa bên kia mà cô nhận thì cô hoàn toàn không biết người đó như thế nào ? Cô còn bất an với rất nhiều chuyện: không biết đứa trẻ kia chào đời nó như thế nào ? Chồng cô có nhìn nhận nó là con hay không ? Tương lai nếu mà nó bình thường thì không sao nhưng nếu nó bị gì đó thì có coi như là con của mình hay không ? … Nói chung là hàng loạt những bất an đến với cô sau khi cô quyết định. Thậm chí một đồng nghiệp thân tín đã cùng cô nhìn ra những bất lợi khi quyết định như vậy.
Sau những dữ kiện bất lợi ấy cô nói rằng cô biết như vậy nhưng cô vẫn mong có một đứa con.
Hơn bao giờ hết, dẫu không phải là nữ giới nhưng tôi hiểu thế nào là thiên chức làm mẹ để rồi là nữ giới thì ai ai cũng mong cho mình có mụn con để bồng để ẵm. Tôi vẫn hiểu rằng nguyện ước này là nguyện ước vô cùng đơn giản và bình thường của một con người nhưng vẫn có vài trường hợp ta nên suy nghĩ, ta nên cân nhắc với những người rơi vào cảnh ngộ hiếm muộn như thế này.
Nếu cô được thụ thai theo cách của bác sĩ hướng dẫn nhưng thử hỏi đứa bé chào đời nó sẽ ra sao ? Với chồng của cô. Anh ta hoàn toàn có quyền và có lý để chứng minh rằng nó không phải là giọt máu của anh, nó không phải là gen của dòng họ nhà anh. Với cô, đứa trẻ chưa kịp chào đời nó đã ám ảnh cô ngay từ khi chưa kịp thụ thai. Tâm lý đời thường ta quá biết là nếu trong thời gian mang thai mà người mẹ bất an, gia đình lục đục thì đứa trẻ đó làm sao mà thông minh, khoẻ khoắn như những đứa trẻ đủ cha đủ mẹ được ? Nhiều gia đình đủ cha đủ mẹ mà con cái còn chưa ra gì huống gì đây chỉ mang dòng máu của mẹ mà chẳng có chút gì của cha. Cơm lành canh ngọt thì không có vấn đề gì nhưng khi có chuyện liệu rằng mẹ và đứa trẻ bình an trước cơn thịnh nộ của người chồng ?
Bao nhiêu bất an đang rình rập và ập vào gia đình của đôi vợ chồng trẻ sau cái quyết định tưởng chừng là hợp tình nhưng lại sai hoàn toàn với luân lý của Hội Thánh Công Giáo.
Nhìn ra biển rộng, tôi minh chứng cho cô ấy rằng ai cũng mong sang bờ bên kia nhưng nếu điều kiện ra khơi không được bình thường thì làm sao mà đi được. Dẫu biết rằng ai cũng mong đến đích cả nhưng trong những điều kiện khắc nghiệt ta phải cân nhắc cẩn thận hơn. Ta không thể làm chuyện gì mà mang tính rủi ro cao hay đi ngược lại với luân lý Kitô giáo để đạt được mục đích của ta dẫu đó là mục đích tốt. Nhiều người quên rằng luân lý Kitô giáo không bao giờ chấp nhận phương tiện xấu để đạt mục đích tốt được. Và trong những trường hợp vô sinh hiếm muộn, Hội Thánh Công Giáo vẫn chưa chấp nhận cho giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay là nhận tinh từ một người khác bằng cách bơm vào như trường hợp trên đây.
Tôi lại phải lấy một ví dụ minh hoạ nữa là cũng như bao nhiêu người, tôi ước ao có một chiếc Lexus đời mới nhất nhưng hoàn cảnh không cho phép tôi có được như vậy. Để đạt được mơ ước như vậy chỉ có một cách đi vay đi mượn hay bi đát hơn là trộm cắp. Tất cả những hành động như thế để có được chiếc xe thì tâm hồn tôi như thế nào ? Tôi hỏi cô ấy và cô ấy trả lời rất nhanh: quá bất an !
Đó là ví dụ minh hoạ cho cô thấy về hoàn cảnh của cô cũng như những người hiếm muộn. Có được mục đích tốt nhưng trong tâm tôi nó cứ bất an làm sao đó thì làm sao sống thoải mái được. Nên nhớ rằng cuộc đời con người mong qua chóng tàn và điều quý giá nhất là sự bình an. Sự bình an quý đến độ chưa chắc có tiền mua mà có ! Kinh nghiệm nhỏ nhoi này lại là kinh nghiệm hết sức đời thường, hết sức bình thường của con người.
Cuộc đời con người không ai là không có thánh giá cả. Có chăng thì mỗi người mỗi kiểu và mỗi cách. Và để được bình an với thánh giá mà Chúa gửi đến nên chăng ta xin Chúa cho ta thêm sức để vác mỗi ngày theo Chúa chứ không nên tìm cách loại trừ ! Nếu như ngày xưa Chúa Giêsu khước từ chén đắng mà Thiên Chúa trao thì làm sao Ngài có thể cứu được con người đầy bợn nhơ tội lỗi.
Tôi đồng cảm với nỗi đau của đôi vợ chồng trẻ mà tôi quen biết ấy khi họ rơi vào hoàn cảnh hiếm muộn nhưng tôi chỉ muốn nói với họ một điều là hãy dâng lên Chúa nỗi đau ấy.
Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện chiều nay tôi nói với cô bạn rằng tôi sẽ cầu nguyện cho cô và cô cũng phải cùng cầu nguyện với tôi. Chuyện là cô đã lỡ làm, lần này là đến lần thứ ba. Mỗi lần như thế phải đến bác sĩ hai ngày liên tiếp. Hôm qua cô đã đến một lần, nay còn một lần nữa cho trọn. Tôi nói với cô là coi như đây là lần cuối cho hành vi đi ngược với luân lý này vì cô hoàn toàn không hề biết. Tôi nói là tôi sẽ cùng cô cầu nguyện, đây là lần cuối và nếu như Chúa muốn thì Chúa cho có em bé còn không thì hãy đón nhận nỗi đau mà vợ chồng cô đang mang như là nỗi đau còn thiếu nơi thập giá Đức Giêsu.
Qua đây, có một điều tôi lưu ý với cô là lập trường luân lý về đời sống tính dục trong hôn nhân các sách Giáo Lý Công Giáo đã nói rất rõ. Có chăng là cô học chưa tới nơi tới chốn hay người giúp giáo lý cho vợ chồng cô đã “quên” nói ra lập trường này của Giáo Hội.
Cuộc điện thoại kết thúc đã lâu nhưng quãng đường từ bãi trước về Nhà Dòng ở Bãi Dâu sao mà nó dài hơn mọi ngày, nó nặng nề hơn mọi khi. Nỗi đau của họ cũng chính là nỗi đau của mình vì lẽ họ cũng là người thân của mình. Xin dâng lên Chúa nỗi đau này và xin Chúa ban thêm sức mạnh cho họ, cho những đôi vợ chồng hiếm muộn can đảm vâng theo thánh ý Chúa trên cuộc đời của họ.
Vào bệnh viện Từ Dũ, nghịch lý của cuộc đời vẫn ngày mỗi ngày đang diễn ra trước mắt của cuộc đời. Bên đia, một hàng dài chờ lấy số để giết đi đứa bé đang hình thành trong bụng mẹ. Bên đây, một hàng dài chờ lấy số để cầu xin “ơn trên” ban cho mình một công chúa hay một hoàng tử. Bên cạnh những con người vô tâm vô nhân tính đã đành đoạn huỷ hoại mầm sống mà Thiên Chúa ban tặng thì lại có những con người ngày đêm nguyện ước có một và chỉ một mầm sống trong dạ mình mà thôi.
Chẳng hiểu sao có cả đến chục đôi học trò cũ và vài người thân của mình rơi vào cảnh ngộ hiếm hoi !
Lâu lắm không có dịp liên lạc với một trong những người hiếm muộn mà tôi quen biết. Chiều nay đang thư thả bên ly cà phê miên man thả hồn theo gió bên bãi trước Vũng Tàu bỗng dưng nhận được giọng nói của người quen sau hồi chuông dài của điện thoại. Cuộc đối thoại hôm nay bỗng dưng khác với nhiều lần điện thoại trước. Chủ máy bên kia hôm nay mang chất giọng trầm lắng, hồi hộp và âu lo. Sau một hồi đối thoại, chủ máy cho biết là hôm nay cô đến gặp bác sĩ tư để bơm tinh trùng lần 2 !!!
Hơi bị ngạc nhiên vì hôm nay cô mới lộ cho tôi bí mật mà bấy lâu nay cô giữ kín. Chuyện hiếm muộn của đôi vợ chồng trẻ này tôi biết khá lâu nhưng hôm nay tôi sửng sốt với cách hành xử của đôi vợ chồng trẻ này ! Cô cho biết đây là lần thứ ba cô thực hiện biện pháp này sau khi nghe nhiều người chỉ vẽ. Tôi cảm thấy hết sức khó chịu vì cách làm này đi ngược lại với luân lý, lập trường của Giáo Hội.
Giận lắm nhưng tôi bình tĩnh nghe cô giải bày tâm sự: Nguyên nhân là chồng cô không có khả năng có con. Sau vài năm chữa trị thì hai vợ chồng đi đến quyết định là cho cô đi nhận tinh trùng của người khác để mà có con. Dù quyết định như thế nhưng trong lòng cô cảm thấy bất an làm sao đó và cô nhờ tôi cầu nguyện. Hỏi ra thì cô nói bất an vì lẽ một nửa bên kia mà cô nhận thì cô hoàn toàn không biết người đó như thế nào ? Cô còn bất an với rất nhiều chuyện: không biết đứa trẻ kia chào đời nó như thế nào ? Chồng cô có nhìn nhận nó là con hay không ? Tương lai nếu mà nó bình thường thì không sao nhưng nếu nó bị gì đó thì có coi như là con của mình hay không ? … Nói chung là hàng loạt những bất an đến với cô sau khi cô quyết định. Thậm chí một đồng nghiệp thân tín đã cùng cô nhìn ra những bất lợi khi quyết định như vậy.
Sau những dữ kiện bất lợi ấy cô nói rằng cô biết như vậy nhưng cô vẫn mong có một đứa con.
Hơn bao giờ hết, dẫu không phải là nữ giới nhưng tôi hiểu thế nào là thiên chức làm mẹ để rồi là nữ giới thì ai ai cũng mong cho mình có mụn con để bồng để ẵm. Tôi vẫn hiểu rằng nguyện ước này là nguyện ước vô cùng đơn giản và bình thường của một con người nhưng vẫn có vài trường hợp ta nên suy nghĩ, ta nên cân nhắc với những người rơi vào cảnh ngộ hiếm muộn như thế này.
Nếu cô được thụ thai theo cách của bác sĩ hướng dẫn nhưng thử hỏi đứa bé chào đời nó sẽ ra sao ? Với chồng của cô. Anh ta hoàn toàn có quyền và có lý để chứng minh rằng nó không phải là giọt máu của anh, nó không phải là gen của dòng họ nhà anh. Với cô, đứa trẻ chưa kịp chào đời nó đã ám ảnh cô ngay từ khi chưa kịp thụ thai. Tâm lý đời thường ta quá biết là nếu trong thời gian mang thai mà người mẹ bất an, gia đình lục đục thì đứa trẻ đó làm sao mà thông minh, khoẻ khoắn như những đứa trẻ đủ cha đủ mẹ được ? Nhiều gia đình đủ cha đủ mẹ mà con cái còn chưa ra gì huống gì đây chỉ mang dòng máu của mẹ mà chẳng có chút gì của cha. Cơm lành canh ngọt thì không có vấn đề gì nhưng khi có chuyện liệu rằng mẹ và đứa trẻ bình an trước cơn thịnh nộ của người chồng ?
Bao nhiêu bất an đang rình rập và ập vào gia đình của đôi vợ chồng trẻ sau cái quyết định tưởng chừng là hợp tình nhưng lại sai hoàn toàn với luân lý của Hội Thánh Công Giáo.
Nhìn ra biển rộng, tôi minh chứng cho cô ấy rằng ai cũng mong sang bờ bên kia nhưng nếu điều kiện ra khơi không được bình thường thì làm sao mà đi được. Dẫu biết rằng ai cũng mong đến đích cả nhưng trong những điều kiện khắc nghiệt ta phải cân nhắc cẩn thận hơn. Ta không thể làm chuyện gì mà mang tính rủi ro cao hay đi ngược lại với luân lý Kitô giáo để đạt được mục đích của ta dẫu đó là mục đích tốt. Nhiều người quên rằng luân lý Kitô giáo không bao giờ chấp nhận phương tiện xấu để đạt mục đích tốt được. Và trong những trường hợp vô sinh hiếm muộn, Hội Thánh Công Giáo vẫn chưa chấp nhận cho giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay là nhận tinh từ một người khác bằng cách bơm vào như trường hợp trên đây.
Tôi lại phải lấy một ví dụ minh hoạ nữa là cũng như bao nhiêu người, tôi ước ao có một chiếc Lexus đời mới nhất nhưng hoàn cảnh không cho phép tôi có được như vậy. Để đạt được mơ ước như vậy chỉ có một cách đi vay đi mượn hay bi đát hơn là trộm cắp. Tất cả những hành động như thế để có được chiếc xe thì tâm hồn tôi như thế nào ? Tôi hỏi cô ấy và cô ấy trả lời rất nhanh: quá bất an !
Đó là ví dụ minh hoạ cho cô thấy về hoàn cảnh của cô cũng như những người hiếm muộn. Có được mục đích tốt nhưng trong tâm tôi nó cứ bất an làm sao đó thì làm sao sống thoải mái được. Nên nhớ rằng cuộc đời con người mong qua chóng tàn và điều quý giá nhất là sự bình an. Sự bình an quý đến độ chưa chắc có tiền mua mà có ! Kinh nghiệm nhỏ nhoi này lại là kinh nghiệm hết sức đời thường, hết sức bình thường của con người.
Cuộc đời con người không ai là không có thánh giá cả. Có chăng thì mỗi người mỗi kiểu và mỗi cách. Và để được bình an với thánh giá mà Chúa gửi đến nên chăng ta xin Chúa cho ta thêm sức để vác mỗi ngày theo Chúa chứ không nên tìm cách loại trừ ! Nếu như ngày xưa Chúa Giêsu khước từ chén đắng mà Thiên Chúa trao thì làm sao Ngài có thể cứu được con người đầy bợn nhơ tội lỗi.
Tôi đồng cảm với nỗi đau của đôi vợ chồng trẻ mà tôi quen biết ấy khi họ rơi vào hoàn cảnh hiếm muộn nhưng tôi chỉ muốn nói với họ một điều là hãy dâng lên Chúa nỗi đau ấy.
Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện chiều nay tôi nói với cô bạn rằng tôi sẽ cầu nguyện cho cô và cô cũng phải cùng cầu nguyện với tôi. Chuyện là cô đã lỡ làm, lần này là đến lần thứ ba. Mỗi lần như thế phải đến bác sĩ hai ngày liên tiếp. Hôm qua cô đã đến một lần, nay còn một lần nữa cho trọn. Tôi nói với cô là coi như đây là lần cuối cho hành vi đi ngược với luân lý này vì cô hoàn toàn không hề biết. Tôi nói là tôi sẽ cùng cô cầu nguyện, đây là lần cuối và nếu như Chúa muốn thì Chúa cho có em bé còn không thì hãy đón nhận nỗi đau mà vợ chồng cô đang mang như là nỗi đau còn thiếu nơi thập giá Đức Giêsu.
Qua đây, có một điều tôi lưu ý với cô là lập trường luân lý về đời sống tính dục trong hôn nhân các sách Giáo Lý Công Giáo đã nói rất rõ. Có chăng là cô học chưa tới nơi tới chốn hay người giúp giáo lý cho vợ chồng cô đã “quên” nói ra lập trường này của Giáo Hội.
Cuộc điện thoại kết thúc đã lâu nhưng quãng đường từ bãi trước về Nhà Dòng ở Bãi Dâu sao mà nó dài hơn mọi ngày, nó nặng nề hơn mọi khi. Nỗi đau của họ cũng chính là nỗi đau của mình vì lẽ họ cũng là người thân của mình. Xin dâng lên Chúa nỗi đau này và xin Chúa ban thêm sức mạnh cho họ, cho những đôi vợ chồng hiếm muộn can đảm vâng theo thánh ý Chúa trên cuộc đời của họ.
Thư Mục Vụ HĐGMVN: Môi trường Giáo dục Gia đình Công giáo
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
01:56 06/12/2008
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Thư Mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa
về Môi trường Giáo dục Gia Đình Công Giáo
Kính gửi Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam
LỜI MỞ
1- Chúng tôi, Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an trong Chúa Kitô.
2- Ý thức sứ mạng giáo huấn được trao phó cho những chủ chăn, dịp Đại hội của Hội đồng Giám mục lần thứ X năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đã gửi đến anh chị em Thư Chung với chủ đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. Chúng tôi vui mừng thấy Thư Chung này đã được đón nhận và áp dụng với những sáng kiến phong phú tại các Giáo phận. Xin cám ơn anh chị em đã nhiệt tình hưởng ứng lời mời gọi của chúng tôi để cộng tác phần mình vào nền giáo dục đức tin và văn hóa, nhằm xây dựng Giáo Hội và xã hội Việt Nam, hôm nay và tương lai.
3- Tiếp nối tinh thần Thư Chung 2007 về giáo dục Kitô giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tư và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trường giáo dục tại gia đình (x. Thư Chung 2007, số 38). Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc phát triển nền giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội.
I- NỀN TẢNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
4- Gia đình trong ý định của Thiên Chúa là nơi giáo dục tình yêu.
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Chính vì yêu thương mà từ hư vô Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang vĩnh cửu. Ngài dựng nên con người có nam có nữ, tuy khác biệt về phái tính nhưng hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau. Ngài ban cho họ có khả năng yêu mến để hướng về những ước vọng chân chính tốt lành. Nơi đời sống hôn nhân, tình yêu liên kết người nam và người nữ cách mật thiết đến nỗi họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Tình yêu hôn nhân còn phản ánh chính tình yêu của Thiên Chúa và được Chúa chúc lành.
5- Gia đình là mái trường đầu tiên của Con Thiên Chúa nhập thể.
Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha có mẹ và hàng xóm láng giềng. Những người đồng hương biết rõ Người là “con bác thợ mộc“ và “mẹ Người là bà Maria“ (Mt 13,55). Thánh Giuse và Đức Maria đã nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu ngay từ lúc chào đời. Chính trong khung cảnh gia đình, Đức Giêsu đã học những bài học căn bản về đời sống đức tin và văn hóa. Về phần Đức Giêsu, “Người tuân phục hai ông bà” (Lc 3,51). Có thể nói, lối giáo dục của Thánh Giuse và Đức Maria đã góp phần làm phong phú lời giảng dạy của vị Ngôn sứ thành Nadarét sau này. Người đã vận dụng những ca dao tục ngữ, những hình ảnh bình dân của nền văn hóa địa phương để rao giảng Nước Trời. Như thế, gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha mẹ, trong mọi nền văn hóa và môi trường xã hội.
Là Con hiếu thảo của một gia đình, Đức Giêsu cũng là Con yêu dấu của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đã xác nhận điều đó: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Người luôn lo lắng chu toàn sứ mạng của Chúa Cha, từ thời niên thiếu, khi ở lại trong Đền Thờ giữa các bậc tiến sĩ, cho đến giờ phút khổ nạn thập giá. Đức Giêsu đã luôn thể hiện ý Chúa Cha trong lời nói cũng như việc làm. Vâng phục thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người (x.Ga 4,34).
6- Gia đình diễn tả tình yêu giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội
Trong Cựu Ước, các Ngôn sứ thường mượn hình ảnh hôn nhân để diễn tả mối liên kết giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Sau này, Thánh Phaolô còn cụ thể hơn khi dùng hình ảnh khế ước tình yêu nam nữ để diễn tả mối gắn bó giữa Đức Giêsu và Giáo Hội (x. Ep 5,21 tt). Hôn nhân công giáo được nâng lên hàng bí tích, trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Đó là tình yêu quảng đại, hy sinh và hiến mạng sống vì người mình yêu. Vì thế, như Đức Kitô đã làm gương qua việc Người hiến mình vì Giáo Hội, tình nghĩa vợ chồng phải được xây dựng trên mẫu mực nền tảng đó. Đức Gioan Phaolô II nhắc lại điều này trong Tông huấn về gia đình: “Hôn nhân của những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Thánh Thần mà Chúa Cha đã đổ tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Tông huấn Gia Đình, số 13).
7- Gia đình là mi tru?ng gio d?c tình hiệp thông.
«Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông...» (Tông huấn Gia Đình, số 18). Mối hiệp thông này được củng cố và phát triển nhờ tình tương thân tương ái và nhờ sự nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống nhân bản cũng như đời sống đức tin. Quả vậy, nếu mọi thành viên trong gia đình sống thuận hòa và đùm bọc lẫn nhau, gia đình sẽ trở nên ấm cúng. Tình hiệp thông giữa các thành viên trong một gia đình sẽ góp phần củng cố gia đình nhân loại và gia đình Thiên Chúa, tức là Giáo Hội.
8- Gia đình là mái trường giáo dục lòng hiếu thảo và thờ phượng Thiên Chúa
Luật Cựu Ước đã đề cập đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ngay sau khi nói đến bổn phận thờ phượng của con người đối với Thiên Chúa trong ba giới răn đầu. Điều đó cho thấy tình tương thân tương ái trong gia đình đi liền với việc tôn thờ Thiên Chúa. Nói cách khác, hiếu thảo với các bậc sinh thành dưỡng dục là bổn phận quan trọng chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Tiếp đó, các tác giả văn chương khôn ngoan đã ca tụng những người con hiếu thảo. Hiếu thảo không chỉ là việc đền đáp nghĩa sinh thành, nhưng còn vì “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu… ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3, 3-6). Có thể nói, việc tôn thờ Chúa bảo đảm cho hạnh phúc gia đình và việc thảo kính cha mẹ là bổn phận thiết yếu đối với những ai yêu mến Chúa và muốn nên trọn lành. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ, là mái trường đào tạo con người biết thực hành bổn phận cao quý này.
II- GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
9- Nhận định chung
Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình cách mạnh mẽ với những thay đổi tích cực nhưng cũng với những mất mát to lớn, trong đó đáng kể nhất là những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân–gia đình và tình liên đới giữa các thành viên. Xin anh chị em cùng với chúng tôi nhận định về tình trạng gia đình Việt Nam trong xã hội hôm nay để tìm ra hướng đi mục vụ đáp ứng những nhu cầu thiết thực và cấp bách này.
10- Những khủng hoảng gia đình.
Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một. Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Cĩ nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan.
11- Gia đình trước ảnh hưởng của toàn cầu hóa và di dân.
Cuộc sống của người Việt Nam trước đây gắn liền với nông thôn. Mọi sinh hoạt xã hội, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đều diễn ra trong phạm vi“lũy tre làng’’. Trong các Giáo xứ, việc dạy giáo lý, hoạt động từ thiện bác ái, sinh hoạt phụng tự có thể tổ chức sắp xếp rất thuận lợi. Người giáo dân có nhiều cơ hội gặp gỡ và chia sẻ trong nhiều lãnh vực khác nhau. Các thành viên trong một gia đình luôn ở bên cạnh nhau trong mọi sinh hoạt. Sự gần gũi thường xuyên như thế giúp mọi người có thể nhắc nhở, động viên nhau sống đạo cách dễ dàng và hiệu quả. Như vậy, môi trường Giáo xứ miền quê là một môi trường thuận lợi cho các mối quan hệ liên bản vị và cho nền giáo dục Kitô giáo.
Môi trường đó nay đang dần dà thay đổi trước làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Ngày càng có nhiều người rời nông thôn để tìm việc làm tại các đô thị, phần lớn trong số này là giới trẻ. Những người di dân là sinh viên, học sinh, công nhân, những người buôn bán nhỏ và còn nhiều thứ dịch vụ khác. Cũng vì cuộc sống, có nhiều người đi lao động hoặc nhiều phụ nữ đi làm dâu tại nước ngoài. Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn để hội nhập vào một nền văn hóa mới, có những phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa của quê hương, đặc biệt xa lạ với đời sống gia đình công giáo Việt Nam. Họ rất vất vả trong cuộc vật lộn mưu sinh, không còn thời gian dành cho đời sống thiêng liêng. Trong hoàn cảnh đó, quan niệm về tình yêu hôn nhân, về đời sống gia đình cũng bị biến dạng. Đã xuất hiện những trào lưu thiếu lành mạnh và sai lầm như sống thử, sống ngoài hôn nhân và tự do ly dị. Đã và đang tồn tại những gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Quan tâm đến những người di dân là một hình thức mục vụ mới đối với Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
12- Hậu quả của một nền giáo dục còn nhiều khiếm khuyết.
Trước sự kiện hàng loạt những vụ việc tiêu cực có liên quan đến ngành giáo dục được công bố, đã có nhiều người lên tiếng kêu gọi chú trọng đến chất lượng thực thụ của sự nghiệp trồng người. Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn“ sẽ tạo ra một thế hệ thiếu trung thực và bất tài. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ“ mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.
III- MỘT SỐ CHỈ DẪN MỤC VỤ
13- Như chúng tôi đã đề cập trong Thư Chung 2007, giáo dục Kitô giáo là trách nhiệm của mọi người và từng người. Đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai. Sau khi đã cùng nhìn lại toàn cảnh tình hình gia đình Việt Nam hôm nay, chúng tôi đề nghị một số thực hành giáo dục khởi đi từ lãnh vực gia đình, vì gia đình là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và là nơi định hướng cho tương lai của một con người.
14- Gia đình và việc giáo dục đức tin.
«Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là "nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời đưới đất" (Ep 3,15)» (Tông Huấn Gia Đình, số 14). Thiên chức làm cha mẹ nhắn nhủ những bậc phụ huynh có trách nhiệm thông truyền đức tin cho các thế hệ kế tiếp. Chính cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên cho con cái. Hãy giới thiệu cho con cái biết Thiên Chúa ngay khi con còn bé qua những lời nguyện bập bẹ đơn sơ và cử chỉ đơn giản (làm dấu Thánh Giá, vòng tay, cúi đầu...). Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lý căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lý vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này. Trách nhiệm của cha mẹ không dừng lại ở đó, mà còn thể hiện qua việc hướng dẫn, nhắc nhở con em mình đi học giáo lý, tham gia các hội đoàn đạo đức để trưởng thành hơn trong đời sống đức tin.
Hình ảnh một gia đình công giáo Việt Nam được ghi đậm nét do việc mọi thành viên cùng cầu nguyện chung với nhau. Giờ cầu nguyện chung giúp các thành viên trong gia đình gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn. Cầu nguyện chung là yếu tố quan trọng giúp hòa giải những mâu thuẫn gia đình và làm cho mọi người dễ tha thứ cho nhau.
Sinh hoạt đạo đức này đang bị mai một vì nhiều lý do, nhất là vì công việc, vì học hành, vì không cùng tôn giáo trong một gia đình, vì ham mê giải trí. Chúng tôi kêu gọi anh em Linh mục, các bậc phụ huynh và những cộng sự viên tông đồ hãy nhiệt thành cổ võ và khôi phục việc đọc kinh tại gia đình. Những câu kinh lời nguyện, những bài đọc Lời Chúa, nếu được thực hiện thường xuyên trong gia đình sẽ tạo nơi giới trẻ một thói quen cầu nguyện. Những thực hành đạo đức ấy sẽ theo các em suốt đời, kể cả khi các em rời xa gia đình để sống tại một môi trường khác. Lời cầu nguyện mỗi ngày vang lên từ gia đình, sẽ làm tăng thêm hạnh phúc và niềm vui, vì qua những sinh hoạt đạo đức này, chúng ta làm cho gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa Tối Cao.
15- Gia đình và việc giáo dục đức ái.
Với những khủng hoảng gia đình trong xã hội hôm nay, chúng ta cần ý thức rằng từ ban đầu gia đình là cấu trúc của tình yêu và gia đình theo đúng thánh ý Chúa phải tồn tại và phát triển trong tình yêu. Do đó gia đình phải là môi trường giáo dục đặc biệt về tình yêu. Giáo dục đức tin phải đi đôi với giáo dục đức ái. Cần giáo dục tình yêu cho con cái biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương kính trọng bà con họ hàng, biết yêu thương và kính trọng mọi người. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ và hy sinh cho nhau. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội. Việc giáo dục tình yêu cần phải kiên nhẫn và nhất là cần đến gương yêu thương giữa cha mẹ, giữa vợ chồng. Gương mẫu của giáo dục tình yêu chính là Thánh Gia, cao hơn nữa chính là gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ Hội Thánh, yêu thương và hy sinh đến chết vì mỗi người chúng ta. Thật lý tưởng khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa là mình được mọi người trong gia đình yêu thương và tình yêu của mình được mọi người đón nhận, đáp trả.
16- Gia dình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng: “Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ, nhưng lại là một mối đe dọa đối với con người và thế giới“ (Thông điệp Spe Salvi, số 22). Theo đó, lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị đều phải xây dựng trên nền tảng lương tâm ngay chính mới mang lại hiệu quả tích cực. Gia đình là môi trường quan trọng và không thể thay thế cho việc huấn luyện này. Người cha người mẹ chính là những nhà huấn luyện lương tâm cho thế hệ tương lai.
Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế.
17- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản.
Do đời sống công nghiệp và đô thị phát triển, con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân. Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại.
Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái. Việc vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh, cũng là đường lối sư phạm cụ thể và hiệu quả để giáo dục nhân bản cho thế hệ tương lai.
18- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống.
Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (x. St 1,27). Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. Đến lượt mình, con người được cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống mình đã nhận. Mặc dù có khả năng thông truyền sự sống, con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người“ (Thông điệp Tin Mừng sự sống, số 40). Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên ’Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai“ (Sách GLGHCG, số 2270). Con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao. Những lớp giáo lý hôn nhân cần phải giúp học viên hiểu rõ giáo huấn này. Các bậc làm cha mẹ cũng cần phải hiểu biết để dạy con cái mình tôn trọng sự sống.
19- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Nói về giáo dục gia đình, chúng ta không thể không nhắc đến Thánh Phaolô, đặc biệt năm nay Giáo hội kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Ngài. Giáo huấn của Thánh Phaolô về gia đình mở ra cho ta những chân trời mới khi mặc cho gia đình những chiều kích sâu xa: chiều kích Ba Ngôi và vĩnh cửu.
Theo Thánh Phaolô, mỗi một con người ra đời được kêu gọi vào sự sống “trong chân lý và tình yêu’’ (Ep 4,15). Sự kêu gọi đó không chỉ liên hệ đến cuộc sống trần gian nhưng còn hướng tới sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa Cha chính là nguồn gốc của mọi gia tộc trên trời dưới đất, là tình phụ tử mẫu mực tuyệt hảo (x.Ep 3,14-15). Mang mẫu mực tuyệt hảo đó trong mình, Kitô hữu, xuất phát từ gia đình, lên đường xây dựng một nền văn minh tình thương nhờ tình yêu “Thánh Thần đổ lai láng trong lòng chúng ta’’ (Rm 5, 5), giúp con người có thể kiên tâm phục vụ và “chịu đựng tất cả’’ (1 Cr 13, 7). Tuyệt vời hơn cả là nhờ Đức Kitô, nền giáo dục của con người được diễm phúc mang chiều kích cứu độ và đạt đến đỉnh điểm của nhân tính nơi mầu nhiệm Phục sinh (x.Ep 3, 14-15).
Với những lời khuyên chi tiết cho từng thành viên của gia đình trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Êphê-sô (x. Ep 5-6), Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một quan niệm và giáo huấn của Ngài về h?nh phc gia đình. Một gia đình có nề nếp, trên kính dưới nhường không những chỉ là một tổ ấm yêu thương, mà còn phản ánh tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội. Các thành viên trong gia đình cần hy sinh cho nhau, trong tâm tình của Đức Giêsu Đấng đã hy sinh và hiến mình cho Giáo Hội. Đó là khởi điểm của hạnh phúc và là điều kiện để đạt tới sự trọn lành.
Tóm lại, theo Thánh Phaolô, qua gia đình và giáo dục theo tinh thần Tin Mừng, con người vừa xây dựng xã hội trần gian cách tích cực, vừa chu toàn được sứ mệnh xây dựng Giáo Hội và cuối cùng được siêu thăng cùng với Đức Kitô toàn thắng.
LỜI KẾT
20- Với những điều nói trên, chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy cộng tác trong việc vun trồng những thế hệ tương lai. Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và xã hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức.
Chúng ta phó thác những dự tính mục vụ năm nay noi lời bầu cử của Thánh Cả Giuse và Đức Maria. Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta.
Kính chúc anh chị em được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, luôn hạnh phúc và bình an.
Hà Nội ngày 05 tháng 12 năm 2008
TM/HĐGMVN
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch
Gm.Giuse Ngô quang Kiệt, Tổng thư ký
Ghi chú:
Trong Năm Thánh Phaolô và theo lời khuyến khích của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới về “ Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội “, chúng tôi ghi lại một số bài đọc Lời Chúa trích từ các thư của Thánh Phaolô, để anh chị em có thể đọc, suy gẫm và cầu nguyện cho đời sống hôn nhân và gia đình:
- Rm 8, 31-39. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô “.
- Rm 12, 1-2.9-18. “Hãy hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa “.
- Rm 15,1-3.5-7.13. “ Anh em hãy đón tiếp nhau như Đức Kitô đã đón tiếp anh em “.
- 1 Cr 6,13- 20. “ Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần “.
- 1 Cr 12,31-13,8.“ Nếu tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi “.
- 1 Cr 13, 4-13. “ Bác ái tin mọi sự, chịu đựng mọi sự “.
- Ep 4, 1-6. “ Chỉ có một thân thể và một linh khí “.
- Ep 5,2.21-33. “ Mầu nhiệm này thật lớn lao; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh “.
- Pl 2, 1-5. “ Hãy có cùng một cảm nghĩ “.
- Pl 4, 4-9. “ Thiên Chúa bình an sẽ ở cùng anh em “.
- Cl 3,12-17. “ Trên hết những điều ấy, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây liên kết điều toàn thiện “.
- Dt. 13,1- 6. “ Mọi người hãy tôn trọng hôn nhân”.
Thư Mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa
về Môi trường Giáo dục Gia Đình Công Giáo
Kính gửi Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam
LỜI MỞ
1- Chúng tôi, Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an trong Chúa Kitô.
2- Ý thức sứ mạng giáo huấn được trao phó cho những chủ chăn, dịp Đại hội của Hội đồng Giám mục lần thứ X năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đã gửi đến anh chị em Thư Chung với chủ đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. Chúng tôi vui mừng thấy Thư Chung này đã được đón nhận và áp dụng với những sáng kiến phong phú tại các Giáo phận. Xin cám ơn anh chị em đã nhiệt tình hưởng ứng lời mời gọi của chúng tôi để cộng tác phần mình vào nền giáo dục đức tin và văn hóa, nhằm xây dựng Giáo Hội và xã hội Việt Nam, hôm nay và tương lai.
3- Tiếp nối tinh thần Thư Chung 2007 về giáo dục Kitô giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tư và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trường giáo dục tại gia đình (x. Thư Chung 2007, số 38). Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc phát triển nền giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội.
I- NỀN TẢNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
4- Gia đình trong ý định của Thiên Chúa là nơi giáo dục tình yêu.
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Chính vì yêu thương mà từ hư vô Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang vĩnh cửu. Ngài dựng nên con người có nam có nữ, tuy khác biệt về phái tính nhưng hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau. Ngài ban cho họ có khả năng yêu mến để hướng về những ước vọng chân chính tốt lành. Nơi đời sống hôn nhân, tình yêu liên kết người nam và người nữ cách mật thiết đến nỗi họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Tình yêu hôn nhân còn phản ánh chính tình yêu của Thiên Chúa và được Chúa chúc lành.
5- Gia đình là mái trường đầu tiên của Con Thiên Chúa nhập thể.
Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha có mẹ và hàng xóm láng giềng. Những người đồng hương biết rõ Người là “con bác thợ mộc“ và “mẹ Người là bà Maria“ (Mt 13,55). Thánh Giuse và Đức Maria đã nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu ngay từ lúc chào đời. Chính trong khung cảnh gia đình, Đức Giêsu đã học những bài học căn bản về đời sống đức tin và văn hóa. Về phần Đức Giêsu, “Người tuân phục hai ông bà” (Lc 3,51). Có thể nói, lối giáo dục của Thánh Giuse và Đức Maria đã góp phần làm phong phú lời giảng dạy của vị Ngôn sứ thành Nadarét sau này. Người đã vận dụng những ca dao tục ngữ, những hình ảnh bình dân của nền văn hóa địa phương để rao giảng Nước Trời. Như thế, gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha mẹ, trong mọi nền văn hóa và môi trường xã hội.
Là Con hiếu thảo của một gia đình, Đức Giêsu cũng là Con yêu dấu của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đã xác nhận điều đó: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Người luôn lo lắng chu toàn sứ mạng của Chúa Cha, từ thời niên thiếu, khi ở lại trong Đền Thờ giữa các bậc tiến sĩ, cho đến giờ phút khổ nạn thập giá. Đức Giêsu đã luôn thể hiện ý Chúa Cha trong lời nói cũng như việc làm. Vâng phục thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người (x.Ga 4,34).
6- Gia đình diễn tả tình yêu giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội
Trong Cựu Ước, các Ngôn sứ thường mượn hình ảnh hôn nhân để diễn tả mối liên kết giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Sau này, Thánh Phaolô còn cụ thể hơn khi dùng hình ảnh khế ước tình yêu nam nữ để diễn tả mối gắn bó giữa Đức Giêsu và Giáo Hội (x. Ep 5,21 tt). Hôn nhân công giáo được nâng lên hàng bí tích, trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Đó là tình yêu quảng đại, hy sinh và hiến mạng sống vì người mình yêu. Vì thế, như Đức Kitô đã làm gương qua việc Người hiến mình vì Giáo Hội, tình nghĩa vợ chồng phải được xây dựng trên mẫu mực nền tảng đó. Đức Gioan Phaolô II nhắc lại điều này trong Tông huấn về gia đình: “Hôn nhân của những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Thánh Thần mà Chúa Cha đã đổ tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Tông huấn Gia Đình, số 13).
7- Gia đình là mi tru?ng gio d?c tình hiệp thông.
«Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông...» (Tông huấn Gia Đình, số 18). Mối hiệp thông này được củng cố và phát triển nhờ tình tương thân tương ái và nhờ sự nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống nhân bản cũng như đời sống đức tin. Quả vậy, nếu mọi thành viên trong gia đình sống thuận hòa và đùm bọc lẫn nhau, gia đình sẽ trở nên ấm cúng. Tình hiệp thông giữa các thành viên trong một gia đình sẽ góp phần củng cố gia đình nhân loại và gia đình Thiên Chúa, tức là Giáo Hội.
8- Gia đình là mái trường giáo dục lòng hiếu thảo và thờ phượng Thiên Chúa
Luật Cựu Ước đã đề cập đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ngay sau khi nói đến bổn phận thờ phượng của con người đối với Thiên Chúa trong ba giới răn đầu. Điều đó cho thấy tình tương thân tương ái trong gia đình đi liền với việc tôn thờ Thiên Chúa. Nói cách khác, hiếu thảo với các bậc sinh thành dưỡng dục là bổn phận quan trọng chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Tiếp đó, các tác giả văn chương khôn ngoan đã ca tụng những người con hiếu thảo. Hiếu thảo không chỉ là việc đền đáp nghĩa sinh thành, nhưng còn vì “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu… ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3, 3-6). Có thể nói, việc tôn thờ Chúa bảo đảm cho hạnh phúc gia đình và việc thảo kính cha mẹ là bổn phận thiết yếu đối với những ai yêu mến Chúa và muốn nên trọn lành. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ, là mái trường đào tạo con người biết thực hành bổn phận cao quý này.
II- GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
9- Nhận định chung
Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình cách mạnh mẽ với những thay đổi tích cực nhưng cũng với những mất mát to lớn, trong đó đáng kể nhất là những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân–gia đình và tình liên đới giữa các thành viên. Xin anh chị em cùng với chúng tôi nhận định về tình trạng gia đình Việt Nam trong xã hội hôm nay để tìm ra hướng đi mục vụ đáp ứng những nhu cầu thiết thực và cấp bách này.
10- Những khủng hoảng gia đình.
Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một. Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Cĩ nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan.
11- Gia đình trước ảnh hưởng của toàn cầu hóa và di dân.
Cuộc sống của người Việt Nam trước đây gắn liền với nông thôn. Mọi sinh hoạt xã hội, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đều diễn ra trong phạm vi“lũy tre làng’’. Trong các Giáo xứ, việc dạy giáo lý, hoạt động từ thiện bác ái, sinh hoạt phụng tự có thể tổ chức sắp xếp rất thuận lợi. Người giáo dân có nhiều cơ hội gặp gỡ và chia sẻ trong nhiều lãnh vực khác nhau. Các thành viên trong một gia đình luôn ở bên cạnh nhau trong mọi sinh hoạt. Sự gần gũi thường xuyên như thế giúp mọi người có thể nhắc nhở, động viên nhau sống đạo cách dễ dàng và hiệu quả. Như vậy, môi trường Giáo xứ miền quê là một môi trường thuận lợi cho các mối quan hệ liên bản vị và cho nền giáo dục Kitô giáo.
Môi trường đó nay đang dần dà thay đổi trước làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Ngày càng có nhiều người rời nông thôn để tìm việc làm tại các đô thị, phần lớn trong số này là giới trẻ. Những người di dân là sinh viên, học sinh, công nhân, những người buôn bán nhỏ và còn nhiều thứ dịch vụ khác. Cũng vì cuộc sống, có nhiều người đi lao động hoặc nhiều phụ nữ đi làm dâu tại nước ngoài. Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn để hội nhập vào một nền văn hóa mới, có những phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa của quê hương, đặc biệt xa lạ với đời sống gia đình công giáo Việt Nam. Họ rất vất vả trong cuộc vật lộn mưu sinh, không còn thời gian dành cho đời sống thiêng liêng. Trong hoàn cảnh đó, quan niệm về tình yêu hôn nhân, về đời sống gia đình cũng bị biến dạng. Đã xuất hiện những trào lưu thiếu lành mạnh và sai lầm như sống thử, sống ngoài hôn nhân và tự do ly dị. Đã và đang tồn tại những gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Quan tâm đến những người di dân là một hình thức mục vụ mới đối với Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
12- Hậu quả của một nền giáo dục còn nhiều khiếm khuyết.
Trước sự kiện hàng loạt những vụ việc tiêu cực có liên quan đến ngành giáo dục được công bố, đã có nhiều người lên tiếng kêu gọi chú trọng đến chất lượng thực thụ của sự nghiệp trồng người. Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn“ sẽ tạo ra một thế hệ thiếu trung thực và bất tài. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ“ mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.
III- MỘT SỐ CHỈ DẪN MỤC VỤ
13- Như chúng tôi đã đề cập trong Thư Chung 2007, giáo dục Kitô giáo là trách nhiệm của mọi người và từng người. Đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai. Sau khi đã cùng nhìn lại toàn cảnh tình hình gia đình Việt Nam hôm nay, chúng tôi đề nghị một số thực hành giáo dục khởi đi từ lãnh vực gia đình, vì gia đình là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và là nơi định hướng cho tương lai của một con người.
14- Gia đình và việc giáo dục đức tin.
«Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là "nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời đưới đất" (Ep 3,15)» (Tông Huấn Gia Đình, số 14). Thiên chức làm cha mẹ nhắn nhủ những bậc phụ huynh có trách nhiệm thông truyền đức tin cho các thế hệ kế tiếp. Chính cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên cho con cái. Hãy giới thiệu cho con cái biết Thiên Chúa ngay khi con còn bé qua những lời nguyện bập bẹ đơn sơ và cử chỉ đơn giản (làm dấu Thánh Giá, vòng tay, cúi đầu...). Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lý căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lý vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này. Trách nhiệm của cha mẹ không dừng lại ở đó, mà còn thể hiện qua việc hướng dẫn, nhắc nhở con em mình đi học giáo lý, tham gia các hội đoàn đạo đức để trưởng thành hơn trong đời sống đức tin.
Hình ảnh một gia đình công giáo Việt Nam được ghi đậm nét do việc mọi thành viên cùng cầu nguyện chung với nhau. Giờ cầu nguyện chung giúp các thành viên trong gia đình gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn. Cầu nguyện chung là yếu tố quan trọng giúp hòa giải những mâu thuẫn gia đình và làm cho mọi người dễ tha thứ cho nhau.
Sinh hoạt đạo đức này đang bị mai một vì nhiều lý do, nhất là vì công việc, vì học hành, vì không cùng tôn giáo trong một gia đình, vì ham mê giải trí. Chúng tôi kêu gọi anh em Linh mục, các bậc phụ huynh và những cộng sự viên tông đồ hãy nhiệt thành cổ võ và khôi phục việc đọc kinh tại gia đình. Những câu kinh lời nguyện, những bài đọc Lời Chúa, nếu được thực hiện thường xuyên trong gia đình sẽ tạo nơi giới trẻ một thói quen cầu nguyện. Những thực hành đạo đức ấy sẽ theo các em suốt đời, kể cả khi các em rời xa gia đình để sống tại một môi trường khác. Lời cầu nguyện mỗi ngày vang lên từ gia đình, sẽ làm tăng thêm hạnh phúc và niềm vui, vì qua những sinh hoạt đạo đức này, chúng ta làm cho gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa Tối Cao.
15- Gia đình và việc giáo dục đức ái.
Với những khủng hoảng gia đình trong xã hội hôm nay, chúng ta cần ý thức rằng từ ban đầu gia đình là cấu trúc của tình yêu và gia đình theo đúng thánh ý Chúa phải tồn tại và phát triển trong tình yêu. Do đó gia đình phải là môi trường giáo dục đặc biệt về tình yêu. Giáo dục đức tin phải đi đôi với giáo dục đức ái. Cần giáo dục tình yêu cho con cái biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương kính trọng bà con họ hàng, biết yêu thương và kính trọng mọi người. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ và hy sinh cho nhau. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội. Việc giáo dục tình yêu cần phải kiên nhẫn và nhất là cần đến gương yêu thương giữa cha mẹ, giữa vợ chồng. Gương mẫu của giáo dục tình yêu chính là Thánh Gia, cao hơn nữa chính là gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ Hội Thánh, yêu thương và hy sinh đến chết vì mỗi người chúng ta. Thật lý tưởng khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa là mình được mọi người trong gia đình yêu thương và tình yêu của mình được mọi người đón nhận, đáp trả.
16- Gia dình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng: “Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ, nhưng lại là một mối đe dọa đối với con người và thế giới“ (Thông điệp Spe Salvi, số 22). Theo đó, lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị đều phải xây dựng trên nền tảng lương tâm ngay chính mới mang lại hiệu quả tích cực. Gia đình là môi trường quan trọng và không thể thay thế cho việc huấn luyện này. Người cha người mẹ chính là những nhà huấn luyện lương tâm cho thế hệ tương lai.
Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế.
17- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản.
Do đời sống công nghiệp và đô thị phát triển, con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân. Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại.
Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái. Việc vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh, cũng là đường lối sư phạm cụ thể và hiệu quả để giáo dục nhân bản cho thế hệ tương lai.
18- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống.
Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (x. St 1,27). Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. Đến lượt mình, con người được cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống mình đã nhận. Mặc dù có khả năng thông truyền sự sống, con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người“ (Thông điệp Tin Mừng sự sống, số 40). Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên ’Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai“ (Sách GLGHCG, số 2270). Con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao. Những lớp giáo lý hôn nhân cần phải giúp học viên hiểu rõ giáo huấn này. Các bậc làm cha mẹ cũng cần phải hiểu biết để dạy con cái mình tôn trọng sự sống.
19- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Nói về giáo dục gia đình, chúng ta không thể không nhắc đến Thánh Phaolô, đặc biệt năm nay Giáo hội kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Ngài. Giáo huấn của Thánh Phaolô về gia đình mở ra cho ta những chân trời mới khi mặc cho gia đình những chiều kích sâu xa: chiều kích Ba Ngôi và vĩnh cửu.
Theo Thánh Phaolô, mỗi một con người ra đời được kêu gọi vào sự sống “trong chân lý và tình yêu’’ (Ep 4,15). Sự kêu gọi đó không chỉ liên hệ đến cuộc sống trần gian nhưng còn hướng tới sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa Cha chính là nguồn gốc của mọi gia tộc trên trời dưới đất, là tình phụ tử mẫu mực tuyệt hảo (x.Ep 3,14-15). Mang mẫu mực tuyệt hảo đó trong mình, Kitô hữu, xuất phát từ gia đình, lên đường xây dựng một nền văn minh tình thương nhờ tình yêu “Thánh Thần đổ lai láng trong lòng chúng ta’’ (Rm 5, 5), giúp con người có thể kiên tâm phục vụ và “chịu đựng tất cả’’ (1 Cr 13, 7). Tuyệt vời hơn cả là nhờ Đức Kitô, nền giáo dục của con người được diễm phúc mang chiều kích cứu độ và đạt đến đỉnh điểm của nhân tính nơi mầu nhiệm Phục sinh (x.Ep 3, 14-15).
Với những lời khuyên chi tiết cho từng thành viên của gia đình trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Êphê-sô (x. Ep 5-6), Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một quan niệm và giáo huấn của Ngài về h?nh phc gia đình. Một gia đình có nề nếp, trên kính dưới nhường không những chỉ là một tổ ấm yêu thương, mà còn phản ánh tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội. Các thành viên trong gia đình cần hy sinh cho nhau, trong tâm tình của Đức Giêsu Đấng đã hy sinh và hiến mình cho Giáo Hội. Đó là khởi điểm của hạnh phúc và là điều kiện để đạt tới sự trọn lành.
Tóm lại, theo Thánh Phaolô, qua gia đình và giáo dục theo tinh thần Tin Mừng, con người vừa xây dựng xã hội trần gian cách tích cực, vừa chu toàn được sứ mệnh xây dựng Giáo Hội và cuối cùng được siêu thăng cùng với Đức Kitô toàn thắng.
LỜI KẾT
20- Với những điều nói trên, chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy cộng tác trong việc vun trồng những thế hệ tương lai. Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và xã hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức.
Chúng ta phó thác những dự tính mục vụ năm nay noi lời bầu cử của Thánh Cả Giuse và Đức Maria. Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta.
Kính chúc anh chị em được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, luôn hạnh phúc và bình an.
Hà Nội ngày 05 tháng 12 năm 2008
TM/HĐGMVN
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch
Gm.Giuse Ngô quang Kiệt, Tổng thư ký
Ghi chú:
Trong Năm Thánh Phaolô và theo lời khuyến khích của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới về “ Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội “, chúng tôi ghi lại một số bài đọc Lời Chúa trích từ các thư của Thánh Phaolô, để anh chị em có thể đọc, suy gẫm và cầu nguyện cho đời sống hôn nhân và gia đình:
- Rm 8, 31-39. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô “.
- Rm 12, 1-2.9-18. “Hãy hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa “.
- Rm 15,1-3.5-7.13. “ Anh em hãy đón tiếp nhau như Đức Kitô đã đón tiếp anh em “.
- 1 Cr 6,13- 20. “ Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần “.
- 1 Cr 12,31-13,8.“ Nếu tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi “.
- 1 Cr 13, 4-13. “ Bác ái tin mọi sự, chịu đựng mọi sự “.
- Ep 4, 1-6. “ Chỉ có một thân thể và một linh khí “.
- Ep 5,2.21-33. “ Mầu nhiệm này thật lớn lao; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh “.
- Pl 2, 1-5. “ Hãy có cùng một cảm nghĩ “.
- Pl 4, 4-9. “ Thiên Chúa bình an sẽ ở cùng anh em “.
- Cl 3,12-17. “ Trên hết những điều ấy, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây liên kết điều toàn thiện “.
- Dt. 13,1- 6. “ Mọi người hãy tôn trọng hôn nhân”.
Chứng nhân cho Đức Kitô
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:28 06/12/2008
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG, năm B
Ga 1, 6-8.19-28
Chúa nhật 3 Mùa Vọng gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh thật ấn tượng, hai tư tưởng thật quí hóa: một là tư tưởng vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì thời cứu độ đầy khích lệ, đầy an ủi đã gần kề chúng ta; hai là hình ảnh kham khổ, khiêm tốn của Gioan Tẩy Giả, khiến nhiều người đồng thời thắc mắc, tự đặt vấn đề Gioan Tiền Hô là ai vậy ?
Cuộc đời của các Kitô hữu là cuộc hành trình tiến về Nước Trời, do đó, con người vẫn còn lo âu, vẫn còn thử thách, vẫn còn tội lỗi. Chúa không miễn trừ cho con người những điều khó khăn ấy, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Chúa nói chúng ta hãy vui lên. Bởi vì Chúa đang ở giữa chúng ta để chia sẻ nỗi lo âu và hy vọng, làm cho những đau khổ, cũng như niềm vui của chúng ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự an bình chỉ có được nơi người mộn đệ có niềm tin, lòng khiêm tốn cậy dựa, tín thác vào Chúa. Gioan Tẩy Giả đã nêu gương cho chúng ta, cho mọi người về đức tin sống động, sự khiêm tốn tuyệt hảo, nên Ông đã trở nên Đấng Tiền Hô và trở nên cao trọng trong Nước Thiên Chúa.
THỜI GIAN GIÚP NHÂN LOẠI NHẬN RA LỜI HỨA CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỰC HIỆN NƠI LỊCH SỬ CON NGƯỜI :
Thời gian là một thực tại mà tất cả mọi người sống trong lịch sử đều kinh nghiệm. Dòng đời luôn trôi qua, thời gian, bốn mùa thời tiết cứ tiếp tục xoay vần, luân chuyển.Tuy nhiên, thời gian lại là một cái gì đó con người khó lòng định nghĩa, khó lòng xác định. Con người chỉ biết được mình được sinh ra tại một nơi chốn, trong một đất nước, trong một thời giờ và thời gian nhất định. Chỉ có một mình Thiên Chúa là thoát ra ngoài những ràng buộc, những ấn định của thời gian, Ngài sống ngoài những giới hạn của thời gian, bởi vì Ngài sống trong cõi đời đời, không có quá khứ và tương lai. Ngài luôn ở trong cõi vĩnh cửu…Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, muôn loài muôn vật và con người. Chính trong khoảng khắc của thời gian hay ngày giờ mà Thiên Chúa dựng nên thế giới này, thời gian đã trở thành một thực tại không ai có thể chối cãi được. Do đó, chúng ta nhận ra rằng với lời mời gọi của Abraham đi tới vùng Đất Hứa vào một ngày đặc biệt trong thời gian, lịch sử cứu độ của con người, của thế giới bắt đầu. Thiên Chúa đã ban cho Abraham qua lời hứa của Ngài mà Đấng Cứu Thế đã sinh ra bởi dòng tộc Vua Đavít trong một nơi chốn và trong một thời gian nhất định:” Gioan Tẩy Giả là Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Độ và nhờ Gioan mà nhân loại nhận ra Ngài khi Ngài đến “.
GIOAN TIỀN HÔ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC KITÔ:
Thánh Gioan trong chương 1,6-8 đã viết: ” Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng “. Sự Sáng là Đấng Cứu Độ mà Gioan chính là người được diễm phúc làm chứng cho Chúa, Gioan đã là chứng nhân trung thành nhất, kiên trì và hoàn hảo nhất cho Đấng Cứu Thế.Gioan Tiền Hô làm chứng cho Đấng Cứu Thế bằng lời nói, bằng gương sáng và bằng hành động của Người. Gioan đã sống đời sống hết sức khổ hạnh, Người đã rao giảng sự sám hối, ăn năn, và qua việc làm chứng của Người: ” Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi “ ( Ga 1, 23 ). Gioan Tẩy Giả chỉ là Đấng Tiền Hô và báo trước ngày, thời gian Chúa xuất hiện, sau đó Người rút lui vào bóng tối:” Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại “. Gioan chính là người nô bộc của Đấng Cứu Thế và Đức Kitô là chủ, là Chúa và là Thầy.
CHÚNG TA CŨNG PHẢI LÀ CHỨNG NHÂN CHO CHÚA:
Như thánh Gioan Tiền Hô, mỗi Kitô hữu cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô trong cuộc sống của mình. Bởi vì, Chúa Cứu Thế đã tới trần gian như thánh Gioan viết:” Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người “ ( Ga 1, 9 ). Con Thiên Chúa đã thực sự làm người và ở giữa thế gian:” Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người “( Ga 1, 10 ). Chính vì thế gian không nhận biết Người mà nhân loại và mỗi Kitô hữu chúng ta phải làm chứng cho sự hiện của Người. Chúng ta phải như Gioan Tiền Hô minh chứng chính Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa và Đức Kitô đang sống với, sống vì, sống cho chúng ta, sống cho nhân loại. Và cũng như các Tông Đồ xưa, chúng ta phải làm chứng: ” Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật “( Ga 1, 14 ). Các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô ở một vài thời điểm trong cuộc đời trần thế của Người ( Ga 2, 11 và Lc 9, 32 ). Chính các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Các Ngài đã làm chứng cho Đức Kitô Nagiarét chết và phục sinh, cũng như Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho chúa Giêsu khi Ngài đến và xuất hiện giữa trần gian, chúng ta cũng phải làm chứng cho Chúa Giêsu như các Ngài đã làm chứng.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Chúa đã đến trần gian, đã chết và sống lại vì yêu thương con người. Chúng ta đang trên con đường hành trình lữ thứ, chúng ta phải năng lắng nghe và thực thi lời Chúa qua đời sống cụ thể hằng ngày. Làm chứng cho Chúa bằng gương sáng và bằng những hành động bác ái cụ thể trong đời sống mỗi người chúng ta. Bí tích Thánh Thể là lương thực nuôi sống chúng ta và là bằng chứng chúng ta tôn kính, thờ lạy và làm chứng cho Ngài.
Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con sống thánh thiện để được rước Chúa và siêng năng, cần mẫn rước Chúa mỗi ngày. Xin làm cho tâm hồn chúng con trở nên đền thờ sống động, xứng đáng cho Chúa ngự trị. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúa nhật 3 Mùa Vọng day chúng ta những gì ?
2.Tại sao Gioan Tẩy Giả lại là người chứng quan trọng ?
3.Thánh Gioan Tiền Hô đã làm gì để cho nhiều người nhận ra Chúa Cứu Thế đến và xuất hiện ?
4.Thái độ nào chúng ta phải có để làm chứng cho Đức Kitô.
Ga 1, 6-8.19-28
Chúa nhật 3 Mùa Vọng gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh thật ấn tượng, hai tư tưởng thật quí hóa: một là tư tưởng vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì thời cứu độ đầy khích lệ, đầy an ủi đã gần kề chúng ta; hai là hình ảnh kham khổ, khiêm tốn của Gioan Tẩy Giả, khiến nhiều người đồng thời thắc mắc, tự đặt vấn đề Gioan Tiền Hô là ai vậy ?
Cuộc đời của các Kitô hữu là cuộc hành trình tiến về Nước Trời, do đó, con người vẫn còn lo âu, vẫn còn thử thách, vẫn còn tội lỗi. Chúa không miễn trừ cho con người những điều khó khăn ấy, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Chúa nói chúng ta hãy vui lên. Bởi vì Chúa đang ở giữa chúng ta để chia sẻ nỗi lo âu và hy vọng, làm cho những đau khổ, cũng như niềm vui của chúng ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự an bình chỉ có được nơi người mộn đệ có niềm tin, lòng khiêm tốn cậy dựa, tín thác vào Chúa. Gioan Tẩy Giả đã nêu gương cho chúng ta, cho mọi người về đức tin sống động, sự khiêm tốn tuyệt hảo, nên Ông đã trở nên Đấng Tiền Hô và trở nên cao trọng trong Nước Thiên Chúa.
THỜI GIAN GIÚP NHÂN LOẠI NHẬN RA LỜI HỨA CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỰC HIỆN NƠI LỊCH SỬ CON NGƯỜI :
Thời gian là một thực tại mà tất cả mọi người sống trong lịch sử đều kinh nghiệm. Dòng đời luôn trôi qua, thời gian, bốn mùa thời tiết cứ tiếp tục xoay vần, luân chuyển.Tuy nhiên, thời gian lại là một cái gì đó con người khó lòng định nghĩa, khó lòng xác định. Con người chỉ biết được mình được sinh ra tại một nơi chốn, trong một đất nước, trong một thời giờ và thời gian nhất định. Chỉ có một mình Thiên Chúa là thoát ra ngoài những ràng buộc, những ấn định của thời gian, Ngài sống ngoài những giới hạn của thời gian, bởi vì Ngài sống trong cõi đời đời, không có quá khứ và tương lai. Ngài luôn ở trong cõi vĩnh cửu…Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, muôn loài muôn vật và con người. Chính trong khoảng khắc của thời gian hay ngày giờ mà Thiên Chúa dựng nên thế giới này, thời gian đã trở thành một thực tại không ai có thể chối cãi được. Do đó, chúng ta nhận ra rằng với lời mời gọi của Abraham đi tới vùng Đất Hứa vào một ngày đặc biệt trong thời gian, lịch sử cứu độ của con người, của thế giới bắt đầu. Thiên Chúa đã ban cho Abraham qua lời hứa của Ngài mà Đấng Cứu Thế đã sinh ra bởi dòng tộc Vua Đavít trong một nơi chốn và trong một thời gian nhất định:” Gioan Tẩy Giả là Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Độ và nhờ Gioan mà nhân loại nhận ra Ngài khi Ngài đến “.
GIOAN TIỀN HÔ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC KITÔ:
Thánh Gioan trong chương 1,6-8 đã viết: ” Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng “. Sự Sáng là Đấng Cứu Độ mà Gioan chính là người được diễm phúc làm chứng cho Chúa, Gioan đã là chứng nhân trung thành nhất, kiên trì và hoàn hảo nhất cho Đấng Cứu Thế.Gioan Tiền Hô làm chứng cho Đấng Cứu Thế bằng lời nói, bằng gương sáng và bằng hành động của Người. Gioan đã sống đời sống hết sức khổ hạnh, Người đã rao giảng sự sám hối, ăn năn, và qua việc làm chứng của Người: ” Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi “ ( Ga 1, 23 ). Gioan Tẩy Giả chỉ là Đấng Tiền Hô và báo trước ngày, thời gian Chúa xuất hiện, sau đó Người rút lui vào bóng tối:” Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại “. Gioan chính là người nô bộc của Đấng Cứu Thế và Đức Kitô là chủ, là Chúa và là Thầy.
CHÚNG TA CŨNG PHẢI LÀ CHỨNG NHÂN CHO CHÚA:
Như thánh Gioan Tiền Hô, mỗi Kitô hữu cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô trong cuộc sống của mình. Bởi vì, Chúa Cứu Thế đã tới trần gian như thánh Gioan viết:” Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người “ ( Ga 1, 9 ). Con Thiên Chúa đã thực sự làm người và ở giữa thế gian:” Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người “( Ga 1, 10 ). Chính vì thế gian không nhận biết Người mà nhân loại và mỗi Kitô hữu chúng ta phải làm chứng cho sự hiện của Người. Chúng ta phải như Gioan Tiền Hô minh chứng chính Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa và Đức Kitô đang sống với, sống vì, sống cho chúng ta, sống cho nhân loại. Và cũng như các Tông Đồ xưa, chúng ta phải làm chứng: ” Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật “( Ga 1, 14 ). Các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô ở một vài thời điểm trong cuộc đời trần thế của Người ( Ga 2, 11 và Lc 9, 32 ). Chính các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Các Ngài đã làm chứng cho Đức Kitô Nagiarét chết và phục sinh, cũng như Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho chúa Giêsu khi Ngài đến và xuất hiện giữa trần gian, chúng ta cũng phải làm chứng cho Chúa Giêsu như các Ngài đã làm chứng.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Chúa đã đến trần gian, đã chết và sống lại vì yêu thương con người. Chúng ta đang trên con đường hành trình lữ thứ, chúng ta phải năng lắng nghe và thực thi lời Chúa qua đời sống cụ thể hằng ngày. Làm chứng cho Chúa bằng gương sáng và bằng những hành động bác ái cụ thể trong đời sống mỗi người chúng ta. Bí tích Thánh Thể là lương thực nuôi sống chúng ta và là bằng chứng chúng ta tôn kính, thờ lạy và làm chứng cho Ngài.
Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con sống thánh thiện để được rước Chúa và siêng năng, cần mẫn rước Chúa mỗi ngày. Xin làm cho tâm hồn chúng con trở nên đền thờ sống động, xứng đáng cho Chúa ngự trị. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúa nhật 3 Mùa Vọng day chúng ta những gì ?
2.Tại sao Gioan Tẩy Giả lại là người chứng quan trọng ?
3.Thánh Gioan Tiền Hô đã làm gì để cho nhiều người nhận ra Chúa Cứu Thế đến và xuất hiện ?
4.Thái độ nào chúng ta phải có để làm chứng cho Đức Kitô.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:03 06/12/2008
PHÂN BIỆT
Sư phụ cùng với đám đệ tử của mình đi dạo bên bờ sông.
Ông ta nói: “Nhìn kìa, những con cá ấy muốn bơi đi bơi lại tùy thích, đó mới chính là sự vui vẻ chân chính.”
Có người qua đường nghe được lời nói ấy thì trề môi nhạo lại: “Ông không phải là cá, thì ông làm sao biết cá vui vẻ hay không vui vẻ.”
Các đệ tử kinh ngạc trợn mắt nhìn cái thằng cha lỗ mảng ấy, nhưng sư phụ thì tỏ ra tươi cười, nhìn người ấy không một chút úy kỵ truy hỏi nguyên nhân. Ông ta chỉ thân mật hỏi: “Này ông bạn, bạn không phải là tôi thì làm sao ông bạn biết tôi không phải là cá ?”
Các đệ tử nhịn không được bèn cười lớn, cho rằng thầy trừng trị đích đáng người ấy, nhưng người qua đường ấy lại đang trầm tư vì lời nói đầy thâm ý ấy.
Ông ta cả ngày nghiền ngẫm câu nói ấy, sau đó đến nhà thăm hỏi đại sư: “Có lẽ ngài hoàn toàn không như tôi nghĩ, ngài với cá dù không giống nhau, mà tôi với ngài cũng sai biệt khác nhau quá nhiều.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người không phải là cá nên không thể biết cá đang nghĩ gì, anh không phải là tôi nên tôi nghĩ gì thì anh làm sao biết được !
Có những người thường suy bụng ta ra bụng mình, để rồi thêm thắt bịa đặt làm cho câu chuyện thêm li kì, và hậu quả là gây mất đoàn kết với nhau; có những người không biết tí gì về người khác, mà chỉ nghe người khác nói lại, rồi vịn vào đó để đoán xét, lên án tha nhân, bởi vì anh không phải là tôi thì làm sao hiểu thấu tư tưởng của tôi, huống gì chỉ nghe người khác nói lại...
Con người ta mỗi người một tính nết, anh không phải là tôi, tôi không phải là nó, thì không thể biết được suy nghĩ của nhau, do đó mà không thể phân biệt được suy nghĩ của nhau.
Thấu hiểu lòng con người thì chỉ có Thiên Chúa mà thôi, cho nên Ngài dạy chúng ta: chớ đoán xét anh chị em mình, dù sự đoán xét ấy là nghe lại lời nói của người khác.
Anh không phải là tôi, và tôi cũng khác biệt với anh, cho nên đừng đoán xét nhau để khỏi bị Thiên Chúa đoán xét.
N2T |
Sư phụ cùng với đám đệ tử của mình đi dạo bên bờ sông.
Ông ta nói: “Nhìn kìa, những con cá ấy muốn bơi đi bơi lại tùy thích, đó mới chính là sự vui vẻ chân chính.”
Có người qua đường nghe được lời nói ấy thì trề môi nhạo lại: “Ông không phải là cá, thì ông làm sao biết cá vui vẻ hay không vui vẻ.”
Các đệ tử kinh ngạc trợn mắt nhìn cái thằng cha lỗ mảng ấy, nhưng sư phụ thì tỏ ra tươi cười, nhìn người ấy không một chút úy kỵ truy hỏi nguyên nhân. Ông ta chỉ thân mật hỏi: “Này ông bạn, bạn không phải là tôi thì làm sao ông bạn biết tôi không phải là cá ?”
Các đệ tử nhịn không được bèn cười lớn, cho rằng thầy trừng trị đích đáng người ấy, nhưng người qua đường ấy lại đang trầm tư vì lời nói đầy thâm ý ấy.
Ông ta cả ngày nghiền ngẫm câu nói ấy, sau đó đến nhà thăm hỏi đại sư: “Có lẽ ngài hoàn toàn không như tôi nghĩ, ngài với cá dù không giống nhau, mà tôi với ngài cũng sai biệt khác nhau quá nhiều.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người không phải là cá nên không thể biết cá đang nghĩ gì, anh không phải là tôi nên tôi nghĩ gì thì anh làm sao biết được !
Có những người thường suy bụng ta ra bụng mình, để rồi thêm thắt bịa đặt làm cho câu chuyện thêm li kì, và hậu quả là gây mất đoàn kết với nhau; có những người không biết tí gì về người khác, mà chỉ nghe người khác nói lại, rồi vịn vào đó để đoán xét, lên án tha nhân, bởi vì anh không phải là tôi thì làm sao hiểu thấu tư tưởng của tôi, huống gì chỉ nghe người khác nói lại...
Con người ta mỗi người một tính nết, anh không phải là tôi, tôi không phải là nó, thì không thể biết được suy nghĩ của nhau, do đó mà không thể phân biệt được suy nghĩ của nhau.
Thấu hiểu lòng con người thì chỉ có Thiên Chúa mà thôi, cho nên Ngài dạy chúng ta: chớ đoán xét anh chị em mình, dù sự đoán xét ấy là nghe lại lời nói của người khác.
Anh không phải là tôi, và tôi cũng khác biệt với anh, cho nên đừng đoán xét nhau để khỏi bị Thiên Chúa đoán xét.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 06/12/2008
N2T |
26. Trong khi chúng ta trò chuyện thì thường muốn đề cập đến một vài tư tưởng có tính siêu việt; điều đó như một hạt giống tốt, tự nó sẽ sinh ra nhiều hoa trái.
(Thánh Don Bosco)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiên họp bất thường chọn người kế vị Đức Alexy II
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:37 06/12/2008
Moscow (AsiaNews) – Phiên họp bất thường của Thượng Hội đồng Chính Thống Giáo đã được triệu tập vào sáng ngày Thứ Bảy 06/12. Sau khi Đức Thượng Phụ Alexy II qua đời, các giám mục dưới sự lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã được triệu tập để quyết định ai sẽ lãnh đạo Giáo Hội trong khoảng thời gian chuyển tiếp trước khi bầu thượng phụ mới. Tin tức về sự qua đời của Đức Alexy II đã được công bố hôm 5/12, ngài qua đời vì một cơn đau tim. Tang lễ dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng Mười Hai.
Tin về việc triệu tập Thượng Hội đồng được cung cấp bởi Giám mục Mark, cấp phó của Tổng Giám Mục Kirill trong Bộ phận quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng phụ. Các chi tiết liên quan đến việc bầu người kế vị Đức Alexy II sẽ được quyết định bởi người được chọn vào ngày 6/12 từ các thành viên của Thượng Hội đồng.
Theo qui định của Giáo Hội Chính Thống, nhà lãnh đạo lâm thời cần phải triệu tập Thượng Hội đồng trong vòng sáu tháng với tất cả các giám mục của Giáo Hội Nga để bầu ra người kế vị Đức Alexy II.
Nguồn tin từ Nga cho Tin Tức Á Châu hay rằng sự đau yếu kéo dài của Đức Thượng phụ đã tạo nên nhiều khuôn mặt ứng viên nổi bật và có khả năng trong hàng giáo phẩm Chính Thống giáo. Các tên tuổi thường xuyên được nhắc tới nhất là Đức Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk, hiện đang đứng đầu Bộ phận quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng phụ, và Giám Mục Kliment, Tổng Giám Mục của Kaluga và Borovsk, đồng thời là chưởng ấn của Tòa Thượng phụ.
Việc bổ nhiệm nhà lãnh đạo lâm thời có thể đưa ra dấu hiệu ban đầu của lối tiếp cận vượt trội trong Tòa Thượng phụ. Tuy nhiên, các nguồn tin của Tin Tức Á Châu không loại trừ khả năng một ứng viên thứ ba có thể nổi lên từ giữa hai ứng viên tiêu biểu đã có.
Tin về việc triệu tập Thượng Hội đồng được cung cấp bởi Giám mục Mark, cấp phó của Tổng Giám Mục Kirill trong Bộ phận quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng phụ. Các chi tiết liên quan đến việc bầu người kế vị Đức Alexy II sẽ được quyết định bởi người được chọn vào ngày 6/12 từ các thành viên của Thượng Hội đồng.
Theo qui định của Giáo Hội Chính Thống, nhà lãnh đạo lâm thời cần phải triệu tập Thượng Hội đồng trong vòng sáu tháng với tất cả các giám mục của Giáo Hội Nga để bầu ra người kế vị Đức Alexy II.
Nguồn tin từ Nga cho Tin Tức Á Châu hay rằng sự đau yếu kéo dài của Đức Thượng phụ đã tạo nên nhiều khuôn mặt ứng viên nổi bật và có khả năng trong hàng giáo phẩm Chính Thống giáo. Các tên tuổi thường xuyên được nhắc tới nhất là Đức Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk, hiện đang đứng đầu Bộ phận quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng phụ, và Giám Mục Kliment, Tổng Giám Mục của Kaluga và Borovsk, đồng thời là chưởng ấn của Tòa Thượng phụ.
Việc bổ nhiệm nhà lãnh đạo lâm thời có thể đưa ra dấu hiệu ban đầu của lối tiếp cận vượt trội trong Tòa Thượng phụ. Tuy nhiên, các nguồn tin của Tin Tức Á Châu không loại trừ khả năng một ứng viên thứ ba có thể nổi lên từ giữa hai ứng viên tiêu biểu đã có.
Đức Alexy II, hy vọng và trở ngại trong đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:38 06/12/2008
Đức Alexy II, hy vọng và trở ngại trong đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
Vatican (AsiaNews) – Đức Thượng phụ Alexy II đã dẫn dắt Giáo Hội Chính Thống Nga “trong giai đoạn của sự thay đổi to lớn” làm cho nó có khả năng “đối mặt với những thách đố của việc chuyển đổi từ kỷ nguyên Xô Viết sang kỷ nguyên hiện tại” và “cam kết cá nhân của ngài để thăng tiến mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, dù rằng những khó khăn và căng thẳng đã nảy sinh theo thời gian”, “không bao giờ trở thành vấn đề”. Đây là tưởng niệm của Tòa Thánh Vatican đưa ra hôm 12/05, qua Đức Hồng y Walter Kasper trước tin Đức Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa qua đời, để hiệp cùng “hàng giáo phẩm và các tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó thác Đức Thượng Phụ Alexy vào tình yêu vô tận của Cha Trên Trời”.
Bức thư ngắn từ Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo chứa đựng bình luận đầu tiên của Toà Thánh Vatican đại diện cho người Công Giáo nói về sự qua đời của vị Thượng Phụ được bầu chọn vào năm 1990 cả về hy vọng và trở ngại. Thực tế là sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đặt hy vọng lớn lao về khả năng hòa giải với Chính Thống Giáo Nga, về vấn đề khó giải quyết trong quá khứ “các Giáo hội Hiệp thông”, các Giáo Hội nghi lễ Đông Phương (Uniates: những Giáo Hội Đông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình). Ngược đãi khắc nghiệt dưới chế độ Stalin, đặc biệt là ở Ukraina, thời điểm các khu thượng phụ bị ép buộc giải thể. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, họ đã đòi hỏi hoàn trả lại những gì đã lấy từ họ. Điều này dẫn đến những cáo buộc bạo lực và nhất là những cáo buộc cải đạo.
Trong “Thư gửi các Giám Mục của lục địa Âu Châu về mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo trong tình hình mới của Trung Âu và Đông Âu” vào tháng Năm, 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết rằng “đối thoại vẫn là công cụ tốt nhất cho việc dấn thân vào trao đổi huynh đệ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề trong tinh thần của công lý, bác ái và tha thứ. Những anh em đã một lần chia sẻ cùng nỗi đau đớn và gian nan ngày nay không nên đối đầu nhau, nhưng nên cùng nhau xem xét để mở ra tương lai trước họ với những dấu hiệu đầy triển vọng của hy vọng”.
Thực tế, từ Mạc Tư Khoa đã có những cáo buộc nghiêm trọng và ngày càng dâng cao về cải đạo, dẫn đến sự chấm dứt Ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo kéo dài một thập kỷ. Mạc Tư Khoa cũng từ chối tham gia vào Thượng Hội đồng vào tháng Mười Một, 1991 đặt trọng tâm vào vấn đề Kitô giáo trong một Âu Châu thay đổi.
Tòa Thánh Vatican đã không ngừng nỗi lực hàn gắn rạn nứt này. Đã có những cuộc gặp gỡ, những ủy ban, trao đổi các cuộc thăm viếng và những món quà, nhưng về cơ bản, trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, vẫn không có gì thay đổi. Năm 1995, thông điệp "Ut Unum Sint" (Xin cho chúng nên một) ngoài những vấn đề khác, đã kêu gọi các Giáo Hội và các thần học gia của họ tiến hành một đối thoại với ngài về vấn đề làm thế nào để Đức Giáo Hoàng có thể hành xử theo một đường hướng để cho tất cả mọi người có thể chấp nhận, nhưng không có kết quả. Cũng không có bất kỳ hiệu quả nào qua món quà tặng cho Nga, Mẹ Thiên Chúa của Kazan, có thể là biểu tượng được sùng kính nhất đất nước này.
Trái lại, một phần vì yêu cầu của Tòa Thượng Phụ, một loạt các văn bản pháp luật, dưới thời Yeltsin và cũng như Putin, từ chối tình trạng tôn giáo mang tính lịch sử của người Công Giáo ở Nga, và có một số hạn chế về tự do tôn giáo của họ. Nỗ lực để tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Đức Alexy và Đức Gioan Phaolô II đã không bao giờ đến một kết thúc, mặc dù Đức Thánh Cha nói rẳng ngài sẵn sàng thực hiện điều này "bất cứ nơi đâu."
Về dấu hiệu tích cực, có sự trao đổi trong việc chào mừng lẫn nhau, đôi khi không đơn thuần theo nghi thức, giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Đức Thánh Cha, và một số chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican của các đại diện Chính Thống Nga.
Với triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mọi thứ dường như đã được cải thiện. Đã có một vài "cử chỉ", dẫn đến suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Alexy và vào năm tới. Giờ thì tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vị thượng phụ mới, và dựa trên những hứa hẹn sẽ được đưa ra trong thời điểm mà ngài được chọn. Và cũng đừng quên tầm quan trọng của “các quan điểm” của giới chính trị Nga về Tòa Thượng phụ.
Vatican (AsiaNews) – Đức Thượng phụ Alexy II đã dẫn dắt Giáo Hội Chính Thống Nga “trong giai đoạn của sự thay đổi to lớn” làm cho nó có khả năng “đối mặt với những thách đố của việc chuyển đổi từ kỷ nguyên Xô Viết sang kỷ nguyên hiện tại” và “cam kết cá nhân của ngài để thăng tiến mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, dù rằng những khó khăn và căng thẳng đã nảy sinh theo thời gian”, “không bao giờ trở thành vấn đề”. Đây là tưởng niệm của Tòa Thánh Vatican đưa ra hôm 12/05, qua Đức Hồng y Walter Kasper trước tin Đức Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa qua đời, để hiệp cùng “hàng giáo phẩm và các tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó thác Đức Thượng Phụ Alexy vào tình yêu vô tận của Cha Trên Trời”.
Bức thư ngắn từ Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo chứa đựng bình luận đầu tiên của Toà Thánh Vatican đại diện cho người Công Giáo nói về sự qua đời của vị Thượng Phụ được bầu chọn vào năm 1990 cả về hy vọng và trở ngại. Thực tế là sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đặt hy vọng lớn lao về khả năng hòa giải với Chính Thống Giáo Nga, về vấn đề khó giải quyết trong quá khứ “các Giáo hội Hiệp thông”, các Giáo Hội nghi lễ Đông Phương (Uniates: những Giáo Hội Đông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình). Ngược đãi khắc nghiệt dưới chế độ Stalin, đặc biệt là ở Ukraina, thời điểm các khu thượng phụ bị ép buộc giải thể. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, họ đã đòi hỏi hoàn trả lại những gì đã lấy từ họ. Điều này dẫn đến những cáo buộc bạo lực và nhất là những cáo buộc cải đạo.
Trong “Thư gửi các Giám Mục của lục địa Âu Châu về mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo trong tình hình mới của Trung Âu và Đông Âu” vào tháng Năm, 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết rằng “đối thoại vẫn là công cụ tốt nhất cho việc dấn thân vào trao đổi huynh đệ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề trong tinh thần của công lý, bác ái và tha thứ. Những anh em đã một lần chia sẻ cùng nỗi đau đớn và gian nan ngày nay không nên đối đầu nhau, nhưng nên cùng nhau xem xét để mở ra tương lai trước họ với những dấu hiệu đầy triển vọng của hy vọng”.
Thực tế, từ Mạc Tư Khoa đã có những cáo buộc nghiêm trọng và ngày càng dâng cao về cải đạo, dẫn đến sự chấm dứt Ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo kéo dài một thập kỷ. Mạc Tư Khoa cũng từ chối tham gia vào Thượng Hội đồng vào tháng Mười Một, 1991 đặt trọng tâm vào vấn đề Kitô giáo trong một Âu Châu thay đổi.
Tòa Thánh Vatican đã không ngừng nỗi lực hàn gắn rạn nứt này. Đã có những cuộc gặp gỡ, những ủy ban, trao đổi các cuộc thăm viếng và những món quà, nhưng về cơ bản, trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, vẫn không có gì thay đổi. Năm 1995, thông điệp "Ut Unum Sint" (Xin cho chúng nên một) ngoài những vấn đề khác, đã kêu gọi các Giáo Hội và các thần học gia của họ tiến hành một đối thoại với ngài về vấn đề làm thế nào để Đức Giáo Hoàng có thể hành xử theo một đường hướng để cho tất cả mọi người có thể chấp nhận, nhưng không có kết quả. Cũng không có bất kỳ hiệu quả nào qua món quà tặng cho Nga, Mẹ Thiên Chúa của Kazan, có thể là biểu tượng được sùng kính nhất đất nước này.
Trái lại, một phần vì yêu cầu của Tòa Thượng Phụ, một loạt các văn bản pháp luật, dưới thời Yeltsin và cũng như Putin, từ chối tình trạng tôn giáo mang tính lịch sử của người Công Giáo ở Nga, và có một số hạn chế về tự do tôn giáo của họ. Nỗ lực để tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Đức Alexy và Đức Gioan Phaolô II đã không bao giờ đến một kết thúc, mặc dù Đức Thánh Cha nói rẳng ngài sẵn sàng thực hiện điều này "bất cứ nơi đâu."
Về dấu hiệu tích cực, có sự trao đổi trong việc chào mừng lẫn nhau, đôi khi không đơn thuần theo nghi thức, giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Đức Thánh Cha, và một số chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican của các đại diện Chính Thống Nga.
Với triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mọi thứ dường như đã được cải thiện. Đã có một vài "cử chỉ", dẫn đến suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Alexy và vào năm tới. Giờ thì tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vị thượng phụ mới, và dựa trên những hứa hẹn sẽ được đưa ra trong thời điểm mà ngài được chọn. Và cũng đừng quên tầm quan trọng của “các quan điểm” của giới chính trị Nga về Tòa Thượng phụ.
Tầm quan trọng của luật luân lý tự nhiên
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:40 06/12/2008
Vatican (VIS) - Sáng hôm 05/12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên Phiên họp toàn thể của Ủy ban Thành học Quốc tế tại Vatican. Cuộc họp lần thức bảy kể từ khi được thành lập trùng với việc chấm dứt nhiệm vụ 5 năm của Ủy ban.
Đề cập đến những bình luận của mình đối với bản dự thảo văn kiện mang tựa đề “Tìm kiếm nền đạo đức phổ quát. Một cách nhìn mới về luật tự nhiên” sẽ sớm được phê chuẩn nay mai, Đức Thánh Cha chỉ ra “các nhu cầu cấp thiết, trong tình hình hiện tại của văn hóa và của xã hội công dân và chính trị, để tạo ra những điều kiện cần thiết để nâng cao nhận thức về giá trị không thể thiếu được của luật luân lý tự nhiên”.
Ngài nói thêm: “Luật tự nhiên là bảo đảm xác thực cho tất cả mọi người sống tự do và tôn trọng phẩm giá của họ là con người, và để họ cảm thấy được bảo vệ khỏi sự thao túng của bất kỳ hình thái tư tưởng nào và khỏi mọi lạm dụng phạm vào nền tảng của luật kẻ mạnh”.
Sau đó, Đức Thánh cha bình luận về vấn đề “ý nghĩa và phương pháp thần học” mà các thành viên của Ủy ban đã được nghiên cứu trong 5 năm qua, ĐTC Bênêđictô XVI chỉ ra rằng “nhiệm vụ thực sự của thần học là đi vào Lời Chúa, để tìm hiểu Lời Chúa và làm cho Lời Chúa được hiểu biết trong thế giới của chúng ta, và như vậy, để tìm câu trả lời cho những vấn đề trọng đại của chúng ta”; “Phương pháp thần học không thể được thiết lập chỉ dựa trên cơ sở các tiêu chí và chuẩn mực phổ biến đối với các môn học khác, nhưng trên hết tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực xuất phát từ Mặc khải, và từ đức tin trong các chiều kích cá nhân và giáo hội của nó”.
Sau khi nêu bật “đức tính căn bản của các thần học gia là tìm kiếm sự tuân theo đức tin, vốn làm cho họ trở thành cộng tác viên của sự thật”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “tuân theo sự thật không có nghĩa là từ bỏ nghiên cứu hoặc các nỗ lực tư duy. Sự bồn chồn của tư duy, mà trong đời sống của các tín hữu tất nhiên có thể không bao giờ được xoa dịu hoàn toàn vì họ cũng đang tìm kiếm và nghiên cứu sự thật, tuy nhiên sự bồn chồn đồng hành và kích thích họ trên bước đường hành hương của tư duy hướng đến Thiên Chúa, và theo cách này, sẽ mang lại hoa quả”.
Đề cập đến những bình luận của mình đối với bản dự thảo văn kiện mang tựa đề “Tìm kiếm nền đạo đức phổ quát. Một cách nhìn mới về luật tự nhiên” sẽ sớm được phê chuẩn nay mai, Đức Thánh Cha chỉ ra “các nhu cầu cấp thiết, trong tình hình hiện tại của văn hóa và của xã hội công dân và chính trị, để tạo ra những điều kiện cần thiết để nâng cao nhận thức về giá trị không thể thiếu được của luật luân lý tự nhiên”.
Ngài nói thêm: “Luật tự nhiên là bảo đảm xác thực cho tất cả mọi người sống tự do và tôn trọng phẩm giá của họ là con người, và để họ cảm thấy được bảo vệ khỏi sự thao túng của bất kỳ hình thái tư tưởng nào và khỏi mọi lạm dụng phạm vào nền tảng của luật kẻ mạnh”.
Sau đó, Đức Thánh cha bình luận về vấn đề “ý nghĩa và phương pháp thần học” mà các thành viên của Ủy ban đã được nghiên cứu trong 5 năm qua, ĐTC Bênêđictô XVI chỉ ra rằng “nhiệm vụ thực sự của thần học là đi vào Lời Chúa, để tìm hiểu Lời Chúa và làm cho Lời Chúa được hiểu biết trong thế giới của chúng ta, và như vậy, để tìm câu trả lời cho những vấn đề trọng đại của chúng ta”; “Phương pháp thần học không thể được thiết lập chỉ dựa trên cơ sở các tiêu chí và chuẩn mực phổ biến đối với các môn học khác, nhưng trên hết tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực xuất phát từ Mặc khải, và từ đức tin trong các chiều kích cá nhân và giáo hội của nó”.
Sau khi nêu bật “đức tính căn bản của các thần học gia là tìm kiếm sự tuân theo đức tin, vốn làm cho họ trở thành cộng tác viên của sự thật”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “tuân theo sự thật không có nghĩa là từ bỏ nghiên cứu hoặc các nỗ lực tư duy. Sự bồn chồn của tư duy, mà trong đời sống của các tín hữu tất nhiên có thể không bao giờ được xoa dịu hoàn toàn vì họ cũng đang tìm kiếm và nghiên cứu sự thật, tuy nhiên sự bồn chồn đồng hành và kích thích họ trên bước đường hành hương của tư duy hướng đến Thiên Chúa, và theo cách này, sẽ mang lại hoa quả”.
Top Stories
Ahead of trial against faithful of Thai Ha, Catholics welcome a new bishop
Asia-News
20:54 06/12/2008
Today is the ordination of Chu Van Minh as auxiliary bishop of Hanoi. Twenty bishops, a thousand priests, religious, and seminarians, and twenty thousand faithful are taking part in the ceremony. Three days before the beginning of the trial, all over the country they are praying for justice and peace.
Hanoi (AsiaNews) - All over Vietnam, they are praying "for justice and peace" today, the day of the episcopal ordination of Lawrence Chu Van Minh, the new auxiliary bishop of Hanoi, which is taking place just three days before the beginning of a trial with clear political connotations against eight faithful of the parish of Thai Ha.
On October 15, the pope appointed Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, as the primary celebrant of the ordination. Together with him, the twenty other bishops participating in the ceremony include the president of the Vietnamese bishops conference, Nguyen Van Nhon, the cardinal archbishop of Saigon, JB. Pham Minh Man (in the photo), and the archbishop of Hué, Stephen Nguyen Nhu The. The 20,000 people present include a thousand priests, religious, and seminarians, demonstrating the faith of the Vietnamese people.
The diocese of Hanoi is going through a number of difficulties in this time, because of material factors and spiritual obstacles. Catholics are most anxious over the discrimination and suspicion surrounding them, while the local and central authorities are offering a warm welcome to foreigners for their business collaboration. They have cut financing for economic projects and formational activities in order to keep the money for themselves. But they don't want the Catholics to make any contribution to these activities.
"Catholicism is the religion of love," Bishop Chu Van Minh tells AsiaNews. "Here, love means doing good things for the people. We are close to the joys and sorrows of the people, who do not need nice words right now, but the testimony of love." "We are at the service of the people, of the disadvantaged children, of our brothers and sisters, and the country understands that this service is done out of love for Jesus."
In this context, people all over the country are looking with concern to the trial that will begin on December 8. Charged with "destruction of property" and "disturbance of public order" are eight Catholics who participated in the prayer vigils organized by the parish of Thai Ha, to obtain the restitution of illegally confiscated church property. The parish has announced a prayer vigil on their behalf tomorrow. A statement about the vigil says that they are "witnesses of justice and truth, who have never violated the law and have been arrested and charged unjustly." The initiative of Thai Ha follows a letter from Archbishop Kiet, asking the faithful to pray "for these brothers and sisters who, with courage, are witnessing to justice and truth."
But it is not only in Hanoi that they are praying. Since the announcement of the trial, there have been hundreds of vigils organized all over the country.
The government media are giving no news about any of this. Since the announcement of the trial, the entire question seems to have been shrouded in silence.
Hanoi (AsiaNews) - All over Vietnam, they are praying "for justice and peace" today, the day of the episcopal ordination of Lawrence Chu Van Minh, the new auxiliary bishop of Hanoi, which is taking place just three days before the beginning of a trial with clear political connotations against eight faithful of the parish of Thai Ha.
On October 15, the pope appointed Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, as the primary celebrant of the ordination. Together with him, the twenty other bishops participating in the ceremony include the president of the Vietnamese bishops conference, Nguyen Van Nhon, the cardinal archbishop of Saigon, JB. Pham Minh Man (in the photo), and the archbishop of Hué, Stephen Nguyen Nhu The. The 20,000 people present include a thousand priests, religious, and seminarians, demonstrating the faith of the Vietnamese people.
The diocese of Hanoi is going through a number of difficulties in this time, because of material factors and spiritual obstacles. Catholics are most anxious over the discrimination and suspicion surrounding them, while the local and central authorities are offering a warm welcome to foreigners for their business collaboration. They have cut financing for economic projects and formational activities in order to keep the money for themselves. But they don't want the Catholics to make any contribution to these activities.
"Catholicism is the religion of love," Bishop Chu Van Minh tells AsiaNews. "Here, love means doing good things for the people. We are close to the joys and sorrows of the people, who do not need nice words right now, but the testimony of love." "We are at the service of the people, of the disadvantaged children, of our brothers and sisters, and the country understands that this service is done out of love for Jesus."
In this context, people all over the country are looking with concern to the trial that will begin on December 8. Charged with "destruction of property" and "disturbance of public order" are eight Catholics who participated in the prayer vigils organized by the parish of Thai Ha, to obtain the restitution of illegally confiscated church property. The parish has announced a prayer vigil on their behalf tomorrow. A statement about the vigil says that they are "witnesses of justice and truth, who have never violated the law and have been arrested and charged unjustly." The initiative of Thai Ha follows a letter from Archbishop Kiet, asking the faithful to pray "for these brothers and sisters who, with courage, are witnessing to justice and truth."
But it is not only in Hanoi that they are praying. Since the announcement of the trial, there have been hundreds of vigils organized all over the country.
The government media are giving no news about any of this. Since the announcement of the trial, the entire question seems to have been shrouded in silence.
Alla vigilia del processo contro i fedeli di Thai Ha, i cattolici salutano un nuovo vescovo
Asia-News
20:55 06/12/2008
Oggi c’è l’ordinazione di mons. Chu Van Minh, ausiliare di Hanoi. Al rito prendono parte 20 presuli, un migliaio di sacerdoti, religiosi e seminaristi e 20mila fedeli. A tre giorni dall’inizio del procedimento, in tutto il Paese si prega per la giustizia e la pace.
Hanoi (AsiaNews) – In tutto il Vietnam si prega “per la giustizia e la pace”, oggi, giorno dell’ordinazione episcopale di mons. Lorenxo Chu Van Minh, nuovo vescovo ausiliare di Hanoi, che cade a soli tre giorni dall’inizio di un processo dalle evidenti connotazioni politiche contro otto fedeli della parrocchia di Thai Ha.
Primo ordinante del nuovo vescovo – nominato dal Papa il 15 ottobre - è mons. Ngo Quang Kiet, arcivescovo di Hanoi. Con lui, tra gli altri 20 vescovi che partecipano al rito, il presidente della Conferenza episcopale vietnamita, mons. Nguyen Van Nhon, il cardinale di Saigon, JB. Pham Minh Man (nella foto) e l’arcivescovo di Hué, mons. Stephano Nguyen Nhu The. Tra le 20mila persone presenti, ci sono un migliaio di sacerdoti, religiosi e seminaristi, a mostrare la fede del popolo vietnamita.
La diocesi di Hanoi, in questo periodo, sta affrontando numerose difficoltà per motivi materiali e ostacoli spirituali. Ad angustiare di più i cattolici sono le discriminazioni ed i sospetti che li circondano, mentre le autorità locali e centrali offrono un caldo benvenuto agli stranieri per avere collaborazione per i loro affari. Hanno tagliato il finanziamento dei progetti economici ed anche delle attività formative, per avere denaro per se stessi. Ma non vogliono che i cattolici diano il loro contributo a tali attività.
“Il cattolicesimo – dice ad AsiaNews il vescovo Chu van Minh – è la religione dell’amore. L’amore qui significa fare cose buone per la gente. Noi siamo vicini alle gioie e ai dolori delle persone, che ora non hanno bisogno di belle parole, ma di testimonianza dell’amore”. “Noi siamo al servizio della gente, dei popoli, dei bambini sfortunati, dei nostri fratelli e sorelle e il Paese capisce che questo servizio è per l’amore di Gesù”.
In questo quadro, in tutto il Paese si guarda con preoccupazione al processo che inizierà l’8 dicembre. Imputati per “distruzione di beni” e “turbamento dell’ordine pubblico” sono otto cattolici che hanno preso parte alle veglie di preghiera organizzate dalla parrocchia di Thai Ha per ottenere la restituzione del terreno della loro chiesa, illegalmente requisito. Per domani la parrocchia annuncia una veglia di preghiera per questi, si legge in un loro comunicato, “testimoni della giustizia e della verità, che non hanno mai violato la legge e sono stati arrestati ed incolpati ingiustamente”. L’iniziativa di Thai Ha fa seguito ad una lettera di mons. Kiet che invita i fedeli alla preghiera “per questi fratelli e sorelle, che, con coraggio, testimoniano per la giustizia e la verità”.
Ma non è solo Hanoi a pregare. Da quando si è avuta natizia del processo, sono centinaia le veglie organizzate in tutto il Paese.
Di tutto ciò, la stampa di regime non dà informazioni. Da quando è stato annunciato il processo, su tutta la questione sembra sia scesa la consegna del silenzio.
Hanoi (AsiaNews) – In tutto il Vietnam si prega “per la giustizia e la pace”, oggi, giorno dell’ordinazione episcopale di mons. Lorenxo Chu Van Minh, nuovo vescovo ausiliare di Hanoi, che cade a soli tre giorni dall’inizio di un processo dalle evidenti connotazioni politiche contro otto fedeli della parrocchia di Thai Ha.
Primo ordinante del nuovo vescovo – nominato dal Papa il 15 ottobre - è mons. Ngo Quang Kiet, arcivescovo di Hanoi. Con lui, tra gli altri 20 vescovi che partecipano al rito, il presidente della Conferenza episcopale vietnamita, mons. Nguyen Van Nhon, il cardinale di Saigon, JB. Pham Minh Man (nella foto) e l’arcivescovo di Hué, mons. Stephano Nguyen Nhu The. Tra le 20mila persone presenti, ci sono un migliaio di sacerdoti, religiosi e seminaristi, a mostrare la fede del popolo vietnamita.
La diocesi di Hanoi, in questo periodo, sta affrontando numerose difficoltà per motivi materiali e ostacoli spirituali. Ad angustiare di più i cattolici sono le discriminazioni ed i sospetti che li circondano, mentre le autorità locali e centrali offrono un caldo benvenuto agli stranieri per avere collaborazione per i loro affari. Hanno tagliato il finanziamento dei progetti economici ed anche delle attività formative, per avere denaro per se stessi. Ma non vogliono che i cattolici diano il loro contributo a tali attività.
“Il cattolicesimo – dice ad AsiaNews il vescovo Chu van Minh – è la religione dell’amore. L’amore qui significa fare cose buone per la gente. Noi siamo vicini alle gioie e ai dolori delle persone, che ora non hanno bisogno di belle parole, ma di testimonianza dell’amore”. “Noi siamo al servizio della gente, dei popoli, dei bambini sfortunati, dei nostri fratelli e sorelle e il Paese capisce che questo servizio è per l’amore di Gesù”.
In questo quadro, in tutto il Paese si guarda con preoccupazione al processo che inizierà l’8 dicembre. Imputati per “distruzione di beni” e “turbamento dell’ordine pubblico” sono otto cattolici che hanno preso parte alle veglie di preghiera organizzate dalla parrocchia di Thai Ha per ottenere la restituzione del terreno della loro chiesa, illegalmente requisito. Per domani la parrocchia annuncia una veglia di preghiera per questi, si legge in un loro comunicato, “testimoni della giustizia e della verità, che non hanno mai violato la legge e sono stati arrestati ed incolpati ingiustamente”. L’iniziativa di Thai Ha fa seguito ad una lettera di mons. Kiet che invita i fedeli alla preghiera “per questi fratelli e sorelle, che, con coraggio, testimoniano per la giustizia e la verità”.
Ma non è solo Hanoi a pregare. Da quando si è avuta natizia del processo, sono centinaia le veglie organizzate in tutto il Paese.
Di tutto ciò, la stampa di regime non dà informazioni. Da quando è stato annunciato il processo, su tutta la questione sembra sia scesa la consegna del silenzio.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Regina, Canada được thêm một tân Linh Mục Việt Nam
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
01:12 06/12/2008
Phong chức Linh Mục Việt Nam tại Canada
Thầy Sáu Louis Nguyễn phúc Kim, thuộc tổng giáo phận Regina sẽ được Đức Tổng Giám Mục Daniel Bohan đặt tay truyền chức linh mục trong thánh lễ bắt đầu lúc 7giờ tối ngày Thứ Hai 8.12.2008 tại nhà thờ Chánh Tòa Holy Rosary, số 3125 – 13 th Ave. Regina Saskatchewan S4T 1P2
Đây là niềm vui chung của triều thần thánh trên trời, của Giáo Hội toàn cầu, trong đó, đặc biệt có bà con giáo dân Việt Nam ở Regina và Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada. Hãy chung vui và tạ ơn Chúa với chúng tôi. Canada rộng lớn mênh mông, lạnh lẽo, có thêm một tu sĩ, một chủng sinh hay một linh mục, chúng tôi có cảm tưởng như hàn thử biểu nhảy từ độ trừ lên độ cộng. Lòng thấy ấm hẳn!
Theo niên giám Giáo Hội Công Giáo Canada năm 2008, tổng Giáo Phận Regina có 120 ngàn giáo dân phân tán trong 56 giáo xứ và 115 họ đạo nhỏ. Tổng Giáo phận có 112 linh mục (94 linh mục địa địa phận và 18 linh mục dòng). Trong số nầy có bốn linh mục Việt Nam:
Lm. Phêrô Phạm Thiện, linh mục năm 1998.
Lm. Tôma Nguyễn thế Đương, linh mục năm 1993
Lm. Phêrô Nguyễn hữu Thăng, linh mục năm 2001
và tân linh mục Louis Nguyễn phúc Kim, sẽ được phong chức ngày 8.12.2008
Vì có quá nhiều họ đạo nhỏ, nên các linh mục thường được bổ nnhiệm trông coi một Giáo Xứ và ít là 3, 4 hay có khi 5, 6 họ đạo nhỏ khác. Regina, thành phố có chừng 200 ngàn dân, là thủ phủ của tỉnh bang Saskatchewan, miền Tây Canada. Làm việc trong những vùng lạnh lẽo và thưa dân như thế nầy, một linh mục thường phải lái xe khoảng 40,000 cây số mỗi năm tức khoảng 25,000 dậm. Nói thế để chúng ta thông cảm phần nào với linh mục, nhất là linh mục Việt Nam đang phục vụ tại Canada. Cái đáng sợ nhất vẫn là các “cô”: cô đơn, cô độc, cô liêu, cô lẻ, cô tịch, cô thân, cô thế.. . Bên cạnh đó cũng không thiếu những thử thách khác như sự khô đạo, sự thiếu quan tâm đến những hy sinh của linh mục nơi giáo dân Canada. Linh mục không được đánh giá cao như là thánh chức hay thiên chức, tựu trung cũng chỉ là một nghề kiếm sống như những nghề nghiệp khác.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Regina lấy tên Thánh bổn mạng Phêrô Uyển, có ước chừng 75 gia đình, khoảng 350 người và được Cha Phêrô Nguyễn hữu Thăng chăm sóc. Cha Phêrô Thăng, cha xứ giáo xứ Sacred Heart ở Raymore, được kiêm nhiệm vai trò quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam. Ngài dâng Thánh Thể Chúa Nhật cho bà con mỗi hai tuần và đáp ứng cho tất cả những nhu cầu mục vụ, bí tích cần thiết cho bà con Việt Nam.
Cũng được biết Cha Phêrô Nguyễn hữu Thăng chính là người đã về Việt Nam tìm gặp Thầy Louis Nguyễn phúc Kim, giới thiệu Thầy với Đức Tổng Giám Mục để Ngài đứng ra “đỡ đầu” để Thầy Kim được bảo lãnh sang Canada tu học và làm linh mục cho Regina.
Trong năm năm gần đây, có hơn 20 chủng sinh từ Việt Nam sang tu học cho các giáo phận ở Canada. Chín người đã làm linh mục: GB. Tuyên (Tuyên trẻ), linh mục năm 2004; Giuse Phong (Phong trẻ) và Giuse Đông, linh mục năm 2007; Giuse Tuân, Giuse Tuấn, Giuse Mạnh, Giuse Trứ, Fx. Cường và Louis Kim, linh mục năm 2008.
Làm linh mục là ơn Chúa chọn gọi. Nhưng ơn gọi làm linh mục chắc chắn phải được nhiều người quảng đại đóng góp, qua sự đỡ đầu, qua lời cầu nguyện, qua những giúp đỡ âm thầm nhất là từ những linh mục đàn anh. Tôi xin thay mặt cho Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada, cho tân linh mục Louis Kim gửi đến Cha Phêrô Nguyễn hữu Thăng lời tri ân chân thành vì những giúp đỡ tinh thần vật chất Cha đã dành cho Cha Louis Kim. Xin Chúa trả công bội hậu cho Cha và xin Cha tiếp tục tìm thêm nhiều ơn gọi linh mục Việt Nam cho Canada.
Thầy Sáu Louis Nguyễn phúc Kim, thuộc tổng giáo phận Regina sẽ được Đức Tổng Giám Mục Daniel Bohan đặt tay truyền chức linh mục trong thánh lễ bắt đầu lúc 7giờ tối ngày Thứ Hai 8.12.2008 tại nhà thờ Chánh Tòa Holy Rosary, số 3125 – 13 th Ave. Regina Saskatchewan S4T 1P2
Đây là niềm vui chung của triều thần thánh trên trời, của Giáo Hội toàn cầu, trong đó, đặc biệt có bà con giáo dân Việt Nam ở Regina và Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada. Hãy chung vui và tạ ơn Chúa với chúng tôi. Canada rộng lớn mênh mông, lạnh lẽo, có thêm một tu sĩ, một chủng sinh hay một linh mục, chúng tôi có cảm tưởng như hàn thử biểu nhảy từ độ trừ lên độ cộng. Lòng thấy ấm hẳn!
Thầy Sáu Nguyễn Phúc Kim |
Lm. Phêrô Phạm Thiện, linh mục năm 1998.
Lm. Tôma Nguyễn thế Đương, linh mục năm 1993
Lm. Phêrô Nguyễn hữu Thăng, linh mục năm 2001
và tân linh mục Louis Nguyễn phúc Kim, sẽ được phong chức ngày 8.12.2008
Vì có quá nhiều họ đạo nhỏ, nên các linh mục thường được bổ nnhiệm trông coi một Giáo Xứ và ít là 3, 4 hay có khi 5, 6 họ đạo nhỏ khác. Regina, thành phố có chừng 200 ngàn dân, là thủ phủ của tỉnh bang Saskatchewan, miền Tây Canada. Làm việc trong những vùng lạnh lẽo và thưa dân như thế nầy, một linh mục thường phải lái xe khoảng 40,000 cây số mỗi năm tức khoảng 25,000 dậm. Nói thế để chúng ta thông cảm phần nào với linh mục, nhất là linh mục Việt Nam đang phục vụ tại Canada. Cái đáng sợ nhất vẫn là các “cô”: cô đơn, cô độc, cô liêu, cô lẻ, cô tịch, cô thân, cô thế.. . Bên cạnh đó cũng không thiếu những thử thách khác như sự khô đạo, sự thiếu quan tâm đến những hy sinh của linh mục nơi giáo dân Canada. Linh mục không được đánh giá cao như là thánh chức hay thiên chức, tựu trung cũng chỉ là một nghề kiếm sống như những nghề nghiệp khác.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Regina lấy tên Thánh bổn mạng Phêrô Uyển, có ước chừng 75 gia đình, khoảng 350 người và được Cha Phêrô Nguyễn hữu Thăng chăm sóc. Cha Phêrô Thăng, cha xứ giáo xứ Sacred Heart ở Raymore, được kiêm nhiệm vai trò quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam. Ngài dâng Thánh Thể Chúa Nhật cho bà con mỗi hai tuần và đáp ứng cho tất cả những nhu cầu mục vụ, bí tích cần thiết cho bà con Việt Nam.
Lm nghĩa phụ: Nguyễn Hữu Thăng |
Trong năm năm gần đây, có hơn 20 chủng sinh từ Việt Nam sang tu học cho các giáo phận ở Canada. Chín người đã làm linh mục: GB. Tuyên (Tuyên trẻ), linh mục năm 2004; Giuse Phong (Phong trẻ) và Giuse Đông, linh mục năm 2007; Giuse Tuân, Giuse Tuấn, Giuse Mạnh, Giuse Trứ, Fx. Cường và Louis Kim, linh mục năm 2008.
Làm linh mục là ơn Chúa chọn gọi. Nhưng ơn gọi làm linh mục chắc chắn phải được nhiều người quảng đại đóng góp, qua sự đỡ đầu, qua lời cầu nguyện, qua những giúp đỡ âm thầm nhất là từ những linh mục đàn anh. Tôi xin thay mặt cho Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada, cho tân linh mục Louis Kim gửi đến Cha Phêrô Nguyễn hữu Thăng lời tri ân chân thành vì những giúp đỡ tinh thần vật chất Cha đã dành cho Cha Louis Kim. Xin Chúa trả công bội hậu cho Cha và xin Cha tiếp tục tìm thêm nhiều ơn gọi linh mục Việt Nam cho Canada.
Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng Trường Việt Ngữ Đắc Lộ - Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
21:43 06/12/2008
Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc
Lúc 1 giờ 30’ chiều, thứ Bảy ngày 06 tháng 12 năm 2008. Trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc đã tổ chức "Lễ Bế Giáng và Phát Thưởng" cho các em học sinh niên học 2008, với sự hiện hiện của Quan khách, quí Giáo chức thuộc Ban Giảng Huấn, quí vị trong Ban Đại Diện Hội Phụ huynh học sinh, các Phụ huynh và các em học sinh.
Linh mục G.B Nguyễn Viết Huy Sj. Phó quản nhiệm Cộng Đồng thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng quan khách và khen ngợi thành tích học tập của các em học sinh cũng như ca ngợi sự hy sinh, tận tụy của các giáo chức.
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ là trường trung tiểu học sắc tộc dạy tiếng Việt lớn nhất tại tiểu bang Nam Úc, trường mở từ lớp Vỡ Lòng đến lớp 12, với sĩ số học sinh gần 1,500 em, dưới sự giảng dạy của Ban Giảng Huấn với một lực lượng giáo chức thật hùng hậu, gồm 50 thầy / cô giáo.
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc, hiện có 3 chi nhánh là: Các trung tâm Salisbury, Pooraka và Woodville, toạ lạc trên các vùng có đông người Việt định cư trong thành phố Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc.
Đặc biệt trong 2 năm qua, nhà trường đã mở thêm các lớp dạy kèm toán lý hóa tại chi nhánh Woodville, song song với chương trình toán học của các trường chính mạch Úc (Main Stream School). Giúp các em học sinh mau mắn tiếp thu kiến thức toán học tại trường đang theo học và đạt những thành quả cao trong các kỳ thi.
Trường Đắc Lộ có hệ thống tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm minh gồm có:
Ban Tuyên Úy (Linh Hướng và Cố Vấn)
Ban Mục Vụ (Quản Trị)
Ban Giám Hiệu (Điều Hành)
Ban Chuyên Môn (Đặc trách tu thư sách giáo khoa và soạn thảo các giáo trình, giáo án và mở các khóa tu nghiệp giáo chức).
Ban Hành Chánh và Ban Tài Chánh
Trường được chính phủ liên bang Úc Châu và tiểu bang Nam Úc tài trợ, nhắm mục đích giúp cho các em học sinh bảo tồn và phát huy nên văn hóa và ngôn ngữ Việt
Tiếng Việt tại Úc Châu được chính phủ công nhận là một ngoại ngữ. Cho nên hàng năm, các em học sinh Việt Nam thi tú tài, chọn môn tiếng Việt là ngoại ngữ rất đông. Trong đó học sinh trường Việt Ngữ Đắc Lộ chiếm đa số. Có những em đã đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi Tú Tài. Các giáo chức của trường có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và đã được nhà trường gửi lên Bộ Giáo Dục tham dự các khóa huấn luyện chuyên nghiệp giáo dục. Các giáo chức đều được nhà trường trả thù lao, dựa theo ngân quĩ do chính phủ tài trợ.
Tối thứ Sáu ngày 05 tháng 12, nhân dịp tất niên, nhà trường đã mở tiệc liên hoan khoản đãi các giáo chức, để đánh giá thành qủa trong niên học vừa qua và cũng là dịp tri ân đến các giáo chức đã hy sinh, tận tụy hướng dẫn các em học sinh, mầm non của thế hệ và của dân tộc Việt.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hí họa: Xử án giáo dân Thái Hà
HK
01:36 06/12/2008
Hí Họa: Vụ Án Thái Hà
Lá thư của một người ngoài Công giáo
Trần Vĩnh Phúc
05:20 06/12/2008
Lá thư của một người ngoài Công giáo
Các tổ chức của Công giáo phải làm gì với nạn nhân của bạo quyền Hà Nội ngày 8/12?
Kính gởi các tổ chức và giáo dân Công giáo Việt Nam
Xin được giới thiệu: tôi không phải là người công giáo, cũng không tham gia chính trị hoặc bất cứ hội đoàn nào. Tôi chỉ là một người quan tâm đến tình hình những người giáo dân là nạn nhân của bạo quyền Hà Nội.
Từ khi các giáo dân chuẩn bị đưa ra toà án để xét xử, nhà cầm quyền Hà Nội đã rất lúng túng cho phiên toà này. Thực chất của phiên toà, không phải là mấy viên gạch bị dỡ đi hay việc cầu nguyện được xem là gây rối trật tự công cộng của họ. Hà Nội đang muốn làm một phiên toà dằn mặt người công giáo. Mục đích còn là để đe doạ những người khác không cúi đầu vâng theo chế độ tham nhũng thối nát và đê hèn hiện nay đang vâng phục trước ngoại bang, dâng hiến lãnh thổ đất nước nhưng cướp bóc bằng được đất đai của người dân thấp cổ bé họng.
Nhưng chúng đã không dễ dàng khi đối mặt với khối những người Công giáo có tổ chức chặt chẽ và lòng tin nhiệt thành.
Phiên toà này, tự nó đã lộ rõ sự vô lý của nhà cầm quyền khi cố tình kết án bằng được những người vô tội, thể hiện điều đó qua việc khởi tố, bắt bớ, điều tra đi điều tra lại nhiều lần nhằm kết án giáo dân.
Những nạn nhân và người công giáo Thái Hà đã hoàn toàn đúng đắn khi không gây ra bạo động tạo cớ cho nhà cầm quyền đàn áp.
Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội bất chấp pháp luật do họ định ra, nhất định kết tội những dân lành này. Vì vậy mới có phiên toà mang tiếng công khai nhưng sẽ xử lén lút tại tầng 4 một ngôi nhà không phải là toà án. Đây là một phiên toà nhục nhã, nói lên bản chất đê hèn của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Dư luận nhân dân kể cả những người ngoại đạo như tôi hết sức bất bình và quan tâm theo dõi. Tuy thế chúng tôi không thể tham gia hoặc lên tiếng trực tiếp vì chúng sẽ lu loa kết tội thành việc chính trị nọ kia. Những mưu mô xảo trá đó chúng không thiếu. Điển hình như việc chúng đã cắt cúp xuyên tạc lời nói của ông Ngô Quang Kiệt đáng kính để thoá mạ Ngài và kết án Ngài. Việc đó đã cho cả thế giới được bản chất của chúng.
Tôi luôn nghĩ người Công giáo có tổ chức chặt chẽ để thực hành việc đạo. Những nạn nhân này đã ôn hoà, họ không làm việc nhỏ nhất như biểu tình có băng rôn, khẩu hiệu như những người dân oan khác. Họ không hò hét, hô hoán, phá rối… Nhưng chính quyền đã hèn hạ vu cáo nhục mạ họ.
Trước tình hình đó, người công giáo phải làm gì?
Để tỏ tinh thần quan tâm và thống nhất với những nạn nhân về những việc làm chính đáng đó, các xứ họ, địa phận và các hội đoàn tổ chức thuộc Công giáo cần mạnh mẽ lên tiếng bằng nhiều hình thức có thể được.
Công việc đơn giản nhất mà tôi thấy ở các xứ thuộc Hà Nội và giáo phận Vinh đã tích cực làm từ lâu nay là tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân, cho công lý, sự thật. Việc tổ chức này ngay trước và sau phiên toà.
Chúng tôi hết sức cảm kích và thán phục tinh thần người công giáo qua những hành động đoàn kết này.
Đây là việc làm hết sức cần thiết và hoàn toàn hợp pháp. Không có một nhà nước dù man rợ đến đâu cấm được người dân cầu nguyện.
Việc này sẽ đánh động tâm hồn của mỗi người dân, họ sẽ không bị các báo chí nhà nước đánh lừa như trước đến nay. Họ biết được lẽ phải thuộc về các nạn nhân này.
Những cuộc cầu nguyện, nhưng văn thư hiệp ý nói lên chính nghĩa, sẽ làm cho nhà cầm quyền phải chùn tay trước dư luận mạnh mẽ trong nước và của cộng đồng quốc tế.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam, sẽ hết sức lúng túng trong các hành động của họ. Vì lúng túng họ sẽ liên tục va phải những sai lầm như trong giai đoạn vừa qua. Con đường đúng đắn nhất, dễ nhất cho họ là phải trả tự do và công lý cho những người dân vô tội này.
Trong trường hợp họ vẫn cố tình kết tội các nạn nhân bât chấp công lý, thì các giáo dân sẽ luôn quan tâm đến họ, luôn có các buổi cầu nguyện, giờ cầu nguyện cho họ trong các nhà thờ và nơi nào có thể được.
Tổ chức đi thăm họ ở các trại giam với lượng người đông đảo… Chính hành động đó sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội không thể công nhiên đàn áp mà không lộ rõ bộ mặt thô bạo của mình.
Những nạn nhân chỉ còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa là đối diện với sự tàn bạo, những đồng đạo của họ, các chức sắc, cha xứ và người công chính nghĩ gì?
Chúng ta cần thể hiện ngay tiếng nói ủng hộ tinh thần các nạn nhân bằng những việc làm cụ thể, dễ dàng trong hôm nay: Tổ chức Cầu nguyện tập trung cho họ và thông tin cho cả thế giới biết điều này.
Là một người ngoại đạo công giáo, tôi xin có vài lời thô mộc như trên, nhưng hết sức tâm huyết chân thành.
Mong quý vị lắng nghe và đại xá nếu có điều không vừa ý.
Ngày 6/12/2008
Các tổ chức của Công giáo phải làm gì với nạn nhân của bạo quyền Hà Nội ngày 8/12?
Kính gởi các tổ chức và giáo dân Công giáo Việt Nam
Xin được giới thiệu: tôi không phải là người công giáo, cũng không tham gia chính trị hoặc bất cứ hội đoàn nào. Tôi chỉ là một người quan tâm đến tình hình những người giáo dân là nạn nhân của bạo quyền Hà Nội.
Từ khi các giáo dân chuẩn bị đưa ra toà án để xét xử, nhà cầm quyền Hà Nội đã rất lúng túng cho phiên toà này. Thực chất của phiên toà, không phải là mấy viên gạch bị dỡ đi hay việc cầu nguyện được xem là gây rối trật tự công cộng của họ. Hà Nội đang muốn làm một phiên toà dằn mặt người công giáo. Mục đích còn là để đe doạ những người khác không cúi đầu vâng theo chế độ tham nhũng thối nát và đê hèn hiện nay đang vâng phục trước ngoại bang, dâng hiến lãnh thổ đất nước nhưng cướp bóc bằng được đất đai của người dân thấp cổ bé họng.
Nhưng chúng đã không dễ dàng khi đối mặt với khối những người Công giáo có tổ chức chặt chẽ và lòng tin nhiệt thành.
Phiên toà này, tự nó đã lộ rõ sự vô lý của nhà cầm quyền khi cố tình kết án bằng được những người vô tội, thể hiện điều đó qua việc khởi tố, bắt bớ, điều tra đi điều tra lại nhiều lần nhằm kết án giáo dân.
Những nạn nhân và người công giáo Thái Hà đã hoàn toàn đúng đắn khi không gây ra bạo động tạo cớ cho nhà cầm quyền đàn áp.
Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội bất chấp pháp luật do họ định ra, nhất định kết tội những dân lành này. Vì vậy mới có phiên toà mang tiếng công khai nhưng sẽ xử lén lút tại tầng 4 một ngôi nhà không phải là toà án. Đây là một phiên toà nhục nhã, nói lên bản chất đê hèn của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Dư luận nhân dân kể cả những người ngoại đạo như tôi hết sức bất bình và quan tâm theo dõi. Tuy thế chúng tôi không thể tham gia hoặc lên tiếng trực tiếp vì chúng sẽ lu loa kết tội thành việc chính trị nọ kia. Những mưu mô xảo trá đó chúng không thiếu. Điển hình như việc chúng đã cắt cúp xuyên tạc lời nói của ông Ngô Quang Kiệt đáng kính để thoá mạ Ngài và kết án Ngài. Việc đó đã cho cả thế giới được bản chất của chúng.
Tôi luôn nghĩ người Công giáo có tổ chức chặt chẽ để thực hành việc đạo. Những nạn nhân này đã ôn hoà, họ không làm việc nhỏ nhất như biểu tình có băng rôn, khẩu hiệu như những người dân oan khác. Họ không hò hét, hô hoán, phá rối… Nhưng chính quyền đã hèn hạ vu cáo nhục mạ họ.
Trước tình hình đó, người công giáo phải làm gì?
Để tỏ tinh thần quan tâm và thống nhất với những nạn nhân về những việc làm chính đáng đó, các xứ họ, địa phận và các hội đoàn tổ chức thuộc Công giáo cần mạnh mẽ lên tiếng bằng nhiều hình thức có thể được.
Công việc đơn giản nhất mà tôi thấy ở các xứ thuộc Hà Nội và giáo phận Vinh đã tích cực làm từ lâu nay là tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân, cho công lý, sự thật. Việc tổ chức này ngay trước và sau phiên toà.
Chúng tôi hết sức cảm kích và thán phục tinh thần người công giáo qua những hành động đoàn kết này.
Đây là việc làm hết sức cần thiết và hoàn toàn hợp pháp. Không có một nhà nước dù man rợ đến đâu cấm được người dân cầu nguyện.
Việc này sẽ đánh động tâm hồn của mỗi người dân, họ sẽ không bị các báo chí nhà nước đánh lừa như trước đến nay. Họ biết được lẽ phải thuộc về các nạn nhân này.
Những cuộc cầu nguyện, nhưng văn thư hiệp ý nói lên chính nghĩa, sẽ làm cho nhà cầm quyền phải chùn tay trước dư luận mạnh mẽ trong nước và của cộng đồng quốc tế.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam, sẽ hết sức lúng túng trong các hành động của họ. Vì lúng túng họ sẽ liên tục va phải những sai lầm như trong giai đoạn vừa qua. Con đường đúng đắn nhất, dễ nhất cho họ là phải trả tự do và công lý cho những người dân vô tội này.
Trong trường hợp họ vẫn cố tình kết tội các nạn nhân bât chấp công lý, thì các giáo dân sẽ luôn quan tâm đến họ, luôn có các buổi cầu nguyện, giờ cầu nguyện cho họ trong các nhà thờ và nơi nào có thể được.
Tổ chức đi thăm họ ở các trại giam với lượng người đông đảo… Chính hành động đó sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội không thể công nhiên đàn áp mà không lộ rõ bộ mặt thô bạo của mình.
Những nạn nhân chỉ còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa là đối diện với sự tàn bạo, những đồng đạo của họ, các chức sắc, cha xứ và người công chính nghĩ gì?
Chúng ta cần thể hiện ngay tiếng nói ủng hộ tinh thần các nạn nhân bằng những việc làm cụ thể, dễ dàng trong hôm nay: Tổ chức Cầu nguyện tập trung cho họ và thông tin cho cả thế giới biết điều này.
Là một người ngoại đạo công giáo, tôi xin có vài lời thô mộc như trên, nhưng hết sức tâm huyết chân thành.
Mong quý vị lắng nghe và đại xá nếu có điều không vừa ý.
Ngày 6/12/2008
Phiên tòa xét xử 8 giáo dân Thài Hà
Trà Mi, Thiện Giao RFA
05:33 06/12/2008
RFA ngày 2008-12-05 - Phiên tòa xử 8 giáo dân với tội danh gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản trong vụ tranh chấp đất giữa giáo xứ Thái Hà với chính quyền sẽ diễn ra vào 8h sáng ngày 8/12.
Dư luận đang hướng về phiên toà với rất nhiều câu hỏi đựơc đặt ra rằng liệu các bị can này có tìm được luật sư can thiệp và người thân của họ có được phép tham dự buổi xét xử hay không.
Kiểm soát hạn chế số người tham dự
Mặc dù phiên toà đựơc gọi là xét xử công khai, nhưng đơn của các linh mục, tu sĩ nhà thờ Thái Hà xin phép tham dự phiên xử đã bị chính quyền công khai từ chối. Linh mục Nguyễn Văn Thật từ nhà thờ Thái Hà:
“Các linh mục có làm đơn xin dự phiên toà nhưng người ta trả lời là không có chỗ cho các linh mục dự. Họ trả lời bằng văn bản của Toà án nhân dân quận Đống Đa và chánh án Trần Hồng Nhân.
Họ nói là xử vụ này là công khai, vì phòng không đủ chỗ và các giấy mời đã phát hết rồi, nên không có chỗ cho các linh mục và tu sĩ. Nguyên văn họ trả lời như thế. Dự phiên toà họ chỉ mời một mình linh mục Phụng thôi.”
Hỏi thăm người thân các bị can, chúng tôi được biết có người được đồng ý cho tham dự phiên toà như trường hợp của gia đình anh Thái Thanh Hải:
‘Tôi là mẹ của cháu Hải. Gia đình được tham dự. Họ bảo cứ đến đấy rồi vào dự thôi, còn đến ngày ấy thì cũng không biết thế nào cả.’
Hay trường hợp của bà Nguyễn Thị Việt. Ông Minh chồng bà Việt khẳng định:
“Có ạ. Tôi là chồng và một đứa con gái, họ cho có 2 người vào thôi.”
Gia đình bị can không được thông báo ngày giờ phiên tòa
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà gia đình của bị can thậm chí không được chính quyền thông báo ngày giờ, địa điểm của phiên toà xét xử người thân của họ, như lời thuật lại của anh Thanh, con trai bà Ngô Thị Dung:
“Từ 24/9 tức ngày mẹ tôi bắt đầu ra công an trình diện đến bây giờ chúng tôi cũng chưa có một tin tức nào về mẹ tôi, chưa được thăm gặp hay liên lạc gì, chỉ được phép gửi quà hàng tuần thôi. Đặc biệt gia đình tôi không được chính quyền thông báo ngày xét xử.
Tất cả thông tin chúng tôi biết được về phiên toà do chúng tôi tìm hiểu qua báo chí trên mạng và qua những người sắp bị xét xử mà được tại ngoại. Hiện tại gia đình tôi chưa có được giấy mời hay một thông tin, hay một cuộc gặp gỡ nào với phía chính quyền về ngày xét xử mẹ tôi.
Gia đình tôi sẽ đến dự phiên toà nhưng cũng không chắc đựơc là có đựơc vào không. Tôi nghĩ là rất khó khăn. Luật sư Lê Trần Luật sẽ tham gia bào chữa cho mẹ tôi.”
Người thân của ông Lê Quang Kiện cho biết:
“Em thì nghe nói là phải có đơn xin phép thì người ta mới cho tham dự. Không biết là ra đấy người ta có cho vào hay không.”
Ông Lân, chồng bị can Lê Thị Hợi cũng xác nhận điều tương tự:
“Kể cả tôi là chồng mà hiện nay cũng không thấy có giấy báo nào, chẳng nghe người của toà nói là phải làm đơn gì cả.”
Luật sư Lê Trần Luật ở miền Nam, người nhận lời bênh vực cho anh Hải và bà Việt trong phiền toà này bức xúc:
“Vấn đề là ở chỗ toà án xét xử công khai nhưng người ta vẫn cố tình hạn chế số lựơng người tham gia. Trừ luật sư và bị can ra, những người còn lại nếu muốn tham gia phải xin phép của toà. Đây là điều trái pháp luật và vi hiến. Chúng ta đang mong muốn nhà cầm quyền tuân thủ pháp luật nhưng đó là điều rất khó trong một chế độ độc tài.”
Trong số 8 bị can bị đưa ra xét xử vào ngày 8/12 tới đây về tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản, ngoài anh Hải và bà Việt được luật sư Luật đại diện, bà Dung cũng đựơc luật sư Kim Hương tại Hà Nội nhận lời giúp đỡ. Luật sư Luật cho biết thêm:
“Hai bị cáo bị tại ngoại nên việc tiếp xúc với họ cũng dễ dàng, không có vấn đề gì. Có một luật sư bào chữa cho chị Dung đó là luật sư Hương ở Hà Nội đã gặp chị Dung rồi, tiếp xúc với chị rồi.
Tất cả đều có một hành vi giống nhau là xô ngã bức tường mà vào cầu nguyện thôi. Cho nên khi mình bào chữa cho 1, 2 người thì cũng là bào chữa cho tất cả mọi người khác rồi.”
Dù có luật sư, nhưng nhìn vào đầu đuôi sự việc vụ tranh chấp đất tại giáo xứ Thái Hà, người ta không mấy tin tưởng rằng công lý sẽ đựơc tôn trọng tại phiên toà sắp tới. Ông Minh, chồng bà Việt ngao ngán:
“Có luật sư Luật đấy. Cũng không biết đằng nào mà lần. Ở Việt Nam nhiều vấn đề tế nhị lắm, chả hiểu thế nào.’
Ông Lân, chồng bà Hợi góp lời:
“Thật ra tôi thấy các vụ án mà có luật sư bảo vệ cũng có giải quyết đựơc gì đâu. Nếu theo luật thì khác, còn ở đây họ có theo luật đâu. Thì thôi họ muốn làm gì thì làm mình tất cả chỉ vì công bằng, chân lý và sự thật. Mình có phân tích có nói thì chắc cũng chẳng đựơc nói, mà họ quyết thì họ vẫn cứ quyết thôi.”
Dựa vào thực tế và kinh nghiệm hành nghề tại Việt Nam, chính luật sư Luật cũng tỏ ra không mấy lạc quan về phiên toà ông sắp tham gia:
“Trong một phiên toà của nhà độc tài, tôi không lạc quan lắm. Tôi đang bào chữa cho những giáo dân vô tội trước công luận bất chấp nhà cầm quyền và toà án đang hành xử như thế nào. Tuỳ theo kết quả phiên toà, nếu toà kết luận rằng những giáo dân này có tội, điều này phản ánh rằng nhà cầm quyền đang ngày có xu hướng độc tài hơn, chèn ép công lý, sự thật.”
Bày tỏ cảm nghĩ trước thềm phiên toà diễn ra, các bị can và thân nhân của họ chia sẻ:
“Tôi cũng chỉ muốn chia sẻ rằng chúng tôi sẵn sàng đón nhận những gì khó khăn nhất. Dù có thế nào chăng nữa thì chúng tôi vẫn phải yêu cầu sự thật và chân lý phải được hiện diện, nhưng tôi chắc cũng hơi khó. Trong một phiên toà muốn làm gì cũng phải để người ta tâm phục khẩu phục.’’
Thoạt đầu, 8 giáo dân bị truy tố tội « gây rối trật tự công cộng » và « phá hoại tài sản ». Vào khoảng cuối tháng 10, công an quận Đống Đa thông báo các bị can được giảm tội danh « phá hoại tài sản ». Thế nhưng đến nay, tin tức cuối cùng cho biết những người này sẽ ra toà với cả hai tội danh bị cáo buộc như ban đầu.
Ngoài ra, phiên xử dành cho 8 giáo dân tham gia vụ đập bức tường ở linh địa Đức Bà trong vụ tranh chấp đất giữa giáo xứ Thái Hà với chính quyền cũng bị dời từ ngày 5 đến ngày 8/12, và không diễn ra tại Toà, mà sẽ được tổ chức ở lầu 4 Ủy ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa, số 55 phố Hoàng Cầm, Hà Nội.
Phỏng vấn đặc biệt với Bí thư Đảng uỷ phường Ô Chợ Dừa
Biên tập viên Thiện Giao liên lạc với ông Phạm Quang Bình, Bí thư Đảng uỷ phường Ô Chợ Dừa để tìm hiểu nguyên nhân và ghi nhận ý kiến từ phía chính quyền:
Ông Phạm Quang Bình: Tôi là Bình đây ạ.
Thiện Giao: Tôi xin tự giới thiệu tôi là phóng viên của đài Á Châu Tự Do, muốn hỏi về vụ toà sắp xử vụ 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà, thưa ông.
Ông Phạm Quang Bình: Dạ vâng.
Thiện Giao: Thưa chúng tôi đựơc biết là phiên xử ngày 8/12 sẽ tổ chức tại Ủy ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa. Cho tôi hỏi là tại sao phiên xử không diễn ra ở toà mà lại ở phường ?
Ông Phạm Quang Bình: Dạ cái này hôm nay Ban tuyên giáo thành ủy cũng họp thông tin với các nhà báo đấy.
Thiện Giao: Vâng, lý do chính họ đưa ra là gì ?
Ông Phạm Quang Bình: Tức là Toà án cấp quận không đủ điều kiện xử ạ, bởi vì nó rất nhỏ, mà đây là toà án công khai, do vậy mà muốn ở một vị trí mà tiện cho nhiều người đến dự hơn.
Thiện Giao: Ông vừa nói phiên toà sẽ công khai. Theo thông tin chúng tôi đựơc biết là có một số người phải xin phép mới đựơc dự. Còn các tu sĩ ở Nhà thờ Thái Hà có xin giấy phép mà không được cho, không biết có đúng không ?
Ông Phạm Quang Bình: Về công khai mà nói thì thưa đó là toà án công khai, nhưng do điều kiện hội trường cũng như là khung cảnh, thì nó cũng có những điều kiện, chứ không phải công khai là tất cả mọi người có thể đến dự cả.
Thiện Giao: Mặc dù câu hỏi này chúng tôi nên hỏi bên phía Toà án nhưng sẵn đây, vì ông là Bí thư đảng uỷ của phường, xin hỏi thăm là vì sao tội danh của các bị can bị thay đổi nhiều lần ?
Ông Phạm Quang Bình: Thưa việc này đã do các bộ phận như Toà án cũng như Viện kiểm sát người ta căn cứ vào các hành vi đó, theo quy định của pháp luật, thì người ta đã đặt vào cái khung đó, chứ còn chúng tôi thì không nắm đựơc cụ thể lắm ạ.
Thiện Giao: Thưa ông, hôm rồi phiên xử bị dời ngày, có lý do gì cụ thể ạ ?
Ông Phạm Quang Bình: Cái này thì Toà cũng đã báo với các đương sự rồi. Theo tôi biết thì là do việc sửa chữa hội trường chưa xong, nên dời lại.
Thiện Giao: Có tin cho rằng có thể vụ việc trùng với ngày phong Giám mục Chu Quang Minh, không biết có phải vì như vậy không ?
Ông Phạm Quang Bình: Cái việc đó tôi không được rõ lắm, nhưng theo tin tức thì do việc sửa chữa hội trường chưa xong, đến ngày mùng 7 mới xong. Tôi cũng chỉ được biết thông tin là như vậy. Phiền ông tôi phải đi họp bây giờ.
Thiện Giao: Vâng, xin cảm ơn ông.
Giáo dân đứng cầu nguyện tại Thái Hà |
Kiểm soát hạn chế số người tham dự
Mặc dù phiên toà đựơc gọi là xét xử công khai, nhưng đơn của các linh mục, tu sĩ nhà thờ Thái Hà xin phép tham dự phiên xử đã bị chính quyền công khai từ chối. Linh mục Nguyễn Văn Thật từ nhà thờ Thái Hà:
“Các linh mục có làm đơn xin dự phiên toà nhưng người ta trả lời là không có chỗ cho các linh mục dự. Họ trả lời bằng văn bản của Toà án nhân dân quận Đống Đa và chánh án Trần Hồng Nhân.
Họ nói là xử vụ này là công khai, vì phòng không đủ chỗ và các giấy mời đã phát hết rồi, nên không có chỗ cho các linh mục và tu sĩ. Nguyên văn họ trả lời như thế. Dự phiên toà họ chỉ mời một mình linh mục Phụng thôi.”
Hỏi thăm người thân các bị can, chúng tôi được biết có người được đồng ý cho tham dự phiên toà như trường hợp của gia đình anh Thái Thanh Hải:
‘Tôi là mẹ của cháu Hải. Gia đình được tham dự. Họ bảo cứ đến đấy rồi vào dự thôi, còn đến ngày ấy thì cũng không biết thế nào cả.’
Hay trường hợp của bà Nguyễn Thị Việt. Ông Minh chồng bà Việt khẳng định:
“Có ạ. Tôi là chồng và một đứa con gái, họ cho có 2 người vào thôi.”
Gia đình bị can không được thông báo ngày giờ phiên tòa
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà gia đình của bị can thậm chí không được chính quyền thông báo ngày giờ, địa điểm của phiên toà xét xử người thân của họ, như lời thuật lại của anh Thanh, con trai bà Ngô Thị Dung:
“Từ 24/9 tức ngày mẹ tôi bắt đầu ra công an trình diện đến bây giờ chúng tôi cũng chưa có một tin tức nào về mẹ tôi, chưa được thăm gặp hay liên lạc gì, chỉ được phép gửi quà hàng tuần thôi. Đặc biệt gia đình tôi không được chính quyền thông báo ngày xét xử.
Tất cả thông tin chúng tôi biết được về phiên toà do chúng tôi tìm hiểu qua báo chí trên mạng và qua những người sắp bị xét xử mà được tại ngoại. Hiện tại gia đình tôi chưa có được giấy mời hay một thông tin, hay một cuộc gặp gỡ nào với phía chính quyền về ngày xét xử mẹ tôi.
Gia đình tôi sẽ đến dự phiên toà nhưng cũng không chắc đựơc là có đựơc vào không. Tôi nghĩ là rất khó khăn. Luật sư Lê Trần Luật sẽ tham gia bào chữa cho mẹ tôi.”
Người thân của ông Lê Quang Kiện cho biết:
“Em thì nghe nói là phải có đơn xin phép thì người ta mới cho tham dự. Không biết là ra đấy người ta có cho vào hay không.”
Ông Lân, chồng bị can Lê Thị Hợi cũng xác nhận điều tương tự:
“Kể cả tôi là chồng mà hiện nay cũng không thấy có giấy báo nào, chẳng nghe người của toà nói là phải làm đơn gì cả.”
Luật sư Lê Trần Luật ở miền Nam, người nhận lời bênh vực cho anh Hải và bà Việt trong phiền toà này bức xúc:
“Vấn đề là ở chỗ toà án xét xử công khai nhưng người ta vẫn cố tình hạn chế số lựơng người tham gia. Trừ luật sư và bị can ra, những người còn lại nếu muốn tham gia phải xin phép của toà. Đây là điều trái pháp luật và vi hiến. Chúng ta đang mong muốn nhà cầm quyền tuân thủ pháp luật nhưng đó là điều rất khó trong một chế độ độc tài.”
Trong số 8 bị can bị đưa ra xét xử vào ngày 8/12 tới đây về tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản, ngoài anh Hải và bà Việt được luật sư Luật đại diện, bà Dung cũng đựơc luật sư Kim Hương tại Hà Nội nhận lời giúp đỡ. Luật sư Luật cho biết thêm:
“Hai bị cáo bị tại ngoại nên việc tiếp xúc với họ cũng dễ dàng, không có vấn đề gì. Có một luật sư bào chữa cho chị Dung đó là luật sư Hương ở Hà Nội đã gặp chị Dung rồi, tiếp xúc với chị rồi.
Tất cả đều có một hành vi giống nhau là xô ngã bức tường mà vào cầu nguyện thôi. Cho nên khi mình bào chữa cho 1, 2 người thì cũng là bào chữa cho tất cả mọi người khác rồi.”
Dù có luật sư, nhưng nhìn vào đầu đuôi sự việc vụ tranh chấp đất tại giáo xứ Thái Hà, người ta không mấy tin tưởng rằng công lý sẽ đựơc tôn trọng tại phiên toà sắp tới. Ông Minh, chồng bà Việt ngao ngán:
“Có luật sư Luật đấy. Cũng không biết đằng nào mà lần. Ở Việt Nam nhiều vấn đề tế nhị lắm, chả hiểu thế nào.’
Ông Lân, chồng bà Hợi góp lời:
“Thật ra tôi thấy các vụ án mà có luật sư bảo vệ cũng có giải quyết đựơc gì đâu. Nếu theo luật thì khác, còn ở đây họ có theo luật đâu. Thì thôi họ muốn làm gì thì làm mình tất cả chỉ vì công bằng, chân lý và sự thật. Mình có phân tích có nói thì chắc cũng chẳng đựơc nói, mà họ quyết thì họ vẫn cứ quyết thôi.”
Dựa vào thực tế và kinh nghiệm hành nghề tại Việt Nam, chính luật sư Luật cũng tỏ ra không mấy lạc quan về phiên toà ông sắp tham gia:
“Trong một phiên toà của nhà độc tài, tôi không lạc quan lắm. Tôi đang bào chữa cho những giáo dân vô tội trước công luận bất chấp nhà cầm quyền và toà án đang hành xử như thế nào. Tuỳ theo kết quả phiên toà, nếu toà kết luận rằng những giáo dân này có tội, điều này phản ánh rằng nhà cầm quyền đang ngày có xu hướng độc tài hơn, chèn ép công lý, sự thật.”
Bày tỏ cảm nghĩ trước thềm phiên toà diễn ra, các bị can và thân nhân của họ chia sẻ:
“Tôi cũng chỉ muốn chia sẻ rằng chúng tôi sẵn sàng đón nhận những gì khó khăn nhất. Dù có thế nào chăng nữa thì chúng tôi vẫn phải yêu cầu sự thật và chân lý phải được hiện diện, nhưng tôi chắc cũng hơi khó. Trong một phiên toà muốn làm gì cũng phải để người ta tâm phục khẩu phục.’’
Thoạt đầu, 8 giáo dân bị truy tố tội « gây rối trật tự công cộng » và « phá hoại tài sản ». Vào khoảng cuối tháng 10, công an quận Đống Đa thông báo các bị can được giảm tội danh « phá hoại tài sản ». Thế nhưng đến nay, tin tức cuối cùng cho biết những người này sẽ ra toà với cả hai tội danh bị cáo buộc như ban đầu.
Ngoài ra, phiên xử dành cho 8 giáo dân tham gia vụ đập bức tường ở linh địa Đức Bà trong vụ tranh chấp đất giữa giáo xứ Thái Hà với chính quyền cũng bị dời từ ngày 5 đến ngày 8/12, và không diễn ra tại Toà, mà sẽ được tổ chức ở lầu 4 Ủy ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa, số 55 phố Hoàng Cầm, Hà Nội.
Phỏng vấn đặc biệt với Bí thư Đảng uỷ phường Ô Chợ Dừa
Biên tập viên Thiện Giao liên lạc với ông Phạm Quang Bình, Bí thư Đảng uỷ phường Ô Chợ Dừa để tìm hiểu nguyên nhân và ghi nhận ý kiến từ phía chính quyền:
Ông Phạm Quang Bình: Tôi là Bình đây ạ.
Thiện Giao: Tôi xin tự giới thiệu tôi là phóng viên của đài Á Châu Tự Do, muốn hỏi về vụ toà sắp xử vụ 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà, thưa ông.
Ông Phạm Quang Bình: Dạ vâng.
Thiện Giao: Thưa chúng tôi đựơc biết là phiên xử ngày 8/12 sẽ tổ chức tại Ủy ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa. Cho tôi hỏi là tại sao phiên xử không diễn ra ở toà mà lại ở phường ?
Ông Phạm Quang Bình: Dạ cái này hôm nay Ban tuyên giáo thành ủy cũng họp thông tin với các nhà báo đấy.
Thiện Giao: Vâng, lý do chính họ đưa ra là gì ?
Ông Phạm Quang Bình: Tức là Toà án cấp quận không đủ điều kiện xử ạ, bởi vì nó rất nhỏ, mà đây là toà án công khai, do vậy mà muốn ở một vị trí mà tiện cho nhiều người đến dự hơn.
Thiện Giao: Ông vừa nói phiên toà sẽ công khai. Theo thông tin chúng tôi đựơc biết là có một số người phải xin phép mới đựơc dự. Còn các tu sĩ ở Nhà thờ Thái Hà có xin giấy phép mà không được cho, không biết có đúng không ?
Ông Phạm Quang Bình: Về công khai mà nói thì thưa đó là toà án công khai, nhưng do điều kiện hội trường cũng như là khung cảnh, thì nó cũng có những điều kiện, chứ không phải công khai là tất cả mọi người có thể đến dự cả.
Thiện Giao: Mặc dù câu hỏi này chúng tôi nên hỏi bên phía Toà án nhưng sẵn đây, vì ông là Bí thư đảng uỷ của phường, xin hỏi thăm là vì sao tội danh của các bị can bị thay đổi nhiều lần ?
Ông Phạm Quang Bình: Thưa việc này đã do các bộ phận như Toà án cũng như Viện kiểm sát người ta căn cứ vào các hành vi đó, theo quy định của pháp luật, thì người ta đã đặt vào cái khung đó, chứ còn chúng tôi thì không nắm đựơc cụ thể lắm ạ.
Thiện Giao: Thưa ông, hôm rồi phiên xử bị dời ngày, có lý do gì cụ thể ạ ?
Ông Phạm Quang Bình: Cái này thì Toà cũng đã báo với các đương sự rồi. Theo tôi biết thì là do việc sửa chữa hội trường chưa xong, nên dời lại.
Thiện Giao: Có tin cho rằng có thể vụ việc trùng với ngày phong Giám mục Chu Quang Minh, không biết có phải vì như vậy không ?
Ông Phạm Quang Bình: Cái việc đó tôi không được rõ lắm, nhưng theo tin tức thì do việc sửa chữa hội trường chưa xong, đến ngày mùng 7 mới xong. Tôi cũng chỉ được biết thông tin là như vậy. Phiền ông tôi phải đi họp bây giờ.
Thiện Giao: Vâng, xin cảm ơn ông.
Ngày 8/12/2008 dẫu không được tham dự phiên Tòa nhưng hãy đến bên ngoài cùng cầu nguyện cho Công lý
Minh Lý
05:57 06/12/2008
Lời kêu gọi của độc giả: Ngày 8/12/2008 dẫu không được tham dự phiên Tòa những hãy đến bên ngoài cùng cầu nguyện cho Công lý
HÀ NỘI - Hỡi những ai yêu chuộng công lý và tự do cho quê hương Việt Nam, chúng ta sắp sửa chứng kiến sự xét xử của thế gian dành cho 8 người con cái Chúa vào lúc 8g00 ngày thứ hai, 8/12/2008 tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa, số 55 đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Xin mọi người sắp xếp để có mặt tại địa điểm trên trước 8g00, cho dù có thể phải đứng bên ngoài chứ không được vào. Để đề phòng số lượng người đổ về đông đảo, xin anh chị em thu xếp gửi xe từ xa và đi bộ vào.
Có thể nhà cầm quyền sẽ dựng hàng rào sắt, kẽm gai hay hàng trăm nhân viên an ninh, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ để cản trở sự tham dự của anh chị em.
Công việc của anh chị em bên ngoài nơi xét xử là cầu nguyện theo tôn giáo của mình. Riêng với người Công Giáo thì đọc kinh, lần chuỗi và hát Thánh ca. Chúng ta sẽ biến nơi ấy thành nơi cầu nguyện, cầu nguyện cho sự gian dối, lọc lừa sẽ bị phơi bày, cầu nguyện cho những con người mê muội trong tội lỗi được biết sám hối và quay về đường ngay nẻo chính,… và đặc biệt là cầu nguyện cho 8 người dân oan bên trong.
Chúng ta cũng nên biết rằng ngày 8.12.2008 là ngày lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Do vậy người Công giáo chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng và lời cầu bầu của Đức Mẹ cho 8 anh chị em giáo dân Thái Hà.
Cho dẫu toà án đời này có phán quyết thế nào đi nữa, dựa theo thứ “cong lý” nào đi chăng nữa thì Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ phán xét lại theo công lý của Người. Công lý của Thiên Chúa sẽ thiết lập một phiên toà khác để phân xử công minh cho 8 người con anh dũng của Người trước mặt thế gian này.
Các Thánh Tử đạo Việt Nam đã bị toà án thế gian ghép cho đủ thứ tội rất nặng nề: nào là phản quốc, nào là theo “tả đạo”, nào là “cấu kết với ngoại bang”,... Nhưng Thiên Chúa đã xét xử lại vụ án này và đặt họ lên bàn thờ để mọi người thuộc mọi thế hệ tôn kính. Công lý của Chúa đã tuyên bố các ngài trắng án và ban phần thưởng trọng hậu cho các ngài.
Xin các Thánh Tử đạo Việt Nam chuyển cầu cho 8 anh chị em của chúng ta, để công lý của Chúa an ủi họ và phân xử lại cho họ. Thiên Chúa sẽ minh oan cho họ trong phiên toà của Người, với sự cộng tác của Trạng sư Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Phiên toà đó sẽ diễn ra khi nào và như thế nào thì chỉ có Chúa biết.
Chúng ta cầu nguyện cho công lý của Chúa được thực hiện.
HÀ NỘI - Hỡi những ai yêu chuộng công lý và tự do cho quê hương Việt Nam, chúng ta sắp sửa chứng kiến sự xét xử của thế gian dành cho 8 người con cái Chúa vào lúc 8g00 ngày thứ hai, 8/12/2008 tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa, số 55 đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Xin mọi người sắp xếp để có mặt tại địa điểm trên trước 8g00, cho dù có thể phải đứng bên ngoài chứ không được vào. Để đề phòng số lượng người đổ về đông đảo, xin anh chị em thu xếp gửi xe từ xa và đi bộ vào.
Có thể nhà cầm quyền sẽ dựng hàng rào sắt, kẽm gai hay hàng trăm nhân viên an ninh, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ để cản trở sự tham dự của anh chị em.
Công việc của anh chị em bên ngoài nơi xét xử là cầu nguyện theo tôn giáo của mình. Riêng với người Công Giáo thì đọc kinh, lần chuỗi và hát Thánh ca. Chúng ta sẽ biến nơi ấy thành nơi cầu nguyện, cầu nguyện cho sự gian dối, lọc lừa sẽ bị phơi bày, cầu nguyện cho những con người mê muội trong tội lỗi được biết sám hối và quay về đường ngay nẻo chính,… và đặc biệt là cầu nguyện cho 8 người dân oan bên trong.
Chúng ta cũng nên biết rằng ngày 8.12.2008 là ngày lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Do vậy người Công giáo chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng và lời cầu bầu của Đức Mẹ cho 8 anh chị em giáo dân Thái Hà.
Cho dẫu toà án đời này có phán quyết thế nào đi nữa, dựa theo thứ “cong lý” nào đi chăng nữa thì Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ phán xét lại theo công lý của Người. Công lý của Thiên Chúa sẽ thiết lập một phiên toà khác để phân xử công minh cho 8 người con anh dũng của Người trước mặt thế gian này.
Các Thánh Tử đạo Việt Nam đã bị toà án thế gian ghép cho đủ thứ tội rất nặng nề: nào là phản quốc, nào là theo “tả đạo”, nào là “cấu kết với ngoại bang”,... Nhưng Thiên Chúa đã xét xử lại vụ án này và đặt họ lên bàn thờ để mọi người thuộc mọi thế hệ tôn kính. Công lý của Chúa đã tuyên bố các ngài trắng án và ban phần thưởng trọng hậu cho các ngài.
Xin các Thánh Tử đạo Việt Nam chuyển cầu cho 8 anh chị em của chúng ta, để công lý của Chúa an ủi họ và phân xử lại cho họ. Thiên Chúa sẽ minh oan cho họ trong phiên toà của Người, với sự cộng tác của Trạng sư Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Phiên toà đó sẽ diễn ra khi nào và như thế nào thì chỉ có Chúa biết.
Chúng ta cầu nguyện cho công lý của Chúa được thực hiện.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các tư liệu Thánh Kinh: Ngành Khảo Cổ Thánh Kinh
Vũ Văn An
16:14 06/12/2008
Các tư liệu Thánh Kinh: Ngành Khảo Cổ Thánh Kinh
Những bước đáng kể đầu tiên trong việc học hỏi về thế giới cổ thời được thực hiện năm 1798 khi cuộc xâm lăng Ai Cập của Na-pô-lê-ông đòi một cuộc thám hiểm vùng đồi núi tại đó. Dịp đó, Khối Ðá Rosetta đã được khám phá ra. Ðó là một khối đá trên đó cùng một bản văn đã được khắc bằng hai ngôn ngữ Hy Lạp và Ai Cập. Nó giúp người ta lần đầu tiên giải mã được lối viết tượng hình (hieroglyphs) của cổ Ai Cập (1824). Ít năm sau đó, một nhà ngoại giao Anh tại Baghdad, là Claudius James Rich, thực hiện những cuộc khám phá chính xác đầu tiên tại những địa điểm thuộc cổ Ba-by-lon và Ni-ni-vê. Ông cũng thực hiện được bộ sưu tập tiêu biểu đầu tiên những con dấu và bản khắc của Át-sua và Ba-by-lon.
Các địa điểm thuộc Ít-ra-en được biết đến nhiều hơn, vì khách hành hương từng thăm viếng ‘Ðất Thánh’ hàng thế kỷ trước. Năm 1838, Edward Robinson, một giáo sư Mỹ dạy môn Văn Chương Thánh Kinh, thực hiện cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh đầu tiên về lãnh thổ này. Căn cứ vào địa dư và cung cách sống còn của các địa danh, ông đã có thể nhận dạng rất nhiều thị trấn được nêu tên trong Thánh Kinh. Phần lớn những nhận dạng đó vẫn còn giá trị cho đến nay.
Ai Cập và Át-sua: Tại Ai Cập, việc khai quang các đụn cát cũng như các tảng đá chặn mồ mả và đền thờ tiếp diễn suốt thế kỷ 19, và trong giai đoạn này, rất nhiều các điêu khắc bằng đá đã bị lấy ra khỏi xứ sở. Còn tại Át-sua, các cuộc khai quật bắt đầu được thực hiện khi viên lãnh sự Pháp, Paul-Emile Botta, cho đào những giao thông hào trong ụ đá vụn là chính Ni-ni-vê xưa. Công việc của ông tại đó không được như ý muốn, nhưng gần đó, ông khám phá ra một cung điện Át-sua với những bức tường đầy những phiến đá có khắc hình (1842-1843).
Một du khách Anh là Henry Layard cũng lưu ý đến vấn đề và năm 1845, ông khám phá ra nhiều bức khắc tương tự như thế tại Ni-ni-vê, nơi Botta thất bại không tìm thấy. Những chữ viết khắc vào đá cũng như in trên những tấm bảng nhỏ bằng đất sét đã được giải mã khoảng năm 1850. Ðó là văn tự hình nêm (cuneiform) của Ba-by-lon. Những tài liệu viết theo lối chữ này tỏ ra vô cùng giá trị cho việc nghiên cứu về Thánh Kinh.
Việc đào xới tại Ai Cập, Át-sua và Ba-by-lon được các đoàn thám hiểm Anh, Pháp và Ý thực hiện. Các toán của Mỹ và Ðức cũng tham gia việc đó rất sớm. Phần lớn ngân khoản dùng cho việc khai quật này là do các viện bảo tàng quyên góp. Một số đóng góp chỉ với mục đích dành cho bằng được những món đồ đặc biệt vừa tìm thấy. Những viện khác chỉ cần ghi chú các chi tiết và sưu tập các mẫu ít giá trị hơn như đồ gốm, giao nĩa, v.v… Phần lớn đo đạc các dinh thự và vẽ họa đồ đánh dấu địa điểm những nơi khám phá ra cổ vật. Ngày nay các đoàn thám hiểm quốc tế vẫn thực hiện các công việc trên, nhờ giấy phép của các sở bộ khảo cổ địa phương. Các nhà bác học của Ai Cập và I-rắc cũng có những cuộc khai quật độc lập. Họ đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn gia tài đất nước họ. Sau hơn một thế kỷ rưỡi khai quật tại các lãnh thổ này, người ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều việc phải tiếp tục làm.
Pa-lét-tin và Xy-ri: Những nhà khai quật đầu tiên phần đông quan tâm đến việc tìm ra những đền đài vĩ đại của các thế lực đế quốc để gây ấn tượng mạnh nơi quần chúng Phương Tây, nên đã bỏ qua rất nhiều đô thị tại Pa-lét-tin và Xy-ri. Trừ một số ít giao thông hào lẻ tẻ ở Giê-ri-khô và một số điạ điểm khác (1866-1869), cuộc khai quật đầu tiên chỉ giới hạn ở Giê-ru-sa-lem. Tại đây, Charles Warren đã tìm ra dấu vết móng bức tường đền thờ của Vua Hê-rô-đê và đã khảo sát những di tích cổ khác (1867-70). Ông đục qua khối những phiến đá và rác rưới xụp đổ khác (thọc những trục khoan xuống 211 bộ {65 mét} và đào hầm dọc theo bề mặt đá tự nhiên) để cho thấy hình dáng thành phố đã thay đổi ra sao qua các thế kỷ.
Qua thế kỷ 20, nền khảo cổ Cận Ðông thực hiện những bước tiến quan trọng vào năm 1890 khi Flinders Petrie bắt đầu khai quật Tell el-Hesi, gần Ga-da thuộc miền Nam Ít-ra-en. Ông nhận thấy rằng bất cứ ở địa điểm nào, sự vật ông tìm thấy ở độ cao trên mực nước biển thẩy đều khác so với sự vật tìm thấy ở các độ cao khác.
Ðiều trên đúng một cách hiển nhiên nhất đối với những đồ gốm vụn. Cẩn thận tách biệt các mảnh đó tùy theo độ cao của chúng, ông đã có thể nhận dạng một loạt những kiểu đồ gốm khác nhau theo thứ tự thời gian. Rồi ông xác định niên biểu cho từng kiểu, bằng cách so sánh chúng với các cổ vật Ai Cập tìm thấy ở cùng một chỗ. (Tuổi của các cổ vật Ai Cập được biết đến nhờ việc khám phá ra những mảnh tương tự tại Ai Cập, trên đó có những bản khắc cho thấy mối liên hệ của chúng đối với triều một vị vua nhất định).
Những nhận xét của Petrie đã trở thành căn bản cho mọi cuộc khai quật khảo cổ. Trong nhiều thập niên, các nhà khảo cổ khác mà lúc đó đang làm việc tại Pa-lét-tin đã không nhận ra tầm quan yếu của những nhận xét trên và do đó, đã đưa ra những kết luận không chính xác. Ngày nay, dĩ nhiên ý niệm căn bản trong việc dùng kiểu đồ gốm làm chuẩn đích để xác định niên biểu cho các đồ vật khác đã được mọi người công nhận, và từ đó, một số khai triển quan trọng đã được thực hiện.
Khi vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, các viện bảo tàng và đại học bắt đầu chú ý đến những địa điểm ngay trên đất Ít-ra-en. Tiếc thay, tiêu chuẩn các cuộc khai quật ở đấy đôi khi lại khá nghèo nàn. G.A. Reisner và C.S. Fisher, trong khi thực hiện những cuộc khai quật riêng tại Sa-ma-ri trong các năm 1908-1911, đã tìm ra nhiều kỹ thuật tốt hơn để quan sát và ghi chép các dữ kiện tìm thấy. Theo gương Petrie, W.F. Albright, người Mỹ, đã thiết lập ra hệ thống căn bản để xác định niên biểu cho các đồ gốm tại Pa-lét-tin (trong cuộc khai quật từ 1926 đến 1936 tại Tell Beit Mirsim).
Khoa khảo cổ Anh đã tiến bộ trong việc khai triển ra “địa tầng học” (stratigraphy), tức ngành khảo sát lớp đất bên trong và bên dưới những phế tích xưa. Kathleen Kenyon, nghiên cứu tại Sa-ma-ri, là người đầu tiên đã áp dụng phương thức trên vào một cuộc khai quật tại Pa-lét-tin trong các năm 1931-1935. Từ 1952, bà sử dụng phương thức ấy một cách thành công rực rỡ tại nhiều địa điểm tại Giê-ri-khô và Giê-ru-sa-lem. Cho đến nay, phương pháp khai quật ấy chưa bị vượt qua, dù nó đòi hỏi rất nhiều nơi nhà khai quật trong lúc đào xới, và cả sau đó trong lúc giải thích các điều tìm được.
Công việc khai quật: Bùn đất là vật liệu xây dựng thông thường nhất, và là một trong những vật liệu xưa nhất của vùng Cận Ðông. Tường làm bằng gạch từ bùn đất để khô dưới nắng mặt trời bền được chừng 30 năm nếu chúng được thường xuyên tô vữa để chống ẩm thấp. Thời xưa, gạch nung trong lò rất đắt đỏ, nên chúng chỉ được dùng cho những dinh thự quan trọng. Nền thường được làm bằng đá nếu có sẵn, và trong những vùng có đá, toàn diện căn nhà đều được làm bằng đá. Mái thường được làm bằng xà gỗ với mè rui và vữa bùn đặt lên trên.
Những căn nhà này rất dễ xụp đổ vì thiếu bảo trì, lâu năm, hỏa hoạn, động đất hay bị kẻ thù tấn công. Khi chúng bị xụp, người ta dùng lại những thứ nào còn tốt trong đống đổ nát, nhưng phần lớn những đổ nát ấy cứ nằm chình ình mãi ở chỗ ban đầu. Với thời gian, những căn nhà mới được xây trên chính những đống đổ nát ấy. Bởi thế mặt đường cứ thế lên cao mãi, và trong nhiều thế kỷ, mặt bằng của cả một thành phố cứ thế mà cao lên chót vót. Kết quả của những phát triển như thế có thể nhận ra khắp nơi tại Cận Ðông tại những đụn phế tích gọi là tells.
Những thành phố một thời vốn bao quanh một pháo đài bên trong với những cung điện và đền thờ được phòng thủ kỹ lưỡng có thể để lại một khu vực rộng lớn đầy những đụn (mounds) thấp, còn pháo đài kia thì sừng sững như một ngọn đồi cao. Hay toàn bộ thành phố trở thành một đụn duy nhất. Những tells đôi khi cao đến 90-130 bộ Anh (30-40 mét) và dài tới 540 thước anh (500 mét) hoặc hơn.
Những di tích gần đây nhất nằm phía trên cùng của một đụn. Rất có thể chúng không phải là những phế tích của những dinh thự cuối cùng xây ở đó, vì gió và mưa mùa Đông xoáy mòn rất nhanh những viên gạch bằng đất bùn phơi khô một khi căn nhà không còn ai cư trú. Ở tầng thấp nhất, trên đất nguyên thủy, chắc chắn sẽ là vết tích của những thị trấn ban sơ. Có rất nhiều lý do tại sao các thị trấn cổ xưa bị bỏ trống. Thị trấn ấy có thể đã được phát triển chung quanh một con suối hay một cái giếng, tại nhánh một con sông, hay ở một ngã ba đường. Khi suối cạn hay đường thay đổi, cả thị trấn hết sống theo. Biến cố xoay vần của chính trị cũng có thể làm cho một thị trấn nào đó mất hết ảnh hưởng và thịnh vượng. Hay cái đụn kia lên quá cao không còn thuận tiện cho cư dân sinh sống mãi ở trên đỉnh nữa.
Tuy thế, các thành phố như Giê-ru-sa-lem và Ða-mát không bao giờ mất đi tầm quan trọng của chúng, và chúng chỉ được khai quật khi các tòa nhà bị phá bỏ hay một khu vực nào đó bị bỏ qua không khai phá.
Việc đào xới: Nhà khảo cổ đào các đụn từ trên đỉnh đào xuống hay từ bên hông đào qua. Khi họ đào xong, người ta sẽ thấy các phế tích của một thời kỳ nằm chồng lên phế tích của thời kỳ khác, giống như các lớp của một chiếc bánh ngọt lớn được cắt ở giữa. Khi ông đã đụng đến lớp đất và các cổ vật trong đó rồi, khó lòng có thể đặt lại các cổ vật vào y như vị trí cũ được nữa. Do đó, việc đầu tiên phải làm là ghi chú cẩn thận mỗi cổ vật đã tìm thấy ở đâu và tại lớp đất nào. Một bản vẽ về khu vực sẽ cho ta thấy vị trí nằm ngang của các bức tường và những đồ vật khác. Nhưng các phế tích ít khi nằm đúng ở một mức cân bằng nào. Ðường phố có thể dốc thoải hay một bức tường có thể lên cao hơn hẳn ở một chỗ rồi thấp xuống ở chỗ khác. Rất thường xẩy ra việc người của thời kỳ sau có thể đào một cái hầm để chứa thực phẩm hay rác rưởi, và cái hầm đó có thể sâu quá cái mức của nó mà ăn xuống mức những phế tích thời trước. Vì vậy mà ghi chép đồ vật theo tầng mức tuyệt đối của chúng (số mét trên mực nước biển) có thể lầm vì coi rác rưởi ở cuối hầm kia là phế tích của thời kỳ trước đó. Cho nên, độ sâu của bất cứ cuộc khám phá nào cũng chỉ là độ sâu tương đối so với lớp đất trong đó đồ vật kia được tìm thấy.
Khi những giao thông hào đã ăn sâu vào lòng đất, ta sẽ thấy các lớp đất một cách rõ ràng theo chiều thẳng của cuộc khai quật. Ðồ gốm nằm ở sàn một căn phòng tất nhiên sẽ thuộc về thời kỳ trót hết có người sống tại đó. Ðồ gốm nào nằm ở bên dưới sàn nhà đương nhiên thuộc thời kỳ trước đó. Nhà khảo cổ học phải ghi chú rõ sàn nhà ấy nối với tường ra sao, vì bức tường của thời kỳ sau có thể ăn thông qua sàn của của thời kỳ trước. Nếu ông không chịu ghi chú điều đó, ông có thể cho ta một họa đồ sai về tòa nhà, với bức tường được định niên biểu bằng niên biểu của đồ vật trên sàn.
Kiến thức chuyên gia rất cần ở mỗi giai đoạn. Trước khi di chuyển bất cứ nắm đất nào, nhà khảo sát phải đo lường toàn bộ khu đào xới và xác định những điểm từ đó những đo lường kia được thực hiện. Khi công việc đang diễn tiến, ông còn phải vẽ lại các cạnh của giao thông hào cũng như bất cứ điều gì đáng ghi. Một nhiếp ảnh gia cần hiện diện để ghi nhận các giai đoạn của cuộc khai quật, vẽ những đồ vật quan trọng và dễ bể tại vị trí trong đất, và sau đó chụp hình chúng cũng như các đồ vật khác để công bố.
Nghiên cứu những đồ tìm thấy: Mỗi đồ vật phải được dán nhãn, hay đánh dấu rõ ràng ngay khi vừa khám phá ra, cho thấy nó đã được tìm thấy ở đâu. Những phế tích cá biệt như kim, giao, nữ trang phải được liệt kê và mô tả, ngoại trừ đồ gốm đã bể. Ðồ gốm được xếp tùy theo chỗ, mức (level) hay tầng (layer) được tìm thấy. Một người nào đó biết toàn bộ cuộc khai quật sau đó có thể lựa ra những cổ vật có ý nghĩa để ghi chú một cách chi tiết.
Một số đồ gốm cần được sửa chữa, và những đồ bằng kim loại có thể phải chỉnh lại vì bị rỉ sét. Những đồ bằng gỗ hay dễ bể cần phải nâng niu để khỏi bị hư hại thêm. Mẫu mọi phế tích thiên nhiên có thể cho ta nhiều tư liệu về môi trường thời cổ, cho nên, vỏ ốc vỏ sò, xương và những mảnh đất có chứa hạt giống, cần phải được gom nhặt cẩn thận.
Các kết quả: Nhiệm vụ chính của khảo cổ là minh họa cái bối cảnh tổng quát của Thánh Kinh và cho ta thấy thế giới Thánh Kinh là như thế nào. Có khi nó đem lại ánh sáng cho một câu nào đó trong Thánh Kinh; nó cũng có thể hướng dẫn các nhà giải thích Thánh Kinh đi theo một hướng nào đó, hay ngăn họ đừng đi cái hướng đó. Nó có thể được xem như ủng hộ cho một mệnh đề lịch sử nào đó trong Thánh Kinh, hoặc làm cho mệnh đề ấy ít khó chấp nhận hơn. Nhưng ta phải luôn nhớ hai sự kiện quan trọng sau đây. Một là phần lớn kiến thức ta có về thế giới cổ thời do khảo cổ mang đến chỉ có tính dò tìm và phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi. ‘Kết quả chắc chắn’ của hôm nay rất có thể chỉ là điều ‘để sưu tập’ cho ngày mai. Hai là, tựu chung, ta không thể nói khảo cổ ‘chứng minh’ hay ‘bác khước’ Thánh Kinh. Bởi sứ điệp Thánh Kinh là sứ điệp về Chúa, khảo cổ không có gì để nói về sứ điệp ấy được.
Những bước đáng kể đầu tiên trong việc học hỏi về thế giới cổ thời được thực hiện năm 1798 khi cuộc xâm lăng Ai Cập của Na-pô-lê-ông đòi một cuộc thám hiểm vùng đồi núi tại đó. Dịp đó, Khối Ðá Rosetta đã được khám phá ra. Ðó là một khối đá trên đó cùng một bản văn đã được khắc bằng hai ngôn ngữ Hy Lạp và Ai Cập. Nó giúp người ta lần đầu tiên giải mã được lối viết tượng hình (hieroglyphs) của cổ Ai Cập (1824). Ít năm sau đó, một nhà ngoại giao Anh tại Baghdad, là Claudius James Rich, thực hiện những cuộc khám phá chính xác đầu tiên tại những địa điểm thuộc cổ Ba-by-lon và Ni-ni-vê. Ông cũng thực hiện được bộ sưu tập tiêu biểu đầu tiên những con dấu và bản khắc của Át-sua và Ba-by-lon.
Các địa điểm thuộc Ít-ra-en được biết đến nhiều hơn, vì khách hành hương từng thăm viếng ‘Ðất Thánh’ hàng thế kỷ trước. Năm 1838, Edward Robinson, một giáo sư Mỹ dạy môn Văn Chương Thánh Kinh, thực hiện cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh đầu tiên về lãnh thổ này. Căn cứ vào địa dư và cung cách sống còn của các địa danh, ông đã có thể nhận dạng rất nhiều thị trấn được nêu tên trong Thánh Kinh. Phần lớn những nhận dạng đó vẫn còn giá trị cho đến nay.
Ai Cập và Át-sua: Tại Ai Cập, việc khai quang các đụn cát cũng như các tảng đá chặn mồ mả và đền thờ tiếp diễn suốt thế kỷ 19, và trong giai đoạn này, rất nhiều các điêu khắc bằng đá đã bị lấy ra khỏi xứ sở. Còn tại Át-sua, các cuộc khai quật bắt đầu được thực hiện khi viên lãnh sự Pháp, Paul-Emile Botta, cho đào những giao thông hào trong ụ đá vụn là chính Ni-ni-vê xưa. Công việc của ông tại đó không được như ý muốn, nhưng gần đó, ông khám phá ra một cung điện Át-sua với những bức tường đầy những phiến đá có khắc hình (1842-1843).
Một du khách Anh là Henry Layard cũng lưu ý đến vấn đề và năm 1845, ông khám phá ra nhiều bức khắc tương tự như thế tại Ni-ni-vê, nơi Botta thất bại không tìm thấy. Những chữ viết khắc vào đá cũng như in trên những tấm bảng nhỏ bằng đất sét đã được giải mã khoảng năm 1850. Ðó là văn tự hình nêm (cuneiform) của Ba-by-lon. Những tài liệu viết theo lối chữ này tỏ ra vô cùng giá trị cho việc nghiên cứu về Thánh Kinh.
Việc đào xới tại Ai Cập, Át-sua và Ba-by-lon được các đoàn thám hiểm Anh, Pháp và Ý thực hiện. Các toán của Mỹ và Ðức cũng tham gia việc đó rất sớm. Phần lớn ngân khoản dùng cho việc khai quật này là do các viện bảo tàng quyên góp. Một số đóng góp chỉ với mục đích dành cho bằng được những món đồ đặc biệt vừa tìm thấy. Những viện khác chỉ cần ghi chú các chi tiết và sưu tập các mẫu ít giá trị hơn như đồ gốm, giao nĩa, v.v… Phần lớn đo đạc các dinh thự và vẽ họa đồ đánh dấu địa điểm những nơi khám phá ra cổ vật. Ngày nay các đoàn thám hiểm quốc tế vẫn thực hiện các công việc trên, nhờ giấy phép của các sở bộ khảo cổ địa phương. Các nhà bác học của Ai Cập và I-rắc cũng có những cuộc khai quật độc lập. Họ đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn gia tài đất nước họ. Sau hơn một thế kỷ rưỡi khai quật tại các lãnh thổ này, người ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều việc phải tiếp tục làm.
Pa-lét-tin và Xy-ri: Những nhà khai quật đầu tiên phần đông quan tâm đến việc tìm ra những đền đài vĩ đại của các thế lực đế quốc để gây ấn tượng mạnh nơi quần chúng Phương Tây, nên đã bỏ qua rất nhiều đô thị tại Pa-lét-tin và Xy-ri. Trừ một số ít giao thông hào lẻ tẻ ở Giê-ri-khô và một số điạ điểm khác (1866-1869), cuộc khai quật đầu tiên chỉ giới hạn ở Giê-ru-sa-lem. Tại đây, Charles Warren đã tìm ra dấu vết móng bức tường đền thờ của Vua Hê-rô-đê và đã khảo sát những di tích cổ khác (1867-70). Ông đục qua khối những phiến đá và rác rưới xụp đổ khác (thọc những trục khoan xuống 211 bộ {65 mét} và đào hầm dọc theo bề mặt đá tự nhiên) để cho thấy hình dáng thành phố đã thay đổi ra sao qua các thế kỷ.
Qua thế kỷ 20, nền khảo cổ Cận Ðông thực hiện những bước tiến quan trọng vào năm 1890 khi Flinders Petrie bắt đầu khai quật Tell el-Hesi, gần Ga-da thuộc miền Nam Ít-ra-en. Ông nhận thấy rằng bất cứ ở địa điểm nào, sự vật ông tìm thấy ở độ cao trên mực nước biển thẩy đều khác so với sự vật tìm thấy ở các độ cao khác.
Ðiều trên đúng một cách hiển nhiên nhất đối với những đồ gốm vụn. Cẩn thận tách biệt các mảnh đó tùy theo độ cao của chúng, ông đã có thể nhận dạng một loạt những kiểu đồ gốm khác nhau theo thứ tự thời gian. Rồi ông xác định niên biểu cho từng kiểu, bằng cách so sánh chúng với các cổ vật Ai Cập tìm thấy ở cùng một chỗ. (Tuổi của các cổ vật Ai Cập được biết đến nhờ việc khám phá ra những mảnh tương tự tại Ai Cập, trên đó có những bản khắc cho thấy mối liên hệ của chúng đối với triều một vị vua nhất định).
Những nhận xét của Petrie đã trở thành căn bản cho mọi cuộc khai quật khảo cổ. Trong nhiều thập niên, các nhà khảo cổ khác mà lúc đó đang làm việc tại Pa-lét-tin đã không nhận ra tầm quan yếu của những nhận xét trên và do đó, đã đưa ra những kết luận không chính xác. Ngày nay, dĩ nhiên ý niệm căn bản trong việc dùng kiểu đồ gốm làm chuẩn đích để xác định niên biểu cho các đồ vật khác đã được mọi người công nhận, và từ đó, một số khai triển quan trọng đã được thực hiện.
Khi vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, các viện bảo tàng và đại học bắt đầu chú ý đến những địa điểm ngay trên đất Ít-ra-en. Tiếc thay, tiêu chuẩn các cuộc khai quật ở đấy đôi khi lại khá nghèo nàn. G.A. Reisner và C.S. Fisher, trong khi thực hiện những cuộc khai quật riêng tại Sa-ma-ri trong các năm 1908-1911, đã tìm ra nhiều kỹ thuật tốt hơn để quan sát và ghi chép các dữ kiện tìm thấy. Theo gương Petrie, W.F. Albright, người Mỹ, đã thiết lập ra hệ thống căn bản để xác định niên biểu cho các đồ gốm tại Pa-lét-tin (trong cuộc khai quật từ 1926 đến 1936 tại Tell Beit Mirsim).
Khoa khảo cổ Anh đã tiến bộ trong việc khai triển ra “địa tầng học” (stratigraphy), tức ngành khảo sát lớp đất bên trong và bên dưới những phế tích xưa. Kathleen Kenyon, nghiên cứu tại Sa-ma-ri, là người đầu tiên đã áp dụng phương thức trên vào một cuộc khai quật tại Pa-lét-tin trong các năm 1931-1935. Từ 1952, bà sử dụng phương thức ấy một cách thành công rực rỡ tại nhiều địa điểm tại Giê-ri-khô và Giê-ru-sa-lem. Cho đến nay, phương pháp khai quật ấy chưa bị vượt qua, dù nó đòi hỏi rất nhiều nơi nhà khai quật trong lúc đào xới, và cả sau đó trong lúc giải thích các điều tìm được.
Công việc khai quật: Bùn đất là vật liệu xây dựng thông thường nhất, và là một trong những vật liệu xưa nhất của vùng Cận Ðông. Tường làm bằng gạch từ bùn đất để khô dưới nắng mặt trời bền được chừng 30 năm nếu chúng được thường xuyên tô vữa để chống ẩm thấp. Thời xưa, gạch nung trong lò rất đắt đỏ, nên chúng chỉ được dùng cho những dinh thự quan trọng. Nền thường được làm bằng đá nếu có sẵn, và trong những vùng có đá, toàn diện căn nhà đều được làm bằng đá. Mái thường được làm bằng xà gỗ với mè rui và vữa bùn đặt lên trên.
Những căn nhà này rất dễ xụp đổ vì thiếu bảo trì, lâu năm, hỏa hoạn, động đất hay bị kẻ thù tấn công. Khi chúng bị xụp, người ta dùng lại những thứ nào còn tốt trong đống đổ nát, nhưng phần lớn những đổ nát ấy cứ nằm chình ình mãi ở chỗ ban đầu. Với thời gian, những căn nhà mới được xây trên chính những đống đổ nát ấy. Bởi thế mặt đường cứ thế lên cao mãi, và trong nhiều thế kỷ, mặt bằng của cả một thành phố cứ thế mà cao lên chót vót. Kết quả của những phát triển như thế có thể nhận ra khắp nơi tại Cận Ðông tại những đụn phế tích gọi là tells.
Những thành phố một thời vốn bao quanh một pháo đài bên trong với những cung điện và đền thờ được phòng thủ kỹ lưỡng có thể để lại một khu vực rộng lớn đầy những đụn (mounds) thấp, còn pháo đài kia thì sừng sững như một ngọn đồi cao. Hay toàn bộ thành phố trở thành một đụn duy nhất. Những tells đôi khi cao đến 90-130 bộ Anh (30-40 mét) và dài tới 540 thước anh (500 mét) hoặc hơn.
Những di tích gần đây nhất nằm phía trên cùng của một đụn. Rất có thể chúng không phải là những phế tích của những dinh thự cuối cùng xây ở đó, vì gió và mưa mùa Đông xoáy mòn rất nhanh những viên gạch bằng đất bùn phơi khô một khi căn nhà không còn ai cư trú. Ở tầng thấp nhất, trên đất nguyên thủy, chắc chắn sẽ là vết tích của những thị trấn ban sơ. Có rất nhiều lý do tại sao các thị trấn cổ xưa bị bỏ trống. Thị trấn ấy có thể đã được phát triển chung quanh một con suối hay một cái giếng, tại nhánh một con sông, hay ở một ngã ba đường. Khi suối cạn hay đường thay đổi, cả thị trấn hết sống theo. Biến cố xoay vần của chính trị cũng có thể làm cho một thị trấn nào đó mất hết ảnh hưởng và thịnh vượng. Hay cái đụn kia lên quá cao không còn thuận tiện cho cư dân sinh sống mãi ở trên đỉnh nữa.
Tuy thế, các thành phố như Giê-ru-sa-lem và Ða-mát không bao giờ mất đi tầm quan trọng của chúng, và chúng chỉ được khai quật khi các tòa nhà bị phá bỏ hay một khu vực nào đó bị bỏ qua không khai phá.
Việc đào xới: Nhà khảo cổ đào các đụn từ trên đỉnh đào xuống hay từ bên hông đào qua. Khi họ đào xong, người ta sẽ thấy các phế tích của một thời kỳ nằm chồng lên phế tích của thời kỳ khác, giống như các lớp của một chiếc bánh ngọt lớn được cắt ở giữa. Khi ông đã đụng đến lớp đất và các cổ vật trong đó rồi, khó lòng có thể đặt lại các cổ vật vào y như vị trí cũ được nữa. Do đó, việc đầu tiên phải làm là ghi chú cẩn thận mỗi cổ vật đã tìm thấy ở đâu và tại lớp đất nào. Một bản vẽ về khu vực sẽ cho ta thấy vị trí nằm ngang của các bức tường và những đồ vật khác. Nhưng các phế tích ít khi nằm đúng ở một mức cân bằng nào. Ðường phố có thể dốc thoải hay một bức tường có thể lên cao hơn hẳn ở một chỗ rồi thấp xuống ở chỗ khác. Rất thường xẩy ra việc người của thời kỳ sau có thể đào một cái hầm để chứa thực phẩm hay rác rưởi, và cái hầm đó có thể sâu quá cái mức của nó mà ăn xuống mức những phế tích thời trước. Vì vậy mà ghi chép đồ vật theo tầng mức tuyệt đối của chúng (số mét trên mực nước biển) có thể lầm vì coi rác rưởi ở cuối hầm kia là phế tích của thời kỳ trước đó. Cho nên, độ sâu của bất cứ cuộc khám phá nào cũng chỉ là độ sâu tương đối so với lớp đất trong đó đồ vật kia được tìm thấy.
Khi những giao thông hào đã ăn sâu vào lòng đất, ta sẽ thấy các lớp đất một cách rõ ràng theo chiều thẳng của cuộc khai quật. Ðồ gốm nằm ở sàn một căn phòng tất nhiên sẽ thuộc về thời kỳ trót hết có người sống tại đó. Ðồ gốm nào nằm ở bên dưới sàn nhà đương nhiên thuộc thời kỳ trước đó. Nhà khảo cổ học phải ghi chú rõ sàn nhà ấy nối với tường ra sao, vì bức tường của thời kỳ sau có thể ăn thông qua sàn của của thời kỳ trước. Nếu ông không chịu ghi chú điều đó, ông có thể cho ta một họa đồ sai về tòa nhà, với bức tường được định niên biểu bằng niên biểu của đồ vật trên sàn.
Kiến thức chuyên gia rất cần ở mỗi giai đoạn. Trước khi di chuyển bất cứ nắm đất nào, nhà khảo sát phải đo lường toàn bộ khu đào xới và xác định những điểm từ đó những đo lường kia được thực hiện. Khi công việc đang diễn tiến, ông còn phải vẽ lại các cạnh của giao thông hào cũng như bất cứ điều gì đáng ghi. Một nhiếp ảnh gia cần hiện diện để ghi nhận các giai đoạn của cuộc khai quật, vẽ những đồ vật quan trọng và dễ bể tại vị trí trong đất, và sau đó chụp hình chúng cũng như các đồ vật khác để công bố.
Nghiên cứu những đồ tìm thấy: Mỗi đồ vật phải được dán nhãn, hay đánh dấu rõ ràng ngay khi vừa khám phá ra, cho thấy nó đã được tìm thấy ở đâu. Những phế tích cá biệt như kim, giao, nữ trang phải được liệt kê và mô tả, ngoại trừ đồ gốm đã bể. Ðồ gốm được xếp tùy theo chỗ, mức (level) hay tầng (layer) được tìm thấy. Một người nào đó biết toàn bộ cuộc khai quật sau đó có thể lựa ra những cổ vật có ý nghĩa để ghi chú một cách chi tiết.
Một số đồ gốm cần được sửa chữa, và những đồ bằng kim loại có thể phải chỉnh lại vì bị rỉ sét. Những đồ bằng gỗ hay dễ bể cần phải nâng niu để khỏi bị hư hại thêm. Mẫu mọi phế tích thiên nhiên có thể cho ta nhiều tư liệu về môi trường thời cổ, cho nên, vỏ ốc vỏ sò, xương và những mảnh đất có chứa hạt giống, cần phải được gom nhặt cẩn thận.
Các kết quả: Nhiệm vụ chính của khảo cổ là minh họa cái bối cảnh tổng quát của Thánh Kinh và cho ta thấy thế giới Thánh Kinh là như thế nào. Có khi nó đem lại ánh sáng cho một câu nào đó trong Thánh Kinh; nó cũng có thể hướng dẫn các nhà giải thích Thánh Kinh đi theo một hướng nào đó, hay ngăn họ đừng đi cái hướng đó. Nó có thể được xem như ủng hộ cho một mệnh đề lịch sử nào đó trong Thánh Kinh, hoặc làm cho mệnh đề ấy ít khó chấp nhận hơn. Nhưng ta phải luôn nhớ hai sự kiện quan trọng sau đây. Một là phần lớn kiến thức ta có về thế giới cổ thời do khảo cổ mang đến chỉ có tính dò tìm và phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi. ‘Kết quả chắc chắn’ của hôm nay rất có thể chỉ là điều ‘để sưu tập’ cho ngày mai. Hai là, tựu chung, ta không thể nói khảo cổ ‘chứng minh’ hay ‘bác khước’ Thánh Kinh. Bởi sứ điệp Thánh Kinh là sứ điệp về Chúa, khảo cổ không có gì để nói về sứ điệp ấy được.
Văn Hóa
Để chuẩn bị cho nền giáo dục Công giáo
Gioan Lê Quang Vinh
01:35 06/12/2008
ĐỂ CHUẨN BỊ CHO NỀN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
Cách đây ít lâu, chúng tôi có viết bài đặt vấn đề về việc “Giáo Hội Công Giáo cần được mở trường học”, đăng trên Vietcatholic.org, conggiaovietnam.net, chuacuuthe.com và được trích đăng lại trên nhiều trang web khác. Ở đó chúng tôi đã cố gắng nêu lên tính cấp bách trong việc Giáo Hội đứng ra điều hành và tổ chức giáo dục. Nhưng có những điều khác cũng cần phải quan tâm để khi bắt tay vào việc, cả nhà giáo dục lẫn học sinh và cả xã hội cũng không thất vọng.
I. VẤN ĐỀ CÓ THỂ GẶP.
Là những người sống ở Việt nam và hấp thụ hoặc chịu ảnh hưởng nhiều ít do nền giáo dục có nhiều khiếm khuyết từ mấy chục năm nay, chúng ta nhiều ít chịu tác động do nền giáo dục ấy, và nếu không “tỉnh thức và cầu nguyện”, chúng ta không tránh khỏi va vấp. Có nhiều vấn đề mà trường lớp Công giáo có thể gặp phải, nhưng chúng ta thử nhìn lướt qua vài điều như sau:
1. Nhân sự.
Chúng ta hiểu hơn “người thế gian” về vấn đề con người. Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo đã xác quyết con người là nhân vị cao cả. Do đó để phục vụ con người chúng ta cần nhắc đến yếu tố người phục vị đầu tiên. Mới đây, một nhóm anh em (trong đó có một giáo viên thuộc dòng Lasan), mượn danh nghĩa dòng Lasan để mở trung tâm ngoại ngữ “mini” có tính thử nghiệm. Lúc đầu thì họ dùng câu nói của thánh Lasan “giáo viên phải quan tâm đến từng học viên” để chọn những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm. Nhưng họ bị vấp ngay tức khắc. Các trung tâm khác thường tuyển giáo viên bình thường để trả thù lao thấp bù lại chi phí. Trung tâm mới này cũng đang lo sẽ phải đi vào con đường ấy. Lại có một chuyện bất ngờ. Trung tâm này thuê phòng của một giáo xứ. Cha phó xứ này giảng trong thánh lễ không được “hấp dẫn”, do không soạn bài hay vì lý do này khác mà lại giảng sai nhiều điều. Thêm một ông cha phụ tá khác hơi “nhiều chuyện” và hách dịch. Một giáo viên của trung tâm này góp ý. Thế là hai cha phó ấy bắt trung tâm cho anh giáo viên ấy nghỉ dạy, dù hai cha phó này không có chuyên môn cũng chẳng có quyền gì trên trung tâm ấy. Ông cha xứ nghe đâu cũng dạng quốc doanh nên không dám nói gì. Và dĩ nhiên cũng vì thói quen “cúi đầu giữ chỗ” nên các anh từ đầu có thiện chí đã phải để cho thiện chí cúi đầu! Họ chấp nhận những điều ấy như chuyện thường tình, và những người có tâm huyết thấy rằng trung tâm này cũng chỉ là chỗ làm ăn. Ngay từ đầu, một trung tâm đang cố gắng mang danh Công giáo đã hành xử y như các trường mà ta thường lên tiếng phê phán, chỉ vì phải chiều theo một vài linh mục chưa ý thức sống sứ mạng mục tử của mình. Và do vậy, giáo viên cũng như học viên thấy nghi ngờ tính minh bạch của công việc giáo dục ở đó.
2. Học phí.
Chúng ta cho rằng giáo dục Công giáo thì phải ưu tiên cho người nghèo. Nhưng vấn đề tiền bạc không đơn giản là chuyện ra sao cũng được. Khi mở trường, người ta nghĩ rằng “giáo dục là ưu tiên”. Nhưng rồi chi phí phát sinh. Người làm giáo dục thấy “thêm chút học phí thì dân thành phố cũng chịu được”, thế là học phí lại thành chuyện muôn thuở của giáo dục Việt nam. Một nhóm anh em nọ mở lớp dạy ngoài giờ, qui tụ giáo viên có đạo để chung một chí hướng. Chỉ sau ít ngày thôi, mọi người nhận ra rằng học phí cũng chẳng thấp hơn các nhóm khác. Hoặc các nhà trẻ đang hoạt động cũng có vấn đề về học phí, về thứ tự ưu tiên… Dĩ nhiên là có nhiều lý do để biện minh: trang trải chi phí, để bù lại cho trường hợp có học viên không học tiếp tháng sau (lý do này xem ra có vẻ bi hài nhất), để thế này thế nọ vân vân. Tất cả những điều chúng ta làm đều có thể biện minh, nhưng có một điều không bao giờ xã hội chấp nhận: lấy lý do nhân đạo để làm kinh doanh. Khi chạm đến đồng tiền, nhiều giá trị phải thay đổi, và đó là điều mà người làm giáo dục Công giáo, kể cả các tu sĩ, phải đặc biệt cảnh tỉnh.
3. Phương pháp giáo dục.
Người ta vẫn than thở là chương trình học ở Việt nam nặng nề, học nhiều mà chẳng có bao nhiêu kiến thức, học thêm dạy thêm tràn lan… Nếu Giáo Hội Công giáo được mở trường lớp, chúng ta phải chấp nhận nhiều thực tế không đúng ý mình, ít là lúc ban đầu. Giáo viên ở đâu ra? Là các giáo viên đang dạy ở các trường nhà nước (rõ ràng cho đến bây giờ Giáo Hội Việt nam chưa có chương trình đào tạo riêng cho giáo viên Công giáo). Là các giáo viên đang dạy ở các trường, dù tốt đến mấy, nhiều ít họ cũng chịu ảnh hưởng trong phong cách làm việc, ý tưởng về mô hình giáo dục, quen với cách học sinh gian lận v.v… Ngay cả trong một số chủng viện, tu viện, việc quay cóp bài vở (mà chúng tôi gọi là gian xảo trong các bài làm), đã là tiếng báo động. Nhìn lại ảnh hưởng giáo dục trên xã hội, các nhà giáo có nhiều thao thức không thể ngồi yên. Nhưng họ sẽ làm được gì khi ngay bây giờ chưa có hướng đi nào rõ nét. Cha Lê Quang Uy DCCT vẫn nói đại ý phải làm ngay, phải sống tốt, sống khác, sống đẹp, không thể cứ theo lối sống thế gian. Nhưng ai sẽ thổi ý tưởng ấy bùng lên?
II. “HÃY ĐỨNG DẬY, TA ĐI”. (Mc. 14,42)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chưa được mở trường lớp chính thức (trừ nhà trẻ và các lớp mẫu giáo), nhưng các vấn đề đặt ra lại quá cấp bách, và những chuyện xảy ra trong giáo dục Công giáo sẽ làm nhiều người thất vọng nếu người Công giáo và những vị có trách nhiệm không có chương trình hành động ngay từ bây giờ. Nhiều người trí thức Công giáo có thiện chí đã và đang lao vào phục vụ con người ở nhiều lãnh vực khác nhau: y tế, kinh tế, xã hội… nhưng dường như lối vào giáo dục còn bỏ ngỏ. Lời Chúa Giêsu chắc chắn đang vang lên trong những tâm hồn đang thao thức với nền giáo dục Công giáo: “Hãy đứng dậy, ta đi”. Còn ngồi lại bàn tính suy tư mà chưa đứng dậy thì sợ rằng sẽ muộn mất.
1. Đào tạo con người.
Một số linh mục, tu sĩ và giáo chức trẻ thì có đặc tính là “rất trẻ”, trẻ về cả tuổi nghề cũng như kinh nghiệm giáo dục. Một linh mục mới chịu chức đã vội nghĩ mình là “thầy dạy muôn dân”. Linh mục là thầy dạy theo gương Thầy Chí Thánh là Đức Kytô, luôn mang trong tâm hồn sự “hiền lành và khiêm nhượng”, chứ không phải là thầy kiểu trần thế, muốn gom dân lại mà dạy tất tần tật mọi thứ. Dĩ nhiên có những vị linh mục mà tài đức và kiến thức về mọi mặt đạo đời ai cũng kính nể, như cha Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT, nhưng không phải linh mục nào cũng thế. Một linh mục giảng “có 15% dân số thế giới tin Chúa”, con số sai rồi, nhưng ông lại bảo: “lấy số khác!”. Có một linh mục đi học Kinh Tế ở Pháp về, nghĩ không ra ai là một nhà kinh tế Công giáo cận đại, nhưng lại cho mình là nhà kinh tế đại tài. Và như vậy, những “nhà” ấy dĩ nhiên là cần được đào tạo lại về nghề nghiệp và về nhiều thứ khác, nhất là về khoa sư phạm để làm nhà giáo Công giáo đích thực. Cũng không ít giáo dân làm nghề giáo, nhưng cũng dạy qua loa, cũng ham thành tích, cũng giảng say sưa những điều vô bổ hay sai lạc, cũng dạy thêm và… chém! Chúng tôi rất khâm phục đường lối của Đức tân Giám mục phụ tá Sàigòn Phêrô Nguyễn văn Khảm. Ước chi những vị có tâm huyết với con người như Đức Cha, sẽ khởi xướng và tiếp tục việc đào tạo những nhà đào tạo.
2. Lòng hy sinh.
Đức Kytô, với tư cách một nhà giáo dục, đã không ngại bất cứ khó khăn gian khổ nào, để dạy cho dân những chân lý của muôn đời. Ngài không những dạy bảo mà còn cảm hoá, bằng chính lòng nhân từ và tình yêu của Ngài, biểu lộ qua lòng hy sinh chấp nhận tất cả để đến với những học trò nghèo, bình dân. Là môn đệ Đức Kytô, các nhà giáo dục Công giáo cũng phải đi con đường ấy. Hy sinh thì giờ, công sức đã vậy, mà sự hy sinh về đời sống vật chất cũng là cách thế hữu hiệu để giáo dục. Không thiếu những nhà giáo Công giáo vẫn hăm hở chờ nhận quà ngày 20/11, không thiếu những nhà giáo nhiệt thành giảng dạy nhưng vẫn đòi sự đền bồi cân xứng. Tất cả những điều ấy không sai xét về mặt nào đó, nhưng quả thật là những chướng ngại không nhỏ trên con đường giáo huấn.
3. Phải có một học thuyết.
Bất cứ một chương trình hành động nào cũng cần được hướng dẫn bởi một lý thuyết phù hợp, phù hợp với tôn chỉ, với mục tiêu, với con người và xã hội mà những người hành động nhắm tới. Người Công giáo được soi sáng và thúc đẩy bởi Tin Mừng, trong đó tất cả nguyên tắc được Đức Kytô, vị Thầy mẫu mực đã rọi soi đến từng ngóc ngách của cuộc đời đa dạng và phong phú này. Nhưng các học thuyết, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo và các văn kiện của Toà Thánh về giáo dục là minh hoạ và chi tiết hoá lời giảng của Đức Kytô trong từng môi trường làm việc cụ thể. Các giáo chức Công giáo đang nhắm tới việc kiện toàn nền giáo dục không thể làm ngơ trước các học thuyết này. Và chúng con tha thiết mong các vị hữu trách trong Giáo Hội quan tâm đặc biệt để phong trào học và sống các học thuyết của Giáo Hội trở thành việc huấn luyện thường xuyên cho những người quan tâm đến công cuộc giáo dục trong Giáo Hội.
III. THAY LỜI KẾT
Xin được trích các điều khoản trong Bộ Giáo Luật để thay lời kết luận cho bài viết này, và theo giáo luật, chúng con kính mong các bậc hữu trách trong Giáo Hội quan tâm để việc giáo dục Công giáo có thể thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Ðiều 803: (1) Trường học được gọi là công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.
(2) Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.
Ðiều 804: (2) Bản Quyền sở tại phải lưu tâm để các giáo viên dạy tôn giáo trong các trường, kể cả các trường không công giáo, được trổi trang về đạo lý chân chính, về chứng tá đời sống Kitô Giáo và về khoa sư phạm.
Cách đây ít lâu, chúng tôi có viết bài đặt vấn đề về việc “Giáo Hội Công Giáo cần được mở trường học”, đăng trên Vietcatholic.org, conggiaovietnam.net, chuacuuthe.com và được trích đăng lại trên nhiều trang web khác. Ở đó chúng tôi đã cố gắng nêu lên tính cấp bách trong việc Giáo Hội đứng ra điều hành và tổ chức giáo dục. Nhưng có những điều khác cũng cần phải quan tâm để khi bắt tay vào việc, cả nhà giáo dục lẫn học sinh và cả xã hội cũng không thất vọng.
I. VẤN ĐỀ CÓ THỂ GẶP.
Là những người sống ở Việt nam và hấp thụ hoặc chịu ảnh hưởng nhiều ít do nền giáo dục có nhiều khiếm khuyết từ mấy chục năm nay, chúng ta nhiều ít chịu tác động do nền giáo dục ấy, và nếu không “tỉnh thức và cầu nguyện”, chúng ta không tránh khỏi va vấp. Có nhiều vấn đề mà trường lớp Công giáo có thể gặp phải, nhưng chúng ta thử nhìn lướt qua vài điều như sau:
1. Nhân sự.
Chúng ta hiểu hơn “người thế gian” về vấn đề con người. Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo đã xác quyết con người là nhân vị cao cả. Do đó để phục vụ con người chúng ta cần nhắc đến yếu tố người phục vị đầu tiên. Mới đây, một nhóm anh em (trong đó có một giáo viên thuộc dòng Lasan), mượn danh nghĩa dòng Lasan để mở trung tâm ngoại ngữ “mini” có tính thử nghiệm. Lúc đầu thì họ dùng câu nói của thánh Lasan “giáo viên phải quan tâm đến từng học viên” để chọn những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm. Nhưng họ bị vấp ngay tức khắc. Các trung tâm khác thường tuyển giáo viên bình thường để trả thù lao thấp bù lại chi phí. Trung tâm mới này cũng đang lo sẽ phải đi vào con đường ấy. Lại có một chuyện bất ngờ. Trung tâm này thuê phòng của một giáo xứ. Cha phó xứ này giảng trong thánh lễ không được “hấp dẫn”, do không soạn bài hay vì lý do này khác mà lại giảng sai nhiều điều. Thêm một ông cha phụ tá khác hơi “nhiều chuyện” và hách dịch. Một giáo viên của trung tâm này góp ý. Thế là hai cha phó ấy bắt trung tâm cho anh giáo viên ấy nghỉ dạy, dù hai cha phó này không có chuyên môn cũng chẳng có quyền gì trên trung tâm ấy. Ông cha xứ nghe đâu cũng dạng quốc doanh nên không dám nói gì. Và dĩ nhiên cũng vì thói quen “cúi đầu giữ chỗ” nên các anh từ đầu có thiện chí đã phải để cho thiện chí cúi đầu! Họ chấp nhận những điều ấy như chuyện thường tình, và những người có tâm huyết thấy rằng trung tâm này cũng chỉ là chỗ làm ăn. Ngay từ đầu, một trung tâm đang cố gắng mang danh Công giáo đã hành xử y như các trường mà ta thường lên tiếng phê phán, chỉ vì phải chiều theo một vài linh mục chưa ý thức sống sứ mạng mục tử của mình. Và do vậy, giáo viên cũng như học viên thấy nghi ngờ tính minh bạch của công việc giáo dục ở đó.
2. Học phí.
Chúng ta cho rằng giáo dục Công giáo thì phải ưu tiên cho người nghèo. Nhưng vấn đề tiền bạc không đơn giản là chuyện ra sao cũng được. Khi mở trường, người ta nghĩ rằng “giáo dục là ưu tiên”. Nhưng rồi chi phí phát sinh. Người làm giáo dục thấy “thêm chút học phí thì dân thành phố cũng chịu được”, thế là học phí lại thành chuyện muôn thuở của giáo dục Việt nam. Một nhóm anh em nọ mở lớp dạy ngoài giờ, qui tụ giáo viên có đạo để chung một chí hướng. Chỉ sau ít ngày thôi, mọi người nhận ra rằng học phí cũng chẳng thấp hơn các nhóm khác. Hoặc các nhà trẻ đang hoạt động cũng có vấn đề về học phí, về thứ tự ưu tiên… Dĩ nhiên là có nhiều lý do để biện minh: trang trải chi phí, để bù lại cho trường hợp có học viên không học tiếp tháng sau (lý do này xem ra có vẻ bi hài nhất), để thế này thế nọ vân vân. Tất cả những điều chúng ta làm đều có thể biện minh, nhưng có một điều không bao giờ xã hội chấp nhận: lấy lý do nhân đạo để làm kinh doanh. Khi chạm đến đồng tiền, nhiều giá trị phải thay đổi, và đó là điều mà người làm giáo dục Công giáo, kể cả các tu sĩ, phải đặc biệt cảnh tỉnh.
3. Phương pháp giáo dục.
Người ta vẫn than thở là chương trình học ở Việt nam nặng nề, học nhiều mà chẳng có bao nhiêu kiến thức, học thêm dạy thêm tràn lan… Nếu Giáo Hội Công giáo được mở trường lớp, chúng ta phải chấp nhận nhiều thực tế không đúng ý mình, ít là lúc ban đầu. Giáo viên ở đâu ra? Là các giáo viên đang dạy ở các trường nhà nước (rõ ràng cho đến bây giờ Giáo Hội Việt nam chưa có chương trình đào tạo riêng cho giáo viên Công giáo). Là các giáo viên đang dạy ở các trường, dù tốt đến mấy, nhiều ít họ cũng chịu ảnh hưởng trong phong cách làm việc, ý tưởng về mô hình giáo dục, quen với cách học sinh gian lận v.v… Ngay cả trong một số chủng viện, tu viện, việc quay cóp bài vở (mà chúng tôi gọi là gian xảo trong các bài làm), đã là tiếng báo động. Nhìn lại ảnh hưởng giáo dục trên xã hội, các nhà giáo có nhiều thao thức không thể ngồi yên. Nhưng họ sẽ làm được gì khi ngay bây giờ chưa có hướng đi nào rõ nét. Cha Lê Quang Uy DCCT vẫn nói đại ý phải làm ngay, phải sống tốt, sống khác, sống đẹp, không thể cứ theo lối sống thế gian. Nhưng ai sẽ thổi ý tưởng ấy bùng lên?
II. “HÃY ĐỨNG DẬY, TA ĐI”. (Mc. 14,42)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chưa được mở trường lớp chính thức (trừ nhà trẻ và các lớp mẫu giáo), nhưng các vấn đề đặt ra lại quá cấp bách, và những chuyện xảy ra trong giáo dục Công giáo sẽ làm nhiều người thất vọng nếu người Công giáo và những vị có trách nhiệm không có chương trình hành động ngay từ bây giờ. Nhiều người trí thức Công giáo có thiện chí đã và đang lao vào phục vụ con người ở nhiều lãnh vực khác nhau: y tế, kinh tế, xã hội… nhưng dường như lối vào giáo dục còn bỏ ngỏ. Lời Chúa Giêsu chắc chắn đang vang lên trong những tâm hồn đang thao thức với nền giáo dục Công giáo: “Hãy đứng dậy, ta đi”. Còn ngồi lại bàn tính suy tư mà chưa đứng dậy thì sợ rằng sẽ muộn mất.
1. Đào tạo con người.
Một số linh mục, tu sĩ và giáo chức trẻ thì có đặc tính là “rất trẻ”, trẻ về cả tuổi nghề cũng như kinh nghiệm giáo dục. Một linh mục mới chịu chức đã vội nghĩ mình là “thầy dạy muôn dân”. Linh mục là thầy dạy theo gương Thầy Chí Thánh là Đức Kytô, luôn mang trong tâm hồn sự “hiền lành và khiêm nhượng”, chứ không phải là thầy kiểu trần thế, muốn gom dân lại mà dạy tất tần tật mọi thứ. Dĩ nhiên có những vị linh mục mà tài đức và kiến thức về mọi mặt đạo đời ai cũng kính nể, như cha Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT, nhưng không phải linh mục nào cũng thế. Một linh mục giảng “có 15% dân số thế giới tin Chúa”, con số sai rồi, nhưng ông lại bảo: “lấy số khác!”. Có một linh mục đi học Kinh Tế ở Pháp về, nghĩ không ra ai là một nhà kinh tế Công giáo cận đại, nhưng lại cho mình là nhà kinh tế đại tài. Và như vậy, những “nhà” ấy dĩ nhiên là cần được đào tạo lại về nghề nghiệp và về nhiều thứ khác, nhất là về khoa sư phạm để làm nhà giáo Công giáo đích thực. Cũng không ít giáo dân làm nghề giáo, nhưng cũng dạy qua loa, cũng ham thành tích, cũng giảng say sưa những điều vô bổ hay sai lạc, cũng dạy thêm và… chém! Chúng tôi rất khâm phục đường lối của Đức tân Giám mục phụ tá Sàigòn Phêrô Nguyễn văn Khảm. Ước chi những vị có tâm huyết với con người như Đức Cha, sẽ khởi xướng và tiếp tục việc đào tạo những nhà đào tạo.
2. Lòng hy sinh.
Đức Kytô, với tư cách một nhà giáo dục, đã không ngại bất cứ khó khăn gian khổ nào, để dạy cho dân những chân lý của muôn đời. Ngài không những dạy bảo mà còn cảm hoá, bằng chính lòng nhân từ và tình yêu của Ngài, biểu lộ qua lòng hy sinh chấp nhận tất cả để đến với những học trò nghèo, bình dân. Là môn đệ Đức Kytô, các nhà giáo dục Công giáo cũng phải đi con đường ấy. Hy sinh thì giờ, công sức đã vậy, mà sự hy sinh về đời sống vật chất cũng là cách thế hữu hiệu để giáo dục. Không thiếu những nhà giáo Công giáo vẫn hăm hở chờ nhận quà ngày 20/11, không thiếu những nhà giáo nhiệt thành giảng dạy nhưng vẫn đòi sự đền bồi cân xứng. Tất cả những điều ấy không sai xét về mặt nào đó, nhưng quả thật là những chướng ngại không nhỏ trên con đường giáo huấn.
3. Phải có một học thuyết.
Bất cứ một chương trình hành động nào cũng cần được hướng dẫn bởi một lý thuyết phù hợp, phù hợp với tôn chỉ, với mục tiêu, với con người và xã hội mà những người hành động nhắm tới. Người Công giáo được soi sáng và thúc đẩy bởi Tin Mừng, trong đó tất cả nguyên tắc được Đức Kytô, vị Thầy mẫu mực đã rọi soi đến từng ngóc ngách của cuộc đời đa dạng và phong phú này. Nhưng các học thuyết, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo và các văn kiện của Toà Thánh về giáo dục là minh hoạ và chi tiết hoá lời giảng của Đức Kytô trong từng môi trường làm việc cụ thể. Các giáo chức Công giáo đang nhắm tới việc kiện toàn nền giáo dục không thể làm ngơ trước các học thuyết này. Và chúng con tha thiết mong các vị hữu trách trong Giáo Hội quan tâm đặc biệt để phong trào học và sống các học thuyết của Giáo Hội trở thành việc huấn luyện thường xuyên cho những người quan tâm đến công cuộc giáo dục trong Giáo Hội.
III. THAY LỜI KẾT
Xin được trích các điều khoản trong Bộ Giáo Luật để thay lời kết luận cho bài viết này, và theo giáo luật, chúng con kính mong các bậc hữu trách trong Giáo Hội quan tâm để việc giáo dục Công giáo có thể thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Ðiều 803: (1) Trường học được gọi là công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.
(2) Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.
Ðiều 804: (2) Bản Quyền sở tại phải lưu tâm để các giáo viên dạy tôn giáo trong các trường, kể cả các trường không công giáo, được trổi trang về đạo lý chân chính, về chứng tá đời sống Kitô Giáo và về khoa sư phạm.
Văn hóa ''đào lấp''
Anmai, CSsR
01:41 06/12/2008
“VĂN HOÁ ĐÀO - LẤP”
Bất cứ ai cũng vậy, lần đầu nhìn thấy thì còn có cái cảm giác lạ nhưng nếu quá quen thì lại thấy bình thường. Với những điều cứ xảy ra liên tục trong đời sống con người nó sẽ trở thành văn hoá của gia đình hay của dân tộc. Chuyện “đào đào - lấp lấp” bây giờ phải nói là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu là con người.
Nhớ lại những năm đầu khi đất nước thoát khỏi cảnh bao cấp dân Sài Thành vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy khó chịu vì không biết bao nhiêu phiền toái trước cái cảnh đào đường để đặt cáp ngầm. “Cô điện lực” vừa lấp xong cái rãnh nhét vài cọng cáp ngầm thì “chú điện thoại lại moi lên để chèn vài cọng dây điện thoại. “Chú điện thoại” vừa lấp mặt đường chưa kịp khô nhựa đường thì “bác cấp nước” lại moi cái rãnh ấy lên để “cải tạo hệ thống cấp nước”.
Vài năm gần đây, dân Sài Thành lại bị ám ảnh một cách hết sức kinh khủng khi phải đương đầu với “đồng chí đô thị môi trường”. Ai cũng quan tâm và lo lắng về đô thị và môi trường để rồi “cắn răng chịu đựng” cho “đồng chí đô thị môi trường” mặc sức tự do vung vít. “Đồng chí đô thị môi trường” được cưng chiều đến độ muốn làm gì làm, chẳng ai dám hó hé gì cả vì đồng chí ấy được cấp phép đào đường “không có thời hạn”. Bằng chứng cho thấy là nhiều đoạn đường hay nói đúng hơn là dân cư hai bên con đường bị đào đào lấp lấp ấy phải sống trong cảnh dở khóc dở cười. Nắng thì bụi – mưa thì sình. Hành lang, vỉa hè với diện tích quá sức khiêm tốn nay phải cõng trên mình những chiếc xe tải, taxi vì lẽ mặt đường chính đã bị “đồng chí đô thị môi trường” đang trương cái bảng “công trình đang thi công”. Bi hài ở chỗ là đôi khi chẳng thấy bóng dáng công nhân hay nói đúng hơn là công trình thi công chậm còn hơn rùa bò nhưng người dân cứ phải khổ sở với những lô-cốt “ăn dầm nằm dề” trước nhà.
Tưởng chừng chỉ có dân thành thị như Sài Thành phải khổ sở với cái “văn hoá đào đào lấp lấp” thôi nhưng nào ngờ những người dân quê nghèo chất phác nay lại phải đương đầu với không biết bao nhiêu là gian nan khốn đốn. Ta cứ thử đảo một vòng về miền Tây Nam Bộ ta sẽ thấy nỗi ám ảnh của “văn hoá đào đào lấp lấp” là như thế nào.
Chục năm về trước, người dân quê nghèo chất phác đã vội vã phá ruộng làm thành ao để nuôi tôm. Ban đầu thấy làm ăn có lãi nên nhà nhà người người hăng hái biến ruộng thành ao. Thế nhưng thực tế thì lại khác. Tôm đâu phải là loại dễ nuôi như nhiều người dân quê mộc mạc suy nghĩ. Nuôi chỉ được vài năm, nguồn nước và cả cái ao nuôi tôm nhiễm uế làm cho tôm không còn “đất” sống. Đầm tôm đã nhiễm uế rồi thì không thể nào cải tạo dể nuôi tôm được nữa, dù cho có xử lý cách nào đi chăng nữa thì cũng ngậm ngùi nuôi tiếc. Lụn bại nhiều qúa đến nỗi người nông dân chiều chiều ra đứng ngõ sau nhìn những cái đầm tôm mới ngày nào còn mơn mởn đầy mùi hương mới của lúa nay trở thành những ao nước mênh mông cay đắng.
Tưởng chừng cái kinh nghiệm thương đau ấy sẽ là bài học đắt giá cho bà con nông dân nghèo miền sông nước. Mới đây thôi, bà con nông dân chân chất ấy lại phải ngậm ngùi nhìn những ao cá vừa được đào múc từ ruộng để nuôi cá tra, cá ba sa. Giờ đây, bà con lại ngậm ngùi cay đắng chia tay với con cá tra, cá ba sa vì chúng không phải là nguồn thu nhập ổn định của bà con. Khi con cá ba sa vừa đủ tuổi thì bị các doanh nghiệp chế biến treo bảng “tạm ngưng không thu mua”. Cá thì càng ngày càng lớn mà bán thì chẳng có người mua như là trong nhà có con gái có “mìn nổ chậm vậy”. Bán không được nhưng có những gia đình mỗi ngày phải mất cả trăm triệu để mua thức ăn cho chúng. Nếu không đổ thức ăn xuống thì chúng sẽ đói còn nếu cứ đổ thức ăn xuống mà người mua không chịu mua thì người nuôi cá sẽ không đói như cá mà sẽ chết vì tiền vốn lẫn lãi ngày càng tăng !
Sự việc xảy ra như thế, trách đời hay trách người !
Người nông dân, trước hết cũng đáng trách thật. Vì nhẹ lòng non dạ nghe theo những lời đường mật nên đã quay lưng lại với cây lúa mà chạy theo con tôm con cá. Bà con nông dân vốn dĩ từ thời cha ông họ đã quen với nếp sống “bán lưng cho trời bán mặt cho đất” nay lại nhờ vào con cá, trông vào con tôm thì làm sao mà thành đạt nổi. Cũng theo như cha ông ngày xưa để lại thôi, người nông dân bỗng dưng chạy theo mối lợi trước mắt là con tôm con cá mà ngoảnh mặt quay lưng lại với cây lúa vốn dĩ là người bạn tri kỷ thâm giao. Ngoảnh mặt quay lưng với cây lúa thì nay cây lúa cũng đành phải ngoảnh mặt làm ngơ trước những con người bạc bẽo thôi.
Thế nhưng, trước khi trách bà con nông dân nghèo ít học ta cũng không quên nghĩ đến những người có trách nhiệm. Họ là những người may mắn, họ là những người học cao hiểu rộng, lẽ ra họ phải có cáì nhìn xa, cái nhìn thật sâu để giúp cho những người nghèo ít học nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Phóng sự mới đây trên Tivi cho thấy một số người dân nghèo “tỉnh ngộ” đã kịp lấp ao cá để quay về với cây lúa truyền thống của cha ông. Phóng sự cũng nói lên lời than trách với những người có trách nhiệm đã không đưa ra tầm nhìn xa cho bà con nông dân nghèo.
Thế là sau vài năm hì hà hì hục đào ruộng lên để nuôi cá nuôi tôm nay người dân nghèo lại phải vác từng xiểng đất để biến cái ao cá tội nghiệm trở về với ruộng lúa xưa kia. Chua xót thay cho văn hoá đào lấp.
Giờ có trách thì cũng đã muộn màng vì lẽ đời sống của nông dân nghèo nay lại nghèo thêm.
Giá mà những người có trách nhiệm cũng như bà con nông dân nghèo đừng bạc bẽo với cây lúa thì ngày nay đâu rơi vào những cảnh ngộ bế tắt, khốn khó như hiện tại. Chỉ cầu mong những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm ngày mỗi ngày mến nước thương dân hơn mà thôi.
Bất cứ ai cũng vậy, lần đầu nhìn thấy thì còn có cái cảm giác lạ nhưng nếu quá quen thì lại thấy bình thường. Với những điều cứ xảy ra liên tục trong đời sống con người nó sẽ trở thành văn hoá của gia đình hay của dân tộc. Chuyện “đào đào - lấp lấp” bây giờ phải nói là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu là con người.
Nhớ lại những năm đầu khi đất nước thoát khỏi cảnh bao cấp dân Sài Thành vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy khó chịu vì không biết bao nhiêu phiền toái trước cái cảnh đào đường để đặt cáp ngầm. “Cô điện lực” vừa lấp xong cái rãnh nhét vài cọng cáp ngầm thì “chú điện thoại lại moi lên để chèn vài cọng dây điện thoại. “Chú điện thoại” vừa lấp mặt đường chưa kịp khô nhựa đường thì “bác cấp nước” lại moi cái rãnh ấy lên để “cải tạo hệ thống cấp nước”.
Vài năm gần đây, dân Sài Thành lại bị ám ảnh một cách hết sức kinh khủng khi phải đương đầu với “đồng chí đô thị môi trường”. Ai cũng quan tâm và lo lắng về đô thị và môi trường để rồi “cắn răng chịu đựng” cho “đồng chí đô thị môi trường” mặc sức tự do vung vít. “Đồng chí đô thị môi trường” được cưng chiều đến độ muốn làm gì làm, chẳng ai dám hó hé gì cả vì đồng chí ấy được cấp phép đào đường “không có thời hạn”. Bằng chứng cho thấy là nhiều đoạn đường hay nói đúng hơn là dân cư hai bên con đường bị đào đào lấp lấp ấy phải sống trong cảnh dở khóc dở cười. Nắng thì bụi – mưa thì sình. Hành lang, vỉa hè với diện tích quá sức khiêm tốn nay phải cõng trên mình những chiếc xe tải, taxi vì lẽ mặt đường chính đã bị “đồng chí đô thị môi trường” đang trương cái bảng “công trình đang thi công”. Bi hài ở chỗ là đôi khi chẳng thấy bóng dáng công nhân hay nói đúng hơn là công trình thi công chậm còn hơn rùa bò nhưng người dân cứ phải khổ sở với những lô-cốt “ăn dầm nằm dề” trước nhà.
Tưởng chừng chỉ có dân thành thị như Sài Thành phải khổ sở với cái “văn hoá đào đào lấp lấp” thôi nhưng nào ngờ những người dân quê nghèo chất phác nay lại phải đương đầu với không biết bao nhiêu là gian nan khốn đốn. Ta cứ thử đảo một vòng về miền Tây Nam Bộ ta sẽ thấy nỗi ám ảnh của “văn hoá đào đào lấp lấp” là như thế nào.
Chục năm về trước, người dân quê nghèo chất phác đã vội vã phá ruộng làm thành ao để nuôi tôm. Ban đầu thấy làm ăn có lãi nên nhà nhà người người hăng hái biến ruộng thành ao. Thế nhưng thực tế thì lại khác. Tôm đâu phải là loại dễ nuôi như nhiều người dân quê mộc mạc suy nghĩ. Nuôi chỉ được vài năm, nguồn nước và cả cái ao nuôi tôm nhiễm uế làm cho tôm không còn “đất” sống. Đầm tôm đã nhiễm uế rồi thì không thể nào cải tạo dể nuôi tôm được nữa, dù cho có xử lý cách nào đi chăng nữa thì cũng ngậm ngùi nuôi tiếc. Lụn bại nhiều qúa đến nỗi người nông dân chiều chiều ra đứng ngõ sau nhìn những cái đầm tôm mới ngày nào còn mơn mởn đầy mùi hương mới của lúa nay trở thành những ao nước mênh mông cay đắng.
Tưởng chừng cái kinh nghiệm thương đau ấy sẽ là bài học đắt giá cho bà con nông dân nghèo miền sông nước. Mới đây thôi, bà con nông dân chân chất ấy lại phải ngậm ngùi nhìn những ao cá vừa được đào múc từ ruộng để nuôi cá tra, cá ba sa. Giờ đây, bà con lại ngậm ngùi cay đắng chia tay với con cá tra, cá ba sa vì chúng không phải là nguồn thu nhập ổn định của bà con. Khi con cá ba sa vừa đủ tuổi thì bị các doanh nghiệp chế biến treo bảng “tạm ngưng không thu mua”. Cá thì càng ngày càng lớn mà bán thì chẳng có người mua như là trong nhà có con gái có “mìn nổ chậm vậy”. Bán không được nhưng có những gia đình mỗi ngày phải mất cả trăm triệu để mua thức ăn cho chúng. Nếu không đổ thức ăn xuống thì chúng sẽ đói còn nếu cứ đổ thức ăn xuống mà người mua không chịu mua thì người nuôi cá sẽ không đói như cá mà sẽ chết vì tiền vốn lẫn lãi ngày càng tăng !
Sự việc xảy ra như thế, trách đời hay trách người !
Người nông dân, trước hết cũng đáng trách thật. Vì nhẹ lòng non dạ nghe theo những lời đường mật nên đã quay lưng lại với cây lúa mà chạy theo con tôm con cá. Bà con nông dân vốn dĩ từ thời cha ông họ đã quen với nếp sống “bán lưng cho trời bán mặt cho đất” nay lại nhờ vào con cá, trông vào con tôm thì làm sao mà thành đạt nổi. Cũng theo như cha ông ngày xưa để lại thôi, người nông dân bỗng dưng chạy theo mối lợi trước mắt là con tôm con cá mà ngoảnh mặt quay lưng lại với cây lúa vốn dĩ là người bạn tri kỷ thâm giao. Ngoảnh mặt quay lưng với cây lúa thì nay cây lúa cũng đành phải ngoảnh mặt làm ngơ trước những con người bạc bẽo thôi.
Thế nhưng, trước khi trách bà con nông dân nghèo ít học ta cũng không quên nghĩ đến những người có trách nhiệm. Họ là những người may mắn, họ là những người học cao hiểu rộng, lẽ ra họ phải có cáì nhìn xa, cái nhìn thật sâu để giúp cho những người nghèo ít học nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Phóng sự mới đây trên Tivi cho thấy một số người dân nghèo “tỉnh ngộ” đã kịp lấp ao cá để quay về với cây lúa truyền thống của cha ông. Phóng sự cũng nói lên lời than trách với những người có trách nhiệm đã không đưa ra tầm nhìn xa cho bà con nông dân nghèo.
Thế là sau vài năm hì hà hì hục đào ruộng lên để nuôi cá nuôi tôm nay người dân nghèo lại phải vác từng xiểng đất để biến cái ao cá tội nghiệm trở về với ruộng lúa xưa kia. Chua xót thay cho văn hoá đào lấp.
Giờ có trách thì cũng đã muộn màng vì lẽ đời sống của nông dân nghèo nay lại nghèo thêm.
Giá mà những người có trách nhiệm cũng như bà con nông dân nghèo đừng bạc bẽo với cây lúa thì ngày nay đâu rơi vào những cảnh ngộ bế tắt, khốn khó như hiện tại. Chỉ cầu mong những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm ngày mỗi ngày mến nước thương dân hơn mà thôi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Nhỏ Trên Rừng Thu
Nguyễn Đức Cung
06:10 06/12/2008
CHIM NHỎ TRÊN RỪNG THU
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Có con chim nho nhỏ
Đậu trên cành thu nâu
Hót những bài ca mới
Tưới mát cả đồi thu.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền