Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
13:03 11/12/2016
29. Tình cảm con người vì nhìn bên ngoài nên thường bị sai lầm, duy chỉ có cậy vào ân sủng của Thiên Chúa thì vĩnh viễn không thể sai lầm.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chúa Nhật 3 mùa vọng A : Gioan Tẩy giả
Lm. Vinh Sơn scj
09:27 11/12/2016
Chúa Nhật III Mùa Vọng A: GIOAN TẨY GIẢ
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Noel đã gần đến, nhà nhà đang chuẩn bị làm hang đá và trang trí những cây thông cho gia đình, ở các giáo xứ những cây thông cao ngất được đặt ở những nơi trang trọng và trang trí thật đẹp.
Cây thông trong văn hóa phương Đông là biểu tượng con người quân tử dũng cảm trước mọi khó khăn. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có tâm tình mong ước làm người quân tử can đảm qua hình ảnh thông giữa đông :
« Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông”.
Trong văn hóa phương Tây, "thông - tùng" cũng mang ý nghĩa sức mạnh can đảm. Ở châu Âu vào mùa thu khi tất cả các cây lá vàng úa và bắt đầu rụng, trở nên trơ trụi không sức sống trong mùa đông. Hình ảnh cây trơ trụi tượng trưng cho con người đối diện với biết bao hoàn cảnh khắc nghiệt dồn dập của cuộc sống… Mọi cây đều trơ trụi nhưng các loại cây họ nhà thông - tùng vẫn tươi xanh thẳng đứng dưới những cơn bão tuyết… ngay cả khi tuyết phủ bao bọc hết cả cây thông trắng xoá như một là cây tuyết hết chiều dài mùa đông. Và khi xuân về, dưới ánh nắng rực rỡ, tuyết dần tan, họ nhà thông bách vẫn xanh tươi…
Hình ảnh cây thông vẫn xanh tươi giữa băng giá trong mùa đông lạnh lẽo, luôn thẳng đứng gợi cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy giả, trước mọi thăng trầm của cuộc đời, của sứ vụ tiền hô loan báo Đấng Cứu Thế, dù cảnh tù đày và đối diện với cái chết, Gioan vẫn luôn thẳng đứng cam đảm đối diện. Trong Mùa Vọng Giáo Hội thường trình bày các nhân vật Gioan Tẩy Giả, Ngôn sứ Isaia loan báo Đấng Cứu Thế đến. Maria và Giuse, các nhân vật chuẩn bị và trông chờ Đấng Cứu Thế.
Gioan rao giảng trong hoang địa, và làm phép rửa tỏ lòng sám hối tại sông Giođan, dân chúng khắp nơi băng rừng lội suối đổ xô đến xem Gioan, cho thấy ông không là người bình thường như mọi người mình gặp hằng ngày. Tin Mừng cho thấy : ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng (x. Mt 3,1-3), một con người đơn giản nhưng loan báo sự trọng đại.
Dọc bờ sông Giođan có những cây sậy dài và cây sậy bị gió rung là một thành ngữ để chỉ những cảnh thông thường nhất ở bờ sông Giođan. Cây sậy bị gió rung tượng trưng cho “ người mềm yếu” một người không thể đứng vững trước những ngọn gió thử thách hiểm nguy như cây sậy bên bờ sông không thể đứng thẳng khi gió thổi qua. Trong khi đó Gioan đã tỏ ra không nao núng trong nghịch cảnh và cơn bách hại, dù giữa cảnh ngục tù vì lên tiếng bảo vệ chân lý và sự thật. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió. Không khom lòng cúi gập mình bao giờ và trở thành chứng nhân tử đạo.
Chúa Giêsu muốn đặt đối nghịch cây sậy rung rinh trước gió với sự kiên cố bất lay chuyển của Gioan. Đức tính này làm cho Gioan gần giống với ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1,17-19), một con người bất khuất, không chịu bị chịu lụy trước quyền lực dù đó là quyền lực của Quân Vương. Sau nay vì thẳng thắn trung trực Gioan đã phải chịu kiếp tù đày, và cuối cùng bị chém đầu, tâm khảm của ông vẫn xanh tươi vì sự trung tín với sứ vụ tiền hô làm chứng cho sự thật.
Dân chúng đến xem, và nghe Gioan rao giảng sự thống hối, Gương dọn đường qua cuộc sống giản dị được Lời rao giảng sám hối tác động, dân chúng dìm mình xuống dòng sông Giođan để được Gioan làm phép rửa.
Tỏ lòng thống hối, để khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ nhận chìm nhân loại trong khổ nạn, sự chết và sống lại của mình, để con người dìm vào trong cái chết và sống lại mầu nhiệm, được sạch tội và sống viên mãn.
Khi được hỏi ông là ai, thì Gioan Tiền hô đã trả lời một cách khiêm tốn: "Tôi chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường Chúa đến" (Ga 1,23). Khi nhận ra Đức Kitô, ông đã xác quyết: "Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài" (Ga 1,27). Loan báo sự đến của Đấng Cứu Thế và làm nổi bật sứ vụ của Messia của Ngài, Gioan đã giới thiệu các môn đệ đến với Đức Kirô và các ông trở nên môn đệ của Đấng Cứu Thế (x. Ga 1,35 – 39), như tâm nguyện cả đời ông : "Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi" (Ga 3,30). Gioan nhỏ lại trong cái chết hy tế làm chứng sự thật, còn Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm cứu chuộc cho tất cả, cái chết của Gioan là hình bóng và loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Trong cái chết của Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình trong sứ vụ tiền hô.
Chúa Giêsu khen tặng Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngài còn khẳng định: "còn hơn một vị ngôn sứ nữa", vị ngôn sứ cao cả mang sứ mạng như Êlia : Nầy Ta sẽ sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa sẽ đến” (Ml 4,5). Vì vậy Chúa Giêsu nói Gioan chính là vị sứ giả từ trời. ông là "vị sứ giả" cuối cùng, được tiên tri Malachia loan báo (x. M l3,1)
Đức Giêsu long trọng tuyên bố: không ai lớn hơn Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, ngay lập tức Ngài nói thêm một cách ngược đời: "người nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông". Tác giả Cl. Tassin diễn giải sự nghịch lý Gioan lớn nhất nhân loại nhưng là bé hơn kẻ bé mọi trong nước Chúa: "Theo lịch sử nhân loại, không có ai lớn hơn ông. Thế nhưng, người bé nhỏ nhất, trong các Kitô hữu lại vượt qua ông trong phẩm cách, với tư cách là thành viên của một vương quốc đảo ngược những tiêu chuẩn nhân loại và ưu đãi những người bé mọn" (“L'evangile de Matthieu, Centurion, trang l22). Thật thế, Nước Trời bắt đầu được thực hiện trong cuộc cứu độ của Đức Kitô, thì kẻ nhỏ nhất cũng vượt qua vị ngôn sứ lớn nhất, xét về ân sủng lãnh nhận trực tiếp từ Đấng Cứu Thế như kẻ trộm lành.
Giữa thời tiết băng giá, cỏ cây trơ trụi, cây thông vẫn thẳng đứng xanh tươi như loan báo một sứ điệp : mùa xuân cứu độ sẽ đến, mỗi tâm hồn hãy chuẩn bị để luôn xanh tươi thức tĩnh. Giữa Mùa Vọng chờ đợi, Gioan xuất hiện bằng cuộc sống giản dị và lời rao giảng sám hối dọn đường, cho chúng ta hy vọng tràn đầy vào Đấng Cứu Thế đang đến làm cho tâm hồn của chúng ta hy vọng và tình yêu, như lời của Thánh Phaolô đã vang lên : “Anh em hãy vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên” (Ph 4,4). Thật thế giữa Mùa Vọng với sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, sám hối cõi lòng, của buồn sầu khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, cảnh lưu đầy cùng với lời cầu nguyện kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống… Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…” (Is 45,8), Chúa Nhật III, đỉnh điểm của Mùa Vọng bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, truyền thống của Phụng vụ gọi Chúa Nhật III : “Chúa Nhật áo Hồng” qua mau lễ phục màu hồng thay áo tím, biểu lộ bầu khí Phụng vụ qua Lời Chúa và kinh nguyện mang nội dung vui tươi.
Cuộc sống hôm nay nói riêng và mọi thời nói chung luôn đầy dẫy những đau khổ nhọc nhằn, những thử thách gian nan. Chúng ta chiêm ngưỡng con người Gioan giữa sa mạc của cuộc đời, giữa Mùa Vọng mang tinh thần hy vọng vui tươi với sắc màu hồng, học nơi Gioan : sự can đảm thẳng tiến, vượt khó…. trong hy vọng như Ngôn sứ Isaia kêu gọi :
« Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò… Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng. Hãy nói với những kẻ nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi » (Is 35,1 - 2a.3-4a).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 10/12/2016
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Noel đã gần đến, nhà nhà đang chuẩn bị làm hang đá và trang trí những cây thông cho gia đình, ở các giáo xứ những cây thông cao ngất được đặt ở những nơi trang trọng và trang trí thật đẹp.
Cây thông trong văn hóa phương Đông là biểu tượng con người quân tử dũng cảm trước mọi khó khăn. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có tâm tình mong ước làm người quân tử can đảm qua hình ảnh thông giữa đông :
« Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông”.
Trong văn hóa phương Tây, "thông - tùng" cũng mang ý nghĩa sức mạnh can đảm. Ở châu Âu vào mùa thu khi tất cả các cây lá vàng úa và bắt đầu rụng, trở nên trơ trụi không sức sống trong mùa đông. Hình ảnh cây trơ trụi tượng trưng cho con người đối diện với biết bao hoàn cảnh khắc nghiệt dồn dập của cuộc sống… Mọi cây đều trơ trụi nhưng các loại cây họ nhà thông - tùng vẫn tươi xanh thẳng đứng dưới những cơn bão tuyết… ngay cả khi tuyết phủ bao bọc hết cả cây thông trắng xoá như một là cây tuyết hết chiều dài mùa đông. Và khi xuân về, dưới ánh nắng rực rỡ, tuyết dần tan, họ nhà thông bách vẫn xanh tươi…
Hình ảnh cây thông vẫn xanh tươi giữa băng giá trong mùa đông lạnh lẽo, luôn thẳng đứng gợi cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy giả, trước mọi thăng trầm của cuộc đời, của sứ vụ tiền hô loan báo Đấng Cứu Thế, dù cảnh tù đày và đối diện với cái chết, Gioan vẫn luôn thẳng đứng cam đảm đối diện. Trong Mùa Vọng Giáo Hội thường trình bày các nhân vật Gioan Tẩy Giả, Ngôn sứ Isaia loan báo Đấng Cứu Thế đến. Maria và Giuse, các nhân vật chuẩn bị và trông chờ Đấng Cứu Thế.
Gioan rao giảng trong hoang địa, và làm phép rửa tỏ lòng sám hối tại sông Giođan, dân chúng khắp nơi băng rừng lội suối đổ xô đến xem Gioan, cho thấy ông không là người bình thường như mọi người mình gặp hằng ngày. Tin Mừng cho thấy : ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng (x. Mt 3,1-3), một con người đơn giản nhưng loan báo sự trọng đại.
Dọc bờ sông Giođan có những cây sậy dài và cây sậy bị gió rung là một thành ngữ để chỉ những cảnh thông thường nhất ở bờ sông Giođan. Cây sậy bị gió rung tượng trưng cho “ người mềm yếu” một người không thể đứng vững trước những ngọn gió thử thách hiểm nguy như cây sậy bên bờ sông không thể đứng thẳng khi gió thổi qua. Trong khi đó Gioan đã tỏ ra không nao núng trong nghịch cảnh và cơn bách hại, dù giữa cảnh ngục tù vì lên tiếng bảo vệ chân lý và sự thật. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió. Không khom lòng cúi gập mình bao giờ và trở thành chứng nhân tử đạo.
Chúa Giêsu muốn đặt đối nghịch cây sậy rung rinh trước gió với sự kiên cố bất lay chuyển của Gioan. Đức tính này làm cho Gioan gần giống với ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1,17-19), một con người bất khuất, không chịu bị chịu lụy trước quyền lực dù đó là quyền lực của Quân Vương. Sau nay vì thẳng thắn trung trực Gioan đã phải chịu kiếp tù đày, và cuối cùng bị chém đầu, tâm khảm của ông vẫn xanh tươi vì sự trung tín với sứ vụ tiền hô làm chứng cho sự thật.
Dân chúng đến xem, và nghe Gioan rao giảng sự thống hối, Gương dọn đường qua cuộc sống giản dị được Lời rao giảng sám hối tác động, dân chúng dìm mình xuống dòng sông Giođan để được Gioan làm phép rửa.
Tỏ lòng thống hối, để khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ nhận chìm nhân loại trong khổ nạn, sự chết và sống lại của mình, để con người dìm vào trong cái chết và sống lại mầu nhiệm, được sạch tội và sống viên mãn.
Khi được hỏi ông là ai, thì Gioan Tiền hô đã trả lời một cách khiêm tốn: "Tôi chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường Chúa đến" (Ga 1,23). Khi nhận ra Đức Kitô, ông đã xác quyết: "Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài" (Ga 1,27). Loan báo sự đến của Đấng Cứu Thế và làm nổi bật sứ vụ của Messia của Ngài, Gioan đã giới thiệu các môn đệ đến với Đức Kirô và các ông trở nên môn đệ của Đấng Cứu Thế (x. Ga 1,35 – 39), như tâm nguyện cả đời ông : "Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi" (Ga 3,30). Gioan nhỏ lại trong cái chết hy tế làm chứng sự thật, còn Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm cứu chuộc cho tất cả, cái chết của Gioan là hình bóng và loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Trong cái chết của Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình trong sứ vụ tiền hô.
Chúa Giêsu khen tặng Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngài còn khẳng định: "còn hơn một vị ngôn sứ nữa", vị ngôn sứ cao cả mang sứ mạng như Êlia : Nầy Ta sẽ sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa sẽ đến” (Ml 4,5). Vì vậy Chúa Giêsu nói Gioan chính là vị sứ giả từ trời. ông là "vị sứ giả" cuối cùng, được tiên tri Malachia loan báo (x. M l3,1)
Đức Giêsu long trọng tuyên bố: không ai lớn hơn Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, ngay lập tức Ngài nói thêm một cách ngược đời: "người nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông". Tác giả Cl. Tassin diễn giải sự nghịch lý Gioan lớn nhất nhân loại nhưng là bé hơn kẻ bé mọi trong nước Chúa: "Theo lịch sử nhân loại, không có ai lớn hơn ông. Thế nhưng, người bé nhỏ nhất, trong các Kitô hữu lại vượt qua ông trong phẩm cách, với tư cách là thành viên của một vương quốc đảo ngược những tiêu chuẩn nhân loại và ưu đãi những người bé mọn" (“L'evangile de Matthieu, Centurion, trang l22). Thật thế, Nước Trời bắt đầu được thực hiện trong cuộc cứu độ của Đức Kitô, thì kẻ nhỏ nhất cũng vượt qua vị ngôn sứ lớn nhất, xét về ân sủng lãnh nhận trực tiếp từ Đấng Cứu Thế như kẻ trộm lành.
Giữa thời tiết băng giá, cỏ cây trơ trụi, cây thông vẫn thẳng đứng xanh tươi như loan báo một sứ điệp : mùa xuân cứu độ sẽ đến, mỗi tâm hồn hãy chuẩn bị để luôn xanh tươi thức tĩnh. Giữa Mùa Vọng chờ đợi, Gioan xuất hiện bằng cuộc sống giản dị và lời rao giảng sám hối dọn đường, cho chúng ta hy vọng tràn đầy vào Đấng Cứu Thế đang đến làm cho tâm hồn của chúng ta hy vọng và tình yêu, như lời của Thánh Phaolô đã vang lên : “Anh em hãy vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên” (Ph 4,4). Thật thế giữa Mùa Vọng với sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, sám hối cõi lòng, của buồn sầu khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, cảnh lưu đầy cùng với lời cầu nguyện kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống… Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…” (Is 45,8), Chúa Nhật III, đỉnh điểm của Mùa Vọng bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, truyền thống của Phụng vụ gọi Chúa Nhật III : “Chúa Nhật áo Hồng” qua mau lễ phục màu hồng thay áo tím, biểu lộ bầu khí Phụng vụ qua Lời Chúa và kinh nguyện mang nội dung vui tươi.
Cuộc sống hôm nay nói riêng và mọi thời nói chung luôn đầy dẫy những đau khổ nhọc nhằn, những thử thách gian nan. Chúng ta chiêm ngưỡng con người Gioan giữa sa mạc của cuộc đời, giữa Mùa Vọng mang tinh thần hy vọng vui tươi với sắc màu hồng, học nơi Gioan : sự can đảm thẳng tiến, vượt khó…. trong hy vọng như Ngôn sứ Isaia kêu gọi :
« Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò… Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng. Hãy nói với những kẻ nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi » (Is 35,1 - 2a.3-4a).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 10/12/2016
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
80 Thị Trưởng Âu Châu họp tại Vatican bàn vấn đề người tỵ nạn
Nguyễn Long Thao
11:21 11/12/2016
Vatican: Khoảng 80 Thị Trưởng của các thành phố tại Âu Châu đã nhóm họp trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy mồng 9 và 10 tháng 12 năm 2016 tại Tòa Thánh Vatican để bàn về cuộc khủng hoảng người tỵ nạn với chủ đề “ Âu Châu: Người Tỵ Nạn Là Anh Chị Em Của Chúng Ta”.
Cuối cuộc họp, các Thị Trưởng đã ra một tuyên cáo và quyết định thiết lập một”Mạng lưới các Thị trưởng tại Âu Châu" để đối phó với vấn đề người tỵ nạn.
Theo bản tuyên cáo thì mạng lưới các Thị Trưởng phải tập trung vào vấn đề giữa con người với nhau, có tầm nhìn tiến bộ về đa văn hóa, có sự tham dự tích cực của xã hội dân sự, bao gồm cả những truyền thống tôn giáo, trong đó phải bảo vệ và thăng tiến nhân phẩm, tự do, công lý. Trong các cuộc tranh luận, phải để hội nhập và hoà bình vượt thắng những thiên kiến của chúng ta.
Cuối cuộc họp, các Thị Trưởng đã ra một tuyên cáo và quyết định thiết lập một”Mạng lưới các Thị trưởng tại Âu Châu" để đối phó với vấn đề người tỵ nạn.
Theo bản tuyên cáo thì mạng lưới các Thị Trưởng phải tập trung vào vấn đề giữa con người với nhau, có tầm nhìn tiến bộ về đa văn hóa, có sự tham dự tích cực của xã hội dân sự, bao gồm cả những truyền thống tôn giáo, trong đó phải bảo vệ và thăng tiến nhân phẩm, tự do, công lý. Trong các cuộc tranh luận, phải để hội nhập và hoà bình vượt thắng những thiên kiến của chúng ta.
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân khủng bố trong 2 ngày cuối tuần
Nguyễn Long Thao
12:02 11/12/2016
ĐGH Phaxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân trong mấy vụ khủng bố xẩy ra trên thế giới chỉ vài giờ trước khi ĐGH đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô vào ngày Chúa Nhật 11 tháng 12 năm 2016.
Tại Ai cập, vào sáng Chúa Nhật, một quả bom đã phát nổ bên ngoài nhà thờ Thánh Mác Cô của Công Giáo Coptic. Ít nhất có 25 người chết.
Cũng vào sáng Chúa Nhật, tại Somalia, một người ôm bom tự sát đã giết chết hàng chục người tại Mogadishu .
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, vào chiều ngày thứ Bảy đã có 38 người chết và hàng trăm người bị thương trong hai vụ nổ bom bên ngoài vận động trường ở Istambul
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 12 thánt 12 năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn nhân các vụ tấn công khủng bố xẩy ra cách đây mấy tiếng đồng hồ trong một số quốc gia”
Đức Thánh Cha nói tiếp “Dù khủng bố xẩy ra ở các nơi khác nhau nhưng thật không may chúng có một điểm chung là bạo động, gieo rắc sự chết chóc và tàn phá. Tuy nhiên chúng ta cũng có điểm chung để đối phó là Tin vào Chúa vào sự đoàn kết con người và nhữn giá trị dân sự.
Đức Thánh Cha kết luận: “ Tôi muốn bày tỏ tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với người anh em của tôi là đức Giáo Tông Tawadros II của Giáo Hội Coptic, với cộng đoàn của Ngài và tôi cũng cầu nguyện cho các người đã chết cũng như bị thương.”
Tại Ai cập, vào sáng Chúa Nhật, một quả bom đã phát nổ bên ngoài nhà thờ Thánh Mác Cô của Công Giáo Coptic. Ít nhất có 25 người chết.
Cũng vào sáng Chúa Nhật, tại Somalia, một người ôm bom tự sát đã giết chết hàng chục người tại Mogadishu .
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, vào chiều ngày thứ Bảy đã có 38 người chết và hàng trăm người bị thương trong hai vụ nổ bom bên ngoài vận động trường ở Istambul
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 12 thánt 12 năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn nhân các vụ tấn công khủng bố xẩy ra cách đây mấy tiếng đồng hồ trong một số quốc gia”
Đức Thánh Cha nói tiếp “Dù khủng bố xẩy ra ở các nơi khác nhau nhưng thật không may chúng có một điểm chung là bạo động, gieo rắc sự chết chóc và tàn phá. Tuy nhiên chúng ta cũng có điểm chung để đối phó là Tin vào Chúa vào sự đoàn kết con người và nhữn giá trị dân sự.
Đức Thánh Cha kết luận: “ Tôi muốn bày tỏ tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với người anh em của tôi là đức Giáo Tông Tawadros II của Giáo Hội Coptic, với cộng đoàn của Ngài và tôi cũng cầu nguyện cho các người đã chết cũng như bị thương.”
Khủng bố tại Ai Cập: Nổ bom trong lễ Chuá Nhật, 25 người chết
Moses Trương Võ
16:44 11/12/2016
Theo những tin tức tổng hợp ngày 11/12/2016, một vụ đánh bom tại nhà nguyện Th. Phêrô ở Cairo Ai Cập đã giết chết 25 người và gây thương tích cho 49 người khác. Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất đối với một cộng đồng tôn giáo thiểu số trong thời gian gần đây. Cuộc khủng bố trùng với một ngày lễ quốc gia ở Ai Cập là ngày kỷ niệm sinh nhật cuả tiên tri Muhammad. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Nhà nguyện Th. Phêrô nằm đối diện với đại thánh đường Th. Mác Cô là nhà thờ chính toà cuà Đức Thượng Phụ Tawadros II, giáo chủ Chính Thống Giáo Coptic, hiện đang công du mục vụ tại Hy Lạp.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong diễn từ buổi Kinh Truyền Tin Chuá Nhật đã lên tiếng chia sẻ sự đau buồ̀n với các anh em Chính Thống Giáo: "Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi đặc biệt của tôi với người anh em thân yêu của tôi, là Đức Tawadros II, Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Coptic, và cộng đồng của Ngài, xin hãy cầu nguyện cho những nạn nhân, người chết và bị thương."
Hai hôm trước một quả bom khác ở Cairo đã giết chết sáu cảnh sát, nhà chức trách cho biết đó là tội ác cuà nhóm ngoài vòng pháp luật Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood).
Những chiến binh Hồi giáo đã nhắm mục tiêu vào Kitô hữu trong quá khứ, trong đó có vụ đánh bom ngày đầu năm năm 2011 tại một nhà thờ ở thành phố Địa Trung Hải Alexandria giết chết ít nhất 21 người và gây thương tích cho 70 người khác.
Hãng tin MENA chính thức của Ai Cập cho biết kẻ tấn công đã ném một quả bom vào nhà thờ nhưng các nhân chứng cho biết vụ nổ có thể được gây ra bởi một thiết bị đã được đặt trong nhà nguyện.
Vụ nổ diễn ra trong lúc buổi lễ sắp kết thúc, các tín hữu nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy thịt và máu bay đến từ các hàng ghế ngồi của phụ nữ, tức là phiá bên phải của nhà thờ.
Kamel Hanna một nhân chứng nói rằng ít nhất có 10 phụ nữ chết ngay tại chỗ. "Chúng tôi đang đọc lời nguyện cuối lễ thì vụ nổ xảy ra. Tôi và đám bạn đang xem lễ ở bên ngoài vì nhà thờ đầy người. Máu ở khắp nơi".
Truyền hình nhà nước phát sóng các lời kêu gọi hiến máu khẩn cấp từ các bệnh viện ở Cairo.
Một phóng viên của hãng thông tấn AP đã đến hiện trường ngay sau khi vụ nổ và thấy nhiều băng ghế nhuốm máu và mảnh thủy tinh rải rác đầy khắp trên sàn nhà nguyện. Nhiều đàn ông và phụ nữ khóc lóc thảm thiết bên ngoài.
"Có nhiều đứa trẻ, chúng đã làm gì để phải chịu như thế này? Tôi ước gì tôi đã chết với chúng thay vì nhìn thấy những cảnh này, " một bà tên là Mariam Shenouda nói.
Vẫn chưa có nhóm nào chính thức nhận trách nhiệm, chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương đều lên tiếng kết án và khẳng định sự đoàn kết giữa đa số Hồi giáo và các Kitô hữu.
Kitô hữu của Ai Cập từ lâu đã phàn nàn về sự phân biệt đối xử ở Ai Cập, họ không được lãnh đạo những công việc trong nhiều lĩnh vực, như ở các đại học và trên toàn bộ máy an ninh cuả nhà nước.
Tuy các nhà thờ và số Kitô hữu đã từ tăng sau khi chế độ Muslim Brotherhood bị lậ̣t đổ năm 2013, tuy nhiên cuộc sống của người Kitô hữu vẫn không tiến tiển khả quan hơn, các nhà thờ và tài sản của họ thường xuyên bị tấn công hoặc bị đốt cháy bởi những nhóm côn đồ bị lôi kéo bởi đám chiến binh Hồi Giáo ở các tỉnh phía nam Cairo.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập, Cha Rafic Greiche, nói: "Chúng tôi vô cùng đau buồn và đã khóc cho những gì đã xảy ra với các anh em Chính Thống của chúng tôi và chúng tôi chia sẻ nỗi đau của họ với tất cả trái tim của chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của những người bị thương và chúng tôi bầy tỏ lời chia buồn chân thành nhất của chúng tôi đến Đức Thượng Phụ Tawadros II. Chúng tôi yêu cầu những người chịu trách nhiệm về an ninh sớm tìm ra thủ phạm của tội ác và ngăn chặn chúng. xin Chúa cứu Ai Cập khỏi mọi điều ác ".
Quốc hội Ả Rập, nhiều đảng chính trị Ai Cập, các đại sứ quán Ả Rập và nước ngoài tại Cairo cũng đã lên tiếng kết án vụ khủng bố mù quáng này.
Đại học Al Azhar, cơ quan hàng đầu cuà phái Sunni, lên án hành động khủng bố và đồng thời hủy bỏ lễ kỷ niệm sinh nhật cuả tiên tri Muhammad, dự định được tổ chức tối nay.
Thượng Phụ Tawadros II, đã gián đoạn chuyến Hy Lạp để trở về Ai Cập để được gần gũi với tín hữu của mình ở Cairo. Ngài đi đến Athens để khánh thành một nhà thờ Chính Thống Coptic mới tại một khu phố của thủ đô Hy Lạp.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của các cuộc khủng bố
Thanh Quảng sdb
22:04 11/12/2016
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của các cuộc khủng bố
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân của nhiều vụ tấn công khủng bố xảy ra trong vài giờ trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 11/12/2016 vừa qua.
Tại Ai Cập, một quả bom phát nổ bên ngoài Nhà thờ Chính tòa Chính Thống mang tên Thánh Marcô ở Cairo đã làm thiệt mạng ít nhất 25 người vào sáng Chúa Nhật; tại Somalia, một kẻ đánh bom tự sát đã giết chết hơn chục người ở Mogadishu cũng vào sáng Chúa Nhật; và ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 38 người đã thiệt mạng trong hai vụ nổ bom ngoài sân vận động túc cầu ở Instanbul vào tối thứ Bảy.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC kêu mời "Tất cả hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của một số vụ tấn công khủng bố hãi hùng xả ra tại các quốc gia khác nhau trong vài giờ qua."
"Mặc dù các vụ nổ xảy ra ở các nơi khác nhau, nhưng chung qui vào một mối là bạo lực, gieo chết chóc và tàn phá. Nhưng chúng ta cũng chỉ có một phản ứng duy nhất là: Tin vào Thiên Chúa và sự hiệp nhất trong các giá trị nhân bản và văn minh nhân loại "- Đức Thánh Cha Phanxicô nói - "Tôi xin bày tỏ sự gần gũi thân tình của tôi với Đức Thượng Phụ Tawadros II (Người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống) và Giáo Hội của Ngài, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai bị chết và bị thương".
Tại Ai Cập, một quả bom phát nổ bên ngoài Nhà thờ Chính tòa Chính Thống mang tên Thánh Marcô ở Cairo đã làm thiệt mạng ít nhất 25 người vào sáng Chúa Nhật; tại Somalia, một kẻ đánh bom tự sát đã giết chết hơn chục người ở Mogadishu cũng vào sáng Chúa Nhật; và ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 38 người đã thiệt mạng trong hai vụ nổ bom ngoài sân vận động túc cầu ở Instanbul vào tối thứ Bảy.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC kêu mời "Tất cả hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của một số vụ tấn công khủng bố hãi hùng xả ra tại các quốc gia khác nhau trong vài giờ qua."
"Mặc dù các vụ nổ xảy ra ở các nơi khác nhau, nhưng chung qui vào một mối là bạo lực, gieo chết chóc và tàn phá. Nhưng chúng ta cũng chỉ có một phản ứng duy nhất là: Tin vào Thiên Chúa và sự hiệp nhất trong các giá trị nhân bản và văn minh nhân loại "- Đức Thánh Cha Phanxicô nói - "Tôi xin bày tỏ sự gần gũi thân tình của tôi với Đức Thượng Phụ Tawadros II (Người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống) và Giáo Hội của Ngài, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai bị chết và bị thương".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tới vị tử đạo của Lào quốc trong lúc đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật
Thanh Quảng sdb
22:27 11/12/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tới vị tử đạo của Lào quốc trong lúc đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Theo Đài Vatican ngày Chúa Nhật 11/12/2-16, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về việc phong chân phước cho một số các vị tử đạo đã diễn ra ngày hôm trước tại Thủ đô Vientiane, Lào quốc.
Cha Mario Borzaga, OMI, một nhà truyền giáo người Ý 27 tuổi và vị giáo lý viên của Ngài là Paul Thoj Xyooj bị nhóm phiến quân Cộng sản sát hại vào năm 1960. Lễ phong chân phước cũng bao gồm 14 vị khác bị giết "vì hận thù của đức tin."
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại sự hy sinh của các Ngài sau đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô.
"Gương Trung thành anh dũng của các Ngài với Chúa Kitô có thể là một sự khích lệ và mẫu gương cho các công cuộc truyền giáo, đặc biệt cho các giáo lý viên, những người nắm giữ một vai trò tông đồ có giá trị và không thể thay thế, mà Giáo Hội rất mang ơn."
Tóm lại, Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta xác tín rằng các giáo lý viên làm rất nhiều việc, những việc tuyệt vời! Là một giáo lý viên bạn mang thông điệp của Chúa và làm cho thông điệp ấy phát triển trong nội tâm của người đón nhận. Vậy chúng ta hãy vỗ một tràng pháo tay lớn cho tất cả các giáo lý viên."
Cha Mario Borzaga, OMI, một nhà truyền giáo người Ý 27 tuổi và vị giáo lý viên của Ngài là Paul Thoj Xyooj bị nhóm phiến quân Cộng sản sát hại vào năm 1960. Lễ phong chân phước cũng bao gồm 14 vị khác bị giết "vì hận thù của đức tin."
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại sự hy sinh của các Ngài sau đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô.
"Gương Trung thành anh dũng của các Ngài với Chúa Kitô có thể là một sự khích lệ và mẫu gương cho các công cuộc truyền giáo, đặc biệt cho các giáo lý viên, những người nắm giữ một vai trò tông đồ có giá trị và không thể thay thế, mà Giáo Hội rất mang ơn."
Tóm lại, Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta xác tín rằng các giáo lý viên làm rất nhiều việc, những việc tuyệt vời! Là một giáo lý viên bạn mang thông điệp của Chúa và làm cho thông điệp ấy phát triển trong nội tâm của người đón nhận. Vậy chúng ta hãy vỗ một tràng pháo tay lớn cho tất cả các giáo lý viên."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của tân linh mục tại GP Thái Bình
Giêrônimô Phạm Thiềm
09:46 11/12/2016
Thánh lễ tạ ơn của Tân Linh Mục Guse Trần Xuân Hùng – Gp. Thái Bình
Sáng ngày 10/12/2016, có lẽ là ngày hạnh phúc nhất của cha Giuse Trần Xuân Hùng khi được dâng thánh lễ đầu tiên trong đời Linh Mục tại quê hương Giáo họ Quân Trạch, thuộc Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch – Gp. Thái Bình. Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân quý đấng bậc, ân nhân thân nhân, gia đình linh tông, huyết tộc đã luôn cầu nguyện và nâng đỡ Tân Linh Mục trong suốt hành trình ơn gọi của ngài.
Xem Hình
Cha Tân Linh Mục Giuse đã được Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận Thái Bình đặt tay truyền chức Linh mục vào ngày 08/12/2016, cùng với Chín Tân Linh Mục, kể từ đó ngài chính thức tham dự vào hàng tư tế thừa tác của Chúa Kitô, và hôm nay trở về quê hương trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân của Thiên Chúa, Cha Giuse đã dâng Thánh lễ thật sốt sáng, thánh lễ đầu tiên trong sứ vụ của đời Linh mục.
Đến Giáo họ Quân Trạch vào buổi chiều ngày 07/12, mọi người đều có thể cảm nhận được bầu khí vui mừng của toàn Giáo họ: nào là băng rôn, khẩu hiệu chào mừng, cùng với những lá cờ tung bay phất phới, nào là mọi người qua lại tấp nập và rộn ràng chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn của Tân Linh mục Giuse Trần Xuân Hùng sẽ được cử hành vào lúc 9g00 sáng ngày hôm sau. Niềm vui ấy không chỉ dừng lại trong phạm vi cộng đoàn Giáo xứ Bác Trạch, quê hương Giáo họ Quân Trạch mà còn lan tỏa tới cả dòng họ nội, ngoại, ân thân nhân của Tân Linh mục; mọi người không thể dấu được sự mừng rỡ vô cùng vì sau bao nhiêu năm kiên nhẫn tu luyện và chờ đợi, Chúa đã chọn cha Giuse là hạt giống tốt gieo vào thửa đất này để ngày hôm nay ngài chính thức tiến lên bàn thánh và loan truyền ơn cứu độ của Chúa cho muôn dân.
Vào lúc 19h00, ngày 07/12/2016. Tại khu khuôn viên phía nam nhà thờ đã diễn ra buổi hoan ca tạ ơn với nhiều tiết mục thật là đặc sắc từng lời ca, tiếng hát, từng điệu múa, điệu hò, cùng cất cao lời ca, để cảm tạ tình yêu dạt dào mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Tân Linh Mục.
Sáng ngày 10/12/2016, có lẽ là lần đầu tiên khi hạt giống tin mừng được gieo vãi trên mảnh đất Giáo họ Quân Trạch, được đón rất đông quý Đấng bậc về tham dự Thánh lễ và chúc mừng cha Tân Linh Mục như hôm nay, cha Giuse đã có mặt tại khuôn viên nhà thờ Giáo họ để đón tiếp quý Đức Ông, quý Cha, quý Nam nữ tu sĩ, các đoàn đại biểu từ các giáo xứ, giáo họ và giáo khu cũng như họ hàng, bạn bè, sinh viên, giới trẻ và đại diện của các đoàn thể đến chung vui chúc mừng cha trong dịp trọng đại này. Hòa chung với niềm vui của tân chức, đoàn kèn trống hùng hậu trổi vang và phần trang trí khu vực sân khấu hoành tráng khiến mọi người đều càng thấy vui hơn. Vì thế, mặc dù bận rộn lo toan cho công việc nhưng Đức Ông Thomas Trần Trung Hà và Ban Hội đồng Giáo họ cùng gia đình Tân chức luôn nở tươi những nụ cười và thể hiện lòng hiếu khách.
Đúng 9g00, đoàn rước gồm: ban kim nhạc nam, nữ, họ hàng Tân Linh mục, quý Đức ông, quý Bề trên hội Dòng, cha nghĩa phụ, quý cha đồng tế, đặc biệt ngoài tân chức cùng khóa với cha Giuse, tiến vào nhà thờ hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Mở đầu thánh lễ, cha Tân Linh Mục nhìn nhận hồng ân linh mục chẳng phải do tài năng và đức độ của bản thân mà có, nhưng hoàn toàn do ơn Chúa ban tặng. Vì thế, cha mời gọi cộng đoàn hiệp lời tạ ơn Chúa và nài xin Chúa giúp cha sống đúng tinh thần Tin Mừng để xứng đáng là linh mục như lòng Chúa ước mong. Tân Linh mục nêu lên các ý chỉ để cầu nguyện cho qúy cha cố, cha giáo, cách đặc biệt là ông bà Cố của cha là linh hồn Giuse và Maria đã ra đi về hưởng tôn nhan Chúa và cầu bình an cho tất cả gia đình trong Giáo xứ, Giáo họ, họ hàng nội ngoại, quý ân nhân, thầy cô và bạn bè.
Giảng lễ hôm nay là cha Đaminh Đặng Văn Cầu, thay mặt Đức Giám Mục miền Hưng Yên, chánh xứ Cao Xá, cha đã lấy câu châm ngôn sống của đời Linh Mục cha đã chọn “Đừng sợ, có Ta ở với con” (Is 43,5), cha đã chia sẻ về đời sống Linh mục cần có Chúa luôn ở bên và làm cho cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay như lắng đọng vì cảm nghiệm được sâu xa hơn về ý nghĩa của đời sống Linh mục.
Sau phần rước lễ, Tân Linh mục quỳ gối trước bàn thờ, cùng cộng đoàn đọc kinh cầu cho Tân Linh Mục
Sau lời kinh cha Tân Linh Mục có lời tri ân, cảm ơn quý Đức ông, quý cha Quản hạt, cha nghĩa phụ, quý cha cố, quý cha đồng tế, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý chức, quý ân nhân, thân nhân và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng thánh tạ ơn hôm nay. Ngài cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài được trọn đời trung thành với sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao ban.
Sau thánh lễ, cộng đoàn cùng chia sẻ niềm vui với Tân Linh Mục bằng bữa cơm thân mật tại khuôn viên nhà chung giáo họ Quân Trạch.
Giêrônimô Phạm Thiềm
Sáng ngày 10/12/2016, có lẽ là ngày hạnh phúc nhất của cha Giuse Trần Xuân Hùng khi được dâng thánh lễ đầu tiên trong đời Linh Mục tại quê hương Giáo họ Quân Trạch, thuộc Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch – Gp. Thái Bình. Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân quý đấng bậc, ân nhân thân nhân, gia đình linh tông, huyết tộc đã luôn cầu nguyện và nâng đỡ Tân Linh Mục trong suốt hành trình ơn gọi của ngài.
Xem Hình
Cha Tân Linh Mục Giuse đã được Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận Thái Bình đặt tay truyền chức Linh mục vào ngày 08/12/2016, cùng với Chín Tân Linh Mục, kể từ đó ngài chính thức tham dự vào hàng tư tế thừa tác của Chúa Kitô, và hôm nay trở về quê hương trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân của Thiên Chúa, Cha Giuse đã dâng Thánh lễ thật sốt sáng, thánh lễ đầu tiên trong sứ vụ của đời Linh mục.
Đến Giáo họ Quân Trạch vào buổi chiều ngày 07/12, mọi người đều có thể cảm nhận được bầu khí vui mừng của toàn Giáo họ: nào là băng rôn, khẩu hiệu chào mừng, cùng với những lá cờ tung bay phất phới, nào là mọi người qua lại tấp nập và rộn ràng chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn của Tân Linh mục Giuse Trần Xuân Hùng sẽ được cử hành vào lúc 9g00 sáng ngày hôm sau. Niềm vui ấy không chỉ dừng lại trong phạm vi cộng đoàn Giáo xứ Bác Trạch, quê hương Giáo họ Quân Trạch mà còn lan tỏa tới cả dòng họ nội, ngoại, ân thân nhân của Tân Linh mục; mọi người không thể dấu được sự mừng rỡ vô cùng vì sau bao nhiêu năm kiên nhẫn tu luyện và chờ đợi, Chúa đã chọn cha Giuse là hạt giống tốt gieo vào thửa đất này để ngày hôm nay ngài chính thức tiến lên bàn thánh và loan truyền ơn cứu độ của Chúa cho muôn dân.
Vào lúc 19h00, ngày 07/12/2016. Tại khu khuôn viên phía nam nhà thờ đã diễn ra buổi hoan ca tạ ơn với nhiều tiết mục thật là đặc sắc từng lời ca, tiếng hát, từng điệu múa, điệu hò, cùng cất cao lời ca, để cảm tạ tình yêu dạt dào mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Tân Linh Mục.
Sáng ngày 10/12/2016, có lẽ là lần đầu tiên khi hạt giống tin mừng được gieo vãi trên mảnh đất Giáo họ Quân Trạch, được đón rất đông quý Đấng bậc về tham dự Thánh lễ và chúc mừng cha Tân Linh Mục như hôm nay, cha Giuse đã có mặt tại khuôn viên nhà thờ Giáo họ để đón tiếp quý Đức Ông, quý Cha, quý Nam nữ tu sĩ, các đoàn đại biểu từ các giáo xứ, giáo họ và giáo khu cũng như họ hàng, bạn bè, sinh viên, giới trẻ và đại diện của các đoàn thể đến chung vui chúc mừng cha trong dịp trọng đại này. Hòa chung với niềm vui của tân chức, đoàn kèn trống hùng hậu trổi vang và phần trang trí khu vực sân khấu hoành tráng khiến mọi người đều càng thấy vui hơn. Vì thế, mặc dù bận rộn lo toan cho công việc nhưng Đức Ông Thomas Trần Trung Hà và Ban Hội đồng Giáo họ cùng gia đình Tân chức luôn nở tươi những nụ cười và thể hiện lòng hiếu khách.
Đúng 9g00, đoàn rước gồm: ban kim nhạc nam, nữ, họ hàng Tân Linh mục, quý Đức ông, quý Bề trên hội Dòng, cha nghĩa phụ, quý cha đồng tế, đặc biệt ngoài tân chức cùng khóa với cha Giuse, tiến vào nhà thờ hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Mở đầu thánh lễ, cha Tân Linh Mục nhìn nhận hồng ân linh mục chẳng phải do tài năng và đức độ của bản thân mà có, nhưng hoàn toàn do ơn Chúa ban tặng. Vì thế, cha mời gọi cộng đoàn hiệp lời tạ ơn Chúa và nài xin Chúa giúp cha sống đúng tinh thần Tin Mừng để xứng đáng là linh mục như lòng Chúa ước mong. Tân Linh mục nêu lên các ý chỉ để cầu nguyện cho qúy cha cố, cha giáo, cách đặc biệt là ông bà Cố của cha là linh hồn Giuse và Maria đã ra đi về hưởng tôn nhan Chúa và cầu bình an cho tất cả gia đình trong Giáo xứ, Giáo họ, họ hàng nội ngoại, quý ân nhân, thầy cô và bạn bè.
Giảng lễ hôm nay là cha Đaminh Đặng Văn Cầu, thay mặt Đức Giám Mục miền Hưng Yên, chánh xứ Cao Xá, cha đã lấy câu châm ngôn sống của đời Linh Mục cha đã chọn “Đừng sợ, có Ta ở với con” (Is 43,5), cha đã chia sẻ về đời sống Linh mục cần có Chúa luôn ở bên và làm cho cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay như lắng đọng vì cảm nghiệm được sâu xa hơn về ý nghĩa của đời sống Linh mục.
Sau phần rước lễ, Tân Linh mục quỳ gối trước bàn thờ, cùng cộng đoàn đọc kinh cầu cho Tân Linh Mục
Sau lời kinh cha Tân Linh Mục có lời tri ân, cảm ơn quý Đức ông, quý cha Quản hạt, cha nghĩa phụ, quý cha cố, quý cha đồng tế, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý chức, quý ân nhân, thân nhân và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng thánh tạ ơn hôm nay. Ngài cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài được trọn đời trung thành với sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao ban.
Sau thánh lễ, cộng đoàn cùng chia sẻ niềm vui với Tân Linh Mục bằng bữa cơm thân mật tại khuôn viên nhà chung giáo họ Quân Trạch.
Giêrônimô Phạm Thiềm
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Diệp Hải Dung
22:07 11/12/2016
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Sáng Chúa Nhật 11/12/2016 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.
Xem Hình
Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung trong khuôn viên Trung Tâm với nghi thức chào Cờ Liên Đoàn để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội, đồng thời Sơ Trợ Úy Bernadette Đoàn Thị Phục tuyên đọc Nội Quy của ngày Đại Hội Giáo Lý.
Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.
Đặc biệt các bậc Phụ Huynh của các em cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.
Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và phát Bằng Khen cho các em dự thi và tham dự Thánh lễ do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Chủ tế, sau bài giảng, Trưởng Vũ La Cường Nghiên Huấn Liên Đoàn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 17 Dự Trưởng, 3 Huynh Trưởng Cấp 1 và 7 Huynh Trưởng Cấp 2. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, là phần trao giải thưởng và phát quà cho các Xứ Đoàn. Giải Nhất vể Phong Trào thuộc về Xứ đoàn KiTô Vua Lakemba. Giải Nhất về Giáo Lý thuộc về Xứ đoàn Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall và năm nay Xứ đoàn Đức Mẹ Fatima Miller đoạt Cup Danh Dự giải xuất sắc nhất của Liên Đoàn, đây là giải danh dự mà Liên đoàn hàng năm trao cho một Xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về Phong trào, Giáo Lý và Chuyên Môn.
Sau đó chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, chị cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.
Thánh lễ kết thúc Cha Đặc trách, quý Sơ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể cùng chụp hình lưu niệm và hạ cờ bế mạc.
Diệp Hải Dung
Sáng Chúa Nhật 11/12/2016 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.
Xem Hình
Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung trong khuôn viên Trung Tâm với nghi thức chào Cờ Liên Đoàn để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội, đồng thời Sơ Trợ Úy Bernadette Đoàn Thị Phục tuyên đọc Nội Quy của ngày Đại Hội Giáo Lý.
Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.
Đặc biệt các bậc Phụ Huynh của các em cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.
Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và phát Bằng Khen cho các em dự thi và tham dự Thánh lễ do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Chủ tế, sau bài giảng, Trưởng Vũ La Cường Nghiên Huấn Liên Đoàn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 17 Dự Trưởng, 3 Huynh Trưởng Cấp 1 và 7 Huynh Trưởng Cấp 2. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, là phần trao giải thưởng và phát quà cho các Xứ Đoàn. Giải Nhất vể Phong Trào thuộc về Xứ đoàn KiTô Vua Lakemba. Giải Nhất về Giáo Lý thuộc về Xứ đoàn Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall và năm nay Xứ đoàn Đức Mẹ Fatima Miller đoạt Cup Danh Dự giải xuất sắc nhất của Liên Đoàn, đây là giải danh dự mà Liên đoàn hàng năm trao cho một Xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về Phong trào, Giáo Lý và Chuyên Môn.
Sau đó chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, chị cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.
Thánh lễ kết thúc Cha Đặc trách, quý Sơ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể cùng chụp hình lưu niệm và hạ cờ bế mạc.
Diệp Hải Dung
Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng tại giáo xứ Hà Đông, SG
Martino Lê Hoàng Vũ
22:25 11/12/2016
Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng tại giáo xứ Hà Đông, SG
Chiều nay,cùng với toàn thể Giáo Hội,cộng đoàn dân Chúa tại Giáo xứ Hà Đông,hạt Xóm Mới, Sài Gòn bước vào Chúa Nhật thứ 3 Mùa vọng, còn gọi là Chúa Nhật của niềm vui,Chúa Nhật màu hồng.Đây là chặng giữa của Mùa Vọng giúp chúng ta thấy niềm vui Giáng sinh đang gần kề.Vì Đức Giêsu đã đến trong lịch sử nhân loại hơn 2000 năm qua trong biến cố Nhập thể qua hình hài một trẻ thơ Giêsu chào đời để cứu độ chúng ta.Chúa đến mang lại cho nhân loại một niềm vui trọn vẹn,vì hạnh phúc đích thực của cuộc sống con người chỉ được no thỏa khi được gặp gỡ chính Thiên Chúa và sống tương quan thân thiết với Ngài.
Trong tâm tình đó,Thánh lễ chiều nay lúc 17g tại Giáo xứ Hà Đông niềm vui được nhân lên gấp bội,khi giáo xứ đón nhận 10 anh chị em dự tòng được gia nhập Hội Thánh,lãnh nhận các bí tích Khai Tâm.Thánh lễ được do cha phó xứ Hà Đông Martino Trần Đình Khiêm Ái chủ tế,cùng với chánh xứ Phú Trung Giuse Maria Lê Quốc Thăng đồng tế.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng chia sẻ về niềm vui mừng thực sự của người tín hữu.Đó là niềm vui Chúa đến.Cuộc sống mặc dù rất khó khăn về kinh tế,người ta phải bận tâm lo lắng nhiều chuyện,nhưng chúng ta vẫn phải vui lên vì chúng ta đặt niềm hy vọng ở một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi.Chúa đang đến với mỗi người và mời gọi ta mở lòng ra đón nhận Ngài,thực hành Lời Chúa và làm cho Lời trổ sinh hoa trái.
Cha nhắn nhủ với những anh chị em sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội.Khi đón nhận đức tin, đó là một ơn nhưng không,chúng ta phải làm cho đức tin mình vững mạnh, thêm lòng yêu mến Chúa chân thành,sống như con cái sự sáng làm muối men ước mặn cho đời qua những giá trị Tin Mừng.Chúng ta thuộc về Đức Kitô chứ không thuộc về vật chất,không mưu mô tính toán thiệt hơn, nhưng quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất cho người nghèo. Chúng ta hãy giữ cho ngọn nến đức tin ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội luôn cháy sang.Chúng ta sống để làm chứng cho Đức Kitô hiện diện nơi cuộc sống mình.
Sau bài giảng,cha chủ tế ban bí tích Thánh tẩy và Thêm sức cho các anh chị dự tòng và thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trong tâm tình đó,Thánh lễ chiều nay lúc 17g tại Giáo xứ Hà Đông niềm vui được nhân lên gấp bội,khi giáo xứ đón nhận 10 anh chị em dự tòng được gia nhập Hội Thánh,lãnh nhận các bí tích Khai Tâm.Thánh lễ được do cha phó xứ Hà Đông Martino Trần Đình Khiêm Ái chủ tế,cùng với chánh xứ Phú Trung Giuse Maria Lê Quốc Thăng đồng tế.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng chia sẻ về niềm vui mừng thực sự của người tín hữu.Đó là niềm vui Chúa đến.Cuộc sống mặc dù rất khó khăn về kinh tế,người ta phải bận tâm lo lắng nhiều chuyện,nhưng chúng ta vẫn phải vui lên vì chúng ta đặt niềm hy vọng ở một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi.Chúa đang đến với mỗi người và mời gọi ta mở lòng ra đón nhận Ngài,thực hành Lời Chúa và làm cho Lời trổ sinh hoa trái.
Cha nhắn nhủ với những anh chị em sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội.Khi đón nhận đức tin, đó là một ơn nhưng không,chúng ta phải làm cho đức tin mình vững mạnh, thêm lòng yêu mến Chúa chân thành,sống như con cái sự sáng làm muối men ước mặn cho đời qua những giá trị Tin Mừng.Chúng ta thuộc về Đức Kitô chứ không thuộc về vật chất,không mưu mô tính toán thiệt hơn, nhưng quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất cho người nghèo. Chúng ta hãy giữ cho ngọn nến đức tin ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội luôn cháy sang.Chúng ta sống để làm chứng cho Đức Kitô hiện diện nơi cuộc sống mình.
Sau bài giảng,cha chủ tế ban bí tích Thánh tẩy và Thêm sức cho các anh chị dự tòng và thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Văn Hóa
Du thuyền trên trên Vịnh Milford Sound ở phía Nam Tân Tây Lan
VietCatholic
01:23 11/12/2016
NAM TÂN TÂY LAN - Milford Sound là một vịnh hẹp ở phía tây nam của đảo New Zealand Nam, Công viên quốc gia Fiordland Piopiotahi (Milford Sound) được kể vào di sản thế giới. Địa danh này được coi là điểm đến hàng đầu trong thế giới du lịch quốc tế và được ca ngợi như là điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand. Nhà văn Rudyard Kipling gọi đây là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Hình ảnh
Milford Sound được đặt tên theo Milford Haven ở xứ Wales Anh quốc. Người Māori đổi tên thành Milford Piopiotahi theo tên một loài chim tuyệt chủng ở đây.
Milford Sound là vịnh ghềnh dài 15 km đi vào nội địa phía Tây Nam New Zealand. Hai bên vịnh được bao quanh bởi các mặt đá tuyệt đẹp có nơi cao tới 1.200 mét(3.900 ft) hoặc hơn. Trong số các đỉnh núi có núi Con Voi (Elephant) cao 1.517 m (4.977 ft), và Núi Sư Tử (Lion) cao 1.302 mét (4.272 ft), hình dạng một con sư tử cúi mình. Ngọn núi Mitre Peak là điểm cao chót vót nhất trong miền Milford Sound.
Milford Sound có hai thác nước thường xuyên chảy quanh năm, đó là thác Lady Bowen Falls và thác Stirling Falls. Sau cơn mưa lớn có thể có đến hàng trăm thác nước tạm thời xối xả nước dọc theo bờ đá thảm cây chạy xuống các tảng đá mặt dốc đối mặt đó vịnh nhỏ bên dưới.
Sáng sớm hôm nay mồng 10 tháng 12 năm 2016, Tầu du lịch chúng tôi tới cửa Vịnh Milford và bắt đầu cuộc thám hiểm. Cơn mưa như thác lũ, trời mây âm u, gió mạnh thổi ào ào biến những thảm mưa thành bức tranh nước nhảy múa trên bờ vịnh. Hàng trăm thác nước hai bên bờ vịnh như những cột lụa trắng giăng khắp nơi…
Thật vậy với lượng mưa trung bình hàng năm là 6,412 mm (252 inches), Milford Sound được biết đến như là nơi sinh sống ẩm ướt nhất ở New Zealand và một trong những ẩm ướt nhất trên thế giới. Lượng mưa có thể đạt tới 250 mm (10 inches) tTrong một khoảng thời gian 24 giờ. Lượng mưa tạo thành hàng thác nước tạm thời đổ nước xuống vách đá, một số thác cao đến một ngàn mét chiều dài.
Ngắm cảnh vịnh Milford vào ngày mưa lớn, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lối chơi của gió với nhiều thác nước nơi đây. Khi gặp mặt vách đá Gió mạnh mẽ đã thổi dòng nước đi ngược lên hay lan tỏa ra chung quanh. Thật là kỳ thú.
Phong cảnh đẹp, núi hùng vĩ, thác nước tràn lan, núi rừng trùng điệp… biến Milford Sound là một điểm đến du lịch tuyệt đẹp cho các tàu du lịch.
Milford thu hút đến 1 triệu du khách mỗi năm và là điểm du lịch lôi cuốn, thậm chí danh tiếng nhiều nhất của New Zealand.
Nơi đây có nhiều hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi và cá voi lưng gù sinh sống và người ta thấy phục hồi của mỗi loài.
Theo điều tra dân số năm 2006, chỉ có 120 người Sống ở Milford Sound, và phần đông họ làm việc trong ngành du lịch hoặc bảo tồn di sản thiên nhiên.
Hình ảnh
Milford Sound là vịnh ghềnh dài 15 km đi vào nội địa phía Tây Nam New Zealand. Hai bên vịnh được bao quanh bởi các mặt đá tuyệt đẹp có nơi cao tới 1.200 mét(3.900 ft) hoặc hơn. Trong số các đỉnh núi có núi Con Voi (Elephant) cao 1.517 m (4.977 ft), và Núi Sư Tử (Lion) cao 1.302 mét (4.272 ft), hình dạng một con sư tử cúi mình. Ngọn núi Mitre Peak là điểm cao chót vót nhất trong miền Milford Sound.
Milford Sound có hai thác nước thường xuyên chảy quanh năm, đó là thác Lady Bowen Falls và thác Stirling Falls. Sau cơn mưa lớn có thể có đến hàng trăm thác nước tạm thời xối xả nước dọc theo bờ đá thảm cây chạy xuống các tảng đá mặt dốc đối mặt đó vịnh nhỏ bên dưới.
Sáng sớm hôm nay mồng 10 tháng 12 năm 2016, Tầu du lịch chúng tôi tới cửa Vịnh Milford và bắt đầu cuộc thám hiểm. Cơn mưa như thác lũ, trời mây âm u, gió mạnh thổi ào ào biến những thảm mưa thành bức tranh nước nhảy múa trên bờ vịnh. Hàng trăm thác nước hai bên bờ vịnh như những cột lụa trắng giăng khắp nơi…
Thật vậy với lượng mưa trung bình hàng năm là 6,412 mm (252 inches), Milford Sound được biết đến như là nơi sinh sống ẩm ướt nhất ở New Zealand và một trong những ẩm ướt nhất trên thế giới. Lượng mưa có thể đạt tới 250 mm (10 inches) tTrong một khoảng thời gian 24 giờ. Lượng mưa tạo thành hàng thác nước tạm thời đổ nước xuống vách đá, một số thác cao đến một ngàn mét chiều dài.
Ngắm cảnh vịnh Milford vào ngày mưa lớn, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lối chơi của gió với nhiều thác nước nơi đây. Khi gặp mặt vách đá Gió mạnh mẽ đã thổi dòng nước đi ngược lên hay lan tỏa ra chung quanh. Thật là kỳ thú.
Phong cảnh đẹp, núi hùng vĩ, thác nước tràn lan, núi rừng trùng điệp… biến Milford Sound là một điểm đến du lịch tuyệt đẹp cho các tàu du lịch.
Milford thu hút đến 1 triệu du khách mỗi năm và là điểm du lịch lôi cuốn, thậm chí danh tiếng nhiều nhất của New Zealand.
Nơi đây có nhiều hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi và cá voi lưng gù sinh sống và người ta thấy phục hồi của mỗi loài.
Theo điều tra dân số năm 2006, chỉ có 120 người Sống ở Milford Sound, và phần đông họ làm việc trong ngành du lịch hoặc bảo tồn di sản thiên nhiên.
Chuyến du thuyền thăm động vật hoang dã tại bán đảo Otago, thành Dunedin, New Zealand
VietCatholic
05:14 11/12/2016
DUNEDIN TÂN TÂY LAN - Hôm nay ngày 11 tháng 12 năm 2016, chúng tôi bỏ tầu lớn xuống tầu nhỏ đi dọc theo bờ biển từ Cảng Chalmers tới mũi Taiaroa. Chuyến du ngoạn kéo dài trong vòng 1 giờ rưởi vừa ngắm cảnh vừa khám phá các loài chim độc đáo và sinh vật biển xung quanh bán đảo Otago từ du thuyền bờ biển.
Hình ảnh
Tại vùng này có nhiều loại hải âu và loại chim Albaross là một trong các loài chim lớn nhất mà cành xoải ra có tới 10 feet. Từ mũi hải đăng có nhiều loài chim đậu làm tổ, ấp trứng và sinh sản. Đặc biệt ở đây có loại hải cẩu có lông tơ chỉ có ở New Zealand mà thời.
Sau khi rời thuyền, xe bus chở tới đỉnh núi trên bán đảo Otago để theo cuộc “Thám Hiểm Thiên Nhiên Ngoạn Mục – Nature Wonder”.
Đầu tiên là xem một chuyên gia xén lông cừu. Ông giải thích tường tận từng giai đoạn. Chó lùa đàn cừu vào chuồng, xén lông, công dụng lông cừu và các sản phẩm hữu dụng.
Sau đó dùng bữa trưa với món đặc sản trong vùng này.
Tiếp theo là tham gia một tour du lịch ngoạn mục dùng xe ôtô Argo 8x8 bánh, một loại xe có thể chạy trên mọi địa hình hiểm trở trong cuộc khám phá.
Chúng tôi tới thăm khu thuộc địa của hải cẩu và một khu tổ chim cánh cụt mắt vàng,
Tiếp theo sau là du hành theo chiều dài của bán đảo Otago dọc theo đường Highcliff ngắm nhìn toàn cảnh vùng Otago Harbor và Thái Bình Dương.
Tour du lịch kết thúc với một tour du lịch hướng dẫn ngắn gọn về thành phố Dunedin quyến rũ, nổi tiếng với các tòa nhà bằng đá Edwardian: Toà nhà tiểu biểu lớn nhất là Ga Trung tâm Xe Lửa, Vương cung Thánh đường và Tòa nhà thị chính, lâu đài cổ nhất trong vùng… và diểu qua các phố chính.
Vài nét về cảng Chalmers:
Cảng Chalmers ở vùng ngoại ô và lả cảng chính của thành phố Dunedin, ở phía cực Đông Nam New Zealand, với dân số 3.000 người. Cảng Chalmers cách xa cảng Otago Harbour 10 cây số và xa trung tâm thành phố Dunedin khoảng 15 cây số.
Phần lớn Cảng Chalmers tọa lạc trên một bán đảo đồi nhỏ, ở gần bán đảo Otago. Hai hòn đảo nhỏ gần đó là đảo Kamau Taurua và Goat Island.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1873 với 1,067 mm khai mạc đường sắt khổ hẹp đầu tiên ở New Zealand, nối Dunedin và Port Chalmers. Sau đó đường sắt này được nối vào mạng lưới quốc gia, kết nối đường sắt với các chính miền Nam, và nói liền tới thành Christchurch vào ngày 07 tháng 9 năm 1878 và nối tới Invercargill vào ngày 22 tháng 1 năm 1879.
Năm 1881 chứng kiến tầu biển vào bến cảng trung tâm Thành phố Dunedin. Năm 1882 chứng kiến lần đầu tiên thịt đông lạnh thương mại của New Zealand phát xuất từ đây khi con tàu rời cảng Dunedin Chalmers với hàng thịt đông lạnh chuyển tới các nơi khác.
Cảng Chalmers là cổng mở đường cho việc thám hiểm quan trọng trong thời kỳ hào hùng thăm dò Nam Cực. Đây là cảng cuối cùng thuyền trưởng Robert Falcon Scott rời bến khi làm chuyến hành trình thám hiểm On Expedition của ông tới Nam Cực.
Hình ảnh
Sau khi rời thuyền, xe bus chở tới đỉnh núi trên bán đảo Otago để theo cuộc “Thám Hiểm Thiên Nhiên Ngoạn Mục – Nature Wonder”.
Đầu tiên là xem một chuyên gia xén lông cừu. Ông giải thích tường tận từng giai đoạn. Chó lùa đàn cừu vào chuồng, xén lông, công dụng lông cừu và các sản phẩm hữu dụng.
Sau đó dùng bữa trưa với món đặc sản trong vùng này.
Tiếp theo là tham gia một tour du lịch ngoạn mục dùng xe ôtô Argo 8x8 bánh, một loại xe có thể chạy trên mọi địa hình hiểm trở trong cuộc khám phá.
Chúng tôi tới thăm khu thuộc địa của hải cẩu và một khu tổ chim cánh cụt mắt vàng,
Tiếp theo sau là du hành theo chiều dài của bán đảo Otago dọc theo đường Highcliff ngắm nhìn toàn cảnh vùng Otago Harbor và Thái Bình Dương.
Tour du lịch kết thúc với một tour du lịch hướng dẫn ngắn gọn về thành phố Dunedin quyến rũ, nổi tiếng với các tòa nhà bằng đá Edwardian: Toà nhà tiểu biểu lớn nhất là Ga Trung tâm Xe Lửa, Vương cung Thánh đường và Tòa nhà thị chính, lâu đài cổ nhất trong vùng… và diểu qua các phố chính.
Vài nét về cảng Chalmers:
Cảng Chalmers ở vùng ngoại ô và lả cảng chính của thành phố Dunedin, ở phía cực Đông Nam New Zealand, với dân số 3.000 người. Cảng Chalmers cách xa cảng Otago Harbour 10 cây số và xa trung tâm thành phố Dunedin khoảng 15 cây số.
Phần lớn Cảng Chalmers tọa lạc trên một bán đảo đồi nhỏ, ở gần bán đảo Otago. Hai hòn đảo nhỏ gần đó là đảo Kamau Taurua và Goat Island.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1873 với 1,067 mm khai mạc đường sắt khổ hẹp đầu tiên ở New Zealand, nối Dunedin và Port Chalmers. Sau đó đường sắt này được nối vào mạng lưới quốc gia, kết nối đường sắt với các chính miền Nam, và nói liền tới thành Christchurch vào ngày 07 tháng 9 năm 1878 và nối tới Invercargill vào ngày 22 tháng 1 năm 1879.
Năm 1881 chứng kiến tầu biển vào bến cảng trung tâm Thành phố Dunedin. Năm 1882 chứng kiến lần đầu tiên thịt đông lạnh thương mại của New Zealand phát xuất từ đây khi con tàu rời cảng Dunedin Chalmers với hàng thịt đông lạnh chuyển tới các nơi khác.
Cảng Chalmers là cổng mở đường cho việc thám hiểm quan trọng trong thời kỳ hào hùng thăm dò Nam Cực. Đây là cảng cuối cùng thuyền trưởng Robert Falcon Scott rời bến khi làm chuyến hành trình thám hiểm On Expedition của ông tới Nam Cực.
Ta đã thấy nụ cười trong nước mắt
Sơn Ca Linh
09:30 11/12/2016
(Một chút cảm nhận trong sứ điệp niềm vui Mùa Vọng)
Ta đã xuôi quá nửa phần cuộc sống,
Trên chuyến tàu lữ thứ của thời gian.
Đã thấy, đã nghe, đã chạm biết bao lần,
Đã cười, đã khóc đã vạn lần xao xuyến !
Thấy những bàn tay cha thô gầy sạm nắng,
Cuốc vạt ruộng mùa hạ trắng mồ hôi.
Thấy đôi vai mẹ còng giữa lưng đồi,
Nhưng thấp thoáng có nụ cười mãn nguyện !
Thấy anh thương binh ngày tàn cuộc chiến,
Nửa phần đời, nửa thân thể hy sinh,
Vẫn cười vui tìm lại chút yên bình,
Của một thuở tang thương và lửa đạn !
Thấy đôi uyên ương mặt mày rỡ rạng,
Chiếc xe đạp thồ đèo nhau trẫy hội xuân.
Áo cũ, dép mòn, nào có thấy bâng khuâng,
Cơm dưa mắm vẫn cười tươi hạnh phúc !
Thấy những công nhân trên công trường đông đúc,
Nước mắt mồ hôi trộn lẫn tiếng cười.
Chút lương còm qua năm tháng vẫn vui,
Chỉ mong đủ cho con tròn cái chữ !
Thấy quán tranh nghèo, bên con đường cũ,
Cốc rượu gạo, con cá tràu, vẫn tới bến cười vang.
Chuyện xóm, chuyện làng, chuyện cưới, chuyện tang,
Xắn tay nhau cùng chung chia sướng khổ.
Thấy con ngựa già kéo chiếc xe thổ mộ,
Chở đám học trò chở trọn tuổi thơ,
Chở cả niềm vui lẫn nổi mong chờ,
Vó ngựa theo tiếng lục lạc cười trong gió !
Thấy những em thơ lê la qua từng con phố,
Mắt sáng môi cười dù tờ vé số vẫn còn nguyên.
Anh xe thồ chờ mãi tận nửa đêm,
Giờ mới thấy nụ cười khi khách tới.
Thấy mái tranh nghèo mưa mùa đông vời vợi,
Quanh bếp lửa chiều cơm nóng với nồi canh.
Nhà khổ con đông mà sao vẫn ngon lành,
Thì ra hạnh phúc là tình thương, chia sẻ.
Thấy chiếc áo vàng ai vừa qua phố nhỏ,
Chiếc bát trên tay và nụ cười trên môi.
Người ni cô thấy hạnh phúc tràn trào,
Khi mỗi bước chân là xa vòng sinh diệt.
Thấy ông thầy già cười thao thao bất tuyệt,
Giảng truyện Kiều mà hồn để nơi nao !
Một chút thanh liêm, một chút tự hào,
Nghèo danh vọng những luôn giàu nhân cách…!
Tu viện âm vang khúc thánh ca trong vắt,
Người nữ tu về với Chúa chiều nay.
Cả một đời quên mình phục vụ hăng say,
Ra đi mà sao nhẹ như mây trời xanh ngát !
Vâng, ta đã thấy nụ cười trong nước mắt,
Thấy niềm vui giữa muôn vạn đắng cay.
Thấy bao mảnh đời vạ gió tai bay,
Nhưng thập giá đã phục sinh niềm hy vọng !
Sơn Ca Linh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vùng Ánh Sáng
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
19:04 11/12/2016
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Chiêm Niệm: Vùng Ánh Sáng
Nổi bật với hài nhi
khỏe mạnh và ngây thơ
Nắng mặt trời sáng hôm đó
biến thành ánh sáng
ngôi sao Bethlehem năm nào
chiếu sáng khuôn mặt
và thân hình hài nhi thánh.
Mẹ của Ngài vào giây phút đó
ngồi trong bóng tối yên lặng
chiêm ngắm Con Trời.
“Vùng Ánh Sáng” có sự hiện diện
của những miếng vải cũ rich
treo trên hàng rào,
thảm chùi chân cũ mòn,
và mái tôn rỉ sét ngôi nhà hàng xóm.
Những vật thể này
nhắc nhở mọi người
về thực thể của máng cỏ nghèo nàn năm xưa
nơi Hoàng tử Giêsu
đã từng hạ sinh trong đêm cực thánh.
(Nguyễn Trung Tây)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 06-12/12/2016: Những thị trấn Kitô Iraq chỉ còn là những phố ma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:03 11/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các tu sĩ Salêdiêng, một Hội dòng quốc tế do Thánh Gioan Bosco, một linh mục người Ý sống ở thế kỷ thứ 19 thành lập nhằm phục vụ giới trẻ, đặc biệt những thanh thiếu nghèo và bị bỏ rơi, đã hiện diện tại Ấn Độ trên 110 năm qua.
Gần đây các tu sĩ Salêdiêng đã mạo hiểm dấn thân vào một lãnh vực thám hiểm nhằm phục vụ tốt hơn và gần gũi hơn với giới trẻ địa phương qua chương trình phát thanh; vì thế mà đài "Radio Salêdiêng 90,8 FM - Tiếng nói Đồi Cao" được thiết lập gần thị trấn Gorabari Sonada, dưới chân núi Himalaya nằm trong quận Darjeeling thuộc tiểu bang Tây Bengal của Ấn Độ.
Các giờ phát thanh trên các trang mạng cho công chúng, cho các trường bằng ngôn ngữ tiếng Nepal, có thể nghe trực tuyến tại trang mạng www.salesiancollege.in, được khánh thành vào ngày 28/11, và đài phát thanh FM được chính thức khánh thành vào ngày 08 tháng 12. cha
Đài Salêdiêng là đài phát thanh cộng đồng, cho các trường học kể cả đại học ở Tây Bengal và toàn bộ phía đông bắc Ấn Độ. Đây cũng là đài phát thanh đầu tiên và duy nhất của Dòng Salêdiêng trong toàn bộ khu vực Nam Á.
Ý tưởng thực hiện một đài phát thanh cộng đồng đầu tiên đã được thảo luận vào năm 2000 trong kế hoạch và chương trình của tỉnh dòng Salesian tại Kolkata. Năm 2012, trường Cao đẳng Salesian tại Sonada chính thức được cấp giấy phép cho phát sóng, trong đó nhiều yêu cầu và nhiều thủ tục, giấy phép của cả một tiến trình phức tạp từ các Bộ và các cơ quan của chính phủ Ấn sao cho việc phát sóng không làm ảnh hưởng tới sân bay Bagdogra và vùng quân sự biên giới Nepal không xa trường Cao đẳng Salêdiêng ở Sonada là bao!
Cha Paul giải thích rằng Đài Salêdiêng là một đài phát thanh cộng đồng thực sự, là tiếng nói của người dân – cho người dân, do dân và vì dân. Hầu hết các chương trình được thực hiện do những người dân Nê-pan nói tiếng địa phương ở các vườn chè rộng lớn mênh mông của vùng Darjeeling. Đài phát thanh Salesian do đó mời gọi các sinh viên, các nhóm cộng đồng, các nhóm hỗ trợ và làm việc cho thanh thiêu niên, cho người già, lao động, phụ nữ, các nhóm doanh nhân, và nhiều nhóm khác nữa cộng tác…
Là một đài phát thanh cộng đồng, Radio Salêdiêng phải tuân theo một số chỉ tiêu và quy định của chính phủ. Đài không tham gia vào chính trị và tôn giáo, đài không thể phát sóng tin tức cá nhân hoặc duy một đảng phái mà phải chuyển tải các tin tức cộng đồng, thúc đẩy hòa bình và hòa hợp cộng đồng.
Đài thực hiện điều này bằng cách phát tất cả các tin, các biến cố của mọi tôn giáo dươi mọi hình thức từ thánh ca tới các sinh hoạt đạo đức. Đài phát thanh Salêdiêng cũng có một chương ngắn bằng tiếng Hin-di và tiếng Anh
2. Nghĩa trang Kitô giáo ở Kfar Yassif thuộc Giêrusalem bị phá hoại
Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, cùng với tất cả các Giáo Hội tại vùng này đã nghiêm khắc lên án hành động phá hoại nghĩa trang Kitô giáo ở vùng Kfar Yassif, thuộc thị trấn ở Galilê nằm 11 km về phía đông bắc Acre.
Vào ngày thứ 5 mồng 1 Tháng 12 vừa qua, trên tường và trên bia mộ trong nghiã trang kẻ phá hoại đã vẽ những hình ảnh bậy bạ và viết những chữ Arâp có ý nghiã xúc phạm tôn giáo.
Trong một tuyên cáo báo chí, Tòa Thượng Phụ Latinh bày tỏ sự đoàn kết với các gia đình có thân nhân được chôn cất ở nghĩa trang bị bọn phá hoại làm ô uế, và kêu gọi cảnh sát phải sớm điều tra để xác định ai đã có những hành vi phá hoại này.
3. Vị Thượng Phụ đứng đầu Chính Thống Giáo ca ngợi ‘Amoris Laetitia' nói lên được lòng Thương Xót cuả Thiên Chuá.
Bình luận về các tranh luận chung quanh Tông Huấn về gia đình ‘Amoris Laetitia' cuả ĐGH, Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew của Constantinople cho biết bản tài liệu này, "đầu tiên và trước hết gợi lên lòng thương xót và lòng từ bi của Thiên Chúa, chứ không chỉ là những tiêu chuẩn đạo đức hoặc những quy tắc kinh điển mà thôi."
"Trong vài tháng qua, nhiều ý kiến và đánh giá về tài liệu quan trọng này đã được thực hiện", vị Thượng Phụ viết trên tờ L'Osservatore Romano, tờ báo của Vatican, ngày 2 - 12 như trên.
"Người ta đã hỏi rằng có một lý thuyết cụ thể nào được khai triển hoặc được bảo vệ hoặc có những giải pháp mục vụ nào đã được sửa đổi hoặc được giải quyết và có chỉ tiêu cụ thể nào đã được tăng cường hoặc giảm nhẹ đi không".
"Cho dù tài liệu đã bàn đến nhiều thách thức của hôn nhân và ly hôn hay tình dục hoặc việc nuôi con,", những vấn đề đã được đề cập đén, "là tất cả những khiá cạnh tinh tế và quý báu của một mầu nhiệm thiêng liêng mà chúng ta gọi là sự sống."
Từ lâu, ngài nói, người ta đã "bị bóp ngộp và bị ngăn chặn" không cho vươn lên tới Thiên Chúa đế được tha thứ và được ban thêm sức mạnh, bởi vì có một khái niệm sai lầm về một vị "Cha trên trời, mà một cách nào đó, vị đó độc đoán quyết định tư cách ứng xứ của con người."
Đức Thượng phụ Bartholomew cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô, giống như những giáo phụ cuả giáo hội, không né tránh các câu hỏi nhạy cảm, nhưng "điểm khởi hành của họ luôn là ân sủng yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa, tỏa sáng trên mọi người không phân biệt đối xử và không khinh chê một ai cả."
4. Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các nguyên nhân phong thánh cho một số các Tôi tớ Chúa
Ngày 1/12/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Amato, S.D.B., Tổng Trưởng của Bộ Tuyên Thánh trong buổi triều yết chung. Trong buổi triều yết này, Đức Thánh Cha tiếp nhận đơn xin Ngài châu phê một số nguyên nhân cho việc phong thánh một số vị:
- Cuộc tử đạo của Cha Stanley Rother, một linh mục người Mỹ đã hy sinh sự sống ở Guatemala "hận thù vì đức tin,"
- Các nhân đức anh hùng của Mẹ Catherine Aurelia thuộc Dòng Máu cực trọng Châu Báu Chúa, Mẹ là Đấng sáng lập Dòng nữ tôn thờ Mình Máu Châu Báu Chúa, một Hội dòng chiêm niệm đầu tiên được thành lập tại Canada.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các nghị quyết cần được Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các phép lạ, do sự chuyển cầu của các Tôi Tớ Đáng Kính:
- Tôi tớ Chúa là linh mục Giovanni Schiavo thuộc Tu Hội của Thánh Giuse; sinh ngày 08 tháng bảy năm 1903 và qua đời ngày 27 tháng một năm 1967;
Các cuộc tử đạo:
- Các Tôi Tớ Chúa Vicente Queralt Lloret, linh mục thuộc Tu hội Truyền giáo, và 20 bạn tử đạo, trong đó có sáu linh mục cùng Dòng và năm linh mục triều thuộc giáo phận, hai sơ thuộc Dòng Nữ Tử Bác ái, và bảy tu sĩ của Dòng Đức Maria Đức Mẹ Ban Ơn, bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha vào những năm 1936 và 1937;
- Các Tôi Tớ Chúa Tổng Giám mục Teofilius Matulionis, Giám mục Kaišiadorys (Lithuania), sinh ngày 22 Tháng 6 năm 1873 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin vào ngày 20 tháng tám năm 1962;
- Các Tôi Tớ Chúa Phanxicô Stanley Rother, Linh mục giáo phận; sinh vào ngày 27 tháng ba năm 1935 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin 28 tháng 7 năm 1981;
Các nhân đức anh hùng:
- Các Tôi Tớ Chúa Guglielmo Massaia, Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin, là Hồng Y của Giáo triều La Mã, sinh ngày 08 Tháng Sáu 1809, qua đời ngày 06 tháng 8 năm 1889;
- Tôi Tớ Chúa Nunzio Russo, Linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Giá; sinh ngày 30 tháng 10 năm 1841, qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1906;
- Tôi Tớ Chúa José Bàu Burguet, Linh mục giáo phận, Chính xứ xứ Masarrochos (Tây Ban Nha); sinh 20 tháng 4 năm 1867, qua đời ngày 22 tháng 11 1932;
- Tôi Tớ Chúa Mario Ciceri, Linh mục giáo phận; sinh ngày 08 tháng chín năm 1900, qua đời ngày 04 Tháng Tư năm 1945;
- Tôi Tớ Chúa Mary Joseph Aubert (tên thật là Suzanne Aubert), sáng lập Dòng Con cái Mẹ Từ Bi; sinh 19 tháng 6 năm 1835, qua đời ngày 01 tháng mười 1926;
- Tôi Tớ Chúa, Luce Rodríguez-Casanova y García San Miguel, sáng lập Tu Hội các Nữ tỳ của Thánh Tâm Chúa; sinh ngày 28 Tháng Tám năm 1873, qua đời ngày 08 Tháng 1 1949;
- Tôi Tớ Chúa Catherine Aurelia của Dòng Máu Châu Báu Chúa (Aurelia Caouette), sáng lập Dòng tôn thờ Máu Châu Báu Thánh Thể Chúa liên đới với Dòng Thánh Hyacinthe; sinh ngày 11 tháng bảy năm 1833, qua đời ngày 06 Tháng Bảy năm 1905;
- Tôi Tớ Chúa, Leonia Maria Nastał, thuộc Dòng các nữ tỳ nhỏ bé của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; sinh ngày 08 Tháng Mười Một năm 1903, qua đời ngày 10 Tháng 1 năm 1940.
Trình bày cảm tưởng lúc trở về thăm 'những nơi cũ' ở miền bắc Iraq, vị Thượng Phụ Công Giáo hệ phái Syriac cho biết ngài cảm thấy 'kinh hoàng' khi chứng kiến những tàn phá toàn diện như vậy.
5. Tội ác ISIS: Những thị trấn Kitô giáo cuả Iraq chỉ còn là những phố ma
Mô tả những gì vừa nhìn thấy là "những thị trấn ma", Thượng Phụ Ignace Joseph III Younan gửi email cho Catholic News Service rằng chả còn gì mấy trong những cộng đồng mà ngài viếng thăm 3 ngày, từ̀ 27 tới 29 tháng 11, và rằng "các đường phố hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ vài bóng dáng cuả binh lính... sự tàn phá và thiêu hủy các nhà thờ và nhà ở là đáng gây sốc."
Đã có khoảng 100,000 Kitô hữu - trong đó hơn 60,000 người là Công Giáo - đã bị nhóm ISIS trục xuất ra khỏi bình nguyên Ninevah sau khi chúng lan tràn vào Iraq trong mùa hè 2014.
Thượng phụ Younan cũng lên tiếng nhắc nhở tới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về hoàn cảnh và thử thách của tất cả các dân tộc thiểu số, bao gồm các Kitô hữu, bị ảnh hưởng vì bạo lực trong khu vực.
Vị Thượng phụ cho biết rằng "khi đi qua các thị trấn Kitô giáo là Qaraqosh, Bartella và Karamles," ngài đã "chứng kiến một mức độ tàn phá như thể chúng ta bước vào một thị trấn ma quái!"
Nhữmg sơn phấn vẽ nghệch ngoạc và những biêủ ngữ "bày tỏ sự thù hận đối với những biểu tượng và giáo huấn Kitô giáo được tìm thấy ở khắp mọi nơi", trên tường, đường phố, bên ngoài, bên trong nhà và nhà thờ.
"Ngoài việc cướp bóc, phá hủy và gây thiệt hại cho các tòa nhà, chúng tôi phát hiện ra rằng những kẻ khủng bố, do sự căm hận với đức tin Kitô giáo, đã phóng hỏa hầu hết các cơ sở, bao gồm các nhà thờ, trường học, nhà trẻ và bệnh viện," đức thượng phụ lưu ý rằng chỉ có các cơ sở cuả người Kitô hữu là trở thành mục tiêu cho các hành động khủng bố ấy.
6. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các tu sĩ Piarists: Hãy rao giảng Tin Mừng qua việc giảng dậy sư phạm
Radio Vatican ngày 2/12/2016 cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đánh dấu Năm Thánh của Dòng Calasanctian - Năm Thánh đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 400 năm ngày thành lập các trường tư nhằm cung cấp giáo dục miễn phí cho con cái của những người nghèo, do các tu sĩ dòng thường được gọi là Piarists được thánh Giuse Calasanctius (Giuse Calasanz), thành lập. Dòng được viết tắt là Sch.P.
Trong thông điệp ấy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn các tu sĩ Piarists hãy luôn thực hiện sứ vụ của mình qua trường học, vì qua đó ơn đoàn sủng của Tu hội được phát táng ra nhiều lãnh vực khác tới các nơi cần thiết. "
Đức Thánh Cha nói tiếp "Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần một phương pháp sư phạm truyền giáo có khả năng thay đổi trái tim và thực tế trong sự hòa nhập vào Nước Thiên Chúa, mà con người là trọng tâm trong quá trình này. Nền giáo dục Kitô giáo, đặc biệt cho những người nghèo, nơi mà Tin Mừng ít có cơ hội loan truyền phải trở thành phương tiện thuận lợi để tiến đạt được mục tiêu này. "
Năm Thánh dành cho các tu sĩ Calasanctian đã bắt đầu từ ngày 27 Tháng 11 năm 2016 tại nhà thờ Thánh Pantaleo tại Rome, với một Thánh lễ do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng của Thánh bộ về Đời Sống Tận Hiến và Tông đồ Mục vụ chủ sự. Và Năm Thánh sẽ được kết thúc vào ngày 25 tháng 11 năm 2017, với việc cử hành Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Pantaleo, do cha Tổng quyền của Tu Hội Piarists là Linh mục Pedro Aguado, Sch.P. chủ sự.
7. Dân Aleppo cử người đàm phán với quân chính phủ
Đức Cha Georges Abou Khazen OFM, Đại Diện Tông Toà cho người Công Giáo nghi lễ Latinh ở Aleppo vừa thông tin cho biết về những phát triển mới nhất của tình hình chiến sự đang diễn ra tại thành phố, nơi mà quân đội cuả chính phủ đang dần dần lấy lại những khu xóm đã nhiều năm nằm dưới sự kiểm soát của quân phiến loạn, kể cả lực lượng dân quân thánh chiến Jabhat al Nusra Front:
"Tuy nhiều khu phố Aleppo vẫn còn nằm trong tay phiến quân hoặc trong tay các nhóm thánh chiến, năm đại diện đã được cử ra để thương lượng với quân đội Syria. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng cách thức này sẽ dẫn đến một giải pháp và sẽ tiết kiệm xương máu và đau khổ, tránh một sự hủy diệt toàn bộ cho tất cả mọi người".
Về tình hình ở Aleppo, vị Giám mục Dòng Phanxicô này cho biết rằng các báo cáo của các phương tiện truyền thông quốc tế không phản ảnh trung thực được tình hình thực tế vì họ không có mặt ở hiện trường.
"Ít nhất 20.000 người đã trốn khỏi khu vực kiểm soát của phiến quân và được quân đội Syria và các tổ chức viện trợ chào đón. 70.000 người khác vẫn còn ở lại các khu vực mà các lực lượng vũ trang của chính phủ mới 'tái chinh phục' gần đây, chính phủ đã phân phối thực phẩm và tạo thuận lợi cho việc cứu trợ về mặt sức khỏe.
Tại các khu vực vẫn còn nằm trong tay phiến quân, quân al Nusra Front không muốn người dân bỏ đi. Trong một số trường hợp, họ đã sử dụng vũ khí để ngăn chặn. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp đã có các cuộc biểu tình đòi hỏi các lực lượng dân quân đối lập phải rút lui.
Bây giờ chúng tôi hy vọng rằng cuộc đàm phán mới sẽ có thể đem lại một thỏa thuận, và có thể, một sự hòa giải. Vì trong cuộc đàm phán này, những người đại diện rõ ràng đã được chọn vì có sự đồng ý của tất cả các nhóm vũ trang ".
8. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry
Theo tin Radio Vatican phát đi ngày 3/12/2016 thì sáng thứ Sáu 3/12/2016 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ông John Kerry. Ông đến Rome để tham dự Hội nghị đàm phán về Địa Trung Hải.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, Ông ngoại trưởng Kerry nhận xét về cuộc gặp gỡ này trên Twitter rằng ông "Hân hạnh được nói chuyện với Đức Thánh Cha về thế giới chúng ta đang xây dựng cho thế hệ mai sau."
Ngài ngoại trưởng Kerry cũng nói thêm ông "lấy cảm hứng từ lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô về khí hậu, thay đổi, những người tị nạn
Thánh Ca
Lời Thiêng – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
14:27 11/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây