Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 13/12/2024
40. Lúc nào chúng ta hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, thì tâm của chúng ta biến thành bàn thờ tế lễ của Ngài.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 13/12/2024
14. LẤY RƯỢU NƠI KHE CỬA
Ban đêm, có người đến quán rượu mua rượu, kêu cửa liên tục mà không thấy trả lời, chỉ nghe được chủ quán nói:
- “Lấy tiền đút nơi khe cửa vào cho tôi”.
Khách mua rượu nói:
- “Vậy thì làm sao lấy rượu ra được”.
Người thu ngân nói:
- “Thì cũng từ khe cửa mà đưa ra”.
Khách mua rượu cười lớn, người làm thuê nói:
- “Đừng có đùa, rượu này của tôi cũng rất mỏng đấy !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 14:
Khe cửa thì hẹp đồng bạc giấy có thể xếp lại nhét vào, nhưng chai rượu thì không thể được, ngoại trừ đổ rượu qua khe cửa...
Khi rượu được bỏ trong chai hay trong bình thì rượu trở thành lớn không thể đưa qua khe cửa được, nhưng khi rượu đổ ra thì rượu trở thành mỏng chỗ nào cũng có thể qua được, lấy tiền qua khe cửa thì dể nhưng lấy rượu đã đổ ra thì khó vô cùng.
Người Ki-tô hữu khi còn kết hợp với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện thì sức mạnh vô song, nhưng khi từ bỏ Thiên Chúa để sống theo ý riêng của mình thì trở thành kẻ yếu đuối, dễ dàng bị sa chước cám dỗ của ma quỷ, cho nên ma quỷ không dại gì bỏ qua những dịp khi con người ta yếu đuối để cám dỗ...
Cuộc sống của chúng ta giống như rượu ngon được đựng trong bình quý giá thơm ngon, cho nên người khôn ngoan luôn biết gìn giữ đời sống của mình bằng cách kết hợp với Thiên Chúa, cầu nguyện và làm việc bác ái và phục vụ tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ban đêm, có người đến quán rượu mua rượu, kêu cửa liên tục mà không thấy trả lời, chỉ nghe được chủ quán nói:
- “Lấy tiền đút nơi khe cửa vào cho tôi”.
Khách mua rượu nói:
- “Vậy thì làm sao lấy rượu ra được”.
Người thu ngân nói:
- “Thì cũng từ khe cửa mà đưa ra”.
Khách mua rượu cười lớn, người làm thuê nói:
- “Đừng có đùa, rượu này của tôi cũng rất mỏng đấy !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 14:
Khe cửa thì hẹp đồng bạc giấy có thể xếp lại nhét vào, nhưng chai rượu thì không thể được, ngoại trừ đổ rượu qua khe cửa...
Khi rượu được bỏ trong chai hay trong bình thì rượu trở thành lớn không thể đưa qua khe cửa được, nhưng khi rượu đổ ra thì rượu trở thành mỏng chỗ nào cũng có thể qua được, lấy tiền qua khe cửa thì dể nhưng lấy rượu đã đổ ra thì khó vô cùng.
Người Ki-tô hữu khi còn kết hợp với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện thì sức mạnh vô song, nhưng khi từ bỏ Thiên Chúa để sống theo ý riêng của mình thì trở thành kẻ yếu đuối, dễ dàng bị sa chước cám dỗ của ma quỷ, cho nên ma quỷ không dại gì bỏ qua những dịp khi con người ta yếu đuối để cám dỗ...
Cuộc sống của chúng ta giống như rượu ngon được đựng trong bình quý giá thơm ngon, cho nên người khôn ngoan luôn biết gìn giữ đời sống của mình bằng cách kết hợp với Thiên Chúa, cầu nguyện và làm việc bác ái và phục vụ tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 14/12: Đêm tối của Linh Hồn – Lm. Đôminicô Vũ Kim Quyền, SJ – Giám Tỉnh Dòng Tên Úc Châu
Giáo hội năm châu
05:12 13/12/2024
Ngày 14/12: Đêm tối của Linh Hồn – Lm Đôminicô Vũ Kim Quyền SJ – Giám Tỉnh Dòng Tên Úc Châu
Vui luôn trong niềm vui của Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
06:31 13/12/2024
Vui luôn trong niềm vui của Chúa
Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Vui Mừng”. Vậy làm gì để có niềm vui? Các bài đọc Lời Chúa cho thấy đó là niềm vui của Chúa đang ngự đến thay đổi lối sống con người.
1. Chúa đến. Ngoài xã hội giới trẻ vui mừng, reo hò đến phát cuồng khi có ca sĩ thần tượng đến biểu diễn. Trong Đạo phải vui mừng gấp bội vì không chỉ ca sĩ nổi tiếng đến, mà là Chúa cả trời đất ngự đến. Bài đọc 1 cho thấy dân Chúa reo hò, vui mừng phấn khởi vì Chúa ngự đến. Và Chúa cũng vui mừng đến độ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội. Thế nên, ta cần hỏi lòng mình: Tôi có đang vui mừng sống Đạo Chúa không?
2. Chia sẻ. Trong đời nhiều người tìm niềm vui bằng việc hưởng thụ và sở hữu: càng có nhiều càng vui. Niềm vui thỏa mãn bản thân. Nhưng niềm vui trong Chúa không phải là niềm vui có nhiều, mà là niềm vui cho đi nhiều như lời thánh Gioan khuyên bảo: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Đó là niềm vui giúp cho người khác vui, là niềm vui quảng đại cho đi như Chúa yêu thương đến nỗi đã ban tặng chính Con Một của Ngài cho nhân loại.
3. Chính trực. Ngược với thú vui tham lam chiếm đoạt khiến tha hóa bản thân ngoài xã hội, thì niềm vui trong Chúa là niềm vui sống chính trực, chính danh như thánh Gioan khuyên những người thu thuế đừng đòi hỏi quá mức đã ấn định; Binh lính chớ hà hiếp, chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình. Hãy vui sống công minh chính trực, tôn trọng sự thật và các giá trị chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng với cương vị của mỗi người trong xã hội.
Mùa Vọng ta đang sống niềm vui nào: niềm vui mong Chúa đến hay mong những sự thế gian, niềm vui sống chiếm đoạt hay chính trực, niềm vui hưởng thụ thỏa mãn bản thân hay niềm vui chia sẻ giúp đỡ người khác? Hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Amen.
Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Vui Mừng”. Vậy làm gì để có niềm vui? Các bài đọc Lời Chúa cho thấy đó là niềm vui của Chúa đang ngự đến thay đổi lối sống con người.
1. Chúa đến. Ngoài xã hội giới trẻ vui mừng, reo hò đến phát cuồng khi có ca sĩ thần tượng đến biểu diễn. Trong Đạo phải vui mừng gấp bội vì không chỉ ca sĩ nổi tiếng đến, mà là Chúa cả trời đất ngự đến. Bài đọc 1 cho thấy dân Chúa reo hò, vui mừng phấn khởi vì Chúa ngự đến. Và Chúa cũng vui mừng đến độ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội. Thế nên, ta cần hỏi lòng mình: Tôi có đang vui mừng sống Đạo Chúa không?
2. Chia sẻ. Trong đời nhiều người tìm niềm vui bằng việc hưởng thụ và sở hữu: càng có nhiều càng vui. Niềm vui thỏa mãn bản thân. Nhưng niềm vui trong Chúa không phải là niềm vui có nhiều, mà là niềm vui cho đi nhiều như lời thánh Gioan khuyên bảo: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Đó là niềm vui giúp cho người khác vui, là niềm vui quảng đại cho đi như Chúa yêu thương đến nỗi đã ban tặng chính Con Một của Ngài cho nhân loại.
3. Chính trực. Ngược với thú vui tham lam chiếm đoạt khiến tha hóa bản thân ngoài xã hội, thì niềm vui trong Chúa là niềm vui sống chính trực, chính danh như thánh Gioan khuyên những người thu thuế đừng đòi hỏi quá mức đã ấn định; Binh lính chớ hà hiếp, chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình. Hãy vui sống công minh chính trực, tôn trọng sự thật và các giá trị chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng với cương vị của mỗi người trong xã hội.
Mùa Vọng ta đang sống niềm vui nào: niềm vui mong Chúa đến hay mong những sự thế gian, niềm vui sống chiếm đoạt hay chính trực, niềm vui hưởng thụ thỏa mãn bản thân hay niềm vui chia sẻ giúp đỡ người khác? Hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Amen.
Tự hối
Lm Minh Anh
14:27 13/12/2024
TỰ HỐI
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”.
“Ôi tôi yêu mến Lời Ngài biết bao, lạy Chúa! Lời dẫn tôi đi bình yên trên mọi nẻo đường! Các mỏ đá quý có là gì, sắc đẹp có là gì, mọi cuộc vui có là gì… so với Lời! Dẫu bao đắng cay đã đâm thủng trái tim èo uột của tôi, bao nỗi sầu khiến lòng tôi se lại, nước mắt tôi nhiều lần ứa ra; nhưng Lời đã cứu tôi khỏi sự thống khổ đời đời. Khuất phục Lời; từ lâu, tôi tự hối, lớn lên trong sự nhận biết, nhân tâm tôi không dao động!” - William Cowper.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một điều gì đó đáng tiếc khi người đương thời không ‘tự hối’, không ‘lớn lên trong sự nhận biết!’. Họ không nhận ra Gioan trong quyền năng và vai trò của Êlia - dọn đường cho Đấng Cứu Thế - để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu” - bài đọc một.
Như Gioan có một vai trò độc đáo và quyết định trong tiến trình chuẩn bị cho việc đến của Chúa Kitô, bạn và tôi cũng có vai trò tương tự trong việc chuẩn bị cho ‘việc đến liên tục’ của Ngài. Ngài đã đến một lần thuở xưa, nhưng Ngài mong muốn tiếp tục đến mỗi ngày trong linh hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thế giới. Và Ngài chỉ có thể đến nếu chúng ta chuẩn bị đúng cách cho Ngài.
Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách “con đường cho Chúa?”; làm thế nào để tiếp tục công việc của Gioan? Trước hết, bằng cách chú ý đến thông điệp Gioan mang đến. Thông điệp đó là gì? Là ăn năn tội lỗi của chính mình! Mặc dù tất cả mọi người đều đấu tranh với tội lỗi do bản chất con người sa ngã, nhưng chúng ta không quên rằng, ơn gọi của chúng ta là nên hoàn hảo, nên thánh. Chúng ta được kêu gọi để nhận ra tội lỗi mình, thú nhận chúng và nỗ lực tách khỏi chúng. Mùa Vọng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm để làm điều này - ‘tự hối’ - và điều đặc biệt khẩn thiết là chúng ta tìm kiếm ân sủng của Bí tích Hoà Giải ngay lúc này.
Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. Được ‘phục hồi’ là được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhận biết mình được thứ tha, được chữa lành và mở mắt đức tin. Và như vậy, mùa Vọng, mùa ‘tự hối’ để hưởng nhận ơn tha thứ hầu hiểu được Quà Tặng Cứu Độ Giêsu trong lễ Giáng Sinh!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”. Như những người Do Thái không nhận ra Gioan và Đấng Gioan loan báo, chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài hiện diện theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra hoặc không muốn nhận ra Ngài. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta chưa để Lời soi rọi, chưa khuất phục Lời; vì thế, chưa thật lòng ‘tự hối!’. Hậu quả là chúng ta đối xử với Chúa Giêsu ‘theo ý chúng ta muốn!’. Hôm nay, bạn và tôi xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để nhìn thấy Ngài, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ! Nhờ đó, nhất định chúng ta sẽ bình an!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để nhân tâm con không còn dao động, giúp con nhìn thấy tội lỗi mình - điều đang ngăn cản con với Chúa - và hết lòng tránh xa chúng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”.
“Ôi tôi yêu mến Lời Ngài biết bao, lạy Chúa! Lời dẫn tôi đi bình yên trên mọi nẻo đường! Các mỏ đá quý có là gì, sắc đẹp có là gì, mọi cuộc vui có là gì… so với Lời! Dẫu bao đắng cay đã đâm thủng trái tim èo uột của tôi, bao nỗi sầu khiến lòng tôi se lại, nước mắt tôi nhiều lần ứa ra; nhưng Lời đã cứu tôi khỏi sự thống khổ đời đời. Khuất phục Lời; từ lâu, tôi tự hối, lớn lên trong sự nhận biết, nhân tâm tôi không dao động!” - William Cowper.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một điều gì đó đáng tiếc khi người đương thời không ‘tự hối’, không ‘lớn lên trong sự nhận biết!’. Họ không nhận ra Gioan trong quyền năng và vai trò của Êlia - dọn đường cho Đấng Cứu Thế - để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu” - bài đọc một.
Như Gioan có một vai trò độc đáo và quyết định trong tiến trình chuẩn bị cho việc đến của Chúa Kitô, bạn và tôi cũng có vai trò tương tự trong việc chuẩn bị cho ‘việc đến liên tục’ của Ngài. Ngài đã đến một lần thuở xưa, nhưng Ngài mong muốn tiếp tục đến mỗi ngày trong linh hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thế giới. Và Ngài chỉ có thể đến nếu chúng ta chuẩn bị đúng cách cho Ngài.
Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách “con đường cho Chúa?”; làm thế nào để tiếp tục công việc của Gioan? Trước hết, bằng cách chú ý đến thông điệp Gioan mang đến. Thông điệp đó là gì? Là ăn năn tội lỗi của chính mình! Mặc dù tất cả mọi người đều đấu tranh với tội lỗi do bản chất con người sa ngã, nhưng chúng ta không quên rằng, ơn gọi của chúng ta là nên hoàn hảo, nên thánh. Chúng ta được kêu gọi để nhận ra tội lỗi mình, thú nhận chúng và nỗ lực tách khỏi chúng. Mùa Vọng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm để làm điều này - ‘tự hối’ - và điều đặc biệt khẩn thiết là chúng ta tìm kiếm ân sủng của Bí tích Hoà Giải ngay lúc này.
Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. Được ‘phục hồi’ là được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhận biết mình được thứ tha, được chữa lành và mở mắt đức tin. Và như vậy, mùa Vọng, mùa ‘tự hối’ để hưởng nhận ơn tha thứ hầu hiểu được Quà Tặng Cứu Độ Giêsu trong lễ Giáng Sinh!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”. Như những người Do Thái không nhận ra Gioan và Đấng Gioan loan báo, chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài hiện diện theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra hoặc không muốn nhận ra Ngài. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta chưa để Lời soi rọi, chưa khuất phục Lời; vì thế, chưa thật lòng ‘tự hối!’. Hậu quả là chúng ta đối xử với Chúa Giêsu ‘theo ý chúng ta muốn!’. Hôm nay, bạn và tôi xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để nhìn thấy Ngài, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ! Nhờ đó, nhất định chúng ta sẽ bình an!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để nhân tâm con không còn dao động, giúp con nhìn thấy tội lỗi mình - điều đang ngăn cản con với Chúa - và hết lòng tránh xa chúng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Nhật III Mùa Vọng (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 13/12/2024
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chúa nhật này được gọi là chúa nhật của vui mừng và hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hy vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là hy vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như ông Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng sẽ đến sau ông nhưng quyền thế hơn ông.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của ông Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?” – Ông Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ông đã làm cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su, ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì?
Biết mình là ai?- Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ông không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ông biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành, không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Họ biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên họ không phê bình ai.
- Họ biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi nên họ luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Họ biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên họ luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trở nên người cao trọng hơn các tiên tri.
Nếu mỗi người trong chúng ta luôn biết mình là ai, thì chúng ta đã đem hy vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hy vọng chỉ được đâm chồi nẩy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chúa nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info ·
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chúa nhật này được gọi là chúa nhật của vui mừng và hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hy vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là hy vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như ông Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng sẽ đến sau ông nhưng quyền thế hơn ông.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của ông Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?” – Ông Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ông đã làm cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su, ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì?
Biết mình là ai?- Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ông không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ông biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành, không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Họ biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên họ không phê bình ai.
- Họ biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi nên họ luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Họ biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên họ luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trở nên người cao trọng hơn các tiên tri.
Nếu mỗi người trong chúng ta luôn biết mình là ai, thì chúng ta đã đem hy vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hy vọng chỉ được đâm chồi nẩy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chúa nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info ·
Sống niềm vui nào ?
Lm Nguyễn Xuân Trường
21:09 13/12/2024
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liệu việc kháng cáo của Pelosi có thúc đẩy Vatican trả lời nhanh không?
Vũ Văn An
13:40 13/12/2024
JD Flynn, đồng chủ bút tạp chí mạng The Pillar, ngày 13 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng Tuần này, nữ dân biểu Nancy Pelosi đã tham gia vào cuộc trò chuyện về giáo luật khi bà lên tiếng phản đối quyết định năm 2022 của tổng giám mục cấm bà rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn trong đó Pelosi khẳng định rằng bà vẫn tiếp tục rước lễ, nữ dân biểu này cho biết đơn kháng cáo về quyết định của Tổng giám mục San Francisco Salvatore Cordileone trong vụ án đang chờ xử lý tại Rome và bà vẫn tiếp tục rước lễ tại các giáo xứ trong tổng giáo phận địa phương của mình.
"Miễn là Rome có vụ án, thì vụ việc vẫn chưa được giải quyết", Pelosi nói với National Catholic Reporter trong tháng này.
Nhưng trong khi Pelosi nói rằng bà đang chờ giải quyết, thì có khả năng bà sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa — và các quan chức Vatican có thể không mấy quan tâm đến việc kết thúc vụ việc của bà.
—
Khi Tổng giám mục Cordileone tuyên bố vào tháng 5 năm 2022 rằng Pelosi đã bị cấm tham dự Thánh lễ, ngài đã nói rõ rằng quyết định của ngài được đưa ra sau một nỗ lực mục vụ kéo dài.
Các tuyên bố công khai của Cordileone giải thích rằng ngài đã nhiều lần nỗ lực gặp Pelosi, sau khi bà "thề sẽ đưa phán quyết Roe v. Wade của Tòa án Tối cao vào luật liên bang".
"Đó là lý do tại sao tôi đã trao đổi những lo ngại của mình với bà qua thư vào ngày 7 tháng 4 năm 2022 và thông báo với bà rằng, nếu bà không công khai từ chối việc ủng hộ 'quyền' phá thai hoặc không đề cập đến đức tin Công Giáo của mình ở nơi công cộng và Rước lễ, tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố, theo giáo luật 915, rằng bà sẽ không được Rước lễ", vị tổng giám mục giải thích trong một lá thư gửi Pelosi, được công bố trực tuyến.
Các nguồn tin thân cận với Cordileone nói với The Pillar rằng vào đầu năm 2022, vị tổng giám mục đã nhiều lần cố gắng gặp Pelosi vì ngài hy vọng tránh được một cuộc đối đầu công khai và vì ngài hy vọng rằng một cuộc trò chuyện với bà có thể thay đổi suy nghĩ của bà.
Nhưng khi điều đó không xảy ra, Cordileone quyết định rằng: "thời điểm [đã] đến rồi".
"Bà không được phép rước lễ cho đến khi bà công khai từ chối việc ủng hộ tính hợp pháp của phá thai và xưng tội cũng như được xá tội trọng này trong bí tích sám hối", ngài viết.
Pelosi không công nhận nhiều trong quyết định của Cordileone khi nó được công bố, ngay cả sau khi nhiều giám mục Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ quyết định này.
Nhưng các nguồn tin đã xác nhận rằng nữ dân biểu đã thuê một chuyên gia giáo luật ngay sau khi quyết định được công bố và bắt đầu quá trình kháng cáo lên phẩm trật đối với quyết định của Cordileone, đầu tiên với Tổng giáo phận San Francisco.
Văn phòng của Pelosi đã không trả lời yêu cầu cung cấp thông tin về quá trình này.
Các nguồn tin thân cận với giáo phận này đã nói với The Pillar rằng vụ việc đang được giải quyết tại Bộ Phụng tự, nơi đã liên lạc với Tổng giáo phận San Francisco về việc kháng cáo.
—
Lệnh cấm Rước lễ không phải là hình phạt, và do đó không yêu cầu các thủ tục chi tiết của phiên tòa hoặc quá trình xử phạt hành chính.
Thay vào đó, một giám mục phải chắc chắn rằng một người bị cấm như vậy vẫn ngoan cố trong "tội lỗi nghiêm trọng rõ ràng", bất chấp các cảnh báo và lời khuyên răn thay đổi con đường.
Về phần mình, Cordileone đã cẩn thận ghi lại mức độ nghiêm trọng trong việc bà Pelosi ủng hộ chính sách phá thai, cũng như các cảnh báo, lời khuyên răn và lời mời gọi đối thoại mục vụ được viết lại nhiều lần của ngài. Trong phạm vi mà các chữ t được gạch chéo và các chữ i được chấm, vị tổng giám mục đã ghi chép tỉ mỉ, theo các nguồn tin thân cận với giáo phận này, đã được chuyển trực tiếp đến Rome.
Tất cả những điều đó có nghĩa là về mặt thủ tục, Bộ Phụng tự khó có thể lật ngược vụ án.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói vào năm 2021 rằng các chính trị gia ủng hộ việc bảo vệ hợp pháp cho phá thai sẽ tách mình khỏi sự hiệp thông của Giáo hội. — và “không được rước lễ” — thì có vẻ rõ ràng là nhiều Hồng Y trong giáo triều sẽ không có sác xuất áp dụng cách tiếp cận của Cordileone đối với kỷ luật bí tích.
Bản thân Đức Hồng Y Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng tự, có thể không phải là người hâm mộ cách tiếp cận mà Cordileone đã thực hiện với Pelosi.
Nhưng nếu không tước bỏ hoàn toàn các điều khoản giáo luật có liên quan và làm giảm đáng kể các đặc quyền kỷ luật của các giám mục giáo phận, thì Vatican có rất ít lý lẽ pháp lý để thách thức quyết định của Cordileone hoặc thẩm quyền của ngài trong việc đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, khó có khả năng là một quyết định khẳng định động thái của ngài sẽ sớm được bộ ban hành, bởi vì Vatican của Đức Phanxicô đã cho thấy, nói chung, sự miễn cưỡng của họ trong việc can thiệp một cách dứt khoát hoặc có thẩm quyền vào các vấn đề tôn giáo đầy ngòi nổ gây ảnh hưởng đến đời sống của Giáo hội.
Thay vào đó, giáo triều của vị giáo hoàng này nổi tiếng là hoàn thiện nghệ thuật trì hoãn.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải đối diện với áp lực đưa ra một số quyết định về vấn đề phó tế nữ, thì giáo hoàng lại thành lập ủy ban nghiên cứu này đến ủy ban nghiên cứu khác — ngài gần như luôn ở vị trí muốn nói rằng vấn đề này cần được các chuyên gia xem xét.
Khi tranh cãi nổ ra về các thầy giáo trong các cuộc hôn nhân đồng tính tại một trường trung học Công Giáo ở Indiana — và một biện pháp khắc phục đang chờ xử lý tại một giáo phận của Vatican — Đức Giáo Hoàng đã thực hiện một lộ trình mới lạ, bằng cách cử một sứ giả đến giải quyết vấn đề và để vấn đề này chính thức không được giải quyết trong hơn năm năm.
Nếu Vatican không muốn phán quyết có thẩm quyền về tranh chấp giữa một giám mục và Dòng Tên — phần lớn là vì nó liên quan đến vấn đề hôn nhân đồng tính — hãy xem giáo triều của giáo hoàng sẽ dị ứng như thế nào với một quyết định cân nhắc trong một vụ án nổi cộm, liên quan đến phá thai, một tổng giám mục và người phụ nữ có quyền lực chính trị nhất đất nước.
Có vẻ như giáo triều sẽ thúc giục Cordileone gặp Pelosi để thảo luận thêm về mục vụ, nữ dân biểu sẽ phản đối, và vấn đề sẽ bị căng thẳng vô thời hạn.
—
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, Pelosi đã công khai tiết lộ một vấn đề gần nhà hơn mà Cordileone có thể phải đối diện với một số lời kêu gọi giải quyết. Nữ dân biểu nói với National Catholic Reporter rằng bà thường xuyên nhận Bí tích Thánh Thể từ các linh mục San Francisco — mặc dù tổng giám mục của họ đã chỉ thị rõ ràng rằng bà không được phép nhận Bí tích Thánh Thể.
Theo hầu hết các tính toán theo giáo luật, thẩm quyền của Cordileone về vấn đề này chủ yếu mở rộng đến ranh giới lãnh thổ của ngài — vì Pelosi không phải là đối tượng của lệnh trừng phạt của giáo hội, nên ngài không có thẩm quyền cấm bà nhận Bí tích Thánh Thể ở các lãnh thổ giáo hội khác.
Nhưng trong lãnh thổ của mình, ngài có thẩm quyền phán quyết các vấn đề về kỷ luật bí tích. Về nguyên tắc, tổng giám mục có thể theo đuổi một số hậu quả theo giáo luật đối với các linh mục vi phạm chỉ thị của ngài.
Nhưng nhìn chung, Cordileone có vẻ như quá nghiêm khắc trong phán quyết của mình — bày tỏ sự hối tiếc về hoàn cảnh của Pelosi ngay cả khi ngài tuyên bố như vậy, và bày tỏ hy vọng về sự hoán cải và đối thoại, ngay cả trong tuần này.
Đối với Pelosi, quan điểm của Cordileone về vấn đề này rõ ràng là không quan trọng.
Việc bà tiếp nhận Bí tích Thánh Thể là "vấn đề của ông ấy, không phải của tôi", bà nói trong tuần này.
Và trong khi đơn kháng cáo của bà về mặt kỹ thuật vẫn đang chờ xử lý, các quan chức Rôma có vẻ như sẽ để nó vẫn là "vấn đề của ông ấy" và không để nó trở thành vấn đề của họ.
Vatican: Cuộc hành hương của cộng đồng LGBT có thể được phục hồi trong lịch các biến cố Năm Thánh
Vũ Văn An
14:14 13/12/2024
Edgar Beltrán của tạp chí The Pillar, ngày 13 tháng 12 năm 2024 tường trình rằng Sau những thông điệp trái chiều về một cuộc hành hương gây tranh cãi, một viên chức Vatican cho biết hôm thứ Năm rằng một cuộc hành hương LGBT được lên kế hoạch đã bị xóa khỏi lịch Năm Thánh của Vatican tạm thời và có thể sớm được đưa trở lại.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một phát ngôn viên của Vatican nói với The Pillar vào đầu tuần này rằng cuộc hành hương chưa bao giờ được đưa vào lịch trực tuyến, mặc dù có bằng chứng ngược lại.
—
“Cuộc hành hương Lều Jonathan nằm trong lịch chung của các biến cố Năm Thánh, trong đó bao gồm tất cả các cuộc hành hương và sự kiện do các giáo phận hoặc hiệp hội đề xuất”, Agnese Palmucci, thuộc phòng báo chí Năm Thánh của Vatican, trả lời tờ The Pillar ngày 12 tháng 12.
“Sự kiện này đã bị xóa khỏi lịch cách đây vài ngày chỉ vì ban tổ chức [cuộc hành hương] vẫn chưa cung cấp cho ban tổ chức [Năm Thánh] số lượng người [tham dự cuộc hành hương] và thông tin chi tiết về biến cố. Thông tin này là bắt buộc để đưa vào lịch chung. Biến cố sẽ được khôi phục ngay khi ban tổ chức cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết”, bà giải thích.
Những phát biểu của Palmucci là thông điệp mới nhất trong một loạt thông điệp của Vatican về cuộc hành hương, đã trở thành tiêu đề trên các phương tiện truyền thông vào tuần trước, vì sự kiện này được tổ chức cho những người xác định là LGBT và dường như đã nhận được sự ủng hộ từ hội đồng giám mục Ý.
Sau khi Vatican đưa sự kiện này vào lịch hành hương và các biến cố Năm Thánh do bên thứ ba tổ chức, cuộc hành hương đã thu hút sự chú ý và chủ yếu là chỉ trích từ các nhà bình luận và trên mạng xã hội.
Một số hãng tin đã định hình cuộc hành hương này là một trong nhiều biến cố Năm Thánh theo chủ đề do Vatican tài trợ, chẳng hạn như Năm Thánh của Người trẻ hoặc Năm Thánh cho Người cao tuổi — thay vì là một sự kiện do một tổ chức không thuộc Vatican tổ chức, diễn ra trong Năm Thánh, nhưng không phải là một phần trong chương trình chính thức của năm.
Đầu tuần này, ngay sau khi The Pillar công bố lời giải thích về vấn đề này, cuộc hành hương đã bị xóa khỏi lịch Năm Thánh.
Một phát ngôn viên của Bộ Truyền giáo đã nói với The Pillar vào thứ Tư rằng biến cố này không xuất hiện trong bất cứ lịch Năm Thánh nào, mặc dù có bằng chứng ngược lại.
Trước đó, Tổng giám mục Rino Fisichell đã nói vào đầu tháng này rằng biến cố này "nằm trong lịch, giống như nhiều biến cố khác" — ám chỉ đến lịch biến cố Năm Thánh chung do văn phòng của ngài nắm giữ.
Palmucci đã liên hệ với The Pillar vào thứ năm để nói rằng việc xóa biến cố khỏi lịch trình đó liên quan đến các chi tiết không có sẵn cho biến cố và cuộc hành hương có thể sớm được đưa trở lại lịch trình trực tuyến.
Người phát ngôn nhấn mạnh rằng Bộ phận Các vấn đề cơ bản về truyền giáo trên thế giới của Bộ Truyền giáo không xác nhận cuộc hành hương mà chỉ thông báo trên lịch trình.
“Bộ phận (...) chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp cho 35 biến cố lớn của Năm Thánh chứ không phải cho các cuộc hành hương nhỏ của các giáo phận và hiệp hội yêu cầu. Do đó, tất cả các biến cố và cuộc hành hương khác được công bố trong lịch chung của Năm Thánh hoàn toàn là trách nhiệm của các giáo phận và các hiệp hội đề xuất cá nhân”, bà nói với The Pillar.
“Những cuộc hành hương này cũng có sự tham gia của những người hành hương cá nhân, những người chọn lên đường theo đề xuất của các Giáo phận và hiệp hội đề xuất hoặc được tổ chức theo cách khác”, bà kết luận.
Cuộc hành hương đã lên kế hoạch được tổ chức bởi tổ chức LGBT Tenda di Gionata — Lều của Jonathan — với sự hỗ trợ từ hội đồng giám mục Ý và Dòng Tên. Biến cố này này dành riêng cho những người hành hương LGBT và sẽ được tổ chức vào ngày 5 và 6 tháng 9 năm 2025.
Tenda di Gionata được thành lập tại Ý vào năm 2018 như một dự án tình nguyện nhằm trở thành “ngày càng nhiều nơi tôn nghiêm chào đón và hỗ trợ cho những người LGBT và mọi người bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử” và để công bố “hành trình mà các Ki-tô hữu LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) thực hiện hàng ngày trong cộng đồng của họ”.
Dự án đã phải đối diện với những lời chỉ trích vì cách tiếp cận của mình, vì nó sử dụng các nguồn tài nguyên mục vụ gây tranh cãi, chẳng hạn như các bài báo tuyên bố rằng Kinh thánh không lên án các hành vi đồng tính luyến ái.
Nhiệm kỳ 5 năm của các thành viên mới cố vấn của cơ quan Thanh thiếu niên Vatican
Thanh Quảng sdb
15:39 13/12/2024
Nhiệm kỳ 5 năm của các thành viên mới cố vấn của cơ quan Thanh thiếu niên Vatican
Hai mươi người trẻ họp tại Rome để đảm nhận các vai trò của Cơ quan mới của Tòa thánh về Thanh thiếu niên quốc tế mà Đức Thánh Cha Phanxicô vừa kết thúc bằng những lời động viên cá nhân của ngài dành cho công cuộc của họ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Trên hành trình cuộc đời, đôi khi chúng ta thấy rằng mình không có được sự hướng dẫn cần thiết, nhưng nếu chúng ta nhìn vào Chúa đang sống (Christus vivit), chúng ta sẽ tìm thấy hướng đi cho mình.”
Đó là lời khuyên của anh Selestino Mupfigo, một thanh niên đến từ Zimbabwe hiện là thành viên của Cơ quan cố vấn thanh thiếu niên quốc tế (IYAB), do Bộ giáo dân, gia đình và sự sống giám sát.
Văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng về thanh thiếu niên năm 2018 yêu cầu Bộ đi đầu trong sáng kiến hỗ trợ Văn phòng thanh thiếu niên.
Đây là nhóm thanh niên thứ hai tham gia IYAB, sau khi nhóm đầu tiên hoàn thành nhiệm kỳ năm năm vào năm 2023.
Tìm ra lộ trình cho cuộc sống cho những người trẻ Kitô hữu
Phát biểu với đài Vatican vào cuối cuộc họp đầu tiên tại Rome, anh Mupfigo đã ca ngợi Tông huấn Chúa kitô hằng sống (Christus vivit) của Đức Phanxicô, dựa trên Văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng năm 2018, gọi là lộ trình cuộc sống cho những người trẻ Công Giáo.
Anh cho biết cuộc họp tại Rome đã đưa cơ quan cố vấn mới thành lập vào một lộ trình hiệu quả hơn, vì họ có thể phát triển tình bạn sẽ hỗ trợ cho công việc của họ trong năm năm tới.
Anh cho biết "Chúng tôi tập trung vào những ước mơ và kinh nghiệm của mình từ thực tế của đời mình và cách chúng tôi có thể tập hợp chúng lại với nhau để đề ra một sứ mệnh mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện như một cơ chế".
Anh Mupfigo bày tỏ hy vọng rằng bốn năm phục vụ của anh với những người trẻ ở Zimbabwe sẽ giúp định hình công việc của IYAB nhằm tư vấn cho Đức Thánh Cha và các Bộ của Giáo triều Rôma về các vấn đề liên quan đến thanh thiếu niên.
20 người trẻ được bổ nhiệm vào tháng 10, nhóm IYAB thứ hai này đến từ nhiều nơi trên thế giới và một số người thuộc các phong trào, hiệp hội và cộng đồng quốc tế.
Khám phá Chúa trong cuộc sống và xã hội hàng ngày
Jiun Lee, một thiếu nữ từ Hàn Quốc, đã nêu bật phương pháp luận công đồng được Cơ quan cố vấn xử dụng.
“Những gì chúng tôi làm là mang đến những trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình và chúng tôi chia sẻ điều đó với Thánh Bộ”, cô nói với đài Vatican. “Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp Đối thoại trong Thánh thần để khám phá những trải nghiệm của mình từ 20 quốc gia khác nhau”.
Nói về trải nghiệm của bản thân với tư cách là thành viên của nhóm thiểu số Công Giáo ở Hàn Quốc, cô Lee cho biết cô luôn cảm thấy được kêu gọi phải chủ động tự hỏi: “Chúa ở đâu đối với tôi? Ngài tham gia vào cuộc sống của tôi như thế nào?”
Cô đã tìm thấy câu trả lời trong các tương tác và mục vụ của mình với những người trẻ khác khi tham gia các nhóm học hỏi Thánh kinh.
“Thông qua những trải nghiệm đó, tôi khám phá ra cách Chúa hoạt động trong chúng ta với tư cách cá nhân, nhóm và xã hội”, cô nói.
Lời động viên của Đức Giáo Hoàng để trở thành niềm can đảm cho những người trẻ dấn thân.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các thành viên của Cơ quan tư vấn thanh thiếu niên của giới trẻ quốc tế vào sáng thứ sáu (13/12/2024) để động viên họ bắt đầu hành trình cùng nhau.
“Trước khi gặp Đức Giáo Hoàng, chúng tôi rất lo lắng”, cô Lee chia sẻ. “Nhưng khi gặp ngài, ngài đã chào đón chúng tôi rất thân tình và bảo chúng tôi hãy can đảm. Chúng tôi đã nhận được một nguồn năng lượng dồi dào từ Đức Giáo Hoàng vào sáng hôm nay”.
Hai mươi người trẻ họp tại Rome để đảm nhận các vai trò của Cơ quan mới của Tòa thánh về Thanh thiếu niên quốc tế mà Đức Thánh Cha Phanxicô vừa kết thúc bằng những lời động viên cá nhân của ngài dành cho công cuộc của họ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Trên hành trình cuộc đời, đôi khi chúng ta thấy rằng mình không có được sự hướng dẫn cần thiết, nhưng nếu chúng ta nhìn vào Chúa đang sống (Christus vivit), chúng ta sẽ tìm thấy hướng đi cho mình.”
Đó là lời khuyên của anh Selestino Mupfigo, một thanh niên đến từ Zimbabwe hiện là thành viên của Cơ quan cố vấn thanh thiếu niên quốc tế (IYAB), do Bộ giáo dân, gia đình và sự sống giám sát.
Văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng về thanh thiếu niên năm 2018 yêu cầu Bộ đi đầu trong sáng kiến hỗ trợ Văn phòng thanh thiếu niên.
Đây là nhóm thanh niên thứ hai tham gia IYAB, sau khi nhóm đầu tiên hoàn thành nhiệm kỳ năm năm vào năm 2023.
Tìm ra lộ trình cho cuộc sống cho những người trẻ Kitô hữu
Phát biểu với đài Vatican vào cuối cuộc họp đầu tiên tại Rome, anh Mupfigo đã ca ngợi Tông huấn Chúa kitô hằng sống (Christus vivit) của Đức Phanxicô, dựa trên Văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng năm 2018, gọi là lộ trình cuộc sống cho những người trẻ Công Giáo.
Anh cho biết cuộc họp tại Rome đã đưa cơ quan cố vấn mới thành lập vào một lộ trình hiệu quả hơn, vì họ có thể phát triển tình bạn sẽ hỗ trợ cho công việc của họ trong năm năm tới.
Anh cho biết "Chúng tôi tập trung vào những ước mơ và kinh nghiệm của mình từ thực tế của đời mình và cách chúng tôi có thể tập hợp chúng lại với nhau để đề ra một sứ mệnh mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện như một cơ chế".
Anh Mupfigo bày tỏ hy vọng rằng bốn năm phục vụ của anh với những người trẻ ở Zimbabwe sẽ giúp định hình công việc của IYAB nhằm tư vấn cho Đức Thánh Cha và các Bộ của Giáo triều Rôma về các vấn đề liên quan đến thanh thiếu niên.
20 người trẻ được bổ nhiệm vào tháng 10, nhóm IYAB thứ hai này đến từ nhiều nơi trên thế giới và một số người thuộc các phong trào, hiệp hội và cộng đồng quốc tế.
Khám phá Chúa trong cuộc sống và xã hội hàng ngày
Jiun Lee, một thiếu nữ từ Hàn Quốc, đã nêu bật phương pháp luận công đồng được Cơ quan cố vấn xử dụng.
“Những gì chúng tôi làm là mang đến những trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình và chúng tôi chia sẻ điều đó với Thánh Bộ”, cô nói với đài Vatican. “Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp Đối thoại trong Thánh thần để khám phá những trải nghiệm của mình từ 20 quốc gia khác nhau”.
Nói về trải nghiệm của bản thân với tư cách là thành viên của nhóm thiểu số Công Giáo ở Hàn Quốc, cô Lee cho biết cô luôn cảm thấy được kêu gọi phải chủ động tự hỏi: “Chúa ở đâu đối với tôi? Ngài tham gia vào cuộc sống của tôi như thế nào?”
Cô đã tìm thấy câu trả lời trong các tương tác và mục vụ của mình với những người trẻ khác khi tham gia các nhóm học hỏi Thánh kinh.
“Thông qua những trải nghiệm đó, tôi khám phá ra cách Chúa hoạt động trong chúng ta với tư cách cá nhân, nhóm và xã hội”, cô nói.
Lời động viên của Đức Giáo Hoàng để trở thành niềm can đảm cho những người trẻ dấn thân.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các thành viên của Cơ quan tư vấn thanh thiếu niên của giới trẻ quốc tế vào sáng thứ sáu (13/12/2024) để động viên họ bắt đầu hành trình cùng nhau.
“Trước khi gặp Đức Giáo Hoàng, chúng tôi rất lo lắng”, cô Lee chia sẻ. “Nhưng khi gặp ngài, ngài đã chào đón chúng tôi rất thân tình và bảo chúng tôi hãy can đảm. Chúng tôi đã nhận được một nguồn năng lượng dồi dào từ Đức Giáo Hoàng vào sáng hôm nay”.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm các thành viên cho Thượng Hội đồng, bao gồm 2 thành viên nữ giới
Thanh Quảng sdb
15:53 13/12/2024
Đức Thánh Cha bổ nhiệm các thành viên cho Thượng Hội đồng, bao gồm 2 thành viên nữ giới
Nữ tu Simona Brambilla, Thư ký Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Đời sống Tông đồ, và Tiến sĩ María Lía Zervino, thành viên Bộ Giám mục, nằm trong số những người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Hội đồng Thường lệ XVI. Bốn người được Đức Thánh Cha bổ nhiệm không phải là giám mục.
(Tin Vatican)
Vào ngày 13 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Thường lệ XVI của Ban Thư ký Tổng quát của Thượng Hội đồng. Các cuộc bổ nhiệm, ngày 4 tháng 12, đã được Văn phòng Báo chí Vatican công bố vào thứ Sáu. Những người này bao gồm:
- Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Tổng giám mục Luxembourg và là tường trình viên chính cho hai phiên họp của Thượng Hội đồng vào tháng 10 năm 2023 và 2024;
- Đức Hồng Y Roberto Repole, Tổng giám mục Turin, người đã tiếp nhận chức Hồng Y vào ngày 7 tháng 12;
- Sơ Simona Brambilla, Thư ký của Bộ các Viện Đời sống Thánh hiến và đời sống tông đồ;
- Tiến sĩ María Lía Zervino, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Phụ nữ Công Giáo Thế giới, và là thành viên của Bộ các Giám mục từ năm 2022.
Tổng cộng có 17 thành viên
Một tuyên bố lưu ý rằng các thành viên khác đã được bầu trong Đại hội đồng lần thứ 15 của Đại hội đồng thường kỳ XVI của Thượng hội đồng giám mục vào ngày 23 tháng 10. Sau những thay đổi đối với Điều 10 của Chỉ thị về việc cử hành các Đại hội đồng Thượng hội đồng và các Hoạt động của Ban thư ký chung, được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 17 tháng 10 năm 2024, tổng số thành viên là 17. Trong số này, 12 người đã được bầu trong Đại hội đồng tháng 10 từ các giám mục giáo phận/giáo phận chính thống hoặc các giám mục tương đương (bao gồm một người từ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Châu Đại Dương, và hai người từ Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á).
Những người được Thánh Cha bổ nhiệm không còn giới hạn là các giám mục
Bốn người được Thánh Cha bổ nhiệm không còn bắt buộc phải là giám mục. Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về chủ đề của Thượng hội đồng tiếp theo sẽ được bổ sung vào thời điểm thích hợp. Theo Hiến chế Tông đồ Episcopalis Communio (số 24, 1-3), Hội đồng thường trực của Ban thư ký chung chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện Đại hội đồng thường trực. Các thành viên của Hội đồng bắt đầu nhiệm kỳ của mình khi Đại hội đồng thường trực bầu họ và phục vụ cho đến khi Đại hội đồng tiếp theo giải tán. Hội đồng, do Thánh Cha chủ trì, là một phần không thể thiếu của Ban thư ký chung.
Hội đồng thường trực mới, sẽ họp qua hội nghị truyền hình vào ngày 17 tháng 12, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiến trình công nghị về tính công đồng và chuẩn bị cho Thượng hội đồng tiếp theo.
Thành phần của Công đồng thường kỳ XVI:
- Đức Thượng phụ Youssef Absi – Thượng Phụ Antioch của Giáo Hội Melkite Hy Lạp, Trưởng Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp
- Đức Hồng Y Luis José Rueda Aparicio – Tổng Giám mục Bogotá (Colombia)
- Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline – Tổng Giám mục Marseille (Pháp)
- Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich – Tổng Giám mục Luxembourg (Luxembourg)
- Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, C.S.Sp. – Tổng Giám mục Bangui (Cộng hòa Trung Phi)
- Đức Hồng Y Roberto Repole – Tổng Giám mục Turin (Ý)
- Đức Hồng Y Filipe Neri António Sebastião Do Rosário Ferrão – Tổng Giám mục Goa và Damão (Ấn Độ)
- Đức Tổng Giám Mục Timothy John Costelloe, S.D.B. – Tổng Giám mục Perth (Úc)
- Đức Giám Mục Daniel Ernest Flores – Giám mục Brownsville (Hoa Kỳ)
- Đức Giám Mục Alain Faubert – Giám mục Valleyfield (Canada)
- Đức Tổng Giám Mục José Luis Azuaje Ayala – Tổng Giám mục Maracaibo (Venezuela)
- Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas – Tổng Giám mục Vilnius (Lithuania)
- Đức Tổng Giám Mục Andrew Fuanya Nkea – Tổng Giám mục Bamenda (Cameroon)
- Đức Giám Mục Pablo Virgilio S. David – Giám mục Địa phận Kalookan (Philippines)
- Sơ Simona Brambilla, M.C. – Thư ký Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Đời sống Tông đồ (Ý)
- Tiến sĩ María Lía Zervino – Thành viên Bộ Giám mục (Argentina)
Nữ tu Simona Brambilla, Thư ký Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Đời sống Tông đồ, và Tiến sĩ María Lía Zervino, thành viên Bộ Giám mục, nằm trong số những người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Hội đồng Thường lệ XVI. Bốn người được Đức Thánh Cha bổ nhiệm không phải là giám mục.
(Tin Vatican)
Vào ngày 13 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Thường lệ XVI của Ban Thư ký Tổng quát của Thượng Hội đồng. Các cuộc bổ nhiệm, ngày 4 tháng 12, đã được Văn phòng Báo chí Vatican công bố vào thứ Sáu. Những người này bao gồm:
- Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Tổng giám mục Luxembourg và là tường trình viên chính cho hai phiên họp của Thượng Hội đồng vào tháng 10 năm 2023 và 2024;
- Đức Hồng Y Roberto Repole, Tổng giám mục Turin, người đã tiếp nhận chức Hồng Y vào ngày 7 tháng 12;
- Sơ Simona Brambilla, Thư ký của Bộ các Viện Đời sống Thánh hiến và đời sống tông đồ;
- Tiến sĩ María Lía Zervino, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Phụ nữ Công Giáo Thế giới, và là thành viên của Bộ các Giám mục từ năm 2022.
Tổng cộng có 17 thành viên
Một tuyên bố lưu ý rằng các thành viên khác đã được bầu trong Đại hội đồng lần thứ 15 của Đại hội đồng thường kỳ XVI của Thượng hội đồng giám mục vào ngày 23 tháng 10. Sau những thay đổi đối với Điều 10 của Chỉ thị về việc cử hành các Đại hội đồng Thượng hội đồng và các Hoạt động của Ban thư ký chung, được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 17 tháng 10 năm 2024, tổng số thành viên là 17. Trong số này, 12 người đã được bầu trong Đại hội đồng tháng 10 từ các giám mục giáo phận/giáo phận chính thống hoặc các giám mục tương đương (bao gồm một người từ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Châu Đại Dương, và hai người từ Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á).
Những người được Thánh Cha bổ nhiệm không còn giới hạn là các giám mục
Bốn người được Thánh Cha bổ nhiệm không còn bắt buộc phải là giám mục. Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về chủ đề của Thượng hội đồng tiếp theo sẽ được bổ sung vào thời điểm thích hợp. Theo Hiến chế Tông đồ Episcopalis Communio (số 24, 1-3), Hội đồng thường trực của Ban thư ký chung chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện Đại hội đồng thường trực. Các thành viên của Hội đồng bắt đầu nhiệm kỳ của mình khi Đại hội đồng thường trực bầu họ và phục vụ cho đến khi Đại hội đồng tiếp theo giải tán. Hội đồng, do Thánh Cha chủ trì, là một phần không thể thiếu của Ban thư ký chung.
Hội đồng thường trực mới, sẽ họp qua hội nghị truyền hình vào ngày 17 tháng 12, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiến trình công nghị về tính công đồng và chuẩn bị cho Thượng hội đồng tiếp theo.
Thành phần của Công đồng thường kỳ XVI:
- Đức Thượng phụ Youssef Absi – Thượng Phụ Antioch của Giáo Hội Melkite Hy Lạp, Trưởng Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp
- Đức Hồng Y Luis José Rueda Aparicio – Tổng Giám mục Bogotá (Colombia)
- Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline – Tổng Giám mục Marseille (Pháp)
- Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich – Tổng Giám mục Luxembourg (Luxembourg)
- Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, C.S.Sp. – Tổng Giám mục Bangui (Cộng hòa Trung Phi)
- Đức Hồng Y Roberto Repole – Tổng Giám mục Turin (Ý)
- Đức Hồng Y Filipe Neri António Sebastião Do Rosário Ferrão – Tổng Giám mục Goa và Damão (Ấn Độ)
- Đức Tổng Giám Mục Timothy John Costelloe, S.D.B. – Tổng Giám mục Perth (Úc)
- Đức Giám Mục Daniel Ernest Flores – Giám mục Brownsville (Hoa Kỳ)
- Đức Giám Mục Alain Faubert – Giám mục Valleyfield (Canada)
- Đức Tổng Giám Mục José Luis Azuaje Ayala – Tổng Giám mục Maracaibo (Venezuela)
- Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas – Tổng Giám mục Vilnius (Lithuania)
- Đức Tổng Giám Mục Andrew Fuanya Nkea – Tổng Giám mục Bamenda (Cameroon)
- Đức Giám Mục Pablo Virgilio S. David – Giám mục Địa phận Kalookan (Philippines)
- Sơ Simona Brambilla, M.C. – Thư ký Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Đời sống Tông đồ (Ý)
- Tiến sĩ María Lía Zervino – Thành viên Bộ Giám mục (Argentina)
Công Giáo bị hạ thấp là một thảm họa
Vũ Văn An
18:23 13/12/2024
Công Giáo bị hạ thấp là một thảm họa
Giám mục được theo dõi nhiều nhất nước Mỹ, Robert Barron, đang tìm kiếm một tương lai mới cho Ki-tô giáo.
Molly Worthen (*) của tập san The Atlantic, ngày 11 tháng 12 năm 2024, có bài nói về Đức Cha Barron, sáng lập viên của thừa tác vụ truyền thông Word On Fire:
Khi còn là một cậu bé ở Tây Virginia, Nick Chancey không có nhiều thời gian cho Ki-tô giáo. Thỉnh thoảng anh dành Chúa Nhật để đi bộ đường dài vào rừng cùng cha mình để dâng một ly sữa và một nắm tiền xu cho các nàng tiên trong rừng. Chancey kể với tôi rằng cha anh giữ một bức tượng Phật nhỏ ở nhà và tham gia vào tâm linh của người Mỹ bản địa và "những thứ của người Druid và Celtic". “Không hiếm khi một mục sư Baptist mặc bộ đồ đẹp nhất của mình xuất hiện trước cửa nhà chúng tôi và bố tôi chửi rủa ông ta trên hiên nhà vì ông ta nói rằng chúng tôi sẽ xuống địa ngục”.
Quan điểm của Chancey bắt đầu thay đổi khi anh học đại học. Một người bạn đã mời anh đến trung tâm Công Giáo trong khuôn viên trường, nơi anh ngay lập tức cảm thấy được chào đón. Một đêm nọ, tại nhà của một gia đình Công Giáo, chủ nhà của anh gợi ý xem một tập phim tài liệu năm 2011 có tên là Công Giáo. Cho đến lúc đó, Chancey nói, “Tôi đã coi Chúa Giêsu là một trong hai thái cực: hoặc là một người thực sự tức giận, phán xét mọi người và kết án họ xuống địa ngục, hoặc là một nhân vật hippie thuần hóa”. Ngược lại, loạt phim này mô tả Chúa Giêsu “mầu nhiệm; những người theo Người kinh ngạc và sợ hãi”. Chancey đã đọc hết loạt phim gồm 10 phần. “Tất cả đều có lý với tôi. Bạn sẽ làm gì với điều đó? Nó hơi đáng sợ. Chỉ có một con đường phía trước”. Chancey đã trở lại Công Giáo. Hiện anh làm việc cho Giáo hội tại tiểu bang quê hương của mình, giám sát các chương trình trong thừa tác vụ thiếu niên và thanh niên.
Người sáng tạo ra bộ phim tài liệu đó là nhà truyền giáo Công Giáo hiệu quả nhất hiện nay và cũng là người gây nhiều tranh cãi nhất—giám mục 65 tuổi của Giáo phận Winona-Rochester ở Minnesota, Robert Barron. Nhiều bộ phim khác theo sau Công Giáo, cũng như sách, khóa học nghiên cứu, podcast và video trên YouTube với gần 200 triệu lượt xem. Barron đã xuất bản tất cả chúng dưới sự bảo trợ của định chế kỹ thuật số của mình, Word on Fire Catholic Ministries. Trong thế giới Công Giáo nói tiếng Anh, ngài có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội hơn bất cứ giáo sĩ nào ngoại trừ Đức Giáo Hoàng.
Bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để một thừa tác vụ Công Giáo phát triển. Ngày càng ít người Mỹ theo bất cứ tôn giáo nào và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang thu hẹp lại. Tuy nhiên, Word on Fire vẫn tiếp tục mở rộng. Khi tôi đến thăm trụ sở chính của tổ chức này tại Rochester vào đầu mùa thu năm nay, Barron nói với tôi rằng ngài cảm nhận được "cơn đói khát phi thường đối với Chúa" ở Mỹ, nhưng "đạo Công Giáo màu xám nâu" sẽ không thỏa mãn được cơn đói khát đó. Đó là thuật ngữ ngài dùng để chỉ Giáo hội mà nhiều người Công Giáo Mỹ từng biết đến trong 60 năm kể từ Công đồng Vatican II: những bài giảng quá đơn sơ và có liên quan, biểu ngữ nỉ, đàn guitar bách âm—tất cả đều nhằm mục đích làm cho đức tin 2,000 năm tuổi phù hợp với văn hóa phương Tây đương thời.
Barron, người luôn mặc trang phục giáo sĩ và sẵn sàng trích dẫn các giáo phụ cổ thời, không hề muốn hòa nhập. Việc trình bầy không khoan nhượng của ngài về câu chuyện Ki-tô giáo—và sự sẵn lòng thảo luận về câu chuyện đó với những nhân vật gây chia rẽ như Jordan Peterson và Ben Shapiro—đặc biệt gây được tiếng vang trong giới thanh niên. Đối với người hâm mộ, Barron đang thuyết phục thế hệ mới rằng Ki-tô giáo không phải là hình nền phai mờ của phương Tây mà là một thông điệp phản văn hóa hấp dẫn. Đối với những người chỉ trích, ngài đã tạo ra một sự sùng bái nhân cách và thân thiện với những chiến binh văn hóa chuyên thích nhấp chuột.
Tham vọng của vị giám mục này không chỉ giới hạn ở YouTube. Ngài muốn xây dựng một mạng lưới đời thực—các linh mục và giáo dân tụ họp tại các trung tâm Word on Fire trên khắp cả nước. Hơn thế nữa, ngài đang tìm kiếm một tương lai cho Ki-tô giáo: một Giáo hội coi Internet là công cụ truyền giáo, từ chối hòa nhập vào văn hóa chính dòng và chào đón những người đàn ông trẻ tuổi đang bắt đầu vượt qua số lượng phụ nữ trên các băng ghế nhà thờ. Thực hiện sứ mệnh này là một canh bạc đơn giản nhưng đầy rủi ro: nhiều người tìm kiếm không muốn một đức tin dễ dàng và dễ tiếp cận. Họ muốn một điều gì đó khó khăn và kỳ lạ.
Khi tôi bước vào tòa nhà đơn giản, mặt tiền bằng kính, nơi đặt trụ sở chính của Word on Fire, tôi không chắc mình đã đến đúng nơi. Sau đó, tôi nhìn thấy bức tường ảnh các vị thánh bảo trợ: nhà truyền giáo Công Giáo Fulton Sheen; nữ tu người Pháp tuổi mười tám Thánh Thérèse thành Lisieux; Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Áp phích của Bố già và Người đàn ông của mọi mùa được dán dọc hành lang.
Phim đã ra mắt mục vụ YouTube của Barron. Năm 2007, khi còn là một linh mục trẻ tại quê nhà Chicago, ngài đã đăng video đầu tiên của mình: một bài đánh giá về mô tả cái ác trong The Departed của Martin Scorsese. Theo sự thúc giục của người cố vấn của mình, Hồng Y Francis George, ngài bắt đầu phát sóng các bài giảng vào Chúa Nhật, các cuộc đối thoại với những người vô thần, v.v. Bốn năm sau, Barron phát hành Catholicism. Năm 2015, Rome chuyển ngài sang làm Giám Mục Phụ Tá tại tổng giáo phận Los Angeles, sau đó, vào năm 2022, đứng đầu giáo phận Winona-Rochester.
Một linh mục tên là Steve Grunow giám sát các hoạt động hàng ngày của Word on Fire; Barron dành phần lớn thời gian để chăm sóc giáo phận của mình. Nhưng nếu bất cứ trí thức, chính trị gia hoặc nhân vật truyền thông xã hội nào có lượng người theo dõi muốn nói chuyện, Barron sẽ tham gia. Ngài đã phát biểu tại trụ sở chính của Facebook và phát biểu trước Quốc hội và các thành viên của Quốc hội Anh. Trên mạng, ngài đã nói về đạo đức và ý nghĩa của cuộc sống với nhiều người, từ Đại diện cấp tiến Ro Khanna đến nhà hoạt động bảo thủ Christopher Rufo.
Nhưng ngài thường tránh xa chính trị—và hiếm khi bỏ lỡ cơ hội đào sâu thần học. "Công Giáo bị hạ thấp là một thảm họa, về mặt mục vụ", Barron, người có bằng tiến sĩ từ Viện Công Giáo Paris, nói với tôi. "Nếu bạn không nghĩ rằng những người trẻ tuổi có những câu hỏi nghiêm túc cần được giải đáp", ông nói thêm sau đó, "thì bạn đã không đồng hành cùng nhiều người trẻ tuổi". Khi Google mời ngài đến phát biểu tại trụ sở chính vào năm 2018, ngài đã thuyết trình trong một giờ về Thomas Aquinas và intellectus agens [tác nhân trí thức], "tâm trí bồn chồn, tìm kiếm, không bao giờ thỏa mãn".
Barron khai thác các chủ đề làm bối rối thế giới thế tục, chẳng hạn như sự biến thể và Tấm vải liệm Turin. Ngài muốn chứng minh rằng Công Giáo không chỉ là một lựa chọn lối sống khác dựa trên Quy tắc vàng. Hiệu sách Word on Fire bán các tác phẩm nghệ thuật nhằm nhắc nhở người xem về câu chuyện Ki-tô giáo đáng lo ngại như thế nào: Chúa Thánh Thần đổ xuống các tông đồ trong một dòng nham thạch; một bầy sói xé xác một con cừu non không chống cự.
Nếu nguồn ý nghĩa cuối cùng là “Chúa Giêsu đội vương miện, nhưng là vương miện mão gai, trị vì, nhưng trị vì từ cây thánh giá”, Barron gần đây đã nói, “thì chúng ta là tôn giáo kỳ lạ nhất hiện nay”. Ngài muốn đảo ngược các giả định thế gian và phá vỡ “sự tự hấp thụ cứng ngắc” của chúng ta—cụm từ ngài dùng để chỉ tư duy của Dante khi bắt đầu tác phẩm The Divine Comedy, một trong những cuốn sách yêu thích của ngài. Ngài thường khuyên răn khán giả của mình: “Cuộc sống của bạn không phải là về bạn”.
Đây không phải là thông điệp mà ngài nhận được khi còn là một người Công Giáo trẻ. “Thành thật mà nói, khi tôi còn ở chủng viện, đó là cách tiếp cận mang tính nữ tính hơn”, ông nhớ lại. “Chúng tôi thường ngồi thành vòng tròn và nói về cảm xúc của mình”.
Những năm đầu của mục vụ truyền thông của Barron trùng với thời kỳ hoàng kim của những người vô thần mới, những người đã thuyết phục được nhiều thanh niên bằng những cuốn sách như God Is Not Great của Christopher Hitchens và The End of Faith của Sam Harris. Nhưng chúng cũng truyền cảm hứng cho một cuộc phục hưng trong số những người bảo vệ đức tin. Giống như Barron, nhiều người đã tham gia YouTube với phong cách trí thức, tự tin, thu hút nam giới. Justin Brierley, một người dẫn chương trình podcast Tin lành đã là một nhà biện giáo chuyên nghiệp trong gần hai thập niên, nhận thấy rằng đám đông tại các hội nghị biện giáo "không giống với dân số trong nhà thờ vào các Chúa Nhật. Tám mươi hoặc 90 phần trăm là nam giới", anh ấy nói với tôi. "Theo một cách buồn cười, những người vô thần mới đã giúp đưa đàn ông trở lại nhà thờ, vì Giáo hội phải phản ứng lại".
Word on Fire
Trên YouTube, theo dữ liệu của Word on Fire, hơn 60 phần trăm người xem Barron là nam giới. Người dùng YouTube nói chung là nam giới và những người theo dõi ngài trên Facebook và Instagram chia đều hơn giữa nam và nữ, nhưng YouTube là trái tim của thừa tác vụ của ngài. Brierley cho biết: "Những người đàn ông thế hệ Millennials đang nghe Joe Rogan, Jordan Peterson, tất cả các podcast và kênh YouTube đó—giờ đây, thông qua Giám mục Barron, họ đang được tiếp xúc với một góc nhìn mới". "Thời đại họ chỉ nghe quan điểm của Sam Harris về tôn giáo đã qua rồi".
Trong ít nhất 300 năm, các giáo sĩ đã lo lắng về việc làm thế nào để đàn ông đi nhà thờ. Sự thống trị của phụ nữ trên băng ghế nhà thờ là một trong những sự kiện xã hội học đáng tin cậy nhất của thế giới Ki-tô giáo. Nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi. Trong số những người có trình độ đại học, nam giới hiện có khả năng đi nhà thờ hàng tuần cao hơn một chút so với phụ nữ. Nhà khoa học chính trị Ryan Burge đã phân tích các số liệu và phát hiện ra rằng 69 phần trăm nam sinh viên tốt nghiệp đại học dưới 40 tuổi tuyên bố có tôn giáo, so với chỉ 62 phần trăm phụ nữ.
Một số chuyên gia cho rằng khi các chuẩn mực giới tính thay đổi và phụ nữ bắt đầu đông hơn nam giới trong các trường đại học và lực lượng lao động trí óc, nam giới trở nên phẫn uất và hoài niệm về chế độ tổ phụ- vì vậy họ tìm kiếm nó trong tôn giáo truyền thống. J. D. Vance là người trở lại Công Giáo nổi tiếng nhất của đất nước và câu chuyện về sự chuyển hướng sang cánh hữu của ông có vẻ giống như một khuôn mẫu cho tất cả những người đàn ông thuộc Thế hệ Z và Thế hệ thiên niên kỷ quan tâm đến Ki-tô giáo.
Nhưng việc đóng khung xu hướng này như sự cay đắng và phản ứng dữ dội đã bỏ lỡ thực tế sâu sắc hơn. Nhiều thanh niên cảm thấy không được neo đậu—cô đơn ở một thời các định chế xã hội suy yếu, không hài lòng và làm việc quá sức bởi cuộc đua chuột chuyên nghiệp đang diễn ra ngày càng nhanh, bị xa lánh bởi chủ nghĩa bộ lạc chính trị. "Những người đàn ông ở độ tuổi của tôi, chúng tôi không có các tổ chức xã hội như cha hoặc ông của chúng tôi đã có", Torrin Daddario, một người hâm mộ Barron đã gia nhập Công Giáo từ hậu cảnh Thệ Phản, nói với tôi. "Chúng tôi đang trôi dạt". Trong thập niên qua, cả cánh tả lẫn cánh hữu đều cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng những câu chuyện đạo đức coi quyền tự do cá nhân không bị hạn chế là thiêng liêng và chia thế giới thành nạn nhân và kẻ áp bức. Những câu chuyện đó đang trở nên cũ kỹ.
Darren Geist đã bị thu hút bởi thừa tác vụ của Barron khi thế giới quan vô thần mà anh lớn lên cùng bị đình trệ. Sau khi tốt nghiệp Princeton, anh chuyển đến Sierra Leone để làm việc cho UNICEF, nơi anh tập trung vào sức khỏe phụ nữ và quyền trẻ em. Anh từng thấy mình tranh luận với các Ki-tô hữu và người Do Thái giáo về cách biện minh cho các quyền con người phổ quát mà anh tìm cách bảo vệ. Anh gắn bó với các lập luận phi tôn giáo. “Nhưng tôi đi đến kết luận rằng những điều này có nền tảng yếu,” anh ấy nói với tôi, “hoặc một nền tảng vay mượn từ Ki-tô giáo.”
Cuối cùng, Geist đã học luật và gia nhập một công ty ở New York. Công việc khiến anh cảm thấy “chết về mặt trí tuệ,” anh nói. “Rất nhiều người trong chúng ta đang làm những công việc hút cạn tâm hồn, vắt kiệt trí tuệ và tầm thường. Ngay cả khi chúng có vẻ như là công việc của giới thượng lưu, thì chúng vẫn là những công việc tầm thường. Chúng ta không cảm thấy mình thực sự sống.” Trong những chuyến đi dài, anh bắt đầu nghe Jordan Peterson—người có các bài giảng kết hợp giữa tâm lý học Jung, hành trình tìm kiếm mục đích và Kinh thánh. Sau đó, anh ấy đã khám phá ra một trong những podcast của Barron. (Đây là một câu chuyện phổ biến: Peterson không tự nhận mình là người theo đạo Thiên chúa, nhưng sự say mê của ông với câu chuyện trong Kinh thánh—chưa kể đến sở thích của ông đối với trang phục nam giới được tô điểm bằng các biểu tượng Chính thống giáo—khiến những người nghe thế tục phải xem xét kỹ hơn về đạo Thiên chúa. Sau đó, các thuật toán sẽ hướng dẫn họ đến Barron.) Geist nhận ra rằng anh đã "được cho ăn phiên bản đạo Thiên chúa yếu đuối này, chứ không phải phiên bản sâu sắc, phong phú thực sự ở đó". Hành trình tâm linh của anh đã có một số bước ngoặt đáng ngạc nhiên, nhưng Barron đã đóng một vai trò quan trọng. Geist gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào năm 2020.
Việc tham gia một cộng đồng tôn giáo, tuân theo các quy tắc của cộng đồng đó và tìm hiểu các truyền thống của cộng đồng đó là điều khó khăn. Tôi không tìm thấy dữ liệu nào cho thấy Barron thường xuyên truyền cảm hứng cho người nghe bỏ điện thoại xuống và bắt đầu đến nhà thờ như thế nào. Những nhà phê bình cấp tiến hoài nghi rằng ngài giỏi hơn nhiều so với những người anh em podcast như Joe Rogan trong việc hướng dẫn những người đàn ông trẻ tuổi hướng tới "chủ nghĩa anh hùng đạo đức" và đức hạnh của người theo đạo Thiên chúa. Sau khi nam diễn viên Shia LaBeouf - người từng tự nhận là "Sam Harris, TED Talk, Christopher Hitchens" - bắt đầu điều tra Công Giáo, Barron đã mời anh ấy tham gia chương trình của mình. Báo chí Công Giáo tự do chỉ trích Barron vì đã không đối chất với LaBeouf về những lần đụng độ trong quá khứ với pháp luật và cáo buộc anh ta lạm dụng bạn gái cũ. (Những người xem cuộc phỏng vấn có thể thấy khác. Mặc dù LaBeouf đã nói rằng "nhiều cáo buộc trong số này là không đúng sự thật", anh đã sẵn sàng thú nhận với Barron rằng tính ích kỷ của anh đã gây ra "nỗi đau và tổn thương cho những người khác.")
Nếu Word on Fire nhấn mạnh vào việc ủng hộ những người đàn ông gặp rắc rối, có lẽ thừa tác vụ này phải chịu gánh nặng cảnh giác cao hơn - đặc biệt là trong một Giáo hội có hồ sơ lạm dụng rộng rãi. Năm 2022, thừa tác vụ đã sa thải một nhà sản xuất sau khi điều tra các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục trong đời sống cá nhân của người này. (Cựu nhân viên đã phủ nhận các cáo buộc.) Một số nhân viên đã từ chức, với lý do là văn hóa "câu lạc bộ con trai".
Mặc dù Barron tuyên bố không tham gia vào các cuộc chiến văn hóa, một số đối tác trò chuyện của ngài đã làm tên tuổi của họ nổi ở phe cánh tả. Michael Sean Winters, một cây bút của National Catholic Reporter, đã nói với tôi rằng: "Những gì tôi muốn nói với Barron là, 'Đức cha đang tham gia vào nền văn hóa phàn nàn này. Đó là vấn đề; đó là sự đồng lõa'". Ông cảnh báo về những rủi ro của "sự tồn tại trực tuyến nơi các thuật toán ưu tiên sự tức giận và thái độ thù địch dễ dàng, chứ không phải sự khôn ngoan và sự thật".
Barron cũng nhận được sự chỉ trích từ phía cánh hữu. Khi ông nói - lặp lại lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô - rằng "chúng ta có 'hy vọng hợp lý' rằng tất cả mọi người sẽ được cứu rỗi", những người bảo thủ cho rằng họ nghe thấy mùi dị giáo. Theo quan điểm của họ, ngài quá ủng hộ các linh mục theo chủ nghĩa tự do và không dành đủ thời gian để lên án tình trạng đồng tính luyến ái. Eric Sammons, biên tập viên của Crisis Magazine, gọi Barron là “một người bảo vệ nhiệt tình, không chỉ trích mọi thứ liên quan đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, người chỉ tuân theo “chữ nghĩa của sự chính thống, không phải tinh thần của nó”.
Nếu cả phe cánh tả và cánh hữu đều tìm ra lỗi của Barron, thì cảm giác đó là hỗ tương. “Tôi không thích chủ nghĩa cấp tiến Công Giáo. Tôi chưa bao giờ thích. Tôi không thích chủ nghĩa ‘rad trad’ [radical traditionist]. Tôi chưa bao giờ thích”, ngài nói với tôi. Nhà sách Word on Fire bán các phiên bản tuyên ngôn và các sắc lệnh của Công đồng Vatican II cũng như The Pope Benedict XVI Reader—bởi vì Barron tin rằng việc đặt "tinh thần tự do của Vatican II" chống lại người tiền nhiệm "bảo thủ" của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một sai lầm.
Cuối cùng, những lo ngại về hệ tư tưởng làm phiền những người chỉ trích Barron ít hơn sở thích xây dựng định chế của ngài. Việc ngài đăng tweet, TikToking và hàng hóa có thương hiệu không phù hợp với một Giáo hội nhấn mạnh vào sự khiêm nhường và phẩm trật. Trên trang web quảng cáo Kinh thánh Word on Fire đóng bìa da, viền mạ vàng có bình luận, Barron xuất hiện đầu tiên trong danh sách những người đóng góp, trước các giáo phụ. Tên và hình ảnh của ngài xuất hiện ở khắp mọi nơi—như trong "Học viện Word on Fire của Giám mục Barron", trung tâm của giáo đoàn về các lớp học và cộng đồng trực tuyến. Hiệu sách cung cấp một tập sách có tên là Thần học của Giám mục Barron. Michael Sean Winters cho biết: "ngài nói như thể ngài là bộ mặt và tiếng nói của Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhưng thực tế không phải vậy". " Ngài là giám mục của một giáo phận nhỏ ở Minnesota".
Đây là một trong những nghịch lý của lịch sử Ki-tô giáo: Những doanh nhân có cái tôi lành mạnh có xu hướng trở thành những nhà truyền giáo vĩ đại cho một đức tin do một người thợ mộc nghèo khó, tự chối bỏ bản thân sáng lập. Giống như bất cứ doanh nghiệp truyền giáo nào của Giáo hội trong nhiều thế kỷ, thành công của Word on Fire khó có thể tưởng tượng được nếu không có người sáng lập theo cơ hội chủ nghĩa và đôi khi là không khiêm tốn.
Mục tiêu dài hạn của Barron là phát triển các cộng đồng trực tuyến liên kết với Viện Word on Fire—khoảng 25,000 người—thành một tổ chức tôn giáo hoạt động trên khắp cả nước. Ngài nói: "Tôi muốn nó tiếp tục sau tôi". “Đó là lý do tại sao tôi muốn nó được định chế hóa, cả ở bình diện giáo dân lẫn giáo sĩ.” Ngài hình dung các trung tâm Word on Fire ở các thành phố lớn “nơi mọi người có thể nhận được hướng dẫn và cảm hứng,” một phần mô phỏng theo Opus Dei, một tổ chức có hàng chục trung tâm trên khắp Hoa Kỳ và một số người coi là bí mật và kiểm soát.
Ngài gạt bỏ những lo ngại như vậy: “Điều cuối cùng tôi muốn là trở nên giống như một giáo phái.” Tầm nhìn của Barron lớn hơn. “Toàn bộ ý tưởng là truyền bá văn hóa,” ngài nói. “Không phải là hướng nội, thành một loại kén tự bảo vệ. Mà là đi ra thế giới và tham gia vào thế giới — một cách sáng tạo và nhiệt tình, với sự hào hoa và thông minh. Đây là những gì tôi muốn làm.”
______________________________________________
(*) Molly Worthen là một nhà sử học tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt Spellbound: How Charisma Shaped American History From the Puritans to Trump.