Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Thiên Chúa hòa mình vào lịch sử nhân loại
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:13 20/12/2015
Con Thiên Chúa hòa mình vào lịch sử nhân loại
Suy Niệm Lễ Vọng Giáng Sinh
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả nhân loại, có Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô sinh ra trong gia phả ấy.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Thiên Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Vọng Giáng Sinh
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả nhân loại, có Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô sinh ra trong gia phả ấy.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Thiên Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Đêm của lòng thương xót
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:15 20/12/2015
Đêm của lòng thương xót
Suy Niệm Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay là đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, vì đêm nay Giáo Hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2015 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo Hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Lòng Thương Xót nhập thể , khiến cho con mắt của chúng ta trông thấy mầu nhiệm vĩ đại của Tình Yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa” ( Huấn đức thứ Tư ngày 09/12/2015). Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Lòng Thương Xót ấy không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Nếu như thánh Iréné khi suy niệm về Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Con đã viết : “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thiên chúa”. Thì chúng ta cũng có thể nói rằng : “Lòng Thương Xót đã nhâp thể làm người để con người trở nên khí cụ của Lòng Thương Xót ấy”.
Ngày 08/12 vừa qua Giáo Hội đã khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trong mỗi ngày của Năm Thánh, Giáo Hội không ngừng lặp lại như thể nhắc nhở con cái mình: “Hãy thương xót như Chúa Chúa” (Khẩu hiệu Năm Thánh Lòng Thường Xót). Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Lòng Thương Xót đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử. Chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, “Lòng Thương Xót nhập thể vì chúng ta và sống giữa chúng ta”. Lòng Thương Xót ấy vượt qua thời gian, vì trong mỗi phút giây sống, tất cả các lễ đều là lễ Giáng sinh! Ngoài những khuôn mặt của thế giới này, Người còn ở lại với chúng ta. Và bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Và nếu xưa kia tại Bêlem, các thiên thần ca hát, hôm nay đây chúng ta vẫn cùng với các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần hát ca mỗi lần dẫn vào mầu nhiệm Thánh Thể : “Thánh! Thánh! Thánh! Chúa Thiên Chúa các đạo binh !”
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Ngài sẽ cứu dân ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi nguời nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao, thể hiện dung mạo của Đấng giầu lòng thương xót (x.Misericordiae Vultus). Sự giáng sinh của Người đã làm cho chúng ta được ơn cứu rỗi.
“Việc tái chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót này vẫn luôn là điều có giá trị. Mầu nhiệm này chính là nguồn cội của niềm vui, của sự thanh thản và bình an” (Misericordiae Vultus số 2). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một lòng thương xót không bao giờ vơi cạn, lòng thương xót đó chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con chiêm ngắm Chúa, xin hãy làm cho chúng con trở nên những chứng nhân của lòng thương xót Chúa, lòng thương xót đã thôi thúc Chúa cởi bỏ vinh quang Thiên Chúa, để sinh ra sống giữa con nguời và chịu chết vì chúng con.
Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ vào chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa Tội trao ban.
Xin hãy làm cho ánh sáng của đêm hôm nay, sáng hơn ban ngày, chiếu sáng trên tương lai và hướng dẫn những bước tiến của nhân loại trên con đường Hòa Bình.
Lạy Chúa, Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con, xin hãy đồng hành với Giáo Hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo Hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay là đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, vì đêm nay Giáo Hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2015 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo Hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Lòng Thương Xót nhập thể , khiến cho con mắt của chúng ta trông thấy mầu nhiệm vĩ đại của Tình Yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa” ( Huấn đức thứ Tư ngày 09/12/2015). Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Lòng Thương Xót ấy không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Nếu như thánh Iréné khi suy niệm về Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Con đã viết : “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thiên chúa”. Thì chúng ta cũng có thể nói rằng : “Lòng Thương Xót đã nhâp thể làm người để con người trở nên khí cụ của Lòng Thương Xót ấy”.
Ngày 08/12 vừa qua Giáo Hội đã khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trong mỗi ngày của Năm Thánh, Giáo Hội không ngừng lặp lại như thể nhắc nhở con cái mình: “Hãy thương xót như Chúa Chúa” (Khẩu hiệu Năm Thánh Lòng Thường Xót). Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Lòng Thương Xót đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử. Chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, “Lòng Thương Xót nhập thể vì chúng ta và sống giữa chúng ta”. Lòng Thương Xót ấy vượt qua thời gian, vì trong mỗi phút giây sống, tất cả các lễ đều là lễ Giáng sinh! Ngoài những khuôn mặt của thế giới này, Người còn ở lại với chúng ta. Và bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Và nếu xưa kia tại Bêlem, các thiên thần ca hát, hôm nay đây chúng ta vẫn cùng với các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần hát ca mỗi lần dẫn vào mầu nhiệm Thánh Thể : “Thánh! Thánh! Thánh! Chúa Thiên Chúa các đạo binh !”
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Ngài sẽ cứu dân ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi nguời nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao, thể hiện dung mạo của Đấng giầu lòng thương xót (x.Misericordiae Vultus). Sự giáng sinh của Người đã làm cho chúng ta được ơn cứu rỗi.
“Việc tái chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót này vẫn luôn là điều có giá trị. Mầu nhiệm này chính là nguồn cội của niềm vui, của sự thanh thản và bình an” (Misericordiae Vultus số 2). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một lòng thương xót không bao giờ vơi cạn, lòng thương xót đó chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con chiêm ngắm Chúa, xin hãy làm cho chúng con trở nên những chứng nhân của lòng thương xót Chúa, lòng thương xót đã thôi thúc Chúa cởi bỏ vinh quang Thiên Chúa, để sinh ra sống giữa con nguời và chịu chết vì chúng con.
Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ vào chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa Tội trao ban.
Xin hãy làm cho ánh sáng của đêm hôm nay, sáng hơn ban ngày, chiếu sáng trên tương lai và hướng dẫn những bước tiến của nhân loại trên con đường Hòa Bình.
Lạy Chúa, Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con, xin hãy đồng hành với Giáo Hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo Hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáng Sinh từ bi
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
20:43 20/12/2015
GIÁNG SINH TỪ BI
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh từ bi.
Năm Thánh từ bi là Năm Thánh của lòng từ bi; Năm Thánh của lòng thương xót Chúa. Điểm chính yếu của Năm Thánh là lòng từ bi; lòng từ bi của Thiên Chúa. Thiên Chúa là “Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, nén giận , giàu nhân nghĩa và thành tín; giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ; chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi”(x.Xh34,6-7). Nói tóm, Thiên Chúa là Thiên Chúa từ bi. Trong Năm Thánh chúng ta noi gương Chúa mà sống từ bi; có lòng nhân hậu; chậm giận, chịu đựng và tha thứ. Chúng ta sống như thế đối với mọi người và với vạn vật. Trong đó có động vật, thực vật và cả môi trường nữa. Nghĩa là bao gồm tất cả những gì liên hệ trong cuộc sống của chúng ta.
Trước hết là bản thân ta. Ta hãy có lòng từ bi với thân xác ta, đừng bắt nó làm việc nhiều quá, kẻo nó mệt; hãy ăn uống điều độ; hãy ngủ nghỉ đủ giờ, đúng giấc, để nó khỏi bệnh tật và ung thư. Hãy siêng năng học hỏi và luyện tập để nó khôn ngoan và dẻo dai. Ta hãy có lòng từ bi với linh hồn của ta. Hãy cho nó ăn Lời Chúa, Thánh Thể Chúa và ân sủng của Chúa, để nó mạnh mẽ, can trường. Ta hãy có lòng từ bi với hầu bao của ta, đừng đua đòi, xa xỉ, phung phí.
Thứ đến là những người khác. Ta hãy có lòng từ bi với những người nghèo, vì họ không có đủ những điều kiện thiết yếu để sống. Hãy có lòng từ bi với những người bệnh, vì họ đau đớn trong thân thể. Hãy có lòng từ bi với những người gặp những khó khăn mà giúp đỡ họ. Hãy có lòng từ bi với những người hãm hại và ghen ghét ta, để tha thứ, vì họ cũng là con người như ta. Hãy có lòng từ bi với những người hay làm ta bực mình, vì khả năng của họ chỉ có thế, hãy chậm nổi nóng, chậm la mắng người ta.
Sau là với những con vật, hãy có lòng từ bi với chúng, đừng sát sinh bừa bãi, chỉ giết chúng khi chúng làm hại đến ta và cần làm thức ăn cho ta thôi.
Kế đến là cây cỏ, hãy tỏ lòng từ bi với chúng, đừng có tàn phá bừa bãi.
Sau cùng là môi trường. Hãy có lòng từ bi với môi trường, đừng xả rác hay phóng uế bừa bãi; hãy dọn dẹp vệ sinh, trồng thêm cây xanh, trồng thêm hoa để làm đẹp môi trường, làm thơm trái đất.
Giánh Sinh năm nay là Giáng Sinh ở trong Năm Thánh từ bi.
Qua sự đản sinh của Đức Giê-su Ky-tô, ta thấy được lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa. Giáng Sinh năm nay không giống như Giáng Sinh những năm trước. Những năm trước có thể là Giáng Sinh An Bình; Giáng Sinh Vui Vẻ,… Nhưng Giáng sinh năm nay là Giáng Sinh Từ Bi.
Quả thực sự Giáng Sinh; sự xuống thế làm người và sự sinh ra của Đức Giê-su là do lòng nhân hậu và từ bi của Thiên Chúa. Vì lòng từ bi và nhận hậu của Thiên Chúa mà Người đã ban Con Một cho loài người chúng ta: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một”(x. Ga3,16). Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu và từ bi của Ngài khi ban người Con Một, để nhờ Người Con đó, chúng ta được tha thứ và được hưởng hạnh phúc của Thiên Chúa. Cuộc Giáng sinh của Đức Giê-su khởi đầu cho công cuộc cứu độ của Thiên Chúa.
Cuộc Giánh sinh của Đức Giê-su đem lại ơn tha thứ và bình an; làm vinh danh cho Thiên Chúa và ban bình an cho loài người: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”(x. Lc2,14). Như thế cuộc Giáng Sinh đó không phải là Giáng Sinh Từ Bi sao? Giáng Sinh Từ Bi đi theo chủ đề của Năm Thánh Từ Bi.
Cuộc nhập thế và nhập thể của Đức Giê-su cũng nói lên lòng nhân hậu và từ bi của chính Ngài. Vì muốn cứu độ con người; muốn cho con người được hạnh phúc và sống bình an, Đức Giê-su đã vâng lời Chúa Cha: “Này con xin đến để thực thi ý Ngài”(Dt10,9).
Vì yêu thương con người “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Như thế Đức Giê-su là Thiên Chúa, đã từ trời xuống làm con người hèn mọn như chúng ta; sinh ra như một trẻ em như bao trẻ em khác; sống kiếp con người như bất cứ con người nào khác.
Hơn nữa, Ngài đã loan báo Tin Mừng; loan báo lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa. Không chỉ loan báo mà Ngài còn thực hiện lòng từ bi và nhân hậu đó qua lời nói và việc làm của mình. Ngài chữa bệnh(x.Mt9,35); ngài hướng dẫn, chạnh lòng dân chúng(x.Mt9,36); Ngài lo cho họ ăn, sợ họ té xỉu dọc đường(x.Mt15,32);…Ngài gần gũi với người nghèo; Ngài cảm thông với người bệnh; Ngài tha thứ cho người tội lỗi và cuối cùng đã chết trên thập giá, dâng hiến mạng sống vì loài người chúng ta.
Quả thật “Đức Giê-su là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giê-su thành Na-gia-rét và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài”(x. Tông huấn Lòng thương xót, số 1). Khuôn mặt đó giờ đây là khuôn mặt của một trẻ thơ, của một hài nhi nằm trong máng cỏ, với đôi tay giang rộng, để ôm tất cả mọi người vào lòng và cũng để ban ơn cứu độ cho hết thảy những ai muốn vào và muốn nhận.
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta.
Một người con đã được ban tặng cho ta”(x.Is9,5).
Trẻ thơ đó, người con đó chính là Đức Giê-su Ky-tô. Ngài đã được Thiên Chúa ban tặng cho loài người và để cứu độ con người chúng ta. Như thế Giáng sinh năm nay đáng được gọi là Giáng Sinh Từ Bi. Thứ nhất, Mùa Giáng Sinh năm nay ở trong Năm Thánh từ Bi. Thứ đến, sự Giáng sinh đó tỏ lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa cũng như của Đức Giê-su Ky-tô.
Các Thiên sứ đã loan báo một tin mừng trong đại: “Hôm nay, một Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David, Người là Đấng Ky-tô, là Đức Chúa”(Lc2,11). Đức Giê-su là Đấng Ky-tô, Đấng cứu độ, nên cứu độ con người chúng ta. Người cứu độ chúng ta bằng cách nào? Bằng cách ban ân sủng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người”(x.Tt2,11) và “Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này”(x.Tt2,12). Hơn nữa, “Vì chúng ta Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều bất chính và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện”(x.Tt2,14).
Trong Năm Thánh Từ Bi ta hãy lãnh nhận ân sủng, hãy nhận lấy lòng từ bi của Chúa, để ta biết sống chừng mực, công chính, đạo đức và hăng say làm việc thiện. Không chỉ hăng say làm việc thiện mà còn phải hăng say lãnh nhận ân xá nữa. Khi tham dự thánh lễ và rước lễ mỗi ngày. Đồng thời đi viếng nhà thờ đã được chỉ định và đọc kinh lạy Cha, kinh kính mừng và kinh Tin kính. Rất tốt và khuyến khích nên đọc kinh Năm Thánh.
Việc thiện là sống từ bi và nhân hậu.
Việc thiện là sống chừng mực, công chính và đạo đức.
Việc thiện là từ bỏ lối sống vô luân, bất công và những đam mê trần tục.
Việc thiện là làm việc để lãnh ơn toàn xá.
Ơn toàn xá là “Đô la ân sủng”, chứ không phải là “đô la âm phủ”.
Đô la âm phủ người sống cũng không dùng mà người chết cũng chẳng sài được. Còn “Đô la ân sủng” thì người sống cũng sài được mà người chết cũng rất cần. Ân sủng đó giúp cho ta nên thánh, nên thiện khi thực thi lòng từ bi; ân sủng đó tha các hình phạt ta phải chịu vì phạm tội và đối với người đã qua đời, ân sủng đó giúp họ mau lên thiên đàng.
Vậy trong Mùa Giáng Sinh, chúng ta hãy hăng say làm việc thiện và sống từ bi, để Mùa Giáng Sinh này là Giáng Sinh Từ Bi; đồng thời ta cũng hăng say lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh Từ Bi nữa, ta sẽ có được nhiều “đô la Ân Sủng” của Chúa.
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2015 GIÁNG SINH TỪ BI
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta,
Một Người con đã được ban tặng cho ta”(Is9,5).
Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, đó là Đức Giê-su Ky-tô.
Một Thiên Chúa Từ bi đã được ban tặng cho ta.
Kính chúc QUÍ ÔNG BÀ và ANH CHỊ EM
Mùa Giáng sinh- Giáng sinh TỪ BI, được:
Tràn đầy ÂN SỦNG, BÌNH AN và lòng TỪ BI
Của CHÚA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh từ bi.
Năm Thánh từ bi là Năm Thánh của lòng từ bi; Năm Thánh của lòng thương xót Chúa. Điểm chính yếu của Năm Thánh là lòng từ bi; lòng từ bi của Thiên Chúa. Thiên Chúa là “Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, nén giận , giàu nhân nghĩa và thành tín; giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ; chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi”(x.Xh34,6-7). Nói tóm, Thiên Chúa là Thiên Chúa từ bi. Trong Năm Thánh chúng ta noi gương Chúa mà sống từ bi; có lòng nhân hậu; chậm giận, chịu đựng và tha thứ. Chúng ta sống như thế đối với mọi người và với vạn vật. Trong đó có động vật, thực vật và cả môi trường nữa. Nghĩa là bao gồm tất cả những gì liên hệ trong cuộc sống của chúng ta.
Trước hết là bản thân ta. Ta hãy có lòng từ bi với thân xác ta, đừng bắt nó làm việc nhiều quá, kẻo nó mệt; hãy ăn uống điều độ; hãy ngủ nghỉ đủ giờ, đúng giấc, để nó khỏi bệnh tật và ung thư. Hãy siêng năng học hỏi và luyện tập để nó khôn ngoan và dẻo dai. Ta hãy có lòng từ bi với linh hồn của ta. Hãy cho nó ăn Lời Chúa, Thánh Thể Chúa và ân sủng của Chúa, để nó mạnh mẽ, can trường. Ta hãy có lòng từ bi với hầu bao của ta, đừng đua đòi, xa xỉ, phung phí.
Thứ đến là những người khác. Ta hãy có lòng từ bi với những người nghèo, vì họ không có đủ những điều kiện thiết yếu để sống. Hãy có lòng từ bi với những người bệnh, vì họ đau đớn trong thân thể. Hãy có lòng từ bi với những người gặp những khó khăn mà giúp đỡ họ. Hãy có lòng từ bi với những người hãm hại và ghen ghét ta, để tha thứ, vì họ cũng là con người như ta. Hãy có lòng từ bi với những người hay làm ta bực mình, vì khả năng của họ chỉ có thế, hãy chậm nổi nóng, chậm la mắng người ta.
Sau là với những con vật, hãy có lòng từ bi với chúng, đừng sát sinh bừa bãi, chỉ giết chúng khi chúng làm hại đến ta và cần làm thức ăn cho ta thôi.
Kế đến là cây cỏ, hãy tỏ lòng từ bi với chúng, đừng có tàn phá bừa bãi.
Sau cùng là môi trường. Hãy có lòng từ bi với môi trường, đừng xả rác hay phóng uế bừa bãi; hãy dọn dẹp vệ sinh, trồng thêm cây xanh, trồng thêm hoa để làm đẹp môi trường, làm thơm trái đất.
Giánh Sinh năm nay là Giáng Sinh ở trong Năm Thánh từ bi.
Qua sự đản sinh của Đức Giê-su Ky-tô, ta thấy được lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa. Giáng Sinh năm nay không giống như Giáng Sinh những năm trước. Những năm trước có thể là Giáng Sinh An Bình; Giáng Sinh Vui Vẻ,… Nhưng Giáng sinh năm nay là Giáng Sinh Từ Bi.
Quả thực sự Giáng Sinh; sự xuống thế làm người và sự sinh ra của Đức Giê-su là do lòng nhân hậu và từ bi của Thiên Chúa. Vì lòng từ bi và nhận hậu của Thiên Chúa mà Người đã ban Con Một cho loài người chúng ta: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một”(x. Ga3,16). Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu và từ bi của Ngài khi ban người Con Một, để nhờ Người Con đó, chúng ta được tha thứ và được hưởng hạnh phúc của Thiên Chúa. Cuộc Giáng sinh của Đức Giê-su khởi đầu cho công cuộc cứu độ của Thiên Chúa.
Cuộc Giánh sinh của Đức Giê-su đem lại ơn tha thứ và bình an; làm vinh danh cho Thiên Chúa và ban bình an cho loài người: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”(x. Lc2,14). Như thế cuộc Giáng Sinh đó không phải là Giáng Sinh Từ Bi sao? Giáng Sinh Từ Bi đi theo chủ đề của Năm Thánh Từ Bi.
Cuộc nhập thế và nhập thể của Đức Giê-su cũng nói lên lòng nhân hậu và từ bi của chính Ngài. Vì muốn cứu độ con người; muốn cho con người được hạnh phúc và sống bình an, Đức Giê-su đã vâng lời Chúa Cha: “Này con xin đến để thực thi ý Ngài”(Dt10,9).
Vì yêu thương con người “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Như thế Đức Giê-su là Thiên Chúa, đã từ trời xuống làm con người hèn mọn như chúng ta; sinh ra như một trẻ em như bao trẻ em khác; sống kiếp con người như bất cứ con người nào khác.
Hơn nữa, Ngài đã loan báo Tin Mừng; loan báo lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa. Không chỉ loan báo mà Ngài còn thực hiện lòng từ bi và nhân hậu đó qua lời nói và việc làm của mình. Ngài chữa bệnh(x.Mt9,35); ngài hướng dẫn, chạnh lòng dân chúng(x.Mt9,36); Ngài lo cho họ ăn, sợ họ té xỉu dọc đường(x.Mt15,32);…Ngài gần gũi với người nghèo; Ngài cảm thông với người bệnh; Ngài tha thứ cho người tội lỗi và cuối cùng đã chết trên thập giá, dâng hiến mạng sống vì loài người chúng ta.
Quả thật “Đức Giê-su là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giê-su thành Na-gia-rét và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài”(x. Tông huấn Lòng thương xót, số 1). Khuôn mặt đó giờ đây là khuôn mặt của một trẻ thơ, của một hài nhi nằm trong máng cỏ, với đôi tay giang rộng, để ôm tất cả mọi người vào lòng và cũng để ban ơn cứu độ cho hết thảy những ai muốn vào và muốn nhận.
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta.
Một người con đã được ban tặng cho ta”(x.Is9,5).
Trẻ thơ đó, người con đó chính là Đức Giê-su Ky-tô. Ngài đã được Thiên Chúa ban tặng cho loài người và để cứu độ con người chúng ta. Như thế Giáng sinh năm nay đáng được gọi là Giáng Sinh Từ Bi. Thứ nhất, Mùa Giáng Sinh năm nay ở trong Năm Thánh từ Bi. Thứ đến, sự Giáng sinh đó tỏ lòng từ bi và nhân hậu của Thiên Chúa cũng như của Đức Giê-su Ky-tô.
Các Thiên sứ đã loan báo một tin mừng trong đại: “Hôm nay, một Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David, Người là Đấng Ky-tô, là Đức Chúa”(Lc2,11). Đức Giê-su là Đấng Ky-tô, Đấng cứu độ, nên cứu độ con người chúng ta. Người cứu độ chúng ta bằng cách nào? Bằng cách ban ân sủng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người”(x.Tt2,11) và “Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này”(x.Tt2,12). Hơn nữa, “Vì chúng ta Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều bất chính và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện”(x.Tt2,14).
Trong Năm Thánh Từ Bi ta hãy lãnh nhận ân sủng, hãy nhận lấy lòng từ bi của Chúa, để ta biết sống chừng mực, công chính, đạo đức và hăng say làm việc thiện. Không chỉ hăng say làm việc thiện mà còn phải hăng say lãnh nhận ân xá nữa. Khi tham dự thánh lễ và rước lễ mỗi ngày. Đồng thời đi viếng nhà thờ đã được chỉ định và đọc kinh lạy Cha, kinh kính mừng và kinh Tin kính. Rất tốt và khuyến khích nên đọc kinh Năm Thánh.
Việc thiện là sống từ bi và nhân hậu.
Việc thiện là sống chừng mực, công chính và đạo đức.
Việc thiện là từ bỏ lối sống vô luân, bất công và những đam mê trần tục.
Việc thiện là làm việc để lãnh ơn toàn xá.
Ơn toàn xá là “Đô la ân sủng”, chứ không phải là “đô la âm phủ”.
Đô la âm phủ người sống cũng không dùng mà người chết cũng chẳng sài được. Còn “Đô la ân sủng” thì người sống cũng sài được mà người chết cũng rất cần. Ân sủng đó giúp cho ta nên thánh, nên thiện khi thực thi lòng từ bi; ân sủng đó tha các hình phạt ta phải chịu vì phạm tội và đối với người đã qua đời, ân sủng đó giúp họ mau lên thiên đàng.
Vậy trong Mùa Giáng Sinh, chúng ta hãy hăng say làm việc thiện và sống từ bi, để Mùa Giáng Sinh này là Giáng Sinh Từ Bi; đồng thời ta cũng hăng say lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh Từ Bi nữa, ta sẽ có được nhiều “đô la Ân Sủng” của Chúa.
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2015 GIÁNG SINH TỪ BI
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta,
Một Người con đã được ban tặng cho ta”(Is9,5).
Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, đó là Đức Giê-su Ky-tô.
Một Thiên Chúa Từ bi đã được ban tặng cho ta.
Kính chúc QUÍ ÔNG BÀ và ANH CHỊ EM
Mùa Giáng sinh- Giáng sinh TỪ BI, được:
Tràn đầy ÂN SỦNG, BÌNH AN và lòng TỪ BI
Của CHÚA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc : Quan chức tôn giáo bị tố cáo buôn thần bán thánh
RFI
11:03 20/12/2015
Trung Quốc : Quan chức tôn giáo bị tố cáo buôn thần bán thánh
Một chuyên gia xã hội học có uy tín tại Trung Quốc tố cao đích danh hai quan chức cao cấp của Ban Tôn giáo chính phủ thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào buôn thần bán thánh, nhận hối lộ để cấp bằng chứng nhận « Phật sống ».
Để đánh phá Phật giáo Tây tạng truyền thống, chính quyền Trung Quốc chỉ công nhận những vị Lạt ma tái sinh theo chủ trương của đảng Cộng sản. Chính sách này đã tạo ra môi trường béo bở cho cán bộ tham ô.
Theo hãng tin Công Giáo Asia News ngày 20/12/2015, hai cán bộ cao cấp đặc trách tôn giáo và lao động ở Tây tạng, tên là Diệp Tiểu Văn (Ye Xiao Wen) và Chu Duy Quần (Zhu Wei Qun) đã bị một nhà xã hội học trong viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tố cáo đích danh (Beijng’s Pu Shi Institut).
Trên mạng của Viện, chuyên gia Giáng Biên Gia Thố (Jiangbian Jiacua) đặt câu hỏi : Giám đốc DiệpTiểu Văn, ông đã nhận được bao nhiêu tiền ?
Mỗi giấy chứng nhận « Phật sống » đuợc bán với giá 200.000 nhân dân tệ (30.800 đô la Mỹ). Hơn 10.000 người đã được cấp chứng nhận là Phật sống (tulku) trên khắp Hoa lục. Trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc « xem xét » kỷ hơn và chỉ thật sự công nhận 1.700 vị.
Theo nhà xã hội học Giáng Biên Gia Thố, các cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ để cho cán bộ làm tiền bất chính.
Từ năm 1949, chính sách tôn giáo của Trung Quố buộc tất cả các cơ sở tôn giáo đều phải đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Tôn giáo. Nhân danh « nhân dân », nhà nuớc Trung Quốc tịch biên toàn bộ đất đai, chùa chiền, giáo đường, trường học, tài sản của các Giáo Hội.
Khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, một đạo luật ra đời, buộc nhà nuớc phải trả tài sản cho chủ nhân cũ có thẩm quyền. Nhưng theo Asia News, Ban Tôn giáo vẫn tiếp tục trưng thu tài sản của các tôn giáo và đứng tên làm chủ. Tổng số tài sản của Giáo Hội Công Giáo thầm lặng bị tịch biên là vào khoảng 14 tỷ đôla.
Một chuyên gia xã hội học có uy tín tại Trung Quốc tố cao đích danh hai quan chức cao cấp của Ban Tôn giáo chính phủ thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào buôn thần bán thánh, nhận hối lộ để cấp bằng chứng nhận « Phật sống ».
Để đánh phá Phật giáo Tây tạng truyền thống, chính quyền Trung Quốc chỉ công nhận những vị Lạt ma tái sinh theo chủ trương của đảng Cộng sản. Chính sách này đã tạo ra môi trường béo bở cho cán bộ tham ô.
Theo hãng tin Công Giáo Asia News ngày 20/12/2015, hai cán bộ cao cấp đặc trách tôn giáo và lao động ở Tây tạng, tên là Diệp Tiểu Văn (Ye Xiao Wen) và Chu Duy Quần (Zhu Wei Qun) đã bị một nhà xã hội học trong viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tố cáo đích danh (Beijng’s Pu Shi Institut).
Trên mạng của Viện, chuyên gia Giáng Biên Gia Thố (Jiangbian Jiacua) đặt câu hỏi : Giám đốc DiệpTiểu Văn, ông đã nhận được bao nhiêu tiền ?
Mỗi giấy chứng nhận « Phật sống » đuợc bán với giá 200.000 nhân dân tệ (30.800 đô la Mỹ). Hơn 10.000 người đã được cấp chứng nhận là Phật sống (tulku) trên khắp Hoa lục. Trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc « xem xét » kỷ hơn và chỉ thật sự công nhận 1.700 vị.
Theo nhà xã hội học Giáng Biên Gia Thố, các cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ để cho cán bộ làm tiền bất chính.
Từ năm 1949, chính sách tôn giáo của Trung Quố buộc tất cả các cơ sở tôn giáo đều phải đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Tôn giáo. Nhân danh « nhân dân », nhà nuớc Trung Quốc tịch biên toàn bộ đất đai, chùa chiền, giáo đường, trường học, tài sản của các Giáo Hội.
Khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, một đạo luật ra đời, buộc nhà nuớc phải trả tài sản cho chủ nhân cũ có thẩm quyền. Nhưng theo Asia News, Ban Tôn giáo vẫn tiếp tục trưng thu tài sản của các tôn giáo và đứng tên làm chủ. Tổng số tài sản của Giáo Hội Công Giáo thầm lặng bị tịch biên là vào khoảng 14 tỷ đôla.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Chúng ta hãy cảm nhận sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu Kitô
Giuse Thẩm Nguyễn
20:40 20/12/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Chúng ta hãy cảm nhận sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu Kitô “ Món Quà tuyệt vời của Thiên Chúa”
(EWTN News/CNA). Trước lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự ngạc nhiên của Thiên Chúa và món quà tuyệt vời của Người khi gởi Chúa Giêsu Kitô đến để cứu chuộc nhân loại.
“Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta tất cả. Ngài ban chính mình Người và Con Một yêu dấu của Người cho chúng ta, cùng với trái tim của Đức Maria, Nữ tỳ nghèo nàn và khiêm tốn của Zion, đã trở nên Mẹ của Con Đấng Tối Cao để chúng ta có thể vui mừng và hân hoan vì món quà tuyệt vời của Thiên Chúa và sự kỳ diệu của Người.”
Đức Giáo Hoàng đã cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ban cho chúng ta ơn “ cảm nhận được điều kỳ diệu ấy.”
Hôm nay ngày 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã nói “Vì vậy, hãy đến với Hài Nhi Giêsu, quà tặng của mọi quà tặng, món quà tưởng như không xứng đáng nhưng mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta, và làm cho chúng ta cảm nhận được sự diều kỳ khi gặp được Chúa Giêsu,”
Theo đài phát thanh Tòa Thánh thì có hàng ngàn khách hành hương và du khách đã đổ về quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng.
Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta sẽ không thể hưởng được sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu “ nếu chúng ta không gặp Chúa nơi những người khác, trong lịch sử cứu độ và trong Giáo Hội của Người.” Ngài nhấn mạnh đến ba “ cuộc gặp kỳ diệu đó.”
Một người khác đó là “việc khám phá ra người anh em của mình”. Ngài nói rằng “ Ngay từ giây phút Chúa Giêsu sinh ra thì mỗi người chúng ta đều mang hình ảnh của Con Thiên Chúa – và trên hết đó là hình ảnh của những người nghèo, bởi chính vì những người nghèo mà Thiên Chúa đã đến thế gian này và cũng chính những người nghèo là những người được Chúa Hài Đồng gặp gỡ đầu tiên.”
Nhìn vào lịch sử, “Nếu chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin, chúng ta sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu thực sự,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như vậy và nhắc nhở chúng ta coi chừng đi sai đường.
“Rất nhiều lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta đi đúng đường mà thực ra mình đã đi ngược. Thí dụ, hình như chúng ta thường xác định lịch sử qua các nền kinh tế thị trường, qua quy định tài chánh và kinh doanh, qua sự chi phối bởi các quyền lực,”
Thế nhưng Thiên Chúa lại chọn cách khác như trong kinh Manificat của Đức Maria: “ Chúa đã hạ người quyền thế xuống khỏi vị cao và đã nâng người hèn mọn lên, Chúa đã cho người đói khó no đầy ơn phúc và để người giàu có trở về tay không.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói rằng Giáo Hội cũng là một nơi gặp gỡ của sự kỳ diệu.
“Hãy nhìn Giáo Hội với sự kỳ diệu của niềm tin có nghĩa là đừng xem Giáo Hội chỉ là một tổ chức tôn giáo, mà phải xem Giáo Hội như một người mẹ, dù người mẹ ấy có khuôn mặt đầy mụn và những vết nhăn - Giáo Hội có những bất tòan! Giáo Hội vẫn mãi là Thánh vì Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu sẽ trở nên tinh tuyền qua hào quang rạng ngời của Thiên Chúa, Chúa Kitô.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã làm phép “ bambinelli”, là những tượng nhỏ Chúa Hài Đồng dùng trong cảnh hang đá. Theo truyền thống các trẻ em thường mang những tượng này đến để được làm phép vào Chúa Nhật sau cùng của Mùa Vọng. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các em: “Khi các con cầu nguyện trước hang đá Giáng Sinh, xin các con nhớ cầu nguyện cha và cha cũng sẽ nhớ đến các con trong các kinh nguyện của cha.”
Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến những tai họa và xung đột trên thế giới. Ngài nói rằng “Trái tim tôi hướng về những người dân Ấn Độ thân thương phải trải qua cơn lụt tàn phá vừa qua.”
Được biết trong hai ngày 1 và 2 tháng Mười hai, thành phố Chennai của Ấn Độ đã phải trải qua một trận lụt lớn làm chết khoảng 300 người và hằng ngàn người đã phải di tản. Thành phố với số dân gần 5 triệu người này đang phải đối diện với nguy cơ của dịch bệnh.
Đức Giáo Hoàng đã xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lụt trước khi bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, những người đang chịu đau khổ vì tai họa vừa qua. Chúng ta hãy phó thác linh hồn những người đã qua đời vào lòng thương xót của Chúa.”
Ngài cũng đề cập đến cuộc nội chiến của “ người anh em yêu quý ở Syria”. Ngài đáng giá cao những cố gắng giải quyết của Liên Hiệp Quốc để bảo trợ cho tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã giết chết hơn 300,000 người.
"Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy tiếp tục, với một tinh thần hào phóng, sẵn sàng tự tin , để hướng tới việc chấm dứt bạo lực qua đàm phán dẫn đến hòa bình."
Nhắc đền Libya, Ngài nói rằng một kế hoạch cho một chính phủ đoàn kết dân tộc “ mang lại nhiều hy vọng cho tương lai.”
Đối với Nicaragua và Costa Rica, nơi đang có tòa án quốc tế đã phán quyết về cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng “một tinh thần huynh đệ đổi mới” sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác giữa hai quốc gia.
(EWTN News/CNA). Trước lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự ngạc nhiên của Thiên Chúa và món quà tuyệt vời của Người khi gởi Chúa Giêsu Kitô đến để cứu chuộc nhân loại.
“Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta tất cả. Ngài ban chính mình Người và Con Một yêu dấu của Người cho chúng ta, cùng với trái tim của Đức Maria, Nữ tỳ nghèo nàn và khiêm tốn của Zion, đã trở nên Mẹ của Con Đấng Tối Cao để chúng ta có thể vui mừng và hân hoan vì món quà tuyệt vời của Thiên Chúa và sự kỳ diệu của Người.”
Đức Giáo Hoàng đã cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ban cho chúng ta ơn “ cảm nhận được điều kỳ diệu ấy.”
Hôm nay ngày 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã nói “Vì vậy, hãy đến với Hài Nhi Giêsu, quà tặng của mọi quà tặng, món quà tưởng như không xứng đáng nhưng mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta, và làm cho chúng ta cảm nhận được sự diều kỳ khi gặp được Chúa Giêsu,”
Theo đài phát thanh Tòa Thánh thì có hàng ngàn khách hành hương và du khách đã đổ về quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng.
Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta sẽ không thể hưởng được sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu “ nếu chúng ta không gặp Chúa nơi những người khác, trong lịch sử cứu độ và trong Giáo Hội của Người.” Ngài nhấn mạnh đến ba “ cuộc gặp kỳ diệu đó.”
Một người khác đó là “việc khám phá ra người anh em của mình”. Ngài nói rằng “ Ngay từ giây phút Chúa Giêsu sinh ra thì mỗi người chúng ta đều mang hình ảnh của Con Thiên Chúa – và trên hết đó là hình ảnh của những người nghèo, bởi chính vì những người nghèo mà Thiên Chúa đã đến thế gian này và cũng chính những người nghèo là những người được Chúa Hài Đồng gặp gỡ đầu tiên.”
Nhìn vào lịch sử, “Nếu chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin, chúng ta sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu thực sự,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như vậy và nhắc nhở chúng ta coi chừng đi sai đường.
“Rất nhiều lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta đi đúng đường mà thực ra mình đã đi ngược. Thí dụ, hình như chúng ta thường xác định lịch sử qua các nền kinh tế thị trường, qua quy định tài chánh và kinh doanh, qua sự chi phối bởi các quyền lực,”
Thế nhưng Thiên Chúa lại chọn cách khác như trong kinh Manificat của Đức Maria: “ Chúa đã hạ người quyền thế xuống khỏi vị cao và đã nâng người hèn mọn lên, Chúa đã cho người đói khó no đầy ơn phúc và để người giàu có trở về tay không.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói rằng Giáo Hội cũng là một nơi gặp gỡ của sự kỳ diệu.
“Hãy nhìn Giáo Hội với sự kỳ diệu của niềm tin có nghĩa là đừng xem Giáo Hội chỉ là một tổ chức tôn giáo, mà phải xem Giáo Hội như một người mẹ, dù người mẹ ấy có khuôn mặt đầy mụn và những vết nhăn - Giáo Hội có những bất tòan! Giáo Hội vẫn mãi là Thánh vì Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu sẽ trở nên tinh tuyền qua hào quang rạng ngời của Thiên Chúa, Chúa Kitô.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã làm phép “ bambinelli”, là những tượng nhỏ Chúa Hài Đồng dùng trong cảnh hang đá. Theo truyền thống các trẻ em thường mang những tượng này đến để được làm phép vào Chúa Nhật sau cùng của Mùa Vọng. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các em: “Khi các con cầu nguyện trước hang đá Giáng Sinh, xin các con nhớ cầu nguyện cha và cha cũng sẽ nhớ đến các con trong các kinh nguyện của cha.”
Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến những tai họa và xung đột trên thế giới. Ngài nói rằng “Trái tim tôi hướng về những người dân Ấn Độ thân thương phải trải qua cơn lụt tàn phá vừa qua.”
Được biết trong hai ngày 1 và 2 tháng Mười hai, thành phố Chennai của Ấn Độ đã phải trải qua một trận lụt lớn làm chết khoảng 300 người và hằng ngàn người đã phải di tản. Thành phố với số dân gần 5 triệu người này đang phải đối diện với nguy cơ của dịch bệnh.
Đức Giáo Hoàng đã xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lụt trước khi bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, những người đang chịu đau khổ vì tai họa vừa qua. Chúng ta hãy phó thác linh hồn những người đã qua đời vào lòng thương xót của Chúa.”
Ngài cũng đề cập đến cuộc nội chiến của “ người anh em yêu quý ở Syria”. Ngài đáng giá cao những cố gắng giải quyết của Liên Hiệp Quốc để bảo trợ cho tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã giết chết hơn 300,000 người.
"Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy tiếp tục, với một tinh thần hào phóng, sẵn sàng tự tin , để hướng tới việc chấm dứt bạo lực qua đàm phán dẫn đến hòa bình."
Nhắc đền Libya, Ngài nói rằng một kế hoạch cho một chính phủ đoàn kết dân tộc “ mang lại nhiều hy vọng cho tương lai.”
Đối với Nicaragua và Costa Rica, nơi đang có tòa án quốc tế đã phán quyết về cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng “một tinh thần huynh đệ đổi mới” sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác giữa hai quốc gia.
Australian Catholic Weekly lên tiếng về những tấn kích nhắm vào Đức Hồng Y George Pell
Đặng Tự Do
21:33 20/12/2015
Trong một báo cáo đầy đủ được đăng trên tờ Australian Catholic Weekly, ký giả Monica Doumit đã phản bác một số quan niệm sai lầm đang được phổ biến về vai trò của Đức Hồng Y George Pell trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và câu trả lời của Đức Hồng Y trước một ủy ban điều tra hoàng gia.
Đức Hồng Y Pell không tìm cách trì hoãn sự xuất hiện của mình trước ủy ban điều tra hoàng gia, Doumit nhấn mạnh. Khi ngài tiết lộ rằng tình trạng sức khoẽ ngăn cản ngài bay sang Úc để đích thân làm chứng, Đức Hồng Y đã yêu cầu được cung cấp lời khai qua một cầu truyền hình. Nhưng chủ tịch của ủy ban đã từ chối đề nghị đó.
Hơn nữa, hầu chắc là Đức Hồng Y Pell sẽ không cung cấp bất kỳ những chi tiết nào hoàn toàn mới mẻ vì ngài đã trình bày toàn bộ vấn đề, Doumit viết: "Có đủ những bằng chứng đã được công bố rộng rãi cung cấp cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng và toàn diện về các đáp trả của Đức Hồng Y với những cáo buộc chống lại ngài."
Một cáo buộc gần đây, trên các phương tiện truyền thông Úc, nói rằng có người đã nghe lỏm được câu chuyện giữa Đức Hồng Y Pell với một linh mục về một giáo sĩ ấu dâm. Nhưng chuyện đó gần như chắc chắn đã không xảy ra, bởi vì Đức Hồng Y Pell và vị linh mục kia ở hai thành phố khác nhau vào thời điểm nhân chứng khẳng định đã nghe lỏm được cuộc thảo luận của họ.
Tương tự như vậy, một tuyên bố nói rằng vị Hồng Y tương lai đã cố gắng để hối lộ một nạn nhân lạm dụng đừng báo cáo hành vi sai trái của một linh mục là sai, vì vào thời điểm cuộc nói chuyện này, Đức Tổng Giám Mục Pell biết rằng cảnh sát đã khởi sự cuộc điều tra.
Đức Hồng Y Pell không tìm cách trì hoãn sự xuất hiện của mình trước ủy ban điều tra hoàng gia, Doumit nhấn mạnh. Khi ngài tiết lộ rằng tình trạng sức khoẽ ngăn cản ngài bay sang Úc để đích thân làm chứng, Đức Hồng Y đã yêu cầu được cung cấp lời khai qua một cầu truyền hình. Nhưng chủ tịch của ủy ban đã từ chối đề nghị đó.
Hơn nữa, hầu chắc là Đức Hồng Y Pell sẽ không cung cấp bất kỳ những chi tiết nào hoàn toàn mới mẻ vì ngài đã trình bày toàn bộ vấn đề, Doumit viết: "Có đủ những bằng chứng đã được công bố rộng rãi cung cấp cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng và toàn diện về các đáp trả của Đức Hồng Y với những cáo buộc chống lại ngài."
Một cáo buộc gần đây, trên các phương tiện truyền thông Úc, nói rằng có người đã nghe lỏm được câu chuyện giữa Đức Hồng Y Pell với một linh mục về một giáo sĩ ấu dâm. Nhưng chuyện đó gần như chắc chắn đã không xảy ra, bởi vì Đức Hồng Y Pell và vị linh mục kia ở hai thành phố khác nhau vào thời điểm nhân chứng khẳng định đã nghe lỏm được cuộc thảo luận của họ.
Tương tự như vậy, một tuyên bố nói rằng vị Hồng Y tương lai đã cố gắng để hối lộ một nạn nhân lạm dụng đừng báo cáo hành vi sai trái của một linh mục là sai, vì vào thời điểm cuộc nói chuyện này, Đức Tổng Giám Mục Pell biết rằng cảnh sát đã khởi sự cuộc điều tra.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mở Cửa Năm Thánh tại Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Gp. Thái Bình
Hương Lúa
09:56 20/12/2015
Mở Cửa Năm Thánh tại Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Gp. Thái Bình
Trong bầu khí vui mừng mọi thành phần dân Chúa được tắm gội tràn trề trong suối hồng ân của Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa được Giáo phận khai mở vào ngày 13.12.2015, hôm nay, Chúa Nhật (20.12.2015), Cửa Thánh tại ngôi Đền Thánh Bác Trạch lại được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình - mở ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tín hữu tham dự và hưởng Ơn Toàn Xá trong suốt thời gian của năm hồng phúc này.
Xem Hình
Trước thánh lễ, cộng đoàn quy tụ lần chuỗi kính Lòng Thương Xót Chúa và lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Hôm nay, mặc dù có nhiều quý cha ngồi tòa giải tội, nhưng số người đến giao hòa quá đông nên phải xếp hàng chờ đợi; thậm chí nhiều cha đã không đồng tế thánh lễ, dành thời gian đó ngồi tòa để tiếp tục giúp đỡ các hối nhân.
Giữa bầu khí tưng bừng và nhộn nhịp hòa quyện với sắc màu của cờ hoa, các cây thông Noel, các hang đá Bêlem và những ngôi sao, hồi 9g00, sau những hồi chuông dồn dập ngân vang, báo hiệu giờ phút linh thiêng đã gần kề, mọi thành phần quy tụ khu khuôn viên phía đầu nhà thờ để thông phần vào nghi thức Phụng vụ. Nghi thức khởi đầu được cử hành tại Linh đài Đức Mẹ Lavang. Sau khi làm dấu xong, Đức Cha Phêrô ngỏ lời chào và mời gọi cộng đoàn cùng chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa với thánh vịnh 103 và cộng đoàn đồng thanh đáp: “Lòngthương xót của Cha tồn tại đến muôn đời”. Tiếp đến, ngài nhắn nhủ cộng đoàn hiệp thông với toàn thể Giáo Hội sống Năm Thánh Lòng THương Xót.
Sau bài công bố Tin Mừng, cộng đoàn lắng nghe trích Trọng sắc “Dung Mạo Lòng Thương Xót ” thiết lập Năm Thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Sau đó, đoàn rước từ từ di chuyển về cuối nhà thờ. Đi đầu là Thánh giá nến cao, rồi đến Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, các linh mục, nam nữ tu sỹ và cộng đoàn dân Chúa. Đặc biệt, hôm nay suốt chặng đường của cuộc rước không có âm vang của những đoàn kèn hay đoàn trống, mà thay vào đó là giọng hát du dương của ca đoàn Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch với lời ca “Kinh cầu Các Thánh”, làm cho bầu khí của nghi thức càng lắng đọng, trang trọng, linh thiêng và sốt sắng.
Dừng lại tại quảng trường cuối Đền thánh, quý cha và cộng đoàn đứng dưới sân, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ tiến lên bậc tam cấp và đi về phía cửa chính của Đền thánh, ngài đã long trọng cử hành nghi thức mở Cửa Thánh. Đức Cha bước qua Cửa Thánh và lần lượt mọi người theo sau ngài cùng bước qua cánh cửa này để hướng tới Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép nước và rẩy trên cộng đoàn, và ngài mời gọi cộng đoàn hãy tín thác vào tình yêu và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã nhấn mạnh đến tình yêu thương tha thứ của Thiên Chúa đối với loài người. Ngài cho thấy, cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, không một người cha mẹ nào lại có thể nỡ tâm lãnh cảm trước những đau khổ của con cái mình. Cũng thế, Thiên Chúa chính là người Cha chung của nhân loại, chứ không phải là một quan án. Ngài là Đấng đầy lòng thương xót. Vì thế, Ngài luôn yêu thương và tha thứ cho con người, và Ngài luôn thấu suốt con cái mình cần những gì. Tuy nhiên, chúng ta không được nại vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa mà chỉ đến với Ngài mang tính chất vụ lợi, nhưng hãy đến với Ngài bằng tình con thảo và tình yêu mến.
Tiếp tục bài giảng, Đức Cha còn quảng diễn ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót để cộng đoàn được hiểu và tận dụng hồng ân cao quý này mà kín múc được nguồn ơn thiêng sung mãn nơi tình yêu thương vô bờ bến của Chúa.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Đền Thánh bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Cha đã thương và tạo mọi điều kiện cho chiên đoàn Giáo phận được hành hương và đón nhận Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh qua việc mở thêm Cửa Thánh tại nơi đây. Ông cũng nói lời cám ơn tới quý Đức ông, quý cha, quý khách hành hương và toàn thể cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trong ngày Đại lễ hôm nay.
Như vây, kể từ hôm nay (20.12.2015) Giáo phận Thái Bình chính thức có 2 điểm để các tín hữu hành hương và lãnh Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, đó là Nhà thờ Chính Tòa và Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch.
Hương Lúa
Trong bầu khí vui mừng mọi thành phần dân Chúa được tắm gội tràn trề trong suối hồng ân của Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa được Giáo phận khai mở vào ngày 13.12.2015, hôm nay, Chúa Nhật (20.12.2015), Cửa Thánh tại ngôi Đền Thánh Bác Trạch lại được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình - mở ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tín hữu tham dự và hưởng Ơn Toàn Xá trong suốt thời gian của năm hồng phúc này.
Xem Hình
Trước thánh lễ, cộng đoàn quy tụ lần chuỗi kính Lòng Thương Xót Chúa và lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Hôm nay, mặc dù có nhiều quý cha ngồi tòa giải tội, nhưng số người đến giao hòa quá đông nên phải xếp hàng chờ đợi; thậm chí nhiều cha đã không đồng tế thánh lễ, dành thời gian đó ngồi tòa để tiếp tục giúp đỡ các hối nhân.
Giữa bầu khí tưng bừng và nhộn nhịp hòa quyện với sắc màu của cờ hoa, các cây thông Noel, các hang đá Bêlem và những ngôi sao, hồi 9g00, sau những hồi chuông dồn dập ngân vang, báo hiệu giờ phút linh thiêng đã gần kề, mọi thành phần quy tụ khu khuôn viên phía đầu nhà thờ để thông phần vào nghi thức Phụng vụ. Nghi thức khởi đầu được cử hành tại Linh đài Đức Mẹ Lavang. Sau khi làm dấu xong, Đức Cha Phêrô ngỏ lời chào và mời gọi cộng đoàn cùng chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa với thánh vịnh 103 và cộng đoàn đồng thanh đáp: “Lòngthương xót của Cha tồn tại đến muôn đời”. Tiếp đến, ngài nhắn nhủ cộng đoàn hiệp thông với toàn thể Giáo Hội sống Năm Thánh Lòng THương Xót.
Sau bài công bố Tin Mừng, cộng đoàn lắng nghe trích Trọng sắc “Dung Mạo Lòng Thương Xót ” thiết lập Năm Thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Sau đó, đoàn rước từ từ di chuyển về cuối nhà thờ. Đi đầu là Thánh giá nến cao, rồi đến Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, các linh mục, nam nữ tu sỹ và cộng đoàn dân Chúa. Đặc biệt, hôm nay suốt chặng đường của cuộc rước không có âm vang của những đoàn kèn hay đoàn trống, mà thay vào đó là giọng hát du dương của ca đoàn Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch với lời ca “Kinh cầu Các Thánh”, làm cho bầu khí của nghi thức càng lắng đọng, trang trọng, linh thiêng và sốt sắng.
Dừng lại tại quảng trường cuối Đền thánh, quý cha và cộng đoàn đứng dưới sân, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ tiến lên bậc tam cấp và đi về phía cửa chính của Đền thánh, ngài đã long trọng cử hành nghi thức mở Cửa Thánh. Đức Cha bước qua Cửa Thánh và lần lượt mọi người theo sau ngài cùng bước qua cánh cửa này để hướng tới Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép nước và rẩy trên cộng đoàn, và ngài mời gọi cộng đoàn hãy tín thác vào tình yêu và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã nhấn mạnh đến tình yêu thương tha thứ của Thiên Chúa đối với loài người. Ngài cho thấy, cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, không một người cha mẹ nào lại có thể nỡ tâm lãnh cảm trước những đau khổ của con cái mình. Cũng thế, Thiên Chúa chính là người Cha chung của nhân loại, chứ không phải là một quan án. Ngài là Đấng đầy lòng thương xót. Vì thế, Ngài luôn yêu thương và tha thứ cho con người, và Ngài luôn thấu suốt con cái mình cần những gì. Tuy nhiên, chúng ta không được nại vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa mà chỉ đến với Ngài mang tính chất vụ lợi, nhưng hãy đến với Ngài bằng tình con thảo và tình yêu mến.
Tiếp tục bài giảng, Đức Cha còn quảng diễn ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót để cộng đoàn được hiểu và tận dụng hồng ân cao quý này mà kín múc được nguồn ơn thiêng sung mãn nơi tình yêu thương vô bờ bến của Chúa.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Đền Thánh bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Cha đã thương và tạo mọi điều kiện cho chiên đoàn Giáo phận được hành hương và đón nhận Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh qua việc mở thêm Cửa Thánh tại nơi đây. Ông cũng nói lời cám ơn tới quý Đức ông, quý cha, quý khách hành hương và toàn thể cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trong ngày Đại lễ hôm nay.
Như vây, kể từ hôm nay (20.12.2015) Giáo phận Thái Bình chính thức có 2 điểm để các tín hữu hành hương và lãnh Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, đó là Nhà thờ Chính Tòa và Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch.
Hương Lúa
Văn Hóa
Con Trời Dựng Lều
Nguyễn Trung Tây
05:45 20/12/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Con Trời Dựng Lều
Em gửi tôi tấm thiệp in hình hang đá với hàng chữ, “Merry Christmas!”
Em đưa lên FaceBook nhiều tấm hình chụp xứ đạo hoặc góc phố tưng bừng dựng hang đá và cây thông mừng Giáng Sinh ở Mỹ, Việt Nam, Hòa Lan, Ba Tây, và nhiều nơi khác trên thế giới.
Em phóng lên FaceBook đoạn phim quay phố lớn Sydney, nhà thờ chánh tòa St. Mary về đêm chiếu sáng mặt tiền những phiên bản Mẹ bồng Hài Nhi rõ từng nét. Trời đêm đen mùa hè Nam Bán Cầu tháng 12 hóa ra phông nền tô thêm đậm hình Con Trời.
Nhìn thiệp Giáng Sinh, hang đá muôn mầu sắc, hình Con Trời ngủ say, ngôi sao rực rỡ và cây thông chớp sáng, tôi xôn xao bởi lại thêm một lần nữa, mùa Con Trời Dựng Lều lại về.
Giáng Sinh định nghĩa trọn vẹn trong một câu thật ngắn, “Và Ngôi Lời đã thành người, và định cư giữa chúng ta” (John 1:14). Định cư hay đúng nhất là dựng lều/σκηνόω/skê-nó-ô, động từ tác giả sử dụng trong văn bản nguyên thủy (tiếng Koine). Động từ dựng lều lấy từ hình ảnh dân du mục Do Thái trong sa mạc skê-nó-ô, dựng lều; và Giavê Thiên Chúa skê-nó-ô ở ngay giữa những lều du mục. Trong suốt một chặng đường sa mạc, Giavê Thiên Chúa luôn luôn dựng lều và đồng hành chia sẻ buồn vui với dân du mục. “Và Ngôi Lời đã thành người, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta,” ý nghĩa đích thực của câu văn bất hủ. Từ thiên đàng, Con Trời từ bỏ thiên tính, và Ngài ngài xuống trần thế làm người. Trần gian dựng lều để sống cuộc đời lữ hành, Con Trời cũng thế, Ngài dựng lều, sống như mọi người và đồng hành cùng mọi người. Bởi thế, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên, bài ngợi ca Con Trời Dựng Lều đã xuất hiện,
Đức Giêsu Kitô,
tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).
Em đi du lịch tới Thái Lan, bay qua Na Uy, ghé vào Úc Châu. Em đi nhiều lắm. Em chụp hình với học sinh thiểu số Thái Lan, em ngồi ngay giữa thổ dân Úc Châu. Ở đâu cũng thế, miệng em cười tươi. Em sống và đi làm ở Alice Springs gần hai năm. Em kiếm tiền, để dành. Về lại nước, em học tiếp hai năm còn lại. Có những lần tôi mang em vào sa mạc sinh hoạt mục vụ với thổ dân. Nhìn em cao lớn đứng phát bánh mì thơm ròn với những hạt mồ hôi lăn tròn trên khuôn mặt bởi trời nắng chói chang sa mạc, tôi biết em hạnh phúc, niềm hạnh phúc đơn sơ bởi được phục vụ. Trước khi chia tay về nước, tôi hỏi em có muốn sống ở vùng sa mạc hay không? Em không do dự, trả lời ngay, rất thành thực! Em nói em muốn dựng lều sống bên Úc, nhưng sống ở phố lớn Sydney hoặc thị trấn Melbourne, đường xá rộn ràng. Em nói người truyền giáo mới thích dựng lều sống với Thổ Dân vùng sa mạc.
Tôi không ngạc nhiên, bởi nhận xét của em đúng, thật sự ra rất đúng. Nhưng tôi nói với em, “Nếu phải dùng hình ảnh để so sánh, đừng quên Con Trời cũng đã từng dựng lều và sống giữa ‘Thổ Dân’ vậy thôi”.
Con Trời hồi đó dựng lều sống giữa người Do Thái, học hỏi văn hóa Do Thái, nói tiếng Do Thái, khoác vào người y phục Do Thái, ăn bánh mì Do Thái.
Ngài dựng lều-sinh ra ở Bethlehem, dựng lều-lớn lên tại phố nhỏ Nazareth, và dựng lều-chết đi lặng lẽ ở kinh thành Jerusalem.
Ngài, tuổi ấu thơ, cũng hốt hoảng trong đêm vội vã dựng lều-lên đường tỵ nạn.
Ngài dựng lều-học nghề tầm thường từ Bố Joseph thợ mộc.
Con Trời đồng hành với “thổ dân” thu thuế, giao tiếp với “thổ dân” gái giang hồ. Con Trời chọn sống đời sống tầm thường của những người tầm thường. Cả một đời sống dựng lều trên mặt đất, Con Trời sống với và sống y như mọi người dựng lều chung quanh. Ngài cười rạng rỡ trong tiệc cưới Cana với đôi vợ chồng không hề hay biết rượu nồng tiệc cưới đã bốc cạn khô! Ngài khóc với Martha bên ngôi mộ đá người thân! Ngài đồng hành và chăm chú lắng nghe tâm sự của hai người mất hy vọng trên đường Emmaus!
Hơn 30 mươi năm dựng lều dưới trần gian, Con Trời sống thiết tha với cuộc sống của một người dựng lều, và với những người mà Ngài được thiên đàng gửi tới. Con Trời gắn bó với những người dựng lều chung quanh lều của riêng Ngài. Ngài biết tên họ, bên ngôi mộ đá Con Trời gọi, “Lazarus,” tên của người đã chôn bốn ngày. Ngài biết họ nghĩ gì, trên sân đền thờ trước mặt người đàn bà và đám đông Con Trời nói, “Ai trong các ông nghĩ mình không có tội thì hãy ném đá người phụ nữ này đi?”
Con Trời tôn trọng văn hóa trần gian. Thật sự ra Con Trời yêu con người, và bởi yêu, Con Trời dựng lều sống với con người!
Nong Bua Lamphu, một vùng hẻo lánh đông bắc Thái Lan, nơi đó, Ngôi Lời Úc Châu dựng lều, sống phục vụ thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, tất cả đều nhiễm căn bệnh hiểm nghèo Sida. Mùa Chay và Tuần Thánh năm 2015 tôi ghé vào Nong Bua Lamphu công tác. Đặt bước chân tới trung tâm Ngôi Lời, thoạt tiên tôi sợ, nỗi sợ bình thường của người chưa bao giờ giao tiếp với người mang trong máu siêu vi khuẩn Sida. Nhưng chỉ trong một thời gian thật ngắn, chứng kiến tu sĩ Ngôi Lời chăm sóc, vui đùa, rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly và đá banh trên sân cỏ với người nhiễm khuẩn Sida, mắt tôi mở ra, nỗi sợ tan biến. Tôi học theo tu sĩ Ngôi Lời, những nhà truyền giáo đã dựng lều sống bình thường với người Thái Sida từ những năm 1997. Nhìn những tu sĩ Ngôi Lời nói tiếng Thái, ngồi bệt dưới đất ăn thức ăn Thái cay cay giữa những người Thái, nước da tu sĩ thuả xưa trắng tươi giờ ngăm ngăm đen phong trần, tôi nghĩ tới cụm từ “Con Trời Dựng Lều”.
Tôi nói với em đêm Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thế giải nghĩa động từ Dựng Lều với trần gian; dựng lều là như thế, thiết tha với cuộc sống dựng lều, dù biết trước đoạn kết của cuộc sống dựng lều giữa đời sẽ chấm dứt trên đỉnh núi Sọ.
Là nhà truyền giáo, tôi ý thức với đời sống dựng lều của riêng mình. Người dân (không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, phái tính) nơi tôi được gửi tới là người để tôi dựng lều-sống với họ. Tôi phát triển khả năng đồng hành và lắng nghe để biết tâm tình của riêng từng người. Lều của họ và lều của tôi, chiều kích và nội thất tương xứng!
Giáng Sinh về! Nhìn hang đá, nhìn cây thông xanh ngăn ngắt vươn cao, nhìn đèn màu giăng mắc sáng rực phố phường, tôi xôn xao bởi biết Con Trời yêu tôi, một hạt cát tầm thường, một hạt bụi chấm nhỏ! Và bởi yêu tôi, Con Trời dựng lều sống thiết tha với túp lều nhỏ bé của một hạt cát tầm thường.
Giáng Sinh đã tới! Kính chúc tất cả độc giả của quán nước đầu làng một mùa Giáng Sinh rộn ràng niềm vui và tràn đầy bình an.
Nguyện cầu sinh nhật của hài nhi Giêsu hồi sinh tâm hồn của riêng từng người và mang tới nhiều niềm vui cho nhân loại.
Mong ước rất nhiều Năm Mới 2016 ban tặng thêm nhiều sức khỏe và thành công cho mọi người trong chúng ta.
□ God's Son Pitched His Tent
You sent me a card printed with nativity scene and the joyful greetings, “Merry Christmas!”
You posted to your FaceBook the many photos you captured nativity scenes and Christmas trees of parishes and streets in the US, Vietnam, Holland, Brazil and many other countries.
You uploaded to your FaceBook a video clip of St. Mary’s Cathedral in Sydney, magnificently illuminated with different images of the Madonna. The evening summer sky of the Southern Hemisphere in December became a huge backdrop for the stage that vividly displayed enormous images of God’s Son in brilliant lights.
Having received the Christmas card, seen the colourful nativity scenes decorated with bright stars and the twinkling and flashing lights on Christmas trees, and having mulled over the images of God’s Son in His heavenly sleep, the joyful spirit of Christmas slowly permeated my weary soul, for I was gently reminded that the Season of God’s Son-Pitching-His Tent has again come to the earth.
Christmas is defined in a short Biblical verse, “And the Word became flesh, and dwelt among us” (John 1:14). Dwelling or more accurately pitching a tent, σκηνόω/skēnóō, the verb that the evangelist employed in the Koine gospel. To “pitch a tent” is the verb rooted in the Biblical accounts related to the nomadic Hebrews in the desert who skēnóō /pitched their tents at resting places, and the Lord God also ἐσκήνωσεν/eskēnōsen/pitched God’s tent among the nomadic tents. Above all, during the desert period, God, through God’s own tent, journeyed with the nomadic Hebrews. The phrase, “And the Word became flesh, and pitched His tent among us,” therefore denotes a more accurate translation of this famous verse. Indeed, from heaven, God’s Son surrendered His divinity, and the Logos came down to the earth to become a man. As human beings pitched tents along their own pilgrimage journey, so did the Son; and God’s Son journeyed with all the human beings to whom He was commissioned. To reflect this profound theology, during the first century, the Christological hymn to praise God’s Son-Pitching-His Tent was composed and sung among the Christian communities,
Though he was in the form of God,
did not regard equality with God
as something to be exploited,
but emptied himself,
taking the form of a slave,
being born in human likeness.
And being found in human form (Phil 2:6-7).
Through your activities on your FaceBook, I know you travelled to Thailand, Norway, and Australia. You visited many countries in the world. You posted to the FaceBook the photos of you took with minority students in a cultural village in Thailand, and in the middle of the Indigenous in Central Australia. In all the photos, you appeared with a bright smile. You lived and worked in Alice Springs for almost 2 years. The money that you earned from your work you saved for your last two years in the university in your country. There were times I brought you along for the ministries with the Indigenous in the Red Centre. On one occasion I saw you, with sweat rolling down on your face due to the scorching heat of the desert, delivering bread to the Indigenous. I perceived your joy, the simple joy of serving. Before returning to your country, I asked you, “Would you like pitching your tent in the desert?” Very quickly you answered me, a very honest reply. You said,
“I’d like pitching my tent in Australia, but preferably in Sydney or Melbourne! Only missionaries would love to pitch their tents among the Indigenous in the desert.”
I was not surprised at your reply, for you were right; actually you were very right. Then I shared my own observation with you,
“Don’t forget that God’s Son had pitched his tent among the ‘Indigenous’.”
God’s Son indeed pitched His tent among the Jews, learnt the Jewish culture, spoke Aramaic, dressed in the Jewish clothes and enjoyed Jewish bread.
He pitched his tent in Palestine by being born in Bethlehem, brought up in an unknown town of Nazareth, and then died a tragic death in the city of Jerusalem.
At a very young age he pitched his tent in Egypt as a refugee.
He pitched his tent by learning the trade of his father Joseph, a carpenter of Nazareth.
God’s Son journeyed with the Indigenous tax collectors and sinful women. God’s Son chose to live a very ordinary life among the ordinary people. All of his earthly life, He pitched tent in the same way as those who pitched their tents in the village. He laughed with the newly wed couple who were not aware that the wedding wine had run out in the middle of the wedding banquet! He wept with Martha by the tomb of her brother! He journeyed with and listened attentively to the two despairing disciples on the Emmaus road!
For more than 30 years he pitched His tent on the earth, God’s Son lived passionately with the life of His own and with those to whom He was sent. God’s Son developed friendships with people who pitched tents next to His. He knew their names. In front of a tomb in Bethany He called, “Lazarus,” the name of His dead friend who had been buried for four days. He knew what people thought, that’s why on the Temple courtyard and in front of the adulterous woman and the crowd, he asked, “Let anyone among you who is without sin be the first to throw a stone at her?”
God’s Son respected people of the earth. God’s Son loved the people who live in this sinful world; and because of this agape, God’s Son pitched tent among them.
Nong Bua Lamphu, a rural area in northeast Thailand is an area in which the Divine Word Missionaries of the Australia Province have pitched their tents among the children, teenagers, and adults who are HIV positive. During Lent and the Holy Week of this year, I went to Nong Bua Lamphu for mission activities. As soon as I set foot in the SVD center, fear filled my mind, the fear of a person who has never had any contact with the people infected with this deadly virus. But, in a very short time, having witnessed how the SVDs cared for these people, how they washed their feet during the Holy Thursday Mass, and played soccer games with them, I was converted, I was actually granted new eyes, and the fear was gone. I really learnt from my fellow SVDs who have pitched tents in Nong Bua Lamphu since 1997. Seeing the SVDs talking in Thais, sitting on the ground while enjoying spicy Thai food with the people, their skin once light now turned dark brown, the phrase “God’s Son Pitched His Tent” permeated my mind.
I told you on Christmas night, the Word was born to explain to us the true meaning of the verb, to pitch a tent, which means to live passionately with the people, even though this kind of life for Jesus terminated on Golgotha.
Working as a missionary, I am also aware of my own pitching-tent life. People regardless of race, faith, gender to whom I am sent are the people that I pitch my tent among. I should be able to develop the ministry of being present to and the ability to listen to each individual. Their tents and my tent have to be the same.
Christmas has comes! Seeing the nativity scene, the Christmas tree, the Christmas lights that brighten up many houses and streets, I feel joyful, for I deeply acknowledge that God’s Son truly loves me, a tiny grain of sand, an insignificant being! But because of this love, God’s Son is willing to pitch His tent among the tiny tent of this grain of sand.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Con Trời Dựng Lều
Em gửi tôi tấm thiệp in hình hang đá với hàng chữ, “Merry Christmas!”
Em đưa lên FaceBook nhiều tấm hình chụp xứ đạo hoặc góc phố tưng bừng dựng hang đá và cây thông mừng Giáng Sinh ở Mỹ, Việt Nam, Hòa Lan, Ba Tây, và nhiều nơi khác trên thế giới.
Em phóng lên FaceBook đoạn phim quay phố lớn Sydney, nhà thờ chánh tòa St. Mary về đêm chiếu sáng mặt tiền những phiên bản Mẹ bồng Hài Nhi rõ từng nét. Trời đêm đen mùa hè Nam Bán Cầu tháng 12 hóa ra phông nền tô thêm đậm hình Con Trời.
Nhìn thiệp Giáng Sinh, hang đá muôn mầu sắc, hình Con Trời ngủ say, ngôi sao rực rỡ và cây thông chớp sáng, tôi xôn xao bởi lại thêm một lần nữa, mùa Con Trời Dựng Lều lại về.
Giáng Sinh định nghĩa trọn vẹn trong một câu thật ngắn, “Và Ngôi Lời đã thành người, và định cư giữa chúng ta” (John 1:14). Định cư hay đúng nhất là dựng lều/σκηνόω/skê-nó-ô, động từ tác giả sử dụng trong văn bản nguyên thủy (tiếng Koine). Động từ dựng lều lấy từ hình ảnh dân du mục Do Thái trong sa mạc skê-nó-ô, dựng lều; và Giavê Thiên Chúa skê-nó-ô ở ngay giữa những lều du mục. Trong suốt một chặng đường sa mạc, Giavê Thiên Chúa luôn luôn dựng lều và đồng hành chia sẻ buồn vui với dân du mục. “Và Ngôi Lời đã thành người, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta,” ý nghĩa đích thực của câu văn bất hủ. Từ thiên đàng, Con Trời từ bỏ thiên tính, và Ngài ngài xuống trần thế làm người. Trần gian dựng lều để sống cuộc đời lữ hành, Con Trời cũng thế, Ngài dựng lều, sống như mọi người và đồng hành cùng mọi người. Bởi thế, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên, bài ngợi ca Con Trời Dựng Lều đã xuất hiện,
Đức Giêsu Kitô,
tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).
Em đi du lịch tới Thái Lan, bay qua Na Uy, ghé vào Úc Châu. Em đi nhiều lắm. Em chụp hình với học sinh thiểu số Thái Lan, em ngồi ngay giữa thổ dân Úc Châu. Ở đâu cũng thế, miệng em cười tươi. Em sống và đi làm ở Alice Springs gần hai năm. Em kiếm tiền, để dành. Về lại nước, em học tiếp hai năm còn lại. Có những lần tôi mang em vào sa mạc sinh hoạt mục vụ với thổ dân. Nhìn em cao lớn đứng phát bánh mì thơm ròn với những hạt mồ hôi lăn tròn trên khuôn mặt bởi trời nắng chói chang sa mạc, tôi biết em hạnh phúc, niềm hạnh phúc đơn sơ bởi được phục vụ. Trước khi chia tay về nước, tôi hỏi em có muốn sống ở vùng sa mạc hay không? Em không do dự, trả lời ngay, rất thành thực! Em nói em muốn dựng lều sống bên Úc, nhưng sống ở phố lớn Sydney hoặc thị trấn Melbourne, đường xá rộn ràng. Em nói người truyền giáo mới thích dựng lều sống với Thổ Dân vùng sa mạc.
Tôi không ngạc nhiên, bởi nhận xét của em đúng, thật sự ra rất đúng. Nhưng tôi nói với em, “Nếu phải dùng hình ảnh để so sánh, đừng quên Con Trời cũng đã từng dựng lều và sống giữa ‘Thổ Dân’ vậy thôi”.
Con Trời hồi đó dựng lều sống giữa người Do Thái, học hỏi văn hóa Do Thái, nói tiếng Do Thái, khoác vào người y phục Do Thái, ăn bánh mì Do Thái.
Ngài dựng lều-sinh ra ở Bethlehem, dựng lều-lớn lên tại phố nhỏ Nazareth, và dựng lều-chết đi lặng lẽ ở kinh thành Jerusalem.
Ngài, tuổi ấu thơ, cũng hốt hoảng trong đêm vội vã dựng lều-lên đường tỵ nạn.
Ngài dựng lều-học nghề tầm thường từ Bố Joseph thợ mộc.
Con Trời đồng hành với “thổ dân” thu thuế, giao tiếp với “thổ dân” gái giang hồ. Con Trời chọn sống đời sống tầm thường của những người tầm thường. Cả một đời sống dựng lều trên mặt đất, Con Trời sống với và sống y như mọi người dựng lều chung quanh. Ngài cười rạng rỡ trong tiệc cưới Cana với đôi vợ chồng không hề hay biết rượu nồng tiệc cưới đã bốc cạn khô! Ngài khóc với Martha bên ngôi mộ đá người thân! Ngài đồng hành và chăm chú lắng nghe tâm sự của hai người mất hy vọng trên đường Emmaus!
Hơn 30 mươi năm dựng lều dưới trần gian, Con Trời sống thiết tha với cuộc sống của một người dựng lều, và với những người mà Ngài được thiên đàng gửi tới. Con Trời gắn bó với những người dựng lều chung quanh lều của riêng Ngài. Ngài biết tên họ, bên ngôi mộ đá Con Trời gọi, “Lazarus,” tên của người đã chôn bốn ngày. Ngài biết họ nghĩ gì, trên sân đền thờ trước mặt người đàn bà và đám đông Con Trời nói, “Ai trong các ông nghĩ mình không có tội thì hãy ném đá người phụ nữ này đi?”
Con Trời tôn trọng văn hóa trần gian. Thật sự ra Con Trời yêu con người, và bởi yêu, Con Trời dựng lều sống với con người!
Nong Bua Lamphu, một vùng hẻo lánh đông bắc Thái Lan, nơi đó, Ngôi Lời Úc Châu dựng lều, sống phục vụ thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, tất cả đều nhiễm căn bệnh hiểm nghèo Sida. Mùa Chay và Tuần Thánh năm 2015 tôi ghé vào Nong Bua Lamphu công tác. Đặt bước chân tới trung tâm Ngôi Lời, thoạt tiên tôi sợ, nỗi sợ bình thường của người chưa bao giờ giao tiếp với người mang trong máu siêu vi khuẩn Sida. Nhưng chỉ trong một thời gian thật ngắn, chứng kiến tu sĩ Ngôi Lời chăm sóc, vui đùa, rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly và đá banh trên sân cỏ với người nhiễm khuẩn Sida, mắt tôi mở ra, nỗi sợ tan biến. Tôi học theo tu sĩ Ngôi Lời, những nhà truyền giáo đã dựng lều sống bình thường với người Thái Sida từ những năm 1997. Nhìn những tu sĩ Ngôi Lời nói tiếng Thái, ngồi bệt dưới đất ăn thức ăn Thái cay cay giữa những người Thái, nước da tu sĩ thuả xưa trắng tươi giờ ngăm ngăm đen phong trần, tôi nghĩ tới cụm từ “Con Trời Dựng Lều”.
Tôi nói với em đêm Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thế giải nghĩa động từ Dựng Lều với trần gian; dựng lều là như thế, thiết tha với cuộc sống dựng lều, dù biết trước đoạn kết của cuộc sống dựng lều giữa đời sẽ chấm dứt trên đỉnh núi Sọ.
Là nhà truyền giáo, tôi ý thức với đời sống dựng lều của riêng mình. Người dân (không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, phái tính) nơi tôi được gửi tới là người để tôi dựng lều-sống với họ. Tôi phát triển khả năng đồng hành và lắng nghe để biết tâm tình của riêng từng người. Lều của họ và lều của tôi, chiều kích và nội thất tương xứng!
Giáng Sinh về! Nhìn hang đá, nhìn cây thông xanh ngăn ngắt vươn cao, nhìn đèn màu giăng mắc sáng rực phố phường, tôi xôn xao bởi biết Con Trời yêu tôi, một hạt cát tầm thường, một hạt bụi chấm nhỏ! Và bởi yêu tôi, Con Trời dựng lều sống thiết tha với túp lều nhỏ bé của một hạt cát tầm thường.
Giáng Sinh đã tới! Kính chúc tất cả độc giả của quán nước đầu làng một mùa Giáng Sinh rộn ràng niềm vui và tràn đầy bình an.
Nguyện cầu sinh nhật của hài nhi Giêsu hồi sinh tâm hồn của riêng từng người và mang tới nhiều niềm vui cho nhân loại.
Mong ước rất nhiều Năm Mới 2016 ban tặng thêm nhiều sức khỏe và thành công cho mọi người trong chúng ta.
□ God's Son Pitched His Tent
You sent me a card printed with nativity scene and the joyful greetings, “Merry Christmas!”
You posted to your FaceBook the many photos you captured nativity scenes and Christmas trees of parishes and streets in the US, Vietnam, Holland, Brazil and many other countries.
You uploaded to your FaceBook a video clip of St. Mary’s Cathedral in Sydney, magnificently illuminated with different images of the Madonna. The evening summer sky of the Southern Hemisphere in December became a huge backdrop for the stage that vividly displayed enormous images of God’s Son in brilliant lights.
Having received the Christmas card, seen the colourful nativity scenes decorated with bright stars and the twinkling and flashing lights on Christmas trees, and having mulled over the images of God’s Son in His heavenly sleep, the joyful spirit of Christmas slowly permeated my weary soul, for I was gently reminded that the Season of God’s Son-Pitching-His Tent has again come to the earth.
Christmas is defined in a short Biblical verse, “And the Word became flesh, and dwelt among us” (John 1:14). Dwelling or more accurately pitching a tent, σκηνόω/skēnóō, the verb that the evangelist employed in the Koine gospel. To “pitch a tent” is the verb rooted in the Biblical accounts related to the nomadic Hebrews in the desert who skēnóō /pitched their tents at resting places, and the Lord God also ἐσκήνωσεν/eskēnōsen/pitched God’s tent among the nomadic tents. Above all, during the desert period, God, through God’s own tent, journeyed with the nomadic Hebrews. The phrase, “And the Word became flesh, and pitched His tent among us,” therefore denotes a more accurate translation of this famous verse. Indeed, from heaven, God’s Son surrendered His divinity, and the Logos came down to the earth to become a man. As human beings pitched tents along their own pilgrimage journey, so did the Son; and God’s Son journeyed with all the human beings to whom He was commissioned. To reflect this profound theology, during the first century, the Christological hymn to praise God’s Son-Pitching-His Tent was composed and sung among the Christian communities,
Though he was in the form of God,
did not regard equality with God
as something to be exploited,
but emptied himself,
taking the form of a slave,
being born in human likeness.
And being found in human form (Phil 2:6-7).
Through your activities on your FaceBook, I know you travelled to Thailand, Norway, and Australia. You visited many countries in the world. You posted to the FaceBook the photos of you took with minority students in a cultural village in Thailand, and in the middle of the Indigenous in Central Australia. In all the photos, you appeared with a bright smile. You lived and worked in Alice Springs for almost 2 years. The money that you earned from your work you saved for your last two years in the university in your country. There were times I brought you along for the ministries with the Indigenous in the Red Centre. On one occasion I saw you, with sweat rolling down on your face due to the scorching heat of the desert, delivering bread to the Indigenous. I perceived your joy, the simple joy of serving. Before returning to your country, I asked you, “Would you like pitching your tent in the desert?” Very quickly you answered me, a very honest reply. You said,
“I’d like pitching my tent in Australia, but preferably in Sydney or Melbourne! Only missionaries would love to pitch their tents among the Indigenous in the desert.”
I was not surprised at your reply, for you were right; actually you were very right. Then I shared my own observation with you,
“Don’t forget that God’s Son had pitched his tent among the ‘Indigenous’.”
God’s Son indeed pitched His tent among the Jews, learnt the Jewish culture, spoke Aramaic, dressed in the Jewish clothes and enjoyed Jewish bread.
He pitched his tent in Palestine by being born in Bethlehem, brought up in an unknown town of Nazareth, and then died a tragic death in the city of Jerusalem.
At a very young age he pitched his tent in Egypt as a refugee.
He pitched his tent by learning the trade of his father Joseph, a carpenter of Nazareth.
God’s Son journeyed with the Indigenous tax collectors and sinful women. God’s Son chose to live a very ordinary life among the ordinary people. All of his earthly life, He pitched tent in the same way as those who pitched their tents in the village. He laughed with the newly wed couple who were not aware that the wedding wine had run out in the middle of the wedding banquet! He wept with Martha by the tomb of her brother! He journeyed with and listened attentively to the two despairing disciples on the Emmaus road!
For more than 30 years he pitched His tent on the earth, God’s Son lived passionately with the life of His own and with those to whom He was sent. God’s Son developed friendships with people who pitched tents next to His. He knew their names. In front of a tomb in Bethany He called, “Lazarus,” the name of His dead friend who had been buried for four days. He knew what people thought, that’s why on the Temple courtyard and in front of the adulterous woman and the crowd, he asked, “Let anyone among you who is without sin be the first to throw a stone at her?”
God’s Son respected people of the earth. God’s Son loved the people who live in this sinful world; and because of this agape, God’s Son pitched tent among them.
Nong Bua Lamphu, a rural area in northeast Thailand is an area in which the Divine Word Missionaries of the Australia Province have pitched their tents among the children, teenagers, and adults who are HIV positive. During Lent and the Holy Week of this year, I went to Nong Bua Lamphu for mission activities. As soon as I set foot in the SVD center, fear filled my mind, the fear of a person who has never had any contact with the people infected with this deadly virus. But, in a very short time, having witnessed how the SVDs cared for these people, how they washed their feet during the Holy Thursday Mass, and played soccer games with them, I was converted, I was actually granted new eyes, and the fear was gone. I really learnt from my fellow SVDs who have pitched tents in Nong Bua Lamphu since 1997. Seeing the SVDs talking in Thais, sitting on the ground while enjoying spicy Thai food with the people, their skin once light now turned dark brown, the phrase “God’s Son Pitched His Tent” permeated my mind.
I told you on Christmas night, the Word was born to explain to us the true meaning of the verb, to pitch a tent, which means to live passionately with the people, even though this kind of life for Jesus terminated on Golgotha.
Working as a missionary, I am also aware of my own pitching-tent life. People regardless of race, faith, gender to whom I am sent are the people that I pitch my tent among. I should be able to develop the ministry of being present to and the ability to listen to each individual. Their tents and my tent have to be the same.
Christmas has comes! Seeing the nativity scene, the Christmas tree, the Christmas lights that brighten up many houses and streets, I feel joyful, for I deeply acknowledge that God’s Son truly loves me, a tiny grain of sand, an insignificant being! But because of this love, God’s Son is willing to pitch His tent among the tiny tent of this grain of sand.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Bài học Giáng Sinh khó nghèo
Đinh Văn Tiến Hùng
20:28 20/12/2015
“…Khi ấy Mẹ Maria gần đến ngày sinh, hoàng đế Roma ban bố sắc lệnh, truyền mọi người dân trong toàn đế quốc, phải ghi tên vào sổ kiểm tra tại quê tổ của mình. Thánh Giuse và Mẹ Maria dù rất phiền lòng, nhưng phó thác mọi sự cho Thiên Chúa và vui vẻ lên đường về Miền Nam.
Bấy giờ là mùa đông, cuộc hành trình trở nên mệt nhọc. Vì đôi bạn nghèo nên các hàng quán dọc đường xử tệ. Họ để Hai Vị phải nằm ngoài cửa, có lần còn dồn xuống những căn phòng dơ bẩn, có nơi phải ở chung với súc vật.
Sau 5 ngày dài vất vả trên đường, Thánh Giuse và Mẹ tới Belem, Hai Người đi từ nhà nọ sang nhà kia xin tạm trú, nhưng người ta đều xua đuổi, cả những chỗ quen biết cũng khinh chê. Tính ra có đến 50 nhà xin trọ qua đêm mà không được.
Khoảng 9 giờ đêm, Thánh Giuse vừa mệt nhọc vừa buồn sầu, Người không biết có còn nơi nào ở tạm được nữa, ngoài một hang đá ngoài thành. Mẹ Maria khuyên Người cứ vui lên mà đi. Hang này khốn khó đến nỗi bấy giờ ở Belem dù đầy người, nhưng không ai thèm ra trú ngụ nơi đó.
Khi vào đến hang Mẹ và Thánh Giuse vui mừng quì xuống tạ ơn Chúa.
Mẹ bắt tay vào quét dọn sạch sẽ. Tiết trời lạnh lắm, nên Thánh Giuse nhóm lên một đống lửa và xin Đức Trinh Nữ dùng với mình một chút lương thực. Sau khi chuyện vãn với Bạn Thánh một lúc, Mẹ giục Thánh Giuse đi nghỉ. Mẹ lấy áo mang theo trải trên cái máng rộng đặt trên nền đá hang để làm chỗ nghỉ đêm.
Mẹ quì bên máng cỏ, chắp tay trước ngực, ngước mắt lên trời, hồn trí chìm sâu vào Thiên Chúa, chính lúc đó Mẹ sinh Ngôi Lời lúc nửa đêm.
‘ Chúa sinh ra khỏi lòng Mẹ như một tia sáng mặt trời thấu qua thuỷ tinh không làm hại sự đồng trinh của Mẹ ‘
Khi ấy các Thiên Thần đồng thanh hát :
‘ Sáng danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người lòng ngay ‘
Sau đó Mẹ Maria thờ lạy Chúa cao cả, rồi gọi Thánh Giuse đến thờ lạy Chúa. Thánh Giuse đem khăn áo đến, Mẹ cuốn cho Hài Nhi, rồi Mẹ đặt Chúa trong máng cỏ mà Mẹ đã phủ lên một lớp cỏ khô. Trong lúc đó, theo quyền năng Chúa một con bò từ ngoài đồng chạy vào, hợp sức với con lừa nhỏ Mẹ mang theo, cả hai phục xuống trước Đấng sáng tạo chúng, thở hơi cho Hài Nhi bớt lạnh…..”
* Chú thích :Trích tác phẩm ‘ Thần Đô Huyền Nhiệm hay Cuộc Đời của Mẹ Maria : The Mystical City of God ‘ – Lời Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda (1602-1665)
Bài Học GIÁNG SINH khó nghèo
Đồng hoang thôn xóm nghèo hèn bơ vơ,
Không gian chìm đắm trong mơ,
Be-lem diễm phúc đón chờ hồng ân.
Hài Nhi sinh xuống gian trần,
Không manh áo mỏng che thân cơ hàn,
Chúa Trời bỏ chốn cao sang,
Xuống nơi máng cỏ trong hang chiên lừa.
Giu-se thân phụ của Người,
Lặng yên tuân phục một đời Bõ nuôi.
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Nhìn con suy gẫm một đời xin vâng.
Không trung vang tiếng Thiên Thần,
Tin mừng loan báo xa gần chờ mong.
Dậy mau hỡi các thế nhân,
Cứu tinh nhân loại hồng ân dâng đầy.
Lẻ loi vài vật rẽ bầy,
Vây quanh máng cỏ đến đây chiên lừa,
Thở hơi cho Chúa ngủ yên,
Ấm thân nhỏ bé nơi miền đồng hoang.
Mục đồng chỗi dậy vội vàng,
Tìm đến hang đá lòng tràn niềm vui.
Hài Nhi Con Một Chúa Trời,
Hạ sinh nghèo khó ở nơi hang lừa,
Ba vua suy gẫm lời xưa,
Nhìn ngôi sao lạ cũng vừa hiện lên,
Hành trình ngàn dặm không quên,
Nhũ hương, mộc dược, vàng thời tiến dâng…
Đất trời xao động đêm nay,
Nhân loại chờ đón phút giây ngàn đời
Vính danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Cuộc hoán đổi diệu kỳ
Hà Huy Dziệu
20:36 20/12/2015
Lúc thần sứ cất lời chào trinh nữ
Là Tin Mừng toang cánh cửa huyền vi
Trời đất xôn xao :
cuộc hoán đổi diệu kỳ
Lòng thương xót ! Phàm phu nào hiểu thấu !
Đấng tạo dựng bao la ngàn tinh đẩu
Cả muôn trùng phủ phục trước thiên nhan
Đổi trở thành con
người tớ nữ dân gian
(Bà mẹ quê bế bồng Ngôi Thánh Tử) !
Hậu duệ A-đam
Nổi trôi dòng lịch sử
(đánh mất địa đàng)
Đổi thành con của Chúa Cha
Được thân thưa lời thắm thiết : Ab-ba
Nhờ Giá Máu chan hòa ơn tế độ
Từ đêm lạnh Be-lem
đến chiều tang Núi Sọ
Mẹ đã đồng công cứu chuộc cả nhân gian
Khi Xin Vâng – Mẹ là Mẹ muôn ân
Ban phát lại cho cõi trần đắm đuối
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngôi Sao Dẫn Lối
Tấn Đạt
22:00 20/12/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Bêlem ở tận nơi đâu?
Bêlem ở chốn thẩm sâu lòng mình.
Có ai đón Chúa hạ sinh?
(Trầm Tĩnh Nguyện)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 15 – 21/12/2015: Dư âm hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:39 20/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ước tính có khoảng 10,000 người Công Giáo Trung Quốc, đã tham dự nghi thức mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót được thực hiện bởi một vị giám mục của Giáo Hội "thầm lặng", tại nhà thờ chính tòa của thành phố Chính Định (Zhengding, 正定). Thông tấn xã AsiaNews của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo đã cho biết như trên hôm 14 tháng 12.
Mặc dù cảnh sát có mặt tại nhà thờ, họ đã không làm gián đoạn buổi lễ hay ngăn cản anh chị em giáo dân tham dự. "Đó là một phép lạ!" Người Công Giáo địa phương nhận xét. Các cơ quan chức năng Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn các buổi lễ do các nhà lãnh đạo của Giáo Hội "thầm lặng" cử hành.
Đức Giám Mục Giuliô Giả Chí Quốc - Julius Jia Zhiguo – 81 tuổi của giáo phận Chính Định – là người đã bị quản thúc tại gia kể từ năm 2010, khi ngài được thả ra khỏi nhà tù. Mọi cử động của ngài đều được giám sát chặt chẽ, và ngài liên tục bị ép gia nhập Giáo Hội Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn.
Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc là một nhà lãnh đạo nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng ở Hà Bắc nơi có đông đảo người Công Giáo nhất Trung quốc và cũng là nơi người Công Giáo Thầm Lặng hoạt động mạnh nhất. Công an Trung quốc đã bắt bớ, đánh đập các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong vùng này rất thường xuyên để buộc phải gia nhập vào tổ chức Công Giáo Yêu Nước.
Tòa Thánh đã nhiều lần cảnh cáo Trung Quốc vì thái độ thù hận và bách hại công khai với Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc. Ngài bị bắt không dưới 30 lần và đã phải ngồi tù ít nhất là 20 năm.
2. Nhận định của Hội Đồng Giám Mục Châu Âu về hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris
Hội đồng Giám mục Cộng đồng châu Âu đã ra một tuyên bố chào đón các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Paris.
"Việc áp dụng các công ước nền tảng của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu được 195 quốc gia thông qua tại Paris vào ngày 12 tháng 12 tiêu biểu cho một bước tiến lớn của nhân loại nói chung," Cha Patrick Daly, Tổng thư ký COMECE nói.
"Đối với nhiều người nam nữ trên thế giới ngày nay của chúng ta, các mối đe dọa của biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề tuyệt đối có tính sống còn, trong khi hầu như tất cả các cư dân của hành tinh này đều nhận thức được những nguy hiểm của sự biến đổi khí hậu"
Cha Daly nói thêm:
“Đó là do quan trọng là tất cả các quốc gia đạt được một thỏa thuận tại Paris ... COMECE hy vọng thỏa thuận này được nhanh chóng triển khai. Giáo Hội và các tín hữu chờ mong rằng các cam kết đã được ký sẽ nhanh chóng được chuyển thành những hành động cụ thể.”
3. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khuyến cáo đừng đáp trả bạo lực bằng bạo lực
Nhắc đến những vụ bắn giết vừa diễn ra tại trung tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình tại Colorado Springs và tại San Bernardino, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố, trong đó ngài dâng lời cầu nguyện cho những ai chịu đau khổ và kêu gọi các tín hữu hãy là "những sứ giả của hy vọng và tiếng nói tiên tri chống lại bạo lực vô nghĩa, một bạo lực mà không bao giờ có thể được biện minh nhân danh Thiên Chúa. "
"Hãy nhìn những mạng sống vô tội bị lấy đi và tự hỏi nếu những hình thái bạo lực này ảnh hưởng đến chính gia đình chúng ta thì sao. Suy nghĩ ấy khuấy động lên những cảm xúc sâu sắc nhất của chúng ta". Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville nhận định như trên trong một tuyên bố ngày 14 tháng 12 của ngài.
"Chúng ta phải chống lại thù hận và những nghi ngờ dẫn đến các chính sách phân biệt đối xử. Hơn thế nữa, chúng ta phải hướng cảm xúc của chúng ta, những mối quan tâm và những nỗ lực bảo vệ của chúng ta, xuất phát từ lòng mến, thành những chứng tá sống động cho phẩm giá của mỗi người. Chúng ta chỉ nên sử dụng những luật nhập cư có tính nhân bản và có khả năng bảo vệ chúng ta, nhưng đừng bao giờ nhắm mục tiêu vào những nhóm người dựa trên tôn giáo."
Ngài nói thêm:
“Tin tưởng vào những gì Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ vẫn kiên định trong cam kết của mình với người tị nạn, những người vừa thoát ra được những hình thái khủng bố nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ việc tăng cường các dịch vụ xã hội cho người có bệnh tâm thần, nhưng chúng ta phải nhớ rằng chỉ có một số ít những người mắc vào căn bệnh này gây nguy hiểm cho bản thân hay tha nhân. Chúng tôi khuyến khích việc quản lý vũ khí một cách có trách nhiệm. Và chúng tôi sẽ tiếp tục vận động xã hội thay mặt cho những ai phải đối diện với sự kỳ thị tôn giáo, trong đó có anh chị em Hồi giáo của chúng ta.
Chúng ta hãy đối đầu với những mối đe dọa từ những kẻ cực đoan với lòng can đảm và lòng từ bi, và với nhận thức rằng Kitô Giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và nhiều tôn giáo khác được hiệp nhất trong các nỗ lực chống lại bạo lực được thực hiện nhân danh tôn giáo”
4. Y tá người Colombia bị bắt vì cưỡng bức phá thai nhiều phụ nữ
Héctor Albeidis Arboleda Buitrago, một phụ nữ người Colombia hiện đang làm y tá ở Madrid, đã bị bắt giữ về tội phạm thi hành 500 ca nạo phá thai cưỡng bức trong các lực lượng vũ trang cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC.
Từ năm 1964, nhóm du kích theo chủ nghĩa Mác này đã chiến đấu chống lại chính phủ Colombia. Hơn 175,000 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột.
"Chúng tôi có bằng chứng để chứng minh rằng buộc phá thai là một chính sách của FARC, trong đó các nữ du kích bị buộc phá thai vì người ta không muốn mất đi một công cụ chiến tranh," Luis Eduardo Montealegre, tổng chưởng lý của Colombia cho biết.
Các phương tiện truyền thông Colombia cho biết các nữ du kích thường bị hãm hiếp bởi chính các đồng chí nam giới của họ, và nhiều người trong số các nạn nhân là những trẻ em vị thành niên.
5. Hồng Y Phi Luật Tân: Hãy có lòng thương xót trong đời sống chính trị, và trong giao tiếp với người Hồi giáo
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của tổng giáo phận Manila đã thảo luận các khía cạnh của Năm Thánh lòng thương xót trong đời sống chính trị và xã hội của Phi Luật Tân.
Đức Hồng Y nói với tờ Vatican Insider La Stampa rằng "khi một chính trị gia lừa đảo, đánh cắp niềm tin của người dân, ông ta không chung thủy với những lời hứa của mình. Khi các chính trị gia bỏ không màng đến lợi ích chung hay khi họ chìm đắm trong tham nhũng, là một bệnh dịch ở Phi Luật Tân, họ đang chà đạp lòng thương xót ".
Ngài nói thêm:
“Lòng Thương Xót đòi hỏi các Kitô hữu và người Hồi giáo đặt mình vào vị trí của nhau, nuôi dưỡng những cảm xúc của sự đồng cảm, sự hiểu biết và lý trí. Lòng Thương Xót cũng đòi hỏi học tập và tha thứ, là cách duy nhất để đạt được hòa giải. Niềm tin cần được tái khám phá và xây dựng, bắt đầu với những điều chúng ta có chung với nhau như chúng ta đều là con người, đều là công dân Phi Luật Tân, chúng ta là con cái của Abraham, chúng ta có những giấc mơ tương tự cho con em chúng ta.”
6. Hội Đồng Giám Mục Đức quy định 26 tháng 12 là ngày cầu nguyện cho các Kitô hữu bị ngược đãi
Giáo Hội tại Đức quyết định chọn ngày 26 Tháng 12 là ngày cầu nguyện cho các Kitô hữu bị ngược đãi. Chủ đề năm nay đặc biệt hướng đến sự bách hại các Kitô hữu ở Syria.
Theo lịch Phụng Vụ, ngày 26 tháng 12 là ngày lễ Thánh Stêphanô, là vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo.
Trích dẫn nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô hồi tháng Ba vừa qua, Hội đồng Giám mục Đức cho biết trong một tuyên bố chung rằng các ngài "đảm bảo với những người đau khổ trong những tình huống bị bách hại là chúng ta sẽ không quên họ, chúng ta gần gũi họ và chúng ta đang cầu nguyện và làm những gì có thể để chặn đứng bạo lực không thể chấp nhận mà họ là nạn nhân."
7. Diễn biến đầy khích lệ: Đức Thượng Phụ Kirill khuyến khích chính trị gia Nga hợp tác với Công Giáo để giúp các Kitô hữu bị ngược đãi
Người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga đã nói với các nhà chính trị trẻ tuổi người Nga rằng "trốn tránh không đối thoại với Giáo Hội Công Giáo là một sai lầm bi thảm."
"Chính Thống Giáo Nga và Giáo Hội Công Giáo cùng bảo vệ các giá trị như nhau cả ở nơi công cộng lẫn trong cuộc sống riêng tư," Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nói với các nhà chính trị trẻ tuổi người Nga như trên, theo hãng tin Interfax. "Chúng ta cần phải thiết lập một sự hợp tác như thế khi đối diện với thế giới không Kitô giáo."
Trong khi tập trung vào cuộc bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông và châu Phi, Đức Thượng Phụ Kirill cũng không quên đề cập đến phương Tây nơi "các tôn giáo đang bị đẩy lùi khỏi đời sống công cộng" vì "sự thống trị của chủ thuyết tự do."
8. Cộng hòa Trung Phi: thanh niên Hồi giáo chịu bỏ vũ khí xuống sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Trong một diễn biến ngoạn mục thanh niên Hồi giáo của quận PK5 đã chịu bỏ vũ khí xuống đàm phán với lực lượng vũ trang Anti-Balaka hầu mưu tìm hòa bình.
Ca ngợi biến cố này, vị giám chức hàng đầu của Cộng hòa Trung Phi đã kêu gọi các tín hữu Kitô noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành "những người hành hương của hòa bình".
Đức Tổng Giám mục Dieudonné Nzapalainga, là người cùng với các giáo sĩ Hồi giáo hàng đầu của quốc gia kêu gọi hòa bình, đã đến thăm vùng đất nguy hiểm PK5 của Hồi giáo thủ đô và nói rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng gần đây đã ảnh hưởng "sâu sắc" đến các thanh niên Hồi giáo trong vùng.
Trên chuyến bay từ phi trường M’Poko của thủ đô Bangui, Cộng hòa Trung Phi, về Rôma, Đức Thánh Cha đã dành ra một giờ để trả lời phỏng vấn của giới báo chí.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài nhận thức rõ rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của những điều bất ngờ, nhưng Đức Thánh Cha đã trải qua hết kinh ngạc này đến kinh ngạc khác trong chuyến thăm châu Phi đầy hào hứng.
Đức Giáo Hoàng trông rất mệt mỏi, nhưng rất vui. Ngài nói với các phóng viên rằng ngài đã cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi, và cùng dạo quanh một khu phố Hồi giáo với các lãnh tụ Hồi giáo ngồi với ngài trong chiếc xe popemobile. Cả hai điều này đều là các sáng kiến tự phát của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 11, ngày cuối cùng của ngài ở châu Phi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những đám đông, những khuôn mặt hân hoan của những người có khả năng cử mừng ngay cả với một dạ dày trống rỗng” là những ấn tượng mà ngài sẽ mang về nhà với ngài sau chuyến đi sáu ngày tới Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên sau hai năm nội chiến, người dân của nước Cộng hòa Trung Phi muốn “hòa bình, hòa giải và tha thứ.”
“Trong nhiều năm, họ đã từng sống như anh chị em,” và giờ đây Đức Thánh Cha tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo, Hồi giáo và Tin Lành địa phương đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân của họ trở về tình trạng hòa bình, cùng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau.
Các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo phải dạy bảo các tín hữu về những giá trị.
“Một trong những giá trị hiếm hoi nhất ngày nay đó là tình anh em,” một giá trị cần thiết cho hòa bình, ngài nói.
9. Tổng thống Sri Lanka được Đức Thánh Cha tiếp kiến
Hôm 14 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Maithripala Sirisena của Sri Lanka.
Một tuyên bố ngắn gọn được đưa ra sau cuộc họp cho thấy các cuộc hội thoại đã tập trung vào các nỗ lực để thúc đẩy hòa bình và hòa giải ở Sri Lanka sau một cuộc nội chiến lâu dài và đẫm máu. Đức Thánh Cha cũng đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Sri Lanka về kết quả của hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Paris.
Cuộc trao đổi "thân mật" cũng bao gồm ký ức về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sri Lanka cuối tháng Giêng vừa qua.