1. Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về chủ đề “Đời sống linh mục công giáo – Một thách đố của Thế Giới hiện đại”
Cuộc hội thảo này đã được Uỷ Ban Giáo Sĩ thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục A Châu (FABC) tổ chức từ 17 đến 23-11-2008, tại Đại Học Lên Trời (Assumption University), Suvarnabhumi Campus – Thailand. Toàn bộ khu đại học rộng 188 mẫu, do Dòng Các Sư Huynh Thánh Gabriel thành lập và điều khiển. Đại học gồm 10 phân khoa với 13.000 sinh viên. Phần cuối của khu đại học là 3 tòa nhà lớn 13 tầng: 2 tòa nhà làm lưu xá cho 1.000 sinh viên, 1 tòa nhà làm khách sạn với 266 phòng đôi, dành đón tiếp khách đến tham dự các cuộc hội thảo, được tổ chức tại đây.
2. Tham dự cuộc Hội Thảo có 83 tham dự viên và thuyết trình viên thuộc 10 quốc gia:
- 1 Tổng giám mục và 4 Giám mục:
- Đức TGM Peter Fernando, India, chủ tịch Ủy Ban Giáo Sĩ thuộc FABC;
- Đức GM Jesse Mercado, Phi luật Tân, thành viên Ủy Ban Giáo Sĩ thuộc FABC;
- Đức GM Luis Antonio Tagle, Giám Mục giáo phận Imus, Phi luật Tân;
- Đức GM Luis Broderick Pabillo, SDB, Giám mục phụ tá giáo phận Manila, Phi luật Tân;
- Đức GM Vianney Fernando, Sri Lanka
- 78 linh mục thuộc 10 quốc tịch: India, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Viet Nam,...
- Riêng Việt Nam, có 12 linh mục, thuộc 9 giáo phận tham dự.
3. Cuộc Hội Thảo đã bắt đầu bằng việc gặp gỡ thân mật của các thành viên trong bữa ăn tối thứ hai 17-11-2008.
Trong thánh lễ khai mạc sáng thứ ba 18-11-2008 nhằm ngày kỷ niệm cung hiến Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô và Phaolô, Đức cha Luis Tagle đã chia sẻ về ơn gọi của 2 vị tông đồ cột trụ của Giáo Hội. Các ngài đã đáp lại một cách trung thành lời mời gọi của Chúa Giêsu qua những thăng trầm, nhưng thách đố của thời đại các ngài. Các ngài trở nên gương mẫu cho đời sống linh mục giáo phận, khi phải đối diện với những thách đố của thời đại hôm nay.
Sau diễn văn chào mừng và khai mạc của Đức Cha Jesse Mercado, thành viên Ủy Ban Giáo Sĩ thuộc FABC, cha Lawrence Pinto, Thư Ký điều hành của Ủy Ban Giáo Sĩ thuộc FABC đã giới thiệu mục đích và nội dung tổng quát của cuộc Hội Thảo. Tiếp đến, Đức Ông Marek Zalewski, cố vấn thứ nhất của Đức Tổng Giám Mục Salvatore Pennachio, Sứ Thần Tòa Thánh tại Bangkok, đã đại diện đọc bức thư chuyển lời chào thăm, tỏ tình liên đới và khích lệ của Đức Thánh Cha tới toàn thể các tham dự viên đang thao thức trao đổi về một đề tài rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội Á Châu: đào tạo và chăm sóc các linh mục.
4. Mục đích của cuộc Hội Thảo nhằm:
- Khám phá lại căn tính linh mục với ý niệm căn bản về Hiệp thông trong bối cảnh Á Châu;
- Dẫn các linh mục đến một sự nhận thức sâu hơn về Thiên Chúa (kinh nghiệm về Thiên Chúa) trong đời sống và sứ vụ của mình;
- Giúp các linh mục tìm được niềm vui của đời linh mục khi đối đầu với những thách đố của thế giới hiện đại.
5. Nhằm đạt mục đích trên, chương trình của cuộc Hội Thảo đã được khai triển dựa trên 8 đề tài thuyết trình:
(1) Viễn tượng và Căn Tính linh mục trong bối cảnh Á Châu (Đức cha Luis Tagle, Giám mục giáo phận Imus, Phi luật Tân),
(2) Linh mục, người “xây dựng” Cộng đoàn – Một chiều kích đầy ý nghĩa của việc chăm sóc mục vụ (Đức cha Broderick Pabillo, Giám mục phụ tá giáo phận Manila, Phi luật Tân),
(3) Kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa như là nền tảng cho nền linh đạo đích thực của linh mục (cha Gino Henriques, Dòng Chúa Cứu Thế, Singapore),
(4) Tình huynh đệ linh mục, thành phần cốt yếu của linh đạo và đời sống linh mục giáo phận (cha Emmanuel Asi, Pakistan),
(5) Những vấn đề nhân bản đang thách đố đời sống và sứ vụ của linh mục trong thế giới hiện đại (cha Lawrence Pinto, msij, India),
(6) Những tranh luận và những vấn đề liên quan đến các mối tương quan của linh mục hôm nay (Đức giám mục Vianney Fernando, Sri Lanka),
(7) Những kỹ năng tương quan giúp sống đời sống linh mục lành mạnh về mặt tâm linh và tâm lý (Đức tổng giám mục Peter Fernando, India),
(8) Việc thường huấn và những biện pháp hỗ trợ cho đời sống lành mạnh của linh mục tại giáo xứ (Đức tổng giám mục O. Quevedo, Phi luật Tân).
6. Ý chủ đạo xuyên suốt các đề tài thuyết trình, chính là suy nghĩ về người linh mục với những thách đố của thời đại hôm nay trong hình ảnh “Giáo Hội là hiệp thông”.
(1) Trước hết với đề tài “Viễn tượng và Căn Tính linh mục trong bối cảnh Á Châu”, Đức cha Luis Tagle đã trình bày cách hấp dẫn ơn gọi linh mục là một hồng ân Thiên Chúa ban qua Giáo Hội, trong Giáo Hội và cho Giáo Hội. Và Giáo Hội chính là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi (Icon of Trinity) với đặc tính nổi bật là “hiệp thông”. Như vậy, người ứng sinh đón nhận chức linh mục trong một Giáo Hội với những hoàn cảnh lịch sử văn hóa cụ thể. Và cũng chính trong Giáo Hội địa phương này (Giáo Hội tại Á Châu), người linh mục sẽ sống và thi thành sứ vụ linh mục của mình (rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn) với những đặc tính và điều kiện văn hóa, chính trị, kinh tế… tại Á Châu.
(2) Tiếp đến với đề tài “Linh mục, người “xây dựng” Cộng đoàn – Một chiều kích đầy ý nghĩa của việc chăm sóc mục vụ”, Đức cha Broderick Pabillo, đã trình bày sứ vụ linh mục qua hình người mục tử xây dựng cộng đoàn “hiệp thông” dựa trên 5 yếu tố của cộng đoàn Giáo hội cơ bản (BEC: Basic ecclesial community): Lời giảng dạy của các tông đồ, tình huynh đệ hiệp thông, việc bẻ bánh, việc cầu nguyện và chia sẻ của cải. Và Đức Cha Pabillo đã đề nghị 4 gợi ý áp dụng cụ thể để xây dựng một cộng đoàn “hiệp thông”:
- trước hết là xác tín dựa trên nền linh đạo “linh đạo hiệp thông” với 4 điểm nhấn: cảm nghiệm sâu sắc về Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn hiệp thông, đang hiện diện trong mỗi người; xác tín mình là thành phần của “Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô”; cảm nhận mỗi thành viên trong cộng đoàn là một món quà cho nhau; chia sẽ những gánh nặng của nhau và tha thứ cho nhau;
- tiếp đến, cần có một chương trình chung để mọi người có thể tham gia xây dựng cộng đoàn;
- sau đó, sự hiệp thông chỉ hình thành được khi người linh mục biết lắng nghe giáo dân và cởi mở đối thoại với mọi người;
- cuối cùng, người linh mục cần phải quan tâm đến những con chiên yếu đau, lo lắng tìm những con chiên lạc.
(3) Với xác tín về “căn tính của linh mục trong Giáo Hội là hiệp thông” và nhìn về sứ vụ “xây dựng một cộng đoàn hiệp thông” của linh mục, cha Gino Henriques đã trình bày đề tài “Kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa như là nền tảng cho nền linh đạo đích thực của linh mục”. Chúa Giêsu, vị linh mục thượng phẩm, đã luôn cảm nghiệm sâu xa về Thiên Chúa là Cha và về Vương Quốc của Thiên Chúa. Chính cảm nghiệm sâu xa này đã trở nên nguồn động lực giúp Ngài chu toàn nhiệm vụ Chúa Cha trao phó. Như thế, cảm nghiệm sâu đậm về Thiên Chúa sẽ giúp hình ảnh “linh mục là người của Thiên Chúa” càng ngày càng rõ nét nơi người linh mục, đồng thời cũng giúp người linh mục sống và chu toàn sứ vụ linh mục, đặc biệt khi phải đương đầu với khó khăn, thập giá.
(4) Sau 3 đề tài đầu, những đề tài còn lại khai triển để đáp ứng mục đích 3 của cuọc Hội Thảo: “Giúp các linh mục tìm được niềm vui của đời linh mục”. Trước hết, niềm vui của linh mục được cha Emmanuel Asi quảng diễn trong đề tài: “Tình huynh đệ linh mục, thành phần cốt yếu của linh đạo và đời sống linh mục giáo phận”. Nền tảng kinh thánh và thần học của tình huynh đệ của người linh mục nằm ngay trong bản chất của ơn gọi linh mục. Linh mục được Chúa kêu gọi để “ở với Chúa và ở trong cộng đoàn các tông đồ”: “Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng” (Mc 3,13-14). Tình huynh đệ giữa cộng đoàn linh mục dựa trên tình huynh đệ thắm thiết mà người linh mục sống với Chúa Giêsu: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15). Công đồng Vatican II trong sắc lệnh Đời Sống và Chức Vụ Linh Mục đã gọi tình huynh đệ linh mục là “tình huynh đệ do bí tích” (PO 8). Một cách cụ thể, tình huynh đệ linh mục được diễn tả qua: việc sống chung và làm việc chung, nâng đỡ nhau qua cầu nguyện đặc biệt trong những ngày tĩnh tâm, chia sẽ và nâng đỡ nhau khi gặp những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần.
(5) Với đề tài “Những vấn đề nhân bản đang thách đố đời sống và sứ vụ của linh mục trong thế giới hiện đại”, cha Lawrence Pinto đã phân tích sâu xa về mặt tâm lý những khó khăn mà linh mục đang phải đương đầu trong cuộc sống tự nhiên của một con người (những căng thẳng lo lắng vì công việc, nỗi cô đơn và khó khăn trong đời sống độc thân linh mục, những đụng chạm trong tương quan...); từ đó dẫn đến một số những biểu hiện tiêu cực trong đời linh mục: uống rượu, nóng giận, những lo lắng thái quá, những bù trừ tình cảm và một số lệch lạc trong đời sống phái tính … Đây là một vấn đề quan trọng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến trong tông huấn về đào tạo linh mục Pastores Dabo Vobis, đó là “sự trưởng thành tình cảm” mà ngài gọi là “kết quả của một nền giáo dục về tình yêu đích thực và có trách nhiệm” (PDV 43). Ánh sáng để giải quyết vấn đề khởi đi từ chính Đức Giêsu, tình yêu của Thiên Chúa nhập thể nơi con người Đức Giêsu Nagiarét với một thân xác đích thực. Cũng vậy, tình yêu mà người linh mục đang sống là tình yêu trong một thân xác bị ảnh hưởng bởi bối cảnh lịch sử văn hóa hôm nay. Như thế ngoài những phương thế thiêng liêng, những phương hiện đại khác, đặc biệt là khoa tâm lý hiện đại, sẽ hỗ trợ người linh mục nhận thức được về chính mình trong tương quan cụ thể với mọi người chung quanh.
(6) Tiếp đến, Đức Cha Vianney Fernando, với kinh nghiệm cụ thể của 24 năm giám mục, đã khởi đi từ những trường hợp cụ thể của một số linh mục trong giáo phận của ngài, để phân tích và quảng diễn đề tài: “Những tranh luận và những vấn đề về các mối tương quan của linh mục hôm nay”. Những trục trặc trong tương quan với giám mục, với anh em linh mục, với giáo dân làm cho người linh mục mất bình an và niềm vui trong cuộc sống. Và Đức Cha Vianney đã kết thúc khi nhấn mạnh đến 2 điểm trong tương quan của người linh mục: trước hết đó là tương quan với những con người cụ thể toàn diện (cuộc sống, gia đình, khó khăn..), chứ không phải chỉ là tương quan với những con người trong công việc; tiếp đến, là con người, như Chúa Giêsu, người linh mục cũng cần có những tình bạn cụ thể dựa trên “sự trưởng thành tình cảm đích thực”.
(7) Và để vượt qua những khó khăn trong những mối tương quan, Đức tổng giám mục Peter Fernando đã khai triển đề tài: “Những kỹ năng tương quan giúp sống đời sống linh mục lành mạnh về mặt tâm linh và tâm lý”. Sau khi đã trình bày thế nào là sự trưởng thành về mặt thể lý, tâm lý và tâm linh, Đức Cha Peter đã đề nghị một số những phương thế giúp sống phong phú tương quan với Chúa, tương quan với những người chung quanh và tương quan với chính bản thân.
(8) Về đề tài cuối cùng “Việc thường huấn và những biện pháp hỗ trợ cho đời sống lành mạnh của linh mục tại giáo xứ”, Đức tổng giám mục O. Quevedo vì lý do mục vụ không thể đến được, đã gởi bài và nhờ Đức Cha Jesse Mercado trình bày. Bài thuyết trình khai triển 2 điểm cụ thể như là phương thế để giúp các linh mục sống phong phú và vui tươi trong đời sống linh mục: chương trình thường huấn cho các linh mục và những phương thế cụ thể giúp các linh mục gặp khó khăn. Một minh họa là kinh nghiệm cụ thể của Giáo Hội Phi Luật Tân với chương trình thường huấn dành cho các linh mục thuộc những thế hệ khác nhau: các linh mục từ 1-5 năm linh mục; các linh mục từ 6-10 năm linh mục; các linh mục từ 11-24 năm linh mục; các linh mục cao tuổi được phân làm 2 nhóm: từ 25-33 năm linh mục và trên 33 năm linh mục cho đến khi về hưu. Đồng thời Giáo Hội Phi Luật Tân cũng đã bắt đầu một chương trình đặc biệt “chữa trị” cho các linh mục gặp khó khăn.
7. Xen kẽ giữa các bài thuyết trình là hai buổi họp nhóm
Có 7 nhóm, chia theo các quốc gia tham dự, giúp khai triển và cụ thể hóa những lý thuyết được trình bày, nhờ những suy tư và kinh nghiệm của các tham dự viên. Ngoài ra, những gặp gỡ trao đổi riêng trong những giờ giải lao, trong những giờ giải trí “happy hours” vào buổi tối, giúp tạo nên mối tương quan huynh đệ giữa các linh mục tham dự viên.
8. Ngày cuối cùng (thứ bảy 23-11-08), buổi sáng dành để thảo luận về “Bản Tuyên Bố cuối cùng”.
Các tham dự viên đã sôi nổi trao đổi, góp ý về bản văn. Ban soạn thảo bản văn đã ghi nhận những góp ý để hoàn thành Bản Tuyên Bố cuối cùng và sẽ gởi tới cho các tham viên trong những ngày tới. Buổi chiều, sau cuộc tham quan thành phố Bangkok, cuộc Hội Thảo đã kết thúc với thánh lễ bế mạc do Đức Tổng Giám Mục Peter Fernando chủ sự. Sau thánh lễ, là cuộc gặp gỡ cám ơn với bữa cơm tối thân mật với quí Sư Huynh và ban Giám Đốc điều hành của Assumption University.
9. Tóm lại, cuộc Hội Thảo Quốc Tế về chủ đề “Đời sống linh mục công giáo - Một thách đố của Thế Giới hiện đại” đã diễn ra trong bầu khí hiệp thông của Giáo Hội
Dưới sự hướng và tác động của Chúa Thánh Thần, các giám mục Á Châu, qua Ủy Ban Giáo Sĩ củaFABC đã tạo điều kiện để các thành viên của các Giáo Hội tại Á Châu có dịp gặp gỡ, học hỏi và trao đổi về một vấn đề quan trọng trong đời sống Giáo Hội: việc đào tạo và chăm sóc các linh mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong bầu khí đón tiếp thân tình của Giáo Hội Thái Lan và qua Sứ Thần của Tòa Thánh tại Thái Lan, cuộc Hội Thảo cũng được hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu qua sự nâng đỡ và khích lệ của Đức Thánh Cha.
Ước mong những thành quả của cuộc Hội Thảo sẽ góp phần vào việc đào tạo và chăm sóc cho các linh mục tại Á Châu.
Ngày 23-11-2008
Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng
(CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM B
Và ĐẠI LỄ GIÁNG SINH)
Paul Claudel (1868 – 1955) là một văn hào người Pháp rất nổi tiếng. Khi lớn lên, ông sống như một người vô thần, mặc dù cha mẹ và gia đình là người Công Giáo. Trong khi đang theo học về ngành ngoại giao ở Paris, vào một buổi chiều ngày lễ Giáng Sinh năm 1886, lúc ông 18 tuổi, nhân đi qua Nhà thờ Notre Dame, Paris, ông có ý tò mò đi vào Nhà thờ để xem cảnh Giáng Sinh. Lúc đó vào giờ hát Kinh Chiều, và ca đoàn đang hát bài Chúc Tụng (Magnificat). Tiếng hát rất thánh thiện và thanh thóat đã làm cho chàng thanh niên Claudel cảm thấy một bầu khí thật thiêng liêng bao trùm anh và như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó làm anh như bị chiếm hút trong ngây ngất. Sau này, ông ghi lại: “Ngay trong khoảng khắc đó, trái tim tôi bị xúc động và tôi tin!” Đó là cảm nghiệm siêu nhiên đầu đời của anh, và giây phút thiêng liêng đó cứ ám ảnh tâm trí anh, làm anh quyết định tìm hiểu về Chúa qua Kinh Thánh, và sau một quá trình khá lâu dài tìm hiểu, ông đã “nắm bắt được Thiên Chúa” và “trở lại” cuộc sống Đức Tin Công Giáo suốt đời một cách tích cực.
Từng là một sinh viên rất xuất sắc, khi ra trường, ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng của ngành ngoại giao Pháp ở nhiều nơi khác nhau, kể cả ở Trung Hoa, ở Nam Mỹ. Ông đã từng là Đại Sứ Pháp tại Nhật Bản (1922-1928), ở Hoa Kỳ (1928-1933), và ở Bỉ từ năm 1933 cho đến khi về hưu (năm 1936). Cuộc đời của Paul Claudel hầu hết đều ở hải ngọai. Nhưng dù đi đâu và ở chức vụ nào, ông vẫn giữ được một Đức Tin Công Giáo rất sống động, trong sáng và hạnh phúc. Chính Niềm Tin đó đã cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng phản ảnh đời sống đạo đức của ông. Trong số các tác phẩm lừng danh của ông (như Cinq Grandes Odes, Tête d’Or, Le Soulier de Satan,…) có bản “ Truyền Tin” (L’annonce faite à Marie,The Annunciation of Mary), ông viết trong hai năm 1910-1911 và ra mắt năm 1912. Vừa là một nhà ngoại giao xuất sắc, lại là một học giả, một thi sĩ và nhà văn danh tiếng, ông được mời vào Hàn Lâm Viện Pháp.
Giờ phút “Truyền Tin” là một giờ phút uy linh huyền nhiệm của việc Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thai trong lòng Trinh nữ Maria. Giờ phút thiêng liêng “Trời Đất Giao Hòa.” Thiên Chúa mặc lấy thân xác con người và ở cùng con người. Đây là giờ phút vô cùng quan trọng của lịch sử Ơn Cứu Độ. Vì thế, để tưởng nhớ giờ phút linh thiêng đó, hàng ngày, các tín hữu luôn dành ba khoảng khắc quan trọng của một ngày là sáng, trưa và chiều để nguyện Kinh Truyền Tin. Ở những nơi có Thánh đường, vào những giờ phút đó, chúng ta thường nghe có những tiếng chuông gọi là chuông ‘Truyền Tin’, ‘Chuông Nguyện’ (cũng gọi là chuông ‘nhật một’, vì kéo từng tiếng ba lần, sau mới đổ hồi). Cũng có nhiều thi phẩm và nhạc phẩm diễn tả giây phút huyền nhiệm đó, giây phút Thiên Chúa đến với con người để nối kết và hòa giải.Thi Sĩ Hàn Mạc Tử cũng có Bài thơ cảm động về “Truyền tin”; nhạc sĩ Hoàng Diệp với bản Thánh Ca “Theo Tiếng Thiên
Thần Xưa Kính Chào”…
Tất nhiên Lễ Giáng Sinh vẫn là Đại Lễ được long trọng mừng ở khắp nơi, để kỷ niệm Chúa Hài Nhi sinh ra đem niềm vui Ơn Cứu Độ đến cho mọi người có tâm hồn thành tâm, thiện chí. Tuy nhiên giờ phút Truyền Tin cũng thật sự rất quan trọng. Khi Thiên Thần Chúa đến báo tin việc Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn để cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế, sau khi đã hiểu rõ ý Chúa, và việc Chúa Cứu Thế xuống thai trong lòng Mẹ là do tác động của Chúa Thánh Thần,và Mẹ vẫn đồng trinh trọn đời, Đức Mẹ thưa ‘Xin Vâng’. Chính giây phút đó “Trời và Đất giao hòa: Thiên Chúa xuống thế làm người và ở cùng chúng ta.” Mầu Nhiệm đó đã tác động mạnh vào tâm hồn Paul Claudel để ông viết nên tác phẩm trứ danh “Truyền Tin.” Hàng năm, giáo Hội long trọng mừng Lễ này vào ngày 25 tháng 3.
Trong Chúa Nhật IV Mùa Vọng, năm B, chúng ta được nghe bài Phúc Âm rất cảm động diễn tả về giây phút thánh thiêng đó (Luca 1,26-38). Bài Phúc Âm này cùng với Bài Đọc I trích trong sách Tiên Tri Samuel (7,1-5; 8-12; 14-16) và Bài Đọc II trích trong thơ Rôma (16, 25-27) đều giúp chúng ta những tư tưởng thánh thiện, thiêng liêng để chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng mừng kỷ niệm Thiên Chúa đã xuống thế làm người từ hơn hai ngàn năm trước.
Lịch sử Ơn Cứu Độ kéo dài cách nhiệm mầu trong Thánh Kinh Cựu Ước đã được thực hiện trong ngày “Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta!” Nhưng Ngài không sinh ra trong cảnh giầu sang, trong nhà lầu gác tía; trái lại, Ngài đã sinh ra trong cảnh hèn mọn cùng cực, trong hang đá bò lừa; Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng chỉ là những người nghèo khó, bình dân, đơn sơ. Ngài đến không phải để “thống trị, để được người ta hầu hạ, nhưng Ngài đến để phục vụ và hầu hạ mọi người (Matthêu 20,28). Ngài đến để đem cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật, những lớp người thấp hèn nhất. Ngài đến để chia sẻ thân phận đau khổ của mọi người và rao giảng Tin Mừng tình thương và ơn cứu độ. Ngài đến để kêu gọi mọi người, kể cả những người lỡ yếu đuối sa ngã, biết nhận ra: Thiên Chúa là Cha yêu thương của mọi người; Thiên Chúa không xa rời con người nhưng luôn gần gũi mọi người, kể cả những người tội lỗi ( Matthêu 18,12…), để giúp mọi người canh tân đời sống, sống xứng đáng những con người đã được Chúa dựng nên “theo hình ảnh của Chúa!”
Chỉ còn mấy ngày nữa, là chúng ta lại được cùng toàn thể Giáo Hội và thế giới mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Chúng ta lại được nghe lời Thiên Thần hát mừng năm xưa:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm!”
(Luca 2,14)
Xin Chúa đến với Thế Giới, đến với mọi người chúng ta, đến với gia đình chúng ta, giúp chúng ta xây dựng sự hòa hợp yêu thương ngay trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, và chung tay xây dựng Hòa Bình và sự Công chính trên thế giới. Xin cho chúng ta được sống những cảm nghiệm thiêng liêng đã tác động Paul Claudel, cũng như bao tâm hồn thành tâm, thiện chí khác, để chúng ta biết nhìn vào máng cỏ nghèo hèn, học bài học sống khó nghèo, khiêm tốn, sống yêu thương hòa hợp và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, già yếu, bệnh tật.
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung để ơn sủng Giáng Sinh giúp đổi mới con người chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta; giúp chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sống động, vui tươi, hạnh phúc, và đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày trong mọi hoàn cảnh.
Xin chúc mừng Giáng Sinh 2008 và Năm Mới 2009.
Hôm nay Hội Thánh dùng đoạn kết của Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thánh Thêxalônica để dạy dổ chúng ta. Thánh Phaolô dành chương 5 để chỉ dạy cho các tín hữu phải sống thế nào trong khi chờ đợi Ngày của Chúa. Trong bài Thánh Thư hôm nay, Thánh Nhân tóm tắt tất cả giáo huấn của ngài trong ba điều là vui mừng, cầu nguyện và cảm tạ. Ba điều này là những mức đo đời sống thiêng liêng của từng Kitô hữu và từng cộng đồng tín hữu. Con đường đi tìm chân lý là con đường chông gai, cần cố gắng và kiên tâm, và đặc biệt là cần ơn Chúa. Nhưng chúng ta không phải phiền muộn và lo âu như những người không có niềm hy vọng vì chúng ta biết chắc rằng Chúa là chân lý đang chờ chúng ta ở cuối con đường. Không những thế, Người còn đồng hành với chúng ta và dẫn chúng ta đến đích, cùng ban Thánh Thần và ân sủng để giúp chúng ta đi trọn con đường.
Câu 16 - Anh em hãy vui mừng luôn
Hãy vui mừng lên. Đây không phải là một niềm vui tạm bợ chóng qua, nhưng là một niềm vui vĩnh cửu. Được giao hòa với Thiên Chúa nhờ Đức Kitô là một niềm vui. Được Chúa yêu là một niềm vui, mà ý thức rằng mình đang được Chúa yêu còn là một niềm vui không có gì diễn tả được. Là Kitô hữu mà không vui mừng luôn được thì chưa thật sự là Kitô hữu. Còn gì hạnh phúc hơn được làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Còn gì sung sướng hơn là có Chúa Giêsu làm anh yêu quý, làm bạn thân tình. Còn gì sướng hơn được Chúa và Mẹ Hội Thánh hướng dẫn và ban lương thực cho mỗi ngày.
Người Việt
Câu 17 - Hãy cầu nguyện không ngừng
Tại sao phải cầu nguyện không ngừng? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Tin Mừng Thánh Luca (Lc 18:1-8).
Làm sao thế nào để cầu nguyện không ngừng? Ngày nào chúng ta cũng bận rộn với quá nhiều công việc, làm sao mà có giờ cầu nguyện? Thật ra chẳng ai có giờ mà cầu nguyện không ngừng nếu chúng ta hiểu cầu nguyện là đọc kinh hay đi Lễ. Nhưng nếu hiểu cầu nguyện là nâng tâm hồn lên với Chúa, là kết hợp với Người và cùng với Người làm mọi việc thì chúng ta đang cầu nguyện không ngừng. Thánh Escrivá viết: “Đời Kitô hữu phải là một đời cầu nguyện không ngừng, bằng cách cố gắng sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa từ sáng đến tối và từ tối đến sáng. Một Kitô hữu không thể là một người cô đơn vì người ấy sống trong sự tiếp xúc cộng đồng với Thiên Chúa, là Đấng vừa ở gần chúng ta vừa ở trên Thiên Đàng […]. Ở giữa ngày làm việc của mình, khi người ấy chiến thắng tính ích kỷ, khi người ấy vui hưởng tình bằng hữu vui vẻ của người khác, một Kitô hữu phải khám phá ra Thiên Chúa (Đức Kitô đang đi qua, 116).
Ngoài ra, Thánh Giêrônimô viết: “Thánh Tông Đồ bảo chúng ta phải cầu nguyện luôn. Đối với những người thánh thiện, ngay cả lúc ngủ cũng là cầu nguyện. Tuy nhiên chúng ta phải có những thời giờ nhất định để cầu nguyện được trải ra trong ngày để, dù khi chúng ta bận rộn với những nhiệm vụ khác, thì thời khắc biểu mà chúng ta tự đặt ra cho mình sẽ nhắc nhở chúng ta về lời kêu gọi làm nhiệm vụ [cầu nguyện] ấy (Thư, 22,37).
Câu 18 - Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa…. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu Kitô.
Làm sao mà chúng ta có thể cảm tạ Chúa trong mọi việc?
Như đã nói ở câu 16 rằng chúng ta vui mừng luôn vì biết rằng Thiên Chúa thương yêu và lo lắng cho chúng ta. Và nếu Ngài thương yêu và lo lắng cho chúng ta như một người Cha đối với một đứa con, thì tại sao chúng ta lại không tạ ơn Chúa như con tạ ơn cha? Thật ra Chúa còn thương chúng ta hơn một người cha thương con mình nhiều, vì không có một người cha nào phải chết cho con mình cả, nhất là cho một đứa con ngỗ nghịch như chúng ta, nhưng Chúa đã chết cho chúng ta.
Thánh Bernađô nói: “không ai, nếu chỉ cần suy nghĩ một chút, mà không thể tìm được một lý do chính đáng để tỏ ra lòng biết ơn với Thiên Chúa” (Bài Giảng Chúa Nhật Thứ Sáu sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 2,1). Thực ra có gì tốt đẹp chúng ta có mà không do Thiên Chúa ban? (x. 1 Cor 4:7).
Có nhiều sách dịch là “trong mọi hoàn cảnh” thay vì “trong mọi việc” cũng đúng nghĩa. Thiên Chúa không những ban cho chúng ta mọi ơn lành cách nhưng không mà còn an bài mọi sự tốt lành cho chúng ta, như Thánh Phaolô nói: “Chúng ta biết rằng tất cả mọi sự đều nhằm làm ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa, là những người được mời gọi theo ý định của Ngài” (Rm 8:28). Vì yêu thương chúng ta, Thiên Chúa làm mọi sự đều nhằm ích lợi cho chúng ta. Ngay cả những khó khăn và đau khổ mà chúng ta gặp phải hằng ngày, cũng là những dịp Chúa ban để cho chúng ta tập luyện các nhân đức cam đảm, kiên nhẫn,…, và nhất là giúp chúng ta khiêm nhường nhận ra giới hạn của mình, đồng thời có dịp kết hợp với Sự Thương Khó của Đức Kitô như một của lễ thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Ngay cả đối với những sự dữ chúng ta gặp do tội ác gây ra, tuy Thiên Chúa không là tác giả của tội ác, nhưng Ngài có cách xoay chiều những hậu quả của chúng để làm ich cho những ai yêu mến và tin tưởng Ngài. Thánh Escriva nói: “Nếu mọi sự tốt đẹp, chúng ta hãy vui mừng và chúc tụng Thiên Chúa là Đấng làm cho chúng được phát triển. Còn nếu chúng không tốt đẹp thì sao? Chúng ta cũng vẫn vui mừng và chúc tụng Thiên Chúa vì Ngài cho phép chúng ta chia sẻ sự ngọt ngào của Thánh Giá của Ngài” (Con Đường, 658).
Câu 19 - Đừng dập tắt Thánh Thần
Như Chúa Giêsu đã nói: “không có Thầy các con không làm được việc gì” (Ga 15:5), vì thế chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa trong mọi sự. Là Kitô hữu, chúng ta đã chịu Phép Rửa của Đức Kitô, tức là Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần (x. Ga 1:33). Tuy Chúa Giêsu đã dạy dỗ các Tông Đồ và dạy dỗ chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không hiểu được những gì Chúa dạy nếu không có Chúa Thánh Thần là Đấng “mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhớ cho các con tất cả những gì Thầy đã nói cùng các con” (Ga 14:26) như Chúa Giêsu đã hứa. Vậy Chúa Thánh Thần chính là Đấng ban sức mạnh cho chúng ta, giúp chúng ta hiểu biết, tác động trong chúng ta, khuyến khích chúng ta, ngăn cản chúng ta và đôi khi khiển trách chúng ta.
Chúa Thánh Thần là ngọn lửa cháy trong lòng chúng ta. Dập tắt Thánh Thần tức là coi thường những lời dạy bảo của Ngài, coi thường những thôi thúc của Ngài trong đáy lòng chúng ta, cùng coi thường hay lạm dụng những hồng ân và đặc sủng Ngài ban. Có hai cách để dập tắt Thánh Thần. Cách thứ nhất là chối bỏ ân sủng của Ngài, chối bỏ tình bằng hữu với Thiên Chúa, tức là cố tình phạm tội trọng. Làm như thế chẳng khác gì tạt nước lạnh vào lửa để cho nó tắt. Còn cách thứ hai là không thêm nhiên liệu vào lửa để cho lửa tắt. Ngọn lửa Thánh Thần chỉ có thể cháy được trong lòng chúng ta khi có nhiên liệu. Nhiên liệu ấy là cầu nguyện, là việc học hỏi và thực thi Lời Chúa, là các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể. Thiếu những nhiên liệu này, con người, dù không phạm tội trọng, cũng dần dần ra nguội lạnh khô khan làm tắt ngọn lửa Thánh Thần trong hồn mình.
Câu 20 - đừng khinh khi các lời tiên tri
Sách Thánh Kinh Jerusalem dịch là “đừng khinh hồng ân nói tiên tri”. Có lẽ cách dịch này đúng hơn, vì ơn nói tiên tri là một đặc sủng Thiên Chúa ban để sinh ích lợi cho Hội Thánh (x. 1 Cor 14:1-39). Ơn nói tiên tri là ơn quan trọng vì Chúa ban ơn này cho chúng ta để rao giảng Lời Chúa và để khuyến khích nhau. Thường chúng ta hiểu lầm là chì có các Linh Mục và tu sĩ mới có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Đương nhiên là một trong các nhiệm vụ chính của các Linh Mục và tu sĩ là rao giảng Lời Chúa. Nhưng thật ra tất cả mọi người đều có nhiệm vụ này. Khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, mỗi người chúng ta được Chúa trao cho trách nhiệm tiếp tục ba sứ vụ của Người là Vương Giả, Ngôn Sứ và Tư Tế. Ở đây chúng tôi chỉ xin nói đến nhiệm vụ ngôn sứ mà thôì. Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn tiên tri để chu toàn nhiệm vụ ngôn sứ này. Nhiệm vụ dạy dỗ con cái của cha mẹ cũng là nhiệm vụ tiên tri. Nhiệm vụ can ngăn khuyên bảo và an ủi bạn bè cũng là nhiệm vụ tiên tri, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục và dạy Giáo Lý.
Có nhiều cách để khinh chê các lời tiên tri hay ơn nói tiên tri:
1. Lạm dụng ơn nói tiên tri để tìm tư lợi, thí dụ như dùng tòa giảng để làm giàu cho cá nhân hay gia đình, làm việc để tìm danh vọng…;
2. Có nhiệm vụ nói Tiên Tri, nhưng coi thường bổn phận của mình, thí dụ như các Linh Mục không chịu khó soạn bài giảng, các Giáo Lý viên không soạn bài và trau dồi thêm về sự hiểu và biết Đức Kitô;
3. Lơ là không chịu học hỏi Lời Chúa và lắng nghe các giáo huấn của Hội Thánh;
4. Biết Lời Chúa mà không đem ra thưc hành;
5. Giảng dạy theo ý mình chứ không theo Ý Chúa và Hội Thánh.
Trong buổi nói chuyện với các Giáo Sĩ của Giáo Phận Rôma ngày 13 tháng 5 năm 2005, ĐTC Bênêđictô đã nhấn mạnh về nhiệm vụ ngôn sứ và chỉ thị cho chúng ta phài làm sao để không coi thường nhiệm vụ này:
“Các Linh Mục, Phó Tế, Giáo Lý viên và Tu Sĩ phải một mặt rao giảng và làm nhân chứng. Nhưng đương nhiên là để làm thế, họ phải lắng nghe, theo một nghĩa hai chiều: một chiều, với tâm hồn mở rộng cho Đức Kitô, lắng nghe tận đáy lòng Lơi Người để được đồng hóa và biến đổi cùng hình thành chính con người mình; chiều khác, lắng nghe lắng nghe nhân loại ngày nay, những người lân cận, những người trong giáo xứ mình, những người mình đươc trao cho một bổn phận nào đó.
Đương nhiên, việc lắng nghe thế giới hôm nay cũng xuất hiện trong chúng ta, chúng ta lắng nghe mọi vấn đề, mọi khó khăn trái ngược với Đức Tin. Và chúng ta cũng phải nghiêm chỉnh tự mình gánh vác những vấn đề này.”
Câu 21 - nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại
Vì thế điều sống còn cho các tín hữu là không dập tắt lửa của Chúa Thánh Thần, nghĩa là không coi thường các đặc sủng của Ngài. Trong các đặc sủng ấy có ơn phân biệt thần khí (1 Cor 12:10), là ơn giúp chúng ta xem xét mọi sự xem điều gì là hay là giở. Có nhiều người trong chúng ta khi làm việc chỉ nghe theo những ý kiến hợp ý mình mà không nghiệm xét mọi sự như Thánh Phaolô dạy. Có người khác thì lại đem tất cả những gì mới mẻ ra thử nghiệm trước khi phân biệt được điều nào là tốt, điều nào là xấu.
Câu 22 - Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức
Một trong những tiếu chuẩn Thánh Phaolô đưa ra ở đây là tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Chúng ta không có quyền lấy mục đích để biện minh cho phương tiện. Dù để đạt được một mục đích vĩ đại đến đâu đi nữa mà phải dùng một phương tiên xấu rất nhỏ, chúng ta cũng vẫn phải tránh, vì làm như thế là trái ngược với Thánh Ý Chúa.
Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, các chính trị gia đã mập mờ đánh lận con đen, làm cho chúng ta lạc vào mê hồn trận khi phải phân biệt các sự dữ về luân lý có ảnh hưởng đến những vấn đề xã hội. Nguyên tắc này của Thánh Phaolô phải được triệt để áp dụng. Người Công Giáo không được phép trực tiếp hay gián tiếp cộng tác với sự dữ, nhất là những sự dự tự bản chất như phá thai, giết chết êm dịu, thử nghiệm tế bào gốc của các phôi thai…. Lo lắng cho người nghèo hay tranh đấu cho công bằng xã hội mà chà đạp quyền sống của những người nhỏ bé nhất như các bào thai, chỉ là những hình thức đạo đức giả, là những chiêu bài mị dân chứ không phải là bác ái thật.
Câu 23 - Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá anh em toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến.
Mục đích của cuộc đời chúng ta là được thánh hóa toàn diện, nghĩa là được trở nên hoàn thiện như Cha chúng ta ở trên trời (Mt 5:48). Mà khuôn mẫu hoàn thiện này chính là Đức Kitô. Nhưng chúng ta không thể tự mình trở nên hoàn thiện được, mà cần ơn thánh hóa của Thiên Chúa, ơn thánh hoá toàn diện, cả về tinh thần, linh hồn và thể xác. Con người muốn được thánh hóa cũng cần phải hợp tác với ơn Chúa và cố gắng làm lành cùng tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức.
Có một số người dựa vào câu này mà cho rằng con người còn có ba phần là tinh thần, linh hồn và thể xác. Thực ra chúng ta chỉ có linh hồn và thể xác, nhưng “Ðôi khi linh hồn được phân biệt với tinh thần. Thánh Phaolô cầu nguyện để "trọn con người chúng ta: tinh thần, linh hồn và thân xác" được hồng ân nâng đỡ, giữ gìn, không có điều gì đáng chê trách vào ngày Chúa Quang Lâm (1Th 5:23). Hội Thánh dạy rằng sự phân biệt này không đem lại sự nhị phân trong linh hồn (x. Cđ Constantinôpôli IV năm 870: DS 657). Thuật ngữ "tinh thần" muốn nói là con người, ngay từ khi tạo dựng, đã được Thiên Chúa qui hướng về cùng đích siêu nhiên (x. Cđ Vatican I:DS 3005;x.GS 22,5), và linh hồn nhờ ơn sủng được nâng lên để kết hợp với Người (x. Piô XII, Enc "Humari Generis", 1950; DS 3891)” (GLCG 367).
Câu 24 - Đấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Đấng Trung Tín. Chính Người sẽ thực hiện.
Đấng “kêu gọi anh em” theo văn phạm của Hy Lạp có nghĩa là Đấng “đã đang và còn tiếp tục kêu gọi” chúng ta. Ơn kêu gọi của Thiên Chúa không chỉ là một lời kêu gọi vào một thời điểm duy nhất của cuộc đời, mà một lời mời gọi nên thánh liên tục.
Đấng Trung Tín là Đấng luôn luôn giữ lời hứa của Ngài, vì thế mà Thánh Phaolô đoan chắc rằng “Ðấng đã bắt đầu làm một công việc tốt lành nơi anh em, cũng sẽ tiếp tục hoàn thành công việc ấy cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô” (Phil 1:6).
Kết Luận
Với một niềm tin tưởng của những người con luôn trông cậy vững vàng vào Cha Nhân Lành, chúng ta cùng Đức Nữ Trinh Maria “nhảy mừng trong Chúa” là Đấng Cứu Độ chúng ta, vì Người đã làm cho chúng ta những điều trọng đại (x. Lc 1:46-48). Chúa đã đến, Chúa đang ngự giữa nhân loại, nhưng nhiều người vẫn chưa nhân biết Người. Hôm nay Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta đừng coi thường ơn nói tiên tri là ơn làm cho người khác nhân ra Chúa ở giữa họ qua lời nói, việc làm và chính đời sống của chúng ta. Muốn thế thì chúng ta phải cộng tác với ân sủng để mỗi ngày một giống Đức Kitô một hơn.
Câu hỏi để thảo luận
1. Thường bạn cầu nguyện thế nào? Xin ơn nhiều hay tạ ơn nhiều?
2. Trong khi gặp đau khổ hay khó khăn trong đời sống, bạn giải quyết cách nào? Bạn đến với Chúa trước hay đến với những người khác?
3. Trong tất cả những lời khuyên của Thánh Phaolô ở đây, lời khuyên nào thích hợp với bạn nhất? với đoàn thể của bạn? với giáo xứ của bạn? Tại sao?
4. Trong bài Thánh Thư này, Thánh Phaolô dạy bạn điều gì về mục đích và niềm hy vọng của Kitô hữu?
601.Hành động của con người luôn ảnh hưởng trên nhau
Người đáng phục là người đưa mình lên cao.
Người biết đưa mình lên cao như vậy sẽ đưa mọi người lên theo họ, sẽ đưa cả thế giới lên theo họ.
Trong cuộc đời của con người, không có gì là cô lập cả. Chúng ta đều chịu ảnh hưởng hổ tương trên nhau. Một người làm xấu, cả bọn mang nhơ. Một người làm tốt, cả bọn được nhờ.
Theo nhà tu đức học P.Plus, hành động chúng ta năng có ảnh hưởng trên tha nhân dẫu khi chúng ta không nghĩ đến điều đó, hoặc khi chúng ta không còn nghĩ đến điều đó nữa.
602. Làm việc tông đồ bằng gương tốt
Thế giới hiện nay hầu như đã mất Đức Tin. Con người trong thế giới hiện nay chỉ tin vào hai điều: khoa học và tiền bạc. Bởi thế, con người hiện nay cần phải trông thấy Đức Tin, mới mong có được Đức Tin, hoặc có lại Đức Tin mà mình đã đánh mất. Mà ai là người có Đức Tin, nếu không phải là người có Đạo.
Nhưng Đức Tin được tỏ ra ở đâu? - Ở nơi gương tốt của người có Đạo.
Chúng ta – những người có Đạo - phải sống Đạo một trăm phần trăm.
Đời sống có Đạo một trăm phàn trăm của chúng ta sẽ dạy cho mọi người bài học Đức Tin, sẽ khuyến khích những người xa Chúa trở về với Chúa, sẽ làm cho người không biết Chúa được biết Chúa.
603.Phải rao giảng Phúc Âm bằng tất cả con người của mình!
Theo lời của linh mục giảng thuyết Lacordaire, vị Tông Đồ không phải chỉ là kẻ dạy đạo bằng lời nói, mà còn là một kẻ biết rao giảng Phúc Âm bằng tất cả con người của mình: sự hiện diện của họ mà thôi cũng đã giống một sự xuất hiện hữu ích của Chúa Giêsu Kitô.
604.Thái độ cần phải có khi bị vùi đầu vào công việc bề bộn bên ngoài
Đôi khi công việc bề bộn bắt buộc chúng ta phải đem hết tâm lực vào, không thể thoát ly gánh nặng hoặc làm cho nhẹ gánh đi.
Kết quả của sự kiện nầy là sự tận hưởng sung sướng do sự liên kết mật thiết với Chúa có thể bị gián đoạn lâu chóng tuỳ nghi, tuy nhiên, chính sự kết hiệp chỉ có thể bị gián đoạn khi chúng ta muốn mà thôi.
Nếu tình trạng nầy kéo dài ra mãi, thì chúng ta phải than trách và lo sợ kẻo thành thói quen lúc nào không biết.
Loài người yếu đuối và hay thay đổi. Một khi đời sống thiêng liêng bị bê trể, thì cũng làm cho mất hứng thú. Khi bị bù đầu trong công việc vật chất, dần dần thành quen và thích thú.
Trái lại, nếu tinh thần nội tâm được tiết lộ cách ngấm ngầm trong những lời than thở luyến tiếc phát sinh bởi vết thương không thể dịt lại được do những công việc vất vả bù đầu, thì chính những lời than thở luyến tiếc đó lại biến thành công trạng của sự chiêm niệm bị bó buộc gián đoạn. Hơn nữa, còn là dịp cho linh hồn thực hiện sự liên kết và dung hoà hai đời nội tâm và hoạt động một cách lạ lùng.
Bị thúc bách bởi sự khát khao đời nội tâm mà không thể làm thoả mãn như ý muốn, linh hồn sẽ hăm hở áp dụng phương pháp cầu nguyện mỗi khi có thể được. Trong trường hợp nầy, chính Chúa Giêsu cũng ban cho linh hồn được những giờ phút nói khó với Người cách thân mật, nhưng Người đòi hỏi linh hồn phải trung thành và Người sẽ ban lòng sốt sắng cảm động để bù lại những giây phút ngắn ngủi linh hồn được nói khó với Người như vậy. (Hồn Tông Đồ)
605.Giá trị của thân xác con người
Đức Giáo Hoàng Phaolô nhận định rằng:
- “Thân xác con người là thánh thiêng… Phải, vì có Chúa ngự trong thân xác… Còn hơn thế nữa, khi ơn Chúa thánh hoá con người, thân xác không chỉ là dụng cụ và cơ phận của linh hồn, mà còn là đền thờ bí nhiệm của Chúa Thánh Thần nữa…” (Chứng nhân hy vọng)
606.Làm tốt những gì hôm nay sẽ đưa bạn đến một tương lai tốt đẹp sau nầy
Nếu bạn sẵn sàng hành động trong hiện tại để chuẩn bị cho tương lai, bạn có thể nắm được nhiều cơ hội thuận lợi.
Nếu bạn tiếc nuối quá khứ, mờ mịt về hiện tại, bạn sẽ đánh mất nhiều thành công trong viễn cảnh tương lai.
Một cuộc sống hiện tại phong phú là một bảo đảm cho tương lai tốt đẹp.
Bạn chỉ có thể đem đến những điều tốt đẹp cho tương lai bằng cách làm tốt những gì của ngày hôm nay. (Chìa Khoá Sống Thanh Thản)
607.Đừng sống tách biệt với mọi người! Đừng tự cho mình cao hơn mọi người!
Không bao giờ tự phụ, cho mình là hơn người, cho mình là ghê gớm lắm, nhất loạt coi thờng những người xung quanh. Thực tế, làm như thế, chẳng được lợi gì.
Bởi vì kiêu căng, tự cao tự đại, là xây bức tường ngăn cách giữa mình và mọi người, cố ý cắt đứt mọi liên hệ tự nhiên với người khác, khiến cho mình rơi vào cảnh bế tắc cô độc lẻ loi, tự cho rằng tài năng của mình nổi trội hơn những người xung quanh, nhưng kết quả thường bị mọi người khinh ghét.
Mọi người thường chán ghét những người kiêu căng, tự mãn, thích những người sống chan hoà dễ gần. Cho nên trong bất cứ trường hợp nào, không được nói năng kiêu ngạo.
Hiền lành là phúc, hoà mục thì vui vẻ.
Chúng ta phải sống chan hoà đoàn kết với mọi người, chứ không phải sống tách biệt với mọi người.
Tự cho mình cao hơn mọi người, là không được, là tự lừa dối mình. (Những Đạo Lý Mà Thanh Thiếu Niên Cần Phải Có).
608. Làm thế nào để người khác thích bạn ngay tức thì?
Làm theo nguyên tắc sau, bạn sẽ chẳng bao giờ gặp phải khó khăn. Không những vậy, bạn còn có vô số bạn bè và hạnh phúc bền lâu. Còn nếu không thực hiện được, e rằng bạn sẽ gặp rắc rối liên tục. Nguyên tắc đó là: luôn luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng.
Như chúng tôi đã đề cập, tiến sĩ John Dewey cho rằng mong muốn được xem trọng là nhu cầu bức thiết nhất trong bản chất con người.
William James cũng từng nói:
- “Thôi thúc tiềm tàng trong bản chất con người, chính là nỗi khao khát được người khác đánh giá cao.”
Như đã nói, đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa con người và loài vật.
Thực tế, nếu không có động cơ nầy, thì nền văn minh nhân loại chưa chắc được hình thành. (Vui Sống Và Làm Việc)
609.Năm phương thuốc để sống vui vẻ
1. Gặp những lúc khó khăn, hãy tìm cách phát hiện những khía cạnh hài hước của cuộc sống để vui lên và tạm quên đi bức tranh ảm đạm trước mắt.
2. Hãy giữ cho mình những nụ cười thật thoải mái, hồn nhiên.
3. Xem những cuốn phim, những chương trình truyền hình vui nhộn và tán dương những nghệ sĩ tài danh trong lĩnh vực nầy.
4. Đừng quan trọng hoá bản thân, cái tôi hay công việc của mình vì có thể ngày mai, mọi việc sẽ hoàn toàn đổi khác.
5. Hãy thử chọc cho em bé cười để xem khả năng hài hước của bạn đến đâu. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta)
610.Những tác dụng của nụ cười
Theo Peter Doskoch,
- nụ cười xoa dịu những căng thẳng và làm cho suy nghĩ có tính sáng tạo hơn.
- nụ cười giúp chúng ta dũng cảm đối diện với những khó khăn của cuộc sống.
- nụ cười xoa bóp trái tim và làm giảm huyết áp.
- nụ cười nối liền tình cảm con người và làm mất đi cảm giác trầm uất.
- nụ cười làm phóng ra những chất giảm đau tự nhiên trong não. (Bảy Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt)
Theo tờ America Magazine, Tỉnh Dòng Tên New York đã đưa ra một thông báo cho biết Đức Hồng Y qua đời khoảng 6 giờ 30 sáng nay.
Đức Hồng Y Dulles, S.J. sinh ngày 24 tháng 8 năm 1918 tại New York. Cụ thân sinh của ngài chính là cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles. Trước đây, ngài là một người theo đạo Tin Lành, nhưng đã gia nhập đạo Công Giáo trong khi học ở Đại Học Harvard.
Năm 1946, ngài gia nhập Dòng Tên và được trao tác vụ linh mục năm 1956. Sau một năm sống ở Đức, ngài theo học thần học tại Đại Học Gregorian ở Rôma và nhận bằng tiến sĩ năm 1960.
Mặc dù các tu sĩ Dòng Tên thường không đảm nhận các phẩm trật trong Giáo Hội (Nơi Dòng Tên có năm lời hứa trong đó có lời hứa không làm giám mục trừ phi bởi đức vâng phục.), nhưng ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong hồng y vào ngày 21 tháng 2 năm 2001để tri ân những đóng góp to lớn của ngài trong Giáo Hội. Điểm đặc biệt là ngài là một hồng y nhưng không có chức giám mục như thường thấy, ngài vẫn là một linh mục.
Đức Hồng Y Dulles đã phụ vụ tại đại học Woodstock từ năm 1960 đến 1974 và sau đó là đại học Công Giáo Hoa Kỳ từ 1974 đến 1988. Ngài cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Gregoria ở Rôma, Trường thần học Weston, Chủng viện thần học Hiệp nhất (New York), Chủng viện thần học Princeton, Chủng viện thần học Virginia, Chủng viện thần học Lutheran tại Gettysburg, Đại học Boston, Đại học Notre Dame, Đại học Công Giáo tại Leuven, Đại học Yale và chủng viện thánh Giuse ở Dunwoodie. Ngài là tác giả của hơn 700 bài viết về các chủ đề thần học cũng như 22 cuốn sách khác.
Ngài cũng là cựu chủ tịch của Hội thần học Công Giáo Lamã của Hoa Kỳ, Hội Thần học Hoa Kỳ và giáo sư danh dự của Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Đức Hồng Y Dulles cũng đã phục vụ tại Ủy ban Thần học quốc tế và là thành viên của diễn đàn đối thoại Công Giáo Lamã và Tin Lành Luthe Hoa Kỳ. Đức Hồng Y cũng là cố vấn của Ủy ban Giáo lý của Hội nghị quốc gia của các giám mục Công Giáo.
Trong những năm gần đây, sức khỏe của Đức Hồng Y không được tốt. Ngài phải chịu nhiều đau đớn do di chứng của bệnh nhiễm khuẩn mà ngài mắc phải lúc còn trẻ. Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2008, vì Đức Hồng Y không thể nói được, nên cha Joseph O’Hare, S.J. cựu hiệu trưởng của Đại học Fordham đã thay mặt Đức Hồng Y đọc diễn văn từ biệt của ngài. Bên cạnh việc không thể nói chuyện được, tay của ngài cũng rất yếu. Tuy nhiên, trí óc ngài vẫn còn minh mẫn và ngài vẫn tiếp tục làm việc và giao tiếp bằng bàn phím máy tính của ngài. Cũng trong tối hôm đó, cha Joseph McShare, hiệu trưởng của Đại học Fordham cũng đã tặng ngài Huân chương hiệu trưởng của trường.
Trong bài diễn văn từ biệt, Đức Hồng Y đề cập đến tình trạng sức khỏe ngày một sa sút của ngài như sau:
Đau khổ và bệnh tật không phải là những tai họa tồi tệ nhất, nhưng là một phần của cuộc sống đặc biệt là khi về già. Chúng phải được đón nhận như những yếu tố trong sự tồn tại của con người. À.. ở tuổi 90 của tôi, tôi vẫn có thể làm việc tích cực được đấy thôi. Khi tôi bị liệt từ từ và không thể nói được, tôi có thể đồng cảm với những người bị liệt và bị câm ở trong Tin Mừng…
Ngày 19 tháng 4 năm 2008, Đức Thánh Cha đã gặp Đức Hồng Y Dulles trong một cuộc tiếp kiến riêng khi ngài tông du Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Avery Dulles qua đời ngày 12 tháng 12 năm 2008
Xin cầu nguyện cho linh hồn Đức Hồng Y.
Phát Ngôn Viên Tòa Thánh: Giáo Hội bảo vệ hôn nhân chân chính giữa một người nam và một người nữ
Rôma, ngày 12 tháng 12, 2008 (CNA).- Trong một buổi họp báo chí ngày Thứ Năm để trình bầy điện văn của ĐTC Benedict XVI về Ngày Hòa Bình Thế Giới 2009, LM. Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh nói, Giáo Hội bảo vệ hôn nhân chân chính giữa một người nam và một người nữ và không thể chấp nhận sắp xếp các mối liên hệ đồng tính trên cùng một đẳng cấp.
Theo Nhật Báo L’Osservatore Romano, để trả lời một câu hỏi về quan điểm của Tòa Thánh về một đề nghị của người Pháp là “huỷ bỏ tính chất tội phạm” cho việc đồng tính luyến ái trên toàn thế giới, linh mục Lombardi nói, “Tôi không nghĩ là đề nghị này đã được trình bầy và sẽ được đem ra thảo luận để bỏ phiếu vào buổi họp tới của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Do đó tôi không nghĩ là cần thiết phải tạo nên một sự mâu thuẫn về một bản văn mà nội dung chưa được biết rõ một cách chính thức.”
Ngài tiếp, “Tuy nhiên, quan điểm được Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore (Quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc) đáp trả một câu hỏi của một đồng nghiệp rất rõ ràng và đáng đem ra chia sẻ với toàn thể Giáo Hội. Ngài nói, trên phương diện quan điểm của Giáo Hội về một đạo luật trừng phạt đồng tính luyến ái hay thiết lập án tử hình, không có gì để bàn cãi: Giáo Hội tuyệt đối chống lại. Đây là một quan điểm tôn kính nhân quyền và phẩm giá con người.”
Linh mục Lombardi tiếp lời là Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận việc kỳ thị những người đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, ngài giải thích, “Giáo Hội chống lại chiều hướng đưa một số người đến chỗ tuyên bố là các khuynh hướng tính dục phải được xếp chung vào cùng một đẳng cấp trong mọi hoàn cảnh và liên hệ tới mọi tiêu chuẩn.” Ngài thêm, một thí dụ về hôn nhân là: ”hôn phối giữa một người nam và một ngưòi nữ là điều Giáo Hội duy trì, và không chấp nhận việc đặt để các mối liên hệ giữa những người cùng phái tính trên cùng một đẳng cấp.”
Linh mục Lombardi cũng nhân dịp này phê bình giới truyền thông đã nhiều lần xuyên tạc và làm sai ý nghĩa lời Đức Thánh Cha khi ngài đề cập đến các vần đề quan trọng. Ngài nói, “Tôi không nghĩ rằng hành vi này có tính cách công bằng.”
LM. Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh |
Good Evening Everyone,
I am Kim Nguyen, 18, and is currently studying my first year at York University.
Since the beginning of its time, Canada is a country which strongly believes in the equality and freedom for mankind. That is why; it is my great blessing to be born in such a promising country in its belief. In Canada, we can talk about any topic, discuss about any issue raise, knowing that we can express freely. In school for example, students are asked to share their opinions and feelings, and both students and teachers respect one another’s opinions. Due to the fact that it’s a democratic country, we often forget how fortunate we are to be able to practice our freedom. That is why, especially young people like me today, loves to talk and even at times like to argue. No matter what, we have the right to practice our freedom. However, not all countries are as fortunate as Canada and the U.S of America because they are still fighting to gain their rights and freedom.
Ladies and gentlemen, let me ask you a question. What is freedom? Freedom is not a materialistic item you can seize with your hands, but it is the right of life for everyone, no matter where you are from. To define freedom, I think that words alone are not enough to define it, but one must experience living this way of life. Therefore, there are still many people who are trying to gain back freedom, especially those who are still in our home-country, who is going through tremendous sufferings and tortures for it.
At the age of six to fourteen, I attended Vietnamese class every Saturday morning. I learned a lot about about Vietnam, such as our language, Vietnamese folk sayings, traditions and customs, the country’s geography and history. It makes me a proud Canadian-born Vietnamese and to be able to speak my mother’s tongue language. Our Vietnamese history consists of many heroes and legendary figures, such as the Trung Sisters, Mr. Tran Hung Dao, Mr. Ngo Quyen and etc. Even though they were people of different decades in history’s time period, they all had one thing in common. That is, the dream to bring forth Vietnam to a brighter future where there is freedom and happiness. They dedicated their whole heart and soul for Vietnam’s future generations; always fighting, even if it meant giving up their lives.
As Vietnamese people, we are the children of our Father Lac Long Quan and Mother Au Co. We are one family, sharing the same ancestors. Therefore, ladies and gentlemen, your presence here today has made me very happy because it let me know that like our heroes, we carry on the same dream; wanting to win back the freedom and equality the people of Viet Nam deserves. In particular is the issue of the Thai Ha parish, where the priests and parishioners are currently facing crucial torture and hardships.
As I am standing here today, I not only want to share with you my thoughts for tonight’s event, but also to share some words with our friends back home, and to speak on behalf of all the Vietnamese youth born here:
“My dear friends don’t give up! Please remember that when you stumble, trip, and fall, there are people like me here tonight, ready to catch you and get you back on your feet. Together we’ll hold hands and take one step at a time together to proceed forward. You have the right, the voice to speak up, and no matter how much you want to, you can not do so. My words, my voice here tonight, and many people here, we will unite as one Vietnamese body, we will call and wake up the world together!”
To conclude, I would like to borrow a verse from the song “Mot Ngay Viet Nam”, which in English mean, “One day…Viet Nam”, by songwriter Mr. Tram Tu Thieng. I will try my best to translate this song in English,
Through the suffering and torture, or blissful times, we still sing… Viet Nam.
Joining our hearts and souls, oh the hearts of the same blood
Calling you, calling me, always calling near or far,
Calling to end all darkness,
For the voice and dream of that One Day, Vietnam
That one day Vietnam, the day you’re released from the long, dark, anguish nights,
The day the world celebrates and rejoices,
In this song called, “One Day…Viet Nam”.
Thank you for your attention.
In the Press Conference on Dec. 12, People’s Committee of Vinh Long province suddenly announced that the St Paul monastery of the city would be demolished for a public park.
Prior to the announcement on Friday, thousands of meetings had been held in Vinh Long to accuse Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul of “taking advantage of religious freedom to inspire protests against the State of the Socialist Republic of Vietnam, and hence damage the united block of the people.”
The government crackdown occurred after an outbreak of protests by the sisters in May when they learned that the local government planned to convert their monastery into a five star hotel.
In a letter dated May 18, Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long told priests, religious, and lay people of the diocese about the long history of the dispute.
“The September 7, 1977 can be seen as a day of disaster for the diocese of Vinh Long,” he wrote. “On that day, the local authorities mobilized its armed force to blockade and raid on Holy Cross College, St. Paul monastery, and the Major Seminary. Then, they seized all these properties and arrested those who were in charge of the premises. I myself was among the detainees.”
Since then, “representatives of the Provincial Superior of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul and the Bishop office have repeatedly sent petitions to local and central governments. However, these petitions have gone unanswered,” he added.
Having been confirmed by local officials, the bishop reported “Recently, local government of Vinh Long province has issued a decree to build a hotel on the land of 10,235 square meters of Sisters of Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul.”
Candlelight vigil in Saigon |
“The loss of their monastery is a great suffering of Sisters who have been in Vinh Long since 1871 and have been continuously serving people in the provinces of Ben Tre, Tra Vinh and Vinh Long,” said Sr. Marie Nguyen from Saigon.
“Their monastery had also been used as an orphanage, and they just wanted to get it back to run an orphanage. The need for such a charity institution is urgent then ever as HIV infection and drug addiction keep claiming more and more people’s lives in the area. Obviously, while the Church is seeking innovative ways to serve people, this government chooses to turn its back against them,” she commented.
In another development, on Sunday evening of Dec. 14, more than 5 thousands of Catholics in Saigon gathered at the Redemptorist Monastery to celebrate a thanksgiving mass after the trial of 8 parishioners of Thai Ha parish in Dec 5. The Candlelight vigil was an open defiance against a prohibition of the local government for massive vigils.
The trial on 8 Thai Ha parishioners ended on Dec. 8, but its legacy has lingered on. News of the 8 defendants' "not guilty" pleas despite of the government's coaxing had resonated throughout Hanoi before it spread all over the world.
“It seems the trial has turned the table around for the eight defendants whose courage has become symbolic of defiance and grace under fire. They are viewed as heroes in the eyes of their fellow countrymen while the Vietnam government -the accuser- now becomes the accused for imposing such an unjust, immoral and unconstitutional on its citizens,” said Fr. John Nguyen from Hanoi.
“A few months ago, nobody would even know the names of the defendants. Now their names and story have become the talk of the town, the topic in every household and coffee shop when it comes to how can they resist the pressure and say 'enough is enough' to one of the most dictatorial regimes in the world today?" he added.
10 giờ 30 khoảng gần 1000 người tập trung trước đài Đức Mẹ và dâng giờ đền tạ với chuỗi kinh Mân Côi Mùa Mừng cầu nguyện cho Cộng Đồng luôn được bền vững và thăng tiến trong Giáo Hội và sau đó Thánh Giá nến cao rước Đức Giám Mục và quý Cha ra tượng đài. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng và cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha và tất cả mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Lễ đặt viên Đá đầu tiên xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Cha nói hôm nay Cộng Đồng của chúng ta được ơn Chúa ban nên thời tiết rất tốt đẹp khác hẳn ngày hôm qua trời mưa tầm tã nguyên ngày.
Sau đó, Đức Giám Mục Chủ tế Thánh Lễ. Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về ý nghĩa các Trung Tâm Hành Hương, Đức Giám Mục ca ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam đã có Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly. Ngài cũng nhắc tới các Trung Tâm Hành Hương tại Úc đã có một số Trung Tâm Hành Hương của người Úc như Trung Tâm Barrema, Nhà Nguyện Thánh Nữ Mc Killop ở North Sydney v..v..riêng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam đã có Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly là một Linh Địa để mọi người đến kính viếng Đức Mẹ. Đức Giám Mục khuyến khích Cộng Đồng CGVN nên luôn đến Linh Điạ này hành hương và cầu nguyện vào ngày 13 hàng tháng để tâm hồn được thanh thản trong ơn phúc của Đức Mẹ. Sau bài giảng, Ngài đã làm phép và đặt viên Đá đầu tiên xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá và cùng với quý Cha Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Tú từ Canberra, cùng hiệp dâng Thánh lễ ngay trước tượng đài Đức Mẹ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái thương mến Cộng Đồng CGVN đến Trung Tâm chủ tế Thánh lễ và nghi thức đặt viên Đá đầu tiên. Ông cũng cám ơn Ca Đoàn Monica Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly đã giúp cho buổi Lễ được long trọng và tốt đẹp. Sau đó 2 vị trong Ca đoàn Monica lên tặng quà lưu niệm cho Đức Giám Mục. Đức Giám Mục ngỏ lời cám ơn và chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người.
Thánh lễ kết thúc, Đức Giám Mục ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan mừng ngày 13 cuối năm cũng là ngày đặt viên Đá đầu tiên xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney. Được biết, trong tương lai, Trung Tâm Hành Hương cũng sẽ xây dựng một Lễ Đài để quy tụ con cái Mẹ về hành hương. Những bức tượng của 14 Chặng Đàng Thánh Giá được thực hiện bằng nghệ thuật điêu khắc khá công phu, và các tượng của Chặng Đàng Thánh Giá này sẽ cao và to bằng người thật, làm nên khung cảnh khang trang của Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly.
Những trăn trở mục vụ truyền giáo
Từ những ngày cuối tháng 11, xứ tôi bắt đầu cử hành thánh lễ thêm sức. Vì là một giáo xứ lớn với hơn 80 giáo điểm truyền giáo cách xa nhau nên Đức Giám mục và hai anh em linh mục chúng tôi phải chia nhau thành 8 vùng với 8 thánh lễ để tất cả đều được tham dự. Trước đó chúng tôi phải phân công ngồi tòa cho các em chuẩn bị thêm sức và các cha mẹ đỡ đầu. Ở vùng đất Nam Mỹ này vai trò của cha mẹ đỡ đầu rất quan trọng vì họ phải có trách nhiệm lớn với con cái đỡ đầu như chính cha mẹ ruột vậy. Chính vì thế ai được chọn làm cha mẹ đỡ đầu là một vinh dự lớn và được nhiều người kính nể. Cha mẹ nào có nhiều con đỡ đầu thường dễ thắng cử trong các cuộc bầu cử địa phương. Chính vì lẽ đó mà một số cha mẹ đỡ đầu muốn lấy lòng mọi người.
Ngồi tòa mới thấy được tầm quan trọng của bí tích hòa giải. Hối nhân có thể thay đổi hay không dĩ nhiên là do ơn Chúa, nhưng một phần cũng do cha giải tội biết lắng nghe và giúp họ thay đổi. Trước đây khi ngôn ngữ chưa rành, tôi thường đọc ngay công thức xá giải sau khi hối nhân xưng tội xong rồi để Chúa làm gì thì làm. Giờ đây tôi đã bắt đầu hiểu cái ngôn ngữ pha tạp Guarañol và Portuñol của họ nên tôi bắt đầu đưa ra những lời khuyên nhằm giúp họ nhận ra những sai lầm của họ mà sửa đổi. Như có được sự đồng cảm, họ vui mừng chấp nhận và hứa sẽ khắc phục. Có những người đã thay đổi thật sự và cảm thấy bình an trong lòng. Tôi cũng cảm thấy vui vì mình đã làm được điều gì đó theo đúng chức năng của mình.
Trong dịp này tôi cũng được tiếp chuyện với một số người đã từng rời bỏ giáo hội để chuyển qua các giáo phái khác mà nay muốn trở về. Họ nói với tôi rằng vì họ căm thù linh mục này hay linh mục nọ nên họ đã bỏ đạo. Tôi đã chia sẻ với họ rằng linh mục cũng chỉ là con người nên có những giới hạn và bất toàn. Tuy nhiên anh chị em giữ đạo vì Chúa chứ không phải giữ đạo vì ông cha xứ hay vì một ông linh mục nào cả. Cha xứ của anh chị em có thể coi sóc anh chị em 10 hay 20 năm rồi ra đi. Còn Chúa thì ở với và coi sóc anh chị em mãi mãi. Đừng vì những chuyện vặt vãnh hay chuyện giận cha xứ, tức linh mục mà bỏ Chúa là không đúng. Tôi cũng chia sẻ với họ rằng có thể với một số người, tôi là người tốt; nhưng với nhiều người khác tôi sẽ là người xấu biết đâu chừng. Vì thế anh chị em đừng bao giờ đáng đồng những linh mục cư xử không tốt giống như Chúa được. Nhiều người đã hiểu và đã chấp nhận với lối giải thích kiểu nhà quê của tôi. Họ hứa sẽ cố gắng trở lại với Chúa và xin sự tha thứ. Tôi nói với họ rằng Chúa luôn chờ đợi để tha thứ cho họ nếu họ biết tỏ lòng thống hối thật sự.
Như tôi đã từng chia sẻ về cách sống đạo ở vùng truyền giáo này. Có nhiều người chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời, đó là lúc rửa tội, lúc thêm sức và ngày cưới cho hợp pháp. Những giáo lý viên hay những người điều phối viên trong các giáo điểm truyền giáo cũng là những người có nhiều vấn đề rắc rối như sống chung chạ với nhau như vợ chồng nhiều năm mà chưa có phép đạo, con cái lớn tuổi mà chưa được chịu phép rửa tội hay thêm sức… Thật là đau đầu khi phải giải quyết những chuyện trái luật này. Các linh mục tiền nhiệm trước đây đã cử hành lễ cưới vào mùa chay, mùa vọng hay vào đúng những ngày Chúa Nhật nên bây giờ đã thành thông lệ và khó bề thay đổi một sớm một chiều được. Nhìn thấy họ thiếu thốn về đời sống tinh thần và thiếu hiểu biết căn bản về luật đạo khiến tôi phải lo âu rất nhiều. Ngồi tòa với các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức mà các em không biết làm dấu thánh giá cho đúng và không biết thế nào là xưng tội đôi lúc cũng cảm thấy bực mình nhưng nghĩ lại cũng không phải là lỗi của các em. Ước mong sao có thêm những nhà truyền giáo, những giáo dân nhiệt tâm sẵn sàng dấn thân vào việc mở mang nước Chúa để giúp
Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm (8/12)
Tháng 12 người người khắp nơi trên thế giới, cách riêng người Công giáo náo nức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và Năm Mới. Thường thì các nước ở Á châu và Bắc Mỹ lúc này bước vào mùa đông với cái lạnh buốt giá nên nghe những bài hát về Noel thật là ý nghĩa: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.
Trái lại bên Nam Mỹ lúc này đang vào mùa hè với tiết trời oi bức và nhiệt độ có ngày lên đến 43 độ C. Bầu khí Giáng sinh chẳng có gì hấp dẫn và lôi cuốn mấy. Các học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè với các nghi thức phát thưởng để kết thúc năm học.
Tại Paraguay, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 12 người dân bắt đầu đi hành hương viếng Đức Mẹ tại đền thánh Caacupe. Người ta đến hành hương nơi đây từ khắp các nẻo đường của đất nước bằng nhiều phương tiện khác nhau: Đi bộ, đi xe đạp, đi xe Honda, xe bò, xe ngựa, xe hơi… Trời oi bức và đường xá xa xôi như thế nhưng phải công nhận rằng đoàn người hành hương đã không quản ngại để đến viếng Mẹ và được uống nước và tắm từ nguồn suối nằm trong khuôn viên của Đền Thánh Caacupe. Những người công giáo nguội lạnh không bao giờ biết đến nhà thờ là gì cũng nối gót với đoàn hành hương đi bộ vài chục cây số với bộ đồ nghề uống trà Terere để đến viếng Đức Mẹ. Có thể một số người bài bác việc người dân coi trọng Đức Mẹ hơn Chúa nhưng quả thật nhờ việc kính viếng Đức Mẹ mà người ta có thể gần Chúa hơn. Người dân Paraguay sùng kính Đức Mẹ hơn cả người Việt chúng ta nữa và cũng chính vì điểm này mà giáo phái Tin Lành không thể phát triển mạnh mẽ được.
Vào chính ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12), hơn một triệu người đã tập trung tại Đền Thánh để cử hành lễ bổn mạng của đất nước. Vì đây là ngày quốc lễ nên tất cả mọi người được nghỉ việc để tham dự thánh lễ. Tất cả các kênh truyền hình đã truyền hình trực tiếp thánh lễ và phân tích bài giảng của vị giám mục chủ tế. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của tổng thống, phó tổng thống, chủ tịch quốc hội và các bộ trưởng người công giáo. Người dân nước này thường đánh giá vào khả năng cũng như tinh thần đạo đức của các vị lãnh đạo qua việc thực thi nghĩa vụ tôn giáo. Cảnh sát và quân đội cũng như các nhân viên xã hội đã được huy động tối đa để giữ trật tự và cung cấp các dịch vụ y tế và vệ sinh cần thiết cho anh chị em tín hữu tham dự thánh lễ. Phải thật sự nhìn nhận rằng đời sống tâm linh rất quan trọng đối với các quốc gia vùng Nam Mỹ.
Tôi không có duyên tham dự vào ngày chính lễ ở Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe vì phải cử hành 3 thánh lễ cho 3 giáo điểm truyền giáo có bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm. Dù trời nắng nóng như vậy nhưng mọi người đã đến nhà nguyện từ rất sớm để lần chuỗi Mân Côi, rước kiệu và hiệp dâng thánh lễ. Nhiều khi người giáo dân đạo đức làm cho linh mục đạo đức hơn. Tôi thấy trước đây tôi còn xềng xoàng và có lúc biếng nhác trong việc kinh hạt nhưng từ khi thấy giáo dân họ đạo đức và siêng năng lần chuỗi nên cũng phải cố gắng giống như họ. Chính những giáo dân tốt lành và đơn sơ đã dạy cho tôi biết cầu nguyện và sống tốt hơn.
Ngày lễ Giáng sinh sắp đến nhưng bầu khí ở đây không mấy nhộn nhịp và hấp dẫn như các giáo xứ có người Việt sinh sống. Những bài thánh ca Giáng sinh ở đây chưa thể làm cho tôi thấm được. Vì thiếu linh mục nên chúng tôi chỉ cử hành thánh lễ ở giáo xứ chính, còn các giáo điểm truyền giáo thì đành phải “nhịn lễ” và âm thầm cầu nguyện trong gia đình với những tập tài liệu do Hội truyền giáo biên soạn. Nghĩ thấy thương cho giáo dân ở các giáo điểm truyền giáo vì từ lâu lắm rồi họ chưa biết thánh lễ Giáng sinh là gì. Họ đã thiếu thốn về vật chất mà ngay cả về đời sống tinh thần cũng thiếu nốt. Ước gì Chúa Hài Đồng làm phép lạ để mỗi người được hưởng trọn niềm vui mùa Giáng Sinh với đầy đủ ý nghĩa như lòng họ mong ước.
Paraguay 13/12/2008
Thánh lễ tạ ơn do Đức Hồng Y J.B. Phạm Minh Mẫn chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Giám mục P. Bùi Văn Đọc và 40 linh mục dòng và triều. Cùng đến tham dự có đại diện của các dòng tu ở Sàigon, thân nhân của các nữ tu và ân nhân của tu hội.
Trung thành với tinh thần nghèo khó, vừa là truyền thống vừa là linh đạo của tu hội, kỷ niệm 80 được tổ chức rất đơn sơ, và chỉ gói gọn trong vòng rất thân hữu. Tuy nhiên, bầu không khí của ngày lễ vẫn là một bầu không khí tạ ơn cảm động.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y nhìn lại sự dấn thân của các nữ tu trong mọi môi trường xã hội, thời thuận tiện cũng như thời không thuận tiện, và xem đấy là một hồng ân của Thiên Chúa không ngừng đổ xuống trên Giáo hội Việt Nam. Trong tâm tình đó, Đức Hồng Y đã tỏ ra cảm kích đối với tinh thần hội nhập văn hóa của các nữ tu nói chung, và của các Nữ Tử Bác Ái nói riêng, từ việc thay đổi tu phục qua dòng thời gian, đến nếp sống hòa nhập với người nghèo, và phục vụ họ với hết trái tim mình, khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
Tâm tình tạ ơn của ngày kỷ niệm được nói lên một cách minh nhiên trong giờ diễn nguyện trước thánh lễ, với chủ đề: Hành Trình Hồng Ân. Các chị diễn lại, qua ngôn ngữ hoạt cảnh và vũ kịch, các chặng đường mà Tỉnh Dòng đã đi xuyên qua ba giai đoạn lịch sử của đất nước: Từ 1928 đến 1954 - từ 1954 đến 1975 và từ 1975 đến 2008. Dù xã hội chính trị có thế nào đi nữa, thì các chị luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa vì đã giữ gìn các chị trung thành với ơn gọi của mình, ấy là chia sẻ cuộc sống nghèo với người nghèo để phục vụ nguời nghèo: nghèo vật chất và nghèo tâm linh.
Những lời còn đọng lại sau thánh lễ tạ ơn, cũng nhưng sau buổi gặp gỡ chia sẻ, ấy là lời chúc mừng của Đức Cha Bùi Văn Đọc, và cũng là lời làm chứng của nhiều thế hệ các chị trong suốt 80 năm qua, đại ý như sau:
“Tôi chúc các chị được hoàn thành ước nguyện mà các chị đã nói lên trong buổi diễn nguyện: ấy là trở nên những ngôn sứ cho niềm vui, bình an và hy vọng, trên đất nước này, trong thế giới này. Và muốn như thế, tôi cũng chúc các chị sống kết hợp với Thiên Chúa là Tình Yêu, đúng như phương châm của những Nữ Tử Bác Ái - nghĩa là những Người Con của Đấng Tình Yêu: Caritas Christi urget nos! Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi!
Lịch sử là Thời gian. Khi thánh hóa nến Phục sinh, chủ tế xướng lên câu: “Thời gian là của Chúa”…Mỗi khoảnh khắc đều được Thiên Chúa nhìn đến và chăm sóc để kế hoạch Tình yêu của Ngài được thể hiện cho những ai sẵn sàng mở lòng đón nhận.
Thánh Giu-Se đi theo nhà thờ Tuy Hòa từ năm 1960- Ngài là bổn mạng giáo xứ Tuy Hòa cũng từ năm đó- âm thầm đứng nơi bàn thờ phụ, phụ không chỉ cho bàn thờ chính mà còn phụ cả những bàn thờ phụ khác, ít hoa đèn, ít ai nhớ đến… Đứng đó để nhìn ngắm và thao thức với những bất ổn của những năm tháng chiến tranh, bất ổn bởi những đổi thay của lịch sử…Giáo dân Tuy Hòa đã có những lúc như quên đi sự có mặt của Ngài - Một tượng đài nhỏ nhắn - Ngài vẫn âm thầm, lần lũi bước theo bên cạnh Tín đồ như khơi dậy niềm hi vọng Phục sinh -
“Can đảm lên, kiên nhẫn hơn, chúng con sẽ đến đích”- Giáo dân Tuy Hòa cũng đã có lúc nghe được Thánh Giu-Se khích lệ bên tai như thế.
Dấu chỉ cho niềm hi vọng ấy chính là lúc Thánh Giu-Se bước qua cửa giáo đường sau 36 năm (vào năm 1996) như một sự an bài diệu kì. Thánh Giu-Se vươn cao, trắng như hoa huệ, nhìn lại ngôi giáo đường ở một vị trí mới, trên bệ cao, được tôn vinh bằng tất cả tấm lòng của giáo dân, của những ân nhân thời ấy, bằng tất cả lòng ước nguyện của Cha cố Hạt trưởng Phanxicô Xavie Nguyễn Xuân Văn … Ba ngày đi kiệu kính Thánh Giu-Se 17,18,19 tháng 3 năm 1996 như một dấu chỉ mới về sự can thiệp của Thánh Giu-Se cho đời sống đức tin của giáo dân Tuy Hòa, chấm dứt một thời kỳ khép kín, rụt rè...
Thế rồi, qua 12 năm hiện diện, tượng đài hữu hình mất đi theo qui luật thời gian, chiếc áo bị rách vai qua năm tháng, đôi tay bị thương tật bởi bão táp, gió mưa … bởi lao nhọc ngày ngày. Tượng đài Giu-Se hữu hình không còn nữa để cho tượng đài thiêng liêng lớn lên trong đời sống của người tín hữu, sinh hoạt giáo xứ chuyển mình…
Lại một dấu chỉ mới, Thánh Giu-Se lại có mặt trong diện mạo mới, thật mềm mại trong khối cẩm thạch cứng rắn; phúc hậu, nhẹ nhàng qua mặt đá nặng nề, thô ráp.
Như sự sắp xếp ban đầu, không vị trí nào tốt hơn, vẫn nơi đây, nơi đặc biệt nhất trong khuôn viên nhà thờ, Thánh Giu-Se đứng đối diện cửa chính giáo đường, chính diện bàn thờ, đối mặt với chủ tế nơi bàn thánh, ngài như muốn đồng hành cùng giáo dân, nhưmuốn nhìn về Thánh Thể, như muốn nhắc nhở mỗi tín hữu luôn ngắm nhìn về Thánh Thể, ngài đứng đó không phải để “được nhìn” nhưng “để nhìn”, đứng đó còn như là lời chào gọi mọi người tìm về gặp gỡ - đứng đó như chực chờ khích lệ mỗi khi giáo dân nhận lời chúc lên đường sau Thánh lễ mỗi ngày…
Từ chỗ không tượng đài đến có tượng đài, và hôm nay tượng đài cao hơn, vững chắc hơn, Thánh Giu-Se thực “là Đấng vững vàng mạnh mẽ …”. Xây nhà trên cát, xây nhà trên đất và hôm nay xây nhà trên đá.
Là tín hữu chúng con xin cúi đầu tạ ơn Thánh Giu-Se đã dưỡng nuôi, bảo trợ, đỡ nâng giáo xứ Tuy Hòa.
Chúng con xin Thánh Giu-Se cầu bầu cho cha cố Giu-Se Tô Đình Sơn người khai dựng nhà thờ, linh mục Martinô Nguyễn Trọng Huấn, người bảo vệ cần mẫn, cha Phanxicô Xavie Nguyễn Xuân Văn, người khơi gợi lòng yêu mến và người đang còn hiện diện nơi đây với chúng con, linh mục Giu-Se Trương Đình Hiền, dáng người mảnh khảnh nhưng thích những gì cứng rắn, vững bền. Tất cả là những chủ chăn hết lòng vì đoàn chiên mà chúng con biết chắc rằng rất sùng mộ Thánh Giu-Se.
Xin Thánh Giuse phù trợ cho rất nhiều người đã góp công, góp sức, góp thiện ý, góp lời chúc lành, góp lời cầu nguyện cho việc xây dựng tượng đài Thánh Giu-Se hôm nay.
Còn gì thích hợp hơn khi chúng con tôn vinh Thánh Giu-Se vào những ngày mùa Vọng này. Tôn vinh Thánh Giu-Se là tôn vinh
- Sự Âm thầm – Khiêm tốn
- Lòng Vâng phục- phó thác
- Tính Kiên vững trong đức tin
- Nhiệt thành dọn chỗ cho Con Thiên Chúa Làm Người
Một tượng đài mất đi.
Để Một tượng đài lớn hơn hiện diện
Đó là dấu chỉ của Hội Thánh đang được chúc phúc và thăng tiến
Là dấu chỉ Thánh Giu-Se đang dắt giáo xứ lên đường cùng đi với Giáo phận, Giáo hội Việt Nam trong năm Mừng 2000 năm sinh nhật Thánh Phao-Lô hôm nay
(Bài nói chuyện em Nguyễn Kim Vi, 18 tuổi trong đêm Thắp nến cầu nguyện cho Nhân Quyền và Thái Hà ngày 6.12.2008 tại Toronto, Canada)
Kính thưa Ông Bà, các Bác, các Chú và các bạn,
Cháu là Nguyễn Kim Vi, sinh năm 1990, học năm thứ nhất tại trường đại học York University.
Từ ngày lập quốc cho đến nay, Canada là một quốc gia tin tưởng mãnh liệt vào sự công bằng và tự do của nhân loại. May mắn thay, Kim Vi đã được sanh ra và lớn lên trên đất nước nầy. Tại Canada, mình có thể nói hay thảo luận bất cứ đề tài hay vấn đề gì một cách tự do. Hãy lấy lớp học là một thí dụ, học sinh được khuyến khích đưa ra những ý kiến và cảm tưởng của mình về bất cứ đề tài gì và thầy cô hoàn toàn tôn trọng ý kiến của học sinh. Đôi khi, chúng con đã hoàn toàn quên đi là chúng con đang sống trên một đất nước có quá đầy đủ tự do và quyền làm người. Nhất là tuổi trẻ của Kim Vi đây, ham thích tranh cải và thảo luận và Kim Vi đã tự do thực hành những quyền tự do nầy mà không bị bất cứ một sự cấm đoán nào. Tuy nhiên, không phải bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng tôn trọng Tự Do và Công Bằng như tại Canada và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mà họ phải tranh đấu để có được những quyền căn bản nầy.
Nhưng quý vị à, Công Bằng và Tự Do là gì? Công bằng và Tự Do không phải là một vật dụng mà mình có thể sờ mó được nhưng nó là quyền sống của mỗi con người ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Để định nghĩa Tự Do, Kim Vi nghĩ rằng chữ nghĩa không đủ để diễn tả nó nhưng phải trải qua kinh nghiệm sống. Vì thế, có rất nhiều dân tộc đang tranh đấu để đòi hỏi cho có được quyền Tự Do mà điển hình nhất là đồng bào tại quê nhà chúng ta hiện nay đang phải sống trong cảnh lầm than và đọa đầy cũng vì tranh đấu cho hai chữ Tự Do và Công Bằng.
Kim Vi đã đi đến trường để học Việt ngữ vào mỗi sáng thứ Bảy từ lúc lên 6 cho đến 14 tuổi. Kim Vi đã học rất nhiều về Việt Nam như ngôn ngữ, ca dao tục ngữ, truyền thống và văn hóa, địa lý và lịch sử. Kim Vi rất tự hào và hãnh diện mình là người Việt Nam và nói được tiếng Việt. Lịch sử Việt Nam đã có biết bao nhiêu anh hùng và những truyền thuyết hào hùng như hai Bà Trưng, Đức Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền và v.v…Cho dù họ sống ở những thời đại khác nhau nhưng họ đều mang một hoài bảo giống nhau là tranh đấu để mang lại Tự Do và Hạnh Phúc cho Việt Nam. Họ đã hiến trọn cuộc đời của mình, cho dù phải hy sinh mạng sống, cho thế hệ mai sau.
Là người Việt Nam, chúng ta có cùng một nguồn gốc tổ tiên là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cho nên sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay đã làm cho Kim Vi rất vui và có cảm nghĩ rằng, cũng như các vị anh hùng trong quá khứ, quý vị cũng có cùng một ước mơ là tranh đấu để mang lại Tự Do và Công Bằng cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những sự kiện đang xảy ra tại Thái Hà, nơi mà các giáo dân và cha xứ đang đối diện với những xách nhiễu, đàn áp và tra tấn một cách tàn nhẫn của chánh quyền Cộng Sản Việt Nam.
Như Kim Vi đang đứng tại đây, Kim Vi không những muốn chia sẻ những cảm tưởng của mình trong buổi lễ đêm nay mà còn muốn tâm sự đôi lời cùng các bạn trẻ trong nước và luôn tiện cũng đại diện cho các bạn trẻ sinh đẻ tại hải ngoại:
“Các bạn trẻ ơi, đừng có thất vọng! Xin các bạn ghi nhớ rằng: khi các bạn té ngã, sau lưng các bạn còn có những người như Kim Vi đây sẽ giúp các bạn đứng lên và cùng nhau nắm tay tiếp tục bước tới. Kim Vi biết rằng các bạn không nói lên được những lời mà các bạn muốn, Kim Vi và đồng bào tại hải ngoại sẽ nói lên những lời của các bạn để cùng đánh thức lương tâm của nhân loại!”
Kim Vi cũng xin kính tặng quý vị một đoạn của bài hát “Một ngày Việt Nam”, do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác, để kết thúc:
Dù nhục dù vinh, xin hãy hát vang lời Việt Nam.
Tựa vào lòng nhau, ôi những trái tim cùng dòng máu.
Gọi người gọi ta, gọi số kiếp lưu đày gần xa.
Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca,
Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam.
Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than.
Ngày thế giới reo mừng hòa vang,
Trong khúc hát một ngày…Việt Nam
Cám ơn quý vị, Kim Vi xin kính chào.
Phiên toà xử 8 giáo dân Thái Hà vào ngày 8/12/2008 đã tạm kết thúc: một người bị cảnh cáo, 7 người án treo. Tôi dùng từ “tạm kết thúc” bởi hành trình đi tìm công lý vẫn chưa dừng ở những bản án do toà đã tuyên. Phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng: “các bị cáo đã cúi đầu nhận tội” và “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” nên các bị cáo nhận bản án “khá nhẹ”. Tuy nhiên, ai theo dõi phiên toà đều biết những lời lẽ như vậy là bậy! Thực tế hoàn toàn khác: chẳng có ai “cúi đầu nhận tội” vì họ đều khẳng định mình vô tội; và cũng chẳng có “chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” nào ở đây, bởi những bản án đó là bất công. Do đó, 8 giáo dân kia là những người điển hình trong đoàn người đang chịu oan sai, nên hành trình đi tìm sự công bằng của họ vẫn còn ở phía trước.
Sự thật bị xuyên tạc dưới giọng điệu “đầy nhân bản” sâu xa chẳng phải do “nhà đài”. Chuyện các phương tiện thông tin trong nước nói nhái, viết nhái theo chỉ thị thì ai cũng biết. Và âu đó cũng là chuyện thường xuyên của nhiều người, kiểu như: “ăn cây nào, rào cây ấy”. Do đó, kẻ chủ mưu núp sau nhà đài không ai khác ngoài chính quyền Hà Nội.
Tại Việt Nam, Hành pháp và Tư pháp thực ra chỉ là một, nên Viện kiểm sát và Toà án là “đồng chí” của nhau. Vì vậy, người nào bị tóm cổ, không rõ có tội hay không thì hai anh này đều muốn họ “cúi đầu nhận tội”. Cúi đầu nhận tội cũng có nghĩa là lời tuyên bố gián tiếp: “các đồng chí công an, bằng nghiệp vụ của mình đã không bắt người oan sai”.
Chính quyền sai, đảng sai hay người của đảng sai là câu “kỵ”, bởi ít khi các vị lãnh đạo dám thẳng thắn công nhận người của mình sai. Ngày ngày người dân vẫn thấy cấp trên bao che cấp dưới: dân phòng, cảnh sát sách nhiễu dân sẽ “xem xét rồi xử lý…”; cấp trên, cấp dưới tham nhũng, đục khoét của công sẽ “làm rõ tới đâu xử tới đó…”. Rốt cuộc, dân chẳng bao giờ thấy người của đảng phạm tội. Cán bộ bị phát hiện tham ô, hối lộ? Không sao! Cho hắn ra khỏi đảng rồi sẽ còng tay. Vì vậy, thật dễ hiểu, dù “chi bộ đảng” có người đi tù nhưng vẫn “trong sạch” như thường.
Chẳng phải đến khi xử 8 giáo dân Thái Hà, toà án mới “ban” cho câu “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước..”. Chính quyền Việt nam từ lâu vẫn sính chuyện ban bố ân huệ. Mấy đứa trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn phải nghe, phải cao cổ mà hát: “đảng cho ta áo mới”, hay “đảng là mùa xuân”…Mấy cụ già vẫn phải nói lời: “nhờ đảng bộ và các cấp chính quyền” vì những món đồ trợ cấp hay “ngôi nhà tình thường, tình nghĩa”…Sính ban bố ân huệ nên có lần người ta đã nghĩ ra chủ trương, mọi nguồn giúp đỡ nạn nhân thiên tai lũ lụt đều phải gom về cho Mặt trận gì gì đó.
Thực ra đằng sau điệp khúc quen thuộc “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” là giọng điệu của kẻ bề trên, muốn thống trị kẻ khác. Chỉ có bề trên mới ban bố ân huệ cho kẻ dưới và kẻ có quyền mới khoan hồng cho dân đen. Do đó, ta có thể dễ dàng thấy rằng, chính quyền Hà Nội tự cho mình là kẻ bề trên nắm quyền trong tay và muốn ban bố ân huệ cho ai thì ban…
Chính quyền sính ban ân huệ nhưng dân đâu có muốn! Điều chính quyền cho là “khoan hồng” thực ra người dân đều coi đó là quyền lợi-điều họ phải được hưởng.
Người dân muốn được chính quyền đối xử công bằng với họ trước khi nhắc tới ân huệ hay sự khoan hồng. Chính quyền có nhiệm vụ lo cho dân. Nếu chính quyền được dân bầu, và sống nhờ tiền thuế của dân thì việc không để xảy ra cảnh dân khổ, dân nghèo, dân thất học …là nhiệm vụ của chính quyền. Khi chính quyền làm tốt chuyện đó mới công bằng với dân chứ chưa phải là ân huệ, tình thương gì; ngược lại, chính quyền không lo cho dân nhưng vẫn sống nhờ dân là chính quyền đang ăn cắp công khai tiền bạc, sức lực của dân. Như vậy, trước hết, người dân vẫn cần và chờ đợi sự công bằng nơi chính quyền chứ không phải “sự khoan hồng”.
Thực tế thì sao? Hàng ngày chúng ta vẫn chứng kiến chính quyền các cấp ra những “văn bản đen” đẩy người dân vào cảnh mất đất, thất nghiệp. Hậu quả là: một số gia đình đã rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn. Rồi đến một lúc những người này sẽ phải “ngửa tay ra xin tình thương” từ các tổ chức nhà nước hay qua các chương trình đang được phát động kiểu như: “ngôi nhà ước mơ”, “ngôi nhà tình thương”…
Chính sách ủng hộ những “con thú sừng ngắn, sừng dài” ức hiếp dân; nói cách khác, chính quyền đề ra những chính sách ủng hộ các công ty trả những đồng lương rẻ mạt cho công nhân, hay tăng giá vật tư nông nghiệp, hạ giá thu mua lúa gạo…Hậu quả là cảnh trẻ em lang thang đường phố và những cô gái muốn đổi đời nơi xứ người mỗi ngày một đông…Lúc này, Sở lao động hay một tổ chức nhà nước nào đó đứng ra lo cho các đối tượng này chỉ là một cách “đền tội muộn màn” chứ đâu có phải “nhờ chính sách của đảng và nhà nước”.
Trở lại với vụ án xử 8 giáo dân Thái Hà, người ta thấy những bị cáo này không cần đến “chính sách khoan hồng”, nhưng cái họ cần là sự công bằng. Công bằng phải được đề cập và thực hiện với họ. Họ cần toà án xem xét, lắng nghe cái lý của họ và vị luật sư bào chữa đã đưa ra chứ chưa cần nhắc tới cái tình. Họ cần vị thẩm phán phán quyết dựa trên những gì là bằng chứng, lập luận của hai bên chứ không phải dựa trên “bản án bỏ túi”.
Thực ra, sống trên đời ai cũng cần sự yêu thương, nhân hậu và giúp đỡ của người khác vì, “không ai là một hòn đảo”. Và Nói như kiểu Trịnh Công Sơn “sống ở trên đời cần có một tấm lòng”. Chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, bao dung, và nhân ái với người khác, đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, trên hết và trước hết những lời lẽ như vậy là sự công bằng, nếu không mọi cử chỉ, lời lẽ tưởng như nhân đạo hoá ra là bất nhân.
Thụ ơn ai thì phải biết ơn và tỏ lòng biết ơn, là đạo lý của con người. Tuy nhiên, người ta sẽ trở nên bất nhân nếu cố tình đẩy kẻ khác xuống bùn đen rồi tỏ lòng hào hiệp để bắt họ phải mang ơn.
Tóm lại, công bằng là điều mà người nghèo, người oan sai trong xã hội chờ đợi trước tiên chứ không phải là “sự khoan hồng của đảng và nhà nước”. Và bao lâu chưa có công bằng bấy lâu người ta còn đi tìm và chờ đợi. Vậy chắc chắn 8 giáo dân Thái Hà và nhiều người đang chịu cảnh bất công, oan sai khác vẫn đang đi tìm sự công bằng cho đến, “ngày công lý được tuôn tràn như dòng thác, và công bằng sẽ như một dòng sông cuộn chảy” trên cuộc đời họ.
Thái Hà chưa yên đâu dù Hà nội chỉ giơ cao đánh khẽ. Truy tố thì dùng tội danh "hủy hoại tài sản và phá rối trật tự công cộng" nghe ớn xương sống. Nhưng kêu án thì còn nhẹ hơn án treo, 7 người tù treo từ 1 đến 1 năm ruỡi, thử thách 2 năm và 1 người chỉ bị cảnh cáo một loại chế tài kỷ luật không có trong luật hình của CS Hà nội. Chưa yên mà Thái Hà còn có thể nhân lên thành nhiều Thái Hà khác nữa theo qui luật đấu tranh của quần chúng.
Chẳng những giơ cao đánh khẽ, mà CS Hà nội còn muốn lấp liếm vụ Thái Hà, điều mà tờ báo Công Giáo La Croix của Pháp mô tả và đánh giá là nhà cầm quyền Hà nội "lén lút " xử giáo dân Thái Hà.
Tuyên bố là xử công khai nhưng ai muốn dự khán phải làm đơn viện lẽ thiếu chỗ. Và báo này dưa vào nhận xét của một nhà ngoại giao Tây Phương, việc chỉ kêu án treo là một dấu hiệu cho thấy Đảng Nhà Nước CS nhận định căng thẳng với Công Giáo là bất lợi cho chế độ.
Đứng trên phương diện thuần túy qui luật đấu tranh, một bước lùi của tập đoàn thống trị là một bước tiến của quần chúng đấu tranh. Nên vụ Thái Hà chưa yên đâu. Chẳng những chưa yên mà còn nhân lên nhiều Thái Hà khác nữa với phương pháp đấu tranh đầy sáng tạo như cầu nguyện làm CS khó có thể lường, khó có thể đối phó và rơi vào thế thụ động. Có thể thấy sự hiện hữu của qui luật trong vụ Thái Hà.. CS xét xử nhẹ là để giải quyết căng thẳng cho Đảng Nhà Nước, chớ không phải cho dân. Bạo lực, thủ đoạn của CS Hà nội thống trị bất thành và vô hiệu. CS không thể mua chuộc, đe doạ, lũng đoạn được hàng ngũ đấu tranh, không bao vây được lãnh đạo, không tách rời được lãnh đạo ra khỏi quần chúng đấu tranh. Không chia cắùt được sự liên kết của quần chúng hải ngoại với nội điạ, và giữa Bắc Nam Trung, trong việc chống CS, đòi công lý. Dân chúng tâm bất phục mà khẩu cũng bất phục hệ thống pháp lý và toà án CS. Qua vụ Thái Hà với những án treo sẽ phát sanh hiện tượng người ta làm được mình làm được, trong quần chúng đấu tranh. Chế độ CS Hà nội đang găïp lúc thoái trào kinh tế chánh trị ngoại giao, dậu đổ thì bìm leo là thưòng tình thế sự.
Chưa yên vì một số qui luật đấu tranh phát triển trong vụ Thái Ha. Người có liên quan đến vụ Thái Hà không tin luật pháp, toà án CS. Người bị xử vẫn "bức xúc" dù mức án rất nhẹ, phải nói là rất nhẹ, mà chưa từng có, tức là cải tạo không giam giữ và cảnh cáo thôi, nhẹ hơn án treo. Dù vậy vẫn kháng án để kéo dài tinh thần đấu tranh, có cơ hội vận động và huy động quần chúng. Người ủng hộ đòi đất đai lại cho giáo xứ, đòi công lý lại cho dân oan tôn giáo mừng bè bạn, giáo dân không bị ở tù, nhưng vẫn chưa hài lòng vì việc cưỡng chiến tài sản giáo xứ chưa giải quyết.
Theo AFP, phiên tòa là hệ quả của một tình hình ngày càng căng thẳng giữa giáo dân Công giáo và chính quyền Hà Nội liên quan đến việc người Công giáo yêu cầu chính quyền hoàn trả hai khu vực tại Hà Nội đã bị tịch thu sau năm 1954. Tình hình rất căng thăûng giữa Giáo Hội Công Giáo VN và nhầ cầm quyền CS. Tình hình căng thẳng này có thể đưa đến sự căng thằng giữa Giáo Hội Công Giáo La Mã ở Vatican, đã có lần nói vụ Thái Hà xảy ra vì CS Hà nội phản bội lời hứa.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây, trong số ít người được vào theo dõi phiên xử qua màn ảnh truyền hình, bản án treo hôm nay là dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam muốn giảm bớt căng thẳng với Giáo Hội.
Những nhà quan sát theo dõi sát thời cuộc VN đã tiên đoán trước phiên toà CS Hà nội không dám mạnh tay trong phiên xử vụ Thái Hà đâu. Lý do CS Hà nội cũng như CS Bắc Kinh đang gặp khó khăn kinh tế tài chánh, dân chúng nhiều nơi đang nổi dậy chống nhà cầm quyền. CS Bắc Kinh đang đẩy mạnh chánh sách xã hội hài hoá, minh thị và chánh thức lịnh cho công an nhẹ tay với người dân để tình hình bớt căng thẳng. Anh Cả Đỏ Bắc Kinh làm thì để tử Hà nội sẽ rập khuông.
Nhứt là chuyện đụng độ giữa nhà cầm quyền và dân chúng vì đất đai trong vụ Thái Hà có thêm yếu tố Công Giáo là một tổ chức dân chúng rất có kỹ luật, gắn bó với nhau về tổ chức và về tín lý. Ở Trung Cộng cuộc xung đột giữa nhà cầm quyền và nông dân thôi mà năm trong năm 2005 đã có 87 ngàn vu nổi dậy. Có vụ đụng độ dữ dội giữa cảnh sát dã chiến và hàng ngàn người biểu tình phản đối như ở một thành phố nhỏ là Lũng Nam thuộc tỉnh Cam Túc. Có đánh nhau bằng búa, bằng sắt thanh. Từ tháng sáu năm 2008, các vụ đụng độ giữa nông dân và nhà cầm quyền địa phương diễn ra liên tục ở Quảng Châu, gần Thượng Hải tại Triết Giang, Vân Nam Hồ Nam, Bắc trung Nam đ6èu có cả.
Gần đây kinh tế TC bị ảnh hưỏng khủng khoảng tàùi chánh và kinh tế của thế giới, nhiều công ty, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp về quê, nông thôn đem theo thêm ngòi lửa rối loạn.
Tình hình VN đỡ hơn, phong trào Dân Oan của thôn dân và thị dân tương đối lắng dịu. Nhưng phong trào công nhân đính công, lãng công bùng lên đòi tăng lương ví vật giá gia tăng và lạm phát. Nhưng phong trào Dân Oan Công Giáo bùng phát mà linh địa Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà nội là trung tâm điểm. Công an cảnh sát Hà nôi không thể khu trú hoá, mà cuộc đấu tranh bằng cầu nguyện lan rộng lên Lạng Sơn, vô Saigon. CS Hà nội phải làm dịu tình hình, lùi một bước, mà các bản án treo và cảnh cáo trong vụ Thái Hà là dấu chỉ.
Vụ đòi đất có thể nhân lên. Công giáo làm thấy không sao, Tin Lành, Phật Giáo, Đồng bào Thượng sẽ làm. Nhượng bộ, bước lùi của nhà cầm quyền là bước tiến và sự xông lên của quần chúng và tổ chức đấu tranh. Đất đai là núm ruột của cá nhân người dân, là cơ sở hoằng pháp của tôn giáo. Phong trào Dân Oan khắp nước có thể tái phát. Phong trào Dân Oan các tôn giáo có thể tái phát.
(Nguồn: VI ANH. Việt Báo Thứ Bảy, 12/13/2008)
Cùng đường – là hoàn cảnh không có lối thoát. Khi vào hoàn cảnh này, bất kể là con người hay động vật, đều có những biểu hiện, hành động, rất ghê gớm thường là manh động, bạo liệt theo bản năng tấn công mọi thứ mà nó cảm thấy nguy hiểm cho nó… Trong khi nhận thức của nó đã bị hoàn cảnh nó rơi vào làm cho không còn như bình thường nữa. Cho nên hành động tấn công bừa bãi càng đẩy vật chủ cùng đường sớm đến chỗ tự diệt vong. Như thế, cùng đường là cận kề cái chết, thoát được hoàn cảnh này là rất khó khăn… Muốn thoát hiểm, phải có nhận thức tỉnh táo và sáng suốt… Trong khi hoàn cảnh cùng đường trước đó đã làm cho vật chủ mất tỉnh táo rồi. Một cái vòng luẩn quẩn, định mệnh, con người không lý giải trọn được.
Chính vì trong khi sinh tồn, loài người, con người rất hay bị rơi vào hoàn cảnh cùng đường, do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh… Ngoài khả năng kiểm soát… Cho nên có một động lực làm cho loài người phải tìm cách phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn… Trong hoàn cảnh cùng đường mà vẫn còn tia sáng trí tuệ dẫn đường, không mù quáng, điên cuồng tấn công vào mọi thứ một cách tuyệt vọng… Và Tôn Giáo chính là Trí tuệ vĩnh cửu, là Khiên, Thuẫn giúp cho loài người thoát khỏi cảnh cùng đường, vượt qua những tai biến lớn lao còn tồn tại trong vũ trụ này… Từ trí tuệ vĩnh cửu đó, tôn giáo giáo dục hình thành lên lương tâm một con người. Khi con người có lương tâm, họ sẽ ung dung tự tại, bình tĩnh mà đón nhận các tình huống, hoàn cảnh kể cả cùng đường. Sự bình tâm làm cho con người trở nên sáng suốt. Sự sáng suốt giúp con người không lồng lộn tấn công mọi thứ… Không tự thương, tự sát.
Chủ nghĩa Cộng sản thì coi Tôn Giáo như một hình thái ý thức xã hội tiêu cực, cần phải xoá bỏ sớm chừng nào tốt chừng đó. Cho nên người cộng sản từ trước lúc dựng lên nhà nước chuyên chính vô sản đã đặt các tôn giáo vào thế đối nghịch, thù hằn với họ. Từ đó nó đã dùng mọi thủ đoạn lúc tinh vi, lúc hèn hạ để tiêu diệt tôn giáo.
Nhưng tại sao chủ thuyết cộng sản lại cho tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội tiêu cực? Là bởi chủ thuyết cộng sản bắt đầu xây dựng nhà nước của nó bằng biện pháp nô dịch tư duy con người… Làm cho con người thành những cỗ máy… không còn tư duy độc lập, sáng tạo, không còn ý kiến, quan điểm phân tích đối lập, đối trọng gì nữa… Mọi ý kiến, ý thức đều qui về nhóm lãnh đạo cộng sản, lãnh tụ cộng sản. Người dân không cần biết đến các vấn đề tư tưởng… chỉ cần như cái máy: Máy nghe, máy nói, máy làm công, máy sinh hoạt, máy sáng tác, máy lễ hội… Thậm chí máy giết người. Nói tóm lại chủ thuyết cộng sản, người cộng sản muốn sản sinh ra những con người vô lương tâm. Trong khi đó giáo dục lương tâm con người lại là căn bản của mọi tôn giáo. Và nếu con người có lương tâm, họ sẽ nhận biết ra rất nhiều cái vô lý, mâu thuẫn của chủ thuyết cộng sản. Không thể chấp nhận cái chủ thuyết vô luân đến thế.
Tất cả các nhà nước cộng sản đã từng tồn tại, còn đang tồn tại, đều không dám tuyên chiến với tôn giáo một cách công khai. Tại sao họ lại không công khai tuyên chiến với các tôn giáo? Là bởi các lý thuyết gia cộng sản cũng đã tiên lượng được trước tâm tình tôn giáo trong một con người có sức nặng vô cùng to lớn, không dễ mà xoá bỏ được. Tuy có tiên lượng, nhưng trong thực tế các tiên lượng đó vẫn còn khác xa. Người cộng sản làm cách mạng theo học thuyết cộng sản khi va phải vấn đề tôn giáo đã phải nếm thử "vị đắng không thể nuốt được", họ gọi đó là thuốc phiện mà nhân dân đã nghiện. Và cuối cùng ngay cả những lãnh tụ cộng sản hung hăng nhất cũng phải chờn tay… Không dám công khai tuyên chiến với tôn giáo, thậm chí phải xuống thang…
Nhận thức của cộng sản về tôn giáo là hình thái ý thức xã hội đã là sai, thế mà nó lại còn cho rằng tôn giáo là hình thái ý thức xã hội tiêu cực nữa thì thật la ngu xuẩn. Nói cho đúng, tôn giáo là Lương Tâm con người được Thượng Đế riêng tặng. Các loài vật khác không có lương tâm, cho dù có nuôi dưỡng, có huấn luyện đến đâu. Mà lương tâm con người thì từ cổ chí kim chưa thấy có chế độ nào, có bạo quyền nào có thể xoá bỏ được. Tuy nhiên lương tâm con người trong một số trường hợp, trong một khoảng thời gian, ở một cá nhân nào đó, cũng có bị mai một, bị mất đi, như người cộng sản chẳng hạn. Có lẽ vì thế mà cộng sản ngộ nhận rằng có thể xoá bỏ được lương tâm con người chăng? Thực tế chứng minh, ngay cả người cộng sản trong giây phút lâm chung, còn nói ra những day dứt vì việc làm độc ác của họ… Đó là hình bóng lương tâm…
Không thể xoá bỏ được lương tâm, không thể tuyên chiến với tôn giáo bất luận là chế độ chính trị gì, nhà nước hùng mạnh đến đâu. Chân lý vĩnh cửu, tuyệt đối, qui luật ngàn đời của Thượng Đế. Nếu không tuân thủ chỉ chuốc hoạ vào thân, nhận lấy sự diệt vong mà thôi.
Vậy mà cộng sản việt nam lại công khai tuyên chiến với Công Giáo, một tôn giáo có số tu sĩ, giáo dân hàng đầu thế giới, có vị thế và ảnh hưởng không nhỏ đối với cả nhân loại… Không hiểu họ có biết rằng chức vụ Giám mục trong Giáo hội là những người kế vị thánh tông đồ, và chức Linh mục được chính Chúa Giêsu lập ra để các vị thừa hành sứ mạng mục vụ trong Giáo hội thay mặt Chúa Giêsu. Không biết người Cộng sản có hiểu được vai trò và ý nghĩa sâu xa trong Giáo hội Công giáo là chức vụ Giám Mục là chức vụ đại diện tông đồ Chúa không phải của cá nhân một con người không? Mà họ lại chửi rủa Tổng Giám Mục Hà Nội? Lần đầu tiên trong lịch sử giáo hội Công Giáo nhận được một bản văn cảnh cáo Tổng Giám Mục từ một chính quyền nhà nước. Xưa khi ra lệnh bắt bớ và chém giết các tu sĩ hay giáo dân Công Giáo, các vua quan phong kiến xuống chiếu chung (Như ra đạo luật bây giờ) chứ cũng không có bản văn riêng, lại càng không có bản văn cảnh cáo. Phiến quân trên ở các vùng loạn lạc thì tập kích bất ngờ, hay dùng bom mà giết giáo dân tu sĩ Công Giáo, chứ nó cũng chẳng ra văn bản thông báo gì… Chỉ có thể hiểu cái bản văn đó của cộng sản việt nam là lời tuyên chiến với Công Giáo mà thôi.
Sau khi nhục mạ Tổng Giám Mục Hà Nội, cộng sản việt nam quay sang tấn công giáo dân, bắt giam 6 người, khởi tố 8 người. Đẩy tình hình quan hệ giữa cộng sản và Công Giáo trở nên căng thẳng hơn thời kỳ cải cách ruộng đất dưới bàn tay vấy máu của Hồ chí minh, hay thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa với nắm đấm sắt cùng bao nhiêu thủ đoạn đê hèn của Lê Duẩn. Đây rõ ràng là cộng sản việt nam tuyên chiến bằng hành động với Công Giáo.
Nhưng lại nhờ sự tuyên chiến này, mà tu sĩ, giáo dân Công Giáo được thêm sức mạnh. Hãy nhìn xem, 8 giáo dân anh dũng cộng sản bắt bớ đưa ra toà tuyên xử họ là ai? Họ đâu có học vấn gì cao cấp? Đâu có địa vị gì cao sang? Đâu có uy lực gì về tiền tài vật chất? Sao họ dám chống lại cường quyền khét tiếng từ trước đến nay trong cả lịch sử nhân loại chứ không riêng Việt Nam? 8 giáo dân, người thì hưu già, người thì còn quá trẻ chưa trải nghiệm, người thì phận nữ, tề gia nội trợ… Không hề có lý luận gì cao siêu, họ chỉ biết của cha ông chúng tôi, nay cho chúng tôi xin lại. Luật công bằng, Chúa tôi dậy thế. Tại sao lại thế? Là bởi họ có lương tâm cái mà Cộng sản Việt nam xoá mãi không được – Khác với đảng viên, cán bộ cộng sản không có lương tâm, chỉ có thủ đoạn và các giá trị vật chất bẩn thỉu mà thôi.
Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, bản chất cộng sản đã phơi bày, hệ thống nhà nước cộng sản đã tự huỷ. Lý thuyết cộng sản chủ nghĩa đã phá sản. Các quốc gia có lương tâm, bảo vệ nhân quyền ngày càng đông đảo lớn mạnh. Cộng sản Việt nam còn sống được cũng là nhờ vào sự khoan dung, chờ đợi "cộng sản tiến bộ" của thế giới văn minh… Cho dù bán đất bán nước cho cộng sản trung hoa, nhưng việt cộng cũng thừa hiểu bản chất gian manh của người đồng chí cộng sản, là không thể lường hết… Hãy nhìn sang Bắc Triều Tiên, một đồng chí chung đường biên giới với Trung cộng, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung cộng, nay sống dở chết dở vì nằm trong chính sách "giúp xây dựng láng giềng không mạnh cũng không yếu" của Cộng sản Trung hoa… Cộng sản Việt nam biết rằng muốn tồn tại còn phải nhờ vào thế giới tư bản phương Tây chứ không thể chỉ cậy vào Trung cộng…
Thực chất Cộng sản Việt nam cũng lờ mờ nhận ra sự nguy hiểm của các hình thức leo thang tấn công vào Công Giáo. Nhưng với cách tiếp cận vấn đề bằng nhận thức nền tảng Mác-xít, bằng nguyên tắc tổ chức hoạt động của cộng sản, không bao giờ đưa cộng sản đến được nhận thức đúng… Sự tuyên chiến với tôn giáo của Cộng sản Việt nam, đã đẩy nó vào hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo - cận kề cảnh cùng đường không có lối thoát. Nếu không tấn công Công Giáo thì chính sách cướp bóc xưa kia phải đem ra xét lại… mọi sự rối tung, không thể lường trước. Tấn công vào tu sĩ giáo dân Công Giáo, là vừa tuyên chiến với tôn giáo, vừa tự lột mặt nạ, vừa làm cho thế giới văn minh phương Tây, nơi bảo vệ lương tâm, bảo vệ con người mất kiên nhẫn, không còn khoan dung mà chờ đợi "cộng sản tiến bộ" được nữa.
Cùng đường. Manh động tấn công mọi thứ như chó dại trong cơn điên cuối cùng. Bây giờ phải sáng suốt mà nhận biết vấn đề mới thoát được cái vòng luẩn quẩn định mệnh. Nhưng người cộng sản không có lương tâm, không có tôn giáo, lấy đâu ra trí tuệ vĩnh cửu, lấy đâu ra khiên với thuẫn mà chống chọi số phận? Vậy Cộng sản Việt nam đã cùng đường chưa?
Từ thuở cha sanh mẹ đẻ tới giờ, sống hàng nửa đời người, tôi chưa hề bao giờ được NGHE- NHÌN- ĐỌC về một phiên tòa nào vừa HI HỮU, vừa LY KỲ như phiên tòa xử 8 giáo dân ở Thái Hà ngày 8/12/2008 vừa qua, về tội “phá hoại tài sản” và tội “gây rối trật tự”, do họ đã …gỡ tường rào nhà…họ. và đến nhà…họ để cầu nguyện, hát kinh
- Nó hi hữu, nó độc nhất vô nhị, vì trong thế giới loài người, chắc chỉ có một, tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không thể tìm thấy có thêm một phiên tòa xử nào lại “đồng dạng” với nó! (Còn trong thế giới loài…vật như khỉ, gấu, cẩu, ngưu, mã…thì tôi không biết).
- Nó ly kỳ là vì trong phiên tòa đó, TÒA đã “cố tình”, đã “vận dụng hết nỗ lực” để xử 8 bị can giáo dân mà…không xử nổi! Thay vì “bị cáo” sợ tòa, thì tòa lại sợ bị cáo! Trước ngày xử, đã có “Sứ giả của Tòa” đến tận nhà của các bị cáo để thương lượng, thậm chí nài nỉ bị cáo nên nhận tội trước tòa thì sẽ được xử nhẹ, liền bị “bị cáo” …mắng lại cho thậm tệ: “Tội gì mà nhận?”, sứ giả đành …IM! Đến khi không luận tội được, tòa đã phải xử “vớt vát” là kêu án treo, quan tòa hỏi bị cáo đã … ưng chưa?, thì bị cáo liền …dạy lại tòa: “ Tôi chiếm nhà ông rồi đem gạch đến xây, ông gỡ đi thì ông có mắc tội gì ?”, quan tòa cũng lại phải…IM! Rồi trước ngày xử, công an mời bị cáo lên làm việc, và “dụ dỗ” bị cáo lưu lại để hôm sau công an “đích thân hộ tống” bị cáo ra tòa, khỏi mất công đi bộ 2 cây số từ nhà thờ Thái Hà đến chỗ xử án, mà bị cáo cũng không chịu ưng thuận! Thật chưa từng thấy bao giờ và ở đâu mà “bị cáo” lại “lên mặt” và “ăn hiếp” tòa như vậy!
- Nó còn li kỳ hơn nữa là các bị cáo lại còn được 14 vị Linh Mục (tượng trưng cho 14 Chặng Đàng Thánh Giá trong cuộc Tử Nạn Cứu Chuộc của Chúa!) và hàng ngàn giáo dân RƯỚC linh đình trọng thể ra tòa. Đoàn rước dài hàng 500m, diễu hành trên đoạn đường 2 cây số, các bị cáo thì phục sức trang điểm đẹp đẽ lịch sự cứ y như là đi dự lễ hội gì cao trọng lắm vậy!
- Nó cũng còn ly kỳ, vì đón các bị cáo ở trước tòa, đã có hàng vài ngàn người đồng bào, đồng đạo của họ dương cao biểu ngữ nhiệt liệt ủng hộ, hay “phân xử” họ, trước khi tòa xử họ: “ Anh chị em vô tội”, “Chúng tôi yêu mến anh chị em!”, “Chúng tôi muốn đi tù thay anh chị em!”… Rồi trong xử ngoài chờ, mọi người chuẩn bị những bó hoa tươi đẹp để trao tặng các bị cáo, và khi bị cáo vừa ra khỏi tòa thì liền lại được NGHINH RƯỚC về nhà thờ làm LỄ GIẢI OAN (í chết, là lễ Tạ Ơn ) và ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG! Bị cáo gì mà cao trọng thế ? Vậy thì ai mà chả muốn…được làm “bị cáo”?
- Và nó cũng còn vô cùng ly kỳ là ở chỗ…cái ông Luật Sư bào chữa mới thật là LẠ và HAY!. Tự nhiên lại “bỏ việc nhà nhận ra tòa…cãi giúp”, rồi lại còn “sống chết mà cãi, cứ y như là việc …của chính mình”.
Trong phiên tòa này, Luật sư bào chữa cho bị cáo không nài nỉ tòa giảm nhẹ hay tha tội cho bị cáo, mà lại đi …ca ngợi bị cáo là người công chính, vô tội, trong khi Luật sư lại “luận tội” tòa vào các trọng tội sau đây, mà người nào tham dự cũng đều nghe rất rõ, và bản văn bào chữa của LS cũng đã được đưa lên mạng để mọi người xem cho kỹ:
“TÒA KHÔNG HIỂU LUẬT, hay LÀM SAI LUẬT”! Ôi trời, đã là QUAN TÒA mà lại KHÔNG HIỂU và LÀM SAI LUẬT là làm sao? Ấy thế mà LS đã dẫn chứng rõ ràng: nào là các hành vi của các bị cáo “không cấu thành tội”, nào là “bức tường hư hại không thể được coi là tài sản”, nhất là nó lại được xây dựng trái phép trên đất hợp pháp của Nhà Thờ, nào là “sự CẦU NGUYỆN ( chứ không phải hành lễ) trong trật tự không phải là phá rối trật tự”…, với những lập luận rất sắc bén và đầy tính “LUẬT” (bản cáo trạng của LS Lê Trần Luật); nào là bản cáo trạng bị sửa đi sửa lại nhiều lần, cố tình nặn cho ra tội, mà vẫn không hội đủ điều kiện để thành tội theo luật pháp của chính “PHE BÊN TÒA”!
- Ly kỳ hơn nữa là LS đã dùng ngay chính LUẬT (của phía bên tòa) để “luận tội” nhà cầm quyền Hà Nội đã CHIẾM DỤNG TÀI SẢN CỦA NHÀ THỜ THÁI HÀ BẤT HỢP PHÁP, VÀ DÙNG CÔN ĐỒ, LƯU MANH, NGHIỆN NGẬP ĐỂ PHÁ RỐI TRẬT TỰ, VI PHẠM TRẦM TRỌNG ĐẾN TÔN GIÁO, XÚC PHẠM NƠI THỜ TỰ VÀ CÁC ẢNH TƯỢNG TÔN THỜ, DÙNG BẠO LỰC TRẤN ÁP DÂN VÔ TỘI!
Ấy là chưa kể đến tội PHÁ HOẠI TÀI SẢN XÃ HỘI do đã phí phạm biết bao nhiêu tiền của mà dân đã đóng thuế để xây …lụi hai công viên “bất đắc dĩ ”, sửa đi sửa lại đến bốn năm lần! Lại còn quá lãng phí khi tổ chức một phiên tòa gồm đủ mọi đội hình để chống khủng bố, với bao nhiêu là xe cộ, máy móc dò vũ khí, chống bạo loạn…, và hàng ngàn nhân sự để đến “ngó” giáo dân …rước kiệu và hát Thánh ca.
Ấy là chưa kể đến tội PHÁ HOẠI TÀI SẢN XÃ HỘI do đã phí phạm biết bao nhiêu tiền của mà dân đã đóng thuế để xây …lụi hai công viên “bất đắc dĩ ”, sửa đi sửa lại đến bốn năm lần! Lại còn quá lãng phí khi tổ chức một phiên tòa gồm đủ mọi đội hình để chống khủng bố, với bao nhiêu là xe cộ, máy móc dò vũ khí, chống bạo loạn…, và hàng ngàn nhân sự để đến “ngó” giáo dân …rước kiệu và hát Thánh ca.
Xét như thế thì TỘI “phía bên nhà TÒA” thật là cụ thể và quá lớn, chứ không như tội vu vơ mơ hồ của … “phía nhà BỊ CÁO” !
Đó là TỘI PHÁ RỐI TRẬT TỰ TRỊ AN có hệ thống, và TỘI PHÁ HOẠI TÀI SẢN XÃ HỘI có chủ trương của phía bên nhà Tòa! Trọng tội hơn nữa là “TỘI CHIẾM ĐẤT CỦA TÔN GIÁO một cách PHI PHÁP mà luật pháp đã xác định bảo hộ, khiến cho người dân mất tin tưởng vào lụât pháp, bèn phải cầu nguyện để xin Chúa bênh vực bảo vệ cho!”(theo dẫn chứng của LS Lê Trần Luật).
Tội phía nhà tòa đã trầm trọng như thế, nên có lẽ LS đã vì quá bức xúc, mà còn “chêm” thêm một tội “VÔ DUYÊN” cho tòa, khi tòa cố lôi kéo thêm tên của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt vào trong cáo trạng một cách “không ăn nhập vào đâu”! Ngoài ra, nhân thể LS lại còn vạch trần cái tội “ làm ăn bậy bạ sai trái” của công ty may Chiến Thắng, phía “NGUYÊN con CÁO”, là “bà con của nhà tòa”, làm ăn bị thất thu hay giảm doanh thu, hay kê khai bậy bạ để thâm lạm, lại còn dám đổ tội cho bà con giáo dân chỉ “đứng ở chỗ trống cầu nguyện”, không “dây với hủi” ( í chết ! là không đụng chạm gì đến chỗ làm ăn của Cty Chiến Thắng, nhưng đang hồi …chiến bại!).
Rồi còn bao nhiêu là thứ sai trái lỉnh kỉnh khác của nhà tòa, như “những người tòa đưa ra làm nhân chứng là …không đúng luật, họ không có quyền tham gia vào việc tố tụng của tòa”. Nhân chứng thì sai luật, không được chấp nhận, còn vật chứng thì không có, mà chỉ có …nắm giấy thật to, là bản cáo trạng đã được viện kiểm… SÁT NHÂN DÂN kỳ cọ nặn nọt trong bao ngày đêm lao tâm tổn trí, bị trả đi trả về mấy đợt vì…BÀI LÀM DỞ,chưa đạt!
Và cuối cùng LS kết luận: PHIÊN TÒA CHỈ LÀ MỘT ÂM MƯU CỦA NHÀ CẦM QUYỀN NHẰM TRẢ THÙ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG KHÁNG!
TÚM LẠI, kết luận của LS là: BỊ CÁO thì được tuyên dương là NGƯỜI CÔNG CHÍNH, còn TÒA và PHÍA NHÀ TÒA thì SAI LỖI TÙM LUM như trên đã nói! Và LS còn “hứa” là sẽ…KIỆN TÒA NHỎ LÊN TÒA TRÊN, về các sai trái đã phạm của tòa, nhất là việc chiếm dụng đất của tôn giáo sai luật pháp, và còn đòi trắng án, phục hồi danh dự cho các giáo dân bị xúc phạm oan uổng! Ở điểm này, LS thật là quá tinh tường và gan dạ, chỉ cần vạch rõ một điều là chính quyền Hà Nội chiếm dụng đất của tôn giáo bất hợp pháp (đất của nhà thờ Thái Hà cũng như Tòa Khâm sứ), như LS đã dùng luật để chứng minh, thì cái tiền đề ấy đã đương nhiên phủ nhận hết các thứ TỘI MÀ NHÀ NƯỚC GÁN CHO CÁC GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN HÀ NỘI rồi, không cần phải tranh cãi thêm điều gì nữa.
TÚM LẠI, kết luận của LS là: BỊ CÁO thì được tuyên dương là NGƯỜI CÔNG CHÍNH, còn TÒA và PHÍA NHÀ TÒA thì SAI LỖI TÙM LUM như trên đã nói! Và LS còn “hứa” là sẽ…KIỆN TÒA NHỎ LÊN TÒA TRÊN, về các sai trái đã phạm của tòa, nhất là việc chiếm dụng đất của tôn giáo sai luật pháp, và còn đòi trắng án, phục hồi danh dự cho các giáo dân bị xúc phạm oan uổng! Ở điểm này, LS thật là quá tinh tường và gan dạ, chỉ cần vạch rõ một điều là như LS đã dùng luật để chứng minh, không cần phải tranh cãi thêm điều gì nữa.
Thật là: HAY MỚI LẠ, LẠ MỚI HAY!
* Lời nhận định và ý kiến:
Nếu mà chính quyền Hà Nội cùng “ phụ huynh” có khôn ngoan, thì chỉ nên mời các QUÝ BỊ CÁO ra phường nhắc nhở qua loa cho …có lệ, vì các “thân nhân” của mình đã …lỡ chiếm bậy, làm bậy, vũ phu bạo lực bậy với dân, nay để giữ thể diện thì nói vài câu qua lần chiêú lệ cho xong, thì hay biết mấy, hơn là rềnh rang lập phiên tòa xử tầm bậy tầm bạ như vậy, làm mất mặt “ quý phụ huynh” của mình trước quốc dân và quốc tế!
· Còn chúng tôi, những người dân thì sau khi dự hay nghe tường thuật phiên tòa này, rất lấy làm bức xúc, vì chính quyền làm như vậy là bỉ mặt người dân chúng tôi quá! Đất nước này không còn ai là người có trình độ, có hiểu biết hơn để lãnh đạo dân nước hay sao mà để cho những kẻ kém hiểu, chậm suy làm trò hề cho quốc tế, xúc phạm đến uy tín, danh dự của dân tộc Việt Nam chúng tôi như thế?! Hết tham nhũng phá hoại đất nước, hại dân tộc, lại còn làm nhục người dân, LÀM NHỤC QUỐC THỂ, bôi lấm tổ tiên đến như vậy, trong một phiên tòa có sự tham dự của đông đủ các vị đại diện của các nước trên thế giới, cũng như trong vụ buôn lậu sừng tê ở Nam Phi, người ta đã chụp hình quay phim tận mặt mà còn dám trơ trẽn nói “giống tôi nhưng không phải tôi”, hay trong vụ PCI, chính người trong cuộc đã vạch mặt chỉ tên kẻ tham nhũng, và chính phủ Nhật đã phải cắt tài trợ rồi, mà các ông chính quyền trung ương còn phớt lờ hay nói là không có bằng cớ!
Hỡi các người ơi, chúng tôi, những người Việt Nam bị nhục nhã về các người lắm rồi!
DÂN VIỆT
trong số 20, ngày 12. December 2008, năm thứ 34 có bài viết ở trang 4 với tựa đề:
PHIÊN TÒA CHỐNG CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CHO NHÂN QUYỀN ĐÃ BẮT ĐẦU TẠI HÀ NỘI
Với sự cho phép giới truyền thông thế giới tham dự, ngày 8/12 phiên toà xử 8 người tích cực hoạt động đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa tại phố Thái Hà. Các người biểu tình vừa hát vừa cầu nguyện trong suốt thờ gian dài đã tụ họp tại khu vực chung quanh Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, để phản đối nhà cầm quyền cướp đoạt đất đai của nhà Dòng. Phiên tòa hiện là cao điểm của các cuộc xung đột trong năm giữa nhà cầm quyền và Dòng tu về quyền sở hữu đất đai, và vụ này là một trong nhiều vụ tranh cãi về quyền sở hữu tài sản xẩy ra sau khi đảng cộng sản nắm quyền vào năm 1954 đã cướp đoạt nhiều tài sản tư hữu và các cở sở tôn giáo.
Hai trong số 8 người hoạt động tích cực vẫn còn ngồi tù và bị từ chối tiếp xúc với luật sư của họ. Theo Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam (Vietcatholic New) nhà cầm quyền Việt Nam đã cố gắng làm cho khó khăn chừng nào hay chừng nấy để ngăn cản sự tham dự phiên toà. Người ta phải viết đơn xin phép tham dự phiên tòa, mặc dù tòa thường xử công khai ở Việt Nam. Các người biểu tình bị kết án là phá rối trật tự cộng cộng và hủy hoại tài sản của công. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC, luật sư công tố tuyên bố các người tích cực hoạt động có thể bị phạt tới 3 năm tù. Toàn bộ việc kết tội qua phiên tòa có nghĩa làm khiếp sợ người có đức tin nhằm chứng minh công bằng và tự do tôn giáo.
Theo Hãng Thông tấn Áo quốc ``KathNet’’, đại diện của Ủy ban Nhân dân khu vực đã mời các Linh mục Dòng tới họp vào ngày 15.11. Trong khi các Linh mục ngồi họp với nhà cầm quyền thì nhà Dòng bị nhiều trăm người tấn công. Nhà cầm quyền phủ nhận mọi trách nhiệm trong cuộc bạo động, mặc dù hình ảnh đã chứng minh cảnh sát không bắt giữ những kẻ kiếm cách đốt cháy các tòa nhà.
Ở Sydney Liên hiệp Truyền thông Công Giáo trong một nhận định các biến cố đã gửi lời kêu gọi khuyến cáo chính phủ Việt Nam ``Hãy chấm dứt chiến dịch truyền thông chống đối hàng giáo phẩm, người tín hữu và Giáo Hội Công Giáo’’.
Thông thường có tự do tôn giáo ở Việt Nam và các nhà cầm quyền trong những năm gần đây đã nới bớt sự nghẹt thở đối với Giáo Hội Công Giáo, trong đó có việc được mở thêm nhiều Chủng Viện, đã có nhiều người được ơn kêu gọi. Nhưng chính quyền lại chống Giáo Hội bằng cách khác, như cố gắng ngăn chặn việc bổ nhiệm những Giám Mục mà họ không vừa ý. Nhưng không thành công lớn, đảng cộng sản lại cố bắt chước phương pháp của Trung quốc thành lập Giáo hội yêu nước do chính quyền kiểm soát. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ``VSSC’’ (Vietnamesisk komité for katolsk solidaritet), được thành lập vào năm 1985, đã thi hành đường lối này. Từ năm 1985, Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo các Linh mục không nên tham gia. Và mới đây, cuộc họp từ ngày 19-20/11 của Giáo hội yêu nước kết thúc như một sự thất bại đã rõ. Cuộc họp được phô trương bởi Thông tấn xã Việt Nam do chính quyền kiểm soát thông báo là có tới 120 Linh mục sẽ tham dự; nhưng chỉ có vài ba mống!
Cùng cách thức đối với Công Giáo, Phật giáo bị chia rẽ giữa một cánh nhỏ được chính quyền hỗ trợ và một nhóm độc lập rất lớn. Chính quyền Việt Nam vẫn không công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam (U.B.C.V), một tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.
Trong tháng 5 năm nay, Việt Nam là chủ tổ chức Hội nghị Vesap, có 4.000 nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng từ khắp thế giới đến hội họp để bàn thảo làm thế nào đạo Phật có thể giúp xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Trong hội nghị người ta bàn thảo rất nhiều về chủ nhân đã bày tỏ ý muốn chân thực về việc đối thoại từ phía chính quyền; hoặc được coi như là sự chau chuốt bộ mặt cho có vẻ như việc tổ chức Thế Vận Hội tại Trung quốc.
Giáo Hội Công Giáo là một trong 6 tôn giáo được chính quyền công nhận chính thức tại Việt Nam. Đạo Công Giáo là tôn giáo lớn thứ hai của đất nước với khoảng 6 triệu tín hữu.
Giáo Hội đã gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam, và các dân tộc thiểu số đã có hàng loạt trở lại đạo sau cuộc phong thánh vào năm 1988 cho 117 vị Tử đạo Việt Nam.
Giờ vẫn chưa có quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican. Hiện không có tiến triển nào hơn là sư tiến gần có vẻ thận trọng, bắt đầu vào tháng giêng (2008) qua cuộc hội kiến tại Rô-ma giữa Thủ tướng Việt Nam và Đức Giáo Hoàng. Sau đó, một phái đoàn của Vatican đã sang thăm Việt Nam
Phút Linh Thiêng
Cửa Công Chính mở ra đường Chân Thật,
ai đi vào, sẽ thấy được lòng ngay.
Sáng hôm nay, hơn hai dặm đường dài,
Dân Chúa bước qua hiểm nguy, bạo lực.
Dâng Lễ Tế " Bánh Thiêng ban Sự Sống ",
lảnh nhận xong, gieo bước rắc Tin Vui.
Đoàn Mục Tử với Con Chiên hòa tấu,
kinh Hòa Bình cho Dân Ngoại ngắm xem.
Mang Thánh Giá " Tình Yêu Thương Tuyệt Đối ",
ơn phù trì " Mẹ Vô Nhiễm Tội Nguyên ".
Tám Anh Em như " Tám Mối Phúc " liền,
" tìm hiểu biết người hơn người hiểu biết,
đem ánh sáng chiếu sự đời tăm tối;
đem thứ tha cho ai đã lăng nhục,
đem an hòa vào nơi đang tranh chấp,
đem chân lý vào chổ có lổi lầm,
lòng tin kính xóa tan điều nghi nan,
chiếu trông cậy cho những ai thất vọng ".
Muôn dân hát, vung tay Nhành Thiên Tuế,
lá Hòa Bình " Phúc Tử Đạo " vinh quang.
Mẹ Trạng Sư, ôi Mẹ khéo vô vàn,
chọn Con Người, tên Trần Luật họ Lê,
đem " Luật Chúa phân trần cho lê thứ ",
tám con dân Thái Hà thoát tội oan.
Ôi Linh Thiêng, giờ phút thật Linh Thiêng,
Thần Khí Chúa chan hòa Quê Việt Bắc,
tỏa Tình Thương, ánh sáng thật diệu êm,
mong biến đổi đất lành thôi tăm tối.
Cảm tạ Đấng Chí Tôn đầy Nhân Ái,
Thần Linh Người " Sức Mạnh Lửa Yêu Thương ",
cho muôn dân hưởng Phúc Thật Linh Huyền,
" Thần Khí Chúa, Hơi Thở Người Bất Diệt ".
Amen.
Cách đây 60 năm, ngày mùng 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hiệp Quốc đã công bố ”Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền”, khẳng định phẩm giá cao qúy và các quyền bất khả xâm phạm của con người. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã là một chinh phục pháp lý của thế giới tân tiến ngày nay. Ngoài phần dẫn nhập nó gồm 36 khoản, và đã được một Ủy Ban gồm 18 người soạn thảo trong vòng 2 năm. Ủy ban do bà Eleanor Roosevelt, góa phụ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, làm chủ tịch. Trong số các thành viên có ông René Cassin, người Pháp, ông Charles Malik, người Libăng và ông Trần Bành Xuân, người Trung Hoa.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã được chấp nhận ngày mùng 10 tháng 12 năm 1948, với nghị quyết 217, được 51 quốc gia thành viên hiện diện thông qua tại Paris. Lá phiếu chấp thuận của năm 1948 này đã là nền tảng cho hiệp định về các quyền con người - được thừa nhận hoàn toàn hay một phần - bởi 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Có thể ví nó như là một bản ”Hiến Pháp Quốc Tế”, nảy sinh từ các tàn phá đổ vỡ chết chóc thê lương của thế chiến thứ II, và nhằm vạch ra các nguyên tắc của một cuộc sống chung dựa trên hòa bình, công lý và sự tôn các quyền tự do và sự sống con người.
Nội dung Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền có gốc rễ trong tư tưởng kitô và tư tưởng cổ điển với phần đóng góp của tư tưởng thiên quang luận. Theo quan niệm của Kinh Thánh Kitô con người gồm hai phái tính nam nữ có phẩm giá cao trọng, vì đã được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài. Vì là một bản vị có xác có hồn, có sự tự do và khả năng lựa chọn quyết định, có lương tri, biết suy nghĩ và phân biệt phải trái, lành dữ nên con người là sinh vật cao qúy nhất và là tuyệt đỉnh công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Từ phẩm giá cao qúy đó phát xuất ra tất cả các quyền con người. Chúng là các quyền bất khả xâm phạm, gắn liền với bản chất là người, mà ai cũng có kể từ lúc được thụ thai trong lòng mẹ cho tới lúc chết tự nhiên. Đây đã là lý do khiến cho Giáo Hội không ngừng bảo vệ và luôn luôn mạnh mẽ tranh đấu cho các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Nó là thước đo mọi quyền tự do khác.
Ngày 18 tháng 4 năm nay, Nhân kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm Liên Hiệp Quốc và phát biểu trước đại biểu của mọi quốc gia trên thế giới. Người nhắc lại rằng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố năm 1948 là kết qủa sự tụ hội của các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau, coi hạnh phúc con người là trung tâm mọi hoạt động. Các quyền được ghi trong Bản Tuyên Ngôn dựa trên luật lệ tự nhiên được khắc ghi trong con tim của từng người, và luật lệ tự nhiên đó là điểm tột đỉnh chương trình tạo dựng của Thiên Chúa đối với thế giới và lịch sử. Đức Thánh Cha cũng cảnh cáo chống lại sự thắng thế của một quan niệm duy tương đối, cho rằng ý nghĩa và việc giải thích các quyền con người có thể thay đổi và từ chối tính cách đại đồng của chúng nhân danh các bối cảnh văn hóa, chính tri, xã hội và cả tôn giáo khác nhau nữa. Nghĩa là có thể xảy ra nguy cơ chối bỏ nền tảng bản thể học của các giá trị được khẳng định trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và khiến cho quyền con người tùy thuộc các trào lưu tư tưởng thắng thế trong một xã hội.
Điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định trên đây được minh xác bởi tình hình nhân quyền bị các chính quyền độc tài thuộc mọi ý thức hệ trên thế giới ngang nhiên chà đạp, hành hạ đánh phá bầm dập, cắt chặt què quặt, mang đầy thương tích, và trong nhiều trường hợp bị bức tử. Điển hình như tại các nước còn có chế độ cộng sản vô thần độc tài thống trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Trong đó Nhà Nước tự đồng hóa mình với quốc gia dân tộc, tự ban cho mình mọi quyền sinh sát và hành xử sai trái vô luân, kể cả ăn cướp đất đai tài sản của dân và bán nước cho ngoại bang. Trong đó gian tham hối lộ, bạo ngược tráo trở, ức hiếp dân lành là quốc sách. Trong đó các cơ quan của Nhà Nước trở thành tổ chức tội phạm, muốn làm gì thì làm, sai trái tới đâu cũng vẫn được bao che và không bi trừng phạt.
Nhân quyền cũng bị vi phạm trầm trọng tại nhiều nước Phi châu, đặc biệt trong những nước có nội chiến như Sudan, Uganda, Congo, Somalia và Nigeria. Trong đó chiến tranh bùng nổ vì việc tranh giành khai thác các thứ quặng mỏ, quyền lực chính trị, kinh tế, trộn lẫn với các xung khắc bộ tộc, có bàn tay lông lá của các cường quốc kinh tế và các tổ chức đa quốc lèo lái.
Nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, cũng bị chà đạp trong các quốc gia A rập, đứng đầu là A rập Sauđi. Trong đó tín hữu các tôn giáo khác không có quyền hành đạo. Nhân quyền cũng bị chà đạp tại nhiều nước châu Mỹ Latinh, điển hình như Brasil, trong đó giới đại điền chủ chiếm hữu đa số đất đai và tài sản quốc gia, trong khi hàng chục triệu nông dân không có đất đai canh tác và sinh sống. Trong đó các thổ dân bản địa bị khai thác bóc lột và phải tiếp tục sống trong bần cùng, mù chữ, bán khai.
Thế rồi hằng ngày khắp nơi trên thế giới quyền sống cũng bị chà đạp vì nạn phá thai, được hiến pháp của nhiều quốc gia công nhận. Và giờ đây các bệnh nhân, người già và người tàn tật cũng có nguy cơ bị loại bỏ với các luật hay dự luật cho phép giết người đêm dịu. Phụ nữ trẻ em và công nhân vẫn tiếp tục bị bán như nô lệ, và các tù nhân vẫn tiếp tục bị tra tấn và hành hạ trong các nhà tù đó đây trên thế giới.
Qủa thật, 60 năm đã trôi qua kể từ khi Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhưng trên thực tế các quyền con người chưa được tôn trọng, trái lại vẫn còn tiếp tục bầm dập vì bị nhiều chính quyền ngang nhiên chà đạp. Thật đáng buồn thay cho thế giới tân tiến ngày nay!
Lễ tạ ơn mở đầu với lời kinh Chúa Thánh Thần, tiếp đó những hình ảnh về phiên tòa ngày 12 tháng 8 được trình chiều với lời thuyết minh của linh mục Lê Quang Uy, người trực tiếp chứng kiến không khí ở Thái Hà trong ngày ấy. Trong thánh lễ tạ ơn, cộng đoàn cũng đặc biệt hân hoan chào đón luật sư Lê Trần Luật, người đã bào chữa cho các nạn nhân vì công lý ở Thái Hà.
Để cộng đoàn “thưởng thức” bầu khí đặc biệt ở Thái Hà trong ngày 8 tháng 12, những đoạn video về cuộc diễu hành ra tòa và trở về lại nhà thờ Thái Hà sau phiên tòa, đã được trình chiếu. Những tràng pháo tay ròn rã vang lên, cộng đoàn như được sống trong bầu khí tưng bừng của anh chị giáo xứ Thái Hà! Bài hát “Who will speak?” – Ai sẽ lên tiếng – đã kết thúc phần thứ nhất buổi lễ tạ ơn.
Phần chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ đặc biệt này do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên chính thức của Tu viện – Giáo xứ Thái Hà, đảm nhiệm. Trong bài chia sẻ, ngài mời gọi mọi người noi gương thánh Gioan Tẩy Giả, sẵn sàng làm chứng cho công lý và sự thật ngay cả khi vì thế mà tính mạng bị đe dọa. Ngài nhấn mạnh đến việc làm chứng cho công bằng, công lý trong một xã hội tham nhũng, bất công bằng một đời sống cầu nguyện với Thiên Chúa, cầu nguyện ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, nhất là ở những nơi có những ung nhọt của bất công, bạo tàn.
Kết thúc thánh lễ tạ ơn, cộng đoàn thắp nến, tiến ra hang đá Đức Mẹ. Dẫn đầu đoàn rước là các linh mục, sau đó là các tu sĩ trong Dòng Chúa Cứu Thế (ước chừng 60 tu sĩ), cuối cùng là đoàn giáo dân đông đảo. Trước hang đá Đức Mẹ, cha Phó Giám tỉnh Giuse Cao Đình Trị mời gọi mọi người lên đường trở về lại với cuộc sống thường ngày với ánh sáng đức tin bừng cháy trong tâm hồn, can đảm lên tiếng bảo vệ lẽ công bằng và sự thật. Ngài ngỏ lời cật vấn cộng đoàn: “Lời Chúa hôm nay chất vất chúng ta: liệu chúng ta có dám lên đường cất lên tiếng nói của sự thật và công lý hầu xây dựng một xã hội, một đất nước thật sự công bằng và hòa bình, hay chúng ta chỉ biết chấp nhận im lặng trước những bất công xảy ra cho chúng ta, xảy ra cho anh chị em xung quanh chúng ta?”.
Buổi lễ tạ ơn kết thúc với lời ca tiếng hát: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam…”
Mọi người nghiêm trang tiến lên, cắm những ngọn nến trước tòa Đức Mẹ. Cả một vùng trời bừng sáng với hàng ngàn ngọn nến cháy sáng lung linh.
Tặng con đỡ đầu Antoine Thái Thanh Hải.
Antoine Thái Thanh Hải |
Tên con Thanh Hải: nắng tràn Biển Xanh.
Ngày nào, hai trẻ song sinh
Một trai một gái chân tình Chúa Thương.
Dù đi xa mọi nẻo đường
Những người thương các con luôn hướng về
Nguyện cầu xin Đức Giavê
Dang tay đùm bọc chở che tháng ngày.
Chặng đường Thánh Giá hôm nay
Chân con vững bước không lay tấc lòng
Đường đời, đường Chúa mênh mông
Người Thân bốn biển ở cùng bên con…
Át-sua (Assyria) là phần phía bắc của I-rắc hiện nay, dọc theo sông Tích-ra và chạy về phía đông tới tận chân dãy Núi Zagros. Những trận mưa mùa Đông và những nhánh sông chẩy vào Tích-ra cung cấp đủ nước cho mùa màng. Lúa mạch và lúa mì được trồng ở đồng bằng. Nho, ô-liu, mơ, anh đào và nhiều loại cây sinh trái khác được trồng trên đồi dốc. Ðồng quê được bao phủ bởi cỏ xanh trong mùa Đông và mùa Xuân, khác với đất đai phía tây Tích-ra. Ở đó, phần lớn đất đai chỉ là sa mạc, với những ngọn núi lởm chởm cây cối về phía đông, tuyết phủ dầy về mùa Đông. Ðối với những người thuộc các bộ lạc hoang dã quen sống với sa-mạc và núi non, Át-sua tỏ ra rất hấp dẫn. Lịch sử của mảnh đất này là một lịch sử của chiến tranh triền miên với những lân bang hay ganh ghét. Người Át-sua gọi thủ đô, đất nước và quốc thần của họ bằng một tên chung là Át-sua. Ðô thành Át-sua nằm về phía nam xứ sở, phía bắc Sông Tích-ra. Thành phố thứ hai, Ni-ni-vê, nằm ở phía đông của Sông, đối diện với Mosul ngày nay, cách bắc Át-sua 68 dặm. Cả hai thành phố đều thịnh vượng rất sớm từ năm 2,500 trước CN và có thể còn sớm hơn thế nữa.
Người Át-sua: Những ghi chép đầu tay của Át-sua có rất sớm, từ năm 2,000 trước CN. Bảng liệt kê các vị vua Át-sua, một tài liệu quan trọng có sau đó, đã cho thấy rằng người Át-sua hiện diện trên mảnh đất của họ khoảng năm 2,300 trước CN. Các bản văn này chứng tỏ rằng người Át-sua thuộc dòng Sê-mi-tích. Họ sử dụng một ngôn ngữ rất gần ngôn ngữ Ba-by-lon. Các tài liệu ấy cũng cho thấy dân số này rất pha tạp. Nhiều người không thuộc dòng Sê-mi-tích cũng từ phía đông và phía nam đến định cư ở đây. Hình như việc định cư này đã xẩy ra trong hòa bình. Trong những thời kỳ sau, nhiều người không gốc Át-sua cũng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Người ta thường cho rằng người Át-sua là những người theo chủ nghĩa đế quốc tàn ác. Quan điểm ấy, một quan điểm phát xuất một phần từ những cuộc chiến tranh của họ với Ít-ra-en được thuật lại trong Thánh Kinh, cần phải được quân bình hóa bằng chính tình thế tại Át-sua. Dù cho biên giới có vững vàng đi chăng nữa, thì những đe dọa vẫn có đó hay ít ra cũng có trong trí tưởng tượng của người dân do những nhà cai trị ngoại bang chẳng cách xa bao nhiêu. Những đe doạ này chỉ có thể đương đầu bằng cách mở những chiến dịch mới. Tất nhiên, chiến thắng thường khuyến khích người ta thực hiện những cuộc phiêu liêu khác. Nhưng thực ra, người Át-sua, cũng giống như mọi người khác, phần lớn chuộng hòa bình và thịnh vượng.
Ðế quốc Át-sua: Giữa các năm 1,500 và 1,100 trước CN, Át-sua trở thành quốc gia hàng đầu ở Cận Ðông, thống trị một vùng rộng lớn trải dài đến tận phía tây Sông Êu-phơ-rát. Các vị vua của họ viết những bức thư như những kẻ ngang hàng gửi cho các vua Ai Cập. Rồi những người A-ram xâm lăng đến từ sa-mạc đã gần như giầy xéo toàn bộ lãnh thổ của họ. Và biến cố đó khởi đầu thời kỳ suy yếu kéo dài mãi đến năm 900 trước CN.
Rồi một dòng vua anh dũng bắt đầu chiếm lại những đất đai đã mất. Họ cũng giải quyết được những vấn đề duy trì quyền kiểm soát trên những đất đai chiếm lại ấy. Các vị vua dũng tướng như AsUanasirpal II (883-859 trước CN) và San-ma-ne-xe III (8580-824 trước CN) đã chiếm nhiều thành và biến vua chúa các thành này thành chư hầu của mình. Nhưng khi đoàn quân Át-sua vừa về đến quê nhà, các vua chúa đó lại nổi loạn chống lại.Tích-lát Pi-le-se III (745-727 trước CN) là ông vua đầu tiên lập được một hệ thống hữu hiệu gồm các tổng trấn hàng tỉnh đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của ông.
Lưu Đầy: Cách thông thường để bẻ gẫy chống đối là bắt con tin. Sau một cuộc nổi loạn lớn, một khối lớn dân chúng thường bị cưỡng bức đưa đến một nơi nơi khác trong đế quốc và được thay thế bằng khối dân xa lạ đến từ phương thật xa. Điều này đã xẩy ra tại Ít-ra-en khi người Át-sua chiếm Sa-ma-ri: 2 V 17:6, 24ff; cũng nên xem 18:31,32. Các hoàng đế nổi danh như Sargon{721-705 trước CN}, Xan-khê-ríp {705-681 trước CN}, Esarhaddon {681-669 trước CN}, và Ashurbanipal {669-627 trước CN}đều theo cùng một chính sách này. Dưới thời hai hoàng đế sau, đế quốc trở thành quá lớn bao trùm Ai Cập, Xy-ri, lãnh thổ Ít-ra-en, bắc Arabia, nhiều phần của Thổ Nhĩ Kỳ và Ba-Tư. Các biên giới vì thế không còn được bảo vệ, và những kẻ nổi loạn cũng không làm sao diệt hết. Ba-by-lon vì thế dành được độc lập năm 625 trước CN và với sự trợ lực của người Mê-đi, đã phá hủy Ni-ni-vê năm 612 truớc CN.
Công trình Nghệ thuật: Đế quốc rộng lớn của Át-sua đem lại nhiều thịnh vượng. Một số là do thuế khóa từ việc buôn bán. Nhờ thế, vua chúa có thể xây những cung điện và đền thờ nguy nga, ông nào cũng ráng vượt qua ông trước.Từ những dinh thự khai quật tại Ni-ni-vê và Nim-rút {đền cổ kính Kalah, khoảng 20 dặm về phía nam} và nhiều nơi khác, người ta tìm lại một vài công trình nghệ thuật rất tinh xảo. Các bức tường được làm bằng những phiến đá trên đó khắc những cảnh sinh hoạt tín ngưỡng, quân sự và thể thao của nhà vua. Bàn ghế khảm ngà voi, được khắc hay chạm, đôi khi còn được dát vàng nữa. Nhiều ảnh hưởng khác nhau về tay nghề – Ai Cập, Xy-ri, I-răng có thể nhận ra trong các cổ vật trên. Nhưng văn hóa căn bản của Át-sua được rút tỉa từ phía nam,tức Ba-by-lon. Tập tục quan trọng nhất của Ba-by-lon tại Át-sua là hệ thống chữ viết hình nêm [cuneiform] trên những thanh đất sét. Hàng ngàn những thanh này được tìm thấy trong các thành quách điêu tàn của Át-sua. Một số liên quan đến vấn đề hành chánh của đế quốc, số khác liên quan đến vấn đề ngoại giao.Số khác nữa là các văn kiện tư pháp, hay sổ sách ghi chép của các đời vua. Nhưng đáng kể hơn cả là một thư viện do Vua Ashurbanipal thu thập. Thư viện này lưu giữ các bản chép mọi tác phẩm văn chương và kiến thức do các đời trước lưu truyền lại. Nhờ tìm ra nó, mà từ 1849 trở đi, những cuộc nghiên cứu hiện đại về Át-sua và Ba-by-lon đã có thể bắt đầu đuợc.
Người Át-sua và Trình thuật Thánh kinh: Người Át-sua xuất hiện trong trình thuật Thánh kinh vào thời các vị vua sau cùng của Ít-ra-en, khi các tiên tri A-mốt và Hô-sê đang hoạt động tại phía bắc, còn tiên tri I-sa-i-a thì nổi tiếng tại Giu-đa. Họ là thế lực lớn trong thế giới, đem đe doạ xâm lấn đến cho nhiều quốc gia ít hùng cường hơn.
Tiên tri I-sa-i-a phán thế này “ta sẽ đặt vua Át-sua trên ngươi…”. Lời tiên phán ấy làm vua A-khát của Giu-đa khiếp kinh. Vì ông đang muốn được người Át-sua trợ lực để chống lại kẻ thù mình là các vua của Đa-mát và Sa-ma-ri [Ít-ra-en]. Nhưng sứ giả của Chúa cho nhà vua hay Át-sua, cường quốc lớn nhất lúc đó, chẳng bao lâu nữa sẽ chiếm cứ nước ông. Quả vậy, Vua Át-sua lúc đó là Tích-lát Pil-le-xe III [745-727 trước CN] đã biến A-kháp và Giu-đa thành chư hầu. Rồi giải tỏa được áp lực, ông đã tiến chiếm Đa-mát và phần lớn Ít-ra-en, biến những lãnh thổ này thành các tỉnh thuộc đế quốc của ông. Thói quen của Át-sua là ký hiệp ước với các nước chư hầu. Khi những nước này không tuân thủ hiệp ước, nghĩa là không nạp thuế hàng năm hay liên minh với kẻ thù của Át-sua, người Át-sua sẽ dùng ngoại giao trước nhất để thay đổi tình hình. Nếu ngoại giao thất bại, họ mới gởi quân đội tới.
Điều ấy đã xẩy ra cho Giu-đa. A-kháp tuân giữ hiệp ước, nhưng con trai ông là Khít-ki-gia, và Vua Mơ-rô-đắc Ba-la-đan của Ba-by-lon tham gia một cuộc tổng nổi loạn khi vua Át-sua là Sargon chết năm 705 trước CN. Khít-ki-gia chiếm quyền kiểm soát các thành phố Phi-li-tinh vốn là chư hầu của Át-sua. Sau khi đã dẹp yên Ba-by-lon, Xan-khê-ríp, vua mới của Át-sua, dĩ nhiên quay qua đương đầu với tên phản loạn Khít-ki-gia. Quân đội của ông dầy xéo toàn bộ Giu-đa, như tiên tri I-sa-i-a đã tiên đoán. Sử sách của Xan-khê-ríp cho hay: “Trẫm bao vây và chiếm được 46 thành lớn [của Khít-ki-gia]… Trẫm bắt của chúng 200,150 người… [Khít-ki-gia] câm lặng như một con chim trong lồng tại Giê-ru-sa-lem, thủ đô của hắn… Sự chói lọi khiếp đảm trong quyền chúa thượng của trẫm đã làm hắn choáng ngợp… Hắn gửi 30 lạng vàng, 300 lạng bạc tới Ni-ni-vê”. Tuy nhiên, Giê-ru-sa-lem không bị chiếm đóng. Trên thực tế, người Át-sua không bao giờ tái tấn công Giê-ru-sa-lem nữa, dù Mơ-na-se, con trai của Khít-ki-gia, tham gia một cuộc nổi loạn do người Ai Cập gợi ý và do đó bị bắt cầm tù trong một thời gian [khoảng năm 671 trước CN]: Is 7:17-25; 2 V 15:27-16:9; 18:7,8; 19; 20:12ff; 2 Sb 33:11-13.
Tôn giáo của người Át-sua và Ba-by-lon:
Như phần đông các dân tộc cổ xưa, người Át-sua và Ba-by-lon cũng tôn kính các sức mạnh lớn lao trong vũ trụ và có những thần nam, thần nữ riêng. Họ thuật các truyện ký về các thần này, dâng của lễ lên chúng tại các đền thờ lớn nhỏ, cầu xin các thần trợ giúp và hy vọng các thần lắng nghe chấp nhận. Các thần kiểm soát mọi sự và tác phong của họ thì không ai đoán nổi.
Anu, vua thiên giới, đứng đầu mọi thần khác. Ông là một vị thần rất xa cách. Con trai ông là Enlil cai trị địa giới và được coi là vua trên hết các vua. Enki hay Ea kiểm soát mọi thứ nước ngọt vốn là nguồn sự sống. Mỗi vị thần đều có vợ và gia đình. Ishtar là vợ của Anu và nổi hơn ông nhiều trong sinh hoạt tôn giáo. Bà giữ quyền kiểm soát chiến tranh và yêu thương. Enki có một con trai tên Marduk, người sau này sẽ trở nên rất quan trọng. Marduk, cũng được gọi là Bel hay ‘chúa’ là thần phù hộ Ba-by-lon. Việc thờ phượng ông phát triển khi quyền lực của Ba-by-lon gia tăng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 1000 trước CN. Với thời gian, ông được nâng lên làm vua tất cả các thần [xem bên dưới]. Con trai Marduk, là Nabu, thần phù hộ của Borsippa gần Ba-by-lon cũng lần lượt được nâng cao địa vị.
Còn nhiều thần khác nữa như Shamash, tức mặt trời, là thần công lý; Sin, tức mặt trăng, được đặc biệt thờ tại Ua thuộc Can-đê và tại Kha-ran; Adad, thần của mưa bão.Các ý niệm như công bằng, sự thật, công lý và thời gian, ngay từ sau năm 2000 trước CN, cũng được gán cho địa vị thần minh. Ở Át-sua, cũng còn vị thần quốc gia là Át-sua. Tên của ông cũng là tên của thủ đô và của đất nước ông cai quản. Gốc gác của Át-sua không ai rõ. Khi Át-sua trở nên hùng cường, ông được đồng hóa với Enlil, vua các thần minh.
Thế giới Ba-by-lon đầy bóng tối. Các thần ác và ma qủi luôn luôn rình rập để bắt bất cứ ai chúng có thể bắt được. Chúng có thể lách dưới cửa để vào tấn công một người đang ngủ hay để cướp một đứa nhỏ khỏi lòng mẹ hay gieo bệnh hoạn qua gío thổi. Những tư tế đặc biệt chuyên cầu kinh và đọc thần chú trên nguời bệnh hay bị thương và cầu các thần đến cứu giúp. Đôi khi, cơn hoạn nạn được chuyền sang một con dê hay một vật tế thần khác qua một nghi thức, rồi giết con vật ấy hay hủy diệt nó đi. Người ta đeo bùa ngải để xua đuổi các tà thần. Họ cũng treo những bùa ngải ấy ở cửa ra vào hay chôn chúng dưới bậc cửa.
Việc Thờ Cúng: Mỗi thành đều có đền thờ chính, nơi thần hoàng được thờ cúng. Tại đây, dân chúng tụ tập để mừng những ngày lễ quan trọng vào ngày đầu năm hay ngày riêng của vị thần. Họ đứng dọc các phố khi tượng vị thần được rước qua từ đền này qua đền khác. Hình như người thường dân thường làm việc thờ cúng tại các đền nhỏ đặt ngay tại các nhà trong thành. Tại đó, họ có thể cầu thần nam, thần nữ ban cho họ một đứa con trai, làm ăn phát đạt, hay dâng lên các vị thần này của lễ tạ ơn, cầu xin cho được ai đó chú ý đến mình, hoặc giải thoát mình khỏi một bất hạnh nào đó. Một thầy tư tế có thể được mời đến để cử hành các nghi lễ, đọc những kinh sách đúng cách, và tiếp nhận những con vật chuộc tội để dâng lên thần minh.
Bói toán: Theo tư tưởng Ba-by-lon, các thần minh kiểm soát mọi sự, nhưng họ lại không tỏ lộ gì về tương lai. Nên con người không chắc chắn điều gì cả. Họ buộc phải đi xem điềm. Gan và những bộ phận khác của con vật tế thần được khảo sát xem có điềm gì bất thường hay không, xem thần minh có ‘viết’ bất cứ điều gì ở đó hay không. Họ cũng sử dụng những hiện tượng bất thường khác như đường chim bay, hay vết dầu trong nước để đoán điềm.
Các chiêm tinh gia căn cứ vào sự vận chuyển nơi các vì sao mà đoán điềm. Bầu trời trong về đêm làm cho việc quan sát dễ dàng. Và vì mỗi ngôi sao có liên quan đến một vị thần, nên người ta có thể suy diễn ra đủ mọi điều như là ý của vị thần ấy. Một vài kỹ thuật đoán điềm này được truyền cho người Hy Lạp, và qua những người này, được chuyền đến khoa chiêm tinh ngày nay. Hoàng đạo [zodiac] chính là một di sản của các chiêm tinh gia Ba-by-lon. Vòng tròn 360 độ và giờ khắc 60 phút cũng do những nhà chiêm tinh gia đó nghĩ ra đầu hết.
Chết và đời sau: Người Át-sua nghĩ rằng người chết sống dưới âm phủ. Ở đó, họ sống trong một thế giới bụi bặm, được nuôi bằng thức ăn thức uống do con cháu họ dâng cúng. Nếu không có dâng cúng, hồn người chết có thể trở về quấy phá con cháu. Hồn những người chết không được chôn cất đàng hoàng cũng hành động như vậy. Dường như kẻ ác bị hành hạ hơn là kẻ lành, vì các vị vua cũ được cử làm quan tòa nơi âm phủ. Các ý niệm về cuộc sống sau khi chết khá mơ hồ, và đem lại cho người Ba-by-lon không mấy hy vọng.
Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘Sinh Nhật’ (Birthday) của Chúa Giêsu (Thí d?, ngày 25 tháng 12, 2008 là ngày sinh nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu). Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.
Một chút lịch sử ơn cứu độ.
Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì ‘’Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa’’ (ST 1:27), Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội l?i nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là ‘Đấng Cứu Tinh’ (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái ‘Messiah’ có nghĩa là ‘Đấng được xức dầu’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘Vua’ làm ‘Tiên Tri’ (Prophet) làm thầy ‘Tư Tế’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ ‘Messiah’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘Christos’. Danh từ ‘Christos’ chuyển sang tiếng Latinh là ‘Christus’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘Christ’, Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘Kitô’ (hay Kytô).
Theo Do Thái Gíáo thì Ưấng ‘ Messiah’ (Kitô) chưa tới cứu độ Dân Ngài. Hàng năm người Do Thái vẫn đến bên bức ‘Tường Khóc’ để cầu nguyện xin ‘Đấng Cứu Độ’ đến.
Theo Kitô Giáo thì ‘Đấng Kitô’ đã Giáng Sinh, và khi Ngài sinh ra thì được đặt tên là ‘Giêsu’ (Jesus) theo như lời Sứ thần truyền tin cho
Ư?c Maria ( Luca 1:31 và 2:21). Danh từ ‘Giêsu’ theo nguyên ngữ Do Thái có nghia là ‘ Đấng Cứu Độ’ (Savior). Vì Chúa ‘Giêsu’ chính là ‘Đấng Kitô’ Thiên Chúa đã hứa, nên tên Ngài thường được gọi là ‘Giêsu Kitô’. Thánh Phaolô trong các thơ gửi các giáo đoàn thường dùng danh hiệu ‘Giêsu Kitô’. Chúng ta cũng nên lưu ý là vào thời xưa một người chỉ có ‘tên gọi’, chưa có ‘tên họ’ và ‘tên đệm’; nhưng có những ‘tên hiệu’ ghép vào ‘tên gọi’ trong một số trường hợp, nhất là trường hợp của các vua chúa hay các ‘Danh Nhân’.
Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng được gọi là ‘Emmanuel’ hay ‘Immanuel’ ( Luca 1:23). Danh từ ‘Emmanuel’ trong tiếng Do Thái có nghĩa là ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’. Danh hiệu ‘Emmanuel’đã được Tiên Tri Isaia (740-687 B.C.) nói đến ( Isaia 7:14).
Chúa Giêsu sinh ra năm nào?
Năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người được kể là năm thứ nhất theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay; như thế sinh nhật của Ngài đã chia đôi lịch sử nhân loại.
Theo lịch sử Thánh Kinh thì từ ‘tạo thiên lập địa’ đến năm Chúa Giáng Sinh được gọi là ‘Thời Kỳ Cựu Ước’ và từ năm Chúa Giáng Sinh trở về sau được gọi là ‘Thời Kỳ Tân Ước’. Theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay thì trước thời Chúa Giáng Sinh gọi là trước ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là B.C. ‘Before the birth of Christ’) và từ năm Chúa Giáng Sinh cho đến ngày ‘tận thế’ thì gọi là sau ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là A.D. ‘Anno Domini’ ‘Năm của Thiên Chúa’).
Như vậy, thí d? ngày 25 tháng 12 năm 2008 là ngày chúng ta mừng Sinh Nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên vì các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm nên năm Chúa Giêsu giáng sinh bị lệch đi mất 6 hoặc 7 năm. Nếu tính đúng thì năm 2008 sẽ phải là năm 2014 (hoặc 2015). Nói một cách khác đơn giản hơn thì vào năm 2008 này tuổi của Chúa Giêsu đã là 2014 (hoặc 2015).
Lý do của việc ‘tính lầm’ nầy là vì vào thời xưa người ta chưa có lịch chung như ngày nay, nên thường tính năm theo triều đại của các vua (như ‘Đời Vua Hùng Vương thứ 18’... chẳng hạn) hoặc theo một biến cố lịch sử nào đó ( như năm Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây ‘Vạn Lý Trường Thành’ chẳng hạn). Các Thánh Sử khi viết sách ‘Phúc Âm’ (hay ‘Tin Mừng’) cũng dùng niên hiệu các vua cùng với những biến cố lịch sử nào đó. Thí dụ: Thánh Matthêu viết: ‘Khi Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì... ( Matthêu 2:1... ). Thánh Luca viết: ‘ Vào thời Hoàng Đế Augustô ra ‘chiếu chỉ kiểm tra dân số’... Khi Giuse và Maria đang ở Bêlem, thì Maria đến ngày sinh con... ( Luca 2:1... )
Khi Chúa Giáng Sinh thì nước ‘’Do Thái’’ (vùng Palestina) đang dưới quyền ‘đô hộ’ của Đế Quốc Rôma. Lúc đó Đế Quốc Rôma đang cai trị nhiều vùng rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Đông. Hoàng Đế Rôma b?y gi? là Augustô. Còn vua Hêrôđê chỉ là một ‘tiểu vương’ thay mặt hoàng đế Rôma cai trị miền Giuđêa (phiá nam Palestina) và nhà vua không phải là người Do Thái. Vùng đất Palestina (nơi người Do Thái sinh sống thời đó) gồm ba miền: Galilê (Bắc), Samaria (Trung) và Giuđêa (Nam). Thành Bêlem nơi Chúa Giáng Sinh và thủ đô Giêrusalem nằm phiá nam, thuộc Giuđêa. Vua Hêrôđê này thường được gọi là vua ‘ Hêrôđê Cả’ (Herod the Great) để phân biệt với Hêrôđê ‘Antipa’ là con. Vua ‘ Hêrôđê Cả’ là người đã tiếp kiến các nhà đạo sĩ phương đông đến triều yết để hỏi đường đến chiêm bái Vị Vua Mới Sinh (Matthêu 2:1...). Cũng nhà vua nầy đã ra lệnh ‘giết các hài nhi mới sinh từ hai tuổi trở xuống...’ (Matthêu 2:16...). Vì th? Thánh Giuse ph?i dua ‘Hài Nhi và M? Ngu?i tr?n sang Ai C?p (Matthêu 2, 13...). Theo các sử gia thì nhà vua này chết vào năm 4 trước Công Nguyên, tức là sau khi Chúa Giêsu sinh ra chừng 3 hay 4 năm (vì Chúa Giêsu sinh ra vào năm 6 hay 7 trước Công Nguyên, do nhà làm lịch tính lầm năm, như đã nói trên). Khi Thánh Giuse nghe tin nhà vua đã chết, liền đem Đức Maria và Chúa Hài Nhi trở lại quê hương ( Matthêu 2,19...) (Như vậy là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi Giêsu cũng đã phải trải qua một thời ‘di cư’ sống nơi ‘đất khách, quê người’ như nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay!).
Hêrôđê Antipa (Con c?a Hêrôdê C?) là người đã ra lệnh xử trảm Thánh Gioan Tiền Hô (PÂ Matthêu 14:4). Nhà vua này cũng là người đã ‘’Rất mừng rỡ khi gặp mặt Chúa Giêsu...’’ (PÂ Luca 23:6...) khi Người bị bắt và đang bị xử án.
Nếu tính theo triều đại Hoàng Đế Rôma Augustô, thì Chúa Giêsu sinh ra vào ‘ đời Hoàng Đế Augustô thứ 20’.
Thực ra người chủ trương lấy năm Chúa Giêsu sinh ra là năm I để bắt đầu Công Nguyên là ông Diônisiô (khoảng năm 556) đã tính lầm năm sinh của Chúa, vì ông căn cứ vào năm xây dựng thành Rôma và tính là Chúa giáng sinh vào cuối năm 753 sang năm 754 (sau khi thành lập thành Rôma), r?i ông l?y nam 754 là năm I cuả Công Nguyên. Nhưng sau này các sử gia và các học giả Kinh Thánh nghiên cứu lại các thời đại Hoàng Đế Augustô và vua Hêrôđê Cả mới thấy là Chúa Giêsu phải sinh ra sớm hơn; vì thế, Chúa Giêsu bị ghi hụt đi mất 6, 7 tuổi và cũng vì thế mừng sinh nhật cúa Chúa năm 2008 chính ra đã là năm 2014 (hay 2015).
Tóm lại, năm Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh.
*Cách thời của Abraham: 21 thế kỷ;
*Cách Maisen với công cuộc xuất hành khỏi Ai Cập: 13 thế kỷ;
*Cách thời bà Ruth và các thẩm phán: 11 thế kỷ;
*Cách thời vua David được xức dầu phong vương: một ngàn năm;
*Cách năm đại hội Olympics đầu tiên: 776 năm (Đại Hội thứ 194);
*Khoảng 747 năm sau khi thành lập Thành Rôma.
(Qúy vị có thể xem thêm tài liệu trong các sách chú-giải về Kinh Thánh hoặc đọc phần D?n Nhập vào Kinh Thánh Tân Ước trong các bản dịch Kinh Thánh của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn; hoặc của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ; hoặc trong The New American Bible; hoặc trong Bible de Jerusalem).
Chúa Giêsu sinh ra ngày nào?
Đọc tiểu sử của các ‘vĩ nhân’ trên thế giới thời xưa, chúng ta thường không thấy nói đến ngày sinh; chẳng hạn Socrate (khoảng 470-399 BC) hay Platon (khoảng 428-348 BC) v.v... Ngay các cụ người Việt Nam chúng ta bây giờ, nhiều vị cũng không nhớ ‘ngày sinh, tháng đẻ’ của mình; nhiều cụ chỉ nhớ là tuổi‘Mùi’ hay tuổi ‘Thìn’. Ngay cả ngày tháng năm sinh của các cụ trên giấy khai sinh cũng không đúng hẳn... Ngày sinh của Chúa Giêsu cũng không được ghi lại đầy đủ trong các sách Phúc Âm (Tất nhiên Chúa Giêsu cũng không có giấy khai sinh hay sổ bộ khai sinh...)
Nhưng tại sao lại mừng ngày Chúa Giêsu ra đời vào 25 tháng 12 hằng năm?
Thực ra, trong ba thế kỷ đầu (các Kitô hửu chỉ họp nhau để kỷ niệm việc Chúa Giêsu đã chịu đau khổ, đã chịu chết và đã sống lại. Đặc biệt tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần (Ngày Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, Gioan 20,1...) và gọi ngày này là ‘Chúa Nhật’. Việc cử hành phụng vụ này gọi là ‘ Nghi Lễ Bẻ Bánh’ (ý nói đến việc cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’) (Tông Đồ Công Vụ đoạn 2, câu 42...). Trong những cuộc ‘họp mặt ’ này, các Kitô h?u cùng gặp g? nhau, chia sẽ tình thân h?u và niềm tin, rồi cùng nhau cầu nguyện và dự ‘Lễ Thánh Thể’ (Nghi Thức Bẻ Bánh). Lúc đầu chưa có các ‘Thánh Đường’, nên thường tùy tiện họp mặt tại các tư gia hay nơi nào có thể được, như tại ‘hành lang Salomon’ (TĐCV 5:12...). Tuy nhiên việc ‘Cử Hành’ này cũng không được đều đặn, vì ngay từ lúc đầu các Kitô đã bị bách hại và xua đuổi. Đọc sách ‘Tông Đồ Công Vụ’ (The Acts of Apostles), ta thấy rõ điều này: trong khi các tông đồ và các tín h?u ra sức rao giảng ‘Tin Mừng tình thương ’ của Chúa cho mọi người ở mọi nơi họ sống, thì họ cũng luôn bị những thế lực thù nghịch chống đối và bách hại; vì ‘bóng tối’ luôn thù nghịch ‘Ánh Sáng’. Những người sống theo ‘thế gian’ thì thù ghét những ai sống ngược lại với lối sống của họ! Tất nhiên ‘Thầy’của mình là Chúa Giêsu Kitô đã bị thù ghét, bị bắt, bị hành hạ và bị giết nhục nhã trên thánh giá, thì các môn đệ của ‘ Thầy’qua các thế hệ đều cũng bị bách hại cách này hay cách khác. Trong ba thế kỷ đầu thì các cuộc bách hại rất dữ dội ngay tại nơi đất nước quê hương của Chúa Giêsu và các tông đồ, và sau đó là ở khắp các nơi trong toàn Đế Quốc Rôma. Hơn n?a, lúc đó chưa có các tổ chức ‘Bảo Vệ Nhân Quyền’ hay ‘Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo’, nên các nhà cầm quyền tự do đàn áp và tàn sát các tín hửu và các vị lãnh đạo tôn giáo của họ, bất kể ở các chức vụ nào. Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phaolô và các Thánh Tông Đồ đều t? d?o, trừ Thánh Gioan thì bị lưu đày cho đến chết. Các vị Giáo Hoàng tiếp theo cũng như các thành phần trong Giáo Hội đều bị xua đuổi, bị bắt, bị tù đày và bị giết thảm khốc (nhất là dưới thời Hoàng Đế Nêron).
Trong hoàn cảnh cực khổ đó, các vị lãnh đạo và các tín h?u tiếp tục gi? vững đức tin và tiếp tục rao giảng Tin Mừng và họp mặt cầu nguyện và cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’ bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được để an ủi và nâng đỡ lẩn nhau trong cuộc sống đức tin đầy khó khăn như thế. (Xin xem thêm về chuyện các ‘Hang Toại Đạo’ ‘Catacombs‘ tại Rôma ngày xưa). Cho mãi đến năm 313, khi một Hoàng Đế Rôma có tên là Constantinô Đại Đế (Constantine ‘The Great’, 280-337, theo đạo Công Giáo, M? là Thánh Helene) ký hiệp ước Milan (Edit de Milan) để bảo đảm quyền tự do tôn giáo, lúc đó Giáo Hội mới được hưởng một thời kỳ an-bình (Paix de L’Eglise) và lúc đó, các Kitô hửu mới được hưởng chút tự do để thờ phượng Chúa và các Thánh Ưường được xây cất, các buổi ‘họp mặt’ cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh và cử hành ‘Lễ Thánh Thể mới được thường xuyên hơn. Tuy nhiên đến năm 336 mới thấy việc cử hành ngày Chúa Giáng Sinh (Christmas Day) xuất hiện trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Việc mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu chắc là trùng hợp với việc các Kitô h?u, khi đã được hưởng thời gian an bình để sống đạo, liền nghĩ đến việc hướng về quê hương của Chúa, nhất là nơi Chúa Giáng Sinh là thành Bêlem và hành hương kính viếng và chung tay xây cất Đền Thờ Chúa giáng sinh tại Bêlem vào năm 330.
Vì ngày Chúa Giáng Sinh không được ghi rõ ràng trong các văn kiện lịch sử cũng như trong các sách Phúc Âm, nên Giáo Hội đã chọn một ngày thích hợp là 25 tháng 12 là ngày gần với ngày đông chí (winter solstice), ngày ngắn nhất đã qua và ánh sáng lại trở lại... và vì thế các dân tộc Trung Đông thời cổ hay mừng ‘ngày ánh sáng’ vào 25 tháng 12; rồi Giáo Hội muốn thánh hóa ngày này bằng việc kính nhớ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh ‘Trời Ư?t Giao Hoà’. Như vậy ngày 25 tháng 12 không phải là ngày có tính cách lịch sử mà chỉ là ngày kỷ niệm mừng Chúa xuống trần để giao hoà với nhân loại và loan báo tin mừng cứu độ (xin xem thêm ‘Preaching the Lectionary’ của R. H. Fuller). Đây chỉ là một việc làm theo ‘thu?n tiện’, tạm ví như nhiều cụ khi ở Việt Nam thì không có thói quen mừng ngày sinh nhật (birthday) (tất cả chỉ mừng vào dịp Tết); nhưng đến Hoa Kỳ, giới trẻ thích sống theo văn hóa địa phương, đã có thói quen mừng‘sinh nhật’, và cũng muốn các bậc cha mẹ có một ngày để mừng cho con cháu vui v? trong gia đình. Các cụ nào không nhớ được ngày sinh nhật chính thức của mình, đã chọn một ngày nào đó; chẳng hạn có cụ chỉ nghe cha mẹ nói là mình sinh vào dịp tháng tám mưa bão, liền chọn một ngày trong tháng 8. Có cụ chỉ nhớ cha mẹ nói là sinh vào gi?a mùa gặt (ở ngoài bắc thì vào tháng 5) nên chọn một ngày vào tháng 5. Kể cả việc ngày gi? của một số vị trong gia đình cũng không thể đúng ngày; nhiều gia đình có chồng con mất tích trong cuộc chiến, khi biết chắc là đã chết, liền chọn một ngày để kính nhớ (thường hay chọn vào ngày nghe tin mất tích...) Ông cụ trong gia đình chúng tôi, ngày xưa hoạt động cho Quốc Dân Đảng, khi Việt Minh nổi lên, họ mời đi họp để ‘cộng tác làm việc cứu quốc’ và từ ngày đó là biệt tích luôn. Sau đó gia đình biết chắc đã chết, nhưng không biết chết làm sao và vào ngày nào, nên đã chọn ngày ‘rời gia đình’ để con cháu ‘khói hương’ kính nhớ.
Vì ngày mừng lễ Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm không xác thực theo lịch sử, nên thường có những ý kiến chống đối; đặc biệt vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc, những người ‘Thanh Giáo’ (Puritans) đã nổ lực để yêu cầu xóa bỏ việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu; nhưng mọi nổ lực đều thất bại, và việc mừng Chúa Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm vẫn tiếp tục ở Anh Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới. Hơn nửa, việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa không phải chỉ đơn thuần mừng ngày ‘Sinh Nhật’ của Chúa, mà còn có ý nghiã thiêng liêng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào tâm hồn tín h?u, và ngày Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong ngày thẩm phán. Vì thế có gần một tháng để tín h?u chuẩn bị lễ Giáng Sinh, gọi là ‘Mùa Vọng’ (ngày xưa gọi là ‘Mùa Áp’) (Advent). Mùa Vọng là mùa Giáng Sinh khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội, tiếp theo là ‘Mùa Thường Niên I’, rồi đến ‘Mùa Chay’ (Lent) để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, rồi đến ‘Mùa Thường Niên II’ kéo dài đến ‘Mùa Vọng’ cho một niên lịch phụng vụ mới.
Nơi đây chúng tôi cũng xin nói thêm là trước lễ Giáng Sinh 9 tháng, Giáo Hội có một ngày mừng lễ đặc biệt gọi là ‘Lễ Truyền Tin’ (Annunciation) để kỷ niệm giờ phút sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Đức Maria biết Thiên Chúa đã chọn Ngài làm người được diểm phúc cưu mang và sinh Đấng Cứu Thế... Và Đức Maria đã ‘Xin Vâng’ ( Luca 1, 26...). Đây chính là giờ phút rất quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ, giờ phút ‘Trời Ư?t Giao Hoà’, ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Gioan 1,14). Chính vì thế mà trong toàn Giáo Hội có thói quen nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ vào ba lúc quan trọng trong một ngày: sáng, trưa, chiều. Khi nghe tiếng ‘Chuông Nguyện’ mọi tín h?u đều ngưng các công việc để nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ mà nhớ đến giây phút quan trọng này: ‘Và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.’ Rất nhiều nhạc sĩ, thi sĩ Công Giáo các nơi đã sáng tác các bài thánh ca hoặc các bài thơ di?n tả giây phút ‘huyền nhiệm’nầy; đan cử như bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử, bài ‘Theo Tiếng Thiên Thần xưa Kính Chào’ của Hoàng Diệp, ‘L’Annonce faite à Marie’’ của Paul Claudel (văn hào Pháp).
Ngày nay lễ Giáng Sinh (có nơi gọi là lễ ‘No-en’ ‘Noel’) càng ngày càng lan rộng đi khắp nơi, đến cả các dân tộc ? các vùng h?o lánh, và ngay cả các nước còn đang dưới chế độ ‘Cộng Sản’ như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn cũng không thể ngăn cản dân chúng rầm rộ mừng lễ No-en. Đáng tiếc là ngày nay người ta đã ‘thương m?i hóa’ dịp lễ này mà làm giảm đi phần nào ý nghĩa thiêng cao cả. Tuy nhiên điều ‘lạm dụng’ đó cũng không thể làm giảm đi tinh thần mừng lễ đích thực trong lòng những người thành tâm thiện chí (Abusus non Tullit Usum) và họ được hưởng ‘ơn phúc lộc’ an bình trong tâm hồn và trong gia đình họ, như lời các Thiên Thần hát mừng trong đêm Chúa Giáng Sinh:
‘Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời,
Bình an duới thế cho nguời thiện tâm!’
Kính chúc quí vị được hưởng nhiều ơn phúc lộc của Chúa trong dịp lễ Giáng sinh này, và những ơn phúc đó sẽ tràn lan sang Năm Mới, đem đến bình an thật của Chúa d?n tâm hồn và gia đình mỗi người, cũng như cho toàn thể thế giới và trên quê hương Việt Nam chúng ta.