Phụng Vụ - Mục Vụ
Chân Lý Ngàn Đới Của Chúa Giêsu
Lm. Phêrô Hồng Phúc
06:26 17/12/2009
CHÂN LÝ NGÀN ĐỜI CỦA CHÚA GIÊSU
Đức Giêsu đã trả lời cho các môn đệ của Gioan vẫn là lời thực tế. Thực tế như Chúa đã trả lời cho các môn đệ đầu tiên rằng “Hãy đến mà xem” khi các ông hỏi “Thầy ở đâu?”
Hôm nay các môn đệ của Gioan hỏi “Thầy có phải Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” (Lc 7,20). Đức Giêsu vẫn trả lời như vậy: “Hãy trả lời cho Gioan những gì mà các ngươi thấy” (Lc 7,22). Họ thấy gì? Họ thấy người mù được xem thấy, kẻ điếc được nghe thấy, người câm nói được và người nghèo được nghe rao giảng Tin Mừng. Đức Giêsu đã cảnh báo thêm một câu nữa: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta” (Lc 7,23).
Với những gì mà Đức Giêsu giảng dạy, là thực tế và là ơn cứu độ. Là thực tế nên không cần phải diễn giải “những gì mà các ngươi xem thấy”, “những gì mà các ngươi nghe được”. Đức Giêsu còn quả quyết rằng: “Phúc cho mắt các con vì được thấy và tai các con được nghe những điều mà vua chúa tiên tri ngày xưa muốn xem mà không được xem, muốn nghe mà chẳng được nghe” (Mt 13,17). Như vậy, những điều mà các môn đệ của Gioan được xem thấy, được nghe trực tiếp đó là những gì diễn tả chân lý rõ ràng, minh bạch, đến nỗi chẳng cần phải giải thích thêm điều gì. Sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật và khi đã sáng ngời sự thật thì không cần phải diễn giải thêm.
Điều quan trọng nữa mà Đức Giêsu cảnh báo: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”. Điều này, Chúa Giêsu không đưa vào trong Mối Phúc thật, bởi vì những kẻ vấp ngã vì Đức Giêsu, họ sẽ đi vào trong cái chết thứ nhì theo thánh Gioan trong sách Khải Huyền, cái chết đó là cái chết sợ hãi (x. Kh 20,14). Chúa đến để đem ơn cứu độ cho tất cả mọi người, Chúa không muốn cho ai phải hư mất. Và vì thế, nếu những lời rao giảng Tin Mừng của Chúa, vì lề luật yêu thương của Chúa đặt ra mà người ta lại vấp ngã thì thật sự không còn sự gì khốn đốn hơn. Nếu Đức Giêsu đã đưa ra những lề luật nghiêm khắc, những đòi hỏi quá cao để phục vụ cho ngai vàng của Ngài như các vua trần thế thì giảm nhẹ đi cho mình những sưu cao thuế đầy nào đó đối với cái ách nặng nề của các vua thế gian lại là phù hợp trong một góc độ nào đó. Nhưng nếu Đức Giêsu là Đấng đã đem sự thật, đem yêu thương, đem ơn cứu độ mà người ta lại còn quay lưng lại, giống như người ta quay lưng lại với ánh sáng, thì có nghĩa là họ chấp nhận sự tối tăm và sự tối tăm ấy khốn nạn cho chính họ !.
Lời cảnh báo của Đức Giêsu không phải là một sự đòi hỏi nhưng cũng giống như biển báo: chỗ này “Có điện: Nguy hiểm chết người!”; chỗ kia “Công trường: 5km/h”... Người ta không nghe, người ta cứ lao vào chỗ đang có điện, người ta cứ đi 30km/h trên những đoạn đường đang sửa thì cuối cùng cái chết nó sẽ đến với họ. Vì vậy những lời cảnh báo của Đức Giêsu hay là những lời mà Chúa dạy cho các môn đồ của Chúa Gioan hoặc là những môn đệ đầu tiên của mình: “Hãy đến mà xem”. Những sự thật hiển nhiên ấy không gì có thể làm cho rõ ràng hơn.
Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39). Xem bằng thực tế, một chân lý đã quá sáng ngời và phúc cho những ai không bị vấp ngã vì ánh sáng đã đến trong trần gian, vì ơn cứu độ đã trao ban cho toàn thể trái đất.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã đến, Chúa vẫn đang đến và Chúa sẽ đến.
Hiện tại, quá khứ, tương lai mãi vẫn chỉ là một
hôm nay và mãi mãi.
Xin Chúa cho ơn cứu độ của Chúa
đừng đến với chúng con như là một kỷ niệm
nhưng đến với chúng con như là một sự sống.
Xin Chúa cho ánh sáng thiên linh của Chúa
đừng chỉ chiếu soi như ánh mặt trời vào ban ngày,
còn ban đêm người ta có thể quay lưng lại được.
nhưng xin Chúa cho ánh sáng thiên linh ấy
chiếu rọi vào bóng tối kinh khủng của tâm hồn chúng con,
phá tan sự điếc lác,
phá tan sự mù tối trong tâm hồn chúng con
để cho chúng con được hưởng ơn cứu độ
và chân lý ngàn đời của Chúa. Amen.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
Đức Giêsu đã trả lời cho các môn đệ của Gioan vẫn là lời thực tế. Thực tế như Chúa đã trả lời cho các môn đệ đầu tiên rằng “Hãy đến mà xem” khi các ông hỏi “Thầy ở đâu?”
Hôm nay các môn đệ của Gioan hỏi “Thầy có phải Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” (Lc 7,20). Đức Giêsu vẫn trả lời như vậy: “Hãy trả lời cho Gioan những gì mà các ngươi thấy” (Lc 7,22). Họ thấy gì? Họ thấy người mù được xem thấy, kẻ điếc được nghe thấy, người câm nói được và người nghèo được nghe rao giảng Tin Mừng. Đức Giêsu đã cảnh báo thêm một câu nữa: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta” (Lc 7,23).
Với những gì mà Đức Giêsu giảng dạy, là thực tế và là ơn cứu độ. Là thực tế nên không cần phải diễn giải “những gì mà các ngươi xem thấy”, “những gì mà các ngươi nghe được”. Đức Giêsu còn quả quyết rằng: “Phúc cho mắt các con vì được thấy và tai các con được nghe những điều mà vua chúa tiên tri ngày xưa muốn xem mà không được xem, muốn nghe mà chẳng được nghe” (Mt 13,17). Như vậy, những điều mà các môn đệ của Gioan được xem thấy, được nghe trực tiếp đó là những gì diễn tả chân lý rõ ràng, minh bạch, đến nỗi chẳng cần phải giải thích thêm điều gì. Sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật và khi đã sáng ngời sự thật thì không cần phải diễn giải thêm.
Điều quan trọng nữa mà Đức Giêsu cảnh báo: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”. Điều này, Chúa Giêsu không đưa vào trong Mối Phúc thật, bởi vì những kẻ vấp ngã vì Đức Giêsu, họ sẽ đi vào trong cái chết thứ nhì theo thánh Gioan trong sách Khải Huyền, cái chết đó là cái chết sợ hãi (x. Kh 20,14). Chúa đến để đem ơn cứu độ cho tất cả mọi người, Chúa không muốn cho ai phải hư mất. Và vì thế, nếu những lời rao giảng Tin Mừng của Chúa, vì lề luật yêu thương của Chúa đặt ra mà người ta lại vấp ngã thì thật sự không còn sự gì khốn đốn hơn. Nếu Đức Giêsu đã đưa ra những lề luật nghiêm khắc, những đòi hỏi quá cao để phục vụ cho ngai vàng của Ngài như các vua trần thế thì giảm nhẹ đi cho mình những sưu cao thuế đầy nào đó đối với cái ách nặng nề của các vua thế gian lại là phù hợp trong một góc độ nào đó. Nhưng nếu Đức Giêsu là Đấng đã đem sự thật, đem yêu thương, đem ơn cứu độ mà người ta lại còn quay lưng lại, giống như người ta quay lưng lại với ánh sáng, thì có nghĩa là họ chấp nhận sự tối tăm và sự tối tăm ấy khốn nạn cho chính họ !.
Lời cảnh báo của Đức Giêsu không phải là một sự đòi hỏi nhưng cũng giống như biển báo: chỗ này “Có điện: Nguy hiểm chết người!”; chỗ kia “Công trường: 5km/h”... Người ta không nghe, người ta cứ lao vào chỗ đang có điện, người ta cứ đi 30km/h trên những đoạn đường đang sửa thì cuối cùng cái chết nó sẽ đến với họ. Vì vậy những lời cảnh báo của Đức Giêsu hay là những lời mà Chúa dạy cho các môn đồ của Chúa Gioan hoặc là những môn đệ đầu tiên của mình: “Hãy đến mà xem”. Những sự thật hiển nhiên ấy không gì có thể làm cho rõ ràng hơn.
Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39). Xem bằng thực tế, một chân lý đã quá sáng ngời và phúc cho những ai không bị vấp ngã vì ánh sáng đã đến trong trần gian, vì ơn cứu độ đã trao ban cho toàn thể trái đất.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã đến, Chúa vẫn đang đến và Chúa sẽ đến.
Hiện tại, quá khứ, tương lai mãi vẫn chỉ là một
hôm nay và mãi mãi.
Xin Chúa cho ơn cứu độ của Chúa
đừng đến với chúng con như là một kỷ niệm
nhưng đến với chúng con như là một sự sống.
Xin Chúa cho ánh sáng thiên linh của Chúa
đừng chỉ chiếu soi như ánh mặt trời vào ban ngày,
còn ban đêm người ta có thể quay lưng lại được.
nhưng xin Chúa cho ánh sáng thiên linh ấy
chiếu rọi vào bóng tối kinh khủng của tâm hồn chúng con,
phá tan sự điếc lác,
phá tan sự mù tối trong tâm hồn chúng con
để cho chúng con được hưởng ơn cứu độ
và chân lý ngàn đời của Chúa. Amen.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
Ngôi Lời đã làm người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:25 17/12/2009
THÁNH LỄ CHÚA GIÁNG SINH - LỄ BAN NGÀY, năm C
Ga 1, 1-18
Thánh lễ sáng nay không còn cái bầu khí của đêm hôm qua nữa, bởi vì phụng vụ chỉ cho chúng ta thấy: ” Ngôi Lời đã làm người …”.Do đó, tiếng hát của các thiên thần trong sự huyền diệu linh thánh của đêm Noen được nhường chỗ cho việc chiêm ngắm Con-Thiên-Chúa-Làm-Người. Chính vì thế, hiệp cùng Giáo Hội hoàn vũ chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì “ Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con một mình…”.Đây chính là Đức Giêsu Kitô đã sinh ra nơi hang đá Bêlem, đã lớn lên và sinh sống tại làng quê Nagiarét…
Việc các mục đồng theo lời các thiên thần tới cung chiêm Hài Đồng Giêsu nơi hang đá máng cỏ Bêlem trong đêm Giáng Sinh, nhường chỗ cho mọi Kitô hữu chiêm ngắm Con-Thiên-Chúa-Làm-Người, cung chiêm Hài Nhi Giêsu đã tới với nhân loại với hình hài một trẻ thơ nằm trong máng cỏ. Hài Đồng Giêsu chính là Con-Thiên-Chúa-Làm-Người như lời của thánh sử Gioan đã viết: ” Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta “ ( Ga 1, 14 ). Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài hiện diện giữa nhân loại, giữa mọi người. Đây là mạc khải quan trọng và chủ yếu. Thánh sử Gioan dùng chữ: ” Logos “, “Lời “, Ngài cố ý nhấn mạnh không những hữu thể siêu việt của Đức Giêsu trong viễn tượng vĩnh hằng mà còn nói tới khía cạnh chủ yếu nhất trong bản ngã của Đức Kitô: chức năng mạc khải. Nhìn như thế thì thấy Đức Giêsu là Logos,Lời, tức là Đấng mạc khải trọn vẹn, toàn vẹn, đầy đủ và chung cục Thiên Chúa Cha vén lộ cho loài người. Mạc khải này đáp ứng niềm trông đợi những điều Thiên Chúa hứa trong CƯ ( x. Ga 14, 8-10,22-23; Kh 19, 13; 1 Ga 1,1 ) ( x.Lời đã thành xác phàm tập I của Linh mục Ph.Hoàng Minh Tuấn trg 47 ). Theo “ Lời Chúa cho mọi người “ của nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ – Nhà Xuất bản Tôn Giáo Hà Nội- 2005 trg 414 chú giải: ” Thiên Chúa đã bước vào lịch sử nhân loại qua Ngôi Lời của Người. Mỗi người theo cách của mình, những vị mang lời Thiên Chúa đã diễn tả Người, cũng như các ngôn sứ trong Kinh Thánh và cà ngôn sứ các tôn giáo khác nữa. Ngôi Lời đã soi sáng mọi người, kể cả những ai không biết thiên Chúa; Ngôi Lời là lương tâm của người công chính thuộc mọi chúng tộc và mọi thời đại. Nhưng Ngôi Lời này, Người Con và Lời của Chúa Cha, một ngày kia đã đến để ban cho ta lời nói cuối cùng qua chính cuộc đời của Người, khi trở nên một người phàm giữa chúng ta “. Khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu nơi hang đá máng lừa, chúng ta không chỉ nhìn ngắm một nhỏ bé làm người nhưng đó đích thực là Vị Vua Giêsu làm người để sống với, sống cho, sống vì loài người ngoại trừ tội lỗi. Con Thiên Chúa quả thực đã từ bỏ địa vị cao sang để đem tình yêu và hạnh phúc đến cho nhân loại, cho nhiều người đúng như lời thánh Phaolô viết: ” Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” ( Pl 2, 6-7 ). Chúa Giêsu từ bỏ chính mình, trở thành ”vô ngã “, để Chúa Cha ngợi khen và tôn vinh Người một lần nữa. Do đó, chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu là nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, lời hằng sống.
Thánh lễ sáng nay nhằm để mọi người nhận ra Ngôi Lời đã làm người và như thế, Hài Nhi Giêsu quả thực là Thiên Chúa cũng như Ngôi Cha, nhưng một khi đã lãnh nhận tất cả, Người lại sẵn sàng trao hiến tất cả.
Hài Nhi Giêsu lớn lên và luôn vâng lời Thiên Chúa Cha: ” Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “ Đức Giêsu Kitô là Chúa “ ( Pl 2, 8-11 ).
Mầu Nhiệm Giáng Sinh đem nhân loại, đem con người từ cái không nhận ra sự phong phú khôn lường của Ngôi Hai Nhập Thể làm người. Chúa Giêsu đến trần gian không được các nhà lãnh đạo thế giới chào mừng, cũng không được các bậc vị vọng và danh tiếng đón chào. Ngài được những mục đồng, những người thấp hèn, hôi hám đón chào, những mục đồng hèn kém trong xã hội đến nỗi lời chứng của họ không được coi có giá trị trước tòa án. Hài Nhi Giêsu đến thế giới tự đồng hóa mình với những kẻ khó nghèo, đau khổ, dân hèn hạ của xã hội, thậm chí với người tội lỗi. Nhưng Hài Nhi Giêsu lại là một Vị Chúa tể trời đất vĩ đại đến để yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người không trừ một ai. Ngài là vua yêu thương luôn quan tâm tới hết mọi người. Vị vua tình yêu sẽ giải thoát loài người qua sự tự hiến cao sâu tuyệt vời của Ngài: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).
Lạy Hài Nhi Giêsu, xin mở lòng trí chúng con để chúng con nhận ra Ngài là Vua Tình Yêu. Amen.
Ga 1, 1-18
Thánh lễ sáng nay không còn cái bầu khí của đêm hôm qua nữa, bởi vì phụng vụ chỉ cho chúng ta thấy: ” Ngôi Lời đã làm người …”.Do đó, tiếng hát của các thiên thần trong sự huyền diệu linh thánh của đêm Noen được nhường chỗ cho việc chiêm ngắm Con-Thiên-Chúa-Làm-Người. Chính vì thế, hiệp cùng Giáo Hội hoàn vũ chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì “ Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con một mình…”.Đây chính là Đức Giêsu Kitô đã sinh ra nơi hang đá Bêlem, đã lớn lên và sinh sống tại làng quê Nagiarét…
Việc các mục đồng theo lời các thiên thần tới cung chiêm Hài Đồng Giêsu nơi hang đá máng cỏ Bêlem trong đêm Giáng Sinh, nhường chỗ cho mọi Kitô hữu chiêm ngắm Con-Thiên-Chúa-Làm-Người, cung chiêm Hài Nhi Giêsu đã tới với nhân loại với hình hài một trẻ thơ nằm trong máng cỏ. Hài Đồng Giêsu chính là Con-Thiên-Chúa-Làm-Người như lời của thánh sử Gioan đã viết: ” Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta “ ( Ga 1, 14 ). Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài hiện diện giữa nhân loại, giữa mọi người. Đây là mạc khải quan trọng và chủ yếu. Thánh sử Gioan dùng chữ: ” Logos “, “Lời “, Ngài cố ý nhấn mạnh không những hữu thể siêu việt của Đức Giêsu trong viễn tượng vĩnh hằng mà còn nói tới khía cạnh chủ yếu nhất trong bản ngã của Đức Kitô: chức năng mạc khải. Nhìn như thế thì thấy Đức Giêsu là Logos,Lời, tức là Đấng mạc khải trọn vẹn, toàn vẹn, đầy đủ và chung cục Thiên Chúa Cha vén lộ cho loài người. Mạc khải này đáp ứng niềm trông đợi những điều Thiên Chúa hứa trong CƯ ( x. Ga 14, 8-10,22-23; Kh 19, 13; 1 Ga 1,1 ) ( x.Lời đã thành xác phàm tập I của Linh mục Ph.Hoàng Minh Tuấn trg 47 ). Theo “ Lời Chúa cho mọi người “ của nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ – Nhà Xuất bản Tôn Giáo Hà Nội- 2005 trg 414 chú giải: ” Thiên Chúa đã bước vào lịch sử nhân loại qua Ngôi Lời của Người. Mỗi người theo cách của mình, những vị mang lời Thiên Chúa đã diễn tả Người, cũng như các ngôn sứ trong Kinh Thánh và cà ngôn sứ các tôn giáo khác nữa. Ngôi Lời đã soi sáng mọi người, kể cả những ai không biết thiên Chúa; Ngôi Lời là lương tâm của người công chính thuộc mọi chúng tộc và mọi thời đại. Nhưng Ngôi Lời này, Người Con và Lời của Chúa Cha, một ngày kia đã đến để ban cho ta lời nói cuối cùng qua chính cuộc đời của Người, khi trở nên một người phàm giữa chúng ta “. Khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu nơi hang đá máng lừa, chúng ta không chỉ nhìn ngắm một nhỏ bé làm người nhưng đó đích thực là Vị Vua Giêsu làm người để sống với, sống cho, sống vì loài người ngoại trừ tội lỗi. Con Thiên Chúa quả thực đã từ bỏ địa vị cao sang để đem tình yêu và hạnh phúc đến cho nhân loại, cho nhiều người đúng như lời thánh Phaolô viết: ” Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” ( Pl 2, 6-7 ). Chúa Giêsu từ bỏ chính mình, trở thành ”vô ngã “, để Chúa Cha ngợi khen và tôn vinh Người một lần nữa. Do đó, chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu là nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, lời hằng sống.
Thánh lễ sáng nay nhằm để mọi người nhận ra Ngôi Lời đã làm người và như thế, Hài Nhi Giêsu quả thực là Thiên Chúa cũng như Ngôi Cha, nhưng một khi đã lãnh nhận tất cả, Người lại sẵn sàng trao hiến tất cả.
Hài Nhi Giêsu lớn lên và luôn vâng lời Thiên Chúa Cha: ” Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “ Đức Giêsu Kitô là Chúa “ ( Pl 2, 8-11 ).
Mầu Nhiệm Giáng Sinh đem nhân loại, đem con người từ cái không nhận ra sự phong phú khôn lường của Ngôi Hai Nhập Thể làm người. Chúa Giêsu đến trần gian không được các nhà lãnh đạo thế giới chào mừng, cũng không được các bậc vị vọng và danh tiếng đón chào. Ngài được những mục đồng, những người thấp hèn, hôi hám đón chào, những mục đồng hèn kém trong xã hội đến nỗi lời chứng của họ không được coi có giá trị trước tòa án. Hài Nhi Giêsu đến thế giới tự đồng hóa mình với những kẻ khó nghèo, đau khổ, dân hèn hạ của xã hội, thậm chí với người tội lỗi. Nhưng Hài Nhi Giêsu lại là một Vị Chúa tể trời đất vĩ đại đến để yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người không trừ một ai. Ngài là vua yêu thương luôn quan tâm tới hết mọi người. Vị vua tình yêu sẽ giải thoát loài người qua sự tự hiến cao sâu tuyệt vời của Ngài: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).
Lạy Hài Nhi Giêsu, xin mở lòng trí chúng con để chúng con nhận ra Ngài là Vua Tình Yêu. Amen.
Chúc Mừng Giáng Sinh
Lm Vũđình Tường
16:26 17/12/2009
Thiên Chúa giáng trần ban sự sống, niềm vui cho nhân trần. Những tâm hồn thành tâm thống hối ăn năn đều tìm được sự sống mới, bình an thật, do Ngôi Hai giáng trần ban tặng. Ngài đến ban ơn cứu độ, an bình cho những tâm hồn thiện tâm như lời ca vang của Thiên Thần trên không trung.
Mất mát riêng
Mùa Giáng Sinh năm nay riêng gia đình tôi nhận cả sự sống lẫn sự chết - mẹ già từ giã cõi trần. Mắt mẹ khép chặt; mắt con, cháu lệ nhoà tràn mi. Người thân quen báo tin chia lìa ngập ngừng nói chẳng nên lời.
Sự sống mất đi không do lỗi mẹ. Tuổi già sức kiệt chống sao nổi bệnh tật. Luật tự nhiên là thế. Trường thọ góp kinh nghiệm sống và nhân chứng nhiều cái chết. Sống lâu nhận biết không ai đuổi hết bệnh, xua nổi cảnh già và trốn được sự chết. Càng phấn đấu lâu con người càng mỏi mệt. Sức người có hạn, lực người hao mòn. Càng trường thọ danh sách bệnh càng dài.
Đói ăn rau, đau uống thuốc. Với tuổi già thuốc trội hơn rau. Thiếu rau khó chịu; thiếu thuốc khó sống. Khi giờ đã định thuốc nào cũng vô hiệu. Ý Chúa nhiệm mầu dùng kẻ nhỏ hạ người quyền thế. Cứ nhìn đám vi khuẩn đủ biết người to lớn ngã quị trước đám vi trùng nhỏ li ti. Chuyên gia y học tài ba mấy đi nữa cũng có lúc vò đầu, hàng lũ vi khuẩn hết sanh lại đẻ.
Chúa muốn tâm hồn đơn sơ, nhận biết chân lí Giáng Sinh.
Hài Nhi bé nhỏ tay trắng thắng tử thần.
Nhận sự sống
Mùa Giáng Sinh năm nay tôi tin mẹ nhận sự sống mới từ Con Chúa giáng trần. Sự sống mà cả đời mẹ mỏi mòn trông ngóng, mong chờ ngày đó đến. Càng về già mẹ càng mong đợi nhiều và đôi khi mòn mỏi, mẹ thắc mắc.
Chừng nào Chúa mới cất con đi?
Chúa cất mẹ đi chúng con mất mẹ nhưng nhận ân sủng đầy tràn. Mất mẹ trần thế, với đức tin chúng tôi có người mẹ cạnh Chúa đêm ngày luôn nhớ cầu cho. Mẹ tuy sống xa chúng con nhưng lời cầu của mẹ thật gần, kề bên. Không gian và thời gian xích lại gần. Tình yêu mẹ dành cho mãnh liệt hơn, trong sáng hơn ngày mẹ sống nơi dương thế.
Lời Chúc
Với những ai không còn mẹ hoặc bị mất mát người thân, tôi cầu chúc quí vị hãy đặt trọn niềm tin vào Chúa giáng trần. Người là chúa tể lẽ sống trần gian. Nơi thiên quốc, Ngài quan tâm chăm sóc quí vị và thân nhân. Ngài Giáng Sinh, từ giã trời cao, xuống thế làm công việc qui tụ. Ngài tuy xa cách nhưng Ngài rất gần. Dù chia lìa nhưng cảm thấy liên kết. Dù mất mát nhưng cảm thấy đong đầy. Dù than khóc nhưng cảm thấy ủi an. Dù mong đợi nhưng luôn thấy mãn nguyện. Tất cả nhờ niềm tin.
Chúc quí vị có nhiều thân hữu đến thăm mang bình an, lời an ủi, yêu thương và chan hoà niềm vui như bà Elizabeth tâm hồn chan chứa niềm vui khi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm.
Chúc quí vị được đong đầy ơn Chúa, mang lại do đức tin, đức cậy, đức mến liên kết. Xin Chúa Giáng Sinh ghé mắt nhân từ, ban tràn đầy ơn lành trên quí vị và thân nhân.
Chúc quí vị cảm nhận Chúa luôn đồng hành, ban ơn giúp vượt qua mọi thung lũng cuộc đời. Cõng qua đèo, bồng qua suối, giúp giải quyết khó khăn, nguy khốn và mọi hiểm nguy rình rập.
Điều sau hết tôi gởi đến quí cộng đoàn, bằng nhiều cách khác nhau giúp cho sinh hoạt cộng đoàn nên tươi thắm, trẻ trung và những đóng góp trong phụng vụ của quí vị mang lại sức sống mới cho xứ đạo thánh Marcô, nơi mà quí vị thường xuyên gặp nhau trong kinh nguyện, trong lời thì thầm, tỏ lộ tâm tình cùng Đấng lìa trời xuống thế.
Mất mát riêng
Mùa Giáng Sinh năm nay riêng gia đình tôi nhận cả sự sống lẫn sự chết - mẹ già từ giã cõi trần. Mắt mẹ khép chặt; mắt con, cháu lệ nhoà tràn mi. Người thân quen báo tin chia lìa ngập ngừng nói chẳng nên lời.
Sự sống mất đi không do lỗi mẹ. Tuổi già sức kiệt chống sao nổi bệnh tật. Luật tự nhiên là thế. Trường thọ góp kinh nghiệm sống và nhân chứng nhiều cái chết. Sống lâu nhận biết không ai đuổi hết bệnh, xua nổi cảnh già và trốn được sự chết. Càng phấn đấu lâu con người càng mỏi mệt. Sức người có hạn, lực người hao mòn. Càng trường thọ danh sách bệnh càng dài.
Đói ăn rau, đau uống thuốc. Với tuổi già thuốc trội hơn rau. Thiếu rau khó chịu; thiếu thuốc khó sống. Khi giờ đã định thuốc nào cũng vô hiệu. Ý Chúa nhiệm mầu dùng kẻ nhỏ hạ người quyền thế. Cứ nhìn đám vi khuẩn đủ biết người to lớn ngã quị trước đám vi trùng nhỏ li ti. Chuyên gia y học tài ba mấy đi nữa cũng có lúc vò đầu, hàng lũ vi khuẩn hết sanh lại đẻ.
Chúa muốn tâm hồn đơn sơ, nhận biết chân lí Giáng Sinh.
Hài Nhi bé nhỏ tay trắng thắng tử thần.
Nhận sự sống
Mùa Giáng Sinh năm nay tôi tin mẹ nhận sự sống mới từ Con Chúa giáng trần. Sự sống mà cả đời mẹ mỏi mòn trông ngóng, mong chờ ngày đó đến. Càng về già mẹ càng mong đợi nhiều và đôi khi mòn mỏi, mẹ thắc mắc.
Chừng nào Chúa mới cất con đi?
Chúa cất mẹ đi chúng con mất mẹ nhưng nhận ân sủng đầy tràn. Mất mẹ trần thế, với đức tin chúng tôi có người mẹ cạnh Chúa đêm ngày luôn nhớ cầu cho. Mẹ tuy sống xa chúng con nhưng lời cầu của mẹ thật gần, kề bên. Không gian và thời gian xích lại gần. Tình yêu mẹ dành cho mãnh liệt hơn, trong sáng hơn ngày mẹ sống nơi dương thế.
Lời Chúc
Với những ai không còn mẹ hoặc bị mất mát người thân, tôi cầu chúc quí vị hãy đặt trọn niềm tin vào Chúa giáng trần. Người là chúa tể lẽ sống trần gian. Nơi thiên quốc, Ngài quan tâm chăm sóc quí vị và thân nhân. Ngài Giáng Sinh, từ giã trời cao, xuống thế làm công việc qui tụ. Ngài tuy xa cách nhưng Ngài rất gần. Dù chia lìa nhưng cảm thấy liên kết. Dù mất mát nhưng cảm thấy đong đầy. Dù than khóc nhưng cảm thấy ủi an. Dù mong đợi nhưng luôn thấy mãn nguyện. Tất cả nhờ niềm tin.
Chúc quí vị có nhiều thân hữu đến thăm mang bình an, lời an ủi, yêu thương và chan hoà niềm vui như bà Elizabeth tâm hồn chan chứa niềm vui khi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm.
Chúc quí vị được đong đầy ơn Chúa, mang lại do đức tin, đức cậy, đức mến liên kết. Xin Chúa Giáng Sinh ghé mắt nhân từ, ban tràn đầy ơn lành trên quí vị và thân nhân.
Chúc quí vị cảm nhận Chúa luôn đồng hành, ban ơn giúp vượt qua mọi thung lũng cuộc đời. Cõng qua đèo, bồng qua suối, giúp giải quyết khó khăn, nguy khốn và mọi hiểm nguy rình rập.
Điều sau hết tôi gởi đến quí cộng đoàn, bằng nhiều cách khác nhau giúp cho sinh hoạt cộng đoàn nên tươi thắm, trẻ trung và những đóng góp trong phụng vụ của quí vị mang lại sức sống mới cho xứ đạo thánh Marcô, nơi mà quí vị thường xuyên gặp nhau trong kinh nguyện, trong lời thì thầm, tỏ lộ tâm tình cùng Đấng lìa trời xuống thế.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 17/12/2009
NHẤC CHÂN
Một chuyên gia về hối xuất nói với Futher về tình trạng công việc:
- “Thưa ông tổng vụ trưởng, tất cả tiến hành tương đối thuận lợi, ngoại trừ cái thằng ở lầu một. Mỗi lần tôi đi qua thì thấy nó nhấc chân bỏ trên bàn, cái thằng nó thật chỉ biết ăn cơm lười mà thôi.”
- “Cái thằng ấy có lần đề xuất một tư tưởng tuyệt vời thay chúng ta kiếm được một số tiền kếch xù. Tôi nghĩ, khi hắn ta trau chuốt tư tưởng ấy, thì nhất định là bỏ hai chân lên bàn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có người khi suy tư một vấn đề gì đó thì hút thuốc như đốt lò; có người khi suy nghĩ vấn đề gì đó thì ngồi trầm tư; có người thì gác chân lên bàn, hai tay chống cằm suy nghĩ. Tất cả các thái độ ấy đều là thói quen của mỗi người, không phải là tội và cũng không phải khinh thường bất cứ ai...
Lãnh đạo là người biết quan sát và ghi nhớ thói quen của thuộc hạ và những người cộng tác với mình, để có sự phán đoán chính xác tối thiểu khi khi có ai đó phê bình họ; lãnh đạo là người biết cách suy tư độc lập nhưng không quyết đoán, biết dung hòa giữa chống đối và tán thành của cộng sự viên, biết chặn đứng những bàn cãi rườm rà không trọng tâm của cuộc họp, biết động viên cách chân thật và phê bình cách khôn ngoan.
Không phải ai gác chân lên bàn cũng đều làm biếng và khinh người, nhưng đó cũng là thói quen của người biết suy nghĩ vậy...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một chuyên gia về hối xuất nói với Futher về tình trạng công việc:
- “Thưa ông tổng vụ trưởng, tất cả tiến hành tương đối thuận lợi, ngoại trừ cái thằng ở lầu một. Mỗi lần tôi đi qua thì thấy nó nhấc chân bỏ trên bàn, cái thằng nó thật chỉ biết ăn cơm lười mà thôi.”
- “Cái thằng ấy có lần đề xuất một tư tưởng tuyệt vời thay chúng ta kiếm được một số tiền kếch xù. Tôi nghĩ, khi hắn ta trau chuốt tư tưởng ấy, thì nhất định là bỏ hai chân lên bàn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có người khi suy tư một vấn đề gì đó thì hút thuốc như đốt lò; có người khi suy nghĩ vấn đề gì đó thì ngồi trầm tư; có người thì gác chân lên bàn, hai tay chống cằm suy nghĩ. Tất cả các thái độ ấy đều là thói quen của mỗi người, không phải là tội và cũng không phải khinh thường bất cứ ai...
Lãnh đạo là người biết quan sát và ghi nhớ thói quen của thuộc hạ và những người cộng tác với mình, để có sự phán đoán chính xác tối thiểu khi khi có ai đó phê bình họ; lãnh đạo là người biết cách suy tư độc lập nhưng không quyết đoán, biết dung hòa giữa chống đối và tán thành của cộng sự viên, biết chặn đứng những bàn cãi rườm rà không trọng tâm của cuộc họp, biết động viên cách chân thật và phê bình cách khôn ngoan.
Không phải ai gác chân lên bàn cũng đều làm biếng và khinh người, nhưng đó cũng là thói quen của người biết suy nghĩ vậy...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 17/12/2009
N2T |
2. Lạnh lùng đến tàn nhẫn và nghiêm khắc sẽ làm cho con người ta sinh ra ra giả tạo, giả bộ hiền lành và xa rời. Nhưng hiền lành thì sẽ khiến cho người ta thống hối.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 17/12/2009
N2T |
318. Đọc sách trăm lần thì tự nhiên thông hiểu ý nghĩa.
Maria - Người đã tin
Anmai, CSsR
19:57 17/12/2009
Chúa nhật 4 Mùa Vọng nam C (Mk 5, 1-4a; Dt 10,5-10; Lc 1, 39-45)
Chúng ta đang đi hết mùa Vọng và tiến dần đến Đại Lễ Giáng Sinh. Người mà chúng ta mong đợi, chúng ta chờ đón trong Đại Lễ Giáng Sinh đó chính là Hài Nhi Giêsu. Điều này thì ai ai cũng biết cả nhưng nếu nói về Hài Nhi Giêsu mà không nói về “người” mang Hài Nhi Giêsu đến cho con người, cho nhân loại quả là một thiếu sót vô cùng lớn, “người” ấy chính là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ là người nữ đầu tiên đã tin Chúa, đã cưu mang Đấng Cứu Độ trần gian. Hình ảnh của Mẹ và nhất là lòng tin của Mẹ đã chiếu toả trên bầu trời, trong đất nước Do Thái.
Cũng chờ đợi Đấng Cứu Độ trần gian ấy nhưng tâm tư, cõi lòng của mỗi người một khác. Dân Israel, như chúng ta đã biết chính là dân riêng được Chúa chọn để cứu độ, để cho hưởng phần gia nghiệp nhưng không được như vậy. Họ đã không sống theo như lòng Chúa mong muốn, họ đã rẽ sang con đường khác để mà đi, họ đã khước từ lời mời gọi tin vào Thiên Chúa.
Lịch sử Israel đi rất buồn cười, lúc thế này lúc thế khác nhưng tựu trung là cứng đầu cứng cổ, luôn quay lưng lại với Thiên Chúa. Bằng chứng hết sức thực tế là Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ đến với dân Israel. Ngon ngọt có, thịnh nộ có, vuốt ve có, giận dữ có. Tất cả cũng chỉ để cho dân biết lối quay trở về nẻo chính đường ngay cũng như xác định lại lòng nhân hậu và tình thương xót của Thiên Chúa đối với dân thôi.
Hôm nay, chúng ta được nghe ngôn sứ Malaki chuyển giao lời của Ngài cho dân: “Hỡi Giêrusalem, hãy cởi bỏ áo tang khổ nhục, và mặc lấy ánh vinh quang vĩnh cửu Thiên Chúa ban cho ngươi; hãy khoác vào mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng. Vì Thiên Chúa sẽ cho khắp cả hoàn cầu thấy hào quang rực rỡ của ngươi. Mãi mãi Người sẽ gọi ngươi là "Bình an xây dựng trên công chính",
Dù biết rằng lòng của dân Israel trắc trở đấy nhưng mà Thiên Chúa không hề bỏ mặc. Ngài hết giận rồi lại thương, hết thương rồi lại giận. Phải nói rằng chuyện tình của Thiên Chúa và Israel hết sức là éo le. Chuyện tình ấy ta có thể ví von như là một cuộc chơi trốn tìm vậy. Thiên Chúa vẫn có đó, Thiên Chúa vẫn yêu thương đó nhưng Israel vẫn đi tìm. Lý do đi tìm là vì lòng tin của dân chưa đủ lớn, chưa đủ mạnh.
Giữa biết bao nhiêu người Israel cứng tin thế hệ này sang thế hệ khác thì bỗng dưng có một hình ảnh hết sức tuyệt đẹp đó là Đức Trinh Nữ Maria, Đức Trinh Nữ Maria như vì sao sáng chiếu soi giữa bầu trời đen tối của Israel. Lòng tin của Mẹ Maria toả sáng rực rỡ như vầng trăng tròn đêm 30 mà chúng ta vẫn thường thấy. Mẹ đã toả sáng niềm tin son sắt vào Chúa như ánh trăng sáng vằng vặt giữa đêm đen.
Mẹ Maria hình như đã được tiên báo trước nơi môi miệng của các ngôn sứ. Mẹ xứng là mẫu hoàng để chuyển cầu cho con cháu vì Mẹ đã tín thác cuộc đời của Mẹ trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ở sách ngôn sứ Isaia 7,14 và nhất là với Mikha 5,1-2 mà chúng ta vừa nghe chúng ta thấy thoang hoáng hình ảnh mẫu hoàng nơi Đức Mẹ.
Thời bấy giờ, quân Syrie đang tiến về thành Giêrusalem. Vua xứ Giuđa là Acaz vừa mới lên ngôi và rất còn trẻ đang bị nguy cơ thay thế bởi người con của Tabel. Triều đại nhà Đa-vít đang bị lung lay. Trong hoàn cảnh này, vua và dân chúng đi coi đồng bóng, hiến tế con trai thừa tự nhà Đa-vít cho các thần và tìm liên minh với vua xứ Assyri là Tiglat Pileser. Ngôn sứ Isaia cảnh cáo nhà vua bằng cách nhắc lại sự cứu độ chỉ đến từ một mình Thiên Chúa. Vua Acaz phân vân chưa biết phải làm gì, ngôn sứ Isaia mới tuyên lời sấm 7,14: "Vì vậy, chính Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi một dấu: này đây thiếu nữ mang thai sinh hạ một con trai và đặt tên là Emmanuel".
Thánh Matthêu đã trích dẫn sấm ngôn Isaia 7,14 nhưng theo bản dịch LXX, vì nguyên bản Hípri nói là một "thiếu nữ", nhưng bản dịch Hylạp dùng từ "trinh nữ": "Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1,23). Thánh sử Luca cũng trích dẫn một phần câu sấm này, nhưng tác giả nhấn mạnh quyền thế vương giả của đức Giêsu: "Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận" (Lc 32-33). Tác giả Tin Mừng thứ ba gợi hình ảnh đức Maria như mẫu hoàng thời Cựu ước (1 Vua 2,19). Bà Bethsabê với sự trợ lực của ngôn sứ Nathan đã đoạt ngai báu Đavít cho con của mình là Salômôn. Bà phục tùng vua Đavít nhưng khi con bà lên làm vua ông lại phục lụy bà. Sách các Vua thường ghi lại tên bà mẹ của vị vua. Các ngôn sứ Isaia và Mikha cho một tầm quan trọng lớn lao vào khuôn mặt mẫu hoàng như mẹ đấng Mêsia. Dòng tư tưởng mẫu hoàng được Isaia khai triển qua câu sấm ghi dấu chỉ vững bền với sự ra đời của đấng Emmanuel. Ngôn sứ Mikha cũng ghi nhận dấu chỉ mẫu hoàng như sau: "Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa. Vì thế Đức Chúa sẽ bỏ mặc Israel cho đến thời một phụ nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với con cái Israel" (5,1-2). Đó là cuộc sinh hạ cứu chuộc vì chính Thiên Chúa sẽ trao ban đấng Mêsia coi Israel. Vì thế, truyền thống do thái thấy nơi bà mẹ đấng Mêsia là một trinh nữ, và dấu chỉ Thiên Chúa hoàn thành còn rõ rệt hơn như Người đã làm cho những người bà vợ son sẻ của các tổ phụ.
Mẹ Maria đón nhận thiên chức mẫu hoàn trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, trong tâm tình hết sức dễ thương. Giữa ngõ cụt của cuộc đời, giữa sự ra đi của Giuse tạm gọi là bế tắt của cuộc đời nhưng Mẹ vẫn can đảm đón nhận Đấng Cứu Độ trần gian vào trong lòng của Mẹ. Mẹ đón nhận với tất cả niềm vui và với tất cả niềm tin.
Trinh Nữ Ma-ri-a, với đức tin và hân hoan khi nghe thiên sứ loan báo tin mừng là Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa, liền trả lời xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. Và do đó qua Mẹ, Mẹ đã đã sinh ra Đấng mà chúng ta đã chứng tỏ nhiều đoạn Thánh Kinh đã nói về Ngài, cũng là Đấng Thiên Chúa đã nhờ Ngài mà loại bỏ con rắn cùng với đám thiên thần và những kẻ theo nó, còn Ngài thì trái lại, đã đem lại giải thoát khỏi cái chết cho những ai thống hối về những điều dữ mình làm và tin vào Ngài.
Trang tin mừng quá thân thuộc với mỗi người chúng ta. Chúng ta đã thấy Thánh Luca khéo viết lời của Êlisabét cho giống với lời của ông Ôzia khen bà Giuđitha. Ngoài ra Luca còn cố ý viết toàn câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang Hòm Bia về Giêrusalem (2 Sm 6). Sau đây là các chi tiết:
Hòm Bia tiến về hướng Giêrusalem, ghé nhà của ông Ôbed-Êdom - Maria đi từ Nagiarét theo hướng Giêrusalem, ghé nhà Êlisabét.
Đavít đã "kêu lên" rằng: làm sao Hòm Bia của Chúa đến nhà tôi được - Êlisabét cũng "kêu lên": làm sao mà mẹ của Chúa tôi đến nhà tôi.
Nhờ Hòm Bia ghé ở nhà Ôbed-Êdom mà ông này được Thiên Chúa ban phúc. Đức Maria ghé nhà Êlisabét khiến gia đình bà (kể cả thai nhi) được phúc.
Hòm Bia ở nhà Obed-Êđom 3 tháng; Đức Maria cũng ở nhà Elisabét 3 tháng (c 56).
Chuyện quan trọng mà hôm nay chúng ta thấy đó chính là niềm tin của Mẹ được chiếu sáng cho dân Israel đang đi trong tối tăm. Gia đình tiêu biểu được đón nhận ánh sáng ấy chính là gia đình Êlisabet. Êlisabet, người chị họ, đã được ơn Thánh Thần và thốt lên: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Em thật có phúc vì đã tin ! Vâng ! có phúc vì tin và hễ tin là có phúc.
Vấn đề nằm ở chỗ niềm tin. Nếu cũng như bao nhiêu người Do Thái khác vào thời của Mẹ đã khước từ ân huệ của Thiên Chúa thì bà Êlisabet đã không khỏi ngạc nhiên và thốt lên như vậy. Và, nếu để ý kỹ một chút thì cũng không phải do tự bà Êlisabet nói nhưng cũng là do ơn Chúa Thánh Thần. Điểm này xem đặc biệt vì lẽ nếu cũng như những người Do Thái khác thì Êlisabet cũng chẳng thể nào nhận ra “Mẹ Chúa” đến thăm gia đình bà. Cũng nhờ ơn và nhờ tin mà Êlisabet nhận ra như vậy.
Điểm son trong cuộc đời của Mẹ như chúng ta thấy ngày hôm nay trong trình thuật Tin mừng khá vắn này đó chính là lòng tin và lòng tin ấy có khi và chỉ khi Mẹ lắng đọng tâm hồn để chiêm ngắm, để suy tưởng tất cả công trình tạo dựng cũng như công trình cứu độ của Thiên Chúa. Cách riêng, công trình cứu độ đã đi ngang cuộc đời của Mẹ đặc biệt hơn bao nhiêu người khác.
Điểm son nữa mà chúng ta có thể nhận thấy nơi Mẹ hôm nay đó chính là niềm tin san sẻ. Mẹ tin và Mẹ đem “Niềm Tin” ấy đến cho gia đình bà chị họ. Mẹ đã không khư khư giữ cho riêng lòng mình mà thôi.
Maria – kẻ đã tin – là hình ảnh đẹp không chỉ ở thời của Mẹ nhưng là trong mọi thời, mọi lúc và mọi nơi. Hình ảnh của “Kẻ đã tin” ấy cũng là mẫu gương cho mọi người chúng ta.
Giữa cuộc đời mà niềm tin dễ lung lay, dễ suy chuyển thì hình ảnh của “Kẻ đã tin” ấy có ý nghĩa hết sức đặc biệt cho mỗi người.
Nguyện xin Mẹ Maria - kẻ đã tin - chuyển cầu cho chúng ta trước toà Chúa nhất là gia tăng thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta tiếp tục tin yêu và phó thác vào lòng bàn tay của Chúa như Mẹ đã từng tin, Mẹ đã từng tín thác tự thuở nào.
Chúng ta đang đi hết mùa Vọng và tiến dần đến Đại Lễ Giáng Sinh. Người mà chúng ta mong đợi, chúng ta chờ đón trong Đại Lễ Giáng Sinh đó chính là Hài Nhi Giêsu. Điều này thì ai ai cũng biết cả nhưng nếu nói về Hài Nhi Giêsu mà không nói về “người” mang Hài Nhi Giêsu đến cho con người, cho nhân loại quả là một thiếu sót vô cùng lớn, “người” ấy chính là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ là người nữ đầu tiên đã tin Chúa, đã cưu mang Đấng Cứu Độ trần gian. Hình ảnh của Mẹ và nhất là lòng tin của Mẹ đã chiếu toả trên bầu trời, trong đất nước Do Thái.
Cũng chờ đợi Đấng Cứu Độ trần gian ấy nhưng tâm tư, cõi lòng của mỗi người một khác. Dân Israel, như chúng ta đã biết chính là dân riêng được Chúa chọn để cứu độ, để cho hưởng phần gia nghiệp nhưng không được như vậy. Họ đã không sống theo như lòng Chúa mong muốn, họ đã rẽ sang con đường khác để mà đi, họ đã khước từ lời mời gọi tin vào Thiên Chúa.
Lịch sử Israel đi rất buồn cười, lúc thế này lúc thế khác nhưng tựu trung là cứng đầu cứng cổ, luôn quay lưng lại với Thiên Chúa. Bằng chứng hết sức thực tế là Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ đến với dân Israel. Ngon ngọt có, thịnh nộ có, vuốt ve có, giận dữ có. Tất cả cũng chỉ để cho dân biết lối quay trở về nẻo chính đường ngay cũng như xác định lại lòng nhân hậu và tình thương xót của Thiên Chúa đối với dân thôi.
Hôm nay, chúng ta được nghe ngôn sứ Malaki chuyển giao lời của Ngài cho dân: “Hỡi Giêrusalem, hãy cởi bỏ áo tang khổ nhục, và mặc lấy ánh vinh quang vĩnh cửu Thiên Chúa ban cho ngươi; hãy khoác vào mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng. Vì Thiên Chúa sẽ cho khắp cả hoàn cầu thấy hào quang rực rỡ của ngươi. Mãi mãi Người sẽ gọi ngươi là "Bình an xây dựng trên công chính",
Dù biết rằng lòng của dân Israel trắc trở đấy nhưng mà Thiên Chúa không hề bỏ mặc. Ngài hết giận rồi lại thương, hết thương rồi lại giận. Phải nói rằng chuyện tình của Thiên Chúa và Israel hết sức là éo le. Chuyện tình ấy ta có thể ví von như là một cuộc chơi trốn tìm vậy. Thiên Chúa vẫn có đó, Thiên Chúa vẫn yêu thương đó nhưng Israel vẫn đi tìm. Lý do đi tìm là vì lòng tin của dân chưa đủ lớn, chưa đủ mạnh.
Giữa biết bao nhiêu người Israel cứng tin thế hệ này sang thế hệ khác thì bỗng dưng có một hình ảnh hết sức tuyệt đẹp đó là Đức Trinh Nữ Maria, Đức Trinh Nữ Maria như vì sao sáng chiếu soi giữa bầu trời đen tối của Israel. Lòng tin của Mẹ Maria toả sáng rực rỡ như vầng trăng tròn đêm 30 mà chúng ta vẫn thường thấy. Mẹ đã toả sáng niềm tin son sắt vào Chúa như ánh trăng sáng vằng vặt giữa đêm đen.
Mẹ Maria hình như đã được tiên báo trước nơi môi miệng của các ngôn sứ. Mẹ xứng là mẫu hoàng để chuyển cầu cho con cháu vì Mẹ đã tín thác cuộc đời của Mẹ trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ở sách ngôn sứ Isaia 7,14 và nhất là với Mikha 5,1-2 mà chúng ta vừa nghe chúng ta thấy thoang hoáng hình ảnh mẫu hoàng nơi Đức Mẹ.
Thời bấy giờ, quân Syrie đang tiến về thành Giêrusalem. Vua xứ Giuđa là Acaz vừa mới lên ngôi và rất còn trẻ đang bị nguy cơ thay thế bởi người con của Tabel. Triều đại nhà Đa-vít đang bị lung lay. Trong hoàn cảnh này, vua và dân chúng đi coi đồng bóng, hiến tế con trai thừa tự nhà Đa-vít cho các thần và tìm liên minh với vua xứ Assyri là Tiglat Pileser. Ngôn sứ Isaia cảnh cáo nhà vua bằng cách nhắc lại sự cứu độ chỉ đến từ một mình Thiên Chúa. Vua Acaz phân vân chưa biết phải làm gì, ngôn sứ Isaia mới tuyên lời sấm 7,14: "Vì vậy, chính Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi một dấu: này đây thiếu nữ mang thai sinh hạ một con trai và đặt tên là Emmanuel".
Thánh Matthêu đã trích dẫn sấm ngôn Isaia 7,14 nhưng theo bản dịch LXX, vì nguyên bản Hípri nói là một "thiếu nữ", nhưng bản dịch Hylạp dùng từ "trinh nữ": "Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1,23). Thánh sử Luca cũng trích dẫn một phần câu sấm này, nhưng tác giả nhấn mạnh quyền thế vương giả của đức Giêsu: "Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận" (Lc 32-33). Tác giả Tin Mừng thứ ba gợi hình ảnh đức Maria như mẫu hoàng thời Cựu ước (1 Vua 2,19). Bà Bethsabê với sự trợ lực của ngôn sứ Nathan đã đoạt ngai báu Đavít cho con của mình là Salômôn. Bà phục tùng vua Đavít nhưng khi con bà lên làm vua ông lại phục lụy bà. Sách các Vua thường ghi lại tên bà mẹ của vị vua. Các ngôn sứ Isaia và Mikha cho một tầm quan trọng lớn lao vào khuôn mặt mẫu hoàng như mẹ đấng Mêsia. Dòng tư tưởng mẫu hoàng được Isaia khai triển qua câu sấm ghi dấu chỉ vững bền với sự ra đời của đấng Emmanuel. Ngôn sứ Mikha cũng ghi nhận dấu chỉ mẫu hoàng như sau: "Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa. Vì thế Đức Chúa sẽ bỏ mặc Israel cho đến thời một phụ nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với con cái Israel" (5,1-2). Đó là cuộc sinh hạ cứu chuộc vì chính Thiên Chúa sẽ trao ban đấng Mêsia coi Israel. Vì thế, truyền thống do thái thấy nơi bà mẹ đấng Mêsia là một trinh nữ, và dấu chỉ Thiên Chúa hoàn thành còn rõ rệt hơn như Người đã làm cho những người bà vợ son sẻ của các tổ phụ.
Mẹ Maria đón nhận thiên chức mẫu hoàn trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, trong tâm tình hết sức dễ thương. Giữa ngõ cụt của cuộc đời, giữa sự ra đi của Giuse tạm gọi là bế tắt của cuộc đời nhưng Mẹ vẫn can đảm đón nhận Đấng Cứu Độ trần gian vào trong lòng của Mẹ. Mẹ đón nhận với tất cả niềm vui và với tất cả niềm tin.
Trinh Nữ Ma-ri-a, với đức tin và hân hoan khi nghe thiên sứ loan báo tin mừng là Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa, liền trả lời xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. Và do đó qua Mẹ, Mẹ đã đã sinh ra Đấng mà chúng ta đã chứng tỏ nhiều đoạn Thánh Kinh đã nói về Ngài, cũng là Đấng Thiên Chúa đã nhờ Ngài mà loại bỏ con rắn cùng với đám thiên thần và những kẻ theo nó, còn Ngài thì trái lại, đã đem lại giải thoát khỏi cái chết cho những ai thống hối về những điều dữ mình làm và tin vào Ngài.
Trang tin mừng quá thân thuộc với mỗi người chúng ta. Chúng ta đã thấy Thánh Luca khéo viết lời của Êlisabét cho giống với lời của ông Ôzia khen bà Giuđitha. Ngoài ra Luca còn cố ý viết toàn câu chuyện này giống với chuyện Đavít mang Hòm Bia về Giêrusalem (2 Sm 6). Sau đây là các chi tiết:
Hòm Bia tiến về hướng Giêrusalem, ghé nhà của ông Ôbed-Êdom - Maria đi từ Nagiarét theo hướng Giêrusalem, ghé nhà Êlisabét.
Đavít đã "kêu lên" rằng: làm sao Hòm Bia của Chúa đến nhà tôi được - Êlisabét cũng "kêu lên": làm sao mà mẹ của Chúa tôi đến nhà tôi.
Nhờ Hòm Bia ghé ở nhà Ôbed-Êdom mà ông này được Thiên Chúa ban phúc. Đức Maria ghé nhà Êlisabét khiến gia đình bà (kể cả thai nhi) được phúc.
Hòm Bia ở nhà Obed-Êđom 3 tháng; Đức Maria cũng ở nhà Elisabét 3 tháng (c 56).
Chuyện quan trọng mà hôm nay chúng ta thấy đó chính là niềm tin của Mẹ được chiếu sáng cho dân Israel đang đi trong tối tăm. Gia đình tiêu biểu được đón nhận ánh sáng ấy chính là gia đình Êlisabet. Êlisabet, người chị họ, đã được ơn Thánh Thần và thốt lên: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Em thật có phúc vì đã tin ! Vâng ! có phúc vì tin và hễ tin là có phúc.
Vấn đề nằm ở chỗ niềm tin. Nếu cũng như bao nhiêu người Do Thái khác vào thời của Mẹ đã khước từ ân huệ của Thiên Chúa thì bà Êlisabet đã không khỏi ngạc nhiên và thốt lên như vậy. Và, nếu để ý kỹ một chút thì cũng không phải do tự bà Êlisabet nói nhưng cũng là do ơn Chúa Thánh Thần. Điểm này xem đặc biệt vì lẽ nếu cũng như những người Do Thái khác thì Êlisabet cũng chẳng thể nào nhận ra “Mẹ Chúa” đến thăm gia đình bà. Cũng nhờ ơn và nhờ tin mà Êlisabet nhận ra như vậy.
Điểm son trong cuộc đời của Mẹ như chúng ta thấy ngày hôm nay trong trình thuật Tin mừng khá vắn này đó chính là lòng tin và lòng tin ấy có khi và chỉ khi Mẹ lắng đọng tâm hồn để chiêm ngắm, để suy tưởng tất cả công trình tạo dựng cũng như công trình cứu độ của Thiên Chúa. Cách riêng, công trình cứu độ đã đi ngang cuộc đời của Mẹ đặc biệt hơn bao nhiêu người khác.
Điểm son nữa mà chúng ta có thể nhận thấy nơi Mẹ hôm nay đó chính là niềm tin san sẻ. Mẹ tin và Mẹ đem “Niềm Tin” ấy đến cho gia đình bà chị họ. Mẹ đã không khư khư giữ cho riêng lòng mình mà thôi.
Maria – kẻ đã tin – là hình ảnh đẹp không chỉ ở thời của Mẹ nhưng là trong mọi thời, mọi lúc và mọi nơi. Hình ảnh của “Kẻ đã tin” ấy cũng là mẫu gương cho mọi người chúng ta.
Giữa cuộc đời mà niềm tin dễ lung lay, dễ suy chuyển thì hình ảnh của “Kẻ đã tin” ấy có ý nghĩa hết sức đặc biệt cho mỗi người.
Nguyện xin Mẹ Maria - kẻ đã tin - chuyển cầu cho chúng ta trước toà Chúa nhất là gia tăng thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta tiếp tục tin yêu và phó thác vào lòng bàn tay của Chúa như Mẹ đã từng tin, Mẹ đã từng tín thác tự thuở nào.
Năm Thánh Linh Mục - niềm Hy vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
20:06 17/12/2009
NĂM THÁNH LINH MỤC - NIỀM HY VỌNG
Một Linh Mục người Pháp vừa chịu chức, sau những ngày lễ mở tay thật sốt sáng, cha đã cùng các hướng đạo viên về vùng quê. Cha con vác Balô đạp xe đến một xứ có tiếng là khô khan nguội lạnh. Vừa dựng trại ở bìa rừng, cha con vào gặp cha sở xin dâng lễ tại nhà thờ. Cha xứ nói: Tốt lắm. Tân linh mục hỏi: Thưa cha, nhà tạm có đủ Mình Thánh Chúa cho các em chịu lễ không? Cha xứ nói: Không, cha ơi, từ 10 năm nay, khi con về đây, không một ai chịu lễ cả. Xin cha lấy bánh lớn chia cho các em. Sau đó, cha và các em quây quần dâng lễ, hát kinh thật sốt sáng. Cha xứ qùy lặng lẽ và tâm hồn xúc động mạnh. Đã mười năm qua, cha chưa thấy một thánh lễ nào sốt sáng như thế. Lúc lễ xong, tân linh mục mới ngạc nhiên thấy cha xứ quỳ xuống dưới chân mình. Ngài nói: Xin cha giải tôi cho con. Mười năm qua, con đã lỗi đức tin, đức cậy và đức mến. Hôm nay được chứng kiến và tham dự thánh lễ, nhờ ơn Chúa con lấy lại niềm HY VỌNG đã bị chôn vùi.
1. Gương sáng
Niềm hy vọng của chúng con ở nơi Danh Chúa. Mỗi người Kitô hữu đều đã lãnh nhận ánh sáng của Chúa Kitô trong ngày chịu phép Rửa Tội. Ánh sáng đó phải được tỏa lan ra chung quanh để mọi người nhìn thấy mà ngợi khen Thiên Chúa. Anh em linh mục chúng ta phải là ánh sáng trong đêm tối, là muối giữa những thối nát đồi trụy và là hy vọng giữa con người đang thất vọng. Niềm hy vọng của chúng ta được thể hiện qua đời sống cầu nguyện và phục vụ hằng ngày. Con là linh mục Triều trực thuộc Địa Phận Nữu Ước, nhưng con đang sống và làm việc chung với các cha Dòng Thánh Augustinô tại vùng Bronx, Nữu Ước. Con đã học được nhiều bài học cảm thương trong cuộc sống qua gương sáng của các cha Dòng. Nói vậy, không phải cha Dòng nào cũng có cái tâm tốt giống nhau.
Sống chung trong một cộng đoàn nhỏ ở giáo xứ, con rất mến cha Roberto Terranova, ngài có một trái tim nhân hậu và yêu mến tha nhân, đặc biệt với những người không nhà, không cửa và những người nghiện ngập và bệnh họan. Họ đến với ngài bất cứ lúc nào. Ngài không sợ bị họ quấy rầy. Cha đón tiếp họ với thái độ niềm nở và cảm thông. Nhiều khi con thấy ngài giúp đỡ tiền bạc và dọn bữa cho người nghèo ngay trong phòng ăn nhà xứ. Cha ngồi chia sẻ và hỏi han những khó khăn trong cuộc sống của họ. Tìm nơi cho họ cư trú và gởi họ đi để chữa trị những sự nghiện ngập. Biết rằng cha cũng chẳng giải quyết được gì hơn, nhưng một tấm lòng cảm thông thật đáng qúy. Hằng ngày con cũng thấy và gặp gỡ người nghèo không có nơi ăn chốn ở nhưng con đã không thể làm được. Con đã đưa ra nhiều lý do để từ chối giúp đỡ họ như con thường nghĩ rằng họ lười biếng, nghiện ngập và hút sách…Con muốn phục vụ nhưng sự phục vụ trong tính toán. Con muốn nên thánh nhưng hình như con rất ngại nên thánh vì tấm lòng của con quá hẹp hòi.
2. Bước Theo Thầy
Anh em linh mục chúng ta dĩ nhiên có đích điểm để hướng tới. Chúng ta có Chúa Kitô là trung tâm điểm và là đích điểm. Chúng ta đừng bao giờ rời xa Chúa Kitô. Ngày xưa thánh Phêrô lo sợ sóng gió đã không ngước nhìn và tin tưởng vào Chúa, ông đã bị chìm. Chúng ta hãy ngước nhìn lên Chúa là nguồn của sự bình an và yêu thương. Có bình an trong tâm hồn, chúng ta sẽ dễ vươn tới những người chung quanh để yêu thương và gắn bó với họ. Giúp đỡ những người cùng khổ, đó chính là niềm hy vọng của chúng ta. Ngày sau, khi phán xét, Chúa chỉ xét đoán chúng ta về những việc chúng ta đã làm cho các anh em bé mọn nhất của Chúa. Anh em bé mọn lại chính là những người khố rách áo ôm, những người không có nơi nương tựa và là những người bị ruồng bỏ.
Nên thánh đó là một sự phấn đấu không ngừng. Từng giây phút trong cuộc đời đều nhắm về một hướng. Phản ảnh câu truyện của một thanh niên trẻ muốn trở thành thủy thủ. Một hôm trời mưa bão. Anh được lệnh trèo lên cột buồm để sửa lại giây nối. Anh nhìn lên cột buồm và bắt đầu trèo. Anh nhắm tới và trèo lên một cách dễ dàng. Khi anh leo được nửa đoạn, anh nhìn xuống thì qúa sợ hãi vì thấy sóng biển, gió thổi mạnh và thuyền lênh đênh. Anh cảm thấy choáng váng, và hầu té xuống. Vị thuyền trưởng hô lớn: Hãy ngước nhìn lên, hãy ngước nhìn lên. Anh ngước nhìn lên, tiếp tục leo tới đỉnh cột và anh đã hoàn tất công việc một cách an toàn.
3. Hy Vọng
Một điều con nhận ra trong đời phục vụ là nhiều anh em linh mục chúng ta đã an vui với những thành qủa mình đã thực hiện. Cố gắng hoàn tất một ngôi nhà thờ mới, nhà xứ mới và nhà hội mới. Nhìn lại cơ sở và công trình vĩ đại, chúng ta cảm thấy thỏa mãn. Trong khi có biết bao người nghèo xung quanh không được quan tâm. Chúng ta dừng lại đó và vui với quá khứ và hiện tại. Chúng ta biết tuổi trẻ sống vui vì luôn có niềm hy vọng. Người ta nói rằng: Trẻ thì tính từng ngày, từng tháng và từng năm lớn lên trong tuổi đời. Mong cho mau cho tới ngày sinh nhật để ăn mừng. Hỏi em bao nhiêu tuổi? Em trả lời gần 8 tuổi (thực ra moi 7 tuổi rưỡi). Trong khi các ông bà ta lại muôn rút tuổi đi, gần bảy chục rồi. Hỏi bác bao nhiêu tuổi? Bác trả lời, tôi mới ngoài 60. Tuổi trẻ thì mong tới trong khi tuổi già thích nhìn lại. Tuổi già ưa kể truyện cổ tích và truyện thời xưa, Tuổi già thì muốn trao lại kinh nghiệm trường đời cho thế hệ sau. Tuổi trẻ thì tự muốn khám phá những cái mới lạ qua kinh nghiệm của riêng mình.
Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận viết: “Cuộc đời con người được liên kết bằng những hy vọng. Mỗi nhịp tim nối kết, ngàn vạn nhịp làm thành một sự sống. Phút giây này nối kết phút giây kia, muôn phút giây làm nên một cuộc sống. Sống mỗi phút giây cho tốt và ý nghĩa, đời sẽ có giá trị. Đường hy vọng do mỗi nhịp hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.” Dù tuổi nào đi nữa, chúng ta sẽ không già và không mất niềm hy vọng. Một suy tư cuộc đời: Nếu đang đi trên chiếc tàu, người ta trao cho chúng ta một chiếc ghế. Và để chúng ta tự do quyết định nên đặt ghế hướng về phía trước hay đặt ghế quay lại phía sau tàu để nhìn sóng bọt và rác rến trôi dạt. Có lẽ các bạn cùng đồng ý với tôi là các bạn sẽ đặt ghế hướng về phía trước. Hướng tới một chân trời mới, đối diện với những thách thức mới. Một cuộc mạo hiểm mở ra nơi chúng ta chưa biết. Chính nơi đó chúng ta sẽ bị thách đố và vươn lên trong hy vọng. Biết rằng chúng ta phải đối diện với muôn vàn chông gai và thách thức bất ngờ. Thế giới chúng ta đang sống có nhiều bất ngờ xảy đến. Thời đại văn minh hiện đại có những khuynh hướng và chủ trương của tự do lẻn vào gây rối và tráo đổi giá trị của tất cả những ý nghĩa của cuộc sống. Gây cho bao người rơi vào cảnh hỗn mang và giới trẻ rơi vào bước hững. Họ đã không thể tìm nhận ra giá trị đích thực một cách dễ dàng. Và rồi xâm mình chạy đua với những giá trị giả tạo và phù vân.
4. Sứ Vụ
Con xin chia sẻ vài kinh nghiệm mục vụ tại Giáo Xứ, nơi con đang giúp. Xứ Thánh Nicholas of Tolentine, Bronx, New York. Cộng đoàn Giáo Xứ có ba ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Việt. Trong lớp Giáo Lý chuẩn bị cho các cha mẹ và những người đỡ đầu trong Bí Tích Rửa Tội tại Giáo Xứ. Một kinh nghiệm thực tế không mấy vui. Lớp học có khoảng 20 người nói tiếng Anh (English). Con hỏi qúi ông bà và các anh chị có thường đi dự lễ Chúa Nhật không? Họ trả lời: Thưa không. Họ nói rằng: Họ đã không có thời giờ. Và con bắt đầu nói về giá trị của đời sống gia đình, về vai trò cha mẹ, con cái và xây dựng gia đình tốt, đặc biệt gia đình người công giáo tốt. Họ đã phản ánh cách tiêu cực, vì đề tài không thích hợp với cuộc sống của nhiều người. Có 90 phần trăm, họ sống trong gia đình bất thường, chỉ có mẹ hay chỉ có cha hoặc là cha mẹ sống chung với nhau, không hôn nhân, hoặc bạn bè gặp gỡ qua đường rồi có con. Họ nói tất cả những giá trị đời sống gia đình chỉ là truyền thống. Họ biện minh cho cuộc sống riêng và họ nói rằng họ cảm thấy vui và bình an trong hiện tại. Họ buông xuôi theo trào lưu cuộc sống. Sống trong sự hưởng thụ hiện tại. Cảm thương cho họ vì có thể họ đã thất bại trong tình yêu vì một lần lầm lỡ hay muốn một gia đình êm ấm mà không thể có được.
Con hỏi, qúy anh chị có hướng gì cho tương lai? Họ cười và họ dừng lại đó. Họ phó mặc cho cuộc sống đưa đẩy. Không biết đi về đâu. Không nghĩ về tương lai. Họ sợ trách nhiệm. Sống một cuộc sống tiêu cực và nhiều ưu tư. Cả một thế hệ bị ảnh hưởng qua sự đổi thay nhanh chóng trong thế giới của hưởng thụ và quảng cáo. Sự thoái hóa về luân lý gia đình có thể do những hướng dẫn sai lầm của trào lưu xã hội hoặc chủ trương của các người lãnh đạo. Những giá trị luân lý được đánh giá theo nhu cầu vật chất, kinh tế và hưởng thụ. Một số người có trách nhiệm giáo dục đã đưa ra những cách thế sống quá tự do dựa vào phò sự chọn lựa đã làm băng hoại đời sống. Nhiều đại diện chính quyền chủ trương hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và tự do liên hệ tình dục với bao an toàn. Là linh mục và những người lãnh đạo tinh thần, chúng ta có trách nhiệm đối với những người đồng hành. Mỗi việc chúng ta làm và mỗi lời chúng ta nói có sức khuyên dụ và gây ảnh hưởng lớn tới người khác. Đời sống xã hội là một cuộc sống chung có ảnh hưởng lẫn nhau. Xã hội bây giờ đang cần gương sáng hơn là những lời nói suông. Anh em linh mục chúng ta phải là gương mẫu, là đèn chiếu sáng, là men và là muối đem niềm hy vọng cho cuộc sống.
5. Trách Nhiệm
“Không ai là một hòn đảo”. Chúng ta sống là sống cùng và với người khác. Mọi việc chúng ta thực hiện đều có ảnh hưởng đến những người khác. Người càng cao danh vọng ảnh hưởng càng lớn. Một người cha, người mẹ trong gia đình thì ảnh hưởng đến con cái, cháu chắt trong gia đình. Thầy Cô giáo ảnh hưởng tới học sinh. Các cấp chính quyền có ảnh hưởng tới dân chúng trong mọi lãnh vực. Trong vấn đề tinh thần đạo đức và niềm tin, các giám mục, linh mục và tu sĩ có ảnh hưởng rất lớn. Nếu chúng ta dẫn dắt giáo dân đi sai lạc con đường, hậu quả vô cùng lớn lao. Người ta nói: xảy một li, đi một dặm. Vai trò lãnh đạo tinh thần rất quan trọng, chúng ta phải luôn gắn bó với nguồn chân thật, đó chính là Đức Kitô.
Con kể câu truyện một ông già đã cao niên gần đất xa trời. Ông già yếu mệt trên giường bệnh. Có vẻ ông có gì khúc mắc trong tâm tư chưa được giãi bày. Ông muốn nói điều gì đó trước khi nhắm mắt lìa đời. Ông nói với nguời giúp ông dọn mình: Khi tôi còn trẻ, tôi thường chơi ở ngã tư đường cái, bên khu ruộng gần nhà tôi. Nơi đó có một bảng chỉ đường. Tôi thường chơi nghịch, tôi xoay bảng chỉ đường để đánh lừa nhiều người. Giờ đây, tôi suy nghĩ, không biết bao nhiêu người đã vì bảng chỉ đường này, đã bị lạc và đã gây biết bao nhiêu tai nạn và đã lỡ biết bao nhiêu công việc. Chỉ vì hành động vô ý thức của tôi. Và còn biết bao việc tôi làm và lời tôi nói trong cuộc sống hàng ngày. Những lỗi lầm tôi đã gây ra cho con cái, cháu chắt, hoặc những kẻ chung quanh tôi. Tôi hối hận về tất cả những hành động tôi đã làm. Đây là một lời nhắc nhở mời gọi mỗi người chúng trong cuộc sống, mọi việc dù lớn nhỏ, hành động riêng tư hay công cộng. Lời nói đùa hay thật, đều có ảnh hưởng sâu xa nơi người khác. Làm sao chúng ta có thể rút lại những lời chúng ta đã nói hoặc việc chúng ta đã làm sai.
6. Nhập Cuộc
Linh mục chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn. Chúng ta phải góp công và góp sức để tạo sức mạnh xây dựng. Chúng ta không thể ngồi chờ đợi một cách thụ động hay trốn tránh một cách vô trách nhiệm. Có người chỉ biết nhìn lên để kêu cứu mà không biết nhìn tới để tiến và không nhìn chung quanh để chia xẻ gánh vác. Chúng ta có trách nhiệm xây dựng xã hội tốt đẹp để mọi người cùng hưởng nhờ. Hãy đốt lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.
Trong cuộc nói truyện với các thính giả tại Hội Trường Đại Học ở California. Ông John Keller đã dùng thí dụ để diễn tả sự cần thiết của gương sáng và lòng tốt của mỗi người. Ông lên tiếng đề nghị rằng: Giờ đây tôi xin tắt tất cả các đèn trong hội trường và tôi sẽ bật lên một diêm quẹt, nếu các bạn thấy ánh sáng, các bạn hô lớn: "Đã thấy". Ông đã tắt điện và bật quẹt, ánh sáng tỏa lan, và mọi người đã hô lớn "đã thấy". Ông tiếp tục: giờ tôi sẽ tắt tất cả các bóng điện và lần này ai có quẹt xin cùng bật lên tất cả. Rồi điện tắt và tất cả các quẹt đã bật sáng. Cả căn phòng chan hoà ánh sáng. Như thế nếu mỗi người chỉ cần góp nhặt một chút ánh sáng, chúng ta sẽ làm cho thế giới đổi khác. Cho dù một việc nhân ái nhỏ bé, cũng đốt lên và soi dọi vào thế giới đen tối này và có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới.
7. Tôn Trọng
Anh em linh mục chúng ta cũng đang có những khó khăn nho nhỏ xảy ra giữa các linh mục với nhau nơi một số cộng đoàn và giáo xứ. Linh mục được gọi là người của Chúa hay của chung. Các linh mục khách được đón mời bất cứ lúc nào và nơi nào trong cộng đoàn giáo dân. Sự hiện diện của linh mục là niềm vui và hãnh diện cho gia đình và cộng đoàn. Linh mục được mời để thăm viếng, chia sẻ những vui buồn và tham dự tiệc vui cùng gia đình, điều này rất hoan nghênh. Ai cũng mong muốn được các linh mục ghé thăm gia đình. Nhưng rồi có một vài điều không được thích hợp cho lắm khi các linh mục cử hành các Bí Tích. Chúng ta biết, các linh mục cần có bài sai (assignment) và năng quyền (faculty) để thi hành chức vụ. Không phải cứ làm linh mục là có thể cử hành mọi Bí Tích.
Con xin có một góp ý nhỏ nhưng rất tế nhị. Trong Năm Thánh Linh Mục, các linh mục cũng cần hỗ trợ nhau trong các sinh hoạt mục vụ cộng đoàn và giáo xứ. Các linh mục đừng dẵm chân lên nhau và hãy tôn trọng lẫn nhau, đừng làm khó cho nhau trong vấn đề điều hành kẻo gây gương xấu cho giáo dân. Mỗi linh mục được lãnh nhận bài sai đến một cộng đoàn hay giáo xứ, linh mục đó chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mặt bề trên. Đôi khi vì tình vì nghĩa, các linh mục cử hành các Bí Tích như món quà biếu để đền ơn cho giáo dân thì không chính đáng. Biết rằng người giáo dân thì luôn luôn hãnh diện và vui mừng vì có cha khách nâng đỡ phía sau. Điều này gây rất khó khăn cho những linh mục đang làm việc và phục vụ cộng đoàn. Anh em linh mục nghĩ tình bác ái mà cư xử với nhau cho phải phép. Cách thế ban phát và cử hành các Bí Tích ngoài phạm vi của mình( trừ trường hợp khẩn cấp), không phải là sự giúp đỡ anh em, mà chỉ là tạo sự phiền hà cho các anh em linh mục đang làm việc mục vụ tại địa sở của mình.
Thay lời kết, đây là một vài suy tư góp nhặt, con xin chia sẻ với anh em linh mục trong Năm Thánh Linh Mục này. Con biết rằng mỗi anh em linh mục có những khả năng, chuyên môn và đặc sủng khác nhau. Có những anh em linh mục sống trong môi trường Nhà Dòng, có anh em đi Truyền Giáo, có anh em là giáo sư dạy học nơi các trường Trung Học và Đại Học, có linh mục làm việc nơi Bệnh Viện, có cha chịu trách nhiệm Giáo Dục Giới Trẻ, Giảng Phòng và có cha coi sóc Cộng Đoàn Giáo Xứ… Mỗi anh em linh mục đều có những niềm vui, những khó khăn và những ưu tư trong cuộc sống phải đối diện và phải giải quyết. Nơi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn và mỗi môi trường có những cách phục vụ trong những môi trường khác nhau nhưng tựu chung chúng ta có cùng một niềm tin, một niềm hy vọng và một hướng đi tới. Cùng đích của chúng ta là gặp gỡ Đức Kitô và ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc bên Chúa đời đời.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm đầu tiên, cũng là Mẹ của mỗi anh em linh mục chúng ta, xin các Ngài cầu thay nguyện giúp chúng ta nên chứng nhân đích thực của Chúa giữa trần gian. Xin Thánh Gioan Maria Vianney là quan thày của các linh mục bầu cử cùng Chúa cho mỗi anh em, để anh em linh mục chúng ta luôn trở thành đèn sáng soi dọi gian trần. Xin Chúa Giêsu Linh Mục ban ơn và chúc lành cho chúng con mọi ngày trong đời sống.
Bronx, New York.
Một Linh Mục người Pháp vừa chịu chức, sau những ngày lễ mở tay thật sốt sáng, cha đã cùng các hướng đạo viên về vùng quê. Cha con vác Balô đạp xe đến một xứ có tiếng là khô khan nguội lạnh. Vừa dựng trại ở bìa rừng, cha con vào gặp cha sở xin dâng lễ tại nhà thờ. Cha xứ nói: Tốt lắm. Tân linh mục hỏi: Thưa cha, nhà tạm có đủ Mình Thánh Chúa cho các em chịu lễ không? Cha xứ nói: Không, cha ơi, từ 10 năm nay, khi con về đây, không một ai chịu lễ cả. Xin cha lấy bánh lớn chia cho các em. Sau đó, cha và các em quây quần dâng lễ, hát kinh thật sốt sáng. Cha xứ qùy lặng lẽ và tâm hồn xúc động mạnh. Đã mười năm qua, cha chưa thấy một thánh lễ nào sốt sáng như thế. Lúc lễ xong, tân linh mục mới ngạc nhiên thấy cha xứ quỳ xuống dưới chân mình. Ngài nói: Xin cha giải tôi cho con. Mười năm qua, con đã lỗi đức tin, đức cậy và đức mến. Hôm nay được chứng kiến và tham dự thánh lễ, nhờ ơn Chúa con lấy lại niềm HY VỌNG đã bị chôn vùi.
1. Gương sáng
Niềm hy vọng của chúng con ở nơi Danh Chúa. Mỗi người Kitô hữu đều đã lãnh nhận ánh sáng của Chúa Kitô trong ngày chịu phép Rửa Tội. Ánh sáng đó phải được tỏa lan ra chung quanh để mọi người nhìn thấy mà ngợi khen Thiên Chúa. Anh em linh mục chúng ta phải là ánh sáng trong đêm tối, là muối giữa những thối nát đồi trụy và là hy vọng giữa con người đang thất vọng. Niềm hy vọng của chúng ta được thể hiện qua đời sống cầu nguyện và phục vụ hằng ngày. Con là linh mục Triều trực thuộc Địa Phận Nữu Ước, nhưng con đang sống và làm việc chung với các cha Dòng Thánh Augustinô tại vùng Bronx, Nữu Ước. Con đã học được nhiều bài học cảm thương trong cuộc sống qua gương sáng của các cha Dòng. Nói vậy, không phải cha Dòng nào cũng có cái tâm tốt giống nhau.
Sống chung trong một cộng đoàn nhỏ ở giáo xứ, con rất mến cha Roberto Terranova, ngài có một trái tim nhân hậu và yêu mến tha nhân, đặc biệt với những người không nhà, không cửa và những người nghiện ngập và bệnh họan. Họ đến với ngài bất cứ lúc nào. Ngài không sợ bị họ quấy rầy. Cha đón tiếp họ với thái độ niềm nở và cảm thông. Nhiều khi con thấy ngài giúp đỡ tiền bạc và dọn bữa cho người nghèo ngay trong phòng ăn nhà xứ. Cha ngồi chia sẻ và hỏi han những khó khăn trong cuộc sống của họ. Tìm nơi cho họ cư trú và gởi họ đi để chữa trị những sự nghiện ngập. Biết rằng cha cũng chẳng giải quyết được gì hơn, nhưng một tấm lòng cảm thông thật đáng qúy. Hằng ngày con cũng thấy và gặp gỡ người nghèo không có nơi ăn chốn ở nhưng con đã không thể làm được. Con đã đưa ra nhiều lý do để từ chối giúp đỡ họ như con thường nghĩ rằng họ lười biếng, nghiện ngập và hút sách…Con muốn phục vụ nhưng sự phục vụ trong tính toán. Con muốn nên thánh nhưng hình như con rất ngại nên thánh vì tấm lòng của con quá hẹp hòi.
2. Bước Theo Thầy
Anh em linh mục chúng ta dĩ nhiên có đích điểm để hướng tới. Chúng ta có Chúa Kitô là trung tâm điểm và là đích điểm. Chúng ta đừng bao giờ rời xa Chúa Kitô. Ngày xưa thánh Phêrô lo sợ sóng gió đã không ngước nhìn và tin tưởng vào Chúa, ông đã bị chìm. Chúng ta hãy ngước nhìn lên Chúa là nguồn của sự bình an và yêu thương. Có bình an trong tâm hồn, chúng ta sẽ dễ vươn tới những người chung quanh để yêu thương và gắn bó với họ. Giúp đỡ những người cùng khổ, đó chính là niềm hy vọng của chúng ta. Ngày sau, khi phán xét, Chúa chỉ xét đoán chúng ta về những việc chúng ta đã làm cho các anh em bé mọn nhất của Chúa. Anh em bé mọn lại chính là những người khố rách áo ôm, những người không có nơi nương tựa và là những người bị ruồng bỏ.
Nên thánh đó là một sự phấn đấu không ngừng. Từng giây phút trong cuộc đời đều nhắm về một hướng. Phản ảnh câu truyện của một thanh niên trẻ muốn trở thành thủy thủ. Một hôm trời mưa bão. Anh được lệnh trèo lên cột buồm để sửa lại giây nối. Anh nhìn lên cột buồm và bắt đầu trèo. Anh nhắm tới và trèo lên một cách dễ dàng. Khi anh leo được nửa đoạn, anh nhìn xuống thì qúa sợ hãi vì thấy sóng biển, gió thổi mạnh và thuyền lênh đênh. Anh cảm thấy choáng váng, và hầu té xuống. Vị thuyền trưởng hô lớn: Hãy ngước nhìn lên, hãy ngước nhìn lên. Anh ngước nhìn lên, tiếp tục leo tới đỉnh cột và anh đã hoàn tất công việc một cách an toàn.
3. Hy Vọng
Một điều con nhận ra trong đời phục vụ là nhiều anh em linh mục chúng ta đã an vui với những thành qủa mình đã thực hiện. Cố gắng hoàn tất một ngôi nhà thờ mới, nhà xứ mới và nhà hội mới. Nhìn lại cơ sở và công trình vĩ đại, chúng ta cảm thấy thỏa mãn. Trong khi có biết bao người nghèo xung quanh không được quan tâm. Chúng ta dừng lại đó và vui với quá khứ và hiện tại. Chúng ta biết tuổi trẻ sống vui vì luôn có niềm hy vọng. Người ta nói rằng: Trẻ thì tính từng ngày, từng tháng và từng năm lớn lên trong tuổi đời. Mong cho mau cho tới ngày sinh nhật để ăn mừng. Hỏi em bao nhiêu tuổi? Em trả lời gần 8 tuổi (thực ra moi 7 tuổi rưỡi). Trong khi các ông bà ta lại muôn rút tuổi đi, gần bảy chục rồi. Hỏi bác bao nhiêu tuổi? Bác trả lời, tôi mới ngoài 60. Tuổi trẻ thì mong tới trong khi tuổi già thích nhìn lại. Tuổi già ưa kể truyện cổ tích và truyện thời xưa, Tuổi già thì muốn trao lại kinh nghiệm trường đời cho thế hệ sau. Tuổi trẻ thì tự muốn khám phá những cái mới lạ qua kinh nghiệm của riêng mình.
Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận viết: “Cuộc đời con người được liên kết bằng những hy vọng. Mỗi nhịp tim nối kết, ngàn vạn nhịp làm thành một sự sống. Phút giây này nối kết phút giây kia, muôn phút giây làm nên một cuộc sống. Sống mỗi phút giây cho tốt và ý nghĩa, đời sẽ có giá trị. Đường hy vọng do mỗi nhịp hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.” Dù tuổi nào đi nữa, chúng ta sẽ không già và không mất niềm hy vọng. Một suy tư cuộc đời: Nếu đang đi trên chiếc tàu, người ta trao cho chúng ta một chiếc ghế. Và để chúng ta tự do quyết định nên đặt ghế hướng về phía trước hay đặt ghế quay lại phía sau tàu để nhìn sóng bọt và rác rến trôi dạt. Có lẽ các bạn cùng đồng ý với tôi là các bạn sẽ đặt ghế hướng về phía trước. Hướng tới một chân trời mới, đối diện với những thách thức mới. Một cuộc mạo hiểm mở ra nơi chúng ta chưa biết. Chính nơi đó chúng ta sẽ bị thách đố và vươn lên trong hy vọng. Biết rằng chúng ta phải đối diện với muôn vàn chông gai và thách thức bất ngờ. Thế giới chúng ta đang sống có nhiều bất ngờ xảy đến. Thời đại văn minh hiện đại có những khuynh hướng và chủ trương của tự do lẻn vào gây rối và tráo đổi giá trị của tất cả những ý nghĩa của cuộc sống. Gây cho bao người rơi vào cảnh hỗn mang và giới trẻ rơi vào bước hững. Họ đã không thể tìm nhận ra giá trị đích thực một cách dễ dàng. Và rồi xâm mình chạy đua với những giá trị giả tạo và phù vân.
4. Sứ Vụ
Con xin chia sẻ vài kinh nghiệm mục vụ tại Giáo Xứ, nơi con đang giúp. Xứ Thánh Nicholas of Tolentine, Bronx, New York. Cộng đoàn Giáo Xứ có ba ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Việt. Trong lớp Giáo Lý chuẩn bị cho các cha mẹ và những người đỡ đầu trong Bí Tích Rửa Tội tại Giáo Xứ. Một kinh nghiệm thực tế không mấy vui. Lớp học có khoảng 20 người nói tiếng Anh (English). Con hỏi qúi ông bà và các anh chị có thường đi dự lễ Chúa Nhật không? Họ trả lời: Thưa không. Họ nói rằng: Họ đã không có thời giờ. Và con bắt đầu nói về giá trị của đời sống gia đình, về vai trò cha mẹ, con cái và xây dựng gia đình tốt, đặc biệt gia đình người công giáo tốt. Họ đã phản ánh cách tiêu cực, vì đề tài không thích hợp với cuộc sống của nhiều người. Có 90 phần trăm, họ sống trong gia đình bất thường, chỉ có mẹ hay chỉ có cha hoặc là cha mẹ sống chung với nhau, không hôn nhân, hoặc bạn bè gặp gỡ qua đường rồi có con. Họ nói tất cả những giá trị đời sống gia đình chỉ là truyền thống. Họ biện minh cho cuộc sống riêng và họ nói rằng họ cảm thấy vui và bình an trong hiện tại. Họ buông xuôi theo trào lưu cuộc sống. Sống trong sự hưởng thụ hiện tại. Cảm thương cho họ vì có thể họ đã thất bại trong tình yêu vì một lần lầm lỡ hay muốn một gia đình êm ấm mà không thể có được.
Con hỏi, qúy anh chị có hướng gì cho tương lai? Họ cười và họ dừng lại đó. Họ phó mặc cho cuộc sống đưa đẩy. Không biết đi về đâu. Không nghĩ về tương lai. Họ sợ trách nhiệm. Sống một cuộc sống tiêu cực và nhiều ưu tư. Cả một thế hệ bị ảnh hưởng qua sự đổi thay nhanh chóng trong thế giới của hưởng thụ và quảng cáo. Sự thoái hóa về luân lý gia đình có thể do những hướng dẫn sai lầm của trào lưu xã hội hoặc chủ trương của các người lãnh đạo. Những giá trị luân lý được đánh giá theo nhu cầu vật chất, kinh tế và hưởng thụ. Một số người có trách nhiệm giáo dục đã đưa ra những cách thế sống quá tự do dựa vào phò sự chọn lựa đã làm băng hoại đời sống. Nhiều đại diện chính quyền chủ trương hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và tự do liên hệ tình dục với bao an toàn. Là linh mục và những người lãnh đạo tinh thần, chúng ta có trách nhiệm đối với những người đồng hành. Mỗi việc chúng ta làm và mỗi lời chúng ta nói có sức khuyên dụ và gây ảnh hưởng lớn tới người khác. Đời sống xã hội là một cuộc sống chung có ảnh hưởng lẫn nhau. Xã hội bây giờ đang cần gương sáng hơn là những lời nói suông. Anh em linh mục chúng ta phải là gương mẫu, là đèn chiếu sáng, là men và là muối đem niềm hy vọng cho cuộc sống.
5. Trách Nhiệm
“Không ai là một hòn đảo”. Chúng ta sống là sống cùng và với người khác. Mọi việc chúng ta thực hiện đều có ảnh hưởng đến những người khác. Người càng cao danh vọng ảnh hưởng càng lớn. Một người cha, người mẹ trong gia đình thì ảnh hưởng đến con cái, cháu chắt trong gia đình. Thầy Cô giáo ảnh hưởng tới học sinh. Các cấp chính quyền có ảnh hưởng tới dân chúng trong mọi lãnh vực. Trong vấn đề tinh thần đạo đức và niềm tin, các giám mục, linh mục và tu sĩ có ảnh hưởng rất lớn. Nếu chúng ta dẫn dắt giáo dân đi sai lạc con đường, hậu quả vô cùng lớn lao. Người ta nói: xảy một li, đi một dặm. Vai trò lãnh đạo tinh thần rất quan trọng, chúng ta phải luôn gắn bó với nguồn chân thật, đó chính là Đức Kitô.
Con kể câu truyện một ông già đã cao niên gần đất xa trời. Ông già yếu mệt trên giường bệnh. Có vẻ ông có gì khúc mắc trong tâm tư chưa được giãi bày. Ông muốn nói điều gì đó trước khi nhắm mắt lìa đời. Ông nói với nguời giúp ông dọn mình: Khi tôi còn trẻ, tôi thường chơi ở ngã tư đường cái, bên khu ruộng gần nhà tôi. Nơi đó có một bảng chỉ đường. Tôi thường chơi nghịch, tôi xoay bảng chỉ đường để đánh lừa nhiều người. Giờ đây, tôi suy nghĩ, không biết bao nhiêu người đã vì bảng chỉ đường này, đã bị lạc và đã gây biết bao nhiêu tai nạn và đã lỡ biết bao nhiêu công việc. Chỉ vì hành động vô ý thức của tôi. Và còn biết bao việc tôi làm và lời tôi nói trong cuộc sống hàng ngày. Những lỗi lầm tôi đã gây ra cho con cái, cháu chắt, hoặc những kẻ chung quanh tôi. Tôi hối hận về tất cả những hành động tôi đã làm. Đây là một lời nhắc nhở mời gọi mỗi người chúng trong cuộc sống, mọi việc dù lớn nhỏ, hành động riêng tư hay công cộng. Lời nói đùa hay thật, đều có ảnh hưởng sâu xa nơi người khác. Làm sao chúng ta có thể rút lại những lời chúng ta đã nói hoặc việc chúng ta đã làm sai.
6. Nhập Cuộc
Linh mục chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn. Chúng ta phải góp công và góp sức để tạo sức mạnh xây dựng. Chúng ta không thể ngồi chờ đợi một cách thụ động hay trốn tránh một cách vô trách nhiệm. Có người chỉ biết nhìn lên để kêu cứu mà không biết nhìn tới để tiến và không nhìn chung quanh để chia xẻ gánh vác. Chúng ta có trách nhiệm xây dựng xã hội tốt đẹp để mọi người cùng hưởng nhờ. Hãy đốt lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.
Trong cuộc nói truyện với các thính giả tại Hội Trường Đại Học ở California. Ông John Keller đã dùng thí dụ để diễn tả sự cần thiết của gương sáng và lòng tốt của mỗi người. Ông lên tiếng đề nghị rằng: Giờ đây tôi xin tắt tất cả các đèn trong hội trường và tôi sẽ bật lên một diêm quẹt, nếu các bạn thấy ánh sáng, các bạn hô lớn: "Đã thấy". Ông đã tắt điện và bật quẹt, ánh sáng tỏa lan, và mọi người đã hô lớn "đã thấy". Ông tiếp tục: giờ tôi sẽ tắt tất cả các bóng điện và lần này ai có quẹt xin cùng bật lên tất cả. Rồi điện tắt và tất cả các quẹt đã bật sáng. Cả căn phòng chan hoà ánh sáng. Như thế nếu mỗi người chỉ cần góp nhặt một chút ánh sáng, chúng ta sẽ làm cho thế giới đổi khác. Cho dù một việc nhân ái nhỏ bé, cũng đốt lên và soi dọi vào thế giới đen tối này và có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới.
7. Tôn Trọng
Anh em linh mục chúng ta cũng đang có những khó khăn nho nhỏ xảy ra giữa các linh mục với nhau nơi một số cộng đoàn và giáo xứ. Linh mục được gọi là người của Chúa hay của chung. Các linh mục khách được đón mời bất cứ lúc nào và nơi nào trong cộng đoàn giáo dân. Sự hiện diện của linh mục là niềm vui và hãnh diện cho gia đình và cộng đoàn. Linh mục được mời để thăm viếng, chia sẻ những vui buồn và tham dự tiệc vui cùng gia đình, điều này rất hoan nghênh. Ai cũng mong muốn được các linh mục ghé thăm gia đình. Nhưng rồi có một vài điều không được thích hợp cho lắm khi các linh mục cử hành các Bí Tích. Chúng ta biết, các linh mục cần có bài sai (assignment) và năng quyền (faculty) để thi hành chức vụ. Không phải cứ làm linh mục là có thể cử hành mọi Bí Tích.
Con xin có một góp ý nhỏ nhưng rất tế nhị. Trong Năm Thánh Linh Mục, các linh mục cũng cần hỗ trợ nhau trong các sinh hoạt mục vụ cộng đoàn và giáo xứ. Các linh mục đừng dẵm chân lên nhau và hãy tôn trọng lẫn nhau, đừng làm khó cho nhau trong vấn đề điều hành kẻo gây gương xấu cho giáo dân. Mỗi linh mục được lãnh nhận bài sai đến một cộng đoàn hay giáo xứ, linh mục đó chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mặt bề trên. Đôi khi vì tình vì nghĩa, các linh mục cử hành các Bí Tích như món quà biếu để đền ơn cho giáo dân thì không chính đáng. Biết rằng người giáo dân thì luôn luôn hãnh diện và vui mừng vì có cha khách nâng đỡ phía sau. Điều này gây rất khó khăn cho những linh mục đang làm việc và phục vụ cộng đoàn. Anh em linh mục nghĩ tình bác ái mà cư xử với nhau cho phải phép. Cách thế ban phát và cử hành các Bí Tích ngoài phạm vi của mình( trừ trường hợp khẩn cấp), không phải là sự giúp đỡ anh em, mà chỉ là tạo sự phiền hà cho các anh em linh mục đang làm việc mục vụ tại địa sở của mình.
Thay lời kết, đây là một vài suy tư góp nhặt, con xin chia sẻ với anh em linh mục trong Năm Thánh Linh Mục này. Con biết rằng mỗi anh em linh mục có những khả năng, chuyên môn và đặc sủng khác nhau. Có những anh em linh mục sống trong môi trường Nhà Dòng, có anh em đi Truyền Giáo, có anh em là giáo sư dạy học nơi các trường Trung Học và Đại Học, có linh mục làm việc nơi Bệnh Viện, có cha chịu trách nhiệm Giáo Dục Giới Trẻ, Giảng Phòng và có cha coi sóc Cộng Đoàn Giáo Xứ… Mỗi anh em linh mục đều có những niềm vui, những khó khăn và những ưu tư trong cuộc sống phải đối diện và phải giải quyết. Nơi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn và mỗi môi trường có những cách phục vụ trong những môi trường khác nhau nhưng tựu chung chúng ta có cùng một niềm tin, một niềm hy vọng và một hướng đi tới. Cùng đích của chúng ta là gặp gỡ Đức Kitô và ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc bên Chúa đời đời.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm đầu tiên, cũng là Mẹ của mỗi anh em linh mục chúng ta, xin các Ngài cầu thay nguyện giúp chúng ta nên chứng nhân đích thực của Chúa giữa trần gian. Xin Thánh Gioan Maria Vianney là quan thày của các linh mục bầu cử cùng Chúa cho mỗi anh em, để anh em linh mục chúng ta luôn trở thành đèn sáng soi dọi gian trần. Xin Chúa Giêsu Linh Mục ban ơn và chúc lành cho chúng con mọi ngày trong đời sống.
Bronx, New York.
Chúa viếng thăm
Lm . Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
20:09 17/12/2009
Chúa nhật IV mùa Vọng (Mk 5, 1-4a; Dt 10, 5-10; Lc 1,39-45)
Lễ Giáng Sinh đã đến gần, người đời như muốn làm cho biến cố hồng phúc cứu độ này thành một thứ lễ hội với đủ thứ trang trí và hoạt động náo nhiệt, rộn ràng…
Không như cách thức thế gian, người tín hữu háo hức chờ đợi và hướng đến đêm hồng phúc bằng thái độ đức tin được hướng dẫn bởi lời Chúa thuật lại cuộc viếng thăm của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a dành cho gia đình bà chị họ Ê-li-sa-bét.
Thoạt nghe thì đây là cuộc viếng thăm giữa hai chị em, giữa hai bà mẹ đang mang thai, nhưng sâu xa thì đây là cuộc Thiên Chúa viếng thăm dân của Người.
I. CHÚA CHA
Số là bà Ê-li-sa-bét từng mang tiếng là hiếm hoi. Bà đã đến tuổi cao niên mà chẳng có được một mụn con. Thế nhưng trong lần vào đền thờ để lo việc tế tự theo phiên của nhóm mình, ông Gia-ca-ri-a, chồng của bà đã được sứ thần Gáp-ri-en báo tin sau thời gian phục vụ ở đền trở thờ về ông và bà sẽ có con; và hiện nay bà Ê-li-sa-bét đang cưu mang thánh Gio-an Tẩy Giả (x. Lc1, 5-25).
Phần Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, một thiếu nữ không hề biết đến chuyện vợ chồng, nhưng do quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ cũng đang cưu mang Người Con vĩ đại. Người là: Con Đấng Tối Cao, là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa, sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến vô cùng vô tận (x. Lc 1, 30-35).
Cả hai người phụ nữ đều nhận được sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa và đã bày tỏ lòng tin:
- Được cưu mang thánh Gio-an Tẩy Giả, bà Ê-li-sa-bét cảm nhận chính Thiên Chúa đã viếng tăm cuộc đời của bà, đã thương giải thoát bà khỏi nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt mọi người (x. Lc 1, 25).
- Được cưu mang Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Trinh Nữ Ma-ri-a đã thưa vâng và dâng lời chúc tụng Thiên Chúa đã làm Chúa Người những điều cao cả (x.Lc 1, 46-55).
Như vậy, cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ đang mang thai là dấu chứng quyền năng Thiên Chúa viếng thăm và can thiệp trên con người “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37).
II. CHÚA THÁNH THẦN
Hai người mẹ tràn đầy ân sủng và tìm đến nhau. Cùng với sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần đã ban niềm vui, sự hân hoan sốt sắng lạ thường cho gia đình bà Ê-li-sa-bét:
- ban tình yêu để bà vui vẻ đón tiếp Thân Mẫu Thiên Chúa.
- soi sáng cho bà nhận biết ân huệ của người em họ và hồng ân nơi Người Con của Đức Trinh Nữ “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42),
- thúc đẩy để bà thốt lên lời chân thành “bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1, 43).
- hướng dẫn để bà xác tín phẩm chức của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là “Thân Mẫu Chúa” (Lc 1, 43).
- tràn ngập trên người con của bà tuy mới chỉ là một thai nhi nhưng đã “nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43)..
Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt gia đình bà E-li-sa-bét nhận biết chương trình của Thiên Chúa “ không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải Thần Khí của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 11). Trong chương trình ấy, con người gặp gỡ Đấng Cứu Thế.
III. CHÚA GIÊ-SU
Thân mẫu Thiên Chúa đã viếng thăm người chị họ đang mang thai người con trai sẽ được đặt tên là Gio-an. Cùng đồng hành với Đức Trinh Nữ là người con đang được cưu mang trong dạ Ngài sẽ được đặt tên là Giê-su.
Gio-an nghĩa là được Thiên Chúa thương, được Thiên Chúa cứu.
Giê-su nghĩa là Đấng Cứu Thế.
Vậy, bên ngoài là cuộc gặp gỡ của hai người mẹ, nhưng sâu xa là cuộc gặp của hai người con. Đấng Cứu Thế gặp gỡ con người được Chúa thương. Đấng Cứu Thế hạ mình thẳm sâu nương nhờ trong lòng người mẹ nhân loại để con người được Chúa xót thương “nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43).
Thực thi thánh ý Chúa Cha (x. Dt 10, 7), Chúa Giê-su Cứu Thế đã viếng thăm dân của Chúa. Người sẽ dựa vào uy lực và uy danh Đức Chúa, đem lại hòa bình (x. Mk 5, 3- 4) giải thoát dân Người khỏi quyền lực của sự dữ, khỏi sự chết, khỏi mọi nỗi ô nhục mà đưa vào vương quốc vĩnh cửu vô biên, đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương công lý và bình an… hầu hưởng niềm vui hạnh phúc, niềm vui được cứu độ.
Lễ Giáng Sinh đã đến gần, người thế gian đang chờ đợi một lễ hội; người tín hữu xác tín về Thiên Chúa viếng thăm cứu độ dân của Người trong sự cộng tác của một nhân vật tuyệt vời: Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.
Nhờ Mẹ, người tín hữu thấm sâu chương trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha quyền năng, với Người “không có gì là không thể làm được”. Chúa Thánh Thần sẽ soi dẫn cho con người nhận biết Thiên Chúa. Trong hành trình ấy, con người gặp gỡ Chúa Giê-su Con Thiên Chúa làm người để cứu độ con người thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
Nguyện xin ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng chúng ta.
Niềm vui giáng sinh là vậy!
Lễ Giáng Sinh đã đến gần, người đời như muốn làm cho biến cố hồng phúc cứu độ này thành một thứ lễ hội với đủ thứ trang trí và hoạt động náo nhiệt, rộn ràng…
Không như cách thức thế gian, người tín hữu háo hức chờ đợi và hướng đến đêm hồng phúc bằng thái độ đức tin được hướng dẫn bởi lời Chúa thuật lại cuộc viếng thăm của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a dành cho gia đình bà chị họ Ê-li-sa-bét.
Thoạt nghe thì đây là cuộc viếng thăm giữa hai chị em, giữa hai bà mẹ đang mang thai, nhưng sâu xa thì đây là cuộc Thiên Chúa viếng thăm dân của Người.
I. CHÚA CHA
Số là bà Ê-li-sa-bét từng mang tiếng là hiếm hoi. Bà đã đến tuổi cao niên mà chẳng có được một mụn con. Thế nhưng trong lần vào đền thờ để lo việc tế tự theo phiên của nhóm mình, ông Gia-ca-ri-a, chồng của bà đã được sứ thần Gáp-ri-en báo tin sau thời gian phục vụ ở đền trở thờ về ông và bà sẽ có con; và hiện nay bà Ê-li-sa-bét đang cưu mang thánh Gio-an Tẩy Giả (x. Lc1, 5-25).
Phần Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, một thiếu nữ không hề biết đến chuyện vợ chồng, nhưng do quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ cũng đang cưu mang Người Con vĩ đại. Người là: Con Đấng Tối Cao, là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa, sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến vô cùng vô tận (x. Lc 1, 30-35).
Cả hai người phụ nữ đều nhận được sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa và đã bày tỏ lòng tin:
- Được cưu mang thánh Gio-an Tẩy Giả, bà Ê-li-sa-bét cảm nhận chính Thiên Chúa đã viếng tăm cuộc đời của bà, đã thương giải thoát bà khỏi nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt mọi người (x. Lc 1, 25).
- Được cưu mang Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Trinh Nữ Ma-ri-a đã thưa vâng và dâng lời chúc tụng Thiên Chúa đã làm Chúa Người những điều cao cả (x.Lc 1, 46-55).
Như vậy, cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ đang mang thai là dấu chứng quyền năng Thiên Chúa viếng thăm và can thiệp trên con người “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37).
II. CHÚA THÁNH THẦN
Hai người mẹ tràn đầy ân sủng và tìm đến nhau. Cùng với sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần đã ban niềm vui, sự hân hoan sốt sắng lạ thường cho gia đình bà Ê-li-sa-bét:
- ban tình yêu để bà vui vẻ đón tiếp Thân Mẫu Thiên Chúa.
- soi sáng cho bà nhận biết ân huệ của người em họ và hồng ân nơi Người Con của Đức Trinh Nữ “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42),
- thúc đẩy để bà thốt lên lời chân thành “bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1, 43).
- hướng dẫn để bà xác tín phẩm chức của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là “Thân Mẫu Chúa” (Lc 1, 43).
- tràn ngập trên người con của bà tuy mới chỉ là một thai nhi nhưng đã “nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43)..
Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt gia đình bà E-li-sa-bét nhận biết chương trình của Thiên Chúa “ không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải Thần Khí của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 11). Trong chương trình ấy, con người gặp gỡ Đấng Cứu Thế.
III. CHÚA GIÊ-SU
Thân mẫu Thiên Chúa đã viếng thăm người chị họ đang mang thai người con trai sẽ được đặt tên là Gio-an. Cùng đồng hành với Đức Trinh Nữ là người con đang được cưu mang trong dạ Ngài sẽ được đặt tên là Giê-su.
Gio-an nghĩa là được Thiên Chúa thương, được Thiên Chúa cứu.
Giê-su nghĩa là Đấng Cứu Thế.
Vậy, bên ngoài là cuộc gặp gỡ của hai người mẹ, nhưng sâu xa là cuộc gặp của hai người con. Đấng Cứu Thế gặp gỡ con người được Chúa thương. Đấng Cứu Thế hạ mình thẳm sâu nương nhờ trong lòng người mẹ nhân loại để con người được Chúa xót thương “nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43).
Thực thi thánh ý Chúa Cha (x. Dt 10, 7), Chúa Giê-su Cứu Thế đã viếng thăm dân của Chúa. Người sẽ dựa vào uy lực và uy danh Đức Chúa, đem lại hòa bình (x. Mk 5, 3- 4) giải thoát dân Người khỏi quyền lực của sự dữ, khỏi sự chết, khỏi mọi nỗi ô nhục mà đưa vào vương quốc vĩnh cửu vô biên, đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương công lý và bình an… hầu hưởng niềm vui hạnh phúc, niềm vui được cứu độ.
Lễ Giáng Sinh đã đến gần, người thế gian đang chờ đợi một lễ hội; người tín hữu xác tín về Thiên Chúa viếng thăm cứu độ dân của Người trong sự cộng tác của một nhân vật tuyệt vời: Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.
Nhờ Mẹ, người tín hữu thấm sâu chương trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha quyền năng, với Người “không có gì là không thể làm được”. Chúa Thánh Thần sẽ soi dẫn cho con người nhận biết Thiên Chúa. Trong hành trình ấy, con người gặp gỡ Chúa Giê-su Con Thiên Chúa làm người để cứu độ con người thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
Nguyện xin ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng chúng ta.
Niềm vui giáng sinh là vậy!
Bài thơ vô đề
lykhách
20:11 17/12/2009
Hãy leo lên mái nhà mà hát
Bài tình ca với ý nhạc giao hòa
Vì đêm nay sẽ rạng ngời sáng tỏa
Tiếng Thiên Thần ấm lửa khúc bình ca
Trời và đất sẽ không còn biên giới
Rất gần nhau và hôn giữa không trung
Đất với lên hụt hẫng giữa ngập ngừng
Trời cúi xuống lưng chừng khi Giáng Thế
Này Sion hãy lau dòng kể lể
Thiếu nữ ơi em diễm lệ vô cùng
Không bởi vì nước mắt ứa mênh mông
Nhưng tình ý của Trời Cao ước nguyện
Chàng đã đến như ngàn xưa hò hẹn
Rồi ngàn sau sẽ nâng chén lệ đời
Cuộc tình này chỉ riêng khổ Chàng thôi
Để em biết Tình Trời là thập tự
***
Nhưng hãy nói chuyện tình đêm nay đã
Chuyện ngày mai, em có cả ngày mai
Vì đêm nay Chàng khoác lấy hình hài,
Em mơ mộng sau núi đồi thung lũng
Đến Thiên Thần mà hãy còn ngớ ngẩn
Thì con người sẽ muôn kiếp phân vân
Vì làm sao đời hiểu nổi thiên ân?
Thì hãy mở cõi lòng mà vui đã
Ôi Noel, một cuộc tình phép lạ
Gom muôn tinh cầu trong một Ánh Sao Sa
Sao mùa Đông mà đất lại trổ hoa
Rượu không uống sao say lòng nghiêng ngã?
Sion ơi vào mùa Xuân hoa lá
Thắm lòng em và thơm cả tình em
Bởi Tình Xuân đã rộ nở bên thềm
Thơm ngan ngát trong đêm thần thoại!
Có bao giờ đêm giữa đêm hấp hối?
Thì nghìn năm duy chỉ một lần thôi
Trong vô minh u uẩn của muôn loài
Cửa đã mở chín tầng: Trời hạ xuống
Một tia chớp muôn Thiên Thần luống cuống
Nhạc giao hòa sợ muộn phút linh thiêng
Cánh trắng bay lấp lánh sáng triền miên
Quì lớp lớp như bầy Xuân uyển chuyển
Thơ đổ xuống kéo cành Đông mở miệng
Nhạc trào dâng tình ý chuyển cao cung:
“Vinh danh Thiên Chúa cửu trùng
Bình an giáng phúc thiện chung muôn loài”
Hãy leo lên mái nhà mà hát
Đến nghìn năm cho vía bạt trăng sao
Cho Bê-lem mở mắt thấy nhiệm mầu
Chàng đã gởi nơi em Sion hỡi!
Bài tình ca với ý nhạc giao hòa
Vì đêm nay sẽ rạng ngời sáng tỏa
Tiếng Thiên Thần ấm lửa khúc bình ca
Trời và đất sẽ không còn biên giới
Rất gần nhau và hôn giữa không trung
Đất với lên hụt hẫng giữa ngập ngừng
Trời cúi xuống lưng chừng khi Giáng Thế
Này Sion hãy lau dòng kể lể
Thiếu nữ ơi em diễm lệ vô cùng
Không bởi vì nước mắt ứa mênh mông
Nhưng tình ý của Trời Cao ước nguyện
Chàng đã đến như ngàn xưa hò hẹn
Rồi ngàn sau sẽ nâng chén lệ đời
Cuộc tình này chỉ riêng khổ Chàng thôi
Để em biết Tình Trời là thập tự
***
Nhưng hãy nói chuyện tình đêm nay đã
Chuyện ngày mai, em có cả ngày mai
Vì đêm nay Chàng khoác lấy hình hài,
Em mơ mộng sau núi đồi thung lũng
Đến Thiên Thần mà hãy còn ngớ ngẩn
Thì con người sẽ muôn kiếp phân vân
Vì làm sao đời hiểu nổi thiên ân?
Thì hãy mở cõi lòng mà vui đã
Ôi Noel, một cuộc tình phép lạ
Gom muôn tinh cầu trong một Ánh Sao Sa
Sao mùa Đông mà đất lại trổ hoa
Rượu không uống sao say lòng nghiêng ngã?
Sion ơi vào mùa Xuân hoa lá
Thắm lòng em và thơm cả tình em
Bởi Tình Xuân đã rộ nở bên thềm
Thơm ngan ngát trong đêm thần thoại!
Có bao giờ đêm giữa đêm hấp hối?
Thì nghìn năm duy chỉ một lần thôi
Trong vô minh u uẩn của muôn loài
Cửa đã mở chín tầng: Trời hạ xuống
Một tia chớp muôn Thiên Thần luống cuống
Nhạc giao hòa sợ muộn phút linh thiêng
Cánh trắng bay lấp lánh sáng triền miên
Quì lớp lớp như bầy Xuân uyển chuyển
Thơ đổ xuống kéo cành Đông mở miệng
Nhạc trào dâng tình ý chuyển cao cung:
“Vinh danh Thiên Chúa cửu trùng
Bình an giáng phúc thiện chung muôn loài”
Hãy leo lên mái nhà mà hát
Đến nghìn năm cho vía bạt trăng sao
Cho Bê-lem mở mắt thấy nhiệm mầu
Chàng đã gởi nơi em Sion hỡi!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bản Thống kê năm 2009 về Giáo hội Công giáo tại Hoa lục
Phụng Nghi
12:29 17/12/2009
Shi Jia Zhuang (Agenzia Fides) - Thống kê mới nhất về Giáo hội Công giáo tại lục địa Trung hoa được Học viện Đức tin Nghiên cứu về Văn hóa soạn thảo, đề ngày 8 tháng 12 năm 2009. Sau đây là một số chi tiết:
Số người Công giáo toàn quốc: gần 6 triệu
Hàng giáo phẩm chuyên về mục vụ: 3397 (gồm các giám mục, linh mục và phó tế. Trong số này có 3268 linh mục đang hoạt động tại 100 giáo xứ).
Đại chủng viện: 18, có 628 đại chủng sinh
Tiểu chủng viện hoặc tập viện: 30, với 630 tiểu chủng sinh
Tu đoàn: 106, với 5451 nữ tu đã tuyên khấn.
Các tổ chức từ thiện do Công giáo điều hành: 381 (không kể các Trung tâm Người Cùi. Trong số này có 220 y viện, 11 bệnh viện, 81 nhà dưỡng lão, 44 nhà trẻ, 1 trung tâm khuyến học, 2 viện dạy nghề, 22 viện mồ côi và trung tâm cho trẻ em khuyết tật.)
Có 80 nữ tu làm việc trong 20 cơ sở của nhà nước dành cho người cùi.
Li Ma Li, thuộc Viện Nghiên cứu nói trên, đã tham gia công tác soạn thảo bản thống kê, cho biết: “Chúng tôi thâu thập các dữ kiện nơi các vị linh mục đang phục vụ, ở cấp bậc giáo phận hoặc địa phương, dựa trên số người có tham gia các hoạt động ở nhà thờ, số người đều đặn lãnh nhận các bí tích. Công việc thâu thập các dữ kiện được thực hiện bằng điện thư, điện thoại, máy fax, và đôi khi phải tới tận những nơi không có những phương tiện đó. Vì thế, có thể nói rằng bản thống kê này khá chính xác, đặc biệt là về các chủng viện, chủng sinh và các tổ chức từ thiện xã hội của các giáo phận. Dĩ nhiên còn có những cộng đồng sinh sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, nên khó mà có những thống kê hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn như một số giáo xứ, giáo phận hay đô thị, đã không kiểm tra hoặc không thể ghi chép gì trong nhiều năm, nên dù sao đây cũng là một nỗ lực đáng kể.”
Số người Công giáo toàn quốc: gần 6 triệu
Hàng giáo phẩm chuyên về mục vụ: 3397 (gồm các giám mục, linh mục và phó tế. Trong số này có 3268 linh mục đang hoạt động tại 100 giáo xứ).
Đại chủng viện: 18, có 628 đại chủng sinh
Tiểu chủng viện hoặc tập viện: 30, với 630 tiểu chủng sinh
Tu đoàn: 106, với 5451 nữ tu đã tuyên khấn.
Các tổ chức từ thiện do Công giáo điều hành: 381 (không kể các Trung tâm Người Cùi. Trong số này có 220 y viện, 11 bệnh viện, 81 nhà dưỡng lão, 44 nhà trẻ, 1 trung tâm khuyến học, 2 viện dạy nghề, 22 viện mồ côi và trung tâm cho trẻ em khuyết tật.)
Có 80 nữ tu làm việc trong 20 cơ sở của nhà nước dành cho người cùi.
Li Ma Li, thuộc Viện Nghiên cứu nói trên, đã tham gia công tác soạn thảo bản thống kê, cho biết: “Chúng tôi thâu thập các dữ kiện nơi các vị linh mục đang phục vụ, ở cấp bậc giáo phận hoặc địa phương, dựa trên số người có tham gia các hoạt động ở nhà thờ, số người đều đặn lãnh nhận các bí tích. Công việc thâu thập các dữ kiện được thực hiện bằng điện thư, điện thoại, máy fax, và đôi khi phải tới tận những nơi không có những phương tiện đó. Vì thế, có thể nói rằng bản thống kê này khá chính xác, đặc biệt là về các chủng viện, chủng sinh và các tổ chức từ thiện xã hội của các giáo phận. Dĩ nhiên còn có những cộng đồng sinh sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, nên khó mà có những thống kê hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn như một số giáo xứ, giáo phận hay đô thị, đã không kiểm tra hoặc không thể ghi chép gì trong nhiều năm, nên dù sao đây cũng là một nỗ lực đáng kể.”
Viễn kiến về hòa bình của Đức giáo hoàng
Phụng Nghi
12:30 17/12/2009
National Catholic Reporter - Trong Thông điệp Ngày Hòa bìnhThế giới năm 2010, Đức giáo hoàng Benedict XVI nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn thiết phải bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu nuôi dưỡng hòa bình.
Khi phổ biến thông điệp với chủ đề “Nếu muốn nuôi dưỡng hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật”, Hồng y Renato Martino, vị sắp rời bỏ chức vụ chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã uyên bố như trên và nói rằng Đức giáo hoàng đã trình bầy một “viễn kiến có quy mô vũ trụ về hòa bình.”
Ngài nhấn mạnh rằng thông điệp của Đức giáo hoàng “nhắc lại cam kết bảo vệ Trái đất của Giáo hội” và liệt kê một loạt những “viễn ảnh cho sự tiến bộ được sẻ chia trong cả nhân loại.” Trong loạt này có “một viễn kiến đầy đủ về bản tính của con người”, một lời kêu gọi trách nhiệm tập thể và một “duyệt xét sâu xa những mẫu mực phát triển.”
Đức thánh cha nhấn mạnh đến “nhu cầu cấp bách phải có hành động” mặc dầu ngài “không đề xuất những giải pháp kỹ thuật nào và không tìm cách can thiệp vào chính sách của các chính quyền.”
Hồng y Martino cũng giải thích bản văn thông điệp của Đức giáo hoàng kêu gọi phải có một tiến trình hiểu biết rõ rệt về mục đích toàn cầu của các phẩm vật đã được sáng tạo và nhấn mạnh đến “nhu cầu đổi mới tính đoàn kết” giữa các thế hệ, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triền.
Hồng y cũng nhấn mạnh rằng tiến độ đó phải “tránh những quan điểm riêng tư có khuynh hướng phóng đại một số trách nhiệm nào đó hơn các điều khác.” Và Đức giáo hoàng đã kêu gọi phải có “sự quân bình trong khi sử dụng các nguồn năng lực.”
Hồng y Martino cho biết Đức giáo hoàng đã kết thúc thông điệp của ngài với sự biểu lộ niềm hy vọng vào óc thông minh và phẩm giá của con người” đi theo dấu “con đường hoà hợp sâu xa, cả trong lẫn ngoài, giữa Đấng Sáng tạo, con người và vật thụ tạo.”
Để kết luận, hồng y nói rằng quyết định thận trọng của Đức giáo hoàng muốn dành thông điệp của ngài năm nay cho chủ đề sinh thái, trùng hợp với năm kỷ niệm lần thứ 30 ngày tuyên xưng Thánh Phanxicô Assisi, tác giả cuốn Laudes Creaturarum (The Canticle of the Sun, Ngợi ca Tạo vật), làm thánh bổn mạng của môi trường.
Ngài nói: “Tình yêu những vật thụ tạo, nếu được phóng chiếu vào nhãn quan tâm linh, có thể dẫn đưa nhân loại đến tình huynh đệ đại đồng và đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa.”
Khi phổ biến thông điệp với chủ đề “Nếu muốn nuôi dưỡng hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật”, Hồng y Renato Martino, vị sắp rời bỏ chức vụ chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã uyên bố như trên và nói rằng Đức giáo hoàng đã trình bầy một “viễn kiến có quy mô vũ trụ về hòa bình.”
Ngài nhấn mạnh rằng thông điệp của Đức giáo hoàng “nhắc lại cam kết bảo vệ Trái đất của Giáo hội” và liệt kê một loạt những “viễn ảnh cho sự tiến bộ được sẻ chia trong cả nhân loại.” Trong loạt này có “một viễn kiến đầy đủ về bản tính của con người”, một lời kêu gọi trách nhiệm tập thể và một “duyệt xét sâu xa những mẫu mực phát triển.”
Đức thánh cha nhấn mạnh đến “nhu cầu cấp bách phải có hành động” mặc dầu ngài “không đề xuất những giải pháp kỹ thuật nào và không tìm cách can thiệp vào chính sách của các chính quyền.”
Hồng y Martino cũng giải thích bản văn thông điệp của Đức giáo hoàng kêu gọi phải có một tiến trình hiểu biết rõ rệt về mục đích toàn cầu của các phẩm vật đã được sáng tạo và nhấn mạnh đến “nhu cầu đổi mới tính đoàn kết” giữa các thế hệ, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triền.
Hồng y cũng nhấn mạnh rằng tiến độ đó phải “tránh những quan điểm riêng tư có khuynh hướng phóng đại một số trách nhiệm nào đó hơn các điều khác.” Và Đức giáo hoàng đã kêu gọi phải có “sự quân bình trong khi sử dụng các nguồn năng lực.”
Hồng y Martino cho biết Đức giáo hoàng đã kết thúc thông điệp của ngài với sự biểu lộ niềm hy vọng vào óc thông minh và phẩm giá của con người” đi theo dấu “con đường hoà hợp sâu xa, cả trong lẫn ngoài, giữa Đấng Sáng tạo, con người và vật thụ tạo.”
Để kết luận, hồng y nói rằng quyết định thận trọng của Đức giáo hoàng muốn dành thông điệp của ngài năm nay cho chủ đề sinh thái, trùng hợp với năm kỷ niệm lần thứ 30 ngày tuyên xưng Thánh Phanxicô Assisi, tác giả cuốn Laudes Creaturarum (The Canticle of the Sun, Ngợi ca Tạo vật), làm thánh bổn mạng của môi trường.
Ngài nói: “Tình yêu những vật thụ tạo, nếu được phóng chiếu vào nhãn quan tâm linh, có thể dẫn đưa nhân loại đến tình huynh đệ đại đồng và đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa.”
Không thừa nhận luật lệ tự nhiên con người rơi vào sự độc tài của chủ trương duy tương đối
Linh Tiến Khải
21:08 17/12/2009
Có một chân lý khách quan và bất biến, bắt nguồn từ Thiên Chúa, mà lý trí con người có thể đạt tới và nó liên quan tới hành động cụ thể và xã hội. Đây là một quyền tự nhiên mà các luật lệ nhân loại, càc quyền bính chính trị và tôn giáo phải lấy hứng, để thăng tiến thiện ích chung. Khi không thừa nhận giá trị của luật lệ tự nhiên con người rơi vào sự độc tài của chủ duy trương tương đối.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước gần 9.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 16-12-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của Giovanni thành Salisbury thuộc trường Chartres, là một trong các trường triết và thần học quan trọng nhất của thời Trung Cổ, trong đó các nhà triết học và thần học cho thấy đức tin, trong sự hòa hợp với các khát vọng chính đáng của lý trí, thúc đẩy tư tưởng hướng tới chân lý mạc khải, trong đó ta tìm thấy thiện ích đích thực của con người. Đức Thánh Cha giới thiệu tiểu sử của Giovanni như sau:
Giovanni sinh tại Salisbury bên Anh quốc giữa các năm 1100-1120. Khi đọc các tác phẩm nhất là các thư chúng ta biết được các sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời người. Trong 12 năm giữa năm 1136-1148 người theo học các trường chuyên môn có các bậc thầy nổi tiếng nhất thời đó dậy học, nhất là tại Paris và Chatres là hai nơi đã ghi dấu việc đào tạo khiến cho Giovanni hấp thụ được nền văn hóa rộng rãi, ưa thích các vấn đề chuyên biệt và nền văn chương. Theo thói quen thời ấy các sinh viên giỏi nhất thường được các chức sắc giáo hội và các vua chúa tuyển chọn làm cộng sự viên. Giovanni được thánh Bernard de Claiveaux là bạn, giới thiệu với Teobaldo là Tổng Giám Mục Canterbury và được tiếp nhận vào hàng giáo sĩ. Trong 11 năm Giovanni là thư ký và tuyên úy của vị Tổng Giám Mục già. Giovanni vừa hăng say tiếp tục nghiên cứu vừa hoạt động ngoai giao mạnh mẽ, và đã qua Italia 10 lần để củng cố các liên hệ giữa Anh quốc và Đức Giáo Hoàng. Giovanni trở thành bạn của Đức Giáo Hoàng Adriano IV. Trong các năm sau khi Đức Adriano IV qua đời bên Anh quốc xảy ra căng thẳng giữa Giáo Hội và triều đình. Vua Enrico II muốn khẳng định quyền bính của mình trong lòng Giáo Hội nên hạn chế sự tự do của Giáo Hội. Sự kiện này gây ra phản ứng mạnh nơi Giovanni, nhất là sự kháng cự can đảm của Đức Tổng Giám Mục Thomas Becket người kế vị Đức Cha Teobaldo. Do đó Đức Tổng Giám Mục Thomas Becket bị đi đầy, và Giovanni theo người sang Pháp nhưng tiếp tục hoạt động cho việc hòa giải. Sau khi trở lại Anh quốc, năm 1170 Đức Tổng Giám Mục Becket bị tấn công và bị ám sát trong nhà thờ chính tòa Canterbury. Người đã được dân chúng tốn kính như là vị tử đạo. Giovanni tiếp tục giúp việc cho người kế vị thánh Thomas Becket cho tới khi được chỉ định làm GM thành Chartres năm 1176 và qua đời tại đây năm 1180.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới hai tác phẩm quan trọng nhất của Đức Cha Giovanni thành Salisbury có tựa đề tiếng hy lạp là ”Metaloghicon - Bênh vực luận lý”, và ”Polycráticus - Con người của chính quyền”. Trong tác phẩm thứ nhất Giovanni bác bỏ lập trường của những người có ý niệm giản lược coi văn hóa như là sự hùng biện trống rỗng lắm lời vô ích. Giovanni ca ngơi văn hóa, triết lý đích thực, nghĩa là sự gặp gỡ giữa tư tưởng mạnh mẽ và việc truyền thông, lời nói hữu hiệu. Người viết: ”Hùng biện mà không được lý trí soi sáng thì không chỉ táo bạo mà còn mù quáng nữa, cũng thế sự khôn ngoan mà không dùng lời nói chẳng những yếu kém mà trong một cách thế nào đó còn què cụt nữa: Thật vậy cả khi một sự khôn ngoan không lời nói có ích lợi cho việc đối chiếu lương tâm, nó hiếm và ít ích lợi cho xã hội” (Metaloghicon 1,1 PL, 199,327). Giáo huấn của Giovanni cũng rất thời sự đối với ngày nay. Điều mà Giovanni định nghĩa là hùng biện, tức là khả thể truyền thông ngày nay gia tăng rất nhiều với các dụng cụ ngày càng tân tiến phổ biến hơn. Nhưng sự cần thiết truyền thông các sứ điệp chứa đựng sự khôn ngoan, nghĩa là được gợi hứng bởi chân, thiện, mỹ vẫn luôn khẩn thiết. Đây là một trách nhiệm lớn, đặc biệt mời gọi các người hoạt động trong lãnh vực đa đạng và phức tạp của văn hóa và truyền thông đại chúng. Chính trong lãnh vực này có thể loan báo Tin Mừng với sức mạnh truyền giáo.
Trong tác phẩm Metaloghicon Giovanni đương đầu với các vấn đế của luận lý đặt ra các câu hỏi như lý trí con người có thể biết đươc những gì? Cho tới mức độ nào nó có thể đáp lại khát vọng kiếm tím chân lý nơi mỗi người? Giovanni theo một lập trường hòa hoãn dựa trên vài giáo huấn của Aristotele và Cicerone. Theo Giovanni bình thường lý trí con người đạt tới các sự hiểu biết có lẽ đúng, có thể lựa chọn, chứ không phải chắc chắn đến độ không thể thảo luận được. Sự hiểu biết của con người bất toàn, vì con người có tận, bất toàn và hạn hẹp. Nhưng nó có thể lớn lên và tự hoàn hảo nhờ kinh nghiệm và việc soạn ra các lý luận đúng đắn trung thực giúp thiệt lập các tương quan giữa các ý niệm và thực tại, nhờ việc thảo luận đối chiếu với sự hiểu biết ngày càng thêm phong phú từ thế hệ này sang thế hệ kia. Chỉ trong Thiên Chúa mới có một khoa học toàn hảo, được thông truyền cho con người, ít nhất là một phần, qua sự Mạc khải được tiếp nhận bởi đức tin, mà khoa học đức tin là thần học, trình bầy các tiềm năng của lý trí và với sự khiêm tốn giúp tiến vào việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ như sau: tín hữu và thần học gia đào sâu kho tàng đức tin cũng rộng mở cho sự hiểu biết thực tiễn hướng dẫn các hành động thường ngày, nghĩa là các luật lệ luân lý và viêc thực hành các nhân đức. Giovanni nói vì lòng từ bi Thiên Chúa ban cho chúng ta luật của Người cho biết ý muốn của Thiên Chúa để mỗi người biết phải làm gì. Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Theo Giovanni thành Salisbury cũng có một chân lý khách quan và bất biến, có nguồn gốc nơi Thiên chúa, và các luật lệ nhân loại, càc quyền bính chính trị và tôn giáo phải lấy hứng, để thăng tiến thiện ích chung. Luật lệ tự nhiên này được định tính bởi điều mà Giovanni gọi là sự bình đẳng, nghĩa là cho mỗi người các quyền của họ. Từ đó bắt nguồn các luật lệ hợp pháo nơi tất cả mọi dân tộc, và không thể hủy bỏ được trong bất cứ trường hợp nào. Đó là luận thuyết chính của tác phẩm Polycráticus, là khảo luận triết học và thần học chính trị, trong đó Giovanni thành Salisbury suy tư về các điều kiện khiến cho hành động của các người cầm quyền được công bằng và được phép.
Tương quan giữa luật tự nhiên và trật tự pháp lý tích cực qua sự bình đẳng ngày nay vẫn có tầm quan trong lớn. Thật vậy trong thời đại chúng ta, tại một vài nước, chúng ta đang chứng kiến sự tách rời gây lo âu giữa lý trí, có nhiệm vụ khám phá ra các giá trị luân lý cho phẩm gia con người, và sự tự do có trách nhiệm tiếp nhận và thăng tiến các giá trị đó. Giovanni thành Salisbury nhắc cho chúng ta biết rằng chỉ phù hợp với sự binh đẳng các luật lệ bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người và khước từ sự hợp pháp của việc phá thai, của trợ tự và các thí nghiệm truyền sinh học, chỉ phù hợp với sự bình đẳng các luật lệ tôn trọng phẩm giá của hôn nhận giữa một người nam và một người nữ, các luật lệ lấy hứng từ một tính cách đời đúng đắn của nhà nước luôn bao gồm việc bảo vệ tự do tôn giáo, theo đuổi sự phụ đới và liên đới trên bình diện quốc gia và quốc tế. Nếu làm khác đi là sẽ rơi vào chỗ mà Giovani định nghĩa là ”độc tài nguyên tắc” hay chúng ta gọi là ”sự độc tài của chủ trương duy tương đối”, không thừa nhận bất cứ gì như là vĩnh viễn và chỉ coi cái tôi và các ước muốn của nó là mực thước cuối cùng.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã lập lại điều ngài viết trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” khẳng định rằng chân lý và tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng là Chân Lý và Tình Yêu chứ không do con người sản xuất ra. Nguyên tắc này quan trọng đối với xã hội và sự phát triển. Ơn gọi phát triển con người và các dân tộc không dựa trên một quyết định đơn sơ của con người mà được ghi trong chương trình có trước và là một bổn phận đối với tất cả mọi người, phải được tiếp nhận một cách tự do (s. 52).
Trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc việc chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh giúp mọi người tiếp nhận Chúa Chúa Kitô đến sống tràn đầy trong họ.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nói trong mùa Vọng này qua miệng ngôn sứ Isaia Chúa nói với chúng ta rằng: ” Hãy hướng về Ta và các ngươi sẽ được cứu tỗi” (Is 45,22). Ngài mời gọi người trẻ dành chỗ trong tim cho Chúa Chúa Giêsu đang đến, để làm chứng cho niềm vui và hòa bình của Chúa. Đức Thánh Cha khuyến khích các người đau yếu đón nhận Chúa vào trong cuộc sống để tìm thấy sự khích lệ và ủi an trong cuộc gặp gỡ với Chúa. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biến sứ điệp tình yệu của lễ Giáng Sinh làm luật sống của gia đình họ.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước gần 9.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 16-12-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của Giovanni thành Salisbury thuộc trường Chartres, là một trong các trường triết và thần học quan trọng nhất của thời Trung Cổ, trong đó các nhà triết học và thần học cho thấy đức tin, trong sự hòa hợp với các khát vọng chính đáng của lý trí, thúc đẩy tư tưởng hướng tới chân lý mạc khải, trong đó ta tìm thấy thiện ích đích thực của con người. Đức Thánh Cha giới thiệu tiểu sử của Giovanni như sau:
Giovanni sinh tại Salisbury bên Anh quốc giữa các năm 1100-1120. Khi đọc các tác phẩm nhất là các thư chúng ta biết được các sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời người. Trong 12 năm giữa năm 1136-1148 người theo học các trường chuyên môn có các bậc thầy nổi tiếng nhất thời đó dậy học, nhất là tại Paris và Chatres là hai nơi đã ghi dấu việc đào tạo khiến cho Giovanni hấp thụ được nền văn hóa rộng rãi, ưa thích các vấn đề chuyên biệt và nền văn chương. Theo thói quen thời ấy các sinh viên giỏi nhất thường được các chức sắc giáo hội và các vua chúa tuyển chọn làm cộng sự viên. Giovanni được thánh Bernard de Claiveaux là bạn, giới thiệu với Teobaldo là Tổng Giám Mục Canterbury và được tiếp nhận vào hàng giáo sĩ. Trong 11 năm Giovanni là thư ký và tuyên úy của vị Tổng Giám Mục già. Giovanni vừa hăng say tiếp tục nghiên cứu vừa hoạt động ngoai giao mạnh mẽ, và đã qua Italia 10 lần để củng cố các liên hệ giữa Anh quốc và Đức Giáo Hoàng. Giovanni trở thành bạn của Đức Giáo Hoàng Adriano IV. Trong các năm sau khi Đức Adriano IV qua đời bên Anh quốc xảy ra căng thẳng giữa Giáo Hội và triều đình. Vua Enrico II muốn khẳng định quyền bính của mình trong lòng Giáo Hội nên hạn chế sự tự do của Giáo Hội. Sự kiện này gây ra phản ứng mạnh nơi Giovanni, nhất là sự kháng cự can đảm của Đức Tổng Giám Mục Thomas Becket người kế vị Đức Cha Teobaldo. Do đó Đức Tổng Giám Mục Thomas Becket bị đi đầy, và Giovanni theo người sang Pháp nhưng tiếp tục hoạt động cho việc hòa giải. Sau khi trở lại Anh quốc, năm 1170 Đức Tổng Giám Mục Becket bị tấn công và bị ám sát trong nhà thờ chính tòa Canterbury. Người đã được dân chúng tốn kính như là vị tử đạo. Giovanni tiếp tục giúp việc cho người kế vị thánh Thomas Becket cho tới khi được chỉ định làm GM thành Chartres năm 1176 và qua đời tại đây năm 1180.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới hai tác phẩm quan trọng nhất của Đức Cha Giovanni thành Salisbury có tựa đề tiếng hy lạp là ”Metaloghicon - Bênh vực luận lý”, và ”Polycráticus - Con người của chính quyền”. Trong tác phẩm thứ nhất Giovanni bác bỏ lập trường của những người có ý niệm giản lược coi văn hóa như là sự hùng biện trống rỗng lắm lời vô ích. Giovanni ca ngơi văn hóa, triết lý đích thực, nghĩa là sự gặp gỡ giữa tư tưởng mạnh mẽ và việc truyền thông, lời nói hữu hiệu. Người viết: ”Hùng biện mà không được lý trí soi sáng thì không chỉ táo bạo mà còn mù quáng nữa, cũng thế sự khôn ngoan mà không dùng lời nói chẳng những yếu kém mà trong một cách thế nào đó còn què cụt nữa: Thật vậy cả khi một sự khôn ngoan không lời nói có ích lợi cho việc đối chiếu lương tâm, nó hiếm và ít ích lợi cho xã hội” (Metaloghicon 1,1 PL, 199,327). Giáo huấn của Giovanni cũng rất thời sự đối với ngày nay. Điều mà Giovanni định nghĩa là hùng biện, tức là khả thể truyền thông ngày nay gia tăng rất nhiều với các dụng cụ ngày càng tân tiến phổ biến hơn. Nhưng sự cần thiết truyền thông các sứ điệp chứa đựng sự khôn ngoan, nghĩa là được gợi hứng bởi chân, thiện, mỹ vẫn luôn khẩn thiết. Đây là một trách nhiệm lớn, đặc biệt mời gọi các người hoạt động trong lãnh vực đa đạng và phức tạp của văn hóa và truyền thông đại chúng. Chính trong lãnh vực này có thể loan báo Tin Mừng với sức mạnh truyền giáo.
Trong tác phẩm Metaloghicon Giovanni đương đầu với các vấn đế của luận lý đặt ra các câu hỏi như lý trí con người có thể biết đươc những gì? Cho tới mức độ nào nó có thể đáp lại khát vọng kiếm tím chân lý nơi mỗi người? Giovanni theo một lập trường hòa hoãn dựa trên vài giáo huấn của Aristotele và Cicerone. Theo Giovanni bình thường lý trí con người đạt tới các sự hiểu biết có lẽ đúng, có thể lựa chọn, chứ không phải chắc chắn đến độ không thể thảo luận được. Sự hiểu biết của con người bất toàn, vì con người có tận, bất toàn và hạn hẹp. Nhưng nó có thể lớn lên và tự hoàn hảo nhờ kinh nghiệm và việc soạn ra các lý luận đúng đắn trung thực giúp thiệt lập các tương quan giữa các ý niệm và thực tại, nhờ việc thảo luận đối chiếu với sự hiểu biết ngày càng thêm phong phú từ thế hệ này sang thế hệ kia. Chỉ trong Thiên Chúa mới có một khoa học toàn hảo, được thông truyền cho con người, ít nhất là một phần, qua sự Mạc khải được tiếp nhận bởi đức tin, mà khoa học đức tin là thần học, trình bầy các tiềm năng của lý trí và với sự khiêm tốn giúp tiến vào việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ như sau: tín hữu và thần học gia đào sâu kho tàng đức tin cũng rộng mở cho sự hiểu biết thực tiễn hướng dẫn các hành động thường ngày, nghĩa là các luật lệ luân lý và viêc thực hành các nhân đức. Giovanni nói vì lòng từ bi Thiên Chúa ban cho chúng ta luật của Người cho biết ý muốn của Thiên Chúa để mỗi người biết phải làm gì. Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Theo Giovanni thành Salisbury cũng có một chân lý khách quan và bất biến, có nguồn gốc nơi Thiên chúa, và các luật lệ nhân loại, càc quyền bính chính trị và tôn giáo phải lấy hứng, để thăng tiến thiện ích chung. Luật lệ tự nhiên này được định tính bởi điều mà Giovanni gọi là sự bình đẳng, nghĩa là cho mỗi người các quyền của họ. Từ đó bắt nguồn các luật lệ hợp pháo nơi tất cả mọi dân tộc, và không thể hủy bỏ được trong bất cứ trường hợp nào. Đó là luận thuyết chính của tác phẩm Polycráticus, là khảo luận triết học và thần học chính trị, trong đó Giovanni thành Salisbury suy tư về các điều kiện khiến cho hành động của các người cầm quyền được công bằng và được phép.
Tương quan giữa luật tự nhiên và trật tự pháp lý tích cực qua sự bình đẳng ngày nay vẫn có tầm quan trong lớn. Thật vậy trong thời đại chúng ta, tại một vài nước, chúng ta đang chứng kiến sự tách rời gây lo âu giữa lý trí, có nhiệm vụ khám phá ra các giá trị luân lý cho phẩm gia con người, và sự tự do có trách nhiệm tiếp nhận và thăng tiến các giá trị đó. Giovanni thành Salisbury nhắc cho chúng ta biết rằng chỉ phù hợp với sự binh đẳng các luật lệ bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người và khước từ sự hợp pháp của việc phá thai, của trợ tự và các thí nghiệm truyền sinh học, chỉ phù hợp với sự bình đẳng các luật lệ tôn trọng phẩm giá của hôn nhận giữa một người nam và một người nữ, các luật lệ lấy hứng từ một tính cách đời đúng đắn của nhà nước luôn bao gồm việc bảo vệ tự do tôn giáo, theo đuổi sự phụ đới và liên đới trên bình diện quốc gia và quốc tế. Nếu làm khác đi là sẽ rơi vào chỗ mà Giovani định nghĩa là ”độc tài nguyên tắc” hay chúng ta gọi là ”sự độc tài của chủ trương duy tương đối”, không thừa nhận bất cứ gì như là vĩnh viễn và chỉ coi cái tôi và các ước muốn của nó là mực thước cuối cùng.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã lập lại điều ngài viết trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” khẳng định rằng chân lý và tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng là Chân Lý và Tình Yêu chứ không do con người sản xuất ra. Nguyên tắc này quan trọng đối với xã hội và sự phát triển. Ơn gọi phát triển con người và các dân tộc không dựa trên một quyết định đơn sơ của con người mà được ghi trong chương trình có trước và là một bổn phận đối với tất cả mọi người, phải được tiếp nhận một cách tự do (s. 52).
Trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc việc chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh giúp mọi người tiếp nhận Chúa Chúa Kitô đến sống tràn đầy trong họ.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nói trong mùa Vọng này qua miệng ngôn sứ Isaia Chúa nói với chúng ta rằng: ” Hãy hướng về Ta và các ngươi sẽ được cứu tỗi” (Is 45,22). Ngài mời gọi người trẻ dành chỗ trong tim cho Chúa Chúa Giêsu đang đến, để làm chứng cho niềm vui và hòa bình của Chúa. Đức Thánh Cha khuyến khích các người đau yếu đón nhận Chúa vào trong cuộc sống để tìm thấy sự khích lệ và ủi an trong cuộc gặp gỡ với Chúa. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biến sứ điệp tình yệu của lễ Giáng Sinh làm luật sống của gia đình họ.
Top Stories
Fr. Ly case: Interview with Luke Donnellan Victorian MP - Australia
Chau Xuan Hung
02:28 17/12/2009
During its visit to Melbourne of from 12-17 December, VietCatholic met with several Victorian State Members to inform and discuss with them on latest persecutions against the Church in Vietnam. Below is an interview with Luke Donnellan MP State Member, Parliamentary Secretary to the Premier by Chau Xuan Hung.
Good afternoon Luke. You have known Father Ly in Vietnam. He’s prisoner of conscience for quite a long time now. I believe that in March 2006, you payed a visit to Father Ly. How was he, physically and mentally?
Father Ly’s health at the time was very good. He’s very strong, very powerful, very determined to continue on his fight for democratic principle to religious freedom in Vietnam. I was very impressed with just the aurora of incredible strength around Father Ly. The fact that I suspect when I was visiting him in the archdiocese in way that he was being followed the whole time. But, he didn’t seem to have concerns about that. But generally he and Father Peter were both very determined that they would keep going with their work and they would not stop. So, I found him in very good spirits.
Could you please tell us, how his case came to your attention. Before you actually visited him in Vietnam?
Through the local community, to local websites here, the Catholic website, both the local community which is very strong here as you’d imagine in terms of their respect for Father Ly and so forth. Father Ly’s continued campaigning for democracy was very inspiring, very much a part of in a sense he’s leading his own form of liberation theology found in Vietnam. He’s going a marvellous job.
Now to the bad news, recently, last month, in November, he suffered a stroke, quite a bad one that caused paralysis on one side of his body. Since then he has been receiving medical treatment in the prison hospital, which is administered by the Lead of Public Security in Hanoi. Now the choice in Vietnam, and his family requested for the government to release him, so that his family can take care of him at home. However, on December 11th, just a few days ago, the authorities in Vietnam returned him to prison. So what is your view?
Well unfortunately, communism is not a particularly dignified form of government and it doesn’t treat anybody with dignity, full stop. Which is pretty much what you’d expect from communist officials in Vietnam to continue to treat Father Ly because he is a threat to the ongoing dictatorship in their own country? So I guess, I don’t really expect the communist regime there to have any sympathy for Father Ly’s plight. I don’t expect them to release him at all. I expect them to keep him locked up. Like the last show trial, where they were severely embarrassed because there were cameras there, which caught them, covering up Father Ly’s face. Father Ly is far too much of a threat to the Vietnamese government there for him to be released. He has too much of a strong following in the Vietnamese Catholic Community along with many of the Buddhist leaders standing way be too much of a threat to the government, unfortunately. I think the fact that the strength of Father Ly and his determination has effectively ensured that he would never have been released if he wasn’t such a strong fighter for democracy, I’m sure he would be released by now.
In June this year, 37 U.S. senators sent a letter to the president of Vietnam urging the release of Father Ly. In December, just a few days ago the President of Vietnam met with the Pope in Rome. The Holy See had promised with archdiocese of Hue to take this important opportunity to raise Father Ly’s case and call the government to release Father Ly. We are convinced that the Holy See did that. However, nothing happened. We haven’t heard anything. In your opinion, what else, in this case could we do to help Father Ly?
I would think that the Holy See could probably be a little more open in desire to see Father Ly released. It would be no reason why I couldn’t see Vatican Radio and Vatican Media actually putting out a very strong release on that saying Father Ly has been a long-time fighter for basic religious principles and at the end of the day, allow him to live in some sort of dignity at the end of his life, potentially, because he has had a stroke it could be soon. You would think that the church would push for that so that Father Ly could live in some dignity. I would also think that members of local churches could go a long way to raising it within their local church and a petition. Campaign locally. I think realistically, the communist government, in Vietnam, needs to understand how strongly we feel about this, here in Australia, because it directly impacts upon tourism and ways on a beautiful place to visit and if you know that they do there, it’s not a nice place to visit. I would think that a localized campaign would send a very strong message, and not just from the Vietnamese community, but I think that our local Catholic churches could call on that. If they knew about the story of Father Ly, they could understand he’s fought for his religious freedoms like a very few people have ever seen.
What about in our own country, can some acts be committed by our MP, or senator (with regards to the U.S)?
I don’t see why not. I would think that it would be wrong to let Father Ly live out the rest of his days without dignity.
Do you have anything else you want to say to our people?
I just hope for Father Ly that he can live in some dignified way at the moment, because he’s obviously spent 17-18 years of his life in jail. What a terribly hard way to live. He’s been a great proponent for democracy and religious rights. He’s done such a marvellous job for the community. I just hope that he’s healthy and that he’s getting proper care in the hospital. And I would urge the Vietnamese government to treat this person with great dignity because he’s an incredible, strong powerful and impressive human being.
On behalf of Father Ly and also the church in Vietnam, we would like to thank you for your effort and we hope that we will be receiving your support.
Good afternoon Luke. You have known Father Ly in Vietnam. He’s prisoner of conscience for quite a long time now. I believe that in March 2006, you payed a visit to Father Ly. How was he, physically and mentally?
Father Ly’s health at the time was very good. He’s very strong, very powerful, very determined to continue on his fight for democratic principle to religious freedom in Vietnam. I was very impressed with just the aurora of incredible strength around Father Ly. The fact that I suspect when I was visiting him in the archdiocese in way that he was being followed the whole time. But, he didn’t seem to have concerns about that. But generally he and Father Peter were both very determined that they would keep going with their work and they would not stop. So, I found him in very good spirits.
Could you please tell us, how his case came to your attention. Before you actually visited him in Vietnam?
Through the local community, to local websites here, the Catholic website, both the local community which is very strong here as you’d imagine in terms of their respect for Father Ly and so forth. Father Ly’s continued campaigning for democracy was very inspiring, very much a part of in a sense he’s leading his own form of liberation theology found in Vietnam. He’s going a marvellous job.
Now to the bad news, recently, last month, in November, he suffered a stroke, quite a bad one that caused paralysis on one side of his body. Since then he has been receiving medical treatment in the prison hospital, which is administered by the Lead of Public Security in Hanoi. Now the choice in Vietnam, and his family requested for the government to release him, so that his family can take care of him at home. However, on December 11th, just a few days ago, the authorities in Vietnam returned him to prison. So what is your view?
Well unfortunately, communism is not a particularly dignified form of government and it doesn’t treat anybody with dignity, full stop. Which is pretty much what you’d expect from communist officials in Vietnam to continue to treat Father Ly because he is a threat to the ongoing dictatorship in their own country? So I guess, I don’t really expect the communist regime there to have any sympathy for Father Ly’s plight. I don’t expect them to release him at all. I expect them to keep him locked up. Like the last show trial, where they were severely embarrassed because there were cameras there, which caught them, covering up Father Ly’s face. Father Ly is far too much of a threat to the Vietnamese government there for him to be released. He has too much of a strong following in the Vietnamese Catholic Community along with many of the Buddhist leaders standing way be too much of a threat to the government, unfortunately. I think the fact that the strength of Father Ly and his determination has effectively ensured that he would never have been released if he wasn’t such a strong fighter for democracy, I’m sure he would be released by now.
In June this year, 37 U.S. senators sent a letter to the president of Vietnam urging the release of Father Ly. In December, just a few days ago the President of Vietnam met with the Pope in Rome. The Holy See had promised with archdiocese of Hue to take this important opportunity to raise Father Ly’s case and call the government to release Father Ly. We are convinced that the Holy See did that. However, nothing happened. We haven’t heard anything. In your opinion, what else, in this case could we do to help Father Ly?
I would think that the Holy See could probably be a little more open in desire to see Father Ly released. It would be no reason why I couldn’t see Vatican Radio and Vatican Media actually putting out a very strong release on that saying Father Ly has been a long-time fighter for basic religious principles and at the end of the day, allow him to live in some sort of dignity at the end of his life, potentially, because he has had a stroke it could be soon. You would think that the church would push for that so that Father Ly could live in some dignity. I would also think that members of local churches could go a long way to raising it within their local church and a petition. Campaign locally. I think realistically, the communist government, in Vietnam, needs to understand how strongly we feel about this, here in Australia, because it directly impacts upon tourism and ways on a beautiful place to visit and if you know that they do there, it’s not a nice place to visit. I would think that a localized campaign would send a very strong message, and not just from the Vietnamese community, but I think that our local Catholic churches could call on that. If they knew about the story of Father Ly, they could understand he’s fought for his religious freedoms like a very few people have ever seen.
What about in our own country, can some acts be committed by our MP, or senator (with regards to the U.S)?
I don’t see why not. I would think that it would be wrong to let Father Ly live out the rest of his days without dignity.
Do you have anything else you want to say to our people?
I just hope for Father Ly that he can live in some dignified way at the moment, because he’s obviously spent 17-18 years of his life in jail. What a terribly hard way to live. He’s been a great proponent for democracy and religious rights. He’s done such a marvellous job for the community. I just hope that he’s healthy and that he’s getting proper care in the hospital. And I would urge the Vietnamese government to treat this person with great dignity because he’s an incredible, strong powerful and impressive human being.
On behalf of Father Ly and also the church in Vietnam, we would like to thank you for your effort and we hope that we will be receiving your support.
Fr. Ly case: Interview with Murray Thompson Victorian MP - Australia
Chau Xuan Hung
04:57 17/12/2009
During its visit to Melbourne of from 12-17 December, VietCatholic met with several Victorian State Members to inform and discuss with them on latest persecutions against the Church in Vietnam. Below is an interview with Murray Thompson, Victorian MP, by Chau Xuan Hung.
Thanks for your time, Murray in this afternoon. Could you please to tell us, how Fr. Ly’s case was known to you?
Within the Victorian parliament members had gathered together with the encouragement of some important members of the Vietnamese community to campaign for the release of political prisoners. There was a serious letter writing campaign to important senior members and the president of Vietnam campaigning for the release of political prisoners. There was a successful outcome in 2005 with the release of Professor Huy. Father Ly had also been subject to arrest for his political views. Along with many people in Australia, we believe in the fundamental human rights and freedoms, to speak, to worship and to express ones opinion and its important those matters be pursued.
Now to the bad news, recently, last month, in November, he suffered a stroke, quite a bad one that caused paralysis on one side of his body. Since then he has been receiving medical treatment in the prison hospital, which is administered by the Lead of Public Security in Hanoi. Now the choice in Vietnam, and his family requested for the government to release him, so that his family can take care of him at home. However, on December 11th, just a few days ago, the authorities in Vietnam returned him to prison. So what is your view?
Well the international community has taken a very strong interest in the circumstances of Father Ly, and I think it is most unfortunate that a person in his middle sixties who has suffered a stroke is only in there because of his views.
In June this year, 37 U.S. senators sent a letter to the president of Vietnam urging the release of Father Ly. In December, just a few days ago the President of Vietnam met with the Pope in Rome. The Holy See had promised with archdiocese of Hue to take this important opportunity to raise Father Ly’s case and call the government to release Father Ly. We are convinced that the Holy See did that. However, nothing happened. We haven’t heard anything. In your opinion, what else, in this case could we do to help Father Ly?
I think it’s important to engage the international political community in the case and rights of Father Ly. And I believe that it is important that United Nations and democracies around the world campaign strongly for the release of Father Ly.
Earlier to mentioned the freedom of speech and religion. Father Ly is a perfect example of how these rights have been violated. In Australia we are free to do anything we want to do. In your point of view, what can we do further to add pressure on the Vietnamese government to apply, follow the freedom of speech and worship?
Essentially I call upon my parliamentary colleagues in Victoria to write their own letter to the government in Vietnam and also actively lobby through the Australian foreign affairs minister and other senior government officials to work towards the Father Ly who is suffering poor health and whose only offence is to express his own lawful, democratic opinion regarding matters relating to freedom of speech and religion and there I find it being unconscionable that he remains detained in a Vietnamese jail.
Thanks for your time, Murray in this afternoon. Could you please to tell us, how Fr. Ly’s case was known to you?
Within the Victorian parliament members had gathered together with the encouragement of some important members of the Vietnamese community to campaign for the release of political prisoners. There was a serious letter writing campaign to important senior members and the president of Vietnam campaigning for the release of political prisoners. There was a successful outcome in 2005 with the release of Professor Huy. Father Ly had also been subject to arrest for his political views. Along with many people in Australia, we believe in the fundamental human rights and freedoms, to speak, to worship and to express ones opinion and its important those matters be pursued.
Now to the bad news, recently, last month, in November, he suffered a stroke, quite a bad one that caused paralysis on one side of his body. Since then he has been receiving medical treatment in the prison hospital, which is administered by the Lead of Public Security in Hanoi. Now the choice in Vietnam, and his family requested for the government to release him, so that his family can take care of him at home. However, on December 11th, just a few days ago, the authorities in Vietnam returned him to prison. So what is your view?
Well the international community has taken a very strong interest in the circumstances of Father Ly, and I think it is most unfortunate that a person in his middle sixties who has suffered a stroke is only in there because of his views.
In June this year, 37 U.S. senators sent a letter to the president of Vietnam urging the release of Father Ly. In December, just a few days ago the President of Vietnam met with the Pope in Rome. The Holy See had promised with archdiocese of Hue to take this important opportunity to raise Father Ly’s case and call the government to release Father Ly. We are convinced that the Holy See did that. However, nothing happened. We haven’t heard anything. In your opinion, what else, in this case could we do to help Father Ly?
I think it’s important to engage the international political community in the case and rights of Father Ly. And I believe that it is important that United Nations and democracies around the world campaign strongly for the release of Father Ly.
Earlier to mentioned the freedom of speech and religion. Father Ly is a perfect example of how these rights have been violated. In Australia we are free to do anything we want to do. In your point of view, what can we do further to add pressure on the Vietnamese government to apply, follow the freedom of speech and worship?
Essentially I call upon my parliamentary colleagues in Victoria to write their own letter to the government in Vietnam and also actively lobby through the Australian foreign affairs minister and other senior government officials to work towards the Father Ly who is suffering poor health and whose only offence is to express his own lawful, democratic opinion regarding matters relating to freedom of speech and religion and there I find it being unconscionable that he remains detained in a Vietnamese jail.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mời theo dõi cuộc thi thơ ''Xướng - Họa'' Tôn Vinh Mẹ Maria (5)
Lm. Trăng Thập Tự
06:37 17/12/2009
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 5
Thưa quý độc giả và các bạn tham dự cuộc thi,
Xin chân thành cám ơn các websites Công Giáo đã tích cực hỗ trợ giúp phổ biến cuộc chơi.
Tới trưa 16-12-2009, chúng tôi đã nhận được 109 bài. Tất cả những bài 8 câu 7 chữ và có đủ 5 vần của bài xướng đều sẽ được giới thiệu lên mạng.
Một hai vị góp ý rằng có những bài không đúng luật bằng trắc, không theo phép đối, và đề nghị nên sàng lọc kỹ trước khi đưa lên mạng. Có thể nhiều vị khác cũng nghĩ như thế. Tuy nhiên, xin vui lòng kiên nhẫn với sân chơi này.
Cuộc chơi có 2 mục tiêu:
- Trước hết là cổ võ các bạn trẻ tham gia chương trình đoan hứa khiết tịnh
- Tiếp đến là giúp người cầm bút làm quen với thơ Đường luật và tự thăng tiến ngòi bút.
Về mục tiêu thứ hai, kết quả thật lý thú: Nhiều tác giả đã gởi những bài mới và bài sau tiến xa hơn bài trước nhiều.
Theo hướng này, cuộc chơi sẽ mở cửa cho các tác giả được quyền sửa những bài dự thi đã gởi. Khi gởi bài sửa, xin ghi rõ số thứ tự của bài muốn sửa (số thứ tự ghi trong các bản “mời theo dõi cuộc chơi” chứ không phải số thứ tự riêng của mỗi tác giả). Các bài sửa này sẽ không được giới thiệu lại trong các thông báo mời theo dõi, nhưng sẽ được đưa vào hồ sơ các bài dự thi trình ban giám khảo. Các tác giả được quyền sửa bài cho tới 24 giờ ngày 25-3-2010.
Sau tết dương lịch chúng tôi sẽ gởi đến quý tác giả dự thi bản hướng dẫn để tự nâng cao kỹ năng Đường luật.
Thêm một lưu ý: Xin quý vị và các bạn gởi bài vui lòng ghi tên tác giả cuối mỗi bài, vì số emails quá nhiều, khi phát hiện bị sót tên tác giả, chúng tôi rất khó tìm lại.
Tiếp đây xin giới thiệu các bài dự thi từ số 41-60
Bài 41: GỞI NGƯỜI THIẾU NỮ
Giữa chốn thế trần đổi trắng đen,
Xin em khiết tịnh tựa hoa sen.
Thanh cao giữ ngọc: thanh cao quý!
Trong trắng gìn vàng: trong trắng khen!
Giống Mẹ đồng trinh vâng Chúa trọng,
Như Bà trong sạch nhận tôi hèn.
Kìa xem sen nở nơi đầm nước,
Nào có vương bùn đục lấn chen.
Bùi Nghiệp
Bài 42: MẸ MĂNG ĐEN
Đường xa chiêm ngắm Mẹ Măng-Đen:
Áo trắng trinh tuyền phủ gót sen.
Khuôn mặt dị hình đâu mất trọng?
Đôi tay khuyết cụt vẫn khong khen!
Tâm thư gởi đến người thương tật,
Thông điệp trao cho kẻ đớn hèn.
Mẹ của những ai thân cùng khốn,
Nhọc nhằn lê lết chốn bon chen.
Bùi Nghiệp
Bài 43: XUÂN CỨU ĐỘ
Hài Nhi cười sáng cả đêm đen
Tục lụy trần gian thoảng hương sen,
Niềm vui ùa vỡ, niềm vui hát
Thần sứ nghiêng chầu, thần sứ khen:
Vinh danh Chúa trên trời cao thẳm,
Bình an người dưới thế đơn hèn.
Bình minh Cứu độ tinh khôi quá!
Mùa xuân trẩy hội náo nức chen.
Thiên Tâm
Bài 44: SEN GIỮA LẦY
Dẫu con đang sống giữa bùn đen
Vẫn cố vươn lên tựa đóa sen
E ấp phận hèn e ấp giữ
Đậm đà hương thắm đậm đà khen
Trinh trắng ngàn vàng không nao núng
Phù vân triệu bạc chẳng đớn hèn
Có tình yêu Chúa luôn nâng đỡ
Noi gương của Mẹ quyết đua chen
Gioan Dịch Quang
Bài 45: NGỢI KHEN ĐỨC MẸ ĐỒNG-TRINH VÔ-NHIỄM NGUYÊN-TỘI
Chúng con tội lỗi tựa bùn đen
Ca ngợi Mẹ Hiền ví đóa Sen
Trong trắng tuyết trinh trong trắng tuyệt
Tội-truyền Vô-nhiễm ngợi, khong-khen
Mẹ sinh ra Chúa Ngôi-Hai, xuống
Cứu-chuộc nhân-sinh kẻ thấp hèn
Ơn Mẹ bao la: Hằng-Cứu-Giúp
Vui mừng đón rước, quyết đua chen.
Mai-xuân-Trình
Bài 46: VẦN THƠ DÂNG MẸ.
Mẹ là Sao Biển sáng đêm đen.
Hồn đơn trinh khiết ngát hương sen.
Vũ trụ tưng bừng câu chúc tụng.
Trần gian rộn rã tiếng ca khen.
Chúa đà ưu ái xem cao trọng.
Mẹ vẫn trung trinh sống mọn hèn.
Đây hồn con nhỏ dâng Thánh Mẫu.
Giữ con trong trắng chốn bon chen.
Lê Châu Tuấn.
Bài 47: ĐƯỜNG ĐỜI CÓ MẸ
Xin nguyện cầu giữa thế gian đen
lòng thành dâng Mẹ đóa hoa sen
sợ bùn,con giữ mình thức tỉnh
qùy gối,con tận lực ngợi khen
cũng bởi vì đời bao cạm bẫy
cho nên hối lỗi kẽo thấp hèn
những vần thơ này dâng lên Mẹ
xin sống tốt lành tránh bon chen.
Đinh Huyền Dương.
Bài 48: XIN SỐNG MỌN HÈN
Giữa cuộc đời đầy bóng tối đen
Con ước mình trong sáng như sen.
Chấp chi đời gièm pha tiếng xấu
Sống âm thầm chẳng sá lời khen.
Bỏ cuộc đời phù hoa huyên náo
Theo gương Mẹ khiêm tốn đơn hèn.
Tận hiến đời con sống trọn vẹn,
Tránh khỏi mình vấp ngã bon chen.
PHAMS
Bài 49: THẮP SÁNG NIỀM TIN
Tin yêu thắp sáng giữa đêm đen
Nguyện ước trinh thơm hồn thủy sen
Bác ái vào đời không quản ngại
Hy sinh nhập thế chẳng cần khen
Lau khô nước mắt người sầu khổ
An ủi cảm thương kẻ khốn hèn
Theo bước GIÊSU trên Thập giá
Đau thương đồng loại gánh vai chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 50: VỀ MẸ TÀ-PAO
Tà Pao một sớm mây giăng đen
Xe vượt dường xa lúa phủ sen
Lưng núi Mẹ chờ thăm thẳm đợi
Nửa đời con ngóng líu lo khen
Một vầng nhật nguyệt hương thanh ngát
Tám nẻo trần ai phận thấp hèn
Lạy Mẹ đoái thương dân nước Việt
Trầm luân khổ ải, chốn bon chen
Hải Quỳ
Bài 51: HƯƠNG SẮC GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Lặn lội trong đời giữa trắng - đen
Vô cùng khâm phục những bông sen
Thanh bạch giữa bùn thanh bạch sống
Dịu dàng mặt nước dịu dàng khen
Sống dưới trời gìn lòng trinh sạch
Khen trên Trời dội phúc chẳng hèn
Ngẫm nghĩ đời người đà mấy chốc
Nhân tình thế sự tránh bon chen.
Trăng Ngà
Bài 52: BÚP HOA SEN
Nhớ trời vươn thẳng vượt bùn đen
Ngây ngất đào tơ nhú ngó sen
Thân rễ bám sâu chìm nước đục
Nhụy hương phong kín ngậm lời khen
Nợ trần du khách chờ duyên kiếp
Rẽ lá thuyền ai đón phận hèn
Hương sắc gương đời trên mặt nước
Khiêm cung nhẫn nại chớ bon chen.
VÂN UYÊN
Bài 53: HOA TRINH
Chào em cô gái của Ê-đen
E ấp hồn thơ tựa đóa sen,
Thanh khiết trái tim thanh khiết gọi
Dễ thương nhân cách dễ thương khen.
Đoan trang đức hạnh luôn trân quý
Nghèo khó gian nan chẳng thấp hèn.
Phong nhụy hoa trinh em giữ nhé
Dẫu đời nhiều cạm bẫy bon chen.
Thiên Tâm
Bài 54: GIỮA VŨNG LẦY
Giữa vũng lầy kia trong đêm đen
Tôi tìm được em như đóa sen
Tay chuỗi kính mừng câu cám tạ
Miệng lời vinh chúc khúc khong khen:
“Xin Mẹ khiết trinh che chước đọa
Giữ con trong trắng thoát mưu hèn”
Dẫu biết yêu là cho tất cả
Nhưng đợi đúng giờ lá hoa chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 55: HÔN NHÂN KITÔ GIÁO
Cuộc đời giăng mắc những bóng đen
Con ước trong trắng như đóa sen
Thủy chung son sắt trong hôn ước
Người nhìn tấm tắc tỏ ý khen
“Sự gì Thiên Chúa đã liên kết”
Kiên vững từ khước điều thấp hèn
Tình yêu đôi lứa hương tỏa ngát
An bình - hạnh phúc nở đua chen.
Bạch Vân
Bài 56: NÉT ĐẸP MẸ MARIA
Vầng trăng soi tỏ giữa đêm đen
Trinh nguyên trong trắng tựa đóa sen
Tỏa ngát hương thơm khoe sắc thắm
Đóa sen chính Mẹ đáng chúc khen
Xin Mẹ dạy con sống trinh khiết
Quí trọng sự sống tránh đớn hèn
Tổ ấm gia đình Chúa ngự trị
Tình yêu hôn ước nở đan chen.
Bạch Vân
Bài 57: MỘT THỦA Ê-ĐEN
Nhớ thủa nguyên tuyền đẹp Ê-đen
Hồn nhiên trong trắng một búp sen
Lặng lẽ ca mừng lặng lẻ hát
Âm thầm chúc tụng âm thầm khen
Trời tấu trường ca cung tuyệt mỹ
Đất hòa đoản khúc điệu đơn hèn
Trời đất nên duyên tình bát ngát
Phúc ân vạn kiếp nở đua chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 58: CHÚA THÍCH DẠO CHƠI
Chúa thích dạo chơi ở Ê-đen
Thưởng ngoạn tuyệt luân một đóa sen
Tinh khiết bên đời tinh khiết hát
Dịu dàng cõi thế dịu dàng khen
Quí chuộng tình yêu nên phúc lạ
Buông tuồng sắc dục hóa hư hèn
Chúa xuống dạo chơi Ê-đen mới
Nơi lòng thanh sạch lá hoa chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 59
Ê-đen, đẹp lắm, hỡi Ê-den.
Huệ trắng, Ơn vàng, lẫn với sen.
Âm gió, vi vu, âm gió mát.
Tiếng ca, hoà điệu, tiếng ca khen.
Tội nguyên, thiệt mất, phận êm ái.
Phúc thánh, cứu nguy, kiếp phận hèn.
Vũng xình thấp thoáng sen nhỏ nhắn.
Ơn Chúa trinh nguyên, vô nhiễm chen.
Trinh nguyên
Bài 60
Thanh bình, thơ mộng, vườn Ê-đen.
Sắc huệ, sắc hồng, lẫn sắc sen.
Đất mẹ, bỗng dưng, gai nhọn hoắt.
Tổ tông, ngơ ngác, vương lời khen.
Tai ương, tuôn chảy, dâng tràn ngập
Phúc Thánh, trào dâng, đỡ phận hèn.
Quyền phép nhân lành, của Đấng Thánh.
Hoa sen ngài chọn, để phúc chen.
Trinh nguyên
Thưa quý độc giả và các bạn tham dự cuộc thi,
Xin chân thành cám ơn các websites Công Giáo đã tích cực hỗ trợ giúp phổ biến cuộc chơi.
Tới trưa 16-12-2009, chúng tôi đã nhận được 109 bài. Tất cả những bài 8 câu 7 chữ và có đủ 5 vần của bài xướng đều sẽ được giới thiệu lên mạng.
Một hai vị góp ý rằng có những bài không đúng luật bằng trắc, không theo phép đối, và đề nghị nên sàng lọc kỹ trước khi đưa lên mạng. Có thể nhiều vị khác cũng nghĩ như thế. Tuy nhiên, xin vui lòng kiên nhẫn với sân chơi này.
Cuộc chơi có 2 mục tiêu:
- Trước hết là cổ võ các bạn trẻ tham gia chương trình đoan hứa khiết tịnh
- Tiếp đến là giúp người cầm bút làm quen với thơ Đường luật và tự thăng tiến ngòi bút.
Về mục tiêu thứ hai, kết quả thật lý thú: Nhiều tác giả đã gởi những bài mới và bài sau tiến xa hơn bài trước nhiều.
Theo hướng này, cuộc chơi sẽ mở cửa cho các tác giả được quyền sửa những bài dự thi đã gởi. Khi gởi bài sửa, xin ghi rõ số thứ tự của bài muốn sửa (số thứ tự ghi trong các bản “mời theo dõi cuộc chơi” chứ không phải số thứ tự riêng của mỗi tác giả). Các bài sửa này sẽ không được giới thiệu lại trong các thông báo mời theo dõi, nhưng sẽ được đưa vào hồ sơ các bài dự thi trình ban giám khảo. Các tác giả được quyền sửa bài cho tới 24 giờ ngày 25-3-2010.
Sau tết dương lịch chúng tôi sẽ gởi đến quý tác giả dự thi bản hướng dẫn để tự nâng cao kỹ năng Đường luật.
Thêm một lưu ý: Xin quý vị và các bạn gởi bài vui lòng ghi tên tác giả cuối mỗi bài, vì số emails quá nhiều, khi phát hiện bị sót tên tác giả, chúng tôi rất khó tìm lại.
Tiếp đây xin giới thiệu các bài dự thi từ số 41-60
Bài 41: GỞI NGƯỜI THIẾU NỮ
Giữa chốn thế trần đổi trắng đen,
Xin em khiết tịnh tựa hoa sen.
Thanh cao giữ ngọc: thanh cao quý!
Trong trắng gìn vàng: trong trắng khen!
Giống Mẹ đồng trinh vâng Chúa trọng,
Như Bà trong sạch nhận tôi hèn.
Kìa xem sen nở nơi đầm nước,
Nào có vương bùn đục lấn chen.
Bùi Nghiệp
Bài 42: MẸ MĂNG ĐEN
Đường xa chiêm ngắm Mẹ Măng-Đen:
Áo trắng trinh tuyền phủ gót sen.
Khuôn mặt dị hình đâu mất trọng?
Đôi tay khuyết cụt vẫn khong khen!
Tâm thư gởi đến người thương tật,
Thông điệp trao cho kẻ đớn hèn.
Mẹ của những ai thân cùng khốn,
Nhọc nhằn lê lết chốn bon chen.
Bùi Nghiệp
Bài 43: XUÂN CỨU ĐỘ
Hài Nhi cười sáng cả đêm đen
Tục lụy trần gian thoảng hương sen,
Niềm vui ùa vỡ, niềm vui hát
Thần sứ nghiêng chầu, thần sứ khen:
Vinh danh Chúa trên trời cao thẳm,
Bình an người dưới thế đơn hèn.
Bình minh Cứu độ tinh khôi quá!
Mùa xuân trẩy hội náo nức chen.
Thiên Tâm
Bài 44: SEN GIỮA LẦY
Dẫu con đang sống giữa bùn đen
Vẫn cố vươn lên tựa đóa sen
E ấp phận hèn e ấp giữ
Đậm đà hương thắm đậm đà khen
Trinh trắng ngàn vàng không nao núng
Phù vân triệu bạc chẳng đớn hèn
Có tình yêu Chúa luôn nâng đỡ
Noi gương của Mẹ quyết đua chen
Gioan Dịch Quang
Bài 45: NGỢI KHEN ĐỨC MẸ ĐỒNG-TRINH VÔ-NHIỄM NGUYÊN-TỘI
Chúng con tội lỗi tựa bùn đen
Ca ngợi Mẹ Hiền ví đóa Sen
Trong trắng tuyết trinh trong trắng tuyệt
Tội-truyền Vô-nhiễm ngợi, khong-khen
Mẹ sinh ra Chúa Ngôi-Hai, xuống
Cứu-chuộc nhân-sinh kẻ thấp hèn
Ơn Mẹ bao la: Hằng-Cứu-Giúp
Vui mừng đón rước, quyết đua chen.
Mai-xuân-Trình
Bài 46: VẦN THƠ DÂNG MẸ.
Mẹ là Sao Biển sáng đêm đen.
Hồn đơn trinh khiết ngát hương sen.
Vũ trụ tưng bừng câu chúc tụng.
Trần gian rộn rã tiếng ca khen.
Chúa đà ưu ái xem cao trọng.
Mẹ vẫn trung trinh sống mọn hèn.
Đây hồn con nhỏ dâng Thánh Mẫu.
Giữ con trong trắng chốn bon chen.
Lê Châu Tuấn.
Bài 47: ĐƯỜNG ĐỜI CÓ MẸ
Xin nguyện cầu giữa thế gian đen
lòng thành dâng Mẹ đóa hoa sen
sợ bùn,con giữ mình thức tỉnh
qùy gối,con tận lực ngợi khen
cũng bởi vì đời bao cạm bẫy
cho nên hối lỗi kẽo thấp hèn
những vần thơ này dâng lên Mẹ
xin sống tốt lành tránh bon chen.
Đinh Huyền Dương.
Bài 48: XIN SỐNG MỌN HÈN
Giữa cuộc đời đầy bóng tối đen
Con ước mình trong sáng như sen.
Chấp chi đời gièm pha tiếng xấu
Sống âm thầm chẳng sá lời khen.
Bỏ cuộc đời phù hoa huyên náo
Theo gương Mẹ khiêm tốn đơn hèn.
Tận hiến đời con sống trọn vẹn,
Tránh khỏi mình vấp ngã bon chen.
PHAMS
Bài 49: THẮP SÁNG NIỀM TIN
Tin yêu thắp sáng giữa đêm đen
Nguyện ước trinh thơm hồn thủy sen
Bác ái vào đời không quản ngại
Hy sinh nhập thế chẳng cần khen
Lau khô nước mắt người sầu khổ
An ủi cảm thương kẻ khốn hèn
Theo bước GIÊSU trên Thập giá
Đau thương đồng loại gánh vai chen
LÃNG DU TIÊN SINH
Bài 50: VỀ MẸ TÀ-PAO
Tà Pao một sớm mây giăng đen
Xe vượt dường xa lúa phủ sen
Lưng núi Mẹ chờ thăm thẳm đợi
Nửa đời con ngóng líu lo khen
Một vầng nhật nguyệt hương thanh ngát
Tám nẻo trần ai phận thấp hèn
Lạy Mẹ đoái thương dân nước Việt
Trầm luân khổ ải, chốn bon chen
Hải Quỳ
Bài 51: HƯƠNG SẮC GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Lặn lội trong đời giữa trắng - đen
Vô cùng khâm phục những bông sen
Thanh bạch giữa bùn thanh bạch sống
Dịu dàng mặt nước dịu dàng khen
Sống dưới trời gìn lòng trinh sạch
Khen trên Trời dội phúc chẳng hèn
Ngẫm nghĩ đời người đà mấy chốc
Nhân tình thế sự tránh bon chen.
Trăng Ngà
Bài 52: BÚP HOA SEN
Nhớ trời vươn thẳng vượt bùn đen
Ngây ngất đào tơ nhú ngó sen
Thân rễ bám sâu chìm nước đục
Nhụy hương phong kín ngậm lời khen
Nợ trần du khách chờ duyên kiếp
Rẽ lá thuyền ai đón phận hèn
Hương sắc gương đời trên mặt nước
Khiêm cung nhẫn nại chớ bon chen.
VÂN UYÊN
Bài 53: HOA TRINH
Chào em cô gái của Ê-đen
E ấp hồn thơ tựa đóa sen,
Thanh khiết trái tim thanh khiết gọi
Dễ thương nhân cách dễ thương khen.
Đoan trang đức hạnh luôn trân quý
Nghèo khó gian nan chẳng thấp hèn.
Phong nhụy hoa trinh em giữ nhé
Dẫu đời nhiều cạm bẫy bon chen.
Thiên Tâm
Bài 54: GIỮA VŨNG LẦY
Giữa vũng lầy kia trong đêm đen
Tôi tìm được em như đóa sen
Tay chuỗi kính mừng câu cám tạ
Miệng lời vinh chúc khúc khong khen:
“Xin Mẹ khiết trinh che chước đọa
Giữ con trong trắng thoát mưu hèn”
Dẫu biết yêu là cho tất cả
Nhưng đợi đúng giờ lá hoa chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 55: HÔN NHÂN KITÔ GIÁO
Cuộc đời giăng mắc những bóng đen
Con ước trong trắng như đóa sen
Thủy chung son sắt trong hôn ước
Người nhìn tấm tắc tỏ ý khen
“Sự gì Thiên Chúa đã liên kết”
Kiên vững từ khước điều thấp hèn
Tình yêu đôi lứa hương tỏa ngát
An bình - hạnh phúc nở đua chen.
Bạch Vân
Bài 56: NÉT ĐẸP MẸ MARIA
Vầng trăng soi tỏ giữa đêm đen
Trinh nguyên trong trắng tựa đóa sen
Tỏa ngát hương thơm khoe sắc thắm
Đóa sen chính Mẹ đáng chúc khen
Xin Mẹ dạy con sống trinh khiết
Quí trọng sự sống tránh đớn hèn
Tổ ấm gia đình Chúa ngự trị
Tình yêu hôn ước nở đan chen.
Bạch Vân
Bài 57: MỘT THỦA Ê-ĐEN
Nhớ thủa nguyên tuyền đẹp Ê-đen
Hồn nhiên trong trắng một búp sen
Lặng lẽ ca mừng lặng lẻ hát
Âm thầm chúc tụng âm thầm khen
Trời tấu trường ca cung tuyệt mỹ
Đất hòa đoản khúc điệu đơn hèn
Trời đất nên duyên tình bát ngát
Phúc ân vạn kiếp nở đua chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 58: CHÚA THÍCH DẠO CHƠI
Chúa thích dạo chơi ở Ê-đen
Thưởng ngoạn tuyệt luân một đóa sen
Tinh khiết bên đời tinh khiết hát
Dịu dàng cõi thế dịu dàng khen
Quí chuộng tình yêu nên phúc lạ
Buông tuồng sắc dục hóa hư hèn
Chúa xuống dạo chơi Ê-đen mới
Nơi lòng thanh sạch lá hoa chen
TUYẾT MAI TEXAS
Bài 59
Ê-đen, đẹp lắm, hỡi Ê-den.
Huệ trắng, Ơn vàng, lẫn với sen.
Âm gió, vi vu, âm gió mát.
Tiếng ca, hoà điệu, tiếng ca khen.
Tội nguyên, thiệt mất, phận êm ái.
Phúc thánh, cứu nguy, kiếp phận hèn.
Vũng xình thấp thoáng sen nhỏ nhắn.
Ơn Chúa trinh nguyên, vô nhiễm chen.
Trinh nguyên
Bài 60
Thanh bình, thơ mộng, vườn Ê-đen.
Sắc huệ, sắc hồng, lẫn sắc sen.
Đất mẹ, bỗng dưng, gai nhọn hoắt.
Tổ tông, ngơ ngác, vương lời khen.
Tai ương, tuôn chảy, dâng tràn ngập
Phúc Thánh, trào dâng, đỡ phận hèn.
Quyền phép nhân lành, của Đấng Thánh.
Hoa sen ngài chọn, để phúc chen.
Trinh nguyên
Thẩm Định Việc Truyền Giáo Thời Kỳ Bảo Trợ 1533-1659
Trần Văn Cảnh
17:25 17/12/2009
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
Bài 5: THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
Lời mở
Đáp lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta vừa cử hành lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, ngày 24/11/2009. Theo tinh thần của Nội Quy Năm Thánh, qua bài 4, chúng ta vừa nhìn lại quãng đường lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Chúng ta đã khởi đầu nhìn lại đoạn đường thứ nhất, đoạn đường dài 126 năm của thời kỳ Bảo Hộ (1533-1659).
Ba sự kiện khách quan nổi bật trong thời kỳ này, thế kỷ XVI và XVII, đã sừng sững hiện ra trước mắt mọi người: 1. Thế kỷ XVI, Công giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng. Bốn địa điểm đã được đón nhận Tin Mừng; 2. Thế kỷ XVII, Công giáo hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn đầu tiên; 3. Thế kỷ XVII, Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Hội Đồng Giám Mục lại nhắn nhủ thêm: « Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay » (Nội Quy).
Qua ba dữ kiện lịch sử vừa nhìn lại trên đây, phải thẩm định thế nào về đời sống Giáo Hội của Thời Kỳ Bảo Trợ ? Nhiều thẩm định có thể được đưa ra, nhưng thẩm định nào cũng phải nhìn nhận rằng « khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1) (Diễn Văn khai mạcNăm Thánh 2010, tại Sở Kiện, ngày 24/11/2009, của Đúc Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN).
Đặc biệt cho Thời Kỳ Bảo Trợ, thời kỳ mà lần đầu tiên Tin Mừng đã đến với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, vì, như một phép lạ, người Việt Nam đã đón nhận Tin Mừng một cách chân tình. Từ không có ai, đến có vài ba người, rồi dăm bảy người, rồi vài ba chục, dăm bảy chục. Như hạt giống nẩy mầm, cần thời gian để nẩy mầm, nhưng khi đã nẩy, thì mầm lớn mau. Từ năm 1533 đến năm 1615, Nhiều giáo sĩ, thuộc nhiều dòng khác nhau, triều, Đa Minh, Phan Xi Cô, đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Nhưng, giống như hạt giống vừa gieo xuống, chưa mọc thành cây. Từ năm 1615 đến năm 1659, trong khoảng thời gian 45 năm truyền giáo, các cha Dòng Tên đã thâu nhận một kết quả ngoài sức tưởng tượng: 100.000 người đã được đức tin. Vì đâu mà có két quả này ? Dĩ nhiên, trước nhất đó là nhờ Ơn Chúa. Nhưng một phần cũng nhờ sự làm việc cần cù, thông minh và phương pháp khôn khéo.
Đọc lại lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, nhất là những ký sự hành trình truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên trong thời Bảo trợ (1533-1659), hai phản ứng, cũng là hai tâm tình và nhận xét dầu tiên, tự nhiên xuất hiện trong tâm tư chúng ta. Đó là, về việc truyền giáo, các cha Dòng Tên đã là những giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm. Về sống đạo, các cộng đoàn công giáo tiên khởi lúc đó sống trong một Giáo Hội có hiệp nhất và yêu thương.
A. Giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm
Theo phương pháp quản trị chất lượng ISO 9000, tám nguyên tắc căn bản để thành công trong việc quản trị đã được xác định. Trong 8 nguyên tắc này, 4 nguyên tắc liên hệ đến 4 tác nhân. Đó là: về khách hàng, làm việc gì cũng phải hướng đến họ; về người cung ứng, phải nghĩ đến lợi nhuận của họ; còn người làm chủ thì phải có trách nhiệm; người cộng tác thì phải nhiệt tình. Làm chủ trách nhiệm, hiểu theo cả hai nghĩa đọc xuôi và đọc ngược: làm chủ có trách nhiệm, dám cam kết, dám dấn thân, dám làm, dám tiêu dùng tài lực; và vừa có nghĩa là trách nhiệm làm chủ, là người xướng xuất, chỉ đường, trông coi, kiểm soát, tổ chức, khuyến khích, sửa bảo, thăng thượng, cải tiến, làm gì cũng hướng đến « khách hàng ». Các giáo sĩ Dòng Tên đến truyền giáo ở Việt Nam trong thời Bảo Trợ, nói theo ISO 9000, quả thật đã là những giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm, luôn luôn nghĩ đến việc truyền giáo cho lương dân.
Các nguyên tắc quản trị chất lượng ISO 9000 hiện đang được áp dụng trên khắp hoàn cầu, trong đó có các cơ quan và xí nghiệp Việt Nam. Thực ra, những nguyên tắc này đã được Tôn Tử nghĩ đến ngay từ thế kỷ thứ -VI, trước giáng sinh. Trở lại vấn đề các giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm, nếu lấy khung phương pháp của Tôn Tử, ta sẽ ngỡ ngàng tự hỏi không biết các thừa sai truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam, nhất là các cha Dòng Tên, đã có đọc qua « Tôn Tử Binh Pháp » chưa, mà sao áp dụng hay vậy ? Cả 6 nguyên tắc quản trị căn bản của Tôn Tử, đều đã được các ngài áp dụng một cách tuyệt hảo.
A1. Lập chính đạo
Chính đạo là đường ngay ngõ chính, thuận với lẽ trời, đúng với sự thật, hợp với công lý, thuận với lòng người. Để biết việc truyền giáo do các giáo sĩ dòng Tên thực hiện có hợp với chính đạo hay không, ta phải biết các ngài rao truyền điều gì ? Trong sách giáo lý « Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chiụ phép rứa tội, ma /beào đạo thánh đức Chúa blời » in năm 1651, cha Đắc Lộ đã ghi rõ những điều ngài và các đồng bạn đã rao giảng trong một khóa trình 8 ngày, một kiệt tác, mà hẳn thật các nhà truyền giáo hiện đại cũng nên đọc lại.
Khởi đầu cắt nghĩa về Đạo Thánh Đức Chúa Trời, chẳng phải là đạo nước nọ nước kia, nhưng là đạo thánh và trước và trọng hơn mọi nước thiên hạ. Ngày thứ hai giảng về Đức Chúa Trời là ai, Đức Chúa trời ở đâu, bởi đâu mà có Đức Chúa trời. Ngày thứ ba giảng về việc Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất muôn loài trong 6 ngày. Ngày thứ tư giảng về lịch sử loài người, con cháu Adong, sinh ra nhiều đạo, với nhiều lầm lạc. Song le đạo chính, là đạo thờ phượng một Đức Chúa Trời, thì nhận một Chúa Cả làm nên mọi sự, thật là cội rễ đầu. Và xưng linh hồn ta là tính thiêng liêng hằng sống vậy, chẳng hay chết; Đó là điều chẳng những đã do Đức Chúa Trời truyền cho, mà lại vì có lẽ trong ta dạy vậy. Ngày thứ năm, giảng về Một Đức Chúa Trời Ba ngôi. Ngày thứ sáu giảng về thầy thuốc cả. Ngày thứ bảy giảng về con chiên lành và chó sói dữ. Ngày thứ tám giảng về mười bậc thang (điều răn) lên thiên đàng. (Giáo sĩ Đắc Lộ; Phép giảng tám ngày;
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=87)
Những điều mà các giáo sĩ truyền giáo giảng dậy chẳng những là những điều mà các ngài đã chân tình cảm nhận, mà còn được lương tri xác nhận và thuận với lòng người. Dấu chứng hợp với lòng người rõ nhất là việc lương dân xin trở lại đạo. Cha Đắc Lộ đã kể lại cuộc ngài gặp gỡ lần đầu tiên người Đàng Ngoài ở Thanh Hóa, ngày 19/03/1627, một cách đơn sơ nhưng qua đó, rõ rệt người ta thấy được chính đạo trong công việc của ngài: « Mãi tới sáng ngày lễ thánh Giuse hiển vinh, trời trở nên quang đãng, hình quái dị tan và sóng hạ, chúng tôi khám phá ra một cửa biển người Đàng Ngoài gọi là Cửa Bạng. Chúng tôi muốn gọi là cửa thánh Giuse, vì chúng tôi may mắn được vào bến đúng ngày lễ kính Người và chúng tôi hy vọng Thiên Chúa để Ngài làm vị quan thày bảo hộ và làm cha nuôi giáo đoàn Đàng Ngoài mới khai sinh này. Viên hoa tiêu liền xuống một chiếc xuồng để thăm dò bến, khi thấy là tốt và có thể cập bến được thì chúng tôi dễ dàng đi xuống và cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn chúng tôi may mắn tới nơi.
Chúng tôi vừa cập bến thì một số đông dân xứ này thấy chúng tôi đến gần liền lấy thuyền của làng lân cận đến mừng chúng tôi, chất vấn chúng tôi xem chúng tôi là những người nào, từ đâu mà tới và đem những hàng hóa mới lạ vào. Tôi làm thông ngôn cho tất cả đoàn thể, tôi đáp đây là một chiếc tàu người Bồ, những người khắp vùng Đông phương đều khá biết về giá trị võ khí và hàng hóa tinh xảo từ lâu vẫn đem tới xứ này và nhân dịp này họ tới bán cho người Đàng Ngoài một hạt trai quý mà không đắt để cho người nghèo khó nhất cũng có thể mua được miễn là có ý ngay lành. Thấy dân chúng tỏ ra muốn xem, thì tôi cho họ hiểu là hạt trai này không thể coi bằng con mắt thân thể nhưng bằng con mắt tinh thần biết phân biệt thật giả. Nói tóm lại, người ta đến giảng dạy đạo thật có giá hơn hết các hàng hóa của người Ấn Độ và một mình nó có thể mở đường tới cõi phúc đích thực và trường cửu.
Khi nghe nói về điều mà họ thường gọi là đạo theo ngôn ngữ các nho sĩ và Đàng theo ngôn ngữ bình dân có nghĩa là đường lối thì họ tò mò muốn tôi cho biết đạo thật và đàng thật mà chúng tôi định rao giảng. Sau đó tôi lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật, tôi quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa Trời đất, vì không tìm được trong ngôn ngữ họ một tên riêng để chỉ Thượng đế, vì họ thường gọi là Phật hay Bụt với nghĩa nơi họ là một thần. Nhưng biết việc tôn thờ vị này không được trọng dụng nơi những người quyền quí và các nho gia trong nước, nên tôi tưởng không nên dùng danh hiệu ấy để xưng Thiên Chúa, nhưng tôi dùng danh hiệu mà thánh Phaolô tông đồ đã xưng khi giảng cho người thành Atênê đã dựng bàn thờ kính Thiên Chúa vô danh, Thiên Chúa mà theo như ngài, đã nói với họ: các người thờ mà chẳng biết, đó là Đức Chúa trời đất. Thế là dưới danh hiệu đầy uy nghi trong tâm trí lương dân, ngay ban đầu tôi rao giảng đạo thật trước hết và chính yếu nhất là thi hành nghĩa vụ chính đáng của ta đối với đức Chúa trời đất theo cách thức Người mạc khải cho ta. Giảng cho họ như thế, tôi tin là họ có đủ khả năng hiểu và hai người trong đám thính giả đã động lòng, sau mấy ngày được dạy dỗ đầy đủ hơn về những niềm tin của chúng ta và đã chịu phép rửa tội cùng cả gia đình. Người thứ nhất chúng tôi gọi là Giuse để dâng kính bạn thánh Đức Trinh Nữ mà ngày lễ Người là ngày chúng tôi cập bến, còn người thứ hai là Inhaxu vị tổ phụ dòng chúng tôi.
(Đắc Lộ: Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Q2, Ch.3
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=111&ict=434)
A2, A3. Lượng thiên thời, Định địa lợi,
Lượng thiên thời và định địa lợi là xem môi trường địa dư, lịch sử và xã hội, nhìn địa hình, thế đất, lòng người; quan sát văn hóa, đặc biệt là văn hóa làng xã và gia đình Việt Nam, ghi nhận những chi tiết của đời sống cụ thể hàng ngày. Một số tài liệu tiêu biểu nói lên ý chí muốn lượng định thiên thời địa lợi và sự hiểu biết của các giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên về địa lý, lịch sử và văn hóa, đời sống Việt Nam: Gaspar Luis, S.J.: Tường Trình về Đàng Trong, 1621; Giuliano Baldinotti, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, 1626. A. Francisco Cardim, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, 1595-1659. Gioan Maracci, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, Đàng Trong, Cao-Miên và Lào, 1649. Đắc Lộ: Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, 1650, Đắc Lộ: Hành trình và truyền giáo, 1951, Đắc Lộ: Phép giảng tám ngày, 1651…
(Nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=77&ict=619).
Sự hiểu biết về thiên thời địa lợi này đã được đem ra áp dụng ngay cả vào việc dậy giáo lý. Trong « Phép giảng tám ngày », cha Đắc Lộ đã nhắc đến quan niêm « sinh quí, tử qui », đến tam giáo ở Việt Nam.
Cho biết sự ấy tỏ tường, thì phải nhớ lời đất Annam này nói liên: “Sống thì gửi, chết thì về” (nói chữ: sinh là kí dã, tử là quy dã). Song le thì phải hay đời sau có hai quê: một là quê lành, hai là quê dữ; quê trên, quê dưới, thiên đàng, địa ngục. Vì chưng trên trời thì có thiên đàng: ai đến được trên ấy thì chịu 3 hằng hằng vui vẻ vậy. (Giáo sĩ Đắc Lộ, Phép giảng tám ngày, Ngày thứ nhất. Nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=87)
Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. Khi lộn lạo tiếng nói đoạn, mà Đại minh phải mất tiếng nói trong đạo thật, mà lại chẳng còn có kính truyền đạo thật, thì phải phân ra nhiều đạo vạy. Như thể kẻ lạc đàng thật, thì lạc đi nhiều đàng, mà những đàng vạy. Song le Đại minh vốn thì có phân ra ba đàng cả, những vạy chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy vậy. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.( Ibid. ngày thứ bốn)
Ngài cũng nhiều lần nhắc đến văn hóa gia đình việt nam: Bây giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào, cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên là Đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở.
Vì chúng ta có cha mẹ, thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ; song le linh hồn ta chẳng phải bởi cha mẹ mà ra đâu. Ta chịu ơn mẹ vì có chịu thai, mà ta ở trong lòng mẹ chín tháng mười ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta, đoạn ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng mình mà cho con ăn; cũn có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để dành cho con ăn. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt, mà chốn ráo để cho con nằm. Cha đẻ con thì lo việc nuôi nấng. Vì vậy có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ, mà làm nghề nọ nghề kia, chạy xuôi chạy ngược, kiếm của mà nuôi con. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng có ai chẳng thảo kính, chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng. (Ibid, ngày thứ nhất)
Ay vậy mà lời răn thứ bốn trong kinh Đức Chúa trời, gọi là răn thứ nhất trong Lời hứa, thì dạy ta thảo kính cha mẹ cho nên. Mà hễ là kẻ bề trên, cũng gọi là cha mẹ. Lại sự thảo kính thì hằng có bốn phần, là yêu mến, kính dái, chịu luỵ, giúp cho mọi sự. Yêu mến là chớt ghét, chớ muốn sự dữ cho người, lại ước mọi sự lành cho, mà cầu vậy cùng Đức Chúa trời. Kính dái là ở khiêm nhường cùng, mà chớ mất lòng người, dầu mình làm, dầu miệng nói. Chịu luỵ là vâng phép người mọi việc khíên ta phải lẽ, huống lọ khi khiến ta sự về ích cho ta lành đời đời. Mà giúp cho mọi sự người có dùng thể nào, thì phải giúp, nhất là khi đã già cả, hay là phải đau nặng. Ví bằng người còn thiếu sự về linh hồn cho lành, (như thể khi cha mẹ chưa biết Đức Chúa trời, hay là có lạc đàng về cho được lành đời đời), khi ấy càng phải giúp hết sức, càng việc về linh hồn cho lành thì trong hờn việc về xác. (Ibid, ngày thứ tám, sđt)
A4. Tạo nhân hòa,
Nội dung những điều các giáo sĩ truyền giáo rao giảng cho dân chúng Việt Nam là những điều hợp với lương tâm, hợp với lễ phải. Đó là điều chúng ta vừa xem ở số A1 trên đây, khi nói về chính đạo. Ở đây, khi nói về nhân hòa, ta có ý nói về hoàn cảnh chung quanh, về những người có trách nhiệm trong quốc gia và trong xã hội. Trong tất cả thời kỳ truyền giáo bảo trợ, chúng ta lưu ý rằng các giáo sĩ, lúc khởi đầu, các giáo sĩ luôn luôn được các vua chúa kính trọng và mến phục. Và trong các quan lại, nhân vật hoàng gia, nho sĩ, trí thức, thậm chí cả những bậc tu trì phật giáo, có nhiều người đã chấp nhận, thuân theo và gia nhập đạo Công Giáo. Ta có thể bảo rằng các giáo sĩ truyền giáo luôn quan tâm đến việc tạo nhân hòa. Sau đó, vì những lý do khác nhau, các vị có thể bị ghen tương, bị hiểu lầm, bị ganh tỵ. Nhiều vị, vì vậy đã bị cấm giảng đạo, bị trục xuất.
Ngay từ khi mới tới Cửa Bạng Thanh Hoá, Cha Đắc Lộ đã được dẫn đến gặp chúa Trịnh Tráng. Ngài viết: « Người ta dẫn chúng tôi tới phủ chúa, lúc đó chỉ nghĩ tới chiến tranh. Chúa cầm đầu một đạo quân lớn gồm có một trăm hai mươi ngàn người và bốn trăm thuyền chiến. Người Bồ đến lạy chúa và dâng phẩm vật. Tôi cũng đi với họ. Ngoài những phẩm vật khác, tôi dâng chúa một đồng hồ có bánh xe và một đồng hồ cát, nhưng chúa không ngó tới vì còn mải sửa soạn cộc hành quân chống chúa Đàng Trong. Chúa truyền cho chúng tôi đợi chúa trong tỉnh thành này, nơi chúa để lại hết các hành trang và cung phi. Chúa cũng cho một toán binh hộ vệ chúng tôi.
Trong hai tháng trời, chúng tôi được thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho hai trăm người. Thật là được mùa dư dật. Khi chúa bại trận nặng nề trở về thì chúng tôi ra mắt. Lúc này trí óc thảnh thơi, chúa tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Tôi dâng chúa một cuốn sách về toán học, bì nạm chữ vàng, in bằng chữ hán. Nhân dịp tôi cũng cắt nghĩa cho chúa biết sự xoay vần trời đất cùng các tinh tú, từ đó tôi đề cập tới Đức Chúa Trời. Chúa để ý nghe suốt hai tiếng đồng hồ, ấy là đã mệt nhọc vì đường trường. Chúa tỏ ra hài lòng được nghe nói về đạo thánh của ta, chúa cũng mời tôi năng lui tới phủ chúa. Bài giảng thứ nhất này không vô ích, có một quan sang trọng, sau khi nghe, đã thấy được ơn Thiên Chúa và đến xin chịu phép rửa tội.
Tôi được hân hạnh chúa vời tới thuyền chúa nhiều lần và còn mời tôi ngồi bàn tiệc với chúa, theo kiểu dân xứ này, mỗi người một bàn riêng. Chúa để tôi ngồi cạnh chúa và có nhã ý cho tôi dùng những món thịt ngon nhất tốt nhất mà chúa có. Tôi phải vận động để được ở lại trong đất nước này, khi tàu người Bồ lên buồm trẩy đi. Tôi liền kiếm khắp nơi một người bạn nói dùm cho tôi một tiếng. Nhưng ai cũng chối từ, chỉ có Thiên Chúa nói cho tôi và cho tôi thành công không ai dự phần vào.
Chúa với tôi vào thuyền để chỉ dẫn cho chúa biết đồng hồ dùng vào việc gì và đồng hồ cát sử dụng thế nào, hai phẩm vật tôi đã dâng. Sau khi bái chào chúa, tôi lên dây đồng hồ và cho đánh giờ, và đồng thời tôi lất đồng hồ cát, cho chúa biết, khi tất cả cát rơi xuống đáy thì đồng hồ lại đánh giờ. Chúa thấy rất lạ và hỏi xem tôi có nói thật hay không. Tôi liền ngồi xa chiếc đồng hồ, vì sợ chúa tưởng tôi xờ mó vào đồng hồ. Tôi cũng bắt đầu giảng về nguyệt thực nhật thực, trong khi chờ đợi. Chúa vẫn đăm đăm vào đồng hồ cát và khi cát đã rơi xuống đáy thì chúa cầm trong tay nói: hỏng rồi, đồng hồ của khanh không đánh. Chúa vừa nói thì đồng hồ liền đánh giờ như tôi đã báo trước. Chúa lấy làm thích thú và chúa bảo tôi nếu tôi muôn ở đây hai năm với chúa, chúa vui lòng tiếp tôi nhiều lần nữa.
(A de Rhodes, Hành trình và truyền giáo, chương 8, sđd
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=85&ib=136&ict=319)
A5, A6. Dụng tướng tài và đặt pháp minh
Trong công việc truyền giáo, các giáo sĩ truyền giáo thông minh, dấn thân và chuyên nghiệp là chính yếu. Nhưng các ngài đã ngay từ những lúc đầu nghĩ đến việc đào tạo các giáo dân ưu tú Việt Nam và tuyển chọn họ làm những phụ tá và cán bộ dắc lực. Cùng với các giáo sĩ truyền giáo, các giáo dân ưu tú này, gọi là các thầy giảng, đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc rao giảng tin mừng và trong những kết quả tốt đẹp đạt được. Các thấy giảng có sứ mệnh truyền giáo trong gia đình họ, trong làng xã họ, và xa hơn nữa trong những nơi mà các giáo sĩ gởi họ tới. Các thầy giảng cũng là một trong yếu tố tổ chức quan trong trong hệ thống Nhà Đức Chúa Trời của những địa điểm truyền giáo mà các giáo sĩ đã đặt ra để làm vững giáo xứ, tạo ra một linh tông, khích lệ việc đào tạo giáo sĩ bản địa. Về các thầy kẻ giảng này, cha Đắc Lộ tỏ ra rất ưu ái và thán phục. Ngài viết: « Giáo dân vẫn rất sốt sắng như mấy năm về trước. Vì thế tôi không nói gì riêng ở đây, nhưng tôi không thể không nói tới ơn Chúa ban cho tôi và đồng thời kích động mười người trai trẻ hợp tác với tôi trong việc giảng đức tin cho dân xứ này. Tất cả đều ở nhiều tỉnh khác nhau mà tới, nhưng họ chỉ có một tâm hồn thuộc về Chúa và hoàn toàn tận tuỵ ở Giáo hội. Trong số đó có ba người Chúa dành cho phúc tử đạo: Anrê từ tỉnh Phú Yên tới tìm tôi, Inhaxu con nhà sang trọng, vì là quan tòa, thông minh, rất thông thạo chữ Hán, nhất là rất nhân đức, một vị thánh đích thực, gốc ở tỉnh miền bắc, sau khi chịu phép rửa tội thì không muốn rời tôi, và thực ra tôi được gặp Inhaxu thì không lấy gì làm sung sướng hơn.
Người thứ ba là Vincentê, từ lâu nài xin tôi cho vào số những người khác. Thân phụ anh là một giáo dân đạo cũ ở tỉnh Quảng Ngãi, ông đã đem đến trình tôi, mặc dầu anh là cột trụ nâng đỡ gia đình và cây gậy của tuổi già.
Còn bảy người khác thì cũng tương tự như ba người trên. Tất cả chúng tôi cùng nhau đi khắp các tỉnh, các làng các xã ở Đàng Trong. Thiên Chúa phù hộ ban ơn giúp đỡ chúng tôi và số giáo dân trong một thời gian ngắn đã thêm được hơn một ngàn. (Ibid, ch 21)
Cũng trong tài liệu « Hành trình và truyền giáo », trong hai chương sau, chương 23, cha Đắc Lộ viết tiếp về các thấy giảng: « Sau khi ở gần hai năm và đi thăm hết cả tỉnh Đàng Trong, không ra mắt công khai, chỉ hoạt động ban đêm thì tôi được tin người Bồ, trong khi tôi đi vắng, đã tới cửa Đà Nẵng, để rồi từ đó trẩy về Macao. Trước khi họ khởi hành, tôi đã tới gặp họ và tất cả đều muốn cho tôi cùng về với họ. Họ sợ chúa cả giận. Theo họ thì chúa vui lòng để tôi ở lại ba tháng sau, như thế tôi giúp giáo dân hơn là cứ phải lẩn tránh.
Tôi đồng ý và trước khi ra đi, tôi nghĩ nên gắn bó mười thầy giảng bằng một lời tuyên thệ cũng như tôi đã làm ở Đàng Ngoài khi tôi rời bỏ họ. Chúng tôi chọn ngày lễ đấng thánh tổ phụ Inhaxu để cử hành nghi lễ. Cả mười đầy tớ Chúa công khai đến nhà thờ, có mặt toàn thể giáo dân. Họ cầm nến trắng trong tay, phục trước bàn thờ, rồi thề sẽ phụng sự Giáo hội, không lập gia đình và vâng lời các cha dòng đến giảng ở đất nước này hoặc những vị thay thế các ngài.
Họ đọc lời thề rất sốt sắng và cảm động tới rớt nước mắt, làm cho tất cả cử tọa đều phấn khởi. Còn tôi, đứng gần bàn thờ, tôi vui mừng quá đỗi, khi thấy những người lành thánh hy sinh tận hiến cho Chúa một cách rất thành thực, tâm trí tôi ngợi khen Chúa và mắt tôi tuôn trào dòng châu lệ. Sau đó tôi ra lệnh cho họ phải theo khi tôi vắng mặt. Tôi đặt Inhaxu là bề trên và ai cũng bằng lòng vì là người lớn tuổi hơn cả, có khả năng hơn cả và thực ra cũng rất nhân đức như các anh em đồng sự.
Tôi chia họ thành hai toán, toán thứ nhất đi thăm các tỉnh phía bắc cho tới Đàng Ngoài, Inhaxu là toán trưởng và đem theo Anrê, toán thứ hai thì đi các tỉnh phía nam cho tới biên giới Chàm.
Thế là tôi trở về Macao vào tháng 9 năm 1643 còn họ trung thành làm tròn nhiệm vụ tôi uỷ thác cho. Thoạt đầu tất cả mười người đều cùng nhau ở lại một tháng trong nhà chúng tôi ở Đà Nẵng mà vì lương dân đã phá bình địa nên phải dựng lại. Trong khi đó, có mấy người ngã bệnh, có Anrê trong số đó, người rất nhiệt tâm nhưng sức yếu. Inhaxu là bề trên nhưng lại làm đầy tờ hầu hạ tất cả, đêm ngày săn sóc, không quản khó nhọc và không ngại việc hèn việc mọn để chữa chạy cho các tôi tớ tốt lành của thầy độc nhất là Chúa Kitô.
Khi khỏi bệnh, họ chia tay đi các nơi như tôi đã chỉ định. Năm người trẩy về phía nam và làm việc rất đắc lực, trong ba tháng đã rửa tội được hai trăm chín mươi ba người lương dân. Họ thấy không nên hoãn việc này để chờ tôi về. Họ còn chuẩn bị nhiều người khác để cho chính tay tôi làm. Việc này có tiếng vang lớn trong tỉnh Phú Yên, làm cho lương dân áy náy đến thưa với quan trấn thủ mới về trị nhậm và rất ghét giáo dân.
Ông ta liền cho đi lùng bắt hết các thầy giảng mới để trừng phạt. Họ cũng không còn nể bà Mađalêna, có họ với chúa, vợ quan trấn thủ cũ, chúa đã chuyển đi nơi khác 66. Bọn lính xấc láo ập vào nhà, lục soát các phòng để tìm các thầy giảng, nhưng may mà các thầy không ở trong thành này. Các thầy chỉ buồn vì đã bỏ lỡ dịp chịu khổ vì đức tin, các thầy thích được chết vì đạo hơn là giảng. Bà Mađalêna không buồn phiền vì chịu xỉ nhục đó, nếu vào trường hợp khác thì bà rất bực bội.
Trong dịp này có hai bà tỏ lòng kiên trung đặc biệt, một là bà Angela, bà đã khổ sở vì thấy mẹ chồng tên là Monica đã cho hạ một nhà nguyện vì sợ quan tòa tới phá. Do đó bà đã chết vì đau đớn. Bà không muốn sống sau tội ác tày đình do một giáo dân phạm, mẹ chồng bà vậy.
Người thứ hai là một bà quả phụ, bà cũng có một nhà nguyện. Kẻ địch muốn phá để đẹp lòng quan trên. Nhưng bà can đảm chống cự, lúc cương lúc nhu vì nhiệt thành tôn vinh Chúa. Cuối cùng nhà nguyện được an toàn cho dù ma quỷ điên cuồng và lương dân ác ý.
Trong khi được nhiều thành quả ở phía nam thì Inhaxu với bốn đồng sự cũng không kém thành công ở phía bắc. Trong có ít ngày mà đã rửa tội được ba trăm ba. Họ không ăn không ngồi rồi. Trước hết họ đến tỉnh chúa ở là Thuận Hóa. Ở đây được mùa rất tốt đẹp, do sự chuẩn bị của ba giáo dân can tràng. Ba người này đã lìa khỏi nhà, bỏ nơi sinh quán để tránh đám lương dân tức giận và hành hung.
Trước đây gần hai năm, khi đi qua xã Kẽ Đại, trong ba ngày tôi đã rửa tội được ba trăm người do các thầy giảng dạy dỗ trước. Lương dân căm tức vì thần giả trá của họ bị bại trận lớn. Chúng nhất định báo thù giáo dân. Trước hết chúng hành hạ thầy Augustino là người đã giảng dạy. Chúng trói thầy và để ở giữa chợ suốt một ngày, để phơi nắng buổi trưa, nhưng đầy tớ trung thành của Chúa đã thấy ánh sáng và một sức nóng bên trong mạnh hơn sức nóng thiêu đốt bên ngoài.
Còn một người tên là Phaolô, một người được kính nể trong xã này, nhưng vì thấy đức tin bị xâm phạm nên không muốn ở lại. Ông bán hết tài sản và dẫn con tên là Philipphê, cả hai rất sùng đạo, đi kiếm ăn nơi khác, nơi người ta không làm hại sự đạo. Ông chọn kinh đô chúa ở để có thể lẩn tránh trong đám quần chúng và đồng thời, có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn. Ông mở trường dạy học, ông một bên và con ông một bên, vì cả hai đều rất thông chữ Hán. Chỉ trong ít lâu ông đạt được ý nguyện, sửa soạn cho mấy người theo đạo và giao cho các thầy giảng làm phép rửa.
Hài lòng về can đảm của hai đầy tớ Chúa, Phaolô và Philipphê, Thiên Chúa muốn thưởng công cho vật chất ở đời này. Một hôm đi qua phố, tình cờ chúa gặp Phaolô mà chúa đã biết và mến chuộng từ xưa. Chúa hỏi thăm rất ân cần và giao cho chức quan tòa lúc này chưa có ai đảm nhận. Phaolô bỡ ngỡ vì cơ hội may mắn. Ông nhận thấy mình vì Thiên Chúa mà bỏ hết của cải nơi sinh quán nên Thiên Chúa đền bù cho tất cả những gì đã mất. Ơn huệ vật chất lớn lao này làm cho ông càng can đảm để giúp việc thiêng liêng và vật chất cho hết các giáo dân. Ông càng sốt sắng hơn trước và có thể nói đây là một Phaolô đích thực trong thành phố lớn này.
Còn về phần Inhaxu với toán binh tinh nhuệ hằng kiện toàn công trình mà ba giáo dân kia đã đặc biệt khởi sự. Thầy rửa tội, giảng và lấy lời đạo đức củng cố tinh thần giáo dân. Sau đó tới quê quán nơi sinh trưởng tên là Hemcun. Thầy thành thực muốn chinh phục đồng liêu, nhưng đúng như chân lý Chúa đã nói, thầy không khuyên nhủ được ai trở lại đạo. Người đồng hạng xưa kia vẫn quý chuộng thầy thì nay lại cho thầy là kẻ cuồng tín. Công việc không tiến triển, ngoài hai người thầy thương mến nhất, là mẹ và bà nội nay đã bát tuần. Thầy rửa tội cho cả hai. Rồi khi thấy sắp đến thời lúc tôi hứa trở lại, thì thầy rút lui về nơi tôi căn dặn để đón tôi: đó là cửa biển Hội An. Ở đây, tất cả đã gặp nhau, đem theo bao nhiêu của đã cướp được từ tay ma quỷ. (Ibid. ch. 23)
B. Giáo hữu sống đạo trong hiệp nhất và yêu thương
Giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm đã đem lại kết quả gì cho giáo hội ? Vì có trách nhiệm, các giáo sĩ đã biết giảng giáo lý Đạo Đức Chúa Trời bằng tiếng việt và theo lẽ phải, hợp với lòng người. Các ngài đã biết đặt ra chính đạo. Đặt được chính đạo, trên một đường đi ngay thẳng, các giáo sĩ lại biết dựa vào những nền tảng văn hóa việt nam về gia đình, quốc gia, để chuyển trao Tin Mừng một cách dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Các ngài đã biết dựa vào thiên thời và tựa vào địa lợi. Thêm vào đó, các giáo sĩ còn biết chinh phục các quyền lực trong quốc gia xã hội, tránh chống đối và cấm cản, thù nghịch, dệt được những liên hệ thuận lợi. Các ngài đã biết tạo ra nhân hòa. Từ đó, có chính đạo, có môi trường thuận lợi, việc thành công chỉ còn tùy thuộc vào sức mạnh nội bộ, dựa trên nhân tài, cán bộ giỏi và tổ chức qui củ, thưởng phạt phân minh. Các giáo sĩ đã làm được điều dó. Các ngài đã biết dụng tướng tài, là thâu nhận các thầy giảng và tổ chức cộng đoàn theo khuôn mãu nhà Đức Chúa Trời và linh tộc.
Kết quả của việc truyền giáo trách nhiệm mà các giáo sĩ Dòng Tên đã mang lại cho Giáo Hội Việt Nam trong buổi thành lập này là: 1- số giáo hữu tăng rất nhiều; 2- các giáo hữu sống đạo trong hiệp nhất và yêu thương.
B1. Số giáo hữu tăng rất nhiều
Chỉ nhìn công việc truyền giáo ở Đàng Ngoài, ta dã thấy số lương dân Việt Nam đón nhận Tin Mừng một cách hồ hởi. Ngay ngày đầu tiên đến Cửa Bạng, Thanh Hóa, 19/03/1627, cha Đắc Lộ đã chinh phục được hai người rất thông minh và gia đình họ: « Thế là ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi rời Macao và sau tám ngày trên biển với một cơn bão lớn tưởng nguy tới tính mạng, chúng tôi may mắn cập bến cửa Bạng ở tỉnh Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3, lễ thánh Giuse, Đấng tôi nhận là quan thầy trong công trình lớn lao này. Chúng tôi liền đặt tên cho cửa biển này và từ đó gọi là cửa thánh Giuse.
Tàu chúng tôi chưa vào tới bờ thì đã thấy rất đông người tụ tập để xem hàng hóa trong tàu. Tôi liền bắt đầu giở hàng hóa của tôi ra và cho họ biết tôi có một thứ hàng quý hơn và rẻ hơn tất cả những hàng khác, tôi sẽ biếu không nếu ai muốn, đó là đạo thật, đường thật ban hạnh phúc. Tôi giảng giải một bài ngắn, bởi vì đạo trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là đàng, đường. Chúa cho trong mẻ thứ nhất này, ngay trước khi đặt chân lên đất, có hai người rất thông minh sa lưới và nhất quyết xin chịu phép rửa tội. Tôi đã rửa tội cho họ sau đó ít lâu cùng tất cả gia đình…..
Trong hai tháng trời, chúng tôi được thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho hai trăm người. (Ibid, ch. 8)
Mấy tháng sau, khi lên kinh đô Kẻ Chợ, kết quả cứ tiếp tục tăng trưởng: « Khi chúng tôi tới kinh đô Đàng Ngoài tên là Kẻ Chợ, một kinh thành rất lớn và rất đẹp, phố phường rộng rãi, dân cư đông đúc, lũy thành dài tới hơn sáu dặm, tức thì chúa dựng cho chúng tôi một nhà ở và một nhà thờ xinh đẹp. Thế là tiếng đồn đi khắp nước và người ta tuốn đến rất đông, đến nỗi tôi phải giảng mỗi ngày ít ra bốn lần và nhiều khi sáu lần.
Nhìn thấy kết quả, tôi khó lòng tin cho nổi. Một bà em gái của chúa và mười người họ hàng gần đã được rửa tội, có mấy tướng lãnh nổi tiếng cũng xin theo đạo và nhiều binh sĩ nữa. Năm thứ nhất, số người chịu phép rửa tội là một ngàn hai trăm người, năm sau, hai người và năm thứ ba ba ngàn năm trăm.
Không gì làm tôi bỡ ngỡ nữa, tôi thấy dễ dàng chinh phục các vị sư sãi (…) tôi đã rửa tội được hai trăm, những người này rất đắc lực giúp tôi chinh phục kẻ khác. Một trong số này đã dẫn đến tôi năm trăm người xưa kia dạy điều dối trá, nay họ giảng chân lý đức tin và từ đó chính họ là những thầy giảng nhiệt thành nhất của chúng tôi.
Họ rất hài lòng khi tôi trình bày đạo ta hợp với lẽ phải và nhất là họ phục mười điều răn Chúa, cho rằng không có gì hợp lý hơn và đáng được công bố bởi đấng thượng đế muôn dân muôn nước. Phương pháp tôi dùng là luận về linh hồn bất tử và sự sống đời sau, từ đó chứng minh về tính Thiên Chúa, về quan phòng của Người và dần dần mới đề cập tới mầu nhiệm khó hơn. Theo kinh nghiệm chúng tôi thấy, cách giảng dạy lương dân như thế rất có ích: tôi đã cắt nghĩa dài hơn trong cuốn Phép giảng tám ngày trong đó tôi cố trình bày hết các chân lý căn bản phải giảng dạy lương dân. (Ibid, ch. 9)
Và những năm tiếp theo, kết quả truyền giáo vẫn một mức tăng trưởng không ngừng. Cha Antonio Francisco Cardim đã ghi nhận như sau: Do những việc xảy ra và những phép lạ khác mà ruộng nho Thiên Chúa sinh sôi nảy nở đến nỗi trong nước này, năm 1631 đã rửa tội được 5.727 người, năm 1633 có 9.797, năm 1634 có 9.874, năm 1635 có 8.176, năm 1636 được 7.121, năm 1637 được 9.707, năm 1638 được 9.076, năm 1639 được 12.234, năm 1640 được 10.070 và năm 1641 tất cả những người đã chịu phép rửa thì lên tới con số 108.000. Thêm vào đó, trong những năm này đã được 235 nhà thờ trong nhiều nơi. Thật là những kết quả lớn lao, nếu xét ra chỉ có một số thợ rất ít được sai tới để gặt hái. (Antonio Francisco Cardim, Tường trình về Đàng Ngoài (a)
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=77&ict=624)
B2. Giáo hữu trong hiệp nhất và yêu thương sống đạo
Số giáo hữu tăng nhiều. Đó là một kết quả tốt, đáng mừng. Nhưng điều đáng mừng hơn là các giáo hữu tân tòng sống đức tin một cách rất sốt sắng đạo đức. Cha Đắc Lộ rất cảm kích về cuộc sống hiệp thông và yêu thương, bác ái này của giáo dân. Ngài coi đó như một phép lạ Chúa ban: Đời sống trong sạch và lòng sốt sắng của giáo dân tân tòng ở giáo đoàn này còn là chứng cứ rõ ràng có tay Chúa hơn là các phép lạ. Tôi nói thật, không gì làm cho tôi xúc động bằng thấy trong đất nước này có bao nhiêu giáo dân là bấy nhiêu thiên thần và ơn phép rửa đã tạo nên nơi mọi người một tinh thần đã phát sinh nơi các tông đồ và các vị tử đạo thời Giáo hội sơ khai.
Họ có một đức tin vững chắc đến nỗi không ai có thể nhổ ra khỏi lòng họ được. Có một bà còn trẻ tên là Darie đã thà chết chẳng thà theo ý một vị quan muốn làm mất danh giá bà. Bà sẵn sàng chết để khỏi bị ô uế mất ơn phép rửa.
Một giáo dân khác tên là Phanchicô làm việc khiêng cáng cho người em của chúa, theo phong tục những kẻ cả trong nước. Ông này đành chịu chết hơn là bỏ việc bác ái thường làm ngoài giờ hầu hạ chủ. Ông nhiệt tâm đi chôn xác những giáo dân nghèo và việc bác ái này đã đưa ông tới cái chết và cái chết là phần thưởng lớn nhất ông mong mỏi.
Vì quý trọng đức tin mà họ rất chuộng các nghi lễ rất nhỏ có hệ đến đức tin. Họ coi các cha giảng đức tin như các thiên thần và hân hạnh được vâng lời trong hết mọi việc rất nhỏ mọn. Không bao giờ tôi giơ thánh giá lên mà không thấy họ sụt sùi chảy nước mắt. Cứ mười lăm ngày, họ lại đến xưng tội hoặc xem lễ. Mặc dầu xa nhà thờ chừng từ năm sáu dặm đàng, họ không bao giờ quên những ngày lễ. Họ tới vào ngày áp lễ để rồi trở về ngày hôm sau, sau các nghi lễ, nghĩa là rất muộn. Họ ở nhà thờ từ sáng sớm cho tới chiều tà. Họ thường quỳ, rất mực khiêm tốn. Thấy họ tôi không cầm được nước mắt.
Mỗi người đeo hai ảnh thánh giá, một ở cổ và một ở cổ tay. Họ nói ảnh thứ nhất làm thuẫn, ảnh thứ hai làm gươm đao. Không bao giờ họ đi hoạt động mà không đem theo một bàn thờ nhỏ, gấp lại khi tới nhà trọ. Mỗi sáng họ không bao giờ quên nguyện ngắm một nửa giờ. Đa số suy niệm về mầu nhiệm đạo thánh và họ được hưởng những êm ái Chúa ban cho những linh hồn trong sạch.
Họ rất quý trọng nước phép, cứ năm sáu ngày họ lại đến lấy, họ đeo một lọ ở cẳng tay có dân buộc. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với năm vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
Tôi rất phấn khởi thấy họ thận trọng dọn mình xưng tội và rước lễ. Họ có lòng quý mến và trọng kính các bí tích một ngàn lần hơn tôi. Ngày hôm trước, bao giờ họ cũng giữ chay và đánh tội. Nếu tôi không ngăn cản thì họ sẽ rước lễ nhiều lần chứ không phải chỉ một tuần một lần. Họ xưng tội mà khóc lóc như thể họ phạm tội tày đình và thực ra tôi có thể nói, thường thường khi ngồi tòa, tôi khó thấy gì là tội để làm phép giải, không phải ở một số ít mà thường là cả một làng một xã. Tôi cũng nhận thấy không phải là họ không biết, nhưng vì họ kính sợ Chúa. (Hành tr ình và truy ền gi áo, ch. 10)
Qua cuộc sống đạo đức này, một bản sắc văn hóa công giáo việt nam đang được bắt đầu vẽ ra, trình bày chu kỳ năm sống đạo theo phụng vụ, khởi đầu từ Mùa Chay đón mừng Lễ Giáng Sinh. Cha Đắc Lộ đã mô tả bức tranh ấy như sau: « Chúng tôi đã mừng lễ Giáng sinh hết sức long trọng, nghĩa là chúng tôi bắt đầu rửa tội công khai mấy kẻ tân tòng, được tái sinh trong Chúa Kitô vào chính ngày Người giáng sinh. Hơn nữa, trong đêm Noen giáo dân tân tòng sốt sắng và hoan hỉ hát các bài ca sinh nhật và những bài ca tôn giáo khác. Mà vì ban đêm, không cho phép phái nữ vào nhà thờ theo thuần phong mỹ tục xứ này, nên mới tảng sáng, họ đã dậy sớm và đến nhà thờ rất đông. Chúng tôi trình bày ảnh Đức Giêsu hài đồng cho họ bái thờ và hôn kính, mọi người đều tỏ ra xúc động và cảm mến không sao tả được.
Tới ngày đầu năm, theo tục lệ lương dân, thường có những cúng bái mê tín dị đoan trong ba ngày Tết. Chúng tôi truyền cho giáo dân làm những việc đạo đức trong ba ngày này: để thay thế cái hộp treo ở đầu cây nêu cao dựng ngay ở cửa nhà, như chúng tôi đã nói ở quyển 1, thì chúng tôi khuyên họ đặt cây thánh giá: họ làm theo. Thế là trong khắp phố phường trong kinh thành người ta xem thấy biểu hiện đáng kính của việc cứu rỗi được dựng cao vót quá mái nhà làm cho ma quỉ sợ hãi và các thiên thần vui mừng. Chúa cũng nhận thấy khi vào ngày đầu năm ngài đi qua phố, trong đám rước long trọng đã kể ở trên; thấy thánh giá cắm cao chót vót thì ngài nói: đây là biểu hiện của giáo dân. Trong ba ngày đầu, chúng tôi đã cho huấn dụ và cho giữ như sau. Ngày mồng một Tết kính công việc tạo thành và gìn giữ (muôn loài), kính dâng Thiên Chúa Cha. Ngày mồng hai, nhận biết ơn cứu chuộc, cao cả khôn sánh, kính dâng Con Thiên Chúa và ngày mồng ba, khiêm tốn cảm tạ Chúa Thánh Linh vì ơn được gọi vào đạo Đức Kitô. Và không ai là không hăm hở làm các việc này, không ai là không vui mừng sung sướng.
Sau đó ít ngày là lễ đức Trinh Nữ Dâng mình vào Đền thánh. Chúng tôi long trọng làm phép nến. Mỗi giáo dân tân tòng đều cầm nến sáng bước vào nhà thờ. Họ làm rất vui vẻ và với những tâm tình sốt sắng. Rồi họ được đem nến về nhà dùng trong trường hợp có người chết để ghi nhớ lại. Họ rất sung sướng. Lương nhân thường sợ không muốn nhắc đến cái chết và không ai dám đọc tên đó ra trước một người quyền quí, vì thế để khỏi làm phật ý, họ phải nói trại đi hoặc nói quanh. Còn giáo dân, ngay cả những người cao sang, họ không còn ngại nghe nói tới cái tên thướng làm cho người khác không bằng lòng, họ còn lợi dụng để bọc cách dọn mình chết lành. Họ tin nến làm phép này giúp họ trong giai đoạn tối hậu và nguy hiểm của đời sống, để xua đuổi tướng lãnh tôi tăm và địch thù của ơn cứu rỗi.
Tới mùa chay thánh, trong giáo hội Kitô giáo người ta giữ chay rất sốt sắng, còn đối với người Đàng Ngoài thì không khó khăn gì. Chúng tôi biết lương dân giữ chay rất ngặt để tôn sùng tà thần, họ không những kiêng thịt và trứng, lại kiêng cả sữa là thứ không thông dùng ở xứ này, kiêng cả hết các thứ cá, và không phải trong một hay hai tháng mà suốt đời, đến nỗi họ điên dại mê tín tin rằng họ phạm một trọng tội nếu giết một con vật nào hay bất cứ một con chim nào, vì không phân biệt giữa tội giết một người với giết một con gà. Dẫu biết Giáo hội không bắt giữ chay nghiêm khắc như thế song tất cả những người Giáo hội không chuẩn cho, đều giữ rất sốt sắng trong suốt mùa chay. Vào đầu mùa Vọng thì tôi cho họ biết là cũng nhiều người nhiệt tình ăn chay trong mùa này cho tới lễ Sinh Nhật. Vì thế cũng không ít giáo dân nồng nàn giữ chay.
Theo tục lệ trong Giáo hội, vào cuối mùa chay, chúng tôi làm phép lá. Mà bởi vì trong khắp nước Annam không có cây ôliu, chỉ có rất nhiều cây dừa xanh tốt, nên chúng tôi sử dụng lá dừa trong nghi lễ. Không những có rất nhiều giáo dân mà cả lương dân cũng đến dự nghi lễ làm phép lá. Cả nhà thờ, cả ở ngoài cũng không đủ chứa, mặc dầu có sân rất rộng, thành thử có ít người phải ra ngoài. Giáo dâns ốt sắng giữ lá phép và đem về nhà dùng để xua đuổi tà ma và quỉ ám. Trong thời gian thánh này, mọi người đều xưng tội rất sốt sắng, nhưng tất cả không được rước lễ vì thiếu bánh thánh, tất cả bánh chúng tôi lưu trữ đều bị hỏa tai đem đi hết. Không sao nói hết tâm tình thương mến và khóc lóc khi họ đến thờ lạy ảnh thánh giá ngày thứ sáu tuần thánh, nghi lễ này làm cho họ rất động lòng sốt sắng và xót thương.
Chúng tôi không cử hành nghi thức kinh đêm trong tuần thành vì chúng tôi có ít người giáo dân tân tòng không giúp chúng tôi được việc gì vì không hiểu biết sách (latinh). Để cho họ khỏi bị thiệt thòi, thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm thương khó làm mười lăm đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong mười lăm sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong mười lăm ngọn nến sáng theo tục lệ trong Giáo hội Rôma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng mến thương những thống khổ và cái chết Chúa Cứu thế chịu, người lân cận cũng đến nghe. Vì thế phải khuyên họ kiềm chế để làm cho lương dân không còn cớ phán đoán sai lầm về lòng đạo đức của họ, chính lương dân làm gì có những tâm tình đó. (L ịch s ử V ư ơng qu ốc Đàng Ngoài, s Đd, ch. 22)
LỜI KẾT
Thời kỳ Bảo Hộ cách nay đã 350 năm. Nhưng khi xem lại lịch sử truyền giáo đã được thực hiện trong thời này, người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy ở đó những công trình vĩ đại đã được các nhà truyền giáo thực hiện.
Sự vĩ đại bên ngoài là số giáo hữu tăng thêm nhiều, thì ai cũng nhận thấy. Rất nhiều tài liệu đã đề cập đên.
Sụ vĩ đại về phương pháp làm việc và quản trị truyền giáo, thì khó thấy hơn, nhưng một số nhà nghiên cứu đã nhận ra. Trong « Lịch Sử truyền giáo ở Việt Nam », linh mục Nguyễn Hồng đã xác nhận rằng: « Nhìn lại hoạt động truyền giáo của các thừa sai dòng Tên trong 50 năm ở xứ Nam (1615-1665) và 37 năm ở xứ Bắc (1626-1663) chúng ta thấy gì? Chúng ta phải công nhận các ngài thực là những người có công đầu trong lịch sử khai nguyên công giáo Việt Nam, những người xây dựng nền móng một giáo hội, nếu so sánh với các giáo hội miền Đông Á lúc đó, như Xiêm, Lào, Cao Miên, Trung Hoa, không kể Nhật Bản đang bị bách hại và đang đi đến chỗ tắt thở, có thể gọi là một giáo hội thịnh vượng nhất miền Đông Á, theo lối gọi của cha Đắc Lộ ». Sau đó, phân tích về « Những lý do thành công », cha Nguyễn Hồng đã nêu ra ba lý do, trong đó, « Lý do chính đưa đến thành công, đó là tinh thần và phương pháp truyền giáo của các cha, mà trong đó, những cha như Đắc Lộ, Majorica, De Pina và Buzomi là những vị tiêu biểu ». (L.M Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Q. I, Sài Gòn, Nxb Hiện Tại, 1959, tr. 263-281).
Sụ vĩ đại trong cách sống đạo và truyền đạo của những giáo dân tiên khởi thời Bảo Hộ, đây quả thật là một « hồng ân » Chúa ban, mà ta phải cất cao lời cảm tạ. Các Giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chắc chắn đã nhận ra điều này, khi các ngài nhắn nhủ giáo dân « Nhìn lại hành trình lịch sử ấy, chúng ta khám phá ra mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18-19) khi gieo xuống lòng đất, nhưng nhờ đâm rễ sâu trong đức tin nên đã không ngừng lớn lên trong hi vọng và trở thành cây to, phủ bóng mát tình yêu cho hằng triệu con người, trở thành một trong những Giáo hội có số tín hữu đông đảo nhất tại Á Châu. Mầu nhiệm ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng cho ta món quà vô giá là Đức Giêsu Kitô, Con chí ái của Ngài, và đã dùng sức mạnh Thần Khí Ngài, thúc đẩy những bước chân thừa sai ra đi gieo vãi hạt giống Tin Mừng trên quê hương chúng ta. Vì thế, khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). (Dc Nguyên Văn Nhơn, Diễn văn khai mạc Năm Thánh 2010).
Cách sống đạo và truyền đạo của các giáo dân Việt Nam tiên khởi phải chăng đã là nguồn hứng để Hội Đồng Giám Mục Việt Nam muốn trở về nguồn, để « nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau:
Giáo Hội hiệp thông: đào sâu mối hiệp thông giữa cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, trong mỗi Giáo Hội địa phương, hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương với nhau cũng như với Giáo Hội toàn cầu;
Giáo Hội tham gia: mọi thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, đều có quyền và trách nhiệm tham dự vào mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mỗi thành phần theo đặc sủng của mình;
Giáo Hội vì loài người: quyền bính và sứ vụ của Giáo Hội là quyền và trách nhiệm yêu thương và phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại.
Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2010
Bài 5: THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
Lời mở
Đáp lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta vừa cử hành lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, ngày 24/11/2009. Theo tinh thần của Nội Quy Năm Thánh, qua bài 4, chúng ta vừa nhìn lại quãng đường lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Chúng ta đã khởi đầu nhìn lại đoạn đường thứ nhất, đoạn đường dài 126 năm của thời kỳ Bảo Hộ (1533-1659).
Ba sự kiện khách quan nổi bật trong thời kỳ này, thế kỷ XVI và XVII, đã sừng sững hiện ra trước mắt mọi người: 1. Thế kỷ XVI, Công giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng. Bốn địa điểm đã được đón nhận Tin Mừng; 2. Thế kỷ XVII, Công giáo hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn đầu tiên; 3. Thế kỷ XVII, Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam.
Hội Đồng Giám Mục lại nhắn nhủ thêm: « Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay » (Nội Quy).
Qua ba dữ kiện lịch sử vừa nhìn lại trên đây, phải thẩm định thế nào về đời sống Giáo Hội của Thời Kỳ Bảo Trợ ? Nhiều thẩm định có thể được đưa ra, nhưng thẩm định nào cũng phải nhìn nhận rằng « khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1) (Diễn Văn khai mạcNăm Thánh 2010, tại Sở Kiện, ngày 24/11/2009, của Đúc Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN).
Đặc biệt cho Thời Kỳ Bảo Trợ, thời kỳ mà lần đầu tiên Tin Mừng đã đến với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, vì, như một phép lạ, người Việt Nam đã đón nhận Tin Mừng một cách chân tình. Từ không có ai, đến có vài ba người, rồi dăm bảy người, rồi vài ba chục, dăm bảy chục. Như hạt giống nẩy mầm, cần thời gian để nẩy mầm, nhưng khi đã nẩy, thì mầm lớn mau. Từ năm 1533 đến năm 1615, Nhiều giáo sĩ, thuộc nhiều dòng khác nhau, triều, Đa Minh, Phan Xi Cô, đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Nhưng, giống như hạt giống vừa gieo xuống, chưa mọc thành cây. Từ năm 1615 đến năm 1659, trong khoảng thời gian 45 năm truyền giáo, các cha Dòng Tên đã thâu nhận một kết quả ngoài sức tưởng tượng: 100.000 người đã được đức tin. Vì đâu mà có két quả này ? Dĩ nhiên, trước nhất đó là nhờ Ơn Chúa. Nhưng một phần cũng nhờ sự làm việc cần cù, thông minh và phương pháp khôn khéo.
Đọc lại lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, nhất là những ký sự hành trình truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên trong thời Bảo trợ (1533-1659), hai phản ứng, cũng là hai tâm tình và nhận xét dầu tiên, tự nhiên xuất hiện trong tâm tư chúng ta. Đó là, về việc truyền giáo, các cha Dòng Tên đã là những giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm. Về sống đạo, các cộng đoàn công giáo tiên khởi lúc đó sống trong một Giáo Hội có hiệp nhất và yêu thương.
A. Giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm
Theo phương pháp quản trị chất lượng ISO 9000, tám nguyên tắc căn bản để thành công trong việc quản trị đã được xác định. Trong 8 nguyên tắc này, 4 nguyên tắc liên hệ đến 4 tác nhân. Đó là: về khách hàng, làm việc gì cũng phải hướng đến họ; về người cung ứng, phải nghĩ đến lợi nhuận của họ; còn người làm chủ thì phải có trách nhiệm; người cộng tác thì phải nhiệt tình. Làm chủ trách nhiệm, hiểu theo cả hai nghĩa đọc xuôi và đọc ngược: làm chủ có trách nhiệm, dám cam kết, dám dấn thân, dám làm, dám tiêu dùng tài lực; và vừa có nghĩa là trách nhiệm làm chủ, là người xướng xuất, chỉ đường, trông coi, kiểm soát, tổ chức, khuyến khích, sửa bảo, thăng thượng, cải tiến, làm gì cũng hướng đến « khách hàng ». Các giáo sĩ Dòng Tên đến truyền giáo ở Việt Nam trong thời Bảo Trợ, nói theo ISO 9000, quả thật đã là những giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm, luôn luôn nghĩ đến việc truyền giáo cho lương dân.
Các nguyên tắc quản trị chất lượng ISO 9000 hiện đang được áp dụng trên khắp hoàn cầu, trong đó có các cơ quan và xí nghiệp Việt Nam. Thực ra, những nguyên tắc này đã được Tôn Tử nghĩ đến ngay từ thế kỷ thứ -VI, trước giáng sinh. Trở lại vấn đề các giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm, nếu lấy khung phương pháp của Tôn Tử, ta sẽ ngỡ ngàng tự hỏi không biết các thừa sai truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam, nhất là các cha Dòng Tên, đã có đọc qua « Tôn Tử Binh Pháp » chưa, mà sao áp dụng hay vậy ? Cả 6 nguyên tắc quản trị căn bản của Tôn Tử, đều đã được các ngài áp dụng một cách tuyệt hảo.
A1. Lập chính đạo
Chính đạo là đường ngay ngõ chính, thuận với lẽ trời, đúng với sự thật, hợp với công lý, thuận với lòng người. Để biết việc truyền giáo do các giáo sĩ dòng Tên thực hiện có hợp với chính đạo hay không, ta phải biết các ngài rao truyền điều gì ? Trong sách giáo lý « Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chiụ phép rứa tội, ma /beào đạo thánh đức Chúa blời » in năm 1651, cha Đắc Lộ đã ghi rõ những điều ngài và các đồng bạn đã rao giảng trong một khóa trình 8 ngày, một kiệt tác, mà hẳn thật các nhà truyền giáo hiện đại cũng nên đọc lại.
Khởi đầu cắt nghĩa về Đạo Thánh Đức Chúa Trời, chẳng phải là đạo nước nọ nước kia, nhưng là đạo thánh và trước và trọng hơn mọi nước thiên hạ. Ngày thứ hai giảng về Đức Chúa Trời là ai, Đức Chúa trời ở đâu, bởi đâu mà có Đức Chúa trời. Ngày thứ ba giảng về việc Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất muôn loài trong 6 ngày. Ngày thứ tư giảng về lịch sử loài người, con cháu Adong, sinh ra nhiều đạo, với nhiều lầm lạc. Song le đạo chính, là đạo thờ phượng một Đức Chúa Trời, thì nhận một Chúa Cả làm nên mọi sự, thật là cội rễ đầu. Và xưng linh hồn ta là tính thiêng liêng hằng sống vậy, chẳng hay chết; Đó là điều chẳng những đã do Đức Chúa Trời truyền cho, mà lại vì có lẽ trong ta dạy vậy. Ngày thứ năm, giảng về Một Đức Chúa Trời Ba ngôi. Ngày thứ sáu giảng về thầy thuốc cả. Ngày thứ bảy giảng về con chiên lành và chó sói dữ. Ngày thứ tám giảng về mười bậc thang (điều răn) lên thiên đàng. (Giáo sĩ Đắc Lộ; Phép giảng tám ngày;
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=87)
Những điều mà các giáo sĩ truyền giáo giảng dậy chẳng những là những điều mà các ngài đã chân tình cảm nhận, mà còn được lương tri xác nhận và thuận với lòng người. Dấu chứng hợp với lòng người rõ nhất là việc lương dân xin trở lại đạo. Cha Đắc Lộ đã kể lại cuộc ngài gặp gỡ lần đầu tiên người Đàng Ngoài ở Thanh Hóa, ngày 19/03/1627, một cách đơn sơ nhưng qua đó, rõ rệt người ta thấy được chính đạo trong công việc của ngài: « Mãi tới sáng ngày lễ thánh Giuse hiển vinh, trời trở nên quang đãng, hình quái dị tan và sóng hạ, chúng tôi khám phá ra một cửa biển người Đàng Ngoài gọi là Cửa Bạng. Chúng tôi muốn gọi là cửa thánh Giuse, vì chúng tôi may mắn được vào bến đúng ngày lễ kính Người và chúng tôi hy vọng Thiên Chúa để Ngài làm vị quan thày bảo hộ và làm cha nuôi giáo đoàn Đàng Ngoài mới khai sinh này. Viên hoa tiêu liền xuống một chiếc xuồng để thăm dò bến, khi thấy là tốt và có thể cập bến được thì chúng tôi dễ dàng đi xuống và cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn chúng tôi may mắn tới nơi.
Chúng tôi vừa cập bến thì một số đông dân xứ này thấy chúng tôi đến gần liền lấy thuyền của làng lân cận đến mừng chúng tôi, chất vấn chúng tôi xem chúng tôi là những người nào, từ đâu mà tới và đem những hàng hóa mới lạ vào. Tôi làm thông ngôn cho tất cả đoàn thể, tôi đáp đây là một chiếc tàu người Bồ, những người khắp vùng Đông phương đều khá biết về giá trị võ khí và hàng hóa tinh xảo từ lâu vẫn đem tới xứ này và nhân dịp này họ tới bán cho người Đàng Ngoài một hạt trai quý mà không đắt để cho người nghèo khó nhất cũng có thể mua được miễn là có ý ngay lành. Thấy dân chúng tỏ ra muốn xem, thì tôi cho họ hiểu là hạt trai này không thể coi bằng con mắt thân thể nhưng bằng con mắt tinh thần biết phân biệt thật giả. Nói tóm lại, người ta đến giảng dạy đạo thật có giá hơn hết các hàng hóa của người Ấn Độ và một mình nó có thể mở đường tới cõi phúc đích thực và trường cửu.
Khi nghe nói về điều mà họ thường gọi là đạo theo ngôn ngữ các nho sĩ và Đàng theo ngôn ngữ bình dân có nghĩa là đường lối thì họ tò mò muốn tôi cho biết đạo thật và đàng thật mà chúng tôi định rao giảng. Sau đó tôi lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật, tôi quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa Trời đất, vì không tìm được trong ngôn ngữ họ một tên riêng để chỉ Thượng đế, vì họ thường gọi là Phật hay Bụt với nghĩa nơi họ là một thần. Nhưng biết việc tôn thờ vị này không được trọng dụng nơi những người quyền quí và các nho gia trong nước, nên tôi tưởng không nên dùng danh hiệu ấy để xưng Thiên Chúa, nhưng tôi dùng danh hiệu mà thánh Phaolô tông đồ đã xưng khi giảng cho người thành Atênê đã dựng bàn thờ kính Thiên Chúa vô danh, Thiên Chúa mà theo như ngài, đã nói với họ: các người thờ mà chẳng biết, đó là Đức Chúa trời đất. Thế là dưới danh hiệu đầy uy nghi trong tâm trí lương dân, ngay ban đầu tôi rao giảng đạo thật trước hết và chính yếu nhất là thi hành nghĩa vụ chính đáng của ta đối với đức Chúa trời đất theo cách thức Người mạc khải cho ta. Giảng cho họ như thế, tôi tin là họ có đủ khả năng hiểu và hai người trong đám thính giả đã động lòng, sau mấy ngày được dạy dỗ đầy đủ hơn về những niềm tin của chúng ta và đã chịu phép rửa tội cùng cả gia đình. Người thứ nhất chúng tôi gọi là Giuse để dâng kính bạn thánh Đức Trinh Nữ mà ngày lễ Người là ngày chúng tôi cập bến, còn người thứ hai là Inhaxu vị tổ phụ dòng chúng tôi.
(Đắc Lộ: Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Q2, Ch.3
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=111&ict=434)
A2, A3. Lượng thiên thời, Định địa lợi,
Lượng thiên thời và định địa lợi là xem môi trường địa dư, lịch sử và xã hội, nhìn địa hình, thế đất, lòng người; quan sát văn hóa, đặc biệt là văn hóa làng xã và gia đình Việt Nam, ghi nhận những chi tiết của đời sống cụ thể hàng ngày. Một số tài liệu tiêu biểu nói lên ý chí muốn lượng định thiên thời địa lợi và sự hiểu biết của các giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên về địa lý, lịch sử và văn hóa, đời sống Việt Nam: Gaspar Luis, S.J.: Tường Trình về Đàng Trong, 1621; Giuliano Baldinotti, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, 1626. A. Francisco Cardim, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, 1595-1659. Gioan Maracci, S.J.: Tường Trình về Đàng Ngoài, Đàng Trong, Cao-Miên và Lào, 1649. Đắc Lộ: Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, 1650, Đắc Lộ: Hành trình và truyền giáo, 1951, Đắc Lộ: Phép giảng tám ngày, 1651…
(Nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=77&ict=619).
Sự hiểu biết về thiên thời địa lợi này đã được đem ra áp dụng ngay cả vào việc dậy giáo lý. Trong « Phép giảng tám ngày », cha Đắc Lộ đã nhắc đến quan niêm « sinh quí, tử qui », đến tam giáo ở Việt Nam.
Cho biết sự ấy tỏ tường, thì phải nhớ lời đất Annam này nói liên: “Sống thì gửi, chết thì về” (nói chữ: sinh là kí dã, tử là quy dã). Song le thì phải hay đời sau có hai quê: một là quê lành, hai là quê dữ; quê trên, quê dưới, thiên đàng, địa ngục. Vì chưng trên trời thì có thiên đàng: ai đến được trên ấy thì chịu 3 hằng hằng vui vẻ vậy. (Giáo sĩ Đắc Lộ, Phép giảng tám ngày, Ngày thứ nhất. Nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=87)
Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. Khi lộn lạo tiếng nói đoạn, mà Đại minh phải mất tiếng nói trong đạo thật, mà lại chẳng còn có kính truyền đạo thật, thì phải phân ra nhiều đạo vạy. Như thể kẻ lạc đàng thật, thì lạc đi nhiều đàng, mà những đàng vạy. Song le Đại minh vốn thì có phân ra ba đàng cả, những vạy chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy vậy. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.( Ibid. ngày thứ bốn)
Ngài cũng nhiều lần nhắc đến văn hóa gia đình việt nam: Bây giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào, cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên là Đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở.
Vì chúng ta có cha mẹ, thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ; song le linh hồn ta chẳng phải bởi cha mẹ mà ra đâu. Ta chịu ơn mẹ vì có chịu thai, mà ta ở trong lòng mẹ chín tháng mười ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta, đoạn ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng mình mà cho con ăn; cũn có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để dành cho con ăn. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt, mà chốn ráo để cho con nằm. Cha đẻ con thì lo việc nuôi nấng. Vì vậy có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ, mà làm nghề nọ nghề kia, chạy xuôi chạy ngược, kiếm của mà nuôi con. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng có ai chẳng thảo kính, chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng. (Ibid, ngày thứ nhất)
Ay vậy mà lời răn thứ bốn trong kinh Đức Chúa trời, gọi là răn thứ nhất trong Lời hứa, thì dạy ta thảo kính cha mẹ cho nên. Mà hễ là kẻ bề trên, cũng gọi là cha mẹ. Lại sự thảo kính thì hằng có bốn phần, là yêu mến, kính dái, chịu luỵ, giúp cho mọi sự. Yêu mến là chớt ghét, chớ muốn sự dữ cho người, lại ước mọi sự lành cho, mà cầu vậy cùng Đức Chúa trời. Kính dái là ở khiêm nhường cùng, mà chớ mất lòng người, dầu mình làm, dầu miệng nói. Chịu luỵ là vâng phép người mọi việc khíên ta phải lẽ, huống lọ khi khiến ta sự về ích cho ta lành đời đời. Mà giúp cho mọi sự người có dùng thể nào, thì phải giúp, nhất là khi đã già cả, hay là phải đau nặng. Ví bằng người còn thiếu sự về linh hồn cho lành, (như thể khi cha mẹ chưa biết Đức Chúa trời, hay là có lạc đàng về cho được lành đời đời), khi ấy càng phải giúp hết sức, càng việc về linh hồn cho lành thì trong hờn việc về xác. (Ibid, ngày thứ tám, sđt)
A4. Tạo nhân hòa,
Nội dung những điều các giáo sĩ truyền giáo rao giảng cho dân chúng Việt Nam là những điều hợp với lương tâm, hợp với lễ phải. Đó là điều chúng ta vừa xem ở số A1 trên đây, khi nói về chính đạo. Ở đây, khi nói về nhân hòa, ta có ý nói về hoàn cảnh chung quanh, về những người có trách nhiệm trong quốc gia và trong xã hội. Trong tất cả thời kỳ truyền giáo bảo trợ, chúng ta lưu ý rằng các giáo sĩ, lúc khởi đầu, các giáo sĩ luôn luôn được các vua chúa kính trọng và mến phục. Và trong các quan lại, nhân vật hoàng gia, nho sĩ, trí thức, thậm chí cả những bậc tu trì phật giáo, có nhiều người đã chấp nhận, thuân theo và gia nhập đạo Công Giáo. Ta có thể bảo rằng các giáo sĩ truyền giáo luôn quan tâm đến việc tạo nhân hòa. Sau đó, vì những lý do khác nhau, các vị có thể bị ghen tương, bị hiểu lầm, bị ganh tỵ. Nhiều vị, vì vậy đã bị cấm giảng đạo, bị trục xuất.
Ngay từ khi mới tới Cửa Bạng Thanh Hoá, Cha Đắc Lộ đã được dẫn đến gặp chúa Trịnh Tráng. Ngài viết: « Người ta dẫn chúng tôi tới phủ chúa, lúc đó chỉ nghĩ tới chiến tranh. Chúa cầm đầu một đạo quân lớn gồm có một trăm hai mươi ngàn người và bốn trăm thuyền chiến. Người Bồ đến lạy chúa và dâng phẩm vật. Tôi cũng đi với họ. Ngoài những phẩm vật khác, tôi dâng chúa một đồng hồ có bánh xe và một đồng hồ cát, nhưng chúa không ngó tới vì còn mải sửa soạn cộc hành quân chống chúa Đàng Trong. Chúa truyền cho chúng tôi đợi chúa trong tỉnh thành này, nơi chúa để lại hết các hành trang và cung phi. Chúa cũng cho một toán binh hộ vệ chúng tôi.
Trong hai tháng trời, chúng tôi được thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho hai trăm người. Thật là được mùa dư dật. Khi chúa bại trận nặng nề trở về thì chúng tôi ra mắt. Lúc này trí óc thảnh thơi, chúa tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Tôi dâng chúa một cuốn sách về toán học, bì nạm chữ vàng, in bằng chữ hán. Nhân dịp tôi cũng cắt nghĩa cho chúa biết sự xoay vần trời đất cùng các tinh tú, từ đó tôi đề cập tới Đức Chúa Trời. Chúa để ý nghe suốt hai tiếng đồng hồ, ấy là đã mệt nhọc vì đường trường. Chúa tỏ ra hài lòng được nghe nói về đạo thánh của ta, chúa cũng mời tôi năng lui tới phủ chúa. Bài giảng thứ nhất này không vô ích, có một quan sang trọng, sau khi nghe, đã thấy được ơn Thiên Chúa và đến xin chịu phép rửa tội.
Tôi được hân hạnh chúa vời tới thuyền chúa nhiều lần và còn mời tôi ngồi bàn tiệc với chúa, theo kiểu dân xứ này, mỗi người một bàn riêng. Chúa để tôi ngồi cạnh chúa và có nhã ý cho tôi dùng những món thịt ngon nhất tốt nhất mà chúa có. Tôi phải vận động để được ở lại trong đất nước này, khi tàu người Bồ lên buồm trẩy đi. Tôi liền kiếm khắp nơi một người bạn nói dùm cho tôi một tiếng. Nhưng ai cũng chối từ, chỉ có Thiên Chúa nói cho tôi và cho tôi thành công không ai dự phần vào.
Chúa với tôi vào thuyền để chỉ dẫn cho chúa biết đồng hồ dùng vào việc gì và đồng hồ cát sử dụng thế nào, hai phẩm vật tôi đã dâng. Sau khi bái chào chúa, tôi lên dây đồng hồ và cho đánh giờ, và đồng thời tôi lất đồng hồ cát, cho chúa biết, khi tất cả cát rơi xuống đáy thì đồng hồ lại đánh giờ. Chúa thấy rất lạ và hỏi xem tôi có nói thật hay không. Tôi liền ngồi xa chiếc đồng hồ, vì sợ chúa tưởng tôi xờ mó vào đồng hồ. Tôi cũng bắt đầu giảng về nguyệt thực nhật thực, trong khi chờ đợi. Chúa vẫn đăm đăm vào đồng hồ cát và khi cát đã rơi xuống đáy thì chúa cầm trong tay nói: hỏng rồi, đồng hồ của khanh không đánh. Chúa vừa nói thì đồng hồ liền đánh giờ như tôi đã báo trước. Chúa lấy làm thích thú và chúa bảo tôi nếu tôi muôn ở đây hai năm với chúa, chúa vui lòng tiếp tôi nhiều lần nữa.
(A de Rhodes, Hành trình và truyền giáo, chương 8, sđd
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=85&ib=136&ict=319)
A5, A6. Dụng tướng tài và đặt pháp minh
Trong công việc truyền giáo, các giáo sĩ truyền giáo thông minh, dấn thân và chuyên nghiệp là chính yếu. Nhưng các ngài đã ngay từ những lúc đầu nghĩ đến việc đào tạo các giáo dân ưu tú Việt Nam và tuyển chọn họ làm những phụ tá và cán bộ dắc lực. Cùng với các giáo sĩ truyền giáo, các giáo dân ưu tú này, gọi là các thầy giảng, đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc rao giảng tin mừng và trong những kết quả tốt đẹp đạt được. Các thấy giảng có sứ mệnh truyền giáo trong gia đình họ, trong làng xã họ, và xa hơn nữa trong những nơi mà các giáo sĩ gởi họ tới. Các thầy giảng cũng là một trong yếu tố tổ chức quan trong trong hệ thống Nhà Đức Chúa Trời của những địa điểm truyền giáo mà các giáo sĩ đã đặt ra để làm vững giáo xứ, tạo ra một linh tông, khích lệ việc đào tạo giáo sĩ bản địa. Về các thầy kẻ giảng này, cha Đắc Lộ tỏ ra rất ưu ái và thán phục. Ngài viết: « Giáo dân vẫn rất sốt sắng như mấy năm về trước. Vì thế tôi không nói gì riêng ở đây, nhưng tôi không thể không nói tới ơn Chúa ban cho tôi và đồng thời kích động mười người trai trẻ hợp tác với tôi trong việc giảng đức tin cho dân xứ này. Tất cả đều ở nhiều tỉnh khác nhau mà tới, nhưng họ chỉ có một tâm hồn thuộc về Chúa và hoàn toàn tận tuỵ ở Giáo hội. Trong số đó có ba người Chúa dành cho phúc tử đạo: Anrê từ tỉnh Phú Yên tới tìm tôi, Inhaxu con nhà sang trọng, vì là quan tòa, thông minh, rất thông thạo chữ Hán, nhất là rất nhân đức, một vị thánh đích thực, gốc ở tỉnh miền bắc, sau khi chịu phép rửa tội thì không muốn rời tôi, và thực ra tôi được gặp Inhaxu thì không lấy gì làm sung sướng hơn.
Người thứ ba là Vincentê, từ lâu nài xin tôi cho vào số những người khác. Thân phụ anh là một giáo dân đạo cũ ở tỉnh Quảng Ngãi, ông đã đem đến trình tôi, mặc dầu anh là cột trụ nâng đỡ gia đình và cây gậy của tuổi già.
Còn bảy người khác thì cũng tương tự như ba người trên. Tất cả chúng tôi cùng nhau đi khắp các tỉnh, các làng các xã ở Đàng Trong. Thiên Chúa phù hộ ban ơn giúp đỡ chúng tôi và số giáo dân trong một thời gian ngắn đã thêm được hơn một ngàn. (Ibid, ch 21)
Cũng trong tài liệu « Hành trình và truyền giáo », trong hai chương sau, chương 23, cha Đắc Lộ viết tiếp về các thấy giảng: « Sau khi ở gần hai năm và đi thăm hết cả tỉnh Đàng Trong, không ra mắt công khai, chỉ hoạt động ban đêm thì tôi được tin người Bồ, trong khi tôi đi vắng, đã tới cửa Đà Nẵng, để rồi từ đó trẩy về Macao. Trước khi họ khởi hành, tôi đã tới gặp họ và tất cả đều muốn cho tôi cùng về với họ. Họ sợ chúa cả giận. Theo họ thì chúa vui lòng để tôi ở lại ba tháng sau, như thế tôi giúp giáo dân hơn là cứ phải lẩn tránh.
Tôi đồng ý và trước khi ra đi, tôi nghĩ nên gắn bó mười thầy giảng bằng một lời tuyên thệ cũng như tôi đã làm ở Đàng Ngoài khi tôi rời bỏ họ. Chúng tôi chọn ngày lễ đấng thánh tổ phụ Inhaxu để cử hành nghi lễ. Cả mười đầy tớ Chúa công khai đến nhà thờ, có mặt toàn thể giáo dân. Họ cầm nến trắng trong tay, phục trước bàn thờ, rồi thề sẽ phụng sự Giáo hội, không lập gia đình và vâng lời các cha dòng đến giảng ở đất nước này hoặc những vị thay thế các ngài.
Họ đọc lời thề rất sốt sắng và cảm động tới rớt nước mắt, làm cho tất cả cử tọa đều phấn khởi. Còn tôi, đứng gần bàn thờ, tôi vui mừng quá đỗi, khi thấy những người lành thánh hy sinh tận hiến cho Chúa một cách rất thành thực, tâm trí tôi ngợi khen Chúa và mắt tôi tuôn trào dòng châu lệ. Sau đó tôi ra lệnh cho họ phải theo khi tôi vắng mặt. Tôi đặt Inhaxu là bề trên và ai cũng bằng lòng vì là người lớn tuổi hơn cả, có khả năng hơn cả và thực ra cũng rất nhân đức như các anh em đồng sự.
Tôi chia họ thành hai toán, toán thứ nhất đi thăm các tỉnh phía bắc cho tới Đàng Ngoài, Inhaxu là toán trưởng và đem theo Anrê, toán thứ hai thì đi các tỉnh phía nam cho tới biên giới Chàm.
Thế là tôi trở về Macao vào tháng 9 năm 1643 còn họ trung thành làm tròn nhiệm vụ tôi uỷ thác cho. Thoạt đầu tất cả mười người đều cùng nhau ở lại một tháng trong nhà chúng tôi ở Đà Nẵng mà vì lương dân đã phá bình địa nên phải dựng lại. Trong khi đó, có mấy người ngã bệnh, có Anrê trong số đó, người rất nhiệt tâm nhưng sức yếu. Inhaxu là bề trên nhưng lại làm đầy tờ hầu hạ tất cả, đêm ngày săn sóc, không quản khó nhọc và không ngại việc hèn việc mọn để chữa chạy cho các tôi tớ tốt lành của thầy độc nhất là Chúa Kitô.
Khi khỏi bệnh, họ chia tay đi các nơi như tôi đã chỉ định. Năm người trẩy về phía nam và làm việc rất đắc lực, trong ba tháng đã rửa tội được hai trăm chín mươi ba người lương dân. Họ thấy không nên hoãn việc này để chờ tôi về. Họ còn chuẩn bị nhiều người khác để cho chính tay tôi làm. Việc này có tiếng vang lớn trong tỉnh Phú Yên, làm cho lương dân áy náy đến thưa với quan trấn thủ mới về trị nhậm và rất ghét giáo dân.
Ông ta liền cho đi lùng bắt hết các thầy giảng mới để trừng phạt. Họ cũng không còn nể bà Mađalêna, có họ với chúa, vợ quan trấn thủ cũ, chúa đã chuyển đi nơi khác 66. Bọn lính xấc láo ập vào nhà, lục soát các phòng để tìm các thầy giảng, nhưng may mà các thầy không ở trong thành này. Các thầy chỉ buồn vì đã bỏ lỡ dịp chịu khổ vì đức tin, các thầy thích được chết vì đạo hơn là giảng. Bà Mađalêna không buồn phiền vì chịu xỉ nhục đó, nếu vào trường hợp khác thì bà rất bực bội.
Trong dịp này có hai bà tỏ lòng kiên trung đặc biệt, một là bà Angela, bà đã khổ sở vì thấy mẹ chồng tên là Monica đã cho hạ một nhà nguyện vì sợ quan tòa tới phá. Do đó bà đã chết vì đau đớn. Bà không muốn sống sau tội ác tày đình do một giáo dân phạm, mẹ chồng bà vậy.
Người thứ hai là một bà quả phụ, bà cũng có một nhà nguyện. Kẻ địch muốn phá để đẹp lòng quan trên. Nhưng bà can đảm chống cự, lúc cương lúc nhu vì nhiệt thành tôn vinh Chúa. Cuối cùng nhà nguyện được an toàn cho dù ma quỷ điên cuồng và lương dân ác ý.
Trong khi được nhiều thành quả ở phía nam thì Inhaxu với bốn đồng sự cũng không kém thành công ở phía bắc. Trong có ít ngày mà đã rửa tội được ba trăm ba. Họ không ăn không ngồi rồi. Trước hết họ đến tỉnh chúa ở là Thuận Hóa. Ở đây được mùa rất tốt đẹp, do sự chuẩn bị của ba giáo dân can tràng. Ba người này đã lìa khỏi nhà, bỏ nơi sinh quán để tránh đám lương dân tức giận và hành hung.
Trước đây gần hai năm, khi đi qua xã Kẽ Đại, trong ba ngày tôi đã rửa tội được ba trăm người do các thầy giảng dạy dỗ trước. Lương dân căm tức vì thần giả trá của họ bị bại trận lớn. Chúng nhất định báo thù giáo dân. Trước hết chúng hành hạ thầy Augustino là người đã giảng dạy. Chúng trói thầy và để ở giữa chợ suốt một ngày, để phơi nắng buổi trưa, nhưng đầy tớ trung thành của Chúa đã thấy ánh sáng và một sức nóng bên trong mạnh hơn sức nóng thiêu đốt bên ngoài.
Còn một người tên là Phaolô, một người được kính nể trong xã này, nhưng vì thấy đức tin bị xâm phạm nên không muốn ở lại. Ông bán hết tài sản và dẫn con tên là Philipphê, cả hai rất sùng đạo, đi kiếm ăn nơi khác, nơi người ta không làm hại sự đạo. Ông chọn kinh đô chúa ở để có thể lẩn tránh trong đám quần chúng và đồng thời, có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn. Ông mở trường dạy học, ông một bên và con ông một bên, vì cả hai đều rất thông chữ Hán. Chỉ trong ít lâu ông đạt được ý nguyện, sửa soạn cho mấy người theo đạo và giao cho các thầy giảng làm phép rửa.
Hài lòng về can đảm của hai đầy tớ Chúa, Phaolô và Philipphê, Thiên Chúa muốn thưởng công cho vật chất ở đời này. Một hôm đi qua phố, tình cờ chúa gặp Phaolô mà chúa đã biết và mến chuộng từ xưa. Chúa hỏi thăm rất ân cần và giao cho chức quan tòa lúc này chưa có ai đảm nhận. Phaolô bỡ ngỡ vì cơ hội may mắn. Ông nhận thấy mình vì Thiên Chúa mà bỏ hết của cải nơi sinh quán nên Thiên Chúa đền bù cho tất cả những gì đã mất. Ơn huệ vật chất lớn lao này làm cho ông càng can đảm để giúp việc thiêng liêng và vật chất cho hết các giáo dân. Ông càng sốt sắng hơn trước và có thể nói đây là một Phaolô đích thực trong thành phố lớn này.
Còn về phần Inhaxu với toán binh tinh nhuệ hằng kiện toàn công trình mà ba giáo dân kia đã đặc biệt khởi sự. Thầy rửa tội, giảng và lấy lời đạo đức củng cố tinh thần giáo dân. Sau đó tới quê quán nơi sinh trưởng tên là Hemcun. Thầy thành thực muốn chinh phục đồng liêu, nhưng đúng như chân lý Chúa đã nói, thầy không khuyên nhủ được ai trở lại đạo. Người đồng hạng xưa kia vẫn quý chuộng thầy thì nay lại cho thầy là kẻ cuồng tín. Công việc không tiến triển, ngoài hai người thầy thương mến nhất, là mẹ và bà nội nay đã bát tuần. Thầy rửa tội cho cả hai. Rồi khi thấy sắp đến thời lúc tôi hứa trở lại, thì thầy rút lui về nơi tôi căn dặn để đón tôi: đó là cửa biển Hội An. Ở đây, tất cả đã gặp nhau, đem theo bao nhiêu của đã cướp được từ tay ma quỷ. (Ibid. ch. 23)
B. Giáo hữu sống đạo trong hiệp nhất và yêu thương
Giáo sĩ truyền giáo trách nhiệm đã đem lại kết quả gì cho giáo hội ? Vì có trách nhiệm, các giáo sĩ đã biết giảng giáo lý Đạo Đức Chúa Trời bằng tiếng việt và theo lẽ phải, hợp với lòng người. Các ngài đã biết đặt ra chính đạo. Đặt được chính đạo, trên một đường đi ngay thẳng, các giáo sĩ lại biết dựa vào những nền tảng văn hóa việt nam về gia đình, quốc gia, để chuyển trao Tin Mừng một cách dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Các ngài đã biết dựa vào thiên thời và tựa vào địa lợi. Thêm vào đó, các giáo sĩ còn biết chinh phục các quyền lực trong quốc gia xã hội, tránh chống đối và cấm cản, thù nghịch, dệt được những liên hệ thuận lợi. Các ngài đã biết tạo ra nhân hòa. Từ đó, có chính đạo, có môi trường thuận lợi, việc thành công chỉ còn tùy thuộc vào sức mạnh nội bộ, dựa trên nhân tài, cán bộ giỏi và tổ chức qui củ, thưởng phạt phân minh. Các giáo sĩ đã làm được điều dó. Các ngài đã biết dụng tướng tài, là thâu nhận các thầy giảng và tổ chức cộng đoàn theo khuôn mãu nhà Đức Chúa Trời và linh tộc.
Kết quả của việc truyền giáo trách nhiệm mà các giáo sĩ Dòng Tên đã mang lại cho Giáo Hội Việt Nam trong buổi thành lập này là: 1- số giáo hữu tăng rất nhiều; 2- các giáo hữu sống đạo trong hiệp nhất và yêu thương.
B1. Số giáo hữu tăng rất nhiều
Chỉ nhìn công việc truyền giáo ở Đàng Ngoài, ta dã thấy số lương dân Việt Nam đón nhận Tin Mừng một cách hồ hởi. Ngay ngày đầu tiên đến Cửa Bạng, Thanh Hóa, 19/03/1627, cha Đắc Lộ đã chinh phục được hai người rất thông minh và gia đình họ: « Thế là ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi rời Macao và sau tám ngày trên biển với một cơn bão lớn tưởng nguy tới tính mạng, chúng tôi may mắn cập bến cửa Bạng ở tỉnh Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3, lễ thánh Giuse, Đấng tôi nhận là quan thầy trong công trình lớn lao này. Chúng tôi liền đặt tên cho cửa biển này và từ đó gọi là cửa thánh Giuse.
Tàu chúng tôi chưa vào tới bờ thì đã thấy rất đông người tụ tập để xem hàng hóa trong tàu. Tôi liền bắt đầu giở hàng hóa của tôi ra và cho họ biết tôi có một thứ hàng quý hơn và rẻ hơn tất cả những hàng khác, tôi sẽ biếu không nếu ai muốn, đó là đạo thật, đường thật ban hạnh phúc. Tôi giảng giải một bài ngắn, bởi vì đạo trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là đàng, đường. Chúa cho trong mẻ thứ nhất này, ngay trước khi đặt chân lên đất, có hai người rất thông minh sa lưới và nhất quyết xin chịu phép rửa tội. Tôi đã rửa tội cho họ sau đó ít lâu cùng tất cả gia đình…..
Trong hai tháng trời, chúng tôi được thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho hai trăm người. (Ibid, ch. 8)
Mấy tháng sau, khi lên kinh đô Kẻ Chợ, kết quả cứ tiếp tục tăng trưởng: « Khi chúng tôi tới kinh đô Đàng Ngoài tên là Kẻ Chợ, một kinh thành rất lớn và rất đẹp, phố phường rộng rãi, dân cư đông đúc, lũy thành dài tới hơn sáu dặm, tức thì chúa dựng cho chúng tôi một nhà ở và một nhà thờ xinh đẹp. Thế là tiếng đồn đi khắp nước và người ta tuốn đến rất đông, đến nỗi tôi phải giảng mỗi ngày ít ra bốn lần và nhiều khi sáu lần.
Nhìn thấy kết quả, tôi khó lòng tin cho nổi. Một bà em gái của chúa và mười người họ hàng gần đã được rửa tội, có mấy tướng lãnh nổi tiếng cũng xin theo đạo và nhiều binh sĩ nữa. Năm thứ nhất, số người chịu phép rửa tội là một ngàn hai trăm người, năm sau, hai người và năm thứ ba ba ngàn năm trăm.
Không gì làm tôi bỡ ngỡ nữa, tôi thấy dễ dàng chinh phục các vị sư sãi (…) tôi đã rửa tội được hai trăm, những người này rất đắc lực giúp tôi chinh phục kẻ khác. Một trong số này đã dẫn đến tôi năm trăm người xưa kia dạy điều dối trá, nay họ giảng chân lý đức tin và từ đó chính họ là những thầy giảng nhiệt thành nhất của chúng tôi.
Họ rất hài lòng khi tôi trình bày đạo ta hợp với lẽ phải và nhất là họ phục mười điều răn Chúa, cho rằng không có gì hợp lý hơn và đáng được công bố bởi đấng thượng đế muôn dân muôn nước. Phương pháp tôi dùng là luận về linh hồn bất tử và sự sống đời sau, từ đó chứng minh về tính Thiên Chúa, về quan phòng của Người và dần dần mới đề cập tới mầu nhiệm khó hơn. Theo kinh nghiệm chúng tôi thấy, cách giảng dạy lương dân như thế rất có ích: tôi đã cắt nghĩa dài hơn trong cuốn Phép giảng tám ngày trong đó tôi cố trình bày hết các chân lý căn bản phải giảng dạy lương dân. (Ibid, ch. 9)
Và những năm tiếp theo, kết quả truyền giáo vẫn một mức tăng trưởng không ngừng. Cha Antonio Francisco Cardim đã ghi nhận như sau: Do những việc xảy ra và những phép lạ khác mà ruộng nho Thiên Chúa sinh sôi nảy nở đến nỗi trong nước này, năm 1631 đã rửa tội được 5.727 người, năm 1633 có 9.797, năm 1634 có 9.874, năm 1635 có 8.176, năm 1636 được 7.121, năm 1637 được 9.707, năm 1638 được 9.076, năm 1639 được 12.234, năm 1640 được 10.070 và năm 1641 tất cả những người đã chịu phép rửa thì lên tới con số 108.000. Thêm vào đó, trong những năm này đã được 235 nhà thờ trong nhiều nơi. Thật là những kết quả lớn lao, nếu xét ra chỉ có một số thợ rất ít được sai tới để gặt hái. (Antonio Francisco Cardim, Tường trình về Đàng Ngoài (a)
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=77&ict=624)
B2. Giáo hữu trong hiệp nhất và yêu thương sống đạo
Số giáo hữu tăng nhiều. Đó là một kết quả tốt, đáng mừng. Nhưng điều đáng mừng hơn là các giáo hữu tân tòng sống đức tin một cách rất sốt sắng đạo đức. Cha Đắc Lộ rất cảm kích về cuộc sống hiệp thông và yêu thương, bác ái này của giáo dân. Ngài coi đó như một phép lạ Chúa ban: Đời sống trong sạch và lòng sốt sắng của giáo dân tân tòng ở giáo đoàn này còn là chứng cứ rõ ràng có tay Chúa hơn là các phép lạ. Tôi nói thật, không gì làm cho tôi xúc động bằng thấy trong đất nước này có bao nhiêu giáo dân là bấy nhiêu thiên thần và ơn phép rửa đã tạo nên nơi mọi người một tinh thần đã phát sinh nơi các tông đồ và các vị tử đạo thời Giáo hội sơ khai.
Họ có một đức tin vững chắc đến nỗi không ai có thể nhổ ra khỏi lòng họ được. Có một bà còn trẻ tên là Darie đã thà chết chẳng thà theo ý một vị quan muốn làm mất danh giá bà. Bà sẵn sàng chết để khỏi bị ô uế mất ơn phép rửa.
Một giáo dân khác tên là Phanchicô làm việc khiêng cáng cho người em của chúa, theo phong tục những kẻ cả trong nước. Ông này đành chịu chết hơn là bỏ việc bác ái thường làm ngoài giờ hầu hạ chủ. Ông nhiệt tâm đi chôn xác những giáo dân nghèo và việc bác ái này đã đưa ông tới cái chết và cái chết là phần thưởng lớn nhất ông mong mỏi.
Vì quý trọng đức tin mà họ rất chuộng các nghi lễ rất nhỏ có hệ đến đức tin. Họ coi các cha giảng đức tin như các thiên thần và hân hạnh được vâng lời trong hết mọi việc rất nhỏ mọn. Không bao giờ tôi giơ thánh giá lên mà không thấy họ sụt sùi chảy nước mắt. Cứ mười lăm ngày, họ lại đến xưng tội hoặc xem lễ. Mặc dầu xa nhà thờ chừng từ năm sáu dặm đàng, họ không bao giờ quên những ngày lễ. Họ tới vào ngày áp lễ để rồi trở về ngày hôm sau, sau các nghi lễ, nghĩa là rất muộn. Họ ở nhà thờ từ sáng sớm cho tới chiều tà. Họ thường quỳ, rất mực khiêm tốn. Thấy họ tôi không cầm được nước mắt.
Mỗi người đeo hai ảnh thánh giá, một ở cổ và một ở cổ tay. Họ nói ảnh thứ nhất làm thuẫn, ảnh thứ hai làm gươm đao. Không bao giờ họ đi hoạt động mà không đem theo một bàn thờ nhỏ, gấp lại khi tới nhà trọ. Mỗi sáng họ không bao giờ quên nguyện ngắm một nửa giờ. Đa số suy niệm về mầu nhiệm đạo thánh và họ được hưởng những êm ái Chúa ban cho những linh hồn trong sạch.
Họ rất quý trọng nước phép, cứ năm sáu ngày họ lại đến lấy, họ đeo một lọ ở cẳng tay có dân buộc. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với năm vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
Tôi rất phấn khởi thấy họ thận trọng dọn mình xưng tội và rước lễ. Họ có lòng quý mến và trọng kính các bí tích một ngàn lần hơn tôi. Ngày hôm trước, bao giờ họ cũng giữ chay và đánh tội. Nếu tôi không ngăn cản thì họ sẽ rước lễ nhiều lần chứ không phải chỉ một tuần một lần. Họ xưng tội mà khóc lóc như thể họ phạm tội tày đình và thực ra tôi có thể nói, thường thường khi ngồi tòa, tôi khó thấy gì là tội để làm phép giải, không phải ở một số ít mà thường là cả một làng một xã. Tôi cũng nhận thấy không phải là họ không biết, nhưng vì họ kính sợ Chúa. (Hành tr ình và truy ền gi áo, ch. 10)
Qua cuộc sống đạo đức này, một bản sắc văn hóa công giáo việt nam đang được bắt đầu vẽ ra, trình bày chu kỳ năm sống đạo theo phụng vụ, khởi đầu từ Mùa Chay đón mừng Lễ Giáng Sinh. Cha Đắc Lộ đã mô tả bức tranh ấy như sau: « Chúng tôi đã mừng lễ Giáng sinh hết sức long trọng, nghĩa là chúng tôi bắt đầu rửa tội công khai mấy kẻ tân tòng, được tái sinh trong Chúa Kitô vào chính ngày Người giáng sinh. Hơn nữa, trong đêm Noen giáo dân tân tòng sốt sắng và hoan hỉ hát các bài ca sinh nhật và những bài ca tôn giáo khác. Mà vì ban đêm, không cho phép phái nữ vào nhà thờ theo thuần phong mỹ tục xứ này, nên mới tảng sáng, họ đã dậy sớm và đến nhà thờ rất đông. Chúng tôi trình bày ảnh Đức Giêsu hài đồng cho họ bái thờ và hôn kính, mọi người đều tỏ ra xúc động và cảm mến không sao tả được.
Tới ngày đầu năm, theo tục lệ lương dân, thường có những cúng bái mê tín dị đoan trong ba ngày Tết. Chúng tôi truyền cho giáo dân làm những việc đạo đức trong ba ngày này: để thay thế cái hộp treo ở đầu cây nêu cao dựng ngay ở cửa nhà, như chúng tôi đã nói ở quyển 1, thì chúng tôi khuyên họ đặt cây thánh giá: họ làm theo. Thế là trong khắp phố phường trong kinh thành người ta xem thấy biểu hiện đáng kính của việc cứu rỗi được dựng cao vót quá mái nhà làm cho ma quỉ sợ hãi và các thiên thần vui mừng. Chúa cũng nhận thấy khi vào ngày đầu năm ngài đi qua phố, trong đám rước long trọng đã kể ở trên; thấy thánh giá cắm cao chót vót thì ngài nói: đây là biểu hiện của giáo dân. Trong ba ngày đầu, chúng tôi đã cho huấn dụ và cho giữ như sau. Ngày mồng một Tết kính công việc tạo thành và gìn giữ (muôn loài), kính dâng Thiên Chúa Cha. Ngày mồng hai, nhận biết ơn cứu chuộc, cao cả khôn sánh, kính dâng Con Thiên Chúa và ngày mồng ba, khiêm tốn cảm tạ Chúa Thánh Linh vì ơn được gọi vào đạo Đức Kitô. Và không ai là không hăm hở làm các việc này, không ai là không vui mừng sung sướng.
Sau đó ít ngày là lễ đức Trinh Nữ Dâng mình vào Đền thánh. Chúng tôi long trọng làm phép nến. Mỗi giáo dân tân tòng đều cầm nến sáng bước vào nhà thờ. Họ làm rất vui vẻ và với những tâm tình sốt sắng. Rồi họ được đem nến về nhà dùng trong trường hợp có người chết để ghi nhớ lại. Họ rất sung sướng. Lương nhân thường sợ không muốn nhắc đến cái chết và không ai dám đọc tên đó ra trước một người quyền quí, vì thế để khỏi làm phật ý, họ phải nói trại đi hoặc nói quanh. Còn giáo dân, ngay cả những người cao sang, họ không còn ngại nghe nói tới cái tên thướng làm cho người khác không bằng lòng, họ còn lợi dụng để bọc cách dọn mình chết lành. Họ tin nến làm phép này giúp họ trong giai đoạn tối hậu và nguy hiểm của đời sống, để xua đuổi tướng lãnh tôi tăm và địch thù của ơn cứu rỗi.
Tới mùa chay thánh, trong giáo hội Kitô giáo người ta giữ chay rất sốt sắng, còn đối với người Đàng Ngoài thì không khó khăn gì. Chúng tôi biết lương dân giữ chay rất ngặt để tôn sùng tà thần, họ không những kiêng thịt và trứng, lại kiêng cả sữa là thứ không thông dùng ở xứ này, kiêng cả hết các thứ cá, và không phải trong một hay hai tháng mà suốt đời, đến nỗi họ điên dại mê tín tin rằng họ phạm một trọng tội nếu giết một con vật nào hay bất cứ một con chim nào, vì không phân biệt giữa tội giết một người với giết một con gà. Dẫu biết Giáo hội không bắt giữ chay nghiêm khắc như thế song tất cả những người Giáo hội không chuẩn cho, đều giữ rất sốt sắng trong suốt mùa chay. Vào đầu mùa Vọng thì tôi cho họ biết là cũng nhiều người nhiệt tình ăn chay trong mùa này cho tới lễ Sinh Nhật. Vì thế cũng không ít giáo dân nồng nàn giữ chay.
Theo tục lệ trong Giáo hội, vào cuối mùa chay, chúng tôi làm phép lá. Mà bởi vì trong khắp nước Annam không có cây ôliu, chỉ có rất nhiều cây dừa xanh tốt, nên chúng tôi sử dụng lá dừa trong nghi lễ. Không những có rất nhiều giáo dân mà cả lương dân cũng đến dự nghi lễ làm phép lá. Cả nhà thờ, cả ở ngoài cũng không đủ chứa, mặc dầu có sân rất rộng, thành thử có ít người phải ra ngoài. Giáo dâns ốt sắng giữ lá phép và đem về nhà dùng để xua đuổi tà ma và quỉ ám. Trong thời gian thánh này, mọi người đều xưng tội rất sốt sắng, nhưng tất cả không được rước lễ vì thiếu bánh thánh, tất cả bánh chúng tôi lưu trữ đều bị hỏa tai đem đi hết. Không sao nói hết tâm tình thương mến và khóc lóc khi họ đến thờ lạy ảnh thánh giá ngày thứ sáu tuần thánh, nghi lễ này làm cho họ rất động lòng sốt sắng và xót thương.
Chúng tôi không cử hành nghi thức kinh đêm trong tuần thành vì chúng tôi có ít người giáo dân tân tòng không giúp chúng tôi được việc gì vì không hiểu biết sách (latinh). Để cho họ khỏi bị thiệt thòi, thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm thương khó làm mười lăm đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong mười lăm sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong mười lăm ngọn nến sáng theo tục lệ trong Giáo hội Rôma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng mến thương những thống khổ và cái chết Chúa Cứu thế chịu, người lân cận cũng đến nghe. Vì thế phải khuyên họ kiềm chế để làm cho lương dân không còn cớ phán đoán sai lầm về lòng đạo đức của họ, chính lương dân làm gì có những tâm tình đó. (L ịch s ử V ư ơng qu ốc Đàng Ngoài, s Đd, ch. 22)
LỜI KẾT
Thời kỳ Bảo Hộ cách nay đã 350 năm. Nhưng khi xem lại lịch sử truyền giáo đã được thực hiện trong thời này, người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy ở đó những công trình vĩ đại đã được các nhà truyền giáo thực hiện.
Sự vĩ đại bên ngoài là số giáo hữu tăng thêm nhiều, thì ai cũng nhận thấy. Rất nhiều tài liệu đã đề cập đên.
Sụ vĩ đại về phương pháp làm việc và quản trị truyền giáo, thì khó thấy hơn, nhưng một số nhà nghiên cứu đã nhận ra. Trong « Lịch Sử truyền giáo ở Việt Nam », linh mục Nguyễn Hồng đã xác nhận rằng: « Nhìn lại hoạt động truyền giáo của các thừa sai dòng Tên trong 50 năm ở xứ Nam (1615-1665) và 37 năm ở xứ Bắc (1626-1663) chúng ta thấy gì? Chúng ta phải công nhận các ngài thực là những người có công đầu trong lịch sử khai nguyên công giáo Việt Nam, những người xây dựng nền móng một giáo hội, nếu so sánh với các giáo hội miền Đông Á lúc đó, như Xiêm, Lào, Cao Miên, Trung Hoa, không kể Nhật Bản đang bị bách hại và đang đi đến chỗ tắt thở, có thể gọi là một giáo hội thịnh vượng nhất miền Đông Á, theo lối gọi của cha Đắc Lộ ». Sau đó, phân tích về « Những lý do thành công », cha Nguyễn Hồng đã nêu ra ba lý do, trong đó, « Lý do chính đưa đến thành công, đó là tinh thần và phương pháp truyền giáo của các cha, mà trong đó, những cha như Đắc Lộ, Majorica, De Pina và Buzomi là những vị tiêu biểu ». (L.M Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Q. I, Sài Gòn, Nxb Hiện Tại, 1959, tr. 263-281).
Sụ vĩ đại trong cách sống đạo và truyền đạo của những giáo dân tiên khởi thời Bảo Hộ, đây quả thật là một « hồng ân » Chúa ban, mà ta phải cất cao lời cảm tạ. Các Giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chắc chắn đã nhận ra điều này, khi các ngài nhắn nhủ giáo dân « Nhìn lại hành trình lịch sử ấy, chúng ta khám phá ra mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18-19) khi gieo xuống lòng đất, nhưng nhờ đâm rễ sâu trong đức tin nên đã không ngừng lớn lên trong hi vọng và trở thành cây to, phủ bóng mát tình yêu cho hằng triệu con người, trở thành một trong những Giáo hội có số tín hữu đông đảo nhất tại Á Châu. Mầu nhiệm ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng cho ta món quà vô giá là Đức Giêsu Kitô, Con chí ái của Ngài, và đã dùng sức mạnh Thần Khí Ngài, thúc đẩy những bước chân thừa sai ra đi gieo vãi hạt giống Tin Mừng trên quê hương chúng ta. Vì thế, khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). (Dc Nguyên Văn Nhơn, Diễn văn khai mạc Năm Thánh 2010).
Cách sống đạo và truyền đạo của các giáo dân Việt Nam tiên khởi phải chăng đã là nguồn hứng để Hội Đồng Giám Mục Việt Nam muốn trở về nguồn, để « nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau:
Giáo Hội hiệp thông: đào sâu mối hiệp thông giữa cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, trong mỗi Giáo Hội địa phương, hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương với nhau cũng như với Giáo Hội toàn cầu;
Giáo Hội tham gia: mọi thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, đều có quyền và trách nhiệm tham dự vào mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mỗi thành phần theo đặc sủng của mình;
Giáo Hội vì loài người: quyền bính và sứ vụ của Giáo Hội là quyền và trách nhiệm yêu thương và phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại.
Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2010
Cuộc Họp Mặt Của Nhóm Linh Mục, Tu Sĩ Và Chủng Sinh Du Học Tại Hoa Kỳ
Cùng Tiến
19:52 17/12/2009
Mấy năm gần đây, con số Ling Mục, Tu Sĩ và Chủng Sinh Việt Nam được gửi sang Hoa Kỳ du học ngày càng tăng. Để khuyến khích và nâng đỡ nhau trong đời sống tu học, anh chị em đã liên kết với nhau va hình thành lên nhóm “Cùng Tiến”.
Hình ảnh cuộc họp mặt năm trước
Năm ngoái Nhóm “Cùng Tiến” đã tổ chức cuộc gặp mặt đầu tiên vào dịp Noel và Năm Mới 2009 tại Houston, Texas và đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp.
Năm nay, cuộc gặp mặt này sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 12 năm 2009, tại Circle Lake – Trung Tâm Tĩnh Tâm của Tổng Giáo Phận Galveston, thành phố Houston, Texas, với khỏang gần 100 Linh mục, Chủng sinh, va Tu sĩ tham dự. Đặc biệt, có sự hiện diện và thuyết trình của Đức Cha Đa-Minh Mai Thanh Lương, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, cựu chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Fr. Mark Lewis, Giám Tỉnh Dòng Tên tại Houston và Thầy Lê Xuân Hy, giáo sư đại học Washington State.
Ngoài những đề tài thiêng liêng và học tập, sẽ có đốt lửa trại, thể thao và giải trí nhằm giúp anh chi em thư giãn sau những ngày học tập vất vả.
Chương trình sẽ được kết thúc bằng một buổi diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà hàng Kim Sơn. Hy vọng đêm Diễn Nguyện đó sẽ giúp những ai tham dự có một tâm hồn vui tươi và thánh thiện để mừng Đại Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Năm ngoái Nhóm “Cùng Tiến” đã tổ chức cuộc gặp mặt đầu tiên vào dịp Noel và Năm Mới 2009 tại Houston, Texas và đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp.
Năm nay, cuộc gặp mặt này sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 12 năm 2009, tại Circle Lake – Trung Tâm Tĩnh Tâm của Tổng Giáo Phận Galveston, thành phố Houston, Texas, với khỏang gần 100 Linh mục, Chủng sinh, va Tu sĩ tham dự. Đặc biệt, có sự hiện diện và thuyết trình của Đức Cha Đa-Minh Mai Thanh Lương, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, cựu chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Fr. Mark Lewis, Giám Tỉnh Dòng Tên tại Houston và Thầy Lê Xuân Hy, giáo sư đại học Washington State.
Ngoài những đề tài thiêng liêng và học tập, sẽ có đốt lửa trại, thể thao và giải trí nhằm giúp anh chi em thư giãn sau những ngày học tập vất vả.
Chương trình sẽ được kết thúc bằng một buổi diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà hàng Kim Sơn. Hy vọng đêm Diễn Nguyện đó sẽ giúp những ai tham dự có một tâm hồn vui tươi và thánh thiện để mừng Đại Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
VietCatholic tiếp xúc với Quốc Hội Victoria - Australia về trường hợp cha Lý - Phần I
J.B. An Dang
15:57 17/12/2009
Bất chấp áp lực của cộng đồng thế giới bao gồm cả 37 dân biểu và thượng nghị sĩ tại Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân quyền, nhà cầm quyền Việt Nam đã từ chối trả tự do cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý.
Ngày 14/11 vừa qua, cha Lý đã bị tai biến mạch máu não lần thứ hai và bị liệt một phần thân thể. Dù thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã kiên quyết từ chối lời thỉnh cầu của Tòa Giám Mục Huế và gia đình xin đưa cha Lý về nhà chăm sóc.
Ngày 11/12, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa cha Lý trở lại trại tù Ba Sao để tiếp tục giam cầm một linh mục Công Giáo đã 63 tuổi nhưng vẫn bị coi là nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ cộng sản tại Việt Nam.
VietCatholic đã có cuộc tiếp xúc với Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi để thông báo về tình trạng của cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Dưới đây là bài phỏng vấn ông Luke Donnellan, dân biểu Quốc Hội Victoria và đồng thời cũng là thư ký của thủ hiến tiểu bang do anh Châu Xuân Hùng thực hiện.
Từ năm 2005, dân biểu Luke Donnellan đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải để cho ông thăm viếng cha Lý nhưng nhiều lần tòa đại sứ Việt Nam tại Canberra đã từ khước. Tháng 3/2006, dân biểu Luke Donnellan đã tìm cách lọt được vào Việt Nam trong tư cách một người đi du lịch, và ông đã gặp được cha Lý.
Châu Xuân Hùng: Chào ông Luke. Ông đã biết Cha Lý tại Việt Nam. Ngài là một tù nhân lương tâm đến nay cũng đã lâu. Tôi biết tháng 3/2006, ông đã có gặp cha Lý. Tình trạng của ngài lúc bấy giờ về thể lý và tâm lý như thế nào thưa ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Sức khoẻ của cha Lý lúc ấy rất tốt. Ngài khoẻ và rất kiên cường, rất quyết tâm tiếp tục cuộc chiến cho nguyên tắc dân chủ của tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Tôi rất có ấn tượng với hùng khí xung quanh cha Lý. Trong thời gian tôi thăm ngài ở tổng giáo phận [Huế] tôi thấy ngài bị theo dõi thường trực. Nhưng dường như ngài chẳng quan tâm gì đến chuyện đó. Trái lại, ngài và cha Phêrô [Phan Văn Lợi] cả hai đều rất quyết tâm theo đuổi công việc của các ngài. Tôi thấy nơi ngài một tinh thần rất cao.
Châu Xuân Hùng: Xin ông cho biết trong hoàn cảnh nào trường hợp của cha Lý đã gây sự chú ý nơi ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Qua cộng đồng địa phương, qua các Websites địa phương, qua Website Công Giáo. Cộng đồng địa phương rất mạnh ở đây tỏ ra rất mến mộ cha Lý. Con đường đấu tranh dân chủ của cha Lý làm tôi xúc động một phần từ ý nghĩa là ngài đang theo đuổi một hình thức thần học giải phóng của mình tại Việt Nam. Ngài đang thực hiện một công việc thật tuyệt vời.
Châu Xuân Hùng: Giờ đây, chúng ta hãy đề cập đến tin tức tệ hại này. Tháng trước ngài bị tai biến, rất tệ, liệt cả một bên. Từ đó, ngài được đưa đi điều trị tại một bệnh viện do Bội Nội Vụ quản lý. Giáo Phận Huế và gia đình yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho ngài để họ có thể chăm sóc cho ngài tại nhà. Nhưng hôm 11/12, chỉ vài ngày mới đây, nhà nước lại đưa ngài trở vào tù. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Dân biểu Luke Donnellan: Chủ nghĩa cộng sản không phải là một hình thức nhà nước tôn trọng phẩm giá đúng nghĩa. Nó không đối xử với con người theo phẩm giá của họ. Khó mà trông đợi các viên chức cộng sản đối xử với cha Lý đàng hoàng vì cha Lý là một mối nguy cho họ. Tôi không dám mơ tới chuyện là chế độ đó có chút lòng trắc ẩn đối với tình cảnh cha Lý. Tôi không hề dám mơ đến chuyện là họ trả tự do cho cha Lý. Tôi nghĩ là họ sẽ tiếp tục giam cầm ngài. Giống như trong cái show tòa án vừa qua khiến họ nhục nhã ê chề khi các máy thu hình thu được cảnh họ đang bịt miệng cha Lý. Ngài là một mối nguy quá lớn cho họ. Chẳng may, ngài có tên trong hàng ngũ những người Công Giáo Việt Nam và những nhà lãnh đạo Phật Giáo bị coi là nguy hiểm cho chế độ. Tôi nghĩ nếu ngài thiếu quyết tâm trên con đường đấu tranh dân chủ thì có lẽ họ đã thả ngài rồi.
Châu Xuân Hùng: Tháng 6 năm nay, 37 dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gởi thư cho chủ tịch nước Việt Nam yêu cầu trả tự do cho cha Lý. Tháng 12 này, chỉ vài ngày mới đây, ông chủ tịch đó đã gặp Đức Thánh Cha tại Rôma. Tòa Thánh đã hứa với tổng giáo phận Huế để nhân dịp quan trọng này đưa ra trường hợp cha Lý và yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ngài. Chúng tôi tin chắc là Tòa Thánh đã thực hiện điều đó. Nhưng tới nay vẫn chưa có gì xảy ra. Theo ý kiến của ông, thì còn điều gì chúng ta có thể làm được để giúp cha Lý?
Dân biểu Luke Donnellan: Tôi nghĩ là Tòa Thánh nên công khai hơn ước vọng của mình muốn thấy cha Lý được tự do. Tôi không giải thích được tại sao Vatican Radio và các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh không mạnh mẽ kêu đòi tự do cho cha Lý nêu lý do rằng ngài chỉ đấu tranh cho những nguyên tắc rất cơ bản của tự do tín ngưỡng, và đến cuối đời của ngài, hãy để cho ngài được sống đúng phẩm giá con người, bị tai biến như thế có lẽ cái ngày cuối đời của ngài cũng không xa. Tôi nghĩ Giáo Hội phải áp lực mạnh cho ngài được sống đúng phẩm giá con người. Tôi nghĩ Giáo Hội tại địa phương cũng phải gây áp lực bằng cách nêu vấn đề trong nội bộ mình và đưa ra các thỉnh nguyện thư. Về chiến dịch tại đây. Tôi nghĩ một cách thiết thực là nhà nước cộng sản ở Việt Nam phải hiểu cảm giác mạnh mẽ của chúng tôi ở đây, Australia này, trước trường hợp của cha Lý. Chuyện này sẽ ảnh hưởng đến du lịch vì nếu quý vị biết những chuyện xấu xa như thế thì còn gì hứng thú để thăm viếng những nơi như thế. Tôi nghĩ là một chiến dịch tại địa phương sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ không phải chỉ từ cộng đồng Việt Nam nhưng từ các giáo xứ Công Giáo địa phương. Nếu những người Công Giáo tại đây biết đến trường hợp cha Lý họ hiểu rõ hơn cha là một trong số ít người đấu tranh cho tự do tôn giáo.
Châu Xuân Hùng: Ở đất nước Úc chúng ta, các vị dân biểu và thượng nghị sỹ có thể làm gì không thưa ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Tại sao không? Tôi nghĩ thật là sai lầm khi để cho cha Lý sống hết kiếp trong nhà tù.
Châu Xuân Hùng: Ông có điều gì muốn thưa với quý khán thính giả VietCatholic?
Dân biểu Luke Donnellan: Tôi chỉ hy vọng cha Lý được sống xứng phẩm giá con người vì ngài rõ ràng là đã trải qua 17-18 năm tù tội. Thật là khủng khiếp. Ngài là một chiến sĩ cổ võ cho dân chủ và tự do tôn giáo. Ngài đã làm một công việc tuyệt vời cho đất nước. Tôi mong ngài được khỏe mạnh và được chăm sóc thỏa đáng. Tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải đối xử với con người này với phẩm giá cao trọng vì ngài là một con người cao cả, mạnh mẽ và đầy ấn tượng.
Ngày 14/11 vừa qua, cha Lý đã bị tai biến mạch máu não lần thứ hai và bị liệt một phần thân thể. Dù thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã kiên quyết từ chối lời thỉnh cầu của Tòa Giám Mục Huế và gia đình xin đưa cha Lý về nhà chăm sóc.
Ngày 11/12, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa cha Lý trở lại trại tù Ba Sao để tiếp tục giam cầm một linh mục Công Giáo đã 63 tuổi nhưng vẫn bị coi là nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ cộng sản tại Việt Nam.
VietCatholic đã có cuộc tiếp xúc với Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi để thông báo về tình trạng của cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Dưới đây là bài phỏng vấn ông Luke Donnellan, dân biểu Quốc Hội Victoria và đồng thời cũng là thư ký của thủ hiến tiểu bang do anh Châu Xuân Hùng thực hiện.
Từ năm 2005, dân biểu Luke Donnellan đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải để cho ông thăm viếng cha Lý nhưng nhiều lần tòa đại sứ Việt Nam tại Canberra đã từ khước. Tháng 3/2006, dân biểu Luke Donnellan đã tìm cách lọt được vào Việt Nam trong tư cách một người đi du lịch, và ông đã gặp được cha Lý.
Châu Xuân Hùng: Chào ông Luke. Ông đã biết Cha Lý tại Việt Nam. Ngài là một tù nhân lương tâm đến nay cũng đã lâu. Tôi biết tháng 3/2006, ông đã có gặp cha Lý. Tình trạng của ngài lúc bấy giờ về thể lý và tâm lý như thế nào thưa ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Sức khoẻ của cha Lý lúc ấy rất tốt. Ngài khoẻ và rất kiên cường, rất quyết tâm tiếp tục cuộc chiến cho nguyên tắc dân chủ của tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Tôi rất có ấn tượng với hùng khí xung quanh cha Lý. Trong thời gian tôi thăm ngài ở tổng giáo phận [Huế] tôi thấy ngài bị theo dõi thường trực. Nhưng dường như ngài chẳng quan tâm gì đến chuyện đó. Trái lại, ngài và cha Phêrô [Phan Văn Lợi] cả hai đều rất quyết tâm theo đuổi công việc của các ngài. Tôi thấy nơi ngài một tinh thần rất cao.
Châu Xuân Hùng: Xin ông cho biết trong hoàn cảnh nào trường hợp của cha Lý đã gây sự chú ý nơi ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Qua cộng đồng địa phương, qua các Websites địa phương, qua Website Công Giáo. Cộng đồng địa phương rất mạnh ở đây tỏ ra rất mến mộ cha Lý. Con đường đấu tranh dân chủ của cha Lý làm tôi xúc động một phần từ ý nghĩa là ngài đang theo đuổi một hình thức thần học giải phóng của mình tại Việt Nam. Ngài đang thực hiện một công việc thật tuyệt vời.
Châu Xuân Hùng: Giờ đây, chúng ta hãy đề cập đến tin tức tệ hại này. Tháng trước ngài bị tai biến, rất tệ, liệt cả một bên. Từ đó, ngài được đưa đi điều trị tại một bệnh viện do Bội Nội Vụ quản lý. Giáo Phận Huế và gia đình yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho ngài để họ có thể chăm sóc cho ngài tại nhà. Nhưng hôm 11/12, chỉ vài ngày mới đây, nhà nước lại đưa ngài trở vào tù. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Dân biểu Luke Donnellan: Chủ nghĩa cộng sản không phải là một hình thức nhà nước tôn trọng phẩm giá đúng nghĩa. Nó không đối xử với con người theo phẩm giá của họ. Khó mà trông đợi các viên chức cộng sản đối xử với cha Lý đàng hoàng vì cha Lý là một mối nguy cho họ. Tôi không dám mơ tới chuyện là chế độ đó có chút lòng trắc ẩn đối với tình cảnh cha Lý. Tôi không hề dám mơ đến chuyện là họ trả tự do cho cha Lý. Tôi nghĩ là họ sẽ tiếp tục giam cầm ngài. Giống như trong cái show tòa án vừa qua khiến họ nhục nhã ê chề khi các máy thu hình thu được cảnh họ đang bịt miệng cha Lý. Ngài là một mối nguy quá lớn cho họ. Chẳng may, ngài có tên trong hàng ngũ những người Công Giáo Việt Nam và những nhà lãnh đạo Phật Giáo bị coi là nguy hiểm cho chế độ. Tôi nghĩ nếu ngài thiếu quyết tâm trên con đường đấu tranh dân chủ thì có lẽ họ đã thả ngài rồi.
Châu Xuân Hùng: Tháng 6 năm nay, 37 dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gởi thư cho chủ tịch nước Việt Nam yêu cầu trả tự do cho cha Lý. Tháng 12 này, chỉ vài ngày mới đây, ông chủ tịch đó đã gặp Đức Thánh Cha tại Rôma. Tòa Thánh đã hứa với tổng giáo phận Huế để nhân dịp quan trọng này đưa ra trường hợp cha Lý và yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ngài. Chúng tôi tin chắc là Tòa Thánh đã thực hiện điều đó. Nhưng tới nay vẫn chưa có gì xảy ra. Theo ý kiến của ông, thì còn điều gì chúng ta có thể làm được để giúp cha Lý?
Dân biểu Luke Donnellan: Tôi nghĩ là Tòa Thánh nên công khai hơn ước vọng của mình muốn thấy cha Lý được tự do. Tôi không giải thích được tại sao Vatican Radio và các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh không mạnh mẽ kêu đòi tự do cho cha Lý nêu lý do rằng ngài chỉ đấu tranh cho những nguyên tắc rất cơ bản của tự do tín ngưỡng, và đến cuối đời của ngài, hãy để cho ngài được sống đúng phẩm giá con người, bị tai biến như thế có lẽ cái ngày cuối đời của ngài cũng không xa. Tôi nghĩ Giáo Hội phải áp lực mạnh cho ngài được sống đúng phẩm giá con người. Tôi nghĩ Giáo Hội tại địa phương cũng phải gây áp lực bằng cách nêu vấn đề trong nội bộ mình và đưa ra các thỉnh nguyện thư. Về chiến dịch tại đây. Tôi nghĩ một cách thiết thực là nhà nước cộng sản ở Việt Nam phải hiểu cảm giác mạnh mẽ của chúng tôi ở đây, Australia này, trước trường hợp của cha Lý. Chuyện này sẽ ảnh hưởng đến du lịch vì nếu quý vị biết những chuyện xấu xa như thế thì còn gì hứng thú để thăm viếng những nơi như thế. Tôi nghĩ là một chiến dịch tại địa phương sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ không phải chỉ từ cộng đồng Việt Nam nhưng từ các giáo xứ Công Giáo địa phương. Nếu những người Công Giáo tại đây biết đến trường hợp cha Lý họ hiểu rõ hơn cha là một trong số ít người đấu tranh cho tự do tôn giáo.
Châu Xuân Hùng: Ở đất nước Úc chúng ta, các vị dân biểu và thượng nghị sỹ có thể làm gì không thưa ông?
Dân biểu Luke Donnellan: Tại sao không? Tôi nghĩ thật là sai lầm khi để cho cha Lý sống hết kiếp trong nhà tù.
Châu Xuân Hùng: Ông có điều gì muốn thưa với quý khán thính giả VietCatholic?
Dân biểu Luke Donnellan: Tôi chỉ hy vọng cha Lý được sống xứng phẩm giá con người vì ngài rõ ràng là đã trải qua 17-18 năm tù tội. Thật là khủng khiếp. Ngài là một chiến sĩ cổ võ cho dân chủ và tự do tôn giáo. Ngài đã làm một công việc tuyệt vời cho đất nước. Tôi mong ngài được khỏe mạnh và được chăm sóc thỏa đáng. Tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải đối xử với con người này với phẩm giá cao trọng vì ngài là một con người cao cả, mạnh mẽ và đầy ấn tượng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria Qua Các Thời Đại (7)
Vũ Văn An
22:17 17/12/2009
Chương sáu: Nữ Tì Thiên Chúa và Người Đàn Bà Dũng Cảm
Ma-ri-a thưa: Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa. - Lu-ca 1:38
Ai tìm ra được người đàn bà dũng cảm?- Châm Ngôn 31:10
Nếu các sử gia nghệ thuật và các sử gia Giáo Hội muốn theo gương các đồng nghiệp của mình trong lãnh vực khoa học tự nhiên bằng cách thu lượm “một danh mục các trích dẫn” không phải gồm các bài viết, các khảo luận, và các sách của các học giả khác như các khoa học gia thường làm, mà là các chủ đề từng lôi cuốn sự chú ý của các họa sĩ và điêu khắc gia trong suốt lịch sử, và nếu họ có nhiệm vụ phải soạn thảo danh mục ấy chung với nhau, thì trong tất cả các hoạt cảnh của cuộc đời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a từng gợi hứng cho lòng sùng kính của tín hữu cũng như óc sáng tạo của nhà nghệ sĩ, hoạt cảnh truyền tin chắc chắn là hoạt cảnh nổi bật hơn hết. Thực vậy, hoạt cảnh này nổi bật đến nỗi con số những lời nhắc đến nó trong danh mục kia hẳn vượt xa con số các lời nhắc tới toàn bộ các chủ đề khác về Ngài. Mỗi chủ đề và mỗi chương của cuốn sách này đều được minh họa cách này hay cách khác nhờ một chi tiết nghệ thuật nào đó về cảnh truyền tin này (1).
Tùy theo cách người ta giải thích chúng, ít nhất ba công trình nghệ thuật thời Kitô Giáo sơ khai sau đây, tìm thấy trong các hang toại đạo, xem ra đã vẽ lại bức tranh truyền tin: một bức ở Hang Toại Đạo Thánh Priscilla, một bức ở Hang Toại Đạo Hai Thánh Marcellino và Phêrô, và bức thứ ba ở Hang Toại Đạo Đường Latina, chỉ mới được tìm thấy năm 1956 (2). Truyền tin trở thành chủ đề cho các tranh bàn thờ và các tranh khác thời Trung Cổ ở Tây Phương, và đặc biệt thấy nhiều hơn cả ở giữa thời Trung Cổ, như David Robb đã chứng tỏ (3). Tại Phương Đông Byzantine, truyền tin tạo nên một trong mười hai ngày lễ trong niên lịch Giáo Hội. Cuối cùng, nó trở thành chủ đề cho rất nhiều tranh ảnh tại vùng này, gồm cả hai bức đá chạm (cameos) Byzantine mà các nhà sử học về nghệ thuật cho là đã có từ thế kỷ thứ sáu; tất cả các tranh ảnh này được bảo tồn trong bộ sưu tầm tại Viện Bảo Tàng Hermitage tại St Petersburg (4). Một cách trang trọng hơn, cảnh truyền tin thường được vẽ trên “cửa vương giả” nơi có tấm iconostasis ngăn gian cung thánh các nhà thờ Byzantine. Chính lúc linh mục “long trọng tiến vào” nhà thờ xuyên qua tấm iconostasis này khi cử hành Phụng Vụ Thánh Basil theo nghi lễ Byzantine, ngài sẽ xướng một số lần Thiên Chúa và Chúa Kitô “đến” trong lịch sử cứu rỗi, mà trên hết là lần đến qua đó việc nhập thể đã xẩy ra trong biến cố truyền tin cho đức Ma-ri-a (5). Như thế, biến cố truyền tin vẽ trên cửa kia tượng trưng cho lần đến cực trọng của Ngôi Lời Thiên Chúa trong thân xác mà Người đã tiếp nhận từ Trinh Nữ Ma-ri-a.
Như cách các mô tả nghệ thuật này cho hay, người ta tin rằng tầm quan trọng hàng đầu của truyền tin là phép lạ nhập thể (6). Trong cấu trúc có tính kịch nghệ của chương đầu Phúc Âm Lu-ca, biến cố truyền tin tạo ra một trình thuật đối tác đối với cao điểm của chương đầu Phúc Âm Gio-an: “Và Ngôi Lời trở thành xác thịt” (7). Ý nghĩa trọng tâm của truyền tin, và của đức tin cũng như giáo huấn Kitô Giáo về học lý nhập thể là “Verbum caro factum est, Ngôi Lời đã trở thành xác thịt”(8) như lời Phúc Âm Gio-an tuyên xưng (Kinh Sai Thiên Thần cũng đọc lại những lời này) và điều ấy đã xẩy ra khi “Thiên Chúa sai Con Một mình xuống, sinh bởi một người đàn bà” (9) như lời Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Galát. Suốt trong lịch sử, sự chú ý đến con người Chúa Giê-su Ki-tô, theo những lời vừa trích, có liên hệ mật thiết với sự chú ý đến mẹ của Người. Điều Phúc Âm Thánh Gio-an phát biểu bằng ngôn ngữ thần học và triết lý Hy Lạp khi viết: “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt”, thì Phúc Âm Lu-ca mô tả bằng ngôn ngữ kịch nghệ và đối thoại, dưới hình thức một cuộc đàm đạo giữa đức Ma-ri-a trong ngôi vị được Thiên Chúa chọn và thiên thần Ga-bri-en trong tư cách sứ giả của Thiên Chúa. Việc truyền tin này, và việc truyền tin trước cho Dacaria, thân phụ Gio-an Tẩy Giả, đã tuân theo một phác thảo có khuôn thước và một hình thức đã thành phong thái (10).
Cùng một lúc, biến cố truyền tin cũng mang đến cho tư duy Kitô Giáo một điển hình và một mẫu mực cao cấp để suy gẫm một vấn đề mầu nhiệm từng thu hút chú ý của cả lịch sử triết học lẫn lịch sử thần học, kéo theo sự chú ý của các tư tưởng gia không những trong truyền thống Kitô Giáo mà cả trong truyền thống Do Thái và Hồi Giáo nữa, đó là vấn đề liên hệ giữa tất yếu và ý chí tự do hay giữa tính tối thượng của Thiên Chúa và sự tự do của con người. Đây là một trong những tranh cãi khó khăn nhất để người Kitô hữu giải thích cho người Do Thái, là những người không cần bận tâm đến việc chọn lựa giữa sự tự do của Thiên Chúa và sự tự do trong ý chí con người. Một đàng, trong suốt lịch sử, người ta coi đức Ma-ri-a như “nữ tỳ Thiên Chúa” như chính Ngài tự gọi mình trong Lu-ca (11), nói cách khác là dụng cụ cho kế hoạch của Thiên Chúa. Trong mọi thế kỷ, Ngài được coi như mẫu mực của lòng nhẫn nại, nói đúng hơn, của một thụ động tính chủ tịnh (quietistic passivity) và vâng phục tuyệt đối. Khi tiên tri Isaia đặt câu hỏi: “Liệu đất sét có hỏi người nặn ra nó: ông đang làm chi thế?” rồi tự khẳng định: “chúng con chỉ là đất sét, còn Ngài, Ngài là thợ gốm”; hay khi Thánh Phaolô, mô phỏng lời Thánh Kinh Do Thái, lên tiếng hỏi: “Há thợ gốm không có quyền trên đất sét hay sao, từ cùng một cục (đất) có thể làm chiếc này thành bình danh dự, và làm chiếc kia thành bình ô danh” (12) – thì đó thẩy đều là những khẳng định về thẩm quyền Thiên Chúa, một thẩm quyền không ai dò thấu và không ai được chất vấn. Đối với thẩm quyến ấy, nhân loại và từng con người cá biệt phải bị coi là thần phục giống như thứ vật chất vô năng lực. Lời thiên thần trong biến cố truyền tin: “Với Thiên Chúa, không có gì là không làm được” đã trở thành căn bản để đức Ma-ri-a, trong tư cách nữ tỳ (ancilla trong bản Phổ Thông), được coi như muốn làm chứng rằng khi thẩm quyền tối thượng và ý muốn toàn năng của Thiên Chúa thắng thế, như vẫn là thế xưa nay và sẽ mãi mãi là như thế, thì kết cục phải là một kết cục tốt lành và khôn ngoan, dù kết cục ấy có lúc bị bóng tối che khuất mắt phàm nhân. Người ta cũng đã thêm vào câu định nghĩa đức Ma-ri-a nữ tỳ điều này nữa: Ngài là một người đàn bà và do đó, cũng do sự phối hợp giữa bản nhiên, sáng tạo và sa ngã, người ta vẫn giả thiết Ngài đã được đúc khuôn trong vai một chủ thể thụ động và tuân phục, một cái bình chuyên để tiếp nhận. Bởi thế, Ngài thường được nêu lên làm mẫu mực cho phụ nữ xử sự, trong việc vâng phục Thiên Chúa, chồng mình, hàng giáo sĩ và phẩm trật Giáo Hội.
Nhưng thực ra, căn cứ vào phần lớn lịch sử suy tư về biến cố truyền tin và việc con người đức Ma-ri-a tham dự vào biến cố ấy, ta thấy hình ảnh trên chỉ là phân nửa bức chân dung về Ngài mà thôi. Vì người ta thường ghi nhận rằng vâng lời đối với một biến cố tương lai là một tác động chứ không phải một thụ động. Cho nên, nếu khảo sát kỹ hơn, ta thấy tước hiệu Nữ Tỳ Thiên Chúa phức tạp hơn điều những nhà giải thích nó xưa nay vốn nghĩ. Tước hiệu ấy trong tiếng Hy Lạp là doule kyriou nghĩa đen là nữ nô của Chúa. Nó là hình thức giống cái của thuật ngữ quen thuộc hơn và năng được dùng nhiều hơn ở giống đực, doulos Iesou Christou, nô lệ của Chúa Giê-su Ki-tô (13), một thuật ngữ thường được Tân Ước dùng làm từ chuyên môn chỉ các tông đồ. Sau này cụm từ trên còn tiếp tục phát triển để trở thành tước hiệu trau chuốt và đầy đủ hơn tức “nô lệ các nô lệ của Thiên Chúa” (servus servorum Dei): Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã tự gọi mình là “nô lệ Chúa Kitô cùng nô lệ các nô lệ của Chúa Kitô” (servus Christi servorumque Christi), nhưng bắt đầu từ đức giáo hoàng Grêgôriô Cả, tước hiệu servus servorum Dei đã được thêm vào hàng loạt các tước hiệu đã thành tiêu chuẩn của vị giám mục Rôma (14). Dựa vào việc nghiên cứu triều đại giáo hoàng của Đức Grêgôriô I, khó có thể kết kuận rằng hạn từ nô lệ (servus) nói lên tính thụ động hay chủ tịnh (quietism). Trong căn bản, hạn từ này có ý ám chỉ đến sự nghịch lý nơi Chúa Kitô, Đấng vừa mang “dáng dấp Thiên Chúa (morphe theou)” vừa mang “dáng dấp nô lệ (morphe doulou)’ (15). Tước hiệu doulos ở giống đực và tước hiệu doule ở giống cái cùng xuất hiện với nhau trong Tân Ước chỉ có một lần duy nhất, đó là chương hai, Sách Tông đồ Công vụ, theo bản dịch Bẩy Mươi bằng tiếng Hy Lạp: “Và Ta, trong những ngày ấy, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên các tôi tớ nam và các tôi tớ nữ của Ta (epi tous doulous mou kai epi ta doulas mou)” và bản văn ấy thêm một lời hứa trang trọng: ‘và chúng sẽ nói tiên tri” (16). Trong trường hợp các tôi tớ nam, tức douloi, việc nên trọn lời hứa ấy chính là lịch sử Giáo Hội tông truyền như đã được mô tả trong 26 chương của sách Tông đồ Công vụ và còn tiếp diễn muôn thế hệ về sau. Nhưng đối với việc nên trọn lời tiên tri Giôen trong trường hợp các tôi tớ nữ, thì nơi đầu tiên và tuyệt hảo nhất phải tìm là chính Đấng đã tự nhận mình là doule kyriou trong trình thuật truyền tin, vì sự liên kết giữa Ngài với các tông đồ ở chương thứ nhất sách Tông Đồ Công Vụ; và nội dung của lời nói tiên tri đầu tiên của Ngài phải được tìm thấy trong lời Ngài thưa lại với thiên thần Ga-bri-en, và sau đó, trong các tiết điệu cách mạng của kinh Magnificat. Nội dung ấy nghe ra chẳng có chút chi là “thụ động” hay chủ tịnh cả.
Vì, như gợi ý trong tựa đề kép của chương này, suốt trong lịch sử, Đức Ma-ri-a vừa là Nữ Tỳ Thiên Chúa vừa là Người Đàn Bà Dũng Cảm, hai tước hiệu này luôn đi đôi với nhau. Chính vì thế đến thời mãi sau này, nghĩa là thời dung dưỡng nô lệ tại Mỹ, các chủ nhân đã truyền dạy Kitô Giáo cho các nô lệ của mình, hòng cấy vào đầu chúng đức vâng lời, ấy thế nhưng những bài thần khí ca (spirituals) như "Ôi Ma-ri-a”, “Môisen ơi, Hãy Xuống Đây” và nhiều bài khác đã cho thấy một hậu quả trái ngược: những người nô lệ kia đã tự đồng hóa mình với những bậc anh hùng Thánh Kinh ấy, những vị vốn thách thức cảnh nô lệ thuở xưa (18). Chữ Hy Lạp chỉ truyền tin là euangelismos, một chữ trình bày chức năng của câu truyện truyền tin như là một thứ “phúc âm hoá” mẫu mực hàng đầu, một việc đã được các tranh ảnh vẽ biến cố này từng mô tả và được các sách chú giải về trình thuật này trong truyền thống Kitô Giáo nói tiếng Hy Lạp quảng diễn. Chức năng này trở thành hiển nhiên trong các phát biểu của nhà thần học kiêm triết gia thế kỷ thứ tư, tức Thánh Grêgôriô thành Nyssa, khi ngài bình luận về các lời lẽ truyền tin trong Phúc Âm Lu-ca: “Ngay lập tức, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài và quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ Ngài, thì bản tính nhân loại trong đức Ma-ri-a (nơi Đấng Khôn Ngoan nhận làm nơi cư trú) (Châm Ngôn 9:1), mặc dù theo bản tính tự nhiên, chỉ là thành phần của cấu trúc biết cảm nhận (sensuous compound, gồm xác thịt và trí khôn), đã trở nên điều vốn là yếu tính của quyền năng bao phủ kia; vì “điều không mâu thuẫn là người dưới được người trên chúc lành” [Dt 7:7]. Như vậy xét vì quyền năng của Ngôi Vị Thiên Chúa là một điều mênh mông và không đo lường được, trong khi con người chỉ là một nguyên tử yếu ớt, nên chính lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Trinh Nữ và quyền năng của Đấng Tối Cao bao phủ lấy Ngài, nhà tạm do tác động ấy tạo nên không mặc lấy một điều gì đó thuộc nhân loại hư nát; nhưng, dù là người, như đã được cấu tạo lúc ban đầu, nó vẫn là thần khí, ơn thánh và quyền năng. Và các thuộc tính trong nhân tính của chúng ta cũng đã rút được vẻ sáng từ sự sung mãn của quyền năng Thiên Chúa này” (19).
Vì, bất kể đặc tính phi thường, thực sự độc đáo, của biến cố nhập thể nơi Ngôi Lời trong con người Chúa Giê-su Ki-tô, các nhà tư tưởng như thánh Grêgôriô đều coi biến cố ấy như mô thức cho thấy “Phúc Âm” [euangelion] đã tác động ra sao ở mọi nơi và mọi thời, và do đó, đối với các vị này nó cũng là điển hình xác định ra ý nghĩa đầy đủ tự do của con người. Các vị này chủ trương rằng coi tự do giống như vô chính phủ (anarchy) và buông thả và do đó định nghĩa nó như quyền được làm bất cứ điều gì mình thích bất chấp điều ấy đem lại thiệt hại bao nhiêu cho bản thân và người khác là một quan niệm hẹp hòi và lệch lạc; vì theo nghĩa trọn vẹn nhất và sâu sắc nhất, trước nhất nó bao gồm “tự do vâng lời” như văn hào Pháp thế kỷ 20, Paul Claudel, từng nói và mô tả (20). Bởi nếu bản tính con người, vốn được Tạo Hóa phú cho ý chí tự do cũng như quyền bất khả nhượng sử dụng tự do ấy, có nhiệm vụ phải sử dụng tự do để đạt tới cái chân thân và nhân tính chân thực của mình, thì cái tự do vâng lời ấy phải hàm nghĩa rằng: “không tự do hữu hạn nào có thể thoát khỏi hạn chế cho bằng khi nó tự ý thoả thuận theo tự do vô hạn” như lời Hans Urs von Balthasar từng nói (21). Và minh họa cho câu nói của von Balthasar, cũng như của các thần học gia Hy Lạp, như thánh Maximus Hiển Tu, người được von Balthasar chú giải một cách sáng chói, chính là việc “ý chí hữu hạn” của đức Trinh Nữ Ma-ri-a thuận theo “tự do vô hạn” của Thiên Chúa trong biến cố truyền tin.
Trong biến cố truyền tin cho đức Ma-ri-a, lời Thiên Chúa đã được thông đạt qua một sứ giả thụ tạo, tức thiên thần Ga-bri-en (“thiên thần” trong nguyên ngữ Hy Lạp và cả ngôn ngữ Hi-bá-lai đều có nghĩa là sứ giả). Nhưng không như “thiên thần Chúa”, đấng trong một đêm duy nhất đã sát hại 185,000 binh lính Át-sua thuộc đạo quân của Xan-khê-ríp (22), Ga-bri-en đã đem lời Thiên Chúa tới cho đức Ma-ri-a để khởi động trong Ngài một đáp trả tự do và không gò ép. Trong tư duy Hy Lạp theo Kitô Giáo, đức Ma-ri-a được tiền định làm Mẹ Chúa Kitô; Ngài là người được Đấng Toàn Năng tuyển chọn. Và ý của Đấng Toàn Năng dĩ nhiên là lề luật, vì, cũng theo lời Thánh Grêgôriô thành Nyssa, “quyền năng ý chí của Thiên Chúa là lý do đủ cho các sự vật hiện hữu và chúng bước vào hiện hữu từ hư vô” (23). Ấy thế nhưng các nhà tư tưởng Kitô Giáo người Hy Lạp này cùng một lúc cũng nhấn mạnh rằng chỉ khi đức Ma-ri-a, bằng một ý chí tự do của riêng Ngài, nói câu: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền” (24), thì ý chí của Đấng Toàn Năng mới được thi hành. Và họ lý luận rằng nếu điều ấy đúng với việc can thiệp choáng váng nhất xưa nay chưa từng có vào cuộc sống và lịch sử con người do Thiên Chúa khởi sự, thì nó cũng phải đúng với việc ơn Thiên Chúa đã luôn luôn hành động ra sao, nghĩa là Người luôn kính trọng sự tự do và toàn vẹn tính của con người và do đó liều mình gặp sự bất tuân, như trường hợp Adong và E-và đã chứng minh.
Như lời Thánh Irênê từng nói khi tương phản bà E-và và Đức Ma-ri-a, như đã bàn đến trước đây (25), “giống như vị trước đã bị lời thiên thần làm cho sai lầm khiến phải trốn chạy khỏi Thiên Chúa, sau khi vi phạm lời Người thế nào, thì vị sau đã nhờ sự chuyển lời của thiên thần mà tiếp nhận được tin vui mình sẽ là người cưu mang Thiên Chúa, qua việc vâng lời của Ngài. Và nếu vị trước bất tuân Thiên Chúa, thì vị sau đã được thuyết phục vâng lời Thiên Chúa, ngõ hầu đức Trinh Nữ Ma-ri-a trở nên người bào chữa cho trinh nữ E-và” (26). Đức Ma-ri-a “được thuyết phục” vâng lời, chứ không bị cưỡng bức. Sự vâng lời của Ngài là một thứ vâng lời chẳng kém tự do chút nào so với sự bất tuân của E-và. Cũng như ý chí tự do đã không bị tước khỏi E-và, để cho ai đó không thể nói được là bà không chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, nó cũng không bị tước khỏi đức Ma-ri-a để cho ai đó đừng lầm lẫn coi ơn Thiên Chúa mạnh hơn bằng cách giảm thiểu hóa hay bác khước hoàn toàn ý chí tự do của con người. Một nét dị biệt hóa trong nền triết lý và thần học Byzantine, và là một nét thường gây sững sờ hay thất vọng ở Phương Tây, là khi quan niệm về mối liên hệ giữa ơn thánh và ý chí tự do, nó đã không làm việc chung với quan đỉểm đã được khai triển thời Thánh Augustinô. Năm 415, lúc Pelagiô, đối thủ chính của Thánh Augustinô trong cuộc tranh luận về ơn thánh, ý chí tự do và tiền định, được triệu đến gặp các nhà thần học và giám mục họp tại Lydda-Diospolis bên Palestine, đã giải thích học thuyết của ông liên quan đến mối liên hệ giữa ơn thánh và ý chí tự do khéo đến nỗi ông được cuộc họp ấy tuyên bố là chính thống, khiến Thánh Augustinô vô cùng sửng sốt (27). Trình thuật tự bênh vực của Thánh Augustinô liên quan đến cuộc họp này tựa là Về Các Biên Bản Pelagius [On the Proceedings of Pelagius], là một trong ít tác phẩm của ngài được dịch qua tiếng Hy Lạp có lẽ lúc ngài còn sống, và được liệt kê trong Thư Mục của Photius, một học giả thế kỷ thứ 9 và là thượng phụ Constantinốp. Nếu so sánh sắc lệnh của cuộc họp kia, phản ứng của Thánh Augustinô và xử lý của Photius, rõ ràng là đối với tư duy Kitô Giáo Phương Đông, cách trình bày phản đề giữa ơn thánh và ý chí tự do, hay ngay cả giữa tự nhiên và ơn thánh, đã đưa ra một một câu hỏi sai lầm mà trả lời bất cứ ra sao cũng sẽ sai lầm cả.
Ở Phương Tây, mô hình tuyệt vời cho mối liên hệ giữa tự nhiên và ơn thánh, và từ đó giữa tự do và ơn thánh, là chính tông đồ Phaolô. Kinh nghiệm của ngài về việc Thiên Chúa can thiệp cách vũ bão lúc ngài bị quật ngã và trở thành mù loà trên đường đi Đamát, một biến cố được sách Tông Đồ Công Vụ kể lại ba lần tất cả và hơi khác với chính lời tự biện hộ của ngài ở đầu bức thư gửi tín hữu Galát, là kinh nghiệm về một đứt đoạn triệt để giữa con người trước đó và con người ngài trở thành lúc bấy giờ (28). Sự đứt đoạn triệt để này buộc ngài phải đi tìm sự liên tục; từ đó, trong các chương 9, 10, và 11 của Thư gửi tín hữu Rôma, ngài khẳng định cả căn tính của mình với dĩ vãng lẫn việc dứt khoát thoát ra ngoài cái dĩ vãng ấy (29). Cái mẫu mực trở về ấy của Thánh Phaolô quả tác động lớn trên tư duy Thánh Augustinô. Khi đang đi dạo trong vườn, Thánh Augustinô nghe có giọng nói “Tolle, lege (hãy cầm mà đọc)”. Và điều ngài đọc chính là một đoạn của Thánh Phaolô nói về chủ đề đứt đoạn với quá khứ (30). Thánh Phaolô từng khuyên tín hữu Rôma, và giờ đây khuyên Thánh Augustinô: “đừng chè chén say sưa, đừng chơi bời dâm đãng, cũng đừng cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (31). Và như Thánh Augustinô nói trước đây: “Con thiết tha bám lấy các trước tác đáng kính của Thần Trí Ngài và nhất là tông đồ Phaolô” (32). Trong tư tưởng Martin Luther, Thánh Phaolô và đoạn văn trên trong thư gửi tín hữu Rôma lại một lần nữa trở thành mẫu mực: “Trong Phúc Âm, sự công chính của Thiên Chúa được mạc khải từ đức tin trong đức tin” (Justicia enim Dei in eo revelatur ex fide in fidem)” (33). Như ông đã mô tả trong lời nói đầu có tính tự thuật cho tuyển tập các công trình bằng tiếng Latinh của mình tựa là Biện Hộ Cho Đời Mình (Apologia Pro Vita Sua), viết năm 1545, một năm trước khi qua đời, Luther lúc còn là một đan sĩ và một người tập sự chú giải Thánh Kinh đã phải vật lộn nhiều với ý nghĩa của đoạn văn này vì ông giả thiết rằng “sự công chính của Thiên Chúa”, theo cách ông hiểu Thánh Kinh, có ý ám chỉ phẩm tính trong bản tính Thiên Chúa nhờ đó Thiên Chúa là Đấng Công Chính và bởi thế căn cứ vào đó mà Thiên Chúa lên án tội lỗi. Lúc này, tất cả đã thay đổi, nên như ông nói: “Tôi cảm thấy tôi… đã bước vào chính thiên đàng ngang qua những chiếc cửa mở toang,” khi ông khám phá ra Thánh Phaolô thực sự nói tới sự công chính qua đó Thiên Chúa ban công chính hóa cho người có tội. Sự công chính hóa đó xẩy tới không phải như hậu quả việc tìm kiếm của con người, nhưng do sự can thiệp của sáng kiến Thiên Chúa (34). Như thế, học thuyết của Luther về tự nhiên và ơn thánh, dù có nghĩa khác nhiều so với học lý của Thánh Augustinô, nhưng quả có nhấn mạnh tới sự đứt đoạn kia. Và năm 1525, khi ông theo đuổi cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với Erasmus và viết ra cuốn Cảnh Nô Lệ Của Ý Chí (The Bondage of the Will), ông tin là mình thực sự trình bày đúng giáo huấn của Thánh Phaolô khi ông cho rằng đối với thánh nhân ý chí con người trước lúc trở lại không thể có bất cứ hành vi tích cự nào hướng tới ơn thánh Chúa vì ngài đặt trọn hành động ấy vào ý chí tối thượng của một mình Thiên Chúa mà thôi.
Các tư tưởng gia thuộc truyền thống Đông Phương, trái lại, đã đưa ra một bổ túc tính hết sức đặc trưng cho cái phản đề trên. Điều ấy không có nghĩa là họ làm nhẹ đi chút nào sự lạ kỳ của ơn thánh Chúa, sự lạ kỳ mà họ hết lời tán dương bằng tản văn lẫn thi ca: cầu nguyện thì như thể mọi sự đều tùy thuộc ơn thánh Chúa nhưng hành động lại như thể mọi sự đều tùy thuộc hành vi con người. Nhưng họ giải thích ơn thánh cùng một lúc như là quà tặng hoàn toàn nhưng không của Chúa đồng thời như là sự khẳng định liên tục tính với tự nhiên và tạo dựng – và do đó với tự do. Trong một công thức đầy nghịch lý của tư tưởng gia Byzantine hàng đầu thuộc thế kỷ thứ 7, Thánh Maximus Hiển Tu, Thiên Chúa “ban phần thưởng như quà tặng cho những ai tin Người, tức được thần hóa đời đời” (35). Rõ ràng “phần thưởng” và “quà tặng” không loại trừ lẫn nhau nhưng là những ý niệm bổ túc cho nhau để cùng nhau đem lại sự cứu rỗi hay “thần hóa” (36). Một học giả, khi bình luận về những đoạn văn như trên, đã nhấn mạnh rằng “đối với Maximus, một đàng ta có thể nói nội tại trong bản tính con người không hề có một năng lực nào có thể thần hóa được họ, ấy thế nhưng đàng khác, Thiên Chúa đã trở nên người theo chừng mực con người có thể thần hóa mình được” (37).
Sự nhấn mạnh đặc trưng Đông Phương này về tính liên tục có tiếng nói mạnh trong một bức thư riêng của thánh Basil thành Caesarea, có lẽ đã được viết khoảng năm 375: "Giáo huấn về Thiên Chúa mà tôi tiếp nhận được lúc ấu thơ từ người mẹ đầy phúc đức của tôi và từ bà nội tôi là Marcia, tôi luôn tuân giữ mỗi ngày một xác tín hơn. Lúc đã đến tuổi khôn, tôi vẫn không thay đổi ý kiến, nhưng luôn thực thi các nguyên tắc được cha mẹ tôi truyền cho. Như hạt giống lúc mới mọc thì nhỏ nhoi và rồi mỗi ngày một lớn lên thêm nhưng vẫn luôn duy trì được căn tính của mình, không thay đổi về giống loại dù vẫn từ từ tự hoàn thiện mình trong diễn trình tăng trưởng, thì tôi cũng vậy, tôi cho rằng cùng một giáo huấn kia tiếp tục lớn mạnh trong tôi qua các giai đoạn mỗi ngày một tiến bộ thêm. Điều tôi tuân giữ bây giờ không thay thế điều tôi tuân giữ từ những ngày đầu" (38).
Việc có ý nghĩa là: điều thánh Basil nói trên đây về diễn trình liên tục chín mùi trong lãnh vực dưỡng dục Kitô Giáo, cũng được ngài áp dụng vào mối liên hệ giữa Kitô Giáo và nền văn hóa cổ điển, dĩ nhiên với nhiều sửa đổi quan trọng và thích đáng. Điều ấy thấy rõ nhất trong một bức thư mà cũng là một khảo luận của ngài được đời sau đặt tên là Lời Khuyên Thanh Thiếu Niên Về Cách Làm Thế Nào Để Được Lợi Ích Hơn Cả Từ Trước Tác Của Các Tác Giả Ngoại Giáo, trong đó, ngài khuyên các cháu trai của ngài lục lọi cái sâu sắc của truyền thống cổ điển Hy Lạp và học hỏi từ đó những bài học cho đức tin và cuộc sống Kitô Giáo của chúng (39). Và trong tư duy của người anh ngài là thánh Grêgôriô thành Nyssa, đã nhắc trên đây, việc khẳng định tính liên tục và việc nhấn mạnh tới tự do ấy cả trong mối liên hệ với ơn thánh Chúa đã đạt tới cái sâu sắc mới về thông hiểu (40).
Tuy nhiên, để hỗ trợ cho việc nhấn mạnh có tính đặc trưng Byzantine ấy về vai trò tích cực của ý chí tự do theo nghĩa nó chấp nhận lời và ơn thánh do Chúa ban cho nhưng không, câu trả lời tích cực của Mẹ Thiên Chúa lúc truyền tin, khi Ngài chấp nhận lời và ơn thánh Chúa, phải là biến cố chủ chốt. Theo giải thích của các nhà tư tưởng Phương Đông, khi Ngài đã trở thành mẫu mực, việc nhập thể cả trong mọi nét mới mẻ của nó lẫn sự liên tục sâu sắc của nó với mọi sự Ngài có từ trước đến nay đã được khẳng định. Bởi thế, Ngài là đấng “đầy ơn phúc (kecharitomene)” như lời thiên thần Ga-bri-en thưa với Ngài lúc chào kính Ngài (41). Bởi vì “trọn kho tàng ơn thánh” nằm trong Ngài (42), nhưng dù đó là ơn thánh của Đấng Toàn Năng, nó vẫn nằm trong Ngài do chính ý chí tự do của Ngài. Lời đáp trả tự do của Ngài đối với ý muốn và ơn thánh của Chúa làm Ngài trở thành người cùng hành động (co-laborer) với Thiên Chúa theo nghĩa độc đáo nhất– như tông đồ Phaolô từng nói với tín hữu Côrintô: “như thế, chúng ta là những người cùng làm việc (synergoi) với Người” (43) – và do đó cũng thành mẫu gương của tự do. Trong nhiều thế kỷ suy nghĩ và suy niệm về đức Ma-ri-a, vai trò làm mẫu gương kia có thể đã bị che bóng bởi câu nói quá cô đọng của Ngài rằng: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa”, đến nỗi tính năng động đầy đủ của nó đã mất đi phần nào. Tuy nhiên, sức mạnh của trình thuật truyền tin một cách nào đó đã liên tiếp tự xác nhận được mình trong đầy đủ nét phong phú của nó: “Vì Người đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ Người: từ nay, muôn đời sẽ khen tôi có phúc” (44).
Như thể để phản chứng, hay ít nhất để quân bình hóa, bằng một cú pháp đánh phủ đầu, cái lối giải thích chủ tịnh (quietistic) từng áp đặt lên việc mô tả Đức Ma-ri-a như là Ancilla Domini, Nữ Tỳ Thiên Chúa, như chính lời Ngài nói, thời Trung Cổ đã áp dụng vào các tranh vẽ về Ngài những lời sau: “Ai tìm ra được người đàn bà dũng cảm?” (45): họ đã mừng kính Ngài như Mulier Fortis, Người Đàn Bà Dũng Cảm ấy. Bất chấp nguyên ngữ hayil trong tiếng Hi-bá-lai có thể có nghĩa ra sao trong bối cảnh chương cuối cùng của sách Châm Ngôn - một số các bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Việt cũng như tiếng Anh gần đây thường nhất trí dịch là đảm đang (capable) – nhưng âm từ Hi-bá-lai này quả có cho phép người ta nghĩ đến nghĩa “dũng cảm”; và không phải chỉ có bản dịch Hy Lạp, tức Bản Bẩy Mươi dịch chữ này là andreia (một từ người ta thường dùng để gọi nhân đức “can đảm” thời cổ điển), mà ngay bản dịch Latinh tức Bản Phổ Thông cũng dịch từ này là fortis, dũng cảm, nữa. Như thế, Người Đàn Bà Dũng Cảm đã trở thành một công thức rất rõ nét dùng làm chủ đề (motif) và ẩn dụ mô tả đức Ma-ri-a như dũng sĩ và quán quân, như người chiến thắng và lãnh đạo.
Biểu thức có ảnh hưởng nhất của chủ đề này, ít nhất ở Kitô Giáo Tây Phương, là bản dịch Latinh lời quở phạt Thiên Chúa phán với con rắn sau khi Adong và E-và sa ngã rằng: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người đàn bà; bà ta sẽ đạp dập đầu ngươi, còn ngươi, ngươi sẽ rình cắn gót chân bà ấy (Inimitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsa conteret caput tuum, et tu insidiaberis calcaneo eius)” (46). Có chứng cớ cho thấy không hẳn đây là câu dịch của thánh Giêrôm; vì trong tư cách một học giả biết tiếng Hi-bá-lai, hẳn ngài phải biết đại danh từ ở chỗ này không thể dịch là “bà ta” (ipsa) được, vì trong các bản chép tay xưa nhất chép lại bản dịch của ngài, cũng như trong cách dùng của đức giáo hoàng Lêô Cả, thì đại danh từ này là ipse (nó, trung tính), chứ không phải ipsa (47). Dù sao chăng nữa, cuối cùng nó đã trở thành ipsa, vì lý do nào không ai biết. Chỉ biết một điều: các nhà chú giải đầu tiên về đại danh từ giống cái này đã áp dụng nó vào Giáo Hội, coi Giáo Hội là người đạp dập đầu và vẫn còn tiếp tục đạp dập đầu qủy Xatan (48). Trong bài chú giải sách Sáng Thế, Đấng Đáng Kính Bede, mà quê hương Anh của ngài rất sùng kính đức Ma-ri-a (49), đã trích dẫn đoạn văn trên với đại danh từ giống cái nhưng lại tuyên bố rằng: “chính người đàn bà đạp dập đầu con rắn khi thánh Giáo Hội giải trừ các cạm bẫy và rù quyến độc hại của ma qủy” (50), và một đan sĩ khác thuộc thế kỷ thứ tám, là Ambrosius Autpertus, khi mừng kính “sự chiến thắng hàng ngày của Chúa Giê-su trong Giáo Hội” đã thấy sự chiến thắng này được tượng hình trước trong các lời (Chúa) ngỏ với con rắn trong Địa Đàng rằng chính bà ta (ipsa) sẽ đạp dập đầu nó (51). Tuy nhiên, thói quen đã thành tiêu chuẩn ngày nay là đồng hóa Giáo Hội với đức Ma-ri-a, vì Ngài là người đầu hết đã tin vào việc nhập thể và cũng là người duy nhất, ở khoảng giữa hai ngày Thứ Sáu Chịu Nạn và Chúa Nhật Sống Lại, đã tin vào việc phục sinh. Bởi thế, còn chủ yếu hơn cả lối giải thích thời Trung Cổ về đại danh từ giống cái trong đoạn văn trên, là lối giải thích của thánh mẫu học (52). Sau khi đã áp dụng vào đức Ma-ri-a phần đầu câu nói với con rắn: “ta sẽ đặt sự thù hận giữa ngươi và người đàn bà”, Thánh Bernard thành Clairvaux viết tiếp: “Và nếu bạn còn hoài nghi không biết Người có nói về đức Ma-ri-a hay không, thì hãy nghe câu tiếp theo đây: ‘Bà ấy sẽ đạp dập đầu ngươi’. Vì chiến thắng này còn dành cho ai nếu không phải là đức Ma-ri-a? Không còn hoài nghi chi nữa, chính Ngài là Đấng đạp dập đầu con rắn” (53).
Về phương diện tiểu sử lẫn phương diện ảnh tượng, xem ra ta có thể liên kết lời tiên tri tạm gọi là đầu tiên về đấng Mêxia này với lối biểu tượng phức tạp trong bức tranh trước đây của Johannes Vermeer, thực hiện khoảng các năm 1671-1674, tức bức Ẩn Dụ Đức Tin (Allegory of the Faith). Arthur K. Wheelock Jr nhận xét như sau: “Chỉ trong Ẩn Dụ Đức Tin, ông mới minh nhiên mặc cho các ý niệm thần học trừu tượng một ngôn ngữ họa hình tương tự như các tranh khác của ông” (54). Vermeer là một người đã trưởng thành rồi mới trở lại đạo Công giáo La Mã (55). Việc trở lại này đã được phản ảnh trong nhiều bức tranh của ông, gồm cả bức Chúa Kitô tại Nhà Ma-ri-a và Mar-tha, thường được coi như việc thời Trung Cổ giải thích và mô tả hai chị em này như đại diện cho mối tương quan giữa hai lối sống chiêm niệm và hoạt động. Các học giả đã nhận diện khuôn mặt đàn bà trong bức Người Đàn Bà Cầm Cân (Woman Holding a Balance) của ông là đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Đấng Trung Gian đứng giữa nhân loại và sự phán xét của Chúa (56). Sự phán xét này được mô tả không những bằng chiếc cân trên đó “các dân tộc giống như một giọt nước trong chậu, và được đếm như những hạt bụi trên chiếc cân” theo kiểu nói của tiên tri Isaia (57), mà còn bằng bức tranh phán xét chung vẽ trên tường phía sau Ngài.
Bởi vì, như Công đồng Vatican II đã viết trong sắc lệnh Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân] của mình, “Một cách nào đó, đức Ma-ri-a đã kết hiệp và phản ảnh ngay trong Ngài các chân lý chính yếu của đức tin (maxima fidei placita in se quodammodo unit et reverberat”) (58), một bức tranh như bức Ẩn Dụ Đức Tin, hẳn đã chú tâm đến Ngài. Ở hàng đầu, như muốn trực tiếp nhắc đến sự sa ngã của A-dong và E-và, ta thấy vẽ xác rướm máu của một con rắn, đầu bị một viên đá đập nát, gần nó là trái táo; trên nó là vóc dáng chiến thắng của một người đàn bà đang đứng trên một quả cầu thế giới. Bức tranh trên tường, giống như trong bức Người Đàn Bà Cầm Cân, dường như có ý định làm một lời bình luận về hành động trong bức tranh, vẽ cảnh đóng đinh, trong đó, con rắn quả có cắn gót chân Bà Mẹ và Người Con Trai nhưng bản thân nó thì lại bị đập dập đầu; thêm vào đó, như muốn bảo đảm chắc chắn rằng người xem không thể bỏ qua được sứ điệp, một tượng chịu nạn đã được gắn lên tường. Xem ra chẳng có cách chi, dù với kính khuếch đại, đọc được tựa đề của cuốn sách đang mở, càng không thể đọc được các chữ đặc thù của nó. Nếu là Sách Thánh, bằng tiếng Hòa Lan hay có lẽ đúng hơn bằng tiếng Latinh, thì đoạn văn chắc là phải gần phiá sau cùng. Phải chăng đó là thị kiến về Người Đàn Bà Khoác Áo Mặt Trời trong sách Khải Huyền? (59). Hay như một phỏng đoán còn mạnh hơn nữa cho rằng sách đó có thể là một sách Thánh Kinh Do Thái, một sách rất dễ kiếm ở thế kỷ 17 tại Hoà Lan, và do đó đã được mở sẵn ở gần phía đầu cùng chứ không gần phía sau cùng - nhất là ở chính lời Chúa phán với con rắn, nhưng được giải thích theo bản dịch Latinh từng được chấp nhận và được cung cấp các chi tiết họa hình qua hình ảnh cái đầu rắn độc hại nhưng nay đã trở thành vô hại?
Một cách khác nữa trong đó đức Ma-ri-a được mô tả như người đàn bà dũng cảm trong sách Châm Ngôn là vai trò sao bắc đẩu và người hướng dẫn các thuyền nhân, “Ma-ri-a, ngôi sao biển (Maria maris stella)”, một tước hiệu người ta nói là do trên cao ban cho Ngài (60). Người ta cho rằng tên này đã được loan báo trước trong lời sấm sau đây: “Một ngôi sao sẽ xuất hiện từ nhà Gia-cóp” (61). Vì “loại ẩn dụ (hàng hải) này cực kỳ phổ thông suốt thời Trung Cổ” (62), nên hình ảnh đức Ma-ri-a như ngôi sao sáng dẫn đường cho con thuyền đức tin trở nên hết sức quyến rũ, dù nó tùy thuộc một phần vào lối chơi chữ. Nguồn gốc của nó dường như nằm ở nguyên ngữ học của Thánh Giêrôm về tên “Ma-ri-a”. Ngài cho rằng tên này có nghĩa là “giọt nước đại dương (stilla maris)”, một nghĩa mà thánh nhân cho hay ngài thích hơn các nghĩa khác. Nguyên ngữ học này sau đó được Thánh Isidore thành Seville tiếp nhận, nhưng rồi trong quá trình sử dụng, “giọt nước (stilla) đã trở thành sao sáng (stella)”. Dựa vào căn bản này, dường như đến thế kỷ thứ chín, một thi sĩ vô danh đã sáng tác ra ca khúc gây nhiều ảnh hưởng, chào kính đức Ma-ri-a là Ngôi Sao Biển, là Mẹ dưỡng nuôi Thiên Chúa, là E-và Trinh Trong, là Cửa Thiên Đàng:
Ave, maris stella,
Dei mater alma
atque semper virgo,
felix coeli porta (65).
Chẳng bao lâu sau, tước hiệu này trở thành một phần trong ngôn ngữ giảng thuyết về Đức Trinh Nữ cũng như trong trước tác thần học; nhưng nhất là chính trong thi ca mà biểu tượng đức Ma-ri-a dũng cảm như sao bắc đẩu dẫn dường cho lữ khách trên đường đời đã tìm được biểu thức tuyệt vời. Trong tư cách Sao Bắc Đầu, Ngài được quan niệm như người liên tục thắng vượt mọi địch thù và bão tố, và do đó, liên tục là Người Đàn Bà Dũng Cảm, Đấng đã tự xưng mình là Nữ Tỳ Thiên Chúa.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Một nghiên cứu chuyên môn về lịch sử nghệ thuật nhưng thực ra lại không chuyên môn bao nhiêu đó là Don Denny, The Annunciation from the Right: From Early Christian Times to the Sixth Century (New York: Garland, 1977).
2. Imago Dei, 131-34.
3. David Metheney Robb, “The Iconography of the Annunciation in the Fourteenth and Fifteenth Century” trong Art Bulletin 18 (1936): 480-526.
4. Xem các lời bình luận và thư mục trong Alice Bank, Byzantine Art in gthe Collections of Soviet Museums, bản dịch của Lenina Sorokina, ấn bản thứ 2 (Leningrad: Aurora Art Publishers, 1985), 289.
5. Frank Edward Brightman chủ biên, Liturgies Eastern and Western cuốn 1: Eastern Liturgies (Oxford: Clarendon Press, 1896), 318-320.
6. Muốn biết vị trí của nó trong truyền thống Phúc Âm, hãy đọc Lucien Legrand, L’Amour à Marie (Lc 1:26-38): Une apocalypse aux origines de l’Evangile (Paris: Cerf, 1981).
7. Ga 1:14.
8. Ga 1:14 (Bản Phổ Thông).
9. Gl 4:4.
10. Xavier Léon-Dufour, “L’Annonce à Joseph” trong Etudes d’évangile (Paris: Seuil 1965), 65-81.
11. Lc 1:38.
12. Is 45:9; 64:8; Rm 9:21.
13. Xem Rm 1:1.
14. LTK 9:695-96 (Remigius Baumer).
15. Pl 2:6-7.
16. Gioen 3:2; Cv 2:18.
17. Cv 1:14.
18. Sterling Stuckey, “Through the Prism of Folklore: The Black Ethos in Slavery” trong America’s Black Past do Eric Foner chủ biên (New York: Harper & Row, 1970), 79.
19. Thánh Grêgôriô thành Nyssa Epistle 3 (PG 46:1021).
20. Richard Griffiths chủ biên, Claudel: A Reappraisal (London: Rapp and Whiting, 1968), 5.
21. Hans Urs von Balthasar, Theodrama: Theological Dramatic Theory, bản dịch của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius Press, 1992), 300.
22. 2V 19:35.
23. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On the Making of Man 23 (PG 44:212).
24. Lc 1:38.
25. Xem chương 3 ở trên.
26. Thánh Irênê Against Heresies V.xix.1. Dù được viết bằng Hy ngữ, khảo luận này lại chỉ được bảo tồn trọn vẹn trong bản dịch Latinh; bởi thế chúng tôi đã trích dẫn bằng tiếng Latinh ở đây.
27. Thánh Augustinô On the Proceedings of Pelagius 20:44.
28. Cv 9:1-31, 22:9-23; Gl 1:11-24.
29. Krister Stendahl, Paul among Jews ang Gentiles (Philadelphia: Fortress Press, 1976).
30. Thánh Agustinô Confessions VIII.xii.29.
31. Rm 13:13-14.
32. Thánh Augustinô Confessions VII.xxi.27.
33. Rm 1:17 (bản Phổ Thông).
34. Luther’s Works: The American Edition, do Jaroslav Pelikan và Helnut Lehmann chủ biên, 55 cuốn (Saint Louis & Philadelphia: Concordia Publishing House and Fortress Press, 1955-), 34:337.
35. Maximus Confessor Questions to Thalassius 61 (PG 90:637).
36. Về quan niệm này, xin xem chương 7 ở dưới.
37. Lars Thunberg, Microcosm and Mediator: The Theological Anthropology of Maximus the Confessor (Lund: C.W.K. Gleerup, 1965), 457-458; chữ nghiêng là của ông.
38. Thánh Basiliô Epistles 233.3.
39. PG 31:563-90.
40. Pelikan, Christianity and Classic Culture
41. Lc 1:28.
42. Lampe, 1519.
43. 2Cor 6:1.
44. Lc 1:48.
45. Châm ngôn 31:10 (bản Phổ Thông).
46. St 3:15 (bản Phổ Thông).
47. E.F. Sutcliffe, “Jerome” trong The Cambridge History of the Bible: The West from the Fathers to the Reformation (Cambridge: Cambridge University Press, 1969), 98-99.
48. The Christian Tradition, 3:71, 166.
49. Mary Clayton, The Cult of the Virgin Mary in Anglo-Saxon England (Cambridge: Cambridge University Press, 1990).
50. Bede Commentary on Genesis 1.
51. Ambrosius Autpertus Commentary on Apocalypse 2.
52. Việc diễn biến của nó đã được Franz [Leander] Drewniak mô tả và cung cấp tài liệu, Die mariologische Deutung von Gen. 3:15 in der Vaterzeit (Breslau: R. Nischowsky, 1934); cũng nên xem Nicholas Perry & Loreto Echeverría, Under the Heel of Mary (London: Routledge, 1988).
53. Thánh Bernard thành Clairvaux, In Laud of the Virgin Mother 2.4.
54. Arthur K. Wheelock Jr & Ben Broos, “The Catalogue” trong Johannes Vermeer (Washington D.C. and New Haven: National Gallery of Art & Yale University Press, 1996), 190.
55. John Michael Montias, Vermeer and his Milieu: A Web of Social History (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1989), 129.
56. Xem Eugene R. Cunnar, “The Viewer’s Share: Three Sectarian Readings of Vermeer’s Woman Holding a Ba-lance” trong Examplaria 2 (1990): 501-36.
57. Is 40:15.
58. The Documents of Vatican II, do Water M. Abbott chủ biên (New York: Guild Press, 1966), 85-96.
59. Xem chương 13 ở dưới.
60. The Christian Tradition, 3:162.
61. Dân Số 24:17.
62. Ernst Robert Curtius, European Literature and the Latin Middle Ages, bản dịch của Willard R. Trask (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1953), 129.
63. F.J.E. Raby chủ biên, The Oxford Book of Medieval Latin Verse (Oxford: Clarendon Press, 1959), 94.
Ma-ri-a thưa: Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa. - Lu-ca 1:38
Ai tìm ra được người đàn bà dũng cảm?- Châm Ngôn 31:10
Nếu các sử gia nghệ thuật và các sử gia Giáo Hội muốn theo gương các đồng nghiệp của mình trong lãnh vực khoa học tự nhiên bằng cách thu lượm “một danh mục các trích dẫn” không phải gồm các bài viết, các khảo luận, và các sách của các học giả khác như các khoa học gia thường làm, mà là các chủ đề từng lôi cuốn sự chú ý của các họa sĩ và điêu khắc gia trong suốt lịch sử, và nếu họ có nhiệm vụ phải soạn thảo danh mục ấy chung với nhau, thì trong tất cả các hoạt cảnh của cuộc đời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a từng gợi hứng cho lòng sùng kính của tín hữu cũng như óc sáng tạo của nhà nghệ sĩ, hoạt cảnh truyền tin chắc chắn là hoạt cảnh nổi bật hơn hết. Thực vậy, hoạt cảnh này nổi bật đến nỗi con số những lời nhắc đến nó trong danh mục kia hẳn vượt xa con số các lời nhắc tới toàn bộ các chủ đề khác về Ngài. Mỗi chủ đề và mỗi chương của cuốn sách này đều được minh họa cách này hay cách khác nhờ một chi tiết nghệ thuật nào đó về cảnh truyền tin này (1).
Tùy theo cách người ta giải thích chúng, ít nhất ba công trình nghệ thuật thời Kitô Giáo sơ khai sau đây, tìm thấy trong các hang toại đạo, xem ra đã vẽ lại bức tranh truyền tin: một bức ở Hang Toại Đạo Thánh Priscilla, một bức ở Hang Toại Đạo Hai Thánh Marcellino và Phêrô, và bức thứ ba ở Hang Toại Đạo Đường Latina, chỉ mới được tìm thấy năm 1956 (2). Truyền tin trở thành chủ đề cho các tranh bàn thờ và các tranh khác thời Trung Cổ ở Tây Phương, và đặc biệt thấy nhiều hơn cả ở giữa thời Trung Cổ, như David Robb đã chứng tỏ (3). Tại Phương Đông Byzantine, truyền tin tạo nên một trong mười hai ngày lễ trong niên lịch Giáo Hội. Cuối cùng, nó trở thành chủ đề cho rất nhiều tranh ảnh tại vùng này, gồm cả hai bức đá chạm (cameos) Byzantine mà các nhà sử học về nghệ thuật cho là đã có từ thế kỷ thứ sáu; tất cả các tranh ảnh này được bảo tồn trong bộ sưu tầm tại Viện Bảo Tàng Hermitage tại St Petersburg (4). Một cách trang trọng hơn, cảnh truyền tin thường được vẽ trên “cửa vương giả” nơi có tấm iconostasis ngăn gian cung thánh các nhà thờ Byzantine. Chính lúc linh mục “long trọng tiến vào” nhà thờ xuyên qua tấm iconostasis này khi cử hành Phụng Vụ Thánh Basil theo nghi lễ Byzantine, ngài sẽ xướng một số lần Thiên Chúa và Chúa Kitô “đến” trong lịch sử cứu rỗi, mà trên hết là lần đến qua đó việc nhập thể đã xẩy ra trong biến cố truyền tin cho đức Ma-ri-a (5). Như thế, biến cố truyền tin vẽ trên cửa kia tượng trưng cho lần đến cực trọng của Ngôi Lời Thiên Chúa trong thân xác mà Người đã tiếp nhận từ Trinh Nữ Ma-ri-a.
Như cách các mô tả nghệ thuật này cho hay, người ta tin rằng tầm quan trọng hàng đầu của truyền tin là phép lạ nhập thể (6). Trong cấu trúc có tính kịch nghệ của chương đầu Phúc Âm Lu-ca, biến cố truyền tin tạo ra một trình thuật đối tác đối với cao điểm của chương đầu Phúc Âm Gio-an: “Và Ngôi Lời trở thành xác thịt” (7). Ý nghĩa trọng tâm của truyền tin, và của đức tin cũng như giáo huấn Kitô Giáo về học lý nhập thể là “Verbum caro factum est, Ngôi Lời đã trở thành xác thịt”(8) như lời Phúc Âm Gio-an tuyên xưng (Kinh Sai Thiên Thần cũng đọc lại những lời này) và điều ấy đã xẩy ra khi “Thiên Chúa sai Con Một mình xuống, sinh bởi một người đàn bà” (9) như lời Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Galát. Suốt trong lịch sử, sự chú ý đến con người Chúa Giê-su Ki-tô, theo những lời vừa trích, có liên hệ mật thiết với sự chú ý đến mẹ của Người. Điều Phúc Âm Thánh Gio-an phát biểu bằng ngôn ngữ thần học và triết lý Hy Lạp khi viết: “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt”, thì Phúc Âm Lu-ca mô tả bằng ngôn ngữ kịch nghệ và đối thoại, dưới hình thức một cuộc đàm đạo giữa đức Ma-ri-a trong ngôi vị được Thiên Chúa chọn và thiên thần Ga-bri-en trong tư cách sứ giả của Thiên Chúa. Việc truyền tin này, và việc truyền tin trước cho Dacaria, thân phụ Gio-an Tẩy Giả, đã tuân theo một phác thảo có khuôn thước và một hình thức đã thành phong thái (10).
Cùng một lúc, biến cố truyền tin cũng mang đến cho tư duy Kitô Giáo một điển hình và một mẫu mực cao cấp để suy gẫm một vấn đề mầu nhiệm từng thu hút chú ý của cả lịch sử triết học lẫn lịch sử thần học, kéo theo sự chú ý của các tư tưởng gia không những trong truyền thống Kitô Giáo mà cả trong truyền thống Do Thái và Hồi Giáo nữa, đó là vấn đề liên hệ giữa tất yếu và ý chí tự do hay giữa tính tối thượng của Thiên Chúa và sự tự do của con người. Đây là một trong những tranh cãi khó khăn nhất để người Kitô hữu giải thích cho người Do Thái, là những người không cần bận tâm đến việc chọn lựa giữa sự tự do của Thiên Chúa và sự tự do trong ý chí con người. Một đàng, trong suốt lịch sử, người ta coi đức Ma-ri-a như “nữ tỳ Thiên Chúa” như chính Ngài tự gọi mình trong Lu-ca (11), nói cách khác là dụng cụ cho kế hoạch của Thiên Chúa. Trong mọi thế kỷ, Ngài được coi như mẫu mực của lòng nhẫn nại, nói đúng hơn, của một thụ động tính chủ tịnh (quietistic passivity) và vâng phục tuyệt đối. Khi tiên tri Isaia đặt câu hỏi: “Liệu đất sét có hỏi người nặn ra nó: ông đang làm chi thế?” rồi tự khẳng định: “chúng con chỉ là đất sét, còn Ngài, Ngài là thợ gốm”; hay khi Thánh Phaolô, mô phỏng lời Thánh Kinh Do Thái, lên tiếng hỏi: “Há thợ gốm không có quyền trên đất sét hay sao, từ cùng một cục (đất) có thể làm chiếc này thành bình danh dự, và làm chiếc kia thành bình ô danh” (12) – thì đó thẩy đều là những khẳng định về thẩm quyền Thiên Chúa, một thẩm quyền không ai dò thấu và không ai được chất vấn. Đối với thẩm quyến ấy, nhân loại và từng con người cá biệt phải bị coi là thần phục giống như thứ vật chất vô năng lực. Lời thiên thần trong biến cố truyền tin: “Với Thiên Chúa, không có gì là không làm được” đã trở thành căn bản để đức Ma-ri-a, trong tư cách nữ tỳ (ancilla trong bản Phổ Thông), được coi như muốn làm chứng rằng khi thẩm quyền tối thượng và ý muốn toàn năng của Thiên Chúa thắng thế, như vẫn là thế xưa nay và sẽ mãi mãi là như thế, thì kết cục phải là một kết cục tốt lành và khôn ngoan, dù kết cục ấy có lúc bị bóng tối che khuất mắt phàm nhân. Người ta cũng đã thêm vào câu định nghĩa đức Ma-ri-a nữ tỳ điều này nữa: Ngài là một người đàn bà và do đó, cũng do sự phối hợp giữa bản nhiên, sáng tạo và sa ngã, người ta vẫn giả thiết Ngài đã được đúc khuôn trong vai một chủ thể thụ động và tuân phục, một cái bình chuyên để tiếp nhận. Bởi thế, Ngài thường được nêu lên làm mẫu mực cho phụ nữ xử sự, trong việc vâng phục Thiên Chúa, chồng mình, hàng giáo sĩ và phẩm trật Giáo Hội.
Nhưng thực ra, căn cứ vào phần lớn lịch sử suy tư về biến cố truyền tin và việc con người đức Ma-ri-a tham dự vào biến cố ấy, ta thấy hình ảnh trên chỉ là phân nửa bức chân dung về Ngài mà thôi. Vì người ta thường ghi nhận rằng vâng lời đối với một biến cố tương lai là một tác động chứ không phải một thụ động. Cho nên, nếu khảo sát kỹ hơn, ta thấy tước hiệu Nữ Tỳ Thiên Chúa phức tạp hơn điều những nhà giải thích nó xưa nay vốn nghĩ. Tước hiệu ấy trong tiếng Hy Lạp là doule kyriou nghĩa đen là nữ nô của Chúa. Nó là hình thức giống cái của thuật ngữ quen thuộc hơn và năng được dùng nhiều hơn ở giống đực, doulos Iesou Christou, nô lệ của Chúa Giê-su Ki-tô (13), một thuật ngữ thường được Tân Ước dùng làm từ chuyên môn chỉ các tông đồ. Sau này cụm từ trên còn tiếp tục phát triển để trở thành tước hiệu trau chuốt và đầy đủ hơn tức “nô lệ các nô lệ của Thiên Chúa” (servus servorum Dei): Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã tự gọi mình là “nô lệ Chúa Kitô cùng nô lệ các nô lệ của Chúa Kitô” (servus Christi servorumque Christi), nhưng bắt đầu từ đức giáo hoàng Grêgôriô Cả, tước hiệu servus servorum Dei đã được thêm vào hàng loạt các tước hiệu đã thành tiêu chuẩn của vị giám mục Rôma (14). Dựa vào việc nghiên cứu triều đại giáo hoàng của Đức Grêgôriô I, khó có thể kết kuận rằng hạn từ nô lệ (servus) nói lên tính thụ động hay chủ tịnh (quietism). Trong căn bản, hạn từ này có ý ám chỉ đến sự nghịch lý nơi Chúa Kitô, Đấng vừa mang “dáng dấp Thiên Chúa (morphe theou)” vừa mang “dáng dấp nô lệ (morphe doulou)’ (15). Tước hiệu doulos ở giống đực và tước hiệu doule ở giống cái cùng xuất hiện với nhau trong Tân Ước chỉ có một lần duy nhất, đó là chương hai, Sách Tông đồ Công vụ, theo bản dịch Bẩy Mươi bằng tiếng Hy Lạp: “Và Ta, trong những ngày ấy, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên các tôi tớ nam và các tôi tớ nữ của Ta (epi tous doulous mou kai epi ta doulas mou)” và bản văn ấy thêm một lời hứa trang trọng: ‘và chúng sẽ nói tiên tri” (16). Trong trường hợp các tôi tớ nam, tức douloi, việc nên trọn lời hứa ấy chính là lịch sử Giáo Hội tông truyền như đã được mô tả trong 26 chương của sách Tông đồ Công vụ và còn tiếp diễn muôn thế hệ về sau. Nhưng đối với việc nên trọn lời tiên tri Giôen trong trường hợp các tôi tớ nữ, thì nơi đầu tiên và tuyệt hảo nhất phải tìm là chính Đấng đã tự nhận mình là doule kyriou trong trình thuật truyền tin, vì sự liên kết giữa Ngài với các tông đồ ở chương thứ nhất sách Tông Đồ Công Vụ; và nội dung của lời nói tiên tri đầu tiên của Ngài phải được tìm thấy trong lời Ngài thưa lại với thiên thần Ga-bri-en, và sau đó, trong các tiết điệu cách mạng của kinh Magnificat. Nội dung ấy nghe ra chẳng có chút chi là “thụ động” hay chủ tịnh cả.
Vì, như gợi ý trong tựa đề kép của chương này, suốt trong lịch sử, Đức Ma-ri-a vừa là Nữ Tỳ Thiên Chúa vừa là Người Đàn Bà Dũng Cảm, hai tước hiệu này luôn đi đôi với nhau. Chính vì thế đến thời mãi sau này, nghĩa là thời dung dưỡng nô lệ tại Mỹ, các chủ nhân đã truyền dạy Kitô Giáo cho các nô lệ của mình, hòng cấy vào đầu chúng đức vâng lời, ấy thế nhưng những bài thần khí ca (spirituals) như "Ôi Ma-ri-a”, “Môisen ơi, Hãy Xuống Đây” và nhiều bài khác đã cho thấy một hậu quả trái ngược: những người nô lệ kia đã tự đồng hóa mình với những bậc anh hùng Thánh Kinh ấy, những vị vốn thách thức cảnh nô lệ thuở xưa (18). Chữ Hy Lạp chỉ truyền tin là euangelismos, một chữ trình bày chức năng của câu truyện truyền tin như là một thứ “phúc âm hoá” mẫu mực hàng đầu, một việc đã được các tranh ảnh vẽ biến cố này từng mô tả và được các sách chú giải về trình thuật này trong truyền thống Kitô Giáo nói tiếng Hy Lạp quảng diễn. Chức năng này trở thành hiển nhiên trong các phát biểu của nhà thần học kiêm triết gia thế kỷ thứ tư, tức Thánh Grêgôriô thành Nyssa, khi ngài bình luận về các lời lẽ truyền tin trong Phúc Âm Lu-ca: “Ngay lập tức, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài và quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ Ngài, thì bản tính nhân loại trong đức Ma-ri-a (nơi Đấng Khôn Ngoan nhận làm nơi cư trú) (Châm Ngôn 9:1), mặc dù theo bản tính tự nhiên, chỉ là thành phần của cấu trúc biết cảm nhận (sensuous compound, gồm xác thịt và trí khôn), đã trở nên điều vốn là yếu tính của quyền năng bao phủ kia; vì “điều không mâu thuẫn là người dưới được người trên chúc lành” [Dt 7:7]. Như vậy xét vì quyền năng của Ngôi Vị Thiên Chúa là một điều mênh mông và không đo lường được, trong khi con người chỉ là một nguyên tử yếu ớt, nên chính lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Trinh Nữ và quyền năng của Đấng Tối Cao bao phủ lấy Ngài, nhà tạm do tác động ấy tạo nên không mặc lấy một điều gì đó thuộc nhân loại hư nát; nhưng, dù là người, như đã được cấu tạo lúc ban đầu, nó vẫn là thần khí, ơn thánh và quyền năng. Và các thuộc tính trong nhân tính của chúng ta cũng đã rút được vẻ sáng từ sự sung mãn của quyền năng Thiên Chúa này” (19).
Vì, bất kể đặc tính phi thường, thực sự độc đáo, của biến cố nhập thể nơi Ngôi Lời trong con người Chúa Giê-su Ki-tô, các nhà tư tưởng như thánh Grêgôriô đều coi biến cố ấy như mô thức cho thấy “Phúc Âm” [euangelion] đã tác động ra sao ở mọi nơi và mọi thời, và do đó, đối với các vị này nó cũng là điển hình xác định ra ý nghĩa đầy đủ tự do của con người. Các vị này chủ trương rằng coi tự do giống như vô chính phủ (anarchy) và buông thả và do đó định nghĩa nó như quyền được làm bất cứ điều gì mình thích bất chấp điều ấy đem lại thiệt hại bao nhiêu cho bản thân và người khác là một quan niệm hẹp hòi và lệch lạc; vì theo nghĩa trọn vẹn nhất và sâu sắc nhất, trước nhất nó bao gồm “tự do vâng lời” như văn hào Pháp thế kỷ 20, Paul Claudel, từng nói và mô tả (20). Bởi nếu bản tính con người, vốn được Tạo Hóa phú cho ý chí tự do cũng như quyền bất khả nhượng sử dụng tự do ấy, có nhiệm vụ phải sử dụng tự do để đạt tới cái chân thân và nhân tính chân thực của mình, thì cái tự do vâng lời ấy phải hàm nghĩa rằng: “không tự do hữu hạn nào có thể thoát khỏi hạn chế cho bằng khi nó tự ý thoả thuận theo tự do vô hạn” như lời Hans Urs von Balthasar từng nói (21). Và minh họa cho câu nói của von Balthasar, cũng như của các thần học gia Hy Lạp, như thánh Maximus Hiển Tu, người được von Balthasar chú giải một cách sáng chói, chính là việc “ý chí hữu hạn” của đức Trinh Nữ Ma-ri-a thuận theo “tự do vô hạn” của Thiên Chúa trong biến cố truyền tin.
Trong biến cố truyền tin cho đức Ma-ri-a, lời Thiên Chúa đã được thông đạt qua một sứ giả thụ tạo, tức thiên thần Ga-bri-en (“thiên thần” trong nguyên ngữ Hy Lạp và cả ngôn ngữ Hi-bá-lai đều có nghĩa là sứ giả). Nhưng không như “thiên thần Chúa”, đấng trong một đêm duy nhất đã sát hại 185,000 binh lính Át-sua thuộc đạo quân của Xan-khê-ríp (22), Ga-bri-en đã đem lời Thiên Chúa tới cho đức Ma-ri-a để khởi động trong Ngài một đáp trả tự do và không gò ép. Trong tư duy Hy Lạp theo Kitô Giáo, đức Ma-ri-a được tiền định làm Mẹ Chúa Kitô; Ngài là người được Đấng Toàn Năng tuyển chọn. Và ý của Đấng Toàn Năng dĩ nhiên là lề luật, vì, cũng theo lời Thánh Grêgôriô thành Nyssa, “quyền năng ý chí của Thiên Chúa là lý do đủ cho các sự vật hiện hữu và chúng bước vào hiện hữu từ hư vô” (23). Ấy thế nhưng các nhà tư tưởng Kitô Giáo người Hy Lạp này cùng một lúc cũng nhấn mạnh rằng chỉ khi đức Ma-ri-a, bằng một ý chí tự do của riêng Ngài, nói câu: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền” (24), thì ý chí của Đấng Toàn Năng mới được thi hành. Và họ lý luận rằng nếu điều ấy đúng với việc can thiệp choáng váng nhất xưa nay chưa từng có vào cuộc sống và lịch sử con người do Thiên Chúa khởi sự, thì nó cũng phải đúng với việc ơn Thiên Chúa đã luôn luôn hành động ra sao, nghĩa là Người luôn kính trọng sự tự do và toàn vẹn tính của con người và do đó liều mình gặp sự bất tuân, như trường hợp Adong và E-và đã chứng minh.
Như lời Thánh Irênê từng nói khi tương phản bà E-và và Đức Ma-ri-a, như đã bàn đến trước đây (25), “giống như vị trước đã bị lời thiên thần làm cho sai lầm khiến phải trốn chạy khỏi Thiên Chúa, sau khi vi phạm lời Người thế nào, thì vị sau đã nhờ sự chuyển lời của thiên thần mà tiếp nhận được tin vui mình sẽ là người cưu mang Thiên Chúa, qua việc vâng lời của Ngài. Và nếu vị trước bất tuân Thiên Chúa, thì vị sau đã được thuyết phục vâng lời Thiên Chúa, ngõ hầu đức Trinh Nữ Ma-ri-a trở nên người bào chữa cho trinh nữ E-và” (26). Đức Ma-ri-a “được thuyết phục” vâng lời, chứ không bị cưỡng bức. Sự vâng lời của Ngài là một thứ vâng lời chẳng kém tự do chút nào so với sự bất tuân của E-và. Cũng như ý chí tự do đã không bị tước khỏi E-và, để cho ai đó không thể nói được là bà không chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, nó cũng không bị tước khỏi đức Ma-ri-a để cho ai đó đừng lầm lẫn coi ơn Thiên Chúa mạnh hơn bằng cách giảm thiểu hóa hay bác khước hoàn toàn ý chí tự do của con người. Một nét dị biệt hóa trong nền triết lý và thần học Byzantine, và là một nét thường gây sững sờ hay thất vọng ở Phương Tây, là khi quan niệm về mối liên hệ giữa ơn thánh và ý chí tự do, nó đã không làm việc chung với quan đỉểm đã được khai triển thời Thánh Augustinô. Năm 415, lúc Pelagiô, đối thủ chính của Thánh Augustinô trong cuộc tranh luận về ơn thánh, ý chí tự do và tiền định, được triệu đến gặp các nhà thần học và giám mục họp tại Lydda-Diospolis bên Palestine, đã giải thích học thuyết của ông liên quan đến mối liên hệ giữa ơn thánh và ý chí tự do khéo đến nỗi ông được cuộc họp ấy tuyên bố là chính thống, khiến Thánh Augustinô vô cùng sửng sốt (27). Trình thuật tự bênh vực của Thánh Augustinô liên quan đến cuộc họp này tựa là Về Các Biên Bản Pelagius [On the Proceedings of Pelagius], là một trong ít tác phẩm của ngài được dịch qua tiếng Hy Lạp có lẽ lúc ngài còn sống, và được liệt kê trong Thư Mục của Photius, một học giả thế kỷ thứ 9 và là thượng phụ Constantinốp. Nếu so sánh sắc lệnh của cuộc họp kia, phản ứng của Thánh Augustinô và xử lý của Photius, rõ ràng là đối với tư duy Kitô Giáo Phương Đông, cách trình bày phản đề giữa ơn thánh và ý chí tự do, hay ngay cả giữa tự nhiên và ơn thánh, đã đưa ra một một câu hỏi sai lầm mà trả lời bất cứ ra sao cũng sẽ sai lầm cả.
Ở Phương Tây, mô hình tuyệt vời cho mối liên hệ giữa tự nhiên và ơn thánh, và từ đó giữa tự do và ơn thánh, là chính tông đồ Phaolô. Kinh nghiệm của ngài về việc Thiên Chúa can thiệp cách vũ bão lúc ngài bị quật ngã và trở thành mù loà trên đường đi Đamát, một biến cố được sách Tông Đồ Công Vụ kể lại ba lần tất cả và hơi khác với chính lời tự biện hộ của ngài ở đầu bức thư gửi tín hữu Galát, là kinh nghiệm về một đứt đoạn triệt để giữa con người trước đó và con người ngài trở thành lúc bấy giờ (28). Sự đứt đoạn triệt để này buộc ngài phải đi tìm sự liên tục; từ đó, trong các chương 9, 10, và 11 của Thư gửi tín hữu Rôma, ngài khẳng định cả căn tính của mình với dĩ vãng lẫn việc dứt khoát thoát ra ngoài cái dĩ vãng ấy (29). Cái mẫu mực trở về ấy của Thánh Phaolô quả tác động lớn trên tư duy Thánh Augustinô. Khi đang đi dạo trong vườn, Thánh Augustinô nghe có giọng nói “Tolle, lege (hãy cầm mà đọc)”. Và điều ngài đọc chính là một đoạn của Thánh Phaolô nói về chủ đề đứt đoạn với quá khứ (30). Thánh Phaolô từng khuyên tín hữu Rôma, và giờ đây khuyên Thánh Augustinô: “đừng chè chén say sưa, đừng chơi bời dâm đãng, cũng đừng cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (31). Và như Thánh Augustinô nói trước đây: “Con thiết tha bám lấy các trước tác đáng kính của Thần Trí Ngài và nhất là tông đồ Phaolô” (32). Trong tư tưởng Martin Luther, Thánh Phaolô và đoạn văn trên trong thư gửi tín hữu Rôma lại một lần nữa trở thành mẫu mực: “Trong Phúc Âm, sự công chính của Thiên Chúa được mạc khải từ đức tin trong đức tin” (Justicia enim Dei in eo revelatur ex fide in fidem)” (33). Như ông đã mô tả trong lời nói đầu có tính tự thuật cho tuyển tập các công trình bằng tiếng Latinh của mình tựa là Biện Hộ Cho Đời Mình (Apologia Pro Vita Sua), viết năm 1545, một năm trước khi qua đời, Luther lúc còn là một đan sĩ và một người tập sự chú giải Thánh Kinh đã phải vật lộn nhiều với ý nghĩa của đoạn văn này vì ông giả thiết rằng “sự công chính của Thiên Chúa”, theo cách ông hiểu Thánh Kinh, có ý ám chỉ phẩm tính trong bản tính Thiên Chúa nhờ đó Thiên Chúa là Đấng Công Chính và bởi thế căn cứ vào đó mà Thiên Chúa lên án tội lỗi. Lúc này, tất cả đã thay đổi, nên như ông nói: “Tôi cảm thấy tôi… đã bước vào chính thiên đàng ngang qua những chiếc cửa mở toang,” khi ông khám phá ra Thánh Phaolô thực sự nói tới sự công chính qua đó Thiên Chúa ban công chính hóa cho người có tội. Sự công chính hóa đó xẩy tới không phải như hậu quả việc tìm kiếm của con người, nhưng do sự can thiệp của sáng kiến Thiên Chúa (34). Như thế, học thuyết của Luther về tự nhiên và ơn thánh, dù có nghĩa khác nhiều so với học lý của Thánh Augustinô, nhưng quả có nhấn mạnh tới sự đứt đoạn kia. Và năm 1525, khi ông theo đuổi cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với Erasmus và viết ra cuốn Cảnh Nô Lệ Của Ý Chí (The Bondage of the Will), ông tin là mình thực sự trình bày đúng giáo huấn của Thánh Phaolô khi ông cho rằng đối với thánh nhân ý chí con người trước lúc trở lại không thể có bất cứ hành vi tích cự nào hướng tới ơn thánh Chúa vì ngài đặt trọn hành động ấy vào ý chí tối thượng của một mình Thiên Chúa mà thôi.
Các tư tưởng gia thuộc truyền thống Đông Phương, trái lại, đã đưa ra một bổ túc tính hết sức đặc trưng cho cái phản đề trên. Điều ấy không có nghĩa là họ làm nhẹ đi chút nào sự lạ kỳ của ơn thánh Chúa, sự lạ kỳ mà họ hết lời tán dương bằng tản văn lẫn thi ca: cầu nguyện thì như thể mọi sự đều tùy thuộc ơn thánh Chúa nhưng hành động lại như thể mọi sự đều tùy thuộc hành vi con người. Nhưng họ giải thích ơn thánh cùng một lúc như là quà tặng hoàn toàn nhưng không của Chúa đồng thời như là sự khẳng định liên tục tính với tự nhiên và tạo dựng – và do đó với tự do. Trong một công thức đầy nghịch lý của tư tưởng gia Byzantine hàng đầu thuộc thế kỷ thứ 7, Thánh Maximus Hiển Tu, Thiên Chúa “ban phần thưởng như quà tặng cho những ai tin Người, tức được thần hóa đời đời” (35). Rõ ràng “phần thưởng” và “quà tặng” không loại trừ lẫn nhau nhưng là những ý niệm bổ túc cho nhau để cùng nhau đem lại sự cứu rỗi hay “thần hóa” (36). Một học giả, khi bình luận về những đoạn văn như trên, đã nhấn mạnh rằng “đối với Maximus, một đàng ta có thể nói nội tại trong bản tính con người không hề có một năng lực nào có thể thần hóa được họ, ấy thế nhưng đàng khác, Thiên Chúa đã trở nên người theo chừng mực con người có thể thần hóa mình được” (37).
Sự nhấn mạnh đặc trưng Đông Phương này về tính liên tục có tiếng nói mạnh trong một bức thư riêng của thánh Basil thành Caesarea, có lẽ đã được viết khoảng năm 375: "Giáo huấn về Thiên Chúa mà tôi tiếp nhận được lúc ấu thơ từ người mẹ đầy phúc đức của tôi và từ bà nội tôi là Marcia, tôi luôn tuân giữ mỗi ngày một xác tín hơn. Lúc đã đến tuổi khôn, tôi vẫn không thay đổi ý kiến, nhưng luôn thực thi các nguyên tắc được cha mẹ tôi truyền cho. Như hạt giống lúc mới mọc thì nhỏ nhoi và rồi mỗi ngày một lớn lên thêm nhưng vẫn luôn duy trì được căn tính của mình, không thay đổi về giống loại dù vẫn từ từ tự hoàn thiện mình trong diễn trình tăng trưởng, thì tôi cũng vậy, tôi cho rằng cùng một giáo huấn kia tiếp tục lớn mạnh trong tôi qua các giai đoạn mỗi ngày một tiến bộ thêm. Điều tôi tuân giữ bây giờ không thay thế điều tôi tuân giữ từ những ngày đầu" (38).
Việc có ý nghĩa là: điều thánh Basil nói trên đây về diễn trình liên tục chín mùi trong lãnh vực dưỡng dục Kitô Giáo, cũng được ngài áp dụng vào mối liên hệ giữa Kitô Giáo và nền văn hóa cổ điển, dĩ nhiên với nhiều sửa đổi quan trọng và thích đáng. Điều ấy thấy rõ nhất trong một bức thư mà cũng là một khảo luận của ngài được đời sau đặt tên là Lời Khuyên Thanh Thiếu Niên Về Cách Làm Thế Nào Để Được Lợi Ích Hơn Cả Từ Trước Tác Của Các Tác Giả Ngoại Giáo, trong đó, ngài khuyên các cháu trai của ngài lục lọi cái sâu sắc của truyền thống cổ điển Hy Lạp và học hỏi từ đó những bài học cho đức tin và cuộc sống Kitô Giáo của chúng (39). Và trong tư duy của người anh ngài là thánh Grêgôriô thành Nyssa, đã nhắc trên đây, việc khẳng định tính liên tục và việc nhấn mạnh tới tự do ấy cả trong mối liên hệ với ơn thánh Chúa đã đạt tới cái sâu sắc mới về thông hiểu (40).
Tuy nhiên, để hỗ trợ cho việc nhấn mạnh có tính đặc trưng Byzantine ấy về vai trò tích cực của ý chí tự do theo nghĩa nó chấp nhận lời và ơn thánh do Chúa ban cho nhưng không, câu trả lời tích cực của Mẹ Thiên Chúa lúc truyền tin, khi Ngài chấp nhận lời và ơn thánh Chúa, phải là biến cố chủ chốt. Theo giải thích của các nhà tư tưởng Phương Đông, khi Ngài đã trở thành mẫu mực, việc nhập thể cả trong mọi nét mới mẻ của nó lẫn sự liên tục sâu sắc của nó với mọi sự Ngài có từ trước đến nay đã được khẳng định. Bởi thế, Ngài là đấng “đầy ơn phúc (kecharitomene)” như lời thiên thần Ga-bri-en thưa với Ngài lúc chào kính Ngài (41). Bởi vì “trọn kho tàng ơn thánh” nằm trong Ngài (42), nhưng dù đó là ơn thánh của Đấng Toàn Năng, nó vẫn nằm trong Ngài do chính ý chí tự do của Ngài. Lời đáp trả tự do của Ngài đối với ý muốn và ơn thánh của Chúa làm Ngài trở thành người cùng hành động (co-laborer) với Thiên Chúa theo nghĩa độc đáo nhất– như tông đồ Phaolô từng nói với tín hữu Côrintô: “như thế, chúng ta là những người cùng làm việc (synergoi) với Người” (43) – và do đó cũng thành mẫu gương của tự do. Trong nhiều thế kỷ suy nghĩ và suy niệm về đức Ma-ri-a, vai trò làm mẫu gương kia có thể đã bị che bóng bởi câu nói quá cô đọng của Ngài rằng: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa”, đến nỗi tính năng động đầy đủ của nó đã mất đi phần nào. Tuy nhiên, sức mạnh của trình thuật truyền tin một cách nào đó đã liên tiếp tự xác nhận được mình trong đầy đủ nét phong phú của nó: “Vì Người đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ Người: từ nay, muôn đời sẽ khen tôi có phúc” (44).
Như thể để phản chứng, hay ít nhất để quân bình hóa, bằng một cú pháp đánh phủ đầu, cái lối giải thích chủ tịnh (quietistic) từng áp đặt lên việc mô tả Đức Ma-ri-a như là Ancilla Domini, Nữ Tỳ Thiên Chúa, như chính lời Ngài nói, thời Trung Cổ đã áp dụng vào các tranh vẽ về Ngài những lời sau: “Ai tìm ra được người đàn bà dũng cảm?” (45): họ đã mừng kính Ngài như Mulier Fortis, Người Đàn Bà Dũng Cảm ấy. Bất chấp nguyên ngữ hayil trong tiếng Hi-bá-lai có thể có nghĩa ra sao trong bối cảnh chương cuối cùng của sách Châm Ngôn - một số các bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Việt cũng như tiếng Anh gần đây thường nhất trí dịch là đảm đang (capable) – nhưng âm từ Hi-bá-lai này quả có cho phép người ta nghĩ đến nghĩa “dũng cảm”; và không phải chỉ có bản dịch Hy Lạp, tức Bản Bẩy Mươi dịch chữ này là andreia (một từ người ta thường dùng để gọi nhân đức “can đảm” thời cổ điển), mà ngay bản dịch Latinh tức Bản Phổ Thông cũng dịch từ này là fortis, dũng cảm, nữa. Như thế, Người Đàn Bà Dũng Cảm đã trở thành một công thức rất rõ nét dùng làm chủ đề (motif) và ẩn dụ mô tả đức Ma-ri-a như dũng sĩ và quán quân, như người chiến thắng và lãnh đạo.
Biểu thức có ảnh hưởng nhất của chủ đề này, ít nhất ở Kitô Giáo Tây Phương, là bản dịch Latinh lời quở phạt Thiên Chúa phán với con rắn sau khi Adong và E-và sa ngã rằng: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người đàn bà; bà ta sẽ đạp dập đầu ngươi, còn ngươi, ngươi sẽ rình cắn gót chân bà ấy (Inimitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsa conteret caput tuum, et tu insidiaberis calcaneo eius)” (46). Có chứng cớ cho thấy không hẳn đây là câu dịch của thánh Giêrôm; vì trong tư cách một học giả biết tiếng Hi-bá-lai, hẳn ngài phải biết đại danh từ ở chỗ này không thể dịch là “bà ta” (ipsa) được, vì trong các bản chép tay xưa nhất chép lại bản dịch của ngài, cũng như trong cách dùng của đức giáo hoàng Lêô Cả, thì đại danh từ này là ipse (nó, trung tính), chứ không phải ipsa (47). Dù sao chăng nữa, cuối cùng nó đã trở thành ipsa, vì lý do nào không ai biết. Chỉ biết một điều: các nhà chú giải đầu tiên về đại danh từ giống cái này đã áp dụng nó vào Giáo Hội, coi Giáo Hội là người đạp dập đầu và vẫn còn tiếp tục đạp dập đầu qủy Xatan (48). Trong bài chú giải sách Sáng Thế, Đấng Đáng Kính Bede, mà quê hương Anh của ngài rất sùng kính đức Ma-ri-a (49), đã trích dẫn đoạn văn trên với đại danh từ giống cái nhưng lại tuyên bố rằng: “chính người đàn bà đạp dập đầu con rắn khi thánh Giáo Hội giải trừ các cạm bẫy và rù quyến độc hại của ma qủy” (50), và một đan sĩ khác thuộc thế kỷ thứ tám, là Ambrosius Autpertus, khi mừng kính “sự chiến thắng hàng ngày của Chúa Giê-su trong Giáo Hội” đã thấy sự chiến thắng này được tượng hình trước trong các lời (Chúa) ngỏ với con rắn trong Địa Đàng rằng chính bà ta (ipsa) sẽ đạp dập đầu nó (51). Tuy nhiên, thói quen đã thành tiêu chuẩn ngày nay là đồng hóa Giáo Hội với đức Ma-ri-a, vì Ngài là người đầu hết đã tin vào việc nhập thể và cũng là người duy nhất, ở khoảng giữa hai ngày Thứ Sáu Chịu Nạn và Chúa Nhật Sống Lại, đã tin vào việc phục sinh. Bởi thế, còn chủ yếu hơn cả lối giải thích thời Trung Cổ về đại danh từ giống cái trong đoạn văn trên, là lối giải thích của thánh mẫu học (52). Sau khi đã áp dụng vào đức Ma-ri-a phần đầu câu nói với con rắn: “ta sẽ đặt sự thù hận giữa ngươi và người đàn bà”, Thánh Bernard thành Clairvaux viết tiếp: “Và nếu bạn còn hoài nghi không biết Người có nói về đức Ma-ri-a hay không, thì hãy nghe câu tiếp theo đây: ‘Bà ấy sẽ đạp dập đầu ngươi’. Vì chiến thắng này còn dành cho ai nếu không phải là đức Ma-ri-a? Không còn hoài nghi chi nữa, chính Ngài là Đấng đạp dập đầu con rắn” (53).
Về phương diện tiểu sử lẫn phương diện ảnh tượng, xem ra ta có thể liên kết lời tiên tri tạm gọi là đầu tiên về đấng Mêxia này với lối biểu tượng phức tạp trong bức tranh trước đây của Johannes Vermeer, thực hiện khoảng các năm 1671-1674, tức bức Ẩn Dụ Đức Tin (Allegory of the Faith). Arthur K. Wheelock Jr nhận xét như sau: “Chỉ trong Ẩn Dụ Đức Tin, ông mới minh nhiên mặc cho các ý niệm thần học trừu tượng một ngôn ngữ họa hình tương tự như các tranh khác của ông” (54). Vermeer là một người đã trưởng thành rồi mới trở lại đạo Công giáo La Mã (55). Việc trở lại này đã được phản ảnh trong nhiều bức tranh của ông, gồm cả bức Chúa Kitô tại Nhà Ma-ri-a và Mar-tha, thường được coi như việc thời Trung Cổ giải thích và mô tả hai chị em này như đại diện cho mối tương quan giữa hai lối sống chiêm niệm và hoạt động. Các học giả đã nhận diện khuôn mặt đàn bà trong bức Người Đàn Bà Cầm Cân (Woman Holding a Balance) của ông là đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Đấng Trung Gian đứng giữa nhân loại và sự phán xét của Chúa (56). Sự phán xét này được mô tả không những bằng chiếc cân trên đó “các dân tộc giống như một giọt nước trong chậu, và được đếm như những hạt bụi trên chiếc cân” theo kiểu nói của tiên tri Isaia (57), mà còn bằng bức tranh phán xét chung vẽ trên tường phía sau Ngài.
Bởi vì, như Công đồng Vatican II đã viết trong sắc lệnh Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân] của mình, “Một cách nào đó, đức Ma-ri-a đã kết hiệp và phản ảnh ngay trong Ngài các chân lý chính yếu của đức tin (maxima fidei placita in se quodammodo unit et reverberat”) (58), một bức tranh như bức Ẩn Dụ Đức Tin, hẳn đã chú tâm đến Ngài. Ở hàng đầu, như muốn trực tiếp nhắc đến sự sa ngã của A-dong và E-và, ta thấy vẽ xác rướm máu của một con rắn, đầu bị một viên đá đập nát, gần nó là trái táo; trên nó là vóc dáng chiến thắng của một người đàn bà đang đứng trên một quả cầu thế giới. Bức tranh trên tường, giống như trong bức Người Đàn Bà Cầm Cân, dường như có ý định làm một lời bình luận về hành động trong bức tranh, vẽ cảnh đóng đinh, trong đó, con rắn quả có cắn gót chân Bà Mẹ và Người Con Trai nhưng bản thân nó thì lại bị đập dập đầu; thêm vào đó, như muốn bảo đảm chắc chắn rằng người xem không thể bỏ qua được sứ điệp, một tượng chịu nạn đã được gắn lên tường. Xem ra chẳng có cách chi, dù với kính khuếch đại, đọc được tựa đề của cuốn sách đang mở, càng không thể đọc được các chữ đặc thù của nó. Nếu là Sách Thánh, bằng tiếng Hòa Lan hay có lẽ đúng hơn bằng tiếng Latinh, thì đoạn văn chắc là phải gần phiá sau cùng. Phải chăng đó là thị kiến về Người Đàn Bà Khoác Áo Mặt Trời trong sách Khải Huyền? (59). Hay như một phỏng đoán còn mạnh hơn nữa cho rằng sách đó có thể là một sách Thánh Kinh Do Thái, một sách rất dễ kiếm ở thế kỷ 17 tại Hoà Lan, và do đó đã được mở sẵn ở gần phía đầu cùng chứ không gần phía sau cùng - nhất là ở chính lời Chúa phán với con rắn, nhưng được giải thích theo bản dịch Latinh từng được chấp nhận và được cung cấp các chi tiết họa hình qua hình ảnh cái đầu rắn độc hại nhưng nay đã trở thành vô hại?
Một cách khác nữa trong đó đức Ma-ri-a được mô tả như người đàn bà dũng cảm trong sách Châm Ngôn là vai trò sao bắc đẩu và người hướng dẫn các thuyền nhân, “Ma-ri-a, ngôi sao biển (Maria maris stella)”, một tước hiệu người ta nói là do trên cao ban cho Ngài (60). Người ta cho rằng tên này đã được loan báo trước trong lời sấm sau đây: “Một ngôi sao sẽ xuất hiện từ nhà Gia-cóp” (61). Vì “loại ẩn dụ (hàng hải) này cực kỳ phổ thông suốt thời Trung Cổ” (62), nên hình ảnh đức Ma-ri-a như ngôi sao sáng dẫn đường cho con thuyền đức tin trở nên hết sức quyến rũ, dù nó tùy thuộc một phần vào lối chơi chữ. Nguồn gốc của nó dường như nằm ở nguyên ngữ học của Thánh Giêrôm về tên “Ma-ri-a”. Ngài cho rằng tên này có nghĩa là “giọt nước đại dương (stilla maris)”, một nghĩa mà thánh nhân cho hay ngài thích hơn các nghĩa khác. Nguyên ngữ học này sau đó được Thánh Isidore thành Seville tiếp nhận, nhưng rồi trong quá trình sử dụng, “giọt nước (stilla) đã trở thành sao sáng (stella)”. Dựa vào căn bản này, dường như đến thế kỷ thứ chín, một thi sĩ vô danh đã sáng tác ra ca khúc gây nhiều ảnh hưởng, chào kính đức Ma-ri-a là Ngôi Sao Biển, là Mẹ dưỡng nuôi Thiên Chúa, là E-và Trinh Trong, là Cửa Thiên Đàng:
Ave, maris stella,
Dei mater alma
atque semper virgo,
felix coeli porta (65).
Chẳng bao lâu sau, tước hiệu này trở thành một phần trong ngôn ngữ giảng thuyết về Đức Trinh Nữ cũng như trong trước tác thần học; nhưng nhất là chính trong thi ca mà biểu tượng đức Ma-ri-a dũng cảm như sao bắc đẩu dẫn dường cho lữ khách trên đường đời đã tìm được biểu thức tuyệt vời. Trong tư cách Sao Bắc Đầu, Ngài được quan niệm như người liên tục thắng vượt mọi địch thù và bão tố, và do đó, liên tục là Người Đàn Bà Dũng Cảm, Đấng đã tự xưng mình là Nữ Tỳ Thiên Chúa.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Một nghiên cứu chuyên môn về lịch sử nghệ thuật nhưng thực ra lại không chuyên môn bao nhiêu đó là Don Denny, The Annunciation from the Right: From Early Christian Times to the Sixth Century (New York: Garland, 1977).
2. Imago Dei, 131-34.
3. David Metheney Robb, “The Iconography of the Annunciation in the Fourteenth and Fifteenth Century” trong Art Bulletin 18 (1936): 480-526.
4. Xem các lời bình luận và thư mục trong Alice Bank, Byzantine Art in gthe Collections of Soviet Museums, bản dịch của Lenina Sorokina, ấn bản thứ 2 (Leningrad: Aurora Art Publishers, 1985), 289.
5. Frank Edward Brightman chủ biên, Liturgies Eastern and Western cuốn 1: Eastern Liturgies (Oxford: Clarendon Press, 1896), 318-320.
6. Muốn biết vị trí của nó trong truyền thống Phúc Âm, hãy đọc Lucien Legrand, L’Amour à Marie (Lc 1:26-38): Une apocalypse aux origines de l’Evangile (Paris: Cerf, 1981).
7. Ga 1:14.
8. Ga 1:14 (Bản Phổ Thông).
9. Gl 4:4.
10. Xavier Léon-Dufour, “L’Annonce à Joseph” trong Etudes d’évangile (Paris: Seuil 1965), 65-81.
11. Lc 1:38.
12. Is 45:9; 64:8; Rm 9:21.
13. Xem Rm 1:1.
14. LTK 9:695-96 (Remigius Baumer).
15. Pl 2:6-7.
16. Gioen 3:2; Cv 2:18.
17. Cv 1:14.
18. Sterling Stuckey, “Through the Prism of Folklore: The Black Ethos in Slavery” trong America’s Black Past do Eric Foner chủ biên (New York: Harper & Row, 1970), 79.
19. Thánh Grêgôriô thành Nyssa Epistle 3 (PG 46:1021).
20. Richard Griffiths chủ biên, Claudel: A Reappraisal (London: Rapp and Whiting, 1968), 5.
21. Hans Urs von Balthasar, Theodrama: Theological Dramatic Theory, bản dịch của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius Press, 1992), 300.
22. 2V 19:35.
23. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On the Making of Man 23 (PG 44:212).
24. Lc 1:38.
25. Xem chương 3 ở trên.
26. Thánh Irênê Against Heresies V.xix.1. Dù được viết bằng Hy ngữ, khảo luận này lại chỉ được bảo tồn trọn vẹn trong bản dịch Latinh; bởi thế chúng tôi đã trích dẫn bằng tiếng Latinh ở đây.
27. Thánh Augustinô On the Proceedings of Pelagius 20:44.
28. Cv 9:1-31, 22:9-23; Gl 1:11-24.
29. Krister Stendahl, Paul among Jews ang Gentiles (Philadelphia: Fortress Press, 1976).
30. Thánh Agustinô Confessions VIII.xii.29.
31. Rm 13:13-14.
32. Thánh Augustinô Confessions VII.xxi.27.
33. Rm 1:17 (bản Phổ Thông).
34. Luther’s Works: The American Edition, do Jaroslav Pelikan và Helnut Lehmann chủ biên, 55 cuốn (Saint Louis & Philadelphia: Concordia Publishing House and Fortress Press, 1955-), 34:337.
35. Maximus Confessor Questions to Thalassius 61 (PG 90:637).
36. Về quan niệm này, xin xem chương 7 ở dưới.
37. Lars Thunberg, Microcosm and Mediator: The Theological Anthropology of Maximus the Confessor (Lund: C.W.K. Gleerup, 1965), 457-458; chữ nghiêng là của ông.
38. Thánh Basiliô Epistles 233.3.
39. PG 31:563-90.
40. Pelikan, Christianity and Classic Culture
41. Lc 1:28.
42. Lampe, 1519.
43. 2Cor 6:1.
44. Lc 1:48.
45. Châm ngôn 31:10 (bản Phổ Thông).
46. St 3:15 (bản Phổ Thông).
47. E.F. Sutcliffe, “Jerome” trong The Cambridge History of the Bible: The West from the Fathers to the Reformation (Cambridge: Cambridge University Press, 1969), 98-99.
48. The Christian Tradition, 3:71, 166.
49. Mary Clayton, The Cult of the Virgin Mary in Anglo-Saxon England (Cambridge: Cambridge University Press, 1990).
50. Bede Commentary on Genesis 1.
51. Ambrosius Autpertus Commentary on Apocalypse 2.
52. Việc diễn biến của nó đã được Franz [Leander] Drewniak mô tả và cung cấp tài liệu, Die mariologische Deutung von Gen. 3:15 in der Vaterzeit (Breslau: R. Nischowsky, 1934); cũng nên xem Nicholas Perry & Loreto Echeverría, Under the Heel of Mary (London: Routledge, 1988).
53. Thánh Bernard thành Clairvaux, In Laud of the Virgin Mother 2.4.
54. Arthur K. Wheelock Jr & Ben Broos, “The Catalogue” trong Johannes Vermeer (Washington D.C. and New Haven: National Gallery of Art & Yale University Press, 1996), 190.
55. John Michael Montias, Vermeer and his Milieu: A Web of Social History (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1989), 129.
56. Xem Eugene R. Cunnar, “The Viewer’s Share: Three Sectarian Readings of Vermeer’s Woman Holding a Ba-lance” trong Examplaria 2 (1990): 501-36.
57. Is 40:15.
58. The Documents of Vatican II, do Water M. Abbott chủ biên (New York: Guild Press, 1966), 85-96.
59. Xem chương 13 ở dưới.
60. The Christian Tradition, 3:162.
61. Dân Số 24:17.
62. Ernst Robert Curtius, European Literature and the Latin Middle Ages, bản dịch của Willard R. Trask (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1953), 129.
63. F.J.E. Raby chủ biên, The Oxford Book of Medieval Latin Verse (Oxford: Clarendon Press, 1959), 94.
Thông Báo
Cáo phó: Bà cố Maria Trần Thị Cúc - thân mẫu cha Vũđình Tường
Lm. Trần Công Nghị
05:08 17/12/2009
CÁO PHÓ Trong niềm tín thác vào lòng thương xót Chúa, VietCatholic trân trọng báo tin cho quý cha, anh chị em, đặc biệt những thân bằng quyến thuộc của người quá cố: Bà cố thân mẫu của cha Vũđình Tường, cha sở giáo xứ Inala, Brisbane, Australia đã được Chúa gọi về nhà Cha trên trời lúc 7 tối ngày 15 tháng 12 tại Nhà thương Princess Alexandria, Brisbane, sau cuộc lữ hành trần thế dài 95 năm. Thánh lễ an táng sẽ được cử hành ngày thứ Tư 23 tháng 12 lúc 10 sáng tại nhà thờ St Mark, Inala, Brisbane. Ban Giám Đốc, Ban Biên Tập, và các cộng tác viên xin gởi đến cha Vũđình Tường những lời cầu nguyện chân thành xin Chúa đón nhận linh hồn bà cố vào nước Ngài. |
Trọng Kính
Cáo phó: LM Đa Minh Đinh Hữu Lộc đã an nghỉ trong Chúa tại Kontum
GP Kontum
20:02 17/12/2009
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)
Giáo phận Kontum và Gia Đình trân trọng báo tin:
Cha Đa-minh ĐINH HỮU LỘC
Sinh ngày 11 tháng 11 năm 1937
tại Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định.
- 1950 - 1954: Học tại Tiểu CV. Bùi Chu.
- 1954 - 1957: Học tại Tiểu CV. Bùi Chu, Sài Gòn.
- 1957 - 1960: Học ĐCV. Bùi Chu, Sài Gòn.
- 1960 - 1961: Học Thần Học I, ĐCV. Bùi Chu, Sài Gòn.
- 1961 - 1963: Thực tập tại Giáo xứ Đạt Lý, Ban Mê Thuột
- 1963 - 1966: Học Thần Học II – IV tại ĐCV, Xuân Bích Huế.
- 31-05-1966: Thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính toà Huế.
- 1966 - 1969: Linh mục phó xứ Phú Bổn.
- 1969 - 1972: Linh mục phó Trung tâm Plei Rơhai.
- 1970 - 1974: Linh mục phó xứ Thanh Bình.
- 1974 - 1991: Linh mục chánh xứ An Mỹ, Giáo hạt Pleiku.
- 1991 đến nay: Hưu tại Tòa Giám mục Kontum.
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 07g00, ngày 17.12.2009 tại Giáo xứ An Mỹ,
Giáo hạt Pleiku, Giáo phận Kontum.
Hưởng thọ 72 tuổi với 43 năm linh mục.
- Linh cữu Cha Đa-minh được quàn tại Giáo xứ An Mỹ, xã An Phú, Tp. Pleiku.
- Nhập quan: 20g00 thứ Năm, ngày 17.12.2009.
- Thánh lễ An táng: 09g00 thứ Bảy, ngày 19.12.2009,
tại đài Đức Mẹ, Nhà thờ An Mỹ, Giáo hạt Pleiku, Giáo Phận Kontum.
- Theo lời di chúc cha Đa-minh, ước mong được nằm nghỉ trước đài Đức Mẹ, Giáo xứ An Mỹ.
Xin quí vị hiệp ý cầu nguyện cho Cha Đa-minh.
R.I.P
(Xin miễn phúng điếu, vòng hoa. Xin Quý Cha mang lễ phục tím)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mừng Lễ Giáng Sinh
Nguyễn Ngọc Danh
13:26 17/12/2009
Mừng Lễ Giáng Sinh
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Kính chúc:
- Ban Biên Tập Mạng Lưới Dũng Lạc và Vietcatholic News
- Các Ân Nhân - Các Cộng tác viên
- Toàn thể độc giả: Một Mùa Giáng Sinh đầy ơn Thánh Linh
và một Năm Mới An Lạc - Khang Ninh.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường Đêm Đông
Đặng Đức Cương
23:12 17/12/2009
THÁNH ĐƯỜNG ĐÊM ĐÔNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Xóm Đạo xưa và chuyện tình ngây thơ
Đã chìm theo nẽo đời trôi mười hướng
Chiều nay nơi xứ lạ nghe vọng về trong hồn
Tôi nhớ về Xóm Đạo thương người xưạ..!!!
(Trích ca khúc Xóm Đạo của Song Ngọc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền