Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiên Phong
Lm Vũđình Tường
06:50 17/12/2010
Thiên Chúa là Đấng khởi sự mọi điều tốt lành, trọn hảo trên đời. Ngài luôn đi bước khởi đầu, sáng chế ra suối nguồn tình yêu dành cho con cái Chúa. Suối nguồn tình yêu dạt dào vì chính Chúa là cội nguồn của tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính luôn tạo dựng nên điều tốt hảo, trọn lành.
Mọi điều tốt lành phát xuất từ nguồn gốc yêu thương. Cùng đích của yêu thương là ban phát vô điều kiện tình yêu trong sáng phát xuất từ Thiên Chúa cho những tâm hồn thành tâm đón nhận. Đây chính là nguồn gốc phát sinh khởi đầu mọi công trình sáng tạo của Thiên Chúa - từ ý tưởng tạo dựng cho đến ban ơn cứu độ.
Chúa tiền phong khai sáng, tạo dựng vũ trụ.
Chúa tiên phong và là Đấng duy nhất tạo dựng con người phỏng theo hình ảnh Ngài.
Chúa là Đấng khơi mào sáng tạo chương trình cứu độ nhân loại.
Chúa đi bước khởi đầu gởi Con Chúa xuống trần làm người ở giữa chúng ta.
Chúa là Đấng duy nhất qui tụ con cái, ban phúc trường sinh trong ngày sau hết.
Chúa là Đấng duy nhất luôn ở với nhân loại- Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Chúa là Đấng duy nhất hoàn thiện lời Giao Ước, dù chúng ta có bất trung, thất tín, Chúa vẫn trung thành với lời Giao Ước.
Kết quả của tội
Tội vào thế gian qua việc con người chiều theo ý riêng mình. Đối với con người kết quả của tội là con người chết trong tội. Sống trong u mê, lầm lạc và diệt vong. Đối với Chúa kết quả của tội là ơn cứu độ, ban tình yêu chan hoà, lan tràn, toàn cõi đất cho muôn dân vì Chúa biết tình yêu Chúa mạnh hơn tội ta phạm, thắng vượt sự chết tội gây nên.
Điều khó hiểu của tội là mờ ám, bí mật do người phạm tội cố dấu kín. Hiểu được tội khi bí mật bị bật mí, nhận tội. Điều khó hiểu của tình yêu Chúa là mầu nhiệm. Mầu nhiệm lại vượt quá trí hiểu của loài người. Để hiểu được mầu nhiệm cần mặc khải. Từ chối mặc khải sẽ không bao giờ hiểu được mầu nhiệm. Mặc khải chúng ta đang chuẩn bị mừng kính là mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người. Chấp nhận Con Chúa chỉ dậy, học biết thêm về mầu nhiệp Ngôi Hai nhập thể sẽ hiểu biết tình yêu Chúa.
Khi con người phạm tội bất tuân trái lệnh Chúa. Con người đang lo lắng, lúng túng tìm đường chạy trốn vì biết mình bất tuân. Chúa chặn lối đi và chỉ cho biết con đường sống. Ma quỉ dưới hình con rắn cám dỗ con người phạm tội. Chúa lại dùng chính sức mạnh của con người đạp bẹp đầu con rắn. Người đó lại là một phụ nữ. Người phụ nữ đó tên là Maria.
Để nhân loại được sống, để hình ảnh Chúa in dấu trên loài người khỏi mai một Chúa sai Con Một Ngài xuống trần khởi sự ngày Chúa Giáng Sinh. Chúa Giáng Sinh làm trọn điều Chúa hứa thuở xưa với cha ông chúng ta. Công trình sáng tạo Chúa in hình ảnh con người giống hình ảnh Chúa. Công trình cứu độ Chúa in hình ảnh chính Con Một Chúa là Đức Kitô vào trong đời sống của người Kitô hữu. Chính hình ảnh yêu thương này giúp các Kitô hữu nhận biết nhau, cùng chung một Cha Giêsu Kitô. Hình ảnh ban đầu chỉ giống hình ảnh Chúa. Hình ảnh hiện nay là hình ảnh chính Con Thiên Chúa giáng trần. Hình ảnh Đức Giêsu Kitô. Mỗi chúng ta là Đức Kitô thứ hai của Thiên Chúa. Hãy sống làm sao cho hình ảnh đó tỏ lộ cho muôn dân nhận biết Chúa.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị thực hiện điều Chúa hứa với tổ phụ chúng ta nhiều ngàn năm trước Chúa dùng các tiên tri, ngôn sứ loan báo về chương trình cứu độ, chuẩn bị lòng người đón nhận Con Ngài. Gần nhất Chúa sai Thánh Gioan đi trước dọn đường nội tâm nhân loại chuẩn bị đón Con Chúa xuống trần. Phúc âm thánh Mathêu ghi nhận đặc sủng thánh Giuse trở thành thân phụ Đức Kitô và phúc âm thánh Luca ghi lại đặc sủng trinh nữ Maria nhận trở thành thân mẫu Đức Kitô. Cả hai nhận đặc sủng và cả hai đều lo sợ vì đặc sủng cao trọng hơn những gì loài người dám ước mơ. Thánh Thần Chúa đứng ra can thiệp
Này ông Giuse, con cháu Đavit, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt trên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Mat1,20
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì Luca 1,28
Ông Giuse là người công chính, ngay thẳng định li dị bà Maria vì bà có thai trước khi hai ông bà về sống chung. Sứ thần Chúa lại lãnh trách nhiệm can thiệp thành công vào việc hôn nhân của hai người.
Điều Thiên Chúa muốn không thế lực nào ngăn được. Ngài là Đấng có quyền tuyệt đối trên công việc Ngài thực hiện. Con người, âm binh, xu hướng xã hội, tục hoá hay khoái lạc chủ nghĩa không đủ khả năng ngăn cản. Ngài là Đấng cầm quyền sinh tử và là Đấng ban phát mọi ơn lành. Lời Ngài có sức sáng tạo, thánh hoá, đầy uy phong vượt thắng mọi cơ chế trần gian và địa phủ. Ngài muốn là được.
Con người có quyền lựa chọn. Một là chọn sống vâng theo thánh ý Chúa, đón nhận Con Ngài để hưởng tình yêu ngọt ngào Chúa ban cho một nội tâm an bình. Hai là từ chối đón nhận, tiếp tục sống trong bóng tối sự chết. Chúng ta chung lời cảm tạ vì Chúa đến ở cùng chúng ta.
Mọi điều tốt lành phát xuất từ nguồn gốc yêu thương. Cùng đích của yêu thương là ban phát vô điều kiện tình yêu trong sáng phát xuất từ Thiên Chúa cho những tâm hồn thành tâm đón nhận. Đây chính là nguồn gốc phát sinh khởi đầu mọi công trình sáng tạo của Thiên Chúa - từ ý tưởng tạo dựng cho đến ban ơn cứu độ.
Chúa tiền phong khai sáng, tạo dựng vũ trụ.
Chúa tiên phong và là Đấng duy nhất tạo dựng con người phỏng theo hình ảnh Ngài.
Chúa là Đấng khơi mào sáng tạo chương trình cứu độ nhân loại.
Chúa đi bước khởi đầu gởi Con Chúa xuống trần làm người ở giữa chúng ta.
Chúa là Đấng duy nhất qui tụ con cái, ban phúc trường sinh trong ngày sau hết.
Chúa là Đấng duy nhất luôn ở với nhân loại- Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Chúa là Đấng duy nhất hoàn thiện lời Giao Ước, dù chúng ta có bất trung, thất tín, Chúa vẫn trung thành với lời Giao Ước.
Kết quả của tội
Tội vào thế gian qua việc con người chiều theo ý riêng mình. Đối với con người kết quả của tội là con người chết trong tội. Sống trong u mê, lầm lạc và diệt vong. Đối với Chúa kết quả của tội là ơn cứu độ, ban tình yêu chan hoà, lan tràn, toàn cõi đất cho muôn dân vì Chúa biết tình yêu Chúa mạnh hơn tội ta phạm, thắng vượt sự chết tội gây nên.
Điều khó hiểu của tội là mờ ám, bí mật do người phạm tội cố dấu kín. Hiểu được tội khi bí mật bị bật mí, nhận tội. Điều khó hiểu của tình yêu Chúa là mầu nhiệm. Mầu nhiệm lại vượt quá trí hiểu của loài người. Để hiểu được mầu nhiệm cần mặc khải. Từ chối mặc khải sẽ không bao giờ hiểu được mầu nhiệm. Mặc khải chúng ta đang chuẩn bị mừng kính là mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người. Chấp nhận Con Chúa chỉ dậy, học biết thêm về mầu nhiệp Ngôi Hai nhập thể sẽ hiểu biết tình yêu Chúa.
Khi con người phạm tội bất tuân trái lệnh Chúa. Con người đang lo lắng, lúng túng tìm đường chạy trốn vì biết mình bất tuân. Chúa chặn lối đi và chỉ cho biết con đường sống. Ma quỉ dưới hình con rắn cám dỗ con người phạm tội. Chúa lại dùng chính sức mạnh của con người đạp bẹp đầu con rắn. Người đó lại là một phụ nữ. Người phụ nữ đó tên là Maria.
Để nhân loại được sống, để hình ảnh Chúa in dấu trên loài người khỏi mai một Chúa sai Con Một Ngài xuống trần khởi sự ngày Chúa Giáng Sinh. Chúa Giáng Sinh làm trọn điều Chúa hứa thuở xưa với cha ông chúng ta. Công trình sáng tạo Chúa in hình ảnh con người giống hình ảnh Chúa. Công trình cứu độ Chúa in hình ảnh chính Con Một Chúa là Đức Kitô vào trong đời sống của người Kitô hữu. Chính hình ảnh yêu thương này giúp các Kitô hữu nhận biết nhau, cùng chung một Cha Giêsu Kitô. Hình ảnh ban đầu chỉ giống hình ảnh Chúa. Hình ảnh hiện nay là hình ảnh chính Con Thiên Chúa giáng trần. Hình ảnh Đức Giêsu Kitô. Mỗi chúng ta là Đức Kitô thứ hai của Thiên Chúa. Hãy sống làm sao cho hình ảnh đó tỏ lộ cho muôn dân nhận biết Chúa.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị thực hiện điều Chúa hứa với tổ phụ chúng ta nhiều ngàn năm trước Chúa dùng các tiên tri, ngôn sứ loan báo về chương trình cứu độ, chuẩn bị lòng người đón nhận Con Ngài. Gần nhất Chúa sai Thánh Gioan đi trước dọn đường nội tâm nhân loại chuẩn bị đón Con Chúa xuống trần. Phúc âm thánh Mathêu ghi nhận đặc sủng thánh Giuse trở thành thân phụ Đức Kitô và phúc âm thánh Luca ghi lại đặc sủng trinh nữ Maria nhận trở thành thân mẫu Đức Kitô. Cả hai nhận đặc sủng và cả hai đều lo sợ vì đặc sủng cao trọng hơn những gì loài người dám ước mơ. Thánh Thần Chúa đứng ra can thiệp
Này ông Giuse, con cháu Đavit, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt trên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Mat1,20
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì Luca 1,28
Ông Giuse là người công chính, ngay thẳng định li dị bà Maria vì bà có thai trước khi hai ông bà về sống chung. Sứ thần Chúa lại lãnh trách nhiệm can thiệp thành công vào việc hôn nhân của hai người.
Điều Thiên Chúa muốn không thế lực nào ngăn được. Ngài là Đấng có quyền tuyệt đối trên công việc Ngài thực hiện. Con người, âm binh, xu hướng xã hội, tục hoá hay khoái lạc chủ nghĩa không đủ khả năng ngăn cản. Ngài là Đấng cầm quyền sinh tử và là Đấng ban phát mọi ơn lành. Lời Ngài có sức sáng tạo, thánh hoá, đầy uy phong vượt thắng mọi cơ chế trần gian và địa phủ. Ngài muốn là được.
Con người có quyền lựa chọn. Một là chọn sống vâng theo thánh ý Chúa, đón nhận Con Ngài để hưởng tình yêu ngọt ngào Chúa ban cho một nội tâm an bình. Hai là từ chối đón nhận, tiếp tục sống trong bóng tối sự chết. Chúng ta chung lời cảm tạ vì Chúa đến ở cùng chúng ta.
Chúng ta ở cùng Thiên Chúa
PM. Cao Huy Hoàng
10:33 17/12/2010
EMMANUEL: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Ước muốn ấy đã có tự thuở Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và con người. Ước muốn tốt lành, thánh thiện. Ước muốn vui sống bình an với loài thụ tạo. Ước muốn ấy mang vẻ toàn bích của quyền năng Thiên Chúa, mang nét độc đáo thánh thiện của lòng Thiên Chúa yêu thương vô biên. Ước muốn ấy đã thành hiện thực ngay trong ngày Thiên Chúa sáng tạo: Đấng Tạo Hóa đùa vui với loài thụ tạo vì loài thụ tạo nào cũng mang căn tính tốt lành của Thiên Chúa.
Đến nay, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một nền hòa bình chí thánh mà chúng ta không thể hình dung theo trí tưởng tượng của con người nhưng phải cảm nếm được bằng đức tin soi dẫn dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Bởi lẽ, lòng con người đã trở nên mê muội từ khi con người quay lưng lại với Thiên Chúa, không chấp nhận ở cùng Thiên Chúa nữa. Toàn cảnh Hòa Bình đã sụp đổ. Thiên Chúa ở cùng chúng ta mà chúng ta không chấp nhận ở cùng Thiên Chúa.
“Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7,14).
Tiên tri Isaia đã loan báo về việc một Đấng Emmanuel mặc lấy xác phàm, được sinh ra bởi một nữ trinh nữ trong số những nữ lưu trần thế. Đấng Emmmanuel thực hiện ước muốn của Thiên Chúa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolo gọi Đấng Emmanuel là “Tin Mừng, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. (Rm 1, 3).
Một bước xuống thật dài, thật xa từ trời xuống đất, để đất trời không còn cách xa, một bên Trời là niềm thương, một bên Đất là nỗi mong đợi. Đấng Emmmanuel đã đến, chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện việc tốt lành ấy, còn con người thì bó tay, vì đang sống trong tình trạng tội lỗi vô phương cứu chữa. Nhưng để được thực hiện, Thiên Chúa muốn con người cộng tác vào chương trình của Người để chứng tỏ cho con người biết rằng, Người luôn tôn trọng quyền tự do của con người, và để con người dùng tự do ấy mà định liệu cho ơn cứu rỗi của mình: chấp nhận cho “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” để “chúng ta được ở cùng Thiên Chúa”.
Thiên Chúa đã hỏi ý kiến Mẹ Maria về việc này. Mẹ đã xin vâng và xin hãy thành sự trong Mẹ những điều Người ước muốn. Thiên Chúa cũng bàn bạc với Giuse về việc có chấp nhận chung sống với Mẹ Maria, đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cả thai nhi trong lòng Mẹ. "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” ( Mt 18,20-21). Giuse đã hiểu được ý muốn của Thiên Chúa và cũng đã chấp nhận để Thiên Chúa ở cùng và ở cùng Thiên Chúa. “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su”. (Mt 18,24-25).
Lời Chúa hôm nay cũng đang hỏi ý kiến mỗi chúng ta có chấp nhận cho “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” không.
Chấp nhận Thiên Chúa ở cùng chúng ta
-là chấp nhận để Thiên Chúa Giáng Sinh trong lòng mình, ở cùng cuộc đời mình.
-là chấp nhận cho Thiên Chúa làm mới lại trong chúng ta những gì đã tang thương đổ nát do tội nguyên tổ, do tội lỗi chúng ta
-là chấp nhận để Thiên Chúa tác động trong hành trình cuộc đời của mình, hành trình tiến về Địa Đàng Mới là cuộc chung sống hòa bình viên mãn trong Nước của Thiên Chúa.
-là chấp nhận một cuộc sống mới: sống theo tinh thần của Chúa Giêsu Kitô, sống chung và sẻ chia với người nghèo khổ, không tẩy chay người tội lỗi nhưng mời gọi họ trở về, can đảm làm chứng cho sự thật, cho công lý…..
-là chấp nhận để Thiên Chúa ban hồng ân cao trọng: Hồng Ân Cứu Rỗi.
-là vui mừng vì ơn cao trọng “Chúng ta ở cùng Thiên Chúa”
Nếu ngày ấy Thiên Chúa hỏi ý kiến Mẹ Maria qua các sứ thần, bàn bạc với Giuse trong giấc mộng, thì ngày hôm nay, Thiên Chúa lại hỏi ý kiến và bàn bạc với mỗi chúng ta qua chính Tin Mừng của Chúa Giêsu. Hơn hai ngàn năm rồi, Lời Chúa vẫn mời gọi chúng ta “ở cùng Thiên Chúa”, để được cứu rỗi, vẫn mời gọi chúng ta sống theo tinh thần của Tin Mừng để được ở cùng Thiên Chúa.
Là những tín hữu công giáo của Thiên Chúa, chúng ta không thể sống như những người “không chấp nhận Thiên Chúa ở cùng”. Họ không chấp nhận để Thiên Chúa tác động trong lịch sử đời mình, và chính vì vậy họ cũng không muốn để Thiên Chúa tác động trong lịch sử đời ai, trong lịch sử đất nước nào.
Ngược lại, mỗi tín hữu phải là một nhân chứng anh dũng cho Tin Mừng Giáng Sinh, Tin Mừng Cứu Rỗi. Vậy trước tiên tín hữu phải là một nơi xứng đáng để Thiên Chúa Giáng Sinh, để Thiên Chúa Ngự Trị- mỗi tín hữu phải Ở Cùng Thiên Chúa một cách sinh động nhất, cụ thể nhất: Sống Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Thiết tưởng, “Sống Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô” không còn là một lý thuyết suông của những tín hữu trong một xã hội vô thần, thực dụng, duy vật đầy thách đố này, nhưng phải là kim chỉ nam cho mọi thành phần dân Chúa để có một Giáo hội sống động qua chứng tá vui mừng, hy vọng, tràn đầy sức sống, không khiếp sợ nhưng anh dũng vì “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” và “chúng ta ở cùng Thiên Chúa”.
Lạy Chúa Giêsu Giáng Sinh, xin hãy giáng sinh trong lòng con, trong nhà con, trong Giáo xứ, Giáo phận con, trong đất nước con, để tất cả chúng con được ở cùng Thiên Chúa. A men.
Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Ước muốn ấy đã có tự thuở Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và con người. Ước muốn tốt lành, thánh thiện. Ước muốn vui sống bình an với loài thụ tạo. Ước muốn ấy mang vẻ toàn bích của quyền năng Thiên Chúa, mang nét độc đáo thánh thiện của lòng Thiên Chúa yêu thương vô biên. Ước muốn ấy đã thành hiện thực ngay trong ngày Thiên Chúa sáng tạo: Đấng Tạo Hóa đùa vui với loài thụ tạo vì loài thụ tạo nào cũng mang căn tính tốt lành của Thiên Chúa.
Đến nay, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một nền hòa bình chí thánh mà chúng ta không thể hình dung theo trí tưởng tượng của con người nhưng phải cảm nếm được bằng đức tin soi dẫn dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Bởi lẽ, lòng con người đã trở nên mê muội từ khi con người quay lưng lại với Thiên Chúa, không chấp nhận ở cùng Thiên Chúa nữa. Toàn cảnh Hòa Bình đã sụp đổ. Thiên Chúa ở cùng chúng ta mà chúng ta không chấp nhận ở cùng Thiên Chúa.
“Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7,14).
Tiên tri Isaia đã loan báo về việc một Đấng Emmanuel mặc lấy xác phàm, được sinh ra bởi một nữ trinh nữ trong số những nữ lưu trần thế. Đấng Emmmanuel thực hiện ước muốn của Thiên Chúa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolo gọi Đấng Emmanuel là “Tin Mừng, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. (Rm 1, 3).
Một bước xuống thật dài, thật xa từ trời xuống đất, để đất trời không còn cách xa, một bên Trời là niềm thương, một bên Đất là nỗi mong đợi. Đấng Emmmanuel đã đến, chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện việc tốt lành ấy, còn con người thì bó tay, vì đang sống trong tình trạng tội lỗi vô phương cứu chữa. Nhưng để được thực hiện, Thiên Chúa muốn con người cộng tác vào chương trình của Người để chứng tỏ cho con người biết rằng, Người luôn tôn trọng quyền tự do của con người, và để con người dùng tự do ấy mà định liệu cho ơn cứu rỗi của mình: chấp nhận cho “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” để “chúng ta được ở cùng Thiên Chúa”.
Thiên Chúa đã hỏi ý kiến Mẹ Maria về việc này. Mẹ đã xin vâng và xin hãy thành sự trong Mẹ những điều Người ước muốn. Thiên Chúa cũng bàn bạc với Giuse về việc có chấp nhận chung sống với Mẹ Maria, đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cả thai nhi trong lòng Mẹ. "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” ( Mt 18,20-21). Giuse đã hiểu được ý muốn của Thiên Chúa và cũng đã chấp nhận để Thiên Chúa ở cùng và ở cùng Thiên Chúa. “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su”. (Mt 18,24-25).
Lời Chúa hôm nay cũng đang hỏi ý kiến mỗi chúng ta có chấp nhận cho “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” không.
Chấp nhận Thiên Chúa ở cùng chúng ta
-là chấp nhận để Thiên Chúa Giáng Sinh trong lòng mình, ở cùng cuộc đời mình.
-là chấp nhận cho Thiên Chúa làm mới lại trong chúng ta những gì đã tang thương đổ nát do tội nguyên tổ, do tội lỗi chúng ta
-là chấp nhận để Thiên Chúa tác động trong hành trình cuộc đời của mình, hành trình tiến về Địa Đàng Mới là cuộc chung sống hòa bình viên mãn trong Nước của Thiên Chúa.
-là chấp nhận một cuộc sống mới: sống theo tinh thần của Chúa Giêsu Kitô, sống chung và sẻ chia với người nghèo khổ, không tẩy chay người tội lỗi nhưng mời gọi họ trở về, can đảm làm chứng cho sự thật, cho công lý…..
-là chấp nhận để Thiên Chúa ban hồng ân cao trọng: Hồng Ân Cứu Rỗi.
-là vui mừng vì ơn cao trọng “Chúng ta ở cùng Thiên Chúa”
Nếu ngày ấy Thiên Chúa hỏi ý kiến Mẹ Maria qua các sứ thần, bàn bạc với Giuse trong giấc mộng, thì ngày hôm nay, Thiên Chúa lại hỏi ý kiến và bàn bạc với mỗi chúng ta qua chính Tin Mừng của Chúa Giêsu. Hơn hai ngàn năm rồi, Lời Chúa vẫn mời gọi chúng ta “ở cùng Thiên Chúa”, để được cứu rỗi, vẫn mời gọi chúng ta sống theo tinh thần của Tin Mừng để được ở cùng Thiên Chúa.
Là những tín hữu công giáo của Thiên Chúa, chúng ta không thể sống như những người “không chấp nhận Thiên Chúa ở cùng”. Họ không chấp nhận để Thiên Chúa tác động trong lịch sử đời mình, và chính vì vậy họ cũng không muốn để Thiên Chúa tác động trong lịch sử đời ai, trong lịch sử đất nước nào.
Ngược lại, mỗi tín hữu phải là một nhân chứng anh dũng cho Tin Mừng Giáng Sinh, Tin Mừng Cứu Rỗi. Vậy trước tiên tín hữu phải là một nơi xứng đáng để Thiên Chúa Giáng Sinh, để Thiên Chúa Ngự Trị- mỗi tín hữu phải Ở Cùng Thiên Chúa một cách sinh động nhất, cụ thể nhất: Sống Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Thiết tưởng, “Sống Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô” không còn là một lý thuyết suông của những tín hữu trong một xã hội vô thần, thực dụng, duy vật đầy thách đố này, nhưng phải là kim chỉ nam cho mọi thành phần dân Chúa để có một Giáo hội sống động qua chứng tá vui mừng, hy vọng, tràn đầy sức sống, không khiếp sợ nhưng anh dũng vì “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” và “chúng ta ở cùng Thiên Chúa”.
Lạy Chúa Giêsu Giáng Sinh, xin hãy giáng sinh trong lòng con, trong nhà con, trong Giáo xứ, Giáo phận con, trong đất nước con, để tất cả chúng con được ở cùng Thiên Chúa. A men.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 17/12/2010
NGANG NGƯỢC
Thời ngũ đại, quốc vương Vương Kiến của nước Thục, khi còn trẻ là một người ngang ngược hổn láo, bình thường thích ăn trộm lừa của người khác và giết trâu của người ta, buôn bán muối lậu, lừa dối người khác, có thể nói là không có chuyện ác nào mà không làm, cho nên người ở đó rất ghét ông ta, lại vì ông ta xếp thứ tám trong nhà, nên chửi ông ta là “tặc vương bá”.
Sau khi cái tên gọi này bắt đầu được lưu truyền, phàm là người vô liêm sỉ thì người ta dùng chữ “ngang ngược” để gọi họ.
Ngoài ra, cũng có người cho rằng chữ “vương王” là hài âm của chữ “vong忘”, ”bát八” là chỉ chữ thứ tám trong tám loại đức hạnh: trung, tín, hiếu, đễ, lễ, nghĩa, liêm và sỉ, ý nghĩa là nói: người mà quên mất tám chữ đạo đức căn bản này thì đương nhiên là kẻ vô liêm sỉ vậy.
Suy tư:
Con người ta hể mất đi cái đức thì chắc chắn trở thành kẻ lỗ mãng; con người hể không coi trọng sự liêm chính thì chắc chắn cũng sẽ không còn biết sỉ diện, mà người không biết sỉ diện thì luôn trở thành khó chịu cho người khác.
“Tặc vương bá” là chỉ những người có chức quyền mà không coi trọng liêm sỉ, là chỉ những người có chức danh trong xã hội nhưng lại sống như phường đầu đường xó chợ, tức là tham lam, dối trá, vu khống, thâm hiểm.vv...
Ngang ngược là không tuân giữ phép tắc, là nói ngang nói ngược để chối tội, là có thái độ ngang ngược như với kẻ khác khi đụng chạm đến quyền lợi của mình, là thường hay gây gổ và hống hách với đàn em nhưng lại khúm núm nhu nhược với cấp trên.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời ngũ đại, quốc vương Vương Kiến của nước Thục, khi còn trẻ là một người ngang ngược hổn láo, bình thường thích ăn trộm lừa của người khác và giết trâu của người ta, buôn bán muối lậu, lừa dối người khác, có thể nói là không có chuyện ác nào mà không làm, cho nên người ở đó rất ghét ông ta, lại vì ông ta xếp thứ tám trong nhà, nên chửi ông ta là “tặc vương bá”.
Sau khi cái tên gọi này bắt đầu được lưu truyền, phàm là người vô liêm sỉ thì người ta dùng chữ “ngang ngược” để gọi họ.
Ngoài ra, cũng có người cho rằng chữ “vương王” là hài âm của chữ “vong忘”, ”bát八” là chỉ chữ thứ tám trong tám loại đức hạnh: trung, tín, hiếu, đễ, lễ, nghĩa, liêm và sỉ, ý nghĩa là nói: người mà quên mất tám chữ đạo đức căn bản này thì đương nhiên là kẻ vô liêm sỉ vậy.
Suy tư:
Con người ta hể mất đi cái đức thì chắc chắn trở thành kẻ lỗ mãng; con người hể không coi trọng sự liêm chính thì chắc chắn cũng sẽ không còn biết sỉ diện, mà người không biết sỉ diện thì luôn trở thành khó chịu cho người khác.
“Tặc vương bá” là chỉ những người có chức quyền mà không coi trọng liêm sỉ, là chỉ những người có chức danh trong xã hội nhưng lại sống như phường đầu đường xó chợ, tức là tham lam, dối trá, vu khống, thâm hiểm.vv...
Ngang ngược là không tuân giữ phép tắc, là nói ngang nói ngược để chối tội, là có thái độ ngang ngược như với kẻ khác khi đụng chạm đến quyền lợi của mình, là thường hay gây gổ và hống hách với đàn em nhưng lại khúm núm nhu nhược với cấp trên.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 17/12/2010
N2T |
4. Mỗi buổi tối, tất cả mọi việc thuộc về bản thân đã kết thúc, trước khi đi ngủ, thì nên xét mình kỷ lưỡng về ngôn hành của mình trong ngày.
(Thánh Basil)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 17/12/2010
QUẢNG CÁO
Bản quảng cáo sặc sở viết: TL...linh mục nhạc sĩ kiêm ca sĩ.
Anh thanh niên đọc bản quảng cáo trên máy vi tính xong, nhìn qua nhìn lại rồi lẩm bẩm nói:
- “Làm linh mục rồi mà còn ham danh”.
Linh mục không phải là một nghề nghiệp như nghề nhạc sĩ và ca sĩ, đừng đồng hóa chúng nó với nhau. Chúa buồn lắm.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bản quảng cáo sặc sở viết: TL...linh mục nhạc sĩ kiêm ca sĩ.
Anh thanh niên đọc bản quảng cáo trên máy vi tính xong, nhìn qua nhìn lại rồi lẩm bẩm nói:
- “Làm linh mục rồi mà còn ham danh”.
Linh mục không phải là một nghề nghiệp như nghề nhạc sĩ và ca sĩ, đừng đồng hóa chúng nó với nhau. Chúa buồn lắm.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 MV A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:27 17/12/2010
CHỦ NHẬT 4 MÙA VỌNG
Tin mừng : Mt 1, 18-24
“Đức Giê-su sinh làm con bà Ma-ri-a. Bà đã thành hôn với ông Giu-se, con cháu vua Đa-vít”.
Anh chị em thân mến,
Mùa vọng sắp kết thúc, mùa giáng sinh sắp đến, mọi người đang hân hoan chờ đợi ngày đại lễ giáng trần của Con Thiên Chúa –Đức Giê-su Ki-tô- với tất cả tâm tình vui tươi và hy vọng. Trong niềm hân hoan ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em mấy điều này:
1. Đừng ngại nhận Maria làm vợ.
Được gọi là người công chính, tất nhiên là người có cuộc sống rất đạo đức thánh thiện, cho nên không lạ gì mà thánh Giu-se đã rất buồn khi thấy Mẹ Ma-ri-a mang thai ngoài ý muốn, cho nên thánh Giu-se rất buồn, cái buồn của người công chính.
Buồn, nhưng là người công chính nên thánh Giu-se âm thầm quyết định phải ra đi mà không muốn tố cáo Ma-ri-a, đó là hành động của người công chính, nhưng Thiên Chúa đã can thiệp kịp thời và đúng lúc vì đó là việc của Ngài. Thiên thần nói: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về...” . Người công chính thì dễ dàng nghe được thánh ý của Thiên Chúa qua hoàn cảnh, qua cuộc sống, qua nơi những người mà mình tiếp xúc, thánh Giu-se đã nghe và đã vui lòng đón nhận bà Ma-ri-a làm vợ mình...
Càng đau khổ thì niềm vui càng nhân lên gấp bội, đó là niềm vui của thánh Giu-se, trong đau khổ biết nghe được tiếng của Thiên Chúa và thực hành lời của Ngài, đó là người công chính; đau khổ của người công chính đã trở nên niềm vui vì đã biết để cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong nghịch cảnh của đời mình.
2. Đừng ngại đối thoại với người mình không thích.
Dưới ánh sáng của Tin Mừng hôm nay và qua bài học phó thác trong tay Thiên Chúa của người công chính –thánh Giu-se- chúng ta nhận ra được niềm vui trong đau khổ của người công chính, đó là chấp nhận người anh em như là một món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
Có rất nhiều lúc chúng ta tự cho mình là người công chính mà khinh thường tha nhân khi họ phạm lỗi, từ thái độ khinh thường ấy chúng ta xa lánh người anh em chị em của mình, không thèm trò chuyện với họ, không muốn nghe lời góp ý và chia sẻ của họ, đó không phải là thái độ của người công chính nhưng là thái độ của người kiêu ngạo.
Đừng ngại đối thoại với những người mà mình cho là tội lỗi, nhưng học theo gương lành của thánh Giu-se, mau mắn chấp nhận và đón họ đồng hành với mình trong cuộc sống hằng ngày, bởi vì Con Thiên Chúa đã chấp nhận sinh ra trên trần gian là để cùng đồng hành và chia sẻ với con người những vui buồn, hạnh phúc cũng như đau khổ...
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn mấy ngày nữa là chúng ta hân hoan đón mừng ngày trọng đại “làm người của Con Thiên Chúa”, mọi trang hoàng nhà thờ, làm hang đá tráng lệ đẹp đẽ, hoạt cảnh thiên thần mục đồng cũng đã chuẩn bị xong và chỉ chờ ngày ấy đến, mọi người đều nô nức chờ đợi...
Nhưng quan trọng hơn đó là sứ điệp của thánh Giu-se trong những ngày cuối mùa vọng này: mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng để đón Thiên Chúa đến, cũng có nghĩa là, chúng ta hãy làm cho tâm hồn của chúng ta trở thành hang đá để Chúa Giê-su Hài Nhi sinh ra, bằng cách chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa đón nhận tha nhân như đón nhận chính Con Thiên Chúa giáng trần.
Có những tâm hồn đau khổ đang chờ đợi chúng ta nói lời tha thứ, có những tâm hồn đang chờ đợi chúng ta đem niềm vui và hy vọng đến cho họ...
Cửa trời đã mở và mưa ân sủng đã đổ xuống trên trần gian, nhưng tin vui Con Thiên Chúa giáng trần đang bị chận lại không bay tới nơi các tâm hồn vì những kiêu căng và gương xấu của chúng ta...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 1, 18-24
“Đức Giê-su sinh làm con bà Ma-ri-a. Bà đã thành hôn với ông Giu-se, con cháu vua Đa-vít”.
Anh chị em thân mến,
Mùa vọng sắp kết thúc, mùa giáng sinh sắp đến, mọi người đang hân hoan chờ đợi ngày đại lễ giáng trần của Con Thiên Chúa –Đức Giê-su Ki-tô- với tất cả tâm tình vui tươi và hy vọng. Trong niềm hân hoan ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em mấy điều này:
1. Đừng ngại nhận Maria làm vợ.
Được gọi là người công chính, tất nhiên là người có cuộc sống rất đạo đức thánh thiện, cho nên không lạ gì mà thánh Giu-se đã rất buồn khi thấy Mẹ Ma-ri-a mang thai ngoài ý muốn, cho nên thánh Giu-se rất buồn, cái buồn của người công chính.
Buồn, nhưng là người công chính nên thánh Giu-se âm thầm quyết định phải ra đi mà không muốn tố cáo Ma-ri-a, đó là hành động của người công chính, nhưng Thiên Chúa đã can thiệp kịp thời và đúng lúc vì đó là việc của Ngài. Thiên thần nói: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về...” . Người công chính thì dễ dàng nghe được thánh ý của Thiên Chúa qua hoàn cảnh, qua cuộc sống, qua nơi những người mà mình tiếp xúc, thánh Giu-se đã nghe và đã vui lòng đón nhận bà Ma-ri-a làm vợ mình...
Càng đau khổ thì niềm vui càng nhân lên gấp bội, đó là niềm vui của thánh Giu-se, trong đau khổ biết nghe được tiếng của Thiên Chúa và thực hành lời của Ngài, đó là người công chính; đau khổ của người công chính đã trở nên niềm vui vì đã biết để cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong nghịch cảnh của đời mình.
2. Đừng ngại đối thoại với người mình không thích.
Dưới ánh sáng của Tin Mừng hôm nay và qua bài học phó thác trong tay Thiên Chúa của người công chính –thánh Giu-se- chúng ta nhận ra được niềm vui trong đau khổ của người công chính, đó là chấp nhận người anh em như là một món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
Có rất nhiều lúc chúng ta tự cho mình là người công chính mà khinh thường tha nhân khi họ phạm lỗi, từ thái độ khinh thường ấy chúng ta xa lánh người anh em chị em của mình, không thèm trò chuyện với họ, không muốn nghe lời góp ý và chia sẻ của họ, đó không phải là thái độ của người công chính nhưng là thái độ của người kiêu ngạo.
Đừng ngại đối thoại với những người mà mình cho là tội lỗi, nhưng học theo gương lành của thánh Giu-se, mau mắn chấp nhận và đón họ đồng hành với mình trong cuộc sống hằng ngày, bởi vì Con Thiên Chúa đã chấp nhận sinh ra trên trần gian là để cùng đồng hành và chia sẻ với con người những vui buồn, hạnh phúc cũng như đau khổ...
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn mấy ngày nữa là chúng ta hân hoan đón mừng ngày trọng đại “làm người của Con Thiên Chúa”, mọi trang hoàng nhà thờ, làm hang đá tráng lệ đẹp đẽ, hoạt cảnh thiên thần mục đồng cũng đã chuẩn bị xong và chỉ chờ ngày ấy đến, mọi người đều nô nức chờ đợi...
Nhưng quan trọng hơn đó là sứ điệp của thánh Giu-se trong những ngày cuối mùa vọng này: mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng để đón Thiên Chúa đến, cũng có nghĩa là, chúng ta hãy làm cho tâm hồn của chúng ta trở thành hang đá để Chúa Giê-su Hài Nhi sinh ra, bằng cách chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa đón nhận tha nhân như đón nhận chính Con Thiên Chúa giáng trần.
Có những tâm hồn đau khổ đang chờ đợi chúng ta nói lời tha thứ, có những tâm hồn đang chờ đợi chúng ta đem niềm vui và hy vọng đến cho họ...
Cửa trời đã mở và mưa ân sủng đã đổ xuống trên trần gian, nhưng tin vui Con Thiên Chúa giáng trần đang bị chận lại không bay tới nơi các tâm hồn vì những kiêu căng và gương xấu của chúng ta...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Hoà Bình của ĐTC về việc thiếu tự do tôn giáo làm nguy hại cho vấn đề an ninh
Bùi Hữu Thư
10:17 17/12/2010
VATICAN (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: việc ngăn cản không cho có tự do tôn giáo đe dọa hoà bình và an ninh trên toàn thế giới, cũng như ngăn chặn việc tăng trưởng và phát triển đích thực cho con người.
Ngài nói trong điệp văn gửi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, 1 tháng 1, 2011: "Tự do tôn giáo là một vũ khí chính đáng cho hòa bình,” vì nuôi dưỡng các đức tính và tiềm năng con người, và có thể “thay đổi thế giới và làm cho tốt đẹp hơn.”
Điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI được gửi cho các vị lãnh đạo thế giới qua các vị đại sứ tại Vatican, và được phổ biến tại Tòa Thánh ngày 16 tháng 12.
Điệp văn được dịch sang tiếng Ả Rập cũng như nhiều tiếng Âu Châu khác, kể cả tiếng Nga. Điệp văn có tiêu đề “Tự Do Tôn Giáo, Con Đường đưa dẫn tới Hòa Bình,” đặc biệt nhắc đến “Chiến trường bạo lực và tranh chấp” tại Iraq và vụ tấn công tàn bạo một thánh đường Công Giáo Syria tại Baghdad ngày 31 tháng 10.
Đức Thánh Cha nói: vì bản chất của những hành động bạo lực, đàn áp, bất dung thứ và kỳ thị làn tràn đối với các người có đức tin ngài quyết định gửi điện văn cho ngày hòa bình về tầm quan trọng căn bản của sự tự do tôn giáo và nền tảng của sự an vui và tăng trưởng của các cá nhân và toàn thể các xã hội.
Đức Thánh Cha nói "Hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo phải chịu đựng những sự đàn áp nhiều nhất vì đức tin của họ,” ngài đặc biệt nhắc đến các cộng đồng Kitô hữu tại Á Châu, Phi Châu, Trung Đông, và “nhất là tại Đất Thánh.”
Ngài nói trong điệp văn gửi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, 1 tháng 1, 2011: "Tự do tôn giáo là một vũ khí chính đáng cho hòa bình,” vì nuôi dưỡng các đức tính và tiềm năng con người, và có thể “thay đổi thế giới và làm cho tốt đẹp hơn.”
Điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI được gửi cho các vị lãnh đạo thế giới qua các vị đại sứ tại Vatican, và được phổ biến tại Tòa Thánh ngày 16 tháng 12.
Điệp văn được dịch sang tiếng Ả Rập cũng như nhiều tiếng Âu Châu khác, kể cả tiếng Nga. Điệp văn có tiêu đề “Tự Do Tôn Giáo, Con Đường đưa dẫn tới Hòa Bình,” đặc biệt nhắc đến “Chiến trường bạo lực và tranh chấp” tại Iraq và vụ tấn công tàn bạo một thánh đường Công Giáo Syria tại Baghdad ngày 31 tháng 10.
Đức Thánh Cha nói: vì bản chất của những hành động bạo lực, đàn áp, bất dung thứ và kỳ thị làn tràn đối với các người có đức tin ngài quyết định gửi điện văn cho ngày hòa bình về tầm quan trọng căn bản của sự tự do tôn giáo và nền tảng của sự an vui và tăng trưởng của các cá nhân và toàn thể các xã hội.
Đức Thánh Cha nói "Hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo phải chịu đựng những sự đàn áp nhiều nhất vì đức tin của họ,” ngài đặc biệt nhắc đến các cộng đồng Kitô hữu tại Á Châu, Phi Châu, Trung Đông, và “nhất là tại Đất Thánh.”
Vatican ra thông cáo mới nhất về Giáo Hội tại Trung Quốc.
Tiền Hô
10:41 17/12/2010
Vatican, 17 Tháng Mười Hai 2010 (AsiaNews) - Tòa Thánh đã bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" và "lấy làm tiếc" về cách thức triệu tập và kết quả của Đại hội Đại biểu Công giáo Trung Quốc.
Hôm nay, một thông cáo do Văn phòng báo chí Tòa thánh công bố, lên án thái độ đàn áp và mạnh bạo của chính quyền đối với Giáo Hội, coi đó là "một dấu hiệu của sự yếu đuối và sợ hãi, thay vì quyền uy", thông cáo khẳng định đây là sự vi phạm tự do tôn giáo của người Công giáo, và đặc biệt nhấn mạnh, các giám mục, linh mục tham gia vào vụ việc này phải nhận trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và trước Giáo Hội.
Thông cáo còn cho rằng, Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc là những tổ chức không được Giáo Hội công nhận và không phù hợp với đức tin Công giáo.
Tuy vậy, thông cáo viết, mặc dù thực tế đó là "những hành vi không thể chấp nhận và mang tính thù địch", Tòa Thánh vẫn "tái khẳng định sự sẵn sàng đối thoại một cách thiện chí" với Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng gửi đến tất cả người Công giáo trên toàn thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang gặp khó khăn đặc biệt.
Hôm nay, một thông cáo do Văn phòng báo chí Tòa thánh công bố, lên án thái độ đàn áp và mạnh bạo của chính quyền đối với Giáo Hội, coi đó là "một dấu hiệu của sự yếu đuối và sợ hãi, thay vì quyền uy", thông cáo khẳng định đây là sự vi phạm tự do tôn giáo của người Công giáo, và đặc biệt nhấn mạnh, các giám mục, linh mục tham gia vào vụ việc này phải nhận trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và trước Giáo Hội.
Thông cáo còn cho rằng, Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc là những tổ chức không được Giáo Hội công nhận và không phù hợp với đức tin Công giáo.
Tuy vậy, thông cáo viết, mặc dù thực tế đó là "những hành vi không thể chấp nhận và mang tính thù địch", Tòa Thánh vẫn "tái khẳng định sự sẵn sàng đối thoại một cách thiện chí" với Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng gửi đến tất cả người Công giáo trên toàn thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang gặp khó khăn đặc biệt.
Thông cáo của Văn phòng báo chí của Tòa Thánh về Đại hội Đại biểu Công giáo Trung Quốc
Tiền Hô
10:43 17/12/2010
1. Với nỗi buồn sâu xa, Tòa Thánh đau xót trước một thực tế là từ ngày 7 đến ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2010, Đại hội Đại biểu Công giáo Trung Quốc lần thứ VIII đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Vụ việc này đã đặt gánh nặng cho nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân. Cách thức mà nó triệu tập và thể hiện rõ ràng là một thái độ đàn áp đối với việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, vốn được kỳ vọng áp dụng từ quá khứ cho đến nước Trung Quốc ngày nay.
Tham vọng muốn liên tục kiểm soát mọi khu vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân mà cụ thể là lương tâm, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không tạo uy tín cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và sự yếu kém chứ không phải là quyền uy, của sự khép mình hơn là cởi mở cho tự do, họ không tôn trọng thật sự cho phẩm giá con người và biết phân biệt rạch ròi giữa lĩnh vực dân sự và tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã cho biết, trước hết là các Giám mục và sau đó là cho tất cả tín hữu một cách công khai rằng, họ không nên tham gia vào sự kiện này. Mỗi người có mặt trong sự kiện đó sẽ biết được mức độ mình phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, các giám mục cùng các linh mục cũng sẽ phải đối diện với từng cộng đoàn của mình, vì họ luôn kỳ vọng tìm đến vị mục tử của họ và có quyền nhận được từ ngài sự hướng dẫn công chính trong đức tin và trong đời sống đạo đức.
3. Hơn nữa được biết, nhiều giám mục và linh mục bị ép buộc phải tham gia vào đại hội này. Về điều này, Tòa Thánh lên án sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ lòng quý trọng sâu sắc nhất đối với những người, bằng những cách khác nhau, đã chịu làm chứng cho đức tin của mình với lòng can đảm; đồng thời cũng kêu gọi những người khác hãy cầu nguyện và làm việc đền tội vì những việc làm của mình, hãy tái khẳng định theo Chúa Kitô bằng tình yêu, trong sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Xin gửi tới những ai đang mang con tim đầy thất vọng và nỗi đau khổ sâu sắc, những ai đang tự hỏi làm thế nào mà giám mục hoặc linh mục của mình lại có thể tham gia vào đại hội này, Tòa Thánh xin họ hãy kiên định và kiên nhẫn trong đức tin; mời gọi họ cân nhắc thúc bách những ý nghiệm lên nhiều mục tử của mình và cầu nguyện cho các vị ấy, Tòa Thánh khuyên họ tiếp tục hỗ trợ cho các ngài biết can đảm khi đối mặt với những bất công gặp phải trong việc thực hiện sứ vụ của các ngài.
5. Tại đại hội này, trong số những hoạt động khác thì còn có việc bổ nhiệm lãnh đạo cho cái gọi là Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Về hai tổ chức đó, và cũng liên quan tới đại hội trên, những lời nói trong lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn tiếp tục là đường hướng áp dụng (xem số 7 và 8).
Đặc biệt, giám mục đoàn của Trung Quốc hiện nay không được xác nhận là Hội đồng Giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, còn các vị giám mục "hầm trú" - những người không được chính phủ công nhận nhưng trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không phải là thành viên của nó. Hội đồng Giám mục Trung Quốc bao gồm các giám mục bất hợp thức và bị chi phối bởi các đạo luật có chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý Công giáo. Thương tâm sâu sắc hơn, một giám mục bất hợp thức lại được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này.
Hơn nữa, họ tuyên bố về mục đích thực hiện các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản, tự quyết cho Giáo Hội, hãy nhớ rằng điều này là không phù hợp với giáo lý Công giáo, và với đặc tính có từ thời Giáo Hội sơ khai, đó là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Do đó, thật đáng tiếc khi một giám mục hợp thức lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc.
6. Đây không phải là con đường mà Giáo Hội phải tuân theo trong phạm vi của một quốc gia lớn và đáng trân trọng, nơi đang thu hút sự chú ý của thế giới về những thành tựu quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn thấy khó mà thực hiện các nhu cầu của tự do tôn giáo đích thực, mặc cho thực tế là Hiến pháp của họ có đề cập tôn trọng tự do. Hơn nữa, đại hội này đã tạo ra nhiều khó khăn cho con đường hòa giải giữa người Công giáo thuộc "cộng đồng hầm trú" và những người trong "cộng đồng chính thức", do đó gây ra một vết thương sâu sắc không chỉ cho Giáo Hội tại Trung Quốc mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ.
7. Tòa Thánh thực sự lấy làm tiếc sâu sắc về các sự kiện nói trên, cũng không thể không nhắc đến việc tấn phong giám mục gần đây mà không có sự uỷ quyền của giáo hoàng, điều này đã đơn phương gây những thiệt hại cho công cuộc đối thoại và bầu khí tin tưởng vốn đã được thiết lập trong mối quan hệ với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi tái khẳng định mong muốn của mình trong việc đối thoại một cách thiện chí, Tòa Thánh chỉ ra cho nhà nước này rằng, những hành động không thể chấp nhận và mang tính thù địch như là việc kích động cho các tín hữu, ở Trung Quốc và các nơi khác, là một sự tổn thất nghiêm trọng cho niềm tin đang cần để khắc phục khó khăn và xây dựng một mối quan hệ thực sự với Giáo hội, vì lợi ích chung.
8. Dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra, trong huấn từ ngày 1 Tháng Mười Hai 2010, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người Công giáo trên thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc vì phải đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn.
Tham vọng muốn liên tục kiểm soát mọi khu vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân mà cụ thể là lương tâm, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không tạo uy tín cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và sự yếu kém chứ không phải là quyền uy, của sự khép mình hơn là cởi mở cho tự do, họ không tôn trọng thật sự cho phẩm giá con người và biết phân biệt rạch ròi giữa lĩnh vực dân sự và tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã cho biết, trước hết là các Giám mục và sau đó là cho tất cả tín hữu một cách công khai rằng, họ không nên tham gia vào sự kiện này. Mỗi người có mặt trong sự kiện đó sẽ biết được mức độ mình phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, các giám mục cùng các linh mục cũng sẽ phải đối diện với từng cộng đoàn của mình, vì họ luôn kỳ vọng tìm đến vị mục tử của họ và có quyền nhận được từ ngài sự hướng dẫn công chính trong đức tin và trong đời sống đạo đức.
3. Hơn nữa được biết, nhiều giám mục và linh mục bị ép buộc phải tham gia vào đại hội này. Về điều này, Tòa Thánh lên án sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ lòng quý trọng sâu sắc nhất đối với những người, bằng những cách khác nhau, đã chịu làm chứng cho đức tin của mình với lòng can đảm; đồng thời cũng kêu gọi những người khác hãy cầu nguyện và làm việc đền tội vì những việc làm của mình, hãy tái khẳng định theo Chúa Kitô bằng tình yêu, trong sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Xin gửi tới những ai đang mang con tim đầy thất vọng và nỗi đau khổ sâu sắc, những ai đang tự hỏi làm thế nào mà giám mục hoặc linh mục của mình lại có thể tham gia vào đại hội này, Tòa Thánh xin họ hãy kiên định và kiên nhẫn trong đức tin; mời gọi họ cân nhắc thúc bách những ý nghiệm lên nhiều mục tử của mình và cầu nguyện cho các vị ấy, Tòa Thánh khuyên họ tiếp tục hỗ trợ cho các ngài biết can đảm khi đối mặt với những bất công gặp phải trong việc thực hiện sứ vụ của các ngài.
5. Tại đại hội này, trong số những hoạt động khác thì còn có việc bổ nhiệm lãnh đạo cho cái gọi là Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Về hai tổ chức đó, và cũng liên quan tới đại hội trên, những lời nói trong lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn tiếp tục là đường hướng áp dụng (xem số 7 và 8).
Đặc biệt, giám mục đoàn của Trung Quốc hiện nay không được xác nhận là Hội đồng Giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, còn các vị giám mục "hầm trú" - những người không được chính phủ công nhận nhưng trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không phải là thành viên của nó. Hội đồng Giám mục Trung Quốc bao gồm các giám mục bất hợp thức và bị chi phối bởi các đạo luật có chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý Công giáo. Thương tâm sâu sắc hơn, một giám mục bất hợp thức lại được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này.
Hơn nữa, họ tuyên bố về mục đích thực hiện các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản, tự quyết cho Giáo Hội, hãy nhớ rằng điều này là không phù hợp với giáo lý Công giáo, và với đặc tính có từ thời Giáo Hội sơ khai, đó là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Do đó, thật đáng tiếc khi một giám mục hợp thức lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc.
6. Đây không phải là con đường mà Giáo Hội phải tuân theo trong phạm vi của một quốc gia lớn và đáng trân trọng, nơi đang thu hút sự chú ý của thế giới về những thành tựu quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn thấy khó mà thực hiện các nhu cầu của tự do tôn giáo đích thực, mặc cho thực tế là Hiến pháp của họ có đề cập tôn trọng tự do. Hơn nữa, đại hội này đã tạo ra nhiều khó khăn cho con đường hòa giải giữa người Công giáo thuộc "cộng đồng hầm trú" và những người trong "cộng đồng chính thức", do đó gây ra một vết thương sâu sắc không chỉ cho Giáo Hội tại Trung Quốc mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ.
7. Tòa Thánh thực sự lấy làm tiếc sâu sắc về các sự kiện nói trên, cũng không thể không nhắc đến việc tấn phong giám mục gần đây mà không có sự uỷ quyền của giáo hoàng, điều này đã đơn phương gây những thiệt hại cho công cuộc đối thoại và bầu khí tin tưởng vốn đã được thiết lập trong mối quan hệ với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi tái khẳng định mong muốn của mình trong việc đối thoại một cách thiện chí, Tòa Thánh chỉ ra cho nhà nước này rằng, những hành động không thể chấp nhận và mang tính thù địch như là việc kích động cho các tín hữu, ở Trung Quốc và các nơi khác, là một sự tổn thất nghiêm trọng cho niềm tin đang cần để khắc phục khó khăn và xây dựng một mối quan hệ thực sự với Giáo hội, vì lợi ích chung.
8. Dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra, trong huấn từ ngày 1 Tháng Mười Hai 2010, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người Công giáo trên thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc vì phải đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn.
Đức Thánh Cha chống sự gạt bỏ các biểu tượng tôn giáo
LM Trần Đức Anh OP
13:15 17/12/2010
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 17-12-2010, dành cho tân đại sứ Italia cạnh Tòa Thánh, Ông Francesco Maria Greco, ĐTC cổ võ sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước Italia cũng như chống loại những toan tính gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
Tân đại sứ Greco năm nay 60 tuổi (1950) đã từng là đại sứ tại Indonesia và tổng giám đốc về thăng tiến và cộng tác văn hóa tại Bộ ngoại giao Italia.
Trong diễn văn chào mừng ông đại sứ mới, ĐTC nhắc đến quan hệ tốt đẹp giữa Italia và Tòa Thánh, dựa trên các hiệp định giữa hai bên, đặc biệt là Hiệp định Laterano và Hiệp định tu chính năm 1984. Các hiệp định đó có nền tảng trong ý chí đúng đắn từ phía Nhà Nước bảo đảm cho mỗi cá nhân và Giáo Hội việc thực hành trọn vẹn tự do tôn giáo, quyền tự do này không phải chỉ có chiều kích bản thân mà thôi, vì ”chính bản tính xã hội của con người đòi hỏi phải diễn tả ra bên ngoài những hành vi tôn giáo nội tâm, thông truyền cho người khác về vấn đề tôn giáo và tuyên xưng tôn giáo của mình một cách đoàn thể” (Vatican 2, Dignitas humanae, 3).
ĐTC ca ngợi chính phủ Italia đã hành động chống lại toan tính loại bỏ việc trưng các biểu tượng tôn giáo, kể cả Thánh Giá, tại những nơi công cộng, phù hợp với quan niệm đúng đắn về đặc tính đời và dưới ánh sáng lịch sự, văn hóa và truyền thống của mình.
Ngài cũng nhắc đến kỷ niệm 150 năm thống nhất Italia và khẳng định rằng những căn cội Kitô, từ bao thế kỷ đã thuộc về gia sản lịch sử và văn hóa của Italia, không thể phủ nhận, quên lãng hoặc gạt ra ngoài lề; kinh nghiệm 150 năm qua dạy rằng khi người ta tìm cách làm như thế, thì sẽ sinh ra những lệch lạc nguy hiểm và rạn nứt đau thương trong đời sống xã hội của đất nước”. (SD 17-12-2010)
Tân đại sứ Greco năm nay 60 tuổi (1950) đã từng là đại sứ tại Indonesia và tổng giám đốc về thăng tiến và cộng tác văn hóa tại Bộ ngoại giao Italia.
Trong diễn văn chào mừng ông đại sứ mới, ĐTC nhắc đến quan hệ tốt đẹp giữa Italia và Tòa Thánh, dựa trên các hiệp định giữa hai bên, đặc biệt là Hiệp định Laterano và Hiệp định tu chính năm 1984. Các hiệp định đó có nền tảng trong ý chí đúng đắn từ phía Nhà Nước bảo đảm cho mỗi cá nhân và Giáo Hội việc thực hành trọn vẹn tự do tôn giáo, quyền tự do này không phải chỉ có chiều kích bản thân mà thôi, vì ”chính bản tính xã hội của con người đòi hỏi phải diễn tả ra bên ngoài những hành vi tôn giáo nội tâm, thông truyền cho người khác về vấn đề tôn giáo và tuyên xưng tôn giáo của mình một cách đoàn thể” (Vatican 2, Dignitas humanae, 3).
ĐTC ca ngợi chính phủ Italia đã hành động chống lại toan tính loại bỏ việc trưng các biểu tượng tôn giáo, kể cả Thánh Giá, tại những nơi công cộng, phù hợp với quan niệm đúng đắn về đặc tính đời và dưới ánh sáng lịch sự, văn hóa và truyền thống của mình.
Ngài cũng nhắc đến kỷ niệm 150 năm thống nhất Italia và khẳng định rằng những căn cội Kitô, từ bao thế kỷ đã thuộc về gia sản lịch sử và văn hóa của Italia, không thể phủ nhận, quên lãng hoặc gạt ra ngoài lề; kinh nghiệm 150 năm qua dạy rằng khi người ta tìm cách làm như thế, thì sẽ sinh ra những lệch lạc nguy hiểm và rạn nứt đau thương trong đời sống xã hội của đất nước”. (SD 17-12-2010)
Tòa Thánh lên án Đại Hội Công Giáo ”quốc doanh” tại Trung Quốc
LM Trần Đức Anh OP
13:16 17/12/2010
VATICAN. Hôm 17-12-2010, Tòa Thánh ra thông báo mạnh mẽ lên án những điều sai trái trong Đại hội kỳ 8 các đại diện Công Giáo Trung Quốc nhóm tại Bắc Kinh từ ngày 7-9 tháng 12 vừa qua.
Nguyên văn thông cáo 8 điểm của Tòa Thánh nói rằng:
1. Tòa Thánh rất đau buồn về sự kiện, trong những ngày từ 7 đến 9-12 vừa qua, Đại hội kỳ 8 các đại diện Công Giáo Trung Quốc tiến hành tại Bắc Kinh. Đại hội này được áp đặt cho nhiều GM, LM, nữ tu và giáo dân. Thể thức triệu tập và tiến hành chứng tỏ một thái độ đàn áp đối với việc thực hành tự do tôn giáo, sự đàn áp mà người ta đã hy vọng từ nay không còn nữa tại Trung Quốc. Sự ngoan cố muốn kiểm soát lãnh vực thâm sâu nhất của các công dân là lương tâm của họ, cũng như xen mình vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, không làm vinh dự cho Trung Quốc, trái lại, dường như là một dấu hiệu sợ hãi và yếu đuối, hơn là dấu hiệu hùng mạnh; đó là dấu hiệu bất bao dung một cách ngoan cố, hơn là dấu hiệu chứng tỏ sự cởi mở đối với tự do và tôn trọng thực sự đối với phẩm giá con người và sự phân biệt đúng đắn giữa phạm vi dân sự và phạm vi tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo, trước tiên là cho các vị Mục Tử, nhưng còn cho tất cả các tín hữu nữa, kể cả một cách công khai, rằng không được tham dự Đại hội ấy. Mỗi người trong số những tham dự viên biết rõ mức độ trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt các GM và các LM sẽ bị đặt trước những mong đợi của các cộng đoàn liên hệ, họ nhìn các vị chủ chăn của mình và có quyền nhận được từ vị ấy sự hướng dẫn và sự chắc chắn trong đức tin và trong đời sống luân lý.
3. Người ta cũng biết rằng nhiều GM và LM bị cưỡng bách phải tham dự Đại hội ấy. Tòa Thánh tố giác sự vi phạm trầm trọng như thế đối với các nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo và tự do lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ thiện cảm sâu xa nhất đối với những người, bằng nhiều thể thức khác nhau, đã can đảm làm chứng đức tin và Tòa Thánh mời gọi những người khác hãy cầu nguyện, làm việc thống hối, và qua những hành động, tái khẳng định ý chí theo Chúa Kitô trong tình yêu mến, hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Đối với những người hoang mang và đau khổ sâu xa trong tâm hồn, tự hỏi làm sao GM hoặc các LM của mình lại tham dự Đại Hội như thế, Tòa Thánh yêu cầu họ hãy đứng vững và kiên nhẫn trong đức tin: Tòa Thánh mời gọi họ hãy để ý tới những sức ép mà nhiều mục tử của họ đã phải chịu và cầu nguyện cho các vị; Tòa Thánh nhắn nhủ họ hãy tiếp tục can đảm nâng đỡ các vị ấy đứng trước những áp đặt bất công mà các vị gặp phải trong việc thi hành sứ vụ.
5. Trong Đại hội, có một số người được chỉ định đảm trách cái gọi là HĐGM Trung Quốc và Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc. Về hai cơ quan này, cũng như chính Đại hội, điều mà ĐTC Biển Đức 16 đã viết trong thư năm 2007 gửi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, ở số 7 và 8, vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt Hội đồng GM Công Giáo Trung Quốc hiện nay không được Tòa Thánh công nhận như một HĐGM: trong hội đồng này không có các GM bí mật, tức là không được chính phủ nhìn nhận, nhưng hiệp thông với ĐGH; tổ chức đó cũng bao gồm cả những GM bất hợp pháp. HĐGM này có qui chế chứa đựng những yếu tố không thể dung hợp với đạo lý Công Giáo. Thật là một điều hết sức đáng trách vì HĐGM đó có một GM bất hợp pháp làm chủ tịch.
Ngoài ra, về mục đích của HĐGM này là để thực hiện các nguyên tắc độc lập và tự trị, tự quản lý và tự điều hành dân chủ của Giáo Hội, cần nhớ rằng đó là điều không thể dung hợp với đạo lý Công Giáo, đạo lý này ngay từ các kinh Tin Kính xưa kia đã tuyên xưng Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Vì thế, thật là đáng trách khi chỉ định một GM hợp pháp làm chủ tịch Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc.
6. Đó không phải là con đường mà Giáo Hội phải tiến hành trong bối cảnh một đại quốc cao quí, vốn được dư luận thế giới chú ý vì bao nhiêu mục tiêu đã đạt được trong nhiều lãnh vực, nhưng lại thấy khó thực hiện những đòi hỏi của quyền tự do tôn giáo đích thực, tuy rằng trong Hiến pháp Trung Quốc có tuyên bố tôn trọng. Ngoài ra, Đại hội đã làm cho con đường hòa giải giữa các tín hữu Công Giáo thuộc cộng đoàn thầm lặng và cộng đoàn công khai trở nên cam go hơn, tạo nên một vết thương sâu rộng không những cho Giáo Hội tại Trung Quốc nhưng cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa.
7. Tòa Thánh rất lấy làm tiếc vì việc tiến hành đại hội nói trên và vụ truyền chức GM mới đây không có sự ủy nhiệm của ĐGH đã đơn phương gây thiệt hại cho cuộc đối thoại và bầu không khí tín nhiệm đã được khởi sự trong các quan hệ với chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Trong khi tái khẳng định ý chí đối thoại chân thành, Tòa Thánh cảm thấy có nghĩa vụ minh xác rằng những hành vi không thể chấp nhận được và thù nghịch, như những điều đã nói trên đây, tạo nên nơi các tín hữu trong vào ngoài Trung Quốc một sự mất tín nhiệm lớn lao, vốn là điều cần thiết để vượt thắng những khó khăn và xây dựng một quan hệ đúng đắn với Giáo Hội, để mưu ích chung.
8. Dưới ánh sáng những gì đã xảy ra, lời mời gọi mà ĐTC gửi đến tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới hơn 1-12 vừa qua vẫn là điều cấp thiết: hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang sống những giai đoạn đặc biệt khó khăn” (SD 17-12-2010)
Nguyên văn thông cáo 8 điểm của Tòa Thánh nói rằng:
1. Tòa Thánh rất đau buồn về sự kiện, trong những ngày từ 7 đến 9-12 vừa qua, Đại hội kỳ 8 các đại diện Công Giáo Trung Quốc tiến hành tại Bắc Kinh. Đại hội này được áp đặt cho nhiều GM, LM, nữ tu và giáo dân. Thể thức triệu tập và tiến hành chứng tỏ một thái độ đàn áp đối với việc thực hành tự do tôn giáo, sự đàn áp mà người ta đã hy vọng từ nay không còn nữa tại Trung Quốc. Sự ngoan cố muốn kiểm soát lãnh vực thâm sâu nhất của các công dân là lương tâm của họ, cũng như xen mình vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, không làm vinh dự cho Trung Quốc, trái lại, dường như là một dấu hiệu sợ hãi và yếu đuối, hơn là dấu hiệu hùng mạnh; đó là dấu hiệu bất bao dung một cách ngoan cố, hơn là dấu hiệu chứng tỏ sự cởi mở đối với tự do và tôn trọng thực sự đối với phẩm giá con người và sự phân biệt đúng đắn giữa phạm vi dân sự và phạm vi tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo, trước tiên là cho các vị Mục Tử, nhưng còn cho tất cả các tín hữu nữa, kể cả một cách công khai, rằng không được tham dự Đại hội ấy. Mỗi người trong số những tham dự viên biết rõ mức độ trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt các GM và các LM sẽ bị đặt trước những mong đợi của các cộng đoàn liên hệ, họ nhìn các vị chủ chăn của mình và có quyền nhận được từ vị ấy sự hướng dẫn và sự chắc chắn trong đức tin và trong đời sống luân lý.
3. Người ta cũng biết rằng nhiều GM và LM bị cưỡng bách phải tham dự Đại hội ấy. Tòa Thánh tố giác sự vi phạm trầm trọng như thế đối với các nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo và tự do lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ thiện cảm sâu xa nhất đối với những người, bằng nhiều thể thức khác nhau, đã can đảm làm chứng đức tin và Tòa Thánh mời gọi những người khác hãy cầu nguyện, làm việc thống hối, và qua những hành động, tái khẳng định ý chí theo Chúa Kitô trong tình yêu mến, hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Đối với những người hoang mang và đau khổ sâu xa trong tâm hồn, tự hỏi làm sao GM hoặc các LM của mình lại tham dự Đại Hội như thế, Tòa Thánh yêu cầu họ hãy đứng vững và kiên nhẫn trong đức tin: Tòa Thánh mời gọi họ hãy để ý tới những sức ép mà nhiều mục tử của họ đã phải chịu và cầu nguyện cho các vị; Tòa Thánh nhắn nhủ họ hãy tiếp tục can đảm nâng đỡ các vị ấy đứng trước những áp đặt bất công mà các vị gặp phải trong việc thi hành sứ vụ.
5. Trong Đại hội, có một số người được chỉ định đảm trách cái gọi là HĐGM Trung Quốc và Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc. Về hai cơ quan này, cũng như chính Đại hội, điều mà ĐTC Biển Đức 16 đã viết trong thư năm 2007 gửi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, ở số 7 và 8, vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt Hội đồng GM Công Giáo Trung Quốc hiện nay không được Tòa Thánh công nhận như một HĐGM: trong hội đồng này không có các GM bí mật, tức là không được chính phủ nhìn nhận, nhưng hiệp thông với ĐGH; tổ chức đó cũng bao gồm cả những GM bất hợp pháp. HĐGM này có qui chế chứa đựng những yếu tố không thể dung hợp với đạo lý Công Giáo. Thật là một điều hết sức đáng trách vì HĐGM đó có một GM bất hợp pháp làm chủ tịch.
Ngoài ra, về mục đích của HĐGM này là để thực hiện các nguyên tắc độc lập và tự trị, tự quản lý và tự điều hành dân chủ của Giáo Hội, cần nhớ rằng đó là điều không thể dung hợp với đạo lý Công Giáo, đạo lý này ngay từ các kinh Tin Kính xưa kia đã tuyên xưng Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Vì thế, thật là đáng trách khi chỉ định một GM hợp pháp làm chủ tịch Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc.
6. Đó không phải là con đường mà Giáo Hội phải tiến hành trong bối cảnh một đại quốc cao quí, vốn được dư luận thế giới chú ý vì bao nhiêu mục tiêu đã đạt được trong nhiều lãnh vực, nhưng lại thấy khó thực hiện những đòi hỏi của quyền tự do tôn giáo đích thực, tuy rằng trong Hiến pháp Trung Quốc có tuyên bố tôn trọng. Ngoài ra, Đại hội đã làm cho con đường hòa giải giữa các tín hữu Công Giáo thuộc cộng đoàn thầm lặng và cộng đoàn công khai trở nên cam go hơn, tạo nên một vết thương sâu rộng không những cho Giáo Hội tại Trung Quốc nhưng cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa.
7. Tòa Thánh rất lấy làm tiếc vì việc tiến hành đại hội nói trên và vụ truyền chức GM mới đây không có sự ủy nhiệm của ĐGH đã đơn phương gây thiệt hại cho cuộc đối thoại và bầu không khí tín nhiệm đã được khởi sự trong các quan hệ với chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Trong khi tái khẳng định ý chí đối thoại chân thành, Tòa Thánh cảm thấy có nghĩa vụ minh xác rằng những hành vi không thể chấp nhận được và thù nghịch, như những điều đã nói trên đây, tạo nên nơi các tín hữu trong vào ngoài Trung Quốc một sự mất tín nhiệm lớn lao, vốn là điều cần thiết để vượt thắng những khó khăn và xây dựng một quan hệ đúng đắn với Giáo Hội, để mưu ích chung.
8. Dưới ánh sáng những gì đã xảy ra, lời mời gọi mà ĐTC gửi đến tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới hơn 1-12 vừa qua vẫn là điều cấp thiết: hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang sống những giai đoạn đặc biệt khó khăn” (SD 17-12-2010)
Tặng phẩm đáng giá mùa Giáng Sinh: 10 sách Công Giáo
Trần Mạnh Trác
23:19 17/12/2010
Bà Cheryl Dickow, giám đốc nhà sách Công Giáo Bezalel Books và là phát ngôn viên của chương trình truyền hình "All Things Girl" của đài Công Giáo EWTN 13, giới thiệu 10 cuốn sách Anh ngữ giá trị đáng làm quà tặng cho nhau trong mùa Giáng Sinh năm nay.
"Đây là 10 cuốn sách tuyệt vời cho một gia đình Công giáo và cho các lớp học mà tôi yêu thích nhất! Những cuốn sách của các tác giả Công Giáo này được phát hành bởi nhiều nhà xuất bản Công giáo khác nhau. Tôi quả quyết đây là những món quà tuyệt vời cho mọi người mọi giới!" Bà viết.
Danh sách số một là "Memorizing the Faith" ("Ghi nhớ đức tin.") Tác giả Kevin Vost là một giáo sư đại học dậy kỹ năng trí nhớ, ông viết sách vừa để giúp trí nhớ vừa để giúp độc giả đạt tới một sự hiểu biết thấu đáo về đức tin. Cuốn sách dùng những nơi chốn trong một căn nhà để giúp nhớ những thứ như ơn đặc sủng của Chúa Thánh Linh hoặc tội lỗi. "Memorizing the Faith" thực sự còn có nhiều điều bổ ích khác nữa! Cuốn sách sẽ giúp người đọc làm chủ được kỹ năng tổ chức bộ nhớ tốt hơn để áp dụng vào các lãnh vực khác của cuộc sống. Lời văn của Vost lan tỏa một văn phong dí dỏm (thí dụ cục phó mát Swiss cheese nhiểu lỗ được dùng để diễn tả quan niệm về sự Thánh.) Mỗi chương kết thúc bằng một danh sách các "Mẹo vặt", chứa đựng nhiều tư tưởng vô cùng thú vị của các danh nhân tuyệt vời như Aristotle, Thánh Albert và Thánh Thomas.
Số hai trong danh sách là "Secular Sabotage" ("Sự phá hoại của thế tục") của Bill Donohue. Cuốn sách trình bày một cái nhìn sâu rộng về các cuộc tấn công thế tục mà Giáo Hội Công Giáo luôn luôn phải đối mặt. Nội dung sách không có mục đích tiêu khiển và người đọc có thể rơi lệ trong nhiều tình tiết. Cuốn sách không dễ đọc, nhất là về những mạo phạm nhắm vào Giáo Hội hay vào mầu nhiệm Thánh Thể, nhưng đây chính là điều mà người Công Giáo cần phải nhận thức về chiều sâu của các cuộc tấn công mà Giáo Hội Công Giáo đang trải qua.
Ai là người Công Giáo mà không quan tâm về sức khỏe và phòng tập thể dục? Hai cuốn sách số ba và bốn bổ sung cho nhau trong thể loại này và đồng thời mang đến nhiều lợi lộc cho đức tin: "Fit for Eternal Life” (Khỏe cho đời sống vĩnh cửu" của Kevin Vost và “The Rosary Workout” ("luyện Kinh Mân Côi") của Peggy Bowes. Ngòai việc dậy đại học như đã nói ở phần trên, Vost còn là một lực sĩ thẩm mỹ xây dựng một cơ thể được thấm nhuần bởi tình yêu đức tin Công giáo.Sự hiểu biết đầy đủ của ông về cơ thể như là một đền thờ của Chúa Thánh Thần mang đến một chiều sâu cho sự trọn vẹn về thể chất và tinh thần!
"The Rosary Workout" sử dụng khía cạnh lả lướt (aerobic) của thể chất để phát triển tinh thần qua các phương pháp tập thiền. Bà Bowes là một phi công phản lực của Không Quân (Air Force) với 9 năm thâm niên trước khi trở thành một người vợ và một người mẹ. Bà bán hết đồ đạc và dùng xe RV đi du lịch khắp nước Mỹ, dạy giỗ con cái theo chương trình Tại Gia (Home Schooling). Bà Bowes gần đây được đề cao trên chương trình Journey Home của đài truyền hình EWTN vì câu chuyện hấp dẫn của gia đình bà. Tất cả những gì bà đã học được về sức khỏe và niềm tin sẽ được trình bày trong "The Rosary Workout."
Số năm trong danh sách là "Death of a Liturgist" ("Cái chết của một ông quản lễ") của Lorraine Murray, một chuyện giả tưởng thú vị trong thể lọai thần bí. Bà Murray sẽ làm cho người đọc cũng muốn ngồi ăn kem với nhân vật Francesca để cùng giải quyết những điều bí ẩn. Độc giả sẽ có cảm thưởng rằng ngôi nhà thờ của mình có lẽ được mô tả trong cuốn sách, và có vẻ là quá "hiện đại". Và sẽ có một "cảm giác tươi vui" khi cuốn sách đưa họ vào một bầu không khí lan tỏa của những nghi thức phụng vụ Công giáo. Những nhân vật của bà Murray hiện thực đến nỗi người đọc có thể liên tưởng đến những nhân vật ngòai đời nhưng cũng đủ khác thường để không gây ra sự lo lắng rằng có thể, trên thực tế, bà ta đã miêu tả chính bạn! Thật là một bí ẩn vô cùng thú vị, với những nhân vật và những mẩu đối thoại tuyệt vời.
Trước khi viết "Death of a Liturgist", bà Murray cũng đã xuất bản cuốn "Death in the Choir" ("Một cái chết trong Ca Đòan.") Cuốn sách này xếp hạng thứ sáu trong danh sách. Một lần nữa, văn tài của bà Murray sẽ làm say mê những độc giả yêu thích những điều kỳ lạ và bí ẩn.
Nancy Carabio Belanger đem đến cho các em thiếu nhi một món quà quí giá với cuốn sách đoạt nhiều giải thưởng "Olivia and the Little Way" ("Olivia và Con đường nhỏ".) Đây là cuốn sách số bảy. Sách thích hợp cho các em từ lớp Ba đến lớp Sáu, đặc biệt là các em gái. Theo dõi em Olivia, nhân vật chính, học sống theo "cách nhỏ" của Thánh Têrêsa, chúng ta sẽ thấy mình cũng học hỏi - hoặc xem xét lại - một số khái niệm quan trọng của giá trị "dâng hiến" và sự cần thiết phải kiên trì và làm quyết định tốt. Những câu chuyện sống động của bà Belanger cho phép người đọc nhận ra các kinh nghiệm của lứa tuổi đang phát triển và đang học cách nhận biết. Thí dụ có một tình tiết là Olivia đã bất tuân cha mẹ bằng cách lén xỏ lỗ tai, là một sự mô tả trung thực về trường hợp các em nhỏ không thể chống lại những áp lực từ bè bạn. Đây là loại sách mà các bậc cha mẹ cũng như các em trẻ sẽ yêu quí và đáng được các giáo viên Công giáo xử dụng.
Nếu Sách của Belanger hấp dẫn các em gái, thì cuốn sách "Dear God, I don’t get it!” ("Chúa ôi, sao mà hiểu được đây!") của Patti Maguire Armstrong sẽ lôi cuốn các em trai. Sách đứng hạng Tám. Trong khi Belanger lấy đời sống của Thánh Têrêsa làm gương mẫu, thì bà Armstrong dùng nhiều vị thánh nhưng dưới một cái nhìn hài hước. Nhân vật chính có cái ý tưởng ngông nghênh là sẽ trở thành một người hùng giống như tất cả các vị thánh mà em đã học được ở trường. Bà Armstrong có 10 người con và là tác giả của nhiều cuốn sách trong danh sách bestseller (bán chạy nhất,) thì tất nhiên có nhiều điều cung cấp cho các bạn đọc trẻ.
Miriam Ezeh viết chuyện về tình yêu khiết tịnh và các mối quan hệ đứng đắn. "The Story of Peace" ("Câu chuyện của hòa bình") xứng đáng là một cuốn sách cho học sinh cấp trung học và người lớn. Stan Williams, đạo diễn, chuyên gia truyền thông và chủ công ty phim Nineveh Crossing, nói rằng "The Story of Peace" sẽ là một phim tuyệt vời, và ông đã hòan tòan đúng. Sách của Ezeh đã chiếm trọn cảm tình của châu Phi trong câu chuyện của chiến tranh bộ lạc, báo thù và tình yêu.
Số 10 trên danh sách là "Finding the Mystic Within You" ("Tìm ra sự nhiệm mầu trong bạn") do Peggy Wilkinson. Cuốn sách tiếp tục nhắc nhở cho những người đã lớn tuổi rằng vẫn còn có nhiều quan hệ cần khám phá giữa ta và Thiên Chúa.
Những sách Công giáo sách trên có thể là những công cụ truyền giáo hữu hiệu và là những bổ sung thú vị cho các nhà giáo dục và trong các lớp học.
"Đây là 10 cuốn sách tuyệt vời cho một gia đình Công giáo và cho các lớp học mà tôi yêu thích nhất! Những cuốn sách của các tác giả Công Giáo này được phát hành bởi nhiều nhà xuất bản Công giáo khác nhau. Tôi quả quyết đây là những món quà tuyệt vời cho mọi người mọi giới!" Bà viết.
Danh sách số một là "Memorizing the Faith" ("Ghi nhớ đức tin.") Tác giả Kevin Vost là một giáo sư đại học dậy kỹ năng trí nhớ, ông viết sách vừa để giúp trí nhớ vừa để giúp độc giả đạt tới một sự hiểu biết thấu đáo về đức tin. Cuốn sách dùng những nơi chốn trong một căn nhà để giúp nhớ những thứ như ơn đặc sủng của Chúa Thánh Linh hoặc tội lỗi. "Memorizing the Faith" thực sự còn có nhiều điều bổ ích khác nữa! Cuốn sách sẽ giúp người đọc làm chủ được kỹ năng tổ chức bộ nhớ tốt hơn để áp dụng vào các lãnh vực khác của cuộc sống. Lời văn của Vost lan tỏa một văn phong dí dỏm (thí dụ cục phó mát Swiss cheese nhiểu lỗ được dùng để diễn tả quan niệm về sự Thánh.) Mỗi chương kết thúc bằng một danh sách các "Mẹo vặt", chứa đựng nhiều tư tưởng vô cùng thú vị của các danh nhân tuyệt vời như Aristotle, Thánh Albert và Thánh Thomas.
Số hai trong danh sách là "Secular Sabotage" ("Sự phá hoại của thế tục") của Bill Donohue. Cuốn sách trình bày một cái nhìn sâu rộng về các cuộc tấn công thế tục mà Giáo Hội Công Giáo luôn luôn phải đối mặt. Nội dung sách không có mục đích tiêu khiển và người đọc có thể rơi lệ trong nhiều tình tiết. Cuốn sách không dễ đọc, nhất là về những mạo phạm nhắm vào Giáo Hội hay vào mầu nhiệm Thánh Thể, nhưng đây chính là điều mà người Công Giáo cần phải nhận thức về chiều sâu của các cuộc tấn công mà Giáo Hội Công Giáo đang trải qua.
Ai là người Công Giáo mà không quan tâm về sức khỏe và phòng tập thể dục? Hai cuốn sách số ba và bốn bổ sung cho nhau trong thể loại này và đồng thời mang đến nhiều lợi lộc cho đức tin: "Fit for Eternal Life” (Khỏe cho đời sống vĩnh cửu" của Kevin Vost và “The Rosary Workout” ("luyện Kinh Mân Côi") của Peggy Bowes. Ngòai việc dậy đại học như đã nói ở phần trên, Vost còn là một lực sĩ thẩm mỹ xây dựng một cơ thể được thấm nhuần bởi tình yêu đức tin Công giáo.Sự hiểu biết đầy đủ của ông về cơ thể như là một đền thờ của Chúa Thánh Thần mang đến một chiều sâu cho sự trọn vẹn về thể chất và tinh thần!
"The Rosary Workout" sử dụng khía cạnh lả lướt (aerobic) của thể chất để phát triển tinh thần qua các phương pháp tập thiền. Bà Bowes là một phi công phản lực của Không Quân (Air Force) với 9 năm thâm niên trước khi trở thành một người vợ và một người mẹ. Bà bán hết đồ đạc và dùng xe RV đi du lịch khắp nước Mỹ, dạy giỗ con cái theo chương trình Tại Gia (Home Schooling). Bà Bowes gần đây được đề cao trên chương trình Journey Home của đài truyền hình EWTN vì câu chuyện hấp dẫn của gia đình bà. Tất cả những gì bà đã học được về sức khỏe và niềm tin sẽ được trình bày trong "The Rosary Workout."
Số năm trong danh sách là "Death of a Liturgist" ("Cái chết của một ông quản lễ") của Lorraine Murray, một chuyện giả tưởng thú vị trong thể lọai thần bí. Bà Murray sẽ làm cho người đọc cũng muốn ngồi ăn kem với nhân vật Francesca để cùng giải quyết những điều bí ẩn. Độc giả sẽ có cảm thưởng rằng ngôi nhà thờ của mình có lẽ được mô tả trong cuốn sách, và có vẻ là quá "hiện đại". Và sẽ có một "cảm giác tươi vui" khi cuốn sách đưa họ vào một bầu không khí lan tỏa của những nghi thức phụng vụ Công giáo. Những nhân vật của bà Murray hiện thực đến nỗi người đọc có thể liên tưởng đến những nhân vật ngòai đời nhưng cũng đủ khác thường để không gây ra sự lo lắng rằng có thể, trên thực tế, bà ta đã miêu tả chính bạn! Thật là một bí ẩn vô cùng thú vị, với những nhân vật và những mẩu đối thoại tuyệt vời.
Trước khi viết "Death of a Liturgist", bà Murray cũng đã xuất bản cuốn "Death in the Choir" ("Một cái chết trong Ca Đòan.") Cuốn sách này xếp hạng thứ sáu trong danh sách. Một lần nữa, văn tài của bà Murray sẽ làm say mê những độc giả yêu thích những điều kỳ lạ và bí ẩn.
Nancy Carabio Belanger đem đến cho các em thiếu nhi một món quà quí giá với cuốn sách đoạt nhiều giải thưởng "Olivia and the Little Way" ("Olivia và Con đường nhỏ".) Đây là cuốn sách số bảy. Sách thích hợp cho các em từ lớp Ba đến lớp Sáu, đặc biệt là các em gái. Theo dõi em Olivia, nhân vật chính, học sống theo "cách nhỏ" của Thánh Têrêsa, chúng ta sẽ thấy mình cũng học hỏi - hoặc xem xét lại - một số khái niệm quan trọng của giá trị "dâng hiến" và sự cần thiết phải kiên trì và làm quyết định tốt. Những câu chuyện sống động của bà Belanger cho phép người đọc nhận ra các kinh nghiệm của lứa tuổi đang phát triển và đang học cách nhận biết. Thí dụ có một tình tiết là Olivia đã bất tuân cha mẹ bằng cách lén xỏ lỗ tai, là một sự mô tả trung thực về trường hợp các em nhỏ không thể chống lại những áp lực từ bè bạn. Đây là loại sách mà các bậc cha mẹ cũng như các em trẻ sẽ yêu quí và đáng được các giáo viên Công giáo xử dụng.
Nếu Sách của Belanger hấp dẫn các em gái, thì cuốn sách "Dear God, I don’t get it!” ("Chúa ôi, sao mà hiểu được đây!") của Patti Maguire Armstrong sẽ lôi cuốn các em trai. Sách đứng hạng Tám. Trong khi Belanger lấy đời sống của Thánh Têrêsa làm gương mẫu, thì bà Armstrong dùng nhiều vị thánh nhưng dưới một cái nhìn hài hước. Nhân vật chính có cái ý tưởng ngông nghênh là sẽ trở thành một người hùng giống như tất cả các vị thánh mà em đã học được ở trường. Bà Armstrong có 10 người con và là tác giả của nhiều cuốn sách trong danh sách bestseller (bán chạy nhất,) thì tất nhiên có nhiều điều cung cấp cho các bạn đọc trẻ.
Miriam Ezeh viết chuyện về tình yêu khiết tịnh và các mối quan hệ đứng đắn. "The Story of Peace" ("Câu chuyện của hòa bình") xứng đáng là một cuốn sách cho học sinh cấp trung học và người lớn. Stan Williams, đạo diễn, chuyên gia truyền thông và chủ công ty phim Nineveh Crossing, nói rằng "The Story of Peace" sẽ là một phim tuyệt vời, và ông đã hòan tòan đúng. Sách của Ezeh đã chiếm trọn cảm tình của châu Phi trong câu chuyện của chiến tranh bộ lạc, báo thù và tình yêu.
Số 10 trên danh sách là "Finding the Mystic Within You" ("Tìm ra sự nhiệm mầu trong bạn") do Peggy Wilkinson. Cuốn sách tiếp tục nhắc nhở cho những người đã lớn tuổi rằng vẫn còn có nhiều quan hệ cần khám phá giữa ta và Thiên Chúa.
Những sách Công giáo sách trên có thể là những công cụ truyền giáo hữu hiệu và là những bổ sung thú vị cho các nhà giáo dục và trong các lớp học.
Top Stories
Japon: Le pape a rencontré les évêques japonais à propos de la présence du Chemin néo-catéchuménal au Japon
Eglises d'Asie
12:02 17/12/2010
Le 13 décembre dernier, quatre évêques japonais ont rencontré le pape Benoît XVI à Rome. L’audience, qui a duré près de deux heures, a été l’occasion d’un échange au sujet de la présence du Chemin néo-catéchuménal au Japon et, plus précisément, du grand séminaire de Takamatsu confié à la communauté missionnaire d’origine espagnole.
Selon Mgr Leo Ikenaga Jun, archevêque d’Osaka et président de la Conférence des évêques catholiques du Japon,. ..
... la rencontre, qui n’était pas inscrite à l’agenda du pape, avait été demandée par Benoît XVI lui-même. Outre Mgr Ikenaga Jun et trois prélats japonais, le cardinal secrétaire d’Etat Tarcisio Bertone et « plusieurs autres cardinaux » y ont pris part. A l’agence Catholic News Service, l’archevêque d’Osaka a confié ne pas souhaiter commenter la teneur de cette rencontre au sommet, mais il a précisé que les évêques japonais devraient avoir dans un avenir proche de nouvelles discussions avec le Vatican et Kiko Arguello, l’un de deux co-fondateurs du Chemin néo-catéchuménal. L’épiscopat japonais doit « proposer un plan sur la manière de procéder », a ajouté l’archevêque, non sans préciser qu’ils « [devaient] avancer sans précipitation. »
Selon les informations disponibles, le cœur des échanges entre le pape, les principaux responsables de la Curie et l’épiscopat japonais a porté sur la situation du Chemin néo-catéchuménal au Japon, plus d’un an après la fermeture du séminaire Redemptoris Mater, animé par la communauté missionnaire espagnole.
Ce séminaire était installé sur le territoire du diocèse de Takamatsu, au Shikoku (la plus petite des quatre îles de l’archipel japonais, au sud-ouest). En 1990, l’évêque de l’époque, Mgr Fukahori, avait accepté que le Chemin néo-catéchuménal vienne œuvrer dans son diocèse. L’année suivante, le mouvement, fondé en 1964 et présent au Japon depuis 1973, y ouvrait un grand séminaire Redemptoris Mater, comme sont dénommés tous les séminaires confiés au mouvement. Le séminaire accueillait alors principalement des séminaristes étrangers, venus d’Espagne, des Philippines, d’Amérique latine et d’autres pays, appelés, une fois ordonnés prêtres, à servir soit dans des diocèses au Japon, soit à l’étranger. Rapidement, des critiques sont apparues sur la manière de fonctionner du séminaire et le coût que représentait une telle structure pour un diocèse qui ne compte que 5 400 fidèles. La communauté catholique locale s’est trouvée divisée en « pour » et « contre » la présence du mouvement, les choses s’envenimant au point que Mgr Fukahori, poursuivi devant les tribunaux civils par deux de ses diocésains, a été condamné pour diffamation. Après 2004 et le départ à la retraite de Mgr Fukahori, à l’âge de 80 ans, son successeur, Mgr Francis-Xavier Mizobe Osamu a cherché à apaiser une situation passablement dégradée.
En décembre 2007, lors de leur visite ad limina, les évêques japonais ont évoqué le problème avec la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le pape. Dans son adresse à Benoît XVI, Mgr Okada avait déclaré: « (…) Un autre point d’attention concerne le Chemin néo-catéchuménal et le Séminaire diocésain international de Takamatsu, connu sous le nom de Redemptoris Mater. Nous avons là un problème grave. Au sein de la petite communauté que représente l’Eglise catholique au Japon, les activités des membres du Chemin, puissantes et assimilables à celles d’une secte, sont un facteur de division et de conflit. Elles sont la cause de souffrances profondes et douloureuses au sein de l’Eglise. Nous faisons tout notre possible pour résoudre ce problème mais nous estimons que, si une solution doit être trouvée, la considération de Votre Sainteté pour l’Eglise au Japon sera de la plus haute importance et ardemment désirée » (1).
Une mission d’enquête fut dépêchée par le Saint-Siège et, après deux nouveaux voyages d’évêques japonais à Rome durant les premiers mois de l’année 2008, le cardinal Bertone publia une lettre annonçant la fermeture du séminaire et le transfert de la plupart de ses étudiants et professeurs au séminaire Redemptoris Mater de Rome (2). Toutefois, en avril 2009, un communiqué publié sur le site Internet de la Conférence épiscopale japonaise faisait état du désaccord du Chemin néo-catéchuménal face à la fermeture du séminaire. Aujourd’hui le séminaire est toujours fermé et les bâtiments inoccupés.
Mis à part le séminaire de Takamatsu, l’Eglise du Japon ne compte qu’un seul grand séminaire, le Séminaire interdiocésain du Japon, réparti sur deux sites géographique (Fukuoka et Tokyo).
(1) Voir EDA 324, 329, 485
(2) Le Chemin néo-catéchuménal a la responsabilité de 73 grands séminaires dans le monde. Tous appelés Redemptoris Mater, ils sont placés sous la juridiction de l’évêque local. En Asie, on en compte six: à Hongkong, en Inde, au Pakistan, aux Philippines, à Taiwan et au Japon.
(Source: Eglises d'Asie, 17 décembre 2010)
Selon Mgr Leo Ikenaga Jun, archevêque d’Osaka et président de la Conférence des évêques catholiques du Japon,. ..
... la rencontre, qui n’était pas inscrite à l’agenda du pape, avait été demandée par Benoît XVI lui-même. Outre Mgr Ikenaga Jun et trois prélats japonais, le cardinal secrétaire d’Etat Tarcisio Bertone et « plusieurs autres cardinaux » y ont pris part. A l’agence Catholic News Service, l’archevêque d’Osaka a confié ne pas souhaiter commenter la teneur de cette rencontre au sommet, mais il a précisé que les évêques japonais devraient avoir dans un avenir proche de nouvelles discussions avec le Vatican et Kiko Arguello, l’un de deux co-fondateurs du Chemin néo-catéchuménal. L’épiscopat japonais doit « proposer un plan sur la manière de procéder », a ajouté l’archevêque, non sans préciser qu’ils « [devaient] avancer sans précipitation. »
Selon les informations disponibles, le cœur des échanges entre le pape, les principaux responsables de la Curie et l’épiscopat japonais a porté sur la situation du Chemin néo-catéchuménal au Japon, plus d’un an après la fermeture du séminaire Redemptoris Mater, animé par la communauté missionnaire espagnole.
Ce séminaire était installé sur le territoire du diocèse de Takamatsu, au Shikoku (la plus petite des quatre îles de l’archipel japonais, au sud-ouest). En 1990, l’évêque de l’époque, Mgr Fukahori, avait accepté que le Chemin néo-catéchuménal vienne œuvrer dans son diocèse. L’année suivante, le mouvement, fondé en 1964 et présent au Japon depuis 1973, y ouvrait un grand séminaire Redemptoris Mater, comme sont dénommés tous les séminaires confiés au mouvement. Le séminaire accueillait alors principalement des séminaristes étrangers, venus d’Espagne, des Philippines, d’Amérique latine et d’autres pays, appelés, une fois ordonnés prêtres, à servir soit dans des diocèses au Japon, soit à l’étranger. Rapidement, des critiques sont apparues sur la manière de fonctionner du séminaire et le coût que représentait une telle structure pour un diocèse qui ne compte que 5 400 fidèles. La communauté catholique locale s’est trouvée divisée en « pour » et « contre » la présence du mouvement, les choses s’envenimant au point que Mgr Fukahori, poursuivi devant les tribunaux civils par deux de ses diocésains, a été condamné pour diffamation. Après 2004 et le départ à la retraite de Mgr Fukahori, à l’âge de 80 ans, son successeur, Mgr Francis-Xavier Mizobe Osamu a cherché à apaiser une situation passablement dégradée.
En décembre 2007, lors de leur visite ad limina, les évêques japonais ont évoqué le problème avec la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le pape. Dans son adresse à Benoît XVI, Mgr Okada avait déclaré: « (…) Un autre point d’attention concerne le Chemin néo-catéchuménal et le Séminaire diocésain international de Takamatsu, connu sous le nom de Redemptoris Mater. Nous avons là un problème grave. Au sein de la petite communauté que représente l’Eglise catholique au Japon, les activités des membres du Chemin, puissantes et assimilables à celles d’une secte, sont un facteur de division et de conflit. Elles sont la cause de souffrances profondes et douloureuses au sein de l’Eglise. Nous faisons tout notre possible pour résoudre ce problème mais nous estimons que, si une solution doit être trouvée, la considération de Votre Sainteté pour l’Eglise au Japon sera de la plus haute importance et ardemment désirée » (1).
Une mission d’enquête fut dépêchée par le Saint-Siège et, après deux nouveaux voyages d’évêques japonais à Rome durant les premiers mois de l’année 2008, le cardinal Bertone publia une lettre annonçant la fermeture du séminaire et le transfert de la plupart de ses étudiants et professeurs au séminaire Redemptoris Mater de Rome (2). Toutefois, en avril 2009, un communiqué publié sur le site Internet de la Conférence épiscopale japonaise faisait état du désaccord du Chemin néo-catéchuménal face à la fermeture du séminaire. Aujourd’hui le séminaire est toujours fermé et les bâtiments inoccupés.
Mis à part le séminaire de Takamatsu, l’Eglise du Japon ne compte qu’un seul grand séminaire, le Séminaire interdiocésain du Japon, réparti sur deux sites géographique (Fukuoka et Tokyo).
(1) Voir EDA 324, 329, 485
(2) Le Chemin néo-catéchuménal a la responsabilité de 73 grands séminaires dans le monde. Tous appelés Redemptoris Mater, ils sont placés sous la juridiction de l’évêque local. En Asie, on en compte six: à Hongkong, en Inde, au Pakistan, aux Philippines, à Taiwan et au Japon.
(Source: Eglises d'Asie, 17 décembre 2010)
Chine: Vive réaction du Saint-Siège après la tenue de la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques à Pékin
Eglises d'Asie
12:04 17/12/2010
La réaction du Saint-Siège était attendue. Deux jours avant l’ordination, le 20 novembre dernier, d’un évêque illégitime pour le diocèse de Chengde (Hebei), Rome avait publiquement manifesté son « trouble » face à un acte des autorités chinoises qui était décrit comme une « grave violation de la liberté de religion et de la liberté de conscience ». Quatre jours après l’ordination, le Saint-Siège faisait part du « profond regret » éprouvé par le pape à l’annonce de cette nouvelle (2). Quelques jours plus tard, la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques était convoquée à Pékin pour que soient élus les responsables de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique des catholiques chinois. Les pressions exercées par les autorités chinoises sur les délégués désignés pour siéger au sein de cette assemblée avaient été manifestement très fortes et Pékin choisissait de faire élire à la tête de la Conférence des évêques un évêque illégitime et à la tête de l’Association patriotique un évêque certes légitime mais connu pour céder aux pressions du pouvoir politique. Dans ce contexte, la réaction du Saint-Siège ne pouvait qu’être publique et vive, comme en témoigne le communiqué du 17 décembre.
« C’est avec une profonde douleur que le Saint-Siège déplore que, du 7 au 9 décembre, ait eu lieu à Pékin la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. » Le communiqué commence par ces mots et se poursuit immédiatement par la reconnaissance du fait que cette assemblée, qui n’a pas de légitimité dans l’organisation normale de l’Eglise, a été imposée aux évêques, prêtres, religieuses et fidèles laïcs qui y ont pris part. Pour Rome, le pouvoir chinois actuel fait preuve d’une attitude « que l’on pensait dépassée dans la Chine d’aujourd’hui », à savoir « une attitude répressive vis-à-vis de l’exercice de la liberté religieuse ». Le texte du communiqué continue avec ce qui, pour Rome, constitue le cœur du problème dans la relation que l’Eglise catholique tente de nouer avec le régime chinois: « La volonté persistante de contrôler la sphère la plus intime des citoyens, c’est-à-dire leur conscience, et de s’ingérer dans la vie interne de l’Eglise catholique » témoigne d’une « intolérance intransigeante », alors que l’honneur de la Chine serait de faire preuve d’« ouverture à la liberté ».
A l’attention des délégués catholiques qui ont pris part à l’assemblée, le Saint-Siège rappelle qu’« à plusieurs reprises », Rome les avait mis en garde contre toute éventuelle participation à l’assemblée. Le communiqué n’évoque toutefois pas la perspective d’une sanction canonique pour ceux des évêques et des prêtres qui ont siégé durant trois jours à Pékin. Il ne fait que les renvoyer à leur conscience « devant Dieu et l’Eglise » et aux attentes de leurs communautés respectives, « qui observent leur pasteur et ont le droit de voir en lui un guide ».
Pour ceux des évêques et des prêtres qui ont été contraints par la force ou la menace à se rendre à Pékin, le Saint-Siège dénonce « une grave violation de leurs droits fondamentaux, en particulier de leur liberté religieuse et de conscience ». Pour ceux qui ont fait preuve de courage, Rome dit « sa grande estime »; quant aux autres, ils sont invité « à prier, à faire pénitence et, par leurs actes, à réaffirmer » leur communion avec l’Eglise universelle.
A propos de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique, le communiqué renvoie à la Lettre de Benoît XVI de 2007, laquelle niait toute légitimité à ces instances. Le Vatican se veut très clair: le choix d’un évêque illégitime pour présider la Conférence épiscopale est un choix « déplorable »; le choix d’un évêque légitime pour président l’Association patriotique est un choix « lamentable ». Pour le Saint-Siège, Pékin doit renoncer à manipuler ainsi de l’intérieur l’organisation de l’Eglise en Chine pour accepter enfin que ses citoyens jouissent d’une véritable liberté religieuse, « liberté dont le respect est pourtant inscrit dans la Constitution [de la République populaire de Chine] ». Rome enfin ne ferme pas la porte au dialogue avec la Chine – pourvu qu’il existe chez les deux parties une volonté de dialoguer « honnêtement » – mais précise que « les actes inacceptables et hostiles » qui ont été posés à Pékin le 9 décembre ont provoqué « une grave perte de confiance » chez les catholiques. Le communiqué conclut en disant que l’invite du 1er décembre dernier du pape Benoît XVI à prier pour l’Eglise de Chine « qui vit des moment particulièrement difficiles » reste « d’une actualité pressante » (3).
(1) Voir EDA 541
(2) Voir EDA 540
(3) Voir EDA 541
(Source: Eglises d'Asie, 17 décembre 2010)
« C’est avec une profonde douleur que le Saint-Siège déplore que, du 7 au 9 décembre, ait eu lieu à Pékin la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. » Le communiqué commence par ces mots et se poursuit immédiatement par la reconnaissance du fait que cette assemblée, qui n’a pas de légitimité dans l’organisation normale de l’Eglise, a été imposée aux évêques, prêtres, religieuses et fidèles laïcs qui y ont pris part. Pour Rome, le pouvoir chinois actuel fait preuve d’une attitude « que l’on pensait dépassée dans la Chine d’aujourd’hui », à savoir « une attitude répressive vis-à-vis de l’exercice de la liberté religieuse ». Le texte du communiqué continue avec ce qui, pour Rome, constitue le cœur du problème dans la relation que l’Eglise catholique tente de nouer avec le régime chinois: « La volonté persistante de contrôler la sphère la plus intime des citoyens, c’est-à-dire leur conscience, et de s’ingérer dans la vie interne de l’Eglise catholique » témoigne d’une « intolérance intransigeante », alors que l’honneur de la Chine serait de faire preuve d’« ouverture à la liberté ».
A l’attention des délégués catholiques qui ont pris part à l’assemblée, le Saint-Siège rappelle qu’« à plusieurs reprises », Rome les avait mis en garde contre toute éventuelle participation à l’assemblée. Le communiqué n’évoque toutefois pas la perspective d’une sanction canonique pour ceux des évêques et des prêtres qui ont siégé durant trois jours à Pékin. Il ne fait que les renvoyer à leur conscience « devant Dieu et l’Eglise » et aux attentes de leurs communautés respectives, « qui observent leur pasteur et ont le droit de voir en lui un guide ».
Pour ceux des évêques et des prêtres qui ont été contraints par la force ou la menace à se rendre à Pékin, le Saint-Siège dénonce « une grave violation de leurs droits fondamentaux, en particulier de leur liberté religieuse et de conscience ». Pour ceux qui ont fait preuve de courage, Rome dit « sa grande estime »; quant aux autres, ils sont invité « à prier, à faire pénitence et, par leurs actes, à réaffirmer » leur communion avec l’Eglise universelle.
A propos de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique, le communiqué renvoie à la Lettre de Benoît XVI de 2007, laquelle niait toute légitimité à ces instances. Le Vatican se veut très clair: le choix d’un évêque illégitime pour présider la Conférence épiscopale est un choix « déplorable »; le choix d’un évêque légitime pour président l’Association patriotique est un choix « lamentable ». Pour le Saint-Siège, Pékin doit renoncer à manipuler ainsi de l’intérieur l’organisation de l’Eglise en Chine pour accepter enfin que ses citoyens jouissent d’une véritable liberté religieuse, « liberté dont le respect est pourtant inscrit dans la Constitution [de la République populaire de Chine] ». Rome enfin ne ferme pas la porte au dialogue avec la Chine – pourvu qu’il existe chez les deux parties une volonté de dialoguer « honnêtement » – mais précise que « les actes inacceptables et hostiles » qui ont été posés à Pékin le 9 décembre ont provoqué « une grave perte de confiance » chez les catholiques. Le communiqué conclut en disant que l’invite du 1er décembre dernier du pape Benoît XVI à prier pour l’Eglise de Chine « qui vit des moment particulièrement difficiles » reste « d’une actualité pressante » (3).
(1) Voir EDA 541
(2) Voir EDA 540
(3) Voir EDA 541
(Source: Eglises d'Asie, 17 décembre 2010)
Catholics in Thai Nguyen erupt in protest over church land
Joseph Dang
18:34 17/12/2010
Catholics’ protests over church land erupt again in Vietnam. For almost three weeks now, hundreds of parishioners in Thai Nguyen have staged a sit-in protest to demand the return of their parish land. Local authorities have ordered them to stop demonstrating or face extreme actions.
Braving winter’s bitter cold and heavy rain, since Nov. 29, hundreds upon thousands of Catholics from Thai Nguyen parish, the largest church in the far north-east province of Vietnam, have been camping out continuously in front of the province’s public relation office to demand the return of their parish land that has been seized bit by bit since 1991.
The protest came to life after the entrance of the church had been almost blocked by new constructions on the church land seized by local officials. On Nov. 29, thousands of parishioners led by their parish priest marched to the People’s Committee office asking to see Pham Xuan Duong, the newly installed Chairman of the Province's People Committee, to submit their complaints in writing. As a result of Duong's refusing to meet with them, protestors decided to stage their sit-in protest until their aspiration is achieved.
Since then, they have been camping out in front of the building where they sing the Rosary and Hymns; and display banners and placards asking for the return of their church land. In addition, every day after the evening mass, parishioners led by their priest march on the streets to the site where they pray for hours in the winter’s cold.
The protest, sticking out like a sore thumb, has been causing great bewilderment and panic among local officials of the mountainous province, 80 km North of Hanoi. The number of protestors has swollen quickly and substantially each day. Above all, local authorities’ fears come from the fact that their seizure of the Thai Nguyen’s church land is totally illegal according to the law of the atheist government itself.
As a matter of fact, in the wake of numerous Catholics’ protests erupted in 2008, on Dec. 31, 2008, Vietnam Prime minister issued the decree No. 1940. It frankly rejected the return of church land that had been seized before 1991 - the cases of most of church land disputes: Hanoi nunciature, Thai Ha, Vinh Long, and so on. However, apparently in an effort to ease the tension between the State and religious communities, it promised to "return to people of all faith" properties seized after the said year. That’s exactly the case of Thai Nguyen parish.
Thai Nguyen Church, belonging to the diocese of Bac Ninh, had been built before 1927. It was destroyed by Viet Minh in 1947 during the French Indochina War (1946-1954), and was re-built in 1957. On April 8, 1991 the local government issued an order to seize a large portion of church land. Since then, local officials have started rewarding each other with lots of land to build their own houses or to sell for money.
The Thai Nguyen protest, therefore, is quite different from those erupted in 2008 since Thai Nguyen protestors are demanding for their legal rights that have been officially guaranteed by the government. One can see that at the breakouts of the Hanoi nunciature or Thai Ha protests as well as many others, Vietnam government had wasted no time in launching media campaigns to attack Catholics, saying their demands were “baseless”, before applying measures of repression. So far, in Thai Nguyen, such a campaign has not been utilized as the government cannot blatantly deny the legal rights of the parishioners.
The protest in Thai Nguyen has drawn supports from various sections in society including non-Christians as it reveals clearly the dishonesty of Vietnam government leaders in their commitments to implement anti-corruption efforts, and the hollowness in their promises to defend the rights and freedoms of religious communities.
Instead of returning to the parishioners their land, local authorities are now gauging snaky strategies to defuse the tension without being forced to give up what they already seized.
Fr. Nguyen Duc Dai, the parish priest, reported that on two consecutive days of Dec. 7 and 8, a large number of officials from the Ministry of Internal Affairs came to his parish house in an attempt to pressure him to ask the protestors to stop their protest and remove their tents. Representatives of state administration for religious affairs, on other days, have also demanded the priest for an immediate and unconditional halt of the protest. Despite all threats to his life, the heroic priest frankly rejected all demands insisting that his flock’s rights must be respected. “I told them,” said Fr. Nguyen, “we see no hope in their promise. Just satisfy my parishioners’ legal and reasonable demand first then we immediately stop it.”
Despite cold rain, protest every day |
and every night |
Braving winter’s bitter cold and heavy rain, since Nov. 29, hundreds upon thousands of Catholics from Thai Nguyen parish, the largest church in the far north-east province of Vietnam, have been camping out continuously in front of the province’s public relation office to demand the return of their parish land that has been seized bit by bit since 1991.
The protest came to life after the entrance of the church had been almost blocked by new constructions on the church land seized by local officials. On Nov. 29, thousands of parishioners led by their parish priest marched to the People’s Committee office asking to see Pham Xuan Duong, the newly installed Chairman of the Province's People Committee, to submit their complaints in writing. As a result of Duong's refusing to meet with them, protestors decided to stage their sit-in protest until their aspiration is achieved.
Since then, they have been camping out in front of the building where they sing the Rosary and Hymns; and display banners and placards asking for the return of their church land. In addition, every day after the evening mass, parishioners led by their priest march on the streets to the site where they pray for hours in the winter’s cold.
The protest, sticking out like a sore thumb, has been causing great bewilderment and panic among local officials of the mountainous province, 80 km North of Hanoi. The number of protestors has swollen quickly and substantially each day. Above all, local authorities’ fears come from the fact that their seizure of the Thai Nguyen’s church land is totally illegal according to the law of the atheist government itself.
As a matter of fact, in the wake of numerous Catholics’ protests erupted in 2008, on Dec. 31, 2008, Vietnam Prime minister issued the decree No. 1940. It frankly rejected the return of church land that had been seized before 1991 - the cases of most of church land disputes: Hanoi nunciature, Thai Ha, Vinh Long, and so on. However, apparently in an effort to ease the tension between the State and religious communities, it promised to "return to people of all faith" properties seized after the said year. That’s exactly the case of Thai Nguyen parish.
Thai Nguyen Church, belonging to the diocese of Bac Ninh, had been built before 1927. It was destroyed by Viet Minh in 1947 during the French Indochina War (1946-1954), and was re-built in 1957. On April 8, 1991 the local government issued an order to seize a large portion of church land. Since then, local officials have started rewarding each other with lots of land to build their own houses or to sell for money.
The Thai Nguyen protest, therefore, is quite different from those erupted in 2008 since Thai Nguyen protestors are demanding for their legal rights that have been officially guaranteed by the government. One can see that at the breakouts of the Hanoi nunciature or Thai Ha protests as well as many others, Vietnam government had wasted no time in launching media campaigns to attack Catholics, saying their demands were “baseless”, before applying measures of repression. So far, in Thai Nguyen, such a campaign has not been utilized as the government cannot blatantly deny the legal rights of the parishioners.
The protest in Thai Nguyen has drawn supports from various sections in society including non-Christians as it reveals clearly the dishonesty of Vietnam government leaders in their commitments to implement anti-corruption efforts, and the hollowness in their promises to defend the rights and freedoms of religious communities.
Instead of returning to the parishioners their land, local authorities are now gauging snaky strategies to defuse the tension without being forced to give up what they already seized.
Fr. Nguyen Duc Dai, the parish priest, reported that on two consecutive days of Dec. 7 and 8, a large number of officials from the Ministry of Internal Affairs came to his parish house in an attempt to pressure him to ask the protestors to stop their protest and remove their tents. Representatives of state administration for religious affairs, on other days, have also demanded the priest for an immediate and unconditional halt of the protest. Despite all threats to his life, the heroic priest frankly rejected all demands insisting that his flock’s rights must be respected. “I told them,” said Fr. Nguyen, “we see no hope in their promise. Just satisfy my parishioners’ legal and reasonable demand first then we immediately stop it.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ phong chức Phó tế tại Nha chung Giáo phận Phú Cường
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
09:35 17/12/2010
Phú Cường - Hòa chung niềm vui chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh 2010 và trong năm Thánh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, cùng với Hội Thừa sai Việt Nam, dòng Đồng Công. Vào lúc 9h00 thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 tại Nhà Chung Giáo Phận Phú Cường (Số 100 – 102 – 104 Lạc Long Quân), Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ Giám mục Giáo phận Phú Cường đã chủ tế nghi thức phong chức Phó tế cho các Thầy:
Xem hình ảnh
1 Thầy Antôn Đặng Hồng Quang
2 Thầy J.B Trương Văn Điệp
3 Thầy Giuse Nguyễn Bá Kính
4 Phaolô Lê Trọng Bình
5 Thầy Giuse Maria Trần Văn Đắc – CMC
6 Thầy Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp – CMC
7 Thầy Phanxicô Xaviê Maria Nguyễn Minh Sang – CMC
Sau bài Tin Mừng, Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức phong chức Phó tế trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Nghi thức phong chức Phó tế gồm ba phần: nghi thức mở đầu, nghi thức bí tích và nghi thức diễn nghĩa.
Sau nghi thức phong chức, Đức Cha Phêrô có đôi lời huấn từ với các tiến chức: Anh chị em thân mến, chúng tôi sắp truyền chức cho các Thầy được giới thiệu với anh chị em đây. Các Thầy là cộng sự viên của chúng tôi nhưng cũng là thân bằng quyến thuộc và là bạn hữu của anh chị em. Vì thế, cần chúng ta phải tìm hiểu xem các Thầy sắp được lãnh nhận thừa tác vụ nào trong sinh hoạt của Hội Thánh. Việc phong chức được thể hiện qua việc đặt tay của Giám mục. Đó là nghi thức có từ thời các Tông đồ. Các tiến chức được Chúa Thánh Thần thánh hiến và ban ơn làm cho nên vững mạnh để phụ giúp Giám mục và Linh mục đoàn của ngài trong thừa tác vụ Bàn Thờ, rao giảng Lời Chúa và thực thi bác ái.
Với chức năng phụ giúp, các Thầy luôn phái tỏ mình là tôi tớ và sẵn sàng phục vụ mọi người trong khi thi hành sứ vụ.
Là thừa tác viên của Bàn Thờ, Phó tế lo chuẩn bị của lễ, giúp Giám mục và Linh mục cử hành Thánh lễ. Các Thầy được trao Mình Máu Thánh Chúa cho các tín hữu, đem của ăn đàng cho những người hấp hối. Ngoài ra, còn được cử hành Bí tích Rửa tội, được ủy thác để chứng hôn, chủ trì nghi thức an táng và các giờ kinh Phụng vụ.
Là thừa tác viên Lời Chúa, các Thầy sẽ thi hành sứ vụ rao giảng bằng việc công bố Tin Mừng cứu độ, giải thích và khuyên bảo tín hữu cũng như lương dân thực hành những điều Chúa truyền dạy và chủ trì các lớp giáo lý.
Phụ giúp Giám mục và Linh mục trong công tác bác ái, các Phó tế lo chăm sóc cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo khó, giá cả, tàn tật, yếu đau hoặc bị bỏ rơi.
Xin Chúa cho các Thầy biết cậy dựa vào ơn Chúa và thi hành tác vụ trên với tấm lòng khiêm tốn và thành thật, khiến mọi người nhận ra các Thầy là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Đấng không đến để được Phụng vụ, nhưng đến để hiến thân phục vụ mọi người.
Các ứng viên Phó tế thân mến, sắp được lãnh nhận chức vụ Phó tế, các con hãy chiêm ngắm Chúa Kitô và noi gương bắt chước Người. Là thừa tác viên của Chúa Kitô, Đấng ở giữa môn đệ như người phục vụ, các con hãy lấy hết tình yêu mến mà thi hành ý Chúa, các con hân hoan làm tôi Chúa thế nào thì cũng hãy vui mừng phục vụ tha nhân như vậy. Các con nên biết là không ai có thể làm tôi hai chủ, nghĩa là vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi ma quỷ và những sự thuộc về nó như tiền tài, danh vọng và xác thịt. Khi chiều theo những cái đó, các con không còn là môn đệ của Chúa Kitô nữa, nhưng đã trở thành nô lệ của tà thần. Vì vậy, khi tự nguyện tiến lên Phó tế, các con phải luôn là những người có tiếng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần, như những người được các Tông đồ chọn làm thừa tác viên bác ái thuở xưa.
Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong bậc độc thân, vì đó vừa là dấu chỉ vừa là động lực thúc đẩy lòng bác ái mục vụ. Hơn thế, nó còn là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong khi dạy. Thật vậy, khi các con chân thành yêu mến Chúa Kitô và nhiệt tình sống bậc độc thân với một trái tim không bị chia sẻ, các con có thể gắn bó với Chúa Kitô một cách dễ dàng hơn, sẽ được tự do hơn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, sẽ thi hành cách thích hợp hơn thừa tác vụ làm cho người khác được tái sinh vào nếp sống trên trần.
Một khi được xây dựng và bén rễ sâu trong đức tin, các con hãy tỏ ra là những người trong sạch không có gì đáng chê trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, xứng với các thừa tác viên của Chúa Kitô, những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các con cũng đừng để cho mình xa rời niềm hy vọng của Tin Mừng mà các con không chỉ là những người nghe nhưng còn phải là những thừa tác viện nữa.
Là những người nắm chắc mầu nhiệm đức tin trong lương tâm thanh sạch, các con hãy lấy việc làm minh chứng cho Lời Chúa mà miệng các con rao giảng, ngõ hầu dân Kitô giáo được Chúa Thánh Thần tác sinh sẽ trở thành hiến lễ tinh tuyền đẹp lòng Thiên Chúa, và trong ngày cuối cùng khi các con ra đón gặp Chúa, các con đáng được nghe Chúa phán: Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín hãy vào hưởng niềm hoan lạc của chủ ngươi.
Cuối thánh lễ, Đức Cha và Quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ, Ông Bà cố, thân nhân, ân nhân và Quý khách cùng chụp hình lưu niệm với các Tân Phó Tế.
Xem hình ảnh
1 Thầy Antôn Đặng Hồng Quang
2 Thầy J.B Trương Văn Điệp
3 Thầy Giuse Nguyễn Bá Kính
4 Phaolô Lê Trọng Bình
5 Thầy Giuse Maria Trần Văn Đắc – CMC
6 Thầy Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp – CMC
7 Thầy Phanxicô Xaviê Maria Nguyễn Minh Sang – CMC
Sau bài Tin Mừng, Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức phong chức Phó tế trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Nghi thức phong chức Phó tế gồm ba phần: nghi thức mở đầu, nghi thức bí tích và nghi thức diễn nghĩa.
Sau nghi thức phong chức, Đức Cha Phêrô có đôi lời huấn từ với các tiến chức: Anh chị em thân mến, chúng tôi sắp truyền chức cho các Thầy được giới thiệu với anh chị em đây. Các Thầy là cộng sự viên của chúng tôi nhưng cũng là thân bằng quyến thuộc và là bạn hữu của anh chị em. Vì thế, cần chúng ta phải tìm hiểu xem các Thầy sắp được lãnh nhận thừa tác vụ nào trong sinh hoạt của Hội Thánh. Việc phong chức được thể hiện qua việc đặt tay của Giám mục. Đó là nghi thức có từ thời các Tông đồ. Các tiến chức được Chúa Thánh Thần thánh hiến và ban ơn làm cho nên vững mạnh để phụ giúp Giám mục và Linh mục đoàn của ngài trong thừa tác vụ Bàn Thờ, rao giảng Lời Chúa và thực thi bác ái.
Với chức năng phụ giúp, các Thầy luôn phái tỏ mình là tôi tớ và sẵn sàng phục vụ mọi người trong khi thi hành sứ vụ.
Là thừa tác viên của Bàn Thờ, Phó tế lo chuẩn bị của lễ, giúp Giám mục và Linh mục cử hành Thánh lễ. Các Thầy được trao Mình Máu Thánh Chúa cho các tín hữu, đem của ăn đàng cho những người hấp hối. Ngoài ra, còn được cử hành Bí tích Rửa tội, được ủy thác để chứng hôn, chủ trì nghi thức an táng và các giờ kinh Phụng vụ.
Là thừa tác viên Lời Chúa, các Thầy sẽ thi hành sứ vụ rao giảng bằng việc công bố Tin Mừng cứu độ, giải thích và khuyên bảo tín hữu cũng như lương dân thực hành những điều Chúa truyền dạy và chủ trì các lớp giáo lý.
Phụ giúp Giám mục và Linh mục trong công tác bác ái, các Phó tế lo chăm sóc cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo khó, giá cả, tàn tật, yếu đau hoặc bị bỏ rơi.
Xin Chúa cho các Thầy biết cậy dựa vào ơn Chúa và thi hành tác vụ trên với tấm lòng khiêm tốn và thành thật, khiến mọi người nhận ra các Thầy là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Đấng không đến để được Phụng vụ, nhưng đến để hiến thân phục vụ mọi người.
Các ứng viên Phó tế thân mến, sắp được lãnh nhận chức vụ Phó tế, các con hãy chiêm ngắm Chúa Kitô và noi gương bắt chước Người. Là thừa tác viên của Chúa Kitô, Đấng ở giữa môn đệ như người phục vụ, các con hãy lấy hết tình yêu mến mà thi hành ý Chúa, các con hân hoan làm tôi Chúa thế nào thì cũng hãy vui mừng phục vụ tha nhân như vậy. Các con nên biết là không ai có thể làm tôi hai chủ, nghĩa là vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi ma quỷ và những sự thuộc về nó như tiền tài, danh vọng và xác thịt. Khi chiều theo những cái đó, các con không còn là môn đệ của Chúa Kitô nữa, nhưng đã trở thành nô lệ của tà thần. Vì vậy, khi tự nguyện tiến lên Phó tế, các con phải luôn là những người có tiếng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần, như những người được các Tông đồ chọn làm thừa tác viên bác ái thuở xưa.
Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong bậc độc thân, vì đó vừa là dấu chỉ vừa là động lực thúc đẩy lòng bác ái mục vụ. Hơn thế, nó còn là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong khi dạy. Thật vậy, khi các con chân thành yêu mến Chúa Kitô và nhiệt tình sống bậc độc thân với một trái tim không bị chia sẻ, các con có thể gắn bó với Chúa Kitô một cách dễ dàng hơn, sẽ được tự do hơn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, sẽ thi hành cách thích hợp hơn thừa tác vụ làm cho người khác được tái sinh vào nếp sống trên trần.
Một khi được xây dựng và bén rễ sâu trong đức tin, các con hãy tỏ ra là những người trong sạch không có gì đáng chê trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, xứng với các thừa tác viên của Chúa Kitô, những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các con cũng đừng để cho mình xa rời niềm hy vọng của Tin Mừng mà các con không chỉ là những người nghe nhưng còn phải là những thừa tác viện nữa.
Là những người nắm chắc mầu nhiệm đức tin trong lương tâm thanh sạch, các con hãy lấy việc làm minh chứng cho Lời Chúa mà miệng các con rao giảng, ngõ hầu dân Kitô giáo được Chúa Thánh Thần tác sinh sẽ trở thành hiến lễ tinh tuyền đẹp lòng Thiên Chúa, và trong ngày cuối cùng khi các con ra đón gặp Chúa, các con đáng được nghe Chúa phán: Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín hãy vào hưởng niềm hoan lạc của chủ ngươi.
Cuối thánh lễ, Đức Cha và Quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ, Ông Bà cố, thân nhân, ân nhân và Quý khách cùng chụp hình lưu niệm với các Tân Phó Tế.
Nhạc chủ đề đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang
LM Minh Anh
16:29 17/12/2010
Mời nghe bản nhạc đầu tiên (Nhấn vào MŨI TÊN cạnh chiếc loa ở bên phải để nghe nhạc)
Cùng Mẹ Ra Khơi
Nhạc: LM Minh Anh
Trình bầy: Tuyết Mai Ly, Hoàng Hiệp và Tốp ca
trích từ
CD và DVD Bế mạc Năm Thánh 2010
(do VietCatholic cộng tác với Ban Truyền thông và Ban Diễn Nguyện của Đại hội sắp phát hành)
Cùng Mẹ Ra Khơi
Nhạc: LM Minh Anh
Trình bầy: Tuyết Mai Ly, Hoàng Hiệp và Tốp ca
trích từ
CD và DVD Bế mạc Năm Thánh 2010
(do VietCatholic cộng tác với Ban Truyền thông và Ban Diễn Nguyện của Đại hội sắp phát hành)
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Nguyễn Hoàng Thương
20:12 17/12/2010
Đêm Thánh Đất Trời Giao Duyên
Sài Gòn những ngày áp Lễ Giáng Sinh se lạnh, nhưng không vì thế mà người ta không ra đường để vui chơi, chụp ảnh, dạo phố. Nhưng thời gian của mùa Vọng vẫn chưa hết đối với người Công Giáo, mùa Vọng mùa của hy vọng, của ước mơ, của đợi chờ, sự lắng đọng chờ đợi Đấng Cứu Thế hạ sinh làm người. Trong tâm tình mùa Vọng, trong cái se lạnh mùa Đông, trong niềm hân hoan chờ đợi những ngày Giáng Sinh sắp đến, chính niềm tin vào Hài Nhi Giêsu giáng thế đã quy tụ đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận đến với đêm thánh nhạc chủ đề “Đêm Thánh - Đêm Đất Trời Giao Duyên” tối 12/12/2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn.
Xem hình đêm thánh ca "Đất Trời Giao Duyên
“Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng”, lời hát, điệu ca nói lên sự giao duyên đất trời trong nhạc phẩm bất hủ “Silent Night - Đêm Thánh Vô Cùng” của Franz Grubert, lời Việt của nhạc sĩ Hùng Lân do các ca đoàn tham gia đêm nhạc trình bày với sự điều khiển của nhạc sĩ Hùng Lân gần như đã lột tả ý nghĩa chủ đề để khai mạc đêm nhạc.
Cha Hoàng Quân và cô Thanh Xuân là hai người dẫn chương trình giới thiệu sơ lược chủ đề chương trình với những suy tư: “Sự chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải thoát và đem bình an cho người thiện tâm đã được Chúa Giáng Sinh đáp ứng cách đây hơn 2000 năm, đó là giây phút đất trời gặp nhau. Qua đó, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người được thực hiện, là giây phút linh thiêng, là đêm rất thánh của đêm Hồng Ân, là đêm của sự giao hòa nhân loại với Đấng Tạo Dựng vũ trụ và giữa anh em với nhau. Chính vì thế đêm nhạc Noel tô đậm tinh thần hội nhập văn hóa từ nội dung cho đến hình thức”.
Bài hát “Đây Tin Mừng” của Linh mục Hoàng Kim diễn tả ý nghĩa mọi người cùng đến thờ lạy Chúa được múa minh họa bằng bối cảnh ba vua với những chú lạc đà đã gây thích thú cho người xem với sự trình diễn của các ca sĩ Xuân Trường, Thanh Sử, Trần Ngọc cùng các linh mục Chí Lĩnh, Cao Thăng, Trung Thành, OP. Các nhạc phẩm tiếp theo gồm: “Tiếng Hát Thiên Thần” do Mai Thảo, Diệu Hiền, Tuyết Mai, Bích Hiền, Kha Ly, Tâm Linh trình bày; “Hài Nhi Nhỏ Bé Vị Cứu Tinh Nhân Trần” với sự trở lại của tam ca “cha cha cha” nghĩa là ba vị linh mục Chí Lĩnh, Cao Thăng, Trung Thành; Xuân Trường và Kha Ly thì mượt mà trong “Tình Khúc Đêm Đông”.
Có thể nói bài Thánh ca Giáng Sinh thuần Việt cổ xưa nhất chính là bài hát Nửa Đêm Mầng Chúa Ra Đời của cha Phaolô Đoàn Quang Đạt, với nghệ danh đơn giản là Phaolô Đạt. Bài hát với giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc được ca đoàn Giáo xứ Thị Nghè trình bày cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của cha Sỹ Tùng. Ngoài giai điệu thì lời hát cổ xưa của bài hát này cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm: Nửa đêm, mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa. Nửa đêm, mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi,. quỳ thở dâng hơi Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. Chói lói giữa trời nhỏ xuống Bê Lem. Thiên thần chín đẳng chầu quanh Thiên thần chín đẳng chầu quanh Tấu nhạc rập ràng đàn hát, đàn hát xướng ca. Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa Ớ loài người, ấy phúc lành bình an cho người Vì cửa Thiên Đàng rộng mở Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở”
Sang phần 2 của đêm nhạc chính là “Đêm Đất Trời Giao Duyên”, với những khúc ca, tiếng nhạc hiện đại nhưng mang đậm nét dân tộc như muốn nói đến sự hòa hợp đất trời. Cuộc gặp gỡ giữa Đấng ban phát tình thương và người đón nhận tình thương, nét hội ngộ của tình trời và lòng người. Tất cả như muốn cùng nhau rước Chúa vào trong cuộc đời, trong gia đình, nhất là trong tâm hồn.
Chúng ta thường đón Chúa đến trong không khí tươi vui, rộn ràng trong chiếc túi của ông già Noel với những món quà xinh xắn cùng những ánh đèn rực rỡ đầy màu sắc. Và trong không khí tưng bừng rộn rã của đêm noel, trong giá buốt của lạnh lẽo đêm đông, ngày nay có biết bao mảnh đời bất hạnh vẫn phải sống cảnh không nhà mà điển hình chính là cô bé bán diêm trên tay cầm những que diêm lầm lũi bước đi trong đêm đông rét buốt trong câu chuyện của Ardersen. Các bạn Nhóm Tuổi Ngọc đã tái hiện lại câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm” bằng trang phục, vũ điệu mang đậm nét văn hóa Việt làm cho câu chuyện thêm gần gũi và lay động lòng người.
Các tác phẩm tiếp theo trong phần này có thể kể đến:
- “Jingle Bells”, nhạc ngoại, lời Việt của Phạm Duy do Khắc Triệu, Hoàng Hiệp, Hồng Mơ, Tuyết Mai trình bày; “Bài Ca Cảm Tạ” của Viết Chung do Thanh Sử và Mai Thảo trình bày;
- “Trong Hang Đá Nhỏ - Dâng Chúa Đêm nay” của Phanxicô do các ca đoàn Hồng Ân – Thủ Đức, Phú Nhuận – Phú Thọ hợp xướng;
- “Trong Máng Cỏ Đơn Sơ” của Hải Triều – Cát Minh do Mai Thảo và Gia Ân trình bày; Tiết mục múa Hân Hoan do Giáo xứ Phanxicô Xavie, Chợ Lớn trình bày;
- “Nhìn Em Bé Trẻ Thơ Ngây”, cổ ca Anh, thế kỷ 17, lời Việt của Lại Quốc Hùng do Diệu Hiền, Bích Hiền và Tâm Linh trình bày;
- Bài hát Giáng Sinh mang âm hưởng Tây Nguyên “Noel Tây Nguyên – Hoan Ca Mừng Chúa” do Triệu Yên và Trần Ngọc trình bày cùng vũ đoàn Phương Việt;
- “Noel: Một Trời Phép Lạ & Say Noel”, thơ Xuân Ly Băng – Nhạc: Xuân Thảo – Kim Long – Hải Linh do ca đoàn Quê Hương hợp xướng dưới sự chỉ huy của cha nhạc sĩ Xuân Thảo.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn đã thay mặt ban tổ chức cám ơn các nhân và đơn vị tài trợ cho đêm nhạc Giáng Sinh đồng thời công bố món quà chia sẻ của cộng đoàn tham dự đêm nhạc cho các em thiếu nhi bị lũ lụt miền Trung là 115.060.000 đồng và 160 USD, ngoài ra còn có những đóng góp thêm khi đêm nhạc kết thúc. Đức Hồng y đã có đôi lời chia sẻ và ban phép lành, trong phần chia sẻ ngài cho hay con tim của mỗi người đều có hai van, vì thế một van cần mở ra để đón nhận tình yêu Thiên Chúa và một van mở ra để đẩy tình thương đó đến với tha nhân để mỗi người, mỗi gia đình có sức sống dồi dào hơn trong mùa Giáng Sinh cũng như trong cuộc đời.
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh được kết thúc bằng ca khúc bất hủ “Hang Bêlem” của Nhạc sĩ Hải Linh với sự trình bày của tất cả các ca sĩ và các ca đoàn. Đêm nhạc rồi cũng kết thúc trong niềm hân hoan, niềm vui chờ đón Giáng Sinh, mong rằng mỗi người cảm nhận niềm vui này bằng hành động cụ thể nơi công việc, nơi đời sống thường nhật để sự giao duyên của đất trời qua việc giáng thế của Chúa Hài Đồng năm xưa được nhiều người đón nhận thực sự trong tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.
Sàigòn, ngày 18 tháng 12 năm 2010,
Sài Gòn những ngày áp Lễ Giáng Sinh se lạnh, nhưng không vì thế mà người ta không ra đường để vui chơi, chụp ảnh, dạo phố. Nhưng thời gian của mùa Vọng vẫn chưa hết đối với người Công Giáo, mùa Vọng mùa của hy vọng, của ước mơ, của đợi chờ, sự lắng đọng chờ đợi Đấng Cứu Thế hạ sinh làm người. Trong tâm tình mùa Vọng, trong cái se lạnh mùa Đông, trong niềm hân hoan chờ đợi những ngày Giáng Sinh sắp đến, chính niềm tin vào Hài Nhi Giêsu giáng thế đã quy tụ đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận đến với đêm thánh nhạc chủ đề “Đêm Thánh - Đêm Đất Trời Giao Duyên” tối 12/12/2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn.
Xem hình đêm thánh ca "Đất Trời Giao Duyên
“Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng”, lời hát, điệu ca nói lên sự giao duyên đất trời trong nhạc phẩm bất hủ “Silent Night - Đêm Thánh Vô Cùng” của Franz Grubert, lời Việt của nhạc sĩ Hùng Lân do các ca đoàn tham gia đêm nhạc trình bày với sự điều khiển của nhạc sĩ Hùng Lân gần như đã lột tả ý nghĩa chủ đề để khai mạc đêm nhạc.
Cha Hoàng Quân và cô Thanh Xuân là hai người dẫn chương trình giới thiệu sơ lược chủ đề chương trình với những suy tư: “Sự chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải thoát và đem bình an cho người thiện tâm đã được Chúa Giáng Sinh đáp ứng cách đây hơn 2000 năm, đó là giây phút đất trời gặp nhau. Qua đó, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người được thực hiện, là giây phút linh thiêng, là đêm rất thánh của đêm Hồng Ân, là đêm của sự giao hòa nhân loại với Đấng Tạo Dựng vũ trụ và giữa anh em với nhau. Chính vì thế đêm nhạc Noel tô đậm tinh thần hội nhập văn hóa từ nội dung cho đến hình thức”.
Bài hát “Đây Tin Mừng” của Linh mục Hoàng Kim diễn tả ý nghĩa mọi người cùng đến thờ lạy Chúa được múa minh họa bằng bối cảnh ba vua với những chú lạc đà đã gây thích thú cho người xem với sự trình diễn của các ca sĩ Xuân Trường, Thanh Sử, Trần Ngọc cùng các linh mục Chí Lĩnh, Cao Thăng, Trung Thành, OP. Các nhạc phẩm tiếp theo gồm: “Tiếng Hát Thiên Thần” do Mai Thảo, Diệu Hiền, Tuyết Mai, Bích Hiền, Kha Ly, Tâm Linh trình bày; “Hài Nhi Nhỏ Bé Vị Cứu Tinh Nhân Trần” với sự trở lại của tam ca “cha cha cha” nghĩa là ba vị linh mục Chí Lĩnh, Cao Thăng, Trung Thành; Xuân Trường và Kha Ly thì mượt mà trong “Tình Khúc Đêm Đông”.
Có thể nói bài Thánh ca Giáng Sinh thuần Việt cổ xưa nhất chính là bài hát Nửa Đêm Mầng Chúa Ra Đời của cha Phaolô Đoàn Quang Đạt, với nghệ danh đơn giản là Phaolô Đạt. Bài hát với giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc được ca đoàn Giáo xứ Thị Nghè trình bày cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của cha Sỹ Tùng. Ngoài giai điệu thì lời hát cổ xưa của bài hát này cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm: Nửa đêm, mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa. Nửa đêm, mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi,. quỳ thở dâng hơi Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. Chói lói giữa trời nhỏ xuống Bê Lem. Thiên thần chín đẳng chầu quanh Thiên thần chín đẳng chầu quanh Tấu nhạc rập ràng đàn hát, đàn hát xướng ca. Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa Ớ loài người, ấy phúc lành bình an cho người Vì cửa Thiên Đàng rộng mở Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở”
Sang phần 2 của đêm nhạc chính là “Đêm Đất Trời Giao Duyên”, với những khúc ca, tiếng nhạc hiện đại nhưng mang đậm nét dân tộc như muốn nói đến sự hòa hợp đất trời. Cuộc gặp gỡ giữa Đấng ban phát tình thương và người đón nhận tình thương, nét hội ngộ của tình trời và lòng người. Tất cả như muốn cùng nhau rước Chúa vào trong cuộc đời, trong gia đình, nhất là trong tâm hồn.
Chúng ta thường đón Chúa đến trong không khí tươi vui, rộn ràng trong chiếc túi của ông già Noel với những món quà xinh xắn cùng những ánh đèn rực rỡ đầy màu sắc. Và trong không khí tưng bừng rộn rã của đêm noel, trong giá buốt của lạnh lẽo đêm đông, ngày nay có biết bao mảnh đời bất hạnh vẫn phải sống cảnh không nhà mà điển hình chính là cô bé bán diêm trên tay cầm những que diêm lầm lũi bước đi trong đêm đông rét buốt trong câu chuyện của Ardersen. Các bạn Nhóm Tuổi Ngọc đã tái hiện lại câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm” bằng trang phục, vũ điệu mang đậm nét văn hóa Việt làm cho câu chuyện thêm gần gũi và lay động lòng người.
Các tác phẩm tiếp theo trong phần này có thể kể đến:
- “Jingle Bells”, nhạc ngoại, lời Việt của Phạm Duy do Khắc Triệu, Hoàng Hiệp, Hồng Mơ, Tuyết Mai trình bày; “Bài Ca Cảm Tạ” của Viết Chung do Thanh Sử và Mai Thảo trình bày;
- “Trong Hang Đá Nhỏ - Dâng Chúa Đêm nay” của Phanxicô do các ca đoàn Hồng Ân – Thủ Đức, Phú Nhuận – Phú Thọ hợp xướng;
- “Trong Máng Cỏ Đơn Sơ” của Hải Triều – Cát Minh do Mai Thảo và Gia Ân trình bày; Tiết mục múa Hân Hoan do Giáo xứ Phanxicô Xavie, Chợ Lớn trình bày;
- “Nhìn Em Bé Trẻ Thơ Ngây”, cổ ca Anh, thế kỷ 17, lời Việt của Lại Quốc Hùng do Diệu Hiền, Bích Hiền và Tâm Linh trình bày;
- Bài hát Giáng Sinh mang âm hưởng Tây Nguyên “Noel Tây Nguyên – Hoan Ca Mừng Chúa” do Triệu Yên và Trần Ngọc trình bày cùng vũ đoàn Phương Việt;
- “Noel: Một Trời Phép Lạ & Say Noel”, thơ Xuân Ly Băng – Nhạc: Xuân Thảo – Kim Long – Hải Linh do ca đoàn Quê Hương hợp xướng dưới sự chỉ huy của cha nhạc sĩ Xuân Thảo.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn đã thay mặt ban tổ chức cám ơn các nhân và đơn vị tài trợ cho đêm nhạc Giáng Sinh đồng thời công bố món quà chia sẻ của cộng đoàn tham dự đêm nhạc cho các em thiếu nhi bị lũ lụt miền Trung là 115.060.000 đồng và 160 USD, ngoài ra còn có những đóng góp thêm khi đêm nhạc kết thúc. Đức Hồng y đã có đôi lời chia sẻ và ban phép lành, trong phần chia sẻ ngài cho hay con tim của mỗi người đều có hai van, vì thế một van cần mở ra để đón nhận tình yêu Thiên Chúa và một van mở ra để đẩy tình thương đó đến với tha nhân để mỗi người, mỗi gia đình có sức sống dồi dào hơn trong mùa Giáng Sinh cũng như trong cuộc đời.
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh được kết thúc bằng ca khúc bất hủ “Hang Bêlem” của Nhạc sĩ Hải Linh với sự trình bày của tất cả các ca sĩ và các ca đoàn. Đêm nhạc rồi cũng kết thúc trong niềm hân hoan, niềm vui chờ đón Giáng Sinh, mong rằng mỗi người cảm nhận niềm vui này bằng hành động cụ thể nơi công việc, nơi đời sống thường nhật để sự giao duyên của đất trời qua việc giáng thế của Chúa Hài Đồng năm xưa được nhiều người đón nhận thực sự trong tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.
Sàigòn, ngày 18 tháng 12 năm 2010,
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hạ viện Mỹ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Trọng Nghiã / RFI
09:40 17/12/2010
Hạ viện Mỹ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Các dân biểu Hoa Kỳ vào sáng sớm hôm nay, 17/12/2010, đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia "cần quan tâm đặc biệt" (CPC) vì những vi phạm nghiêm trọng trong lãnh vực quyền tự do tôn giáo. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce, tác giả bản nghị quyết, khẳng định: "Nếu muốn quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng".
Nghị quyết mang ký hiệu H.Res.20 cũng: « lên án mạnh mẽ các vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng hiện nay tại Việt Nam, kể cả việc bắt giam các lãnh đạo tôn giáo và các bản án tù dài hạn cho những người đấu tranh bằng phương thức hòa bình ». Nghị quyết đồng thời « kêu gọi Việt Nam gỡ bỏ những hạn chế về tự do tôn giáo, thực hiện các biện pháp cải cách chính trị và luật pháp cần thiết để bảo đảm quyền tự do tôn giáo ».
Nghị quyết này tuy nhiên chỉ mang tính chất biểu tượng, hoàn toàn không ràng buộc Bộ Ngoại giao Mỹ, định chế có quyền ghi tên hay xóa tên một quốc gia trong danh sách CPC. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce, tác giả của nghị quyết, đã xác định rằng: nếu muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, kể cả tự do tín ngưỡng.
Trong thời gian qua, dân biểu Royce là người thường xuyên chỉ trích bộ Ngoại giao Mỹ đã sao lãng vấn đề Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền. Trong một bản thông cáo đề ngày hôm nay, ông Royce nhận xét: « Chính quyền Obama nói đã thấy những bước tiến tích cực tại Việt Nam, nhưng bản thân tôi thì chẳng thấy gì cả. Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị tấn công. »
Vị dân biểu Mỹ đã nêu lên thí dụ về vụ đàn áp giáo dân ở Cồn Dầu (Đà Nẵng) chỉ vì tranh chấp đất đai, hay các hành vi ‘’truy bức’’ Phật giáo Hòa Hảo hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Xin nhắc lại, danh sách CPC được thiết lập vào năm 1999, Việt Nam đã từng bị đưa vào danh sách này trước khi được xóa tên vào năm 2006, trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Các dân biểu Hoa Kỳ vào sáng sớm hôm nay, 17/12/2010, đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia "cần quan tâm đặc biệt" (CPC) vì những vi phạm nghiêm trọng trong lãnh vực quyền tự do tôn giáo. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce, tác giả bản nghị quyết, khẳng định: "Nếu muốn quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng".
Nghị quyết mang ký hiệu H.Res.20 cũng: « lên án mạnh mẽ các vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng hiện nay tại Việt Nam, kể cả việc bắt giam các lãnh đạo tôn giáo và các bản án tù dài hạn cho những người đấu tranh bằng phương thức hòa bình ». Nghị quyết đồng thời « kêu gọi Việt Nam gỡ bỏ những hạn chế về tự do tôn giáo, thực hiện các biện pháp cải cách chính trị và luật pháp cần thiết để bảo đảm quyền tự do tôn giáo ».
Nghị quyết này tuy nhiên chỉ mang tính chất biểu tượng, hoàn toàn không ràng buộc Bộ Ngoại giao Mỹ, định chế có quyền ghi tên hay xóa tên một quốc gia trong danh sách CPC. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce, tác giả của nghị quyết, đã xác định rằng: nếu muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, kể cả tự do tín ngưỡng.
Trong thời gian qua, dân biểu Royce là người thường xuyên chỉ trích bộ Ngoại giao Mỹ đã sao lãng vấn đề Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền. Trong một bản thông cáo đề ngày hôm nay, ông Royce nhận xét: « Chính quyền Obama nói đã thấy những bước tiến tích cực tại Việt Nam, nhưng bản thân tôi thì chẳng thấy gì cả. Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị tấn công. »
Vị dân biểu Mỹ đã nêu lên thí dụ về vụ đàn áp giáo dân ở Cồn Dầu (Đà Nẵng) chỉ vì tranh chấp đất đai, hay các hành vi ‘’truy bức’’ Phật giáo Hòa Hảo hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Xin nhắc lại, danh sách CPC được thiết lập vào năm 1999, Việt Nam đã từng bị đưa vào danh sách này trước khi được xóa tên vào năm 2006, trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mẹ Maria, Đấng duy nhất được lãnh nhận ơn Tiền Cứu Rỗi (2)
Lm Nguyễn Hữu Thy
09:09 17/12/2010
3. Những tín điều về Mẹ Maria trong các năm 1854 và 1950
Trong cục diện Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn từ đời đời để làm Mẹ Con Một Người và vì thế Người đã gìn giữ Mẹ khỏi vướng mắc tội Nguyên tổ cũng như các tội khác ngay từ giây phút đầu tiên sự hiện hữu của Mẹ, một vấn nạn thần học đã được đặt ra, đó là mỗi con người đã được tiền định từ đời đời về các ân sủng mà Thiên Chúa sẽ ban cho người ấy, cũng như về sứ mệnh đặc biệt mà Người sẽ trao phó cho người ấy (x. Ep 1,4; 2Tm 1,9tt).
Dĩ nhiên, nếu Thiên Chúa an bài cho ai một số phận hay trao phó cho một sứ mệnh nào đó, cũng như kêu gọi và ban ân sủng cho người ấy, thì trước hết, Người chỉ muốn điều thiện hảo và ích lợi cho người ấy mà thôi; nếu không, Thiên Chúa đã tự mâu thuẫn với chính mình, – vì Người là chân thiện mỹ tuyệt đối – một điều không thể xảy ra được; và tiếp đến, sự an bài hay sự tiền định đó hoàn toàn không chút mảy may có tương quan với chủ trương của những đồ đệ thuyết định mệnh (Determinismus) cứng nhắc, thụ động và mù quáng.
Thật vậy, mặc dù Thiên Chúa đã tiền định, hay đã an bài cho con người một con đường sống thế này hay thế kia, hoặc Người muốn trao phó cho con người một sứ mệnh nào đó, cũng như việc Người ban phát ân sủng cho người ấy, nhưng không nhất thiết luôn luôn phải xảy ra như vậy. Bởi vì, con người còn có ý chí tự do, một khả năng cao quý và đồng thời là một quyền lợi bất khả xâm phạm, nên con người có thể chấp nhận và cộng tác vào chương trình đã được Thiên Chúa an bài và hoạch định hay chối từ và chọn lựa cho mình một cuộc sống theo ý mình muốn. Và tất nhiên, trong trường hợp này, con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự quyết định tự do của mình. Để hiểu được điều đó, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ tượng trưng như sau: Thiên Chúa cũng tương tự như một người cha đầy nhân từ, khi đứa con của ông cất tiếng khóc chào đời, thì vì thương con và muốn cho con sau này có được một cuộc sống hạnh phúc, nên ông có những dự định hay những chương trình trong tương lai cho con thế này thế kia. Nhưng một khi đứa con khôn lớn và trưởng thành, thì rất có thể nó sẽ làm theo ý nguyện của ông hay nó sẽ chọn cho mình một con đường đi, một lối sống riêng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn tự do của người con.
Dĩ nhiên, trong ví dụ trên chúng ta cũng cần phân biệt sự tương đồng và sự khác biệt giữa Thiên Chúa và người cha nhân hậu kia. Sự tương đồng là tình yêu thương: Cả hai đều dự định thế này thế kia cho con mình, vì các ngài chỉ muốn tốt, muốn điều thiện hảo và sự hạnh phúc chân thật cho con cái mình; Còn sự khác biệt cũng rất rõ rệt, đó là: nơi người cha trần thế, ông chỉ suy nghĩ và dự đoán được thế này thế kia là tốt cho con mình và ông ước muốn mọi sự được xảy ra như vậy; trong khi đó Thiên Chúa thì không cần phải suy nghĩ, dự đoán hay ước muốn nữa. Những gì Người ước muốn hay thực hiện cho ta đều là điều thiện hảo và mang lại hạnh phúc chân thật cho ta một cách chắc chắn, vì người là Tạo Hóa toàn năng, Người nhìn thấy được tất cả mọi sự trong chính bản chất của chúng. Vì thế, nơi Thiên Chúa, con người có thể „nhắm mắt“ tin tưởng và phó thác hoàn toàn, mà không sợ phải sai lầm và ân hận.
Nhưng thiết tưởng, ở đây chúng ta cũng cần phải khẳng định lại chân lý đức tin này, đó là khi một người hoàn toàn sống trong mầu nhiệm ơn thánh, nghĩa là sống kết hiệp mật thiết, hay nói theo ngôn ngữ tân thời ngày nay là có tương quan tốt, với Thiên Chúa và ra sức thực hiện thánh ý của Người trong cuộc sống của mình, thì một khi cuộc đời trần thế người ấy kết thúc, người ấy sẽ được sống lại và trở nên giống Chúa Kitô phục sinh vinh hiển (x. 1Ga 3,2; Pl 3,21)). Đây là chân lý mà những giáo huấn đức tin về Mẹ Maria, hay nói rõ hơn, tín điều Mẹ Maria được gìn giữ khỏi tội Nguyên tổ ngay từ giây phút đầu tiên khi vừa được thụ thai trong lòng mẹ mình – „Maria Immaculata“ – và tín điều Mẹ Maria hoàn tất cuộc sống dương thế của Mẹ trong sự sung mãn của ơn thánh cả hồn lẫn xác ở trên Quê Trời – „Maria Assumpta“ – đã chứng minh một cách hùng hồn và cụ thể. Đây là những giáo huấn đức tin đã được hình thành từ sự suy diễn của đức tin dựa theo lời giáo huấn của thánh Phaolô: „Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người“ (Rm 12,6) và từ kết quả của những suy tư thần học trong khuôn khổ đức tin chắc chắn của Giáo Hội, vốn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đúng như Chân phước Hồng Y John Henry Newman vẫn quan niệm.
Nhưng ở đây không có ý đề cập đến sự phát triển về số lượng của các nội dung đức tin riêng rẽ, nhưng là nói đến một sự thấu hiểu rõ ràng và chắc chắn về những điều kiện nội tại của chân lý Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh (1).
Mẹ Maria đã đáp lại lời đề nghị của Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ nhân loại của Người bằng hai tiếng „xin vâng“ trong bối cảnh Mẹ được chính Thiên thần cung kính chào là „Đấng đầy ơn phúc“ (x. Lc 1,28.41tt), nghĩa là Mẹ Maria đã chấp nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong tình trạng hoàn toàn an bình, thanh thản, sáng suốt, tự do và nhất là rất xứng đáng với ơn Chúa, mặc dù vào lúc bấy giờ Mẹ chưa hiểu được một cách đầy đủ mọi tình tiết của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Mẹ chấp nhận và thưa tiếng „xin vâng“, vì Mẹ biết được đó là ý định của Thiên Chúa, Đấng mà Mẹ luôn hết lòng yêu mến và hoàn toàn tín thác.
Vâng, ngay từ giây phút đầu tiên cuộc sống trần thế của Mẹ, Mẹ Maria đã được tràn đầy ân sủng của Chúa Kitô – ân sủng mà tội Nguyên tổ đã đánh mất đi – đến nỗi Mẹ không cần phải được giải thoát khỏi tội Nguyên tổ qua Bí tích Rửa Tội như tất cả mọi con cái loài người nữa, bởi vì Mẹ đã hoàn toàn được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế, hay nói cách khác, Mẹ đã được gìn giữ khỏi bị vướng mắc vào vết nhơ đó ngay từ giây phút đầu tiên khi được dựng thai trong lòng mẹ. Và cũng vì thế, một hiệu quả tất yếu của tình trạng „đầy ân sủng“ Chúa Kitô và không chút vương vấn vết nhơ của tội Nguyên tổ nơi Mẹ Maria, là trong khi thực hiện ý chí tự do của mình, Mẹ được ơn thánh gìn giữ trước những dục vọng vô độ do Nguyên tội gây ra và trước tất cả mọi tội trọng và tội nhẹ.
Dĩ nhiên, ơn Mẹ Maria được gìn giữ không bị vướng mắc vào tội Nguyên tổ và các tội riêng, là nhờ vào công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, mà Mẹ là người duy nhất được hưởng trước, ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ.
Nhưng như đã nói trên, ơn tinh tuyền và hoàn toàn vô tội mà Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria, không phải là tình trạng ân sủng nguyên thủy mà Nguyên tổ loài người có được trước khi các ngài phạm tội, nhưng là chính ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Nói cách khác, nhờ vào công nghiệp cuộc tử nạn thập giá của Chúa Kitô, mà mọi tư tưởng, mọi ước muốn cũng như mọi hành động của Mẹ Maria đều đã được gìn giữ trước tất cả mọi sai lầm và tội lỗi. Tuy nhiên, điều đó không có ý nói rằng Mẹ Maria đã hoàn toàn tránh được mọi hậu quả của tội Nguyên tổ; nói rõ hơn, ngoài các hậu quả luân lý độc hại, như: sự vô luân, các dục vọng vô độ và sự hướng chiều về tội lỗi, v.v…, của Nguyên tội, Mẹ Maria cũng phải gánh chịu các hậu quả khác mà Nguyên tội đã gây ra cho toàn thể con cái loài người, như sự đau đớn, sự khổ cực và sự chết.
Hơn nữa, đó cũng là điều phù hợp với sứ mệnh mà Thiên Chúa Cha đã giao phó cho Mẹ, tức làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Con Một Người và làm Đấng Đồng Công Cứu Chuộc:
1) Là Mẹ Con Một Thiên Chúa, Đấng Cực Thánh, nên Mẹ Maria cũng phải hoàn toàn tinh tuyền thánh thiện và không vấn vương bất cứ vết nhơ tội lỗi nào.
2) Là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô, nên Mẹ Maria cũng phải chịu mọi đau đớn, buồn sầu và sau cùng cũng phải chết. Chỉ khác biệt với con cái loài người ở chỗ, là sau khi chết, Mẹ Maria đã được rước lên trời cả hồn lẫn xác, chứ xác thánh Mẹ không phải chịu cảnh hư nát trong mồ như những người khác. Và đó là một chân lý đức tin.
Chính chân lý đức này về sự chấm tận đầy vinh hiển của cuộc sống trần thế của Mẹ Maria, đã khẳng định một cách chắc chắn về tương lai tươi đẹp của loài người trong ngày thế mạt: xác mọi người đã chết từ thuở tạo thiên lập địa cho tới lúc bấy giờ, sẽ được sống lại và đoàn tụ với linh hồn. Như vậy, thực tại Mẹ Maria được lên trời cả hồn lẫn xác là một báo hiệu về sự hoàn tất vinh quang của con người trong thân xác sáng láng của mình.
4. Mẹ Maria được gìn giữ khỏi Nguyên tội
Điểm xuất phát cho cảm nghiệm đức tin về Mẹ Maria, về vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ và địa vị của Mẹ trong cộng đồng các Thánh, một cảm nghiệm cuối cùng đã dẫn tới sự diễn giải thần học trong tín điều „Vô Nhiễm Thai“ của Mẹ, được long trọng công bố năm 1854, là tình trạng đối lập giữa bà E-và và Mẹ Maria(2).
4.1. Nền tảng Kinh Thánh
Thực ra, về nền tảng Kinh Thánh của tín điều Mẹ Maria „Vô Nhiễm Thai“, người ta không thể đưa ra được những dẫn chứng trực tiếp. Nhưng điều quan trọng ở đây là các chứng từ đều nhìn nhận tất cả những gì xảy ra trên thế giới đều bắt nguồn trong sự quan phòng của Thiên Chúa, chẳng hạn như ơn gọi của các Ngôn sứ đã được thực hiện ngay khi các ngài còn trong lòng mẹ (x. Gr 1,5; Is 49,1). Theo quan điểm của Tân Ước, thì điều tương tự như thế được hiểu về Giáo Hội. Từ muôn thuở trước, Giáo Hội đã được xác định sống công chính và thánh thiện trong kế hoạch cứu độ của Chúa Kitô (x. Ep 1,3-14). Nói cách khác, cuộc sống Kitô hữu chân chính hoàn toàn nằm trong sự an bài của thánh ý Thiên Chúa, được Người chúc phúc và vì thế, tự trong bản chất đặc thù của nó, cuộc sống ấy phát triển và tràn đầy ân sủng theo mức độ Thiên Chúa ban cho. Trong Thư Roma, thánh Phaolô đã gọi điều đó là „lượng đức tin“, ngài viết: „Dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi xin nói với từng người trong anh em: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho“ (Rm 12,3).
Còn Tân Ước đã khẳng định Mẹ Thiên Chúa là Đấng „đầy ân sủng“. Thánh sử Luca đã ghi chính lời phát ra từ miệng Thiên sứ Gabriel trong ngày truyền tin: „Thiên sứ vào nhà Trinh Nữ và nói: Kính chào Bà, Bà đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà“ (Lc 1,28).
Mẹ Maria đã được Thiên Chúa kêu gọi và kén chọn làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Con Một Người. Nhưng không chỉ sự kêu gọi này từ phía Thiên Chúa, nhưng chính cả sự hoàn toàn tự nguyện đón nhận lời kêu gọi ấy với tất cả lòng tín thác từ phía Mẹ Maria, đều là ân sủng của Thiên Chúa, hay nói cách khác, đều do sự tác động của Chúa Thánh Thần (x. Lc 1,35). Dĩ nhiên, Đức Trinh Nữ cũng cần sự chuẩn bị nội tâm để có thể chấp nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Thiên Sai với tất cà lòng tín thác và chu toàn sứ mệnh đầy thách đố ấy đúng với thánh ý Thiên Chúa. Còn chính Thiên Chúa, Người luôn nâng đỡ và tạo mọi điều kiện để Mẹ Maria chu toàn được sứ mệnh của mình, vì thế Người luôn ở cùng Mẹ.
4.2. Những phát triển trong phương diện lịch sử thần học
Lý do chính của sự phát triển tín điều là các luận cứ thần học về mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Căn cứ vào biến cố xuống thế làm người của Chúa Kitô, một quan niệm đã được thành hình từ rất sớm, cho rằng Mẹ Đấng Thiên Sai phải được thánh hóa để làm đền thờ Thiên Chúa và phải được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi. Mẹ của Ngôi Lời Vĩnh Cửu phải hoàn toàn tinh tuyền và thánh thiện. Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thánh I-rê-nê thành Lyon (135-202), người đã cho rằng cứu rỗi có nghĩa là thần thánh hóa. Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân, hầu phàm nhân được trở nên thần thánh: „Gott wurde Mensch, damit der Mensch vergöttlicht werde“(3). Như thế, nơi thánh I-rê-nê người ta đã gặp được ý kiến cho rằng Mẹ Maria đã được thanh tẩy mọi tội lỗi trong biến cố truyền tin. Và thánh Giáo phụ Gregor von Nazianz (330-390) cũng quan niệm rằng, vì do mầu nhiệm xuống thế làm người của Chúa Kitô, Mẹ Maria đã được ban cho những phẩm giá của trời cao, và tất nhiên những phẩm giá ấy phải được gắn liền với sự thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi và với sự thánh hóa. Thánh nhân đã phát biểu: Chúa Kitô „trở nên người thật, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4,15): được cưu mang bởi Đức Trinh Nữ, Đấng mà linh hồn cũng như thể xác được Chúa Thánh Thần thanh tẩy trước đó; bởi vì, sự sinh hạ Con Một Thiên Chúa phải được tôn kính và sự đồng trinh của Mẹ Người phải được tán tụng“ (4). Quan điểm này cũng được Đức Thương Phụ Giê-ru-sa-lem Sophronius von Jerusalem ủng hộ (560-638). Kể từ năm 634 ở Đông Phương, Đức Thượng Phụ là một trong những nhân chứng quan trọng nhất của sự phát triển giáo huấn về sự „Vô Nhiễm Thai“ của Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Đông phương hiện nay, những lời phát biểu của Đức Thượng Phụ Sophronius mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Còn ở Tây phương, nhà thần học thời danh đã từng bênh vực cho quan điểm cho rằng Mẹ Maria phải được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi, là thánh Augustinô (354-430), Giám Mục thành Hippo. Chống lại Pelagius (360-420) (5), người đã cho rằng nhiều chứng nhân đức tin trong Cựu Ước là những người vô tội, tức những người tinh tuyền thánh thiện và không vướng mắc các tội lỗi, thánh Augustinô khẳng định rằng ơn được gìn giữ trước mọi tội lỗi chỉ dành cho một mình Mẹ Maria mà thôi. Theo thánh nhân, sự thánh thiện của Chúa Kitô đòi hỏi sự thánh thiện của Mẹ Người. Thánh Augustinô cũng quả quyết rằng vì sự vinh hiển tuyệt đối cao cả của Chúa Kitô, Mẹ Người cũng không thể bị sa chân vào những chốn do tội lỗi thống trị. Dĩ nhiên, dựa theo lý thuyết đặc biệt của thánh nhân về sự di truyền của Nguyên tội qua sự truyền sinh nòi giống, thánh Augustinô chưa xác tín được sự gìn Giữ (praeservatio) Mẹ Maria trước Nguyên tội. Và có lẽ vì thế, sau này, thánh Thomas Aquinô, người môn sinh ưu tú của ngài và là nhà thần học thời danh của Giáo Hội, cũng đã cho rằng, vì Mẹ Maria được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ của Chúa Kitô, nên Mẹ cũng phải vướng mắc Nguyên tội trong một khoảnh khắc hết sức ngắn ngủi nào đó.
Rõ ràng hơn quan điểm của thánh Augustinô, thánh Anselm von Canterbury đã coi trọng tâm của di sản A-dong để lại, tức Nguyên tội, là sự làm mất đi ân sủng của tình trạng nguyên thủy, lúc hai ông bà nguyên Tổ còn sống trong vườn địa đàng, trước khi phạm tội. Về điểm này, thánh Thomas Aquinô cũng quan niệm tương tự. Thánh Anselm không coi sự ham muốn vô độ là yếu tính, nhưng là hậu quả của Nguyên tội. Với quan điểm đối lập với tư tưởng của Giám Mục thành Hippo như thế, thánh Anselm muốn nói rằng sự thánh hóa của Mẹ Thiên Chúa được hiểu như là một sự ân thưởng nguyên thủy (ursprüngliche Begnadung).
Ngược lại với lối suy tư này của thánh Anselm von Canterbury, còn có ý kiến cho rằng, do tính cách phổ quát của công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, người ta cũng cần phải nói đến những yêu đuối của Mẹ Maria(6). Nhưng vấn nạn: sự ân thưởng và sự thánh hóa của Mẹ Maria tương quan thế nào với nhu cầu khẩn thiết cơ bản được cứu rỗi của Mẹ, từng là một vấn nạn đầy tranh cãi của phái Kinh Viện. Các nhà thần học Dòng Đa Minh đã nhấn mạnh một cách đặc biệt đến nhu cầu khẩn thiết được cứu rỗi của Mẹ Maria, trong khi đó, các nhà thần học Dòng Phan-xi-cô lại tranh luận để làm sáng tỏ được về sự thánh hóa nguyên thủy của Mẹ Maria.
Trong cuộc tranh cãi thần học này, thánh Thomas Aquinô đã dựa theo quan niệm truyền thống cho rằng Mẹ Maria đã được thánh hóa ngay trong lòng mẹ trước khi được sinh ra. Luận cứ này của thánh nhân được dựa trên nền tảng lời Chúa phán trong sách Tiên tri Giê-rê-mi-a: „Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân“ (Gr 1,5), và lời Thiên thần nói về Tiền hô Gio-an Tẩy Giả: „Ngay khi còn trong lòng mẹ, em (Gio-an Tẩy Giả) đã đầy Thánh Thần“ (Lc 1,15b). Nói cách khác, theo thánh Thomas Aquinô thì thánh Gio-an Tẩy Giả và Tiên tri Giê-rê-mi-a đã được thánh hóa ngay trong lòng mẹ trước khi được sinh ra là do sứ mệnh mà Thiên Chúa sẽ giao phó cho các ngài. Nếu vậy, tất nhiên người ta cũng phải chấp nhận thực tại cho rằng Người Nữ sinh hạ Đấng Cứu Thế, một sứ mệnh quan trọng và cao cả, vượt trên mọi sứ mệnh khác, đương nhiên cũng phải được thánh hóa trước khi sinh ra như thế.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng, nếu thánh Thomas Aquinô chủ trương rằng Mẹ Maria cần phải được thánh hóa ngay trong lòng mẹ, trước khi được sinh ra, thì không có nghĩa là Mẹ Maria đã được thánh hóa hay đã được gìn giữ khỏi tội Nguyên tổ ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ. Thật vậy, như đã đề cập đến ở trên, thánh Thomas Aquinô, và sau này các nhà thần học Dòng Đa Minh cũng dựa theo thế giá của ngài, chủ trương rằng giữa sự thụ thai và sự thánh hóa của Mẹ Maria có một khoảng cách thời gian. Nói cách khác, theo ý kiến thánh nhân, trước khi được thánh hóa, Mẹ Maria cũng đã vướng mắc vào tội Nguyên tổ trong một thoáng thời gian ngắn ngủi nào đó.
Bởi vì, thánh nhân lý luận rằng, là thành phần của nhân loại, nên Mẹ Maria cũng được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ do cuộc khổ nạn của Chúa Kitô mang lại, nếu vậy, Mẹ cũng phải vướng mắc Nguyên tội, ít là trong một thoáng ngắn ngủi. Với một quan niệm như thế, thánh Thomas cũng muốn liên tưởng đến và giải thích đại lễ „Đức Mẹ Được Cưu Mang“ trong lòng bà thánh Anna, mà Giáo Hội Đông phương đã cử hành từ thế kỷ VII. Theo thánh nhân, nội dung thần học đặc biệt của đại lễ này là khoảng cách giữa sự kiện Mẹ Maria được thụ thai và sự kiện Mẹ được thánh hóa. Và cũng theo ý kiến thánh nhân, vì thời điểm Mẹ Maria được thánh hóa hay được thanh tẩy trước khi được sinh ra không rõ ràng, nên người ta mới cử hành đại lễ „Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội“ vào ngày 8 tháng 12 hằng năm. Trong tác phẩm „Tổng Luận Thần Học“, thánh nhân gián tiếp khẳng định điều ấy khi viết: „Trước Lễ được Thánh Hóa của Mẹ là Lễ Mẹ được Cưu Mang“(7).
Trong khi đó, Chân phước Duns Scotus, nhà thần học nổi danh thuộc Dòng Phan-xi-cô đã đạt được một bước nhảy vọt trong nhận thức thần học về vấn nạn tương quan nội tại giữa nhu cầu cần thiết được cứu rỗi và sự thánh hóa nơi trường hợp Mẹ Maria. Cũng như quan điểm của thánh Thomas Aquinô, Chân phước Duns Scotus cũng cho rằng yếu tính của nguyên tội là làm cho con người mất sự công chính của tình trạng nguyên thủy. Nhà thần học Dòng Phan-xi-cô thời danh này chủ trưởng quan điểm về „Nhập thể tuyệt đối“ (Incarnatio absoluta). Nghĩa là đối với sự nhập thể làm người của Ngôi Lời hoàn toàn không chịu bất cứ ảnh hưởng nào của trần thế. Tội lỗi cũng không chút vấn vương trong biến cố Ngôi Lời nhập thể. Duns Scotus khám phá ra được sự tương quan hết sức chặt chẽ giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria và sự tương quan chặt chẽ ấy đã có ngay từ khởi đầu lịch sử cứu độ trong sự an bài đời đời của Thiên Chúa về mầu nhiệm nhập thể của Con Một Người. Từ suy diễn ấy, Duns Scotus, vị „tiến sĩ của Mẹ Maria“ (Doctor marianus) cho rằng tất cả mọi tạo vật đều phải quy phục Mẹ Maria. Bởi vì, sau Chúa Kitô, Mẹ Maria là Đấng giữ vai trò quan trọng thứ hai trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Dựa theo quan điểm của ngài về Thánh Mẫu học trong toàn văn về „Incarnatio absoluta“, Duns Scotus đã thành công trong quan điểm của ngài về sự cứu độ và sự thánh hóa của Mẹ Maria, vốn đã được Thiên Chúa ban cho Mẹ ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ, nhờ vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Và đây cũng chính là giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Thật vậy, luận đề của nhà thần học thời danh Dòng Phan-xi-cô này là ơn cứu độ của Mẹ Maria không thể được hiểu rằng Mẹ đã được „hậu thánh hóa“, nghĩa là Mẹ đã được thanh tẩy khỏi Nguyên tội sau khi đã được dựng thai trong lòng mẹ. Trái lại, trong trường hợp Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã nhận được ơn cứu rỗi do cuộc khổ nạn thập giá của Chúa Kitô mang lại ngay trong giây phút đầu tiên khi được cưu mang trong lòng mẹ, nghĩ là Mẹ Maria được gìn giữ không bị vướng mắc Nguyên tội ngay từ giây phút đầu tiên sự hiện hữu của Mẹ.
Theo Duns Scotus, với tư cách là thành viên của gia đình nhận loại, nên Mẹ Maria cũng cần đến ơn cứu rỗi, nhưng nhờ vào công nghiệp cứu chuộc nhân loại của Đức Kitô, Con Mẹ, cũng như sự vinh quang cao cả của Người, Mẹ Maria đã được ơn thánh gìn giữ trước Nguyên tội và trước những ảnh hưởng tai hại của nó gây nên và được sống kết hiệp với Thiên Chúa trong tình trạng ân sủng nguyên thủy, tức tình trạng trước khi Nguyên tổ phạm tội.
Đây là một quan điểm mới mẻ, đúng đắn và có tính cách thuyết phục, nhưng phải chờ mãi về sau này, Chân phước Duns Scotus mới nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong toàn Giáo Hội. Đặc biệt và chủ yếu nhất là quan điểm của ngài đã nhận được sự ủng hộ triệt để và đem ra phổ biến của hai nhà chú giải và bình luận thời danh nền thần học thánh Thomas Aquinô thuộc Dòng Tên, đó là: Giáo sư Robert Bellarmin (1542-1621) và giáo sư Francisco Suarez (1548-1617).
________________
1. xin xem G.L. Müller, Katholische Dogmatik. Für Studium und Praxis der Theologie, Freiburg 5. Aufl. 2003, trang 502-508; và F. Courth, Mariologie – Maria, die Mutter des Christus, trong: W. Beinert (Hg.), Glaubenszugänge. Lehrbuch der Katholischen Dogmatik. Bd. 2, Paderborn 1995, trang 357-388; A. Ziegenaus, Maria in der Heilsgeschichte. Mariologie, (Katholische Dogmatik. Bd. 5), Aachen 1998, trang 287-331; A. Müller/D. Sattler, Mariologie, trong: Th. Schneider (Hg.), Handbuch der Dogmatik. Bd. 2, Düsseldorf 2000, trang 155-187, vấn đề được đề cập tới ở đây, xin xem trang 183-186;
2. Sự đối lập này thường được hiểu trong nghĩa cứu độ: đứng đối lập với Tổ mẫu E-và, người đã sa phạm tội bất phục tùng mệnh lệnh Thiên Chúa, là Mẹ Maria, Mẹ chí thánh của Chúa Cứu Thế, luôn tín thác và tùng phục mọi kế hoạch của Thiên Chúa. Về tín điều „Vô Nhiễm Thai“ xin xem G.L. Müller, Maria, Die Frau im Heilsplan Gottes. (Mariologische Studien. Bd. 15), Regensburg 2. Aufl. 2003, trang 226-230;
3. x. Adv. Haer. III, 19,1.
4. Rede 38,12; xem Courth, Texte, số 54.
5. Pelagius, một Thầy Dòng người Anh, chủ trương một học thuyết về ân sủng hoàn toàn ngược lại với học thuyết của thánh Augustinô, vị Giáo Phụ thời danh. Pelagius truyền bá sự tự do luân lý (lieberum arbirtrium) đối với sự ác hay sự thiện, và vì thế, ông cho rằng con người được tự do và tự mình có đủ khả năng để làm điều thiện. Đối với ông, ân sủng Thiên Chúa chính yếu chỉ hiện diện trong sự nhắc bảo dạy dỗ về luân lý, mà Thiên Chúa đã ban cho qua luật lệ cũng như trong gương mẫu Chúa Kitô, một điều mà mỗi người Kitô hữu đều phải và có thể bắt chước theo. Còn trường hợp sa ngã của ông A-dong đã gây tổn hại cho nhân loại, nhưng dĩ nhiên chỉ được hiểu là ông A-dong đã làm một gương xấu mà thôi. Vì thế, cái chết của ông A-dong không phải là hình phạt do tội ông gây nên, nhưng là một điều tự nhiên. Còn các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, đều đạt tới được cuộc sống vĩnh cửu. Nếu trường hợp chúng đã được rửa tội rồi, thì dĩ nhiên chúng sẽ được sự hạnh phúc ở một cấp độ cao hơn. Nhất là Pelagius đã cho rằng con người có thể sống mà không phạm tội. Trong khi đó ngược lại, thánh Augustinô, Giám Mục thành Hippo ở Bắc Phi, lại dạy rằng ân sủng là sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa đã được tuôn đổ xuống trên tâm hồn con người và biến đổi ý chí con người. Bởi vì, sau khi phạm tội (Nguyên tội), ý chí con người bị trói buộc, chứ không còn được tự do để yêu thương nữa. Bởi vậy, Thiên Chúa phải ban cho con người điều, mà chính Người đòi hỏi trong luật lệ, trước khi con người có thể thực hiện được điều được đòi hỏi trong Luật. Khi con người phạm tội, con người hoàn toàn mất hết khả năng để có thể lãnh nhận được ân sủng. Thiên Chúa ban ân sủng cho con người (hay từ chối), hoàn toàn là một ơn nhưng không của tình yêu thương và của sự tiền định của Người, chứ không do công trạng hay sự sửa soạn của phía con người. Và ngay cả sự bền đỗ của con người trong tình trạng ơn thánh cũng là nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần, nghĩa là một ơn của Thiên Chúa. Sau cùng, lạc thuyết Pelagianismus coi vai trò của Đức Giêsu Kitô như là một gương lành cho con người, đối ngược lại với gương xấu của ông A-dong. Bởi vậy, mỗi người nhận được trọn vẹn sự ảnh hưởng ấy và qua đó cũng hoàn toàn có trách nhiệm đối với phần rỗi của linh hồn hay đối với các tội lỗi của mình. Điều đó muốn nói rằng, đối với thuyết Pelagianismus, người thuận cũng như người chống đều đứng chung trên mức độ như nhau.
6. x. Origenes, Comm. in luc. 17.
7. S. Th. III, q. 27, a. 2 ad 2.3; xem Courth, Texte, Nr. 95.
(Còn tiếp)
Trong cục diện Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn từ đời đời để làm Mẹ Con Một Người và vì thế Người đã gìn giữ Mẹ khỏi vướng mắc tội Nguyên tổ cũng như các tội khác ngay từ giây phút đầu tiên sự hiện hữu của Mẹ, một vấn nạn thần học đã được đặt ra, đó là mỗi con người đã được tiền định từ đời đời về các ân sủng mà Thiên Chúa sẽ ban cho người ấy, cũng như về sứ mệnh đặc biệt mà Người sẽ trao phó cho người ấy (x. Ep 1,4; 2Tm 1,9tt).
Dĩ nhiên, nếu Thiên Chúa an bài cho ai một số phận hay trao phó cho một sứ mệnh nào đó, cũng như kêu gọi và ban ân sủng cho người ấy, thì trước hết, Người chỉ muốn điều thiện hảo và ích lợi cho người ấy mà thôi; nếu không, Thiên Chúa đã tự mâu thuẫn với chính mình, – vì Người là chân thiện mỹ tuyệt đối – một điều không thể xảy ra được; và tiếp đến, sự an bài hay sự tiền định đó hoàn toàn không chút mảy may có tương quan với chủ trương của những đồ đệ thuyết định mệnh (Determinismus) cứng nhắc, thụ động và mù quáng.
Thật vậy, mặc dù Thiên Chúa đã tiền định, hay đã an bài cho con người một con đường sống thế này hay thế kia, hoặc Người muốn trao phó cho con người một sứ mệnh nào đó, cũng như việc Người ban phát ân sủng cho người ấy, nhưng không nhất thiết luôn luôn phải xảy ra như vậy. Bởi vì, con người còn có ý chí tự do, một khả năng cao quý và đồng thời là một quyền lợi bất khả xâm phạm, nên con người có thể chấp nhận và cộng tác vào chương trình đã được Thiên Chúa an bài và hoạch định hay chối từ và chọn lựa cho mình một cuộc sống theo ý mình muốn. Và tất nhiên, trong trường hợp này, con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự quyết định tự do của mình. Để hiểu được điều đó, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ tượng trưng như sau: Thiên Chúa cũng tương tự như một người cha đầy nhân từ, khi đứa con của ông cất tiếng khóc chào đời, thì vì thương con và muốn cho con sau này có được một cuộc sống hạnh phúc, nên ông có những dự định hay những chương trình trong tương lai cho con thế này thế kia. Nhưng một khi đứa con khôn lớn và trưởng thành, thì rất có thể nó sẽ làm theo ý nguyện của ông hay nó sẽ chọn cho mình một con đường đi, một lối sống riêng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn tự do của người con.
Dĩ nhiên, trong ví dụ trên chúng ta cũng cần phân biệt sự tương đồng và sự khác biệt giữa Thiên Chúa và người cha nhân hậu kia. Sự tương đồng là tình yêu thương: Cả hai đều dự định thế này thế kia cho con mình, vì các ngài chỉ muốn tốt, muốn điều thiện hảo và sự hạnh phúc chân thật cho con cái mình; Còn sự khác biệt cũng rất rõ rệt, đó là: nơi người cha trần thế, ông chỉ suy nghĩ và dự đoán được thế này thế kia là tốt cho con mình và ông ước muốn mọi sự được xảy ra như vậy; trong khi đó Thiên Chúa thì không cần phải suy nghĩ, dự đoán hay ước muốn nữa. Những gì Người ước muốn hay thực hiện cho ta đều là điều thiện hảo và mang lại hạnh phúc chân thật cho ta một cách chắc chắn, vì người là Tạo Hóa toàn năng, Người nhìn thấy được tất cả mọi sự trong chính bản chất của chúng. Vì thế, nơi Thiên Chúa, con người có thể „nhắm mắt“ tin tưởng và phó thác hoàn toàn, mà không sợ phải sai lầm và ân hận.
Nhưng thiết tưởng, ở đây chúng ta cũng cần phải khẳng định lại chân lý đức tin này, đó là khi một người hoàn toàn sống trong mầu nhiệm ơn thánh, nghĩa là sống kết hiệp mật thiết, hay nói theo ngôn ngữ tân thời ngày nay là có tương quan tốt, với Thiên Chúa và ra sức thực hiện thánh ý của Người trong cuộc sống của mình, thì một khi cuộc đời trần thế người ấy kết thúc, người ấy sẽ được sống lại và trở nên giống Chúa Kitô phục sinh vinh hiển (x. 1Ga 3,2; Pl 3,21)). Đây là chân lý mà những giáo huấn đức tin về Mẹ Maria, hay nói rõ hơn, tín điều Mẹ Maria được gìn giữ khỏi tội Nguyên tổ ngay từ giây phút đầu tiên khi vừa được thụ thai trong lòng mẹ mình – „Maria Immaculata“ – và tín điều Mẹ Maria hoàn tất cuộc sống dương thế của Mẹ trong sự sung mãn của ơn thánh cả hồn lẫn xác ở trên Quê Trời – „Maria Assumpta“ – đã chứng minh một cách hùng hồn và cụ thể. Đây là những giáo huấn đức tin đã được hình thành từ sự suy diễn của đức tin dựa theo lời giáo huấn của thánh Phaolô: „Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người“ (Rm 12,6) và từ kết quả của những suy tư thần học trong khuôn khổ đức tin chắc chắn của Giáo Hội, vốn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đúng như Chân phước Hồng Y John Henry Newman vẫn quan niệm.
Nhưng ở đây không có ý đề cập đến sự phát triển về số lượng của các nội dung đức tin riêng rẽ, nhưng là nói đến một sự thấu hiểu rõ ràng và chắc chắn về những điều kiện nội tại của chân lý Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh (1).
Mẹ Maria đã đáp lại lời đề nghị của Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ nhân loại của Người bằng hai tiếng „xin vâng“ trong bối cảnh Mẹ được chính Thiên thần cung kính chào là „Đấng đầy ơn phúc“ (x. Lc 1,28.41tt), nghĩa là Mẹ Maria đã chấp nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong tình trạng hoàn toàn an bình, thanh thản, sáng suốt, tự do và nhất là rất xứng đáng với ơn Chúa, mặc dù vào lúc bấy giờ Mẹ chưa hiểu được một cách đầy đủ mọi tình tiết của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Mẹ chấp nhận và thưa tiếng „xin vâng“, vì Mẹ biết được đó là ý định của Thiên Chúa, Đấng mà Mẹ luôn hết lòng yêu mến và hoàn toàn tín thác.
Vâng, ngay từ giây phút đầu tiên cuộc sống trần thế của Mẹ, Mẹ Maria đã được tràn đầy ân sủng của Chúa Kitô – ân sủng mà tội Nguyên tổ đã đánh mất đi – đến nỗi Mẹ không cần phải được giải thoát khỏi tội Nguyên tổ qua Bí tích Rửa Tội như tất cả mọi con cái loài người nữa, bởi vì Mẹ đã hoàn toàn được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế, hay nói cách khác, Mẹ đã được gìn giữ khỏi bị vướng mắc vào vết nhơ đó ngay từ giây phút đầu tiên khi được dựng thai trong lòng mẹ. Và cũng vì thế, một hiệu quả tất yếu của tình trạng „đầy ân sủng“ Chúa Kitô và không chút vương vấn vết nhơ của tội Nguyên tổ nơi Mẹ Maria, là trong khi thực hiện ý chí tự do của mình, Mẹ được ơn thánh gìn giữ trước những dục vọng vô độ do Nguyên tội gây ra và trước tất cả mọi tội trọng và tội nhẹ.
Dĩ nhiên, ơn Mẹ Maria được gìn giữ không bị vướng mắc vào tội Nguyên tổ và các tội riêng, là nhờ vào công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, mà Mẹ là người duy nhất được hưởng trước, ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ.
Nhưng như đã nói trên, ơn tinh tuyền và hoàn toàn vô tội mà Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria, không phải là tình trạng ân sủng nguyên thủy mà Nguyên tổ loài người có được trước khi các ngài phạm tội, nhưng là chính ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Nói cách khác, nhờ vào công nghiệp cuộc tử nạn thập giá của Chúa Kitô, mà mọi tư tưởng, mọi ước muốn cũng như mọi hành động của Mẹ Maria đều đã được gìn giữ trước tất cả mọi sai lầm và tội lỗi. Tuy nhiên, điều đó không có ý nói rằng Mẹ Maria đã hoàn toàn tránh được mọi hậu quả của tội Nguyên tổ; nói rõ hơn, ngoài các hậu quả luân lý độc hại, như: sự vô luân, các dục vọng vô độ và sự hướng chiều về tội lỗi, v.v…, của Nguyên tội, Mẹ Maria cũng phải gánh chịu các hậu quả khác mà Nguyên tội đã gây ra cho toàn thể con cái loài người, như sự đau đớn, sự khổ cực và sự chết.
Hơn nữa, đó cũng là điều phù hợp với sứ mệnh mà Thiên Chúa Cha đã giao phó cho Mẹ, tức làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Con Một Người và làm Đấng Đồng Công Cứu Chuộc:
1) Là Mẹ Con Một Thiên Chúa, Đấng Cực Thánh, nên Mẹ Maria cũng phải hoàn toàn tinh tuyền thánh thiện và không vấn vương bất cứ vết nhơ tội lỗi nào.
2) Là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô, nên Mẹ Maria cũng phải chịu mọi đau đớn, buồn sầu và sau cùng cũng phải chết. Chỉ khác biệt với con cái loài người ở chỗ, là sau khi chết, Mẹ Maria đã được rước lên trời cả hồn lẫn xác, chứ xác thánh Mẹ không phải chịu cảnh hư nát trong mồ như những người khác. Và đó là một chân lý đức tin.
Chính chân lý đức này về sự chấm tận đầy vinh hiển của cuộc sống trần thế của Mẹ Maria, đã khẳng định một cách chắc chắn về tương lai tươi đẹp của loài người trong ngày thế mạt: xác mọi người đã chết từ thuở tạo thiên lập địa cho tới lúc bấy giờ, sẽ được sống lại và đoàn tụ với linh hồn. Như vậy, thực tại Mẹ Maria được lên trời cả hồn lẫn xác là một báo hiệu về sự hoàn tất vinh quang của con người trong thân xác sáng láng của mình.
4. Mẹ Maria được gìn giữ khỏi Nguyên tội
Điểm xuất phát cho cảm nghiệm đức tin về Mẹ Maria, về vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ và địa vị của Mẹ trong cộng đồng các Thánh, một cảm nghiệm cuối cùng đã dẫn tới sự diễn giải thần học trong tín điều „Vô Nhiễm Thai“ của Mẹ, được long trọng công bố năm 1854, là tình trạng đối lập giữa bà E-và và Mẹ Maria(2).
4.1. Nền tảng Kinh Thánh
Thực ra, về nền tảng Kinh Thánh của tín điều Mẹ Maria „Vô Nhiễm Thai“, người ta không thể đưa ra được những dẫn chứng trực tiếp. Nhưng điều quan trọng ở đây là các chứng từ đều nhìn nhận tất cả những gì xảy ra trên thế giới đều bắt nguồn trong sự quan phòng của Thiên Chúa, chẳng hạn như ơn gọi của các Ngôn sứ đã được thực hiện ngay khi các ngài còn trong lòng mẹ (x. Gr 1,5; Is 49,1). Theo quan điểm của Tân Ước, thì điều tương tự như thế được hiểu về Giáo Hội. Từ muôn thuở trước, Giáo Hội đã được xác định sống công chính và thánh thiện trong kế hoạch cứu độ của Chúa Kitô (x. Ep 1,3-14). Nói cách khác, cuộc sống Kitô hữu chân chính hoàn toàn nằm trong sự an bài của thánh ý Thiên Chúa, được Người chúc phúc và vì thế, tự trong bản chất đặc thù của nó, cuộc sống ấy phát triển và tràn đầy ân sủng theo mức độ Thiên Chúa ban cho. Trong Thư Roma, thánh Phaolô đã gọi điều đó là „lượng đức tin“, ngài viết: „Dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi xin nói với từng người trong anh em: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho“ (Rm 12,3).
Còn Tân Ước đã khẳng định Mẹ Thiên Chúa là Đấng „đầy ân sủng“. Thánh sử Luca đã ghi chính lời phát ra từ miệng Thiên sứ Gabriel trong ngày truyền tin: „Thiên sứ vào nhà Trinh Nữ và nói: Kính chào Bà, Bà đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà“ (Lc 1,28).
Mẹ Maria đã được Thiên Chúa kêu gọi và kén chọn làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Con Một Người. Nhưng không chỉ sự kêu gọi này từ phía Thiên Chúa, nhưng chính cả sự hoàn toàn tự nguyện đón nhận lời kêu gọi ấy với tất cả lòng tín thác từ phía Mẹ Maria, đều là ân sủng của Thiên Chúa, hay nói cách khác, đều do sự tác động của Chúa Thánh Thần (x. Lc 1,35). Dĩ nhiên, Đức Trinh Nữ cũng cần sự chuẩn bị nội tâm để có thể chấp nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Thiên Sai với tất cà lòng tín thác và chu toàn sứ mệnh đầy thách đố ấy đúng với thánh ý Thiên Chúa. Còn chính Thiên Chúa, Người luôn nâng đỡ và tạo mọi điều kiện để Mẹ Maria chu toàn được sứ mệnh của mình, vì thế Người luôn ở cùng Mẹ.
4.2. Những phát triển trong phương diện lịch sử thần học
Lý do chính của sự phát triển tín điều là các luận cứ thần học về mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Căn cứ vào biến cố xuống thế làm người của Chúa Kitô, một quan niệm đã được thành hình từ rất sớm, cho rằng Mẹ Đấng Thiên Sai phải được thánh hóa để làm đền thờ Thiên Chúa và phải được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi. Mẹ của Ngôi Lời Vĩnh Cửu phải hoàn toàn tinh tuyền và thánh thiện. Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thánh I-rê-nê thành Lyon (135-202), người đã cho rằng cứu rỗi có nghĩa là thần thánh hóa. Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân, hầu phàm nhân được trở nên thần thánh: „Gott wurde Mensch, damit der Mensch vergöttlicht werde“(3). Như thế, nơi thánh I-rê-nê người ta đã gặp được ý kiến cho rằng Mẹ Maria đã được thanh tẩy mọi tội lỗi trong biến cố truyền tin. Và thánh Giáo phụ Gregor von Nazianz (330-390) cũng quan niệm rằng, vì do mầu nhiệm xuống thế làm người của Chúa Kitô, Mẹ Maria đã được ban cho những phẩm giá của trời cao, và tất nhiên những phẩm giá ấy phải được gắn liền với sự thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi và với sự thánh hóa. Thánh nhân đã phát biểu: Chúa Kitô „trở nên người thật, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4,15): được cưu mang bởi Đức Trinh Nữ, Đấng mà linh hồn cũng như thể xác được Chúa Thánh Thần thanh tẩy trước đó; bởi vì, sự sinh hạ Con Một Thiên Chúa phải được tôn kính và sự đồng trinh của Mẹ Người phải được tán tụng“ (4). Quan điểm này cũng được Đức Thương Phụ Giê-ru-sa-lem Sophronius von Jerusalem ủng hộ (560-638). Kể từ năm 634 ở Đông Phương, Đức Thượng Phụ là một trong những nhân chứng quan trọng nhất của sự phát triển giáo huấn về sự „Vô Nhiễm Thai“ của Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Đông phương hiện nay, những lời phát biểu của Đức Thượng Phụ Sophronius mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Còn ở Tây phương, nhà thần học thời danh đã từng bênh vực cho quan điểm cho rằng Mẹ Maria phải được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi, là thánh Augustinô (354-430), Giám Mục thành Hippo. Chống lại Pelagius (360-420) (5), người đã cho rằng nhiều chứng nhân đức tin trong Cựu Ước là những người vô tội, tức những người tinh tuyền thánh thiện và không vướng mắc các tội lỗi, thánh Augustinô khẳng định rằng ơn được gìn giữ trước mọi tội lỗi chỉ dành cho một mình Mẹ Maria mà thôi. Theo thánh nhân, sự thánh thiện của Chúa Kitô đòi hỏi sự thánh thiện của Mẹ Người. Thánh Augustinô cũng quả quyết rằng vì sự vinh hiển tuyệt đối cao cả của Chúa Kitô, Mẹ Người cũng không thể bị sa chân vào những chốn do tội lỗi thống trị. Dĩ nhiên, dựa theo lý thuyết đặc biệt của thánh nhân về sự di truyền của Nguyên tội qua sự truyền sinh nòi giống, thánh Augustinô chưa xác tín được sự gìn Giữ (praeservatio) Mẹ Maria trước Nguyên tội. Và có lẽ vì thế, sau này, thánh Thomas Aquinô, người môn sinh ưu tú của ngài và là nhà thần học thời danh của Giáo Hội, cũng đã cho rằng, vì Mẹ Maria được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ của Chúa Kitô, nên Mẹ cũng phải vướng mắc Nguyên tội trong một khoảnh khắc hết sức ngắn ngủi nào đó.
Rõ ràng hơn quan điểm của thánh Augustinô, thánh Anselm von Canterbury đã coi trọng tâm của di sản A-dong để lại, tức Nguyên tội, là sự làm mất đi ân sủng của tình trạng nguyên thủy, lúc hai ông bà nguyên Tổ còn sống trong vườn địa đàng, trước khi phạm tội. Về điểm này, thánh Thomas Aquinô cũng quan niệm tương tự. Thánh Anselm không coi sự ham muốn vô độ là yếu tính, nhưng là hậu quả của Nguyên tội. Với quan điểm đối lập với tư tưởng của Giám Mục thành Hippo như thế, thánh Anselm muốn nói rằng sự thánh hóa của Mẹ Thiên Chúa được hiểu như là một sự ân thưởng nguyên thủy (ursprüngliche Begnadung).
Ngược lại với lối suy tư này của thánh Anselm von Canterbury, còn có ý kiến cho rằng, do tính cách phổ quát của công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, người ta cũng cần phải nói đến những yêu đuối của Mẹ Maria(6). Nhưng vấn nạn: sự ân thưởng và sự thánh hóa của Mẹ Maria tương quan thế nào với nhu cầu khẩn thiết cơ bản được cứu rỗi của Mẹ, từng là một vấn nạn đầy tranh cãi của phái Kinh Viện. Các nhà thần học Dòng Đa Minh đã nhấn mạnh một cách đặc biệt đến nhu cầu khẩn thiết được cứu rỗi của Mẹ Maria, trong khi đó, các nhà thần học Dòng Phan-xi-cô lại tranh luận để làm sáng tỏ được về sự thánh hóa nguyên thủy của Mẹ Maria.
Trong cuộc tranh cãi thần học này, thánh Thomas Aquinô đã dựa theo quan niệm truyền thống cho rằng Mẹ Maria đã được thánh hóa ngay trong lòng mẹ trước khi được sinh ra. Luận cứ này của thánh nhân được dựa trên nền tảng lời Chúa phán trong sách Tiên tri Giê-rê-mi-a: „Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân“ (Gr 1,5), và lời Thiên thần nói về Tiền hô Gio-an Tẩy Giả: „Ngay khi còn trong lòng mẹ, em (Gio-an Tẩy Giả) đã đầy Thánh Thần“ (Lc 1,15b). Nói cách khác, theo thánh Thomas Aquinô thì thánh Gio-an Tẩy Giả và Tiên tri Giê-rê-mi-a đã được thánh hóa ngay trong lòng mẹ trước khi được sinh ra là do sứ mệnh mà Thiên Chúa sẽ giao phó cho các ngài. Nếu vậy, tất nhiên người ta cũng phải chấp nhận thực tại cho rằng Người Nữ sinh hạ Đấng Cứu Thế, một sứ mệnh quan trọng và cao cả, vượt trên mọi sứ mệnh khác, đương nhiên cũng phải được thánh hóa trước khi sinh ra như thế.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng, nếu thánh Thomas Aquinô chủ trương rằng Mẹ Maria cần phải được thánh hóa ngay trong lòng mẹ, trước khi được sinh ra, thì không có nghĩa là Mẹ Maria đã được thánh hóa hay đã được gìn giữ khỏi tội Nguyên tổ ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ. Thật vậy, như đã đề cập đến ở trên, thánh Thomas Aquinô, và sau này các nhà thần học Dòng Đa Minh cũng dựa theo thế giá của ngài, chủ trương rằng giữa sự thụ thai và sự thánh hóa của Mẹ Maria có một khoảng cách thời gian. Nói cách khác, theo ý kiến thánh nhân, trước khi được thánh hóa, Mẹ Maria cũng đã vướng mắc vào tội Nguyên tổ trong một thoáng thời gian ngắn ngủi nào đó.
Bởi vì, thánh nhân lý luận rằng, là thành phần của nhân loại, nên Mẹ Maria cũng được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ do cuộc khổ nạn của Chúa Kitô mang lại, nếu vậy, Mẹ cũng phải vướng mắc Nguyên tội, ít là trong một thoáng ngắn ngủi. Với một quan niệm như thế, thánh Thomas cũng muốn liên tưởng đến và giải thích đại lễ „Đức Mẹ Được Cưu Mang“ trong lòng bà thánh Anna, mà Giáo Hội Đông phương đã cử hành từ thế kỷ VII. Theo thánh nhân, nội dung thần học đặc biệt của đại lễ này là khoảng cách giữa sự kiện Mẹ Maria được thụ thai và sự kiện Mẹ được thánh hóa. Và cũng theo ý kiến thánh nhân, vì thời điểm Mẹ Maria được thánh hóa hay được thanh tẩy trước khi được sinh ra không rõ ràng, nên người ta mới cử hành đại lễ „Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội“ vào ngày 8 tháng 12 hằng năm. Trong tác phẩm „Tổng Luận Thần Học“, thánh nhân gián tiếp khẳng định điều ấy khi viết: „Trước Lễ được Thánh Hóa của Mẹ là Lễ Mẹ được Cưu Mang“(7).
Trong khi đó, Chân phước Duns Scotus, nhà thần học nổi danh thuộc Dòng Phan-xi-cô đã đạt được một bước nhảy vọt trong nhận thức thần học về vấn nạn tương quan nội tại giữa nhu cầu cần thiết được cứu rỗi và sự thánh hóa nơi trường hợp Mẹ Maria. Cũng như quan điểm của thánh Thomas Aquinô, Chân phước Duns Scotus cũng cho rằng yếu tính của nguyên tội là làm cho con người mất sự công chính của tình trạng nguyên thủy. Nhà thần học Dòng Phan-xi-cô thời danh này chủ trưởng quan điểm về „Nhập thể tuyệt đối“ (Incarnatio absoluta). Nghĩa là đối với sự nhập thể làm người của Ngôi Lời hoàn toàn không chịu bất cứ ảnh hưởng nào của trần thế. Tội lỗi cũng không chút vấn vương trong biến cố Ngôi Lời nhập thể. Duns Scotus khám phá ra được sự tương quan hết sức chặt chẽ giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria và sự tương quan chặt chẽ ấy đã có ngay từ khởi đầu lịch sử cứu độ trong sự an bài đời đời của Thiên Chúa về mầu nhiệm nhập thể của Con Một Người. Từ suy diễn ấy, Duns Scotus, vị „tiến sĩ của Mẹ Maria“ (Doctor marianus) cho rằng tất cả mọi tạo vật đều phải quy phục Mẹ Maria. Bởi vì, sau Chúa Kitô, Mẹ Maria là Đấng giữ vai trò quan trọng thứ hai trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Dựa theo quan điểm của ngài về Thánh Mẫu học trong toàn văn về „Incarnatio absoluta“, Duns Scotus đã thành công trong quan điểm của ngài về sự cứu độ và sự thánh hóa của Mẹ Maria, vốn đã được Thiên Chúa ban cho Mẹ ngay từ giây phút đầu tiên khi Mẹ được dựng thai trong lòng mẹ, nhờ vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Và đây cũng chính là giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Thật vậy, luận đề của nhà thần học thời danh Dòng Phan-xi-cô này là ơn cứu độ của Mẹ Maria không thể được hiểu rằng Mẹ đã được „hậu thánh hóa“, nghĩa là Mẹ đã được thanh tẩy khỏi Nguyên tội sau khi đã được dựng thai trong lòng mẹ. Trái lại, trong trường hợp Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã nhận được ơn cứu rỗi do cuộc khổ nạn thập giá của Chúa Kitô mang lại ngay trong giây phút đầu tiên khi được cưu mang trong lòng mẹ, nghĩ là Mẹ Maria được gìn giữ không bị vướng mắc Nguyên tội ngay từ giây phút đầu tiên sự hiện hữu của Mẹ.
Theo Duns Scotus, với tư cách là thành viên của gia đình nhận loại, nên Mẹ Maria cũng cần đến ơn cứu rỗi, nhưng nhờ vào công nghiệp cứu chuộc nhân loại của Đức Kitô, Con Mẹ, cũng như sự vinh quang cao cả của Người, Mẹ Maria đã được ơn thánh gìn giữ trước Nguyên tội và trước những ảnh hưởng tai hại của nó gây nên và được sống kết hiệp với Thiên Chúa trong tình trạng ân sủng nguyên thủy, tức tình trạng trước khi Nguyên tổ phạm tội.
Đây là một quan điểm mới mẻ, đúng đắn và có tính cách thuyết phục, nhưng phải chờ mãi về sau này, Chân phước Duns Scotus mới nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong toàn Giáo Hội. Đặc biệt và chủ yếu nhất là quan điểm của ngài đã nhận được sự ủng hộ triệt để và đem ra phổ biến của hai nhà chú giải và bình luận thời danh nền thần học thánh Thomas Aquinô thuộc Dòng Tên, đó là: Giáo sư Robert Bellarmin (1542-1621) và giáo sư Francisco Suarez (1548-1617).
________________
1. xin xem G.L. Müller, Katholische Dogmatik. Für Studium und Praxis der Theologie, Freiburg 5. Aufl. 2003, trang 502-508; và F. Courth, Mariologie – Maria, die Mutter des Christus, trong: W. Beinert (Hg.), Glaubenszugänge. Lehrbuch der Katholischen Dogmatik. Bd. 2, Paderborn 1995, trang 357-388; A. Ziegenaus, Maria in der Heilsgeschichte. Mariologie, (Katholische Dogmatik. Bd. 5), Aachen 1998, trang 287-331; A. Müller/D. Sattler, Mariologie, trong: Th. Schneider (Hg.), Handbuch der Dogmatik. Bd. 2, Düsseldorf 2000, trang 155-187, vấn đề được đề cập tới ở đây, xin xem trang 183-186;
2. Sự đối lập này thường được hiểu trong nghĩa cứu độ: đứng đối lập với Tổ mẫu E-và, người đã sa phạm tội bất phục tùng mệnh lệnh Thiên Chúa, là Mẹ Maria, Mẹ chí thánh của Chúa Cứu Thế, luôn tín thác và tùng phục mọi kế hoạch của Thiên Chúa. Về tín điều „Vô Nhiễm Thai“ xin xem G.L. Müller, Maria, Die Frau im Heilsplan Gottes. (Mariologische Studien. Bd. 15), Regensburg 2. Aufl. 2003, trang 226-230;
3. x. Adv. Haer. III, 19,1.
4. Rede 38,12; xem Courth, Texte, số 54.
5. Pelagius, một Thầy Dòng người Anh, chủ trương một học thuyết về ân sủng hoàn toàn ngược lại với học thuyết của thánh Augustinô, vị Giáo Phụ thời danh. Pelagius truyền bá sự tự do luân lý (lieberum arbirtrium) đối với sự ác hay sự thiện, và vì thế, ông cho rằng con người được tự do và tự mình có đủ khả năng để làm điều thiện. Đối với ông, ân sủng Thiên Chúa chính yếu chỉ hiện diện trong sự nhắc bảo dạy dỗ về luân lý, mà Thiên Chúa đã ban cho qua luật lệ cũng như trong gương mẫu Chúa Kitô, một điều mà mỗi người Kitô hữu đều phải và có thể bắt chước theo. Còn trường hợp sa ngã của ông A-dong đã gây tổn hại cho nhân loại, nhưng dĩ nhiên chỉ được hiểu là ông A-dong đã làm một gương xấu mà thôi. Vì thế, cái chết của ông A-dong không phải là hình phạt do tội ông gây nên, nhưng là một điều tự nhiên. Còn các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, đều đạt tới được cuộc sống vĩnh cửu. Nếu trường hợp chúng đã được rửa tội rồi, thì dĩ nhiên chúng sẽ được sự hạnh phúc ở một cấp độ cao hơn. Nhất là Pelagius đã cho rằng con người có thể sống mà không phạm tội. Trong khi đó ngược lại, thánh Augustinô, Giám Mục thành Hippo ở Bắc Phi, lại dạy rằng ân sủng là sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa đã được tuôn đổ xuống trên tâm hồn con người và biến đổi ý chí con người. Bởi vì, sau khi phạm tội (Nguyên tội), ý chí con người bị trói buộc, chứ không còn được tự do để yêu thương nữa. Bởi vậy, Thiên Chúa phải ban cho con người điều, mà chính Người đòi hỏi trong luật lệ, trước khi con người có thể thực hiện được điều được đòi hỏi trong Luật. Khi con người phạm tội, con người hoàn toàn mất hết khả năng để có thể lãnh nhận được ân sủng. Thiên Chúa ban ân sủng cho con người (hay từ chối), hoàn toàn là một ơn nhưng không của tình yêu thương và của sự tiền định của Người, chứ không do công trạng hay sự sửa soạn của phía con người. Và ngay cả sự bền đỗ của con người trong tình trạng ơn thánh cũng là nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần, nghĩa là một ơn của Thiên Chúa. Sau cùng, lạc thuyết Pelagianismus coi vai trò của Đức Giêsu Kitô như là một gương lành cho con người, đối ngược lại với gương xấu của ông A-dong. Bởi vậy, mỗi người nhận được trọn vẹn sự ảnh hưởng ấy và qua đó cũng hoàn toàn có trách nhiệm đối với phần rỗi của linh hồn hay đối với các tội lỗi của mình. Điều đó muốn nói rằng, đối với thuyết Pelagianismus, người thuận cũng như người chống đều đứng chung trên mức độ như nhau.
6. x. Origenes, Comm. in luc. 17.
7. S. Th. III, q. 27, a. 2 ad 2.3; xem Courth, Texte, Nr. 95.
(Còn tiếp)
Luật tự nhiên mà không tự nhiên?
Trâm Thiên Thu
10:02 17/12/2010
Điều này được gọi là “lý thuyết phổ thông hóa” mà hậu duệ của Kant không tin. Chẳng hạn như G. W. F. Hegel (1770-1831), tranh luận rằng với phương pháp của Kant, người ta có thể bào chữa cho một chế độ hoặc một hệ thống riêng mà không tự mâu thuẫn. Mới đây Henry Veatch cho thấy thế nào là lý thuyết Đức quốc xã, họ cố gắng “phổ thông hóa” chủ thuyết của mình, “Tôi nên loại bỏ hết người Do thái” có thể biện minh cho nó bằng cách cẩn thận diễn tả cách khác là “trắc nghiệm” luân lý.
Ngược với luật tự nhiên vẫn tiếp tục trong thời đại chúng ta. Tạp chí First Things cố gắng bảo vệ “các nguyên lý đầu tiên vì quyền hướng dẫn cuộc sống công cộng” đã công bố “Bản chất Ước muốn” của Paul Griffiths, điều này đã tấn công luật tự nhiên về cơ bản của số vô cực về các ước muốn không thể nhận thấy, như được dẫn chứng trong vở kịch của Shakespeare và văn chương khác. J. Budziszewski đã viết “Luật Tự nhiên, được thăm lại” trên cùng một tạp chí và, ngoài bản tham khảo ngắn gọn đối với luật tự nhiên điều khiển sự sinh sản, đã im lặng về bất kỳ bản đặc iệt nào hoặc lý thuyết nào. Ngay cả Hadley Arkes, cuốn sách First Things của ông đã gợi hứng lập một tạp chí với tên gọi đó, dành một chương trong cuốn sách mới đây của ông, đó là cuốn Constitutional Illusions and Anchoring Truths: the Touchstone of the Natural Law, đối với luật tự nhiên, trong đó ông chối bỏ bất kỳ mối quan tâm nào trong bất kỳ “lý thuyết” nào về luật tự nhiên và hướng về phương pháp “không phổ cập hóa” (universalizability) của Kant.
Arkes đưa ra cách phân tích thông minh về cách áp dụng lý thuyết hợp pháp như ex post facto và “sự kiềm chế ưu tiên” và đưa ra các vi phạm hiển nhiên về luật không tự mâu thuẫn trong các trường hợp đặc biệt như Lochner, cái được các học giả hợp pháp như chính ông coi là cột mốc quan trọng, và “Pentagon Papers” được xuất bản thời tổng thống Nixon. Nhưng sự thấu hiểu hiến pháp quan trọng như vậy không là luật tự nhiên truyền thống được tán thành bởi những người như Cicero, Thánh Thomas Aquinas, các học giả Công giáo cuối thời Trung cổ, và thậm chí cả các xướng ngôn viện Tin lành như Grotius, Cumberland, và Pufendorf.
Nhiều mối không quan tâm đương thời trong luật tự nhiên truyền thống có thể lần theo dấu vết từ David Hume (1711-1776), người đã cảnh báo “bắt nguồn cái PHẢI từ cái LÀ” trong tác phẩm về đạo đức của ông, nói cách khác, đặt nền tảng quy tắc luân lý trên tình trạng thật của sự việc. Trong cuốn sách của tôi là cuốn Natural Law: An Introduction and Reexamination, xuất bản năm 2004, tranh luận rằng Hume đã hiểu lầm nhiều. Và chính Hume, trong lý thuyết luân lý mà ông đã đúc kết, rút ra những cái PHẢI cơ bản của con người từ các xu hướng và tình cảm, những thứ mà chắc chắn làm rõ nghĩa như một cái LÀ. Linh mục Frederick Copleston, S.J., nổi tiếng với bộ sách 9 cuốn History of Philosophy, đề nghị rằng chính Hume nên được phân loại là triết gia “luật tự nhiên”.
Nhưng các nhà luân lý đương thời e sợ sự nhạo báng đối với vẻ bề ngoài của việc rút ra các lý thuyết từ một vật gì đó hiện hữu (và dần dần nổi lên nhờ sự tiến hóa sinh học) như “bản chất con người” có xu hướng nhìn vào chính “tính hợp lý”, trong nhiều chiêu bài, như nguồn gốc luân lý. Như vậy các nhà lý thuyết về “luật tự nhiên mới”, như John Finnis và Germain Grisez, đã chú thích về sự bảo vệ chắc chắn của Đức cố GH Phaolô VI trong “cơn bão lửa” chối bỏ theo tông huấn của ngài về việc tránh thai, đề xuất một lý thuyết “không trừu tượng” tùy vào các giá trị cơ bản nào đó “hiển nhiên” của con người – kể cả kiến thức, cuộc sống, vui đùa, kinh nghiệm về thẩm mỹ, tính xã hội (tình bạn), tính hợp lý thực tế, tôn giáo, và việc theo đuổi các vấn đề nền tảng.
Nhưng tôi bắt đầu nghi ngờ cái gọi là “sự hiển nhiên” của các giá trị này khi tôi đọc chứng cớ dài dòng và rối beng trong cuốn Natural Law and Natural Rights của Finnis cho rằng giá trị kiến thức là hiển nhiên. Sự hiển nhiên mà ông nghĩ lại không là loại thuộc trực giác (intuitive kind). Tôi và các triết gia khác kết luận rằng lý thuyết luật tự nhiên này là thú vị và có thể hợp lý, nhưng đó không là một lý thuyết luật tự nhiên dựa trên những cái đã định sẵn của bản chất con người.
Thánh Thomas Aquinas, tiến sĩ Hội thánh, người đã sống trước các giới hạn của Hume về cái LÀ và cái PHẢI, đã dám ra ngoài các nguyên tắc trừu tượng, “làm điều thiện và tránh điều ác” để chỉ ra 3 cái PHẢI đặc trưng được rút ra từ các xu hướng và các ham muốn theo bản năng con người. (Bộ ba khái niệm này không là nguồn gốc với Thánh Thomas Aquinas, nhưng xuất hiện ở Cicero, nhà luật học của Rôma, các học giả tiền bối và hậu duệ của Thánh Thomas Aquinas, và thậm chí ở Montesquieu vào cuối thế kỷ 18).
Khái niệm quan trọng nhất là thật, như các nhà luân lý đương thời vẫn duy trì, để hành động hợp lý. Nhưng với Thánh Thomas Aquinas, sự hợp lý không chỉ là tránh tự mâu thuẫn (self-contradiction), ngài còn chỉ ra 2 cách biểu lộ cần thiết và đặc biệt của tính hợp lý: 1) Về lý thuyết, luôn luôn theo đuổi chân lý, và 2) Về thực tế, góp phần vào sự hài hòa xã hội và cộng đồng. Khái niệm thứ hai, cả con người và động vật đều có kinh nghiệm, là để sản sinh và chăm sóc con cái; dĩ nhiên con người cần thời gian nuôi dưỡng lâu hơn. Và khái niệm thứ ba là cái được gọi theo cách nói chung là “luật bản năng tự bảo toàn" (law of self-preservation).
Các luật tự nhiên này cũng là quyền. Bổn phận tìm kiếm chân lý ngụ ý quyền đối với chân lý, và chắc chắn có liên quan một quyền đối với thông tin cần thiết và giáo dục; nhiệm vụ góp phần vào sự hài hòa cộng đồng ngụ ý quyền làm việc đối với sự kết thúc – quyền ngụ ý chính trị; nhiệm vụ chăm sóc con cái (Thánh Thomas Aquinas cân nhắc điều này là tranh luận chính đối nghịch với việc phá thai, không là “quyền sống” tổng quát) ngụ ý quyền sinh sản (không là sự đảo ngược hiện đại kỳ quái của “quyền sinh sản”); và nhiệm vụ của bản năng tự bảo toàn ngụ ý quyền về bản năng tự bảo toàn (ngụ ý quyền đối với việc duy trì sự sống thể lý cần thiết).
Dù các triết gia Công giáo và Tin lành đã đồng ý về luật tự nhiên, một số triết gia Tin lành, như Karl Barth, thấy đó là không thân thiện (inimical) đối với tính ưu việt của Phúc âm Kitô giáo. Sự phản ứng đối với lý thuyết luật tự nhiên truyền thống vẫn xảy ra trong các triết gia Tin lành. Hợp tuyển của Tin lành Luther về luật tự nhiên cho rằng điều đó không liên quan luật tự nhiên của Thánh Thomas (Thomistic version of natural law): “Không nhà tư tưởng đương đại nào quan tâm thuở nguyên sơ vụng về của luật tự nhiên được nối kết với các nền tảng trừu tượng đặc biệt trong sự tổng hợp của Thánh Thomas và Aristote” (Thomistic-Aristotelian synthesis).
Lý thuyết của Thánh Thomas về luật tự nhiên có 3 tiến bộ quan trọng đối với sự hóa thân (avatars): 1) Nó dựa trên thực tế của bản chất con người, về sự thôi thúc cơ bản mà cả nhân loại chia sẻ; 2) Nó liên kết với quyền tự nhiên, như “mặt trái của đồng tiền”; và 3) Nó đưa ra hướng dẫn đặc biệt về cách xử sự về luân lý, nơi mà những hướng dẫn tổng quát về “sự phổ thông hóa” hoặc phù hợp với “các giá trị cơ bản” không có.
Theo mặc định, luật tự nhiên “siêu hình học” của Thánh Thomas được nối kết về lịch sử với truyền thống Công giáo. Theo truyền thống này, luật tự nhiên được coi là chiếc cầu nối với tính nhất trí về luân lý và luật pháp với những người không Công giáo và người không có niềm tin Kitô, với giả sử là lý thuyết này ủng hộ sự giả định cơ bản về luân lý đối với nhân loại.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, Kitô giáo sẽ không thỏa mãn sự nối kết với luật tự nhiên, nhưng sẽ thúc giục các tín hữu ra ngoài các nguyên lý cơ bản – “đi xa hơn 1 dặm” (x. Mt 5:41), “lấy áo này cho luôn áo kia” (x. Lc 6:29), “ai xin thì cho, ai vay thì đừng từ chối” (x. Mt 5:42, 6:12), có thể ngay như “vả má kia” khi bị kẻ thù tấn công (x. Mt 5:29; Lc 6:29). Dĩ nhiên cách phản ứng như vậy sẽ bỏ xa luật tự nhiên.
Tác giả Howard Kainz
(Chuyển ngữ từ National Catholic Register)
Giáng Sinh trong tâm thức người Việt
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:36 17/12/2010
Từ lâu, Giáng Sinh đã trở thành ngày đại lễ có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức người Việt nói chung. Cứ mỗi độ Giáng Sinh về, những người dân Việt Nam dù khác biệt niềm tin tôn giáo vẫn hòa chung trong niềm vui Giáng Sinh.
1. Liên đới trong đời sống cộng đồng
Tính cộng đồng là một nét tinh hoa trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Có nhiều người đã đặt vấn đề “đâu là hồn Việt, và đâu là nét tinh túy nhất của con cháu Lạc Hồng ?”, thì chúng ta không thể không nói đến tính cố kết cộng đồng. Đây là điểm giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với Kitô giáo trong diễn trình Đạo Công Giáo phát triển trên đất Việt Nam. Lễ Giáng Sinh là dịp tốt để người Việt nói chung có thể gặp gỡ giao lưu và phát huy đời sống cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Sức sống ấy đang được biểu tỏ mỗi lần Giáng Sinh về. Đông đảo những người lương dân xa gần thích được về các xứ đạo, muốn được đến các Nhà thờ trong đêm Giáng Sinh, vừa để chứng kiến và trong sâu thẳm, họ muốn được sẻ chia tình liên đới với cộng đoàn Kitô hữu.
Hiện nay, khi các sinh hoạt văn hóa mang đậm tính cộng đồng tại những làng quê Việt ngày một phai nhạt và bị xem nhẹ, rất đông người dân cảm thấy hụt hẫng và họ cần được lấp đầy khoảng trống ấy. Trong đêm Giáng Sinh, dù rất bận rộn, nhiều người trong số họ đã đến với bà con giáo dân để cảm nghiệm bầu khí của một đại gia đình thực sự, điều mà họ khó nghiệm thấy trong cuộc sống thường nhật. Họ có thể không thuộc những lời kinh, lời thánh ca nào đó, nhưng chính những lời tâm tình ấy đã nói thay ước nguyện của họ, muốn được vươn ra khỏi cái tôi tầm thường để hòa nhập vào giữa cộng đoàn yêu thương, vị tha. Họ muốn được đến cùng người Kitô hữu trong đêm Giáng Sinh như dấu chỉ hy vọng khơi dậy tương quan mật thiết giữa những con người vốn cùng chịu thương chịu khó trước những biến động của lịch sử xã hội.
Thật vui biết bao khi những người lương dân lại đến với các gia đình Công giáo để thăm hỏi, chia vui và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong ngày lễ Giáng Sinh. Bầu khí tại các gia đình và những làng quê trở nên ấp áp, thân thiết và cố kết hơn khi tất cả cùng hướng về Hài Nhi Giêsu như biểu tượng tối thượng của yêu thương, hòa bình.
2. Liên đới trong giá trị đạo đức
Người Việt còn có truyền thống tương thân tương ái, vị tha. Tính cố kết trong đời sống cộng đồng đã tạo cho tâm thức của đồng bào ta biết quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau trong vui buồn cuộc sống. Những con người dù không cùng niềm tin tôn giáo nhưng vẫn đến tham dự lễ Giáng Sinh với thiện chí muốn kết chặt hơn liên đới các giá trị đạo đức ấy. Họ nhận thấy nơi Đấng Cứu Thế một mẫu gương tuyệt hảo về lòng vị tha nhân ái, điều mà họ không được thỏa mãn nơi những thần tượng lãnh tụ hay một anh hùng dân tộc nào đó. Họ tìm thấy nơi Hài Nhi Giêsu điểm tuơng đồng, dễ gần với cuộc sống của những người dân nghèo nàn, phải vất vả một nắng hai sương kinh qua đêm trường tăm tối của thời cuộc. Chính sứ điệp Giáng Sinh đã lay động họ hơn bất cứ học thuyết chính trị xã hội nào. Truớc nền giáo dục đang có biểu hiện suy đồi trầm trọng, họ ý thức sâu xa hơn bài học đạo đức mà Ngôi Hai Thiên Chúa đang gửi trao cho muôn người, cho dù niềm tin ấy đối với họ có thể còn rất mơ hồ. Với thái độ thành kính trước hang đá nhỏ, những con người dù chưa “rửa tội” vẫn có thể hiểu được Đấng Cứu Chúa sinh ra nơi máng cỏ đơn hèn đã từng sống kiếp phàm nhân cách triệt để, chỉ vì minh chứng cho Tình Yêu – Nơi Ngài, giá trị của tình yêu tự hiến trở thành điểm tựa cho những tâm hồn muốn hy sinh xả kỷ vì hạnh phúc đồng bào, quê hương mình.
3. Liên đới trong nhu cầu tâm linh.
Đại lễ Giáng Sinh thu hút đông đảo những người trẻ khác biệt niềm tin không chỉ vì đáp ứng một niềm vui thuần túy. Hơn thế nữa, yếu tố tâm linh là nhu cầu cấp thiết cho người trẻ trong bối cảnh xã hội hôm nay. Họ đến với Hài Nhi Giêsu để có thế lấp đầy khoảng trống tâm hồn trước một xã hội, một nền giáo dục mất định hướng. “Đêm Thánh Vô Cùng” mở ra cho họ tương lai tối hậu để sống đúng phẩm giá của những con người đích thực. Chúng ta dễ dàng gặp thấy những người trẻ lương dân đứng cầu nguyện thành khẩn bên hang đá nhỏ trong đêm Giáng Sinh. Sự thành khẩn ấy cho ta thấy dấu hiệu khả quan của sứ điệp cứu độ.
Việt Nam, mảnh đất màu mỡ cho việc vun trồng những hạt mầm đức tin đang cựa mình nơi những tâm hồn trẻ. Đã đến lúc, chúng ta cần ưu tiên việc thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng trong việc thấu hiểu và dấn thân hiện thực hóa dấu hiệu khả quan ấy theo lời mời gọi của Ngôi Hai giáng sinh làm người.
1. Liên đới trong đời sống cộng đồng
Tính cộng đồng là một nét tinh hoa trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Có nhiều người đã đặt vấn đề “đâu là hồn Việt, và đâu là nét tinh túy nhất của con cháu Lạc Hồng ?”, thì chúng ta không thể không nói đến tính cố kết cộng đồng. Đây là điểm giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với Kitô giáo trong diễn trình Đạo Công Giáo phát triển trên đất Việt Nam. Lễ Giáng Sinh là dịp tốt để người Việt nói chung có thể gặp gỡ giao lưu và phát huy đời sống cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Sức sống ấy đang được biểu tỏ mỗi lần Giáng Sinh về. Đông đảo những người lương dân xa gần thích được về các xứ đạo, muốn được đến các Nhà thờ trong đêm Giáng Sinh, vừa để chứng kiến và trong sâu thẳm, họ muốn được sẻ chia tình liên đới với cộng đoàn Kitô hữu.
Hiện nay, khi các sinh hoạt văn hóa mang đậm tính cộng đồng tại những làng quê Việt ngày một phai nhạt và bị xem nhẹ, rất đông người dân cảm thấy hụt hẫng và họ cần được lấp đầy khoảng trống ấy. Trong đêm Giáng Sinh, dù rất bận rộn, nhiều người trong số họ đã đến với bà con giáo dân để cảm nghiệm bầu khí của một đại gia đình thực sự, điều mà họ khó nghiệm thấy trong cuộc sống thường nhật. Họ có thể không thuộc những lời kinh, lời thánh ca nào đó, nhưng chính những lời tâm tình ấy đã nói thay ước nguyện của họ, muốn được vươn ra khỏi cái tôi tầm thường để hòa nhập vào giữa cộng đoàn yêu thương, vị tha. Họ muốn được đến cùng người Kitô hữu trong đêm Giáng Sinh như dấu chỉ hy vọng khơi dậy tương quan mật thiết giữa những con người vốn cùng chịu thương chịu khó trước những biến động của lịch sử xã hội.
Thật vui biết bao khi những người lương dân lại đến với các gia đình Công giáo để thăm hỏi, chia vui và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong ngày lễ Giáng Sinh. Bầu khí tại các gia đình và những làng quê trở nên ấp áp, thân thiết và cố kết hơn khi tất cả cùng hướng về Hài Nhi Giêsu như biểu tượng tối thượng của yêu thương, hòa bình.
2. Liên đới trong giá trị đạo đức
Người Việt còn có truyền thống tương thân tương ái, vị tha. Tính cố kết trong đời sống cộng đồng đã tạo cho tâm thức của đồng bào ta biết quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau trong vui buồn cuộc sống. Những con người dù không cùng niềm tin tôn giáo nhưng vẫn đến tham dự lễ Giáng Sinh với thiện chí muốn kết chặt hơn liên đới các giá trị đạo đức ấy. Họ nhận thấy nơi Đấng Cứu Thế một mẫu gương tuyệt hảo về lòng vị tha nhân ái, điều mà họ không được thỏa mãn nơi những thần tượng lãnh tụ hay một anh hùng dân tộc nào đó. Họ tìm thấy nơi Hài Nhi Giêsu điểm tuơng đồng, dễ gần với cuộc sống của những người dân nghèo nàn, phải vất vả một nắng hai sương kinh qua đêm trường tăm tối của thời cuộc. Chính sứ điệp Giáng Sinh đã lay động họ hơn bất cứ học thuyết chính trị xã hội nào. Truớc nền giáo dục đang có biểu hiện suy đồi trầm trọng, họ ý thức sâu xa hơn bài học đạo đức mà Ngôi Hai Thiên Chúa đang gửi trao cho muôn người, cho dù niềm tin ấy đối với họ có thể còn rất mơ hồ. Với thái độ thành kính trước hang đá nhỏ, những con người dù chưa “rửa tội” vẫn có thể hiểu được Đấng Cứu Chúa sinh ra nơi máng cỏ đơn hèn đã từng sống kiếp phàm nhân cách triệt để, chỉ vì minh chứng cho Tình Yêu – Nơi Ngài, giá trị của tình yêu tự hiến trở thành điểm tựa cho những tâm hồn muốn hy sinh xả kỷ vì hạnh phúc đồng bào, quê hương mình.
3. Liên đới trong nhu cầu tâm linh.
Đại lễ Giáng Sinh thu hút đông đảo những người trẻ khác biệt niềm tin không chỉ vì đáp ứng một niềm vui thuần túy. Hơn thế nữa, yếu tố tâm linh là nhu cầu cấp thiết cho người trẻ trong bối cảnh xã hội hôm nay. Họ đến với Hài Nhi Giêsu để có thế lấp đầy khoảng trống tâm hồn trước một xã hội, một nền giáo dục mất định hướng. “Đêm Thánh Vô Cùng” mở ra cho họ tương lai tối hậu để sống đúng phẩm giá của những con người đích thực. Chúng ta dễ dàng gặp thấy những người trẻ lương dân đứng cầu nguyện thành khẩn bên hang đá nhỏ trong đêm Giáng Sinh. Sự thành khẩn ấy cho ta thấy dấu hiệu khả quan của sứ điệp cứu độ.
Việt Nam, mảnh đất màu mỡ cho việc vun trồng những hạt mầm đức tin đang cựa mình nơi những tâm hồn trẻ. Đã đến lúc, chúng ta cần ưu tiên việc thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng trong việc thấu hiểu và dấn thân hiện thực hóa dấu hiệu khả quan ấy theo lời mời gọi của Ngôi Hai giáng sinh làm người.
Văn Hóa
Đêm ân phúc
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:21 17/12/2010
ĐÊM ÂN PHÚC
Đêm nay ân phúc trời cao
Yêu thương hoà quyện tràn trào trần gian.
Niềm vui hương sắc Thiên đàng
Tin Mừng loan báo mênh mang phúc trời.
Đây Con Thiên Chúa làm người
Đây nguồn cứu độ muôn đời muôn nơi.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Gia đình hạnh phúc vang âm
Tiếng lòng cảm xúc hương trầm lan bay.
Giáng Sinh hồng phúc đêm nay
Trần gian bừng sáng đắm say ơn trời.
Be-lem ấm nóng tình người
Thánh đường nao nức, nụ cười thân thương.
Ca lên đi, hỡi muôn phương
Chúa Trời giáng thế tràn ơn cứu đời.
Đêm nay hoà hợp đất trời
Đêm nay Thiên Chúa Ngôi Lời Giáng Sinh.
Giáng Sinh 2010
Đêm nay ân phúc trời cao
Yêu thương hoà quyện tràn trào trần gian.
Niềm vui hương sắc Thiên đàng
Tin Mừng loan báo mênh mang phúc trời.
Đây Con Thiên Chúa làm người
Đây nguồn cứu độ muôn đời muôn nơi.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Gia đình hạnh phúc vang âm
Tiếng lòng cảm xúc hương trầm lan bay.
Giáng Sinh hồng phúc đêm nay
Trần gian bừng sáng đắm say ơn trời.
Be-lem ấm nóng tình người
Thánh đường nao nức, nụ cười thân thương.
Ca lên đi, hỡi muôn phương
Chúa Trời giáng thế tràn ơn cứu đời.
Đêm nay hoà hợp đất trời
Đêm nay Thiên Chúa Ngôi Lời Giáng Sinh.
Giáng Sinh 2010
Giải oan cho kiếp dã tràng
Lão Vô Vi
09:55 17/12/2010
GIẢI OAN CHO KIẾP DÃ TRÀNG
Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng. Có một vài phiên bản khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng đều để giải thích cho hiện tượng dã tràng vê các viên cát nhỏ. Trong một phiên bản người ta kể rằng một người đàn ông có tên là Dã Tràng "xe cát" để lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc quý có thể nghe hiểu tiếng nói của các loài động vật, do một con rắn hổ mang cho để trả ơn cứu mạng, mà Đông Hải Long Vương đã lập mưu để lấy trộm. Công việc không thể hoàn thành, Dã Tràng sau khi chết đã hóa thành con dã tràng (hay con còng còng) và vẫn tiếp tục xe cát để lấp biển. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu:
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Công Dã Tràng hàng ngày xe cát…
… Sóng biển dồn tan tác hết còn chi …”
“Con Dã Tràng đang cặm cụi xe cát. Con Dã Tràng cứ lon ton chạy, vác những đụn cát xếp lại với nhau như đang cố gắng xây dựng một lâu đài trên biển vắng. Nhưng sóng đến, những cơn sóng bạc đầu. Và biển cứ nhấp nhô như chực vồ lấy cát. Sóng rút, lâu đài vỡ vụn, hoá thành những hạt nhỏ li ti trôi theo làn nước rút. Và Dã Tràng lại hoài công xe cát. Nhưng Dã Tràng xe cát mãi hoài công…”
Sau những tháng ngày học thi sinh vật căng thẳng, tôi cùng lũ bạn đi cắm trại ở biển Long Hải. Chúng tôi tắm biển ăn cua rồi lại tắm biển. Sau đó rũ nhau đi bắt con dã tràng ( có nơi còn gọi là con Còng Còng). Lũ bạn chúng tôi mệt nhoài ra sau khi rượt đuổi các con dã tràng nhỏ xíu mà chạy rất là nhanh. Cuối cùng tất cả điều bỏ cuộc vì không bắt được con nào. Nhưng tôi lại không bỏ cuộc. Một là do tò mò muốn nhìn thấy tận mắt con dã tràng nó như thế nào. Hai là muốn biết tại sao Ông Bà mình nói:"Như công dã tràng". Sau đó một mình tôi nhè nhẹ ngồi cạnh một cái hang nơi con dã tràng đã trốn vào. Một vài phút sau khi không còn tiếng động ồn ào của lũ bạn phá phách, thế là con dã tràng xuất hiện. Tôi vẫn kiên trì mai phục và quan sát để tìm thời cơ chộp cho được một con. Điều đầu tiên tôi thấy là nó cũng giống như các con cua khác thôi, nhưng rất là nhỏ. Vậy tại sao nó nhanh lẹ quá vậy? Tôi tiếp tục quan sát. Và điều thu hút tôi nhất đó là tốc độ dọn dẹp cửa hang sau khi sóng biển ập vào che lắp miệng hang của nó. Con dã tràng dùng hai cái càn và hai ba cái chân chuyển những hạt cát nhỏ tới miệng rồi vo tròn lại thành những viên cát nhỏ, rồi đặt xuống ngoài miệng hang và cứ tiếp tục viên cát tiếp theo. Và cứ như thế miệng hang càng lúc càng lớn ra, nhưng rồi sóng biển lại ập vào, những viên cát tròn đó lại tan theo nước biển và che lắp đi miệng hang lại, rồi con dã tràng lại tiếp tục se những viên cát tròn nhỏ, và cứ như thế lập đi lập lại.... Tôi rất là thán phục tài se cát của nó. Hai cái càng cùng với mấy cái chân, làm việc rất là nhanh nhẹn như là một cái máy se cát, có thể nói là một giây đồng hồ là se xong một viên cát. Gồm những hạt cát nhỏ li ti. Một con vật nhỏ xíu như vậy làm sao lại có thể se những viên cát từ những hạt cát với tốc độ chóng mặt như vậy. Và hình như thời cơ đã đến, tôi nhanh tay chụp liền, thế mà cũng để nó thoát chạy qua hang bên cạnh.
Thế là tôi bỏ ý định bắt nó và quay qua ngồi nhìn xem bọn nó se cát và suy nghỉ đến các câu ca dao tục ngữ, Nếu đứng về khách quan dựa trên việc se cát để lắp biển đông, thì đúng là nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. Nhưng nếu đứng về mặt chủ quan, dựa vào con dã tràng và các học thuyết tiến hóa sinh học của Darwin và các học thuyết sinh học hiện đại thì ta nên đổi lại là
Dã Tràng luyện võ biển Đông
Hăng say luyện tập đúng dòng võ công
Học thuyết tiến hóa của Darwin: “cho rằng đặc tính thích nghi của cơ thể và sự đa dạng về loài là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, loài mới xuất hiện từ loài cũ, thông qua đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên.”
Chính quá trình se cát tìm thức ăn nhanh như vậy, đã giúp cho con dã tràng có các đôi chân rất nhanh nhẹn,và đồng thời thông qua chọn lọc tự nhiên thừa hưỡng gene di truyền chạy nhanh,nếu so sánh với các giống cua khác, thì con dã tràng chạy nhanh nhất, vậy khi cần chạy thoát thân, biến một cái là chạy đâu mất tiêu.
Qua con dã tràng tôi học được tấm lòng chăm chỉ và kiên trì luyện tập mọi lúc mọi nơi. Coi khó khăn gian khổ là môi trường huấn luyện. Vì sóng biển cứ ập vào lấp cửa hang, để rồi lại phải dọn dẹp, rồi lại bị phá đi, rồi lại dọn dẹp, cứ như thế một ngày hơn cả ngàn lần mà không nản lòng. Đồng thời tính khiêm tốn của nó. Mặc dù thường hưởng yếu tố di truyền, nhưng cũng phải cần luyện tập hăng say và phát huy thêm.
Nên tôi tự tin mà giải oan cho kiếp dã tràng, hầu mong đem lại sự minh bạch cho Dã Tràng và mong từ đây chúng ta nên noi gương văn ôn võ luyện và tính khiêm tốn như con dã tràng. Ngày ngày luyện võ và coi những khó khăn gian khổ là môi trường luyện tập. Để rồi ta có thể vượt qua được các sóng gió cuộc đời và duy trì được tính ưu điểm của mình.
Tham Khảo:
Dã tràng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org
Dã tràng trong tiếng Việt là tên gọi chung để chỉ một vài nhóm cua biển nhỏ trong bộ Giáp xác mười chân (Decapoda) với tập tính vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống. Chúng thuộc về hai chi Mictyris (họ Mictyridae) và Scopimera (họ Dotillidae) đều thuộc siêu họ Cáy còng (Ocypodoidea).
Các loài trong chi Mictyris thường tụ tập thành bầy hàng ngàn con trên các bãi biển lầy lội để kiếm ăn khi thủy triều xuống. Khi bị đe dọa hay thủy triều lên thì chúng ẩn nấp trong các hang hình xoắn ốc dưới lớp cát.
Các loài trong chi Scopimera sau khi tìm kiếm thức ăn từ các hạt cát thì sẽ hất các viên cát này về phía sau các chân của chúng. Chúng không có hành vi lẩn trốn khi bị đe dọa.
Các loài của cả hai chi này sinh sống trong khu vực ven bờ biển thuộc Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương.
Trong văn học
Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng. Có một vài phiên bản khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng đều để giải thích cho hiện tượng dã tràng vê các viên cát nhỏ. Trong một phiên bản người ta kể rằng một người đàn ông có tên là Dã Tràng "xe cát" để lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc quý có thể nghe hiểu tiếng nói của các loài động vật, do một con rắn hổ mang cho để trả ơn cứu mạng, mà Đông Hải Long Vương đã lập mưu để lấy trộm. Công việc không thể hoàn thành, Dã Tràng sau khi chết đã hóa thành con dã tràng (hay con còng còng) và vẫn tiếp tục xe cát để lấp biển. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu:
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Sand bubbler crabs
Scopimera globosa trên bãi biển ở Nhật Bản. Phân loại khoa học Giới (regnum):
Animalia Ngành (phylum): Arthropoda Phân ngành (subphylum): Crustacea Lớp (class):
Malacostraca Bộ (ordo):
Decapoda Cận bộ (infraordo): Brachyura Họ (familia):
Dotillidae Chi (genus):
Scopimera
De Haan, 1833
Mictyris
Light-blue soldier crab, Mictyris longicarpus
Phân loại khoa học Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Arthropoda Phân ngành (subphylum): Crustacea Lớp (class):
Malacostraca Bộ (ordo):
Decapoda Cận bộ (infraordo): Brachyura Siêu họ (superfamilia): Ocypodoidea Họ (familia):
Mictyridae
Dana, 1851 Chi (genus):
Mictyris
Latreille, 1806
Species • Mictyris brevidactylus
• Mictyris longicarpus
• Mictyris platycheles
• Mictyris livingstonei
Dã tràng ca
Trịnh Công Sơn, 1962
Dã tràng 1:
Lời biển vọng
Dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng, dã tràng dã tràng xe cát hoài công
Trùng dương ơi mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng ngày đêm xe cát
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Trùng dương, trùng dương gọi xa cồn nhớ
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Ngày đêm nghe nắng nghe mưa
dã tràng vẫn đem hoài công
Hải đăng mắt đêm gọi mãi
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Đùa lên biển cát hoang vu
xoá từng mảnh công dã tràng
Dã tràng khóc cho thân mình
Trùng dương trùng dương gợi xa cồn nhớ
Trùng dương.. ... nhớ.. ..
Kiếp Dã Tràng
Ngoài kia trăng lên cao, gió lay ngàn cây.
Dã Tràng vẫn nhói đau với vết thương dấu chôn trong lòng.
Ngày xưa mang yêu thương đến cõi trần gian.
Ngỡ tình yêu thủy chung nên mang theo suốt một đời thôi.
Dã Tràng se bờ ước nguyện một hạnh phúc.
Dã Tràng mơ tình yêu.
Có ngờ đâu hạnh phúc chỉ là phù du.
Ước vọng không thành lòng cay đắng.
Kiếp Dã Tràng se cát đêm để rồi con sóng xô tan tành.
Kiếp Dã Tràng sao đớn đau như tình tôi suốt những ngày qua.
Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng. Có một vài phiên bản khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng đều để giải thích cho hiện tượng dã tràng vê các viên cát nhỏ. Trong một phiên bản người ta kể rằng một người đàn ông có tên là Dã Tràng "xe cát" để lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc quý có thể nghe hiểu tiếng nói của các loài động vật, do một con rắn hổ mang cho để trả ơn cứu mạng, mà Đông Hải Long Vương đã lập mưu để lấy trộm. Công việc không thể hoàn thành, Dã Tràng sau khi chết đã hóa thành con dã tràng (hay con còng còng) và vẫn tiếp tục xe cát để lấp biển. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu:
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Công Dã Tràng hàng ngày xe cát…
… Sóng biển dồn tan tác hết còn chi …”
“Con Dã Tràng đang cặm cụi xe cát. Con Dã Tràng cứ lon ton chạy, vác những đụn cát xếp lại với nhau như đang cố gắng xây dựng một lâu đài trên biển vắng. Nhưng sóng đến, những cơn sóng bạc đầu. Và biển cứ nhấp nhô như chực vồ lấy cát. Sóng rút, lâu đài vỡ vụn, hoá thành những hạt nhỏ li ti trôi theo làn nước rút. Và Dã Tràng lại hoài công xe cát. Nhưng Dã Tràng xe cát mãi hoài công…”
Sau những tháng ngày học thi sinh vật căng thẳng, tôi cùng lũ bạn đi cắm trại ở biển Long Hải. Chúng tôi tắm biển ăn cua rồi lại tắm biển. Sau đó rũ nhau đi bắt con dã tràng ( có nơi còn gọi là con Còng Còng). Lũ bạn chúng tôi mệt nhoài ra sau khi rượt đuổi các con dã tràng nhỏ xíu mà chạy rất là nhanh. Cuối cùng tất cả điều bỏ cuộc vì không bắt được con nào. Nhưng tôi lại không bỏ cuộc. Một là do tò mò muốn nhìn thấy tận mắt con dã tràng nó như thế nào. Hai là muốn biết tại sao Ông Bà mình nói:"Như công dã tràng". Sau đó một mình tôi nhè nhẹ ngồi cạnh một cái hang nơi con dã tràng đã trốn vào. Một vài phút sau khi không còn tiếng động ồn ào của lũ bạn phá phách, thế là con dã tràng xuất hiện. Tôi vẫn kiên trì mai phục và quan sát để tìm thời cơ chộp cho được một con. Điều đầu tiên tôi thấy là nó cũng giống như các con cua khác thôi, nhưng rất là nhỏ. Vậy tại sao nó nhanh lẹ quá vậy? Tôi tiếp tục quan sát. Và điều thu hút tôi nhất đó là tốc độ dọn dẹp cửa hang sau khi sóng biển ập vào che lắp miệng hang của nó. Con dã tràng dùng hai cái càn và hai ba cái chân chuyển những hạt cát nhỏ tới miệng rồi vo tròn lại thành những viên cát nhỏ, rồi đặt xuống ngoài miệng hang và cứ tiếp tục viên cát tiếp theo. Và cứ như thế miệng hang càng lúc càng lớn ra, nhưng rồi sóng biển lại ập vào, những viên cát tròn đó lại tan theo nước biển và che lắp đi miệng hang lại, rồi con dã tràng lại tiếp tục se những viên cát tròn nhỏ, và cứ như thế lập đi lập lại.... Tôi rất là thán phục tài se cát của nó. Hai cái càng cùng với mấy cái chân, làm việc rất là nhanh nhẹn như là một cái máy se cát, có thể nói là một giây đồng hồ là se xong một viên cát. Gồm những hạt cát nhỏ li ti. Một con vật nhỏ xíu như vậy làm sao lại có thể se những viên cát từ những hạt cát với tốc độ chóng mặt như vậy. Và hình như thời cơ đã đến, tôi nhanh tay chụp liền, thế mà cũng để nó thoát chạy qua hang bên cạnh.
Thế là tôi bỏ ý định bắt nó và quay qua ngồi nhìn xem bọn nó se cát và suy nghỉ đến các câu ca dao tục ngữ, Nếu đứng về khách quan dựa trên việc se cát để lắp biển đông, thì đúng là nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. Nhưng nếu đứng về mặt chủ quan, dựa vào con dã tràng và các học thuyết tiến hóa sinh học của Darwin và các học thuyết sinh học hiện đại thì ta nên đổi lại là
Dã Tràng luyện võ biển Đông
Hăng say luyện tập đúng dòng võ công
Học thuyết tiến hóa của Darwin: “cho rằng đặc tính thích nghi của cơ thể và sự đa dạng về loài là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, loài mới xuất hiện từ loài cũ, thông qua đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên.”
Chính quá trình se cát tìm thức ăn nhanh như vậy, đã giúp cho con dã tràng có các đôi chân rất nhanh nhẹn,và đồng thời thông qua chọn lọc tự nhiên thừa hưỡng gene di truyền chạy nhanh,nếu so sánh với các giống cua khác, thì con dã tràng chạy nhanh nhất, vậy khi cần chạy thoát thân, biến một cái là chạy đâu mất tiêu.
Qua con dã tràng tôi học được tấm lòng chăm chỉ và kiên trì luyện tập mọi lúc mọi nơi. Coi khó khăn gian khổ là môi trường huấn luyện. Vì sóng biển cứ ập vào lấp cửa hang, để rồi lại phải dọn dẹp, rồi lại bị phá đi, rồi lại dọn dẹp, cứ như thế một ngày hơn cả ngàn lần mà không nản lòng. Đồng thời tính khiêm tốn của nó. Mặc dù thường hưởng yếu tố di truyền, nhưng cũng phải cần luyện tập hăng say và phát huy thêm.
Nên tôi tự tin mà giải oan cho kiếp dã tràng, hầu mong đem lại sự minh bạch cho Dã Tràng và mong từ đây chúng ta nên noi gương văn ôn võ luyện và tính khiêm tốn như con dã tràng. Ngày ngày luyện võ và coi những khó khăn gian khổ là môi trường luyện tập. Để rồi ta có thể vượt qua được các sóng gió cuộc đời và duy trì được tính ưu điểm của mình.
Tham Khảo:
Dã tràng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org
Dã tràng trong tiếng Việt là tên gọi chung để chỉ một vài nhóm cua biển nhỏ trong bộ Giáp xác mười chân (Decapoda) với tập tính vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống. Chúng thuộc về hai chi Mictyris (họ Mictyridae) và Scopimera (họ Dotillidae) đều thuộc siêu họ Cáy còng (Ocypodoidea).
Các loài trong chi Mictyris thường tụ tập thành bầy hàng ngàn con trên các bãi biển lầy lội để kiếm ăn khi thủy triều xuống. Khi bị đe dọa hay thủy triều lên thì chúng ẩn nấp trong các hang hình xoắn ốc dưới lớp cát.
Các loài trong chi Scopimera sau khi tìm kiếm thức ăn từ các hạt cát thì sẽ hất các viên cát này về phía sau các chân của chúng. Chúng không có hành vi lẩn trốn khi bị đe dọa.
Các loài của cả hai chi này sinh sống trong khu vực ven bờ biển thuộc Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương.
Trong văn học
Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng. Có một vài phiên bản khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng đều để giải thích cho hiện tượng dã tràng vê các viên cát nhỏ. Trong một phiên bản người ta kể rằng một người đàn ông có tên là Dã Tràng "xe cát" để lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc quý có thể nghe hiểu tiếng nói của các loài động vật, do một con rắn hổ mang cho để trả ơn cứu mạng, mà Đông Hải Long Vương đã lập mưu để lấy trộm. Công việc không thể hoàn thành, Dã Tràng sau khi chết đã hóa thành con dã tràng (hay con còng còng) và vẫn tiếp tục xe cát để lấp biển. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu:
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Sand bubbler crabs
Scopimera globosa trên bãi biển ở Nhật Bản. Phân loại khoa học Giới (regnum):
Animalia Ngành (phylum): Arthropoda Phân ngành (subphylum): Crustacea Lớp (class):
Malacostraca Bộ (ordo):
Decapoda Cận bộ (infraordo): Brachyura Họ (familia):
Dotillidae Chi (genus):
Scopimera
De Haan, 1833
Mictyris
Light-blue soldier crab, Mictyris longicarpus
Phân loại khoa học Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Arthropoda Phân ngành (subphylum): Crustacea Lớp (class):
Malacostraca Bộ (ordo):
Decapoda Cận bộ (infraordo): Brachyura Siêu họ (superfamilia): Ocypodoidea Họ (familia):
Mictyridae
Dana, 1851 Chi (genus):
Mictyris
Latreille, 1806
Species • Mictyris brevidactylus
• Mictyris longicarpus
• Mictyris platycheles
• Mictyris livingstonei
Dã tràng ca
Trịnh Công Sơn, 1962
Dã tràng 1:
Lời biển vọng
Dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng, dã tràng dã tràng xe cát hoài công
Trùng dương ơi mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng ngày đêm xe cát
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Trùng dương, trùng dương gọi xa cồn nhớ
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Ngày đêm nghe nắng nghe mưa
dã tràng vẫn đem hoài công
Hải đăng mắt đêm gọi mãi
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Đùa lên biển cát hoang vu
xoá từng mảnh công dã tràng
Dã tràng khóc cho thân mình
Trùng dương trùng dương gợi xa cồn nhớ
Trùng dương.. ... nhớ.. ..
Kiếp Dã Tràng
Ngoài kia trăng lên cao, gió lay ngàn cây.
Dã Tràng vẫn nhói đau với vết thương dấu chôn trong lòng.
Ngày xưa mang yêu thương đến cõi trần gian.
Ngỡ tình yêu thủy chung nên mang theo suốt một đời thôi.
Dã Tràng se bờ ước nguyện một hạnh phúc.
Dã Tràng mơ tình yêu.
Có ngờ đâu hạnh phúc chỉ là phù du.
Ước vọng không thành lòng cay đắng.
Kiếp Dã Tràng se cát đêm để rồi con sóng xô tan tành.
Kiếp Dã Tràng sao đớn đau như tình tôi suốt những ngày qua.
Giáng Sinh lúc bình minh
Jos. Tú Nạc, NMS
10:39 17/12/2010
Ông chợt thức giấc và hoàn toàn tỉnh hẳn. Mới 4 giờ sáng, giờ mà bố ông thường gọi
ông dậy để giúp bố vắt sữa bò. Thật lạ làm sao những thói quen thời niên thiếu vẫn mãi đeo đuổi ông đến hôm nay! Bố ông đã mất ba mươi năm nay. Và ông vẫn thức vào lúc 4 giờ sáng như thế. Ông tự tập cho mình thói quen trở mình và ngủ tiếp, nhưng sáng nay, vì là Lễ Giáng Sinh, ông đã không cố làm như vậy. Nhưng điều kỳ lạ của Lễ Giáng Sinh giờ đây là gì? Con cái ông đã trưởng thành và ra đời. Ông còn lại một mình với vợ. Hôm qua bà nói,: “Để ngày mai hãy tỉa cây Giáng Sinh, Robert nhé. Hôm nay em mệt.” Ông đồng ý, thế là cây Giáng Sinh vẫn để ngoài trời lối vào phía sau.
Tại sao đêm nay ông cảm thấy tỉnh ngủ như thế nhỉ? Vì trời vẫn trong màn đêm, vằng vặc và đầy sao sáng. Dĩ nhiên, không trăng, nhưng những vì sao thật lạ thường. Bây giờ điều mà ông đang nghĩ về nó, những vì sao này hình như luôn lớn và sáng hơn trước lúc bình minh của ngày Giáng Sinh. Giờ đây, có một ngôi sao mà nó lớn hơn bất kỳ và sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào khác. Thậm chí ông có thể tưởng tượng nó đang di chuyển, vì đối với ông nó hình như đã di chuyển vào một đêm cách đây đã từ lâu.
Lúc đó cậu 15 tuổi và sống trong nông trại của bố cậu. Cậu yêu bố. Cậu không biết được điều đó mãi cho đến một hôm trước lễ Giáng Sinh vài ngày khi cậu trộm nghe những gì mà bố cậu nói với mẹ.
“Này Mary, anh không thích gọi thằng Rob vào những buổi sáng sớm. Nó đang tuổi ăn tuổi ngủ lớn nhanh như thổi. Nếu mà em thấy nó ngủ say như thế nào khi anh đánh thức nó! Ước gì anh có thể xoay xở làm công việc một mình.”
“Này, anh không làm một mình được đâu, Adam ạ.” Giọng của mẹ ông nghe dứt khoát cứng cỏi. “Vả lại, nó không còn bé gì nữa. Đã đến lúc nó phải đảm đương công việc rồi.” “Phải rồi.” Bố ông chậm rãi trả lời, “Nhưng thực sự anh không muốn đánh thức nó.”
Khi nghe được những lời này, điều gì đó trong cậu thức dậy: Bố cậu đã yêu cậu, sẽ không còn cái cảnh đi lảng vảng vào những buổi sáng và phải bị gọi lại. Sau đó cậu đứng dậy, đi loạng choạng vì còn ngái ngủ, và mặc quần áo, mắt cậu còn mắt nhắm mắt mở. Nhưng cậu đã thức dậy
Và rồi cái đêm trước lễ Giáng Sinh, Năm đó cậu 15 tuổi, cậu nằm thêm vài phút để suy nghĩ về ngày hôm sau.
Cậu ao ước có một món quà gì đó tốt hơn cho bố mình. Như thường lệ, cậu đến cửa hàng bán các loại hàng cỡ mười xu và mua cho bố một chiếc ca-vat. Nó có vẻ thật dễ thương lúc cậu nằm mơ tưởng, và rồi câu ước phải chi bố và mẹ cậu nói đúng lúc để cậu dành dụm tiền mua cái gì đó tốt hơn cho bố. Cậu nằm nghiêng gối đầu trên khuỷu tay và nhìn ra ngoài khung cửa sổ căn gác xép của mình. Nhưng vì sao lung linh tỏa sáng, sáng hơn nhiều mà cậu nhớ đã từng nhìn thấy chúng, và đặc biệt một vì sao rất sáng và cậu tự hỏi phải chăng đây là Vì Sao Bethlehem.
Một lần khi cậu còn bé tí đã hỏi, “Bố ơi, chuồng ngựa là gì?”
“Nó cũng chỉ là một cái chuồng,” Bố nói, “Gống cái chuồng bò của nhà ta ấy.”
Vậy Chúa Giê-su đã được sinh ra trong một chuồng bò, và một cái chuồng bò mà những mục đồng và các Nhà Thông Thái đã đến, mang theo những món quà Giáng Sinh của họ!
Ý nghĩ ấy đã gây cho cậu một ấn tượng. Tại sao cậu không tặng cho bố mình một món quà đặc biệt, và cũng ngoài chuồng bó đó nhỉ? Cậu có thể dậy thật sớm, sớm hơn bốn giờ, lẻn vào chuồng bò và làm tất cả công việc vắt sữa ấy. Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa và quét dọn, và khi bố cậu bước vào bắt đầu với công việc vắt sữa, ông sẽ thấy mọi việc đã xong xuôi. Và ông sẽ biết ai đã làm công việc đó.
Cậu cười một mình khi chăm chú nhìn những vì sao. Đó là những gì cậu phải làm và không được phép ngủ mê.
Cậu đã phải thức giấc đến 20 lần, mỗi lần thức phải đánh một que diêm để xem chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình – nửa đêm, và một giờ rưỡi, và rồi hai giờ.
Vào lúc 3 giờ kém 15, cậu thức dậy và mặc quần áo rón rén xuống cầu thang, cẩn thận để những miếng ván sàn không kêu cót két, và ra ngoài. Ngôi sao to tướng treo lơ lửng thấp hơn bên trên mái chuồng bò, một màu vàng hoe đỏ. Những con bò sữa nhìn cậu, buồn ngủ và ngạc nhiên. Đối với chúng trời cũng còn sớm.
Cậu cho mỗi con một ít cỏ khô đoạn lấy cái xô vắt sữa và những can đựng sữa lớn.
Câu mỉm cười, nghĩ về bố mình, và đều tay vắt sữa, hai dòng sữa vọt mạnh vào chiếc xô, sủi bọt và bốc mùi thơm. Công việc này hóa ra dễ dàng hơn mà cậu đã biết làm trước đó. Việc vắt sữ lần này không phải là việc vặt hàng ngày. Nó là một điều gì đó khác nữa, một món quà dành cho bố cậu người mà đã yêu thương cậu. Cậu đã hoàn tất công việc, hai can sữa đầy, cậu đạy nắp lại và cẩn thận đóng cửa nhà để sữa, cài then thật chắc chắn. Cậu để những dụng cụ đúng nơi đúng chỗ của nó cạnh cửa ra vào và treo cái xô đựng sữa sạch lên. Đoạn cậu ra khỏi chuồng bò và đóng cái ngáng cửa đằng sau cậu.
Trở về phòng của mình, cậu chỉ dành một phút để cởi quần áo của mình trong bóng tối và nhảy lên giường. Vì cậu đã nghe thây tiếng bố cậu dậy. Cậu kéo chăn trùm kín đầu để giữ im lặng tiếng thở nhanh của cậu. Cửa mở.
“Rob!” Bố cậu cất tiếng gọi. “Con ơi, chúng ta phải dậy thôi, cho dù hôm nay là lễ Giáng Sinh.”
“Con dậy ngay ạ.” Cậu nói với cái giọng buồn ngủ.
Bố cậu nói, “Bố ra ngoài trước, bố lấy vài thứ để bố con mình bắt đầu công việc nhé.”
Cửa đóng, và cậu vẫn nằm im, cười với chính mình. Chỉ vài phút bố cậu sẽ biết.
Những giây phút này như vô tận – mười, mười lăm, và cậu không biết thời gian là bao nhiêu – và cậu nghe những bước chân của bố mình trở lại. Cửa phòng mở và cậu vẫn nằm im.
“Rob ơi!”
“Dạ, thưa bố!”
“Con thật là … là …” Bố cậu cười, một cái cười nghẹn ngào kỳ lạ. “Chắc con đùa với bố, phải không con? Bố cậu đang đứng bên cạnh giường của cậu, sờ cậu và kéo chăn ra.
“Đó là quà Giáng Sinh, bố ạ!”
“Con trai, không một ai đã từng làm một việc dễ thương hơn mà con đã dành cho bố.”
“Ồ, bố, con muốn bố biết.” Những lời cậu thốt ra bắt nguồn từ tâm tưởng của chính cậu. Cậu không biết phải nói những gì. Trái tim cậu đang òa vỡ yêu thương.
Một lúc sau, bố cậu nói, “Này, bố cứ nghĩ là mình phải vào giường ngủ lại một tí, thôi. Lũ trẻ trẻ đã thức giấc cả rồi. Nghĩ lại, bố chưa từng bao giờ nhìn thấy các con khi mà các con nhìn thấy cây Giáng Sinh trước nhất. Bố luôn luôn ở trong chuồng bò. Nhanh lên nào!”
Cậu đứng dậy, mặc lại quần áo của mình, và họ cùng nhau xuống xem cây Giáng Sinh, và chẳng mấy chốc mặt trời dần ló rạng nơi mà vì sao đã ở. Ôi, một Giáng Sinh tuyệt vời làm sao, và trái tim cậu gần như vỡ òa một lần nữa vì e thẹn và hãnh diện khi bố cậu kể lại với mẹ và các em cậu nghe câu chuyện của cậu, Rob, đã tự thức dậy và làm tất cả mọi việc như thế nào.
Món quà Giáng Sinh ấy đẹp nhất bố chưa từng được có. Bố sẽ nhớ mãi món quà này, con trai ạ. Mỗi năm, vào bình minh Giáng Sinh, cho đến khi nào mà bố còn sống.”
Giờ đây ngoài song cửa, vì sao vĩ đại dần dần lặn khuất, ông đứng dậy, mang dép và mặc áo choàng tắm, nhẹ nhàng bước lên căn gác xép và tìm những hộp dựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Rồi ông mang cây thông vào. Đó là một cây thông nhỏ. Họ chẳng có cây thông nào lớn từ khi con cái ra riêng. Nhưng ông đặt cây thông vào một cái giá đỡ. Đoạn ông cẩn thận tỉa tót nó. Công việc thật nhanh chóng. Thời gian này trôi qua cũng nhanh như thời gian lúc bình minh ngày đó trong chuồng bò cách đây đã lâu.
Ông đi vào thư phòng và lấy ra chiếc hộp nhỏ đựng món quà của ông dành cho vợ, một ngôi sao được đính bằng những viên kim cương, không lớn nhưng có họa tiết nhỏ và xinh xắn. Ông buộc món quà trên cây Giáng Sinh rồi lui lại để ngắm. Trông thật đẹp, rất đẹp, và vợ ông sẽ phải ngạc nhiên.
Nhưng ông chưa hài lòng. Ông muốn nói với bà – nói với bà rằng ông đã yêu bà thiết tha như thế nào. Đã lâu lắm rồi, từ khi ông chân thành nói với bà điều ấy. Mặc dù ông đã yêu bà theo cách đặc biệt nhất, hon nhiều so với lúc họ còn thanh xuân. Đó là niềm vui đích thực của cuộc đời, của năng lực tình ái! Ông tin chắc rằng một vài người thực sự không thể yêu bất cứ một ai. Nhưng tình yêu sống trong ông, nó mãi tồn tại.
Nó đã xuất hiện với ông một cách bất ngờ rằng nó vẫn ngự trị trong ông bởi vì cách đây đã lâu nó đã được thai nghén trong ông khi ông nhận ra bố ông đã yêu thương ông. Nó là thế: chỉ có tình yêu mới đánh thức được tình yêu.
Và ông có thể lặp đi lặp lại tặng vợ ông món quà này. Bình minh này, buổi bình minh linh thiêng và hạnh phúc, ông có thể tặng món quà này cho người vợ yêu thương của ông. Ông có thể viết điều ấy trong một lá thư để bà đọc và mãi mãi chắt chiu. Ông bước lại bàn giấy của mình và bắt đầu viết là thư tình cho vợ, “Em yêu dấu nhất của anh …”
(“Christmas Day in the Morning” – Pearl S. Buck)
ông dậy để giúp bố vắt sữa bò. Thật lạ làm sao những thói quen thời niên thiếu vẫn mãi đeo đuổi ông đến hôm nay! Bố ông đã mất ba mươi năm nay. Và ông vẫn thức vào lúc 4 giờ sáng như thế. Ông tự tập cho mình thói quen trở mình và ngủ tiếp, nhưng sáng nay, vì là Lễ Giáng Sinh, ông đã không cố làm như vậy. Nhưng điều kỳ lạ của Lễ Giáng Sinh giờ đây là gì? Con cái ông đã trưởng thành và ra đời. Ông còn lại một mình với vợ. Hôm qua bà nói,: “Để ngày mai hãy tỉa cây Giáng Sinh, Robert nhé. Hôm nay em mệt.” Ông đồng ý, thế là cây Giáng Sinh vẫn để ngoài trời lối vào phía sau.
Tại sao đêm nay ông cảm thấy tỉnh ngủ như thế nhỉ? Vì trời vẫn trong màn đêm, vằng vặc và đầy sao sáng. Dĩ nhiên, không trăng, nhưng những vì sao thật lạ thường. Bây giờ điều mà ông đang nghĩ về nó, những vì sao này hình như luôn lớn và sáng hơn trước lúc bình minh của ngày Giáng Sinh. Giờ đây, có một ngôi sao mà nó lớn hơn bất kỳ và sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào khác. Thậm chí ông có thể tưởng tượng nó đang di chuyển, vì đối với ông nó hình như đã di chuyển vào một đêm cách đây đã từ lâu.
Lúc đó cậu 15 tuổi và sống trong nông trại của bố cậu. Cậu yêu bố. Cậu không biết được điều đó mãi cho đến một hôm trước lễ Giáng Sinh vài ngày khi cậu trộm nghe những gì mà bố cậu nói với mẹ.
“Này Mary, anh không thích gọi thằng Rob vào những buổi sáng sớm. Nó đang tuổi ăn tuổi ngủ lớn nhanh như thổi. Nếu mà em thấy nó ngủ say như thế nào khi anh đánh thức nó! Ước gì anh có thể xoay xở làm công việc một mình.”
“Này, anh không làm một mình được đâu, Adam ạ.” Giọng của mẹ ông nghe dứt khoát cứng cỏi. “Vả lại, nó không còn bé gì nữa. Đã đến lúc nó phải đảm đương công việc rồi.” “Phải rồi.” Bố ông chậm rãi trả lời, “Nhưng thực sự anh không muốn đánh thức nó.”
Khi nghe được những lời này, điều gì đó trong cậu thức dậy: Bố cậu đã yêu cậu, sẽ không còn cái cảnh đi lảng vảng vào những buổi sáng và phải bị gọi lại. Sau đó cậu đứng dậy, đi loạng choạng vì còn ngái ngủ, và mặc quần áo, mắt cậu còn mắt nhắm mắt mở. Nhưng cậu đã thức dậy
Và rồi cái đêm trước lễ Giáng Sinh, Năm đó cậu 15 tuổi, cậu nằm thêm vài phút để suy nghĩ về ngày hôm sau.
Cậu ao ước có một món quà gì đó tốt hơn cho bố mình. Như thường lệ, cậu đến cửa hàng bán các loại hàng cỡ mười xu và mua cho bố một chiếc ca-vat. Nó có vẻ thật dễ thương lúc cậu nằm mơ tưởng, và rồi câu ước phải chi bố và mẹ cậu nói đúng lúc để cậu dành dụm tiền mua cái gì đó tốt hơn cho bố. Cậu nằm nghiêng gối đầu trên khuỷu tay và nhìn ra ngoài khung cửa sổ căn gác xép của mình. Nhưng vì sao lung linh tỏa sáng, sáng hơn nhiều mà cậu nhớ đã từng nhìn thấy chúng, và đặc biệt một vì sao rất sáng và cậu tự hỏi phải chăng đây là Vì Sao Bethlehem.
Một lần khi cậu còn bé tí đã hỏi, “Bố ơi, chuồng ngựa là gì?”
“Nó cũng chỉ là một cái chuồng,” Bố nói, “Gống cái chuồng bò của nhà ta ấy.”
Vậy Chúa Giê-su đã được sinh ra trong một chuồng bò, và một cái chuồng bò mà những mục đồng và các Nhà Thông Thái đã đến, mang theo những món quà Giáng Sinh của họ!
Ý nghĩ ấy đã gây cho cậu một ấn tượng. Tại sao cậu không tặng cho bố mình một món quà đặc biệt, và cũng ngoài chuồng bó đó nhỉ? Cậu có thể dậy thật sớm, sớm hơn bốn giờ, lẻn vào chuồng bò và làm tất cả công việc vắt sữa ấy. Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa và quét dọn, và khi bố cậu bước vào bắt đầu với công việc vắt sữa, ông sẽ thấy mọi việc đã xong xuôi. Và ông sẽ biết ai đã làm công việc đó.
Cậu cười một mình khi chăm chú nhìn những vì sao. Đó là những gì cậu phải làm và không được phép ngủ mê.
Cậu đã phải thức giấc đến 20 lần, mỗi lần thức phải đánh một que diêm để xem chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình – nửa đêm, và một giờ rưỡi, và rồi hai giờ.
Vào lúc 3 giờ kém 15, cậu thức dậy và mặc quần áo rón rén xuống cầu thang, cẩn thận để những miếng ván sàn không kêu cót két, và ra ngoài. Ngôi sao to tướng treo lơ lửng thấp hơn bên trên mái chuồng bò, một màu vàng hoe đỏ. Những con bò sữa nhìn cậu, buồn ngủ và ngạc nhiên. Đối với chúng trời cũng còn sớm.
Cậu cho mỗi con một ít cỏ khô đoạn lấy cái xô vắt sữa và những can đựng sữa lớn.
Câu mỉm cười, nghĩ về bố mình, và đều tay vắt sữa, hai dòng sữa vọt mạnh vào chiếc xô, sủi bọt và bốc mùi thơm. Công việc này hóa ra dễ dàng hơn mà cậu đã biết làm trước đó. Việc vắt sữ lần này không phải là việc vặt hàng ngày. Nó là một điều gì đó khác nữa, một món quà dành cho bố cậu người mà đã yêu thương cậu. Cậu đã hoàn tất công việc, hai can sữa đầy, cậu đạy nắp lại và cẩn thận đóng cửa nhà để sữa, cài then thật chắc chắn. Cậu để những dụng cụ đúng nơi đúng chỗ của nó cạnh cửa ra vào và treo cái xô đựng sữa sạch lên. Đoạn cậu ra khỏi chuồng bò và đóng cái ngáng cửa đằng sau cậu.
Trở về phòng của mình, cậu chỉ dành một phút để cởi quần áo của mình trong bóng tối và nhảy lên giường. Vì cậu đã nghe thây tiếng bố cậu dậy. Cậu kéo chăn trùm kín đầu để giữ im lặng tiếng thở nhanh của cậu. Cửa mở.
“Rob!” Bố cậu cất tiếng gọi. “Con ơi, chúng ta phải dậy thôi, cho dù hôm nay là lễ Giáng Sinh.”
“Con dậy ngay ạ.” Cậu nói với cái giọng buồn ngủ.
Bố cậu nói, “Bố ra ngoài trước, bố lấy vài thứ để bố con mình bắt đầu công việc nhé.”
Cửa đóng, và cậu vẫn nằm im, cười với chính mình. Chỉ vài phút bố cậu sẽ biết.
Những giây phút này như vô tận – mười, mười lăm, và cậu không biết thời gian là bao nhiêu – và cậu nghe những bước chân của bố mình trở lại. Cửa phòng mở và cậu vẫn nằm im.
“Rob ơi!”
“Dạ, thưa bố!”
“Con thật là … là …” Bố cậu cười, một cái cười nghẹn ngào kỳ lạ. “Chắc con đùa với bố, phải không con? Bố cậu đang đứng bên cạnh giường của cậu, sờ cậu và kéo chăn ra.
“Đó là quà Giáng Sinh, bố ạ!”
“Con trai, không một ai đã từng làm một việc dễ thương hơn mà con đã dành cho bố.”
“Ồ, bố, con muốn bố biết.” Những lời cậu thốt ra bắt nguồn từ tâm tưởng của chính cậu. Cậu không biết phải nói những gì. Trái tim cậu đang òa vỡ yêu thương.
Một lúc sau, bố cậu nói, “Này, bố cứ nghĩ là mình phải vào giường ngủ lại một tí, thôi. Lũ trẻ trẻ đã thức giấc cả rồi. Nghĩ lại, bố chưa từng bao giờ nhìn thấy các con khi mà các con nhìn thấy cây Giáng Sinh trước nhất. Bố luôn luôn ở trong chuồng bò. Nhanh lên nào!”
Cậu đứng dậy, mặc lại quần áo của mình, và họ cùng nhau xuống xem cây Giáng Sinh, và chẳng mấy chốc mặt trời dần ló rạng nơi mà vì sao đã ở. Ôi, một Giáng Sinh tuyệt vời làm sao, và trái tim cậu gần như vỡ òa một lần nữa vì e thẹn và hãnh diện khi bố cậu kể lại với mẹ và các em cậu nghe câu chuyện của cậu, Rob, đã tự thức dậy và làm tất cả mọi việc như thế nào.
Món quà Giáng Sinh ấy đẹp nhất bố chưa từng được có. Bố sẽ nhớ mãi món quà này, con trai ạ. Mỗi năm, vào bình minh Giáng Sinh, cho đến khi nào mà bố còn sống.”
Giờ đây ngoài song cửa, vì sao vĩ đại dần dần lặn khuất, ông đứng dậy, mang dép và mặc áo choàng tắm, nhẹ nhàng bước lên căn gác xép và tìm những hộp dựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Rồi ông mang cây thông vào. Đó là một cây thông nhỏ. Họ chẳng có cây thông nào lớn từ khi con cái ra riêng. Nhưng ông đặt cây thông vào một cái giá đỡ. Đoạn ông cẩn thận tỉa tót nó. Công việc thật nhanh chóng. Thời gian này trôi qua cũng nhanh như thời gian lúc bình minh ngày đó trong chuồng bò cách đây đã lâu.
Ông đi vào thư phòng và lấy ra chiếc hộp nhỏ đựng món quà của ông dành cho vợ, một ngôi sao được đính bằng những viên kim cương, không lớn nhưng có họa tiết nhỏ và xinh xắn. Ông buộc món quà trên cây Giáng Sinh rồi lui lại để ngắm. Trông thật đẹp, rất đẹp, và vợ ông sẽ phải ngạc nhiên.
Nhưng ông chưa hài lòng. Ông muốn nói với bà – nói với bà rằng ông đã yêu bà thiết tha như thế nào. Đã lâu lắm rồi, từ khi ông chân thành nói với bà điều ấy. Mặc dù ông đã yêu bà theo cách đặc biệt nhất, hon nhiều so với lúc họ còn thanh xuân. Đó là niềm vui đích thực của cuộc đời, của năng lực tình ái! Ông tin chắc rằng một vài người thực sự không thể yêu bất cứ một ai. Nhưng tình yêu sống trong ông, nó mãi tồn tại.
Nó đã xuất hiện với ông một cách bất ngờ rằng nó vẫn ngự trị trong ông bởi vì cách đây đã lâu nó đã được thai nghén trong ông khi ông nhận ra bố ông đã yêu thương ông. Nó là thế: chỉ có tình yêu mới đánh thức được tình yêu.
Và ông có thể lặp đi lặp lại tặng vợ ông món quà này. Bình minh này, buổi bình minh linh thiêng và hạnh phúc, ông có thể tặng món quà này cho người vợ yêu thương của ông. Ông có thể viết điều ấy trong một lá thư để bà đọc và mãi mãi chắt chiu. Ông bước lại bàn giấy của mình và bắt đầu viết là thư tình cho vợ, “Em yêu dấu nhất của anh …”
(“Christmas Day in the Morning” – Pearl S. Buck)
Nhạc Giáng Sinh: Mùa Đông Vắng Anh
Hà Đăng Đàm, tiếng hát Hương Giang
13:06 17/12/2010
Mẹ ơi
Trúc Nguyễn
14:48 17/12/2010
Mẹ ơi Mẹ, tơ trời giăng cùng khắp
Lối mòn nào, con gặp suối mùa thương
Giòng tâm sự thân thương, tim khẽ đập
Trong đêm về đầy ắp, những giọt sương
Mẹ ơi Mẹ, người con thương là Chúa
Nhỡ có lần con tàn úa thương đau
Theo phù vân ham vui sướng muôn màu
Thản nhiên sống ham lạ thường quyến rũ
Buồn đến vội ngập tràn trang sách vỡ
Những dại khờ bao lầm lỗi câu thơ
Xin Mẹ giúp con quay về sám hối
Trái tim hồng đang hối lỗi tội trời
Mẹ ơi Mẹ bao sương mù che phủ
Con lạc loài trong yếu đuối triền miên
Tình vỡ tan như nhục thể ê chề
Xin Mẹ dẫn con về, qua nguy biến
Ca tụng Mẹ, Mẹ dịu hiền tuyệt dịu
Là huy hoàng vì sao chiếu đêm đen
Mẹ Thiên Chúa chốn Thiên Đường hòa điệu
Xin giúp con tìm về những cao siêu
Lối mòn nào, con gặp suối mùa thương
Giòng tâm sự thân thương, tim khẽ đập
Trong đêm về đầy ắp, những giọt sương
Mẹ ơi Mẹ, người con thương là Chúa
Nhỡ có lần con tàn úa thương đau
Theo phù vân ham vui sướng muôn màu
Thản nhiên sống ham lạ thường quyến rũ
Buồn đến vội ngập tràn trang sách vỡ
Những dại khờ bao lầm lỗi câu thơ
Xin Mẹ giúp con quay về sám hối
Trái tim hồng đang hối lỗi tội trời
Mẹ ơi Mẹ bao sương mù che phủ
Con lạc loài trong yếu đuối triền miên
Tình vỡ tan như nhục thể ê chề
Xin Mẹ dẫn con về, qua nguy biến
Ca tụng Mẹ, Mẹ dịu hiền tuyệt dịu
Là huy hoàng vì sao chiếu đêm đen
Mẹ Thiên Chúa chốn Thiên Đường hòa điệu
Xin giúp con tìm về những cao siêu
Nước mắt và hạnh phúc của một người mẹ
Quang Huyền, OFM
15:10 17/12/2010
Em đã bước lên xe hoa với nỗi niềm hạnh phúc trào dâng, và bắt đầu cuộc sống gia đình với người em yêu thương, để xây dựng một tổ ấm. Nơi đó tình yêu thương và hạnh phúc đang mở ra với cuộc đời em, rất đẹp và lung linh như lời bài hát: “Ba là cây vàng, mẹ là cây nến xanh và con là cây hồng. Ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình”. Niềm hạnh phúc này sẽ không có gì đặc biệt lắm để bàn với những đôi vợ chồng trẻ khác, nhưng với em đây là một niềm hạnh phúc phi thường mà chính em đã phải đánh đổi tất cả để có được. Đó là hạnh phúc ngọt ngào nhưng lại đến sau những giọt nước mắt bi ai.
1. Một tai nạn không mong muốn
Em rời làng quê Thanh Hóa vào Miền Nam lúc 18 tuổi, một tương lai mới với biết bao điều hứa hẹn cho một cuộc sống tốt đẹp nơi đây: Một việc làm tốt, thu nhập khá hơn, có tiền gởi về giúp đỡ bố mẹ và năm đứa nhỏ…Thế nhưng, không lâu sau đó một biến cố buồn, theo cách nói của em là một tai nạn đã ập xuống trên cuộc đời em. Em kể lại: “Dạ khi ấy là năm 2006, con đi vào Lâm Đồng lần đầu tiên, thì gặp ba của Nguyên (Nguyên là đứa con mà em can đảm giữ lại khi mang thai ngoài ý muốn). Nói đúng thật tình thì con không có thương, nhưng anh em nhà con ai cũng kết anh ấy rồi bảo con quen anh ấy. Nói chung là con lúc đấy hầu như bị vâng lời rồi con quyết định quen anh ấy. Rồi chuyện “ấy” xẩy ra thì thật sự không theo ý muốn của con. Thật sự luôn, nó như một tai nạn, nhưng con cũng chẳng biết nữa. Xong rồi, thì được một tháng con nghĩ là mình dính bầu rồi. Con nói với anh ấy: hình như là bị dính bầu rồi, anh tính sao thì tính. Xong anh ấy nói với con: Anh ấy là con cả, quê ở Ninh Bình, con thì quê ở Thanh Hóa. Con nói với anh ấy là tùy anh, em chẳng dám nói với bố mẹ, tùy anh lo liệu. Thế anh nói với con theo anh về Bắc. Thế thì được ba ngày, con gọi điện xuống hỏi đứa em gái họ, nó bảo là anh về Bắc rồi. Lúc đấy con buồn lắm, con xác định là con nuôi con một mình. Tại nếu như bây giờ, con nghĩ là giống như người ta trốn tránh trách nhiệm rồi, nếu như người ta có trách nhiệm thì người ta tìm đến”. Kể từ “tai nạn” đó anh chàng “họ sở” đã cao chạy sa bay và em rơi vào cảnh khổ đau của một người mẹ đơn thân phải gồng mình lên để bảo vệ đứa con bé bỏng đang âm thầm lớn lên trong cung lòng em. Vì thế em đã rơi vào những ngày tháng đen tối của cuộc đời.
2. Những ngày tháng đầy nước mắt
Kể từ biến cố này, em phải sống trong cảnh tủi nhục, đau khổ và nước mắt. Một mình từ Lâm Đồng trôi dạt xuống Sài Gòn để tránh dư luận và tiếp tục cuộc sống. Em vào cuộc sống cơ cực, không tiền bạc, không việc làm, có người thân nhưng không giám đến. Vì quyết tâm gìn giữ đứa con trong bụng mà em đã phải một mình chịu đựng tất cả, phải sống dựa vào vài người bạn công nhân, rồi đi làm công nhân kiến tiền để sống qua ngày. Nhưng sau khi cái bầu lớn rồi em không thể đứng lâu trong nhà máy, vì yếu sức. Vậy là em xin nghỉ và sau đó em đi lang thang. Sau này em kể lại trong nước mắt: “Từ lúc con có bầu con chẳng nghĩ gì cả. Con chỉ nghĩ là ai làm sai người ấy chịu tội. Con nghĩ là bấy giờ giống như con bị tai nạn như vậy thôi. Con không oán hận gì cả. Nhưng mà khi con đi lang thang không biết về đâu. Thật sự là từ khi con có bầu chưa bao giờ con nghĩ đến con hận anh ấy cả, nhưng mà đến lúc ấy con nói thật, con nghĩ trong đầu con: lúc đấy mà trời cho con gặp, thực sự con không biết con làm gì nữa …, thực sự lúc ấy con vào đường cùng lắm rồi đấy”.
Nỗi khổ của những ngày đầu là thế, nhưng em cũng may mắn khi gặp được mấy chị đạo đức ở Tam Hà, Thủ Đức và họ đã giới thiệu em vào mái ấm. Ở đó nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, nhất là chị em cùng cảnh ngộ, nương tựa nhau để sống nên cũng qua ngày. Nhưng nỗi đau vẫn không buông tha em, nhất là lúc một mình “vượt cạn” em lại càng thấm thía nỗi cô đơn và buồn tủi hơn bao giờ hết: “Con nói thật là tủi lắm. Đúng thật, người ta có chồng, có cha có mẹ. Cái lúc con ở trong bệnh viện, con tủi lắm thật sự luôn. Cho đến lúc, con được 10 ngày con về mái ấm. Con khổ và khóc nhiều lắm thầy ạ, nhưng các cô đi chăm các người thân bảo: “Con cứ khóc đi đến lúc mù thôi ấy”. Mà người ta có người nọ người kia thì bình thường, còn con thì được hai ngày vết thương lại nhiễm trùng nữa thầy (con sinh mổ). Thật sự lúc ấy con nghĩ là Chúa đang bận chuyện gì. Có lúc con nghĩ, con ăn ở làm sao mà mà bây giờ con phải chịu như thế này. Thật sự nghĩ cũng quẫn đời lắm thầy ạ”.
Nhìn cảnh đời bi thương của một bạn công nhân nhập cư trẻ, một mình giữ gìn đứa con và khó khăn trong khi sinh con, mọi người sẽ cảm thông với em về những cảm xúc rất thật của một người mẹ tội nghiệp. Và nhất là khi nhận thấy sự can đảm của em là hy sinh và cam chịu tất cả vì sự sống thiêng liêng của đứa con. Sau này em chia sẻ rằng em không bao giờ nghĩ đến chuyện phá thai hay cho đứa con của mình như bao bạn trẻ khác đã làm: “Con đã tự nhủ mình là không thể nào giết con của mình, con cũng không bao giờ có ý định là cho con của con. Cũng có mấy người xin nó đó thầy. Họ xin rồi hứa cho con tiền làm lại cuộc đời nọ kia, nhưng mà con không cho được. Thực sự nhiều khi con cứ nói chuyện vui vui với chị em: đúng thực sự mình nuôi con bằng niềm tin, chứ còn tiền bạc không có gì hết thầy ạ, nghĩa là nuôi con mình cứ cố gắng nuôi như vậy thôi”.
Em đã bảo vệ đứa con của mình và đã âm thầm nuôi con bằng chính đôi tay làm việc của mình cùng với sự giúp đỡ của các chị em, các sơ và các thầy trong Nhóm BVSS Phanxicô, trong suốt 2 năm trời. Có thể nói, em đã nhận ra lỗi lầm của mình và quyết tâm làm lại cuộc đời và trong khoảng thời gian khó khăn ấy em đã nhận ra tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Sau này khi hỏi làm sao em vượt qua được mọi khó khăn như thế, thì em cho rằng Chúa không bỏ rơi em, vì em vẫn vững lòng tin tưởng vào tình thương của Ngài. Em nói: “Con nghĩ là thật sự nhờ ơn trên nhiều lắm thầy ạ. Nhiều khi con buồn nọ kia, nhưng mà tất cả cũng qua đi hết vì con tin Chúa, Mẹ không bỏ con. Con yêu con của con, thì Chúa cũng yêu con hơn thế nữa”. Một niềm tin mãnh liệt vào Chúa đã cho em nghị lực để sống và nuôi con. Quả đúng như em nói, bàn tay quan phòng của Chúa đã dắt em đi trong cuộc đời, nhất là giúp em đứng lên sau lỗi lầm, nhờ thế em có được hạnh phúc như hôm nay.
3. Hạnh phúc đã mỉm cười với em
Đến hôm nay, Nguyên con của em đã khôn lớn, đi nhà trẻ. Thấy bé trai to khỏe, thông minh lanh lợi ai cũng mến. Em cảm thấy hạnh phúc khi có được đứa con dễ thương này. Em quyết định ở vậy nuôi con, nhưng tình cờ Hùng (chồng hiện nay của em) gặp và đem lòng yêu mến em và con em. Một tình yêu mà nhiều người nhìn vào với ánh mắt hoài nghi, nhưng với bạn trai của em đó là một tình yêu chân thật đến từ con tim và sự cảm thông. Hùng yêu thương em và muốn bù đắp cho em bằng tình yêu chân thành và cảm phục của anh.
Sau nhiều tháng chần chừ và đắn đo trước ngã rẽ mới của cuộc đời em đã quyết định đến với Hùng bằng một tình yêu chân thành. Và hôm nay em đã làm đám cuới và sống rất hạnh phúc với chồng và đứa con ngoan hiền. Chồng của em đã đón em và con về trên Bảo Lộc, nơi anh đã có được mấy sào rẫy và một căn nhà nhỏ đủ cho cuộc sống của ba người. Một gia đình bé nhỏ, còn chật vật với cuộc sống từng ngày, nhưng với em đó là một niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất mà em có được sau bao thăng trầm của cuộc sống.
Chúc mừng em đã có được hạnh phúc với tình yêu của người chồng bao dung và đứa con em yêu quý. Mong rằng em luôn giữ mãi được niềm hạnh phúc thiêng liêng mà em đã phải trả giá bằng danh dự, nước mắt và tủy nhục để có được. Mong sao những người bạn trẻ khi rơi vào hoàn cảnh éo le như em có được sự can đảm để chọn lựa sự sống và lẽ phải, và mong sao những người ngoài cuộc có được cái nhìn bao dung đối với những người mẹ đáng thương như em.
1. Một tai nạn không mong muốn
Em rời làng quê Thanh Hóa vào Miền Nam lúc 18 tuổi, một tương lai mới với biết bao điều hứa hẹn cho một cuộc sống tốt đẹp nơi đây: Một việc làm tốt, thu nhập khá hơn, có tiền gởi về giúp đỡ bố mẹ và năm đứa nhỏ…Thế nhưng, không lâu sau đó một biến cố buồn, theo cách nói của em là một tai nạn đã ập xuống trên cuộc đời em. Em kể lại: “Dạ khi ấy là năm 2006, con đi vào Lâm Đồng lần đầu tiên, thì gặp ba của Nguyên (Nguyên là đứa con mà em can đảm giữ lại khi mang thai ngoài ý muốn). Nói đúng thật tình thì con không có thương, nhưng anh em nhà con ai cũng kết anh ấy rồi bảo con quen anh ấy. Nói chung là con lúc đấy hầu như bị vâng lời rồi con quyết định quen anh ấy. Rồi chuyện “ấy” xẩy ra thì thật sự không theo ý muốn của con. Thật sự luôn, nó như một tai nạn, nhưng con cũng chẳng biết nữa. Xong rồi, thì được một tháng con nghĩ là mình dính bầu rồi. Con nói với anh ấy: hình như là bị dính bầu rồi, anh tính sao thì tính. Xong anh ấy nói với con: Anh ấy là con cả, quê ở Ninh Bình, con thì quê ở Thanh Hóa. Con nói với anh ấy là tùy anh, em chẳng dám nói với bố mẹ, tùy anh lo liệu. Thế anh nói với con theo anh về Bắc. Thế thì được ba ngày, con gọi điện xuống hỏi đứa em gái họ, nó bảo là anh về Bắc rồi. Lúc đấy con buồn lắm, con xác định là con nuôi con một mình. Tại nếu như bây giờ, con nghĩ là giống như người ta trốn tránh trách nhiệm rồi, nếu như người ta có trách nhiệm thì người ta tìm đến”. Kể từ “tai nạn” đó anh chàng “họ sở” đã cao chạy sa bay và em rơi vào cảnh khổ đau của một người mẹ đơn thân phải gồng mình lên để bảo vệ đứa con bé bỏng đang âm thầm lớn lên trong cung lòng em. Vì thế em đã rơi vào những ngày tháng đen tối của cuộc đời.
2. Những ngày tháng đầy nước mắt
Kể từ biến cố này, em phải sống trong cảnh tủi nhục, đau khổ và nước mắt. Một mình từ Lâm Đồng trôi dạt xuống Sài Gòn để tránh dư luận và tiếp tục cuộc sống. Em vào cuộc sống cơ cực, không tiền bạc, không việc làm, có người thân nhưng không giám đến. Vì quyết tâm gìn giữ đứa con trong bụng mà em đã phải một mình chịu đựng tất cả, phải sống dựa vào vài người bạn công nhân, rồi đi làm công nhân kiến tiền để sống qua ngày. Nhưng sau khi cái bầu lớn rồi em không thể đứng lâu trong nhà máy, vì yếu sức. Vậy là em xin nghỉ và sau đó em đi lang thang. Sau này em kể lại trong nước mắt: “Từ lúc con có bầu con chẳng nghĩ gì cả. Con chỉ nghĩ là ai làm sai người ấy chịu tội. Con nghĩ là bấy giờ giống như con bị tai nạn như vậy thôi. Con không oán hận gì cả. Nhưng mà khi con đi lang thang không biết về đâu. Thật sự là từ khi con có bầu chưa bao giờ con nghĩ đến con hận anh ấy cả, nhưng mà đến lúc ấy con nói thật, con nghĩ trong đầu con: lúc đấy mà trời cho con gặp, thực sự con không biết con làm gì nữa …, thực sự lúc ấy con vào đường cùng lắm rồi đấy”.
Nỗi khổ của những ngày đầu là thế, nhưng em cũng may mắn khi gặp được mấy chị đạo đức ở Tam Hà, Thủ Đức và họ đã giới thiệu em vào mái ấm. Ở đó nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, nhất là chị em cùng cảnh ngộ, nương tựa nhau để sống nên cũng qua ngày. Nhưng nỗi đau vẫn không buông tha em, nhất là lúc một mình “vượt cạn” em lại càng thấm thía nỗi cô đơn và buồn tủi hơn bao giờ hết: “Con nói thật là tủi lắm. Đúng thật, người ta có chồng, có cha có mẹ. Cái lúc con ở trong bệnh viện, con tủi lắm thật sự luôn. Cho đến lúc, con được 10 ngày con về mái ấm. Con khổ và khóc nhiều lắm thầy ạ, nhưng các cô đi chăm các người thân bảo: “Con cứ khóc đi đến lúc mù thôi ấy”. Mà người ta có người nọ người kia thì bình thường, còn con thì được hai ngày vết thương lại nhiễm trùng nữa thầy (con sinh mổ). Thật sự lúc ấy con nghĩ là Chúa đang bận chuyện gì. Có lúc con nghĩ, con ăn ở làm sao mà mà bây giờ con phải chịu như thế này. Thật sự nghĩ cũng quẫn đời lắm thầy ạ”.
Nhìn cảnh đời bi thương của một bạn công nhân nhập cư trẻ, một mình giữ gìn đứa con và khó khăn trong khi sinh con, mọi người sẽ cảm thông với em về những cảm xúc rất thật của một người mẹ tội nghiệp. Và nhất là khi nhận thấy sự can đảm của em là hy sinh và cam chịu tất cả vì sự sống thiêng liêng của đứa con. Sau này em chia sẻ rằng em không bao giờ nghĩ đến chuyện phá thai hay cho đứa con của mình như bao bạn trẻ khác đã làm: “Con đã tự nhủ mình là không thể nào giết con của mình, con cũng không bao giờ có ý định là cho con của con. Cũng có mấy người xin nó đó thầy. Họ xin rồi hứa cho con tiền làm lại cuộc đời nọ kia, nhưng mà con không cho được. Thực sự nhiều khi con cứ nói chuyện vui vui với chị em: đúng thực sự mình nuôi con bằng niềm tin, chứ còn tiền bạc không có gì hết thầy ạ, nghĩa là nuôi con mình cứ cố gắng nuôi như vậy thôi”.
Em đã bảo vệ đứa con của mình và đã âm thầm nuôi con bằng chính đôi tay làm việc của mình cùng với sự giúp đỡ của các chị em, các sơ và các thầy trong Nhóm BVSS Phanxicô, trong suốt 2 năm trời. Có thể nói, em đã nhận ra lỗi lầm của mình và quyết tâm làm lại cuộc đời và trong khoảng thời gian khó khăn ấy em đã nhận ra tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Sau này khi hỏi làm sao em vượt qua được mọi khó khăn như thế, thì em cho rằng Chúa không bỏ rơi em, vì em vẫn vững lòng tin tưởng vào tình thương của Ngài. Em nói: “Con nghĩ là thật sự nhờ ơn trên nhiều lắm thầy ạ. Nhiều khi con buồn nọ kia, nhưng mà tất cả cũng qua đi hết vì con tin Chúa, Mẹ không bỏ con. Con yêu con của con, thì Chúa cũng yêu con hơn thế nữa”. Một niềm tin mãnh liệt vào Chúa đã cho em nghị lực để sống và nuôi con. Quả đúng như em nói, bàn tay quan phòng của Chúa đã dắt em đi trong cuộc đời, nhất là giúp em đứng lên sau lỗi lầm, nhờ thế em có được hạnh phúc như hôm nay.
3. Hạnh phúc đã mỉm cười với em
Đến hôm nay, Nguyên con của em đã khôn lớn, đi nhà trẻ. Thấy bé trai to khỏe, thông minh lanh lợi ai cũng mến. Em cảm thấy hạnh phúc khi có được đứa con dễ thương này. Em quyết định ở vậy nuôi con, nhưng tình cờ Hùng (chồng hiện nay của em) gặp và đem lòng yêu mến em và con em. Một tình yêu mà nhiều người nhìn vào với ánh mắt hoài nghi, nhưng với bạn trai của em đó là một tình yêu chân thật đến từ con tim và sự cảm thông. Hùng yêu thương em và muốn bù đắp cho em bằng tình yêu chân thành và cảm phục của anh.
Sau nhiều tháng chần chừ và đắn đo trước ngã rẽ mới của cuộc đời em đã quyết định đến với Hùng bằng một tình yêu chân thành. Và hôm nay em đã làm đám cuới và sống rất hạnh phúc với chồng và đứa con ngoan hiền. Chồng của em đã đón em và con về trên Bảo Lộc, nơi anh đã có được mấy sào rẫy và một căn nhà nhỏ đủ cho cuộc sống của ba người. Một gia đình bé nhỏ, còn chật vật với cuộc sống từng ngày, nhưng với em đó là một niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất mà em có được sau bao thăng trầm của cuộc sống.
Chúc mừng em đã có được hạnh phúc với tình yêu của người chồng bao dung và đứa con em yêu quý. Mong rằng em luôn giữ mãi được niềm hạnh phúc thiêng liêng mà em đã phải trả giá bằng danh dự, nước mắt và tủy nhục để có được. Mong sao những người bạn trẻ khi rơi vào hoàn cảnh éo le như em có được sự can đảm để chọn lựa sự sống và lẽ phải, và mong sao những người ngoài cuộc có được cái nhìn bao dung đối với những người mẹ đáng thương như em.
Truyện ngắn: Quán trọ Cây Thầu Dầu
Nguyễn Trung Tây, SVD
16:26 17/12/2010
Truyện ngắn: Quán trọ Cây Thầu Dầu
□ Quán trọ Cây Thầu Dầu nói về một ngôi nhà trọ và những sinh hoạt bất thường của một ngôi làng.
Hồi đó người ta đồn rằng, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cây thầu dầu đã mọc rồi, hơn một năm rồi, nhưng thái bình vẫn chưa xuất hiện. Trong khi đó, những người hồi xưa đã bỏ đi, bây giờ từ bốn phương trời cứ tấp nập kéo về đe dọa tới đời sống vốn đã thanh bình ngàn năm của dân làng. Cách uống rượu như uống nước, đốt tiền như đốt giấy vụn của những người khách không mời mà tới khiến hương chức trong làng lo sợ cho số phận của những thiếu nữ ngây thơ mới lớn, những người đàn bà nhẹ dạ cả tin…
__________________________
Hơn một tháng rồi, quán trọ Cây Thầu Dầu bỗng dưng rộn ràng bước chân lạ mặt tứ phương.
Đúng vậy, cứ liên tục như thế, từ sáng tới chiều, từ chiều tới nửa đêm, hơn bốn tuần rồi, thị trấn Bethlehem bỗng dưng rộn ràng bước chân ngàn khuôn mặt lạ. Những người khách này nguyên gốc Do Thái, nhưng có người nói tiếng Do Thái pha giọng mũi nghèn nghẹt tiếng Hy Lạp hoặc giọng cổ vướng nghẹt tiếng Ba Tư, nhiều người không đọc được bảng tên chỉ đường ngoại trừ ngọng nghịu câu chào: Shalom. Nhưng thật ra, tất cả những người khách lạ mặt này đều có liên hệ mật thiết với Bethlehem, bởi tổ tiên mười mấy đời của họ đang nằm an nghỉ tại những ngôi mộ đá đục sâu trong rặng núi.
Mà lạ lắm, mặc dù xuất hiện với nhiều màu da, khác tiếng nói, ngàn khuôn mặt lạ tứ phương đều chia sẻ chung với nhau hai đặc điểm nổi bật; mặt lúc nào cũng đỏ bởi rượu, và cứ hễ mở miệng ra là chửi tục.
Ngày nào cũng thế, khách nằm ngủ thẳng cẳng cho tới mười hai giờ trưa mới chịu gạt mền sang một bên. Chui ra khỏi giường, khách vốc nước rửa mặt, xúc miệng ồng ộc. Xong xuôi đâu đó, tưởng khách đi đâu, hóa ra lại bước thẳng một mạch tới quán rượu. Nhậu xong, uống xong, khách không về quán trọ, nhưng lại dẫn nhau ra giếng nước đầu làng. Trên đường đi, khách nhổ xoèn xoẹt nước miếng và đờm xanh xuống mặt đường. Có khách say quá, xiêu vẹo gục té ngay bên lề, miệng nôn thốc tháo, mùi ói tanh lợm. Có người cất giọng hát, những bài hát lẳng lơ lời ca dâm tục. Âm thanh phát ra từ cuống họng nghe bền bệt bởi hơi thở nặng nề sặc sụa mùi rượu vang.
Thôn Bethlehem đang thanh bình, trên có thầy Rabbie và hội đồng hương chức, dưới là dân làng, người người ai ai cũng một lòng. Nhưng tự dưng bởi những người khách lạ, Bethlehem tự động tách ra hai phe, một phe cổ võ, phe kia chống đối.
Phe cổ võ bao gồm chủ quán rượu, quán ăn, và quán trọ. Gặp khách, ông chủ nào mặt cũng tự nhiên hớn hở hẳn ra, miệng cười toe toét. Mà cũng khó trách, bởi Bethlehem, đất chó ăn đá gà ăn muối từ thời tạo thiên lập địa. Người cả nước vẫn đồn miệng, “Cái đất Bethlehem đó, xin lỗi miếng đất chó iả đó, có cho cũng chả thèm”. Cho nên chẳng lạ chi, quán trọ Bethlehem bình thường vắng hoe ngoại trừ ruồi xanh sa mạc bay lăng quăng. Thế đấy, không ai ngờ, giờ này tự nhiên Bethlehem hóa ra không còn phòng trống. Quán trọ nào cũng treo bảng “Cạn phòng” hoặc “Hết chỗ”. Đặc biệt nhất là tại những quán rượu, ngày cũng như đêm quán nào cũng nồng nặc mùi người và mùi rượu. Chủ quán Bethlehem, nguyên cả tháng rồi, chục người là đủ cả chục, ông nào cũng hơn hớn vui tươi. Đương nhiên, thì cũng bởi vì tiền. Tiền nở nụ cười. Tiền tươi con mắt. Tiền cất vào kho. Mà đây không phải là tiền kẽm tiền xu đâu nhé. Cái thứ tiền đó giờ có cho không, người nào cũng bĩu môi, giơ tay quẳng bỏ ném thẳng vào xó nhà. Bây giờ là người ta chỉ còn nói đến tiền bạc tiền vàng. Mà lạ lắm, những người khách phải quay về Bethlehem theo lệnh kiểm tra dân số không hiểu sao ai cũng giàu có. Tiền đếm mỏi tay. Có người còn xách theo trong mình nguyên cả gói tiền bạc khắc hình hoàng đế Alexander và nhiều đồng tiền vàng Caesar Augustus. Một ngôi nhà xập xệ trong thôn trị giá trăm đồng tiền bạc. Ngôi nhà mắc nhất nằm ở cuối thôn là hội đường Isaiah trị giá tới nghìn đồng tiền vàng Caesar. Thế mà khi bước vào quán rượu, khách quẳng ra bàn cả đống tiền vàng. Tiền vàng rớt xuống đất kêu coong coong nghe vui tai, âm vàng ngân vang rung động lòng người. Nếu ưng ý được lòng khách, bồi bàn còn nhận được nguyên một đồng tiền thưởng bằng bạc. Cứ thế, làm chi bồi bàn không cất công phục vụ cúc cung. Muốn gì được nấy. Chủ quán chưa có dịp mở miệng năn nỉ công nhân ở lại làm thêm, bồi bàn đã nhanh nhanh chạy đi gặp chủ, gãi gáy cầu tài, xin làm thêm giờ phụ trội.
Phe chống đối thì chẳng ai xa lạ. Chưa nói, nhiều người đã biết mặt biết tên. Mà cũng khó trách thầy Rabbi Daniel và hội đồng hương chức trong thôn, bởi Bethlehem mặc dầu đất cày lên sỏi đá, nhưng thiếu nữ Bethlehem từ lâu vẫn nổi tiếng công dung ngôn hạnh. Thì đấy vua David đã từng thưởng cho làng bốn chữ khắc vàng, Tiết Hạnh Khả Phong. Cho nên không lạ chi từ bao lâu nay, người làng chưa bao giờ phải nhặt đá ném chết những người con gái một phút nhẹ dạ. Cổng làng, từ bao lâu nay, đất vẫn đen thơm mùi đất lành, đá vẫn sạch không vương mùi máu tanh.
Thế đó, mới chỉ có mắt trước mắt sau, ngay khi bóng dáng khách tứ phương vừa đổ xuống nườm nượp ở cổng làng, những con kên kên phục vụ lính tuần La Mã ở làng bên đã nhấp nhổm ngóng đầu quay về Bethlehem quan sát tình hình. Ba tuần trước, mặc cho những lời cảnh cáo xa gần, cô gái giang hồ khét tiếng trong vùng thản nhiên gõ cửa căn nhà treo bảng cho thuê trong thôn.
Cô gái vừa dọn vào, một tiếng sau khách khứa đã cửa trước ra vào cửa sau tấp nập.
Được đúng hai ngày, nhà thổ bừng bừng phát hỏa!
Nửa đêm về sáng, lửa bốc cháy từ cửa gỗ phòng khách, lửa liếm lem lẻm vách gỗ mặt tiền, rồi theo đà gió bừng sáng bốc ngọn vút lên cao. Nhờ sự can thiệp của bao nhiêu thân chủ đang ngồi uống rượu chờ đợi tới phiên, căn nhà trọ còn đứng vững, mặc dù mặt tiền đã bị cháy đen nham nhở. Mật thám kéo tới lập biên bản điều tra, đặt nghi vấn nhà bị đốt.
Sau vụ hỏa hoạn, người phụ nữ buôn hương không chịu thua. Cô nhờ người sơn phết qua loa mặt tiền rồi lại tiếp tục hành nghề như không hề có chuyện chi xảy ra. Thế là khách khứa lại tấp nập. Tiếng cười ngân vang từ xế chiều cho tới nửa đêm về sáng. Người ra người vô, nhà thổ lại rộn ràng.
Được khoảng một tuần.
Vào một buổi sáng sớm tinh mơ, Bõ già trông coi hội đường Isaiah, ngày nào cũng dậy thật sớm đi tới hội đường mở cửa, đốt nến chuẩn bị cho giờ kinh sáng, bỗng hét to như bị ma rượt khi đi ngang qua nhà thổ. Người trong thôn chạy tới chỉ để kịp nhìn thấy cánh cửa lớn căn nhà mở tung để lộ ra hai xác người đang treo lủng lẳng ngay trên xà ngang, một của cô gái buôn hương, một của người khách.
Bởi hai thây ma treo lủng lẳng, Sở Mật Vụ La Mã lại tấp nập kéo tới. Thầy Rabbi Daniel, hội đồng hương chức, và cả Bõ già lần lượt bị gọi lên thẩm vấn. Nhưng cũng như lần trước, nhân viên mật vụ vẫn không kiếm ra thủ phạm. Rốt cuộc, Sở Mật Vụ đóng hồ sơ, lần lượt leo lên lưng ngựa bỏ đi.
Nhưng bắt đầu từ ngày hôm đó, khoảng nửa đêm về sáng tự nhiên căn nhà bỗng chập chờn những bóng ma. Tối tối có người thấy hai xác người, một của đàn bà một của đàn ông hiện ra treo tòng teng lơ lửng. Có người nửa đêm về sáng nghe thấy tiếng hú nghe rõ mồn một lanh lảnh từ trong căn nhà còn loang lổ vết cháy. Vào đêm sáng trăng, có người còn thấy bẩy hạt máu đỏ từ trên xà ngang nhỏ xuống nền đất viết thành chữ Nhân thật rõ nét trong tiếng Hy Lạp.
Người trong làng xì xào hỏi nhau tại sao lại không là ba hay là bốn nhưng lại là bẩy? Mà tại sao bẩy hạt máu đỏ đó lại hòa với nhau viết nên một chữ Nhân? Chữ Nhân có nghĩa là chi trong trường hợp này? Tại sao lại không viết chữ Nhân trong tiếng Do Thái nhưng lại là chữ Hy Lạp? Nghe vậy, có người quay lại nhắc nhở, “Bộ quên rồi sao? Ông bà mình có câu, ‘Giết bẩy bò mới đủ lễ tế’. Mà, nè, cũng đừng có quên ả này không phải Do Thái, nhưng người Syria. Cô ta nói tiếng Hy Lạp, đâu có biết tiếng Do Thái”.
Thằng Judas mồ côi mười sáu tuổi chăn chiên trong làng phá phách ma chê quỷ hờn. Sểnh ra là ăn cắp. Lơ đãng một chút là mất đồ. Cuối tuần nó tếch sang thôn bên cạnh, đứng đường dẫn mối cho những con kên kên. Chủ bầy chiên có lần mắng nó tật hay ăn cắp vặt. Nó tức, ban đêm gọi bạn bè tới túp lều nằm giữa cánh đồng, cắt cổ một con chiên đực nướng thịt ăn. Thế mà nửa đêm, không biết để làm chi, dám mò tới căn nhà ma. Sáng hôm sau, lại một lần nữa, đi ngang qua, ông bõ thấy nó oặt ẹo nằm trên nền đất hoang của ngôi nhà ma, mặt bầm tím, tay chân như không còn xương. Mang nó về nhà, người ta đổ cháo nóng vào miệng, giật tóc mai hú gọi ba hồn chín vía. Ba ngày sau thằng Judas mới dần dần hồi tỉnh, nhưng tay chân quặt quẹo mềm oặt. Hỏi chi, nó cũng không nói, mặt tái xanh lét. Thế là những người đàn bà trong thôn ồn ào lên. Họ kháo với nhau, “Chết rồi! Vậy là đã ứng nghiệm lời nguyền của bẩy giọt máu viết ra một chữ Nhân. Thằng Judas là nạn nhân đầu tiên. Trong làng mình, ai sẽ là người thứ hai?”.
oOo
Đêm nay tối hai mươi bốn cuối tháng Mười Hai...
Đã gần mười một giờ đêm, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa thôi bầu trời đêm đen Bethlehem sẽ chuyển mình bước vào nửa đêm.
Trời khuya, tiếng cú kêu dội vang xa từ căn nhà thổ bỏ hoang vẫn không át được tiếng la hét cười đùa vang dội từ những quán rượu. Như mọi đêm khuya, tiếng nhạc tiếng đàn tiếng hát lẫn hơi thở sặc sụa mùi rượu lại vẫn ồn ào len lỏi qua những khung cửa sổ tò vò.
Nhìn bầu trời đen kịt cuối năm, chủ nhân quán trọ Cây Thầu Dầu tự dưng ngáp dài. Mấy tuần lễ liên tục rồi, Joshua đã phải lắc đầu lia lịa từ chối từng người, bởi mọi phân vuông quán trọ đều đã được tận dụng tối đa. Bàn ghế căn phòng khách được rời đi lấy chỗ cho hơn ba mươi người. Riêng căn phòng chứa đồ tối tăm đã được dọn dẹp cho mười hai người khách đàn ông nằm xếp lớp cá hộp.
Thấy quán trọ sơn phết nổi bật hàng chữ “Cây Thầu Dầu”, người khách phụ nữ đến từ kinh đô Athens tò mò hỏi,
— Lạ lùng hén! Đất này đâu phải đất thầu dầu, mà tại sao cắc cớ đặt tên quán trọ Cây Thầu Dầu?
Ông khách đến từ phố Tarsus đứng gần đó gật gật đầu góp ý,
— Ừ, đúng đó, tại sao không đặt tên Quán trọ Nhà Bánh Mì, bởi vì Bethlehem có nghĩa là nhà bánh mì kia mà?
Nhìn khách, Joshua chùm khăn lên đầu, chép miệng chậm rãi kể chuyện,
— Tui thì thiệt tình cũng hổng có rành, nhưng nghe nói, làng này có một thời bị sư tử sa mạc kéo về từng đàn cắn xé giết chết nhiều người. Hồi đó ta nói cứ mười người chết bẩy còn ba. Cho nên dân trong thôn nhiều người bỏ đi tha phương cầu thực. Bethlehem có một thời hoang vắng như nhà ma.
Joshua khuôn mặt trở nên trầm tư,
— Về sau, không hiểu tự đâu lại lòi ra câu vè, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cụ tiên chỉ chặn thằng nhỏ chăn chiên lại hỏi gốc tích. Thằng nhỏ nói có cụ ông tóc trắng như cước, tay chống gậy gỗ hiện ra giữa trời dạy câu vè, dặn phải học thuộc. Gặng hỏi tên tuổi ông cụ, thằng bé gãi gãi đầu nói, “Cụ nói có thời ta là hoàng tử Ai Cập”.
Joshua nhìn ra hướng cổng làng,
— Mấy trăm năm đã trôi qua, tháng Ba năm ngoái cổng làng tự nhiên nứt ra một cây thầu dầu, cành lá xum xuê che mát cả một góc trời. Cả làng thế là hồi hộp chờ đợi giây phút ấu chúa ra đời.
Chủ quán trọ kết luận,
— Năm ngoái lúc cụ thân sinh chết đi, để lại cho tui quán trọ, tui đặt luôn tên quán Cây Thầu Dầu.
Rồi chắt lưỡi,
— Nhưng hơn một năm rồi, ấu chúa đâu chẳng thấy, nhưng cả tháng rồi, con cháu thôn làng bỏ đi, nay quay về, tưởng để làm vương làm tướng chi, hóa ra cũng chỉ quanh quẩn ngày quán rượu đêm nhà thổ. Thiệt tình…
Người phụ nữ thắc mắc,
— Ủa! Tưởng là từ sau vụ cháy nhà, rồi hai xác ma treo trên sà ngang, làng đã yên ổn rồi chứ...
Chủ quán Cây Thầu Dầu thở dài,
— Thì đúng là như vậy. Ta nói làng mình yên, nhưng những làng chung quanh đâu có yên. Kên kên không qua. Nhưng xác ma bên đây lại rầm rập kéo sang bên đó để kên kên rỉa. Thiệt tình!
Ông khách có vẻ hiểu biết,
— Sách ngôn sứ Micah viết là ấu chúa sẽ sinh ra ở thôn Bethlehem đấy. Ông chủ có biết chuyện hay không?
Chủ quán Cây Thầy Dầu nhỏ giọng lại,
— Có, tình thiệt là tui có nghe. Thầy Rabbi Daniel ổng còn nói khi ấu chúa ra đời, sao chổi sẽ xuất hiện ngay giữa trời, què cụt lũ lượt đứng dậy chạy như hươu trên đồng cỏ cho mà coi...
Ông chủ quán che miệng nói thì thào,
— Mà nói cái này chỉ mấy người mình biết với nhau thôi đó nghen! Nghe rồi bỏ qua. Đừng có xì xào lôi thôi, tới tai mã tà lính kín thì khổ cho cả đám. Tui nghe nói khi ấu chúa sinh ra, ổng sẽ lãnh đạo người mình, đánh đuổi cái đám giặc La Mã chạy té tát cho mà coi!
Người phụ nữ như không mặn mà với chuyện thời sự, cô lại đổi đề tài,
— Tôi nghe nói có thằng bé nửa đêm về sáng chui vào trong ngôi nhà ma ăn cắp đồ rồi bị thanh niên Tự Vệ đập gãy tay gãy chân. Có đúng không?
Trời Bethlehem chuyển mình gần nửa đêm. Xa xa tiếng cú từ ngôi nhà thổ tiếp tục ngân vang. Chủ nhà trọ Cây Thầu Dầu giơ tay che miệng ngáp dài. Nhìn ra ngoài khung cửa, Joshua quyết định vặn chìa khóa hòm tiền, óc nghĩ tới những ly rượu vang thơm mùi tại quán rượu ngay bên cạnh. Nhưng rồi anh khựng lại, người xụi lơ, miệng thở dài, bởi chợt nhớ tới thằng Benjamin lại mới trở chứng đau nặng.
Gần một tuần rồi, người thằng nhỏ bỗng dưng trở chứng nóng hầm hập như than hầm trong lò bánh mì. Bao nhiêu thang thuốc, bao nhiêu tiền bệnh đã đổ vào, nhưng nhiệt độ trong người thằng bé vẫn không giảm. Hai hôm trước, thằng nhỏ lên cơn động kinh, tay chân giật cong lại, miệng méo thét không ra lời, mắt trợn tròn trắng. Joshua vội vàng vắt giò lên cổ chạy đi kiếm thầy. Nhận ra khuôn mặt hốt hoảng chủ quán trọ, thầy Levi cuốn lên người miếng khăn choàng đầu, chạy tới quán trọ. Ông bắt mạch thằng nhỏ, rồi lấy dầu thầu dầu loại thượng hảo hạng của Ai Cập chuyên dùng ướp xác để cạo lưng cho thằng bé. Năm phút sau, thằng Benjamin mắt thôi trợn trắng, hơi thở trở lại điều hòa. Thầy Levi còn bốc cho thằng Benjamin một thang thuốc, dặn nấu cạn thành ba chén, ngày uống ba lần.
Sau một ngày thấy bệnh tình thằng Benjamin không thuyên giảm, Joshua đã bàn với vợ sáng sớm ngày mai sẽ thuê con ngựa Ba Tư chở thằng Benjamin lên kinh đô Jerusalem chữa bệnh. Ở đó, chú của anh quen biết nhiều với những thầy lang học được nghề của những ông thầy thuốc magi của vua Pharaoh Ai Cập. Nghe nói có ông thầy đã học được cả toa thuốc đặc biệt chỉnh xương của người Ba Tư. Người gặp tai nạn, gãy chân què cẳng, mang tới, thầy thuốc bốc cho những vị thuốc vừa uống vừa xoa. Ngày hôm sau, bệnh nhân ngồi dậy mạnh sân sẩn, đi đứng như chưa bao giờ gặp nạn.
Nghĩ tới đây, Joshua cương quyết đứng dậy tính khóa lại cánh cửa gỗ quán trọ. Nhưng Joshua bỗng nhận ra tiếng con LuLu sủa vang vang. Joshua khựng lại, nghĩ tới thầy Rabbi Daniel và đoàn Thanh niên Tự Vệ. Nhưng tiếng chó sủa càng trở nên gắt gỏng tựa như tiếng chó sủa bóng ma. Joshua nhíu mày nhìn ra ngoài bóng đêm. Nếu là thầy Rabbi Daniel đi tuần ban đêm với đoàn thanh niên Tự Vệ, con LuLu đã không sủa, bởi con LuLu thì còn lạ chi với thầy Rabbi.
Nhưng thật là bất ngờ, tiếng chó sủa bỗng ngưng bặt. Đêm đen bỗng như đông lạnh nghe rõ tiếng gõ chầm chậm của vó lừa trên con đường đá sỏi. Joshua nhíu mày nhìn lên...
Trước mặt Joshua mờ mờ xuất hiện hai bóng hình. Người đàn ông ánh mắt mệt mỏi, vành râu quai nón rậm rạp bao quanh quai hàm, khoảng cỡ hai mươi. Người kia dáng nhỏ bé che mặt kín mít trong miếng khăn xanh che đầu ngồi trên lưng lừa. Người đàn ông ngón tay thô tháp khô cứng vẫn cầm dây cương lừa, tiến lại quầy, cất giọng, âm thổ phương Bắc Galilee,
— Chào ông chủ quán! Không dám dấu chi quan bác, hai vợ chồng nhà em mới từ ngoài Bắc lặn lội đường xa tới đây theo lệnh kiểm tra. Nhờ quan bác thương tình, kiếm cho hai vợ chồng chúng em căn phòng… Dạ, em đội ơn quan bác.
Nhìn người đàn ông, chủ quán Cây Thầu Dầu làm điệu chép miệng, nói ngay,
— Tui biết hai vợ chồng ông anh lặn lội đường xa, bây giờ đã mệt mỏi lắm rồi. Nhưng thiệt tình là quán trọ không còn phòng trống nữa.
Nhưng người đàn ông không bỏ cuộc, anh xuống giọng năn nỉ, tay gãi gãi gãi trán, tay chỉ người vợ vẫn ngồi trên lưng lừa, đội khăn xùm sụp che kín mặt,
— Xin quan bác thương tình. Giờ trời đã quá khuya, nửa đêm về sáng, mà vợ em lại bụng mang dạ chửa. Xin quan bác thương!
Chỉ ra ngõ vắng dài sâu hun hút thăm thẳm bóng đêm chập chùng, người chồng như muốn bật khóc,
— Nguyên cả canh giờ rồi, em gõ không biết bao nhiêu là cánh cửa. Nhưng ai cũng lắc đầu quầy quậy.
Giọng người chồng như muốn tắc nghẹn nơi cổ họng,
— Bác ơi, chết thiệt, đất khách quê người, giờ em cũng không biết đi đâu…
Ông chủ quán nhìn ra để rồi nhận thấy cái bụng to kềnh càng của thiếu phụ ngồi trên lưng lừa. Chủ quán lúng túng, khó chịu bởi nhận ra tình trạng khó xử bị cài đặt. Thà là không biết. Chủ quán chép miệng, bây giờ bỏ thì thương mà vương thì tội. Joshua nghĩ tới căn phòng chứa đồ với mười hai mạng người đàn ông chen chúc. Nhưng sao mà được, bởi hai người khách là một cặp vợ chồng. Nhét anh chồng vào cũng được, nhưng còn chị vợ bụng chửa vượt mặt như thế kia thì nhét vào chỗ nào trong cái hộp cá mòi xếp lớp đó?
Nhìn ông chủ quán trọ, người chồng như cá chết cạn cố gắng chòi chòi đập qua đập lại,
— Hay là quan bác biết chỗ nào còn trống, bác nói cho vợ chồng em một tiếng, em sẽ đi ngay... Vâng, em đi ngay, không dám làm phiền bác nữa…
Joshua nhớ lại cái thời mới lập gia đình. Hai vợ chồng son hồi đó sao mà nghèo, nghèo như rẻ rách, nghèo đến nỗi bánh mì đen giá một xu cũng không có mà ăn. Cho nên cái lần mà vợ bụng mang dạ chửa, Joshua vẫn phải cắn răng để vợ ngày ngày còng lưng mót nhặt những cọng lúa mì mang về nhà làm bánh mì nướng. Cũng bởi lao tâm lao lực, thằng Benjamin con so hồi đó sinh sớm hai tháng. Nhìn thằng con giờ quặt què đau yếu, Joshua vẫn còn ngậm ngùi cay đắng...
Nhìn ánh sao băng sáng ngời, vút chạy ngang, kéo đuôi dài, rồi biến mất sau rặng núi, ông chủ quán Cây Thầu Dầu quyết định,
— Thôi, thì như thế này. Tui biết có túp lều nằm giữa cánh đồng. Giờ tui đề nghị như thế này, tui sẽ dẫn hai vợ chồng ông anh tới đó ngủ tạm qua đêm, một đêm nay mà thôi. Ngày mai vợ chồng tui có việc phải lên kinh đô, căn phòng bỏ không.
Chủ quán dứt khoát,
— Trưa ngày mai, mời vợ chồng ông anh quay lại quán, ở tạm...
Trước lời đề nghị, đôi chân mày rậm và vầng trán rộng của người đàn ông dãn ra từng thớ thịt. Thở dài nhẹ nhõm, người chồng nói ngay,
— Vâng, vâng! Thế thì nhất. Quan bác tốt quá. Trời cao phù hộ vợ chồng quan bác. Giờ quan bác dậy làm sao, em xin nghe theo làm vậy. Vâng, em nhờ quan bác chỉ đường.
Ông chủ quán Cây Thầu Dầu đứng dậy,
— Vậy thì mình đi ngay. Gần đây lắm. Chỉ khoảng nửa tiếng lội bộ mà thôi…
Ông chủ quán nhấc cao ngọn đèn dầu, bước tới, ánh lửa hắt hiu soi bóng ba người và chú lừa đổ dài trên con đường lộ dẫn ra đường ruộng.
Trời Bethlehem không một ánh trăng. Đêm nay cuối tháng Mười Hai, trời lạnh thổi gió rét buốt căm căm. Joshua nhìn lên nền trời đen như mực. Một vài tiếng chó sủa xa xa lay động màn đêm. Một vài cánh dơi xào xạc khua động đêm tối. Tiếng cú nhà thổ tiếp tục vang dội ngân xa. Joshua nhớ tới căn nhà ma. Anh thắc mắc không hiểu thằng Judas rắn mặt bị ma hớp hồn hay nó bị thầy Rabbi sai thanh niên Tự Vệ đánh què tay gãy chân như lời đồn. Nhớ tới thằng Judas, ông chủ quán Cây Dầu lại nhớ tới đứa con trai ốm yếu bệnh tật. Ngày mai, vợ chồng anh cũng sẽ lọc cọc dẫn theo thằng bé què quặt ngồi trên lưng ngựa. Đường lên kinh thành Jerusalem có nhanh lắm thì cũng phải là hai ngày. Nhớ tới kinh thành Jerusalem giờ này ngập bóng binh sĩ La Mã, ông chủ quán lắc đầu. Nhìn lên trời cao, chủ quán trọ Cây Thầu Dầu lẩm bẩm câu đồng dao, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Joshua chép miệng, “Thầu Dầu đã mọc giữa tháng Ba hơn một năm rồi. Ấu chúa ở đâu mà sao vẫn chưa ai thấy?”.
oOo
Ba ngày rồi, Bõ già đau nặng. Cháo loãng đổ vào miệng không trôi lọt qua hàm răng ngậm chặt cứng, nhưng sui sủi bọt bong bóng hai bên mép. Mắt Bõ mở lớn trắng đùng đục, ruồi lằng đậu đen bám chi chít. Bõ ho sù sụ, hôi thối bay nồng nặc bầu không khí... Thầy Rabbi nói nhỏ với hội đồng hương chức chuẩn bị chuyện hậu sự cho Bõ.
Thế mà sáng nay, trời vừa hừng sáng, Bõ tự nhiên ngồi bật dậy, lưng thẳng như cây thước. Bõ mở mắt nhìn qua khung cửa, rồi thật bất ngờ, phóng chạy trên con đường làng như bị ma nhập. Tới hội đường Isaiah, Bõ dừng lại, hai cánh tay khẳng khiu đẩy tung cửa sắt nặng nề. Chạy sầm sập vào khu chánh điện khói hương nghi ngút giờ kinh sáng, Bõ dừng lại, nhìn thầy Rabbi, nhìn mọi người, tay chỉ ra hướng sân hội đường, tay chỉ lên trời, miệng ú ớ phát không ra được một âm.
Mọi người ngưng lại lời kinh, kinh ngạc trợn tròn mắt nhìn Bõ già. Thầy Daniel khoát tay ra hiệu chấm dứt giờ kinh. Người người ùn ùn kéo nhau theo sau Bõ già đi ra sân. Tới sân gạch đỏ, không ai bảo ai, người người đưa mặt ngẩng lên nhìn. Thầy Rabbi cũng nhìn theo để rồi ngỡ ngàng nhận ra bầu trời xám xịt mây đen mùa đông đang vặn mình chuyển đổi sang màu đỏ ối. Trên cao, ngôi sao chổi sáng rực đang xoay tròn tít những vòng quay. Nhiều người trên sân đền thờ kinh hãi rú lên, có người quỳ xuống đấm ngực, có người nước mắt lăn dài trên khuôn mặt, có người sụt sùi câu kinh.
Còn đang ngơ ngác dõi nhìn hiện tượng thiên nhiên lạ kỳ, mọi người giật mình nhận ra lại thêm những tiếng chân chạy sầm sập trên con đường làng. Tưởng ai, hóa ra đó chính là cô gái đến từ kinh đô Athens. Dừng lại tại sân hội đường, cô gái, tay ôm ngực thở dốc, tay kia chỉ về hướng quán trọ Cây Thầu Dầu,
— Thằng Judas, cả thằng Benjamin nữa… Chạy tới quán trọ Cây Thầu Dầu mà coi! Cả hai đứa nó đang rượt nhau chạy rần rần ở ngoài sân kia kìa! Nhanh nhanh lên, chạy tới mà coi…
Người người ngơ ngác nhìn nhau, rồi lại nhìn lên bầu trời vẫn đang ngời sáng ngạn vạn hào quang. Thanh niên Tự Vệ thì thào nói với nhau tối hôm qua, vào lúc nửa đêm trong khi đi tuần, họ nghe thấy tiếng hát văng vẳng từ trên cao.
Vẫn không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra, có lẽ ngoại trừ đôi vợ chồng quê mùa đến từ thôn làng Nazareth của Bắc Galilee.
www.nguyentrungtay.com
□ Quán trọ Cây Thầu Dầu nói về một ngôi nhà trọ và những sinh hoạt bất thường của một ngôi làng.
Hồi đó người ta đồn rằng, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cây thầu dầu đã mọc rồi, hơn một năm rồi, nhưng thái bình vẫn chưa xuất hiện. Trong khi đó, những người hồi xưa đã bỏ đi, bây giờ từ bốn phương trời cứ tấp nập kéo về đe dọa tới đời sống vốn đã thanh bình ngàn năm của dân làng. Cách uống rượu như uống nước, đốt tiền như đốt giấy vụn của những người khách không mời mà tới khiến hương chức trong làng lo sợ cho số phận của những thiếu nữ ngây thơ mới lớn, những người đàn bà nhẹ dạ cả tin…
__________________________
Hơn một tháng rồi, quán trọ Cây Thầu Dầu bỗng dưng rộn ràng bước chân lạ mặt tứ phương.
Đúng vậy, cứ liên tục như thế, từ sáng tới chiều, từ chiều tới nửa đêm, hơn bốn tuần rồi, thị trấn Bethlehem bỗng dưng rộn ràng bước chân ngàn khuôn mặt lạ. Những người khách này nguyên gốc Do Thái, nhưng có người nói tiếng Do Thái pha giọng mũi nghèn nghẹt tiếng Hy Lạp hoặc giọng cổ vướng nghẹt tiếng Ba Tư, nhiều người không đọc được bảng tên chỉ đường ngoại trừ ngọng nghịu câu chào: Shalom. Nhưng thật ra, tất cả những người khách lạ mặt này đều có liên hệ mật thiết với Bethlehem, bởi tổ tiên mười mấy đời của họ đang nằm an nghỉ tại những ngôi mộ đá đục sâu trong rặng núi.
Mà lạ lắm, mặc dù xuất hiện với nhiều màu da, khác tiếng nói, ngàn khuôn mặt lạ tứ phương đều chia sẻ chung với nhau hai đặc điểm nổi bật; mặt lúc nào cũng đỏ bởi rượu, và cứ hễ mở miệng ra là chửi tục.
Ngày nào cũng thế, khách nằm ngủ thẳng cẳng cho tới mười hai giờ trưa mới chịu gạt mền sang một bên. Chui ra khỏi giường, khách vốc nước rửa mặt, xúc miệng ồng ộc. Xong xuôi đâu đó, tưởng khách đi đâu, hóa ra lại bước thẳng một mạch tới quán rượu. Nhậu xong, uống xong, khách không về quán trọ, nhưng lại dẫn nhau ra giếng nước đầu làng. Trên đường đi, khách nhổ xoèn xoẹt nước miếng và đờm xanh xuống mặt đường. Có khách say quá, xiêu vẹo gục té ngay bên lề, miệng nôn thốc tháo, mùi ói tanh lợm. Có người cất giọng hát, những bài hát lẳng lơ lời ca dâm tục. Âm thanh phát ra từ cuống họng nghe bền bệt bởi hơi thở nặng nề sặc sụa mùi rượu vang.
Thôn Bethlehem đang thanh bình, trên có thầy Rabbie và hội đồng hương chức, dưới là dân làng, người người ai ai cũng một lòng. Nhưng tự dưng bởi những người khách lạ, Bethlehem tự động tách ra hai phe, một phe cổ võ, phe kia chống đối.
Phe cổ võ bao gồm chủ quán rượu, quán ăn, và quán trọ. Gặp khách, ông chủ nào mặt cũng tự nhiên hớn hở hẳn ra, miệng cười toe toét. Mà cũng khó trách, bởi Bethlehem, đất chó ăn đá gà ăn muối từ thời tạo thiên lập địa. Người cả nước vẫn đồn miệng, “Cái đất Bethlehem đó, xin lỗi miếng đất chó iả đó, có cho cũng chả thèm”. Cho nên chẳng lạ chi, quán trọ Bethlehem bình thường vắng hoe ngoại trừ ruồi xanh sa mạc bay lăng quăng. Thế đấy, không ai ngờ, giờ này tự nhiên Bethlehem hóa ra không còn phòng trống. Quán trọ nào cũng treo bảng “Cạn phòng” hoặc “Hết chỗ”. Đặc biệt nhất là tại những quán rượu, ngày cũng như đêm quán nào cũng nồng nặc mùi người và mùi rượu. Chủ quán Bethlehem, nguyên cả tháng rồi, chục người là đủ cả chục, ông nào cũng hơn hớn vui tươi. Đương nhiên, thì cũng bởi vì tiền. Tiền nở nụ cười. Tiền tươi con mắt. Tiền cất vào kho. Mà đây không phải là tiền kẽm tiền xu đâu nhé. Cái thứ tiền đó giờ có cho không, người nào cũng bĩu môi, giơ tay quẳng bỏ ném thẳng vào xó nhà. Bây giờ là người ta chỉ còn nói đến tiền bạc tiền vàng. Mà lạ lắm, những người khách phải quay về Bethlehem theo lệnh kiểm tra dân số không hiểu sao ai cũng giàu có. Tiền đếm mỏi tay. Có người còn xách theo trong mình nguyên cả gói tiền bạc khắc hình hoàng đế Alexander và nhiều đồng tiền vàng Caesar Augustus. Một ngôi nhà xập xệ trong thôn trị giá trăm đồng tiền bạc. Ngôi nhà mắc nhất nằm ở cuối thôn là hội đường Isaiah trị giá tới nghìn đồng tiền vàng Caesar. Thế mà khi bước vào quán rượu, khách quẳng ra bàn cả đống tiền vàng. Tiền vàng rớt xuống đất kêu coong coong nghe vui tai, âm vàng ngân vang rung động lòng người. Nếu ưng ý được lòng khách, bồi bàn còn nhận được nguyên một đồng tiền thưởng bằng bạc. Cứ thế, làm chi bồi bàn không cất công phục vụ cúc cung. Muốn gì được nấy. Chủ quán chưa có dịp mở miệng năn nỉ công nhân ở lại làm thêm, bồi bàn đã nhanh nhanh chạy đi gặp chủ, gãi gáy cầu tài, xin làm thêm giờ phụ trội.
Phe chống đối thì chẳng ai xa lạ. Chưa nói, nhiều người đã biết mặt biết tên. Mà cũng khó trách thầy Rabbi Daniel và hội đồng hương chức trong thôn, bởi Bethlehem mặc dầu đất cày lên sỏi đá, nhưng thiếu nữ Bethlehem từ lâu vẫn nổi tiếng công dung ngôn hạnh. Thì đấy vua David đã từng thưởng cho làng bốn chữ khắc vàng, Tiết Hạnh Khả Phong. Cho nên không lạ chi từ bao lâu nay, người làng chưa bao giờ phải nhặt đá ném chết những người con gái một phút nhẹ dạ. Cổng làng, từ bao lâu nay, đất vẫn đen thơm mùi đất lành, đá vẫn sạch không vương mùi máu tanh.
Thế đó, mới chỉ có mắt trước mắt sau, ngay khi bóng dáng khách tứ phương vừa đổ xuống nườm nượp ở cổng làng, những con kên kên phục vụ lính tuần La Mã ở làng bên đã nhấp nhổm ngóng đầu quay về Bethlehem quan sát tình hình. Ba tuần trước, mặc cho những lời cảnh cáo xa gần, cô gái giang hồ khét tiếng trong vùng thản nhiên gõ cửa căn nhà treo bảng cho thuê trong thôn.
Cô gái vừa dọn vào, một tiếng sau khách khứa đã cửa trước ra vào cửa sau tấp nập.
Được đúng hai ngày, nhà thổ bừng bừng phát hỏa!
Nửa đêm về sáng, lửa bốc cháy từ cửa gỗ phòng khách, lửa liếm lem lẻm vách gỗ mặt tiền, rồi theo đà gió bừng sáng bốc ngọn vút lên cao. Nhờ sự can thiệp của bao nhiêu thân chủ đang ngồi uống rượu chờ đợi tới phiên, căn nhà trọ còn đứng vững, mặc dù mặt tiền đã bị cháy đen nham nhở. Mật thám kéo tới lập biên bản điều tra, đặt nghi vấn nhà bị đốt.
Sau vụ hỏa hoạn, người phụ nữ buôn hương không chịu thua. Cô nhờ người sơn phết qua loa mặt tiền rồi lại tiếp tục hành nghề như không hề có chuyện chi xảy ra. Thế là khách khứa lại tấp nập. Tiếng cười ngân vang từ xế chiều cho tới nửa đêm về sáng. Người ra người vô, nhà thổ lại rộn ràng.
Được khoảng một tuần.
Vào một buổi sáng sớm tinh mơ, Bõ già trông coi hội đường Isaiah, ngày nào cũng dậy thật sớm đi tới hội đường mở cửa, đốt nến chuẩn bị cho giờ kinh sáng, bỗng hét to như bị ma rượt khi đi ngang qua nhà thổ. Người trong thôn chạy tới chỉ để kịp nhìn thấy cánh cửa lớn căn nhà mở tung để lộ ra hai xác người đang treo lủng lẳng ngay trên xà ngang, một của cô gái buôn hương, một của người khách.
Bởi hai thây ma treo lủng lẳng, Sở Mật Vụ La Mã lại tấp nập kéo tới. Thầy Rabbi Daniel, hội đồng hương chức, và cả Bõ già lần lượt bị gọi lên thẩm vấn. Nhưng cũng như lần trước, nhân viên mật vụ vẫn không kiếm ra thủ phạm. Rốt cuộc, Sở Mật Vụ đóng hồ sơ, lần lượt leo lên lưng ngựa bỏ đi.
Nhưng bắt đầu từ ngày hôm đó, khoảng nửa đêm về sáng tự nhiên căn nhà bỗng chập chờn những bóng ma. Tối tối có người thấy hai xác người, một của đàn bà một của đàn ông hiện ra treo tòng teng lơ lửng. Có người nửa đêm về sáng nghe thấy tiếng hú nghe rõ mồn một lanh lảnh từ trong căn nhà còn loang lổ vết cháy. Vào đêm sáng trăng, có người còn thấy bẩy hạt máu đỏ từ trên xà ngang nhỏ xuống nền đất viết thành chữ Nhân thật rõ nét trong tiếng Hy Lạp.
Người trong làng xì xào hỏi nhau tại sao lại không là ba hay là bốn nhưng lại là bẩy? Mà tại sao bẩy hạt máu đỏ đó lại hòa với nhau viết nên một chữ Nhân? Chữ Nhân có nghĩa là chi trong trường hợp này? Tại sao lại không viết chữ Nhân trong tiếng Do Thái nhưng lại là chữ Hy Lạp? Nghe vậy, có người quay lại nhắc nhở, “Bộ quên rồi sao? Ông bà mình có câu, ‘Giết bẩy bò mới đủ lễ tế’. Mà, nè, cũng đừng có quên ả này không phải Do Thái, nhưng người Syria. Cô ta nói tiếng Hy Lạp, đâu có biết tiếng Do Thái”.
Thằng Judas mồ côi mười sáu tuổi chăn chiên trong làng phá phách ma chê quỷ hờn. Sểnh ra là ăn cắp. Lơ đãng một chút là mất đồ. Cuối tuần nó tếch sang thôn bên cạnh, đứng đường dẫn mối cho những con kên kên. Chủ bầy chiên có lần mắng nó tật hay ăn cắp vặt. Nó tức, ban đêm gọi bạn bè tới túp lều nằm giữa cánh đồng, cắt cổ một con chiên đực nướng thịt ăn. Thế mà nửa đêm, không biết để làm chi, dám mò tới căn nhà ma. Sáng hôm sau, lại một lần nữa, đi ngang qua, ông bõ thấy nó oặt ẹo nằm trên nền đất hoang của ngôi nhà ma, mặt bầm tím, tay chân như không còn xương. Mang nó về nhà, người ta đổ cháo nóng vào miệng, giật tóc mai hú gọi ba hồn chín vía. Ba ngày sau thằng Judas mới dần dần hồi tỉnh, nhưng tay chân quặt quẹo mềm oặt. Hỏi chi, nó cũng không nói, mặt tái xanh lét. Thế là những người đàn bà trong thôn ồn ào lên. Họ kháo với nhau, “Chết rồi! Vậy là đã ứng nghiệm lời nguyền của bẩy giọt máu viết ra một chữ Nhân. Thằng Judas là nạn nhân đầu tiên. Trong làng mình, ai sẽ là người thứ hai?”.
oOo
Đêm nay tối hai mươi bốn cuối tháng Mười Hai...
Đã gần mười một giờ đêm, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa thôi bầu trời đêm đen Bethlehem sẽ chuyển mình bước vào nửa đêm.
Trời khuya, tiếng cú kêu dội vang xa từ căn nhà thổ bỏ hoang vẫn không át được tiếng la hét cười đùa vang dội từ những quán rượu. Như mọi đêm khuya, tiếng nhạc tiếng đàn tiếng hát lẫn hơi thở sặc sụa mùi rượu lại vẫn ồn ào len lỏi qua những khung cửa sổ tò vò.
Nhìn bầu trời đen kịt cuối năm, chủ nhân quán trọ Cây Thầu Dầu tự dưng ngáp dài. Mấy tuần lễ liên tục rồi, Joshua đã phải lắc đầu lia lịa từ chối từng người, bởi mọi phân vuông quán trọ đều đã được tận dụng tối đa. Bàn ghế căn phòng khách được rời đi lấy chỗ cho hơn ba mươi người. Riêng căn phòng chứa đồ tối tăm đã được dọn dẹp cho mười hai người khách đàn ông nằm xếp lớp cá hộp.
Thấy quán trọ sơn phết nổi bật hàng chữ “Cây Thầu Dầu”, người khách phụ nữ đến từ kinh đô Athens tò mò hỏi,
— Lạ lùng hén! Đất này đâu phải đất thầu dầu, mà tại sao cắc cớ đặt tên quán trọ Cây Thầu Dầu?
Ông khách đến từ phố Tarsus đứng gần đó gật gật đầu góp ý,
— Ừ, đúng đó, tại sao không đặt tên Quán trọ Nhà Bánh Mì, bởi vì Bethlehem có nghĩa là nhà bánh mì kia mà?
Nhìn khách, Joshua chùm khăn lên đầu, chép miệng chậm rãi kể chuyện,
— Tui thì thiệt tình cũng hổng có rành, nhưng nghe nói, làng này có một thời bị sư tử sa mạc kéo về từng đàn cắn xé giết chết nhiều người. Hồi đó ta nói cứ mười người chết bẩy còn ba. Cho nên dân trong thôn nhiều người bỏ đi tha phương cầu thực. Bethlehem có một thời hoang vắng như nhà ma.
Joshua khuôn mặt trở nên trầm tư,
— Về sau, không hiểu tự đâu lại lòi ra câu vè, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cụ tiên chỉ chặn thằng nhỏ chăn chiên lại hỏi gốc tích. Thằng nhỏ nói có cụ ông tóc trắng như cước, tay chống gậy gỗ hiện ra giữa trời dạy câu vè, dặn phải học thuộc. Gặng hỏi tên tuổi ông cụ, thằng bé gãi gãi đầu nói, “Cụ nói có thời ta là hoàng tử Ai Cập”.
Joshua nhìn ra hướng cổng làng,
— Mấy trăm năm đã trôi qua, tháng Ba năm ngoái cổng làng tự nhiên nứt ra một cây thầu dầu, cành lá xum xuê che mát cả một góc trời. Cả làng thế là hồi hộp chờ đợi giây phút ấu chúa ra đời.
Chủ quán trọ kết luận,
— Năm ngoái lúc cụ thân sinh chết đi, để lại cho tui quán trọ, tui đặt luôn tên quán Cây Thầu Dầu.
Rồi chắt lưỡi,
— Nhưng hơn một năm rồi, ấu chúa đâu chẳng thấy, nhưng cả tháng rồi, con cháu thôn làng bỏ đi, nay quay về, tưởng để làm vương làm tướng chi, hóa ra cũng chỉ quanh quẩn ngày quán rượu đêm nhà thổ. Thiệt tình…
Người phụ nữ thắc mắc,
— Ủa! Tưởng là từ sau vụ cháy nhà, rồi hai xác ma treo trên sà ngang, làng đã yên ổn rồi chứ...
Chủ quán Cây Thầu Dầu thở dài,
— Thì đúng là như vậy. Ta nói làng mình yên, nhưng những làng chung quanh đâu có yên. Kên kên không qua. Nhưng xác ma bên đây lại rầm rập kéo sang bên đó để kên kên rỉa. Thiệt tình!
Ông khách có vẻ hiểu biết,
— Sách ngôn sứ Micah viết là ấu chúa sẽ sinh ra ở thôn Bethlehem đấy. Ông chủ có biết chuyện hay không?
Chủ quán Cây Thầy Dầu nhỏ giọng lại,
— Có, tình thiệt là tui có nghe. Thầy Rabbi Daniel ổng còn nói khi ấu chúa ra đời, sao chổi sẽ xuất hiện ngay giữa trời, què cụt lũ lượt đứng dậy chạy như hươu trên đồng cỏ cho mà coi...
Ông chủ quán che miệng nói thì thào,
— Mà nói cái này chỉ mấy người mình biết với nhau thôi đó nghen! Nghe rồi bỏ qua. Đừng có xì xào lôi thôi, tới tai mã tà lính kín thì khổ cho cả đám. Tui nghe nói khi ấu chúa sinh ra, ổng sẽ lãnh đạo người mình, đánh đuổi cái đám giặc La Mã chạy té tát cho mà coi!
Người phụ nữ như không mặn mà với chuyện thời sự, cô lại đổi đề tài,
— Tôi nghe nói có thằng bé nửa đêm về sáng chui vào trong ngôi nhà ma ăn cắp đồ rồi bị thanh niên Tự Vệ đập gãy tay gãy chân. Có đúng không?
Trời Bethlehem chuyển mình gần nửa đêm. Xa xa tiếng cú từ ngôi nhà thổ tiếp tục ngân vang. Chủ nhà trọ Cây Thầu Dầu giơ tay che miệng ngáp dài. Nhìn ra ngoài khung cửa, Joshua quyết định vặn chìa khóa hòm tiền, óc nghĩ tới những ly rượu vang thơm mùi tại quán rượu ngay bên cạnh. Nhưng rồi anh khựng lại, người xụi lơ, miệng thở dài, bởi chợt nhớ tới thằng Benjamin lại mới trở chứng đau nặng.
Gần một tuần rồi, người thằng nhỏ bỗng dưng trở chứng nóng hầm hập như than hầm trong lò bánh mì. Bao nhiêu thang thuốc, bao nhiêu tiền bệnh đã đổ vào, nhưng nhiệt độ trong người thằng bé vẫn không giảm. Hai hôm trước, thằng nhỏ lên cơn động kinh, tay chân giật cong lại, miệng méo thét không ra lời, mắt trợn tròn trắng. Joshua vội vàng vắt giò lên cổ chạy đi kiếm thầy. Nhận ra khuôn mặt hốt hoảng chủ quán trọ, thầy Levi cuốn lên người miếng khăn choàng đầu, chạy tới quán trọ. Ông bắt mạch thằng nhỏ, rồi lấy dầu thầu dầu loại thượng hảo hạng của Ai Cập chuyên dùng ướp xác để cạo lưng cho thằng bé. Năm phút sau, thằng Benjamin mắt thôi trợn trắng, hơi thở trở lại điều hòa. Thầy Levi còn bốc cho thằng Benjamin một thang thuốc, dặn nấu cạn thành ba chén, ngày uống ba lần.
Sau một ngày thấy bệnh tình thằng Benjamin không thuyên giảm, Joshua đã bàn với vợ sáng sớm ngày mai sẽ thuê con ngựa Ba Tư chở thằng Benjamin lên kinh đô Jerusalem chữa bệnh. Ở đó, chú của anh quen biết nhiều với những thầy lang học được nghề của những ông thầy thuốc magi của vua Pharaoh Ai Cập. Nghe nói có ông thầy đã học được cả toa thuốc đặc biệt chỉnh xương của người Ba Tư. Người gặp tai nạn, gãy chân què cẳng, mang tới, thầy thuốc bốc cho những vị thuốc vừa uống vừa xoa. Ngày hôm sau, bệnh nhân ngồi dậy mạnh sân sẩn, đi đứng như chưa bao giờ gặp nạn.
Nghĩ tới đây, Joshua cương quyết đứng dậy tính khóa lại cánh cửa gỗ quán trọ. Nhưng Joshua bỗng nhận ra tiếng con LuLu sủa vang vang. Joshua khựng lại, nghĩ tới thầy Rabbi Daniel và đoàn Thanh niên Tự Vệ. Nhưng tiếng chó sủa càng trở nên gắt gỏng tựa như tiếng chó sủa bóng ma. Joshua nhíu mày nhìn ra ngoài bóng đêm. Nếu là thầy Rabbi Daniel đi tuần ban đêm với đoàn thanh niên Tự Vệ, con LuLu đã không sủa, bởi con LuLu thì còn lạ chi với thầy Rabbi.
Nhưng thật là bất ngờ, tiếng chó sủa bỗng ngưng bặt. Đêm đen bỗng như đông lạnh nghe rõ tiếng gõ chầm chậm của vó lừa trên con đường đá sỏi. Joshua nhíu mày nhìn lên...
Trước mặt Joshua mờ mờ xuất hiện hai bóng hình. Người đàn ông ánh mắt mệt mỏi, vành râu quai nón rậm rạp bao quanh quai hàm, khoảng cỡ hai mươi. Người kia dáng nhỏ bé che mặt kín mít trong miếng khăn xanh che đầu ngồi trên lưng lừa. Người đàn ông ngón tay thô tháp khô cứng vẫn cầm dây cương lừa, tiến lại quầy, cất giọng, âm thổ phương Bắc Galilee,
— Chào ông chủ quán! Không dám dấu chi quan bác, hai vợ chồng nhà em mới từ ngoài Bắc lặn lội đường xa tới đây theo lệnh kiểm tra. Nhờ quan bác thương tình, kiếm cho hai vợ chồng chúng em căn phòng… Dạ, em đội ơn quan bác.
Nhìn người đàn ông, chủ quán Cây Thầu Dầu làm điệu chép miệng, nói ngay,
— Tui biết hai vợ chồng ông anh lặn lội đường xa, bây giờ đã mệt mỏi lắm rồi. Nhưng thiệt tình là quán trọ không còn phòng trống nữa.
Nhưng người đàn ông không bỏ cuộc, anh xuống giọng năn nỉ, tay gãi gãi gãi trán, tay chỉ người vợ vẫn ngồi trên lưng lừa, đội khăn xùm sụp che kín mặt,
— Xin quan bác thương tình. Giờ trời đã quá khuya, nửa đêm về sáng, mà vợ em lại bụng mang dạ chửa. Xin quan bác thương!
Chỉ ra ngõ vắng dài sâu hun hút thăm thẳm bóng đêm chập chùng, người chồng như muốn bật khóc,
— Nguyên cả canh giờ rồi, em gõ không biết bao nhiêu là cánh cửa. Nhưng ai cũng lắc đầu quầy quậy.
Giọng người chồng như muốn tắc nghẹn nơi cổ họng,
— Bác ơi, chết thiệt, đất khách quê người, giờ em cũng không biết đi đâu…
Ông chủ quán nhìn ra để rồi nhận thấy cái bụng to kềnh càng của thiếu phụ ngồi trên lưng lừa. Chủ quán lúng túng, khó chịu bởi nhận ra tình trạng khó xử bị cài đặt. Thà là không biết. Chủ quán chép miệng, bây giờ bỏ thì thương mà vương thì tội. Joshua nghĩ tới căn phòng chứa đồ với mười hai mạng người đàn ông chen chúc. Nhưng sao mà được, bởi hai người khách là một cặp vợ chồng. Nhét anh chồng vào cũng được, nhưng còn chị vợ bụng chửa vượt mặt như thế kia thì nhét vào chỗ nào trong cái hộp cá mòi xếp lớp đó?
Nhìn ông chủ quán trọ, người chồng như cá chết cạn cố gắng chòi chòi đập qua đập lại,
— Hay là quan bác biết chỗ nào còn trống, bác nói cho vợ chồng em một tiếng, em sẽ đi ngay... Vâng, em đi ngay, không dám làm phiền bác nữa…
Joshua nhớ lại cái thời mới lập gia đình. Hai vợ chồng son hồi đó sao mà nghèo, nghèo như rẻ rách, nghèo đến nỗi bánh mì đen giá một xu cũng không có mà ăn. Cho nên cái lần mà vợ bụng mang dạ chửa, Joshua vẫn phải cắn răng để vợ ngày ngày còng lưng mót nhặt những cọng lúa mì mang về nhà làm bánh mì nướng. Cũng bởi lao tâm lao lực, thằng Benjamin con so hồi đó sinh sớm hai tháng. Nhìn thằng con giờ quặt què đau yếu, Joshua vẫn còn ngậm ngùi cay đắng...
Nhìn ánh sao băng sáng ngời, vút chạy ngang, kéo đuôi dài, rồi biến mất sau rặng núi, ông chủ quán Cây Thầu Dầu quyết định,
— Thôi, thì như thế này. Tui biết có túp lều nằm giữa cánh đồng. Giờ tui đề nghị như thế này, tui sẽ dẫn hai vợ chồng ông anh tới đó ngủ tạm qua đêm, một đêm nay mà thôi. Ngày mai vợ chồng tui có việc phải lên kinh đô, căn phòng bỏ không.
Chủ quán dứt khoát,
— Trưa ngày mai, mời vợ chồng ông anh quay lại quán, ở tạm...
Trước lời đề nghị, đôi chân mày rậm và vầng trán rộng của người đàn ông dãn ra từng thớ thịt. Thở dài nhẹ nhõm, người chồng nói ngay,
— Vâng, vâng! Thế thì nhất. Quan bác tốt quá. Trời cao phù hộ vợ chồng quan bác. Giờ quan bác dậy làm sao, em xin nghe theo làm vậy. Vâng, em nhờ quan bác chỉ đường.
Ông chủ quán Cây Thầu Dầu đứng dậy,
— Vậy thì mình đi ngay. Gần đây lắm. Chỉ khoảng nửa tiếng lội bộ mà thôi…
Ông chủ quán nhấc cao ngọn đèn dầu, bước tới, ánh lửa hắt hiu soi bóng ba người và chú lừa đổ dài trên con đường lộ dẫn ra đường ruộng.
Trời Bethlehem không một ánh trăng. Đêm nay cuối tháng Mười Hai, trời lạnh thổi gió rét buốt căm căm. Joshua nhìn lên nền trời đen như mực. Một vài tiếng chó sủa xa xa lay động màn đêm. Một vài cánh dơi xào xạc khua động đêm tối. Tiếng cú nhà thổ tiếp tục vang dội ngân xa. Joshua nhớ tới căn nhà ma. Anh thắc mắc không hiểu thằng Judas rắn mặt bị ma hớp hồn hay nó bị thầy Rabbi sai thanh niên Tự Vệ đánh què tay gãy chân như lời đồn. Nhớ tới thằng Judas, ông chủ quán Cây Dầu lại nhớ tới đứa con trai ốm yếu bệnh tật. Ngày mai, vợ chồng anh cũng sẽ lọc cọc dẫn theo thằng bé què quặt ngồi trên lưng ngựa. Đường lên kinh thành Jerusalem có nhanh lắm thì cũng phải là hai ngày. Nhớ tới kinh thành Jerusalem giờ này ngập bóng binh sĩ La Mã, ông chủ quán lắc đầu. Nhìn lên trời cao, chủ quán trọ Cây Thầu Dầu lẩm bẩm câu đồng dao, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Joshua chép miệng, “Thầu Dầu đã mọc giữa tháng Ba hơn một năm rồi. Ấu chúa ở đâu mà sao vẫn chưa ai thấy?”.
oOo
Ba ngày rồi, Bõ già đau nặng. Cháo loãng đổ vào miệng không trôi lọt qua hàm răng ngậm chặt cứng, nhưng sui sủi bọt bong bóng hai bên mép. Mắt Bõ mở lớn trắng đùng đục, ruồi lằng đậu đen bám chi chít. Bõ ho sù sụ, hôi thối bay nồng nặc bầu không khí... Thầy Rabbi nói nhỏ với hội đồng hương chức chuẩn bị chuyện hậu sự cho Bõ.
Thế mà sáng nay, trời vừa hừng sáng, Bõ tự nhiên ngồi bật dậy, lưng thẳng như cây thước. Bõ mở mắt nhìn qua khung cửa, rồi thật bất ngờ, phóng chạy trên con đường làng như bị ma nhập. Tới hội đường Isaiah, Bõ dừng lại, hai cánh tay khẳng khiu đẩy tung cửa sắt nặng nề. Chạy sầm sập vào khu chánh điện khói hương nghi ngút giờ kinh sáng, Bõ dừng lại, nhìn thầy Rabbi, nhìn mọi người, tay chỉ ra hướng sân hội đường, tay chỉ lên trời, miệng ú ớ phát không ra được một âm.
Mọi người ngưng lại lời kinh, kinh ngạc trợn tròn mắt nhìn Bõ già. Thầy Daniel khoát tay ra hiệu chấm dứt giờ kinh. Người người ùn ùn kéo nhau theo sau Bõ già đi ra sân. Tới sân gạch đỏ, không ai bảo ai, người người đưa mặt ngẩng lên nhìn. Thầy Rabbi cũng nhìn theo để rồi ngỡ ngàng nhận ra bầu trời xám xịt mây đen mùa đông đang vặn mình chuyển đổi sang màu đỏ ối. Trên cao, ngôi sao chổi sáng rực đang xoay tròn tít những vòng quay. Nhiều người trên sân đền thờ kinh hãi rú lên, có người quỳ xuống đấm ngực, có người nước mắt lăn dài trên khuôn mặt, có người sụt sùi câu kinh.
Còn đang ngơ ngác dõi nhìn hiện tượng thiên nhiên lạ kỳ, mọi người giật mình nhận ra lại thêm những tiếng chân chạy sầm sập trên con đường làng. Tưởng ai, hóa ra đó chính là cô gái đến từ kinh đô Athens. Dừng lại tại sân hội đường, cô gái, tay ôm ngực thở dốc, tay kia chỉ về hướng quán trọ Cây Thầu Dầu,
— Thằng Judas, cả thằng Benjamin nữa… Chạy tới quán trọ Cây Thầu Dầu mà coi! Cả hai đứa nó đang rượt nhau chạy rần rần ở ngoài sân kia kìa! Nhanh nhanh lên, chạy tới mà coi…
Người người ngơ ngác nhìn nhau, rồi lại nhìn lên bầu trời vẫn đang ngời sáng ngạn vạn hào quang. Thanh niên Tự Vệ thì thào nói với nhau tối hôm qua, vào lúc nửa đêm trong khi đi tuần, họ nghe thấy tiếng hát văng vẳng từ trên cao.
Vẫn không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra, có lẽ ngoại trừ đôi vợ chồng quê mùa đến từ thôn làng Nazareth của Bắc Galilee.
www.nguyentrungtay.com
Nhạc Giáng Sinh: Tiếng Muôn Thiên Thần
VietCatholic
17:07 17/12/2010
Tiếng Muôn Thiên Thần - Joy to the World
Nhạc: Georg Handel, Lời: Hoàng Kim
Trình bầy: Thanh Lan, Kim Thúy, Hoàng Lãm
trích từ CD Nhạc Niềm Vui Giáng Sinh
do VietCatholic phát hành
-->Nhấn vào đây, nếu bạn muốn Order toàn bộ DVD và CD Giáng Sinh do VietCatholic phát hành
Nhạc: Georg Handel, Lời: Hoàng Kim
Trình bầy: Thanh Lan, Kim Thúy, Hoàng Lãm
trích từ CD Nhạc Niềm Vui Giáng Sinh
do VietCatholic phát hành
-->Nhấn vào đây, nếu bạn muốn Order toàn bộ DVD và CD Giáng Sinh do VietCatholic phát hành
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Giáng Sinh Từ Úc Châu
Diệp Hải Dung
22:45 17/12/2010
MÙA GIÁNG SINH TỪ ÚC CHÂU
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia, Hình chụp tại Bankstown Sydney
Giáng Sinh muôn mầu từ Sydney Australia.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia, Hình chụp tại Bankstown Sydney
Giáng Sinh muôn mầu từ Sydney Australia.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền