Ngày 10-12-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 11/12: Họ cũng chẳng nghe Con Người - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
03:02 10/12/2020


TIN MỪNG Mt 11:16-19

Họ không nghe ông Gioan, cũng chẳng nghe Con Người.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Đức Giêsu nói với đám đông rằng: "Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: "Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than".

Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: "Ông ta bị quỷ ám". Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi". Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động".

Đó là lời Chúa.
 
Chứng nhân niềm vui Tin Mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:15 10/12/2020
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG
Chứng nhân niềm vui Tin Mừng
Is 61,1-2a.10-11; 1 Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28

Với Chúa Nhật III Mùa Vọng, chúng ta đang tiến gần tới đại lễ Giáng Sinh. Khắp nơi đã bừng lên bầu khí Giáng Sinh với việc trang hoàng hang đá, cây thông, đèn điện nơi thành phố cũng như thôn quê. Tất cả đều diễn tả niềm vui Giáng Sinh.

Cùng với bầu khí đó, theo truyền thống, Chúa Nhật III này được gọi là Chúa Nhật của niềm vui: “Gaudate in Domino Semper – Hãy vui luôn trong Chúa.” Lời Chúa mời gọi chúng ta suy tư về chủ đề xuyên suốt các bài đọc: “Chứng nhân cho niềm vui.”

1- Tiên báo và chứng nhân niềm vui

Trong bài đọc I, trích sách tiên tri Isaia, Đấng Mêsia được miêu tả như là người được xức dầu bởi Thần Khí và được sai đi để làm chứng nhân cho niềm vui cứu độ. Nhờ việc xức dầu và sai đi này, Đấng Mêsia đến để “loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa” (Is 61,1-2). Như thế, theo lời ngôn sứ, Đấng Mêsia là người mang niềm vui của Thiên Chúa cho nhân loại.

Tin Mừng giới thiệu Gioan Tẩy Giả là chứng nhân cho ánh sáng và niềm vui. Ánh sáng và niềm vui đó chính là Chúa Giêsu. Ông xuất hiện như một dấu hỏi lớn cho dân chúng. Người ta cứ tưởng ông là Đấng Kitô. Nhưng ông thẳng thắn trả lời: Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi chỉ là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Người đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người (x. Ga 1,19-28).

2- Chúa Giêsu, niềm vui đích thực

Như thế, những lời tiên báo của Isaia nay đã được ứng nghiệm. Đấng Mêsia mà dân Chúa đang mong đợi chính là Đức Giêsu, Người mang niềm vui và chính là niềm vui của Thiên Chúa. Thật vậy, Con Thiên Chúa làm người là Tin Mừng lớn nhất cho nhân loại. Người đến để giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi và mang lại ơn cứu độ cho mọi người. Đó là niềm vui lớn lao nhất! Bởi thế, giáo phụ Origene quả quyết: Chúa Giêsu vừa là Tin Mừng, vừa là nội dung Tin Mừng.

Chúng ta cần suy tư xa hơn: ơn cứu độ mà chúng ta có được không phải nhờ những thành tựu khoa học, kỹ thuật, cũng không phải do của cải vật chất, hay ý thức hệ mang lại, nhưng một cách chính yếu, là do ân sủng của Thiên Chúa ban tặng qua Đức Kitô. Thế nên, Kitô giáo căn bản là “tin mừng” hay “tin vui,” dẫu một số người như Nietzche cho rằng Kitô giáo là sự cản trở niềm vui, bởi vì họ thấy trong đó một loạt những điều cấm chế và luật lệ. Trong thực tế, Kitô giáo là lời loan báo về chiến thắng của ân sủng trên tội lỗi, về sự sống trên sự chết. Và nếu Kitô giáo đòi hỏi sự hy sinh và kỷ luật của lý trí, con tim và cách hành xử, điều đó là chính đáng, bởi vì trong con người luôn có những gốc rễ ích kỷ và độc tố tội lỗi vốn làm cho chúng ta phải buồn phiền vì đánh mất niềm vui đích thực.

Như thế, Chúa Giêsu là niềm vui của nhân loại, là niềm vui của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta. Niềm vui đó phát xuất từ trong sâu thẳm nhất của con người, mà không có gì và không ai có thể lấy đi được. Chúng ta được mời gọi chia sẻ niềm vui này với mọi người.

3- Làm sao để làm chứng cho niềm vui

Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể làm chứng cho Chúa chính là niềm vui? Trong bài đọc II, qua lời nhắn nhủ các tín hữu Thêxalônica (1 Tx 5,16-24), thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng trong khi đón chờ Chúa đến, chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng sống một cuộc đời thánh thiện và xa lánh những gì xấu xa. Thánh Tông Đồ đưa ra ba việc quan trọng cần làm: Trước hết, anh em hãy vui luôn trong Chúa, nghĩa là hãy trải nghiệm niềm vui, rồi mới có thể chia sẻ niềm vui; Thứ đến, hãy cầu nguyện không ngừng: nghĩa là để có niềm vui thực sự, phải luôn kết hợp và sống thân tình với Chúa qua đời sống cầu nguyện; Thứ ba, hãy luôn có tâm tình tạ ơn trong mọi hoàn cảnh và đừng dập tắt Thần Khí. Tức là hãy để cho Thánh Thần hướng dẫn.

Ở bài Tin Mừng, Gioan Tẩy Giả được giới thiệu như là kiểu mẫu của một chứng nhân niềm vui. Chúng ta cần học nơi ông về đời sống đơn giản, khó nghèo và khổ chế, để dám lội ngược dòng của cuộc sống đang chạy theo sự xa hoa và hưởng lạc trần thế. Gioan Tẩy Giả còn thể hiện những phẩm tính của một chứng nhân đích thực: đó là tính chân thật, khiêm tốn và can đảm khi làm chứng rằng chỉ Chúa mới mang lại cho con người niềm vui đích thực.

Vì thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy đến, kết hợp với Chúa để đón nhận niềm vui và mang niềm vui đó cho tha nhân, nhất là cho những ai nghèo khổ, bằng những việc làm cụ thể, như thăm viếng người bệnh tật, an ủi kẻ cô đơn không nơi nương tựa, giúp đỡ những ai đói rách, và chào hỏi những ai chúng ta gặp gỡ hằng ngày với nét mặt vui tươi trong Chúa. Đó là cách thế tốt nhất để chúng ta mừng đại lễ và chia sẻ niềm vui Con Chúa Giáng Sinh. Amen

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Nhật III Vọng B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:51 10/12/2020
CHÚA NHẬT III VỌNG –B-
Isaia 61:1-2a, 10-11; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

Hôm nay chúng ta nghe phần đầu của phúc âm thánh Gioan. Cũng như thánh Máccô thánh Gioan không có phần viết về ngày sinh của Chúa Giêsu, ngoại trừ trong một câu trong phần mở đầu "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ ở giũa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật" (Ga 1: 14) Ở đây không có mấy điều để dùng trong dịp trình bày lễ Chúa Giáng Sinh phải không?

Nhân vật chính trong Mùa Vọng là ông Gioan Tẩy Giả. Ông ta là ngôn sứ cuối cùng trong các ngôn sứ Do thái, ông ta đã được Thiên Chúa sai đến để sửa soạn đường và điềm chỉ Chúa Giêsu (Ml 3:1) Trong phúc âm thứ 4, địa vị của Gioan Tẩy Giả là làm chứng nhân. Phúc âm nỏi rõ: Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng nhưng đến để làm chứng cho ánh sáng. Với sự nhấn mạnh đó, ông Gioan Tẩy Giả khẳng định địa vị thấp hèn của ông đối với Chúa Kitô. Ông ta chỉ la tiếng vang trong sa mạc để dọn đường cho ánh sáng xuất hiện (Lúc đó có người cho rằng có sự cạnh tranh giữa những người theo ông Gioan Tẩy Giả và những người theo Chúa Giêsu. Nên ông Gioan Tẩy Giả xác nhận ông không phải là ánh sáng).

Chúa Giêsu chưa tỏ mình ra trong phúc âm này. Trái lại, chúng ta chỉ nghe tiếng của người "Thiên Chúa đã sai đến". Chúng ta có thể xem lại 3 phúc âm kia diển tả ông Gioan Tẩy Giả như thế nào. Trong phúc âm thánh Gioan, khi các lãnh đạo tôn giáo hỏi ông Gioan Tẩy Giả là ai, và ông ta có quyền gì làm phép rửa tội. Ông đã trả lời bằng nhiều từ thoái thác: "tôi không phải là...” Ông thậm chí cũng không muốn diển tả bản thân bằng chính lời nói của mình, nhưng bàng lời mô tả của ngôn sứ Isaia: Ông không phải là nhân vật chính trong kịch bản do Thiên Chúa sáng tác. Ông chỉ là một nhân chứng cho người sẽ đến sau ông và người đó là Đấng sẽ thi hành lời hứa của Thiên Chúa: "Có Người ở giữa anh em, mà anh em không nhận biết".

Ông Gioan Tẩy Giả đang làm nhân chứng cho ánh sáng là Chúa Giêsu. Khi Chúa Kitô đến, Ngài sẽ chiếu rọi ánh sáng vào thế gian. Nhờ ánh sáng đó chúng ta sẽ có thể nhìn thấy được những giá trị của chúng ta đã đặt sai chỗ, nên đã đưa chúng ta vào trong vùng bóng tối âm u. Chúng ta có thể dừng ở đây và tự hỏi bản thân: "Tôi đã chọn ánh sáng nào và đã thất vọng với ngọn đèn nào?" Dưới ánh sáng của Chúa Giêsu, chúng ta có thể trông thấy một lối sống mới là hiệp nhất với Thiên Chúa, một đờii sống vui vẻ, bình an và cảm tạ. Chúng ta cũng sẽ được chỉ dẩn qua gương mẫu của đời sống của Ngài.

Ông Gioan Tẩy Giả nói với người Pharisêu rằng họ không biết Đấng sẽ đến. Và quả thật, Đấng đó đang ở giữa họ. Vậy thì làm thế nào để suy gẫm về Mùa Vọng? Làm thế nào mà Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta mà chúng ta lại không nhận biết Ngài? Nếu chúng ta tin rằng Ngài đã đến và đang ở giữa chúng ta thì liệu chúng ta có đang hướng trông chờ Ngài sai hướng chăng? Chúng ta biết chắc là Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng ta một cách chắc chắn và lâu dài, không giống như những dây kim tuyến và đồ trang trí giáng sinh trong những tuần này sẽ bị vứt bỏ hay vào họp để dành cho đến sang năm.

Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, ngay cả khi các dấu chỉ cho thấy có vẻ như Ngài không có ở đó. Ngài ở đâu khi chúng ta nhìn qua tấm kính vách ngăn; có một bệnh nhân đang dùng máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện? Ngài ở đâu trên quảng đường dài đầy người đứng chờ lãnh thực phẩm? Ngài ở đâu khi chúng ta nóng lòng chờ đợi kết quả xét nghiệm về bệnh covid? Tôi hy vọng đây không phải câu điều tra của cảnh sát, nhưng tôi mong các bạn tự trả lời những câu hỏi đó, và những câu hỏi tuyệt vọng khác mà chúng ta đã đã có trong những ngày này. Đây là một gợi ý cho chúng ta biết Chúa Kitô đang ở giữa chúng ta qua thi sỉ Gerard Manley Hopkins:
"Vì Chúa Kitô ở nhiều nơi. Ngài đang yêu không bằng chân và mắt của Ngài. Và Ngài đang kết nối đến những ai đến với Chúa Cha qua hình ảnh có những nét mặt con người" (trích trong sách Ás Kingfishers Catch Fires)

Cũng như ông Gioan Tẩy Giả là nhân chứng cho việc Chúa Giêsu đến, trong Mùa Vọng năm nay chúng ta cần phải trở nên là nhân chứng cho Chúa Kitô đang hiện diện giữa thế gian. Có thể dịch covid đã làm cho chúng ta tĩnh ngộ để chú trọng lại và đã để ý đến Chúa Kitô trong vương quốc của sự sống mà Ngài loan báo. Dịch covid có vẽ như không làm chậm đi nét văn hóa tiêu dùng của chúng ta, và thật ra có lẽ đã làm cho chúng ta tăng trưởng việc mua bán. Ngay từ những tuần trước lễ Tạ Ơn đã có sức hút mãnh liệt đối với việc mua bán này. Thật là lạ, khi chúng ta gọi những vật phẩm đó là "quà Giáng Sinh". Nhưng những quà đó là gì? Chúng có phản ảnh đời sống và các giá trị của Đấng mà chúng ta kỷ niệm ngày sinh nhật của Ngài trong vài tuần tới không?

Bài đọc thứ nhất trích từ sách của ngôn sứ Isaia là bài chính, vì bài đó giúp chúng ta diển tả được Chúa Giêsu là ai. Trong phúc âm thánh Luca (Lc 4: 18-19) Chúa Giêsu trích dẫn đoạn văn trong sách Kinh Thánh ở hội đường, rồi loan báo "Hôm nay lời Kinh Thánh này đã được thực hiện” (Lc 4:21), Khi Chúa Giêsu so sánh sứ vụ của Ngài vói sứ vụ của ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu đã chọn không thực hiện những điều mà dân chúng mong đợi đó là một vị Vua Mêsia. Nhưng Ngài từ chối xử dụng bạo lực và uy quyền trên dân chúng và chọn cho mình vai trò của một tôi tớ, và một nô lệ vô quyền. Như thế Ngài chấp nhận Ngài là người bé mọn nhất để loan báo tin mừng cho người nghèo và tự do cho người đang bị giam cầm dưới mọi hình thức.

Ngôn sứ Isaia đã đưa ra một tiên đoán cho dân Israel và người nghèo đang bị áp bức nơi lưu đày, và ông Gioan Tẩy Giả cũng chỉ ra sự ứng nghiệm lời đó nơi Chúa Kitô là ánh sáng. Ngày lễ Giáng Sinh là ngày chúng ta mừng Chúa Giêsu đến. Trong suốt mùa vọng, chúng ta được mời gọi chờ đợi ngày Chúa đến. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng ta đã có ánh sáng chiếu rọi ở giữa chúng ta để chỉ cho chúng ta cách sống hiệp thông mỗi ngày với Thiên Chúa. Đấng đã dẩn dắt chúng ta đến với Chúa Kitô. Ngài đã ở giữa chúng ta trong những người nghèo, và trong những người láng giềng cần được giúp đở.

Lưu ý: Chúng ta cần phải tỉnh thức về những giọng điệu bài người Do thái hình như được các bài phúc âm chỉ dẩn. Thí dụ như: Thánh Gioan nói với chúng ta về "Những người Do-Thái ở Giêrusalem" đang thăm dò xem ông Gioan Tẩy Giả là ai. Trong suốt phúc âm của mình, thánh Gioan, đã dùng dùng từ "Do thái" hơn 60 lần. Từ này nói về các lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem, chứ không nói về các cộng đoàn Do thái.

Một vài chữ về Mùa Vọng từ lao tù:
Tôi được điện thoại gọi hằng tuần từ một tù nhân sắp bị xử tử ở nhà lao San Quentin. Tôi được biết ông ta từ giữa những năm 80. Biết bao nhiêu năm sống trong nhà tù chật chội và bây giờ trong trại tù có 2/3 trong số 3,200 tù nhân nam bị nhiễm bệnh covid. 28 người đã chết, Ông ta luôn ở trong phòng giam của ông suốt ngày, ngay cả khi khói từ đám cháy rừng ở California làm ông ta khó thở. Ông ta bị ung thư và mỗi tuần vào ngày thứ năm ông ta uống một liều thuốc hoá trị để chống ung thư. Tôi hỏi ông ta: "Anh làm sao sống được chừng ấy ngày qua gần ấy năm? Ông ta trả lời “bạn phải có hy vọng, và bạn biết không, tôi là một người Công Giáo và tôi cầu nguyện hằng ngày".

Đây, kết thúc bài giảng mùa Vọng nói về niềm hy vọng, từ một tử tù sắp bị xử tử. Và chúng ta chẳng phải hiện là những tù nhân bằng cách này hay cách khác hay sao? Mùa Vọng có là niềm hy vọng của chúng ta không? Trong những ngày chúng ta đang sống, chúng ta có cầu nguyện không? Đây là chỉ thị của thánh Phaolô hôm nay. Trước đây dành cho giáo hữu ở Thessalonica và bây giờ cho chúng ta "Hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

Today we are at the beginning of John’s Gospel. Like Mark John has no birth story, except the single line from his opening Prologue: "The Word became flesh and made his dwelling among us and we have seen his glory: the glory of an only Son coming from the Father, filled with enduring love." Not much here to enact in a Christmas pageant, is there?

John the Baptist is a major person in Advent. He climaxes the Hebrew prophets and is sent by God to prepare and point to Jesus (Malachi 3:1). In the fourth Gospel John’s main role is that of witness. This gospel is clear: John is not the light, but a witness to the light. With emphasis the Baptist asserts his lesser role to that of Christ. He is only a voice crying out in the wilderness to prepare for the coming of the light. (It is thought that there was a rivalry between the followers of John the Baptist and those of Jesus, hence the Baptist’s emphasis on not being the light.)

Jesus has not yet appeared in this gospel. Instead, what we have is the voice of one "sent from God." It might interest us to check how the other three Gospels portray the Baptist. In John’s gospel, when asked by the religious authorities who he is and what authority he has to baptize, the Baptist answers with a series of disclaimers: "I am not…." He does not even describe himself in his own words, but by the words of the prophet Isaiah. He is not the featured player in this God-composed drama. He is just a witness to the one coming after him who will fulfill God’s promises. "There is one among you whom you do not recognize."

John was giving witness to the light, Jesus. When Christ comes he will shine a light on our world. By that light we will be able to see our misplaced priorities that have taken us into shadows and darkness. We can pause here and ask ourselves: To what "lights" have I turned and been disappointed? By the light of Jesus we can see a new way of living in union with God – a life of joy, peace and thanksgiving. We are also shown how to respond to the least by the light Jesus gives us in the example of his life.

John tells the Pharisees that they do not know the one who is coming, and indeed, who is already among them. How’s that for an Advent reflection? How is Jesus among us already and we don’t recognize him? If we believe he has already come and is among us, then are we missing him by looking in the wrong places? We know his presence is sure and permanent, not like the tinsel and decorations of these weeks that will be tossed out, or boxed until next year.

Jesus is already with us, even when the signs seem to indicate he is absent. Where is he when we look through a glass partition at a loved one on a ventilator in an intensive care unit? Where is he at the mile-long lines waiting for food? Where is he when we have to wait anxious days for testing? I hope this is not a cop out, but I’ll leave you to answer those and other desperate questions we have had recently. Here is a hint where to look for Christ among us from the poet Gerard Manley Hopkins:
" – for Christ plays in ten thousand places
Lovely in limbs and lovely in eyes not his
To the Father through the features of men’s faces."
– "As Kingfishers Catch Fire"

Just as John was a witness to Jesus’ coming, this Advent we ought to be witnesses to Christ already present in the world. Perhaps the pandemic has shaken us enough to refocus and to shift our attention to Christ and the kingdom of life he proclaimed. The pandemic does not seem to have slowed our consumption-driven culture very much and, in fact, may have intensified it. From weeks prior to Thanksgiving there has been an intense appeal to buying. Isn’t it strange how we name all the things we give "Christmas gifts?" But what kind of gifts are they? Do they reflect the life and values of the One whose birth we celebrate in a couple of weeks?

The first reading from Isaiah is a central one because it helps us interpret who Jesus is. In Luke’s Gospel (4:18-19) Jesus quotes from the passage in the synagogue and then announces, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing" (Luke 4:21). By identifying his mission with that of Isaiah, Jesus chooses not to fulfill the people’s expectation of a Messiah-king, but to renounce force and power over people and to choose for himself the role of servant, and the powerlessness of the slave. Thus, he identified with the least, to announce good news to the poor and liberty to those held captive in any way.

Isaiah made a prophecy to the poor and oppressed Israelites in exile and John points to its fulfillment in Christ, the Light. At Christmas we will celebrate Jesus’ first coming. During Advent we are called to wait for his Second Coming. But in the meantime, we already have the Light shining in our midst to show us how to live each day in communion with God, who directs us to Christ, already close to us in the poor and the needs of our neighbor.

Caution: We need to be alert to a tone of anti-Semitism that seems to be supported by these gospel stories. For example, John tells us about, "the Jews from Jerusalem" who probe the Baptist about his identity. Throughout his gospel John uses the term "the Jews" the most, over 60 times. The term refers to the religious leaders in Jerusalem, not to the whole Jewish community.

An Advent word from prison
I receive weekly phone calls from a man on death row at San Quentin. I have known him since the mid-eighties. So many years in a dilapidated prison! Now in the prison 2/3 of the 3200 men are infected with the virus, 28 have died. He is in his cell almost all the time, even when smoke from the California fires made it difficult to breathe in his cellblock. He has cancer and takes a strong dose of chemo drugs each Thursday. I asked him, "How do you get through the days, and for so many years?" He answered, "You have to have hope. And, you know, I am a Christian and every day I pray."

That ends the Advent homily about hope, from a prisoner on death row! And aren’t we all prisoners in some ways? Does Advent find us hopeful? Are our days also punctuated by prayer? Here is Paul’s directive today, first given to the anxious Thessalonians and now to us: "Rejoice always. Pray without ceasing. In all circumstances give thanks."
 
Chúa nhật 3B Mùa Vọng: Niềm vui trọn vẹn
Lm. Xuân Hy Vọng
10:03 10/12/2020
NIỀM VUI TRỌN VẸN

Trong tâm tình chờ đón Chúa Giê-su giáng sinh, Mẹ giáo hội mời gọi mỗi người chúng ta trút bỏ nỗi phiền muộn, vẻ mặt u ám, tâm trạng buồn tủi, và mặc lấy tâm hồn tín thác, con tim hoan hỷ, vui mừng với lòng cảm mến vô biên mà chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa qua lời nguyện Nhập lễ “Anh chị em hãy vui luôn trong Chúa...” (Gaudete in Domino semper). Vì vậy, Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng còn được gọi là Chúa Nhật Hân Hoan (Gaudete Sunday), và chủ tế mặc áo lễ màu hồng để diễn tả niềm vui chờ đón Chúa Cứu thế.

Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta có thể thấy một điểm chung, đó là: niềm hân hoan, lòng vui sướng vì Chúa đã gần đến. Niềm hoan hỷ, vui mừng này không phải cảm xúc hay tâm trạng nhất thời, chóng qua, nhưng tiên vàn là lòng hoan lạc xuất phát từ tâm hồn bình an, tín thác, chia san mà Thiên Chúa ân ban cho chúng ta. Như lời tiên tri Xê-phô-ni-a loan báo cùng dân Is-ra-en trong bài đọc I: “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội” (Xp 3, 17-18). Tuy nhiên, trong tâm tình chờ đón, mong đợi Đấng Cứu thế, chúng ta nên hung đúc ngọn lửa của lòng hoan lạc và niềm hân hoan như thế nào?

Câu trả lời không đâu xa, mà rất gần gũi với chúng ta, đó là lời Thánh Phao-lô khuyến khích các tín hữu giáo đoàn Phi-líp-phê trong bài đọc II “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!...anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 4,4-7) Ông bà ta có câu: “vui không quên nhiệm vụ”. Thật chí lý, khi chúng ta vui mừng quá đỗi, chúng ta thường quên đi những gì nên làm và công việc phải làm. Do đó, để sống niềm hân hoan chờ đón Chúa giáng sinh, chúng ta nên khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người chúng ta: lòng tín thác. Khi chúng ta đặt niềm tin vào Thiên Chúa thì chúng ta phó dâng tất cả cho Ngài trong mọi hoàn cảnh, mọi thời khắc của cuộc đời. Chẳng những cuộc sống hiện tại, mà mọi sự phía trước, những kế hoạch, dự định của chúng ta. Hơn nữa, niềm tín thác này dẫn chúng ta đến tâm tư luôn mong mỏi được kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện. Nơi đó, ta gặp gỡ, chuyện trò, kết tình thân với Ngài. Nơi đó, ta đặt hết niềm tín thác nơi Ngài và Ngài cũng hết lòng tin tưởng chúng ta. Nơi đó, ta mong mỏi chờ đợi Ngài, và cũng chính nơi đó Ngài đang mong đợi ta vứt bỏ con người tội lỗi, những tính hư nết xấu mà quay trở về với Ngài.

Với lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, chúng ta sẽ không còn ưu tư, sầu não, lo lắng không đâu nữa, và như vậy, chúng ta sẽ trung thành với đời sống cầu nguyện. Vì khi cầu nguyện chúng ta sẽ không còn bồn chồn, lo âu; ngược lại, khi chúng ta âu lo, não nề với vô vàn sự việc thế gian thì chúng ta sẽ không thể cầu nguyện được, tâm hồn sẽ chẳng được bình an và vui mừng! Hơn nữa, ngọn lửa của niềm hân hoan mong đợi Đấng Cứu Thế cần phải được hung đúc, cháy lên với lòng ước ao chia san với hết mọi người. Chẳng ai trong chúng ta có thể vui một mình được, mà nếu có đi chăng nữa, thì niềm vui ấy không được trọn vẹn! Những người đến gặp Gio-an Tẩy Giả ước ao được hưởng trọn niềm hân hoan mà Đấng Cứu Thế hứa ban qua lời tiên tri của ông, nên hỏi ông rằng: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì đây?” (Lc 3, 10). Và con thiết nghĩ, ai ai trong chúng ta cũng muốn đặt câu hỏi này với Gio-an Tiền Hô! Trong trình thuật Phúc m mà chúng ta đọc hôm nay, Gio-an Tẩy Giả trả lời rất cụ thể cho từng thành phần trong xã hội thời bấy giờ, nhưng chung quy lại là: để hưởng được niềm vui trọn vẹn, chúng ta hãy biết chia san, chu toàn bổn phận của mình với lòng mến, và lấy lòng nhân ái đối xử, giúp đỡ nhau. Sau cùng, biết khiêm hạ nhận mình là ‘người đến sau’, là ‘người dọn đàng’ như Gio-an Tiền Hô mà thôi “...tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người. Chính Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3, 16) Lòng khiêm tốn, khiêm nhu giúp chúng ta biết chính bản thân; giúp chúng ta sống hòa nhã, nhẫn nại, đơn sơ, chân thành, chia sẽ niềm vui với hết mọi người, đặc biệt trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, nơi công sở và xã hội. Lòng khiêm nhu chân thành dẫn đưa chúng ta đến một tâm hồn biết ơn, cảm tạ. Trong tinh thần ấy, niềm hân hoan, vui mừng sẽ được hung đúc, chia san, và trở nên trọn vẹn khi ta chờ đón Chúa Giáng Sinh.

Ma-na-ra-tha! Lạy Chúa Giê-su xin hãy đến đổi mới tâm trí, cõi lòng chúng con để chúng con xứng đáng lãnh nhận niềm hoan hỷ đích thật, lòng vui mừng khôn tả mà Ngài ban xuống cho thế trần. Ước gì niềm vui sướng, hoan lạc ấy cháy lên trong con qua lòng tín thác vào Chúa, tâm hồn khiêm nhu, tấm lòng biết mở ra chia san với hết mọi người. Amen!
 
Chúa Nhật 3B Mùa Vọng: Vui mừng Cải hối
Lm. Xuân Hy Vọng
10:21 10/12/2020
VUI MỪNG – CẢI HỐI

Hôm nay, chúng ta bước vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, cũng được gọi là Chúa Nhật Màu Hồng. Ngày được mang tên ‘Chúa Nhật Hân Hoan’ hay ‘Chúa Nhật Mừng Vui’ (Gaudete Sunday). Trong thánh lễ, ngọn nến màu hồng nhạt được thắp lên, tượng trưng cho niềm hân hoan, lòng trào dâng rộn ràng vì Chúa đã gần đến, mặc lấy xác phàm, thân phận yếu hèn, trở nên một với chúng ta và ở giữa cộng đoàn ta, gia đình ta, xã hội và trần gian hầu mọi người nhận ra, đón nhận và tin yêu nơi Người.

Vì vậy, các bài đọc Phụng vụ xoay quanh cụm từ ‘mừng vui’, ‘hân hoan’, ‘hoan hỉ’ như trong thư gửi của Thánh Phao-lô gửi cho Giáo đoàn Thes-sa-lô-ni-ca: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn mãi” (Gaudete in Domino semper) [x. 1Tx 5,16]. Tương tự, lời tán tụng, cảm tạ, tri ân trong Sách Tiên Tri I-sa-i-ah: “Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi” (x. Is 61,10).

Thật dễ hiểu, khi chúng ta vui mừng, chúng ta biểu lộ niềm hân hoan ấy ra bên ngoài, qua cử chỉ, lời nói, hành động một cách tự nhiên. Giống như xem một cuốn phim hay, một vở kịch vui, ý nghĩa, hay buổi hoà nhạc hoành tráng, hay được tiếp kiến Đức Thánh Cha hoặc diện kiến ai đó mà lòng mình thích thú, rạo rực; thì chính lúc ấy, chẳng cần ai hỏi, chúng ta dễ dàng bộc lộ niềm vui, chia san giây phút dường như ngây ngất ấy cho anh chị em mình một cách đơn sơ, chẳng hề che đậy hoặc giấu diếm. Tuy nhiên, đây còn hơn thế nữa, chúng ta được chiêm ngưỡng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, sinh lại nơi cung lòng thế nhân giữa bao bề bộn, lo toan của cuộc sống trần thế, thì tâm hồn của chúng ta rạo rực, dâng trào, vui mừng khôn tả không ngơi!

Thế nhưng, niềm vui hồ hởi đón nhận Chúa Giê-su Hài Đồng vào cung lòng ta, vào gia đình, vào cộng đoàn giáo xứ, vào mọi trạng huống trong cuộc đời ta, phải được đi đôi với lòng thành tín, thái độ khiêm nhu và tâm hồn sẵn sàng được biến đổi, gạn lọc, thánh hoá như gương Thánh Gio-an Tiền Hô đã dám làm chứng, không từ chối (x. Ga 1,20) sứ mạng của chính mình, dẫu chỉ là ‘tiếng kêu trong hoang địa’ (Ga 1,23), là ‘chứng nhân làm chứng về sự sáng’ (Ga 1,7). Và thiết nghĩ, thật tội nghiệp cho Chúa Hài Nhi lắm thay nếu hang đá tâm hồn chúng ta bợn nhơ, nhem nhúa đầy tội lỗi; nếu hang đá gia đình chúng ta thiếu đi lòng quan tâm, chăm sóc cho nhau; nếu hang đá cộng đoàn chúng ta đầy sự đố kỵ, ganh đua, chia rẽ, v.v...thì thử hỏi Chúa Hài Đồng có vui vẻ gì khi giáng sinh, cư ngụ lại trong hang đá tâm hồn chúng ta hay chăng?

Vì thế, để mỗi chúng ta có thể chuẩn bị tâm hồn, tâm trí, tâm thức, tâm tư xứng đáng đón mừng Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, chúng ta cùng nhau nhìn lại bản thân, nhìn lại gia đình, cộng đoàn, giáo xứ của mình trong tâm tình cải hối, sẵn sàng biến đổi hầu trở nên hang đá ấm áp, toả đầy hương thơm nhân đức, với lòng khiêm cung, đơn sơ, chân thành như Chúa Giê-su Hài Nhi luôn giang rộng đôi tay mời gọi, tha thiết kêu mời mọi người chúng ta đến với Người:

Lạy Chúa, biết bao lần Người mời gọi con hãy vui mừng thật sự trong Chúa
Nhưng tâm hồn chúng con đầy lo toan, nỗi buồn trĩu nặng, gánh nặng trần ai!
Biết bao lần Chúa thúc giục tâm trí, con tim bé nhỏ, yếu đuối của con
Nhưng con nào chú tâm lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh và bước theo Người!
Biết bao lần Thánh Thần Chúa, niềm hoan lạc trải rộng hồn con
Nhưng nào con đón nhận, lại ‘dập tắt’ nguồn linh hứng, soi sáng trí lòng con!
Biết bao lần Chúa đánh động con qua lời hướng dẫn, huấn từ
Nhưng con nào mở lòng gẫm suy, lại mặc lấy thái độ khinh khi, chỉ trích!
Tâm hồn con giờ đây nhiều cho quanh co, khuất tất
Xin Người đến sửa lại thẳng ngay trí lòng chúng con!
Tâm hồn con lắm đổi nhiêu khê, bụi trần truân chuyên
Xin Người đến cải hoá, thánh hoá con sạch trong!
Tâm hồn con nhiều chỗ đoạn trường, chông gai
Xin Người đến san bằng, đắp đổi không ngơi!
Tâm hồn con vô vàn xa lộ ngút ngàn cách ngăn
Xin Người đến thông đường, hàn gắn vết đổ cố căn!
Tâm hồn con đầy dẫy đường ngầm tối tăm, mịt mùng
Chúa là nguồn ánh sáng chiếu rọi, phá tan bóng đêm dặm trường mù khơi!
Xin cho con biết xét nghiệm tất cả, biết giữ lại lòng thanh
Tránh xa mọi nẻo, hố ngăn cách lòng con với Người!
Cho cộng đoàn, giáo xứ nhỏ bé của chúng con
Luôn sẵn sàng hớn hở chia san Niềm Vui Cứu Độ với hết mọi người!
Nguyện xin Chúa Cả Cửu Trùng, lắng nghe đón nhận cả lòng con thơ. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng
 
Chúa Nhật 3B Mùa Vọng: Sự Sáng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:23 10/12/2020
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG B: SỰ SÁNG (BĐ1. Is 61,1-2a.10-11; BĐ2. 1Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28).

Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật vui mừng. Đốt lên cây nến thứ ba màu hồng của Vòng Hoa Mùa Vọng. Màu hồng là màu của sự hy vọng vì ơn cúu độ đã gần kề. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay khơi dạy niềm hy vọng cứu độ trong dân thánh. Sau bao nhiêu năm lưu đầy xa xứ, dân Chúa chọn đã khổ sở vì làm tôi đòi, mất quyền tự do thờ phượng và bị ép buộc từ bỏ lề luật của Chúa. Nay Dân được giải thoát trở về Giêrusalem xây dựng lại đền thờ và thanh tẩy tâm hồn. Các tiên tri đã gióng lên lời an ủi là ơn cứu độ đã gần kề. Mọi người hãy ăn năn sám hối đón nhận lời hứa ban Đấng Cứu Độ.

Sách tiên tri Isaia từ chương 56-66, được đa số các nhà chuyên môn nghiên cứu Thánh Kinh xếp vào Sách Isaia Thứ Ba. Sách viết về hoạt động của dân Do-thái sau thời lưu đầy trở về khoảng năm 538 B.C tại Giêrusalem. Căn bản thần học: Yahweh là Thiên Chúa, Ngài bênh đỡ người công chính và tiêu diệt kẻ hung ác. Người Do-thái không còn lưu đầy ở Babylon mà trở về Giêrusalem. Tiên tri diễn tả lời rao giảng qua một giọng điệu mới mẻ với dân Chúa. Tiên tri ghi nhận những nghi thức thờ phượng, ăn chay hãm mình, giữ ngày Sabát, dâng hy tế như là việc thờ phượng và mời gọi tập trung đời sống nơi Đền thờ Yahweh. Chúa sẽ phán xét những người tội lỗi đã chối bỏ tôn thờ Thiên Chúa.

Đấng Cứu Thế đến cứu rỗi từng tâm hồn chứ không phải cứu rỗi một đám đông ồ ạt. Vì mỗi con người đều mang hình ảnh và là thụ tạo của Thiên Chúa. Mỗi một con người là một món quà quí báu mà Thượng Đế đã an bài. Dù sống trong khoảng thời gian nào, mỗi người đều có thể hưởng nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa. Bởi thế niềm vui giải thoát được các tông đồ rao giảng khắp nơi. Mời gọi tất cả mọi người hãy ăn năn sám hối và hãy dọn tâm hồn cho ngay thẳng để đón nhận ơn cứu rỗi. Như thế, mọi tâm hồn công chính và tốt lành sống trong ơn nghĩa của Chúa đều có thể được đón nhận ơn cứu độ qua những cách thức khác nhau. Tiếng kêu trong sa mạc không bị giới hạn trong một khuôn khổ nào, nhưng mở rộng đến mọi nơi cho toàn thể nhân loại.

Trong thư thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Thessalonica kêu gọi anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa. Đừng dập tắt Thánh Thần nhưng nghiệm xét mọi sự và điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy vui mừng lên vì Chúa Giêsu đã ngự đến. Đấng Cứu Thế đến để giải thoát tâm hồn họ khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi và sự dữ. Từ lời loan báo của các tiên tri tới việc Đấng Cứu Thế xuất hiện trên trần gian và ơn cứu rỗi trải dài qua mọi thời đại. Niềm vui của dân Chúa vẫn trào dâng. Chúa Giêsu là Chúa của lịch sử ơn cứu độ.

Chúa Giêsu đã đến mang Tin Mừng cứu độ theo một ý nghĩa hoàn hảo hơn. Chúa giải thoát tâm hồn con người khỏi những ràng buộc của sự dữ. Chúa là ánh sáng thế gian. Ánh sáng soi dọi vào đêm tối của tội lỗi và lầm lạc. Chúa mở đường dẫn chúng ta vào con đường của sự thật và của sự sống. Chúa đến với trái tim yêu thương và chân thật. Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho sự sáng thật, là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi. Ông đã chu toàn sứ mệnh của người tiên hô là làm phép rửa sám hối và đã giới thiệu Đấng Cứu Thế cho mọi người.

Với tâm tình mòn mỏi đợi chờ, dân đi trong tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng. Họ đã nhìn thấy Đấng ban ơn cứu độ. Sau hai ngàn năm, giờ đây chúng ta hãy sống tâm tình tạ ơn, vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu rỗi cho mọi tâm hồn. Niềm vui của sự mong chờ của những ngày Mùa Vọng sẽ qua mau và lễ Chúa Giáng Sinh đã gần kề. Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy vui mừng luôn. Chúng ta không chỉ vui mừng khi tái lập những khung cảnh hang đá với đủ màu sắc lộng lẫy, các thứ trang trí đẹp mắt hay quà cáp, tiệc tùng. Nhưng vui vì Chúa đã ban ơn giao hòa và ơn tha tội cho nhân loại. Hãy chạy đến với Bí Tích Hòa Giải, chúng ta sẽ tìm được nguồn vui bình an đích thực cho tâm hồn. Niềm vui của sự thánh thiện và tinh tuyền. Niềm vui của hoan lạc và hạnh phúc. Vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu độ cho tất cả những tâm hồn thiện tâm tìm kiếm Chúa.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô chia sẻ rằng: Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, đời sống sẽ trống rỗng, tương lai vô định. Và nếu Thiên Chúa hiện hữu, mọi sự thay đổi, đời sống chiếu sáng, tương lai rực rỡ và chúng ta sẽ có định hướng để sống. Hãy dọn tâm hồn, sám hối tội lỗi, lãnh nhận hòa giải, đổi mới cuộc sống. Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô. Xin Chúa ban Ơn Cứu Độ!
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ III Mùa Vọng Năm B.13.12.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:15 10/12/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chủ Nhật hôm nay được gọi là Chủ Nhật Vui Mừng. Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Chúng ta vui mừng để chuẩn bị tâm hồn để đón nhận hồng ân của Chúa qua Bí Tích Hòa Giải.
Thánh Gioan Tiền Hô đã xuất hiện, kêu gọi mọi người chuẩn bị để đón Đấng đến sau ông. Ông đã rao giảng sự ăn năn thống hối và nhiều thành phần trong dân Dothái đã đáp lại lời mời gọi của ông để chịu phép rửa. Giáo Hội qua muôn thời đại và thế hệ vẫn tiếp tục rao truyền sứ điệp của Thiên Chúa và kêu mời con cái đang lữ hành biết quay trở về với Chúa và sống tinh thần ăn năn thống hối.
Mùa Vọng là dịp để Cộng Đoàn tín hữu sống tinh thần của mùa trông đợi Đấng Cứu Thế, không phải ngồi chờ Ngày Chúa Đến một cách nhưng không, nhưng biết lợi dụng thời gian chờ đợi để chuẩn bị tâm hồn một cách xứng đáng hơn cho Ngày Chúa Đến.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Mỗi người trong chúng ta đã được xức dầu thánh hiến trong ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, được Chúa và Giáo Hội sai đi làm chứng tá cho Tin Mừng. Chúng ta hãy nghe tư tưởng đó qua bài đọc thứ I hôm nay.

TRƯỚC BÀI II:
Dựa vào tư tưởng của thánh Phaolô trong bài đọc thứ II, Giáo Hội luôn kêu mời chúng ta sống ơn gọi là Kitô hữu xứng đáng cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ II.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tẩy Giả chuẩn bị dân Dothái đón tiếp Đấng Cứu Thế sắp đến giữa họ. Phần chúng ta cũng hãy tự hỏi chính mình: Tôi phải chuẩn bị gì đây để đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay khi nghe bài Tin Mừng sau đây.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Trong niềm hân hoan đó, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Thánh Gioan Tiền Hô đã rao giảng sự ăn năn thống hối, xin cho chúng ta biết mở lòng đón nhận sứ điệp Thánh Gioan đã rao giảng bằng việc lãnh nhận bí tích Hòa Giải trong những ngày sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho thế giới chúng ta đang sống đuợc an bình và thịnh vượng qua sự cố gắng kiến tạo hòa bình của mọi thủ lãnh quốc gia. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho mỗi người trong chúng ta, trong tinh thần của Mùa Vọng, biết chia sẻ tình thương đối với tha nhân, những gì chúng ta có thể chia sẻ được trong cuộc sống tha hương, từ tinh thần cho đến vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho nền hòa bình trên thế đang bị đe dọa duới nhiều cách thức khác nhau. Xin cho chúng ta bíết chạy đến với Mẹ Maria qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những nạn nhân của Covid-19… những linh hồn mồ côi…không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, qua tinh thần của ngày lễ hôm nay, chúng con vui mừng trông đợi ngày mừng lễ trọng sắp đến. Xin cho chúng con biết sửa soạn tâm hồn để đón Chúa qua việc nhận lãnh Bí Tích Hòa Giải trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng năm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Aquila ủng hộ lời kêu gọi không cho Joe Biden rước lễ vì lập trường ủng hộ phá thai của ông ta.
Đặng Tự Do
02:59 10/12/2020


Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã lên tiếng công khai ủng hộ Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput đối với tuyên bố của ngài rằng cựu Phó Tổng thống Joe Biden là một người ủng hộ phá thai nhiệt thành, vì thế ông ta, “ không nên rước lễ”.

Hôm thứ Bảy, Đức Tổng Giám Mục Aquila đã tweet một tuyên bố của Chaput và sau đó thêm vào suy nghĩ của riêng mình. Trong bài đăng trên tờ First Things, Đức Tổng Giám Mục Chaput viết: “Ông Biden đã nói rằng ông ta sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính sách ủng hộ phá thai tương tự trong tư cách tổng thống, và do đó ông ta không được phép rước lễ. Ý định đã nêu của ông đòi hỏi một sự phản ứng mạnh mẽ và nhất quán từ các nhà lãnh đạo và các tín hữu của Giáo hội.”

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Chaput, Đức Cha Aquila viết “Đức Tổng Giám Mục Chaput nói sự thật vì phần rỗi các linh hồn. Tai tiếng và ngộ nhận là có thật khi chúng ta không đối xử với Thánh Thể bằng tình yêu và sự tôn kính,khi đó, đức tin của chúng ta về sự hiện diện thực sự của Chúa trong bí tích Thánh Thể bị phương hại”

Trong bài tiểu luận Đức Tổng Giám Mục Chaput đã ghi nhận có những bất đồng giữa các giám mục Hoa Kỳ về cách hành xử đối với những nhân vật tuyên xưng mình là người Công Giáo nhưng “công khai và kiên trì chống đối các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề như phá thai.” Ngài nhìn nhận rằng “việc công khai từ chối không cho các quan chức chính phủ như thế rước lễ không phải lúc nào cũng là khôn ngoan hay lúc nào cũng là một phương thế mục vụ tốt nhất. Làm như vậy một cách ồn ào và mạnh mẽ có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, khi mời các quan chức đó cứ tiếp tục đắm mình trong ánh sáng truyền thông như là các nạn nhân của Giáo Hội.” Tuy nhiên, ngài cũng không nghĩ rằng các Giám Mục nên im lặng trước sự coi thường trắng trợn của các quan chức này đối với giáo huấn của Giáo hội.

Hơn nữa, Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ vào tháng 7 năm 2004 với McCarrick lúc bấy giờ còn là một Hồng Y rằng “mục tử của người ấy phải gặp đương sự, hướng dẫn anh ta về giáo huấn của Giáo Hội, thông báo cho anh ta biết rằng anh ta không được lên Rước Lễ cho đến khi anh ta chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan, và cảnh báo anh ta rằng nếu anh ta cứ lên rước lễ, anh ta sẽ bị từ chối Thánh Thể”.

Tuyên bố của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc ấy là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết rằng: “Quyết định này, nói đúng ra, không phải là một hình thức chế tài hay một hình phạt. Cũng không phải là thừa tác viên Thánh Thể đang đưa ra một phán xét chủ quan về tội lỗi của người đó, nhưng là đang phản ứng trước việc người đó không thích hợp để rước lễ do hoàn cảnh tội lỗi khách quan.”


Source:Life Site News
 
Các dân biểu Cộng hòa Wisconsin thách thức thống đốc bằng cách đặt cây thông Giáng Sinh ở Tòa Nhà Quốc Hội tiểu bang
Đặng Tự Do
03:00 10/12/2020


Hai nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã dựng một cây thông Giáng Sinh ở Tòa Nhà Quốc Hội tiểu bang mặc dù đã được thông báo rằng họ không được phép làm như vậy. Hành động này thể hiện một sự thách thức sau khi Thống đốc Tony Evers của đảng Dân Chủ quyết định không trưng bày cây thông Giáng Sinh ở đó trong năm nay lấy cớ tòa nhà đã đóng cửa do đại dịch coronavirus.

Bộ Hành chính tiểu bang, gọi tắt là DOA, có truyền thống đặt một cây thông được tô điểm bằng các đồ trang trí do học sinh làm trong tòa nhà hình tròn. Thống đốc Tony Evers thường để lộ ra mặt thói bài Kitô Giáo, và đã từ chối gọi cây này là cây Giáng sinh, khiến đảng Cộng Hòa khó chịu.

Năm nay, Evers quyết định loại bỏ luôn việc trưng cây thông này với lý do Tòa Nhà Quốc Hội đóng cửa không cho công chúng thăm viếng do đại dịch coronavirus. Hai dân biểu Đảng Cộng hòa là Paul Tittl và Shae Sortwell, giống như các nhà lập pháp khác, vẫn đang làm việc bên ngoài tòa nhà.

Hai nhà lập pháp đã nộp đơn xin giấy phép vào ngày 1 tháng 12 để đặt những gì họ mô tả là “một trưng bày lịch sử” trong Tòa Nhà Quốc Hội hình tròn của Wiscosin từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 6 tháng Giêng. Đơn xin phép không nói rằng “trưng bày lịch sử” này là một cảnh Giáng Sinh hay là một cây thông. Dù thế, đơn xin của hai dân biểu này đã bị bác bỏ.

Bất kể đơn xin của mình bị bác, hai nhà lập pháp cũng dựng một cây Giáng Sinh cao 2.1m theo ý họ vào sáng thứ Hai 7 tháng 12, với các thông điệp như “Điều kỳ diệu của lễ Giáng sinh không nằm ở những món quà mà là nơi sự hiện diện của Ngài” và “Cây này thuộc về hai dân biểu Tittl và Sortwell. Không ai được di chuyển mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của các dân biểu này.”

Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này vụ việc vẫn đang trong tình trạng giằng co. Không cảnh sát viên nào dám đụng vào cây này vì sợ mang họa.


Source:Crux
 
Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao bác bỏ khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại
Đặng Tự Do
03:01 10/12/2020


Đại dịch coronavirus lại bùng phát đợt hai tại nhiều nơi trên thế giới và có nhiều báo cáo cho thấy có rất nhiều biến hóa của loại virus Trung Quốc độc địa này như khả năng lây nhiễm cao hơn, người bị nhiễm chết nhanh hơn.. Trong bối cảnh đó, câu hỏi về khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại lại được nêu ra.

Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao cho biết: Mặc dù thế giới đang đối mặt với một đại dịch có thể hạn chế khả năng cử hành các bí tích đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang bị cô lập, cách ly hoặc nhập viện vì nhiễm COVID-19, nhưng vẫn không có khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5 tháng 12 với tờ Quan Sát Viên Rôma, vị Hồng Y đã được hỏi liệu điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc điện tử khác có thể được sử dụng để xưng tội hay không.

“Chúng tôi có thể xác nhận ngay tính bất thành sự của phép xá giải được thực hiện thông qua các phương tiện như vậy.”

“Trên thực tế, sự hiện diện thực sự của hối nhân không có, và như thế không có sự chuyển tải thực sự của lời giải tội; chỉ có những rung động điện được tái tạo từ lời nói con người.”

Đức Hồng Y cho biết các Giám Mục địa phương sẽ quyết định liệu ngài có cho phép “giải tội tập thể” trong những trường hợp cần thiết nghiêm trọng hay không, “ví dụ, tại lối vào của các khu bệnh viện nơi các tín hữu bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong”.

Trong trường hợp này, linh mục sẽ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cần thiết và nên cố gắng “khuếch đại” giọng nói của mình càng lớn càng tốt để hối nhân có thể nghe thấy lời tha tội.

Luật Giáo hội đòi hỏi, trong hầu hết các trường hợp, linh mục và hối nhân phải hiện diện cụ thể với nhau. Hối nhân xưng ra những tội lỗi của mình và bày tỏ lòng khao khát thoát khỏi những ràng buộc của tội lỗi.

Nhận thức được những khó khăn mà các linh mục đang phải đối mặt liên quan đến việc tôn trọng các biện pháp và các quy định dân sự về sức khỏe trong khi dâng Tiệc Thánh, Đức Hồng Y cho biết mỗi giám mục phải chỉ rõ cho các linh mục của họ và các tín hữu “sự chú ý thận trọng cần được áp dụng khi cử hành bí tích hòa giải cá nhân qua những cách thức duy trì sự hiện diện thể chất của linh mục và hối nhân”. Ngài nói thêm, những hướng dẫn như vậy phải dựa trên tình hình cụ thể của địa phương liên quan đến sự lây lan và nguy cơ lây lan.

Đức Hồng Y nói nơi được chỉ định để xưng tội phải thông thoáng và ở bên ngoài phòng giải tội, nên sử dụng khẩu trang, các bề mặt xung quanh phải được vệ sinh thường xuyên, và phải tôn trọng giãn cách xã hội đồng thời bảo đảm bí mật và ấn tín Bí tích Hòa Giải.

Trong một thánh lễ được truyền trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta vào buổi sáng ngày 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:

“Nhiều người sẽ nói với tôi: ‘Nhưng Cha ôi, con muốn làm hòa với Chúa lắm nhưng con không thể ra khỏi nhà. Con muốn Ngài ôm chầm lấy con nhưng làm sao con có thể làm được điều đó trừ khi con tìm được một linh mục? Anh chị em hãy làm những gì sách Giáo lý nói. Sách Giáo lý nói rất rõ ràng. Nếu anh chị em không tìm được một linh mục để đi xưng tội, hãy thưa lên với Chúa. Ngài là Cha của anh chị em. Hãy nói với Ngài trong sự thật: Lạy Chúa, con đã làm điều này điều kia. Xin Chúa tha thứ cho con. Hãy cầu xin sự tha thứ của Chúa bằng tất cả trái tim của anh chị em, kết thúc bằng một kinh ăn năn tội và hứa với Ngài, ‘sau này con sẽ đi xưng tội’. Anh chị em sẽ quay về với trạng thái có ân nghĩa với Chúa ngay lập tức. Như sách Giáo lý dạy, anh chị em có thể tự mình đến gần với lòng thương xót Chúa, trong trường hợp không có linh mục.”


Source:Crux
 
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12 và ban Ơn Toàn Xá
Đặng Tự Do
14:33 10/12/2020
Lúc 11 giờ, sáng thứ Bảy, 12 tháng 12, theo giờ Rôma, tức là lúc 5 giờ cùng ngày giờ Việt Nam, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Ðền thờ thánh Phêrô, kính Ðức Mẹ Guadalupe, Bổn mạng Mỹ châu Latinh.

Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính Đức Mẹ nên năm nào ngài cũng cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12. Năm nay là kỷ niệm 125 năm lễ đội triều thiên cho ảnh Ðức Mẹ. Do đó, bất kể các khó khăn do đại dịch coronavirus gây ra, thông cáo vào ngày thứ Năm 10 tháng 12 của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ngài sẽ cử hành thánh lễ này và ban Ơn Toàn Xá cho mọi tín hữu trên thế giới theo dõi qua truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.

Những điều kiện thông thường để nhận được Ơn Toàn Xá là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến với tội lỗi. Trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch coronavirus gây ra, việc xưng tội, rước lễ có thể được thực hiện sau, ngay khi có thể.

Thánh lễ sẽ được cử hành tại Bàn thờ Ngai tòa bên trong Ðền thờ thánh Phêrô với số người tham dự giới hạn do những hạn chế liên quan đến đại dịch coronavirus. Cũng vì đại dịch quỷ quái này, Ðền thánh Ðức Mẹ Guadalupe ở ngoại ô thủ đô Mễ Tây Cơ đã phải hủy bỏ các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong ngày 12 tháng 12, lễ Ðức Mẹ Guadalupe, bổn mạng Mễ Tây Cơ và Mỹ châu Latinh. Hàng năm, ước tính có 12 triệu người đến viếng đền thánh này, đặc biệt là trong dịp này.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh đưa ra hôm thứ Năm cũng cho biết các nghi thức mừng lễ Giáng sinh bắt đầu bằng Thánh lễ Đêm Giáng sinh vào lúc 7g 30 tối ngày 24 tháng 12 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Tiếp theo là buổi ban phép lành “Urbi et Orbi” vào buổi trưa Ngày Giáng sinh, không phải từ lan can chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô, nhưng là bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Vào ngày Thứ Năm, 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Kinh Chiều Tạ ơn vì những ơn lành nhận được trong năm qua vào lúc 5 giờ chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Vào ngày thứ Sáu, 1 tháng Giêng, Lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng.

Cuối cùng, vào Lễ Hiển Linh, 6 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Tất cả thời gian được chỉ định đều là giờ địa phương của Rôma.


Source:Vatican News
 
Linh mục tình nguyện lấy mạng mình ra thử thuốc COVID-19 đã qua đời
Đặng Tự Do
15:36 10/12/2020


Cha John M. Fields, một linh mục ở Pennsylvania, là người đã tham gia vào giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của công ty Moderna, đã qua đời vào ngày 27 tháng 11. Cha Fields là một linh mục của giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia. Ngài đã qua đời tại nhà riêng ở Philadelphia, thọ 70 tuổi.

Theo Cha Michael Hutsko, Cha sở nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Mt. Carmel, Pennsylvania, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cha John là một cơn đau tim. Đức Cha Andriy Rabiy, Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia khẳng định hôm thứ Hai rằng cha John không hề mắc COVID-19.

Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của Philadelphia cho biết trong một tuyên bố rằng ngài và Cha John, người từng là giám đốc truyền thông của giáo phận Đông phương, vừa phát biểu trong buổi lễ Tạ ơn và ngài nhận xét rằng Cha John lúc đó “rất hào hứng và sức khỏe của ngài dường như đang cải thiện”.

“Cha John là một người Mỹ yêu nước nhiệt thành và là người mang di sản đáng tự hào của Anthracite, quê hương ngài, là một vùng mỏ than ở Pennsylvania,” Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói. “Không có gì mà ngài yêu thích hơn là chia sẻ những câu chuyện về người dân, giáo xứ và quá khứ của vùng Anthracite của chúng ta”.

Một bài báo của Catholic News Service, gọi tắt là CNS, hôm 23 tháng 11 báo cáo rằng khi Cha John nhận được một email vào mùa hè này từ Đại học Pennsylvania hỏi liệu ngài có muốn tham gia thử nghiệm vắc xin không, ngài nhận lời ngay lập tức.

“Tôi đã không do dự,” ngài nói với CNS. “Đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời để chống lại loại vi-rút gây phiền nhiễu này, đột nhiên xuất hiện và đang tàn phá khắp thế giới, mang đến cái chết và phá vỡ mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta”.

Cha John là tình nguyện viên đầu tiên trong cuộc nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, và được tiêm mũi đầu tiên vào ngày 31 tháng 8.

Theo CNS, trong tuần đầu tiên sau khi tiêm, ngài phải báo cáo hàng ngày về nhiệt độ của mình và bất kỳ triệu chứng nào - mệt mỏi, buồn nôn, đau chỗ tiêm, sưng cánh tay, ớn lạnh hoặc sốt hoặc đau đầu. Cha John nói ngài không có triệu chứng gì. Vì thế, người ta tiêm mũi thứ hai vào ngày 1 tháng 10, sau đó ngài vẫn không có triệu chứng gì khác lạ.

Đến nay vẫn không rõ liệu cơn đau tim bất thình lình dẫn đến cái chết của ngài có phải là một phản ứng phụ của vắc-xin COVID-19 của công ty Moderna. Tuy nhiên, thái độ xung phong lấy mạng mình ra để thử thuốc cho thấy một tình yêu rất lớn của ngài đối với nhân loại.


Source:Aleteia
 
Giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế của Vương quốc Anh khiến nhiều phụ nữ phải phá thai
Đặng Tự Do
15:37 10/12/2020


Chín tháng sau khi các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Vương quốc Anh kêu gọi bãi bỏ giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế và các lợi ích khác, một nhóm phá thai hàng đầu báo cáo rằng giới hạn hai con được coi là một yếu tố khiến nhiều phụ nữ tìm cách phá thai.

Catherine Robinson, người phát ngôn cho phong trào quyền sống của Anh, cho biết hôm 04 tháng 12 rằng: “Giới hạn tối đa 2 con này không khuyến khích các phụ nữ của chúng ta mang thai sau lần sinh con thứ hai. Điều đó thật là buồn.”

“Chúng tôi biết rằng nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực phải phá thai vì nhiều lý do, nhưng đáng buồn là tại thời điểm này, có vẻ như sự kết hợp giữa giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế và những khó khăn tài chính do cuộc khủng hoảng coronavirus hiện nay tạo ra, đang gây áp lực buộc nhiều phụ nữ phải phá thai,” cô nói.

Giới hạn hai con, bắt đầu từ năm 2017, có nghĩa là đối với mỗi đứa trẻ sau khi người mẹ đã có hai đứa con rồi, cha mẹ mất 2,900 bảng Anh, tức là khoảng 3,900 Mỹ Kim mỗi năm.

Dịch vụ tư vấn mang thai của Anh, là nhóm phá thai hàng đầu của Vương quốc Anh, cho biết hơn một nửa số phụ nữ được hỏi đã từng phá thai trong đại dịch coronavirus và cho biết giới hạn tối đa hai con là yếu tố “ quan trọng trong việc đưa ra quyết định liệu có tiếp tục mang thai nữa hay không,” tờ The Guardian đưa tin.

Sự bất an về kinh tế và việc làm trong thời đại dịch và giới hạn hai con đã thuyết phục họ chọn phá thai.


Source:Catholic News Agency
 
Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ: Trung Quốc đang cố gắng hăm doạ các nhà lập pháp Mỹ
Đặng Tự Do
15:38 10/12/2020


John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia, cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với CBS News hôm thứ Năm rằng Trung Quốc đang cố gắng “thông qua các hoạt động hăm doạ, hối lộ công khai và bí mật để tác động đến các nhà lập pháp nhằm buộc họ chỉ thông qua những luật có lợi cho Trung Quốc”.

“Tôi đã rất bối rối với những gì tôi thấy từ vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia đến mức tôi đã đi và báo cáo cho cả Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện về thông tin này, là điều mà họ cũng thấy ngạc nhiên và lo lắng”, ông nói thêm khi đề cập đến một đoạn ông đã viết cho tờ The Wall Street Journal, cũng vào hôm thứ Năm.

“Nếu tôi có thể truyền đạt một điều gì đó cho người dân Mỹ từ vị trí đặc biệt với tư cách là Giám đốc Tình báo Quốc gia thì đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai”.

Ông giải thích: “Tôi đã thông báo ngắn gọn với Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện rằng Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các thành viên Quốc hội với tần suất gấp 6 lần Nga và 12 lần với tần suất của Iran”.

Bên cạnh cáo buộc đó, ông cũng tập trung vào việc Trung Quốc “cướp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, sao chép công nghệ và sau đó thay thế các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu. “

Ratcliffe, người chỉ mới được Tổng thống Donald J. Trump đề cử vào vị trí này vào mùa hè năm nay, đã đề cập đến một số ví dụ về những nỗ lực thành công của Trung Quốc trong việc đánh cắp các “bí mật nghiên cứu và phát triển”.

“Cho đến khi người đứng đầu Khoa Hóa học của Harvard bị bắt vào đầu năm nay, Trung Quốc được tin là đã trả cho ông ta 50,000 Mỹ Kim một tháng như một phần của kế hoạch thu hút các nhà khoa học hàng đầu và thưởng cho họ vì đã đánh cắp thông tin”, Giám đốc Tình báo Quốc gia nói.

“Ba nhà khoa học đã bị Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston cách chức vào năm 2019 vì lo ngại về việc Trung Quốc đánh cắp nghiên cứu ung thư. Chính phủ Mỹ ước tính rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc khiến Mỹ thiệt hại khoảng 500 tỷ Mỹ Kim mỗi năm.”

Trong cuộc phỏng vấn với đài CBS, Ratcliffe cho biết Trung Quốc đã đe dọa lối sống của người Mỹ, chẳng hạn liên quan đến virus coronavirus, ông cho rằng “đó là kết quả của các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

“Họ chỉ mới bắt đầu. Tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Họ muốn đặt ra các quy tắc trên thị trường thế giới bằng các mưu toan của một chế độ độc tài không tôn trọng quyền tự do, không tôn trọng quyền riêng tư, nơi chính phủ đứng đầu, và quyền tự do cá nhân bị hy sinh”.

Bình luận của Ratcliffe về việc Trung Quốc tiếp cận các nhà lập pháp để thông qua những luật lệ có lợi cho quốc gia cộng sản này được đưa ra sau khi có các cáo buộc rằng gia đình của cựu Phó Tổng thống Joe Biden “muốn thành lập một tổ chức mới để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bất động sản và công nghệ ở Mỹ và trên thế giới.” Công ty này có tên là SinoHawk Holdings.


Source:Life Site News
 
Belarus được thánh hiến cho Đức Mẹ Maria vào ngày lễ Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội
Đặng Tự Do
15:39 10/12/2020


Đức Tổng Giám Mục thủ đô Minsk đã yêu cầu tất cả các nhà thờ ở Belarus cử hành một hành động thánh hiến Belarus cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria sau Thánh lễ ngày 8 tháng 12.

“Với niềm tin vào sự trợ giúp của Mẹ Maria, chúng ta hãy hướng về Mẹ để cầu xin Con Mẹ, Chúa Giêsu Nhân từ, cho tất cả chúng ta và cho tổ quốc chúng ta có được ân sủng chấm dứt đại dịch coronavirus và sống một cuộc sống an bình,” Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz viết trong một tuyên bố trên trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã mời gọi những người Công Giáo dâng một lời cầu nguyện thánh hiến Đức Mẹ, vào ngày Lễ Trọng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria, để xin sớm chấm dứt “cuộc khủng hoảng chính trị xã hội rất nguy hiểm” ở Belarus.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Minsk, thủ đô của Belarus, vào ngày 9 tháng 8 sau khi các quan chức bầu cử của chính phủ tuyên bố Alexander Lukashenko, người cai trị đất nước từ năm 1994 đến nay, đã lại chiến thắng vang dội.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus, đã bị ngăn cản trở về nước vào ngày 31 tháng 8. Ngài đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình và nói rằng ngài sợ đất nước đang tiến tới nội chiến.

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã đến thăm Belarus vào tháng 9 trong nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz vẫn tiếp tục bị cấm không được về quê nhà.

Vào tháng 11, Lukashenko đã tiếp tân Đại sứ của Tòa Thánh tại nước này, là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić. Dịp này ông Lukashenko đã nói với Sứ thần Tòa Thánh rằng Belarus và Vatican có “quan hệ đặc biệt”. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz vẫn tiếp tục bị cấm không được về quê nhà.

Tệ hơn nữa vào ngày 19 tháng 11, Tổng công tố của Minsk đã đưa ra một lời cảnh báo chính thức nhắm vào Đức Cha Yuri Kasabutsky, một Giám Mục Phụ Tá của Minsk-Mohilev, về những bình luận mà ngài đưa ra trên Facebook. Đức Cha Kasabutsky đã chỉ trích chính quyền vì đã phá hủy đài tưởng niệm một thanh niên bị lực lượng an ninh giết hại.

Trong một thông điệp vào ngày 25 tháng 11, các giám mục Belarus đã kêu gọi một “giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng.

“Bạo lực vẫn chưa dừng lại, máu tiếp tục đổ, xã hội tiếp tục bị chia rẽ. Điều này tiên báo cho chúng ta một tương lai không máy sáng sủa, vì như Chúa Giêsu đã nói, một ngôi nhà bị chia rẽ tự nó không thể đứng vững được,” các Giám Mục viết.


Source:Catholic News Agency
 
Phản ứng của HĐGM Ba Lan trước ‘các cuộc tấn công chưa từng có’ vào Thánh Gioan Phaolô II sau báo cáo McCarrick
Đặng Tự Do
16:30 10/12/2020
Ưu tiên cao nhất của Thánh Gioan Phaolô II là chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và bảo vệ những người trẻ tuổi, một Tổng Giám Mục Công Giáo Ba Lan nói hôm thứ hai để đáp lại với những gì mà ngài gọi là “các cuộc tấn công chưa từng thấy” vào vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

Trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã bảo vệ di sản của Đức Gioan Phaolô II sau báo cáo McCarrick. Nhiều người đã đưa ra những lời chỉ trích đối với vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan vì đã bổ nhiệm McCarrick làm Tổng giám mục Washington vào năm 2000 và nâng ông ta lên hàng Hồng Y một năm sau đó.

“Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta đang chứng kiến những vụ tấn công chưa từng có vào bản thân ngài. Họ lấy cớ là Đức Giáo Hoàng đã không tiết lộ và không trừng phạt các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên,” Đức Tổng Giám Mục Gądecki nói.

“Những người nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử triều đại của Đức Gioan Phaolô II biết rất rõ rằng vấn đề bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên và chống lại bất kỳ sự lạm dụng nào của các giáo sĩ là ưu tiên hàng đầu của ngài”.

“Chính ngài đã nhìn thấy tương lai của Giáo hội nơi giới trẻ, và do đó ngài là người đầu tiên đưa ra các quy định pháp lý của Giáo hội để bảo vệ những người yếu nhất, và do đó đã khởi xướng quá trình phát hiện tội phạm tình dục và trừng phạt các giáo sĩ phạm tội”.

Đức Cha Gądecki, Tổng Giám Mục Poznań và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã nhắc lại những quan điểm mà ngài đã đưa ra trong một tuyên bố vài ngày sau khi báo cáo McCarrick được công bố. Theo Đức Tổng Giám Mục Gądecki, cựu Hồng Y McCarrick đã “lừa dối một cách gian trá” Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Bên cạnh đó, các giám mục Mỹ đã trình lên Vatican các thông tin không đầy đủ về McCarrick.

Ngài cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố báo cáo và nhận xét của ngài trong tài liệu rằng “Đức Gioan Phaolô II là một người rất nghiêm khắc về mặt đạo đức, và với thái độ đạo đức nghiêm khắc như thế, ngài sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ứng viên thối nát nào có cơ hội thăng tiến trong hàng giáo phẩm.”

Đức Tổng Giám Mục Gądecki nói rằng phản ứng của Giáo hội ở Ba Lan đối với báo cáo chính là những gì đã được tóm tắt trong lời bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung của ngài một ngày sau khi báo cáo được công bố.

“Hôm qua, báo cáo về trường hợp đáng buồn của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã được công bố. Tôi lặp lại sự gần gũi của tôi với các nạn nhân của tội lỗi lạm dụng tình dục và lặp lại cam kết của Giáo hội trong việc xóa bỏ tệ nạn này,” Đức Phanxicô nói hôm 11 tháng 11.

Tháng trước, một trường đại học Công Giáo Ba Lan cũng bác bỏ những tuyên bố cho rằng Thánh Gioan Phaolô II đã thất bại trong việc chống lại tội lỗi lạm dụng của hàng giáo sĩ.

Hiệu trưởng trường Đại học Công Giáo John Paul II ở Lublin cho biết ngày 14 tháng 11 rằng những khẳng định như thế không có cơ sở thực tế và than thở về “những lời buộc tội, những nguỵ biện và vu khống nhắm vào vị thánh quan thầy của chúng ta gần đây”.

Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng đã ghi lại những hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chống lại tội lỗi lạm dụng của hàng giáo sĩ.

Ngài trích dẫn bức thư năm 1993 của Đức Giáo Hoàng Ba Lan gửi các giám mục Hoa Kỳ, trong đó vị thánh Giáo Hoàng nhắc lại lời của Chúa Giêsu rằng “ai gây ra tai tiếng thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn”.

Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã ban hành một chuẩn chước đặc biệt cho Giáo hội Hoa Kỳ vào năm 1994 và hai năm sau đó cho Giáo hội Ireland, để Giáo Hội tại hai quốc gia này có thể đưa ra các biện pháp không khoan nhượng đối với hành vi lạm dụng tình dục.

Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý rằng vào năm 2002, vị giáo hoàng Ba Lan đã thúc giục các Hồng Y Hoa Kỳ giải quyết nhanh chóng và kịp thời tội ác lạm dụng, để mọi người nhận thức được rằng “không có chỗ trong chức vụ linh mục và đời sống thánh hiến cho những kẻ làm hại trẻ con”.

Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục cũng còn đề cập đến Tông thư dưới dạng tự sắc “Sacramentorum sanctitatis tutela”, nghĩa là “Bảo vệ sự thánh thiêng của các bí tích”, do Đức Gioan Phaolô II công bố vào năm 2001, trong đó “truyền rằng các trường hợp lạm dụng giáo sĩ trên toàn thế giới phải được báo cáo cho Bộ Giáo lý Đức tin Vatican”.

Đức Tổng Giám Mục Gądecki, phó chủ tịch của Hội đồng Hội đồng Giám mục Châu Âu, nhấn mạnh thêm rằng:

“Cần phải nói rõ rằng tình trạng nhận thức hiện nay về những vấn đề này, và các hướng dẫn cũng như các chỉ thị cần tiến hành nhằm đối phó với vấn đề này phần lớn là kết quả của các quyết định và hành động của Thánh Gioan Phaolô II”.

“Những quyết định này đã truyền cảm hứng cho các bước tiếp theo để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên và giúp đỡ những người đã bị tổn hại trong Giáo hội”.


Source:Catholic News Agency

 
Tiến sĩ George Weigel: Những ai đặt vấn đề về sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II không biết họ đang nói gì
J.B. Đặng Minh An dịch
18:30 10/12/2020
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhận xét cay đắng rằng “Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta đang chứng kiến những vụ tấn công chưa từng có vào bản thân ngài” sau khi báo cáo về McCarrick được đưa ra.

Những kẻ tấn công vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan là những ai? Dẫn đầu là những cựu đảng viên cộng sản Ba Lan và con cháu họ, là những kẻ đang muốn cân bằng tỷ số với vị Giáo Hoàng đã lật đổ cái chế độ trong đó họ được ăn trên ngồi chốc. Kế đến là những kẻ ủng hộ phá thai đang tấn công bạo lực vào các nhà thờ tại Ba Lan. Tuy nhiên, cũng không thiếu những người Công Giáo và cả các linh mục. Có người thì vì vô tri nên bất mộ. Cũng có kẻ hữu tri nhưng nhân chuyến này muốn cân bằng tỷ số với ngài. Linh Mục Thomas Reese, Dòng Tên, cựu chủ bút tập san America, là một thí dụ.

Ngày 19 tháng 11, 2020, ngài cựu chủ bút đã có bài viết tựa là “It was a mistake to canonize Saint John Paul II so quickly”, nghĩa là “Thật là một lỗi lầm khi tuyên thánh quá nhanh cho Thánh Gioan Phaolô II”. Vị linh mục này viết rằng “Phúc trình gần đây chi tiết hóa đáp ứng của Vatican đối với tai tiếng quanh cựu Hồng Y Theodore McCarrick cho thấy tại sao là một lỗi lầm khi phong thánh cho các vị giáo hoàng (hay bất cứ ai) một cách nhanh chóng sau khi họ qua đời”.

Thomas Reese làm chủ bút tờ American Magazine trong 7 năm từ 1998 đến 2005. Trong suốt 5 năm cuối cùng, ông liên tục bị Bộ Giáo Lý Đức Tin dưới thời Đức Gioan Phaolô II chỉ trích vì lập trường cấp tiến của ông trong các vấn đề như hô hào sử dụng bao cao su để ngăn ngừa HIV/AIDS, cổ vũ chủ thuyết đa nguyên tôn giáo, ủng hộ các linh mục đồng tính luyến ái, đòi bãi bỏ luật độc thân linh mục, và cho các chính trị gia Công Giáo phò phá thai được rước lễ. Dưới các áp lực càng lúc càng gia tăng của Bộ Giáo Lý Đức Tin, ông bị mất chức chủ bút tập san America vào tháng 5, năm 2005.

Trước trào lưu hiện nay, Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa có một bài đăng trên tờ First Things hôm 9 tháng 12, có tựa đề “Those Who Question the Sanctity of John Paul II Don’t Know What They’re Talking About”, nghĩa là “Những Ai Đặt Vấn Đề Về Sự Thánh Thiện Của Đức Gioan Phaolô Ii Không Biết Họ Đang Nói Gì”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Those Who Question the Sanctity of John Paul II Don’t Know What They’re Talking About

By George Weigel

Những Ai Đặt Vấn Đề Về Sự Thánh Thiện Của Đức Gioan Phaolô Ii Không Biết Họ Đang Nói Gì.


Từ năm 1991 đến năm 2005, Đức Hồng Y Camillo Ruini là Giám Quản Giáo phận Rôma, tức là vị thay mặt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải quyết các công việc hàng ngày của giáo phận nơi, đương nhiên, vị giáo hoàng là giám mục. Đức Hồng Y Ruini là một Hồng Y Giám quản rất sáng tạo, là người đã tiếp thêm năng lượng cho Giáo phận Rôma trong công cuộc Tân Phúc âm hóa - một khái niệm mà ngài nắm bắt có lẽ tốt hơn bất kỳ vị giám mục người Ý nào khác. Với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, ngài cam kết thực hiện chương trình “mở rộng sông Tiber” của Đức Gioan Phaolô II: nghĩa là, đưa Giáo Hội tại Ý thoát khỏi những vướng mắc theo thông lệ với nền chính trị đảng phái của Ý và dấn thân vào việc đưa ra các chứng tá đạo đức Công Giáo và chuyển đổi nền văn hóa theo tinh thần Kitô. Năm 2005, nếu Hồng Y đoàn quyết định bầu một người Ý vào sứ vụ giáo hoàng, thì Hồng Y Ruini hẳn đã là một lựa chọn tuyệt vời.

Lần cuối tôi nói chuyện với vị Hồng Y là vào tháng 10 năm 2019. Một vài tháng trước sinh nhật lần thứ 89 của ngài, ngài vẫn như mọi khi, sắc sảo, sâu sắc, thẳng thắn, hài hước và hiểu rõ về tình hình Công Giáo trên khắp thế giới. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi Đức Hồng Y Ruini đã đăng các bài của mình trên tờ Il Foglio vào tháng trước để bênh vực triều giáo hoàng và sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II, điều đó chứng tỏ rằng ngài đã không mất đi chút khí lực nào trong 13 tháng kể từ khi chúng tôi gặp nhau. Những phản ứng của ngài đối với các cuộc tấn công khác nhau về tính cách và năng lực của Đức Gioan Phaolô II kể từ khi báo cáo McCarrick được công bố đáng được ghi lại cho các độc giả nói tiếng Anh.

Tại sao án tuyên chân phước và tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô II bắt đầu ngay lập tức? Bởi vì, theo giải thích của Đức Hồng Y Ruini, hơn 80 vị Hồng Y đã ký đơn thỉnh cầu vị “Giáo hoàng tương lai” ngay trước mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2005, rằng bất cứ ai được bầu làm giáo hoàng phải bỏ qua thời gian chờ đợi 5 năm bình thường trước khi bắt đầu một án tuyên thánh. Bản kiến nghị được giao cho Đức Hồng Y Ruini, và Đức Bênêđíctô XVI mới được bầu “ngay lập tức” đồng ý với yêu cầu khi vị Hồng Y, với tư cách là Giám Quản của Giáo phận Rôma, trình bày với ngài trong buổi tiếp kiến đầu tiên của hai vị.

Tại sao án tuyên thánh lại tiến triển nhanh chóng như vậy? Quá trình này diễn ra “với tính thường xuyên tuyệt đối, tuân thủ tất cả các quy định”. Hơn nữa, các báo cáo về các phép lạ— “và những phép lạ này kỳ diệu biết bao!” — đang đổ vào Tòa Giám Quản Rôma ngay cả trước khi tiến trình này bắt đầu. Chẳng lẽ người ta không thấy được ngón tay của Chúa trong tiến trình này sao?

Đức Hồng Y đã nói gì khi sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II bị đặt thành vấn đề? Thưa, ngài nói rằng những người đưa ra các cáo buộc này “bị mù quáng bởi những định kiến và họ không biết họ đang nói cái gì”. Vị Hồng Y tiếp tục đề cập đến sự ‘tiếp xúc gần gũi’ của ngài với Đức Giáo Hoàng Ba Lan hơn hai thập kỷ và ngài bị “đánh động đến mức nào ngay từ đầu trước thái độ nhiệt thành cầu nguyện của vị giáo hoàng: ngài đắm mình trong những lời cầu nguyện... hoàn toàn đến mức không có gì xảy ra xung quanh khiến ngài phân tâm”.

Có phải Đức Gioan Phaolô II là một người quản lý lơ đãng không quan tâm đầy đủ đến việc điều hành Giáo Hội không? Không phải như thế, Đức Hồng Y đại diện lâu năm của ngài khẳng định. “Ngài đã cẩn thận chọn những cộng tác viên thân thiết nhất của mình” và sau đó đặt niềm tin vào họ. “Đồng thời, ngài có ý thức rất cao về trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đồng thời hiểu rõ bản chất của sứ vụ chăn dắt [toàn thể đoàn chiên Chúa]. Bất kỳ lời buộc tội nào về phong cách chăn dắt của Đức Gioan Phaolô II đều là ‘hời hợt’, đều là ‘sai lầm và quá sức bất công’: vì không có gì trong phong cách sống hay điều hành của ngài là hời hợt”.

Đức Gioan Phaolô II có nao núng trước những lời hoa mỹ và thái độ xem ra đầy quyền thế của Theodore McCarrick không? “Khi nghĩ rằng McCarrick, hoặc thậm chí những người còn quan trọng hơn ông ta, có thể đe dọa Đức Gioan Phaolô II thì đơn giản là chuyện nực cười. Đức Gioan Phaolô II không sợ bất cứ ai trên trái đất này. Trong những lựa chọn của mình, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt mình trước mặt Chúa và đưa ra quyết định không chỉ theo lương tâm mà còn là trước sự hiện diện của Chúa. Tất cả điều này không có nghĩa là quyết định này hay quyết định khác không thể sai lầm”. (Như các quyết định liên quan đến chuyển McCarrick về Washington và tấn phong Hồng Y cho ông ta) Nhưng nó có nghĩa là Đức Gioan Phaolô chưa bao giờ “xem nhẹ” các quyết định của ngài.

Sao Giáo hội không chờ đợi lâu hơn trước khi phong thánh cho các giáo hoàng? Đức Hồng Y Ruini trong phần kết luận cho rằng khi cân nhắc về sự thánh thiện, các giáo hoàng nên được xem xét “càng nhiều càng tốt như mọi thành viên khác của Giáo hội, không có ưu đãi và không có miễn trừ nào”.

Khi làm quen với Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Ruini đã “kinh ngạc trước khả năng tha thứ phi thường của ngài”. Nếu cuộc sống tại Ngai Thiên Chúa Đầy Ân Sủng là sự viên mãn của các nhân đức được thể hiện trong cuộc sống này, thì Thánh Gioan Phaolô II đã tha thứ cho những kẻ gần đây gièm pha ngài: những kẻ theo các ý thức hệ cũ muốn cân bằng tỷ số với ngài, và những người đồng ý với nhân vật Marple của Agatha Christie rằng cả ma thuật và tội ác đều có thể xảy ra khi có thể khiến mọi người nhìn sai hướng để họ không thấy điều gì đang thực sự xảy ra. Biết được sự tha thứ của ngài, có thể những kẻ gièm pha Đức Gioan-Phaolô II cũng sẽ cảm động mà có một tinh thần rộng lượng tương tự. Tôi nghi ngờ điều đó. Nhưng chúng ta có thể hy vọng.


Source:First Things
 
Lịch trình Giáng sinh Năm mới của Đức Thánh Cha
Thanh Quảng sdb
20:23 10/12/2020
Lịch trình Giáng sinh Năm mới của Đức Thánh Cha

Văn phòng Báo chí Vatican cho hay lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô về lễ Giáng sinh và Năm mới tại Vatican.

(Tin Vatican)

Trước các biện pháp phòng ngừa Covid-19 và những giãn cách y tế, nên tất cả các nghi lễ tại Vatican của Đức Thánh Cha cũng không có gì ngoại lệ, vì vậy Thánh lễ Đêm Giáng sinh dự kiến được cử hành lúc 7.30 tối theo giờ Rome với số người tham gia trực tiếp vào tất cả các buổi lễ Giáng sinh và Năm mới tại Vatican sẽ rất giới hạn.

Theo thông cáo chung do Văn phòng Báo chí Vatican công bố hôm thứ Năm (10/12/2020) cho hay các thánh lễ Giáng sinh với lễ đêm lúc 7.30 ngày 24 tháng 12 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Tiếp theo, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành "Urbis et Orbi" vào trưa Ngày Giáng sinh. Thứ Năm ngày 31 tháng 12, ngày cuối năm Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự giờ Kinh Chiều thứ nhất và hát Kinh Tạ ơn lúc 5 giờ chiều tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô.

Vào thứ Sáu, ngày 1 tháng Giêng, Lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 54, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng. Cuối cùng, vào Lễ Hiển Linh, Chúa nhật 3/1/2021, ĐTC sẽ dâng Thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Tất cả đều theo giờ địa phương của Rome.

Vì số lượng tham dự các thánh lễ rất giới hạn, nên tất cả các thánh lễ sẽ được phát trực tiếp trên các phương tiện truyền thông và trực tuyến trên các trang mạng...

Trước kỳ nghỉ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 125 năm Ngày đội triều thiên cho thánh tượng Đức Mẹ Guadalupe tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thứ Bảy ngày 12 tháng 12. Theo sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, Tông Tòa Ân xá đã rộng mở kho tàng ân xá, để ban Ơn toàn xá cho các tín hữu trên khắp thế giới, những người thông dự vào Thánh lễ qua các phương tiện truyền thông.
 
Đức Hồng Y Pell: xây dựng lại lòng tin cộng đồng
Vũ Văn An
21:29 10/12/2020

Ngày 4 tháng 12 vừa qua, tờ Catholic Herald cho đăng lại bài nói chuyện của Đức Hồng Y Pell tại Hội Nghị Bàn Tròn Rôma của Qũy Hoàn Cầu, diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin chuyển bài nói chuyện này sang Việt ngữ:



Xây dựng lại lòng tin cộng đồng

Xây dựng lại lòng tin cộng đồng là một chủ đề rất lớn và là thách thức đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo tại nhiều quốc gia, đối với Vatican, đối với các hàng giáo phẩm quốc gia, đặc biệt sau các tai tiếng lạm dụng tình dục, trong đó, có lẽ ta đã thoát khỏi con nước cao, và với các tai tiếng tài chánh, các tai tiếng mà bất hạnh thay, có thể tiếp tục bị các kẻ thù của Giáo Hội và của các giá trị bảo thủ xã hội tha hồ lượm lặt trong một thời gian đáng kể.

Báo cáo McCarrick có thể không hoàn hảo, nhưng là một bước quan trọng để đạt được sự minh bạch thích đáng.

‘Chuyên gia kỳ cựu nói tiếng Anh về Vatican’ John L. Allen đúng trong nhận định cho rằng "điểm lịch sử chủ chốt có thể là sự kiện nó đã xảy ra", chứ không hẳn là nội dung đáng lo ngại của phúc trình. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên của Allen đã đặt nhầm chỗ, khi nói đến câu hỏi của anh ta là liệu có ai ở Vatican thực sự hiểu tầm lớn lao của tiền lệ mà họ vừa đưa ra hay không: Một số người trong chúng ta rõ ràng là hiểu, và căn cứ vào hồ sơ công cộng, nhiều người vốn đã thấy sự cần thiết và tính tất yếu của việc minh bạch tài chính.

Tuy nhiên, tôi sẽ không nói về những thách thức đặc thù mà Giáo hội đang đối đầu. Chủ đề quá lớn, chúng ta còn quá gần đối với hành động, và hiện nay, tôi đã nghỉ hưu, dành thì giờ cho cuộc sống yên tĩnh.

Những nhận xét dựa vào đức tin của tôi sẽ đề cập một loạt các thay đổi, đặc biệt là khi chúng đang diễn ra ở Thế giới phương Tây. Không có bất cứ ý nghĩa nào phủ nhận hoặc che lấp ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo lớn lao của truyền thống Do Thái-Kitô giáo ở phương Tây, đặc điểm chính của nó kể từ khi truyền hình và thuốc viên ngừa thai ra đời là sự suy giảm tôn giáo; một sự suy giảm về số lượng và thường là về tỷ lệ phần trăm các thành viên của Giáo hội và việc giảm tỷ lệ tham gia của nhiều người trong số những người quyết định ở lại.

Không ngạc nhiên chi, khi thường có sự miễn cưỡng thừa nhận mức độ của vấn đề này và thậm chí còn miễn cưỡng hơn nữa trong việc thảo luận về những gì đang xảy ra và những gì có thể làm để đảo ngược sự suy giảm. Tuy nhiên, khi quá trình này tiến xa như ở Công Giáo Bỉ và Hoà Lan, nhiều vùng ở Pháp, hoặc giữa các cộng đồng Thệ phản cấp tiến, việc buộc phải đóng cửa và bán nhiều nhà thờ và việc tổ chức lại mục vụ triệt để từ việc giảm số giáo xứ có nghĩa là không thể làm ngơ các thay đổi này.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải thường xuyên vật lộn với hậu quả của sự suy giảm này đối với chính các cộng đồng. Ở nhiều nơi, các ơn gọi làm linh mục đã giảm sút - đôi khi đáng kể - thí dụ: ở Ái Nhĩ Lan, nơi vẫn còn quá nhiều linh mục nhưng hầu như không có chủng sinh giáo phận. (Hiện nay có nhiều giám mục ở Ái Nhĩ Lan hơn là số chủng sinh ở Maynooth). Nhiều dòng tu sắp hết hiện hữu, sự hiện diện của các dòng tu trong trường học và bệnh viện hầu như không còn. Một số định chế chủ yếu gồm các giáo dân, thí dụ: Opus Dei, NeoCatechumenal Way, và đặc biệt là ở Ý, cộng đồng Sant'Egidio và Hiệp thông và Giải phóng (Comunione e Liberazione) là những cơ sở đóng vai trò quan trọng, trong khi có lẽ sự khai triển đáng ngạc nhiên nhất là sự nhiệt tình đối với Thánh lễ Cũ / Tridentine và hàng trăm chủng sinh, thường phát xuất từ Hoa Kỳ và Pháp, theo học chức linh mục trong các học viện theo nghi lễ cũ.

Tham vọng của tôi là đưa ra một vài suy nghĩ về những hậu quả đối với xã hội rộng lớn hơn, về các định chế và qui ước công cộng, về công luận trong xã hội thế tục, về vốn xã hội, về các thành tố của điều chúng ta gọi là lương tri (common sense) từ sự suy giảm ảnh hưởng của Kitô giáo giáo phái.

Thành tố căn bản của Kitô giáo là thuyết độc thần; niềm tin rằng Thiên Chúa chân thật duy nhất là Thiên Chúa của Ápraham, Ixaác & Giacốp và là Cha của Chúa Giêsu Kitô. Điều cũng quan trọng là niềm tin rằng Thiên Chúa độc nhất Ba Ngôi là Thiên Chúa dựng nên Vũ trụ, nhân từ, hữu lý và quan tâm đến chúng ta. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, đó là điều được công nhận bởi đức tin và lý trí. Nền văn minh phương Tây cho đến gần đây vẫn thừa nhận mình mang nợ của cả Athens lẫn Jerusalem, cũng như nó đã tiếp thu nhiều yếu tố lập pháp và hiến pháp từ Đế quốc Rôma: từ sự cai trị của các Hoàng đế, mặc dù Cộng hòa La Mã trước đó luôn cung cấp nguồn cảm hứng cho những người cộng hòa đương thời.

Thiên Chúa của người Do Thái-Kitô giáo không giống như một vị Thiên Chúa đã chế tạo ra một chiếc đồng hồ, lên dây cót và để nó đó cho các thiết bị của nó. Khái niệm về Chúa của chúng ta cũng không hình dung ra một Trí tuệ Tối cao, chịu trách nhiệm cách nào đó đối với Big Bang (Vụ nổ vĩ đại) vẫn đã và đang tiếp tục phát triển theo các định luật vật lý đẹp đẽ và đơn giản trong khoảng 14 tỷ năm (có lẽ), nhưng không quan tâm đến chúng ta đang sống trên hành tinh nhỏ bé là trái đất, với những sinh vật duy nhất mà chúng ta biết có khả năng hiểu biết và yêu thương. Một chiều kích khác của giáo huấn Do Thái-Kitô giáo thậm chí còn gây khó chịu hơn, bởi vì nó coi Đấng Thiên Chúa Tạo dựng yêu thương như một nhà lập pháp và thẩm phán cuối cùng mà mọi người sẽ phải trả lẽ, bất kể mức độ hiểu biết của họ về ý nghĩa và nghi ngờ, thiện và ác, mục đích và cơ hội.

Các hậu quả của việc tin vào sự hiện hữu của vị Thiên Chúa Tạo dựng đầy yêu thương, đòi hỏi cao này - Đấng biết điều Người đang làm - đã được lồng vào tất cả các hệ thống pháp luật châu Âu kể từ bộ luật pháp lý của Hoàng đế Theodosius II và đồng hoàng đế Valentinian III vào năm 438 CN, và tiếp tục quan trọng bất chấp Cách mạng Pháp năm 1789, Cách mạng Cộng sản Nga năm 1917 và việc Liên minh châu Âu năm 2007 từ chối đề cập đến sự đóng góp của Kitô giáo trong tuyên bố đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập khối.

Ít người đã hoặc đang có khả năng nêu rõ được nội dung toàn bộ giáo huấn Kitô giáo giáo ngay cả trong các phạm trù sơ đẳng của tôi nhưng nhiều hoặc hầu hết người châu Âu đã sống và chết ít nhất trong 1600 năm tin rằng họ có một bộ các đòi hỏi đạo đức được Thiên Chúa ra lệnh phải tuân theo, điều này cũng ràng buộc những người cai trị họ, và hạnh phúc vĩnh cửu của họ phụ thuộc vào việc trung thành đối với những giáo huấn này.

Nếu hàng triệu người ngưng tin tưởng như vậy, thì đâu có gì là không hợp lý khi các tiêu chuẩn ứng xử cá nhân của họ và nội dung luật pháp của Nhà nước sẽ thay đổi, có thể từ từ hoặc loạn xà ngầu tùy theo đồng thuận mới.

Một vài minh xác căn bản có thể hữu ích.

Tôi không cho rằng truyền thống Do Thái-Kitô giáo là nguồn duy nhất của lòng vị tha ở Thế giới phương Tây, càng ít hơn ở các nền văn minh khác. Tôi cũng không đòi cho nguồn vị tha phải có tính tôn giáo mặc dù nó thường như vậy. Nhiều nền văn minh đã được xây dựng trên những lời dạy của Đức Phật và Khổng Tử, cả hai đều không minh nhiên là những vị duy thần, trong khi chủ nghĩa độc thần tranh đấu và bành trướng của Hồi giáo, với chủ nghĩa khủng bố thường lấy cảm hứng từ phương Tây và sự tán thành bạo lực của Kinh Qur'an (không phải khủng bố), cũng là một nguồn mạnh mẽ của lòng vị tha.

Niềm tin tưởng vào các cộng đồng tôn giáo thường bị suy giảm bởi tuyên bố cho rằng tôn giáo gây ra chiến tranh và trong căn bản tất cả các tôn giáo đều giống nhau. Do đó, khủng bố Hồi giáo làm tổn hại đến vị thế của tất cả các tôn giáo. Các cuộc chiến tranh đã diễn ra vì động cơ tôn giáo nhưng tôn giáo không có độc quyền đối với chiến tranh vì không có bạo chúa tồi tệ nhất nào của thế kỷ XX, Lenin, Stalin, Mao và Pol Pot là những người tôn giáo, và tất cả họ đều là người vô thần, ngoại trừ có thể là Hitler, người đã cay đắng chống lại Công Giáo cũng như chống lại Do Thái một cách điên cuồng.

Cần phải thừa nhận rằng những thay đổi về lập pháp được truyền cảm hứng bởi các cuộc chiến tranh văn hóa và những cuộc đấu tranh có tư tưởng cao của những người duy tục chống lại những kẻ sa đọa đã phản ảnh và làm sâu sắc thêm những thay đổi trong tác phong. Bất chấp việc ta sẵn sàng và dễ dàng được phá thai và hiện nay có thuốc tránh thai buổi sáng hôm sau, mọi quốc gia phương Tây có hàng chục nghìn ca phá thai (với các tỷ lệ khác nhau) và ở mọi nơi, sinh suất vẫn tiếp tục suy giảm dù vốn đã ở dưới mức thay thế. Sau khi du nhập việc ly hôn không cần có lỗi, số vụ ly hôn đã tăng vọt lên đến 1/3 các cuộc hôn nhân, mặc dù con số này đã giảm ở một số quốc gia vì ngày càng nhiều đàn ông và đàn bà không kết hôn, chỉ chung sống mà thôi. Đồng tính luyến ái không còn được coi là một rối loạn với sự ra đời của hôn nhân đồng tính, mặc dù dị tính vẫn tiếp tục được đa số chấp nhận. Việc an tử tự nguyện hiện đang được hợp pháp hóa ở một số khu vực pháp lý ngày càng gia tăng, do đó, chắc chắn sẽ diễn ra hiện tượng an tử không tự nguyện trên thực tế và theo luật lệ.

Có bao nhiêu thay đổi khác có thể sắp được thực hiện, nhưng không được công nhận, không được thừa nhận và không được mong muốn?

Vũ trụ hoặc được thiết kế bởi Trí tuệ hoặc là sản phẩm của sự tình cờ; hoặc có lẽ không thể biết được. Sự tự tin của chúng ta vào sức mạnh của lý trí là hợp lý hay đó là một huyền thoại sai lầm, có lẽ là một ngõ cụt, có nghĩa là cuộc đối thoại, thảo luận và tranh luận như chúng ta đang tận hưởng vào lúc này, không chỉ là điều nên tránh mà còn bị cấm đối với một số chủ đề bị coi như vô ích, có lẽ vì xúc phạm đến những người cảm thấy không buộc phải biện minh các nhạy cảm của họ?

Nếu tất cả loài người không được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa, nếu không có giới răn hoặc sự khuyến khích nào phải yêu thương mọi con người nhân bản khác, đặc biệt vì trong DNA của chúng ta có quá ít điều để phân biệt chúng ta với các động vật bậc cao đẳng khác, thì chúng ta tìm cơ sở ở đâu cho các nhân quyền phổ quát, huống hồ là công bằng xã hội cho những người tàn tật, những người không sản xuất, những người mà sự sống của họ không còn một phẩm giá đáng sống nữa? Quan tâm đến lợi ích chung có phải là sự phân tâm hay đạo đức giả không? Tại sao tất cả những người không sản xuất này nên có một lá phiếu? Các nền dân chủ thường chuyển động chậm chạp và thiếu quyết đoán trong thời kỳ khủng hoảng như COVID (không giống như Trung Quốc). Vào những năm 30, rất nhiều ý kiến khai sáng đã coi các nền dân chủ là lỗi thời, điều này giúp giải thích mô tả của Churchill về nền dân chủ như giải pháp thay thế ít tồi tệ nhất cho Chính phủ.

Đáng lưu ý là các dân tộc nói tiếng Anh đã giữ được phần lớn khuôn khổ Do Thái-Kitô giáo cho cuộc sống công cộng của họ, khi các viễn kiến thay thế mạnh mẽ khác đang cai trị phần lớn châu Âu và châu Á. Chiến tranh giai cấp và sự hạ giá các nhà tư bản chủ nghĩa thay thế tình yêu phổ quát đối với những người Cộng sản theo chủ nghĩa Mác-xít trong khi quyền lực tối cao duy sắc tộc của Đức Quốc xã và việc hạ nhân phẩm người Do Thái đang thống ngự ở nước Đức của Hitler. Cũng vậy, động lực và tham vọng đằng sau cuộc cách mạng ở Bắc Mỹ khác với cuộc cách mạng năm 1789 ở Pháp, khi tự do, bình đẳng và tình huynh đệ tạm thời biến thành khủng bố, giết vua, và đàn áp người Công Giáo và giới quý tộc.

Vì vậy, có một điều trớ trêu, một sự đạp đổ tiền lệ lịch sử trong sự kiện này là hiện tượng thế hệ ‘tỉnh giấc’ (woke generation) bắt đầu chủ yếu ở thế giới nói tiếng Anh. Ở đây, trước hết, chúng ta nhận thấy có việc đòi hỏi những nơi an toàn và kích hoạt các cảnh giác để cảnh báo những người có thể bị xúc phạm.

Trong thế giới rạn nứt này, một thế giới chỉ phục vụ ngoài môi khái niệm chân lý và vai trò của lý trí, chúng ta chỉ có hàng loạt ý kiến cạnh tranh nhau: những trò chơi quyền lực phải được áp đặt, các đối thủ phải bị bịt miệng — ngay cả ở các đại học; chính trị bản sắc, chứ không phải tình anh em và chị em phổ quát; kiểm duyệt do bề hội đồng và phương tiện truyền thông xã hội. Tất cả những điều này tượng trưng cho sự thoái trào trở về với chủ nghĩa bộ lạc, một thứ cần phải chống lại bởi tất cả những ai coi trọng nền văn minh phương Tây; tự do ngôn luận, pháp quyền, thủ tục dân chủ, khoan dung tính đa dạng, tự do tôn giáo, phân chia quyền lực. Các nhà chức trách đại học đã chậm chạp trong việc chống lại, quá sẵn sàng loại bỏ các diễn giả vì sợ công chúng phản đối. Tôi hy vọng đây không phải là sự đầu hàng kiểu cũ, mà là một chương trình dài hạn hơn nhằm bảo vệ các cuộc thảo luận và tranh luận có lý lẽ, đồng thời khuyến khích sự tôn trọng học tập.

Những sự kiện trên đại diện cho một mức thấp mới, một sự leo thang hoặc suy thoái triệt để của các cuộc chiến tranh văn hóa, vốn lên xuống trong nhiều thập niên qua. Tôi hy vọng chúng không phải là cái nhìn tương lai thoáng qua vì chúng vốn là phản đề của việc cùng nhau phấn đấu cho lợi ích chung hoàn cầu, đặc biệt là khi có những khác biệt và căng thẳng cần được thương lượng.

Luận đề của tôi coi trọng việc tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, nhất là sự kiện nó bảo vệ việc thực hành tôn giáo và phi tôn giáo.

Nhiệm vụ tự xác định của tôi không phải là giải thích những lợi ích phát xuất từ các truyền thống tôn giáo khác, mà là nhấn mạnh cách thức chủ nghĩa độc thần Do Thái giáo-Kitô giáo đóng góp vào các thực hành và hiểu biết văn hóa giúp các xã hội phương Tây hiện đại của chúng ta phát triển mạnh mẽ.

Các Kitô hữu cần chứng minh sự chính trực của họ, bằng sự minh bạch căn bản trong giáo huấn và việc họ thực thi giáo huấn này, chỉ có thế họ mới mong có thể tiếp tục làm sâu sắc thêm lòng tin tưởng cộng đồng.

Bất chấp các tai tiếng và vì chúng, các Kitô hữu phải tiếp tục dạy các nhân đức Kitô giáo và các chân lý Kitô giáo, bảo vệ và nêu gương tầm quan trọng của lý trí, sự thật, các quyền phổ quát và sự tha thứ trong các nền dân chủ của chúng ta, cũng như các lĩnh vực đặc trưng và gây tranh cãi hơn của tình yêu và cuộc sống, gia đình và tình dục.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nên tiếp tục duy trì Thiên Chúa trong cuộc trò chuyện công khai, như thường diễn ra, ít nhất nói theo cách khoa trương, ở Hoa Kỳ, nhưng hiếm khi xảy ra ở Úc, càng ít hơn ở Tân Tây Lan.

Các nhà tiên tri và triết gia từ Môsê qua Platông đến Machiavelli đều coi là quan trọng việc được kể vào số bạn bè của Thiên Chúa. Tôi mạnh mẽ tin rằng sẽ hữu ích hơn cho xã hội khi có một số kiến thức về những gì Chúa muốn hơn là cố gắng kiểm soát khí hậu. Như Machiavelli đã hỏi trong cuốn sách về Nghệ thuật Chiến tranh, "Làm thế nào những kẻ khinh miệt Thiên Chúa có thể tôn trọng con người?"
 
Thông Báo
Cáo phó: Nguyện xin Nghệ sĩ Giuse Nguyễn Chí Tài được an nghỉ trong Chúa
Phương Loan và Thân hữu
13:29 10/12/2020


Chương trình chi tiết Tang lễ cho anh Giuse Nguyễn Chí Tài tại Hoa Kỳ tại Giáo xứ Thánh Linh (Holy Spirit) Fountain Valley, Nam Cali: Phát tang và Thăm viếng thứ Sáu 18/12; Thánh lễ An táng thứ Bảy (19/12) sẽ được loan báo sau.

Thành kính phân ưu với Gia đình Chị Phương Loan, Minh Phượng, và Anh Chí Thiện và thân quyến
.

VietCatholic Network
 
Văn Hóa
Những vần thơ Kỷ niệm 10 năm Hồng Ân Linh Mục
Lm. Xuân Hy Vọng
10:17 10/12/2020
MƯỜI NĂM HỒNG ÂN

Nhớ lại 10 năm về trước, con rất đỗi diễm phúc, hân hoan được Đức Giám Mục Lu-i An-tô-ni-ô G. Tag-lê (bây giờ là Hồng Y, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân tộc) đặt tay truyền chức Linh Mục cùng với hai Thầy Phó Tế học chung khoá Thần học tại Học Viện Ngôi Lời (14/12/2010). Với tâm tình tạ ơn, khắc ghi, kỷ niệm và canh tân, con xin quý anh chị em cùng với con dâng lên Thiên Chúa lời tán tụng chân thành và tiếp tục cầu nguyện cho con trong sứ vụ phục vụ-mục vụ-truyền giáo.

Chúa thương mời gọi hiến dâng
Dẫu con bất xứng muôn phần Chúa ơi!
Chúa thương cho con cất lời
Dang tay đón nhận một đời con thơ.
Khi con còn mãi trông chờ
Nhẹ nhàng dìu dắt, giấc mơ thành hình.
Mười năm trong cuộc hành trình
Tuy không ngắn ngủi, hy sinh tràn đầy.
Mười năm ơn Chúa ngất ngây
Mê trong nhạc khúc, đắm say ân tình.
Mười năm con chưa trung trinh
Nhưng Ngài vẫn mãi chung tình với con.
Mười năm một lời nỉ non
Hồng ân thánh hiến vuôn tròn ngày đêm.
Dù cho bao phen yếu mềm
Tình Ngài chan chứa êm đềm tháng năm.
Đồng hành cùng con âm thầm
Dẫu bao giông tố, mưa dầm nắng trưa.
Một đời con mãi xin thưa:
Vâng theo ý Chúa, dìu đưa muôn người
Trở về bên Chúa vui tươi
Hồng ân dâng hiến, nụ cười toả lan
Mười năm ơn thánh chứa chan
Loan truyền tình Chúa, bình an tuôn tràn.

MƯỜI NĂM QUA…

Mười năm trôi chưa dài là bao
Nhưng tình Ngài luôn mãi lớn lao
Đưa con vào cõi lòng sâu thẳm
Tha thiết muôn hồng ân tuôn trào.

Mười năm qua ơn nào sánh ví
Con tim này vượt lên lý trí
Dẫu đường đời chông gai ngàn lối
Chúa cùng đi, con chẳng sợ chi.

Mười năm thôi chưa gọi là dài
Chợt thấm thoát rồi đến tương lai
Nào ai biết dòng đời xuôi chảy
Vẫn một lòng son sắt không phai.

Mười năm nay cứ ngỡ hôm qua
Dù bao phen con đã ngã xa
Tình Ngài vẫn thiết tha ngày tháng
Trông chờ con quay gót về nhà.

Mười năm rồi tình vẫn chứa chan
Lòng an hoà Chúa thương tặng ban
Bước loan truyền, đôi chân không mỏi
Nụ cười tươi toả lan bình an.

CON THƠ BÊN CHA

Cha gọi tên con khi con chưa vào đời
Cha gọi tên con khi con chưa cất lời
Cha gọi tên con khi Cha ngõ lời mời
Cha gọi tên con khi chỉ biết à ơi.

Cha thương dìu dắt, đưa con vào cuộc đời
Cha thương đỡ nâng từng bước chân chơi vơi
Cha thương đồng hành trong những lúc sóng khơi
Cha thương đưa về với khúc hát à ơi.

Con thơ nhẹ nhàng đáp lời Cha ‘xin vâng’
Con thơ dịu dàng dâng Cha trọn tấm thân
Con thơ tựa hồn bên Cha đầy ân cần
Con thơ khẽ gọi ‘Cha ơi!’ niềm tri ân.

Con thơ trìu mến bên Cha tựa tình thân
Con thơ chạy đến thờ lạy Cha muôn lần
Con thơ cảm tạ Cha biết bao cho cân
Con thơ nguyện xin Cha xếp vần hiến dâng.

ĐẤNG TÌNH QUÂN GIÊ-SU

Ôi Giê-su! Đoàn con quỳ đây
Thương trông xem, nhân từ đưa lối
Ôi Giê-su, thành tâm trào dâng
Tâm tư con chan hoà thiết tha.

Ôi Giê-su, lòng con nguyện xin
Giúp con thơ tươi vui chan chứa
Ôi Giê-su, lòng con thổn thức
Dâng lên Ngài tâm hồn đơn sơ.

Ôi Giê-su, ngàn trùng khơi xa
Giữa sóng xô dâng tràn muôn lối
Ôi Giê-su, bàn tay dìu đưa
Dắt con về bến mơ bình an.

Ôi Giê-su bên con mãi luôn
Đừng xa lìa dù đời rời xa!
Ôi Giê-su niềm vui hồn thơ
Đỡ nâng con tháng ngày trôi qua.

Ôi Giê-su, tình quân đời con
Muôn nẻo đường chân con tiến bước
Ôi Giê-su chan hoà êm ấm
Chẳng ly biệt dù phải biệt ly.

LỜI CẢM TẠ HIẾN DÂNG

Chúa mời con bước vào tình yêu
Dẫu đời còn đìu hiu khắp chốn
Chúa vẫn gọi ôn tồn chan chứa
Ban hồng ân như mưa mùa xuân.

Chúa dắt dìu con vào hạnh phúc
Dẫu vòng đời vạn lúc ngược xuôi
Chúa vẫn luôn dưỡng nuôi tha thiết
Đổ tràn đầy mải miết hồn con.

Chúa ở bên con chẳng lìa xa
Dẫu bão tố phong ba kéo đến
Chúa đỡ nâng tình mến con thơ
Đưa về suối hằng mơ huyền siêu.

Chúa dẫn lối cho con nhịp bước
Dẫu trăm lần từ khước đường ngay
Chúa dang rộng đôi tay đón lấy
An ủi con đẹp thay tình Ngài.

ÔI TÌNH CHÚA!

Ôi tình Chúa yêu con vô bờ
Chẳng để con bơ vơ thiếu thốn
Dòng đời trôi tha hương khắp chốn
Chúa bên con ôn tồn thiết tha.

Ôi tình Chúa yêu con bao la
Chẳng hững hờ rời xa con thơ
Dòng đời mãi khiến con ơ thờ
Chúa bên con nâng đỡ tháng năm.

Ôi tình Chúa yêu con âm thầm
Chẳng mộng mị lặng câm trôi qua
Dòng đời xô đẩy con đi xa
Chúa bên con mãi là bạn thân.

Ôi tình Chúa yêu con ân cần
Chẳng rụt rè ngại ngần đứng trông
Dòng đời này cứ trôi thất vọng
Chúa bên con hy vọng tràn trề.

Ôi tình Chúa yêu con say mê
Chẳng bỏ con ê chề quỵ ngã
Dòng đời cứ ngược xuôi bôn ba
Chúa bên con chẳng xa bao giờ.

TẠ ƠN CHÚA

Con xin cảm tạ Ngài
Dù năm dài tháng rộng
Dù thất vọng ê chề
Ngài đưa về tình yêu.

Con xin tạ ơn Ngài
Dù đường dài mênh mông
Dù con không bền đỗ
Chúa vẫn ở bên con.

Con xin cảm tạ Ngài
Dù tương lai mờ lối
Dù tăm tối ngàn khơi
Chúa là nơi bến đỗ.

Con xin tạ ơn Ngài
Dù chông gai khắp chốn
Dù khốn đốn cơ cùng
Ngài ung dung chở che.

TÌNH CHÚA YÊU CON

Tình yêu Chúa dành cho con
Vươn cao vời vợi, núi non cúi đầu.
Tình yêu Chúa vẫn trước sau
Không hề thay đổi, khắc sâu trong lòng.
Tình yêu Chúa, con cậy trông
Tựa hồ nước lớn xuôi dòng biển khơi.
Tình yêu Chúa chẳng hề vơi
Chở che con mãi, khắp nơi đồng hành.
Tình yêu Chúa luôn chân thành
Hy sinh mạng sống, lợi danh không màng.
Tình yêu Chúa vượt trên ngàn
Đổ tuôn, tuôn đổ chứa chan an hoà.
Tình yêu Chúa thật bao la
Dìu đưa con bước thiết tha tin thờ.
Tình yêu Chúa chẳng hững hờ
Ủi an nâng đỡ, mãi chờ con thơ.
Tình yêu Chúa không bến bờ
Dạt dào ấm áp trăng thơ soi đường.
Tình yêu Chúa luôn can trường
Bao dung hoà nhã xót thương thế trần.
Tình yêu Chúa mãi ân cần
Dang tay đón nhận muôn lần con đây.
Tình yêu Chúa chẳng lung lay
Nhẹ nhàng kiên định dựng xây an bình.
Tình yêu Chúa luôn trung trinh
Xua tan bất tín, hoạ hình tin yêu.
Tình yêu Chúa chẳng đìu hiu
Tuôn tràn sức sống con yêu vững vàng.
Tình yêu Chúa mãi bình an
Cho con nương tựa chứa chan một đời.

TRI ÂN - TẠ ƠN

Cảm tạ Chúa mời gọi con
Ra đi tiến bước vuông tròn hiến dâng.
Ôi Lạy Chúa, Đấng Tình Quân
Đáp lời tha thiết, xin vâng một đời.
Dù rằng nhiều nỗi chơi vơi
Nhưng tình mãi thắm rạng ngời yêu thương.
Mười năm kết ước tựa nương
Cùng Ngài sánh bước, lên đường chia san
Vui buồn khắp chốn muôn vàn
Bàn tay dẫn lối vượt ngàn chông gai
Lòng này tín thác, tựa vai
Hồn con êm ái, với Ngài hy sinh
Vì người yêu, hiến thân mình
Chết trên thập giá, cực hình thương đau
Với niềm tín thác nguyện cầu
Một lòng son sắt, cúi đầu tri ân
Tạ ơn Chúa mãi ân cần
Dìu con tiến bước, xếp vần yêu thương.

VÀ CON ĐÃ KHÓC…

Giọt lệ nào rơi mãi trong tôi
Làm lòng tôi bồi hồi xao xuyến.
Lệ tuôn trào bao lưu luyến
Đáp lời yêu thương, nghe tiếng Chúa mời.

Cất bước đi nghẹn lời cảm mến
Chúa âm thầm gọi tên con lại
Sai con đi trong hiện tại
Trở nên chứng nhân, tương lai sáng ngời.

Con đã khóc cho vơi nỗi niềm
Bao tháng ngày đi tìm, Chúa ơi!
Cuộc đời này lắm chơi vơi
Chúa luôn nâng đỡ, rạng khơi cõi lòng.

Tháng năm dài long đong xa tắp
Thân mệt nhoài đầy ắp ưu phiền
Con đã khóc dưới mái hiên
Chờ mong Chúa đến, nhân hiền xót thương.

Ngày rời xa quê hương yêu dấu
Mang tâm tư nung nấu niềm tin
Đáp lời mời với hy sinh
Nên người mục tử hoạ hình Chúa mong.

Và con khóc trong lòng vui sướng
Là chốn con tựa nương tháng năm
Dẫu tình Chúa luôn âm thầm
Dìu đưa con bước, thăng trầm vượt qua.

Giọt lệ nào bao la tình Chúa
Tưới gội hồn chẳng úa đời con
Ôi lòng Chúa mãi vuông tròn
Con thơ cảm mến, sắt son muôn đời.

Kỷ niệm 10 năm Hồng Ân Linh Mục
Lm. Xuân Hy Vọng
 
VietCatholic TV
Phản kháng của các dân biểu Cộng Hoà đối với Thống Đốc Dân Chủ tiếp tục nổ lớn ở tiểu bang Wiscosin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:56 10/12/2020


1. Đức Tổng Giám Mục Aquila ủng hộ lời kêu gọi không cho Joe Biden rước lễ vì lập trường ủng hộ phá thai của ông ta.

Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã lên tiếng công khai ủng hộ Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput đối với tuyên bố của ngài rằng cựu Phó Tổng thống Joe Biden là một người ủng hộ phá thai nhiệt thành, vì thế ông ta, “ không nên rước lễ”.

Hôm thứ Bảy, Đức Tổng Giám Mục Aquila đã tweet một tuyên bố của Chaput và sau đó thêm vào suy nghĩ của riêng mình. Trong bài đăng trên tờ First Things, Đức Tổng Giám Mục Chaput viết: “Ông Biden đã nói rằng ông ta sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính sách ủng hộ phá thai tương tự trong tư cách tổng thống, và do đó ông ta không được phép rước lễ. Ý định đã nêu của ông đòi hỏi một sự phản ứng mạnh mẽ và nhất quán từ các nhà lãnh đạo và các tín hữu của Giáo hội.”

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Chaput, Đức Cha Aquila viết “Đức Tổng Giám Mục Chaput nói sự thật vì phần rỗi các linh hồn. Tai tiếng và ngộ nhận là có thật khi chúng ta không đối xử với Thánh Thể bằng tình yêu và sự tôn kính,khi đó, đức tin của chúng ta về sự hiện diện thực sự của Chúa trong bí tích Thánh Thể bị phương hại”

Trong bài tiểu luận Đức Tổng Giám Mục Chaput đã ghi nhận có những bất đồng giữa các giám mục Hoa Kỳ về cách hành xử đối với những nhân vật tuyên xưng mình là người Công Giáo nhưng “công khai và kiên trì chống đối các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề như phá thai.” Ngài nhìn nhận rằng “việc công khai từ chối không cho các quan chức chính phủ như thế rước lễ không phải lúc nào cũng là khôn ngoan hay lúc nào cũng là một phương thế mục vụ tốt nhất. Làm như vậy một cách ồn ào và mạnh mẽ có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, khi mời các quan chức đó cứ tiếp tục đắm mình trong ánh sáng truyền thông như là các nạn nhân của Giáo Hội.” Tuy nhiên, ngài cũng không nghĩ rằng các Giám Mục nên im lặng trước sự coi thường trắng trợn của các quan chức này đối với giáo huấn của Giáo hội.

Hơn nữa, Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ vào tháng 7 năm 2004 với McCarrick lúc bấy giờ còn là một Hồng Y rằng “mục tử của người ấy phải gặp đương sự, hướng dẫn anh ta về giáo huấn của Giáo Hội, thông báo cho anh ta biết rằng anh ta không được lên Rước Lễ cho đến khi anh ta chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan, và cảnh báo anh ta rằng nếu anh ta cứ lên rước lễ, anh ta sẽ bị từ chối Thánh Thể”.

Tuyên bố của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc ấy là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết rằng: “Quyết định này, nói đúng ra, không phải là một hình thức chế tài hay một hình phạt. Cũng không phải là thừa tác viên Thánh Thể đang đưa ra một phán xét chủ quan về tội lỗi của người đó, nhưng là đang phản ứng trước việc người đó không thích hợp để rước lễ do hoàn cảnh tội lỗi khách quan.”


Source:Life Site News

2. Các dân biểu Cộng hòa Wisconsin thách thức thống đốc bằng cách đặt cây thông Giáng Sinh ở Tòa Nhà Quốc Hội tiểu bang

Hai nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã dựng một cây thông Giáng Sinh ở Tòa Nhà Quốc Hội tiểu bang mặc dù đã được thông báo rằng họ không được phép làm như vậy. Hành động này thể hiện một sự thách thức sau khi Thống đốc Tony Evers của đảng Dân Chủ quyết định không trưng bày cây thông Giáng Sinh ở đó trong năm nay lấy cớ tòa nhà đã đóng cửa do đại dịch coronavirus.

Bộ Hành chính tiểu bang, gọi tắt là DOA, có truyền thống đặt một cây thông được tô điểm bằng các đồ trang trí do học sinh làm trong tòa nhà hình tròn. Thống đốc Tony Evers thường để lộ ra mặt thói bài Kitô Giáo, và đã từ chối gọi cây này là cây Giáng sinh, khiến đảng Cộng Hòa khó chịu.

Năm nay, Evers quyết định loại bỏ luôn việc trưng cây thông này với lý do Tòa Nhà Quốc Hội đóng cửa không cho công chúng thăm viếng do đại dịch coronavirus. Hai dân biểu Đảng Cộng hòa là Paul Tittl và Shae Sortwell, giống như các nhà lập pháp khác, vẫn đang làm việc bên ngoài tòa nhà.

Hai nhà lập pháp đã nộp đơn xin giấy phép vào ngày 1 tháng 12 để đặt những gì họ mô tả là “một trưng bày lịch sử” trong Tòa Nhà Quốc Hội hình tròn của Wiscosin từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 6 tháng Giêng. Đơn xin phép không nói rằng “trưng bày lịch sử” này là một cảnh Giáng Sinh hay là một cây thông. Dù thế, đơn xin của hai dân biểu này đã bị bác bỏ.

Bất kể đơn xin của mình bị bác, hai nhà lập pháp cũng dựng một cây Giáng Sinh cao 2.1m theo ý họ vào sáng thứ Hai 7 tháng 12, với các thông điệp như “Điều kỳ diệu của lễ Giáng sinh không nằm ở những món quà mà là nơi sự hiện diện của Ngài” và “Cây này thuộc về hai dân biểu Tittl và Sortwell. Không ai được di chuyển mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của các dân biểu này.”

Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này vụ việc vẫn đang trong tình trạng giằng co. Không cảnh sát viên nào dám đụng vào cây này vì sợ mang họa.


Source:Crux

3. Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao bác bỏ khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại

Đại dịch coronavirus lại bùng phát đợt hai tại nhiều nơi trên thế giới và có nhiều báo cáo cho thấy có rất nhiều biến hóa của loại virus Trung Quốc độc địa này như khả năng lây nhiễm cao hơn, người bị nhiễm chết nhanh hơn.. Trong bối cảnh đó, câu hỏi về khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại lại được nêu ra.

Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao cho biết: Mặc dù thế giới đang đối mặt với một đại dịch có thể hạn chế khả năng cử hành các bí tích đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang bị cô lập, cách ly hoặc nhập viện vì nhiễm COVID-19, nhưng vẫn không có khả năng thành sự của việc xưng tội qua điện thoại.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5 tháng 12 với tờ Quan Sát Viên Rôma, vị Hồng Y đã được hỏi liệu điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc điện tử khác có thể được sử dụng để xưng tội hay không.

“Chúng tôi có thể xác nhận ngay tính bất thành sự của phép xá giải được thực hiện thông qua các phương tiện như vậy.”

“Trên thực tế, sự hiện diện thực sự của hối nhân không có, và như thế không có sự chuyển tải thực sự của lời giải tội; chỉ có những rung động điện được tái tạo từ lời nói con người.”

Đức Hồng Y cho biết các Giám Mục địa phương sẽ quyết định liệu ngài có cho phép “giải tội tập thể” trong những trường hợp cần thiết nghiêm trọng hay không, “ví dụ, tại lối vào của các khu bệnh viện nơi các tín hữu bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong”.

Trong trường hợp này, linh mục sẽ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cần thiết và nên cố gắng “khuếch đại” giọng nói của mình càng lớn càng tốt để hối nhân có thể nghe thấy lời tha tội.

Luật Giáo hội đòi hỏi, trong hầu hết các trường hợp, linh mục và hối nhân phải hiện diện cụ thể với nhau. Hối nhân xưng ra những tội lỗi của mình và bày tỏ lòng khao khát thoát khỏi những ràng buộc của tội lỗi.

Nhận thức được những khó khăn mà các linh mục đang phải đối mặt liên quan đến việc tôn trọng các biện pháp và các quy định dân sự về sức khỏe trong khi dâng Tiệc Thánh, Đức Hồng Y cho biết mỗi giám mục phải chỉ rõ cho các linh mục của họ và các tín hữu “sự chú ý thận trọng cần được áp dụng khi cử hành bí tích hòa giải cá nhân qua những cách thức duy trì sự hiện diện thể chất của linh mục và hối nhân”. Ngài nói thêm, những hướng dẫn như vậy phải dựa trên tình hình cụ thể của địa phương liên quan đến sự lây lan và nguy cơ lây lan.

Đức Hồng Y nói nơi được chỉ định để xưng tội phải thông thoáng và ở bên ngoài phòng giải tội, nên sử dụng khẩu trang, các bề mặt xung quanh phải được vệ sinh thường xuyên, và phải tôn trọng giãn cách xã hội đồng thời bảo đảm bí mật và ấn tín Bí tích Hòa Giải.

Trong một thánh lễ được truyền trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta vào buổi sáng ngày 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:

“Nhiều người sẽ nói với tôi: ‘Nhưng Cha ôi, con muốn làm hòa với Chúa lắm nhưng con không thể ra khỏi nhà. Con muốn Ngài ôm chầm lấy con nhưng làm sao con có thể làm được điều đó trừ khi con tìm được một linh mục? Anh chị em hãy làm những gì sách Giáo lý nói. Sách Giáo lý nói rất rõ ràng. Nếu anh chị em không tìm được một linh mục để đi xưng tội, hãy thưa lên với Chúa. Ngài là Cha của anh chị em. Hãy nói với Ngài trong sự thật: Lạy Chúa, con đã làm điều này điều kia. Xin Chúa tha thứ cho con. Hãy cầu xin sự tha thứ của Chúa bằng tất cả trái tim của anh chị em, kết thúc bằng một kinh ăn năn tội và hứa với Ngài, ‘sau này con sẽ đi xưng tội’. Anh chị em sẽ quay về với trạng thái có ân nghĩa với Chúa ngay lập tức. Như sách Giáo lý dạy, anh chị em có thể tự mình đến gần với lòng thương xót Chúa, trong trường hợp không có linh mục.”


Source:Crux

4. California áp đặt lệnh ở yên trong nhà một cách nghiêm ngặt

Lệnh lưu trú tại nhà ở California - sẽ kéo dài ba tuần - có hiệu lực vào thứ Hai trên khắp các khu vực chính của tiểu bang... Một ngày sau khi số ca nhiễm coronavirus mới tăng lên tới mức kỷ lục là 30,000 người trong một ngày.

Các hạn chế, theo lệnh của Thống đốc Gavin Newsom được áp dụng theo từng khu vực, việc tụ tập với bất kỳ ai bên ngoài hộ gia đình đều bị cấm. Các quán bar, tiệm làm tóc, làm móng và tiệm xăm sẽ đóng cửa và cấm ăn uống trong nhà cũng như ngoài trời.

Đó là một cú tàn khốc đối với Jennifer và Andrew Pappas, chủ sở hữu của tiệm Papapavlo ở Stockton, California. “Chúng tôi có bốn đứa con và chúng tôi có một nghĩa vụ lớn ở đây. Chúng tôi có nhiều khoản vay mà chúng tôi đã vay đến mức ban đêm chúng tôi ngủ rất ít”.

Các hạn chế được đưa ra khi các giường trong các khoa chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện được lấp đầy gần hết công suất trên khắp California, và vào hôm Chúa Nhật, California đã đánh dấu một kỷ lục mới về số bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện.

Tiến sĩ Gottlieb cho biết: “Dù mọi thứ ngay bây giờ đã là tồi tệ rồi, chúng sẽ còn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều”. Trong chương trình Face the Nation của CBS hôm Chúa Nhật, cựu ủy viên FDA, Tiến sĩ Scott Gottlieb, cảnh báo có khả năng đại dịch sẽ tiếp tục tồi tệ hơn trong những tuần tới “Tôi nghĩ, vào cuối năm nay, chúng ta có thể sẽ có khoảng 300,000 ca tử vong. Và đến cuối tháng Giêng, số người chết có thể lên đến 400,000 người. Chúng ta sẽ liên tục chứng kiến mức 2,000 người chết mỗi ngày. Và khi chúng ta bước vào tháng Giêng theo chiều hướng này, thật không may, là chúng ta sẽ phải chứng kiến hơn 3,000 ca tử vong mỗi ngày, và chúng ta có thể sẽ có gần 4,000 ca tử vong mỗi ngày”.

Trên toàn quốc, các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ đang ở mức cao nhất với trung bình khoảng 194,000 ca mới được báo cáo mỗi ngày trong tuần qua, theo một thống kê dữ liệu chính thức của Reuters. Cho đến nay, đã có 14.7 triệu ca nhiễm trùng và hơn 280,000 ca tử vong liên quan đến coronavirus được báo cáo ở nước này kể từ khi đại dịch bắt đầu.


Source:Reuters
 
Chứng tá đức tin: Người Mỹ đầu tiên dám lấy mạng mình ra thử thuốc là một linh mục. Ngài đã qua đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:36 10/12/2020


1. Linh mục tình nguyện lấy mạng mình ra thử thuốc COVID-19 đã qua đời

Cha John M. Fields, một linh mục ở Pennsylvania, là người đã tham gia vào giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của công ty Moderna, đã qua đời vào ngày 27 tháng 11. Cha Fields là một linh mục của giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia. Ngài đã qua đời tại nhà riêng ở Philadelphia, thọ 70 tuổi.

Theo Cha Michael Hutsko, Cha sở nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Mt. Carmel, Pennsylvania, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cha John là một cơn đau tim. Đức Cha Andriy Rabiy, Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia khẳng định hôm thứ Hai rằng cha John không hề mắc COVID-19.

Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của Philadelphia cho biết trong một tuyên bố rằng ngài và Cha John, người từng là giám đốc truyền thông của giáo phận Đông phương, vừa phát biểu trong buổi lễ Tạ ơn và ngài nhận xét rằng Cha John lúc đó “rất hào hứng và sức khỏe của ngài dường như đang cải thiện”.

“Cha John là một người Mỹ yêu nước nhiệt thành và là người mang di sản đáng tự hào của Anthracite, quê hương ngài, là một vùng mỏ than ở Pennsylvania,” Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói. “Không có gì mà ngài yêu thích hơn là chia sẻ những câu chuyện về người dân, giáo xứ và quá khứ của vùng Anthracite của chúng ta”.

Một bài báo của Catholic News Service, gọi tắt là CNS, hôm 23 tháng 11 báo cáo rằng khi Cha John nhận được một email vào mùa hè này từ Đại học Pennsylvania hỏi liệu ngài có muốn tham gia thử nghiệm vắc xin không, ngài nhận lời ngay lập tức.

“Tôi đã không do dự,” ngài nói với CNS. “Đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời để chống lại loại vi-rút gây phiền nhiễu này, đột nhiên xuất hiện và đang tàn phá khắp thế giới, mang đến cái chết và phá vỡ mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta”.

Cha John là tình nguyện viên đầu tiên trong cuộc nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, và được tiêm mũi đầu tiên vào ngày 31 tháng 8.

Theo CNS, trong tuần đầu tiên sau khi tiêm, ngài phải báo cáo hàng ngày về nhiệt độ của mình và bất kỳ triệu chứng nào - mệt mỏi, buồn nôn, đau chỗ tiêm, sưng cánh tay, ớn lạnh hoặc sốt hoặc đau đầu. Cha John nói ngài không có triệu chứng gì. Vì thế, người ta tiêm mũi thứ hai vào ngày 1 tháng 10, sau đó ngài vẫn không có triệu chứng gì khác lạ.

Đến nay vẫn không rõ liệu cơn đau tim bất thình lình dẫn đến cái chết của ngài có phải là một phản ứng phụ của vắc-xin COVID-19 của công ty Moderna. Tuy nhiên, thái độ xung phong lấy mạng mình ra để thử thuốc cho thấy một tình yêu rất lớn của ngài đối với nhân loại.


Source:Aleteia

2. Giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế của Vương quốc Anh khiến nhiều phụ nữ phải phá thai

Chín tháng sau khi các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Vương quốc Anh kêu gọi bãi bỏ giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế và các lợi ích khác, một nhóm phá thai hàng đầu báo cáo rằng giới hạn hai con được coi là một yếu tố khiến nhiều phụ nữ tìm cách phá thai.

Catherine Robinson, người phát ngôn cho phong trào quyền sống của Anh, cho biết hôm 04 tháng 12 rằng: “Giới hạn tối đa 2 con này không khuyến khích các phụ nữ của chúng ta mang thai sau lần sinh con thứ hai. Điều đó thật là buồn.”

“Chúng tôi biết rằng nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực phải phá thai vì nhiều lý do, nhưng đáng buồn là tại thời điểm này, có vẻ như sự kết hợp giữa giới hạn tối đa hai con để nhận được trợ cấp thuế và những khó khăn tài chính do cuộc khủng hoảng coronavirus hiện nay tạo ra, đang gây áp lực buộc nhiều phụ nữ phải phá thai,” cô nói.

Giới hạn hai con, bắt đầu từ năm 2017, có nghĩa là đối với mỗi đứa trẻ sau khi người mẹ đã có hai đứa con rồi, cha mẹ mất 2,900 bảng Anh, tức là khoảng 3,900 Mỹ Kim mỗi năm.

Dịch vụ tư vấn mang thai của Anh, là nhóm phá thai hàng đầu của Vương quốc Anh, cho biết hơn một nửa số phụ nữ được hỏi đã từng phá thai trong đại dịch coronavirus và cho biết giới hạn tối đa hai con là yếu tố “ quan trọng trong việc đưa ra quyết định liệu có tiếp tục mang thai nữa hay không,” tờ The Guardian đưa tin.

Sự bất an về kinh tế và việc làm trong thời đại dịch và giới hạn hai con đã thuyết phục họ chọn phá thai.


Source:Catholic News Agency

3. Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ: Trung Quốc đang cố gắng hăm doạ các nhà lập pháp Mỹ

John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia, cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với CBS News hôm thứ Năm rằng Trung Quốc đang cố gắng “thông qua các hoạt động hăm doạ, hối lộ công khai và bí mật để tác động đến các nhà lập pháp nhằm buộc họ chỉ thông qua những luật có lợi cho Trung Quốc”.

“Tôi đã rất bối rối với những gì tôi thấy từ vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia đến mức tôi đã đi và báo cáo cho cả Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện về thông tin này, là điều mà họ cũng thấy ngạc nhiên và lo lắng”, ông nói thêm khi đề cập đến một đoạn ông đã viết cho tờ The Wall Street Journal, cũng vào hôm thứ Năm.

“Nếu tôi có thể truyền đạt một điều gì đó cho người dân Mỹ từ vị trí đặc biệt với tư cách là Giám đốc Tình báo Quốc gia thì đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai”.

Ông giải thích: “Tôi đã thông báo ngắn gọn với Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện rằng Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các thành viên Quốc hội với tần suất gấp 6 lần Nga và 12 lần với tần suất của Iran”.

Bên cạnh cáo buộc đó, ông cũng tập trung vào việc Trung Quốc “cướp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, sao chép công nghệ và sau đó thay thế các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu. “

Ratcliffe, người chỉ mới được Tổng thống Donald J. Trump đề cử vào vị trí này vào mùa hè năm nay, đã đề cập đến một số ví dụ về những nỗ lực thành công của Trung Quốc trong việc đánh cắp các “bí mật nghiên cứu và phát triển”.

“Cho đến khi người đứng đầu Khoa Hóa học của Harvard bị bắt vào đầu năm nay, Trung Quốc được tin là đã trả cho ông ta 50,000 Mỹ Kim một tháng như một phần của kế hoạch thu hút các nhà khoa học hàng đầu và thưởng cho họ vì đã đánh cắp thông tin”, Giám đốc Tình báo Quốc gia nói.

“Ba nhà khoa học đã bị Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston cách chức vào năm 2019 vì lo ngại về việc Trung Quốc đánh cắp nghiên cứu ung thư. Chính phủ Mỹ ước tính rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc khiến Mỹ thiệt hại khoảng 500 tỷ Mỹ Kim mỗi năm.”

Trong cuộc phỏng vấn với đài CBS, Ratcliffe cho biết Trung Quốc đã đe dọa lối sống của người Mỹ, chẳng hạn liên quan đến virus coronavirus, ông cho rằng “đó là kết quả của các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

“Họ chỉ mới bắt đầu. Tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Họ muốn đặt ra các quy tắc trên thị trường thế giới bằng các mưu toan của một chế độ độc tài không tôn trọng quyền tự do, không tôn trọng quyền riêng tư, nơi chính phủ đứng đầu, và quyền tự do cá nhân bị hy sinh”.

Bình luận của Ratcliffe về việc Trung Quốc tiếp cận các nhà lập pháp để thông qua những luật lệ có lợi cho quốc gia cộng sản này được đưa ra sau khi có các cáo buộc rằng gia đình của cựu Phó Tổng thống Joe Biden “muốn thành lập một tổ chức mới để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bất động sản và công nghệ ở Mỹ và trên thế giới.” Công ty này có tên là SinoHawk Holdings.


Source:Life Site News

4. Belarus được thánh hiến cho Đức Mẹ Maria vào ngày lễ Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

Đức Tổng Giám Mục thủ đô Minsk đã yêu cầu tất cả các nhà thờ ở Belarus cử hành một hành động thánh hiến Belarus cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria sau Thánh lễ ngày 8 tháng 12.

“Với niềm tin vào sự trợ giúp của Mẹ Maria, chúng ta hãy hướng về Mẹ để cầu xin Con Mẹ, Chúa Giêsu Nhân từ, cho tất cả chúng ta và cho tổ quốc chúng ta có được ân sủng chấm dứt đại dịch coronavirus và sống một cuộc sống an bình,” Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz viết trong một tuyên bố trên trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã mời gọi những người Công Giáo dâng một lời cầu nguyện thánh hiến Đức Mẹ, vào ngày Lễ Trọng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria, để xin sớm chấm dứt “cuộc khủng hoảng chính trị xã hội rất nguy hiểm” ở Belarus.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Minsk, thủ đô của Belarus, vào ngày 9 tháng 8 sau khi các quan chức bầu cử của chính phủ tuyên bố Alexander Lukashenko, người cai trị đất nước từ năm 1994 đến nay, đã lại chiến thắng vang dội.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus, đã bị ngăn cản trở về nước vào ngày 31 tháng 8. Ngài đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình và nói rằng ngài sợ đất nước đang tiến tới nội chiến.

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã đến thăm Belarus vào tháng 9 trong nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz vẫn tiếp tục bị cấm không được về quê nhà.

Vào tháng 11, Lukashenko đã tiếp tân Đại sứ của Tòa Thánh tại nước này, là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić. Dịp này ông Lukashenko đã nói với Sứ thần Tòa Thánh rằng Belarus và Vatican có “quan hệ đặc biệt”. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz vẫn tiếp tục bị cấm không được về quê nhà.

Tệ hơn nữa vào ngày 19 tháng 11, Tổng công tố của Minsk đã đưa ra một lời cảnh báo chính thức nhắm vào Đức Cha Yuri Kasabutsky, một Giám Mục Phụ Tá của Minsk-Mohilev, về những bình luận mà ngài đưa ra trên Facebook. Đức Cha Kasabutsky đã chỉ trích chính quyền vì đã phá hủy đài tưởng niệm một thanh niên bị lực lượng an ninh giết hại.

Trong một thông điệp vào ngày 25 tháng 11, các giám mục Belarus đã kêu gọi một “giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng.

“Bạo lực vẫn chưa dừng lại, máu tiếp tục đổ, xã hội tiếp tục bị chia rẽ. Điều này tiên báo cho chúng ta một tương lai không máy sáng sủa, vì như Chúa Giêsu đã nói, một ngôi nhà bị chia rẽ tự nó không thể đứng vững được,” các Giám Mục viết.


Source:Catholic News Agency