Ngày 09-12-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 09/12/2024

36. Con người ta do việc cầu nguyện mà được lương tâm vô tội; cầu nguyện là nguyên nhân của lương tâm vô tội và không đượm tì vết, cả hai cùng phối hợp bổ sung cho nhau.

(Thánh Marco ẩn sĩ)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 09/12/2024
10. TỰ CHUẨN BỊ HÌNH CỤ (1)

Có một người đàn ông rất sợ vợ.

Một hôm, vì làm cho vợ một việc nhỏ mà sinh chuyện, thế là bà ta lại muốn kẹp ngón tay của ông ta, ông ta nói:

- “Trong nhà không có hình cụ”.

Vợ bèn ra lệnh cho ông ta qua nhà hàng xóm mượn, khi ông ta ra khỏi nhà thì nói lầm bầm, bà vợ vội vàng kêu ông ta trở lại, lớn tiếng hỏi:

- “Ông vừa lẩm bẩm gì trong miệng đó?”

Ông ta vội vàng đáp:

- “Tôi nói tốt nhất là nhà mình cũng nên mua một cái dụng cụ tra tấn như thế để trong nhà”.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 10:

Vợ chồng giúp nhau làm việc thì có gì là phải “trừng trị” nhau chứ, không có hình cụ nào ghê gớm cho bằng hình cụ “vợ luôn đay nghiến chồng”, đây là thứ hình cụ làm cho gia đình tan nát, hình cụ làm tình yêu của chồng chết dần chết mòn, hình cụ làm cho giá trị làm vợ và làm mẹ tụt xuống con số không trong tâm hồn của chồng và con cái.

Tra tấn bằng hình cụ thì thân xác đau đớn đẫm máu và có khi nguy đến tính mạng, nhưng người sống mà tâm hồn bất an thì hơn cả tra tấn bằng những cực hình...

Đời sống vợ chồng của người Ki-tô hữu thì có sự hài hòa cách đặc biệt trong cá nhân của hai người, vì họ đã được ân sủng do bí tích hôn phối mang lại trong ngày thành hôn trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cho nên họ đều nhìn thấy được mình nơi người bạn trăm năm của mình, để những “tra tấn” không có chỗ đứng trong gia đình cũng như trong đời sống hôn nhân của họ.

Đừng nhìn cái vụng về bếp núc của chồng khi họ giúp mình làm việc nội trợ để rồi “tra tấn”, nhưng hãy vui vẻ nhìn thấy cái cố gắng nhưng vụng về của họ để yêu thương và đồng cảm, đó là bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình mà bất cứ người vợ nào cũng phải thấy rõ.

Mà những bà vợ Công Giáo thì hiểu rõ hơn ai hết, vì họ có ơn sủng đặc biệt bởi bí tích hôn phối mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

(1) Dụng cụ để tra tấn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Nhiễm tội - Vô Nhiễm - Diễm phúc
Lm Nguyễn Xuân Trường
06:46 09/12/2024
Nhiễm tội - Vô Nhiễm - Diễm phúc

Phụng vụ Lời Chúa lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội không nói riêng về đặc ân của Đức Mẹ, mà nói chung thân phận của toàn thể nhân loại: một thân phận thật là diễm phúc vì được Chúa yêu thương.

1. Nhiễm tội. Thời buổi này đang bị nhiễm nhiều thứ: Môi trường ô nhiễm, thực phẩm nhiễm bẩn, con người nhiễm bệnh, nhiễm thói hư tật xấu… Cội nguồn của mọi thứ nhiễm là do lòng dạ con người bị nhiễm tội: tội không vâng lời Chúa, tội táng tận lương tâm, tội tham lam quá mức. Nguyên tổ loài người là Ađam-Evà đã nhiễm tội.

2. Vô Nhiễm. Giữa cảnh đời đủ mọi thứ nhiễm nguy hiểm thì Đức Mẹ lại vô nhiễm. Ô nhiễm là bẩn thì vô nhiễm là sạch: nước sạch, thực phẩm sạch, môi trường sạch, lòng người trong sạch… Sạch làm đẹp đẽ, vui vẻ, khỏe mạnh. Nguồn gốc của mọi sạch đẹp là do lòng dạ có Chúa. Mẹ Maria có Chúa trong lòng, Mẹ đầy ơn phúc, nên Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

3. Diễm phúc. Loài người nhiễm tội. Diễm phúc thay Chúa không bỏ rơi, mà Chúa có ngay kế hoạch cứu độ loài người. Thiên Chúa từ trời cao đã thi ân giáng phúc ban tặng Con Một Ngài cho nhân loại, để nhân loại trở nên “tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người.”

Lạy Chúa, dù có nhiễm tội đến đâu thì chúng con vẫn thật là diễm phúc vì Chúa hằng yêu thương chúng con. Có Chúa mà Mẹ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội, và chúng con cũng được trở nên tinh tuyền thánh thiện. Chúng con vẫn có thể hát lên lời ca: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Amen.
 
Ngày 10/12: Mục Tử nhân lành – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo hội năm châu
07:05 09/12/2024

Ngày 10/12: Mục Tử nhân lành – Lm Giuse Lăng Kinh Luân CS
 
Xuất hành mới
Lm Minh Anh
14:58 09/12/2024
XUẤT HÀNH MỚI
“Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất!”.

“Xác thịt, một hỏng hóc cố hữu, khiến con người tự nhiên không thể phụng sự Chúa hoặc làm vui lòng Ngài. Nó sở hữu một nội lực hấp dẫn ‘thừa hưởng’ từ sự sa ngã; tự nó, luôn thể hiện một sự nổi loạn chống lại Thiên Chúa, chống lại điều thiện. Nó không thể được cải tạo hoặc cải thiện! Hy vọng duy nhất để khỏi sa ngã là thực hành và thay thế toàn bộ cuộc sống bằng một cuộc ‘xuất hành mới’ trong Chúa Kitô!” - M. Bubeck.

Kính thưa Anh Chị em,

Cả hai bài đọc hôm nay soi rọi ý tưởng của M. Bubeck; nhất thiết cần có một khởi đầu mới trong Chúa Kitô! Isaia nói đến cuộc ‘xuất hành mới’ khi dân Chúa trở về từ chốn lưu đày; Chúa Giêsu nói đến cuộc ‘xuất hành mới’ khi con chiên lạc được tìm lại.

Bằng những lời trấn an ngọt ngào từ miệng Thiên Chúa, “Sách An Ủi” mở đầu, “Hãy an ủi, an ủi dân Ta!”. Thời nô lệ đã mãn, Israel hồi hương! Việc về lại Giêrusalem được coi là cuộc ‘xuất hành mới’; trong đó, “Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. Đây là cuộc trở về mà Israel sẽ vĩnh viễn đoạn tuyệt chốn lưu đày; một cuộc lên đường mà mọi chướng ngại phải được loại bỏ, “Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng!”, và “Vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện!”. Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Kìa Thiên Chúa chúng ta quang lâm hùng dũng!”.

Nếu thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã phát động một cuộc ‘xuất hành mới’ để tái quy tụ dân, thì thời Tân Ước, điều tương tự cũng đã xảy ra trong Chúa Kitô. Ví mình như người mục tử lên đường tìm chiên, Chúa Kitô cất bước tìm từng tội nhân trong một nhân loại tội luỵ. Ngài sẽ cứu cả nhân loại thương tích bằng chính mạng sống Ngài; qua đó, Ngài phục hồi cho mọi tội nhân phẩm tính con cái Thiên Chúa. Đó là lý do của lễ Giáng Sinh! Con chiên lạc là biểu tượng cho cả nhân loại lạc lối, trong đó có bạn và tôi. Ngài sẽ vác trên vai từng con chiên - nghĩa là từng tội nhân; rửa sạch mọi tội lỗi, chữa lành mọi thương tích, hầu mọi tội nhân có thể thực sự trải nghiệm lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa từ cuộc ‘xuất hành mới!’.

Anh Chị em,

“Cha trên trời không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất!”. “Trong viễn kiến của Chúa Giêsu, không con chiên nào bị lạc mất hoàn toàn, mà chỉ có những con chiên phải được tìm lại. Cần hiểu rõ điều này! Với Chúa, không ai bị lạc mất hoàn toàn. Không bao giờ! Cho đến phút cuối, Chúa vẫn tìm kiếm chúng ta. Hãy nghĩ đến anh trộm lành! Trong mắt Chúa Giêsu, không ai bị lạc mất hoàn toàn. Quan điểm của Ngài hoàn toàn năng động, cởi mở, thách đố và sáng tạo. Nó thúc giục chúng ta tiến lên để tìm kiếm người anh em. Không khoảng cách nào có thể ngăn cản người tìm chiên; và không đàn chiên nào có thể từ bỏ một người anh em. Tìm thấy người bị lạc là niềm vui của người tìm chiên và của Chúa, đó cũng là niềm vui của toàn thể đàn chiên! Chúng ta đều là những con chiên đã được cứu và đưa trở về bởi lòng thương xót của Chúa, và chúng ta được kêu gọi tập hợp toàn thể đàn chiên lại với Ngài!” - Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, mùa Vọng, mùa Chúa đang tìm con! Và còn là mùa - cùng Chúa - con lên đường tìm những anh chị em con đang trên đường lầm lạc!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi ngừng bắn trên mọi chiến tuyến trước Giáng sinh
Thanh Quảng sdb
00:10 09/12/2024
Đức Thánh Cha kêu gọi ngừng bắn 'trên mọi chiến tuyến' trước Giáng sinh

Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các tổ chức quốc tế đảm bảo lệnh ngừng bắn có thể đạt được ở các quốc gia đang chiến tranh được ngừng chiến trước Giáng sinh.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Hôm Chúa Nhật (8/12/2024), Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trực tiếp tới các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng quốc tế rằng lệnh ngừng bắn đồng nhất cho tất cả các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá trước Giáng sinh.

ĐTC nói trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật 8/12/2024 rằng: "Tôi kêu gọi các Chính phủ và Cộng đồng Quốc tế, nỗ lực cho lệnh ngừng bắn có thể đạt được trên mọi mặt trận vào dịp lễ Giáng sinh”.

Những lời mời gọi của ĐTC tới tất cả những người nam nữ thiện chí hãy cùng cầu nguyện cho hòa bình ở các quốc gia đang chịu chiến tranh tàn phá trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha kêu gọi: "Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, ở Ukraine đang bị tàn phá, ở Trung Đông - Palestine, Israel, Lebanon và bây giờ là Syria - ở Myanmar, ở Sudan và bất cứ nơi nào người dân phải chịu chiến tranh và bạo lực!"

Các quốc gia đang chìm đắm trong tình trạng chiến tranh

Lời kêu gọi được lặp lại của ĐTC, đưa ra khi bạo lực vẫn tiếp tục hoành hành ở Gaza, nơi hơn 40.300 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 và ở nước láng giềng Lebanon, nơi các cuộc tấn công của Israel đã leo thang trong những tháng qua; trong khi Ukraine gần đây đánh dấu cột mốc bi thảm 1.000 ngày kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào đất nước này; ở Myanmar, nơi nội chiến vẫn đang diễn ra kể từ cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân cử vào năm 2021; ở Sudan, nơi giao tranh giữa quân đội và phiến quân bán quân sự đã giết chết hơn 60.000 người và khiến hàng triệu người phải di dời kể từ tháng 4 năm 2023.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tình hình bất ổn ở Syria, nơi cuộc xung đột kéo dài 14 năm dường như đã đạt đỉnh điểm trong những giờ phút qua khi phiến quân tuyên bố đã chiếm được thủ đô Damascus.
 
Khó khăn của Nga hậu Assad tại Syria
Vũ Văn An
13:50 09/12/2024

Vladimir Rozanskij của AsiaNews, ngày 9 tháng 12 có bài về sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria, đại cương có những điểm sau: Moscow đã cấp quy chế tị nạn cho nhà lãnh đạo của chế độ Damascus đã sụp đổ chỉ sau vài ngày dưới sự tấn công của lực lượng dân quân Hồi giáo từ phía bắc. Vào thời Liên Xô, Syria được coi là 'nước cộng hòa thứ mười sáu' của Liên bang, nhưng mối quan hệ của Moscow với Damascus đã có từ lâu hơn nhiều, cũng do mối quan hệ với tòa thượng phụ Antioch. Nút thắt của các căn cứ quân sự ở Tartus và Latakia, nơi họ sẽ cố gắng đàm phán với ban lãnh đạo mới của đất nước.



Thực vậy, điểm dừng chân cuối cùng là Moscow: Điện Kremlin xác nhận đêm qua rằng Tổng thống Syria bị phế truất Bashar al Assad cùng một số thành viên gia đình đã đến thủ đô Nga để chạy trốn khỏi Damascus. Theo các cơ quan của Nga, Putin đã cấp quy chế tị nạn cho ông vì lý do nhân đạo.

Nga là một đài quan sát ưu tuyển để theo dõi sự sụp đổ đột ngột của chế độ Assad chỉ trong mười ngày do một cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ của lực lượng dân quân Hồi giáo cực đoan từ phía tây bắc Syria.

Quân đội và các dịch vụ đặc biệt của Damascus đã tan chảy như tuyết dưới ánh mặt trời, nhưng trên hết, người Nga, những người đã bảo vệ chế độ trong nhiều thập niên, đã rút lui. Tình hình mới khiến lực lượng của Moscow, có căn cứ chính tại Syria ở khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải, phải tạm dừng.

Vào thời Liên Xô, Syria được coi là 'nước cộng hòa thứ mười sáu' của Liên bang, và mối quan hệ của Moscow với Damascus cũng đã có từ nhiều thế kỷ trước, liên quan đến cả sự cân bằng chính trị trong khu vực và vì mối liên hệ đặc biệt giữa giáo phận Chính thống giáo cổ đại Antioch với giáo phận Moscow gần đây hơn, nơi mà người Syria luôn ủng hộ.

Hiện tại, đất nước này do nhóm thánh chiến Hay'at Tahrir ash-Sham thống trị, bị coi là khủng bố ở Mỹ, trên khắp phương Tây và ở chính nước Nga. Những người lính của quân đội Syria đã cho biết rằng với sự sụp đổ của nhà độc tài, người đã nắm quyền từ năm 2000 sau khi kế nhiệm cha mình là Hafiz, người đã cai trị đất nước trong 30 năm, giờ đây họ cảm thấy mình đã bị giải tán khỏi lời tuyên thệ trung thành, chạy trốn đến Jordan hoặc Iraq để thoát khỏi các chiến binh địch.

Rõ ràng là hành động của những người theo chủ nghĩa Hồi giáo đã được chuẩn bị trong một thời gian và là hậu quả trực tiếp của cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine. Ở Syria, lực lượng dân quân tàn bạo nhất của Nga, các tiểu đoàn của 'những kẻ đồ tể Chechnya' và lính đánh thuê của Công ty Wagner, được tập hợp bởi 'đầu bếp của Putin' đã chết, Evgenij Prigožin, đã được thành lập và không có dấu vết nào của họ trên đất Syria trong một thời gian.

Bản thân những người lính đánh thuê đã phân tán sau thảm kịch khiến người sáng lập mất tích, và những người Chechnya đã thảm sát người Ukraine trong những năm đầu của cuộc chiến hiện tại hiện đang tập trung ở khu vực Kursk, một phần do quân đội Kiev chiếm đóng.

Nếu chúng ta cũng xem xét các hành động của Israel, vốn đã làm suy yếu lực lượng Hamas và Hezbollah thân Iran, cũng là những người ủng hộ chế độ Assad, xuống mức không còn gì, thì chúng ta nhận ra rằng thời điểm này là hoàn hảo cho cuộc tấn công cuối cùng của lực lượng đối lập Hồi giáo.

Thủ tướng Syria Muhammad Gazi al-Djalali đã tự nguyện phục vụ những người chiến thắng mới do Abu Muhammad al-Jawlani lãnh đạo, vẫn ở lại Damascus dưới sự giam giữ của họ. Đại sứ quán Nga tại Damascus tuyên bố rằng 'tình hình đã được kiểm soát' và mọi người đang làm việc hết công suất.

Các căn cứ quan trọng nhất của Nga tại Tartus và Hmeimim, gần Latakia, hiện đang chờ chỉ thị và Bộ Ngoại giao Nga thông báo rằng những người lính đồn trú tại những địa điểm này và các địa điểm khác đang 'trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn', nhưng hiện tại 'không có mối đe dọa nào đối với an ninh của họ'.

Như nhà khoa học chính trị người Nga Nikita Smagin giải thích, các hoạt động của Nga tại Syria trong thập niên qua là 'nỗ lực đầu tiên để tái khẳng định mình là một cường quốc trên trường quốc tế'.

Hiện tại, phản ứng của Moscow đối với các sự kiện hiện tại rất thận trọng và bối rối, vì đây là một tình huống hoàn toàn không lường trước được, nhưng người Nga có thể không hoàn toàn tức giận vì sự thay đổi chế độ. Trong khi chính thức bảo vệ Assad khỏi những kẻ khủng bố Hồi giáo, điều quan trọng nhất đối với Nga là duy trì ở khu vực này để bảo vệ lợi ích của mình trong bức tranh địa chính trị lớn, giữ quân lính, tàu và máy bay gần Địa Trung Hải.

Người Nga đổ lỗi cho phương Tây về sự sụp đổ của Assad, vì chế độ trừng phạt chống lại ông ta, và dường như không phản đối một thỏa thuận với những người chiến thắng mới.
 
Linh mục giáo xứ Aleppo kêu gọi Hiến pháp ‘cho tất cả người Syria kiệt sức’ vì chế độ
Vũ Văn An
14:09 09/12/2024

Trên AsiaNews ngày 9 tháng 12, Bahjat Karakach (*) có bài viết về Aleppo, Syria, với những nét chính như sau: Sứ thần tòa thánh kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt, một ‘gánh nặng’ ‘đè nặng lên người dân nghèo’. Lời chứng của Cha Karakach với AsiaNews: ‘Chúng tôi hy vọng rằng những gì đã xảy ra sẽ giải tỏa tình hình chính trị’. Các Ki-tô hữu ‘là công dân có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với tất cả mọi người’.



Thực vậy, "Các Ki-tô hữu, giống như tất cả người Syria, đều kiệt sức vì tình hình mà họ đã phải sống trong nhiều năm dưới chế độ này. Đến giờ vẫn không có sự phát triển, nền kinh tế trì trệ và họ đang phải vật lộn để tồn tại". Đây là những gì Cha Bahjat Karakach, linh mục quản xứ của Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi ở Aleppo, chia sẻ với AsiaNews, đồng thời nêu bật những khó khăn sâu sắc mà đất nước đang trải qua, dẫn đến sự sụp đổ - và chạy trốn đến Moscow cùng gia đình - của Tổng thống Bashar al-Assad. Một thực tế bi thảm, cũng khiến các Ki-tô hữu và các nhóm thiểu số hy vọng rằng sự thay đổi đột ngột và theo nhiều cách không ngờ tới này sẽ 'gỡ bỏ tình hình chính trị' và 'toàn bộ cộng đồng quốc tế sẽ chung tay'.

Trong vòng chưa đầy hai tuần, lực lượng dân quân Hay'at Tahrir al-Sham (Hts), từng liên kết với Mặt trận al-Nusra (trước đây là al-Qaeda), đã lật đổ chế độ Assad, chế độ đã xoay xở - nhờ sự hỗ trợ của Nga và Iran - để duy trì quyền lực bất chấp 14 năm nội chiến. Hôm qua, thủ lĩnh Hts Abu Mohammed al-Jawlani đã phát biểu trước những người ủng hộ tại nhà thờ Hồi giáo Umayyad lịch sử ở Damascus, trong khi đường phố thủ đô vẫn vắng tanh trong nhiều giờ - lệnh giới nghiêm đang có hiệu lực - và nhiều người không giấu nỗi sợ hãi về tương lai sau sự sụp đổ nhanh chóng và bất ngờ như vậy.

Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp về Syria theo yêu cầu của Moscow. Cộng đồng quốc tế và phương Tây cũng được sứ thần tòa thánh tại Damascus, Đức Hồng Y Mario Zenari, người kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt 'vì chúng là gánh nặng đè nặng lên người dân nghèo trên hết'. Khi được truyền thông Vatican phỏng vấn, Đức Hồng Y sau đó hy vọng rằng 'những người đã nắm quyền sẽ giữ lời hứa tôn trọng và tạo ra một Syria mới trên cơ sở dân chủ'.

Cuối cùng, trong một lá thư gửi cho những người đồng cấp của mình, các tu sĩ Dòng Tên ở Syria (họ có mặt tại Damascus, Homs và Aleppo) cho biết họ 'đang làm tốt' và kêu gọi cầu nguyện 'cho giai đoạn mới này bắt đầu với những điều chưa biết, những lo lắng và cả hy vọng'. Họ kết luận rằng với hy vọng lưu trữ '14 năm chiến tranh tàn khốc và không phân biệt đối xử, hủy diệt hàng loạt, hàng trăm nghìn người chết, hàng triệu người phải di dời, người tị nạn và người nước ngoài, một nền kinh tế đang trên bờ vực thẳm'.

Sau đây là lời khai của linh mục giáo xứ Aleppo, người đầu tiên rơi vào tay phe đối lập:

[Hôm qua] chúng tôi thức dậy với tin tức rằng chế độ Bashar al-Assad đã sụp đổ. Từ sáng, bầu không khí ăn mừng đã tràn ngập khắp các thành phố của Syria, không có xe cộ nào dừng lại trên đường phố, những bài hát vui mừng và mọi biểu hiện vui mừng có thể có.

Các lực lượng đối lập đã tiến vào các thành phố của Syria và giải thoát các tù nhân chính trị. Vì vậy, có một bầu không khí hy vọng lớn lao trong nước.

Nhiều người hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra với các Ki-tô hữu, vì chế độ Assad được biết đến là bảo vệ các nhóm thiểu số. Nói thật với bạn, cộng đồng Ki-tô giáo, cũng như nhiều người Syria trong suốt những năm chiến tranh và chế độ đẫm máu này, đã giảm đi đáng kể. Đây là lý do tại sao các Ki-tô hữu ngày nay thực sự có hy vọng lớn lao được trở về đất nước của họ để trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng tương lai của Syria.

Rõ ràng, các lực lượng đối lập và chính phủ sắp thành lập sẽ phải đưa ra xác nhận cụ thể về tất cả các cam kết rằng các Ki-tô hữu, giống như tất cả các nhóm thiểu số khác ở Syria, sẽ được đối xử bình đẳng với tất cả công dân.

Vì vậy, những ngày sắp tới sẽ được sử dụng để đánh giá tính xác thực của những cam kết này. Rõ ràng là chúng tôi, với tư cách là các Ki-tô hữu, về phía mình không muốn bị đối xử như một nhóm thiểu số, mà là những công dân có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với tất cả những người khác.

Các Ki-tô hữu, Assad và Syria mới

Nhiều người hỏi tôi tại sao những người theo đạo Thiên chúa lại vui mừng trước sự lật đổ chế độ này và sự trỗi dậy của các lực lượng vũ trang cực đoan. Thực ra, sẽ có nhiều điều để nói về điều này, nhưng tôi sẽ giới hạn bản thân mình ở một nhận xét đơn giản: trước hết, các Ki-tô hữu, giống như tất cả người Syria, hiện đã kiệt sức và rất mệt mỏi vì tình hình mà họ đã phải sống trong nhiều năm dưới chế độ này. Đến giờ vẫn chưa có sự phát triển, nền kinh tế đang trì trệ và họ đang phải vật lộn để tồn tại.

Mặt khác, trong hai hoặc ba năm qua, những nhóm này ở tỉnh Idlib đã thể hiện sự khoan dung đối với các Ki-tô hữu và đã bắt đầu trả lại tài sản trước đây đã bị tịch thu từ cộng đồng. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng đã có sự thay đổi, ngay cả trong cách tiếp cận của họ đối với các Ki-tô hữu. Sau đó, kể từ khi họ tiến vào Aleppo và bắt đầu tiến lênhướng về phía nam, họ đã gửi những thông điệp rất mạnh mẽ về lòng khoan dung đối với tất cả các nhóm thiểu số, bao gồm cả các Ki-tô hữu.

Vì vậy, toàn bộ cách tiếp cận này đã phần nào trấn an. Và thực tế là thủ lĩnh quân sự của Hay'at Tahrir al-Sham (Hts) không muốn tự mình lãnh đạo đất nước, mà để thủ tướng trước và chính phủ trước tiếp tục công việc của họ, điều này có nghĩa là có một ý chí nghiêm túc không làm đảo lộn đất nước. Và không hướng đất nước theo hướng cực đoan. Bản thân ông, vị thủ lĩnh này, đã tuyên bố rằng phong trào của họ chỉ là một phần của một dự án lớn hơn, vì vậy họ không phải là mục đích tự thân mà là công cụ thay đổi.

Ở đây, chúng tôi hy vọng rằng những gì đã xảy ra sẽ mở khóa tình hình chính trị ở Syria, và bây giờ toàn bộ cộng đồng quốc tế sẽ làm phần việc của mình để ổn định đất nước, giúp người Syria đối thoại và tìm ra và tạo ra một hiến pháp mới tôn trọng tất cả người Syria. Đây là hy vọng của chúng tôi, rõ ràng là sẽ phải được đánh giá khi các sự kiện được chứng minh.
________________________________________________________
(*) linh mục giáo xứ của Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi ở Aleppo
 
Bình minh mới cho Syria? Đức Giám Mục Jallouf nhấn mạnh rằng các Ki-tô hữu là trụ cột của công cuộc tái thiết
Vũ Văn An
16:51 09/12/2024

Đức Giám Mục Hanna Jallouf, đại diện tông tòa của Aleppo và là người đứng đầu Giáo hội La tinh tại Syria. Nguồn: Ủy ban Giám mục về Đời sống Thánh hiến tại Syria


Souheil Lawand của ACI MENA, ngày 9 tháng 12 năm 2024, cho hay: Ngày 8 tháng 3 từng là ngày kỷ niệm Đảng Ba'ath lên nắm quyền ở Syria vào năm 1963, nhưng giờ đây sự lạc quan đang dâng trào khi các Ki-tô hữu ở Syria hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Vào Chúa Nhật, chính quyền Syria đã sụp đổ, chấm dứt 50 năm cai trị của gia đình Assad sau khi quân nổi dậy, do Hayat Tahrir al-Sham, một nhóm phiến quân có nguồn gốc từ al-Qaeda, lãnh đạo, giành được nhiều lãnh thổ hơn và tiến vào thủ đô Damascus.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ACI MENA, đối tác tin tức tiếng Ả Rập của CNA, Giám mục Hanna Jallouf, đại diện tông tòa của Aleppo và người đứng đầu Giáo hội Latinh tại Syria, đã chia sẻ những suy nghĩ của ngài về những gì vừa xảy ra ở đất nước này. Ngài thừa nhận rằng ngài không mong đợi Aleppo rơi vào tay phe đối lập trong vòng vài giờ hoặc chế độ bị lật đổ chỉ trong vòng 10 ngày.

Nói về tương lai của các Ki-tô hữu ở Syria, ngài cho biết: “Ban đầu, chúng tôi sợ vì viễn cảnh này hoàn toàn xa lạ. Rất may, đã có những đảm bảo rằng các Ki-tô hữu [sẽ] vẫn là một phần không thể thiếu trong cấu trúc xã hội của Syria, với cam kết hợp tác để xây dựng lại quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được sự đảm bảo rằng các nhà thờ và tài sản của chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng”.

“Tôi hy vọng rằng mọi người đều nhận được quyền lợi hợp pháp của mình. Chúng tôi đã sống dưới sự áp bức và đau khổ trong nhiều năm. Nhiều người đã chết, nhiều người phải di dời hoặc bị cầm tù. Tuy nhiên, chúng ta hãy cầu nguyện cho một bình minh mới ở đất nước này,” ĐC Jallouf phát biểu ngày 8 tháng 12. “Chúng ta đừng quên rằng hôm nay là ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, và nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta đã đạt đến khoảnh khắc vui mừng này. Tiếng chuông nhà thờ của chúng ta đã vang lên ở Aleppo, và lần đầu tiên sau gần 13 năm, chúng lại vang lên ở Al-Quniya [Idlib].”

ĐC Jallouf đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo mới của Syria và cộng đồng quốc tế.

“Tôi cầu xin để Chúa sẽ củng cố những người cai trị tương lai khi họ làm việc để xây dựng một Syria mới. Một quốc gia hiện thân cho bản sắc lịch sử và văn hóa của mình như cái nôi của nền văn minh và ngọn hải đăng cho các quốc gia,” ngài nói. “Trọng tâm phải là xây dựng lại cơ sở hạ tầng và khôi phục các dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là tiếp cận nguồn nước và năng lượng.”

Ngài tiếp tục: “Đối với những người ra quyết định trên toàn thế giới, tôi kêu gọi các bạn hãy giúp chúng tôi bằng cách mở lại các tuyến đường quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến thương mại để cuộc sống có thể trở lại bình thường. Tôi cũng kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Syria. Những lệnh trừng phạt này không ảnh hưởng đến những người nắm quyền, những người có thể tiếp cận mọi thứ, nhưng chúng đã tàn phá những người dân thường. Họ đã gánh chịu gánh nặng bất công này. Cuối cùng, tôi kêu gọi các quốc gia lớn ủng hộ chúng tôi trong việc xây dựng lại đất nước, không phải để trao cho chúng tôi điều không thể mà chỉ đơn giản là giúp chúng tôi quay trở lại vạch xuất phát.”

Vị giám mục kết thúc bằng một thông điệp gửi đến các Ki-tô hữu, thúc giục họ gạt bỏ nỗi sợ hãi.

“Mặt trời tự do đã mọc trên Syria ngày hôm nay,” ngài nói. “Chúng ta là một phần của quốc gia này và bám rễ sâu vào đó. Chúng ta đừng quên rằng Kitô giáo bắt nguồn từ vùng đất này, và chính tại Antioch, những người theo đạo lần đầu tiên được gọi là Kitô hữu. Đối với tất cả mọi người, tôi muốn nói: Hãy trở về nhà và làm việc. Cuộc sống phải tiến về phía trước. Xin Chúa ban phước lành và bảo vệ mọi người và ban cho chúng ta những nhà lãnh đạo có thể đưa Syria đến bến bờ an toàn.”
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Thần học có thể là ‘người hướng dẫn trên hành trình’ vượt qua khủng hoảng tuổi nửa đời
Vũ Văn An
17:29 09/12/2024

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào đón những người tham gia Đại hội quốc tế về tương lai của Thần học do Bộ Văn hóa và Giáo dục thúc đẩy, ngày 9 tháng 12 năm 2024. | Tín dụng: Vatican Media


Kristina Millare của CNA, ngày 9 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng: Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về mong muốn của ngài rằng các khóa thần học phải “dễ tiếp cận với tất cả mọi người”, đặc biệt là đối với những người đàn ông và đàn bà muốn đào sâu đức tin của mình và theo đuổi các cơ hội giáo dục hơn nữa sau này trong cuộc sống.

Gặp gỡ với đội ngũ giảng viên tham gia hội nghị “Di sản và trí tưởng tượng” của Đại hội quốc tế về tương lai của Thần học diễn ra vào ngày 9–10 tháng 12, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các trường đại học và trường thần học phải mở cửa cho những người “gõ cửa” các định chế của họ.

“Hãy chuẩn bị cho điều này. Hãy điều chỉnh sáng tạo các chương trình học của các bạn để thần học có thể tiếp cận được với tất cả mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói với những người tham dự hội nghị tại buổi tiếp kiến riêng được tổ chức tại Điện Tông tòa Vatican vào thứ Hai.

Lưu ý đến “hiện tượng ngày càng tăng” của ngày càng nhiều nam nữ đăng ký vào các chương trình đại học khi đã trưởng thành, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết thần học có thể là “người hướng dẫn trên hành trình” cho những người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.

“Tuổi nửa đời là thời điểm đặc biệt trong cuộc đời”, ngài nói. “Đó là thời điểm mà người ta thường tận hưởng sự an toàn nghề nghiệp và sự ổn định về mặt cảm xúc nhất định, nhưng cũng là thời điểm mà những thất bại đau đớn được cảm nhận và những câu hỏi mới nảy sinh khi những giấc mơ thời trẻ tan biến”.

“Khi điều này xảy ra, mọi người có thể cảm thấy bị bỏ rơi hoặc thậm chí là bế tắc — một cuộc khủng hoảng tuổi nửa đời”, Đức Giáo Hoàng tiếp tục. “Sau đó, họ cảm thấy cần phải đổi mới hành trình của mình, dù chỉ là thử thách, thậm chí có thể cần đến sự giúp đỡ. Thần học có thể là người hướng dẫn trên hành trình đó!”

“Hãy đảm bảo rằng những người đàn bà và đàn ông này tìm thấy trong thần học một ngôi nhà mở, một nơi mà họ có thể tiếp tục hành trình của mình, một nơi mà họ có thể tìm kiếm, tìm thấy và tìm kiếm lại”, Đức Thánh Cha nói thêm.

750 năm sau Thánh Thomas Aquinas và Thánh Bonaventure

Do Bộ Văn hóa và Giáo dục thúc đẩy, đại hội kéo dài hai ngày này nhằm mục đích "suy gẫm về cách tiếp thu di sản thần học vĩ đại của các thế hệ trước và hình dung tương lai của nó". Năm nay, Giáo hội kỷ niệm 750 năm ngày mất của cả Thánh Thomas Aquinas và Thánh Bonaventure.

Dựa trên lời dạy của hai nhà thần học Công Giáo thời trung cổ nổi tiếng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: "Tất cả thần học đều bắt nguồn từ tình bạn với Chúa Kitô và tình yêu dành cho anh chị em của Người và thế giới của Người".

"Thánh Thomas nói với chúng ta rằng chúng ta không có một giác quan duy nhất, mà là nhiều giác quan khác nhau, để thực tại không thoát khỏi chúng ta", ngài nói. “Bonaventure nói rằng tới mức người ta ‘tin, hy vọng và yêu Chúa Giêsu Kitô’, họ sẽ ‘lấy lại thính giác và thị giác…, khứu giác…, vị giác và xúc giác.’”

Không giống như ý thứ hệ, thần học không ‘san bằng’ thực tại

Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha cho biết việc kết hợp thần học với các ngành khác — bao gồm triết học, văn học, nghệ thuật, toán học, lịch sử, luật pháp, chính trị và kinh tế — là cần thiết để đảm bảo rằng ngành này không “san bằng thực tại” thành một ý tưởng hoặc hệ tư tưởng duy nhất.

“Thực tại thì phức tạp; những thách thức thì đa dạng; lịch sử thì đầy vẻ đẹp nhưng đồng thời cũng bị hủy hoại bởi cái ác”, Đức Giáo Hoàng nói.

“Những ngành này cần phải lên men, bởi vì, giống như các giác quan của cơ thể, mỗi giác quan có chức năng riêng, nhưng chúng cần có nhau, vì, như Thánh Phaolô đã chỉ ra: ‘Nếu toàn bộ cơ thể là mắt, thì thính giác ở đâu? Nếu toàn bộ cơ thể là thính giác, thì khứu giác ở đâu?’ (x. 1 Cô-rin-tô 12:17),” ngài nói tiếp.

Một nền thần học ‘toàn nam’ là chưa hoàn thiện

Cảm ơn các nhà thần học vì công việc kín đáo và khiêm nhường của họ để “ánh sáng của Chúa Kitô và Tin Mừng của Người có thể xuất hiện” trong cuộc họp, Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển hơn nữa tư tưởng thần học.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào đón một người tham dự Đại hội Thần học Quốc tế, ngày 9 tháng 12 năm 2024. Tín dụng: Vatican Media


“Đây là một hành trình mà các bạn được kêu gọi cùng nhau thực hiện với tư cách là các nhà thần học của cả hai giới,” ngài nói với các trưởng khoa, giáo sư và nhà nghiên cứu có mặt tại buổi tiếp kiến.

“Có những điều mà chỉ phụ nữ mới hiểu và thần học cần sự đóng góp của họ. Một nền thần học toàn nam là một nền thần học chưa hoàn thiện. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi theo hướng này.”
 
Thánh Ca
Tình Yêu Giáng Sinh _Giáng Sinh Bản Thượng
Phạm Trung
18:09 09/12/2024