Phụng Vụ - Mục Vụ
Canh thức Giáng Sinh 2009
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:16 10/12/2009
CANH THỨC GIÁNG SINH 2009
NĂM THÁNH GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
CANH THỨC:
1.LỜI DẪN ( Trên nền nhạc nhẹ ):
Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
Khi ngôi sao trên bầu trời đã đi khỏi,
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
Khi các mục đồng đã cùng đàn súc vật trở về,
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
“ để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem hòa bình đến với mọi người,
để hòa nhạc bằng trái tim “.
Kính thưa cộng đoàn.
Đêm hôm nay, chúng ta sống lại Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Ngày nay, chúng ta đang hưởng trọn hồng phúc của Chúa. Đức Kitô, hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn mãi mãi là một. Trong năm thánh của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta cảm tạ tình thương vô biên của Chúa. Tình thương mãi mãi còn tồn tại. Vâng, tình thương của Chúa đời đời con ca ngợi. Tình thương tuyệt vời của Đức Kitô đã thể hiện nơi hang đá Bêlem, nơi làng nhỏ Nagiarét, nơi những bước chân truyền giáo và nơi cái chết trên Thập Giá. Chết mới được nên lời.
Vì thế, giờ canh thức này khơi lại cho mỗi người chúng ta niềm tin, tình thương mà Thiên Chúa đã, đang và còn tiếp tục đổ tràn trên mỗi người chúng ta, trên Quê hương, trên Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, đặc biệt trong năm thánh này.Đức Kitô luôn hiện diện nơi từng dấu chỉ xẩy ra nơi mỗi biến cố cuộc đời chúng ta. Ước mong, mỗi người chúng ta mau mắn đọc ra những dấu chỉ yêu thương của Ngài để chúng ta nhận ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa.
2.TẠO DỰNG VÀ SA NGÃ: ( nhạc nhẹ )
Dẫn: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và tạo dựng mọi loài. Tất cả mọi sự đều hoàn thành theo lời Thiên Chúa. Thiên Chúa lại phán: Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta.
Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ.
Thiên Chúa cho con nngười được hưởng hạnh phúc trong vườn địa đàng. Tuy nhiên, con người đã phản nghịch Thiên Chúa.
Diễn lại một vài hình ảnh Ađam và Eva trong vườn địa đàng. Quỷ dữ với hình con rắn đã cám dỗ Eva: Ađam, Eva đều phạm tội...
Hát: Nơi gian truân tôi đã kêu cầu.
3. THIÊN CHÚA BAN ĐẤNG CỨU ĐỘ
Dẫn: Tuy loài người sa ngã phạm tội. Thiên Chúa không bỏ rơi con người, Ngài hứa ban Đấng cứu thế đến với loài người:
*Hoạt cảnh: Con người thất vọng. Môsê cầu nguyện. Dân chúng kêu trách Môsê và lẩm bẩm phàn nàn Thiên Chúa. Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế. “ Thiên Chúa đã yêu thương đến nỗi ban chính Con Một của Mình để tất cả những ai tin vào Con của Người sẽ được cứu độ “. “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của ngưuời hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
*Hát: Trời cao
4.NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM
Dẫn: Để kỷ niệm lại biến cố các vị thừa sai đến Việt Nam, thiết lập Giáo phận Đàng ngoài và Đàng trong, thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Toàn thể, Giáo Hội Việt Nam sống năm thánh để cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã đổ xuống trên quê hương, đất nước Việt Nam. Biết bao hy sinh, biết bao gian truân thử thách, biết bao người đã nằm xuống để xây dựng Hội Thánh Việt Nam. Dòng máu của các bậc tiên tổ cha ông, các vị anh hùng tử đạo nước ngoài và Việt Nam đã làm cho cây trái trổ sinh hoa quả tốt tươi. Dòng máu của các vị tử đạo đã làm nẩy sinh các Kitô hữu như Tertullien đã viết: ” Dòng máu của các tử đạo đã làm nẩy sinh các người tín hữu “.
*Hoạt cảnh nhỏ: nói về Hội Thánh Việt Nam từ lúc khai sinh đến ngày nay.
*Hát: Đêm Thánh.
5.ĐÓN ĐẤNG CỨU THẾ
*Rước Chúa Hài Đồng từ cuối Nhà Thờ đến Hang Đá.
*Vũ khúc Thiên Thần: Tiếng Hát Thiên Thần.
6.CHUẨN BỊ ĐI VÀO THÁNH LỄ GIÁNG SINH
Dẫn : Trong đêm thánh linh thiêng này, toàn thể cộng đoàn xứ đạo chúng ta hiệp cùng Hội Thánh hoàn vũ và đặc biệt Giáo Hội Việt Nam khẩn nài Thiên Chúa ban bình an cho nhân loại, cho mọi người: bình an mà các thiên thần đã hát vang trong đêm Giáng Sinh cách đây 2009 năm:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ).
KINH HÒA BÌNH ( nhạc nền nhẹ du dương )
Lạy Chúa xin cho con đôi cánh
Để con bay đi khắp mọi nơi
Đi đến mọi chân trời góc biển
Đem đến cho mọi người hòa bình
Nơi nào có chiến tranh, chia rẽ
Con xin dang đôi cánh thiên thần
Đem an bình yêu thương hiệp nhất
Để cho mọi người sống sum vầy
Nơi nào có hận thù, tranh chấp
Con xin đem đến sự an hòa
Nơi đâu có đấu tranh ghen tỵ
Con xin đem đến sự thái hòa
Xin cho con người trên thế giới
Biết chuộng công lý và hòa bình
Xin cho mọi người trên trái đất
Biết bảo vệ môi trường thật xanh
Xin cho mọi người biết yêu thương
Cùng nhau xây dựng trời đất mới
Không còn chiến tranh luôn hòa bình
Một ngôi nhà một thế giới mới.
HÁT : Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh
Thánh lễ Giáng Sinh 2009.
NĂM THÁNH GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
CANH THỨC:
1.LỜI DẪN ( Trên nền nhạc nhẹ ):
Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
Khi ngôi sao trên bầu trời đã đi khỏi,
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
Khi các mục đồng đã cùng đàn súc vật trở về,
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
“ để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem hòa bình đến với mọi người,
để hòa nhạc bằng trái tim “.
Kính thưa cộng đoàn.
Đêm hôm nay, chúng ta sống lại Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Ngày nay, chúng ta đang hưởng trọn hồng phúc của Chúa. Đức Kitô, hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn mãi mãi là một. Trong năm thánh của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta cảm tạ tình thương vô biên của Chúa. Tình thương mãi mãi còn tồn tại. Vâng, tình thương của Chúa đời đời con ca ngợi. Tình thương tuyệt vời của Đức Kitô đã thể hiện nơi hang đá Bêlem, nơi làng nhỏ Nagiarét, nơi những bước chân truyền giáo và nơi cái chết trên Thập Giá. Chết mới được nên lời.
Vì thế, giờ canh thức này khơi lại cho mỗi người chúng ta niềm tin, tình thương mà Thiên Chúa đã, đang và còn tiếp tục đổ tràn trên mỗi người chúng ta, trên Quê hương, trên Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, đặc biệt trong năm thánh này.Đức Kitô luôn hiện diện nơi từng dấu chỉ xẩy ra nơi mỗi biến cố cuộc đời chúng ta. Ước mong, mỗi người chúng ta mau mắn đọc ra những dấu chỉ yêu thương của Ngài để chúng ta nhận ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa.
2.TẠO DỰNG VÀ SA NGÃ: ( nhạc nhẹ )
Dẫn: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và tạo dựng mọi loài. Tất cả mọi sự đều hoàn thành theo lời Thiên Chúa. Thiên Chúa lại phán: Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta.
Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ.
Thiên Chúa cho con nngười được hưởng hạnh phúc trong vườn địa đàng. Tuy nhiên, con người đã phản nghịch Thiên Chúa.
Diễn lại một vài hình ảnh Ađam và Eva trong vườn địa đàng. Quỷ dữ với hình con rắn đã cám dỗ Eva: Ađam, Eva đều phạm tội...
Hát: Nơi gian truân tôi đã kêu cầu.
3. THIÊN CHÚA BAN ĐẤNG CỨU ĐỘ
Dẫn: Tuy loài người sa ngã phạm tội. Thiên Chúa không bỏ rơi con người, Ngài hứa ban Đấng cứu thế đến với loài người:
*Hoạt cảnh: Con người thất vọng. Môsê cầu nguyện. Dân chúng kêu trách Môsê và lẩm bẩm phàn nàn Thiên Chúa. Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế. “ Thiên Chúa đã yêu thương đến nỗi ban chính Con Một của Mình để tất cả những ai tin vào Con của Người sẽ được cứu độ “. “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của ngưuời hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
*Hát: Trời cao
4.NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM
Dẫn: Để kỷ niệm lại biến cố các vị thừa sai đến Việt Nam, thiết lập Giáo phận Đàng ngoài và Đàng trong, thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Toàn thể, Giáo Hội Việt Nam sống năm thánh để cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã đổ xuống trên quê hương, đất nước Việt Nam. Biết bao hy sinh, biết bao gian truân thử thách, biết bao người đã nằm xuống để xây dựng Hội Thánh Việt Nam. Dòng máu của các bậc tiên tổ cha ông, các vị anh hùng tử đạo nước ngoài và Việt Nam đã làm cho cây trái trổ sinh hoa quả tốt tươi. Dòng máu của các vị tử đạo đã làm nẩy sinh các Kitô hữu như Tertullien đã viết: ” Dòng máu của các tử đạo đã làm nẩy sinh các người tín hữu “.
*Hoạt cảnh nhỏ: nói về Hội Thánh Việt Nam từ lúc khai sinh đến ngày nay.
*Hát: Đêm Thánh.
5.ĐÓN ĐẤNG CỨU THẾ
*Rước Chúa Hài Đồng từ cuối Nhà Thờ đến Hang Đá.
*Vũ khúc Thiên Thần: Tiếng Hát Thiên Thần.
6.CHUẨN BỊ ĐI VÀO THÁNH LỄ GIÁNG SINH
Dẫn : Trong đêm thánh linh thiêng này, toàn thể cộng đoàn xứ đạo chúng ta hiệp cùng Hội Thánh hoàn vũ và đặc biệt Giáo Hội Việt Nam khẩn nài Thiên Chúa ban bình an cho nhân loại, cho mọi người: bình an mà các thiên thần đã hát vang trong đêm Giáng Sinh cách đây 2009 năm:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ).
KINH HÒA BÌNH ( nhạc nền nhẹ du dương )
Lạy Chúa xin cho con đôi cánh
Để con bay đi khắp mọi nơi
Đi đến mọi chân trời góc biển
Đem đến cho mọi người hòa bình
Nơi nào có chiến tranh, chia rẽ
Con xin dang đôi cánh thiên thần
Đem an bình yêu thương hiệp nhất
Để cho mọi người sống sum vầy
Nơi nào có hận thù, tranh chấp
Con xin đem đến sự an hòa
Nơi đâu có đấu tranh ghen tỵ
Con xin đem đến sự thái hòa
Xin cho con người trên thế giới
Biết chuộng công lý và hòa bình
Xin cho mọi người trên trái đất
Biết bảo vệ môi trường thật xanh
Xin cho mọi người biết yêu thương
Cùng nhau xây dựng trời đất mới
Không còn chiến tranh luôn hòa bình
Một ngôi nhà một thế giới mới.
HÁT : Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh
Thánh lễ Giáng Sinh 2009.
Năm Thánh nhìn xuống
+ GM Gioan B. Bùi Tuần
10:32 10/12/2009
Xét về mặt tổ chức, Năm Thánh có nhiều cái nhìn lên. Như nhìn lên Toà Thánh, các Toà Giám Mục và các nhà thờ. Như nhìn lên các thánh trên trời và Đức Thánh Cha, hàng giáo phẩm dưới đất. Như nhìn lên những tháp chuông và các thánh lễ, các cuộc hành hương và những khẩu hiệu... Tổ chức thì thường phải thế thôi.
Nhưng xét về mặt tâm tình, Năm Thánh có nhiều cái nhìn xuống. Tâm tình thì tự do. Tự do này nói lên sự phong phú của Năm Thánh.
Ở đây, xin phép được chia sẻ vài cái nhìn xuống, theo tâm tình gắn bó với Năm Thánh.
1/ Nhìn xuống những con người thấp kém
Thời gian mới rồi khi khai mạc Năm Thánh, tôi có dịp gặp một số linh mục, tu sĩ sống ở những vùng sâu vùng xa. Họ xuống đó, dựng vài nhà tạm bợ. Từ đó, họ xuống với những thân phận các người nghèo khổ. Sự gần gũi thân tình và những tình thương chân thành của họ xuống sâu vào các khu xóm nghèo. Tất cả đều âm thầm. Sự hiện diện của họ giữa những người nghèo khổ cô đơn được địa phương đón nhận như một tin mừng.
Kèm theo sự hiện diện thân thương là những giúp đỡ nho nhỏ, như cơm áo, thuốc men, dạy chữ, dạy nghề. Phục vụ không điều kiện. Giúp đỡ với tấm lòng bao la.
Còn có những nhóm đi xuống khác nữa. Họ làm từ thiện ngay trong các thành thị. Họ bước xuống những thân phận khổ đau, thấp kém, bị bỏ rơi, cô đơn, bế tắc. Về mặt nào đó, những thân phận đó bị coi như những đống rác, khiến bao người xa tránh. Những người từ thiện đi kiếm tìm họ. Chia sẻ lớn nhất là chia sẻ tình thương. Giữa cảnh cô đơn, tình thương là quà quý nhất.
Khi bước xuống, người từ thiện sẽ khám phá ra một thế giới mới. Thế giới của nghèo túng, nợ nần, bệnh nạn, chia rẽ, hận thù, thất vọng. Sao mà nó mênh mông đến thế. Sao mà nó thê thảm đến thế.
Sự bước xuống, sự nhìn xuống đã giúp cho tầm nhìn của người sống đức tin sát thực tế hơn. Thực tế là ở giữa cuộc đời, chứ không ở trong các tài liệu văn bản. Thực tế là đức tin phải được phiên dịch ra bác ái bằng những việc cụ thể đối với con người, chứ không phải là một đức tin dễ an lòng với các nghi thức tuyên xưng.
2/ Nhìn xuống những thi thể chôn trong lòng đất
Ngoài những người đi xuống vùng sâu vùng xa, để hoà mình vào cảnh khổ của bao đồng bào, chúng ta còn thấy những người sống Năm Thánh bằng cái nhìn xuống sâu vào lòng đất. Họ nhìn hài cốt của những ân nhân đức tin. Ân nhân của đức tin có thể là những người thân thuộc quen biết, và có thể là những người không phải họ hàng, quen biết.
Ơn đức tin đã được Chúa ban cho mỗi người, qua Hội Thánh. Hội Thánh gồm mọi thành phần dân Chúa ở khắp mọi nơi. Những thành phần ấy là đa dạng. Có những người sống trên quê hương ta. Có những người sống ở đất nước khác. Nhiều người nay đã qua đời. Trong chân lý, họ đã gắn bó với ơn đức tin của ta. Có những người đã được phong thánh. Có những người sẽ mãi mãi vô danh. Thi hài họ chôn trong lòng đất. Hồn họ trên thiên đàng vẫn đồng hành với chúng ta.
Đức tin là một chuyến đi. Chuyến đi không cô đơn, nhưng với nhiều người. Nhiều người đã nâng đỡ ta, mà ta không hay biết.
Ta trân trọng công ơn của mọi người xa gần đã góp phần vào đời sống nói chung và đời sống đức tin nói riêng của ta.
Trong nhận thức đó, ta cũng gặp thấy những người quá cố của mọi thế hệ, đã có công dựng Nước, giữ Nước và phát triển Đất Nước. Họ thuộc lịch sử mấy ngàn năm. Nhờ họ, mới có Đất Nước này, nơi Hội Thánh Công giáo được đón nhận như một nhân tố đồng hành.
3/ Nhìn xuống những dòng chảy của quê hương
Đất Nước Việt Nam có những cánh đồng và có những con sông. Những cánh đồng bao la ấy nuôi dưỡng mọi người. Những con sông dài ấy tắm gội mọi cuộc đời. Chúng không là công giáo. Chúng là dòng chảy qua nhiều thế hệ, đem lương thực đến cho mọi người Việt Nam. Lịch sử của chúng kéo dài từng ngàn năm. Chúng là niềm tự hào của mọi người dân trên đất Việt. Mỗi miếng cơm, mỗi ngụm nước ta hưởng hằng ngày, đều phát xuất từ những môi trường sinh thái ấy.
Cùng với môi trường sinh thái ấy là những giá trị truyền thống. Những giá trị truyền thống ấy cũng là những dòng chảy được dân tộc Việt Nam bảo vệ suốt chiều dài lịch sử, để khẳng định bản lãnh của mình. Các tôn giáo lớn trên đất nước Việt Nam cũng đã hoà nhập vào những dòng chảy đó để tồn tại và phát triển. Hội Thánh Công giáo cũng đã làm như vậy. Đó là một điểm quan trọng mà Năm Thánh sẽ không quên nhìn lại và nhấn mạnh. Thời gian này rất phức tạp, nhưng cũng là một cơ hội tốt, để Hội Thánh Công giáo Việt Nam có thể xây dựng cho mình một địa vị được trân trọng trong lòng Đất Nước.
4/ Nhìn xuống tội lỗi của mình
Ngay từ đầu Năm Thánh, nhiều người đã nghe được tiếng Chúa gọi là hãy nhìn xuống tội lỗi của mình, để sám hối. Sám hối không những là xin ơn tha tội, mà còn xin ơn đổi mới, nhờ lòng thương xót Chúa.
Với lòng khiêm nhường, chúng ta cúi đầu xin Chúa xót thương:
Xin cho Năm Thánh này đem lại nhiều an ủi cho những tâm hồn đau khổ.
Xin cho Năm Thánh này đem lại cho chúng con ơn biết tỉnh thức và cầu nguyện.
Xin cho Năm Thánh này đưa Hội Thánh Công giáo Việt Nam đi sâu vào con đường nhập thể của Chúa Giêsu.
Xin cho Năm Thánh này sẽ đốt nóng lên tình liên đới trong mọi tâm hồn Việt Nam đang sống ở bất cứ đâu, nhất là trên quê hương thân yêu này.
Long Xuyên, ngày 25-11-2009
Nhưng xét về mặt tâm tình, Năm Thánh có nhiều cái nhìn xuống. Tâm tình thì tự do. Tự do này nói lên sự phong phú của Năm Thánh.
Ở đây, xin phép được chia sẻ vài cái nhìn xuống, theo tâm tình gắn bó với Năm Thánh.
1/ Nhìn xuống những con người thấp kém
Thời gian mới rồi khi khai mạc Năm Thánh, tôi có dịp gặp một số linh mục, tu sĩ sống ở những vùng sâu vùng xa. Họ xuống đó, dựng vài nhà tạm bợ. Từ đó, họ xuống với những thân phận các người nghèo khổ. Sự gần gũi thân tình và những tình thương chân thành của họ xuống sâu vào các khu xóm nghèo. Tất cả đều âm thầm. Sự hiện diện của họ giữa những người nghèo khổ cô đơn được địa phương đón nhận như một tin mừng.
Kèm theo sự hiện diện thân thương là những giúp đỡ nho nhỏ, như cơm áo, thuốc men, dạy chữ, dạy nghề. Phục vụ không điều kiện. Giúp đỡ với tấm lòng bao la.
Còn có những nhóm đi xuống khác nữa. Họ làm từ thiện ngay trong các thành thị. Họ bước xuống những thân phận khổ đau, thấp kém, bị bỏ rơi, cô đơn, bế tắc. Về mặt nào đó, những thân phận đó bị coi như những đống rác, khiến bao người xa tránh. Những người từ thiện đi kiếm tìm họ. Chia sẻ lớn nhất là chia sẻ tình thương. Giữa cảnh cô đơn, tình thương là quà quý nhất.
Khi bước xuống, người từ thiện sẽ khám phá ra một thế giới mới. Thế giới của nghèo túng, nợ nần, bệnh nạn, chia rẽ, hận thù, thất vọng. Sao mà nó mênh mông đến thế. Sao mà nó thê thảm đến thế.
Sự bước xuống, sự nhìn xuống đã giúp cho tầm nhìn của người sống đức tin sát thực tế hơn. Thực tế là ở giữa cuộc đời, chứ không ở trong các tài liệu văn bản. Thực tế là đức tin phải được phiên dịch ra bác ái bằng những việc cụ thể đối với con người, chứ không phải là một đức tin dễ an lòng với các nghi thức tuyên xưng.
2/ Nhìn xuống những thi thể chôn trong lòng đất
Ngoài những người đi xuống vùng sâu vùng xa, để hoà mình vào cảnh khổ của bao đồng bào, chúng ta còn thấy những người sống Năm Thánh bằng cái nhìn xuống sâu vào lòng đất. Họ nhìn hài cốt của những ân nhân đức tin. Ân nhân của đức tin có thể là những người thân thuộc quen biết, và có thể là những người không phải họ hàng, quen biết.
Ơn đức tin đã được Chúa ban cho mỗi người, qua Hội Thánh. Hội Thánh gồm mọi thành phần dân Chúa ở khắp mọi nơi. Những thành phần ấy là đa dạng. Có những người sống trên quê hương ta. Có những người sống ở đất nước khác. Nhiều người nay đã qua đời. Trong chân lý, họ đã gắn bó với ơn đức tin của ta. Có những người đã được phong thánh. Có những người sẽ mãi mãi vô danh. Thi hài họ chôn trong lòng đất. Hồn họ trên thiên đàng vẫn đồng hành với chúng ta.
Đức tin là một chuyến đi. Chuyến đi không cô đơn, nhưng với nhiều người. Nhiều người đã nâng đỡ ta, mà ta không hay biết.
Ta trân trọng công ơn của mọi người xa gần đã góp phần vào đời sống nói chung và đời sống đức tin nói riêng của ta.
Trong nhận thức đó, ta cũng gặp thấy những người quá cố của mọi thế hệ, đã có công dựng Nước, giữ Nước và phát triển Đất Nước. Họ thuộc lịch sử mấy ngàn năm. Nhờ họ, mới có Đất Nước này, nơi Hội Thánh Công giáo được đón nhận như một nhân tố đồng hành.
3/ Nhìn xuống những dòng chảy của quê hương
Đất Nước Việt Nam có những cánh đồng và có những con sông. Những cánh đồng bao la ấy nuôi dưỡng mọi người. Những con sông dài ấy tắm gội mọi cuộc đời. Chúng không là công giáo. Chúng là dòng chảy qua nhiều thế hệ, đem lương thực đến cho mọi người Việt Nam. Lịch sử của chúng kéo dài từng ngàn năm. Chúng là niềm tự hào của mọi người dân trên đất Việt. Mỗi miếng cơm, mỗi ngụm nước ta hưởng hằng ngày, đều phát xuất từ những môi trường sinh thái ấy.
Cùng với môi trường sinh thái ấy là những giá trị truyền thống. Những giá trị truyền thống ấy cũng là những dòng chảy được dân tộc Việt Nam bảo vệ suốt chiều dài lịch sử, để khẳng định bản lãnh của mình. Các tôn giáo lớn trên đất nước Việt Nam cũng đã hoà nhập vào những dòng chảy đó để tồn tại và phát triển. Hội Thánh Công giáo cũng đã làm như vậy. Đó là một điểm quan trọng mà Năm Thánh sẽ không quên nhìn lại và nhấn mạnh. Thời gian này rất phức tạp, nhưng cũng là một cơ hội tốt, để Hội Thánh Công giáo Việt Nam có thể xây dựng cho mình một địa vị được trân trọng trong lòng Đất Nước.
4/ Nhìn xuống tội lỗi của mình
Ngay từ đầu Năm Thánh, nhiều người đã nghe được tiếng Chúa gọi là hãy nhìn xuống tội lỗi của mình, để sám hối. Sám hối không những là xin ơn tha tội, mà còn xin ơn đổi mới, nhờ lòng thương xót Chúa.
Với lòng khiêm nhường, chúng ta cúi đầu xin Chúa xót thương:
Xin cho Năm Thánh này đem lại nhiều an ủi cho những tâm hồn đau khổ.
Xin cho Năm Thánh này đem lại cho chúng con ơn biết tỉnh thức và cầu nguyện.
Xin cho Năm Thánh này đưa Hội Thánh Công giáo Việt Nam đi sâu vào con đường nhập thể của Chúa Giêsu.
Xin cho Năm Thánh này sẽ đốt nóng lên tình liên đới trong mọi tâm hồn Việt Nam đang sống ở bất cứ đâu, nhất là trên quê hương thân yêu này.
Long Xuyên, ngày 25-11-2009
Làm điều Thiên Chúa vui thích - Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm C (Soph 3,14-18, Phil 4,4-7, Lc 3, 10-18)
Pm. Cao Huy Hoàng
13:21 10/12/2009
Chúa nhật 3 mùa vọng, Chúa nhật hồng, lễ phục màu hồng, nến hồng, hoa hồng trên bàn thờ sáng rực, là niềm vui đang rộn lên với màu hồng duyên dáng của những thiếu nữ Sion đón chờ Tân Lang đến.
Kìa, tiếng tiên tri Sophonia hân hoan mời gọi: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi”. (Soph 3,14).
Và Thánh Phaolô cũng phấn khởi reo lên:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!. (Phil 4, 4)
Và Ngài thêm một chi tiết quan trọng
“Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Phil 4, 5)
Cả hai ý tưởng ấy kết dính sâu sắc với lời khuyên của Thánh Gioan trong bài phúc âm (Lc 3, 10-18), tiếp theo đoạn Tin Mừng theo thánh Luca về việc Thánh Gioan hô lớn: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".(Lc 3,4-6)
Lời kêu gọi nầy đã làm động lòng nhiều người, đã đặt vào trong tâm tưởng nhiều người một ý hướng mới: ý hướng trở nên công chính để đón Chúa đến. Ý hướng ấy thôi thúc họ một sự đổi đời cụ thể trong cách sống của một con người mới, vì thế họ hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?”
Thánh Gioan trả lời
Với mọi người: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Với quan chức thu thế: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Và với binh sĩ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng cáo gian ai, hãy bằng lòng với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Tin mừng đã lột tả và bổ sung cho lời tiên tri Sophonia “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion”.
Vui lên, vì đã nhận ra giá trị thấp kém trong lối sống cũ, nếu không nói là không có giá trị gì.
Vui lên, vì tâm trí tấm lòng đang khát khao một cuộc đổi đời có ý nghĩa hơn cho một cuộc sống mới: cuộc sống công chính.
Vui lên, vì thực hiện cuộc sống mới “hiền hòa, rộng rãi” theo tinh thần lời khuyên của Thánh Gioan.
Vui lên, vì nếu thay đổi được cách sống mới như thế, thì có được niềm xác tín chắc chắn sẽ gặp được ơn cứu độ, chắc chắn sẽ gặp được Đấng đến sau Thánh Gioan, nhưng cao trọng hơn Thánh Gioan.
Câu hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” cho thấy một nhìn nhận rằng những gì chúng tôi đã làm trước đây, theo ý thích, theo bản năng, theo lề thói của chúng tôi, là chưa đúng, chưa tốt, chưa xứng đáng để đón nhận ơn cứu độ. Và cũng qua đó, cho thấy một khát khao thiện hảo, một khát khao công chính, để đón Chúa đến, để có niềm vui tuyệt hảo.
Câu hỏi ấy, thiết nghĩ cũng hàm chứa: nếu chúng tôi đã làm điều chúng tôi “thích làm”, và chúng tôi đã chẳng tìm được niềm vui nào chính đáng và lâu bền, thì bây giờ chúng tôi muốn biết việc “phải làm” cho Thiên Chúa vui thích mà ban tặng cho chúng tôi niềm vui bền vững.
“Chúng tôi phải làm gì?” Cũng là câu hỏi của mỗi chúng ta hôm nay, ở mọi nơi, trong mọi lúc. Và cũng phải được xuất phát từ lòng khát khao nên công chính.
Không có lòng khát khao nên công chính, cũng có nghĩa là không muốn tìm nguồn vui đích thực, hay vẫn còn mơ màng một loại hạnh phúc ảo, nguồn vui ảo trên trần gian nầy.
Thật đáng quí thay lòng khát khao nên công chính.
Và còn đáng quí hơn, khi bạn và tôi biết khiêm tốn xin được tư vấn nơi những con người của Thiên Chúa sai đến, nơi Lời của Thiên Chúa, nơi Tin Mừng gói trọn tình thương của Thiên Chúa thi thố cho trần gian.
Và còn đáng quí hơn nữa, khi biết thực hiện đúng như lời khuyên dạy của Thiên Chúa qua những tư vấn.
Chính khi thực hiện đời sống công bằng, bác ái Kitô giáo, là lúc chúng ta tìm được niềm vui không bao giờ mất, tìm được hạnh phúc thật, và được hiểu là, tìm được ơn cứu độ, gặp được Thiên Chúa, được Thiên Chúa ngự đến.
Chia cho nhau cái ăn, cái mặc…Đừng bất công, đừng tham lam của người… không còn là giáo lý quá mới mẻ với chúng ta, nhưng có thể vẫn còn là một mớ giáo lý, nếu chúng ta chưa thực tâm muốn đổi đời.
Lời Thánh Gioan kêu gọi hôm nay, trong chúa nhật hồng nầy, gợi lên cho chúng ta một viễn tượng an vui rất gần, rất thực, mà có thể chúng ta tưởng rất xa, rất mơ màng.
Bình an, hạnh phúc, niềm vui không ở đâu xa, nhưng đang ở trong tầm tay ta, đang rất gần: hãy làm điều Thiên Chúa vui thích.
Lạy Chúa,
Xin cho chúng con ơn khát khao hoàn thiện, và hoàn thiện chính mình để hoàn thiện gia đình, xóm làng, xã hội và thế giới
Xin cho chúng con ơn khát khao sống công bằng, và sống công bằng, để sự công bằng của chúng con cải tạo bao bất công xã hội.
Xin cho chúng con ơn khát khao yêu thương, và sống yêu thương, để tình yêu của chúng con chuyển hóa bao lòng chai dạ đá, chuyển hóa những trái tim khô khan, cộc cằn, độc địa.
Xin cho chúng con hân hoan làm việc chúng con phải làm là “làm điều Thiên Chúa vui thích” thay cho cách sống cũ là đã “làm điều chúng con vui thích”.
Và cuối cùng, xin cho chúng con nhận ra ý Chúa nhờ việc kết hiệp và tỏ bày với Chúa những ước muốn chân thành, như thánh Phaolô dạy: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện”. (Phil 4,6).
Kìa, tiếng tiên tri Sophonia hân hoan mời gọi: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi”. (Soph 3,14).
Và Thánh Phaolô cũng phấn khởi reo lên:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!. (Phil 4, 4)
Và Ngài thêm một chi tiết quan trọng
“Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Phil 4, 5)
Cả hai ý tưởng ấy kết dính sâu sắc với lời khuyên của Thánh Gioan trong bài phúc âm (Lc 3, 10-18), tiếp theo đoạn Tin Mừng theo thánh Luca về việc Thánh Gioan hô lớn: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".(Lc 3,4-6)
Lời kêu gọi nầy đã làm động lòng nhiều người, đã đặt vào trong tâm tưởng nhiều người một ý hướng mới: ý hướng trở nên công chính để đón Chúa đến. Ý hướng ấy thôi thúc họ một sự đổi đời cụ thể trong cách sống của một con người mới, vì thế họ hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?”
Thánh Gioan trả lời
Với mọi người: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Với quan chức thu thế: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Và với binh sĩ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng cáo gian ai, hãy bằng lòng với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Tin mừng đã lột tả và bổ sung cho lời tiên tri Sophonia “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion”.
Vui lên, vì đã nhận ra giá trị thấp kém trong lối sống cũ, nếu không nói là không có giá trị gì.
Vui lên, vì tâm trí tấm lòng đang khát khao một cuộc đổi đời có ý nghĩa hơn cho một cuộc sống mới: cuộc sống công chính.
Vui lên, vì thực hiện cuộc sống mới “hiền hòa, rộng rãi” theo tinh thần lời khuyên của Thánh Gioan.
Vui lên, vì nếu thay đổi được cách sống mới như thế, thì có được niềm xác tín chắc chắn sẽ gặp được ơn cứu độ, chắc chắn sẽ gặp được Đấng đến sau Thánh Gioan, nhưng cao trọng hơn Thánh Gioan.
Câu hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” cho thấy một nhìn nhận rằng những gì chúng tôi đã làm trước đây, theo ý thích, theo bản năng, theo lề thói của chúng tôi, là chưa đúng, chưa tốt, chưa xứng đáng để đón nhận ơn cứu độ. Và cũng qua đó, cho thấy một khát khao thiện hảo, một khát khao công chính, để đón Chúa đến, để có niềm vui tuyệt hảo.
Câu hỏi ấy, thiết nghĩ cũng hàm chứa: nếu chúng tôi đã làm điều chúng tôi “thích làm”, và chúng tôi đã chẳng tìm được niềm vui nào chính đáng và lâu bền, thì bây giờ chúng tôi muốn biết việc “phải làm” cho Thiên Chúa vui thích mà ban tặng cho chúng tôi niềm vui bền vững.
“Chúng tôi phải làm gì?” Cũng là câu hỏi của mỗi chúng ta hôm nay, ở mọi nơi, trong mọi lúc. Và cũng phải được xuất phát từ lòng khát khao nên công chính.
Không có lòng khát khao nên công chính, cũng có nghĩa là không muốn tìm nguồn vui đích thực, hay vẫn còn mơ màng một loại hạnh phúc ảo, nguồn vui ảo trên trần gian nầy.
Thật đáng quí thay lòng khát khao nên công chính.
Và còn đáng quí hơn, khi bạn và tôi biết khiêm tốn xin được tư vấn nơi những con người của Thiên Chúa sai đến, nơi Lời của Thiên Chúa, nơi Tin Mừng gói trọn tình thương của Thiên Chúa thi thố cho trần gian.
Và còn đáng quí hơn nữa, khi biết thực hiện đúng như lời khuyên dạy của Thiên Chúa qua những tư vấn.
Chính khi thực hiện đời sống công bằng, bác ái Kitô giáo, là lúc chúng ta tìm được niềm vui không bao giờ mất, tìm được hạnh phúc thật, và được hiểu là, tìm được ơn cứu độ, gặp được Thiên Chúa, được Thiên Chúa ngự đến.
Chia cho nhau cái ăn, cái mặc…Đừng bất công, đừng tham lam của người… không còn là giáo lý quá mới mẻ với chúng ta, nhưng có thể vẫn còn là một mớ giáo lý, nếu chúng ta chưa thực tâm muốn đổi đời.
Lời Thánh Gioan kêu gọi hôm nay, trong chúa nhật hồng nầy, gợi lên cho chúng ta một viễn tượng an vui rất gần, rất thực, mà có thể chúng ta tưởng rất xa, rất mơ màng.
Bình an, hạnh phúc, niềm vui không ở đâu xa, nhưng đang ở trong tầm tay ta, đang rất gần: hãy làm điều Thiên Chúa vui thích.
Lạy Chúa,
Xin cho chúng con ơn khát khao hoàn thiện, và hoàn thiện chính mình để hoàn thiện gia đình, xóm làng, xã hội và thế giới
Xin cho chúng con ơn khát khao sống công bằng, và sống công bằng, để sự công bằng của chúng con cải tạo bao bất công xã hội.
Xin cho chúng con ơn khát khao yêu thương, và sống yêu thương, để tình yêu của chúng con chuyển hóa bao lòng chai dạ đá, chuyển hóa những trái tim khô khan, cộc cằn, độc địa.
Xin cho chúng con hân hoan làm việc chúng con phải làm là “làm điều Thiên Chúa vui thích” thay cho cách sống cũ là đã “làm điều chúng con vui thích”.
Và cuối cùng, xin cho chúng con nhận ra ý Chúa nhờ việc kết hiệp và tỏ bày với Chúa những ước muốn chân thành, như thánh Phaolô dạy: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện”. (Phil 4,6).
Vui trong Chúa - Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm C (Xp 3, 14-18a; Pl 4, 4-7; Lc 3, 10-18)
Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R.
13:36 10/12/2009
DẪN
Là người ai ai cũng mong đón nhận được niềm vui.
Có người tìm niềm vui nơi những thú vui giải trí. Có người tìm niềm vui nơi những phát minh khám phá. Có người tìm niềm vui khi thống trị, hành hạ người khác…
Phụng vụ lời Chúa Chúa nhật III mùa Vọng năm C sẽ hướng người tín hữu tìm niềm vui đích thực trong Chúa.
I. CHÚA THỨC TỈNH
Tiếp xúc và nghe lời giảng dạy của thánh Gio-an Tẩy Giả, dân chúng đủ mọi thành phần túa đến với thánh nhân xin được làm phép rửa và hỏi ngài: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10).
Câu hỏi của họ cho thấy đã có một sự đột biến trong tâm linh. Trước đây, nhiều người đã sống vị kỷ không quan tâm gì đến người nghèo, những binh lính ngông cuồng hà hiếp dân lành, những người thu thuế vẽ chuyện đòi hỏi người khác quá đáng… Nay, thái độ của họ đã khác hẳn. Họ nỗ lực tử tế qua việc xin được lãnh nhận phép rửa và xin được chỉ dạy để tìm về một cuộc sống có ý nghĩa.
Ngày nay, thế giới không ngừng tiến triển; cuộc sống con người xem ra văn minh hơn xưa. Thế nhưng, trong thế giới văn mình đầy đủ tiện ích không ít người vẫn còn sống trong ích kỷ. Khoảng cách người giàu và người nghèo như càng xa hơn. Cũng trong những thế giới văn minh thì không ít người có quyền đã lạm dụng quyền lực để đàn áp những người thấp cổ bé miệng. Bất chấp nỗi thống khổ của người nghèo, họ bao che cho nhau tham nhũng và dùng mọi thủ đoạn mánh khóe để bòn rút của cải vật chất cho riêng mình,
Khi xưa, Thiên Chúa đã dùng cuộc đời khổ hạnh và những lời giảng dạy đanh thép của thánh Gio-an Tẩy Giả để thức tỉnh lương tâm con người, giúp họ tìm về nẻo chính đường ngay. Chắc chắn những lời giảng dạy Chúa thánh Gio-an Tẩy Giả sẽ vượt thời gian thức tỉnh con người mọi thời đại.
Lời Chúa sẽ mang lại niềm vui cho những ai được thức tỉnh để dấn thân bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng sự chu toàn đúng mức những bổn phận được trao phó
II. CHÚA ĐỔI ĐỜI
Vấn nạn “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10) của đám đông dân chúng đã được thánh Gio-an Tẩy Giả giải mã:
- Mọi người “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy” (Lc 3, 11)
- Người thu thuế: “Đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định cho các anh” (Lc 3, 13).
- Binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình” (Lc 3, 14).
Rõ ràng thánh Gio-an Tẩy Giả không có ý bảo người ta phải bỏ việc đang làm nhưng ngài dạy họ phải làm việc thật tốt đúng với bổn phận đã được lãnh nhận, không những họ phải trở thành người biết yêu thương mà còn phải trở nên những người đáng mến và dễ thương.
Thiên Chúa đã dùng lời của thánh Gio-an Tẩy Giả để ban ơn đổi mới cho nhân loại. Người đổi mới chứ không hủy bỏ những trật tự đã ban cho con người trong trần gian. Thiên Chúa đã muốn con người tìm được niềm vui và hạnh phúc trong chính môi trường sống hòa nhã đáng yêu và dấn thân phục vụ, làm việc bác ái từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Niềm vui Thiên Chúa ban chỉ dành cho những ai đón nhận được ơn đổi đời. Từ một người hẹp hòi ích kỷ trở thành người quảng đại dấn thân biết chia sẻ biết sống bác ái yêu thương chan hòa với mọi người được mọi người quý mến. Từ là người lạm dụng quyền hành hà hiếp bạo lực trở nên dễ mến đáng yêu được mọi người kính trọng. Từ là người cơ hội, tham lam thủ đoạn chiếm đoạt của cải người khác khiến họ phải oán giận thậm chi nguyền rủa trở thành người biết sống công bằng.
Ơn sám hối và niềm vui được biến đổi sẽ là khởi đầu để người ta đón nhận ơn cứu độ.
III. CHÚA BAN ƠN CỨU ĐỘ
Được thánh Gio-an Tẩy Giả cử hành phép rửa và được lãnh nhận những lời thánh nhân chỉ dạy, dân chúng ngỡ rằng chính ngài là Đấng Mê-si-a muôn dân mong đợi “Biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a” (Lc 3, 15).
Trước tình trạng này, thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn hướng họ đến với Đấng Mê-si-a đích thực “Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Vậy là phép rửa của thánh Gio-an chính là giai đoạn chuẩn bị lòng người đón nhận phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giê-su Cứu Thế. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui trong Chúa “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Lễ Giáng Sinh đang đến gần; khung cảnh đất trời như đổi thay nhộn nhịp rõ rệt: những ánh đèn rực rỡ sắc màu, những tiếng thánh ca làm lòng người rộn rã, những tấm thiệp, những món quà truyền đi khắp nơi… Tất cả những điều này sẽ tô điểm cho ngày lễ Giáng Sinh thêm rực rỡ, nhưng chưa thể là niềm vui trọn vẹn.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ dừng lại nơi sự đổi thay nhất thời đời mà sâu xa hơn là niềm vui được thức tỉnh, được biến đổi hưởng ơn cứu độ, được phục hồi quyền làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được sống muôn đời.
KẾT
Mùa Vọng, Thiên Chúa dùng Hội Thánh ban cho người tín hữu niềm vui đích thực nhờ “tỉnh thức và cầu nguyện”.
Trong cô tịch và cầu nguyện kết hiệp với Chúa, họ sẽ đón nhận niềm vui trong nội tâm và diễn tả ra bên ngoài bằng cuộc sống biến đổi vượt qua những thói hư tật xấu, những ích kỷ, những lo âu trĩu nặng vật chất, những sợ sệt ngại ngùng, những mặc cảm do tội lỗi gây ra…
Nhờ ơn Chúa, người tín hữu hoán cải cuộc đời để lãnh nhận ơn cứu độ, lãnh nhận niềm vui bất tận trong Chúa.
Là người ai ai cũng mong đón nhận được niềm vui.
Có người tìm niềm vui nơi những thú vui giải trí. Có người tìm niềm vui nơi những phát minh khám phá. Có người tìm niềm vui khi thống trị, hành hạ người khác…
Phụng vụ lời Chúa Chúa nhật III mùa Vọng năm C sẽ hướng người tín hữu tìm niềm vui đích thực trong Chúa.
I. CHÚA THỨC TỈNH
Tiếp xúc và nghe lời giảng dạy của thánh Gio-an Tẩy Giả, dân chúng đủ mọi thành phần túa đến với thánh nhân xin được làm phép rửa và hỏi ngài: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10).
Câu hỏi của họ cho thấy đã có một sự đột biến trong tâm linh. Trước đây, nhiều người đã sống vị kỷ không quan tâm gì đến người nghèo, những binh lính ngông cuồng hà hiếp dân lành, những người thu thuế vẽ chuyện đòi hỏi người khác quá đáng… Nay, thái độ của họ đã khác hẳn. Họ nỗ lực tử tế qua việc xin được lãnh nhận phép rửa và xin được chỉ dạy để tìm về một cuộc sống có ý nghĩa.
Ngày nay, thế giới không ngừng tiến triển; cuộc sống con người xem ra văn minh hơn xưa. Thế nhưng, trong thế giới văn mình đầy đủ tiện ích không ít người vẫn còn sống trong ích kỷ. Khoảng cách người giàu và người nghèo như càng xa hơn. Cũng trong những thế giới văn minh thì không ít người có quyền đã lạm dụng quyền lực để đàn áp những người thấp cổ bé miệng. Bất chấp nỗi thống khổ của người nghèo, họ bao che cho nhau tham nhũng và dùng mọi thủ đoạn mánh khóe để bòn rút của cải vật chất cho riêng mình,
Khi xưa, Thiên Chúa đã dùng cuộc đời khổ hạnh và những lời giảng dạy đanh thép của thánh Gio-an Tẩy Giả để thức tỉnh lương tâm con người, giúp họ tìm về nẻo chính đường ngay. Chắc chắn những lời giảng dạy Chúa thánh Gio-an Tẩy Giả sẽ vượt thời gian thức tỉnh con người mọi thời đại.
Lời Chúa sẽ mang lại niềm vui cho những ai được thức tỉnh để dấn thân bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng sự chu toàn đúng mức những bổn phận được trao phó
II. CHÚA ĐỔI ĐỜI
Vấn nạn “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10) của đám đông dân chúng đã được thánh Gio-an Tẩy Giả giải mã:
- Mọi người “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy” (Lc 3, 11)
- Người thu thuế: “Đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định cho các anh” (Lc 3, 13).
- Binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình” (Lc 3, 14).
Rõ ràng thánh Gio-an Tẩy Giả không có ý bảo người ta phải bỏ việc đang làm nhưng ngài dạy họ phải làm việc thật tốt đúng với bổn phận đã được lãnh nhận, không những họ phải trở thành người biết yêu thương mà còn phải trở nên những người đáng mến và dễ thương.
Thiên Chúa đã dùng lời của thánh Gio-an Tẩy Giả để ban ơn đổi mới cho nhân loại. Người đổi mới chứ không hủy bỏ những trật tự đã ban cho con người trong trần gian. Thiên Chúa đã muốn con người tìm được niềm vui và hạnh phúc trong chính môi trường sống hòa nhã đáng yêu và dấn thân phục vụ, làm việc bác ái từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Niềm vui Thiên Chúa ban chỉ dành cho những ai đón nhận được ơn đổi đời. Từ một người hẹp hòi ích kỷ trở thành người quảng đại dấn thân biết chia sẻ biết sống bác ái yêu thương chan hòa với mọi người được mọi người quý mến. Từ là người lạm dụng quyền hành hà hiếp bạo lực trở nên dễ mến đáng yêu được mọi người kính trọng. Từ là người cơ hội, tham lam thủ đoạn chiếm đoạt của cải người khác khiến họ phải oán giận thậm chi nguyền rủa trở thành người biết sống công bằng.
Ơn sám hối và niềm vui được biến đổi sẽ là khởi đầu để người ta đón nhận ơn cứu độ.
III. CHÚA BAN ƠN CỨU ĐỘ
Được thánh Gio-an Tẩy Giả cử hành phép rửa và được lãnh nhận những lời thánh nhân chỉ dạy, dân chúng ngỡ rằng chính ngài là Đấng Mê-si-a muôn dân mong đợi “Biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a” (Lc 3, 15).
Trước tình trạng này, thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn hướng họ đến với Đấng Mê-si-a đích thực “Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Vậy là phép rửa của thánh Gio-an chính là giai đoạn chuẩn bị lòng người đón nhận phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giê-su Cứu Thế. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui trong Chúa “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Lễ Giáng Sinh đang đến gần; khung cảnh đất trời như đổi thay nhộn nhịp rõ rệt: những ánh đèn rực rỡ sắc màu, những tiếng thánh ca làm lòng người rộn rã, những tấm thiệp, những món quà truyền đi khắp nơi… Tất cả những điều này sẽ tô điểm cho ngày lễ Giáng Sinh thêm rực rỡ, nhưng chưa thể là niềm vui trọn vẹn.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ dừng lại nơi sự đổi thay nhất thời đời mà sâu xa hơn là niềm vui được thức tỉnh, được biến đổi hưởng ơn cứu độ, được phục hồi quyền làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được sống muôn đời.
KẾT
Mùa Vọng, Thiên Chúa dùng Hội Thánh ban cho người tín hữu niềm vui đích thực nhờ “tỉnh thức và cầu nguyện”.
Trong cô tịch và cầu nguyện kết hiệp với Chúa, họ sẽ đón nhận niềm vui trong nội tâm và diễn tả ra bên ngoài bằng cuộc sống biến đổi vượt qua những thói hư tật xấu, những ích kỷ, những lo âu trĩu nặng vật chất, những sợ sệt ngại ngùng, những mặc cảm do tội lỗi gây ra…
Nhờ ơn Chúa, người tín hữu hoán cải cuộc đời để lãnh nhận ơn cứu độ, lãnh nhận niềm vui bất tận trong Chúa.
Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta công bằng và bác ái
Jos. Tú Nạc, NMS
13:50 10/12/2009
Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C (Zephaniah 3: 14-18; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18)
Những tiên tri hiếm khi tạo sự đối tác thoải mái, và những lời tiên tri của Zephaniah hầu hết các phần không làm cho việc lĩnh hội được thú vị. Viết trong thời cai trị của Josiah vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, Zephaniah đã rao giảng chống lại việc sùng bái tượng thần và những hình thức khác của sự lũng đoạn tôn giáo. Bằng nỗ lực của mình đã khuấy động đối với sự tái tạo tinh thần và đạo đức. Ông tiên đoán cái chết và sự đau khổ đối với Jerusalem như sự trừng phạt. Thậm chí ông còn diễn đạt chi tiết lời tiên tri của mình bao gồm phần còn lại của thế giới trong sự phán xét đang đến được gọi là “Ngày của Chúa Trời.” Trong mắt họ, những lời tiên tri và khuyến cáo này được thực hiện với sự tàn phá ngôi đền thờ đầu tiên vào năm 586 trước Chúa giáng sinh bởi dân Babylon.
Dường như không xuất hiện nhiều lý do để vui mừng. Nhưng một tầm nhìn của sự hy vọng được chu cấp: thời gian sẽ đến khi kẻ thù của Israel bị chế ngự và một di tích trung thành và tinh khiết sẽ trị vì trong sự hòa bình với Thiên Chúa ở giữa họ. Sự tàn phá và đau khổ không phải là sự kết thúc ý định bởi Thiên Chúa. Chúng ta có thể trải qua nó đề dẩn đến một tương lai sán lạn. Tầm nhìn này có ý định để dần thấm nhuần những hy vọng và niềm vui được dân chúng vượt lên trên tính tiêu cực của sự trải nghiệm hiện thời của họ.
Bóng ma “Ngày của Chúa Trời” này vẫn hiện diện trong Tân Ước nơi mà nó được gắn liền với sự trở lại của Chúa Giê-su và sự phán xét cuối cùng xảy ra sau đó vào khoảnh khắc cuối cùng. Một lần nữa, nó được dùng để gây hoảng sợ, và chúng ta không bị sai sót trong sự chất vấn không biết thứ hình ảnh này có sẽ được nối kết với Chúa Giê-su hay không. Không thể có niền vui tràn trề trong những lúc đau khổ chống chất như vậy hoặc bị lấy mất đi.
Niềm hân hoan và lòng tri ân là những phương tiện đắc lực của sự canh tân và hòa giải. Thánh Phao-lô hô hào cộng đồng của mình luôn hân hoan trong trong Chúa. Khi lời cầu của họ được tham gia với một cảm giác hân hoan và thành kính tri ân họ mạnh mẽ hơn bao giờ hết – có khả năng xảy ra bởi lẽ hoan hỉ và tri ân là những chỉ dấu mà họ đã gần gũi với Thiên Chúa rồi. Lòng tri ân hơn gấp bội vài lời thì thầm cảm ơn – đó là sự tiếp cận hoàn toàn tới cuộc sống và tính chất tâm linh sâu sắc. Điều đó thật khó ngoại trừ không vị kỷ, sợ hãi và tức giận trong lúc đang sống trong một trạng thái vui vẻ và biết ơn. Không gì ngạc nhiên vì nó mang đến cho chúng ta sự bình an để vượt lên trên tất cả mọi hiểu biết.
Đám đông bị kích động. Thánh Gio-an Tẩy Giả kêu gọi một Lễ Rửa ăn năn sám hối và gợi ý nhẹ nhàng tế nhị trước những mời gọi nồng nhiệt từ Thiên Chúa. Nên một số trong họ đã đưa ra một số câu hỏi một cách thẳng thắn: thiên Chúa muốn chúng tôi làm gì trong lúc chúng tôi chờ đợi? Và những ai đưa ra câu hỏi ấy là đã có sự suy lý hoàn hảo để ăn năn thống hối. Những người thu thuế và những người linh đã không đề cao danh sách những người được quí mến vì cả hai đều bị tiền bạc và bạo lực mua chuộc. Câu trả lời của Thánh Gio-an là một sự ngạc nhiên. Ông đã khẳng định rằng họ đã không tìm thấy cho mình một lối đi hoàn toàn mới trong cuộc sống – họ có thể tiếp tục là người thu thuế và là những người lính. Nhưng họ phải thực hiện công việc như vậy trong một cách thức công bằng và chính trực. Không tống tiền, không bạo lực, không lừa gạt. Chỉ cần đối xử với mọi người một cách đúng đắn. Không quá rắc rối phiền toái, phải không? Vì đối với tha nhân, họ phải chia sẻ những gì mà họ có với tha nhân. Nếu họ có nhiều hơn họ cần thiết một cách thực sự, thì họ nên thi ân những người khác. Một lần nữa, nó có vẻ như hiển nhiên và đơn giản một cách đáng hoài nghi. Nhưng đó là điểm trọng yếu. Không phải Thiên Chúa yêu cầu chúng ta điều gì đó phức tạp và nan giải – duy nhất là chúng ta hãy cư xử với người khác với một phong cách mà chúng ta muốn người khác cư xử.
Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ lại những hình ảnh nóng bỏng và sự trừng phạt – những điều này tiêu biểu cách suy nghĩ đường mòn của thế giới cổ đại. Chúa Giê-su đã gây bối rối và bực mình tới những người cùng thời một cách đúng đắn bởi vì Người không biểu lộ sự gay gắt căng thẳng và bạo lực thiết tưởng. Nhưng những lời cảnh cáo của Thánh Gio-an đối với ngày nay nghiêm khắc và cương quyết như đối với họ ngày ấy. Làm những gì có thể được chấp nhận và đẹp lòng Thiên Chúa bao gồm những giao dịch kinh doanh, việc làm, những quan hệ gia đình, tình bằng hữu và sự nhận thức của chúng ta trước những nhu cầu của người khác. Chúng ta có thể yêu cầu nếu phong cách sống, giá tri và thái độ của chúng ta có sự va chạm tiêu cực với những người xa cách hoặc những ai chúng ta không bao giờ gặp gỡ. Khi chúng ta tiên liệu sự sắp đến của Chúa Trời, điều đó cần một thời gian để kiểm tra những giá trị của chúng ta và tư cách đạo đức của chúng ta để bảo đảm rằng sự độc ác, bạo lực, tham lam hay vô cảm trước sự đau khổ của người khác không tìm được chỗ đứng trong tâm hồn của chúng ta. Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo hay siêu phàm, mà duy nhất mọi người công bằng và bác ái.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Những tiên tri hiếm khi tạo sự đối tác thoải mái, và những lời tiên tri của Zephaniah hầu hết các phần không làm cho việc lĩnh hội được thú vị. Viết trong thời cai trị của Josiah vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, Zephaniah đã rao giảng chống lại việc sùng bái tượng thần và những hình thức khác của sự lũng đoạn tôn giáo. Bằng nỗ lực của mình đã khuấy động đối với sự tái tạo tinh thần và đạo đức. Ông tiên đoán cái chết và sự đau khổ đối với Jerusalem như sự trừng phạt. Thậm chí ông còn diễn đạt chi tiết lời tiên tri của mình bao gồm phần còn lại của thế giới trong sự phán xét đang đến được gọi là “Ngày của Chúa Trời.” Trong mắt họ, những lời tiên tri và khuyến cáo này được thực hiện với sự tàn phá ngôi đền thờ đầu tiên vào năm 586 trước Chúa giáng sinh bởi dân Babylon.
Dường như không xuất hiện nhiều lý do để vui mừng. Nhưng một tầm nhìn của sự hy vọng được chu cấp: thời gian sẽ đến khi kẻ thù của Israel bị chế ngự và một di tích trung thành và tinh khiết sẽ trị vì trong sự hòa bình với Thiên Chúa ở giữa họ. Sự tàn phá và đau khổ không phải là sự kết thúc ý định bởi Thiên Chúa. Chúng ta có thể trải qua nó đề dẩn đến một tương lai sán lạn. Tầm nhìn này có ý định để dần thấm nhuần những hy vọng và niềm vui được dân chúng vượt lên trên tính tiêu cực của sự trải nghiệm hiện thời của họ.
Bóng ma “Ngày của Chúa Trời” này vẫn hiện diện trong Tân Ước nơi mà nó được gắn liền với sự trở lại của Chúa Giê-su và sự phán xét cuối cùng xảy ra sau đó vào khoảnh khắc cuối cùng. Một lần nữa, nó được dùng để gây hoảng sợ, và chúng ta không bị sai sót trong sự chất vấn không biết thứ hình ảnh này có sẽ được nối kết với Chúa Giê-su hay không. Không thể có niền vui tràn trề trong những lúc đau khổ chống chất như vậy hoặc bị lấy mất đi.
Niềm hân hoan và lòng tri ân là những phương tiện đắc lực của sự canh tân và hòa giải. Thánh Phao-lô hô hào cộng đồng của mình luôn hân hoan trong trong Chúa. Khi lời cầu của họ được tham gia với một cảm giác hân hoan và thành kính tri ân họ mạnh mẽ hơn bao giờ hết – có khả năng xảy ra bởi lẽ hoan hỉ và tri ân là những chỉ dấu mà họ đã gần gũi với Thiên Chúa rồi. Lòng tri ân hơn gấp bội vài lời thì thầm cảm ơn – đó là sự tiếp cận hoàn toàn tới cuộc sống và tính chất tâm linh sâu sắc. Điều đó thật khó ngoại trừ không vị kỷ, sợ hãi và tức giận trong lúc đang sống trong một trạng thái vui vẻ và biết ơn. Không gì ngạc nhiên vì nó mang đến cho chúng ta sự bình an để vượt lên trên tất cả mọi hiểu biết.
Đám đông bị kích động. Thánh Gio-an Tẩy Giả kêu gọi một Lễ Rửa ăn năn sám hối và gợi ý nhẹ nhàng tế nhị trước những mời gọi nồng nhiệt từ Thiên Chúa. Nên một số trong họ đã đưa ra một số câu hỏi một cách thẳng thắn: thiên Chúa muốn chúng tôi làm gì trong lúc chúng tôi chờ đợi? Và những ai đưa ra câu hỏi ấy là đã có sự suy lý hoàn hảo để ăn năn thống hối. Những người thu thuế và những người linh đã không đề cao danh sách những người được quí mến vì cả hai đều bị tiền bạc và bạo lực mua chuộc. Câu trả lời của Thánh Gio-an là một sự ngạc nhiên. Ông đã khẳng định rằng họ đã không tìm thấy cho mình một lối đi hoàn toàn mới trong cuộc sống – họ có thể tiếp tục là người thu thuế và là những người lính. Nhưng họ phải thực hiện công việc như vậy trong một cách thức công bằng và chính trực. Không tống tiền, không bạo lực, không lừa gạt. Chỉ cần đối xử với mọi người một cách đúng đắn. Không quá rắc rối phiền toái, phải không? Vì đối với tha nhân, họ phải chia sẻ những gì mà họ có với tha nhân. Nếu họ có nhiều hơn họ cần thiết một cách thực sự, thì họ nên thi ân những người khác. Một lần nữa, nó có vẻ như hiển nhiên và đơn giản một cách đáng hoài nghi. Nhưng đó là điểm trọng yếu. Không phải Thiên Chúa yêu cầu chúng ta điều gì đó phức tạp và nan giải – duy nhất là chúng ta hãy cư xử với người khác với một phong cách mà chúng ta muốn người khác cư xử.
Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ lại những hình ảnh nóng bỏng và sự trừng phạt – những điều này tiêu biểu cách suy nghĩ đường mòn của thế giới cổ đại. Chúa Giê-su đã gây bối rối và bực mình tới những người cùng thời một cách đúng đắn bởi vì Người không biểu lộ sự gay gắt căng thẳng và bạo lực thiết tưởng. Nhưng những lời cảnh cáo của Thánh Gio-an đối với ngày nay nghiêm khắc và cương quyết như đối với họ ngày ấy. Làm những gì có thể được chấp nhận và đẹp lòng Thiên Chúa bao gồm những giao dịch kinh doanh, việc làm, những quan hệ gia đình, tình bằng hữu và sự nhận thức của chúng ta trước những nhu cầu của người khác. Chúng ta có thể yêu cầu nếu phong cách sống, giá tri và thái độ của chúng ta có sự va chạm tiêu cực với những người xa cách hoặc những ai chúng ta không bao giờ gặp gỡ. Khi chúng ta tiên liệu sự sắp đến của Chúa Trời, điều đó cần một thời gian để kiểm tra những giá trị của chúng ta và tư cách đạo đức của chúng ta để bảo đảm rằng sự độc ác, bạo lực, tham lam hay vô cảm trước sự đau khổ của người khác không tìm được chỗ đứng trong tâm hồn của chúng ta. Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo hay siêu phàm, mà duy nhất mọi người công bằng và bác ái.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Năm Thánh Linh Mục - Canh Tân
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:03 10/12/2009
Cha Anthony de Mello trong cuốn “The Song Of The Bird” viết câu truyện về Sufi Bayazid, ông nói về chính mình như sau: Tôi là nhà cách mạng, khi tôi còn trẻ và tất cả lời cầu nguyện của tôi với Chúa là: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.” Khi tôi tới tuổi trung tuần và nhận thấy rằng nửa đời người đã qua đi mà không đổi thay được một tâm hồn nào. Tôi đã thay đổi lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con ân sủng để thay đổi những người liên hệ và gặp gỡ con, như gia đình và bạn bè của con và con sẽ được an lòng.”. Bây giờ, tôi đã già và ngày giờ sắp hết, lời cầu của tôi: “Lạy Chúa, xin cho con ân sủng để thay đổi chính con.” Nếu con cầu nguyện điều này ngay từ khởi đầu, con đã không phí uổng cuộc đời của con.
Thay Đổi
Chúng ta biết vũ trụ vận hành thay đổi từng ngày, từng giờ. Mọi sinh vật trong vũ trụ cũng thay đổi và phát triển. Chúng ta không thể nhận biết sự đổi thay chung quanh nếu chúng ta không biết thay đổi chính mình. Sự sống là một tiến trình thay đổi và vận hành liên tục. Từ vũ trụ khổng lồ tới những vi nguyên tử nhỏ tí luôn luôn di chuyển. Chúng ta đang sống trong thế giới động. Thân xác con người của chúng ta làm việc liên tục để hấp thụ và sa thải. Chúng ta lớn lên mỗi ngày và chúng ta cũng đang chết đi từng giây phút. Chúng ta tự hỏi: Tại sao chúng ta cứ phải thay đổi chứ? Thay đổi để nên trọn hảo hơn. Đời sống cần canh tân và đổi mới. Xã hội thay đổi, hoàn cảnh thay đổi, con người cũng cần thay đổi, Mỗi một đổi thay là một bước tiến, tiến đến Chân, Thiện, Mỹ.
Dám thay đổi có nghĩa là chúng ta dám mở cửa tâm hồn để đón nhận những cái mới. Cái mới hướng tới sự thật và sự tốt lành. Có nhiều khi chúng ta mở mắt nhìn nhưng chúng ta vẫn không nhận ra những thay đổi của vạn vật chung quanh. Con kể câu truyện của Helen Keller, một cô gái bị mù từ khi mới sinh. Vào một ngày, Helen Keller hỏi ngườì bạn: Chị mới đi vào rừng cắm trại, chị có thấy gì lạ không? Cô bạn trả lời: Tôi chẳng thấy gì đặc biệt cả. Helen tự hỏi: Sao lại thế? Trong khi tôi bị mù, tôi còn cảm nhận biết bao thứ rất hấp dẫn và mới lạ mỗi ngày. Qua việc đụng chạm, sờ mó, tôi cảm được những hình dáng khác nhau của những chiếc lá. Tôi dùng bàn tay cảm được sự nhẵn nhụi, mền mại của những búp non hay những bông hoa hoặc những sự nhám nhúa của những vỏ cây chung quanh. Tất cả những sự kiện này đã thuyết phục tôi rằng: Sự bất hạnh lớn lao nhất của con người là không phải người ta bị mù từ sơ sinh nhưng là họ có mắt mà không nhận ra được những giá trị của thiên nhiên và các dấu chỉ của sự sống.
2. Thích Ứng
Trong thời đại thông tin khoa học tiến bộ vượt bực. Vấn đề truyền thông cực kỳ mau lẹ và rộng rãi. Mạng lưới điện toán phát tán nhanh nhạy các vấn đề thời đại như các mạng lưới http://Vietcatholic.net/; www.Conggiaovietnam.info/; www.Dunglac.org/; www.tamlinhvaodoi.net/; http://liendoanconggiao.net; Tin tức mau lẹ và chính xác cùng các video hình ảnh trực tiếp. Sự hiểu biết của mọi người cũng nhờ đó mà cập nhật tin tức một cách nhanh chóng. Mọi sự thật mau chóng được phơi bày và truyền rao khắp chốn. Các anh em linh mục chúng ta cần cập nhật hóa sự hiểu biết và suy tư. Mau nhạy bén với các vấn đề thời sự để hướng dẫn và chăm lo đời sống đức tin cho giáo dân, nhất là giới trẻ. Sự thay đổi cách sống và cách hành xử trong sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn. Sự khiêm tốn học hỏi là đầu mối của sự khôn ngoan. Học hỏi sẽ giúp chúng ta nhìn và giải quyết vấn đề một cách bén nhạy và chính xác. Chúng ta phải thoát ra khỏi cái vỏ cứng bao trùm của tổ kén. Hãy mở cửa đón nhận sinh khí mới.
Đôi khi một số linh mục chúng ta vẫn còn não trạng kẻ cả. Lời của cha xứ là đúng nhất. Cha có quyền hành xử theo ý mình, mà không tìm hiểu những nhu cầu thực tế của giáo dân. Câu truyện nhỏ của người bạn linh mục chia sẻ với con: Cha H. từ Hoa Kỳ về thăm quê hương Việt Nam, bà con có nhờ cha mang một số tiền về cho cha Bề Trên nhà dòng. Khi cha H. về tới nhà thì vội vàng mang quà đến cho cha Bề Trên. Nhưng đâu có dễ mà gặp mặt ngài, khi cha H. vào, gặp ông từ nhà thờ nói: Anh đứng đó, chờ tôi vào báo cho ngài. Đứng đợi gần nửa tiếng, cha bề trên đi ra nhưng còn gặp một bà khách trò chuyện chi đó. Thái độ dửng dưng. Sau cùng, cha bề trên đã gặp và hỏi: Anh cầm tiền về hả, bao nhiêu? Cha nhận và đếm tiền. Ngài cũng không thèm ngó mặt lên nhìn. Khốn nỗi cha H. mặc quần short, vì trời Sàigòn nóng quá. Cha Bề trên không biết vị linh mục trẻ này và ngài không mời ngồi và chẳng có nước non chi cả. Sau vài câu xã giao, cha Bề Trên nói sắp khánh thành nhà thờ, nếu anh muốn có thể đi tham dự. Cha H. trả lời: Vâng, con sẽ ra dâng lễ đồng tế với qúy cha. Cha Bề Trên chỉ biết cúi mặt xuống mà không nói chi cả.
Sự thể như thế này xảy ra không ít. Con cũng đựợc nghe nhiều câu truyện khác nữa, cả với các đấng bậc cao hơn. Anh em cùng lớp, lâu ngày không gặp, cha PT. từ nước ngoài mới về, tưởng đâu chút quà mọn ra mắt anh em cũng là lịch sự lắm rồi, nhưng với các đấng bậc chức cao quyền trọng, cha T. chẳng được một lời hỏi han hay vấn an sức khỏe. Thật buồn! Còn nữa, cách đây mấy năm, cha NT. bạn con, sau nhiều năm vất vả hoàn tất việc kiến thiết và xây dựng giáo xứ tại quê nhà Việt Nam, cha đã tự thưởng cho mình một chuyến du lịch sang Hoa Kỳ để học hỏi, thăm bà con và bạn bè. Vào một chiều Chúa Nhât, cha NT. muốn chu toàn bổn phận dâng lễ Chúa Nhật tại giáo xứ có cha cùng Địa Phận nhà. Cha NT. cùng gia đình người bạn đến cha sở và xin được đồng tế. Cha sở phán ngay một lời: Không được, mọi sự đã sắp xếp, không xin xỏ gì hết (ý nói xin tiền). Cha đi xuống dự với giáo dân. Vâng lời cha sở, cha NT đi xuống tham dự thánh lễ như mọi người. Một ấn tượng khắc ghi trong lòng không đẹp lắm!
Anh em linh mục chúng ta cần thay đổi tư duy. Tôi nhớ lời Đức Cố Hồng Y Edward O’Connor khuyên dạy các linh mục ở Nữu Ước là hãy luôn: “Be kind, be kind and be kind”. Nhẹ nhàng, khoan thai và lịch sự trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta sẽ không bị hối tiếc. Lời giảng dạy và khuyên răn của các linh mục nên đi đôi với việc làm. Giáo dân rất qúy trọng và yêu mến các linh mục. Đôi khi họ có gây gỗ đấy nhưng họ luôn cộng tác và sống đạo tốt. Giáo dân bổn đạo là một cộng đoàn của niềm tin. Họ chính là Giáo Hội của Chúa Kitô.
3. Tự Kiểm
Một câu truyện vui xảy ra là khi một linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước qua đời, được xếp hàng chờ tại cổng thiên đàng. Đứng trước ngài là một thanh niên đeo kính râm, mặc áo da va quần Jeans. Chờ đợi hồi lâu, Thánh Phêrô ra mở cửa, nhìn thấy anh thanh niên ngầu tướng, ngài hỏi, Anh là ai? Làm nghề gì? Anh đáp: Thưa thánh Phêrô, con làm nghề lái Taxi ở Nữu Ước. Thánh Phêrô mỉm cười và nói: Tốt, con vào đi. Ngài trao cho anh một chiềc áo cẩm bào, một cây gậy vàng và anh hân hoan bước vào cửa thiên đàng. Tới phiên linh mục, thánh Phêrô lật dở danh sách, linh mục hãnh diện tự giới thiệu, con là Cha Xứ của Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Nữu Ước, con đã phục vụ ở đó 40 năm. Thánh Phêrô lược qua tiểu sử và nói với cha rằng: Tốt lắm. đây là áo bông và gậy gỗ của con. Linh mục ngạc nhiên hỏi: Sao lại thế? Anh lái Taxi được gậy vàng kia mà. Thánh Phêrô nói: Trên thiên đàng, chúng ta làm việc tính theo hoa trái đã được sinh lợi. Cha nhớ rằng khi cha giảng trong các thánh lễ thì có nhiều người ngủ gật. Trong khi anh lái taxi, vì phải chạy đua với thời gian và tranh dành kiếm sống, anh phải đua chen lái xe và vì thế nhiều người đã phải chăm chú, nhiệt tâm cầu nguyện và luôn ăn năn tội sẵn sàng. Câu chuyện vui nhưng nói lên được ý nghĩa đích thực của công việc mình làm.
Có lẽ anh em linh mục chúng ta còn nhớ lời của Đức Giám Mục truyền chức cho các thày Phó tế khi ngài đọc: Các con hãy tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thực hành điều các con dạy. Vì sao khi linh mục giảng lại có nhiều giáo dân ngủ gật? Có lẽ bài giảng không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Có khi bài giảng không là bữa ăn tinh thần thực sự hoặc lời giảng không đi đôi với việc làm. Có thể bài giảng không được thấm nhuần và không đi vào cụ thể cuộc sống của lòng người. Và cũng có khi bài giảng không diễn đạt Lời của Chúa mà chỉ là lời của con ngườì.
4. Thách Đố
Để trở thành chứng nhân trong hoàn cảnh xã hội hiện nay là một thách đố lớn lao. Linh mục trở thành mũi dùi cho biết bao sự đàm tiếu bởi vì sự yếu đuối và sự bất toàn của con người. Linh mục sống giữa dòng đời. Linh mục mang sứ mệnh thánh thiêng trong một thân xác yếu đuối của một con người thật người. Linh mục hòa đồng trong cuộc sống phục vụ sẽ không tránh khỏi những lời kêu ca, trách móc và than phiền. Sau đây là một vài dí dỏm diễn tả một linh mục thời đại:
- Nếu cha giảng qúa 10 phút, nói rằng cha nói thao thao bất tuyệt.
- Nếu cha nói về thần học, nói rằng cha nói trên mây trên gió.
- Nếu cha đề cập đến vấn đề xã hội, nói rằng cha khuynh tả.
- Nếu cha luôn ở lại nhà xứ, nói rằng cha cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài
- Nếu cha dễ dãi thi hành các Bí Tích, nói rằng cha bán tống bán tháo các Bí Tích
- Nếu cha đòi hỏi dự các lớp giáo lý, nói rằng cha muốn giáo hội toàn người trọn lành.
- Nếu cha đi thăm giáo dân, nói rằng cha chẳng bao giờ ở nhà xứ.
- Nếu cha thành công với thiếu nhi, nói rằng đạo của cha là ấu trĩ.
- Nếu cha đi thăm bệnh nhân, nói rằng cha phí thời giờ, không đi sát thực tế.
- Nếu cha sửa sang nhà thờ, nói rằng cha ném tiền qua cửa sổ.
- Nếu cha không sửa sang nhà thờ, nói rằng cha bỏ bê tất cả.
- Nếu cha cộng tác với Hội Đồng Giáo Xứ, nói rằng cha để người ta xỏ mũi.
- Nếu cha không lập Hội Đồng Giáo Xứ, nói rằng cha độc tài.
- Nếu cha hay mỉm cười, nói rằng cha qúa dễ dãi
- Nếu cha bận bịu không nhìn người nào, nói rằng cha qúa xa cách
- Nếu cha còn trẻ, nói rằng cha thiếu kinh nghiệm
- Nếu cha có tuổi, nói rằng cha nên về hưu là vừa.
Nhìn lại những năm trong chức vụ linh mục, con cảm nghiệm sự yếu đuối của chính con. Chúa vẫn mời gọi con để rao giảng Tin mừng của Chúa Kitô. Sự rao giảng về Chúa và cuộc sống hiện tại của con còn một khoảng cách quá lớn. Cuộc sống cứ lôi kéo trì độn, nên con cứ phải cố gắng không ngừng để bám sát theo Thầy Chí Thánh. Một cố gắng không ngừng nghỉ như người chèo thuyền ngược giòng về thượng nguồn. Nếu con buông xuôi mái chèo bất cứ lúc nào, thuyền sẽ lại xuôi dòng. Đời linh mục đòi nhiều hy sinh để trở thành men khơi dậy lòng người và nên như muối ướp mặn đời.
5. Thành Quả
Trong một bài báo con đọc đã lâu. Một tác giả viết: Tôi theo đạo gần 60 năm, tôi đã nghe không biết bao nhiêu bài giảng, có lẽ khoảng 3000 bài giảng, nhưng cho tới hôm nay, tôi cũng chẳng còn nhớ được bài nào và nội dung là gì. Tôi nghĩ rằng tôi đã uổng công lắng nghe và tiêu phí thời gian. Và cả các linh mục cũng uổng công dọn bài và giảng dạy. Sau đó có nhiều người phản ứng, mỗi người một ý kiến khác nhau. Sau vài tuần lễ, có một người viết bài đáp lại. ông viết rằng: Tôi đã lập gia đình 30 năm. Vợ tôi đã nấu cho tôi trên 20,000 bữa ăn. Tới nay, tôi cũng không nhớ mỗi bữa có món ăn gì, thực đơn ra sao! Nhưng tôi biết chắc chắn một điều là tôi còn sống tới hôm nay và tôi khỏe mạnh. Đó chính là nhờ từng bữa ăn mà vợ tôi đã dọn ra để nuôi dưỡng tôi. Cũng thế chính những bữa ăn tinh thần hằng ngày và hằng tuần trong các giờ phụng vụ đã giúp cho mỗi người tín hữu hiểu đạo, giữ đạo và sống đạo.
Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày cũng là những món ăn tinh thần quý báu. Món ăn cho chính mình và cho người khác nữa. Phải thấm nhuần nơi lòng mình và phải canh tân đổi mới cuộc sống của mình trước, rồi sau đó chúng ta mới có thể giúp người khác canh tân. Con nhớ đến một dòng tư tưởng rất am hợp trong cuốn "Với Những Trái Tim Bừng Cháy" của Henri J. M. Nouwen. Ông ghi lại bài suy niệm qua đài truyền hình, khi người xuớng ngôn viên lấy nước đổ trên khoảng đất khô cằn. Xướng ngôn viên nói rằng giờ đây các bạn hãy quan sát: "Đất cằn khô chai lì không thể thấm nước và hạt giống không thể nẩy mầm." Rồi sau đó, ông dùng đôi bàn tay xới đất lên và một lần nữa, ông tưới nước trên đất mềm. Ông nói, "Chỉ có đất đã được cầy vỡ, xới lở mới có thể thấm nhập nguồn nước và hạt giống có thể nẩy mầm và sinh hoa kết trái."
6. Nhật Nhật Tân
Anh em Linh Mục chúng ta được mời gọi để khơi dậy và xới lên trong lòng mình những thói hư và tật xấu đã bị chôn vùi thành thói quen. Hãy canh tân tâm hồn cho nguồn ân sủng của Chúa tuôn tràn và hạt giống Lời Chúa có cơ hội nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Năm Thánh Linh Mục là cơ hội rất tốt giúp chúng ta nhìn lại mình và thay đổi chính mình. Thay đổi nên giống Chúa Kitô mỗi ngày. Thật ra, suy nghĩ và bàn luận thì xem ra dễ dàng nhưng cụ thể đi vào canh tân đời sống là cả một thách đố vô cùng khó khăn. Chúng ta nhớ ngày xưa khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Chúa đã bị chống đối kịch liệt vì sự cứng lòng và não trạng không thể thay đổi của các Luật Sĩ, Biệt Phái và các Tư Tế. Chính Chúa đã giảng, đã sống và thực hành lời giảng dạy. Lời Chúa có sức mạnh cải đổi và canh tân tận đáy tâm hồn. Chúng ta cùng đọc và suy gẫm lời Chúa và đem áp dụng vào cuộc sống đời thường.
Chúa Giêsu nói rằng: “Không có Thầy, chúng con không thể làm gì được”. Chúng con cầu xin ân sủng của Chúa để giúp chúng con thay đổi chính chúng con. Dù ngại ngùng hay dù bị đau đớn nhưng chúng con sẽ không bị hoang phí thời gian. Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần là nguồn đổi mới và là sự tươi mát của tâm hồn. Xin Ngài đốt lửa mến yêu để sưởi ấm, đổi mới và canh tân tâm hồn chúng con. Xin cho mỗi linh mục chúng con là ngọn đèn cháy sáng soi dọi vào đêm tối và là muối, là men ướp cho mặn đời.
Lạy Chúa, Chúa là Đường, là sự Thật và là Sự Sống. Xin Chúa dẫn dắt chúng con đi theo con đường của Chúa, để mỗi anh em linh mục chúng con trở nên chứng nhân đích thực của Chúa giữa mọi người. Xin Chúa thương chúc lành cho chúng con.
Thay Đổi
Chúng ta biết vũ trụ vận hành thay đổi từng ngày, từng giờ. Mọi sinh vật trong vũ trụ cũng thay đổi và phát triển. Chúng ta không thể nhận biết sự đổi thay chung quanh nếu chúng ta không biết thay đổi chính mình. Sự sống là một tiến trình thay đổi và vận hành liên tục. Từ vũ trụ khổng lồ tới những vi nguyên tử nhỏ tí luôn luôn di chuyển. Chúng ta đang sống trong thế giới động. Thân xác con người của chúng ta làm việc liên tục để hấp thụ và sa thải. Chúng ta lớn lên mỗi ngày và chúng ta cũng đang chết đi từng giây phút. Chúng ta tự hỏi: Tại sao chúng ta cứ phải thay đổi chứ? Thay đổi để nên trọn hảo hơn. Đời sống cần canh tân và đổi mới. Xã hội thay đổi, hoàn cảnh thay đổi, con người cũng cần thay đổi, Mỗi một đổi thay là một bước tiến, tiến đến Chân, Thiện, Mỹ.
Dám thay đổi có nghĩa là chúng ta dám mở cửa tâm hồn để đón nhận những cái mới. Cái mới hướng tới sự thật và sự tốt lành. Có nhiều khi chúng ta mở mắt nhìn nhưng chúng ta vẫn không nhận ra những thay đổi của vạn vật chung quanh. Con kể câu truyện của Helen Keller, một cô gái bị mù từ khi mới sinh. Vào một ngày, Helen Keller hỏi ngườì bạn: Chị mới đi vào rừng cắm trại, chị có thấy gì lạ không? Cô bạn trả lời: Tôi chẳng thấy gì đặc biệt cả. Helen tự hỏi: Sao lại thế? Trong khi tôi bị mù, tôi còn cảm nhận biết bao thứ rất hấp dẫn và mới lạ mỗi ngày. Qua việc đụng chạm, sờ mó, tôi cảm được những hình dáng khác nhau của những chiếc lá. Tôi dùng bàn tay cảm được sự nhẵn nhụi, mền mại của những búp non hay những bông hoa hoặc những sự nhám nhúa của những vỏ cây chung quanh. Tất cả những sự kiện này đã thuyết phục tôi rằng: Sự bất hạnh lớn lao nhất của con người là không phải người ta bị mù từ sơ sinh nhưng là họ có mắt mà không nhận ra được những giá trị của thiên nhiên và các dấu chỉ của sự sống.
2. Thích Ứng
Trong thời đại thông tin khoa học tiến bộ vượt bực. Vấn đề truyền thông cực kỳ mau lẹ và rộng rãi. Mạng lưới điện toán phát tán nhanh nhạy các vấn đề thời đại như các mạng lưới http://Vietcatholic.net/; www.Conggiaovietnam.info/; www.Dunglac.org/; www.tamlinhvaodoi.net/; http://liendoanconggiao.net; Tin tức mau lẹ và chính xác cùng các video hình ảnh trực tiếp. Sự hiểu biết của mọi người cũng nhờ đó mà cập nhật tin tức một cách nhanh chóng. Mọi sự thật mau chóng được phơi bày và truyền rao khắp chốn. Các anh em linh mục chúng ta cần cập nhật hóa sự hiểu biết và suy tư. Mau nhạy bén với các vấn đề thời sự để hướng dẫn và chăm lo đời sống đức tin cho giáo dân, nhất là giới trẻ. Sự thay đổi cách sống và cách hành xử trong sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn. Sự khiêm tốn học hỏi là đầu mối của sự khôn ngoan. Học hỏi sẽ giúp chúng ta nhìn và giải quyết vấn đề một cách bén nhạy và chính xác. Chúng ta phải thoát ra khỏi cái vỏ cứng bao trùm của tổ kén. Hãy mở cửa đón nhận sinh khí mới.
Đôi khi một số linh mục chúng ta vẫn còn não trạng kẻ cả. Lời của cha xứ là đúng nhất. Cha có quyền hành xử theo ý mình, mà không tìm hiểu những nhu cầu thực tế của giáo dân. Câu truyện nhỏ của người bạn linh mục chia sẻ với con: Cha H. từ Hoa Kỳ về thăm quê hương Việt Nam, bà con có nhờ cha mang một số tiền về cho cha Bề Trên nhà dòng. Khi cha H. về tới nhà thì vội vàng mang quà đến cho cha Bề Trên. Nhưng đâu có dễ mà gặp mặt ngài, khi cha H. vào, gặp ông từ nhà thờ nói: Anh đứng đó, chờ tôi vào báo cho ngài. Đứng đợi gần nửa tiếng, cha bề trên đi ra nhưng còn gặp một bà khách trò chuyện chi đó. Thái độ dửng dưng. Sau cùng, cha bề trên đã gặp và hỏi: Anh cầm tiền về hả, bao nhiêu? Cha nhận và đếm tiền. Ngài cũng không thèm ngó mặt lên nhìn. Khốn nỗi cha H. mặc quần short, vì trời Sàigòn nóng quá. Cha Bề trên không biết vị linh mục trẻ này và ngài không mời ngồi và chẳng có nước non chi cả. Sau vài câu xã giao, cha Bề Trên nói sắp khánh thành nhà thờ, nếu anh muốn có thể đi tham dự. Cha H. trả lời: Vâng, con sẽ ra dâng lễ đồng tế với qúy cha. Cha Bề Trên chỉ biết cúi mặt xuống mà không nói chi cả.
Sự thể như thế này xảy ra không ít. Con cũng đựợc nghe nhiều câu truyện khác nữa, cả với các đấng bậc cao hơn. Anh em cùng lớp, lâu ngày không gặp, cha PT. từ nước ngoài mới về, tưởng đâu chút quà mọn ra mắt anh em cũng là lịch sự lắm rồi, nhưng với các đấng bậc chức cao quyền trọng, cha T. chẳng được một lời hỏi han hay vấn an sức khỏe. Thật buồn! Còn nữa, cách đây mấy năm, cha NT. bạn con, sau nhiều năm vất vả hoàn tất việc kiến thiết và xây dựng giáo xứ tại quê nhà Việt Nam, cha đã tự thưởng cho mình một chuyến du lịch sang Hoa Kỳ để học hỏi, thăm bà con và bạn bè. Vào một chiều Chúa Nhât, cha NT. muốn chu toàn bổn phận dâng lễ Chúa Nhật tại giáo xứ có cha cùng Địa Phận nhà. Cha NT. cùng gia đình người bạn đến cha sở và xin được đồng tế. Cha sở phán ngay một lời: Không được, mọi sự đã sắp xếp, không xin xỏ gì hết (ý nói xin tiền). Cha đi xuống dự với giáo dân. Vâng lời cha sở, cha NT đi xuống tham dự thánh lễ như mọi người. Một ấn tượng khắc ghi trong lòng không đẹp lắm!
Anh em linh mục chúng ta cần thay đổi tư duy. Tôi nhớ lời Đức Cố Hồng Y Edward O’Connor khuyên dạy các linh mục ở Nữu Ước là hãy luôn: “Be kind, be kind and be kind”. Nhẹ nhàng, khoan thai và lịch sự trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta sẽ không bị hối tiếc. Lời giảng dạy và khuyên răn của các linh mục nên đi đôi với việc làm. Giáo dân rất qúy trọng và yêu mến các linh mục. Đôi khi họ có gây gỗ đấy nhưng họ luôn cộng tác và sống đạo tốt. Giáo dân bổn đạo là một cộng đoàn của niềm tin. Họ chính là Giáo Hội của Chúa Kitô.
3. Tự Kiểm
Một câu truyện vui xảy ra là khi một linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước qua đời, được xếp hàng chờ tại cổng thiên đàng. Đứng trước ngài là một thanh niên đeo kính râm, mặc áo da va quần Jeans. Chờ đợi hồi lâu, Thánh Phêrô ra mở cửa, nhìn thấy anh thanh niên ngầu tướng, ngài hỏi, Anh là ai? Làm nghề gì? Anh đáp: Thưa thánh Phêrô, con làm nghề lái Taxi ở Nữu Ước. Thánh Phêrô mỉm cười và nói: Tốt, con vào đi. Ngài trao cho anh một chiềc áo cẩm bào, một cây gậy vàng và anh hân hoan bước vào cửa thiên đàng. Tới phiên linh mục, thánh Phêrô lật dở danh sách, linh mục hãnh diện tự giới thiệu, con là Cha Xứ của Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Nữu Ước, con đã phục vụ ở đó 40 năm. Thánh Phêrô lược qua tiểu sử và nói với cha rằng: Tốt lắm. đây là áo bông và gậy gỗ của con. Linh mục ngạc nhiên hỏi: Sao lại thế? Anh lái Taxi được gậy vàng kia mà. Thánh Phêrô nói: Trên thiên đàng, chúng ta làm việc tính theo hoa trái đã được sinh lợi. Cha nhớ rằng khi cha giảng trong các thánh lễ thì có nhiều người ngủ gật. Trong khi anh lái taxi, vì phải chạy đua với thời gian và tranh dành kiếm sống, anh phải đua chen lái xe và vì thế nhiều người đã phải chăm chú, nhiệt tâm cầu nguyện và luôn ăn năn tội sẵn sàng. Câu chuyện vui nhưng nói lên được ý nghĩa đích thực của công việc mình làm.
Có lẽ anh em linh mục chúng ta còn nhớ lời của Đức Giám Mục truyền chức cho các thày Phó tế khi ngài đọc: Các con hãy tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thực hành điều các con dạy. Vì sao khi linh mục giảng lại có nhiều giáo dân ngủ gật? Có lẽ bài giảng không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Có khi bài giảng không là bữa ăn tinh thần thực sự hoặc lời giảng không đi đôi với việc làm. Có thể bài giảng không được thấm nhuần và không đi vào cụ thể cuộc sống của lòng người. Và cũng có khi bài giảng không diễn đạt Lời của Chúa mà chỉ là lời của con ngườì.
4. Thách Đố
Để trở thành chứng nhân trong hoàn cảnh xã hội hiện nay là một thách đố lớn lao. Linh mục trở thành mũi dùi cho biết bao sự đàm tiếu bởi vì sự yếu đuối và sự bất toàn của con người. Linh mục sống giữa dòng đời. Linh mục mang sứ mệnh thánh thiêng trong một thân xác yếu đuối của một con người thật người. Linh mục hòa đồng trong cuộc sống phục vụ sẽ không tránh khỏi những lời kêu ca, trách móc và than phiền. Sau đây là một vài dí dỏm diễn tả một linh mục thời đại:
- Nếu cha giảng qúa 10 phút, nói rằng cha nói thao thao bất tuyệt.
- Nếu cha nói về thần học, nói rằng cha nói trên mây trên gió.
- Nếu cha đề cập đến vấn đề xã hội, nói rằng cha khuynh tả.
- Nếu cha luôn ở lại nhà xứ, nói rằng cha cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài
- Nếu cha dễ dãi thi hành các Bí Tích, nói rằng cha bán tống bán tháo các Bí Tích
- Nếu cha đòi hỏi dự các lớp giáo lý, nói rằng cha muốn giáo hội toàn người trọn lành.
- Nếu cha đi thăm giáo dân, nói rằng cha chẳng bao giờ ở nhà xứ.
- Nếu cha thành công với thiếu nhi, nói rằng đạo của cha là ấu trĩ.
- Nếu cha đi thăm bệnh nhân, nói rằng cha phí thời giờ, không đi sát thực tế.
- Nếu cha sửa sang nhà thờ, nói rằng cha ném tiền qua cửa sổ.
- Nếu cha không sửa sang nhà thờ, nói rằng cha bỏ bê tất cả.
- Nếu cha cộng tác với Hội Đồng Giáo Xứ, nói rằng cha để người ta xỏ mũi.
- Nếu cha không lập Hội Đồng Giáo Xứ, nói rằng cha độc tài.
- Nếu cha hay mỉm cười, nói rằng cha qúa dễ dãi
- Nếu cha bận bịu không nhìn người nào, nói rằng cha qúa xa cách
- Nếu cha còn trẻ, nói rằng cha thiếu kinh nghiệm
- Nếu cha có tuổi, nói rằng cha nên về hưu là vừa.
Nhìn lại những năm trong chức vụ linh mục, con cảm nghiệm sự yếu đuối của chính con. Chúa vẫn mời gọi con để rao giảng Tin mừng của Chúa Kitô. Sự rao giảng về Chúa và cuộc sống hiện tại của con còn một khoảng cách quá lớn. Cuộc sống cứ lôi kéo trì độn, nên con cứ phải cố gắng không ngừng để bám sát theo Thầy Chí Thánh. Một cố gắng không ngừng nghỉ như người chèo thuyền ngược giòng về thượng nguồn. Nếu con buông xuôi mái chèo bất cứ lúc nào, thuyền sẽ lại xuôi dòng. Đời linh mục đòi nhiều hy sinh để trở thành men khơi dậy lòng người và nên như muối ướp mặn đời.
5. Thành Quả
Trong một bài báo con đọc đã lâu. Một tác giả viết: Tôi theo đạo gần 60 năm, tôi đã nghe không biết bao nhiêu bài giảng, có lẽ khoảng 3000 bài giảng, nhưng cho tới hôm nay, tôi cũng chẳng còn nhớ được bài nào và nội dung là gì. Tôi nghĩ rằng tôi đã uổng công lắng nghe và tiêu phí thời gian. Và cả các linh mục cũng uổng công dọn bài và giảng dạy. Sau đó có nhiều người phản ứng, mỗi người một ý kiến khác nhau. Sau vài tuần lễ, có một người viết bài đáp lại. ông viết rằng: Tôi đã lập gia đình 30 năm. Vợ tôi đã nấu cho tôi trên 20,000 bữa ăn. Tới nay, tôi cũng không nhớ mỗi bữa có món ăn gì, thực đơn ra sao! Nhưng tôi biết chắc chắn một điều là tôi còn sống tới hôm nay và tôi khỏe mạnh. Đó chính là nhờ từng bữa ăn mà vợ tôi đã dọn ra để nuôi dưỡng tôi. Cũng thế chính những bữa ăn tinh thần hằng ngày và hằng tuần trong các giờ phụng vụ đã giúp cho mỗi người tín hữu hiểu đạo, giữ đạo và sống đạo.
Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày cũng là những món ăn tinh thần quý báu. Món ăn cho chính mình và cho người khác nữa. Phải thấm nhuần nơi lòng mình và phải canh tân đổi mới cuộc sống của mình trước, rồi sau đó chúng ta mới có thể giúp người khác canh tân. Con nhớ đến một dòng tư tưởng rất am hợp trong cuốn "Với Những Trái Tim Bừng Cháy" của Henri J. M. Nouwen. Ông ghi lại bài suy niệm qua đài truyền hình, khi người xuớng ngôn viên lấy nước đổ trên khoảng đất khô cằn. Xướng ngôn viên nói rằng giờ đây các bạn hãy quan sát: "Đất cằn khô chai lì không thể thấm nước và hạt giống không thể nẩy mầm." Rồi sau đó, ông dùng đôi bàn tay xới đất lên và một lần nữa, ông tưới nước trên đất mềm. Ông nói, "Chỉ có đất đã được cầy vỡ, xới lở mới có thể thấm nhập nguồn nước và hạt giống có thể nẩy mầm và sinh hoa kết trái."
6. Nhật Nhật Tân
Anh em Linh Mục chúng ta được mời gọi để khơi dậy và xới lên trong lòng mình những thói hư và tật xấu đã bị chôn vùi thành thói quen. Hãy canh tân tâm hồn cho nguồn ân sủng của Chúa tuôn tràn và hạt giống Lời Chúa có cơ hội nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Năm Thánh Linh Mục là cơ hội rất tốt giúp chúng ta nhìn lại mình và thay đổi chính mình. Thay đổi nên giống Chúa Kitô mỗi ngày. Thật ra, suy nghĩ và bàn luận thì xem ra dễ dàng nhưng cụ thể đi vào canh tân đời sống là cả một thách đố vô cùng khó khăn. Chúng ta nhớ ngày xưa khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Chúa đã bị chống đối kịch liệt vì sự cứng lòng và não trạng không thể thay đổi của các Luật Sĩ, Biệt Phái và các Tư Tế. Chính Chúa đã giảng, đã sống và thực hành lời giảng dạy. Lời Chúa có sức mạnh cải đổi và canh tân tận đáy tâm hồn. Chúng ta cùng đọc và suy gẫm lời Chúa và đem áp dụng vào cuộc sống đời thường.
Chúa Giêsu nói rằng: “Không có Thầy, chúng con không thể làm gì được”. Chúng con cầu xin ân sủng của Chúa để giúp chúng con thay đổi chính chúng con. Dù ngại ngùng hay dù bị đau đớn nhưng chúng con sẽ không bị hoang phí thời gian. Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần là nguồn đổi mới và là sự tươi mát của tâm hồn. Xin Ngài đốt lửa mến yêu để sưởi ấm, đổi mới và canh tân tâm hồn chúng con. Xin cho mỗi linh mục chúng con là ngọn đèn cháy sáng soi dọi vào đêm tối và là muối, là men ướp cho mặn đời.
Lạy Chúa, Chúa là Đường, là sự Thật và là Sự Sống. Xin Chúa dẫn dắt chúng con đi theo con đường của Chúa, để mỗi anh em linh mục chúng con trở nên chứng nhân đích thực của Chúa giữa mọi người. Xin Chúa thương chúc lành cho chúng con.
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:13 10/12/2009
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
Chuyện Bác Chuyện Em xảy ra khắp nơi. Bác và Em có thể đang sống tại một thôn làng ở Việt Nam hoặc tại Mỹ, Úc. Em đi tu mà Em cũng có thể đã lập gia đình...
— (Nghiêm trọng) Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
— (Thiểu não) Chết rồi ông ơi, mất hết cả rồi.
— Bác bình tĩnh lại. Mất cái gì?
— (Thều thào) Mất trộm ông ạ. Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật.
— (Trợn mắt) Chết chửa!
— (Than thở) Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa giả là phải trông nom cho nó cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa ngõ trước sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại, mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ. (Nói nhỏ lại) Mà khổ một cái, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng. (Chép miệng) Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
— Bác đã trình với quan chửa?
— (Cáu gắt) Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
— Ơ cái nhà bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
— (Nói nhỏ vào tai) Biết, khổ lắm! Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
— (Buồn bún thiu) Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.
— Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan.
— (Chép miệng) Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Chỉ sểnh ra một cái! Rõ khổ. Bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới là nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
— (Móc ruột tượng) Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Không mừng sau, thì thôi mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Người đàn ông nước mắt lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Heart attack! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Nếu lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI, mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của cây nến thứ ba đốt lên báo hiệu Ngôi Hai Thiên Chúa đang đứng trước cửa của ngôi nhà. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
www.nguyentrungtay.com
Nến Vọng, Ảnh NTTây |
Chuyện Bác Chuyện Em xảy ra khắp nơi. Bác và Em có thể đang sống tại một thôn làng ở Việt Nam hoặc tại Mỹ, Úc. Em đi tu mà Em cũng có thể đã lập gia đình...
— (Nghiêm trọng) Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
— (Thiểu não) Chết rồi ông ơi, mất hết cả rồi.
— Bác bình tĩnh lại. Mất cái gì?
— (Thều thào) Mất trộm ông ạ. Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật.
— (Trợn mắt) Chết chửa!
— (Than thở) Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa giả là phải trông nom cho nó cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa ngõ trước sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại, mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ. (Nói nhỏ lại) Mà khổ một cái, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng. (Chép miệng) Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
— Bác đã trình với quan chửa?
— (Cáu gắt) Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
— Ơ cái nhà bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
— (Nói nhỏ vào tai) Biết, khổ lắm! Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
— (Buồn bún thiu) Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.
— Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan.
— (Chép miệng) Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Chỉ sểnh ra một cái! Rõ khổ. Bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới là nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
— (Móc ruột tượng) Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Không mừng sau, thì thôi mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Người đàn ông nước mắt lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Heart attack! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Nếu lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI, mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của cây nến thứ ba đốt lên báo hiệu Ngôi Hai Thiên Chúa đang đứng trước cửa của ngôi nhà. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ: Thiên Chúa muốn làm những việc cao cả nơi các bạn
Bùi Hữu Thư
09:08 10/12/2009
VATICAN, ngày 9, tháng 12, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Thiên Chúa muốn làm “những việc cao cả” trong đời sống của các người trẻ, giống như người đã làm với Đức Nữ Đồng Trinh Maria.
Đức Thánh Cha suy niệm về Mẹ Maria hôm nay khi ngài chào mừng theo thông lệ các người trẻ, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới vào cuối buổi tiếp kiến chung.
Ngài ghi nhận ngày Thứ Ba là ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội. Ngài nói ngày lễ này “nhắc nhớ chúng ta về việc Đức Maria tuyệt đối vâng theo kế hoạch cưú độ của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha nói: "Các bạn trẻ thân mến, xin cố gắng bắt chước Mẹ Maria với một tấm lòng thanh sạch và trong sáng. Xin hãy để cho Thiên Chúa uốn nắn các bạn vì Người muốn ‘làm nơi các bạn những việc cao cả.’”
Và ngài tiếp: "Các bệnh nhân thân mến, với sự giúp đỡ của Đức Mẹ là Đấng luôn luôn trông cậy nơi Chúa Kitô, Người biết tất cả những nỗi đau khổ của các bạn, kết hiệp với cuộc khổ nạn của Người, và dâng lên Chúa Cha để thế giới được cưú chuộc.”
"Và các bạn mới lập gia đình, xin làm cho gia đình các bạn giống như Thánh Gia Nazareth, luôn luôn đón mừng và cởi mở cho sự sống.”
Đức Thánh Cha suy niệm về Mẹ Maria hôm nay khi ngài chào mừng theo thông lệ các người trẻ, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới vào cuối buổi tiếp kiến chung.
Ngài ghi nhận ngày Thứ Ba là ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội. Ngài nói ngày lễ này “nhắc nhớ chúng ta về việc Đức Maria tuyệt đối vâng theo kế hoạch cưú độ của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha nói: "Các bạn trẻ thân mến, xin cố gắng bắt chước Mẹ Maria với một tấm lòng thanh sạch và trong sáng. Xin hãy để cho Thiên Chúa uốn nắn các bạn vì Người muốn ‘làm nơi các bạn những việc cao cả.’”
Và ngài tiếp: "Các bệnh nhân thân mến, với sự giúp đỡ của Đức Mẹ là Đấng luôn luôn trông cậy nơi Chúa Kitô, Người biết tất cả những nỗi đau khổ của các bạn, kết hiệp với cuộc khổ nạn của Người, và dâng lên Chúa Cha để thế giới được cưú chuộc.”
"Và các bạn mới lập gia đình, xin làm cho gia đình các bạn giống như Thánh Gia Nazareth, luôn luôn đón mừng và cởi mở cho sự sống.”
Hội đồng Giám mục Công giáo HK tỏ ý thất vọng về việc Thượng viện gác bàn Tu chính án Nelson-Hatch-Casey
Trần Mạnh Trác
11:48 10/12/2009
Washington-"Việc bỏ phiếu tại Thượng viện để gác bàn (table) (1) Tu chánh án Nelson-Hatch-Casey là một sai lầm nghiêm trọng cho việc cải tổ Y Tế ", Đức Hồng y Francis George, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ tuyên bố. "Thượng viện đã bỏ qua những lời hứa cuả Tổng thống Obama và ý nguyện của người dân Mỹ khi không kết nạp vào dự luật một lệnh đã có từ lâu đời cuả liên bang là cấm dùng quĩ liên bang cho việc phá thai và cho những kế hoạch bao gồm phá thai."
Đức Giám mục William Murphy, Chủ tịch Ủy ban Ủy Ban Công Lý và Phát Triển Con Người, nói: "Quốc hội cần phải duy trì những hạn chế hiện có về phá thai và bảo vệ quyền lương tâm, vì quốc gia đang khẩn trương cần việc cải cách chăm sóc sức khỏe để bảo vệ cuộc sống, nhân phẩm, lương tâm và sức khỏe của tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các thượng nghị sĩ, dân biểu và các cấp hành chính để đạt được những cải cách có thể đáp ứng các tiêu chí này. Chúng tôi hy vọng Thượng viện sẽ tập trung nỗ lực để điều chỉnh cái sơ sót cơ bản của pháp luật về phá thai và có biện pháp để khắc phục vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quyền lương tâm, khả năng chi trả và cung cấp y tế cho các người di dân. "
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Ủy ban Hoạt Động Phò Sự Sống, nói: "Quốc hội cần phải tách rời ‘thực tế và sự thật’ ra khỏi những khẩu hiệu chính trị liên quan đến kinh phí phá thai. Ngay cả những đối thủ của chúng tôi cũng tự xưng là họ không hỗ trợ kinh phí liên bang cho phá thai và họ muốn những hạn chế hiện hành được áp dụng. Vậy cách giải quyết cuộc tranh luận thường gây hiểu nhầm này, đơn giản là phải rõ ràng và dứt khoát áp dụng hạn chế Hyde cho tất cả các khoản tiền liên bang trong đạo luật này. Đó là việc Hạ Viện đã làm và dự luật cuối cũng phải làm. Thượng viện không thể duy trì dự luật này trong hình thức hiện tại."
Đức Giám mục John Wester, Chủ tịch Ủy Ban Di Cư, nhận định: "Trong nhiều năm các giám mục đã ủng hộ mạnh mẽ một chương trình chăm sóc sức khỏe có thể truy cập dễ dàng và có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Việc chăm sóc sức khỏe phải bảo vệ, chứ không đe dọa, cuộc sống và nhân phẩm của con người; tôn trọng, chứ không vi phạm, quyền lương tâm của các nhân viên y tế, cuả người nộp thuế, và cuả những người khác. Chúng tôi tin tưởng bảo vệ sức khỏe phổ quát (universal coverage) phải được thực sự là phổ quát, chứ không từ chối chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu bất kể họ đến từ đâu hoặc đến từ khi nào. Dự luật cuả Thượng viện còn có thiết sót lớn trong các lãnh vực này. Những người di dân xứng đáng được tiếp cận vào chăm sóc sức khỏe cho lợi ích của họ và lợi ích chung của tất cả xã hội. Chúng tôi yêu cầu các Thượng nghị sĩ chống lại những sửa đổi bỏ rơi những người di dân và gia đình của họ. Chúng tôi yêu cầu các Thượng nghị sĩ hỗ trợ những cải thiện về truy cập y tế cho người nhập cư và gia đình họ và phản đối những nỗ lực từ chối quyền truy cập cuả họ. "
Đức Hồng y George kết luận: "Trong khi chúng tôi than phiền về việc Thượng viện gác qua tu chánh án Nelson-Hatch-Casey, chúng tôi vẫn hy vọng rằng những bảo vệ đã được Hạ Viện thông qua sẽ được hợp nhất vào dự luật chung. Không loại trừ kinh phí phá thai ra khỏi dự luật sau cùng sẽ biến đồng minh thành đối lập và đòi hỏi chúng tôi và những người khác phải phản đối dự luật này vì nó vi phạm cà hai lãnh vực, nguyên tắc và tiền lệ. "
Ghi chú:
(1) ‘Gác qua việc bàn thảo’ (table): Một vận động/đề nghị (motion) trong Thượng Viện yêu cầu gác lại việc bàn cãi một vấn đề nào đó. Dùng phương thức này thì chỉ cần ‘đa số tương đối’ với những người có mặt là đủ. Thường được coi như là một thủ đoạn ‘đánh sau lưng’ để bãi bỏ một dự thảo nào đó mà không cần phải bàn cãi. Tuy không giết chết dự thảo đó, nhưng dự thảo đó thường sẽ không còn có cơ hội được đem ra bàn lại.
Đức Giám mục William Murphy, Chủ tịch Ủy ban Ủy Ban Công Lý và Phát Triển Con Người, nói: "Quốc hội cần phải duy trì những hạn chế hiện có về phá thai và bảo vệ quyền lương tâm, vì quốc gia đang khẩn trương cần việc cải cách chăm sóc sức khỏe để bảo vệ cuộc sống, nhân phẩm, lương tâm và sức khỏe của tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các thượng nghị sĩ, dân biểu và các cấp hành chính để đạt được những cải cách có thể đáp ứng các tiêu chí này. Chúng tôi hy vọng Thượng viện sẽ tập trung nỗ lực để điều chỉnh cái sơ sót cơ bản của pháp luật về phá thai và có biện pháp để khắc phục vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quyền lương tâm, khả năng chi trả và cung cấp y tế cho các người di dân. "
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Ủy ban Hoạt Động Phò Sự Sống, nói: "Quốc hội cần phải tách rời ‘thực tế và sự thật’ ra khỏi những khẩu hiệu chính trị liên quan đến kinh phí phá thai. Ngay cả những đối thủ của chúng tôi cũng tự xưng là họ không hỗ trợ kinh phí liên bang cho phá thai và họ muốn những hạn chế hiện hành được áp dụng. Vậy cách giải quyết cuộc tranh luận thường gây hiểu nhầm này, đơn giản là phải rõ ràng và dứt khoát áp dụng hạn chế Hyde cho tất cả các khoản tiền liên bang trong đạo luật này. Đó là việc Hạ Viện đã làm và dự luật cuối cũng phải làm. Thượng viện không thể duy trì dự luật này trong hình thức hiện tại."
Đức Giám mục John Wester, Chủ tịch Ủy Ban Di Cư, nhận định: "Trong nhiều năm các giám mục đã ủng hộ mạnh mẽ một chương trình chăm sóc sức khỏe có thể truy cập dễ dàng và có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Việc chăm sóc sức khỏe phải bảo vệ, chứ không đe dọa, cuộc sống và nhân phẩm của con người; tôn trọng, chứ không vi phạm, quyền lương tâm của các nhân viên y tế, cuả người nộp thuế, và cuả những người khác. Chúng tôi tin tưởng bảo vệ sức khỏe phổ quát (universal coverage) phải được thực sự là phổ quát, chứ không từ chối chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu bất kể họ đến từ đâu hoặc đến từ khi nào. Dự luật cuả Thượng viện còn có thiết sót lớn trong các lãnh vực này. Những người di dân xứng đáng được tiếp cận vào chăm sóc sức khỏe cho lợi ích của họ và lợi ích chung của tất cả xã hội. Chúng tôi yêu cầu các Thượng nghị sĩ chống lại những sửa đổi bỏ rơi những người di dân và gia đình của họ. Chúng tôi yêu cầu các Thượng nghị sĩ hỗ trợ những cải thiện về truy cập y tế cho người nhập cư và gia đình họ và phản đối những nỗ lực từ chối quyền truy cập cuả họ. "
Đức Hồng y George kết luận: "Trong khi chúng tôi than phiền về việc Thượng viện gác qua tu chánh án Nelson-Hatch-Casey, chúng tôi vẫn hy vọng rằng những bảo vệ đã được Hạ Viện thông qua sẽ được hợp nhất vào dự luật chung. Không loại trừ kinh phí phá thai ra khỏi dự luật sau cùng sẽ biến đồng minh thành đối lập và đòi hỏi chúng tôi và những người khác phải phản đối dự luật này vì nó vi phạm cà hai lãnh vực, nguyên tắc và tiền lệ. "
Ghi chú:
(1) ‘Gác qua việc bàn thảo’ (table): Một vận động/đề nghị (motion) trong Thượng Viện yêu cầu gác lại việc bàn cãi một vấn đề nào đó. Dùng phương thức này thì chỉ cần ‘đa số tương đối’ với những người có mặt là đủ. Thường được coi như là một thủ đoạn ‘đánh sau lưng’ để bãi bỏ một dự thảo nào đó mà không cần phải bàn cãi. Tuy không giết chết dự thảo đó, nhưng dự thảo đó thường sẽ không còn có cơ hội được đem ra bàn lại.
Đức Thánh Cha đã nhìn thấy tự do tôn giáo ở Cuba.
Nguyễn Long Thao
13:47 10/12/2009
VATICAN CITY 10/12/09.- “”Đức Giáo Hoàng Đã Nhìn Thấy Tự Do Tôn Giáo Ở Cuba”: Đó là tựa đề bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Tòa Thánh Vatican.
Vào hôm thứ Năm 10/12/09 khi tiếp tân đại sứ Cuba đến trình Ủy Nhiệm Thư, ĐTC đã nói đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Cuba có thêm nhiều tự do tôn giáo và rằng đó là cơ hội để Cuba và Hoa Kỳ có dịp hòa giải với nhau.
ĐTC bày tỏ sự cảm thông với Cuba về những nỗi khổ do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, về những hậu quả tàn phá do tai ương thiên nhiên và vì cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ.
Tổng Thống Hoa Kỳ ông Barack Obama đã nới lỏng phần nào vấn đề cấm du lịch và cho phép gửi tiền về Cuba một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa hoàn toàn bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba cho tới khi Cuba chịu cải cách chính trị, kinh tế và xã hội
ĐTC đã nói với ông tân Đại Sứ Eduardo Delgado Bermudez rằng những dấu hiệu cởi mở đó là dịp để hai bên cùng có lợi.
ĐTC cũng nhắc đến những dấu hiệu tự do tôn giáo đáng khích lệ ở Cuba như cho phép cử hành thánh lễ ở một số nhà tù, cho phép rước kiệu, cho tân trang một số nhà thờ và cho hàng giáo sĩ được hưởng an sinh xã hội.
ĐTC nói với ông tân đại sứ: Ước vọng của tôi là những dấu hiệu cởi mở tự do tôn giáo sẽ vẫn được tiếp tục và gia tăng như những năm gần đây”
Vào năm 1959 khi Chủ Tịch Fidel Castro thiết lập chế độ cộng sản tại Cuba, các linh mục ngoại quốc bị trục xuất, các trường học Công Giáo bị đóng cửa. Mãi đến năm 1998, sau khi ĐGH Gioan Phaolô II thăm viếng Cuba, quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Havana được cải thiện đáng kể.
Vào hôm thứ Năm 10/12/09 khi tiếp tân đại sứ Cuba đến trình Ủy Nhiệm Thư, ĐTC đã nói đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Cuba có thêm nhiều tự do tôn giáo và rằng đó là cơ hội để Cuba và Hoa Kỳ có dịp hòa giải với nhau.
ĐTC bày tỏ sự cảm thông với Cuba về những nỗi khổ do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, về những hậu quả tàn phá do tai ương thiên nhiên và vì cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ.
Tổng Thống Hoa Kỳ ông Barack Obama đã nới lỏng phần nào vấn đề cấm du lịch và cho phép gửi tiền về Cuba một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa hoàn toàn bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba cho tới khi Cuba chịu cải cách chính trị, kinh tế và xã hội
ĐTC đã nói với ông tân Đại Sứ Eduardo Delgado Bermudez rằng những dấu hiệu cởi mở đó là dịp để hai bên cùng có lợi.
ĐTC cũng nhắc đến những dấu hiệu tự do tôn giáo đáng khích lệ ở Cuba như cho phép cử hành thánh lễ ở một số nhà tù, cho phép rước kiệu, cho tân trang một số nhà thờ và cho hàng giáo sĩ được hưởng an sinh xã hội.
ĐTC nói với ông tân đại sứ: Ước vọng của tôi là những dấu hiệu cởi mở tự do tôn giáo sẽ vẫn được tiếp tục và gia tăng như những năm gần đây”
Vào năm 1959 khi Chủ Tịch Fidel Castro thiết lập chế độ cộng sản tại Cuba, các linh mục ngoại quốc bị trục xuất, các trường học Công Giáo bị đóng cửa. Mãi đến năm 1998, sau khi ĐGH Gioan Phaolô II thăm viếng Cuba, quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Havana được cải thiện đáng kể.
Thượng đỉnh về khí hậu Copenhagen - Hãy tôn trọng sáng tạo của Thiên Chúa
Đoàn Xuân Lộc
13:53 10/12/2009
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên liệp quốc (LHQ) đã khai mạc tại Copenhagen, thủ đô của Đan mạch ngày 7 tháng 12. Hơn 15000 đại biểu và hơn 100 lãnh đạo của 192 quốc gia trên thế giới tham gia hội nghị, kéo dài trong hai tuần. Tòa thánh cũng gửi một phái đoàn tới tham dự hội nghị.
Hội nghị Copenhagen cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các phương tiện truyền thông, giới khoa học, và của mọi tầng lớp trong xã hội. Từ trước tới nay, ít khi có một hội nghị quốc tế nào có sự tham gia đông, kéo dài lâu và được dư luận quan tâm như vậy.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của nó, có thể nói đây là hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là hội nghị quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hội nghị này cũng được coi là ‘cơ hội cuối cùng’ để thế giới cứu hành tinh khỏi những thảm họa trong tương lai.
Hậu quả nghiêm trọng
Những hậu quả của hiện tượng ‘ấm nóng toàn cầu’ hay ‘biến đổi khí hậu’ đã được các nhà khoa học chứng minh và cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy đa số dân chúng rất quan ngại về biến đổi khí hậu và những hậu quả nguy hại mà hiện tượng này gây nên.
Thực tế, nhiều nơi trên thế giới người dân đang phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp và cụ thể của hiện tượng này. Những hậu quả đó cũng không xa lạ gì với người dân Việt Nam khi họ phải đối đầu với hạn hán, lũ lụt bất thường. Những trận lụt ở miền Trung Việt Nam trong thời gian qua không chỉ phá hoại hoa màu, các cơ sở vật chất mà còn cướp đi mạng sống của nhiều người.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm và quy mô, hiện tượng ấm nóng toàn cầu không khác gì một cuộc chiến, nếu không muốn nói là những hậu quả mà nó gây nên còn nặng hơn những cuộc xung đột, những cuộc chiến khác. Chiến tranh hay xung đột chỉ gây tổn hại cho những nước tham gia hay liên quan. Biến đổi khí hậu gây tác hại đến mỗi người, mỗi quốc gia trên toàn cầu dù trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ ít hay nhiều. Hơn nữa, nếu không được ngăn chặn ‘hiện tượng ấm nóng toàn cầu’ sẽ gây nên những tai họa, hậu quả khôn lường trong tương lai.
Theo một nghiên cứu mới đây do Lord Stern và Đại học Kinh tế London (London School of Economics) cùng nhiều nhà khoa học hàng đầu khác ở Anh thực hiện, nếu không tìm được một thỏa thuận chung để giới hạn hiện tượng ấm nóng toàn cầu, trái đất sẽ nóng thêm 5 độ C vào cuối thể kỷ này. Và điều đó sẽ gây nên tình trạng di dân hàng loạt, chiến tranh và nạn đói cho toàn thế giới.
Chương trình Thực phẩm thế giới (WFP), một cơ quan trực thuộc của LHQ, cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ làm cho 100 triệu người nữa phải đối diện với nạn đói vào giữa thế kỷ này, vì nhiệt độ tăng và nguồn nước giảm sẽ làm cho sản lượng lúa gạo, lúa mì và các loại thực phẩm khác giảm 10%.
‘Cơ hội cuối cùng’
Nghiên cứu của Lord Stern cũng cảnh báo rằng hội nghị Copenhagen là ‘cơ hội cuối cùng’ cho thế giới cứu vãn hành tinh khỏi thảm họa. Bài viết của Bryan Walsh, được đăng trên trang website của tờ tuần báo Time, ngày 7 tháng 12 cũng cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để giảm hiện tượng ấm nóng toàn cầu và ngăn chặn những thảm họa mà hiện tượng này gây nên.
Trong bất cứ hội nghị quốc tế về một cuộc chiến nào đó, ngừng chiến hay không phù thuộc rất nhiều vào ‘kẻ mạnh’. Tương tự, hội nghị thượng đỉnh Copenhagen chỉ có thể đạt được một thỏa thuận chung và tốt nhất trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu khi các quốc gia lớn có thiện chí và quyết tâm làm điều đó.
Trong số những nước lớn có thể nói Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia đóng vài trò quyết định đối với thành công hay thất bại của hội nghị này. Mỹ hiện là nước xả khí thải lớn nhất (chiếm hơn một phần tư tổng khí thải thế giới). Nhưng với mức độ phát triển hiện tại, có thể trong tương lai Trung Quốc và Ấn Độ lại là những nước xả khí thải lớn nhất.
Nói thế không có nghĩa là chỉ có những quốc gia lớn đó chịu trách nhiệm về ‘số phận’ của hành tinh.
Hạn hán lũ lụt bất thường ở miền Trung gây những hậu quả nghiêm trọng, hay tình trạng triều cường dâng cao làm thiệt hại cho hoa màu, gây khó khăn cho cuộc sống người dân ở dọc theo sông Mekong trong những năm gần đây một phần, nếu không muốn nói là phần lớn, do nạn phá rừng, do thiếu sự hiểu biết, thiếu quan tâm đến yếu tố môi trường trong việc phát triển kinh tế.
Kể từ Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, và đặc biệt trong những năm gần đây, LHQ luôn nhấn mạnh sự bền vững (sustainability) trong phát triển kinh tế. Và đối với các nước phát triển, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, phát triển bền vững (sustainable development) là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Một sự phát triển chỉ được coi là bền vững khi nó không chỉ đạt những tiêu chuẩn kinh tế (chất lượng, sản lượng) mà còn hội đủ những tiêu chí xã hội và đặc biệt là môi trường. Nếu một công trình, một dự án, hay một nền kinh tế chỉ chạy theo những lợi nhuận kinh tế mà quên những yếu tố môi trường thì dự án hay nền kinh tế đó không thể được coi là bền vững.
‘Tôn trọng sáng tạo’
Hơn ai hết, Tòa Thánh ý thức được những hậu quả mà hiện tượng ấm nóng toàn cầu gây nên cũng như tầm quan trọng của Hội nghị Copenhagen. Do đó một phái đoàn của Tòa Thánh, do ĐTGM Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ dẫn đầu, đã tham dự hội nghị.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường, bảo vệ hành tinh.
Hôm Chủ nhật 6 tháng 12, một ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Copehagen, sau khi đọc kinh Truyền, Đức Thánh Cha đã nhắn gửi một thông điệp đến hội nghị. Ngài hy vọng rằng hội nghị sẽ ‘nhận diện được những hành động tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích một sự phát triển dựa trên tình liên đới, biết đặt trên nhân phẩm và quy hướng về ích lợi chung’.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường ‘cần có một lối sống điều độ, có trách nhiệm, và đặc biệt phải có sự tôn trọng đối với người nghèo và các thế hệ mai sau’. Để làm được điều đó, Ngài kêu gọi thế giới ‘tôn trọng những luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ấn định và khám phá lại khía cạnh nhân bản của đời sống con người’.
Hội nghị Copenhagen cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các phương tiện truyền thông, giới khoa học, và của mọi tầng lớp trong xã hội. Từ trước tới nay, ít khi có một hội nghị quốc tế nào có sự tham gia đông, kéo dài lâu và được dư luận quan tâm như vậy.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của nó, có thể nói đây là hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là hội nghị quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hội nghị này cũng được coi là ‘cơ hội cuối cùng’ để thế giới cứu hành tinh khỏi những thảm họa trong tương lai.
Hậu quả nghiêm trọng
Những hậu quả của hiện tượng ‘ấm nóng toàn cầu’ hay ‘biến đổi khí hậu’ đã được các nhà khoa học chứng minh và cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy đa số dân chúng rất quan ngại về biến đổi khí hậu và những hậu quả nguy hại mà hiện tượng này gây nên.
Thực tế, nhiều nơi trên thế giới người dân đang phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp và cụ thể của hiện tượng này. Những hậu quả đó cũng không xa lạ gì với người dân Việt Nam khi họ phải đối đầu với hạn hán, lũ lụt bất thường. Những trận lụt ở miền Trung Việt Nam trong thời gian qua không chỉ phá hoại hoa màu, các cơ sở vật chất mà còn cướp đi mạng sống của nhiều người.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm và quy mô, hiện tượng ấm nóng toàn cầu không khác gì một cuộc chiến, nếu không muốn nói là những hậu quả mà nó gây nên còn nặng hơn những cuộc xung đột, những cuộc chiến khác. Chiến tranh hay xung đột chỉ gây tổn hại cho những nước tham gia hay liên quan. Biến đổi khí hậu gây tác hại đến mỗi người, mỗi quốc gia trên toàn cầu dù trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ ít hay nhiều. Hơn nữa, nếu không được ngăn chặn ‘hiện tượng ấm nóng toàn cầu’ sẽ gây nên những tai họa, hậu quả khôn lường trong tương lai.
Theo một nghiên cứu mới đây do Lord Stern và Đại học Kinh tế London (London School of Economics) cùng nhiều nhà khoa học hàng đầu khác ở Anh thực hiện, nếu không tìm được một thỏa thuận chung để giới hạn hiện tượng ấm nóng toàn cầu, trái đất sẽ nóng thêm 5 độ C vào cuối thể kỷ này. Và điều đó sẽ gây nên tình trạng di dân hàng loạt, chiến tranh và nạn đói cho toàn thế giới.
Chương trình Thực phẩm thế giới (WFP), một cơ quan trực thuộc của LHQ, cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ làm cho 100 triệu người nữa phải đối diện với nạn đói vào giữa thế kỷ này, vì nhiệt độ tăng và nguồn nước giảm sẽ làm cho sản lượng lúa gạo, lúa mì và các loại thực phẩm khác giảm 10%.
‘Cơ hội cuối cùng’
Nghiên cứu của Lord Stern cũng cảnh báo rằng hội nghị Copenhagen là ‘cơ hội cuối cùng’ cho thế giới cứu vãn hành tinh khỏi thảm họa. Bài viết của Bryan Walsh, được đăng trên trang website của tờ tuần báo Time, ngày 7 tháng 12 cũng cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để giảm hiện tượng ấm nóng toàn cầu và ngăn chặn những thảm họa mà hiện tượng này gây nên.
Trong bất cứ hội nghị quốc tế về một cuộc chiến nào đó, ngừng chiến hay không phù thuộc rất nhiều vào ‘kẻ mạnh’. Tương tự, hội nghị thượng đỉnh Copenhagen chỉ có thể đạt được một thỏa thuận chung và tốt nhất trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu khi các quốc gia lớn có thiện chí và quyết tâm làm điều đó.
Trong số những nước lớn có thể nói Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia đóng vài trò quyết định đối với thành công hay thất bại của hội nghị này. Mỹ hiện là nước xả khí thải lớn nhất (chiếm hơn một phần tư tổng khí thải thế giới). Nhưng với mức độ phát triển hiện tại, có thể trong tương lai Trung Quốc và Ấn Độ lại là những nước xả khí thải lớn nhất.
Nói thế không có nghĩa là chỉ có những quốc gia lớn đó chịu trách nhiệm về ‘số phận’ của hành tinh.
Hạn hán lũ lụt bất thường ở miền Trung gây những hậu quả nghiêm trọng, hay tình trạng triều cường dâng cao làm thiệt hại cho hoa màu, gây khó khăn cho cuộc sống người dân ở dọc theo sông Mekong trong những năm gần đây một phần, nếu không muốn nói là phần lớn, do nạn phá rừng, do thiếu sự hiểu biết, thiếu quan tâm đến yếu tố môi trường trong việc phát triển kinh tế.
Kể từ Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, và đặc biệt trong những năm gần đây, LHQ luôn nhấn mạnh sự bền vững (sustainability) trong phát triển kinh tế. Và đối với các nước phát triển, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, phát triển bền vững (sustainable development) là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Một sự phát triển chỉ được coi là bền vững khi nó không chỉ đạt những tiêu chuẩn kinh tế (chất lượng, sản lượng) mà còn hội đủ những tiêu chí xã hội và đặc biệt là môi trường. Nếu một công trình, một dự án, hay một nền kinh tế chỉ chạy theo những lợi nhuận kinh tế mà quên những yếu tố môi trường thì dự án hay nền kinh tế đó không thể được coi là bền vững.
‘Tôn trọng sáng tạo’
Hơn ai hết, Tòa Thánh ý thức được những hậu quả mà hiện tượng ấm nóng toàn cầu gây nên cũng như tầm quan trọng của Hội nghị Copenhagen. Do đó một phái đoàn của Tòa Thánh, do ĐTGM Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ dẫn đầu, đã tham dự hội nghị.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường, bảo vệ hành tinh.
Hôm Chủ nhật 6 tháng 12, một ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Copehagen, sau khi đọc kinh Truyền, Đức Thánh Cha đã nhắn gửi một thông điệp đến hội nghị. Ngài hy vọng rằng hội nghị sẽ ‘nhận diện được những hành động tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích một sự phát triển dựa trên tình liên đới, biết đặt trên nhân phẩm và quy hướng về ích lợi chung’.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường ‘cần có một lối sống điều độ, có trách nhiệm, và đặc biệt phải có sự tôn trọng đối với người nghèo và các thế hệ mai sau’. Để làm được điều đó, Ngài kêu gọi thế giới ‘tôn trọng những luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ấn định và khám phá lại khía cạnh nhân bản của đời sống con người’.
Vai trò và sự hiện diện của Giáo Hội công giáo tại Ấn Độ
Linh Tiến Khải
14:05 10/12/2009
Phỏng vấn Đức Hồng Y Telesphore Placidus Topo, Tổng Giám Mục Ranchi đề vai trò và sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ
Cách đây 150 năm ngày 28 tháng 11 năm 1859 bốn tu sĩ Dòng Tên người Bỉ và hai vị người Anh đã đến Calcutta và bắt đầu công tác rao truyền Tin Mừng trong vùng Bengala, mạn Đông Ấn Độ. Đây là một trong biết bao nhiêu trang của lịch sử truyền giáo do các tu sĩ nhiều dòng tu khác nhau đã viết ra tại Ấn Độ. Nhân dịp này Đức Tổng Giám Mục Telesphore Placidus Topo, Tổng Giám Mục Ranchi đã cử hành lễ nghi kỷ niệm biến cố nói trên.
Tổng giáo phận Ranchi nằm trong bang Jharkhand, có tên gọi cũ là Chotanagpur, là một phần của vùng truyền giáo Bengala của các tu sĩ Dòng Tên. Vào giữa thế kỷ XIX linh mục Constant Lievens, dòng Tên người Bỉ, đã rao giảng Tin Mừng cho các bộ lạc sống tại miền Trung Ấn Độ, là những thành phần bị xã hội thời đó áp bức và khai thác bóc lột.
Đức Hồng Y Topo năm nay 70 tuổi, thuộc bộ lạc Kurukh và là vị Hồng Y thổ dân đầu tiên tại Ấn Độ. Sinh trưởng trong một gia đình công giáo, người đã theo học tại đại học giáo hoàng Urbaniana ở Roma, và được thụ phong linh mục bên Thụy Sĩ năm 1969. Năm 1978 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chỉ định cha Topo làm Giám Mục giáo phậm Dumka. Năm 1984 Đức Cha Topo được chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Ranchi, thay thế Đức Tổng Giám Mục Pius Kerketta.
Ngày 21 tháng 10 năm 2003 Đức Gioan Phaolô II đã vinh thăng ngài làm Hồng Y. Đức Hồng Y Topo đã là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Latinh Ấn Độ trong các năm 2003-2005. Và từ năm 2005 tới 2008 ngài cũng đã là Chủ tịch Hội Đồng GIám Mục toàn Ấn Độ, bao gồm cả các Giám Mục của hai lễ nghi Siro-malabar và Siro-malankara. Theo truyền thống tín hữu hai Giáo Hội này là con cháu công cuộc truyền giáo đầu tiên của thánh Toma Tông Đồ tại Ấn Độ.
Đức Hồng Y Topo cũng thuộc nhóm các Giám Mục bạn của Phong trào Tổ Ấm. Người cũng là thành viên của Bộ Truyền Giáo, của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Hội đồng Tòa Thánh văn hóa.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Ranchi về lễ nghi kỷ niệm 150 năm rao giảng Tin Mừng của các cha dòng Tên tại miền Đông Ấn Độ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y ngoài việc kỷ niệm 150 năm công cuộc truyền giáo của các tu sĩ dòng Tên tại Ấn Độ, việc cử hành này còn có lý do nào khác nữa không?
Đáp: Trong 150 năm qua các tu sĩ dòng Tên đã hoạt động và thực hiện rất nhiều công trình cho Giáo Hội và người dân tại đây. Nhờ công sức của các vị Giáo Hội đã lớn lên. Vì thế chúng tôi cử hành lễ nghi kỷ niệm này để cảm tạ Chúa về những điều kỳ diệu Ngài đã làm cho dân Ngài.
Hỏi: 150 năm đã trôi qua kể từ khi các tu sĩ dòng Tên đặt chân đến Calcutta. Công tác truyền giáo tại Ấn Độ hiện gặp các khó khăn nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Ấn Độ giống như một thế giới nhỏ, với biết bao nhiêu nhóm chủng tộc, tiếng nói và văn hóa khác nhau. Vì thế rao giảng Tin Mừng trong một môi trường như vậy không phải là điều dễ dàng. Đây là một thách đố rất lớn. Nó cũng giống như thách đố lớn mà các tông đồ Toma và Bartolomeo đã đương đầu cách đây 2000 năm, khi các vị đến truyền giáo tại Ấn Độ, như truyền thống kể lại. Ngày nay các Kitô hữu chiếm 2,3% tổng số dân. Không dễ gì mà có thể biến Ấn Độ thành một quốc gia Kitô hay một quốc gia công giáo. Thật thế vì Ấn Độ là một nước có một truyền thống tinh thần, tôn giáo và triết lý rất lớn. Tuy có các khó khăn nhưng Giáo Hội đang lớn lên.
Hỏi: Một trong những dấu chỉ sức sinh động của Giáo Hội tại Ấn Độ đó là đại hội truyền giáo mới được cử hành tại Mumbai hồi tháng 10 vừa qua, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, đại hội được cử hành trùng với ngày tín hữu Ấn giáo mừng lễ Ánh Sáng Diwali. Đề tài của đại hội đã là ”Hãy để cho ánh sáng của các con chiếu soi”. Tôi rất hài lòng về các bài phát biểu của các linh mục và giám mục trong đại hội. Nó đã là một chứng tá khác nữa cho thấy sự lớn mạnh của Giáo Hội tại Ấn Độ, một Giáo Hội cổ xưa như Kitô giáo, được đâm rễ sâu, và có cấu trúc vững vàng. Có lẽ nhiều người không biết điều này nhưng Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ là Hội Đồng Giám Mục có đông đảo các Giám Mục vào hàng thứ tư trên thế giới, sau Hội Đồng GIám Mục các nước Brasil, Hoa Kỳ, và Italia.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói Ấn Độ là một quốc gia đa văn hóa và đa tôn giáo. Nhưng vào các năm sau này xem ra phong trào quốc gia Ấn qúa khích muốn áp đặt một mẫu văn hóa và tôn giáo duy nhất cho tất cả mọi người, đến độ chủ trương bách hại các Kitô hữu dưới các hình thức khác nhau, một cách đặc biệt tàn ác trong bang Orissa. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Dĩ nhiên, các tín hữu Ấn giáo cuồng tín muốn áp đặt mô thức của họ. Nhưng cho dù có thế đi nữa, Ấn Độ vẫn là một quốc gia hiệp nhất. Đây là một hiện tượng gây chú ý. Nó đã có thể rơi vào cảnh của Phi châu bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ, nhưng không Ấn Độ vẫn hiệp nhất.
Hỏi: Như thế thì đâu là yếu tố khiến cho Ấn Độ hợp nhất và không bị chia rẽ, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Nó là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò trong sự hiệp nhất ấy ngay từ ban đầu. Sau ngày Ấn Độ được độc lập, trong quốc hội lập hiến đã có một tu sĩ dòng Tên. Vì thế Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò. Đó là chưa kể tới sự kiện mọi nhân vật chính trị quan trọng tại Ấn Độ đều có một thư ký riêng là người công giáo, hay ít nhất là Kitô hữu.
Cả ngày nay nữa vị thư ký của tổng thống Ấn Độ là một tín hữu công giáo. Đó là chưa nói đến vai trỏ của Giáo Hội công giáo trong lãnh vực giáo dục, và y tế. Trong hai lãnh vực này sự hiện diện của Giáo Hội là sự hiện diện lớn nhất sau sự hiện diện của chính quyền.
Hỏi: Đức Hồng Y có sẵn sàng đương đầu với tình trạng đã xảy ra cho các Giám Mục bang Orissa nằm cạnh bang Jharkhand trong có đó có giáo phận Ranchi của Đức Hồng Y hay không?
Đáp: Đây cũng đã là câu hỏi mà phu nhân của một vị đại sứ đã hỏi tôi. Và tôi đã trả lời bà rằng chắc chắn là chúng tôi sẵn sàng. Nhưng mà không phải là do công lao của chúng tôi. Chính Chúa đã vượt thắng các người Ấn cuồng tín bằng cách để cho tôi trở thành Hồng Y. Như là một Giám Mục thường tôi sẽ không quan trọng như vậy. Nhưng như là Hồng Y thì các nhóm ấn giáo cuồng tín đó phải suy nghĩ 10 lần trước khi làm điều gì đó đối với tôi.
Hỏi: Có lẽ cũng vì vậy mà các người ấn giáo cuồng tín này đã không hài lòng chấp nhận tin Đức Cha được chỉ định làm Hồng Y chăng?
Đáp: Vâng, họ đã tố cáo tôi là đã chấp nhận một tước hiệu ”ngoại lai”. Và một trong các lãnh tụ của họ đã yêu cầu tôi rời khỏi nước, vì tôi không phải là một người ấn độ đích thật. Nhưng tôi đã trả lời ông ta rằng tôi là người ấn độ đích thật hơn ông ta, vì tôi là một thổ dân của Ấn Độ. Nếu có ai đó phải rời Ấn độ thì đó chính là ông ta, chứ không phải là tôi.
Hỏi: Nhưng mà các nhóm này cứ lập đi lập lại các lời tố cáo Giáo Hội là muốn làm băng hoại người ấn, thưa Đức Hồng Y...
Đáp: Chỉ có một nhóm xác định đưa ra các lời tố cáo này mà thôi. Và tôi là chứng nhân sống động cho sự sai trái của các lời tố cáo ấy.
Hỏi: Ngoài ra tại Ấn Độ cũng có các bang chấp thuận luật cấm không được cải đạo để ngăn ngừa các tín hữu ấn muốn theo Kitô giáo....
Đáp: Chúng tôi không lo lắng đối với các luật đó. Họ cứ việc làm. Không quan trọng. Chúng tôi có Hiến Pháp bảo vệ tự do tôn giáo của công dân.
Hỏi: Trong các cuộc tranh cử vừa qua, các người ấn giáo qúa khích đã thất bại, Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Các người ấn giáo cuồng tín đang gặp khó khăn trên toàn nước Ấn. Cả sự kiện này cũng có ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúa đang trợ giúp Giáo Hội.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cách đây 150 năm các thừa sai Tây âu đã rao giảng Tin Mừng cho người dân Ấn. Ngày nay trên các nẻo đường Tây âu người ta lại trông thấy các linh mục đến từ Ấn Độ. Điều này có ý nghĩa gì thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Công tác rao truyền Tin Mừng không thể làm được nếu không có các gia đình công giáo đích thật. Âu châu đã gửi biết bao nhiêu nhà truyền giáo đi khắp nơi trên thế giới, vì đã có biết bao nhiêu là giáo hội tại gia. Giờ đây trong bầu khí công giáo mà chúng tôi hít thở trong các cộng đoàn của chúng tôi, chúng tôi có nhiệm vụ trả lại trong mức độ có thể những gì chúng tôi đã nhận lãnh.
(Avvenire 1-12-2009)
Cách đây 150 năm ngày 28 tháng 11 năm 1859 bốn tu sĩ Dòng Tên người Bỉ và hai vị người Anh đã đến Calcutta và bắt đầu công tác rao truyền Tin Mừng trong vùng Bengala, mạn Đông Ấn Độ. Đây là một trong biết bao nhiêu trang của lịch sử truyền giáo do các tu sĩ nhiều dòng tu khác nhau đã viết ra tại Ấn Độ. Nhân dịp này Đức Tổng Giám Mục Telesphore Placidus Topo, Tổng Giám Mục Ranchi đã cử hành lễ nghi kỷ niệm biến cố nói trên.
Tổng giáo phận Ranchi nằm trong bang Jharkhand, có tên gọi cũ là Chotanagpur, là một phần của vùng truyền giáo Bengala của các tu sĩ Dòng Tên. Vào giữa thế kỷ XIX linh mục Constant Lievens, dòng Tên người Bỉ, đã rao giảng Tin Mừng cho các bộ lạc sống tại miền Trung Ấn Độ, là những thành phần bị xã hội thời đó áp bức và khai thác bóc lột.
Đức Hồng Y Topo năm nay 70 tuổi, thuộc bộ lạc Kurukh và là vị Hồng Y thổ dân đầu tiên tại Ấn Độ. Sinh trưởng trong một gia đình công giáo, người đã theo học tại đại học giáo hoàng Urbaniana ở Roma, và được thụ phong linh mục bên Thụy Sĩ năm 1969. Năm 1978 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chỉ định cha Topo làm Giám Mục giáo phậm Dumka. Năm 1984 Đức Cha Topo được chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Ranchi, thay thế Đức Tổng Giám Mục Pius Kerketta.
Ngày 21 tháng 10 năm 2003 Đức Gioan Phaolô II đã vinh thăng ngài làm Hồng Y. Đức Hồng Y Topo đã là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Latinh Ấn Độ trong các năm 2003-2005. Và từ năm 2005 tới 2008 ngài cũng đã là Chủ tịch Hội Đồng GIám Mục toàn Ấn Độ, bao gồm cả các Giám Mục của hai lễ nghi Siro-malabar và Siro-malankara. Theo truyền thống tín hữu hai Giáo Hội này là con cháu công cuộc truyền giáo đầu tiên của thánh Toma Tông Đồ tại Ấn Độ.
Đức Hồng Y Topo cũng thuộc nhóm các Giám Mục bạn của Phong trào Tổ Ấm. Người cũng là thành viên của Bộ Truyền Giáo, của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Hội đồng Tòa Thánh văn hóa.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Ranchi về lễ nghi kỷ niệm 150 năm rao giảng Tin Mừng của các cha dòng Tên tại miền Đông Ấn Độ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y ngoài việc kỷ niệm 150 năm công cuộc truyền giáo của các tu sĩ dòng Tên tại Ấn Độ, việc cử hành này còn có lý do nào khác nữa không?
Đáp: Trong 150 năm qua các tu sĩ dòng Tên đã hoạt động và thực hiện rất nhiều công trình cho Giáo Hội và người dân tại đây. Nhờ công sức của các vị Giáo Hội đã lớn lên. Vì thế chúng tôi cử hành lễ nghi kỷ niệm này để cảm tạ Chúa về những điều kỳ diệu Ngài đã làm cho dân Ngài.
Hỏi: 150 năm đã trôi qua kể từ khi các tu sĩ dòng Tên đặt chân đến Calcutta. Công tác truyền giáo tại Ấn Độ hiện gặp các khó khăn nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Ấn Độ giống như một thế giới nhỏ, với biết bao nhiêu nhóm chủng tộc, tiếng nói và văn hóa khác nhau. Vì thế rao giảng Tin Mừng trong một môi trường như vậy không phải là điều dễ dàng. Đây là một thách đố rất lớn. Nó cũng giống như thách đố lớn mà các tông đồ Toma và Bartolomeo đã đương đầu cách đây 2000 năm, khi các vị đến truyền giáo tại Ấn Độ, như truyền thống kể lại. Ngày nay các Kitô hữu chiếm 2,3% tổng số dân. Không dễ gì mà có thể biến Ấn Độ thành một quốc gia Kitô hay một quốc gia công giáo. Thật thế vì Ấn Độ là một nước có một truyền thống tinh thần, tôn giáo và triết lý rất lớn. Tuy có các khó khăn nhưng Giáo Hội đang lớn lên.
Hỏi: Một trong những dấu chỉ sức sinh động của Giáo Hội tại Ấn Độ đó là đại hội truyền giáo mới được cử hành tại Mumbai hồi tháng 10 vừa qua, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, đại hội được cử hành trùng với ngày tín hữu Ấn giáo mừng lễ Ánh Sáng Diwali. Đề tài của đại hội đã là ”Hãy để cho ánh sáng của các con chiếu soi”. Tôi rất hài lòng về các bài phát biểu của các linh mục và giám mục trong đại hội. Nó đã là một chứng tá khác nữa cho thấy sự lớn mạnh của Giáo Hội tại Ấn Độ, một Giáo Hội cổ xưa như Kitô giáo, được đâm rễ sâu, và có cấu trúc vững vàng. Có lẽ nhiều người không biết điều này nhưng Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ là Hội Đồng Giám Mục có đông đảo các Giám Mục vào hàng thứ tư trên thế giới, sau Hội Đồng GIám Mục các nước Brasil, Hoa Kỳ, và Italia.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói Ấn Độ là một quốc gia đa văn hóa và đa tôn giáo. Nhưng vào các năm sau này xem ra phong trào quốc gia Ấn qúa khích muốn áp đặt một mẫu văn hóa và tôn giáo duy nhất cho tất cả mọi người, đến độ chủ trương bách hại các Kitô hữu dưới các hình thức khác nhau, một cách đặc biệt tàn ác trong bang Orissa. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Dĩ nhiên, các tín hữu Ấn giáo cuồng tín muốn áp đặt mô thức của họ. Nhưng cho dù có thế đi nữa, Ấn Độ vẫn là một quốc gia hiệp nhất. Đây là một hiện tượng gây chú ý. Nó đã có thể rơi vào cảnh của Phi châu bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ, nhưng không Ấn Độ vẫn hiệp nhất.
Hỏi: Như thế thì đâu là yếu tố khiến cho Ấn Độ hợp nhất và không bị chia rẽ, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Nó là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò trong sự hiệp nhất ấy ngay từ ban đầu. Sau ngày Ấn Độ được độc lập, trong quốc hội lập hiến đã có một tu sĩ dòng Tên. Vì thế Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò. Đó là chưa kể tới sự kiện mọi nhân vật chính trị quan trọng tại Ấn Độ đều có một thư ký riêng là người công giáo, hay ít nhất là Kitô hữu.
Cả ngày nay nữa vị thư ký của tổng thống Ấn Độ là một tín hữu công giáo. Đó là chưa nói đến vai trỏ của Giáo Hội công giáo trong lãnh vực giáo dục, và y tế. Trong hai lãnh vực này sự hiện diện của Giáo Hội là sự hiện diện lớn nhất sau sự hiện diện của chính quyền.
Hỏi: Đức Hồng Y có sẵn sàng đương đầu với tình trạng đã xảy ra cho các Giám Mục bang Orissa nằm cạnh bang Jharkhand trong có đó có giáo phận Ranchi của Đức Hồng Y hay không?
Đáp: Đây cũng đã là câu hỏi mà phu nhân của một vị đại sứ đã hỏi tôi. Và tôi đã trả lời bà rằng chắc chắn là chúng tôi sẵn sàng. Nhưng mà không phải là do công lao của chúng tôi. Chính Chúa đã vượt thắng các người Ấn cuồng tín bằng cách để cho tôi trở thành Hồng Y. Như là một Giám Mục thường tôi sẽ không quan trọng như vậy. Nhưng như là Hồng Y thì các nhóm ấn giáo cuồng tín đó phải suy nghĩ 10 lần trước khi làm điều gì đó đối với tôi.
Hỏi: Có lẽ cũng vì vậy mà các người ấn giáo cuồng tín này đã không hài lòng chấp nhận tin Đức Cha được chỉ định làm Hồng Y chăng?
Đáp: Vâng, họ đã tố cáo tôi là đã chấp nhận một tước hiệu ”ngoại lai”. Và một trong các lãnh tụ của họ đã yêu cầu tôi rời khỏi nước, vì tôi không phải là một người ấn độ đích thật. Nhưng tôi đã trả lời ông ta rằng tôi là người ấn độ đích thật hơn ông ta, vì tôi là một thổ dân của Ấn Độ. Nếu có ai đó phải rời Ấn độ thì đó chính là ông ta, chứ không phải là tôi.
Hỏi: Nhưng mà các nhóm này cứ lập đi lập lại các lời tố cáo Giáo Hội là muốn làm băng hoại người ấn, thưa Đức Hồng Y...
Đáp: Chỉ có một nhóm xác định đưa ra các lời tố cáo này mà thôi. Và tôi là chứng nhân sống động cho sự sai trái của các lời tố cáo ấy.
Hỏi: Ngoài ra tại Ấn Độ cũng có các bang chấp thuận luật cấm không được cải đạo để ngăn ngừa các tín hữu ấn muốn theo Kitô giáo....
Đáp: Chúng tôi không lo lắng đối với các luật đó. Họ cứ việc làm. Không quan trọng. Chúng tôi có Hiến Pháp bảo vệ tự do tôn giáo của công dân.
Hỏi: Trong các cuộc tranh cử vừa qua, các người ấn giáo qúa khích đã thất bại, Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Các người ấn giáo cuồng tín đang gặp khó khăn trên toàn nước Ấn. Cả sự kiện này cũng có ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúa đang trợ giúp Giáo Hội.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cách đây 150 năm các thừa sai Tây âu đã rao giảng Tin Mừng cho người dân Ấn. Ngày nay trên các nẻo đường Tây âu người ta lại trông thấy các linh mục đến từ Ấn Độ. Điều này có ý nghĩa gì thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Công tác rao truyền Tin Mừng không thể làm được nếu không có các gia đình công giáo đích thật. Âu châu đã gửi biết bao nhiêu nhà truyền giáo đi khắp nơi trên thế giới, vì đã có biết bao nhiêu là giáo hội tại gia. Giờ đây trong bầu khí công giáo mà chúng tôi hít thở trong các cộng đoàn của chúng tôi, chúng tôi có nhiệm vụ trả lại trong mức độ có thể những gì chúng tôi đã nhận lãnh.
(Avvenire 1-12-2009)
Đức Thánh Cha kêu gọi nới rộng tự do tôn giáo tại Cuba
LM Trần Đức Anh, OP
14:06 10/12/2009
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 10-12-2009 dành cho tân đại sứ Cuba cạnh Tòa Thánh, ông Eduardo Delgado Bermúdez, ĐTC khuyến khích chính quyền Cuba tiếp tục cởi mở đối với việc thực hành tự do tôn giáo.
Tân đại sứ Delgado Bermúdez năm nay 66 tuổi (1943), từng làm đại sứ tại Nhật Bản và Tổng giám đốc tại Bộ ngoại giao Cuba.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nói rằng: ”Tôi hy vọng sẽ tiếp tục có những dấu hiệu cụ thể về sự cởi mở đối với việc thực hành tự do tôn giáo, như đã diễn ra trong những năm gần đây, ví dụ thánh lễ được cử hành tại một số nhà tù, các cuộc rước tôn giáo được tổ chức, sửa chữa và cải tiến một số nơi thờ phượng, tu viện hoặc các LM và tu sĩ có thể có an ninh hơn về xã hội. Như thế, cộng đồng Công Giáo có thể chu toàn công tác mục vụ một cách vững chắc hơn”.
ĐTC cầu mong có sự tiếp tục đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước Cuba để cùng nhau ấn định khuôn khổ pháp lý xác định những quan hệ không bao giờ bị gián đoạn giữa Tòa Thánh và Cuba, theo những hình thức giống như tại các nước khác, trong niềm tôn trọng đặc tính riêng của Cuba, bảo đảm sự phát triển thích hợp cho đời sống và hoạt động mục vụ của Giáo Hội tại nước này”.
ĐTC cũng nhắc đến Giáo Hội Công Giáo Cuba đang ráo riết chuẩn bị việc mừng kỷ niệm vào năm 2012 tới đây 400 năm tìm được ảnh Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng, là Mẹ và là Bổn mạng của Cuba. Ngài đề cao vai trò của Giáo Hội trong việc giúp người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày nay, tái khám phá các giá trị luân lý, nhân bản và tinh thần, như thái độ tôn trọng sự sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.
ĐTC cũng kêu gọi Nhà nước Cuba cho Giáo Hội được sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (SD 10-12-2009)
Tân đại sứ Delgado Bermúdez năm nay 66 tuổi (1943), từng làm đại sứ tại Nhật Bản và Tổng giám đốc tại Bộ ngoại giao Cuba.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nói rằng: ”Tôi hy vọng sẽ tiếp tục có những dấu hiệu cụ thể về sự cởi mở đối với việc thực hành tự do tôn giáo, như đã diễn ra trong những năm gần đây, ví dụ thánh lễ được cử hành tại một số nhà tù, các cuộc rước tôn giáo được tổ chức, sửa chữa và cải tiến một số nơi thờ phượng, tu viện hoặc các LM và tu sĩ có thể có an ninh hơn về xã hội. Như thế, cộng đồng Công Giáo có thể chu toàn công tác mục vụ một cách vững chắc hơn”.
ĐTC cầu mong có sự tiếp tục đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước Cuba để cùng nhau ấn định khuôn khổ pháp lý xác định những quan hệ không bao giờ bị gián đoạn giữa Tòa Thánh và Cuba, theo những hình thức giống như tại các nước khác, trong niềm tôn trọng đặc tính riêng của Cuba, bảo đảm sự phát triển thích hợp cho đời sống và hoạt động mục vụ của Giáo Hội tại nước này”.
ĐTC cũng nhắc đến Giáo Hội Công Giáo Cuba đang ráo riết chuẩn bị việc mừng kỷ niệm vào năm 2012 tới đây 400 năm tìm được ảnh Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng, là Mẹ và là Bổn mạng của Cuba. Ngài đề cao vai trò của Giáo Hội trong việc giúp người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày nay, tái khám phá các giá trị luân lý, nhân bản và tinh thần, như thái độ tôn trọng sự sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.
ĐTC cũng kêu gọi Nhà nước Cuba cho Giáo Hội được sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (SD 10-12-2009)
Gabon: Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Bongo
Bùi Hữu Thư
20:51 10/12/2009
Những đóng góp của người Công Giáo cho sự tiến bộ quốc gia
Rôma, ngày thứ năm 10 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) – Tại Gabon, người Công Giáo đóng góp cho “sự tiến bộ của quốc gia và dân tộc Gabon, nhất là về vấn đề giáo dục.”
Tòa Thánh cho hay: sáng nay tại Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến Ông M. Ali Bongo Ondimba, Tổng Thống Gabon. Sau đó ông đã gặp gỡ Đức Hồng Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh và Đức Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao các Quốc Gia.
Là con trưởng của cố tổng thống Omar Bongo, tân tổng thống đã được bầu lên vào cuối tháng Tám vừa qua.
Bản tin của Tòa Thánh cũng nhấn mạnh bằng tiếng Pháp về cuốc tiếp xúc: “Hai bên đã nhắc đến việc cựu tổng thống El Hadj Omar Bongo Ondimba, mới qua đời, và đã chúc mừng những mối liên hệ tốt đẹp giữa Gabon và Tòa Thánh, đã được củng cố bởi Thỏa Hiệp năm 1997 và bởi các sự phát triển tại đây.”
Bản tin của Tòa Thánh tiếp: “Các cuộc thảo luận thân hữu cũng cho phép lượng giá sự đóng góp của người Công Giáo cho sự tiến bộ của quốc gia và dân tộc Gabon, nhất là về phương diện giáo dục.”
Xin nhớ ông M. Bongo là người Hồi Giáo. Ông đã tới nước Ý thứ sáu tuần qua, để ký kết các giao kèo, đặc biệt về dầu hỏa, tại Milan với ENI (Ente Nazionale Idrocarburi - Italy).
Đến Rôma từ ngày 8 tháng 12, ông đã gặp ông Jean-Pierre Maxery, Chưởng Ấn của Order of Malta, và ông Marco Impagliazzo, chủ tịch Cộng Đồng Sant'Egidio.
Rôma, ngày thứ năm 10 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) – Tại Gabon, người Công Giáo đóng góp cho “sự tiến bộ của quốc gia và dân tộc Gabon, nhất là về vấn đề giáo dục.”
Tòa Thánh cho hay: sáng nay tại Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến Ông M. Ali Bongo Ondimba, Tổng Thống Gabon. Sau đó ông đã gặp gỡ Đức Hồng Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh và Đức Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao các Quốc Gia.
Là con trưởng của cố tổng thống Omar Bongo, tân tổng thống đã được bầu lên vào cuối tháng Tám vừa qua.
Bản tin của Tòa Thánh cũng nhấn mạnh bằng tiếng Pháp về cuốc tiếp xúc: “Hai bên đã nhắc đến việc cựu tổng thống El Hadj Omar Bongo Ondimba, mới qua đời, và đã chúc mừng những mối liên hệ tốt đẹp giữa Gabon và Tòa Thánh, đã được củng cố bởi Thỏa Hiệp năm 1997 và bởi các sự phát triển tại đây.”
Bản tin của Tòa Thánh tiếp: “Các cuộc thảo luận thân hữu cũng cho phép lượng giá sự đóng góp của người Công Giáo cho sự tiến bộ của quốc gia và dân tộc Gabon, nhất là về phương diện giáo dục.”
Xin nhớ ông M. Bongo là người Hồi Giáo. Ông đã tới nước Ý thứ sáu tuần qua, để ký kết các giao kèo, đặc biệt về dầu hỏa, tại Milan với ENI (Ente Nazionale Idrocarburi - Italy).
Đến Rôma từ ngày 8 tháng 12, ông đã gặp ông Jean-Pierre Maxery, Chưởng Ấn của Order of Malta, và ông Marco Impagliazzo, chủ tịch Cộng Đồng Sant'Egidio.
Top Stories
CHINE: Dans les colonnes du China Daily, un chercheur appelle à un changement de politique religieuse
Eglises d'Asie
10:30 10/12/2009
Dans son édition du 3 décembre dernier, le China Daily, principal quotidien en langue anglaise de Chine populaire, a publié un article intitulé: « L’Etat de droit, meilleur chemin vers la liberté religieuse ». L’auteur de l’article a interviewé Liu Peng, chercheur, membre de l’Académie chinoise des sciences sociales et juriste spécialisé dans les affaires religieuses. Il explique de manière détaillée qu’« il est aujourd’hui temps que le système soit développé de telle manière que les affaires religieuses soient de plus en plus régies par la loi, au lieu de l’être par des mesures de nature administrative – comme c’est le cas actuellement –; pour ce faire, tous les groupes religieux devraient avoir la possibilité, sur un même principe d’égalité et de normalité, d’être enregistrés légalement ».
Agé de 58 ans, Liu Peng a travaillé dans les années 1980 au Département de Travail du Front uni du Comité central du Parti communiste chinois, où il a contribué à la rédaction de nombreux documents relatifs à la politique du régime, notamment dans le domaine religieux. Ces dernières années, il a entamé avec succès une carrière d’entrepreneur privé, sans pour autant abandonner ses activités de chercheur et d’enseignant. A la jonction du monde des affaires et de l’université, il a fondé, en 1999, un « Institut universel pour les sciences sociales », structure à but non lucratif dont les recherches sont financées par les profits tirés de ses affaires.
Selon Liu Peng, le moment est favorable en Chine pour que les religions, quelles qu’elles soient, se voient désormais garanties, sur une base non discriminatoire, une existence légale. Une telle évolution est nécessaire, argumente le chercheur, car, dans le schéma actuel, les fonctionnaires, qui doivent s’appuyer sur un arsenal juridique peu adapté, se retrouvent à devoir gérer à la fois des groupes religieux dûment enregistrés (au titre des cinq religions reconnues officiellement par le système, à savoir le bouddhisme, le taoïsme, l’islam, le catholicisme et le protestantisme (1)) et des groupes religieux qui sont chaque jour plus nombreux à s’épanouir en-dehors de toute structure officielle. Appelant à lui le legs laissé par Deng Xiaoping (« rechercher la vérité à partir des faits »), Liu Peng explique: « Nous devons admettre que ce type de système administratif peut être amplement amélioré. »
Il poursuit en expliquant que, si en bonne orthodoxie marxiste, l’Etat n’a pas à entretenir de rapports avec les religions, l’ironie de la situation en Chine est que l’administration s’est vu amenée à rédiger des règlements concernant les finances, les activités, la formation des différents groupes religieux, voire à les gérer directement pour mieux les inclure dans le plan de développement national. « Les croyants ont été encouragés à adhérer à des organes patriotiques contrôlés par le gouvernement » (2). Or, après trente années de réformes, la Chine « a changé », déclare encore Liu Peng. Il poursuit en expliquant que, depuis 2007, il a investi « des sommes substantielles », tirées de ses affaires, afin de mener des études sur des communautés religieuses à travers seize provinces du pays; s’il est trop tôt pour tirer des conclusions de ces études, il ressort que les chrétiens protestants qui pratiquent leur foi dans des « églises domestiques » – c’est-à-dire des lieux de culte non enregistrés auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies –, sont au nombre de 50 millions. Si des universitaires chinois ont attribué le considérable essor des communautés protestantes à des « forces occidentales animées de desseins ‘diaboliques’ », Liu Peng rejette une telle explication. Selon lui, les religions, qu’il s’agisse du bouddhisme, du christianisme ou de l’islam, adoptent des formes d’organisation diverses. Il n’est donc pas « facile » de convaincre un fidèle d’adhérer à autre organisation que la sienne et, « en temps de paix », une telle démarche « n’a pas de sens ».
Mais, toujours selon Liu Peng, l’essor des « églises domestiques » protestantes n’est qu’une manifestation parmi d’autres des changements que connaît la société chinoise depuis trois décennies. Il évoque le problème du manque de rigueur dans la gestion financière de certains temples, la profusion de nouveaux groupes qui se fédèrent autour de croyances non reconnues par les autorités, voire même l’implication de groupes religieux dans des activités illégales. Face à ces évolutions protéiformes, « une nouvelle architecture légale est nécessaire, afin que toutes les organisations religieuses puissent rivaliser librement – à la manière de ce qui se produit dans une économie de marché –, le gouvernement n’intervenant que lorsque quelqu’un cherche à agir de manière contraire à la loi ».
La Constitution de la République populaire stipule que les citoyens « jouissent de la liberté de croyance religieuse (et que) l’Etat protège les activités religieuses normales ». Selon Liu Peng, il existe aujourd’hui un consensus parmi les juristes chinois pour dire que l’expression « activités religieuses normales » ne doit pas être interprétée comme l’autorisation donnée à l’Etat d’agir à la manière d’un tribunal religieux, disant quelles sont les activités religieuses permises. « Les pratiques religieuses diffèrent trop entre elles pour que le gouvernement puisse fonder son jugement sur un critère spécifique », analyse Liu Peng.
En réalité, le mot « normal » devrait être remplacé par « légal », seule réalité qu’il appartienne à l’Etat de définir. De manière très pragmatique, Liu Peng suggère de repousser à plus tard cette correction sémantique, mais il plaide pour le vote d’une loi-cadre sur la religion. En 2004, le Conseil d’Etat, c’est-à-dire l’exécutif, a promulgué des « Règlements relatifs aux affaires religieuses ». Désormais, c’est à l’Assemblée nationale populaire de se prononcer afin de voter un texte conforme à l’Etat de droit qui clarifierait les relations entre, d’une part, les organisations religieuses et, d’autre part, l’Etat. A la manière dont les réformes ont été mises en place en Chine, Liu Peng suggère de lancer des projets expérimentaux dans cinq ou six régions, qui pourraient ensuite être étendus à l’ensemble du pays.
Selon le journaliste du China Daily, bien que le gouvernement n’ait pas réagi aux pistes de recherche avancées par Liu Peng, ce dernier se montre « optimiste ». L’équipe au pouvoir fait preuve de plus d’ouverture d’esprit qu’auparavant et « à tout le moins, personne ne m’a demandé de me taire. Ils doivent savoir que je cherche simplement à aider le gouvernement à identifier et à résoudre ses problèmes », conclut le chercheur.
(1) Le confucianisme, considéré davantage comme une doctrine morale, sociale et politique, n'est pas reconnu officiellement comme religion par le gouvernement chinois.
(2) Dans le texte anglais de l’article du China Daily, Liu Peng utilise le terme « patriotic sects » que nous avons choisi de rendre par « organes patriotiques ». Le mot sect en anglais ne renvoie pas à l’acception, négativement connotée, de secte en français et il paraît clair que Liu Peng fait ici référence aux associations, du type Association patriotique des catholiques chinois ou Mouvement des trois autonomies, mises en place dans les années 1950 par le régime communiste.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2009)
Agé de 58 ans, Liu Peng a travaillé dans les années 1980 au Département de Travail du Front uni du Comité central du Parti communiste chinois, où il a contribué à la rédaction de nombreux documents relatifs à la politique du régime, notamment dans le domaine religieux. Ces dernières années, il a entamé avec succès une carrière d’entrepreneur privé, sans pour autant abandonner ses activités de chercheur et d’enseignant. A la jonction du monde des affaires et de l’université, il a fondé, en 1999, un « Institut universel pour les sciences sociales », structure à but non lucratif dont les recherches sont financées par les profits tirés de ses affaires.
Selon Liu Peng, le moment est favorable en Chine pour que les religions, quelles qu’elles soient, se voient désormais garanties, sur une base non discriminatoire, une existence légale. Une telle évolution est nécessaire, argumente le chercheur, car, dans le schéma actuel, les fonctionnaires, qui doivent s’appuyer sur un arsenal juridique peu adapté, se retrouvent à devoir gérer à la fois des groupes religieux dûment enregistrés (au titre des cinq religions reconnues officiellement par le système, à savoir le bouddhisme, le taoïsme, l’islam, le catholicisme et le protestantisme (1)) et des groupes religieux qui sont chaque jour plus nombreux à s’épanouir en-dehors de toute structure officielle. Appelant à lui le legs laissé par Deng Xiaoping (« rechercher la vérité à partir des faits »), Liu Peng explique: « Nous devons admettre que ce type de système administratif peut être amplement amélioré. »
Il poursuit en expliquant que, si en bonne orthodoxie marxiste, l’Etat n’a pas à entretenir de rapports avec les religions, l’ironie de la situation en Chine est que l’administration s’est vu amenée à rédiger des règlements concernant les finances, les activités, la formation des différents groupes religieux, voire à les gérer directement pour mieux les inclure dans le plan de développement national. « Les croyants ont été encouragés à adhérer à des organes patriotiques contrôlés par le gouvernement » (2). Or, après trente années de réformes, la Chine « a changé », déclare encore Liu Peng. Il poursuit en expliquant que, depuis 2007, il a investi « des sommes substantielles », tirées de ses affaires, afin de mener des études sur des communautés religieuses à travers seize provinces du pays; s’il est trop tôt pour tirer des conclusions de ces études, il ressort que les chrétiens protestants qui pratiquent leur foi dans des « églises domestiques » – c’est-à-dire des lieux de culte non enregistrés auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies –, sont au nombre de 50 millions. Si des universitaires chinois ont attribué le considérable essor des communautés protestantes à des « forces occidentales animées de desseins ‘diaboliques’ », Liu Peng rejette une telle explication. Selon lui, les religions, qu’il s’agisse du bouddhisme, du christianisme ou de l’islam, adoptent des formes d’organisation diverses. Il n’est donc pas « facile » de convaincre un fidèle d’adhérer à autre organisation que la sienne et, « en temps de paix », une telle démarche « n’a pas de sens ».
Mais, toujours selon Liu Peng, l’essor des « églises domestiques » protestantes n’est qu’une manifestation parmi d’autres des changements que connaît la société chinoise depuis trois décennies. Il évoque le problème du manque de rigueur dans la gestion financière de certains temples, la profusion de nouveaux groupes qui se fédèrent autour de croyances non reconnues par les autorités, voire même l’implication de groupes religieux dans des activités illégales. Face à ces évolutions protéiformes, « une nouvelle architecture légale est nécessaire, afin que toutes les organisations religieuses puissent rivaliser librement – à la manière de ce qui se produit dans une économie de marché –, le gouvernement n’intervenant que lorsque quelqu’un cherche à agir de manière contraire à la loi ».
La Constitution de la République populaire stipule que les citoyens « jouissent de la liberté de croyance religieuse (et que) l’Etat protège les activités religieuses normales ». Selon Liu Peng, il existe aujourd’hui un consensus parmi les juristes chinois pour dire que l’expression « activités religieuses normales » ne doit pas être interprétée comme l’autorisation donnée à l’Etat d’agir à la manière d’un tribunal religieux, disant quelles sont les activités religieuses permises. « Les pratiques religieuses diffèrent trop entre elles pour que le gouvernement puisse fonder son jugement sur un critère spécifique », analyse Liu Peng.
En réalité, le mot « normal » devrait être remplacé par « légal », seule réalité qu’il appartienne à l’Etat de définir. De manière très pragmatique, Liu Peng suggère de repousser à plus tard cette correction sémantique, mais il plaide pour le vote d’une loi-cadre sur la religion. En 2004, le Conseil d’Etat, c’est-à-dire l’exécutif, a promulgué des « Règlements relatifs aux affaires religieuses ». Désormais, c’est à l’Assemblée nationale populaire de se prononcer afin de voter un texte conforme à l’Etat de droit qui clarifierait les relations entre, d’une part, les organisations religieuses et, d’autre part, l’Etat. A la manière dont les réformes ont été mises en place en Chine, Liu Peng suggère de lancer des projets expérimentaux dans cinq ou six régions, qui pourraient ensuite être étendus à l’ensemble du pays.
Selon le journaliste du China Daily, bien que le gouvernement n’ait pas réagi aux pistes de recherche avancées par Liu Peng, ce dernier se montre « optimiste ». L’équipe au pouvoir fait preuve de plus d’ouverture d’esprit qu’auparavant et « à tout le moins, personne ne m’a demandé de me taire. Ils doivent savoir que je cherche simplement à aider le gouvernement à identifier et à résoudre ses problèmes », conclut le chercheur.
(1) Le confucianisme, considéré davantage comme une doctrine morale, sociale et politique, n'est pas reconnu officiellement comme religion par le gouvernement chinois.
(2) Dans le texte anglais de l’article du China Daily, Liu Peng utilise le terme « patriotic sects » que nous avons choisi de rendre par « organes patriotiques ». Le mot sect en anglais ne renvoie pas à l’acception, négativement connotée, de secte en français et il paraît clair que Liu Peng fait ici référence aux associations, du type Association patriotique des catholiques chinois ou Mouvement des trois autonomies, mises en place dans les années 1950 par le régime communiste.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2009)
Wietnam: oczekiwania i nadzieje Kościoła przed wizytą prezydenta u Papieża (Ba Lan)
Info.Wiara.Pl
18:00 10/12/2009
Uważa się, że sytuacja katolickiej wspólnoty w Wietnamie, liczącej w tym kraju przynajmniej 6,5 proc., uległa pewnej poprawie, chociaż nadal nie ma tam pełnej wolności religijnej. Ks. Theodore Mascarenhas, członek Papieskiej Rady Kultury dokonuje przeglądu sytuacji w rozmowie z AsiaNews.
Wiadomość, że Prezydent Wietnamu, Nguyen Minh Triet, zostanie przyjęty na audiencji przez Papieża Benedykta XVI w dniu 11 grudnia br., natychmiast wznowiło przypuszczenia o możliwym ogłoszeniu nawiązania stosunków dyplomatycznych, albo o zaproszeniu Benedykta XVI do odwiedzenia Wietnamu. Wiadomość została ogłoszona w Hanoi przez rzecznika Ministerstwa Spraw Zagranicznych, Nguyen Phuong Nga, który mówił o „środkach umacniających wzajemne relacje”, co może znaczyć wszystko i nic.
Wizyta wietnamskiego Prezydenta następuje niemal w trzecią rocznicę po tej, którą 5 stycznia 2007 r. złożył w Watykanie wietnamski premier, Nguyen Tan Dung, pierwszy tak wysoki przedstawiciel władzy, którego przyjął Papież. Następnie rzecznik mówił o „nowych i ważnych krokach na rzecz normalizacji dwustronnych stosunków”.
Trzeba jednak pamiętać, że Triet udaje się do Watykanu w szczególnym dla Kościoła w Wietnamie momencie. Od 24 listopada br. Kościół świętuje Rok Jubileuszowy, 350 lat ewangelizacji i 50 lat od ustanowienia Konferencji Episkopatu Wietnamu. Jest to rok, w którym katolicy mają nadzieję spotkać się z Papieżem na ziemi wietnamskiej.
W ostatnich latach warunki działania Kościoła uległy pewnej poprawie. Nadal jednak nie cieszy się on pełną wolnością religijną, co jest widoczne w licznych przeszkodach, które rząd komunistyczny wciąż stawia katolikom, zaczynając od ingerowania w nominacje biskupie do święcenia kapłanów i pracy duszpasterskiej. Mimo to Kościół rozwija się zarówno w swoich społeczno-wychowawczej działalności jak w głoszeniu wiary wśród niekatolików.
„Kościół w Wietnamie rozwija się dynamicznie. Mimo faktu, że chrześcijanie nie mają tej wolności religijnej, którą powinni mieć, i mimo zmagania się z trudnościami, Kościół przeżywa rozkwit. Relacje między Kościołem a komunistycznymi władzami Wietnamu nigdy nie były łatwe. Można jednak odnotować wysiłki współdziałania na szczeblu lokalnym, a nawet na narodowym – powiedział ks. Mascarenhas. – W tym kraju, w którym «Bóg płacze», Kościół rozwinął się prężnie, nie tylko w dziedzinie społeczno-edukacyjnych inicjatyw, ale również w obszarze swego własnego rozwoju. W ciągu ostatnich siedmiu lat liczebność katolików wzrosła o 15,73 proc. (przyrost naturalny narodu wynosi 14,59%). Oznacza to pewien wzrost w porównaniu z przyrostem naturalnym w kraju, katolicy pozostają mniejszością, która stanowi w przybliżeniu 6,5% całej populacji”.
„Dzieło ewangelizacji wśród grup etnicznych w Wietnamie, żyjących w górzystych terenach, jest bardzo obiecujące. Po osiemdziesięciu latach ewangelizacji wśród tych grup liczba chrześcijan wzrosła w sposób znaczący. Jest to zasługa misjonarzy, którzy najpierw oddali się nauce dialektów górali i zapoznali się z tradycjami i zwyczajami tych ludzi. Dzisiaj wszystkie księgi Nowego Testamentu i w dużej części Starego Testamentu są już przetłumaczone na języki miejscowe. W działalności misjonarskiej szczególnie duże znaczenie ma praca wśród trędowatych i ofiarność na rzecz edukacji”.
„Kościół wielce cierpiał w Wietnamie od początków ewangelizacji w szesnastym wieku. W 1625 r. rozpoczęło się pierwsze prześladowanie katolików, a w 1630 r. Franciszek, dworzanin króla Wietnamu został ścięty i został pierwszym wietnamskim męczennikiem. W 1633 r. został wypędzony ostatni jezuita.
W 1975 r. po inwazji komunistycznej Północy na Południe Wietnam został zjednoczony. Nowicjaty i seminaria duchowne zostały siłą zamknięte, katolickie szkoły znacjonalizowano, biskup koadiutor Sajgonu, ks. Franciszek Nguyen Van Thuan, (późniejszy kardynał i prefekt Papieskiej Rady ds. Sprawiedliwości i Pokoju), został uwięziony, delegat apostolski został wypędzony a nowe nominacje biskupów były utrudniane przez ingerencje władz komunistycznych. Kontakty między Stolicą Apostolską a biskupami stały się bardo utrudnione, setki księży uwięziono, a ponad pięciuset opuściło kraj”.
W tej atmosferze strachu rząd stworzył Stowarzyszenie Patriotyczne na wzór chiński. „Stworzono je w marcu 1955 r. jako Komitet Porozumiewawczy dla patriotycznych i pokój miłujących katolików. Ale kiedy w grudniu 1976 r. podczas pewnej uroczystości pominięto modlitwę za papieża, Stolica Apostolska opublikowała list, w którym pouczono księży członków Komitetu, że powinni zrezygnować”. Kiedy rząd przekonał się, że ta inicjatywa nie powiodła się, rozpoczął politykę represji przeciw księżom i wiernym oraz konfiskowania własności kościelnej”. Po kilku zmianach organizacyjnych Stowarzyszenie Patriotyczne wciąż istnieje, „ale nie ma żadnego znaczącego wpływu”.
„Sprawy zaczęły przybierać lepszy obrót w latach osiemdziesiątych. W 1980 r. odbyło się pierwsze zebranie plenarne Konferencji Episkopatu Wietnamu. Potrzebna było pozwolenie władz rządowych, które dokładnie przeegzaminowały program spotkania, a nawet listy duszpasterskie biskupów były „poprawione” przez władze. W tym samym roku dwie grupy biskupów mogły odbyć swą wizytę „ad Limina” w Rzymie (17 czerwca i 9 września). W roku 1990 r. po raz pierwszy do Wietnamu mogła przybyć delegacja Stolicy Apostolskiej pod kierunkiem kardynała Rogera Etchegaray. Po niej nastąpiło 15 takich wizyt, ostatnia miała miejsce od 16 do 21 lutego 2009 r. W roku 1995 zastępca premiera ostatecznie publicznie uznał wielki wkład o. Aleksandra de Rhodes w edukację w Wietnamie.
Ks. Mascarenhas zaznacza „uczestnictwo we Mszy jest rzeczywiście wyjątkowe, frekwencja jest bardzo wysoka i to nie tylko w niedziele, ale każdego dnia. W obszarach wiejskich liczba powołań rośnie, mniej jest powołań w miastach. Odczuwa się brak wychowawców. Zakonnicy wykazują wielkie pragnienie odnowy i studiów biblijnych. Istnieją różnice mentalne między Północą i Południem. Północ wydaje się nie być całkowicie otwarta na ducha Soboru Watykańskiego II. Południe wykazuje więcej otwartości do dialogu. „Szczególnie trzeba odnotować działalność Kościoła w dziedzinie kultury, tłumaczenie dokumentów i książek, jako część duszpasterskiego podejścia do kultury. Prace Katolickiego Centrum Kultury mają wielką wagę, a szczególnie plany stworzenia wielkiej struktury tego centrum w Ho Chi Minh City”.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/393097.Wietnam-Przed-wizyta-prezydenta-u-Papieza)
Wiadomość, że Prezydent Wietnamu, Nguyen Minh Triet, zostanie przyjęty na audiencji przez Papieża Benedykta XVI w dniu 11 grudnia br., natychmiast wznowiło przypuszczenia o możliwym ogłoszeniu nawiązania stosunków dyplomatycznych, albo o zaproszeniu Benedykta XVI do odwiedzenia Wietnamu. Wiadomość została ogłoszona w Hanoi przez rzecznika Ministerstwa Spraw Zagranicznych, Nguyen Phuong Nga, który mówił o „środkach umacniających wzajemne relacje”, co może znaczyć wszystko i nic.
Wizyta wietnamskiego Prezydenta następuje niemal w trzecią rocznicę po tej, którą 5 stycznia 2007 r. złożył w Watykanie wietnamski premier, Nguyen Tan Dung, pierwszy tak wysoki przedstawiciel władzy, którego przyjął Papież. Następnie rzecznik mówił o „nowych i ważnych krokach na rzecz normalizacji dwustronnych stosunków”.
Trzeba jednak pamiętać, że Triet udaje się do Watykanu w szczególnym dla Kościoła w Wietnamie momencie. Od 24 listopada br. Kościół świętuje Rok Jubileuszowy, 350 lat ewangelizacji i 50 lat od ustanowienia Konferencji Episkopatu Wietnamu. Jest to rok, w którym katolicy mają nadzieję spotkać się z Papieżem na ziemi wietnamskiej.
W ostatnich latach warunki działania Kościoła uległy pewnej poprawie. Nadal jednak nie cieszy się on pełną wolnością religijną, co jest widoczne w licznych przeszkodach, które rząd komunistyczny wciąż stawia katolikom, zaczynając od ingerowania w nominacje biskupie do święcenia kapłanów i pracy duszpasterskiej. Mimo to Kościół rozwija się zarówno w swoich społeczno-wychowawczej działalności jak w głoszeniu wiary wśród niekatolików.
„Kościół w Wietnamie rozwija się dynamicznie. Mimo faktu, że chrześcijanie nie mają tej wolności religijnej, którą powinni mieć, i mimo zmagania się z trudnościami, Kościół przeżywa rozkwit. Relacje między Kościołem a komunistycznymi władzami Wietnamu nigdy nie były łatwe. Można jednak odnotować wysiłki współdziałania na szczeblu lokalnym, a nawet na narodowym – powiedział ks. Mascarenhas. – W tym kraju, w którym «Bóg płacze», Kościół rozwinął się prężnie, nie tylko w dziedzinie społeczno-edukacyjnych inicjatyw, ale również w obszarze swego własnego rozwoju. W ciągu ostatnich siedmiu lat liczebność katolików wzrosła o 15,73 proc. (przyrost naturalny narodu wynosi 14,59%). Oznacza to pewien wzrost w porównaniu z przyrostem naturalnym w kraju, katolicy pozostają mniejszością, która stanowi w przybliżeniu 6,5% całej populacji”.
„Dzieło ewangelizacji wśród grup etnicznych w Wietnamie, żyjących w górzystych terenach, jest bardzo obiecujące. Po osiemdziesięciu latach ewangelizacji wśród tych grup liczba chrześcijan wzrosła w sposób znaczący. Jest to zasługa misjonarzy, którzy najpierw oddali się nauce dialektów górali i zapoznali się z tradycjami i zwyczajami tych ludzi. Dzisiaj wszystkie księgi Nowego Testamentu i w dużej części Starego Testamentu są już przetłumaczone na języki miejscowe. W działalności misjonarskiej szczególnie duże znaczenie ma praca wśród trędowatych i ofiarność na rzecz edukacji”.
„Kościół wielce cierpiał w Wietnamie od początków ewangelizacji w szesnastym wieku. W 1625 r. rozpoczęło się pierwsze prześladowanie katolików, a w 1630 r. Franciszek, dworzanin króla Wietnamu został ścięty i został pierwszym wietnamskim męczennikiem. W 1633 r. został wypędzony ostatni jezuita.
W 1975 r. po inwazji komunistycznej Północy na Południe Wietnam został zjednoczony. Nowicjaty i seminaria duchowne zostały siłą zamknięte, katolickie szkoły znacjonalizowano, biskup koadiutor Sajgonu, ks. Franciszek Nguyen Van Thuan, (późniejszy kardynał i prefekt Papieskiej Rady ds. Sprawiedliwości i Pokoju), został uwięziony, delegat apostolski został wypędzony a nowe nominacje biskupów były utrudniane przez ingerencje władz komunistycznych. Kontakty między Stolicą Apostolską a biskupami stały się bardo utrudnione, setki księży uwięziono, a ponad pięciuset opuściło kraj”.
W tej atmosferze strachu rząd stworzył Stowarzyszenie Patriotyczne na wzór chiński. „Stworzono je w marcu 1955 r. jako Komitet Porozumiewawczy dla patriotycznych i pokój miłujących katolików. Ale kiedy w grudniu 1976 r. podczas pewnej uroczystości pominięto modlitwę za papieża, Stolica Apostolska opublikowała list, w którym pouczono księży członków Komitetu, że powinni zrezygnować”. Kiedy rząd przekonał się, że ta inicjatywa nie powiodła się, rozpoczął politykę represji przeciw księżom i wiernym oraz konfiskowania własności kościelnej”. Po kilku zmianach organizacyjnych Stowarzyszenie Patriotyczne wciąż istnieje, „ale nie ma żadnego znaczącego wpływu”.
„Sprawy zaczęły przybierać lepszy obrót w latach osiemdziesiątych. W 1980 r. odbyło się pierwsze zebranie plenarne Konferencji Episkopatu Wietnamu. Potrzebna było pozwolenie władz rządowych, które dokładnie przeegzaminowały program spotkania, a nawet listy duszpasterskie biskupów były „poprawione” przez władze. W tym samym roku dwie grupy biskupów mogły odbyć swą wizytę „ad Limina” w Rzymie (17 czerwca i 9 września). W roku 1990 r. po raz pierwszy do Wietnamu mogła przybyć delegacja Stolicy Apostolskiej pod kierunkiem kardynała Rogera Etchegaray. Po niej nastąpiło 15 takich wizyt, ostatnia miała miejsce od 16 do 21 lutego 2009 r. W roku 1995 zastępca premiera ostatecznie publicznie uznał wielki wkład o. Aleksandra de Rhodes w edukację w Wietnamie.
Ks. Mascarenhas zaznacza „uczestnictwo we Mszy jest rzeczywiście wyjątkowe, frekwencja jest bardzo wysoka i to nie tylko w niedziele, ale każdego dnia. W obszarach wiejskich liczba powołań rośnie, mniej jest powołań w miastach. Odczuwa się brak wychowawców. Zakonnicy wykazują wielkie pragnienie odnowy i studiów biblijnych. Istnieją różnice mentalne między Północą i Południem. Północ wydaje się nie być całkowicie otwarta na ducha Soboru Watykańskiego II. Południe wykazuje więcej otwartości do dialogu. „Szczególnie trzeba odnotować działalność Kościoła w dziedzinie kultury, tłumaczenie dokumentów i książek, jako część duszpasterskiego podejścia do kultury. Prace Katolickiego Centrum Kultury mają wielką wagę, a szczególnie plany stworzenia wielkiej struktury tego centrum w Ho Chi Minh City”.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/393097.Wietnam-Przed-wizyta-prezydenta-u-Papieza)
Opinion: Vietnam must release religious freedom advocate
By Maran Turner/ San Jose Mercury News
22:24 10/12/2009
Opinion: Vietnam must release religious freedom advocate
The president of Vietnam is at the Vatican today meeting with Pope Benedict XVI. This meeting takes place amid allegations that Catholics are still being persecuted by the Vietnamese government. One issue that is sure to be a sticking point is Vietnam's continued detention of a Catholic priest, who has recently suffered two strokes while in custody.
The Rev. Nguyen Van Ly, 63, has been kept in solitary confinement since his trial on March 30, 2007, where he was convicted of disseminating propaganda against the Vietnamese government. Ly, who has spent more than 16 years in prison since 1977, has been repeatedly punished not for propaganda-spreading, but rather his advocacy to improve religious freedom and respect for human rights.
Ly is a prisoner of conscience, and his health is in jeopardy. In order to ensure he receives consistent medical care and is allowed to spend time with his family, Ly must be released. More importantly, were the Vietnamese government to release Ly on humanitarian grounds, it could help pave the way for improved relations with the Vatican and the Catholic community in Vietnam.
The Catholic priest is among Vietnam's best known imprisoned activists. Though he started out as a religious freedom advocate, Ly quickly concluded that democracy was the only sure way to protect freedom of speech and religion, a belief that led him to cofound Bloc 8406, an organization advocating a multiparty democracy in Vietnam.
During his period of detention in the early 2000s, Ly was regarded as a prisoner of conscience, and his case received international attention and garnered the support of members of the U.S. Congress. After several years of international pressure, Ly was released and was free for two years before being arrested again in 2007.
Today, the priest's case is still a priority for U.S. policymakers. In July, 37 U.S. senators sent a letter to Vietnamese President Nguyen Minh Triet calling his attention to the "serious flaws" in Ly's case and calling upon the president to release Ly. The letter also respectfully requested information on Ly's health and welfare.
Nine days after the senators inquired, Ly suffered his first stroke. His family was not informed until a month and a half later. During this delay, the quality of medical attention he received is not known.
Four months later, on Nov. 14, Ly was found unconscious on the floor of his cell after having collapsed from a second stroke. He has since been held in a hospital in Hanoi, where he is surrounded by at least five guards at all times. As a result of the strokes, Ly is partially paralyzed, and his prognosis is uncertain. Though some family is permitted to visit him in the hospital, fellow priests who have come to pray with him have been turned away.
Debilitated as the strokes have left him, Ly still knows who he is and is aware enough to request that the hospital staff not refer to him as a prisoner. Voicing his objection with only the soft tone he can muster, he says, "I am not a prisoner. I am a prisoner of conscience."
MARAN TURNER is the executive director of Freedom Now and serves as international counsel to Father Nguyen Van Ly. She wrote this article for the Mercury News.
The president of Vietnam is at the Vatican today meeting with Pope Benedict XVI. This meeting takes place amid allegations that Catholics are still being persecuted by the Vietnamese government. One issue that is sure to be a sticking point is Vietnam's continued detention of a Catholic priest, who has recently suffered two strokes while in custody.
The Rev. Nguyen Van Ly, 63, has been kept in solitary confinement since his trial on March 30, 2007, where he was convicted of disseminating propaganda against the Vietnamese government. Ly, who has spent more than 16 years in prison since 1977, has been repeatedly punished not for propaganda-spreading, but rather his advocacy to improve religious freedom and respect for human rights.
Ly is a prisoner of conscience, and his health is in jeopardy. In order to ensure he receives consistent medical care and is allowed to spend time with his family, Ly must be released. More importantly, were the Vietnamese government to release Ly on humanitarian grounds, it could help pave the way for improved relations with the Vatican and the Catholic community in Vietnam.
The Catholic priest is among Vietnam's best known imprisoned activists. Though he started out as a religious freedom advocate, Ly quickly concluded that democracy was the only sure way to protect freedom of speech and religion, a belief that led him to cofound Bloc 8406, an organization advocating a multiparty democracy in Vietnam.
During his period of detention in the early 2000s, Ly was regarded as a prisoner of conscience, and his case received international attention and garnered the support of members of the U.S. Congress. After several years of international pressure, Ly was released and was free for two years before being arrested again in 2007.
Today, the priest's case is still a priority for U.S. policymakers. In July, 37 U.S. senators sent a letter to Vietnamese President Nguyen Minh Triet calling his attention to the "serious flaws" in Ly's case and calling upon the president to release Ly. The letter also respectfully requested information on Ly's health and welfare.
Nine days after the senators inquired, Ly suffered his first stroke. His family was not informed until a month and a half later. During this delay, the quality of medical attention he received is not known.
Four months later, on Nov. 14, Ly was found unconscious on the floor of his cell after having collapsed from a second stroke. He has since been held in a hospital in Hanoi, where he is surrounded by at least five guards at all times. As a result of the strokes, Ly is partially paralyzed, and his prognosis is uncertain. Though some family is permitted to visit him in the hospital, fellow priests who have come to pray with him have been turned away.
Debilitated as the strokes have left him, Ly still knows who he is and is aware enough to request that the hospital staff not refer to him as a prisoner. Voicing his objection with only the soft tone he can muster, he says, "I am not a prisoner. I am a prisoner of conscience."
MARAN TURNER is the executive director of Freedom Now and serves as international counsel to Father Nguyen Van Ly. She wrote this article for the Mercury News.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Tapao giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:13 10/12/2009
PHAN THIẾT - Ngày 8.12.1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên bố Tín điều ‘Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội’ như sau: «Để làm hiển danh Thiên Chúa Ba Ngôi thánh thiện và duy nhất, để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để đề cao đức tin Công Giáo và để phát huy Kitô giáo, với quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô,…: Sự xác tín rằng, ‘Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai trong lòng mẹ, đã nhờ một ơn huệ đặc biệt độc nhất vô nhị của Thiên Chúa Toàn Năng, dựa vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của toàn thể nhân loại, được gìn giữ toàn vẹn khỏi mọi nguy hại của tội nguyên tổ,’ đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế buộc mọi tín hữu phải tin thật như thế.» (Tông thư ‘Ineffabilis Deus’).
Hình ảnh Lễ bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Tapao
Đúng bốn năm sau đó, năm 1858, chính Đức Mẹ đã chứng thực Tín điều trên khi hiện ra với thiếu nữ Bernadette tại Lộ Đức và tự xưng là «Immaculata Conceptio» - Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau cùng, vào năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, Đức Mẹ lại gián tiếp chứng thực Tín điều trên một lần nữa khi Người cho ba trẻ hay là để thế giới được hòa bình, Thiên Chúa muốn cho nhân loại phải tôn kính Trái Tim Vô Nhiễm cua Mẹ.
Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI gọi lễ trọng kính "Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội" là “một trong những lễ đẹp nhất và phổ biến nhất."
Hôm nay ngày 8.12, Giáo hội cử hành một trong những lễ đẹp nhất và phổ biến nhất của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria: đó là Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ Maria không những không phạm tội nào, mà Mẹ còn được gìn giữ khỏi phạm tội nguyên tổ, phần gia tài tội mà toàn thể nhân loại phải mang lấy. Và Mẹ được vô nhiễm nguyên tội, nhờ sứ mạng mà từ muôn thuở Thiên Chúa đã dành cho Mẹ: sứ mạng làm Mẹ của Ðấng cứu chuộc. Tất cả điều này được tích chứa trong sự thật đức tin về việc Mẹ Maria được vô nhiễm nguyên tội. Nền tảng Kinh Thánh của tín điều này được gặp thấy nơi những lời của Sứ Thần ngỏ với thiếu nữ làng Nazareth như sau: "Hãy vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước", -- trong nguyên bản tiếng hy lạp là: Kêcharitomêmê -- là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (TÐ. Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Trinh Nữ Maria, Giáo phận Phan Thiết tổ chức đại lễ Bế Mạc Năm Thánh Đức Mẹ TàPao.
Chiều 7.12, các giới, các đoàn thể trong giáo phận và khách hành hương đã nô nức về bên Mẹ TàPao. Xe đò đậu kín hết các bãi giữ xe và mọi ngõ nghách. Hàng chục ngàn người tay cầm nến sáng hòa vào đoàn rước cung nghi thánh tượng Đức Mẹ từ trên núi tiến về lễ đài. Ánh sáng của rừng nến lung linh xua tan màn đêm đại ngàn. Đêm linh thiêng và huyền diệu. Các tu sĩ nam nữ, các linh mục cùng Đức Giám Mục giáo phận hòa vang cùng cộng đoàn những khúc ca ngợi khen chúc tụng Đức Mẹ.
Đến lễ đài, thánh tượng Mẹ TàPao được cung nghinh lên cao trang trọng. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống xông hương thánh tượng và ngỏ lời với cộng đoàn.
Lời đầu tiên hôm nay, giữa núi rừng Tàpao, xin được gởi đến tất cả quý linh mục, tu sĩ cũng như toàn thể khách hành hương thuộc giáo phận Phan Thiết cũng như khách hành hương đến từ nhiều giáo phận khác lời chào mừng dưới bóng đêm bên cạnh Đức Trinh nữ Maria tại núi rừng Tàpao này.
Chúng ta vừa trải qua một kinh nghiệm rất đặc biệt mà nghi thức cung nghinh Đức Trinh nữ Maria đã nói lên. Đây là một cuộc cung nghinh rất trọng thể và rất sốt sắng với sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần dân Chúa. Xin thưa với cộng đoàn rằng đây không phải là một hình thức độc lập mà chính là thành phần của Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Nếu như khởi đầu Năm Thánh, mỗi người chúng ta được mời gọi để tìm đến mái trường Đức Maria, học nơi Mẹ, học với Mẹ những nhân đức cột trụ trong đời sống: đức Tin, đức Cậy, đức Mến, thì buổi cung nghinh mà chúng ta quen gọi là cuộc rước kiệu, kiệu Đức Trinh nữ Maria tối nay đã nói lên trọn vẹn. Như chúng tôi thưa, đây là thành phần của Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao nhưng tự thân, cuộc cung nghinh này cũng là cuộc cung nghinh đem lại những ý nghĩa đầy đủ của một cuộc hành hương nơi trung tâm Thánh Mẫu. Nếu như mỗi cuộc hành hương, trước hết có ý nghĩa Cánh Chung, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta được mời gọi về một địa điểm quy tụ dưới chân Đức Trinh Nữ Maria tại núi rừng Tàpao đây để một mặt biểu lộ lòng tin của tín hữu cách riêng, được diễn tả qua việc sám hối canh tân đời sống, thì ở đây đã thoát tỏa lên ý nghĩa cánh chung. Đời người luôn luôn là những bước hành trình, trên nhịp bước hành trình ấy có những quyết tâm đổi mới: hai bước đi làm nên, triển hành của một hành trình, bước đi nhìn lại quá khứ để sám hối, bước đi hướng đến tương lai để đổi đời. Hai bước đi ấy cộng lại làm nên ý nghĩa cánh chung của bất cứ cuộc hành hương nào, cũng như cuộc rước kiệu chúng ta cử hành đêm nay. Chưa hết, thưa cộng đoàn, mỗi một cuộc hành hương, mỗi một cuộc rước kiệu cũng còn mang trong mình ý nghĩa của văn hóa. Ở đây, mỗi người được mời gọi tham gia vào cuộc lễ hội. Lễ hội ở đây tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria nhưng cũng là lễ hội chan hòa. Trên đường kiệu chắc là quý Ông bà anh chị em cũng đã ghi nhận những hình ảnh chan hòa ánh sáng của hoa đăng: nến cầm trên tay, đèn thắp trên xe hoa và đèn còn thắp dài dài trên đường kiệu chúng ta đi, đó là màu sắc của lễ hội. Chính ý nghĩa lễ hội ấy cũng làm nên bầu khí đặc biệt của cuộc gặp mặt đêm nay. Và cũng chưa hết nữa, mỗi một cuộc hành hương, mỗi một cuộc rước kiệu còn là biểu tỏ tình hiệp thông, hiệp thông với dân cư tại địa phương, miền cao của núi rừng. Những ngày 13 mỗi tháng chúng ta đến đây cánh đồng trước mặt còn ngập nước. Nhưng hôm nay khô ráo. Ngồi trên cỏ chúng ta nghe thấy mùi đất. Ngồi trên cỏ chúng ta nghe thấy hương vị của địa phương này và đó chính là tình hiệp thông biểu lộ những bàn tay nắm lấy bàn tay, nối lấy nhau trong cuộc cung nghinh vừa qua.
Vâng, đó là hai ý nghĩa, tôi mạo muội nêu lên. Ý nghĩa biểu tỏ của đức Tin, mỗi một cuộc hành hương là diễn tả ý nghĩa Cánh Chung. Ý nghĩa biểu tỏ của văn hóa mang tính lễ hội. Tất cả mọi người gặp lại nhau trong một tình mến dành cho Đức Trinh nữ Maria. Như vậy, kết thúc cuộc rước không là một kết thúc đúng nghĩa mà chính là lúc mở ra cho mỗi người một niềm vui, chính trong sự mở ra ấy ta gặp thấy chủ đề của cuộc gặp mặt đêm nay: Cùng Mẹ ra khơi, cùng Mẹ lên đường. Giờ này, kính mời cộng đoàn chúng ta cùng hiệp ý để kết nối hoa lòng dâng kính Đức Trinh nữ Maria như chúng ta đã quen làm trong nội tâm của mỗi người nhưng cũng cần biểu tỏ ra để người này trao cho người kia như là một món quà tinh thần nhân dịp khép lại Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Vâng, xin kính chào và xin kính mời cộng đoàn chúng ta cùng hiệp ý tham dự.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết với nhiều tiết mục đặc sắc tiến hoa dâng kính Mẹ. Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Phận góp những khúc ca điệu múa tán tụng ngợi khen Đức Mẹ.
Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, công bố “Giải Thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ TÀPAO lần I”.
Suốt một năm qua, Giáo phận Phan Thiết đã tưng bừng sống như Lễ hội Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm (1959/08-12/2009) ngày Khánh thành và Làm phép Lễ đài Đức Mẹ tại núi Tà Pao nầy qua những chuyến hành hương tại các Giáo hạt, và tại chính Trung tâm Hành hương nầy, nhằm qua Mẹ và với Mẹ con người bắt lại được những nhịp cầu tương quan giữa con người với chính Thiên Chúa, giữa con người với nhau và giữa mỗi người với chính bản thân mình. Đồng thời bên cạnh đó, để giúp tìm hiểu về lịch sử Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, Giáo phận đã cho xuất bản và phát hành cuốn “LƯỢC SỬ TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀ PAO” do Ban Nghiên cứu Lịch sử Giáo phận Phan Thiết biên soạn; và để giúp tìm hiểu về Mái trường dạy sống Tin, Cậy, Mến của Đức Maria, tập sách “DƯỚI MÁI TRƯỜNG ĐỨC MARIA” do Lm. GB. Hoàng Văn Khanh biên soạn cũng đã được ấn hành và phổ biến rộng khắp như một tài liệu học hỏi trong Năm Thánh trên toàn Giáo phận: tài liệu nầy cũng đã được Ban Giáo lý Giáo phận Phan Thiết tóm lược lại và cho xuất bản với tựa đề: “100 câu hỏi về Đức Maria”…
Đặc biệt, để nhằm tạo bầu khí thi đua sôi nổi tìm hiểu và viết về Mẹ, trong Năm Thánh nầy, Giáo phận Phan Thiết đã tổ chức Giải Thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ TàPao dành cho tất cả mọi người kể từ ngày 03-5-2008 đến hết ngày 13-8-2009. Cho đến hết ngày 13-8-2009, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được sự tham gia khá đông đảo của nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước, xin được lược ghi theo thống kê sau:
Ngoài ra, Ban Giáo lý Giáo phận cũng đã phát động Phong trào học hỏi Giáo lý về Đức Maria trong suốt năm qua và được kết thúc với những Kỳ thi Giáo lý sôi nổi, hào hứng tại các Giáo xứ, Giáo hạt và cuối cùng Giáo phận vào ngày Chúa Nhật I Mùa vọng vừa qua (tức ngày 29-11-2009) tại Hội trường Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết.
Nghi thức trao các Giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa và Giáo lý tối hôm nay được tổ chức chính là để biểu dương và tôn vinh tinh thần thi đua học tập và sáng tác về Đức Maria của tất cả anh chị em trong suốt năm qua. Vì thế, thay mặt Ban Tổ chức, tôi long trọng tuyên bố khai mạc Đêm trao giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa và Giáo lý nầy.
Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Giuse Bùi Ngọc Báu và Cha GB Trần Văn Thuyết lần lượt trao giải thưởng cho các thành viên đạt giải.
Giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ Tàpao lần I được tổ chức từ ngày 03-5-2008 đến hết ngày 13-8-2009, đã nhận được sự tham gia đông đảo của quý vị tác giả ở các Giáo phận, trong cũng như ngoài nước. Ban giám khảo gồm các thi sĩ nhạc sĩ tên tuổi.
A. Bộ môn Thơ và Văn:
A.1- Sơ Tuyển:
1. Linh mục Thi sĩ Trăng Thập Tự
2. Nhà thơ Công giáo Trần Vạn Giã
3. Nhà thơ Nguyễn Văn Tường
4. Nhà báo Nguyễn Thanh Xuân
A.2- Chung Tuyển:
1. Đức Ông Linh mục Thi sĩ Xuân Ly Băng (thơ)
2. Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung (văn)
B. Bộ môn Nhạc:
B.1- Sơ Tuyển:
1. Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy
2. Nhạc sĩ Phanxicô
B.2- Chung Tuyển:
Nhạc sư Linh mục Kim Long
I. DANH SÁCH QUÝ TÁC GIẢ ĐOẠT GIẢI:
II. CÁC GIẢI THƯỞNG:
A. Cho những người đoạt giải:
1. Một số tiền mặt tượng trưng;
2. Một văn bằng chứng nhận đoạt giải của Ban Tổ Chức Giải Thưởng;
3. Một tượng Đức Mẹ Tàpao bằng bột đá như một món quà lưu niệm.
B. Cho tất cả các tác giả có tham gia Giải Thưởng:
Một văn bằng chứng nhận có tham gia Giải Thưởng của Ban Tổ Chức.
Tiếp theo, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận tường trình “Kết quả Hội thi học tập về Đức Mẹ »
Hưởng ứng phong trào thi đua học tập về Đức Mẹ, sau những cuộc thi tổ chức tại các giáo xứ và các Giáo hạt, có bốn Giáo hạt đã tham dự Hội thi của giáo phận ngày 29/11/2009, tại Hội trường Chủng viện Thánh Nicôla: Giáo hạt Đức Tánh, Giáo hạt Hàm Tân, Giáo hạt Hàm Thuận Nam, Giáo hạt Phan Thiết. Kết quả như sau:
Kết quả như sau:
Đêm tôn vinh Đức Mẹ TàPao kết thúc khi trời đã khuya nhưng hàng chục ngàn người vẫn đang còn lưu luyến muốn được hát ca ngợi khen thêm nữa.
Từng đoàn người tiếp tục lên núi cầu nguyện bên Mẹ. Các nhà trọ đã hết chỗ. Từng nhóm trải bạt ngũ trên ruộng mới gặt giữa sương lạnh gió ngàn. Được ngũ dưới chân Đức Mẹ, cho dù trời rất lạnh, gió rất buốt, mọi người vẫn cảm nhận niềm hạnh phúc của chuyến hành hương về bên Mẹ.
Sáng 8.12, khách hành hương thêm đông, ai cũng nao nức về bên Mẹ TàPao dự ngày lễ bế mạc Năm Thánh. Ánh nắng ban mai xua tan giá rét. Mặt trời lên rực rỡ trên đỉnh núi. Khung cảnh tuyệt đẹp của một ngày mới.
Đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng 80 linh mục hiệp dâng thánh lễ. Đông đảo chủng sinh tu sĩ và hàng chục ngàn người sốt mến hiệp thông thánh lễ tạ ơn.
Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ. Ngài suy niệm Tin Mừng Truyền Tin cho Đức Maria.
Trang Tin Mừng chọn đọc trong thánh lễ hôm nay là hoạt cảnh Truyền Tin (TT), rất quen thuộc với tín hữu thường xuyên đọc kinh Mân Côi, cách riêng kinh Kính mừng. Nhưng việc Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (VNNT) đâu có liên quan gì đến việc Truyền Tin mà phải chọn đọc hoạt cảnh ấy. Hay là việc ĐMVNNT không được Phúc Âm nào tường thuật nên phải mượn hoạt cảnh Truyền Tin để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa”? Thưa không phải vậy. Hoạt cảnh TT dẫu không có mối liên quan trực tiếp với Lễ VNNT, nhưng qua lời chào mở đầu của thiên thần Gabriel và qua lời thưa kết thúc của Đức Maria, người ta gặp được những yếu tố nền tảng, từ đó xây dựng tín điều VNNT và cũng từ đó hình thành niềm vui của phụng vụ thánh lễ hôm nay. Những yếu tố nào?
1. Danh xưng “đầy ơn phúc” trong lời sứ thần chào Đức Mẹ.
Từ thuở tạo thiên lập địa đến buổi TT, chưa hề có ai được xưng hô là người đầy ơn phúc. Chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng là chủ kho tàng ơn sủng mới tự mình có đầy tràn ơn phúc thôi, còn loài thụ tạo được hưởng nhờ ơn mưa móc cũng phỉ chí toại lòng lắm rồi. Thế mà bỗng dưng một thiếu nữ Sion lại được thiên thần chào là “đầy ơn phúc”. Thật lạ lùng. Chính Đức Maria nghe lời chào ấy còn bối rối cơ mà. Nhưng tiếng “đầy ơn phúc” cần được diễn tả nôm na hơn nữa, mới có thể lột tả được ý nghĩa chính yếu.
Chắc anh chị em đã tiếp cận ít nhiều với hình ảnh nổi 3 chiều của kỹ thuật số hiện đại, gọi là kỹ thuật 3D. Tiếng “đầy ơn phúc” cũng có thể được diễn tả theo kỹ thuật 3D. “Đầy ơn phúc” thực ra là phân từ quá khứ của một động từ, nghĩa đầy đủ là “đã được ban đầy ơn sủng”. Có 3 chữ Đ: “đã, được, đầy”. “Đã”: Ơn phúc Đức Maria đạt được là một tiến trình đã khởi đầu trong quá khứ và còn được kéo dài mãi trong suốt cuộc đời Mẹ. “Được”: Ơn phúc Đức Maria có được không phải là do tự Mẹ, theo kiểu vốn tự có, mà là do nhận được từ tình thương Chúa. “Đầy”: Ơn phúc Đức Maria nhận được là một tình trạng trọn vẹn, tràn đầy, không có trường hợp thứ hai trong loài thụ tạo.
Nhìn lời chào “đầy ơn phúc” theo kỹ thuật 3D là “đã được ban đầy ơn sủng”, ta mới thấy mối liên quan khít khao với đặc ân VNNT, vốn là một ơn sủng Chúa ban để chuẩn bị Đức Maria cho thiên chức làm mẹ Đấng Cứu Thế. Dầu Mẹ đã được Chúa Cha ưu ái tuyển chọn dành riêng ngay từ lúc khởi đầu hiện hữu; nhưng là thụ tạo, Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu như mọi người, có điều là người ta cần ơn thánh chữa trị (bí tích rửa tội) vì đã vướng mắc tội truyền, còn Mẹ hưởng ơn thánh phòng ngừa (đã được ban đầy ơn phúc) nên được giữ gìn khỏi vướng mắc; và Mẹ được Chúa Thánh Thần che bóng, biến đời Mẹ nên cung điện thánh thiện xứng hợp cho Thiên Chúa ngự trị. Như vậy, nơi lời chào “đầy ơn phúc” của thiên thần, ta gặp thấy Đức Maria sáng lên với vị trí ưu tuyển được hưởng đầy tràn mọi ơn, trong đó VNNT là đặc ân một ở phút khởi đầu cuộc đời Mẹ.
2. Tiếng “Xin Vâng” trong lời Đức Mẹ đáp lại sứ thần.
Không chỉ là thụ tạo ưu tuyển ung dung hưởng hồng ân Chúa, Mẹ còn là phần tử ưu tú của gia đình nhân loại biết tích cực đáp lại hồng ân và làm phát triển hồng ân ấy để phục vụ ơn cứu chuộc nhân loại. Ơn VNNT không chỉ là đặc ân dành riêng cho cá nhân Đức Maria, nhưng còn là ân sủng nhắm tới chương trình cứu rỗi toàn thể nhân loại. Đặc ân ấy dầu gọi là “vô nhiễm” nhưng không chỉ có khía cạnh tiêu cực khép kín, được giữ gìn khỏi tội tổ tông, kiểu đài các con gái nhà giầu lúc nào cũng phải kín cổng cao tường sợ nắng gió mưa sương, nhưng còn mang khía cạnh tích cực là được chuẩn bị để có thể mở lòng đón nhận tình yêu của Chúa, để có thể sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa một cách quảng đại, và để có thể hợp tác với ơn thánh mà không chút cò kè so đo tính toán.
Như thế, VNNT từ phía Thiên Chúa là hồng ân dành riêng cho người được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, và Đức Maria đã lọt vào mắt xanh Thiên Chúa, được giữ gìn trong tình trạng thánh đức ngay từ khi bắt đầu hiện diện trong đời. Nhưng VNNT từ phía Đức Mẹ lại là một nỗ lực đầu tư hợp tác cả đời, để vốn liếng hồng ân kia được triển nở sinh lời trăm muôn cho đời mình đã đành, và còn cho đời con đời cháu trong tương lai nữa. Chỉ khi nào công ơn Chúa và công sức con người gặp nhau, thì việc “đầy ơn phúc” kia mới bừng lên mà trở thành công trình mang tên VNNT.
Tất cả được thể hiện qua lời đáp “xin vâng”. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời. Một lần thưa lên là ngàn lần răm rắp thực thi khít khao không sai chạy, dù trên đỉnh vinh quang hay dưới vực đau thương quay quắt. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác. Chả thế mà sau này GLCG đã không ngần ngại diễn tả đặc ân VNNT một cách tích cực hơn: vì Mẹ toàn thánh nên nơi Mẹ không thể gặp bất cứ tì vết nào, kể cả tì vết của NT.
3. Theo Mẹ và cậy nhờ Mẹ, con đi
Lễ VNNT hôm nay trình bày cho ta rõ nét chân dung của Đức Maria, người đã đón nhận ơn Chúa cách trọn vẹn và phục vụ ơn Chúa cách tròn đầy, không vì lợi riêng mà vì ích chung. Hiểu như thế, bỗng dưng ta thấy gần gũi Đức Mẹ hơn cả bao giờ. Đặc ân VNNT dẫu chỉ một mình Mẹ hưởng nhận, nhưng hiệu quả của đặc ân ấy con cái Mẹ tất cả đều được hưởng nhờ.
Với tiếng “Xin vâng”, Mẹ nêu gương tham gia cộng tác hết tình và hết mình vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, bất kể đời mình sẽ ra sao và bất kể tương lai sẽ như thế nào. Trong Năm thánh Đức Mẹ Tàpao, ta đã đến học dưới mái trường Đức Maria về lòng tin cậy mến, thiết nghĩ đó cũng là cách thiết yếu và thiết thực mô phỏng tiếng Fiat của Mẹ hôm nay trong đời mỗi người.
Với lời “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, Mẹ không chỉ được chào bằng một danh hiệu tuyệt vời dành cho thụ tạo ưu tuyển, để có lễ VNNT hôm nay, mà còn được giới thiệu trong một vị trí có một không hai giữa lòng Giáo Hội, là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại, để từ đó một cách thường hằng, Mẹ nên Hiền Mẫu chuyển cầu che chở nâng đỡ ủi an mọi người trên đường lữ thứ trần gian, và một cách đặc biệt, Mẹ nên nguồn cậy trông cho tất cả những ai, không phân biệt lương giáo, đang gặp phải những nỗi đau trong đời như đau đớn xác thân vì bệnh tật, đau khổ tinh thần vì thất vọng thử thách, đau buồn vì cảnh gia đình tan tác hay đau thương vì nỗi vĩnh quyết chia xa hoặc đau điếng mãn tính cấp tính vì tình đời đen bạc trâu đánh, bò đá… Hãy bền lòng cậy trông ký thác, phần còn lại là kiên tâm làm theo hướng dẫn của Mẹ.
Kết thúc năm thánh Đức Mẹ Tàpao, như thế, không phải là lúc mãn nguyện nghỉ ngơi, mà chính là lúc quyết tâm cùng Mẹ lên đường ra khơi thực thi những gì Chúa Giêsu truyền dạy như trong tiệc cưới Cana, cách riêng đón nhận ý Chúa từng ngày, cho dẫu có lúc phải để nước mắt nuốt vào trong như Mẹ trên núi Calvê.
Nhân đây, xin ngỏ lời cám ơn đến mọi thành phần Dân Chúa Giáo Phận nhà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công trong Năm Thánh, và đã tích cực tham gia ngày hành hương hàng tháng cho từng đoàn thể hoặc từng giới. Xin cám ơn quý khách hành hương đến từ nhiều nơi đã hợp lòng tham dự, làm cho những cử hành đạo đức nơi đây được diễn ra cách sốt sắng và xứng đáng. Và cuối cùng, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria tại núi rừng Tàpao, xin Chúa nâng đỡ mọi người chúng ta trong hành trình dương thế.
Cách đây hơn một tháng, người tôi quen đến thăm và ngỏ ý muốn đi viếng Đức Mẹ Tàpao. Tôi tháp tùng đến lễ đài, có ý dừng lại, thực bụng rất ngại phải lên Tượng đài giữa trưa nắng nóng, nhưng người ấy cứ nằng nặc đòi lên. Đành chiều. Đến chân Tượng đài Đức Mẹ, chúng tôi đọc chung một chục kinh và kết thúc bằng kinh Lạy Nữ Vương với ý khấn riêng của từng người. Không biết khách khấn gì mà vừa dứt lời kinh thì điện thoại cầm tay của người ấy reo lên tín hiệu. Khách phải lui vào bóng râm để trả lời và phút sau trở ra với nét mặt hớn hở gấp mười lần lúc trước. Người ấy bảo: Mới khấn vừa dứt lời là Đức Mẹ ban ơn ngay; một công việc khó khăn đã gây lo lắng từ lâu bỗng dưng được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng. Tôi không hỏi để biết thêm chi tiết, chỉ biết trên đường xuống núi, lòng tôi thấy rộn vui với xác quyết:
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao,
Vững lòng cầu khấn, lẽ nào về không?
Cuối thánh lễ, cha Giuse Bùi Ngọc Báu, trưởng ban Năm Thánh dâng lời cảm tạ.
Trọng kính: Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận Phan Thiết,
Đức Cha Nicolas, Đức Cha Phaolô,
Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận Lạng Sơn,
Đức Ông Xuân Ly Băng,
Quý Cha, Tu sĩ nam nữ,
Quý khách và Ông bà anh chị em.
Trước hết, chúng ta cùng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng, đã cho Đức Mẹ hiện diện tại núi rừng Tàpao này 50 năm qua, và cách riêng suốt Năm Thánh để tuôn trào ơn Thánh cho mọi người.
Chúng con cũng tưởng nhớ đến công ơn những bậc tiền bối đã đến đây đặt tượng, khánh thành và trùng tu bảo trì tượng đài Đức Mẹ Tàpao 50 năm qua, nhất là Đức Cha Marcel Piquet, nguyên Giám mục Nha Trang, Cha Chính August. Phạm Ngọc Danh, đại diện Giám mục vùng Phan Thiết.
Chúng con xin cám ơn Đức Cha Nicolas, Giám mục tiên khởi giáo phận Phan Thiết đã cho trùng tu và khởi sự cho việc tôn sùng Đức Mẹ Tàpao.
Đức Cha Phaolô đã đẩy mạnh và đặt nền cho việc sùng kính Đức Mẹ, nhất là Đức Cha đã có sáng kiến mở Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao.
Chúng con cám ơn Đức Cha Giuse đương nhiệm, Giám mục Phan Thiết, đang đẩy mạnh và tiến đến việc xây dựng Tàpao thành trung tâm Thánh Mẫu giáo phận Phan Thiết.
Xin cám ơn Đức Cha Lạng Sơn, dù cách xa ngàn trùng, Đức Cha cũng đã đến với chúng con.
Thay mặt Ban Tổ chức Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, xin cám ơn Đức Ông, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ (trong - ngoài giáo phận), quý khách, Ông bà anh chị em, các giới: Gia trưởng, Bà mẹ, các Bạn trẻ, Thiếu nhi, các Ban ngành - đoàn thể, các Hội Dòng… đã tham gia tổ chức các dịp lễ và hành hương trong suốt Năm Thánh và ngày bế mạc hôm nay.
Xin cám ơn quý Ân nhân, công ty, xí nghiệp, bệnh viện Thánh Mẫu (Sài Gòn) và mọi người… đã góp công của cho trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao chấm dứt, chúng ta lại hòa nhịp cùng Giáo hội Công giáo Việt Nam bước sang Năm Thánh 2010. Nhờ sự cầu bầu của Mẹ Tàpao, chúng ta sẽ hân hoan bước vào Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam với tâm tình sốt sắng và tròn đầy.
Sau hết, lễ Chúa Giáng Sinh 2009 đang về, xin kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý khách, Ông bà anh chị em một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn ngập hồng ân Chúa Giáng trần.
Đức Cha Giuse ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá.
Từng đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.
Năm Thánh Đức Mẹ TàPao kết thúc, nhưng Đức Giám Mục Giáo Phận vẫn đến dâng lễ mỗi ngày 13 hàng tháng cho khách hành hương và những công trình xây dựng tiếp tục…
Hình ảnh Lễ bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Tapao
Đúng bốn năm sau đó, năm 1858, chính Đức Mẹ đã chứng thực Tín điều trên khi hiện ra với thiếu nữ Bernadette tại Lộ Đức và tự xưng là «Immaculata Conceptio» - Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau cùng, vào năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, Đức Mẹ lại gián tiếp chứng thực Tín điều trên một lần nữa khi Người cho ba trẻ hay là để thế giới được hòa bình, Thiên Chúa muốn cho nhân loại phải tôn kính Trái Tim Vô Nhiễm cua Mẹ.
Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI gọi lễ trọng kính "Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội" là “một trong những lễ đẹp nhất và phổ biến nhất."
Hôm nay ngày 8.12, Giáo hội cử hành một trong những lễ đẹp nhất và phổ biến nhất của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria: đó là Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ Maria không những không phạm tội nào, mà Mẹ còn được gìn giữ khỏi phạm tội nguyên tổ, phần gia tài tội mà toàn thể nhân loại phải mang lấy. Và Mẹ được vô nhiễm nguyên tội, nhờ sứ mạng mà từ muôn thuở Thiên Chúa đã dành cho Mẹ: sứ mạng làm Mẹ của Ðấng cứu chuộc. Tất cả điều này được tích chứa trong sự thật đức tin về việc Mẹ Maria được vô nhiễm nguyên tội. Nền tảng Kinh Thánh của tín điều này được gặp thấy nơi những lời của Sứ Thần ngỏ với thiếu nữ làng Nazareth như sau: "Hãy vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước", -- trong nguyên bản tiếng hy lạp là: Kêcharitomêmê -- là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (TÐ. Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Trinh Nữ Maria, Giáo phận Phan Thiết tổ chức đại lễ Bế Mạc Năm Thánh Đức Mẹ TàPao.
Chiều 7.12, các giới, các đoàn thể trong giáo phận và khách hành hương đã nô nức về bên Mẹ TàPao. Xe đò đậu kín hết các bãi giữ xe và mọi ngõ nghách. Hàng chục ngàn người tay cầm nến sáng hòa vào đoàn rước cung nghi thánh tượng Đức Mẹ từ trên núi tiến về lễ đài. Ánh sáng của rừng nến lung linh xua tan màn đêm đại ngàn. Đêm linh thiêng và huyền diệu. Các tu sĩ nam nữ, các linh mục cùng Đức Giám Mục giáo phận hòa vang cùng cộng đoàn những khúc ca ngợi khen chúc tụng Đức Mẹ.
Đến lễ đài, thánh tượng Mẹ TàPao được cung nghinh lên cao trang trọng. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống xông hương thánh tượng và ngỏ lời với cộng đoàn.
Lời đầu tiên hôm nay, giữa núi rừng Tàpao, xin được gởi đến tất cả quý linh mục, tu sĩ cũng như toàn thể khách hành hương thuộc giáo phận Phan Thiết cũng như khách hành hương đến từ nhiều giáo phận khác lời chào mừng dưới bóng đêm bên cạnh Đức Trinh nữ Maria tại núi rừng Tàpao này.
Chúng ta vừa trải qua một kinh nghiệm rất đặc biệt mà nghi thức cung nghinh Đức Trinh nữ Maria đã nói lên. Đây là một cuộc cung nghinh rất trọng thể và rất sốt sắng với sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần dân Chúa. Xin thưa với cộng đoàn rằng đây không phải là một hình thức độc lập mà chính là thành phần của Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Nếu như khởi đầu Năm Thánh, mỗi người chúng ta được mời gọi để tìm đến mái trường Đức Maria, học nơi Mẹ, học với Mẹ những nhân đức cột trụ trong đời sống: đức Tin, đức Cậy, đức Mến, thì buổi cung nghinh mà chúng ta quen gọi là cuộc rước kiệu, kiệu Đức Trinh nữ Maria tối nay đã nói lên trọn vẹn. Như chúng tôi thưa, đây là thành phần của Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao nhưng tự thân, cuộc cung nghinh này cũng là cuộc cung nghinh đem lại những ý nghĩa đầy đủ của một cuộc hành hương nơi trung tâm Thánh Mẫu. Nếu như mỗi cuộc hành hương, trước hết có ý nghĩa Cánh Chung, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta được mời gọi về một địa điểm quy tụ dưới chân Đức Trinh Nữ Maria tại núi rừng Tàpao đây để một mặt biểu lộ lòng tin của tín hữu cách riêng, được diễn tả qua việc sám hối canh tân đời sống, thì ở đây đã thoát tỏa lên ý nghĩa cánh chung. Đời người luôn luôn là những bước hành trình, trên nhịp bước hành trình ấy có những quyết tâm đổi mới: hai bước đi làm nên, triển hành của một hành trình, bước đi nhìn lại quá khứ để sám hối, bước đi hướng đến tương lai để đổi đời. Hai bước đi ấy cộng lại làm nên ý nghĩa cánh chung của bất cứ cuộc hành hương nào, cũng như cuộc rước kiệu chúng ta cử hành đêm nay. Chưa hết, thưa cộng đoàn, mỗi một cuộc hành hương, mỗi một cuộc rước kiệu cũng còn mang trong mình ý nghĩa của văn hóa. Ở đây, mỗi người được mời gọi tham gia vào cuộc lễ hội. Lễ hội ở đây tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria nhưng cũng là lễ hội chan hòa. Trên đường kiệu chắc là quý Ông bà anh chị em cũng đã ghi nhận những hình ảnh chan hòa ánh sáng của hoa đăng: nến cầm trên tay, đèn thắp trên xe hoa và đèn còn thắp dài dài trên đường kiệu chúng ta đi, đó là màu sắc của lễ hội. Chính ý nghĩa lễ hội ấy cũng làm nên bầu khí đặc biệt của cuộc gặp mặt đêm nay. Và cũng chưa hết nữa, mỗi một cuộc hành hương, mỗi một cuộc rước kiệu còn là biểu tỏ tình hiệp thông, hiệp thông với dân cư tại địa phương, miền cao của núi rừng. Những ngày 13 mỗi tháng chúng ta đến đây cánh đồng trước mặt còn ngập nước. Nhưng hôm nay khô ráo. Ngồi trên cỏ chúng ta nghe thấy mùi đất. Ngồi trên cỏ chúng ta nghe thấy hương vị của địa phương này và đó chính là tình hiệp thông biểu lộ những bàn tay nắm lấy bàn tay, nối lấy nhau trong cuộc cung nghinh vừa qua.
Vâng, đó là hai ý nghĩa, tôi mạo muội nêu lên. Ý nghĩa biểu tỏ của đức Tin, mỗi một cuộc hành hương là diễn tả ý nghĩa Cánh Chung. Ý nghĩa biểu tỏ của văn hóa mang tính lễ hội. Tất cả mọi người gặp lại nhau trong một tình mến dành cho Đức Trinh nữ Maria. Như vậy, kết thúc cuộc rước không là một kết thúc đúng nghĩa mà chính là lúc mở ra cho mỗi người một niềm vui, chính trong sự mở ra ấy ta gặp thấy chủ đề của cuộc gặp mặt đêm nay: Cùng Mẹ ra khơi, cùng Mẹ lên đường. Giờ này, kính mời cộng đoàn chúng ta cùng hiệp ý để kết nối hoa lòng dâng kính Đức Trinh nữ Maria như chúng ta đã quen làm trong nội tâm của mỗi người nhưng cũng cần biểu tỏ ra để người này trao cho người kia như là một món quà tinh thần nhân dịp khép lại Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Vâng, xin kính chào và xin kính mời cộng đoàn chúng ta cùng hiệp ý tham dự.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết với nhiều tiết mục đặc sắc tiến hoa dâng kính Mẹ. Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Phận góp những khúc ca điệu múa tán tụng ngợi khen Đức Mẹ.
Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, công bố “Giải Thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ TÀPAO lần I”.
Suốt một năm qua, Giáo phận Phan Thiết đã tưng bừng sống như Lễ hội Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm (1959/08-12/2009) ngày Khánh thành và Làm phép Lễ đài Đức Mẹ tại núi Tà Pao nầy qua những chuyến hành hương tại các Giáo hạt, và tại chính Trung tâm Hành hương nầy, nhằm qua Mẹ và với Mẹ con người bắt lại được những nhịp cầu tương quan giữa con người với chính Thiên Chúa, giữa con người với nhau và giữa mỗi người với chính bản thân mình. Đồng thời bên cạnh đó, để giúp tìm hiểu về lịch sử Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, Giáo phận đã cho xuất bản và phát hành cuốn “LƯỢC SỬ TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀ PAO” do Ban Nghiên cứu Lịch sử Giáo phận Phan Thiết biên soạn; và để giúp tìm hiểu về Mái trường dạy sống Tin, Cậy, Mến của Đức Maria, tập sách “DƯỚI MÁI TRƯỜNG ĐỨC MARIA” do Lm. GB. Hoàng Văn Khanh biên soạn cũng đã được ấn hành và phổ biến rộng khắp như một tài liệu học hỏi trong Năm Thánh trên toàn Giáo phận: tài liệu nầy cũng đã được Ban Giáo lý Giáo phận Phan Thiết tóm lược lại và cho xuất bản với tựa đề: “100 câu hỏi về Đức Maria”…
Đặc biệt, để nhằm tạo bầu khí thi đua sôi nổi tìm hiểu và viết về Mẹ, trong Năm Thánh nầy, Giáo phận Phan Thiết đã tổ chức Giải Thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ TàPao dành cho tất cả mọi người kể từ ngày 03-5-2008 đến hết ngày 13-8-2009. Cho đến hết ngày 13-8-2009, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được sự tham gia khá đông đảo của nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước, xin được lược ghi theo thống kê sau:
Ngoài ra, Ban Giáo lý Giáo phận cũng đã phát động Phong trào học hỏi Giáo lý về Đức Maria trong suốt năm qua và được kết thúc với những Kỳ thi Giáo lý sôi nổi, hào hứng tại các Giáo xứ, Giáo hạt và cuối cùng Giáo phận vào ngày Chúa Nhật I Mùa vọng vừa qua (tức ngày 29-11-2009) tại Hội trường Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết.
Nghi thức trao các Giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa và Giáo lý tối hôm nay được tổ chức chính là để biểu dương và tôn vinh tinh thần thi đua học tập và sáng tác về Đức Maria của tất cả anh chị em trong suốt năm qua. Vì thế, thay mặt Ban Tổ chức, tôi long trọng tuyên bố khai mạc Đêm trao giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa và Giáo lý nầy.
Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Giuse Bùi Ngọc Báu và Cha GB Trần Văn Thuyết lần lượt trao giải thưởng cho các thành viên đạt giải.
Giải thưởng Văn-Thơ-Nhạc-Họa Đức Mẹ Tàpao lần I được tổ chức từ ngày 03-5-2008 đến hết ngày 13-8-2009, đã nhận được sự tham gia đông đảo của quý vị tác giả ở các Giáo phận, trong cũng như ngoài nước. Ban giám khảo gồm các thi sĩ nhạc sĩ tên tuổi.
A. Bộ môn Thơ và Văn:
A.1- Sơ Tuyển:
1. Linh mục Thi sĩ Trăng Thập Tự
2. Nhà thơ Công giáo Trần Vạn Giã
3. Nhà thơ Nguyễn Văn Tường
4. Nhà báo Nguyễn Thanh Xuân
A.2- Chung Tuyển:
1. Đức Ông Linh mục Thi sĩ Xuân Ly Băng (thơ)
2. Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung (văn)
B. Bộ môn Nhạc:
B.1- Sơ Tuyển:
1. Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy
2. Nhạc sĩ Phanxicô
B.2- Chung Tuyển:
Nhạc sư Linh mục Kim Long
I. DANH SÁCH QUÝ TÁC GIẢ ĐOẠT GIẢI:
II. CÁC GIẢI THƯỞNG:
A. Cho những người đoạt giải:
1. Một số tiền mặt tượng trưng;
2. Một văn bằng chứng nhận đoạt giải của Ban Tổ Chức Giải Thưởng;
3. Một tượng Đức Mẹ Tàpao bằng bột đá như một món quà lưu niệm.
B. Cho tất cả các tác giả có tham gia Giải Thưởng:
Một văn bằng chứng nhận có tham gia Giải Thưởng của Ban Tổ Chức.
Tiếp theo, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận tường trình “Kết quả Hội thi học tập về Đức Mẹ »
Hưởng ứng phong trào thi đua học tập về Đức Mẹ, sau những cuộc thi tổ chức tại các giáo xứ và các Giáo hạt, có bốn Giáo hạt đã tham dự Hội thi của giáo phận ngày 29/11/2009, tại Hội trường Chủng viện Thánh Nicôla: Giáo hạt Đức Tánh, Giáo hạt Hàm Tân, Giáo hạt Hàm Thuận Nam, Giáo hạt Phan Thiết. Kết quả như sau:
Kết quả như sau:
Đêm tôn vinh Đức Mẹ TàPao kết thúc khi trời đã khuya nhưng hàng chục ngàn người vẫn đang còn lưu luyến muốn được hát ca ngợi khen thêm nữa.
Từng đoàn người tiếp tục lên núi cầu nguyện bên Mẹ. Các nhà trọ đã hết chỗ. Từng nhóm trải bạt ngũ trên ruộng mới gặt giữa sương lạnh gió ngàn. Được ngũ dưới chân Đức Mẹ, cho dù trời rất lạnh, gió rất buốt, mọi người vẫn cảm nhận niềm hạnh phúc của chuyến hành hương về bên Mẹ.
Sáng 8.12, khách hành hương thêm đông, ai cũng nao nức về bên Mẹ TàPao dự ngày lễ bế mạc Năm Thánh. Ánh nắng ban mai xua tan giá rét. Mặt trời lên rực rỡ trên đỉnh núi. Khung cảnh tuyệt đẹp của một ngày mới.
Đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng 80 linh mục hiệp dâng thánh lễ. Đông đảo chủng sinh tu sĩ và hàng chục ngàn người sốt mến hiệp thông thánh lễ tạ ơn.
Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ. Ngài suy niệm Tin Mừng Truyền Tin cho Đức Maria.
Trang Tin Mừng chọn đọc trong thánh lễ hôm nay là hoạt cảnh Truyền Tin (TT), rất quen thuộc với tín hữu thường xuyên đọc kinh Mân Côi, cách riêng kinh Kính mừng. Nhưng việc Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (VNNT) đâu có liên quan gì đến việc Truyền Tin mà phải chọn đọc hoạt cảnh ấy. Hay là việc ĐMVNNT không được Phúc Âm nào tường thuật nên phải mượn hoạt cảnh Truyền Tin để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa”? Thưa không phải vậy. Hoạt cảnh TT dẫu không có mối liên quan trực tiếp với Lễ VNNT, nhưng qua lời chào mở đầu của thiên thần Gabriel và qua lời thưa kết thúc của Đức Maria, người ta gặp được những yếu tố nền tảng, từ đó xây dựng tín điều VNNT và cũng từ đó hình thành niềm vui của phụng vụ thánh lễ hôm nay. Những yếu tố nào?
1. Danh xưng “đầy ơn phúc” trong lời sứ thần chào Đức Mẹ.
Từ thuở tạo thiên lập địa đến buổi TT, chưa hề có ai được xưng hô là người đầy ơn phúc. Chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng là chủ kho tàng ơn sủng mới tự mình có đầy tràn ơn phúc thôi, còn loài thụ tạo được hưởng nhờ ơn mưa móc cũng phỉ chí toại lòng lắm rồi. Thế mà bỗng dưng một thiếu nữ Sion lại được thiên thần chào là “đầy ơn phúc”. Thật lạ lùng. Chính Đức Maria nghe lời chào ấy còn bối rối cơ mà. Nhưng tiếng “đầy ơn phúc” cần được diễn tả nôm na hơn nữa, mới có thể lột tả được ý nghĩa chính yếu.
Chắc anh chị em đã tiếp cận ít nhiều với hình ảnh nổi 3 chiều của kỹ thuật số hiện đại, gọi là kỹ thuật 3D. Tiếng “đầy ơn phúc” cũng có thể được diễn tả theo kỹ thuật 3D. “Đầy ơn phúc” thực ra là phân từ quá khứ của một động từ, nghĩa đầy đủ là “đã được ban đầy ơn sủng”. Có 3 chữ Đ: “đã, được, đầy”. “Đã”: Ơn phúc Đức Maria đạt được là một tiến trình đã khởi đầu trong quá khứ và còn được kéo dài mãi trong suốt cuộc đời Mẹ. “Được”: Ơn phúc Đức Maria có được không phải là do tự Mẹ, theo kiểu vốn tự có, mà là do nhận được từ tình thương Chúa. “Đầy”: Ơn phúc Đức Maria nhận được là một tình trạng trọn vẹn, tràn đầy, không có trường hợp thứ hai trong loài thụ tạo.
Nhìn lời chào “đầy ơn phúc” theo kỹ thuật 3D là “đã được ban đầy ơn sủng”, ta mới thấy mối liên quan khít khao với đặc ân VNNT, vốn là một ơn sủng Chúa ban để chuẩn bị Đức Maria cho thiên chức làm mẹ Đấng Cứu Thế. Dầu Mẹ đã được Chúa Cha ưu ái tuyển chọn dành riêng ngay từ lúc khởi đầu hiện hữu; nhưng là thụ tạo, Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu như mọi người, có điều là người ta cần ơn thánh chữa trị (bí tích rửa tội) vì đã vướng mắc tội truyền, còn Mẹ hưởng ơn thánh phòng ngừa (đã được ban đầy ơn phúc) nên được giữ gìn khỏi vướng mắc; và Mẹ được Chúa Thánh Thần che bóng, biến đời Mẹ nên cung điện thánh thiện xứng hợp cho Thiên Chúa ngự trị. Như vậy, nơi lời chào “đầy ơn phúc” của thiên thần, ta gặp thấy Đức Maria sáng lên với vị trí ưu tuyển được hưởng đầy tràn mọi ơn, trong đó VNNT là đặc ân một ở phút khởi đầu cuộc đời Mẹ.
2. Tiếng “Xin Vâng” trong lời Đức Mẹ đáp lại sứ thần.
Không chỉ là thụ tạo ưu tuyển ung dung hưởng hồng ân Chúa, Mẹ còn là phần tử ưu tú của gia đình nhân loại biết tích cực đáp lại hồng ân và làm phát triển hồng ân ấy để phục vụ ơn cứu chuộc nhân loại. Ơn VNNT không chỉ là đặc ân dành riêng cho cá nhân Đức Maria, nhưng còn là ân sủng nhắm tới chương trình cứu rỗi toàn thể nhân loại. Đặc ân ấy dầu gọi là “vô nhiễm” nhưng không chỉ có khía cạnh tiêu cực khép kín, được giữ gìn khỏi tội tổ tông, kiểu đài các con gái nhà giầu lúc nào cũng phải kín cổng cao tường sợ nắng gió mưa sương, nhưng còn mang khía cạnh tích cực là được chuẩn bị để có thể mở lòng đón nhận tình yêu của Chúa, để có thể sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa một cách quảng đại, và để có thể hợp tác với ơn thánh mà không chút cò kè so đo tính toán.
Như thế, VNNT từ phía Thiên Chúa là hồng ân dành riêng cho người được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, và Đức Maria đã lọt vào mắt xanh Thiên Chúa, được giữ gìn trong tình trạng thánh đức ngay từ khi bắt đầu hiện diện trong đời. Nhưng VNNT từ phía Đức Mẹ lại là một nỗ lực đầu tư hợp tác cả đời, để vốn liếng hồng ân kia được triển nở sinh lời trăm muôn cho đời mình đã đành, và còn cho đời con đời cháu trong tương lai nữa. Chỉ khi nào công ơn Chúa và công sức con người gặp nhau, thì việc “đầy ơn phúc” kia mới bừng lên mà trở thành công trình mang tên VNNT.
Tất cả được thể hiện qua lời đáp “xin vâng”. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời. Một lần thưa lên là ngàn lần răm rắp thực thi khít khao không sai chạy, dù trên đỉnh vinh quang hay dưới vực đau thương quay quắt. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác. Chả thế mà sau này GLCG đã không ngần ngại diễn tả đặc ân VNNT một cách tích cực hơn: vì Mẹ toàn thánh nên nơi Mẹ không thể gặp bất cứ tì vết nào, kể cả tì vết của NT.
3. Theo Mẹ và cậy nhờ Mẹ, con đi
Lễ VNNT hôm nay trình bày cho ta rõ nét chân dung của Đức Maria, người đã đón nhận ơn Chúa cách trọn vẹn và phục vụ ơn Chúa cách tròn đầy, không vì lợi riêng mà vì ích chung. Hiểu như thế, bỗng dưng ta thấy gần gũi Đức Mẹ hơn cả bao giờ. Đặc ân VNNT dẫu chỉ một mình Mẹ hưởng nhận, nhưng hiệu quả của đặc ân ấy con cái Mẹ tất cả đều được hưởng nhờ.
Với tiếng “Xin vâng”, Mẹ nêu gương tham gia cộng tác hết tình và hết mình vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, bất kể đời mình sẽ ra sao và bất kể tương lai sẽ như thế nào. Trong Năm thánh Đức Mẹ Tàpao, ta đã đến học dưới mái trường Đức Maria về lòng tin cậy mến, thiết nghĩ đó cũng là cách thiết yếu và thiết thực mô phỏng tiếng Fiat của Mẹ hôm nay trong đời mỗi người.
Với lời “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, Mẹ không chỉ được chào bằng một danh hiệu tuyệt vời dành cho thụ tạo ưu tuyển, để có lễ VNNT hôm nay, mà còn được giới thiệu trong một vị trí có một không hai giữa lòng Giáo Hội, là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại, để từ đó một cách thường hằng, Mẹ nên Hiền Mẫu chuyển cầu che chở nâng đỡ ủi an mọi người trên đường lữ thứ trần gian, và một cách đặc biệt, Mẹ nên nguồn cậy trông cho tất cả những ai, không phân biệt lương giáo, đang gặp phải những nỗi đau trong đời như đau đớn xác thân vì bệnh tật, đau khổ tinh thần vì thất vọng thử thách, đau buồn vì cảnh gia đình tan tác hay đau thương vì nỗi vĩnh quyết chia xa hoặc đau điếng mãn tính cấp tính vì tình đời đen bạc trâu đánh, bò đá… Hãy bền lòng cậy trông ký thác, phần còn lại là kiên tâm làm theo hướng dẫn của Mẹ.
Kết thúc năm thánh Đức Mẹ Tàpao, như thế, không phải là lúc mãn nguyện nghỉ ngơi, mà chính là lúc quyết tâm cùng Mẹ lên đường ra khơi thực thi những gì Chúa Giêsu truyền dạy như trong tiệc cưới Cana, cách riêng đón nhận ý Chúa từng ngày, cho dẫu có lúc phải để nước mắt nuốt vào trong như Mẹ trên núi Calvê.
Nhân đây, xin ngỏ lời cám ơn đến mọi thành phần Dân Chúa Giáo Phận nhà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công trong Năm Thánh, và đã tích cực tham gia ngày hành hương hàng tháng cho từng đoàn thể hoặc từng giới. Xin cám ơn quý khách hành hương đến từ nhiều nơi đã hợp lòng tham dự, làm cho những cử hành đạo đức nơi đây được diễn ra cách sốt sắng và xứng đáng. Và cuối cùng, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria tại núi rừng Tàpao, xin Chúa nâng đỡ mọi người chúng ta trong hành trình dương thế.
Cách đây hơn một tháng, người tôi quen đến thăm và ngỏ ý muốn đi viếng Đức Mẹ Tàpao. Tôi tháp tùng đến lễ đài, có ý dừng lại, thực bụng rất ngại phải lên Tượng đài giữa trưa nắng nóng, nhưng người ấy cứ nằng nặc đòi lên. Đành chiều. Đến chân Tượng đài Đức Mẹ, chúng tôi đọc chung một chục kinh và kết thúc bằng kinh Lạy Nữ Vương với ý khấn riêng của từng người. Không biết khách khấn gì mà vừa dứt lời kinh thì điện thoại cầm tay của người ấy reo lên tín hiệu. Khách phải lui vào bóng râm để trả lời và phút sau trở ra với nét mặt hớn hở gấp mười lần lúc trước. Người ấy bảo: Mới khấn vừa dứt lời là Đức Mẹ ban ơn ngay; một công việc khó khăn đã gây lo lắng từ lâu bỗng dưng được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng. Tôi không hỏi để biết thêm chi tiết, chỉ biết trên đường xuống núi, lòng tôi thấy rộn vui với xác quyết:
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao,
Vững lòng cầu khấn, lẽ nào về không?
Cuối thánh lễ, cha Giuse Bùi Ngọc Báu, trưởng ban Năm Thánh dâng lời cảm tạ.
Trọng kính: Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận Phan Thiết,
Đức Cha Nicolas, Đức Cha Phaolô,
Đức Cha Giuse, Giám mục giáo phận Lạng Sơn,
Đức Ông Xuân Ly Băng,
Quý Cha, Tu sĩ nam nữ,
Quý khách và Ông bà anh chị em.
Trước hết, chúng ta cùng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng, đã cho Đức Mẹ hiện diện tại núi rừng Tàpao này 50 năm qua, và cách riêng suốt Năm Thánh để tuôn trào ơn Thánh cho mọi người.
Chúng con cũng tưởng nhớ đến công ơn những bậc tiền bối đã đến đây đặt tượng, khánh thành và trùng tu bảo trì tượng đài Đức Mẹ Tàpao 50 năm qua, nhất là Đức Cha Marcel Piquet, nguyên Giám mục Nha Trang, Cha Chính August. Phạm Ngọc Danh, đại diện Giám mục vùng Phan Thiết.
Chúng con xin cám ơn Đức Cha Nicolas, Giám mục tiên khởi giáo phận Phan Thiết đã cho trùng tu và khởi sự cho việc tôn sùng Đức Mẹ Tàpao.
Đức Cha Phaolô đã đẩy mạnh và đặt nền cho việc sùng kính Đức Mẹ, nhất là Đức Cha đã có sáng kiến mở Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao.
Chúng con cám ơn Đức Cha Giuse đương nhiệm, Giám mục Phan Thiết, đang đẩy mạnh và tiến đến việc xây dựng Tàpao thành trung tâm Thánh Mẫu giáo phận Phan Thiết.
Xin cám ơn Đức Cha Lạng Sơn, dù cách xa ngàn trùng, Đức Cha cũng đã đến với chúng con.
Thay mặt Ban Tổ chức Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, xin cám ơn Đức Ông, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ (trong - ngoài giáo phận), quý khách, Ông bà anh chị em, các giới: Gia trưởng, Bà mẹ, các Bạn trẻ, Thiếu nhi, các Ban ngành - đoàn thể, các Hội Dòng… đã tham gia tổ chức các dịp lễ và hành hương trong suốt Năm Thánh và ngày bế mạc hôm nay.
Xin cám ơn quý Ân nhân, công ty, xí nghiệp, bệnh viện Thánh Mẫu (Sài Gòn) và mọi người… đã góp công của cho trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao chấm dứt, chúng ta lại hòa nhịp cùng Giáo hội Công giáo Việt Nam bước sang Năm Thánh 2010. Nhờ sự cầu bầu của Mẹ Tàpao, chúng ta sẽ hân hoan bước vào Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam với tâm tình sốt sắng và tròn đầy.
Sau hết, lễ Chúa Giáng Sinh 2009 đang về, xin kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý khách, Ông bà anh chị em một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn ngập hồng ân Chúa Giáng trần.
Đức Cha Giuse ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá.
Từng đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.
Năm Thánh Đức Mẹ TàPao kết thúc, nhưng Đức Giám Mục Giáo Phận vẫn đến dâng lễ mỗi ngày 13 hàng tháng cho khách hành hương và những công trình xây dựng tiếp tục…
ĐHY Etchegaray đánh giá tích cực cuộc viếng thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
LM Trần Đức Anh, OP
10:34 10/12/2009
ROMA. ĐHY Roger Etchegaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, gọi cuộc viếng thăm của Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, tại Vatican và 3 nước Âu Châu là một ”dấu hiệu tích cực”.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang thực hiện chương trình công du tại Italia, Tây Ban Nha và cộng hòa Slovak từ ngày chiều ngày 9 đến 18-12-2009. Lúc 11 giờ sáng thứ sáu 12-12, ông sẽ được ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến tại Vatican và sau đó sẽ hội kiến với ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Quốc tế I.MEDIA tại Roma hôm 9-12-2009, ĐHY Etchegaray nhận định rằng ”Nguyên sự kiện Ông Nguyễn Minh Triết đến đây là một dấu hiệu rất quan trọng về sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây”.
Trả lời câu hỏi của ký giả: ”Liệu cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một vị Giáo hoàng và một vị Chủ tịch Việt Nam có phải là dịp để đẩy mạnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hay không, ĐHY chỉ nói ”những cuộc tiếp xúc như thế là điều thiết yếu”. Ngài nhận xét thêm rằng: ”Người ta biết Việt Nam ở xa Roma và toàn thể Âu Châu, không những về địa lý nhưng cả về mặt tâm lý nữa. Tất cả những gì có thể làm cho Đông và Tây phương xích lại gần nhau đều là điều rất quan trọng vì trong thế giới nhỏ bé vẫn còn rất tây phương của chúng ta, chúng ta mới bắt đầu khám phá những lãnh thổ mênh mông ở Đông phương trong đó Kitô giáo hầu như ít được biết tới”.
ĐHY Etchegaray là vị đầu tiên hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam hồi năm 1989. Ngài cho rằng quan hệ song phương ”chậm chạp và cam go” từ nay được đánh dấu bằng một ”tinh thần tín nhiệm lẫn nhau”. ĐHY không nhắc đến những hoàn cảnh khó khăn của Công giáo thiểu số ở Việt Nam, nhưng ngài bày tỏ ”ngưỡng mộ lòng can đảm và kiên trì của dân tộc Việt Nam cần cù làm việc, rất tháo vát và hiếu khách”.
Sau cùng về chuyến viếng thăm Âu Châu của Chủ tịch Việt Nam, ĐHY Etchegaray nói: ”Việt Nam là một nước trước kia quá khép kín vào mình, vì nhiều lý do, nhưng nay, ngoài sự cởi mở kinh tế và chính trị, người ta cảm thấy rằng tuy vẫn tiếp tục là một nước Viễn Đông, Việt Nam ngày càng có những quan hệ với Tây phương, và chúng ta cũng cần điều đó”.
Về phần Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, ngài gọi cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là một biến cố làm cho tâm hồn các tín hữu Công giáo Việt Nam đầy hy vọng. ”Đây là một dấu hiệu về sự tôn trọng lẫn nhau, giúp cho có sự trao đổi rất hữu ích, cảm thông lẫn nhau, và mở ra những hứa hẹn và hy vọng mới cho Việt Nam và cho Giáo hội Công giáo. Tất cả các tín hữu Công giáo Việt Nam đều mong ước cho cuộc gặp gỡ này mang lại những thành quả dồi dào và lâu bền cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo Việt Nam”.
Đức cha Phêrô Nhơn nói thêm rằng: ”Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hoàn toàn chia sẻ số phận của anh chị em đồng bào Việt Nam và chỉ có một mục tiêu duy nhất là yêu mến và phụng sự Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến trong trần thế để mang Tin Vui này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, Thiên Chúa là Tình Thương”.
Sáng ngày 10-12-2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp tổng thống Italia, Ông Giorgio Napoletano, và nhân dịp này Ông mời tổng thống đến viếng thăm Việt Nam (Apic 9-12-2009, Fides, Ansa 10-12-2009)
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang thực hiện chương trình công du tại Italia, Tây Ban Nha và cộng hòa Slovak từ ngày chiều ngày 9 đến 18-12-2009. Lúc 11 giờ sáng thứ sáu 12-12, ông sẽ được ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến tại Vatican và sau đó sẽ hội kiến với ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Quốc tế I.MEDIA tại Roma hôm 9-12-2009, ĐHY Etchegaray nhận định rằng ”Nguyên sự kiện Ông Nguyễn Minh Triết đến đây là một dấu hiệu rất quan trọng về sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây”.
Trả lời câu hỏi của ký giả: ”Liệu cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một vị Giáo hoàng và một vị Chủ tịch Việt Nam có phải là dịp để đẩy mạnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hay không, ĐHY chỉ nói ”những cuộc tiếp xúc như thế là điều thiết yếu”. Ngài nhận xét thêm rằng: ”Người ta biết Việt Nam ở xa Roma và toàn thể Âu Châu, không những về địa lý nhưng cả về mặt tâm lý nữa. Tất cả những gì có thể làm cho Đông và Tây phương xích lại gần nhau đều là điều rất quan trọng vì trong thế giới nhỏ bé vẫn còn rất tây phương của chúng ta, chúng ta mới bắt đầu khám phá những lãnh thổ mênh mông ở Đông phương trong đó Kitô giáo hầu như ít được biết tới”.
ĐHY Etchegaray là vị đầu tiên hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam hồi năm 1989. Ngài cho rằng quan hệ song phương ”chậm chạp và cam go” từ nay được đánh dấu bằng một ”tinh thần tín nhiệm lẫn nhau”. ĐHY không nhắc đến những hoàn cảnh khó khăn của Công giáo thiểu số ở Việt Nam, nhưng ngài bày tỏ ”ngưỡng mộ lòng can đảm và kiên trì của dân tộc Việt Nam cần cù làm việc, rất tháo vát và hiếu khách”.
Sau cùng về chuyến viếng thăm Âu Châu của Chủ tịch Việt Nam, ĐHY Etchegaray nói: ”Việt Nam là một nước trước kia quá khép kín vào mình, vì nhiều lý do, nhưng nay, ngoài sự cởi mở kinh tế và chính trị, người ta cảm thấy rằng tuy vẫn tiếp tục là một nước Viễn Đông, Việt Nam ngày càng có những quan hệ với Tây phương, và chúng ta cũng cần điều đó”.
Về phần Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, ngài gọi cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là một biến cố làm cho tâm hồn các tín hữu Công giáo Việt Nam đầy hy vọng. ”Đây là một dấu hiệu về sự tôn trọng lẫn nhau, giúp cho có sự trao đổi rất hữu ích, cảm thông lẫn nhau, và mở ra những hứa hẹn và hy vọng mới cho Việt Nam và cho Giáo hội Công giáo. Tất cả các tín hữu Công giáo Việt Nam đều mong ước cho cuộc gặp gỡ này mang lại những thành quả dồi dào và lâu bền cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo Việt Nam”.
Đức cha Phêrô Nhơn nói thêm rằng: ”Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hoàn toàn chia sẻ số phận của anh chị em đồng bào Việt Nam và chỉ có một mục tiêu duy nhất là yêu mến và phụng sự Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến trong trần thế để mang Tin Vui này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, Thiên Chúa là Tình Thương”.
Sáng ngày 10-12-2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp tổng thống Italia, Ông Giorgio Napoletano, và nhân dịp này Ông mời tổng thống đến viếng thăm Việt Nam (Apic 9-12-2009, Fides, Ansa 10-12-2009)
Đức Cha Thái Bình thăm mục vụ giáo xứ Xuân Hòa và Cam Châu
Trường Giang
10:36 10/12/2009
THÁI BÌNH - Hôm nay 10/12/2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Thái Bình viếng thăm mục vụ và dâng thánh lễ cầu nguyện cho cộng đoàn giáo xứ Xuân Hòa và Cam Châu.
Với khẩu hiệu “Xin cho tôi các linh hồn”, từ khi về nhận coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức Giám mục luôn quan tâm và dành nhiều thời gian cho việc ổn định nhân sự trong các khối ban ngành, đoàn thể trong toàn giáo phận. Song song với vấn đề đó, Đức cha thường xuyên đến thăm các đoàn chiên các giáo xứ giáo họ, có thể là vào ngày Chúa Nhật, hay tuần chầu lượt các giáo xứ hoặc cả ngày thường nữa.
Cam Châu là một giáo xứ nằm sát cảng Diêm Điền, thuộc xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, được Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình nâng lên hàng giáo xứ ngày 02/12/2006. Giáo xứ Cam Châu nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng. Giáo xứ có ngôi thánh đường bằng gỗ lim tuy không lớn, nhưng rất đẹp và cổ kính, có bề dầy về lịch sử, bàn tòa sơn son thếp vàng óng ánh. Giáo xứ Cam Châu chưa có cha xứ ở trực tiếp và coi sóc, mà chỉ dưới sự quản nhiệm của cha Luca Nguyễn Văn Định, chánh xứ Thượng Phúc. Giáo xứ Cam Châu hiện có khoảng gần 1000 giáo dân, với hai họ lẻ trực thuộc là giáo họ Bằng Lương và Đông Hà. Cam Châu tuy mới lên giáo xứ, nhưng Cam Châu là giáo xứ giữ đạo truyền thống. Có thể nói Cam Châu là một trong những giáo xứ có phong trào học giáo lý, học văn hóa và phong trào giới trẻ rất mạnh trong giáo phận. Nhiều năm nay Cam Châu luôn là những giáo xứ đứng đầu và đoạt giải cao trong các kỳ thi giáo lý cấp giáo hạt và cấp giáo phận. Giới trẻ Cam Châu đóng góp và tham gia rất nhiệt tình như: tình nguyện viên trong các thánh lễ lớn của giáo phận, tham gia đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ trong các buổi giao lưu ở Tòa Giám mục. Cam Châu hiện đang có hai đội kèn: đội kèn nam thành lập từ rất sớm và đã phục vụ nhiều năm, năm gần đây giáo xứ thành lập thêm đội kèn nữ (đứng thứ hai trong giáo phận Thái Bình, sau giáo xứ Phương Xá). Các chị em rất nhiệt tình học hỏi và trau dồi cho mình về kiến thức chuyên môn, bởi thế ngoài sự phục vụ trong các thánh lễ và các sinh hoạt của giáo xứ, liên giáo xứ, các chị còn đi phục vụ các lễ lớn của giáo phận và đi phục vụ nhiều nơi xa theo sự yêu cầu.
Hôm nay giáo xứ Cam Châu hân hoan đón Đức cha giáo phận về thăm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ, nhân kỷ niệm một năm ngày thánh hiến ngôi thánh đường cho Thiên Chúa (08/12/2008), với tước hiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
8h45, cha Luca Định và các hội đoàn trong xứ ra đón vị chủ chăn tại cổng làng, nổi bật trong cuộc nghinh đón hôm nay là các em thiếu nhi “thiên thần”, các em múa chào mừng vị cha chung của giáo phận với ca khúc “Gặp gỡ Đức Kitô”. Tuy đơn sơ, nhưng các em thể hiện rất thành công bằng tâm huyết của mình, những nụ cười đơn sơ, những bàn tay mềm mại của các em với người cha luôn quan tâm đến “các linh hồn”, đặc biệt là những tâm hồn người trẻ. Sau màn múa của các em, các vị đại diện giáo xứ lên tặng hoa và chúc mừng Đức cha. Đức cha chia sẻ đôi lời với cộng đoàn về quê quán cũng như ơn gọi và sứ vụ của ngài, cho đến ngày được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Thái Bình.
9h30, Đức cha và đoàn đồng tế gồm các cha trong giáo hạt Thái Thụy – Quỳnh Phụ tiến ra thánh đường, với đoàn rước thật đông đảo, đủ mọi sắc màu của các hội đoàn trong giáo xứ. Trong suốt bài giảng của mình, Đức cha chia sẻ đề tài ý nghĩa và giá trị đích thực của việc cung hiến thánh đường. Đức cha nhấn mạnh ba điểm chính yếu: Thứ nhất, nhà thờ là trung tâm gặp gỡ Thiên Chúa với con người và anh chị em gặp gỡ nhau. Thứ hai, nhà thờ là ngôi nhà của tình yêu thương, sự đoàn kết và hiệp nhất. Thứ ba, nhà thờ là ngôi nhà cứu rỗi. Kết thúc bài giảng Đức cha nhắc nhở cộng đoàn Cam Châu rằng, mỗi lần kỷ niệm cung hiến thánh đường là dịp tốt để nhắc lại cho mỗi người tín hữu về ba điểm chính yếu Đức cha vừa chia sẻ. Đức cha mong muốn có nhiều ngôi nhà thờ trong giáo phận được thánh hiến để các cộng đoàn khác cũng được hưởng nguồn ơn cứu rỗi. Đồng thời Đức cha kêu gọi mỗi người dân trong giáo xứ Cam Châu hãy đáp trả ơn Chúa như Đức Maria, để mỗi người thuộc trọn về Thiên Chúa.
Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn ra về trong lòng đầy tràn niềm vui, vì được đón nhận Lời Chúa, đón nhận chính thân thể Chúa Kitô, và đón nhận ơn cứu rỗi trong thánh lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường hôm nay.
Cam Châu là một giáo xứ nằm sát cảng Diêm Điền, thuộc xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, được Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình nâng lên hàng giáo xứ ngày 02/12/2006. Giáo xứ Cam Châu nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng. Giáo xứ có ngôi thánh đường bằng gỗ lim tuy không lớn, nhưng rất đẹp và cổ kính, có bề dầy về lịch sử, bàn tòa sơn son thếp vàng óng ánh. Giáo xứ Cam Châu chưa có cha xứ ở trực tiếp và coi sóc, mà chỉ dưới sự quản nhiệm của cha Luca Nguyễn Văn Định, chánh xứ Thượng Phúc. Giáo xứ Cam Châu hiện có khoảng gần 1000 giáo dân, với hai họ lẻ trực thuộc là giáo họ Bằng Lương và Đông Hà. Cam Châu tuy mới lên giáo xứ, nhưng Cam Châu là giáo xứ giữ đạo truyền thống. Có thể nói Cam Châu là một trong những giáo xứ có phong trào học giáo lý, học văn hóa và phong trào giới trẻ rất mạnh trong giáo phận. Nhiều năm nay Cam Châu luôn là những giáo xứ đứng đầu và đoạt giải cao trong các kỳ thi giáo lý cấp giáo hạt và cấp giáo phận. Giới trẻ Cam Châu đóng góp và tham gia rất nhiệt tình như: tình nguyện viên trong các thánh lễ lớn của giáo phận, tham gia đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ trong các buổi giao lưu ở Tòa Giám mục. Cam Châu hiện đang có hai đội kèn: đội kèn nam thành lập từ rất sớm và đã phục vụ nhiều năm, năm gần đây giáo xứ thành lập thêm đội kèn nữ (đứng thứ hai trong giáo phận Thái Bình, sau giáo xứ Phương Xá). Các chị em rất nhiệt tình học hỏi và trau dồi cho mình về kiến thức chuyên môn, bởi thế ngoài sự phục vụ trong các thánh lễ và các sinh hoạt của giáo xứ, liên giáo xứ, các chị còn đi phục vụ các lễ lớn của giáo phận và đi phục vụ nhiều nơi xa theo sự yêu cầu.
Hôm nay giáo xứ Cam Châu hân hoan đón Đức cha giáo phận về thăm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ, nhân kỷ niệm một năm ngày thánh hiến ngôi thánh đường cho Thiên Chúa (08/12/2008), với tước hiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
8h45, cha Luca Định và các hội đoàn trong xứ ra đón vị chủ chăn tại cổng làng, nổi bật trong cuộc nghinh đón hôm nay là các em thiếu nhi “thiên thần”, các em múa chào mừng vị cha chung của giáo phận với ca khúc “Gặp gỡ Đức Kitô”. Tuy đơn sơ, nhưng các em thể hiện rất thành công bằng tâm huyết của mình, những nụ cười đơn sơ, những bàn tay mềm mại của các em với người cha luôn quan tâm đến “các linh hồn”, đặc biệt là những tâm hồn người trẻ. Sau màn múa của các em, các vị đại diện giáo xứ lên tặng hoa và chúc mừng Đức cha. Đức cha chia sẻ đôi lời với cộng đoàn về quê quán cũng như ơn gọi và sứ vụ của ngài, cho đến ngày được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Thái Bình.
9h30, Đức cha và đoàn đồng tế gồm các cha trong giáo hạt Thái Thụy – Quỳnh Phụ tiến ra thánh đường, với đoàn rước thật đông đảo, đủ mọi sắc màu của các hội đoàn trong giáo xứ. Trong suốt bài giảng của mình, Đức cha chia sẻ đề tài ý nghĩa và giá trị đích thực của việc cung hiến thánh đường. Đức cha nhấn mạnh ba điểm chính yếu: Thứ nhất, nhà thờ là trung tâm gặp gỡ Thiên Chúa với con người và anh chị em gặp gỡ nhau. Thứ hai, nhà thờ là ngôi nhà của tình yêu thương, sự đoàn kết và hiệp nhất. Thứ ba, nhà thờ là ngôi nhà cứu rỗi. Kết thúc bài giảng Đức cha nhắc nhở cộng đoàn Cam Châu rằng, mỗi lần kỷ niệm cung hiến thánh đường là dịp tốt để nhắc lại cho mỗi người tín hữu về ba điểm chính yếu Đức cha vừa chia sẻ. Đức cha mong muốn có nhiều ngôi nhà thờ trong giáo phận được thánh hiến để các cộng đoàn khác cũng được hưởng nguồn ơn cứu rỗi. Đồng thời Đức cha kêu gọi mỗi người dân trong giáo xứ Cam Châu hãy đáp trả ơn Chúa như Đức Maria, để mỗi người thuộc trọn về Thiên Chúa.
Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn ra về trong lòng đầy tràn niềm vui, vì được đón nhận Lời Chúa, đón nhận chính thân thể Chúa Kitô, và đón nhận ơn cứu rỗi trong thánh lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường hôm nay.
Kỉ niệm 90 năm khai sinh Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm - Kim Long Huế
LM Đaminh Phan Hưng
10:42 10/12/2009
HUẾ - Chiều 6 tháng 12, một buổi chiều tuyệt đẹp, với chút nắng hanh vàng nhè nhẹ gió, và một chút se lạnh của chớm Đông xứ Huế !
Tấm thiệp mời của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm ghi rõ: "Trong niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria, nhân dịp lễ bổn mạng của Hội Dòng trong năm thánh mừng kỉ niệm 90 năm thành lập Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (CĐMVN), trân trọng kính mời... đến chia sẻ trong ngày họp mặt và hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn!" Mở đầu cho những ngày vui họp mặt và tri ân cảm tạ hồng ân là buổi văn nghệ tóm kết bao tâm tình cảm tạ và biết ơn vì những "điều trọng đại Chúa đã làm cho Hội Dòng", mà cũng là điểm son kết tinh của bao nổ lực không ngừng vươn tới và vươn lên trong lý tưởng thành thân và thành nhân của cả một Hội Dòng! Tất cả những gì các diễn viên muốn diễn tả đêm nay chỉ nhằm để ca tụng tán dương người Mẹ tuyệt mỹ là Đức Maria, Đấng Vô nhiễm Nguyên tội!
Phải rồi, bởi chính sự vô nhiễm tội truyền của Mẹ đã là điểm hội tụ của bao tâm hồn toàn hiến, từ khắp bốn phương trời cùng nhau góp sức chung lòng mở hội tình thương cứu thế trên mãnh đất Phú xuân này; cùng nhau góp chung ý nguyện là muốn thăng hoa tâm hồn trên bước đăng trình ơn gọi, vươn tới đỉnh cao trọn lành của Đức Ái tuyệt hảo! Và họ đã làm nên kỳ tích nhiệm lạ: từ 6 chị em khó hèn đơn mọn, với 3 khung cửi và một khung quay tơ thô tháp mảnh dẻ, nhưng hành trang cưu mang lại là cả một trời toàn hiến chí thành - chỉ biết lấy Chúa là gia nghiệp, lấy phó thác khó nghèo che nắng che mưa, lấy tin yêu hy vọng làm sức mạnh trên hành trình giong ruỗi rao giảng Tin Mừng..... và thiên ân đã phủ che đời họ, khiến mỗi "bước đi là chồng chất lịch sử và nặng trĩu yêu thương mến nhớ", khiến mỗi thời điểm là ngập ngụa những kỳ tích, vươn vai lớn mạnh như một Phù Đổng giữa chốn bao la.
Thánh lễ long trọng của sáng mồng 7 là đỉnh cao của niềm vui và lòng tạ ơn sâu thẳm Thiên Chúa và Mẹ Maria của 324 khấn sinh, 34 tập sinh, 29 tiền tập sinh, 250 thanh tuyển.
Như đồng cảm với tâm tình rạng rỡ hân hoan của đoàn con trong ngày vui bổn mạng và đẫm tràn hồng ân trong năm thánh 90 năm thành lập, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn như Thể trong bài giảng Thánh lễ đã nêu bật sự cao cả khôn cùng của đặc ân Vô Nhiễm Nguyên tội mà Thiên Chúa đã ưu ái trao ban cho Mẹ Maria, và qua Mẹ, biết bao nguồn ơn thiêng vô giá đang tràn trào tuôn đổ trên Hội Dòng CĐMVN suốt bao năm tháng qua, để rồi, nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ, Hội Dòng đã và đang miệt mài ra đi tung gieo Lời Chúa suốt dọc dài 90 năm trên khắp mọi miền đất nước và xuyên ra tới Đại dương xa thẳm: với 46 cộng đoàn thuộc 11 giáo phận tại Việt Nam: Huế - Đà nẳng - Kontum - Buôn Mê Thuột - TP Hồ chí Minh - Đà Lạt - Xuân Lộc - Bà Rịa - Nha trang - Vinh và Hà nội. Tại Mỹ có 2 cộng đoàn Richmond & Maryland và ở Pháp có cộngđoàn Bernadette tại Avignon.
Nào có ai ngờ tới những huyền nhiệm mà Thần Khí đẩy đưa, mỗi thời gian đều có một điểm đến của hồng ân, mà hồng ân thì nối tiếp hồng ân, 90 năm là cả một trời hồng ân.
90 năm là chặng đường dài của một đời người, và còn dài hơn nếu đó là 90 năm của một Hội Dòng, với biết bao biến thiên dâu bể: từ những chị em tiên khởi được Đức Cha Allys giới thiệu như một Hội Dòng mới khai sinh tại nhà nguyện dòng Kín ngày 8-9-1920, đến những ngày chuyển biến vì thời cuộc, vì ý thức phát triển theo linh đạo của Đấng sáng lập, như một thời giao mùa đầy ấn tượng, rồi giai đoạn trưởng thành với ánh sáng Thần Khí dẫn dắt nâng niu, mà kết tinh là cả một đời đơn sơ phó thác nghèo khó, như thưở nào những đàn chị Agathe Lương thị Thường, M. Thérèse Tịnh... đã âm thầm nhận lãnh hồng ân từ sứ mạng được trao phó!
Từ những con chim đầu đàn THANH KHIẾT GIẢN DỊ như Marie Madeleine Nguyễn thị Quế, Marie Hélène Nguyễn thị Xem, đến những đàn em kế thừa PHÓ THÁC và VÂNG PHỤC như Marie Gonzague Đỗ thị Tùng - Marie Céphas Trần thị Diệp - Marie Consolata Bùi thị Bông, và nay là Marie Victorina Trần thị Lam Hồng...từng bước, từng bước dẫn dắt cả Hội Dòng làm nên lịch sử riêng - trog - cái - chung, tạo cho mình một dáng đứng bề thế giữa ngàn muôn thách đố của thời đại đầy bi tráng và kì diệu này!
Thật đáng quý khi biết dừng lại! Dừng lại ở độ tuổi Cửu Thập là để cảm tạ và tri ân vì những gì đã được thụ hưởng, mà cũng là để thoáng thấy xa xa phía trước thấp thoáng đó đây bóng hình của linh đạo Thập giá, của những bước chân thênh thang rãi đều khắp mọi xó xỉnh của trần đời, của những cuộc đồng hành với Mẹ Vô nhiễm qua những lối rẽ đường ngang của bao mãnh đời lầm than vất vưởng, "làm lan tỏa đức trong sạch trong môi trường sống", từ Giáo phận Huế đến Hà nội, từ Nha trang biển trời trong xanh đến Xuân Lộc Bà rịa ngút ngàn phong nhiêu, lan ra thành phố Hồ chí Minh náo nhiệt và leo tới cả Kontum Ban mê Thuột "trời thấp thật gần", cho đến cả bên kia bắc bán cầu xa xăm nữa.
Đi đâu cũng được, miễn là có Trái Tim Chúa Giêsu đầy ắp trong hồn, có Mẹ Maria Vô Nhiễm rợp bóng chở che, có chị có em đồng hành vui chân rảo bước cho đến cùng trời cuối đất!
Xin mượn mấy lời thơ của sách Diệu ca 2,10-12 để chứng nghiệm về một cuộc đột biến đang diễn tiến, đang hòa nhập và đang tuôn tràn trên Hội Dòng CĐMVN, trên vạn vật cỏ cây, và trên cả lòng người:
Lời chàng văng vẳng bên rào
Em ơi tỉnh dậy ra chào Chúa Xuân.
Mưa ngớt tạnh đông tàn băng giá,
Hoa đồng nhà muôn đóa khoe tươi.
Nhạc Xuân rộn rã nơi nơi,
Ngàn chim đua hót vang trời líu lo.
(Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 2009)
Phải rồi, bởi chính sự vô nhiễm tội truyền của Mẹ đã là điểm hội tụ của bao tâm hồn toàn hiến, từ khắp bốn phương trời cùng nhau góp sức chung lòng mở hội tình thương cứu thế trên mãnh đất Phú xuân này; cùng nhau góp chung ý nguyện là muốn thăng hoa tâm hồn trên bước đăng trình ơn gọi, vươn tới đỉnh cao trọn lành của Đức Ái tuyệt hảo! Và họ đã làm nên kỳ tích nhiệm lạ: từ 6 chị em khó hèn đơn mọn, với 3 khung cửi và một khung quay tơ thô tháp mảnh dẻ, nhưng hành trang cưu mang lại là cả một trời toàn hiến chí thành - chỉ biết lấy Chúa là gia nghiệp, lấy phó thác khó nghèo che nắng che mưa, lấy tin yêu hy vọng làm sức mạnh trên hành trình giong ruỗi rao giảng Tin Mừng..... và thiên ân đã phủ che đời họ, khiến mỗi "bước đi là chồng chất lịch sử và nặng trĩu yêu thương mến nhớ", khiến mỗi thời điểm là ngập ngụa những kỳ tích, vươn vai lớn mạnh như một Phù Đổng giữa chốn bao la.
Thánh lễ long trọng của sáng mồng 7 là đỉnh cao của niềm vui và lòng tạ ơn sâu thẳm Thiên Chúa và Mẹ Maria của 324 khấn sinh, 34 tập sinh, 29 tiền tập sinh, 250 thanh tuyển.
Như đồng cảm với tâm tình rạng rỡ hân hoan của đoàn con trong ngày vui bổn mạng và đẫm tràn hồng ân trong năm thánh 90 năm thành lập, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn như Thể trong bài giảng Thánh lễ đã nêu bật sự cao cả khôn cùng của đặc ân Vô Nhiễm Nguyên tội mà Thiên Chúa đã ưu ái trao ban cho Mẹ Maria, và qua Mẹ, biết bao nguồn ơn thiêng vô giá đang tràn trào tuôn đổ trên Hội Dòng CĐMVN suốt bao năm tháng qua, để rồi, nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ, Hội Dòng đã và đang miệt mài ra đi tung gieo Lời Chúa suốt dọc dài 90 năm trên khắp mọi miền đất nước và xuyên ra tới Đại dương xa thẳm: với 46 cộng đoàn thuộc 11 giáo phận tại Việt Nam: Huế - Đà nẳng - Kontum - Buôn Mê Thuột - TP Hồ chí Minh - Đà Lạt - Xuân Lộc - Bà Rịa - Nha trang - Vinh và Hà nội. Tại Mỹ có 2 cộng đoàn Richmond & Maryland và ở Pháp có cộngđoàn Bernadette tại Avignon.
Nào có ai ngờ tới những huyền nhiệm mà Thần Khí đẩy đưa, mỗi thời gian đều có một điểm đến của hồng ân, mà hồng ân thì nối tiếp hồng ân, 90 năm là cả một trời hồng ân.
90 năm là chặng đường dài của một đời người, và còn dài hơn nếu đó là 90 năm của một Hội Dòng, với biết bao biến thiên dâu bể: từ những chị em tiên khởi được Đức Cha Allys giới thiệu như một Hội Dòng mới khai sinh tại nhà nguyện dòng Kín ngày 8-9-1920, đến những ngày chuyển biến vì thời cuộc, vì ý thức phát triển theo linh đạo của Đấng sáng lập, như một thời giao mùa đầy ấn tượng, rồi giai đoạn trưởng thành với ánh sáng Thần Khí dẫn dắt nâng niu, mà kết tinh là cả một đời đơn sơ phó thác nghèo khó, như thưở nào những đàn chị Agathe Lương thị Thường, M. Thérèse Tịnh... đã âm thầm nhận lãnh hồng ân từ sứ mạng được trao phó!
Từ những con chim đầu đàn THANH KHIẾT GIẢN DỊ như Marie Madeleine Nguyễn thị Quế, Marie Hélène Nguyễn thị Xem, đến những đàn em kế thừa PHÓ THÁC và VÂNG PHỤC như Marie Gonzague Đỗ thị Tùng - Marie Céphas Trần thị Diệp - Marie Consolata Bùi thị Bông, và nay là Marie Victorina Trần thị Lam Hồng...từng bước, từng bước dẫn dắt cả Hội Dòng làm nên lịch sử riêng - trog - cái - chung, tạo cho mình một dáng đứng bề thế giữa ngàn muôn thách đố của thời đại đầy bi tráng và kì diệu này!
Thật đáng quý khi biết dừng lại! Dừng lại ở độ tuổi Cửu Thập là để cảm tạ và tri ân vì những gì đã được thụ hưởng, mà cũng là để thoáng thấy xa xa phía trước thấp thoáng đó đây bóng hình của linh đạo Thập giá, của những bước chân thênh thang rãi đều khắp mọi xó xỉnh của trần đời, của những cuộc đồng hành với Mẹ Vô nhiễm qua những lối rẽ đường ngang của bao mãnh đời lầm than vất vưởng, "làm lan tỏa đức trong sạch trong môi trường sống", từ Giáo phận Huế đến Hà nội, từ Nha trang biển trời trong xanh đến Xuân Lộc Bà rịa ngút ngàn phong nhiêu, lan ra thành phố Hồ chí Minh náo nhiệt và leo tới cả Kontum Ban mê Thuột "trời thấp thật gần", cho đến cả bên kia bắc bán cầu xa xăm nữa.
Đi đâu cũng được, miễn là có Trái Tim Chúa Giêsu đầy ắp trong hồn, có Mẹ Maria Vô Nhiễm rợp bóng chở che, có chị có em đồng hành vui chân rảo bước cho đến cùng trời cuối đất!
Xin mượn mấy lời thơ của sách Diệu ca 2,10-12 để chứng nghiệm về một cuộc đột biến đang diễn tiến, đang hòa nhập và đang tuôn tràn trên Hội Dòng CĐMVN, trên vạn vật cỏ cây, và trên cả lòng người:
Lời chàng văng vẳng bên rào
Em ơi tỉnh dậy ra chào Chúa Xuân.
Mưa ngớt tạnh đông tàn băng giá,
Hoa đồng nhà muôn đóa khoe tươi.
Nhạc Xuân rộn rã nơi nơi,
Ngàn chim đua hót vang trời líu lo.
(Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 2009)
Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý cảm tạ hồng ân 60 năm
Hiền Lâm
10:53 10/12/2009
Mọi thực tại hữu hình đều có một lịch sử nhất định và lịch sử đó được dệt bằng bởi không gian và thời gian, bao gồm mọi thăng trầm đổi thay của vũ trụ, của thế giới, của xã hội và của chính mình…Giáo Hội tuy không thuộc về thế gian nhưng vẫn ở trong thế gian, nghĩa là tuy hướng về những thực tại trên trời nhưng cùng bước đi trong lịch sử nhân loại.
Cũng thế, cộng đoàn Xitô Phước Lý được hình thành và lớn lên trải qua bao biến cố thịnh suy và đổi thay của lịch sử Việt Nam, lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Đan Tu Việt Nam. Phước Lý được sinh ra từ lòng mẹ Phước Sơn(Quảng Trị), bắt đầu với một nhóm nhỏ “nam tiến” tìm đất lập dòng, ban đầu đến ở Mặc Bắc (Trà Vinh), sau đó tiến về Xoài Minh (Đồng Nai) định cư cho tới hôm nay đã được 60 năm (1950-2010).
Cũng như phần lớn các dòng tu tại Việt Nam, cộng đoàn Phước Lý cũng trải qua những biến cố được coi là phức tạp nhất về tình hình chính trị của đất nước.
1. Những chặng đường kỷ niệm (1950-1975).
Bàn tay quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa có thể dùng mọi hình thức để tác động trong Giáo Hội và cả trong những suy tính của con người. Đôi khi từ một dự định mang tính riêng tư (nhằm để tồn tại), Thiên Chúa lại dùng để làm nên một công trình lớn để vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Một cách nào đó, Cộng Đoàn Phước Lý được cưu mang từ một hoàn cảnh như thế. Thật vậy, vào những năm 1949-1950 tình hình chính trị bất ổn làm cho cộng đoàn Phước Sơn không thể không ưu tư cho sự tồn tại của Dòng, mà tin tức từ sự giải thể dòng Trappe ở bên Trung Quốc là một cảnh báo. Cộng Đoàn Phước Sơn buộc phải nghĩ đến kế hoạch dự phòng trong tương lai, mà cụ thể là tìm đất thành lập một cộng đoàn mới ở một nơi có thể đảm báo an ninh hơn.
Chính vì thế, ngày 23/10/1950 cha Marie Casimir đã cùng với 20 anh em từ Phước Sơn “nam tiến” đến tạm trú tại Chà Và (Vĩnh Kim – Trà Vình, giáo phận Vĩnh Long) tìm đất lập dòng. Sau đó, vào ngày 23/03/1951 phái đoàn đến khởi công xây dựng cộng đoàn tại Mặc Bắc (đất của ông bà Chín Nghiệm dâng cúng).
Ngày lễ Trái Tim Đức Mẹ (tháng 06/1951) phái đoàn dâng thánh lễ Tạ Ơn đầu tiên, nhận tên mới là ĐanViện Thánh Mẫu Thiên Phước và dâng hiến nguyện đường cho Đức Mẹ dưới tước hiệu là “Mẫu Tâm”.
Ngày 26/10/1951 cha Casimir xin từ chức vì lý do sức khỏe, cha Stanilas Trương Đình Vang lên thay với trách nhiệm di chuyển “Thiên Phước” về Xoài Minh (Phước Lý – Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai) cũng vì lý do chính trị ở Mặc Bắc lúc bấy giờ bất ổn và vì vùng đất này sình lầy không thể xây dựng kiên cố được.
Ngày 01/05/1952 toàn bộ Cộng Đoàn đã di chuyển về Phước Lý (đất của bà Tám Dung dâng cúng), nhưng một năm sau (06/05/1953) mới có văn thư cho phép lập dòng tại Phước Lý của Tòa Giám mục Sài Gòn.
Đến ngày 15/08/1953 Tòa Thánh chính thức chấp thuận việc lập dòng mới và từ đây Phước Lý có tên trong danh sách các dòng tu của Giáo Hội.
Một năm sau (1954) Phước Lý được nâng lên hàng tự trị (prioratus sui juris).
Ngày 05/03/1964 công bố sắc chỉ Tòa Thánh nâng Phước Lý lên hàng Đan Phụ Viện.
Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ ngày khai sinh cho đến biến cố năm 1975, Cộng Đoàn Phước Lý tuy gặp không ít khó khăn về điều kiện kinh tế và vấn đề sức khỏe, đặc biệt về tình hình thời cuộc, đôi lúc tưởng chừng như sống giữa hai chiến tuyến (ban ngày chịu sự kiểm soát của chế độ Sài Gòn, ban đêm lại được Cách Mạng quan tâm). Thế nhưng, xét về mặt tinh thần, Phước Lý được coi là phát triển quá nhanh, vì chỉ 4 năm sau khi thành lập đã được nâng lên hàng Đan Viện Tự Trị.
Như thế, sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa đã biến dự phòng lúc hoạn nạn của Dòng Mẹ Phước Sơn, trở thành một cộng đoàn mới đầy sức sống và làm cho nếp sống đan tu thêm triển nở như lòng mong ước lúc sinh thời của Đấng Tổ Phụ Henri Denis Benoit.
2. Những trang sử mới (1975 đến nay).
Theo một cách nhìn nào đó, linh cảm ban đầu của dòng Phước Sơn đã trở thành hiện thực, trong khi Phước Lý được coi như là tạm ổn thì Dòng Mẹ Phước Sơn phải chịu cảnh ly tán, đã vào tạm trú tại Phước Lý một thời gian trước khi chuyển về Gò Công (Thủ Đức), thậm chí cha Stanilas Trương Đình Vang lúc bấy giờ đang là bề trên của Cộng Đoàn Phước Lý, đã phải vâng lời Đức Tổng Phụ để tạm làm bề trên Giám Quản (Administrator Apostolicus) Nhà Mẹ Phước Sơn trong thời gian các bề trên nhà mẹ Phước Sơn đang bận đi “tĩnh tâm” dài hạn do nhà nước tổ chức.
Một số nhà dòng trong giai đoạn từ 1953 đến những năm sau 1975 phải sơ tán, thay đổi chỗ ở và thậm chí phải “dâng tặng” cho cơ quan nhà nước cả cơ sở nhà dòng. Riêng Phước Lý vẫn được an cư, chỉ có một vài thay đổi nhỏ là do nơi ở cũ ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe và điều kiện xây dựng, nên ngày 18/04/1975 đã chuyển toàn bộ cơ sở qua vùng cao, đối diện với chỗ ở cũ cách khoảng 400m.
Những ngày cuối 1974 và đầu năm 1975, chiến tranh Bắc – Nam đã đi đến hồi khốc liệt nhất và miền đất Phước Lý gần với Sài Gòn nên chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng nhờ ơn Chúa, Phước Lý vẫn bình an dưới làn mưa đạn và từng trở thành nơi cho dân địa phương chạy đến tạm trú gánh nạn trong đợt tổng tiến công cuối cùng vào Sài Gòn.
Ngày 30/04/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, từ đây mọi sự từ chính trị đến nhận thức, ngoại giao, kinh tế…hầu như hoàn toàn mới. Đan Viện Phước Lý không thể tránh khỏi những biến động và khó khăn, phần thì chưa quen với chính sách mới, phần do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, trong đó có cả nhận thức và thành kiến tôn giáo.
Tuy nhiên, đời tu luôn là một cuộc hành trình, một sự tiếp nối chứ không phải chỉ tận hưởng những thành quả của tiền bối hay ngồi nuối tiếc hào quang quá khứ, nhưng biết hội nhập với hoàn cảnh hiện tại và tìm ra những hướng đi mới cho tương lai. Đất nước chuyển mình sang trang sử mới, Giáo Hội Việt Nam phải thay đổi theo giai đoạn mới, thì Cộng Đoàn Phước Lý cũng viết thêm những trang sử mới trong sự đồng hành và hội nhập với hoàn cảnh mới, chấp hành lệnh chính quyền và hưởng ửng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phalô Nguyễn Văn Bình, để đi làm thủy lợi, nông trường và cả việc tòng quân phục an ninh đất nước; đồng thời Cộng Đoàn cũng đưa ra những dự định cho sự bảo tồn và phát triển trong tương lai, mà cụ thể là lập thêm tu sở mới ở Xuân Sơn và An Phước, theo quyết định của cuộc hội ý Cộng Đoàn ngày 03/09/1978. Cha M. Louis Montfort Nguyễn Vinh (sau này là Viện Trưởng Phước Lý từ năm 1989-1995) và 4 anh em khác ra đi thành lập tu sở Xuân Sơn tại vùng kình tế mới Xuân Sơn (Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu), còn cha M. Ignatio Trần Ngân (sau này là Viện Phụ thứ II của Phước Lý và đang đượng nhiệm từ 1996 đến nay) cùng với 5 vị khác đến lập tu sở An Phước (Long Thành - Đồng Nai), tu sở này đã được Tổng Hội nâng lên hàng tự trị ngày 03/08/2006.
Tất cả là hồng ân! Sau 60 năm nhìn lại, Cộng Đoàn Phước Lý với những trang sử được Chúa Thánh Thần dùng các bậc tiền bối viết trên miền đất Việt. Khởi đi từ một nhóm nhỏ với hai bàn tay trắng, trải qua bao khó khăn thử thách, đôi lúc tưởng chừng như trang sử thẫm màu tím của những biến động thời cuộc, những khó khăn về kinh tế, những đe dọa về sức khỏe và cả những lần khủng hoảng về nhân sự, nhưng có Thiên Chúa là chủ của lịch sử, Người đã an bài, sắp đặt, thanh luyện và bảo vệ, để hôm nay Phước Lý đang lớn mạnh và tiếp tục viết thêm những trang sử mới đầy sức sống.
Tất cả là hồng ân! Bao bậc tiền bối bao lần nằm xuống như hạt giống chịu nát tan để làm phát sinh nhiều ơn gọi mới. Ngày khai sinh chỉ với một nhóm nhỏ, nhưng nay đã trở thành một cộng đoàn lớn với 15 linh mục, 5 phó tế, 72 đan sĩ, 38 khấn tạm, 8 tập sinh và 5 thỉnh sinh cùng với một nhà con tự trị (An Phước).
Tất cả là hồng ân! Hồng ân Chúa tác động trong mọi dự định, hồng ân Chúa hướng dẫn từng bước đường hình thành và phát triển, hồng ân Chúa thu hút các tâm hồn tìm đến với nếp sống đan tu. Hồng ân Chúa dắt dìu trong quá khứ, phù trợ trong hiện tại và chúc lành cho những định hướng tương lai.
Vâng! Tất cả là hồng ân! Đó là bài ca cảm tạ được hát lên mỗi ngày và vang mãi trên mảnh đất Phước Lý thân yêu.
Cũng như phần lớn các dòng tu tại Việt Nam, cộng đoàn Phước Lý cũng trải qua những biến cố được coi là phức tạp nhất về tình hình chính trị của đất nước.
1. Những chặng đường kỷ niệm (1950-1975).
Bàn tay quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa có thể dùng mọi hình thức để tác động trong Giáo Hội và cả trong những suy tính của con người. Đôi khi từ một dự định mang tính riêng tư (nhằm để tồn tại), Thiên Chúa lại dùng để làm nên một công trình lớn để vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Một cách nào đó, Cộng Đoàn Phước Lý được cưu mang từ một hoàn cảnh như thế. Thật vậy, vào những năm 1949-1950 tình hình chính trị bất ổn làm cho cộng đoàn Phước Sơn không thể không ưu tư cho sự tồn tại của Dòng, mà tin tức từ sự giải thể dòng Trappe ở bên Trung Quốc là một cảnh báo. Cộng Đoàn Phước Sơn buộc phải nghĩ đến kế hoạch dự phòng trong tương lai, mà cụ thể là tìm đất thành lập một cộng đoàn mới ở một nơi có thể đảm báo an ninh hơn.
Chính vì thế, ngày 23/10/1950 cha Marie Casimir đã cùng với 20 anh em từ Phước Sơn “nam tiến” đến tạm trú tại Chà Và (Vĩnh Kim – Trà Vình, giáo phận Vĩnh Long) tìm đất lập dòng. Sau đó, vào ngày 23/03/1951 phái đoàn đến khởi công xây dựng cộng đoàn tại Mặc Bắc (đất của ông bà Chín Nghiệm dâng cúng).
Ngày lễ Trái Tim Đức Mẹ (tháng 06/1951) phái đoàn dâng thánh lễ Tạ Ơn đầu tiên, nhận tên mới là ĐanViện Thánh Mẫu Thiên Phước và dâng hiến nguyện đường cho Đức Mẹ dưới tước hiệu là “Mẫu Tâm”.
Ngày 26/10/1951 cha Casimir xin từ chức vì lý do sức khỏe, cha Stanilas Trương Đình Vang lên thay với trách nhiệm di chuyển “Thiên Phước” về Xoài Minh (Phước Lý – Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai) cũng vì lý do chính trị ở Mặc Bắc lúc bấy giờ bất ổn và vì vùng đất này sình lầy không thể xây dựng kiên cố được.
Ngày 01/05/1952 toàn bộ Cộng Đoàn đã di chuyển về Phước Lý (đất của bà Tám Dung dâng cúng), nhưng một năm sau (06/05/1953) mới có văn thư cho phép lập dòng tại Phước Lý của Tòa Giám mục Sài Gòn.
Đến ngày 15/08/1953 Tòa Thánh chính thức chấp thuận việc lập dòng mới và từ đây Phước Lý có tên trong danh sách các dòng tu của Giáo Hội.
Ngày 05/03/1964 công bố sắc chỉ Tòa Thánh nâng Phước Lý lên hàng Đan Phụ Viện.
Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ ngày khai sinh cho đến biến cố năm 1975, Cộng Đoàn Phước Lý tuy gặp không ít khó khăn về điều kiện kinh tế và vấn đề sức khỏe, đặc biệt về tình hình thời cuộc, đôi lúc tưởng chừng như sống giữa hai chiến tuyến (ban ngày chịu sự kiểm soát của chế độ Sài Gòn, ban đêm lại được Cách Mạng quan tâm). Thế nhưng, xét về mặt tinh thần, Phước Lý được coi là phát triển quá nhanh, vì chỉ 4 năm sau khi thành lập đã được nâng lên hàng Đan Viện Tự Trị.
Như thế, sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa đã biến dự phòng lúc hoạn nạn của Dòng Mẹ Phước Sơn, trở thành một cộng đoàn mới đầy sức sống và làm cho nếp sống đan tu thêm triển nở như lòng mong ước lúc sinh thời của Đấng Tổ Phụ Henri Denis Benoit.
2. Những trang sử mới (1975 đến nay).
Theo một cách nhìn nào đó, linh cảm ban đầu của dòng Phước Sơn đã trở thành hiện thực, trong khi Phước Lý được coi như là tạm ổn thì Dòng Mẹ Phước Sơn phải chịu cảnh ly tán, đã vào tạm trú tại Phước Lý một thời gian trước khi chuyển về Gò Công (Thủ Đức), thậm chí cha Stanilas Trương Đình Vang lúc bấy giờ đang là bề trên của Cộng Đoàn Phước Lý, đã phải vâng lời Đức Tổng Phụ để tạm làm bề trên Giám Quản (Administrator Apostolicus) Nhà Mẹ Phước Sơn trong thời gian các bề trên nhà mẹ Phước Sơn đang bận đi “tĩnh tâm” dài hạn do nhà nước tổ chức.
Một số nhà dòng trong giai đoạn từ 1953 đến những năm sau 1975 phải sơ tán, thay đổi chỗ ở và thậm chí phải “dâng tặng” cho cơ quan nhà nước cả cơ sở nhà dòng. Riêng Phước Lý vẫn được an cư, chỉ có một vài thay đổi nhỏ là do nơi ở cũ ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe và điều kiện xây dựng, nên ngày 18/04/1975 đã chuyển toàn bộ cơ sở qua vùng cao, đối diện với chỗ ở cũ cách khoảng 400m.
Những ngày cuối 1974 và đầu năm 1975, chiến tranh Bắc – Nam đã đi đến hồi khốc liệt nhất và miền đất Phước Lý gần với Sài Gòn nên chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng nhờ ơn Chúa, Phước Lý vẫn bình an dưới làn mưa đạn và từng trở thành nơi cho dân địa phương chạy đến tạm trú gánh nạn trong đợt tổng tiến công cuối cùng vào Sài Gòn.
Ngày 30/04/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, từ đây mọi sự từ chính trị đến nhận thức, ngoại giao, kinh tế…hầu như hoàn toàn mới. Đan Viện Phước Lý không thể tránh khỏi những biến động và khó khăn, phần thì chưa quen với chính sách mới, phần do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, trong đó có cả nhận thức và thành kiến tôn giáo.
Tuy nhiên, đời tu luôn là một cuộc hành trình, một sự tiếp nối chứ không phải chỉ tận hưởng những thành quả của tiền bối hay ngồi nuối tiếc hào quang quá khứ, nhưng biết hội nhập với hoàn cảnh hiện tại và tìm ra những hướng đi mới cho tương lai. Đất nước chuyển mình sang trang sử mới, Giáo Hội Việt Nam phải thay đổi theo giai đoạn mới, thì Cộng Đoàn Phước Lý cũng viết thêm những trang sử mới trong sự đồng hành và hội nhập với hoàn cảnh mới, chấp hành lệnh chính quyền và hưởng ửng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phalô Nguyễn Văn Bình, để đi làm thủy lợi, nông trường và cả việc tòng quân phục an ninh đất nước; đồng thời Cộng Đoàn cũng đưa ra những dự định cho sự bảo tồn và phát triển trong tương lai, mà cụ thể là lập thêm tu sở mới ở Xuân Sơn và An Phước, theo quyết định của cuộc hội ý Cộng Đoàn ngày 03/09/1978. Cha M. Louis Montfort Nguyễn Vinh (sau này là Viện Trưởng Phước Lý từ năm 1989-1995) và 4 anh em khác ra đi thành lập tu sở Xuân Sơn tại vùng kình tế mới Xuân Sơn (Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu), còn cha M. Ignatio Trần Ngân (sau này là Viện Phụ thứ II của Phước Lý và đang đượng nhiệm từ 1996 đến nay) cùng với 5 vị khác đến lập tu sở An Phước (Long Thành - Đồng Nai), tu sở này đã được Tổng Hội nâng lên hàng tự trị ngày 03/08/2006.
Tất cả là hồng ân! Bao bậc tiền bối bao lần nằm xuống như hạt giống chịu nát tan để làm phát sinh nhiều ơn gọi mới. Ngày khai sinh chỉ với một nhóm nhỏ, nhưng nay đã trở thành một cộng đoàn lớn với 15 linh mục, 5 phó tế, 72 đan sĩ, 38 khấn tạm, 8 tập sinh và 5 thỉnh sinh cùng với một nhà con tự trị (An Phước).
Tất cả là hồng ân! Hồng ân Chúa tác động trong mọi dự định, hồng ân Chúa hướng dẫn từng bước đường hình thành và phát triển, hồng ân Chúa thu hút các tâm hồn tìm đến với nếp sống đan tu. Hồng ân Chúa dắt dìu trong quá khứ, phù trợ trong hiện tại và chúc lành cho những định hướng tương lai.
Vâng! Tất cả là hồng ân! Đó là bài ca cảm tạ được hát lên mỗi ngày và vang mãi trên mảnh đất Phước Lý thân yêu.
Lịch sử truyền giáo Việt Nam thời kỳ bảo trợ, 1533 -1659 (4)
Trần Văn Cảnh
11:47 10/12/2009
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
Bài 4: LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
Lời mở
Trong lịch sử truyền giáo dài gần 500 năm của mình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã tiếp nhận hai sắc chỉ rất quan trọng mà Tòa Thánh đã ban hành.
Sắc chỉ thứ nhất tên là « Super Cathedram » do Đức Giáo Hoàng Alexandre VII ban hành ngày 09.09.1659, bổ nhiệm hai đức cha François PALLU và Pierre LAMBERT DE LA MOTTE làm giám mục Đại Diện Tông Tòa và thiết lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên ĐÀNG TRONG và ĐÀNG NGOÀI tại Việt Nam.
Sắc chỉ thứ hai tên là « Venerabilium Nostrorum », do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành ngày 24 tháng 11 năm 1960 để Thiết lập PHẨM TRẬT GIÁO HỘI tại VIỆT NAM, với việc thành lập 20 giáo phận chính tòa, qui tụ trong BA GIÁO TỈNH HÀ NỘI, HUẾ và SÀI GÒN.
Sắc chỉ Super Cathedram xác định thời điểm phân chia thời kỳ BẢO HỘ, 1533-1659 với thời kỳ TÔNG TÒA, 1659-1960. Sắc chỉ Venerabilium đánh dấu thời điểm phân chia thời kỳ tông tòa, 1659-1960 với thời kỳ CHÍNH TÒA, 1960 đến nay.
NĂM THÁNH 2010, vừa được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khai mạc ngày 24/11/2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội là để kỷ niệm hai thời điểm này: 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài vào ngày 09/09/1659 và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam vào ngày 24/11/1960.
Đó là lý do khiến trong phần thứ nhất của loạt bài « Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam » chúng ta đã dành hai bài đầu tiên để xem lại nguyên bản của hai sắc chỉ định hình của lịch sử Giáo Hội Việt Nam: Sắc chỉ Super Cathedram và sắc chỉ Venerabilium Nostrorum.
Kỷ niệm hai thời điểm trên, Năm Thánh 2010 nhằm 3 mục đích mà Nội qui cử hành Năm Thánh xác định rõ rệt như sau:
1. Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Nhìn lại lịch sử nhằm mời gọi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Toà Thánh và các bậc tiền nhân đã góp phần tích cực vào việc loan Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội trên đất nước Việt Nam.
2. Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
3. Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau: Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia và Giáo Hội vì loài người (1).
Bám vào những mục đích này, một cách tổng quát, tiếp tục phần thứ nhất « Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam », chúng ta sẽ xem lại trang sử truyền giáo Việt Nam ở mức độ ba thời kỳ: Bảo Trợ, Tông Tòa và Chính Tòa. Cho mỗi thời kỳ, chúng ta sẽ làm ba việc: xem lại lịch sử, thẩm định rút ra bài học lịch sử và phóng nhìn về tương lai dựa vào bài học lịch sử vừa rút ra. Chúng ta sẽ khởi sự với việc xem lịch sử thời kỳ Bảo Trợ, 1533-1659.
Thời kỳ Bảo trợ trải dài trên hai giai đoạn lịch sử việt nam: giai đoạn Nam Bắc Triều Lê Mạc (1527-1592) và một phần giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786). Ba sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ về thời kỳ Bảo Trợ 1533-1659:
1. Thế kỷ XVI, Công giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng. Bốn địa điểm đã được đón nhận Tin Mừng.
Trong thế kỷ XVI, lịch sử Việt Nam loạn lạc với những tranh chấp giữa nhà Mạc và nhà Lê (1527-1592). Bắc triều nhà Mạc, cũng như Nam triều nhà Lê đều mời đón người Âu châu vào buôn bán với mình. Làm tuyên úy cho các thương thuyền người Âu, các giáo sĩ theo thương gia người Âu bắt đầu đến và truyền giáo ở Việt Nam. Năm 1533, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, trong quyển XXXIII, đã ghi « Lời chua » để cắt nghĩa lệnh cấm đạo Tây dương, Hoa lang, Gia tô. Trong lời chua thứ ba về « Gia tô » chép rằng: « Gia - tô: Theo sách Dã Lục, thì ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y-nê-xu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy, ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia tô » (2). Những nho sĩ chép sử có quan niệm chính sử, coi nhà Lê là chính tông, còn nhà Mạc là phản nghịch, nên ghi niên hiệu Nguyên Hòa Lê Trang Tông. Thực ra, vào năm 1533, các xã Ninh Cường, Quần Anh và Trà Lũ (thuộc Nam Định ngày nay) đều thuộc trấn Sơn Nam, vùng đất Bắc Triều do Nhà Mạc cai trị, đời Thái Tông Mặc Đăng Doanh, niên hiệu Đại Chính (1530-1540). Nhà Lê vẫn còn ở Sầm Châu, Ai Lao (3).
Địa điểm thứ hai đã được tiếp nhận Tin Mừng là Thanh Hóa, với việc tòng giáo của công tử Đỗ Hưng Viễn, con quan đại thần triều Lê trung hưng, vào khoảng những năm 1560-1570, rồi với việc đến Việt Nam truyền đạo của hai cha triều Alphonso de Costa và Juan Gonsalves vào năm 1590 và rửa tội cho công chúa Mai Hoa.
Cũng trong thế kỷ XVI, địa điểm thứ ba đã được đón Tin Mừng là Quảng Nam - Thuận Hóa, với việc hai linh mục dòng Daminh là cha Luis de Fonseca và Grégoire de la Motte đến Quảng Nam năm 1580-1586, và sau đó, việc ba nhà truyền giáo khác, thuộc dòng Đa Minh, là cha Alfonso Jímenez, cha Diego và thầy trợ sĩ Juan Bautista Deza đến Cửa Hàn vào năm 1595 và đã khuyên được 2 tù nhân bị án tử hình ở Thuận Hóa theo đạo và an táng theo lễ nghi công giáo.
Địa điểm thứ bốn được đón tin mừng là Thăng Long. Theo lời mời của Mạc Mậu Hợp, một phái đoàn các cha dòng Phanxicõ, gồm 4 linh mục là D. Operosa, B. Ruiz, P. Ortis, Fr. Montila và 4 thầy trợ sĩ cập bến An Quảng (Quảng Yên), ngày 01.05.1583. Nhưng khi vừa rời bến để lên Thăng Long, thì tầu bị bão đánh dạt sang đảo Hải Nam. Hai năm sau, cha Ruiz, đã 61 tuổi, trở lại được Thăng Long, được vua tôi Nhà Mạc đối xử tử tế và được tự do giảng đạo, nhưng không có ai theo đạo. Ngài chỉ rửa tội được cho một em bé sắp chết.
2. Thế kỷ XVII, Công giáo hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn.
Sang thế kỷ XVII, với phân tranh Trịnh Nguyễn (1570-1786), xã hội Việt Nam vẫn còn loạn lạc với bảy trận đánh Bắc Nam: 1627, 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn, ai cũng muốn tiếp xúc với người Âu Châu để võ trang cho mình.
Tiếp nối công việc tìm đường truyền giáo của các cha Đaminh và Phanxicô đã thực hiện trong thế kỷ XVI, sang thế kỷ XVII, các cha dòng Tên đã đến gieo vãi Tin Mừng rộng rãi hơn trên khắp các miền Việt Nam. Từ năm 1615 đến 1643 ở Đàng Trong và từ năm 1627 đến 1663 ở Đàng Ngoài, trên dưới 30 thừa sai dòng Tên đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Nhiều vị giảng đạo bằng tiếng việt và qua những giáo dân việt nam ưu tú, gọi là thầy giảng. Tầt cả đều thích ứng Tin Mừng vào phong tục việt nam, đặc biệt là tinh thần gia đình, làng xóm. Đây là cử chỉ hội nhập văn hoá đầu tiên: dùng tiếng việt để nói về giáo lý, dùng phong tục để diễn tả niềm tin, dùng người việt để truyền đạo cho người việt, dùng gia đình và xóm làng làm môi trường sống đạo.
Nhờ vậy, hạt giống Tin Mừng đã được dễ dàng đón nhận: nhiều cộng đoàn đã được thành lập. Ở Đàng trong, cha François Buzomi và các đồng bạn đã mang Tin Mừng đến 5 cộng đoàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Thuận Hóa. Ở Đàng Ngoài, cha Đắc Lộ và đồng bạn đã mang tin mừng đến 7 cộng đoàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Thăng long, Kẻ Bắc, Kẻ Đông, Kẻ Nam, Kẻ Tây.
3. Thế kỷ XVII, Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Để loan báo Tin Mừng, tất cả các linh mục dòng Tên đến Việt Nam, từ 1615 đến 1663, đều đã học tiếng Việt. Nhiều vị rất thông thạo. Cha Francois de Pina là người ngoại quốc thứ nhất rất thông thạo tiếng việt, người thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên. Cha Gaspar d’Amaral đã sáng tác từ điển Việt Bồ và cha Antonio Barbosa đã sáng tác từ điển Bồ Việt. Cả ba đều là người Bồ Đào Nha.
Lưu lại và đi về, tiếp cận với người Việt Nam dòng dã 12 năm, cha Đắc Lộ đã học tiếng việt với cha François de Pina và với một cậu bé Việt Nam. Ngài lại được thừa hưởng công trình nghiên cứu viết tay, một Từ điển Việt Bồ của Gaspar d’Amaral và một Từ điển Bồ Việt của Barbosa. Nhờ bốn yếu tố đó, cha Đắc Lộ đã sáng tác và cho in, năm 1651, hai tác phẩm quốc ngũ đầu tiên: cuốn Tự điển việt bồ latinh và cuốn giáo lý công giáo Phép giảng tám ngày. Đấy là hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên đã được in ra, phổ biến và lưu truyến; có thể được coi như tờ giáy khai sinh của chữ quốc ngữ vậy.
Chữ quốc ngữ đã được người công giáo việt nam tiếp nhận, học tập, xử dụng và phổ biến, mở đường cho nền văn học quốc ngữ việt nam. Ba tài liệu đầu tiên của người việt nam đã được viết bằng chữ quốc ngữ còn lưu lại được là: bức thư hai trang của thầy giảng Igesico Văn Tín viết tại Đàng Ngoài ngày 12-9-1659 cho linh mục dòng Tên G.F.de Marini; bức thư hai trang của thầy giảng Biển Đức Thiện (Bento Thiện) viết tại Đàng Ngoài (ở Thăng Long) ngày 25-10-1659 cũng gởi cho linh mục G.F.de Marini; và tập Lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ mới, có lẽ cũng do thầy giảng Biển Đức Thiện viết, dài 12 trang, soạn vào năm 1659 để gởi cho linh mục G.F.de Marini, lúc đó đi La Mã (4).
Lời kết
THỜI KỲ BẢO TRỢ là thời kỳ đầu tiên trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Gọi là bảo trợ, vỉ trong thời kỳ này công việc truyền giáo được Giáo Hội ký thác cho hai quốc gia bảo trợ thực hiện. Đó là nước Bồ Đào Nha và nước Tây Ban Nha. Nước Việt Nam thuộc khu vực nước Bồ Đào Nha bảo trợ.
Trong suốt thời gian dài 126 năm này, 82 năm đầu, từ 1533 đến 1615, kết quả truyền giáo rất khiêm tốn. Nhưng 44 năm sau, từ 1615 đến 1659, các cha Dòng Tên đã mang lại một kết quả truyền giáo tuyệt vời quan trọng. Vào năm 1659, người công giáo Việt Nam, chưa có giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu. 20.000 trong Nam; 80.000 ngoài Bắc (5), qui tụ quanh 340 nhà thờ (6). Cùng với các thừa sai khác, cha Đắc Lộ đã khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.
Như vậy, cho thời kỳ 126 năm Bảo Trợ (1533-1659), ba sự việc quan trọng đã được thực hiện: 1- Công Giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng; 2- Công Giáo hội nhập vào xã hội Việt Nam và 12 cộng đoàn đầu tiên đã đón nhận và sống Tin Mừng, 3- Công giáo khai sinh chữ quốc ngữ và văn học công giáo việt nam.
Hôm nay, lễ khai mạc NĂM THÁNH 2010 đã hoàn thành, người công giáo việt nam nên làm gì ? Trong Thư chung ngày 25.11.2009, gửỉ Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm Thánh, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã chia sẻ định hướng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà nhắc đến những việc tổng thể nên làm như sau: « Lễ Khai mạc đã hoàn thành nhiệm vụ mở đầu. Nhưng để Năm Thánh đem lại kết quả thiêng liêng mong muốn chúng ta cần phải sống tinh thần Năm Thánh với ba phương diện: tâm tình, học hỏi và cử hành ». Tâm tình với những tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân và sám hối. Học hỏi với việc học hỏi lịch sử Giáo hội, học hỏi gương mẫu tiền nhân để xây dựng giáo hội. Thực hành với việc tham dự những cử hành phụng vụ, tích cực thực thi công bình bác ái và dấn thân lên đường truyền giáo.
Riêng về Thời Kỳ Bảo Trợ, Đức Tổng đã xa gần nhắc đến, qua ba đoạn thơ, khi nói đến tâm tình tri ân các tiền nhân thừa sai, đến việc soi mình vào lịch sử để học tấm gương sáng ngời của các vị thừa sai và đến việc hành hương Nhà Thờ Chính Tòa, nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin Mừng lần đầu tiên vào ngày 02.07.1627. Ngài viết:
« Một tâm tình không thể thiếu đó là tri ân các bậc tiền nhân. Tri ân các vị thừa sai đã quảng đại hi sinh, từ bỏ quê hương, gia đình, chấp nhận cuộc sống vất vả thiếu thốn, gian nan thử thách và chấp nhận dâng hiến cả mạng sống để gieo vãi hạt giống Tin mừng khắp nơi. Tri ân tổ tiên chúng ta đã quảng đại đón nhận đức tin, kiêu hùng bảo vệ đức tin và dũng cảm đổ máu đào minh chứng đức tin, để lại cho chúng ta gia sản đức tin vô giá và một Giáo hội mạnh mẽ phát triển không ngừng.
Soi mình vào lịch sử, ta học được gương mẫu tiền nhân, nhất là của các vị thừa sai và các thánh Tử đạo. Giáo hội phát triển như ngày nay nhờ sự quảng đại, hi sinh của các ngài. Tấm gương sáng ngời của các ngài sẽ khơi dậy lòng phấn khởi. Ơn phúc của các ngài sẽ giúp ta thêm hăng hái quên mình xây dựng Nước Chúa. Sống theo gương các ngài ta sẽ góp phần đưa Giáo hội vào một thời kỳ phát triển mới.
Riêng tại Tổng giáo phận Hà nội, chúng ta có 4 điểm hành hương. Điểm thứ nhất là Nhà thờ Chính tòa, nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin mừng lần đầu tiên vào ngày 02-07-1627, có pháp trường Ô Cầu Giấy nơi cha thánh Dũng Lạc chịu xử tử, có thành Cửa Bắc, nơi giam giữ và xử trảm thánh Ven, có Kẻ Sét nơi thánh Thịnh sinh ra, có ngôi nhà nguyện đầu tiên, có nhà đức cha Puginier Phước tức là nhà nguyện Fatima hiện tại » (7).
Paris, ngày 10 tháng 12 năm 2009
Trần Văn Cảnh
Ghi chú:
(1). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, «Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: Nội qui », trong
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=72&CateID=83
(2). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XXXIII, trang 720, trong
http://www.viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf
(3). (Trần Trọng Kim, VNSL, Q 2, tr. 18)
(4). Đỗ Quang Chính, Tập lịch sử nước Annam, trong
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=528
(5). HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(6). Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(7). TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Thư chung ngày 25.11.2009, gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội nhân dịp Năm Thánh 2010, trong
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=74002
Bài 4: LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
Lời mở
Trong lịch sử truyền giáo dài gần 500 năm của mình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã tiếp nhận hai sắc chỉ rất quan trọng mà Tòa Thánh đã ban hành.
Sắc chỉ thứ nhất tên là « Super Cathedram » do Đức Giáo Hoàng Alexandre VII ban hành ngày 09.09.1659, bổ nhiệm hai đức cha François PALLU và Pierre LAMBERT DE LA MOTTE làm giám mục Đại Diện Tông Tòa và thiết lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên ĐÀNG TRONG và ĐÀNG NGOÀI tại Việt Nam.
Sắc chỉ thứ hai tên là « Venerabilium Nostrorum », do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành ngày 24 tháng 11 năm 1960 để Thiết lập PHẨM TRẬT GIÁO HỘI tại VIỆT NAM, với việc thành lập 20 giáo phận chính tòa, qui tụ trong BA GIÁO TỈNH HÀ NỘI, HUẾ và SÀI GÒN.
Sắc chỉ Super Cathedram xác định thời điểm phân chia thời kỳ BẢO HỘ, 1533-1659 với thời kỳ TÔNG TÒA, 1659-1960. Sắc chỉ Venerabilium đánh dấu thời điểm phân chia thời kỳ tông tòa, 1659-1960 với thời kỳ CHÍNH TÒA, 1960 đến nay.
NĂM THÁNH 2010, vừa được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khai mạc ngày 24/11/2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội là để kỷ niệm hai thời điểm này: 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài vào ngày 09/09/1659 và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam vào ngày 24/11/1960.
Đó là lý do khiến trong phần thứ nhất của loạt bài « Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam » chúng ta đã dành hai bài đầu tiên để xem lại nguyên bản của hai sắc chỉ định hình của lịch sử Giáo Hội Việt Nam: Sắc chỉ Super Cathedram và sắc chỉ Venerabilium Nostrorum.
Kỷ niệm hai thời điểm trên, Năm Thánh 2010 nhằm 3 mục đích mà Nội qui cử hành Năm Thánh xác định rõ rệt như sau:
1. Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Nhìn lại lịch sử nhằm mời gọi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Toà Thánh và các bậc tiền nhân đã góp phần tích cực vào việc loan Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội trên đất nước Việt Nam.
2. Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
3. Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau: Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia và Giáo Hội vì loài người (1).
Bám vào những mục đích này, một cách tổng quát, tiếp tục phần thứ nhất « Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam », chúng ta sẽ xem lại trang sử truyền giáo Việt Nam ở mức độ ba thời kỳ: Bảo Trợ, Tông Tòa và Chính Tòa. Cho mỗi thời kỳ, chúng ta sẽ làm ba việc: xem lại lịch sử, thẩm định rút ra bài học lịch sử và phóng nhìn về tương lai dựa vào bài học lịch sử vừa rút ra. Chúng ta sẽ khởi sự với việc xem lịch sử thời kỳ Bảo Trợ, 1533-1659.
Thời kỳ Bảo trợ trải dài trên hai giai đoạn lịch sử việt nam: giai đoạn Nam Bắc Triều Lê Mạc (1527-1592) và một phần giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786). Ba sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ về thời kỳ Bảo Trợ 1533-1659:
1. Thế kỷ XVI, Công giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng. Bốn địa điểm đã được đón nhận Tin Mừng.
Địa điểm thứ hai đã được tiếp nhận Tin Mừng là Thanh Hóa, với việc tòng giáo của công tử Đỗ Hưng Viễn, con quan đại thần triều Lê trung hưng, vào khoảng những năm 1560-1570, rồi với việc đến Việt Nam truyền đạo của hai cha triều Alphonso de Costa và Juan Gonsalves vào năm 1590 và rửa tội cho công chúa Mai Hoa.
Cũng trong thế kỷ XVI, địa điểm thứ ba đã được đón Tin Mừng là Quảng Nam - Thuận Hóa, với việc hai linh mục dòng Daminh là cha Luis de Fonseca và Grégoire de la Motte đến Quảng Nam năm 1580-1586, và sau đó, việc ba nhà truyền giáo khác, thuộc dòng Đa Minh, là cha Alfonso Jímenez, cha Diego và thầy trợ sĩ Juan Bautista Deza đến Cửa Hàn vào năm 1595 và đã khuyên được 2 tù nhân bị án tử hình ở Thuận Hóa theo đạo và an táng theo lễ nghi công giáo.
Địa điểm thứ bốn được đón tin mừng là Thăng Long. Theo lời mời của Mạc Mậu Hợp, một phái đoàn các cha dòng Phanxicõ, gồm 4 linh mục là D. Operosa, B. Ruiz, P. Ortis, Fr. Montila và 4 thầy trợ sĩ cập bến An Quảng (Quảng Yên), ngày 01.05.1583. Nhưng khi vừa rời bến để lên Thăng Long, thì tầu bị bão đánh dạt sang đảo Hải Nam. Hai năm sau, cha Ruiz, đã 61 tuổi, trở lại được Thăng Long, được vua tôi Nhà Mạc đối xử tử tế và được tự do giảng đạo, nhưng không có ai theo đạo. Ngài chỉ rửa tội được cho một em bé sắp chết.
2. Thế kỷ XVII, Công giáo hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn.
Sang thế kỷ XVII, với phân tranh Trịnh Nguyễn (1570-1786), xã hội Việt Nam vẫn còn loạn lạc với bảy trận đánh Bắc Nam: 1627, 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn, ai cũng muốn tiếp xúc với người Âu Châu để võ trang cho mình.
Tiếp nối công việc tìm đường truyền giáo của các cha Đaminh và Phanxicô đã thực hiện trong thế kỷ XVI, sang thế kỷ XVII, các cha dòng Tên đã đến gieo vãi Tin Mừng rộng rãi hơn trên khắp các miền Việt Nam. Từ năm 1615 đến 1643 ở Đàng Trong và từ năm 1627 đến 1663 ở Đàng Ngoài, trên dưới 30 thừa sai dòng Tên đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Nhiều vị giảng đạo bằng tiếng việt và qua những giáo dân việt nam ưu tú, gọi là thầy giảng. Tầt cả đều thích ứng Tin Mừng vào phong tục việt nam, đặc biệt là tinh thần gia đình, làng xóm. Đây là cử chỉ hội nhập văn hoá đầu tiên: dùng tiếng việt để nói về giáo lý, dùng phong tục để diễn tả niềm tin, dùng người việt để truyền đạo cho người việt, dùng gia đình và xóm làng làm môi trường sống đạo.
Nhờ vậy, hạt giống Tin Mừng đã được dễ dàng đón nhận: nhiều cộng đoàn đã được thành lập. Ở Đàng trong, cha François Buzomi và các đồng bạn đã mang Tin Mừng đến 5 cộng đoàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Thuận Hóa. Ở Đàng Ngoài, cha Đắc Lộ và đồng bạn đã mang tin mừng đến 7 cộng đoàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Thăng long, Kẻ Bắc, Kẻ Đông, Kẻ Nam, Kẻ Tây.
3. Thế kỷ XVII, Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Để loan báo Tin Mừng, tất cả các linh mục dòng Tên đến Việt Nam, từ 1615 đến 1663, đều đã học tiếng Việt. Nhiều vị rất thông thạo. Cha Francois de Pina là người ngoại quốc thứ nhất rất thông thạo tiếng việt, người thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên. Cha Gaspar d’Amaral đã sáng tác từ điển Việt Bồ và cha Antonio Barbosa đã sáng tác từ điển Bồ Việt. Cả ba đều là người Bồ Đào Nha.
Lưu lại và đi về, tiếp cận với người Việt Nam dòng dã 12 năm, cha Đắc Lộ đã học tiếng việt với cha François de Pina và với một cậu bé Việt Nam. Ngài lại được thừa hưởng công trình nghiên cứu viết tay, một Từ điển Việt Bồ của Gaspar d’Amaral và một Từ điển Bồ Việt của Barbosa. Nhờ bốn yếu tố đó, cha Đắc Lộ đã sáng tác và cho in, năm 1651, hai tác phẩm quốc ngũ đầu tiên: cuốn Tự điển việt bồ latinh và cuốn giáo lý công giáo Phép giảng tám ngày. Đấy là hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên đã được in ra, phổ biến và lưu truyến; có thể được coi như tờ giáy khai sinh của chữ quốc ngữ vậy.
Chữ quốc ngữ đã được người công giáo việt nam tiếp nhận, học tập, xử dụng và phổ biến, mở đường cho nền văn học quốc ngữ việt nam. Ba tài liệu đầu tiên của người việt nam đã được viết bằng chữ quốc ngữ còn lưu lại được là: bức thư hai trang của thầy giảng Igesico Văn Tín viết tại Đàng Ngoài ngày 12-9-1659 cho linh mục dòng Tên G.F.de Marini; bức thư hai trang của thầy giảng Biển Đức Thiện (Bento Thiện) viết tại Đàng Ngoài (ở Thăng Long) ngày 25-10-1659 cũng gởi cho linh mục G.F.de Marini; và tập Lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ mới, có lẽ cũng do thầy giảng Biển Đức Thiện viết, dài 12 trang, soạn vào năm 1659 để gởi cho linh mục G.F.de Marini, lúc đó đi La Mã (4).
Lời kết
THỜI KỲ BẢO TRỢ là thời kỳ đầu tiên trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Gọi là bảo trợ, vỉ trong thời kỳ này công việc truyền giáo được Giáo Hội ký thác cho hai quốc gia bảo trợ thực hiện. Đó là nước Bồ Đào Nha và nước Tây Ban Nha. Nước Việt Nam thuộc khu vực nước Bồ Đào Nha bảo trợ.
Trong suốt thời gian dài 126 năm này, 82 năm đầu, từ 1533 đến 1615, kết quả truyền giáo rất khiêm tốn. Nhưng 44 năm sau, từ 1615 đến 1659, các cha Dòng Tên đã mang lại một kết quả truyền giáo tuyệt vời quan trọng. Vào năm 1659, người công giáo Việt Nam, chưa có giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu. 20.000 trong Nam; 80.000 ngoài Bắc (5), qui tụ quanh 340 nhà thờ (6). Cùng với các thừa sai khác, cha Đắc Lộ đã khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.
Như vậy, cho thời kỳ 126 năm Bảo Trợ (1533-1659), ba sự việc quan trọng đã được thực hiện: 1- Công Giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng; 2- Công Giáo hội nhập vào xã hội Việt Nam và 12 cộng đoàn đầu tiên đã đón nhận và sống Tin Mừng, 3- Công giáo khai sinh chữ quốc ngữ và văn học công giáo việt nam.
Hôm nay, lễ khai mạc NĂM THÁNH 2010 đã hoàn thành, người công giáo việt nam nên làm gì ? Trong Thư chung ngày 25.11.2009, gửỉ Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm Thánh, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã chia sẻ định hướng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà nhắc đến những việc tổng thể nên làm như sau: « Lễ Khai mạc đã hoàn thành nhiệm vụ mở đầu. Nhưng để Năm Thánh đem lại kết quả thiêng liêng mong muốn chúng ta cần phải sống tinh thần Năm Thánh với ba phương diện: tâm tình, học hỏi và cử hành ». Tâm tình với những tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân và sám hối. Học hỏi với việc học hỏi lịch sử Giáo hội, học hỏi gương mẫu tiền nhân để xây dựng giáo hội. Thực hành với việc tham dự những cử hành phụng vụ, tích cực thực thi công bình bác ái và dấn thân lên đường truyền giáo.
Riêng về Thời Kỳ Bảo Trợ, Đức Tổng đã xa gần nhắc đến, qua ba đoạn thơ, khi nói đến tâm tình tri ân các tiền nhân thừa sai, đến việc soi mình vào lịch sử để học tấm gương sáng ngời của các vị thừa sai và đến việc hành hương Nhà Thờ Chính Tòa, nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin Mừng lần đầu tiên vào ngày 02.07.1627. Ngài viết:
« Một tâm tình không thể thiếu đó là tri ân các bậc tiền nhân. Tri ân các vị thừa sai đã quảng đại hi sinh, từ bỏ quê hương, gia đình, chấp nhận cuộc sống vất vả thiếu thốn, gian nan thử thách và chấp nhận dâng hiến cả mạng sống để gieo vãi hạt giống Tin mừng khắp nơi. Tri ân tổ tiên chúng ta đã quảng đại đón nhận đức tin, kiêu hùng bảo vệ đức tin và dũng cảm đổ máu đào minh chứng đức tin, để lại cho chúng ta gia sản đức tin vô giá và một Giáo hội mạnh mẽ phát triển không ngừng.
Soi mình vào lịch sử, ta học được gương mẫu tiền nhân, nhất là của các vị thừa sai và các thánh Tử đạo. Giáo hội phát triển như ngày nay nhờ sự quảng đại, hi sinh của các ngài. Tấm gương sáng ngời của các ngài sẽ khơi dậy lòng phấn khởi. Ơn phúc của các ngài sẽ giúp ta thêm hăng hái quên mình xây dựng Nước Chúa. Sống theo gương các ngài ta sẽ góp phần đưa Giáo hội vào một thời kỳ phát triển mới.
Riêng tại Tổng giáo phận Hà nội, chúng ta có 4 điểm hành hương. Điểm thứ nhất là Nhà thờ Chính tòa, nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin mừng lần đầu tiên vào ngày 02-07-1627, có pháp trường Ô Cầu Giấy nơi cha thánh Dũng Lạc chịu xử tử, có thành Cửa Bắc, nơi giam giữ và xử trảm thánh Ven, có Kẻ Sét nơi thánh Thịnh sinh ra, có ngôi nhà nguyện đầu tiên, có nhà đức cha Puginier Phước tức là nhà nguyện Fatima hiện tại » (7).
Paris, ngày 10 tháng 12 năm 2009
Trần Văn Cảnh
Ghi chú:
(1). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, «Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: Nội qui », trong
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=72&CateID=83
(2). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XXXIII, trang 720, trong
http://www.viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf
(3). (Trần Trọng Kim, VNSL, Q 2, tr. 18)
(4). Đỗ Quang Chính, Tập lịch sử nước Annam, trong
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=528
(5). HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(6). Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(7). TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Thư chung ngày 25.11.2009, gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội nhân dịp Năm Thánh 2010, trong
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=74002
Niềm vui mới của giáo xứ Ba Bàu giáo phận Phan Thiết
PM. Cao Huy Hoàng
13:41 10/12/2009
PHAN THIẾT - Giáo xứ Ba Bàu, thuộc hạt Hàm Thuận Nam, Giáo phận Phan Thiết, 16g chiều hôm nay 10-12-2009 chính thức có Linh Mục Quản Xứ Tiên Khởi: Lm. Giacôbê Nguyễn Minh Luận.
Ba Bàu, tên vùng kinh tế mới năm 1978, nơi dân nghèo từ các GX Phú Hội, Phú Lâm, và một số lương dân ven Thị Xã Phan Thiết đến vỡ đất vỡ rừng kiếm cái ăn qua bữa! Cách GX Thọ tràng 14 cs, cách đường quốc lộ 14 cs. Khoảng hơn 40 gia đình, ở rải rác mỗi nhà một góc rừng, góc ruộng, làm thành một họ lẻ của GX Thọ Tràng.
Một cụ bà gần 80 tuổi kể rằng: những ngày vất vả ấy, thê lương nhất ấy, có cha già Chẩn, Cha già Hiên với chiếc xe đạp cọc cạch thỉnh thoảng đến thăm, an ủi bà con. Ấm lòng lắm. Sau đó, Cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm lâu lâu làm lễ ở nhà Giáo dân. Mừng lắm. Đến thời Cha PX. Lê Quang Diễn, Ngài thường xuyên thăm bà con, thăm cả các gia đình dân tộc Raglai, làm lễ, ban các bí tích, và nhất là làm lễ Giáng Sinh long trọng tại nhà ông Châu, gốc Thanh Hải. Đời sống đức tin khởi sắc hẳn lên. Nhà ông Châu trở thành nhà thờ tạm và thường xuyên có thánh lễ Chúa Nhật. Đức Cha Nicolas đã đến thăm Ba Bàu trong ngôi nhà thờ nhỏ bé này. Ngày 06.6. 2007, thời Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Ba bàu. Ngày 01.3.2009, Cha Augustino Nguyễn Đức Lợi cùng Giáo dân khởi công xây dựng nhà thờ và được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cắt băng khánh thành và cung hiến ngày 7.5.2009. Đồng thời, cũng ngày nầy, Ngài chính thức nâng họ Ba Bàu lên hàng Giáo Xứ, với khoảng 120 hộ và gần 600 giáo dân.
Hôm nay, 10-12-2009 GX Ba Bàu ghi thêm một dấu ấn ân lộc nữa: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, GM Phan Thiết, đưa Cha Giacôbê Nguyễn Minh Luận, nguyên phó xứ GX Hiệp Đức, về làm chánh xứ tiên khởi của Gx Ba Bàu. Đến với thánh lễ nhậm sở của Cha Giacôbê, có khoảng 30 Lm trong và ngoài hạt, có nữ tu các Hội Dòng, có HĐMV và bà con giáo dân các GX Thanh Hải, Thọ Tràng, Vinh Lưu, Hiệp Nghĩa… có thân nhân của Cha, và có hầu như tất cả đại diện các gia đình của GX Ba Bàu và đặc biệt là có hơn 300 giáo dân GX Hiệp Đức, nơi Cha đã làm phó xứ 2 năm ba tháng.
Đoàn xe đưa người đi thi hành sứ vụ chầm chậm qua những đoạn đường lỗi lõm, ngoằn ngoèo, bụi bay mù mịt cả một vùng bán sơn địa. Những lô vườn thanh long bằng lòng nhuộm màu bụi vàng hoe trông tội nghiệp. Cả một sân nhà thờ đầy xe lớn, xe bé và rộn rã âm thanh vui mừng đưa, đón mục tử. Tiếng chuông inh cả một góc trời sa mạc nắng cháy! Đức Giám mục cùng đoàn đồng tế tiến vào thánh điện trong lễ phục màu đỏ rực rỡ tình yêu Thánh Linh, ngời lên niềm vinh quang tử đạo, và hân hoan mừng kính Hai Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, dâng tôn vinh Thánh Phêrô Bổn Mạng Giáo Xứ.
Cha Quản xứ trình văn thư bổ nhiệm cho Đức Cha, và Cha Hạt Trưởng Phêrô Nguyễn Hữu Nhường nhận văn thư từ tay Đức Cha để tuyên đọc long trọng tại giảng đài. Đức Cha trao giây Stola cho Cha Quản Xứ tiên khởi. Tiếng vỗ tay mừng rỡ thay lời chúc tụng Thiên Chúa đã đoái thương phận hèn Ba Bàu hơn ba mươi năm côi cút! Đức Cha vui vẻ giới thiệu Cha Quản Xứ Tiên Khởi với mọi người bằng cung giọng trìu mến: “Cha Giacôbê Nguyễn Minh Luận, 37 tuổi, trẻ trung, dễ thương, đa năng và nhất là rất nhiệt tâm cho sứ vụ”. Sau lời tuyên xưng đức tin, nhận chìa khóa nhà tạm từ tay Đức Cha, Cha Quản Xứ mở cửa nhà tạm như mở ra lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Thánh Thể, cho mọi người. Cảm động quá. Đức Cha đứng bên cạnh. Đức Cha dẫn cha quản xứ đến mở cửa nhà thờ, và ngồi vào tòa giải tội. Mỗi động tác của nghi thức trước mắt đoàn chiên, cho thấy, linh mục là cánh tay nối dài của Giám Mục, chủ chiên của đoàn chiên.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ suy tư đặc biệt về Ba Bàu. Ba Bàu hôm nay là Bàu Hồng Ân, Bàu Nhiệt Huyết, và Bàu Hiệp Thông.
Bàu Hồng Ân - Chúa Giêsu hỏi: “Còn các con, các con bảo thầy là ai?” Thánh Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức tin của Thánh Phêrô là một hồng ân. Đức tin ấy mang ba ý nghĩa bản thân, dấn thân và hiến thân. Đức tin bản thân vì, lời tuyên xưng của thánh Phêrô là của một cá nhân, chịu trách nhiệm về đức tin của mình. Cách nào đó, có thể hiểu là đương sự đã ký tên “Phêrô” vào lời tuyên xưng ấy. Đức tin dấn thân, sẵn sàng ra đi để gieo mầm đức tin. Đức tin hiến thân, sẵn sàng mục nát đời mình cho trổ sinh muôn bông hạt. Cũng vậy, khi tuyên xưng đức tin trước cộng đoàn, Cha Giacôbê cũng đã ký tên “Giacôbê Nguyễn Minh Luận” vào bản tuyên xưng, và sẽ sẵn sàng dấn thân và hiến thân cho cộng đoàn dân Chúa Ba Bàu trổ sinh muôn hoa quả cứu độ. Đây quả là một bàu hồng ân cho Cha Giacôbê, cho GX và cho Giáo Hội.
Bàu nhiệt huyết - Như đã giới thiệu, Cha Giacôbê trẻ trung năng động…quả là một bàu nhiệt huyết của tuổi xuân. Bàu nhiệt huyết đang hiện diện tại Ba Bàu, mở ra cho chúng ta niềm hy vọng sẽ cống hiến cho giáo hội những gì là tốt đẹp nhất, đem lại cho mọi người niềm vui và hạnh phúc nhất. Đức Cha kể rằng trên đường đi, Ngài có hỏi Cha Hạt Trưởng, cũng là Cha sở của Cha Giacôbê, là cha có buồn khi đưa Cha Phó của Cha đi không Ngài trả lời “ Thưa Đức Cha, buồn sao được, khi có một người anh em lên đường thi hành sứ vụ mới, với nhiều hy vọng mới”. Ngài cũng cho biết khi xe chở Ngài và Cha Giacôbê đi qua, có nhiều em thiếu nhi vui mừng vẫy tay. “Cha ơi, Cha ơi”… Hình ảnh tuyệt đẹp của một cha sở mới đầy nhiệt huyết, được thương mến là dường nào!
Bàu Hiệp Thông - Cứ nhìn thấy con số các linh mục, tu sĩ nam nữ, cùng đông đảo bà con giáo dân của nhiều Giáo Xứ, nơi Cha Giacôbê đã làm việc, đang có mặt nơi đây, đủ cho thấy một sự hiệp thông cần có, đã có, đang có và đáng quí biết chừng nào. Tất cả đang đến đây để chia sẻ với Cha Giacôbê sứ vụ mới. Thật cảm động. Sự hiệp thông trong tình huynh đệ linh mục, sự hiệp thông của chủ chiên và đoàn chiên, sự hiệp thông của giáo hội duy nhất.
Một chút suy tư về Ba Bàu của Đức Cha, như là một lời chúc lành và quà tặng quí giá không chỉ cho Cha Giacôbê, mà còn cho cả cộng đoàn dân Chúa.
Cuối thánh lễ, một vòng hoa dâng Đức Cha, một vòng hoa dâng Cha Hạt trưởng, và một vòng hoa dâng Cha Quản xứ tiên khởi, chưa nói hết lòng biết ơn sâu xa của đoàn chiên Ba Bàu hơn 30 năm kiên tâm chờ đợi.
Ba Bàu hôm nay, đã trở thành một địa chỉ hồng ân mới, một địa chỉ hiệp thông của ba đời Giám mục Giáo Phận đầy ưu ái, địa chỉ hiệp thông của 6 linh mục từ cưu mang, khai sinh, ấp ủ, dưỡng nuôi, đặt nền móng xây dựng và thành gia thành thất.
Tạ Ơn Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Tạ ơn Mẹ Giáo Hội luôn yêu thương chăm sóc vỗ về ấp ủ.
Vùng bán sơn địa Ba Bàu sẽ nẩy muôn lộc chồi xanh tươi.
Một cụ bà gần 80 tuổi kể rằng: những ngày vất vả ấy, thê lương nhất ấy, có cha già Chẩn, Cha già Hiên với chiếc xe đạp cọc cạch thỉnh thoảng đến thăm, an ủi bà con. Ấm lòng lắm. Sau đó, Cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm lâu lâu làm lễ ở nhà Giáo dân. Mừng lắm. Đến thời Cha PX. Lê Quang Diễn, Ngài thường xuyên thăm bà con, thăm cả các gia đình dân tộc Raglai, làm lễ, ban các bí tích, và nhất là làm lễ Giáng Sinh long trọng tại nhà ông Châu, gốc Thanh Hải. Đời sống đức tin khởi sắc hẳn lên. Nhà ông Châu trở thành nhà thờ tạm và thường xuyên có thánh lễ Chúa Nhật. Đức Cha Nicolas đã đến thăm Ba Bàu trong ngôi nhà thờ nhỏ bé này. Ngày 06.6. 2007, thời Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Ba bàu. Ngày 01.3.2009, Cha Augustino Nguyễn Đức Lợi cùng Giáo dân khởi công xây dựng nhà thờ và được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cắt băng khánh thành và cung hiến ngày 7.5.2009. Đồng thời, cũng ngày nầy, Ngài chính thức nâng họ Ba Bàu lên hàng Giáo Xứ, với khoảng 120 hộ và gần 600 giáo dân.
Hôm nay, 10-12-2009 GX Ba Bàu ghi thêm một dấu ấn ân lộc nữa: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, GM Phan Thiết, đưa Cha Giacôbê Nguyễn Minh Luận, nguyên phó xứ GX Hiệp Đức, về làm chánh xứ tiên khởi của Gx Ba Bàu. Đến với thánh lễ nhậm sở của Cha Giacôbê, có khoảng 30 Lm trong và ngoài hạt, có nữ tu các Hội Dòng, có HĐMV và bà con giáo dân các GX Thanh Hải, Thọ Tràng, Vinh Lưu, Hiệp Nghĩa… có thân nhân của Cha, và có hầu như tất cả đại diện các gia đình của GX Ba Bàu và đặc biệt là có hơn 300 giáo dân GX Hiệp Đức, nơi Cha đã làm phó xứ 2 năm ba tháng.
Đoàn xe đưa người đi thi hành sứ vụ chầm chậm qua những đoạn đường lỗi lõm, ngoằn ngoèo, bụi bay mù mịt cả một vùng bán sơn địa. Những lô vườn thanh long bằng lòng nhuộm màu bụi vàng hoe trông tội nghiệp. Cả một sân nhà thờ đầy xe lớn, xe bé và rộn rã âm thanh vui mừng đưa, đón mục tử. Tiếng chuông inh cả một góc trời sa mạc nắng cháy! Đức Giám mục cùng đoàn đồng tế tiến vào thánh điện trong lễ phục màu đỏ rực rỡ tình yêu Thánh Linh, ngời lên niềm vinh quang tử đạo, và hân hoan mừng kính Hai Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, dâng tôn vinh Thánh Phêrô Bổn Mạng Giáo Xứ.
Cha Quản xứ trình văn thư bổ nhiệm cho Đức Cha, và Cha Hạt Trưởng Phêrô Nguyễn Hữu Nhường nhận văn thư từ tay Đức Cha để tuyên đọc long trọng tại giảng đài. Đức Cha trao giây Stola cho Cha Quản Xứ tiên khởi. Tiếng vỗ tay mừng rỡ thay lời chúc tụng Thiên Chúa đã đoái thương phận hèn Ba Bàu hơn ba mươi năm côi cút! Đức Cha vui vẻ giới thiệu Cha Quản Xứ Tiên Khởi với mọi người bằng cung giọng trìu mến: “Cha Giacôbê Nguyễn Minh Luận, 37 tuổi, trẻ trung, dễ thương, đa năng và nhất là rất nhiệt tâm cho sứ vụ”. Sau lời tuyên xưng đức tin, nhận chìa khóa nhà tạm từ tay Đức Cha, Cha Quản Xứ mở cửa nhà tạm như mở ra lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Thánh Thể, cho mọi người. Cảm động quá. Đức Cha đứng bên cạnh. Đức Cha dẫn cha quản xứ đến mở cửa nhà thờ, và ngồi vào tòa giải tội. Mỗi động tác của nghi thức trước mắt đoàn chiên, cho thấy, linh mục là cánh tay nối dài của Giám Mục, chủ chiên của đoàn chiên.
Bàu Hồng Ân - Chúa Giêsu hỏi: “Còn các con, các con bảo thầy là ai?” Thánh Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức tin của Thánh Phêrô là một hồng ân. Đức tin ấy mang ba ý nghĩa bản thân, dấn thân và hiến thân. Đức tin bản thân vì, lời tuyên xưng của thánh Phêrô là của một cá nhân, chịu trách nhiệm về đức tin của mình. Cách nào đó, có thể hiểu là đương sự đã ký tên “Phêrô” vào lời tuyên xưng ấy. Đức tin dấn thân, sẵn sàng ra đi để gieo mầm đức tin. Đức tin hiến thân, sẵn sàng mục nát đời mình cho trổ sinh muôn bông hạt. Cũng vậy, khi tuyên xưng đức tin trước cộng đoàn, Cha Giacôbê cũng đã ký tên “Giacôbê Nguyễn Minh Luận” vào bản tuyên xưng, và sẽ sẵn sàng dấn thân và hiến thân cho cộng đoàn dân Chúa Ba Bàu trổ sinh muôn hoa quả cứu độ. Đây quả là một bàu hồng ân cho Cha Giacôbê, cho GX và cho Giáo Hội.
Bàu nhiệt huyết - Như đã giới thiệu, Cha Giacôbê trẻ trung năng động…quả là một bàu nhiệt huyết của tuổi xuân. Bàu nhiệt huyết đang hiện diện tại Ba Bàu, mở ra cho chúng ta niềm hy vọng sẽ cống hiến cho giáo hội những gì là tốt đẹp nhất, đem lại cho mọi người niềm vui và hạnh phúc nhất. Đức Cha kể rằng trên đường đi, Ngài có hỏi Cha Hạt Trưởng, cũng là Cha sở của Cha Giacôbê, là cha có buồn khi đưa Cha Phó của Cha đi không Ngài trả lời “ Thưa Đức Cha, buồn sao được, khi có một người anh em lên đường thi hành sứ vụ mới, với nhiều hy vọng mới”. Ngài cũng cho biết khi xe chở Ngài và Cha Giacôbê đi qua, có nhiều em thiếu nhi vui mừng vẫy tay. “Cha ơi, Cha ơi”… Hình ảnh tuyệt đẹp của một cha sở mới đầy nhiệt huyết, được thương mến là dường nào!
Một chút suy tư về Ba Bàu của Đức Cha, như là một lời chúc lành và quà tặng quí giá không chỉ cho Cha Giacôbê, mà còn cho cả cộng đoàn dân Chúa.
Cuối thánh lễ, một vòng hoa dâng Đức Cha, một vòng hoa dâng Cha Hạt trưởng, và một vòng hoa dâng Cha Quản xứ tiên khởi, chưa nói hết lòng biết ơn sâu xa của đoàn chiên Ba Bàu hơn 30 năm kiên tâm chờ đợi.
Ba Bàu hôm nay, đã trở thành một địa chỉ hồng ân mới, một địa chỉ hiệp thông của ba đời Giám mục Giáo Phận đầy ưu ái, địa chỉ hiệp thông của 6 linh mục từ cưu mang, khai sinh, ấp ủ, dưỡng nuôi, đặt nền móng xây dựng và thành gia thành thất.
Tạ Ơn Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Tạ ơn Mẹ Giáo Hội luôn yêu thương chăm sóc vỗ về ấp ủ.
Vùng bán sơn địa Ba Bàu sẽ nẩy muôn lộc chồi xanh tươi.
Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Vatican? RFA phỏng vấn Đức Ông Nguyễn Văn Phương
Gia Minh - RFA
22:03 10/12/2009
Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Vatican?
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày mai thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.
Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"
Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức, và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.
Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:
Thiện chí và trở ngại
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.
Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.
Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.
Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.
Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?
Đức ông Nguyễn Văn Phương:Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.
Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.
Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.
Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện
Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.
Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.
Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.
Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.
Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.
Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.
Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày mai thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.
Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"
Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức, và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.
Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:
Thiện chí và trở ngại
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.
Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.
Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.
Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.
Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?
Đức ông Nguyễn Văn Phương:Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.
Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.
Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.
Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện
Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.
Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.
Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.
Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.
Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.
Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.
Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Lễ Noel - Giáng Sinh
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
13:00 10/12/2009
Lễ Noel - Giáng Sinh
Lễ Noel là một dịp vui mừng. Nhưng đối với chúng tôi, những người lãnh đạo tôn giáo, các linh mục xứ, lại là dịp lo lắng. Nếu muốn tỏ ra có chính sách tôn trọng và cởi mở đối với tôn giáo, nên thời kỳ đầu, họ rất chú trọng đến việc đôn đốc mừng lễ Noel trọng thể.
Một chính sách phá đạo: tô điểm, cổ động các hình thức bên ngoài, rút cái ruột thâm sâu bên trong. Vả lại, trên thế giới, vào thời kỳ đó, cũng có cái vẻ nô nức mừng Noel. Các nước phương Tây có khuynh hướng biến lễ đó thành lễ hội cho phần đời: diễu phố và ăn réveillon (dĩ nhiên là múa hát, ăn chơi trụy lạc) người ta cho là cốt lõi của lễ.
Các nước Cộng sản nhất là Liên Xô, cổ động mừng lễ rất trọng thể. Dĩ nhiên với những hình thức bề ngoài: ăn chơi, tiệc tùng. Có lễ đêm là để cho có bầu khí khác thường. Người phương Tây rất quí trọng lễ Noel là thế. Không chỉ là lễ “quốc gia”, mà còn là lễ “quốc tế”. Người thành phố ở Việt Nam cũng dễ ưa thích tham gia các phong trào quốc tế đó.
Nơi thành phố, là vì trước đây sống cạnh người Pháp, nên cũng “lây” cái tinh thần Noel của người Pháp, vì sau này các chế độ ngoại quốc lan đến nước ta, thì các phong trào mừng lễ Noel vẫn được duy trì và còn phát triển thêm, nhất là theo chế độ Liên Xô.
Khi chế độ mới xuất hiện ở Việt Nam, lễ Noel rất được cổ động rầm rộ ở các thành phố, đặc biệt là ở Hà Nội: Noel, Tết Tây, lúc đó có người nghĩ rằng: nó sẽ thay thế các Tết cổ truyền Việt Nam. Và thế là tinh thần tục hóa Noel nhóm lên (ít là ở nước ta, chứ phương Tây đã tục hoá lễ từ lâu).
Chế độ mới! Khởi xướng mới về lễ Noel! Không những được Tây hoá, mà còn quốc gia hoá.
Noel 1958
Hà Nội đã chớm có cái phong trào Liên Lạc Công Giáo. Có ông Bưởi, ông Ngô Tử Hạ là những tiêu biểu Công giáo trí thức tiến bộ. Ông Bưởi tự xưng là Trùm xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, đứng đầu nhóm cấp tiến bình dân, và dĩ nhiên là hung hăng.
Ở Phương Tây người ta chỉ chú ý cái lễ đêm Noel, bởi đó sửa soạn cờ quạt, đèn sáng cho lễ đêm, dải sao lớn v.v…ở Việt Nam, thì các thành phố mới có vẻ rầm rộ vào lễ đêm. ở Hà Nội, lễ đêm chỉ người ngoại quốc mới được vào nhà thờ. Người Việt Nam cố gắng dự lễ âm thầm ở nhà Préau trường Dũng Lạc.
Ngày 24-12-1958. Chính quyền cho người đến treo cờ, giăng cờ ở trước cửa Nhà Thờ Lớn. Dĩ nhiên là cờ Hội Thánh và cờ Quốc gia. Không bàn cho ai trong nhà thờ biết, cứ tự động làm.
Lúc đó người Công giáo đề phòng các phong trào Công giáo tự trị tách rời khỏi Vatican, như các nước Cộng sản quen làm.
Tự động đem cờ quạt đến trang trí, không báo cho cha xứ, có ý nghĩa là chiếm nhà thờ. Mọi người nghĩ thế. Để phản ứng lại. Cha xứ Nhà Thờ Lớn, Cha Căn cho kéo tất cả các chuông nhà thờ trong vòng một tiếng đồng hồ để báo động. Cờ dây đ• được mắc, cha Chính Vinh trong Toà Giám Mục chạy ra. Ngài nóng tính, tự tay giật các dây cờ, trèo lên thang giật các băng cờ trước nhà thờ.
Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đàng sau, nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giặt cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu.
Hôm đó Đức Khâm Sứ Toà Thánh - Đức Cha Dooley - vẫn chưa bị trục xuất, còn ở Hà Nội. Ngài đồng ý với việc phản ứng của Công giáo.
Phải mất một tiếng đồng hồ, cuộc xôn xao lộn xộn ở trước cửa Nhà Thờ Lớn mới tan. Đây không phải là lộn xộn giữa chính quyền và nhân dân, mà là giữa người Công giáo với nhau. Một bên: người Công giáo muốn trung thành với Giáo Hội Vatican, vâng phục Đức Giáo Hoàng. Còn bên kia là những người Công giáo tiến bộ, do chính quyền thúc đẩy và lập ra.
Công giáo của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, dĩ nhiên theo chủ nghĩa quốc gia, không đi với Đức Giáo Hoàng. Giáo Hội tự trị này dần dần biến chất, rồi biến mất.
ở các nước xã hội chủ nghĩa, đều có thành lập nhóm đó một cách chính thức, chịu sự chỉ huy của chính quyền.
ở Việt Nam, người Công giáo hiểu rõ địa vị vai trò của mình trong Giáo Hội, không tham gia vào hội đó, nên hội không được thành lập cách chính thức, mà chỉ có những nhóm lẻ tẻ ở thành phố lớn như Hà Nội.
Sau việc lộn xộn ngày hôm đó ở sân Nhà Thờ Lớn, lễ Noel được cử hành, với lòng sốt sáng, dĩ nhiên không phải cái sốt sáng bề ngoài.
Về tinh thần: người Công giáo thấy trung thành với đạo lý và với Toà Thánh Rôma.
Bề ngoài: có những dấu chỉ can thiệp vào đạo để khống chế.
Trọng thể: lễ đã xong, nhưng mọi cái khó khăn rắc rối bắt đầu.
Một tháng sau: Cha Vinh, Cha Căn bị gọi ra Toà án Hà Nội, mọi người nghĩ là chỉ để cảnh cáo. Các cha sẽ về. Nhưng phiên toà xét xử về việc đạo không diễn ra một cách đơn giản. Trong toà, ngoài đường, đâu đấy đã được thu xếp chu đáo. Nghĩa là người có đạo không được đến dự phiên toà. Đường phố không có người Công giáo tụ tập để nghe Toà án, vì sợ có biểu tình.
Đến trưa, Cha Căn về một mình, người thừ ra, Cha cho biết toà xử Cha sáu tháng án treo, còn Cha Vinh ba năm tù ở. Và lập tức bị tống giam ngay. Thế là từ đó Cha Vinh biệt tích, không biết giam ở đâu. Sau này có tiếp tế thì trao đồ tiếp tế cho nhân viên nhà nước, chứ không được trực tiếp.
Từ đó không tin tức gì về Cha Vinh. Bị giam ở đâu không ai biết. Ba bốn năm sau, nghe nói người đã qua đời ở trại Cổng Trời, gần biên giới Trung Quốc(1).
Từ thời kỳ đó, các việc đạo được đưa vào khuôn khổ dần dần. Có việc phải xin phép – thường thường là phải báo cáo trước với Uỷ Ban Nhân Dân.
(1) Sau này, được tin chính xác chết ở Cổng Trời, nhờ có bia ghi trên ngôi mộ mà biết ngài ở đó – và hơn bốn chục năm sau – Câu chuyện về Cha Vinh ít ai nói đến. Nhờ đó, cũng cho người lặng lẽ đưa hài cốt ngài về Hà Nội. Nếu Chúa cho hiển thánh thì thường có phép lạ. Chưa nói có phép lạ hiển nhiên. Nhưng trường hợp tử đạo, không cần có phép lạ. Lúc này (2004) đề nghị việc phong thánh chưa thuận tiện về mặt xã hội, cái xã hội mà chính ngài chết trong đó, bởi xã hội đó và cho xã hội đó.
Lễ Noel là một dịp vui mừng. Nhưng đối với chúng tôi, những người lãnh đạo tôn giáo, các linh mục xứ, lại là dịp lo lắng. Nếu muốn tỏ ra có chính sách tôn trọng và cởi mở đối với tôn giáo, nên thời kỳ đầu, họ rất chú trọng đến việc đôn đốc mừng lễ Noel trọng thể.
Một chính sách phá đạo: tô điểm, cổ động các hình thức bên ngoài, rút cái ruột thâm sâu bên trong. Vả lại, trên thế giới, vào thời kỳ đó, cũng có cái vẻ nô nức mừng Noel. Các nước phương Tây có khuynh hướng biến lễ đó thành lễ hội cho phần đời: diễu phố và ăn réveillon (dĩ nhiên là múa hát, ăn chơi trụy lạc) người ta cho là cốt lõi của lễ.
Các nước Cộng sản nhất là Liên Xô, cổ động mừng lễ rất trọng thể. Dĩ nhiên với những hình thức bề ngoài: ăn chơi, tiệc tùng. Có lễ đêm là để cho có bầu khí khác thường. Người phương Tây rất quí trọng lễ Noel là thế. Không chỉ là lễ “quốc gia”, mà còn là lễ “quốc tế”. Người thành phố ở Việt Nam cũng dễ ưa thích tham gia các phong trào quốc tế đó.
Nơi thành phố, là vì trước đây sống cạnh người Pháp, nên cũng “lây” cái tinh thần Noel của người Pháp, vì sau này các chế độ ngoại quốc lan đến nước ta, thì các phong trào mừng lễ Noel vẫn được duy trì và còn phát triển thêm, nhất là theo chế độ Liên Xô.
Khi chế độ mới xuất hiện ở Việt Nam, lễ Noel rất được cổ động rầm rộ ở các thành phố, đặc biệt là ở Hà Nội: Noel, Tết Tây, lúc đó có người nghĩ rằng: nó sẽ thay thế các Tết cổ truyền Việt Nam. Và thế là tinh thần tục hóa Noel nhóm lên (ít là ở nước ta, chứ phương Tây đã tục hoá lễ từ lâu).
Chế độ mới! Khởi xướng mới về lễ Noel! Không những được Tây hoá, mà còn quốc gia hoá.
Noel 1958
Hà Nội đã chớm có cái phong trào Liên Lạc Công Giáo. Có ông Bưởi, ông Ngô Tử Hạ là những tiêu biểu Công giáo trí thức tiến bộ. Ông Bưởi tự xưng là Trùm xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, đứng đầu nhóm cấp tiến bình dân, và dĩ nhiên là hung hăng.
Ở Phương Tây người ta chỉ chú ý cái lễ đêm Noel, bởi đó sửa soạn cờ quạt, đèn sáng cho lễ đêm, dải sao lớn v.v…ở Việt Nam, thì các thành phố mới có vẻ rầm rộ vào lễ đêm. ở Hà Nội, lễ đêm chỉ người ngoại quốc mới được vào nhà thờ. Người Việt Nam cố gắng dự lễ âm thầm ở nhà Préau trường Dũng Lạc.
Ngày 24-12-1958. Chính quyền cho người đến treo cờ, giăng cờ ở trước cửa Nhà Thờ Lớn. Dĩ nhiên là cờ Hội Thánh và cờ Quốc gia. Không bàn cho ai trong nhà thờ biết, cứ tự động làm.
Lúc đó người Công giáo đề phòng các phong trào Công giáo tự trị tách rời khỏi Vatican, như các nước Cộng sản quen làm.
Tự động đem cờ quạt đến trang trí, không báo cho cha xứ, có ý nghĩa là chiếm nhà thờ. Mọi người nghĩ thế. Để phản ứng lại. Cha xứ Nhà Thờ Lớn, Cha Căn cho kéo tất cả các chuông nhà thờ trong vòng một tiếng đồng hồ để báo động. Cờ dây đ• được mắc, cha Chính Vinh trong Toà Giám Mục chạy ra. Ngài nóng tính, tự tay giật các dây cờ, trèo lên thang giật các băng cờ trước nhà thờ.
Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đàng sau, nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giặt cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu.
Hôm đó Đức Khâm Sứ Toà Thánh - Đức Cha Dooley - vẫn chưa bị trục xuất, còn ở Hà Nội. Ngài đồng ý với việc phản ứng của Công giáo.
Phải mất một tiếng đồng hồ, cuộc xôn xao lộn xộn ở trước cửa Nhà Thờ Lớn mới tan. Đây không phải là lộn xộn giữa chính quyền và nhân dân, mà là giữa người Công giáo với nhau. Một bên: người Công giáo muốn trung thành với Giáo Hội Vatican, vâng phục Đức Giáo Hoàng. Còn bên kia là những người Công giáo tiến bộ, do chính quyền thúc đẩy và lập ra.
Công giáo của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, dĩ nhiên theo chủ nghĩa quốc gia, không đi với Đức Giáo Hoàng. Giáo Hội tự trị này dần dần biến chất, rồi biến mất.
ở các nước xã hội chủ nghĩa, đều có thành lập nhóm đó một cách chính thức, chịu sự chỉ huy của chính quyền.
ở Việt Nam, người Công giáo hiểu rõ địa vị vai trò của mình trong Giáo Hội, không tham gia vào hội đó, nên hội không được thành lập cách chính thức, mà chỉ có những nhóm lẻ tẻ ở thành phố lớn như Hà Nội.
Sau việc lộn xộn ngày hôm đó ở sân Nhà Thờ Lớn, lễ Noel được cử hành, với lòng sốt sáng, dĩ nhiên không phải cái sốt sáng bề ngoài.
Về tinh thần: người Công giáo thấy trung thành với đạo lý và với Toà Thánh Rôma.
Bề ngoài: có những dấu chỉ can thiệp vào đạo để khống chế.
Trọng thể: lễ đã xong, nhưng mọi cái khó khăn rắc rối bắt đầu.
Một tháng sau: Cha Vinh, Cha Căn bị gọi ra Toà án Hà Nội, mọi người nghĩ là chỉ để cảnh cáo. Các cha sẽ về. Nhưng phiên toà xét xử về việc đạo không diễn ra một cách đơn giản. Trong toà, ngoài đường, đâu đấy đã được thu xếp chu đáo. Nghĩa là người có đạo không được đến dự phiên toà. Đường phố không có người Công giáo tụ tập để nghe Toà án, vì sợ có biểu tình.
Đến trưa, Cha Căn về một mình, người thừ ra, Cha cho biết toà xử Cha sáu tháng án treo, còn Cha Vinh ba năm tù ở. Và lập tức bị tống giam ngay. Thế là từ đó Cha Vinh biệt tích, không biết giam ở đâu. Sau này có tiếp tế thì trao đồ tiếp tế cho nhân viên nhà nước, chứ không được trực tiếp.
Từ đó không tin tức gì về Cha Vinh. Bị giam ở đâu không ai biết. Ba bốn năm sau, nghe nói người đã qua đời ở trại Cổng Trời, gần biên giới Trung Quốc(1).
Từ thời kỳ đó, các việc đạo được đưa vào khuôn khổ dần dần. Có việc phải xin phép – thường thường là phải báo cáo trước với Uỷ Ban Nhân Dân.
(1) Sau này, được tin chính xác chết ở Cổng Trời, nhờ có bia ghi trên ngôi mộ mà biết ngài ở đó – và hơn bốn chục năm sau – Câu chuyện về Cha Vinh ít ai nói đến. Nhờ đó, cũng cho người lặng lẽ đưa hài cốt ngài về Hà Nội. Nếu Chúa cho hiển thánh thì thường có phép lạ. Chưa nói có phép lạ hiển nhiên. Nhưng trường hợp tử đạo, không cần có phép lạ. Lúc này (2004) đề nghị việc phong thánh chưa thuận tiện về mặt xã hội, cái xã hội mà chính ngài chết trong đó, bởi xã hội đó và cho xã hội đó.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tình yêu hôn nhân dưới cái nhìn Kitô giáo
Mặc Trầm Cung
18:09 10/12/2009
SAIGÒN - Ngày 5/12/2009 buổi học tuần thứ năm, các học viên được học hỏi và chia sẻ về đề tài Tình Yêu Vợ Chồng tại TTMV của giáo phận.
Tình yêu con người tuôn chảy từ thượng nguồn Tình Yêu Thiên Chúa, tình yêu của hai người nam và người nữ trao cho nhau phản chiếu Tình Yêu Thiên Chúa dựa trên cơ sở công trình tạo dựng ban đầu của con người có giới tính, chính sự khác biệt giới tính này con người được mời gọi hướng lên một sự khát vọng trở nên một, ta gọi đó là Tình Hiệp Thông. Nhưng con người tự mình đã không đủ sức để vươn lên, chính sự hữu hạn và bất toàn của con người đã làm cho tình yêu rạn nứt và dễ đổ vỡ.
Vậy điều gì có thể làm cho con người ở lại với nhau?
Đó chính là nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ và mời gọi con người hướng về tình yêu thượng nguồn, hướng tới kết hợp vĩnh cửu. Khi con người đang sống trong tình yêu thời gian như ngừng trôi, thời gian như trở thành vĩnh cửu, khi tình yêu hai người đạt tới đỉnh cao, họ luôn hướng tới một ngày kết hợp nên một trong tình yêu.
Bài 5) TÌNH YÊU HÔN NHÂN
1) MỘT GIAO ƯỚC “TRUNG THÀNH MÃI MÃI.
Thượng nguồn tình yêu là một giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài, một giao ước không thời hạn, đòi hỏi hai bên phải trung thành với nhau và trung thành mãi mãi. Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người được mạc khải trong cựu ước và tân ước là điểm đến của lịch sử cứu độ. Nhưng để đạt được ý định hiệp thông yêu thương, dân Do thái phải trải qua một hành trình rất dài, khởi đầu là lời hứa với Abraham, và ban tặng giao ước với dân Do thái tại núi Sinai.
Thiên Chúa thì trung thành vĩnh viễn, con người thì mong manh, mỏng dòn, thường xuyên bất trung, dân Do Thái bất trung triền miên, Thiên Chúa thì luôn trung thành, luôn luôn tha thứ và luôn luôn yêu thương.
Tình yêu giữa Thiên Chúa và dân Do Thái được ví như một phu quân cưới một người vợ hoang đàng, nàng đang cố lê lết trong cuộc đời đầy tủi nhục, vị phu quân ấy đã gặp được nàng, đem về chăm sóc và trang điểm trở thành một người đẹp và trở thành phu nhân của chàng. Làm vợ một thời gian nàng lại bỏ chàng ra đi ngoại tình với người khác. Thiên Chúa là Giavê hay ghen, cảnh cáo và trừng phạt rồi lại tha thứ, yêu thương và lập lại giao ước. Giavê không chỉ trung thành với nàng mà thôi mà còn trung thành cả với Lòng Thương Xót, bản chất của Ngài là Hesed là trung thành và lòng thương xót. Khi bị phản bội lòng Giavê đớn đau, quặn thắt. Ngày nay tham gia vào Lòng Thương Xót Chúa là chúng ta tham gia vào sự quặn thắt, đớn đau và biết tha thứ như Thiên Chúa khi bị phản bội.
Giao ước thượng nguồn có sự chênh lệch một bên là Thiên Chúa luôn trung thành, một bên là con người hay bất trung, cả hai bên đều được mời gọi trở nên trung thành mãi mãi và đưa đến một sự kết hợp vĩnh viễn. Tình yêu đó ngày nay được thể hiện trong các đôi hôn nhân trong đời sống vợ chồng, họ được mời gọi để bước tới một lý tưởng là trung thành mãi mãi trong tình yêu, trung thành trong sáng tạo, thúc đẩy con tim bừng cháy yêu thương.
Sự trung thành dứt khoát và tuyệt đối mà đôi hôn nhân được mời gọi hướng tới, đối với con người là không thể thực hiện được nếu không có sự can dự trực tiếp của Thiên Chúa. Phải là một kinh nghiệm tình yêu lứa đôi cao nhất mới có thể là biểu trưng cho tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người và đối với toàn thể nhân loại. Cùng với Người toàn thể nhân loại bước đi hướng tới mức viên mãn của sự hiệp thông với Thiên Chúa, mỗi đôi hôn nhân bước đi để trở thành một đôi uyên ương trung thành vĩnh viễn. Đó là yêu cầu đối với mọi tình yêu lứa đôi, như đôi bạn nguyên thủy.
2) ĐẶC TÍNH DUY NHẤT: Thiên Chúa là Đấng hay ghen. Ngài ghen với ai?
Thiên Chúa đã ghen khi thấy dân của Ngài chạy theo thần linh hay ngẫu tượng khác, qua các vị thần địa phương, dân Do Thái chạy theo tiếng gọi của sắc dục, tôn thờ của cải vật chất phá vỡ giao ước, qua miệng các tiên tri Thiên Chúa đã cảnh cáo họ, qua đó Thiên Chúa muốn diễn tả tình yêu trong giao ước của Ngài phải là tình yêu duy nhất.
Đặc tính duy nhất đó là “Ta chỉ có một Chúa là Giavê” ta thuộc về Chúa và Chúa thuộc về ta. Ta thuộc về Chúa là trung thành với các điều khoản trong giao ước. Chúa thuộc về ta là bảo đảm cho ta không bị sự chết tấn công.
Đặc tính duy nhất này được thể hiện trong đời sống đôi bạn thể hiện tình yêu thượng nguồn trong thời gian, trong lịch sử, biết tha thứ và đấu tranh xu hướng của xác thịt, nỗ lực nho nhỏ trong đời sống vợ chồng là thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, hai vợ chồng đang thực hiện tình yêu Thiên Chúa trong hiện thực, trong lịch sử. khi đó trần thế thành thiên đàng, khi đó ta nhận ra mầu nhiệm trong đời thường, nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện.
Tình yêu nhân phàm đã được tình yêu thần linh nhập thể. Ngày xưa Chúa nhập thể, ngày nay được hiện tại hóa trong tình yêu vợ chồng, không ai trong chúng ta xứng đáng cho người kia trung thành, chính Thiên Chúa mới là “đối tác” làm cho tình yêu vợ chồng được trung thành. Điều này cũng đòi hỏi phải trả giá trong đau đón, trong tê tái do người bạn đời hay do chính mình gây ra.
Trong tình yêu vợ chồng tính duy nhất và quí trọng nhau cũng như ưu tiên tuyệt đối cho người bạn đời là rất có ý nghĩa. Người bạn đời là người không thể thay thế, không thể lãng quên, yêu quí nhất và là nguồn vui lớn. Chính những hành động nhỏ nhặt hằng ngày vợ chồng dành cho nhau trong yêu thương, trung thành và tha thứ. Chính những hành vi thờ phượng Thiên Chúa sẽ giúp cho tình yêu vợ chồng thêm mới mẻ và thêm sáng kiến mỗi ngày.
3) ĐẶC TÍNH TRỌN VẸN: Yêu nhau yêu cả đường đi.
Khi yêu nhau tình yêu vợ chồng lôi cuốn cả con người, cả thân xác và tâm hồn trọn vẹn thuộc về nhau, lôi cuốn toàn thể hữu thể của ta và toàn thể hữu thể của người bạn đời: tâm hồn, thể xác, trí khôn, ham muốn, nhu cầu, quá khứ và tương lai, dự phóng và hành động, bóng tối và ánh sáng, ưu điểm và khuyết điểm, khắc sâu vào nơi sâu kín để cuộc sống được biến đổi, người yêu được biến đổi và chính ta cũng được biến đổi. Dầu đang ở đâu cũng thuộc trọn về nhau.
Trong giao ước với Thiên Chúa mỗi ngày con người phải tiến gần Thiên Chúa hơn, ta đang hướng tới Thiên Chúa cụ thể hóa qua những nỗ lực mà ta đang sống, ta phải đang mở lòng ra để cái ham muốn vô biên được lấp đầy, dẫu khó vẫn nỗ lực trong hành động nhỏ nhoi, dẫu khó ta vẫn bước tới trong ý hướng, nhờ đối tác bên A của ta là Đấng giàu “Lòng Thương Xót” con người có khả năng đón nhận cái vô biên (Capa Dei), nhờ đó ta có khả năng bắt đầu làm lại, có khả năng đứng dậy và làm lại (Beginning anew).
Con người luôn luôn yếu đuối, đời sống vợ chồng cũng nên biết thông cảm những khuyết điểm, những lỗi lầm của nhau. Trọng tâm niềm tin công giáo là niềm hy vọng, ta hy vọng làm mới lại vì tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và Ngài cũng mời gọi tình yêu vợ chồng sống đặc tính này.
4) ĐẶC TÍNH ƯU TIÊN: Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người
Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người, Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người, Người đã chấp nhận hy sinh chính mình, Người đã chịu chết để cứu chuộc con người, Người đã chịu mất chính mình để tìm lại con người chính là hình ảnh của Thiên Chúa.
Con người chỉ thực sự tìm lại được chính mình là khi thành tâm tự hiến chính mình ưu tiên nhất cho người bạn đời. tương quan vợ chồng ở nền tảng trở thành tương quan ưu việt trong trách nhiệm so với các tương quan khác như: công việc, con cái, bạn hữu, hoạt động xã hội, giáo hội và chính trị.
Thật vậy, muốn sở hữu cái tự ngã kia ta phải chấp nhận mất chính mình, đòi hỏi ta phải hy sinh cái “tôi” để yêu thương cái tự ngã kia.
Vì sao tương quan vợ chồng lại đặt ưu tiên như vậy?
Vì con cái Chúa ban trong bao nhiêu năm có giới hạn thời gian, từ khi chào đời cho đến lúc trưởng thành, con cái trở thành một đơn vị mới có khả năng độc lập, như thế trách nhiệm của ta đã thực hiện được 80% đến 90%, còn khía cạnh tình yêu vợ chồng là mãi mãi, vì vậy hôn phối là một dây đặc biệt mà phải chọn ưu tiên, và là lẽ đương nhiên. Nhưng trong thực tế áp dụng thật không đơn giản.
5) ĐẶC TÍNH TỰ DO: Thiên Chúa có hướng đi cho con người nhưng để cho con người thực hiện, cho con người có tự do lựa chọn.
Thiên Chúa ban cho con người có khả năng hội nhập đời sống đức tin vào môi trường xã hội, hướng mọi sự tới mục đích phục vụ Thiên Chúa và con người.
Tự do thượng nguồn phải có mặt trong cuộc đời. Trung thành trong đời sống vợ chồng và tự do cá nhân dường như là hai khía cạnh đối chọi nhau.
Vậy: Trung thành tình yêu vợ chồng phải hy sinh tự do như thế có đúng nghĩa không? Mà tự do là không khí cần để thở.
Nếu sự trung thành thực sự là yếu tính của tình yêu vợ chồng, không tôn trọng tự do là xem thường tình yêu vợ chồng, muốn tôn trọng nhau phải biết vun trồng tự do.
Vậy: Thế nào là trung thành thực sự? Tự do là gì? Có phải là sự độc lập không?
Ai cũng cần phải có một không gian độc lập mà người khác phải tôn trọng, nhìn nhận người bạn đời còn là một nhân vị ta phải biết vun xới tự do. Tự do làm phát triển nhân vị, trong chân lý nó phát xuất từ thượng nguồn là chính Thiên Chúa mới là do đích thực.
Tự do mà đòi hỏi độc lập tuyệt đối thì không phải là tự do đích thực, Tự do mà làm nghẹt thở thì tình yêu sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và bóp chết tình yêu.
Tự do là sự thong dong giữa các ràng buộc, chấp nhận những ràng buộc trong yêu thương, đó là phương thế đạt tới khát vọng yêu thương.
Khác nhau ở chỗ là con tim biết yêu thương, khi đó mọi ràng buộc sẽ trở thành những sợi dây thân ái. Tự do sẵn sàng đón nhận thánh giá vì yêu thương đó là tự do trong Chân Lý, trong Sự Thật.
Chưa chấp nhận ràng buộc trong yêu thương, còn bực mình, khó chịu là còn giam hãm gia đình trong tù túng. Vì tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa, không phải là cảm xúc, ngay khi mất cảm xúc ta vẫn còn yêu thương. Tình yêu như dòng chảy ngầm khi có cơ hội sẵn sàng tuôn trào sự sống.
Thái độ trực diện với đau khổ, với nghịch cảnh và sẵn sàng ẵm lấy nó, đón nhận nó bằng con tim yêu thương, có khi phải hy sinh chính bản thân mình lúc đó là ta được giải thoát cùng tham dự vào tự do của Thiên Chúa, lúc đó ta nếm cảm được sự ngọt ngào khi đã can đảm uống cạn chén đắng của cuộc đời.
Ta không đi tìm đau khổ nhưng ta cũng không tránh né đau khổ mà sẽ dùng tự do của mình mà đón nhận nó bằng con tim yêu thương. Đau khổ trong yêu thương là đau khổ được cứu chuộc.
Trung thành bằng một con tim biết yêu thương đó là hướng tới một tình yêu siêu việt. Chung thủy là biết bắt đầu lại sau những lần bất trung.
6) ĐẶC TÍNH MỞ NGÕ VỚI SỰ SỐNG: Trong kinh thánh ơn gọi của đôi vợ chồng mang một viễn tượng khá lớn.
Đoạn kinh thánh St 1, 28 – 31 cho thấy những nền tảng của chiều kích xã hội của đôi bạn: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Đây là ơn gọi lớn của đôi bạn, được hiểu về mặt xã hội như là sức sống duy nhất cho sự sống còn và phát triển của toàn thể cộng đồng xã hội, của toàn thể nhân loại.
Đôi vợ chồng nếu chỉ biết yêu nhau trong vòng tay của nhau lúc đó hai người còn giam hãm trong ngục tù. Muốn tình yêu được thăng hoa hai người phải biết mở ngõ ra với tha nhân, nhất là ý thức nhu cầu thâm sâu về sinh sản và vun trồng sự sống của tình yêu mở ra với xã hội sao cho thật sai quả.
Như thế sự hợp thành đôi bạn không chỉ liên lụy đến hai người mà còn có chiều kích xã hội tương quan cá nhân với cộng thể (làng xóm, xã hội).
Ngày nay những vấn nạn đang phản lại giá trị tình yêu hôn nhân như: ly dị, phá thai chống lại sự sống, chiến tranh cá nhân với cá nhân, xã hội với xã hội, tự do đồng tính luyến ái … Nếu đòi hỏi phải tôn trọng tự do không đứng đắn, con người lại bị rơi vào vòng nô lệ khác, vòng luẩn quẩn cứ trói chặt con người không lối thoát.
Tình yêu vợ chồng được thăng hoa trong chiều kích xã hội là biết tôn trọng sự tự do đứng đắn, biết mình còn phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào xã hội, có tương tác hai chiều. Nếu không ý thức, tương quan chiều kích xã hội có nguy cơ lệch lạc, tương quan vợ chồng với xã hội là biết đóng góp phần mình cho xã hội. Tình yêu vợ chồng được triển nở chiều kích xã hội khi thành tâm, yêu mến muốn phục vụ xã hội, chính lúc quên mình phục vụ, con tim hướng tới người khác, quan tâm đến những nhu cầu của người khác nhiều hơn lúc đó hai người làm cho tình yêu vợ chồng được phong phú hơn.
Nói cách khác, hai vợ chồng bộc lộ tính xã hội của tình yêu chính khi bày tỏ ước muốn hợp nhất trong một dự phóng duy nhất cuộc sống riêng và chung với xã hội. một thái độ sống với dự phóng tương lai sẽ liên hệ không những đến lịch sử của hai người mà còn liên hệ đến lịch sử của tất cả mọi người.
Cuối buổi học 1 học viên đưa ra câu hỏi liên quan đến vấn đề “Sống thử trước hôn nhân” mà ở ngoài xã hội đã có những buổi tọa đàm về vấn đề này, có những ý kiến đồng tình và những ý kiến không đồng tình.
Cha Louis cũng đã giải thích cho các học viên về hiện tượng này đã và đang xuất hiện như một trào lưu trong xã hội, sau cùng ngài cũng đặt ra một câu hỏi để mọi người cùng suy ngẫm: “Là một Kitô hữu anh chị em có chấp nhận sống thử không?” Why / Why not?
Vậy điều gì có thể làm cho con người ở lại với nhau?
Đó chính là nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ và mời gọi con người hướng về tình yêu thượng nguồn, hướng tới kết hợp vĩnh cửu. Khi con người đang sống trong tình yêu thời gian như ngừng trôi, thời gian như trở thành vĩnh cửu, khi tình yêu hai người đạt tới đỉnh cao, họ luôn hướng tới một ngày kết hợp nên một trong tình yêu.
Bài 5) TÌNH YÊU HÔN NHÂN
1) MỘT GIAO ƯỚC “TRUNG THÀNH MÃI MÃI.
Thượng nguồn tình yêu là một giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài, một giao ước không thời hạn, đòi hỏi hai bên phải trung thành với nhau và trung thành mãi mãi. Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người được mạc khải trong cựu ước và tân ước là điểm đến của lịch sử cứu độ. Nhưng để đạt được ý định hiệp thông yêu thương, dân Do thái phải trải qua một hành trình rất dài, khởi đầu là lời hứa với Abraham, và ban tặng giao ước với dân Do thái tại núi Sinai.
Thiên Chúa thì trung thành vĩnh viễn, con người thì mong manh, mỏng dòn, thường xuyên bất trung, dân Do Thái bất trung triền miên, Thiên Chúa thì luôn trung thành, luôn luôn tha thứ và luôn luôn yêu thương.
Tình yêu giữa Thiên Chúa và dân Do Thái được ví như một phu quân cưới một người vợ hoang đàng, nàng đang cố lê lết trong cuộc đời đầy tủi nhục, vị phu quân ấy đã gặp được nàng, đem về chăm sóc và trang điểm trở thành một người đẹp và trở thành phu nhân của chàng. Làm vợ một thời gian nàng lại bỏ chàng ra đi ngoại tình với người khác. Thiên Chúa là Giavê hay ghen, cảnh cáo và trừng phạt rồi lại tha thứ, yêu thương và lập lại giao ước. Giavê không chỉ trung thành với nàng mà thôi mà còn trung thành cả với Lòng Thương Xót, bản chất của Ngài là Hesed là trung thành và lòng thương xót. Khi bị phản bội lòng Giavê đớn đau, quặn thắt. Ngày nay tham gia vào Lòng Thương Xót Chúa là chúng ta tham gia vào sự quặn thắt, đớn đau và biết tha thứ như Thiên Chúa khi bị phản bội.
Giao ước thượng nguồn có sự chênh lệch một bên là Thiên Chúa luôn trung thành, một bên là con người hay bất trung, cả hai bên đều được mời gọi trở nên trung thành mãi mãi và đưa đến một sự kết hợp vĩnh viễn. Tình yêu đó ngày nay được thể hiện trong các đôi hôn nhân trong đời sống vợ chồng, họ được mời gọi để bước tới một lý tưởng là trung thành mãi mãi trong tình yêu, trung thành trong sáng tạo, thúc đẩy con tim bừng cháy yêu thương.
Sự trung thành dứt khoát và tuyệt đối mà đôi hôn nhân được mời gọi hướng tới, đối với con người là không thể thực hiện được nếu không có sự can dự trực tiếp của Thiên Chúa. Phải là một kinh nghiệm tình yêu lứa đôi cao nhất mới có thể là biểu trưng cho tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người và đối với toàn thể nhân loại. Cùng với Người toàn thể nhân loại bước đi hướng tới mức viên mãn của sự hiệp thông với Thiên Chúa, mỗi đôi hôn nhân bước đi để trở thành một đôi uyên ương trung thành vĩnh viễn. Đó là yêu cầu đối với mọi tình yêu lứa đôi, như đôi bạn nguyên thủy.
2) ĐẶC TÍNH DUY NHẤT: Thiên Chúa là Đấng hay ghen. Ngài ghen với ai?
Thiên Chúa đã ghen khi thấy dân của Ngài chạy theo thần linh hay ngẫu tượng khác, qua các vị thần địa phương, dân Do Thái chạy theo tiếng gọi của sắc dục, tôn thờ của cải vật chất phá vỡ giao ước, qua miệng các tiên tri Thiên Chúa đã cảnh cáo họ, qua đó Thiên Chúa muốn diễn tả tình yêu trong giao ước của Ngài phải là tình yêu duy nhất.
Đặc tính duy nhất đó là “Ta chỉ có một Chúa là Giavê” ta thuộc về Chúa và Chúa thuộc về ta. Ta thuộc về Chúa là trung thành với các điều khoản trong giao ước. Chúa thuộc về ta là bảo đảm cho ta không bị sự chết tấn công.
Đặc tính duy nhất này được thể hiện trong đời sống đôi bạn thể hiện tình yêu thượng nguồn trong thời gian, trong lịch sử, biết tha thứ và đấu tranh xu hướng của xác thịt, nỗ lực nho nhỏ trong đời sống vợ chồng là thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, hai vợ chồng đang thực hiện tình yêu Thiên Chúa trong hiện thực, trong lịch sử. khi đó trần thế thành thiên đàng, khi đó ta nhận ra mầu nhiệm trong đời thường, nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện.
Tình yêu nhân phàm đã được tình yêu thần linh nhập thể. Ngày xưa Chúa nhập thể, ngày nay được hiện tại hóa trong tình yêu vợ chồng, không ai trong chúng ta xứng đáng cho người kia trung thành, chính Thiên Chúa mới là “đối tác” làm cho tình yêu vợ chồng được trung thành. Điều này cũng đòi hỏi phải trả giá trong đau đón, trong tê tái do người bạn đời hay do chính mình gây ra.
Trong tình yêu vợ chồng tính duy nhất và quí trọng nhau cũng như ưu tiên tuyệt đối cho người bạn đời là rất có ý nghĩa. Người bạn đời là người không thể thay thế, không thể lãng quên, yêu quí nhất và là nguồn vui lớn. Chính những hành động nhỏ nhặt hằng ngày vợ chồng dành cho nhau trong yêu thương, trung thành và tha thứ. Chính những hành vi thờ phượng Thiên Chúa sẽ giúp cho tình yêu vợ chồng thêm mới mẻ và thêm sáng kiến mỗi ngày.
3) ĐẶC TÍNH TRỌN VẸN: Yêu nhau yêu cả đường đi.
Khi yêu nhau tình yêu vợ chồng lôi cuốn cả con người, cả thân xác và tâm hồn trọn vẹn thuộc về nhau, lôi cuốn toàn thể hữu thể của ta và toàn thể hữu thể của người bạn đời: tâm hồn, thể xác, trí khôn, ham muốn, nhu cầu, quá khứ và tương lai, dự phóng và hành động, bóng tối và ánh sáng, ưu điểm và khuyết điểm, khắc sâu vào nơi sâu kín để cuộc sống được biến đổi, người yêu được biến đổi và chính ta cũng được biến đổi. Dầu đang ở đâu cũng thuộc trọn về nhau.
Trong giao ước với Thiên Chúa mỗi ngày con người phải tiến gần Thiên Chúa hơn, ta đang hướng tới Thiên Chúa cụ thể hóa qua những nỗ lực mà ta đang sống, ta phải đang mở lòng ra để cái ham muốn vô biên được lấp đầy, dẫu khó vẫn nỗ lực trong hành động nhỏ nhoi, dẫu khó ta vẫn bước tới trong ý hướng, nhờ đối tác bên A của ta là Đấng giàu “Lòng Thương Xót” con người có khả năng đón nhận cái vô biên (Capa Dei), nhờ đó ta có khả năng bắt đầu làm lại, có khả năng đứng dậy và làm lại (Beginning anew).
Con người luôn luôn yếu đuối, đời sống vợ chồng cũng nên biết thông cảm những khuyết điểm, những lỗi lầm của nhau. Trọng tâm niềm tin công giáo là niềm hy vọng, ta hy vọng làm mới lại vì tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và Ngài cũng mời gọi tình yêu vợ chồng sống đặc tính này.
4) ĐẶC TÍNH ƯU TIÊN: Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người
Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người, Đối tượng ưu tiên của Thiên Chúa là con người, Người đã chấp nhận hy sinh chính mình, Người đã chịu chết để cứu chuộc con người, Người đã chịu mất chính mình để tìm lại con người chính là hình ảnh của Thiên Chúa.
Thật vậy, muốn sở hữu cái tự ngã kia ta phải chấp nhận mất chính mình, đòi hỏi ta phải hy sinh cái “tôi” để yêu thương cái tự ngã kia.
Vì sao tương quan vợ chồng lại đặt ưu tiên như vậy?
Vì con cái Chúa ban trong bao nhiêu năm có giới hạn thời gian, từ khi chào đời cho đến lúc trưởng thành, con cái trở thành một đơn vị mới có khả năng độc lập, như thế trách nhiệm của ta đã thực hiện được 80% đến 90%, còn khía cạnh tình yêu vợ chồng là mãi mãi, vì vậy hôn phối là một dây đặc biệt mà phải chọn ưu tiên, và là lẽ đương nhiên. Nhưng trong thực tế áp dụng thật không đơn giản.
5) ĐẶC TÍNH TỰ DO: Thiên Chúa có hướng đi cho con người nhưng để cho con người thực hiện, cho con người có tự do lựa chọn.
Thiên Chúa ban cho con người có khả năng hội nhập đời sống đức tin vào môi trường xã hội, hướng mọi sự tới mục đích phục vụ Thiên Chúa và con người.
Tự do thượng nguồn phải có mặt trong cuộc đời. Trung thành trong đời sống vợ chồng và tự do cá nhân dường như là hai khía cạnh đối chọi nhau.
Vậy: Trung thành tình yêu vợ chồng phải hy sinh tự do như thế có đúng nghĩa không? Mà tự do là không khí cần để thở.
Nếu sự trung thành thực sự là yếu tính của tình yêu vợ chồng, không tôn trọng tự do là xem thường tình yêu vợ chồng, muốn tôn trọng nhau phải biết vun trồng tự do.
Vậy: Thế nào là trung thành thực sự? Tự do là gì? Có phải là sự độc lập không?
Ai cũng cần phải có một không gian độc lập mà người khác phải tôn trọng, nhìn nhận người bạn đời còn là một nhân vị ta phải biết vun xới tự do. Tự do làm phát triển nhân vị, trong chân lý nó phát xuất từ thượng nguồn là chính Thiên Chúa mới là do đích thực.
Tự do mà đòi hỏi độc lập tuyệt đối thì không phải là tự do đích thực, Tự do mà làm nghẹt thở thì tình yêu sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và bóp chết tình yêu.
Tự do là sự thong dong giữa các ràng buộc, chấp nhận những ràng buộc trong yêu thương, đó là phương thế đạt tới khát vọng yêu thương.
Khác nhau ở chỗ là con tim biết yêu thương, khi đó mọi ràng buộc sẽ trở thành những sợi dây thân ái. Tự do sẵn sàng đón nhận thánh giá vì yêu thương đó là tự do trong Chân Lý, trong Sự Thật.
Chưa chấp nhận ràng buộc trong yêu thương, còn bực mình, khó chịu là còn giam hãm gia đình trong tù túng. Vì tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa, không phải là cảm xúc, ngay khi mất cảm xúc ta vẫn còn yêu thương. Tình yêu như dòng chảy ngầm khi có cơ hội sẵn sàng tuôn trào sự sống.
Ta không đi tìm đau khổ nhưng ta cũng không tránh né đau khổ mà sẽ dùng tự do của mình mà đón nhận nó bằng con tim yêu thương. Đau khổ trong yêu thương là đau khổ được cứu chuộc.
Trung thành bằng một con tim biết yêu thương đó là hướng tới một tình yêu siêu việt. Chung thủy là biết bắt đầu lại sau những lần bất trung.
6) ĐẶC TÍNH MỞ NGÕ VỚI SỰ SỐNG: Trong kinh thánh ơn gọi của đôi vợ chồng mang một viễn tượng khá lớn.
Đoạn kinh thánh St 1, 28 – 31 cho thấy những nền tảng của chiều kích xã hội của đôi bạn: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Đây là ơn gọi lớn của đôi bạn, được hiểu về mặt xã hội như là sức sống duy nhất cho sự sống còn và phát triển của toàn thể cộng đồng xã hội, của toàn thể nhân loại.
Đôi vợ chồng nếu chỉ biết yêu nhau trong vòng tay của nhau lúc đó hai người còn giam hãm trong ngục tù. Muốn tình yêu được thăng hoa hai người phải biết mở ngõ ra với tha nhân, nhất là ý thức nhu cầu thâm sâu về sinh sản và vun trồng sự sống của tình yêu mở ra với xã hội sao cho thật sai quả.
Như thế sự hợp thành đôi bạn không chỉ liên lụy đến hai người mà còn có chiều kích xã hội tương quan cá nhân với cộng thể (làng xóm, xã hội).
Ngày nay những vấn nạn đang phản lại giá trị tình yêu hôn nhân như: ly dị, phá thai chống lại sự sống, chiến tranh cá nhân với cá nhân, xã hội với xã hội, tự do đồng tính luyến ái … Nếu đòi hỏi phải tôn trọng tự do không đứng đắn, con người lại bị rơi vào vòng nô lệ khác, vòng luẩn quẩn cứ trói chặt con người không lối thoát.
Tình yêu vợ chồng được thăng hoa trong chiều kích xã hội là biết tôn trọng sự tự do đứng đắn, biết mình còn phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào xã hội, có tương tác hai chiều. Nếu không ý thức, tương quan chiều kích xã hội có nguy cơ lệch lạc, tương quan vợ chồng với xã hội là biết đóng góp phần mình cho xã hội. Tình yêu vợ chồng được triển nở chiều kích xã hội khi thành tâm, yêu mến muốn phục vụ xã hội, chính lúc quên mình phục vụ, con tim hướng tới người khác, quan tâm đến những nhu cầu của người khác nhiều hơn lúc đó hai người làm cho tình yêu vợ chồng được phong phú hơn.
Nói cách khác, hai vợ chồng bộc lộ tính xã hội của tình yêu chính khi bày tỏ ước muốn hợp nhất trong một dự phóng duy nhất cuộc sống riêng và chung với xã hội. một thái độ sống với dự phóng tương lai sẽ liên hệ không những đến lịch sử của hai người mà còn liên hệ đến lịch sử của tất cả mọi người.
Cuối buổi học 1 học viên đưa ra câu hỏi liên quan đến vấn đề “Sống thử trước hôn nhân” mà ở ngoài xã hội đã có những buổi tọa đàm về vấn đề này, có những ý kiến đồng tình và những ý kiến không đồng tình.
Cha Louis cũng đã giải thích cho các học viên về hiện tượng này đã và đang xuất hiện như một trào lưu trong xã hội, sau cùng ngài cũng đặt ra một câu hỏi để mọi người cùng suy ngẫm: “Là một Kitô hữu anh chị em có chấp nhận sống thử không?” Why / Why not?
Thắc Mắc Điện Toán
Hãy coi chừng emails 'cám đỗ' và những điều cần biết về User Account Control trong Windows Vista và Windows 7 mới
Đồng Nhân
19:01 10/12/2009
Không nên mở các loại emails quảng cáo khả nghi!
Gần đây có nhiều người than phiền vì nhận được emails rao hàng, khuyến mãi, thông báo từ nhà bank, từ hãng internet... và khi mở ra thì máy bị xóa tan, bị hỏng, bị hacked... không còn cách nào cứu chữa! Vậy phải làm gì?
Có một câu châm ngôn người Hoa Kỳ nói "Không có gì được cho không một cách quá dễ dàng! thế nào rồi cũng bị trả gía sau này". Thành thử những emails chào hàng "cho không, thưởng tiền, cho máy móc trị giá cả ngàn đô... không thể nào có thật!
Nếu bạn tò mò mở ra là virus theo vào máy khó mà gỡ ra được, ít thì nó làm rầy rà như thỉnh thoảng nó hiện hình lăng nhăng lên, tệ hơn thì nó lầy các đata trong máy của mình như địa chỉ và phát tán đi nơi khác, có khi dùng máy mình làm bàn đạp gửi các thư bậy bạ đi bạn bè của mình! Tệ hơn cả là nó đánh "xụp' máy của mình, phá hỏng mọi hồ sơ.
Nên coi chừng những loại emails sau đây:
- Có những email bề ngoài trông giống như của cơ quan chính quyền, hay của nhà bank, hay của hãng email gửi cho mình và muốn mình xác nhận lại một số tin tức cá nhân như: tên, ngày sinh, số an sinh xã hội, v.v... đúng là thứ email giả dối. Nó lấy hồ sơ mình để đi ăn cắp!
- Emails của do các Bác sĩ, Bộ trưởng, quan chức lớn.. . đại đa số đến Nigeria nói rằng họ có cà từng tỉ hay triệu dollars vòn đang kẹp trong nhà bank và muốn chia phần nửa số tiền đó với mình... Muốn biết nhà bank của mình đề họ gửi tiền tới! Tiền sẽ mất, tật mang cả đời!
- Nhận được emails rõ mồn một là của người bạn, nhưng trong đó chính người bạn đó xin tiền và nói rằng: Họ đi du lịch bị ăn cắp sạch tiền bạc nên cần mượn vài ngàn dollars để mua vé máy bay trở về nhà hay thanh toán tiền hotel gì đó. Đây là loại emails mà địa chỉ email của bạn trong máy của ai đó đã bị hacked nên nó dùng địa chỉ của bạn gửi cho bạn và cứ thể chuyển đi từ máy này qua máy khác, từ bạn này qua bạn khác. Ai nhẹ dạ không kiểm chứng chắc chắn là gửi tiền đi cứu bạn". Tiền mất toi và ân hận lau dài!
- Còn nhiều loại email chào hàng rất cám dỗ, chó nên mở ra. Nguyên tắc là những emails mà mình kh6ong rõ gốc gác chớ có mở ra làm gì kẻo ân hân không nguôi!
Một số rắc rối với Windows Vista và Windows 7 khi install một số softwares mới
Một điều đáng buồn và rất buồn đó là khuynh hướng coi việc access vào những webs sex không phải là một tội nghiêm trọng nhưng chỉ là thú vui cá nhân vô hại. Internet Explorer 8 về thực chất bên trong không có gì khác hơn nhiều so với Internet Explorer 7 ngoại trừ feature giúp che dấu những người thân trong gia đình những Web sites mà người dùng đã access vào. Firefox 3.5 cũng bắt đầu có feature đó.
Windows Vista đưa ra một feature gọi là User Account Control cũng trong chiều hướng như thế. Thông thường, user khi vào access vào những webs sex thường bị hack bởi những webs. Nó làm phim sex để kiếm tiền đâu phải để người ta coi chùa. Thành ra, nếu mình coi chùa thì nó hack để lấy information của mình: credit card number... Cũng không loại trừ khả năng nó tống tiền các nhân vật cần phải giữ thể diện.
Do vậy mà Vista gặp nhiều khốn khó! Windows Vista chết tức tưởi chính vì cái User Account Control. Khi dùng cái này, install cái gì cũng khó khăn (chứ không riêng gì NewsComposer). Install xong chạy cái gì cũng hỏi rất mất thời gian.
Chính vì thế đa số người dùng đều tắt quách cái User Account Control để cho đỡ mất thời giờ vật lộn vô ích với computer.
Vì thế tắt cái User Account Control đi là chính đáng.
Điều cần phải biết là nếu ta có để cái User Account Control On thì vẫn bị virus. Cái này không trị được virus.
Khi muốn install một program nào mới chẳng hạn như VietCatholic Keys (đánh máy tiếng Việt) trên Windows 7 và Windows Vista, việc đầu tiên phải làm là turn off User Account Control.
Cách Turn Off User Account Control trong Windows 7
1. Chọn Control Panel -> User Accounts and Family Safety -> User Account.
2. Nhấn vào dòng User Account Control settings link.
3. Kéo Slide Bar đến vị trí Never notify me.
4. Nhấn OK.
5. Restart
Cách khác Turn Off User Account Control trong Windows 7
1. Mở Control Panel, rồi đánh “UAC” trong search box.
2. Trong trang tiếp ta sẽ thấy “Use User Account Control (UAC)”, bỏ dấu check đi
Restart computer là xong.
Gần đây có nhiều người than phiền vì nhận được emails rao hàng, khuyến mãi, thông báo từ nhà bank, từ hãng internet... và khi mở ra thì máy bị xóa tan, bị hỏng, bị hacked... không còn cách nào cứu chữa! Vậy phải làm gì?
Có một câu châm ngôn người Hoa Kỳ nói "Không có gì được cho không một cách quá dễ dàng! thế nào rồi cũng bị trả gía sau này". Thành thử những emails chào hàng "cho không, thưởng tiền, cho máy móc trị giá cả ngàn đô... không thể nào có thật!
Nếu bạn tò mò mở ra là virus theo vào máy khó mà gỡ ra được, ít thì nó làm rầy rà như thỉnh thoảng nó hiện hình lăng nhăng lên, tệ hơn thì nó lầy các đata trong máy của mình như địa chỉ và phát tán đi nơi khác, có khi dùng máy mình làm bàn đạp gửi các thư bậy bạ đi bạn bè của mình! Tệ hơn cả là nó đánh "xụp' máy của mình, phá hỏng mọi hồ sơ.
Nên coi chừng những loại emails sau đây:
- Có những email bề ngoài trông giống như của cơ quan chính quyền, hay của nhà bank, hay của hãng email gửi cho mình và muốn mình xác nhận lại một số tin tức cá nhân như: tên, ngày sinh, số an sinh xã hội, v.v... đúng là thứ email giả dối. Nó lấy hồ sơ mình để đi ăn cắp!
- Emails của do các Bác sĩ, Bộ trưởng, quan chức lớn.. . đại đa số đến Nigeria nói rằng họ có cà từng tỉ hay triệu dollars vòn đang kẹp trong nhà bank và muốn chia phần nửa số tiền đó với mình... Muốn biết nhà bank của mình đề họ gửi tiền tới! Tiền sẽ mất, tật mang cả đời!
- Nhận được emails rõ mồn một là của người bạn, nhưng trong đó chính người bạn đó xin tiền và nói rằng: Họ đi du lịch bị ăn cắp sạch tiền bạc nên cần mượn vài ngàn dollars để mua vé máy bay trở về nhà hay thanh toán tiền hotel gì đó. Đây là loại emails mà địa chỉ email của bạn trong máy của ai đó đã bị hacked nên nó dùng địa chỉ của bạn gửi cho bạn và cứ thể chuyển đi từ máy này qua máy khác, từ bạn này qua bạn khác. Ai nhẹ dạ không kiểm chứng chắc chắn là gửi tiền đi cứu bạn". Tiền mất toi và ân hận lau dài!
- Còn nhiều loại email chào hàng rất cám dỗ, chó nên mở ra. Nguyên tắc là những emails mà mình kh6ong rõ gốc gác chớ có mở ra làm gì kẻo ân hân không nguôi!
Một số rắc rối với Windows Vista và Windows 7 khi install một số softwares mới
Một điều đáng buồn và rất buồn đó là khuynh hướng coi việc access vào những webs sex không phải là một tội nghiêm trọng nhưng chỉ là thú vui cá nhân vô hại. Internet Explorer 8 về thực chất bên trong không có gì khác hơn nhiều so với Internet Explorer 7 ngoại trừ feature giúp che dấu những người thân trong gia đình những Web sites mà người dùng đã access vào. Firefox 3.5 cũng bắt đầu có feature đó.
Windows Vista đưa ra một feature gọi là User Account Control cũng trong chiều hướng như thế. Thông thường, user khi vào access vào những webs sex thường bị hack bởi những webs. Nó làm phim sex để kiếm tiền đâu phải để người ta coi chùa. Thành ra, nếu mình coi chùa thì nó hack để lấy information của mình: credit card number... Cũng không loại trừ khả năng nó tống tiền các nhân vật cần phải giữ thể diện.
Do vậy mà Vista gặp nhiều khốn khó! Windows Vista chết tức tưởi chính vì cái User Account Control. Khi dùng cái này, install cái gì cũng khó khăn (chứ không riêng gì NewsComposer). Install xong chạy cái gì cũng hỏi rất mất thời gian.
Chính vì thế đa số người dùng đều tắt quách cái User Account Control để cho đỡ mất thời giờ vật lộn vô ích với computer.
Vì thế tắt cái User Account Control đi là chính đáng.
Điều cần phải biết là nếu ta có để cái User Account Control On thì vẫn bị virus. Cái này không trị được virus.
Khi muốn install một program nào mới chẳng hạn như VietCatholic Keys (đánh máy tiếng Việt) trên Windows 7 và Windows Vista, việc đầu tiên phải làm là turn off User Account Control.
Cách Turn Off User Account Control trong Windows 7
1. Chọn Control Panel -> User Accounts and Family Safety -> User Account.
2. Nhấn vào dòng User Account Control settings link.
3. Kéo Slide Bar đến vị trí Never notify me.
4. Nhấn OK.
5. Restart
Cách khác Turn Off User Account Control trong Windows 7
1. Mở Control Panel, rồi đánh “UAC” trong search box.
2. Trong trang tiếp ta sẽ thấy “Use User Account Control (UAC)”, bỏ dấu check đi
Restart computer là xong.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đến Giờ Được Thấy
Lm. Trần Cao Tường
12:46 10/12/2009
ĐẾN GIỜ ĐƯỢC THẤY
Ảnh của Cao Tường (Nhà thờ dòng Biển Đức Louisiana)
"Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối thẳng để Người đi...
Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa."
(Lc 3:5)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chuyển Hoá
Sông Thanh
23:09 10/12/2009
CHUYỂN HÓA
Ảnh của Sông Thanh
Hết đông rồi sẽ đến xuân,
Hạ qua, thu tới, cứ lần lượt đi.
Từ sinh, đến tử, rồi thì...
(Thơ Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Niệm Phút Chiều Tà
Sr. Hoàng Yến Phạm
23:12 10/12/2009
NIỆM PHÚT CHIỀU TÀ
Ảnh của Sr. Hoàng Yến Phạm (Carmelite of St. Joseph, Oklahoma)
Cha ơi! bóng chiều tà
Làm hồn con ngây ngất
Mầu sắc thắm tin yêu
Nói với con rất nhiều!
(Sr Hoàng Yến)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền