Ngày 08-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật III Mùa Vọng A - 11.12.2016
Lm Francis Lý văn Ca
02:39 08/12/2016
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Vui Mừng. Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Chúng ta vui mừng để chuẩn bị tâm hồn để đón nhận hồng ân của Chúa qua Bí Tích Hòa Giải.

Thánh Gioan Tiền Hô đã xuất hiện, kêu gọi mọi người chuẩn bị để đón Đấng đến sau ông. Ông đã rao giảng sự ăn năn thống hối và nhiều thành phần trong dân Dothái đã đáp lại lời mời gọi của ông để chịu phép rửa.

Giáo Hội qua muôn thời đại và thế hệ vẫn tiếp tục rao truyền sứ điệp của Thiên Chúa và kêu mời con cái đang lữ hành biết quay trở về với Chúa và sống tinh thần ăn năn thống hối. Mùa Vọng là dịp để Cộng Đoàn tín hữu sống tinh thần của mùa trông đợi Đấng Cứu Thế, không phải ngồi chờ Ngày Chúa Đến một cách nhưng không, nhưng biết lợi dụng thời gian chờ đợi để chuẩn bị tâm hồn một cách xứng đáng hơn cho Ngày Chúa Đến.

Hy vọng trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng năm nay, với sự giúp đỡ của các Linh mục trong những ngày cử hành Bí Tích Hòa Giải, mỗi người trong chúng ta sẽ sắp xếp thời gian để lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải. Đây cũng là dịp để chúng ta đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội và của Gioan Tẩy Giả dựa vào chủ đề của các bài đọc hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia sẽ trình bày cho chúng ta môt viễn ảnh huy hoàng đang đến một thời mà nhân loại sẽ sống an hoà với nhau giữa người với người cũng như muôn thú đồng hoang.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô muốn diễn giải không có sự khác biệt nào có thể tồn tại giữa người Dothái và Dân Ngoại khi họ gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Mọi người được đối xử như nhau.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tẩy Giả chuẩn bị dân Dothái đón tiếp Đấng Cứu Thế sắp đến giữa họ. Phần chúng ta cũng hãy tự hỏi chính mình: Tôi phải chuẩn bị gì đây để đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay khi nghe bài Tin Mừng sau đây.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Trong niềm hân hoan đó, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Thánh Gioan Tiền Hô đã rao giảng sự ăn năn thống hối, xin cho chúng con biết mở lòng đón nhận sứ điệp Thánh Gioan đã rao giảng bằng việc lãnh nhận bí tích Hòa Giải trong những ngày sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Với ơn Chúa ban, xin cho mỗi người trong chúng ta sẽ chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải trong Mùa Vọng nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta, trong tinh thần của Mùa Vọng, biết chia sẻ tình thương đối với tha nhân, những gì chúng ta có thể chia sẻ được trong cuộc sống tha hương, từ tinh thần cho đến vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho nền hòa bình trên thế đang bị đe dọa duới nhiều cách thức khác nhau. Xin cho chúng ta bíêt chạy đến với Mẹ Maria qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chú nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, qua tinh thần của ngày lễ hôm nay, chúng con vui mừng trông đợi ngày mừng lễ trọng sắp đến. Xin cho chúng con biết sửa soạn tâm hồn để đón Chúa qua việc nhận lãnh Bí Tích Hòa Giải trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng năm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Anh em hãy tự hoán cải con người chúng ta nên có ích cho bản thân và cộng đoàn theo ý Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
14:45 08/12/2016
Chúa nhật III Vọng -A-
Isaia 35: 1-6a, 10; T.vịnh 145; Giacôbê 5: 7-10;Mátthêu 11: 2-11

Anh em hãy tự hoán cải con người chúng ta nên có ích cho bản thân và cộng đoàn theo ý Chúa

Nếu bạn ngồi trong lao tù, bạn khó lòng biết nhủ̃ng gì xãy ra bên ngoài thành lao tù và ngoài cỗng đi vào. Tôi có một ngủỏ̀i bạn làm tuyên uý, đi thăm một ngủỏ̀i tù, nỏi phòng anh ta, trong trại St. Quentin. Ngủỏ̀i ta đủa ngủỏ̀i tù này đến St. Quentin vào nủ̉a đêm, nên anh ta không trông thấy khung cảnh xung quanh lao tù. Anh ta hỏi vị tuyên úy bạn tôi: "Bên ngoài lao tù này có nhủ̃ng gì vậy Cha?"

Bạn tôi dùng một tỏ̀ giấy và vẽ trên đó hình vịnh San Francisco và vùng lân cận: "đây là San Francisco, đây là Oakland, đây là hai đảo Angel và Alcatraz, đây là cầu Golden Gate, và cầu Richmond San Rafael mà anh đi qua ban đêm tủ̀ lao tù Folsom để đến lao tù này, St Quentin. "Ngủỏ̀i tù cám ỏn vị tuyên úy.

Nhủng sau khi vị tuyên úy lái xe về phía đông Vịnh và trông thấy mặt trỏ̀i lặn bên kia cầu Golden Gate. Ánh mặt trỏ̀i lặn chiếu vào các đám mây lỏ lủ̉ng trên nền trỏ̀i làm vị tuyên úy tụ̉ nghĩ. Ngủỏ̀i tù trong lao chỉ có chút khái niệm về quang cảnh ỏ̉ vùng Vịnh San Francisco, nhủng anh ta không có khái niệm gì về quang cảnh thụ̉c sụ̉ nhủ lúc này: cảnh Vịnh tuyệt đẹp và ánh sáng mặt trỏ̀i lặn nỏi vùng Vịnh.

Thật không có gì bằng kinh nghiệm thụ̉c sụ̉. Ông Gioan Tẩy Giả ngồi trong lao tù vì nhủ̃ng lỏ̀i giảng dạy củ́ng rắn của ông ta. Ông ta có nhiều kẻ thù có quyền uy chống đối ông ta. Nhất là vua Hêrođê, mà ông ta chỉ trích về tội ngoại tình. Nhủ Chúa Giêsu nói về ông Gioan: ông Gioan không phải là một cây gậy phất phỏ trủỏ́c gió; ông ta không ăn mặc gấm vóc lụa là nhủ ngủỏ̀i ỏ̉ trong cung điện ngồi trên ngai. Ông Gioan là một sủ́ giả dọn đủỏ̀ng cho Đủ́c Giêsu, đủỏ̀ng cho Đấng Mêsia, vỏ́i lỏ̀i nói hùng biện và kêu gọi dân chúng nên sám hối.

Ông Gioan đầy tin tủỏ̉ng và vủ̃ng vàng, nhủng bị bắt vào tù, và bây giỏ̀ nhủ̃ng hy vọng của ông ta cũng bị giam nhủ ông ta. Ông ta nghe nói về Đủ́c Giêsu, ông ta bắt đầu đâm ra do dụ̉, không phải về quang cảnh bên ngoài lao tù, mà về quang cảnh về Đủ́c Giêsu. Đủ́c Giêsu không hùng biện nhủ ông Gioan mong đọ̉i. Đủ́c Giêsu cũng không là ngủỏ̀i đe dọa sụ̉ trủ̀ng phạt của Thiên Chúa.

Bỏ̉i thế, hình nhủ ông Gioan dùng một tỏ̀ giấy để đặt câu hỏi đủa cho các môn đệ đến thăm ông ta: Đây, anh em viết xuống và hỏi Đủ́c Giêsu: "Thủa Thầy, Thầy có phải là Đấng phải đến hay không, hay là chúng tôi còn phải đọ̉i ai khác?"

Ông Gioan muốn có một ngủỏ̀i đến để lật đổ quyền uy chính trị và tôn giáo, nhủ một cỏn sóng thần quét sạch các tệ đoan và các điều vô tín ngủỏ̉ng. Ông ta muốn có một ai củỏ̉i ngựa xông vào nhủ một ngủỏ̀i trong trận diễn hành và loan báo Triều Đại hùng mạnh của Thiên Chúa.

Nhủng, trái lại, tin tủ́c đủa đến cho ông ta nói rằng Đủ́c Giêsu ngồi bàn ăn vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i thu thuế là nhủ̃ng ngủỏ̀i thu thuế cho Đế Quốc La mã. Đủ́c Giêsu không loại bỏ, không buộc tội phủỏ̀ng tội lỗi. Trái lại, Đủ́c Giêsu ngồi vào bàn ăn vỏ́i họ và làm cho ỏn tha thủ́ của Thiên Chúa sẵn sàng cho họ, thật là điều quá ủ dễ dàng theo ông ta nghĩ. Đủ́c Giêsu lại còn khuyến khích tha thủ́ cho kẻ thù địch, kể cả ngủỏ̀i La mã. Mọi sụ̉ không xãy ra nhủ ông Gioan mong đọ̉i, và bây giỏ̀ ông ta ngồi tù chỏ̀ chết.

Khi môn đệ ông Gioan đến gặp Chúa Giêsu vỏ́i câu hỏi của ông Gioan. Chúa Giêsu không trả lỏ̀i ngay vào câu hỏi. Nhủng Chúa Giêsu bảo các môn đệ ông Gioan hãy về thuật lại nhủ̃ng điều mắt thấy tai nghe: ngủỏ̀i mù xem thấy kể què đủọ̉c đi, ngủỏ̀i cùi đủọ̉c sạch, kẻ điếc đủọ̉c nghe, ngủỏ̀i chết sống lại và kẻ nghèo đủọ̉c nghe Tin Mủ̀ng.

Điều căn bản là: Chúa Giêsu giúp đỏ̃ nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃ nhiều nhất, nhủ̃ng ngủỏ̀i không có ai giúp đỏ̃ hay nhủ̃ng ngủỏ̀i không thể giúp đỏ̃ họ. Thật ra, Chúa Giêsu không đến nhủ ông Gioan mong mỏi, để phá tan nhủ̃ng ngủỏ̀i ác đủ́c, nhủng Chúa Giêsu lại đến nâng đỏ̃ họ dậy, cho họ đủọ̉c dịp thủ́ hai để thay đổi. Chúa Giêsu mỏ̀i ngủỏ̀i ngu dốt, ngủỏ̀i tội lỗi và ngủỏ̀i điên cuồng trỏ̉ về đủỏ̀ng lối thênh thang của Thiên Chúa là đủỏ̀ng lối ngay thật.

Ngay hôm nay, có ngủỏ̀i vẫn còn không chấp nhận Đấng Mêsia mà Chúa Giêsu đang thể hiện. Nhủ̃ng ngủỏ̀i bảo thủ, có thể là vài ngủỏ̀i trong chúng ta, không muốn chấp nhận nhủ̃ng ngủỏ̀i khác họ. Họ tụ̉ cho họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i đáng đủọ̉c tôn trọng, và họ biết một số ngủỏ̀i không đáng đủọ̉c chấp nhận nhủ; nhủ̃ng ngủỏ̀i thuộc tôn giáo khác, nhủ̃ng ngủỏ̀i vủ̀a mỏ́i trỏ̉ lại đạo, nhủ̃ng ngủỏ̀i đồng tình luyến ái, hay cả nhủ̃ng ngủỏ̀i nhủ ngủỏ̀i tù ỏ̉ San Quentin.

Đây là mùa mong đọ̉i, Mùa Vọng. Đây là mùa trẻ con và cả ngủỏ̀i lỏ́n nghĩ đến nhủ̃ng điều họ muốn lãnh nhận trong dịp lễ Giáng Sinh. Nhủng, đối vỏ́i chúng ta, Mùa Vọng có ý nghĩa nhiều hỏn là nhủ̃ng ý nghĩ đó. Chúng ta mong đọ̉i và hy vọng một sụ̉ thay đổi, và một lối sống đậm đà, thâm sâu hỏn về đủ́c tin trong nhủ̃ng lúc suy ngẫm trong mùa vọng này. Chúng ta mong đọ̉i Chúa Giêsu đến để giải thoát chúng ta
để ban cho chúng ta ánh sáng để chúng ta trông thấy nhủ̃ng điều chúng ta không thấy được vì sụ̉ mù loà.
để mỏ̉ tai chúng ta để nghe nhủ̃ng điều chúng ta không hề nghĩ đến.
để rủ̉a sạch chúng ta thoát khỏi nhủ̃ng điều trong quá khủ́ đang đè nặng trên chúng ta.
để làm cho chúng ta nên tin mủ̀ng cho ngủỏ̀i nghèo đang cần chúng ta giúp đỏ̉.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF ADVENT (A)
Isaiah 35: 1-6a, 10; Psalm 146; James 5: 7-10;Matthew 11: 2-11


It’s hard when you’re in prison to know what’s going on outside the locked gates and beyond the walls. A chaplain friend of mine was visiting an inmate at San Quentin prison at his cell. The inmate had been brought to the prison in the middle of the night and had not seen any of the scenery around the prison. So he asked my friend, "What’s on the other side of the walls?"

Using a felt tip pen and a scrap of paper, the chaplain drew a rough map of the San Francisco Bay Area and with dots he indicated: "Here’s San Francisco – here’s Oakland – this is where Angel Island and Alcatraz islands are – here’s the Golden gate Bridge – and this is the Richmond San Rafael bridge that you drove over at night coming from Folsom Prison." The inmate thanked the chaplain for the information.

But, later as the chaplain drove back to the East Bay, and saw the setting sun through the Golden Gate, and the low hanging pink clouds, colored by the fading sun, he thought to himself, "The inmate had some information about the Bay, but he had no idea what the real thing was like, this beautiful Bay – the brilliant setting sun."

There’s nothing like first-hand experience.
John the Baptist was locked up in prison. His blunt preaching had made him powerful enemies, especially Herod, whom he had criticized for committing adultery. As Jesus said about John: he was no swaying reed in the wind; he wasn’t royalty dressed up, perched on a throne. He was the messenger who was preparing Jesus’ way; the way of the Messiah, with fiery rhetoric and hot warnings to repent.

John was confident and bold, but then got himself locked up and now his hopes are locked up as well – closing down on him. From what he has been hearing about Jesus, he’s beginning to have doubts – not about the landscape outside his prison walls, but about the landscape of this person Jesus. Jesus isn’t fiery, as John expected. Nor is Jesus spewing warnings about God’s wrath.

John was a great preacher and prophet, but his expectation of the coming Messiah didn’t fit Jesus. So, it’s as if John has a scrap of paper and, from his prison cell, says to his visiting disciples, "Here, write this down and ask Jesus, ‘Are you the one who is to come or should we look for another?"’

John wanted someone who would turn the religious and political order upside down; like a tidal wave, sweeping away the irreligious and the corrupt. He wanted someone to come riding in as head of a triumphant parade and proclaim God’s mighty kingdom.

Instead, the news funneling back to the confused, jailed and fiery prophet of God, was that Jesus was eating with the tax collectors who worked to collect taxes to support Rome. Jesus wasn’t castigating and condemning sinners instead, he was sitting down to meals with them and making God’s forgiveness easily available to them – in John’s eyes, too easily available. Jesus was even encouraging people to forgive their enemies – including their Roman enemies! Things hadn’t worked out the way John expected and now he’s locked up in prison facing death.

When John’s disciples arrive with their questions in hand, Jesus doesn’t give direct answers. But he tells John’s disciples to go back and give their own testimony about what they see and hear around them: the blind receive sight, the lame walk, lepers are cleansed, the deaf hear, the dead are raised and the poor have good news preached to them.

Bottom line: Jesus was helping those in most need, those who didn’t have anyone else to help them, or anyone who could help them. Turns out, Jesus didn’t come, as John had hoped, to destroy the wicked, but to restore them; to give them the possibility of a second chance. Jesus was inviting the ignorant, the sinners and the foolish back to God’s highway – the right way.

Even today, some people still take offense at the kind of Messiah Jesus turned out to be. Some fundamentalists, perhaps even some of us, want him to close the door on anyone different from themselves. They consider themselves respectable and they have a long list of those who shouldn’t make it in: people of other religions, last-minute converts, gays, or even people like that prisoner at San Quentin.

This is the season of expectation – Advent. It is a when children and adults too, make lists of what they would like to receive for Christmas. But Advent means more than that to us. We anticipate and hope for renewal and deepening of our faith during this reflective time – we are looking for the coming of Jesus to set us free:

to give us sight where we are blind
to open our ears to what we have been ignoring
to cleanse us of the past that weighs us down.
to make us good news to the poor who need us.
 
Đêm tối của đức tin ấy là kiếp người
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:19 08/12/2016
ĐÊM TỐI CỦA ĐỨC TIN ẤY LÀ KIẾP NGƯỜI

( Chúa Nhật III Mùa Vọng A )

Dữ kiện “đêm tối đức tin” có lẽ là chuyện thường tình trong cuộc đời của nhiều vị thánh như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Têrêxa Avila hay thánh Gioan Thánh Giá và gần đây thông tin cho hay rằng nó hiện diện cả trong cuộc đời của mẹ Têrêxa Calcutta. Và dù rằng được chúc phúc vì đã tin nhưng ngay cả Mẹ Maria cũng không tránh được những thời điểm hay giai đoạn phải lần bước trong đêm tối.

Bài trích Tin Mừng theo thánh Matthêu của Chúa Nhật III mùa Vọng năm A mà Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một cách nào đó nói đến đêm tối đức tin của thánh Gioan Tẩy giả. Ý thức mình được kêu gọi làm tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Tẩy Giả nhiệt thành, hăng say mời gọi mọi người, mọi thành phần dân Chúa xưa sám hối ăn năn. Dân chúng tuôn đến với Ngài trên bờ sông Giođan nhiều khôn xiết. Dân nghèo hay người thất học có đó. Kẻ giàu sang hay người quyền quý cũng không thiếu. Người thu thuế hay binh lính vẫn có mặt. Thậm chí đến các vị đang được xem là đạo đức như người biệt phái hay các vị tinh thông lời Chúa như các luật sĩ vẫn hiện diện. Tất cả dường như nghe theo lời khuyên bảo của Gioan, cho dù Ngài thỉnh thoảng nói với họ những lời chói tai, khó nghe.

Mình chỉ là người dọn đường, người tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Và kìa, Đấng Cứu Thế, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian đã đến. Đã như xong phận vụ, giờ thì cần Người phải lớn lên còn mình thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Người mà lớn lên thì triều đại nước Thiên Chúa sẽ hiển trị. Và chắc chắn nhiều sự sẽ có đổi thay, dĩ nhiên là theo hướng tốt đẹp, đặc biệt những gì Ngôn Sứ Isaia loan bào sẽ trở thành hiện thực. Mình đã thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người. Chắc chắn Người sẽ “loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giập nát, giải thoát những kẻ bị giam cầm…” (x.Is 61,1-2). Thế mà cớ sao mình vẫn mãi chịu cảnh chôn chân trong bốn bức tường ngục tù? Không lẽ Đấng Cứu Thế lại thua một bạo vương Hêrôđê? Ngài có phải là Đấng phải đến chăng, hay mình còn phải đợi Đấng nào khác? Không được gặp trực tiếp với Người thì mình đành nhờ các môn đệ gửi lời nhắn hỏi.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay, chính Gioan cũng đã phải trải qua sa mạc đức tin. Quả vậy, nhiều khi vì quá lo bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin của Gioan Tẩy giả nên nhiều nhà tu đức đã từng cắt nghĩa rằng thánh nhân tận dụng dịp thuận tiện để củng cố đức tin cho các môn đồ. Không thể tiên thiên loại trừ giả thiết này. Tuy nhiên nhiều khi vì qua lo chuyện bao đồng mà ta vô tình hay hữu ý lãng quên một hiện thực của kiếp người. Đang còn lữ thứ trần gian thì chúng ta mãi vẫn còn thấy cách “lờ mờ” về các thực tại. Và đêm tối đức tin là một sự thật luôn tồn tại với kiếp người trần gian khó có thể chối cãi.

Vào trần gian, mang lấy kiếp người Đức Kitô cũng không là ngoại lệ cho dù Người là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch. Cơn xao xuyến bồi hồi của Chúa Giêsu là rất thật. Máu của Người đã rỉ ra theo các tuyến mồ hôi không phải là kiểu nói phóng đại. “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mc 15,34). Những lời than thở của Người trên cây thập giá, phút giây hấp hối minh chứng cho ta sự thật này: Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vẫn phải trải qua nhiều thử thách. Dù luôn tín thác vào Cha nhưng Người cũng đã trải qua những đau khổ, một cách nào đó giống như những cuộc thử thách đức tin mà chúng ta phải chịu.

Trong số các Tông đồ thì dường như thánh tông đồ dân ngoại là người chịu thử thách lớn lao hơn cả. Hăng say, nhiệt tình loan báo tin mừng thế mà số phận của Ngài thật lắm truân chuyên: “năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi.” (2Cor 11,24-25). Ngục tù là nơi thường đón đợi thánh nhân. Những khó khăn bên ngoài do hoàn cảnh, do tha nhân mà Ngài phải chịu thì đã đành, thế mà ngay cả cái dằm trong thân xác của Ngài cũng chẳng để Ngài yên. Thánh Phaolô cảm nghiệm rằng Chúa không để ta chịu thử thách quá sức đâu. Ơn Người luôn đủ cho ta. Và ai bền đổ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.

Hãy bền chí trong gian truân và kiên nhẫn trong đêm tối, rồi Chúa sẽ đến cứu thoát chúng ta. Đây là những lời động viên của thánh Giacôbê tông đồ, qua bài đọc thứ hai (x.Gia 5,7-10), đã nói với đoàn tín hữu thời sơ khai cũng như với chúng ta mọi thời.

Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn bày tỏ sự hiện diện của Người qua con người, qua chính chúng ta. “Hãy làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm tăng sức những đầu gối mõi mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi” (Is 35, 3-4). Làm sao để nâng đỡ tinh thần những người đang chao đảo? Làm sao giúp họ thêm vững tin vào Chúa Kitô là Đấng Thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo? Tiên tri Isaia đã phác họa những việc làm cụ thể của đấng Thiên sai bằng những hình ảnh: “người mù sẽ thấy; người điếc sẽ được nghe và người què sẽ nhảy như nai” (Is 35,5-6).

Trước sự chao đảo của Gioan Tiền Hô, Chúa Kitô cũng đã nhắn gửi các môn đệ ông rằng: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó” (Mt 11,5).

Đức Kitô đã thắng thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là chưa chấm dứt nơi con cái loài người. Thần dữ và những kẻ đồng minh với nó vẫn đang ra sức hoạt động, hòng làm lung lay niềm tin chúng ta. Với sự công phá của thế lực đen tối, không ít Kitô hữu hôm nay như mất phương hướng. Thậm chí có người dám tuyên bố là đã đến thời kỳ hậu Kitô giáo. Thiết nghĩ không gì hơn là kiên trì thực thi những dấu chỉ của Nước Trời: Loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, làm cho người câm nói được, người què lại nhảy như nai… Chính khi ta góp phần với Chúa một tay dù là bé nhỏ để làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, làm tăng sức cho những đầu gối mõi mòn thì chúng ta lại được vững vàng và mạnh mẽ trong đức tin. Trong tình yêu, có nhiều điều như nghịch lý mà rất hiện thực, như lời thánh Phanxicô Axidi trong lời “Kinh hoà bình”. Quả thật, chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và chắc chắn sẽ lãnh nhận gấp muôn ngàn lần.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
'Không thể tưởng tượng được' Nước Anh sợ Hồi Giáo quá khích, từ chối VISA các Giám Mục từ Trung Đông!
Biển Đức Phan Anh
17:57 08/12/2016


London, Anh, (08/12/2016): Các quan chức cuả Anh đang bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã từ chối cấp visa cho phép các giám mục từ Trung Đông đi Anh Quốc để tham dự một lễ thánh hiến cuả một nhà thờ 'tị nạn', là cuả những người đã chạy thoát khỏi khu vực bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chiếm đóng.

"Đây là những vị có trách nhiệm mục vụ đối với cảc Kitô hữu cuả các vùng bị ISIS chiếm giữ," ĐứcTổng Giám mục Athanasius Toma của Giáo Hội Chính Thống hệ phái Syriac ở Anh cho biết: "Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể hiểu, vì lý do gì mà nước Anh đã đối xử với họ như thể này?"

'Hệ phái Syriac' là một trong nhiều giaó hội chính thống giáo có sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Giaó Hoàng.

Trích nguồn tin từ báo The Sunday Express, các GM bị từ chối visa là Tổng Giám mục Nicôđêmô Daoud Sharaf cuả giáo phận Mosul và Tổng Giám Mục Timothius Mousa Shamani của nhà thờ st. Mathew ở miền bắc Iraq.

Tương tự như vậy, Tổng Giám mục Selwanos Boutros Alnemeh cuả giáo phận 'Homs và Hama' ở Syria cũng bị từ chối cấp visa. Đối với trường hợp này, quan chức đại sứ quán cho biết họ không thể miễn trừ chính sách ngăn cấm thị thực Visa cho mọi công dân Syria.

Hai vị tổng giám mục từ Iraq đã dự định đi thăm viếng những giaó dân cũ hiện đang tị nạn tại London và thánh hiến Nhà thờ St. Thomas ngày 24 tháng 11, là ngôi nhà thờ Chính thống giáo hệ phái Syriac đầu tiên ở Anh Quốc. Nữ hoàng Elizabeth II và Thủ tướng Theresa May đã gửi thông điệp chúc mừng, và Thái tử Charles của xứ Wales sẽ đích thân tới tham dự và đọc diễn văn.

Ông Martin Parsons, người đứng đầu cuả phòng nghiên cứu Quỹ Barnabas, là một cơ quan viện trợ Kitô giáo ở Vương quốc Anh, đã gay gắt chỉ trích các quan chức Anh. Ông tố cáo:

"Thật mà khó tin rằng các Kitô hữu bị bách hại này, là những người đến từ cái nôi của Kitô giáo, đã bị từ chối vì 'không còn chỗ trọ,' trong khi Vương quốc Anh lại đang chào đón mhững kẻ Hồi giáo đang bách hại Kitô hữu".

Một phát ngôn viên của sở Nội Vụ trả lời rằng tất cả các đơn xin thị thực phải được cứu xét từng trường hợp một và người nộp đơn phải chứng minh họ hội đủ quy định nhập cư.

Trong một bài xã luận, Quỹ Barnabas đà chỉ trích những mối quan tâm cuả các viên chức chính quyền về hai vị giám mục cuả Iraq là "giả tạo." Quỹ bác bỏ lời tuyên bố rằng các giám mục đã không có đủ tiền để tự nuôi mình ở Anh và có thể họ không muốn rời khỏi nước Anh.

"Bất cứ ai đã có chút quan tâm về tình hình thế giới hiện nay, thì đều biết rằng hai vị ấy đang có trách nhiệm mục vụ cấp bách ở các khu vực Kitổ giáo mới được giải thoát khỏi bọn ISIS," Quỹ Barnabas nói.

"Việc từ chối visa cho một vài ngày này là triệu chứng của một vấn đề sâu hơn trong các Văn phòng ở Vương quốc Anh," bài xã luận viết. "Trong thực tế, đây không phải là lần đầu tiên mà những nhà lãnh đạo Kitô giáo đang chịu khủng bố bị chính quyền Anh Quốc từ chối cấp visa, và cũng không phải là vấn đề chỉ giới hạn cho các Kitô hữu Chính Thống Giáo mà thôi."

Quĩ đã kể ra những visa bị từ chối trước đây, như trường hợp mục sư Tin lành Iraq là Majeed Rashid Kurdi, được mời đi diễn thuyết ở Anh do Quỹ Barnabas tổ chức.

Quỹ Barnabas đã từng phản đối hướng dẫn cuả bộ Nội Vụ Vương quốc Anh, cho phép tị nạn toàn bộ các đảng viên cao cấp cuả đảng Muslim Brotherhood (Huynh Đệ Hồi Giáo) của Ai Cập, mặc dù nhóm này bị cáo buộc kích động bạo lực chống lại các Kitô hữu ở Ai Cập.

Quỹ cũng đặt câu hỏi tại sao visa đã được cấp cho hai nhà lãnh đạo Hồi giáo người Pakistan là những người ủng hộ luật chống báng bổ nghiêm khắc và chủ trương giết ngay lập tức các Kitô hữu bị buộc tội báng bổ, như bà Asia Bibi. Hai người này đã đến Vương quốc Anh vào tháng Bảy và đi thăm nhiều đền thờ Hồi giáo.

"Rõ ràng có một vấn đề nghiêm trọng từ hệ thống, khi mà các nhà lãnh đạo Hồi giáo ủng hộ đàn áp được bật đèn xanh, trong khi các chuyến thăm mục vụ ngắn cuả các nhà lãnh đạo Kitô giáo cao cấp bị từ chối, như cuả Đức Tổng Giám Mục Mosul, mà giáo đoàn đang phải đối mặt với nạn diệt chủng " Quỹ Barnabas nói.

Quỹ Barnabas kêu gọi bộ Nội Vụ Anh Quốc phải khắc phục vấn đề.

Được biết, Quỹ Barnabas đang trợ giúp hơn 8.000 Kitô hữu thoát khỏi những bức hại từ nhóm Nhà nước Hồi giáo.
 
Video Buổi Triều Yết Hàng Tuần Với ĐTC ngày 7/12/2016: “Niềm hy vọng giúp chúng ta hoán cải và tiến tới gặp gỡ Chúa”
VietCatholic Network
14:11 08/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 7 tháng 12 năm 2016, trong buổi tiếp kiến chung với hơn 8000 tín hữu và du khách từ khắp nơi về Roma. Đức Thánh Cha đã bắt đầu loạt bài giáo lý mới về niềm hy vọng kitô. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về: “Niềm hy vọng giúp chúng ta hoán cải và tiến tới gặp gỡ Chúa”. Niềm hy vọng kitô cần thiết trong những thời điểm đen tối của lịch sử, vì nó giúp dọn đường cho Chúa, nghĩa là trở về với Thiên Chúa, hướng con tim về Thiên Chúa và bước đi trên con đường này để tìm thấy Ngài, và chuẩn bị gặp gỡ với Hài Nhi Giêsu giáng sinh làm người. ĐTCđã bắt đầu loạt bài giáo lý mới về niềm hy vọng kitô. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về đề tài hy vọng kitô. Thật rất quan trọng, vì niềm hy vọng không gây thất vọng. Sự lạc quan gây thất vọng nhưng niềm hy vọng thì không. Chúng ta cần nó biết bao nhiêu, trong các thời điểm xem ra tối tăm này, trong đó nhiều khi chúng ta cảm thấy bị lạc lối trước sự dữ và bạo lực vây quanh, trước nỗi khổ đau của biết bao anh chị em của chúng ta. Cần có niềm hy vọng! Chúng ta cảm thấy lạc lõng và cả một chút chán nản nữa, bởi vì chúng ta cảm thấy mình bất lực và xem ra sự tối tăm này không bao giờ kết thúc. Nhưng không được để cho niềm hy vọng bỏ rơi chúng ta, bởi vì Thiên Chúa với tình yêu của Ngài bước đi với chúng ta. “Tôi hy vọng vì Thiên Chúa ở bên tôi,” điều này tất cả chúng ta có thể nói: “Tôi hy vọng, tôi hy vọng vì Thiên Chúa bước đi với tôi. Ngài bước đi và cầm tay tôi dẫn đi.” Thiên Chúa không bỏ chúng ta một mình. Và Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ và đã mở ra cho chúng ta con đường của sự sống.

Và khi đó, đặc biệt trong mùa Vọng này, là thời gian chờ đợi, trong đó chúng ta chuẩn bị tiếp đón một lần nữa mầu nhiệm ủi an của sự Nhập Thể và ánh sáng của lễ Giáng Sinh, thật là quan trọng suy tư về niềm hy vọng. Chúng ta hãy để Chúa dậy chúng ta biết hy vọng có nghĩa là gì. Như vậy chúng ta hãy lắng nghe các lời Sách Thánh, bắt đầu với ngôn sứ Isaia, là vị ngôn sứ lớn của mùa Vọng, là sứ giả lớn của niềm hy vọng.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: trong phần thứ hai của sách, Isaia hướng tới dân Israel với lời loan báo của sự ủi an: “"Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong. Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Giavê, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. Bấy giờ vinh quang Giavê sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Giavê đã tuyên phán.” (Is 40,1-2°.3-5).

Thiên Chúa Cha an ủi bằng cách dấy lên các người ủi an, và xin họ củng cố dân, con cái Ngài, loan báo rằng thời gian lao đã hết, khổ đau đã hết, và tội lỗi đã được tha. Đây là điều chữa lành con tim sầu khổ và hốt hoảng. Vì thế ngôn sứ xin chuẩn bị đường cho Chúa, rộng mở cho các ân huệ và ơn cứu độ của Ngài.

Đối với dân sự ủi an bắt đầu với khả thể bước đi trên con đường của Thiên Chúa, một con đường mới, được uốn thẳng và có thể đi được, một con đường cần chuẩn bị trong sa mạc, để có thể đi ngang qua và trở về quê hương. Bởi vì dân chúng, mà ngôn sứ nói với, đang sống thảm cảnh cuộc lưu đầy bên Babilonia, và giờ đây nghe nói rằng có thể trở về quê hương, qua một con đường được làm cho thoải mái, rộng rãi, không có thung lũng và núi đồi. Như thế chuẩn bị con đường ấy có nghĩa là chuẩn bị một con đường của ơn cứu độ và giải thoát khỏi mọi chướng ngại và vấp ngã.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: lưu đầy đã là một thời gian thê thảm trong lịch sử của dân Israel, khi họ đã mất tất cả, quê hương, sự tự do, phẩm giá và cả niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa nữa. Họ cảm thấy bị bỏ rơi và không có niềm hy vọng. Trái lại, này đây lời mời gọi của ngôn sứ tái mở con tim cho niềm tin. Sa mạc là nơi trong đó khó sống, nhưng chính ở đấy sẽ có thể bước đi để trở về, không phải chỉ trở về quê hương, mà trở về với Thiên Chúa, hy vọng và vui cười trở lại. Khi chúng ta ở trong tối tăm, trong các khó khăn, thì nụ cuời không đến, và chính niềm hy vọng dậy chúng ta tươi cười để tìm ra con đường dẫn chúng ta tới Thiên Chúa. Một trong những điều đầu tiên xảy ra cho những người tách rởi khỏi Thiên Chúa đó là họ không có nụ cười.

Có lẽ họ có thể cười ha hả, tràng này sau tràng khác, nói giỡn, cười cợt đấy… nhưng họ không có nụ cười. Nụ cười thì chỉ có niềm hy vọng mới trao ban cho thôi: đó là nụ cười của niềm hy vọng tìm thấy Thiên Chúa.

Cuộc sống thường là một sa mạc, thật khó bước đi trong cuộc sống, nhưng nếu chúng ta tín thác nơi Thiên Chúa, nó có thể trở thành tươi đẹp và rộng thênh thang như một xa lộ. Chỉ cần đừng bao giờ mất niềm hy vọng, chỉ cần tiếp tục tin luôn luôn, mặc cho tất cả. Khi chúng ta đứng trước một em bé, có lẽ chúng ta có thể có biết bao vấn đề và khó khăn, nhưng nụ cười đến bên trong chúng ta, bởi vì chúng ta đứng trước niềm hy vọng: một em bé là một niềm hy vọng! Và chính như thế mà chúng ta phải nhìn trong cuộc sống con đường hy vọng đưa chúng ta tới chỗ tìm ra Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trở thành Hài Nhi cho chúng ta. Và Ngài sẽ làm cho chúng ta tươi cười, Ngài sẽ ban cho chúng ta tất cả!

Chính các lời này của ngôn sứ Isaia đã được thánh Gioan Tẩy Giả dùng trong lời rao giảng mời gọi hoán cải: Ngài nói như thế này: “Có tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường của Chúa” (Mt 3,3). Đó là một tiếng nói kêu lên ở nơi đâu xem ra không có ai có thể lắng nghe - ai có thể nghe trong sa mạc - và kêu lên trong sự lạc lõng vì cuộc khủng hoảng lòng tin. Chúng ta không thể chối cãi rằng thế giới ngày nay đang bị khủng hoảng niềm tin. Người ta nói: “Tôi tin nơi Thiên Chúa, tôi là kitô hữu”- “Tôi thuộc tôn giáo này… “. Nhưng cuộc sống của bạn thật xa việc là tín hữu kitô; thật xa Thiên Chúa! Tôn giáo, niềm tin đã rơi vào một kiểu nói: “Tôi tin?” – “Phải”. Nhưng đây là việc trở về với Thiên Chúa, hướng con tim về Thiên Chúa và bước đi trên con đường này để tìm thấy Ngài. Ngài chờ đợi chúng ta. Đó là lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả: chuẩn bị. Chuẩn bị gặp gỡ với Hài Nhi sẽ ban cho chúng ta nụ cười.

Khi Gioan Tẩy giả loan báo Chúa Giêsu đến, các người do thái như thể là còn đang sống kiếp lưu đầy, bởi vị họ ở dưới sự thống trị của Roma, khiến cho họ là những người xa lạ trong chính quê hương của mình, bị cai trị bởi những kẻ xâm lăng quyền thế, quyết định về cuộc sống của họ. ĐTC khẳng định trong bài huấn dụ:

Nhưng lịch sử đích thật – lịch sử sẽ tồn tại trong sự vĩnh cửu – là lịch sử mà Thiên Chúa viết với các người bé mọn của Ngài: Thiên Chúa với Maria, Thiên Chúa với Giêsu, Thiên Chúa với Giuse, Thiên Chúa với những kẻ bé mọn. Các kẻ bé mọn và đơn sơ ấy chúng ta tìm thấy chung quanh Chúa Giêsu giáng sinh: ông Dacaria và bà Elidabét, là các người già cả bi ghi dấu bởi sự hiếm muộn, Maria trinh nữ trẻ được đính hôn với Giuse, các mục đồng, bị khinh miệt và không có giá trị nào. Họ là những kẻ bé mọn đã được đức tin của họ làm cho trở nên lớn, các người bé mọn biết tiếp tục hy vọng. Và niềm hy vọng là nhân đức của những kẻ bé mọn. Những kẻ lớn lao, nhừng người thoả mãn không biết tới niềm hy vọng; họ không biết nó là cái gì.

Chính những người bé nhỏ với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu biến đổi sa mạc của lưu đầy, của cô đơn tuyệt vọng, của khổ đau, trở thành một con đường trên đó bước đến gặp gỡ vinh quang của Chúa. Và chúng ta đi tới kết luận: Vậy chúng ta hãy để cho mình được dậy dỗ hy vọng, chúng ta hãy tin tưởng chờ đợi Chúa đến, và bất cứ sa mạc nào của cuộc sống chúng ta – mỗi người biết mình đang bước đi trong sa mạc nào - cũng sẽ trở thành một ngôi vườn nở hoa. Niềm hy vọng không gây thất vọng.

ĐTC đã chào nhiều đoàn hanh hương khác nhau, đặc biệt các học sinh trường Saint Régis Saint-Michel, các tín hữu đến từ Puy và Velay cũng như thành viên hội cải tiến các bài giảng Pháp. Ngài cũng chào các phái đoàn đến từ Anh quốc, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nigeria, Australia và Hoà Kỳ, cũng như các tín hữu đến từ Ba Lan, Bồ Đào Nha, và Đức trong đó có phong trào Schoenstadt và các tín hữu Lagundo và Bolzano. Ngài chúc mọi người mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm sốt sắng và biết noi gương Mẹ sống kết hiệp với Thiên Chúa, tín thác và thực thi thánh ý Chúa.

Chào các tín hữu nói tiếng A rập đặc biệt một nhóm linh mục Iraq phục vụ tại Âu châu ĐTC khuyên họ đừng để mất đi niềm hy vọng là nhân đức kitô giúp nhìn xa hơn các vấn đề, các khổ đau, khó khăn và tội lỗi, và trông thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa.

Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào đặc biệt các nữ tu dòng Bác Ái, các nghệ sĩ tham gia chương trình hòa nhạc Giáng Sinh lần thứ 24, do hiệp hội “Don Bosco trên thế giới” tổ chức. Ngài chúc mọi người luôn vun trồng niềm hy vọng, và sự hiền dịu trong cuộc sống.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người
 
Đức Hồng Y Turkson đề nghị một cuộc tranh luận cởi mở về Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
20:31 08/12/2016
Đức Hồng Y Peter Turkson đã đề nghị một cuộc tranh luận cởi mở và công khai liên quan đến những giải thích về Tông Huấn Amoris Laetitia. Ngài đưa ra lập trường trên trong phát biểu với tờ National Catholic Register.

Đức Hồng Y Turkson, tân tổng trưởng Thánh Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện nói:

“Liên quan đến tất cả những người đã nói, hay đã viết, trong những ngữ cảnh khác nhau, một điều tuyệt vời có thể xảy ra là quy tụ tất cả họ lại trên một diễn đàn,”.

Nhận xét của Đức Hồng Y được bao gồm trong một tổng kết của tờ National Catholic Register về những nhận xét đa dạng đến mức trái ngược nhau của các giám mục Công Giáo về tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Source: Catholic World News - Cardinal Turkson suggests open debate on Amoris Laetitia
 
Đức Thánh Cha lên án tình trạng bóp méo thông tin và phỉ báng thả cửa trên các phương tiện truyền thông.
Đặng Tự Do
20:33 08/12/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích sự hiểu biết của ngài về khái niệm “Giáo Hội Công Đồng” tiếng Anh gọi là “Synodal Church”, và đưa ra một lời lên án với những ngôn từ mạnh mẽ trước tình trạng bóp méo thông tin và phỉ báng thả cửa trên các phương tiện truyền thông. Ngài đưa ra lập trường trên đây trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tertio của nước Bỉ.

Trong một cuộc trò chuyện sâu rộng, Đức Thánh Cha đã nói về chủ nghĩa thế tục, chiến tranh, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, năm Thánh Lòng Thương Xót, Tông Huấn Amoris Laetitia, và các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngài nói rằng có một vấn đề có thể coi là một đặc trưng cho thời đại chúng ta, đó là sự khô cằn con tim. Ngài gọi hiện tượng này là “cardiosclerosis”.

Trả lời một câu hỏi về tính công đồng - synodality, Đức Thánh Cha giải thích rằng vai trò của Đức Giáo Hoàng là “lắng nghe, hài hoà, và phân biện” ý kiến của các Giáo Hội địa phương. Ngài vạch ra sự tương phản giữa một bên là “Giáo Hội Công đồng” và một bên là “Giáo Hội hình tháp” – “a pyramidal Church”, trong đó những gì các đấng kế vị Thánh Phêrô nói được xem là chung cuộc. Ngài nói: “Trong Giáo Hội Công đồng, Đức Giáo Hoàng đồng hành cùng Giáo Hội. Ngài để cho Giáo Hội tăng triển, ngài lắng nghe Giáo Hội, ngài học hỏi từ thực tế này.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn kinh nghiệm của ngài từ Thượng Hội Đồng về gia đình, và lưu ý rằng trong Tông Huấn Amoris Laetitia, ngài đề nghị những gì đã được chấp thuận bởi hơn hai phần ba các nghị phụ tham dự các phiên họp. Theo Đức Thánh Cha, “đây là một sự bảo đảm cho tính toàn vẹn của giáo huấn”.

Phát biểu về các phương tiện truyền thông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đặc biệt đến sự nguy hiểm của việc quá tập trung vào những câu chuyện tiêu cực, và đặc biệt là cám dỗ để bôi nhọ các nhân vật có tiếng tăm trong công chúng. Đức Thánh Cha nói: “Các phương tiện truyền thông có thể bị cám dỗ để vu khống, và được sử dụng để vu khống đặc biệt là trong thế giới chính trị”. Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại “sự ham hố một cách bệnh hoạn trong việc truyền bá những chuyện tai tiếng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh cáo rằng các mưu toan tách tôn giáo ra khỏi đời sống công cộng phản ánh “một suy nghĩ cổ hủ”. Đó là “một di sản của Thời Khai Sáng để lại cho chúng ta.” Theo Đức Thánh Cha “một nhà nước thế tục là một điều tốt; tốt hơn một nhà nước phụ thuộc vào một tôn giáo; vì một nhà nước quốc giáo cuối cùng dẫn đến những tồi tệ. Tuy nhiên, khi một chính phủ đóng mọi cánh cửa với tát cả những gì là siêu việt, nó hạ giá con người.”

Source: Catholic World News - In new interview, Pope explains synodality, condemns media disinformation
 
Đức Thánh Cha kêu gọi các nghệ nhân Kitô hình thành các tác phẩm đẹp như một “tia lửa của niềm hy vọng”
Đặng Tự Do
22:55 08/12/2016
Trong một thông điệp đề ngày 06 tháng 12 gởi đến 11 học viện giáo hoàng vào dịp họp chung cuối năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về vẻ đẹp ở giữa các thành phố.

Phản ánh về chủ đề của cuộc họp “những tia lửa của vẻ đẹp nhằm đem lại một gương mặt nhân bản hơn cho các thành phố của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ một bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 gởi đến các nghệ sĩ vào năm 2009 và nói: “Các giáo xứ trong các khu phố nghèo của chúng ta trong sự đơn sơ của chúng phải là những ốc đảo của vẻ đẹp, hòa bình, và đón tiếp.”

Theo Đức Thánh Cha, các nghệ nhân Kitô giáo được mời gọi “tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đem lại cho chúng ta, trong ngôn ngữ của thẩm mỹ, một dấu chỉ, một tia hy vọng và một sự tin cậy ở những nơi mà con người dường như đang chiều theo sự thờ ơ và xấu xa,”.

Ngài nói thêm:

“Việc chăm sóc cho con người, bắt đầu với những người nhỏ nhất và yếu thế nhất, và cho những quan hệ hàng ngày của họ nhất thiết phải tính đến việc chăm sóc môi trường sống. Những cử chỉ nhỏ, những hành động đơn giản, cũng như những tia lửa nhỏ của cái đẹp và tình yêu có thể chữa lành, và “vá” lại các quan hệ thường bị rách nát và chia cắt giữa con người với nhau, giữa một thành phố và môi trường. Chúng ta cần một sự thay thế cụ thể cho sự thờ ơ và hoài nghi.”

Source: Catholic World News - Pope calls on Christian artists to create beautiful works as a ‘spark of hope’
 
Đức Hồng Y Koch nói chúng ta “tưởng niệm” chứ không phải là “ăn mừng” cuộc Cải cách Tin lành
Đặng Tự Do
21:31 08/12/2016
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói với một tờ báo Công Giáo Pháp rằng chúng ta “tưởng niệm” 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành chứ không phải là “ăn mừng” biến cố này.

Đức Hồng Y Kurt Koch nói với tờ Le Croix rằng: khi “tưởng niệm” cuộc Cải Cách này, “Chúng ta trước hết nhấn mạnh đến lòng biết ơn đối với một lịch sử không chỉ được cấu thành bởi 500 năm xung đột, mà còn được đánh dấu bởi 50 năm cuối cùng của một cuộc đối thoại sâu rộng.”

“Sau đó chúng ta phải làm việc đền tội,” vì cuộc cải cách này “đã không mang lại sự đổi mới Giáo Hội như Luther mong muốn, nhưng chỉ đem lại chia rẽ và các cuộc chiến tranh tôn giáo khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến tranh Ba mươi năm.” (tại Trung Âu kéo dài từ năm 1618 đến năm 1648).

Đức Hồng Y Koch cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều diễn biến đại kết trong năm 2016 nhưng ngài nói thêm, “Tôi nhận thấy trong các Giáo Hội Chính thống giáo, đang có sự gia tăng mạnh những phe chống đối hiệp nhất.”

Đức Hồng Y Koch khẳng định sự chống đối hiệp nhất này không đến từ Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của thành Constantinople hay Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, mặc dù Đức Thượng Phụ Kirill thường bày tỏ những lo ngại là Giáo Hội của ngài chia rẽ sâu hơn vì những nỗ lực đại kết.

Source: Catholic World News - Cardinal Koch: it is better to commemorate the Reformation than to celebrate it
 
Đức Hồng Y Timothy Dolan hoan nghênh tuyên bố của Đức Thánh Cha ban năng quyền giải tội phá thai cho các linh mục
Đặng Tự Do
23:27 08/12/2016
Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, và là chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hoan nghênh tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông thư hậu Năm Thánh về năng quyền giải tội phá thai của các linh mục.

Trong đoạn 12 của Tông Thư Misericordia et Miser, nghĩa là “Lòng Thương Xót và Sự Lầm Than”, Đức Thánh Cha tuyên bố: “Từ nay trở đi tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình, được năng quyền giải vạ cho những người đã phạm tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trước đây trong Năm Thánh, nay được nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì trái ngược. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng phá thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội. Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng không có tội nào mà lòng thương xót của Thiên Chúa không thể đi tới và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin được hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm người hướng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.

Đức Hồng Y nói:

“Đức Thánh Cha nhắc chúng ta rằng Thiên Chúa, là Cha của Lòng Thương Xót, chào đón tất cả những người đang ăn năn, đang tìm kiếm tình thương và an bình sau khi dự phần vào việc phá thai”.

Đức Hồng Y cũng lưu ý rằng “trong nhiều năm qua tại Hoa Kỳ, hầu hết các giám mục đã ban cấp cho các linh mục của mình năng quyền này.”

Tưởng cũng nên biết thêm “Misericordia et Misera” là hai từ được thánh Augustino dùng để kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ ngoại tình. Thánh nhân không thể tìm được thành ngữ nào đẹp và phù hợp hơn hai từ đó để giúp hiểu mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa khi gặp người tội lỗi. Thánh Augustino viết: “Chỉ còn lại hai: người phụ nữ lầm than và lòng thương xót”.

Source: Catholic World News - Cardinal Dolan welcomes papal statement on abortion and confession
 
Top Stories
Vietnam: La récente loi sur la religion est jugée très sévèrement par la presse asiatique
Eglises d'Asie
17:27 08/12/2016
Le texte définitif de la Loi sur les croyances et la religion, tel qu’il a été adopté par l’Assemblée nationale le 18 novembre dernier, est encore introuvable sur les sites gouvernementaux. Seule une version du projet de loi datant du 1er septembre 2016 est aujourd’hui en ligne sur divers sites officiels. ’est peut-être là une des raisons du peu d’échos que l’adoption de la loi a suscité à l’intérieur du pays. Il est vrai que la plupart des communautés religieuses et, en particulier, l’Eglise catholique avaient fait connaître leurs réactions, bien souvent négatives, avant que la loi ne soit adoptée par une majorité compacte de parlementaires.

http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-11-22-la-loi-sur-ab-les-croyances-et-la-religion-bb-a-ete-adoptee-a-une-tres-large-majorite-par-le-parlement-vietnamien

Paradoxalement, c’est à l’étranger que la lecture de ce texte législatif a suscité les commentaires critiques les plus approfondis. Ainsi, le 2 décembre, le South China Morning Post, quotidien de Hongkong, fait paraître un article signé de Luke Hunt, journaliste chevronné, dont le titre suggère que la nouvelle loi pourrait bien être un écran de fumée destiné à masquer la répression politique. Trois jours plus tard, le 5 décembre, l’article est repris par un site d’information en ligne australien, Intellasia.net (1).

Un instrument de répression au nom de la défense de l’unité nationale

Dès l’introduction, l’auteur de l’article ne cache pas ses réticences à l’égard de cette nouvelle législation religieuse. Selon lui, il y a lieu de craindre qu’elle soit un instrument de la répression gouvernementale au nom de l’unité nationale. Il fait grief aux autorités vietnamiennes d’avoir ignoré les nombreuses mises en garde lancées par diverses organisations internationales avant même la discussion et l’adoption de cette loi par les députés de l’Assemblée nationale.

L’auteur rappelle ensuite l’ensemble des réactions suscitées par le projet de loi à l’intérieur et l’extérieur du pays. Quelque temps avant les derniers débats de la deuxième session de l’Assemblée nationale sur cette loi, le Conseil interreligieux, qui rassemble un certain nombre d’ecclésiastiques et de religieux appartenant au catholicisme, au protestantisme, au bouddhisme unifié, à la religion Cao Dai et au bouddhisme Hoa Hao, avait déclaré dans un communiqué commun que les groupes religieux n’étaient pas tenus d’obéir à cette loi : « Nous rejetons totalement la loi pour l’élaboration de laquelle le gouvernement utilise l’Assemblée nationale comme son instrument… »

L’article signale plus de cinquante groupes et associations qui, dans le monde, ont fait connaître leur jugement critique sur cette loi. On compte même parmi eux un groupe de parlementaires de l’ASEAN pour les droits de l’homme. Les organisations internationales de défense des droits de l’homme Amnesty International et Human Rights Watch ont pris parti. Le rapport publié par Human Rights Watch fait remarquer que la loi permet aux autorités de persécuter les groupes qui leur déplaisent. Le rapport du groupe américain ajoute que des expressions employées, comme « Union nationale » ou « Sécurité nationale », ne recouvraient aucune signification particulière mais permettaient d’utiliser cette loi contre les opposants politiques. Le même rapport signale qu’à l’article 32, la loi stipule que les nominations ecclésiastiques doivent être animées par un esprit d’unité nationale. De même, l’article 22 déclare que l’éducation religieuse doit inclure l’histoire du Vietnam et de sa législation…

Aux commentaires critiques cités par l’article paru dans le South China Morning Post et Intellasia.net, il convient d’ajouter les deux communiqués sur le projet de loi publiée par de la Conférence épiscopale vietnamienne, dont le premier, publié en mai 2015, était extrêmement critique. Le second avait paru en septembre 2016, peu de temps avant la discussion du projet de loi au Parlement. (eda/jm)

(1) L’article que nous a aimablement signalé le professeur Nguyên Thê Anh a pour titre : « Is Vietnam’s new religion law a smokescreen for political repression? ». Il a paru le 2 décembre dans South China Morning Post et le 5 décembre sur le site basé en Australie Intellasia.net.

(Source: Eglises d'Asie, le 7 décembre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiệc Mừng & Văn Nghệ Kỷ Niệm 20 Năm VietCatholic (phần cuối)
VietCatholic Network
13:46 08/12/2016
 
Lễ truyền chức Phó Tế và Linh Mục tại tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam
Giuse Vũ Duy An
21:47 08/12/2016
TỈNH DÒNG THỪA SAI ĐỨC TIN VIỆT NAM

THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC PHÓ TẾ VÀ LINH MỤC

WMF – “Nguyện cho các Thầy luôn trưởng thành trong ơn gọi, xác tín hơn nữa vào tình yêu của Đấng kêu gọi mình. Xin cho các Thầy giữ vững những ân phúc Chúa đã thương ban để biến cuộc đời của mình trở thành niềm vui, hy vọng để làm Vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.”

Xem Hình

Đó là những tâm tình mà Đức Giám Mục (ĐGM) Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường – nhắn gửi đến quý tiến chức trong Thánh lễ truyền chức Phó tế và Linh mục tại nhà thờ Chánh tòa Phú Cường vào thứ Bảy ngày 8.12.2016, ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Ngày lễ hôm nay là một hồng ân to lớn mà Thiên Chúa ban cho Hội Dòng, cách riêng là cho Tỉnh Dòng Việt Nam, khi cùng lúc, Tỉnh Dòng có hai Tu sĩ (Ts) được truyền chức Phó tế và bảy Ts truyền chức Linh mục (Lm). Trong số các tiến chức chức Phó tế, có một tiến chức là Ts thuộc Tu đoàn Tông Đồ Giáo sĩ Nhà Chúa - thuộc Tổng Giáo phận Tp.HCM.

- Quý Thầy được truyền chức Phó tế:

1. Thầy Đaminh Nguyễn Du Trường Hải, MF

2. Thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Trọng Oánh, MF

3. Thầy Tôma Trần Phương Quang, SDD

- Quý Thầy được truyền chức Linh mục:

1. Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Cẩn, MF - thuộc Giáo xứ Tiên Chu, Giáo phận Xuân Lộc.

2. Thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Chính, MF - thuộc Giáo xứ Hòa Phát, Giáo phận Đà Lạt.

3. Thầy Đaminh Saviô Nguyễn Cơ Thạch, MF - thuộc Giáo xứ Vinh Hương, Giáo phận Ban Mê Thuột.

4. Thầy Giuse Nguyễn Minh Thiên, MF - thuộc Giáo xứ Phú Ninh, Giáo phận Phú Cường.

5. Thầy Giuse Đinh Văn Thắng, MF - thuộc Giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu.

6. Thầy Phaolô Nguyễn Quốc Tuấn, MF - thuộc Giáo xứ Bình Minh, Giáo phận Xuân Lộc.

7. Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Vương, MF - thuộc Giáo xứ Bàu Ao, Giáo phận Phú Cường.

Đúng 8g30’, giai điệu hân hoan của bài ca nhập lễ vang lên “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người. Giờ đây con hân hoan bước lên bàn thờ Chúa dâng tiến Cha xác hồn trắng tinh…” đoàn đồng tế bắt đầu di chuyển từ cuối nhà thờ tiến vào cung thánh.

ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường – chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, Lm Micae Hoàng Đô Đốc, MF – Giám tỉnh Tỉnh Dòng Thừa sai Đức Tin Việt Nam; Lm Ric Basquiñez – Giám tỉnh Tỉnh Dòng Thừa sai Đức Tin Phi-líp-pin; Lm Rejimon Devasia – Quản lí kiêm Cố vấn Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Thừa sai Đức Tin Ấn Độ, Lm Joseph Sodimala Ramarao – Thư kí kiêm Cố vấn Tỉnh dòng Thánh Phêrô Thừa sai Đức Tin Ấn Độ, Lm Gioakim Nguyễn Văn San, SDD – Tổng phụ trách Tu đoàn Tông Đồ Giáo sĩ Nhà Chúa; Quý Cha Bề trên thuộc các Hội Dòng, quý Cha Hạt trưởng Giáo phận Phú Cường, quý Cha Giám đốc Học viện Phaolô Nguyễn Văn Bình; Quý Cha, quý Tu sĩ thuộc các Hội Dòng trong và ngoài Giáo phận; Quý Chức sắc thuộc các Tôn giáo bạn. Ngoài ra, gia đình quý tiến chức và rất đông giáo dân đã về đây để cùng hiệp thông trong Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho quý tiến chức trung thành trong ơn gọi Phó tế và Lm.

Mở đầu Thánh lễ, ĐGM mời gọi cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành Người đã ban cho Tỉnh Dòng, cho Tu Đoàn, và cách đặc biệt, Người đã thương tuyển chọn quý Thầy hôm nay. ĐGM cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tiến chức trung thành với ơn gọi mà mình đã chọn.

Ngay sau bài Tin Mừng, Thầy Phó tế lần lượt xướng tên các tiến chức được truyền chức Phó tế và Lm. Cha Micae Hoàng Đô Đốc, MF – Giám tỉnh Tỉnh Dòng Thừa sai Đức Tin Việt Nam khẩn xin ĐGM truyền chức cho quý tiến chức. Sau khi tra hỏi rõ ràng, Cha Giám tỉnh đã làm chứng với ĐGM về các tiến chức là xứng đáng với chức Thánh. ĐGM đồng ý tuyển chọn các tiến chức vào hàng Phó tế và Lm. Cộng đoàn đồng thanh đáp “Tạ ơn Chúa” và vỗ tay chúc mừng các tiến chức.

Tiếp đến là Nghi thức Phong chức. ĐGM cử hành nghi thức phong chức Phó tế rồi tiếp ngay sau đó là nghi thức Phong chức Lm.

Nghi thức phong chức Phó tế được diễn tiến qua việc cử hành các nghi thức chính yếu. Các tiến chức tiến lên trong tay ĐGM. ĐGM nhắn gửi tâm tình giáo huấn đến quý tiến chức, tuyển chọn và đọc lời nguyện phong chức, trao dây Stola và sách Phúc âm cho quý tiến chức.

Nghi thức phong chức Lm được diễn tiến qua các cử hành chính yếu bằng việc các tiến chức lần lượt tiến lên trong tay ĐGM. ĐGM nhắn gửi tâm tình giáo huấn của một vị mục tử tương lai đến quý Tiến chức. ĐGM đặt tay đọc lời nguyện phong chức. Kế đến, ĐGM Phêrô cùng tất cả các Lm lần lượt tiến đến đặt tay trên từng tiến chức để biểu lộ sự hiệp nhất. Sau cùng, ĐGM trao áo, sức dầu bàn tay, trao chén thánh, bánh thánh và hôn chúc bình an cho quý tiến chức.

Từ giây phút này, Tỉnh Dòng Thừa sai Đức Tin Việt Nam có thêm 2 Phó tế và 7 Lm. Kết thúc nghi thức phong chức, toàn thể cộng đoàn tuyên xưng Đức Tin Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Micae Hoàng Đô Đốc, MF - Giám tỉnh Tỉnh dòng Thừa sai Đức Tin – đại diện cho toàn thể cộng đoàn nói lên những tâm tình tri ân quý Đức Cha, quý Cha, quý Bề trên, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ông bà cố, quý Chức sắc Tôn giáo bạn, các cấp Chính quyền và toàn thể cộng đoàn.

Đặc biệt, trong ngày lễ hôm nay, ca đoàn Tổng hợp (tất cả là thành viên thuộc các khối lớp khác nhau) thuộc Tỉnh Dòng Thừa sai Đức Tin dưới sự dẫn dắt của Nhạc sĩ Ngọc Linh đã giúp cộng đoàn nâng tâm hồn lên và tham dự Thánh lễ cách sốt sắng.

Bài hát “Hành khúc Người Thừa Sai Đức Tin” được nhạc sĩ Ngọc Linh viết tặng quý Cha và quý Thầy Dòng Thừa sai Đức Tin được ca đoàn hát lên đã kết thúc Thánh lễ vào lúc 11g20’ trong niềm vui và hân hoan. Mọi người cảm nhận được sự cao cả và thiêng liêng của hồng ân Thánh hiến trong chức vụ Phó tế và Lm. Những lời ca “Đoàn ta, những người Thừa sai Đức Tin, ra đi dấn thân cho một niềm tin, hiến dâng chót cả đời mình mang sứ mạng truyền rao chân lý. Ra đi mưu cầu hiệp nhất, đem Chúa đến cho người chưa biết Chúa, đem Đức tin cho người lạc xa đức tin.” vẫn đang còn vang vọng nơi mỗi người như một lời nhắc nhở mọi người hãy sống và làm chứng cho Chúa bằng chính đời sống đức tin của mình ngay tại trần gian này.

Sau Thánh lễ mọi người cùng chung vui trong bữa tiệc của tình hiệp thông tại khuôn viên Giáo xứ. Nguyện xin Đức Maria, Nữ vương của những người tuyên xưng Đức Tin và là bổn mạng chính của Hội Dòng Thừa sai Đức Tin, tuôn đổ muôn ơn lành trên tất cả mọi người

Bài và hình: Giuse Vũ Duy An, Ban truyền thông Tỉnh Dòng
 
Cộng đoàn Phục sinh San Gabriel Mission TGP Los Angeles cứu trợ vùng lũ Quang Bình Hà Tĩnh
Quân Châu
18:06 08/12/2016
CỘNG ĐOÀN PHỤC SINH - SAN GABRIEL MISSION - TGP LOS ANGELES

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI VÙNG LŨ QUẢNG BÌNH, HÀ TĨNH

Trước khi về Việt Nam chúng con liên lạc với Anh Chị Thanh Hạnh Trưởng ban Caritas Giáo Phận Đà Nẵng để nhờ Anh Chị giúp đỡ cho chuyến đi cứu trợ đồng bào bão lụt miền Trung, và đã được Anh Chị tận tình hướng dẫn. Sau khi bàn thảo các nơi đến cứu trợ, cũng như phương cách gửi hàng và quà cho những giáo xứ chúng con sẽ đến, chương trình cụ thể như sau:

Xem Hình

1. Gx Đồng Tróoc – Hạt Nguồn Son – Quảng Bình – Gíao phận Vinh.

2. Gx Kim Cương – Hương Sơn – Hà Tĩnh – Gíao phận Vinh

3. Gx Xuân Tình & Giáo họ Vĩnh Thọ – Hộ Độ - Thạch Hà - Hà Tĩnh – Gíao phận Vinh.

Mỗi giáo xứ nhờ Cha ứng mua trước gạo, mì gói, đường, bột ngọt với $1,000 mua được 160 phần và khi đoàn đến chúng con sẽ trao cho Cha Quản xứ $1,000 để Cha phân phát cho các gia đình nghèo khó neo đơn. Chúng con rất vui Anh Chị Thanh báo cho biết Cha Phaolo Nguyễn Luận, Tổng Linh Nguyền Toàn Quốc CT Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình sẽ hướng dẩn đoàn, vì Cha cũng nhận được một số tiền do các anh chị em CT- TTHNGĐ từ Sài gòn gửi ra để giúp đồng bào bão lụt.

Ngày 21/11 đáp chuyến bay từ Sài gòn đến Đà Nẵng được Anh Chị Thanh Hạnh đón về Hội An nghỉ đêm.

Ngày 22/11 Anh Thanh đưa chúng con ra Đà Nẵng trên đường đến Huế ghé đón Cha Luận tại Giáo xứ Loan lý Lăng Cô Huế, đoàn bắt đầu cho cuộc hành trình chuyến đi. Từ Huế xe đến Quãng Trị ngang qua Thánh địa Đức Mẹ La Vang, dọc theo quốc lộ 1 chúng con vượt qua bao nhiêu địa danh như Đông Hà, vỉ tuyến 17 cầu Hiền Lương nơi lịch sử phân chi hai miền Nam Bắc.....Khi đến gần thành phố Đồng Hới, xe chúng con rẻ lên đường (mòn) HCM, đường nhỏ dốc và quanh co, được chừng 30 km thì trước mặt chúng con là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồi núi nhấp nhô kéo dài bất tận. Trong bóng tối lờ mờ và mưa phùn lăn tăn giăng phủ ngập không gian của thời tiết chuẩn bị vào Đông, chúng con thoáng thấy hàng chữ “Động Phong Nha – Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới 2003”, và biết là xe sắp đến xứ Tróoc, anh Thanh vừa cầm tay lái vừa liên tục gọi điện thoại với Cha xứ Tróoc để được hướng dẫn đi đến nhà xứ. Chúng con thầm lo và cầu nguyện cho đoàn được bình yên! Chúng con dự định đến nhà xứ Tróoc khoảng 4 giờ chiều, nên Cha xứ tập trung giáo dân và những người không cùng tôn giáo, họ đến từ lúc 2 giờ nhưng vì trời mưa và đường xá khó đi, nên đoàn đến trễ, mưa lất phất và se lạnh của miền núi, Cha đành xin lỗi họ và phát trước cho một số đồng bào ở xa, già yếu, và hẹn số còn lại sáng mai đến. Cho đến7:00 tối đoàn mới có mặt trước nhà xứ, đón chúng con là Cha Phaolo Trần ngọc Du, trẻ trung. Ngài người Cầu Rầm, Nghệ An, chịu chức 2001. Được sai về làm mục vụ tại giáo xứ Tróoc, Quãng Bình từ năm 2010 và hiện là trưởng Hạt Nguồn Son. Giáo dân xứ Tróoc khoảng 5.000 người, chủ yếu sinh sống bằng làm rẫy và đi rừng. Rừng đóng cửa và bị ngăn cấm chặt cây, đốn củi nên đàn ông phần lớn đi làm thuê các nơi. Đây là vùng đất đầu nguồn sông Son, nên trong đợt lũ giữa tháng 10/2016 vừa qua, bà con thiệt hại nặng nề. Đoàn chúng con được Cha Du tiếp đón và ngài trình bài về cuộc sống và những khó khăn mà dân chúng phải gánh chịu sau trận bảo lụt chúng con đã trao cho ngài $2,000 nhờ ngài chuyển đến dân làng.

Ngày 23/11 sau một đêm nghỉ ngơi, 4:15 sáng chuông nhà thờ đổ vang cả khu làng bao quanh bởi núi rừng, báo thức cho giáo dân chuẩn bị tham dự Thánh Lễ lúc 4:30 sáng. Nhờ anh Thanh đã liên lạc trước với ngài để chuẩn bị sẵn các phần quà cho bà con, nên sáng sớm 7:30am chúng con đã có thể trao các phần quà đến cho bà con nơi đây, chúng con đã được đại diện CĐPS trao tận tay những món quà của CĐ đóng góp, bà con rất vui trên những nét mặt kham khổ, nhìn mà đau đớn lòng, và cám ơn CĐ chúng ta những người mai mắn sống trên một đất nước giàu có, tự do, hạnh phúc nhưng vẩn còn nhớ đến những người cùng khổ như họ.

Vì còn những 2 địa điểm cần phải đến trong hành trình đến với vùng lũ Hà Tĩnh, nên đoàn phải tiếp tục lên đường sớm lúc 8:30am, ra đến đầu ngỏ chúng con gặp một số cụ già sau khi nhận quà vẫn chưa chịu về, đứng đợi chúng con ra để vẩy tay chào và nói lời cám ơn, lòng chúng con se thắt, bỏ lại các cụ sau lưng…. Xe tiếp tục lăn bánh để đến một giáo xứ vùng biên giới giáp ranh nước Lào, đó là giáo xứ Kim Cương – một giáo điểm truyền giáo, có 2 giáo họ với khoảng 2.000 giáo dân cả người dân tộc Lào. Giáo xứ Kim Cương cách cửa khẩu Cầu Treo chừng 25km. Quản xứ là một linh mục chịu chức năm 2014 và mới về đảm nhận vùng truyền giáo này được 10 tháng. Cha Antôn Lê Sơn thuộc dòng truyền giáo Ngôi Lời (cùng Dòng với Cha Tuyên Uý Nguyễn Văn Long) Chỉ chưa đầy 1 năm mà nhờ sức trẻ và sự nhiệt thành đã giúp cho điểm truyền giáo nơi vùng sâu biên giới này được khởi sắc trong tình Chúa – tình người, dù con đường nhỏ dẫn đến giáo xứ đầy gian nan khốn khó bởi các “ổ trâu - ổ voi” trên đường. Nơi đây, trước sự khó khăn và nghèo nàn của người dân, nhất là những gia đình người dân tộc. Vừa đến nơi Cha Sơn gặp ngay chúng con ngài xin lổi, thay vì chuẩn bị sẳn 160 phần quà ($1000) như đã báo trước nhưng Cha không chạy đủ tiền nên chỉ có 50 phần, số còn lại ngài sẽ phân phát sau. Vì là xứ nghèo sát vùng biên giới Việt Lào đang gặp rất nhiều khó khăn nên chúng con đã trao $2,600 cho cha xứ Antôn, để ngài giúp đỡ bà con chút lương thực hỗ trợ sau lũ lụt và mùa đông sắp đến, cũng như phụ giúp với ngài trong chương trình xây dựng nhà vệ sinh cho bà con nghèo lương giáo nơi đây.

Rời giáo điểm truyền giáo Kim Cương lúc 13:00 sau bữa cơm trưa thân mật, chúng con tiếp tục lên đường xuôi về miền biển, đến với giáo xứ Xuân Tình và giáo họ Vĩnh Thọ, xã Hộ Độ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Chúng con đến nhà xứ Xuân Tình đã hơn 5 giờ chiều. Trưa mưa, cảnh buồn, lòng đau xót... Giáo xứ Xuân Tình có 7 giáo họ với gần 4.000 giáo dân được cha Phêrô Thân văn Hùng coi sóc. Ngài nhận xứ mới được 2 năm. Xứ đạo này chỉ cách biển Hà Tĩnh chưa đầy 3km. Phần lớn bà con ở đây làm ruộng muối. Nay ruộng muối hoàn toàn hoang phế từ sau thảm họa môi trường biển do nhà máy luyện thép Formosa gây ra, vì thế hầu hết đàn ông, thanh niên đều bỏ xứ tìm đến nơi khác để tìm kiếm công ăn việc làm. Chúng con trao quà đến cha xứ, số tiền $2000 nhờ ngài mua lương thực cho bà con nghèo khó khăn trong cơn bão lũ vừa qua cũng như do thảm họa môi trường biển. Và chúng con cũng trao tận tay (30 xuất) phần quà 1.000.000 vnđ dành cho những người tàn tật, nghèo khổ neo đơn trong giáo họ Vĩnh Thọ. Lúc 7:30pm chúng con tham dự Thánh Lễ cùng với bà con xứ đạo để cầu nguyện cho quê hương đất nước an lành, cho những người lãnh đạo thương nứơc thương dân, cho người dân được bình yên hạnh phúc.

Ngày 24/11 đoàn chúng con phải lên đường sớm lúc 6:30 sáng để kịp về Huế và Hội An dâng lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam và bổn mạng các Hội Đồng Giáo Xứ nữa. Khi đoàn xe xuôi Nam trên QL 1A, trước khi đến đèo Ngang – vụt nhớ đến thi sĩ Bà Huyên Thanh Quan, với bài vịnh “Đèo Ngang” lòng mỗi người chúng con đều se lại, lòng quặn đau khi hiện ra trước mặt chúng con là tấm bảng Formosa với khu công nghiệp đồ sộ vẫn còn dở dang, để cùng với thi sĩ thấm thía với câu từ “nhớ nước đau lòng con quốc quốc..” Trời mưa lớn và các ruộng đồng vẫn còn ngập sâu trong nước. Xe đưa chúng con đến thị trấn Lăng Cô lúc 4:00pm để Cha Luận kịp dâng Lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Hội đồng Giáo xứ Loan Lý, tại đây chúng con trao cho Cha số tiền còn lại $1000 nhờ Cha giúp chuyển tới những gia đình nạn nhân bão lụt những người già yếu neo đơn. Và chuyến xe cũng kịp đưa đoàn về đến phố cổ Hội An lúc 7:00 tối để mọi người cũng dâng Lễ Tạ Ơn. Tạ ơn Chúa đã ban cho tổ tiên chúng con đã có một đức tin kiên cường, một đức ái nồng nàn, nên gương mẫu cho chúng con noi theo. Xin tạ ơn Chúa đã cho chúng con một chuyến đi bằng an, để chúng con chứng kiến được nổi thống khổ của người dân đã do thiên tai cũng như nhân tai tạo nên và xin Chúa cũng trả công bội hậu cho các ân nhân trong Cộng Đoàn Phục Sinh, đặc biệt chúng con xin cám ơn Cha Luận hướng dẫn đoàn, Anh Thanh đã lái xe suốt 4 ngày vượt qua hơn 1.200km, tạo điều kiện cho chúng con đến được với người nghèo sau những thiên tai lũ lụt vừa qua ở Miền Trung khốn khó này, nhờ đó mà Cộng Đoàn Phục Sinh chúng con thể hiện được lời Chuá “Chính anh em hãy cho họ ăn”(Mc 6,37) để làm sáng danh Chúa.

Việt Nam, Ngày 25/11/2016 Nhân ngày Lễ Tạ Ơn

PS: Xin mời vào link để xem hình --------à https://flic.kr/s/aHskQbAZsH
 
Legio Mariae Phú Thọ : Mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội
Martino Lê Hoàng Vũ
20:19 08/12/2016
Legio Mariae Phú Thọ: Mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội

Chiều thứ năm ngày 8.12.2016,các hội viên Legio Mariae thuộc Curia Phú Thọ 1 đã về nhà thờ Phú Bình cùng hiệp dâng thánh lễ long trọng mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội.Curia Phú Thọ 1 gồm 4 giáo xứ: Phú Bình,Thăng Long,Tân Phước và Tân Trang.

Xem Hình

Trước thánh lễ các hội viên Legio Mariae khai mạc giờ kinh nguyện của mình.

Thánh lễ được diễn ra vào lúc 17g do cha chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế,ngài cũng là Cha Linh giám Curia Phú Thọ I.

Đầu thánh lễ,cha Gioan B. Trần Văn Trí chào mừng các hội viên Curia Phú Thọ 1 trong ngày lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội.Là những con cái của Đức Mẹ chúng ta hãy học theo đời sống những nhân đức của Mẹ Maria,thay đổi cuộc sống mình, chu toàn nhiệm vụ của mỗi người hội viên Legio Mariae,luôn tích cực trong công tác tông đồ,mang Chúa đến cho người khác.Chúng ta cũng cầu nguyện cho hội Legio Mariae trong giáo hạt Phú Thọ mỗi ngày được phát triển hơn nữa.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha GB nói đến đặc ân Đức Trinh nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội.Cha lược qua những chi tiết Kính Thánh kể lại cuộc đời Đức Maria.Đúc Maria đã sinh hạ Ngôi Lời của Thiên Chúa,Mẹ là con của ông bà Gioakim và Anna.Đức Maria cùng cộng tác với Đức Giêsu trong công trình cứu độ.Đức Maria được chào trong bài Tin Mừng hôm nay: “Hỡi Đấng đầy ân sủng,Thiên Chúa ở cùng bà”.Lời chào này rất cao trọng,không ai được thiên thần chào mừng như thế.Chúng ta hiểu đặc ân Đức Maria vô nhiễm Nguyên tội như sau.Trong nhân loại,khi đã sinh ra là giòng giống con người ai cũng mắc tội tổ tông truyền.

Vì Đức Maria giữ vai trò quan trọng,cưu mang sinh hạ Ngôi Lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.nên Thiên Chúa gìn giữ cho Đức Maria không vước mắc tội nguyên tổ và cũng như tội riêng.Ơn vô nhiễm nguyên tội mà Thiên Chúa ban cho Đức Maria.Đó là Thiên Chúa cho Đức Maria được hưởng trước ơn cứu độ của Thiên Chúa và cũng để cho chúng ta nhận thấy những tội lỗi khuyết điểm của mình,chúng ta phải cố gắng sửa chữa và nên thánh mỗi ngày.

Khi mừng lễ này,chúng ta được mời gọi gìn giữ cho tâm hồn trong sạch.Tại sao Đức Maria được đề cao trong Giáo Hội ? Có phải là Mẹ đã làm được việc này việc nọ hay có công trạng to lớn.Không phải như thế.Mẹ được đề cao vì biết kết hợp cuộc đời mình với Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa đã thực hiện những chương trình trên cuộc đời của Mẹ,bởi sự vâng lời Thiên Chúa của Mẹ.

Chúng ta phải gìn giữ tâm hồn mình thanh sạch,luôn biết hướng về Thiên Chúa,chúng ta biết thưa xin vâng trước thánh ý Thiên Chúa và chấp nhận trở thành dụng cụ cho Thiên Chúa sử dụng theo chương trình của Ngài.

Sau thánh lễ,các hội viên Legio Mariae quy tụ bên trong hội trường để cùng sinh hoạt nhân ngày tổng hội thường niên năm 2016.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Nhóm Thiện Tâm và niềm vui Giáng Sinh
Phương Nga
20:33 08/12/2016
NHÓM THIỆN TÂM VÀ NIỀM VUI GIÁNG SINH

“ Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thày là chúng con thương yêu nhau “(Ga 13,35)

Chúa sắp đến mang Tin mừng Cứu độ

Khắp nhân gian cùng hoan hỉ đón mời

Xưa Chúa đã giáng sinh trong nghèo khó

Nhóm Thiện Tâm giờ an ủi bao người.

Năm Thánh Lòng Chúa Thương xót vừa khép lại;nhưng trái tim của Chúa vẫn mở ra để ôm ấp tất cả con cái loài người không phân biệt kẻ lành người dữ;noi gương bắt chước Chúa nhóm Thiện Tâm do anh Nguyễn Lưu Giang là nhóm Trưởng,đã tổ chức chuyến bác ái từ 02-12-2016 đến 04-12-2016 để đi thăm hai nơi là: Cơ sởTâm thần Trọng Đức và mái ấm Khuyết tật-mồ côi Mai Anh Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

Xem Hình.

Muốn thực hiện được chuyến đi này,một nhà hảo tâm nước ngoài cùng anh chị Giang Ly đã tài trợ về ăn ở cho Đoàn 22 người trong đó có trẻ em 9 tuổi và người già 68 tuổi,anh Lưu Giang cũng chọn lựa công ty du lịch có hướng dẫn viên là Nguyễn Thanh Thủy thành thạo về địa lý lịch sử và văn hóa,để thuyết minh cho Đoàn và lái xe Nguyễn Văn Hoàng giàu kinh nghiệm nhân hậu hòa nhã,nên chuyến đi đã hoàn tất tốt đẹp,và đúng lịch trình.

Xe chuyển bánh từ Sài Gòn lúc 5g30 ngày 02-12-2016,chị Tuyết Hạ điều khiển chương trình kinh Sáng bằng một chuỗi Mân côi 50 kinh và hát nhiều bài ca tụng Chúa,những người thuộc tôn giáo Bạn cũng im lặng hiệp thông;được Chúa và Mẹ Maria gìn giữ nên hành trình hơn 300km luôn gặp thuận lợi và mọi sự vui vẻ bình an;khi Đoàn đến Cơ sởTâm thần Trọng Đức là 16g30 cùng ngày,do đã nhiều lần giúp tài trợ nên người trong Đoàn đã trao số điện thoại và địa chỉ cho anh Thủy mau chóng tìm đến nơi;và đã được báo trước nên vợ chồng bà Nguyễn Thị Tươi và ông Bùi Văn Thu hai vị sáng lập mái ấm đón Đoàn ngay ở cổng,trao đổi qua đôi nét về lý do thành lập và sơ nét về các hoạt động cùng những khó khăn và thuận lợi,ông bà cho biết tổng cộng số bệnh nhân là 470,nam nhiều hơn nữ;thậm chí có những cụ già còn tỉnh táo nhưng bị bỏ rơi nên đã đến đây xin tá túc và ông bà cũng phải đón nhận bởi ông bà là cặp vợ chồng đầy từ tâm.

Anh Nguyễn Lưu Giang đã thay mặt Đoàn trao tặng một số Gạo và Quần áo,ông bà vui mừng đón nhận và kêu gọi rất đông bệnh nhân ra chụp hình chung với Đoàn;trước khi chia tay,mọi người chúc nhau bình an,hoàn thành sứ vụ Chúa trao và không quên hẹn ngày gặp lại.Ông bà cũng cho biết là đang có dự án xây một sân banh cho bệnh nhân nam giải trí nhưng chưa đủ tài trợ;mọi người hứa sẽ cầu nguyện để ý Chúa định đoạt cho công việc được thành tựu.

Hoàng hôn buông xuống,lái xe lại cấp bách cho kịp hành trình và luật giao thông mới;là xe đò không được qua đèo Preen sau 18g,nên sự lưu luyến phải tạm dừng lại ở đây để mọi người về khách sạn nghỉ ngơi;cái se lạnh của thành phố Ngàn Thông làm cho mọi người đêm nay tuy hơi mệt nhưng niềm vui từ thiện đã xua tan tất cả để ai cũng có một giấc mơ đẹp.

Sau một giấc ngủ ngon và những bầu tâm sự được chia sẻ giữa những người ở cùng phòng,hôm nay thứ Bảy 03-12-2016 tất cả thức dậy để một hành trình mới vì một mái ấm nữa đang chờ đợi,qua buổi tham quan Nhà Ga cổ Đà Lạt và di chuyển bằng xe lửa về Chùa Linh Phước Đoàn tiếp tục hành trình đến Thiền viện Trúc Lâm;qua một giờ nghỉ trưa vội vã buổi chiều Đoàn đã đến thăm nhà thờ Mai Anh ( Domaine De Mariae) một ngôi thánh đường luôn nổi bật giữa bầu trời u ám vì được sơn bằng màu hồng đậm,lãng mạn và quyến rũ;xong vẻ đẹp của ngôi nhà thờ chỉ là ở bên ngoài không thể sánh nổi với nét đặc sắc và nhân từ của các Nữ tu dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn ở đây.

Do đã quen biết trước,anh Lưu Giang đưa Đoàn vào vấn an và thăm hỏi các Sơ,tiếp Đoàn là Sơ Phụng Thùy với những cử chỉ ân cần nhưng trang nghiêm;Vì trời mưa không thể đến thăm trực tiếp mái ấm Khiếm thính như lần trước,nên anh Giang đã chuyển đến Dòng một số Gạo,Quần áo,và Thực phẩm Dinh dưỡng cao cấp Herbalife;nhờ lời kể của Sơ Phụng Thùy,mọi người cũng hiểu được công việc mà Sơ đang điều hành công việc khá bận rộn như:

- Chăm sóc mái ấm Khiếm thính 90 em có nội trú và ngoại trú

- Điều hành cơ sở hướng nghiệp Mai Anh.

- Phục vụ bếp ăn tình thương của Bệnh viện Đa Khoa Đà Lạt

- Thăm tại gia những người già yếu, neo đơn, bệnh hoạn, tật nguyền đặc biệt là các bệnh nhân bệnh Phong,ở tất cả những nơi nào các Sơ có thể đến được.

Trong chuyến bác ái này,mọi người đều ngưỡng mộ nhà hảo tâm giấu Tên và anh chị Lưu Giang –Ly Ly vì sự đóng góp bác ái của họ;nhưng còn dành sự ngưỡng mộ yêu kính hơn cho Quý Sơ, ông bà Thu-Tươi vì tất cả đã thực thi đúng lời Chúa phán trong ngày Phán xét ”Ta bảo thật các ngươi,mỗi lần các ngươi đã không làm những điều ấy cho một trong những kẻ bé mọn nhất là các ngươi đã không làm cho chính ta (Mt 25,40).

Rời mái ấm Mai Anh cũng là lúc phố đã lên đèn,ngoài những tấm hình ghi lại để làm kỷ niệm,các thành viên trong đoàn còn lưu giữ hình ảnh của Quý Sơ, của nhà thờ thơ mộng trong tâm khảm của họ,nhất là hình ảnh của những người bất hạnh,mà chính vì vậy họ đã phải gác tất cả việc riêng để đến chia sẻ dù chỉ là quà tượng trưng,nhưng đó sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho nhà hảo tâm,anh chị Trưởng đoàn và mọi người với quyết tâm sẽ đi thật nhiều nơi và chia sẻ thật nhiều với những

người bất hạnh hơn nữa,bởi tuy kém may mắn,nhưng họ vừa là hình ảnh của Chúa vừa là những ân nhân đã giúp cho Đoàn tạo thêm nhiều công đức của riêng mình.

Giáng sinh năm nay 2016,nhà hảo tâm, anh chị Trưởng đoàn cùng các thành viên nhóm Thiện Tâm đã đón Chúa bằng một hang đá lòng lộng lẫy hơn những hang đá vật chất mà người đời vẫn trang trí.

Phương Nga

Biên tập tin TGP Sài Gòn

Truyền thông gx Tân Phú

Thành viên nhóm Thiện Tâm

Sài Gòn ngày 07-12-2016
 
Hiệp hội Thánh mẫu xứ Tân Phú mừng bổn mạng
Phương Nga
20:43 08/12/2016
GIÁO XỨ TÂN PHÚ – HIỆP HỘI THÁNH MẪU

Mừng lễ Bổn mạng – Mẹ Vô Nhiễm

“ Kính chào Bà đầy ơn phúc,Thiên Chúa ở cùng Bà,Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ và Giê su con lòng Bà gồm phúc lạ”( Lc1,28)

Xem Hình

Mỗi năm,cứ đếm mùa Giáng Sinh,Hiệp hội Thánh mẫu gx Tân Phú lại tổ chức mừng kính lễ Mẹ Maria Vô nhiễm Nguyên tội là bổn mạng của Hội,cũng là bổn mạng của giáo xứ Tân Phú,trong không khí vui mừng đón Noel, các chị đã chuẩn bị hang đá và trang trí tại gia đình;nhưng không quên một hang đá lòng rực rỡ của tâm hồn vì vậy,trong tuần Tam nhật của giáo xứ, các chị đã phụ trách giờ Chầu Thánh Thể của ngày bế mạc, cũng là mừng lễ Vọng Mẹ Vô Nhiễm vào lúc 17g15 thứ Tư 07-12-2016.

CHẦU THÁNH THỂ:

Khi tất cả hội viên và cộng đoàn quy tụ khá đầy đủ,chị Maria Lụa là Hội trưởng đã xướng kinh và phụ trách giờ Chầu,ca đoàn Hiệp hội TM trong đồng phục màu cam đã tha thiết cất lên những bài hát “Thờ Chúa với Đức Mẹ” để cộng đoàn hiệp thông.Cha xứ Giuse Lê Đình Quế Minh linh hướng của Hội chủ sự giờ Chầu

THÁNH LỄ:

Giờ Chầu kết thúc, các hội viên xuống cuối nhà thờ rước Cha Xứ Giuse chủ sự trong lễ phục trắng lên bàn thánh,ca đoàn hát bài “Ngàn lời kinh con dâng Mẹ chí nhân.Hòa vần thơ con chung lời chúc khen” thật sốt sắng và trang nghiêm.Cha chủ sự chia sẻ:

Hôm nay chúng ta mừng lễ Vọng Mẹ Vô Nhiễm,đặc biệt với Hiệp hội TM gx Tân Phú,các chị đã nhận Mẹ làm bổn mạng,và cả các bà các chị trong cộng đoàn có bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm hôm nay,chúng ta vui mừng vì Mẹ Maria là người Nữ vượt trội hơn tất cả loài người dưới thế;chúng ta hãy cầu xin cho các chị em luôn sống trong trắng và noi gương Mẹ về các nhân đức khác,và chắc chắn Mẹ sẽ luôn bầu cử cho chúng ta.

Trong bài Tin mừng theo Thánh Luca( 1,26-38)Cha chủ sự đã hết lời ngợi khen và ca tụng Mẹ Maria,Cha nói:

Như bài đáp ca đã diễn tả,Mẹ Maria đầy ơn phúc và cao trọng,nên chúng ta phải cầu xin Mẹ nhiều vì không ai trong loài người được ơn cao trọng như vậy;trong những ngày qua các chị em HHTM đã tĩnh tâm và tìm hiểu,suy gẫm về Mẹ rất nhiều,vì Mẹ luôn cứu giúp chúng ta.

Ai trong chúng ta cũng có cha mẹ và cha mẹ nào cũng rất thương yêu con mình nhất trên đời;nhưng khi chúng ta gặp hoạn nạn thì cha mẹ dù có thương yêu cách mấy cũng không thể lo liệu và cứu giúp con mình bởi cha mẹ cũng chỉ là cha mẹ trần gian.

Xưa ông Adam và bà Eva đã phạm tội nên mất hết ơn nghĩa cùng Chúa,vì vậy Mẹ Maria đã được tuyển chọn cộng tác trong công trình cứu chuộc của Chúa, nên Chúa luôn nghe lời Mẹ khẩn cầu,chúng ta tất cả hãy bám lấy Mẹ Maria.Khi hiện ra Mẹ đã phán”Ta là đấng Vô nhiễm thai”như vậy Mẹ đầy ân sủng nhờ công nghiệp của Thiên Chúa toàn năng và Chúa Giêsu. Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy lôi kéo và cám dỗ,nhưng chúng ta hãy năng cầu nguyện để Chúa gìn giữ chúng ta trinh trong như đã gìn giữ Mẹ Thánh,”Vì không có điều gì là Thiên Chúa không làm được” (Lc1,37).

Theo lịch sử Giáo Hội,năm 1854 tại đền thánh Phêrô Đức Thánh Cha PIO IX trước toàn thể Hồng Y và cộng đoàn Ngài đã long trọng tuyên bố tín điều Mẹ Maria Vô nhiễm Nguyên tội;bốn năm sau 1858,Mẹ đã hiện ra với chị Bêtnađết tại Lộ Đức và xưng mình “ Ta là đấng Vô nhiễm Nguyên tội”.

Tất cả chúng ta hãy ca tụng Chúa và Mẹ Maria,cùng với các chị Hiệp hội TM chúng ta hãy ca tụng và ngợi khen Mẹ” Mừng vui lên hỡi đấng đầy ân sủng Thiên Chúa ở cùng Bà”(Lc1,28) và hãy cầu nguyện “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội” (Kinh Kính mừng)

Mẹ Maria được ngưỡng mộ vì đã phó thác đời mình cho ý định Thiên Chúa, chúng ta hãy bắt chước Mẹ “Vâng tôi là nữ tỳ của Chúa,tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”(Lc1,38) )

Lạy mẹ Maria Vô nhiễm Nguyên tội,nhờ lời bầu cử của Mẹ, xin hãy cầu nguyện cho chúng conđể chúng con cố gắng trở nên giống Mẹ là yêu thương những người sống chung quanh mình bằng việc từ bi bác ái,để chúng con xứng là con Mẹ vì Mẹ là bổn mạng của chúng con Amen.

Trước khi ban phép lành,Cha Giuse chủ sự đã mời cộng đoàn vỗ tay mừng Hiệp hội TM gx và Cha kêu gọi mọi người ngày mai thứ Năm 08-12-2016 lễ chính Mẹ Vô Nhiễm,bổn mạng gx, sẽ có rước kiệu hai thánh Quan Thày và lễ đồng tế tại đài Đức Mẹ đến tham dự lễ cho đông đủ để tỏ lòng yêu mến biết ơn Mẹ về biết bao điều Mẹ đã thực hiện tất cả cho mọi người.

Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày,với bài ca Kết lễ “Mẹ Tuyệt Mỹ”cộng đoàn ra về trong niềm hân hoan và hy vọng.

Phương Nga

Truyền thông TGP Sài Gòn

Truyền thông gx Tân Phú
 
Thánh Lễ tạ ơn khởi đầu sứ vụ của cha Vinh-sơn Phạm Văn Mầm, S.J., tân giám tỉnh tỉnh Dòng Tên Việt Nam.
Jos Nguyễn Minh Vương, S.J.
21:16 08/12/2016
Chiều 08.12.2016, hòa chung tâm tình với toàn thể Giáo Hội mừng kính trọng thể Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tỉnh Dòng Tên Việt Nam tổ chức Thánh Lễ tạ ơn khởi đầu sứ vụ của cha Vinh-sơn Phạm Văn Mầm, S.J., tân giám tỉnh tỉnh Dòng Tên Việt Nam.

Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, cha Phụ Tá giám tỉnh, đại diện toàn thể anh em trong tỉnh Dòng đưa cộng đoàn đi vào tâm tình tri ân dành cho cha nguyên bề trên giám tỉnh Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.. Hơn 6 năm qua, trong cương vị lãnh đạo toàn tỉnh Dòng, cha Giuse với sứ vụ của mình đã làm nảy sinh biết bao hoa trái thánh thiện. Đặc biệt, ngài đã lưu tâm chăm sóc đời sống của anh em và thúc đẩy công cuộc tông đồ của tỉnh Dòng. Đáp lời, cha Giuse xác tín tất cả đều do bởi hồng ân Thiên Chúa; và ngài tạ ơn Chúa vì mọi sự Chúa đã thực hiện. Cha cũng chân thành chia sẻ, không phải một mình cha nhưng là tất cả anh em đã cùng cộng tác để làm nên những thành quả. Ngài cũng gửi lời chúc mừng và cám ơn đến cha tân giám tỉnh vì cha đã can đảm lãnh lấy trọng trách mà Dòng trao phó.

Sau khi sắc lệnh của cha Tổng Quyền được công bố, cha Vinh-sơn Phạm Văn Mầm, S.J. chính thức trở thành giám tỉnh của tỉnh Dòng Tên Việt Nam. Ngài đã long trọng công khai tuyên xưng đức tin Công Giáo trước Thiên Chúa và cộng đoàn phụng vụ như một lời cam kết trung thành, phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ Dòng.

Trong bài giảng ngắn gọn của mình, cha Vinh-sơn chia sẻ 2 điểm quan trọng. Trước hết, ngài nhắc lại 2 câu Lời Chúa đánh động ngài trong đoạn Tin Mừng Lc 1,26-38: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (c. 37) và “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (c. 38). Ngài giải thích: Nếu câu đầu là một lối mở của đức tin thì câu thứ hai lại là xác tín của đức tin, một sự cam kết và dấn thân triệt để. Mẹ Maria đã trải qua cả hai kinh nghiệm ấy. Liên kết với kinh nghiệm của Mẹ, cha Vinh-sơn nêu cao tầm quan trọng của đức tin và lời “xin vâng” trong sứ vụ của người Giêsu hữu hôm nay.

Thứ đến, trong bầu không khí thân tình, ngài tâm sự cảm nghiệm của ngài khi được trao nhiệm vụ giám tỉnh. Ngài thú nhận rằng ngày đầu tiên ngài đã cười thật nhiều vì không hiểu tại sao Thiên Chúa, qua Dòng lại chọn ngài. Ngài khiêm tốn nhìn nhận bản thân còn nhiều giới hạn. Qua ngày thứ hai, ngài cảm thấy xao xuyến. Nhưng đến ngày thứ ba, vang lên trong tâm trí ngài là câu Lời Chúa “vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được,” và rồi bình an lại đến với ngài. Đó cũng là lý do vì sao cha Vinh-sơn chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để khởi đầu sứ vụ giám tỉnh của mình.

Thay lời kết cho bài giảng, cha tân giám tỉnh chia sẻ 4 nguyên tắc mở mà ngài ước mong anh em trong Dòng nên lưu tâm: Tham dự, Đối thoại, Cộng tác, và Nhận định. Có thể nói rằng đây vừa là thao thức của cha Vinh-sơn dành cho anh em, nhưng đồng thời cũng là phương pháp quản trị đậm chất Dòng Tên của ngài trên cương vị lãnh đạo tỉnh Dòng.

Đông đảo anh em Dòng Tên, những cộng tác viên của nhà Dòng và quý quan khách đã cùng hiệp dâng Thánh Lễ. Sau đó, tất cả mọi người cùng chung vui với cha tân giám tỉnh trong bữa tiệc gia đình.

Tiếng “xin vâng” của Đức Mẹ năm xưa giờ đây vọng lại và vang lên trong lòng mỗi anh em Giêsu hữu, đặc biệt với cha tân giám tỉnh Vinh-sơn trong sứ vụ của mình. Chắc chắc rằng sứ vụ mới nặng nề của ngài cần đến ơn sủng của Thiên Chúa, và cần đến lời cầu nguyện của mọi người xa gần.

Jos. Nguyễn Minh Vương, S.J.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tín điều Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:20 08/12/2016
Tín điều Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội

Ngày 08.12.1854 Đức Thánh Cha Pio IX. loan báo tín điều Đức mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.

Đâu là nguồn gốc lịch sử của tín điều này?

Tín điều này trình bày Đức mẹ Maria ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai là người trong cung lòng mẹ mình , bà Thánh Anna, đã được giải thoát không bị vướng mắc vào tội tổ tông truyền lại từ khi Ông Bà nguyền tổ Adong-Evà phạm tội lỗi luật Thiên Chúa ăn qủa cây trái cấm trong vườn địa đàng.

Phụng vụ mừng đức mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội bên Đông phương có từ thời thế kỷ 10. đến thế kỷ 12. với tên gọi: Ngày vô nhiễm nguyên tội của rất thánh mẹ Thiên Chúa sinh bởi Thánh Anna.

Bên Tây phương Thánh Anselm Canterbury năm 1100 đã thiết lập lễ này trong giáo phận của ngài.

Sau khi Dòng Thánh Phanxico được thành lập, năm 1263 dưới sự hướng dẫn của Thánh Bonaventura Hội Dòng ở Pisa đã lập lễ đức mẹ Vô nhiễm nguyên tội là lễ kính của riêng hội Dòng.

Lần đầu tiên Công đồng ở Basel trong phiên họp thứ 36. ngày 17.09.1439 đã cắt nghĩa, Đức mẹ Maria không hề bao giờ bị vướng mắc vào tội tổ tông truyền lại.

Năm 1477 Đức Thánh Cha Sixtus IV. đã thiết lập lễ này trong thành Roma.

Công đồng Trient ( 1545-1565) công bố tội nguyền tồ không có dấu vết nơi Đức mẹ Maria.

Năm 1708 lễ mừng kính đức mẹ vô nhiễm nguyên tội thời Đức Thánh Cha Clemens XI. trở thành lễ mừng kính trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.

Ngày 08.12.1854 Đức Thánh Cha Pius IX. loan báo tín điều tin nhận Đức mẹ maria vô nhiễm nguyên tội trong Giáo Hội

Năm 1858 Đức mẹ Maria hiện ra với Bernadette Soubirous ở Lourdes bên nước Pháp và xưng mình: Ta là đấng vô nhiễm nguyên tội.

Lễ mừng kính đức mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội liên hệ chặt chẽ với ngày lễ mừng sinh nhật Đức mẹ, 08.09. hằng năm, một lễ kính Đức mẹ Maria có từ lâu đời nhất từ thế kỷ thứ 5., cũng là lễ nói lên ý nghĩa cùng vị trí của Đức mẹ Maria trong công việc cứu chuộc của Chúa Giêsu.

Và lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội cũng trong liên quan với lễ mừng kính Đức mẹ Maria hồn xác được đưa về trời ngày 15.08. hằng năm, cũng như lễ kính Đức mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh mà cũng gọi là lễ Nến, kính ngày 2.2. hằng năm.

Lễ mừng kính đức mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội bao gồm lịch sử của công trình ơn cứu chuộc trước đó, và làm cho sự hoàn thành ơn cứu độ tỏ rõ trong hiện tại.

Nơi đức mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, điều đoan hứa với tổ phụ Adong, tổ phụ Abraham và dòng dõi Vua David được thể hiện hoàn tất.

Khi Đức mẹ Maria sinh ra, thời gian được hoàn tất để Thiên Chúa có thể sai gửi Con của Ngài đến trần gian.

Mẹ Maria đã thụ thai Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần - lễ truyền tin kính mừng ngày 25.03. hằng năm - và chín tháng sau - ngày 25.12. - hạ sinh Con Thiên Chúa, hài nhi Giêsu.
Sau khi sinh hài nhi Giêsu, đức mẹ Maria đã đem Chúa Giêsu mà toàn dân đang trông chờ là vị Cứu Thế, trình diện cho dân Chúa nơi đền thờ - lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ ngày 2.2. hằng năm.-

Và đức mẹ Maria sau khi hoàn tất cuộc lữ hành đời sống trên trần gian được Chúa Giêsu đem cả hồn lẫn thân xác về trời, lễ mừng kính đức mẹ hồn xác lên trời ngày 15.08. hằng năm.

Có những suy luận tranh cãi hồ nghi về tín điều Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội. Nhưng „ với Thiên Chúa không có sự gì là không thể làm được.“ ( Lc 1,37).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Tìm hiểu kinh Xin Chúa Thương Xót Chúng Con
Linh mục Fx Tân Yên Nguyễn Hùng Oánh
17:37 08/12/2016
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON

Kinh Xin Chúa thương Xót Chúng Con dịch từ Kinh La tinh : Kyrie eleison được đọc hoặc hát sau kinh thú tội: tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em (Confiteor Deo omnipotenti et vobis, fratres quia peccavi nimis : cogitatione, verbo, opere et omissione).

Thú tội xong mà đọc: Xin Chúa thương xót chúng con : Xin Chúa thương xót chúng con (Kyrie eleison , ayez piété, Lord have mercy) kể ra cũng được, nhưng nó chưa hợp hoàn toàn với kinh Kyrie eleison. Xin tìm ý

vì kinh Xin Chúa thương xót chúng con có ý nghĩa khác với kinh Kyrie eleison :

Thương: thương ở đây không phải là kinh doanh, buôn bán nhưng nó diễn tả một cảm tình , xót là xót xa, đau thương .

Đọc kinh Thú tội rồi thưa với Chúa con xót xa đau khổ, có lẽ câu thưa nầy không hợp mấy. Con không biết các Cha thừa sai nào đã dịch. Có cha đã bảo con phải sang Pháp vào thư viện…..Vậy ở đây con xin bàn như một giả thuyết thôi. Thú tội rồi thì phài xin tha thứ hợp ý hơn là xin thương xót .

Nếu xét ý nghĩa Kyrie eleison là xin tha thứ, tiếp đến xét đên chữ thương là chữ Hán, chữ xót là chữ Nôm thì thời ông cha ta có dùng như vậy không với quan niệm “ nôm na là cha mách qué” .

Con nghĩ rằng các cha thừa sai đã dịch Kyrie eleison là XIN CHÚA THƯƠNG

SOÁT CHÚNG CON. Chữ soát là chữ Hán. Thương soát là hai chữ Hán đi với nhau, chữ thương nói lên một cảm tình đi với chữ soát là chữ Hán có nghĩa là tha thứ .

Như vậy Kyrie eleison đọc tiếp theo kinh thú tội để xin Chúa tha tội cho .

Chữ SOÁT phát âm khó và ít người hiểu ý nghĩa nên đọc là “thương xót”

thì ai cũng đọc được, hiểu được. Chính vì đọc như thế ý nghĩa kinh KYRIE ELEISON không đúng với “chức năng”

Xin ý kiến của tất cả.

Linh mục Fx Tân Yên Nguyễn Hùng Oánh

Nhà hữu Linh mục ở Chí Hòa

 
Phép rửa quan trọng và cần thiết ra sao cho phần rỗi của con người ?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
18:09 08/12/2016
PHÉP RỬA QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA CON NGƯỜI ?

Với những ai đã được đức tin để tin có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật, hữu hình và vô hình, là Cha rất nhân lành, và là “Đấng cứu độ chúng ta Đấng muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý” ( 1Tm2:4)

Thì phải rất vui mừng về hy vọng cứu rỗi này để được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa trên Nước Trời, sau khi chấm dứt hành trình con người trên trần thế này.

Cho hy vọng đó, Phép Rửa là cửa ngõ dẫn con người đến sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu nói trên.

Thật vậy, Phép Rửa vô cùng quan trọng và cần thiết căn cứ vào chính những lời Chúa Giêsu đã nói về Phép Rửa như sau:

Trước hết, Chúa đã nói với Ni- Cô- đê Mô, một người biệt phái đến thăm Chúa vào buổi tối một đêm kia như thế này:

“ không ai có thể vào Nước Trời nếu không được sinh ra bời nước và Thần Khí” ( Ga 3:5)

Sau khi hoàn tất công cuộc cứu chuộc con người và trước khi về Trời, Chúa cũng đã nới với các môn đệ Người như sau:

“ Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu rỗi. Ai không tin sẽ bị luận phạt.” ( Mc 16:16)

Như thế đủ cho ta thấy Phép Rửa quan trọng và cần thiết ra sao cho sự cứu rỗi của con người. Quan trọng, vì qua Phép Rửa, con người được tái sinh trong sự sống mới, trở nên tạo vật mới và có hy vọng được cứu rỗi, nếu người được rửa tội thực thi những cam kết khi được rửa tội ( baptismal promises) : đó là yêu mến Chúa trên hết mọi sự, yêu thương tha nhân như chính mình , và từ bỏ ma quỷ để không phạm tội mất lòng Chúa là Đấng gớm nghét mọi tội lỗi và sự dữ, như giết người, trộm cướp , thù hận, bất công, cờ bạc và dâm ô thác loạn..

Nghĩa là, sau khi được tái sinh qua Phép Rửa, con người phải thi hành những cam kết khi được rửa tội để sống theo đường lối của Chúa, là đường dẫn đưa đến hạnh phúc vĩnh cửu .Nếu không thì ơn Phép Rửa sẽ trở nên vô hiệu quả cho ai đã lãnh nhận khi còn bé, hay là người tân tòng sau này.

Nói rõ hơn nữa, không phải cứ được rửa tội là đương nhiên được cứu độ, là chắc chắn được vào Nước Trời để vui hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa là nguồn tình yêu, an vui, và hạnh phúc.

Rửa tội chỉ là bước đầu cần thiết cho tiến trình được cứu rỗi mà thôi.Tiến trình này kéo dài trong suốt cuộc đời của người được rửa tội cho đến ngày lìa đời. Do đó, ai trung thành và kiên trì sống đức tin, đức cậy và đức mến – tức là kiên tâm sống những cam kết khi được rửa tội thì sẽ được cứu rỗi. Ngược lại, rửa tội rồi mà lại sống mâu thuẫn với những cam kết nói trên , để sống theo thế gian, chối bỏ Thiên Chúa bằng chính đời sống của mình để làm những sự dữ như oán thù, giết người giết thai nhi, trộm cướp, bất công, bóc lột , dâm ô thác loạn…thì Phép Rửa và cả công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô sẽ hoàn toàn vô ích cho những ai sống như vậy.

Thử hỏi những kẻ đang giết người , chặt đầu con tin (hostages) ,hãm hiếp phụ nữ đốt phá nhà cửa của người khác, như bọn cuồng tín hồi giáo ( ISIS) đang làm ở Trung Đông, những kẻ tham quyền cai trị để hà khắc bóc lột, bất công với dân và vơ vét của cải làm giầu cho tập đoàn cai trị, cùng với bọn buôn người, buôn bán phụ nữ và trẻ gái để cung cấp cho bọn ma cô, tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn, thì làm sao chúng có thể được cứu độ ?

Rất có thể có những kẻ đã được rửa tội khi còn bé, nhưng nay đang làm những sự dữ nói trên mà không biết ăn năn sám hối để xin Chúa thứ tha, thì Phép rửa có ích gì cho chúng ?

Thiên Chúa là tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ, nhưng rất gớm ghét mọi tội lỗi, vì tội lỗi xúc phạm bản chất yêu thương, công bình và thánh thiện của Người.Tuy ghét tội, nhưng Chúa lại yêu thương kẻ có tội biết ăn năn và xin tha thứ.

Vì thế, cho được cứu rỗi thì phải sống sao cho phù hợp với niềm tin có Chúa và thực hành đức tin ấy qua việc tuân thủ những cam kết khi được rửa tội thì mới xứng đáng được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã đến trần gian để “ hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28)

Nói khác đi, không phải cứ tuyên xưng mình là người Công Giáo, hay Kitô Giáo đã chịu phép Rửa , là đương nhiên được cứu độ để vào Thiên Quốc. Ngược lại, đươc cứu độ hay không, còn tùy thuộc thiện chí của mỗi cá nhân muốn cộng tác với ơn cứu độ qua quyết tâm đi theo Chúa Kitô là “con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. ( Ga 14:6)

Bước đi theo Chúa Kitô là thực tâm sống theo đường lối của Chúa để được hưởng nhờ công ơn cứu độ của Người. Đó là lý do tại sao Chúa đã nói với các môn đệ Người như sau:

“ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa!, lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” ( Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Chúa Cha là thực hành những điều Chúa Con đã rao giảng , dạy đỗ , cụ thể là thi hành hai Điều Răn lớn nhất là mến Chúa và yêu người như Chúa đã dạy các môn đệ và dân chúng xưa, cùng tất cả chúng ta ngày nay:

“ Ai yêu mến Thầy , thì sẽ giữ lời Thầy

Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy

Cha cúa Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” ( Ga 14 :23)

Như thế, tuân giữ- hay thực hành lời Chúa - là cách chứng mình hùng hồn nhất niềm tin và lòng yêu mến Chúa của mọi người tín hữu chúng ta đang sống trong một thế giới điên loạn, vì con người không có niềm tin -hay có mà không sống niềm tin ấy- nên đã thi nhau làm những sự dữ ở khắp nơi trong thế giới tục hóa, vô luân vô đạo ngày nay.

Mặt khác, như tôi đã nói trong bài trước đây, nếu những người vô tình hoặc không được ai nói cho biết về Chúa Kitô và về Phép Rửa, nên không có đức tin và không được rửa tội, thì đó không phải là lỗi của họ. Dầu vậy, họ vẫn có thể được cứu rỗi, nếu họ sống theo tiếng nói của lương tâm để làm lành lánh dữ như Giáo Hội dạy.( X SGLGHCG số 847; LG. số 6).

Ngược lại, những ai biết Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội thật của Chúa Kitô, thiết lập trên nền tảng Tông Đồ, với sứ mệnh chuyên chở ơn cứu độ của Chúa đến cho hết mọi người ở khắp mọi nơi trên trái đất cho đến ngày hết thời gian, mà vẫn không muốn gia nhập Giáo Hội này qua Phép Rửa thì sẽ không được cứu rỗi. Điều này cũng áp dụng cho cả những người đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa nhưng không kiên trì sống và thực hành đức tin trong Giáo Hồi thì cũng không được cứu rỗi, vì “ tuy thể xác họ thuộc về Giáo Hội nhưng tâm hồn họ không ở trong Giáo Hội.” . ( x LG. số 14)

Tóm lại, Phép Rửa thật vô cùng quan trọng cho những ai muốn nhận lãnh ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-su. Nhưng được rửa tội để gia nhập Giáo Hội của Chúa mới chỉ là bước đầu cho hy vọng được cứu rỗi mà thôi. Muốn cho hy vọng đó thành sự thật thì phải kiên trì sống những cam kết của Phép Rửa là mến Chúa trên hết mọi sự, yêu tha nhân như yêu chính mình, từ bỏ ma quỷ và mọi cám dỗ của chúng để xa tránh mọi tội lỗi, vì chỉ có tội mới làm ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành.

Do đó, nếu được rửa tội mà không sống những cam kết trên, thì hy vọng đươc cứu rỗi sẽ trở thành ảo vọng, vì Phép Rửa có liên quan mật thiết với đức tin, nên nếu con người thiếu thiện chí cộng tác với ơn Chúa qua cố gắng sống những cam kết khi được rửa tội thì sẽ không được cứu độ. Lại nữa, cũng sẽ không được cứu rỗi để vào Nước Trời, những ai biết lợi ích của Phép Rửa cũng như biết Giáo Hội của Chúa là phương tiện cứu độ cần thiết mà vẫn không muốn được rửa tội và gia nhập Giáo Hội thì cũng không được cứu độ như đã nói ở trên. ( x LG số 14)

Sở dĩ thế, vì con người còn có tự do chọn lựa và Thiên Chúa phải tôn trọng ý muốn tự do ( free will) của con người. Chúa chỉ mời gọi và tùy con người đáp trả. Chúa không bắt buộc ai phải yêu mến Người và nhân ơn cứu độ của Người. Do đó, ai muốn được cứu độ, muốn được vào Nước Trời , thì Chúa sẽ hoan hỉ ban ơn nâng đỡ để giúp họ đạt mục đích mong muốn. Ngược lai, ai muốn từ chối lời mời gọi của Chúa để sống theo ý thich của riêng mình, sống theo thế gian và quay lưng lại với Chúa thì Chúa sẽ tôn trọng và kẻ đó sẽ phải lãnh nhận hậu quả của sự tự do chọn lựa đó.

Đó là lý do phải có Thiên Đàng , dành cho những người đã chọn yêu mến Chúa trong suốt cả cuộc đời mình , và có hỏa ngục để dành cho những kẻ đã hoàn toàn khước từ Chúa và tình thương của Người để làm những sự dữ cho đến hơi thở cuối cùng mà không biết ăn năn để xin Chúa tha thứ.

Tuy nhiên, ai đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng này, thì chỉ có Chúa biết mà thôi. Giáo Hội không biết được, nên chỉ dạy phải cầu nguyện cho các người đã ly trần, chứ không đưa ra một phán đoán nào về số phận đời đời của ai

Là Thầy dạy giáo lý đức tin, và luân lý, Giáo Hội phải đưa ra những lời khuyên bảo cần thiết cho con cái mình tin và thực hành, nhưng quyền phán đoán vẫn hoàn toàn thuộc về Chúa, là Cha đầy yêu thương, nhưng cũng rất công minh khi phải phán đoán con người.

Như vây, là con cái Giáo Hội, chúng ta phải tin và thi hành những gì Giáo Hội dạy trong hai phạm vi đức tin và luân lý, là hai lãnh vực mà Giáo Hội –qua Đức Thánh Cha và các Giám mục hiệp thông- được ơn dạy dỗ không sai lầm ( ìnfallibility )

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Xin Mừng Ánh Sáng : XMAS
Trà Lũ
13:54 08/12/2016
Lá thư Canada: XIN MỪNG ÁNH SÁNG

Canada đã vào đông. Toronto rước ông già Santa Claus vào thành phố ngay từ cuối tháng 11. Đây là một lễ hội truyền thống đã có hơn 100 năm lịch sử, đoàn rước dài hơn 3 cây số, là ngày vui cho cả gia đình. Một nét rất đặc biệt mà năm nay tôi mới để ý là không chỉ ông già Noel mới đội mũ đỏ, mà cả gia đình có thể đội. Cái mũ đỏ viền trắng này ai đội cũng được và cũng đẹp hết, các cụ cứ để ý mà coi, cụ già nào đội cũng đẹp và cụ con nít nào đội cũng đẹp hết, lạ vậy đó.

Cụ Santa Claus vào thành phố một cái là các cửa hiệu bùng lên quảng cáo việc bán hàng Giáng Sinh hạ giá, chữ Xmas xuất hiện khắp nơi. Cụ bà B.95 hỏi anh John: Lão biết chữ này chỉ lễ Giáng Sinh, nhưng nghĩa gốc của nó là gì ? Anh John này lây cái máu tếu của bọn tôi nên vừa cười vừa nói: Đó là chữ viết tắt của câu tiếng Việt, XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng. Cách đây hơn 2.000 năm, thế gian sống trong tối tăm lầm lạc, Chúa Cứu Thế giáng trần đem ánh sáng chân lý đến cho mọi người, ai cũng mừng vì có ánh sáng.

Giữa lúc mọi người đang nô nức đi chợ Giáng Sinh thì có tin cụ già Fidel Castro chết... Báo chí tràn ngập các tin về ông già râu xồm này. Ngày xưa thập niên 1960 trong lúc Cuba và Mỹ vô cùng căng thẳng thì thủ tướng Canada lúc đó là Pierre Trudeau đã đi xuống Cuba nhiều lần để hoà giải. Castro hằng nhớ ơn này nên khi Cụ Trudeau nằm xuống năm 2000, Castro đã đến Canada viếng xác và đã tham dự việc khiêng xác. Hiện nay thủ tướng Canada là ông Trudeau con. Vừa nghe tin Castro nằm xuống ông con này đã lên tiếng ca ngợi. Dư luận bất bình về việc này vì đa số dân Canada không ưa Castro. Báo chí vẫn lên án Castro là một nhà độc tài vô nhân đạo. Castro đánh đổ vua độc tài Batista, lên cầm quyền gần nửa thế kỷ Castro còn độc tài hơn Batista nhiều lần, và làm cho đất nưóc Cuba nghèo nàn và chậm tiến hơn trước. Việc cai trị đất nước của Castro cũng giống y như việc cai trị VN của đảng CSVN hiện nay. Vì cả hai giống nhau nên họ rất thân với nhau. Castro vừa nằm xuống thì CSVN ra lệnh làm lễ quốc tang cho Castro và cử phái đoàn chóp bu sang viếng xác. Ngay ở trong nước đã có nhiều bất bình. Ông thủ tướng Justin Trudeau bị dư luận phản đối nên không đi Cuba dự tang lễ mà để ông Toàn quyền David Johnston đi thay.

Anh John kể chuyện: cái ông Castro này được nhiều người khen là có tài hùng biện đấy nha, hay nói dai và nói dài. Sử còn ghi là ông râu xồm đã nóí ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc năm 1960 một bài dài chửi Mỹ 4 giờ rưỡi, và tại diễn đàn Havana năm 1998 dài 7 giờ rưỡi !

Cụ bà B.95 lên tiếng xin thôi chuyện về ông già Castro rậm râu này vì nhức đầu qúa. Ông ODP giơ tay nói: Trước khi chấm dứt thì xin cho tôi nói câu chót về một nét đặc biệt của ông già 90 tuổi này: Trên thế giới hiện nay thì chỉ có ông Castro là người ngồi ngai vua lâu nhất, gần 50 năm, và trực diện với 10 đời tổng thống Hoa Kỳ. Ông có số sống thọ. Ông đã thoát chết qua hơn 600 cuộc mưu sát. Điều đặc biệt khác là ông để râu xồm, còn các lãnh tụ khác trên thế giới thì cằm đều nhẵn thin, không ai để râu cả! Chính vì thế mà vừa đây có tờ báo kể một chuyện tiếu lâm về ông già này. Rằng xưa nay Hoa Kỳ và Cuba vẫn coi nhau là thù địch. Có một ông lão sinh đẻ ở Mỹ nhưng cha mẹ là di dân Cuba. Ông lão này thuộc phe cực tả mê chính sách CS ở Cuba của Castro. Ông lão này sống trong nhà dưỡng lão và sắp chết. Bà y tá già mới hỏi ông là trước khi nhắm mắt ông còn ước muốn gì nữa không. Ông lão bèn thú thật là ông hằng nhớ đất nước Cuba và hiện nay chỉ ao ước được hôn quốc kỳ Cuba lần chót. Bà y tá già nhin trước sau không thấy ai bèn nói: Tôi đây cũng là dân Cuba và hằng yêu nước Cuba như ông nên tôi đã xâm lá cờ Cuba vào da bụng để hằng ngày khi tắm tôi được chiêm ngưỡng. Vậy ông có muốn nhìn lá cờ Cuba ở bụng tôi không? Ông lão mắt sáng lên liền gật đầu ngay. Nhìn thấy quốc kỳ Cuba xong, ông lão còn xin cho ông được hôn quốc kỳ. Bà y tá cũng chiều bèn tiến lên cho ông hôn quốc kỳ. Ông lão hôn xong, bà y tá hỏi tiếp: Ông đã thỏa mãn chưa? Ông già mắt lại sáng lên và xin một ân hệ cuối cùng nữa: Xưa nay tôi vẫn mê Cụ Castro, vậy xin bà tiến lại đây cho tôi hôn cụ một cái. Được hôn quốc kỳ và cụ Castro xong là tôi mãn nguyện hoàn toàn và sẵn sàng ra đi !

Dân làng nghe xong chuyện này thì cười rũ rượi. Ông ODP xin hết chuyện Castro.

Sau tin Castro, báo chí lại tiếp tục trở về đề tài Cụ Donald Trump bên Mỹ. Từ ngày cụ thắng cử, báo chí càng có nhiều chuyện nói về cụ. Rằng trong cuộc bầu cử vừa qua báo chí ghi rõ 2 cái ‘hố’ về việc đoán sai. Cái thứ nhất là tuần báo nổi tiếng quốc tế Newsweek số đề ngày 10 November 2016 đã đăng tin Bà Hillary Clinton thắng và đã in hình nữ tổng thống Clinton rất lớn trên bià báo cùng những lời chúc mừng, báo chuẩn bị phát hành thì ngựa về ngược, bà Clinton thất cử ! Toà báo vội thu hồi ngay 125.000 ấn bản ! Uy tín của Newsweek xuống dốc to về việc này. Cái hố thứ hai là lời của một ông VN ở California tự xưng là nhà đại tiên tri xưa nay chưa hề nói sai bao giờ, đó là ông Trần Dần. Ông đã đăng trên nhật báo Viễn Đông số ra ngày 9 November 2016 lời chúc mừng tân nữ tổng thống Hillary Clinton. Báo đã phát hành và ai cũng thấy ông tiên tri bị hố nặng !

Chị Ba Biên Hoà lên tiếng: Hãy khoan lên án. Ta phải đợi kết quả cuộc tái kiểm phiếu hiện đang tiến hành do Đảng Xanh tổ chức, biết đâu bà Clinton sẽ thắng. Anh John thấy vợ vẫn còn muốn bà Clinton thắng nên gạt đi bằng cách kể chuyện một lời tiên tri khác vừa được báo chí nói tới. Đó là lời của GS Allan Lichtman vừa công bố. Ông đã tiên tri trúng về 4 vị tổng thống Mỹ vừa qua. Ông nói Trump sẽ lên ngôi nhưng sẽ bị quốc hội truất phế về tội xâm phạm tình dục của 12 nữ nạn nhân. Năm xưa Vua Bill Clinton chỉ vì một em Monica mà xém mất ngôi, nay Vua Trump bị những 12 em Monica khác kiện thì thoát nạn sao nổi. Tiên tri Lichtman đã tiên tri Trump thắng cử và cũng tiên đoán Trump sẽ bị nạn...

Nhưng thôi, không nói chuyện Cụ Castro và Cụ Trump nữa, nhức đầu quá. Xin nói chuyện tiền. Chuyện đang xảy ra là đồng tiền Canada đầu mùa Giáng Sinh này xuống giá. Ngày xưa có lúc tiền Canada mang mệnh giá lớn hơn tiền Mỹ. Một đồng đô la Canada có lúc bằng 1.15 đô la Mỹ. Thế mà hiện nay mệnh giá chỉ còn 0.70 mỹ kim ! Việc này làm dân Canada bớt sang Mỹ du lịch và mua sắm. Các cụ bên Mỹ nhớ sang du lịch Canada nha, tiền Mỹ của các cụ có giá lắm đấy.

À, nhân nói tới việc từ Mỹ sang Canada tôi nhớ tới buổi chiếu phim VIETNAMERICA, phim cũng từ Mỹ đưa qua chiếu tại Toronto đầu tháng 12 này. Các cụ đã xem cuốn phim nổi tiếng này chưa ? Đây là công trình tim óc của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa người Mỹ Gốc Việt (WAHF) thực hiện trong 10 năm với hơn 3 năm làm phim. Các thiện nguyện viên của Hội đã thực hiện hơn 700 cuộc phỏng vấn các thuyền nhân và bộ nhân tỵ nạn. Hội này do Chị Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang làm chủ tịch. Cuốn phim được quay ở 6 quốc gia có liên hệ tới tỵ nạn VN. Cuốn phim dài 1 giờ 30 phút, nói tới các thảm cảnh ở VN từ Hiệp Định Paris 1973, và các nhân chứng. Đây là một đoạn sử sống mà CSVN cố lờ đi. Các cụ nhớ kỹ nha, VC cố lờ đi nhiều biến cố lịch sử hiện đại, như biến cố Tết Mậu Thân, như biến cố 30.4.1975, như biến cố 2 triệu người bỏ nước trốn chạy CS. Cuốn phim này là một cuốn sử sống động. Hy vọng rồi đây cuốn phim sẽ xuất hiện dưới dạng DVD để phổ biến rộng rãi tới mọi ngươì, hải ngoại cũng như trong nước. Con cháu chúng ta xem phim này xong sẽ hiểu tại sao cha ông đã liều mạng vượt núi vượt biển ra đi, và biết CSVN gian dối và gian ác đến cỡ nào

Cuốn phim trên đây đã ra mắt bà con ở Toronto ngày Chúa Nhật 4.12.2016 vừa qua. Trong số các quan khách danh dự có Cựu Thủ Tướng Bob Ray, có cựu bộ trưởng Di Trú, có GS Howard Adelman của Tổ Chức Operation Lifeline cứu trợ thuyền nhân VN, và nhiều yếu nhân trong cộng đồng. Buổi ra mắt đã thành công rực rỡ, đây là công của Ông Đỗ Kỳ Anh - Voice, của Ông Nguyễn Đạt - Thời Báo Media, của Cô Celine Thúy Ngô - VieTV, của Ông James Nguyễn và Cô Thanh Tâm... Xin bái phục các vị có đại tâm này.

Cả làng An Lạc của chúng tôi đã đi xem cuốn phim trên, và trong bữa ăn ngay sau đó làng tôi đã nói bao nhiêu chuyện. Có một điều khá lạ lùng đang xảy ra trong cái bếp làng tôi là việc nấu nướng thường là trách nhiệm của phe các bà. Lâu nay các bà bị ảnh hưởng sách báo nên đang quyết định rằng từ nay làng tôi không ăn thịt heo và thịt bò, tức là những thứ thịt đỏ, là những thứ nuôi bệnh ung thư và cao máu. Làng sẽ chỉ ăn thịt gà và cá, loại thịt trắng, là những thực phẩm an toàn. Phe liền ông chúng tôi chưa dám nói gì. Anh John vừa cười vừa bảo: chúng ta sắp bước qua năm mới là năm gà, nên tập ăn gà là vừa, bà con ơi.

Trong bữa ăn Cụ B.95 lại bắt anh John kể chuyện vui khi học tiếng Việt. Anh bảo cái khó nhất trong tiếng Việt không phải là dấu huyền dấu sắc mà là cách xưng hô. Tiếng Anh tiếng Pháp thì việc này dễ ợt, ai cũng là You là Vous cả, còn trong tiếng Việt thì ôi thôi khó ngàn trùng. Vì cái gốc trăm trứng của tổ tiên, ai cũng là đồng bào, là anh em với nhau hết, và từ đó ai cũng có họ với nhau hết. Nhưng ai là vai trên ai là vai dưới đây ? Không thể gọi một người già bậc ông bà là Anh và xưng Tôi được, không thể kêu một đứa trẻ lên ba tuổi là Anh là Chị được. Vì nó khó như vậy nên tôi thường thấy nhiều người rất khôn ngoan, khi gặp một người lạ thì hỏi ngay: Xin cho tôi biết tôi phải xưng hô thế nào cho đúng phép... Câu hỏi này quả là đúng nhất và hay nhất.

Cái khó và cái hay thứ hai trong tiếng Việt là các câu đối. Ôi các câu đối, trong tiếng Việt sao mà nó nhiều và hay đến thế ! Hôm qua xem lại sách báo cũ, tôi gặp câu này mà hình như chưa thấy ai đối lại được. Nó liên hệ tới thập niện sau 1975, miền Nam có vụ chống Tàu, đuổi người Tàu về nước, do vậy có tờ báo đã ra câu thách đối như sau: ‘ Tàu của người Tàu đến Vũng Tàu chở người Tàu về Tàu ‘

Cụ độc giả nào đối được xin cho tôi biết ngay nha.

Trước đây tôi có câu thách đối này: Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi ? Có độc giả quý danh là BS Phong gửi câu đối lại là: Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc và Gái Gò Công vừa gồng vừa co. Tôi đã không trả lời vì 2 câu này ý thì được nhưng lại sai luật bằng trắc, vì Hóc Môn và Gò Công đều vần bằng không thể đối với Củ Chi cũng vần bằng !

Mỗi lần nói tới các câu đối, tôi lại nhớ tới tài của ngài Nguyễn Xuyên ở bên Bỉ. Những ai ở Bruxelles thì chắc phải biết đến vị tên tuổi này. Nguyễn Xuyên là một linh mục đã trọng tuổi, là cha chính xứ một họ đạo VN ở thủ đô Bruxelles. Ngài cũng là một trưởng của ngành Hướng Đạo VN, một nhà văn đầy chữ nghĩa. Tôi gặp ngài trong kỳ đại hội ngành Hướng Đạo VN Hải Ngoại tại Toronto đầu thập niên 1980, và vẫn còn giữ được liên lạc. Ngài thấy tôi thích các câu đối nên đã gửi cho tôi trước sau 3 cặp này:

1. Ra: Thày Sinh Vật vật cô Sinh Vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật

Đối: Anh Tiểu Thương thương chị Tiểu Thương, thương đúng chỗ tiểu mà tiểu đúng chỗ thương

2. Ra: Anh Cà Phê cà chị Cà Phê, cà đúng chỗ phê mà phê đúng chỗ cà

Đối: Con bọ cạp cạp con con bọ cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp.

3 Ra: Ngài là Là, là cũng là là, là cũng là là, là nào là là ?

Đối: Ngài là Đá, đá cũng là đá, đá cũng là đá, đá nào là đá ?

Câu thứ 3 này là lối chơi chữ, xin hiểu chữ Là và chữ Đá có nghĩa như sau:

LÀ: tên riêng /first name, là = to be, là = ủi quần áo / to iron

ĐÁ: tên riêng / first name, đá=cục đá / rock, đá=tấn công bằng chân/ to kick

Các cụ đã thấy các loại câu thách-đối và câu đối-lại hay chưa?

Nhưng thôi, xin ngưng chuyện câu đối vì bắt các cụ phải suy nghĩ nhức cái đầu. Nhân trên đây có nói tới chữ đồng bào, mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, Chị Ba Biên Hoà mới lên tiếng hỏi bồ chữ ODP tại sao người mà lại đẻ ra trứng. Ông bồ chữ cười hà hà rồi trả lời ngon ơ:

- A, đây là chuyện dài, tổ tiên ta rất có lý khi viết về việc này. Chồng bà

Âu Cơ là Lạc Long Quân. Lạc Long quân thuộc họ nhà rồng, Người với Rồng giao nhau nên mới đẻ ra trứng là thế, và trứng này mới nở ra người Việt nguyên thủy là thế. Mà rồng thì ở biển nên Lạc Long Quân mới dẫn 50 con xuống biển. Xưa nay các dịp lễ lạc ông cha ta đã múa rồng vì mình thuộc họ nhà rồng mà. Về sau, để cho sinh động cha ông ta đã thêm ông Thọ vào múa với rồng. Thọ chỉ việc mong ước cho mọi người sống thọ. Rồi trong miền Nam, ông Thọ biến ra ông Điạ, hở bụng và miệng cười lớn. Ông Địa là biểu tượng của hạnh phúc. Ngày tết mà có Rồng và ông Địa tới nhà thì nào có gì vui sướng hơn. Trong việc múa rồng, người ta chú ý đặc biệt tới bộ râu rồng. Râu vàng là râu vua, được coi là râu của vua Lưu Bị, râu đỏ là râu Quan Công, râu đen là râu Trương Phi.

Chị Ba biên Hòa lại xin hỏi bồ chữ ODP một câu nữa: Rằng Bác vừa nói tới Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi, ba nhân vật này làm tôi nhớ tới bộ tiểu thuyết Tam Quốc Chí mà tôi đọc say mê từ bé. Xin hỏi Bác một câu hỏi rất cá nhân: bác có thích 3 nhân vật này không?

Ông ODP trả lời ngay: Xưa nay ai cũng mê Tam Quốc Chí chứ chẳng riêng gì Chị. Sự say mê này là do tài viết văn quá hấp dẫn của nhà văn lớn La Quán Trung, chứ thực ra trong sử Tàu có nói tới 3 nhân vật này nhưng ghi cuối đời họ chết một cách lãng xẹt, chả ra làm sao. Ong ODP vừa nói đến đây thì cả làng ồ lên một tiếng lớn: Ủa, vậy sao ? Xưa nay ai cũng coi 3 nhân vật này là thần thánh mà !

Ông ODP nhấp một ngụm trà rồi cưòi hà hà:

- Cuộc đời là thế đó các bạn ơi. Cuối đời, vua Lưu Bị vì nóng lòng phục thù cho em mà đã không nghe lời can của Khổng Minh và Triệu Vân nên đã bị tướng của Đông Ngô là Lục Tốn đánh bại. Ông Lưu Bị thua trận rồi buồn rầu chết trong tủi nhục. Ông Quan Công cũng vì hiếu thắng đã không nghe lời khuyên của Khổng Minh nên đã làm cho Kinh Châu thất thủ, và đã bị tướng của Đông Ngô là Lữ Mộng phục kích chém đầu tại trận. Còn Trương hi thì tính nóng như lửa đã đánh đập tướng sĩ nên đã bị chính tướng sĩ dưới quyền chém chết trong lúc đang ngủ và cắt đầu đem nộp cho tướng Đông Ngô là Tôn Quyền.

Ông ODP kết luận: cuộc đời của 3 nhân vật lớn này kết thúc bi đát quá

! Bài học ta có thể rút ra từ 3 cái chết này là ta chớ để tính nóng giận làm ta mất khôn.

Các cụ đã thấy ông bồ chữ của làng tôi thông thái chưa !

Cô Tôn Nữ giơ tay xin phép hỏi, lần này không phải hỏi bồ chữ ODP mà hỏi anh John: Lúc nãy vì nói tới màu bộ râu con rồng nên ta mới nói tới ba ông Lưu Bị, QuanCông và Trương Phi. Xin tạm quên 3 ông này. Tôi xin hỏi anh John là thế giới nói tiếng Anh có quý trọng con rồng như văn hóa VN không ?

Anh John suy nghĩ một chút, rồi như e ngaị rụt rè không dám nói. Chị Ba Biên Hoà phải dục chồng nói. Mãi rồi Anh John mới thưa thực rằng trong văn hoá tiếng Anh, nhất là người Anh, họ không coi trọng con rồng là thần linh đáng kính mà coi rất thường, coi con rồng thuộc loại ác quỷ. Trong tiếng lóng, câu nói ‘to chase the dragon’ có nghĩa là hút bạch phiến. Khi hút á phiện thì khói bay lên ngoằn nghèo như con rồng đang bay. Còn câu tiếng lóng này mới kỳ: ‘to drain the dragon’ nghĩa là tháo nước con rồng, nghĩa là đi đái. Tiếng con rồng /the dragon đây chỉ khẩu súng của liền ông. Xin các cụ chú ý nha, liền ông đi đái thì gọi là tháo nước con rồng, còn liền bà đi đái thì không phải là tháo nước con rồng, thì là tháo cái gì đây ? Chắc các nhà ngữ họ của thế giới tiếng Anh đã nghĩ lung lắm về việc này. Sau cùng thì các nhà ngữ học mới tìm ra một chữ. Các cụ có biết là chữ gì không ? Thưa của đàn ông thì là con rồng, còn của liền bà là con hải ly, the beaver. Các nhà ngữ học Canada nghe tới việc chọn lựa này thì nổi giận. Xưa nay con Beaver là con vật biểu trưng quốc gia Canada, như con chim phượng hoàng biểu trưng nước Hoa Kỳ, con gà biểu trưng nước Pháp. Sao quý ngài dám chọn con vật biểu trưng nước Canada để chỉ rừng núi phụ nữ vậy ? Nghe nói bây giờ con vật biểu trưng nước Canada đã được thay thế bằng Con Gấu Bắc Cực / The Polar Bear ! Tôi viết ‘ nghe nói’ vì tôi chưa chắc chắn. Tôi sẽ tìm hiểu và sẽ trình các cụ sau về việc này nha.

Xin được trở lại bữa cơm do phe các bà nấu sau khi làng đi xem phim VIETNAMERICA về. Đầu bữa các bà tuyên bố nhân năm mới con Gà sắp tới, từ nay làng sẽ từ bỏ ăn thịt đỏ trong đó có thịt bò thịt heo thịt dê mà chỉ ăn thịt trắng như thịt gà, thịt cá... Ông ODP cười hề hề. Như vậy là các bà cấm làng ăn phở sao ? Không được ! Phở là món quốc hồn quốc túy, không ăn phở không nấu phở, không phải là người VN. Mà phở thì phải là phở thịt bò. Phở bò mới là phở, còn phở gà là cái thứ mà Cụ Nguyễn Tuân đã bảo không phải là phở. Ngày xưa phở thì phải là phở bò, về sau không kiếm ra thịt bò người ta mới lấy thịt gà thay thế.

Các nhà quân tử trong làng nghe ông niên trưởng bồ chữ nói thế thì ai cũng gật gù đồng ý. Nhân nói tới phở bò, ông ODP và Cụ Chánh đã dẫn cả làng về Saigon sống lại những ngày huy hòang của phở. Đầu thập niên 1960, Saigon nở rộ các hàng phở. Nào Phở Cao Vân đường Mạc Đĩnh Chi, Phở Hòa đường Pasteur, Phở 79 đường Võ Tánh Saigon. Phở Quyền ngã tư Võ Tánh Phú Nhuận, Phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ. Nói đến đây rồi Ông ODP ngưng nóí về phở mà nói về cái tên ‘Tàu Bay’. Sao lại tên Tàu Bay? Bộ do lính không quân nấu ư? Theo ông thì ông chủ tiệm này đã có nghề nấu phở ngon ở ngoài Bắc. Năm 1954 di cư vào Nam ông liền mở tiệm phở. Do một người bạn thân tặng cho cái mũ cũ của phi công, ông chủ này thích cái mũ nên luôn đội nó khi nấu phở. Lúc đó tiệm phở chưa có tên chính thức, khách ăn thấy chủ nhân hay đội mũ lính tầu bay bèn đặt tên cho quán của ông là quán phở Tàu Bay. Ai cũng thấy cái tên này ngộ nên giữ luôn.

Ra hải ngoại, các tiệm phở VN một số vẫn giữ tên cũ như ở VN, nhưng một số mang tên mới, nghe cũng buồn cười. Chẳng hạn ta thấy các hiệu phở mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ, Pasteur Hiền Vương, Thăng Long, Dakao, Tàu Bay, Bến Thành, Phở Quyền, Phở Bờm. Lại còn những hiệu chỉ mang tên con số, như phở 86, Phở 54, Phở 79, phở 45, Phở Số 1, Phở Số 9, Phở 88, Phở 99...

Tại hải ngoại, ta có đủ mọi thứ, từ thịt tới gia vị, nên tô phở nào cũng ngon. Cái khác biệt là ngon nhiều hay ngon ít mà thôi. Mời các cụ nghe ký giả Ngọc Lan và Thiên An báo Người Việt ở Cali tả nhà hàng ‘Phở 86’ làm một tô phở:

- Điểm đặc biệt của Phở 86 là không gian bếp ‘mở’ để khách có thể theo dõi cách đầu bếp làm phở, từ lúc cho phở vào vợt, trụng vào nồi nước sôi, tay kia cầm lấy tô, nhúng luôn tô vào trụng. Tô phở nóng nghi ngút từ gắp đũa đầu tiên đến muỗng nước cuối cùng chính là từ tuyệt chiêu này. Rồi tay người thợ thoăn thoắ sắp thịt vào tô. Này tái, này gàu, này nạm, vè giòn, gân sách, cả bò viên vừa đưọc vớt từ nồi nước trụng. Rồi thì hành tây, hành lá, ngò rí. Và một vá nước lèo thật to từ chiếc nồi đang sôi lăn tăn được rưới lên tô bánh phở với đầy đủ thịt thà. Ui chao là thơm. Nghe bụng sôi ùng ục. Lại nhìn bên cạnh chiếc đĩa trắng trên có vài nhánh húng quế, dăm ngọn ngò gai, ít lát ớt xanh đỏ, nhúm giá trắng. Không thể cầm lòng được !

Bà chủ quán bật mí cho cô phóng viên: Muốn nấu ngon, phải có đủ xương thịt. Tô phở muốn nước trong, xương phải rửa sạch. Hầm nồi xương bảy tám tiếng, nước sôi phải lo vớt bọt. Khi mua xương hay thịt, cũng phải chọn loại ngon. Xương chân khác xương ống. Thịt cũng khác, đặt mua loại tốt, nồi phở sẽ vừa trong vừa ngon.

Các cụ thấy chưa, muốn có một tô phở bò ngon, không thể ăn gian và ăn bớt được. Phở bò nha, không phải phở gà.

Anh H.O. thêm ý kiến: Nếu bỏ thịt bò thịt heo thì ngoài phở ra ta phải bỏ bánh mì jambon và paté thơm ngậy sao ? Không được. Tôi không chịu.

Anh John liền lên tiếng ngay: Anh chớ lo việc này. Con gà vẫn chiếm một địa vị cao sang trong bữa ăn. Anh không thấy các nhà hàng bán món gà KFC nổi tiếng mọi nơi sao. Gốc nó từ Kentucky Hoa Kỳ đã lan sang Canada, xuống tới Mexico, rồi sang bên Âu Châu và Á Châu, nghe nói hiện nay có tới 700 hiệu ở 80 quốc gia trên khắp thế giới. Bây giờ ai muốn mở một tiệm KFC thì vốn phải có hơn 2 triệu mỹ kim nha. Bà Cụ B.95 lần đầu tiên nghe sự lạ này liền hỏi anh John: Ai là người lập ra cái hệ thống Nhà hàng gà KFC vậy ? Anh John nói một hơi như chữ đã có sẵn trong bụng.

Ông tổ của KFC là Cụ Harland David Landers ( 1890-1980 ). Chuyện ông cụ này ly kỳ lắm, con người ta làm ăn quả là có số. Nửa đời ban đầu của ông coi như vất đi. Vì bố chết sớm khi ông mới 5 tuổi nên mẹ ông tái giá. Vì không thể sống được với dượng ghẻ này nên ông đã đi hoang. 16 tuổi bỏ học, rồi bụi đời. 17 tuổi đã làm 4 jobs. Vào lính được đúng 4 tháng rồi xin thôi. Rồi đi làm cho một nhà hàng nhỏ, vừa nấu bếp vừa rửa chén. Năm 65 tuổi thì nghỉ hưu. Chuyện kể rằng năm 65 tuổi khi cầm tấm chi phiếu tiền già đầu tiên ghi $105, ông giật mình. Ông muốn tự tử. Ông ngồi dưới gốc cây viết di chúc. Và tự nhiên ông giật mình, ông như vừa tỉnh cơn mê. Ông nhìn lại đời mình. Ông thấy mình đáng lẽ đã có thể làm nhiều chuyện tốt hơn nhiều. Như có Ơn Trên phù hộ, ông lấy ra $85, mua gà rồi chiên, rồi bán cho hàng xóm. Thấy ai cũng khen ngon, ông mua nhiều gà hơn, chiên nhiều hơn và bán nhiều hơn. Cứ thế ông tiến lên. Năm 65 tuổi ông trắng tay và toan tự tử, năm 70 tay ông tiền tỷ, tên tuổi ông lẫy lừng khắp thế giới. Bài học từ cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Sanders tổ phụ KFC là ‘Không bao giờ trễ để bắt đầu lại !’

Cả làng đã vỗ tay rất lâu khen câu chuyện anh John vừa kể hay thấm thía. Rôi ông bồ chữ ODP xin góp ý: Tôi cũng có đọc về cụ già Sanders và cái bếp của các nhà hàng KFC. Món gà KFC ngon ở cái chỗ là da gà rất dòn và thịt gà rất mềm rất thơm. Đây là bí quyết của KFC. Bao nhiêu người tò mò muốn biết về nghệ thuật nêm và ướp gà. Chỉ biết là tất cả gồm 11 gia vị mà không ai tìm ra chính xác các gia vị này tên là gì và cân lượng ra sao. Nhật báo Metro ở Toronto, sau khi nghiên cứu cả một núi tài liệu về ẩm thực, số ra ngay 21-9-2016 vừa qua đã phải kết luận: đây là một huyền bí. Bài báo viết nguyên văn: The 11 herbs and spices KFC uses in its fried chicken remain something of a deep-fried secret.

Ngoài thiên tài về chiên gà trên đây, đời tư của cụ tổ Sanders có một nét rất độc đáo là năm 1947 cụ ly dị vợ và cưới cô thư ký, cả 2 người đã dắt nhau sang Canada sống một thời gian, sống ở miền Misissauga ở gần Toronto, và đã lập ra 2 cơ quan từ thiện. Cuối đời hai cụ mới trở về Louisville, Kentucky và quy tiên ở dây.

Ông ODP phát biểu xong thì hỏi cả làng: Các bạn có nghĩ rằng cụ tổ của món gà FKC hạnh phúc không ? Ai cũng nói là hạnh phúc. Chị Ba quay vào Cụ Chánh tiên chỉ làng xin Cụ cho thêm ý kiến. Cụ Chánh cười rất nhân hậu rồi từ tốn đáp. Lời cụ như một bài giảng cho mùa Giáng Sinh:

- Lâu nay lão thường đọc những bài bàn về hạnh phúc cho các vị cao niên và thấy những ý sau đây, bữa nay xin chia sẻ với cả làng mà đa số cũng là cao niên cả rồi. Rằng người cao niên đừng tìm vui thú trong việc tích trữ của cải, mà hãy tìm niềm vui với bạn bè và bà con. Hãy tiêu xài hết tiền bạc mà bạn đã để dành, bạn xứng đáng tiêu những đồng tiền này. Bạn không phải lo việc phải để của cho con. Để của lại thì chưa chắc chúng đã vui vẻ mà nhiều khi là cớ để chúng gấu ó nhau. Đừng sống vì quá khứ hay tương lai bởi vì hôm qua và ngày mai không thuộc về bạn. Hãy vui về những gì mà bạn có thể làm được. Hãy vui sống với người phối ngẫu và bạn bè. Hãy tha thứ cho mình và cho người. Khi có cơ hội thì hãy họp mặt với các bạn già. Họp mặt không phải chỉ để ăn uống nhưng vì quỹ thời gian không còn nhiều. Đời là thế. Một phóng viên đã phỏng vấn nhà tỷ phú Warren Buffett, tỷ phú thứ 2 sau Bill Gates về đề tài làm sao có hạnh phúc ? Ông đáp liền: Không hận thù, không lo lắng, sống đơn giản, mở tay cho nhiều, và kỳ vọng ít hơn. Lão xin chúc cả làng được như vậy.

Năm mới 2017 đang tới, tôi cũng xin hợp ý với Cụ Chánh kính chúc các cụ như vậy./

TRÀ LŨ

LTS: Mua qùa ? Bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ là món quà trang nhã và ý nghĩa nhất, cho mình và cho thân nhân. Bộ này gồm 4 cuốn sách, chép hơn 1800 chuyện cười đông tây kim cổ. Cha ông ta thường nói: 1 tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Nguyệt san Reader’s Digest nổi tiếng quốc tế bắt chước VN cũng nói: Laughter is the best medicine. Một bộ giá $85 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
 
Chuyến du thuyền về miền đất bí nhiệm và thần thoại “Lord of the Rings” của Tân Tây Lan
LM Trần Công Nghị
21:15 08/12/2016
BIỂN ĐẠI DƯƠNG CHÂU -- Vừa tổ chức xong Đại hội VietCatholic thì có một nhân vật quan trọng, người đã từng dịch các bài diễn văn và các thông điệp của các Đức Giáo Hoàng cho VietCatholic ghé thăm. Đó anh anh Vũ
Văn An từ Sydney bên Úc châu tới. Gọi là “anh” cho chân tình chứ thực ra anh đã trên 80 tuổi đời. Vì Anh đã có chương trình khác hoạch định từ trước nên không thể tham gia Đại hội VietCatholic được, nhưng anh hứa thế nào cũng sẽ ghé thăm trụ sở VietCatholic. Thật là “tay bắt mặt mừng”, chúng tôi có thì giờ ôn lại biết bao nhiêu kỷ niệm và nói chuyện huyên thuyên về những dự án tương lai của VietCatholic… Chúng tôi cùng cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng tôi còn có sức khỏe và nếu ngày nào còn làm việc được thì còn tiếp tục như tằm nhả tơ cho công việc truyền giáo qua phương tiện truyền tin.

Xem hình

Tiếp đến tôi nhận được cú điện thoại từ Văn phòng Apostolate of the Sea of USA vì có trường hợp emergency "Tầu Du lịch Noordam với 3000 người sắp lên đường mà không có Tuyên Úy!” Họ muốn mời tôi làm Tuyên Úy cho chuyến du thuyền thăm New Zealand này. Tôi nói xin một ngày rồi sẽ quyết định với điều kiện là nếu không mời được vị Tuyên Úy nào khác thì tôi sẽ tình nguyện. Sau một ngày họ cho biết không tìm được Tuyên úy nào khác, nên tôi đã nhận lời… Và lập tức lên đường trong vòng 12 giờ, bay sang Sydney để lên tầu đi Tân Tay Lan.

Tôi tới Sydney và được anh Diệp Hải Dung ra đón về thăm Cha Văn Chi. Ngài sắp sửa phải vào nhà thương kiểm tra lại sức khỏe toàn diện trước khi dấn thân “về hưu và làm việc cho VietCatholic TV”.

Nhân cơ hội vắn hỏi này hai anh em chúng tôi cùng với mấy cộng tác viên có dịp gặp gỡ và ăn trưa với nhau tại Bankstown. Ở đây chúng tôi đã tới thăm bia kỷ niệm “Trống Đồng” và đài kỷ niệm “Thuyền Nhân”. Người ta nói ghé đây thì phải uống cà phế “Nhớ” mùi vị đặm đà và nhất là tính thân thiện của ông chủ trẻ café Nhớ.

Sau khi thăm phố Bankstown chúng tôi ghé thăm nhà thờ Thánh Tâm và Cha chính xứ Dương Thanh Liêm trong khu đông người Việt nhất là Cabramatta. Cha Liêm là một trong những cổ động viên hăng hái cho VietCatholic. Đến thăm Cha vào giữa lúc có ai tặng Cha hai thùng xoài do chính họ trồng được với những tráii thơm ngon mầu vàng tươi. Cha tặng mấy trái ăn ngon ngọt vô cùng. Sau đó Cha dẫn ra thăm hang đá Giáng Sinh mới còn đang hoàn thành.

Tiếp đến thăm khu phố Việt ‘trọng điểm" Cabramatta bên Úc châu với muôn mầu muôn sắc…

Chỉ lưu lại Sydney có một ngày nhưng chất chứa biết bao niềm vui và kỷ niệm.

Lên tầu trực chỉ Tân Tây Lan

New Zealand là một quốc gia ở phía tây nam Thái Bình Dương Dương, gồm 2 hòn đảo chính, cả hai được đánh dấu bởi những ngọn núi lửa và băng hà. Thủ đô là Wellington. Núi Victoria của Wellington ở đảo Bắc, cùng với các thác ghềnh Fiordland và các hồ ở đảo Nam đã trở thành các vùng huyền thoại rất bí ẩn nhiệm mầu trong thần thoại Middle Earth trong loạt phim ảnh của Peter Jackson mang tên " Lord of the Rings - Chúa tể những chiếc nhẫn".

Bao gồm hai hòn đảo chính và nhiều đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, quần đảo này nằm 1.600 km (1.000 dặm) về phía đông nam Australia.

New Zealand còn được gọi là "đất nước của Thiên Chúa" và "Thiên đường của Thái Bình Dương" kể từ những năm đầu khởi đi từ 1800. Trong ngôn ngữ người Māori bản địa Pakeha, New Zealand được gọi là Aotearoa, dịch là “những đám mây trắng dài”.

Người Úc thường gọi New Zealand là "The The Shaky Isles – các đảo run rẩy" vì các hoạt động địa chấn thường xuyên. Nằm trên lề của hai mảng vỡ núi lửa va chạm (Thái Bình Dương và Ấn-Úc), nên động đất rất là phổ biến, đặc biệt là ở phía tây nam của đảo Nam và trên đảo trung tâm Bắc. Phong cảnh đảo Bắc được đánh dấu bằng nhiều núi lửa còn hoạt động và núi lửa nón cối không còn hoạt động.

Những hòn đảo này là một trong những vùng sinh học đặc biệt nhất của Trái đất, nơi sinh sống của các loài chim không bay được mà ngày nay không thấy có ở nơi nào khác: như loài vẹt đêm gọi là Kakapo và kiwi. Kiwi không chỉ là một trong những biểu tượng quốc gia cùng chung biểu tượng với lá dương xỉ bạc và Koru.

Những hòn đảo thưa thớt dân cư, đặc biệt là đi từ đảo Bắc, nhưng dễ dàng đi tới. Có những khách sạn hiện đại, với mạng lưới giao thông vận tải phát triển cùng với các sân bay trong cả nước và đường cao tốc đi khắp nơi. New Zealand thường mệnh danh là đảo phiêu lưu với thiên nhiên: đây là nơi tiên khởi khai mào loại thuyền phản lực dùng lướt qua những hẻm núi cạn và vượt bay cao qua các trở ngại tạo một cảm giác kinh hãi.

Dân số New Zealand (Tân Tây Lan) chừng trên 4 triệu rưởi người và thuộc Châu Đại Dương. Trong số dân này có đến hơn 1 triệu người sinh ra ở ngoài New Zealand. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Māori.

Auckland, với dân số khoảng 1,5 triệu người, là thành phố lớn nhất ở Polynesia. Thật vậy, nhiều quốc gia Thái Bình Dương nhỏ, chẳng hạn như quần đảo Cook, Niue và Tokelau, có nhiều dân thuộc các quốc gia này sống tại vùng Metro Auckland hơn là số dân sống ở chính các đảo của họ!

Văn hóa Māori tiếp tục đóng một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống chính phủ. Có nhiều biểu tượng Maori tạo cơ hội để du khách hiểu và kinh nghiệm cả về lịch sử và cuộc sống hằng ngày của người Maori.

Nhà thám hiểm James Cook, một thuyền trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh đã đi vòng quanh các đảo Bắc, Nam và Stewart vào năm 1769 và cập vào bờ biển của dân bản xứ. Trong vọng 80 Năm sau đó một vài người có nguồn gốc châu Âu và Mỹ, chủ yếu thương nhân và các nhà truyền giáo đã tới sinh sống và một số họ đã lấy vợ người địa phương.

Năm 1840, với sự hỗ trợ của các nhà truyền giáo, người Maori đã ký các hiệp ước khác nhau như Hiệp ước Waitangi. Ban đầu New Zealand năm trong thuộc địa New South Wales, New Zealand được tách ra để tạo thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1841. Một loạt các cuộc chiến tranh trên đất liền giữa năm 1843 và 1872, và các tranh chấp dài sau đó giữa người Maori dân thuộc địa Anh quốc.

Khi sáu thuộc địa của Anh liên kết để tạo ra Úc năm 1901, New Zealand đã quyết định không tham gia các liên đoàn. Thay vào đó, các thuộc địa Anh ở New Zealand đã trở thành một lãnh địa tự trị vào năm 1907. New Zealand được độc lập hoàn toàn vào năm 1931 Quy chế Westminster, mặc dù chỉ được chấp nhận chính thức vào năm 1947.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xây Tổ
Đặng Đức Cương
19:17 08/12/2016
XÂY TỔ
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha mẹ sinh đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con.
(Ca dao)