Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Giáng Sinh này vui hơn - Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Vọng, Năm C
Pm Cao Huy Hoàng
13:32 16/12/2009
Vợ chồng ông Tư là hai anh chị mồ côi của trại mồ côi trước 1975. Họ lấy nhau trong những ngày loạn lạc ấy. Trại mồ côi giải thể! Hai vợ chồng đi kinh tế mới kiếm cái sống trên rừng. Hơn hai mươi lăm năm nhà ông Tư sống sâu trong hóc núi vùng Ba Bàu, Mỹ Thạnh. Gió núi vô tình thổi cuốn vợ ông đi vào mùa đông cuối thiên niên kỷ, sau một cơn bạo bệnh, vì không tiền chạy chữa… Nheo nhóc 5 đứa con! Gia đình ông là Hội Thánh Công Giáo của ông ở giữa một làng dân tộc Raglai nghèo khổ. Mỗi năm ít là hai lần, ông đi lễ Giáng Sinh và Phục sinh ở Nhà thờ Thọ Tràng, Mương Mán, cách hóc núi của ông 25 cây số. Đi bộ. Ông cũng đã rủ được năm ba người dân tộc đi lễ với ông. Và họ đã được rửa tội năm 2002.
Giáng sinh năm 2000, “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn, vui hơn nhiều”. Tôi hỏi ông Tư: “sao vậy?” Ông đơn sơ trả lời: “Cha PX mới về nhận xứ Thọ Tràng, đã đến hóc núi này thăm tui và bà con dân tộc. Cha đi xe đạp, mang bộ đồ lính cũ rích, đội nón lá. Bất ngờ lắm. Vui lắm. Khi cha ra về, mấy ông dân tộc sướng quá ngồi lại uống rượu với mấy con cá khô cho đến hết đêm. Có người nói: “Chúa đã đến thăm dân rồi đó”.
Không chỉ có những có những con người ở nơi xa xôi, nghèo khổ ấy mới có niềm mong mỏi đợi trông một lần thăm viếng, mà còn những người nghèo đang sống quanh chúng ta, trong thành phố nầy, trong giáo xứ nầy… Họ cũng đang khao khát một Thiên Chúa hữu hình bằng xương bằng thịt đến viếng thăm họ. Và khi được tiếp nhận một người của Chúa viếng thăm, họ cảm thấy phấn khởi vô cùng, và có thể thốt lên như bà Elizabeth “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi” (Lc 1,43).
Mẹ đã mang Tin Mừng, là chính Con Thiên Chúa đang tượng hình trong cung lòng Mẹ, đến với bà Elizabeth. Lần thăm viếng đầu tiên của Con Thiên Chúa, được Mẹ dành cho một bà già mang thai, việc nầy, có thể trước mắt người đời là chuyện dị hợm! Nhưng đối với Thiên Chúa, đây là chủ đích của mầu nhiệm nhập thể: Tin Mừng cho người nghèo khó. Tin mừng ấy làm người nghèo rộn lên niềm vui, niềm tin tưởng được Thiên Chúa yêu thương, và cả thai nhi trong bụng mẹ cũng nhảy mừng hoan hỉ: “Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần” (Lc 1,41).
Cũng thế, Bêlem đất Giuda, một địa chỉ thấp kém nhất trong thiên hạ, nay đã trở thành địa chỉ của Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài, đúng như tiên tri Mikea loan báo: “Hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en”(Mk 5,1).
Như vậy, mỗi một tấm lòng đơn sơ, nhỏ bé, khiêm cung, khó nghèo; mỗi con người đau khổ, hèn kém nhất trong nhân loại; mỗi gia đình bần cùng thiếu cái ăn cái mặc thiếu chăn ấm nệm êm, và cả những tâm hồn đau thương đày đọa trầm kha nhất trong vũng tội đời, nay đã thành một địa chỉ Belem, để chúng ta, cùng Mẹ, mang Con Thiên Chúa ngự đến, viếng thăm.
Các em thiếu nhi GX tôi vẫn thường diễn cảnh thăm Hang Đá Bêlem với bài hát: “Nơi nầy là Belem trong máng chiên Chúa nằm. Chúa nằm lạnh thâu đêm cho chúng em ngủ êm. Bê lem kêu gọi thương các em không nhà. Bêlem kêu gọi thương các trẻ bơ vơ”. Thật cảm động.
Tôi còn nhớ những năm 1990, ca đoàn GX Hiệp Đức tổ chức vui Giáng Sinh và Hái Lộc Noel, thường vào đêm 23, để đêm 24 và 25 hát lễ. Mỗi ca viên đem đến một phần quà. Ban đại diện âm thầm đặt vào phần quà ấy một con số. Mỗi ca viên được rút một tấm số. Và khi MC hô con số nào thì ca viên cầm tấm số ấy được nhận phần quà mang số đó. Nhận quà, ai cũng mở phần quà của mình xem, vui vẻ. Người nầy nhận quà của người kia. Một chiếc khăn, một gói kẹo, một tấm áo….
Năm ấy, 1991, gần tàn tiệc rồi, mà Bé Minh Phương (gọi bé vì em nhỏ tuổi nhất trong ca đoàn, nay là cô Phương, đang ở Mỹ) chưa thấy số 38 của mình. Buồn rười rượi. Giọng MC hô lên, số cuối cùng: Ba mươi tám. Ai cũng đều mong chờ số độc đắc nầy. MP đứng lên “em đây”., nhận quà rồi mở gói quà ra. Hai lớp giấy gói. Và thấy trên lớp giấy gói bên trong có ghi dòng chữ: “Nhờ bạn chuyển món quà nầy đến ông Bùi Kiệm ở thôn 3, trong ngày 24”. Bé phương hơi buồn, và lo, vì em không biết ông Bùi Kiệm nào cả. Hỏi các chị. Có chị ca viên biết ông bà Bùi Kiệm: không có đạo, chuyên làm thuê, ai kêu làm gì làm nấy, nhưng vì già yếu nên chỉ cần được cho ăn, trả bao nhiêu cũng được. Một chuyến thăm viếng bắt đầu. Sáng ngày 24, bé Phương và mấy chị nữa cùng tìm nhà ông Bùi Kiệm. Được thăm và được quà giáng sinh, ông bà Bùi Kiệm bất ngờ, sung sướng…Bắt đầu từ ấy, Bé Phương có một địa chỉ để thăm và chia sẻ. Năm 1996, Ông Bà được rửa tội. Giáng Sinh 1999, ông qua đời. Bà cũng qua đời sau đó, năm 2002. Bây giờ, địa chỉ thăm viếng của “Bé Phương ngày xưa”, mỗi lần ở Mỹ về, là nghĩa trang Giáo Xứ với hai phần mộ Đominico Bùi Kiệm và Maria Bùi Thị Kiệm.
Chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, nơi này nơi kia đang lo hang đá lớn hang đá nhỏ, ngôi sao lạ thật cao, thật sáng cùng đèn hoa rực rở đủ màu đỏ màu xanh, những chương trình canh thức, văn nghệ tưng bừng và cũng nhiều tốn kém. Cũng có nơi sửa lại nhà thờ, sửa lại nhà mình, trang hoàng sân vườn lộng lẫy. Cũng có người để dành tiền vui chơi hoặc du lịch Giáng sinh. Nhưng, thiết nghĩ, không nên quên công tác dọn và dẹp: Dọn tâm hồn mình cho trật tự ngăn nắp, cho xứng đáng thành một máng cỏ đơn sơ để Chúa ngự đến; dẹp bỏ những gì không phù hợp với tinh thần khó nghèo, khiêm tốn của Đấng Cứu Thế…
Và, hơn nữa, Lời Chúa Chúa Nhật 4 vọng hôm nay còn nhắc nhở chúng ta tìm một địa chỉ của người nghèo khổ để mở đường cho Thiên Chúa thi thố tình thương của Ngài, Thiên Chúa tỏ bày niềm vui cứu rỗi của Ngài… Địa chỉ ấy, có thể là căn nhà lụp xụp của một bà bán hàng rong, một ông già bán vé số, một nhà trọ ẩm thấp của những người xa quê lên tỉnh kiếm sống, một ổ chuột tồi tàn dưới gầm cầu với manh chiếu rách…Hãy làm cho Thiên Chúa Giáng Sinh nơi những địa chỉ ấy, nơi Ngài muốn!
“Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”: Vui cho cả người đem niềm vui và người đón nhận niềm vui của Chúa. Mỗi một lần viếng thăm, mỗi một cử chỉ cúi xuống, mỗi một cảm thông chia sẻ… đều mang lại niềm vui giáng sinh thật thánh thiện.
“Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”: vì các chủ chiên đang có chương trình thăm viếng những người nghèo trước lễ Giáng Sinh; vì các đoàn thể, ca đoàn, thiếu nhi, huynh trưởng…. đang có những địa chỉ của những người đau khổ để thăm viếng và gửi niềm vui của Chúa Giáng Sinh đến với họ. “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”, “Mùa Giáng Sinh nầy chắc chắn sẽ vui hơn”.
Lạy Chúa, trong bầu khí thánh thiện của Đại Năm Thánh 2010, xin cho chúng con biết tìm đến những địa chỉ Bêlem nghèo khổ trong đất nước chúng con, để đem Chúa đến viếng thăm an ủi dân Người, để Đạo Tình Yêu của Chúa lan rộng khắp nơi, và để “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn, vui hơn nhiều”. A men.
Giáng sinh năm 2000, “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn, vui hơn nhiều”. Tôi hỏi ông Tư: “sao vậy?” Ông đơn sơ trả lời: “Cha PX mới về nhận xứ Thọ Tràng, đã đến hóc núi này thăm tui và bà con dân tộc. Cha đi xe đạp, mang bộ đồ lính cũ rích, đội nón lá. Bất ngờ lắm. Vui lắm. Khi cha ra về, mấy ông dân tộc sướng quá ngồi lại uống rượu với mấy con cá khô cho đến hết đêm. Có người nói: “Chúa đã đến thăm dân rồi đó”.
Không chỉ có những có những con người ở nơi xa xôi, nghèo khổ ấy mới có niềm mong mỏi đợi trông một lần thăm viếng, mà còn những người nghèo đang sống quanh chúng ta, trong thành phố nầy, trong giáo xứ nầy… Họ cũng đang khao khát một Thiên Chúa hữu hình bằng xương bằng thịt đến viếng thăm họ. Và khi được tiếp nhận một người của Chúa viếng thăm, họ cảm thấy phấn khởi vô cùng, và có thể thốt lên như bà Elizabeth “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi” (Lc 1,43).
Mẹ đã mang Tin Mừng, là chính Con Thiên Chúa đang tượng hình trong cung lòng Mẹ, đến với bà Elizabeth. Lần thăm viếng đầu tiên của Con Thiên Chúa, được Mẹ dành cho một bà già mang thai, việc nầy, có thể trước mắt người đời là chuyện dị hợm! Nhưng đối với Thiên Chúa, đây là chủ đích của mầu nhiệm nhập thể: Tin Mừng cho người nghèo khó. Tin mừng ấy làm người nghèo rộn lên niềm vui, niềm tin tưởng được Thiên Chúa yêu thương, và cả thai nhi trong bụng mẹ cũng nhảy mừng hoan hỉ: “Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần” (Lc 1,41).
Cũng thế, Bêlem đất Giuda, một địa chỉ thấp kém nhất trong thiên hạ, nay đã trở thành địa chỉ của Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài, đúng như tiên tri Mikea loan báo: “Hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en”(Mk 5,1).
Như vậy, mỗi một tấm lòng đơn sơ, nhỏ bé, khiêm cung, khó nghèo; mỗi con người đau khổ, hèn kém nhất trong nhân loại; mỗi gia đình bần cùng thiếu cái ăn cái mặc thiếu chăn ấm nệm êm, và cả những tâm hồn đau thương đày đọa trầm kha nhất trong vũng tội đời, nay đã thành một địa chỉ Belem, để chúng ta, cùng Mẹ, mang Con Thiên Chúa ngự đến, viếng thăm.
Các em thiếu nhi GX tôi vẫn thường diễn cảnh thăm Hang Đá Bêlem với bài hát: “Nơi nầy là Belem trong máng chiên Chúa nằm. Chúa nằm lạnh thâu đêm cho chúng em ngủ êm. Bê lem kêu gọi thương các em không nhà. Bêlem kêu gọi thương các trẻ bơ vơ”. Thật cảm động.
Tôi còn nhớ những năm 1990, ca đoàn GX Hiệp Đức tổ chức vui Giáng Sinh và Hái Lộc Noel, thường vào đêm 23, để đêm 24 và 25 hát lễ. Mỗi ca viên đem đến một phần quà. Ban đại diện âm thầm đặt vào phần quà ấy một con số. Mỗi ca viên được rút một tấm số. Và khi MC hô con số nào thì ca viên cầm tấm số ấy được nhận phần quà mang số đó. Nhận quà, ai cũng mở phần quà của mình xem, vui vẻ. Người nầy nhận quà của người kia. Một chiếc khăn, một gói kẹo, một tấm áo….
Năm ấy, 1991, gần tàn tiệc rồi, mà Bé Minh Phương (gọi bé vì em nhỏ tuổi nhất trong ca đoàn, nay là cô Phương, đang ở Mỹ) chưa thấy số 38 của mình. Buồn rười rượi. Giọng MC hô lên, số cuối cùng: Ba mươi tám. Ai cũng đều mong chờ số độc đắc nầy. MP đứng lên “em đây”., nhận quà rồi mở gói quà ra. Hai lớp giấy gói. Và thấy trên lớp giấy gói bên trong có ghi dòng chữ: “Nhờ bạn chuyển món quà nầy đến ông Bùi Kiệm ở thôn 3, trong ngày 24”. Bé phương hơi buồn, và lo, vì em không biết ông Bùi Kiệm nào cả. Hỏi các chị. Có chị ca viên biết ông bà Bùi Kiệm: không có đạo, chuyên làm thuê, ai kêu làm gì làm nấy, nhưng vì già yếu nên chỉ cần được cho ăn, trả bao nhiêu cũng được. Một chuyến thăm viếng bắt đầu. Sáng ngày 24, bé Phương và mấy chị nữa cùng tìm nhà ông Bùi Kiệm. Được thăm và được quà giáng sinh, ông bà Bùi Kiệm bất ngờ, sung sướng…Bắt đầu từ ấy, Bé Phương có một địa chỉ để thăm và chia sẻ. Năm 1996, Ông Bà được rửa tội. Giáng Sinh 1999, ông qua đời. Bà cũng qua đời sau đó, năm 2002. Bây giờ, địa chỉ thăm viếng của “Bé Phương ngày xưa”, mỗi lần ở Mỹ về, là nghĩa trang Giáo Xứ với hai phần mộ Đominico Bùi Kiệm và Maria Bùi Thị Kiệm.
Chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, nơi này nơi kia đang lo hang đá lớn hang đá nhỏ, ngôi sao lạ thật cao, thật sáng cùng đèn hoa rực rở đủ màu đỏ màu xanh, những chương trình canh thức, văn nghệ tưng bừng và cũng nhiều tốn kém. Cũng có nơi sửa lại nhà thờ, sửa lại nhà mình, trang hoàng sân vườn lộng lẫy. Cũng có người để dành tiền vui chơi hoặc du lịch Giáng sinh. Nhưng, thiết nghĩ, không nên quên công tác dọn và dẹp: Dọn tâm hồn mình cho trật tự ngăn nắp, cho xứng đáng thành một máng cỏ đơn sơ để Chúa ngự đến; dẹp bỏ những gì không phù hợp với tinh thần khó nghèo, khiêm tốn của Đấng Cứu Thế…
Và, hơn nữa, Lời Chúa Chúa Nhật 4 vọng hôm nay còn nhắc nhở chúng ta tìm một địa chỉ của người nghèo khổ để mở đường cho Thiên Chúa thi thố tình thương của Ngài, Thiên Chúa tỏ bày niềm vui cứu rỗi của Ngài… Địa chỉ ấy, có thể là căn nhà lụp xụp của một bà bán hàng rong, một ông già bán vé số, một nhà trọ ẩm thấp của những người xa quê lên tỉnh kiếm sống, một ổ chuột tồi tàn dưới gầm cầu với manh chiếu rách…Hãy làm cho Thiên Chúa Giáng Sinh nơi những địa chỉ ấy, nơi Ngài muốn!
“Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”: Vui cho cả người đem niềm vui và người đón nhận niềm vui của Chúa. Mỗi một lần viếng thăm, mỗi một cử chỉ cúi xuống, mỗi một cảm thông chia sẻ… đều mang lại niềm vui giáng sinh thật thánh thiện.
“Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”: vì các chủ chiên đang có chương trình thăm viếng những người nghèo trước lễ Giáng Sinh; vì các đoàn thể, ca đoàn, thiếu nhi, huynh trưởng…. đang có những địa chỉ của những người đau khổ để thăm viếng và gửi niềm vui của Chúa Giáng Sinh đến với họ. “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn”, “Mùa Giáng Sinh nầy chắc chắn sẽ vui hơn”.
Lạy Chúa, trong bầu khí thánh thiện của Đại Năm Thánh 2010, xin cho chúng con biết tìm đến những địa chỉ Bêlem nghèo khổ trong đất nước chúng con, để đem Chúa đến viếng thăm an ủi dân Người, để Đạo Tình Yêu của Chúa lan rộng khắp nơi, và để “Mùa Giáng Sinh nầy vui hơn, vui hơn nhiều”. A men.
Trở nên những Em-ma-nu-en mới - Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Vọng, Năm C
LM Inhaxiô Trần Ngà
13:43 16/12/2009
Khi đang lâm bệnh ngặt nghèo, thập tử nhất sinh hay đang cơn hấp hối mà có người thân yêu ở kề bên chia sẻ cảm thông thì đó là niềm an ủi lớn lao không gì sánh được. Khi gặp cô đơn sầu não không kẻ đoái hoài mà có một người bạn chân tình hiện diện bên cạnh thì không gì quý báu hơn. Trong những trường hợp đó, người ta mới cảm nhận được nhu cầu có người thân sống-với mình hay hiện-diện-bên-cạnh mình cần thiết xiết bao!
Vì thế, Đức Cha Gaillot, một giám mục Pháp, đã nhận định rất xác đáng rằng:
“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn;
việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn.”
Như thế, chấp nhận sống-với tha nhân, hiện-diện-bên-cạnh tha nhân thì tốt hơn mọi hình thức trao ban giúp đỡ khác.
Thiên Chúa là Người Cha nhân lành rất yêu thương nhân loại nên Người muốn sống với, muốn hiện diện bên cạnh nhân loại mãi mãi không cùng. Chính vì thế, Thiên Chúa tự xưng mình là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa hằng ở cùng chúng ta. (Isaia 7, 14. Mat-thêu 1, 23)
Vì muốn ở cùng nhân loại nên Ngôi Hai Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách vô tận giữa trời và đất để đến ở với loài người.
Vì muốn ở cùng nhân loại nên Chúa Giê-su đã sống kiếp phàm nhân suốt ba mươi ba năm để chia sẻ mọi vui, buồn, sướng, khổ của phận người.
Vì muốn ở cùng nhân loại nên dù đã sống lại và lên trời vinh hiển, Chúa Giê-su vẫn không rời xa các môn đệ. Người nói với họ:
“Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).
“Thầy đi để dọn chỗ cho các con… Thầy sẽ trở lại để đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng sẽ ở đó.” (Mt 14,3)
Vì mong muốn ở lại mãi với các môn đệ, nên Chúa Giê-su khấn nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Mt 17,24)
Thế rồi Chúa Giê-su lập nên Bí Tích Thánh Thể để không những ở với, ở cùng, hiện diện bên cạnh mà còn ở trong chúng ta và nên một với chúng ta.
Vì biết rằng nhu cầu được thăm viếng, được sống với, được hiện diện bên cạnh là rất cần thiết nên khi hay tin người chị họ cao niên của mình được Chúa đoái thương cho cưu mang quý tử, Đức Maria đã không quản ngại thân gái dặm trường, sẵn sàng băng rừng vượt núi tiến lên miền sơn cước để chúc mừng, để phục vụ và nhất là để sống với, để hiện diện bên cạnh người chị họ cao niên suốt cả ba tháng trời.
Về sau nầy, khi tâm hồn các môn đệ hoang mang xao xuyến sau biến cố Chúa Giê-su về trời, Mẹ Maria tiếp tục hiện diện bên các môn đệ, củng cố niềm tin đang chao đảo của các ngài.
Và rồi trong suốt dòng lịch sử Hội Thánh, Giáo Hội phải nhiều phen trải qua gian lao sóng gió, Mẹ Maria luôn có mặt trong những thời điểm khó khăn đen tối, để hiện diện và đồng hành với đoàn con cái trong lúc gian nan, để ủi an khích lệ họ trong cảnh u sầu.
“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn.
Việc từ thiện là cần thiết, hiện-diện-bên-cạnh, cần thiết hơn.”
Hôm nay, noi gương Chúa Giê-su là Emmanuen, Đấng luôn ở với loài người để cùng chia sẻ ngọt bùi, noi gương Mẹ Maria là Đấng luôn ở cùng nhân loại để che chở ủi an họ trong những lúc gian truân khốn khó, chúng ta hãy trở nên những Emmanuen khác, để viếng thăm, an ủi, để sống-với, để hiện-diện-bên-cạnh những người đang gặp hoàn cảnh đau thương.
Vì thế, Đức Cha Gaillot, một giám mục Pháp, đã nhận định rất xác đáng rằng:
“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn;
việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn.”
Như thế, chấp nhận sống-với tha nhân, hiện-diện-bên-cạnh tha nhân thì tốt hơn mọi hình thức trao ban giúp đỡ khác.
Thiên Chúa là Người Cha nhân lành rất yêu thương nhân loại nên Người muốn sống với, muốn hiện diện bên cạnh nhân loại mãi mãi không cùng. Chính vì thế, Thiên Chúa tự xưng mình là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa hằng ở cùng chúng ta. (Isaia 7, 14. Mat-thêu 1, 23)
Vì muốn ở cùng nhân loại nên Ngôi Hai Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách vô tận giữa trời và đất để đến ở với loài người.
Vì muốn ở cùng nhân loại nên Chúa Giê-su đã sống kiếp phàm nhân suốt ba mươi ba năm để chia sẻ mọi vui, buồn, sướng, khổ của phận người.
Vì muốn ở cùng nhân loại nên dù đã sống lại và lên trời vinh hiển, Chúa Giê-su vẫn không rời xa các môn đệ. Người nói với họ:
“Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).
“Thầy đi để dọn chỗ cho các con… Thầy sẽ trở lại để đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng sẽ ở đó.” (Mt 14,3)
Vì mong muốn ở lại mãi với các môn đệ, nên Chúa Giê-su khấn nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Mt 17,24)
Thế rồi Chúa Giê-su lập nên Bí Tích Thánh Thể để không những ở với, ở cùng, hiện diện bên cạnh mà còn ở trong chúng ta và nên một với chúng ta.
Vì biết rằng nhu cầu được thăm viếng, được sống với, được hiện diện bên cạnh là rất cần thiết nên khi hay tin người chị họ cao niên của mình được Chúa đoái thương cho cưu mang quý tử, Đức Maria đã không quản ngại thân gái dặm trường, sẵn sàng băng rừng vượt núi tiến lên miền sơn cước để chúc mừng, để phục vụ và nhất là để sống với, để hiện diện bên cạnh người chị họ cao niên suốt cả ba tháng trời.
Về sau nầy, khi tâm hồn các môn đệ hoang mang xao xuyến sau biến cố Chúa Giê-su về trời, Mẹ Maria tiếp tục hiện diện bên các môn đệ, củng cố niềm tin đang chao đảo của các ngài.
Và rồi trong suốt dòng lịch sử Hội Thánh, Giáo Hội phải nhiều phen trải qua gian lao sóng gió, Mẹ Maria luôn có mặt trong những thời điểm khó khăn đen tối, để hiện diện và đồng hành với đoàn con cái trong lúc gian nan, để ủi an khích lệ họ trong cảnh u sầu.
“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn.
Việc từ thiện là cần thiết, hiện-diện-bên-cạnh, cần thiết hơn.”
Hôm nay, noi gương Chúa Giê-su là Emmanuen, Đấng luôn ở với loài người để cùng chia sẻ ngọt bùi, noi gương Mẹ Maria là Đấng luôn ở cùng nhân loại để che chở ủi an họ trong những lúc gian truân khốn khó, chúng ta hãy trở nên những Emmanuen khác, để viếng thăm, an ủi, để sống-với, để hiện-diện-bên-cạnh những người đang gặp hoàn cảnh đau thương.
Gặp gỡ: Thành sự tại nhân - Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Vọng, Năm C
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
13:56 16/12/2009
Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này giáo hội khi dọn cho chúng ta bàn tiệc Lời Chúa, đặc biệt qua bài Tin mừng, muốn giới thiệu hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến sự gặp gỡ thì hàm ý có những hiệu quả tốt đẹp phát sinh. Qua cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ cũng như hai thai nhi trên, hiệu quả tốt đẹp đã xảy ra. Bà Isave đầy ân sủng Thánh Thần, xác nhận sự diễm phúc của cô em Maria cũng như nói lên hồng ân mà trẻ bé Gioan Baotixita trong dạ của bà đang hưởng nhận. Chúng ta đừng quên cuộc gặp gỡ ấy cũng đem niềm vui cho cả nhà Giacaria, vì nay đã có người góp sức cho việc hạ sinh trẻ Gioan. Điều này được hé lộ khi Tin mừng tường thuật rằng Maria ở lại với gia đình Giacaria – Isave độ ba tháng mới trở về nhà mình ( Lc 1,56 ).
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Câu đối của người xưa nhấn mạnh đến cái duyên, tức là phần số đã được trời sắp đặt, chuẩn bị, an bài từ trước, như là nguyên nhân chính làm nên sự gặp gỡ hay không gặp gỡ. Theo viễn kiến này, thì người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1). Thế nhưng dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, thì phải chăng chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.
Mưu sự tại thiên: Thiên Chúa đã yêu thương, chọn gọi loài người từ ngàn xưa để ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu là thông phần sự sống với Người trong Con Một của Người là Đức Kitô. Thánh Phaolô đã trình bày ý định nhệm mầu này bằng bản thánh ca: “ …Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người…( Eph 1,3-14).
Thánh ý của Thiên Chúa là ban cho thế gian chính Con Một dấu yêu, trong một thân xác cụ thể, làm dấu chỉ và làm phương thế cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” ( Dt 10,5-7 ).
Khi ban Người Con Một vào trần gian, Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết nguồn gốc đích thực của mọi loài, cách riêng loài người chúng ta chính là Người, vị Thiên Chúa duy nhất đầy quyền năng đáng tôn thờ và cũng là người Cha đầy lòng thương xót đáng mến yêu trên hết mọi sự, đồng thời qua đó, mạc khải cho chúng ta biết mình là anh chị em với nhau, bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ…( x.Mt 5,9; 43-48 ). Nói một cách không sợ sai lầm rằng chúng ta đã biết một trong những nội hàm của “mưu sự tại thiên”: Đó là Thiên Chúa muốn mọi người gặp gỡ Người để được hạnh phúc và gặp gỡ nhau để sống tình huynh đệ.
Thành sự tại nhân: Chúng ta vốn quen với câu nói của thánh giáo phụ Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Thánh giáo phụ vừa nói lên quyền năng cao cả của Thiên Chúa, vừa nói lên đường lối của Người, Đấng là Tình Yêu ( x.1Ga 4,8 ). Thiên Chúa đã thương ban cho loài người, hình ảnh của Người, có lý trí và ý chí tự do. Đây là hệ lụy tất yêu của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự ý thức và tự nguyện. Có thể dễ bị hiểu lầm là kiêu ngạo khi đề cao vai trò của nhân loại. Thế nhưng đó là một cách thế hành động của Thiên Chúa. Dù rằng đầy quyền năng và không có sự gì là không thể, nhưng Thiên Chúa lại muốn có sự tự do cộng tác của con người trong việc thi ân, cứu độ con người.
Để chuẩn bị một dân tuyển lựa, Thiên Chúa không bắt ép, nhưng mời gọi Abraham, một người chăn nuôi súc vật đã khá cao niên lên đường ( x. St 12,1-5 ). Để cho Ngôi Lời Nhập thể cứu đời, Thiên Chúa không ra chỉ thị mà lại ngỏ ý, đề nghị Maria, một thiếu nữ thôn dã cộng tác ( x. Lc 1,26-38 ). Khi công khai rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại câu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe !” ( Mt 11,15 ).
Điều gì cần có nơi phía loài người để thánh ý Thiên Chúa được thành sự ? Chúng ta có thể nhận ra đó là lòng thành và sự khiêm nhu trong một tâm hồn đầy lửa mến, khát khao sự thiện. Để cho thánh ý Thiên Chúa được thành hiện thực, nghĩa là có sự gặp gỡ thực sự giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau, thì phía con người không thể thiếu:
-Một sự hướng thiện trong tình mến: Biết bao cuộc họp mặt giữa người với người, giữa vị đại diện quốc gia này với quốc gia kia mà vẫn chưa trở thành sự gặp gỡ, nghĩa là chưa mang lại kết quả. Trong nhiều lý do rất có thể có lý do là một trong hai phía chưa thực sự có tình yêu thương nhau hoặc chưa thực sự hướng thiện, nghĩa là tìm kiếm điều tốt trong chân lý.
-Một tấm lòng thành đầy sự khiêm nhu: Khi sinh thời, cách riêng trong quảng đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã tiếp xúc rất nhiều người nhưng vẫn có đó không ít người chưa gặp gỡ Người mà trong số đó có nhiều người biệt phái, luật sĩ. Lý do chính yếu mà tin mừng tường thuật, đó là vì họ thiếu lòng thành và sự khiêm hạ. Họ là những người có tai mà không nghe, đúng hơn là không thèm nghe; có mắt mà không thấy, đúng hơn là không muốn thấy. Làm sao có sự gặp gỡ khi một phía cố tình bịt tai, che mắt ?
Trở lại với hai bà mẹ đang mang thai, một trẻ, một già là Isave và Maria. Tình yêu của của hai bà mẹ dành cho Thiên Chúa, cho con người đã quá rõ. Một người tuy như là bất hạnh trước người đời vì son sẻ mà vẫn kiên trung trong sự công chính trước mặt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì ( x.Lc 1,6 ), một người thì tràn trề ân sủng ( x. Lc 1,28 ), và cả hai đều đầy ơn Thánh Thần ( x. Lc 1,35; 41 ). Lòng thành và sự khiêm hạ của Maria đã rõ nét qua lời thưa xin vâng và lời ca Magnificat “ Chúa đã đoái thương phận hèn tớ nữ…”( x. Lc 1,48 ). Bà Isave đã nhìn nhận tất cả là ơn Chúa “khi Người đã thương cất nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời” ( Lc 1,25 ).
Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để gặp gỡ con người, đồng thời giúp con người gặp gỡ nhau. Thế nhưng trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng “mưu sự tại thiên mà thành sự tại nhân” vậy.
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Câu đối của người xưa nhấn mạnh đến cái duyên, tức là phần số đã được trời sắp đặt, chuẩn bị, an bài từ trước, như là nguyên nhân chính làm nên sự gặp gỡ hay không gặp gỡ. Theo viễn kiến này, thì người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1). Thế nhưng dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, thì phải chăng chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.
Mưu sự tại thiên: Thiên Chúa đã yêu thương, chọn gọi loài người từ ngàn xưa để ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu là thông phần sự sống với Người trong Con Một của Người là Đức Kitô. Thánh Phaolô đã trình bày ý định nhệm mầu này bằng bản thánh ca: “ …Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người…( Eph 1,3-14).
Thánh ý của Thiên Chúa là ban cho thế gian chính Con Một dấu yêu, trong một thân xác cụ thể, làm dấu chỉ và làm phương thế cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” ( Dt 10,5-7 ).
Khi ban Người Con Một vào trần gian, Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết nguồn gốc đích thực của mọi loài, cách riêng loài người chúng ta chính là Người, vị Thiên Chúa duy nhất đầy quyền năng đáng tôn thờ và cũng là người Cha đầy lòng thương xót đáng mến yêu trên hết mọi sự, đồng thời qua đó, mạc khải cho chúng ta biết mình là anh chị em với nhau, bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ…( x.Mt 5,9; 43-48 ). Nói một cách không sợ sai lầm rằng chúng ta đã biết một trong những nội hàm của “mưu sự tại thiên”: Đó là Thiên Chúa muốn mọi người gặp gỡ Người để được hạnh phúc và gặp gỡ nhau để sống tình huynh đệ.
Thành sự tại nhân: Chúng ta vốn quen với câu nói của thánh giáo phụ Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Thánh giáo phụ vừa nói lên quyền năng cao cả của Thiên Chúa, vừa nói lên đường lối của Người, Đấng là Tình Yêu ( x.1Ga 4,8 ). Thiên Chúa đã thương ban cho loài người, hình ảnh của Người, có lý trí và ý chí tự do. Đây là hệ lụy tất yêu của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự ý thức và tự nguyện. Có thể dễ bị hiểu lầm là kiêu ngạo khi đề cao vai trò của nhân loại. Thế nhưng đó là một cách thế hành động của Thiên Chúa. Dù rằng đầy quyền năng và không có sự gì là không thể, nhưng Thiên Chúa lại muốn có sự tự do cộng tác của con người trong việc thi ân, cứu độ con người.
Để chuẩn bị một dân tuyển lựa, Thiên Chúa không bắt ép, nhưng mời gọi Abraham, một người chăn nuôi súc vật đã khá cao niên lên đường ( x. St 12,1-5 ). Để cho Ngôi Lời Nhập thể cứu đời, Thiên Chúa không ra chỉ thị mà lại ngỏ ý, đề nghị Maria, một thiếu nữ thôn dã cộng tác ( x. Lc 1,26-38 ). Khi công khai rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại câu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe !” ( Mt 11,15 ).
Điều gì cần có nơi phía loài người để thánh ý Thiên Chúa được thành sự ? Chúng ta có thể nhận ra đó là lòng thành và sự khiêm nhu trong một tâm hồn đầy lửa mến, khát khao sự thiện. Để cho thánh ý Thiên Chúa được thành hiện thực, nghĩa là có sự gặp gỡ thực sự giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau, thì phía con người không thể thiếu:
-Một sự hướng thiện trong tình mến: Biết bao cuộc họp mặt giữa người với người, giữa vị đại diện quốc gia này với quốc gia kia mà vẫn chưa trở thành sự gặp gỡ, nghĩa là chưa mang lại kết quả. Trong nhiều lý do rất có thể có lý do là một trong hai phía chưa thực sự có tình yêu thương nhau hoặc chưa thực sự hướng thiện, nghĩa là tìm kiếm điều tốt trong chân lý.
-Một tấm lòng thành đầy sự khiêm nhu: Khi sinh thời, cách riêng trong quảng đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã tiếp xúc rất nhiều người nhưng vẫn có đó không ít người chưa gặp gỡ Người mà trong số đó có nhiều người biệt phái, luật sĩ. Lý do chính yếu mà tin mừng tường thuật, đó là vì họ thiếu lòng thành và sự khiêm hạ. Họ là những người có tai mà không nghe, đúng hơn là không thèm nghe; có mắt mà không thấy, đúng hơn là không muốn thấy. Làm sao có sự gặp gỡ khi một phía cố tình bịt tai, che mắt ?
Trở lại với hai bà mẹ đang mang thai, một trẻ, một già là Isave và Maria. Tình yêu của của hai bà mẹ dành cho Thiên Chúa, cho con người đã quá rõ. Một người tuy như là bất hạnh trước người đời vì son sẻ mà vẫn kiên trung trong sự công chính trước mặt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì ( x.Lc 1,6 ), một người thì tràn trề ân sủng ( x. Lc 1,28 ), và cả hai đều đầy ơn Thánh Thần ( x. Lc 1,35; 41 ). Lòng thành và sự khiêm hạ của Maria đã rõ nét qua lời thưa xin vâng và lời ca Magnificat “ Chúa đã đoái thương phận hèn tớ nữ…”( x. Lc 1,48 ). Bà Isave đã nhìn nhận tất cả là ơn Chúa “khi Người đã thương cất nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời” ( Lc 1,25 ).
Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để gặp gỡ con người, đồng thời giúp con người gặp gỡ nhau. Thế nhưng trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng “mưu sự tại thiên mà thành sự tại nhân” vậy.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria
Đinh Lập Liễm
19:25 16/12/2009
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG C
CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta bắt đầu bước vào tuần lễ thứ 4 của Mùa Vọng, được coi là thời gian chót của Mùa Vọng. Trong các Chúa nhật trước, tiên tri Isaia đã loan báo cho dân chúng về Đấng Thiên sai, tiếp đến thánh Gioan Tẩy giả thúc giục mọi người hãy sám hối để được ơn tha tội trong khi đón chờ, đồng thời mách bảo cho mọi người cách thức dọn đường cho Chúa đến.
Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng này có thể được gọi là Chúa nhật của Đức Mẹ vì bài Tin mừng của ba năm đều nói đến Đức Mẹ. Như vậy, Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến vai trò của Đức Mẹ trong việc Chúa Cứu thế giáng sinh. Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay nói đến việc Đức Maria đi thăm viếng bà chị họ Elizabeth để vị Tiền hô và Đấng Cứu Thế gặp nhau ngay khi còn trong bụng mẹ.
Trong tâm tình dọn lòng mừng lễ Giáng sinh, chúng ta hãy để ra thời gian vắn để suy niệm về cuộc thăm viếng của Ngài. Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Maria để lại cho chúng ta nhiều bài học để thực hành: Đức Maria là mẫu gương của niềm tin, của bác ái và khiêm nhường. Noi gương sáng ngời của Đức Mẹ, chúng ta hãy tập sống bác ái theo phương châm của thánh Phaolô Tông đồ đã đề ra: ”Nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Mica 5,2-5
Tiên tri Mica là người đồng thời với tiên tri Isaia và cũng là thừa kế tinh thần của Isaia. Ông loan báo cho biết Đấng Emmanuel (Is 7,14) sẽ sinh ra tại Belem (cũng gọi là Epratha), một thôn làng bé nhỏ và nghèo nàn nhưng đã trở nên quan trọng vì Thiên Chúa đã chọn thôn làng này làm quê hương của Đấng Thiên Sai (Mt 2,6). Ông còn cho biết Đấng Emmanuel này rất cao trọng, Ngài sẽ thống lĩnh Israel và đem lại cho Israel sự thống nhất và bình an trong khi dân Israel bị chia rẽ và cơ cực.
+ Bài đọc 2: Dt 10,4-10
Tác giả bức thư gửi cho Do thái mô tả Đấng Messia như một vị Thượng tế, và chức Thượng tế của Ngài trổi vượt chức thượng tế Cựu ước. Ngài đã vâng phục Đức Chúa Cha đến nỗi hy sinh mình trên thập giá. Lễ tế Ngài sẽ dâng lên không phải là lễ toàn thiêu hay là lễ xá tội của Cựu ước, mà là chính thân thể Ngài và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Thánh vịnh 39/40 đã thể hiện sự hy sinh và vâng phục của Đức Giêsu đối với thánh ý của Thiên Chúa.
Lễ tế của Đức Giêsu trong thân phận làm người được dâng trên bàn thờ thập giá không cần phải dâng lên nhiều lần, mà một lần duy nhất có giá trị vĩnh viễn.
+ Bài Tin mừng: Lc 1,39-45
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết hai bà mẹ đang mang thai thăm viếng và chúc tụng nhau. Maria sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đã vội vã lên đường viếng thăm người chị họ Elizabeth để cho vị Tiền hô cũng nhận được Thần khí và được xức dầu làm tiên tri.
Luca có ý viết câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang hòm bia về Giêrusalem (2Sm 6), để nói rằng Đức Maria chính là Hòm Bia Tân ước. Như Đavít ngày xưa nhảy múa trước Hòm Bia, nay Gioan nhảy mừng trước Maria, Hòm bia Giao ước mới đang mang nặng trong mình Đấng Cứu độ. Chính bà Elizabeth, khi gặp Maria, cô em họ đang mang nặng Đức Giêsu đã gọi cô là “Thân mẫu Chúa tôi” vì Maria đã hoàn toàn tin vào lời Chúa hứa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tâm tình cuộc viếng thăm.
I. CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA
1. Hai chị em gặp nhau.
Theo ý định ngàn đời của Thiên Chúa, Trinh nữ Maria đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Và đặc biệt là Trinh nữ thụ thai, sinh con mà vẫn còn đồng trinh vì đây là việc làm đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng; và cũng là một dấu hiệu để Maria tin: bà chị họ Elizabeth của cô đã thụ thai trong lúc tuổi già và đã mang thai được sáu tháng. Vừa nghe tin mừng này Maria liền vội vã lên đường đến thăm và chia vui với chị.
Bà Elizabeth ở miền núi, chắc chắn cuộc hành trình của Maria lên miền núi không tránh được mệt nhọc vất vả. Theo lời truyền tụng từ thế kỷ thứ 5, gia đình Giacaria ở triền núi, trong một thành thuộc xứ Giuđa, tên gọi Ain Karim cách Giêrusalem 7 cây số về phía tây. Đường đi từ Nazareth đến Ain Karim phải 3,4 ngày đường.
Hai chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, trong khi đó hai thai nhi gặp nhau trong bụng mẹ. Sự hiện diện của thai nhi Giêsu làm cho thai nhi Gioan có phản ứng lạ lùng: Thai nhi trong dạ Elizabeth nhảy mừng lên. Việc nhảy mừng của Gioan trong bụng mẹ là dấu chỉ cho bà Elizabeth nhận ra sự cao cả của thai nhi Giêsu và của Đức Maria. Chính bà Elizabeth đã nhận ra và chúc tụng Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu thế:”Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. Sau đó, Đức Maria ở lại nhà ông Giacaria độ ba tháng để phục vụ, đoạn trở về nhà mình.
2. Lý do thúc đẩy cuộc viếng thăm
Thiên sứ đã củng cố niềm tin cho Maria để Ngài tin vào quyền năng của Thiên Chúa bằng cách cho biết: Bà chị họ Elizabeth đã có thai trong tuổi già được 6 tháng, bởi vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được. Chắc chắn Maria không hề hồ nghi về quyền năng của Thiên Chúa trong việc sinh con của mình và tin người chị họ mang thai trong tuổi già là tín hiệu của tình yêu Thiên Chúa đối với người chị họ.
Đây là một tin vui, vì thế Maria vội vã lên đường thăm viếng và chia vui với chị. Do đó lý do cuộc thăm viếng của Đức Maria không phải là tò mò hay kiểm tra xem việc thực hư, mà là do tình thương yêu thúc đẩy. Ngài không đến thăm thì bà Elizabeth chẳng trách ngài được, lý do là bà ấy đâu biết rằng Ngài biết bà mang thai. Vả lại, chính Ngài cũng đang mang thai, mà đường xá lại xa xôi. Chính tình thương đã thúc đẩy Ngài đi vì Ngài rất giầu tình thương. Và cũng vì chính giầu tình thương mà Ngài xứng đáng làm Mẹ của Đức Giêsu, là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín trong lòng. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là tình yêu đích thực. Tương tự như lời thánh Giacôbê:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”(Gc 2,26). Cũng vậy, tình yêu không việc làm, không được biểu lộ là tình yêu chết. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Câu tục ngữ:”Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua” có nghĩa như thế.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói:”Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”, ngài gọi cái khổ ấy là “Ai biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu:”Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
3. Anh hưởng hỗ tương của việc thăm viếng.
Khi chúng ta thăm viếng một người nào, chúng ta tự nhận thấy là mình đang làm một việc tốt đẹp cho người đó. Đó là sự thật. Nhưng chúng ta cũng được lợi nữa. Chúng ta cũng trở nên phong phú, mặc dù chỉ là để xem cách thế người khác đương đầu với những khó khăn, hoặc những tình huống hầu như không thể giải quyết được. Thậm chí khi ở giữa người đau yếu, bạn vẫn có thể tìm thấy một tâm hồn tỏa sáng. Có thể bạn đến thăm người đó, để đem lại cho họ điều gì đó, nhưng rồi bạn lại nhận ra rằng chính mình đang nhận được. Bạn ra về với tâm hồn phấn chấn. Trong mỗi cuộc viếng thăm, có điều gì đó xẩy ra theo mức độ nào đó. Người này được vui mừng khi tiếp nhận, người kia được vui mừng khi cho đi (Flor McCarthy).
Khi thăm viếng, Maria đem đến cho ông bà Giacaria và Elizabeth niễm vui và sự phục vụ, đồng thời chính Ngài lại đón nhận được sự nâng đỡ về tinh thần: Ngài thêm xác tin về lời sứ thần khi thấy bà chị họ hiếm muộn mà giờ đã có thai. Ngài ngỡ ngàng khi thấy mầu nhiệm được làm Mẹ Đấng Thiên Sai, nay đã được Thánh Thần tỏ bày cho bà chị họ biết. Niềm hứng khởi và những lời chúc mừng của bà Elizabeth đã động viên Ngài cất lên lời Ngợi khen cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong Kinh ngợi khen Magnificat.
Bác sĩ Tom Dolly, một người đã hy sinh cả cuộc đời giữa chốn rừng thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế ký này, đã nói như sau:”Không có ai nghèo đến độ không có cái gì đó để tặng cho người khác”. Một người ăn xin ư ? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để ta thể hiện sự chia sẻ quảng đại đối với anh. Một người tàn tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta cơ hội thuận tiện để kiên nhẫn chịu đựng sự xỉ nhục và sẵn sàng tha thứ. Phải, bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một cái gì đó. Vấn đề là chúng ta có biết mở rộng lòng để đón nhận quà tặng đó hay không.
II. DƯ ÂM CUỘC VIẾNG THĂM
1. Đức Maria, mẫu gương của niềm tin
Tin Thiên Chúa là ký thác đời mình vào tay Thiên Chúa. Là ưng thuận điều Thiên Chúa muốn. Trước khi thưa “Xin Vâng”, Đức Maria đã có chương trình của Ngài là sẽ sống đời đôi bạn với thánh Giuse (Lc 1,27). Và qua lời “Xin Vâng”, Ngài đã chấp nhận hoàn toàn để cho Thiên Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Thiên Chúa đảo lộn chương trình sống, và cùng Chúa bước vào cuộc mạo hiểm với trọn niềm tin yêu phó thác.
Đức Maria đã đi từ bước phiêu lưu này đến bước phiêu lưu khác. Hình ảnh Đức Maria trong Tân ước xuất hiện vài lần ở những mốc chính trong cuộc đời Đức Giêsu: bình tĩnh đón nhận thụ thai, hạ sinh con trong một hang đá lạnh lẽo, dâng con trong đền thánh, đem con lánh sang Ai cập, dẫn con tới tiệc cưới Cana và có mặt trong chặng đường khổ giá cuối đời của người con tội nhân. Ở đâu, Đức Maria cũng chứng tỏ một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Chính bà Elizabeth đã chúc tụng Đức Maria:”Em thật diễm phúc, vì đã tin rằng Chúa đã thực hiện những gì Người đã nói cho em biết”. Không những Đức Maria đã có niềm tin vào Lời Chúa mà còn thể hiện lòng tin đó vào việc vội vã đi viếng thăm bà Elizabeth. Đúng như lời thánh Giacôbê nói:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.
Truyện: Không thể ngờ được
Một doanh nhân giầu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người: Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang ở. Đại khái nội dung của bích chương loan báo: Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó từ 9 g đến 12 giờ đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán lời mời gọi này, nhưng đa số đã xem đây là một trò đùa.
Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Hai giờ trôi qua mà không thấy người nào đến. Mãi tới 11 g mới có một người đàn ông rụt rè đến… Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần 12 giờ một vài người nữa cũng đến… Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, C, tr 20).
Lời hứa của doanh nhân trong chuyện trên đây quá lớn, nên đa số đã không tin. Chính vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào Lời Chúa hứa nên đã được tràn đầy ơn phúc. Bà Elizabeth đã nói:”Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì người đã nói với em”(Lc 1,45).
2. Đức Maria, mẫu gương của bác ái
“Maria đã vội vã ra đi lên miền núi”: điều đó nói lên sự nhiệt tình của Đức Maria trong việc đi thăm viếng, chia vui sẻ buồn, giúp đỡ gia đình bà chị đang bối rối vì mang nặng đẻ đau. Dù phải đi bộ đến bốn, năm ngày đường xa xôi hiểm trở cũng không ngăn cản nổi gót liễu yếu đào tơ đầy lòng thương mến của Ngài.
Dầu Đức Maria có nhiều lý do để không ra đi, không tiến hành cuộc hành trình: nào là từ nay phải giữ gìn sức khỏe nhằm lợi ích cho thai nhi. Nào là đường đi xa xôi, nguy hiểm, phải ít nhất bốn năm ngày mới tới nơi. Lộ trình này có nhiều rủi ro nguy hiểm, nhất là cho thân gái. Trước những trở ngại này và thêm vào đó không có một chỉ thị nào về phía Chúa bảo phải đi, để Maria có lý để từ chối.
Những lý do trở ngại ấy không cản bước được Đức Maria. Người ta dễ dàng né tránh lời mời gọi của đức ái, nại đến những lý do ít nhiều chính đáng. Nhưng lòng quảng đại của Maria phá tan mọi chần chừ, lưỡng lự để vội vã lên đường. Đúng là tình yêu mạnh hơn sự chết.
Đó là gương mẫu về lòng mau mắn giúp đỡ, nghĩ tới người khác hơn là nghĩ tới mình. Yêu thương luôn luôn đòi hỏi từ bỏ, đòi hỏi phải hao mòn chính bản thân mình. Khi xẩy ra một việc cần giúp đỡ, có biết bao lý do nại ra để từ chối ! Nếu có được lòng yêu thương như Đức Maria, chúng ta sẽ sung sướng quên mình để nghĩ đến hạnh phúc của người khác.
3. Đức Maria, mẫu gương khiêm nhường
Khác hẳn với những thiếu nữ Do thái, Maria không bao giờ dám mơ tưởng mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Ngài thấy rõ thân phận mình chỉ là một nữ tỳ hèn mọn, đã đính hôn với một bác thợ mộc lao động cực khổ ở một làng quê vô danh. Thế mà: ”Phận nữ tỳ hèn mọn đã được Thiên Chúa đoái thương đến”. Sau khi biết đó là ý Thiên Chúa, Đức Maria đã tin và dám xin: ”Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin vâng như lời thiên thần nói”. Lời xin vâng thật khiêm tốn, luôn luôn chỉ coi mình là nữ tỳ, là tôi tớ, không dám nhận làm Mẹ Đấng Cao Cả.
Cũng thế, khi Đức Maria vừa được thiên sứ báo tin được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Ngài tự nguyện đi làm tôi tớ cho bà Elizabeth. Qua lời thiên sứ, Ngài biết Thiên Chúa đã ban cho Ngài địa vị cao cả hơn người chị họ nhiều, ý thức mình được chọn trong tất cả phụ nữ Israel, một địa vị mà không một phụ nữ nào có thể sánh ví. Với ý thức đó, Ngài đã tự nguyện trong vòng ba tháng đi làm công tác của một người hầu hạ cho một người đàn bà trong lúc sinh nở, nàng đảm đang luôn công việc của một gia nhân.
Đức Maria không thuộc loại người, bắt người khác phải nhận ra địa vị cao sang của mình, và đòi phải cúi đầu kính cẩn. Đức Maria muốn bắt chước việc làm của Con mình sau này: Đức Giêsu yêu thương các môn đệ, tuy là Chúa và là Thầy mà Ngài còn “Đứng dậy, ra khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn cuốn ngang lưng, đổ nước vào chậu, lần lượt rửa chân cho các môn đệ”(Ga 13,1-3). Nàng không muốn tỏ ra là một nhân vật quan trọng, dầu ngài quan trọng nhất trong tạo vật. Không một ai có thể nhận ra trong những ngày phục vụ tại nhà Elizabeth một thiếu nữ ấy đã được Thiên Chúa ban cho một địa vị cao cả nhất. Người ta chỉ nhận thấy nơi nhà ông bà già này một gia nhân ân cần tự trọng, làm hết mọi công việc tầm thường nhất, và làm cách tự nhiên như đó là phận sự của nàng.
Truyện: Khiêm nhường hay danh dự ?
Thầy Đô-đi-kê nổi tiếng thánh thiện nhất trong dòng và hay làm phép lạ. Tin đồn rằng bất cứ điều gì thầy xin đều được Chúa nhận lời.
Một hôm dân làng kéo đến xin thầy cầu nguyện cho trời mưa. Nhưng thay vì trời mưa thì lại nắng hạn lâu hơn nữa.
Một người mẹ đến xin thầy cầu nguyện cho đứa con đang đau được mau lành. Nhưng đứa con đã chết sau đó vài ngày.
Vài người khác đến xin thầy làm phép lạ cho đá thành bánh. Nhưng đá vẫn trơ ra đấy.
Sau những lần thử thách mà không được gì cả, dân làng nổi giận đuổi thầy ra khỏi phạm vi của làng, cấm không cho thầy trở lại tu viện nữa.
Thầy đành phải đi tìm một hang đá trong sườn núi để ẩn mình, rồi than thở với Chúa:
- Lạy Chúa, con không hiểu tại sao lại xẩy ra như vậy. Con cầu xin Chúa cho mưa xuống thì Chúa lại làm cho nắng hạn lâu hơn. Con xin cho đứa trẻ mau lành bệnh thì Chúa lại cho nó chết. Con xin Chúa cho dân làng bánh ăn thì Chúa cứ để những viên đá trơ trơ ra đó. Vì thế Chúa xem đây: con bị mọi người xua đuổi, coi con như một kẻ tội lỗi nhất.
Nói xong, thầy nghe có tiếng từ trời phán:
- Hỡi con, bởi vì Ta đã cho con điều con cầu xin lúc trước đó rồi.
Thầy Đi-đô-kê không còn nhớ thầy đã xin gì trước đó nữa nên mới hỏi lại:
- Nhưng lạy Chúa, con đã xin Chúa điều gì ?
Tiếng lạ đáp:
- Trước đây con đã chẳng cầu xin Ta cho con được dịp sống khiêm nhường đó sao ?
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 108-109)
III. BÀI HỌC TỪ CUỘC THĂM VIẾNG
1. “Nên mọi sự cho mọi người”
Trong thư gủi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô tông đồ đã viết:”Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19). Thánh Tông đồ chỉ có một ước vọng là đi rao giảng Tin mừng cho mọi người, không đòi hỏi đời sống vật chất mặc dầu Ngài có quyền đòi hỏi vì thợ thì đang hưởng lương”.
Ngài là con người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng đã thành nô lệ cho mọi người hầu chinh phục được nhiều người. Ngài sẵn sàng trở nên người Do thái để chinh phục người Do thái. Đối với những người sống theo Lề Luật, Ngài cũng sống theo Lề Luật mặc dù không còn phải sống theo Lề Luật; còn đối với những người sống ngoài Lề Luật, Ngài cũng sống ngoài Lề Luật dù Ngài không sống ngoài luật Thiên Chúa, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật.
Thánh Tông đồ đã quên mình hòa nhập với mọi người để chinh phục mọi người về cho Chúa. Cuộc đời như thế chỉ là phản ảnh, rập khuôn, bắt chước cuộc đời của Đức Giêsu và Đức Maria. Vì con đường mà Chúa xuống thế làm người để truyền dạy cho nhân loại noi theo không khác gì ngoài con đường hiến thân phục vụ Thiên Chúa qua anh em, hy sinh làm tôi tớ cho mọi người vì yêu Chúa. Vậy để có thể nên giống Chúa và bắt chước gương sống của Đức Mẹ, mỗi người chúng ta phải làm gì ? Hãy thực hiện phương châm:”Omnia omnibus factus sum” (x. 1Cr 9,19): nên mọi sự cho mọi người.
Trước hết “Nên mọi sự” là một nguyên tắc xả thân cao độ khi ta biết biến đời mình và những gì thuộc về mình thành hữu ích cho nhân quần xã hội vì lòng yêu mến Chúa và thương người. Do đó, một khi đã chọn con đường đi theo Đức Kitô thì người môn đệ đúng nghĩa sẽ tự nguyện hiến toàn thân bao gồm sức khỏe, thời giờ, tài năng, của cái cho mưu cầu ích chung, thành như đồ vật cho mọi người xử dụng. Muốn được như thế, tất nhiên chúng ta phải luôn có Chúa trong mình và hoàn toàn lệ thuộc vào thánh ý của Ngài.
Thứ đến là “Cho mọi người” vì khi đã nên mọi sự mà chỉ giữ lại cho riêng mình hoặc chỉ ban phát kiểu nhỏ giọt thì không thể nên giống Chúa được, mà phải trở nên như một đồ vật cho người ta xài, theo kiểu nói của Cha Antôn Chevrier, trở thành một “Homme mangé”: làm người bị người ta ăn đi, nghĩa là phải hao mòn vì người ta. Cũng thế, một người Kitô hữu thực sự theo đúng gương Thầy mình thì phải đem cuộc sống của mình cho mọi người xử dụng. Đây là một cuộc đầu tư làm ăn sáng suốt nhất và khôn ngoan nhất vì họ chỉ bỏ ra một cuộc sống tạm bợ ở đời này để đổi lấy một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Hơn nữa vì yêu mến anh em mà sẵn lòng cho đi tất cả sẽ được Chúa thương yêu và thưởng công gấp bội.
Truyện: Bác sĩ Longet.
Bác sĩ Longet là một người Pháp, đã từng phục vụ ở Việt nam cách đây mấy mươi năm và cũng nổi tiếng như bác sĩ Tom Doley, người Mỹ đã phục vụ ở Đông Nam Á. Ông tận tụy săn sóc các bệnh nhân bất kể giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, ngày lẫn đêm.
Được hỏi tại sao ông quí mến bệnh nhân như thế ?
Bác sĩ Longet đáp:
- Vì tôi thấy Chúa Giêsu trong mỗi bệnh nhân.
Chính vì thế, mỗi sáng khi đi dự thánh lễ, bệnh nhân lương hay giáo, ai muốn đi ông đều chở trên xe; mỗi chiều Chúa nhật, ông lại chở các bệnh nhân đi chơi, tham quan nơi này nơi nọ. Và mỗi tối ông lần hạt chung với người Công giáo. Ít lâu sau, ông Longet trở về nước Pháp, vào chủng viện dâng mình làm Linh mục và tình nguyện sang phục vụ những người nghèo ở giáo phận Cần thơ. Nhưng tiếc thay, sau khi chịu chức xong, ông lâm trọng bệnh và qua đời trước khi tới nơi hằng mong ước (Quê Ngọc, Nên mọi sự cho mọi người, C, tr 12).
2. Thăm viếng để chia sẻ.
Chúng ta nhận thấy trong mùa Vọng này có ba nhân vật quan trọng được nhắc tới:
- Tiên tri Isaia loan báo Đấng Thiên Sai sẽ đến (Chúa nhật I).
- Gioan Tẩy giả rao giảng sám hối để dọn đường cho Chúa đến (Chúa nhật II).
- Đức Maria là một nhân vật không thể thiếu được, vì qua Ngài, ơn cứu độ bắt đầu được thực hiện (Chúa nhật IV).
Vì thế, trong suốt Mùa Vọng, chúng ta được nghe đọc những lời loan báo của tiên tri Isaia, được nhận biết cuộc đời và sứ mạng của Gioan Tẩy giả; và hôm nay, bài Tin mừng trình bầy cho chúng ta chân dung Đức Mẹ qua việc Đức Mẹ đi thăm viếng bà Elizabeth.
Bắt chước việc làm của Đức Mẹ, chúng ta phải biết chia sẻ với những người chung quanh. Có biết bao gia đình đòi hỏi chúng ta phải thăm viếng, giúp đỡ. Chúng ta đừng bao giờ giả điếc làm ngơ hay giả mù không thấy để rồi khép kín lòng chúng ta lại trước những người cần chúng ta thăm viếng, an ủi, giúp đỡ. Thiên Chúa rất hài lòng khi thấy chúng ta sống tinh thần liên đới với nhau, biết chia sẻ những hồng ân Ngài ban cho chúng ta để luôn sống trong phương châm “Nên mọi sự cho mọi người”.
Truyện: Đức Giáo hoàng Gioan 23.
Đức Giáo hoàng Gioan 23, lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng rời khỏi Rôma, đến thăm giáo chủ Anathagoras của Giáo hội Đông phương. Một Giáo hội đã ly khai khỏi Giáo hội Công giáo từ lâu đời. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng đã biểu lộ tình bạn chí thiết với Đức Giáo chủ và nhìn nhận Giáo hội Đông phương cùng một chi thể với Đức Kitô, hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Từ hai ngàn năm nay, noi gương cuộc viếng thăm của Đức Mẹ và Chúa Giáng sinh, bao nhiêu cuộc viếng thăm hồng phúc như thế đã loan truyền Tin mừng đi khắp năm châu bốn bể.
Lạy Mẹ Maria, chính cuộc sống khó khăn đ biến chng con thnh người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến gia đình mình, m khơng nghĩ đến tha nhân; ai sống chết thế nào cũng mặc ! Nhiều lúc con có thái độ dửng dưng và thờ ơ trước những nỗi thống khổ của tha nhân. Xin Mẹ dạy con biết noi gương Me: Mở lịng đón nhận những kẻ bất hạnh, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người đói khát, luôn nghĩ tốt và làm tốt cho người chung quanh, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện cho những ai xúc phạm đến mình. Xin cho con học theo Mẹ: Mau mắn đem Chúa đến cho tha nhân, giúp mọi người nhận biết và yêu mến Chúa. Xin cho con biết sống thanh sạch và luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu con yêu của Mẹ, để con xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Người trong mùa hồng phc ny (Đan Vinh).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đàlạt
CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta bắt đầu bước vào tuần lễ thứ 4 của Mùa Vọng, được coi là thời gian chót của Mùa Vọng. Trong các Chúa nhật trước, tiên tri Isaia đã loan báo cho dân chúng về Đấng Thiên sai, tiếp đến thánh Gioan Tẩy giả thúc giục mọi người hãy sám hối để được ơn tha tội trong khi đón chờ, đồng thời mách bảo cho mọi người cách thức dọn đường cho Chúa đến.
Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng này có thể được gọi là Chúa nhật của Đức Mẹ vì bài Tin mừng của ba năm đều nói đến Đức Mẹ. Như vậy, Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến vai trò của Đức Mẹ trong việc Chúa Cứu thế giáng sinh. Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay nói đến việc Đức Maria đi thăm viếng bà chị họ Elizabeth để vị Tiền hô và Đấng Cứu Thế gặp nhau ngay khi còn trong bụng mẹ.
Trong tâm tình dọn lòng mừng lễ Giáng sinh, chúng ta hãy để ra thời gian vắn để suy niệm về cuộc thăm viếng của Ngài. Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Maria để lại cho chúng ta nhiều bài học để thực hành: Đức Maria là mẫu gương của niềm tin, của bác ái và khiêm nhường. Noi gương sáng ngời của Đức Mẹ, chúng ta hãy tập sống bác ái theo phương châm của thánh Phaolô Tông đồ đã đề ra: ”Nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Mica 5,2-5
Tiên tri Mica là người đồng thời với tiên tri Isaia và cũng là thừa kế tinh thần của Isaia. Ông loan báo cho biết Đấng Emmanuel (Is 7,14) sẽ sinh ra tại Belem (cũng gọi là Epratha), một thôn làng bé nhỏ và nghèo nàn nhưng đã trở nên quan trọng vì Thiên Chúa đã chọn thôn làng này làm quê hương của Đấng Thiên Sai (Mt 2,6). Ông còn cho biết Đấng Emmanuel này rất cao trọng, Ngài sẽ thống lĩnh Israel và đem lại cho Israel sự thống nhất và bình an trong khi dân Israel bị chia rẽ và cơ cực.
+ Bài đọc 2: Dt 10,4-10
Tác giả bức thư gửi cho Do thái mô tả Đấng Messia như một vị Thượng tế, và chức Thượng tế của Ngài trổi vượt chức thượng tế Cựu ước. Ngài đã vâng phục Đức Chúa Cha đến nỗi hy sinh mình trên thập giá. Lễ tế Ngài sẽ dâng lên không phải là lễ toàn thiêu hay là lễ xá tội của Cựu ước, mà là chính thân thể Ngài và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Thánh vịnh 39/40 đã thể hiện sự hy sinh và vâng phục của Đức Giêsu đối với thánh ý của Thiên Chúa.
Lễ tế của Đức Giêsu trong thân phận làm người được dâng trên bàn thờ thập giá không cần phải dâng lên nhiều lần, mà một lần duy nhất có giá trị vĩnh viễn.
+ Bài Tin mừng: Lc 1,39-45
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết hai bà mẹ đang mang thai thăm viếng và chúc tụng nhau. Maria sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đã vội vã lên đường viếng thăm người chị họ Elizabeth để cho vị Tiền hô cũng nhận được Thần khí và được xức dầu làm tiên tri.
Luca có ý viết câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang hòm bia về Giêrusalem (2Sm 6), để nói rằng Đức Maria chính là Hòm Bia Tân ước. Như Đavít ngày xưa nhảy múa trước Hòm Bia, nay Gioan nhảy mừng trước Maria, Hòm bia Giao ước mới đang mang nặng trong mình Đấng Cứu độ. Chính bà Elizabeth, khi gặp Maria, cô em họ đang mang nặng Đức Giêsu đã gọi cô là “Thân mẫu Chúa tôi” vì Maria đã hoàn toàn tin vào lời Chúa hứa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tâm tình cuộc viếng thăm.
I. CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC MARIA
1. Hai chị em gặp nhau.
Theo ý định ngàn đời của Thiên Chúa, Trinh nữ Maria đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Và đặc biệt là Trinh nữ thụ thai, sinh con mà vẫn còn đồng trinh vì đây là việc làm đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng; và cũng là một dấu hiệu để Maria tin: bà chị họ Elizabeth của cô đã thụ thai trong lúc tuổi già và đã mang thai được sáu tháng. Vừa nghe tin mừng này Maria liền vội vã lên đường đến thăm và chia vui với chị.
Bà Elizabeth ở miền núi, chắc chắn cuộc hành trình của Maria lên miền núi không tránh được mệt nhọc vất vả. Theo lời truyền tụng từ thế kỷ thứ 5, gia đình Giacaria ở triền núi, trong một thành thuộc xứ Giuđa, tên gọi Ain Karim cách Giêrusalem 7 cây số về phía tây. Đường đi từ Nazareth đến Ain Karim phải 3,4 ngày đường.
Hai chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, trong khi đó hai thai nhi gặp nhau trong bụng mẹ. Sự hiện diện của thai nhi Giêsu làm cho thai nhi Gioan có phản ứng lạ lùng: Thai nhi trong dạ Elizabeth nhảy mừng lên. Việc nhảy mừng của Gioan trong bụng mẹ là dấu chỉ cho bà Elizabeth nhận ra sự cao cả của thai nhi Giêsu và của Đức Maria. Chính bà Elizabeth đã nhận ra và chúc tụng Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu thế:”Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. Sau đó, Đức Maria ở lại nhà ông Giacaria độ ba tháng để phục vụ, đoạn trở về nhà mình.
2. Lý do thúc đẩy cuộc viếng thăm
Thiên sứ đã củng cố niềm tin cho Maria để Ngài tin vào quyền năng của Thiên Chúa bằng cách cho biết: Bà chị họ Elizabeth đã có thai trong tuổi già được 6 tháng, bởi vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được. Chắc chắn Maria không hề hồ nghi về quyền năng của Thiên Chúa trong việc sinh con của mình và tin người chị họ mang thai trong tuổi già là tín hiệu của tình yêu Thiên Chúa đối với người chị họ.
Đây là một tin vui, vì thế Maria vội vã lên đường thăm viếng và chia vui với chị. Do đó lý do cuộc thăm viếng của Đức Maria không phải là tò mò hay kiểm tra xem việc thực hư, mà là do tình thương yêu thúc đẩy. Ngài không đến thăm thì bà Elizabeth chẳng trách ngài được, lý do là bà ấy đâu biết rằng Ngài biết bà mang thai. Vả lại, chính Ngài cũng đang mang thai, mà đường xá lại xa xôi. Chính tình thương đã thúc đẩy Ngài đi vì Ngài rất giầu tình thương. Và cũng vì chính giầu tình thương mà Ngài xứng đáng làm Mẹ của Đức Giêsu, là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín trong lòng. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là tình yêu đích thực. Tương tự như lời thánh Giacôbê:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”(Gc 2,26). Cũng vậy, tình yêu không việc làm, không được biểu lộ là tình yêu chết. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Câu tục ngữ:”Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua” có nghĩa như thế.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói:”Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”, ngài gọi cái khổ ấy là “Ai biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu:”Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
3. Anh hưởng hỗ tương của việc thăm viếng.
Khi chúng ta thăm viếng một người nào, chúng ta tự nhận thấy là mình đang làm một việc tốt đẹp cho người đó. Đó là sự thật. Nhưng chúng ta cũng được lợi nữa. Chúng ta cũng trở nên phong phú, mặc dù chỉ là để xem cách thế người khác đương đầu với những khó khăn, hoặc những tình huống hầu như không thể giải quyết được. Thậm chí khi ở giữa người đau yếu, bạn vẫn có thể tìm thấy một tâm hồn tỏa sáng. Có thể bạn đến thăm người đó, để đem lại cho họ điều gì đó, nhưng rồi bạn lại nhận ra rằng chính mình đang nhận được. Bạn ra về với tâm hồn phấn chấn. Trong mỗi cuộc viếng thăm, có điều gì đó xẩy ra theo mức độ nào đó. Người này được vui mừng khi tiếp nhận, người kia được vui mừng khi cho đi (Flor McCarthy).
Khi thăm viếng, Maria đem đến cho ông bà Giacaria và Elizabeth niễm vui và sự phục vụ, đồng thời chính Ngài lại đón nhận được sự nâng đỡ về tinh thần: Ngài thêm xác tin về lời sứ thần khi thấy bà chị họ hiếm muộn mà giờ đã có thai. Ngài ngỡ ngàng khi thấy mầu nhiệm được làm Mẹ Đấng Thiên Sai, nay đã được Thánh Thần tỏ bày cho bà chị họ biết. Niềm hứng khởi và những lời chúc mừng của bà Elizabeth đã động viên Ngài cất lên lời Ngợi khen cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong Kinh ngợi khen Magnificat.
Bác sĩ Tom Dolly, một người đã hy sinh cả cuộc đời giữa chốn rừng thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế ký này, đã nói như sau:”Không có ai nghèo đến độ không có cái gì đó để tặng cho người khác”. Một người ăn xin ư ? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để ta thể hiện sự chia sẻ quảng đại đối với anh. Một người tàn tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta cơ hội thuận tiện để kiên nhẫn chịu đựng sự xỉ nhục và sẵn sàng tha thứ. Phải, bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một cái gì đó. Vấn đề là chúng ta có biết mở rộng lòng để đón nhận quà tặng đó hay không.
II. DƯ ÂM CUỘC VIẾNG THĂM
1. Đức Maria, mẫu gương của niềm tin
Tin Thiên Chúa là ký thác đời mình vào tay Thiên Chúa. Là ưng thuận điều Thiên Chúa muốn. Trước khi thưa “Xin Vâng”, Đức Maria đã có chương trình của Ngài là sẽ sống đời đôi bạn với thánh Giuse (Lc 1,27). Và qua lời “Xin Vâng”, Ngài đã chấp nhận hoàn toàn để cho Thiên Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Thiên Chúa đảo lộn chương trình sống, và cùng Chúa bước vào cuộc mạo hiểm với trọn niềm tin yêu phó thác.
Đức Maria đã đi từ bước phiêu lưu này đến bước phiêu lưu khác. Hình ảnh Đức Maria trong Tân ước xuất hiện vài lần ở những mốc chính trong cuộc đời Đức Giêsu: bình tĩnh đón nhận thụ thai, hạ sinh con trong một hang đá lạnh lẽo, dâng con trong đền thánh, đem con lánh sang Ai cập, dẫn con tới tiệc cưới Cana và có mặt trong chặng đường khổ giá cuối đời của người con tội nhân. Ở đâu, Đức Maria cũng chứng tỏ một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Chính bà Elizabeth đã chúc tụng Đức Maria:”Em thật diễm phúc, vì đã tin rằng Chúa đã thực hiện những gì Người đã nói cho em biết”. Không những Đức Maria đã có niềm tin vào Lời Chúa mà còn thể hiện lòng tin đó vào việc vội vã đi viếng thăm bà Elizabeth. Đúng như lời thánh Giacôbê nói:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.
Truyện: Không thể ngờ được
Một doanh nhân giầu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người: Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang ở. Đại khái nội dung của bích chương loan báo: Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó từ 9 g đến 12 giờ đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán lời mời gọi này, nhưng đa số đã xem đây là một trò đùa.
Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Hai giờ trôi qua mà không thấy người nào đến. Mãi tới 11 g mới có một người đàn ông rụt rè đến… Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần 12 giờ một vài người nữa cũng đến… Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, C, tr 20).
Lời hứa của doanh nhân trong chuyện trên đây quá lớn, nên đa số đã không tin. Chính vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào Lời Chúa hứa nên đã được tràn đầy ơn phúc. Bà Elizabeth đã nói:”Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì người đã nói với em”(Lc 1,45).
2. Đức Maria, mẫu gương của bác ái
“Maria đã vội vã ra đi lên miền núi”: điều đó nói lên sự nhiệt tình của Đức Maria trong việc đi thăm viếng, chia vui sẻ buồn, giúp đỡ gia đình bà chị đang bối rối vì mang nặng đẻ đau. Dù phải đi bộ đến bốn, năm ngày đường xa xôi hiểm trở cũng không ngăn cản nổi gót liễu yếu đào tơ đầy lòng thương mến của Ngài.
Dầu Đức Maria có nhiều lý do để không ra đi, không tiến hành cuộc hành trình: nào là từ nay phải giữ gìn sức khỏe nhằm lợi ích cho thai nhi. Nào là đường đi xa xôi, nguy hiểm, phải ít nhất bốn năm ngày mới tới nơi. Lộ trình này có nhiều rủi ro nguy hiểm, nhất là cho thân gái. Trước những trở ngại này và thêm vào đó không có một chỉ thị nào về phía Chúa bảo phải đi, để Maria có lý để từ chối.
Những lý do trở ngại ấy không cản bước được Đức Maria. Người ta dễ dàng né tránh lời mời gọi của đức ái, nại đến những lý do ít nhiều chính đáng. Nhưng lòng quảng đại của Maria phá tan mọi chần chừ, lưỡng lự để vội vã lên đường. Đúng là tình yêu mạnh hơn sự chết.
Đó là gương mẫu về lòng mau mắn giúp đỡ, nghĩ tới người khác hơn là nghĩ tới mình. Yêu thương luôn luôn đòi hỏi từ bỏ, đòi hỏi phải hao mòn chính bản thân mình. Khi xẩy ra một việc cần giúp đỡ, có biết bao lý do nại ra để từ chối ! Nếu có được lòng yêu thương như Đức Maria, chúng ta sẽ sung sướng quên mình để nghĩ đến hạnh phúc của người khác.
3. Đức Maria, mẫu gương khiêm nhường
Khác hẳn với những thiếu nữ Do thái, Maria không bao giờ dám mơ tưởng mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Ngài thấy rõ thân phận mình chỉ là một nữ tỳ hèn mọn, đã đính hôn với một bác thợ mộc lao động cực khổ ở một làng quê vô danh. Thế mà: ”Phận nữ tỳ hèn mọn đã được Thiên Chúa đoái thương đến”. Sau khi biết đó là ý Thiên Chúa, Đức Maria đã tin và dám xin: ”Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin vâng như lời thiên thần nói”. Lời xin vâng thật khiêm tốn, luôn luôn chỉ coi mình là nữ tỳ, là tôi tớ, không dám nhận làm Mẹ Đấng Cao Cả.
Cũng thế, khi Đức Maria vừa được thiên sứ báo tin được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Ngài tự nguyện đi làm tôi tớ cho bà Elizabeth. Qua lời thiên sứ, Ngài biết Thiên Chúa đã ban cho Ngài địa vị cao cả hơn người chị họ nhiều, ý thức mình được chọn trong tất cả phụ nữ Israel, một địa vị mà không một phụ nữ nào có thể sánh ví. Với ý thức đó, Ngài đã tự nguyện trong vòng ba tháng đi làm công tác của một người hầu hạ cho một người đàn bà trong lúc sinh nở, nàng đảm đang luôn công việc của một gia nhân.
Đức Maria không thuộc loại người, bắt người khác phải nhận ra địa vị cao sang của mình, và đòi phải cúi đầu kính cẩn. Đức Maria muốn bắt chước việc làm của Con mình sau này: Đức Giêsu yêu thương các môn đệ, tuy là Chúa và là Thầy mà Ngài còn “Đứng dậy, ra khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn cuốn ngang lưng, đổ nước vào chậu, lần lượt rửa chân cho các môn đệ”(Ga 13,1-3). Nàng không muốn tỏ ra là một nhân vật quan trọng, dầu ngài quan trọng nhất trong tạo vật. Không một ai có thể nhận ra trong những ngày phục vụ tại nhà Elizabeth một thiếu nữ ấy đã được Thiên Chúa ban cho một địa vị cao cả nhất. Người ta chỉ nhận thấy nơi nhà ông bà già này một gia nhân ân cần tự trọng, làm hết mọi công việc tầm thường nhất, và làm cách tự nhiên như đó là phận sự của nàng.
Truyện: Khiêm nhường hay danh dự ?
Thầy Đô-đi-kê nổi tiếng thánh thiện nhất trong dòng và hay làm phép lạ. Tin đồn rằng bất cứ điều gì thầy xin đều được Chúa nhận lời.
Một hôm dân làng kéo đến xin thầy cầu nguyện cho trời mưa. Nhưng thay vì trời mưa thì lại nắng hạn lâu hơn nữa.
Một người mẹ đến xin thầy cầu nguyện cho đứa con đang đau được mau lành. Nhưng đứa con đã chết sau đó vài ngày.
Vài người khác đến xin thầy làm phép lạ cho đá thành bánh. Nhưng đá vẫn trơ ra đấy.
Sau những lần thử thách mà không được gì cả, dân làng nổi giận đuổi thầy ra khỏi phạm vi của làng, cấm không cho thầy trở lại tu viện nữa.
Thầy đành phải đi tìm một hang đá trong sườn núi để ẩn mình, rồi than thở với Chúa:
- Lạy Chúa, con không hiểu tại sao lại xẩy ra như vậy. Con cầu xin Chúa cho mưa xuống thì Chúa lại làm cho nắng hạn lâu hơn. Con xin cho đứa trẻ mau lành bệnh thì Chúa lại cho nó chết. Con xin Chúa cho dân làng bánh ăn thì Chúa cứ để những viên đá trơ trơ ra đó. Vì thế Chúa xem đây: con bị mọi người xua đuổi, coi con như một kẻ tội lỗi nhất.
Nói xong, thầy nghe có tiếng từ trời phán:
- Hỡi con, bởi vì Ta đã cho con điều con cầu xin lúc trước đó rồi.
Thầy Đi-đô-kê không còn nhớ thầy đã xin gì trước đó nữa nên mới hỏi lại:
- Nhưng lạy Chúa, con đã xin Chúa điều gì ?
Tiếng lạ đáp:
- Trước đây con đã chẳng cầu xin Ta cho con được dịp sống khiêm nhường đó sao ?
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 108-109)
III. BÀI HỌC TỪ CUỘC THĂM VIẾNG
1. “Nên mọi sự cho mọi người”
Trong thư gủi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô tông đồ đã viết:”Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người”(1Cr 9,19). Thánh Tông đồ chỉ có một ước vọng là đi rao giảng Tin mừng cho mọi người, không đòi hỏi đời sống vật chất mặc dầu Ngài có quyền đòi hỏi vì thợ thì đang hưởng lương”.
Ngài là con người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng đã thành nô lệ cho mọi người hầu chinh phục được nhiều người. Ngài sẵn sàng trở nên người Do thái để chinh phục người Do thái. Đối với những người sống theo Lề Luật, Ngài cũng sống theo Lề Luật mặc dù không còn phải sống theo Lề Luật; còn đối với những người sống ngoài Lề Luật, Ngài cũng sống ngoài Lề Luật dù Ngài không sống ngoài luật Thiên Chúa, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật.
Thánh Tông đồ đã quên mình hòa nhập với mọi người để chinh phục mọi người về cho Chúa. Cuộc đời như thế chỉ là phản ảnh, rập khuôn, bắt chước cuộc đời của Đức Giêsu và Đức Maria. Vì con đường mà Chúa xuống thế làm người để truyền dạy cho nhân loại noi theo không khác gì ngoài con đường hiến thân phục vụ Thiên Chúa qua anh em, hy sinh làm tôi tớ cho mọi người vì yêu Chúa. Vậy để có thể nên giống Chúa và bắt chước gương sống của Đức Mẹ, mỗi người chúng ta phải làm gì ? Hãy thực hiện phương châm:”Omnia omnibus factus sum” (x. 1Cr 9,19): nên mọi sự cho mọi người.
Trước hết “Nên mọi sự” là một nguyên tắc xả thân cao độ khi ta biết biến đời mình và những gì thuộc về mình thành hữu ích cho nhân quần xã hội vì lòng yêu mến Chúa và thương người. Do đó, một khi đã chọn con đường đi theo Đức Kitô thì người môn đệ đúng nghĩa sẽ tự nguyện hiến toàn thân bao gồm sức khỏe, thời giờ, tài năng, của cái cho mưu cầu ích chung, thành như đồ vật cho mọi người xử dụng. Muốn được như thế, tất nhiên chúng ta phải luôn có Chúa trong mình và hoàn toàn lệ thuộc vào thánh ý của Ngài.
Thứ đến là “Cho mọi người” vì khi đã nên mọi sự mà chỉ giữ lại cho riêng mình hoặc chỉ ban phát kiểu nhỏ giọt thì không thể nên giống Chúa được, mà phải trở nên như một đồ vật cho người ta xài, theo kiểu nói của Cha Antôn Chevrier, trở thành một “Homme mangé”: làm người bị người ta ăn đi, nghĩa là phải hao mòn vì người ta. Cũng thế, một người Kitô hữu thực sự theo đúng gương Thầy mình thì phải đem cuộc sống của mình cho mọi người xử dụng. Đây là một cuộc đầu tư làm ăn sáng suốt nhất và khôn ngoan nhất vì họ chỉ bỏ ra một cuộc sống tạm bợ ở đời này để đổi lấy một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Hơn nữa vì yêu mến anh em mà sẵn lòng cho đi tất cả sẽ được Chúa thương yêu và thưởng công gấp bội.
Truyện: Bác sĩ Longet.
Bác sĩ Longet là một người Pháp, đã từng phục vụ ở Việt nam cách đây mấy mươi năm và cũng nổi tiếng như bác sĩ Tom Doley, người Mỹ đã phục vụ ở Đông Nam Á. Ông tận tụy săn sóc các bệnh nhân bất kể giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, ngày lẫn đêm.
Được hỏi tại sao ông quí mến bệnh nhân như thế ?
Bác sĩ Longet đáp:
- Vì tôi thấy Chúa Giêsu trong mỗi bệnh nhân.
Chính vì thế, mỗi sáng khi đi dự thánh lễ, bệnh nhân lương hay giáo, ai muốn đi ông đều chở trên xe; mỗi chiều Chúa nhật, ông lại chở các bệnh nhân đi chơi, tham quan nơi này nơi nọ. Và mỗi tối ông lần hạt chung với người Công giáo. Ít lâu sau, ông Longet trở về nước Pháp, vào chủng viện dâng mình làm Linh mục và tình nguyện sang phục vụ những người nghèo ở giáo phận Cần thơ. Nhưng tiếc thay, sau khi chịu chức xong, ông lâm trọng bệnh và qua đời trước khi tới nơi hằng mong ước (Quê Ngọc, Nên mọi sự cho mọi người, C, tr 12).
2. Thăm viếng để chia sẻ.
Chúng ta nhận thấy trong mùa Vọng này có ba nhân vật quan trọng được nhắc tới:
- Tiên tri Isaia loan báo Đấng Thiên Sai sẽ đến (Chúa nhật I).
- Gioan Tẩy giả rao giảng sám hối để dọn đường cho Chúa đến (Chúa nhật II).
- Đức Maria là một nhân vật không thể thiếu được, vì qua Ngài, ơn cứu độ bắt đầu được thực hiện (Chúa nhật IV).
Vì thế, trong suốt Mùa Vọng, chúng ta được nghe đọc những lời loan báo của tiên tri Isaia, được nhận biết cuộc đời và sứ mạng của Gioan Tẩy giả; và hôm nay, bài Tin mừng trình bầy cho chúng ta chân dung Đức Mẹ qua việc Đức Mẹ đi thăm viếng bà Elizabeth.
Bắt chước việc làm của Đức Mẹ, chúng ta phải biết chia sẻ với những người chung quanh. Có biết bao gia đình đòi hỏi chúng ta phải thăm viếng, giúp đỡ. Chúng ta đừng bao giờ giả điếc làm ngơ hay giả mù không thấy để rồi khép kín lòng chúng ta lại trước những người cần chúng ta thăm viếng, an ủi, giúp đỡ. Thiên Chúa rất hài lòng khi thấy chúng ta sống tinh thần liên đới với nhau, biết chia sẻ những hồng ân Ngài ban cho chúng ta để luôn sống trong phương châm “Nên mọi sự cho mọi người”.
Truyện: Đức Giáo hoàng Gioan 23.
Đức Giáo hoàng Gioan 23, lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng rời khỏi Rôma, đến thăm giáo chủ Anathagoras của Giáo hội Đông phương. Một Giáo hội đã ly khai khỏi Giáo hội Công giáo từ lâu đời. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng đã biểu lộ tình bạn chí thiết với Đức Giáo chủ và nhìn nhận Giáo hội Đông phương cùng một chi thể với Đức Kitô, hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Từ hai ngàn năm nay, noi gương cuộc viếng thăm của Đức Mẹ và Chúa Giáng sinh, bao nhiêu cuộc viếng thăm hồng phúc như thế đã loan truyền Tin mừng đi khắp năm châu bốn bể.
Lạy Mẹ Maria, chính cuộc sống khó khăn đ biến chng con thnh người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến gia đình mình, m khơng nghĩ đến tha nhân; ai sống chết thế nào cũng mặc ! Nhiều lúc con có thái độ dửng dưng và thờ ơ trước những nỗi thống khổ của tha nhân. Xin Mẹ dạy con biết noi gương Me: Mở lịng đón nhận những kẻ bất hạnh, quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người đói khát, luôn nghĩ tốt và làm tốt cho người chung quanh, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện cho những ai xúc phạm đến mình. Xin cho con học theo Mẹ: Mau mắn đem Chúa đến cho tha nhân, giúp mọi người nhận biết và yêu mến Chúa. Xin cho con biết sống thanh sạch và luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu con yêu của Mẹ, để con xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Người trong mùa hồng phc ny (Đan Vinh).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đàlạt
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 16/12/2009
LẤY VẢI BỊT MẮT
Đại sư mời tỉnh trưởng cùng tĩnh tọa suy tưởng, tỉnh trưởng nói rất bận, đại sư nói:
- “Ngài làm cho tới nhớ đến một người lấy vải bịt mắt và đi vào trong rừng rậm, bận đến đổi không có giờ lấy miếng vải xuống.”
Tỉnh trưởng biện hộ nói thật sự là không có thời gian, đại sư nói tiếp:
- “Nguyên nhân chỉ vì không có thời gian mà không thể tĩnh tọa suy tưởng, đó là tư tưởng sai lầm, nguyên nhân chính là tâm tư ngài quá rối loạn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su nói: của cải ở đâu thì lòng dạ để ở đó. Nếu trong lòng thật sự tĩnh tâm cầu nguyện, thì chắc chắn sẽ sắp xếp thời gian để tĩnh tâm cầu nguyện, nhưng nếu trong lòng không muốn thì có rất nhiều lý do để chối từ thoái thoát.
Có một vài người Ki-tô hữu thường viện lý do này lý do khác để thoái thoát việc tham dự tĩnh tâm mùa vọng mùa chay ở nhà xứ, bởi vì tâm của họ không để nơi việc chuẩn bị tâm hồn; có một vài người Ki-tô hữu khi được mời gọi tham dự các sinh hoạt trong nhà xứ, thì họ tìm cách này hay cách khác để từ chối, bởi vì tâm hồn của họ thiết tha gì với giáo xứ của mình.
Luôn từ chối những lời mời gọi tham dự cộng tác cách chính đáng, nhưng sẵn sàng phê bình những việc làm của người khác, là biểu lộ một tâm hồn kiêu ngạo bất an và rối loạn.
Đó chính là lấy vải thưa bịt mắt...Thiên Chúa vậy. Ha ha ha...
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đại sư mời tỉnh trưởng cùng tĩnh tọa suy tưởng, tỉnh trưởng nói rất bận, đại sư nói:
- “Ngài làm cho tới nhớ đến một người lấy vải bịt mắt và đi vào trong rừng rậm, bận đến đổi không có giờ lấy miếng vải xuống.”
Tỉnh trưởng biện hộ nói thật sự là không có thời gian, đại sư nói tiếp:
- “Nguyên nhân chỉ vì không có thời gian mà không thể tĩnh tọa suy tưởng, đó là tư tưởng sai lầm, nguyên nhân chính là tâm tư ngài quá rối loạn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su nói: của cải ở đâu thì lòng dạ để ở đó. Nếu trong lòng thật sự tĩnh tâm cầu nguyện, thì chắc chắn sẽ sắp xếp thời gian để tĩnh tâm cầu nguyện, nhưng nếu trong lòng không muốn thì có rất nhiều lý do để chối từ thoái thoát.
Có một vài người Ki-tô hữu thường viện lý do này lý do khác để thoái thoát việc tham dự tĩnh tâm mùa vọng mùa chay ở nhà xứ, bởi vì tâm của họ không để nơi việc chuẩn bị tâm hồn; có một vài người Ki-tô hữu khi được mời gọi tham dự các sinh hoạt trong nhà xứ, thì họ tìm cách này hay cách khác để từ chối, bởi vì tâm hồn của họ thiết tha gì với giáo xứ của mình.
Luôn từ chối những lời mời gọi tham dự cộng tác cách chính đáng, nhưng sẵn sàng phê bình những việc làm của người khác, là biểu lộ một tâm hồn kiêu ngạo bất an và rối loạn.
Đó chính là lấy vải thưa bịt mắt...Thiên Chúa vậy. Ha ha ha...
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:52 16/12/2009
Chương 22:
“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt 5, 4)
HIỀN LÀNH
“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt 5, 4)
N2T |
1. Người hiền lành đều vì lợi ích của mình và của người khác.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 16/12/2009
N2T |
317. Hoa tuyết là thứ yếu mền nhất trong vũ trụ, nhưng thử nhìn sức mạnh của nó là như thế nào khi chúng nó gộp lại với nhau.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên hệ Rôma-Mạc Tư Khoa mở ra một kỷ nguyên mới
Vũ Văn An
01:28 16/12/2009
Sự việc đang diễn biến nhanh ở tuyến phía đông. Và nhiều động thái nữa có thể sẽ xẩy ra nay mai, khi cái lạnh của mùa đông xưa cũ trong mối liên hệ Rôma-Mạc Tư Khoa đang dần tan biến, mang theo nhiều hậu quả sâu sắc cho Âu Châu và toàn thế giới.
Đó là lời nhận định của Robert Moynihan, sáng lập viên và là chủ bút nguyệt san Inside the Vatican. Theo ông, các quan sát viên của Vatican đang hết sức chú ý theo dõi các phát triển trên đây. Trong một bài báo ngày 11 tháng 12, Sandro Magister, một quan sát viên đáng kính của Vatican cho rằng: “Đối với Rôma và Mạc Tư Khoa, Mùa Xuân lại đã đến”.
Việc cải thiện các mối liên hệ này một phần là kết quả của nhiều bước âm thầm từ phía Vatican, dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Walter Kasper, chuyên viên đại kết hàng đầu của Tòa Thánh, người từng lãnh đạo một phái đoàn của Vatican tham dự cuộc đàm thoại thần học kéo dài một tuần tại Đảo Sýp, và của Đức TGM Antonio Mennini, khâm sứ tài ba của Đức Giáo Hoàng tại Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Magister đã bình luận về hai biến có then chốt mới đây: (1) Việc nâng cấp các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Nước Nga, và (2) Tại Mạc Tư Khoa, lần đầu tiên có việc công bố một tuyển tập gồm các bài giảng của Đức Bênêđíctô XVI.
Ông cho rằng: “mùa xuân” này có một mục đích, đó là “bảo vệ truyền thống Kitô Giáo” tại Âu Châu và khắp nơi trên thế giới. Cho nên, xét trong yếu tính, điều ta có ở đây là lời công bố một liên minh mới trên sân khấu thế giới, giữa hai sức mạnh từ lâu vốn không tin tưởng lẫn nhau, đó là Rôma và Nước Nga.
Xét vì non 20 năm trước đây, Nước Nga vốn là một quốc gia vô thần, nhưng bất kể là khó tin như hế nào, đây vẫn là điều đang xẩy ra trước mắt chúng ta. Ngày 9 tháng 12, tiếp theo cuộc gặp mặt giữa Đức GH và Tổng Thống Dimitri Medvedev, Nga và Vatican công bố “việc thiết lập ngoại giao giữa hai bên, ở cấp tông sứ về phần Tòa Thánh, và cấp đại sứ về phần Liên Bang Nga”.
Trước đó một tuần, Đức Bênêđíctô XVI đã tiếp kiến ông Medvedev tại Vatican và trao tặng ông một bản thông điệp “Bác Ái trong Chân Lý” bằng tiếng Nga. Ngày 2 tháng 12, một ngày trước khi ông Medvedev diện kiến Đức Giáo Hoàng, toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cho trưng bày tại Rôma một cuốn sách, do tòa này xuất bản, chứa đựng các bài diễn văn chính nói về Âu Châu trong suốt 10 năm qua của Đức Bênêđíctô XVI hồi còn là Hồng Y Ratzinger và lúc đã lên ngôi Giáo Hoàng. Trọn cuốn sách này được trình bày song ngữ: cả tiếng Ý lẫn tếng Nga. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy việc xích lại gần nhau hơn của Nga và Rôma.
Tinh thần thân thích
Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev của giáo phận Volokolamsk, trưởng ban đối ngoại của Tòa Thượng Phụ, là người viết lời giới thiệu cho cuốn sách. Vị tổng giám mục này là một nhân vật càng ngày càng quan trọng trong Giáo Hội Chính Thống Nga, và trong thế giới Chính Thống Giáo nói chung. Vị tiền nhiệm của ngài trong chức vụ này chính là Đức Kirill, người đầu năm nay đã được bầu làm Thượng Phụ Mạc Tư Khoa; sự kiện này càng cho thấy tầm quan trọng trong tương lai của TGM Hilarion.
Trong lời giới thiệu, TGM Hilarion, 43 tuổi, đề cập tới quan điểm của ngài về Âu Châu, và “liên minh” mới mẻ cần có để thực hiện quan điểm này. Đây là một lời giới thiệu rất đáng lưu ý.
Magister có ấn tượng mạnh về lời giới thiệu ấy đến nỗi ông viết như sau: “Những ai mong đợi một Giáo Hội Chính Thống bị bứng ra khỏi thời gian, chỉ còn lại những truyền thống xa xôi và những nền phụng vụ lỗi thời hẳn phải rúng động khi đọc lời giới thiệu cho cuốn sách này. […]
“Hình ảnh từ nó phát sinh ra là hình ảnh về một Giáo Hội Chính Thống nhất định không chịu giam mình vào một thứ ghetto, trái lại tự tung mình ra chống lại cuộc tấn kích của chủ nghĩa thế tục bằng mọi thứ vũ khí hòa bình có thể có, kể cả bất tuân dân sự chống lại các luật lệ “buộc người ta phạm tội chống lại Thiên Chúa”.
Những ai ở Tây Phương, cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ, cảm thấy các đạo luật bất chính từng được thông qua mà Kitô Hữu không thể làm gì chống lại được, hẳn sẽ gặp nơi TGM Hilarion một tinh thần bà con thân thích. Tựa đề bài giới thiệu của TGM Hilarion là: “Sự Giúp Đỡ Mà Giáo Hội Chính Thống Nga Có Thể Đem Lại Cho Âu Châu”. Bài này khởi đầu với việc vị lãnh đạo Chính Thống Giáo này than phiền về các vụ đóng cửa nhà thờ Công Giáo và Thệ Phản tại Tây Âu. Ngài viết: “Khi đi du lịch tại Âu Châu, nhất là tại các nước có truyền thống Thệ Phản, tôi luôn ngỡ ngàng thấy một số nhà thờ bị các cộng đoàn bỏ rơi, nhất là những nhà thờ bị biến thành tiệm rượu, câu lạc bộ, tiệm buôn, hoặc những nơi sinh hoạt phàm tục thuộc một phạm vi khác hẳn. Có điều gì đó đáng trách một cách sâu sắc trong quang cảnh đáng buồn ấy.
“Tôi xuất thân từ một quốc gia, nơi đó, trong nhiều thập niên qua, các nhà thờ từng bị trưng dụng cho các mục tiêu không có tính tôn giáo. Nhiều nơi thờ phượng hoàn toàn bị phá sập. […]. Ở xã hội Tây Phương, tại sao những nơi dành cho tôn giáo cũng bị giảm thiểu một cách thảm hại như thế trong mấy thập niên qua?”
Giúp đỡ Tây Phương
Và TGM Hilarion đưa ra giải pháp: Nước Nga có thể giúp về phương diện này. Nó có thể cứu nguy cho Tây Phương. Ngài viết: “Với kinh nghiệm độc đáo từng sống thoát những cuộc bách hại nghiệt ngã nhất, từng phải chiến đấu với chủ nghĩa vô thần đấu tranh, từng ra khỏi cảnh ghetto khi tình thế chính trị thay đổi, từng tìm lại chỗ đứng của mình trong xã hội và tái xác định được các trách nhiệm xã hội của mình, Giáo Hội Chính Thống Nga do đó có thế giúp đỡ được Âu Châu”.
Ngài nói cụ thể hơn: “Không thể thay thế nền độc tài toàn trị của quá khứ bằng nền độc tài mới của các then máy cai trị toàn Âu Châu. […] Thí dụ, các nước có truyền thống Chính Thống Giáo không chấp nhận các đạo luật cho phép an tử, hôn nhân đồng tính, buôn bán ma túy, duy trì các động điếm, văn hóa khiêu dâm, v.v…”
Tóm lại, theo TGM Hilarion, Chính Thống Giáo, trong đó có Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ các giá trị của Kitô Giáo tại Tây Phương, cùng với người Công Giáo và Thệ Phản.
Về việc không loại bỏ sự bất tuân đối với các đạo luật bất chính, TGM Hilarion cho hay: “Hiển nhiên, bất tuân luật lệ dân sự là một biện pháp cực đoan mà một giáo hội đặc thù nào đó buộc phải chấp nhận trong các hoàn cảnh bất thường. Tuy nhiên, đó là một giải pháp mà ta không nên tiên thiên loại bỏ, khi hệ thống giá trị bị tục hóa đến độ trở thành hệ thống duy nhất được phép thi hành tại Âu Châu”
Phải chăng bài viết trên chỉ là chuyện tình cờ, không đại diện cho ai hết, đứng bên ngoài chính dòng? Xin thưa: một dấu chỉ rõ ràng cho thấy đây không hẳn là một ý kiến phất phơ mà đúng ra là thành phần của một đồng thuận ngày một gia tăng, đó là sự kiện tờ L’Osservatore Romano của Tòa Thánh đã cho đăng gần như toàn bộ bài viết của TGM Hilarion vào ngày 2 tháng 12.
John Thavis, một chuyên viên lỗi lạc về Vatican tại cơ quan Catholic News Service, thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 12 đã viết như sau: “Giáo Hội Chính Thống Nga vừa đi trước trong việc đề nghị ra một liên minh có tính chiến lược với Giáo Hội Công Giáo thực chất nhằm cứu linh hồn Âu Châu khỏi ‘chủ nghĩa duy nhân bản hậu Kitô Giáo của Tây Phương’. Đề nghị này xuất hiện trong lời giới thiệu do TGM Hilarion của Giáo Hội Chính Thống Nga viết cho cuốn sách các bài diễn văn của Đức Bênêđíctô XVI về cuộc khủng hoảng tâm linh của Âu Châu, do Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa ấn hành bằng tiếng Nga. Trong một động thái bất thường, tờ báo của Vatican đã đăng tải gần như nguyên vẹn lời giới thiệu ấy trong ấn bản ngày 2 tháng 12 của mình”.
Thavis nhận định rằng đề nghị của TGM Hilarion xuất hiện đúng vào lúc 140 các nhà lãnh đạo Kitô Giáo của Hoa Kỳ họp nhau tại New York và cho công bố “Tuyên Ngôn Manhatta” cương quyết nhất tâm nhiệt thành trong việc bảo vệ trẻ chưa sinh, trong việc định nghĩa hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Thavis cho biết: “Các giới chức Vatican không lên tiếng chính thức về đề nghị trên, nhưng đã đọc đề nghị đó một cách hết sức chú tâm”.
Thánh Gregory thành Nazianzus
Lời giới thiệu của TGM Hilarion thực ra không nên làm ta ngạc nhiên. Trong bốn năm qua, vị TGM này từng nhiều lần công khai lên tiếng về một liên minh như thế. Thực vậy, tháng 5 năm 2006, Vatican và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa vốn đã cùng nhau tổ chức một hội nghị kéo dài một tuần tại Vienna nhằm đưa ra một cái khung cho một việc hợp tác như thế. Tháng vừa rồi, Robert Moynihan có qua Nga và đích thân gặp TGM Hilarion cùng các cộng tác viên thân cận của ngài. Một trong các vị ấy là Leonid Sevastianov, 31 tuổi, giám đốc điều hành của Qũy Bác Ái Thánh Gregory thành Nazianzus, được thành lập trước đó mấy tuần với sự chúc lành của Thượng Phụ Kirill nhằm giúp thực hiện được quan điểm của TGM Hilarion trong việc hợp tác với các Kitô hữu Tây Phương nhân danh các giá trị Kitô Giáo.
Sevastianov cho Moynihan hay: “Chúng tôi muốn có sự giúp đỡ của qúy vị, sự giúp đỡ của những người Công Giao, của người Tây Âu cũng như người Mỹ. Thượng Phụ Kirill từng kêu gọi canh tân luân lý cho Nước Nga, qua việc trở về với các giá trị sâu sắc của đức tin Kitô Giáo. Đó là quan điểm của chúng tôi”. (Nên biết: tạp chí Forbes, hồi tháng 11 vừa qua, đã đề cử Thượng Phụ Kirill là một trong các nhà lãnh đạo có thế lực nhất tại Nga ngày nay). Thánh Gregory thành Nazianzus là một nhà thần học trong thập niên 300, trước lúc có sự phân chia Giáo Hội thành Đông và Tây, và do đó, được cả người Công Giáo lẫn người Chính Thống Giáo tôn kính. Ngài là một giáo phụ đối với mọi Kitô hữu.
Các vị đồng sáng lập ra quĩ mới này là TGM Hilarion và Vadim Yakunin, một trong những nhà kinh doanh giầu có nhất tại Nga.
TGM Hilarion và Sevastianov cho biết: các người Nga giầu có khác cũng sẵn sàng hỗ trợ qũy này. Nhưng sự hợp tác của các người Hoa Kỳ và người Tây Âu cũng sẽ được hoan hô nồng nhiệt. Sevastianov nói rằng: “Chúng tôi muốn lôi cuốn sự chú ý của các tín hữu tôn giáo, cả ở Nga lẫn ở hải ngoại, là những người tin các giá trị truyền thống của Kitô Giáo, và muốn đóng góp vào việc biến xã hội này thành công chính và đạo đức hơn. Chúng tôi mong muốn cổ vũ ý niệm hợp nhất giữa Tây Phương và Nga trên căn bản có chung một gốc rễ Kitô Giáo”.
Đó là lời nhận định của Robert Moynihan, sáng lập viên và là chủ bút nguyệt san Inside the Vatican. Theo ông, các quan sát viên của Vatican đang hết sức chú ý theo dõi các phát triển trên đây. Trong một bài báo ngày 11 tháng 12, Sandro Magister, một quan sát viên đáng kính của Vatican cho rằng: “Đối với Rôma và Mạc Tư Khoa, Mùa Xuân lại đã đến”.
Việc cải thiện các mối liên hệ này một phần là kết quả của nhiều bước âm thầm từ phía Vatican, dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Walter Kasper, chuyên viên đại kết hàng đầu của Tòa Thánh, người từng lãnh đạo một phái đoàn của Vatican tham dự cuộc đàm thoại thần học kéo dài một tuần tại Đảo Sýp, và của Đức TGM Antonio Mennini, khâm sứ tài ba của Đức Giáo Hoàng tại Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Magister đã bình luận về hai biến có then chốt mới đây: (1) Việc nâng cấp các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Nước Nga, và (2) Tại Mạc Tư Khoa, lần đầu tiên có việc công bố một tuyển tập gồm các bài giảng của Đức Bênêđíctô XVI.
Ông cho rằng: “mùa xuân” này có một mục đích, đó là “bảo vệ truyền thống Kitô Giáo” tại Âu Châu và khắp nơi trên thế giới. Cho nên, xét trong yếu tính, điều ta có ở đây là lời công bố một liên minh mới trên sân khấu thế giới, giữa hai sức mạnh từ lâu vốn không tin tưởng lẫn nhau, đó là Rôma và Nước Nga.
Xét vì non 20 năm trước đây, Nước Nga vốn là một quốc gia vô thần, nhưng bất kể là khó tin như hế nào, đây vẫn là điều đang xẩy ra trước mắt chúng ta. Ngày 9 tháng 12, tiếp theo cuộc gặp mặt giữa Đức GH và Tổng Thống Dimitri Medvedev, Nga và Vatican công bố “việc thiết lập ngoại giao giữa hai bên, ở cấp tông sứ về phần Tòa Thánh, và cấp đại sứ về phần Liên Bang Nga”.
Trước đó một tuần, Đức Bênêđíctô XVI đã tiếp kiến ông Medvedev tại Vatican và trao tặng ông một bản thông điệp “Bác Ái trong Chân Lý” bằng tiếng Nga. Ngày 2 tháng 12, một ngày trước khi ông Medvedev diện kiến Đức Giáo Hoàng, toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cho trưng bày tại Rôma một cuốn sách, do tòa này xuất bản, chứa đựng các bài diễn văn chính nói về Âu Châu trong suốt 10 năm qua của Đức Bênêđíctô XVI hồi còn là Hồng Y Ratzinger và lúc đã lên ngôi Giáo Hoàng. Trọn cuốn sách này được trình bày song ngữ: cả tiếng Ý lẫn tếng Nga. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy việc xích lại gần nhau hơn của Nga và Rôma.
Tinh thần thân thích
Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev của giáo phận Volokolamsk, trưởng ban đối ngoại của Tòa Thượng Phụ, là người viết lời giới thiệu cho cuốn sách. Vị tổng giám mục này là một nhân vật càng ngày càng quan trọng trong Giáo Hội Chính Thống Nga, và trong thế giới Chính Thống Giáo nói chung. Vị tiền nhiệm của ngài trong chức vụ này chính là Đức Kirill, người đầu năm nay đã được bầu làm Thượng Phụ Mạc Tư Khoa; sự kiện này càng cho thấy tầm quan trọng trong tương lai của TGM Hilarion.
Trong lời giới thiệu, TGM Hilarion, 43 tuổi, đề cập tới quan điểm của ngài về Âu Châu, và “liên minh” mới mẻ cần có để thực hiện quan điểm này. Đây là một lời giới thiệu rất đáng lưu ý.
Magister có ấn tượng mạnh về lời giới thiệu ấy đến nỗi ông viết như sau: “Những ai mong đợi một Giáo Hội Chính Thống bị bứng ra khỏi thời gian, chỉ còn lại những truyền thống xa xôi và những nền phụng vụ lỗi thời hẳn phải rúng động khi đọc lời giới thiệu cho cuốn sách này. […]
“Hình ảnh từ nó phát sinh ra là hình ảnh về một Giáo Hội Chính Thống nhất định không chịu giam mình vào một thứ ghetto, trái lại tự tung mình ra chống lại cuộc tấn kích của chủ nghĩa thế tục bằng mọi thứ vũ khí hòa bình có thể có, kể cả bất tuân dân sự chống lại các luật lệ “buộc người ta phạm tội chống lại Thiên Chúa”.
Những ai ở Tây Phương, cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ, cảm thấy các đạo luật bất chính từng được thông qua mà Kitô Hữu không thể làm gì chống lại được, hẳn sẽ gặp nơi TGM Hilarion một tinh thần bà con thân thích. Tựa đề bài giới thiệu của TGM Hilarion là: “Sự Giúp Đỡ Mà Giáo Hội Chính Thống Nga Có Thể Đem Lại Cho Âu Châu”. Bài này khởi đầu với việc vị lãnh đạo Chính Thống Giáo này than phiền về các vụ đóng cửa nhà thờ Công Giáo và Thệ Phản tại Tây Âu. Ngài viết: “Khi đi du lịch tại Âu Châu, nhất là tại các nước có truyền thống Thệ Phản, tôi luôn ngỡ ngàng thấy một số nhà thờ bị các cộng đoàn bỏ rơi, nhất là những nhà thờ bị biến thành tiệm rượu, câu lạc bộ, tiệm buôn, hoặc những nơi sinh hoạt phàm tục thuộc một phạm vi khác hẳn. Có điều gì đó đáng trách một cách sâu sắc trong quang cảnh đáng buồn ấy.
“Tôi xuất thân từ một quốc gia, nơi đó, trong nhiều thập niên qua, các nhà thờ từng bị trưng dụng cho các mục tiêu không có tính tôn giáo. Nhiều nơi thờ phượng hoàn toàn bị phá sập. […]. Ở xã hội Tây Phương, tại sao những nơi dành cho tôn giáo cũng bị giảm thiểu một cách thảm hại như thế trong mấy thập niên qua?”
Giúp đỡ Tây Phương
Và TGM Hilarion đưa ra giải pháp: Nước Nga có thể giúp về phương diện này. Nó có thể cứu nguy cho Tây Phương. Ngài viết: “Với kinh nghiệm độc đáo từng sống thoát những cuộc bách hại nghiệt ngã nhất, từng phải chiến đấu với chủ nghĩa vô thần đấu tranh, từng ra khỏi cảnh ghetto khi tình thế chính trị thay đổi, từng tìm lại chỗ đứng của mình trong xã hội và tái xác định được các trách nhiệm xã hội của mình, Giáo Hội Chính Thống Nga do đó có thế giúp đỡ được Âu Châu”.
Ngài nói cụ thể hơn: “Không thể thay thế nền độc tài toàn trị của quá khứ bằng nền độc tài mới của các then máy cai trị toàn Âu Châu. […] Thí dụ, các nước có truyền thống Chính Thống Giáo không chấp nhận các đạo luật cho phép an tử, hôn nhân đồng tính, buôn bán ma túy, duy trì các động điếm, văn hóa khiêu dâm, v.v…”
Tóm lại, theo TGM Hilarion, Chính Thống Giáo, trong đó có Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ các giá trị của Kitô Giáo tại Tây Phương, cùng với người Công Giáo và Thệ Phản.
Về việc không loại bỏ sự bất tuân đối với các đạo luật bất chính, TGM Hilarion cho hay: “Hiển nhiên, bất tuân luật lệ dân sự là một biện pháp cực đoan mà một giáo hội đặc thù nào đó buộc phải chấp nhận trong các hoàn cảnh bất thường. Tuy nhiên, đó là một giải pháp mà ta không nên tiên thiên loại bỏ, khi hệ thống giá trị bị tục hóa đến độ trở thành hệ thống duy nhất được phép thi hành tại Âu Châu”
Phải chăng bài viết trên chỉ là chuyện tình cờ, không đại diện cho ai hết, đứng bên ngoài chính dòng? Xin thưa: một dấu chỉ rõ ràng cho thấy đây không hẳn là một ý kiến phất phơ mà đúng ra là thành phần của một đồng thuận ngày một gia tăng, đó là sự kiện tờ L’Osservatore Romano của Tòa Thánh đã cho đăng gần như toàn bộ bài viết của TGM Hilarion vào ngày 2 tháng 12.
John Thavis, một chuyên viên lỗi lạc về Vatican tại cơ quan Catholic News Service, thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 12 đã viết như sau: “Giáo Hội Chính Thống Nga vừa đi trước trong việc đề nghị ra một liên minh có tính chiến lược với Giáo Hội Công Giáo thực chất nhằm cứu linh hồn Âu Châu khỏi ‘chủ nghĩa duy nhân bản hậu Kitô Giáo của Tây Phương’. Đề nghị này xuất hiện trong lời giới thiệu do TGM Hilarion của Giáo Hội Chính Thống Nga viết cho cuốn sách các bài diễn văn của Đức Bênêđíctô XVI về cuộc khủng hoảng tâm linh của Âu Châu, do Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa ấn hành bằng tiếng Nga. Trong một động thái bất thường, tờ báo của Vatican đã đăng tải gần như nguyên vẹn lời giới thiệu ấy trong ấn bản ngày 2 tháng 12 của mình”.
Thavis nhận định rằng đề nghị của TGM Hilarion xuất hiện đúng vào lúc 140 các nhà lãnh đạo Kitô Giáo của Hoa Kỳ họp nhau tại New York và cho công bố “Tuyên Ngôn Manhatta” cương quyết nhất tâm nhiệt thành trong việc bảo vệ trẻ chưa sinh, trong việc định nghĩa hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Thavis cho biết: “Các giới chức Vatican không lên tiếng chính thức về đề nghị trên, nhưng đã đọc đề nghị đó một cách hết sức chú tâm”.
Thánh Gregory thành Nazianzus
Lời giới thiệu của TGM Hilarion thực ra không nên làm ta ngạc nhiên. Trong bốn năm qua, vị TGM này từng nhiều lần công khai lên tiếng về một liên minh như thế. Thực vậy, tháng 5 năm 2006, Vatican và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa vốn đã cùng nhau tổ chức một hội nghị kéo dài một tuần tại Vienna nhằm đưa ra một cái khung cho một việc hợp tác như thế. Tháng vừa rồi, Robert Moynihan có qua Nga và đích thân gặp TGM Hilarion cùng các cộng tác viên thân cận của ngài. Một trong các vị ấy là Leonid Sevastianov, 31 tuổi, giám đốc điều hành của Qũy Bác Ái Thánh Gregory thành Nazianzus, được thành lập trước đó mấy tuần với sự chúc lành của Thượng Phụ Kirill nhằm giúp thực hiện được quan điểm của TGM Hilarion trong việc hợp tác với các Kitô hữu Tây Phương nhân danh các giá trị Kitô Giáo.
Sevastianov cho Moynihan hay: “Chúng tôi muốn có sự giúp đỡ của qúy vị, sự giúp đỡ của những người Công Giao, của người Tây Âu cũng như người Mỹ. Thượng Phụ Kirill từng kêu gọi canh tân luân lý cho Nước Nga, qua việc trở về với các giá trị sâu sắc của đức tin Kitô Giáo. Đó là quan điểm của chúng tôi”. (Nên biết: tạp chí Forbes, hồi tháng 11 vừa qua, đã đề cử Thượng Phụ Kirill là một trong các nhà lãnh đạo có thế lực nhất tại Nga ngày nay). Thánh Gregory thành Nazianzus là một nhà thần học trong thập niên 300, trước lúc có sự phân chia Giáo Hội thành Đông và Tây, và do đó, được cả người Công Giáo lẫn người Chính Thống Giáo tôn kính. Ngài là một giáo phụ đối với mọi Kitô hữu.
Các vị đồng sáng lập ra quĩ mới này là TGM Hilarion và Vadim Yakunin, một trong những nhà kinh doanh giầu có nhất tại Nga.
TGM Hilarion và Sevastianov cho biết: các người Nga giầu có khác cũng sẵn sàng hỗ trợ qũy này. Nhưng sự hợp tác của các người Hoa Kỳ và người Tây Âu cũng sẽ được hoan hô nồng nhiệt. Sevastianov nói rằng: “Chúng tôi muốn lôi cuốn sự chú ý của các tín hữu tôn giáo, cả ở Nga lẫn ở hải ngoại, là những người tin các giá trị truyền thống của Kitô Giáo, và muốn đóng góp vào việc biến xã hội này thành công chính và đạo đức hơn. Chúng tôi mong muốn cổ vũ ý niệm hợp nhất giữa Tây Phương và Nga trên căn bản có chung một gốc rễ Kitô Giáo”.
Caritas và Mạng Lưới Phát Triển Công Giáo (CIDSE) than phiền về sự phá hoại các cuộc thảo luận tại Copenhague
Bùi Hữu Thư
09:46 16/12/2009
Sự sống còn của nhiều triệu người bị đe dọa
Rôma, Thứ Tư 16 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) - Caritas và Mạng Lưới Phát Triển Công Giáo than phiền về việc các quốc gia giầu mạnh phá hoại các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu tại Hội Nghị Copenhague (Đan Mạch).
Các đàm phán tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc bị gián đoạn ngày Thứ Hai vị một bế tắc giữa các quốc gia Phi Châu và các quốc gia giầu mạnh, lại là những nước chạy trốn đầu tiên không chịu nhận trách nhiệm.
Tổ hợp Quốc Tế cho việc Phát Triển và Hợp Quần quy tụ được 15 cơ quan phát triển Công Giáo, đã kết hiệp với Bác Ái Quốc Tế (Caritas Internationalis) để tạo thành một tổ hợp to lớn nhất cho việc phát triển. Hai tổ chức này lên án các quốc gia giầu mạnh, kể cả Nhật và Nga, đã muốn phá hoại các cuộc thảo luận khi dẹp qua một bên quy tắc Kyoto, ngày nay là tài liệu hợp pháp duy nhất ngăn cản việc chống lại sự gia tăng nhiệt đô khí hậu.
Quy tắc này, bao gồm các sự giảm thiểu bắt buộc về phát nhiệt của các quốc gia đã phát triển, sẽ giúp cho những người dân nghèo khó nhất trên thế giới có được một sự bảo vệ tối thiểu chống lại các hậu qủa tại hại về các sự thay đổi mới về khí hậu, và kết qủa là chống lại sự nghèo khó.
Theo ông Niamh Garvey, thành viên Ái Nhĩ Lan của mạng lưới CIDSE-Caritas, “Khi các lãnh tụ các quốc gia đến Copenhague, vào tuần lễ thứ hai của hội nghị, các quốc gia giầu mạnh sẽ cố gắng kéo lùi các cuộc thảo luận bằng cách đòi duyệt xét lại quy tắc Kyoto. Quyết định của các quốc gia Phi Châu là ngưng các tranh luận về các yếu tố khác của cuộc thảo luận, được đa số nhóm G77 ủng hộ, là do việc lo sợ các quốc gia giầu mạnh đang tìm cách loại bỏ các thỏa hiệp vững mạnh nhất đã có về khí hậu.”
Ông Rowan Pooplewell, thành viên Tô Cách Lan của cùng mạng lưới nói, “Hủy bỏ quy tắc Kyoto sẽ là một bước lui đối với tất cả mọi quốc gia, nhất là những nước nghèo nhất trên thế giới.” Ông giải thích, “Đối với các quốc gia này, các cuộc đàm phán này là vấn đề sống còn. Những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng nhất cần có một thỏa hiệp về khí hậu công bằng, có tham vọng thành đạt, và bắt buộc, với quy tắc Kyoto được dùng làm một thành phần thiết yếu.”
Rôma, Thứ Tư 16 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) - Caritas và Mạng Lưới Phát Triển Công Giáo than phiền về việc các quốc gia giầu mạnh phá hoại các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu tại Hội Nghị Copenhague (Đan Mạch).
Các đàm phán tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc bị gián đoạn ngày Thứ Hai vị một bế tắc giữa các quốc gia Phi Châu và các quốc gia giầu mạnh, lại là những nước chạy trốn đầu tiên không chịu nhận trách nhiệm.
Tổ hợp Quốc Tế cho việc Phát Triển và Hợp Quần quy tụ được 15 cơ quan phát triển Công Giáo, đã kết hiệp với Bác Ái Quốc Tế (Caritas Internationalis) để tạo thành một tổ hợp to lớn nhất cho việc phát triển. Hai tổ chức này lên án các quốc gia giầu mạnh, kể cả Nhật và Nga, đã muốn phá hoại các cuộc thảo luận khi dẹp qua một bên quy tắc Kyoto, ngày nay là tài liệu hợp pháp duy nhất ngăn cản việc chống lại sự gia tăng nhiệt đô khí hậu.
Quy tắc này, bao gồm các sự giảm thiểu bắt buộc về phát nhiệt của các quốc gia đã phát triển, sẽ giúp cho những người dân nghèo khó nhất trên thế giới có được một sự bảo vệ tối thiểu chống lại các hậu qủa tại hại về các sự thay đổi mới về khí hậu, và kết qủa là chống lại sự nghèo khó.
Theo ông Niamh Garvey, thành viên Ái Nhĩ Lan của mạng lưới CIDSE-Caritas, “Khi các lãnh tụ các quốc gia đến Copenhague, vào tuần lễ thứ hai của hội nghị, các quốc gia giầu mạnh sẽ cố gắng kéo lùi các cuộc thảo luận bằng cách đòi duyệt xét lại quy tắc Kyoto. Quyết định của các quốc gia Phi Châu là ngưng các tranh luận về các yếu tố khác của cuộc thảo luận, được đa số nhóm G77 ủng hộ, là do việc lo sợ các quốc gia giầu mạnh đang tìm cách loại bỏ các thỏa hiệp vững mạnh nhất đã có về khí hậu.”
Ông Rowan Pooplewell, thành viên Tô Cách Lan của cùng mạng lưới nói, “Hủy bỏ quy tắc Kyoto sẽ là một bước lui đối với tất cả mọi quốc gia, nhất là những nước nghèo nhất trên thế giới.” Ông giải thích, “Đối với các quốc gia này, các cuộc đàm phán này là vấn đề sống còn. Những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng nhất cần có một thỏa hiệp về khí hậu công bằng, có tham vọng thành đạt, và bắt buộc, với quy tắc Kyoto được dùng làm một thành phần thiết yếu.”
Phỏng vấn tân Quản Lý Tỉnh Dòng Don Bosco tại Úc, Tân Tây Lan, Fiji và Samoa
Phương Thảo
22:57 16/12/2009
Một niềm vui và cũng là một vinh dự lớn cho người Việt Công Giáo chúng ta là cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, và cũng là một trong 3 phó Giám Đốc của thông tấn xã Công Giáo VietCatholic vừa được bổ nhiệm làm quản lý của Tỉnh Dòng Don Bosco bao gồm 4 nước Úc Đại Lợi, Samoa, Fiji và Tân Tây Lan. Cha Quảng vừa mới mổ tim năm ngoái. Tim ngài có thể yếu nhưng phổi, và gan vẫn còn... bạo nên ngài đã nhận bổ nhiệm của nhà dòng trong vai trò "tứ quốc trạng nguyên" này.
Thưa cha, quản lý tài sản của tỉnh dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế quả là một công việc lớn lao. Cảm tưởng của cha khi được giao trọng trách này như thế nào, thưa cha?
Cha Quảng: Là một thành viên trong tỉnh dòng phần đa là người Úc, Ý chỉ có 4 anh em VN. Tôi đã từng phục vụ trong nhiều chức vụ như một đào luyện viên, quản lý cộng thể, giám đốc cộng thể và hiện là cha sở của một giáo xứ trực thuộc nhà dòng… Mấy năm trước khi bàu phiếu tôi cũng được nhiều hội viên dồn phiếu cho tôi vào chức vụ quản lý tỉnh, tôi nới với cha giám tỉnh “it doesn’t make sense if I am Provincial ecnomer! It s ok for me to be one of the provincial councellor!” (Chức vu quản lý tỉnh không thích hợp cho tôi bằng làm cố vấn tỉnh thôi!). Lần này thì phần đa hội viên dồn phiếu cho tôi…
Dù chức vụ này vượt qúa khả năng của mình khi mình phải quản trị tài sản của cả tỉnh dòng rộng lớn với khoảng trên dước 40 cơ sở, trực diện với vấn đề mua bán bất dộng sản, xây cất, lo cho các hội viên, các cộng thể, tường trình v.v… nhưng nghĩ lại đây cũng là một vinh dự cho người Việt, là thân phận tỵ nạn được tín nhiệm để nắm giữ một chức vụ quan yếu trong tỉnh dòng nên tôi chấp nhận.
Xin cha cho quý vị khán thính giả của chúng con một cái nhìn khái quát về tình hình phát triển của dòng Salêsiêng tại vùng Đại Dương Châu.
Cha Quảng: Dòng Don Bosco đến Úc đuợc hơn 60 năm rồi ngoài nhg cơ sở đào luyện như nhà tập, triết và thần viện còn có các trường trung học, trung tâm trẻ, lưu xá, các giáo xứ… Ở Úc, sau một thời gian dòng phát triển tới hầu hết các tiểu bang Úc, thì dòng thiết lập các nhà ở Samoa, Fiji và mới đây tại Tân Tây Lan vì trong giấc mơ của Don Bosco thấy con cái của mình được gửi đi tới các hải đảo xa xăm của Đại dương Châu… Tỉnh dòng Úc có khoảng 134 hội viên trong đó có 4 linh mục tu sĩ gốc Việt Nam.
Theo luật dòng thì vai trò của Provincial Economer là gì, thưa cha?
Anthony: Bổn phận tiên quyết ưu tiên là lo cho các hội viên rồi sau đó là quản trị tài chánh của tất cả các cơ sở của dòng… đi kinh lý, học hỏi các đề án họp bàn cùng ban cố vấn tỉnh và rồi cùng với những người trách nhiệm địa phương để thực hiện như xây cất… mua bán, sang nhượng những tài sản lớn hay bất động sản…
Điều hợp các qũy, quản trị vật chất của tỉnh dòng để hàng tháng bá cáo cho ban cố vấn tỉnh và hàng năm bá cáo về trung ương ở La mã…
Việc quản lý tài sản của nhà dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế này chắc chắn là cần đến những trợ giúp kỹ thuật về technology và khoa học quản lý. Chắc chắn là các linh mục, tu sĩ bên nhà rất mong được nghe cha chia sẻ một vài kinh nghiệm.
Cha Quảng: Tỉnh dòng có network và liên lạc qua điện thoại, điện thư… nhưng cũng cần tôi đi tới các cộng thể… Vì tỉnh dòng bao trùm một không gian rộng lớn nên việc đi thăm các cộng thể sẽ mất nhiều thời giờ.
Vì có nhiều lãnh vực chuyên biệt nên tỉnh dòng mướn một nhân viên giầu kinh nghiệm vệ tài chánh làm cố vấn và người thư ký cũng là kế toán làm việc cho tôi…
Là linh tôi vẫn mong muốn mình làm việc mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ trong vai trò là cha sở… Thời gian đầu tôi nghĩ mình phải làm việc 4 ngày một tuần cho chức vụ mới cho tới khi công việc trôi chảy rồi thì mình có thể điều hành giữa văn phòng tỉnh và giáo xứ …
Chúng con cám ơn cha đã dành cho chúng con buổi phỏng vấn hôm nay. Chúng con cầu chúc cha đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ mới. Xin Chúa ban cho cha dồi dào sức khoẻ.
Thưa cha, quản lý tài sản của tỉnh dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế quả là một công việc lớn lao. Cảm tưởng của cha khi được giao trọng trách này như thế nào, thưa cha?
Cha Quảng: Là một thành viên trong tỉnh dòng phần đa là người Úc, Ý chỉ có 4 anh em VN. Tôi đã từng phục vụ trong nhiều chức vụ như một đào luyện viên, quản lý cộng thể, giám đốc cộng thể và hiện là cha sở của một giáo xứ trực thuộc nhà dòng… Mấy năm trước khi bàu phiếu tôi cũng được nhiều hội viên dồn phiếu cho tôi vào chức vụ quản lý tỉnh, tôi nới với cha giám tỉnh “it doesn’t make sense if I am Provincial ecnomer! It s ok for me to be one of the provincial councellor!” (Chức vu quản lý tỉnh không thích hợp cho tôi bằng làm cố vấn tỉnh thôi!). Lần này thì phần đa hội viên dồn phiếu cho tôi…
Dù chức vụ này vượt qúa khả năng của mình khi mình phải quản trị tài sản của cả tỉnh dòng rộng lớn với khoảng trên dước 40 cơ sở, trực diện với vấn đề mua bán bất dộng sản, xây cất, lo cho các hội viên, các cộng thể, tường trình v.v… nhưng nghĩ lại đây cũng là một vinh dự cho người Việt, là thân phận tỵ nạn được tín nhiệm để nắm giữ một chức vụ quan yếu trong tỉnh dòng nên tôi chấp nhận.
Xin cha cho quý vị khán thính giả của chúng con một cái nhìn khái quát về tình hình phát triển của dòng Salêsiêng tại vùng Đại Dương Châu.
Cha Quảng: Dòng Don Bosco đến Úc đuợc hơn 60 năm rồi ngoài nhg cơ sở đào luyện như nhà tập, triết và thần viện còn có các trường trung học, trung tâm trẻ, lưu xá, các giáo xứ… Ở Úc, sau một thời gian dòng phát triển tới hầu hết các tiểu bang Úc, thì dòng thiết lập các nhà ở Samoa, Fiji và mới đây tại Tân Tây Lan vì trong giấc mơ của Don Bosco thấy con cái của mình được gửi đi tới các hải đảo xa xăm của Đại dương Châu… Tỉnh dòng Úc có khoảng 134 hội viên trong đó có 4 linh mục tu sĩ gốc Việt Nam.
Theo luật dòng thì vai trò của Provincial Economer là gì, thưa cha?
Anthony: Bổn phận tiên quyết ưu tiên là lo cho các hội viên rồi sau đó là quản trị tài chánh của tất cả các cơ sở của dòng… đi kinh lý, học hỏi các đề án họp bàn cùng ban cố vấn tỉnh và rồi cùng với những người trách nhiệm địa phương để thực hiện như xây cất… mua bán, sang nhượng những tài sản lớn hay bất động sản…
Điều hợp các qũy, quản trị vật chất của tỉnh dòng để hàng tháng bá cáo cho ban cố vấn tỉnh và hàng năm bá cáo về trung ương ở La mã…
Việc quản lý tài sản của nhà dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế này chắc chắn là cần đến những trợ giúp kỹ thuật về technology và khoa học quản lý. Chắc chắn là các linh mục, tu sĩ bên nhà rất mong được nghe cha chia sẻ một vài kinh nghiệm.
Cha Quảng: Tỉnh dòng có network và liên lạc qua điện thoại, điện thư… nhưng cũng cần tôi đi tới các cộng thể… Vì tỉnh dòng bao trùm một không gian rộng lớn nên việc đi thăm các cộng thể sẽ mất nhiều thời giờ.
Vì có nhiều lãnh vực chuyên biệt nên tỉnh dòng mướn một nhân viên giầu kinh nghiệm vệ tài chánh làm cố vấn và người thư ký cũng là kế toán làm việc cho tôi…
Là linh tôi vẫn mong muốn mình làm việc mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ trong vai trò là cha sở… Thời gian đầu tôi nghĩ mình phải làm việc 4 ngày một tuần cho chức vụ mới cho tới khi công việc trôi chảy rồi thì mình có thể điều hành giữa văn phòng tỉnh và giáo xứ …
Chúng con cám ơn cha đã dành cho chúng con buổi phỏng vấn hôm nay. Chúng con cầu chúc cha đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ mới. Xin Chúa ban cho cha dồi dào sức khoẻ.
Top Stories
VIETNAM: Un groupe de catholiques vient rendre visite aux religieux bouddhistes de Bat Nha sur le point d’être expulsés de leur asile provisoire.
Eglises d'Asie
10:09 16/12/2009
Deux religieux rédemptoristes et un certain nombre de catholiques se sont rendus en visite d’amitié auprès de la communauté des religieux bouddhistes du « Village des pruniers », expulsés, le 27 septembre dernier, de leur couvent de Bat Nha et, aujourd’hui, réfugiés dans la pagode de Phuoc Huê, à Lâm Dông. Cette visite a eu lieu alors que s’intensifient les pressions, menaces et intimidations policières visant à chasser les moines hors de leur asile provisoire. Un ultimatum leur a été donné les obligeant à quitter les lieux avant le 31 décembre 2009. Le vénérable Thich Thai Thuân, supérieur de la pagode qui a accueilli les moines, a été contraint de signer un texte dans lequel il s’engage à mettre un terme à son hospitalité avant cette date. Le groupe de visiteurs catholiques a été impressionné par la sérénité et la bonne humeur de ces religieux, la plupart très jeunes, qui depuis le mois de juin 2009 traversent une redoutable période d’épreuves.
Durant les trois jours qui ont précédé cette visite, les 9, 10 et 11 décembre, les religieux, avaient, en effet dû subir, dans leur pagode de Phuoc Huê, l’intrusion intempestive d’une troupe nombreuse, composée de voyous et d’hommes de main de la police, se prétendant bouddhistes. Ceux-ci ont pénétré dans la pagode à trois reprises, saccageant les cellules, portant des pancartes injurieuses pour les religieux, hurlant, à travers des hauts parleurs, des slogans les menaçant. Ni la police, qui s’est contentée de regarder le spectacle d’un œil complaisant, de le filmer et de le photographier, ni les autorités municipales ne sont intervenues. Il semble que le but principal de cette manœuvre d’intimidation était de forcer le recteur de la pagode, le vénérable Thich Thai Thuân, à renvoyer ses hôtes. Dans une interview accordée à Radio France Internationale, dans la soirée du 11 décembre, celui-ci a déclaré qu’il avait été forcé de signer un texte spécifiant que les religieux du « Village des pruniers » devraient quitter sa pagode avant le soir du 31 décembre. Il a aussi affirmé que la troupe d’agresseurs n’était pas composée de croyants bouddhistes, comme ceux-ci le prétendaient.
C’est le 27 septembre dernier que les 400 religieux et religieuses bouddhistes du monastère de Bat Nha, dans la province de Lâm Dông, avaient été expulsés dans la violence et la précipitation par une troupe d’hommes de main de la Sécurité. Dans les jours qui suivirent, les moines chassés trouvèrent refuge dans la pagode-monastère de Phuoc Huê, où le recteur leur avait donné l’asile. Ces religieux appartenaient à l’école dite du « Village des pruniers », un monastère fondé en France par un religieux bien connu, le vénérable Thich Nhât Hanh. Celui-ci, après un long exil aux Etats-Unis et en France où il s’est fixé, avait, au mois de janvier 2005, accompli, en compagnie de nombreux disciples, une visite au Vietnam, où les autorités l’avaient accueilli avec beaucoup d’égards. Il avait renouvelé son voyage en 2007 et avait même présidé de solennelles cérémonies de réconciliation nationale, officiellement autorisées par l’Etat. Ces bonnes relations lui avaient permis de fonder une communauté religieuse vivant selon l’esprit et les règles du « Village des pruniers ». Pour des raisons tenant sans doute à certaines déclarations et prises de position de Thich Nhât Hanh, les rapports entre la communauté du « Village des pruniers » et les autorités ont commencé à se détériorer. Au mois de juin 2009, les religieux étaient avertis qu’ils ne pourraient pas rester dans ce monastère. A partir de cette date, jusqu’au 27 septembre dernier, les pressions n’ont guère cessé. Bien que le 4 août dernier, un représentant du Bureau des Affaires religieuses ait déclaré que les moines étaient expulsées parce qu’ils n’observaient pas les règles légales, la version officielle est qu’il s’agit d’un conflit entre la communauté de Bat Nha et l’Eglise bouddhiste officielle. De hauts responsables de cette Eglise ont toutefois protesté contre le traitement infligé aux religieux (1).
(1) Voir EDA 514, 515 et 516
(Source: Eglises d'Asie, 16 décembre 2009)
Durant les trois jours qui ont précédé cette visite, les 9, 10 et 11 décembre, les religieux, avaient, en effet dû subir, dans leur pagode de Phuoc Huê, l’intrusion intempestive d’une troupe nombreuse, composée de voyous et d’hommes de main de la police, se prétendant bouddhistes. Ceux-ci ont pénétré dans la pagode à trois reprises, saccageant les cellules, portant des pancartes injurieuses pour les religieux, hurlant, à travers des hauts parleurs, des slogans les menaçant. Ni la police, qui s’est contentée de regarder le spectacle d’un œil complaisant, de le filmer et de le photographier, ni les autorités municipales ne sont intervenues. Il semble que le but principal de cette manœuvre d’intimidation était de forcer le recteur de la pagode, le vénérable Thich Thai Thuân, à renvoyer ses hôtes. Dans une interview accordée à Radio France Internationale, dans la soirée du 11 décembre, celui-ci a déclaré qu’il avait été forcé de signer un texte spécifiant que les religieux du « Village des pruniers » devraient quitter sa pagode avant le soir du 31 décembre. Il a aussi affirmé que la troupe d’agresseurs n’était pas composée de croyants bouddhistes, comme ceux-ci le prétendaient.
C’est le 27 septembre dernier que les 400 religieux et religieuses bouddhistes du monastère de Bat Nha, dans la province de Lâm Dông, avaient été expulsés dans la violence et la précipitation par une troupe d’hommes de main de la Sécurité. Dans les jours qui suivirent, les moines chassés trouvèrent refuge dans la pagode-monastère de Phuoc Huê, où le recteur leur avait donné l’asile. Ces religieux appartenaient à l’école dite du « Village des pruniers », un monastère fondé en France par un religieux bien connu, le vénérable Thich Nhât Hanh. Celui-ci, après un long exil aux Etats-Unis et en France où il s’est fixé, avait, au mois de janvier 2005, accompli, en compagnie de nombreux disciples, une visite au Vietnam, où les autorités l’avaient accueilli avec beaucoup d’égards. Il avait renouvelé son voyage en 2007 et avait même présidé de solennelles cérémonies de réconciliation nationale, officiellement autorisées par l’Etat. Ces bonnes relations lui avaient permis de fonder une communauté religieuse vivant selon l’esprit et les règles du « Village des pruniers ». Pour des raisons tenant sans doute à certaines déclarations et prises de position de Thich Nhât Hanh, les rapports entre la communauté du « Village des pruniers » et les autorités ont commencé à se détériorer. Au mois de juin 2009, les religieux étaient avertis qu’ils ne pourraient pas rester dans ce monastère. A partir de cette date, jusqu’au 27 septembre dernier, les pressions n’ont guère cessé. Bien que le 4 août dernier, un représentant du Bureau des Affaires religieuses ait déclaré que les moines étaient expulsées parce qu’ils n’observaient pas les règles légales, la version officielle est qu’il s’agit d’un conflit entre la communauté de Bat Nha et l’Eglise bouddhiste officielle. De hauts responsables de cette Eglise ont toutefois protesté contre le traitement infligé aux religieux (1).
(1) Voir EDA 514, 515 et 516
(Source: Eglises d'Asie, 16 décembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mời theo dõi cuộc thi thơ ''Xướng - Họa'' tôn vinh mẹ Maria 3
Lm. Trăng Thập Tự
09:15 16/12/2009
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 3
Cuộc chơi xướng họa thơ cổ võ chương trình đoan hứa khiết tịnh bắt đầu được sự chú ý của một số ân nhân. Công ty phát hành sách www.FatimaCompany.com cho biết sẽ hỗ trợ thêm 3 đầu sách cho các gói phần thưởng (3 x 22 giải thưởng = 66 cuốn) và hỏi ý Lm TTT muốn tặng sách nào. Lm TTT xin nhường quyền đề nghị cho các tác giả dự thi. Mời quý bạn đã có bài dự thi vào tham quan www.FatimaCompany.com và đề nghị những đầu sách quý ưa thích.
Về những tâm tình chia sẻ về đoan hứa khiết tịnh, xin theo dõi tại: http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
Tiếp đây xin giới thiệu các tác phẩm dự thi từ số 21-30.
Bài 21:
E-va bỏ Chúa, kiếp người đen.
Hạnh phúc trong dòng, một nụ sen.
Quỷ dữ, phả lời, lời độc dữ.
Thiên thần, ca hát, hát khong khen.
Một Người khiêm tốn, nhận hèn kém.
Thiên Chúa quang vinh, nâng phận hèn.
Vô nhiễm tội truyền, danh hiệu đúng.
Đoàn con xưng tụng, lời đua chen.
Trinh Nguyên
Bài 22
Từ khi bị đưổi khỏi Ê-đen.
Khốn khổ loài người kiếp đợ sen.
Quỷ dữ hoành hành, luôn thống trị.
Loài người đắng khổ, hết ca khen.
Trời cao ghé mắt thương nhìn xuống.
Thiếu nữ cúi đầu, đây phận hèn.
Được chọn giữ gìn vô nhiễm tội.
Dân này nhờ mẹ, phúc đan chen.
Trinh Nguyên
Bài 23:
Rời xa Thiên Chúa tại Ê-đen.
Dòng dõi loài người một nụ sen.
Thiếu nữ nhu mì, trong trắng sống.
Thiên thần thánh thiện, cũng ca khen.
Quỷ xưa rình rập E-va mới.
Thiên Chúa chở che kẻ mọn hèn.
Vô nhiễm, trinh thai, ơn phúc thánh.
Hưởng nhờ, con cái nở, đua, chen.
Trinh Nguyên
Bài 24: CHỚ BON CHEN
Ngày rời trường mẹ tưởng vận đen
Sống giữa trần gian một đóa sen
Ô trọc đời thường không vướng bận
Sống khắp mọi chốn được người khen
Tâm tình chủng viện mãi ghi khắc
Kính Chúa yêu thương kẻ mọn hèn
Chẳng biết lúc nào ngày Chúa gọi
Đời thường là thế chớ bon chen
Thanh Hoài
Bài 25: KHẤN NGUYỆN 1
Ô kìa hoa trắng giửa bùn đen,
Thoang thoảng thơm đưa một búp sen.
E ấp trong lầy e ấp nở,
Rộn ràng trên sóng rộn ràng khen.
Hoa trắng ân cần, dù khốn khó.
Nhị vàng trân trọng, dẫu sang hèn.
Khấn nguyện MẸ ơi xin gìn giữ
Giữa bùn bông trắng vẫn đua chen....
Dzuy Sơn Tuyền
Bà i 26: KHẤN NGUYỆN 2
Sao trời lấp lánh giữa đêm đen.
Toả sáng trong đầm những cánh sen.
Âm thầm hoa nở' âm thầm nở.
Nhộn nhịp lá đùa, nhộn nhịp khen.
Dẫu biết cuộc đời bao khốn khó.
Dù cho thân phận lắm sang hèn.
Xin MẸ giữ con hoài bông trắng
Nhị vàng lá biếc mãi đua chen..
Dzuy Sơn Tuyền
Bài 27: KI-TÔ HỮU GIỮA ĐỜI.
Dặn lòng chọn sáng lánh xa đen
Sống thánh giữa đời tựa đoá sen
Nhân đức kêu mời, nhân đức gọi
Thánh ân đáp trả, thánh ân khen
Gọi mời trong sạch, lòng can đảm
Khen giữ khiết trinh, chí chẳng hèn
Men muối ướp đời tươi thắm mãi
Hoa vườn Hội Thánh nở đua chen
Nguyễn Văn Sướng
Bài 28: MẸ KHIẾT TRINH.
Ánh sáng xua đi quá khứ đen,
Từ lời trinh nữ ngát hương sen.
Tổ tông mất phúc: tổ tông lỗi,
Dòng dõi được ơn: dòng dõi khen.
Hai tiếng xin vâng danh thánh trọng,
Một câu phó thác phận tôi hèn.
Đơn sơ khiết tịnh nơi đầm đục,
Vượt trội ngàn hoa hương ngát chen.
Bùi Nghiệp
Bài 29: CẬY TRÔNG NƠI MẸ
Cần gì lo lắng trắng hay đen
Cậy xin ơn Chúa tỏa hương sen
Yêu nhau vững tiến theo Lời dạy
Gắn bó Lời Mẹ để ngợi khen
Mẹ hứa rủ thương lòng bé mọn
Đơn sơ, trong sạch sang hay hèn
Chần chờ gì nữa Mẹ đang đợi
Mau mau rũ bỏ mọi bon chen
Jos. Nguyễn Hữu Đat
Bài 30: BẠCH LIÊN HOA
Giữa đời ô uế cảnh bùn đen
Trinh trắng vươn mình một cánh sen
Hương sắc vẹn toàn đời tán tụng
Đức ân dư thỏa người ca khen
Vui tươi ẩn dật đời nghèo túng
Thanh thoát khiêm cung kiếp khó hèn
Cạm bẫy hồng trần luôn chắn lối
Tâm thành siêu thoát chẳng bon chen
LÝ VIỆT THẮNG
Cuộc chơi xướng họa thơ cổ võ chương trình đoan hứa khiết tịnh bắt đầu được sự chú ý của một số ân nhân. Công ty phát hành sách www.FatimaCompany.com cho biết sẽ hỗ trợ thêm 3 đầu sách cho các gói phần thưởng (3 x 22 giải thưởng = 66 cuốn) và hỏi ý Lm TTT muốn tặng sách nào. Lm TTT xin nhường quyền đề nghị cho các tác giả dự thi. Mời quý bạn đã có bài dự thi vào tham quan www.FatimaCompany.com và đề nghị những đầu sách quý ưa thích.
Về những tâm tình chia sẻ về đoan hứa khiết tịnh, xin theo dõi tại: http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
Tiếp đây xin giới thiệu các tác phẩm dự thi từ số 21-30.
Bài 21:
E-va bỏ Chúa, kiếp người đen.
Hạnh phúc trong dòng, một nụ sen.
Quỷ dữ, phả lời, lời độc dữ.
Thiên thần, ca hát, hát khong khen.
Một Người khiêm tốn, nhận hèn kém.
Thiên Chúa quang vinh, nâng phận hèn.
Vô nhiễm tội truyền, danh hiệu đúng.
Đoàn con xưng tụng, lời đua chen.
Trinh Nguyên
Bài 22
Từ khi bị đưổi khỏi Ê-đen.
Khốn khổ loài người kiếp đợ sen.
Quỷ dữ hoành hành, luôn thống trị.
Loài người đắng khổ, hết ca khen.
Trời cao ghé mắt thương nhìn xuống.
Thiếu nữ cúi đầu, đây phận hèn.
Được chọn giữ gìn vô nhiễm tội.
Dân này nhờ mẹ, phúc đan chen.
Trinh Nguyên
Bài 23:
Rời xa Thiên Chúa tại Ê-đen.
Dòng dõi loài người một nụ sen.
Thiếu nữ nhu mì, trong trắng sống.
Thiên thần thánh thiện, cũng ca khen.
Quỷ xưa rình rập E-va mới.
Thiên Chúa chở che kẻ mọn hèn.
Vô nhiễm, trinh thai, ơn phúc thánh.
Hưởng nhờ, con cái nở, đua, chen.
Trinh Nguyên
Bài 24: CHỚ BON CHEN
Ngày rời trường mẹ tưởng vận đen
Sống giữa trần gian một đóa sen
Ô trọc đời thường không vướng bận
Sống khắp mọi chốn được người khen
Tâm tình chủng viện mãi ghi khắc
Kính Chúa yêu thương kẻ mọn hèn
Chẳng biết lúc nào ngày Chúa gọi
Đời thường là thế chớ bon chen
Thanh Hoài
Bài 25: KHẤN NGUYỆN 1
Ô kìa hoa trắng giửa bùn đen,
Thoang thoảng thơm đưa một búp sen.
E ấp trong lầy e ấp nở,
Rộn ràng trên sóng rộn ràng khen.
Hoa trắng ân cần, dù khốn khó.
Nhị vàng trân trọng, dẫu sang hèn.
Khấn nguyện MẸ ơi xin gìn giữ
Giữa bùn bông trắng vẫn đua chen....
Dzuy Sơn Tuyền
Bà i 26: KHẤN NGUYỆN 2
Sao trời lấp lánh giữa đêm đen.
Toả sáng trong đầm những cánh sen.
Âm thầm hoa nở' âm thầm nở.
Nhộn nhịp lá đùa, nhộn nhịp khen.
Dẫu biết cuộc đời bao khốn khó.
Dù cho thân phận lắm sang hèn.
Xin MẸ giữ con hoài bông trắng
Nhị vàng lá biếc mãi đua chen..
Dzuy Sơn Tuyền
Bài 27: KI-TÔ HỮU GIỮA ĐỜI.
Dặn lòng chọn sáng lánh xa đen
Sống thánh giữa đời tựa đoá sen
Nhân đức kêu mời, nhân đức gọi
Thánh ân đáp trả, thánh ân khen
Gọi mời trong sạch, lòng can đảm
Khen giữ khiết trinh, chí chẳng hèn
Men muối ướp đời tươi thắm mãi
Hoa vườn Hội Thánh nở đua chen
Nguyễn Văn Sướng
Bài 28: MẸ KHIẾT TRINH.
Ánh sáng xua đi quá khứ đen,
Từ lời trinh nữ ngát hương sen.
Tổ tông mất phúc: tổ tông lỗi,
Dòng dõi được ơn: dòng dõi khen.
Hai tiếng xin vâng danh thánh trọng,
Một câu phó thác phận tôi hèn.
Đơn sơ khiết tịnh nơi đầm đục,
Vượt trội ngàn hoa hương ngát chen.
Bùi Nghiệp
Bài 29: CẬY TRÔNG NƠI MẸ
Cần gì lo lắng trắng hay đen
Cậy xin ơn Chúa tỏa hương sen
Yêu nhau vững tiến theo Lời dạy
Gắn bó Lời Mẹ để ngợi khen
Mẹ hứa rủ thương lòng bé mọn
Đơn sơ, trong sạch sang hay hèn
Chần chờ gì nữa Mẹ đang đợi
Mau mau rũ bỏ mọi bon chen
Jos. Nguyễn Hữu Đat
Bài 30: BẠCH LIÊN HOA
Giữa đời ô uế cảnh bùn đen
Trinh trắng vươn mình một cánh sen
Hương sắc vẹn toàn đời tán tụng
Đức ân dư thỏa người ca khen
Vui tươi ẩn dật đời nghèo túng
Thanh thoát khiêm cung kiếp khó hèn
Cạm bẫy hồng trần luôn chắn lối
Tâm thành siêu thoát chẳng bon chen
LÝ VIỆT THẮNG
Các nhà lãnh đạo csVN thuộc hạng ‘tuyệt vời’ hay ‘đội sổ’?
Hà Long
10:40 16/12/2009
Những ngày tháng qua vị chủ tich nước Nguyễn Minh Triết đến Vatican gặp Giáo Hoàng Bênêđictô XVI rồi lại đến lượt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thủ đô Moscau tay bắt mặt mừng với tổng thống Nga.
Ngắm nhìn những hình ảnh của các vị nguyên thủ cao nhất nước đang có thuận lợi về đường hướng ngoại giao quốc tế, vô tình đang làm lu mờ các tình hình nhếch nhác tại quốc nội.
Có người cho rằng trước khi bị bãi nhiệm chức vụ hai vị cao cấp này đi xa xuất ngoại ghi bảng điểm của mình hầu được chấm mút tí gì đó lúc về vườn nghỉ hưu, hay tạm gọi theo danh từ hoa mỹ hiện nay tìm „bãi đáp an toàn“.
Còn có người cho rằng không khí chính trị Việt Nam đang khó thở, tù túng cho nên ra hải ngoại vài ngày thả „xì trét“ bằng cách trông nhìn những nét văn minh nhân loại. Cũng phải, giá lạnh mùa đông tại Âu Châu đang rét lên, các bông tuyết bắt đầu rơi xuống mang sắc thái giáng sinh. Cảnh đầu đông an bình thật đẹp tại nơi đây. Ai mà chẳng thích!
Chung chung hai vị Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá vào loại TOP (= tuyệt vời) bằng các giao hảo ngoại giao cao cấp: qua thành tích dâng lên đảng csVN muôn năm bằng cách phân rẽ nội bộ của tổng thống Obama, nay lại được dịp ném đá dấu tay vào nội bộ của Giáo Hoàng Bênêđictô, của tổng thống Dmitri Medwedew và thủ tướng Wladimir Putin. Những tờ báo lấn „lề phải“ đều rập khuôn hoành tráng cho các ĐẠI TỪ cao cấp như: khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, nhấn mạnh… Đó là thế mạnh, đòn đánh chí tử của kẻ giơ tay „chém gió“ đến dạy đời thiên hạ!
Không biết việc hở mồm miệng trước các ống kính nhà báo, tội này có được liệt vào tội phạm nguy hiểm nhất là tiết lộ „bí mật quốc gia“? Tội đồ làm rò rỉ việc „phân hóa nội bộ” của địch có thể bị tù chung thân hoặc tử hình không? Trong khi vài người loan tin và cầm biểu ngữ cũng như viết Bloog chống „GIẶC LẠ, TÀU LẠ“ nham hiểm thôn chiếm bờ cõi Biển Đông đang bị xử án ngồi tù.!!!
Tiện đây ngược dòng trở về tình hình nội bộ Việt Nam với cách điều quân khiển tướng của hai vị cao cấp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng người dân có thể cho vào bậc thang "FLOP - đội sổ" hay "TOP - tuyệt vời".
‘FLOP’ hay ‘TOP’?
Lần dở các tờ báo theo hệ thống „lề phải“ trong vài ngày qua, độc giả có thể nhìn thấy thực trạng xã hội VN và chấm điểm cho bộ máy chính phủ csVN một cách chính xác.
- Trung Quốc lại giữ tàu ngư dân Lý Sơn: Theo Tiền Phong hôm, 12-12, đồn BP 328 (Lý Sơn – Quảng Ngãi) xác nhận 3 tàu cá cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ vào ngày 7 và 8-12. Đến 19h tối 11-12, một tàu cùng 43 ngư dân được thả về, mang theo biên bản chữ Trung Quốc có dấu lăn tay ngư dân… Thuyền trưởng Lê Văn Lộc, nói: “Hai con tàu của chúng tôi còn rất mới, tính ra trị giá gần 2 tỷ bạc”. Cũng theo thuyền trưởng Lộc, ngày 7-12, tàu ông Dương Lúa bị giữ, đến ngày 8-12, thêm tàu ông Tân và tàu của ông bị giữ. “Họ bắt tất cả anh em phải ký vào biên bản chữ Trung Quốc và lăn tay điểm chỉ. Còn lúc bị tạm giữ, anh em trên thuyền đã khấn thầm: Kiểm tra rồi cho đi chớ đừng cho đưa vô đảo, nhưng ai dè mất 2 tàu cá trị giá gần 2 tỷ đồng” - Ông Lộc nói.
- Sạt nghiệp khi bị 'tàu lạ' bắt: đó là tựa đề của báo VietnamNet. Hầu như năm nào ngư dân Lý Sơn cũng có tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ. Với ngư dân, như thế coi như sạt nghiệp. Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Lý Sơn có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính bắt giữ. Tổng mức phạt mà họ đưa ra lên đến trên 1 tỷ đồng. Anh Bùi Thông, thôn An Hải, một trong những chủ tàu từng bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự: “Cả đời làm nghề tích góp được chiếc tàu nhưng không may bị Trung Quốc bắt xem như trắng tay”.
Phải mất đến 3 ngày, phản ứng trước hành động này, ngày 15/2/2009 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga mới nói được là "hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, gây nguy hại tới tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam". Bà Nga nhấn mạnh "Việt Nam quan ngại trước việc phía Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam khi họ đang hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam",
- 'Chưa ai chết vì thực phẩm bẩn nên khó xử hình sự': Trước hàng loạt chất vấn của đại biểu HĐND TP sáng nay (10/12) về chuyện xử lý mỡ bẩn, bì lợn thối... thế nào, có học theo Trung Quốc đã tử hình 3 người trong vụ sữa nhiễm độc không, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình phân trần: "Trung Quốc có một số trẻ chết do ăn sữa nên xử tử hình được. Còn các vi phạm vừa qua, chưa ai chết nên khó xử lý hình sự". Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn bổ sung: "Còn phải xem mỡ dùng để chế biến thực phẩm thì mới truy cứu hình sự được, chứ nhỡ đâu dùng vào việc khác?". Tuy nhiên, vị Phó Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố cũng sốt ruột: "Cũng phải quy trách nhiệm thế nào cho rõ. Việc mỡ vừa rồi thì xã phải biết chứ?". Cuối cùng "Dân đang tích lũy chất độc vào cơ thể".
- 'Kiểm soát an toàn thực phẩm gần như tê liệt…: TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RCCTD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), nhận định về tình hình kiểm soát thực phẩm không an toàn ở Việt Nam hiện nay vào ngày 15/12/2009: „Tôi có cảm giác hệ thống thực hiện chức năng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta gần như tê liệt. Người dân kêu mãi cũng hóa nhàm chán rồi, ai không may mắc phải thì phải tự chịu thôi.“
- Bình Dương: Hơn 10 năm, thu hút được một tiến sĩ (TP 12/12/2009): Kể từ khi ban hành các quyết định về chính sách thu hút nguồn nhân lực từ hơn 10 năm trước, tỉnh Bình Dương chỉ thu hút được 1 tiến sĩ về công tác. Đối với lĩnh vực y tế, mặc dù đã có chế độ thu hút chung và hỗ trợ ban đầu, trợ cấp hàng tháng cho bác sĩ về công tác tại xã nhưng thời gian qua, ngành y tế vẫn không thu hút được bác sĩ nào về trạm y tế… Năm 2008, ngành Y tế chỉ tuyển được 15/57 bác sĩ và năm 2009 chỉ tuyển được 4/144 bác sĩ cần tuyển. Còn đội ngũ giáo viên, kể cả dạy nghề có trình độ sau đại học cũng không thu hút được nhiều, chủ yếu chỉ tiếp nhận giáo viên từ ngoài tỉnh trong các trường hợp chuyển về Bình Dương sinh sống hoặc hợp thức hóa gia đình.
- Chóng mặt vì tăng giá (VN 14/12/2009): Hàng loạt mặt hàng từ gạo, thịt, đường, sữa cho tới thép tuần qua đồng loạt tăng giá với biên độ khá lớn. Thực trạng này đang và sẽ kéo theo vô số hệ lụy khác.
- 'ĐBQH không đến mức phải chất vấn gay gắt thế': Đánh giá kết quả phiên chất vấn diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, vẫn đang còn một số ĐBQH nêu chất vấn quá gay gắt, "không đến mức phải như thế".
- Nỡ giáng nợ đột ngột với dân nghèo? (13/12/2009): Theo hợp đồng tín dụng, đến năm 2015, cả trăm hộ dân vay vốn trồng cao su tiểu điền xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) mới bắt đầu trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng (khoảng 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, mới sau ba năm vay vốn, dân bất ngờ bị Ngân hàng NN&PTNT đòi nợ.
- 'Không thủ đô nào bịt ngã tư như Hà Nội': Trao đổi với VnExpress sáng 10/12, đại biểu Trần Trọng Hanh cho rằng, lạm dụng "bịt ngã tư" chứng tỏ Hà Nội không có biện pháp nào khác để chống ùn tắc, còn đại biểu Bùi Thị An ví phương án này là độc nhất trên thế giới.
- Hà Nội bó 'rác trời' (10/12/2009): Đại lễ một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Trước thực trạng chằng chịt các loại dây giăng như mạng nhện lơ lửng trên đầu người dân, Hà Nội đang tiến hành một giải pháp tình thế: Dùng dây bó gọn "rác trời". Ghi nhận của nhóm PV TPO.
- Công trình 1000 năm Thăng Long Xong phần 'xác', thiếu phần 'hồn' (07/12/2009): Trước phiên khai mạc kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội, đại biểu bày tỏ lo lắng về tiến độ các công trình xây dựng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. ĐB Bùi Thị An, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND phát biểu: Nhiều công trình kỷ niệm 1000 năm về mặt xây dựng nói chung là chậm và có những cái có thể xong phần "xác" đúng thời hạn nhưng phần "hồn" thì còn thiếu, như Công viên Hòa Bình có thể hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng phần “hồn” là tượng đài Hòa Bình phải đợi đến sau đại lễ mới có. Theo ĐB Ngô Văn Ny, Ban Pháp chế HĐND: Hội nghị sôi nổi, công trường thì nguội lạnh. Tôi thấy có một đặc điểm của Hà Nội là mọi chủ trương đưa ra thì văn bản rất đầy đủ, triển khai trên hội nghị rất đầy đủ nhưng khi đi vào làm, triển khai xuống cơ sở thì rất chậm hoặc có nơi còn không thực hiện.
- Địa phương thất hứa, niềm tin của dân bị bào mòn (08/12/2009): Cử tri TP.HCM mệt mỏi với việc lặp đi lặp lại những kiến nghị của mình về ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước... từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà không thấy biện pháp giải quyết rốt ráo.
- TP.HCM quyết chấm dứt nạn xả rác, nói tục (11/12/2009): Lại một lần nữa, văn minh đô thị được TP.HCM chọn là chủ đề của năm. TP hạ quyết tâm chấm dứt 6 hành vi thiếu văn hóa trong năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị. 6 hành vi thiếu văn hóa gồm: Bán hàng rong trước cổng trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.
- Chiến lược nội địa hóa ô tô: Phá sản (09/12/2009): Sáu đoàn thanh tra chuyên đề về giá lắp ráp, kinh doanh xe ô tô trong nước vừa hoàn thành việc thanh tra ở sáu công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp xe (có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả thanh tra cho thấy chiến lược nội địa hóa (NĐH) ô tô của Việt Nam bị phá sản.
- Tuyên phạt 136 năm tù các bị cáo đập phá trụ sở ủy ban: Sau hơn mười ngày xét xử vụ gây rối tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, ngày 11/12, tòa án tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 46 bị cáo mức án tổng cộng 136 năm tù. 46 bị cáo đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở xã.
- Dân xã Nghĩa Hưng đập phá trụ sở xã: Sáng qua 8-12, nhận được tin hàng trăm người dân có hành vi vi phạm pháp luật, đập phá trụ sở UBND, đốt tài liệu, hủy hoại tài sản tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, PV Tiền Phong đã có mặt tại hiện trường. Thông tin ban đầu cho hay, do quá bức xúc về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 21h30 phút, ngày 7-12, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng. Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương. Đến trưa 8-12, mặc dù cơ quan công an đã làm chủ tình hình, phong tỏa khu vực gây rối để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.
- Ngang nhiên thảm sát rừng dương ven biển (10/12/2009): Ở các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Sa… công cuộc thảm sát rừng phòng hộ ven biển diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật với công cụ cơ giới ầm ì suốt ngày đêm. Trận lũ lịch sử cuối tháng 9 đã tàn phá nhiều ngôi làng ở rất xa biển miền Trung và nó phát lộ nạn phá rừng phòng hộ đầu nguồn qua những súc gỗ vẫn còn dấu búa kiểm lâm theo lũ trôi về mà người dân miền Trung gọi là "lũ gỗ". Dường như điều này chẳng làm ai bận tâm nên giờ đây những mảnh rừng phòng hộ chắn gió, bão ven biển Quảng Nam tiếp tục bị thảm sát… Những dải dương xanh còn sót lại rất ít cũng đang bị đốn chặt, bật gốc để nhường đất cho các dự án.
- Bão qua, hàng cứu trợ khẩn cấp vẫn... nằm kho: Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thường niên 2009 của nhóm Điều phối chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT và Liên Hợp Quốc (Unicef) tại Việt Nam sáng nay 09/12 tại Hà Nội. Tại Hội nghị, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: “Hiện số hàng cứu trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD do Unicef tài trợ cho học sinh đang chịu ảnh hưởng của cơn bão vừa qua thuộc 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn đang nằm trong kho do chưa có kinh phí, nhân lực vận chuyển”. Ông Jean Dupraz, phó trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết: “Sự chậm trễ chuyển hàng cứu trợ này là do trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Sau cuộc họp này, Bộ GD-ĐT cần họp thảo luận và có đề xuất phương án hỗ trợ, Unicsef sẽ hỗ trợ thực hiện”.
- Quảng Nam: Học sinh lớp 6 không biết cộng, trừ, nhân, chia: Qua kiểm tra 50 học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 trong năm học này, trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, Nam Trà My, Quảng Nam đã phát hiện 26 em không có khả năng làm những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... Thậm chí rất nhiều em không thể đọc được chương trình của lớp 1, 2. Thông tin trên được ông Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don cho biết ngày 5/12.
- Tiền Giang Nợ giáo viên hơn 18,7 tỷ đồng (06/12/2009): Theo Sở GD-ĐT Tiền Giang, năm học 2008-2009, ở tỉnh này còn nợ giáo viên tiền tăng giờ, tăng buổi, tổng cộng hơn 18,7 tỷ đồng. Trong đó, các trường THPT trực thuộc sở nợ hơn 6,1 tỷ đồng, các phòng GD-ĐT nợ 12,6 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Đức, GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết, nguyên nhân là tỉnh còn thiếu gần 2.300 giáo viên nên phải tăng tiết, tăng giờ dạy đối với giáo viên, trong lúc thủ tục chi tiền còn nhiều bất cập.
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (11/12/2009): Bộ GD-ĐT công bố, đầu năm học 2009- 2010, cả nước có 26.788 trong số 14.970.481 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,18%.
- “Ước gì có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học” (14/12/2009): Một bà cụ 70 tuổi ở ấp Rạch Gốc (xã Tây Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) nghẹn ngào nói như thế khi chúng tôi về địa phương tìm hiểu việc hàng chục học sinh không dám đi học vì sợ té cầu khỉ sau khi một học sinh thiệt mạng do té cầu. Bà cụ này là Nguyễn Thị Nghĩa, bà nội của em Trần Thị Bé Ngoan (10 tuổi, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tây Yên 2) - em học sinh vừa mất cách đây khoảng 3 tuần vì đi qua cây cầu khỉ trước nhà bị té chết đuối.
- Khoảng 7 triệu trẻ em Việt Nam “đạt chuẩn nghèo”: Thiếu thốn nghiêm trọng nhất là vấn đề nước và vệ sinh; hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số đang sống dưới mức nghèo khổ... Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo Phương thức tiếp cận mới về nghèo ở trẻ em Việt Nam vừa được công bố ngày 25/11, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều bộ ngành liên quan thực hiện. Đây cũng là nội dung chính nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010. Một trẻ em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Với phương pháp tiếp cận đa chiều này thì tỷ lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam vào khoảng 31%, cũng có nghĩa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo.
- Đang xét kỷ luật vẫn được "quy hoạch" thăng chức (23/11/2009): Trong khi đang bị xem xét xử lí kỷ luật về sai phạm, bà Đỗ Thị Hồng Cầm - Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa Phong Nha - Kẻ Bàng, vẫn được lãnh đạo cơ quan làm quy trình quy hoạch lên chức vụ cao hơn. Tháng 9/2009, Tiền Phong có bài phản ánh, bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh kì thi cao học ngành Quản trị kinh doanh. Theo đó, bà Đỗ Thị Hồng Cầm (SBD 2010, sinh ngày 12/4/1973 - Phó GĐ Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), đã vi phạm quy chế tuyển sinh, bị đình chỉ thi tại kỳ tuyển sinh cao học do Đại học Huế tổ chức tháng 3/2009. Bà Cầm được lãnh đạo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cử đi thi cao học ngành Quản trị Kinh doanh. Do mang tài liệu trong người khi ra ngoài phòng thi, bà Cầm bị cán bộ giám sát phát hiện, báo cho giám thị phòng thi lập biên bản và xử lý đình chỉ thi môn thứ hai (môn Kinh tế chính trị). Căn cứ quy chế, thí sinh Cầm bị đình chỉ thi, các bài thi đã làm bị cho điểm không (0). Kết quả điều tra của UBKT Huyện ủy Bố Trạch khẳng định: Bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh và yêu cầu cơ quan chủ quản xử lí kỉ luật theo đúng quy trình cán bộ, đảng viên vi phạm.
- Bắt bệnh tham nhũng trong ngành y tế: Tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế của Chính phủ với các nhà tài trợ quốc tế tổ chức ở Hà Nội sáng 26/11, Bộ Y tế cũng thừa nhận một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra. "Tham nhũng đánh gục người bệnh khi ở thời điểm dễ tổn thương nhất. Giữa cái sống và chết, người ta không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền", ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển, phát biểu tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng, sáng 26/11.
-'Quan' xã hầu tòa vì sai phạm vẫn ung dung tại vị (25/11/2009): Mặc dù kết luận của tỉnh Hà Tây (cũ) đã chỉ rõ những sai phạm của cán bộ xã Hát Môn và đề nghị hình thức kỷ luật nhưng người dân cho rằng: tỉnh Hà Tây chỉ xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ"? Điều đáng nói là trong thời gian tại vị, ông Nguyễn Quốc Thắng – Chủ tịch xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội hiện nay) đã từng phải hầu tòa và bồi thường cho người dân vì đã tiến hành cưỡng chế trái phép. Đoàn thanh tra tỉnh Hà Tây với bản kết luận số 13 đã chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo xã Hát Môn. Cũng từ bản kết luận này, người dân Hát Môn mới "vỡ lẽ" ra nhiều điều, ẩn số mang tên Hát Môn đã được "giải mã".
Bức xúc của người dân
Khi người phải dân nhìn vào nồi cơm manh áo của mình cho cuộc sống khó khăn hằng ngày, trong khi đó nhiều người đảng viên đang vung vãi tiền thuế một cách điên dại như đã xảy ra tại SCIC. Người dân VN đụng chạm thực tế và có cơ hội so sánh cảnh giàu nghèo trong chế độ tư bản đỏ, họ đã phản đối mãnh liệt trong những mục phản hồi của báo chí, theo dõi những suy nghĩ của người dân chúng ta nhìn ra được nhiều tư tưởng chống đối mãnh liệt. Điển hình các phản ảnh qua báo Tiền Phong:
- Tôi rất buồn cho một số cán bộ - "các đầy tớ của dân" - trong lúc đồng bào bão lụt cơm không có để ăn, áo không có để mặc thế mà họ lĩnh lương một tháng bằng thu nhập cả một xã vùng cao. Đến cấp Thứ trưởng còn vậy, chống tham nhũng sao đây? Nếu xét quốc gia là một tổ chức và có mục tiêu (dân giàu, nước mạnh.. ...) thì những hành vi của SCIC làm cho dân nghèo đi (trừ bản thân họ), nước yếu, xã hội bất bình đẳng và cá nhân các vị nhận lương cao trong khi doanh nghiệp lỗ là vô trách nhiệm. Trong khi khủng hoảng kinh tế, công chức Singapore tự giác giảm lương thì mấy vị tăng lương cho doanh nghiệp yếu đi. Doanh nghiệp mà chết thì nền kinh tế không còn. (Thúy Hà;.. .tlv@gmail.com)
- Bà Tống thị Minh là vụ trưởng bộ LĐTBXH sao không biết một cty cổ phần như Jestar có vốn nhà nước lên đến trên 80% thì những người đại diện phần vốn Nhà nước ở cty này không thể chỉ là một mà ít nhất là 3/4 số thành viên HĐQT. Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ điều này. Tôi là công chức thuộc ngành tài chính hơn 15 năm, đã tốt nghiệp đại học chính qui từ các năm 85, phải học đầy đủ các bằng cấp (Anh văn, vi tính,quản lý nhà nước, kế toán...). Chúng tôi làm cả ngày, mờ mắt, vì bây giờ cải cách mạnh mẽ, chúng tôi phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ mới làm nổi. Trong giờ làm việc, chúng tôi phải làm việc cật lực, ít có khi nào chúng tôi ra khỏi cơ quan trước 5h30 chiều... vậy mà lương hàng tháng có khi anh em trong phòng tôi chỉ khoảng 2 triệu hơn chút đỉnh... cao nhất ở phòng tôi (người gần về hưu) lĩnh cỡ 4 triệu hơn... Vì vậy khi đọc tin bài trên, tôi mới hiểu ra vì sao họ giàu thế....và thấy buồn.. . (Văn Lâm;.. .23450@yahoo.com.vn)
- Câu hỏi PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG - PHÒNG AI, CHỐNG AI? không biết đến bao giờ có lời giải. Lương hay lậu trong việc chi trả đối với ban lãnh đạo SCIC thì chỉ có ông Nguyễn Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính mới trả lời được. Dù là LƯƠNG hay LẬU cũng là lách luật, là rút tiền của nhà nước. (Minh Phương; hong.anh93@...)
Tại thế giới tự do Âu Tây, đặc biệt nơi giới sinh viên và lưu học sinh du học, trong trang Web của họ có những phản ảnh mang màu sắc dân chủ và dẫn đưa nhiều nhận thức đúng thực trạng đen tối ở quê hương, trăn trở nhất là vấn đề giáo dục lạc hậu của csVN trong diễn đàn http://phdvn.org.
Với đề tài thảo luận „Làm tiến sĩ ở Việt Nam như thế nào?“ nhiều bạn sinh viên nêu ra các vấn nạn giáo dục: Việc làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ nhiêu khê, phản khoa học, và phản động (theo nghĩa chổng mông vào tất cả các quy chuẩn tiên tiến của thế giới). Làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ dễ mà cũng cực kỳ khó. Cực kỳ dễ là cực kỳ dễ về mặt chuyên môn khoa học, cực kỳ khó là về các thủ tục hành chính rườm rà và vô lý đến độ gây ức chế cho cả thầy và trò. Yêu cầu NCS phải đưa cả dự kiến nội dung luận văn (chi tiết đến từng đề mục trong từng chương). Một quy định ngu xuẩn và phi lý như vậy mà biết bao người đã góp ý mà bộ GD vẫn cứ trơ lấc (có lẽ là vì toàn những người mặt dầy và não trang như anh Phúc phát biểu "bằng giả" ở phía trên). (http://phdvn.org/showthread.php?p=6527#post6527).
Ngoài ra một thiên tài Việt Nam mới được báo Times tôn vinh là một trong 10 khoa học gia tiêu biểu của thế giới năm 2009, TS.GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, ông tiết lộ cho BBC biết về phản biện về vụ Bauxite Tây Nguyên: Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam. Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời. "Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết." Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Một điều đáng mừng khi các thành phần sinh viên, lưu học sinh và các nhà khoa học sống ngoài Việt Nam đang lưu tâm đến vận mạng nước nhà.
Các lãnh đạo csVN thuộc hạng ‘TOP’ hay ‘FLOP’? Đó là câu hỏi khai mào cho bài viết này, những tổn hợp tin tức ngắn trong 1 tuần có thể giúp người đọc nhìn ra khả năng của người cầm cân nẩy mực đang đưa Việt Nam đi lên hoặc trì trệ tụt xuống.
Người viết đồng ý với tiêu đề bài báo „niềm tin của dân đang bị bào mòn“, đó chính là một động cơ để mọi người mạnh dạn phải đứng lên đòi lại công bằng, sự thật, tôn trọng luật pháp, tôn trọng người dân. Một nước việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến và trên 34 năm hòa bình không thể chấp nhận được con số 7 triệu trẻ em Việt Nam đang “đạt chuẩn nghèo”. Muốn có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học như là đưa tay với sao trên trời. Nhục quá! Chưa bao giờ có một quốc gia nào trên toàn cầu quyết chấm dứt nạn nói tục, cũng như bịt kín ngã tư khi không giải quyết đưjơc nạn kẹt xe. Một quốc gia muốn giàu mạnh không thể tự tiện giam cầm các nhà dân chủ đối kháng với các sáo ngữ chống đối lại diễn tiến hòa bình. Không phản biện nào mạnh mẽ về Bauxite Tây Nguyên bằng nhà khoa học mới được tôn vinh Ngô Bảo Châu: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Cuối cùng được phép nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa giáo hoàng Bênêđictô XVI với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, một hình ảnh giống như đám mây mù không dứt đang bao phủ giang sơn gấm vóc Việt Nam. Cứ tưởng tượng một khối óc thông minh xuất chúng của cụ già Bênêđictô phải nghe một người ăn nói tiếng mẹ đẻ cũng chưa ra gì thì tội nghiệp cho cụ giáo hoàng này thật sự, tưởng rằng 20 phút là đủ rồi nhưng thời gian phải nhân đôi lên thì người đối tác mới khai triển được các tư tưởng vĩ đại!. Rồi người dân lại được chiêm ngưỡng một thiếu học thực bắt tay một cụ già đáng kính theo kiểu quê mùa không biết phép lịch sự (tay trái bám chặt vào gần khửu tay của người đối diện). Rồi người dân được mãn nhãn nhìn thế đứng của một nguyên thủ quốc gia (chàng hãng đôi chân), tiếp theo nhìn thế ngồi của chủ tịch nước như một người đang bị hỏi cung (ngồi nhích mép ghế). ‘TOP’ hay ‘FLOP’ cho các nhà lãnh đạo csVN?
Ngắm nhìn những hình ảnh của các vị nguyên thủ cao nhất nước đang có thuận lợi về đường hướng ngoại giao quốc tế, vô tình đang làm lu mờ các tình hình nhếch nhác tại quốc nội.
Có người cho rằng trước khi bị bãi nhiệm chức vụ hai vị cao cấp này đi xa xuất ngoại ghi bảng điểm của mình hầu được chấm mút tí gì đó lúc về vườn nghỉ hưu, hay tạm gọi theo danh từ hoa mỹ hiện nay tìm „bãi đáp an toàn“.
Còn có người cho rằng không khí chính trị Việt Nam đang khó thở, tù túng cho nên ra hải ngoại vài ngày thả „xì trét“ bằng cách trông nhìn những nét văn minh nhân loại. Cũng phải, giá lạnh mùa đông tại Âu Châu đang rét lên, các bông tuyết bắt đầu rơi xuống mang sắc thái giáng sinh. Cảnh đầu đông an bình thật đẹp tại nơi đây. Ai mà chẳng thích!
Chung chung hai vị Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá vào loại TOP (= tuyệt vời) bằng các giao hảo ngoại giao cao cấp: qua thành tích dâng lên đảng csVN muôn năm bằng cách phân rẽ nội bộ của tổng thống Obama, nay lại được dịp ném đá dấu tay vào nội bộ của Giáo Hoàng Bênêđictô, của tổng thống Dmitri Medwedew và thủ tướng Wladimir Putin. Những tờ báo lấn „lề phải“ đều rập khuôn hoành tráng cho các ĐẠI TỪ cao cấp như: khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, nhấn mạnh… Đó là thế mạnh, đòn đánh chí tử của kẻ giơ tay „chém gió“ đến dạy đời thiên hạ!
Không biết việc hở mồm miệng trước các ống kính nhà báo, tội này có được liệt vào tội phạm nguy hiểm nhất là tiết lộ „bí mật quốc gia“? Tội đồ làm rò rỉ việc „phân hóa nội bộ” của địch có thể bị tù chung thân hoặc tử hình không? Trong khi vài người loan tin và cầm biểu ngữ cũng như viết Bloog chống „GIẶC LẠ, TÀU LẠ“ nham hiểm thôn chiếm bờ cõi Biển Đông đang bị xử án ngồi tù.!!!
Tiện đây ngược dòng trở về tình hình nội bộ Việt Nam với cách điều quân khiển tướng của hai vị cao cấp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng người dân có thể cho vào bậc thang "FLOP - đội sổ" hay "TOP - tuyệt vời".
‘FLOP’ hay ‘TOP’?
Lần dở các tờ báo theo hệ thống „lề phải“ trong vài ngày qua, độc giả có thể nhìn thấy thực trạng xã hội VN và chấm điểm cho bộ máy chính phủ csVN một cách chính xác.
- Trung Quốc lại giữ tàu ngư dân Lý Sơn: Theo Tiền Phong hôm, 12-12, đồn BP 328 (Lý Sơn – Quảng Ngãi) xác nhận 3 tàu cá cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ vào ngày 7 và 8-12. Đến 19h tối 11-12, một tàu cùng 43 ngư dân được thả về, mang theo biên bản chữ Trung Quốc có dấu lăn tay ngư dân… Thuyền trưởng Lê Văn Lộc, nói: “Hai con tàu của chúng tôi còn rất mới, tính ra trị giá gần 2 tỷ bạc”. Cũng theo thuyền trưởng Lộc, ngày 7-12, tàu ông Dương Lúa bị giữ, đến ngày 8-12, thêm tàu ông Tân và tàu của ông bị giữ. “Họ bắt tất cả anh em phải ký vào biên bản chữ Trung Quốc và lăn tay điểm chỉ. Còn lúc bị tạm giữ, anh em trên thuyền đã khấn thầm: Kiểm tra rồi cho đi chớ đừng cho đưa vô đảo, nhưng ai dè mất 2 tàu cá trị giá gần 2 tỷ đồng” - Ông Lộc nói.
- Sạt nghiệp khi bị 'tàu lạ' bắt: đó là tựa đề của báo VietnamNet. Hầu như năm nào ngư dân Lý Sơn cũng có tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ. Với ngư dân, như thế coi như sạt nghiệp. Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Lý Sơn có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính bắt giữ. Tổng mức phạt mà họ đưa ra lên đến trên 1 tỷ đồng. Anh Bùi Thông, thôn An Hải, một trong những chủ tàu từng bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự: “Cả đời làm nghề tích góp được chiếc tàu nhưng không may bị Trung Quốc bắt xem như trắng tay”.
Phải mất đến 3 ngày, phản ứng trước hành động này, ngày 15/2/2009 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga mới nói được là "hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, gây nguy hại tới tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam". Bà Nga nhấn mạnh "Việt Nam quan ngại trước việc phía Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam khi họ đang hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam",
- 'Chưa ai chết vì thực phẩm bẩn nên khó xử hình sự': Trước hàng loạt chất vấn của đại biểu HĐND TP sáng nay (10/12) về chuyện xử lý mỡ bẩn, bì lợn thối... thế nào, có học theo Trung Quốc đã tử hình 3 người trong vụ sữa nhiễm độc không, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình phân trần: "Trung Quốc có một số trẻ chết do ăn sữa nên xử tử hình được. Còn các vi phạm vừa qua, chưa ai chết nên khó xử lý hình sự". Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn bổ sung: "Còn phải xem mỡ dùng để chế biến thực phẩm thì mới truy cứu hình sự được, chứ nhỡ đâu dùng vào việc khác?". Tuy nhiên, vị Phó Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố cũng sốt ruột: "Cũng phải quy trách nhiệm thế nào cho rõ. Việc mỡ vừa rồi thì xã phải biết chứ?". Cuối cùng "Dân đang tích lũy chất độc vào cơ thể".
- 'Kiểm soát an toàn thực phẩm gần như tê liệt…: TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RCCTD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), nhận định về tình hình kiểm soát thực phẩm không an toàn ở Việt Nam hiện nay vào ngày 15/12/2009: „Tôi có cảm giác hệ thống thực hiện chức năng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta gần như tê liệt. Người dân kêu mãi cũng hóa nhàm chán rồi, ai không may mắc phải thì phải tự chịu thôi.“
- Bình Dương: Hơn 10 năm, thu hút được một tiến sĩ (TP 12/12/2009): Kể từ khi ban hành các quyết định về chính sách thu hút nguồn nhân lực từ hơn 10 năm trước, tỉnh Bình Dương chỉ thu hút được 1 tiến sĩ về công tác. Đối với lĩnh vực y tế, mặc dù đã có chế độ thu hút chung và hỗ trợ ban đầu, trợ cấp hàng tháng cho bác sĩ về công tác tại xã nhưng thời gian qua, ngành y tế vẫn không thu hút được bác sĩ nào về trạm y tế… Năm 2008, ngành Y tế chỉ tuyển được 15/57 bác sĩ và năm 2009 chỉ tuyển được 4/144 bác sĩ cần tuyển. Còn đội ngũ giáo viên, kể cả dạy nghề có trình độ sau đại học cũng không thu hút được nhiều, chủ yếu chỉ tiếp nhận giáo viên từ ngoài tỉnh trong các trường hợp chuyển về Bình Dương sinh sống hoặc hợp thức hóa gia đình.
- Chóng mặt vì tăng giá (VN 14/12/2009): Hàng loạt mặt hàng từ gạo, thịt, đường, sữa cho tới thép tuần qua đồng loạt tăng giá với biên độ khá lớn. Thực trạng này đang và sẽ kéo theo vô số hệ lụy khác.
- 'ĐBQH không đến mức phải chất vấn gay gắt thế': Đánh giá kết quả phiên chất vấn diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, vẫn đang còn một số ĐBQH nêu chất vấn quá gay gắt, "không đến mức phải như thế".
- Nỡ giáng nợ đột ngột với dân nghèo? (13/12/2009): Theo hợp đồng tín dụng, đến năm 2015, cả trăm hộ dân vay vốn trồng cao su tiểu điền xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) mới bắt đầu trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng (khoảng 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, mới sau ba năm vay vốn, dân bất ngờ bị Ngân hàng NN&PTNT đòi nợ.
- 'Không thủ đô nào bịt ngã tư như Hà Nội': Trao đổi với VnExpress sáng 10/12, đại biểu Trần Trọng Hanh cho rằng, lạm dụng "bịt ngã tư" chứng tỏ Hà Nội không có biện pháp nào khác để chống ùn tắc, còn đại biểu Bùi Thị An ví phương án này là độc nhất trên thế giới.
- Hà Nội bó 'rác trời' (10/12/2009): Đại lễ một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Trước thực trạng chằng chịt các loại dây giăng như mạng nhện lơ lửng trên đầu người dân, Hà Nội đang tiến hành một giải pháp tình thế: Dùng dây bó gọn "rác trời". Ghi nhận của nhóm PV TPO.
- Công trình 1000 năm Thăng Long Xong phần 'xác', thiếu phần 'hồn' (07/12/2009): Trước phiên khai mạc kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội, đại biểu bày tỏ lo lắng về tiến độ các công trình xây dựng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. ĐB Bùi Thị An, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND phát biểu: Nhiều công trình kỷ niệm 1000 năm về mặt xây dựng nói chung là chậm và có những cái có thể xong phần "xác" đúng thời hạn nhưng phần "hồn" thì còn thiếu, như Công viên Hòa Bình có thể hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng phần “hồn” là tượng đài Hòa Bình phải đợi đến sau đại lễ mới có. Theo ĐB Ngô Văn Ny, Ban Pháp chế HĐND: Hội nghị sôi nổi, công trường thì nguội lạnh. Tôi thấy có một đặc điểm của Hà Nội là mọi chủ trương đưa ra thì văn bản rất đầy đủ, triển khai trên hội nghị rất đầy đủ nhưng khi đi vào làm, triển khai xuống cơ sở thì rất chậm hoặc có nơi còn không thực hiện.
- Địa phương thất hứa, niềm tin của dân bị bào mòn (08/12/2009): Cử tri TP.HCM mệt mỏi với việc lặp đi lặp lại những kiến nghị của mình về ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước... từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà không thấy biện pháp giải quyết rốt ráo.
- TP.HCM quyết chấm dứt nạn xả rác, nói tục (11/12/2009): Lại một lần nữa, văn minh đô thị được TP.HCM chọn là chủ đề của năm. TP hạ quyết tâm chấm dứt 6 hành vi thiếu văn hóa trong năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị. 6 hành vi thiếu văn hóa gồm: Bán hàng rong trước cổng trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.
- Chiến lược nội địa hóa ô tô: Phá sản (09/12/2009): Sáu đoàn thanh tra chuyên đề về giá lắp ráp, kinh doanh xe ô tô trong nước vừa hoàn thành việc thanh tra ở sáu công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp xe (có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả thanh tra cho thấy chiến lược nội địa hóa (NĐH) ô tô của Việt Nam bị phá sản.
- Tuyên phạt 136 năm tù các bị cáo đập phá trụ sở ủy ban: Sau hơn mười ngày xét xử vụ gây rối tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, ngày 11/12, tòa án tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 46 bị cáo mức án tổng cộng 136 năm tù. 46 bị cáo đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở xã.
- Dân xã Nghĩa Hưng đập phá trụ sở xã: Sáng qua 8-12, nhận được tin hàng trăm người dân có hành vi vi phạm pháp luật, đập phá trụ sở UBND, đốt tài liệu, hủy hoại tài sản tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, PV Tiền Phong đã có mặt tại hiện trường. Thông tin ban đầu cho hay, do quá bức xúc về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 21h30 phút, ngày 7-12, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng. Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương. Đến trưa 8-12, mặc dù cơ quan công an đã làm chủ tình hình, phong tỏa khu vực gây rối để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.
- Ngang nhiên thảm sát rừng dương ven biển (10/12/2009): Ở các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Sa… công cuộc thảm sát rừng phòng hộ ven biển diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật với công cụ cơ giới ầm ì suốt ngày đêm. Trận lũ lịch sử cuối tháng 9 đã tàn phá nhiều ngôi làng ở rất xa biển miền Trung và nó phát lộ nạn phá rừng phòng hộ đầu nguồn qua những súc gỗ vẫn còn dấu búa kiểm lâm theo lũ trôi về mà người dân miền Trung gọi là "lũ gỗ". Dường như điều này chẳng làm ai bận tâm nên giờ đây những mảnh rừng phòng hộ chắn gió, bão ven biển Quảng Nam tiếp tục bị thảm sát… Những dải dương xanh còn sót lại rất ít cũng đang bị đốn chặt, bật gốc để nhường đất cho các dự án.
- Bão qua, hàng cứu trợ khẩn cấp vẫn... nằm kho: Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thường niên 2009 của nhóm Điều phối chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT và Liên Hợp Quốc (Unicef) tại Việt Nam sáng nay 09/12 tại Hà Nội. Tại Hội nghị, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: “Hiện số hàng cứu trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD do Unicef tài trợ cho học sinh đang chịu ảnh hưởng của cơn bão vừa qua thuộc 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn đang nằm trong kho do chưa có kinh phí, nhân lực vận chuyển”. Ông Jean Dupraz, phó trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết: “Sự chậm trễ chuyển hàng cứu trợ này là do trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Sau cuộc họp này, Bộ GD-ĐT cần họp thảo luận và có đề xuất phương án hỗ trợ, Unicsef sẽ hỗ trợ thực hiện”.
- Quảng Nam: Học sinh lớp 6 không biết cộng, trừ, nhân, chia: Qua kiểm tra 50 học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 trong năm học này, trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, Nam Trà My, Quảng Nam đã phát hiện 26 em không có khả năng làm những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... Thậm chí rất nhiều em không thể đọc được chương trình của lớp 1, 2. Thông tin trên được ông Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don cho biết ngày 5/12.
- Tiền Giang Nợ giáo viên hơn 18,7 tỷ đồng (06/12/2009): Theo Sở GD-ĐT Tiền Giang, năm học 2008-2009, ở tỉnh này còn nợ giáo viên tiền tăng giờ, tăng buổi, tổng cộng hơn 18,7 tỷ đồng. Trong đó, các trường THPT trực thuộc sở nợ hơn 6,1 tỷ đồng, các phòng GD-ĐT nợ 12,6 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Đức, GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết, nguyên nhân là tỉnh còn thiếu gần 2.300 giáo viên nên phải tăng tiết, tăng giờ dạy đối với giáo viên, trong lúc thủ tục chi tiền còn nhiều bất cập.
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (11/12/2009): Bộ GD-ĐT công bố, đầu năm học 2009- 2010, cả nước có 26.788 trong số 14.970.481 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,18%.
- “Ước gì có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học” (14/12/2009): Một bà cụ 70 tuổi ở ấp Rạch Gốc (xã Tây Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) nghẹn ngào nói như thế khi chúng tôi về địa phương tìm hiểu việc hàng chục học sinh không dám đi học vì sợ té cầu khỉ sau khi một học sinh thiệt mạng do té cầu. Bà cụ này là Nguyễn Thị Nghĩa, bà nội của em Trần Thị Bé Ngoan (10 tuổi, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tây Yên 2) - em học sinh vừa mất cách đây khoảng 3 tuần vì đi qua cây cầu khỉ trước nhà bị té chết đuối.
- Khoảng 7 triệu trẻ em Việt Nam “đạt chuẩn nghèo”: Thiếu thốn nghiêm trọng nhất là vấn đề nước và vệ sinh; hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số đang sống dưới mức nghèo khổ... Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo Phương thức tiếp cận mới về nghèo ở trẻ em Việt Nam vừa được công bố ngày 25/11, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều bộ ngành liên quan thực hiện. Đây cũng là nội dung chính nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010. Một trẻ em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Với phương pháp tiếp cận đa chiều này thì tỷ lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam vào khoảng 31%, cũng có nghĩa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo.
- Đang xét kỷ luật vẫn được "quy hoạch" thăng chức (23/11/2009): Trong khi đang bị xem xét xử lí kỷ luật về sai phạm, bà Đỗ Thị Hồng Cầm - Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa Phong Nha - Kẻ Bàng, vẫn được lãnh đạo cơ quan làm quy trình quy hoạch lên chức vụ cao hơn. Tháng 9/2009, Tiền Phong có bài phản ánh, bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh kì thi cao học ngành Quản trị kinh doanh. Theo đó, bà Đỗ Thị Hồng Cầm (SBD 2010, sinh ngày 12/4/1973 - Phó GĐ Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), đã vi phạm quy chế tuyển sinh, bị đình chỉ thi tại kỳ tuyển sinh cao học do Đại học Huế tổ chức tháng 3/2009. Bà Cầm được lãnh đạo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cử đi thi cao học ngành Quản trị Kinh doanh. Do mang tài liệu trong người khi ra ngoài phòng thi, bà Cầm bị cán bộ giám sát phát hiện, báo cho giám thị phòng thi lập biên bản và xử lý đình chỉ thi môn thứ hai (môn Kinh tế chính trị). Căn cứ quy chế, thí sinh Cầm bị đình chỉ thi, các bài thi đã làm bị cho điểm không (0). Kết quả điều tra của UBKT Huyện ủy Bố Trạch khẳng định: Bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh và yêu cầu cơ quan chủ quản xử lí kỉ luật theo đúng quy trình cán bộ, đảng viên vi phạm.
- Bắt bệnh tham nhũng trong ngành y tế: Tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế của Chính phủ với các nhà tài trợ quốc tế tổ chức ở Hà Nội sáng 26/11, Bộ Y tế cũng thừa nhận một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra. "Tham nhũng đánh gục người bệnh khi ở thời điểm dễ tổn thương nhất. Giữa cái sống và chết, người ta không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền", ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển, phát biểu tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng, sáng 26/11.
-'Quan' xã hầu tòa vì sai phạm vẫn ung dung tại vị (25/11/2009): Mặc dù kết luận của tỉnh Hà Tây (cũ) đã chỉ rõ những sai phạm của cán bộ xã Hát Môn và đề nghị hình thức kỷ luật nhưng người dân cho rằng: tỉnh Hà Tây chỉ xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ"? Điều đáng nói là trong thời gian tại vị, ông Nguyễn Quốc Thắng – Chủ tịch xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội hiện nay) đã từng phải hầu tòa và bồi thường cho người dân vì đã tiến hành cưỡng chế trái phép. Đoàn thanh tra tỉnh Hà Tây với bản kết luận số 13 đã chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo xã Hát Môn. Cũng từ bản kết luận này, người dân Hát Môn mới "vỡ lẽ" ra nhiều điều, ẩn số mang tên Hát Môn đã được "giải mã".
Bức xúc của người dân
Khi người phải dân nhìn vào nồi cơm manh áo của mình cho cuộc sống khó khăn hằng ngày, trong khi đó nhiều người đảng viên đang vung vãi tiền thuế một cách điên dại như đã xảy ra tại SCIC. Người dân VN đụng chạm thực tế và có cơ hội so sánh cảnh giàu nghèo trong chế độ tư bản đỏ, họ đã phản đối mãnh liệt trong những mục phản hồi của báo chí, theo dõi những suy nghĩ của người dân chúng ta nhìn ra được nhiều tư tưởng chống đối mãnh liệt. Điển hình các phản ảnh qua báo Tiền Phong:
- Tôi rất buồn cho một số cán bộ - "các đầy tớ của dân" - trong lúc đồng bào bão lụt cơm không có để ăn, áo không có để mặc thế mà họ lĩnh lương một tháng bằng thu nhập cả một xã vùng cao. Đến cấp Thứ trưởng còn vậy, chống tham nhũng sao đây? Nếu xét quốc gia là một tổ chức và có mục tiêu (dân giàu, nước mạnh.. ...) thì những hành vi của SCIC làm cho dân nghèo đi (trừ bản thân họ), nước yếu, xã hội bất bình đẳng và cá nhân các vị nhận lương cao trong khi doanh nghiệp lỗ là vô trách nhiệm. Trong khi khủng hoảng kinh tế, công chức Singapore tự giác giảm lương thì mấy vị tăng lương cho doanh nghiệp yếu đi. Doanh nghiệp mà chết thì nền kinh tế không còn. (Thúy Hà;.. .tlv@gmail.com)
- Bà Tống thị Minh là vụ trưởng bộ LĐTBXH sao không biết một cty cổ phần như Jestar có vốn nhà nước lên đến trên 80% thì những người đại diện phần vốn Nhà nước ở cty này không thể chỉ là một mà ít nhất là 3/4 số thành viên HĐQT. Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ điều này. Tôi là công chức thuộc ngành tài chính hơn 15 năm, đã tốt nghiệp đại học chính qui từ các năm 85, phải học đầy đủ các bằng cấp (Anh văn, vi tính,quản lý nhà nước, kế toán...). Chúng tôi làm cả ngày, mờ mắt, vì bây giờ cải cách mạnh mẽ, chúng tôi phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ mới làm nổi. Trong giờ làm việc, chúng tôi phải làm việc cật lực, ít có khi nào chúng tôi ra khỏi cơ quan trước 5h30 chiều... vậy mà lương hàng tháng có khi anh em trong phòng tôi chỉ khoảng 2 triệu hơn chút đỉnh... cao nhất ở phòng tôi (người gần về hưu) lĩnh cỡ 4 triệu hơn... Vì vậy khi đọc tin bài trên, tôi mới hiểu ra vì sao họ giàu thế....và thấy buồn.. . (Văn Lâm;.. .23450@yahoo.com.vn)
- Câu hỏi PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG - PHÒNG AI, CHỐNG AI? không biết đến bao giờ có lời giải. Lương hay lậu trong việc chi trả đối với ban lãnh đạo SCIC thì chỉ có ông Nguyễn Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính mới trả lời được. Dù là LƯƠNG hay LẬU cũng là lách luật, là rút tiền của nhà nước. (Minh Phương; hong.anh93@...)
Tại thế giới tự do Âu Tây, đặc biệt nơi giới sinh viên và lưu học sinh du học, trong trang Web của họ có những phản ảnh mang màu sắc dân chủ và dẫn đưa nhiều nhận thức đúng thực trạng đen tối ở quê hương, trăn trở nhất là vấn đề giáo dục lạc hậu của csVN trong diễn đàn http://phdvn.org.
Với đề tài thảo luận „Làm tiến sĩ ở Việt Nam như thế nào?“ nhiều bạn sinh viên nêu ra các vấn nạn giáo dục: Việc làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ nhiêu khê, phản khoa học, và phản động (theo nghĩa chổng mông vào tất cả các quy chuẩn tiên tiến của thế giới). Làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ dễ mà cũng cực kỳ khó. Cực kỳ dễ là cực kỳ dễ về mặt chuyên môn khoa học, cực kỳ khó là về các thủ tục hành chính rườm rà và vô lý đến độ gây ức chế cho cả thầy và trò. Yêu cầu NCS phải đưa cả dự kiến nội dung luận văn (chi tiết đến từng đề mục trong từng chương). Một quy định ngu xuẩn và phi lý như vậy mà biết bao người đã góp ý mà bộ GD vẫn cứ trơ lấc (có lẽ là vì toàn những người mặt dầy và não trang như anh Phúc phát biểu "bằng giả" ở phía trên). (http://phdvn.org/showthread.php?p=6527#post6527).
Ngoài ra một thiên tài Việt Nam mới được báo Times tôn vinh là một trong 10 khoa học gia tiêu biểu của thế giới năm 2009, TS.GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, ông tiết lộ cho BBC biết về phản biện về vụ Bauxite Tây Nguyên: Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam. Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời. "Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết." Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Một điều đáng mừng khi các thành phần sinh viên, lưu học sinh và các nhà khoa học sống ngoài Việt Nam đang lưu tâm đến vận mạng nước nhà.
Các lãnh đạo csVN thuộc hạng ‘TOP’ hay ‘FLOP’? Đó là câu hỏi khai mào cho bài viết này, những tổn hợp tin tức ngắn trong 1 tuần có thể giúp người đọc nhìn ra khả năng của người cầm cân nẩy mực đang đưa Việt Nam đi lên hoặc trì trệ tụt xuống.
Người viết đồng ý với tiêu đề bài báo „niềm tin của dân đang bị bào mòn“, đó chính là một động cơ để mọi người mạnh dạn phải đứng lên đòi lại công bằng, sự thật, tôn trọng luật pháp, tôn trọng người dân. Một nước việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến và trên 34 năm hòa bình không thể chấp nhận được con số 7 triệu trẻ em Việt Nam đang “đạt chuẩn nghèo”. Muốn có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học như là đưa tay với sao trên trời. Nhục quá! Chưa bao giờ có một quốc gia nào trên toàn cầu quyết chấm dứt nạn nói tục, cũng như bịt kín ngã tư khi không giải quyết đưjơc nạn kẹt xe. Một quốc gia muốn giàu mạnh không thể tự tiện giam cầm các nhà dân chủ đối kháng với các sáo ngữ chống đối lại diễn tiến hòa bình. Không phản biện nào mạnh mẽ về Bauxite Tây Nguyên bằng nhà khoa học mới được tôn vinh Ngô Bảo Châu: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Cuối cùng được phép nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa giáo hoàng Bênêđictô XVI với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, một hình ảnh giống như đám mây mù không dứt đang bao phủ giang sơn gấm vóc Việt Nam. Cứ tưởng tượng một khối óc thông minh xuất chúng của cụ già Bênêđictô phải nghe một người ăn nói tiếng mẹ đẻ cũng chưa ra gì thì tội nghiệp cho cụ giáo hoàng này thật sự, tưởng rằng 20 phút là đủ rồi nhưng thời gian phải nhân đôi lên thì người đối tác mới khai triển được các tư tưởng vĩ đại!. Rồi người dân lại được chiêm ngưỡng một thiếu học thực bắt tay một cụ già đáng kính theo kiểu quê mùa không biết phép lịch sự (tay trái bám chặt vào gần khửu tay của người đối diện). Rồi người dân được mãn nhãn nhìn thế đứng của một nguyên thủ quốc gia (chàng hãng đôi chân), tiếp theo nhìn thế ngồi của chủ tịch nước như một người đang bị hỏi cung (ngồi nhích mép ghế). ‘TOP’ hay ‘FLOP’ cho các nhà lãnh đạo csVN?
Thông Báo
Giới thiệu Hệ thống Truyền Hình VBS
Mai Tuấn
20:52 16/12/2009
Văn Hóa
Bộ phim Golden Compass phải ngừng quay vì bị Công giáo Mỹ tẩy chay?
Trần Mạnh Trác
12:25 16/12/2009
London, Anh Quốc, Ngày 16 tháng 12 năm 2009 / 02:18 (CNA). - Diễn viên Sam Elliot đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo đã làm ngưng bộ phim Golden Compass ngay sau hồi thứ nhất. Bộ phim phỏng theo cuốn sách đầu của bộ sách 3 hồi His Dark Materials cổ vũ cho thuyết vô thần cuả Philip Pullman. Bộ phim, với diễn viên Nicole Kidman, Daniel Craig và Eva Green, đã thu về hơn $ 380 triệu trên toàn thế giới trong muà Giáng sinh 2007, nhưng đã chỉ thu có 85 triệu tại Mỹ, bộ phim có một ngân sách là $ 180 triệu.
Elliot, 65 tuổi, đóng vai một phi hành gia "Texan" trong bộ phim, cho rằng một chiến dịch tẩy chay cuả giới lãnh đạo Công Giáo đã làm ngưng phần tiếp cuả bộ phim.
Elliot đưa ra nhận xét với tờ báo Evening Standard: "Theo ý cuả tôi thì Giáo hội Công giáo là lý do The Golden Compass phải ngưng",.
Ông nói bộ phim đã có thu nhập "tốt" trên TV nhưng vì Giáo Hội Công Giáo "chống đối" nên các nhà làm phim "sợ hãi" phải ngưng chiếu trên New Line Cinema.
Bộ phim tả một nữ anh hùng trẻ tuổi tên là Lyra chiến đấu chống lại một tổ chức tội phạm gọi là Magisterium. Magisterium là tên cuả một cơ cấu giáo dục cuả Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên trong bộ phim đầu, những luận điệu chống tôn giáo đã được giảm bớt nhiều so với cuốn sách.
Bill Donohue của Liên Minh Công Giáo và Dân quyền cho biết cuốn sách và bộ phim có chủ ý bán "vô thần” cho trẻ em.
Ông nói với Evening Standard rằng ông "rất vui mừng thấy chiến dịch tẩy chay có kết quả."
"Tôi biết nếu chúng ta có thể đánh vào lợi nhuận tại các phòng vé, thì nó có thể kềm hãm các bộ phim kế tiếp," ông nói thêm.
Donohue nói rằng ông phản đối bộ phim vì nỗ lực dối trá "ngầm giới thiệu thuyết vô thần đến những trẻ em Kitô giáo trong thời gian kỳ diệu của muà Giáng sinh."
"Tuy mọi người đều đồng ý rằng bộ phim thứ nhất đã không có ngôn ngữ chống Công giáo, nhưng điều đó vẫn không giải quyết vấn đề căn bản là thực tế mỗi hồi trong bộ phim sẽ mỗi ngày mỗi trở nên chống Công giáo hơn", ông tiếp tục.
Pullman, tác giả của cuốn sách mà phim Golden Compass dựa vào, cho biết là khó có khả năng hoàn thành cả ba hồi cuả bộ phim.
Theo báo Telegraph, ông nói rằng 'nỗ lực chống lại những bộ phim "cuả người Công giáo rõ ràng đóng góp một phần" trong việc bộ phim bị xếp vào tủ.”
Pullman chối rằng sách cuả ông có ý chống Công giáo, đó chỉ là một cảnh báo về những gì mà tôn giáo có thể gây ra "khi có bàn tay nắm được các đòn bẩy cuả quyền lực."
Theo CinemaBlend.com, cuốn sách đầu tiên của bộ Dark Materials là “nhẹ” nhất và cuốn phim đã xoá bỏ mọi liên quan đến tôn giáo.
"Nhưng loại ‘làm vệ sinh’ này sẽ không thể thích ứng được với các cuốn sách sau, nghĩa đen cuả cuốn phim thực sự là một câu chuyện về một thiên thần đồng tính đang cố gắng giết Chúa.”
Trang Web cuả Hội Đồng Giám mục Công giáo HK ban đầu đã đánh giá tích cực về bộ phim, nhưng sau đã xét lại và rút bài bình luận đi.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver nói rằng bộ phim có một "ý đồ tích cực chống tôn giáo " và không có một "sự hài hước chính đáng". Ngài chỉ trích New Line Cinema đã quảng bá một phim "lạnh, giận giữ, chống tôn giáo" trong thời kỳ lễ hội và kêu gọi người Công giáo hãy nói lên mối quan tâm của họ.
Đức Giám mục Jerome Listecki cuả LaCrosse, Wisconsin, đã gửi thư luân lưu đến các xứ đạo về bộ phim, đôn đốc các phụ huynh hãy cảnh báo con em về cuộc tấn công đức tin Kitô giáo của cuốn sách, ngài viết: "Thay vì sử dụng những tưởng tượng diệu kỳ (fantasy) để dẫn con người đến chân lý và đến Thiên Chúa, ba tập sách này cố gắng đưa họ ra khỏi Thiên Chúa,".
Elliot, 65 tuổi, đóng vai một phi hành gia "Texan" trong bộ phim, cho rằng một chiến dịch tẩy chay cuả giới lãnh đạo Công Giáo đã làm ngưng phần tiếp cuả bộ phim.
Elliot đưa ra nhận xét với tờ báo Evening Standard: "Theo ý cuả tôi thì Giáo hội Công giáo là lý do The Golden Compass phải ngưng",.
Ông nói bộ phim đã có thu nhập "tốt" trên TV nhưng vì Giáo Hội Công Giáo "chống đối" nên các nhà làm phim "sợ hãi" phải ngưng chiếu trên New Line Cinema.
Bộ phim tả một nữ anh hùng trẻ tuổi tên là Lyra chiến đấu chống lại một tổ chức tội phạm gọi là Magisterium. Magisterium là tên cuả một cơ cấu giáo dục cuả Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên trong bộ phim đầu, những luận điệu chống tôn giáo đã được giảm bớt nhiều so với cuốn sách.
Bill Donohue của Liên Minh Công Giáo và Dân quyền cho biết cuốn sách và bộ phim có chủ ý bán "vô thần” cho trẻ em.
Ông nói với Evening Standard rằng ông "rất vui mừng thấy chiến dịch tẩy chay có kết quả."
"Tôi biết nếu chúng ta có thể đánh vào lợi nhuận tại các phòng vé, thì nó có thể kềm hãm các bộ phim kế tiếp," ông nói thêm.
Donohue nói rằng ông phản đối bộ phim vì nỗ lực dối trá "ngầm giới thiệu thuyết vô thần đến những trẻ em Kitô giáo trong thời gian kỳ diệu của muà Giáng sinh."
"Tuy mọi người đều đồng ý rằng bộ phim thứ nhất đã không có ngôn ngữ chống Công giáo, nhưng điều đó vẫn không giải quyết vấn đề căn bản là thực tế mỗi hồi trong bộ phim sẽ mỗi ngày mỗi trở nên chống Công giáo hơn", ông tiếp tục.
Pullman, tác giả của cuốn sách mà phim Golden Compass dựa vào, cho biết là khó có khả năng hoàn thành cả ba hồi cuả bộ phim.
Theo báo Telegraph, ông nói rằng 'nỗ lực chống lại những bộ phim "cuả người Công giáo rõ ràng đóng góp một phần" trong việc bộ phim bị xếp vào tủ.”
Pullman chối rằng sách cuả ông có ý chống Công giáo, đó chỉ là một cảnh báo về những gì mà tôn giáo có thể gây ra "khi có bàn tay nắm được các đòn bẩy cuả quyền lực."
Theo CinemaBlend.com, cuốn sách đầu tiên của bộ Dark Materials là “nhẹ” nhất và cuốn phim đã xoá bỏ mọi liên quan đến tôn giáo.
"Nhưng loại ‘làm vệ sinh’ này sẽ không thể thích ứng được với các cuốn sách sau, nghĩa đen cuả cuốn phim thực sự là một câu chuyện về một thiên thần đồng tính đang cố gắng giết Chúa.”
Trang Web cuả Hội Đồng Giám mục Công giáo HK ban đầu đã đánh giá tích cực về bộ phim, nhưng sau đã xét lại và rút bài bình luận đi.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver nói rằng bộ phim có một "ý đồ tích cực chống tôn giáo " và không có một "sự hài hước chính đáng". Ngài chỉ trích New Line Cinema đã quảng bá một phim "lạnh, giận giữ, chống tôn giáo" trong thời kỳ lễ hội và kêu gọi người Công giáo hãy nói lên mối quan tâm của họ.
Đức Giám mục Jerome Listecki cuả LaCrosse, Wisconsin, đã gửi thư luân lưu đến các xứ đạo về bộ phim, đôn đốc các phụ huynh hãy cảnh báo con em về cuộc tấn công đức tin Kitô giáo của cuốn sách, ngài viết: "Thay vì sử dụng những tưởng tượng diệu kỳ (fantasy) để dẫn con người đến chân lý và đến Thiên Chúa, ba tập sách này cố gắng đưa họ ra khỏi Thiên Chúa,".
Truyện ngắn: Thị Trấn Chula Vista
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:04 16/12/2009
Truyện ngắn: Thị Trấn Chula Vista
Thị trấn sa mạc Chula Vista tháng Mười Hai năm nay tự nhiên tuyết đổ trắng xóa phố phường. Thiên hạ Chula Vista trăm người là cả trăm,
— Trời ơi! Khùng ơi là khùng!
Cứ thế, gặp nhau, người dân Chula Vista bật ra ngay cửa miệng câu than nghe đến là nhàm, nhưng vẫn đều đặn phát ra như chuông đồng hồ điện tử sáng sớm rú lên từng hồi, “Tít! Tít! Tít!”. Thôi đủ rồi, đừng rơi tuyết nữa, bởi dân du lịch trốn tuyết của Bắc Mỹ và Âu Châu giờ đã rục rịch dọn đồ bỏ đi trống hoắc phố phường. Nền kinh tế của thị trấn nằm sát ngay đường biên giới giữa Mỹ và Mễ chỉ trông mong vào số lượng khách du lịch vào mấy tháng mùa đông, giờ này tanh banh chỉ vì tuyết bất ngờ đổ dầy từng tảng. Thì đấy, ai bảo chế cho lắm xe hơi vào, xăng dầu cứ đổ ồng ộc vô miệng như người chết khát. Giờ thán khí bốc lên xám đen bầu trời, thế là global warming.
— Hả? Nói cái gì?
— Điếc hả? Global warming chứ còn nói cái gì nữa. Không tin thì cứ leo hẳn lên nóc tháp chuông nhà thờ mà nom cho rõ ràng hẳn hoi đi. Đấy, nom đi, khói xăng bốc cao đục ngầu cả cái bầu trời San Diego rồi. Sống ở đó, đố mà có nom thấy mặt người…
— Global warming! Rồi thì sao?
— Ơ hay! Có đọc báo nghe đài hay không mà mặt cứ ngớ ngẩn ra như gái Tijuana mới vượt đường biên giới vậy? Thì cứ thử nghĩ coi, cả trăm năm nay rồi, có bao giờ Chula Vista với San Diego đổ tuyết. Thế mà giờ này San Diego tuyết cũng rơi ngập đường!
Bà vợ gốc Ý ngồi trong góc quán rượu HOLA thì thào với ông chồng gốc Pháp,
— Thằng chả ấy nói đúng đó. Chula Vista mùa xuân quanh năm từ hồi tạo thiên lập địa. Giờ tự nhiên vạ trời đổ xuống. Rõ khổ!
Thiên hạ cứ than, tuyết vẫn chẳng màng cứ thản nhiên đổ xuống từng tảng bông tuyết trắng xóa, sáng trưa chiều tối, bốn cữ đủ cả bốn. Tuyết rơi bám trắng tháp chuông nhà thờ Chula Vista vươn cao sừng sững. Cha Quang, người gầy gò ốm yếu nom như dân bàn đèn thuốc phiện, giấy tờ công văn ngập kín mặt bàn, thế mà hễ cứ hở ra được một phút nào, lại đã thấy lom khom xách cái xẻng mới mua ngoài tiệm Home Depot ra sân nhà thờ rộng mênh mông cào tuyết. Dân Mễ sùng đạo đi ngang qua ái ngại,
— Sao cố không gọi ông Bõ làm cho?
Cha Quang nhìn lên, ánh mắt hấp háy như người mắt toét dưới cặp kính cận dầy cộm,
— Ông Bõ nào?
Ông đứng thẳng người, hơi thở đứt quãng,
— Hay là ông chịu làm Bõ thì ghé vào văn phòng ký giấy, nhà xứ trả lương hẳn hoi.
Anh chàng thanh niên cười cười bỏ đi, nhưng nghĩ sao đứng lại,
— Cố trả nhiêu một giờ?
Cha Quang chép miệng,
— Chắc cũng chỉ lương căn bản mà thôi…
Người thanh niên ái ngại nhìn “cố” Quang gầy ốm như cò ma và căn nhà thờ mái ngói bạc phếch, ngần ngại nói cám ơn, rồi bỏ đi thẳng một mạch.
Sơ Bề Trên gốc Anh, hiệu trưởng trường Mẫu Giáo nằm cách nhà thờ đúng hai góc đường ghé vào nói dấm dẳng,
— Thì cha xúc tuyết ngày một lần thôi. Việc gì mà cứ phải vất vả ngày đủ bốn cữ!
Cha Quang không nói chi, tiếp tục gặm bánh mì sandwich có kẹp miếng thịt nguội đỏ lờ lợ, cọng rau sà lách xanh úa, vài lát cà chua đỏ bầm, và một miếng cheese vàng khô queo.
Có người thương cảm,
— Đến là khổ. Cứ như người đi tu dòng khó khăn.
Có giọng tố khổ,
— Chỉ có vẽ chuyện! Tớ Việt Nam, ông cha Quang này hồi xưa ở gần nhà trên khu Little Saigon, lại học chung trường. Chuyện gì của ổng mà tớ lại không rành. Hồi xưa cũng lăng nhăng lắm, hết gái Mỹ lại tới Mễ, rồi bẵng đi một dạo, giờ tự nhiên lại lạc xuống dưới đây làm cha xứ. Thật đúng là thời thế đảo điên… Chó lại mặc váy lĩnh!
Có âm thì thào,
— Thì đã gọi là chuyện phường chèo mà! Thế giới năm 2000 rồi, mở banh mắt ra mà coi, cha cụ người ta, năm thay xe một lần, thế mà đằng này cứ xe đạp cọc cạch. Rõ dở hơi!
Có lời chửi thề,
— Ừ, ông nói đúng đó. Mẹ kiếp! Tối tối tôi còn nghe thấy tiếng phụ nữ ở trong nhà xứ nữa cơ.
Có tiếng bênh vực,
— Đừng có mà nói nhảm!
— Sao lại nói nhảm? Tớ là nói có sách, mách có chứng. Thì đấy, mới tuần trước, tớ dẫn con Ki ra ngoài đường cho nó đi ị. Con Ki tối hôm đó cuồng chân chạy toáng cả lên, vớ vẩn làm sao lại đâm sầm vào ngay sân sau của nhà xứ. Bởi thế tớ mới rõ chuyện…
— Ông có nhìn thấy ba năm rõ mười hay không?
— Cần gì phải nhìn thấy, đứng ngay bên cạnh hàng rào mà vẫn nghe rõ tiếng thì thào trong nhà bếp thì đủ rồi, mà đây lại là giọng đàn bà, thế mới chết chứ lị…
Tuyết vẫn rơi nhưng vẫn không che cản nổi hàng rào biên giới giữa Chula Vista và Tijuana. Từ bao lâu rồi, dân nghèo Nam Mỹ cứ nườm nượp kéo lên thành phố địa đầu biên giới Tijuana của Mễ Tây Cơ ăn chực nằm chờ, rình rình giây phút cắt đứt được hàng rào biên giới vượt thoát vào thiên đàng. Tá túc tại thị trấn địa đầu Tijuana, hết tiền, nhỡ độ đường, vậy là gái Tijuana bán mình cho khách du lịch. Con trai chân cẳng cứng hơn, chạy vượt thoát đường biên giới, lần đường hương lộ xó xỉnh trốn lên tới Los Angeles đi rửa chén cho nhà hàng Tàu hay là đi cắt cỏ cho người Việt. Nhưng đấy là hên, còn phần nhiều đều bị cảnh sát rượt đuổi, bắn què chân. Mỹ mà, tử tế ra mặt. Bắn què lọi giò con nhà người ta ra rồi, nhưng vẫn gọi xe cứu thương chở vào bệnh viện rịt thuốc hẳn hoi. Cẩn thận, đồn biên phòng còn gửi tới một người thông dịch viên đàng hoàng. Chân vừa lành ngày hôm trước, ngày hôm sau xe cảnh sát hú còi ầm ĩ, mang người vượt biên tống thẳng về lại bên kia đường biên giới.
Có lần ông Đại úy Trưởng đồn biên phòng ngờ ngợ, ngón tay điểm mặt người vừa bị ông bắn què đang nằm lăn lộn trên nền đất,
— Lại tên này, đúng là hắn rồi.
Ông lật ống quần jean bạc thếch của người thanh niên lên, vết sẹo của cùng một viên đạn súng lục hiện lên, còn mới tươi. Bởi tuyết, có lần ông Đại úy hụt chân té lăn quay. Lồm cồm ngồi dậy, bấm đèn pin, ông nhận ra dấu chân biến mất ngay tại sân nhà thờ Chula Vista. Ông gõ cửa nhà xứ. Cha Quang bước ra, ho sù sụ như người ho lao. Ông Đại úy gốc Irish con nhà đạo gốc gỡ nón cầm tay, lúng túng cất tiếng,
— Chào cha...
Cha Quang tránh sang một bên,
— Mời ông Đại úy vào trong nhà uống ly café Mocha của quán Starbucks.
Ông Đại úy kín đáo quan sát tình hình, nhã nhặn cúi chào,
— Cám ơn cha, đang trong giờ làm việc, e không tiện…
Cha Quang nhìn theo bóng dáng của ông Đại úy, rồi nhẹ nhàng đóng lại cánh cửa nhà xứ. Ông Đại úy quay lại nhìn, bóng cha xứ khẳng khiu ngồi lặng lẽ bên khung cửa, lời kinh nho nhỏ bắt đầu vọng ra. Ông Đại úy tay làm dấu thánh giá, bỏ đi về đồn biên phòng. Cũng có lần ông nhìn thấy vết máu dừng lại ngay cửa nhà xứ. Ông Đại úy lưỡng lự lắm. Con nhà đạo nòi cả mấy trăm năm nay rồi. Giờ chẳng lẽ lại đi hạch xách cha cụ. Nhưng còn tên tội phạm vượt biên. Rõ ràng là vết máu còn rành rành ngay trước sân nhà xứ. Ông Đại úy đã tính dợm chân bước hẳn vào trong nhà xứ uống một ly café Mocha của Starbucks, nhưng nhớ tới áo chùng thâm đen và viền cổ trắng của cha Quang, ông lại lưỡng lự, rồi thôi.
Nhưng ông Thiếu úy Phó đồn thì không. Ngài Thiếu úy dân Tin Lành, nửa đêm về sáng dộng cửa ầm ầm, đòi cha Quang dắt đi xem xét từng ngõ ngách. Chưa hết, ông còn bắt ông cha xứ mở cửa dẫn vào gian cung thánh của nhà thờ lục tìm dưới chân bàn thờ và ngay dưới bệ Nhà Tạm…
Tối hôm nay, hai mươi bốn tháng Mười Hai, lễ Giáng Sinh. Như thông lệ đã có gần hai trăm năm từ hồi lập giáo xứ, năm nay nhà thờ Chula Vista lại tổ chức thánh lễ nửa đêm vào lúc mười hai giờ. Sáu giờ chiều, cha Quang mở cửa bước vào nhà thờ. Ông vui vẻ nhận ra mọi sự đã sẵn sàng cho thánh lễ nửa đêm. Ông huýt sáo nho nhỏ, khoác vào người áo len dầy cộm. Nhìn tuyết trắng trơn trợt mặt đường, ông quyết định không đạp xe, nhưng đi bộ ra tiệm tạp hóa Đại Hàn mua thùng mì cay Nongshim. Tiện đường, ông ghé vào quán café Starbucks móc tiền ra trả cho mấy gói café Mocha loại thượng hảo hạng. Vừa bước ra khỏi cửa tiệm quán café Starbucks, ông bị một bóng đen nhỏ thó bất ngờ xuất hiện cản lối. Cha Quang nhận ra khuôn mặt một cô gái, người Nam Mỹ, chắc khoảng mười tám hai mươi. Trời chiều mùa đông nhờ nhợ tô thêm đậm màu da bánh mật căng căng và đôi mắt đầm đậm của cô gái. Thoang thoảng đâu đây mùi nước hoa rẻ tiền bốc mùi hăng hắc. Cô gái ngọng nghịu cất tiếng chào. Người đàn ông nhìn sâu vào đôi mắt xanh đậm nước biển, ông gật đầu chào lại. Cô gái cúi xuống, chỉ phiá dưới, giọng chắc nịch,
— Bốn chục...
Người đàn ông hụp một nhịp thở, tim đập thật nhanh. Bình bịch! Rồi ông bỏ đi. Cô gái chạy theo, tay chỉ vào bộ ngực căng tròn,
— Hai chục đô.
Người đàn ông vẫn bỏ đi, cô gái đuổi theo,
— Mười, chỉ mười đô thôi… Rẻ lắm rồi!
Ngay tới dưới gốc cây dừa cành lá rậm rạp che kín mặt người, bước chân người đàn ông chậm lại. Ông thở hơi mạnh, dồn dập, cởi cởi bao tay, móc móc hai tay vào trong túi quần. Cô gái yên lặng bất động, kiên nhẫn chờ đợi. Người đàn ông móc ra tờ giấy đôla mười đồng. Cầm được tiền, cô gái cúi đầu chậm chạp cởi ra những nút áo len… Ngẩng đầu lên, cô chưng hửng nhận ra người đàn ông đã bỏ đi. Bóng ông ta khuất sâu vào màn đêm đông dầy đặc của đêm Giáng Sinh có tuyết trắng đổ.
Về tới nhà thờ, cha Quang nhận ra bóng một người đang đứng ngay trước cửa nhà xứ. Tưởng ai, hóa ra là anh thanh niên người Mễ đã từng hỏi ông về số tiền lương làm Bõ cho nhà thờ Chula Vista.
— Mời anh vào uống ly café Mocha…
Người thanh niên lắc đầu,
— Cố cho con mượn cái xẻng xúc tuyết…
Cha xứ phá ra cười,
— Tôi đã nói rồi, nhà xứ chỉ có đủ tiền trả lương căn bản mà thôi…
Người thanh niên lắc đầu quầy quậy,
— Không, con không nộp đơn xin việc. Từ nay cố cứ để việc xúc tuyết mặc cho con…
Người thanh niên ngần ngừ, hai tay xoa xoa vào nhau, rồi lại đưa lên đầu vuốt vuốt tóc,
— Con vừa mới gặp Sơ Bề Trên, Sơ nói cha xúc tuyết ngày đủ bốn lần sáng trưa chiều tối cho nên bị sưng phổi, ho sù sụ như người ho lao. Sơ còn nói…
Anh dừng lại, nuốt nước miếng, ánh mắt nhìn về trạm biên phòng ánh đèn sáng chưng một góc trời. Cha Quang nghiêm mặt lại, không nói chi, bỏ đi thẳng vào nhà. Còn lại người thanh niên bên ngoài khung cửa, anh cầm xẻng bắt đầu xúc tuyết, miệng nói nho nhỏ,
— Thì mình cũng phải xúc tuyết để cho giáo dân đi lễ nửa đêm không trợt chân té đau chứ cố.
Lại thêm tiếng gõ cửa. Cha xứ ôm ngực ho sù sụ đi ra mở cửa. Tưởng ai, hóa ra Sơ Bề Trên, trên tay ôm mấy bọc café Mocha thơm lừng của Starbucks,
— Merry Christmas. Qua thăm cha, tiện dịp tặng cha món quà Giáng Sinh.
Cha xứ cau mày nhìn Sơ Bề Trên,
— Sao lại là café Starbucks?
Sơ Bề Trên nói ngay,
— Sao lại không? Cha cứ bày vẽ mua café loại mắc tiền mời khách khứa cho thiên hạ khỏi đàm tiếu nói thế kỷ hai mươi mốt rồi, mà cha vẫn sống khó nghèo kiểu cổ. Nhưng mà thôi, cái đó là tùy cha. Tuy tôi không đồng ý với cách sống khó nghèo như vậy, nhưng tôi vẫn ủng hộ cha.
Sơ Bề Trên đứng lên, tính đi về, nhưng lại ngồi xuống,
— Xin lỗi nếu tôi có đụng chạm. Nhưng đâu có phải là cha bán xe hơi phun khói ngập trời, lấy tiền cho người nghèo, rồi cứ cọc cạch đạp xe đạp thì thế giới thôi không bị global warming đe dọa... Cả hằng vạn người vẫn cứ tỉnh bơ lái xe hơi vậy thôi!
Nói xong, Sơ Bề Trên đứng lên bỏ đi. Cha xứ đóng cửa phòng lại. Bên khung cửa, ông vẫn thấy bóng dáng lum khum của người thanh niên Mễ đang xúc tuyết trước cửa nhà thờ. Ông ngồi xuống, tính coi lại bài giảng cho thánh lễ nửa đêm hôm nay. Nhưng chợt ông nghe tiếng động sột soạt dẫm đạp trên sân vườn phiá sau nhà?! Ông dừng lại, nghiêng tai nghe ngóng, mắt nhìn thật nhanh về trạm biên giới, chân lẹ làng bước xuống nhà bếp. Mở cửa, nhưng không bật đèn sân vườn, ông cẩn thận nhìn ra bên ngoài. Bóng một người phụ nữ đứng lù lù ngay bên khung cửa không làm ông giật mình. Ông đứng tránh sang một bên, nhường chỗ cho cô gái bước vào. Dưới ánh đèn vàng tối tù mù của căn nhà bếp, ông nhận ra cô gái đang ôm trong lòng một đứa bé đang ngủ say, mặt thằng bé xám ngoét lại vì lạnh. Cha Quang vội vàng đóng lại cánh cửa, bật máy sưởi, đưa tay mời cô gái lạ mặt ngồi xuống ghế nệm cạnh bên lò sưởi. Cha Quang cất tiếng,
— Cô ăn mì nhé…
Cô gái mệt mỏi gật đầu. Cha Quang đã bước đi nhưng ông dừng lại, cặp mắt của cả cô gái và cha Quang đều trợn tròn nhìn nhau… Cô gái ngại ngùng cúi mặt nhìn xuống. Cha Quang quay lưng, đi thẳng tới bếp nổi lửa nấu mì Nongshim. Không quay lại, ông hỏi,
— Cô ăn cay được không?
Cô gái vẫn cúi mặt, miệng nói nho nhỏ,
— Ngày nào mà tôi chẳng ăn cay…
— Còn thằng bé?
— Nó mới bú sữa mua ngoài tiệm. Mười đôla, ba bình sữa.
Cô gái yên lặng ngồi ăn hết thật nhanh tô mì cay, tô lớn. Cô đứng dậy,
— Cám ơn cha. Cha tử tế quá, hèn chi họ cứ gọi cha là ông cha tử tế.
Cha Quang gật đầu không nói chi. Cô gái ngần ngừ,
— Nhờ cha giúp cho một chuyện…
Cô gái trao thằng bé cho ông. Cha Quang trợn tròn mắt,
— Giờ này tối khuya rồi, cô còn đi đâu?
Khuôn mặt cô gái xa xầm lại, giọng nhỏ rưng rức,
— Còn đi đâu nữa… Không làm, lấy tiền đâu mua sữa cho con?
Cô gái cau mày khó chịu, buông lời thẳng thừng,
— Có được hay không?
Cha Quang gật đầu thật nhanh, tay ôm đứa bé vào lòng,
— Được chứ. Chắc chắn là được rồi.
Rồi ông nói luôn,
— Tôi cũng có một chuyện.
Cô gái ngần ngừ,
— Chuyện gì?
Cha Quang nhìn đồng hồ trên tường, chép miệng,
— Còn một tiếng đồng hồ nữa thôi là lễ nửa đêm rồi. Cô đi đâu thì đi, nhớ quay về lại đây dự lễ Giáng Sinh…
Cô gái bỗng dưng cúi gập người xuống như cây bị sét đánh dính ngay giữa thân. Hai tay cô ôm mặt bật tung tiếng khóc, tóc dài quăn lọn buông rơi tung tóe. Bởi tiếng khóc, thằng bé giật mình cựa quậy, nhưng lại nhoẻn đôi môi bé tí ti mầu hồng hồng cười tươi, nụ cười thiên đàng. Cha xứ cúi xuống vỗ nhè nhè bàn tay vào lưng thằng nhỏ, miệng cũng cười,
— Đêm nay Giáng Sinh. Dù có chuyện gì đi nữa thì mình cũng vẫn phải đốt nến ăn mừng sinh nhật chứ.
Cô gái ngưng tiếng khóc, ngạc nhiên hỏi lại,
— Sinh nhật của ai?
— Thì còn của ai nữa. Đêm nay là đêm Giáng Sinh, cô quên rồi sao?
Cô gái ngẩng lên nhìn. Cô nhận ra ông cha xứ đang bước từng bước lên bậc thang gỗ mỏng manh ọp ẹp, vừa đi ông vừa nói,
— Cho thằng nhỏ lên phòng ngủ trước. Hẹn gặp cô lúc nửa đêm. À, tối nay sau thánh lễ, tôi mời cô ăn tiệc Revillion với Mẹ Bề Trên và ông Bõ mới của nhà thờ.
Bên ngoài tuyết bông vẫn đổ trắng xóa hằn soi bóng ông Bõ đang cắm cúi xúc tuyết trên sân gạch mênh mông của nhà thờ, bên trong lò sưởi cháy đỏ than hồng vẫn nổ tí tách tô hồng đôi má cô gái Tijuana đang nhắm mắt ngủ say. Đàn dương cầm từ trong nhà thờ Chula Vista nhè nhẹ nổi lên những nốt đầu tiên của bản nhạc Giáng Sinh bất hủ, “Silent night! Holy night!”. Hồi chuông Giáng Sinh bắt đầu vang dội từ trên nóc tháp chuông. Kính koong! Kính koong! Tiếng chuông sinh nhật của hân hoan và mừng vui tiếp tục vang xa xé rách toang màn đêm của sầu tủi và nước mắt. Kính koong! Kính koong!
Thị trấn tuyết trắng Chula Vista bắt đầu nửa đêm.
www.nguyentrungtay.com
Ngôi thánh đường, Ảnh NTT |
Thị trấn sa mạc Chula Vista tháng Mười Hai năm nay tự nhiên tuyết đổ trắng xóa phố phường. Thiên hạ Chula Vista trăm người là cả trăm,
— Trời ơi! Khùng ơi là khùng!
Cứ thế, gặp nhau, người dân Chula Vista bật ra ngay cửa miệng câu than nghe đến là nhàm, nhưng vẫn đều đặn phát ra như chuông đồng hồ điện tử sáng sớm rú lên từng hồi, “Tít! Tít! Tít!”. Thôi đủ rồi, đừng rơi tuyết nữa, bởi dân du lịch trốn tuyết của Bắc Mỹ và Âu Châu giờ đã rục rịch dọn đồ bỏ đi trống hoắc phố phường. Nền kinh tế của thị trấn nằm sát ngay đường biên giới giữa Mỹ và Mễ chỉ trông mong vào số lượng khách du lịch vào mấy tháng mùa đông, giờ này tanh banh chỉ vì tuyết bất ngờ đổ dầy từng tảng. Thì đấy, ai bảo chế cho lắm xe hơi vào, xăng dầu cứ đổ ồng ộc vô miệng như người chết khát. Giờ thán khí bốc lên xám đen bầu trời, thế là global warming.
— Hả? Nói cái gì?
— Điếc hả? Global warming chứ còn nói cái gì nữa. Không tin thì cứ leo hẳn lên nóc tháp chuông nhà thờ mà nom cho rõ ràng hẳn hoi đi. Đấy, nom đi, khói xăng bốc cao đục ngầu cả cái bầu trời San Diego rồi. Sống ở đó, đố mà có nom thấy mặt người…
— Global warming! Rồi thì sao?
— Ơ hay! Có đọc báo nghe đài hay không mà mặt cứ ngớ ngẩn ra như gái Tijuana mới vượt đường biên giới vậy? Thì cứ thử nghĩ coi, cả trăm năm nay rồi, có bao giờ Chula Vista với San Diego đổ tuyết. Thế mà giờ này San Diego tuyết cũng rơi ngập đường!
Bà vợ gốc Ý ngồi trong góc quán rượu HOLA thì thào với ông chồng gốc Pháp,
— Thằng chả ấy nói đúng đó. Chula Vista mùa xuân quanh năm từ hồi tạo thiên lập địa. Giờ tự nhiên vạ trời đổ xuống. Rõ khổ!
Thiên hạ cứ than, tuyết vẫn chẳng màng cứ thản nhiên đổ xuống từng tảng bông tuyết trắng xóa, sáng trưa chiều tối, bốn cữ đủ cả bốn. Tuyết rơi bám trắng tháp chuông nhà thờ Chula Vista vươn cao sừng sững. Cha Quang, người gầy gò ốm yếu nom như dân bàn đèn thuốc phiện, giấy tờ công văn ngập kín mặt bàn, thế mà hễ cứ hở ra được một phút nào, lại đã thấy lom khom xách cái xẻng mới mua ngoài tiệm Home Depot ra sân nhà thờ rộng mênh mông cào tuyết. Dân Mễ sùng đạo đi ngang qua ái ngại,
— Sao cố không gọi ông Bõ làm cho?
Cha Quang nhìn lên, ánh mắt hấp háy như người mắt toét dưới cặp kính cận dầy cộm,
— Ông Bõ nào?
Ông đứng thẳng người, hơi thở đứt quãng,
— Hay là ông chịu làm Bõ thì ghé vào văn phòng ký giấy, nhà xứ trả lương hẳn hoi.
Anh chàng thanh niên cười cười bỏ đi, nhưng nghĩ sao đứng lại,
— Cố trả nhiêu một giờ?
Cha Quang chép miệng,
— Chắc cũng chỉ lương căn bản mà thôi…
Người thanh niên ái ngại nhìn “cố” Quang gầy ốm như cò ma và căn nhà thờ mái ngói bạc phếch, ngần ngại nói cám ơn, rồi bỏ đi thẳng một mạch.
Sơ Bề Trên gốc Anh, hiệu trưởng trường Mẫu Giáo nằm cách nhà thờ đúng hai góc đường ghé vào nói dấm dẳng,
— Thì cha xúc tuyết ngày một lần thôi. Việc gì mà cứ phải vất vả ngày đủ bốn cữ!
Cha Quang không nói chi, tiếp tục gặm bánh mì sandwich có kẹp miếng thịt nguội đỏ lờ lợ, cọng rau sà lách xanh úa, vài lát cà chua đỏ bầm, và một miếng cheese vàng khô queo.
Có người thương cảm,
— Đến là khổ. Cứ như người đi tu dòng khó khăn.
Có giọng tố khổ,
— Chỉ có vẽ chuyện! Tớ Việt Nam, ông cha Quang này hồi xưa ở gần nhà trên khu Little Saigon, lại học chung trường. Chuyện gì của ổng mà tớ lại không rành. Hồi xưa cũng lăng nhăng lắm, hết gái Mỹ lại tới Mễ, rồi bẵng đi một dạo, giờ tự nhiên lại lạc xuống dưới đây làm cha xứ. Thật đúng là thời thế đảo điên… Chó lại mặc váy lĩnh!
Có âm thì thào,
— Thì đã gọi là chuyện phường chèo mà! Thế giới năm 2000 rồi, mở banh mắt ra mà coi, cha cụ người ta, năm thay xe một lần, thế mà đằng này cứ xe đạp cọc cạch. Rõ dở hơi!
Có lời chửi thề,
— Ừ, ông nói đúng đó. Mẹ kiếp! Tối tối tôi còn nghe thấy tiếng phụ nữ ở trong nhà xứ nữa cơ.
Có tiếng bênh vực,
— Đừng có mà nói nhảm!
— Sao lại nói nhảm? Tớ là nói có sách, mách có chứng. Thì đấy, mới tuần trước, tớ dẫn con Ki ra ngoài đường cho nó đi ị. Con Ki tối hôm đó cuồng chân chạy toáng cả lên, vớ vẩn làm sao lại đâm sầm vào ngay sân sau của nhà xứ. Bởi thế tớ mới rõ chuyện…
— Ông có nhìn thấy ba năm rõ mười hay không?
— Cần gì phải nhìn thấy, đứng ngay bên cạnh hàng rào mà vẫn nghe rõ tiếng thì thào trong nhà bếp thì đủ rồi, mà đây lại là giọng đàn bà, thế mới chết chứ lị…
Tuyết vẫn rơi nhưng vẫn không che cản nổi hàng rào biên giới giữa Chula Vista và Tijuana. Từ bao lâu rồi, dân nghèo Nam Mỹ cứ nườm nượp kéo lên thành phố địa đầu biên giới Tijuana của Mễ Tây Cơ ăn chực nằm chờ, rình rình giây phút cắt đứt được hàng rào biên giới vượt thoát vào thiên đàng. Tá túc tại thị trấn địa đầu Tijuana, hết tiền, nhỡ độ đường, vậy là gái Tijuana bán mình cho khách du lịch. Con trai chân cẳng cứng hơn, chạy vượt thoát đường biên giới, lần đường hương lộ xó xỉnh trốn lên tới Los Angeles đi rửa chén cho nhà hàng Tàu hay là đi cắt cỏ cho người Việt. Nhưng đấy là hên, còn phần nhiều đều bị cảnh sát rượt đuổi, bắn què chân. Mỹ mà, tử tế ra mặt. Bắn què lọi giò con nhà người ta ra rồi, nhưng vẫn gọi xe cứu thương chở vào bệnh viện rịt thuốc hẳn hoi. Cẩn thận, đồn biên phòng còn gửi tới một người thông dịch viên đàng hoàng. Chân vừa lành ngày hôm trước, ngày hôm sau xe cảnh sát hú còi ầm ĩ, mang người vượt biên tống thẳng về lại bên kia đường biên giới.
Có lần ông Đại úy Trưởng đồn biên phòng ngờ ngợ, ngón tay điểm mặt người vừa bị ông bắn què đang nằm lăn lộn trên nền đất,
— Lại tên này, đúng là hắn rồi.
Ông lật ống quần jean bạc thếch của người thanh niên lên, vết sẹo của cùng một viên đạn súng lục hiện lên, còn mới tươi. Bởi tuyết, có lần ông Đại úy hụt chân té lăn quay. Lồm cồm ngồi dậy, bấm đèn pin, ông nhận ra dấu chân biến mất ngay tại sân nhà thờ Chula Vista. Ông gõ cửa nhà xứ. Cha Quang bước ra, ho sù sụ như người ho lao. Ông Đại úy gốc Irish con nhà đạo gốc gỡ nón cầm tay, lúng túng cất tiếng,
— Chào cha...
Cha Quang tránh sang một bên,
— Mời ông Đại úy vào trong nhà uống ly café Mocha của quán Starbucks.
Ông Đại úy kín đáo quan sát tình hình, nhã nhặn cúi chào,
— Cám ơn cha, đang trong giờ làm việc, e không tiện…
Cha Quang nhìn theo bóng dáng của ông Đại úy, rồi nhẹ nhàng đóng lại cánh cửa nhà xứ. Ông Đại úy quay lại nhìn, bóng cha xứ khẳng khiu ngồi lặng lẽ bên khung cửa, lời kinh nho nhỏ bắt đầu vọng ra. Ông Đại úy tay làm dấu thánh giá, bỏ đi về đồn biên phòng. Cũng có lần ông nhìn thấy vết máu dừng lại ngay cửa nhà xứ. Ông Đại úy lưỡng lự lắm. Con nhà đạo nòi cả mấy trăm năm nay rồi. Giờ chẳng lẽ lại đi hạch xách cha cụ. Nhưng còn tên tội phạm vượt biên. Rõ ràng là vết máu còn rành rành ngay trước sân nhà xứ. Ông Đại úy đã tính dợm chân bước hẳn vào trong nhà xứ uống một ly café Mocha của Starbucks, nhưng nhớ tới áo chùng thâm đen và viền cổ trắng của cha Quang, ông lại lưỡng lự, rồi thôi.
Nhưng ông Thiếu úy Phó đồn thì không. Ngài Thiếu úy dân Tin Lành, nửa đêm về sáng dộng cửa ầm ầm, đòi cha Quang dắt đi xem xét từng ngõ ngách. Chưa hết, ông còn bắt ông cha xứ mở cửa dẫn vào gian cung thánh của nhà thờ lục tìm dưới chân bàn thờ và ngay dưới bệ Nhà Tạm…
Tối hôm nay, hai mươi bốn tháng Mười Hai, lễ Giáng Sinh. Như thông lệ đã có gần hai trăm năm từ hồi lập giáo xứ, năm nay nhà thờ Chula Vista lại tổ chức thánh lễ nửa đêm vào lúc mười hai giờ. Sáu giờ chiều, cha Quang mở cửa bước vào nhà thờ. Ông vui vẻ nhận ra mọi sự đã sẵn sàng cho thánh lễ nửa đêm. Ông huýt sáo nho nhỏ, khoác vào người áo len dầy cộm. Nhìn tuyết trắng trơn trợt mặt đường, ông quyết định không đạp xe, nhưng đi bộ ra tiệm tạp hóa Đại Hàn mua thùng mì cay Nongshim. Tiện đường, ông ghé vào quán café Starbucks móc tiền ra trả cho mấy gói café Mocha loại thượng hảo hạng. Vừa bước ra khỏi cửa tiệm quán café Starbucks, ông bị một bóng đen nhỏ thó bất ngờ xuất hiện cản lối. Cha Quang nhận ra khuôn mặt một cô gái, người Nam Mỹ, chắc khoảng mười tám hai mươi. Trời chiều mùa đông nhờ nhợ tô thêm đậm màu da bánh mật căng căng và đôi mắt đầm đậm của cô gái. Thoang thoảng đâu đây mùi nước hoa rẻ tiền bốc mùi hăng hắc. Cô gái ngọng nghịu cất tiếng chào. Người đàn ông nhìn sâu vào đôi mắt xanh đậm nước biển, ông gật đầu chào lại. Cô gái cúi xuống, chỉ phiá dưới, giọng chắc nịch,
— Bốn chục...
Người đàn ông hụp một nhịp thở, tim đập thật nhanh. Bình bịch! Rồi ông bỏ đi. Cô gái chạy theo, tay chỉ vào bộ ngực căng tròn,
— Hai chục đô.
Người đàn ông vẫn bỏ đi, cô gái đuổi theo,
— Mười, chỉ mười đô thôi… Rẻ lắm rồi!
Ngay tới dưới gốc cây dừa cành lá rậm rạp che kín mặt người, bước chân người đàn ông chậm lại. Ông thở hơi mạnh, dồn dập, cởi cởi bao tay, móc móc hai tay vào trong túi quần. Cô gái yên lặng bất động, kiên nhẫn chờ đợi. Người đàn ông móc ra tờ giấy đôla mười đồng. Cầm được tiền, cô gái cúi đầu chậm chạp cởi ra những nút áo len… Ngẩng đầu lên, cô chưng hửng nhận ra người đàn ông đã bỏ đi. Bóng ông ta khuất sâu vào màn đêm đông dầy đặc của đêm Giáng Sinh có tuyết trắng đổ.
Về tới nhà thờ, cha Quang nhận ra bóng một người đang đứng ngay trước cửa nhà xứ. Tưởng ai, hóa ra là anh thanh niên người Mễ đã từng hỏi ông về số tiền lương làm Bõ cho nhà thờ Chula Vista.
— Mời anh vào uống ly café Mocha…
Người thanh niên lắc đầu,
— Cố cho con mượn cái xẻng xúc tuyết…
Cha xứ phá ra cười,
— Tôi đã nói rồi, nhà xứ chỉ có đủ tiền trả lương căn bản mà thôi…
Người thanh niên lắc đầu quầy quậy,
— Không, con không nộp đơn xin việc. Từ nay cố cứ để việc xúc tuyết mặc cho con…
Người thanh niên ngần ngừ, hai tay xoa xoa vào nhau, rồi lại đưa lên đầu vuốt vuốt tóc,
— Con vừa mới gặp Sơ Bề Trên, Sơ nói cha xúc tuyết ngày đủ bốn lần sáng trưa chiều tối cho nên bị sưng phổi, ho sù sụ như người ho lao. Sơ còn nói…
Anh dừng lại, nuốt nước miếng, ánh mắt nhìn về trạm biên phòng ánh đèn sáng chưng một góc trời. Cha Quang nghiêm mặt lại, không nói chi, bỏ đi thẳng vào nhà. Còn lại người thanh niên bên ngoài khung cửa, anh cầm xẻng bắt đầu xúc tuyết, miệng nói nho nhỏ,
— Thì mình cũng phải xúc tuyết để cho giáo dân đi lễ nửa đêm không trợt chân té đau chứ cố.
Lại thêm tiếng gõ cửa. Cha xứ ôm ngực ho sù sụ đi ra mở cửa. Tưởng ai, hóa ra Sơ Bề Trên, trên tay ôm mấy bọc café Mocha thơm lừng của Starbucks,
— Merry Christmas. Qua thăm cha, tiện dịp tặng cha món quà Giáng Sinh.
Cha xứ cau mày nhìn Sơ Bề Trên,
— Sao lại là café Starbucks?
Sơ Bề Trên nói ngay,
— Sao lại không? Cha cứ bày vẽ mua café loại mắc tiền mời khách khứa cho thiên hạ khỏi đàm tiếu nói thế kỷ hai mươi mốt rồi, mà cha vẫn sống khó nghèo kiểu cổ. Nhưng mà thôi, cái đó là tùy cha. Tuy tôi không đồng ý với cách sống khó nghèo như vậy, nhưng tôi vẫn ủng hộ cha.
Sơ Bề Trên đứng lên, tính đi về, nhưng lại ngồi xuống,
— Xin lỗi nếu tôi có đụng chạm. Nhưng đâu có phải là cha bán xe hơi phun khói ngập trời, lấy tiền cho người nghèo, rồi cứ cọc cạch đạp xe đạp thì thế giới thôi không bị global warming đe dọa... Cả hằng vạn người vẫn cứ tỉnh bơ lái xe hơi vậy thôi!
Nói xong, Sơ Bề Trên đứng lên bỏ đi. Cha xứ đóng cửa phòng lại. Bên khung cửa, ông vẫn thấy bóng dáng lum khum của người thanh niên Mễ đang xúc tuyết trước cửa nhà thờ. Ông ngồi xuống, tính coi lại bài giảng cho thánh lễ nửa đêm hôm nay. Nhưng chợt ông nghe tiếng động sột soạt dẫm đạp trên sân vườn phiá sau nhà?! Ông dừng lại, nghiêng tai nghe ngóng, mắt nhìn thật nhanh về trạm biên giới, chân lẹ làng bước xuống nhà bếp. Mở cửa, nhưng không bật đèn sân vườn, ông cẩn thận nhìn ra bên ngoài. Bóng một người phụ nữ đứng lù lù ngay bên khung cửa không làm ông giật mình. Ông đứng tránh sang một bên, nhường chỗ cho cô gái bước vào. Dưới ánh đèn vàng tối tù mù của căn nhà bếp, ông nhận ra cô gái đang ôm trong lòng một đứa bé đang ngủ say, mặt thằng bé xám ngoét lại vì lạnh. Cha Quang vội vàng đóng lại cánh cửa, bật máy sưởi, đưa tay mời cô gái lạ mặt ngồi xuống ghế nệm cạnh bên lò sưởi. Cha Quang cất tiếng,
— Cô ăn mì nhé…
Cô gái mệt mỏi gật đầu. Cha Quang đã bước đi nhưng ông dừng lại, cặp mắt của cả cô gái và cha Quang đều trợn tròn nhìn nhau… Cô gái ngại ngùng cúi mặt nhìn xuống. Cha Quang quay lưng, đi thẳng tới bếp nổi lửa nấu mì Nongshim. Không quay lại, ông hỏi,
— Cô ăn cay được không?
Cô gái vẫn cúi mặt, miệng nói nho nhỏ,
— Ngày nào mà tôi chẳng ăn cay…
— Còn thằng bé?
— Nó mới bú sữa mua ngoài tiệm. Mười đôla, ba bình sữa.
Cô gái yên lặng ngồi ăn hết thật nhanh tô mì cay, tô lớn. Cô đứng dậy,
— Cám ơn cha. Cha tử tế quá, hèn chi họ cứ gọi cha là ông cha tử tế.
Cha Quang gật đầu không nói chi. Cô gái ngần ngừ,
— Nhờ cha giúp cho một chuyện…
Cô gái trao thằng bé cho ông. Cha Quang trợn tròn mắt,
— Giờ này tối khuya rồi, cô còn đi đâu?
Khuôn mặt cô gái xa xầm lại, giọng nhỏ rưng rức,
— Còn đi đâu nữa… Không làm, lấy tiền đâu mua sữa cho con?
Cô gái cau mày khó chịu, buông lời thẳng thừng,
— Có được hay không?
Cha Quang gật đầu thật nhanh, tay ôm đứa bé vào lòng,
— Được chứ. Chắc chắn là được rồi.
Rồi ông nói luôn,
— Tôi cũng có một chuyện.
Cô gái ngần ngừ,
— Chuyện gì?
Cha Quang nhìn đồng hồ trên tường, chép miệng,
— Còn một tiếng đồng hồ nữa thôi là lễ nửa đêm rồi. Cô đi đâu thì đi, nhớ quay về lại đây dự lễ Giáng Sinh…
Cô gái bỗng dưng cúi gập người xuống như cây bị sét đánh dính ngay giữa thân. Hai tay cô ôm mặt bật tung tiếng khóc, tóc dài quăn lọn buông rơi tung tóe. Bởi tiếng khóc, thằng bé giật mình cựa quậy, nhưng lại nhoẻn đôi môi bé tí ti mầu hồng hồng cười tươi, nụ cười thiên đàng. Cha xứ cúi xuống vỗ nhè nhè bàn tay vào lưng thằng nhỏ, miệng cũng cười,
— Đêm nay Giáng Sinh. Dù có chuyện gì đi nữa thì mình cũng vẫn phải đốt nến ăn mừng sinh nhật chứ.
Cô gái ngưng tiếng khóc, ngạc nhiên hỏi lại,
— Sinh nhật của ai?
— Thì còn của ai nữa. Đêm nay là đêm Giáng Sinh, cô quên rồi sao?
Cô gái ngẩng lên nhìn. Cô nhận ra ông cha xứ đang bước từng bước lên bậc thang gỗ mỏng manh ọp ẹp, vừa đi ông vừa nói,
— Cho thằng nhỏ lên phòng ngủ trước. Hẹn gặp cô lúc nửa đêm. À, tối nay sau thánh lễ, tôi mời cô ăn tiệc Revillion với Mẹ Bề Trên và ông Bõ mới của nhà thờ.
Bên ngoài tuyết bông vẫn đổ trắng xóa hằn soi bóng ông Bõ đang cắm cúi xúc tuyết trên sân gạch mênh mông của nhà thờ, bên trong lò sưởi cháy đỏ than hồng vẫn nổ tí tách tô hồng đôi má cô gái Tijuana đang nhắm mắt ngủ say. Đàn dương cầm từ trong nhà thờ Chula Vista nhè nhẹ nổi lên những nốt đầu tiên của bản nhạc Giáng Sinh bất hủ, “Silent night! Holy night!”. Hồi chuông Giáng Sinh bắt đầu vang dội từ trên nóc tháp chuông. Kính koong! Kính koong! Tiếng chuông sinh nhật của hân hoan và mừng vui tiếp tục vang xa xé rách toang màn đêm của sầu tủi và nước mắt. Kính koong! Kính koong!
Thị trấn tuyết trắng Chula Vista bắt đầu nửa đêm.
www.nguyentrungtay.com
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Sex Education – Sinai
Nguyễn Trọng Đa
16:26 16/12/2009
Sex Education
Giáo dục giới tính. Là giáo dục việc sử dụng đúng đắn tình dục, theo đúng giáo huấn của Giáo hội, trong ánh sáng của lý trí lành mạnh và qui chuẩn của mặc khải Kitô giáo. Giáo hội dạy rằng các người trẻ nên được dạy dỗ một cách thích hợp vế các sự kiện truyền sinh, tùy theo lứa tuổi và khả năng trí tuệ của họ, nhất là ngày nay khi họ đứng trước quá nhiều sự lệch lạc tình dục trong các phương tiện truyền thông. Kèm theo đó luôn nên dạy luân lý cần thiết cho họ. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đầu tiên giáo dục giới tính cho con cái. Nếu cha mẹ không làm được, nên nhờ cậy một người có khả năng dạy thật sự. Giáo dục giới tính tập thể hoặc công cộng là không nên làm, do nguy cơ thiếu khả năng của người dạy, và trong thực tế không thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của mỗi đứa con, trong việc trình bày đại chúng về vấn đề thầm kín này.
Sext
Giờ Sáu. Là phần của Kinh Nhật Tụng được đọc vào giờ thứ sáu, tức là khoảng giữa trưa (ngọ). Tùy vào thời giờ trong ngày, một người đọc Kinh Nhật Tụng có thể chọn một trong ba giờ kinh nhỏ là Giờ Ba, Giờ Sáu hoặc giờ Chín.
Sexton
Ông từ nhà thờ. Là một người, thường là giáo dân, hành xử như một người coi phòng thánh, lo chăm sóc nhà thờ và sân nhà thờ, giật chuông và làm người bảo vệ. Ông từ cũng trông coi nghĩa trang và đào huyệt để chôn cất người chết, ở nơi nào nghĩa trang nằm trong khuôn viên gần nhà thờ.
Sexual Pleasure
Khoái lạc tính dục. Là sự thỏa mãn cảm xúc, vốn trỗi dậy từ hoạt động của các cơ quan sinh dục và chất tiết ra giúp cho hành động truyền sinh. Khoái lạc này đạt đỉnh cao nơi một người nam khỏe mạnh trong lạc thú đi kèm việc xuất tinh, hoặc nơi người nữ và người trẻ dưới tuổi dậy thì, khi xuất một ít chất dịch tiết ra từ các tuyến sinh dục. Giáo hội Công giáo chủ trương rằng khoái lạc tính dục trực tiếp ngoài hôn nhân là tội trọng và không hề chấp nhận đó là chuyện nhẹ; khoái lạc tính dục gián tiếp có thể là tội hay hoàn toàn không tội. Khoái lạc tính dục trực tiếp là thèm muốn và hưởng khoái lạc, và là quyền duy nhất giữa người nam và người nữ đã kết hôn với nhau. Cấm khoái lạc tính dục với người chưa kết hôn, vì việc này có thế là trái với nhân đức trong sạch. Khoái lạc tính dục gián tiếp là không tự tìm lạc thú, nhưng nó trỗi dậy từ một hành vi khác, vốn được thực hiện vì một lý do tốt. Nếu có một lý do như vậy, hành vi là không có tội, miễn là người ấy không có ý hướng tới khoái lạc tính dục, hoặc không đồng ý với hành động, xem như là nó bị trỗi dậy cách tự phát.
Shaddai
Shaddai, Đấng Tối Cao, Thượng Đế. Là danh từ Do Thái cổ dành chỉ về Chúa, Đấng Tối Cao, thánh danh được viết lên dải hòai kinh mà người Do thái đeo trên trán và bên cánh tay khi cầu nguyện.
Shalom
Shalom, Hòa bình, Bình an. Chữ này dùng như lời chào hỏi nhau, và được thấy viết trên tấm bia ở các mộ người Do thái và Kitô hữu. Lời chào này, shalom aleichem (bình an ở cùng anh em, pax vobis) đã trở thành một phần của phụng vụ Thánh Thể, kể từ lời chào bình an của Chúa Kitô trong đêm Chủ nhật Phục sinh.
Shamrock
Cây lá chụm hoa, cây cụm lá ba chiếc. Là một biểu tượng của Chúa Ba Ngôi. Ba lá trong cùng một cuống tượng trưng Ba Ngôi trong một Chúa. Hình tượng này được cho là thánh Patrick sử dụng trong bài giảng với ông Laoghaire, thủ lĩnh các bộ tộc Ireland, khi họ đến bắt giữ ngài vì dám thắp sáng ngọn lửa Phục sinh trên đồi Slane. Vì lý do này và bởi vì thánh Patrick thường dùng hình ảnh trên để minh hoạ Chúa Ba Ngôi, cây lá chụm hoa đã trở thành một biểu tượng của vị Tông đồ xứ Ireland, và là tượng trưng cho dân Ireland ở mọi nơi.
Sharing In Guilt
Chia sẻ trong tội. Là sự tham gia vào tội của người khác. Theo truyền thống, có chín cách thức mà một người có thể chia sẻ trong tội của người khác, hoặc gây ra tội hoặc xúi giục người khác làm điều sai trái (1-4), hoặc chấp thuận điều sai đã làm (5-9), gồm có: 1. khuyên nhủ; 2. ra lệnh; 3. thỏa thuận; 4. khiêu khích; 5. khen ngợi hay nịnh bợ; 6. che giấu; 7. là đối tác tích cực trong tội; 8. giữ thinh lặng; 9. bênh vực điều xấu đã làm.
Sheep
Con chiên, con cừu. Là biểu tượng của 12 Tông đồ, với Chúa Kitô đứng giữa như là Mục tử Nhân lành. Một hình vẽ biểu tượng này, được phát hiện trong hang toại đạo, cho thấy Chúa chúng ta, hoặc đang vác trên vai một con chiên bị thương với một con chiên khác đứng bên cạnh, hoặc vị Mục tử đang cứu một con cừu cái bị kẹt trong một bụi cây thạch nam. Thánh vịnh 23 nói “CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.” Trong các bài hát và truyện kể, hình ảnh con chiên minh họa sự quan phòng và chăm lo của Chúa cho con người. Con chiên là tượng trưng cho sự hiền hòa, khiêm nhường, sự đau khổ kéo dài, mọi thuộc tính này dùng dành cho những người đi theo Chiên Thiên Chúa. Con chiên cũng là biểu tượng cho thánh nữ Germaine (khoảng năm 1579-1601), người con nghèo bị bỏ rơi ở Pibrac, gần Toulouse (Pháp.)
Shekinah
Shekinah, Thần cư. Là nơi cư ngụ của Chúa. Là sự tỏ lộ hữu hình về Chúa hiện diện, nhiều lần được ám chỉ đến trong Kinh thánh. Thần cư là tương thích với sự vinh quang của Chúa trong Is 60:2, với vinh quang trong Rm 9:4, và đám mây dẫn đưa người Do thái trên đường đi về Đất Hứa (Xh 14:19).
Shell
Vỏ sò. Là một biểu tượng của Phép Rửa tội kể từ thế kỷ 12. Khi việc đổ nước lên đầu trở thành một cách thức được chấp nhận của phép Rửa tội, vỏ sò trở thành một dụng cụ để hứng nước. Vỏ sò cũng là biểu tượng của người hành hương, có thể giải thích lý do vỏ sò là một biểu tượng của thánh Giacôbê Tông đồ, vì đền thánh của ngài là một địa điểm hành hương nổi tiếng. Nó cũng là biểu tượng của thánh Âu Tinh, vì ngài có lần gặp một em bé (chắc là Chúa Kitô) nói với ngài rằng, ngài dễ múc cạn đại dương bằng vỏ sò hơn là hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vỏ sò cũng là một trong nhiều biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria.
Shem
Shem, ông Sêm. Là con cả của ông Noah (Nô-ê) và là anh của Ham (Kham) và Japheth (Gia-phét, St 5:32). “Ba ông này là con trai ông Nô-ê, và con cháu họ phân tán ra khắp mặt đất,” bởi vì họ là những người nam duy nhất sống sót sau trận Hồng thủy (St 9:19). Các hậu duệ của ông Shem--người Do thái, người Ả rập và người Aramaean (St 10:22-31)--được gọi là người Shemite, tương đương với người Semite hiện nay trên thế giới.
Shema
Shema, “Nghe đây”, Bản tuyên tín Do thái. Là danh từ Do Thái cổ dành để chỉ Đệ nhị luật (Đnl), và là câu Kinh thánh được trích dẫn nhiều nhất nơi người Do thái. Trong hình thức ngắn nhất, câu này là “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất" (Đnl 6:4). Nhưng Shema (Bản tuyên tín Do thái) trong phụng vụ gồm có ba phần--Đnl 6:4-9, 11:13-21, và Ds 15:37-41.
Sheol
Sheol, Âm phủ, âm ty, địa ngục. Là từ ngữ Do thái để chỉ địa ngục, tương đương với từ ngữ Hi Lạp Hades. Lúc ban đầu, đây là nơi tối tăm mù mờ trong đó các linh hồn kẻ chết đến ở, dần dà nó được xem là nơi để trừng phạt các linh hồn không có công trạng. Bài học được dạy rõ ràng trong Tân Ước rằng Âm ty là nơi ở của các linh hồn chết trong tội. Thánh Luca nói về “việc chịu cực hình dưới Âm phủ” (Lc 16:23). Thư gửi tín hữu Do thái cảnh báo rằng “các linh hồn còn phải sợ hãi đợi chờ cuộc phán xét và ngọn lửa nóng bừng thiêu huỷ các đối tượng của Thiên Chúa” (Dt 10:27). Sách Khải huyền mô tả “những người ấy sẽ bị làm khổ trong lửa và diêm sinh trước mặt các thánh thiên thần và trước mặt Con Chiên. Khói từ chốn khổ hình của chúng cứ bốc lên đời đời kiếp kiếp” (Kh 14:10-11).
Shepherd Of Hermas
Sách Mục tử Hermas (Héc-mê). Là một thiên chuyên khảo đạo đức vào giữa thế kỷ thứ hai. Nó là tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử, dạy sự sám hối và gồm có năm thị kiến, 12 lệnh truyền và hai dụ ngôn. Nó làm chứng cho các nguyên tắc luân lý cao của Giáo hội sơ khai. Tác giả sách được gán cho Hermas (Héc-mê), được thánh Phaolô nhắc đến trong thư gửi giáo đoàn Roma (Rm 16:14), nhưng có lẽ sách được viết bởi một anh em của thánh Giáo hòang Piô I.
Ship
Thuyền, con tàu. Là một biểu tượng của Giáo hội, thường có thánh giá trên cánh buồm. Giáo hội được vẽ hình chiếc thuyền giăng buồm vượt qua sóng nước hung dữ, nhằm thử sự tiến bộ của Giáo hội. Thánh Hippolytus nói về Giáo hội như một “chiếc thuyền bị sóng đánh nhưng không hề chìm, ‘Fluctuat nec mergitur’.” Các vị thánh ngư phủ thường lấy biểu tượng là chiếc thuyền, chẳng hạn thánh Giuđa Tông đồ. Thánh Brendan, thuyền trưởng người Ireland, và thánh Phanxicô Xavier đều có biểu tượng là chiếc thuyền. Thánh Elmo hoặc Erasmus được gọi là thánh bổn mạng các thủy thủ, và hiện tượng hòn sáng thánh Elmo, thường được nhìn thấy ở tàu khi bão, được đặt theo tên của ngài.
Shrine
Thánh điện, đền thánh, nơi linh thiêng, ảnh thánh. Nói chung, là một nơi thánh. Nó có thể là nơi cất giữ có hình cái hộp, trong đó có thánh tích của một thánh nhân; hoặc là một ảnh thánh hay một tượng thánh của Chúa chúng ta, Đức Trinh Nữ, hoặc một vị thánh trong nhà thờ hay nhà riêng, mà tượng được tôn kính đặc biệt tại đó. Nhưng từ ngữ là chủ yếu dành cho các địa điểm linh thiêng lớn. Có thể đó là nơi an táng một vị thánh, hoặc nơi vị thánh đã sống hoặc nơi qua đời, hoặc là nơi có phép lạ xảy ra. Đền thánh là nơi hành hương của tín hữu và thường là nơi đã có phép lạ xảy ra và được Giáo hội chấp nhận. (Từ nguyên Latinh scrinium, hộp, kệ sách.)
Shroud
Khăn liệm (Từ nguyên tiếng Anh Trung cổ sc(h)rud, vải, khăn.).
Shrovetide
Thời gian chuẩn bị Mùa Chay. Là vài ngày trước Thứ Tư Lễ Tro, nhất là ngày trước Thứ ba béo (thứ ba trước Thứ Tư Lễ Tro.) Nó được liên kết với việc xưng tội, và ở nhiều nơi các lễ hội carnaval được tổ chức, như là lần vui cuối cùng trước khi vào mùa Chay đền tội.
Sybil
Sybil, bà cốt, bà phù thủy Sybil. Là một trong các bà thầy bói của thần thọai cổ, có thể có đến 10 bà này ở các nơi khác nhau và thời gian khác nhau. Trong số đó, nổi tiếng nhất có lẽ là Cumaean Sibyl, được thi sĩ Vergil mô tả trong cuốn Aeneid. Các sấm ngôn của Sibylline, nguồn gốc không rõ, được lưu giữ tại đền Capitol ở Roma, và được tham khảo trong tình trạng khẩn cấp của đất nước. Chúng bị cháy hết trong hỏa họan ở điện Capitol năm 82 trước Công nguyên, và bộ sưu tập mới cũng bị cháy năm 405. Trong thế kỷ thứ hai, người Do thái gốc Hy Lạp đã tạo ra các bản mới của Sấm ngôn Sybilla, nhằm mục đích tuyên truyền. Các sấm ngôn Do thái được sử dụng tự do bởi các nhà biện giáo Kitô giáo trong thế kỷ thứ hai, và có thêm nhiều sấm ngôn từ các nguồn Kitô giáo được đưa thêm vào khỏang thế kỷ thứ ba. Thánh Âu Tinh trích dẫn một đọan vào cuốn “Thành đô Thiên Chúa” của ngài (18:23). Các Giáo phụ khác, như Theophilus thành Antioch và Clement thành Alexandria, nhờ đến các sấm ngôn để ủng hộ quan điểm về Chúa Kitô và Giáo hội.
Sick Call
Gọi Linh mục đi kẻ liệt. Là việc mời một linh mục lo phần hồn cho một người ốm nặng. Thường các bí tích được ban khi linh mục đến thăm kẻ liệt là Bí tích Giải tội, Thánh Thể (Rước lễ) và Xức dầu.
Sic Transit Gloria Mundi
Sic Transit Gloria Mundi, “Vinh quang trần gian qua đi như vậy đó.” Là lời nói với Đức Giáo hòang tân cử trong lễ đăng quang của ngài.
Sidon
Thành Sidon, thành Xi-đôn. Là một thành ở vùng Phoenician (Phê-ni-xi), nay là thành phố Saida, ở Li-băng, cách Beirut vài km. Nó là một trong các thành cổ nhất được nêu tên trong Kinh thánh, có niên đại là thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên (St 10:19)). Sidon đã trở nên một hải cảng quan trọng, và là trung tâm đóng tàu trong các chế độ cai trị liên tiếp của Ba Tư, Hi Lạp và Roma. Trong Cựu Ước, nó nổi tiếng về lời chúc dữ của các ngôn sứ cho số phận kinh khủng của nó. Chẳng hạn ngôn sứ Ezekiel (E-dê-ki-en) dẫn lời Đức Chúa đe dọa: “Ta sẽ cho ôn dịch giáng xuống trên nó, cho máu me ngập khắp phố phường, đám tử vong nằm la liệt giữa nó, vì gươm đao đe doạ nó tư bề” (Ed 28:23). Trong Tân Ước, chúng ta nghe kể rằng Chúa Giêsu đã đến thăm thành Tyre (Tia) và Sidon, trên đường Chúa đến Biển Galilee (Ga-li-lê, Mc 7:31). Sau đó đôi khi thánh Phaolô ghé thăm vài người bạn ở Sidon, nhân một trong các chuyến đi truyền giáo của Ngài (Cv 27:3).
Sig
Sig, Sigillum—dấu niêm, dấu triện, ấn tín.
Sign Of The Cross
Dấu Thánh Giá. Là cách tuyên xưng phổ biến nhất của đức tin Kitô giáo bằng dạng thức hành động. Dấu Thánh giá tuyên xưng niềm tin của mình vào việc cứu độ con người, nhờ Chúa Kitô chết trên Thánh giá. Việc đọc tên của Ba Ngôi Thiên Chúa tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Là á bí tích đầu tiên, dấu Thánh giá có nguồn gốc từ thời các thánh Tông đồ. Dấu được làm và nói “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần," và tay làm dấu thành hình Thánh giá. Người làm dấu lấy tay phải chạm trán, chạm ngực, chạm vai trái, chạm vai phải, trong khi đọc lời kinh. Lời kinh kết thúc với tiếng Amen, và thường dấu được làm với nước thánh khi người ta đi vào nhà thờ, nhà nguyện, hoặc trong một cộng đòan Dòng tu, khi đi vào phòng riêng của mình.
Signs Of The Times
Dấu chỉ thời đại, là dấu chỉ được Chúa Kitô nói trước để tiên đóan sự quang lâm của Ngài và ngày tận thế (Mt 24:3-44). Tuy nhiên, từ ngữ thường áp dụng cho bất cứ biến cố nào trong lịch sử cận đại, vốn được giải thích như là dấu chỉ của Chúa Quan phòng, nhất là dấu chỉ của sự công lý của Chúa trong việc trừng phạt kẻ có tội, và kêu gọi họ ăn năn sám hối.
Silas
Silas, ông Xi-la. Là một thành viên tích cực của nhóm lãnh đạo Kitô hữu đầu tiên ở Jerusalem (Giê-ru-sa-lem.) Ông còn được gọi là Silbanus (Xin-va-nô, I Tx 1:1-11; II Tx 1:1). Ông được nhắc đến nhiều lần vì là cùng đi với thánh Phêrô, hoặc Phaolô và Timothy (Ti-mô-tê), có lẽ làm việc như một thư ký hoặc người đưa tin (I Pr 5:12). Vào dịp Phaolô và Barnabas (Ba-na-ba) chia tay nhau vì bất đồng ý kiến với nhau, Phaolô chọn Silas làm người thay thế (Cv 15:40). Khi công nghị Jerusalem kết thúc, và một sứ điệp được chuẩn bị cho các tín hữu ở Antioch (An-ti-ô-khi-a), bảo đảm với họ rằng Luật của Moses (Mô-sê) không là một đòi hỏi cứng rắn cho việc gia nhập Giáo hội, Silas và Barsabbas (Ba-sa-ba) được sai phái cầm thư đi, để khẳng định nội dung lá thư và bảo đảm một sự đón tiếp thân tình (Cv 15:22-23). Trong chuyến đi của Phaolô đến miền Galatia (Ga-lát), Phaolô và Silas bị đánh dập và bị cầm tù tại Philippi (Phi-líp-phê, Cv 16:19-39). Khi các thẩm phán biết rằng họ là công dân Roman, các vị được trả tự do—sau khi viên cai ngục và gia đình ông trở lại đạo. (Từ nguyên Hi Lạp silas; từ chữ Aramaic se'lia, Saul.)
Silence
Thinh lặng, im lặng, yên tĩnh. Trong từ ngữ tu đức, là nỗ lực ý thức để giao tiếp với Chúa, hoặc thế giới vô hình của đức tin, hơn là thích nói chuyện với người khác. Do đó, nó không vắng hoàn toàn âm thanh hoặc sự yên tĩnh thể lý, trừ ra khi tạo ra điều kiện tiên quyết để tĩnh tâm, hoặc tạo hiệu ứng nhận thấy được của việc đang tĩnh tâm. (Từ nguyên Latinh silere, yên tĩnh, không ồn ào.)
Siloam
Hồ Siloam, hồ Si-lô-ác. Là đường dẫn nước được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, theo lệnh của Vua Hezekiah (Khít-ki-gia, II Sb 32:30). Lúc ban đầu đây là một biện pháp phòng vệ nhằm chống lại cuộc tấn công của quân đội Vua Sennacherib (Xan-khê-ríp), vì họ có thể cắt đường cung cấp nước cho Israel (II V 18:17). Khi dòng nước chảy vào góc đông nam của thành, nó chảy vào hồ gọi là Hồ Siloam. Hồ này nay vẫn còn, đưa nước vào Hồ Siloam được xây dựng nhiều thế kỷ sau đó. Trong thời giảng dạy công khai, một trong các phép lạ của Chúa Giêsu là chữa lành một người mù, bằng cách bảo anh đến rửa ở Hồ Siloam (Ga 9:7).
Siluva, Our Lady Of
Đền thánh ở Siluva. Là đền thánh ở Lithuania dâng kính Đức Trinh Nữ Khóc, và hàng năm có hàng trăm ngàn người đến để cầu nguyện xin Đức Mẹ phù hộ, và một số người được chữa lành bệnh. Đầu thế kỷ 16, khi phần lớn đất nước theo Tin lành, và Lithuania chiến đấu chống lại cả Nga và Thụy Điển, một số trẻ chăn chiên nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp hiện ra, tay ẵm một trẻ thơ đang ngủ. Mặc áo chòang trắng, bà đang khóc lóc, nước mắt chảy xuống trên con trẻ. Các trẻ chăn chiên chạy về nhà, kêu cha mẹ và bà con đến xem, trong đó có một mục sư Tin lành Luther phục vụ ở địa phương. Bà xinh đẹp nói với họ rằng nguyên nhân việc bà sầu buồn là không còn nhà thờ cũ tôn kính Con của bà, và nhà thờ ấy ở ngay chỗ bà đang đứng. Một cụ già mù mắt được chữa lành sau đó tại đền thánh, và việc này chứng thực câu chuyện của bà xinh đẹp. Ông hướng dẫn việc đào đất ở đó, và tìm thấy một cái tủ xưa chứa các bình thánh, và ảnh tượng Đức Trinh Nữ được đưa ra ánh sáng. Việc đào bới này cho thấy có một nhà thờ ở đó từ năm 1457, nhưng bị phá hủy từ lâu. Ngôi nhà thờ mới được xây dựng trên nền nhà cũ, và ảnh tượng Đức Mẹ Maria được sùng kính ở đó. Khách hành hương từ rất xa đến địa điểm linh thiêng này. Từ năm 1940, khi Lithuania bị sáp nhập vào Liên Xô, người ta không biết về tình trạng đền thánh này.
Simeon
Simeon, Si-mê-ôn. 1. Là con trai thứ hai của ông Jacob (Gia-cóp) và bà Leah (Lê-a); ông thân thiết với Judah (Giu-đa) hơn với bất cứ anh em nào khác. Từ lời tiên báo của Jacob về các con trai của ông, người ta thấy rõ là Jacob than phiền về cuộc sống của Simeon. Ông nói “cha không đồng lòng với phe nhóm của con” và xem Simeon là “vũ phu” cho sự “tàn bạo” của con (St 49:5-7); 2. là ông cụ thánh thiện đến Đền thờ khi Chúa Giêsu được cha mẹ mang vào Đền thờ để dâng cho Chúa. Chúa Thánh Thần đã mặc khải cho cụ Simeon rằng cụ sẽ không qua đời trước khi nhìn thấy Đấng Messiah (Mê-si-a, Thiên sai). Cụ nhận ra Chúa Giêsu ngay lập tức và chúc tụng Chúa “Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài." Sự kiện này được ghi nhớ trong Mầu nhiệm Vui thứ bốn.
Similitude
Tương tự, giống nhau. Là sự giống nhau hoặc tương đồng với nhau. Sự tương đồng là nền tảng cho mọi giáo huấn về chân lý mặc khải. Chúng ta đi đến biết được ít hay nhiều ý nghĩa của các mầu nhiệm đức tin, là nhờ biện pháp so sánh với các điều được biết bằng lý trí. Mọi chân lý mặc khải được chuyển thông cho thế giới như là một sự giống nhau hoặc tương đồng, chẳng hạn ân sủng là sự sống, các bí tích là dấu chỉ, Giáo hội là thân thể, thiên đàng là Nước Trời. (Từ nguyên Latinh similitudo, giống nhau.)
Simon
Simon, Si-môn. 1. Simon Phêrô, là thủ lãnh các thánh Tông đồ và là Đức Giáo hòang tiên khởi (xin xem chữ PETER, Phêrô); 2. Simon người Ca-na-an, biệt danh là Quá Khích. Là một trong 12 Tông đồ (Lc 6:15); 3. ông Simon Cùi, một người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành và mời Chúa đến nhà ông ở Bethany (Bê-ta-ni-a) để dùng bữa (Mc 14:3); 4. là người bà con của Chúa Giêsu, được nhắc đến như là “anh em” của Chúa Giêsu (Mc 6:3); 5. là một người ở Cyrene (Ky-rê-nê) bị buộc vác thập giá đỡ Đức Giêsu (Mc 15:21).
Simon Magus
Simon Magus, thầy phù thủy Si-môn. Là một phù thủy có tài nghệ xuất sắc, vì nhiều người Samaritan (Sa-ma-ri) nói ông được trời ban cho tài năng. Ông trở thành một Kitô hữu và ngạc nhiên trước các phép lạ của Philípphê, Phêrô và Gioan. Ông gây ra cơn thịnh nộ của thánh Phêrô khi đem tiền biếu cho Phêrô để học biết các bí quyết của Tông đồ. Thánh Phêrô nóng nảy làm ông hỏang sợ, và ông xin Phêrô cầu nguyện cho mình (Cv 8:9-24).
Simony
Mại thánh, buôn thần bán thánh. Là sự phạm thánh vì mua hay bán sự thiêng liêng đổi lại sự đời. Trong sự mại thánh, một người cố đổi vật chất, chẳng hạn tiền bạc, để lấy điều thiêng liêng, chẳng hạn ơn Chúa, và đối xử với điều thiêng liêng như mình là chủ thật sự, trong khi điều ấy thật sự thuộc về Chúa. Từ ngữ "simony" bắt nguồn từ trình thuật thầy phù thủy Simon (Si-môn), vì ông này tìm mua từ thánh Phêrô sức mạnh thiêng liêng phát sinh từ việc đặt tay và khẩn cầu Chúa Thánh Thần (Cv 8:18). Mại thánh bao gồm cả các thỏa thuận vốn là bất hợp pháp theo luật Chúa, và các thỏa thuận mà luật Giáo hội cấm, nhằm bảo vệ và tôn kính các điều thiêng liêng. Như thế việc hứa cầu nguyện chỉ để đổi lấy một số tiền là mại thánh, và bị luật Chúa và luật tự nhiên cấm. Việc truyền chức thánh hay bổ nhiệm một chức vụ có quyền trong Giáo hội nhằm đổi lấy một số tiền hay vật tương đương là mại thánh, và bị luật Giáo hội cấm. Khi mại thánh chống lại luật Chúa, thì luôn là tội trọng. Mức độ nặng hay nhẹ trong các trường hợp khác tùy thuộc vào bản chất nghiêm trọng của điều được mua hay bán, và dựa vào mức độ gây vấp phạm cho người khác. (Từ nguyên Latinh simonia, theo gương xấu của ông Simon Magus.)
Simpl
Simpl, Simplex--lễ bậc thường.
Simple
Đơn giản, đơn thần, giản dị. Là phẩm tính không có các phần riêng, do dó không thể chia cắt và không tổng hợp; cũng là không có tiềm năng hoặc sự bất toàn. Tinh thần là giản đơn bởi vì nó không thể phân chia thành các phần định lượng. Các thiên thần là đơn thuần bởi vì thiên thần không gồm có xác và hồn. Chúa là hoàn toàn đơn thuần, bởi vì Chúa không gồm có bất sự sự gì nơi Chúa. (Từ nguyên Latinh simplex, đơn giản, tuyệt đối, không có thành phần; nghĩa đen là giản đơn, không phức tạp.)
Simple Ignorance
Vô tri giản đơn. Là việc không biết một luật Giáo hội và hình phạt của nó khi một người cố gắng để tìm hiểu, nhưng nỗ lực này là quá yếu và không đủ. Vì thế nó miễn cho người ấy khỏi các hình phạt tự động (latae sententiae, tiên kết).
Simple Intelligence
Trí thông minh đơn thuần. Là việc Chúa hiểu biết các ý kiến riêng của Chúa và mọi khả thể tính, bằng cách biết mọi đường lối, trong đó yếu tính của Chúa có thể được bắt chước trong thế giới tạo dựng.
Simple Unitive Way
Hiệp đạo giản đơn, đường nhiệm hiệp giản đơn. Còn gọi là đường nhiệm hiệp tích cực, với đặc tính là trau dồi các ơn Chúa thánh Thần và đơn giản hóa việc cầu nguyện. Mặc dầu không thường hưởng sự chiêm niệm phú bẩm, một người trong hiệp đạo giản đơn được kết hiệp thân mật với Chúa, và ngoan ngoãn tuân theo linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Simple Validation
Hữu hiệu hóa đơn giản hôn phối. Là làm cho hôn phối trước đây vô hiệu thành hữu hiệu, bằng cách cả hai người lặp lại sự ưng thuận hôn nhân. Đây là phương pháp được ưa chuộng, và nên được sử dụng để hữu hiệu hóa một hôn nhân, vốn là vô hiệu do thiếu hiểu biết hoặc thiếu sự bằng lòng tự do, hoặc bởi vì một ngăn trở chưa gỡ bỏ được.
Simple Vow
Khấn đơn. Là bất cứ lời khấn nào, dù là tư hay công, mà không được Giáo hội công nhận rõ ràng là trọng thể. Từ ngữ này được sử dụng khi Giáo hội công nhận rằng một số Hội Dòng là Tu hội sống đời hoàn thiện Kitô giáo, để phân biệt với các Dòng tu. Các lời khấn đơn làm cho các hành vi chống lại lời khấn là trái phép (illicit), trong khi lời khấn trọng thể làm cho các hành vi ấy nên vô hiệu (invalid.)
Simpliciter
Simpliciter, đơn giản hóa vấn đề, cách đơn thuần. Trong triết học, nó là trái nghĩa với secundum quid (tùy diện, theo phương diện nào đó). Trong giáo luật, ‘đơn giản hóa vấn đề’ là từ ngữ được dùng để mô tả các trường hợp kém nghiêm trọng được dành cho Tòa Thánh giải quyết.
Simplicity
Đơn giản, thực thà, giản dị, đơn thuần tính. Là một đặc điểm của tính tình, đó là phẩm chất không bị ảnh hưởng; do đó, là khiêm tốn và không phô trương. Một người giản dị thì chân thật, thật thà và thẳng thắn. Tính đơn giản là một lòng một dạ, hoặc sự chuyên tâm. Là nhân đức siêu nhiên, tính giản dị chỉ tìm làm theo ý Chúa mà không quan tâm đến sự hy sinh hoặc tìm lợi cho mình.
Simplicity Of God
Tính đơn thuần của Chúa. Là thiếu vắng bất cứ thành phần hoặc sự phân chia thành phần nào trong Chúa. Theo Công đồng chung Lateran IV và Công đồng chung Vatican I, Chúa là một “bản chất hoặc bản tính tuyệt đối đơn thuần” (Denzinger 800). Tính đơn thuần của Chúa là tuyệt đối. Trong Chúa không có bất cứ thành phần cấu tạo nào, không có bản chất và các tùy thể, không có yếu tính và hiện hữu, không có bản tính và nhân vị, không có lực và hoạt động, không có giống loại và dị biệt loài. Nền tảng thần học của tính đơn thuần nơi Chúa nói rằng Chúa là thực thể thuần túy, không tương hợp vời bất cứ thành phần cấu tạo nào.
Simulation, Sacramental
Giả nghiệm bí tích. Là sự giả nghiệm của một bí tích, bằng cách thay thế cách bí mật và bất hợp pháp chất thể hoặc mô thức hoặc ý định cần thiết, để cho bí tích trở thành vô hiệu và người lãnh bí tích bị dẫn vào sai lầm. Tuy nhiên, người ta phải phân biệt giữa sự giả nghiệm và sự giả vờ. Trong sự giả vờ, cả chất thể lẫn mô thức của bí tích đều không được sử dụng; chẳng hạn, cha giải tội khi phải từ chối giải tội cho một hối nhân, nói với người ấy về sự việc, rồi đọc vài kinh và ban phép lành để cho những người đứng gần đó không nghĩ rằng việc xá giải đã bị từ chối. Mặc dầu đôi khi được phép giả vờ ban bí tích, khi có một lý do nghiêm trọng vừa đủ, sự giả nghiệm của bí tích là không bao giờ hợp pháp.
Sin
Tội lỗi. Là “một lời nói, việc làm hoặc ước muốn chống lại luật vĩnh cửu” (Thánh Âu Tinh). Tội lỗi là vi phạm cố ý một luật của Chúa, vốn xác định bốn yếu tố chính cho mỗi tội. Một luật là liên quan, hàm ý rằng có các luật thể lý họat động với sự cần thiết, và luật luân lý vốn có thể con người coi thường. Chúa bị xúc phạm, do đó chiều kích thiên linh không bao giờ vắng bóng trong tội. Tội là sự vi phạm luật, bởi vì đạo Công giáo chủ trương rằng ân sủng là có thể bị kháng cự, và ý Chúa có thể không được vâng phục. Và sự phạm tội phải là cố ý, nghĩa là một tội bị phạm khi con ngưởi biết rõ ràng rằng có điều gì đó trái với luật Chúa, và rồi người ấy cứ vẫn phạm tội như thường. (Từ nguyên tiếng Anh cổ synn, syn, tội; từ chữ Đức cổ đại sunta, suntea, có lẽ từ chữ Latinh Latin sons, phạm tội.)
Sin Against Faith
Tội chống đức tin. Là sự chủ trương tự do không đồng ý với những gì Chúa đã mặc khải. Như thường được hiểu, có năm tội lớn chống lại đức tin: tuyên xưng một tôn giáo sai lầm, nghi ngờ cố ý, không tin tưởng, hoặc từ chối một tín điều, và cố ý không biết đến giáo lý của Giáo hội Công giáo.
Sin Against Religion
Tội chống đức thờ phượng. Là sự từ chối cố ý thờ phượng và tôn vinh Chúa mà Chúa đáng hưởng, vì là Đấng Tạo dựng con người và vận mệnh sau cùng của con người. Tội chống lại đức thờ phượng có thể là minh nhiên, như trong sự cố ý xem thường Chúa, hoặc là mặc nhiên, như trong việc thờ phượng ngẫu tượng hoặc thờ Ma quỷ.
Sinai
Sinai, vùng Xi-nai. Là bán đảo hình tam giác, dài 230 dặm (khoảng 368km) và mũi nhọn dài chĩa xuống Biển Đỏ. Đó là vùng đất rất gồ ghề, có nhiều ngọn núi cao cả ngàn mét và vùng sa mạc lớn (Xh 19:12, 18, 23; Xh 24:16). Tầm quan trọng Kinh thánh của nó phát sinh từ sự việc rằng một trong các ngọn núi của bán đảo, gọi là Núi Sinai (một số học giả gọi là Núi Horeb, Khô-rép), là nơi Đức Chúa đã ban hai tấm bia Chứng Ước cho ông Moses (Mô-sê, Xh 31:18).
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Sine Com – Solo Spiritu
Nguyễn Trọng Đa
16:28 16/12/2009
Sine Com
Sine Com, Sine commemoratione—không nhớ lễ khác
Sinful Joy
Tội lấy làm vui thú. Là sự cố ý thích thú trong một hành động xấu đã làm, dù là do mình làm hay do người khác làm. Tuy nhiên là không có tội khi vui với kết quả tốt của việc làm xấu, theo nghĩa rằng Chúa quan phòng rút ra được kết quả tốt từ làm việc được cho là sai trái.
Sinlessness
Vô tội, không phạm tội. Miễn khỏi sự xúc phạm luân lý chống lại Chúa. Sự vô tội tuyệt đối, kể cả sự không thể phạm tội, chỉ có nơi Chúa Kitô, bởi vì với tư cách là một ngôi Thiên Chúa, Ngài không thể làm trái với bản tính Thiên Chúa được. Đức Mẹ Maria cũng là người vô tội, và không thể phạm tội, nhưng đây là ơn duy nhất cho Đức Mẹ vì Ngài là Mẹ của Chúa. Mọi người khác đều lệ thuộc vào sự yếu hèn chung của bản tính con người sa ngã. Trừ ra khi có ơn đặc biệt riêng, được ban cho ít vị thánh, không ai có thể tránh được phạm tội trong suốt đời mình, ít là các tội nhẹ bán cố ý.
Sinlessness Of Mary
Sự vô tội của Mẹ Maria. Là việc Đức Trinh Nữ Maria được miễn tội tổ tông và mọi tội mình làm. Bằng một đặc ân riêng, Mẹ Maria được gìn giữ không phạm mọi tội nhẹ, và trong thực tế, Mẹ không hề phạm tội nào. Mẹ không thể phạm tội, nhờ ơn đặc biệt mà Mẹ nhận với tư cách là Mẹ của Chúa. Hơn nữa, Mẹ được miễn mọi dục vọng bất chính, mọi ham muốn, vốn là hiệu quả của tội.
Sin Against The Holy Spirit
Tội chống lại Thánh Thần. Là các tội nặng vì ngoan cố chống lại các linh hứng của Chúa Thánh Thần, và xem thường ân huệ của Ngài. Đó là tuyệt vọng về ơn cứu độ của mình, ghen tị với ơn thiêng liêng của kẻ khác, chống đối các chân lý đức tin đã biết, cố chấp trong tội lỗi, ỷ lại vào lòng nhân từ của Chúa, và không ăn năn khi hấp hối. Vì những người phạm tội như thế, chống lại ân sủng, không muốn ăn năn, chúng ta có thể nói rằng tội của họ không được tha thứ.
Sins Crying To Heaven
Tội kêu lên tới Trời, tội kêu thấu Trời. Có bốn tội theo truyền thống được cho là phải kêu cứu tới Trời để trả thù, đó là: 1. cố sát (St 4:10); 2. đồng tính luyến ái, chứng kê gian (St 18:20); 3. bóc lột người nghèo (Xh 2:23); và 4. cướp tiền công của người lao động (Gc 5:4).
Sins Of Frailty
Tội do yếu đuối. Là các tội nhẹ phạm do bất ngờ, yếu đuối, do dự, thiếu cảnh giác hay thiếu can đảm. Bản tính con người sa ngã, nếu không có ơn huyền diệu của Chúa, không thể xóa bỏ hết mọi tội nhẹ kiểu này, nhưng tần số của chúng có thể giảm bớt. Để thắng vượt các sai lỗi này, con người được khuyên nên hồi tâm, xét mình hàng ngày, và năng xưng tội.
Sisters
Nữ tu, dì phước, bà sơ, chị nữ tu. Là từ ngữ phổ thông dùng cho các nữ tu sĩ, dù là nữ tu dòng kín hay thành viên các tu hội có lời khấn đơn. Từ ngữ này tương thích với từ ngữ frater (nam tu sĩ, thầy, anh) trong các Dòng nam, và có nghĩa rằng họ đều là anh chị em của một gia đình thiêng liêng, chia sẻ của cải chung với nhau, và sống chung trong đức ái giống như Chúa Kitô.
Sistine Chapel
Nhà nguyện Sistine. Là nhà nguyện chính của Điện Vatican, dâng kính cho Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và lớn như một nhà thờ. Nhà nguyện được vẽ thiết kế bởi de' Dolci dưới thời Đức Giáo hoàng Sixtus IV (trị vì 1471-84), do đó nhà nguyện mang tên ngài. Một lọat tranh tường nổi tiếng trên tường trái của nhà nguyện, mô tả các sự kiện trong cuộc đời của ông Moses (Mô-sê), và tranh trên tường bên phải mô tả sự kiện trong đời của Chúa Kitô, là tác phẩm của các danh họa Boticelli, Cosimo, Rosselli, Ghirlandaio, Perugino, và Pinturicchio. Trần nhà, vốn được xem là tuyệt tác của Michelangelo và là bức họa lớn nhất trong lịch sử hội họa, được vẽ từ năm 1508 và hòan tất sau bốn năm. Giữa các đọan xây vòm được vẽ giả vờ rất khéo, danh họa Michelangelo vẽ các tranh về cuộc Tạo dựng, sự kiện Đuổi ra khỏi vườn Địa đàng, và trận Hồng thủy. Ở phần thấp của vòm này là một lọat tranh nổi tiếng của các Ngôn sứ ngồi và nữ tiên tri ngồi. Năm 1508 Đức Giáo hòang Julius II thuyết phục Michelangelo vẽ trần của Nhà nguyện Sistine. Công việc hòan thành năm 1512. Hai mươi ba năm sau, họa sĩ bắt đầu vẽ Ngày Phán xét sau cùng, bức tranh tổng hợp tòan diện nhất trên thế giới. Bức tranh hòan tất năm 1541. Các bức màn cẩm thạch và hành lang ca đòan trong nhà nguyện được Mino da Fiesole thiết kế và thực hiện. Bàn thờ, nơi chỉ có Đức Giáo hòang sử dụng, được khảm với ngọc trai. Nhà nguyện Sistine là nhà nguyện riêng của Đức Giáo hòang, và là nơi diễn ra Cơ mật viện bầu cử Đức Giáo hòang mới.
Sitting
Ngồi. Ngồi là tư thế của con người được qui định trong phụng vụ cho một số phần của Thánh lễ. Tín hữu ngồi khi nghe đọc Bài đọc I, Đáp ca, và Bài đọc II; khi nghe giảng; khi dâng lễ (tùy chọn); và trong thời gian Thinh lặng thánh sau Rước lễ. Trong các việc phụng vụ khác, tư thế ngồi cũng là một phần của nghi thức, chẳng hạn khi đọc hay hát các Thánh vịnh trong Kinh Nhật Tụng.
Sixth Crusade
Cuộc Thập tự chinh thứ Sáu. Là cuộc Thập tự chinh (1228-29) chống người Hồi giáo do Hoàng đế Frederick II chỉ huy. Tại Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) ông tự phong vương, và trong 15 năm thành phố này (cùng với Bethlehem ‘Bê-lem’ and Nazareth ‘Na-da-rét’) nằm trong tay các Kitô hữu.
Skepticism
Chủ nghĩa hòai nghi. Là chủ nghĩa cho rằng sự thật của các vật không thể được biết một cách chắc chắn. Có hai lọai chủ nghĩa hòai nghi. Một lọai bác bỏ khả năng của con người trong việc đạt được sự thật. Một lọai nghi ngờ sự hiện hữu của thế giới thực ở bên ngòai tâm trí. Lọai thứ nhất thắng thế hơn trong thế giới Tây phương, nhất là từ sau các tác phẩm của triết gia David Hume (1711-76) và Immanuel Kant (1724-1804). Lọai thứ hai là quen thuộc hơn ở Đông phương, nơi các triết gia Ấn giáo và Phật giáo theo truyền thống Vedanta (Phệ Đàn Đa). (Từ nguyên Hi Lạp skeptikos, suy tư, điều tra, skeptesthai, xem xét cẩn thận.)
Skull
Sọ người, đầu lâu. Là một biểu tượng của sự chết thường gắn liền với Thánh giá. Chữ Latinh calvaria có nghĩa là “cái sọ” (Ga 19:17). Thánh Jerome (Giê-rô-ni-mô) và thánh nữ Maria Magdalene (Mác-đa-la) được tượng trưng bằng cái sọ người để mô tả sự quan tâm nhiều của các vị với sự chết, sám hối và cõi bất diệt. (Từ nguyên tiếng Anh Trung cổ skulle; có nguồn gốc từ ngôn ngữ Scandinavion, có lẽ từ chữ tiếng Đức thời cổ đại scollo, thể chất, cục, ống thang, vỏ.)
Slander
Nói xấu, vu khống, phỉ báng. Là sự nói xấu ai. Là sự làm mất thanh danh của một người, dù là nói hay viết ra chữ. Nó cũng hàm ý sự khổ sở hoặc sự thiệt hại cho nạn nhân của việc nói xấu. Trong ngôn ngữ bình dân, vu khống (calumny) là một dạng thức của nói xấu. (Từ nguyên Latinh scandalum, vật chướng ngại, xúc phạm.)
Slavery
Sự nô lệ, sự chiếm hữu nô lệ, lao động vất vả. Là sự tùy thuộc một người vào một người khác như là tù binh chiến tranh, dòng dõi kẻ lưu dày, kẻ bị Nhà nước áp bức, hoặc kẻ được chuộc lại. Như là một định chế, sự nô lệ xuất hiện từ thuở xa xưa, có thể được nhìn thấy từ một số hạn chế trong luật Moses (Mô-sê.) Tân Ước chấp nhận sự kiện nô lệ, nhưng đưa thêm các nguyên tắc mới của công bằng và bác ái, vốn dần dà hủy bỏ định chế nô lệ trong các quốc gia Kitô giáo. Nhưng sự nô lệ, như một tình trạng lao động vất vả, trong đó một người là sở hữu của một người khác, dường như không biến mất. Đó là một sự kiện trong cuộc sống ở các quốc gia, mà lý thuyết giáo điều, chẳng hạn chủ nghĩa Các Mác, tước nơi người dân mọi quyền không thích hợp với chính sách của Nhà nước. (Từ nguyên Latinh sclavus, từ chữ Sclavus, Slav, giảm sự nô lệ của nhiều người sân Slavic ở Trung Âu.)
Slavonic Language
Ngôn ngữ Slavic, ngôn ngữ Xlavơ. Không phải là một nghi lễ riêng, nhưng là ngôn ngữ phụng vụ trong Nghi lễ Byzantine của người Nga Công giáo và người Nga theo Chính thống giáo, người Ruthenian, người Bulgaria, người Serbia, và người nhiều nước khác. Khoảng năm 866, các thánh Cyril và Methodius dịch bản phụng vụ qua tiếng Slavic Cổ, ngôn ngữ của người dân ở Moravia và Pannonia, và phát minh ra một bảng chữ cái mới (gọi là bảng chữ cái Cyrillic) cho người Slavic trở lại đạo. Đức Giáo hòang Adrian II chuẩn y hành động này. Phụng vụ Roma trong tiếng Slavic Cổ xuất hiện từ thế kỷ 11 trong một số quốc gia, và hiện còn sử dụng tại Dalmatia và Croatia. Việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong phụng vụ từ Công đồng chung Vatican II đã ảnh hưởng một cách tự nhiên việc sử dụng ngôn ngữ Slavic nơi người Công giáo.
Slain In The Spirit
Đột nhiên được tiếp cận với Thánh Linh. Là một hiện tượng của phong trào Thánh linh và phong trào đòan sủng, trong đó một người biết là được Chúa Thánh Thần tác động mạnh. Kinh nghiệm này là tạm thời, trong đó một người té ra bất tỉnh, mặc dầu các khả năng suy tư và ước muốn vẫn còn nguyên vẹn. “Sự bất tỉnh” này diễn ra khi một người đòan sủng, được Chúa Thánh Thần chiếm hữu, đặt tay mình lên đầu một người khác. Nó được xem là một trong các dấu chỉ bề ngoài của việc tuôn đổ ân sủng Chúa xuống cho con người.
Sloth
Lười biếng, uể ỏai, ươn hèn. Là sự uể oải của linh hồn hay sự buồn chán, do ráng sức cần thiết để làm một việc lành. Việc lành này có thể là việc thể xác, chẳng hạn bước đi; hoặc việc tâm trí, chẳng hạn viết bài; hoặc việc thiêng liêng, như là cầu nguyện. Mặc nhiên trong sự lười biếng là không muốn thực thi nghĩa vụ, do phải có sự hy sinh và sự cố gắng lớn. Là một tội, nó không thể lẫn lộn với sự buồn sầu về sự phiền phức trong thực hiện một nghĩa vụ, hoặc không lẫn với tình cảm phản kháng, khi đứng trước một công việc không ưa thích. Nó trở thành tội khi sự miễn cưỡng được phép ảnh hưởng đến ý chí, và kết quả là việc đáng phải làm đã không được làm, hoặc làm kém hơn so với người có trách nhiệm phải làm. Lười biếng cũng có thể có nghĩa là không ưa thích các linh hứng của Chúa, hoặc tình nghĩa với Chúa, do không chịu hy sinh và làm việc để hợp tác với ơn hiện sủng, hoặc vẫn ở trong tình trạng ân sủng. Loại lười biếng này là trực tiếp chống lại tình yêu Chúa, và là một trong các lý do chính để biết vì sao một số người, có lẽ sau nhiều năm sống đạo hạnh, đã từ bỏ theo đuổi con đường thánh thiện, hoặc thậm chí trở nên xa Chúa nữa. (Từ nguyên tiếng Anh Trung cổ slowthe, chậm chạp.)
S.M.
S.M., Sanctae memoriae—Kính nhớ, ghi nhớ, tưởng niệm.
Smyrna
Smyrna, cảng Xi-miếc-na. Một hải cảng quan trọng ở bờ tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Cảng này nay lấy tên là Izmir. Cảng được thành lập trong thế kỷ 12 trước Công nguyên, và đã nhiều năm có nền thương mại phồn thịnh. Nhưng vào thời Chúa Kitô cảng đã trở nên nghèo khổ, nếu chúng ta xét giọng điệu của tác giả sách Khải huyền (Kh) chuyển thông điệp của Chúa cho người dân cảng Smyrna. Ngài ca ngợi các Kitô hữu về đức tin kiên vững của họ, mặc dầu điều kiện sống có nhiều khó khăn. Ngài trấn an họ: “Ta biết nỗi gian truân, và cảnh nghèo khó của ngươi. ..và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống" (Kh 2:8-10).
Sobornost
Sobornost, Hiệp thông, cộng đòan. Là từ ngữ Nga có nghĩa là “Cộng đoàn”, được người Công giáo Đông Phương dùng để mô tả phẩm chất cần có cho sự cộng tác trong yêu thương. Từ ngữ này thường được áp dụng cho phụng vụ Thánh Thể như là sự thờ phượng tập thể. Trong Chính thống giáo Đông phương, từ ngữ Hiệp thông này mô tả hình thức cao nhất của việc quản trị Giáo hội, do các Giám mục lập ra.
S.N.C.
S.N.C., Secretariatus pro Non Christianis—Văn phòng liên lạc với người không Kitô.
S.N.Cr.
S.N.Cr., Secretariatus pro Non Credentibus—Văn phòng liên lạc với người vô thần.
Sobriety
Tiết độ, chừng mực. Là nhân đức điều hành sự thèm muốn và sử dụng chất uống gây độc. Là nhân đức điều độ áp dụng trong thực hành sự tiết độ về uống rượu. (Từ nguyên Latinh sobrietas, điều độ trong uống rượu, tiết độ.)
Soc
Soc, socius, socii—bạn, đồng bạn, đồng đội, đồng liêu.
Social Justice
Công bằng xã hội. Là nhân đức giúp một người sẵn sàng cộng tác với người khác để làm cho các cơ chế xã hội phục vụ công ích tốt hơn. Trong khi nghĩa vụ công bằng xã hội là thuộc từng cá nhân, mỗi người không thể chu toàn nghĩa vụ này một mình được, nhưng phải họat động liên kết với người khác, qua các cơ cấu được tổ chức, như là thành viên của một nhóm có mục đích là xác định các nhu cầu của xã hội và, nhờ các biện pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu ở địa phương, khu vực, quốc gia và thậm chí toàn cầu nữa. Mặc nhiên trong nhân đức công bằng xã hội là sự nhận thức rằng thế giới đã đi vào một giai đọan mới về chung sống xã hội, với tiềm năng của lợi ích lớn hơn hay tác hại lớn hơn, cho những ai kiểm soát các phương tiện truyền thông và cơ cấu của xã hội hiện đại. Vì vậy, các Kitô hữu được chờ đợi hãy đáp trả các bổn phận mới, được tạo ra bởi các phương tiện phi thường về cổ vũ công ích, không chỉ của các nhóm nhỏ, mà còn của toàn nhân loại nữa.
Social Sin
Tội xã hội, căn tội xã hội. Là tội của xã hội mà trong đó một người được sinh ra. Tiền đề của nó là sự xã hội hóa hiện đại và tập thể hóa đã dìm mọi người vào giá trị và hành động luân lý của những người khác, ở một mức độ không ngờ được.
Society Of St. Vincent De Paul
Hiệp Hội Bác ái Vinh Sơn. Là một hiệp hội từ thiện của giáo dân do học giả người Pháp Antôn Frédéric Ozanam (1813-53) sáng lập. Nguyên thủy nó được gọi là Hội đòan Bác ái, các thành viên tự nguyện phục vụ người nghèo thông qua công tác thương người có 14 mối. Hiệp đòan đầu tiên được thành lập tại Paris năm 1833. Theo các điều khoản được duyệt lại, phụ nữ được chấp nhận làm thành viên của hội. Hội nhấn mạnh vào việc mở các cửa hiệu và phân xưởng phục hồi, và tạo việc làm cho người khuyết tật để họ có thể phục vụ người lân cận. Tổng hội đồng là cơ quan điều hành của hội, hiện được thành lập trên khắp thế giới.
Socinianism
Thuyết Socinus. Là học thuyết của các môn sinh của Lelio Sozzini, hoặc Socinus (1525-62), một linh mục ở Siena (Ý), và cháu của linh mục này là Fausto Sozzini (1539-1604). Các ý tưởng của học thuyết đạt tầm quan trọng đầu tiên ở Ba Lan. Trong số các nguyên tắc cơ bản của học thuyết là sự chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, và sự Cứu chuộc. Thuyết Socinus là tiền phong của thuyết Độc vị (phủ nhận thiên tính của Ngôi Hai và Ngôi Ba.)
Socratic Method
Phương pháp Socrates. Nguyên thủy được triết gia cổ đại Socrates sử dụng, nhưng được nhiều tác giả Kitô giáo chọn dùng, nhất là những ai theo truyền thống Âu Tinh, như là một cách thức để đi tới sự thật. Phương pháp này bao gồm sự sử dụng các câu hỏi và câu trả lời trong một chuỗi định trước, để giúp hiểu một vần đề đã nêu ra, đạt được một kết luận hợp lý, hoặc bác bỏ một lập trường nào đó. Phương pháp này đã trở thành nền tảng cho việc dạy giáo lý từ thời đầu Kitô giáo.
Sodality
Hiệp hội. Là tên tổng quát cho một phụng hội hoặc hội đạo đức. Từ ngữ đã được dùng trong thời đầu Kitô giáo, để nói về các nhóm tín hữu tự nguyện tìm cách hoạt động với những người đồng chí hướng, nhằm tăng cường cam kết tôn giáo của mình, và giới thiệu Nước Chúa Kitô cho nhiều người khác nữa. Có nhiều Hiệp hội trong Giáo hội công giáo, dấn thân cho việc thương người có 14 mối. Hiệp hội Thánh Mẫu được thành lập ở Rome (năm 1563) bởi Linh mục Gioan Leunis, thuộc Dòng Tên (S.J.), dành cho sinh viên của Đại học Roma (Roman College.) Khi kỷ niệm 400 năm ngày thành lập, Hiệp hội Thánh Mẫu đã được thiết lập tại hơn 100 quốc gia. Trong 400 năm hoạt động này, Hiệp hội Thánh Mẫu đã có ảnh hưởng sâu xa trên cuộc sống của nhiều triệu người, nhờ Linh thao của thánh Ignatius (I-nhã), sự Sùng kính Đức Mẹ Maria, và công tác tông đồ tích cực trong thế giới. Nhiều thánh nhân đã từng là thành viên của Hiệp hội Thánh Mẫu, trong đó có thánh Phanxicô thành Sales, tác giả cuốn sách “Giới thiệu về cuộc sống sùng mộ đạo cho giáo dân” (Introduction to the Devout Life for the laity) là sự diễn tả thực hành cho lối sống của Hiệp hội Thánh Mẫu. Năm 1971, Hiệp hội trở thành một tổ chức mới, gọi là các Cộng đoàn Đồng hành (Cộng đoàn sống đời Kitô, Christian Life Communities, CLC). (Từ nguyên Latinh sodalitas, tình huynh đệ, huynh đệ đoàn, từ chữ sodalis, bạn hữu, bạn thân.)
Sodom
Sodom, thành Xơ-đôm. Là một thành trì luôn được nhắc đi đôi với thành Gomorrah (Gô-mô-ra), khi diễn tả các địa điểm ô nhục và đời sống tội lỗi. Hai thành này nay thuộc vùng nước biển phía nam của Biển Chết. Dường như vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên, một trận động đất đã vùi lấp bình nguyên trên đó có hai thành Sodom và Gomorrah (St 13:10). Kinh thánh giải thích tai họa này như là việc Đức Chúa quyết định trừng phạt dân tội lỗi của hai thành. Ông Abraham (Áp-ra-ham) tìm mọi cách để thuyết phục Đức Chúa, cho rằng người vô tội cũng bị trừng phạt với người tội lỗi, nhưng rõ ràng là chỉ tìm thấy một người công chính duy nhất, đó là ông Lot (Lót), cháu của ông Abraham (St 18:20-32). Thường trong Kinh thánh, đây là sự qui chiếu cho việc tiêu diệt các thành tội lỗi, khi Đức Chúa cảnh báo về việc Ngài trừng phạt tội lỗi (Is 3:9; Ac 4:6). Do đó, chính Chúa Giêsu, khi giáo dục các thánh Tông đồ, đã nói với các vị rằng các thành nào từ chối nghe sứ điệp các vị rao giảng, cũng sẽ chịu cùng số phận như hai thành Sodom và Gomorrah vậy (Mt 10:15).
Sodomy
Kê gian, đồng tính luyến ái nam, thú dâm. Nói chung là các quan hệ tình dục trái tự nhiên. Từ ngữ phái sinh từ tên của thành Sodom (Xơ-đôm) nhắc đến trong Kinh thánh, gần Biển Chết, bị hủy diệt cùng với thành Gomorrah (Gô-mô-ra) do tội lỗi xấu xa của người dân (St 13:10). Đặc biệt hơn, từ ngữ này có nghĩa là đồng tính luyến ái nam, hoặc thú dâm, tức sự giao hợp giữa một người và một con vật. (Từ nguyên Pháp sodomie; từ chữ Latinh Sodoma, thành Sodom.)
S. Off.
S. Off., Sanctum Officium—Bộ Thánh vụ (Tòa thẩm tra).
Sola Fide
Sola Fide, chỉ đơn thuần nhờ đức tin. Đây là nguyên tắc cơ bản của đạo Tin lành Cải cách. Nguyên tắc này tuyên bố rằng nhân loại chỉ được công chính hóa bằng lòng tin chân thành vào Chúa, qua các công nghiệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Lòng tin chân thành này, gọi là fides fiducialis (đức tin tín thác), hiện diện nơi người được tiền định cho ơn cứu độ. Do đó, đây là công việc của sự tiền định, và loại trừ khả năng của việc lành phúc đức, mà theo đạo Công giáo cũng là cần thiết cho ơn cứu độ. Thực ra “đức tin tín thác” không là một phương thức công chính hóa, như là một dấu chỉ chắc chắn của người được chọn để cứu độ. Như vậy những người có đức tin như thế được biết là đã thuộc về nhóm ưu tuyển, tức nhóm đã được chọn.
Sola Scriptura
Sola Scriptura, chỉ một mình Kinh thánh. Là một trong các nguyên tắc bản lề của đạo Tin Lành; nguyên tắc này tuyên bố rằng mọi mặc khải của Chúa đã được chứa trong Kinh thánh mà thôi. Do đó, đạo Tin lành phủ nhận rằng có Thánh truyền được mặc khải.
Solemn Baptism
Rửa tội trọng thể. Là bí tích Rửa tội, được một linh mục hay phó tế ban, khi ngài thực hiện mọi lễ nghi được qui định trong sách nghi thức của Giáo hội.
Solemn Blessing
Phép lành long trọng. Là một trong nhiều phép lành đặc biệt, mà linh mục có thể tùy nghi chọn để ban vào cuối Thánh lễ, hoặc sau Phụng vụ Lời Chúa, Kinh Nhật Tụng, và sau khi ban các Bí tích.
Solemnity
Lễ trọng. Là bậc lễ cao nhất trong niên lịch Giáo hội. Ngoài các lễ không cố định như lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, có 14 lễ trọng được cử hành trong Giáo hội hoàn vũ, đó là: lễ Mẹ Thiên Chúa (ngày 1-1), lễ Hiển Linh (ngày 6-1), lễ thánh Giuse (ngày 19-3), Lễ Truyền tin (ngày 25-3), Chủ nhật Chúa Ba ngôi (chủ nhật thứ nhất sau lễ Hiện Xuống), Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (thứ năm sau Chủ nhật lễ Chúa Ba Ngôi), lễ Thánh Tâm (thứ Sáu sau chủ nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống), lễ thánh Gioan Tẩy Giả (ngày 24-6), lễ thánh Phêrô và Phaolô (ngày 29-6), lễ Đức Mẹ Lên Trời (ngày 15-8), Lễ Các Thánh (ngày 1-11), lễ Chúa Kitô Vua (chủ nhật cuối cùng của năm phụng vụ), Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (ngày 8-12), và lễ Giáng sinh (ngày 25-12). (Từ nguyên Latinh sollemnis, được xác nhận, thiết lập, chỉ định)
Solemn Mass
Thánh Lễ trọng thể, Thánh lễ đại triều. Là Phụng vụ Thánh Thể trong đó linh mục chủ tế được sự phụ giúp của một thầy Phó tế hay thầy Giúp lễ. Trước khi phụng vụ được duyệt lại, Thánh Lễ trọng thể được cử hành bởi một linh mục, có một thầy Phó tế hay thầy Phụ phó tế giúp lễ; với âm nhạc đặc biệt, có xông hương và đủ các lễ nghi. Tập tục này có từ thời kỳ đầu của Giáo hội khi Thánh Lễ trọng thể là một Thánh lễ kiểu mẫu, có các bản văn phụng vụ được phân chia nơi nhiều sách khác nhau, cho phù hợp với những người sử dụng chúng. Từ ngữ Thánh Lễ đại triều được áp dụng trước kia cho phụng vụ được Đức Giáo hòang hay một Giám mục cử hành, cùng với nhiều linh mục khác. Tập tục mới về Thánh lễ đồng tế đã thay thế cho Thánh Lễ trọng thể trước đây.
Solemn Profession
Khấn trọng. Là việc chọn thường xuyên và vĩnh viễn lối sống tu trì, trong một Hội Dòng đã được Giáo hội nhìn nhận như một Dòng tu. Trong hầu hết các Hội Dòng, những người khấn lần cuối là khấn trọng thể. Trong Dòng Tên (S.J.), chỉ một số linh mục khấn trọng mà thôi.
Solemn Vows
Lời khấn trọng. Là lời khấn công khai được tuyên đọc trong một Dòng tu, và được Giáo hội công nhận. Từ ngữ này đã trở thành từ ngữ kỹ thuật, kể từ khi có sự nhìn nhận lời khấn đơn nhưng công khai trong các hội Dòng, và các tu hội có đời sống chung. Trong thực tế, lời khấn trọng đức nghèo khó có nghĩa là từ bỏ sự sở hữu của cải, chứ không chỉ từ bỏ sự sử dụng độc lập của cải; và lời khấn trọng đức khiết tịnh làm vô hiệu sự mưu hôn (người khấn trọng tự động kết hôn là bất thành.)
Solicitation
Gạ gẫm, sự níu kéo, xúi giục. Là tội dùng bí tích Giải tội, cách trực tiếp hoặc gián tiếp, để dẫn một người đi đến phạm tội lỗi đức khiết tịnh. Một linh mục phạm tội gạ gẫm sẽ bị treo chén, không được cử hành Thánh lễ, không được giải tội, và trong trường hợp nặng, còn bị truất chức. Mọi người có bổn phận nặng là phải tố cáo với giáo quyền khi biết một linh mục phạm tội gạ gẫm.
Solicitude
Bận tâm lo lắng. Là một trong các đoàn sủng quản trị vào thời các thánh Tông đồ, là sự bận tâm lo lắng của một Giám mục về đời sống thiêng liêng của tín hữu mình. Mối bận tâm của thánh Phaolô cho Giáo đoàn thuộc quyền Ngài là một mẫu gương cho các Giám mục bất cứ thời nào (II Cr 11:28). (Từ nguyên Latinh sollicitus, tác động, vận động.)
Solipsism
Duy ngã thuyết, duy ngã luận. Là hình thức của thái độ chủ quan cực đoan, thuyết này chủ trương rằng chỉ có ego (cái tôi) hiện hữu thật sự. Mọi người và mọi sự khác được cho là hình ảnh của cái tôi mà thôi. Duy ngã thuyết là kết quả hợp lý của chủ thuyết duy tâm, vốn dạy rằng ego cá nhân sản sinh ra tư tưởng. Trong thực tế, duy ngã thuyết là thái độ của những người chỉ chăm lo cho con người mình mà thôi. (Từ nguyên Latinh solus, một mình + ipse, cái tôi + ism.)
Solitude
Cô độc, cô tịch, tĩnh mịch. Trong tu đức khổ chế Kitô giáo, là sự cố ý rút lui khỏi các thụ tạo khác để sống kết hiệp gần với Chúa hơn. Sự cô tịch hồng phúc (beata solitudo) của đời đan tu, được thánh Biển Đức ca ngợi, có ảnh hưởng nổi tiếng nhất và sâu rộng nhất trong lịch sử Kitô giáo. Cô tịch có thể là về thể lý hay về tinh thần, hoặc cả hai. Cô tịch thể lý (hoặc bề ngoài) là một người lánh xa các người khác và công việc thế tục, hoặc là một cách thường xuyên như trong trường hợp các ẩn sĩ hay tu sĩ đan tu; hoặc là một phần nào, như trong trường hợp mọi tu sĩ của các hội Dòng; hoặc chỉ là tạm thời, như khi dự tĩnh tâm. Cô tịch không phải là chạy trốn thực tế hoặc sống cô lập, nhưng là một biện pháp để đạt mục đích, và mục đích là cô tịch thiêng liêng. Trong cô tịch thiêng liêng, linh hồn sống một mình với Chúa, chú ý đến Chúa hơn đến bất cứ thụ tạo nào, mặc dầu mình còn phải tiếp xúc với các thụ tạo ấy. (Từ nguyên Latinh solitudo, từ chữ solus, một mình.)
Solitude, Exterior
Sự cô tịch bên ngòai. Là rút lui khỏi sự tiếp xúc với các người khác để mình hoàn toàn chiêm niệm và phụng sự Chúa mà thôi. Một mức độ nào đó của sự cô tịch được nhìn nhận là cần thiết cho sự tiến bộ trong đời sống thiếng liêng. Gương Chúa Giêsu tại Nazareth (Na-da-rét), 40 ngày trong hoang địa, và việc Chúa thường xuyên xa lánh các Môn đệ để dùng nhiều giờ và nhiều ngày sống trong cầu nguyện, là cảm hứng cho mọi Kitô hữu sống cô tịch, các tu sĩ chiêm niệm sống trong nội vi, và thành viên của các tu hội sống đời hoàn thiện Kitô giáo.
Sollicitudo Omnium Ecclesiarium
Tông thư Sollicitudo Omnium Ecclesiarium. Là Tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI nêu ra công tác của các vị đại diện chính thức của Đức Giáo chủ Roma. Mục tiêu của văn kiện này là cập nhật vai trò của nhiều phái viên của Đức Giáo hòang ở các quốc gia trên thế giới, và trong các ủy ban quốc tế khác nhau mà Tòa thánh có đại diện (ngày 24-6-1969).
Solomon
Solomon, vua Sa-lô-môn. Là Vua thứ ba của Israel, con trai của Vua David (Đa-vít) và bà Bath-Sheba (Bát Se-va), cai trị đất nước từ năm 961 đến năm 922 trước Công nguyên. Do đây là thời kỳ hòa bình trong lịch sử Do thái, Solomon có thể mở rộng biên giới nhiều hơn bao giờ hết, và gia tăng sự giàu có và quyền lực đến mức chưa bao giờ sánh được. Việc ông lên ngôi vua bị đe dọa bởi người anh cùng cha khác mẹ, là Adonijah (A-đô-ni-gia), vì ông này âm mưu chống lại ông (I V 1, 2). Nhưng phụ vương là David thích ông hơn, và đã bí mật xức dầu tấn phong cho ông. Cuối cùng Adonijah và tướng quân sự ủng hộ ông là Joab (Giô-áp) bị hành quyết vì âm mưu phản loạn. Solomon có những tư chất thông minh đặc biệt, nên triều đình của ông trở thành một trung tâm văn hóa (I V 5:14). Ông sáng tác rất nhiều bài hát, và dường như một phần lớn sách Châm ngôn (Cn) là do ông biên sọan (I V 5:12). Ông mở một chiến dịch xây dựng vĩ đại, trong đó có việc xây cất Đền thờ cho Đức Chúa và hoàng cung huy hòang (I V 6:1, 7:1). Ông lập ra một đội thương thuyền và mở rộng việc buôn bán của Israel với các nước khác. Một trong các phương cách mà Solomon dùng để mở rộng quyền lực là cưới nhiều người vợ, thuộc các gia tộc đang cai trị các nước lân bang. Chiến lược này xem ra là khôn ngoan, nhưng dẫn ông đến suy tàn: ông chống lại Đức Chúa, và Chúa tức giận khi thấy ông du nhập nhiều tôn giáo ngoại giáo, và Chúa đe dọa trừng phạt ông (I V 11:1-8). Dưới triều đại con ông là Rehoboam (Rơ-kháp-am) làm Vua, Đức Chúa thực hiện lời đe dọa của Chúa. “Thế là Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít cho tới ngày nay” (I V 12:19).
Solo Spiritu
Solo Spiritu, Chỉ nhờ Thánh Thần. Là một trong các nguyên tắc bản lề của đạo Tin Lành, nhất là theo ngài Gioan Calvin, vì nguyên tắc chủ trương rằng có Chúa Thánh Thần là đủ cho con người trong việc nhận biết mặc khải của Chúa và giải thích được mặc khải này. Do đó không cần một Giáo hội phẩm trật để giúp con người nhận biết, hoặc giải thích ý nghĩa của lời Chúa được mặc khải.