Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáng Sinh không lời
Lm Nguyễn kim Anh
06:09 20/12/2009
GIÁNG SINH KHÔNG LỜI
1. Hang đá làm xong, điện chớp nháy, rực rỡ lấp lánh.
- Còn thiếu gì nữa không cha ?
- Còn thiếu. Thiếu câu:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm "
- …
2. Thiệp Giáng Sinh Đại Chủng Viện con đẹp không cha ?
- Đẹp thì có nhưng thiếu Lời Chúa.
- …
3. Giáng Sinh 2007, Tổng thống Bush và phu nhân gửi thiệp Giáng Sinh cho hiều người
trong đó có bà Chủ tịch phong trào Phụ Nữ đòi quyền sống bà cũng là người phát ngôn của phong trào trên đài truyền hình.
Bà chỉ trích câu Lời Chúa ghi trên thiệp Giáng Sinh của Tổng thống.
Bà lý sự: Tổng thống cần tôn trọng niềm tin của kẻ vô thần, người Hồi giáo, v.v…
Vừa qua nghị viện Âu châu lại cấm treo hình thánh giá trong các trường học.
Người ta muốn loại Lời Chúa ra khỏi cuộc sống. Con cái đừng thờ ơ.
"Ngôi Lời là ánh sáng thật…chiếu soi mọi người" (Ga 1,9)
1. Hang đá làm xong, điện chớp nháy, rực rỡ lấp lánh.
- Còn thiếu gì nữa không cha ?
- Còn thiếu. Thiếu câu:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm "
- …
2. Thiệp Giáng Sinh Đại Chủng Viện con đẹp không cha ?
- Đẹp thì có nhưng thiếu Lời Chúa.
- …
3. Giáng Sinh 2007, Tổng thống Bush và phu nhân gửi thiệp Giáng Sinh cho hiều người
trong đó có bà Chủ tịch phong trào Phụ Nữ đòi quyền sống bà cũng là người phát ngôn của phong trào trên đài truyền hình.
Bà chỉ trích câu Lời Chúa ghi trên thiệp Giáng Sinh của Tổng thống.
Bà lý sự: Tổng thống cần tôn trọng niềm tin của kẻ vô thần, người Hồi giáo, v.v…
Vừa qua nghị viện Âu châu lại cấm treo hình thánh giá trong các trường học.
Người ta muốn loại Lời Chúa ra khỏi cuộc sống. Con cái đừng thờ ơ.
"Ngôi Lời là ánh sáng thật…chiếu soi mọi người" (Ga 1,9)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 20/12/2009
ÁP TAI TRÊN ĐẤT
Một người cưỡi ngựa đi trong sa mạc, gặp một người Indian đang nằm trên đường áp tai sát trên mặt đất, bèn hỏi:
- “Hê lô, tù trưởng, ngài đang làm gì vậy ?”
- “Cái ông lão đầu tóc đỏ, lái chiếc xe hơi, trên xe có hai con chó chăn dê của Đức, số xe là SDT 965, lái xe chạy về hướng tây.”
- “Ừ ừ, tù tưởng, có phải ngài nói ngài áp sáp tai như thế để nghe âm thanh, thì nghe được rất nhiều thứ sao ?”
- “Không phải tôi áp tai trên đất để nghe, mà cái thằng lái xe khốn khiếp ấy nó tông nhằm tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Vừa rồi trên một kênh truyền hình của Taiwan có loan tin như sau:
“Chồng đi làm đã tan ca chuẩn bị về nhà, nhưng xe bị trục trặc không chạy được, thế là phone về nhà kêu vợ lái xe ra chở mình về vì trời tối.
Nhưng đợi hoài đợi mãi không thấy vợ đến, anh ta bèn cuốc bộ đi về nhà, khi đi ngang qua một khoảng vắng vẻ thì nghe tiếng một người đàn bà la lên: “Cứu tôi với, cứu tôi với.” Nhưng anh ta vẫn phớt lờ bỏ đi, vì anh ta nghĩ: chuyện mắc mớ gì đến mình mà đi giúp họ ! Thế là anh ta cứ một mạch đi bộ về nhà mà không đến giúp đỡ người bị nạn ấy.
Về đến nhà kêu vợ thì không nghe tiếng vợ trả lời, hỏi người hàng xóm thì họ nói là đã lái xe đi đón chồng, anh ta sốt ruột nghĩ, hay là tiếng kêu đó là của vợ mình ?
Thế là anh ta lại chạy ra nơi chỗ người bị nạn có tiếng kêu cứu ấy, quả thật là vợ của anh ta bị hiếp dâm và bị đâm chết...
Người hàng xóm sau khi nghe anh ta kể chuyện là có nghe tiếng kêu cứu, nhưng nghĩ không mắc mớ gì đến mình nên đã bỏ đi, bèn giận dữ chửi anh ta: cho đáng kiếp, đáng đời...”
Quan tâm đến người khác chính là quan tâm đến mình vậy !
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một người cưỡi ngựa đi trong sa mạc, gặp một người Indian đang nằm trên đường áp tai sát trên mặt đất, bèn hỏi:
- “Hê lô, tù trưởng, ngài đang làm gì vậy ?”
- “Cái ông lão đầu tóc đỏ, lái chiếc xe hơi, trên xe có hai con chó chăn dê của Đức, số xe là SDT 965, lái xe chạy về hướng tây.”
- “Ừ ừ, tù tưởng, có phải ngài nói ngài áp sáp tai như thế để nghe âm thanh, thì nghe được rất nhiều thứ sao ?”
- “Không phải tôi áp tai trên đất để nghe, mà cái thằng lái xe khốn khiếp ấy nó tông nhằm tôi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Vừa rồi trên một kênh truyền hình của Taiwan có loan tin như sau:
“Chồng đi làm đã tan ca chuẩn bị về nhà, nhưng xe bị trục trặc không chạy được, thế là phone về nhà kêu vợ lái xe ra chở mình về vì trời tối.
Nhưng đợi hoài đợi mãi không thấy vợ đến, anh ta bèn cuốc bộ đi về nhà, khi đi ngang qua một khoảng vắng vẻ thì nghe tiếng một người đàn bà la lên: “Cứu tôi với, cứu tôi với.” Nhưng anh ta vẫn phớt lờ bỏ đi, vì anh ta nghĩ: chuyện mắc mớ gì đến mình mà đi giúp họ ! Thế là anh ta cứ một mạch đi bộ về nhà mà không đến giúp đỡ người bị nạn ấy.
Về đến nhà kêu vợ thì không nghe tiếng vợ trả lời, hỏi người hàng xóm thì họ nói là đã lái xe đi đón chồng, anh ta sốt ruột nghĩ, hay là tiếng kêu đó là của vợ mình ?
Thế là anh ta lại chạy ra nơi chỗ người bị nạn có tiếng kêu cứu ấy, quả thật là vợ của anh ta bị hiếp dâm và bị đâm chết...
Người hàng xóm sau khi nghe anh ta kể chuyện là có nghe tiếng kêu cứu, nhưng nghĩ không mắc mớ gì đến mình nên đã bỏ đi, bèn giận dữ chửi anh ta: cho đáng kiếp, đáng đời...”
Quan tâm đến người khác chính là quan tâm đến mình vậy !
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 20/12/2009
N2T |
5. Trong tất cả mọi việc, các anh em cần phải hiền lành, vui vẻ, bởi vì người ta đang nhìn anh em biểu hiện sự hiền lành.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 20/12/2009
N2T |
321. Hạt lúa càng chắc mẫm dồi dào thì đầu càng rủ thấp xuống.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mary McKillop: Nhiều hy vọng hơn hội nghị khí hậu
Vũ Văn An
03:45 20/12/2009
Tin Đức Giáo Hoàng ra sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai do sự cầu bầu của Chân Phúc Mary McKillop đã làm toàn dân Úc hân hoan. Suốt mấy ngày qua, báo chí cũng như các đài truyền thanh và truyền hình khắp nước đã đưa tin bằng một cung giọng vui tươi, đầy phấn khởi.
Hãng AAP ngày 20 tháng 12 chạy tít lớn: “Mary McKillop gives more hope than the climate talks”. Hãng này cho hay các nữ tu của Dòng Thánh Giuse Thánh Tâm, một dòng do chính Chân Phúc Mary McKillop thành lập năm 1866, sáng hôm nay đã cử hành tin vui trên tại trụ sở chính của Dòng tại North Sydney, nơi có mộ của Chân Phúc. Nữ tu Judy Sippel, người có nhiệm vụ chuẩn bị cho lễ phong thánh sắp tới của Chân Phúc, cho hay bà được tin vui trên vào lúc 11 giờ đêm hôm qua. “Tôi ngủ không được vì cứ thấp thỏm chờ đợi tin vui ấy. Rồi khi nghe được, lại còn mất ngủ hơn nữa. Quả là phấn chấn khi một người của mình được xếp vào hàng các thánh. Ở Rôma, leo lên hàng đầu như thế, đâu phải chuyện dễ”. Nữ tu Judy ví tin vui ấy như việc thấy một thành viên trong gia đình được tôn vinh một cách hết sức cao trọng.
Bà cho rằng trái với hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra tại Copenhagen mà nhiều bình luận gia cho là không đạt được bao nhiêu thành quả thiết thực, thì Mẹ Mary mang lại cho người ta nhiều hy vọng hơn vì Mẹ chứng minh rằng “một con người vẫn có thể tạo nên sự khác biệt thực sự. Tại Copenhagen, người ta thực hiện được rất ít khác biệt. Nhưng ở đây, một người đàn bà dù đã qua đời tại Úc Châu cách đây 100 năm vẫn đang gây ảnh hưởng tới nhiều cuộc đời”.
Theo nữ tu Judy, các cử hành hôm nay là vì Vatican công nhận việc một phụ nữ mắc bệnh ung thư vào thập niên 1990 được chữa lành, nhưng thực ra các phép lạ vẫn xẩy ra “mọi lúc” tại Nhà Nguyện kính Chân Phúc tại North Sydney. Bà đơn cử trường hợp một gia đình trẻ người Việt Nam thường lui tới viếng Nhà Nguyện này vì họ tin rằng lời chuyển cầu của Chân Phúc đã chữa người mẹ của họ khỏi bệnh ung thư tụy tạng.
Dee Encabo, hiện sống tại Wollongong, cho AAP hay cô tới Nhà Nguyện này để cầu nguyện bất cứ lúc nào gặp khó khăn. Thân mẫu cô qua đời cách nay 9 năm, nên đối với cô hiện nay, Chân Phúc Mary là một “phiếu mẫu, một người thay thế mẹ”.
Rủ nhau đi Vatican
Cũng ngày 20 tháng 12, tờ Sunday Sun Herald tiên đoán rằng hàng ngàn người Úc sẽ kéo nhau tới Vatican để chứng kiến lễ phong hiển thánh cho Chân Phúc Mary McKillop, có thể vào tháng Ba năm 2010. Trong nay mai, có thể vào tháng Hai năm tới, Đức Bênêđíctô XVI sẽ công bố việc phong hiển thánh ấy. Tuy nhiên, người ta đã bắt đầu các việc chuẩn bị cho ngày ấy ngay khi được tin Đức Giáo Hoàng ra sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai nhờ sự cầu bầu của Chân Phúc.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, cho hay: Chân Phúc Mary McKillop đã chiếm đủ “lon lá” (stripes) để được phong thánh và mọi người dân Úc cũng nên cố gắng hành xử như ngài. Nói với các ký giả sáng nay, Đức Hồng Y bảo rằng: Chân Phúc Mary đã đánh nhiều trận đánh ngay bên trong Giáo Hội lúc lập Dòng Nữ Tu Thánh Giuse và một số trường học để giáo dục trẻ em. “Chân Phúc từng bị đối xử rất tệ. Nhưng điều đáng lưu ý là bà vẫn có khả năng tha thứ và giữ cho mình bình thản, quân bình và tốt bụng. Điều tốt nhất ta có thể làm để duy trì ký ức về Chân Phúc là ráng hành động như ngài. Nghĩa là cố gắng phục vụ và giúp đỡ người khác, cố gắng ăn ở bác ái, bình thản, và tha thứ khi gặp tranh cãi rắc rối”. Đức Hồng Y kết luận: Mẹ Mary đã anh dũng lập công và sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai của ngài phải kích thích mọi người dân Úc ra tay hành động.
Tờ Sunday Sun Herald cũng cho hay các chức sắc Công Giáo đang chuẩn bị phát động một trang mạng để người ta ghi danh tham dự lễ phong thánh. Các khách hành hương Úc sẽ mang một loại y phục đặc biệt để biểu lộ sự ủng hộ của mình đối với Chân Phúc Mary McKillop. Nữ tu Maria Casey, người cầm đầu cuộc vận động phong thánh, cho hay lễ phong thánh thường được đánh dấu bằng một “bầu khí chờ mong và phấn chấn vĩ đại. Các nhóm khác nhau đều có những biểu tượng để nhận diện. Một số sẽ mang khăn quàng, số khác mang nón hay túi lưng. Chúng tôi đang xem sét những việc như thế”.
Ông Tim Fisher, đại sứ Úc bên cạnh Tòa Thánh, người vừa lên tiếng ca tụng Chân Phúc Mary McKillop là một người Úc tiên phong, cho hay ông đang sẵn sàng đón tiếp đồng bào ông tới Vatican. Ông tiên đoán người Úc sẽ “xâm lăng Rôma vào dịp này”. Ông Fisher nói rằng đây là “một dịp vui mừng cho cộng đồng Công Giáo Úc và là một biến cố dấu mốc trong lịch sử Úc. Nó là một tôn vinh vĩ đại đối với một người Úc tuyệt vời từng làm rất nhiều để giúp đở nhiều người".
Người ta còn nhớ phép lạ thứ hai này liên can tới một bà mẹ Úc có 5 con từng bị ung thư phổi hết phương cứu chữa, lại thêm chứng ung thư não nữa. Nữ tu Maria Casey cho biết: người đàn bà này muốn được ẩn danh trong lúc này vì bà muốn tập chú vào Chân Phúc Mary. Hiện sức khỏe của bà rất tốt và bà rất hân hoan vì tin mừng này. Đối với nữ tu Maria, việc xác nhận phép lạ thứ hai này của Mẹ Mary là một giây phút hết sức xúc động sau 9 năm vận động cho việc phong thánh. Đứng tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi dựng cây thông Bỉ 90 tuổi làm cây thông Giáng Sinh của Vatican, bà cho hay rất nhẹ nhõm và hân hoan được nghe sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng. “Nó là công trình của rất nhiều năm và của rất nhiều người. Nó kết thúc một hành trình dài, nhưng thực ra không phải cho tôi mà là cho việc nhìn nhận dành cho Mary McKillop. Quả là một niềm vui lớn khi thấy một người đàn bà sống thánh thiện như thế đã được thừa nhận đúng như con người thật của bà. Chúng tôi từng đệ trình nhiều tài liệu, các tài liệu ấy đã kinh qua nhiều giai đoạn khác nhau, và chúng tôi hằng chờ mong việc phong thánh xẩy ra vào dịp Lễ Giáng Sinh năm nay, nhưng không có chi là chắc chắn hết. Cho nên quả là ngạc nhiên thích thú khi nghe tin này. Nó cũng là món quà Giáng Sinh hết sức tốt đẹp”.
Nhiều cảm thương hơn
Hãng AAP, ngày 20 tháng 12, cũng loan tin về người phụ nữ được khỏi bệnh ung thư phổi bất trị và cho hay: bà hy vọng rằng tin vui về lễ phong thánh sắp tới sẽ gợi hứng cho giới trẻ Úc trở nên quảng đại và biết cảm thương hơn.
Lên tiếng bên ngoài Nhà Nguyện kính Chân Phúc Mary McKillop ở North Sydney, Nữ Tu Anne Derwan cho các ký giả hay: người đàn bà được khỏi bệnh chưa muốn tiết lộ danh tính lúc này, nhưng bà sẽ kể lại câu truyện của mình khi đến lúc thuận tiện. Trong khi chờ đợi, bà nhờ Nữ Tu Derwan đọc cho ký giả một lời tuyên bố trong đó có câu: “Đây quả là một tin tuyệt diệu. Bản thân tôi cảm thấy khiêm hạ và biết ơn Chân Phúc Mary McKillop, và ảnh hưởng mà Chân Phúc mang đến cho đời tôi. Trong những ngày như hôm nay, hẳn qúy vị có cả hàng ngàn câu hỏi để hỏi về câu truyện của tôi, và một lúc nào đó trong tương lai, tôi sẽ chia sẻ với qúy vị truyện đó”. Bà cũng cho hay: Mẹ Mary luôn luôn mang đến cho bà niềm hy vọng và linh hứng. “Tôi hy vọng rằng tin vui hôm nay sẽ đem lại cho người khác, nhất là giới trẻ Úc Châu, một linh hứng và khuyến khích để họ sống một cách quảng đại và biết cảm thương người khác như Mẹ Mary”
Bước kế tiếp của diễn trình phong thánh cho Mẹ Mary McKillop tùy thuộc việc Đức Thánh Cha công bố mà người ta hy vọng ngài sẽ thực hiện vào Mùa Xuân bắc bán cầu. Nữ Tu Derwan tin tưởng rằng việc công bố ấy sẽ tích cực, căn cứ vào cuộc hội kiến của bà với Đức Giáo Hoàng tại Sydney vào năm ngoái. “Vì toàn bộ diễn trình hướng tới việc phong thánh đã hoàn tất… hẳn qúy vị còn nhớ lúc Đức Giáo Hoàng có mặt ở đây năm ngoái, tôi có thưa với Đức Thánh Cha rằng Úc Châu đang chờ đợi tin vui, và câu trả lời của ngài là (tin vui ấy sẽ có) khi diễn trình hoàn tất. Bây giờ thì diễn trình ấy đã hoàn tất rồi, nên tất cả chỉ còn tùy Đức Thánh Cha nói có nữa thôi, có, cha sẽ phong thánh cho Chân Phúc tại Rôma vào một ngày nào đó”. Nữ Tu Derwan còn nhớ Đức Giáo Hoàng công nhận ngài rất yêu kính Chân Phúc Mary McKillop lúc ngài có mặt tại Sydney.
Một ngày vĩ đại
Trong bản tin ngày 20 tháng 12, hãng AAP cũng thuật lại lời phát biểu của Đức TGM Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc về việc Đức Giáo Hoàng Bênêđíctgô XVI ra sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phúc Mary McKillop. Ngài gọi đó là “một ngày vĩ đại”. Theo Đức TGM Wilson, Chân Phúc là một “vị thánh của nhân dân Úc. Bà là một người của chúng tôi. Mary là một con người bình thường đã sống một cuộc sống thánh thiện. Mary McKillop trở thành một vị thánh không phải từ nhân dân Úc mà còn cho nhân dân Úc và cho cả thế giới nữa…Trong thời điểm hiếm họa các anh hùng đúng nghĩa, Mary McKillop quả là một nguồn linh hứng chân thực. Chúng tôi chờ mong việc công bố ngày phong hiển thánh cho bà với một niềm hy vọng và hân hoan lớn lao và xin mời mọi người dân Úc tham dự nhiều biến cố sẽ được lên chương trình khắp nơi trên đất nước để đánh dấu cơ hội lịch sử này ”
Chính tại đây
Trong khi đó, người Công Giáo tại Melbourne hết sức hân hoan về tin phong thánh cho Chân Phúc Mary McKillop. Theo tin AAP, Nữ Tu Josephine Dubiel, bề trên tỉnh của Dòng Nữ Tu Thánh Giuse tại Victoria, coi sáng Chúa Nhật 20 tháng 12 là một buổi sáng đặc biệt và hạnh phúc. “Đối với nước Úc, việc này chưa xẩy ra bao giờ, cho nên chúng tôi coi đó là một điều kỳ diệu” Nữ tu Dubiel phát biểu như thế từ Trung Tâm Di Sản Mary McKillop tại East Melbourne. “Chúng tôi cảm thấy thực sự phấn chấn, ngưỡng mộ, biết ơn khi thấy Mary McKillop bước tới bước áp chót để được phong hiển thánh. Sáng sớm nay, một trong các chị em của chúng tôi điện thoại về hỏi: ‘Có thật không chị?’ khiến tôi nghĩ đó là một trong các cảm nghĩ cùa chúng tôi”. Bởi tu hội của bà đã mong chờ việc này từ lâu lắm. Bà cho hay đây là thời gian tuyệt vời không những cho chung cả nước mà còn cho riêng Melbourne, nơi Mẹ Mary sinh ra và đã sống một phần ba cuộc đời của Mẹ. “Tại Melbourne, chúng tôi đặc biệt phấn chấn vì không xa đây bao nhiêu, chỉ bên kia đường thôi, trên Đường Brunswich thuộc Fitzroy, Mary đã sinh ra. Mẹ từng dạo bước trên các hè phố này, chính tay Mẹ đã xây nên tòa nhà nơi chúng tôi đang sống. Nó được thiết kế như một nơi cấp dưỡng vĩnh viễn để cung cấp thực phẩm, quần áo, nơi ở cho phụ nữ và trẻ em thời đó, thời chưa có Centrelink, chưa có trợ cấp của chính phủ, ai là người lúc đó chăm lo cho họ?”
Mary McKillop từng có công truyền bá Đạo Công Giáo khắp vùng xa xôi hẻo lánh của Úc cuối thập niên 1800 và nổi tiếng nhờ các công trình tiên phong của bà nơi những người túng thiếu. Bà qua đời năm 1909 và được Đức Gioan Phaolô II phong Chân Phúc tại Sydney năm 1995, trong một buổi lễ vô cùng hoành tráng với sự tham dự của chừng 500,000 người tại trường đua Randwick. Bà là một nhà giáo dục người nghèo, từng đồng sáng lập ra một tu hội nữ gọi là Dòng Thánh Giuse Thánh Tâm, hiện có 1,000 nữ tu với nhà nguyện chính đặt tại North Sydney. Bà được ca tụng là một nhà tranh đấu đầy cảm thương và vô vị lợi cho quyền giáo dục của trẻ em nhưng bà cũng là một phụ nữ cương nghị sẵn sàng đương đầu với các nhà cầm quyền giáo hội. Bà khấn dòng lúc 25 tuổi và trong vòng 4 năm sau đó, đã lập được 34 trường học ở South Australia, trong đó có một trường tại Penola, mà hiện nay đã biến thành một viện bảo tàng.
Không nên lợi dụng chính trị
Lãnh tụ đối lập là Tony Abbott, một người Công Giáo ngoan đạo, ca tụng các thành quả của Chân Phúc Mary McKillop, gọi bà là người tôi tớ của giáo hội và cộng đồng. Nhưng ông không muốn lấy tư cách chính trị gia để phát biểu về bà. Vì theo ông “tôi nghĩ quả là tuyệt diệu khi ta nhìn nhận các thành quả anh hùng của Mẹ Mary nhưng tôi nghĩ đó không phải là điều các chính trị gia nên khai thác. Tôi hân hoan khi thấy điều ấy xẩy ra nhưng chắc chắn đấy không phải là toa tầu để cho tôi nhẩy vội lên”. Hình như Tony muốn ngầm đả kích Thủ Tướng Kevin Rudd, người mới đây hãnh diện vì nhân dịp viếng Vatican, đã "chính thức" vận động để Đức Bênêđíctô XVI "chịu" mau phong thánh cho Mẹ Mary McKillop. Nữ thủ hiến New South Wales là bà Kristina Keneally, một nhà duy nữ đồng thời là một người Công Giáo năng đi nhà thờ, cũng mô phỏng ông Rudd mà cho rằng quyết định của Vatican là điều tốt cho New South Wales và cho phụ nữ. “Tôi nghĩ điều tuyệt vời là nước Úc và tiểu bang New South Wales được dịp cử hành vị thánh đầu tiên người Úc của mình. Trên bình diện bản thân, tôi nhận định rằng Mary McKillop là một phụ nữ dũng cảm, một người phụ nữ biết rõ tâm thức của mình và không sợ nói tâm thức ấy ra, quả là một mô thức gương mẫu đối với đất nước ta”.
Muốn được phong thánh, cần có hai phép lạ. Vatican xác nhận phép lạ đầu tiên của Mẹ Mary năm 1971, một phép lạ chữa một người đàn bà bị ung thư hồi thập niên 1950. Phép lạ thứ hai cũng chữa một người đàn bà mắc ung thư, nhưng vì để bảo vệ tính tư riêng, Vatican không công bố các chi tiết.
Theo tờ Sydney Morning Herald, các nữ tu Dòng Thánh Giuse đã tổ chức một buổi canh thức suốt 24 tiếng đồng hồ nhân vụ giải phẫu thành công tại Melbourne hai em bé dính đôi người Bangladesh gần đây, tên Trishna và Krishna. Hai bé gái này đã sống thoát cuộc giải phẫu việt dã, một sự kiện được các nữ tu coi là có lời cầu nguyện của họ dự phần.
Cũng theo tờ báo này, năm 2003, các nữ tu Dòng Thánh Giuse đã cầu nguyện với Chân Phúc Mary McKillop, xin bà giúp cứu sống em bé người Sydney tên Sophie Delezio. Em bé này bị phỏng nặng khủng khiếp và mất cả hai chân khi bị xe cán tại một nhà giữ trẻ. Sau đó, em còn bị một tai nạn xe hơi khác nữa.
Gia đình của David Keohane, một tây ba lô người Ái Nhĩ Lan bị tấn công tại Coogee năm 2008, cũng đã cầu nguyện với Chân Phúc Mary McKillop. Năm nay, người thanh niên 25 tuổi này đã ra khỏi giấc hôn mê sau 7 tháng liên miên không biết gì.
Về hai phép lạ của Chân Phúc Mary McKillop
Theo tờ Sydney Morning Herald, giữa thập niên 1990, một phụ nữ vùng Hunter Valley với chứng ung thư tới giai đoạn chót bị bệnh viện trả về nhà nằm chờ chết. Bà vốn là một bà mẹ của 5 đứa con, bị ung thư phổi đến hết phương cứu chữa, lại thêm chứng ung thư óc nữa. Mọi hy vọng đã tiêu tan, nhưng bà và gia đình liên tiếp cầu nguyện với Mẹ Mary McKillop cùng với các nữ tu của Dòng Thánh Giuse. Bà luôn đeo một bức ảnh nhỏ của Mẹ với một mảnh áo của Mẹ trong đó. Sau gần một năm, bà đi thử lại thì chứng ung thư không còn nữa. Các bác sĩ cho là mình đã soi (scan) lầm. Theo nữ tu Maria Casey, các tài liệu khoa học của phép lạ thứ hai này rất dễ thu thập vì hồ sơ y khoa đã được lưu giữ một cách cẩn thận. Trách vụ khó khăn nhất là vấn đề kỹ thuật. “Chúng tôi dành rất nhiều thì giờ để kiểm soát qua lại các sự kiện và chờ ý kiến của các bác sĩ”.
Năm 1993, Vatican nhìn nhận rằng năm 1961, Mary McKillop đã chữa lành một phụ nữ ẩn danh, người Sydney, mắc bệnh lao xương, hay đúng hơn Thiên Chúa đã chữa bà nhờ lời cầu bầu của Mary McKillop. Linh mục Paul Gardiner, thỉnh cáo viên của Mary McKillop, trước Nữ Tu Casey, cho hay: “Khởi đầu xem ra bà ta khỏi bệnh, nhưng sau đó bệnh lại trở lại. Rồi bà còn mang thai nữa, một điều không tốt chút nào cho một bệnh nhân lao xương. Ấy thế mà một bé trai khỏe mạnh đã được sinh hạ đúng vào ngày 8 tháng Tám, ngày kỷ niệm Mary McKillop qua đời, và sau đó, bà còn sinh hạ thêm năm đứa con nữa trong khoảng 10 hay 11 năm sau đó. Tất cả những truyện ấy hết sức lạ lùng đối với y khoa”.
Chứng thực phép lạ là một diễn trình phức tạp và dài dòng, được tiến hành kín đáo bởi một ủy ban đặc biệt của Vatican thuộc Thánh Bộ Phong Thánh và gồm cả các chuyên viên vô tín ngưỡng. Chứng tá bao gồm các lời chứng của các người liên hệ cộng với các tài liệu khoa học đủ để thuyết phục các chuyên viên rằng việc lành bệnh ấy không thể giải thích thỏa đáng về phương diện y khoa.
Hãng AAP ngày 20 tháng 12 chạy tít lớn: “Mary McKillop gives more hope than the climate talks”. Hãng này cho hay các nữ tu của Dòng Thánh Giuse Thánh Tâm, một dòng do chính Chân Phúc Mary McKillop thành lập năm 1866, sáng hôm nay đã cử hành tin vui trên tại trụ sở chính của Dòng tại North Sydney, nơi có mộ của Chân Phúc. Nữ tu Judy Sippel, người có nhiệm vụ chuẩn bị cho lễ phong thánh sắp tới của Chân Phúc, cho hay bà được tin vui trên vào lúc 11 giờ đêm hôm qua. “Tôi ngủ không được vì cứ thấp thỏm chờ đợi tin vui ấy. Rồi khi nghe được, lại còn mất ngủ hơn nữa. Quả là phấn chấn khi một người của mình được xếp vào hàng các thánh. Ở Rôma, leo lên hàng đầu như thế, đâu phải chuyện dễ”. Nữ tu Judy ví tin vui ấy như việc thấy một thành viên trong gia đình được tôn vinh một cách hết sức cao trọng.
Bà cho rằng trái với hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra tại Copenhagen mà nhiều bình luận gia cho là không đạt được bao nhiêu thành quả thiết thực, thì Mẹ Mary mang lại cho người ta nhiều hy vọng hơn vì Mẹ chứng minh rằng “một con người vẫn có thể tạo nên sự khác biệt thực sự. Tại Copenhagen, người ta thực hiện được rất ít khác biệt. Nhưng ở đây, một người đàn bà dù đã qua đời tại Úc Châu cách đây 100 năm vẫn đang gây ảnh hưởng tới nhiều cuộc đời”.
Theo nữ tu Judy, các cử hành hôm nay là vì Vatican công nhận việc một phụ nữ mắc bệnh ung thư vào thập niên 1990 được chữa lành, nhưng thực ra các phép lạ vẫn xẩy ra “mọi lúc” tại Nhà Nguyện kính Chân Phúc tại North Sydney. Bà đơn cử trường hợp một gia đình trẻ người Việt Nam thường lui tới viếng Nhà Nguyện này vì họ tin rằng lời chuyển cầu của Chân Phúc đã chữa người mẹ của họ khỏi bệnh ung thư tụy tạng.
Dee Encabo, hiện sống tại Wollongong, cho AAP hay cô tới Nhà Nguyện này để cầu nguyện bất cứ lúc nào gặp khó khăn. Thân mẫu cô qua đời cách nay 9 năm, nên đối với cô hiện nay, Chân Phúc Mary là một “phiếu mẫu, một người thay thế mẹ”.
Rủ nhau đi Vatican
Cũng ngày 20 tháng 12, tờ Sunday Sun Herald tiên đoán rằng hàng ngàn người Úc sẽ kéo nhau tới Vatican để chứng kiến lễ phong hiển thánh cho Chân Phúc Mary McKillop, có thể vào tháng Ba năm 2010. Trong nay mai, có thể vào tháng Hai năm tới, Đức Bênêđíctô XVI sẽ công bố việc phong hiển thánh ấy. Tuy nhiên, người ta đã bắt đầu các việc chuẩn bị cho ngày ấy ngay khi được tin Đức Giáo Hoàng ra sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai nhờ sự cầu bầu của Chân Phúc.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, cho hay: Chân Phúc Mary McKillop đã chiếm đủ “lon lá” (stripes) để được phong thánh và mọi người dân Úc cũng nên cố gắng hành xử như ngài. Nói với các ký giả sáng nay, Đức Hồng Y bảo rằng: Chân Phúc Mary đã đánh nhiều trận đánh ngay bên trong Giáo Hội lúc lập Dòng Nữ Tu Thánh Giuse và một số trường học để giáo dục trẻ em. “Chân Phúc từng bị đối xử rất tệ. Nhưng điều đáng lưu ý là bà vẫn có khả năng tha thứ và giữ cho mình bình thản, quân bình và tốt bụng. Điều tốt nhất ta có thể làm để duy trì ký ức về Chân Phúc là ráng hành động như ngài. Nghĩa là cố gắng phục vụ và giúp đỡ người khác, cố gắng ăn ở bác ái, bình thản, và tha thứ khi gặp tranh cãi rắc rối”. Đức Hồng Y kết luận: Mẹ Mary đã anh dũng lập công và sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai của ngài phải kích thích mọi người dân Úc ra tay hành động.
Tờ Sunday Sun Herald cũng cho hay các chức sắc Công Giáo đang chuẩn bị phát động một trang mạng để người ta ghi danh tham dự lễ phong thánh. Các khách hành hương Úc sẽ mang một loại y phục đặc biệt để biểu lộ sự ủng hộ của mình đối với Chân Phúc Mary McKillop. Nữ tu Maria Casey, người cầm đầu cuộc vận động phong thánh, cho hay lễ phong thánh thường được đánh dấu bằng một “bầu khí chờ mong và phấn chấn vĩ đại. Các nhóm khác nhau đều có những biểu tượng để nhận diện. Một số sẽ mang khăn quàng, số khác mang nón hay túi lưng. Chúng tôi đang xem sét những việc như thế”.
Ông Tim Fisher, đại sứ Úc bên cạnh Tòa Thánh, người vừa lên tiếng ca tụng Chân Phúc Mary McKillop là một người Úc tiên phong, cho hay ông đang sẵn sàng đón tiếp đồng bào ông tới Vatican. Ông tiên đoán người Úc sẽ “xâm lăng Rôma vào dịp này”. Ông Fisher nói rằng đây là “một dịp vui mừng cho cộng đồng Công Giáo Úc và là một biến cố dấu mốc trong lịch sử Úc. Nó là một tôn vinh vĩ đại đối với một người Úc tuyệt vời từng làm rất nhiều để giúp đở nhiều người".
Người ta còn nhớ phép lạ thứ hai này liên can tới một bà mẹ Úc có 5 con từng bị ung thư phổi hết phương cứu chữa, lại thêm chứng ung thư não nữa. Nữ tu Maria Casey cho biết: người đàn bà này muốn được ẩn danh trong lúc này vì bà muốn tập chú vào Chân Phúc Mary. Hiện sức khỏe của bà rất tốt và bà rất hân hoan vì tin mừng này. Đối với nữ tu Maria, việc xác nhận phép lạ thứ hai này của Mẹ Mary là một giây phút hết sức xúc động sau 9 năm vận động cho việc phong thánh. Đứng tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi dựng cây thông Bỉ 90 tuổi làm cây thông Giáng Sinh của Vatican, bà cho hay rất nhẹ nhõm và hân hoan được nghe sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng. “Nó là công trình của rất nhiều năm và của rất nhiều người. Nó kết thúc một hành trình dài, nhưng thực ra không phải cho tôi mà là cho việc nhìn nhận dành cho Mary McKillop. Quả là một niềm vui lớn khi thấy một người đàn bà sống thánh thiện như thế đã được thừa nhận đúng như con người thật của bà. Chúng tôi từng đệ trình nhiều tài liệu, các tài liệu ấy đã kinh qua nhiều giai đoạn khác nhau, và chúng tôi hằng chờ mong việc phong thánh xẩy ra vào dịp Lễ Giáng Sinh năm nay, nhưng không có chi là chắc chắn hết. Cho nên quả là ngạc nhiên thích thú khi nghe tin này. Nó cũng là món quà Giáng Sinh hết sức tốt đẹp”.
Nhiều cảm thương hơn
Hãng AAP, ngày 20 tháng 12, cũng loan tin về người phụ nữ được khỏi bệnh ung thư phổi bất trị và cho hay: bà hy vọng rằng tin vui về lễ phong thánh sắp tới sẽ gợi hứng cho giới trẻ Úc trở nên quảng đại và biết cảm thương hơn.
Lên tiếng bên ngoài Nhà Nguyện kính Chân Phúc Mary McKillop ở North Sydney, Nữ Tu Anne Derwan cho các ký giả hay: người đàn bà được khỏi bệnh chưa muốn tiết lộ danh tính lúc này, nhưng bà sẽ kể lại câu truyện của mình khi đến lúc thuận tiện. Trong khi chờ đợi, bà nhờ Nữ Tu Derwan đọc cho ký giả một lời tuyên bố trong đó có câu: “Đây quả là một tin tuyệt diệu. Bản thân tôi cảm thấy khiêm hạ và biết ơn Chân Phúc Mary McKillop, và ảnh hưởng mà Chân Phúc mang đến cho đời tôi. Trong những ngày như hôm nay, hẳn qúy vị có cả hàng ngàn câu hỏi để hỏi về câu truyện của tôi, và một lúc nào đó trong tương lai, tôi sẽ chia sẻ với qúy vị truyện đó”. Bà cũng cho hay: Mẹ Mary luôn luôn mang đến cho bà niềm hy vọng và linh hứng. “Tôi hy vọng rằng tin vui hôm nay sẽ đem lại cho người khác, nhất là giới trẻ Úc Châu, một linh hứng và khuyến khích để họ sống một cách quảng đại và biết cảm thương người khác như Mẹ Mary”
Bước kế tiếp của diễn trình phong thánh cho Mẹ Mary McKillop tùy thuộc việc Đức Thánh Cha công bố mà người ta hy vọng ngài sẽ thực hiện vào Mùa Xuân bắc bán cầu. Nữ Tu Derwan tin tưởng rằng việc công bố ấy sẽ tích cực, căn cứ vào cuộc hội kiến của bà với Đức Giáo Hoàng tại Sydney vào năm ngoái. “Vì toàn bộ diễn trình hướng tới việc phong thánh đã hoàn tất… hẳn qúy vị còn nhớ lúc Đức Giáo Hoàng có mặt ở đây năm ngoái, tôi có thưa với Đức Thánh Cha rằng Úc Châu đang chờ đợi tin vui, và câu trả lời của ngài là (tin vui ấy sẽ có) khi diễn trình hoàn tất. Bây giờ thì diễn trình ấy đã hoàn tất rồi, nên tất cả chỉ còn tùy Đức Thánh Cha nói có nữa thôi, có, cha sẽ phong thánh cho Chân Phúc tại Rôma vào một ngày nào đó”. Nữ Tu Derwan còn nhớ Đức Giáo Hoàng công nhận ngài rất yêu kính Chân Phúc Mary McKillop lúc ngài có mặt tại Sydney.
Một ngày vĩ đại
Trong bản tin ngày 20 tháng 12, hãng AAP cũng thuật lại lời phát biểu của Đức TGM Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc về việc Đức Giáo Hoàng Bênêđíctgô XVI ra sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phúc Mary McKillop. Ngài gọi đó là “một ngày vĩ đại”. Theo Đức TGM Wilson, Chân Phúc là một “vị thánh của nhân dân Úc. Bà là một người của chúng tôi. Mary là một con người bình thường đã sống một cuộc sống thánh thiện. Mary McKillop trở thành một vị thánh không phải từ nhân dân Úc mà còn cho nhân dân Úc và cho cả thế giới nữa…Trong thời điểm hiếm họa các anh hùng đúng nghĩa, Mary McKillop quả là một nguồn linh hứng chân thực. Chúng tôi chờ mong việc công bố ngày phong hiển thánh cho bà với một niềm hy vọng và hân hoan lớn lao và xin mời mọi người dân Úc tham dự nhiều biến cố sẽ được lên chương trình khắp nơi trên đất nước để đánh dấu cơ hội lịch sử này ”
Chính tại đây
Trong khi đó, người Công Giáo tại Melbourne hết sức hân hoan về tin phong thánh cho Chân Phúc Mary McKillop. Theo tin AAP, Nữ Tu Josephine Dubiel, bề trên tỉnh của Dòng Nữ Tu Thánh Giuse tại Victoria, coi sáng Chúa Nhật 20 tháng 12 là một buổi sáng đặc biệt và hạnh phúc. “Đối với nước Úc, việc này chưa xẩy ra bao giờ, cho nên chúng tôi coi đó là một điều kỳ diệu” Nữ tu Dubiel phát biểu như thế từ Trung Tâm Di Sản Mary McKillop tại East Melbourne. “Chúng tôi cảm thấy thực sự phấn chấn, ngưỡng mộ, biết ơn khi thấy Mary McKillop bước tới bước áp chót để được phong hiển thánh. Sáng sớm nay, một trong các chị em của chúng tôi điện thoại về hỏi: ‘Có thật không chị?’ khiến tôi nghĩ đó là một trong các cảm nghĩ cùa chúng tôi”. Bởi tu hội của bà đã mong chờ việc này từ lâu lắm. Bà cho hay đây là thời gian tuyệt vời không những cho chung cả nước mà còn cho riêng Melbourne, nơi Mẹ Mary sinh ra và đã sống một phần ba cuộc đời của Mẹ. “Tại Melbourne, chúng tôi đặc biệt phấn chấn vì không xa đây bao nhiêu, chỉ bên kia đường thôi, trên Đường Brunswich thuộc Fitzroy, Mary đã sinh ra. Mẹ từng dạo bước trên các hè phố này, chính tay Mẹ đã xây nên tòa nhà nơi chúng tôi đang sống. Nó được thiết kế như một nơi cấp dưỡng vĩnh viễn để cung cấp thực phẩm, quần áo, nơi ở cho phụ nữ và trẻ em thời đó, thời chưa có Centrelink, chưa có trợ cấp của chính phủ, ai là người lúc đó chăm lo cho họ?”
Mary McKillop từng có công truyền bá Đạo Công Giáo khắp vùng xa xôi hẻo lánh của Úc cuối thập niên 1800 và nổi tiếng nhờ các công trình tiên phong của bà nơi những người túng thiếu. Bà qua đời năm 1909 và được Đức Gioan Phaolô II phong Chân Phúc tại Sydney năm 1995, trong một buổi lễ vô cùng hoành tráng với sự tham dự của chừng 500,000 người tại trường đua Randwick. Bà là một nhà giáo dục người nghèo, từng đồng sáng lập ra một tu hội nữ gọi là Dòng Thánh Giuse Thánh Tâm, hiện có 1,000 nữ tu với nhà nguyện chính đặt tại North Sydney. Bà được ca tụng là một nhà tranh đấu đầy cảm thương và vô vị lợi cho quyền giáo dục của trẻ em nhưng bà cũng là một phụ nữ cương nghị sẵn sàng đương đầu với các nhà cầm quyền giáo hội. Bà khấn dòng lúc 25 tuổi và trong vòng 4 năm sau đó, đã lập được 34 trường học ở South Australia, trong đó có một trường tại Penola, mà hiện nay đã biến thành một viện bảo tàng.
Không nên lợi dụng chính trị
Lãnh tụ đối lập là Tony Abbott, một người Công Giáo ngoan đạo, ca tụng các thành quả của Chân Phúc Mary McKillop, gọi bà là người tôi tớ của giáo hội và cộng đồng. Nhưng ông không muốn lấy tư cách chính trị gia để phát biểu về bà. Vì theo ông “tôi nghĩ quả là tuyệt diệu khi ta nhìn nhận các thành quả anh hùng của Mẹ Mary nhưng tôi nghĩ đó không phải là điều các chính trị gia nên khai thác. Tôi hân hoan khi thấy điều ấy xẩy ra nhưng chắc chắn đấy không phải là toa tầu để cho tôi nhẩy vội lên”. Hình như Tony muốn ngầm đả kích Thủ Tướng Kevin Rudd, người mới đây hãnh diện vì nhân dịp viếng Vatican, đã "chính thức" vận động để Đức Bênêđíctô XVI "chịu" mau phong thánh cho Mẹ Mary McKillop. Nữ thủ hiến New South Wales là bà Kristina Keneally, một nhà duy nữ đồng thời là một người Công Giáo năng đi nhà thờ, cũng mô phỏng ông Rudd mà cho rằng quyết định của Vatican là điều tốt cho New South Wales và cho phụ nữ. “Tôi nghĩ điều tuyệt vời là nước Úc và tiểu bang New South Wales được dịp cử hành vị thánh đầu tiên người Úc của mình. Trên bình diện bản thân, tôi nhận định rằng Mary McKillop là một phụ nữ dũng cảm, một người phụ nữ biết rõ tâm thức của mình và không sợ nói tâm thức ấy ra, quả là một mô thức gương mẫu đối với đất nước ta”.
Muốn được phong thánh, cần có hai phép lạ. Vatican xác nhận phép lạ đầu tiên của Mẹ Mary năm 1971, một phép lạ chữa một người đàn bà bị ung thư hồi thập niên 1950. Phép lạ thứ hai cũng chữa một người đàn bà mắc ung thư, nhưng vì để bảo vệ tính tư riêng, Vatican không công bố các chi tiết.
Theo tờ Sydney Morning Herald, các nữ tu Dòng Thánh Giuse đã tổ chức một buổi canh thức suốt 24 tiếng đồng hồ nhân vụ giải phẫu thành công tại Melbourne hai em bé dính đôi người Bangladesh gần đây, tên Trishna và Krishna. Hai bé gái này đã sống thoát cuộc giải phẫu việt dã, một sự kiện được các nữ tu coi là có lời cầu nguyện của họ dự phần.
Cũng theo tờ báo này, năm 2003, các nữ tu Dòng Thánh Giuse đã cầu nguyện với Chân Phúc Mary McKillop, xin bà giúp cứu sống em bé người Sydney tên Sophie Delezio. Em bé này bị phỏng nặng khủng khiếp và mất cả hai chân khi bị xe cán tại một nhà giữ trẻ. Sau đó, em còn bị một tai nạn xe hơi khác nữa.
Gia đình của David Keohane, một tây ba lô người Ái Nhĩ Lan bị tấn công tại Coogee năm 2008, cũng đã cầu nguyện với Chân Phúc Mary McKillop. Năm nay, người thanh niên 25 tuổi này đã ra khỏi giấc hôn mê sau 7 tháng liên miên không biết gì.
Về hai phép lạ của Chân Phúc Mary McKillop
Theo tờ Sydney Morning Herald, giữa thập niên 1990, một phụ nữ vùng Hunter Valley với chứng ung thư tới giai đoạn chót bị bệnh viện trả về nhà nằm chờ chết. Bà vốn là một bà mẹ của 5 đứa con, bị ung thư phổi đến hết phương cứu chữa, lại thêm chứng ung thư óc nữa. Mọi hy vọng đã tiêu tan, nhưng bà và gia đình liên tiếp cầu nguyện với Mẹ Mary McKillop cùng với các nữ tu của Dòng Thánh Giuse. Bà luôn đeo một bức ảnh nhỏ của Mẹ với một mảnh áo của Mẹ trong đó. Sau gần một năm, bà đi thử lại thì chứng ung thư không còn nữa. Các bác sĩ cho là mình đã soi (scan) lầm. Theo nữ tu Maria Casey, các tài liệu khoa học của phép lạ thứ hai này rất dễ thu thập vì hồ sơ y khoa đã được lưu giữ một cách cẩn thận. Trách vụ khó khăn nhất là vấn đề kỹ thuật. “Chúng tôi dành rất nhiều thì giờ để kiểm soát qua lại các sự kiện và chờ ý kiến của các bác sĩ”.
Năm 1993, Vatican nhìn nhận rằng năm 1961, Mary McKillop đã chữa lành một phụ nữ ẩn danh, người Sydney, mắc bệnh lao xương, hay đúng hơn Thiên Chúa đã chữa bà nhờ lời cầu bầu của Mary McKillop. Linh mục Paul Gardiner, thỉnh cáo viên của Mary McKillop, trước Nữ Tu Casey, cho hay: “Khởi đầu xem ra bà ta khỏi bệnh, nhưng sau đó bệnh lại trở lại. Rồi bà còn mang thai nữa, một điều không tốt chút nào cho một bệnh nhân lao xương. Ấy thế mà một bé trai khỏe mạnh đã được sinh hạ đúng vào ngày 8 tháng Tám, ngày kỷ niệm Mary McKillop qua đời, và sau đó, bà còn sinh hạ thêm năm đứa con nữa trong khoảng 10 hay 11 năm sau đó. Tất cả những truyện ấy hết sức lạ lùng đối với y khoa”.
Chứng thực phép lạ là một diễn trình phức tạp và dài dòng, được tiến hành kín đáo bởi một ủy ban đặc biệt của Vatican thuộc Thánh Bộ Phong Thánh và gồm cả các chuyên viên vô tín ngưỡng. Chứng tá bao gồm các lời chứng của các người liên hệ cộng với các tài liệu khoa học đủ để thuyết phục các chuyên viên rằng việc lành bệnh ấy không thể giải thích thỏa đáng về phương diện y khoa.
Cây Noel thứ 27 tại quảng trường thánh Phêrô
Lm. Thiện Tĩnh
06:33 20/12/2009
VATICAN - Sau 4 ngày các nghệ nhân, công nhân vận chuyển, dựng lên và trang trí, tối ngày 18 tháng 12 năm 2009, những ngọn đèn điện trên cây Noel tại trung tâm Quảng Trường Thánh Phêrô đã được thắp sáng lung linh. Nhiều khách hành hương đã phải chờ đợi để tận mắt chiêm ngắm Cây Noel này.
Từ 27 năm nay, các miền khác nhau của nước Italia và của Âu Châu đã thay phiên nhau dâng tặng cây Noel cho Đức Thánh Cha. Được biết Cây Noel năm nay là một loại thông có nguồn gốc từ khu rừng Ardenne, tỉnh Liegi vương quốc Bỉ. Tuổi của nó là hơn 90 năm, chiều cao 30 mét và đường kính của tán lá 7 mét, do vương quốc Bỉ kính tặng Tòa Thánh Vatican.
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật.
Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật.
Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố: Giáng Sinh là sự đáp trả của Thiên Chúa đối với thảm trạng của nhân loại
Bùi Hữu Thư
23:21 20/12/2009
Bài giảng trước Kinh Truyền Tin
Rôma, Chủ Nhật 20 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhận xét như sau nhân dịp đọc kinh Truyền Tin chủ nhật này: “Giáng Sinh không phải là một dụ ngôn cho con trẻ, nhưng là sự đáp trả của Thiên Chúa đối với thảm trạng của nhân loại đang tìm kiếm Đấng Thiên Sai.”
Từ của sổ văn phòng ngài tại quảng trường Thánh Phêrô, một ngày chủ nhật giá lạnh (đã nhiều đêm Rôma bị mưa đá) nhưng với một mặt trời rực rỡ làm cho nhiệt đô gia tăng nhanh chóng, Đức Thánh Cha Benedict XVI thực ra đã giải thích lời tiên tri Micah được dùng trong phụng vụ chủ nhật này.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Có một kế hoạch thiêng liêng đã thấu hiểu và giải thích những thời điểm và điạ điểm về việc Con Thiên Chúa xuống thế gian. Đã có một kế hoạch cho hòa bình.”
Và để giải thích: “Chính khía cạnh sau này của lời tiên tri về nền hoà bình mầu nhiệm, khiến cho chúng ta đương nhiên phải nhấn mạnh rằng Bê Lem cũng là một thành phố biểu tượng cho hoà bình, tại Đất Thánh, và trên khắp thế giới.”
“Tiếc thay, vào thời đại chúng ta, Bê Lem không biểu tượng cho một nền hoà bình đã đạt tới và vững bền, nhưng là một nền hòa bình đang phải vất vả tìm kiếm và đợi chờ.” Đức Thánh Cha đã than phiền như vậy trước ngài khi tuyên bố một niềm hy vọng: “Nhưng Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận tình trạng này.”
Và Đức Thánh Cha đã dùng lời của Thánh Phanxicô thành Assissi để mô tả hình ảnh của một kitô hữu “người máy” đang bị làm mồi cho thảm kịch của thời đại chúng ta: "Chính vì thế mà một lần nữa, năm nay, tại Bê Lem cũng như trên toàn thế giới, lại tái diễn trong Giáo Hội mầu nhiệm Giáng Sinh. Lời tiên tri về hoà bình cho tất cả nhân loại, đòi hỏi các kitô hữu đang sống trong sự khép kín, sống trong các thảm kịch không ai hay biết và ẩn dấu, và trong các cuộc tranh chấp, với tâm tình của Giêsu, để tất cả đều trở nên công cụ và sứ giả hòa bình, để đem tình yêu đến nơi có thù hận, đem thứ tha đến nơi lăng nhục, đem niềm vui đến chốn u sấu, và đem chân lý đến chỗ sai lầm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngày này cũng như trong thời Chúa Giêsu, Giáng Sinh không phải là một dụ ngôn cho con trẻ, nhưng là sự đáp trả của Thiên Chúa đối với thảm trạng của nhân loại đang tìm kiếm hoà bình chân chính. “Chính Người sẽ là hòa bình!” như lời tiên tri khi nói đến Đấng Thiên Sai. Phần chúng ta, phải mở ra, mở to các cánh cửa ra để đón chào Người.”
Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Pháp lời khuyên này sau kinh Truyền Tin: “Theo gương Mẹ Maria, chúng ta hãy dùng thời gian này để thinh lặng, để lắng nghe Thiên Chúa đang nói với chúng ta tại đáy lòng chúng ta! Hãy biết tin cậy vào Chúa Kitô đang đến, và hãy sẵn sàng phó thác hoàn toàn cho Thánh Ý Người! Hãy làm các sứ giả đem Tin Mừng về việc Người đến với thế gian! Nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn hạnh phúc và hòa bình trên mọi dân nước!”
Rôma, Chủ Nhật 20 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhận xét như sau nhân dịp đọc kinh Truyền Tin chủ nhật này: “Giáng Sinh không phải là một dụ ngôn cho con trẻ, nhưng là sự đáp trả của Thiên Chúa đối với thảm trạng của nhân loại đang tìm kiếm Đấng Thiên Sai.”
Từ của sổ văn phòng ngài tại quảng trường Thánh Phêrô, một ngày chủ nhật giá lạnh (đã nhiều đêm Rôma bị mưa đá) nhưng với một mặt trời rực rỡ làm cho nhiệt đô gia tăng nhanh chóng, Đức Thánh Cha Benedict XVI thực ra đã giải thích lời tiên tri Micah được dùng trong phụng vụ chủ nhật này.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Có một kế hoạch thiêng liêng đã thấu hiểu và giải thích những thời điểm và điạ điểm về việc Con Thiên Chúa xuống thế gian. Đã có một kế hoạch cho hòa bình.”
Và để giải thích: “Chính khía cạnh sau này của lời tiên tri về nền hoà bình mầu nhiệm, khiến cho chúng ta đương nhiên phải nhấn mạnh rằng Bê Lem cũng là một thành phố biểu tượng cho hoà bình, tại Đất Thánh, và trên khắp thế giới.”
“Tiếc thay, vào thời đại chúng ta, Bê Lem không biểu tượng cho một nền hoà bình đã đạt tới và vững bền, nhưng là một nền hòa bình đang phải vất vả tìm kiếm và đợi chờ.” Đức Thánh Cha đã than phiền như vậy trước ngài khi tuyên bố một niềm hy vọng: “Nhưng Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận tình trạng này.”
Và Đức Thánh Cha đã dùng lời của Thánh Phanxicô thành Assissi để mô tả hình ảnh của một kitô hữu “người máy” đang bị làm mồi cho thảm kịch của thời đại chúng ta: "Chính vì thế mà một lần nữa, năm nay, tại Bê Lem cũng như trên toàn thế giới, lại tái diễn trong Giáo Hội mầu nhiệm Giáng Sinh. Lời tiên tri về hoà bình cho tất cả nhân loại, đòi hỏi các kitô hữu đang sống trong sự khép kín, sống trong các thảm kịch không ai hay biết và ẩn dấu, và trong các cuộc tranh chấp, với tâm tình của Giêsu, để tất cả đều trở nên công cụ và sứ giả hòa bình, để đem tình yêu đến nơi có thù hận, đem thứ tha đến nơi lăng nhục, đem niềm vui đến chốn u sấu, và đem chân lý đến chỗ sai lầm.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngày này cũng như trong thời Chúa Giêsu, Giáng Sinh không phải là một dụ ngôn cho con trẻ, nhưng là sự đáp trả của Thiên Chúa đối với thảm trạng của nhân loại đang tìm kiếm hoà bình chân chính. “Chính Người sẽ là hòa bình!” như lời tiên tri khi nói đến Đấng Thiên Sai. Phần chúng ta, phải mở ra, mở to các cánh cửa ra để đón chào Người.”
Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Pháp lời khuyên này sau kinh Truyền Tin: “Theo gương Mẹ Maria, chúng ta hãy dùng thời gian này để thinh lặng, để lắng nghe Thiên Chúa đang nói với chúng ta tại đáy lòng chúng ta! Hãy biết tin cậy vào Chúa Kitô đang đến, và hãy sẵn sàng phó thác hoàn toàn cho Thánh Ý Người! Hãy làm các sứ giả đem Tin Mừng về việc Người đến với thế gian! Nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn hạnh phúc và hòa bình trên mọi dân nước!”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới của ĐHY Trưởng Ban Năm Thánh 2010
+ĐHY Phạm Minh Mẫn
06:02 20/12/2009
THƯ CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI
Kính gửi Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
Nhân Mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến, chúng tôi xin gửi đến mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn tín hữu, lời chân thành cầu chúc một Mùa Giáng Sinh an bình và một Năm Mới chứa chan hồng ân của Chúa. Nhân dịp này, theo Phụng vụ Mùa Vọng chỉ dẫn, chúng tôi ghi lại đây những điều Chúa dạy phải làm để tiếp nhận ơn bình an và hồng ân Chúa thương ban trong thời gian tới.
Chúa đến nói cho loài người những điều vua chúa muốn nghe mà không được nghe, làm những điều lãnh đạo các quốc gia muốn thấy mà không được thấy (x. Lc 10,23-24). Vậy những điều đó là gì?
Những điều Chúa đến nói cho mỗi người và mọi người trong nhân loại
Những điều Chúa nói là Lời từ Thượng Trí của Đấng Tối Cao, chỉ dạy đường khôn ngoan cho người trần. Lời Chúa là Lời Chân Lý, là Lời ban ánh sáng bình an cùng sức sống mới cho người lắng nghe và đón nhận (x. TV 71,3-8). Ai mang ra thực hành Lời Chân Lý của Chúa, ví như người khôn xây nhà trên nền đá vững chắc. Dù có bị bão táp, nước lũ, nhà ấy cũng không sụp đổ (x. Mt 7,24-25). Ai quan tâm thi hành Lời Chúa dạy, thì sự bình an của người ấy chứa chan như dòng sông, sự công chính của người ấy dào dạt như sóng biển (x. Is 48,18). Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện (x. Mt 21,36). Trong gian truân thử thách, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện (x. Rom 12,12). Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài (x. TV 24, 4-5).
Những điều Chúa đến làm cho mỗi dân tộc và mọi quốc gia
Loài người đang mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị (x. Pr 3,13). Chúa đến xây dựng một trời mới đất mới, nơi đó lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ và chở che con cái loài người trong bình an và hạnh phúc lâu bền (x. Is 11,6-9). Nơi đó Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên của Ngài trong đồng cỏ xanh tươi, bên dòng nước mát trong lành (x. TV 22,1-6). Nơi đó núi đem lại hoà bình cho trăm họ, đồi rước về nền công lý vạn dân, thái bình sẽ thạnh trị đến tận cùng cõi đất (x. TV 71,1-8). Sống trong chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, anh em sẽ được lớn lên về mọi phương diện, góp phần vào sự phát triển con người cùng đất nước (x. Ep 4,15). Anh em hãy can đảm lên và đừng sợ, Chúa đến rồi và ngự giữa anh em, Ngài sẽ lấy tình thương của Ngài mà đổi mới mọi người (x. Is 35, 4-10; Xoph 3,16-17). Các ngươi có tin là Ta làm được điều ấy không? - Thưa Ngài, chúng tôi tin. - Anh em tin thế nào thì được như vậy (x. Mt 9,28-30). Người thật có phúc, vì tin rằng Chúa thực hiện Lời Ngài đã nói với người (x. Lc 1,45).
Những điều Chúa làm cho mỗi người chúng ta
Trước hết, nhờ ơn Chúa thương biến ngôi nhà giáo phận trăm gian thành chiếc tàu ông Noe tiếp nhận nhiều người trong chúng ta, cả bản thân chúng tôi, đến chung sống nơi đây. Chính nơi đây, nhờ ơn Chúa thương củng cố lòng tin cậy mến của mỗi người mà chúng ta được sống trong ơn nghĩa Chúa, trong tình nghĩa gia đình giáo phận. Ở nơi đây, mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn, hằng ngày yêu thương cầu nguyện cho nhau, cho bản thân chúng tôi, cho các nhà tu đầy người lo việc phục vụ cho sự sống và sự phát triển của mọi người, nhất là người nghèo khổ. Bao nhiêu hồng ân khác nữa mà mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, và cả gia đình giáo phận, trong thời gian qua, đã đón nhận từ Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu.
Nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh và Năm Mới, chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa về mọi ân ban, và bày tỏ lòng chân thành biết ơn đối với những thành viên quá cố đã dày công xây dựng ngôi nhà giáo phận, cũng như đối với mọi người đang làm nên gia đình giáo phận hôm nay trong Thành phố nầy. Chúng ta hãy đi đến gặp gỡ Chúa, tạ ơn Ngài, và khẩn cầu xin Ngài thương ban ơn cho mọi người, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, biết quan tâm củng cố tình huynh đệ liên đới trong gia đình giáo phận, nhằm giúp nhau vượt mọi khó khăn và bất đồng, mọi gian truân cùng thử thách trong cuộc sống, đồng thời tạo cơ hội cho nhau tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, góp phần vào sự phát triển toàn diện con người cùng quê hương đất nước, đặc biệt trong Năm Thánh 2010.
Ngày 9.12.2009
Kỷ niệm 50 năm cung hiến Nhà thờ Chánh toà
Kính gửi Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
Nhân Mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến, chúng tôi xin gửi đến mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn tín hữu, lời chân thành cầu chúc một Mùa Giáng Sinh an bình và một Năm Mới chứa chan hồng ân của Chúa. Nhân dịp này, theo Phụng vụ Mùa Vọng chỉ dẫn, chúng tôi ghi lại đây những điều Chúa dạy phải làm để tiếp nhận ơn bình an và hồng ân Chúa thương ban trong thời gian tới.
Chúa đến nói cho loài người những điều vua chúa muốn nghe mà không được nghe, làm những điều lãnh đạo các quốc gia muốn thấy mà không được thấy (x. Lc 10,23-24). Vậy những điều đó là gì?
Những điều Chúa đến nói cho mỗi người và mọi người trong nhân loại
Những điều Chúa nói là Lời từ Thượng Trí của Đấng Tối Cao, chỉ dạy đường khôn ngoan cho người trần. Lời Chúa là Lời Chân Lý, là Lời ban ánh sáng bình an cùng sức sống mới cho người lắng nghe và đón nhận (x. TV 71,3-8). Ai mang ra thực hành Lời Chân Lý của Chúa, ví như người khôn xây nhà trên nền đá vững chắc. Dù có bị bão táp, nước lũ, nhà ấy cũng không sụp đổ (x. Mt 7,24-25). Ai quan tâm thi hành Lời Chúa dạy, thì sự bình an của người ấy chứa chan như dòng sông, sự công chính của người ấy dào dạt như sóng biển (x. Is 48,18). Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện (x. Mt 21,36). Trong gian truân thử thách, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện (x. Rom 12,12). Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài (x. TV 24, 4-5).
Những điều Chúa đến làm cho mỗi dân tộc và mọi quốc gia
Loài người đang mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị (x. Pr 3,13). Chúa đến xây dựng một trời mới đất mới, nơi đó lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ và chở che con cái loài người trong bình an và hạnh phúc lâu bền (x. Is 11,6-9). Nơi đó Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên của Ngài trong đồng cỏ xanh tươi, bên dòng nước mát trong lành (x. TV 22,1-6). Nơi đó núi đem lại hoà bình cho trăm họ, đồi rước về nền công lý vạn dân, thái bình sẽ thạnh trị đến tận cùng cõi đất (x. TV 71,1-8). Sống trong chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, anh em sẽ được lớn lên về mọi phương diện, góp phần vào sự phát triển con người cùng đất nước (x. Ep 4,15). Anh em hãy can đảm lên và đừng sợ, Chúa đến rồi và ngự giữa anh em, Ngài sẽ lấy tình thương của Ngài mà đổi mới mọi người (x. Is 35, 4-10; Xoph 3,16-17). Các ngươi có tin là Ta làm được điều ấy không? - Thưa Ngài, chúng tôi tin. - Anh em tin thế nào thì được như vậy (x. Mt 9,28-30). Người thật có phúc, vì tin rằng Chúa thực hiện Lời Ngài đã nói với người (x. Lc 1,45).
Những điều Chúa làm cho mỗi người chúng ta
Trước hết, nhờ ơn Chúa thương biến ngôi nhà giáo phận trăm gian thành chiếc tàu ông Noe tiếp nhận nhiều người trong chúng ta, cả bản thân chúng tôi, đến chung sống nơi đây. Chính nơi đây, nhờ ơn Chúa thương củng cố lòng tin cậy mến của mỗi người mà chúng ta được sống trong ơn nghĩa Chúa, trong tình nghĩa gia đình giáo phận. Ở nơi đây, mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn, hằng ngày yêu thương cầu nguyện cho nhau, cho bản thân chúng tôi, cho các nhà tu đầy người lo việc phục vụ cho sự sống và sự phát triển của mọi người, nhất là người nghèo khổ. Bao nhiêu hồng ân khác nữa mà mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, và cả gia đình giáo phận, trong thời gian qua, đã đón nhận từ Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu.
Nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh và Năm Mới, chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa về mọi ân ban, và bày tỏ lòng chân thành biết ơn đối với những thành viên quá cố đã dày công xây dựng ngôi nhà giáo phận, cũng như đối với mọi người đang làm nên gia đình giáo phận hôm nay trong Thành phố nầy. Chúng ta hãy đi đến gặp gỡ Chúa, tạ ơn Ngài, và khẩn cầu xin Ngài thương ban ơn cho mọi người, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, biết quan tâm củng cố tình huynh đệ liên đới trong gia đình giáo phận, nhằm giúp nhau vượt mọi khó khăn và bất đồng, mọi gian truân cùng thử thách trong cuộc sống, đồng thời tạo cơ hội cho nhau tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, góp phần vào sự phát triển toàn diện con người cùng quê hương đất nước, đặc biệt trong Năm Thánh 2010.
Ngày 9.12.2009
Kỷ niệm 50 năm cung hiến Nhà thờ Chánh toà
Giáo xứ Bình Thuận Saigòn và Lễ cung hiến Thánh đường
Gioan Lê Quang Vinh
06:18 20/12/2009
SAIGÒN - Vào lúc 9g30 sáng Chúa Nhật IV Mùa Vọng 20/12/2009, Giáo xứ Bình Thuận, hạt Tân Sơn Nhì, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa đã chào đón Đức Cha Phụ tá Phêrô đến chủ sự lễ tạ ơn cung hiến Thánh Đường. Đồng tế trong Thánh Lễ tạ ơn có quí Cha hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì, Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Thanh, Cha phụ tá Giuse Nguyễn văn Long và các Cha trong giáo hạt.
Hình cảnh lễ cung hiến thánh đường
Thánh đường giáo xứ Bình Thuận toạ lạc tại số 722 Tân Kỳ Tân Quí, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, giáo phận Sàigòn, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1966, được xây mới vào năm 1995 và năm nay Cha xứ đã cho đại tu nhờ ơn Chúa giúp và sự cộng tác của giáo xứ cùng các vị ân nhân. Giáo xứ Bình Thuận nhận Đức Mẹ Maria Mân Côi làm bổn mạng. Để diễn tả ý nghĩa này, Cha xứ đã cho thực hiện những bức hình màu diễn tả 20 mầu nhiệm Mân Côi trên kính dọc hai bên tường nhà thờ. Mặt tiền nhà thờ có biểu tượng đoàn chiên hướng lên Thánh Giá cứu độ, là đồng cỏ tươi và nguồn suối mát. Cung Thánh có nhà tạm thếp vàng, hai bên có hình bốn vị Tông đồ Thánh sử, diễn tả sự hiện diện của Mình Thánh và Lời Chúa giữa dân thánh của Ngài.
Bước vào khuôn viên rộng lớn của thánh đường và nhà xứ, người ta có cảm giác thanh thảnh bình an. Ấn tượng nhất là nhà chầu Thánh Thể bên cạnh thánh đường chính, nơi dân Chúa có thể đến thờ kính và tâm sự với Chúa Giêsu hiện diện hàng ngày. Trong sân nhà thờ có đài thánh Giuse, Đấng công chính và là Đấng bảo trợ. Phía sau nhà thờ là hội trường rộng rãi với nhà giáo lý dành cho các cấp. Cha chánh xứ cho biết nhà giáo lý sắp được xây dựng lại để các em có chỗ khang trang hơn mà học hỏi Lời Chúa.
Thánh Lễ được cử hành long trọng và cảm động với những nghi thức thánh hiến Nhà Chúa, xông hương, xức dầu và thắp nến sáng. Trong bài giảng, Đức Cha chủ tế nói rằng Mùa Giáng Sinh năm nay xứ Bình Thuận làm hang đá cho Chúa lớn nhất giáo phận Sàigòn, bởi vì ngài cho rằng nhà thờ mới cung hiến chính là hang đá cho Chúa ngự. Đức Cha kể về ngôi nhà thờ ở trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Ở đó có những nhà nguyện nhỏ có tượng Đức Mẹ của nhiều dân tộc, và ngài chú ý tượng nào cũng đẹp. Ngài muốn nói lên rằng Đức Mẹ đẹp vì Mẹ đầy ơn phúc, vì Mẹ “tin rằng những lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện”. Ngôi nhà thờ cũng đẹp vì có Chúa ngự. Và ngài nhắc nhở giáo dân hãy đến với Chúa, đừng để nhà thờ vắng vẻ.
Lễ cung hiến Thánh Đường là dịp để giáo xứ tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời cũng là cũng nhắc cho dân Chúa rằng Thánh Đường là nơi Thiên Chúa qui tụ dân Ngài, để họ dâng lời ca tụng Ngài và lãnh nhận muôn hồng ân tuôn đổ xuống trên họ. Chung niềm vui với Cha chánh xứ và giáo dân Bình Thuận, chúng ta cầu chúc giáo xứ ngày càng phát triển chung quanh ngôi nhà Chúa vừa được cung hiến.
VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ BÌNH THUẬN
- Vào năm 1966, Cha cố Đaminh Hoàng Duy Thanh đã dẫn dưa một số giáo dân từ Giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An, Bình Dương (thuộc địa phận Phú cường), đến sinh sống và lập nghiệp tại xã Bình Thuận, Bình Chánh. Tại đây, ngài cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ tạm để cầu nguyện và cử hành các Bí Tích.
- Sau đó, cha cố Đaminh Bùi Quang Tuyến đã xây dựng nhà xứ và tu bổ ngôi nhà thờ bị xuống cấp.
- Năm 1975, quý Cha Giuse Mai Thành Hân và Vinh sơn Đinh Quốc Bảo đến phục vụ tại giáo xứ.
- Năm 1979, Cha Anphong Nguyễn Công Phương nhận Chánh xứ giáo xứ Bình Thuận. Ngài cho xây dựng nhà thờ mới vào năm 1995. Năm 2001, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã bổ nhiệm Cha Đaminh Nguyễn văn Minh về làm phụ tá.
- Năm 2003, Cha Anrê Trần Minh Thông nhận bài sai làm Chánh xứ. Ngài đã tu sửa nhà xứ, nhà sinh hoạt và nhà giáo lý.
- Năm 2007 Cha Giuse Nguyễn văn Thanh nhận bài sai làm Chánh xứ Giáo xứ Bình Thuận cùng với Cha phụ tá Giuse Nguyễn văn Long. Năm 2009, với ước nguyện của toàn thể cộng đoàn dân Chúa, Cha xứ đã cho đại tu ngôi thánh đường và hôm nay toàn giáo xứ vui mừng dâng lời ca tụng tạ ơn Chúa, Mẹ Maria Mân Côi, Thánh Cả Giuse và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì “Thiên Chúa hoàn tất điều Ngài đã khởi đầu”.
Hình cảnh lễ cung hiến thánh đường
Thánh đường giáo xứ Bình Thuận toạ lạc tại số 722 Tân Kỳ Tân Quí, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, giáo phận Sàigòn, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1966, được xây mới vào năm 1995 và năm nay Cha xứ đã cho đại tu nhờ ơn Chúa giúp và sự cộng tác của giáo xứ cùng các vị ân nhân. Giáo xứ Bình Thuận nhận Đức Mẹ Maria Mân Côi làm bổn mạng. Để diễn tả ý nghĩa này, Cha xứ đã cho thực hiện những bức hình màu diễn tả 20 mầu nhiệm Mân Côi trên kính dọc hai bên tường nhà thờ. Mặt tiền nhà thờ có biểu tượng đoàn chiên hướng lên Thánh Giá cứu độ, là đồng cỏ tươi và nguồn suối mát. Cung Thánh có nhà tạm thếp vàng, hai bên có hình bốn vị Tông đồ Thánh sử, diễn tả sự hiện diện của Mình Thánh và Lời Chúa giữa dân thánh của Ngài.
Bước vào khuôn viên rộng lớn của thánh đường và nhà xứ, người ta có cảm giác thanh thảnh bình an. Ấn tượng nhất là nhà chầu Thánh Thể bên cạnh thánh đường chính, nơi dân Chúa có thể đến thờ kính và tâm sự với Chúa Giêsu hiện diện hàng ngày. Trong sân nhà thờ có đài thánh Giuse, Đấng công chính và là Đấng bảo trợ. Phía sau nhà thờ là hội trường rộng rãi với nhà giáo lý dành cho các cấp. Cha chánh xứ cho biết nhà giáo lý sắp được xây dựng lại để các em có chỗ khang trang hơn mà học hỏi Lời Chúa.
Thánh Lễ được cử hành long trọng và cảm động với những nghi thức thánh hiến Nhà Chúa, xông hương, xức dầu và thắp nến sáng. Trong bài giảng, Đức Cha chủ tế nói rằng Mùa Giáng Sinh năm nay xứ Bình Thuận làm hang đá cho Chúa lớn nhất giáo phận Sàigòn, bởi vì ngài cho rằng nhà thờ mới cung hiến chính là hang đá cho Chúa ngự. Đức Cha kể về ngôi nhà thờ ở trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Ở đó có những nhà nguyện nhỏ có tượng Đức Mẹ của nhiều dân tộc, và ngài chú ý tượng nào cũng đẹp. Ngài muốn nói lên rằng Đức Mẹ đẹp vì Mẹ đầy ơn phúc, vì Mẹ “tin rằng những lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện”. Ngôi nhà thờ cũng đẹp vì có Chúa ngự. Và ngài nhắc nhở giáo dân hãy đến với Chúa, đừng để nhà thờ vắng vẻ.
Lễ cung hiến Thánh Đường là dịp để giáo xứ tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời cũng là cũng nhắc cho dân Chúa rằng Thánh Đường là nơi Thiên Chúa qui tụ dân Ngài, để họ dâng lời ca tụng Ngài và lãnh nhận muôn hồng ân tuôn đổ xuống trên họ. Chung niềm vui với Cha chánh xứ và giáo dân Bình Thuận, chúng ta cầu chúc giáo xứ ngày càng phát triển chung quanh ngôi nhà Chúa vừa được cung hiến.
VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ BÌNH THUẬN
- Vào năm 1966, Cha cố Đaminh Hoàng Duy Thanh đã dẫn dưa một số giáo dân từ Giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An, Bình Dương (thuộc địa phận Phú cường), đến sinh sống và lập nghiệp tại xã Bình Thuận, Bình Chánh. Tại đây, ngài cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ tạm để cầu nguyện và cử hành các Bí Tích.
- Sau đó, cha cố Đaminh Bùi Quang Tuyến đã xây dựng nhà xứ và tu bổ ngôi nhà thờ bị xuống cấp.
- Năm 1975, quý Cha Giuse Mai Thành Hân và Vinh sơn Đinh Quốc Bảo đến phục vụ tại giáo xứ.
- Năm 1979, Cha Anphong Nguyễn Công Phương nhận Chánh xứ giáo xứ Bình Thuận. Ngài cho xây dựng nhà thờ mới vào năm 1995. Năm 2001, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã bổ nhiệm Cha Đaminh Nguyễn văn Minh về làm phụ tá.
- Năm 2003, Cha Anrê Trần Minh Thông nhận bài sai làm Chánh xứ. Ngài đã tu sửa nhà xứ, nhà sinh hoạt và nhà giáo lý.
- Năm 2007 Cha Giuse Nguyễn văn Thanh nhận bài sai làm Chánh xứ Giáo xứ Bình Thuận cùng với Cha phụ tá Giuse Nguyễn văn Long. Năm 2009, với ước nguyện của toàn thể cộng đoàn dân Chúa, Cha xứ đã cho đại tu ngôi thánh đường và hôm nay toàn giáo xứ vui mừng dâng lời ca tụng tạ ơn Chúa, Mẹ Maria Mân Côi, Thánh Cả Giuse và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì “Thiên Chúa hoàn tất điều Ngài đã khởi đầu”.
Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng tặng quà Giáng Sinh cho người nghèo và người già
Trương Trí
06:25 20/12/2009
HUẾ - Nhân dịp lễ Giáng sinh, sáng ngày 20.12.2009, dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đã tổ chức gặp mặt, tặng quà cho 200 cụ già neo đơn, những người nghèo, những người bệnh tâm thần, đồng thời mời dự bữa cơm thân mật với Hội Dòng.
Hình ảnh cuộc gặp mặt
Buổi gặp mặt được tổ chức lúc 11giờ, nhưng từ 10 giờ sáng, những người già ở những nơi xa xôi đã được chở đến hội dòng. Các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng ân cần ra tận cổng đón và dìu vào hội trường, hầu hết họ là những người thường xuyên được hội dòng giúp đở, nên khi được đón tiếp, họ rất thân mật và trìu mến gọi tên từng nữ tu. Có người bị tật bẩm sinh từ lúc nhỏ, hai chân teo lại bằng cổ tay không thể đi được mà chỉ bò bằng cả hai tay.
Mở đầu buổi gặp mặt, nữ tu Agnes Nguyễn thị Lợi bề trên hội dòng đã thay mặt hội dòng chào mừng các ông mệ và tất cả anh chị em, không quản ngại mưa rét để đến với hội dòng, cùng với hội dòng chia sẽ niềm vui giáng sinh, mừng Chúa đến.
Hội dòng đã mời bác sĩ Lan Hải từ Sài gòn ra, để chia sẽ với bà con, nhất là những cụ già những điều cần biết khi uống thuốc như:
-Khi bác sĩ chỉ dẩn uống thuốc ngày 3 lần, có nghĩa là phải chia thời gian giữa những lần uống là 8 giờ, vì một ngày là 24 giờ. Bác sĩ Lan Hải giải thích cho các cụ, nếu không tính giờ ngủ ban đêm thì lượng thuốc uống ban ngày bị quá liều, còn ban đêm lại không có lượng thuốc trong cơ thể để điều trị.
-Không uống thuốc khi nằm, vì thuốc dể bám vào thực quản gây hóc.
-Không ăn uống tùy tiện khi uống thuốc, không uống thuốc bằng nước trà, chỉ được uống với nước lọc hoặc nước canh.
Bác sĩ Lan Hải còn chỉ dẩn cho bà con những cách để nhận biết khi xảy ra tai biến mạch máu não: miệng méo khi cười, nói bị ngọng hoặc không nói được, hai tay đưa lên không đều nhau, lưởi ngã cong qua một bên. Khi bị tai biến không nên cạo gió.
Bữa cơm thân mật và ấm tình yêu thương của chị em hội dòng, tăng phần ngon miệng cho bà con. Những tô phở bò nóng hổi thơm lừng, những bánh mì kẹp thịt nguội với phô mai là món ăn xa xỉ đối với những người nghèo khổ như họ, những dĩa xôi gấc đỏ thắm ăn với jambon, bữa ăn quá thịnh soạn vượt quá khẩu phần, nhất là những người già nên nhiều cụ gói mang về.
Bữa ăn càng thêm mặn mà khi vừa ăn, các nữ tu đến tận bàn trao các phần quà gồm bánh kẹo, bột ngọt v.v..., mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng. Ngoài ra còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ do các em thanh tuyển biểu diển.
Với vủ khúc “ Chúa đã đến trần gian “, hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đã chia sẽ niềm vui Chúa giáng sinh với những người nghèo khổ.
Hình ảnh cuộc gặp mặt
Buổi gặp mặt được tổ chức lúc 11giờ, nhưng từ 10 giờ sáng, những người già ở những nơi xa xôi đã được chở đến hội dòng. Các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng ân cần ra tận cổng đón và dìu vào hội trường, hầu hết họ là những người thường xuyên được hội dòng giúp đở, nên khi được đón tiếp, họ rất thân mật và trìu mến gọi tên từng nữ tu. Có người bị tật bẩm sinh từ lúc nhỏ, hai chân teo lại bằng cổ tay không thể đi được mà chỉ bò bằng cả hai tay.
Mở đầu buổi gặp mặt, nữ tu Agnes Nguyễn thị Lợi bề trên hội dòng đã thay mặt hội dòng chào mừng các ông mệ và tất cả anh chị em, không quản ngại mưa rét để đến với hội dòng, cùng với hội dòng chia sẽ niềm vui giáng sinh, mừng Chúa đến.
Hội dòng đã mời bác sĩ Lan Hải từ Sài gòn ra, để chia sẽ với bà con, nhất là những cụ già những điều cần biết khi uống thuốc như:
-Khi bác sĩ chỉ dẩn uống thuốc ngày 3 lần, có nghĩa là phải chia thời gian giữa những lần uống là 8 giờ, vì một ngày là 24 giờ. Bác sĩ Lan Hải giải thích cho các cụ, nếu không tính giờ ngủ ban đêm thì lượng thuốc uống ban ngày bị quá liều, còn ban đêm lại không có lượng thuốc trong cơ thể để điều trị.
-Không uống thuốc khi nằm, vì thuốc dể bám vào thực quản gây hóc.
-Không ăn uống tùy tiện khi uống thuốc, không uống thuốc bằng nước trà, chỉ được uống với nước lọc hoặc nước canh.
Bác sĩ Lan Hải còn chỉ dẩn cho bà con những cách để nhận biết khi xảy ra tai biến mạch máu não: miệng méo khi cười, nói bị ngọng hoặc không nói được, hai tay đưa lên không đều nhau, lưởi ngã cong qua một bên. Khi bị tai biến không nên cạo gió.
Bữa cơm thân mật và ấm tình yêu thương của chị em hội dòng, tăng phần ngon miệng cho bà con. Những tô phở bò nóng hổi thơm lừng, những bánh mì kẹp thịt nguội với phô mai là món ăn xa xỉ đối với những người nghèo khổ như họ, những dĩa xôi gấc đỏ thắm ăn với jambon, bữa ăn quá thịnh soạn vượt quá khẩu phần, nhất là những người già nên nhiều cụ gói mang về.
Bữa ăn càng thêm mặn mà khi vừa ăn, các nữ tu đến tận bàn trao các phần quà gồm bánh kẹo, bột ngọt v.v..., mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng. Ngoài ra còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ do các em thanh tuyển biểu diển.
Với vủ khúc “ Chúa đã đến trần gian “, hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đã chia sẽ niềm vui Chúa giáng sinh với những người nghèo khổ.
Những Ông Già Noel “chạy xô” trong đêm Giáng Sinh tại Việt Nam
Lm. Thiện Tĩnh
06:29 20/12/2009
VIỆT NAM - Vào những tháng cuối năm, dịp Giáng Sinh, nhất là tháng giáp tết số người lo xây dựng, sửa sang nhà cửa và mua sắm đồ biếu tặng hay tiêu dùng ở đâu cũng tăng lên rõ rệt. Bởi vậy, thị trường làm ăn, buôn bán trở nên sôi động náo nhiệt hơn. Trong thị trường ấy mấy năm trở lại đây tại các thành phố lớn ở Việt Nam ra đời các trung tâm tuyển Ông Già Noel để đi phát quà. Ngay khi bước vào đầu Mùa Vọng các trung tâm này đã phát tờ rơi, đi tiếp thị, đăng quảng cáo trên báo chí, với nội dung: “Tuyển Ông Già Noel và phục vụ tất cả những phụ huynh có nhu cầu được Ông Già Noel phát quà cho con cháu trong đêm Giáng Sinh”.
Những phụ huynh có nhu cầu nói trên sẽ liên lạc điện thoại, hay đến trực tiếp các trung tâm để đăng ký và nộp tiền cho những món quà Giáng Sinh mà mình muốn. Chủng loại, giá trị và số tiền cho mỗi món quà tùy khách hàng đề xuất và chi trả. Phần thù lao cho trung tâm sẽ được tính khoảng từ 20-40% giá trị của mỗi món quà hay tương đương từ 20 đến 50 ngàn đồng tùy theo nhà của khách hàng ở điểm nào trong nội thành. Nếu nhà ở ngoại thành, khách hàng sẽ phải trả cho trung tâm cao hơn vì lộ phí đường dài di chuyển của Ông Già Noel.
Các ông già Noel được tuyển phần lớn là những sinh viên nam to cao, nhanh nhẹn, tháo vát và có phương tiện di chuyển (xe gắn máy). Cũng có những bà già Noel, các bà này đi mua quà, gói, trang trí và phụ giúp các ông già trong thời gian đi phát quà. Các ông già Noel sẽ được trung tâm trả công tùy theo số quà đi phát và quãng đường di chuyển. Điều kiện khách hàng và trung tâm đặt ra cho các ông già Noel là phải giao đúng quà, đúng chất lượng, đúng người và trước 12 giờ đêm ngày 24 tháng 12. Điều kiện thứ 4 này khá khó cho các ông già. Vì trong đêm Giáng Sinh người ta rủ nhau đổ xô ra đường rất đông, một phần đến nhà thờ dự lễ, xem trình diễn thánh ca, xem hang Belem, phần khác đi ăn uống vui chơi... bởi thế các ông già rất vất vả “chạy xô” đến nhiều điểm để trao quà. Bởi vậy, họ đã phải có một buổi đi dò đường trước, tìm hiểu những con đường vòng phòng khi tắc đường, những con đường tắt khi thời gian còn ít.
7h00 đêm Giáng Sinh các ông già hóa trang, mặc áo choàng đỏ, tóc râu bạc trắng, bụng to tròn, cưỡi xe đạp hay xe gắn máy thay cho xe trượt tuyết do bầy tuần lộc kéo. Tuy hành trình vất vả nhưng các ông già Noel rất vui và hứng khởi trong đêm Giáng Sinh. Họ vui không phải chỉ vì được tiền thù lao mà vui còn vì được góp phần làm hiển hiện hình ảnh huyền thoại Ông già Noel trên đất Việt và đem lại niềm vui cho các em nhỏ trong đêm Con Chúa giáng sinh làm người.
Các Ông Già Noel “chạy xô” trong đêm Giáng Sinh là một nét văn hóa đẹp mới được du nhập và đang phát triển theo phong cách, văn hóa và con người tại Việt Nam. Các bậc cha mẹ cần dạy cho con của mình luôn biết ước mơ và khát vọng làm điều tốt trong cuộc sống. Sẵn lòng trao tặng cho con mình những niềm vui bất ngờ và phần thưởng xứng đáng vì kết quả học hành và sự chăm ngoan của chúng. Vì chính Thiên Chúa đã ban tặng cho các bạn một món quà quá lớn lao là Hoàng Tử Hòa Bình, Con Một yêu dấu của Ngài.
Các ông già Noel được tuyển phần lớn là những sinh viên nam to cao, nhanh nhẹn, tháo vát và có phương tiện di chuyển (xe gắn máy). Cũng có những bà già Noel, các bà này đi mua quà, gói, trang trí và phụ giúp các ông già trong thời gian đi phát quà. Các ông già Noel sẽ được trung tâm trả công tùy theo số quà đi phát và quãng đường di chuyển. Điều kiện khách hàng và trung tâm đặt ra cho các ông già Noel là phải giao đúng quà, đúng chất lượng, đúng người và trước 12 giờ đêm ngày 24 tháng 12. Điều kiện thứ 4 này khá khó cho các ông già. Vì trong đêm Giáng Sinh người ta rủ nhau đổ xô ra đường rất đông, một phần đến nhà thờ dự lễ, xem trình diễn thánh ca, xem hang Belem, phần khác đi ăn uống vui chơi... bởi thế các ông già rất vất vả “chạy xô” đến nhiều điểm để trao quà. Bởi vậy, họ đã phải có một buổi đi dò đường trước, tìm hiểu những con đường vòng phòng khi tắc đường, những con đường tắt khi thời gian còn ít.
7h00 đêm Giáng Sinh các ông già hóa trang, mặc áo choàng đỏ, tóc râu bạc trắng, bụng to tròn, cưỡi xe đạp hay xe gắn máy thay cho xe trượt tuyết do bầy tuần lộc kéo. Tuy hành trình vất vả nhưng các ông già Noel rất vui và hứng khởi trong đêm Giáng Sinh. Họ vui không phải chỉ vì được tiền thù lao mà vui còn vì được góp phần làm hiển hiện hình ảnh huyền thoại Ông già Noel trên đất Việt và đem lại niềm vui cho các em nhỏ trong đêm Con Chúa giáng sinh làm người.
Các Ông Già Noel “chạy xô” trong đêm Giáng Sinh là một nét văn hóa đẹp mới được du nhập và đang phát triển theo phong cách, văn hóa và con người tại Việt Nam. Các bậc cha mẹ cần dạy cho con của mình luôn biết ước mơ và khát vọng làm điều tốt trong cuộc sống. Sẵn lòng trao tặng cho con mình những niềm vui bất ngờ và phần thưởng xứng đáng vì kết quả học hành và sự chăm ngoan của chúng. Vì chính Thiên Chúa đã ban tặng cho các bạn một món quà quá lớn lao là Hoàng Tử Hòa Bình, Con Một yêu dấu của Ngài.
Bộ DVD Khai mạc Năm Thánh: Đêm Diễn Nguyện tuyệt vời và chan hòa mầu sắc tôn giáo, văn hóa dân tộc
VietCatholic
07:35 20/12/2009
Đây là một bộ DVD mà mỗi gia đình Công giáo Việt Nam phải có, ngay cả những người có mặt tham dự trong biến cố khai mạc cũng không thể nào có được góc nhìn toàn diện hầu lãnh hội được hết vẻ đẹp muôn mầu, ý nghĩa thâm sâu, tình tiết li kì, diễn xuất độc đáo... về bản sắc giá trị tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam được tóm lược qua việc trình bầy về lịch sử của Giáo hội trải 350 năm làm chứng nhân đức tin trên quê hương dấu yêu.
Đêm Diễn Nguyện khởi đầu với Nghi thức đốt Lửa Thiêng nhằm thắp sáng niềm tin son sắt của Tổ Tiên để tiếp tục việc truyền lửa tin yêu đó đến với các thế hệ mai sau. Từng trăm ngàn ngọn nến đã thắp sáng lên tại tòa giám mục nguyên thủy Sở Kiện (Đàng Ngoài) -- nơi mà lửa đức tin lần đầu tiên -- đã được nảy mầm trên quê hương đất Việt.
Nghi lễ cúng Tổ Tiên các Anh hùng Tử Đạo Việt Nam được long trọng cử hành trước bàn thờ linh vị các Vị Tử Đạo linh thiêng kèm theo nghi thức tiến hương, tiến rượu và bái lậy phong cách cung đình... trong những âm vang của chiêng trống nhiệm mầu linh thánh.
Nghi thức Hòa giải và Sám hối thật cảm động. Nó đánh thức con cái của Giáo hội đưa tầm nhìn về quá khứ với những bất toàn để cùng nhau hòa giải và xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi các tôn giáo bạn, xin lỗi đồng bào, và với dân tộc quê hương... rồi tiếp tục hành trình đi về tương lai với niềm hy vọng và cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Đêm Diễn Nguyện được 10 giáo phận miền Bắc gói trọn trong các tiết mục mang nặng nét tình tự văn hóa quê hương, được khéo léo lồng vào trong các bộ môn nghệ thuật diễn xuất qua: điệu hát câu hò, tuồng, kịch, quan họ, hát trống quân, kịch thơ, ca chèo, hoạt cảnh, điệu ca nhịp múa dân gian và múa dân tộc Tây Bắc...
Phải coi DVD này để thấy được nét hào hùng của quá khứ, niềm xác tín vào đức tin sâu xa của người Công giáo Việt Nam hôm nay, sự khao khát mãnh liệt của giới trẻ muốn cùng tiến bước theo hành trình can trường mà cha ông họ đã bước đi... Những biểu hiện rất đặc biệt về nghệ thuật và lối trình diễn đa dạng của các bộ môn văn nghệ hầu nói lên "đức tin mang mầu sắc dân tộc quê hương đã và đang thấm nhập vào con người Công giáo Việt Nam" được thễ hiện rất ý nhị và hứng khởi trong các màn trình diễn.
Bộ DVD này đã được các Nhóm chuyên viên Truyền hình, Tin học, Âm thanh, Ánh sáng, Văn Nghệ Sĩ thuộc Ban Truyền Thông TGP Hà Nội đóng góp công sức và tài năng rồi được phối hợp với các Chuyên viên kĩ thuật của VietCatholic editing, ráp nối, lọc âm, và phát hành. Đây là Bộ DVD rất chuyên nghiệp với âm thanh rõ ràng, hình ảnh rõ nét, bố cục mạch lạc hầu cống hiến qúi vị như một món quà trong Mùa Giáng Sinh Năm nay.
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney tĩnh tâm Mùa Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
08:26 20/12/2009
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 19/12/2009 các hội viên Legio Mariae hoạt động cũng như tán trợ thuộc các Giáo Đoàn đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự ngày Tĩnh Tâm thường niên nhân dịp cuối năm.
Lúc 9 giờ 30 tất cả các hội viên tập trung trên tượng đài Đức Mẹ cùng cầu nguyện và kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ về hội trường trung tâm Tĩnh Huấn. Sau khi Cha Linh Hướng Nguyễn Văn Tuyết xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng đồng thời khởi hành cuộc rước kiệu.
Hình ảnh cuộc tĩnh tâm
Kiệu của Đức Mẹ về đến hội trường an vị trên bàn thờ, tất cả mọi người cùng sốt sắng dâng lên Mẹ lời Kinh Catina và Chị Vũ Thị Vi Ban Chấp Hành Curia Sydney giới thiệu chào mừng Cha Linh Hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh Hướng Canut Nguyễn Thái Hoạch, Sơ Trợ úy Maria Phạm Thị Trân và quý quan khách đã đến tham dự buổi Tĩnh Tâm của Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney.
Khai mạc buổi Tĩnh Tâm, Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Thái Hoạch thuyết giảng đề tài “Cám Dỗ” Con người bất cứ ai ai cũng đều bị Cám Dỗ không cách này thì cách khác và từ sự Cám Dỗ sẽ mang đến sự sa ngã. Vậy nếu chúng ta muốn vượt thoát khỏi sự Cám Dỗ, phương thức hữu hiệu nhất chính là sự cầu nguyện. Chỉ có cầu nguyện mới vượt thắng mọi tất cả. Kế tiếp Cha chia ra từng nhóm để thảo luận và chia sẻ những cảm nghĩ về đề tài Cám Dỗ.
Sau giờ nghỉ dùng cơn trưa trong nhà ăn hội trường. Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng đề tài “ Ý nghĩa cám dỗ trong đời sống KiTô Hữu” Cha cũng nêu ra những câu hỏi để mọi người cùng chia sẻ với nhau và Cha cũng trả lời giải đáp những ý kiến thắc mắc của các hội viên nêu ra. Chấm dứt giờ thuyết giảng mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ LaVang làm bằng đá cẩm thạch tại Việt Nam được đặt trong Nhà Nguyện trung tâm do Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney bảo trợ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Lý Ngọc Thuyên Quyền Hội Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Sơ Trợ úy và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Tĩnh Tâm của Curia Sydney, ông đặc biệt ngỏ lời cám ơn đến quý nhân nhà bếp đã giúp nấu phần ẩm thực và những ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Curia Sydney tổ chức ngày Tĩnh Tâm thường niên được tốt đẹp gặt hái nhiều kết quả. Sau cùng Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời Chúc Mừng Giáng Sinh đến với mọi người trong hồng ân của Chúa Hài Nhi. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng đã đến thăm hỏi mọi người và chúc mừng Giáng Sinh.
Lúc 9 giờ 30 tất cả các hội viên tập trung trên tượng đài Đức Mẹ cùng cầu nguyện và kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ về hội trường trung tâm Tĩnh Huấn. Sau khi Cha Linh Hướng Nguyễn Văn Tuyết xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng đồng thời khởi hành cuộc rước kiệu.
Hình ảnh cuộc tĩnh tâm
Kiệu của Đức Mẹ về đến hội trường an vị trên bàn thờ, tất cả mọi người cùng sốt sắng dâng lên Mẹ lời Kinh Catina và Chị Vũ Thị Vi Ban Chấp Hành Curia Sydney giới thiệu chào mừng Cha Linh Hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh Hướng Canut Nguyễn Thái Hoạch, Sơ Trợ úy Maria Phạm Thị Trân và quý quan khách đã đến tham dự buổi Tĩnh Tâm của Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney.
Khai mạc buổi Tĩnh Tâm, Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Thái Hoạch thuyết giảng đề tài “Cám Dỗ” Con người bất cứ ai ai cũng đều bị Cám Dỗ không cách này thì cách khác và từ sự Cám Dỗ sẽ mang đến sự sa ngã. Vậy nếu chúng ta muốn vượt thoát khỏi sự Cám Dỗ, phương thức hữu hiệu nhất chính là sự cầu nguyện. Chỉ có cầu nguyện mới vượt thắng mọi tất cả. Kế tiếp Cha chia ra từng nhóm để thảo luận và chia sẻ những cảm nghĩ về đề tài Cám Dỗ.
Sau giờ nghỉ dùng cơn trưa trong nhà ăn hội trường. Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng đề tài “ Ý nghĩa cám dỗ trong đời sống KiTô Hữu” Cha cũng nêu ra những câu hỏi để mọi người cùng chia sẻ với nhau và Cha cũng trả lời giải đáp những ý kiến thắc mắc của các hội viên nêu ra. Chấm dứt giờ thuyết giảng mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ LaVang làm bằng đá cẩm thạch tại Việt Nam được đặt trong Nhà Nguyện trung tâm do Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney bảo trợ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Lý Ngọc Thuyên Quyền Hội Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Sơ Trợ úy và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Tĩnh Tâm của Curia Sydney, ông đặc biệt ngỏ lời cám ơn đến quý nhân nhà bếp đã giúp nấu phần ẩm thực và những ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Curia Sydney tổ chức ngày Tĩnh Tâm thường niên được tốt đẹp gặt hái nhiều kết quả. Sau cùng Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời Chúc Mừng Giáng Sinh đến với mọi người trong hồng ân của Chúa Hài Nhi. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng đã đến thăm hỏi mọi người và chúc mừng Giáng Sinh.
Bữa cơm chay Liên Tôn ngày vọng Giáng sinh tại Tòa Tổng Giám mục Saigòn
Xuân Thái & Ngọc Đức
08:41 20/12/2009
SAIGÒN - Trong tinh thần Năm Thánh 2010 và chào đón Đại lễ Giáng Sinh đang đến, nhận lời mời của Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, hồi 18 giờ ngày 19/12/2009, những vị khách quý của các tôn giáo bạn đã đến Tòa Tổng Giám mục gặp gỡ Đức Hồng Y trao đổi đàm đạo. Cùng đón tiếp với Ngài, có Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha PX Bảo Lộc, Cha Hà Thiên Trúc, cùng một số linh mục và nhân sự Ủy Ban Liên Tôn của Công giáo.
Hình ảnh những vị khách quý của các tôn giáo bạn đã đến Tòa Tổng Giám mục
Đây là lần đầu tiên có một cuộc gặp gỡ đầy đủ và bữa cơm chay thanh đạm như thế tại Tòa Tổng Giám Mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thành phần khách quý gồm 1 Khối Đại kết Kitô giáo và 5 Khối các tôn giáo bạn:
1/ Tin lành
- Hai vị (2) Mục sư đại diện Hiệp hội thông công Tin lành.
- Một vị (1) Mục sư đại diện Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm.
2/ Phật giáo
- Ban Trị sự Thành hội Phật giáo, bốn (4) vị.
- Đại diện Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam.
3/ Cao đài
- Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo, hai (2) vị.
- Thánh Thất Cao Đài Bầu Sen, ba (3) vị.
- Thánh Thất Sàigòn (Tòa Thánh Tây Ninh, một (1) vị.
4/ Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo, ba (3) vị.
5/ Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo, một (1) vị.
6/ Cộng đồng tôn giáo Baha’i, hai (2) vị.
Đức Hồng Y, Đức cha Phụ tá đã chào đón những vị khách quý với tinh thần hết sức trọng thị, Ngài ân cần giới thiệu từng người, Ngài đặc biệt cám ơn Linh Mục Bảo lộc, người phụ trách Đối thoại liên tôn, cách riêng với Linh Mục Hà Thiên Trúc có thân phụ thuộc Đạo Cao Đài, đã như một cái duyên tốt lành cho những nhịp cầu quan hệ và hiểu biết lẫn nhau.
Sau phần giới thiệu, Ngài nói đôi nét về Đạo Hiếu không chỉ là tín điều thiêng liêng của các tôn giáo, nhưng còn là nét văn hóa cao đẹp của Đông Phương. Đáp lời Ngài, Đạo Trưởng Thiên Vương Tinh phát biểu rất vui mừng khi nhận được Thư Mời của Đức Hồng Y, Đạo Trưởng đã nói đến tinh thần Công Đồng chung Vatican II với nhiều đồng cảm tâm đắc.
Qua một phát biểu ngắn, Phó Tổng Thư ký Baha’i đã nói đôi nét chính trong giáo lý của Đạo Baha’i là tôn trọng pháp luật và nhà cầm quyền.
Lời chân thành xin lỗi
Ngồi bên cạnh Giáo hữu (Chức sắc) Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Cha Phụ tá đã có những trao đổi cởi mở với nhiều nụ cười, Ngài cũng có dịp nhường ghế của mình cho vị khách quý đến sau.
Sau khi nhận quà tặng của các vị khách quý là các lẵng hoa và sách, Đức Hồng Y đã đến tận nơi, và ân cần trao tận tay từng người quà tặng của mình, quà gồm có:
- Thiệp Giáng Sinh.
- Một đĩa DVD, Khai mạc Năm Thánh
- Thông điệp Bác Ái trong Chân Lý của Đức Giáo Hoàng Bênêdic XVI.
- Bản giải thích với dư luận của chính Đức Hồng Y.
Sau đó, với một thái độ hết sức chân thành, Ngài đã xin mọi người quảng đại tha thứ cho những thiếu sót của tôn giáo mình, vì đã có những vướng mắc lịch sử trong quá khứ, nên đã dẫn đến những nghi kỵ hoặc mâu thuẫn đối kháng đáng tiếc. Xin hãy bắt đầu những trang sử mới với sự cảm thông và hiểu biết lẫn nhau để cùng xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân dịp Đại lễ Giáng Sinh, cũng là ngày mang những an lành nhiều ý nghĩa.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cùng những vị khách quý tới Phòng ăn dự bữa cơm thân mật, một bữa cơm đặc biệt, cơm chay. Trong bữa cơm, mọi người đã có thêm nhiều dịp cởi mở để hiểu biết nhau hơn. Bữa cơm kết thúc hồi 20 giờ 10 phút, cùng với những lời chúc Giáng Sinh và Năm mới tốt lành, những cái bắt tay đầy ấm áp cảm thông trước khi tạm biệt.
Ngoài kia, đèn đường đã lên từ lâu lắm, dưới tàng cây cao của Tòa Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y đã ra gần tới cổng để tiễn chân vị khách quý sau cùng.
Hình ảnh những vị khách quý của các tôn giáo bạn đã đến Tòa Tổng Giám mục
Đây là lần đầu tiên có một cuộc gặp gỡ đầy đủ và bữa cơm chay thanh đạm như thế tại Tòa Tổng Giám Mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thành phần khách quý gồm 1 Khối Đại kết Kitô giáo và 5 Khối các tôn giáo bạn:
- Hai vị (2) Mục sư đại diện Hiệp hội thông công Tin lành.
- Một vị (1) Mục sư đại diện Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm.
2/ Phật giáo
- Ban Trị sự Thành hội Phật giáo, bốn (4) vị.
- Đại diện Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam.
3/ Cao đài
- Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo, hai (2) vị.
- Thánh Thất Cao Đài Bầu Sen, ba (3) vị.
- Thánh Thất Sàigòn (Tòa Thánh Tây Ninh, một (1) vị.
4/ Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo, ba (3) vị.
5/ Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo, một (1) vị.
6/ Cộng đồng tôn giáo Baha’i, hai (2) vị.
Đức Hồng Y, Đức cha Phụ tá đã chào đón những vị khách quý với tinh thần hết sức trọng thị, Ngài ân cần giới thiệu từng người, Ngài đặc biệt cám ơn Linh Mục Bảo lộc, người phụ trách Đối thoại liên tôn, cách riêng với Linh Mục Hà Thiên Trúc có thân phụ thuộc Đạo Cao Đài, đã như một cái duyên tốt lành cho những nhịp cầu quan hệ và hiểu biết lẫn nhau.
Sau phần giới thiệu, Ngài nói đôi nét về Đạo Hiếu không chỉ là tín điều thiêng liêng của các tôn giáo, nhưng còn là nét văn hóa cao đẹp của Đông Phương. Đáp lời Ngài, Đạo Trưởng Thiên Vương Tinh phát biểu rất vui mừng khi nhận được Thư Mời của Đức Hồng Y, Đạo Trưởng đã nói đến tinh thần Công Đồng chung Vatican II với nhiều đồng cảm tâm đắc.
Qua một phát biểu ngắn, Phó Tổng Thư ký Baha’i đã nói đôi nét chính trong giáo lý của Đạo Baha’i là tôn trọng pháp luật và nhà cầm quyền.
Lời chân thành xin lỗi
Ngồi bên cạnh Giáo hữu (Chức sắc) Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Cha Phụ tá đã có những trao đổi cởi mở với nhiều nụ cười, Ngài cũng có dịp nhường ghế của mình cho vị khách quý đến sau.
Sau khi nhận quà tặng của các vị khách quý là các lẵng hoa và sách, Đức Hồng Y đã đến tận nơi, và ân cần trao tận tay từng người quà tặng của mình, quà gồm có:
- Thiệp Giáng Sinh.
- Một đĩa DVD, Khai mạc Năm Thánh
- Thông điệp Bác Ái trong Chân Lý của Đức Giáo Hoàng Bênêdic XVI.
- Bản giải thích với dư luận của chính Đức Hồng Y.
Sau đó, với một thái độ hết sức chân thành, Ngài đã xin mọi người quảng đại tha thứ cho những thiếu sót của tôn giáo mình, vì đã có những vướng mắc lịch sử trong quá khứ, nên đã dẫn đến những nghi kỵ hoặc mâu thuẫn đối kháng đáng tiếc. Xin hãy bắt đầu những trang sử mới với sự cảm thông và hiểu biết lẫn nhau để cùng xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân dịp Đại lễ Giáng Sinh, cũng là ngày mang những an lành nhiều ý nghĩa.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cùng những vị khách quý tới Phòng ăn dự bữa cơm thân mật, một bữa cơm đặc biệt, cơm chay. Trong bữa cơm, mọi người đã có thêm nhiều dịp cởi mở để hiểu biết nhau hơn. Bữa cơm kết thúc hồi 20 giờ 10 phút, cùng với những lời chúc Giáng Sinh và Năm mới tốt lành, những cái bắt tay đầy ấm áp cảm thông trước khi tạm biệt.
Ngoài kia, đèn đường đã lên từ lâu lắm, dưới tàng cây cao của Tòa Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y đã ra gần tới cổng để tiễn chân vị khách quý sau cùng.
Giáo phận Thanh hoá mang hơi ấm Giáng sinh đến cho các bệnh nhân phong tại Cẩm Thuỷ
GP Thanh Hóa
10:41 20/12/2009
Giáo phận Thanh hoá mang hơi ấm Giáng sinh đến cho các bệnh nhân phong tại Cẩm Thuỷ
Sau khi phát quà, phái đoàn cùng tổ chức ăn trưa chung với các bệnh. Những cử chỉ thân thiện của Đức cha Giuse vừa ăn vừa ân cần nói chuyện, hỏi thăm, động viên an ủi... không có khoảng cách đã phá tan những e dè ban đầu của một số bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với người bệnh.
Đã thành thông lệ từ 5 năm qua, mỗi năm Toà giám mục Thanh hoá đều tổ chức ít nhất là 2 lần vào dịp Giáng sinh và tết Nguyên đán mang quà đến cho những bệnh nhân phong. Năm nay, ngày Trại phong Cẩm Thuỷ (CN IV Mùa Vọng) đã chính thức đưa vào lịch chung của giáo phận như là một sinh hoạt thường kỳ hằng năm của toàn giáo phận hướng về những anh chị em kém may mắn.
Xem hình ảnh bấm vào đây
Hiện thực hoá ngày chung của giáo phận, sáng hôm nay 20/12/2009, Toà giám mục Thanh hoá đã tổ chức đoàn mang hơi ấm giáng sinh đến cho những bệnh nhân phong tại trại phong Cẩm Thuỷ. Phái đoàn hơn 100 người, gồm Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh - trưởng đoàn, cùng với cha bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, quí chủng sinh, nữ tu Mến Thánh Giá Thanh hoá, quí ân nhân, các chú ứng sinh Lê Bảo Tịnh và các bạn sinh viên đang học tập trên địa bàn tỉnh Tp Thanh Hoá.
Xuất phát từ TGM lúc 8g00, sau hơn 2 giờ ngồi xe với đường núi quanh co phái đoàn đã đến được trại phong. Sau khi làm việc với Ban giám đốc trại, phái đoàn đã gặp gỡ bệnh nhân phong tại phòng hội chung của trại, Đức cha Giuse đại diện cho đoàn nói lời chào động viên, an ủi và chúc mừng Noel đến với các bệnh nhân phong “Noel là đại lễ mừng Con Thiên Chúa xuống thế làm người đem Tin mừng cứu độ cho tất cả mọi người, trong đó đối tượng số một của Tin mừng là những người nghèo, những người kém may mắn. Mừng lễ Giáng sinh, giáo phận Thanh hoá hiện thực hoá hành động của Chúa Hài Nhi Giêsu, mang hơi ấm Giáng sinh đến cho quí ông bà bằng những món quà - trong đó có một phần của Hội Bạn Người Cùi và của một số ân nhân trong và ngoài nước gửi đến...” và phát quà bao gồm bì thư tiền và quà bằng hiện vật cho mọi người theo như danh sách mà người trưởng đoàn đã báo với Đức cha.
Sau khi phát quà, phái đoàn cùng tổ chức ăn trưa chung với các bệnh. Những cử chỉ thân thiện của Đức cha Giuse vừa ăn vừa ân cần nói chuyện, hỏi thăm, động viên an ủi... không có khoảng cách đã phá tan những e dè ban đầu của một số bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với người bệnh.
Sau ăn trưa là tiết mục văn nghệ của các bạn sinh viên và các chú ứng sinh đã tạo nên một ngày hội vui giữa trại. Các điệu vũ, các tiểu phẩm đã mang đến những nụ cười sảng khoái cho mọi người. Đến tiết mục chung, mọi người không phân biệt cùng nắm tay nhau hát vang những khúc nhạc Giáng sinh “hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời – Chúa sinh ra đời năm trong hang đá nơi máng lừa...” tạo nên âm hưởng lan rộng giữa rừng núi hoan vu này.
Sau khi rời trại, phái đoàn đã chia nhau về gia đình của bệnh nhân, mọi người cùng chung tay giúp sửa sang nhà cửa, lau chùi vệ sinh, gặt chăn màn, đóng lại cọc hàng rào... cho các gia đình. Nhiều bệnh nhân phong đã xúc động nghẹn ngào khi thấy những cử chỉ thân thiện mà phái đoàn dành cho.
Đúng 4g30, phái nói lời chia tay với các gia đình bệnh nhân phong và hẹn dịp gần tết sẽ quay trở lại vui cùng mọi người. Bài hát phút tạm biệt được cất lên: tạm biệt nhé, tạm biệt nhé cũng là lúc đoàn xe lăn bánh rời trại phong Cẩm Thuỷ về lại Toà giám mục Thanh Hoá. Mọi người lên xe đều mang ước vọng cho người ở lại hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống thường ngày...
Sau khi phát quà, phái đoàn cùng tổ chức ăn trưa chung với các bệnh. Những cử chỉ thân thiện của Đức cha Giuse vừa ăn vừa ân cần nói chuyện, hỏi thăm, động viên an ủi... không có khoảng cách đã phá tan những e dè ban đầu của một số bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với người bệnh.
Đã thành thông lệ từ 5 năm qua, mỗi năm Toà giám mục Thanh hoá đều tổ chức ít nhất là 2 lần vào dịp Giáng sinh và tết Nguyên đán mang quà đến cho những bệnh nhân phong. Năm nay, ngày Trại phong Cẩm Thuỷ (CN IV Mùa Vọng) đã chính thức đưa vào lịch chung của giáo phận như là một sinh hoạt thường kỳ hằng năm của toàn giáo phận hướng về những anh chị em kém may mắn.
Xem hình ảnh bấm vào đây
Hiện thực hoá ngày chung của giáo phận, sáng hôm nay 20/12/2009, Toà giám mục Thanh hoá đã tổ chức đoàn mang hơi ấm giáng sinh đến cho những bệnh nhân phong tại trại phong Cẩm Thuỷ. Phái đoàn hơn 100 người, gồm Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh - trưởng đoàn, cùng với cha bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, quí chủng sinh, nữ tu Mến Thánh Giá Thanh hoá, quí ân nhân, các chú ứng sinh Lê Bảo Tịnh và các bạn sinh viên đang học tập trên địa bàn tỉnh Tp Thanh Hoá.
Xuất phát từ TGM lúc 8g00, sau hơn 2 giờ ngồi xe với đường núi quanh co phái đoàn đã đến được trại phong. Sau khi làm việc với Ban giám đốc trại, phái đoàn đã gặp gỡ bệnh nhân phong tại phòng hội chung của trại, Đức cha Giuse đại diện cho đoàn nói lời chào động viên, an ủi và chúc mừng Noel đến với các bệnh nhân phong “Noel là đại lễ mừng Con Thiên Chúa xuống thế làm người đem Tin mừng cứu độ cho tất cả mọi người, trong đó đối tượng số một của Tin mừng là những người nghèo, những người kém may mắn. Mừng lễ Giáng sinh, giáo phận Thanh hoá hiện thực hoá hành động của Chúa Hài Nhi Giêsu, mang hơi ấm Giáng sinh đến cho quí ông bà bằng những món quà - trong đó có một phần của Hội Bạn Người Cùi và của một số ân nhân trong và ngoài nước gửi đến...” và phát quà bao gồm bì thư tiền và quà bằng hiện vật cho mọi người theo như danh sách mà người trưởng đoàn đã báo với Đức cha.
Sau khi phát quà, phái đoàn cùng tổ chức ăn trưa chung với các bệnh. Những cử chỉ thân thiện của Đức cha Giuse vừa ăn vừa ân cần nói chuyện, hỏi thăm, động viên an ủi... không có khoảng cách đã phá tan những e dè ban đầu của một số bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với người bệnh.
Sau ăn trưa là tiết mục văn nghệ của các bạn sinh viên và các chú ứng sinh đã tạo nên một ngày hội vui giữa trại. Các điệu vũ, các tiểu phẩm đã mang đến những nụ cười sảng khoái cho mọi người. Đến tiết mục chung, mọi người không phân biệt cùng nắm tay nhau hát vang những khúc nhạc Giáng sinh “hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời – Chúa sinh ra đời năm trong hang đá nơi máng lừa...” tạo nên âm hưởng lan rộng giữa rừng núi hoan vu này.
Sau khi rời trại, phái đoàn đã chia nhau về gia đình của bệnh nhân, mọi người cùng chung tay giúp sửa sang nhà cửa, lau chùi vệ sinh, gặt chăn màn, đóng lại cọc hàng rào... cho các gia đình. Nhiều bệnh nhân phong đã xúc động nghẹn ngào khi thấy những cử chỉ thân thiện mà phái đoàn dành cho.
Đúng 4g30, phái nói lời chia tay với các gia đình bệnh nhân phong và hẹn dịp gần tết sẽ quay trở lại vui cùng mọi người. Bài hát phút tạm biệt được cất lên: tạm biệt nhé, tạm biệt nhé cũng là lúc đoàn xe lăn bánh rời trại phong Cẩm Thuỷ về lại Toà giám mục Thanh Hoá. Mọi người lên xe đều mang ước vọng cho người ở lại hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống thường ngày...
Lễ Noen về thăm Tha La xóm đạo
Trương Phú Thứ
12:20 20/12/2009
Ngày xưa, hồi còn đi chăn trâu ở Cái Sắn, lâu lâu tui cũng được nghe trộm qua cái la-dô tăng-sít-to của hàng xóm ca khúc Tha La xóm đạo. Bài hát nghe mùi rệu nhưng mà ai óan đau thương quá. Tui cũng nhiều lần cố công tìm hiểu xem xóm đạo Tha La nằm ở cái xó xỉnh nào trên bản đồ đất nước nhưng mà mỏi mắt hết hơi mà cũng chẳng thấy đâu. Mãi gần đây được đọc một bài viết của nhà văn Hai Quẹo bên xứ Úc diễn tả đến từng chi tiết địa danh và lịch sử Tha La xóm đạo nên rất lấy làm mừng rỡ mà xin được phép trình bầy dưới đây để bà con cô bác cùng thưởng lãm.
Trước hết xin nói chút đỉnh về nhà văn Hai Quẹo. Tưởng cha nội nào xa lạ chứ ai dè lại là bạn cùng trường cùng lớp với tui. Ông anh này chậm chân nên ngay sau khi bọn răng đen mã tấu lê đôi dép cao su vào đất Bến Nghé thì tụi nó cũng không quên tặng cho cái còng số tám rồi lôi vào trại tù khổ sai gặm bo bo với muối hột đến gần mười năm. Ra tù, Hai Quẹo nhẩy lên cái thuyền rách nát trực chỉ Úc châu. Đến bến bờ tự do, Hai Quẹo làm nghề lái ô-tô-bít. Lúc qưởn qưởn ngồi viết lại những kỷ niệm ngày chăn trâu bắt dế ở xứ Trà Vinh. Đặc một giọng quê mùa nhưng đáng yêu quá chừng. Những gì Hai Quẹo viết về Tha La xóm đạo thì khỏi nói. Mang cân tiểu ly ra mà lường cũng không sai. Bởi vì anh có một thời gian đến ba năm là Phó Cối (Quận) ở một vùng đất mà Tha La xóm đạo chỉ là một cái xóm nhỏ trong lãnh địa trách nhiệm. Gần ba mươi năm sau mà Hai Quẹo còn nhớ đến cả tên ông trưởng ấp Tha La xóm đạo thì chắc hẳn tình cảm mặn mòi đong đếm sao cho được.
“Tha La không phải ở đâu như xa xôi như một số qúy vị lầm tưởng. Nó không có núi đồi, không có rừng già. Nó ở vùng đồng bằng, sát nách sông Vàm Cỏ Đông, là một thôn xóm bình thường và hết sức gần gũi, nằm trong địa phận quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách Sài Gòn chưa tới 50 cây số về hướng Tây Bắc. Tha La xóm đạo là một họ đạo lớn nhứt và xưa nhứt của tỉnh Tây Ninh. Họ đạo này đã có cách đây hơn một thế kỷ rưỡi và hiện vẫn còn sinh họat và phát triển bình thường.”
Tha La xóm đạo được nhiều người biết đến vì bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh. Bài thơ rất cảm động nhưng thật hùng tráng dài tới chin mươi hai câu:
Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Bài thơ này đã được phổ thành một ca khúc mang cùng tên rất thịnh hành vào những năm trước 1975.
1- Tha La ở đâu?
Tha la nguyên là vùng đất xưa của người Chân Lạp. Cho nên đó là cái tên Miên, gốc ở tiếng schla mà ra. Tiếng này có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng (chợ), nhà mát. Ở những xóm Khmer người ta thường cất những nhà nghỉ chân bên đường, theo kiểu nhà sàn, họ gọi là schla. Schla Rienn có nghĩa là trường học. Kompong schla là bên nhà mát, tức nằm ven sông. Còn vùng Tha La nói đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Nhiều tỉnh như Châu đốc, Trà Vịnh, có đồng bào Khmer, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng không nổi tiếng như Tha La xóm đạo thuộc quận Trảng Bàng ở Tây Ninh.
Đường đến Tha La xóm đạo rất dễ đi. Từ Sài Gòn đi xe đến quận lỵ Trảng Bàng, sau khi dừng chân tại chợ Gia Hùynh thuởng thức món bánh canh Trảng Bàng độc đáo, đi bộ một lúc tới Ngã Ba Vựa Heo. Tới đây rẽ trái vô con đường đất đỏ, đi một hồi là nhìn thấy nhà thờ Tha La xóm đạo.
2- Xóm đạo Tha La
Ngày nay địa danh Tha La chỉ cò được giữ để gọi tên một xóm đạo không có trên bản đồ địa lý hay danh mục hành chánh. Tha La xóm đạo nằm trong địa phận ấp An Hội 1 và ấp An Hội 2, xã An Hòa thuộc quận Trảng Bàng. Nhà thờ của xóm đạo Tha La đã bị chiến tranh phá hủy nhiều lần không còn giữ được chút nguyên trạng. Hiện nay Tha La xóm đạo có chừng năm ngàn giáo dân, một số là những di dân từ miền Bắc.
Vào cuối thời Minh Mạng, một nhóm giáo dân được linh mục Cosimo Trí dìu dắt chạy sự ruồng bố của triều đình tới khu rừng Tha La khai quang lập ấp. Cha Trí đã thắp một ngọn nến giữa khu rừng âm u để nuôi dưỡng và bảo vệ đức tin cho giáo hữu. Nhờ công khai phá của ngài mà Tha La xóm đạo mới sầm uất và có một đời sống đạo đức như ngày nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những người có công khai phá mở mang làng xóm thì Cha Trí cũng rất đáng được phong thành hòang bổn cảnh của dân chúng An Hòa.
Nhà văn Hai Quẹo đã tả cảnh khu thánh đường Tha La xóm đạo trước năm 1975 như sau:
“Đây là xóm đạo được tổ chức rất qui củ, nhà cửa khang trang ngăn nắp quây quần chung quanh ngôi thánh đường cũng trải qua những giai đọan thăng trầm theo dòng lịch sử của dân tộc. Nhà thờ luôn được trùng tu cho đến năm 1967 thì hòan thành. Chánh tòa nằm giữa tường gạch bao quanh, có sân rộng lát đá với trường học và nhiều cơ sở phụ thuộc. Nhà thờ đồ sộ uy nghi, hai mái ngói xỏai dài thấp xuống như đôi cánh của con gà mẹ xòe rộng, dang ra để úm bầy con. Tượng Đức Mẹ trước mặt tiền nhà thờ, bên hông có núi đá to lớn. Tháp chuông không cao vút nhưng lại giống như cái lồng cu vững chãi nằm trên bốn cột trụ to tròn. Tòan bộ khu nhà thờ với kiến trúc đơn giản không mang nặng nét cổ điển tây phương lại được bao bọc bằng những tàng cây cổ thụ nên có nét u nhàn Á đông, thanh tịnh như một ngôi chùa cổ”
Tha La xóm đạo thuộc xã An Hòa, quận Trảng Bàng. Tín hữu công giáo có đến hai mươi phần trăm và Tha La xóm đạo là địa điểm lễ hội không những của người “có đạo” mà của cả những người “ngọai đạo”. Ngày lễ Chúa Giáng Sinh thì người dân không kể lương giáo tụ tập nơi đây mừng lễ rất đông đảo náo nhiệt. “Đêm Giáng Sinh cả mấy ngàn người đi nườm nượp ngòai đường. Thật đông, xe cộ không lọt chỉ tòan người đi bộ. Không phải chỉ dân trong xã mà rất nhiều người ngọai đao từ ngòai chợ Gò Dầu và các xã chung quanh về đây xem lễ. Qủa là ngày vui chung của tòan dân vùng Trảng Bàng”.
Một xóm đạo cổ kính với nhiều huyền thọai là một chỗ dừng chân của khách du lịch và tín hữu công giáo. Ôi! Tha La xóm đạo.
Cổng vào nhà thờ Tha La xóm đạo |
“Tha La không phải ở đâu như xa xôi như một số qúy vị lầm tưởng. Nó không có núi đồi, không có rừng già. Nó ở vùng đồng bằng, sát nách sông Vàm Cỏ Đông, là một thôn xóm bình thường và hết sức gần gũi, nằm trong địa phận quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách Sài Gòn chưa tới 50 cây số về hướng Tây Bắc. Tha La xóm đạo là một họ đạo lớn nhứt và xưa nhứt của tỉnh Tây Ninh. Họ đạo này đã có cách đây hơn một thế kỷ rưỡi và hiện vẫn còn sinh họat và phát triển bình thường.”
Tha La xóm đạo được nhiều người biết đến vì bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh. Bài thơ rất cảm động nhưng thật hùng tráng dài tới chin mươi hai câu:
Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Bài thơ này đã được phổ thành một ca khúc mang cùng tên rất thịnh hành vào những năm trước 1975.
1- Tha La ở đâu?
Tha la nguyên là vùng đất xưa của người Chân Lạp. Cho nên đó là cái tên Miên, gốc ở tiếng schla mà ra. Tiếng này có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng (chợ), nhà mát. Ở những xóm Khmer người ta thường cất những nhà nghỉ chân bên đường, theo kiểu nhà sàn, họ gọi là schla. Schla Rienn có nghĩa là trường học. Kompong schla là bên nhà mát, tức nằm ven sông. Còn vùng Tha La nói đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Nhiều tỉnh như Châu đốc, Trà Vịnh, có đồng bào Khmer, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng không nổi tiếng như Tha La xóm đạo thuộc quận Trảng Bàng ở Tây Ninh.
Đường đến Tha La xóm đạo rất dễ đi. Từ Sài Gòn đi xe đến quận lỵ Trảng Bàng, sau khi dừng chân tại chợ Gia Hùynh thuởng thức món bánh canh Trảng Bàng độc đáo, đi bộ một lúc tới Ngã Ba Vựa Heo. Tới đây rẽ trái vô con đường đất đỏ, đi một hồi là nhìn thấy nhà thờ Tha La xóm đạo.
2- Xóm đạo Tha La
Ngày nay địa danh Tha La chỉ cò được giữ để gọi tên một xóm đạo không có trên bản đồ địa lý hay danh mục hành chánh. Tha La xóm đạo nằm trong địa phận ấp An Hội 1 và ấp An Hội 2, xã An Hòa thuộc quận Trảng Bàng. Nhà thờ của xóm đạo Tha La đã bị chiến tranh phá hủy nhiều lần không còn giữ được chút nguyên trạng. Hiện nay Tha La xóm đạo có chừng năm ngàn giáo dân, một số là những di dân từ miền Bắc.
Vào cuối thời Minh Mạng, một nhóm giáo dân được linh mục Cosimo Trí dìu dắt chạy sự ruồng bố của triều đình tới khu rừng Tha La khai quang lập ấp. Cha Trí đã thắp một ngọn nến giữa khu rừng âm u để nuôi dưỡng và bảo vệ đức tin cho giáo hữu. Nhờ công khai phá của ngài mà Tha La xóm đạo mới sầm uất và có một đời sống đạo đức như ngày nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những người có công khai phá mở mang làng xóm thì Cha Trí cũng rất đáng được phong thành hòang bổn cảnh của dân chúng An Hòa.
Nhà văn Hai Quẹo đã tả cảnh khu thánh đường Tha La xóm đạo trước năm 1975 như sau:
“Đây là xóm đạo được tổ chức rất qui củ, nhà cửa khang trang ngăn nắp quây quần chung quanh ngôi thánh đường cũng trải qua những giai đọan thăng trầm theo dòng lịch sử của dân tộc. Nhà thờ luôn được trùng tu cho đến năm 1967 thì hòan thành. Chánh tòa nằm giữa tường gạch bao quanh, có sân rộng lát đá với trường học và nhiều cơ sở phụ thuộc. Nhà thờ đồ sộ uy nghi, hai mái ngói xỏai dài thấp xuống như đôi cánh của con gà mẹ xòe rộng, dang ra để úm bầy con. Tượng Đức Mẹ trước mặt tiền nhà thờ, bên hông có núi đá to lớn. Tháp chuông không cao vút nhưng lại giống như cái lồng cu vững chãi nằm trên bốn cột trụ to tròn. Tòan bộ khu nhà thờ với kiến trúc đơn giản không mang nặng nét cổ điển tây phương lại được bao bọc bằng những tàng cây cổ thụ nên có nét u nhàn Á đông, thanh tịnh như một ngôi chùa cổ”
Tha La xóm đạo thuộc xã An Hòa, quận Trảng Bàng. Tín hữu công giáo có đến hai mươi phần trăm và Tha La xóm đạo là địa điểm lễ hội không những của người “có đạo” mà của cả những người “ngọai đạo”. Ngày lễ Chúa Giáng Sinh thì người dân không kể lương giáo tụ tập nơi đây mừng lễ rất đông đảo náo nhiệt. “Đêm Giáng Sinh cả mấy ngàn người đi nườm nượp ngòai đường. Thật đông, xe cộ không lọt chỉ tòan người đi bộ. Không phải chỉ dân trong xã mà rất nhiều người ngọai đao từ ngòai chợ Gò Dầu và các xã chung quanh về đây xem lễ. Qủa là ngày vui chung của tòan dân vùng Trảng Bàng”.
Một xóm đạo cổ kính với nhiều huyền thọai là một chỗ dừng chân của khách du lịch và tín hữu công giáo. Ôi! Tha La xóm đạo.
Bài hát về Tha La trong ký ức
Việt Hải Los Angeles
12:26 20/12/2009
Trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam có vùng địa danh mà tên nghe dễ thương và lại có nét tôn giáo là 4 chữ trong bản nhạc "Tha La Xóm Đạo" của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Phải nói là nhiều người đã nghe qua địa danh này, nhưng chi tiết tại sao có tên lạ tai như vậy, mà họ có thể không biết nhiều về Tha La. Tôi được anh bạn đồng hương Tây Ninh Nguyễn Thành Đởm gởi cho bài tài liệu vô cùng công phu do anh Lâm Thanh thu thập tài liệu mà anh biên soạn lại thành bài viết mang tên "Tha La Xóm Đạo" đăng trong tập san Tây Ninh Mến Yêu bên Úc châu, kèm theo tài liệu của giáo sư Lê Tấn Tài và bài thơ "Tha La” của thi sĩ Vũ Anh Khanh, cùng bài thơ của anh Lâm Thanh là “Tha La ngày trở lại". Cho nên dựa theo tài liệu của quý báu của người Tây Ninh như anh Lâm Thanh, Lê Tấn Tài, Trần Anh Dũng, Hà Đình Huy, cũng như chị nhà thơ Nhược Trần Huệ Thu, một người dành cho Tha La cảm tình nồng nàn, dù chị không là người Tây Ninh. Vì vậy tôi xin gởi bài viết về lại đất Tha La như ký ức cũ một lần đặt chân đến, cũng như bao lần ghé qua Trảng Bàng, một vùng đất dễ thương trong tiềm thức cũ.
Tại sao là "Tha La Xóm Đạo ?"
Tên Tha La phát nguyên do chữ của người Thủy Chân Lạp hay Khmer là “Schla", được người Việt đọc trại thành "Tha La", nó là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư, trước khi sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vì là tên của người Khmer nên nó có âm thanh lạ tai của ngoại ngữ khi chúng ta dùng mà không mang nghĩa Việt ngữ nào hết. Nhưng nếu phải dịch từ ngữ "Schla" thí nó có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát. Vùng Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Tại nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như Tha La Xóm Đạo của Trảng Bàng để rồi địa danh này được đưa luôn vào văn học và âm nhạc Việt Nam. Tha La theo dấu chân của Trảng Bàng khi thì vì Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, nên có dạo thời Pháp thuộc nó bị sáp nhập vào Gia Định, rồi lại được tách riêng theo Tây Ninh thời đệ nhất VNCH, rồi Trảng Bàng lại bị chia cắt vào đất tỉnh mới là Hậu Nghĩa thời đệ nhị CH, rồi chính quyền CS lại sát nhập Tha La và Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh. Điều hiển nhiên mà nhiều người Tây Ninh hay Gò Dầu, Trảng Bàng cứ xem Tha La thuộc địa phận Tây Ninh vì sự gắn bó lịch sử từ nguyên thủy.
Đường về Tha La:
Đường đi đến Tha La không khó mà thật dễ đi. Ta cứ lấy Quốc Lộ 1 từ Sài Gòn theo hướng tây bắc mà chạy thẳng về Gò Dầu hay về Tây Ninh. Con đuờng này đưa bạn về Trảng Bàng nơi có địa danh Tha La Xóm Đạo. Nên biết đoạn đường Trảng Bàng và Sài Gòn cách nhau khoảng 30 miles hay 50 cây số mà thôi. Từ Trảng Bàng mon men về hướng tây thêm 3.5 miles hay 6 cây sô thì chúng ta vào đất Tha La, nơi có xóm đạo hiền hòa, nơi có nhiều trái ngọt cây lành. Người Tha La hay người Trảng Bàng không thể nào không biết những món ăn địa phương tại đây là món bánh canh giò heo hay bánh tráng cuốn thịt heo. Mỗi khi tôi về Gò Dầu mà xe đò khi ngừng tại chợ Gia Huỳnh, nằm bên phải quốc lộ khi dừng chân tại nơi đây cho hàng khách ăn trưa, ở tuổi vừa lớn tôi đớp 2 tô bánh canh cho đỡ cơn đói và không quên lót dạ thêm một dĩa thịt và giò heo luộc cuốn bánh tráng, mẹ tôi thường nói đùa là ăn hàng kiểu đó chỉ có nước ế vợ mà thôi, nhưng những ngày khôn lớn khi biết làm dáng ghé Trảng Bàng tôi ăn bánh canh trong ngại ngùng, vì sợ lỡ có mấy cô nữ sinh áo dài trắng của đất Tha La hay của quận Trảng Bàng thấy được sẽ bảo tôi rằng "nam thực như hổ" thì mất hết duyên con trai của tôi... và tôi sẽ buồn tình lắm huhu...
Sau khi ăn no nê muốn theo dấu chân của mấy cô nữ sinh áo dài trắng vào thẳng địa danh này. Thì bạn hãy rẽ trái vô con đường đất đỏ dẫn vô xã An Hoà, cứ đi thẳng miết sẽ gặp nhà thờ Tha La, và chắc chắn bạn sẽ không bị lạc đâu, theo lời anh Hà Đình Huy, bạn tôi dặn vậy. Tôi đã đến thăm gia đình anh Sơn một lần vào năm 1971 được uống nước mưa mà có 2 cô nữ sinh áo dài trắng, em anh Sơn là Thu Nga, Thu Cúc đã lâu rồi, tôi quên lối vào Tha La, nên khi viết bài phải dọ hỏi lại những người bạn đồng hương Tây Ninh, Trảng Bàng, thì cái nhớ lại hiện về trong tôi.
Tây Ninh Quê Tôi có nhiều vùng đất mang tên của thảo mộc, cây cối như Trãng Bàng, Trãng Dài, Trảng Sụp, Trãng Lớn, Gò Dầu Thượng, Gò Dầu Hạ, Gò Chai, Giồng Riềng, Giồng Ổi v.v. nói lên ý nghĩa của cây cối, của vị thế đất, chỗ cao, chỗ thấp, chổ trũng. Tha La tuy nhỏ về diện tích, nhưng cũng mang ít nhiều đặc tính đó. Toàn không gian hay khunh cảnh là một bức tranh thật linh động, đẹp đẽ và mát rượi tâm hồn, mát vô cùng tận của những vùng đất thiên nhiên phì nhiêu, nào là đất gò nhô lên, đất đỏ, dất sét, đất trắng, đất ruộng hay đất vườn. Tùy theo vị thế đất, cư dân ở đây trồng đủ các thứ rau quả, cây trái như một nét tham lam của thiên nhiên. Bước vào đầu ngỏ ta thấy nhiều nhất là tre, trúc và tầm vong. Với thân thon, cành dịu, lá mỏng dài nằm dọc hai bên đường, ngọn giao chụm vào nhau thành một cái vòm như cái hang mát rượi, chạy dài cả cây số. Đi trong bóng râm xanh um ấy, gió thổi hiu hiu làm lao xao kẻo kẹt cành cây hay đánh rơi những chiếc lá vàng khô, tung tăng theo những giọt nắng mang màu huyền ảo. Hỏi rằng bạn có thích không chứ? Dọc theo hai bên đường, sau hàng rào tre là những ngôi nhà đủ loại không đồng bộ tùy theo tình trạng kinh tế của gia chủ, như nhà của anh Sơn mà tôi quen, nhà anh có mái lợp tranh, vách đất, trước nhà có cái lu nước đựng nước mưa, anh dùng gáo dừa khô múc nước mời tôi uống mà có mấy con lăng quăng nhảy tango trong màu nước trong trẽo, chúng tung tăng bơi lội, tôi rùng mình lưỡng lự, anh Sơn nói cá lia thia nhỏ xíu không sợ lăng quăng chẳng lẽ tôi có thân hình bồ tượng như vậy mà e ngại vài con lăng quăng, loài vi sinh vật này đang ve vẩy đuôi kia sao. Bên cạnh là hai cô em Thu Nga và Thu Cúc cười khúc khích vì cái sợ sệt của tôi. Hai cô gái Tha La khiến tôi nhắm mắt làm luôn ngay 5 con lăng quăng vô bụng. Láng giềng nhà anh thì có nhà lợp mái tôn hoặc mái ngói, trước mỗi nhà là cây cối xanh um, phần lớn là cây ăn trái và cho bóng mát. Nhà anh Sơn phía trước trồng hai cây xoài, một cây xoài tượng và một xoài thanh ca, nhiều vú sữa, cây ly-ô-ma, măng cụt, sa-pô-chê, nhà có con chó mực, phía sau nhà có hàng dừa, bưởi, mận, tầm ruột, đu đủ và mãng cầu xiêm mà ba anh trồng kiểu sưu tầm. Sau nhà nuôi một bầy heo cho lợi tức. Đó là một gia đình tiêu biểu của miền quê mà tôi quen. Họ sống an phận, hiền lành và tử tế.
Tha La Xóm Đạo:
Tha La là một địa danh đẹp về thắng cảnh thiên nhiên và đẹp vì tình người trong tiềm thức của tôi.. Thật vậy, tên Tha La chỉ cho ta ý nghĩa tượng hình ra một họ đạo tại đất Tha La này. Chính vì mật độ dân cư không nhiều chỉ vào khoảng 3,000 người trước năm 1975, người ta không tìm thấy Tha La trong bản đồ địa lý hay hành chánh. Đây là xóm đạo thuộc Xã An Hoà được tổ chức khá ngăn nắp và qui củ, nhà cửa khang trang, quây quần chung quanh ngôi thánh đường. Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh tàn phá, nhà thờ đã được trùng tu lại. Cho tới năm1967 thì việc sửa sang được hoàn tất. Chánh toà nằm giữa với tường gạch bao quanh, với sân rộng lót đá, với trường học và nhiều cơ sở phụ thuộc. Ngôi Chánh toà đồ sộ có phần nguy nga, hai mái ngói xoải dài xuống thấp có sức chứa chừng 400 con người ngoan đạo trong các buổi hành lễ. Tượng Đức Mẹ trước mặt, và có một hang đá khổng lồ nằm bên hông, tháp chuông không cao nhưng có kiến trúc lạ mắt như cái lồng chim. Toàn bộ khu nhà thờ, nhìn chung, với lối kiến trúc đơn giản, không mang nặng nét cổ điển của Tây phương, nhưng lại được bao bọc xung quanh bằng những tàn cây cổ thụ cao to cho bóng mát, mang vẻ u hoài, thanh tịnh như một ngôi chuà cổ của một miền quê.
Xã An Hòa, thuộc quận Trãng Bàng, có 8 ấp, dân số 12,000, nhìn trên bản đồ thấy hình dạng bầu dục, nằm dọc theo rạch Trãng Bàng mà đầu nhọn là ấp An Thới vươn ra tận Vàm Trãng bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đây là vùng đất phì nhiêu, trù phú do phù sa sông bồi nên có lẽ từ lâu lắm rồi.. Ngoài đồng ruộng, nương rẩy ra, khung cảnh còn thấy có những lò gạch nung đất sét, rồi trại mộc trại cưa, hay những nhà máy xay lúa. Ngành thủ công thịnh hành nhất là nghề đan lát các sản phẩm gia dụng bằng tre, trúc hay nứa. Ấp An Phú được xem là giàu có là nơi có chợ chính của xã, quán xá sung túc, nơi tọa lạc trụ sở xã và có trường trung học địa phương công lập. Trong xã có 3 ngôi chùa, và ngôi chùa cổ hay lâu đời nhất là chùa tại ấp An Phú. Phần lớn dân trong những xã này nói chung theo đạo Phật hay đạo gia tiên thờ cúng ông bà. Nhưng nổi tiếng và gây ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là xóm đạo Tha La mà chúng ta đang bàn. Xóm đạo nằm trong địa phận hai ấp An Hội 1 và An Hội 2. Hơn ba ngàn giáo dân ở đây là người cố cựu đã định cư lâu đời, chỉ có 4 gia đình người thuộc gốc Bắc di cư 54. Như một tập tục từ lâu, ngày lễ Giáng Sinh cũng như các ngày lễ Thánh lớn, đều là ngày hội chung của đồng bào trong xã. Vào đêm Giáng sinh thì cả mấy ngàn người kéo nhau đi dạo mừng lễ đông đảo, nườm nượp ngoài đường. Thật đông người khiến xe cộ đi qua không lọt, và chỉ toàn người đi bộ hành. Do vậy nhiều khi không phải chỉ dân trong xã không mà thôi, nhưng lại có có nhiều người ngoại đạo từ chợ Trãng Bàng, chợ Gò Dầu và các xã chung quanh về đây xem lễ. Quả là ngày lễ hội vui chung của dân toàn vùng Hiếu Thiện (hay Gò Dầu) - Trãng Bàng kéo nhau tập trung về đây.
Diễn trình xây dựng Tha La Xóm Đạo:
Theo sách Tây Ninh Xưa và Nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1972 và tái ấn bản tại Úc năm 1992 thì vào cuối thời Minh Mạng, khoảng 1840, có một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt, chạy nạn tới khu rừng Tha La, khai quang lập ấp xây dựng cuộc sống, đồng thời cố gắng bảo tồn gốc đạo và niềm tin. Để tránh sự theo dõi và phát giác của viên chức triều Nguyễn đang ở thời kỳ e ngại đạo ngoại lai khiến bị theo dõi, những buổi lễ thường phải lưu động. Một tàn cây cổ thụ, một mái lá đơn sơ, hoặc túp liều tranh ủ dột cũng mang đủ ý nghĩa và mang tính chất của cái nhà thờ. Nhiều lúc phải làm lễ ban đêm. Khắp vùng xã An Hoà xưa hầu như đều có dấu chân của con Chúa. Cha chủ chiên Cosimo Trí đã thấp một ngọn nến giữa rừng âm u, vừa khai hoang lập ấp vừa ẩn náu, vừa mưu sinh, vừa khai sáng nguồn suối tâm linh tươi mát cho các con chiên, để nó trôi chảy cho đến ngày hôm nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những vị có công khai làng mở mang bờ cõi thì chính cha Trí cũng là vị rất xứng đáng được phong Thánh Hoàng bổn cảnh của dân chúng An Hoà.
Sau năm 1863, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Nam Nam kỳ thì hoàn cảnh thuận tiện hơn. Việc truyền đạo Chúa được nhà cầm quyền Pháp khuyến khích và giúp đỡ. Giáo dân gom tụ lại Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập, trực thuộc Toà Thánh La Mã. Nhà thờ có nơi cố định, đầu tiên được xây cất, với vật liệu đơn sơ. Từ điểm nầy, các vị cha tiếp nối đi đến các địa phương khác để truyền đạo và lập thêm xứ đạo mới. Ngày nay ở Tây Ninh, đạo Công Giáo vẫn phát triển song hành với các tôn giáo khác. Đi đâu cũng thấy nhà thờ, ngay cả vùng thánh địa Cao Đài cũng có.
Vì nhờ sự cho phép của người Pháp họ đạo Tha La phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững vàng. Vào đầu thế kỷ 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn. Tuy vậy người Công Giáo Tha La không quay lưng lại với dân tộc. Chúng ta không đủ tài liệu để biết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không, nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La, nhất là thành phần trí thức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thời điểm nầy, nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến, ông đã làm bài thơ để đời, trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết:
"Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh..."
Pháp là ân nhân của nền đạo, nhưng lại là kẻ thù của dân tộc. Dù phải chọn lựa khó khăn, thanh niên Tha La đã dứt khoát ra đi kháng chiến, bỏ lại ngôi nhà thờ hoang vắng. Tha La đã trở thành một trong những địa bàn của Đoàn Thanh Niên Tiền Phong. Đặc biệt, không phải chỉ có dân thường mà cả những vị tu sĩ cũng tạm xếp áo dòng để vô bưng, ví dụ trường hợp của linh mục Nguyễn Bá Kính ra đi năm 1946.
Sau năm 1954, Tha La hồi sinh, được tái thiết, mỡ mang nhanh chóng. Nhưng chỉ được ít năm sau thì trận giặc khác nổi lên. Đó là cuộc nội chiến nam bắc phân tranh và chiến tranh đã ảnh hưởng đến sinh hoạt êm đềm của Tha La. Đoạn trích thơ "Tha La" của Vũ Anh Khanh nghe sao não nề trong tâm hồn tôi:
"- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh..."
Hay như ý thơ của Lâm Thanh, nghe trong bài "Tha La ngày trở lại" cho thấy hậu quả của chiến tranh tràn vào sinh hoạt Tha La, nghe trong buồn tênh:
"Ngày quê hương súng nổ
Ta vật vã yêu thương,
Rẽ đôi đường sông núi
Nước vận trở về nguồn.
Ngày quê hương nhuộm đỏ
Anh tức tưởi ra đi,
Em ở cùng giặc dữ,
Nghe tim vỡ biệt ly.
Anh chim trời gẩy cánh
Hằn bao vết thương lòng
Vẫn miệt mài viễn xứ
Mộ phần biết có không!..."
Cũng như bao địa phương khác trên đất nước Việt Nam thân yêu khi giặc tràn vào thôn xóm, Tha La đã đứng lên tự vệ cho chính mình một cách oai hùng, Tha La của sự kiên cường, của niềm tự hào bất khuất. Lần nầy thì người dân đất Tha La rời bỏ hàng ngũ những người bạn kháng chiến cũ để trở về với người quốc gia, với lập trường dân tộc. Họ yêu Chúa, yêu nước, yêu bờ ruộng nương, yêu con sông rạch, yêu xóm làng, một cách cụ thể hơn là họ không yêu chủ thuyết vô gia đình, vô tín ngưỡng của Xã Hội Chủ Nghỉa. Tha La giữ vững niềm tin, giữ vững lập trường với quê hương dân tộc theo dòng lịch sử đã qua. Sau đây chúng ta hãy xét Tha La qua lãnh vực thi ca và âm nhạc hay một truyền thống lâu đời của đất Tây Ninh.
Tha La qua thi ca:
Như đã trích đoạn thơ ở phần trên, bài thơ "Tha La" của tác giả Vũ Anh Khanh, dài 93 câu, được in trong phần mở đầu của cuốn truyện dài có tên " Nửa Bồ Xương Khô", dày hơn 500 trang cũng của chính ông, ghi lại một số hình ảnh hào hùng khi tác giả đi kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Sách xuất bản khoảng đầu thập niên 50. Bài thơ nầy đã được anh Lê Tấn Tài sưu tầm và đăng trong Tây Ninh Mến Yên, đặc san năm Mậu Dần 1998, trang 41. Rồi anh Duy Văn Hà Đình Huy chủ trương tờ Đời Mói tại bắc Cali, cũng là người Tây Ninh rành rẽ về Tha La đã email cho tôi. Người bạn khác là nhà văn Trần Anh Dũng ở Minneapolis, là người đồng hương Gò Dầu Hạ đã in dấu chân tại đất Trảng Bàng và Tha La lắm lần cũng cho tôi bài thơ này. Sáng nay nhà văn Hoàng Ngọc Liên cũng gởi tôi bài tùy bút về Tha La của nhà thơ Nhược Trần Ngọc Huệ tại Raleigh, North Carolina bàn về bài thơ bất hủ này. Có lẽ nói không ngoa trong văn học khi nói về đất Tha La, ta không thể bỏ quên bài thơ lịch sử của người Tha La Vũ Anh Khanh. Hồn thơ của anh ấp ủ những tình tự về Tha La, những nỗi lòng của Tha La và những dòng văn chương do chính người Tha La ghi tạc vào bia đá vă n học Việt Nam. Nào, ta hãy lắng nghe tâm tình của Vũ Anh Khanh:
"- Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
- Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".
***
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng: Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh Chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha! Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu, rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự? Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!
***
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đao. Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gao. Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh..."
Nếu bài thơ trên của Vũ Anh Khanh cho tôi một tình cảm xúc động tình hoài hương của đất Tây Ninh nói chung, thì một bài thơ khác về Tha La do anh Lâm Thanh sáng tác
khi anh trở lại thăm Tha La cũng làm tôi xao xuyến nỗi lòng với Tha La không kém, hãy nghe tâm sự của Lâm Thanh trong bài "Tha La ngày trở lại" như sau:
"Đây Tha La xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Tìm lại bóng trời xanh
Hăm lăm năm không gặp,
Từ thuở em chưa chồng,
Anh xứ người mê mãi
Tình xa hơn biển Đông.
Năm xưa mình ngây dại
Hẹn nhau bóng giáo đường.
Thiên đàng vừa mở cửa
Tim đỗ những hồi chuông.
Anh tay dài cánh hạc
Run run vuốt vai tròn
Em thẩn thờ... khẻ nói:
"Tay anh! cánh thiên thần"
Em tóc mềm lụa rũ
Phủ dịu nắng chiều hanh,
Mắt rưng buồn khép lững
Nhốt trọn bóng trời xanh.
Anh khờ hơn đà điểu
Chúi đầu trong tóc em
Mong trốn đời dông bão,
Nhưng đời vẫn tối đen.
Ngày quê hương súng nổ
Ta vật vã yêu thương,
Rẽ đôi đườụng sông núi
Nước vận trở về nguồn.
Ngày quê hương nhuộm đỏ
Anh tức tưởi ra đi,
Em ở cùng giặc dữ,
Nghe tim vỡ biệt ly.
Anh chim trời gẩy cánh
Hằn bao vết thương lòng
Vẫn miệt mài viễn xứ
Mộ phần biết có không!
Hăm lăm năm trở lại
Em đã hai đời chồng
Tóc dài pha mây xám
Vai mòn gánh đau thương
Bên em bầy trẻ đói
Đứa gọi mẹ, gọi bà.
Anh sửng sờ, khách lạ!
Trẻ dáo dác ngờ... cha!
Tha La ngày trở lại,
Cở tươi... xanh giáo đường
Mộ tình chưa lấp kín
Đáy lòng vẵng tiếng chuông
Chia tay hồn tê tái
Em ấp úng... nỗi niềm:
"Tay thiên thần anh nhé
Nhớ về vuốt mắt em!"
Quay đi, tình câm lặng,
Nghe lệ nhỏ sau lưng,
Giáo đường, sân nhạt nắng,
Lặng lẽ bóng chuông nghiêng!!!"
(Tặng Điền thị Gia Bình, Lâm Thanh)
Tha La qua âm nhạc:
Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 60 khi nghe những bài tình ca thật là tuyệt tác đối với tâm hồn và ý thích âm nhạc của tôi như các bài: Những Đồi Hoa Sim, Màu Tím Hoa Sim, Đồi Thông Hai Mộ, Hàn Mặc Tử,... và hai bản nhạc về đất Tha La của Tây Ninh Quê Tôi là Tha La Xóm Đạo và Hận Tha La, nói lên nỗi buồn khi Tha La nhuốm màu chiến tranh có nỗi biệt ly hay sự quyết tâm bảo vệ xóm làng của người Tha La. Chính vì sự ra đời hai bài hát này, mà một của nhạc sĩ Dzũng Chinh và bài kia của thi nhạc sĩ Sơn Thảo, đã khiến cho quần chúng biết đến Tha La và nhiều người biết tới Tha La với một ấn tượng đẹp đẽ trong lòng kể từ ngày bài thơ của Vũ Anh Khanh được xuất bản vào thập niên 50, để sau này nhạc sĩ Dzũng Chinh đưa vào khung nhạc và làm nỗi hứng khởi cho Sơn Thảo hay Lâm Thanh.
Tha La Xóm Đạo
Nhạc: Dzũng Chinh
Lời/thơ: Vũ Anh Khanh
"Đây suối rừng xanh đồn quanh
Đây mây trắng nghìn hoa với cây lành
Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người
Đất Việt giặc tràn lan. Biết Tha La hận căm
Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngóng gió
Em chẳng biết gì ư. Cười run run dấu trắng
Đã từ bao năm qua khói loạn khu mịt mù
Khách về chi đây, nghe tiếng hát khách hận do đây buồn
Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lửa dậy
Nghe não nùng chưa,
Tha La buồn tiên kiếp, Tha La giận mùa thu
Ôi khi hết giặc xong
Hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành
Cây lá ngẩn ngơ nằm trên nghìn hoa máu làm hoen cả ven rừng
Lòng người viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh với rừng già mong manh
Đám mây tan phủ quanh, trời tối về bàng hoàng
Lạnh dài đôi khúc hát
Vang giữa chiến trường xa, giặc đang gieo tan tóc
Từng đoàn trai ra đi đã thề chẳng về nhà"
Hận Tha La
Nhạc/Lời: Sơn Thảo
"Ðây Tha La, đây xóm đạo tiêu điều
Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán
Ðây mênh mông, Tha La buồn quạnh quẽ
Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm
Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất
Nhìn hoa máu rưng sầu.
Ðây Tha La, đây xóm đạo hoang tàn
Mây trời vây quanh màu tang khói lửa
Bao năm qua, Tha La còn chờ đó
Ðoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy
Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc
Mùa thu nắng hanh vàng.
Tha La ơi, xóm đạo ơi
Còn đâu nữa chiếc áo ngày xưa
Ðành khép kín, khoác vào bộ chiến y
Lòng hờn căm, một chiều xưa lửa dậy
Nghe não nùng chưa, Tha La sầu khuất biếc
Xóm đạo chắc hận thù.
Ðây Tha La, đây xóm đạo yên lành
Nay còn Ðây một rừng xanh suối mát
Tha La ơi, khi nao giặc tan hết
Ngày vui xưa trở lại, khách sẽ hẹn về thăm xóm
Hồn lây lất, và buồn xưa chất ngất
Hận kia đến bao giờ."
Phần lớn những khúc nhạc nhập tâm đại đa số quần chúng là nhạc về quê hương, lời đơn giản và ý mộc mạc dể hiểu. Hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Sơn Thảo sáng tác nhạc theo cung cách này với tiết tấu Bolero nhịp nhàng. Nên cả miền Nam tự do ngày xưa đã tán thưởng hai khúc ca này nhiệt tình. Tha La là một phần đất của quận Trảng Bàng như đã bàn, mà Trảng Bàng lại là một phần đất của Tây Ninh. Do đó người Tây Ninh phải có một niềm hãnh diện đặc biệt, với những ai đã từng ghé qua Tha La để hiểu tình người Tha La vốn chân chất và hiếu khách. Phải chăng đó là nét đẹp của dân tộc Việt Nam?
Hơn nữa, khi nghe thơ hay nhạc về Tha La mà người ta không khỏi dâng lên nỗi cảm thông và những niềm bâng khuâng trong lòng vì có thể họ tự hỏi: Tha La là huyền thoại hay thực tế? Nếu có thực thì nó tọa lạc tại đâu, nó có từ hồi nào, bây giờ ra sao? Chính vì những ẩn ý như vậy mà Việt Hải xin tham khảo bài viết của thi sĩ Lâm Thanh có được bài viết này trong loạt bài vè Tây Ninh Quê Tôi, có trái ngọt cây lành, có Tha La Xóm Đạo, có kỷ niệm Tha La khi ghé Trảng Bàng ăn món bánh canh nhớ hoài vì nam thực như hổ, có những cô nữ sinh Tha La cười khúc khích với ánh mắt duyên dáng, của nét vừa ngây thơ, vừa bẽn lẽn khi ngắm nhìn tôi uống nước mưa có lăng quăng tung tăng trong nước của ngày xưa; Ôi, kỷ niệm quê hương sao lắm ngọt ngào, lắm nhớ nhung hôm nay khung trời Tha La bỗng trở về từ ký ức cũ, mà tưởng rằng đã quên.
Tại sao là "Tha La Xóm Đạo ?"
Tên Tha La phát nguyên do chữ của người Thủy Chân Lạp hay Khmer là “Schla", được người Việt đọc trại thành "Tha La", nó là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư, trước khi sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vì là tên của người Khmer nên nó có âm thanh lạ tai của ngoại ngữ khi chúng ta dùng mà không mang nghĩa Việt ngữ nào hết. Nhưng nếu phải dịch từ ngữ "Schla" thí nó có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát. Vùng Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Tại nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như Tha La Xóm Đạo của Trảng Bàng để rồi địa danh này được đưa luôn vào văn học và âm nhạc Việt Nam. Tha La theo dấu chân của Trảng Bàng khi thì vì Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, nên có dạo thời Pháp thuộc nó bị sáp nhập vào Gia Định, rồi lại được tách riêng theo Tây Ninh thời đệ nhất VNCH, rồi Trảng Bàng lại bị chia cắt vào đất tỉnh mới là Hậu Nghĩa thời đệ nhị CH, rồi chính quyền CS lại sát nhập Tha La và Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh. Điều hiển nhiên mà nhiều người Tây Ninh hay Gò Dầu, Trảng Bàng cứ xem Tha La thuộc địa phận Tây Ninh vì sự gắn bó lịch sử từ nguyên thủy.
Đường đi đến Tha La không khó mà thật dễ đi. Ta cứ lấy Quốc Lộ 1 từ Sài Gòn theo hướng tây bắc mà chạy thẳng về Gò Dầu hay về Tây Ninh. Con đuờng này đưa bạn về Trảng Bàng nơi có địa danh Tha La Xóm Đạo. Nên biết đoạn đường Trảng Bàng và Sài Gòn cách nhau khoảng 30 miles hay 50 cây số mà thôi. Từ Trảng Bàng mon men về hướng tây thêm 3.5 miles hay 6 cây sô thì chúng ta vào đất Tha La, nơi có xóm đạo hiền hòa, nơi có nhiều trái ngọt cây lành. Người Tha La hay người Trảng Bàng không thể nào không biết những món ăn địa phương tại đây là món bánh canh giò heo hay bánh tráng cuốn thịt heo. Mỗi khi tôi về Gò Dầu mà xe đò khi ngừng tại chợ Gia Huỳnh, nằm bên phải quốc lộ khi dừng chân tại nơi đây cho hàng khách ăn trưa, ở tuổi vừa lớn tôi đớp 2 tô bánh canh cho đỡ cơn đói và không quên lót dạ thêm một dĩa thịt và giò heo luộc cuốn bánh tráng, mẹ tôi thường nói đùa là ăn hàng kiểu đó chỉ có nước ế vợ mà thôi, nhưng những ngày khôn lớn khi biết làm dáng ghé Trảng Bàng tôi ăn bánh canh trong ngại ngùng, vì sợ lỡ có mấy cô nữ sinh áo dài trắng của đất Tha La hay của quận Trảng Bàng thấy được sẽ bảo tôi rằng "nam thực như hổ" thì mất hết duyên con trai của tôi... và tôi sẽ buồn tình lắm huhu...
Sau khi ăn no nê muốn theo dấu chân của mấy cô nữ sinh áo dài trắng vào thẳng địa danh này. Thì bạn hãy rẽ trái vô con đường đất đỏ dẫn vô xã An Hoà, cứ đi thẳng miết sẽ gặp nhà thờ Tha La, và chắc chắn bạn sẽ không bị lạc đâu, theo lời anh Hà Đình Huy, bạn tôi dặn vậy. Tôi đã đến thăm gia đình anh Sơn một lần vào năm 1971 được uống nước mưa mà có 2 cô nữ sinh áo dài trắng, em anh Sơn là Thu Nga, Thu Cúc đã lâu rồi, tôi quên lối vào Tha La, nên khi viết bài phải dọ hỏi lại những người bạn đồng hương Tây Ninh, Trảng Bàng, thì cái nhớ lại hiện về trong tôi.
Tây Ninh Quê Tôi có nhiều vùng đất mang tên của thảo mộc, cây cối như Trãng Bàng, Trãng Dài, Trảng Sụp, Trãng Lớn, Gò Dầu Thượng, Gò Dầu Hạ, Gò Chai, Giồng Riềng, Giồng Ổi v.v. nói lên ý nghĩa của cây cối, của vị thế đất, chỗ cao, chỗ thấp, chổ trũng. Tha La tuy nhỏ về diện tích, nhưng cũng mang ít nhiều đặc tính đó. Toàn không gian hay khunh cảnh là một bức tranh thật linh động, đẹp đẽ và mát rượi tâm hồn, mát vô cùng tận của những vùng đất thiên nhiên phì nhiêu, nào là đất gò nhô lên, đất đỏ, dất sét, đất trắng, đất ruộng hay đất vườn. Tùy theo vị thế đất, cư dân ở đây trồng đủ các thứ rau quả, cây trái như một nét tham lam của thiên nhiên. Bước vào đầu ngỏ ta thấy nhiều nhất là tre, trúc và tầm vong. Với thân thon, cành dịu, lá mỏng dài nằm dọc hai bên đường, ngọn giao chụm vào nhau thành một cái vòm như cái hang mát rượi, chạy dài cả cây số. Đi trong bóng râm xanh um ấy, gió thổi hiu hiu làm lao xao kẻo kẹt cành cây hay đánh rơi những chiếc lá vàng khô, tung tăng theo những giọt nắng mang màu huyền ảo. Hỏi rằng bạn có thích không chứ? Dọc theo hai bên đường, sau hàng rào tre là những ngôi nhà đủ loại không đồng bộ tùy theo tình trạng kinh tế của gia chủ, như nhà của anh Sơn mà tôi quen, nhà anh có mái lợp tranh, vách đất, trước nhà có cái lu nước đựng nước mưa, anh dùng gáo dừa khô múc nước mời tôi uống mà có mấy con lăng quăng nhảy tango trong màu nước trong trẽo, chúng tung tăng bơi lội, tôi rùng mình lưỡng lự, anh Sơn nói cá lia thia nhỏ xíu không sợ lăng quăng chẳng lẽ tôi có thân hình bồ tượng như vậy mà e ngại vài con lăng quăng, loài vi sinh vật này đang ve vẩy đuôi kia sao. Bên cạnh là hai cô em Thu Nga và Thu Cúc cười khúc khích vì cái sợ sệt của tôi. Hai cô gái Tha La khiến tôi nhắm mắt làm luôn ngay 5 con lăng quăng vô bụng. Láng giềng nhà anh thì có nhà lợp mái tôn hoặc mái ngói, trước mỗi nhà là cây cối xanh um, phần lớn là cây ăn trái và cho bóng mát. Nhà anh Sơn phía trước trồng hai cây xoài, một cây xoài tượng và một xoài thanh ca, nhiều vú sữa, cây ly-ô-ma, măng cụt, sa-pô-chê, nhà có con chó mực, phía sau nhà có hàng dừa, bưởi, mận, tầm ruột, đu đủ và mãng cầu xiêm mà ba anh trồng kiểu sưu tầm. Sau nhà nuôi một bầy heo cho lợi tức. Đó là một gia đình tiêu biểu của miền quê mà tôi quen. Họ sống an phận, hiền lành và tử tế.
Tha La Xóm Đạo:
Xã An Hòa, thuộc quận Trãng Bàng, có 8 ấp, dân số 12,000, nhìn trên bản đồ thấy hình dạng bầu dục, nằm dọc theo rạch Trãng Bàng mà đầu nhọn là ấp An Thới vươn ra tận Vàm Trãng bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đây là vùng đất phì nhiêu, trù phú do phù sa sông bồi nên có lẽ từ lâu lắm rồi.. Ngoài đồng ruộng, nương rẩy ra, khung cảnh còn thấy có những lò gạch nung đất sét, rồi trại mộc trại cưa, hay những nhà máy xay lúa. Ngành thủ công thịnh hành nhất là nghề đan lát các sản phẩm gia dụng bằng tre, trúc hay nứa. Ấp An Phú được xem là giàu có là nơi có chợ chính của xã, quán xá sung túc, nơi tọa lạc trụ sở xã và có trường trung học địa phương công lập. Trong xã có 3 ngôi chùa, và ngôi chùa cổ hay lâu đời nhất là chùa tại ấp An Phú. Phần lớn dân trong những xã này nói chung theo đạo Phật hay đạo gia tiên thờ cúng ông bà. Nhưng nổi tiếng và gây ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là xóm đạo Tha La mà chúng ta đang bàn. Xóm đạo nằm trong địa phận hai ấp An Hội 1 và An Hội 2. Hơn ba ngàn giáo dân ở đây là người cố cựu đã định cư lâu đời, chỉ có 4 gia đình người thuộc gốc Bắc di cư 54. Như một tập tục từ lâu, ngày lễ Giáng Sinh cũng như các ngày lễ Thánh lớn, đều là ngày hội chung của đồng bào trong xã. Vào đêm Giáng sinh thì cả mấy ngàn người kéo nhau đi dạo mừng lễ đông đảo, nườm nượp ngoài đường. Thật đông người khiến xe cộ đi qua không lọt, và chỉ toàn người đi bộ hành. Do vậy nhiều khi không phải chỉ dân trong xã không mà thôi, nhưng lại có có nhiều người ngoại đạo từ chợ Trãng Bàng, chợ Gò Dầu và các xã chung quanh về đây xem lễ. Quả là ngày lễ hội vui chung của dân toàn vùng Hiếu Thiện (hay Gò Dầu) - Trãng Bàng kéo nhau tập trung về đây.
Diễn trình xây dựng Tha La Xóm Đạo:
Theo sách Tây Ninh Xưa và Nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1972 và tái ấn bản tại Úc năm 1992 thì vào cuối thời Minh Mạng, khoảng 1840, có một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt, chạy nạn tới khu rừng Tha La, khai quang lập ấp xây dựng cuộc sống, đồng thời cố gắng bảo tồn gốc đạo và niềm tin. Để tránh sự theo dõi và phát giác của viên chức triều Nguyễn đang ở thời kỳ e ngại đạo ngoại lai khiến bị theo dõi, những buổi lễ thường phải lưu động. Một tàn cây cổ thụ, một mái lá đơn sơ, hoặc túp liều tranh ủ dột cũng mang đủ ý nghĩa và mang tính chất của cái nhà thờ. Nhiều lúc phải làm lễ ban đêm. Khắp vùng xã An Hoà xưa hầu như đều có dấu chân của con Chúa. Cha chủ chiên Cosimo Trí đã thấp một ngọn nến giữa rừng âm u, vừa khai hoang lập ấp vừa ẩn náu, vừa mưu sinh, vừa khai sáng nguồn suối tâm linh tươi mát cho các con chiên, để nó trôi chảy cho đến ngày hôm nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những vị có công khai làng mở mang bờ cõi thì chính cha Trí cũng là vị rất xứng đáng được phong Thánh Hoàng bổn cảnh của dân chúng An Hoà.
Sau năm 1863, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Nam Nam kỳ thì hoàn cảnh thuận tiện hơn. Việc truyền đạo Chúa được nhà cầm quyền Pháp khuyến khích và giúp đỡ. Giáo dân gom tụ lại Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập, trực thuộc Toà Thánh La Mã. Nhà thờ có nơi cố định, đầu tiên được xây cất, với vật liệu đơn sơ. Từ điểm nầy, các vị cha tiếp nối đi đến các địa phương khác để truyền đạo và lập thêm xứ đạo mới. Ngày nay ở Tây Ninh, đạo Công Giáo vẫn phát triển song hành với các tôn giáo khác. Đi đâu cũng thấy nhà thờ, ngay cả vùng thánh địa Cao Đài cũng có.
Vì nhờ sự cho phép của người Pháp họ đạo Tha La phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững vàng. Vào đầu thế kỷ 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn. Tuy vậy người Công Giáo Tha La không quay lưng lại với dân tộc. Chúng ta không đủ tài liệu để biết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không, nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La, nhất là thành phần trí thức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thời điểm nầy, nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến, ông đã làm bài thơ để đời, trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết:
"Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh..."
Pháp là ân nhân của nền đạo, nhưng lại là kẻ thù của dân tộc. Dù phải chọn lựa khó khăn, thanh niên Tha La đã dứt khoát ra đi kháng chiến, bỏ lại ngôi nhà thờ hoang vắng. Tha La đã trở thành một trong những địa bàn của Đoàn Thanh Niên Tiền Phong. Đặc biệt, không phải chỉ có dân thường mà cả những vị tu sĩ cũng tạm xếp áo dòng để vô bưng, ví dụ trường hợp của linh mục Nguyễn Bá Kính ra đi năm 1946.
Sau năm 1954, Tha La hồi sinh, được tái thiết, mỡ mang nhanh chóng. Nhưng chỉ được ít năm sau thì trận giặc khác nổi lên. Đó là cuộc nội chiến nam bắc phân tranh và chiến tranh đã ảnh hưởng đến sinh hoạt êm đềm của Tha La. Đoạn trích thơ "Tha La" của Vũ Anh Khanh nghe sao não nề trong tâm hồn tôi:
"- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh..."
Hay như ý thơ của Lâm Thanh, nghe trong bài "Tha La ngày trở lại" cho thấy hậu quả của chiến tranh tràn vào sinh hoạt Tha La, nghe trong buồn tênh:
"Ngày quê hương súng nổ
Ta vật vã yêu thương,
Rẽ đôi đường sông núi
Nước vận trở về nguồn.
Ngày quê hương nhuộm đỏ
Anh tức tưởi ra đi,
Em ở cùng giặc dữ,
Nghe tim vỡ biệt ly.
Anh chim trời gẩy cánh
Hằn bao vết thương lòng
Vẫn miệt mài viễn xứ
Mộ phần biết có không!..."
Cũng như bao địa phương khác trên đất nước Việt Nam thân yêu khi giặc tràn vào thôn xóm, Tha La đã đứng lên tự vệ cho chính mình một cách oai hùng, Tha La của sự kiên cường, của niềm tự hào bất khuất. Lần nầy thì người dân đất Tha La rời bỏ hàng ngũ những người bạn kháng chiến cũ để trở về với người quốc gia, với lập trường dân tộc. Họ yêu Chúa, yêu nước, yêu bờ ruộng nương, yêu con sông rạch, yêu xóm làng, một cách cụ thể hơn là họ không yêu chủ thuyết vô gia đình, vô tín ngưỡng của Xã Hội Chủ Nghỉa. Tha La giữ vững niềm tin, giữ vững lập trường với quê hương dân tộc theo dòng lịch sử đã qua. Sau đây chúng ta hãy xét Tha La qua lãnh vực thi ca và âm nhạc hay một truyền thống lâu đời của đất Tây Ninh.
Tha La qua thi ca:
Như đã trích đoạn thơ ở phần trên, bài thơ "Tha La" của tác giả Vũ Anh Khanh, dài 93 câu, được in trong phần mở đầu của cuốn truyện dài có tên " Nửa Bồ Xương Khô", dày hơn 500 trang cũng của chính ông, ghi lại một số hình ảnh hào hùng khi tác giả đi kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Sách xuất bản khoảng đầu thập niên 50. Bài thơ nầy đã được anh Lê Tấn Tài sưu tầm và đăng trong Tây Ninh Mến Yên, đặc san năm Mậu Dần 1998, trang 41. Rồi anh Duy Văn Hà Đình Huy chủ trương tờ Đời Mói tại bắc Cali, cũng là người Tây Ninh rành rẽ về Tha La đã email cho tôi. Người bạn khác là nhà văn Trần Anh Dũng ở Minneapolis, là người đồng hương Gò Dầu Hạ đã in dấu chân tại đất Trảng Bàng và Tha La lắm lần cũng cho tôi bài thơ này. Sáng nay nhà văn Hoàng Ngọc Liên cũng gởi tôi bài tùy bút về Tha La của nhà thơ Nhược Trần Ngọc Huệ tại Raleigh, North Carolina bàn về bài thơ bất hủ này. Có lẽ nói không ngoa trong văn học khi nói về đất Tha La, ta không thể bỏ quên bài thơ lịch sử của người Tha La Vũ Anh Khanh. Hồn thơ của anh ấp ủ những tình tự về Tha La, những nỗi lòng của Tha La và những dòng văn chương do chính người Tha La ghi tạc vào bia đá vă n học Việt Nam. Nào, ta hãy lắng nghe tâm tình của Vũ Anh Khanh:
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
- Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".
***
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng: Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh Chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha! Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu, rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự? Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!
***
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đao. Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gao. Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh..."
Nếu bài thơ trên của Vũ Anh Khanh cho tôi một tình cảm xúc động tình hoài hương của đất Tây Ninh nói chung, thì một bài thơ khác về Tha La do anh Lâm Thanh sáng tác
khi anh trở lại thăm Tha La cũng làm tôi xao xuyến nỗi lòng với Tha La không kém, hãy nghe tâm sự của Lâm Thanh trong bài "Tha La ngày trở lại" như sau:
"Đây Tha La xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Tìm lại bóng trời xanh
Hăm lăm năm không gặp,
Từ thuở em chưa chồng,
Anh xứ người mê mãi
Tình xa hơn biển Đông.
Năm xưa mình ngây dại
Hẹn nhau bóng giáo đường.
Thiên đàng vừa mở cửa
Tim đỗ những hồi chuông.
Anh tay dài cánh hạc
Run run vuốt vai tròn
Em thẩn thờ... khẻ nói:
"Tay anh! cánh thiên thần"
Em tóc mềm lụa rũ
Phủ dịu nắng chiều hanh,
Mắt rưng buồn khép lững
Nhốt trọn bóng trời xanh.
Anh khờ hơn đà điểu
Chúi đầu trong tóc em
Mong trốn đời dông bão,
Nhưng đời vẫn tối đen.
Ngày quê hương súng nổ
Ta vật vã yêu thương,
Rẽ đôi đườụng sông núi
Nước vận trở về nguồn.
Ngày quê hương nhuộm đỏ
Anh tức tưởi ra đi,
Em ở cùng giặc dữ,
Nghe tim vỡ biệt ly.
Anh chim trời gẩy cánh
Hằn bao vết thương lòng
Vẫn miệt mài viễn xứ
Mộ phần biết có không!
Hăm lăm năm trở lại
Em đã hai đời chồng
Tóc dài pha mây xám
Vai mòn gánh đau thương
Bên em bầy trẻ đói
Đứa gọi mẹ, gọi bà.
Anh sửng sờ, khách lạ!
Trẻ dáo dác ngờ... cha!
Tha La ngày trở lại,
Cở tươi... xanh giáo đường
Mộ tình chưa lấp kín
Đáy lòng vẵng tiếng chuông
Chia tay hồn tê tái
Em ấp úng... nỗi niềm:
"Tay thiên thần anh nhé
Nhớ về vuốt mắt em!"
Quay đi, tình câm lặng,
Nghe lệ nhỏ sau lưng,
Giáo đường, sân nhạt nắng,
Lặng lẽ bóng chuông nghiêng!!!"
(Tặng Điền thị Gia Bình, Lâm Thanh)
Tha La qua âm nhạc:
Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 60 khi nghe những bài tình ca thật là tuyệt tác đối với tâm hồn và ý thích âm nhạc của tôi như các bài: Những Đồi Hoa Sim, Màu Tím Hoa Sim, Đồi Thông Hai Mộ, Hàn Mặc Tử,... và hai bản nhạc về đất Tha La của Tây Ninh Quê Tôi là Tha La Xóm Đạo và Hận Tha La, nói lên nỗi buồn khi Tha La nhuốm màu chiến tranh có nỗi biệt ly hay sự quyết tâm bảo vệ xóm làng của người Tha La. Chính vì sự ra đời hai bài hát này, mà một của nhạc sĩ Dzũng Chinh và bài kia của thi nhạc sĩ Sơn Thảo, đã khiến cho quần chúng biết đến Tha La và nhiều người biết tới Tha La với một ấn tượng đẹp đẽ trong lòng kể từ ngày bài thơ của Vũ Anh Khanh được xuất bản vào thập niên 50, để sau này nhạc sĩ Dzũng Chinh đưa vào khung nhạc và làm nỗi hứng khởi cho Sơn Thảo hay Lâm Thanh.
Tha La Xóm Đạo
Nhạc: Dzũng Chinh
Lời/thơ: Vũ Anh Khanh
"Đây suối rừng xanh đồn quanh
Đây mây trắng nghìn hoa với cây lành
Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người
Đất Việt giặc tràn lan. Biết Tha La hận căm
Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngóng gió
Em chẳng biết gì ư. Cười run run dấu trắng
Đã từ bao năm qua khói loạn khu mịt mù
Khách về chi đây, nghe tiếng hát khách hận do đây buồn
Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lửa dậy
Nghe não nùng chưa,
Tha La buồn tiên kiếp, Tha La giận mùa thu
Ôi khi hết giặc xong
Hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành
Cây lá ngẩn ngơ nằm trên nghìn hoa máu làm hoen cả ven rừng
Lòng người viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh với rừng già mong manh
Đám mây tan phủ quanh, trời tối về bàng hoàng
Lạnh dài đôi khúc hát
Vang giữa chiến trường xa, giặc đang gieo tan tóc
Từng đoàn trai ra đi đã thề chẳng về nhà"
Hận Tha La
Nhạc/Lời: Sơn Thảo
Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán
Ðây mênh mông, Tha La buồn quạnh quẽ
Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm
Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất
Nhìn hoa máu rưng sầu.
Ðây Tha La, đây xóm đạo hoang tàn
Mây trời vây quanh màu tang khói lửa
Bao năm qua, Tha La còn chờ đó
Ðoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy
Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc
Mùa thu nắng hanh vàng.
Tha La ơi, xóm đạo ơi
Còn đâu nữa chiếc áo ngày xưa
Ðành khép kín, khoác vào bộ chiến y
Lòng hờn căm, một chiều xưa lửa dậy
Nghe não nùng chưa, Tha La sầu khuất biếc
Xóm đạo chắc hận thù.
Ðây Tha La, đây xóm đạo yên lành
Nay còn Ðây một rừng xanh suối mát
Tha La ơi, khi nao giặc tan hết
Ngày vui xưa trở lại, khách sẽ hẹn về thăm xóm
Hồn lây lất, và buồn xưa chất ngất
Hận kia đến bao giờ."
Hơn nữa, khi nghe thơ hay nhạc về Tha La mà người ta không khỏi dâng lên nỗi cảm thông và những niềm bâng khuâng trong lòng vì có thể họ tự hỏi: Tha La là huyền thoại hay thực tế? Nếu có thực thì nó tọa lạc tại đâu, nó có từ hồi nào, bây giờ ra sao? Chính vì những ẩn ý như vậy mà Việt Hải xin tham khảo bài viết của thi sĩ Lâm Thanh có được bài viết này trong loạt bài vè Tây Ninh Quê Tôi, có trái ngọt cây lành, có Tha La Xóm Đạo, có kỷ niệm Tha La khi ghé Trảng Bàng ăn món bánh canh nhớ hoài vì nam thực như hổ, có những cô nữ sinh Tha La cười khúc khích với ánh mắt duyên dáng, của nét vừa ngây thơ, vừa bẽn lẽn khi ngắm nhìn tôi uống nước mưa có lăng quăng tung tăng trong nước của ngày xưa; Ôi, kỷ niệm quê hương sao lắm ngọt ngào, lắm nhớ nhung hôm nay khung trời Tha La bỗng trở về từ ký ức cũ, mà tưởng rằng đã quên.
Video Clip giới thiệu DVD Đêm Diễn Nguyện khai mạc Năm Thánh 2010 tại Kẻ Sở
VietCatholic
16:42 20/12/2009
Đây là một bộ DVD mà mỗi gia đình Công giáo Việt Nam phải có, ngay cả những người có mặt tham dự trong biến cố khai mạc cũng không thể nào có được góc nhìn toàn diện hầu lãnh hội được hết vẻ đẹp muôn mầu, ý nghĩa thâm sâu, tình tiết li kì, diễn xuất độc đáo... về bản sắc giá trị tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam được tóm lược qua việc trình bầy về lịch sử của Giáo hội trải 350 năm làm chứng nhân đức tin trên quê hương dấu yêu.
Muốn có Bộ DVD giá trị và lịch sử này, xin theo thủ tục được trình bầy ở đây
Đêm Diễn Nguyện khởi đầu với Nghi thức đốt Lửa Thiêng nhằm thắp sáng niềm tin son sắt của Tổ Tiên để tiếp tục việc truyền lửa tin yêu đó đến với các thế hệ mai sau. Từng trăm ngàn ngọn nến đã thắp sáng lên tại tòa giám mục nguyên thủy Sở Kiện (Đàng Ngoài) -- nơi mà lửa đức tin lần đầu tiên -- đã được nảy mầm trên quê hương đất Việt.
Nghi lễ cúng Tổ Tiên các Anh hùng Tử Đạo Việt Nam được long trọng cử hành trước bàn thờ linh vị các Vị Tử Đạo linh thiêng kèm theo nghi thức tiến hương, tiến rượu và bái lậy phong cách cung đình... trong những âm vang của chiêng trống nhiệm mầu linh thánh.
Nghi thức Hòa giải và Sám hối thật cảm động. Nó đánh thức con cái của Giáo hội đưa tầm nhìn về quá khứ với những bất toàn để cùng nhau hòa giải và xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi các tôn giáo bạn, xin lỗi đồng bào, và với dân tộc quê hương... rồi tiếp tục hành trình đi về tương lai với niềm hy vọng và cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Đêm Diễn Nguyện được 10 giáo phận miền Bắc gói trọn trong các tiết mục mang nặng nét tình tự văn hóa quê hương, được khéo léo lồng vào trong các bộ môn nghệ thuật diễn xuất qua: điệu hát câu hò, tuồng, kịch, quan họ, hát trống quân, kịch thơ, ca chèo, hoạt cảnh, điệu ca nhịp múa dân gian và múa dân tộc Tây Bắc...
Phải coi DVD này để thấy được nét hào hùng của quá khứ, niềm xác tín vào đức tin sâu xa của người Công giáo Việt Nam hôm nay, sự khao khát mãnh liệt của giới trẻ muốn cùng tiến bước theo hành trình can trường mà cha ông họ đã bước đi... Những biểu hiện rất đặc biệt về nghệ thuật và lối trình diễn đa dạng của các bộ môn văn nghệ hầu nói lên "đức tin mang mầu sắc dân tộc quê hương đã và đang thấm nhập vào con người Công giáo Việt Nam" được thễ hiện rất ý nhị và hứng khởi trong các màn trình diễn.
Bộ DVD này đã được các Nhóm chuyên viên Truyền hình, Tin học, Âm thanh, Ánh sáng, Văn Nghệ Sĩ thuộc Ban Truyền Thông TGP Hà Nội đóng góp công sức và tài năng rồi được phối hợp với các Chuyên viên kĩ thuật của VietCatholic editing, ráp nối, lọc âm, và phát hành. Đây là Bộ DVD rất chuyên nghiệp với âm thanh rõ ràng, hình ảnh rõ nét, bố cục mạch lạc hầu cống hiến qúi vị như một món quà trong Mùa Giáng Sinh Năm nay.
Đêm Diễn Nguyện khởi đầu với Nghi thức đốt Lửa Thiêng nhằm thắp sáng niềm tin son sắt của Tổ Tiên để tiếp tục việc truyền lửa tin yêu đó đến với các thế hệ mai sau. Từng trăm ngàn ngọn nến đã thắp sáng lên tại tòa giám mục nguyên thủy Sở Kiện (Đàng Ngoài) -- nơi mà lửa đức tin lần đầu tiên -- đã được nảy mầm trên quê hương đất Việt.
Nghi lễ cúng Tổ Tiên các Anh hùng Tử Đạo Việt Nam được long trọng cử hành trước bàn thờ linh vị các Vị Tử Đạo linh thiêng kèm theo nghi thức tiến hương, tiến rượu và bái lậy phong cách cung đình... trong những âm vang của chiêng trống nhiệm mầu linh thánh.
Nghi thức Hòa giải và Sám hối thật cảm động. Nó đánh thức con cái của Giáo hội đưa tầm nhìn về quá khứ với những bất toàn để cùng nhau hòa giải và xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi các tôn giáo bạn, xin lỗi đồng bào, và với dân tộc quê hương... rồi tiếp tục hành trình đi về tương lai với niềm hy vọng và cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Đêm Diễn Nguyện được 10 giáo phận miền Bắc gói trọn trong các tiết mục mang nặng nét tình tự văn hóa quê hương, được khéo léo lồng vào trong các bộ môn nghệ thuật diễn xuất qua: điệu hát câu hò, tuồng, kịch, quan họ, hát trống quân, kịch thơ, ca chèo, hoạt cảnh, điệu ca nhịp múa dân gian và múa dân tộc Tây Bắc...
Phải coi DVD này để thấy được nét hào hùng của quá khứ, niềm xác tín vào đức tin sâu xa của người Công giáo Việt Nam hôm nay, sự khao khát mãnh liệt của giới trẻ muốn cùng tiến bước theo hành trình can trường mà cha ông họ đã bước đi... Những biểu hiện rất đặc biệt về nghệ thuật và lối trình diễn đa dạng của các bộ môn văn nghệ hầu nói lên "đức tin mang mầu sắc dân tộc quê hương đã và đang thấm nhập vào con người Công giáo Việt Nam" được thễ hiện rất ý nhị và hứng khởi trong các màn trình diễn.
Bộ DVD này đã được các Nhóm chuyên viên Truyền hình, Tin học, Âm thanh, Ánh sáng, Văn Nghệ Sĩ thuộc Ban Truyền Thông TGP Hà Nội đóng góp công sức và tài năng rồi được phối hợp với các Chuyên viên kĩ thuật của VietCatholic editing, ráp nối, lọc âm, và phát hành. Đây là Bộ DVD rất chuyên nghiệp với âm thanh rõ ràng, hình ảnh rõ nét, bố cục mạch lạc hầu cống hiến qúi vị như một món quà trong Mùa Giáng Sinh Năm nay.
Video Clip giới thiệu kịch ''Cha Đắc Lộ đến Cửa Bạng và rao giảng'' do GP Thánh Hóa trình diễn
VietCatholic
20:37 20/12/2009
Nội dung Đêm diễn nguyện hướng vào chủ đề “Hạt giống mục nát và nẩy mầm", như một cách đọc lịch sử của Giáo Hội tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài, Đàng Trong và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Với Video Clip này, VietCatholic xin được trích chỉ một phần rất ngắn về Phần trình diễn của giáo phận Thanh Hóa: "Cha Đắc lộ đến Cửa Bạng và rao giảng". Vào ngày 19.3.1627 tầu chở hai hai vị thừa sai là LM Alexander de Rhodes và LM Pietro Marquez đáp tới Cửa Bạng thuộc Thanh Hóa sau một cơn bão lớn ngoài khơi. Công cuộc giảng đạo của Cha Đắc Lộ và thành quả việc truyền giáo gieo Tin Mừng được dơm bông kết trái. (Kịch bản đầy đủ được ghi trong DVD Đêm Diễn Nguyện của VietCatholic).
Âm thanh của 400 chiếc kèn và trống đến từ hai giáo phận Bùi Chu, Thái Bình vang lừng khắp không gian lộng gió của Sở Kiện. Đồng thời 118 nữ tu dòng Thánh Phao Lô Hà Nội cầm nến và cành thiên tuế đã gợi cho mọi người cảnh tượng ngày khải hoàn vinh thắng của các bậc tiền nhân anh linh, đã can trường giữ vững đức Tin.
Muốn có Bộ DVD giá trị và lịch sử này, xin theo thủ tục được trình bầy ở đây
Bản trường ca lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam với mọi cung bậc bi tráng, đau thương và khải hoàn, thử thách và chiến thắng, nước mắt đau thương và niềm vui an bình, đã được diễn lại bởi các giáo phận Thanh Hóa, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn và Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.
Các giáo phận đã dùng hình thức nghệ thuật dân gian đặc trưng của địa phương để diễn tả Đức Tin Kitô giáo đã đi vào văn hóa: dân ca Nghệ Tĩnh, quan họ Bắc Ninh, chèo Thái Bình, các điệu ca, điệu múa dân tộc H’mông, Tày – Nùng… Tất cả như diễn tả niềm xác tín: Tin Mừng, qua các tín hữu Việt Nam, hoàn toàn có thể thấm vào văn hóa dân tộc.
Đêm diễn nguyện đã gửi đến mọi người tham dự một hàm ẩn bức thông điệp về Sứ Vụ truyền giáo của mọi người tín hữu qua 130.000 lời Chúa và lời các Thánh Tử đạo được tung lên trời, bay trong không gian đêm lạnh đầu đông của Sở Kiện và đến tay mọi người như một lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân từ trời cao. Đêm Diễn Nguyện khép lại để lại trong lòng người tham dự một xác quyết xin được mãi kiên vững như những vị tiền bối năm xưa ở Sở Kiện và ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
Với Video Clip này, VietCatholic xin được trích chỉ một phần rất ngắn về Phần trình diễn của giáo phận Thanh Hóa: "Cha Đắc lộ đến Cửa Bạng và rao giảng". Vào ngày 19.3.1627 tầu chở hai hai vị thừa sai là LM Alexander de Rhodes và LM Pietro Marquez đáp tới Cửa Bạng thuộc Thanh Hóa sau một cơn bão lớn ngoài khơi. Công cuộc giảng đạo của Cha Đắc Lộ và thành quả việc truyền giáo gieo Tin Mừng được dơm bông kết trái. (Kịch bản đầy đủ được ghi trong DVD Đêm Diễn Nguyện của VietCatholic).
Âm thanh của 400 chiếc kèn và trống đến từ hai giáo phận Bùi Chu, Thái Bình vang lừng khắp không gian lộng gió của Sở Kiện. Đồng thời 118 nữ tu dòng Thánh Phao Lô Hà Nội cầm nến và cành thiên tuế đã gợi cho mọi người cảnh tượng ngày khải hoàn vinh thắng của các bậc tiền nhân anh linh, đã can trường giữ vững đức Tin.
Bản trường ca lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam với mọi cung bậc bi tráng, đau thương và khải hoàn, thử thách và chiến thắng, nước mắt đau thương và niềm vui an bình, đã được diễn lại bởi các giáo phận Thanh Hóa, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn và Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.
Các giáo phận đã dùng hình thức nghệ thuật dân gian đặc trưng của địa phương để diễn tả Đức Tin Kitô giáo đã đi vào văn hóa: dân ca Nghệ Tĩnh, quan họ Bắc Ninh, chèo Thái Bình, các điệu ca, điệu múa dân tộc H’mông, Tày – Nùng… Tất cả như diễn tả niềm xác tín: Tin Mừng, qua các tín hữu Việt Nam, hoàn toàn có thể thấm vào văn hóa dân tộc.
Đêm diễn nguyện đã gửi đến mọi người tham dự một hàm ẩn bức thông điệp về Sứ Vụ truyền giáo của mọi người tín hữu qua 130.000 lời Chúa và lời các Thánh Tử đạo được tung lên trời, bay trong không gian đêm lạnh đầu đông của Sở Kiện và đến tay mọi người như một lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân từ trời cao. Đêm Diễn Nguyện khép lại để lại trong lòng người tham dự một xác quyết xin được mãi kiên vững như những vị tiền bối năm xưa ở Sở Kiện và ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Con Dốc Nhà Thờ Đà Lạt
Nguyễn Ngọc Liên
23:16 20/12/2009
CON DỐC NHÀ THỜ ĐÀ LẠT
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đà Lạt ngày xưa của tôi ơi
Xôn xao những lúc chuông chiều rơi…
Dốc nhà thờ ân cần ta bước
Theo tóc em gió ngược đằng sau
Mùi chanh cốm lẫn hương cau
Loanh quanh hơi thở quyện nhau tình cờ. ..
(Trích thơ của ĐCCB)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền