Phụng Vụ - Mục Vụ
Phát triển con người và xã hội bằng đời sống phản chiếu Tin Mừng.
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:28 09/12/2009
Chúa Nhật 3 Mùa Vọng (Luca (Lc 3, 10-18)
Sau khi nghe thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi ăn năn sám hối, nhiều người tỏ ra phục thiện, sẵn sàng cải đổi nếp sống sai lạc của mình. Họ xin thánh Gioan những lời khuyên: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?"
Gioan Tẩy Giả đã đưa ra những lời khuyên thiết thực.
Đối với người khá giả thì ngài khuyên họ hãy chia cơm xẻ áo: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Đối với người thu thuế thì ngài dạy họ đừng bắt chẹt ai: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Đối với người nắm quyền lực trong tay thì đừng ức hiếp dân lành và đừng tham nhũng: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Nói chung, các lời khuyên nêu trên đều khuyến khích mọi người thực hiện công lý, công bằng và bác ái.
Nhưng tiếc thay, những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả trên đây cũng như những lời Chúa dạy trong Tin Mừng chưa được nhiều người đón nhận và đem ra thực hành nên nhân loại phải sống triền miên trong bất công và nghèo đói.
Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển của Liên Hiệp Quốc năm 2009, hiện nay những người giàu nhất trên thế giới tuy chỉ chiếm 2% số người trưởng thành trên địa cầu nhưng lại sở hữu tới hơn một nửa của cải toàn thế giới; trong khi hơn một nửa dân số nghèo trên thế giới chỉ chiếm chưa đầy 1% của cải trên toàn trái đất nầy!
Còn theo báo cáo của FAO (Tổ Chức Lương Nông Thế Giới) ngày 14 tháng 10 năm 2009 thì hiện nay có đến 1,02 tỉ người, chiếm 1/6 dân số toàn cầu, đang lâm nạn đói. Số người đói đã lên đến mức kỷ lục!
Trong hoàn cảnh số người lâm nạn đói tăng lên nhiều chưa từng thấy và sự chênh lệch giàu nghèo đạt tới khoảng cách chưa từng có trong lịch sử loài người, thì việc chia cơm xẻ áo, thực thi công lý và công bằng mà Thiên Chúa mời gọi, qua miệng ngôn sứ Gioan Tẩy Giả, là việc làm khẩn thiết hơn bao giờ hết, để đem lại ấm no cho mọi người, đem lại công bằng cho xã hội, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Hơn ai hết, ki-tô hữu phải là người đầu tiên đáp lời mời gọi của Thiên Chúa và Hội Thánh để thực thi bác ái, công bình trong xã hội.
Một số người cho rằng đạo và đời là hai lãnh vực cách biệt, chẳng có liên hệ gì với nhau nên bên nào thì chuyên lo việc bên đó. Thực ra, hai lãnh vực nầy gắn bó với nhau mật thiết như xác với hồn, bởi vì khi tôn giáo đào tạo nên một tín hữu tốt thì xã hội có thêm một công dân tốt; khi người tín hữu sống công bằng bác ái với người chung quanh, là họ đang làm cho xã hội nên tốt đẹp, vì họ cũng là công dân trong xã hội. Chính khi sống theo những lời khuyên dạy của Tin Mừng, ki-tô hữu góp phần xây dựng và phát triển xã hội bằng chính đời sống của mình.
Vì thế, trong thư gửi cộng đồng dân Chúa dịp công bố năm thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI gửi cộng đồng dân Chúa: “Khi xây dựng đời sống mình trên nền tảng những giá trị Tin Mừng như bác ái, liêm chính và quý trọng công ích, anh chị em là những công dân tốt, tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Qua anh chị em, Giáo Hội đóng góp phần mình vào việc phát triển con người và xã hội cách toàn diện…” Nói tóm lại: bằng đời sống phản chiếu Tin Mừng, người giáo dân góp phần phát triển con người và xã hội.
Dù chỉ là một khối đất đá sù sì không có gì hấp dẫn nhưng mặt trăng trở nên cần thiết và mang vẻ đẹp tuyệt vời khi đón nhận ánh sáng mặt trời và phản chiếu ánh sáng đó soi chiếu nửa phần trái đất đang chìm trong bóng tối. Cuộc đời người ki-tô hữu dù có tầm thường, cũng trở nên hữu dụng và có giá trị cao khi biết đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa và phản chiếu ánh sáng Tin Mừng đó cho những người chung quanh.
Sau khi nghe thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi ăn năn sám hối, nhiều người tỏ ra phục thiện, sẵn sàng cải đổi nếp sống sai lạc của mình. Họ xin thánh Gioan những lời khuyên: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?"
Gioan Tẩy Giả đã đưa ra những lời khuyên thiết thực.
Đối với người khá giả thì ngài khuyên họ hãy chia cơm xẻ áo: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Đối với người thu thuế thì ngài dạy họ đừng bắt chẹt ai: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Đối với người nắm quyền lực trong tay thì đừng ức hiếp dân lành và đừng tham nhũng: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Nói chung, các lời khuyên nêu trên đều khuyến khích mọi người thực hiện công lý, công bằng và bác ái.
Nhưng tiếc thay, những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả trên đây cũng như những lời Chúa dạy trong Tin Mừng chưa được nhiều người đón nhận và đem ra thực hành nên nhân loại phải sống triền miên trong bất công và nghèo đói.
Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển của Liên Hiệp Quốc năm 2009, hiện nay những người giàu nhất trên thế giới tuy chỉ chiếm 2% số người trưởng thành trên địa cầu nhưng lại sở hữu tới hơn một nửa của cải toàn thế giới; trong khi hơn một nửa dân số nghèo trên thế giới chỉ chiếm chưa đầy 1% của cải trên toàn trái đất nầy!
Còn theo báo cáo của FAO (Tổ Chức Lương Nông Thế Giới) ngày 14 tháng 10 năm 2009 thì hiện nay có đến 1,02 tỉ người, chiếm 1/6 dân số toàn cầu, đang lâm nạn đói. Số người đói đã lên đến mức kỷ lục!
Trong hoàn cảnh số người lâm nạn đói tăng lên nhiều chưa từng thấy và sự chênh lệch giàu nghèo đạt tới khoảng cách chưa từng có trong lịch sử loài người, thì việc chia cơm xẻ áo, thực thi công lý và công bằng mà Thiên Chúa mời gọi, qua miệng ngôn sứ Gioan Tẩy Giả, là việc làm khẩn thiết hơn bao giờ hết, để đem lại ấm no cho mọi người, đem lại công bằng cho xã hội, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Hơn ai hết, ki-tô hữu phải là người đầu tiên đáp lời mời gọi của Thiên Chúa và Hội Thánh để thực thi bác ái, công bình trong xã hội.
Một số người cho rằng đạo và đời là hai lãnh vực cách biệt, chẳng có liên hệ gì với nhau nên bên nào thì chuyên lo việc bên đó. Thực ra, hai lãnh vực nầy gắn bó với nhau mật thiết như xác với hồn, bởi vì khi tôn giáo đào tạo nên một tín hữu tốt thì xã hội có thêm một công dân tốt; khi người tín hữu sống công bằng bác ái với người chung quanh, là họ đang làm cho xã hội nên tốt đẹp, vì họ cũng là công dân trong xã hội. Chính khi sống theo những lời khuyên dạy của Tin Mừng, ki-tô hữu góp phần xây dựng và phát triển xã hội bằng chính đời sống của mình.
Vì thế, trong thư gửi cộng đồng dân Chúa dịp công bố năm thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI gửi cộng đồng dân Chúa: “Khi xây dựng đời sống mình trên nền tảng những giá trị Tin Mừng như bác ái, liêm chính và quý trọng công ích, anh chị em là những công dân tốt, tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Qua anh chị em, Giáo Hội đóng góp phần mình vào việc phát triển con người và xã hội cách toàn diện…” Nói tóm lại: bằng đời sống phản chiếu Tin Mừng, người giáo dân góp phần phát triển con người và xã hội.
Dù chỉ là một khối đất đá sù sì không có gì hấp dẫn nhưng mặt trăng trở nên cần thiết và mang vẻ đẹp tuyệt vời khi đón nhận ánh sáng mặt trời và phản chiếu ánh sáng đó soi chiếu nửa phần trái đất đang chìm trong bóng tối. Cuộc đời người ki-tô hữu dù có tầm thường, cũng trở nên hữu dụng và có giá trị cao khi biết đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa và phản chiếu ánh sáng Tin Mừng đó cho những người chung quanh.
Niềm vui đích thật
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
15:30 09/12/2009
Chúa Nhật III Mùa Vọng C
Cũng như Chúa Nhật III Mùa Chay, Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng. Không biết truyền thống này có từ bao giờ, nhưng hẳn chúng ta thầm hiểu ý của giáo hội khi cho phép mặc phẩm phục mầu hồng trong Thánh Lễ. Mầu hồng gợi lên niềm vui, niềm hân hoan. Các bài đọc Lời Chúa cũng tràn đầy niềm hân hoan, phấn khởi. Tất thảy vì một lẽ này: đổi mới vì sợ hải thì sẽ hời hợt và chóng qua, trái lại vì hân hoan phấn khởi mà đổi mới thì sẽ thiết thực và bền lâu.
Sau khi nghe Gioan Tẩy giả rao giảng, dân chúng tuôn đến tham vấn: chúng tôi phải làm gì đây ? Không ẩn mình trong đám đông, nhóm thu thuế, anh em binh lính cũng đến để xin hướng dẫn cách cụ thể đối với trường hợp của mình ( x. Lc 3,11-14 ). Chắc hẳn người dân Israel thời bấy giờ đang khát khao sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang. Và họ cũng như đã thông thuộc lời tiên báo của ngôn sứ Isaia năm nào về thời của Người: “ Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” ( Is 40,4-5 ). Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài lý do để phấn khởi, vui mừng:
-“Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả”. Điệp khúc của đáp ca cho chúng ta một lý do để hân hoan đó là vì Đấng Thánh đang ở giữa chúng ta. Gioan Tẩy Giả cũng đã trả lời với một số tư tế và thầy Lêvi được phái đi từ Giêrusalem: “ Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết” ( Ga 1,26 ). Đấng ấy chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Có Chúa ở cùng, chính là hạnh phúc bất tận. Có Đấng cao cả cũng là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót ở cùng, thì chúng ta đâu còn sợ gì. Dù người mẹ nào có bỏ con mình đi nữa thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vốn là hình ảnh của chính Người ( x. St 1,27 ). Vấn đề là chúng ta đã thực sự nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa chưa ? Câu trả lời nằm ở nơi thái độ của chúng ta, đó là có phấn khởi mừng vui hay không.
Nếu như chúng ta chưa thực sự mừng vui thì đó là một trong những dấu chỉ cho biết chúng ta chưa nhận ra Đấng Thánh, Đấng cao cả đang ở giữa chúng ta. Phận phàm hèn, làm thế nào để chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, Đấng ngàn trùng chí thánh ? Chính Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta chìa khóa vấn nạn. “ Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ được nhìn thấy Thiên Chúa” ( Mt 5,8 ). Những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả cho dân chúng cũng như cho binh lính và những người thu thuế xưa chính là cách thế giúp họ thanh tẩy tâm hồn để nên trong sạch. Và Ngài đã lưu ý rằng không phải cứ cúi mình xuống nhận dấu thanh tẩy mà được thanh sạch, nhưng phải thay đổi đời sống. Sau này chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định với người Pharisiêu đã mời Người dùng bữa rằng: Không phải do việc tẩy rửa bên ngoài mà làm cho chúng ta nên thanh sạch, nhưng phải đem những cái bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta. ( x. Lc 11,37-41 ).
-Hãy vui mừng vì Thiên Chúa đã rút lại lời kết án. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và vì chúng ta, Người cũng quy tụ những kẻ hư hỏng, người tội lỗi về ( x.Soph 3,14-18 ). Niềm vui của người được tha thứ tội lỗi là niềm vui thật khó tả, hơn nữa, khi đó là một món nợ, vượt quá khả năng chi trả của chúng ta. Một người được thứ tha sẽ trở thành nguyên cớ để nhiều người tội lỗi khác tin tưởng trở về. Bất cứ tội lỗi nào cũng có tính lây nhiễm ít nhiều. Cũng thế và hơn thế nữa, ân phúc tha thứ nào cũng có sức năng động lan tỏa. Đây chính là lý do để ngôn sứ Sôphônia mời gọi chúng ta hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn ( Soph 3,14 ).
-Hãy vui mừng vì Chúa Kitô đã chọn chúng ta, không vì công nghiệp của chúng ta mà chỉ vì tình yêu của Người. Thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Philipphê rằng nếu tự hào về công trạng theo lề luật, thì ngài có thể hơn rất nhiều người. Nhưng ngài bỏ tất cả đằng sau, ngài chấp nhận mọi thua thiệt, trước một mối lợi lớn là được biết chúa Kitô ( x. Phil 3,1-16 ). “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em…” ( Ga 15,16 ). Vì đã chọn chúng ta nên Chúa Giêsu tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng. Người không chỉ làm con chiên gánh lấy tội nhân trần mà còn đón nhận loài người như đàn em đông đúc để thông chia phần phúc gia nghiệp đã hứa ban ( x. Êph 1,3-14 ).
Tuy nhiên, một vấn đề cần làm sáng tỏ: niềm vui đích thật được biểu lộ như thế nào ? Chắc hẳn chúng ta đồng thuận với nhau rằng đó không phải là những tiếng cười ha hả của những bữa tiệc tùng đầy sơn hào hải vị và rượu bia. Cũng chẳng nhất thiết là trạng thái lâng lâng, ngay sau khi đạt được một thành công trong kinh doanh hay trong thi đấu thể thao…Một niềm vui đích thật đó là tâm trạng của người cảm nhận mình được yêu thương vượt quá mọi công trạng mình đã có, vượt quá mọi khả năng mình đang có hay sẽ có. Tâm trạng này chính là sự bình an tận đáy tâm hồn khiến chúng ta can đảm vượt qua mọi thử thách và gian khổ, đồng thời thúc đẩy chúng ta nỗ lực sống đức ái, nghĩa là biết yêu thương một cách không tính toán không chỉ với người dễ thương mà với cả những người thù ghét và bách hại chúng ta. Có thể nói rằng các thánh tử đạo là những người đã thể hiện niềm vui đích thực này cách rõ nét.
Nước Trời là vương quốc của tình yêu và của niềm vui đích thật. Chúng ta có thể luận suy chân lý này qua các hình ảnh tiệc cưới mà Chúa Giêsu đã dùng để minh họa về thực tại Nước Trời và các hình ảnh mà Người nói về tình trạng trầm luân đời đời, đó là nơi phải khóc lóc và nghiến răng ( x. Mt 22,2; Mt 8,12 ). Mùa Vọng lại về, một trong những ý nghĩa của Mùa Vọng là chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Chúa nhập thể - nhập thế. Thiên Chúa đã làm người, đã vào trần gian và Người mãi ở với chúng ta cho đến tận thế ( x. Mt 28,20 ). Nước Trời đang ở giữa chúng ta ( x. Lc 17,21 ). Ước gì bà con lương dân, anh em khác đạo và cả những người tự nhận là vô thần, thấy được niềm vui đích thật nơi Kitô hữu chúng ta. Trăm nghe không bằng một thấy. Thiết tưởng rằng đó cũng là một lời loan báo tin mừng khả tín không thua, mà có khi lại hơn những tổ chức “lễ hội đình đám” bên ngoài trong dịp mừng Chúa Giáng Sinh.
Cũng như Chúa Nhật III Mùa Chay, Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng. Không biết truyền thống này có từ bao giờ, nhưng hẳn chúng ta thầm hiểu ý của giáo hội khi cho phép mặc phẩm phục mầu hồng trong Thánh Lễ. Mầu hồng gợi lên niềm vui, niềm hân hoan. Các bài đọc Lời Chúa cũng tràn đầy niềm hân hoan, phấn khởi. Tất thảy vì một lẽ này: đổi mới vì sợ hải thì sẽ hời hợt và chóng qua, trái lại vì hân hoan phấn khởi mà đổi mới thì sẽ thiết thực và bền lâu.
Sau khi nghe Gioan Tẩy giả rao giảng, dân chúng tuôn đến tham vấn: chúng tôi phải làm gì đây ? Không ẩn mình trong đám đông, nhóm thu thuế, anh em binh lính cũng đến để xin hướng dẫn cách cụ thể đối với trường hợp của mình ( x. Lc 3,11-14 ). Chắc hẳn người dân Israel thời bấy giờ đang khát khao sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang. Và họ cũng như đã thông thuộc lời tiên báo của ngôn sứ Isaia năm nào về thời của Người: “ Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” ( Is 40,4-5 ). Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài lý do để phấn khởi, vui mừng:
-“Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả”. Điệp khúc của đáp ca cho chúng ta một lý do để hân hoan đó là vì Đấng Thánh đang ở giữa chúng ta. Gioan Tẩy Giả cũng đã trả lời với một số tư tế và thầy Lêvi được phái đi từ Giêrusalem: “ Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết” ( Ga 1,26 ). Đấng ấy chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Có Chúa ở cùng, chính là hạnh phúc bất tận. Có Đấng cao cả cũng là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót ở cùng, thì chúng ta đâu còn sợ gì. Dù người mẹ nào có bỏ con mình đi nữa thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vốn là hình ảnh của chính Người ( x. St 1,27 ). Vấn đề là chúng ta đã thực sự nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa chưa ? Câu trả lời nằm ở nơi thái độ của chúng ta, đó là có phấn khởi mừng vui hay không.
Nếu như chúng ta chưa thực sự mừng vui thì đó là một trong những dấu chỉ cho biết chúng ta chưa nhận ra Đấng Thánh, Đấng cao cả đang ở giữa chúng ta. Phận phàm hèn, làm thế nào để chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, Đấng ngàn trùng chí thánh ? Chính Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta chìa khóa vấn nạn. “ Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ được nhìn thấy Thiên Chúa” ( Mt 5,8 ). Những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả cho dân chúng cũng như cho binh lính và những người thu thuế xưa chính là cách thế giúp họ thanh tẩy tâm hồn để nên trong sạch. Và Ngài đã lưu ý rằng không phải cứ cúi mình xuống nhận dấu thanh tẩy mà được thanh sạch, nhưng phải thay đổi đời sống. Sau này chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định với người Pharisiêu đã mời Người dùng bữa rằng: Không phải do việc tẩy rửa bên ngoài mà làm cho chúng ta nên thanh sạch, nhưng phải đem những cái bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta. ( x. Lc 11,37-41 ).
-Hãy vui mừng vì Thiên Chúa đã rút lại lời kết án. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và vì chúng ta, Người cũng quy tụ những kẻ hư hỏng, người tội lỗi về ( x.Soph 3,14-18 ). Niềm vui của người được tha thứ tội lỗi là niềm vui thật khó tả, hơn nữa, khi đó là một món nợ, vượt quá khả năng chi trả của chúng ta. Một người được thứ tha sẽ trở thành nguyên cớ để nhiều người tội lỗi khác tin tưởng trở về. Bất cứ tội lỗi nào cũng có tính lây nhiễm ít nhiều. Cũng thế và hơn thế nữa, ân phúc tha thứ nào cũng có sức năng động lan tỏa. Đây chính là lý do để ngôn sứ Sôphônia mời gọi chúng ta hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn ( Soph 3,14 ).
-Hãy vui mừng vì Chúa Kitô đã chọn chúng ta, không vì công nghiệp của chúng ta mà chỉ vì tình yêu của Người. Thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Philipphê rằng nếu tự hào về công trạng theo lề luật, thì ngài có thể hơn rất nhiều người. Nhưng ngài bỏ tất cả đằng sau, ngài chấp nhận mọi thua thiệt, trước một mối lợi lớn là được biết chúa Kitô ( x. Phil 3,1-16 ). “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em…” ( Ga 15,16 ). Vì đã chọn chúng ta nên Chúa Giêsu tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng. Người không chỉ làm con chiên gánh lấy tội nhân trần mà còn đón nhận loài người như đàn em đông đúc để thông chia phần phúc gia nghiệp đã hứa ban ( x. Êph 1,3-14 ).
Tuy nhiên, một vấn đề cần làm sáng tỏ: niềm vui đích thật được biểu lộ như thế nào ? Chắc hẳn chúng ta đồng thuận với nhau rằng đó không phải là những tiếng cười ha hả của những bữa tiệc tùng đầy sơn hào hải vị và rượu bia. Cũng chẳng nhất thiết là trạng thái lâng lâng, ngay sau khi đạt được một thành công trong kinh doanh hay trong thi đấu thể thao…Một niềm vui đích thật đó là tâm trạng của người cảm nhận mình được yêu thương vượt quá mọi công trạng mình đã có, vượt quá mọi khả năng mình đang có hay sẽ có. Tâm trạng này chính là sự bình an tận đáy tâm hồn khiến chúng ta can đảm vượt qua mọi thử thách và gian khổ, đồng thời thúc đẩy chúng ta nỗ lực sống đức ái, nghĩa là biết yêu thương một cách không tính toán không chỉ với người dễ thương mà với cả những người thù ghét và bách hại chúng ta. Có thể nói rằng các thánh tử đạo là những người đã thể hiện niềm vui đích thực này cách rõ nét.
Nước Trời là vương quốc của tình yêu và của niềm vui đích thật. Chúng ta có thể luận suy chân lý này qua các hình ảnh tiệc cưới mà Chúa Giêsu đã dùng để minh họa về thực tại Nước Trời và các hình ảnh mà Người nói về tình trạng trầm luân đời đời, đó là nơi phải khóc lóc và nghiến răng ( x. Mt 22,2; Mt 8,12 ). Mùa Vọng lại về, một trong những ý nghĩa của Mùa Vọng là chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Chúa nhập thể - nhập thế. Thiên Chúa đã làm người, đã vào trần gian và Người mãi ở với chúng ta cho đến tận thế ( x. Mt 28,20 ). Nước Trời đang ở giữa chúng ta ( x. Lc 17,21 ). Ước gì bà con lương dân, anh em khác đạo và cả những người tự nhận là vô thần, thấy được niềm vui đích thật nơi Kitô hữu chúng ta. Trăm nghe không bằng một thấy. Thiết tưởng rằng đó cũng là một lời loan báo tin mừng khả tín không thua, mà có khi lại hơn những tổ chức “lễ hội đình đám” bên ngoài trong dịp mừng Chúa Giáng Sinh.
Bài nhạc: Hãy dọn đường Chúa
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 09/12/2009
BẠN LỚN CỦA RỒNG (2)
Nhà thần bí Hồi giáo Pha-ri-de nhận sự ủy thác của người dân trong làng, đi đến De-ri-jin yết kiến đại vương A-ko-ba để đại diện thôn làng cầu xin ân tứ. Pha-ri-de vừa vào cung đình thì nhìn thấy A-ko-ba đang cầu nguyện, và cuối cùng thì đại vương cũng xuất hiện, Pha-ri-de hỏi ông ta:
- “Ngài cầu nguyện gì vậy ?”
Đại vương trả lời:
- “Ta cầu xin Chúa thật toàn năng từ bi ban cho ta giàu có, thành công và trường thọ.”
Pa-ri-de quay người đưa lưng lại cho đại vương, cúi đầu rời khỏi đó. Ông ta nói:
- “Nguyên là tôi đến để gặp đại vương, nhưng chỉ gặp một tên ăn mày hoàn toàn không giống ai cả.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Lời cầu nguyện của vua Salomon rất đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì ông không cầu xin cho mình được giàu có, thành công và trường thọ, mà ông chỉ cầu xin Chúa ban cho ông sự khôn ngoan, để ông cai trị dân của Chúa (dân Israel) mà thôi.
Đã làm hoàng đế thì thứ gì cũng có, không thiếu gì cả, đặc biệt là tiền bạc, thành công và phú quý, vậy mà khi cầu nguyện cũng chỉ cầu xin những thứ đó, người tri thức và có kiến thức hiểu ngay là ông vua tham lam và coi trọng vật chất danh vọng, huống hồ là các nhà thần bí, tu đức.v.v...
Thông thường những người giàu có vật chất, có danh vọng địa vị thì thiếu tu đức và đời sống nội tâm, do đó mà họ nên cầu xin những thứ có ích cho linh hồn mình mới phải, bởi vì chỉ có những người ăn mày nghèo khó mới cầu xin cho có tiền bạc phú quý mà thôi.
Người Ki-tô hữu là người được thông phần vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương quyền của Chúa Giê-su, cho nên nó cao sang vô cùng.
Ai hiểu được điều này thì rất hãnh diện và luôn cám tạ ơn Thiên Chúa...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Nhà thần bí Hồi giáo Pha-ri-de nhận sự ủy thác của người dân trong làng, đi đến De-ri-jin yết kiến đại vương A-ko-ba để đại diện thôn làng cầu xin ân tứ. Pha-ri-de vừa vào cung đình thì nhìn thấy A-ko-ba đang cầu nguyện, và cuối cùng thì đại vương cũng xuất hiện, Pha-ri-de hỏi ông ta:
- “Ngài cầu nguyện gì vậy ?”
Đại vương trả lời:
- “Ta cầu xin Chúa thật toàn năng từ bi ban cho ta giàu có, thành công và trường thọ.”
Pa-ri-de quay người đưa lưng lại cho đại vương, cúi đầu rời khỏi đó. Ông ta nói:
- “Nguyên là tôi đến để gặp đại vương, nhưng chỉ gặp một tên ăn mày hoàn toàn không giống ai cả.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Lời cầu nguyện của vua Salomon rất đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì ông không cầu xin cho mình được giàu có, thành công và trường thọ, mà ông chỉ cầu xin Chúa ban cho ông sự khôn ngoan, để ông cai trị dân của Chúa (dân Israel) mà thôi.
Đã làm hoàng đế thì thứ gì cũng có, không thiếu gì cả, đặc biệt là tiền bạc, thành công và phú quý, vậy mà khi cầu nguyện cũng chỉ cầu xin những thứ đó, người tri thức và có kiến thức hiểu ngay là ông vua tham lam và coi trọng vật chất danh vọng, huống hồ là các nhà thần bí, tu đức.v.v...
Thông thường những người giàu có vật chất, có danh vọng địa vị thì thiếu tu đức và đời sống nội tâm, do đó mà họ nên cầu xin những thứ có ích cho linh hồn mình mới phải, bởi vì chỉ có những người ăn mày nghèo khó mới cầu xin cho có tiền bạc phú quý mà thôi.
Người Ki-tô hữu là người được thông phần vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương quyền của Chúa Giê-su, cho nên nó cao sang vô cùng.
Ai hiểu được điều này thì rất hãnh diện và luôn cám tạ ơn Thiên Chúa...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 09/12/2009
N2T |
35. Bệnh hoạn đau khổ làm cho tôi cảm thấy vui sướng; tôi vui sướng không phải vì đau khổ, nhưng vì đau khổ mà tôi được sự nhẫn nại để làm gương cho người khác về sự nhẫn nại.
(Thánh Basil)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 09/12/2009
N2T |
312. Bất luận nghiên cứu sự việc từ phương diện nào, thì đều cần phải có tri thức quảng bác làm nền tảng.
An và Vui
Anmai, CSsR
20:00 09/12/2009
Chúa nhật 3 Mùa Vọng C (Xp 3, 14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3, 10-18
Những lần đi tham dự tiệc cưới, người ta thường hay chúc cho những đôi tân hôn với những lời chúc hết sức dễ thương: chúc cho hai bạn được an vui, hạnh phúc. Và trong những ngày đầu năm người ta vẫn thường hay chúc nhau: chúc anh, chúc chị, chúc ông, chúc bà sang nắm mới được an vui, hạnh phúc. Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà chữ an vui nó dính liền với nhau. Nếu suy nghĩ như vậy thì ta có thể nói là khi nào tâm hồn ta bình an thì lòng ta mới vui được. Mà thật là thế ! Không có niềm vui trọn vẹn nếu như tâm hồn người đó không được vui.
Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Mùa Vọng người ta vẫn thường gọi là Chúa nhật hồng với ý chỉ rằng Chúa gần đến rồi, hãy vui lên, vui lên vì Chúa sắp đến.
Thi thoảng, chúng ta vẫn thường nghe hay thường hát với nhau: Vui lên anh em hãy mừng vui trong Chúa ! Vang lên câu ca ta tạ ơn Thiên Chúa ! Người đã đoái đến viếng thăm người chúng ta ! Hallê Hallê lui ! Hallêluia ! Một khách quý, một thượng khách đến với gia đình ta, đến với cộng đoàn ta thì ta đã cảm nhận niềm vui ấy như thế nào huống hồ chi Chúa chính là vị Thượng thượng khách của mỗi người chúng ta. Lẽ nào Chúa đến với mỗi người chúng ta mà chúng ta lại buồn ?
Hơn ai hết, Israel có cái cảm nghiệm hết sức sâu sắc về sự mong chờ Chúa đến. Trong lịch sử cứu độ, Chúa đã bằng cách này cách khác đến với dân qua các ngôn sứ, qua các sấm ngôn. Một trong những sấm ngôn, ngôn sứ loan báo niềm vui Chúa đến đó chính là ngôn sứ Sôphônia. Sấm ngôn mà chúng ta vừa nghe thật là hay:
Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion,
hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!
Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy nức lòng phấn khởi !
Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại,thù địch của ngươi, Người đã đẩy lùi xa.
Đức Vua của Ísrael đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa.
Sẽ chẳng còn tai ương nào khiến ngươi phải sợ.
Ngày ấy, người ta sẽ bảo Giêrusalem:
"Này Sion, đừng sợ, chớ kinh hãi rụng rời."
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi,
Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng.
Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ,
sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi.
Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội."
Thiên Chúa cũng mang trong mình cảm thức của con người, có lúc Ngài vui và cũng có lúc Ngài buồn. Vui khi thấy dân chúng nghe lời của Ngài và đi theo đường ngay nẻo chính mà Ngài chỉ vẽ. Buồn khi mà dân chúng cứng đầu cứng cổ. Bằng chứng, qua lời sấm ngôn chúng ta thấy đó. Thiên Chúa tức giận nên ra án phạt nhưng rồi khi nguôi cơn giận thì Ngài lại thương. Giá như mà dân Israel chịu đi theo con đường mà Thiên Chúa vạch ra thì đâu có chuyện tai ương, đâu có chuyện án phạt.
Dừng lại một chút để chúng ta thấy tại sao có tai ương, tại sao có án phạt ? Đơn giản có tai ương án phạt vì dân Israel - dân Do Thái - sống có Chúa mà như không có Chúa trong cuộc đời của họ vậy. Họ đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Khi họ đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời họ thì họ thoải mái sống bất công, chèn ép những người nghèo, những người thấp cổ bé họng hơn họ.
Đọc lại lịch sử cứu độ thời Cựu Ước, ta sẽ thấy rõ phần nào của cái kiếp nô lệ. Đã nghèo mà còn rơi vào cảnh nô lệ nữa thì coi như đời đã tàn.
Sang thời Tân Ước tưởng chừng khá hơn nhưng có khá gì đâu ? Khi người ta đến hỏi thì Gioan trả lời một cách mau chóng, một cách thẳng thừng như chúng ta vừa nghe ông trả lời với dân. Không phải ngẫu nhiên mà Gioan lại trả lời một cách huỵt tẹt như thế này: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy". Câu trả lời này đủ hiểu là cuộc sống của của những người Do Thái thời Gioan như thế nào.
Và, gần nhất, ngay cái thời buổi hiện tại này, chuyện bất công trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội còn quá nhiều. Người ta nói cũng không sai rằng người giàu càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm. Vì sao ? Vì tình trạng bất công cứ lan tràn trong xã hội.
Thế nên, lời của Gioan hôm nay rất có giá. Gioan trả lời quá sức là thực tế: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Bi đát của cuộc đời ngày hôm nay đó chính là tình trạng “sống chết mặc bay”. Người ta bất chấp lương tâm, bất chấp đạo đức của con người để rồi chỉ cần biết sao cho đầy túi tiền của họ là được rồi. Người ta vẫn mang trong mình cái tâm trạng hơn người khác là bắt đầu lên mày lên mặt và tìm đủ mọi cách để hà hiếp những kẻ dưới quyền mình, những kẻ thấp cổ bé họng hơn mình. Thực tế cuộc đời đã cho ta thấy quá rõ vai trò địa vị của những người nghèo trong cuộc sống và vì thế Gioan khuyên nhủ rất chính xác: Đừng hà hiếp ai ! Đừng tống tiền ai !
Thật sự ra mà nói, hà hiếp, tống tiền người khác thì đời sống vật chất thoải mái thật đấy vì nhà cửa của họ thường sung túc, cao sang hơn người nghèo. Nhìn bề ngoài, những người giàu có có vẻ hạnh phúc hơn người nghèo, đó là điều hiển nhiên nhưng chưa chắc như vậy. Có chắc chắn rằng là giàu có là hạnh phúc hay không ? Nếu được nghe những người giàu tâm sự ắt hẳn chúng ta, những người nghèo sẽ vở lỡ ngay ! Vì lẽ đa phần người giàu họ hiếm có hạnh phúc lắm. Có chăng thì thoả mãn được nhu cầu vật chất của con người nhưng con người đâu sống bởi vật chất mà còn cả một cái khoảng trời tinh thần rất lớn.
Nhớ lời của Thánh Gioan nói thật hay: Hãy an phận ! Vấn đề nằm ở chỗ đó đó ! Không phải là chuyện giàu hay nghèo nhưng là chuyện ta có cảm thấy cuộc đời ta, phận người của ta có an hay không mà thôi !
Một chuyện kể có thật. Ở một xứ đạo nghèo nọ, có anh chàng kia bỗng dưng không thấy lui tới nhà thờ nữa. Cha xứ hỏi anh ấy tại sao anh không đến nhà thờ thì anh nói là tại vì anh đi chiếc xe đạp cọc cạch đến nhà thờ anh ta cảm thấy nhục quá ! Để khi nào anh có xe máy thì anh sẽ đến nhà thờ ! Thời gian sau, cha xứ thấy anh đi xe máy nhưng anh vẫn không đến nhà thờ. Cha xứ thắc mắc và hỏi tại sao anh không đến nhà thờ thì anh thiệt tình nói là anh cảm thấy nhục, nhục vì lẽ nhà anh ở còn xập xệ !
Thế đấy ! Lòng tham của con người hình như nó vô đáy ! Tưởng chừng có chiếc xe máy thì cũng an được cái phận nghèo nhưng chưa ! Còn cái nhà ! Thế nhưng, chưa chắc có cái nhà là anh ta chưa cảm thấy hết nhục vì khi anh ta xây được nhà thì người ta đã ở cao ốc cả rồi !
Cái vòng luẩn quẩn của sự bất an nó cứ đeo bám anh ta để rồi anh ta không bao giờ cảm thấy an được. Và không thấy an với tất cả những gì mình có thì làm sao cuộc đời của anh có thể vui được.
Ta cũng vậy thôi, ta dừng lại một chút để nhìn ta. Thời còn bao cấp, ta ước ao có được chiếc xe đời 81 như nhà hàng xóm nhưng nay, ta có cả một chiếc xe Dream, ngoài ước mơ của ta thuở ấy nhưng ta đâu có chịu dừng lại ở chiếc xe Dream. Khi có Dream rồi, ta lại ước mơ cao hơn nữa để rồi mãi mãi cuộc đời ta ở trong tâm trạng bất an.
Ta cũng giống như cái anh chàng ở xứ đạo nghèo kia. Khi ước mơ của ta thành hiện thực thì ta không dừng lại ở ước mơ đó mà lại đi tìm cái ước mơ cao hơn. Không phải ước mơ là xấu, không phải có óc cầu tiến là xấu nhưng chuyện quan trọng là ta phải biết dừng ước mơ của ta ở đâu và óc cầu tiến của ta như thế nào là đủ. Chuyện cần thiết là ta có cảm thấy ta an khi ta được như vậy hay không ? Khi ta cảm thấy không đủ, không bằng người khác thì ta lại cứ đi tìm và đi tìm mãi có bao giờ thoả mãn lòng tham của con người. Khi nào ta cảm thấy ta đủ thì ta mới vui, ta mới bình an được.
Tâm thư của Thánh Gioan vừa gửi cho ta nơi cộng đoàn Philip thật là hay: Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su
Tâm tình của Thánh Phaolô quá rõ ràng, chuyện của ta, chuyện cuộc đời của ta, ta cứ đem đi giãi bày cho Thiên Chúa và Ngài sẽ ban cho ta những điều mà ta thỉnh nguyện. Khi ta giãi bày với Thiên Chúa, ta sẽ được sự bình an thật, bình an của Chúa trong đời ta. Cuộc đời ta, nhìn lên không bằng ai như người ta vẫn thường nói nhưng khi nhìn xuống ta hơn được nhiều người. Khi ta đặt mình trước mặt Chúa, ta thấy Chúa thương ta nhiều hơn ta tưởng, ấy vậy mà ta vẫn cứ để cho cuộc đời ta cứ mãi loay hoay với nhiều thứ phù du mau qua chóng tàn.
Khi và chỉ khi ta chìm đắm trong cầu nguyện ta mới có được sự bình an và niềm vui thật.
Thật sự thì Chúa đã đến rồi, Chúa đã đến trong thế gian này và một lúc nào đó bất chợt Chúa đến với cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chúa đến với mỗi người chúng ta như kẻ trộm như Chúa đã từng báo trước vậy. Chúa đến vào lúc chúng ta không ngờ và vào giờ mà chúng ta không thể nào biết được. Chuyện quan trọng, chuyện cần thiết là ta phải giữ sao cho tâm hồn của ta được bình an đển khi Chúa đến ta có được niềm vui trọn vẹn. Khi ta thấy Chúa là đủ cho chúng ta, Chúa là tất cả cho chúng ta thì cuộc sống ta mới an bình thư thái thật sự.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời – bình an dưới thế cho người thiện tâm ! Bình an chỉ dành cho những ai thiện tâm, những ai có tấm lòng biết chia sẻ, biết quan tâm đến người nghèo.
Nguyện xin Chúa đến và ở lại với mỗi người chúng ta để tâm hồn chúng ta được tràn đầy niềm vui, tràn đầy bình an thật sự.
Những lần đi tham dự tiệc cưới, người ta thường hay chúc cho những đôi tân hôn với những lời chúc hết sức dễ thương: chúc cho hai bạn được an vui, hạnh phúc. Và trong những ngày đầu năm người ta vẫn thường hay chúc nhau: chúc anh, chúc chị, chúc ông, chúc bà sang nắm mới được an vui, hạnh phúc. Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà chữ an vui nó dính liền với nhau. Nếu suy nghĩ như vậy thì ta có thể nói là khi nào tâm hồn ta bình an thì lòng ta mới vui được. Mà thật là thế ! Không có niềm vui trọn vẹn nếu như tâm hồn người đó không được vui.
Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Mùa Vọng người ta vẫn thường gọi là Chúa nhật hồng với ý chỉ rằng Chúa gần đến rồi, hãy vui lên, vui lên vì Chúa sắp đến.
Thi thoảng, chúng ta vẫn thường nghe hay thường hát với nhau: Vui lên anh em hãy mừng vui trong Chúa ! Vang lên câu ca ta tạ ơn Thiên Chúa ! Người đã đoái đến viếng thăm người chúng ta ! Hallê Hallê lui ! Hallêluia ! Một khách quý, một thượng khách đến với gia đình ta, đến với cộng đoàn ta thì ta đã cảm nhận niềm vui ấy như thế nào huống hồ chi Chúa chính là vị Thượng thượng khách của mỗi người chúng ta. Lẽ nào Chúa đến với mỗi người chúng ta mà chúng ta lại buồn ?
Hơn ai hết, Israel có cái cảm nghiệm hết sức sâu sắc về sự mong chờ Chúa đến. Trong lịch sử cứu độ, Chúa đã bằng cách này cách khác đến với dân qua các ngôn sứ, qua các sấm ngôn. Một trong những sấm ngôn, ngôn sứ loan báo niềm vui Chúa đến đó chính là ngôn sứ Sôphônia. Sấm ngôn mà chúng ta vừa nghe thật là hay:
Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion,
hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!
Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy nức lòng phấn khởi !
Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại,thù địch của ngươi, Người đã đẩy lùi xa.
Đức Vua của Ísrael đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa.
Sẽ chẳng còn tai ương nào khiến ngươi phải sợ.
Ngày ấy, người ta sẽ bảo Giêrusalem:
"Này Sion, đừng sợ, chớ kinh hãi rụng rời."
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi,
Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng.
Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ,
sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi.
Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội."
Thiên Chúa cũng mang trong mình cảm thức của con người, có lúc Ngài vui và cũng có lúc Ngài buồn. Vui khi thấy dân chúng nghe lời của Ngài và đi theo đường ngay nẻo chính mà Ngài chỉ vẽ. Buồn khi mà dân chúng cứng đầu cứng cổ. Bằng chứng, qua lời sấm ngôn chúng ta thấy đó. Thiên Chúa tức giận nên ra án phạt nhưng rồi khi nguôi cơn giận thì Ngài lại thương. Giá như mà dân Israel chịu đi theo con đường mà Thiên Chúa vạch ra thì đâu có chuyện tai ương, đâu có chuyện án phạt.
Dừng lại một chút để chúng ta thấy tại sao có tai ương, tại sao có án phạt ? Đơn giản có tai ương án phạt vì dân Israel - dân Do Thái - sống có Chúa mà như không có Chúa trong cuộc đời của họ vậy. Họ đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Khi họ đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời họ thì họ thoải mái sống bất công, chèn ép những người nghèo, những người thấp cổ bé họng hơn họ.
Đọc lại lịch sử cứu độ thời Cựu Ước, ta sẽ thấy rõ phần nào của cái kiếp nô lệ. Đã nghèo mà còn rơi vào cảnh nô lệ nữa thì coi như đời đã tàn.
Sang thời Tân Ước tưởng chừng khá hơn nhưng có khá gì đâu ? Khi người ta đến hỏi thì Gioan trả lời một cách mau chóng, một cách thẳng thừng như chúng ta vừa nghe ông trả lời với dân. Không phải ngẫu nhiên mà Gioan lại trả lời một cách huỵt tẹt như thế này: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy". Câu trả lời này đủ hiểu là cuộc sống của của những người Do Thái thời Gioan như thế nào.
Và, gần nhất, ngay cái thời buổi hiện tại này, chuyện bất công trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội còn quá nhiều. Người ta nói cũng không sai rằng người giàu càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm. Vì sao ? Vì tình trạng bất công cứ lan tràn trong xã hội.
Thế nên, lời của Gioan hôm nay rất có giá. Gioan trả lời quá sức là thực tế: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Bi đát của cuộc đời ngày hôm nay đó chính là tình trạng “sống chết mặc bay”. Người ta bất chấp lương tâm, bất chấp đạo đức của con người để rồi chỉ cần biết sao cho đầy túi tiền của họ là được rồi. Người ta vẫn mang trong mình cái tâm trạng hơn người khác là bắt đầu lên mày lên mặt và tìm đủ mọi cách để hà hiếp những kẻ dưới quyền mình, những kẻ thấp cổ bé họng hơn mình. Thực tế cuộc đời đã cho ta thấy quá rõ vai trò địa vị của những người nghèo trong cuộc sống và vì thế Gioan khuyên nhủ rất chính xác: Đừng hà hiếp ai ! Đừng tống tiền ai !
Thật sự ra mà nói, hà hiếp, tống tiền người khác thì đời sống vật chất thoải mái thật đấy vì nhà cửa của họ thường sung túc, cao sang hơn người nghèo. Nhìn bề ngoài, những người giàu có có vẻ hạnh phúc hơn người nghèo, đó là điều hiển nhiên nhưng chưa chắc như vậy. Có chắc chắn rằng là giàu có là hạnh phúc hay không ? Nếu được nghe những người giàu tâm sự ắt hẳn chúng ta, những người nghèo sẽ vở lỡ ngay ! Vì lẽ đa phần người giàu họ hiếm có hạnh phúc lắm. Có chăng thì thoả mãn được nhu cầu vật chất của con người nhưng con người đâu sống bởi vật chất mà còn cả một cái khoảng trời tinh thần rất lớn.
Nhớ lời của Thánh Gioan nói thật hay: Hãy an phận ! Vấn đề nằm ở chỗ đó đó ! Không phải là chuyện giàu hay nghèo nhưng là chuyện ta có cảm thấy cuộc đời ta, phận người của ta có an hay không mà thôi !
Một chuyện kể có thật. Ở một xứ đạo nghèo nọ, có anh chàng kia bỗng dưng không thấy lui tới nhà thờ nữa. Cha xứ hỏi anh ấy tại sao anh không đến nhà thờ thì anh nói là tại vì anh đi chiếc xe đạp cọc cạch đến nhà thờ anh ta cảm thấy nhục quá ! Để khi nào anh có xe máy thì anh sẽ đến nhà thờ ! Thời gian sau, cha xứ thấy anh đi xe máy nhưng anh vẫn không đến nhà thờ. Cha xứ thắc mắc và hỏi tại sao anh không đến nhà thờ thì anh thiệt tình nói là anh cảm thấy nhục, nhục vì lẽ nhà anh ở còn xập xệ !
Thế đấy ! Lòng tham của con người hình như nó vô đáy ! Tưởng chừng có chiếc xe máy thì cũng an được cái phận nghèo nhưng chưa ! Còn cái nhà ! Thế nhưng, chưa chắc có cái nhà là anh ta chưa cảm thấy hết nhục vì khi anh ta xây được nhà thì người ta đã ở cao ốc cả rồi !
Cái vòng luẩn quẩn của sự bất an nó cứ đeo bám anh ta để rồi anh ta không bao giờ cảm thấy an được. Và không thấy an với tất cả những gì mình có thì làm sao cuộc đời của anh có thể vui được.
Ta cũng vậy thôi, ta dừng lại một chút để nhìn ta. Thời còn bao cấp, ta ước ao có được chiếc xe đời 81 như nhà hàng xóm nhưng nay, ta có cả một chiếc xe Dream, ngoài ước mơ của ta thuở ấy nhưng ta đâu có chịu dừng lại ở chiếc xe Dream. Khi có Dream rồi, ta lại ước mơ cao hơn nữa để rồi mãi mãi cuộc đời ta ở trong tâm trạng bất an.
Ta cũng giống như cái anh chàng ở xứ đạo nghèo kia. Khi ước mơ của ta thành hiện thực thì ta không dừng lại ở ước mơ đó mà lại đi tìm cái ước mơ cao hơn. Không phải ước mơ là xấu, không phải có óc cầu tiến là xấu nhưng chuyện quan trọng là ta phải biết dừng ước mơ của ta ở đâu và óc cầu tiến của ta như thế nào là đủ. Chuyện cần thiết là ta có cảm thấy ta an khi ta được như vậy hay không ? Khi ta cảm thấy không đủ, không bằng người khác thì ta lại cứ đi tìm và đi tìm mãi có bao giờ thoả mãn lòng tham của con người. Khi nào ta cảm thấy ta đủ thì ta mới vui, ta mới bình an được.
Tâm thư của Thánh Gioan vừa gửi cho ta nơi cộng đoàn Philip thật là hay: Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su
Tâm tình của Thánh Phaolô quá rõ ràng, chuyện của ta, chuyện cuộc đời của ta, ta cứ đem đi giãi bày cho Thiên Chúa và Ngài sẽ ban cho ta những điều mà ta thỉnh nguyện. Khi ta giãi bày với Thiên Chúa, ta sẽ được sự bình an thật, bình an của Chúa trong đời ta. Cuộc đời ta, nhìn lên không bằng ai như người ta vẫn thường nói nhưng khi nhìn xuống ta hơn được nhiều người. Khi ta đặt mình trước mặt Chúa, ta thấy Chúa thương ta nhiều hơn ta tưởng, ấy vậy mà ta vẫn cứ để cho cuộc đời ta cứ mãi loay hoay với nhiều thứ phù du mau qua chóng tàn.
Khi và chỉ khi ta chìm đắm trong cầu nguyện ta mới có được sự bình an và niềm vui thật.
Thật sự thì Chúa đã đến rồi, Chúa đã đến trong thế gian này và một lúc nào đó bất chợt Chúa đến với cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chúa đến với mỗi người chúng ta như kẻ trộm như Chúa đã từng báo trước vậy. Chúa đến vào lúc chúng ta không ngờ và vào giờ mà chúng ta không thể nào biết được. Chuyện quan trọng, chuyện cần thiết là ta phải giữ sao cho tâm hồn của ta được bình an đển khi Chúa đến ta có được niềm vui trọn vẹn. Khi ta thấy Chúa là đủ cho chúng ta, Chúa là tất cả cho chúng ta thì cuộc sống ta mới an bình thư thái thật sự.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời – bình an dưới thế cho người thiện tâm ! Bình an chỉ dành cho những ai thiện tâm, những ai có tấm lòng biết chia sẻ, biết quan tâm đến người nghèo.
Nguyện xin Chúa đến và ở lại với mỗi người chúng ta để tâm hồn chúng ta được tràn đầy niềm vui, tràn đầy bình an thật sự.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Đức Maria đối xử rất kính trọng với mọi người
Bùi Hữu Thư
09:51 09/12/2009
Rôma (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Các bức tượng, tranh vẽ và hình ghép về Đức Mẹ không những chỉ được thấy trong các thánh đường tại Rôma, mà còn được thấy tại các ngã tư công cộng, các tượng đài tại các góc phố. Các tượng hình này phải giúp các khách thăm viếng thánh đô và các dân cư tại đây đối xử với nhau một cách tôn kính.”
Để đánh dấu Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12, Đức Thánh Cha Benedict XVI đi trên chiếc xe popemobile từ Vatican tới trung tâm du lịch và thương mại thành phố Rôma để tỏ lòng tôn kính Đức Maria tại một bức tượng được xây dựng gần Cầu Thang Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha nói: "Mẹ Thiên Chúa dậy chúng ta mở lòng cho Thiên Chúa tác động, để thấy mọi người như Thiên Chúa thấy họ -- bắt đầu từ con tim. Và để nhìn họ với lòng xót thương, với tình yêu, và với sự dịu hiền vô viên, nhất là đối với những ai cô đơn, bị khinh chê và bị khai thác nhiều nhất.”
Đức Thánh Cha nói: “Rôma cũng như những thành phố lớn khác, có đầy rẫy những người vô hình, cho tới khi một chuyện động trời khiến cho họ xuất hiện trên trang đầu của báo chí hay tin tức trên đài truyền hình, nơi họ bị khai thác cho đến cùng, miễn là các bản tin và hình ảnh vẫn thu hút sự chú ý của mọi người.”
Ngài tiếp: "Đây là một bộ máy ngoan cố, tiếc thay khó có thể chống lại. Thành phố này trước hết che dấu những người này, rồi phơi bầy họ cho quần chúng thấy – không thương tiếc, hay thương tiếc giả tạo.”
Đức Thánh Cha nói: “Nhưng với mỗi người, đều có một ước vọng mạnh mẽ là được chấp nhận như một con người và được coi là một thực tại thiêng liêng vì mọi câu chuyện về con người đều là một câu chuyện thiêng liêng và đòi hỏi phải hết sức tôn kính."
Đức Thánh Cha Benedict nói: “Với biết bao câu chuyện về sự dữ và giật gân được đăng tin, người ta dễ cảm nghĩ rằng những chuyện ấy chỉ có thể xẩy đến cho người khác. Nhưng những việc lành hay dữ nhỏ bé mọi người làm đều ảnh hưởng đến người khác và đóng góp cho diễn tiến chung của đới sống xã hội.”
Ngài nói: "Nhiều lúc chúng ta than phiền về sự ô nhiễm của không khí, làm cho khó thở tại một vài khu vực trong thành phố. Điều này đúng, cần có sự cam kết của mọi người để làm cho thành phố này sạch sẽ hơn.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nhưng còn có một loại ô nhiễm khác, ít cảm nhận được, nhưng không kém nguy hiểm. Đó là sự ô nhiễm tinh thần; làm cho gương mặt chúng ta ít tươi cười hơn, tối tăm hơn, và ngăn chúng ta không chào hỏi và nhìn thẳng vào mắt của người khác.”
Đức Thánh Cha nói vào ngày chúng ta dành cho việc tưởng nhớ cách Mẹ Maria được gìn giữ cho khỏi vương tội lỗi, ngài muốn vinh danh những công dân “đã hiểu rằng việc lên án, than phiền và kỳ thị là vô ích, tốt hơn là đáp trả sự dữ bằng việc lành."
Ngài nói: "Việc này thay đổi sự việc; hay tốt hơn, thay đổi con người, và kết quả là cải tiến xã hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI trên xe popemobile |
Để đánh dấu Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12, Đức Thánh Cha Benedict XVI đi trên chiếc xe popemobile từ Vatican tới trung tâm du lịch và thương mại thành phố Rôma để tỏ lòng tôn kính Đức Maria tại một bức tượng được xây dựng gần Cầu Thang Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha nói: "Mẹ Thiên Chúa dậy chúng ta mở lòng cho Thiên Chúa tác động, để thấy mọi người như Thiên Chúa thấy họ -- bắt đầu từ con tim. Và để nhìn họ với lòng xót thương, với tình yêu, và với sự dịu hiền vô viên, nhất là đối với những ai cô đơn, bị khinh chê và bị khai thác nhiều nhất.”
Đức Thánh Cha nói: “Rôma cũng như những thành phố lớn khác, có đầy rẫy những người vô hình, cho tới khi một chuyện động trời khiến cho họ xuất hiện trên trang đầu của báo chí hay tin tức trên đài truyền hình, nơi họ bị khai thác cho đến cùng, miễn là các bản tin và hình ảnh vẫn thu hút sự chú ý của mọi người.”
Ngài tiếp: "Đây là một bộ máy ngoan cố, tiếc thay khó có thể chống lại. Thành phố này trước hết che dấu những người này, rồi phơi bầy họ cho quần chúng thấy – không thương tiếc, hay thương tiếc giả tạo.”
Đức Thánh Cha nói: “Nhưng với mỗi người, đều có một ước vọng mạnh mẽ là được chấp nhận như một con người và được coi là một thực tại thiêng liêng vì mọi câu chuyện về con người đều là một câu chuyện thiêng liêng và đòi hỏi phải hết sức tôn kính."
Đức Thánh Cha Benedict nói: “Với biết bao câu chuyện về sự dữ và giật gân được đăng tin, người ta dễ cảm nghĩ rằng những chuyện ấy chỉ có thể xẩy đến cho người khác. Nhưng những việc lành hay dữ nhỏ bé mọi người làm đều ảnh hưởng đến người khác và đóng góp cho diễn tiến chung của đới sống xã hội.”
Ngài nói: "Nhiều lúc chúng ta than phiền về sự ô nhiễm của không khí, làm cho khó thở tại một vài khu vực trong thành phố. Điều này đúng, cần có sự cam kết của mọi người để làm cho thành phố này sạch sẽ hơn.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nhưng còn có một loại ô nhiễm khác, ít cảm nhận được, nhưng không kém nguy hiểm. Đó là sự ô nhiễm tinh thần; làm cho gương mặt chúng ta ít tươi cười hơn, tối tăm hơn, và ngăn chúng ta không chào hỏi và nhìn thẳng vào mắt của người khác.”
Đức Thánh Cha nói vào ngày chúng ta dành cho việc tưởng nhớ cách Mẹ Maria được gìn giữ cho khỏi vương tội lỗi, ngài muốn vinh danh những công dân “đã hiểu rằng việc lên án, than phiền và kỳ thị là vô ích, tốt hơn là đáp trả sự dữ bằng việc lành."
Ngài nói: "Việc này thay đổi sự việc; hay tốt hơn, thay đổi con người, và kết quả là cải tiến xã hội.”
Đức giáo hoàng thúc giục Brazil vượt qua nền thần học giải phóng
Phụng Nghi
10:27 09/12/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố: Các cộng đoàn tại Brazil còn cần phải vượt qua những chia rẽ do thần học giải phóng kiểu Macxit gây ra.
Các giám mục vùng 3 và 4 phía nam Brazil đang ở Roma trong chuyến viếng thăm mỗi 5 năm một lần và Đức giáo hoàng, trong buổi triều yết, đã khuyến khích các giám mục giúp hàn gắn lại những vết thương do nền thần học duy vật chất còn để lại.
Ngài nhắc lại rằng tháng 8 vừa qua là kỷ niệm 25 năm giảng huấn "Libertatis Nuntius", một tài liệu ngài đã ký ban hành khi còn lãnh đạo Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong lời tuyên bố, Đức giáo hoàng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều chiều hướng trong “nền thần học giải phóng”, coi giải phóng như là một trong những sứ điệp trung tâm về Mặc khải, cả ở Cựu ước cũng như Tân ước.
Tuy nhiên, một trong những khuynh hướng này, đặc biệt xuất hiện vào 3 thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, đã lấy chủ nghĩa Mac làm căn bản trong nỗ lực tìm hiểu thực trạng xã hội của châu Mỹ Latinh, một thực tại phức tạp và đôi khi bê bối. Khuynh hướng đó được biết đến như là nền thần học giải phóng theo chủ nghĩa Mac -- nhiều khi được gọi giản dị, nhưng sai lạc, là thần học giải phóng.
Đức giáo hoàng giải thích cho các giám mục Brazil: “Nó có những hậu quả rõ rệt hoặc ít thấy, tạo thành do chống đối, chia rẽ, bất đồng, xúc phạm và hỗn loạn vô tổ chức ngày nay vẫn còn cảm thấy được, gây ra đau khổ lớn lao trong các cộng đồng giáo phận của chư huynh và một sự mất mát trầm trọng những năng lực sinh động.”
“Tôi nài xin tất cả những ai, bằng cách nào đó, đã cảm thấy bị lôi cuốn, đã tham gia và nội tâm bị xúc động bởi một số nguyên tắc giả trá của thần học giải phóng, hãy một lần nữa tiếp nhận tài liệu đó, hai tay mở rộng đón nhận ánh sáng dịu dàng nó dâng hiến.”
Trưng dẫn lời Gioan Phaolô II, Đức giáo hoàng Benedict XVI giải thích triết học Macxit không thể nằm tồn tại dưới đức tin của Giáo hội, trái lại “sự hợp nhất mà Thánh Linh đã đặt để giữa Thánh truyền, Thánh kinh và huấn quyền của Giáo hội trong tính hỗ tương đến mức cả ba không thể tồn tại một cách độc lập được.”
Ngài kết luận với niềm mong ước rằng “sự thứ tha được trao ban và được tiếp nhận, trong phạm vi các tổ chức và cộng đoàn thuộc giáo hội, nhân danh và phát xuất từ lòng kính mến Chúa Ba ngôi Cực thánh, đấng chúng ta thờ kính trong tâm tưởng, sẽ chấm dứt nỗi khổ đau của Giáo hội yêu dấu còn đang trên lữ hành trong những vùng đất của thánh giá.”
Các giám mục vùng 3 và 4 phía nam Brazil đang ở Roma trong chuyến viếng thăm mỗi 5 năm một lần và Đức giáo hoàng, trong buổi triều yết, đã khuyến khích các giám mục giúp hàn gắn lại những vết thương do nền thần học duy vật chất còn để lại.
Ngài nhắc lại rằng tháng 8 vừa qua là kỷ niệm 25 năm giảng huấn "Libertatis Nuntius", một tài liệu ngài đã ký ban hành khi còn lãnh đạo Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong lời tuyên bố, Đức giáo hoàng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều chiều hướng trong “nền thần học giải phóng”, coi giải phóng như là một trong những sứ điệp trung tâm về Mặc khải, cả ở Cựu ước cũng như Tân ước.
Tuy nhiên, một trong những khuynh hướng này, đặc biệt xuất hiện vào 3 thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, đã lấy chủ nghĩa Mac làm căn bản trong nỗ lực tìm hiểu thực trạng xã hội của châu Mỹ Latinh, một thực tại phức tạp và đôi khi bê bối. Khuynh hướng đó được biết đến như là nền thần học giải phóng theo chủ nghĩa Mac -- nhiều khi được gọi giản dị, nhưng sai lạc, là thần học giải phóng.
Đức giáo hoàng giải thích cho các giám mục Brazil: “Nó có những hậu quả rõ rệt hoặc ít thấy, tạo thành do chống đối, chia rẽ, bất đồng, xúc phạm và hỗn loạn vô tổ chức ngày nay vẫn còn cảm thấy được, gây ra đau khổ lớn lao trong các cộng đồng giáo phận của chư huynh và một sự mất mát trầm trọng những năng lực sinh động.”
“Tôi nài xin tất cả những ai, bằng cách nào đó, đã cảm thấy bị lôi cuốn, đã tham gia và nội tâm bị xúc động bởi một số nguyên tắc giả trá của thần học giải phóng, hãy một lần nữa tiếp nhận tài liệu đó, hai tay mở rộng đón nhận ánh sáng dịu dàng nó dâng hiến.”
Trưng dẫn lời Gioan Phaolô II, Đức giáo hoàng Benedict XVI giải thích triết học Macxit không thể nằm tồn tại dưới đức tin của Giáo hội, trái lại “sự hợp nhất mà Thánh Linh đã đặt để giữa Thánh truyền, Thánh kinh và huấn quyền của Giáo hội trong tính hỗ tương đến mức cả ba không thể tồn tại một cách độc lập được.”
Ngài kết luận với niềm mong ước rằng “sự thứ tha được trao ban và được tiếp nhận, trong phạm vi các tổ chức và cộng đoàn thuộc giáo hội, nhân danh và phát xuất từ lòng kính mến Chúa Ba ngôi Cực thánh, đấng chúng ta thờ kính trong tâm tưởng, sẽ chấm dứt nỗi khổ đau của Giáo hội yêu dấu còn đang trên lữ hành trong những vùng đất của thánh giá.”
Mẹ Maria trong tâm thức của người Paraguay
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
20:07 09/12/2009
PARAGUAY - Trong cái nắng oi bức và bất chợt có những cơn bão không được dự báo trước ập đến của mùa Xuân-Hạ vào những ngày cuối năm dương lịch do biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho vụ mùa và đường xá của Paraguay vốn đã thê thảm nay lại lại càng thảm thê hơn. Tuy vậy, các hoạt động vẫn diễn ra bình thường nếu trời ngừng mưa và sức sống của Giáo Hội vẫn mãnh liệt vào những ngày lễ hội, nhất là các lễ liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria.
Như tôi đã từng chưa sẻ trong các bài trước, Paraguay là một quốc gia Công giáo vì chiếm đến 85% dân số công giáo và các địa danh lớn, các thành phố lớn đều được đặt tên Công giáo hay có dấu ấn về tôn giáo. Ví dụ như thủ đô của Paraguay được mang tên là Asunción (Mẹ Lên Trời), thành phố phía Nam của Paraguay có tên là Encarnación (Nhập Thế hay Truyền Tin), thủ phủ phía Bắc của Paraguay có tên là Concepción (Mẹ Vô Nhiễm)… và thủ đô tinh thần của Paraguay với địa danh đã tồn tại nhiều thế kỷ qua từ khi Đức Mẹ hiện ra để cứu những người thổ dân và hiện nay đã nâng lên bậc Vương Cung Thánh Đường Đức Trinh Nữ Rất Thánh Caacupe. Paraguay là một quốc gia Nam Mỹ mang đậm dấu ấn Kitô giáo và cũng là một quốc gia có lòng tôn sùng đặc biệt Đức Trinh Nữ Maria.
Nếu Việt Nam có Mẹ La Vang ở Quảng Trị, Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam-Đà Nẵng, Mẹ Tà Pao ở Phan Thiết hay mới đây có Đức Mẹ Măng Đen ở Kon Tum, thì các nước ở châu Mỹ La-tinh lại càng không thiếu những địa danh rất quan trọng như Mẹ Aparecida ở Brazil, Mẹ Luján ở Argentina, Mẹ Candelaria ở Bolivia, Mẹ Guadalupe ở Mexico, Mẹ Chiquinquirá ở Columbia, Mẹ Dâng Mình ở Ecuador, Mẹ Mân Côi ở Guatamala, Mẹ Vô Nhiễm của Hoa Kỳ, Mẹ Áo Choàng của Canada, Mẹ Caacupe ở Paraguay…. Và vì thế có thể nói Mẹ Maria là bổn mạng của toàn châu Mỹ.
Theo thói quen của người dân Paraguay, trước những ngày mừng kính trọng thể bổn mạng của một giáo điểm hay một giáo xứ, người ta thường làm tuần Cửu Nhật để nhớ đến thánh bổn mạng của họ và cũng để hâm nóng tinh thần cộng đoàn. Tuy nhiên, những cộng đoàn, giáo điểm hay giáo xứ có thánh bổn mạng mang tước hiệu Đức Mẹ thì họ càng tôn sùng cách đặc biệt hơn. Những thành phố hay thủ đô có tước hiệu Đức Mẹ thì được nghỉ lễ dù có rơi vào ngày làm việc. Riêng hai ngày lễ Mẹ Lên Trời (15 tháng 8) và ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm (8 tháng 12) là hai ngày đặc biệt quan trọng và là ngày quốc lễ nên từ thường dân đến tổng thống đều được nghỉ ngơi để tham dự thánh lễ.
Thời tiết ở Paraguay năm nay quả thực khác thường vì lúc trời đang nóng gay gắt có khi nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C, rồi bỗng nhiên chuyển mưa tầm tã và nhiệt độ lại xuống rất nhanh. Nhiều khi những dự tính của mình không thể thực hiện được vì những giáo điểm xa xôi đường xá trắc trở nên khi mưa xuống đành phải bó tay. Bởi thế một câu dặn dò không thừa mà tôi thường nói với giáo dân là nếu trời mưa thì chúng ta sẽ chuyển qua ngày khác. Người dân ở đây họ không có thói quen đội nón, mang dù hay mặc áo mưa dù trời mưa hay nắng.
Những ngày đầu tháng 12 lại đúng vào dịp tuần cửu nhật để mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm hay là lễ Đức Trinh Nữ Rất Thánh Caacupe, bổn mạng của nước Paraguay. Trong những ngày này luôn có thánh lễ tại Thủ Đô tinh thần của Paraguay toạ lạc tại Caacupe, cách thủ đô hành chính Asunción của Paraguay khoảng 54km –nơi Đức Mẹ đã hiện ra với một người thổ dân từ cuối thế kỷ XVI.
Tất cả các giám mục tại chức hay nghỉ hưu của Paraguay và các vị giảng thuyết có tiếng đều là khách mời để chủ tế các thánh lễ và chia sẻ những thông điệp đức tin cho các tín hữu.
Paraguay là một quốc gia công giáo nhưng chính quyền và giáo quyền hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi thế cả hai bên đều tôn trọng những tương đồng và dị biệt của nhau dù vị đương kim tổng thống hiện nay từng là giám mục công giáo. Các kênh truyền hình và truyền thanh chính của quốc gia trong những ngày này liên tục truyền thanh và trực tiếp truyền hình các hoạt động của Tuần Cửu Nhật và bình luận các bài giảng trong thánh lễ của các vị giảng thuyết. Không biết các bài giảng của các đấng hay dở thế nào còn tuỳ thuộc vào sự đánh giá của cử toạ, nhưng có lẽ các lời bình luận của các ngòi bút sắc bén cũng làm các chính trị gia đau đầu, nhức óc. Dân chủ là thế, không có gì phải giấu diếm nhưng nếu bình luận sai hay làm phật lòng dân chúng thì những nhà bình luận ấy phải chịu trách nhiệm với những nhận định của mình.
Tôi được nghe biết một câu chuyện thật xảy ra cách đây không lâu của một vị thượng nghị sĩ đầy tai tiếng của Paraguay vừa mừng sinh nhật lần thứ 61. Ông luôn là người chỉ trích vị tổng thống đương nhiệm và chỉ trích cả giáo hội công giáo nữa. Có một lần ông lên tiếng chỉ trích tại sao người dân lại ngu đần khi trời oi bức như thế lại đi bộ hàng trăm cây số để hành hương Đức Mẹ Caacupe mà đâu có nhận được lợi lộc gì! Ông còn nói những điều không hay về
Đức Mẹ. Một vị linh mục khả kính đã khuyên ông đừng nói như vậy kẻo xúc phạm đến Danh Thánh Mẹ. Ông chẳng những không nghe mà còn mạt sát vị linh mục hiền từ kia. Sau đó vị thượng nghị sĩ này cùng nhóm của ông đi vận động cho đảng của ông các dự án và kế hoạch cho tương lai của ông. Xui khiến thay khi ông đang nói chuyện thì vận động trường nơi ông đang diễn thuyết tự nhiên bị sụp và đè chết rất nhiều người, riêng ông bị thương rất nặng và nguyên cả hàm răng trên của ông bị gãy. Có người đã hỏi tôi có phải vì ông đã có những lời lẽ xúc phạm đến Đức Mẹ nên bị Mẹ phạt phải không, mà sao Đức Mẹ không phạt cho ông chết cho rồi! Tôi trả lời với họ rằng Chúa và Mẹ không giống như những anh cảnh sát giao thông luôn chờ người ta có lỗi là phạt, nhưng Các Ngài luôn cảnh báo cho chúng ta biết sửa lỗi và ăn năn trước khi quá muộn. Mẹ Maria cũng muốn ông thượng nghĩ sĩ đó suy nghĩ lại những gì ông đã làm cho đất nước ông và người thân của ông. Nếu ông tiếp tục như thế thì có ngày ông phải trả giá.
Hai năm rồi tôi không có dịp hành hương Vương Cung Thánh Đường Mẹ Caacupe vì các giáo điểm của tôi có đến 4 nhà thờ có bổn mạng Mẹ Caacupe nên tôi phải chạy show. Dịp bổn mạng cũng là dịp người ta xin Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu hay Hôn Phối (dân tộc của Bí Tích mà!). Dịp này cũng là dịp tôi kêu gọi mọi người hoà giải với Chúa qua bí tích giải tội. Người dân ở đây họ không có thói quen xưng tội vì các linh mục cũng ít có thói quen ngồi toà vì bản thân
của một số linh mục từ ngày chịu chức tới giờ đâu có biết xưng tội là gì mà đòi hỏi giáo dân xưng tội! Dịp cuối năm tôi có nghe biết một số tu sĩ xuất tu, một vài linh mục xin hồi tục trong khi số ơn gọi lại mỗi ngày một hiếm hoi. Việc một số linh mục xuất tu vì gây gương mù gương xấu cũng tác động khá nhiều đến tâm lý người dân vì hiện giờ thông tin liên lạc diễn ra quá nhanh không như trước kia. Thỉnh thoảng tôi nói đùa với cha bạn là anh em tuị mình như là những người bán hàng chờ khách. Nếu hàng hoá tốt và cách đối xử với khách hàng nhã nhặn thì khách đông và có lợi tức, còn nếu hàng hoá tồi và cách phục vụ tồi hay nhiều tai tiếng thì ế khách là cái chắc. Có lẽ lối so sánh kiểu nhà quê của tôi hơi thực dụng nhưng tôi nghiệm thấy như thế. Cũng may là các giáo điểm nơi tôi phục vụ hiện nay có rất nhiều “khách hàng” thường xuyên tham dự và các trẻ em rất thích được nói chuyện với ông cha Á châu “Jacki Chan”, cái tên thân mật mà họ gọi tôi. Tôi không biết mình sẽ tiếp tục như thế này được bao lâu nhưng tôi luôn tin tưởng, phó thác vào Chúa và người Mẹ Rất Thánh có cái tên thân thương Maria sẽ luôn nâng đỡ, đồng hành với tôi trong sứ mạng mà Các Ngài đã trao phó cho tôi.
Paraguay ngày 9 tháng 12 năm 2009
Nếu Việt Nam có Mẹ La Vang ở Quảng Trị, Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam-Đà Nẵng, Mẹ Tà Pao ở Phan Thiết hay mới đây có Đức Mẹ Măng Đen ở Kon Tum, thì các nước ở châu Mỹ La-tinh lại càng không thiếu những địa danh rất quan trọng như Mẹ Aparecida ở Brazil, Mẹ Luján ở Argentina, Mẹ Candelaria ở Bolivia, Mẹ Guadalupe ở Mexico, Mẹ Chiquinquirá ở Columbia, Mẹ Dâng Mình ở Ecuador, Mẹ Mân Côi ở Guatamala, Mẹ Vô Nhiễm của Hoa Kỳ, Mẹ Áo Choàng của Canada, Mẹ Caacupe ở Paraguay…. Và vì thế có thể nói Mẹ Maria là bổn mạng của toàn châu Mỹ.
Theo thói quen của người dân Paraguay, trước những ngày mừng kính trọng thể bổn mạng của một giáo điểm hay một giáo xứ, người ta thường làm tuần Cửu Nhật để nhớ đến thánh bổn mạng của họ và cũng để hâm nóng tinh thần cộng đoàn. Tuy nhiên, những cộng đoàn, giáo điểm hay giáo xứ có thánh bổn mạng mang tước hiệu Đức Mẹ thì họ càng tôn sùng cách đặc biệt hơn. Những thành phố hay thủ đô có tước hiệu Đức Mẹ thì được nghỉ lễ dù có rơi vào ngày làm việc. Riêng hai ngày lễ Mẹ Lên Trời (15 tháng 8) và ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm (8 tháng 12) là hai ngày đặc biệt quan trọng và là ngày quốc lễ nên từ thường dân đến tổng thống đều được nghỉ ngơi để tham dự thánh lễ.
Thời tiết ở Paraguay năm nay quả thực khác thường vì lúc trời đang nóng gay gắt có khi nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C, rồi bỗng nhiên chuyển mưa tầm tã và nhiệt độ lại xuống rất nhanh. Nhiều khi những dự tính của mình không thể thực hiện được vì những giáo điểm xa xôi đường xá trắc trở nên khi mưa xuống đành phải bó tay. Bởi thế một câu dặn dò không thừa mà tôi thường nói với giáo dân là nếu trời mưa thì chúng ta sẽ chuyển qua ngày khác. Người dân ở đây họ không có thói quen đội nón, mang dù hay mặc áo mưa dù trời mưa hay nắng.
Tất cả các giám mục tại chức hay nghỉ hưu của Paraguay và các vị giảng thuyết có tiếng đều là khách mời để chủ tế các thánh lễ và chia sẻ những thông điệp đức tin cho các tín hữu.
Paraguay là một quốc gia công giáo nhưng chính quyền và giáo quyền hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi thế cả hai bên đều tôn trọng những tương đồng và dị biệt của nhau dù vị đương kim tổng thống hiện nay từng là giám mục công giáo. Các kênh truyền hình và truyền thanh chính của quốc gia trong những ngày này liên tục truyền thanh và trực tiếp truyền hình các hoạt động của Tuần Cửu Nhật và bình luận các bài giảng trong thánh lễ của các vị giảng thuyết. Không biết các bài giảng của các đấng hay dở thế nào còn tuỳ thuộc vào sự đánh giá của cử toạ, nhưng có lẽ các lời bình luận của các ngòi bút sắc bén cũng làm các chính trị gia đau đầu, nhức óc. Dân chủ là thế, không có gì phải giấu diếm nhưng nếu bình luận sai hay làm phật lòng dân chúng thì những nhà bình luận ấy phải chịu trách nhiệm với những nhận định của mình.
Tôi được nghe biết một câu chuyện thật xảy ra cách đây không lâu của một vị thượng nghị sĩ đầy tai tiếng của Paraguay vừa mừng sinh nhật lần thứ 61. Ông luôn là người chỉ trích vị tổng thống đương nhiệm và chỉ trích cả giáo hội công giáo nữa. Có một lần ông lên tiếng chỉ trích tại sao người dân lại ngu đần khi trời oi bức như thế lại đi bộ hàng trăm cây số để hành hương Đức Mẹ Caacupe mà đâu có nhận được lợi lộc gì! Ông còn nói những điều không hay về
Hai năm rồi tôi không có dịp hành hương Vương Cung Thánh Đường Mẹ Caacupe vì các giáo điểm của tôi có đến 4 nhà thờ có bổn mạng Mẹ Caacupe nên tôi phải chạy show. Dịp bổn mạng cũng là dịp người ta xin Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu hay Hôn Phối (dân tộc của Bí Tích mà!). Dịp này cũng là dịp tôi kêu gọi mọi người hoà giải với Chúa qua bí tích giải tội. Người dân ở đây họ không có thói quen xưng tội vì các linh mục cũng ít có thói quen ngồi toà vì bản thân
Paraguay ngày 9 tháng 12 năm 2009
Top Stories
PAKISTAN: Les chrétiens se préparent à célébrer Noël dans la discrétion
Eglises d'Asie
11:10 09/12/2009
Dans un pays où les attentats à la bombe se succèdent, les chrétiens se préparent à célébrer Noël dans la plus grande discrétion. L’an dernier, la cathédrale de l’archidiocèse catholique de Lahore avait échappé à un attentat, la bombe ayant explosé, semble-t-il par erreur, le 24 décembre à plusieurs kilomètres de sa cible (1). Cette année, étant donné la dégradation quasi continue du contexte sécuritaire, les responsables de l’Eglise catholique ne veulent prendre aucun risque et préparent des célébrations qui se feront les plus discrètes possibles.
« La plupart des manifestations que nous avions prévues de faire ont été annulées, vu la situation actuelle, a expliqué Mgr Lawrence Saldanha, archevêque de Lahore, à l’agence Ucanews (2). Les célébrations auront plus à voir avec une ‘réunion de famille’ qu’avec un déploiement ‘de pompe et de processions’. » Le prélat s’exprimait le 7 décembre dernier, jour où, dans la soirée, deux explosions ont secoué un marché très fréquenté du centre de la capitale de la province du Pendjab. L’attentat a fait 36 morts. « Notre Noël sera un Noël du silence. Nous aurons à découvrir le sens de Nativité dans la discrétion, tout en espérant le retour de l’harmonie et de la paix. »
Depuis l’offensive lancée par l’armée gouvernementale, à la mi-octobre dernier, contre les bastions talibans de la Province de la frontière du Nord-Ouest, les attentats se sont multipliés. Ce même 7 décembre, à Peshawar, capitale de la Province de la frontière du Nord-Ouest, un attentat était commis devant un tribunal, tuant 11 personnes et en blessant 44 autres. Selon un catholique de Peshawar, qui demande à garder l’anonymat, la petite communauté chrétienne de la ville craint pour sa sécurité. Dans les deux églises catholiques de la ville, les célébrations de Noël ont été annulées. « Seules les messes seront célébrées mais pas les kermesses qui ont traditionnellement lieu à ce moment. Nous prions chaque jour pour que la paix revienne dans ce pays », témoigne ce catholique, qui précise que les kermesses sont l’occasion pour ceux des catholiques qui habitent loin de la paroisse de se réunir et pour la paroisse elle-même de se faire connaître auprès des non-catholiques qui habitent à proximité.
Les attentats ne touchant pas que la seule Province de la frontière du Nord-Ouest, frontalière de l’Afghanistan, c’est dans tout le pays que Noël sera célébré sans faste. A Faisalabad, ville du Pendjab, les activités qui ont normalement lieu sur le terrain qui entoure la cathédrale Saint Pierre-Saint Paul sont supprimées cette année. « Des milliers de gens viennent habituellement pour les représentations données par la chorale de la cathédrale. Cette fois-ci, l’audience sera limitée par le fait que la chorale ne se produira pas à l’extérieur, mais seulement dans la cathédrale, explique le P. Khalid Rashid Asi, vicaire général de Faisalabad. Nous redoublons de prudence et nos activités sont organisées dans la plus grande discrétion. »
La dégradation du climat sécuritaire ne touche pas que la communauté chrétienne. A Rawalpindi, ville adjacente à Islamabad, le vendredi 4 décembre à l’heure de la prière, des hommes en armes ont attaqué une mosquée fréquentée par des militaires. Quarante personnes, dont de hauts gradés de l’armée, ont été tuées et 83 autres blessées. Rawalpindi abrite le quartier général de l’armée pakistanaise. Par ailleurs, plusieurs importants mollahs ont rédigé une fatwa pour qualifier de « non islamiques » les attentats-suicide et les attentats à la bombe.
(1) Voir EDA 501
(2) Ucanews, 8 décembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 9 décembre 2009)
« La plupart des manifestations que nous avions prévues de faire ont été annulées, vu la situation actuelle, a expliqué Mgr Lawrence Saldanha, archevêque de Lahore, à l’agence Ucanews (2). Les célébrations auront plus à voir avec une ‘réunion de famille’ qu’avec un déploiement ‘de pompe et de processions’. » Le prélat s’exprimait le 7 décembre dernier, jour où, dans la soirée, deux explosions ont secoué un marché très fréquenté du centre de la capitale de la province du Pendjab. L’attentat a fait 36 morts. « Notre Noël sera un Noël du silence. Nous aurons à découvrir le sens de Nativité dans la discrétion, tout en espérant le retour de l’harmonie et de la paix. »
Depuis l’offensive lancée par l’armée gouvernementale, à la mi-octobre dernier, contre les bastions talibans de la Province de la frontière du Nord-Ouest, les attentats se sont multipliés. Ce même 7 décembre, à Peshawar, capitale de la Province de la frontière du Nord-Ouest, un attentat était commis devant un tribunal, tuant 11 personnes et en blessant 44 autres. Selon un catholique de Peshawar, qui demande à garder l’anonymat, la petite communauté chrétienne de la ville craint pour sa sécurité. Dans les deux églises catholiques de la ville, les célébrations de Noël ont été annulées. « Seules les messes seront célébrées mais pas les kermesses qui ont traditionnellement lieu à ce moment. Nous prions chaque jour pour que la paix revienne dans ce pays », témoigne ce catholique, qui précise que les kermesses sont l’occasion pour ceux des catholiques qui habitent loin de la paroisse de se réunir et pour la paroisse elle-même de se faire connaître auprès des non-catholiques qui habitent à proximité.
Les attentats ne touchant pas que la seule Province de la frontière du Nord-Ouest, frontalière de l’Afghanistan, c’est dans tout le pays que Noël sera célébré sans faste. A Faisalabad, ville du Pendjab, les activités qui ont normalement lieu sur le terrain qui entoure la cathédrale Saint Pierre-Saint Paul sont supprimées cette année. « Des milliers de gens viennent habituellement pour les représentations données par la chorale de la cathédrale. Cette fois-ci, l’audience sera limitée par le fait que la chorale ne se produira pas à l’extérieur, mais seulement dans la cathédrale, explique le P. Khalid Rashid Asi, vicaire général de Faisalabad. Nous redoublons de prudence et nos activités sont organisées dans la plus grande discrétion. »
La dégradation du climat sécuritaire ne touche pas que la communauté chrétienne. A Rawalpindi, ville adjacente à Islamabad, le vendredi 4 décembre à l’heure de la prière, des hommes en armes ont attaqué une mosquée fréquentée par des militaires. Quarante personnes, dont de hauts gradés de l’armée, ont été tuées et 83 autres blessées. Rawalpindi abrite le quartier général de l’armée pakistanaise. Par ailleurs, plusieurs importants mollahs ont rédigé une fatwa pour qualifier de « non islamiques » les attentats-suicide et les attentats à la bombe.
(1) Voir EDA 501
(2) Ucanews, 8 décembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 9 décembre 2009)
VIETNAM: Interview du cardinal archevêque de Saigon
Eglises d'Asie
11:14 09/12/2009
NDLR: La veille de la visite du chef de l’Etat vietnamien au Souverain Pontife, Paolo Affatalo, de Fides, l’agence d’information de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, a posé quatre questions à Mgr Pham Minh Mân, cardinal-archevêque de Saigon, sur cet événement et sur de la situation de l’Eglise dans son pays. Le cardinal a transmis le texte vietnamien de ses réponses à l’agence VietCatholic News, qui l’a publié le 8 décembre 2009. C’est ce texte que la rédaction d’Eglises d’Asie a traduit en français. L’interview se référant à un rapport sur le diocèse, rédigé à l’occasion de la récente visite ad limina des évêques vietnamiens à Rome, nous l’avons également traduit en annexe.
Texte de l'interview:
Fides: Quels sont vos espoirs et vos impressions au sujet de la rencontre du président du Vietnam avec le pape ?
Cardinal Pham Minh Mân: En ces temps de mondialisation, le monde s’est rétréci pour se transformer en village dans lequel les nations sont devenues des familles vivant tout près les unes des autres. Selon la tradition culturelle du Vietnam, les familles entre elles ont un comportement inspiré par les sentiments propres au village. Ce que je remarque, c’est que le Vatican et le Vietnam semblent avoir la volonté de construire des relations de ce type. J’espère que la situation actuelle, qui comporte des avantages pour les deux parties, fera naître des rapports de ce genre.
Quelles sont les principales questions qui seront discutées ?
Je pense que, dans n’importe quelle relation, il peut y avoir des points de désaccord. Mais je souhaite qu’à travers le dialogue, dans le respect mutuel et dans la recherche de la vérité, peu à peu, les deux parties se comprennent mieux et, ensemble, surmontent les désaccords, dans un esprit de concorde villageoise. Le 4 décembre dernier, j’ai fait diffuser un document relatif à l’encyclique du pape Benoît XVI Caritas in Veritate.
Qu’attend la communauté catholique au Vietnam de cette rencontre ?
La communauté catholique au Vietnam, d’une façon générale, espère que les chefs de famille dans le village du monde « mondialisé » sympathisent davantage les uns avec les autres, et, ensemble, qu’ils fassent régner un climat de concorde dans les familles du village, qu’ils unissent leurs forces pour assurer aux familles un développement intégral et qu’ils fassent en sorte que le village devienne une communauté humaine nouvelle vivant dans la vérité et l’amour, dans la justice et la paix.
Quelle est la situation de l’Eglise au Vietnam aujourd’hui ?
Après la visite ad limina à la fin du mois de juin dernier, conformément au conseil du Saint Père dans son allocution aux évêques, j’ai noté un certain nombre de traits de l’image du diocèse de Hô Chi Minh-Ville aujourd’hui. Pour une part, ces notes expriment aussi la réalité de la situation de l’Eglise au Vietnam (voir le document ci-après).
Document annexe
Trente ans vécus par l’Eglise dans l’environnement social du Vietnam
L’année 1975 est l’époque où le régime politique du Vietnam a changé. Ce changement a fait disparaître l’ancien cadre culturel, social, économique et politique et a entraîné de nombreuses difficultés et limites pour l’Eglise catholique au Vietnam. Il faut ajouter à cela que, pendant plus de dix ans, le pays a fermé ses portes. Les relations avec le monde et les liens de communion avec l’Eglise universelle ont été, pour ainsi dire, coupés.
Pour ce qui le concerne, l’archevêché de Saigon a changé de nom, devenant l’archevêché de Hô Chi Minh-Ville. Cela s’est traduit par un certain nombre de conséquences fâcheuses:
1.) Concernant les effectifs: le nombre de prêtres est passé de 414 à 226, celui des fidèles de 516 000 à 387 184.
2.) Concernant les établissements éducatifs, médicaux, caritatifs et humanitaires, 400 d’entre eux ont disparu. Ainsi, il n’y a plus eu d’écoles catholiques, qui ont été des lieux d’enseignement de la doctrine, d’éducation de la foi pour la jeunesse. Ont disparu également les établissements hospitaliers et les centres caritatifs et humanitaires catholiques. Les organisations assurant des activités de ce type ont été dissoutes. Seuls sont demeurés les établissements de culte.
Cependant, pour cette raison, la pastorale dans le diocèse s’est concentrée sur le centre et le sommet de la vie chrétienne, à savoir sur le Seigneur Jésus dans son dans son Eucharistie et sur la Parole de Dieu. Ainsi, la paroisse est devenue la famille du Seigneur. Le Seigneur y est le père de tous les fidèles, qui, ayant un même père, sont frères et sœurs, unis par un même baptême, une même foi, une même espérance et un même amour.
C’est aussi pour la même raison que les familles, les communautés de croyants ont consacré beaucoup plus de temps à la prière de communion avec le Seigneur, à la charité et à la solidarité fraternelle dans la famille comme dans les communautés de croyants: les paroisses, les congrégations, … Chacun a eu ainsi beaucoup plus d’occasions de vivre et de grandir dans la vérité et l’amour salvifique du Christ. La communauté diocésaine comme la paroisse sont devenues, tous les jours davantage, le levain et la lumière évangélique dans le nouvel environnement. L’humilité de ces témoins de l’Evangile a peu à peu changé le regard porté sur l’Eglise par de nombreuses personnes de la société. L’Eglise, qui était jusqu’ici regardée de l’extérieur, considérée comme hostile, est devenue une organisation capable de contribuer au service du peuple et au développement du pays.
Le Seigneur a accordé à l’Eglise la grâce de vivre dans l’environnement du Vietnam d’aujourd’hui
Le Seigneur coopère avec le peuple de Dieu. Ainsi, il jette en lui de nombreuses semences de grâce salvifique, les semences de la foi, les semences des vocations sacerdotales et religieuses.
- Aujourd’hui, le diocèse comporte 200 paroisses, avec 5 289 membres de conseils paroissiaux, 6 254 catéchistes volontaires, 900 chorales, 25 associations apostoliques laïques dont les membres dépassent le chiffre de 90 000. 90 % des catholiques participent à la messe dominicale. 100 % des enfants suivent les cours de catéchisme jusqu’après la confirmation.
- Le grand séminaire comporte 180 étudiants appartenant à trois diocèses. Notre diocèse possède également une classe de propédeutique avec 300 aspirants au grand séminaire.
- Dans le diocèse sont implantés 85 congrégations, instituts religieux et instituts séculiers. Les communautés religieuses rassemblent au total 5 047 religieux et religieuses. Plusieurs centaines d’entre eux sont formés où étudient à l’étranger. Plusieurs centaines d’autres sont en mission dans 46 pays des cinq continents.
- Il faut ajouter à cela, les 50 congrégations et un certain nombre de diocèses d’Europe, d’Amérique, d’Afrique et d’Australie venus dans l’archidiocèse pour y chercher des vocations.
- Jusqu’à présent, progressivement, notre diocèse a ouvert 190 établissements tels que des jardins d’enfants, des « classes de l’affection », des écoles professionnelles, des établissements caritatifs et humanitaires, qui s’efforcent de répondre aux besoins de développement du pays et, en même temps, de surmonter les conséquences néfastes du développement social.
- Le peuple de Dieu prend soin et contribue à la croissance des semences de grâce salvifique, afin qu’elles fleurissent et portent du fruit.
Dans son amour, le Seigneur a accordé aux familles catholiques et aux communautés de croyants de devenir des parcelles de terre fertile. Elles ont été entourées de soins et arrosées par la source d’eau vive de la prière et la liturgie sacramentelle des croyants, ainsi que par l’engrais constitué par la vie caritative, le sacrifice et la peine de chacun. Ainsi, les semences de grâce salvifique ont grandi et produit du fruit. Aujourd’hui, conformément aux directives du Saint Père, les familles du diocèse continuent d’entretenir les semences par leurs efforts:
- Elles contribueront à faire grandir le Centre de pastorale et le Centre culturel catholique pour qu’ils deviennent des lieux ouverts qu’ils fassent grandir les connaissances en matière de foi religieuse.
- Elles renforceront leur solidarité pour aider les familles catholiques, les 200 communautés paroissiales, les 300 communautés religieuses, les 12 bureaux de pastorale diocésaine, les 25 associations apostoliques à devenir des écoles d’éducation de la foi, qui la défendent, la protègent, en témoignent et la propagent.
- Elles créeront les conditions pour que chacun prenne conscience qu’il vit dans la vérité et l’amour salvifiques du Christ, et désire contribuer au développement de l’Eglise, de l’homme et du pays, un développement qui soit intégral et juste.
L’expérience de la prière et de l’amour comme service
Grâce au Saint Esprit reçu avec l’amour du Christ et grâce à la persévérance dans la prière à travers toutes les épreuves, saint Paul a pu consacrer sa vie à la mission d’évangélisation et à l’édification de l’Eglise, conformément à la voie d’amour et de service enseignée par le Christ.
1.) « Que, pratiquant la vérité dans la charité, nous croissions à tout égard en Celui qui est le chef, le Christ. » (Eph 4,15). L’amour à la lumière de la foi au Christ: tous les hommes sont fils d’un même père, frères et sœurs dans une même famille. Dans l’histoire de la mission, il y a deux catégories de missionnaires, ceux qui respectent la culture locale, comme Matteo Ricci, et d’autres qui imposent une culture étrangère. Dans la réalité de la famille et de la société, il y a deux sortes d’amour: l’amour respectueux et l’amour qui impose. L’amour de la patrie nous conduit à découvrir ensemble les orientations et les lignes de force du développement intégral de l’homme et du développement durable de notre pays (voir Caritas in Veritate).
2.) L’amour-service exige l’inculturation, le dialogue, la collaboration.
L’inculturation: l’entrée à l’intérieur de la tradition culturelle d’un peuple vise à découvrir les semences de la parole de Dieu dans chacune de ses cultures dans le but de les cultiver pour qu’elles se développent. Ainsi, si les cultures deviendront plus riches.
Le dialogue et la collaboration: leur tradition est profondément ancrée dans les cœurs, les façons de penser et de vivre des hommes et par conséquent des chrétiens. Le concile Vatican II a ouvert une voie nouvelle, le dialogue dans un esprit de charité visant à découvrir la vérité. Il semble que cette orientation nouvelle reste encore étrangère à de nombreuses personnes car elles ne peuvent concevoir la vérité que comme ce qui correspond à leurs intérêts particuliers et leur apporte des avantages, à elles ou aux groupes dont elles font partie. C’est pourquoi le dialogue et la collaboration sont véritablement difficiles et leurs résultats limités, y compris dans le domaine du service des plus pauvres et des plus démunis ainsi dans celui du développement du pays.
3.) La vie de prière: « Soyez patients dans l’affliction. Persévérez dans la prière » (Rm 12,12): le conseil du cardinal Glemp, qui a vécu sous trois types de régimes, est: « Soyez persévérants et priez ! » La prière me rend lucide pour reconnaître la volonté de Dieu et sa voie. En même temps, elle nous donne la force d’avancer sur cette voie en toutes circonstances et à travers toutes les épreuves. Il faut être persévérant dans la prière car le changement de l’esprit et du cœur de l’homme est l’ouvrage du Saint Esprit avec la collaboration des hommes de bonne volonté. Il faut persévérer dans la prière comme le Seigneur nous l’enseigne (voir le Notre Père), comme l’Eglise nous l’enseigne (voir les mystères du rosaire), car elle est la source d’eau vive qui fera grandir les semences de la grâce, qui lui donnera sa verdeur, puis ses fleurs et ses fruits.
(Source: Eglises d'Asie, 9 décembre 2009)
Texte de l'interview:
Fides: Quels sont vos espoirs et vos impressions au sujet de la rencontre du président du Vietnam avec le pape ?
Cardinal Pham Minh Mân: En ces temps de mondialisation, le monde s’est rétréci pour se transformer en village dans lequel les nations sont devenues des familles vivant tout près les unes des autres. Selon la tradition culturelle du Vietnam, les familles entre elles ont un comportement inspiré par les sentiments propres au village. Ce que je remarque, c’est que le Vatican et le Vietnam semblent avoir la volonté de construire des relations de ce type. J’espère que la situation actuelle, qui comporte des avantages pour les deux parties, fera naître des rapports de ce genre.
Quelles sont les principales questions qui seront discutées ?
Je pense que, dans n’importe quelle relation, il peut y avoir des points de désaccord. Mais je souhaite qu’à travers le dialogue, dans le respect mutuel et dans la recherche de la vérité, peu à peu, les deux parties se comprennent mieux et, ensemble, surmontent les désaccords, dans un esprit de concorde villageoise. Le 4 décembre dernier, j’ai fait diffuser un document relatif à l’encyclique du pape Benoît XVI Caritas in Veritate.
Qu’attend la communauté catholique au Vietnam de cette rencontre ?
La communauté catholique au Vietnam, d’une façon générale, espère que les chefs de famille dans le village du monde « mondialisé » sympathisent davantage les uns avec les autres, et, ensemble, qu’ils fassent régner un climat de concorde dans les familles du village, qu’ils unissent leurs forces pour assurer aux familles un développement intégral et qu’ils fassent en sorte que le village devienne une communauté humaine nouvelle vivant dans la vérité et l’amour, dans la justice et la paix.
Quelle est la situation de l’Eglise au Vietnam aujourd’hui ?
Après la visite ad limina à la fin du mois de juin dernier, conformément au conseil du Saint Père dans son allocution aux évêques, j’ai noté un certain nombre de traits de l’image du diocèse de Hô Chi Minh-Ville aujourd’hui. Pour une part, ces notes expriment aussi la réalité de la situation de l’Eglise au Vietnam (voir le document ci-après).
Document annexe
Trente ans vécus par l’Eglise dans l’environnement social du Vietnam
L’année 1975 est l’époque où le régime politique du Vietnam a changé. Ce changement a fait disparaître l’ancien cadre culturel, social, économique et politique et a entraîné de nombreuses difficultés et limites pour l’Eglise catholique au Vietnam. Il faut ajouter à cela que, pendant plus de dix ans, le pays a fermé ses portes. Les relations avec le monde et les liens de communion avec l’Eglise universelle ont été, pour ainsi dire, coupés.
Pour ce qui le concerne, l’archevêché de Saigon a changé de nom, devenant l’archevêché de Hô Chi Minh-Ville. Cela s’est traduit par un certain nombre de conséquences fâcheuses:
1.) Concernant les effectifs: le nombre de prêtres est passé de 414 à 226, celui des fidèles de 516 000 à 387 184.
2.) Concernant les établissements éducatifs, médicaux, caritatifs et humanitaires, 400 d’entre eux ont disparu. Ainsi, il n’y a plus eu d’écoles catholiques, qui ont été des lieux d’enseignement de la doctrine, d’éducation de la foi pour la jeunesse. Ont disparu également les établissements hospitaliers et les centres caritatifs et humanitaires catholiques. Les organisations assurant des activités de ce type ont été dissoutes. Seuls sont demeurés les établissements de culte.
Cependant, pour cette raison, la pastorale dans le diocèse s’est concentrée sur le centre et le sommet de la vie chrétienne, à savoir sur le Seigneur Jésus dans son dans son Eucharistie et sur la Parole de Dieu. Ainsi, la paroisse est devenue la famille du Seigneur. Le Seigneur y est le père de tous les fidèles, qui, ayant un même père, sont frères et sœurs, unis par un même baptême, une même foi, une même espérance et un même amour.
C’est aussi pour la même raison que les familles, les communautés de croyants ont consacré beaucoup plus de temps à la prière de communion avec le Seigneur, à la charité et à la solidarité fraternelle dans la famille comme dans les communautés de croyants: les paroisses, les congrégations, … Chacun a eu ainsi beaucoup plus d’occasions de vivre et de grandir dans la vérité et l’amour salvifique du Christ. La communauté diocésaine comme la paroisse sont devenues, tous les jours davantage, le levain et la lumière évangélique dans le nouvel environnement. L’humilité de ces témoins de l’Evangile a peu à peu changé le regard porté sur l’Eglise par de nombreuses personnes de la société. L’Eglise, qui était jusqu’ici regardée de l’extérieur, considérée comme hostile, est devenue une organisation capable de contribuer au service du peuple et au développement du pays.
Le Seigneur a accordé à l’Eglise la grâce de vivre dans l’environnement du Vietnam d’aujourd’hui
Le Seigneur coopère avec le peuple de Dieu. Ainsi, il jette en lui de nombreuses semences de grâce salvifique, les semences de la foi, les semences des vocations sacerdotales et religieuses.
- Aujourd’hui, le diocèse comporte 200 paroisses, avec 5 289 membres de conseils paroissiaux, 6 254 catéchistes volontaires, 900 chorales, 25 associations apostoliques laïques dont les membres dépassent le chiffre de 90 000. 90 % des catholiques participent à la messe dominicale. 100 % des enfants suivent les cours de catéchisme jusqu’après la confirmation.
- Le grand séminaire comporte 180 étudiants appartenant à trois diocèses. Notre diocèse possède également une classe de propédeutique avec 300 aspirants au grand séminaire.
- Dans le diocèse sont implantés 85 congrégations, instituts religieux et instituts séculiers. Les communautés religieuses rassemblent au total 5 047 religieux et religieuses. Plusieurs centaines d’entre eux sont formés où étudient à l’étranger. Plusieurs centaines d’autres sont en mission dans 46 pays des cinq continents.
- Il faut ajouter à cela, les 50 congrégations et un certain nombre de diocèses d’Europe, d’Amérique, d’Afrique et d’Australie venus dans l’archidiocèse pour y chercher des vocations.
- Jusqu’à présent, progressivement, notre diocèse a ouvert 190 établissements tels que des jardins d’enfants, des « classes de l’affection », des écoles professionnelles, des établissements caritatifs et humanitaires, qui s’efforcent de répondre aux besoins de développement du pays et, en même temps, de surmonter les conséquences néfastes du développement social.
- Le peuple de Dieu prend soin et contribue à la croissance des semences de grâce salvifique, afin qu’elles fleurissent et portent du fruit.
Dans son amour, le Seigneur a accordé aux familles catholiques et aux communautés de croyants de devenir des parcelles de terre fertile. Elles ont été entourées de soins et arrosées par la source d’eau vive de la prière et la liturgie sacramentelle des croyants, ainsi que par l’engrais constitué par la vie caritative, le sacrifice et la peine de chacun. Ainsi, les semences de grâce salvifique ont grandi et produit du fruit. Aujourd’hui, conformément aux directives du Saint Père, les familles du diocèse continuent d’entretenir les semences par leurs efforts:
- Elles contribueront à faire grandir le Centre de pastorale et le Centre culturel catholique pour qu’ils deviennent des lieux ouverts qu’ils fassent grandir les connaissances en matière de foi religieuse.
- Elles renforceront leur solidarité pour aider les familles catholiques, les 200 communautés paroissiales, les 300 communautés religieuses, les 12 bureaux de pastorale diocésaine, les 25 associations apostoliques à devenir des écoles d’éducation de la foi, qui la défendent, la protègent, en témoignent et la propagent.
- Elles créeront les conditions pour que chacun prenne conscience qu’il vit dans la vérité et l’amour salvifiques du Christ, et désire contribuer au développement de l’Eglise, de l’homme et du pays, un développement qui soit intégral et juste.
L’expérience de la prière et de l’amour comme service
Grâce au Saint Esprit reçu avec l’amour du Christ et grâce à la persévérance dans la prière à travers toutes les épreuves, saint Paul a pu consacrer sa vie à la mission d’évangélisation et à l’édification de l’Eglise, conformément à la voie d’amour et de service enseignée par le Christ.
1.) « Que, pratiquant la vérité dans la charité, nous croissions à tout égard en Celui qui est le chef, le Christ. » (Eph 4,15). L’amour à la lumière de la foi au Christ: tous les hommes sont fils d’un même père, frères et sœurs dans une même famille. Dans l’histoire de la mission, il y a deux catégories de missionnaires, ceux qui respectent la culture locale, comme Matteo Ricci, et d’autres qui imposent une culture étrangère. Dans la réalité de la famille et de la société, il y a deux sortes d’amour: l’amour respectueux et l’amour qui impose. L’amour de la patrie nous conduit à découvrir ensemble les orientations et les lignes de force du développement intégral de l’homme et du développement durable de notre pays (voir Caritas in Veritate).
2.) L’amour-service exige l’inculturation, le dialogue, la collaboration.
L’inculturation: l’entrée à l’intérieur de la tradition culturelle d’un peuple vise à découvrir les semences de la parole de Dieu dans chacune de ses cultures dans le but de les cultiver pour qu’elles se développent. Ainsi, si les cultures deviendront plus riches.
Le dialogue et la collaboration: leur tradition est profondément ancrée dans les cœurs, les façons de penser et de vivre des hommes et par conséquent des chrétiens. Le concile Vatican II a ouvert une voie nouvelle, le dialogue dans un esprit de charité visant à découvrir la vérité. Il semble que cette orientation nouvelle reste encore étrangère à de nombreuses personnes car elles ne peuvent concevoir la vérité que comme ce qui correspond à leurs intérêts particuliers et leur apporte des avantages, à elles ou aux groupes dont elles font partie. C’est pourquoi le dialogue et la collaboration sont véritablement difficiles et leurs résultats limités, y compris dans le domaine du service des plus pauvres et des plus démunis ainsi dans celui du développement du pays.
3.) La vie de prière: « Soyez patients dans l’affliction. Persévérez dans la prière » (Rm 12,12): le conseil du cardinal Glemp, qui a vécu sous trois types de régimes, est: « Soyez persévérants et priez ! » La prière me rend lucide pour reconnaître la volonté de Dieu et sa voie. En même temps, elle nous donne la force d’avancer sur cette voie en toutes circonstances et à travers toutes les épreuves. Il faut être persévérant dans la prière car le changement de l’esprit et du cœur de l’homme est l’ouvrage du Saint Esprit avec la collaboration des hommes de bonne volonté. Il faut persévérer dans la prière comme le Seigneur nous l’enseigne (voir le Notre Père), comme l’Eglise nous l’enseigne (voir les mystères du rosaire), car elle est la source d’eau vive qui fera grandir les semences de la grâce, qui lui donnera sa verdeur, puis ses fleurs et ses fruits.
(Source: Eglises d'Asie, 9 décembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
VN tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Vatican
BBC
08:50 09/12/2009
VN tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Vatican
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói trong một phỏng vấn mới đây rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican.
Hiện ông chủ tịch đã rời Hà Nội đi Ý trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới nước này kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/03/1973.
Trước khi lên đường thăm Rome và diện kiến Giáo hoàng Benedict XVI, ông Triết đã dành cho nhật báo tiếng Ý Corriere della Sera một cuộc phỏng vấn.
Ông nói với tờ báo trụ sở chính tại Milano: "Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao với Tòa thánh."
Hồi đầu năm nay, bản thân Đức Giáo hoàng đã bày tỏ hy vọng có quan hệ "lành mạnh" giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - Vatican đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhất là từ sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm và yết kiến Giáo hoàng hồi năm 2007.
Tuy nhiên giới bình luận cho rằng còn một số rào cản phải vượt qua trước khi hai bên có thể có quan hệ ngoại giao chính thức.
Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn một số khiếu nại liên quan tới đất đai, bất động sản mà họ cho là Nhà nước đã "lấy của người Công giáo".
Ngược lại, giới chức Việt Nam cho rằng Giáo hội trong nước và Tòa thánh cần phải "đi cùng một nhịp" trong các nỗ lực bình thường hóa thông qua bày tỏ thiện chí.
Quan hệ ấm dần
Tuần này, Radio Vatican th̀ưa nhận quan hệ hai bên " đã ấm dần trong những năm gần đây" tuy nhắc rằng chính quyền Việt Nam vẫn muốn giữ quyền thông qua việc bổ nhiệm linh mục và theo dõi các hoạt động tôn giáo một cách chặt chẽ.
Trong phỏng vấn với Corriere della Sera, ông Nguyễn Minh Triết nói ông vô thần nhưng vẫn đi chùa vì "nhận thức được giá trị văn hóa" của các hoạt động tôn giáo.
Chuyến đi của ông chủ tịch nước đang mang lại hy vọng rằng sẽ sớm có một ngày Đức Giáo hoàng tới thăm đất nước cộng sản.
Với 6 triệu tín đồ, Việt Nam có cộng đồng Công giáo lớn thứ hai Á châu, chỉ sau Philippines.
Về chuyến thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận TP Hồ Chí Minh, nói trong một phỏng vấn đăng trên Thông tấn xã Công giáo Viet Catholic:
"Điều tôi cảm nhận là Vatican và Việt Nam xem ra đều có thiện chí muốn xây dựng một mối quan hệ tương tự như thế. Và tôi hy vọng hoàn cảnh hôm nay có những thuận lợi cho đôi bên hình thành mối quan hệ đó."
Đức Hồng y nói: "Tôi nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng có thể có những bất đồng."
"Nhưng tôi hy vọng rằng qua đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự thật, dần dần đôi bên hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những bất đồng trong tình làng nghĩa xóm."
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói trong một phỏng vấn mới đây rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican.
Hiện ông chủ tịch đã rời Hà Nội đi Ý trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới nước này kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/03/1973.
Trước khi lên đường thăm Rome và diện kiến Giáo hoàng Benedict XVI, ông Triết đã dành cho nhật báo tiếng Ý Corriere della Sera một cuộc phỏng vấn.
Ông nói với tờ báo trụ sở chính tại Milano: "Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao với Tòa thánh."
Hồi đầu năm nay, bản thân Đức Giáo hoàng đã bày tỏ hy vọng có quan hệ "lành mạnh" giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - Vatican đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhất là từ sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm và yết kiến Giáo hoàng hồi năm 2007.
Tuy nhiên giới bình luận cho rằng còn một số rào cản phải vượt qua trước khi hai bên có thể có quan hệ ngoại giao chính thức.
Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn một số khiếu nại liên quan tới đất đai, bất động sản mà họ cho là Nhà nước đã "lấy của người Công giáo".
Ngược lại, giới chức Việt Nam cho rằng Giáo hội trong nước và Tòa thánh cần phải "đi cùng một nhịp" trong các nỗ lực bình thường hóa thông qua bày tỏ thiện chí.
Quan hệ ấm dần
Tuần này, Radio Vatican th̀ưa nhận quan hệ hai bên " đã ấm dần trong những năm gần đây" tuy nhắc rằng chính quyền Việt Nam vẫn muốn giữ quyền thông qua việc bổ nhiệm linh mục và theo dõi các hoạt động tôn giáo một cách chặt chẽ.
Trong phỏng vấn với Corriere della Sera, ông Nguyễn Minh Triết nói ông vô thần nhưng vẫn đi chùa vì "nhận thức được giá trị văn hóa" của các hoạt động tôn giáo.
Chuyến đi của ông chủ tịch nước đang mang lại hy vọng rằng sẽ sớm có một ngày Đức Giáo hoàng tới thăm đất nước cộng sản.
Với 6 triệu tín đồ, Việt Nam có cộng đồng Công giáo lớn thứ hai Á châu, chỉ sau Philippines.
Về chuyến thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận TP Hồ Chí Minh, nói trong một phỏng vấn đăng trên Thông tấn xã Công giáo Viet Catholic:
"Điều tôi cảm nhận là Vatican và Việt Nam xem ra đều có thiện chí muốn xây dựng một mối quan hệ tương tự như thế. Và tôi hy vọng hoàn cảnh hôm nay có những thuận lợi cho đôi bên hình thành mối quan hệ đó."
Đức Hồng y nói: "Tôi nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng có thể có những bất đồng."
"Nhưng tôi hy vọng rằng qua đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự thật, dần dần đôi bên hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những bất đồng trong tình làng nghĩa xóm."
Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:57 09/12/2009
HỐ NAI - Chiều thứ ba 08.12.2009, giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, tổ chức mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy giáo xứ.
Thánh lễ được cử hành tại Tượng Đài Thánh Giuse trong khuôn viên nhà xứ, do cha xứ Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ chủ sự, và cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên.
Tham dự lễ có bề trên, quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, và rất đông bà con giáo dân trong xứ.
Trước lễ là cuộc kiệu rước Tượng Đức Mẹ xung quanh ngôi Thánh Đường Bắc Hải đang xây dựng, cộng đoàn vừa đi vừa hát những bài ca về Đức Mẹ, các cụ già chậm bước tay lần chuỗi Mân côi, rộn ràng lời kinh Kính Mừng, Thánh Maria …Những khuôn mặt tươi vui hồn nhiên của các em thiếu nhi, quyện với tiếng trống, tiếng thanh la của ban Nam Nhạc Hội Am dẫn đầu đoàn rước. Tất cả như thể hiện một niềm vui tràn đầy, một lòng tin tưởng, cậy trông, phó thác nơi Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy.
Mở đầu Thánh lễ, cha xứ hân hoan dâng lời chào mừng quý tu sĩ và cộng đoàn phụng vụ, Ngài chân thành chia sẻ với cộng đoàn: “ Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Chúng ta vừa cung nghinh Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm quan thầy giáo xứ chung quanh Ngôi Thánh Đường còn đang ngổn ngang cát gạch, tôi thiết nghĩ một việc làm rất ý nghĩa. Bởi vì cũng vào ngày này năm ngoái, dưới sụ cầu bầu của Đức Mẹ, chúng ta đã quyết định để trùng tu lại Ngôi Thánh Đường của giáo xứ chúng ta. Chúng ta rước Đức Mẹ đi chung quanh Ngôi Thánh Đường còn dang dở đây, như để hiệp với Đức Mẹ, chúng ta dâng lời Tạ ơn Chúa, vì muôn
ơn lành Chúa đã thương ban cho cộng đoàn xứ đạo chúng ta, đặc biệt cho những công việc mà chúng ta đang làm để tôn vinh Chúa.
Chúng ta rước Đức Mẹ, để Đức Mẹ chứng kiến công việc chúng ta đang làm, với lòng tha thiết nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ, xin Chúa ban bình an cho cộng đoàn xứ đạo, các giáo họ, từng gia đình. Đặc biệt, xin Chúa ban bình an cho công việc xây dựng mà chúng ta đã thực hiện gần ba tháng qua.
Trong dịp lễ trọng đại này, chúng ta không quên tưởng nhớ đến công ơn quý cha đã coi sóc giáo xứ, các Tu sĩ, các Ban hành giáo, quý Ân nhân, những vị đi trước, đã có công hình thành xây dựng phát triển giáo xứ chúng ta trong hơn nửa thế kỷ qua”.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, sau lời cảm ơn của vị đại diện Ban hành giáo. Cha xứ ngỏ lời cảm ơn cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên ( cha Duyên sẽ nhận nhiệm vụ chánh xứ nơi nhiệm sở mới), quý Tu sĩ, quý cụ ông bà anh chị em đang hiện diện. Ngài gởi lời ân cần thăm hỏi và chúc mừng đến mọi người mọi gia đình
nhân dịp mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm quan thầy, quý bà con gốc Bắc Hải hiện đang sinh sống, học tập, và làm việc khắp nơi trong Nước cũng như ở Hải Ngoại.
Trong dịp này, cha xứ cũng thao thức chia sẻ với cộng đoàn, với mọi người mọi gia đình, bà con gốc Bắc Hải hiện đang sinh sống khắp nơi trong ngoài Nước. Xin hãy cầu nguyện, đồng tâm hiệp ý, rộng lòng quảng đại góp phần xây dựng sửa sang nhà Chúa. Đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ quan thầy ban cho công việc xây dựng Thánh Đường Bắc Hải từ khởi sự cho đến hoàn thành được mọi sự tốt đẹp.
Màn đêm buông xuống, tiết trời đông se lạnh. Hiện diện trước Tượng Mẹ, những ánh mắt hiền hòa trìu mến ngước nhìn lên Mẹ, khấn xin Mẹ. Ngôn từ bài ca, hát về Mẹ thật cụ thể, thiết tha ngân vang sưởi ấm lòng mọi người nơi cộng đoàn Bắc Hải thân yêu.
Tham dự lễ có bề trên, quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, và rất đông bà con giáo dân trong xứ.
Trước lễ là cuộc kiệu rước Tượng Đức Mẹ xung quanh ngôi Thánh Đường Bắc Hải đang xây dựng, cộng đoàn vừa đi vừa hát những bài ca về Đức Mẹ, các cụ già chậm bước tay lần chuỗi Mân côi, rộn ràng lời kinh Kính Mừng, Thánh Maria …Những khuôn mặt tươi vui hồn nhiên của các em thiếu nhi, quyện với tiếng trống, tiếng thanh la của ban Nam Nhạc Hội Am dẫn đầu đoàn rước. Tất cả như thể hiện một niềm vui tràn đầy, một lòng tin tưởng, cậy trông, phó thác nơi Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy.
Mở đầu Thánh lễ, cha xứ hân hoan dâng lời chào mừng quý tu sĩ và cộng đoàn phụng vụ, Ngài chân thành chia sẻ với cộng đoàn: “ Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Chúng ta vừa cung nghinh Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm quan thầy giáo xứ chung quanh Ngôi Thánh Đường còn đang ngổn ngang cát gạch, tôi thiết nghĩ một việc làm rất ý nghĩa. Bởi vì cũng vào ngày này năm ngoái, dưới sụ cầu bầu của Đức Mẹ, chúng ta đã quyết định để trùng tu lại Ngôi Thánh Đường của giáo xứ chúng ta. Chúng ta rước Đức Mẹ đi chung quanh Ngôi Thánh Đường còn dang dở đây, như để hiệp với Đức Mẹ, chúng ta dâng lời Tạ ơn Chúa, vì muôn
Chúng ta rước Đức Mẹ, để Đức Mẹ chứng kiến công việc chúng ta đang làm, với lòng tha thiết nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ, xin Chúa ban bình an cho cộng đoàn xứ đạo, các giáo họ, từng gia đình. Đặc biệt, xin Chúa ban bình an cho công việc xây dựng mà chúng ta đã thực hiện gần ba tháng qua.
Trong dịp lễ trọng đại này, chúng ta không quên tưởng nhớ đến công ơn quý cha đã coi sóc giáo xứ, các Tu sĩ, các Ban hành giáo, quý Ân nhân, những vị đi trước, đã có công hình thành xây dựng phát triển giáo xứ chúng ta trong hơn nửa thế kỷ qua”.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, sau lời cảm ơn của vị đại diện Ban hành giáo. Cha xứ ngỏ lời cảm ơn cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên ( cha Duyên sẽ nhận nhiệm vụ chánh xứ nơi nhiệm sở mới), quý Tu sĩ, quý cụ ông bà anh chị em đang hiện diện. Ngài gởi lời ân cần thăm hỏi và chúc mừng đến mọi người mọi gia đình
Trong dịp này, cha xứ cũng thao thức chia sẻ với cộng đoàn, với mọi người mọi gia đình, bà con gốc Bắc Hải hiện đang sinh sống khắp nơi trong ngoài Nước. Xin hãy cầu nguyện, đồng tâm hiệp ý, rộng lòng quảng đại góp phần xây dựng sửa sang nhà Chúa. Đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ quan thầy ban cho công việc xây dựng Thánh Đường Bắc Hải từ khởi sự cho đến hoàn thành được mọi sự tốt đẹp.
Màn đêm buông xuống, tiết trời đông se lạnh. Hiện diện trước Tượng Mẹ, những ánh mắt hiền hòa trìu mến ngước nhìn lên Mẹ, khấn xin Mẹ. Ngôn từ bài ca, hát về Mẹ thật cụ thể, thiết tha ngân vang sưởi ấm lòng mọi người nơi cộng đoàn Bắc Hải thân yêu.
Giáo xứ Thị Nghè mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Cường Lê
09:18 09/12/2009
SAIGÒN - Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo xứ do Linh mục Phụ tá giáo xứ chủ tế. Cùng đồng tế với Ngài, có Linh mục chánh xứ, hai linh mục Dòng Thánh Tâm và một linh mục bạn của Linh mục Phụ tá. Thầy Phó tế đang giúp xứ cũng có mặt trong Thánh Lễ. Ngoài ra, Thánh Lễ được đông đảo giáo dân, chừng 1.500 người, tham dự rất sốt sắng để chúc tụng Thiên Chúa, ca ngợi Đức Maria Vô Nhiễm, cầu nguyện cho giáo xứ, gia đình và mỗi người Kitô hữu Thị Nghè.
Hình ảnh giáo xứ mừng lễ
Để đi vào Thánh Lễ Mừng Bổn mạng Giáo xứ, đoàn kiệu cung nghinh Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyện Tội đã khởi hành từ trong nhà thờ đi ra Núi Đức Mẹ. Dẫn đầu đoàn kiệu là thánh giá, đèn hầu, tiếp đến là đại diện các đoàn thể tông đồ, 20 tu sĩ năm nữ, đoàn dâng hoa, bàn kiệu Đức Mẹ, và quý Cha đồng tế cùng Cha chủ tế. Khi bàn kiệu đã được đặt tại Núi Đức Mẹ, cộng đoàn chung tâm tình với Hội Con Đức Mẹ, vũ dâng hoa tôn vinh Mẹ.
Sau phần dâng hoa là lúc ca đoàn hát ca nhập lễ bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Linh mục chánh xứ nói lên tâm tình vui mừng của Ngài khi nhìn thấy đông đảo anh chị em giáo hữu tham dự Thánh Lễ này trong bầu khí Năm Thánh 2010. Ngài ước mong cho hồng ân Năm Thánh tuôn tràn trên giáo xứ, trên từng gia đình trong giáo xứ và cho mỗi người. Ngài cũng thông báo cho mọi người biết vì lý do sức khoẻ nên không chủ tế Thánh Lễ này được.
Thánh Lễ đã diễn ra trong trang nghiêm, sốt sắng. Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi mừng Lễ Mẹ và cầu mong cho mình luôn có Mẹ đồng hành, đặc biệt trong Năm Thánh 2010 này, giữa cuộc sống có nhiều nguy cơ “nhiễm tội”.
Phần cuối Thánh Lễ, cộng đoàn được mời gọi tôn vinh Mẹ bằng nến thắp sáng, và múa cử điệu theo bài hát Kết Lễ.
Niềm vui Mừng Bổn Mạng giáo xứ được tiếp nối bởi chương trình văn nghệ do các hội đoàn trong giáo xứ biểu diễn. Chương trình cũng được nhiều anh chị em giáo dân, giới trẻ và thiếu nhi tích cực hưởng ứng.
Mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mừng Bổn Mạng Giáo xứ Thị Nghè và các Hội đoàn là cơ hội để mỗi chúng ta sống Năm Thánh 2010 theo gương của Mẹ. Xin Mẹ thương giúp chúng con.
Hình ảnh giáo xứ mừng lễ
Để đi vào Thánh Lễ Mừng Bổn mạng Giáo xứ, đoàn kiệu cung nghinh Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyện Tội đã khởi hành từ trong nhà thờ đi ra Núi Đức Mẹ. Dẫn đầu đoàn kiệu là thánh giá, đèn hầu, tiếp đến là đại diện các đoàn thể tông đồ, 20 tu sĩ năm nữ, đoàn dâng hoa, bàn kiệu Đức Mẹ, và quý Cha đồng tế cùng Cha chủ tế. Khi bàn kiệu đã được đặt tại Núi Đức Mẹ, cộng đoàn chung tâm tình với Hội Con Đức Mẹ, vũ dâng hoa tôn vinh Mẹ.
Sau phần dâng hoa là lúc ca đoàn hát ca nhập lễ bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Linh mục chánh xứ nói lên tâm tình vui mừng của Ngài khi nhìn thấy đông đảo anh chị em giáo hữu tham dự Thánh Lễ này trong bầu khí Năm Thánh 2010. Ngài ước mong cho hồng ân Năm Thánh tuôn tràn trên giáo xứ, trên từng gia đình trong giáo xứ và cho mỗi người. Ngài cũng thông báo cho mọi người biết vì lý do sức khoẻ nên không chủ tế Thánh Lễ này được.
Thánh Lễ đã diễn ra trong trang nghiêm, sốt sắng. Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi mừng Lễ Mẹ và cầu mong cho mình luôn có Mẹ đồng hành, đặc biệt trong Năm Thánh 2010 này, giữa cuộc sống có nhiều nguy cơ “nhiễm tội”.
Phần cuối Thánh Lễ, cộng đoàn được mời gọi tôn vinh Mẹ bằng nến thắp sáng, và múa cử điệu theo bài hát Kết Lễ.
Niềm vui Mừng Bổn Mạng giáo xứ được tiếp nối bởi chương trình văn nghệ do các hội đoàn trong giáo xứ biểu diễn. Chương trình cũng được nhiều anh chị em giáo dân, giới trẻ và thiếu nhi tích cực hưởng ứng.
Mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mừng Bổn Mạng Giáo xứ Thị Nghè và các Hội đoàn là cơ hội để mỗi chúng ta sống Năm Thánh 2010 theo gương của Mẹ. Xin Mẹ thương giúp chúng con.
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nói: “Chúng tôi đang làm việc để mở quan hệ ngoại giao'' với Vatican.
Nguyễn Long Thao
11:00 09/12/2009
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết: “Chúng tôi đang làm việc để mở quan hệ ngoại giao" với Vatican
VATICAN CITY 9/12/09.- Theo tin của thông tấn xã AP, Chủ Tịch Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết đã dành cho nhật báo Corriere della Sera phát hành ở Milan, Ý một cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện tại Hà Nội vào ngày thứ Ba, một ngày trước khi Chủ Tịch Triết lên đường sang Ý
Tuyên bố với nhật báo Corriere della Sera, Ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ông nói nguyên văn như sau: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican” "We are working to open diplomatic relations with the Vatican”)
Được biết trong chuyến công du Ý, Chủ Tịch Triết sẽ có cuộc hội kiến với ĐGH Bênêđictô XVI tại Vatican vào ngày 11/12/2009.
Vào đầu năm nay, ĐGH bày tỏ muốn có quan hệ “lành mạnh “ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bản tin phát đi tuần này, đài phát thanh Vatican nói chính quyền Việt Nam vẫn đòi hỏi các bộ nhiệm vào các chức vụ của Giáo Hội VN phải có sự chấp thuận của chính quyền trước. Đaì phát thanh Vatican cũng nói thêm trong những năm gần đây mối liên hệ giữa chính quyền và Giáo Hội Công Giáo đã trở nên nồng ấm hơn, các hoạt động của các cộng đồng Công Giáo cũng bớt bị hạn chế hơn.
Trả lời câu hỏi về niềm tin tôn giáo, Chủ Tịch nguyễn Minh Triết cho tờ Corriere della Sera biết ông là người vô thần nhưng ông có đi nhà thờ và chùa mà theo nguyên văn lời ông lý do là vì: “Tôi nhận thấy giá trị văn hóa trong các buổi lễ tôn giáo” ( I recognize the cultural value" of religious feasts)
Cộng Đồng Công Giáo tại Việt Nam đang hy vọng cuộc gặp gỡ giữa Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và ĐGH Bênêđictô XVI sẽ đưa đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời là dịp để ĐGH có thể viếng thăm Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số công giáo đông vào hàng thứ hai tại châu Á, chỉ sau Phi Luật Tân.
Tưởng cũng nên nói thêm, giữa chính quyền Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam vẫn có những xung đột về quyền sở hữu tài sản mà nhiều khi chính quyền đã dùng bạo lực để trấn áp giáo dân.
VATICAN CITY 9/12/09.- Theo tin của thông tấn xã AP, Chủ Tịch Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết đã dành cho nhật báo Corriere della Sera phát hành ở Milan, Ý một cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện tại Hà Nội vào ngày thứ Ba, một ngày trước khi Chủ Tịch Triết lên đường sang Ý
Tuyên bố với nhật báo Corriere della Sera, Ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ông nói nguyên văn như sau: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican” "We are working to open diplomatic relations with the Vatican”)
Được biết trong chuyến công du Ý, Chủ Tịch Triết sẽ có cuộc hội kiến với ĐGH Bênêđictô XVI tại Vatican vào ngày 11/12/2009.
Vào đầu năm nay, ĐGH bày tỏ muốn có quan hệ “lành mạnh “ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bản tin phát đi tuần này, đài phát thanh Vatican nói chính quyền Việt Nam vẫn đòi hỏi các bộ nhiệm vào các chức vụ của Giáo Hội VN phải có sự chấp thuận của chính quyền trước. Đaì phát thanh Vatican cũng nói thêm trong những năm gần đây mối liên hệ giữa chính quyền và Giáo Hội Công Giáo đã trở nên nồng ấm hơn, các hoạt động của các cộng đồng Công Giáo cũng bớt bị hạn chế hơn.
Trả lời câu hỏi về niềm tin tôn giáo, Chủ Tịch nguyễn Minh Triết cho tờ Corriere della Sera biết ông là người vô thần nhưng ông có đi nhà thờ và chùa mà theo nguyên văn lời ông lý do là vì: “Tôi nhận thấy giá trị văn hóa trong các buổi lễ tôn giáo” ( I recognize the cultural value" of religious feasts)
Cộng Đồng Công Giáo tại Việt Nam đang hy vọng cuộc gặp gỡ giữa Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và ĐGH Bênêđictô XVI sẽ đưa đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời là dịp để ĐGH có thể viếng thăm Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số công giáo đông vào hàng thứ hai tại châu Á, chỉ sau Phi Luật Tân.
Tưởng cũng nên nói thêm, giữa chính quyền Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam vẫn có những xung đột về quyền sở hữu tài sản mà nhiều khi chính quyền đã dùng bạo lực để trấn áp giáo dân.
Giáo họ Phú Xuân: Ngày Xuân giữa Mùa Đông
Pet Trần
11:07 09/12/2009
THUẬN NGHĨA -Ngày 08/12/2009 tại giáo họ Phú Xuân, giáo xứ Phú xuân, giáo hạt Thuận Nghĩa, đã diễn ra Thánh lễ quan thầy mừng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong khí trời se lạnh của buổi sáng mùa đông Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm sốt sáng. Với sự hiện diện của Linh mục G.b Nguyễn Huy Hoàng và đông đảo bà con trong và ngoài giáo họ, cũng như ân nhân quý khách gần xa.
Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng ngày hôm nay người Cha già của giáo xứ như phấn chấn hơn trong niềm vui của con cái mình. Chia sẽ trong thánh lễ ngài đã nói đến những ân huệ cao vời mà thiên chúa đã dành cho Mẹ, và mẹ là quà tặng tình yêu mà thiên chúa đã dành cho nhân loại: Đức Kitô nhập thể làm người nơi cung lòng của một người nữ có tên là MARIA. Đức trinh nữ được chọn lựa và cất nhắc giữa muôn vàn người nữ trên trái đất. Do đó, Thiên Chúa đã dành cho Đức Mẹ muôn vàn ơn huệ mà không ai trên trần thế đã có được. Một trong những đặc ân ấy là ơn làm Mẹ Thiên Chúa và ơn vô nhiễm nguyên tội. Vì làm Mẹ của Đức Kitô, Mẹ Maria đã được ơn trinh thai vẹn tuyền, cả con người của Mẹ hoàn toàn trong trắng tuyệt mỹ. Với ơn vô nhiễm, Mẹ Maria không chỉ được sạch mọi tội, nhưng Mẹ còn được tràn đầy ơn phước. Ơn huệ cao vời vô nhiễm của Mẹ phải đợi tới ngày 8 tháng 12 năm 1854 khi Đức Giáo Hoàng Piô IX nhân danh quyền vô ngộ của Tòa Thánh Phêrô tuyên bố tín điều: “Đức Mẹ Vô Nhiễm”, tin tưởng tuyệt đối vào sự trắng trong của Mẹ và ca ngợi Mẹ vì ơn huệ quá tuyệt vời Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội quả đã được vén lộ ngay từ những trang đầu của Sách Khởi Nguyên và lời sứ thần Gabrien trong ngày Truyền Tin cho Mẹ đã nói lên ơn huệ cao vời của Mẹ: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà. Niềm hân hoan của tín điều vô nhiễm được Mẹ xác nhận công khai, rõ ràng và trang trọng vào ngày 25/ 3/ 1858 khi Đức Mẹ hiện ra với Bernadette tại Lộ Đức và tiết lộ: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Thiên Chúa đã chọn Mẹ, đã ban cho Mẹ những đặc ân cao vời nhất. Điều đó chứng tỏ Mẹ thật xứng đáng làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Mẹ là quà tặng tình yêu vô biên của Thiên Chúa cho nhân loại. Mẹ là của quí hóa nhất múc từ sự khôn ngoan và quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa
Về với Phú Xuân trong những ngày này bạn sẽ gặp một bầu không khí nô nức của bà con giáo dân nơi đây. Ngôi thánh đường nhỏ mới được quét lại màu sơn trắng mới, những lá cờ vàng trắng tung bay trền bầu trời của xứ sở miên trung du. Tiếp xúc với con người nơi đây, bạn sẽ thấy được sự chất phát mộc mạc và rất đỗi thân thương của người dân vùng quê thanh bình. Cuộc sống của những người dân nơi đây gắn liền với những cánh đồng nhỏ quanh những triền đồi, những nương ngô rãy sắn. Một ngày bắt đầu với lời kinh ban mai và kết thúc với tiếng chuông nhà thờ lúc hoàng hôn buông xuống.
Mặc dù vẫn còn đó những khó khăn về kinh tế nhưng bà con nơi đây rất coi trọng việc học tập của con em mình. Hầu hết con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Trong giáo họ hôm nay đã có những bạn trẻ quảng đại, đáp lại lời mời goi của Thiên Chúa, của Giáo Hội và tha nhân dấn thân ra đi trên con đường dâng hiến.
Phú Xuân là một giáo xứ nhỏ nằm về phía tây nam của huyện Quỳnh Lưu. Được thành lập vào năm 1918 tách từ giáo xứ mẹ Thuận nghĩa. Các giáo họ trong giáo xứ gồm có Phú xuân(Đồng Lầy), Quang Tĩnh, Phú Quang và Đồng Ầm. Được biết nhân danh cửa giáo họ đến nay là 600.
Khi khai sinh ra giáo họ các bậc tiền bối đã chon cái tên Phú Xuân với hy vọng giáo họ, giáo xứ luôn có được sự trù phú và tươi mới. Chúc cho giáo họ luôn “Phú” và rạng người như “Xuân” về phần hồn cũng như phần xác.
Nhờ lời chuyển cầu và noi gương Mẹ Quan Thầy ước mong mọi thành phần trong giáo họ sống yêu thương nâng đỡ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thường ngày để qua đó làm chứng nhân tin mừng giữa môi trường sống của mình.
Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng ngày hôm nay người Cha già của giáo xứ như phấn chấn hơn trong niềm vui của con cái mình. Chia sẽ trong thánh lễ ngài đã nói đến những ân huệ cao vời mà thiên chúa đã dành cho Mẹ, và mẹ là quà tặng tình yêu mà thiên chúa đã dành cho nhân loại: Đức Kitô nhập thể làm người nơi cung lòng của một người nữ có tên là MARIA. Đức trinh nữ được chọn lựa và cất nhắc giữa muôn vàn người nữ trên trái đất. Do đó, Thiên Chúa đã dành cho Đức Mẹ muôn vàn ơn huệ mà không ai trên trần thế đã có được. Một trong những đặc ân ấy là ơn làm Mẹ Thiên Chúa và ơn vô nhiễm nguyên tội. Vì làm Mẹ của Đức Kitô, Mẹ Maria đã được ơn trinh thai vẹn tuyền, cả con người của Mẹ hoàn toàn trong trắng tuyệt mỹ. Với ơn vô nhiễm, Mẹ Maria không chỉ được sạch mọi tội, nhưng Mẹ còn được tràn đầy ơn phước. Ơn huệ cao vời vô nhiễm của Mẹ phải đợi tới ngày 8 tháng 12 năm 1854 khi Đức Giáo Hoàng Piô IX nhân danh quyền vô ngộ của Tòa Thánh Phêrô tuyên bố tín điều: “Đức Mẹ Vô Nhiễm”, tin tưởng tuyệt đối vào sự trắng trong của Mẹ và ca ngợi Mẹ vì ơn huệ quá tuyệt vời Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội quả đã được vén lộ ngay từ những trang đầu của Sách Khởi Nguyên và lời sứ thần Gabrien trong ngày Truyền Tin cho Mẹ đã nói lên ơn huệ cao vời của Mẹ: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà. Niềm hân hoan của tín điều vô nhiễm được Mẹ xác nhận công khai, rõ ràng và trang trọng vào ngày 25/ 3/ 1858 khi Đức Mẹ hiện ra với Bernadette tại Lộ Đức và tiết lộ: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Thiên Chúa đã chọn Mẹ, đã ban cho Mẹ những đặc ân cao vời nhất. Điều đó chứng tỏ Mẹ thật xứng đáng làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Mẹ là quà tặng tình yêu vô biên của Thiên Chúa cho nhân loại. Mẹ là của quí hóa nhất múc từ sự khôn ngoan và quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa
Mặc dù vẫn còn đó những khó khăn về kinh tế nhưng bà con nơi đây rất coi trọng việc học tập của con em mình. Hầu hết con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Trong giáo họ hôm nay đã có những bạn trẻ quảng đại, đáp lại lời mời goi của Thiên Chúa, của Giáo Hội và tha nhân dấn thân ra đi trên con đường dâng hiến.
Phú Xuân là một giáo xứ nhỏ nằm về phía tây nam của huyện Quỳnh Lưu. Được thành lập vào năm 1918 tách từ giáo xứ mẹ Thuận nghĩa. Các giáo họ trong giáo xứ gồm có Phú xuân(Đồng Lầy), Quang Tĩnh, Phú Quang và Đồng Ầm. Được biết nhân danh cửa giáo họ đến nay là 600.
Khi khai sinh ra giáo họ các bậc tiền bối đã chon cái tên Phú Xuân với hy vọng giáo họ, giáo xứ luôn có được sự trù phú và tươi mới. Chúc cho giáo họ luôn “Phú” và rạng người như “Xuân” về phần hồn cũng như phần xác.
Nhờ lời chuyển cầu và noi gương Mẹ Quan Thầy ước mong mọi thành phần trong giáo họ sống yêu thương nâng đỡ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thường ngày để qua đó làm chứng nhân tin mừng giữa môi trường sống của mình.
Tân Tổng Giám Mục giáo phận Birmingham với những liên hệ đặc biệt cho Cộng đoàn Công giáo Việt Nam
Đoàn Xuân Lộc
11:20 09/12/2009
ANH QUỐC - Thánh lễ nhậm chức Tổng Giám Mục (TGM) Birmingham của Đức Cha (ĐC) Bernard Longley đã diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa St. Chad, Birmingham ngày 8 tháng 12, đúng ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – một trong hai lễ Quan thầy của Tổng giáo phận Birmingham.
Sứ thần Tòa Thánh tại Anh, Đức Tổng giám mục (ĐTGM) Faustino Sainz Munoz, Đức hồng y (ĐHY) Cormac Murphy-O’Connor, nguyên TGM Westminster, ĐC Vincent Nichols, TGM Westminster và Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Anh và Xứ Wales, nhiều giám mục, hơn 300 linh mục, và đại diện giáo dân thuộc các giáo phận Westminster, Birmingham cũng như nhiều giáo phận khác tại Anh và xứ Wales đã tới chia vui, chúc mừng Đức tân TGM và tham dự thánh lễ nhận chức này.
Nhưng có thể nói người vui nhất là linh mục, tu sỹ và giáo dân Birmingham, vì sau một thời gian chờ đợi, kể từ khi ĐTGM Vincent Nichols được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm TGM Westminster, họ chính thức có được một vị chủ chăn mới – một người có tiếng là rất thánh thiện, khiêm tốn, nhẹ nhàng, và rất dễ gần.
Vị ‘mục tử đích thực’
Khi hay tin về việc ĐC Bernard Longley được ĐTC bổ nhiệm làm TGM Birmingham, ĐTGM Vincent Nicols đã nói: “Linh mục, tu sỹ và giáo dân trong tổng giáo phận (Birmingham) sẽ cảm nhận được những phẩm chất cao quý nơi Ngài. Đó là sự nhẹ nhàng và nhạy cảm, tính cương quyết và sự thông minh, đức tin sâu đậm, và luôn sẵn sàng lắng nghe”.
Tại Thánh lễ nhậm chức, ĐHY Cormac Murphy-O’Connor người đã truyền chức linh mục, sau đó là giám mục cho ĐC Bernard và cũng là người mà ĐC Bernard làm phụ tá trong 6 năm tại Westminster đã nói về Đức tân TGM Bernard: “Tất cả những gì mà ĐC làm trong việc phục vụ Giáo hội, Ngài làm với sự khôn ngoan, với tất cả tâm huyết và luôn luôn với sự ân cần. Tôi nghĩ tổng giáo phận Birmingham rất may mắn được có Ngài làm tân TGM”.
Những phẩm chất đó của ĐC Bernard không xa lạ gì với những ai đã có dịp gặp Ngài. Theo linh mục Phêrô Trần Văn Khuê, thuộc Dòng Mẹ Về Trời, người được ĐC Bernard thụ phong linh mục tại giáo xứ Bethnal Green, Tây London năm 2006, ĐC Bernard là “một giám mục rất thánh thiện, khiêm tốn, dễ gần và trẻ trung”.
Đó cũng là lý do tại sao, linh mục Thomas O’Brien, người đã có nhiều dịp gặp ĐC Bernard khi Ngài làm Giám mục Phụ tá Westminster và phụ trách các xứ thuộc phía Đông London, cho biết: “Nhiều người ở phía Đông London nơi ĐC Bernard đã từng sống và làm việc mục vụ cũng như nhiều nơi khác trong Giáo phận đều rất buồn khi hay tin Ngài sẽ rời họ. Họ buồn không phải vì họ ghen tỵ Ngài trở thành Giám mục Birmingham. Họ buồn khi Ngài rời họ chỉ vì đối với họ Ngài là một vị mục tử thực sự”.
Cha Thomas cho biết ngài đã từng nghe những câu bình luận, những lời khen về ĐC Bernard như: ‘Ngài hiểu chúng tôi’, ‘Ngài quan tâm, lo lắng cho chúng tôi’. Linh mục và giáo dân dành cho Ngài một tình cảm đặc biệt như vậy “vì trong các chuyến thăm mục vụ các giáo xứ, Ngài luôn dành thời gian để lắng nghe, để nói chuyện với mọi người. Sau các buổi lễ, các cuộc gặp Ngài thường là người rời sau cùng. Đó cũng là lý do tại sao, các linh mục ai cũng muốn mời Ngài tới thăm và dâng lễ với giáo xứ của mình”.
Cũng theo cha Thomas, ĐC Bernard luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho các linh mục, đến công việc mục vụ, sinh hoạt của họ. Chính vì sự quan tâm ấy, ĐC Bernard thường được ví như là ‘linh mục của các linh mục’.
Cha Thomas cũng cho biết ĐC Bernard là một người “rất khiêm tốn, kính cẩn, độ lượng. Sau mỗi chuyến thăm mục vụ tới các giáo xứ, Ngài đều viết lá thư cám ơn”. Một cử chỉ làm cho cha Khuê cũng như những ai tham dự thánh lễ truyền chức của cha Khuê là sau khi cử hành xong nghi thức thụ phong, ĐC Bernard đã quỳ xuống trước tân linh mục và khiêm tốn xin nhận phép lành đầu tay.
Vì những phẩm chất đó, theo cha Thomas, ĐC Bernard “đúng là một vị mục tử đích thực. Những gì chúng tôi mất thì Birmingham lại được hưởng”.
Với cộng đoàn Việt Nam
Đức tân TGM Birmingham không phải là người xa lạ với Cộng đoàn Công giáo Việt Nam London. Vì Trung tâm Mục vụ và Nhà thờ Việt Nam nằm ở phía Đông London, vùng Ngài được giao phụ trách khi Ngài làm Giám mục Phụ tá Westminster, Ngài thường lui tới cộng đoàn Công giáo London vào các dịp lễ lớn.
Cha Paul Huỳnh Chánh cho biết: “Năm nào ĐC Bernard cũng tới thăm, dâng lễ cho cộng đoàn Việt Nam. Khi thì Ngài tới Trung tâm mục vụ Poplar để cho các em rước lễ lần đầu, khi thì Ngài tới Nhà thờ (tại Bow Common Lane) để ban phép Thêm sức hay mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam”.
Rời Westminster về làm TGM ở Birmingham chắc Ngài không còn có dịp để ghé thăm cộng đoàn VN London. Nhưng xa công đoàn Việt Nam London, Ngài lại có dịp biết đến một cộng đoàn Việt Nam khác tại Birmingham vì Birmingham cũng là nơi có cộng đoàn Việt Nam lớn thứ hai tại Anh Quốc. Ngoài ra, có không ít linh mục, tu sỹ và chủng sinh Việt Nam đang làm việc, đang học tại giáo phận Birmingham.
Hơn nữa, trước đây Ngài lui tới cộng đoàn VN London chỉ vì Nhà thờ và Trung tâm Mục vụ của cộng đoàn London nằm trong vùng Ngài được giao phụ trách. Còn bây giờ, với tư cách là TGM Birmingham, Ngài sẽ trực tiếp coi sóc và làm việc với các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân Việt Nam trong tổng giáo phận mới của Ngài. Với cương vị và chức vụ mới, chắc chắn Ngài sẽ có nhiều dịp để gặp gỡ và thăm viếng giáo dân, chủng sinh, tu sỹ và đặc biệt linh mục Việt Nam đang sống và làm việc trong giáo phận của Ngài.
Và cũng như bao người khác tại TGP Birmingham, cộng đoàn Việt Nam tại Birmingham rất vui mừng trước việc Ngài được bổ nhiệm làm TGM của mình.
ĐC Bernard Longley sinh ngày 5 tháng Tư năm 1955. Ngài được thụ phong linh mục ngày 12 tháng 12 năm 1981. Ngày 24 tháng Giêng năm 2003, Ngài được thụ phong Giám mục và bổ nhiệm Giám mục phụ tá Westminster tháng. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ngài được Đức Thánh Cha ĐTC XVI bổ nhiệm làm TGM Birmingham, thay thế ĐTGM Vincent Nichols.
ĐC Bernard Longley là vị TGM thứ 9 của Birmingham – Tổng giáo phận (TGP) lớn và quan trọng thứ hai tại Anh và Xứ Wales, sau Westminster.
Và với tư cách là TGM Birmingham, một công việc quan trọng mà Ngài sẽ đảm nhiệm là chuẩn bị cho việc Phong chân phước ĐHY John Henry Newman và chuyến viếng thăm của ĐTC tới Birmingham trong dịp ĐTC viếng thăm nước Anh năm tới.
Nhưng có thể nói người vui nhất là linh mục, tu sỹ và giáo dân Birmingham, vì sau một thời gian chờ đợi, kể từ khi ĐTGM Vincent Nichols được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm TGM Westminster, họ chính thức có được một vị chủ chăn mới – một người có tiếng là rất thánh thiện, khiêm tốn, nhẹ nhàng, và rất dễ gần.
Vị ‘mục tử đích thực’
Khi hay tin về việc ĐC Bernard Longley được ĐTC bổ nhiệm làm TGM Birmingham, ĐTGM Vincent Nicols đã nói: “Linh mục, tu sỹ và giáo dân trong tổng giáo phận (Birmingham) sẽ cảm nhận được những phẩm chất cao quý nơi Ngài. Đó là sự nhẹ nhàng và nhạy cảm, tính cương quyết và sự thông minh, đức tin sâu đậm, và luôn sẵn sàng lắng nghe”.
Tại Thánh lễ nhậm chức, ĐHY Cormac Murphy-O’Connor người đã truyền chức linh mục, sau đó là giám mục cho ĐC Bernard và cũng là người mà ĐC Bernard làm phụ tá trong 6 năm tại Westminster đã nói về Đức tân TGM Bernard: “Tất cả những gì mà ĐC làm trong việc phục vụ Giáo hội, Ngài làm với sự khôn ngoan, với tất cả tâm huyết và luôn luôn với sự ân cần. Tôi nghĩ tổng giáo phận Birmingham rất may mắn được có Ngài làm tân TGM”.
Những phẩm chất đó của ĐC Bernard không xa lạ gì với những ai đã có dịp gặp Ngài. Theo linh mục Phêrô Trần Văn Khuê, thuộc Dòng Mẹ Về Trời, người được ĐC Bernard thụ phong linh mục tại giáo xứ Bethnal Green, Tây London năm 2006, ĐC Bernard là “một giám mục rất thánh thiện, khiêm tốn, dễ gần và trẻ trung”.
Đó cũng là lý do tại sao, linh mục Thomas O’Brien, người đã có nhiều dịp gặp ĐC Bernard khi Ngài làm Giám mục Phụ tá Westminster và phụ trách các xứ thuộc phía Đông London, cho biết: “Nhiều người ở phía Đông London nơi ĐC Bernard đã từng sống và làm việc mục vụ cũng như nhiều nơi khác trong Giáo phận đều rất buồn khi hay tin Ngài sẽ rời họ. Họ buồn không phải vì họ ghen tỵ Ngài trở thành Giám mục Birmingham. Họ buồn khi Ngài rời họ chỉ vì đối với họ Ngài là một vị mục tử thực sự”.
Cha Thomas cho biết ngài đã từng nghe những câu bình luận, những lời khen về ĐC Bernard như: ‘Ngài hiểu chúng tôi’, ‘Ngài quan tâm, lo lắng cho chúng tôi’. Linh mục và giáo dân dành cho Ngài một tình cảm đặc biệt như vậy “vì trong các chuyến thăm mục vụ các giáo xứ, Ngài luôn dành thời gian để lắng nghe, để nói chuyện với mọi người. Sau các buổi lễ, các cuộc gặp Ngài thường là người rời sau cùng. Đó cũng là lý do tại sao, các linh mục ai cũng muốn mời Ngài tới thăm và dâng lễ với giáo xứ của mình”.
Cũng theo cha Thomas, ĐC Bernard luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho các linh mục, đến công việc mục vụ, sinh hoạt của họ. Chính vì sự quan tâm ấy, ĐC Bernard thường được ví như là ‘linh mục của các linh mục’.
Cha Thomas cũng cho biết ĐC Bernard là một người “rất khiêm tốn, kính cẩn, độ lượng. Sau mỗi chuyến thăm mục vụ tới các giáo xứ, Ngài đều viết lá thư cám ơn”. Một cử chỉ làm cho cha Khuê cũng như những ai tham dự thánh lễ truyền chức của cha Khuê là sau khi cử hành xong nghi thức thụ phong, ĐC Bernard đã quỳ xuống trước tân linh mục và khiêm tốn xin nhận phép lành đầu tay.
Vì những phẩm chất đó, theo cha Thomas, ĐC Bernard “đúng là một vị mục tử đích thực. Những gì chúng tôi mất thì Birmingham lại được hưởng”.
Với cộng đoàn Việt Nam
Đức tân TGM Birmingham không phải là người xa lạ với Cộng đoàn Công giáo Việt Nam London. Vì Trung tâm Mục vụ và Nhà thờ Việt Nam nằm ở phía Đông London, vùng Ngài được giao phụ trách khi Ngài làm Giám mục Phụ tá Westminster, Ngài thường lui tới cộng đoàn Công giáo London vào các dịp lễ lớn.
Cha Paul Huỳnh Chánh cho biết: “Năm nào ĐC Bernard cũng tới thăm, dâng lễ cho cộng đoàn Việt Nam. Khi thì Ngài tới Trung tâm mục vụ Poplar để cho các em rước lễ lần đầu, khi thì Ngài tới Nhà thờ (tại Bow Common Lane) để ban phép Thêm sức hay mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam”.
Rời Westminster về làm TGM ở Birmingham chắc Ngài không còn có dịp để ghé thăm cộng đoàn VN London. Nhưng xa công đoàn Việt Nam London, Ngài lại có dịp biết đến một cộng đoàn Việt Nam khác tại Birmingham vì Birmingham cũng là nơi có cộng đoàn Việt Nam lớn thứ hai tại Anh Quốc. Ngoài ra, có không ít linh mục, tu sỹ và chủng sinh Việt Nam đang làm việc, đang học tại giáo phận Birmingham.
Hơn nữa, trước đây Ngài lui tới cộng đoàn VN London chỉ vì Nhà thờ và Trung tâm Mục vụ của cộng đoàn London nằm trong vùng Ngài được giao phụ trách. Còn bây giờ, với tư cách là TGM Birmingham, Ngài sẽ trực tiếp coi sóc và làm việc với các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân Việt Nam trong tổng giáo phận mới của Ngài. Với cương vị và chức vụ mới, chắc chắn Ngài sẽ có nhiều dịp để gặp gỡ và thăm viếng giáo dân, chủng sinh, tu sỹ và đặc biệt linh mục Việt Nam đang sống và làm việc trong giáo phận của Ngài.
Và cũng như bao người khác tại TGP Birmingham, cộng đoàn Việt Nam tại Birmingham rất vui mừng trước việc Ngài được bổ nhiệm làm TGM của mình.
ĐC Bernard Longley sinh ngày 5 tháng Tư năm 1955. Ngài được thụ phong linh mục ngày 12 tháng 12 năm 1981. Ngày 24 tháng Giêng năm 2003, Ngài được thụ phong Giám mục và bổ nhiệm Giám mục phụ tá Westminster tháng. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ngài được Đức Thánh Cha ĐTC XVI bổ nhiệm làm TGM Birmingham, thay thế ĐTGM Vincent Nichols.
ĐC Bernard Longley là vị TGM thứ 9 của Birmingham – Tổng giáo phận (TGP) lớn và quan trọng thứ hai tại Anh và Xứ Wales, sau Westminster.
Và với tư cách là TGM Birmingham, một công việc quan trọng mà Ngài sẽ đảm nhiệm là chuẩn bị cho việc Phong chân phước ĐHY John Henry Newman và chuyến viếng thăm của ĐTC tới Birmingham trong dịp ĐTC viếng thăm nước Anh năm tới.
Chúc mừng Giáo phận Phát Diệm có 6 tân linh mục
GP Phát Diệm
11:40 09/12/2009
PHÁT DIỆM - Vào hồi 9 giờ sáng thứ Tư, 09-12-2009, tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm đã cử hành thánh lễ truyền chức cho 6 tân linh mục:
1. Phêrô Nguyễn Văn Chuyển
2. Phêrô Lê Minh Hòe
3. Phêrô Nguyễn Trung Kiên
4. Gioan Đinh Công Lịch
5. Vinhsơn Lê Văn Minh
6. Giuse Nguyễn Văn Yêm
Đây là các thày thuộc lớp 2002-Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, mãn khóa tháng 06 năm 2009.
Cùng đồng tế có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức cha Lô-ren-xô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội; và hơn 100 linh mục, phó tế đến từ các giáo phận. Đông đảo nam nữ tu sĩ và hàng nghìn tín hữu đã hiệp dâng thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng. Thánh lễ kết thúc lúc 11g15.
Giáo phận Phát Diệm vui mừng tạ ơn Chúa vì có thêm thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
2. Phêrô Lê Minh Hòe
3. Phêrô Nguyễn Trung Kiên
4. Gioan Đinh Công Lịch
5. Vinhsơn Lê Văn Minh
6. Giuse Nguyễn Văn Yêm
Đây là các thày thuộc lớp 2002-Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, mãn khóa tháng 06 năm 2009.
Cùng đồng tế có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức cha Lô-ren-xô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội; và hơn 100 linh mục, phó tế đến từ các giáo phận. Đông đảo nam nữ tu sĩ và hàng nghìn tín hữu đã hiệp dâng thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng. Thánh lễ kết thúc lúc 11g15.
Giáo phận Phát Diệm vui mừng tạ ơn Chúa vì có thêm thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
Linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm |
Đức TGM Hà Nội sắp phong chức Linh mục cho 14 Phó tế
LM Gioan Lê Trọng Cung
11:51 09/12/2009
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Kính thưa quý cha, quý nam nữ tu sĩ cùng toàn thể anh chị em giáo hữu Giáo phận Hà Nội.
Văn phòng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội trân trọng thông báo:
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám Mục Hà Nội - đã quyết định phong chức linh mục cho các thầy Phó tế có tên sau đây:
1. Gioan Nguyễn Trọng Viên
Sinh ngày: 24/12/1971, thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội
2. Phêrô Lại Quang Trung
Sinh ngày: 28/6/1973, thuộc giáo xứ Hàm Long, Hà Nội
3. Phaolô Nguyễn Huy Trình
Sinh ngày: 28/10/1973, thuộc giáo xứ Phùng Khoang, Hà Nội
4. Gioan B. Vũ Mạnh Thái
Sinh ngày: 26/10/1974, thuộc giáo xứ Tân Độ, Hà Nội
5. Fx. Nguyễn Văn Xuân
Sinh ngày: 28/12/1975, thuộc giáo xứ Từ Châu, Hà Nội
6. Antôn Phạm Văn Giảng
Sinh ngày: 20/6/1976, thuộc giáo xứ Hà Thao, Hà Nội
7. Giuse Nguỵ Thành Khương
Sinh ngày: 27/01/1971, thuộc giáo xứ Quan Hạ, Hà Nam
8. Giuse Đỗ Hữu Thoả
Sinh ngày: 26/4/1973, thuộc giáo xứ Bút Sơn, Hà Nam
9. Giuse Nguyễn Văn Ngọc
Sinh ngày: 08/01/1974, thuộc giáo xứ Đồng Phú, Hà Nam
10. Giuse Phạm Văn Tụ
Sinh ngày: 24/5/1973, thuộc giáo xứ An Lộc, Nam Định
11. Giuse Mai Hữu Phê
Sinh ngày: 19/12/1975, thuộc giáo xứ Đại Lại, Nam Định
12. Giuse Vũ Hào Quang
Sinh ngày: 29/4/1976, thuộc giáo xứ Gia Trạng, Nam Định
13. Giuse Hoàng Minh Giám
Sinh ngày: 09/01/1979, thuộc giáo xứ Lập Thành, Nam Định
14. Giuse Trần Viết Tiềm
Sinh ngày: 12/02/1980, thuộc giáo xứ Phú ốc, Nam Định
Lễ Phong chức sẽ được tổ chức vào hồi 9giờ30, ngày 22 tháng 12 năm 2009 tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội.
Xin quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng anh chị em giáo hữu cầu nguyện cho các thầy, và nếu có thầy nào không xứng đáng thì buộc phải trình cho Bề Trên được biết.
TL.Đức Tổng Giám mục hà Nội
Chánh Văn Phòng
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Kính thưa quý cha, quý nam nữ tu sĩ cùng toàn thể anh chị em giáo hữu Giáo phận Hà Nội.
Văn phòng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội trân trọng thông báo:
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám Mục Hà Nội - đã quyết định phong chức linh mục cho các thầy Phó tế có tên sau đây:
1. Gioan Nguyễn Trọng Viên
Sinh ngày: 24/12/1971, thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội
2. Phêrô Lại Quang Trung
Sinh ngày: 28/6/1973, thuộc giáo xứ Hàm Long, Hà Nội
3. Phaolô Nguyễn Huy Trình
Sinh ngày: 28/10/1973, thuộc giáo xứ Phùng Khoang, Hà Nội
4. Gioan B. Vũ Mạnh Thái
Sinh ngày: 26/10/1974, thuộc giáo xứ Tân Độ, Hà Nội
5. Fx. Nguyễn Văn Xuân
Sinh ngày: 28/12/1975, thuộc giáo xứ Từ Châu, Hà Nội
6. Antôn Phạm Văn Giảng
Sinh ngày: 20/6/1976, thuộc giáo xứ Hà Thao, Hà Nội
7. Giuse Nguỵ Thành Khương
Sinh ngày: 27/01/1971, thuộc giáo xứ Quan Hạ, Hà Nam
8. Giuse Đỗ Hữu Thoả
Sinh ngày: 26/4/1973, thuộc giáo xứ Bút Sơn, Hà Nam
9. Giuse Nguyễn Văn Ngọc
Sinh ngày: 08/01/1974, thuộc giáo xứ Đồng Phú, Hà Nam
10. Giuse Phạm Văn Tụ
Sinh ngày: 24/5/1973, thuộc giáo xứ An Lộc, Nam Định
11. Giuse Mai Hữu Phê
Sinh ngày: 19/12/1975, thuộc giáo xứ Đại Lại, Nam Định
12. Giuse Vũ Hào Quang
Sinh ngày: 29/4/1976, thuộc giáo xứ Gia Trạng, Nam Định
13. Giuse Hoàng Minh Giám
Sinh ngày: 09/01/1979, thuộc giáo xứ Lập Thành, Nam Định
14. Giuse Trần Viết Tiềm
Sinh ngày: 12/02/1980, thuộc giáo xứ Phú ốc, Nam Định
Lễ Phong chức sẽ được tổ chức vào hồi 9giờ30, ngày 22 tháng 12 năm 2009 tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội.
Xin quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng anh chị em giáo hữu cầu nguyện cho các thầy, và nếu có thầy nào không xứng đáng thì buộc phải trình cho Bề Trên được biết.
TL.Đức Tổng Giám mục hà Nội
Chánh Văn Phòng
Tóm lược Quá trình Quan hệ Ngoại giao Vatican và Việt Nam từ Thế Kỷ 16 đến nay
Đỗ Hữu Nghiêm
12:22 09/12/2009
LTS - Nhân Năm Thánh 2010 thư ôn lại lịch sử quan hệ giũa Tòa Thánh Vatican và các chính quyền Việt Nam và nhân đó, nhận thức nội dung các vấn đề bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam vì lợi ích của đất nước và giáo hội Việt Nam. Năm Thánh 2010 mở ra triến vọng một cái nhìn tương quan đúng đắn của chính quyền Việt Nam đối với giáo hội toàn cầu và giáo hội địa phương đễ mỗi bên nhận định chính xác vị trí, bổn phận và trách nhiệm đối với nhau trong lý tưởng phục vụ nhân loại. Xin mời qúi vị độc giả đọc bài viết của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm
I. Những Quan Hệ Đầu Tiên của Vatican Với Việt Nam
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Việt Nam có liên lạc với Vatican từ đời vua Lê Chúa Trịnh vào thế kỷ XVII. Có nhà nghiên cứu cho rằng ngay thời Vua Lê Thế Tông (1572 – 1599), Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ với Vatican, nhưng không nêu ra bàng chứng thuyết phục.
Nhưng sau này nếu Trịnh Tráng là người cho chấp bút và gửi thư cho Giáo Hoàng Urbanô VIII (1568-1644; GH: 1623-1644) thì lá thư đó phải được viết dưới thời vua Lê Thần Tôn đang ở ngôi (1619-1643). Trong phủ Chúa, Trịnh Tráng lên kế vị cha là Trịnh Tùng trong thời gian 1623-1654. Đó là quốc thư bang giao đầu tiên của Triều Đình Nhà Lê (thời Vua Lê Chúa Trịnh) gửi cho Toà Thánh Vatican còn được lưu trữ..
Trang 5 và 6, Cuốn Việt Nam Giáo Sử đã đưa lên website của Dòng Chúa Cửu Thế có chụp hình lá thư này (trích trong sách Biên Liên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội xuất bản năm 1987, trang 308, vỏn vẹn với mấy chi tiết: BNLS, op.cit. trang 308) bằng chũ Hán kèm theo bản dịch bằng chữ Hán dịch âm Hán việt và bản dịch tiếng Việt bây giờ. Tôi có nhờ GS Nguyễn Đức Cung kiểm tra phần nguyên bản chữ Hán, nhưng bản scan nguyên bản lá thư bằng chữ Hán không rõ, nên GS từ chối vì nếu không đọc được nguyên bản thì có thể thiếu chính xác, vì một chữ viết có nhiều cách phát âm mà người chuyên môn không kiểm tra được )
Nội Dung Lá Thư
A. Theo Tác Giả của cuốn Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987 in lại trong website Việt Nam Giáo Sử DCCT
1).Thứ Tự hàng chữ - Phiên Âm Nguyên Bản Hán Tự, chưa chấm câu
01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng tỷ nhị giáo sĩ sui cứu
02- kim phục tuyển nhị vị giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
03- lý chi học nghệ bổn quốc xiển minh thánh giáo nghiệm thập
04- giới tậo trại tam tinh kỳ bối thực kiều ngụ nhị
05- giáo sĩ đẳng tỷ đăng thống bảo mậu dịch hồ thị nộp
06- cống phí nghi số đoan đẳng nhân kỳ đáo dị vật thái
07- ánh vân hù kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
08- thăng củu họ cập văn nhiệm giới tại tam thường phí
09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ dĩ
10- định hỉ thứ cư trú trữ liên quan còn tương sát khôn
11- trực chi giải âm nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
12- tính tiện dân dữu chi nghễ đỗi ư ngôn
13- kê
14- trầm hương nhị cân
15- bạch tê bổ bát thớt
16- Cút nhọn bàn trọng thập cân
17- Bên nhật khác cụ
2). Bản phiên âm Hán Việt bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII có chấm câu
01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng, tỷ nhị giáo sĩ sai cửu
02- giáo. Kim phục tuyển nhi giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
03- Lý chi học nghệ - Bổn quốc xiển minh Thánh giáo, nghiệm thập
04- giới tổng tập trại tam. Tinh kỳ bối thực, kiều nay nhị
05- giáo sĩ đẳng, tỷ đặng thông bảo, mậu dịch hồ thị nộp
06- cống phỉ nghi số đoan đẳng nhân kỷ đáo dị vật thái
07- ánh vân hù, kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
08- thăng củu họ, cập văn nhiệm giới tại tam, thưởng thưởng phỉ
09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ, dĩ
10- định hỉ thứ cư trú, trữ liên quan còn tương sát khôn
11- trực chi giái âm - Nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
12- tình, tiện dân dựu chi nghễ đỗi ư ngôn
13- Kê
14- Trầm hương nhị cân
15- Bạch lê bổ bát thớt
16- Cút nhọn nhất bàn trọng thập cân
17- Bên nhật khác cụ
3). Bản dịch tiếng Việt theo sao ảnh trên
1-... Những lễ vật nhỏ dâng cống như những bức đồ và bình phong để hai giáo sĩ đến xem xét (a)
2- Nay tuyển hai giáo sĩ tinh thông địa lý (b)
3- đến bản quốc để mở mang thánh giáo, dạy
4- mười điều răn tóm về ba mối (c) lại yêu cầu giúp đỡ và cho phép hai giáo sĩ ấy trú ngụ.
5- để được giao hảo, trao đổi hàng hóa và buôn bán với nhau
6- Ngài lại cống kiến mấy thứ lễ vật - Tôi đã nhận được mấy thứ vật lạ
7- đẹp đẽ và đồ tiếp hai giáo sĩ thông thiên văn địa lý ấy
8- thật là cảm kích vô cùng – Tôi cũng đã nghe giáng những điều răm cấm tóm vào ba mối, lấy làm tốt đẹp
9- và mến chuộng lắm, về việc giúp đỡ hai giáo sĩ tôi đã
10- định xong cho cư trú ở nơi dành cho khách phương xa. Ở đó có thể xem hiện tượng của trời đất
11- và xét nghiệm điềm lành. Việc giao hòa buôn bán là thuận lòng
12- và cần cho sự tiện dụng của dân, hà tất phải nói. Nay kính thư
13- Kê
14- Trầm hương hai cân
15- Vải trắng nhuyễn tám tấm
16- Cốt nhục 1 xâu nặng mười cận
17- Ngày này khác đủ
Chú thích
(a) Hai giáo sĩ đó là Juliano Baldinotti va Juliano Piani
(b) Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez
(c) Ba mối đó là ba nhân đức Tin Cậy Mến
B. Có thể hiểu gì về nội dung lá thư kia nếu lá thư kia là chính xác theo giải thích của tác giả BNLS?
Triều vua Lê Chúa Trịnh đã đón nhận hai nhà truyền giáo tinh thông địa lý và dĩ nhiên hiểu nhiểu về giáo lý Công giáo thời đó, chủ yếu là lòng tin cậy mến đối với Thiên Chúa và con người.
Các nhà truyền giáo Dòng Tên thời đó muốn làm đẹp lòng các vua Chúa Việt Nam, và chinh phục thiện cảm của cộng đoàn mình tiếp xúc, thường mang theo lễ vật dâng lên cách vua chúa trước khi lo việc truyền đạo.
Theo chú giải, người ta hiểu vào thời điểm đó chính hai vị giáo sĩ truyền đạo là linh mục Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez
Nhưng về phía vua chúa đất Việt, việc buôn bán được xem la chính yếu. Và lễ vật giao dịch thường thấy lúc đó về phía Việt Nam là trầm hương, vải mặcc và nhãn nhục (?)
II. Một Chuyến Đi Chuẩn Bị của Tòa Thánh trong Năm 1922-23
Đặc Sứ Khâm Sai Tòa Thánh Henry Lécroart, Dòng Tên (1922-1923)
Trước đó, năm 1922, ĐGH PIO XI cử Giám Mục Henry Lécroart, Dòng Tên, Giám Mục Giáo Phận Tcheli hay Chi Li ở Đông Nam Địa Phận Bắc Kinh (chứ không phải Thiên Tân (Tientsin, Trung Hoa như một số nhà nghiên cứu lầm lẫn), làm Khâm Sai Tòa Thánh đi quan sát tình hình các giáo phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn.
Trong cuộc họp tại Phát diệm (Giáo phận Thanh, thành lập năm 1901 đổi tên thành Phát diệm năm 1924) với 11 Giám mục từ 04 đến 09.02.1923 và tại Sàigòn với 7 Giám Mục ngày 20.06.1923 dưới sự chủ tọa của Thanh Tra Tông Tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh), Giám mục Henri Lecroat, Dòng Tên, các Đại diện Tông tòa Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đặt tên các Giáo phận theo tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên trong phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Giáo Hoàng Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Giám mục cho các Linh mục bản xứ.
Theo Tài liệu "An Phong Gia Ðình Biên Ký Tập" (Chroniques de la Famille Alphonsienne của Tỉnh Dòng Sainte Anne de Beaupré, Canada), năm 1923, Ðức Piô XI đặc phái Ðức Cha Henri Lecroart Dòng Tên, Giám Mục Ðịa phận Tcheli Ðông Nam Trung Hoa, làm Khâm sai kinh lược ba kỳ Bắc Trung Nam của Việt Nam thời ấy. Đây chính là hoạt động bắt đầu thời kỳ Đông Dương lập bang giao chính thức với Vatican.
[Giám mục Henry Lécroart, Dòng Tên, làm giám mục kế vị giáo phận tông tòa Sienhsien (Xianxian), hiệu tòa Anchialus ngày 23 tháng 12 năm 1919, từ nhiệm ngày 2/12/1936.
Ngài sinh ngày 4/11/1864 tại Lille, Pháp, thụ phong linh mục ngày 28/8/1897 với tư cách một tu sĩ Dòng Tên. Khi đó ngài mới được 32 tuổi. Ngày 30/7/1917 được bổ nhiệm làm Phó Giám Mục Đại Diện Tông Tòa, Giám mục hiệu tòa Anchialus, và sau đó được tấn phong giám mục. Ngày 23/12/1919 ngài lên kế vị làm Giám Mục Đại diện Tông Tòa Địa Phận Tcheli thuộc khu Đông Nam, tách lập từ địa phận Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngài từ nhiệm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa Xienhsien ngày 2/12/1936 vì già yếu và từ trần ngày 17/8/1939.
Ngài còn có tên Trung Hoa là Lưu Khánh Minh (Liu Qinming) (1894-1939). Khu vực địa phận Chili mà ngài quản nhiệm là vùng chăn nuôi ở phía Đông Nam địa phận chính.]
Sau chuyến đi kinh lý Đông Dương năm 1923 với tính cách khâm sai đặc biệt của Giáo Hoàng, trong bản phúc trình gửi về Tòa Thánh, Ngài đặc biệt chú ý đến nhu cầu thành lập một dòng tu linh mục thừa sai, chuyên giảng cấm phòng cho hàng đạc đức và tu sĩ, và giảng đại phúc cho các họ đạo.
Ngày 20/6/1924, đại hội toàn bộ Thánh bộ Truyền giáo thịnh tình cứu xét bản phúc trình của Ðức Cha Henry Lécroart và trao trọn quyền cho Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh bộ là Ðức Hồng Y Van Rossum (người Bỉ) thuộc DCCT, để sớm liên lạc và vận động với đấng Tổng quyền DCCT là Cha Patrick Murray (người Ireland) cho phép lập dòng tại Việt Nam.
Ngày 9/11/1924, ngày kỷ niệm lập dòng, Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh Bộ Truyền giáo gửi đến Cha Tổng quyền DCCT một lá thư thỉnh ý đề nghị. Và muốn ảnh hưởng sự lựa chọn của Cha Tổng quyền, Ngài ghi chú: "Nếu tôi không lầm, thì đây là một công tác tốt đẹp cho Tỉnh Dòng Thánh Anna Beaupré (Canada) đang khát vọng tông đồ các Xứ Truyền giáo!"
Sau một năn liên lạc thư từ với Ðức Cha Lý (Mgr ALLYS) đang cai quản Ðịa phận Huế (Bình Trị Thiên), Cha Giám tỉnh, trong thư luân lưu 3/9/1925, đã công bố danh sách quí vị Thừa sai tiên phong: ba cha và hai thầy. Quí Cha: HUBERT COUSINEAU, EUGENE LAROUCHE, EDMOND DIONNE. Quí Thầy: BARNABE và ÉLOI.
III. Bang Giao Chính Thức Việt Nam Vatican Trên Cấp Bậc Đại Sứ (Khâm Sứ Tông Tòa)
1. Thời Khâm Sứ Constantin Ajutti tại Đông Dương (1925-1928): Xúc Tiến Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Bản Xứ
Mãi đến năm 1925 Giáo Hoàng Piô Piô XI (1857-1939, GH: 1922-1939) mới thành lập Tòa Khâm Sứ tại Đông Dương
Từ đó trong lịch sử các Tổng Giám Mục kế tiếp nhau làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, (rồi sau Việt Nam). Mỗi vị Khâm Sứ có một sứ mạng đặc biệt tùy từng giai đoạn lịch sử giáo hội trong quan hệ với xã hội trần thế.
Tổng Giám Mục đầu tiên, hiệu tòa Phasis được Toà Thánh chính thức bổ nhiệm làm Khâm Sứ tại Đông Dương, phụ trách ba xứ Việt Nam, Cao Miên và Lào là Constantin AJUTTI (1925.05.28 – 1928). Cậu Luigi Dosena, tên ngài thời thơ ấu, sinh ngày 1/5/1876 tại Campagnola, Cremasca, Ý. Sau mới đổi sang tên C. Ajutti. Ngài làm Đặc sứ Tông Tòa Danh Dự (Apostolic Nuncio Emeritus) tại Slovakia trước khi làm Khâm Sứ Đông Dương và đến nơi ngày 28/5/1925 và sớm qua đời năm 1928, hưởng dương 52 tuổi.
Dưới thời ngài, sứ mạng đầu tiên là xúc tiến cụ thể và tích cực việc hình thành hàng giáo phẩm bản xứ.
Toà Thánh đã chọn linh mục người Việt đầu tiên Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục.
2. Thời Khâm Mạng Tòa Thánh Victor Colombanus Dreyer, Dòng Phansinh tại Đông Dương (1928-1936): Qui Chế Công Đồng Đông Dương – Linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục Việt Nam Đầu Tiên
Dưới thời Tổng Giám Mục Victor Colombanus DREYER, Dòng Phan sinh hay Anh em Hèn Mọn, Có Đội Mũ, làm Khâm Sứ Tòa Thánh (1928.11.24 – 1936.11.19), lần lượt các linh mục Việt Nam được tấn phong Giám Mục dần thay thế các Giám Mục ngoại quốc, như Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 coi Bùi Chu.
Theo báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, đích thân Giáo Hoàng Piô IX tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục, phụ tá giáo phận Phát Diệm với quyền kế vị. Năm sau, ngày 18-11-1934 các Giám Mục Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng Thứ Nhất tại Hà Nội.
Công Đồng gồm nhiều uỷ ban soạn thảo và đúc kết xây dựng Quy Chế Công Đồng Đông Dương Thứ Nhất. Quy chế này nhằm phát triển mọi sinh hoạt của Giáo Hội tại đây, đặc biệt đào tạo hàng Giáo Sĩ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo Luật hiện hành.
3. Thời Khâm Sứ Antonin Fernand Drapier, Dòng Đa Minh (1936-1950): Giáo Hội Trước Cao Trào Hoạt Động Khởi Nghĩa Kháng Chiến – Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam
Tổng Giám Mục Antonin-Fernand DRAPIER, Dòng Đa Minh (1936.11.19 – 1950.10.18). Chính Hồng Y Wilhem van Rossum làm chủ phong ngày 22/12/1929.
Rồi ngài lại chủ phong nhiều linh mục khác làm Giám mục: Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (Vĩnh Long) ngày 4/5/1938, Félix Hedde (Lạng Sơn) ngày 30/11/1939, Jean Cassaigne Sanh (Sàigòn) ngày 24/6/1941, Santos Ubierna (Bùi Chu) ngày 21/9/1942 và Raymond Marie Marcel Piquet (Nha Trang) ngày 9/1/1944
Trong thời ngài làm Khâm Sứ ở Đông Dương theo bổ nhiệm của Giáo Hoàng Piô XI (1857-1939; GH 1922-1939) Phaolô VI (1897-1978; GH 1963-1978), Giám Mục Ngô Đình Thục năm 1938 coi Vĩnh Long tách lập với Nam Vang, Giám Mục Phan Đình Phùng năm 1940, Giám Mục Lê Hữu Từ năm 1945.
[Tổng Giám Mục Antonin – Fernand Drapier sinh ngày 28/4/1891 tại Creue-en-Woëvre, Pháp và qua đời ngày 30/7/1967. Ngài là một linh mục Dòng Đaminh và là TGM Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương. Ngài được tấn phong linh mục là ngày 24/4/1924 và thụ phong Giám mục ngày 22/12/1929.
Ngài từng là Khâm Sứ tại Irak từ 23/11/1929 đến 16/11/1936 khi ngài được bổ nhiệm là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và về hưu năm 1950.]
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam. Trước tình thế này vai trò của các vị Thừa Sai ngoại quốc càng trở nên khăn và số linh mục Việt Nam đủ điều kiện làm Giám Mục đã tăng thêm nhiều.
Dưới thời ngài, Linh mục Nguyễn Khắc Ngữ làm bí thư Tòa Khâm Sứ tại Huết trước khi được bổ nhiệm Giám mục Long Xuyên:
Cậu Nguyễn Khắc Ngữ sinh ngày 2-2-1909 tại Vạn Ðồn, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Năm 13 tuổi (1922) cậu vào Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn (Lạng Sơn). Năm 1928 Thầy được gởi đi du học tại Ðại Chủng Viện Luçon (Vendée, Pháp) và thụ phong linh mục ngày 29-6-1934. Được tấn phong chức xong, tân linh mục về nước và được bổ nhiệm làm giáo sự Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn, Lạng Sơn, năm 1934.
Bốn năm sau, tức năm 1938, linh mục được Giám Mục Antonin Drapier mời vào làm Thứ Ký Toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Huế và đồng thời làm Giám đốc báo “Sacerdos Indosinensis”, thay Giám mục Ngô Ðình Thục vừa được Toà Thánh cử làm Giám mục quản nhiệm địa phận Vĩnh Long. Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu, linh mục trở về Lạng Sơn (1940) đi coi xứ Lục Bình (1943) và giáo xứ Mỹ Sơn (1949). Năm 1951 cha đổi về làm chính xứ thị xã Lạng Sơn, đồng thời được cử làm Cha Chính Ðịa Phận, rôì làm Tổng Quản địa phận thay mặt Ðức Giám mục (Provicaire).
Trong cuộc di cư 1954, cha được chuyển vào Nam cùng với giáo sĩ và giáo dân Lạng Sơn. Tại Sài Gòn, cha được ÐC Phạm Ngọc Chi mời làm phụ tá di cư, đồng thời làm Quản hạt Gò Vấp di cư. Sau linh mục được mời làm Ðặc Ủy Phó Công giáo Tiến hành toàn quốc năm 1957. Ngày 8-12-1960 cha được Toà Thánh bổn nhiệm làm Giám mục tiên khởi địa phận Long Xuyên với khẩu hiệu “Chúa trong anh em”. Lễ tấn phong cử hành ngày 22-1-1961 tại Sài Gòn, do ÐC Ngô Ðình Thục chủ phong. Ngày 4-4-1961 Ðức cha chính thức nhận điạ phận mới.
4. Thời Tổng Giám Mục John DOOLEY, S.S.C.M.E. (1951.10.18 – 1959.09.15): Thư Chung ngày 5/11/1951: Trước Làn Sóng Cộng Sản Ở Việt Nam
Toà thánh thời Giáo Hoàng Piô XII (1876-1958; GH 1939-1958) quyết định bản quốc hóa hệ thống lãnh đạo Giáo Hội tại các nước Đông Dương, qua việc trao cho Giám Mục địa phương như: Hà Nội cho Giám mục Trịnh Như Khuê năm 1950, Bắc Ninh cho Giám mục Hoàng Văn Đoàn năm 1950, Vinh cho Giám mục Trần Hữu Đức năm 1951, Hải phòng cho Giám mục Trương Cao Đại năm 1953.
Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước khiến gần 750.000 giáo dân Công Giáo miền Bắc di cư vào miền Nam, sự ra đi này để lại một khoảng trống lớn tại miền Bắc, chỉ khoảng 713.000 giáo dân, 7 Giám Mục cà 374 Linh Mục. Ban đầu Khâm Sứ John Dooley vẫn ở lại Miền Bắc. Năm 1959, chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm nhặt đối với Công Giáo, ra lệnh cho các giáo sĩ ngoại quốc phải rời khỏi miền Bắc. Vào tháng 3 năm 1959, mặc dầu Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, ngài được nhà cầm quyền Hà Nội cho chuyển đến Nam Vang, Kampuchia. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ người AiLen, đã tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở. Vị đại-diện của ngài, Terenz O´Driscoll cũng bị trục xuất ngày 17.08.1959. Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Giáo Hội tại đây trở thành Giáo Hội thầm lặng.
Cho đến năm 1960, ở Miền Bắc có 300 linh mục chăm sóc 750.000 tín đồ. Trung bình tại thành phố Vinh mỗi giáo sĩ phụ trách 1.200 tín đồ, ở Hải Phòng 7.000, ở Bùi Chu 6.000, ở Thái Bình 10.000, v.v...
5. Thời Thanh Tra Tông Tòa TGM Giuseppe Caprio (1954-1959) ở Miền Nam Việt Nam
[Vài Hàng Về Khâm Sứ CAPRIO, Giuseppe (1914-2005). Sinh ngày 15/11/1914 tại Lapio, Tổng Giáo hận Benevento, Ý; gia nhập chủng viện Tống Giáo Phận Benevento, theo học Viện Đại Học Giáo Hoàng Gregorio tại Roma, tốt nghiệp cử nhân Thần Học và tiến sĩ giáo luật, và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Cho Các Vị Vọng Của Giáo Hội, tại Roma.
Thụ phong linh mục ngày 17/12/1938, tại Vương Cung Thánh Đường Lateranô. Học thêm tại Roma năm 1939-1940; làm viên chức tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh, 1940-1947. Bí Thư Sứ Thần tại Trung Hoa 1947-1951. Bị trục xuất khỏi Trung Hoa sau ba tháng bị quản chế tại nhà tại Nanchang.
Auditor Sứ Thần tại Bỉ, 1951-1954; Visitor và thanh tratông tòa của Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nam Việt Nam, 1954-1959. Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII (1881-1963; GH 1958-1963) đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến LaVang. Và tháng 11 năm 1958, Ðức Khâm Sứ Giuseppe Caprio, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, đã loan báo tin vui mừng này cho các Giám Mục Việt Nam.
Domestic Prelate của Giáo Hoàng, ngày 21/11/1955. Internuncio tại Trung Hoa Đài Loan ngày 20/5/1959, được chọn làm Tổng Giám Mục hiêu tòa Apollonia, ngày 14/10/1961, tân phong ngày 14/12/1961 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Ban Ơn tại Benevento do Hồng Y Gregorio phêrô Agagianian, Trưởng Thánh Bột Truyền Bá Đức Tin, với hai TGM phu tá. Tham dự Công Đồng Vatican II (1962-1965), Pro-nuncio tại Ấn Độ ngày 22/8/1967. Trưởng Phái Bộ Vatican tại Hôi Đồng Liên Hiệp Quốc Thứ II về Thương Mại và Phát Triển tại New Deli năm 1968.
Tổng Trưởng Quản Trị Di sản của Tòa Thánh 1969-1977, Chủ tịch 1979-1981; Quyền Tổng trưởng nội vụ 1977- 79; được tấn phong Hồng Y năm 1979; Chủ tịch Vụ Kinh Tế của Tòa Thánh 1981-1990 (Danh Dư); từ trần tại Roma ngày 15/10/2005, đại thọ 90 tuổi.
Khi ngài qua đời, VietCatholic có thông báo Hồng Y người Ý Giuseppe Caprio, đã từng phục vụ là Khâm Sứ Tông Tòa và Khâm Sứ Tòa Thánh tại miền Nam Việt Nam đã từ trần vào hồm thứ Bảy]
6. Thời Khâm Sứ Tòa Thánh TGM Mario Brini (1959)
Tổng Giám Mục Mario Brini có sứ mệnh đặc biệt là chuẩn bị gần cho việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chính thức bắt đầu từ ngày 24/11/1960. Ngài qua đời lúc làm Tổng Trưởng Danh Dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông, TGM hiệu toà Algiza. Cậu sinh ra ngày 11/5/1908 được đặt tên Piombino; thụ phong linh mục 29/6/1938; được bổ nhiệm Khâm sứ tại Dông Dương năm 1959; ngày 14/10/1961 được bổ nhiiệm Apostolic internuncio tại Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập; thụ phong giám mục ngày 28/2/1962, TGM hiệu Tòa Algiza; năm 1965 được bổ nhiệm Tổng Trưởng Bộ Các Giáo Hội Phương Đông; năm 1982, về hưu với tính cách Tổng Trưởng Bộ các giáo hội Phương Đông; ngày 9/12/1995, ngài qua đời với danh nghĩa Tổng Trưởng Danh dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông.
7. Thời Tổng Giám Mục Salvatore ASTA (1962.10.13 – 1964)
Trong khi đó, tại miền Nam tự do, với lực lượng từ miền Bắc tăng cường, Giáo Hội phát triển mau lẹ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Dường như ảnh hưởng Công giáo phát triển ngoài mức dân số tín đồ. Tỉ lệ dân số Công giáo lúc đó có thể lên tới 10% dân số tổng quát ở cả miền Nam, Công viêc truyền giáo được chú trọng trước hết là vấn đề dậy tân tòng. Năm 1957 đã có 67.854 người theo học các lớp giáo lý người lớn.
Riêng giới trí thức Công Giáo càng hoạt động mạnh mẽ hơn, họ tham dự vào các hoạt động quốc gia, các trường đại học, trung tiểu học công tư. Không một họ Đạo nào được thiết lập mà bên cạnh không có trường học, một vài cơ sở bác ái từ thiện, đón nhận nhiều người không Công Giáo hơn người Công Giáo. Nhiều thánh đường lớn được xây cất. Các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ.
Đặc biệt “3 Viện Đại Học Công Giáo” đã gây được nhiều uy tín và ảnh hưởng lớn lao tại miền Nam. Ba Viện Đại Học Công Giáo này người ta muốn nói đến đại học nào: Đà Lạt, Huế, Minh Đức? Đà Lạt thì đúng là VĐH CG có từ 1957, do Hội Đồng Giám Mục Công Giáo. Còn Giáo Hoàng Học Viện Piô X là một Chủng viện chuyên giảng dậy về triết học và Thần Học do một số linh mục dòng Tên điều hành và giảng dậy, cũng do HĐGMVN sở hữu nhưng thuộc quyền quản trị đặc biệt của Tòa Thánh theo qui chế giảng huấn một chủng viện giáo hoàng. Còn Viện Đại Học Huế tuy do LM Cao Văn Luận là Viện Trưởng đẩu tiên, lại là một VĐH Quốc Gia. Còn Viện Đại Học Minh Đức là một Viện Đại Học tư thục do một nhóm người Công Giáo thành lập; những người đó gầm có cả linh mục và giáo dân, chủ yếu là một số linh mục DCCT).
Vài hàng về TGM Salvatore Asta. Ngài qua đời với danh hiệu Sứ thần tông tòa tại Bồ Đào Nha, TGM hiệu tòa Aureliopolis in Lydia. Cậu Asta sinh ngày 17/1/1915 tại Alcamo, Ý. Ngày 25/7/1938 thầy Asta thụ phong linh mục mới có hơn 23 tuổi.
8. Thời Tổng Giám Mục Angelo PALMAS (1964.06.17 – 1969.04.19): Những Rối Loạn Tại Miền Nam do Cộng Sản Phát Động Cùng Với Nhận Thức Dân Chủ Ấu Trĩ
Ngài là chủ phong các giám mục: Giacobê Nguyễn Ngọc Quang, Giuse Lê Văn Ấn, Phanxico Nguyễn Văn Thuận, Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giacobê Nguyễn Văn Mầu.
Chẳng hạn, lễ truyền chức Giám Mục cho LM Nguyễn Văn Thuận được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Giám mục Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là “Vui Mừng và Hy vọng” (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.
[Vài hàng tiểu sử: Ngài qua đời với tư cách Khâm Sứ Tòa Thánh Danh Dự, TGM hiệu tòa Vibiana. Ngài sinh ngày 21/12/1914 tại Villanova Monteleone, Ý; thụ phong linh mục ngày 15/8/1938, được bổ nhiệm TGM hiệu tòa Vibiana ngày 17/6/1964
Ngày 17/6/1964 được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam
Ngày 28/6/1954, được tấn phong TGM hiệu tòa Vibiana; được bổ nhiêm ngày 19/4/1969 làm Phó Khâm Sai Tông Tòa tại Colombia; được bổ nhiệm ngày 2/9/1975 làm Phó Khâm Sài Tòa Thánh tại Canada; ngày 10/3/1990 về hưu khi làm Phó Khâm Sai TT tại Canada; từ trần ngày 9/6/2003 với tính cách Phó Khâm Sai TT tại Canada]
9. Thời Tổng Giám Mục Henri LEMAÎTRE (1969.05.30 – 1975.12.19): Giáo Hội Trước Những Xáo Trộn Chính Trị Xã Hội Cuồng Loạn.
Khâm Sứ Henri Lemaitre đến Việt Nam sau biến cố Tổng Tấn Công của Cộng sản vào miền Nam Việt Nam. Đây là một thời kỳ đen tối tiến dần đến sụp đổ của hệ thống chính quyền miền Nam Việt Nam. Ngài giúp duy trì ổn định trật tự trong giáo hội và xã hội. Nhưng chính Ngài cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cộng sản đã mượn tay một nhóm nhỏ thanh niên trí thức quá khích dễ bị “tư tưởng cách mạng, dân chủ, dân tộc, hiện sinh ” do cộng sản phát động sai khiến tại miền Nam để can dự vào một loạt hành động quá tàn bào là hô hoán xốc nách vị Khâm sứ kéo ra khỏi Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Sàigòn.
Tối ngày 12/5, một nhóm gồm 10 linh mục dưới trời mưa đến gặp hai vị Tổng Giám mục chính và phó tại nhà cơm Đại Chủng viện thánh Giuse, để xin xét lại mấy vấn đề. Sáng 13/5, một nhóm đông đảo giáo dân thuộc các phong trào thanh niên Công giáo đã tụ họp tại Tòa Tổng Giám mục, yêu cầu Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận từ chức.
Sáng ngày 14/5, nhóm người kia kéo tới Tòa Khâm Sứ, mà họ cho là có trách nhiệm bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận, đưa thỉnh nguyện thư, mang chữ ký của 13 đoàn thể thanh niên Công giáo, yêu cầu ngài: từ chức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn và ra khỏi Việt Nam ngay. Và để làm một cử chỉ tượng trưng theo sự xúi bẩy ngầm của Cộng Sản Việt Nam, nhiều người đã dồn Khâm sứ Henry Lemaitre ra khỏi khuôn viên Tòa Khâm Sứ. Tối ngày 3/6, nhóm giáo dân cấp tiến trên lại đến Tòa Khâm Sứ lặp lại lời yêu cầu và họ đã ở lại đó một đêm để tạo thêm áp lực.
Nên biết rằng trong nhóm người đó, có cả một số linh mục cấp tiến. Trong số những người này, về sau có người đã có lúc tỉnh ngộ vỡ mộng cách mạng, kéo cả vợ con bỏ ra nước ngoài!
[Vài hàng tiểu sử của vị khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng cho đến lúc ngài bị trục xuất khỏi Việt Nam sau 30/4/1975
Ngày 30/5/1969 linh mục Henri Lemaitre được chọn làm Khâm mạng tòa thánh tại Cambodia và Việt Nam và làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Tongress
Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam ngày 1/7/1975, thì ngài được bổ nhiệm làm Khâm mạng Tòa Thánh tại Uganda và ngài từ chức Khâm mạng tại Uganda ngày 16/11/1981.
Ngày 31/8/1985 TGM Henri Lemaitre được bổ nhiệm là thay Khâm SaiTông Tòa Apostolic Pro Nuncio tại Đan Mạch, tại Phần Lan,, Iceland, và Na Uy cùng Thụy Điển.
Ngày 28/03/1992, Ngài được tái nhiệm tại các nước trên.
Ngày 8/2/1997, Ngài từ nhiệm khỏi chức vụ Thay Khâm Sai Tông Tòa tại Hòa Lan.
Ngày 20/04/2003 TGM Henri Lemaitre Phó Thay Khâm Sai emeritus tại Hà Lan, qua đời, thượng thọ 81 tuổi]
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Tại Hà Nội trong Viễn Tương Quan Hệ Vatican và Việt Nam trong tương lai
Vào hành lang tầng một của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, người khách tham quan sẽ thấy một hình đen trắng trong đó Đức Giám Mục Trịnh Như Khuê chụp cùng với các cha và giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ vào ngày 27.3.1957, ngay trước cây đa cổ thụ vẫn nhìn thấy. Đó là bức hình chụp trước khi Tòa Khâm Sứ bị chính quyền tịch thu từ sau 1959.
Nhà Nước đã chiếm đoạt tất cả các cơ sở của Giáo Phận Hà Nội tại Phố Nhà Chung, Phố Tràng Thi, và Phố Nhà Thờ. Họ đặt Tòa Giám Mục ở giữa, chỉ có một lối ra vào để dễ kiểm soát. Trong những thập niên 50, 60, 70 và 80, họ canh gác gắt gao tại cửa Tòa Giám Mục, ngăn cản giáo dân đi vào và tiếp tế cho các giáo sĩ đang cư ngụ trong đó.
Trong những năm 60 và 70, họ quản chế Đức TGM Trịnh Như Khuê, ngài không được phép đi ra khỏi Tòa Tổng Giám Mục nếu không có phép. Ngài thường đi dạo trên sân thượng Tòa Tổng Giám Mục qua nhiều tháng năm đến nỗi thành một đưòng mòn quả trám trên sân gạch.
Những năm 1980 Nhà Nưóc đã xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Đêm nào họ cũng mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng, với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành và cám dỗ các chủng sinh, những người tu hành, trước cảnh trưng bày xác thịt của những người đến tắm hay nhảy nhót trong vũ điệu sắc mùi nhục dục. Nhưng con người không chỉ thỏa mãn về nhu cầu tự nhiên duy vật của con người, mà con người có những ước vọng, suy nghĩ và hành động cao cả khác. ĐHY Trịnh Văn Căn đã nhiều lần than phiền với chính quyền rằng ngài không thể ngủ được, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ.
Năm 2000, ĐHY Phạm Đình Tụng đã gởi đến các cấp chính quyền một đơn đòi trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ, trong đơn có chữ ký của ngài và tất cả các linh mục trong Giáo Phận, nhưng Nhà Nước không trả lời, trong khi đó công an lại đi cãi chày cãi cối với các linh mục và giáo dân. Lúc dầu họ bảo Toà Khâm Sứ không thuộc đất Nhà Chung (Tòa Tổng Giám Mục) nên để khi nào có quan hệ ngoại giao với Vatican, chính quyền sẽ trả.
Tòa Tổng Giám Mục đã đưa ra hai bằng chứng để loại bỏ quan điểm này:
1) Giấy Điền Thổ xác nhận bất động sản dùng làm Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền của Giao Phận Hà Nội.
2) Trưóc khi ra đi, Đức Khâm Sứ Dooley có viết thư của cám ơn ĐGM Trịnh Như Khuê đã cho ngài mượn đất làm Tòa Khâm Sứ.
Thứ bảy ngày 2/12, LTSR đã tổ chức một thánh lễ đồng tế lúc 16g30 tại nguyện đường Trường Truyền Giáo, để cầu nguyện cho Đức Hồng Y mới qua đời. Tham dự lễ có ĐHY Agnelo Rossi, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo; Đức Cha Giuseppe Caprio, Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN; ĐC Lourdusamy Tổng Thư Ký Bộ Truyền Giáo; ĐC Angelo Kim, Giám Mục Suwon (Hàn quốc); các linh mục viên chức thuộc Bộ Truyền giáo; một vài đại diện các Bộ tại giáo triều; một số Bề trên nam nữ thừa sai truyền giáo tại VN; tất cả các linh mục tu sĩ LTSR và giáo dân VN.
Vấn Đề Vị Trí Tòa Khâm Sứ ở Địa Phương
1. Giai đoạn Tòa Khâm Sứ ở Huế (1925-1950)
Trước khi đưa ra quyết định đó,Toà Thánh đã thiết lập toà Khâm Sứ Đông Dương tại Huế ngày 20-5-1925, vốn là tượng trưng cho nơi tập trung quyền bính của triều đình An Nam. Hành động này chứng tỏ toà thánh đã coi ba nước Đông Dương, nhất là Giáo Hội Việt Nam trưởng thành ngang hàng với các giáo hội khác, trong quá trình tiến tới hoàn toàn một quốc gia độc lập.
Khi đến Đông Dương, ban đầu, Khâm Sứ Drapier tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế, vì nơi đây còn là kinh đô hiện tại của Việt Nam và tiện việc giao dịch với ba xứ Việt, Miên, Lào. Ngài chấp thuận. Vì thế, trụ sở của Tòa Khâm Sứ Vatican ở Đông Dương đã được xây cất gần Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế.
2. Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội (1950-1959)
Đến năm 1950 Giáo Hoàng Piô XII lại cử linh mục John Dooley, người Ireland làm Khâm sứ, bấy giờ tòa khâm sứ được đặt kế toà Tổng Giám mục Hà Nội, cũng là phần đất thuộc Tòa Tổng Giám Mục tách ra làm Tòa Khâm Sứ, vì lúc đó Huế không còn là thủ đô của Việt Nam nữa, sau biến cố chính trị tháng 8 và 9/1945. Lúc vị Khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng bị lâm trọng bệnh, được đưa về nước, thì nhà nước VN tịch thu Toà Khâm sứ, vốn là một phần khu đất Tòa Giám Mục Địa phận Hà Nội.
3. Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Sàigòn (1955-1975)
Từ 1955, một Đặc Sứ Tòa Thánh nữa được bổ nhiệm ở Sài gòn, dường như bên ngoài song song với Tòa Khâm sứ Tông Tòa Chính Thức ở Hà Nội do TGM Dooley quản nhiệm nhưng đã hầu như vô quyền. Vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Miền Nam Việt Nam khi đó vẫn tạm ngụ tại một phòng ở Bệnh Viện Saint Paul Sàigòn. Tòa Khâm sứ sau này mới chuyển đến trụ sở ở số 176, đường Hai Bà Trưng, Quận I, Sgaigòn.
Sau Hiệp định Genève, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương John Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác. Vì thế, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh) tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Lào, và Cao Mên. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Thanh Tra Tông Tòa (Régent Apostolique) thay Khâm sứ chính thức.
Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội vì cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần sau đó, các nhân viên Toà Khâm sứ đều bị trục xuất, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn do Ngân sách Tòa Thánh và theo qui chế Ngoại giao, do tân Khâm sứ Mario Brini.
Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Giáo Hoàng Gioan XXIII chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo cho một Quốc Gia Việt-Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau. Dĩ nhiên, không lúc nào có hai Khâm sứ đại diện Đức Thánh Cha tại Việt-Nam như linh mục Trương Bá Cần hiểu. Để chứng minh, xin mời quý đọc vào địa chỉ: http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dxxvn.html và Delegation to Viêt Nam, phần ‘Past and Present Ordinaries’ sẽ không thấy tên Đức Cha Giuseppe Caprio.]
Một số tài liệu tham khảo
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bbrini.html
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/58lavang.htm
http://209.85.141.104/search?q=cache:K3nuwEJI94UJ:www.vatican.va/roman_curia/institutions_connected/oessh/newsletter/news-letter8_en.pdf+Giuseppe+Caprio+to+the+South+Vietnam&hl=en&ct=clnk&cd=2&gl=us
http://www.fiu.edu/~mirandas/bios-c.htm
http://vietcatholic.net/News/Html/52800.htm
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=31628
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/blecr.html
http://www.gcatholic.com/dioceses/nunciature/nunc183.htm
http://cusiminhman.googlepages.com/baothien-khamsu
http://www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html
http://giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71
http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dsien.html
http://209.85.171.104/translate_c?hl=en&sl=zh-CN&u=http://zh.wikipedia.org/wiki/%25E5%2588%2598%25E9%2592%25A6%25E6%2598%258E&prev=/search%3Fq%3DH
http://www.gcatholic.com/hierarchy/data/archbishops-1.htm
http://www.catholic-hierarchy.org/events/b1925b.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Antonin_Drapier
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
http://www.catholic.org.tw/marykinder/nhatrang/mtg2.htm
Hình 14: Bản dịch bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo... bức thư này cho Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. Đó là bức thư ngoại giao đầu tiên của triều đình... www.chuacuuthe.org/VNGS/VNGS4.pdf - Similar pages - Note this
Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987
Nguyễn Khắc Xuyên: Để hiểu lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam Đầu Thế Kỷ XVII. California, 1994
OBITUARY: CARDINAL GIUSEPPE CAPRIO | Independent, The (London... Cardinal Giuseppe Caprio was present at Pope Paul VI's death in 1978,... in Belgium and South Vietnam before becoming internuncio in Taiwan in 1959.... findarticles.com/p/articles/mi_qn4158/is_20051025/ai_n15717350 - 45k - Cached - Similar pages - Note this Vista site - Did the Lord Trinh Trang send a letter to the Pope in.... .. Lord Trinh Trang of Tonquin to the Pope Urbain VIII in the years 1639-43.... The cooperation relations between Vietnam, Middle East and Africa (16:15... English.vista.gov.vn/.../200502174062183346/200707221206252402/200711170455624345/200711170051713056/ - 37k - Cached - Similar pages - Note this Bishop Angelo Palmas, who was visiting the LHC Thu Thiem, said: “It is impossible to write the history of Christianity in Vietnam without writing the history of the LHC ”
Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Tổng Giám Mục Hà Nội, được Đức Thánh Cha.... Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN;... www.lientusiroma.org/index.php?option=com_content&task=view&id=99&Itemid=87 - 51k - Cached - Similar pages - Note this
Ngày nay khu định cư vẫn còn, và một anh em linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vẫn... Từ trước ngày di cư vào Nam, ở xứ Thái Hà, Cha Giacôbê Ðào Hữu Thọ đã hăng... www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html - 110k - Cached - Similar pages - Note this Recent Events in Iceland
Archbishop Henri Lemaître resigned from the office of Apostolic Nuncio of.... Cambodia and Apostolic Delegate of Vietnam and Titular Archbishop of Tongres... www.gcatholic.com/events/country/IS.htm - 83k - Cached - Similar pages - Note this Lịch Sử Giáo Phận Lạng Sơn Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu,... thầy chịu chức linh mục tại Hà Nội bởi tay ÐC Trịnh Như Khuê và Ðược ÐC Bắc Ninh nhờ... www.lebaotinh.org/content/browse.php?action=shownews&id=89&topicid=1831 - 74k - Cached - Similar pages - Note this Con đường Lựa Chọn [Archive] - DatViet.com Lúc đầu, ngài tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế,... tintuc.datviet.com/forum/archive/index.php/t-169459.html - 35k - Cached - Similar pages - Note this
TOÀ THÁNH VATICAN VÀ HÀ NộI (1975-2005). Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm. Tính Chất Bang Giao. Từ khi Khâm Sứ Toà Thánh Vatican tại Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi... www.dunglac.net/Baiviet1/NghiemDohuu-vatican.htm - 197k - Cached - Similar pages - Note this GiaoXuKC.com - Church Of The Holy Martyrs. Qua các bài báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, Đức Thánh Cha Piô IX đã... Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng thứ nhất tại Hà Nội.... giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71 - 72k - Cached - Similar pages
Cáo trạng biên niên sử về tội ác của CS với Công giáo VN [Bản giản... 21 Tháng Mười Một 2007... Riêng Đức khâm sứ tòa thánh John Dooley bị cộng sản Hà Nội tìm cách tống xuất từ lâu mà chưa được. Sau Điạ hội Thánh Mẫu tại Sài Gòn (tháng... www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-10230.html - 36k - Cached - Similar pages - Note this Duong Hy Vong + Cardinal Nguyen Van Thuan's Biography
Khi học tại Rôma, Cha Thuận đã được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đình Thục (Giám mục... tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam,... nguyenvanthuan.com/biographyviet.html - 35k - Cached - Similar pages - Note this Ngày 24/4/1964, Đức Ông Francesco de Nittis, thay mặt Khâm Sứ Toà Thánh tại Việt Nam, cùng HĐGMVN, chính thức khánh thành cơ sở mới với các tiện nghi thích... www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=238&ict=1223 - 52k - Cached - Similar pages - Note this
BƯỚC CHÂN NGƯỜI LỮ HÀNH - MINH THUONG - by minhthuong Sáng ngày 14/5, phái đoàn kéo tới Tòa Khâm Sứ, được coi là có trách nhiệm trong.... . Khi tôi bị quản thúc tại làng Giang Xá ( 4 ), cách Hà Nội 20 cây số,... my.opera.com/minhthuong/blog/show.dml/464795 - 94k - Cached - Similar pages - Note this Giáo-hội công-giáo ở Việt-nam từ cuối thời thuộc-địa tới ngày... Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở..... .. Trong cuộc họp hội-đồng giám-mục tại Hà-nội từ ngày 15 tới 22 tháng 9 năm 2001 giám-mục... www.vietnamhumanrights.net/Viet/documents/berichtigt.htm - 234k - Cached - Similar pages - Note this Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Piô XI khẳng định Giáo Hội và việc truyền giáo đứng trên chính trị. Để khẳng định Giáo Hội không lệ thuộc các chính quyền, ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyonvề Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyon về Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... www.gpbanmethuot.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=113 - 167k - Cached - Similar pages - Note this Trang nhà Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô, Đà Lạt, Việt Nam Xin khâm phục nhiệt tình của hai anh. Chúc mừng hai anh..... Note diffusée par le Saint-Siège avec la lettre [Tài liệu Tòa Thánh ]... ghhv.quetroi.net/ - 141k - Cached - Similar pages - Note this http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html (2) Đức Khâm sứ tại Việt-Nam.
Đức Cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936.
Đức Cha Antonin-Fernand Drapier, O.P., Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp nối nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội. Năm 1959, Đức Khâm sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội trong một cơn bệnh nguy kịch. Vài tuần sau, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất. Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội, Tòa Thánh liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa
Ngày 17.06.1964, vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas vào nhiệm vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana và Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, Đức Cha đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia.
Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaỵtre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975. Bất chấp sự hành hung của nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’, Đức Khâm Sứ đã hoàụn thành nhiệm vụ đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, trước khi chánh quyền đã yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức Cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda.
Tóm lại, trong ngành ngoại giao, có hai chức vụ chính là:
- Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh), cũng thuộc ngoại giao đoàn, chỉ là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia sở tại. Chử ‘Khâm mạng’ hay ‘Khâm sai’ cũng đồng nghĩa như Khâm sứ Tòa Thánh.
Chúng ta sẽ không tìm thấy các Đức Cha Henri Lecroat và Giuseppe Caprio trong danh sách các vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương hay Việt-Nam.
- Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia và Chính quyền quốc gia sở tại, là Đại sứ Tòa Thánh và thường là Niên trưởng ngoại giao đoàn.
http://pierrequangminh.blogspot.com/2008/03/ngi-vit-nam-cng-gio-10.html
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html
(Oakland, CA 19/8/2008 - Xem lại ngày Dec 8, 2009 Lễ Đức Mẹ Vơ Nhiễm Nguyên Tội)
I. Những Quan Hệ Đầu Tiên của Vatican Với Việt Nam
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Việt Nam có liên lạc với Vatican từ đời vua Lê Chúa Trịnh vào thế kỷ XVII. Có nhà nghiên cứu cho rằng ngay thời Vua Lê Thế Tông (1572 – 1599), Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ với Vatican, nhưng không nêu ra bàng chứng thuyết phục.
Nhưng sau này nếu Trịnh Tráng là người cho chấp bút và gửi thư cho Giáo Hoàng Urbanô VIII (1568-1644; GH: 1623-1644) thì lá thư đó phải được viết dưới thời vua Lê Thần Tôn đang ở ngôi (1619-1643). Trong phủ Chúa, Trịnh Tráng lên kế vị cha là Trịnh Tùng trong thời gian 1623-1654. Đó là quốc thư bang giao đầu tiên của Triều Đình Nhà Lê (thời Vua Lê Chúa Trịnh) gửi cho Toà Thánh Vatican còn được lưu trữ..
Trang 5 và 6, Cuốn Việt Nam Giáo Sử đã đưa lên website của Dòng Chúa Cửu Thế có chụp hình lá thư này (trích trong sách Biên Liên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội xuất bản năm 1987, trang 308, vỏn vẹn với mấy chi tiết: BNLS, op.cit. trang 308) bằng chũ Hán kèm theo bản dịch bằng chữ Hán dịch âm Hán việt và bản dịch tiếng Việt bây giờ. Tôi có nhờ GS Nguyễn Đức Cung kiểm tra phần nguyên bản chữ Hán, nhưng bản scan nguyên bản lá thư bằng chữ Hán không rõ, nên GS từ chối vì nếu không đọc được nguyên bản thì có thể thiếu chính xác, vì một chữ viết có nhiều cách phát âm mà người chuyên môn không kiểm tra được )
Nội Dung Lá Thư
A. Theo Tác Giả của cuốn Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987 in lại trong website Việt Nam Giáo Sử DCCT
1).Thứ Tự hàng chữ - Phiên Âm Nguyên Bản Hán Tự, chưa chấm câu
01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng tỷ nhị giáo sĩ sui cứu
02- kim phục tuyển nhị vị giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
03- lý chi học nghệ bổn quốc xiển minh thánh giáo nghiệm thập
04- giới tậo trại tam tinh kỳ bối thực kiều ngụ nhị
05- giáo sĩ đẳng tỷ đăng thống bảo mậu dịch hồ thị nộp
06- cống phí nghi số đoan đẳng nhân kỳ đáo dị vật thái
07- ánh vân hù kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
08- thăng củu họ cập văn nhiệm giới tại tam thường phí
09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ dĩ
10- định hỉ thứ cư trú trữ liên quan còn tương sát khôn
11- trực chi giải âm nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
12- tính tiện dân dữu chi nghễ đỗi ư ngôn
13- kê
14- trầm hương nhị cân
15- bạch tê bổ bát thớt
16- Cút nhọn bàn trọng thập cân
17- Bên nhật khác cụ
2). Bản phiên âm Hán Việt bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII có chấm câu
01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng, tỷ nhị giáo sĩ sai cửu
02- giáo. Kim phục tuyển nhi giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
03- Lý chi học nghệ - Bổn quốc xiển minh Thánh giáo, nghiệm thập
04- giới tổng tập trại tam. Tinh kỳ bối thực, kiều nay nhị
05- giáo sĩ đẳng, tỷ đặng thông bảo, mậu dịch hồ thị nộp
06- cống phỉ nghi số đoan đẳng nhân kỷ đáo dị vật thái
07- ánh vân hù, kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
08- thăng củu họ, cập văn nhiệm giới tại tam, thưởng thưởng phỉ
09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ, dĩ
10- định hỉ thứ cư trú, trữ liên quan còn tương sát khôn
11- trực chi giái âm - Nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
12- tình, tiện dân dựu chi nghễ đỗi ư ngôn
13- Kê
14- Trầm hương nhị cân
15- Bạch lê bổ bát thớt
16- Cút nhọn nhất bàn trọng thập cân
17- Bên nhật khác cụ
3). Bản dịch tiếng Việt theo sao ảnh trên
1-... Những lễ vật nhỏ dâng cống như những bức đồ và bình phong để hai giáo sĩ đến xem xét (a)
2- Nay tuyển hai giáo sĩ tinh thông địa lý (b)
3- đến bản quốc để mở mang thánh giáo, dạy
4- mười điều răn tóm về ba mối (c) lại yêu cầu giúp đỡ và cho phép hai giáo sĩ ấy trú ngụ.
5- để được giao hảo, trao đổi hàng hóa và buôn bán với nhau
6- Ngài lại cống kiến mấy thứ lễ vật - Tôi đã nhận được mấy thứ vật lạ
7- đẹp đẽ và đồ tiếp hai giáo sĩ thông thiên văn địa lý ấy
8- thật là cảm kích vô cùng – Tôi cũng đã nghe giáng những điều răm cấm tóm vào ba mối, lấy làm tốt đẹp
9- và mến chuộng lắm, về việc giúp đỡ hai giáo sĩ tôi đã
10- định xong cho cư trú ở nơi dành cho khách phương xa. Ở đó có thể xem hiện tượng của trời đất
11- và xét nghiệm điềm lành. Việc giao hòa buôn bán là thuận lòng
12- và cần cho sự tiện dụng của dân, hà tất phải nói. Nay kính thư
13- Kê
14- Trầm hương hai cân
15- Vải trắng nhuyễn tám tấm
16- Cốt nhục 1 xâu nặng mười cận
17- Ngày này khác đủ
Chú thích
(a) Hai giáo sĩ đó là Juliano Baldinotti va Juliano Piani
(b) Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez
(c) Ba mối đó là ba nhân đức Tin Cậy Mến
B. Có thể hiểu gì về nội dung lá thư kia nếu lá thư kia là chính xác theo giải thích của tác giả BNLS?
Triều vua Lê Chúa Trịnh đã đón nhận hai nhà truyền giáo tinh thông địa lý và dĩ nhiên hiểu nhiểu về giáo lý Công giáo thời đó, chủ yếu là lòng tin cậy mến đối với Thiên Chúa và con người.
Các nhà truyền giáo Dòng Tên thời đó muốn làm đẹp lòng các vua Chúa Việt Nam, và chinh phục thiện cảm của cộng đoàn mình tiếp xúc, thường mang theo lễ vật dâng lên cách vua chúa trước khi lo việc truyền đạo.
Theo chú giải, người ta hiểu vào thời điểm đó chính hai vị giáo sĩ truyền đạo là linh mục Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez
Nhưng về phía vua chúa đất Việt, việc buôn bán được xem la chính yếu. Và lễ vật giao dịch thường thấy lúc đó về phía Việt Nam là trầm hương, vải mặcc và nhãn nhục (?)
II. Một Chuyến Đi Chuẩn Bị của Tòa Thánh trong Năm 1922-23
Đặc Sứ Khâm Sai Tòa Thánh Henry Lécroart, Dòng Tên (1922-1923)
Trước đó, năm 1922, ĐGH PIO XI cử Giám Mục Henry Lécroart, Dòng Tên, Giám Mục Giáo Phận Tcheli hay Chi Li ở Đông Nam Địa Phận Bắc Kinh (chứ không phải Thiên Tân (Tientsin, Trung Hoa như một số nhà nghiên cứu lầm lẫn), làm Khâm Sai Tòa Thánh đi quan sát tình hình các giáo phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn.
Trong cuộc họp tại Phát diệm (Giáo phận Thanh, thành lập năm 1901 đổi tên thành Phát diệm năm 1924) với 11 Giám mục từ 04 đến 09.02.1923 và tại Sàigòn với 7 Giám Mục ngày 20.06.1923 dưới sự chủ tọa của Thanh Tra Tông Tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh), Giám mục Henri Lecroat, Dòng Tên, các Đại diện Tông tòa Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đặt tên các Giáo phận theo tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên trong phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Giáo Hoàng Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Giám mục cho các Linh mục bản xứ.
Theo Tài liệu "An Phong Gia Ðình Biên Ký Tập" (Chroniques de la Famille Alphonsienne của Tỉnh Dòng Sainte Anne de Beaupré, Canada), năm 1923, Ðức Piô XI đặc phái Ðức Cha Henri Lecroart Dòng Tên, Giám Mục Ðịa phận Tcheli Ðông Nam Trung Hoa, làm Khâm sai kinh lược ba kỳ Bắc Trung Nam của Việt Nam thời ấy. Đây chính là hoạt động bắt đầu thời kỳ Đông Dương lập bang giao chính thức với Vatican.
[Giám mục Henry Lécroart, Dòng Tên, làm giám mục kế vị giáo phận tông tòa Sienhsien (Xianxian), hiệu tòa Anchialus ngày 23 tháng 12 năm 1919, từ nhiệm ngày 2/12/1936.
Ngài sinh ngày 4/11/1864 tại Lille, Pháp, thụ phong linh mục ngày 28/8/1897 với tư cách một tu sĩ Dòng Tên. Khi đó ngài mới được 32 tuổi. Ngày 30/7/1917 được bổ nhiệm làm Phó Giám Mục Đại Diện Tông Tòa, Giám mục hiệu tòa Anchialus, và sau đó được tấn phong giám mục. Ngày 23/12/1919 ngài lên kế vị làm Giám Mục Đại diện Tông Tòa Địa Phận Tcheli thuộc khu Đông Nam, tách lập từ địa phận Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngài từ nhiệm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa Xienhsien ngày 2/12/1936 vì già yếu và từ trần ngày 17/8/1939.
Ngài còn có tên Trung Hoa là Lưu Khánh Minh (Liu Qinming) (1894-1939). Khu vực địa phận Chili mà ngài quản nhiệm là vùng chăn nuôi ở phía Đông Nam địa phận chính.]
Sau chuyến đi kinh lý Đông Dương năm 1923 với tính cách khâm sai đặc biệt của Giáo Hoàng, trong bản phúc trình gửi về Tòa Thánh, Ngài đặc biệt chú ý đến nhu cầu thành lập một dòng tu linh mục thừa sai, chuyên giảng cấm phòng cho hàng đạc đức và tu sĩ, và giảng đại phúc cho các họ đạo.
Ngày 20/6/1924, đại hội toàn bộ Thánh bộ Truyền giáo thịnh tình cứu xét bản phúc trình của Ðức Cha Henry Lécroart và trao trọn quyền cho Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh bộ là Ðức Hồng Y Van Rossum (người Bỉ) thuộc DCCT, để sớm liên lạc và vận động với đấng Tổng quyền DCCT là Cha Patrick Murray (người Ireland) cho phép lập dòng tại Việt Nam.
Ngày 9/11/1924, ngày kỷ niệm lập dòng, Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh Bộ Truyền giáo gửi đến Cha Tổng quyền DCCT một lá thư thỉnh ý đề nghị. Và muốn ảnh hưởng sự lựa chọn của Cha Tổng quyền, Ngài ghi chú: "Nếu tôi không lầm, thì đây là một công tác tốt đẹp cho Tỉnh Dòng Thánh Anna Beaupré (Canada) đang khát vọng tông đồ các Xứ Truyền giáo!"
Sau một năn liên lạc thư từ với Ðức Cha Lý (Mgr ALLYS) đang cai quản Ðịa phận Huế (Bình Trị Thiên), Cha Giám tỉnh, trong thư luân lưu 3/9/1925, đã công bố danh sách quí vị Thừa sai tiên phong: ba cha và hai thầy. Quí Cha: HUBERT COUSINEAU, EUGENE LAROUCHE, EDMOND DIONNE. Quí Thầy: BARNABE và ÉLOI.
III. Bang Giao Chính Thức Việt Nam Vatican Trên Cấp Bậc Đại Sứ (Khâm Sứ Tông Tòa)
1. Thời Khâm Sứ Constantin Ajutti tại Đông Dương (1925-1928): Xúc Tiến Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Bản Xứ
Mãi đến năm 1925 Giáo Hoàng Piô Piô XI (1857-1939, GH: 1922-1939) mới thành lập Tòa Khâm Sứ tại Đông Dương
Từ đó trong lịch sử các Tổng Giám Mục kế tiếp nhau làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, (rồi sau Việt Nam). Mỗi vị Khâm Sứ có một sứ mạng đặc biệt tùy từng giai đoạn lịch sử giáo hội trong quan hệ với xã hội trần thế.
Tổng Giám Mục đầu tiên, hiệu tòa Phasis được Toà Thánh chính thức bổ nhiệm làm Khâm Sứ tại Đông Dương, phụ trách ba xứ Việt Nam, Cao Miên và Lào là Constantin AJUTTI (1925.05.28 – 1928). Cậu Luigi Dosena, tên ngài thời thơ ấu, sinh ngày 1/5/1876 tại Campagnola, Cremasca, Ý. Sau mới đổi sang tên C. Ajutti. Ngài làm Đặc sứ Tông Tòa Danh Dự (Apostolic Nuncio Emeritus) tại Slovakia trước khi làm Khâm Sứ Đông Dương và đến nơi ngày 28/5/1925 và sớm qua đời năm 1928, hưởng dương 52 tuổi.
Dưới thời ngài, sứ mạng đầu tiên là xúc tiến cụ thể và tích cực việc hình thành hàng giáo phẩm bản xứ.
Toà Thánh đã chọn linh mục người Việt đầu tiên Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục.
2. Thời Khâm Mạng Tòa Thánh Victor Colombanus Dreyer, Dòng Phansinh tại Đông Dương (1928-1936): Qui Chế Công Đồng Đông Dương – Linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục Việt Nam Đầu Tiên
Dưới thời Tổng Giám Mục Victor Colombanus DREYER, Dòng Phan sinh hay Anh em Hèn Mọn, Có Đội Mũ, làm Khâm Sứ Tòa Thánh (1928.11.24 – 1936.11.19), lần lượt các linh mục Việt Nam được tấn phong Giám Mục dần thay thế các Giám Mục ngoại quốc, như Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 coi Bùi Chu.
Theo báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, đích thân Giáo Hoàng Piô IX tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục, phụ tá giáo phận Phát Diệm với quyền kế vị. Năm sau, ngày 18-11-1934 các Giám Mục Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng Thứ Nhất tại Hà Nội.
Công Đồng gồm nhiều uỷ ban soạn thảo và đúc kết xây dựng Quy Chế Công Đồng Đông Dương Thứ Nhất. Quy chế này nhằm phát triển mọi sinh hoạt của Giáo Hội tại đây, đặc biệt đào tạo hàng Giáo Sĩ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo Luật hiện hành.
3. Thời Khâm Sứ Antonin Fernand Drapier, Dòng Đa Minh (1936-1950): Giáo Hội Trước Cao Trào Hoạt Động Khởi Nghĩa Kháng Chiến – Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam
Tổng Giám Mục Antonin-Fernand DRAPIER, Dòng Đa Minh (1936.11.19 – 1950.10.18). Chính Hồng Y Wilhem van Rossum làm chủ phong ngày 22/12/1929.
Rồi ngài lại chủ phong nhiều linh mục khác làm Giám mục: Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (Vĩnh Long) ngày 4/5/1938, Félix Hedde (Lạng Sơn) ngày 30/11/1939, Jean Cassaigne Sanh (Sàigòn) ngày 24/6/1941, Santos Ubierna (Bùi Chu) ngày 21/9/1942 và Raymond Marie Marcel Piquet (Nha Trang) ngày 9/1/1944
Trong thời ngài làm Khâm Sứ ở Đông Dương theo bổ nhiệm của Giáo Hoàng Piô XI (1857-1939; GH 1922-1939) Phaolô VI (1897-1978; GH 1963-1978), Giám Mục Ngô Đình Thục năm 1938 coi Vĩnh Long tách lập với Nam Vang, Giám Mục Phan Đình Phùng năm 1940, Giám Mục Lê Hữu Từ năm 1945.
[Tổng Giám Mục Antonin – Fernand Drapier sinh ngày 28/4/1891 tại Creue-en-Woëvre, Pháp và qua đời ngày 30/7/1967. Ngài là một linh mục Dòng Đaminh và là TGM Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương. Ngài được tấn phong linh mục là ngày 24/4/1924 và thụ phong Giám mục ngày 22/12/1929.
Ngài từng là Khâm Sứ tại Irak từ 23/11/1929 đến 16/11/1936 khi ngài được bổ nhiệm là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và về hưu năm 1950.]
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam. Trước tình thế này vai trò của các vị Thừa Sai ngoại quốc càng trở nên khăn và số linh mục Việt Nam đủ điều kiện làm Giám Mục đã tăng thêm nhiều.
Dưới thời ngài, Linh mục Nguyễn Khắc Ngữ làm bí thư Tòa Khâm Sứ tại Huết trước khi được bổ nhiệm Giám mục Long Xuyên:
Cậu Nguyễn Khắc Ngữ sinh ngày 2-2-1909 tại Vạn Ðồn, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Năm 13 tuổi (1922) cậu vào Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn (Lạng Sơn). Năm 1928 Thầy được gởi đi du học tại Ðại Chủng Viện Luçon (Vendée, Pháp) và thụ phong linh mục ngày 29-6-1934. Được tấn phong chức xong, tân linh mục về nước và được bổ nhiệm làm giáo sự Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn, Lạng Sơn, năm 1934.
Bốn năm sau, tức năm 1938, linh mục được Giám Mục Antonin Drapier mời vào làm Thứ Ký Toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Huế và đồng thời làm Giám đốc báo “Sacerdos Indosinensis”, thay Giám mục Ngô Ðình Thục vừa được Toà Thánh cử làm Giám mục quản nhiệm địa phận Vĩnh Long. Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu, linh mục trở về Lạng Sơn (1940) đi coi xứ Lục Bình (1943) và giáo xứ Mỹ Sơn (1949). Năm 1951 cha đổi về làm chính xứ thị xã Lạng Sơn, đồng thời được cử làm Cha Chính Ðịa Phận, rôì làm Tổng Quản địa phận thay mặt Ðức Giám mục (Provicaire).
Trong cuộc di cư 1954, cha được chuyển vào Nam cùng với giáo sĩ và giáo dân Lạng Sơn. Tại Sài Gòn, cha được ÐC Phạm Ngọc Chi mời làm phụ tá di cư, đồng thời làm Quản hạt Gò Vấp di cư. Sau linh mục được mời làm Ðặc Ủy Phó Công giáo Tiến hành toàn quốc năm 1957. Ngày 8-12-1960 cha được Toà Thánh bổn nhiệm làm Giám mục tiên khởi địa phận Long Xuyên với khẩu hiệu “Chúa trong anh em”. Lễ tấn phong cử hành ngày 22-1-1961 tại Sài Gòn, do ÐC Ngô Ðình Thục chủ phong. Ngày 4-4-1961 Ðức cha chính thức nhận điạ phận mới.
4. Thời Tổng Giám Mục John DOOLEY, S.S.C.M.E. (1951.10.18 – 1959.09.15): Thư Chung ngày 5/11/1951: Trước Làn Sóng Cộng Sản Ở Việt Nam
Toà thánh thời Giáo Hoàng Piô XII (1876-1958; GH 1939-1958) quyết định bản quốc hóa hệ thống lãnh đạo Giáo Hội tại các nước Đông Dương, qua việc trao cho Giám Mục địa phương như: Hà Nội cho Giám mục Trịnh Như Khuê năm 1950, Bắc Ninh cho Giám mục Hoàng Văn Đoàn năm 1950, Vinh cho Giám mục Trần Hữu Đức năm 1951, Hải phòng cho Giám mục Trương Cao Đại năm 1953.
Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước khiến gần 750.000 giáo dân Công Giáo miền Bắc di cư vào miền Nam, sự ra đi này để lại một khoảng trống lớn tại miền Bắc, chỉ khoảng 713.000 giáo dân, 7 Giám Mục cà 374 Linh Mục. Ban đầu Khâm Sứ John Dooley vẫn ở lại Miền Bắc. Năm 1959, chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm nhặt đối với Công Giáo, ra lệnh cho các giáo sĩ ngoại quốc phải rời khỏi miền Bắc. Vào tháng 3 năm 1959, mặc dầu Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, ngài được nhà cầm quyền Hà Nội cho chuyển đến Nam Vang, Kampuchia. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ người AiLen, đã tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở. Vị đại-diện của ngài, Terenz O´Driscoll cũng bị trục xuất ngày 17.08.1959. Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Giáo Hội tại đây trở thành Giáo Hội thầm lặng.
Cho đến năm 1960, ở Miền Bắc có 300 linh mục chăm sóc 750.000 tín đồ. Trung bình tại thành phố Vinh mỗi giáo sĩ phụ trách 1.200 tín đồ, ở Hải Phòng 7.000, ở Bùi Chu 6.000, ở Thái Bình 10.000, v.v...
5. Thời Thanh Tra Tông Tòa TGM Giuseppe Caprio (1954-1959) ở Miền Nam Việt Nam
[Vài Hàng Về Khâm Sứ CAPRIO, Giuseppe (1914-2005). Sinh ngày 15/11/1914 tại Lapio, Tổng Giáo hận Benevento, Ý; gia nhập chủng viện Tống Giáo Phận Benevento, theo học Viện Đại Học Giáo Hoàng Gregorio tại Roma, tốt nghiệp cử nhân Thần Học và tiến sĩ giáo luật, và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Cho Các Vị Vọng Của Giáo Hội, tại Roma.
Thụ phong linh mục ngày 17/12/1938, tại Vương Cung Thánh Đường Lateranô. Học thêm tại Roma năm 1939-1940; làm viên chức tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh, 1940-1947. Bí Thư Sứ Thần tại Trung Hoa 1947-1951. Bị trục xuất khỏi Trung Hoa sau ba tháng bị quản chế tại nhà tại Nanchang.
Auditor Sứ Thần tại Bỉ, 1951-1954; Visitor và thanh tratông tòa của Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nam Việt Nam, 1954-1959. Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII (1881-1963; GH 1958-1963) đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến LaVang. Và tháng 11 năm 1958, Ðức Khâm Sứ Giuseppe Caprio, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, đã loan báo tin vui mừng này cho các Giám Mục Việt Nam.
Domestic Prelate của Giáo Hoàng, ngày 21/11/1955. Internuncio tại Trung Hoa Đài Loan ngày 20/5/1959, được chọn làm Tổng Giám Mục hiêu tòa Apollonia, ngày 14/10/1961, tân phong ngày 14/12/1961 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Ban Ơn tại Benevento do Hồng Y Gregorio phêrô Agagianian, Trưởng Thánh Bột Truyền Bá Đức Tin, với hai TGM phu tá. Tham dự Công Đồng Vatican II (1962-1965), Pro-nuncio tại Ấn Độ ngày 22/8/1967. Trưởng Phái Bộ Vatican tại Hôi Đồng Liên Hiệp Quốc Thứ II về Thương Mại và Phát Triển tại New Deli năm 1968.
Tổng Trưởng Quản Trị Di sản của Tòa Thánh 1969-1977, Chủ tịch 1979-1981; Quyền Tổng trưởng nội vụ 1977- 79; được tấn phong Hồng Y năm 1979; Chủ tịch Vụ Kinh Tế của Tòa Thánh 1981-1990 (Danh Dư); từ trần tại Roma ngày 15/10/2005, đại thọ 90 tuổi.
Khi ngài qua đời, VietCatholic có thông báo Hồng Y người Ý Giuseppe Caprio, đã từng phục vụ là Khâm Sứ Tông Tòa và Khâm Sứ Tòa Thánh tại miền Nam Việt Nam đã từ trần vào hồm thứ Bảy]
6. Thời Khâm Sứ Tòa Thánh TGM Mario Brini (1959)
Tổng Giám Mục Mario Brini có sứ mệnh đặc biệt là chuẩn bị gần cho việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chính thức bắt đầu từ ngày 24/11/1960. Ngài qua đời lúc làm Tổng Trưởng Danh Dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông, TGM hiệu toà Algiza. Cậu sinh ra ngày 11/5/1908 được đặt tên Piombino; thụ phong linh mục 29/6/1938; được bổ nhiệm Khâm sứ tại Dông Dương năm 1959; ngày 14/10/1961 được bổ nhiiệm Apostolic internuncio tại Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập; thụ phong giám mục ngày 28/2/1962, TGM hiệu Tòa Algiza; năm 1965 được bổ nhiệm Tổng Trưởng Bộ Các Giáo Hội Phương Đông; năm 1982, về hưu với tính cách Tổng Trưởng Bộ các giáo hội Phương Đông; ngày 9/12/1995, ngài qua đời với danh nghĩa Tổng Trưởng Danh dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông.
7. Thời Tổng Giám Mục Salvatore ASTA (1962.10.13 – 1964)
Trong khi đó, tại miền Nam tự do, với lực lượng từ miền Bắc tăng cường, Giáo Hội phát triển mau lẹ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Dường như ảnh hưởng Công giáo phát triển ngoài mức dân số tín đồ. Tỉ lệ dân số Công giáo lúc đó có thể lên tới 10% dân số tổng quát ở cả miền Nam, Công viêc truyền giáo được chú trọng trước hết là vấn đề dậy tân tòng. Năm 1957 đã có 67.854 người theo học các lớp giáo lý người lớn.
Riêng giới trí thức Công Giáo càng hoạt động mạnh mẽ hơn, họ tham dự vào các hoạt động quốc gia, các trường đại học, trung tiểu học công tư. Không một họ Đạo nào được thiết lập mà bên cạnh không có trường học, một vài cơ sở bác ái từ thiện, đón nhận nhiều người không Công Giáo hơn người Công Giáo. Nhiều thánh đường lớn được xây cất. Các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ.
Đặc biệt “3 Viện Đại Học Công Giáo” đã gây được nhiều uy tín và ảnh hưởng lớn lao tại miền Nam. Ba Viện Đại Học Công Giáo này người ta muốn nói đến đại học nào: Đà Lạt, Huế, Minh Đức? Đà Lạt thì đúng là VĐH CG có từ 1957, do Hội Đồng Giám Mục Công Giáo. Còn Giáo Hoàng Học Viện Piô X là một Chủng viện chuyên giảng dậy về triết học và Thần Học do một số linh mục dòng Tên điều hành và giảng dậy, cũng do HĐGMVN sở hữu nhưng thuộc quyền quản trị đặc biệt của Tòa Thánh theo qui chế giảng huấn một chủng viện giáo hoàng. Còn Viện Đại Học Huế tuy do LM Cao Văn Luận là Viện Trưởng đẩu tiên, lại là một VĐH Quốc Gia. Còn Viện Đại Học Minh Đức là một Viện Đại Học tư thục do một nhóm người Công Giáo thành lập; những người đó gầm có cả linh mục và giáo dân, chủ yếu là một số linh mục DCCT).
Vài hàng về TGM Salvatore Asta. Ngài qua đời với danh hiệu Sứ thần tông tòa tại Bồ Đào Nha, TGM hiệu tòa Aureliopolis in Lydia. Cậu Asta sinh ngày 17/1/1915 tại Alcamo, Ý. Ngày 25/7/1938 thầy Asta thụ phong linh mục mới có hơn 23 tuổi.
8. Thời Tổng Giám Mục Angelo PALMAS (1964.06.17 – 1969.04.19): Những Rối Loạn Tại Miền Nam do Cộng Sản Phát Động Cùng Với Nhận Thức Dân Chủ Ấu Trĩ
Ngài là chủ phong các giám mục: Giacobê Nguyễn Ngọc Quang, Giuse Lê Văn Ấn, Phanxico Nguyễn Văn Thuận, Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giacobê Nguyễn Văn Mầu.
Chẳng hạn, lễ truyền chức Giám Mục cho LM Nguyễn Văn Thuận được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Giám mục Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là “Vui Mừng và Hy vọng” (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.
[Vài hàng tiểu sử: Ngài qua đời với tư cách Khâm Sứ Tòa Thánh Danh Dự, TGM hiệu tòa Vibiana. Ngài sinh ngày 21/12/1914 tại Villanova Monteleone, Ý; thụ phong linh mục ngày 15/8/1938, được bổ nhiệm TGM hiệu tòa Vibiana ngày 17/6/1964
Ngày 17/6/1964 được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam
Ngày 28/6/1954, được tấn phong TGM hiệu tòa Vibiana; được bổ nhiêm ngày 19/4/1969 làm Phó Khâm Sai Tông Tòa tại Colombia; được bổ nhiệm ngày 2/9/1975 làm Phó Khâm Sài Tòa Thánh tại Canada; ngày 10/3/1990 về hưu khi làm Phó Khâm Sai TT tại Canada; từ trần ngày 9/6/2003 với tính cách Phó Khâm Sai TT tại Canada]
9. Thời Tổng Giám Mục Henri LEMAÎTRE (1969.05.30 – 1975.12.19): Giáo Hội Trước Những Xáo Trộn Chính Trị Xã Hội Cuồng Loạn.
Khâm Sứ Henri Lemaitre đến Việt Nam sau biến cố Tổng Tấn Công của Cộng sản vào miền Nam Việt Nam. Đây là một thời kỳ đen tối tiến dần đến sụp đổ của hệ thống chính quyền miền Nam Việt Nam. Ngài giúp duy trì ổn định trật tự trong giáo hội và xã hội. Nhưng chính Ngài cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cộng sản đã mượn tay một nhóm nhỏ thanh niên trí thức quá khích dễ bị “tư tưởng cách mạng, dân chủ, dân tộc, hiện sinh ” do cộng sản phát động sai khiến tại miền Nam để can dự vào một loạt hành động quá tàn bào là hô hoán xốc nách vị Khâm sứ kéo ra khỏi Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Sàigòn.
Tối ngày 12/5, một nhóm gồm 10 linh mục dưới trời mưa đến gặp hai vị Tổng Giám mục chính và phó tại nhà cơm Đại Chủng viện thánh Giuse, để xin xét lại mấy vấn đề. Sáng 13/5, một nhóm đông đảo giáo dân thuộc các phong trào thanh niên Công giáo đã tụ họp tại Tòa Tổng Giám mục, yêu cầu Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận từ chức.
Sáng ngày 14/5, nhóm người kia kéo tới Tòa Khâm Sứ, mà họ cho là có trách nhiệm bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận, đưa thỉnh nguyện thư, mang chữ ký của 13 đoàn thể thanh niên Công giáo, yêu cầu ngài: từ chức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn và ra khỏi Việt Nam ngay. Và để làm một cử chỉ tượng trưng theo sự xúi bẩy ngầm của Cộng Sản Việt Nam, nhiều người đã dồn Khâm sứ Henry Lemaitre ra khỏi khuôn viên Tòa Khâm Sứ. Tối ngày 3/6, nhóm giáo dân cấp tiến trên lại đến Tòa Khâm Sứ lặp lại lời yêu cầu và họ đã ở lại đó một đêm để tạo thêm áp lực.
Nên biết rằng trong nhóm người đó, có cả một số linh mục cấp tiến. Trong số những người này, về sau có người đã có lúc tỉnh ngộ vỡ mộng cách mạng, kéo cả vợ con bỏ ra nước ngoài!
[Vài hàng tiểu sử của vị khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng cho đến lúc ngài bị trục xuất khỏi Việt Nam sau 30/4/1975
Ngày 30/5/1969 linh mục Henri Lemaitre được chọn làm Khâm mạng tòa thánh tại Cambodia và Việt Nam và làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Tongress
Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam ngày 1/7/1975, thì ngài được bổ nhiệm làm Khâm mạng Tòa Thánh tại Uganda và ngài từ chức Khâm mạng tại Uganda ngày 16/11/1981.
Ngày 31/8/1985 TGM Henri Lemaitre được bổ nhiệm là thay Khâm SaiTông Tòa Apostolic Pro Nuncio tại Đan Mạch, tại Phần Lan,, Iceland, và Na Uy cùng Thụy Điển.
Ngày 28/03/1992, Ngài được tái nhiệm tại các nước trên.
Ngày 8/2/1997, Ngài từ nhiệm khỏi chức vụ Thay Khâm Sai Tông Tòa tại Hòa Lan.
Ngày 20/04/2003 TGM Henri Lemaitre Phó Thay Khâm Sai emeritus tại Hà Lan, qua đời, thượng thọ 81 tuổi]
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Tại Hà Nội trong Viễn Tương Quan Hệ Vatican và Việt Nam trong tương lai
Vào hành lang tầng một của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, người khách tham quan sẽ thấy một hình đen trắng trong đó Đức Giám Mục Trịnh Như Khuê chụp cùng với các cha và giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ vào ngày 27.3.1957, ngay trước cây đa cổ thụ vẫn nhìn thấy. Đó là bức hình chụp trước khi Tòa Khâm Sứ bị chính quyền tịch thu từ sau 1959.
Nhà Nước đã chiếm đoạt tất cả các cơ sở của Giáo Phận Hà Nội tại Phố Nhà Chung, Phố Tràng Thi, và Phố Nhà Thờ. Họ đặt Tòa Giám Mục ở giữa, chỉ có một lối ra vào để dễ kiểm soát. Trong những thập niên 50, 60, 70 và 80, họ canh gác gắt gao tại cửa Tòa Giám Mục, ngăn cản giáo dân đi vào và tiếp tế cho các giáo sĩ đang cư ngụ trong đó.
Trong những năm 60 và 70, họ quản chế Đức TGM Trịnh Như Khuê, ngài không được phép đi ra khỏi Tòa Tổng Giám Mục nếu không có phép. Ngài thường đi dạo trên sân thượng Tòa Tổng Giám Mục qua nhiều tháng năm đến nỗi thành một đưòng mòn quả trám trên sân gạch.
Những năm 1980 Nhà Nưóc đã xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Đêm nào họ cũng mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng, với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành và cám dỗ các chủng sinh, những người tu hành, trước cảnh trưng bày xác thịt của những người đến tắm hay nhảy nhót trong vũ điệu sắc mùi nhục dục. Nhưng con người không chỉ thỏa mãn về nhu cầu tự nhiên duy vật của con người, mà con người có những ước vọng, suy nghĩ và hành động cao cả khác. ĐHY Trịnh Văn Căn đã nhiều lần than phiền với chính quyền rằng ngài không thể ngủ được, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ.
Năm 2000, ĐHY Phạm Đình Tụng đã gởi đến các cấp chính quyền một đơn đòi trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ, trong đơn có chữ ký của ngài và tất cả các linh mục trong Giáo Phận, nhưng Nhà Nước không trả lời, trong khi đó công an lại đi cãi chày cãi cối với các linh mục và giáo dân. Lúc dầu họ bảo Toà Khâm Sứ không thuộc đất Nhà Chung (Tòa Tổng Giám Mục) nên để khi nào có quan hệ ngoại giao với Vatican, chính quyền sẽ trả.
Tòa Tổng Giám Mục đã đưa ra hai bằng chứng để loại bỏ quan điểm này:
1) Giấy Điền Thổ xác nhận bất động sản dùng làm Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền của Giao Phận Hà Nội.
2) Trưóc khi ra đi, Đức Khâm Sứ Dooley có viết thư của cám ơn ĐGM Trịnh Như Khuê đã cho ngài mượn đất làm Tòa Khâm Sứ.
Thứ bảy ngày 2/12, LTSR đã tổ chức một thánh lễ đồng tế lúc 16g30 tại nguyện đường Trường Truyền Giáo, để cầu nguyện cho Đức Hồng Y mới qua đời. Tham dự lễ có ĐHY Agnelo Rossi, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo; Đức Cha Giuseppe Caprio, Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN; ĐC Lourdusamy Tổng Thư Ký Bộ Truyền Giáo; ĐC Angelo Kim, Giám Mục Suwon (Hàn quốc); các linh mục viên chức thuộc Bộ Truyền giáo; một vài đại diện các Bộ tại giáo triều; một số Bề trên nam nữ thừa sai truyền giáo tại VN; tất cả các linh mục tu sĩ LTSR và giáo dân VN.
Vấn Đề Vị Trí Tòa Khâm Sứ ở Địa Phương
1. Giai đoạn Tòa Khâm Sứ ở Huế (1925-1950)
Trước khi đưa ra quyết định đó,Toà Thánh đã thiết lập toà Khâm Sứ Đông Dương tại Huế ngày 20-5-1925, vốn là tượng trưng cho nơi tập trung quyền bính của triều đình An Nam. Hành động này chứng tỏ toà thánh đã coi ba nước Đông Dương, nhất là Giáo Hội Việt Nam trưởng thành ngang hàng với các giáo hội khác, trong quá trình tiến tới hoàn toàn một quốc gia độc lập.
Khi đến Đông Dương, ban đầu, Khâm Sứ Drapier tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế, vì nơi đây còn là kinh đô hiện tại của Việt Nam và tiện việc giao dịch với ba xứ Việt, Miên, Lào. Ngài chấp thuận. Vì thế, trụ sở của Tòa Khâm Sứ Vatican ở Đông Dương đã được xây cất gần Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế.
2. Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội (1950-1959)
Đến năm 1950 Giáo Hoàng Piô XII lại cử linh mục John Dooley, người Ireland làm Khâm sứ, bấy giờ tòa khâm sứ được đặt kế toà Tổng Giám mục Hà Nội, cũng là phần đất thuộc Tòa Tổng Giám Mục tách ra làm Tòa Khâm Sứ, vì lúc đó Huế không còn là thủ đô của Việt Nam nữa, sau biến cố chính trị tháng 8 và 9/1945. Lúc vị Khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng bị lâm trọng bệnh, được đưa về nước, thì nhà nước VN tịch thu Toà Khâm sứ, vốn là một phần khu đất Tòa Giám Mục Địa phận Hà Nội.
3. Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Sàigòn (1955-1975)
Từ 1955, một Đặc Sứ Tòa Thánh nữa được bổ nhiệm ở Sài gòn, dường như bên ngoài song song với Tòa Khâm sứ Tông Tòa Chính Thức ở Hà Nội do TGM Dooley quản nhiệm nhưng đã hầu như vô quyền. Vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Miền Nam Việt Nam khi đó vẫn tạm ngụ tại một phòng ở Bệnh Viện Saint Paul Sàigòn. Tòa Khâm sứ sau này mới chuyển đến trụ sở ở số 176, đường Hai Bà Trưng, Quận I, Sgaigòn.
Sau Hiệp định Genève, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương John Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác. Vì thế, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh) tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Lào, và Cao Mên. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Thanh Tra Tông Tòa (Régent Apostolique) thay Khâm sứ chính thức.
Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội vì cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần sau đó, các nhân viên Toà Khâm sứ đều bị trục xuất, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn do Ngân sách Tòa Thánh và theo qui chế Ngoại giao, do tân Khâm sứ Mario Brini.
Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Giáo Hoàng Gioan XXIII chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo cho một Quốc Gia Việt-Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau. Dĩ nhiên, không lúc nào có hai Khâm sứ đại diện Đức Thánh Cha tại Việt-Nam như linh mục Trương Bá Cần hiểu. Để chứng minh, xin mời quý đọc vào địa chỉ: http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dxxvn.html và Delegation to Viêt Nam, phần ‘Past and Present Ordinaries’ sẽ không thấy tên Đức Cha Giuseppe Caprio.]
Một số tài liệu tham khảo
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bbrini.html
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/58lavang.htm
http://209.85.141.104/search?q=cache:K3nuwEJI94UJ:www.vatican.va/roman_curia/institutions_connected/oessh/newsletter/news-letter8_en.pdf+Giuseppe+Caprio+to+the+South+Vietnam&hl=en&ct=clnk&cd=2&gl=us
http://www.fiu.edu/~mirandas/bios-c.htm
http://vietcatholic.net/News/Html/52800.htm
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=31628
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/blecr.html
http://www.gcatholic.com/dioceses/nunciature/nunc183.htm
http://cusiminhman.googlepages.com/baothien-khamsu
http://www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html
http://giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71
http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dsien.html
http://209.85.171.104/translate_c?hl=en&sl=zh-CN&u=http://zh.wikipedia.org/wiki/%25E5%2588%2598%25E9%2592%25A6%25E6%2598%258E&prev=/search%3Fq%3DH
http://www.gcatholic.com/hierarchy/data/archbishops-1.htm
http://www.catholic-hierarchy.org/events/b1925b.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Antonin_Drapier
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
http://www.catholic.org.tw/marykinder/nhatrang/mtg2.htm
Hình 14: Bản dịch bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo... bức thư này cho Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. Đó là bức thư ngoại giao đầu tiên của triều đình... www.chuacuuthe.org/VNGS/VNGS4.pdf - Similar pages - Note this
Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987
Nguyễn Khắc Xuyên: Để hiểu lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam Đầu Thế Kỷ XVII. California, 1994
OBITUARY: CARDINAL GIUSEPPE CAPRIO | Independent, The (London... Cardinal Giuseppe Caprio was present at Pope Paul VI's death in 1978,... in Belgium and South Vietnam before becoming internuncio in Taiwan in 1959.... findarticles.com/p/articles/mi_qn4158/is_20051025/ai_n15717350 - 45k - Cached - Similar pages - Note this Vista site - Did the Lord Trinh Trang send a letter to the Pope in.... .. Lord Trinh Trang of Tonquin to the Pope Urbain VIII in the years 1639-43.... The cooperation relations between Vietnam, Middle East and Africa (16:15... English.vista.gov.vn/.../200502174062183346/200707221206252402/200711170455624345/200711170051713056/ - 37k - Cached - Similar pages - Note this Bishop Angelo Palmas, who was visiting the LHC Thu Thiem, said: “It is impossible to write the history of Christianity in Vietnam without writing the history of the LHC ”
Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Tổng Giám Mục Hà Nội, được Đức Thánh Cha.... Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN;... www.lientusiroma.org/index.php?option=com_content&task=view&id=99&Itemid=87 - 51k - Cached - Similar pages - Note this
Ngày nay khu định cư vẫn còn, và một anh em linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vẫn... Từ trước ngày di cư vào Nam, ở xứ Thái Hà, Cha Giacôbê Ðào Hữu Thọ đã hăng... www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html - 110k - Cached - Similar pages - Note this Recent Events in Iceland
Archbishop Henri Lemaître resigned from the office of Apostolic Nuncio of.... Cambodia and Apostolic Delegate of Vietnam and Titular Archbishop of Tongres... www.gcatholic.com/events/country/IS.htm - 83k - Cached - Similar pages - Note this Lịch Sử Giáo Phận Lạng Sơn Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu,... thầy chịu chức linh mục tại Hà Nội bởi tay ÐC Trịnh Như Khuê và Ðược ÐC Bắc Ninh nhờ... www.lebaotinh.org/content/browse.php?action=shownews&id=89&topicid=1831 - 74k - Cached - Similar pages - Note this Con đường Lựa Chọn [Archive] - DatViet.com Lúc đầu, ngài tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế,... tintuc.datviet.com/forum/archive/index.php/t-169459.html - 35k - Cached - Similar pages - Note this
TOÀ THÁNH VATICAN VÀ HÀ NộI (1975-2005). Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm. Tính Chất Bang Giao. Từ khi Khâm Sứ Toà Thánh Vatican tại Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi... www.dunglac.net/Baiviet1/NghiemDohuu-vatican.htm - 197k - Cached - Similar pages - Note this GiaoXuKC.com - Church Of The Holy Martyrs. Qua các bài báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, Đức Thánh Cha Piô IX đã... Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng thứ nhất tại Hà Nội.... giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71 - 72k - Cached - Similar pages
Cáo trạng biên niên sử về tội ác của CS với Công giáo VN [Bản giản... 21 Tháng Mười Một 2007... Riêng Đức khâm sứ tòa thánh John Dooley bị cộng sản Hà Nội tìm cách tống xuất từ lâu mà chưa được. Sau Điạ hội Thánh Mẫu tại Sài Gòn (tháng... www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-10230.html - 36k - Cached - Similar pages - Note this Duong Hy Vong + Cardinal Nguyen Van Thuan's Biography
Khi học tại Rôma, Cha Thuận đã được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đình Thục (Giám mục... tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam,... nguyenvanthuan.com/biographyviet.html - 35k - Cached - Similar pages - Note this Ngày 24/4/1964, Đức Ông Francesco de Nittis, thay mặt Khâm Sứ Toà Thánh tại Việt Nam, cùng HĐGMVN, chính thức khánh thành cơ sở mới với các tiện nghi thích... www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=238&ict=1223 - 52k - Cached - Similar pages - Note this
BƯỚC CHÂN NGƯỜI LỮ HÀNH - MINH THUONG - by minhthuong Sáng ngày 14/5, phái đoàn kéo tới Tòa Khâm Sứ, được coi là có trách nhiệm trong.... . Khi tôi bị quản thúc tại làng Giang Xá ( 4 ), cách Hà Nội 20 cây số,... my.opera.com/minhthuong/blog/show.dml/464795 - 94k - Cached - Similar pages - Note this Giáo-hội công-giáo ở Việt-nam từ cuối thời thuộc-địa tới ngày... Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở..... .. Trong cuộc họp hội-đồng giám-mục tại Hà-nội từ ngày 15 tới 22 tháng 9 năm 2001 giám-mục... www.vietnamhumanrights.net/Viet/documents/berichtigt.htm - 234k - Cached - Similar pages - Note this Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Piô XI khẳng định Giáo Hội và việc truyền giáo đứng trên chính trị. Để khẳng định Giáo Hội không lệ thuộc các chính quyền, ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyonvề Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyon về Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... www.gpbanmethuot.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=113 - 167k - Cached - Similar pages - Note this Trang nhà Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô, Đà Lạt, Việt Nam Xin khâm phục nhiệt tình của hai anh. Chúc mừng hai anh..... Note diffusée par le Saint-Siège avec la lettre [Tài liệu Tòa Thánh ]... ghhv.quetroi.net/ - 141k - Cached - Similar pages - Note this http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html (2) Đức Khâm sứ tại Việt-Nam.
Đức Cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936.
Đức Cha Antonin-Fernand Drapier, O.P., Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp nối nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội. Năm 1959, Đức Khâm sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội trong một cơn bệnh nguy kịch. Vài tuần sau, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất. Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội, Tòa Thánh liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa
Ngày 17.06.1964, vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas vào nhiệm vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana và Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, Đức Cha đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia.
Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaỵtre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975. Bất chấp sự hành hung của nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’, Đức Khâm Sứ đã hoàụn thành nhiệm vụ đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, trước khi chánh quyền đã yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức Cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda.
Tóm lại, trong ngành ngoại giao, có hai chức vụ chính là:
- Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh), cũng thuộc ngoại giao đoàn, chỉ là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia sở tại. Chử ‘Khâm mạng’ hay ‘Khâm sai’ cũng đồng nghĩa như Khâm sứ Tòa Thánh.
Chúng ta sẽ không tìm thấy các Đức Cha Henri Lecroat và Giuseppe Caprio trong danh sách các vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương hay Việt-Nam.
- Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia và Chính quyền quốc gia sở tại, là Đại sứ Tòa Thánh và thường là Niên trưởng ngoại giao đoàn.
http://pierrequangminh.blogspot.com/2008/03/ngi-vit-nam-cng-gio-10.html
http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html
(Oakland, CA 19/8/2008 - Xem lại ngày Dec 8, 2009 Lễ Đức Mẹ Vơ Nhiễm Nguyên Tội)
Chủ tịch Việt Nam mở đầu chuyến viếng thăm nước Ý và sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Vatican
RFI
14:02 09/12/2009
Chủ tịch Việt Nam mở đầu chuyến viếng thăm nước Ý và sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Vatican
Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết bắt đầu hôm nay chuyến công du châu Âu với chặng đầu tiên là nước Ý, nơi mà ông sẽ viếng thăm trong ba ngày. Sau Ý, ông Nguyễn Minh Triết sẽ đi thăm Tây Ban Nha từ 13 đến 16/12 và Slovaquia từ 17 đến 18/12. Đặc biệt trong thời gian tại nước Ý, chủ tịch Việt Nam sẽ đến Vatican ngày 11/12 hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 để thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa Hà nội với Vatican. Chiếm 7% dân số Việt Nam, tức là khoảng 6 triệu giáo dân, cộng đồng Công giáo Việt Nam là một trong những cộng đồng Công giáo quan trọng nhất châu Á.
Khác với Trung Quốc, ở Việt Nam chỉ có một Giáo hội Công giáo vẫn trung thành với Tòa Thánh Vatican và Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào công việc của Giáo hội. Tuy vậy, chính quyền Việt Nam vẫn đòi quyền chuẩn y việc bổ nhiệm các giám mục Việt Nam và vẫn theo dõi sát các tổ chức tôn giáo.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai bên đã được cải thiện dần dần và Tòa Thánh và chính phủ Hà Nội đã có nhiều cuộc thảo luận. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng gặp Đức giáo Hoàng Benedicto 16 vào đầu năm 2007. Thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, Vatican cần mối bang giao này hơn là phía Việt Nam, nhưng trong bối cảnh mà phong trào phản kháng, xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa Giáo hội với Nhà nước, đang gia tăng, có thể các nhà lãnh đạo Hà Nội thấy rằng thiết lập bang giao với Tòa Thánh sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát cộng đồng Công giáo.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo Ý Corriere della Sera hôm qua, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố là Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Nhìn từ phía Tòa Thánh, thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam có thể thúc đẩy các nước khác, mà đầu tiên là Trung Quốc, cải thiện bang giao với Vatican.
Trước mắt, mong muốn của Hội đồng Giám mục và giáo dân là được đón tiếp Đức Thánh Cha tại Việt Nam vào năm tới. Hy vọng này có thể trở thành hiện thực với cuộc hội kiến giữa chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo hoàng Benedicto 16
Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết bắt đầu hôm nay chuyến công du châu Âu với chặng đầu tiên là nước Ý, nơi mà ông sẽ viếng thăm trong ba ngày. Sau Ý, ông Nguyễn Minh Triết sẽ đi thăm Tây Ban Nha từ 13 đến 16/12 và Slovaquia từ 17 đến 18/12. Đặc biệt trong thời gian tại nước Ý, chủ tịch Việt Nam sẽ đến Vatican ngày 11/12 hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 để thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa Hà nội với Vatican. Chiếm 7% dân số Việt Nam, tức là khoảng 6 triệu giáo dân, cộng đồng Công giáo Việt Nam là một trong những cộng đồng Công giáo quan trọng nhất châu Á.
Khác với Trung Quốc, ở Việt Nam chỉ có một Giáo hội Công giáo vẫn trung thành với Tòa Thánh Vatican và Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào công việc của Giáo hội. Tuy vậy, chính quyền Việt Nam vẫn đòi quyền chuẩn y việc bổ nhiệm các giám mục Việt Nam và vẫn theo dõi sát các tổ chức tôn giáo.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai bên đã được cải thiện dần dần và Tòa Thánh và chính phủ Hà Nội đã có nhiều cuộc thảo luận. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng gặp Đức giáo Hoàng Benedicto 16 vào đầu năm 2007. Thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, Vatican cần mối bang giao này hơn là phía Việt Nam, nhưng trong bối cảnh mà phong trào phản kháng, xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa Giáo hội với Nhà nước, đang gia tăng, có thể các nhà lãnh đạo Hà Nội thấy rằng thiết lập bang giao với Tòa Thánh sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát cộng đồng Công giáo.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo Ý Corriere della Sera hôm qua, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố là Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Nhìn từ phía Tòa Thánh, thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam có thể thúc đẩy các nước khác, mà đầu tiên là Trung Quốc, cải thiện bang giao với Vatican.
Trước mắt, mong muốn của Hội đồng Giám mục và giáo dân là được đón tiếp Đức Thánh Cha tại Việt Nam vào năm tới. Hy vọng này có thể trở thành hiện thực với cuộc hội kiến giữa chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo hoàng Benedicto 16
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm của các Sơ Đa Minh Việt Nam – Houston bị hỏa hoạn
Sr. Immaculata Đào Thủy, OP
20:42 09/12/2009
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm của các Sơ Đa Minh Việt Nam – Houston bị hỏa hoạn
Ngày 4 tháng 12, 2009, ngày mà nhiều người dân tại Houston không thể quên vì Houston vốn nổi tiếng là “miền nắng ấm” mà hôm ấy tuyết đã rơi khá dầy và trắng xóa trên đất. Nhưng đối với các Sơ Đa Minh Việt Nam tại Houston thì đó lại là một ngày kinh hoàng vì cơn hỏa hoạn khủng khiếp bất ngờ xảy đến vào 7 giờ tối hôm ấy làm thiêu rụi toàn bộ ngôi trường Mầm Non duy nhất của Tỉnh Dòng tại Hoa Kỳ.
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm (Mary Immaculate School) được thành lập năm 1995, tọa lạc trên đường Antoine và Chippewa, gần nhà thờ Đức Mẹ La Vang. Đây là nơi có khoảng 130 em học sinh tuổi từ 2 đến 5 theo học mỗi ngày, dưới sự chăm sóc và thương yêu của các Nữ Tu Đa Minh và một số các cô giáo. Cạnh trường là tu viện của Nhà Dòng, nơi có 16 Sơ được bổ nhiệm để làm việc cho trường Mầm Non và dạy học ở một số trường Mỹ lân cận (St. Edward, St. Jerome và St. Elizabeth Ann Seton). Năm ngoái, vào tháng 9, cơn bão hurricane IKE đến Houston gây thiệt hại nhiều cơ sở và nhà cửa tại đây. Tu viện của các Chị Em cũng cùng chung số phận. Nhà nguyện và tu viện bị hư hại quá nặng nề, không còn ở được nữa, khiến cho các Sơ phải dời ra 2 căn nhà khác thuê gần đó để ngày ngày có thể đến trường làm việc, trong khi tu viện được trùng tu. Tuy hãng bảo hiểm cũng giúp trang trải một số tiền cho việc sửa chữa, nhưng vì là hãng bảo hiểm của… người nghèo, các Sơ đóng ít nên khi đền cũng được đền ít. Vì thế, các Sơ đã phải trích tiền dành dụm của nhà Dòng, cũng như phải quyên góp và vay mượn thêm từ các ân nhân quen biết. Việc xây cất cũng đã gần hoàn tất và các Sơ cũng đang mong chờ mau đến ngày được trở về tu viện của mình. Thế nhưng cơn hoả hoạn bất ngờ vào tối thứ Sáu, ngày 4 tháng 12, đã khiến cho mọi dự tính phải đổi thay.
Ngày hôm đó, trời trở lạnh, thời tiết xuống khoảng 30 độ và đã có tuyết rơi, nên một số các em học sinh không đến trường được hoặc phải về sớm, nhưng một số khác vẫn tiếp tục ở lại với các Sơ. Miền “nắng ấm Houston” mà đột nhiên có tuyết thì thật là bất ngờ và thú vị nên các Sơ giáo và các học trò đã ra sân chơi để chụp hình và cùng nhau nặn các “người tuyết” thật vui vẻ. Không ai ngờ được rằng đó là lần vui chơi cuối cùng của thầy trò trường Mầm Non Vô Nhiễm!
Buổi tối hôm ấy, phần lớn các Sơ vẫn trung thành đi tham dự khóa học Kinh Thánh được tổ chức hằng tuần tại Nhà Xứ Đức Mẹ La Vang gần đó. Có 3 Sơ khác ở lại trường và đến gần 7 giờ tối, khi các Sơ chuẩn bị rời trường thì nghe tiếng chuông báo động reo ầm ỹ. Các Sơ vội vã đi xem tình hình thì thấy có khói bốc lên từ một phòng học. Các Chị em vội vã gọi “911” để xin cấp cứu. Xe chữa lửa đã đến ngay và cố gắng xịt nước, dập tắt ngọn lửa. Tuy nhiên đang lúc nguy kịch như thế thì xe chữa lửa bị hết nước và các cột nước (fire hydrant) thì lại không có ở gần đó để lấy nước, nên các nhân viên đã phải gọi thêm sự trợ giúp của các xe cứu hỏa tại 4, 5 vùng chung quanh đó. Có lẽ đã có đến gần 30 xe cứu hỏa được gọi đến và đổ nước vào một bồn to để có thể chuyển nước đến nơi đang cháy. Lửa bốc lên quá cao và quá mạnh. Các phóng viên đài truyền hình gọi đây là một “massive fire”. (Link vào xem Video của Đài Truyền Hình ABC 13 nói về đám cháy: Massive fire destroys school in NW Harris County - http://abclocal. go.com/ktrk/ story?section= news/local&id=7154709; Đài KHOU: http://www.khou. com/video/ featured- videos/Raw- -Fire-destroys- Mary-Immaculate- School-in- NW-Harris- County-78602737. html ). Lúc này đây, tất cả các Sơ đang theo học lớp Kinh thánh và Hội Đồng Cố Vấn của nhà Dòng đều đã được thông báo và đã vội vã đến hiện trường và được chứng kiến cảnh tượng hết sức đau lòng. Những ngọn lửa cực lớn cứ thong thả đi từ phòng học này sang phòng học khác, thiêu rụi tất cả những gì nó lướt qua, từ chính giữa sang bên trái rồi lan sang phải, trước sự kinh hoàng và bất lực của các Sơ. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ, dù các nhân viên cứu hỏa đã cố gắng hết sức, ngôi trường Mầm Non thân yêu của các Chị Em Đa Minh hoàn toàn bị thiêu rụi!!!
Có lẽ hầu hết các Sơ chứng kiến cảnh tượng đau lòng này đều không thể chợp mắt đêm hôm đó, nhưng ai cũng phải tạ ơn Chúa vì đã không có một người nào bị thương hoặc chết chóc trong tai ương này. Và còn tạ ơn Chúa hơn nữa khi hỏa hoạn xảy ra vào lúc tất cả các em học sinh đã ra về hết để các em không phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng ấy. Vì vậy, ngay sáng hôm sau, dù nước mắt vẫn còn đọng trên nhiều khuôn mặt, các Sơ đã xin ngay 1 lễ Tạ Ơn Chúa vì tất cả mọi người đều đã được bình an. Thiên Chúa yêu thương sẽ tiếp tục quan phòng cuộc sống cho các con cái của Ngài.
Cho đến ngày hôm nay (Ngày 8 tháng 12, 2009) lý do cho cuộc hỏa hoạn chưa được các nhà chức trách công bố nên các Chị em vẫn chưa được biết lý do. Khi đám cháy đã tàn và được đến tận nơi để xem cảnh tượng thê lương sau cơn hỏa hoạn, ai cũng biết rằng việc dọn dẹp và xây cất lại sẽ là một đoạn đường rất dài và rất vất vả mà các Sơ sẽ phải đi qua. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và của các ân nhân, chị em Đa Minh Việt Nam tại Houston sẽ bắt tay khởi sự làm lại từ đầu.
Mọi chi tiết xin liên lạc về:
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm
c/o 5250 Gasmer Dr.
Houston, TX 77035
Tel: (713) 409-9926
Sr. Immaculata Đào Thủy, OP
Ngày 4 tháng 12, 2009, ngày mà nhiều người dân tại Houston không thể quên vì Houston vốn nổi tiếng là “miền nắng ấm” mà hôm ấy tuyết đã rơi khá dầy và trắng xóa trên đất. Nhưng đối với các Sơ Đa Minh Việt Nam tại Houston thì đó lại là một ngày kinh hoàng vì cơn hỏa hoạn khủng khiếp bất ngờ xảy đến vào 7 giờ tối hôm ấy làm thiêu rụi toàn bộ ngôi trường Mầm Non duy nhất của Tỉnh Dòng tại Hoa Kỳ.
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm (Mary Immaculate School) được thành lập năm 1995, tọa lạc trên đường Antoine và Chippewa, gần nhà thờ Đức Mẹ La Vang. Đây là nơi có khoảng 130 em học sinh tuổi từ 2 đến 5 theo học mỗi ngày, dưới sự chăm sóc và thương yêu của các Nữ Tu Đa Minh và một số các cô giáo. Cạnh trường là tu viện của Nhà Dòng, nơi có 16 Sơ được bổ nhiệm để làm việc cho trường Mầm Non và dạy học ở một số trường Mỹ lân cận (St. Edward, St. Jerome và St. Elizabeth Ann Seton). Năm ngoái, vào tháng 9, cơn bão hurricane IKE đến Houston gây thiệt hại nhiều cơ sở và nhà cửa tại đây. Tu viện của các Chị Em cũng cùng chung số phận. Nhà nguyện và tu viện bị hư hại quá nặng nề, không còn ở được nữa, khiến cho các Sơ phải dời ra 2 căn nhà khác thuê gần đó để ngày ngày có thể đến trường làm việc, trong khi tu viện được trùng tu. Tuy hãng bảo hiểm cũng giúp trang trải một số tiền cho việc sửa chữa, nhưng vì là hãng bảo hiểm của… người nghèo, các Sơ đóng ít nên khi đền cũng được đền ít. Vì thế, các Sơ đã phải trích tiền dành dụm của nhà Dòng, cũng như phải quyên góp và vay mượn thêm từ các ân nhân quen biết. Việc xây cất cũng đã gần hoàn tất và các Sơ cũng đang mong chờ mau đến ngày được trở về tu viện của mình. Thế nhưng cơn hoả hoạn bất ngờ vào tối thứ Sáu, ngày 4 tháng 12, đã khiến cho mọi dự tính phải đổi thay.
Ngày hôm đó, trời trở lạnh, thời tiết xuống khoảng 30 độ và đã có tuyết rơi, nên một số các em học sinh không đến trường được hoặc phải về sớm, nhưng một số khác vẫn tiếp tục ở lại với các Sơ. Miền “nắng ấm Houston” mà đột nhiên có tuyết thì thật là bất ngờ và thú vị nên các Sơ giáo và các học trò đã ra sân chơi để chụp hình và cùng nhau nặn các “người tuyết” thật vui vẻ. Không ai ngờ được rằng đó là lần vui chơi cuối cùng của thầy trò trường Mầm Non Vô Nhiễm!
Buổi tối hôm ấy, phần lớn các Sơ vẫn trung thành đi tham dự khóa học Kinh Thánh được tổ chức hằng tuần tại Nhà Xứ Đức Mẹ La Vang gần đó. Có 3 Sơ khác ở lại trường và đến gần 7 giờ tối, khi các Sơ chuẩn bị rời trường thì nghe tiếng chuông báo động reo ầm ỹ. Các Sơ vội vã đi xem tình hình thì thấy có khói bốc lên từ một phòng học. Các Chị em vội vã gọi “911” để xin cấp cứu. Xe chữa lửa đã đến ngay và cố gắng xịt nước, dập tắt ngọn lửa. Tuy nhiên đang lúc nguy kịch như thế thì xe chữa lửa bị hết nước và các cột nước (fire hydrant) thì lại không có ở gần đó để lấy nước, nên các nhân viên đã phải gọi thêm sự trợ giúp của các xe cứu hỏa tại 4, 5 vùng chung quanh đó. Có lẽ đã có đến gần 30 xe cứu hỏa được gọi đến và đổ nước vào một bồn to để có thể chuyển nước đến nơi đang cháy. Lửa bốc lên quá cao và quá mạnh. Các phóng viên đài truyền hình gọi đây là một “massive fire”. (Link vào xem Video của Đài Truyền Hình ABC 13 nói về đám cháy: Massive fire destroys school in NW Harris County - http://abclocal. go.com/ktrk/ story?section= news/local&id=7154709; Đài KHOU: http://www.khou. com/video/ featured- videos/Raw- -Fire-destroys- Mary-Immaculate- School-in- NW-Harris- County-78602737. html ). Lúc này đây, tất cả các Sơ đang theo học lớp Kinh thánh và Hội Đồng Cố Vấn của nhà Dòng đều đã được thông báo và đã vội vã đến hiện trường và được chứng kiến cảnh tượng hết sức đau lòng. Những ngọn lửa cực lớn cứ thong thả đi từ phòng học này sang phòng học khác, thiêu rụi tất cả những gì nó lướt qua, từ chính giữa sang bên trái rồi lan sang phải, trước sự kinh hoàng và bất lực của các Sơ. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ, dù các nhân viên cứu hỏa đã cố gắng hết sức, ngôi trường Mầm Non thân yêu của các Chị Em Đa Minh hoàn toàn bị thiêu rụi!!!
Có lẽ hầu hết các Sơ chứng kiến cảnh tượng đau lòng này đều không thể chợp mắt đêm hôm đó, nhưng ai cũng phải tạ ơn Chúa vì đã không có một người nào bị thương hoặc chết chóc trong tai ương này. Và còn tạ ơn Chúa hơn nữa khi hỏa hoạn xảy ra vào lúc tất cả các em học sinh đã ra về hết để các em không phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng ấy. Vì vậy, ngay sáng hôm sau, dù nước mắt vẫn còn đọng trên nhiều khuôn mặt, các Sơ đã xin ngay 1 lễ Tạ Ơn Chúa vì tất cả mọi người đều đã được bình an. Thiên Chúa yêu thương sẽ tiếp tục quan phòng cuộc sống cho các con cái của Ngài.
Cho đến ngày hôm nay (Ngày 8 tháng 12, 2009) lý do cho cuộc hỏa hoạn chưa được các nhà chức trách công bố nên các Chị em vẫn chưa được biết lý do. Khi đám cháy đã tàn và được đến tận nơi để xem cảnh tượng thê lương sau cơn hỏa hoạn, ai cũng biết rằng việc dọn dẹp và xây cất lại sẽ là một đoạn đường rất dài và rất vất vả mà các Sơ sẽ phải đi qua. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và của các ân nhân, chị em Đa Minh Việt Nam tại Houston sẽ bắt tay khởi sự làm lại từ đầu.
Mọi chi tiết xin liên lạc về:
Trường Mầm Non Đức Mẹ Vô Nhiễm
c/o 5250 Gasmer Dr.
Houston, TX 77035
Tel: (713) 409-9926
Sr. Immaculata Đào Thủy, OP
Mời theo dõi cuộc chơi xướng họa ''Vần Thơ Dâng Mẹ''
Lm. Trăng Thập Tự
22:57 09/12/2009
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA “VẦN THƠ DÂNG MẸ”
MÁCH NƯỚC CHO CUỘC CHƠI VẦN THƠ DÂNG MẸ
Mới trong ngày đầu, chúng tôi đã nhận được 4 tác phẩm dự thi. Cả 4 tác giả đều có hồn thơ và chỉ có kinh nghiệm thơ mới, chưa có kinh nghiệm làm thơ Đường luật. Cuộc chơi xướng họa thơ Đường luật sẽ giúp các bạn nhiều kinh nghiệm để tiến nhanh trong nghệ thuật thơ. Bài thơ luật Đường 8 câu 7 chữ phải theo những quy định gò bó, tuy nhiên đó lại là những quy định gói ghém kinh nghiệm hàng ngàn năm từ âm thanh, nhịp điệu cho đến bố cục. Nắm được những quy luật ấy, người làm thơ mới sẽ vận dụng cách tự do và dệt nên những tác phẩm thanh thoát, vượt ngoài khuôn khổ.
Tác giả Trăng Thập Tự sẽ gởi đến những người đã gởi bài dự thi một bản chỉ dẫn chi tiết hơn để mỗi người có thể dần dần tự vượt lên chính mình và gởi thêm những bài dự thi mới có phẩm chất cao hơn.
Riêng về bài họa, xin các bạn nhớ phải giữ đúng 5 vần của bài xướng. 5 vần trong bài xướng lần này là: ĐEN (cuối câu 1), SEN (cuối câu 2), KHEN (cuối câu 4), HÈN (cuối câu 6) và CHEN (cuối câu 8).
Tác giả Trăng Thập Tự xin gởi đến các bạn bài tự họa dưới đây để các bạn dễ nắm luật chơi hơn.
Mến chúc các bạn tiến nhanh cả trong cuộc chơi xướng họa cả trong lời cam kết noi gương Mẹ rất thánh.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
MỪNG LỄ MẸ
Con về mừng lễ diện mô-đen,
Tóc nửa bềnh bồng, nửa búp sen.
Mẹ đứng nhìn con âu yếm dặn
Con ngồi trông Mẹ, xuýt xoa khen.
Mẹ khuyên giữ vững niềm thanh khiết,
Con hứa tránh xa chuyện đốn hèn.
Theo Mẹ con về trên nẻo thánh,
Ngất ngây đường lạ, lá hoa chen.
Trăng Thập Tự
NHỮNG BÀI HỌA MỚI
Nhạc sĩ Sơn Ca Linh (Linh mục Trương Đình Hiền, hạt trưởng giáo hạt Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn) đã gởi về bài họa sau đây để khích lệ các tham dự viên của cuộc xướng họa.
EVA THUỞ BAN ĐẦU
Sáng mai bừng mắt giữa Ê-Đen
Dáng ngọc, hồn thanh, một đóa sen.
Nguyên tổ ngỡ ngàng, nguyên tổ gọi,
Chúa Trời tấm tắc Chúa Trời khen.
Gọi khẽ “thịt xương” ôi cao quý !
Khen thầm “cát bụi” quả mọn hèn.
Mới đó thời gian như nháy mắt.
Vườn trần muôn sắc nở đua chen.
Sơn Ca Linh
GIỚI THIỆU CÁC BÀI DỰ THI
Mọi tác phẩm tham gia cuộc chơi đều được ghi số thứ tự. Tất cả những tác phẩm mang đúng hình thức thất ngôn bát cú (8 câu 7 chữ) có họa vần sẽ được trình làng ở mục này để bạn đọc xa gần thưởng thức. Sau hai ngày, chúng tôi đã nhận được 7 bài dự thi, trong đó 2 bài sau đây hợp lệ “thất ngôn bát cú”
Bài 6
NGẮM SEN
Hoa gì hương sắc/ giữa bùn đen?
Tâu rằng/ hương sắc đoá hoa Sen.
Khát khao dâng hiến/ hương trinh khiết,
Khép nép khi Người /cất tiếng khen.
Trung kiên trầm mình/ nơi sóng gió,
Sen vẫn xanh tươi/ chẳng nhụt hèn.
Ngắm Sen trong nắng/ nguyện cố gắng,
Trinh trắng/ dẫu đời lắm bon chen.
Tác giả: Hoa Thiên Lý
Bài 7
KHÔNG ĐỀ
Trái cấm ngày nao vấn vương đen
Thanh tẩy sao cho ngát hương sen
Đường trần lòng tục, con mong Mẹ
Cất tiếng ca mừng, Mẹ ngợi khen
Vòng tròn ân nghĩa nơi Thiên Chúa
Can đảm lên con chớ có hèn
Mẹ ơi Mẹ hòm bia Thiên Chúa
Chúng con mừng đón Mẹ đua chen.
Tác giả: Maria Xuyến
Xin nhắc lại:
Thời hạn nhận bài: Trước ngày Lễ Truyền Tin 25.3.2010
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về hai địa chỉ: ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Lm Trăng Thập Tự
MÁCH NƯỚC CHO CUỘC CHƠI VẦN THƠ DÂNG MẸ
Mới trong ngày đầu, chúng tôi đã nhận được 4 tác phẩm dự thi. Cả 4 tác giả đều có hồn thơ và chỉ có kinh nghiệm thơ mới, chưa có kinh nghiệm làm thơ Đường luật. Cuộc chơi xướng họa thơ Đường luật sẽ giúp các bạn nhiều kinh nghiệm để tiến nhanh trong nghệ thuật thơ. Bài thơ luật Đường 8 câu 7 chữ phải theo những quy định gò bó, tuy nhiên đó lại là những quy định gói ghém kinh nghiệm hàng ngàn năm từ âm thanh, nhịp điệu cho đến bố cục. Nắm được những quy luật ấy, người làm thơ mới sẽ vận dụng cách tự do và dệt nên những tác phẩm thanh thoát, vượt ngoài khuôn khổ.
Tác giả Trăng Thập Tự sẽ gởi đến những người đã gởi bài dự thi một bản chỉ dẫn chi tiết hơn để mỗi người có thể dần dần tự vượt lên chính mình và gởi thêm những bài dự thi mới có phẩm chất cao hơn.
Riêng về bài họa, xin các bạn nhớ phải giữ đúng 5 vần của bài xướng. 5 vần trong bài xướng lần này là: ĐEN (cuối câu 1), SEN (cuối câu 2), KHEN (cuối câu 4), HÈN (cuối câu 6) và CHEN (cuối câu 8).
Tác giả Trăng Thập Tự xin gởi đến các bạn bài tự họa dưới đây để các bạn dễ nắm luật chơi hơn.
Mến chúc các bạn tiến nhanh cả trong cuộc chơi xướng họa cả trong lời cam kết noi gương Mẹ rất thánh.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
MỪNG LỄ MẸ
Con về mừng lễ diện mô-đen,
Tóc nửa bềnh bồng, nửa búp sen.
Mẹ đứng nhìn con âu yếm dặn
Con ngồi trông Mẹ, xuýt xoa khen.
Mẹ khuyên giữ vững niềm thanh khiết,
Con hứa tránh xa chuyện đốn hèn.
Theo Mẹ con về trên nẻo thánh,
Ngất ngây đường lạ, lá hoa chen.
Trăng Thập Tự
NHỮNG BÀI HỌA MỚI
Nhạc sĩ Sơn Ca Linh (Linh mục Trương Đình Hiền, hạt trưởng giáo hạt Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn) đã gởi về bài họa sau đây để khích lệ các tham dự viên của cuộc xướng họa.
EVA THUỞ BAN ĐẦU
Sáng mai bừng mắt giữa Ê-Đen
Dáng ngọc, hồn thanh, một đóa sen.
Nguyên tổ ngỡ ngàng, nguyên tổ gọi,
Chúa Trời tấm tắc Chúa Trời khen.
Gọi khẽ “thịt xương” ôi cao quý !
Khen thầm “cát bụi” quả mọn hèn.
Mới đó thời gian như nháy mắt.
Vườn trần muôn sắc nở đua chen.
Sơn Ca Linh
GIỚI THIỆU CÁC BÀI DỰ THI
Mọi tác phẩm tham gia cuộc chơi đều được ghi số thứ tự. Tất cả những tác phẩm mang đúng hình thức thất ngôn bát cú (8 câu 7 chữ) có họa vần sẽ được trình làng ở mục này để bạn đọc xa gần thưởng thức. Sau hai ngày, chúng tôi đã nhận được 7 bài dự thi, trong đó 2 bài sau đây hợp lệ “thất ngôn bát cú”
Bài 6
NGẮM SEN
Hoa gì hương sắc/ giữa bùn đen?
Tâu rằng/ hương sắc đoá hoa Sen.
Khát khao dâng hiến/ hương trinh khiết,
Khép nép khi Người /cất tiếng khen.
Trung kiên trầm mình/ nơi sóng gió,
Sen vẫn xanh tươi/ chẳng nhụt hèn.
Ngắm Sen trong nắng/ nguyện cố gắng,
Trinh trắng/ dẫu đời lắm bon chen.
Tác giả: Hoa Thiên Lý
Bài 7
KHÔNG ĐỀ
Trái cấm ngày nao vấn vương đen
Thanh tẩy sao cho ngát hương sen
Đường trần lòng tục, con mong Mẹ
Cất tiếng ca mừng, Mẹ ngợi khen
Vòng tròn ân nghĩa nơi Thiên Chúa
Can đảm lên con chớ có hèn
Mẹ ơi Mẹ hòm bia Thiên Chúa
Chúng con mừng đón Mẹ đua chen.
Tác giả: Maria Xuyến
Xin nhắc lại:
Thời hạn nhận bài: Trước ngày Lễ Truyền Tin 25.3.2010
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về hai địa chỉ: ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Lm Trăng Thập Tự
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria qua các thời đại (5)
Vũ Văn An
23:32 09/12/2009
Chương bốn: Mẹ Thiên Chúa
Và (bà Êlisabét) cất cao giọng mà nói rằng: Do đâu tôi được diễm phúc này là mẹ Chúa tôi đến thăm tôi? Luca 1:42-43
Suốt trong lịch sử, và nhất là trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, phạm trù căn bản để suy nghĩ về Đức Maria là phạm trù nghịch lý: Trinh Nữ và Mẫu Thân; Mẹ Phàm Nhân của Đấng vốn là Thiên Chúa, Theotokos (1). Vì hạn từ thấu đáo nhất – và theo ý kiến một số người, cũng gây nhiều vấn nạn nhất – được Kitô Giáo Phương Đông nghĩ ra để áp dụng vào Đức Maria chắc chắn là tước hiệu Theotokos này. Tước hiệu ấy không nguyên tuyền có nghĩa là “Mẹ Thiên Chúa” như đã được dịch sang các ngôn ngữ Phương Tây (Mater Dei trong tiếng Latinh, và từ đó trong ngôn ngữ Lãng Mạn, hay Mutter Gottes trong tiếng Đức), nhưng chính xác và đầy đủ hơn, nó có nghĩa là “người hạ sinh ra Đấng vốn là Thiên Chúa” (bởi đó có hạn từ Bogorodica và các hạn từ liên hệ trong tiếng Nga và các ngôn ngữ thuộc dòng Slavic, hay hạn từ tuy ít được sử dụng hơn nhưng chính xác hơn là Deipara trong tiếng Latinh). Dù lịch sử ngôn ngữ học của tước hiệu này đến nay vẫn còn mù mờ, xem ra xưa nay nó vẫn là kiểu nói đặc trưng của Kitô Giáo chứ không hẳn như có người hời hợt cho rằng đó là lối thích ứng vào Kitô Giáo một cái tên nguyên khởi được dùng đặt cho một nữ thần ngoại đạo (2). Tên này xuất hiện trong một số bản chép tay các công trình của Thánh Athanasiô (3). Thế nhưng chứng cớ bản văn mà thôi vẫn chẳng làm sáng tỏ câu hỏi: Thánh Athanasiô đã sử dụng tước hiệu Theotokos bao nhiêu lần để chỉ về Đức Maria (4). Dù sao đi nữa, từ lúc xuất hiện, và suốt thời Thánh Athanasiô còn sống, trong các cuộc tấn công Giáo Hội của hoàng đế “bỏ đạo” Julian, người từng chỉ trích thói dị đoan của Kitô hữu khi kêu cầu Mẹ Thiên Chúa (5), tước hiệu này đã không có thêm một củng cố nào nữa.
Trong thế kỷ thứ năm, nỗi sợ pha trộn bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong ngôi vị Chúa Kitô đã khiến Nestôriô, thượng phụ Constantinốp, chủ trương rằng vì Ngài chỉ sinh ra bản tính nhân loại của Chúa Kitô, nên không nên gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, một tước hiệu khiến ta có ấn tượng phạm thượng là Đức Maria sinh ra cả bản tính Thiên Chúa nữa và do đó nghe như tước hiệu mẹ các thần minh của ngoại giáo. Trái lại, chỉ nên gọi Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô (Christotokos), tức “người hạ sinh ra Chúa Kitô” mà thôi. Năm 431, hơn một thế kỷ từ ngày Kitô Giáo trở thành tôn giáo hợp pháp nhờ Sắc Chỉ Milan, một công đồng các giám mục Kitô Giáo họp tại thành phố Êphêsô - từng là trung tâm sùng kính rất thịnh hành nữ thần Hy Lạp Artemis hay Diana (6). Chính tại Êphêsô này, trong một hoạt cảnh được sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại cách sống động, các kẻ sùng kính nữ thần này đã nổi lên chống lại Thánh Phaolô và các Kitô hữu khác bằng cách kêu lên: “Vĩ đại thay Diana của Người Êphêsô!” (7). Họp nhau tại đấy trong đại thánh đường kép dâng kính Đức Maria, mà ngày nay người ta còn nhìn thấy vết tích tan hoang của nó, các giám mục đã long trọng bắt buộc mọi tín hữu phải gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, biến điều xác quyết của lòng tôn sùng chính thống nơi các tín hữu thành một tín điều chính thức. Sách Tuyệt Thông (Anathematism) của thánh Cyrilô thành Alexandria chống lại Nestôriô đã phát biểu điều đó như sau: “ai không tuyên xưng rằng đấng Emmanuen là Thiên Chúa thật và do đó trinh nữ chí thánh là Mẹ Thiên Chúa (vì ngài cưu mang bằng xương thịt Ngôi Lời Thiên Chúa làm người), kẻ ấy hãy bị vạ tuyệt thông” (8). Mặt khác, chính để biểu dương việc Công đồng Êphêsô định nghĩa Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Sixtô III, ngay sau Công Đồng ấy, đã cho xây đền thờ quan trọng nhất Phương Tây dâng kính Đức Maria, đó là Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; bức tranh ghép nổi tiếng diễn tả biến cố truyền tin và hiển linh của nhà thờ này đã đem lại hình thức nghệ thuật cho câu định nghĩa kia (9). Mấy thế kỷ sau đó, Thánh Gioan Đamát đã tóm lược lý lẽ chính thống cho tước hiệu đặc biệt này: “Do đó thật là hợp lẽ công bình và chân lý khi ta gọi Đức Maria thánh thiện là Mẹ Thiên Chúa. Vì tên này chứa đựng toàn bộ mầu nhiệm trong kế hoạch Thiên Chúa [to mystērion tēs oikonomias]. Vì nếu đấng sinh hạ Người là Mẹ Thiên Chúa, thì rõ ràng Người, Đấng được Bà sinh hạ, là Thiên Chúa và cũng là người… Tên ấy thật ra có nghĩa chỉ về một tồn thể (subsistence) và hai bản tính cùng hai cách thế sinh ra nơi Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô” (10). Và, cũng như thánh nhân đã biện bác ở một chỗ khác, đó chính là điều Đức Trinh Nữ được biểu tượng trên tranh ảnh: Mẹ Thiên Chúa và do đó thay thế hẳn cho việc phụng thờ ma qủy của dân ngoại (11), một thay thế chính thống và làm Thiên Chúa vui lòng. Cùng một lúc, các vị bênh vực các tranh ảnh này cũng đã nhấn mạnh rằng “khi chúng ta tôn kính các tranh ảnh của Ngài, chúng ta không bắt chước dân ngoại [Hellēnikōs] coi Ngài như một nữ thần mà là Mẹ Thiên Chúa” (12).
Điều này chỉ xẩy ra sau một hành trình dài, so sánh cả với việc coi ngài như Evà Thứ Hai. Nhưng đây có lẽ là bước nhẩy vọt vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử ngôn ngữ và tư tưởng về Đức Maria, như ta đang thấy trong sách này. Làm cách nào và tại đâu Ngài đã tiến xa và tiến nhanh như thế? Ít nhất cũng có ba khía cạnh cho câu trả lời đối với câu hỏi có tính sử học ấy do chính các bản văn gợi ý: việc lớn mạnh của tước hiệu Theotokos; liên hệ tới tước hiệu ấy, là sự xuất hiện lễ nghi phụng vụ gọi là “lễ tưởng nhớ Đức Maria”; và như một giải thích suy lý cho cả tước hiệu lẫn lễ hội, là cái nhìn sâu sắc cho rằng cần phải nhận dạng một con người hoàn toàn phàm trần được coi như đỉnh cao của sáng tạo, một khi điều ấy bị tuyên bố là thiếu sót đối với Chúa Giêsu Kitô trong tư cách Con đời đời của Thiên Chúa và Ngôi Hai Thiên Chúa Ba ngôi (13).
Nguồn gốc tước hiệu Mẹ Thiên Chúa khá mù mờ. Bất chấp sự cố gắng cần mẫn của Hugo Rahner và một số người khác (14), hiện không có chứng cớ chi có giá trị hoàn toàn chứng minh nó đã được sử dụng trước thế kỷ thứ tư, mặc dù (đức hồng y) Newman khăng khăng cho rằng “tước hiệu Theotokos, hay Mẹ Thiên Chúa, đã quen thuộc với các Kitô hữu từ buổi đầu” (15). Chỉ rõ ràng một điều: người ta đã chứng minh được rằng nơi sử dụng tước hiệu này lần đầu tiên chính là kinh thành của thánh Athanasiô, tức Alexandria. Giám mục Alexander, người bảo trợ và là giám mục tiền nhiệm của Thánh Athanasiô, đã gọi Đức Maria là Theotokos trong các thư luân lưu của mình khoảng năm 319, khi đề cập đến lạc giáo Ariô (16). Khoảng mấy thập niên sau, căn cứ vào một số chứng cớ, kể cả các chế diễu của Julian Bỏ Đạo, liên quan đến hạn từ Theotokos, ta có lý khi kết luận rằng tước hiệu này đã được chấp nhận rộng rãi trong việc sùng kính của tín hữu tại Alexandria và các nơi khác. Lịch sử không hề trực tiếp củng cố các lý thuyết dễ dãi ngày nay liên quan đến “nữ thần mẹ” trong ngoại giáo La Hy và tầm quan trọng mà người ta giả thiết chúng có đối với việc phát triển thánh mẫu học Kitô Giáo (17). Vì hạn từ Theotokos rõ ràng là một sáng tạo độc đáo của Kitô Giáo, phát sinh trong ngôn ngữ sùng kính của tôn giáo này đối với Đức Nữ Trinh, coi Ngài là mẫu thân của Thiên Chúa Cứu Thế. Sáng tạo này, cuối cùng, đã nhận được sự biện minh thần học khi Giáo Hội làm sáng tỏ điều được các chứng nhân chính thống của Thiên Chúa phát biểu một cách mặc nhiên.
Sự biện minh trên được thánh Athanasiô đưa ra, vì ám ảnh suốt đời của ngài là nhấn mạnh rằng để có thể là Trung Gian giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật, Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, phải là Thiên Chúa theo nghĩa tròn đầy và không hàm hồ của hạn từ ấy: “Thiên Chúa chỉ được biết đến nhờ một mình Thiên Chúa mà thôi”, như điệp khúc của rất nhiều giáo phụ chính thống từng chủ trương. Tước hiệu trên xuất hiện dưới hình thức phôi thai (inchoatively) (18) trong lời phát biểu vắn tắt của thánh nhân về “phạm vi và đặc tính của Thánh Kinh” là sách “chứa đựng một trình thuật kép [diplē epangelia] về Chúa Cứu Thế: Ngài là Thiên Chúa mãi mãi và là Chúa Con, là Ngôi Lời và là sự Tỏa Sáng và sự Khôn Ngoan của Chúa Cha; và sau đó, nhận xác thịt từ một Trinh Nữ, tức Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Ngài đã làm người vì chúng ta” (19). Nhưng việc giải thích thần học cho “trình thuật kép” này đã đi quá cả lời tuyên tín vắn vỏi trên. Phần lớn các tranh cãi gần đây về nền thần học của Thánh Athanasiô xoay quanh vấn đề liệu thánh nhân có gán cho Chúa Kitô một linh hồn nhân bản hay liệu ngài có chia sẻ cái lược đồ “Ngôi Lời cộng với thân xác” trong nhập thể, một lược đồ đã được nhận diện là của lạc giáo Apollinariô (20). Tuy nhiên, cuộc tranh cãi này đôi khi có khuynh hướng làm mờ đi công trình tiên phong của thánh nhân trong việc triển khai “sự thông truyền các phẩm tính” (communicatio idiomatum) (21), tức nguyên lý cho rằng, do hậu quả của việc nhập thể cũng như sự kết hợp hai bản tính nhân loại và Thiên Chúa trong ngôi vị duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, người ta được phép phát biểu các phẩm tính nhân loại cho Ngôi Lời và phát biểu các phẩm tính Thiên Chúa cho con người Giêsu, thí dụ, có thể nói về “máu Con Thiên Chúa” hay “máu Chúa” và ngay cả “máu Thiên Chúa” (theo một số bản chép tay Tân Ước) (22).
Như gợi ý của Aloys Grillmeier, mãi đến khi có những cuộc tranh luận về hạn từ Theotokos ở tiền bán thế kỷ thứ năm, “cuộc thảo luận về điều gọi là sự thông truyền các phẩm tính nơi Chúa Kitô mới được bắt đầu một cách hăng say”, mặc dù ngôn ngữ gợi ý về nó “đã được sử dụng từ thời các tông đồ, tuy chưa được suy nghĩ sâu xa hơn” (23). Tuy thế, chỗ đứng của Thánh Athanasiô trong việc phát triển nguyên lý này xem ra quan trọng hơn cả điều Grillmeier nghĩ. Tác giả này đưa ra những đoạn văn trong đó Thánh Athanasiô “hiển nhiên coi Ngôi Lời như tác nhân có ngôi vị thực sự trong các hành vi có tính quyết định cho việc cứu chuộc, tức sự thống khổ và cái chết của Chúa Kitô” và ông trích dẫn “các biểu thức mô tả hoạt động cứu chuộc của Ngôi Lời theo các quy luật của việc thông truyền các phẩm tính”. Nhưng trong một đoạn văn dài của Lời Phát Biểu [Thứ Nhất] Chống lại Phe Ariô, Thánh Athanasiô đã thảo luận một cách chi tiết vấn đề thích đáng trong việc gán sự thay đổi và hiển dương cho Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng vốn không có thay đổi và không cần được hiển dương. Câu trả lời của ngài là một câu diễn giảng ngôn từ của Tân Ước liên quan đến “Chúa Giêsu Kitô: Đấng trong hình thức Thiên Chúa, … đã nhận cho mình hình thức một tôi đòi” (24): “Vì Người, vốn là Ngôi Lời và hiện hữu dưới hình thức Thiên Chúa, luôn luôn được thờ lạy; cũng thế, Người vẫn như thế dù đã trở nên người và được gọi là Giêsu, Người vẫn có cả tạo thế ở dưới chân sẵn sàng qùy lạy Người với cái tên ấy [Giêsu], và tuyên xưng rằng việc nhập thể của Ngôi Lời và việc Người chịu chết trong thân xác không xẩy ra ngược với vinh quang của Ngôi Vị Thiên Chúa nơi Người, nhưng ‘làm vinh danh Thiên Chúa Ngôi Cha’” (25).
Cho nên khi nói đến việc Ngôi Lời “tiếp nhận xác thân từ Đức Nữ Trinh, Maria Mẹ Thiên Chúa” (26), Thánh Athanasiô chỉ làm vang dội lại ngôn ngữ của lòng sùng kính bình dân; nhưng cùng với tước hiệu kia, thánh nhân đã bắt đầu cung cấp cả lý lẽ giúp bảo vệ được tước hiệu ấy chống lại cuộc tấn công xẩy ra nửa thế kỷ sau khi ngài qua đời. Theo gợi ý của đức hồng y Newman trong cuốn Phe Ariô Thế Kỷ Thứ Tư, giới bình dân giữ cho mình luôn chính thống ngay cả lúc các giám mục không còn chính thống nữa (27). Trong cách dùng chữ Theotokos của ngài, cũng như trong các tước hiệu và ẩn dụ khác, Thánh Athanasiô đứng vào hàng ngũ chính thống của lòng sùng kính bình dân và xác minh cho nó. Ý niệm cho rằng luật cầu là luật tin (lex orandi lex credendi), nghĩa là tiềm ẩn trong việc thờ phượng của Kitô Giáo, có một nội dung qui phạm về học lý mà ta cần minh nhiên hóa, dường như đã được lên khuôn chỉ sau thời Thánh Athanasiô không lâu (28), nhưng hiển nhiên chính thánh nhân đã từng hành động trên căn bản một ý niệm giống như thế.
Nội dung quy phạm của lòng sùng kính cũng hiển nhiên trong một bối cảnh khác, khi Thánh Athanasiô sử dụng “lễ tưởng nhớ Đức Maria” để xác minh sự chính thống trong học lý của mình. Ngài làm thế ít nhất trong hai trước tác của ngài. Trước tác quan trọng hơn trong hai trước tác này là Thư Gửi Epictetus, được phổ biến rộng rãi bằng tiếng Hylạp, Latinh, Syriac, và trong các thế kỷ sau, bằng tiếng Armenia, và được trích dẫn trong các sắc lệnh của cả hai Công đồng Êphêsô năm 431 và Công đồng Canxêđoan năm 451 (29). Dường như sau khi chủ thuyết Ariô bị đánh bại, sách trên đã được ra đời vì sự tái phát của lạc giáo ảo nhân thuyết thời trước, một lạc giáo vốn bác khước nhân tính đích thực và tròn đầy của Chúa Giêsu, hoặc cho rằng Người không hề có một xác phàm chính hiệu (40). Một số người còn đi xa hơn nữa bằng cách chủ trương rằng thân xác Chúa Kitô cùng một yếu tính [homoousion] với Ngôi Lời (31). Cái kiểu ảo nhân thuyết mới này, một giáo thuyết cho đến nay vẫn chưa được các học giả nhất trí, thường được coi là tiền thân của nền thần học Apollinariô. Trả lời cho học thuyết này, Thánh Athanasiô biện luận dựa trên “Sách Thánh của Chúa” và các sắc lệnh của “các nghị phụ nhóm họp tại Nixêa” và kết án nhóm tân ảo nhân thuyết, coi nó còn tệ hơn cả phe Ariô: “Các ông còn đi xa hơn về lòng vô đạo hơn bất cứ lạc giáo nào khác. Vì nếu Ngôi Lời có cùng yếu tính với thân xác, thì điều ấy làm cho việc tưởng nhớ và chức vụ của Đức Maria trở thành thừa thãi”(32). Và, để chống lại học thuyết cho rằng Ngôi Lời thành người như một hậu quả tất yếu của bản tính Ngài, Thánh Athanasiô, trong thư gửi Maximus, đã tuyên bố rằng: “Nếu đúng như thế, việc tưởng nhớ Đức Maria trở thành thừa thãi” (33). Quan điểm thần học của Thánh Athanasiô xem ra khá rõ ràng: Một lần nữa, Đức Maria là người bảo đảm cho nhân tính đích thực của Chúa Giêsu Kitô, như Ngài đã từng là như thế đối với các giáo phụ chống Ngộ Đạo Thuyết (34).
Việc “tưởng nhớ” (commemoration) được Thánh Athanasiô nhắc đến có đặc tính chính xác như thế nào là điều ít rõ ràng. Nếu hạn từ Hy Lạp mnēmē không có nghĩa nào khác hơn là “ký ức” như nghĩa trong Tân Ước và một số nơi khác (35), thì có lẽ thánh nhân muốn biện luận rằng việc tưởng nhớ Đức Maria, như đã được lên khuôn trong Kinh Tin Kính hay trong các lời kinh khẩn cầu khác, tất yếu hàm ý nghĩa: nhân tính Chúa Kitô bắt đầu hiện hữu từ Đức Maria chứ không có trước từ cõi đời đời. Tuy nhiên mnēmē đôi khi cũng có nghĩa kỹ thuật trong việc tạo ra lịch Kitô Giáo, có ý ám chỉ ngày kỷ niệm hàng năm một vị thánh hay một vị tử đạo nào đó (36). Martin Jugie, trong khảo luận khá sớm của ông về những ngày lễ đầu tiên dâng kính Đức Maria ở cả bên Đông lẫn bên Tây, đã biện luận rằng ngày tưởng nhớ Đức Maria được nhắc đến trong các tài liệu đầu thế kỷ thứ năm không phải để tưởng niệm cái chết hay việc “ngủ yên” [koimēsis] (37) của Ngài mà là việc Ngài “sinh ra”, một kiểu nói có thể chỉ việc Ngài lên trời (38). Trong một khảo luận đồ sộ sau đó về việc Đức Trinh Nữ qua đời và được triệu về trời, tác giả này nhắc lại, sửa chữa và cung cấp nhiều chi tiết hơn cho biện luận trên (39). Tuy nhiên, đối với mục đích của chúng ta, vấn đề này chỉ là thứ yếu so với vấn đề nền tảng hơn. Phải chăng tēs Marias hē mnēmē có ý nhắc đến các ngày lễ về Đức Maria? Dĩ nhiên có chứng cớ bênh vực cho sự hiện hữu một ngày lễ gọi là mnēmē Đức Maria và được mừng vào Chúa Nhật sau Lễ Giáng Sinh (40), nhưng chứng cớ ấy không có nguồn gốc xa như thánh Athanasiô. Dù sao, cả chứng cớ lẫn ngôn từ của thánh nhân xem ra đã đủ chứng minh rằng ngày lễ tưởng nhớ Đức Maria ấy vốn đã được mừng vào thời của thánh nhân và ngài đã dựa vào nó để biện bác.
Thế rồi ngài tiếp tục biện luận rằng một ngày lễ tưởng nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa không thể nào biện minh được, nếu Ngài không đóng một vai trò gì trong lịch sử cứu độ. Ngài thuộc Tân Ước, chứ không thuộc Cựu Ước, và đã không được tưởng nhớ, như các thánh của Cựu Ước từng được tưởng nhớ, như là một vị tiên tri về việc Chúa Kitô sắp đến. Đúng hơn, Ngài có chức phận hay chức vụ, một thứ chreia, của một người được tuyển chọn hay được ủy nhiệm mà chỉ qua người này mà thôi, Ngôi Lời vốn không phải là tạo vật đã tiếp nhận nhân tính được tạo dựng của mình. Chính cái chreia hay thừa tác vụ ấy đã được mừng kính tưởng niệm trong việc giữ ngày mnēmē hay ngày lễ tưởng nhớ Đức Maria. Cái chreia đó là một sự kiện có sẵn trong lịch sử cứu rỗi, còn ngày mnēmē là một sự kiện có sẵn trong việc giữ đạo của Kitô hữu. Như thế, cả kinh tin kính lẫn niên lịch của Giáo Hội đều chứng thực cho học lý chủ trương rằng bản tính nhân loại của Chúa Kitô là một tạo vật, cũng như chứng thực cho học lý chủ trương rằng bản tính Thiên Chúa của Người không phải là tạo vật; và dấu chỉ mối gắn bó giữa Chúa Kitô tạo vật và nhân loại tạo vật là ‘việc tưởng nhớ và chức vụ của Đức Maria”, một điều sẽ thừa thãi nếu nhân tính của Chúa Kitô từng là thành tố của việc Người hiện hữu trước đó như Ngôi Lời Thiên Chúa. Theo chứng cớ ấy, dù không thể bác khước được là Thánh Athanasiô không bao giờ đưa ra được một công thức thỏa đáng về nhân tính đầy đủ và đích thực của Chúa Kitô như ngài từng làm đối với thiên tính của Chúa, nhưng một điều cũng rõ là cả hai khía cạnh của “trình thuật kép” ấy (41) đều được thẩm quyền đức tin chính thống đảm bảo.
Trong cấu trúc và căn tính thẩm quyền ấy, việc thờ phượng và sùng kính của Giáo Hội vốn được coi như yếu tố quan trọng cho việc định nghĩa điều Thánh Athanasiô, trong câu kết bức thư gửi cho Epictus, gọi là việc “tuyên xưng đức tin vừa đạo đức vừa chính thống” (42). Nếu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, như ngôn ngữ sùng kính Kitô Giáo từng tuyên xưng, thì mối liên hệ giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Giêsu Kitô phải như thế nào đó để có thể biện minh được cái hạn từ bề ngoài xem ra thật mâu thuẫn ấy; và do đó biện minh được học lý “chuyển thông phẩm tính”. Nếu Đức Maria có “chức vụ” mặc cho Ngôi Lời một nhân tính đích thực và do đó được tạo dựng, như lòng sùng kính của Kitô Giáo trong ngày lễ “tưởng nhớ Đức Maria” từng tuyên xưng, thì không tởm gớm nào đối với xác thịt máu huyết có thể được phép khiến ta đi trệch ra ngoài học lý nhập thể được. Như thế, để đủ tư cách là một tín điều của Giáo Hội, một học lý nào đó phải phù hợp không những với thánh truyền tông đồ, như đã được trình bày trong Sách Thánh và trong các chứng tá huấn quyền như các sắc chỉ của Công đồng Nixêa chẳng hạn, mà còn phải phù hợp với sự thờ phượng và lòng sùng kính của Giáo Hội công giáo và tông truyền.
Vị thế tạo vật của Đức Maria đối với Chúa Kitô còn cho thấy một đường phát triển khác nữa, một trách vụ phải đặc trưng hóa cách chính xác hơn chủ từ thích đáng cho các phẩm tính đã bị lạc giáo làm sai vị trí. Phần lớn các tranh cãi trong thế kỷ thứ tư đều bàn tới đặc tính của các phẩm từ như homoousios hay Theotokos. Nhưng sách vở nói tới các cuộc tranh luận này cũng gợi ý, hay ám chỉ, rằng việc làm sai chỗ các phẩm tính phải bị coi là một định nghĩa lạc giáo và do đó việc đưa ra chủ từ chính xác hơn cho chúng phải được coi là câu trả lời chính thống. Chỉ ở Công Đồng Êphêsô và sau đó, mới có câu trả lời ấy, nhưng nhìn trở lui, câu trả lời ấy xem ra đã có từ giai đoạn sớm hơn trong việc phát triển ra lạc giáo Ariô.
Theo Henry Gwatkin, lạc giáo Ariô “đã hạ Chúa Các Thánh xuống hàng các tạo vật của Người” (43). Điều lạc giáo này gán cho Chúa Kitô dĩ nhiên cao hơn bất cứ điều gì nó gán cho các thánh, nhưng kém hơn điều nó gán cho Thiên Chúa tối cao nhiều lắm. Học lý Ariô về các thánh không dễ gì gom lại được từ nhiều mảnh vụn khác nhau, dù ta biết sách Thalia của Ariô có nói đến “những người Chúa chọn, những hiền nhân của Chúa, các con thánh thiện của Người” (44). Có nhiều bằng chứng cho thấy một số truyền thuyết về các thánh đã được các nguồn tài liệu của phe Ariô truyền lại cho hậu thế (45). Ngày nay ta được thông tri tốt hơn nhiều về quan điểm của phe Ariô đối với mối liên hệ giữa Chúa Kitô và các thánh của Người. Theo một bức thư phe Ariô gửi cho Alexander thành Alexandria, Ngôi Lời là “tạo vật hoàn hảo của Thiên Chúa, nhưng không phải là một trong các tạo vật,” (46) vì Người là tạo vật qua đó Thiên Chúa sáng tạo nên mọi tạo vật khác; bởi thế, tính “hơn hẳn” của tạo vật này đối với mọi tạo vật khác là thế này: Người được trực tiếp tạo dựng trong khi mọi tạo vật khác được dựng nên nhờ Người (47). Như thế, ở cõi tiền sinh (prexistence), Ngôi Lời là tạo vật hoàn hảo. Nhưng khi xuống thế, Người trở nên tạo vật hoàn hảo. Xem ra trong bức chân dung vẽ Chúa Giêsu Kitô của mình, phe Ariô đã kết hợp việc bác khước sự hiện hữu của một linh hồn nhân bản nơi Người (48) với học lý của Phaolô thành Samosata cho rằng Người đã làm mình xứng đáng để được nâng lên địa vị “Con Thiên Chúa”nhờ “sự tiến bộ luân lý” [prokopē] của mình (49). Phe Ariô nổi tiếng trong việc truyền dạy rằng Thiên Chúa chọn Người “vì nhờ biết trước”, Đức Kitô sẽ không phản loạn chống lại Thiên Chúa, nhưng sẽ “nhờ cẩn trọng và tự kỷ [dia epimeleian kai askēsin]” mà lướt thắng “bản tính dễ đổi thay” của mình để duy trì lòng trung thành (50). Vì tư cách làm con của Ngôi Lời là một chức năng của tư cách làm tạo vật hoàn hảo và tư cách làm con của con người Giêsu là kết quả đức vâng lời hoàn hảo của Người, nên sự khác biệt giữa tư cách làm con của Người và tư cách làm con của các thánh chỉ có tính định lượng hơn là định phẩm, vì nhờ đức vâng lời hoàn hảo riêng mình, các thánh cũng có thể đạt tới việc chia sẻ cùng một tư cách làm con như thế.
Nhưng học lý về việc các thánh chia sẻ tư cách làm con của Chúa Kitô có một đối tác ngay trong học lý của Thánh Athanasiô về việc chia sẻ nhờ diễn trình “thần hóa”: “Vì mối liên hệ của chúng ta với thân xác Người, cả chúng ta nữa đã trở nên đền thờ Thiên Chúa, và do đó trở nên con cái Thiên Chúa, đến nỗi ngay trong ta, giờ đây Chúa cũng đang được thờ lạy” (51). Tư cách làm con trước nhất không do việc các thánh noi gương Chúa Kitô nhưng chủ yếu nhờ sức biến đổi của Chúa Kitô, Đấng trở nên con người để các thánh có thể trở nên Thiên Chúa, theo công thức thời danh của chính Thánh Athanasiô (52). Thánh nhân biện luận rằng sự biến đổi và thần hóa ấy sở dĩ có được là chỉ vì Ngôi Lời là Đấng Tạo Hóa chứ không phải là tạo vật. Chúa Cứu Thế có thể làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người chỉ nhờ bởi chính Người là Thiên Chúa. Người không được cất nhắc lên địa vị mới vì Người cao cả nhất trong số các thánh nhưng là được khôi phục lại địa vị đời đời của mình sau khi đã thi hành sứ mệnh được trao phó trên trần gian lúc mặc lấy xác phàm. Bây giờ, các thánh trở nên con cái Thiên Chúa, tức các tạo vật trong đó Đấng Tạo Hóa cư ngụ một cách trọn vẹn đến nỗi người ta có thể thờ lạy Người trong họ. Đó chính là tư cách phe Ariô muốn gán cho Chúa Kitô, một tạo vật mà trong đó Đấng Tạo Hóa cư ngụ cách trọn vẹn đến độ người ta có thể thờ lạy Thiên Chúa trong Người, đấng cao trọng nhất trong số các thánh và do đó là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Bằng cách vẽ một đường ranh giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật và tuyên xưng rằng Con Thiên Chúa thuộc phía Thiên Chúa của đường ranh ấy, nền chính thống của Nixêa đã làm cho sự phân biệt về phẩm giữa Người và những vị thánh cao cả nhất đi chăng nữa, giữa sự trung gian bất tạo (uncreated mediation) và sự trung gian tạo dựng của các vị, trở thành không những là điều có thể mà còn cần thiết nữa (53). Bây giờ, khi chủ từ các mệnh đề của phe Ariô đã thay đổi, thì tất cả các thuộc tính kia sẽ ra sao? Những điều ta vừa được đọc từ trước đến nay trong thánh mẫu học của Thánh Athanasiô dường như muốn cho thấy rằng, ngược với ngụ ý của Harnack, “điều phe Ariô truyền dạy về Chúa Kitô, các vị chính thống đã truyền dạy về Đức Maria” (54) đến nỗi những thuộc tính thụ tạo kia không thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nhưng thuộc về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Bức chân dung về Đức Maria trong Thư Gửi Các Trinh Nữ của Thánh Athanasiô rất thích hợp với sự mô tả của phe Ariô về Chúa Giêsu Kitô, Đấng “được chọn vì, dù tự bản chất hay thay đổi, đức tính chịu thương chịu khó của Người đã không nhường bước cho bất cứ suy suyển nào”. Thánh Athanasiô đề cập đến việc Đức Maria “tiến triển” và ở đây dường như còn dùng hạn từ prokopē, tiến triển luân lý, được phe Ariô dùng chỉ về Chúa Kitô (55). Theo Thánh Athanasiô, sự tiến triển của Đức Maria, liên quan đến việc chiến đấu chống lại các hoài nghi cũng như ý nghĩ xấu, nhưng Ngài đã vượt thắng tất cả các trận chiến ấy và nhờ thế trở thành “họa ảnh” và “mẫu mực” của khiết trinh đối với tất cả những ai đang cố gắng nên hoàn thiện, nói tắt, nên cao trọng nhất trong số các thánh. Ngôn từ sùng kính (Theotokos, “Mẹ Thiên Chúa”) và thực hành sùng kính (mnēmē, “tưởng nhớ”), những điều nằm phía sau thánh mẫu học của Thánh Athanasiô, như ta đã ghi nhận, chính là điển hình hàng đầu trong toàn bộ suy nghĩ của ngài về học lý cho rằng ngay cả một tạo vật cũng có thể trở nên xứng đáng được thờ lạy nhờ Đấng Tạo Hóa ngự trong họ. Bài thánh ca mà từ đó Thánh Athanasiô có thể đã tìm ra tước hiệu Theotokos, nguyên bản Hy Lạp của bài kinh Latinh nổi tiếng Sub Tuum Praesidium [Chúng con trông cậy...], cũng là điển hình hàng đầu cho thấy thứ thờ phượng ấy (56).
Vẫn còn nhiều tranh chấp khi phải minh giải học lý này xa hơn, nhưng dưới ánh sáng những tranh chấp này, ta có thể đã thấy nơi Thánh Athanasiô rằng đó là một khai triển bằng cách đặc trưng hóa chủ từ. Khi việc phát triển này xẩy ra, nó đã xẩy ra đầu tiên và trọn vẹn tại Đông Phương nói tiếng Hy Lạp, nơi các tiền đề thuộc tu đức và sùng kính trong học lý về Đức Maria đã hiện diện rất lâu trước khi chúng hiện diện tại Tây Phương.
_____________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Imago Dei, 134-38.
2. Lidell-Scott-Jones, 792, không trích dẫn một trường hợp nào trước thời Kitô Giáo nói về nó.
3. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
4. Guido Muller chủ biên, Lexicon Athanasianum (Berlin: Walter de Gruyter,1952),650.
5. Julian Against the Galileans 262.
6. Theodora Jenny-Kappers, Muttergottin und Gottesmutter in Epheso: Von Artemis zu Maria (Zurich:Daimon, 1986).
7. Cv 19:23-41.
8. Council of Ephesus (Tanner,59).
9. Carlo Pietrangeli, Santa Maria Maggiore a Roma (Florence: Nardini,1988)
10. Thánh Gioan Đamát The Orthodox Faith III.12 (PG 94:1029-32).
11. Thánh Gioan Đamát Orations on the Holy Icons II.11 (PG 94:1293-96).
12. Theodore the Studite On the Images 1 (PG 99: 489); xem chương 7 bên dưới.
13. Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena, 105-19.
14. Hugo Rahner, “Hippolyt von Rom als Zeuge fur den Ausdruck Theotokos”, Zeitschrift fur Katholische Theologie 59 (1935):73-81. Xem cuộc thảo luận và thư mục trong Walter Burghardt, “Mary in Eastern Patristic Thought” trong Mariology 2:117, n.147 do Carol chủ biên.
15. John Henry Newman, An Essay on the Development of Christian Doctrine, ấn bản lần thứ sáu. Lời nói đầu của Ian Kerr (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1989), 145.
16. Alexander thành Alexandria Epistle to Alexander of Constantinople 12 (PG 18:568).
17. Xem Arnold J. Toynbee, A Study of History, 12 cuốn (Oxford: Oxford University Press, 1934-61), 7-B: 717.
18. Burghardt, “Mary in Eastern Patristic Thought” trong Mariology 2:120 do Carol chủ biên.
19. Thánh Anatasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
20. Cuộc tranh cãi này được tóm lược rất hay trong Aloys Grillmeier, Christ in Christian Thought: From the Apostolic Age to Chalcedon (451), bản dịch của J.S. Bowden (New York, 1965), 193-219, trong đó phần lớn các trước tác gần đây đã được thảo luận.
21. DTC 7-I: 595-602 (Anton Michel).
22. 1Ga 1:7; Cv 20:28.
23. Grillmeier, Christ in Christian Thought, 357.
24. Pl 2:5-7.
25. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians I.42 (PG 26:100).
26. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
27. John Henry Newman, “The Orthodoxy of the Body of the Faithful during the Supremacy of Arianism”, Ghi chú V cho cuốn The Arians of the Fourth Century, ấn bản thứ ba (London: E. Lumley, 1871), 454-72; ghi chú này khởi đầu xuất hiện dưới hình thức một bài riêng biệt vào năm 1859.
28. Bernard Capell, “Autorité de la liturgie chez les Pères” trong Recherches de théologie ancienne et médiévale 22 (!954): 5-22.
29. Xem Georg Ludwig, Anathasii epistula ad Epictetum (Jena: Pohle, 1911), một phân tích bản văn có phê phán; về vai trò của bức thư gửi Epictetus tại Êphêsô và Canxêđoan, 22-25. Các quan sát của Ludwig về bản văn được Hans-Georg Opitz bổ túc trong Untersuchungen zur Uberlieferung der Schriftendes Athanasius (Berlin: Walter de Gruyter, 1935), 173-74.
30. Xem Grillmeier, Christ in Christian Thought, 204-5, 214-17, về ý nghĩa của Epistle to Epictus.
31. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 9 (PG 26:1064)
32. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 4 (PG 26:1056-57).
33. Thánh Athanasiô Epistle to Maximus the Philospher 3 (PG 26: 1088).
34. Xem chương 3 ở trên.
35. trong 2Pr 1:15, tēn toutōn mnēmēn poieisthai được dịch là “để nhớ lại những điều ấy”.
36. Thánh Basiliô Epistles 93 (PG 32:484).
37. Xem chương 15 ở bên dưới.
38. Martin Jugie, “La première fête mariale en Orient et en Occident: L’Avent primitif”, Echos d’Orient 22 (1923): 129-52.
39. Martin Jugie, La mort et l’assomption de la Sainte Vierge: Etude historico-doctrinale (Vatican City: Studie Testi, 1944), 172-212.
40. Graef, Mary, 1:133-38.
41. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26: 385).
42. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 12 (PG 26: 1069).
43. Henry Melville Gwatkin, Studies of Arianism (Cambridge: Cambridge University Press, 1881), 265.
44. Được trích dẫn trong Orations Against the Arianism I.5 (PG 26:20) của Thánh Athanasiô.
45. Gwatkin, Studies of Arianism, 134-135, n.3.
46. Được trích dẫn trong On the Councils of Ariminum and Seleucia 16 (PG 26:709) của thánh Athanasiô.
47. Thánh Athanasiô Defense of the Nicene Council 9 (PG 25:432).
48. Nhưng hãy đọc William P. Hauggard, “Arius: Twice a Heretic? Arius and Human Soul of Jesus Christ” trong Church History 29 (1960): 251-63.
49. Thánh Athanasiô On the Councils of Ariminum and Seleucia 26 (PG 26:729).
50. Được trích dẫn trong Theodoret Ecclesiastical History I.12-13.
51. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians I.43 (PG 26:100).
52. Thánh Athanasiô On the Incarnation of the Word 54 (PG 25:192); xem Jaroslav Pelikan, The Light of the World: A Basic Image in Early Christian Thought (New York: Harper and Brothers, 1962), 120, nn. 18-21.
53. Newman, Essay on the Development of Christian Doctrine, 138-39, chứa một số gợi ý theo hướng khai triển này.
54. Adolf von Harnack, Lehrbuch der Dogmengeschichte, ấn bản 5, 3 cuốn (Tubingen: J.C.B. Mohr [Paul Siebeck], 1931), 2:477.
55. Athanasiô Letter to the Virgins.
56. Maurice Gordillo, Mariologia Orientalis (Rome: Pontifical Institute of Oriental Studies, 1954), 7-8, n.56; Gérard Gilles Meersseman, Der Hymnos Akathistos im Abendland (Freiburg in der Schweis: Universitas-Verlag, 1958), 1:14-15.
Và (bà Êlisabét) cất cao giọng mà nói rằng: Do đâu tôi được diễm phúc này là mẹ Chúa tôi đến thăm tôi? Luca 1:42-43
Suốt trong lịch sử, và nhất là trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, phạm trù căn bản để suy nghĩ về Đức Maria là phạm trù nghịch lý: Trinh Nữ và Mẫu Thân; Mẹ Phàm Nhân của Đấng vốn là Thiên Chúa, Theotokos (1). Vì hạn từ thấu đáo nhất – và theo ý kiến một số người, cũng gây nhiều vấn nạn nhất – được Kitô Giáo Phương Đông nghĩ ra để áp dụng vào Đức Maria chắc chắn là tước hiệu Theotokos này. Tước hiệu ấy không nguyên tuyền có nghĩa là “Mẹ Thiên Chúa” như đã được dịch sang các ngôn ngữ Phương Tây (Mater Dei trong tiếng Latinh, và từ đó trong ngôn ngữ Lãng Mạn, hay Mutter Gottes trong tiếng Đức), nhưng chính xác và đầy đủ hơn, nó có nghĩa là “người hạ sinh ra Đấng vốn là Thiên Chúa” (bởi đó có hạn từ Bogorodica và các hạn từ liên hệ trong tiếng Nga và các ngôn ngữ thuộc dòng Slavic, hay hạn từ tuy ít được sử dụng hơn nhưng chính xác hơn là Deipara trong tiếng Latinh). Dù lịch sử ngôn ngữ học của tước hiệu này đến nay vẫn còn mù mờ, xem ra xưa nay nó vẫn là kiểu nói đặc trưng của Kitô Giáo chứ không hẳn như có người hời hợt cho rằng đó là lối thích ứng vào Kitô Giáo một cái tên nguyên khởi được dùng đặt cho một nữ thần ngoại đạo (2). Tên này xuất hiện trong một số bản chép tay các công trình của Thánh Athanasiô (3). Thế nhưng chứng cớ bản văn mà thôi vẫn chẳng làm sáng tỏ câu hỏi: Thánh Athanasiô đã sử dụng tước hiệu Theotokos bao nhiêu lần để chỉ về Đức Maria (4). Dù sao đi nữa, từ lúc xuất hiện, và suốt thời Thánh Athanasiô còn sống, trong các cuộc tấn công Giáo Hội của hoàng đế “bỏ đạo” Julian, người từng chỉ trích thói dị đoan của Kitô hữu khi kêu cầu Mẹ Thiên Chúa (5), tước hiệu này đã không có thêm một củng cố nào nữa.
Trong thế kỷ thứ năm, nỗi sợ pha trộn bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong ngôi vị Chúa Kitô đã khiến Nestôriô, thượng phụ Constantinốp, chủ trương rằng vì Ngài chỉ sinh ra bản tính nhân loại của Chúa Kitô, nên không nên gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, một tước hiệu khiến ta có ấn tượng phạm thượng là Đức Maria sinh ra cả bản tính Thiên Chúa nữa và do đó nghe như tước hiệu mẹ các thần minh của ngoại giáo. Trái lại, chỉ nên gọi Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô (Christotokos), tức “người hạ sinh ra Chúa Kitô” mà thôi. Năm 431, hơn một thế kỷ từ ngày Kitô Giáo trở thành tôn giáo hợp pháp nhờ Sắc Chỉ Milan, một công đồng các giám mục Kitô Giáo họp tại thành phố Êphêsô - từng là trung tâm sùng kính rất thịnh hành nữ thần Hy Lạp Artemis hay Diana (6). Chính tại Êphêsô này, trong một hoạt cảnh được sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại cách sống động, các kẻ sùng kính nữ thần này đã nổi lên chống lại Thánh Phaolô và các Kitô hữu khác bằng cách kêu lên: “Vĩ đại thay Diana của Người Êphêsô!” (7). Họp nhau tại đấy trong đại thánh đường kép dâng kính Đức Maria, mà ngày nay người ta còn nhìn thấy vết tích tan hoang của nó, các giám mục đã long trọng bắt buộc mọi tín hữu phải gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, biến điều xác quyết của lòng tôn sùng chính thống nơi các tín hữu thành một tín điều chính thức. Sách Tuyệt Thông (Anathematism) của thánh Cyrilô thành Alexandria chống lại Nestôriô đã phát biểu điều đó như sau: “ai không tuyên xưng rằng đấng Emmanuen là Thiên Chúa thật và do đó trinh nữ chí thánh là Mẹ Thiên Chúa (vì ngài cưu mang bằng xương thịt Ngôi Lời Thiên Chúa làm người), kẻ ấy hãy bị vạ tuyệt thông” (8). Mặt khác, chính để biểu dương việc Công đồng Êphêsô định nghĩa Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Sixtô III, ngay sau Công Đồng ấy, đã cho xây đền thờ quan trọng nhất Phương Tây dâng kính Đức Maria, đó là Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; bức tranh ghép nổi tiếng diễn tả biến cố truyền tin và hiển linh của nhà thờ này đã đem lại hình thức nghệ thuật cho câu định nghĩa kia (9). Mấy thế kỷ sau đó, Thánh Gioan Đamát đã tóm lược lý lẽ chính thống cho tước hiệu đặc biệt này: “Do đó thật là hợp lẽ công bình và chân lý khi ta gọi Đức Maria thánh thiện là Mẹ Thiên Chúa. Vì tên này chứa đựng toàn bộ mầu nhiệm trong kế hoạch Thiên Chúa [to mystērion tēs oikonomias]. Vì nếu đấng sinh hạ Người là Mẹ Thiên Chúa, thì rõ ràng Người, Đấng được Bà sinh hạ, là Thiên Chúa và cũng là người… Tên ấy thật ra có nghĩa chỉ về một tồn thể (subsistence) và hai bản tính cùng hai cách thế sinh ra nơi Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô” (10). Và, cũng như thánh nhân đã biện bác ở một chỗ khác, đó chính là điều Đức Trinh Nữ được biểu tượng trên tranh ảnh: Mẹ Thiên Chúa và do đó thay thế hẳn cho việc phụng thờ ma qủy của dân ngoại (11), một thay thế chính thống và làm Thiên Chúa vui lòng. Cùng một lúc, các vị bênh vực các tranh ảnh này cũng đã nhấn mạnh rằng “khi chúng ta tôn kính các tranh ảnh của Ngài, chúng ta không bắt chước dân ngoại [Hellēnikōs] coi Ngài như một nữ thần mà là Mẹ Thiên Chúa” (12).
Điều này chỉ xẩy ra sau một hành trình dài, so sánh cả với việc coi ngài như Evà Thứ Hai. Nhưng đây có lẽ là bước nhẩy vọt vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử ngôn ngữ và tư tưởng về Đức Maria, như ta đang thấy trong sách này. Làm cách nào và tại đâu Ngài đã tiến xa và tiến nhanh như thế? Ít nhất cũng có ba khía cạnh cho câu trả lời đối với câu hỏi có tính sử học ấy do chính các bản văn gợi ý: việc lớn mạnh của tước hiệu Theotokos; liên hệ tới tước hiệu ấy, là sự xuất hiện lễ nghi phụng vụ gọi là “lễ tưởng nhớ Đức Maria”; và như một giải thích suy lý cho cả tước hiệu lẫn lễ hội, là cái nhìn sâu sắc cho rằng cần phải nhận dạng một con người hoàn toàn phàm trần được coi như đỉnh cao của sáng tạo, một khi điều ấy bị tuyên bố là thiếu sót đối với Chúa Giêsu Kitô trong tư cách Con đời đời của Thiên Chúa và Ngôi Hai Thiên Chúa Ba ngôi (13).
Nguồn gốc tước hiệu Mẹ Thiên Chúa khá mù mờ. Bất chấp sự cố gắng cần mẫn của Hugo Rahner và một số người khác (14), hiện không có chứng cớ chi có giá trị hoàn toàn chứng minh nó đã được sử dụng trước thế kỷ thứ tư, mặc dù (đức hồng y) Newman khăng khăng cho rằng “tước hiệu Theotokos, hay Mẹ Thiên Chúa, đã quen thuộc với các Kitô hữu từ buổi đầu” (15). Chỉ rõ ràng một điều: người ta đã chứng minh được rằng nơi sử dụng tước hiệu này lần đầu tiên chính là kinh thành của thánh Athanasiô, tức Alexandria. Giám mục Alexander, người bảo trợ và là giám mục tiền nhiệm của Thánh Athanasiô, đã gọi Đức Maria là Theotokos trong các thư luân lưu của mình khoảng năm 319, khi đề cập đến lạc giáo Ariô (16). Khoảng mấy thập niên sau, căn cứ vào một số chứng cớ, kể cả các chế diễu của Julian Bỏ Đạo, liên quan đến hạn từ Theotokos, ta có lý khi kết luận rằng tước hiệu này đã được chấp nhận rộng rãi trong việc sùng kính của tín hữu tại Alexandria và các nơi khác. Lịch sử không hề trực tiếp củng cố các lý thuyết dễ dãi ngày nay liên quan đến “nữ thần mẹ” trong ngoại giáo La Hy và tầm quan trọng mà người ta giả thiết chúng có đối với việc phát triển thánh mẫu học Kitô Giáo (17). Vì hạn từ Theotokos rõ ràng là một sáng tạo độc đáo của Kitô Giáo, phát sinh trong ngôn ngữ sùng kính của tôn giáo này đối với Đức Nữ Trinh, coi Ngài là mẫu thân của Thiên Chúa Cứu Thế. Sáng tạo này, cuối cùng, đã nhận được sự biện minh thần học khi Giáo Hội làm sáng tỏ điều được các chứng nhân chính thống của Thiên Chúa phát biểu một cách mặc nhiên.
Sự biện minh trên được thánh Athanasiô đưa ra, vì ám ảnh suốt đời của ngài là nhấn mạnh rằng để có thể là Trung Gian giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật, Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, phải là Thiên Chúa theo nghĩa tròn đầy và không hàm hồ của hạn từ ấy: “Thiên Chúa chỉ được biết đến nhờ một mình Thiên Chúa mà thôi”, như điệp khúc của rất nhiều giáo phụ chính thống từng chủ trương. Tước hiệu trên xuất hiện dưới hình thức phôi thai (inchoatively) (18) trong lời phát biểu vắn tắt của thánh nhân về “phạm vi và đặc tính của Thánh Kinh” là sách “chứa đựng một trình thuật kép [diplē epangelia] về Chúa Cứu Thế: Ngài là Thiên Chúa mãi mãi và là Chúa Con, là Ngôi Lời và là sự Tỏa Sáng và sự Khôn Ngoan của Chúa Cha; và sau đó, nhận xác thịt từ một Trinh Nữ, tức Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Ngài đã làm người vì chúng ta” (19). Nhưng việc giải thích thần học cho “trình thuật kép” này đã đi quá cả lời tuyên tín vắn vỏi trên. Phần lớn các tranh cãi gần đây về nền thần học của Thánh Athanasiô xoay quanh vấn đề liệu thánh nhân có gán cho Chúa Kitô một linh hồn nhân bản hay liệu ngài có chia sẻ cái lược đồ “Ngôi Lời cộng với thân xác” trong nhập thể, một lược đồ đã được nhận diện là của lạc giáo Apollinariô (20). Tuy nhiên, cuộc tranh cãi này đôi khi có khuynh hướng làm mờ đi công trình tiên phong của thánh nhân trong việc triển khai “sự thông truyền các phẩm tính” (communicatio idiomatum) (21), tức nguyên lý cho rằng, do hậu quả của việc nhập thể cũng như sự kết hợp hai bản tính nhân loại và Thiên Chúa trong ngôi vị duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, người ta được phép phát biểu các phẩm tính nhân loại cho Ngôi Lời và phát biểu các phẩm tính Thiên Chúa cho con người Giêsu, thí dụ, có thể nói về “máu Con Thiên Chúa” hay “máu Chúa” và ngay cả “máu Thiên Chúa” (theo một số bản chép tay Tân Ước) (22).
Như gợi ý của Aloys Grillmeier, mãi đến khi có những cuộc tranh luận về hạn từ Theotokos ở tiền bán thế kỷ thứ năm, “cuộc thảo luận về điều gọi là sự thông truyền các phẩm tính nơi Chúa Kitô mới được bắt đầu một cách hăng say”, mặc dù ngôn ngữ gợi ý về nó “đã được sử dụng từ thời các tông đồ, tuy chưa được suy nghĩ sâu xa hơn” (23). Tuy thế, chỗ đứng của Thánh Athanasiô trong việc phát triển nguyên lý này xem ra quan trọng hơn cả điều Grillmeier nghĩ. Tác giả này đưa ra những đoạn văn trong đó Thánh Athanasiô “hiển nhiên coi Ngôi Lời như tác nhân có ngôi vị thực sự trong các hành vi có tính quyết định cho việc cứu chuộc, tức sự thống khổ và cái chết của Chúa Kitô” và ông trích dẫn “các biểu thức mô tả hoạt động cứu chuộc của Ngôi Lời theo các quy luật của việc thông truyền các phẩm tính”. Nhưng trong một đoạn văn dài của Lời Phát Biểu [Thứ Nhất] Chống lại Phe Ariô, Thánh Athanasiô đã thảo luận một cách chi tiết vấn đề thích đáng trong việc gán sự thay đổi và hiển dương cho Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng vốn không có thay đổi và không cần được hiển dương. Câu trả lời của ngài là một câu diễn giảng ngôn từ của Tân Ước liên quan đến “Chúa Giêsu Kitô: Đấng trong hình thức Thiên Chúa, … đã nhận cho mình hình thức một tôi đòi” (24): “Vì Người, vốn là Ngôi Lời và hiện hữu dưới hình thức Thiên Chúa, luôn luôn được thờ lạy; cũng thế, Người vẫn như thế dù đã trở nên người và được gọi là Giêsu, Người vẫn có cả tạo thế ở dưới chân sẵn sàng qùy lạy Người với cái tên ấy [Giêsu], và tuyên xưng rằng việc nhập thể của Ngôi Lời và việc Người chịu chết trong thân xác không xẩy ra ngược với vinh quang của Ngôi Vị Thiên Chúa nơi Người, nhưng ‘làm vinh danh Thiên Chúa Ngôi Cha’” (25).
Cho nên khi nói đến việc Ngôi Lời “tiếp nhận xác thân từ Đức Nữ Trinh, Maria Mẹ Thiên Chúa” (26), Thánh Athanasiô chỉ làm vang dội lại ngôn ngữ của lòng sùng kính bình dân; nhưng cùng với tước hiệu kia, thánh nhân đã bắt đầu cung cấp cả lý lẽ giúp bảo vệ được tước hiệu ấy chống lại cuộc tấn công xẩy ra nửa thế kỷ sau khi ngài qua đời. Theo gợi ý của đức hồng y Newman trong cuốn Phe Ariô Thế Kỷ Thứ Tư, giới bình dân giữ cho mình luôn chính thống ngay cả lúc các giám mục không còn chính thống nữa (27). Trong cách dùng chữ Theotokos của ngài, cũng như trong các tước hiệu và ẩn dụ khác, Thánh Athanasiô đứng vào hàng ngũ chính thống của lòng sùng kính bình dân và xác minh cho nó. Ý niệm cho rằng luật cầu là luật tin (lex orandi lex credendi), nghĩa là tiềm ẩn trong việc thờ phượng của Kitô Giáo, có một nội dung qui phạm về học lý mà ta cần minh nhiên hóa, dường như đã được lên khuôn chỉ sau thời Thánh Athanasiô không lâu (28), nhưng hiển nhiên chính thánh nhân đã từng hành động trên căn bản một ý niệm giống như thế.
Nội dung quy phạm của lòng sùng kính cũng hiển nhiên trong một bối cảnh khác, khi Thánh Athanasiô sử dụng “lễ tưởng nhớ Đức Maria” để xác minh sự chính thống trong học lý của mình. Ngài làm thế ít nhất trong hai trước tác của ngài. Trước tác quan trọng hơn trong hai trước tác này là Thư Gửi Epictetus, được phổ biến rộng rãi bằng tiếng Hylạp, Latinh, Syriac, và trong các thế kỷ sau, bằng tiếng Armenia, và được trích dẫn trong các sắc lệnh của cả hai Công đồng Êphêsô năm 431 và Công đồng Canxêđoan năm 451 (29). Dường như sau khi chủ thuyết Ariô bị đánh bại, sách trên đã được ra đời vì sự tái phát của lạc giáo ảo nhân thuyết thời trước, một lạc giáo vốn bác khước nhân tính đích thực và tròn đầy của Chúa Giêsu, hoặc cho rằng Người không hề có một xác phàm chính hiệu (40). Một số người còn đi xa hơn nữa bằng cách chủ trương rằng thân xác Chúa Kitô cùng một yếu tính [homoousion] với Ngôi Lời (31). Cái kiểu ảo nhân thuyết mới này, một giáo thuyết cho đến nay vẫn chưa được các học giả nhất trí, thường được coi là tiền thân của nền thần học Apollinariô. Trả lời cho học thuyết này, Thánh Athanasiô biện luận dựa trên “Sách Thánh của Chúa” và các sắc lệnh của “các nghị phụ nhóm họp tại Nixêa” và kết án nhóm tân ảo nhân thuyết, coi nó còn tệ hơn cả phe Ariô: “Các ông còn đi xa hơn về lòng vô đạo hơn bất cứ lạc giáo nào khác. Vì nếu Ngôi Lời có cùng yếu tính với thân xác, thì điều ấy làm cho việc tưởng nhớ và chức vụ của Đức Maria trở thành thừa thãi”(32). Và, để chống lại học thuyết cho rằng Ngôi Lời thành người như một hậu quả tất yếu của bản tính Ngài, Thánh Athanasiô, trong thư gửi Maximus, đã tuyên bố rằng: “Nếu đúng như thế, việc tưởng nhớ Đức Maria trở thành thừa thãi” (33). Quan điểm thần học của Thánh Athanasiô xem ra khá rõ ràng: Một lần nữa, Đức Maria là người bảo đảm cho nhân tính đích thực của Chúa Giêsu Kitô, như Ngài đã từng là như thế đối với các giáo phụ chống Ngộ Đạo Thuyết (34).
Việc “tưởng nhớ” (commemoration) được Thánh Athanasiô nhắc đến có đặc tính chính xác như thế nào là điều ít rõ ràng. Nếu hạn từ Hy Lạp mnēmē không có nghĩa nào khác hơn là “ký ức” như nghĩa trong Tân Ước và một số nơi khác (35), thì có lẽ thánh nhân muốn biện luận rằng việc tưởng nhớ Đức Maria, như đã được lên khuôn trong Kinh Tin Kính hay trong các lời kinh khẩn cầu khác, tất yếu hàm ý nghĩa: nhân tính Chúa Kitô bắt đầu hiện hữu từ Đức Maria chứ không có trước từ cõi đời đời. Tuy nhiên mnēmē đôi khi cũng có nghĩa kỹ thuật trong việc tạo ra lịch Kitô Giáo, có ý ám chỉ ngày kỷ niệm hàng năm một vị thánh hay một vị tử đạo nào đó (36). Martin Jugie, trong khảo luận khá sớm của ông về những ngày lễ đầu tiên dâng kính Đức Maria ở cả bên Đông lẫn bên Tây, đã biện luận rằng ngày tưởng nhớ Đức Maria được nhắc đến trong các tài liệu đầu thế kỷ thứ năm không phải để tưởng niệm cái chết hay việc “ngủ yên” [koimēsis] (37) của Ngài mà là việc Ngài “sinh ra”, một kiểu nói có thể chỉ việc Ngài lên trời (38). Trong một khảo luận đồ sộ sau đó về việc Đức Trinh Nữ qua đời và được triệu về trời, tác giả này nhắc lại, sửa chữa và cung cấp nhiều chi tiết hơn cho biện luận trên (39). Tuy nhiên, đối với mục đích của chúng ta, vấn đề này chỉ là thứ yếu so với vấn đề nền tảng hơn. Phải chăng tēs Marias hē mnēmē có ý nhắc đến các ngày lễ về Đức Maria? Dĩ nhiên có chứng cớ bênh vực cho sự hiện hữu một ngày lễ gọi là mnēmē Đức Maria và được mừng vào Chúa Nhật sau Lễ Giáng Sinh (40), nhưng chứng cớ ấy không có nguồn gốc xa như thánh Athanasiô. Dù sao, cả chứng cớ lẫn ngôn từ của thánh nhân xem ra đã đủ chứng minh rằng ngày lễ tưởng nhớ Đức Maria ấy vốn đã được mừng vào thời của thánh nhân và ngài đã dựa vào nó để biện bác.
Thế rồi ngài tiếp tục biện luận rằng một ngày lễ tưởng nhớ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa không thể nào biện minh được, nếu Ngài không đóng một vai trò gì trong lịch sử cứu độ. Ngài thuộc Tân Ước, chứ không thuộc Cựu Ước, và đã không được tưởng nhớ, như các thánh của Cựu Ước từng được tưởng nhớ, như là một vị tiên tri về việc Chúa Kitô sắp đến. Đúng hơn, Ngài có chức phận hay chức vụ, một thứ chreia, của một người được tuyển chọn hay được ủy nhiệm mà chỉ qua người này mà thôi, Ngôi Lời vốn không phải là tạo vật đã tiếp nhận nhân tính được tạo dựng của mình. Chính cái chreia hay thừa tác vụ ấy đã được mừng kính tưởng niệm trong việc giữ ngày mnēmē hay ngày lễ tưởng nhớ Đức Maria. Cái chreia đó là một sự kiện có sẵn trong lịch sử cứu rỗi, còn ngày mnēmē là một sự kiện có sẵn trong việc giữ đạo của Kitô hữu. Như thế, cả kinh tin kính lẫn niên lịch của Giáo Hội đều chứng thực cho học lý chủ trương rằng bản tính nhân loại của Chúa Kitô là một tạo vật, cũng như chứng thực cho học lý chủ trương rằng bản tính Thiên Chúa của Người không phải là tạo vật; và dấu chỉ mối gắn bó giữa Chúa Kitô tạo vật và nhân loại tạo vật là ‘việc tưởng nhớ và chức vụ của Đức Maria”, một điều sẽ thừa thãi nếu nhân tính của Chúa Kitô từng là thành tố của việc Người hiện hữu trước đó như Ngôi Lời Thiên Chúa. Theo chứng cớ ấy, dù không thể bác khước được là Thánh Athanasiô không bao giờ đưa ra được một công thức thỏa đáng về nhân tính đầy đủ và đích thực của Chúa Kitô như ngài từng làm đối với thiên tính của Chúa, nhưng một điều cũng rõ là cả hai khía cạnh của “trình thuật kép” ấy (41) đều được thẩm quyền đức tin chính thống đảm bảo.
Trong cấu trúc và căn tính thẩm quyền ấy, việc thờ phượng và sùng kính của Giáo Hội vốn được coi như yếu tố quan trọng cho việc định nghĩa điều Thánh Athanasiô, trong câu kết bức thư gửi cho Epictus, gọi là việc “tuyên xưng đức tin vừa đạo đức vừa chính thống” (42). Nếu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, như ngôn ngữ sùng kính Kitô Giáo từng tuyên xưng, thì mối liên hệ giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Giêsu Kitô phải như thế nào đó để có thể biện minh được cái hạn từ bề ngoài xem ra thật mâu thuẫn ấy; và do đó biện minh được học lý “chuyển thông phẩm tính”. Nếu Đức Maria có “chức vụ” mặc cho Ngôi Lời một nhân tính đích thực và do đó được tạo dựng, như lòng sùng kính của Kitô Giáo trong ngày lễ “tưởng nhớ Đức Maria” từng tuyên xưng, thì không tởm gớm nào đối với xác thịt máu huyết có thể được phép khiến ta đi trệch ra ngoài học lý nhập thể được. Như thế, để đủ tư cách là một tín điều của Giáo Hội, một học lý nào đó phải phù hợp không những với thánh truyền tông đồ, như đã được trình bày trong Sách Thánh và trong các chứng tá huấn quyền như các sắc chỉ của Công đồng Nixêa chẳng hạn, mà còn phải phù hợp với sự thờ phượng và lòng sùng kính của Giáo Hội công giáo và tông truyền.
Vị thế tạo vật của Đức Maria đối với Chúa Kitô còn cho thấy một đường phát triển khác nữa, một trách vụ phải đặc trưng hóa cách chính xác hơn chủ từ thích đáng cho các phẩm tính đã bị lạc giáo làm sai vị trí. Phần lớn các tranh cãi trong thế kỷ thứ tư đều bàn tới đặc tính của các phẩm từ như homoousios hay Theotokos. Nhưng sách vở nói tới các cuộc tranh luận này cũng gợi ý, hay ám chỉ, rằng việc làm sai chỗ các phẩm tính phải bị coi là một định nghĩa lạc giáo và do đó việc đưa ra chủ từ chính xác hơn cho chúng phải được coi là câu trả lời chính thống. Chỉ ở Công Đồng Êphêsô và sau đó, mới có câu trả lời ấy, nhưng nhìn trở lui, câu trả lời ấy xem ra đã có từ giai đoạn sớm hơn trong việc phát triển ra lạc giáo Ariô.
Theo Henry Gwatkin, lạc giáo Ariô “đã hạ Chúa Các Thánh xuống hàng các tạo vật của Người” (43). Điều lạc giáo này gán cho Chúa Kitô dĩ nhiên cao hơn bất cứ điều gì nó gán cho các thánh, nhưng kém hơn điều nó gán cho Thiên Chúa tối cao nhiều lắm. Học lý Ariô về các thánh không dễ gì gom lại được từ nhiều mảnh vụn khác nhau, dù ta biết sách Thalia của Ariô có nói đến “những người Chúa chọn, những hiền nhân của Chúa, các con thánh thiện của Người” (44). Có nhiều bằng chứng cho thấy một số truyền thuyết về các thánh đã được các nguồn tài liệu của phe Ariô truyền lại cho hậu thế (45). Ngày nay ta được thông tri tốt hơn nhiều về quan điểm của phe Ariô đối với mối liên hệ giữa Chúa Kitô và các thánh của Người. Theo một bức thư phe Ariô gửi cho Alexander thành Alexandria, Ngôi Lời là “tạo vật hoàn hảo của Thiên Chúa, nhưng không phải là một trong các tạo vật,” (46) vì Người là tạo vật qua đó Thiên Chúa sáng tạo nên mọi tạo vật khác; bởi thế, tính “hơn hẳn” của tạo vật này đối với mọi tạo vật khác là thế này: Người được trực tiếp tạo dựng trong khi mọi tạo vật khác được dựng nên nhờ Người (47). Như thế, ở cõi tiền sinh (prexistence), Ngôi Lời là tạo vật hoàn hảo. Nhưng khi xuống thế, Người trở nên tạo vật hoàn hảo. Xem ra trong bức chân dung vẽ Chúa Giêsu Kitô của mình, phe Ariô đã kết hợp việc bác khước sự hiện hữu của một linh hồn nhân bản nơi Người (48) với học lý của Phaolô thành Samosata cho rằng Người đã làm mình xứng đáng để được nâng lên địa vị “Con Thiên Chúa”nhờ “sự tiến bộ luân lý” [prokopē] của mình (49). Phe Ariô nổi tiếng trong việc truyền dạy rằng Thiên Chúa chọn Người “vì nhờ biết trước”, Đức Kitô sẽ không phản loạn chống lại Thiên Chúa, nhưng sẽ “nhờ cẩn trọng và tự kỷ [dia epimeleian kai askēsin]” mà lướt thắng “bản tính dễ đổi thay” của mình để duy trì lòng trung thành (50). Vì tư cách làm con của Ngôi Lời là một chức năng của tư cách làm tạo vật hoàn hảo và tư cách làm con của con người Giêsu là kết quả đức vâng lời hoàn hảo của Người, nên sự khác biệt giữa tư cách làm con của Người và tư cách làm con của các thánh chỉ có tính định lượng hơn là định phẩm, vì nhờ đức vâng lời hoàn hảo riêng mình, các thánh cũng có thể đạt tới việc chia sẻ cùng một tư cách làm con như thế.
Nhưng học lý về việc các thánh chia sẻ tư cách làm con của Chúa Kitô có một đối tác ngay trong học lý của Thánh Athanasiô về việc chia sẻ nhờ diễn trình “thần hóa”: “Vì mối liên hệ của chúng ta với thân xác Người, cả chúng ta nữa đã trở nên đền thờ Thiên Chúa, và do đó trở nên con cái Thiên Chúa, đến nỗi ngay trong ta, giờ đây Chúa cũng đang được thờ lạy” (51). Tư cách làm con trước nhất không do việc các thánh noi gương Chúa Kitô nhưng chủ yếu nhờ sức biến đổi của Chúa Kitô, Đấng trở nên con người để các thánh có thể trở nên Thiên Chúa, theo công thức thời danh của chính Thánh Athanasiô (52). Thánh nhân biện luận rằng sự biến đổi và thần hóa ấy sở dĩ có được là chỉ vì Ngôi Lời là Đấng Tạo Hóa chứ không phải là tạo vật. Chúa Cứu Thế có thể làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người chỉ nhờ bởi chính Người là Thiên Chúa. Người không được cất nhắc lên địa vị mới vì Người cao cả nhất trong số các thánh nhưng là được khôi phục lại địa vị đời đời của mình sau khi đã thi hành sứ mệnh được trao phó trên trần gian lúc mặc lấy xác phàm. Bây giờ, các thánh trở nên con cái Thiên Chúa, tức các tạo vật trong đó Đấng Tạo Hóa cư ngụ một cách trọn vẹn đến nỗi người ta có thể thờ lạy Người trong họ. Đó chính là tư cách phe Ariô muốn gán cho Chúa Kitô, một tạo vật mà trong đó Đấng Tạo Hóa cư ngụ cách trọn vẹn đến độ người ta có thể thờ lạy Thiên Chúa trong Người, đấng cao trọng nhất trong số các thánh và do đó là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Bằng cách vẽ một đường ranh giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật và tuyên xưng rằng Con Thiên Chúa thuộc phía Thiên Chúa của đường ranh ấy, nền chính thống của Nixêa đã làm cho sự phân biệt về phẩm giữa Người và những vị thánh cao cả nhất đi chăng nữa, giữa sự trung gian bất tạo (uncreated mediation) và sự trung gian tạo dựng của các vị, trở thành không những là điều có thể mà còn cần thiết nữa (53). Bây giờ, khi chủ từ các mệnh đề của phe Ariô đã thay đổi, thì tất cả các thuộc tính kia sẽ ra sao? Những điều ta vừa được đọc từ trước đến nay trong thánh mẫu học của Thánh Athanasiô dường như muốn cho thấy rằng, ngược với ngụ ý của Harnack, “điều phe Ariô truyền dạy về Chúa Kitô, các vị chính thống đã truyền dạy về Đức Maria” (54) đến nỗi những thuộc tính thụ tạo kia không thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nhưng thuộc về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Bức chân dung về Đức Maria trong Thư Gửi Các Trinh Nữ của Thánh Athanasiô rất thích hợp với sự mô tả của phe Ariô về Chúa Giêsu Kitô, Đấng “được chọn vì, dù tự bản chất hay thay đổi, đức tính chịu thương chịu khó của Người đã không nhường bước cho bất cứ suy suyển nào”. Thánh Athanasiô đề cập đến việc Đức Maria “tiến triển” và ở đây dường như còn dùng hạn từ prokopē, tiến triển luân lý, được phe Ariô dùng chỉ về Chúa Kitô (55). Theo Thánh Athanasiô, sự tiến triển của Đức Maria, liên quan đến việc chiến đấu chống lại các hoài nghi cũng như ý nghĩ xấu, nhưng Ngài đã vượt thắng tất cả các trận chiến ấy và nhờ thế trở thành “họa ảnh” và “mẫu mực” của khiết trinh đối với tất cả những ai đang cố gắng nên hoàn thiện, nói tắt, nên cao trọng nhất trong số các thánh. Ngôn từ sùng kính (Theotokos, “Mẹ Thiên Chúa”) và thực hành sùng kính (mnēmē, “tưởng nhớ”), những điều nằm phía sau thánh mẫu học của Thánh Athanasiô, như ta đã ghi nhận, chính là điển hình hàng đầu trong toàn bộ suy nghĩ của ngài về học lý cho rằng ngay cả một tạo vật cũng có thể trở nên xứng đáng được thờ lạy nhờ Đấng Tạo Hóa ngự trong họ. Bài thánh ca mà từ đó Thánh Athanasiô có thể đã tìm ra tước hiệu Theotokos, nguyên bản Hy Lạp của bài kinh Latinh nổi tiếng Sub Tuum Praesidium [Chúng con trông cậy...], cũng là điển hình hàng đầu cho thấy thứ thờ phượng ấy (56).
Vẫn còn nhiều tranh chấp khi phải minh giải học lý này xa hơn, nhưng dưới ánh sáng những tranh chấp này, ta có thể đã thấy nơi Thánh Athanasiô rằng đó là một khai triển bằng cách đặc trưng hóa chủ từ. Khi việc phát triển này xẩy ra, nó đã xẩy ra đầu tiên và trọn vẹn tại Đông Phương nói tiếng Hy Lạp, nơi các tiền đề thuộc tu đức và sùng kính trong học lý về Đức Maria đã hiện diện rất lâu trước khi chúng hiện diện tại Tây Phương.
_____________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Imago Dei, 134-38.
2. Lidell-Scott-Jones, 792, không trích dẫn một trường hợp nào trước thời Kitô Giáo nói về nó.
3. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
4. Guido Muller chủ biên, Lexicon Athanasianum (Berlin: Walter de Gruyter,1952),650.
5. Julian Against the Galileans 262.
6. Theodora Jenny-Kappers, Muttergottin und Gottesmutter in Epheso: Von Artemis zu Maria (Zurich:Daimon, 1986).
7. Cv 19:23-41.
8. Council of Ephesus (Tanner,59).
9. Carlo Pietrangeli, Santa Maria Maggiore a Roma (Florence: Nardini,1988)
10. Thánh Gioan Đamát The Orthodox Faith III.12 (PG 94:1029-32).
11. Thánh Gioan Đamát Orations on the Holy Icons II.11 (PG 94:1293-96).
12. Theodore the Studite On the Images 1 (PG 99: 489); xem chương 7 bên dưới.
13. Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena, 105-19.
14. Hugo Rahner, “Hippolyt von Rom als Zeuge fur den Ausdruck Theotokos”, Zeitschrift fur Katholische Theologie 59 (1935):73-81. Xem cuộc thảo luận và thư mục trong Walter Burghardt, “Mary in Eastern Patristic Thought” trong Mariology 2:117, n.147 do Carol chủ biên.
15. John Henry Newman, An Essay on the Development of Christian Doctrine, ấn bản lần thứ sáu. Lời nói đầu của Ian Kerr (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1989), 145.
16. Alexander thành Alexandria Epistle to Alexander of Constantinople 12 (PG 18:568).
17. Xem Arnold J. Toynbee, A Study of History, 12 cuốn (Oxford: Oxford University Press, 1934-61), 7-B: 717.
18. Burghardt, “Mary in Eastern Patristic Thought” trong Mariology 2:120 do Carol chủ biên.
19. Thánh Anatasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
20. Cuộc tranh cãi này được tóm lược rất hay trong Aloys Grillmeier, Christ in Christian Thought: From the Apostolic Age to Chalcedon (451), bản dịch của J.S. Bowden (New York, 1965), 193-219, trong đó phần lớn các trước tác gần đây đã được thảo luận.
21. DTC 7-I: 595-602 (Anton Michel).
22. 1Ga 1:7; Cv 20:28.
23. Grillmeier, Christ in Christian Thought, 357.
24. Pl 2:5-7.
25. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians I.42 (PG 26:100).
26. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26:385).
27. John Henry Newman, “The Orthodoxy of the Body of the Faithful during the Supremacy of Arianism”, Ghi chú V cho cuốn The Arians of the Fourth Century, ấn bản thứ ba (London: E. Lumley, 1871), 454-72; ghi chú này khởi đầu xuất hiện dưới hình thức một bài riêng biệt vào năm 1859.
28. Bernard Capell, “Autorité de la liturgie chez les Pères” trong Recherches de théologie ancienne et médiévale 22 (!954): 5-22.
29. Xem Georg Ludwig, Anathasii epistula ad Epictetum (Jena: Pohle, 1911), một phân tích bản văn có phê phán; về vai trò của bức thư gửi Epictetus tại Êphêsô và Canxêđoan, 22-25. Các quan sát của Ludwig về bản văn được Hans-Georg Opitz bổ túc trong Untersuchungen zur Uberlieferung der Schriftendes Athanasius (Berlin: Walter de Gruyter, 1935), 173-74.
30. Xem Grillmeier, Christ in Christian Thought, 204-5, 214-17, về ý nghĩa của Epistle to Epictus.
31. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 9 (PG 26:1064)
32. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 4 (PG 26:1056-57).
33. Thánh Athanasiô Epistle to Maximus the Philospher 3 (PG 26: 1088).
34. Xem chương 3 ở trên.
35. trong 2Pr 1:15, tēn toutōn mnēmēn poieisthai được dịch là “để nhớ lại những điều ấy”.
36. Thánh Basiliô Epistles 93 (PG 32:484).
37. Xem chương 15 ở bên dưới.
38. Martin Jugie, “La première fête mariale en Orient et en Occident: L’Avent primitif”, Echos d’Orient 22 (1923): 129-52.
39. Martin Jugie, La mort et l’assomption de la Sainte Vierge: Etude historico-doctrinale (Vatican City: Studie Testi, 1944), 172-212.
40. Graef, Mary, 1:133-38.
41. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.29 (PG 26: 385).
42. Thánh Athanasiô Epistle to Epictetus 12 (PG 26: 1069).
43. Henry Melville Gwatkin, Studies of Arianism (Cambridge: Cambridge University Press, 1881), 265.
44. Được trích dẫn trong Orations Against the Arianism I.5 (PG 26:20) của Thánh Athanasiô.
45. Gwatkin, Studies of Arianism, 134-135, n.3.
46. Được trích dẫn trong On the Councils of Ariminum and Seleucia 16 (PG 26:709) của thánh Athanasiô.
47. Thánh Athanasiô Defense of the Nicene Council 9 (PG 25:432).
48. Nhưng hãy đọc William P. Hauggard, “Arius: Twice a Heretic? Arius and Human Soul of Jesus Christ” trong Church History 29 (1960): 251-63.
49. Thánh Athanasiô On the Councils of Ariminum and Seleucia 26 (PG 26:729).
50. Được trích dẫn trong Theodoret Ecclesiastical History I.12-13.
51. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians I.43 (PG 26:100).
52. Thánh Athanasiô On the Incarnation of the Word 54 (PG 25:192); xem Jaroslav Pelikan, The Light of the World: A Basic Image in Early Christian Thought (New York: Harper and Brothers, 1962), 120, nn. 18-21.
53. Newman, Essay on the Development of Christian Doctrine, 138-39, chứa một số gợi ý theo hướng khai triển này.
54. Adolf von Harnack, Lehrbuch der Dogmengeschichte, ấn bản 5, 3 cuốn (Tubingen: J.C.B. Mohr [Paul Siebeck], 1931), 2:477.
55. Athanasiô Letter to the Virgins.
56. Maurice Gordillo, Mariologia Orientalis (Rome: Pontifical Institute of Oriental Studies, 1954), 7-8, n.56; Gérard Gilles Meersseman, Der Hymnos Akathistos im Abendland (Freiburg in der Schweis: Universitas-Verlag, 1958), 1:14-15.