Phụng Vụ - Mục Vụ
Ánh sáng Tình Yêu
Jos. Tú Nạc, NMS
09:53 22/12/2009
Vũ Trụ
Rực rỡ, tinh khôi, Ánh Sáng Tình Yêu, (Ps: 89-15)
Vũ trụ hân hoan, Câu Chuyện bắt đầu. (Gen: 1-3)
Xua tan tăm tối, đêm đen, giá lạnh, (Gen: 1-4)
Đồi núi, trời cao Cả Sáng Danh Người. (Rom 1: 20)
Mặc Khải Nồng Nàn
Tình Yêu Tinh Khôi, đẹp sao cảnh trí! (1 Tim: 6-16)
Từng mây Chúa hiện, hun hút trời cao. (Ex 13-21)
Trên mái Đền Thờ, Jerusalem vời vợi. (1 king 8: 10-11)
Hiện hữu Chúa Trời, an ủi đêm nào. (Jer 31: 33-34)
Cứu Chuộc Lỗi Lầm
Tình Yêu Tinh Khôi, lìa xa sợ hãi, (Lk 2: 8-10)
Run rẩy Hài Nhi, máng cỏ hang lừa. (Lk 2: 11-14)
Vì sao Bethlehem, Ánh Sáng Thiên Đường, (Mt 2: 9-11)
Tội lỗi, yếu hèn, đến Người xin cứu chuộc. (Ja 3: 19-21)
Vinh Danh
Tình Yêu Tinh Khôi, thần lực Người biểu hiện, (Jn 3: 19-21)
Kỳ diệu biến hình, môn đệ chứng nhân. (Lk 9: 29, 32)
Elijah, Moses, Peter, John trong chiều xuống hoàng hôn, (Lk 9:28, 30-31, 33-34)
thấp thoáng kỳ công, Sự Sống Đời Sau. (Phil 3: 20-21)
Tân Vũ Trụ
Rực rỡ, tinh khôi, Ánh Sáng Tình Yêu, (Jn 8: 12)
Mánh khóe Satan, và cái chết đầu hàng. (Rom 6: 3-14)
Giê-su Phục Sinh, diệt Khốn Khổ nhân trần, (Acts 1: 3)
Lính gác kinh hoàng, tán loạn tựa trò chơi. (Mt 28: 1-4)
Mặc Khải Nồng Nàn
Tình Yêu Tinh Khôi, đẹp sao cảnh trí! (Jn 1: 4-5, 9)
Những Môn đệ, Maria từ Buồng Cao cầu nguyện. (Acts 1: 12-14)
Cho mỗi người hồn cháy bỏng đêm nay, (Acts 2: 1-4)
Để sợ hãi, nỗi đau, và tối tăm tan biến. (Jn 14: 27-29)
Chuộc Lại Yếu Hèn
Tình Yêu Tinh Khôi, lìa xa hoảng sợ, (Mt 5: 14-16)
Mỗi tín đồ tồn tại Đức Thánh Linh. (Jn 14: 15-16)
Mãnh Lực, Hồng Ân, An Bình cho tất cả ăn năn, (Phil 4: 13)
Cám dỗ Hỏa Ngục vượt qua, đánh bại. (James 4: 7)
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời
Tình Yêu Tinh Khôi, thần lực Người biểu hiện, (Rev 22:5)
Thượng Đế Huy Hoàng, Vương Quyền trên Ngai Thánh. (Rev 4: 2-6)
Bội lần cứu chuộc Thờ Lạy, Hiển Vinh, (Rev 7: 13-17)
Ngây Ngất Hân Hoan, Thiên Quốc Rạng đời đời. (Rev 21: 1-27).
Rực rỡ, tinh khôi, Ánh Sáng Tình Yêu, (Ps: 89-15)
Vũ trụ hân hoan, Câu Chuyện bắt đầu. (Gen: 1-3)
Xua tan tăm tối, đêm đen, giá lạnh, (Gen: 1-4)
Đồi núi, trời cao Cả Sáng Danh Người. (Rom 1: 20)
Mặc Khải Nồng Nàn
Tình Yêu Tinh Khôi, đẹp sao cảnh trí! (1 Tim: 6-16)
Từng mây Chúa hiện, hun hút trời cao. (Ex 13-21)
Trên mái Đền Thờ, Jerusalem vời vợi. (1 king 8: 10-11)
Hiện hữu Chúa Trời, an ủi đêm nào. (Jer 31: 33-34)
Cứu Chuộc Lỗi Lầm
Tình Yêu Tinh Khôi, lìa xa sợ hãi, (Lk 2: 8-10)
Run rẩy Hài Nhi, máng cỏ hang lừa. (Lk 2: 11-14)
Vì sao Bethlehem, Ánh Sáng Thiên Đường, (Mt 2: 9-11)
Tội lỗi, yếu hèn, đến Người xin cứu chuộc. (Ja 3: 19-21)
Vinh Danh
Tình Yêu Tinh Khôi, thần lực Người biểu hiện, (Jn 3: 19-21)
Kỳ diệu biến hình, môn đệ chứng nhân. (Lk 9: 29, 32)
Elijah, Moses, Peter, John trong chiều xuống hoàng hôn, (Lk 9:28, 30-31, 33-34)
thấp thoáng kỳ công, Sự Sống Đời Sau. (Phil 3: 20-21)
Tân Vũ Trụ
Rực rỡ, tinh khôi, Ánh Sáng Tình Yêu, (Jn 8: 12)
Mánh khóe Satan, và cái chết đầu hàng. (Rom 6: 3-14)
Giê-su Phục Sinh, diệt Khốn Khổ nhân trần, (Acts 1: 3)
Lính gác kinh hoàng, tán loạn tựa trò chơi. (Mt 28: 1-4)
Mặc Khải Nồng Nàn
Tình Yêu Tinh Khôi, đẹp sao cảnh trí! (Jn 1: 4-5, 9)
Những Môn đệ, Maria từ Buồng Cao cầu nguyện. (Acts 1: 12-14)
Cho mỗi người hồn cháy bỏng đêm nay, (Acts 2: 1-4)
Để sợ hãi, nỗi đau, và tối tăm tan biến. (Jn 14: 27-29)
Chuộc Lại Yếu Hèn
Tình Yêu Tinh Khôi, lìa xa hoảng sợ, (Mt 5: 14-16)
Mỗi tín đồ tồn tại Đức Thánh Linh. (Jn 14: 15-16)
Mãnh Lực, Hồng Ân, An Bình cho tất cả ăn năn, (Phil 4: 13)
Cám dỗ Hỏa Ngục vượt qua, đánh bại. (James 4: 7)
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời
Tình Yêu Tinh Khôi, thần lực Người biểu hiện, (Rev 22:5)
Thượng Đế Huy Hoàng, Vương Quyền trên Ngai Thánh. (Rev 4: 2-6)
Bội lần cứu chuộc Thờ Lạy, Hiển Vinh, (Rev 7: 13-17)
Ngây Ngất Hân Hoan, Thiên Quốc Rạng đời đời. (Rev 21: 1-27).
Điểm Sách: Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam Quyển Một
Trần Ngọc Đăng
10:14 22/12/2009
Đang làm việc, nhận được cú điện thoại của một người bạn thân gọi nhắn tin: ngày hôm nay rảnh nhớ ghé ngang văn phòng mình lấy cuốn Thánh Ca Việt Nam, mới từ Việt Nam mang qua.
- Cuốn Thánh Ca nào ? Tôi hỏi lại.
- Thì cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam (TTTCVN) do cha Kim Long và cha Nguyễn Duy mới phát hành đó.
Nghe tới tên cuốn TTTCVN là "lòng tôi vui mừng hớn hở". Vì đã từ lâu, "mười năm rồi chứ còn gì” , tôi đã nghe nói đến một chương trình đại qui mô của các vị bề trên ở Việt Nam, những người vừa quan tâm đến nền Thánh Nhạc Việt Nam "bị bỏ ngỏ", vừa phải tuân theo chỉ thị của Toà Thánh là phải có một chương trình kiểm duyệt và chuẩn ấn lại tất cả những bài Thánh Ca đem vào hát trong Phụng Vụ. Không thể đợi được nữa, tôi nói luôn với người bạn:
- Ừ, hôm nay là thứ sáu được nghỉ, mình sẽ có dịp tới cậu ngay.
I. Hình Thức
Cầm cuốn sách dày khoảng 1 inch rưỡi, khổ “eight by six” (14,5 x 20,5 cm) cũng khá nặng như một máy computer nhỏ để trên lòng, loại netbook rất thịnh hành bây giờ. Bìa cứng, màu nâu, có những hàng chữ mạ vàng với tựa đề Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam Quyển Một do Uỷ Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phát hành.
Mở vào trang đầu tiên, chúng ta thấy có hàng chữ ở cuối trang là "Công Trình Chào Mừng Năm Thánh 2010". Trang thứ hai là dấu ấn và chữ ký của Đức Giám Mục Địa Phận Phú Cường: Phêrô Trần Đình Tứ, Chủ Tịch UBPT/HDGMVN, ký ngày 19 tháng 7 năm 2007 và hàng chữ in đậm: Được dùng trong Phụng Vụ; có nghĩa là tất cả những bài hát trong cuốn sách này đã được bề trên chấp thuận một lần nữa, để hát trong Thánh Lễ.
Mở trang cuối cùng, chúng ta đọc được tên những người đã đóng góp thực hiện cuốn sách này. Tôi chú ý ngay đến tên của người kẻ những dòng nhạc rất đẹp này, là nữ tu Trầm Hương, FMSR (một nữ tu nhạc sĩ dòng Mân Côi, tác giả của nhiều bài hát về Tình Mẹ Cha rất hay). Linh mục Kim Long và Linh Mục Nguyễn Duy là hai vị có trách nhiệm sửa bản in. Theo danh từ và phận vụ trong những vấn đề in ấn và phát hành, thì người sửa bản in (editor) là người có một trách nhiệm tối quan trọng, là có sự tuyển chọn và phán quyết sau cùng, đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm tất cả những nội dung được in ra trong cuốn sách. Các ngài phải là người chịu trách nhiệm sau cùng để bảo đảm những bài hát hợp và đúng với chủ trương và đường hướng của Giáo Hội về mọi vấn đề quan trọng như Tín Lý, Thần Học, Phụng Vụ và Mục Vụ. Nhất là những bài hát để được dùng trong Phụng Vụ thì phải đi đúng với sự hướng dẫn rõ ràng của QUY CHẾ TỔNG QUÁT SÁCH LỄ ROMA (Bản dịch 2005).
Về hình thức trình bày, những dòng nhạc được kẻ rất rõ ràng và.. . rộng rãi. Mỗi bài hát hầu hết được trình bày trong hai trang, nên khi mở ra, người đọc rất dễ dàng theo dõi từng hàng kẻ và nốt nhạc, chứ không có kiểu in.. . tiết kiệm giấy, như nhiều cuốn sách nhạc khác mà tôi đã thấy. Tuy nhiên, sách lại được in lên trang giấy trắng ngả màu vàng, khá mỏng đến nỗi người tinh mắt cũng có thể đọc rõ cả những giòng nhạc in ngược ở trang phía bên kia. Mỗi bài hát đều có đánh số thứ tự và đã được "dọn sẵn" hoặc "chỉ định" theo từng phần cho dễ nhận ở ngay đầu trang, ví dụ như Nhập Lễ, Thánh Vịnh, Đức Mẹ, Các Thánh, Bộ Lễ, vv...
Nói chung về hình thức sách in rất gọn và thật đẹp.
II. Nội Dung
Mở sang trang thứ 3, chúng ta được đọc Lời Giới Thiệu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Nha Trang, kiêm chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam. Lời giới thiệu của ngài ký ngày 31 tháng 5 năm 2009, Ngày lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth.
Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa trong “Lời Giới Thiệu”, không những đã nêu ra những điểm rất quan trọng, mà ngài còn nhấn mạnh thêm, bằng viết chữ đậm hoặc viết chữ HOA những chi tiết sau đây:
1) Phải thống nhất và kiểm duyệt những bài hát đem hát trong Phụng Vụ để tránh nạn "tam sao thất bản".
2) Phải thi hành đúng QUY CHẾ TỔNG QUÁT SÁCH LỄ ROMA ban hành ngày 3/4/1969 và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000. (Bản dịch mới 2005).
3) Áp dụng đúng đắn Hiến Chế Phụng Vụ Thánh ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) do Bộ Phượng Tự đã qui định: "Hội Đồng Giám Mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng trong phụng vụ. "
4) Cập nhật hóa những bài Thánh Ca với "đôi chút chỉnh sửa cần thiết. "
Theo những chi tiết trong Lời Giới Thiệu này, thì chúng ta được biết rõ ràng là chương trình thực hiện cuốn Thánh Ca này đã bắt đầu từ năm 1997, và trong bốn năm trước khi xuất bản, một Ban Tuyển Chọn đã có "những phương pháp làm việc rất công phu căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết." để cho phát hành cuốn sách này. Quyển Một này chỉ "gồm những bài Thánh Ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh Nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 500 bài. "
III. Tiêu Chuẩn để chọn lựa hay loại bỏ !
Tôi đã đọc lại lời giới thiệu này rất nhiều lần để cố hiểu, cố tìm ra cho mình một "mẫu số chung" xem những tiêu chuẩn nào đã được quí vị trong Ban Tuyển Chọn áp dụng, để chọn lựa và sau này loại bỏ ra, rồi những người sửa bản in sẽ có phán quyết cuối cùng để cho in những bài Thánh Ca được hát trong Phụng Vụ, làm “ Kim Chỉ Nam” dẫn lối, và là gia tài Thánh Nhạc để đời, lưu truyền cho hậu thế.
Nếu theo “tiêu chuẩn bài hát" thì bài hát đó phải đi đúng với những qui luật của Phụng Vụ là âm nhạc phải hay và lời ca phải Thánh Thiện, phải hợp với giáo lý và Thần học, phải đi đúng với những chỉ thị mà GH, đã qua bao nhiêu năm: huấn luyện và thông cáo. Bài hát trong các Bộ Lễ, thì phải dùng những lời đúng với bản dịch mới nhất bằng tiếng Việt Nam (2005) mà Giáo Hội đã chấp thuận cho sử dụng. Nếu theo ”tiêu chuẩn tác giả" thì ai là những người có bài hát được tuyển chọn ? Người tác giả có sáng tác và ảnh hưởng nhiều, hay là hễ ai có sáng tác một bài là được tuyển chọn để đăng. Rồi thế nào là "tiêu chuẩn phổ biến" như ĐC Hòa đã nói tới? Phải chăng là một bài đã được kiểm duyệt, nhiều người hát, nhiều người thuộc thì sẽ tự nhiên được tuyển chọn? Nếu chúng ta đọc qua bảng liệt kê ở trang gần cuối, thì ta đếm được tổng số có 21 sách nhạc hoặc tuyển tập của những sách Thánh Nhạc đã phát hành trước năm 1975. Đây là những sách đã được dùng để Ban Tuyển Chọn tìm bài hát.
Đang lẩn quẩn, như một người hoang mang "bơ vơ sắp ngã" thì tôi đọc được bài "Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam" trên trang web của HĐGMVN.
Lời giải thích của Linh Mục Tổng Thư Ký Nguyễn Duy cho tác giả WHĐ đã cho chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về phương pháp và cách thức làm việc. Xin mạn phép được ghi lại một vài điểm quan trọng:
1) Có hai thành phần trong Ban Tuyển Chọn:
a) Ban Sơ Tuyển do linh mục TTK Nguyễn Duy đứng đầu với các thành viên có khả năng về nhiều phương diện khác nhau: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ (Kinh thánh), Soeur Trầm Hương (nhạc sĩ), nhà giáo Khổng Thành Ngọc (Ngữ văn), nhà thơ Lê Đình Bảng, nhạc sĩ Phanxicô, nhạc sĩ Nguyễn Bách (Giảng viên Nhạc viện TP. HCM), Ca trưởng nhạc sĩ Ngọc Linh, nhạc sĩ Minh Tâm, nhạc sĩ Anh Tuấn, nhạc sĩ Quốc Vinh, nhạc sĩ Tiến Linh.
b) Ban Chung Tuyển do Đức cha Chủ tịch và cha phó Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đảm nhận để duyệt xét và chỉnh sửa trước khi chính thức in ấn và phát hành.
2) Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Các bài xuất hiện nhiều trong các tuyển tập thánh ca của các giáo phận, các cộng đoàn dòng tu, các giáo xứ, v.v...
- Các bài đúng và hay (đúng trước, hay sau: xét về Lời và Nhạc; Lời: ưu tiên)
- Những bài có tính phổ thông (ít bè), dễ hát, dễ thuộc.”
IV. Tác giả và Tác Phẩm:
Vì có quá nhiều danh sách của tác giả và bài hát, tôi đã tạm dùng phần mềm Microsoft Excel để cho vào những dữ kiện chi tiết trong phần mục lục, để so sánh và tìm hiểu thêm.
Chú thích: Đây cũng chỉ là để thỏa mãn tính tò mò, thích dựa vào bằng chứng cụ thể khoa học của tôi mà thôi, nên tôi đã dành chút ít thời giờ tỉ mỉ thu thập những con số. Vì chỉ là "raw data" và cũng vì có mắt nhắm mắt mở, có thể không ghi đúng hoàn toàn, nên tôi đã dành cho một sự sai xuất khá rộng rãi là cộng hay trừ 10%.
Đây là những kết quả khá tượng hình:
- Có khoảng trên dưới 110 tác giả có tên trong Quyển Một này. Những tác giả này hoặc là viết chung với người khác một bài hát, hoặc sáng tác riêng trong tổng số 506 bài hát đã chọn.
A) Tổng số bài hát so sánh với tổng số tác giả
Số Bài Hát - Số Nhạc Sĩ
1 bài ---------- 55 người
2 bài ---------- 12 người
3 bài ---------- 4 người
4 bài ---------- 6 người
5 bài ---------- 4 người
6 bài ---------- 3 người
7 bài ---------- 1 người
8 bài ---------- 6 người
9 bài ---------- 1 người
10 bài --------- 2 người
11 bài --------- 2 người
14 bài --------- 2 người
16 bài --------- 2 người
19 bài --------- 1 người
31 bài --------- 1 người
103 bài -------- 1 người
B) Dưới đây là biểu đồ cho những tác giả có 5 bài trở lên:
C) Và đây là biểu đồ theo tổng số các nhạc sĩ:
V. Vài nhận xét, suy nghĩ và cảm nhận của một giáo dân.
Đọc chi tiết gần 506 bài hát, người viết đã ghi lại được một vài cảm nghĩ riêng sau đây:
1) Có thể nói đây là một kho tàng Thánh Nhạc quí giá và rất phong phú của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Với số lượng hơn 500 bài hát được tuyển chọn trong 4000 bài hát trước năm 1975, để chỉ in trong Quyển Một dày 1 ngàn 22 trang, thì ta có thể có lý do hy vọng, rằng sẽ còn nhiều quyển hai, ba, hoặc bốn nữa sẽ ra, để lưu giữ những bài hát lại cho nhiều thế hệ sau này nữa.
Đây là một cố gắng thật cảm phục, rất đáng ca ngợi và cần thêm sự cầu nguyện cũng như hỗ trợ của tất cả mọi người chúng ta. Điển hình là mỗi người, hay mỗi gia đình nên gửi mua một cuốn sách để không những làm tài liệu Thánh Nhạc có riêng trong nhà, mà còn thêm nguồn tài trợ để Ủy Ban Thánh Nhạc và những người tình nguyện công sức có thể tiếp tục in thêm nhiều cuốn Thánh Ca khác sau này nữa.
2) Được ngân nga và hát lại những bài hát quen thuộc từ nhỏ, lòng tôi không khỏi bùi ngùi sung sướng, vì từng trang kỷ niệm đang trải dài. Nhớ lại những ngày còn nô đùa, ham nghịch, quì mỏi gối hát những bài chầu Thánh Thể, ví dụ như bài số 200 "Thánh Tâm Giêsu Vua" của Lm Hoài Đức. Hoặc sau này lớn lên được hát bài số 325. "Giờ Đây Êm Ái" của Lm Vinh Hạnh. Và còn rất nhiều bài khác của các tác giả "thời tiền chiến" như Duy Tân, Nguyễn Khắc Xuyên, Huyền Linh, Nguyễn Khắc Tuần, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Hùng Lân,... không thể nào kể cho hết được.
3) Vì khả năng và phương tiện hạn hẹp trong quá khứ, bây giờ đọc cuốn sách Thánh Ca này, tôi mới được biết thêm có rất nhiều tác giả Thánh Ca "chỉ viết được có một bài". Có thể Chúa đã soi sáng, trong những giờ phút hoặc khó khăn đen tối, hoặc rạng ngời với những niềm vui hạnh phúc. Các ngài đã ghi lại những tâm tình trong một bài hát, để giờ đây tôi có thể mượn lại, để dâng lời ca tụng và cầu nguyện lên Thiên Chúa.
4) Một chi tiết khác cũng khá thú vị là Lm Hòang Kim, người nổi tiếng về những bài hát Thánh Vịnh, Mùa Chay và Phục Sinh thì lại không có bài hát nào sáng tác về Đức Mẹ trong Tuyển Tập này cả. Có người bảo, hèn chi nhạc của ngài khô khan và khó hát.
5) Lm Tiến Dũng, một thiên tài về âm nhạc của nền Thánh ca Việt Nam, lại có rất ít nhạc được phổ biến, hiểu theo nghĩa là có nhiều người hát. Ngài có tất cả 25 bài trong cuốn sách này, nhưng đa số lại viết chung với nhiều người khác. Có thể ngài chỉ chuyên về viết nhạc và hoà âm, còn phần viết lời ca thì dành cho người khác.
6) Nhìn hai biểu đồ mà chúng ta đã tạm phân tích ở trên, độc giả đều nhận thấy ngay rằng, người có nhiều nhạc nhất là Lm Kim Long, vì ngài là cây đại thụ và có công rất nhiều trong thời kỳ sơ khai và trưởng thành của nền Thánh Nhạc Việ Nam. Nếu kể cả mấy bài viết chung với tác giả Hoàng Khánh, thì cha Kim Long có tất cả 103 bài trong tổng số 506 bài của cả cuốn sách Thánh Ca này. Điều này cũng rất dễ hiểu vì ngài đã sáng tác tới gần 1000 bài hát. Nếu tính theo con số phần trăm, thì đây mới chỉ có 10% những bài ngài đã viết. Những người chỉ sáng tác có một bài, được đăng cả 100% thì sao ?
7) Nói đến chuyện có "sáng tác nhiều!", thì chúng ta liên tưởng ngay đến Lm Văn Chi. Ngài cũng có cả một "gia tài của mẹ để lại cho con", thế nhưng theo thống kê trong đây, thì cha Văn Chi cũng chỉ được chọn có 5 bài, so với linh mục Dao Kim, cùng thời, lại được chọn tới 14 bài, mà trong số đó 9 bài đã là chủ đề về Linh Mục rồi.
8) Nói đến đề tài về Linh Mục của trước năm 1975, riêng người viết cũng rất tiếc là không có những bài hát của hai tác giả Hải Hồ và Trần Định. Một trong những bài được yêu thích nhất là bài “Hiến Lễ Đầu Mùa”, tìm mãi vẫn không thấy có trong cuốn sách này.
9) Những bài hát về Đức Mẹ.
Trong 506 bài hát thì phần về Đức Mẹ là chiếm nhiều nhất. Có tất cả là 107 bài. Nếu chủ trương cuốn Thánh Ca này là để hát trong “Phụng Vụ Thánh Lễ”, thì có thể nói, nhấn mạnh về những bài hát về Đức Mẹ quá, thì cũng không có được quân bình cho lắm. Tuy nhiên vì nhu cầu của toàn thể tín hữu còn có những dịp đọc kinh tối, lần hạt kính Đức Mẹ, những buổi rước kiệu, dâng hoa,.. . thì cũng có thể nói tổng số 1/5 các bài hát cũng không đến nỗi là.. . nhiều. Tôi cũng tỉ mì tìm đọc những bài mà một thời đã dịp gây nhiều tranh cãi "sôi nổi" về vai trò và những tước hiệu của Đức Mẹ trong những bài Thánh Ca. Ví dụ nhiều bài hát đã bị chỉ trích là có những kiểu nói “sai giáo lý” hoặc không thích hợp với phong tục và ngôn ngữ Việt Nam như Đức Mẹ “ban ơn”, "Mẹ là nguồn cậy Trông", "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?",vv.. .
VI. Có một số vấn đề làm tôi cũng.. . bức sức.
Xin trình bày lại với quí độc giả, dù đó cũng chỉ là suy nghĩ cá nhân. Xin nói ra để chúng ta cùng tìm hiểu, và cho thấy sự khó khăn của việc chọn lựa bài hát trong Phụng Vụ, chứ không phải là để đặt vấn đề cho những việc làm của bề trên:
Bức sức 1:
Bài số 340. Đền Tạ Trái Tim Mẹ của tác giả Nguyễn Khắc Tuần, đã từ lâu bài này đã bị chỉ trích vì sai Thần Học (đền thay tội lỗi muôn dân) và có lời ca bị hiểu lầm là không được thánh thiện (chữ ái ân) nhưng cũng vì "rất phổ biến", nên đã được sửa đổi lại lời như sau:
Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần.
Tội gian trần để phiền cho Trái Tim Mẹ
Lòng Mẹ thương bao la, và thiết tha vô ngần
Con dâng mình đền bao tội lỗi vong ân. (trang 620)
Bức sức 2:
Tìm mãi, chúng ta không thấy có bài rất phổ thông và rất hay về Đức Mẹ là bài “Trên Con Đường Về Quê” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.
Nghe nói bài này đã có người đề nghi, đã được đem ra bàn cãi, và vì có bị cho là "sai thần học, sai giáo lý" nên đã bị loại bỏ. Đó là câu ĐK như chúng ta đã thuộc lòng là:
ÐK. Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
Những chữ "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" được cho là "sai thần học" vì tác giả bị hiểu là không biết trông vào ai khác ngoài Đức Mẹ. Câu hỏi giáo lý đặt ra là: Vậy thì Chúa Giêsu để đâu ?
Xin được đưa ra một vài suy tư thần học để biện hộ cho bài hát này:
1) Nếu ta chỉ nói "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" mà cho là "sai giáo lý" thì so sánh với lời nói và câu châm ngôn của ĐGH Gioan Phaolô II là "Tất cả trong tay Mẹ." (Totus Tuus) thì ý tưởng của câu nói này có khác gì với ý tưởng của bài hát là bao nhiêu đâu ? ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dùng câu này là châm ngôn trong suốt triều đại của ngài, vì ngài đã đặt “hết tất cả mọi sự hoàn toàn trong tay Đức Mẹ”. Phải chăng nếu đã dành tất cả cho Mẹ rồi thì còn đâu nữa mà dâng lên cho Chúa ?
Trong cuốn sách nghiên cứu về Thánh Nhạc của Lm Nguyễn Duy, ở phần “B.Điểm lại lời ca của một số sáng tác:”, ngài đã phê bình bài "Trên Con Đường Về Quê" của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, với lý do mạnh nhất là “Lời ca không phù hợp với giáo lý” (trang 92).
2) Nếu chỉ nói "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" mà cho là " không phù hợp với giáo lý" thì tại sao câu TK số 4 của bài Từ Chốn Luyện Hình của cha Kim Long cũng đã viết đại ý như thế lại “không sai giáo lý” ?
“4.Ngàn nỗi ưu phiền đau đớn. Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương. Dìu về nơi Thiên toà cao sáng, cùng Mẹ hoan ca t́nh yêu Chúa đến muôn muôn đời.
ÐK. Từ vực sâu, tiếng khóc than còn vọng ngân với tháng năm u hoài đớn đau. Mẹ, Mẹ ơi, hãy đoái thương. Lòng từ bi hãy chiếu soi hết mọi linh hồn.”
Nếu độc giả đem so sánh hai bài hát này thì cả hai câu đều mang một ý nghĩa là trong khi cô đơn lẻ loi, trong khi ưu phiền đau đớn, chúng ta thường chạy đến với Đức Mẹ vì Mẹ rất gần gũi với chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ có đến với Mẹ, mà không cần đến Chúa. Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên đang nói lên tâm trạng của một người đang còn bơ vơ, lạc lõng, lầm đường, không biết trông nhờ ai, chỉ biết cầu cứu với Đức Mẹ. Khi hát tiếp 2 câu tiểu khúc thì ta sẽ rõ ý nghĩa những tâm tình mà tác giả đang muốn cầu nguyện với Đức Mẹ. Còn câu Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương của Lm Kim Long là câu của một người đã “xác tín” là chỉ cần đến Mẹ "dìu về nơi Thiên toà cao sáng". Vậy thì chúng ta phải hiểu làm sao vai trò của Chúa Giêsu theo ý tưởng của câu TK số 4 trong bài của LM Kim Long? Phải chăng ngài muốn nói là chúng ta không cần đến Chúa Giêsu "dìu về nơi Thiên toà cao sáng", mà chỉ cần có Đức Mẹ?
Bài Từ Chốn Luyện Hình đã là bài số 491 in ở trang 950 trong sách TTTCVN này. Trong khi đó bài "Trên con đường về quê" là bài rất "phổ biến" và lời ca trang nghiêm, tâm tình thánh thiện, đã ghi sâu vào lòng nhiều người, thì lại không còn được lưu giữ trong kho tàng Thánh Nhạc Việt Nam nữa. Chỉ vì bài ca này đã bị một hiểu lầm rất đáng tiếc !!!
Vai trò của Đức Mẹ theo Chương 8 của Hiến Chế Lumen Gentium.
Ở đây, chúng ta thử ôn lại Giáo Huấn của Giáo Hội trong một Hiến Chế của Công Đồng Vatican II. Có thể nói lòng kính mến Đức Mẹ của người Công Giáo Việt Nam đã bị rất nhiều người hiểu lầm. Chúng ta, vì đã quá đặt nặng vào những danh xưng, tước hiệu, từ ngữ, kiểu nói, trong tiếng Việt Nam dùng, mà thành ra hiểu sai hẳn những Tín Điều về Đức Mẹ mà Công Đồng Vatican II Hiến Chế Lumen Gentium, Chương 8 đã dạy và cho phép.
Xin được minh chứng.
"Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội Lumen Gentium” của Công Đồng Vatican II, chương 8 đã xác định rất rõ vai trò của Đức Mẹ trong Mầu Nhiệm Giáo Hội. GH đã phải dành riêng một chương đặc biệt dưới chủ đề “ Ðức Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô Và Giáo Hội”, để xác định vai trò của Đức Mẹ: Ngài vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ của cả nhân loại. Lịch sử kể lại, khi các nghị phụ bỏ phiếu để thông qua những điều trong Chương 8 này thì số phiêu chấp thuận chỉ hơn số phiếu chống đối một số rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ là đã có nhiều mâu thuẫn và tranh cãi. Nhưng kết cục, trong cái nhìn toàn diện của đạo Công Giáo về sự tương quan giữa Chúa Giêsu, Mẹ Maria và nhân loại chúng ta, Giáo Hội không những đã cho phép, mà còn khuyến khích chúng ta nên có những tâm tình cầu nguyện trực tiếp với Đức Mẹ vì “Ngày nay Mẹ Chúa Giêsu đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (x. 2P 3,10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành.” (điều 68).
Tất cả những tước hiệu mà chúng ta đặt cho Đức Mẹ, cũng được các nhà chú giải cắt nghĩa rất rõ ràng:
" Sứ mệnh của Ðức Maria là liên kết Chúa Kitô với những phần tử làm thành Giáo Hội. Ðó là ý nghĩa của tiếng Maria, Mẹ đầy ơn. Mẹ thực hiện sứ mệnh qua việc bầu cử cho nhân loại. Do đó, mà Giáo Hội gọi Mẹ bằng các danh hiệu: Ðấng Bảo Vệ, Ðấng Phù Trợ, Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Ðấng Trung Gian. Các nhà thần học tranh luận về ý nghĩa gán cho các tước hiệu ấy, nhất là tước hiệu sau cùng.
Công Ðồng không muốn giải quyết cuộc tranh luận, nhưng chỉ quả quyết một thực tại hoàn toàn được toàn thể Giáo Hội chấp nhận, mà không bận tâm đến những điều xác định rõ rệt có tính cách kỹ thuật. Công Ðồng cũng nói thêm là tước hiệu này không làm mất cũng không thêm thắt gì vào địa vị và hành động của Chúa Kitô, Ðấng Trung Gian duy nhất, vì không tạo vật nào có thể đóng vai trò trên cùng một bình diện như Chúa Cứu Thế."
Nếu GH đã hướng dẫn và cho phép chúng ta xác tín như thế rồi, vì GH "không bận tâm đến những điều xác định rõ rệt có tính cách kỹ thuật" như từ ngữ, kiểu nói, phong tục, văn hóa, thì cho dù chúng ta có hát: "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" hay "Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương",.. . hay có dùng bất cứ lời ca nào khác để tôn kính và ca tụng Đức Mẹ, thì trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, chúng ta cũng không thể nào làm thay đổi, hay loại bỏ vai trò thực sự của Chúa Giêsu trong Đức Tin và đời sống đạo của người Công Giáo chúng ta được.
Bức sức 3:
Cũng vì "tiêu chuẩn phổ biến" mà bài “Đền Tạ Trái Tim Mẹ” của Nguyễn Khắc Tuần đã được sửa lại cho đúng với lời ca thánh thiện và hợp với Thần Học. Nhưng sao, cũng chính vì "tiêu chuẩn phổ biến" mà bài “Trên Con Đường Về Quê” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, không những không được sửa lời và ngày nay cũng không còn được cho hát trong các xứ đạo nữa.
Sự kiện không theo những tiêu chuẩn đã được ấn định một cách thuần nhất, làm chúng ta cũng lại liên tưởng đến một bài hát khác về Đức Mẹ, vừa “không được phổ biến” nhiều chỉ phổ biến xầm xì trong giới thanh niên, vì có những chữ rất văn chương bay bướm như "hương băng trinh say đắm trong tình người. "
Trong cuốn sách nghiên cứu về Thánh Nhạc của Lm Nguyễn Duy thì bài này, ngài cũng đã phê bình và nêu tên là bài "Trinh Vương Maria" của tác giả Phạm Đức Huyến là “Chỉ có vế so sánh mà không có vế được so sánh.” (trang 94).
Thầy Phạm Đức Huyến thì không ai là xa lạ với những chương trình và công lao huấn luyện ca trưởng của thầy, nhưng nếu một bài hát đã có những điều bị phê bình “không đúng và không hay” như vậy, thì tại sao lại tuyển chọn bài này, cho vào làm tiêu chuẩn, là “kim chỉ nam” để đời cho con cháu noi theo ? Hơn thế nữa đây lại là bài duy nhất của thầy được đăng trong tuyển tập này, mặc dầu thầy đã sáng tác tới mấy trăm bài khác mà không được ban tuyển chọn để ý.
VII. Phải chăng đã có sự “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” về Bộ Lễ?
Xin mạn phép quí độc giả nhắc tới những Qui Luật và Huấn Thị rất quan trọng về Bộ Lễ của Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta biết, không phải vì Giáo Hội hoặc các ĐGM khó tính, nhưng là vì muốn bảo vệ Truyền Thống Đức Tin và để chống lại những bè phái hay bè rối muốn sửa bản kinh trong phụng vụ để ly khai hoặc chống phá Giáo Hội. Vì "qui luật của cầu nguyện là qui luật của đức tin" (Lex orandi, lex credenda). Qua Thánh Lễ, Giáo Hội Công Giáo cử hành Bí Tích Thánh Thể, là bí tích quan trọng nhất trong đời sống đạo của người Công Giáo. Cho nên bằng mọi cách, GH phải luôn duy trì sự Thánh Thiện và thuần nhất trong các Lễ Nghi, vì những nghi thức này đã được lưu truyền từ muôn đời xa trước. Do đó đã qui định là có những nghi thức và bản văn trong phụng vụ không được thay đổi bất cứ vì lý do gì.
Xin được đưa ra những thông cáo và các dữ kiện quan trọng liên quan đến Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam này:
1) Thông Cáo Số 2 của ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, đặc trách Thánh Nhạc HĐGM Việt Nam, ngày 24 tháng 9 năm 1994 đã ra chỉ thị như sau:
“[4] Về lời ca:
a) Bản văn Phụng Vụ:
Trong Phụng Vụ, nhất là trong Thánh Lễ, một số bản văn có tính cách cố định thì không ai được thay đổi vì bất cứ lý do gì, dù để dễ hát: "trước hết, phải nhắc lại điều này là bản văn Phụng Vụ chi phối âm nhạc chứ không phải âm nhạc chi phối bản văn Phụng Vụ. Trong các bản văn dùng để hát, cần lưu ý đến các bản văn quan trọng của các cử hành Phụng Vụ.
- Các lời Kinh nguyện của linh mục (Lời nguyện, Kinh nguyện Thánh Thể, lời ban phép lành và truyền phép),
- Lời đối đáp giữa linh mục hay phó tế với cộng đoàn, những lời tung hô của cộng đoàn (ví dụ lúc đọc Phúc Âm, trong các Kinh nguyện Thánh Thể, Kinh Thánh Thánh Thánh và lời tung hô tưởng niệm);
- Một số bản văn Thánh Kinh hoặc Phụng Vụ đã có truyền thống từ lâu đời như Kinh Vinh Danh, Kinh lạy Chiên Thiên Chúa, các bản văn tuyên xưng đức tin trong Giáo Hội như Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha.
Tất cả những bản văn này phải dịch cách trung thực rồi căn cứ vào đó mà sáng tác các cung chứ không được sửa đổi. Khi dịch các bản văn khác, ta cũng có thể thích ứng tùy theo như cầu tinh thần ngôn ngữ và nhu cầu sáng tác âm nhạc như các bài ca nhập lễ, ca hiệp lễ (Huấn thị về Thánh nhạc, số 32; 36 Huấn thị Comme le prévoit, số 36) (thư trả lời của Tổng Giám Mục Gérard M. Agnelo, thư ký Thánh bộ Phượng Tự gửi Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám Mục Nha Trang, phụ trách Thánh nhạc của HĐGMVN ngày 8.2.1994).
Bộ Phụng Tự chỉ cho thích nghi (thay đổi từ ngữ hoặc sắp xếp lại) đối với Ca Nhập Lễ, Đáp Ca, câu xướng trước Tin Mừng, ca Dâng lễ và ca Hiệp lễ. Hơn nữa, những bài hát này còn có thể được thay thế bằng các bài chọn trong tuyển tập đã được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận.. ”
2) Tháng 12 năm 2006 Bản Tin của Uỷ ban Phụng Vụ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có ra một Thông Cáo về "Bản dịch mới của Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt" cho tất cả các Cộng Đồng xứ đạo cử hành Thánh Lề bằng tiếng Việt Nam tại Hoa Kỳ như sau: (Xin mạn phép đăng lại phần tiếng Việt đã do anh Đỗ Vy Hạ chuyển dịch )
"Bản dịch mới của Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt
Ngày 26/09/2006, Đức Cha William Skystad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục Nha trang và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam thông báo cho biết là bản dịch mới của Nghi thức thánh lễ bằng tiếng Việt vừa đây đã được Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích phê chuẩn và ra thông cáo bắt buộc sử dụng ở Việt Nam kể từ Chúa Nhật Phục Sinh năm 2006. Bản dịch Nghi thức thánh lễ mới này thay thế cho bản dịch năm 1992 đang thông dụng trên toàn thế giới. Đức Cha Hoà xin quí Đức Cha thông báo cho các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong quí Tổng giáo phận và Giáo phận được biết là chỉ (được phép) sử dụng bản dịch mới này trong các Thánh lễ cử hành bằng tiếng Việt mà thôi.
Thứ đến, Đức Cha Nguyễn Văn Hoà thông báo cho vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ biết là tất cả các kinh hát trong Bộ Lễ phải dựa theo bản dịch mới này. Ngài nêu rõ ra Kinh Tin Kính của Hoài Đức vốn chỉ bao gồm có hai đặc tính của Giáo Hội và khuyên không nên sử dụng bản kinh này nữa.
Cuốn Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt (ấn bản năm 2006) có bán tại VietCatholic, P.O. Box 1408, Claremont, CA 91711, (909) 447-4110, với giá 23 đô-la cộng thêm cước phí.
Năm 1964, Hội đồng Giám mục Công giáo Toàn quốc đã ra thông cáo rằng “tuỳ theo sự suy xét của Thẩm quyền địa phương, nơi nào mà nhu cầu thiết thực của Giáo Hội đòi buộc, vị Thẩm quyền địa phương có thể cho phép sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các buổi cử hành Phụng vụ với sự tham dự của các giáo dân thuộc một ngôn ngữ khác. Sự cho phép này có cùng những điều kiện như đã được ấn định cho ngôn ngữ Anh, nhưng phải chiếu theo bản dịch do Thẩm quyền Giáo hội địa phương (Hội đồng Giám mục) của ngôn ngữ đó phê chuẩn.” (Thông cáo về việc áp dụng điều khoản số 36 của Sacrosanctum Concilium, được Hội đồng Giám mục Công giáo Toàn quốc phê chuẩn ngày 02/04/1964 và được Toà Thánh châu phê ngày 01/05/1964).
Chiếu theo bản thông cáo này thì được phép sử dụng các bản dịch hiện hành đã được phê chuẩn của bất cứ sách Phụng vụ nào thuộc mọi ngôn ngữ, miễn là Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn một ấn bản tương tự để sử dụng trong các Giáo phận Hoa Kỳ. Ví dụ: bởi vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã phê chuẩn cuốn Ritual de Exequias Cristianas (Nghi thức An táng Kitô giáo) bằng tiếng Tây Ban Nha, cho nên không được phép sử dụng một ấn bản Nghi thức an táng bằng tiếng Tây Ban Nha nào khác trong các Giáo phận Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bởi v́ Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn cuốn Nghi thức Hoà giải bằng tiếng Tây Ban Nha nào, cho nên được phép sử dụng bất cứ ấn bản bằng tiếng Tây Ban Nha nào của cuốn Nghi thức này mà đã được phê chuẩn.
Cũng vậy, bởi vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn các sách Phụng vụ bằng tiếng Việt cho các Giáo phận Hoa kỳ, cho nên bất cứ những ấn bản của các sách Phụng vụ nào đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam xác thực và phê chuẩn đều được phép sử dụng trên lãnh thổ (Hoa Kỳ).”
(Trước khi viết bài này, chúng tôi có gửi email tới văn phòng Ủy Ban Phượng Tự của HĐGM Hoa Kỳ để xin một copy của lá thư mà ĐC Hòa đã gửi ngày 26 tháng 9 năm 2006, nhưng chưa thấy văn phòng trả lời. )
3) Nếu chúng ta đọc kỹ Lời Giới Thiệu của Đức cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam và theo dõi những việc làm của ngài, thì ngài rất ngặt về chuyện sửa đổi "những bản văn không thể thay đổi" của nghi thức Phụng Vụ. Ví dụ như Bộ Lễ Seraphim của ngài khi đem đăng lại ở trang 972, số 501 thì ngài cũng đề rõ ràng là: "Đã sửa theo bản dịch năm 2005 của UBPT". Đây là Qui Luật của Giáo Hội về Bộ Lễ. Mọi sự thay đổi phải có sự chấp thuận của Tòa Thánh (Có trường hợp trừ dành cho những Thánh Lễ của trẻ em hoặc cho những nhóm di dân đặc biệt còn giữ những phong tục cũ.)
Vậy chúng ta phải hiểu sao về chuyện không thống nhất, hoặc có người bảo là “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” này. Xin tạm đưa ra một vài giả thuyết, có thể đã xảy ra:
a) Theo chi tiết lịch sử thì chương trình soạn thảo Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1997. Lúc đó bản dịch Sách Lễ Rôma vẫn theo những bản dịch cũ, và không ai đã để ý đặt nặng vấn đề phải đúng với bản mẫu. Và ngay cả khi thành lập các ban tuyển chọn cho chương trình thực hiện cuốn Thánh Ca này, Lm Tổng Thư Ký cũng không đặt nặng, hay có đưa ra một hướng dẫn rõ ràng để tuyển chọn những bài hát trong phần Bộ Lễ.
b) Có thể nói là phong trào sáng tác Bộ Lễ của Việt Nam ở mọi nơi khắp cùng bờ cõi trái đất đang rất thịnh hành, và.. . thịnh soạn. Hầu như mỗi ca trưởng biết gẩy chút đàn ghi ta là cũng muốn bập bẹ tự biên, tự diễn, tự phát hành cho mình một Bộ Lễ với đầy đủ mọi lời ca và … điệu bộ. Vì qúa nhấn mạnh, hoặc muốn loại bỏ những Bộ Lễ xập xình “trăm hoa đua nở” này (Ví dụ Bộ Lễ Thành Tâm, Bộ Lễ Nguyễn Văn Trinh, … ) mà có thể ban tuyển chọn cũng không được nhắc lại những chỉ thị trong Thông Cáo số 2 của Đức Cha Hòa đã ban hành từ năm 1994.
c) Bài hát "Tôi Tin" của Lm Hoài Đức sáng tác trước Công Đồng Vatican II, trước thời kỳ được hát và đọc tiếng Việt trong Phụng Vụ. Ngài sáng tác bài hát này cho những buổi đọc kinh hoặc trong những giờ chầu Thánh Thể, chứ không phải để hát thay thế Kinh Tin Kính trong Bộ Lễ.
Hơn thế nữa, Qui Luật của Thánh Lễ La Tinh thời đó, đã bắt buộc linh mục chủ tế và thầy sáu, thầy năm phải đọc Kinh Tin Kính trên bàn thờ bằng tiếng La Tinh rồi, thì chuyện ca đoàn có hát Kinh Tin Kính cùng lúc để “thông công”, cũng không được để ý mà ngăn cấm hoặc răn bảo. Hơn thế nữa cũng đâu có bản dịch bằng tiếng Việt Nam “chính thức” thời đó đâu để mà phải theo hay so sánh!
Nhưng ngày nay, nhiều người trong chúng ta vẫn còn lầm tưởng là vì “tính cách ngắn gọn và phổ thong, gần giống với Kin Tin Kính các thánh tong đồ”, thì bài hát này có thể sửa lại đôi chút cho thích hợp, mà đã không biết rằng "Qui Chế Tổng Quát của Sách Lễ Roma" (bản dịch 2005) chỉ cho phép được dùng một trong hai Kinh Tin Kính chính thức trong Thánh Lễ. Đó là Kinh của Công Đồng Nicea-Constantinopoli (Nicene Creed ) hoặc Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ (Apostle’s Creed) thường đọc như sau: Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất … mà thôi.
d) Bài hát "Vinh Danh" của Lm Thiện Cẩm, Hòa Âm: Tiến Dũng được sáng tác để hát trong "Phụng Vụ Các Giờ Kinh". Bài hát này thay cho “Kinh Vinh Danh” trong phần cuối của mỗi bài Thánh Vịnh của giờ kinh mà các Linh mục và tu sĩ phải đọc hàng ngày.
Như vậy ta có thể kết luận rằng:
- Đức Cha Hòa với cương vị là Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, đã không có cho phép hát bài "Tôi Tin" của Lm Hoài Đức và bài " Vinh Danh" của Lms Thiện Cẩm - Tiến Dũng trong Bộ Lễ, vì làm như vậy:
a) đi ngược lại với qui luật của Sách Lễ Roma (2005) mà chúng ta thấy ngài đã không còn cách nào khác hơn để nhấn mạnh trong Lời Giới Thiệu là phải thống nhất những bài hát bằng tiếng Việt Nam trong phụng vụ.
b) đi ngược lại với chính bản Thông Cáo số 2 mà ngài đã ban hành từ năm 1994, như là một giải pháp để thanh lọc những bài hát thiếu thánh thiện, đầy trần tục hoặc không đúng với những nguyên tắc và qui luật của Giáo Hội về Thánh Ca trong Phụng Vụ.
c) và còn đi ngược lại với tinh thần lá thư rất tế nhị mà ngài đã gửi cho UBPT/HHĐGM HK khuyến cáo những người Việt Nam tị nạn rất rõ ràng là:
“All sung settings of the Order of Mass must be based on this new translation. He specifically cites a sung edition of the Creed by Hoai Duc, which includes only two of the marks of the Church, recommending that this setting no longer be used.”
Tất cả các kinh hát trong Bộ Lễ phải dựa theo bản dịch mới này. Ngài nêu rõ ra Kinh Tin Kính của Hoài Đức vốn chỉ bao gồm có hai đặc tính của Giáo Hội và khuyên không nên sử dụng bản kinh này nữa..
Nói tóm lại, hai bài hát đó (Tôi Tin và Vinh Danh) không thuộc Phần Bộ Lễ trong cuốn sách TTTCVN Quyển Một này vì một nguyên tắc chung này là “Những thông cáo và Qui Luật của GH đã ghi rõ ràng về phần Bộ Lễ, là phần không được thay đổi bản văn của Bản Dịch Chính Thức 2005.”
Việc gửi lá thư và lý do đưa ra "không được hát" đã vô tình ảnh hưởng "tâm lý" rất sâu đậm trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại. Vì là có nhiều người tị nạn Việt Nam thay vì nhận ra đó là qui luật về ngôn ngữ của Giáo Hội (chỉ có một bản văn bằng tiếng Việt trên toàn thế giới) thì đã hiểu lầm sang vấn đề chính trị là tuy họ đi tị nạn ở hải ngoại rồi mà vẫn còn bị ảnh hưởng của HĐGMVN ở trong nước.
Rất tiếc vấn đề tuy nhỏ, nhưng việc bài hát "đã bị cấm" ở hại ngoại mà bây giờ lại thấy có trong phần Bộ Lễ ở trong một Tuyển Tập chính thức, thì chắc chắn cũng không tránh được những thắc mắc là tại sao lại có âm vang của những cung đàn lạc giọng.
Nhìn về tương lai và xin được đưa ra một vài đề nghị cụ thể:
Triển vọng của nền Thánh Nhạc Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng dồi dào và phong phú. Những cây đại thụ trong khu vườn thánh nhạc, theo thời gian, sẽ dần dần rụng lá và úa tàn. Có những cây non đang mọc lên, cũng cần phải hưởng ánh nắng mặt trời mới có thể sống mạnh được. Bởi thế giáo hội, đặc biệt là Các Ủy Ban Thánh Nhạc thuộc các Giáo Phận ở Việt Nam cần nâng đỡ, hướng dẫn, khuyến khích và vun trồng thêm những mầm non khác.
1) Cần phải có một phương pháp rõ ràng để kiểm duyệt những bài hát mới.
Trong Lời Giới Thiệu, ĐC Hòa đã có viết, có rất nhiều sáng tác Thánh nhạc nhưng đã không đem đi kiểm duyệt?
Trong phiên họp các ca trưởng mới đây của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Linh mục Tổng Thư Ký Nguyễn Duy đã xác nhận: “ Chúng tôi nhận rất nhiều bài hát gởi về để xin kiểm duyệt. Thú thật, chúng tôi không có đủ thời giờ để xem. Các thành viên trong Ban Thường vụ Thánh Nhạc là những nhạc sĩ chuyên môn, có năng lực và trình độ, luôn tận tuỵ hy sinh cho nền Thánh nhạc, nhưng cũng còn bao việc khác phải lo nữa! (Chẳng lẽ suốt ngày chúng tôi chỉ có việc kiểm duyệt bài hát!)
Những lời phát biểu này đã nói lên một tệ trạng là có nhiều nhạc sĩ không có kiểm duyệt nhạc mà vẫn đem vào hát trong nhà thờ, đồng thời cũng cho chúng ta thấy thực sự là cũng đã không có một nguyên tắc, hướng dẫn, thể lệ hay thời hạn rõ ràng để cho một bài hát được kiểm duyệt.
Xin quí vị hữu trách cần phải đưa ra những thủ tục rõ ràng để kiểm duyệt những bài Thánh Ca. Rồi nếu không có gì trở ngại, hoặc đi ngược lại với những nguyên tắc mà Giáo Hội đã đưa ra, thì cho các nhạc sĩ được sử dụng những bài hát đó trong phụng vụ, và cũng cho họ được cơ hội để đóng góp tên tuổi trong những tuyển tập sau này nữa.
2) Một người bạn sau khi xem cuốn sách này đã bảo, “tuyển chọn những bài hát sau năm 1975 mới khó vì đa số tác giả này vẫn còn sống. ”
Nói lên điều này, vô tình người phát biểu cũng đã hàm ý nói là dù làm gì đi chăng nữa, Ban Tuyển Chọn cũng không thể nào tránh được lời qua tiếng lại là đã có sự thiên tư thiên vị, không công bằng, hay khách quan cho đủ trong việc tuyển chọn những bài hát để in trong tuyển tập này.
Dựa vào sự cắt nghĩa của Lm Nguyễn Duy, thì chúng ta nhận thấy: Theo danh sách thì đa số những người trong Ban Sơ Tuyển là thuộc Địa Phận Sài Gòn. Các ngài chọn bài hát trước rồi mới gửi đi 26 địa phận để xin phê bình và nhận xét. Như vậy là phương pháp chọn lựa các bài hát đã bắt đầu từ “Trung Ương đưa xuống” chứ không phải là từ “đại đa số quần chúng đề nghị đưa ý kiến hay nộp bài hát lên.”
Tuy rằng bài nào cũng là bài Thánh Ca để hát dâng lên cho Chúa. Nhưng dụ ngôn bà góa chỉ có một vài xu dâng cúng, cũng có thể là một tiêu chuẩn để các ngài cần áp dụng, để tránh trường hợp đã xảy ra là chọn lựa rất nhiều bài của những người mà các ngài quen biết.
Do đó, để cho công bằng và quân bình trong những tuyển tập sắp tới, trước khi Ban Sơ Tuyển chọn lựa những bài hát chỉ có trong những cuốn sách hay tuyển tập đã xuất bản ở một số Địa Phận … đàng trong, thì xin Ủy Ban Thánh Nhạc của 26 Địa Phận, đồng đều đưa ra những thông cáo rõ ràng và phổ biến mọi nơi, để những tác giả đã viết Thánh Ca Việt Nam sinh sống ở các nơi trên toàn thế giới biết, hiểu thể lệ và gửi bài của mình về, như là một món quà đóng góp công sức và tài năng cho Giáo Hội Việt Nam. Vì ngoài yếu tố Phụng Vụ (Liturgical) và Âm Nhạc (Musical) của một bài Thánh Ca, yếu tố Mục Vụ (Pastoral) cho mọi giới cũng không kém phần quan trọng. Thánh nhạc còn phải liên kết mọi cộng đồng dân Chúa của mọi trình độ, tuổi tác, môi trường và hoàn cảnh sống nữa. Thánh ca phải được hòa nhập vào đời sống, phải phù hợp với mọi giới, người già cũng như giới trẻ, phải phản ảnh những tâm tình suy tư, lo lắng, cầu nguyện, ca tụng của mọi thành phần Dân Chúa từ thành thị, thôn quê đến những vùng sâu, vùng xa, từ vùng biển trải dài bao la, sang cả đến những vùng thương ca hải ngoại.
3) Bạn tôi vẫn còn tự hỏi: “Mục đích của cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam này để làm gì ?”
Trong Lời Giới Thiệu Đức Cha Hòa đã nói: “Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ.”
Câu hỏi đang được đặt ra, là nếu 506 bài chọn lựa từ 4000 bài đã được Imprimatur, bây giờ đã được vinh dự có tên trong Tập Chỉ Nam, hay trong danh mục các bản văn của Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, để các địa phận cùng thống nhất sử dụng chung rồi, thì Cộng Đồng Dân Chúa có còn được hát 3494 bài đã bị loại bỏ nữa hay không ? Ví dụ chúng ta có được quyền hát 897 bài hát khác của Lm Kim Long không có in trong Tuyển Tập Thánh Ca này trong Phụng Vụ nữa hay không ?
Nếu vẫn còn được hát, thì tại sao lại gọi những Tuyển Tập này là “Tập Chỉ Nam”, tức là những tập tuyển chọn các bài thánh ca được UBPT của HĐGMVN “chấp nhận chính thức” cho phép riêng để sử dụng trong Phụng Vụ.
Có người thắc mắc: Phải chăng, những bài Thánh Ca không được tuyển chọn sẽ “không còn được gọi là chính thức nữa” và đương nhiên – nếu không chính thức - thì các ca đoàn cũng sẽ không còn hát nữa, và chắc chắn, những bài thánh ca này sẽ dần dần bị cho rơi vào quên lãng.
Thiết tưởng vấn đề này cũng cần được làm sáng tỏ, trước khi tất cả các nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca trên toàn Thế giới, đã có nhạc được Imprimatur, gửi về để được in hay sẽ bị … loại bỏ … vĩnh viễn.
Kết Luận
Nói chung cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam, Quyển Một này tuy có một vài mâu thuẫn không thể tránh, nhưng đã là một bằng chứng của mọi sự cố gắng với thành tâm, thiện chí của mọi người đang thiết tha nâng đỡ, bảo trì và gây dựng cho Nền Thánh Nhạc Việt Nam. Vì đây cũng chỉ là bước đầu, có thể nói là "vội vàng" để kịp mừng Năm Thánh 2010, cho nên vẫn còn nhiều thiếu xót. Nhưng đây cũng là một bước tiến quan trọng cần phải bước, và cần phải được mọi người khuyến khích và nâng đỡ, để rồi các vị hữu trách có thêm nhiều kinh nghiệm hầu cải tiến cho hoàn hảo hơn.
“Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam quyển một” này đã ra mắt kịp thời để chúng ta mừng năm Thánh với nhiều niềm tự hào của người Công Giáo Việt Nam, vì như trong lời giới thiệu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Nha Trang, Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam đã viết là: “như là thành quả của một giai đoạn lịch sử Thánh Ca Việt Nam và như một món quà mừng năm KIM KHÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010 ” vậy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam” do tác giả WHĐ thực hiện.
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1059&CateID=63
- “Thánh Nhạc” – Nguyễn Duy: Xin vào trang web của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến: www.phamduchuyen.com. Chọn bài viết “Thánh Nhạc Nguyễn Duy”.
- Xin xem câu giải thích số 82 cho điều 62 của chương 8, Hiến Chế Lumen Gentium: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thanhoc/mucluc.htm
- Xin tham khảo theo link ở đây: http://www.usccb.org/liturgy/innews/2006archives.shtml
Nguyên văn bằng tiếng Anh: “New Translation of the Order of Mass in the Vietnamese Language” United States Conference of Catholic Bishops Committee on the Liturgy December 2006 Newsletter – Volume XLII
- Xin xem “Ghi nhận buổi gặp gỡ các Ca Trưởng” http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3984
- Cuốn Thánh Ca nào ? Tôi hỏi lại.
- Thì cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam (TTTCVN) do cha Kim Long và cha Nguyễn Duy mới phát hành đó.
Nghe tới tên cuốn TTTCVN là "lòng tôi vui mừng hớn hở". Vì đã từ lâu, "mười năm rồi chứ còn gì” , tôi đã nghe nói đến một chương trình đại qui mô của các vị bề trên ở Việt Nam, những người vừa quan tâm đến nền Thánh Nhạc Việt Nam "bị bỏ ngỏ", vừa phải tuân theo chỉ thị của Toà Thánh là phải có một chương trình kiểm duyệt và chuẩn ấn lại tất cả những bài Thánh Ca đem vào hát trong Phụng Vụ. Không thể đợi được nữa, tôi nói luôn với người bạn:
- Ừ, hôm nay là thứ sáu được nghỉ, mình sẽ có dịp tới cậu ngay.
I. Hình Thức
Cầm cuốn sách dày khoảng 1 inch rưỡi, khổ “eight by six” (14,5 x 20,5 cm) cũng khá nặng như một máy computer nhỏ để trên lòng, loại netbook rất thịnh hành bây giờ. Bìa cứng, màu nâu, có những hàng chữ mạ vàng với tựa đề Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam Quyển Một do Uỷ Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phát hành.
Mở vào trang đầu tiên, chúng ta thấy có hàng chữ ở cuối trang là "Công Trình Chào Mừng Năm Thánh 2010". Trang thứ hai là dấu ấn và chữ ký của Đức Giám Mục Địa Phận Phú Cường: Phêrô Trần Đình Tứ, Chủ Tịch UBPT/HDGMVN, ký ngày 19 tháng 7 năm 2007 và hàng chữ in đậm: Được dùng trong Phụng Vụ; có nghĩa là tất cả những bài hát trong cuốn sách này đã được bề trên chấp thuận một lần nữa, để hát trong Thánh Lễ.
Mở trang cuối cùng, chúng ta đọc được tên những người đã đóng góp thực hiện cuốn sách này. Tôi chú ý ngay đến tên của người kẻ những dòng nhạc rất đẹp này, là nữ tu Trầm Hương, FMSR (một nữ tu nhạc sĩ dòng Mân Côi, tác giả của nhiều bài hát về Tình Mẹ Cha rất hay). Linh mục Kim Long và Linh Mục Nguyễn Duy là hai vị có trách nhiệm sửa bản in. Theo danh từ và phận vụ trong những vấn đề in ấn và phát hành, thì người sửa bản in (editor) là người có một trách nhiệm tối quan trọng, là có sự tuyển chọn và phán quyết sau cùng, đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm tất cả những nội dung được in ra trong cuốn sách. Các ngài phải là người chịu trách nhiệm sau cùng để bảo đảm những bài hát hợp và đúng với chủ trương và đường hướng của Giáo Hội về mọi vấn đề quan trọng như Tín Lý, Thần Học, Phụng Vụ và Mục Vụ. Nhất là những bài hát để được dùng trong Phụng Vụ thì phải đi đúng với sự hướng dẫn rõ ràng của QUY CHẾ TỔNG QUÁT SÁCH LỄ ROMA (Bản dịch 2005).
Về hình thức trình bày, những dòng nhạc được kẻ rất rõ ràng và.. . rộng rãi. Mỗi bài hát hầu hết được trình bày trong hai trang, nên khi mở ra, người đọc rất dễ dàng theo dõi từng hàng kẻ và nốt nhạc, chứ không có kiểu in.. . tiết kiệm giấy, như nhiều cuốn sách nhạc khác mà tôi đã thấy. Tuy nhiên, sách lại được in lên trang giấy trắng ngả màu vàng, khá mỏng đến nỗi người tinh mắt cũng có thể đọc rõ cả những giòng nhạc in ngược ở trang phía bên kia. Mỗi bài hát đều có đánh số thứ tự và đã được "dọn sẵn" hoặc "chỉ định" theo từng phần cho dễ nhận ở ngay đầu trang, ví dụ như Nhập Lễ, Thánh Vịnh, Đức Mẹ, Các Thánh, Bộ Lễ, vv...
Nói chung về hình thức sách in rất gọn và thật đẹp.
II. Nội Dung
Mở sang trang thứ 3, chúng ta được đọc Lời Giới Thiệu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Nha Trang, kiêm chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam. Lời giới thiệu của ngài ký ngày 31 tháng 5 năm 2009, Ngày lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth.
Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa trong “Lời Giới Thiệu”, không những đã nêu ra những điểm rất quan trọng, mà ngài còn nhấn mạnh thêm, bằng viết chữ đậm hoặc viết chữ HOA những chi tiết sau đây:
1) Phải thống nhất và kiểm duyệt những bài hát đem hát trong Phụng Vụ để tránh nạn "tam sao thất bản".
2) Phải thi hành đúng QUY CHẾ TỔNG QUÁT SÁCH LỄ ROMA ban hành ngày 3/4/1969 và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000. (Bản dịch mới 2005).
3) Áp dụng đúng đắn Hiến Chế Phụng Vụ Thánh ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) do Bộ Phượng Tự đã qui định: "Hội Đồng Giám Mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng trong phụng vụ. "
4) Cập nhật hóa những bài Thánh Ca với "đôi chút chỉnh sửa cần thiết. "
Theo những chi tiết trong Lời Giới Thiệu này, thì chúng ta được biết rõ ràng là chương trình thực hiện cuốn Thánh Ca này đã bắt đầu từ năm 1997, và trong bốn năm trước khi xuất bản, một Ban Tuyển Chọn đã có "những phương pháp làm việc rất công phu căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết." để cho phát hành cuốn sách này. Quyển Một này chỉ "gồm những bài Thánh Ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh Nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 500 bài. "
III. Tiêu Chuẩn để chọn lựa hay loại bỏ !
Tôi đã đọc lại lời giới thiệu này rất nhiều lần để cố hiểu, cố tìm ra cho mình một "mẫu số chung" xem những tiêu chuẩn nào đã được quí vị trong Ban Tuyển Chọn áp dụng, để chọn lựa và sau này loại bỏ ra, rồi những người sửa bản in sẽ có phán quyết cuối cùng để cho in những bài Thánh Ca được hát trong Phụng Vụ, làm “ Kim Chỉ Nam” dẫn lối, và là gia tài Thánh Nhạc để đời, lưu truyền cho hậu thế.
Nếu theo “tiêu chuẩn bài hát" thì bài hát đó phải đi đúng với những qui luật của Phụng Vụ là âm nhạc phải hay và lời ca phải Thánh Thiện, phải hợp với giáo lý và Thần học, phải đi đúng với những chỉ thị mà GH, đã qua bao nhiêu năm: huấn luyện và thông cáo. Bài hát trong các Bộ Lễ, thì phải dùng những lời đúng với bản dịch mới nhất bằng tiếng Việt Nam (2005) mà Giáo Hội đã chấp thuận cho sử dụng. Nếu theo ”tiêu chuẩn tác giả" thì ai là những người có bài hát được tuyển chọn ? Người tác giả có sáng tác và ảnh hưởng nhiều, hay là hễ ai có sáng tác một bài là được tuyển chọn để đăng. Rồi thế nào là "tiêu chuẩn phổ biến" như ĐC Hòa đã nói tới? Phải chăng là một bài đã được kiểm duyệt, nhiều người hát, nhiều người thuộc thì sẽ tự nhiên được tuyển chọn? Nếu chúng ta đọc qua bảng liệt kê ở trang gần cuối, thì ta đếm được tổng số có 21 sách nhạc hoặc tuyển tập của những sách Thánh Nhạc đã phát hành trước năm 1975. Đây là những sách đã được dùng để Ban Tuyển Chọn tìm bài hát.
Đang lẩn quẩn, như một người hoang mang "bơ vơ sắp ngã" thì tôi đọc được bài "Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam" trên trang web của HĐGMVN.
Lời giải thích của Linh Mục Tổng Thư Ký Nguyễn Duy cho tác giả WHĐ đã cho chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về phương pháp và cách thức làm việc. Xin mạn phép được ghi lại một vài điểm quan trọng:
1) Có hai thành phần trong Ban Tuyển Chọn:
a) Ban Sơ Tuyển do linh mục TTK Nguyễn Duy đứng đầu với các thành viên có khả năng về nhiều phương diện khác nhau: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ (Kinh thánh), Soeur Trầm Hương (nhạc sĩ), nhà giáo Khổng Thành Ngọc (Ngữ văn), nhà thơ Lê Đình Bảng, nhạc sĩ Phanxicô, nhạc sĩ Nguyễn Bách (Giảng viên Nhạc viện TP. HCM), Ca trưởng nhạc sĩ Ngọc Linh, nhạc sĩ Minh Tâm, nhạc sĩ Anh Tuấn, nhạc sĩ Quốc Vinh, nhạc sĩ Tiến Linh.
b) Ban Chung Tuyển do Đức cha Chủ tịch và cha phó Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đảm nhận để duyệt xét và chỉnh sửa trước khi chính thức in ấn và phát hành.
2) Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Các bài xuất hiện nhiều trong các tuyển tập thánh ca của các giáo phận, các cộng đoàn dòng tu, các giáo xứ, v.v...
- Các bài đúng và hay (đúng trước, hay sau: xét về Lời và Nhạc; Lời: ưu tiên)
- Những bài có tính phổ thông (ít bè), dễ hát, dễ thuộc.”
IV. Tác giả và Tác Phẩm:
Vì có quá nhiều danh sách của tác giả và bài hát, tôi đã tạm dùng phần mềm Microsoft Excel để cho vào những dữ kiện chi tiết trong phần mục lục, để so sánh và tìm hiểu thêm.
Chú thích: Đây cũng chỉ là để thỏa mãn tính tò mò, thích dựa vào bằng chứng cụ thể khoa học của tôi mà thôi, nên tôi đã dành chút ít thời giờ tỉ mỉ thu thập những con số. Vì chỉ là "raw data" và cũng vì có mắt nhắm mắt mở, có thể không ghi đúng hoàn toàn, nên tôi đã dành cho một sự sai xuất khá rộng rãi là cộng hay trừ 10%.
Đây là những kết quả khá tượng hình:
- Có khoảng trên dưới 110 tác giả có tên trong Quyển Một này. Những tác giả này hoặc là viết chung với người khác một bài hát, hoặc sáng tác riêng trong tổng số 506 bài hát đã chọn.
A) Tổng số bài hát so sánh với tổng số tác giả
Số Bài Hát - Số Nhạc Sĩ
1 bài ---------- 55 người
2 bài ---------- 12 người
3 bài ---------- 4 người
4 bài ---------- 6 người
5 bài ---------- 4 người
6 bài ---------- 3 người
7 bài ---------- 1 người
8 bài ---------- 6 người
9 bài ---------- 1 người
10 bài --------- 2 người
11 bài --------- 2 người
14 bài --------- 2 người
16 bài --------- 2 người
19 bài --------- 1 người
31 bài --------- 1 người
103 bài -------- 1 người
B) Dưới đây là biểu đồ cho những tác giả có 5 bài trở lên:
C) Và đây là biểu đồ theo tổng số các nhạc sĩ:
V. Vài nhận xét, suy nghĩ và cảm nhận của một giáo dân.
Đọc chi tiết gần 506 bài hát, người viết đã ghi lại được một vài cảm nghĩ riêng sau đây:
1) Có thể nói đây là một kho tàng Thánh Nhạc quí giá và rất phong phú của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Với số lượng hơn 500 bài hát được tuyển chọn trong 4000 bài hát trước năm 1975, để chỉ in trong Quyển Một dày 1 ngàn 22 trang, thì ta có thể có lý do hy vọng, rằng sẽ còn nhiều quyển hai, ba, hoặc bốn nữa sẽ ra, để lưu giữ những bài hát lại cho nhiều thế hệ sau này nữa.
Đây là một cố gắng thật cảm phục, rất đáng ca ngợi và cần thêm sự cầu nguyện cũng như hỗ trợ của tất cả mọi người chúng ta. Điển hình là mỗi người, hay mỗi gia đình nên gửi mua một cuốn sách để không những làm tài liệu Thánh Nhạc có riêng trong nhà, mà còn thêm nguồn tài trợ để Ủy Ban Thánh Nhạc và những người tình nguyện công sức có thể tiếp tục in thêm nhiều cuốn Thánh Ca khác sau này nữa.
2) Được ngân nga và hát lại những bài hát quen thuộc từ nhỏ, lòng tôi không khỏi bùi ngùi sung sướng, vì từng trang kỷ niệm đang trải dài. Nhớ lại những ngày còn nô đùa, ham nghịch, quì mỏi gối hát những bài chầu Thánh Thể, ví dụ như bài số 200 "Thánh Tâm Giêsu Vua" của Lm Hoài Đức. Hoặc sau này lớn lên được hát bài số 325. "Giờ Đây Êm Ái" của Lm Vinh Hạnh. Và còn rất nhiều bài khác của các tác giả "thời tiền chiến" như Duy Tân, Nguyễn Khắc Xuyên, Huyền Linh, Nguyễn Khắc Tuần, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Hùng Lân,... không thể nào kể cho hết được.
3) Vì khả năng và phương tiện hạn hẹp trong quá khứ, bây giờ đọc cuốn sách Thánh Ca này, tôi mới được biết thêm có rất nhiều tác giả Thánh Ca "chỉ viết được có một bài". Có thể Chúa đã soi sáng, trong những giờ phút hoặc khó khăn đen tối, hoặc rạng ngời với những niềm vui hạnh phúc. Các ngài đã ghi lại những tâm tình trong một bài hát, để giờ đây tôi có thể mượn lại, để dâng lời ca tụng và cầu nguyện lên Thiên Chúa.
4) Một chi tiết khác cũng khá thú vị là Lm Hòang Kim, người nổi tiếng về những bài hát Thánh Vịnh, Mùa Chay và Phục Sinh thì lại không có bài hát nào sáng tác về Đức Mẹ trong Tuyển Tập này cả. Có người bảo, hèn chi nhạc của ngài khô khan và khó hát.
5) Lm Tiến Dũng, một thiên tài về âm nhạc của nền Thánh ca Việt Nam, lại có rất ít nhạc được phổ biến, hiểu theo nghĩa là có nhiều người hát. Ngài có tất cả 25 bài trong cuốn sách này, nhưng đa số lại viết chung với nhiều người khác. Có thể ngài chỉ chuyên về viết nhạc và hoà âm, còn phần viết lời ca thì dành cho người khác.
6) Nhìn hai biểu đồ mà chúng ta đã tạm phân tích ở trên, độc giả đều nhận thấy ngay rằng, người có nhiều nhạc nhất là Lm Kim Long, vì ngài là cây đại thụ và có công rất nhiều trong thời kỳ sơ khai và trưởng thành của nền Thánh Nhạc Việ Nam. Nếu kể cả mấy bài viết chung với tác giả Hoàng Khánh, thì cha Kim Long có tất cả 103 bài trong tổng số 506 bài của cả cuốn sách Thánh Ca này. Điều này cũng rất dễ hiểu vì ngài đã sáng tác tới gần 1000 bài hát. Nếu tính theo con số phần trăm, thì đây mới chỉ có 10% những bài ngài đã viết. Những người chỉ sáng tác có một bài, được đăng cả 100% thì sao ?
7) Nói đến chuyện có "sáng tác nhiều!", thì chúng ta liên tưởng ngay đến Lm Văn Chi. Ngài cũng có cả một "gia tài của mẹ để lại cho con", thế nhưng theo thống kê trong đây, thì cha Văn Chi cũng chỉ được chọn có 5 bài, so với linh mục Dao Kim, cùng thời, lại được chọn tới 14 bài, mà trong số đó 9 bài đã là chủ đề về Linh Mục rồi.
8) Nói đến đề tài về Linh Mục của trước năm 1975, riêng người viết cũng rất tiếc là không có những bài hát của hai tác giả Hải Hồ và Trần Định. Một trong những bài được yêu thích nhất là bài “Hiến Lễ Đầu Mùa”, tìm mãi vẫn không thấy có trong cuốn sách này.
9) Những bài hát về Đức Mẹ.
Trong 506 bài hát thì phần về Đức Mẹ là chiếm nhiều nhất. Có tất cả là 107 bài. Nếu chủ trương cuốn Thánh Ca này là để hát trong “Phụng Vụ Thánh Lễ”, thì có thể nói, nhấn mạnh về những bài hát về Đức Mẹ quá, thì cũng không có được quân bình cho lắm. Tuy nhiên vì nhu cầu của toàn thể tín hữu còn có những dịp đọc kinh tối, lần hạt kính Đức Mẹ, những buổi rước kiệu, dâng hoa,.. . thì cũng có thể nói tổng số 1/5 các bài hát cũng không đến nỗi là.. . nhiều. Tôi cũng tỉ mì tìm đọc những bài mà một thời đã dịp gây nhiều tranh cãi "sôi nổi" về vai trò và những tước hiệu của Đức Mẹ trong những bài Thánh Ca. Ví dụ nhiều bài hát đã bị chỉ trích là có những kiểu nói “sai giáo lý” hoặc không thích hợp với phong tục và ngôn ngữ Việt Nam như Đức Mẹ “ban ơn”, "Mẹ là nguồn cậy Trông", "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?",vv.. .
VI. Có một số vấn đề làm tôi cũng.. . bức sức.
Xin trình bày lại với quí độc giả, dù đó cũng chỉ là suy nghĩ cá nhân. Xin nói ra để chúng ta cùng tìm hiểu, và cho thấy sự khó khăn của việc chọn lựa bài hát trong Phụng Vụ, chứ không phải là để đặt vấn đề cho những việc làm của bề trên:
Bức sức 1:
Bài số 340. Đền Tạ Trái Tim Mẹ của tác giả Nguyễn Khắc Tuần, đã từ lâu bài này đã bị chỉ trích vì sai Thần Học (đền thay tội lỗi muôn dân) và có lời ca bị hiểu lầm là không được thánh thiện (chữ ái ân) nhưng cũng vì "rất phổ biến", nên đã được sửa đổi lại lời như sau:
Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần.
Tội gian trần để phiền cho Trái Tim Mẹ
Lòng Mẹ thương bao la, và thiết tha vô ngần
Con dâng mình đền bao tội lỗi vong ân. (trang 620)
Bức sức 2:
Tìm mãi, chúng ta không thấy có bài rất phổ thông và rất hay về Đức Mẹ là bài “Trên Con Đường Về Quê” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.
Nghe nói bài này đã có người đề nghi, đã được đem ra bàn cãi, và vì có bị cho là "sai thần học, sai giáo lý" nên đã bị loại bỏ. Đó là câu ĐK như chúng ta đã thuộc lòng là:
ÐK. Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
Những chữ "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" được cho là "sai thần học" vì tác giả bị hiểu là không biết trông vào ai khác ngoài Đức Mẹ. Câu hỏi giáo lý đặt ra là: Vậy thì Chúa Giêsu để đâu ?
Xin được đưa ra một vài suy tư thần học để biện hộ cho bài hát này:
1) Nếu ta chỉ nói "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" mà cho là "sai giáo lý" thì so sánh với lời nói và câu châm ngôn của ĐGH Gioan Phaolô II là "Tất cả trong tay Mẹ." (Totus Tuus) thì ý tưởng của câu nói này có khác gì với ý tưởng của bài hát là bao nhiêu đâu ? ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dùng câu này là châm ngôn trong suốt triều đại của ngài, vì ngài đã đặt “hết tất cả mọi sự hoàn toàn trong tay Đức Mẹ”. Phải chăng nếu đã dành tất cả cho Mẹ rồi thì còn đâu nữa mà dâng lên cho Chúa ?
Trong cuốn sách nghiên cứu về Thánh Nhạc của Lm Nguyễn Duy, ở phần “B.Điểm lại lời ca của một số sáng tác:”, ngài đã phê bình bài "Trên Con Đường Về Quê" của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, với lý do mạnh nhất là “Lời ca không phù hợp với giáo lý” (trang 92).
2) Nếu chỉ nói "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" mà cho là " không phù hợp với giáo lý" thì tại sao câu TK số 4 của bài Từ Chốn Luyện Hình của cha Kim Long cũng đã viết đại ý như thế lại “không sai giáo lý” ?
“4.Ngàn nỗi ưu phiền đau đớn. Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương. Dìu về nơi Thiên toà cao sáng, cùng Mẹ hoan ca t́nh yêu Chúa đến muôn muôn đời.
ÐK. Từ vực sâu, tiếng khóc than còn vọng ngân với tháng năm u hoài đớn đau. Mẹ, Mẹ ơi, hãy đoái thương. Lòng từ bi hãy chiếu soi hết mọi linh hồn.”
Nếu độc giả đem so sánh hai bài hát này thì cả hai câu đều mang một ý nghĩa là trong khi cô đơn lẻ loi, trong khi ưu phiền đau đớn, chúng ta thường chạy đến với Đức Mẹ vì Mẹ rất gần gũi với chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ có đến với Mẹ, mà không cần đến Chúa. Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên đang nói lên tâm trạng của một người đang còn bơ vơ, lạc lõng, lầm đường, không biết trông nhờ ai, chỉ biết cầu cứu với Đức Mẹ. Khi hát tiếp 2 câu tiểu khúc thì ta sẽ rõ ý nghĩa những tâm tình mà tác giả đang muốn cầu nguyện với Đức Mẹ. Còn câu Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương của Lm Kim Long là câu của một người đã “xác tín” là chỉ cần đến Mẹ "dìu về nơi Thiên toà cao sáng". Vậy thì chúng ta phải hiểu làm sao vai trò của Chúa Giêsu theo ý tưởng của câu TK số 4 trong bài của LM Kim Long? Phải chăng ngài muốn nói là chúng ta không cần đến Chúa Giêsu "dìu về nơi Thiên toà cao sáng", mà chỉ cần có Đức Mẹ?
Bài Từ Chốn Luyện Hình đã là bài số 491 in ở trang 950 trong sách TTTCVN này. Trong khi đó bài "Trên con đường về quê" là bài rất "phổ biến" và lời ca trang nghiêm, tâm tình thánh thiện, đã ghi sâu vào lòng nhiều người, thì lại không còn được lưu giữ trong kho tàng Thánh Nhạc Việt Nam nữa. Chỉ vì bài ca này đã bị một hiểu lầm rất đáng tiếc !!!
Vai trò của Đức Mẹ theo Chương 8 của Hiến Chế Lumen Gentium.
Ở đây, chúng ta thử ôn lại Giáo Huấn của Giáo Hội trong một Hiến Chế của Công Đồng Vatican II. Có thể nói lòng kính mến Đức Mẹ của người Công Giáo Việt Nam đã bị rất nhiều người hiểu lầm. Chúng ta, vì đã quá đặt nặng vào những danh xưng, tước hiệu, từ ngữ, kiểu nói, trong tiếng Việt Nam dùng, mà thành ra hiểu sai hẳn những Tín Điều về Đức Mẹ mà Công Đồng Vatican II Hiến Chế Lumen Gentium, Chương 8 đã dạy và cho phép.
Xin được minh chứng.
"Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội Lumen Gentium” của Công Đồng Vatican II, chương 8 đã xác định rất rõ vai trò của Đức Mẹ trong Mầu Nhiệm Giáo Hội. GH đã phải dành riêng một chương đặc biệt dưới chủ đề “ Ðức Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô Và Giáo Hội”, để xác định vai trò của Đức Mẹ: Ngài vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ của cả nhân loại. Lịch sử kể lại, khi các nghị phụ bỏ phiếu để thông qua những điều trong Chương 8 này thì số phiêu chấp thuận chỉ hơn số phiếu chống đối một số rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ là đã có nhiều mâu thuẫn và tranh cãi. Nhưng kết cục, trong cái nhìn toàn diện của đạo Công Giáo về sự tương quan giữa Chúa Giêsu, Mẹ Maria và nhân loại chúng ta, Giáo Hội không những đã cho phép, mà còn khuyến khích chúng ta nên có những tâm tình cầu nguyện trực tiếp với Đức Mẹ vì “Ngày nay Mẹ Chúa Giêsu đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (x. 2P 3,10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành.” (điều 68).
Tất cả những tước hiệu mà chúng ta đặt cho Đức Mẹ, cũng được các nhà chú giải cắt nghĩa rất rõ ràng:
" Sứ mệnh của Ðức Maria là liên kết Chúa Kitô với những phần tử làm thành Giáo Hội. Ðó là ý nghĩa của tiếng Maria, Mẹ đầy ơn. Mẹ thực hiện sứ mệnh qua việc bầu cử cho nhân loại. Do đó, mà Giáo Hội gọi Mẹ bằng các danh hiệu: Ðấng Bảo Vệ, Ðấng Phù Trợ, Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Ðấng Trung Gian. Các nhà thần học tranh luận về ý nghĩa gán cho các tước hiệu ấy, nhất là tước hiệu sau cùng.
Công Ðồng không muốn giải quyết cuộc tranh luận, nhưng chỉ quả quyết một thực tại hoàn toàn được toàn thể Giáo Hội chấp nhận, mà không bận tâm đến những điều xác định rõ rệt có tính cách kỹ thuật. Công Ðồng cũng nói thêm là tước hiệu này không làm mất cũng không thêm thắt gì vào địa vị và hành động của Chúa Kitô, Ðấng Trung Gian duy nhất, vì không tạo vật nào có thể đóng vai trò trên cùng một bình diện như Chúa Cứu Thế."
Nếu GH đã hướng dẫn và cho phép chúng ta xác tín như thế rồi, vì GH "không bận tâm đến những điều xác định rõ rệt có tính cách kỹ thuật" như từ ngữ, kiểu nói, phong tục, văn hóa, thì cho dù chúng ta có hát: "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" hay "Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương",.. . hay có dùng bất cứ lời ca nào khác để tôn kính và ca tụng Đức Mẹ, thì trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, chúng ta cũng không thể nào làm thay đổi, hay loại bỏ vai trò thực sự của Chúa Giêsu trong Đức Tin và đời sống đạo của người Công Giáo chúng ta được.
Bức sức 3:
Cũng vì "tiêu chuẩn phổ biến" mà bài “Đền Tạ Trái Tim Mẹ” của Nguyễn Khắc Tuần đã được sửa lại cho đúng với lời ca thánh thiện và hợp với Thần Học. Nhưng sao, cũng chính vì "tiêu chuẩn phổ biến" mà bài “Trên Con Đường Về Quê” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, không những không được sửa lời và ngày nay cũng không còn được cho hát trong các xứ đạo nữa.
Sự kiện không theo những tiêu chuẩn đã được ấn định một cách thuần nhất, làm chúng ta cũng lại liên tưởng đến một bài hát khác về Đức Mẹ, vừa “không được phổ biến” nhiều chỉ phổ biến xầm xì trong giới thanh niên, vì có những chữ rất văn chương bay bướm như "hương băng trinh say đắm trong tình người. "
Trong cuốn sách nghiên cứu về Thánh Nhạc của Lm Nguyễn Duy thì bài này, ngài cũng đã phê bình và nêu tên là bài "Trinh Vương Maria" của tác giả Phạm Đức Huyến là “Chỉ có vế so sánh mà không có vế được so sánh.” (trang 94).
Thầy Phạm Đức Huyến thì không ai là xa lạ với những chương trình và công lao huấn luyện ca trưởng của thầy, nhưng nếu một bài hát đã có những điều bị phê bình “không đúng và không hay” như vậy, thì tại sao lại tuyển chọn bài này, cho vào làm tiêu chuẩn, là “kim chỉ nam” để đời cho con cháu noi theo ? Hơn thế nữa đây lại là bài duy nhất của thầy được đăng trong tuyển tập này, mặc dầu thầy đã sáng tác tới mấy trăm bài khác mà không được ban tuyển chọn để ý.
VII. Phải chăng đã có sự “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” về Bộ Lễ?
Xin mạn phép quí độc giả nhắc tới những Qui Luật và Huấn Thị rất quan trọng về Bộ Lễ của Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta biết, không phải vì Giáo Hội hoặc các ĐGM khó tính, nhưng là vì muốn bảo vệ Truyền Thống Đức Tin và để chống lại những bè phái hay bè rối muốn sửa bản kinh trong phụng vụ để ly khai hoặc chống phá Giáo Hội. Vì "qui luật của cầu nguyện là qui luật của đức tin" (Lex orandi, lex credenda). Qua Thánh Lễ, Giáo Hội Công Giáo cử hành Bí Tích Thánh Thể, là bí tích quan trọng nhất trong đời sống đạo của người Công Giáo. Cho nên bằng mọi cách, GH phải luôn duy trì sự Thánh Thiện và thuần nhất trong các Lễ Nghi, vì những nghi thức này đã được lưu truyền từ muôn đời xa trước. Do đó đã qui định là có những nghi thức và bản văn trong phụng vụ không được thay đổi bất cứ vì lý do gì.
Xin được đưa ra những thông cáo và các dữ kiện quan trọng liên quan đến Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam này:
1) Thông Cáo Số 2 của ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, đặc trách Thánh Nhạc HĐGM Việt Nam, ngày 24 tháng 9 năm 1994 đã ra chỉ thị như sau:
“[4] Về lời ca:
a) Bản văn Phụng Vụ:
Trong Phụng Vụ, nhất là trong Thánh Lễ, một số bản văn có tính cách cố định thì không ai được thay đổi vì bất cứ lý do gì, dù để dễ hát: "trước hết, phải nhắc lại điều này là bản văn Phụng Vụ chi phối âm nhạc chứ không phải âm nhạc chi phối bản văn Phụng Vụ. Trong các bản văn dùng để hát, cần lưu ý đến các bản văn quan trọng của các cử hành Phụng Vụ.
- Các lời Kinh nguyện của linh mục (Lời nguyện, Kinh nguyện Thánh Thể, lời ban phép lành và truyền phép),
- Lời đối đáp giữa linh mục hay phó tế với cộng đoàn, những lời tung hô của cộng đoàn (ví dụ lúc đọc Phúc Âm, trong các Kinh nguyện Thánh Thể, Kinh Thánh Thánh Thánh và lời tung hô tưởng niệm);
- Một số bản văn Thánh Kinh hoặc Phụng Vụ đã có truyền thống từ lâu đời như Kinh Vinh Danh, Kinh lạy Chiên Thiên Chúa, các bản văn tuyên xưng đức tin trong Giáo Hội như Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha.
Tất cả những bản văn này phải dịch cách trung thực rồi căn cứ vào đó mà sáng tác các cung chứ không được sửa đổi. Khi dịch các bản văn khác, ta cũng có thể thích ứng tùy theo như cầu tinh thần ngôn ngữ và nhu cầu sáng tác âm nhạc như các bài ca nhập lễ, ca hiệp lễ (Huấn thị về Thánh nhạc, số 32; 36 Huấn thị Comme le prévoit, số 36) (thư trả lời của Tổng Giám Mục Gérard M. Agnelo, thư ký Thánh bộ Phượng Tự gửi Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám Mục Nha Trang, phụ trách Thánh nhạc của HĐGMVN ngày 8.2.1994).
Bộ Phụng Tự chỉ cho thích nghi (thay đổi từ ngữ hoặc sắp xếp lại) đối với Ca Nhập Lễ, Đáp Ca, câu xướng trước Tin Mừng, ca Dâng lễ và ca Hiệp lễ. Hơn nữa, những bài hát này còn có thể được thay thế bằng các bài chọn trong tuyển tập đã được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận.. ”
2) Tháng 12 năm 2006 Bản Tin của Uỷ ban Phụng Vụ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có ra một Thông Cáo về "Bản dịch mới của Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt" cho tất cả các Cộng Đồng xứ đạo cử hành Thánh Lề bằng tiếng Việt Nam tại Hoa Kỳ như sau: (Xin mạn phép đăng lại phần tiếng Việt đã do anh Đỗ Vy Hạ chuyển dịch )
"Bản dịch mới của Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt
Ngày 26/09/2006, Đức Cha William Skystad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục Nha trang và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam thông báo cho biết là bản dịch mới của Nghi thức thánh lễ bằng tiếng Việt vừa đây đã được Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích phê chuẩn và ra thông cáo bắt buộc sử dụng ở Việt Nam kể từ Chúa Nhật Phục Sinh năm 2006. Bản dịch Nghi thức thánh lễ mới này thay thế cho bản dịch năm 1992 đang thông dụng trên toàn thế giới. Đức Cha Hoà xin quí Đức Cha thông báo cho các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong quí Tổng giáo phận và Giáo phận được biết là chỉ (được phép) sử dụng bản dịch mới này trong các Thánh lễ cử hành bằng tiếng Việt mà thôi.
Thứ đến, Đức Cha Nguyễn Văn Hoà thông báo cho vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ biết là tất cả các kinh hát trong Bộ Lễ phải dựa theo bản dịch mới này. Ngài nêu rõ ra Kinh Tin Kính của Hoài Đức vốn chỉ bao gồm có hai đặc tính của Giáo Hội và khuyên không nên sử dụng bản kinh này nữa.
Cuốn Nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Việt (ấn bản năm 2006) có bán tại VietCatholic, P.O. Box 1408, Claremont, CA 91711, (909) 447-4110, với giá 23 đô-la cộng thêm cước phí.
Năm 1964, Hội đồng Giám mục Công giáo Toàn quốc đã ra thông cáo rằng “tuỳ theo sự suy xét của Thẩm quyền địa phương, nơi nào mà nhu cầu thiết thực của Giáo Hội đòi buộc, vị Thẩm quyền địa phương có thể cho phép sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các buổi cử hành Phụng vụ với sự tham dự của các giáo dân thuộc một ngôn ngữ khác. Sự cho phép này có cùng những điều kiện như đã được ấn định cho ngôn ngữ Anh, nhưng phải chiếu theo bản dịch do Thẩm quyền Giáo hội địa phương (Hội đồng Giám mục) của ngôn ngữ đó phê chuẩn.” (Thông cáo về việc áp dụng điều khoản số 36 của Sacrosanctum Concilium, được Hội đồng Giám mục Công giáo Toàn quốc phê chuẩn ngày 02/04/1964 và được Toà Thánh châu phê ngày 01/05/1964).
Chiếu theo bản thông cáo này thì được phép sử dụng các bản dịch hiện hành đã được phê chuẩn của bất cứ sách Phụng vụ nào thuộc mọi ngôn ngữ, miễn là Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn một ấn bản tương tự để sử dụng trong các Giáo phận Hoa Kỳ. Ví dụ: bởi vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã phê chuẩn cuốn Ritual de Exequias Cristianas (Nghi thức An táng Kitô giáo) bằng tiếng Tây Ban Nha, cho nên không được phép sử dụng một ấn bản Nghi thức an táng bằng tiếng Tây Ban Nha nào khác trong các Giáo phận Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bởi v́ Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn cuốn Nghi thức Hoà giải bằng tiếng Tây Ban Nha nào, cho nên được phép sử dụng bất cứ ấn bản bằng tiếng Tây Ban Nha nào của cuốn Nghi thức này mà đã được phê chuẩn.
Cũng vậy, bởi vì Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn các sách Phụng vụ bằng tiếng Việt cho các Giáo phận Hoa kỳ, cho nên bất cứ những ấn bản của các sách Phụng vụ nào đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam xác thực và phê chuẩn đều được phép sử dụng trên lãnh thổ (Hoa Kỳ).”
(Trước khi viết bài này, chúng tôi có gửi email tới văn phòng Ủy Ban Phượng Tự của HĐGM Hoa Kỳ để xin một copy của lá thư mà ĐC Hòa đã gửi ngày 26 tháng 9 năm 2006, nhưng chưa thấy văn phòng trả lời. )
3) Nếu chúng ta đọc kỹ Lời Giới Thiệu của Đức cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam và theo dõi những việc làm của ngài, thì ngài rất ngặt về chuyện sửa đổi "những bản văn không thể thay đổi" của nghi thức Phụng Vụ. Ví dụ như Bộ Lễ Seraphim của ngài khi đem đăng lại ở trang 972, số 501 thì ngài cũng đề rõ ràng là: "Đã sửa theo bản dịch năm 2005 của UBPT". Đây là Qui Luật của Giáo Hội về Bộ Lễ. Mọi sự thay đổi phải có sự chấp thuận của Tòa Thánh (Có trường hợp trừ dành cho những Thánh Lễ của trẻ em hoặc cho những nhóm di dân đặc biệt còn giữ những phong tục cũ.)
Vậy chúng ta phải hiểu sao về chuyện không thống nhất, hoặc có người bảo là “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” này. Xin tạm đưa ra một vài giả thuyết, có thể đã xảy ra:
a) Theo chi tiết lịch sử thì chương trình soạn thảo Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1997. Lúc đó bản dịch Sách Lễ Rôma vẫn theo những bản dịch cũ, và không ai đã để ý đặt nặng vấn đề phải đúng với bản mẫu. Và ngay cả khi thành lập các ban tuyển chọn cho chương trình thực hiện cuốn Thánh Ca này, Lm Tổng Thư Ký cũng không đặt nặng, hay có đưa ra một hướng dẫn rõ ràng để tuyển chọn những bài hát trong phần Bộ Lễ.
b) Có thể nói là phong trào sáng tác Bộ Lễ của Việt Nam ở mọi nơi khắp cùng bờ cõi trái đất đang rất thịnh hành, và.. . thịnh soạn. Hầu như mỗi ca trưởng biết gẩy chút đàn ghi ta là cũng muốn bập bẹ tự biên, tự diễn, tự phát hành cho mình một Bộ Lễ với đầy đủ mọi lời ca và … điệu bộ. Vì qúa nhấn mạnh, hoặc muốn loại bỏ những Bộ Lễ xập xình “trăm hoa đua nở” này (Ví dụ Bộ Lễ Thành Tâm, Bộ Lễ Nguyễn Văn Trinh, … ) mà có thể ban tuyển chọn cũng không được nhắc lại những chỉ thị trong Thông Cáo số 2 của Đức Cha Hòa đã ban hành từ năm 1994.
c) Bài hát "Tôi Tin" của Lm Hoài Đức sáng tác trước Công Đồng Vatican II, trước thời kỳ được hát và đọc tiếng Việt trong Phụng Vụ. Ngài sáng tác bài hát này cho những buổi đọc kinh hoặc trong những giờ chầu Thánh Thể, chứ không phải để hát thay thế Kinh Tin Kính trong Bộ Lễ.
Hơn thế nữa, Qui Luật của Thánh Lễ La Tinh thời đó, đã bắt buộc linh mục chủ tế và thầy sáu, thầy năm phải đọc Kinh Tin Kính trên bàn thờ bằng tiếng La Tinh rồi, thì chuyện ca đoàn có hát Kinh Tin Kính cùng lúc để “thông công”, cũng không được để ý mà ngăn cấm hoặc răn bảo. Hơn thế nữa cũng đâu có bản dịch bằng tiếng Việt Nam “chính thức” thời đó đâu để mà phải theo hay so sánh!
Nhưng ngày nay, nhiều người trong chúng ta vẫn còn lầm tưởng là vì “tính cách ngắn gọn và phổ thong, gần giống với Kin Tin Kính các thánh tong đồ”, thì bài hát này có thể sửa lại đôi chút cho thích hợp, mà đã không biết rằng "Qui Chế Tổng Quát của Sách Lễ Roma" (bản dịch 2005) chỉ cho phép được dùng một trong hai Kinh Tin Kính chính thức trong Thánh Lễ. Đó là Kinh của Công Đồng Nicea-Constantinopoli (Nicene Creed ) hoặc Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ (Apostle’s Creed) thường đọc như sau: Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất … mà thôi.
d) Bài hát "Vinh Danh" của Lm Thiện Cẩm, Hòa Âm: Tiến Dũng được sáng tác để hát trong "Phụng Vụ Các Giờ Kinh". Bài hát này thay cho “Kinh Vinh Danh” trong phần cuối của mỗi bài Thánh Vịnh của giờ kinh mà các Linh mục và tu sĩ phải đọc hàng ngày.
Như vậy ta có thể kết luận rằng:
- Đức Cha Hòa với cương vị là Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, đã không có cho phép hát bài "Tôi Tin" của Lm Hoài Đức và bài " Vinh Danh" của Lms Thiện Cẩm - Tiến Dũng trong Bộ Lễ, vì làm như vậy:
a) đi ngược lại với qui luật của Sách Lễ Roma (2005) mà chúng ta thấy ngài đã không còn cách nào khác hơn để nhấn mạnh trong Lời Giới Thiệu là phải thống nhất những bài hát bằng tiếng Việt Nam trong phụng vụ.
b) đi ngược lại với chính bản Thông Cáo số 2 mà ngài đã ban hành từ năm 1994, như là một giải pháp để thanh lọc những bài hát thiếu thánh thiện, đầy trần tục hoặc không đúng với những nguyên tắc và qui luật của Giáo Hội về Thánh Ca trong Phụng Vụ.
c) và còn đi ngược lại với tinh thần lá thư rất tế nhị mà ngài đã gửi cho UBPT/HHĐGM HK khuyến cáo những người Việt Nam tị nạn rất rõ ràng là:
“All sung settings of the Order of Mass must be based on this new translation. He specifically cites a sung edition of the Creed by Hoai Duc, which includes only two of the marks of the Church, recommending that this setting no longer be used.”
Tất cả các kinh hát trong Bộ Lễ phải dựa theo bản dịch mới này. Ngài nêu rõ ra Kinh Tin Kính của Hoài Đức vốn chỉ bao gồm có hai đặc tính của Giáo Hội và khuyên không nên sử dụng bản kinh này nữa..
Nói tóm lại, hai bài hát đó (Tôi Tin và Vinh Danh) không thuộc Phần Bộ Lễ trong cuốn sách TTTCVN Quyển Một này vì một nguyên tắc chung này là “Những thông cáo và Qui Luật của GH đã ghi rõ ràng về phần Bộ Lễ, là phần không được thay đổi bản văn của Bản Dịch Chính Thức 2005.”
Việc gửi lá thư và lý do đưa ra "không được hát" đã vô tình ảnh hưởng "tâm lý" rất sâu đậm trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại. Vì là có nhiều người tị nạn Việt Nam thay vì nhận ra đó là qui luật về ngôn ngữ của Giáo Hội (chỉ có một bản văn bằng tiếng Việt trên toàn thế giới) thì đã hiểu lầm sang vấn đề chính trị là tuy họ đi tị nạn ở hải ngoại rồi mà vẫn còn bị ảnh hưởng của HĐGMVN ở trong nước.
Rất tiếc vấn đề tuy nhỏ, nhưng việc bài hát "đã bị cấm" ở hại ngoại mà bây giờ lại thấy có trong phần Bộ Lễ ở trong một Tuyển Tập chính thức, thì chắc chắn cũng không tránh được những thắc mắc là tại sao lại có âm vang của những cung đàn lạc giọng.
Nhìn về tương lai và xin được đưa ra một vài đề nghị cụ thể:
Triển vọng của nền Thánh Nhạc Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng dồi dào và phong phú. Những cây đại thụ trong khu vườn thánh nhạc, theo thời gian, sẽ dần dần rụng lá và úa tàn. Có những cây non đang mọc lên, cũng cần phải hưởng ánh nắng mặt trời mới có thể sống mạnh được. Bởi thế giáo hội, đặc biệt là Các Ủy Ban Thánh Nhạc thuộc các Giáo Phận ở Việt Nam cần nâng đỡ, hướng dẫn, khuyến khích và vun trồng thêm những mầm non khác.
1) Cần phải có một phương pháp rõ ràng để kiểm duyệt những bài hát mới.
Trong Lời Giới Thiệu, ĐC Hòa đã có viết, có rất nhiều sáng tác Thánh nhạc nhưng đã không đem đi kiểm duyệt?
Trong phiên họp các ca trưởng mới đây của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Linh mục Tổng Thư Ký Nguyễn Duy đã xác nhận: “ Chúng tôi nhận rất nhiều bài hát gởi về để xin kiểm duyệt. Thú thật, chúng tôi không có đủ thời giờ để xem. Các thành viên trong Ban Thường vụ Thánh Nhạc là những nhạc sĩ chuyên môn, có năng lực và trình độ, luôn tận tuỵ hy sinh cho nền Thánh nhạc, nhưng cũng còn bao việc khác phải lo nữa! (Chẳng lẽ suốt ngày chúng tôi chỉ có việc kiểm duyệt bài hát!)
Những lời phát biểu này đã nói lên một tệ trạng là có nhiều nhạc sĩ không có kiểm duyệt nhạc mà vẫn đem vào hát trong nhà thờ, đồng thời cũng cho chúng ta thấy thực sự là cũng đã không có một nguyên tắc, hướng dẫn, thể lệ hay thời hạn rõ ràng để cho một bài hát được kiểm duyệt.
Xin quí vị hữu trách cần phải đưa ra những thủ tục rõ ràng để kiểm duyệt những bài Thánh Ca. Rồi nếu không có gì trở ngại, hoặc đi ngược lại với những nguyên tắc mà Giáo Hội đã đưa ra, thì cho các nhạc sĩ được sử dụng những bài hát đó trong phụng vụ, và cũng cho họ được cơ hội để đóng góp tên tuổi trong những tuyển tập sau này nữa.
2) Một người bạn sau khi xem cuốn sách này đã bảo, “tuyển chọn những bài hát sau năm 1975 mới khó vì đa số tác giả này vẫn còn sống. ”
Nói lên điều này, vô tình người phát biểu cũng đã hàm ý nói là dù làm gì đi chăng nữa, Ban Tuyển Chọn cũng không thể nào tránh được lời qua tiếng lại là đã có sự thiên tư thiên vị, không công bằng, hay khách quan cho đủ trong việc tuyển chọn những bài hát để in trong tuyển tập này.
Dựa vào sự cắt nghĩa của Lm Nguyễn Duy, thì chúng ta nhận thấy: Theo danh sách thì đa số những người trong Ban Sơ Tuyển là thuộc Địa Phận Sài Gòn. Các ngài chọn bài hát trước rồi mới gửi đi 26 địa phận để xin phê bình và nhận xét. Như vậy là phương pháp chọn lựa các bài hát đã bắt đầu từ “Trung Ương đưa xuống” chứ không phải là từ “đại đa số quần chúng đề nghị đưa ý kiến hay nộp bài hát lên.”
Tuy rằng bài nào cũng là bài Thánh Ca để hát dâng lên cho Chúa. Nhưng dụ ngôn bà góa chỉ có một vài xu dâng cúng, cũng có thể là một tiêu chuẩn để các ngài cần áp dụng, để tránh trường hợp đã xảy ra là chọn lựa rất nhiều bài của những người mà các ngài quen biết.
Do đó, để cho công bằng và quân bình trong những tuyển tập sắp tới, trước khi Ban Sơ Tuyển chọn lựa những bài hát chỉ có trong những cuốn sách hay tuyển tập đã xuất bản ở một số Địa Phận … đàng trong, thì xin Ủy Ban Thánh Nhạc của 26 Địa Phận, đồng đều đưa ra những thông cáo rõ ràng và phổ biến mọi nơi, để những tác giả đã viết Thánh Ca Việt Nam sinh sống ở các nơi trên toàn thế giới biết, hiểu thể lệ và gửi bài của mình về, như là một món quà đóng góp công sức và tài năng cho Giáo Hội Việt Nam. Vì ngoài yếu tố Phụng Vụ (Liturgical) và Âm Nhạc (Musical) của một bài Thánh Ca, yếu tố Mục Vụ (Pastoral) cho mọi giới cũng không kém phần quan trọng. Thánh nhạc còn phải liên kết mọi cộng đồng dân Chúa của mọi trình độ, tuổi tác, môi trường và hoàn cảnh sống nữa. Thánh ca phải được hòa nhập vào đời sống, phải phù hợp với mọi giới, người già cũng như giới trẻ, phải phản ảnh những tâm tình suy tư, lo lắng, cầu nguyện, ca tụng của mọi thành phần Dân Chúa từ thành thị, thôn quê đến những vùng sâu, vùng xa, từ vùng biển trải dài bao la, sang cả đến những vùng thương ca hải ngoại.
3) Bạn tôi vẫn còn tự hỏi: “Mục đích của cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam này để làm gì ?”
Trong Lời Giới Thiệu Đức Cha Hòa đã nói: “Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ.”
Câu hỏi đang được đặt ra, là nếu 506 bài chọn lựa từ 4000 bài đã được Imprimatur, bây giờ đã được vinh dự có tên trong Tập Chỉ Nam, hay trong danh mục các bản văn của Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, để các địa phận cùng thống nhất sử dụng chung rồi, thì Cộng Đồng Dân Chúa có còn được hát 3494 bài đã bị loại bỏ nữa hay không ? Ví dụ chúng ta có được quyền hát 897 bài hát khác của Lm Kim Long không có in trong Tuyển Tập Thánh Ca này trong Phụng Vụ nữa hay không ?
Nếu vẫn còn được hát, thì tại sao lại gọi những Tuyển Tập này là “Tập Chỉ Nam”, tức là những tập tuyển chọn các bài thánh ca được UBPT của HĐGMVN “chấp nhận chính thức” cho phép riêng để sử dụng trong Phụng Vụ.
Có người thắc mắc: Phải chăng, những bài Thánh Ca không được tuyển chọn sẽ “không còn được gọi là chính thức nữa” và đương nhiên – nếu không chính thức - thì các ca đoàn cũng sẽ không còn hát nữa, và chắc chắn, những bài thánh ca này sẽ dần dần bị cho rơi vào quên lãng.
Thiết tưởng vấn đề này cũng cần được làm sáng tỏ, trước khi tất cả các nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca trên toàn Thế giới, đã có nhạc được Imprimatur, gửi về để được in hay sẽ bị … loại bỏ … vĩnh viễn.
Kết Luận
Nói chung cuốn Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam, Quyển Một này tuy có một vài mâu thuẫn không thể tránh, nhưng đã là một bằng chứng của mọi sự cố gắng với thành tâm, thiện chí của mọi người đang thiết tha nâng đỡ, bảo trì và gây dựng cho Nền Thánh Nhạc Việt Nam. Vì đây cũng chỉ là bước đầu, có thể nói là "vội vàng" để kịp mừng Năm Thánh 2010, cho nên vẫn còn nhiều thiếu xót. Nhưng đây cũng là một bước tiến quan trọng cần phải bước, và cần phải được mọi người khuyến khích và nâng đỡ, để rồi các vị hữu trách có thêm nhiều kinh nghiệm hầu cải tiến cho hoàn hảo hơn.
“Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam quyển một” này đã ra mắt kịp thời để chúng ta mừng năm Thánh với nhiều niềm tự hào của người Công Giáo Việt Nam, vì như trong lời giới thiệu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Nha Trang, Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam đã viết là: “như là thành quả của một giai đoạn lịch sử Thánh Ca Việt Nam và như một món quà mừng năm KIM KHÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010 ” vậy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam” do tác giả WHĐ thực hiện.
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1059&CateID=63
- “Thánh Nhạc” – Nguyễn Duy: Xin vào trang web của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến: www.phamduchuyen.com. Chọn bài viết “Thánh Nhạc Nguyễn Duy”.
- Xin xem câu giải thích số 82 cho điều 62 của chương 8, Hiến Chế Lumen Gentium: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thanhoc/mucluc.htm
- Xin tham khảo theo link ở đây: http://www.usccb.org/liturgy/innews/2006archives.shtml
Nguyên văn bằng tiếng Anh: “New Translation of the Order of Mass in the Vietnamese Language” United States Conference of Catholic Bishops Committee on the Liturgy December 2006 Newsletter – Volume XLII
- Xin xem “Ghi nhận buổi gặp gỡ các Ca Trưởng” http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3984
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 22/12/2009
NGƯỜI DO THÁI
Trên phi cơ, một bà lão người Do Thái vừa lùn vừa nhỏ con cùng ngồi bên cạnh là một người Thụy Điển vừa cao vừa lớn con. Bà ta cứ chăm chăm nhìn ông ta, sau đó thì quay hẳn sang ông ta và hỏi:
- “Xin hỏi, ông có phải là người Do Thái không ?”
- “Không phải.” Ông ta trả lời.
Mấy phút sau bà ta lại quay qua hỏi lại:
- “Ông chắc chắn là người Do Thái phải không ?”
- “Đương nhiên là không phải.”
Bà ta nhìn nhìn ông ấy hồi lâu rồi lại hỏi:
- “Tôi dám nói chắc chắn rằng ông là người Do Thái.”
Để được yên tĩnh, người đàn ông ấy nói:
- “Ừ, cứ cho tôi là người Do Thái đi.”
Bà ta lại nhìn trừng ông ta, lắc lắc đầu nói:
- “Nhìn kỷ thì ông không giống người Do Thái.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người bề ngoài thì giống như thánh nhân: ngày ngày đi lễ, đọc kinh, lần chuổi Mân Côi, nhưng trong lòng thì không giống như thánh nhân, bởi vì có nhiều âm mưu hạ bệ anh chị em mình khi thấy họ trỗi vượt hơn mình; có những người bên ngoài thì giống như một tu sĩ chính hiệu: ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép với mọi người, nhưng trong lòng thì đầy những ghét ghen, hận thù và đầy kiêu ngạo...
Con người ta bề ngoài giống nhau là chuyện không có gì lạ cả, nhưng cố gắng bắt chước cái bề ngoài của thánh nhân để che đậy một tâm hồn xấu xa thì là điều không nên, bởi vì cái vỏ bề ngoài rồi sẽ có một ngày bị lột ra, nếu không bị lột ra ở đời này thì cũng sẽ bị Thiên Chúa phơi bày trần trụi trước mặt toàn thể nhân loại trong ngày phán xét.
Vẻ bên ngoài của người Do Thái thì cũng giông giống như người Palestine, người Mỹ thì cũng giông giống như người Anh người Pháp, người Việt Nam thì cũng na ná giống người Tàu người Taiwan vậy.v.v...nhưng một vị thánh chân chính thì không thể nào giống một người giả bộ làm thánh nhân.
Tại sao vậy ?
Thưa, vì thánh nhân trong lòng đầy những yêu thương chân thật, còn người giả làm thánh nhân thì trong lòng chứa chất những ghen tương, hận thù và kiêu ngạo. Ha ha ha....
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trên phi cơ, một bà lão người Do Thái vừa lùn vừa nhỏ con cùng ngồi bên cạnh là một người Thụy Điển vừa cao vừa lớn con. Bà ta cứ chăm chăm nhìn ông ta, sau đó thì quay hẳn sang ông ta và hỏi:
- “Xin hỏi, ông có phải là người Do Thái không ?”
- “Không phải.” Ông ta trả lời.
Mấy phút sau bà ta lại quay qua hỏi lại:
- “Ông chắc chắn là người Do Thái phải không ?”
- “Đương nhiên là không phải.”
Bà ta nhìn nhìn ông ấy hồi lâu rồi lại hỏi:
- “Tôi dám nói chắc chắn rằng ông là người Do Thái.”
Để được yên tĩnh, người đàn ông ấy nói:
- “Ừ, cứ cho tôi là người Do Thái đi.”
Bà ta lại nhìn trừng ông ta, lắc lắc đầu nói:
- “Nhìn kỷ thì ông không giống người Do Thái.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người bề ngoài thì giống như thánh nhân: ngày ngày đi lễ, đọc kinh, lần chuổi Mân Côi, nhưng trong lòng thì không giống như thánh nhân, bởi vì có nhiều âm mưu hạ bệ anh chị em mình khi thấy họ trỗi vượt hơn mình; có những người bên ngoài thì giống như một tu sĩ chính hiệu: ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép với mọi người, nhưng trong lòng thì đầy những ghét ghen, hận thù và đầy kiêu ngạo...
Con người ta bề ngoài giống nhau là chuyện không có gì lạ cả, nhưng cố gắng bắt chước cái bề ngoài của thánh nhân để che đậy một tâm hồn xấu xa thì là điều không nên, bởi vì cái vỏ bề ngoài rồi sẽ có một ngày bị lột ra, nếu không bị lột ra ở đời này thì cũng sẽ bị Thiên Chúa phơi bày trần trụi trước mặt toàn thể nhân loại trong ngày phán xét.
Vẻ bên ngoài của người Do Thái thì cũng giông giống như người Palestine, người Mỹ thì cũng giông giống như người Anh người Pháp, người Việt Nam thì cũng na ná giống người Tàu người Taiwan vậy.v.v...nhưng một vị thánh chân chính thì không thể nào giống một người giả bộ làm thánh nhân.
Tại sao vậy ?
Thưa, vì thánh nhân trong lòng đầy những yêu thương chân thật, còn người giả làm thánh nhân thì trong lòng chứa chất những ghen tương, hận thù và kiêu ngạo. Ha ha ha....
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Giáng Sinh (thánh lễ ban ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 22/12/2009
LỄ GIÁNG SINH
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Chúa Giêsu là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.
Chúa Giêsu là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Chúa Giêsu là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Chúa Giêsu là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian,
do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Chúa Giêsu là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.
Chúa Giêsu là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Chúa Giêsu là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Chúa Giêsu là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian,
do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 22/12/2009
N2T |
7. Tâm địa hiền lành so với trinh khiết thì đáng quý hơn, bởi vì nó là mục đích của trinh khiết.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 22/12/2009
N2T |
323. Người thông minh dùng ống tiền (heo đất) để cất giữ tiền; người ngu thì dùng sự không thỏa mãn để cất giữ oán hận.
Việc Chúa Giáng Sinh có ảnh hưởng gì đến đời sống bạn ?
LM. Trần Bình Trọng
20:29 22/12/2009
VIỆC CHÚA GIÁNG SINH CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ÐẾN ÐỜI SỐNG BẠN?
Lễ Ðêm Giáng Sinh
Is 9: 1-6; Tit 2 11-15; Lc 2: 1-14
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại bằng nhiều cách thế khác nhau: trong đám mây, ngoài sa mạc, trên đỉnh đồi.. Và Chúa nói với loài người cách gián tiếp, qua các ngôn sứ, các tổ phụ. Sau cùng khi thời gian đã điểm, Thiên Chúa sai chính Con Một Người đến với nhân loại. Chính thánh Phaolô cũng nói về thời gian đã điểm (Rm 5:6). Vậy thời gian đã điểm có nghĩa là gì? Thời gian đã điểm là thời gian chín mùi, thời gian mà người Do thái mong đợi Ðấng Cứu thế đến hơn bao giờ hết, bởi vì họ đã chán ngày cảnh suy đồi trong xã hội họ đang sống. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự lại xuống giốc. Còn trên bình diện chính trị, thì đất nước của họ đang bị ngoại bang là người La Mã cai trị. Cho nên họ mong đợi Ðấng Cứu Thế đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang, khỏi cảnh đồi trụy trong giới lãnh đạo dân sự và tôn giáo đồng hương chứ không hẳn là giải thoát khỏi tội lỗi.
Dầu sao đi nữa, việc Ðấng Cứu Thế sinh ra, đã đổi hẳn lại dòng lịch sử nhân loại. Từ khi Chúa Cứu Thế sinh ra, thì thời gian đổi ngược hẳn lại. Vì thế ngưòi ta gọi năm nay là năm nọ, năm kia sau khi Chúa Cứu Thê giáng sinh. Nếu biến cố xẩy ra trước khi Chúa Cứu thế giáng sinh, thì người ta lại tính niên hiệu ngược lại, chẳng hạn sự việc xẩy ra năm năm này năm nọ trước năm Chúa giáng sinh. Nhiều sử gia trên thế giới dựa trên năm Chúa giáng sinh để tính thời gian và đặt lại niên hiệu. Và gần đây người ta đã khám phá ra là họ đã tính lầm niên hiệu Chúa giáng sinh khoảng hai hay ba năm trước niên hiệu đã ấn định. Tuy nhiên người ta không muốn đổi lại các niên hiệu của các biến cố trên thế giới, bởi vì làm như vậy quá phức tạp và tốn kém về thời giờ và tiền bạc.
Việc Ðấng Cứu Thế giáng sinh là mộtt biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên Chúa đến không phải chỉ đổi ngược lại dòng lịch sử. Chúa đến để làm một việc đổi mới toàn diện trong tâm hồn mỗi người: đổi lại cách suy tư, đổi lại những giá trị trong đời sống. Trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh độ 700 năm, thì ngôn sứ Isaiah đã tiên báo: Ðoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng (Is 9:1). Lời ngôn sứ Isaiah về Ðấng Cứu Thế đã được thực hiện trong đêm Giáng sinh. Trong đêm giáng sinh đầu tiên, chỉ có ít nhân vật được chứng kiến cảnh hang đá Bêlem: đó là Mẹ Maria, Thánh Giuse và mấy người mục đồng, và chiên bò lừa (Luc 2:8,10,16).
Ngày nay người ta thường dựng những cảnh hang đá máng cỏ trông có vẻ đẹp mắt. Tuy nhiên chính nơi Chúa sinh ra chỉ là cái hang mục đồng, có thể dơ bẩn, hôi hám. Và làm sao mục đồng có thể nhận ra hài nhi mới sinh trong hang bò lừu là Ðấng cứu thế, con Thiên Chúa? Mỗi người có thể tìm ra những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên để giúp người ta có được câu trả lời thoả đáng, người tín hữu có thể đặc câu hỏi một cách khác. Làm sao để có thể dễ nhận ra sự hiện diên của Thiên Chúa trong đời sống? Người ta phải có tâm hồn thế nào hay tạo ra một tâm hồn ra sao thì mới có thể nhận ra sự hiên diện của Thiên Chúa ?
Ðọc Thánh kinh, người ta thấy Mẹ Maria mừng lễ Giáng sinh một cách khác thường. Thánh Kinh nói về Mẹ: Còn bà Maria, thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Luc 2:19). Mừng lễ Sinh nhật trong lòng có nghĩa là mở rộng tâm hôn đón nhận Chúa Cứu thế. Tai ta có thế nghe câu chuyện Giáng sinh nhiều lần, nhưng chỉ có tâm hồn mới có thể rung động trước màu nhiệm Giáng Sinh. Nhiều người đã có thể mừng lễ Giáng Sinh 20, 30, 40,.. 70 năm. Ai nấy đã có thể quen thuộc với câu chuyện Giáng sinh: chuyện trinh nữ Maria thụ thai cách huyền diệu, chuyện Chúa Cứu thê giáng sinh trong cảnh cơ hàn tại Bêlem, chuyện Ba Vua đến thờ lạy Ðấng Cứu thế giáng sinh. Một số người trong ta khi còn nhỏ đã có thể được chọn đóng vai thánh Giuse, mẹ Maria, thiên thần, mục đồng, ba Vua... Tuy nhiên đời sống ta có gì thay đổi không?
Ngay từ khi mới sinh, Chúa Cứu thế đã làm xáo trộn tâm trí loài người, như Chúa đã làm xáo trộn tâm trí Hêrôđê. Sứ mệnh của Chúa là làm xáo trộn tâm trí loài người, làm cho họ bất mãn với con người cũ, với lối sống hiện tại: tư tưởng cũng như hành động để Chuá có thể làm chủ tâm hồn họ, ban bình an và niềm vui cho họ. Sau những ngày giờ rbận rộn sửa soạn mừng lễ Sinh nhật: Gửi quà sinh nhật, thiệp sinh nhật, làm hang đa máng cỏ, ta nên dành ít thời giờ yên lặng để suy niệm về màu nhiệm Giáng sinh. Chỉ trong thinh lặng người ta mới dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa, mới dễ khám phá ra ý nghĩa của màu nhiệm Giáng Sinh. Chúa đã đến trong lịch sử loài người hơn 2000 năm để làm cuộc giao hoà giữa Thiên Chúa và loài người. Và Chúa hứa sẽ đến trong ngày sau hết để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Giữa hai cuc thăm viếng vĩ đại này, Chúa thường đến với loài người qua ơn thánh, mỗi lần người tín hữu lãnh nhận bí tích, cầu nguyện, hi sinh, làm việc thiện.
Người công giáo trưởng thành không được coi Sinh nhật như một biến cố xa xưa, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Người công giáo phải tìm cho ra ý nghĩa đích thực của việc mừng lễ Giáng sinh. Người công giáo phải làm mới lại và sống lại việc Chúa đến. Ðể Chúa có thể đến ngự trị và làm chủ tâm hồn, người ta phải biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn, để Chúa có thể ở lại trong tâm hôn, ban bình an và niềm vui cho cuộc sống. Và đó là tất cả ý nghĩa của việc mừng lễ Sinh nhật.
Lời cầu nguyện xin Chúa đến sinh lại trong tâm hồn:
Lạy Chúa hài nhi giáng sinh!
Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn
trong hang bò lừa lạnh lẽo.
Xin dạy con biết dọn cho Chúa một máng cỏ
trong tâm hồn
dệt bằng những việc cầu nguyện, hi sinh, bác ái
để sưởi ấm lòng Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
trongtb@yahoo.com
Lễ Ðêm Giáng Sinh
Is 9: 1-6; Tit 2 11-15; Lc 2: 1-14
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại bằng nhiều cách thế khác nhau: trong đám mây, ngoài sa mạc, trên đỉnh đồi.. Và Chúa nói với loài người cách gián tiếp, qua các ngôn sứ, các tổ phụ. Sau cùng khi thời gian đã điểm, Thiên Chúa sai chính Con Một Người đến với nhân loại. Chính thánh Phaolô cũng nói về thời gian đã điểm (Rm 5:6). Vậy thời gian đã điểm có nghĩa là gì? Thời gian đã điểm là thời gian chín mùi, thời gian mà người Do thái mong đợi Ðấng Cứu thế đến hơn bao giờ hết, bởi vì họ đã chán ngày cảnh suy đồi trong xã hội họ đang sống. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự lại xuống giốc. Còn trên bình diện chính trị, thì đất nước của họ đang bị ngoại bang là người La Mã cai trị. Cho nên họ mong đợi Ðấng Cứu Thế đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang, khỏi cảnh đồi trụy trong giới lãnh đạo dân sự và tôn giáo đồng hương chứ không hẳn là giải thoát khỏi tội lỗi.
Dầu sao đi nữa, việc Ðấng Cứu Thế sinh ra, đã đổi hẳn lại dòng lịch sử nhân loại. Từ khi Chúa Cứu Thế sinh ra, thì thời gian đổi ngược hẳn lại. Vì thế ngưòi ta gọi năm nay là năm nọ, năm kia sau khi Chúa Cứu Thê giáng sinh. Nếu biến cố xẩy ra trước khi Chúa Cứu thế giáng sinh, thì người ta lại tính niên hiệu ngược lại, chẳng hạn sự việc xẩy ra năm năm này năm nọ trước năm Chúa giáng sinh. Nhiều sử gia trên thế giới dựa trên năm Chúa giáng sinh để tính thời gian và đặt lại niên hiệu. Và gần đây người ta đã khám phá ra là họ đã tính lầm niên hiệu Chúa giáng sinh khoảng hai hay ba năm trước niên hiệu đã ấn định. Tuy nhiên người ta không muốn đổi lại các niên hiệu của các biến cố trên thế giới, bởi vì làm như vậy quá phức tạp và tốn kém về thời giờ và tiền bạc.
Việc Ðấng Cứu Thế giáng sinh là mộtt biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên Chúa đến không phải chỉ đổi ngược lại dòng lịch sử. Chúa đến để làm một việc đổi mới toàn diện trong tâm hồn mỗi người: đổi lại cách suy tư, đổi lại những giá trị trong đời sống. Trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh độ 700 năm, thì ngôn sứ Isaiah đã tiên báo: Ðoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng (Is 9:1). Lời ngôn sứ Isaiah về Ðấng Cứu Thế đã được thực hiện trong đêm Giáng sinh. Trong đêm giáng sinh đầu tiên, chỉ có ít nhân vật được chứng kiến cảnh hang đá Bêlem: đó là Mẹ Maria, Thánh Giuse và mấy người mục đồng, và chiên bò lừa (Luc 2:8,10,16).
Ngày nay người ta thường dựng những cảnh hang đá máng cỏ trông có vẻ đẹp mắt. Tuy nhiên chính nơi Chúa sinh ra chỉ là cái hang mục đồng, có thể dơ bẩn, hôi hám. Và làm sao mục đồng có thể nhận ra hài nhi mới sinh trong hang bò lừu là Ðấng cứu thế, con Thiên Chúa? Mỗi người có thể tìm ra những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên để giúp người ta có được câu trả lời thoả đáng, người tín hữu có thể đặc câu hỏi một cách khác. Làm sao để có thể dễ nhận ra sự hiện diên của Thiên Chúa trong đời sống? Người ta phải có tâm hồn thế nào hay tạo ra một tâm hồn ra sao thì mới có thể nhận ra sự hiên diện của Thiên Chúa ?
Ðọc Thánh kinh, người ta thấy Mẹ Maria mừng lễ Giáng sinh một cách khác thường. Thánh Kinh nói về Mẹ: Còn bà Maria, thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Luc 2:19). Mừng lễ Sinh nhật trong lòng có nghĩa là mở rộng tâm hôn đón nhận Chúa Cứu thế. Tai ta có thế nghe câu chuyện Giáng sinh nhiều lần, nhưng chỉ có tâm hồn mới có thể rung động trước màu nhiệm Giáng Sinh. Nhiều người đã có thể mừng lễ Giáng Sinh 20, 30, 40,.. 70 năm. Ai nấy đã có thể quen thuộc với câu chuyện Giáng sinh: chuyện trinh nữ Maria thụ thai cách huyền diệu, chuyện Chúa Cứu thê giáng sinh trong cảnh cơ hàn tại Bêlem, chuyện Ba Vua đến thờ lạy Ðấng Cứu thế giáng sinh. Một số người trong ta khi còn nhỏ đã có thể được chọn đóng vai thánh Giuse, mẹ Maria, thiên thần, mục đồng, ba Vua... Tuy nhiên đời sống ta có gì thay đổi không?
Ngay từ khi mới sinh, Chúa Cứu thế đã làm xáo trộn tâm trí loài người, như Chúa đã làm xáo trộn tâm trí Hêrôđê. Sứ mệnh của Chúa là làm xáo trộn tâm trí loài người, làm cho họ bất mãn với con người cũ, với lối sống hiện tại: tư tưởng cũng như hành động để Chuá có thể làm chủ tâm hồn họ, ban bình an và niềm vui cho họ. Sau những ngày giờ rbận rộn sửa soạn mừng lễ Sinh nhật: Gửi quà sinh nhật, thiệp sinh nhật, làm hang đa máng cỏ, ta nên dành ít thời giờ yên lặng để suy niệm về màu nhiệm Giáng sinh. Chỉ trong thinh lặng người ta mới dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa, mới dễ khám phá ra ý nghĩa của màu nhiệm Giáng Sinh. Chúa đã đến trong lịch sử loài người hơn 2000 năm để làm cuộc giao hoà giữa Thiên Chúa và loài người. Và Chúa hứa sẽ đến trong ngày sau hết để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Giữa hai cuc thăm viếng vĩ đại này, Chúa thường đến với loài người qua ơn thánh, mỗi lần người tín hữu lãnh nhận bí tích, cầu nguyện, hi sinh, làm việc thiện.
Người công giáo trưởng thành không được coi Sinh nhật như một biến cố xa xưa, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Người công giáo phải tìm cho ra ý nghĩa đích thực của việc mừng lễ Giáng sinh. Người công giáo phải làm mới lại và sống lại việc Chúa đến. Ðể Chúa có thể đến ngự trị và làm chủ tâm hồn, người ta phải biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn, để Chúa có thể ở lại trong tâm hôn, ban bình an và niềm vui cho cuộc sống. Và đó là tất cả ý nghĩa của việc mừng lễ Sinh nhật.
Lời cầu nguyện xin Chúa đến sinh lại trong tâm hồn:
Lạy Chúa hài nhi giáng sinh!
Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn
trong hang bò lừa lạnh lẽo.
Xin dạy con biết dọn cho Chúa một máng cỏ
trong tâm hồn
dệt bằng những việc cầu nguyện, hi sinh, bác ái
để sưởi ấm lòng Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
trongtb@yahoo.com
Mùa Giáng Sinh
KH
22:32 22/12/2009
Quê tôi ở miền Trung, thời thiếu nữ của tôi, giấc mơ về Đà Lạt xa xôi lắm …Đà lạt chỉ là trong sách vở, trong thi ca, trong “Vòng tay học trò” của Nguyễn thị Hoàng, trong những chuyện kể của các chàng “Quản Trị Kinh Doanh” Đà Lạt, hay trong ông anh họ GHHV của tôi …
Đã bao nhiêu lần tôi hình dung ra một Đà lạt nên thơ, Đà lạt đồi thác mộng mơ, Đà lạt phong cảnh hữu tình,… mà hình như hể ai đặt chân đến đó rồi thì cũng được đổi thay. Tôi ước chi được một lần ghé đến, một lần thôi, mà sao … chẳng được một lần nào.
Anh họ tôi và tôi, cha mẹ mất sớm, chúng tôi cùng nương nấu trong ngôi nhà ông bà Ngoại, vì thế anh em chúng tôi thân thiết với nhau như ruột thịt.
Cứ vào mùa tựu trường thì anh lên GHHV Đà lạt, tôi vào trường Phaolô Đà nẵng. Tết đến, Hè về, chúng tôi về lại ngôi nhà ông bà Ngoại của mình, sống với nhau những ngày nghĩ thật vui vẻ. Quà của anh thường là những tấm ảnh anh siêng năng chụp tất cả những hoạt động trong trường, những thắng cảnh, những nơi anh được đến, những lần trường cho đi dã ngoại … vì thế hình ảnh Đà lạt anh cho tôi thật là phong phú, thật là gần gũi, và thật là thân thương nếu tôi được một lần ghé thăm.
Cho đến một ngày giấc mơ tôi sắp được nắm giữ, là ngày anh mời mọi người lên Đà lạt dự Lễ Chịu Chức Thầy Sáu của anh. Thế nhưng, tôi vẫn không đi được, Đà lạt tuột ra khỏi tầm tay…
Biết đến bao giờ mới có dịp đến thăm Trường anh học, nơi anh ở, xứ sở sương mù tuyệt vời mà chính anh đã gieo vào tâm trí tôi sự mơ ước viếng thăm? Riêng anh thì gượng gạo che dấu nổi buồn, khi vô cùng mong đợi ít nhiều những người thân ái ở làng Quê xa xôi ấy, về tham dự ngày hạnh phúc nhất của mình.
Đời con gái qua đi với bao thăng trầm của đất nước …, những chuyện mộng mơ của ngày ấy nay chỉ là những kỷ niệm, chôn chặt những ước mơ để bằng lòng với hiện tại “chồng con, cơm áo”.
Nhiều năm tháng … qua đi, gánh nặng vơi dần. Tôi mới có thời gian làm việc cho riêng mình. Tôi vào ca đoàn và sinh hoạt từ thiện nhiều nơi.
Tôi cũng cố thực hiện ước mơ ngày nào, là đến thăm miền “Đất Hứa” ngày đó. Nhưng chuyến đi thăm làm tôi ngỡ ngàng … thật sự thất vọng với những gì vẫn còn ấp ủ, tơ vương. Đà Lạt sỗ sàng, như người tình phụ bạc, nhẫn tâm dẫm nát những mơ mộng, e ấp của tuổi học trò ngày ấy. Tôi lang thang đi mãi.. vẫn không tìm lại được những cảm xúc về Đà Lạt thuở xa xưa, Đà lạt thay đổi mất rồi, không kịp chờ ngày tôi đến gặp mặt, từ khướt mối tình thầm lặng nhiều năm của cô gái miền xa luôn một lòng chung thủy. Và tôi không nghĩ sẽ một lần trở lại.
Thế nhưng, tôi đã trở lại. Hơn 5 năm nay, cứ sau Chủ Nhật Áo Hồng, ca đoàn tôi lại tổ chức “Vân Du Đà Lạt”. Họ có thông lệ đi làm Hội Chợ Giáng Sinh cho trại Phong Di Linh, và kết hợp ghé Đà lạt cho ca đoàn nghĩ ngơi vài ngày. Vô tình cả hai điều này lại rất hợp ý với tôi.
Tôi vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi muốn Đà lạt trả lời, tôi vẫn không tin Đà lạt của tôi đã phụ tình tôi như thế, đã làm mất đi của tôi những lối đi về đầy hoa vương lối, những tình non, tình thác, tình người, như những bài ca nghe mãi không nhàm.
Cam Ly vô tư lên tiếng ca muôn đời.
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi
…
Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào.
Cho thế thân thôi, rủ hết âu sầu để lòng quay về bến mơ.
Tôi vẫn còn những hình ảnh trường GHHV mà tôi không đến được, phải đến xem ngôi trường mà trước khi nhập học, anh báo cho bà Ngoại tôi “30 tuần sau con về lại Ngoai nhé” là hằng tuần Ngoại tôi quẹt vào bên trong cánh cửa một quẹt vôi, để đúng 30 vết quẹt là Ngoại vui vẻ tuyên bố như biết trước được sự việc sắp xảy ra là “Trong tuần này Anh Hai con về”. Ngoại tôi chờ anh hằng tuần dưới làn vôi trắng nghuệch ngoạc trên cửa, đôi mắt già nua, xa xăm mong đợi …
Cũng vì thế mà năm nào “Vân Du Đà Lạt” tôi cũng ghé về GHHV. Trường không còn là trường của anh nữa, tôi chỉ đến chụp hình rồi gởi về cho anh.
“Em đã đến Trường của anh”
Năm nay tôi cũng đi, cũng đến thăm trường của anh, nhưng họ không cho vào, không cho chụp hình, trường của anh đã bị đào xới xung quanh, họ không để nguyên hình đất nhà xưa nữa, lời đồn đãi sẽ được trả lại cho chủ cũ đâu không thấy, chỉ thấy toàn bụi mù mịt xe cộ ra vào thi công gấp rút.
Trong bài giảng chiều thứ bảy vừa qua, Cha Chủ tế cho phép anh chị em lên nói những cảm nghĩ của mình cho những chuyến đi hằng năm của ca đoàn…
“Thưa Cha, con thực sự muốn xin nói lên những cảm nghĩ này, nhưng anh chị em quá đông, dù tóm tắc cũng mất khá nhiều thời gian cho anh chị em muốn nói được cảm nghĩ của mình, nên con đành im lặng, suy nghĩ thêm…”.
Càng tràn đầy cảm xúc hơn, khi Cha Chủ Tế cũng vừa cho biết. Cha là bạn hoc cùng lớp với anh trai tôi năm nào ở GHHV.
Nghe được những tâm tình của anh chị em trong Mùa Giáng Sinh năm nay, nhờ bài giảng “mở rộng” của Cha, tôi cảm thấy thật vui trong lòng. Chúa Hài Đồng nhiều năm nay đã nghe được tâm tình chờ đón của họ, đã thấy họ trân trọng trong công tác của ca đoàn vào Mùa Giáng Sinh, nhìn xem thì như là đi chơi, đi hưởng thụ … Nhưng không, đó là những quyết tâm âm thầm mong làm đẹp lòng Chúa trong những ngày đón chờ Chúa đến. Và không phải 5,6 bài giảng ngắn vừa nghe, mà là còn nhiều bài giảng tâm tình lắm, đã âm thầm nói với Chúa trong những dịp “Vân Du “ này.
Vui nhất của tôi là vô tình tôi biết được những cái khó giống giống nhau trong những chuyến đi này khi ông Xã hỏi.
- “Em có đi nổi không ?”
-“Không nổi em cũng cố, em sẽ uống thuốc và ngũ cho đến nơi thôi”
-“Em không ói mềm người như chuyến đi Cần Thơ thăm anh trai bị tai biến vừa rồi, rồi tuyên bố từ này sẽ không bao giờ đi xe đường xa nữa sao ?”
-“Sẽ không đi đâu xa bằng xe nữa, nhưng đi “Vân Du” thì phải đi, và chỉ đi “Vân Du” thôi”.
Chuyến đi năm nào kết thúc cũng tốt đẹp, vui vẻ, tình đoàn kết của anh chị em qua những ngày sống bên nhau, làm việc bên nhau, mỗi ngày mỗi đậm đà hơn, hiểu cho nhau hơn, và dể bỏ qua những phiền hà nho nhỏ với nhau hơn.
Phần tôi, Đà lạt của tôi bây giờ như ký ức đẹp cần phải gìn giữ, có những điều không vừa lòng cũng nhắm mắt làm ngơ.
Dù sao thì Đà Lạt vẫn còn có thiên nhiên xinh đẹp, đồi cao vẫn còn có mây ngàn giăng lối, sương mù mát lạnh vẫn thu hút lòng người và ngàn hoa Đà lạt vẫn cứ đua nhau hé nở …
Tôi thầm nghĩ rằng với thiên nhiên đặc biệt ưu đãi này, sẽ tẩy xóa dần dần được những vết hằn, những loang lổ, nham nhở mà người ta đã tô vẽ, phá hoại trên khuôn mặt đáng yêu của Đà lạt năm nào.
Giã từ Đà lạt thân thương và hẹn gặp nhau vào Mùa Giáng Sinh năm tới.
(Giáng Sinh 2009, riêng tặng …)
Anh họ tôi và tôi, cha mẹ mất sớm, chúng tôi cùng nương nấu trong ngôi nhà ông bà Ngoại, vì thế anh em chúng tôi thân thiết với nhau như ruột thịt.
Cứ vào mùa tựu trường thì anh lên GHHV Đà lạt, tôi vào trường Phaolô Đà nẵng. Tết đến, Hè về, chúng tôi về lại ngôi nhà ông bà Ngoại của mình, sống với nhau những ngày nghĩ thật vui vẻ. Quà của anh thường là những tấm ảnh anh siêng năng chụp tất cả những hoạt động trong trường, những thắng cảnh, những nơi anh được đến, những lần trường cho đi dã ngoại … vì thế hình ảnh Đà lạt anh cho tôi thật là phong phú, thật là gần gũi, và thật là thân thương nếu tôi được một lần ghé thăm.
Cho đến một ngày giấc mơ tôi sắp được nắm giữ, là ngày anh mời mọi người lên Đà lạt dự Lễ Chịu Chức Thầy Sáu của anh. Thế nhưng, tôi vẫn không đi được, Đà lạt tuột ra khỏi tầm tay…
Biết đến bao giờ mới có dịp đến thăm Trường anh học, nơi anh ở, xứ sở sương mù tuyệt vời mà chính anh đã gieo vào tâm trí tôi sự mơ ước viếng thăm? Riêng anh thì gượng gạo che dấu nổi buồn, khi vô cùng mong đợi ít nhiều những người thân ái ở làng Quê xa xôi ấy, về tham dự ngày hạnh phúc nhất của mình.
Đời con gái qua đi với bao thăng trầm của đất nước …, những chuyện mộng mơ của ngày ấy nay chỉ là những kỷ niệm, chôn chặt những ước mơ để bằng lòng với hiện tại “chồng con, cơm áo”.
Nhiều năm tháng … qua đi, gánh nặng vơi dần. Tôi mới có thời gian làm việc cho riêng mình. Tôi vào ca đoàn và sinh hoạt từ thiện nhiều nơi.
Tôi cũng cố thực hiện ước mơ ngày nào, là đến thăm miền “Đất Hứa” ngày đó. Nhưng chuyến đi thăm làm tôi ngỡ ngàng … thật sự thất vọng với những gì vẫn còn ấp ủ, tơ vương. Đà Lạt sỗ sàng, như người tình phụ bạc, nhẫn tâm dẫm nát những mơ mộng, e ấp của tuổi học trò ngày ấy. Tôi lang thang đi mãi.. vẫn không tìm lại được những cảm xúc về Đà Lạt thuở xa xưa, Đà lạt thay đổi mất rồi, không kịp chờ ngày tôi đến gặp mặt, từ khướt mối tình thầm lặng nhiều năm của cô gái miền xa luôn một lòng chung thủy. Và tôi không nghĩ sẽ một lần trở lại.
Thế nhưng, tôi đã trở lại. Hơn 5 năm nay, cứ sau Chủ Nhật Áo Hồng, ca đoàn tôi lại tổ chức “Vân Du Đà Lạt”. Họ có thông lệ đi làm Hội Chợ Giáng Sinh cho trại Phong Di Linh, và kết hợp ghé Đà lạt cho ca đoàn nghĩ ngơi vài ngày. Vô tình cả hai điều này lại rất hợp ý với tôi.
Tôi vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi muốn Đà lạt trả lời, tôi vẫn không tin Đà lạt của tôi đã phụ tình tôi như thế, đã làm mất đi của tôi những lối đi về đầy hoa vương lối, những tình non, tình thác, tình người, như những bài ca nghe mãi không nhàm.
Cam Ly vô tư lên tiếng ca muôn đời.
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi
…
Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào.
Cho thế thân thôi, rủ hết âu sầu để lòng quay về bến mơ.
Tôi vẫn còn những hình ảnh trường GHHV mà tôi không đến được, phải đến xem ngôi trường mà trước khi nhập học, anh báo cho bà Ngoại tôi “30 tuần sau con về lại Ngoai nhé” là hằng tuần Ngoại tôi quẹt vào bên trong cánh cửa một quẹt vôi, để đúng 30 vết quẹt là Ngoại vui vẻ tuyên bố như biết trước được sự việc sắp xảy ra là “Trong tuần này Anh Hai con về”. Ngoại tôi chờ anh hằng tuần dưới làn vôi trắng nghuệch ngoạc trên cửa, đôi mắt già nua, xa xăm mong đợi …
Cũng vì thế mà năm nào “Vân Du Đà Lạt” tôi cũng ghé về GHHV. Trường không còn là trường của anh nữa, tôi chỉ đến chụp hình rồi gởi về cho anh.
“Em đã đến Trường của anh”
Trong bài giảng chiều thứ bảy vừa qua, Cha Chủ tế cho phép anh chị em lên nói những cảm nghĩ của mình cho những chuyến đi hằng năm của ca đoàn…
“Thưa Cha, con thực sự muốn xin nói lên những cảm nghĩ này, nhưng anh chị em quá đông, dù tóm tắc cũng mất khá nhiều thời gian cho anh chị em muốn nói được cảm nghĩ của mình, nên con đành im lặng, suy nghĩ thêm…”.
Càng tràn đầy cảm xúc hơn, khi Cha Chủ Tế cũng vừa cho biết. Cha là bạn hoc cùng lớp với anh trai tôi năm nào ở GHHV.
Nghe được những tâm tình của anh chị em trong Mùa Giáng Sinh năm nay, nhờ bài giảng “mở rộng” của Cha, tôi cảm thấy thật vui trong lòng. Chúa Hài Đồng nhiều năm nay đã nghe được tâm tình chờ đón của họ, đã thấy họ trân trọng trong công tác của ca đoàn vào Mùa Giáng Sinh, nhìn xem thì như là đi chơi, đi hưởng thụ … Nhưng không, đó là những quyết tâm âm thầm mong làm đẹp lòng Chúa trong những ngày đón chờ Chúa đến. Và không phải 5,6 bài giảng ngắn vừa nghe, mà là còn nhiều bài giảng tâm tình lắm, đã âm thầm nói với Chúa trong những dịp “Vân Du “ này.
Vui nhất của tôi là vô tình tôi biết được những cái khó giống giống nhau trong những chuyến đi này khi ông Xã hỏi.
- “Em có đi nổi không ?”
-“Không nổi em cũng cố, em sẽ uống thuốc và ngũ cho đến nơi thôi”
-“Em không ói mềm người như chuyến đi Cần Thơ thăm anh trai bị tai biến vừa rồi, rồi tuyên bố từ này sẽ không bao giờ đi xe đường xa nữa sao ?”
-“Sẽ không đi đâu xa bằng xe nữa, nhưng đi “Vân Du” thì phải đi, và chỉ đi “Vân Du” thôi”.
Chuyến đi năm nào kết thúc cũng tốt đẹp, vui vẻ, tình đoàn kết của anh chị em qua những ngày sống bên nhau, làm việc bên nhau, mỗi ngày mỗi đậm đà hơn, hiểu cho nhau hơn, và dể bỏ qua những phiền hà nho nhỏ với nhau hơn.
Phần tôi, Đà lạt của tôi bây giờ như ký ức đẹp cần phải gìn giữ, có những điều không vừa lòng cũng nhắm mắt làm ngơ.
Dù sao thì Đà Lạt vẫn còn có thiên nhiên xinh đẹp, đồi cao vẫn còn có mây ngàn giăng lối, sương mù mát lạnh vẫn thu hút lòng người và ngàn hoa Đà lạt vẫn cứ đua nhau hé nở …
Tôi thầm nghĩ rằng với thiên nhiên đặc biệt ưu đãi này, sẽ tẩy xóa dần dần được những vết hằn, những loang lổ, nham nhở mà người ta đã tô vẽ, phá hoại trên khuôn mặt đáng yêu của Đà lạt năm nào.
Giã từ Đà lạt thân thương và hẹn gặp nhau vào Mùa Giáng Sinh năm tới.
(Giáng Sinh 2009, riêng tặng …)
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày: Từ 25.12 đên 31.12.2009
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
23:33 22/12/2009
Ngày 25.12
LỄ GIÁNG SINH
Lạy Chúa Giêsu mến yêu !
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giáng sinh làm người. Chúng con xin dâng lời cảm tạ tình thương ưu ái mà Chúa đã dành cho nhân loại chúng con. Tình thương đó thể hiện qua việc từ bỏ của Chúa. Chúa từ bỏ ngai trời để xuống cư ngụ giữa chốn dương gian. Chúa từ bỏ ngôi vị Thiên Chúa mà mặc lấy xác thân phàm nhân. Ba mươi ba năm tại thế của Chúa, là bấy nhiêu năm Chúa ghi dấu tình yêu trên trần gian. Ba mươi ba năm là thời gian qúa ngắn của một đời người. Thế mà Chúa đã làm biết bao điều cao cả. Thập tự giá của Chúa đã trở thành biểu tượng cho mọi tình yêu trên trái đất. Yêu thương đến quên cả chính mình và dám chết cho người mình yêu. Cuộc sống của Chúa đã trở nên gương mẫu cho con người sống với nhau. “Nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau”. Sự Phục sinh và lên trời của Chúa đã khai mở cho nhân loại một mùa xuân hy vọng và lạc quan. “Thầy đi để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”
Vì vậy, mà hơn hai ngàn năm trôi qua, nhân loại vẫn không ngừng nói về những công việc của Chúa. Dù kẻ có niềm tin hay không, cũng không thể chối bỏ gía trị cuộc sống gương mẫu của Chúa. Càng không thể gạt ra ngoài những lời dậy dỗ đầy tình bác ái yêu thương. “Hãy yêu thương tha nhân như chính mình”. Lời nói thật chí tình được kèm theo cả hành vi thấm đượm tình người của Chúa đã đi vào trong tâm khảm từng người chúng con. Biến đổi thế giới đầy hoang mạc khô cằn tình người, thành một mùa xuân nở rộ hoa bác bái yêu thương. Chính cách sống của Chúa đã giúp cho con người biết sống cho nhau và vì nhau, để đến hôm nay, cả nhân loại đều mừng lễ Noel, mừng ngày Chúa giáng trần và ở cùng chúng con. Bất luận người lương hay giáo, lời cầu chúc Noel đã luôn sẵn sàng phát ra trên đôi môi mỗi người, và chúc nhau mừng lễ Noel, nghiã là mừng chúc nhau có Chúa ở cùng. Có lẽ đây là lời cầu chúc tốt đẹp nhất mà con người đã trao tặng nhau. Lời cầu chúc này gởi gắm cả một sứ điệp yêu thương và bình an. Vì Chúa chính là hoàng tử bình an, là Đức vua thái bình, là Đấng mà muôn dân mong đợi đã đến và ở giữa chúng ta.
Xin cho chúng con không chỉ trao gởi cho nhau những lời cầu chúc, mà còn nỗ lực giúp nhau đón nhận Chúa. Xây dựng niềm tin cho nhau bằng chính cuộc sống chứng tá tin mừng của mình. Xin cho chúng con biết từ bỏ như Chúa, để xóa đi những thành kiến, đố kỵ, ghen tương, những hận thù chia rẽ đã ngăn cách chúng con đến với nhau. Xin cho chúng con biết sống chân thành với nhau. Người người biết tôn trọng sự thật, tôn trọng sự sống của nhau. Sẵn lòng hy sinh những ý riêng để gìn giữ sự hiệp nhất và yêu thương. Xin cho mỗi người chúng con cũng là một ánh sao để thắp sáng niềm tin và hy vọng cho thế giới, và dẫn lối anh chị em đến với Chúa, ngõ hầu danh Chúa được tán dương trên khắp hoàn cầu. Amen
Ngày 26.12
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được rước Chúa vào lòng. Chúng con tin rằng mỗi lần rước Chúa là một lần chúng con nhận lãnh sự sống phục sinh của Chúa. Chúng con được nuôi dưỡng bằng chính Thánh Thể Chúa trên hành trình tiến về quê hương trên trời. Điều đó cho chúng con một niềm hy vọng mai sau sẽ được chung hưởng sự sống vĩnh cửu trong hạnh phúc viên mãn với Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Ước gì chúng con luôn yêu mến và hằng tôn sùng Thánh Thể Chúa như cứu cánh và mục đích cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, khi nhập thể làm người, Chúa đã đón nhận thân xác hữu hạn như chúng con. Chúa đã sinh ra trong thời gian. Lớn lên theo năm tháng như bao người khác. Chúa đã nêu gương cho chúng con về cách dùng thời giờ đời này để chuẩn bị cho hành trình mai sau. Chúa đã luôn chu toàn tốt bổn phận hằng ngày của mình. Khi con nhỏ Chúa hằng vâng phục cha mẹ mình. Khi lớn lên Chúa hằng sống hy sinh phục vụ anh em đồng loại. Chúa hằng cầu nguyện để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha, và khi đã hiểu ra thiên ý Chúa Cha, Chúa vui lòng đón nhận, dẫu phải trả giá bằng đớn đau khổ hình. Chúa vẫn sẵn lòng để ý Chúa Cha được nên trọn. Chính sự vâng phục đó đã khai mở một mùa xuân mới cho nhân loại. Sự chết đã bị đánh bại bởi sự vâng phục của Chúa. Chúa đã được Chúa Cha ban tặng vinh hiển trên trời. Chúa cũng nói với chúng con, “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”.
Lạy Chúa, Chúa đã nhập thể để khai mở cho chúng con một con đường về trời. Xin cho chúng con biết phấn đấu đi vào con đường hẹp trong hy sinh từ bỏ để vào Nước trời. Xin ban ơn can đảm để chúng con nói không với tội lỗi và trung thành với Chúa cho đến cùng. Amen
Ngày 27.12 – Thánh Gioan
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin được cùng với thánh Gioan, vị tông đồ được Chúa yêu: “tựa sát vào lòng Chúa” để được nghe nhịp đập yêu thương của Chúa. Chúng con muốn được kề bên Chúa để được hun nóng tình yêu đối với tha nhân. Chúng con muốn được vào học nơi trường đào tạo yêu thương của Chúa để có thể sống quên mình mà phục vụ tha nhân.
Vâng lạy Chúa, vì yêu thương nhân loại mà Chúa đã đến cư ngụ giữa loài người chúng con. Chúa thực sự hòa nhập vào lịch sử nhân loại để dẫn dắt chúng con đi trong chân lý vẹn toàn. Chúa trở nên đồng hình đồng dạng với con người hầu kết hợp chúng con nên một trong gia đình của Chúa. Xin cho chúng con luôn nhận ra nhau là anh em để biết sống liên đới và chia sẻ với nhau. Xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa đang giáng sinh trong cuộc đời chúng con qua những mảnh đời bất hạnh, yếu đau, tù đày đang cần chúng con chăm sóc. Xin giúp chúng con luôn quảng đại nhập thế giúp đời như Chúa để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho thế giới hôm nay. Xin cho nhịp đập con tim của chúng con cùng chung nhịp với Chúa để hòa lên khúc hát yêu thương cho nhân thế hôm nay. Amen
Ngày 28.12
Lạy Chúa Giê-su mến yêu.
Chúa là Đấng Emmanuel đã đến và ở cùng chúng con. Chúa đến trong thân phận một hài nhi yếu đuối đang cần sự chăm sóc chở che. Chúa đang cần một chiếc nôi. Chúa cần một hơi ấm tình người. Chúa cần một gia đình để đón nhận Chúa. Chúa cần một nhu cầu cuộc sống thật bình thường như bao trẻ thơ khác, thế mà dòng đời luôn khắc nghiệt, luôn đòi lấy đi tất cả những gì thiết yếu của cuộc sống. Dòng đời muốn loại trừ Chúa. Con người chỉ vì một chút bổng lộc mà đang tâm loại trừ Thiên Chúa.
Và cho đến hôm nay, dòng đời vẫn còn đó những trẻ thơ bị khước từ, bị bỏ rơi và lợi dụng. Dòng đời vẫn còn đó những trẻ thơ không một mái nhà, không một chiếc nôi và chẳng bao giờ được hưởng hơi ấm tình người. Xin Chúa là Đấng Emmanuel ở cùng chúng con luôn gìn giữ các trẻ thơ trong tình thương quan phòng của Chúa. Xin cho các bậc làm cha mẹ biết bỏ đi tính ích kỷ, thói hưởng thụ của mình để sống vì con cái và có trách nhiệm với tuổi thơ mà Thiên Chúa trao gởi. Xin đừng vì sự thiếu trách nhiệm của mình mà đẩy tuổi thơ vào cảnh đời khốn khổ lầm than.
Lạy Chúa, Chúa luôn yêu quý tuổi thơ, xin Chúa hãy chúc lành cho tuổi thơ giáo xứ chúng con. Xin cho mọi trẻ thơ đều được lớn lên trong tình thương chăm sóc của cha của mẹ. Xin Chúa hài đồng mang lại niềm vui, nụ cười cho tuổi thơ giáo xứ chúng con. Amen
Ngày 29.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với niềm vui được đón rước Chúa vào lòng, xin cho chúng con cũng tràn đầy niềm vui như cụ già Si-mê-on năm xưa để có thể thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin để tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ”. Thật, chẳng có vinh dự nào cao quý hơn vinh dự được chính Thiên Chúa viếng thăm. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con. Chúa lưu lại nơi mảnh đất tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con biết biến niềm vui thành một đời sống hân hoan ca tụng Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dân tộc Do Thái đã từng hãnh diện vì được Chúa ở giữa họ qua hòm bia giao ước. Nhưng đáng tiếc là họ không đủ đức tin để nhận ra Chúa đang hiện diện qua thân phận con người một hài nhi nhỏ bé. Họ lại càng không nhận ra Chúa qua thân phận một Giê-su đang miệt mài gieo vãi yêu thương vào cho nhân thế. Xin ban thêm đức tin để chúng con có thể nhận ra Chúa vẫn đang nhập thể từng ngày nơi những hài nhi đang cần sự chăm sóc chở che. Xin giúp chúng con nhận ra Chúa đang nhập thế cứu đời nơi những con người biết sống quên mình phục vụ tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa đã mang lấy thân phận con người để ở cùng chúng con. Xin cho chúng con biết vì Chúa mà đón nhận nhau trong yêu thương chân thành. Xin giúp chúng con đừng vì tính ích kỷ, thói tự cao tự đại mà xa lánh nhau. Amen
Ngày 30.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh thể,
Chúa đã đến trần gian trong âm thầm lặng lẽ. Chúa không đến để thay đổi nhịp sống của con người. Chúa không làm đảo lộn cuộc sống bằng những việc phi thường. Nhưng một cách nhẹ nhàng Chúa đi vào dòng đời trong thân phận một hài nhi nhỏ bé. Chúa lớn lên trong một thôn làng bình thường như bao trẻ thơ khác. Chúa cũng từng bước: học ăn, học nói, học gói, học mở như bao trẻ thơ khác, nhưng điều quan yếu là Chúa luôn được ơn nghĩa cùng Chúa Cha.
Lạy Chúa Giê-su hài đồng mến yêu, xin cho chúng con đôi mắt đức tin như bà Anna để có thể nói với Chúa và nói về Chúa cho anh em. Bà Anna đã mãn nguyện khi được bồng ẵm Đấng mà bà tôn thờ nơi hài nhi bé nhỏ. Bà được diễm phúc nhận ra Chúa trong khung cảnh rất đời thường. Xin cho chúng con được diễm phúc nhận ra Chúa đang hiện diện với chúng con qua Thánh Thể, qua các bí tích và qua tha nhân đang đồng hành với chúng con. Xin giúp chúng con biết vui với phận mình và đón nhận thập giá của bổn phận với niềm yêu mến Chúa sắt son. Xin giúp chúng con biết tận dụng khả năng, hoàn cảnh của mình để nói về Chúa cho anh em.
Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con luôn được sống trong ân nghĩa của Chúa. Xin cho chúng con luôn được sống trong ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 31.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng cho trần gian. Chúa đã hóa thánh “nhục thể và cư ngụ giữa chúng con”. Chúa đã mang lại cho chúng con niềm hy vọng sau đêm dài là ánh bình minh. Sau những đau khổ chồng chất là chân trời hạnh phúc. Chúa đã soi sáng cho nhân loại chúng con biết đâu là thiện, là ác. Chúa soi lối cho chúng con bước đi trên con đường tìm về chân thiện mỹ vẹn tuyền.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thế là 365 ngày đã trôi qua. Một năm trôi qua với biết bao thăng trầm của đời người. Buồn vui cứ đan quyện vào từng cuộc đời chúng con. Điều hạnh phúc cho chúng con đó chính là sự đồng hành của Chúa ở cùng chúng con. Chúa cùng chia vui sẻ buồn với chúng con. Chúa luôn là chỗ dựa, lả điểm tựa an bình cho từng cuộc đời chúng con. Chúng con xin dâng lời cảm tạ tình thương Chúa. Tình thương Chúa đã giúp chúng con vượt thắng những khó khăn, những thử thách của giòng đời. Tình thương Chúa đã cho chúng con những phút giây bình an, những tháng ngày hạnh phúc.
Lạy Chúa, mọi sự rồi sẽ qua đi. Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích gì. Xin cho chúng con biết chọn Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con biết xây dựng ngôi nhà tâm hồn chúng con luôn thanh thoát khỏi những bợn nhơ tội lỗi, luôn quy hướng về sự thiện toàn mỹ. Xin Chúa luôn là khiên che, thuẫn đỡ cho cuộc đời chúng con. Amen
LỄ GIÁNG SINH
Lạy Chúa Giêsu mến yêu !
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giáng sinh làm người. Chúng con xin dâng lời cảm tạ tình thương ưu ái mà Chúa đã dành cho nhân loại chúng con. Tình thương đó thể hiện qua việc từ bỏ của Chúa. Chúa từ bỏ ngai trời để xuống cư ngụ giữa chốn dương gian. Chúa từ bỏ ngôi vị Thiên Chúa mà mặc lấy xác thân phàm nhân. Ba mươi ba năm tại thế của Chúa, là bấy nhiêu năm Chúa ghi dấu tình yêu trên trần gian. Ba mươi ba năm là thời gian qúa ngắn của một đời người. Thế mà Chúa đã làm biết bao điều cao cả. Thập tự giá của Chúa đã trở thành biểu tượng cho mọi tình yêu trên trái đất. Yêu thương đến quên cả chính mình và dám chết cho người mình yêu. Cuộc sống của Chúa đã trở nên gương mẫu cho con người sống với nhau. “Nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau”. Sự Phục sinh và lên trời của Chúa đã khai mở cho nhân loại một mùa xuân hy vọng và lạc quan. “Thầy đi để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”
Vì vậy, mà hơn hai ngàn năm trôi qua, nhân loại vẫn không ngừng nói về những công việc của Chúa. Dù kẻ có niềm tin hay không, cũng không thể chối bỏ gía trị cuộc sống gương mẫu của Chúa. Càng không thể gạt ra ngoài những lời dậy dỗ đầy tình bác ái yêu thương. “Hãy yêu thương tha nhân như chính mình”. Lời nói thật chí tình được kèm theo cả hành vi thấm đượm tình người của Chúa đã đi vào trong tâm khảm từng người chúng con. Biến đổi thế giới đầy hoang mạc khô cằn tình người, thành một mùa xuân nở rộ hoa bác bái yêu thương. Chính cách sống của Chúa đã giúp cho con người biết sống cho nhau và vì nhau, để đến hôm nay, cả nhân loại đều mừng lễ Noel, mừng ngày Chúa giáng trần và ở cùng chúng con. Bất luận người lương hay giáo, lời cầu chúc Noel đã luôn sẵn sàng phát ra trên đôi môi mỗi người, và chúc nhau mừng lễ Noel, nghiã là mừng chúc nhau có Chúa ở cùng. Có lẽ đây là lời cầu chúc tốt đẹp nhất mà con người đã trao tặng nhau. Lời cầu chúc này gởi gắm cả một sứ điệp yêu thương và bình an. Vì Chúa chính là hoàng tử bình an, là Đức vua thái bình, là Đấng mà muôn dân mong đợi đã đến và ở giữa chúng ta.
Xin cho chúng con không chỉ trao gởi cho nhau những lời cầu chúc, mà còn nỗ lực giúp nhau đón nhận Chúa. Xây dựng niềm tin cho nhau bằng chính cuộc sống chứng tá tin mừng của mình. Xin cho chúng con biết từ bỏ như Chúa, để xóa đi những thành kiến, đố kỵ, ghen tương, những hận thù chia rẽ đã ngăn cách chúng con đến với nhau. Xin cho chúng con biết sống chân thành với nhau. Người người biết tôn trọng sự thật, tôn trọng sự sống của nhau. Sẵn lòng hy sinh những ý riêng để gìn giữ sự hiệp nhất và yêu thương. Xin cho mỗi người chúng con cũng là một ánh sao để thắp sáng niềm tin và hy vọng cho thế giới, và dẫn lối anh chị em đến với Chúa, ngõ hầu danh Chúa được tán dương trên khắp hoàn cầu. Amen
Ngày 26.12
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được rước Chúa vào lòng. Chúng con tin rằng mỗi lần rước Chúa là một lần chúng con nhận lãnh sự sống phục sinh của Chúa. Chúng con được nuôi dưỡng bằng chính Thánh Thể Chúa trên hành trình tiến về quê hương trên trời. Điều đó cho chúng con một niềm hy vọng mai sau sẽ được chung hưởng sự sống vĩnh cửu trong hạnh phúc viên mãn với Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Ước gì chúng con luôn yêu mến và hằng tôn sùng Thánh Thể Chúa như cứu cánh và mục đích cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, khi nhập thể làm người, Chúa đã đón nhận thân xác hữu hạn như chúng con. Chúa đã sinh ra trong thời gian. Lớn lên theo năm tháng như bao người khác. Chúa đã nêu gương cho chúng con về cách dùng thời giờ đời này để chuẩn bị cho hành trình mai sau. Chúa đã luôn chu toàn tốt bổn phận hằng ngày của mình. Khi con nhỏ Chúa hằng vâng phục cha mẹ mình. Khi lớn lên Chúa hằng sống hy sinh phục vụ anh em đồng loại. Chúa hằng cầu nguyện để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha, và khi đã hiểu ra thiên ý Chúa Cha, Chúa vui lòng đón nhận, dẫu phải trả giá bằng đớn đau khổ hình. Chúa vẫn sẵn lòng để ý Chúa Cha được nên trọn. Chính sự vâng phục đó đã khai mở một mùa xuân mới cho nhân loại. Sự chết đã bị đánh bại bởi sự vâng phục của Chúa. Chúa đã được Chúa Cha ban tặng vinh hiển trên trời. Chúa cũng nói với chúng con, “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”.
Lạy Chúa, Chúa đã nhập thể để khai mở cho chúng con một con đường về trời. Xin cho chúng con biết phấn đấu đi vào con đường hẹp trong hy sinh từ bỏ để vào Nước trời. Xin ban ơn can đảm để chúng con nói không với tội lỗi và trung thành với Chúa cho đến cùng. Amen
Ngày 27.12 – Thánh Gioan
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin được cùng với thánh Gioan, vị tông đồ được Chúa yêu: “tựa sát vào lòng Chúa” để được nghe nhịp đập yêu thương của Chúa. Chúng con muốn được kề bên Chúa để được hun nóng tình yêu đối với tha nhân. Chúng con muốn được vào học nơi trường đào tạo yêu thương của Chúa để có thể sống quên mình mà phục vụ tha nhân.
Vâng lạy Chúa, vì yêu thương nhân loại mà Chúa đã đến cư ngụ giữa loài người chúng con. Chúa thực sự hòa nhập vào lịch sử nhân loại để dẫn dắt chúng con đi trong chân lý vẹn toàn. Chúa trở nên đồng hình đồng dạng với con người hầu kết hợp chúng con nên một trong gia đình của Chúa. Xin cho chúng con luôn nhận ra nhau là anh em để biết sống liên đới và chia sẻ với nhau. Xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa đang giáng sinh trong cuộc đời chúng con qua những mảnh đời bất hạnh, yếu đau, tù đày đang cần chúng con chăm sóc. Xin giúp chúng con luôn quảng đại nhập thế giúp đời như Chúa để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho thế giới hôm nay. Xin cho nhịp đập con tim của chúng con cùng chung nhịp với Chúa để hòa lên khúc hát yêu thương cho nhân thế hôm nay. Amen
Ngày 28.12
Lạy Chúa Giê-su mến yêu.
Chúa là Đấng Emmanuel đã đến và ở cùng chúng con. Chúa đến trong thân phận một hài nhi yếu đuối đang cần sự chăm sóc chở che. Chúa đang cần một chiếc nôi. Chúa cần một hơi ấm tình người. Chúa cần một gia đình để đón nhận Chúa. Chúa cần một nhu cầu cuộc sống thật bình thường như bao trẻ thơ khác, thế mà dòng đời luôn khắc nghiệt, luôn đòi lấy đi tất cả những gì thiết yếu của cuộc sống. Dòng đời muốn loại trừ Chúa. Con người chỉ vì một chút bổng lộc mà đang tâm loại trừ Thiên Chúa.
Và cho đến hôm nay, dòng đời vẫn còn đó những trẻ thơ bị khước từ, bị bỏ rơi và lợi dụng. Dòng đời vẫn còn đó những trẻ thơ không một mái nhà, không một chiếc nôi và chẳng bao giờ được hưởng hơi ấm tình người. Xin Chúa là Đấng Emmanuel ở cùng chúng con luôn gìn giữ các trẻ thơ trong tình thương quan phòng của Chúa. Xin cho các bậc làm cha mẹ biết bỏ đi tính ích kỷ, thói hưởng thụ của mình để sống vì con cái và có trách nhiệm với tuổi thơ mà Thiên Chúa trao gởi. Xin đừng vì sự thiếu trách nhiệm của mình mà đẩy tuổi thơ vào cảnh đời khốn khổ lầm than.
Lạy Chúa, Chúa luôn yêu quý tuổi thơ, xin Chúa hãy chúc lành cho tuổi thơ giáo xứ chúng con. Xin cho mọi trẻ thơ đều được lớn lên trong tình thương chăm sóc của cha của mẹ. Xin Chúa hài đồng mang lại niềm vui, nụ cười cho tuổi thơ giáo xứ chúng con. Amen
Ngày 29.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với niềm vui được đón rước Chúa vào lòng, xin cho chúng con cũng tràn đầy niềm vui như cụ già Si-mê-on năm xưa để có thể thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin để tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ”. Thật, chẳng có vinh dự nào cao quý hơn vinh dự được chính Thiên Chúa viếng thăm. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con. Chúa lưu lại nơi mảnh đất tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con biết biến niềm vui thành một đời sống hân hoan ca tụng Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dân tộc Do Thái đã từng hãnh diện vì được Chúa ở giữa họ qua hòm bia giao ước. Nhưng đáng tiếc là họ không đủ đức tin để nhận ra Chúa đang hiện diện qua thân phận con người một hài nhi nhỏ bé. Họ lại càng không nhận ra Chúa qua thân phận một Giê-su đang miệt mài gieo vãi yêu thương vào cho nhân thế. Xin ban thêm đức tin để chúng con có thể nhận ra Chúa vẫn đang nhập thể từng ngày nơi những hài nhi đang cần sự chăm sóc chở che. Xin giúp chúng con nhận ra Chúa đang nhập thế cứu đời nơi những con người biết sống quên mình phục vụ tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa đã mang lấy thân phận con người để ở cùng chúng con. Xin cho chúng con biết vì Chúa mà đón nhận nhau trong yêu thương chân thành. Xin giúp chúng con đừng vì tính ích kỷ, thói tự cao tự đại mà xa lánh nhau. Amen
Ngày 30.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh thể,
Chúa đã đến trần gian trong âm thầm lặng lẽ. Chúa không đến để thay đổi nhịp sống của con người. Chúa không làm đảo lộn cuộc sống bằng những việc phi thường. Nhưng một cách nhẹ nhàng Chúa đi vào dòng đời trong thân phận một hài nhi nhỏ bé. Chúa lớn lên trong một thôn làng bình thường như bao trẻ thơ khác. Chúa cũng từng bước: học ăn, học nói, học gói, học mở như bao trẻ thơ khác, nhưng điều quan yếu là Chúa luôn được ơn nghĩa cùng Chúa Cha.
Lạy Chúa Giê-su hài đồng mến yêu, xin cho chúng con đôi mắt đức tin như bà Anna để có thể nói với Chúa và nói về Chúa cho anh em. Bà Anna đã mãn nguyện khi được bồng ẵm Đấng mà bà tôn thờ nơi hài nhi bé nhỏ. Bà được diễm phúc nhận ra Chúa trong khung cảnh rất đời thường. Xin cho chúng con được diễm phúc nhận ra Chúa đang hiện diện với chúng con qua Thánh Thể, qua các bí tích và qua tha nhân đang đồng hành với chúng con. Xin giúp chúng con biết vui với phận mình và đón nhận thập giá của bổn phận với niềm yêu mến Chúa sắt son. Xin giúp chúng con biết tận dụng khả năng, hoàn cảnh của mình để nói về Chúa cho anh em.
Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con luôn được sống trong ân nghĩa của Chúa. Xin cho chúng con luôn được sống trong ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 31.12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng cho trần gian. Chúa đã hóa thánh “nhục thể và cư ngụ giữa chúng con”. Chúa đã mang lại cho chúng con niềm hy vọng sau đêm dài là ánh bình minh. Sau những đau khổ chồng chất là chân trời hạnh phúc. Chúa đã soi sáng cho nhân loại chúng con biết đâu là thiện, là ác. Chúa soi lối cho chúng con bước đi trên con đường tìm về chân thiện mỹ vẹn tuyền.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thế là 365 ngày đã trôi qua. Một năm trôi qua với biết bao thăng trầm của đời người. Buồn vui cứ đan quyện vào từng cuộc đời chúng con. Điều hạnh phúc cho chúng con đó chính là sự đồng hành của Chúa ở cùng chúng con. Chúa cùng chia vui sẻ buồn với chúng con. Chúa luôn là chỗ dựa, lả điểm tựa an bình cho từng cuộc đời chúng con. Chúng con xin dâng lời cảm tạ tình thương Chúa. Tình thương Chúa đã giúp chúng con vượt thắng những khó khăn, những thử thách của giòng đời. Tình thương Chúa đã cho chúng con những phút giây bình an, những tháng ngày hạnh phúc.
Lạy Chúa, mọi sự rồi sẽ qua đi. Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích gì. Xin cho chúng con biết chọn Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con biết xây dựng ngôi nhà tâm hồn chúng con luôn thanh thoát khỏi những bợn nhơ tội lỗi, luôn quy hướng về sự thiện toàn mỹ. Xin Chúa luôn là khiên che, thuẫn đỡ cho cuộc đời chúng con. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vài nét lịch sử về cây Noel
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:50 22/12/2009
Từ 27 năm nay, các miền khác nhau của nước Italia và của Âu Châu đã thay phiên nhau dâng tặng cây Noel cho Đức Thánh Cha. Được biết Cây Noel năm nay là một loại thông có nguồn gốc từ khu rừng Ardenne, tỉnh Liegi vương quốc Bỉ. Tuổi của nó là hơn 90 năm, chiều cao 30 mét và đường kính của tán lá 7 mét, do vương quốc Bỉ kính tặng Tòa Thánh Vatican. Sau 4 ngày các nghệ nhân, công nhân vận chuyển, dựng lên và trang trí, tối ngày 18 tháng 12 năm 2009, những ngọn đèn điện trên cây Noel tại trung tâm Quảng Trường Thánh Phêrô đã được thắp sáng lung linh. Nhiều khách hành hương đã phải chờ đợi để tận mắt chiêm ngắm Cây Noel này.
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật.
Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo. (x.VietCatholic News 20 Dec 2009, Lm. Thiện Tĩnh).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng: ‘‘Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng’’. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi “Cây Noel” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ‘‘Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân”.
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang….Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế.Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của “lễ hội văn hóa Giáng Sinh”. Bình an và niềm vui tràn đầy trong tâm hồn mỗi người.
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật.
Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo. (x.VietCatholic News 20 Dec 2009, Lm. Thiện Tĩnh).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng: ‘‘Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng’’. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi “Cây Noel” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ‘‘Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân”.
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang….Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế.Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của “lễ hội văn hóa Giáng Sinh”. Bình an và niềm vui tràn đầy trong tâm hồn mỗi người.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân tổng giám mục cho TGP Cincinnati
Bùi Hữu Thư
11:25 22/12/2009
Cincinnati, Ohio, (CNA).- Tổng giáo phận Cincinnati hân hoan chào mừng việc bổ nhiệm tân tổng giám mục ngày 21 tháng 12, 2009. Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận việc từ chức của Tổng Giám Mục Daniel E. Pilarczyk và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Phó cho tổng giám mục tại cùng một tổng giáo phận là Đức Tổng Giám Mục Dennis M. Schnurr lên kế vị."
Trong một thông cáo do Tổng Giáo Phận gửi cho giới truyền thông, Đức Giám Mục Schnurr nói như sau về việc bổ nhiệm: “Năm ngoái, khi Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm tôi làm phụ tá cho tổng giám mục Cincinnati, tôi cảm thấy hèn mọn nhưng rất vinh dự. Hôm nay, sau khi đã có cơ hội viếng thăm bao nhiêu giáo xứ, trường học và cơ sở trong nhiều tháng qua, tôi càng cảm thấy biết ơn hơn và hãnh diện hơn. Sự tiếp đón tại các nơi hết sức nồng hậu, và tôi trông đợi được cộng tác với các linh mục, thầy phó tế, tu sĩ và giáo dân để xây dựng trên nền tảng đức tin đã hiện diện trong cộng đồng của chúng ta.”
Tổng Giám Mục Schnurr đã nắm giữ nhiều chức vụ cao quý trong Giáo Hội, theo gia trang của tổng giáo phận. Trong đó, phải kể đến vai trò cố vấn cho Đức Khâm Sứ Toà Thánh tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, Giám Đốc Điều Hành Quốc Gia của Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và tổ chức Đại Hội này tại Denver, và Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Tổng Giám Mục Schnurr hiện nay là giám mục thứ 10 của tổng giáo phận Cincinnati từ khi được thành lập năm 1821. Vị tiền nhiệm của ngài đã phục vụ lâu năm nhất trong hàng ngũ các giám mục Hoa Kỳ, và đã hướng dẫn tổng giáo phận Cincinatti trong 27 năm qua.
Tổng Giám Mục Pilarczyk, khi đề cập đến việc bổ nhiệm Đức Ông Schnurr, ngài nói là Cincinnati “đã được chúc phúc vì có được một vị chủ chiên giỏi giang, tận hiến và rất đạo đức. Cầu chúc cho ngài luôn triển nở mãi mãi.”
Tổng Giám Mục Schnurr, Cincinnatti |
Trong một thông cáo do Tổng Giáo Phận gửi cho giới truyền thông, Đức Giám Mục Schnurr nói như sau về việc bổ nhiệm: “Năm ngoái, khi Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm tôi làm phụ tá cho tổng giám mục Cincinnati, tôi cảm thấy hèn mọn nhưng rất vinh dự. Hôm nay, sau khi đã có cơ hội viếng thăm bao nhiêu giáo xứ, trường học và cơ sở trong nhiều tháng qua, tôi càng cảm thấy biết ơn hơn và hãnh diện hơn. Sự tiếp đón tại các nơi hết sức nồng hậu, và tôi trông đợi được cộng tác với các linh mục, thầy phó tế, tu sĩ và giáo dân để xây dựng trên nền tảng đức tin đã hiện diện trong cộng đồng của chúng ta.”
Tổng Giám Mục Schnurr đã nắm giữ nhiều chức vụ cao quý trong Giáo Hội, theo gia trang của tổng giáo phận. Trong đó, phải kể đến vai trò cố vấn cho Đức Khâm Sứ Toà Thánh tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, Giám Đốc Điều Hành Quốc Gia của Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và tổ chức Đại Hội này tại Denver, và Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Tổng Giám Mục Schnurr hiện nay là giám mục thứ 10 của tổng giáo phận Cincinnati từ khi được thành lập năm 1821. Vị tiền nhiệm của ngài đã phục vụ lâu năm nhất trong hàng ngũ các giám mục Hoa Kỳ, và đã hướng dẫn tổng giáo phận Cincinatti trong 27 năm qua.
Tổng Giám Mục Pilarczyk, khi đề cập đến việc bổ nhiệm Đức Ông Schnurr, ngài nói là Cincinnati “đã được chúc phúc vì có được một vị chủ chiên giỏi giang, tận hiến và rất đạo đức. Cầu chúc cho ngài luôn triển nở mãi mãi.”
Đức Cha Léonard kể truyện Giáng Sinh cho trẻ em
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:39 22/12/2009
Roma, 22/12/2009- « Truyện kể về một trẻ thơ đến cứu chuộc thế giới », là nhan đề trong đó giám mục Namur (Vương quốc Bỉ), đức cha André-Mutien Léonard đã ghi lại dưới dạng băng hình vidéo mà ngài kể truyện Giáng Sinh cho các trẻ em được phổ biến trên trang mạng của giáo phận. Đương nhiên những người lớn cũng bị cuốn hút.
Mục tiêu được đặt ra trong khi giới thiệu băng hình vidéo này tăng lên gấp bội, trang mạng giáo phận giải thích. Tất nhiên là có ý muốn trả lại cho Giáng Sinh tầm quan trọng của nó.
Giáng Sinh không phải là khoảnh khắc đặc quyền của việc tặng quà hay bày bố cây thông Noel.
Đối với các Kitô hữu Phương Đông cũng như Phương Tây, ngày 25 tháng 12 là ngày cử hành sinh nhật của một con trẻ đến để cứu nhân loại.
Ý tưởng dẫn đến việc thực hiện việc làm trên cũng là để giúp đỡ các bậc cha mẹ có thể trả lời những câu hỏi của con mình khi khám phá hang hang đá Giáng Sinh.
Cảnh quay được thực hiện tại Namur. Những sinh viên năm cuối tại Học viện Nghệ Thuật truyền hình gồm Loren, Fabien, Pierre-Marie và Julien phụ trách phân vụ quay phim và phối cảnh núi đồi.
Các trẻ em Cyril, Delphine, Marie-Cécile, Ferdinand, Jacqueline, Alice và Nicolas là những em nhỏ trong băng hình ngồi nghe đức cha kể truyện, một người kể truyện không kém phần khôi hài.
Để kể lại câu truyện này, đức cha Léonard đã dựa vào tác phẩm « Những hạt Kinh Thánh, 28 truyện kể về Cựu Ước và Tân Ước », xuất bản bởi Liên Hiệp Hội Thánh Kinh Hoàn Vũ.
Mục tiêu được đặt ra trong khi giới thiệu băng hình vidéo này tăng lên gấp bội, trang mạng giáo phận giải thích. Tất nhiên là có ý muốn trả lại cho Giáng Sinh tầm quan trọng của nó.
Giáng Sinh không phải là khoảnh khắc đặc quyền của việc tặng quà hay bày bố cây thông Noel.
Đối với các Kitô hữu Phương Đông cũng như Phương Tây, ngày 25 tháng 12 là ngày cử hành sinh nhật của một con trẻ đến để cứu nhân loại.
Ý tưởng dẫn đến việc thực hiện việc làm trên cũng là để giúp đỡ các bậc cha mẹ có thể trả lời những câu hỏi của con mình khi khám phá hang hang đá Giáng Sinh.
Cảnh quay được thực hiện tại Namur. Những sinh viên năm cuối tại Học viện Nghệ Thuật truyền hình gồm Loren, Fabien, Pierre-Marie và Julien phụ trách phân vụ quay phim và phối cảnh núi đồi.
Các trẻ em Cyril, Delphine, Marie-Cécile, Ferdinand, Jacqueline, Alice và Nicolas là những em nhỏ trong băng hình ngồi nghe đức cha kể truyện, một người kể truyện không kém phần khôi hài.
Để kể lại câu truyện này, đức cha Léonard đã dựa vào tác phẩm « Những hạt Kinh Thánh, 28 truyện kể về Cựu Ước và Tân Ước », xuất bản bởi Liên Hiệp Hội Thánh Kinh Hoàn Vũ.
Linh mục Jerzy Popieluszko: ‘Tử đạo cho sự thật’
Xuân Lộc tổng hợp
17:21 22/12/2009
Hôm thứ Bảy, 19 tháng 12, Tòa Thánh đã công bố một loạt sắc lệnh liên quan đến 21 vụ phong chân phước và phong thánh. Đáng chú ý trong số đó, có sắc lệnh chuẩn nhận cái chết của linh mục Jerzy Popieluszko, người bị mật vụ Ba Lan giết năm 1984, là ‘tử vì đạo’. Việc chuẩn nhận này sẽ dọn đường cho tiến trình phong Ngài lên hàng chân phước (Á thánh).
Hơn nữa theo La Croix, một trong những tờ nhật báo quan trọng của Pháp, với việc chuẩn nhận và xúc tiến tiến trình phong chân phước cho cha Jerzy Popieluszko, Vatican cũng ‘thừa nhận sự dấn thân của Giáo hội Công giáo Ba Lan trong việc đấu tranh chống lại chính quyền cộng sản’ tại nước này.
‘Những thánh lễ cho tổ quốc’
Jerzy Popieluszko sinh ngày 14 tháng 9 năm 1947 trong một gia đình nông dân Công giáo rất đạo hạnh tại miền Đông Ba Lan. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp phổ thông, cậu Jerzy được chọn vào học tại một chủng viện ở thủ đô Warszawa (Vacsava).
Ngày 28 tháng 5 năm 1972, thầy Jerzy Popieluszko được Đức hồng y (ĐHY) Stefan Wyszynsk, Tổng giám mục Warszawa, truyền chức linh mục. Và sau đó vị linh mục trẻ này được giao đảm trách nhiều công việc mục vụ khác nhau.
Tháng 8 năm 1980, dưới sự khởi xướng và cổ võ của Công đoàn Đoàn kết (Solidarnosc), phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội bất công và biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ lan rộng tại Ba Lan.
Trong những ngày đình công đó, công nhân tại một nhà máy thép ở Warszawa đã đến gặp ĐHY Wyszynsk xin ngài gửi một linh mục đến dâng lễ cho họ và ĐHY đã chọn linh mục Popieluszko.
Và sự bổ nhiệm này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cha Popieluszko vì kể từ đó đến lúc bị giết cha luôn là chỗ dựa tinh thần cho các công nhân và là nguồn động viên, khích lệ cho Công đoàn Đoàn kết.
Ngày 13 tháng tháng 12 năm 1981, chính quyền cộng sản tại Ba Lan ban hành thiết quân luật và bắt đầu chiến dịch sách nhiễu, bắt bớ, xử án nhiều thành viên của Công đoàn Đoàn kết. Cha Popieluszko là điểm tựa cho chính những nạn nhân đó và cả gia đình của họ. Ngài thường tham gia các vụ xử án để an ủi, nâng đỡ và khích lệ những người bị xử cũng như thân nhân của họ.
Và cũng chính nhờ những lần tham dự các vụ xử án này, cha đã có sáng kiến dâng lễ cho các nạn nhân bị giam giữ, bắt bớ và gia đình của họ và cho đất nước Ba Lan.
‘Những thánh lễ cho tổ quốc – messes pour la patrie’ được tổ chức mỗi tháng tại nhà thờ Saint-Stanislas-Kostka. Trong những bài giảng tại các thánh lễ đó, ngoài khía cạnh thiêng liêng, cha còn lên tiếng phản đối và chống lại những chính sách bất công của chính quyền cộng sản và khuyến khích mọi người can đảm đứng lên đấu tranh cho công lý, lẽ phải.
‘Can đảm đấu tranh cho sự thật’
Kể từ đó, Ngài trở thành ‘cái gai’ trong mắt chính quyền cộng sản vì không chỉ có hàng chục ngàn người tới tham dự những thánh lễ đó mà các bài giảng của ngài cũng được đài Tự do châu Âu (Radio Free Europe) phát sóng trên toàn Ba Lan.
Và để loại trừ ‘cái gai’ ấy, chính quyền cộng sản Ba Lan đã dùng những chiêu bài, thủ thuật khác nhau đối với Ngài.
Vào mùa thu năm 1983, tướng Jaruzelski, thủ tướng Ba Lan, gửi ĐHY Józef Glemp, TGM Warszawa, một danh sách 60 linh mục được cho là ‘những linh mục cực đoan’ và muốn ĐHY buộc những linh mục đó phải im lặng. Cha Popieluszko là một trong những người đứng đầu danh sách đó.
Không thành công, chính quyền cộng sản dùng những hình thức khác như sách nhiễu, vu cáo, thóa mạ, tạo chứng giả, khám xét, tra hỏi, bắt bớ, truy tố, án tù đối với cha nhưng cha vẫn không chịu im lặng, không chịu khuất phục vì cha tin rằng là một ki tô hữu, là một linh mục cha có bổn phận phải công bố và làm chứng cho sự thật.
Sau những thất bại đó, cách duy nhất mà chính quyền cộng sản có thể buộc cha Popieluszko im lặng là thủ tiêu ngài. Ngày 13 tháng 10 năm 1984 họ tạo dựng một tai nạn xe hơi nhằm giết cha nhưng ngài đã thoát nạn.
Không chịu bỏ cuộc, sáu ngày sau đó, ngày 19 tháng 10, mật vụ Ba Lan đã cho ba nhân viên của mình chặn xe và bắt cóc cha khi cha trở về nhà sau khi dâng thánh lễ tại một nhà thờ ngoại ô Warszawa. Họ đã đánh đập cha một cách dã man cho đến khi cha ngất xỉu rồi vứt cha xuống con sông Vistula. Và mãi hơn 11 ngày sau đó người ta tìm thấy xác cha.
Trong thánh lễ cuối cùng đó cha đã mời gọi cộng đoàn “hãy cầu nguyện để vượt lên mọi nỗi sợ hãi, chiến thắng những lời đe dọa, và trên hết, để ta thoát khỏi hận thù và bạo lực”.
Cái chết của cha Popieluszko đã gợi nên một nỗi thương tiếc, xúc động vô ngàn trên toàn đất nước Ba Lan. Đã có khoảng 250000 người tham dự thánh lễ an táng của cha, trong đó có Lech Walesa, người đứng đầu Công đoàn Đoàn kết.
Vì biết đứng về phía người dân, vì can đảm đấu tranh cho công lý, sự thật, bất chấp mọi rủi ro, thậm chí cả mạng sống, cha Popiełuszko đã trở thành một trong những linh mục được hâm mộ, được kính trọng nhất tại Ba Lan. Và như tựa đề một cuốn sách viết về ngài, cha Popieluszko được biết đến như là một chứng tá, một ‘vị tử đạo cho sự thật – a martyr for the truth’.
Hơn nữa sự dấn thân và lòng can đảm của cha đã khơi dậy lòng quả cảm nơi biết bao người Ba Lan, giúp họ dám mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho dân chủ, công lý. Và nhờ có những linh mục, những con người can đảm đấu tranh cho công lý như ngài, Ba Lan không chỉ dẹp bỏ được chế độ độc tài mà còn đóng một vai trò quan trọng việc giúp thống nhất châu Âu.
Tháng 8 năm 2005, vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Công đoàn Đoàn kết, ĐTC Benedict XVI đã gửi một lá thư tới Đức Cha Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow. Trong lá thư đó, ĐTC đánh giá cao vai trò của Công đoàn Đoàn kết trong việc mang đến những thay đổi chính trị quan trọng cho Ba Lan và châu Âu nói chung.
Một vài tài liệu tham khảo:
1. Le P. Jerzy Popieluszko, "aumônier" de Solidarité
http://www.la-croix.com/Le-P.-Jerzy-Popieluszko-aumonier-de-Solidarite/article/2406851/55352
2. Fr. Jerzy Popeluszko: Martyr for the Truth – On the 25th Anniversary of this Martyrdom
http://saltandlighttv.org/blog/?p=7563
3. The Year of the Priest – Father Jerzy Popeluszko
http://www.4marks.com/articles/details.html?article_id=4257
4. The Year of the Priest – Father Jerzy Popeluszko
http://www.4marks.com/articles/details.html?article_id=4257
5. Benedict XVI pays tribute to Solidarity Union
http://www.zenit.org/article-13853?l=english
6. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tôn Đức Gioan Phaolô II, Đức Piô XII và cha Jerzy Popiełuszko lên Bậc Đáng kính
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=1218&CateID=57
‘Những thánh lễ cho tổ quốc’
Jerzy Popieluszko sinh ngày 14 tháng 9 năm 1947 trong một gia đình nông dân Công giáo rất đạo hạnh tại miền Đông Ba Lan. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp phổ thông, cậu Jerzy được chọn vào học tại một chủng viện ở thủ đô Warszawa (Vacsava).
Ngày 28 tháng 5 năm 1972, thầy Jerzy Popieluszko được Đức hồng y (ĐHY) Stefan Wyszynsk, Tổng giám mục Warszawa, truyền chức linh mục. Và sau đó vị linh mục trẻ này được giao đảm trách nhiều công việc mục vụ khác nhau.
Tháng 8 năm 1980, dưới sự khởi xướng và cổ võ của Công đoàn Đoàn kết (Solidarnosc), phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội bất công và biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ lan rộng tại Ba Lan.
Trong những ngày đình công đó, công nhân tại một nhà máy thép ở Warszawa đã đến gặp ĐHY Wyszynsk xin ngài gửi một linh mục đến dâng lễ cho họ và ĐHY đã chọn linh mục Popieluszko.
Và sự bổ nhiệm này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cha Popieluszko vì kể từ đó đến lúc bị giết cha luôn là chỗ dựa tinh thần cho các công nhân và là nguồn động viên, khích lệ cho Công đoàn Đoàn kết.
Ngày 13 tháng tháng 12 năm 1981, chính quyền cộng sản tại Ba Lan ban hành thiết quân luật và bắt đầu chiến dịch sách nhiễu, bắt bớ, xử án nhiều thành viên của Công đoàn Đoàn kết. Cha Popieluszko là điểm tựa cho chính những nạn nhân đó và cả gia đình của họ. Ngài thường tham gia các vụ xử án để an ủi, nâng đỡ và khích lệ những người bị xử cũng như thân nhân của họ.
Và cũng chính nhờ những lần tham dự các vụ xử án này, cha đã có sáng kiến dâng lễ cho các nạn nhân bị giam giữ, bắt bớ và gia đình của họ và cho đất nước Ba Lan.
‘Những thánh lễ cho tổ quốc – messes pour la patrie’ được tổ chức mỗi tháng tại nhà thờ Saint-Stanislas-Kostka. Trong những bài giảng tại các thánh lễ đó, ngoài khía cạnh thiêng liêng, cha còn lên tiếng phản đối và chống lại những chính sách bất công của chính quyền cộng sản và khuyến khích mọi người can đảm đứng lên đấu tranh cho công lý, lẽ phải.
‘Can đảm đấu tranh cho sự thật’
Kể từ đó, Ngài trở thành ‘cái gai’ trong mắt chính quyền cộng sản vì không chỉ có hàng chục ngàn người tới tham dự những thánh lễ đó mà các bài giảng của ngài cũng được đài Tự do châu Âu (Radio Free Europe) phát sóng trên toàn Ba Lan.
Và để loại trừ ‘cái gai’ ấy, chính quyền cộng sản Ba Lan đã dùng những chiêu bài, thủ thuật khác nhau đối với Ngài.
Vào mùa thu năm 1983, tướng Jaruzelski, thủ tướng Ba Lan, gửi ĐHY Józef Glemp, TGM Warszawa, một danh sách 60 linh mục được cho là ‘những linh mục cực đoan’ và muốn ĐHY buộc những linh mục đó phải im lặng. Cha Popieluszko là một trong những người đứng đầu danh sách đó.
Không thành công, chính quyền cộng sản dùng những hình thức khác như sách nhiễu, vu cáo, thóa mạ, tạo chứng giả, khám xét, tra hỏi, bắt bớ, truy tố, án tù đối với cha nhưng cha vẫn không chịu im lặng, không chịu khuất phục vì cha tin rằng là một ki tô hữu, là một linh mục cha có bổn phận phải công bố và làm chứng cho sự thật.
Sau những thất bại đó, cách duy nhất mà chính quyền cộng sản có thể buộc cha Popieluszko im lặng là thủ tiêu ngài. Ngày 13 tháng 10 năm 1984 họ tạo dựng một tai nạn xe hơi nhằm giết cha nhưng ngài đã thoát nạn.
Không chịu bỏ cuộc, sáu ngày sau đó, ngày 19 tháng 10, mật vụ Ba Lan đã cho ba nhân viên của mình chặn xe và bắt cóc cha khi cha trở về nhà sau khi dâng thánh lễ tại một nhà thờ ngoại ô Warszawa. Họ đã đánh đập cha một cách dã man cho đến khi cha ngất xỉu rồi vứt cha xuống con sông Vistula. Và mãi hơn 11 ngày sau đó người ta tìm thấy xác cha.
Trong thánh lễ cuối cùng đó cha đã mời gọi cộng đoàn “hãy cầu nguyện để vượt lên mọi nỗi sợ hãi, chiến thắng những lời đe dọa, và trên hết, để ta thoát khỏi hận thù và bạo lực”.
Cái chết của cha Popieluszko đã gợi nên một nỗi thương tiếc, xúc động vô ngàn trên toàn đất nước Ba Lan. Đã có khoảng 250000 người tham dự thánh lễ an táng của cha, trong đó có Lech Walesa, người đứng đầu Công đoàn Đoàn kết.
Vì biết đứng về phía người dân, vì can đảm đấu tranh cho công lý, sự thật, bất chấp mọi rủi ro, thậm chí cả mạng sống, cha Popiełuszko đã trở thành một trong những linh mục được hâm mộ, được kính trọng nhất tại Ba Lan. Và như tựa đề một cuốn sách viết về ngài, cha Popieluszko được biết đến như là một chứng tá, một ‘vị tử đạo cho sự thật – a martyr for the truth’.
Hơn nữa sự dấn thân và lòng can đảm của cha đã khơi dậy lòng quả cảm nơi biết bao người Ba Lan, giúp họ dám mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho dân chủ, công lý. Và nhờ có những linh mục, những con người can đảm đấu tranh cho công lý như ngài, Ba Lan không chỉ dẹp bỏ được chế độ độc tài mà còn đóng một vai trò quan trọng việc giúp thống nhất châu Âu.
Tháng 8 năm 2005, vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Công đoàn Đoàn kết, ĐTC Benedict XVI đã gửi một lá thư tới Đức Cha Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow. Trong lá thư đó, ĐTC đánh giá cao vai trò của Công đoàn Đoàn kết trong việc mang đến những thay đổi chính trị quan trọng cho Ba Lan và châu Âu nói chung.
Một vài tài liệu tham khảo:
1. Le P. Jerzy Popieluszko, "aumônier" de Solidarité
http://www.la-croix.com/Le-P.-Jerzy-Popieluszko-aumonier-de-Solidarite/article/2406851/55352
2. Fr. Jerzy Popeluszko: Martyr for the Truth – On the 25th Anniversary of this Martyrdom
http://saltandlighttv.org/blog/?p=7563
3. The Year of the Priest – Father Jerzy Popeluszko
http://www.4marks.com/articles/details.html?article_id=4257
4. The Year of the Priest – Father Jerzy Popeluszko
http://www.4marks.com/articles/details.html?article_id=4257
5. Benedict XVI pays tribute to Solidarity Union
http://www.zenit.org/article-13853?l=english
6. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tôn Đức Gioan Phaolô II, Đức Piô XII và cha Jerzy Popiełuszko lên Bậc Đáng kính
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=1218&CateID=57
Top Stories
Amnesty International: Lê Công Định could face death penalty
Janice Beanland
10:25 22/12/2009
AMNESTY INTERNATIONAL URGENT ACTION
AI Index: ASA 41/012/2009, 22 December 2009
LE CONG DINH COULD FACE DEATH PENALTY
Human rights lawyer Le Cong Dinh has been charged with attempting to overthrow the state. For this, he could face the death penalty. Two others are facing the same charge.
Le Cong Dinh has been held in custody awaiting trial since 13 June, when he was arrested at his law firm office in Ho Chi Minh City. He was first charged with "conducting propaganda" against the state. However the authorities are now using the more serious Article 79 of the Penal Code, charging him with "carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration". His trial is apparently due to take place in the next few weeks.
Four other people were arrested around the same date. At least two of them have also now been charged under Article 79, including IT engineer Nguyen Tien Trung and former army officer Tran Anh Kim. Amnesty International considers all three men prisoners of conscience.
The Ministry of Foreign Affairs stated in a 26 June press release that Le Cong Dinh is accused of contacting and colluding "with some exiled Vietnamese organizations and groups abroad, including those listed by the Vietnamese government as terrorist groups, in an attempt to prepare for riots and cause social instability and public disorder with the ultimate goal of overthrowing the State of Viet Nam".
After he was arrested, Le Cong Dinh was held incommunicado for at least six weeks. During this time the Ministry of Public Security made public details of his "confession" at a press conference. His "confession," and those of Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim, were later broadcast on television. It is not known whether any of them has been given full and regular access to a lawyer of his own choosing, or to his family, since then.
PLEASE WRITE IMMEDIATELY in English, Vietnamese or your own language:
n Expressing concern that prisoners of conscience Le Cong Dinh, Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim have been charged under Article 79 of the Penal Code, which can carry the death penalty, solely for the peaceful exercise of their right to freedom of expression;
n Calling on the authorities to release them immediately and unconditionally, and drop all charges against them;
n Calling on the authorities to ensure that they are allowed access to their families, and lawyers, and are provided with any medical attention they may require;
n Calling on the authorities to either repeal or amend provisions in the 1999 Penal Code which criminalize peaceful political dissent.
PLEASE SEND APPEALS BEFORE 8 FEBRUARY 2010 TO:
Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Government Office
1 Hoang Hoa Tham St.
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 804 4130
Email: vpcp@chinhphu.vn
Salutation: Dear Prime Minister
Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister
Also send copies to diplomatic representatives accredited to your country. Please check with your section office if sending appeals after the above date. This is the second update of UA 155/09. Further information: http://www.amnesty.org/en/library/info/ASA41/002/2009/en
Additional Information
Le Cong Dinh is a prominent lawyer and former deputy president of the Ho Chi Minh City Bar Association. He runs a private law firm in Ho Chi Minh City. In November 2007 he represented two other prominent prisoners of conscience, human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, in their appeal against their sentences. He argued that Article 88, under which the two were charged, is unconstitutional and contravenes international human rights treaties that Viet Nam has ratified, such as the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), and should therefore be reviewed.
Nguyen Tien Trung, 26, is an IT engineer, and Tran Anh Kim, 60, is a former army officer. Like Le Cong Dinh, they are said to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. All three have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea.
The Vietnamese authorities have sentenced at least 30 dissidents, including a number of lawyers, to long prison terms since 2006 in an attempt to stifle freedom of expression and association. Most are supporters of an internet-based pro-democracy movement, Bloc 8406, or other unauthorized groups calling for democracy and human rights. The majority have been sentenced to imprisonment under the national security section of the 1999 Penal Code, with additional sentences of up to five years of house arrest on release from prison. An unknown number of dissidents are in custody awaiting trial.
Articles of the Penal Code most frequently used to criminalize peaceful political dissent include Article 80 (Spying), 87 (Undermining the unity policy) and 88 (Conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam).
Viet Nam retains the death penalty for 21 offences, including seven which fall under the national security section of the 1999 Penal Code. Publication of statistics on the death penalty and executions is classified as a "state secret," which means that the number of death sentences handed down and executions carried out is not known.
In May 2009, the UN Human Rights Council considered Viet Nam under the Universal Periodic Review (UPR). Viet Nam rejected the recommendations of other states to allow greater freedom of expression and to reform national security laws which limit freedom of expression, as well as to release prisoners of conscience.
Further information on UA: 155/09 Index: ASA 41/012/2009 Issue Date: 22 December 2009
Janice Beanland
Southeast Asia Team
Amnesty International - International Secretariat
Tel: + 44 (0) 20 7413 5660 + 44 (0) 20 7413 5660
Skype: janicebeanland
Working to protect human rights worldwide
AI Index: ASA 41/012/2009, 22 December 2009
LE CONG DINH COULD FACE DEATH PENALTY
Human rights lawyer Le Cong Dinh has been charged with attempting to overthrow the state. For this, he could face the death penalty. Two others are facing the same charge.
Le Cong Dinh has been held in custody awaiting trial since 13 June, when he was arrested at his law firm office in Ho Chi Minh City. He was first charged with "conducting propaganda" against the state. However the authorities are now using the more serious Article 79 of the Penal Code, charging him with "carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration". His trial is apparently due to take place in the next few weeks.
Four other people were arrested around the same date. At least two of them have also now been charged under Article 79, including IT engineer Nguyen Tien Trung and former army officer Tran Anh Kim. Amnesty International considers all three men prisoners of conscience.
The Ministry of Foreign Affairs stated in a 26 June press release that Le Cong Dinh is accused of contacting and colluding "with some exiled Vietnamese organizations and groups abroad, including those listed by the Vietnamese government as terrorist groups, in an attempt to prepare for riots and cause social instability and public disorder with the ultimate goal of overthrowing the State of Viet Nam".
After he was arrested, Le Cong Dinh was held incommunicado for at least six weeks. During this time the Ministry of Public Security made public details of his "confession" at a press conference. His "confession," and those of Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim, were later broadcast on television. It is not known whether any of them has been given full and regular access to a lawyer of his own choosing, or to his family, since then.
PLEASE WRITE IMMEDIATELY in English, Vietnamese or your own language:
n Expressing concern that prisoners of conscience Le Cong Dinh, Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim have been charged under Article 79 of the Penal Code, which can carry the death penalty, solely for the peaceful exercise of their right to freedom of expression;
n Calling on the authorities to release them immediately and unconditionally, and drop all charges against them;
n Calling on the authorities to ensure that they are allowed access to their families, and lawyers, and are provided with any medical attention they may require;
n Calling on the authorities to either repeal or amend provisions in the 1999 Penal Code which criminalize peaceful political dissent.
PLEASE SEND APPEALS BEFORE 8 FEBRUARY 2010 TO:
Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Government Office
1 Hoang Hoa Tham St.
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 804 4130
Email: vpcp@chinhphu.vn
Salutation: Dear Prime Minister
Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister
Also send copies to diplomatic representatives accredited to your country. Please check with your section office if sending appeals after the above date. This is the second update of UA 155/09. Further information: http://www.amnesty.org/en/library/info/ASA41/002/2009/en
Additional Information
Le Cong Dinh is a prominent lawyer and former deputy president of the Ho Chi Minh City Bar Association. He runs a private law firm in Ho Chi Minh City. In November 2007 he represented two other prominent prisoners of conscience, human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, in their appeal against their sentences. He argued that Article 88, under which the two were charged, is unconstitutional and contravenes international human rights treaties that Viet Nam has ratified, such as the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), and should therefore be reviewed.
Nguyen Tien Trung, 26, is an IT engineer, and Tran Anh Kim, 60, is a former army officer. Like Le Cong Dinh, they are said to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. All three have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea.
The Vietnamese authorities have sentenced at least 30 dissidents, including a number of lawyers, to long prison terms since 2006 in an attempt to stifle freedom of expression and association. Most are supporters of an internet-based pro-democracy movement, Bloc 8406, or other unauthorized groups calling for democracy and human rights. The majority have been sentenced to imprisonment under the national security section of the 1999 Penal Code, with additional sentences of up to five years of house arrest on release from prison. An unknown number of dissidents are in custody awaiting trial.
Articles of the Penal Code most frequently used to criminalize peaceful political dissent include Article 80 (Spying), 87 (Undermining the unity policy) and 88 (Conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam).
Viet Nam retains the death penalty for 21 offences, including seven which fall under the national security section of the 1999 Penal Code. Publication of statistics on the death penalty and executions is classified as a "state secret," which means that the number of death sentences handed down and executions carried out is not known.
In May 2009, the UN Human Rights Council considered Viet Nam under the Universal Periodic Review (UPR). Viet Nam rejected the recommendations of other states to allow greater freedom of expression and to reform national security laws which limit freedom of expression, as well as to release prisoners of conscience.
Further information on UA: 155/09 Index: ASA 41/012/2009 Issue Date: 22 December 2009
Janice Beanland
Southeast Asia Team
Amnesty International - International Secretariat
Tel: + 44 (0) 20 7413 5660 + 44 (0) 20 7413 5660
Skype: janicebeanland
Working to protect human rights worldwide
Fourteen new priests ordained in Hanoi – Series of churches broken in
Emily Nguyen
21:58 22/12/2009
Just a few days before 2009 Christmas, Catholics in Hanoi have joyfully celebrated the ordination of 14 new priests in their archdiocese. The joy has been marred by a series of break-ins at 7 churches of Hanoi and Hung Hoa. A delegation of Hanoi’s People Committee has visited and presented Christmas gifts to Archbishop of Hanoi.
In a simple yet solemn ceremony held within the Hanoi Major Seminary on Tuesday Dec. 22, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet ordained 14 new priests. Auxiliary Bishop Laurent Chu Van Minh of Hanoi, retired Bishop Joseph Nguyen Van Yen of Phat Diem, and 140 priests concelebrated the Mass with the archbishop. An estimated 5000 faithful came to attend the ceremony and share the joy.
With these ordinations, the number of priests in the archdiocese has reached to 106. Latest statistics show that the archdiocese currently has 350,000 faithful in 141 parishes. The newly ordained priests were appointed to 14 parishes of the 50 ones which have been without a pastor for decades.
As a gesture of union, all newly ordained priests celebrated their opening Mass at precisely 9h30 on Wednesday morning at their home parish. There they were joined by family, friends and fellow parishioners in giving thanks to God and to celebrate their priesthood.
At 3pm on Tuesday Dec. 22, Ngo Thi Thanh Hang, deputy chairwoman of Hanoi’s People Committee led a delegation of the local government to visit and present gifts to the archbishop and his auxiliary bishop on the occasion of Christmas.
The move has been seen by Catholics as a symbolic gesture of reconciliation. Two years ago, on Jan. 25, 2008, Mrs. Hang sent an ultimatum to the prelate threatening extreme actions unless Catholic sit-in demonstrators dispersed by 5 pm the next day. Since then, her committee has often portrayed the prelate and a couple of priests in Hanoi as “troublemakers” who have been “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating followers to violate it”. Such accusations boom again on state media on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11 as justification for all recent crackdowns against the Church in the country.
To make matters worse, last Christmas representatives of the so-called “The Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” were invited to Hanoi to receive a floral arrangement presented by the same city official instead of the head of the archdiocese, Archbishop Ngo Quang Kiet. This has been viewed as a blatant disregard and disrespect for the Archbishop's jurisdiction in Hanoi.
In sharp contrast, during this visit, the prelate and his flock in Hanoi were praised for their contributions and quick responses to movements launched by the government.
Responding to such an astounding turning point, Archbishop Joseph Ngo expressed his desire that the visit was not only a diplomatic gesture but a sign of “the growth of civilization and justice that much needed for such a big city like Hanoi.”
"As Christians, spirituality is something we value the most for it allows people to be bound to one another not only superficially but also from the most inner part of their hearts. We do so because we believe in the day when each one of us will eventually have to face God to be judged for what we've done in life. We are better off living our lives as straight arrows, steering away from deceptions. When you observe a Catholics outward expression, it's also a true reflection of what we truly are inside. You can rest assured that what you see is what you get. We have nothing to hide" the prelate added.
Prior to the visit, the archdiocese of Hanoi and the neighbouring diocese of Hung Hoa had denounced a seemingly organized crime in which a series of churches had been broken in. Thieves had stolen antique ciboria, chalice cups, and audio equipments from the churches of Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, and Đông Lao of Hanoi and Phượng Bãi, and Tình Lam of Hung Hoa. These churches were reportedly burglarized during the third week of Advent. Church goers who arrived for Mass on Sunday morning Dec. 20 were in tears when they saw what had happened. Tabernacles were broken and consecrated hosts of the sacrament of Holy Communion were thrown all over the ground. At least two churches reported that burglars had also got away with religious statues and other artefacts.
In a simple yet solemn ceremony held within the Hanoi Major Seminary on Tuesday Dec. 22, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet ordained 14 new priests. Auxiliary Bishop Laurent Chu Van Minh of Hanoi, retired Bishop Joseph Nguyen Van Yen of Phat Diem, and 140 priests concelebrated the Mass with the archbishop. An estimated 5000 faithful came to attend the ceremony and share the joy.
With these ordinations, the number of priests in the archdiocese has reached to 106. Latest statistics show that the archdiocese currently has 350,000 faithful in 141 parishes. The newly ordained priests were appointed to 14 parishes of the 50 ones which have been without a pastor for decades.
As a gesture of union, all newly ordained priests celebrated their opening Mass at precisely 9h30 on Wednesday morning at their home parish. There they were joined by family, friends and fellow parishioners in giving thanks to God and to celebrate their priesthood.
At 3pm on Tuesday Dec. 22, Ngo Thi Thanh Hang, deputy chairwoman of Hanoi’s People Committee led a delegation of the local government to visit and present gifts to the archbishop and his auxiliary bishop on the occasion of Christmas.
The move has been seen by Catholics as a symbolic gesture of reconciliation. Two years ago, on Jan. 25, 2008, Mrs. Hang sent an ultimatum to the prelate threatening extreme actions unless Catholic sit-in demonstrators dispersed by 5 pm the next day. Since then, her committee has often portrayed the prelate and a couple of priests in Hanoi as “troublemakers” who have been “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating followers to violate it”. Such accusations boom again on state media on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11 as justification for all recent crackdowns against the Church in the country.
To make matters worse, last Christmas representatives of the so-called “The Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” were invited to Hanoi to receive a floral arrangement presented by the same city official instead of the head of the archdiocese, Archbishop Ngo Quang Kiet. This has been viewed as a blatant disregard and disrespect for the Archbishop's jurisdiction in Hanoi.
In sharp contrast, during this visit, the prelate and his flock in Hanoi were praised for their contributions and quick responses to movements launched by the government.
Responding to such an astounding turning point, Archbishop Joseph Ngo expressed his desire that the visit was not only a diplomatic gesture but a sign of “the growth of civilization and justice that much needed for such a big city like Hanoi.”
"As Christians, spirituality is something we value the most for it allows people to be bound to one another not only superficially but also from the most inner part of their hearts. We do so because we believe in the day when each one of us will eventually have to face God to be judged for what we've done in life. We are better off living our lives as straight arrows, steering away from deceptions. When you observe a Catholics outward expression, it's also a true reflection of what we truly are inside. You can rest assured that what you see is what you get. We have nothing to hide" the prelate added.
Prior to the visit, the archdiocese of Hanoi and the neighbouring diocese of Hung Hoa had denounced a seemingly organized crime in which a series of churches had been broken in. Thieves had stolen antique ciboria, chalice cups, and audio equipments from the churches of Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, and Đông Lao of Hanoi and Phượng Bãi, and Tình Lam of Hung Hoa. These churches were reportedly burglarized during the third week of Advent. Church goers who arrived for Mass on Sunday morning Dec. 20 were in tears when they saw what had happened. Tabernacles were broken and consecrated hosts of the sacrament of Holy Communion were thrown all over the ground. At least two churches reported that burglars had also got away with religious statues and other artefacts.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chính quyền thành phố Hà Nội chào thăm và chúc mừng Lễ Giáng Sinh Tòa TGM Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:39 22/12/2009
HÀ NỘI - Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Vào lúc 15h00 ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại phòng khánh tiết của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã tiếp đoàn đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đến chào thăm và chúc mừng ngài nhân dịp đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Phái đoàn của chính quyền thành phố Hà Nội gồm có: Ông Tưởng Phi Chiến - phó Bí Thư Thành ủy, bà Ngô Thị Thanh Hằng – phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ông Hoàng Công Khôi – chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và đại diện các ban ngành chính quyền của thành phố, quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống.
Về phía Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, cha chính xứ nhà thờ chính tòa, và quý cha tổng quản lý, chánh văn phòng.
Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh, đại diện chính quyền các cấp của thành phố đã đến chào thăm và chúc mừng các vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội.
Mở đầu buổi tiếp xúc và thăm viếng, ông Tưởng Phi Chiến – phó bí thư thành ủy đã đại diện các cấp chính quyền thành phố chào thăm và chúc mừng Đức Tổng Giuse, Đức Cha phụ tá và quý cha nhân dịp mùa Giáng sinh, ông cũng gửi lời chúc của các cấp chính quyền tới đông đảo bà con giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội, nhất là bà con giáo dân ở thủ đô Hà Nội.
Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng và cảm ơn phái đoàn của Chính quyền Thành phố. Nguyên văn lời phát biểu của Ngài như sau: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón phái đoàn của chính quyền đã đến đây để chào thăm và chúc mừng chúng tôi, đây là một thông lệ rất đáng quý, vào mỗi dịp lễ trọng, nhất là lễ Giáng sinh, quý vị đã đến thăm và chúc mừng chúng tôi bằng những lời chúc thật là tốt đẹp. Chúng ta vui mừng đón năm mới 2010 – năm mà có những kỷ niệm quan trọng của đất nước: kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; về phía giáo hội chúng tôi thì cũng có năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công Giáo Việt nam – nói lên sự lớn mạnh của giáo hội Công giáo sau nhiều thời gian truyền giáo, giáo hôi địa phương đã trưởng thành và có thể tự đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng long, chúng tôi vui mừng khi thấy ông phó Bí thư cho biết những gì phấn đấu của đất nước và của riêng thành phố Hà nội trong dịp kỷ niệm này, phấn đấu để trở thành một thủ đô gương mẫu về văn minh tiến bộ. Chúng tôi hết sức là vui mừng và cũng mong ước thủ đô này của chúng ta được xứng đáng với công trình 1000 năm xây dựng của tổ tiên, cha ông chúng ta. Thế thì tôi nhớ một câu của văn hào người Anh: Một thành phố lớn không phải chỉ có diện tích lớn nhưng cần phải có những con người tốt, những con người vĩ đại. Chúng tôi rất mong muốn thành phố Hà Nội của chúng ta trở thành một thành phố lớn như là ông phó bí thư vừa nói: lớn trong sự văn minh, sự công bằng, có những con người tốt, có tâm huyết, có tấm lòng rộng, có trí thức cao, có đạo đức … để làm gương mẫu cho các thành phố khác.
Đối với chúng tôi, trong Tôn giáo, chúng tôi luôn luôn coi trọng phần tâm linh. Phần tâm linh nó ràng buộc con người không chỉ sống với nhau bằng bề mặt mà còn phải sống với nhau bằng cái sự thật trong tâm hồn, bởi vì ngày nào chúng tôi cũng phải đối diện trước mặt Chúa để duyệt xét tâm hồn của mình cho nên lúc nào cũng phải sống ngay thẳng, không có cái gì gian dối. Chắc chắn, nếu mà các quý vị chính quyền nhìn thấy người Công giáo có xấu có tốt thế nào thì trong lòng như thế, nó lộ ra, cho nên quý vị đối diện với người Công giáo thì quý vị an tâm vì người ta có sao nói thế, không giấu giếm.
Chúng ta cùng nhau xây dựng một thủ đô thật là đẹp, đẹp không chỉ bề ngoài mà cả bên trong. Đằng sau những căn nhà cao tầng, vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, nhưng chúng ta hãy làm cho nó cũng đẹp lên; và nhất là sau cái khuôn mặt vui tươi, những con người tốt đẹp thì có những tâm hồn thật sự tốt đẹp. Đó cũng chính là những điều mà Giáo hội chúng tôi luôn mong muốn xây dựng, trong tư cách là những người công dân luôn muốn xây dựng tâm hồn con người để tâm hồn con người thực sự tốt đẹp, và như thế chắc chắn cũng đóng góp vào việc xây dựng thành phố, xây dựng đất nước. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc quý vị trong năm mới 2010 được mạnh khỏe, thành công, việc chung thì đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đặt ra để xây dựng thành phố”.
Đại diện chính quyền thành phố đã tặng những lẵng hoa tươi thắm và những món quà tới Đức Tổng Giám mục Giuse. Hai bên đã trao cho nhau những lời thăm hỏi gần gũi, những cái bắt tay tình cảm và những ánh mắt thân thiện.
Phái đoàn của chính quyền thành phố Hà Nội gồm có: Ông Tưởng Phi Chiến - phó Bí Thư Thành ủy, bà Ngô Thị Thanh Hằng – phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ông Hoàng Công Khôi – chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và đại diện các ban ngành chính quyền của thành phố, quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống.
Về phía Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, cha chính xứ nhà thờ chính tòa, và quý cha tổng quản lý, chánh văn phòng.
Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh, đại diện chính quyền các cấp của thành phố đã đến chào thăm và chúc mừng các vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội.
Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng và cảm ơn phái đoàn của Chính quyền Thành phố. Nguyên văn lời phát biểu của Ngài như sau: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón phái đoàn của chính quyền đã đến đây để chào thăm và chúc mừng chúng tôi, đây là một thông lệ rất đáng quý, vào mỗi dịp lễ trọng, nhất là lễ Giáng sinh, quý vị đã đến thăm và chúc mừng chúng tôi bằng những lời chúc thật là tốt đẹp. Chúng ta vui mừng đón năm mới 2010 – năm mà có những kỷ niệm quan trọng của đất nước: kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; về phía giáo hội chúng tôi thì cũng có năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công Giáo Việt nam – nói lên sự lớn mạnh của giáo hội Công giáo sau nhiều thời gian truyền giáo, giáo hôi địa phương đã trưởng thành và có thể tự đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng long, chúng tôi vui mừng khi thấy ông phó Bí thư cho biết những gì phấn đấu của đất nước và của riêng thành phố Hà nội trong dịp kỷ niệm này, phấn đấu để trở thành một thủ đô gương mẫu về văn minh tiến bộ. Chúng tôi hết sức là vui mừng và cũng mong ước thủ đô này của chúng ta được xứng đáng với công trình 1000 năm xây dựng của tổ tiên, cha ông chúng ta. Thế thì tôi nhớ một câu của văn hào người Anh: Một thành phố lớn không phải chỉ có diện tích lớn nhưng cần phải có những con người tốt, những con người vĩ đại. Chúng tôi rất mong muốn thành phố Hà Nội của chúng ta trở thành một thành phố lớn như là ông phó bí thư vừa nói: lớn trong sự văn minh, sự công bằng, có những con người tốt, có tâm huyết, có tấm lòng rộng, có trí thức cao, có đạo đức … để làm gương mẫu cho các thành phố khác.
Chúng ta cùng nhau xây dựng một thủ đô thật là đẹp, đẹp không chỉ bề ngoài mà cả bên trong. Đằng sau những căn nhà cao tầng, vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, nhưng chúng ta hãy làm cho nó cũng đẹp lên; và nhất là sau cái khuôn mặt vui tươi, những con người tốt đẹp thì có những tâm hồn thật sự tốt đẹp. Đó cũng chính là những điều mà Giáo hội chúng tôi luôn mong muốn xây dựng, trong tư cách là những người công dân luôn muốn xây dựng tâm hồn con người để tâm hồn con người thực sự tốt đẹp, và như thế chắc chắn cũng đóng góp vào việc xây dựng thành phố, xây dựng đất nước. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc quý vị trong năm mới 2010 được mạnh khỏe, thành công, việc chung thì đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đặt ra để xây dựng thành phố”.
Đại diện chính quyền thành phố đã tặng những lẵng hoa tươi thắm và những món quà tới Đức Tổng Giám mục Giuse. Hai bên đã trao cho nhau những lời thăm hỏi gần gũi, những cái bắt tay tình cảm và những ánh mắt thân thiện.
Tổng Giáo phận Hà nội hân hoan chào mừng 14 tân Linh mục
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:15 22/12/2009
HÀ NỘI – Vào hồi 9h30 sáng ngày 22 tháng 12 năm 2009, tại quảng trường Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội đã diễn ra thánh lễ phong chức Linh mục cho 14 thầy Phó tế của Tổng Giáo phận Hà nội.
Hình ảnh Lễ phong chức
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài là Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Cha bề trên Đan viện Châu Sơn, Dòng Chúa Cứu Thế và khoảng 140 linh mục, phó tế trong và ngoài giáo phận. Một cộng đoàn giáo dân Hàn Quốc cũng tới để tham dự thánh lễ và chia sẻ niềm vui với các tân chức. Khoảng trên 5000 giáo dân tham dự, chật kín khuôn viên Đại chủng viện, Tòa Tổng Giám mục và nhà thờ chính tòa Hà nội.
Danh sách các tiến chức:
1. Gioan Nguyễn Trọng Viên, sinh ngày: 24/12/1971, thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội
2. Phêrô Lại Quang Trung, sinh ngày: 28/6/1973, thuộc giáo xứ Hàm Long, Hà Nội
3. Phaolô Nguyễn Huy Trình, sinh ngày: 28/10/1973, thuộc giáo xứ Phùng Khoang, Hà Nội
4. Gioan B. Vũ Mạnh Thái, sinh ngày: 26/10/1974, thuộc giáo xứ Tân Độ, Hà Nội
5. Fx. Nguyễn Văn Xuân, sinh ngày: 28/12/1975, thuộc giáo xứ Từ Châu, Hà Nội
6. Antôn Phạm Văn Giảng, sinh ngày: 20/6/1976, thuộc giáo xứ Hà Thao, Hà Nội
7. Giuse Nguỵ Thành Khương, sinh ngày: 27/01/1971, thuộc giáo xứ Quan Hạ, Hà Nam
8. Giuse Đỗ Hữu Thoả, sinh ngày: 26/4/1973, thuộc giáo xứ Bút Sơn, Hà Nam
9. Giuse Nguyễn Văn Ngọc, sinh ngày: 08/01/1974, thuộc giáo xứ Đồng Phú, Hà Nam
10. Giuse Phạm Văn Tụ, sinh ngày: 24/5/1973, thuộc giáo xứ An Lộc, Nam Định
11. Giuse Mai Hữu Phê, sinh ngày: 19/12/1975, thuộc giáo xứ Đại Lại, Nam Định
12. Giuse Vũ Hào Quang, sinh ngày: 29/4/1976, thuộc giáo xứ Gia Trạng, Nam Định
13. Giuse Hoàng Minh Giám, sinh ngày: 09/01/1979, thuộc giáo xứ Lập Thành, Nam Định
14. Giuse Trần Viết Tiềm, sinh ngày: 12/02/1980, thuộc giáo xứ Phú ốc, Nam Định
Đây là các thầy mới tốt nghiệp khóa 2002 – 2009 của Đại chủng viện Hà nội, thuộc Tổng Giáo phận Hà nội. Ngày 25 tháng 3 vừa qua, các thầy đã được phong chức Phó tế.
Bước vào thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng các vị khách quý và mọi thành phần dân Chúa tụ họp về đây để tham dự thánh lễ đặc biệt này. Ngài nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của việc các tân chức hôm nay được thụ phong linh mục trong bối cảnh Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam vừa mới khởi đầu, hiệp với Năm Thánh Linh mục của Giáo hội hoàn vũ.
Mở đầu nghi thức phong chức, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh đại diện mọi thành phần dân Chúa của Tổng Giáo phận thỉnh cầu Đức Tổng Giám mục Giuse phong chức linh mục cho các tiến chức. Cộng đồng dân Chúa biểu lộ niềm hân hoan tạ ơn Chúa khi lời thỉnh cầu được Đức Tổng Giuse chấp thuận.
Phút giây linh thiêng và cảm động nhất là lúc kinh cầu các Thánh được hát lên, trong khi đó, các tiến chức nằm phủ phục trước bàn thánh, nói lên tâm tình khiêm nhường tự hạ và sẵn sàng chấp nhận hy sinh, quên mình vì Chúa và Giáo hội.
Sau lời nguyện phong chức, các ông bà cố của các tân linh mục tiến lên lễ đài để trao cho người con yêu dấu của mình và Cha nghĩa phụ tới để mặc áo lễ cho các tân linh mục.
Tân linh mục Phaolô Nguyễn Huy Trình thay mặt các tân linh mục nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân các đấng bậc trong giáo phận, trong chủng viện, quý ông bà cố, thân nhân và toàn thể cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ phong chức hôm nay. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11h45.
Với thánh lễ phong chức hôm nay, linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Hà nội có 106 vị, lên tới con số, phục vụ trong 141 giáo xứ với khoảng 350.000 giáo dân trên địa bàn của Hà Nội, Hà Nam, một phần của Nam Định, Hòa Bình và Hưng Yên.
Ngày mai, 23 tháng 12 năm 2009, vào lúc 9h30, tất cả các tân linh mục được phong chức hôm nay sẽ cử hành thánh lễ “mở tay” tại các giáo xứ quê hương.
Hình ảnh Lễ phong chức
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài là Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Cha bề trên Đan viện Châu Sơn, Dòng Chúa Cứu Thế và khoảng 140 linh mục, phó tế trong và ngoài giáo phận. Một cộng đoàn giáo dân Hàn Quốc cũng tới để tham dự thánh lễ và chia sẻ niềm vui với các tân chức. Khoảng trên 5000 giáo dân tham dự, chật kín khuôn viên Đại chủng viện, Tòa Tổng Giám mục và nhà thờ chính tòa Hà nội.
1. Gioan Nguyễn Trọng Viên, sinh ngày: 24/12/1971, thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội
2. Phêrô Lại Quang Trung, sinh ngày: 28/6/1973, thuộc giáo xứ Hàm Long, Hà Nội
3. Phaolô Nguyễn Huy Trình, sinh ngày: 28/10/1973, thuộc giáo xứ Phùng Khoang, Hà Nội
4. Gioan B. Vũ Mạnh Thái, sinh ngày: 26/10/1974, thuộc giáo xứ Tân Độ, Hà Nội
5. Fx. Nguyễn Văn Xuân, sinh ngày: 28/12/1975, thuộc giáo xứ Từ Châu, Hà Nội
6. Antôn Phạm Văn Giảng, sinh ngày: 20/6/1976, thuộc giáo xứ Hà Thao, Hà Nội
7. Giuse Nguỵ Thành Khương, sinh ngày: 27/01/1971, thuộc giáo xứ Quan Hạ, Hà Nam
8. Giuse Đỗ Hữu Thoả, sinh ngày: 26/4/1973, thuộc giáo xứ Bút Sơn, Hà Nam
9. Giuse Nguyễn Văn Ngọc, sinh ngày: 08/01/1974, thuộc giáo xứ Đồng Phú, Hà Nam
10. Giuse Phạm Văn Tụ, sinh ngày: 24/5/1973, thuộc giáo xứ An Lộc, Nam Định
11. Giuse Mai Hữu Phê, sinh ngày: 19/12/1975, thuộc giáo xứ Đại Lại, Nam Định
12. Giuse Vũ Hào Quang, sinh ngày: 29/4/1976, thuộc giáo xứ Gia Trạng, Nam Định
13. Giuse Hoàng Minh Giám, sinh ngày: 09/01/1979, thuộc giáo xứ Lập Thành, Nam Định
14. Giuse Trần Viết Tiềm, sinh ngày: 12/02/1980, thuộc giáo xứ Phú ốc, Nam Định
Đây là các thầy mới tốt nghiệp khóa 2002 – 2009 của Đại chủng viện Hà nội, thuộc Tổng Giáo phận Hà nội. Ngày 25 tháng 3 vừa qua, các thầy đã được phong chức Phó tế.
Bước vào thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã chào mừng các vị khách quý và mọi thành phần dân Chúa tụ họp về đây để tham dự thánh lễ đặc biệt này. Ngài nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của việc các tân chức hôm nay được thụ phong linh mục trong bối cảnh Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam vừa mới khởi đầu, hiệp với Năm Thánh Linh mục của Giáo hội hoàn vũ.
Mở đầu nghi thức phong chức, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh đại diện mọi thành phần dân Chúa của Tổng Giáo phận thỉnh cầu Đức Tổng Giám mục Giuse phong chức linh mục cho các tiến chức. Cộng đồng dân Chúa biểu lộ niềm hân hoan tạ ơn Chúa khi lời thỉnh cầu được Đức Tổng Giuse chấp thuận.
Phút giây linh thiêng và cảm động nhất là lúc kinh cầu các Thánh được hát lên, trong khi đó, các tiến chức nằm phủ phục trước bàn thánh, nói lên tâm tình khiêm nhường tự hạ và sẵn sàng chấp nhận hy sinh, quên mình vì Chúa và Giáo hội.
Sau lời nguyện phong chức, các ông bà cố của các tân linh mục tiến lên lễ đài để trao cho người con yêu dấu của mình và Cha nghĩa phụ tới để mặc áo lễ cho các tân linh mục.
Tân linh mục Phaolô Nguyễn Huy Trình thay mặt các tân linh mục nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân các đấng bậc trong giáo phận, trong chủng viện, quý ông bà cố, thân nhân và toàn thể cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ phong chức hôm nay. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11h45.
Với thánh lễ phong chức hôm nay, linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Hà nội có 106 vị, lên tới con số, phục vụ trong 141 giáo xứ với khoảng 350.000 giáo dân trên địa bàn của Hà Nội, Hà Nam, một phần của Nam Định, Hòa Bình và Hưng Yên.
Ngày mai, 23 tháng 12 năm 2009, vào lúc 9h30, tất cả các tân linh mục được phong chức hôm nay sẽ cử hành thánh lễ “mở tay” tại các giáo xứ quê hương.
Dự án 25 triệu Mỹ Kim xây dựng Thánh Địa La Vang Quảng Trị.
Nguyễn Long Thao
11:30 22/12/2009
Dự án 25 triệu Mỹ Kim xây dựng Thánh Địa La Vang Quảng Trị.
HUẾ 20/12/09.- Tin từ Tổng Giáo Phận Huế cho biết đầu năm 2011, Thánh Điạ La Vang, sẽ bắt đầu được tái thiết với kinh phí dự trù là 25 triệu Mỹ Kim.
Thánh Địa La Vang có diện tích nguyên thuỷ là 150,000 mét vuông, tức 15 mẫu tây,đã bị chính quyền Cộng Sản tịch thu vào năm 1975. Sau nhiều lần thương thảo, nay chính quyền đồng ý trả lại 130,000 mét vuông cho Thánh Địa, tức 13 mẫu tây. Số còn lại 20,000 mét vuông được cả phía chính quyền và Giáo Phận Huế đồng ý để trồng cây xanh.
Theo dự trù, Giáo Phận sẽ xây một vương cung thánh đường có sức chứa 5000 chỗ ngồi. Đây sẽ là vương cung thánh đường lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có các kiến trúc khác gồm một lễ đài lớn, trung tâm hội nghị, nhà chầu Thánh Thể, nguyện đường, nhà tĩnh tâm, trung tâm triển lãm, nhà nghỉ cho khách hành hương và một số những công trình khác. Sau khi hoàn tất, Thánh Địa La Vang sẽ xứng đáng được gọi là một trung tâm hành hương quốc tế.
Các công trình kiến trúc trên là để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm ngàn khách hành hương từ khắp nước và hải ngoại về thánh địa vào mỗi dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hàng năm. Vào mỗi kỳ có Đại Hội La Vang được tổ chức 3 năm một lần, có khoảng 500,000 ngưòi về tham dự trong 3 ngày. Quanh năm vẫn có nhiều khách hành hương về Thánh Điạ
Kinh phí để xây dựng các công trình trên được dự liệu vào khoảng 25 triệu Mỹ Kim do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp. Ngoài ra chính quyền cũng góp phần qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 4 con đường dẫn vào Thánh Điạ La Vang.
Theo Linh Mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền là Giám Đốc Thánh Địa cho biết hiện nay Giáo Phận đang lên kế hoạch dọn sạch mặt bằng thánh địa để chuẩn bị khởi công xây cất, đồng thời đón nhận khách hành hương đến viếng và lãnh ơn toàn xác trong Năm Thánh 2010. Theo dự trù có đến 1 triệu khách hành hương sẽ đến tham dự lễ Bế Mạc Năm Thánh vào ngày 6 tháng 1 năm 2011.
Thánh Địa La Vang còn phải giải quyết vấn đề là trả tiền bồi thường cho 20 gia đình mà chính quyền đã cho họ cư ngụ để họ di dời đi nơi khác.
HUẾ 20/12/09.- Tin từ Tổng Giáo Phận Huế cho biết đầu năm 2011, Thánh Điạ La Vang, sẽ bắt đầu được tái thiết với kinh phí dự trù là 25 triệu Mỹ Kim.
Thánh Địa La Vang có diện tích nguyên thuỷ là 150,000 mét vuông, tức 15 mẫu tây,đã bị chính quyền Cộng Sản tịch thu vào năm 1975. Sau nhiều lần thương thảo, nay chính quyền đồng ý trả lại 130,000 mét vuông cho Thánh Địa, tức 13 mẫu tây. Số còn lại 20,000 mét vuông được cả phía chính quyền và Giáo Phận Huế đồng ý để trồng cây xanh.
Theo dự trù, Giáo Phận sẽ xây một vương cung thánh đường có sức chứa 5000 chỗ ngồi. Đây sẽ là vương cung thánh đường lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có các kiến trúc khác gồm một lễ đài lớn, trung tâm hội nghị, nhà chầu Thánh Thể, nguyện đường, nhà tĩnh tâm, trung tâm triển lãm, nhà nghỉ cho khách hành hương và một số những công trình khác. Sau khi hoàn tất, Thánh Địa La Vang sẽ xứng đáng được gọi là một trung tâm hành hương quốc tế.
Các công trình kiến trúc trên là để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm ngàn khách hành hương từ khắp nước và hải ngoại về thánh địa vào mỗi dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hàng năm. Vào mỗi kỳ có Đại Hội La Vang được tổ chức 3 năm một lần, có khoảng 500,000 ngưòi về tham dự trong 3 ngày. Quanh năm vẫn có nhiều khách hành hương về Thánh Điạ
Kinh phí để xây dựng các công trình trên được dự liệu vào khoảng 25 triệu Mỹ Kim do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp. Ngoài ra chính quyền cũng góp phần qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 4 con đường dẫn vào Thánh Điạ La Vang.
Theo Linh Mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền là Giám Đốc Thánh Địa cho biết hiện nay Giáo Phận đang lên kế hoạch dọn sạch mặt bằng thánh địa để chuẩn bị khởi công xây cất, đồng thời đón nhận khách hành hương đến viếng và lãnh ơn toàn xác trong Năm Thánh 2010. Theo dự trù có đến 1 triệu khách hành hương sẽ đến tham dự lễ Bế Mạc Năm Thánh vào ngày 6 tháng 1 năm 2011.
Thánh Địa La Vang còn phải giải quyết vấn đề là trả tiền bồi thường cho 20 gia đình mà chính quyền đã cho họ cư ngụ để họ di dời đi nơi khác.
Video Clip Hoạt cảnh ''Giờ Trảm Quyết'' do giáo phận Vinh trình bầy trong Đêm Diễn Nguyện khai mạc Năm Thánh
VietCatholic
14:56 22/12/2009
"Giờ Trảm Quyết" là nhạc cảnh thi thơ dân ca Nghệ Tĩnh được các diễn viên giáo phận Vinh trình diễn rất đặc sắc.
Một cuộc xử trảm một vị tử đạo nói lên ý chí bất khuất của anh hùng Công giáo trước những đe đọa và nghi thức hành hình của quyền bính Vua quan thời Nguyễn: đọc lệnh hành quyết, thi hành án lệnh trước sự chứng kiến của quan, lính, dân, người có đạo và chính vị tử đạo vẫn một lòng trung thành dù trước những khốn cực của nhục hình và cái chết: vẫn ca vang tình yêu Chúa hải hà và một lòng sắt son với lý tưởng vì ý thức mình là con cái Chúa nên không hề nao nung và sợ hãi chi cả...
Muốn có Bộ DVD giá trị và lịch sử này, xin theo thủ tục được trình bầy ở đây
Đêm diễn nguyện đã gửi đến mọi người tham dự một hàm ẩn bức thông điệp về Sứ Vụ truyền giáo của mọi người tín hữu qua 130.000 lời Chúa và lời các Thánh Tử đạo được tung lên trời, bay trong không gian đêm lạnh đầu đông của Sở Kiện và đến tay mọi người như một lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân từ trời cao. Đêm Diễn Nguyện khép lại để lại trong lòng người tham dự một xác quyết xin được mãi kiên vững như những vị tiền bối năm xưa ở Sở Kiện và ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
Một cuộc xử trảm một vị tử đạo nói lên ý chí bất khuất của anh hùng Công giáo trước những đe đọa và nghi thức hành hình của quyền bính Vua quan thời Nguyễn: đọc lệnh hành quyết, thi hành án lệnh trước sự chứng kiến của quan, lính, dân, người có đạo và chính vị tử đạo vẫn một lòng trung thành dù trước những khốn cực của nhục hình và cái chết: vẫn ca vang tình yêu Chúa hải hà và một lòng sắt son với lý tưởng vì ý thức mình là con cái Chúa nên không hề nao nung và sợ hãi chi cả...
Đêm diễn nguyện đã gửi đến mọi người tham dự một hàm ẩn bức thông điệp về Sứ Vụ truyền giáo của mọi người tín hữu qua 130.000 lời Chúa và lời các Thánh Tử đạo được tung lên trời, bay trong không gian đêm lạnh đầu đông của Sở Kiện và đến tay mọi người như một lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân từ trời cao. Đêm Diễn Nguyện khép lại để lại trong lòng người tham dự một xác quyết xin được mãi kiên vững như những vị tiền bối năm xưa ở Sở Kiện và ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
VietCatholic tặng Video File Khai mạc Năm Thánh 2010 để các Giáo xứ và Cộng Đoàn trình chiếu trong Đêm Thánh Ca Vọng Giáng Sinh năm nay
VietCatholic
20:33 22/12/2009
Để chia sẻ niềm vui Chúa Giêsu giáng sinh cứu độ nhân loại và để cùng hòa nhịp vào biến cố trọng đại khai mạc Năm Thánh tại Việt Nam, chúng tôi đã soạn sẵn một Video file dài 11 phút với những hình ảnh tổng hợp khái quát về Thánh lễ và đêm Diễn nguyện khai mạc Năm Thánh ở Sở Kiện Hà Nội -- tặng các Giáo xứ và Cộng đoàn tại quốc nội cũng như hải ngoại.
Trong Đêm Vọng Giáng Sinh các giáo xứ có thể sử dụng video file này như một tiết mục trong phần trình diễn Vọng Giáng Sinh hầu nọi giáo dân Việt Nam có thể tham dự và chia sẻ phần nào vào biến cố lịch sử đã và đang xẩy ra trong Giáo hội tại Việt Nam. Ai ai cũng đang mong chờ có cơ hội được thưởng thức cuốn DVD khai mạc Năm Thánh, nên chúng tôi rất vui lòng soạn ra video file này cho dễ sử dụng.
Qúi vị có thể download và xem video này ỏ đây http://jimeeboy51.powweb.com/causa/vcat/vonggiangsinh.wmv. Muốn download vào máy điện toán của mình, xin click nút chuột bên phải vào link này, sau đó thấy hiện ra menu, tìm hàng chữ "save targat as...". Nhấn chuột vào hàng chữ đó, nó sẽ download vào máy của qúi vị. (Xin lưu ý qúi vị: Có thể cùng lúc đang có rất nhiều người khác cùng download video này, nên màn hình hiện ra có thề là chậm, và xem hình có thể đứt quãng vì còn phải chờ... Vậy xin qúi vị kiên nhẫn và thông cảm)
Khi đã có file này trong máy điện toán, qúi vị có thể làm thành DVD, hoặc để nguyên file video này trong laptop và dùng giây nối vào projector đặt trong nhà thờ để chiếu lên màn ảnh cho giáo dân cùng thưởng thức. Dĩ nhiên chất lượng không được đẹp như khi có DVD thật, vì format với độ nhuyễn nhỏ để gửi lên internet cho nhẹ và cũng đỡ mất thời giờ tải xuống máy, nhất là những nơi có đường truyền chậm chạp.
Chúng tôi xin trân trọng gửi món quà đặc biệt này tới tất cả các giáo xứ, các cộng đoàn, và qúi độc giả như một lời tri ân và chúc mừng Mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và an bình trongsự che chở của Mẹ La Vang.
Trân trọng,
LM Gioan Trần Công Nghị
Ban Điều Hành và Ban Biên Tập của VietCatholic
Trong Đêm Vọng Giáng Sinh các giáo xứ có thể sử dụng video file này như một tiết mục trong phần trình diễn Vọng Giáng Sinh hầu nọi giáo dân Việt Nam có thể tham dự và chia sẻ phần nào vào biến cố lịch sử đã và đang xẩy ra trong Giáo hội tại Việt Nam. Ai ai cũng đang mong chờ có cơ hội được thưởng thức cuốn DVD khai mạc Năm Thánh, nên chúng tôi rất vui lòng soạn ra video file này cho dễ sử dụng.
Qúi vị có thể download và xem video này ỏ đây http://jimeeboy51.powweb.com/causa/vcat/vonggiangsinh.wmv. Muốn download vào máy điện toán của mình, xin click nút chuột bên phải vào link này, sau đó thấy hiện ra menu, tìm hàng chữ "save targat as...". Nhấn chuột vào hàng chữ đó, nó sẽ download vào máy của qúi vị. (Xin lưu ý qúi vị: Có thể cùng lúc đang có rất nhiều người khác cùng download video này, nên màn hình hiện ra có thề là chậm, và xem hình có thể đứt quãng vì còn phải chờ... Vậy xin qúi vị kiên nhẫn và thông cảm)
Khi đã có file này trong máy điện toán, qúi vị có thể làm thành DVD, hoặc để nguyên file video này trong laptop và dùng giây nối vào projector đặt trong nhà thờ để chiếu lên màn ảnh cho giáo dân cùng thưởng thức. Dĩ nhiên chất lượng không được đẹp như khi có DVD thật, vì format với độ nhuyễn nhỏ để gửi lên internet cho nhẹ và cũng đỡ mất thời giờ tải xuống máy, nhất là những nơi có đường truyền chậm chạp.
Chúng tôi xin trân trọng gửi món quà đặc biệt này tới tất cả các giáo xứ, các cộng đoàn, và qúi độc giả như một lời tri ân và chúc mừng Mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và an bình trongsự che chở của Mẹ La Vang.
Trân trọng,
LM Gioan Trần Công Nghị
Ban Điều Hành và Ban Biên Tập của VietCatholic
Noel sớm quê tôi
Giuse Khổng Minh Chung
22:44 22/12/2009
Theo niên lịch Phụng Vụ, năm nào cũng vậy, lễ Noel vào đúng ngày 25 – 12, có chăng Noel chỉ rầm rộ khoảng một tuần trước đó là cùng. Thế mà Nam Am quê tôi đã có một Noel từ rất sớm. Ngay từ tối 21 – 11, chương trình tổng duyệt văn nghệ cho đêm Giáng Sinh đã được tổ chức cấp Giáo xứ tại giáo họ Cựu Điện. Đứng cách xa khoảng chục kilom ta đã trông thấy một vầng sáng toả ra từ cây tháp chuông nhà Xứ Nam Am với muôn ngàn tia sáng lấp lánh từ ánh sao Noel toả chiếu cả một vùng Tiên Lãng từ cầu Hàn đi lên, từ Vĩnh Bảo đi xuống, từ cầu phao sông Hoá, Thái Bình đi sang, ta bắt gặp một không khí Noel tràn ngập trên khắp đường làng ngõ xóm, nhà nhà Noel, người người Noel, xóm xóm Noel, làng làng Noel.
Hình ảnh Giáng Sinh quê tôi (ảnh: Trường Giang và Minh Đấu)
Cả giáo xứ cùng Noel. Một không khí Noel tưng bừng nhộn nhịp, những gương mặt trẻ thơ nhỏ nhắn, xinh tươi cũng tung tăng giúp cha mẹ, anh chị chăng đèn kết hoa, chạy đưa giúp ông cái này, giúp bà việc kia. Đông vui nhất là lực lượng trẻ, họ say sưa miệt mài làm những sao Noel thật kì công hoành tráng có những ngôi sao làm đến 4-5 triệu đồng, nhiều tầng nhiều lớp rất kì công, nhiều tuyến đường tổ chức trang trí theo khu dân cư, bất kể ở tôn giáo nào, khu họ nào, đều cùng hoà chung vào không khí Noel an bình, đoàn kết, ấm áp và yêu thương. Những năm về trước, Noel chỉ thấy ở những nhà cao tầng, ở những đường phố sầm uất, nhưng năm nay, Noel đã tràn ngập trong làng ngõ xóm, từ cổng nhà Giáo lý tới ngã ba ông Trưởng Nếm địa bàn thuộc vào tổ dân cư số 5, cứ 5 mét một, chúng ta thấy một dàn điện nháy lấp láy, nhưng ánh sao sáng Noel từ nhiều ngôi sao đan chen dọc tuyến đường, thỉnh thoảng đâu đó lại văng vẳng tiếng hò reo hân hoan vang lên từ ngõ xóm với những chén rượu mừng công, mừng Noel của những nhà tài trợ, vì Noel zô, vì tinh thần đoàn kết zô, và cứ như vậy xóm nào, ngõ nào cũng vang lên một không khí Giáng Sinh an lành, hạnh phúc.
Từ ngã ba ông Trưởng Nếm đi ngược lên cầu Chiến Lược, ta lại bắt gặp những không khí Noel với phong cách hơi khác, đặc biệt có một đèn kéo quân, người ta làm bằng chất liệu vải mỏng và có rất nhiều những hình tượng được trang trí bên trong, luôn luôn quay tròn và phản lên phía vải che bên ngoài đèn qua một bóng đèn thắp sáng chính giữa cây đèn, hình tượng đó phản ảnh lên tinh thần của người nông dân Việt Nam: như con trâu, cái cày, người nông dân đang gánh lúa, say thóc, giã gạo,…v.v. Chỉ đơn giản thôi nhưng cũng thật vui mắt, tuyến đường từ giáp họ Lôi làng cho đến cầu Chiến Lược, khu vực này nổi bật hơn so với khu vực trong làng, bởi vì có rất nhiều nhà cao tầng, có điều kiện trang trí thuận tiện và là tuyến đường lớn giao thông liên tỉnh chạy qua. Tuyến đường từ cầu Chiến Lược chạy suốt về cầu Lạng Đông.
Từ cầu Nam Am chạy suốt về Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi. Từ ngã ba ông cố Định chạy suốt về khu Đoài. Từ ngã ba cụ Toản chạy dọc tuyến đường khu Nam, Khu Trung, Khu Đông đến nga ba ông Trưởng Toạ, nơi nào, nhà nào cũng trăng đèn kết điện trông rất đẹp. Điểm quan tâm là khu phố Nam Am nơi đây đang được nâng cấp nên thị trấn, mọi cơ sở vật chất chào đón Noel có hiện đại hơn.
Chúng ta lại đến khu vực nhà giáo lý nhà xứ Nam Am, nơi đây là trung tâm của giáo xứ và cũng chính là quả tim của địa phận Hải Phòng như lời của Đức Cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, người đã đặt cho Nam Am trong những năm trước đây! Đã rất nhiều ngày nay ban Khánh Tiết nhà xứ, giáo xứ, ngày nào cũng có từ 20-30 người làm, đi lại đông như mắc cửi, người lo cắt tranh, dán ảnh, trang trí điện màu, người lo xây dựng hang đá Bêlem. Có ngày huy động tất cả các ban có tới 100 người cùng tham gia, cả một quần thể rộng lớn khu vực nhà thờ, nhà giáo lý, tựa như một công trường xây dựng. Đặc biệt năm nay Cha Xứ có một ý tưởng rất độc đáo, Cha đã mang hang đá Bêlem từ xứ Giuđê về chùa Một Cột Việt Nam, nơi được tượng trưng cho đất Việt yêu quý, như vậy Chúa cũng mặc lấy tính Việt, đồng hành với người Việt Nam và làm cho mỗi người chúng ta càng cảm thấy ấm cúng với Chúa nhiều hơn. Chúa sinh ra đời trong ngôi Chùa Một Cột, quả là một ý tưởng táo bạo, táo bạo cả về mặt thần học, cả về mặt nội tâm, và cả về cội nguồn lịch sử.
Mỗi chúng ta, mỗi gia đình chúng ta cần phải mở lòng để thực sự là một máng cỏ, là một Belem cho Chúa ngự. Tuỳ theo điều kiện về thực trạng hoàn cảnh của mỗi người, với chất liệu đơn giản dễ tìm kiếm ở một vùng quê lúa nước. Chùa Một Cột, máng cỏ được cách điệu thật đơn giản nhưng cũng thật phong phú. Đơn giản từ những cọng rơm, rạ ngoài đồng là những thứ chất đốt cho mọi sinh hoạt của từng gia đình đem bện lại và thành những cột, những xà dọc, xà ngang trông thật ngộ ngĩnh. Những bậc thang, những lan can được uốn lượn như dáng hình Chùa Một Cột thực thụ. Ngoài những công việc chính trong khu vực Thánh Đường, phía đầu cầu Nam Am ban Khánh Tiết cũng đang cho xây dựng một cổng chào lớn, mọi ban ngành như ánh sáng, âm thanh, thủ điện, ca đoàn, kim nhạc cũng đang nhập cuộc với cường độ khẩn trương, sôi động. Noel chỉ mới đang về, nhưng cùng xứ tôi, Noel về từ rất sớm, về với từng ngọn cây, lá cỏ, về với từng cửa hàng của hiệu, về với những bếp rạ dân dã thôn quê.
Trong không khí Noel đang tràn ngập làng xứ Nam Am thân yêu, ngoài những ánh điện sáng lấp lánh, những máng cỏ được trưng bày nơi nơi, từ trong nhà, ngoài cổng, nơi ngã ba, ngã tư, đường làng góc phố. Chúng tôi lại bắt gặp những mảng Noel muôn màu, muôn vẻ, đó là nhưng ban đoàn thể từ khắp giáo xứ đang luyện giọng, phát âm, làm sao cho đêm cực thánh được hoà vào với cung đàn điệu nhạc dâng lên Chúa Hài Đồng và đến với mọi người nghe cho được thánh thoát du dương, Noel chẳng những làm cho nhà xứ như bừng tỉnh sau những tháng ngày ngủ triền miên sớm tối, lúc nào tôi cũng cảm thấy người quê tôi như thật tất bật, như thật vội vàng trang trí cho thật đẹp. Các cửa hàng bán đồ điện nháy, điện LED, điện trang trí lúc nào cũng đông nghịt người tới mua sắm. Ông Trùm, ông Trưởng Khu luôn luôn báo về số người lao động, cần phải có người xây dựng, cần lực lượng trẻ kéo sao Noel, dựng cột, cất nhà vv…. Cả làng xứ như cùng sống với Noel, ăn với Noel, ngủ với Noel. Già thì lo trang trí, trẻ lo học hát, học múa, thanh niên nam nữ lo cho hội đoàn trong đêm canh thức, lo sửa sang áo quần cho bộ cánh hợp thời trang cùng với người yêu đi dạ hội đêm Giáng Sinh. Không những chỉ làng quê bé nhỏ Nam Am quê tôi, mà qua hệ thống thông tin khắp cả vòm trời nay, đâu đâu cũng thấy Noel. Từ trên rừng núi xa xôi hẻo lánh, cho đến tân cùng bờ biển, Noel đang thực sự là một bức tranh khổng lồ bao trùm khắp mặt đất này. Hài Nhi bé nhỏ thân yêu ơi! Ngài đã và đang là những ngôi sao báo dẫn cho muôn nước muôn dân tìm về đường chính nẻo ngay. Xin cho mọi người chúng con trong làng xứ Nam Am nhỏ bé này cũng là những ánh sao nhỏ. Vâng, thật nhỏ thôi! Phần nào cũng có một chút ánh sáng chỉ đường cho những người chưa biết Chúa, chưa nhận ra Chúa. Xin cho mỗi chúng con là một máng cỏ để sưởi ấm những tâm hồn nguội lạnh, cùng chia sẻ cùng đóng góp chung vào với chín triệu ánh sáng của người công giáo trên đất Việt. Đem ánh sáng của Chúa, đem tình yêu của Chúa hoà vào với cuộc sống nhân loại trên quê hương con, đất nước con và cả Châu lục này mà mục tiêu ngàn năm thứ ba Giáo Hội cần chúng con phải hướng tới.
Hình ảnh Giáng Sinh quê tôi (ảnh: Trường Giang và Minh Đấu)
Cả giáo xứ cùng Noel. Một không khí Noel tưng bừng nhộn nhịp, những gương mặt trẻ thơ nhỏ nhắn, xinh tươi cũng tung tăng giúp cha mẹ, anh chị chăng đèn kết hoa, chạy đưa giúp ông cái này, giúp bà việc kia. Đông vui nhất là lực lượng trẻ, họ say sưa miệt mài làm những sao Noel thật kì công hoành tráng có những ngôi sao làm đến 4-5 triệu đồng, nhiều tầng nhiều lớp rất kì công, nhiều tuyến đường tổ chức trang trí theo khu dân cư, bất kể ở tôn giáo nào, khu họ nào, đều cùng hoà chung vào không khí Noel an bình, đoàn kết, ấm áp và yêu thương. Những năm về trước, Noel chỉ thấy ở những nhà cao tầng, ở những đường phố sầm uất, nhưng năm nay, Noel đã tràn ngập trong làng ngõ xóm, từ cổng nhà Giáo lý tới ngã ba ông Trưởng Nếm địa bàn thuộc vào tổ dân cư số 5, cứ 5 mét một, chúng ta thấy một dàn điện nháy lấp láy, nhưng ánh sao sáng Noel từ nhiều ngôi sao đan chen dọc tuyến đường, thỉnh thoảng đâu đó lại văng vẳng tiếng hò reo hân hoan vang lên từ ngõ xóm với những chén rượu mừng công, mừng Noel của những nhà tài trợ, vì Noel zô, vì tinh thần đoàn kết zô, và cứ như vậy xóm nào, ngõ nào cũng vang lên một không khí Giáng Sinh an lành, hạnh phúc.
Từ ngã ba ông Trưởng Nếm đi ngược lên cầu Chiến Lược, ta lại bắt gặp những không khí Noel với phong cách hơi khác, đặc biệt có một đèn kéo quân, người ta làm bằng chất liệu vải mỏng và có rất nhiều những hình tượng được trang trí bên trong, luôn luôn quay tròn và phản lên phía vải che bên ngoài đèn qua một bóng đèn thắp sáng chính giữa cây đèn, hình tượng đó phản ảnh lên tinh thần của người nông dân Việt Nam: như con trâu, cái cày, người nông dân đang gánh lúa, say thóc, giã gạo,…v.v. Chỉ đơn giản thôi nhưng cũng thật vui mắt, tuyến đường từ giáp họ Lôi làng cho đến cầu Chiến Lược, khu vực này nổi bật hơn so với khu vực trong làng, bởi vì có rất nhiều nhà cao tầng, có điều kiện trang trí thuận tiện và là tuyến đường lớn giao thông liên tỉnh chạy qua. Tuyến đường từ cầu Chiến Lược chạy suốt về cầu Lạng Đông.
Từ cầu Nam Am chạy suốt về Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi. Từ ngã ba ông cố Định chạy suốt về khu Đoài. Từ ngã ba cụ Toản chạy dọc tuyến đường khu Nam, Khu Trung, Khu Đông đến nga ba ông Trưởng Toạ, nơi nào, nhà nào cũng trăng đèn kết điện trông rất đẹp. Điểm quan tâm là khu phố Nam Am nơi đây đang được nâng cấp nên thị trấn, mọi cơ sở vật chất chào đón Noel có hiện đại hơn.
Chúng ta lại đến khu vực nhà giáo lý nhà xứ Nam Am, nơi đây là trung tâm của giáo xứ và cũng chính là quả tim của địa phận Hải Phòng như lời của Đức Cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, người đã đặt cho Nam Am trong những năm trước đây! Đã rất nhiều ngày nay ban Khánh Tiết nhà xứ, giáo xứ, ngày nào cũng có từ 20-30 người làm, đi lại đông như mắc cửi, người lo cắt tranh, dán ảnh, trang trí điện màu, người lo xây dựng hang đá Bêlem. Có ngày huy động tất cả các ban có tới 100 người cùng tham gia, cả một quần thể rộng lớn khu vực nhà thờ, nhà giáo lý, tựa như một công trường xây dựng. Đặc biệt năm nay Cha Xứ có một ý tưởng rất độc đáo, Cha đã mang hang đá Bêlem từ xứ Giuđê về chùa Một Cột Việt Nam, nơi được tượng trưng cho đất Việt yêu quý, như vậy Chúa cũng mặc lấy tính Việt, đồng hành với người Việt Nam và làm cho mỗi người chúng ta càng cảm thấy ấm cúng với Chúa nhiều hơn. Chúa sinh ra đời trong ngôi Chùa Một Cột, quả là một ý tưởng táo bạo, táo bạo cả về mặt thần học, cả về mặt nội tâm, và cả về cội nguồn lịch sử.
Mỗi chúng ta, mỗi gia đình chúng ta cần phải mở lòng để thực sự là một máng cỏ, là một Belem cho Chúa ngự. Tuỳ theo điều kiện về thực trạng hoàn cảnh của mỗi người, với chất liệu đơn giản dễ tìm kiếm ở một vùng quê lúa nước. Chùa Một Cột, máng cỏ được cách điệu thật đơn giản nhưng cũng thật phong phú. Đơn giản từ những cọng rơm, rạ ngoài đồng là những thứ chất đốt cho mọi sinh hoạt của từng gia đình đem bện lại và thành những cột, những xà dọc, xà ngang trông thật ngộ ngĩnh. Những bậc thang, những lan can được uốn lượn như dáng hình Chùa Một Cột thực thụ. Ngoài những công việc chính trong khu vực Thánh Đường, phía đầu cầu Nam Am ban Khánh Tiết cũng đang cho xây dựng một cổng chào lớn, mọi ban ngành như ánh sáng, âm thanh, thủ điện, ca đoàn, kim nhạc cũng đang nhập cuộc với cường độ khẩn trương, sôi động. Noel chỉ mới đang về, nhưng cùng xứ tôi, Noel về từ rất sớm, về với từng ngọn cây, lá cỏ, về với từng cửa hàng của hiệu, về với những bếp rạ dân dã thôn quê.
Trong không khí Noel đang tràn ngập làng xứ Nam Am thân yêu, ngoài những ánh điện sáng lấp lánh, những máng cỏ được trưng bày nơi nơi, từ trong nhà, ngoài cổng, nơi ngã ba, ngã tư, đường làng góc phố. Chúng tôi lại bắt gặp những mảng Noel muôn màu, muôn vẻ, đó là nhưng ban đoàn thể từ khắp giáo xứ đang luyện giọng, phát âm, làm sao cho đêm cực thánh được hoà vào với cung đàn điệu nhạc dâng lên Chúa Hài Đồng và đến với mọi người nghe cho được thánh thoát du dương, Noel chẳng những làm cho nhà xứ như bừng tỉnh sau những tháng ngày ngủ triền miên sớm tối, lúc nào tôi cũng cảm thấy người quê tôi như thật tất bật, như thật vội vàng trang trí cho thật đẹp. Các cửa hàng bán đồ điện nháy, điện LED, điện trang trí lúc nào cũng đông nghịt người tới mua sắm. Ông Trùm, ông Trưởng Khu luôn luôn báo về số người lao động, cần phải có người xây dựng, cần lực lượng trẻ kéo sao Noel, dựng cột, cất nhà vv…. Cả làng xứ như cùng sống với Noel, ăn với Noel, ngủ với Noel. Già thì lo trang trí, trẻ lo học hát, học múa, thanh niên nam nữ lo cho hội đoàn trong đêm canh thức, lo sửa sang áo quần cho bộ cánh hợp thời trang cùng với người yêu đi dạ hội đêm Giáng Sinh. Không những chỉ làng quê bé nhỏ Nam Am quê tôi, mà qua hệ thống thông tin khắp cả vòm trời nay, đâu đâu cũng thấy Noel. Từ trên rừng núi xa xôi hẻo lánh, cho đến tân cùng bờ biển, Noel đang thực sự là một bức tranh khổng lồ bao trùm khắp mặt đất này. Hài Nhi bé nhỏ thân yêu ơi! Ngài đã và đang là những ngôi sao báo dẫn cho muôn nước muôn dân tìm về đường chính nẻo ngay. Xin cho mọi người chúng con trong làng xứ Nam Am nhỏ bé này cũng là những ánh sao nhỏ. Vâng, thật nhỏ thôi! Phần nào cũng có một chút ánh sáng chỉ đường cho những người chưa biết Chúa, chưa nhận ra Chúa. Xin cho mỗi chúng con là một máng cỏ để sưởi ấm những tâm hồn nguội lạnh, cùng chia sẻ cùng đóng góp chung vào với chín triệu ánh sáng của người công giáo trên đất Việt. Đem ánh sáng của Chúa, đem tình yêu của Chúa hoà vào với cuộc sống nhân loại trên quê hương con, đất nước con và cả Châu lục này mà mục tiêu ngàn năm thứ ba Giáo Hội cần chúng con phải hướng tới.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đây mới thật là ''quỹ trái phép'' đáng xem xét
Bùi Tín/Thông Luận
10:06 22/12/2009
Đây mới thật là "quỹ trái phép" đáng xem xét
“…một chính phủ trong một chính phủ, có đủ các ngành, với một ngân sách cực lớn, được san sẻ hầu hết từ ngân sách của nhà nước Việt Nam, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam, nhất là hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội Việt Nam…”
Bà Ba Sương - Trần Ngọc Sương, Anh hùng lao động - nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu - cũng được phong Anh hùng 2 lần, - đã bị tuyên án 8 năm tù vì tội "lập quỹ trái phép", làm thiệt hại cho quỹ công hơn 5 tỷ đồng.
Bà Ba Sương trước sau luôn phủ nhận cái tội ấy, nói rõ rằng đó là quỹ công khai, do tổ chức điều hành nông trường và đảng uỷ cộng sản của nông trường quản lý, chi cho cuộc sống bình thường của toàn nông trường, được hình thành từ thời bao cấp, sau khi nông trường được thành lập năm 1976. Vào thời kỳ ấy đâu đâu cũng có quỹ riêng, mang tên "quỹ đời sống", "quỹ tập thể", "quỹ cải thiện", "quỹ B", " quỹ dự phòng "... để đối phó với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau chiến tranh.
Theo nguyên tắc "bình đẳng trước pháp luật", tội giống nhau phải bị kết tội giống nhau, không thể xử nặng người này, nhẹ người khác, bên trọng bên khinh, xin nêu một trường hợp quỹ trái phép rất đặc biệt, hết sức đặc biệt.
"Quỹ trái phép rất đặc biệt" này ra đời rất kín đáo, không có giấy khai sinh hợp pháp của chính phủ, không có quyết định nào của nhà nước, cũng như cơ quan được giao quản lý quỹ này cũng không có giấy khai sinh hợp pháp. Đó là Ban Tài chính - Quản trị Trung ương đảng.
Quỹ mà cơ quan này quản lý rất lớn, lớn kinh khủng, nhưng không ai biết rõ lên đến bao nhiêu, trừ các nhân vật trong bộ chính trị và người cầm đầu cơ quan ấy là Trưởng ban tài chính - quản trị trung ương đảng, hiện nay là ông Nguyễn Quốc Cường, uỷ viên trung ương đảng.
Chỉ biết chắc chắn quỹ ấy rất lớn, cực lớn, lớn hơn ngân sách của bộ quốc phòng, lớn hơn ngân sách của bộ nội vụ hay bộ công an, càng lớn hơn rất nhiều ngân sách của bộ giáo dục hay bộ y tế của nước Việt Nam.
Tôi được biết việc tày đình này một cách ngẫu nhiên, trên chiếc chuyên cơ Il-18 cuối năm 1975, khi ngồi trong buồng VIP cùng vợ chồng ông Hoàng Quốc Thịnh, trước kia là bộ trưởng bộ Nội thương, lúc ấy là trưởng ban Tài chính - quản trị trung ương đảng. Vốn có tính tò mò của nhà báo tìm hiểu nhiều chuyện lạ, tôi gợi ý để vợ chồng ông Thịnh tự kể về biên chế, trách nhiệm, công việc rộng lớn, quan trọng, cực kỳ ghê gớm của cái ban siêu đẳng này. Chuyện rất lạ, lôi cuốn, để đến nay sau hơn 30 năm, tôi còn như nghe lại rõ giọng nói như khoe của ông Thịnh, và thỉnh thoảng lời nhắc, thêm "dấm ớt" của bà Thịnh, vì bà cũng là cán bộ cao cấp - hàm thứ trưởng - của cái ban siêu đẳng này. Bà cho tôi biết "chị Nguyễn Khánh cũng là cán bộ cấp cao, vụ trưởng vụ kế toán của Ban"; chị Nguyễn Khánh đây là vợ ông Nguyễn Khánh, lúc ấy là phó thủ tướng, 1 trong 8 phó thủ tướng khi ấy.
Ông Thịnh kể cho tôi, rằng "phụ giúp trong trách nhiệm nặng nề của ông có 9 phó ban, đều hàm thứ trưởng, mỗi phó ban đảm nhận một phần việc: tài chính - ngân sách - kế toán của ban; tiền lương, bổng lộc, phụ cấp đặc biệt của cán bộ đảng; bất động sản của đảng: nhà cửa, trụ sở, nhà khách, nhà nghỉ, đất đai, rải ra khắp nơi, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn, Vũng Tàu...; các cở sở kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, xuất nhập khẩu, tuyên truyền, văn hoá riêng của đảng (quan trọng nhất có những thửa ruộng đặc biệt trồng cây thuốc phiện ở Lạng Sơn, Lai Châu, những thửa ruộng trồng lúa nếp cái hoa vàng, lúa tám thơm ở ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, trại nhãn và nuôi ong ở Hưng Yên; các cửa hàng cung cấp đặc biệt, bán hàng riêng cho uỷ viên trung ương, ban bí thư và bộ chính trị; toà soạn tạp chí Cộng Sản, toà soạn báo Nhân Dân, toà soạn báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Sự Thật, Nhà in báo Nhân Dân; các trường Nguyễn Ái Quốc từ huyện, tỉnh đến trung ương), hệ thống giao thông vận tải của đảng (các bãi xe, xưởng sửa chữa, ôtô, xe tải, tàu thuyền, môtô của đảng); lại có riêng một vụ chuyên trách về hoạt đông kinh tế - tài chính của đảng ở nước ngoài, thu nhập và gửi tiền ngoại tệ của đảng, góp vốn đầu tư của đảng, quản lý tiền chứng khoán của đảng ở nước ngoài; một vụ nữa chuyên trách về quan hệ, giúp đỡ các đảng cộng sản các nước còn hoạt động bí mật, như trước đây có đảng cộng sản Thái Lan, Nam Dương, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai, đều có cơ quan đại diện bí mật ở Hànội trong thời chiến tranh...
Đây có thể gần như là một chính phủ trong một chính phủ, có đủ các ngành, với một ngân sách cực lớn, được san sẻ hầu hết từ ngân sách của nhà nước Việt Nam, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam, nhất là hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội Việt Nam. Vậy mà hiến pháp ghi rằng quốc hội là "cơ quan quyền lực cao nhất" của Việt Nam (!).
Ban tài chính-quản trị trung ương đảng gần như không bao giờ xuất hiện trong báo cáo của chính phủ, cũng không có trong các cuộc thảo luận ở quốc hội. Vậy mà nó là một tổ chức cực kỳ năng động, có chân rết khắp toàn quốc, trong đó có các ban kinh tế của tỉnh uỷ, huyện uỷ, quận uỷ đảng cộng sản.
Trong các cuộc họp đại hội đảng các cấp, Ban tài chính - quản trị trung ương cũng không được nhắc đến. Họ chỉ thường nói đến Ban kinh tế trung ương, chuyên nghiên cứu về đường lối chính sách kinh tế. Còn Ban tài chính - quản trị chính là cơ quan làm ăn, kinh doanh, đầư tư sinh lãi, quản lý của chìm của nổi, đất đai nhà cửa, biệt thự, khách sạn, vàng bạc, kim cương, châu báu, nhà máy, cửa hàng, trường học, nhà in, báo chí của đảng thì không ai biết hoạt động ra sao, chi thu thế nào. Mà vốn thì lại là lấy chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Thế của ban này cực mạnh. Bà Thịnh khoe: "tôi gọi điện thoại cho Air Việt nam là có chuyên cơ ngay". Ban này chiếm gần trọn trường Albert Sarraut cũ, rất rộng.
Đây là nền kinh tế ngầm, kinh tế chui, có thể nói là phi pháp, bất hợp pháp, nằm ngoài mọi sự kiểm soát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước, của nhân dân.
Sao lại kết tội quỹ trái phép ở nông trường Sông Hậu chỉ bằng con kiến, bỏ qua ngân sách trái phép của đảng lớn bằng con voi ! Công bằng là ở đâu? Bình đẳng trước pháp luật là ở đâu?
Đã có ông hay bà đại biểu quốc hội nào chất vấn ông nhà nước về ngân sách và hoạt động của Ban tài chính quản trị trung ương đảng? Họ có xót xa về của cải, tài sản xã hội bị cắt xén và chi tiêu ngoài vòng pháp luật hay không? Đầu cơ ngoại tệ, đầu cơ chứng khoán, buôn thuộc phiện, cần sa, xuất nhập khẩu vũ khí, với giấy tờ đáng nghi, lợi dụng hộ chiếu ngoại giao tại đây là chuyện thường xảy ra.
Nhân Vụ án bà Ba Sương, xin nêu lên một đại nghi án quỹ trái phép khổng lồ, để các vị luật sư, các nhà kinh tế, nhà chính trị nghiên cứu và nhận xét, giữa thời mở cửa và hội nhập, khi công khai và minh bạch, sống theo pháp luật trở thành châm ngôn danh dự và đạo đức của chế độ.
“…một chính phủ trong một chính phủ, có đủ các ngành, với một ngân sách cực lớn, được san sẻ hầu hết từ ngân sách của nhà nước Việt Nam, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam, nhất là hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội Việt Nam…”
Bà Ba Sương - Trần Ngọc Sương, Anh hùng lao động - nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu - cũng được phong Anh hùng 2 lần, - đã bị tuyên án 8 năm tù vì tội "lập quỹ trái phép", làm thiệt hại cho quỹ công hơn 5 tỷ đồng.
Bà Ba Sương trước sau luôn phủ nhận cái tội ấy, nói rõ rằng đó là quỹ công khai, do tổ chức điều hành nông trường và đảng uỷ cộng sản của nông trường quản lý, chi cho cuộc sống bình thường của toàn nông trường, được hình thành từ thời bao cấp, sau khi nông trường được thành lập năm 1976. Vào thời kỳ ấy đâu đâu cũng có quỹ riêng, mang tên "quỹ đời sống", "quỹ tập thể", "quỹ cải thiện", "quỹ B", " quỹ dự phòng "... để đối phó với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau chiến tranh.
Theo nguyên tắc "bình đẳng trước pháp luật", tội giống nhau phải bị kết tội giống nhau, không thể xử nặng người này, nhẹ người khác, bên trọng bên khinh, xin nêu một trường hợp quỹ trái phép rất đặc biệt, hết sức đặc biệt.
"Quỹ trái phép rất đặc biệt" này ra đời rất kín đáo, không có giấy khai sinh hợp pháp của chính phủ, không có quyết định nào của nhà nước, cũng như cơ quan được giao quản lý quỹ này cũng không có giấy khai sinh hợp pháp. Đó là Ban Tài chính - Quản trị Trung ương đảng.
Quỹ mà cơ quan này quản lý rất lớn, lớn kinh khủng, nhưng không ai biết rõ lên đến bao nhiêu, trừ các nhân vật trong bộ chính trị và người cầm đầu cơ quan ấy là Trưởng ban tài chính - quản trị trung ương đảng, hiện nay là ông Nguyễn Quốc Cường, uỷ viên trung ương đảng.
Chỉ biết chắc chắn quỹ ấy rất lớn, cực lớn, lớn hơn ngân sách của bộ quốc phòng, lớn hơn ngân sách của bộ nội vụ hay bộ công an, càng lớn hơn rất nhiều ngân sách của bộ giáo dục hay bộ y tế của nước Việt Nam.
Tôi được biết việc tày đình này một cách ngẫu nhiên, trên chiếc chuyên cơ Il-18 cuối năm 1975, khi ngồi trong buồng VIP cùng vợ chồng ông Hoàng Quốc Thịnh, trước kia là bộ trưởng bộ Nội thương, lúc ấy là trưởng ban Tài chính - quản trị trung ương đảng. Vốn có tính tò mò của nhà báo tìm hiểu nhiều chuyện lạ, tôi gợi ý để vợ chồng ông Thịnh tự kể về biên chế, trách nhiệm, công việc rộng lớn, quan trọng, cực kỳ ghê gớm của cái ban siêu đẳng này. Chuyện rất lạ, lôi cuốn, để đến nay sau hơn 30 năm, tôi còn như nghe lại rõ giọng nói như khoe của ông Thịnh, và thỉnh thoảng lời nhắc, thêm "dấm ớt" của bà Thịnh, vì bà cũng là cán bộ cao cấp - hàm thứ trưởng - của cái ban siêu đẳng này. Bà cho tôi biết "chị Nguyễn Khánh cũng là cán bộ cấp cao, vụ trưởng vụ kế toán của Ban"; chị Nguyễn Khánh đây là vợ ông Nguyễn Khánh, lúc ấy là phó thủ tướng, 1 trong 8 phó thủ tướng khi ấy.
Ông Thịnh kể cho tôi, rằng "phụ giúp trong trách nhiệm nặng nề của ông có 9 phó ban, đều hàm thứ trưởng, mỗi phó ban đảm nhận một phần việc: tài chính - ngân sách - kế toán của ban; tiền lương, bổng lộc, phụ cấp đặc biệt của cán bộ đảng; bất động sản của đảng: nhà cửa, trụ sở, nhà khách, nhà nghỉ, đất đai, rải ra khắp nơi, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn, Vũng Tàu...; các cở sở kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, xuất nhập khẩu, tuyên truyền, văn hoá riêng của đảng (quan trọng nhất có những thửa ruộng đặc biệt trồng cây thuốc phiện ở Lạng Sơn, Lai Châu, những thửa ruộng trồng lúa nếp cái hoa vàng, lúa tám thơm ở ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, trại nhãn và nuôi ong ở Hưng Yên; các cửa hàng cung cấp đặc biệt, bán hàng riêng cho uỷ viên trung ương, ban bí thư và bộ chính trị; toà soạn tạp chí Cộng Sản, toà soạn báo Nhân Dân, toà soạn báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Sự Thật, Nhà in báo Nhân Dân; các trường Nguyễn Ái Quốc từ huyện, tỉnh đến trung ương), hệ thống giao thông vận tải của đảng (các bãi xe, xưởng sửa chữa, ôtô, xe tải, tàu thuyền, môtô của đảng); lại có riêng một vụ chuyên trách về hoạt đông kinh tế - tài chính của đảng ở nước ngoài, thu nhập và gửi tiền ngoại tệ của đảng, góp vốn đầu tư của đảng, quản lý tiền chứng khoán của đảng ở nước ngoài; một vụ nữa chuyên trách về quan hệ, giúp đỡ các đảng cộng sản các nước còn hoạt động bí mật, như trước đây có đảng cộng sản Thái Lan, Nam Dương, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai, đều có cơ quan đại diện bí mật ở Hànội trong thời chiến tranh...
Đây có thể gần như là một chính phủ trong một chính phủ, có đủ các ngành, với một ngân sách cực lớn, được san sẻ hầu hết từ ngân sách của nhà nước Việt Nam, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam, nhất là hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội Việt Nam. Vậy mà hiến pháp ghi rằng quốc hội là "cơ quan quyền lực cao nhất" của Việt Nam (!).
Ban tài chính-quản trị trung ương đảng gần như không bao giờ xuất hiện trong báo cáo của chính phủ, cũng không có trong các cuộc thảo luận ở quốc hội. Vậy mà nó là một tổ chức cực kỳ năng động, có chân rết khắp toàn quốc, trong đó có các ban kinh tế của tỉnh uỷ, huyện uỷ, quận uỷ đảng cộng sản.
Trong các cuộc họp đại hội đảng các cấp, Ban tài chính - quản trị trung ương cũng không được nhắc đến. Họ chỉ thường nói đến Ban kinh tế trung ương, chuyên nghiên cứu về đường lối chính sách kinh tế. Còn Ban tài chính - quản trị chính là cơ quan làm ăn, kinh doanh, đầư tư sinh lãi, quản lý của chìm của nổi, đất đai nhà cửa, biệt thự, khách sạn, vàng bạc, kim cương, châu báu, nhà máy, cửa hàng, trường học, nhà in, báo chí của đảng thì không ai biết hoạt động ra sao, chi thu thế nào. Mà vốn thì lại là lấy chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Thế của ban này cực mạnh. Bà Thịnh khoe: "tôi gọi điện thoại cho Air Việt nam là có chuyên cơ ngay". Ban này chiếm gần trọn trường Albert Sarraut cũ, rất rộng.
Đây là nền kinh tế ngầm, kinh tế chui, có thể nói là phi pháp, bất hợp pháp, nằm ngoài mọi sự kiểm soát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước, của nhân dân.
Sao lại kết tội quỹ trái phép ở nông trường Sông Hậu chỉ bằng con kiến, bỏ qua ngân sách trái phép của đảng lớn bằng con voi ! Công bằng là ở đâu? Bình đẳng trước pháp luật là ở đâu?
Đã có ông hay bà đại biểu quốc hội nào chất vấn ông nhà nước về ngân sách và hoạt động của Ban tài chính quản trị trung ương đảng? Họ có xót xa về của cải, tài sản xã hội bị cắt xén và chi tiêu ngoài vòng pháp luật hay không? Đầu cơ ngoại tệ, đầu cơ chứng khoán, buôn thuộc phiện, cần sa, xuất nhập khẩu vũ khí, với giấy tờ đáng nghi, lợi dụng hộ chiếu ngoại giao tại đây là chuyện thường xảy ra.
Nhân Vụ án bà Ba Sương, xin nêu lên một đại nghi án quỹ trái phép khổng lồ, để các vị luật sư, các nhà kinh tế, nhà chính trị nghiên cứu và nhận xét, giữa thời mở cửa và hội nhập, khi công khai và minh bạch, sống theo pháp luật trở thành châm ngôn danh dự và đạo đức của chế độ.
Những viễn tượng mới
Lữ Giang
20:36 22/12/2009
Những viễn tượng mới
Báo Kinh Tế & Đô Thị của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội trong số ra ngày 20.12.2009 cho biết “còn 4 ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, đường phố Hà Nội rực rỡ đèn trang trí, nhà thờ lung linh trong ánh sáng, người người háo hức đổ đến các điểm công cộng để chụp ảnh kỷ niệm...”
Trong khi đó Báo điện tử Công Thương của Bộ Công Thương, trong số ngày 21.12.2009, dưới đề tựa lớn “Giáng sinh đang về trên khắp phố phường Hà Nội”, đã mở đầu như sau:
“Đã từ lâu, ngày lễ Giáng sinh không chỉ còn là riêng của các nước phương Tây và những người theo đạo Thiên chúa trên toàn thế giới nữa, Noel thực sự đã trở thành ngày lễ chung của tất cả mọi ngườI.”
Sau đó, bài báo viết tiếp:
“CôngThương - Ở Việt Nam, ăn mừng lễ Giáng sinh đang ngày càng trở nên quen thuộc và đi vào đời sống của mọi nhà. Không náo nhiệt sớm như TP. Hồ Chí Minh nhưng không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh ở Hà Nội cũng đã bắt đầu nhộn nhịp từ đầu tháng 12.
“Gió lạnh và giá rét tràn về khiến Giáng sinh 2009 trở nên hiện hữu hơn trong lòng người Hà Nội. Tại những địa điểm quan trọng của thành phố, không khí Noel càng thêm náo nức, tưng bừng... Tuyến phố quà tặng nổi tiếng của Hà Nội như Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã những ngày này đã rực lên sắc màu Giáng sinh. Đó là màu đỏ của những bộ đồ Noel, tất, mũ Noel, các hình ông già Tuyết, quả cầu, quả châu trang trí hay màu xanh, màu bạc của những cây thông Noel, quả chuông, dây kim tuyến…
“Ngoài ra, những dịch vụ ăn theo mùa Giáng sinh cũng đang được các cửa hàng lên kế hoạch chuẩn bị. Trong đó, công trang trí một cây thông noel là 150.000 đến 200.000 đồng/cây (chưa bao gồm các vật liệu trang trí). Trang trí cây thông cho doanh nghiệp, công ty, khách sạn, nhà hàng... giá 300.000 đến 500.000/cây. Dịch vụ gói quà có giá 20.000 đồng/gói và dịch vụ ông già Noel chuyển quà 50.000 đồng/món quà (trong phạm vi các quận nội thành Hà Nội).
“Đến thời điểm này các khách sạn lớn tại Hà Nội như Sheraton, Sofitel Plaza, Horison,. .. cũng đang bận rộn chuẩn bị tổ chức tiệc Giáng sinh. Tại khách sạn Daewoo, tiệc Giáng sinh diễn ra tối ngày 24/12 với giá 60 USD/người lớn, 30 USD/trẻ em. Khách sạn Melia, chương trình đại tiệc đêm Noel giá 79 USD ++/người lớn, 58.00 USD ++/trẻ em dưới 12 tuổi. Tại các nhà hàng lớn trong khách sạn InterContinental Hanoi Wesklake cũng tổ chức nhiều chương trình, những bữa tiệc đặc biệt hấp dẫn dành cho đêm Giáng sinh với mức giá 65USD- 80 USD/ người lớn. Ngoài ra, các siêu thị lớn như Metro, Big C, Fivimart… cũng đã tổ chức những khu trưng bày quà tặng Giáng sinh hết sức rực rỡ, khiến hầu hết khách hàng tới thăm đều phải dừng lại giây phút để chụp hình.
“Đặc biệt, tại Trung tâm thương mại Vincom - nơi được đánh giá là một trong những địa điểm được trang hoàng lộng lẫy nhất, không khí Noel mới thật sự sôi động. Ở cả hai cửa ra vào, là rất nhiều cây thông phủ tuyết trắng được bố trí, cạnh đấy là người Tuyết và ông già Noel rang tay với nụ cười rất thân thiện đón chào mọi người. Bên cạnh đó, rất nhiều hòm quà được bầy biện vô cùng bắt mắt. Nhiều em nhỏ rất thích thú khi được bố mẹ chở đi xem cây thông, chụp ảnh chung cùng ông già Noel và nhận những phần quà đáng yêu, hấp dẫn.
Bài báo đã kết luận:
“Không khí nhộn nhịp đón chào Noel tràn ngập các phố phường. Trong những khoảnh khắc ấm áp và trìu mến này, chúng ta hãy cùng im lặng chờ đợi những thông điệp yêu thương và đầy ý nghĩa đang được chuyển đến khắp mọi nhà.”
Đây là những ngôn từ chưa từng thấy trước đây trên các cơ quan ngôn luận do Đảng và Nhà Nước quản lý. Điều này cho thấy những viễn tượng mới đang mở ra. Tuy nhiên, để tiến tới những viễn tượng mới đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều thời kỳ thử thách căm go và phải đợi chờ các diễn biến mới của lịch sử mới có cơ hội phát huy hướng đi của mình.
NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI
Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân còn lại ở miền Bắc khoảng 750.000 người với 254 linh mục và 7 Giám Mục, chia làm 10 Giáo Phận.
Kể từ mùa thu 1958, nhà cầm quyền CSVN bắt đầu trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc và xóa bỏ cơ quan ngoại giao của Vatican tại Việt Nam.
Năm 1950 Đức Giáo Hoàng Piô XII đã cử Đức Giám Mục John Dooley, người Ireland, làm Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội. Ngài đã ở lại miền Bắc sau khi đất nước bị chia đôi.
Tháng 3 năm 1959, mặc dầu Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, nhà cầm quyền vẫn quyết định trục xuất ngài bằng cách đưa ngài qua Nam Vang. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ người Ireland, tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Tuy nhiên, đến ngày 17.8.1959, linh mục này cũng bị trục xuất. Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị buộc phải đóng cưœa và sau đó bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Giáo Hội miền Bắc trở thành Giáo Hội thầm lặng và bị quả chế khắc nghiệt như hầu hết các giáo hội công giáo khác đang tôn tại dưới các chế độ cộng sản.
Ngày 14.6.1955 Hồ Chính Minh ban hành Sắc Lệnh số 234/SL về tôn giáo. Sắc Lệnh này quy định:
- Không được giảng đạo ngoài phạm vi nhà thờ. Cấm nói về tôn giáo trong các hội quán.
- Khi thuyết giảng trong các nhà thờ, giáo sĩ phải giảng về lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, sự phục tùng chính phủ và các đạo luật ban hành, ngay cả các đạo luật bài tôn giáo.
- Tài sản của Giáo Hội do nhà nước quản lý. Các giáo sĩ chỉ được cấp một ít đất đai để sinh sống.
Ngày 11.3.1955, Mặt Trận Tổ Quốc, đã triệu tập một Đại Hội Đại Biểu Công Giáo tại Hà Nội để thành lập “Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Tổ Quốc và Hòa Bình” với nhiệm vụ làm công tác tôn giáo vận.
Nhà cầm quyền hạn chế sự di chuyển của các linh mục nên những giáo xứ không có linh mục thường không có nghi lễ tôn giáo cho giáo dân. Có nhiều giáo dân muốn dự thánh lễ phải đi rất xa, có khi phải nghĩ lại đêm. Các giáo xứ ở Quảng Yên, Hòn Gay và Cẩm Phả có khoảng 40.000 giáo dân nhưng không có linh mục nào. Suốt năm này qua năm khác, giáo dân không được dự thánh lễ, kể cả các ngày lễ lớn như Giáng Sinh hay Phục Sinh.
Tại những nơi có linh mục, nhà cầm quyền cố tình sắp xếp các giờ lao động hay hội họp trùng với các giờ kinh hay giờ lễ để giáo dân không tham dự được.
Kết quả, sau 20 năm đàn áp, số giáo dân miền Bắc vẫn tăng đều theo nhịp tăng của dân số. Tới ngày 30.4.1975, người ta được biết số giáo dân Công Giáo tại miền Bắc có khoảng 1.158.000 người với khoảng 600 giáo xứ, nhưng số linh mục không còn bao nhiêu, đa số từ 60 tuổi trở lên. Có giáo phận như Giáo Phận Hải Phòng có 145.000 giáo dân mà chỉ có 7 linh mục từ 62 tuổi trở lên. Giáo Phận Phát Diệm có 95.000 giáo dân cũng chỉ có 15 linh mục. Trung bình cứ 4.000 giáo dân mới có một linh mục. Nhà cầm quyền tính rằng chỉ trong vòng 15 năm nữa, số linh mục già sẽ qua đời, giáo dân không có ai coi sóc, Giáo Hội Công Giáo sẽ tan rã!
Sau 30.4.1975, nhà cầm quyền Hà Nội đã cho áp dụng tại miền Nam các biện pháp đàn áp Công Giáo đã áp dụng tại miền Bắc.
1.- Dùng Công Giáo khống chế Công Giáo: Trước tiên, nhà cầm quyền đã dùng những thành phần được gọi là “Công Giáo cấp tiến” do Nguyễn Đình Đầu và Lý Chánh Trung giựt dây, đứng ra đòi thực hiện hai công tác quan trọng sau đây:
- Trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre.
- Trục xuất Đức Tổng Giám Giám Mục Nguyễn Văn Thuận khỏi Sài Gòn và sau đó bắt giam.
2.- Khống chế các giáo sĩ có uy tín: Song song với hai vụ trục xuất nói trên, nhà cầm quyền đã cho tìm bắt các giáo sĩ có khả năng lãnh đạo các cuộc đấu tranh của khối Công Giáo như Linh mục Hoàng Quỳnh, Linh mục Trần Hữu Thanh, Linh mục Đinh Bình Định, v.v.
3.- Thanh toán các tổ chức bị coi là phản động có dính líu đến Công Giáo: Vụ Mặt Trận Phục Quốc, thường được gọi là vụ Vinh Sơn; vụ Mặt Trận Liên Tôn do Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng chủ động, vụ Đồng Công ở Thủ Đức, v.v.
4.- Sửa đổi và xiết chặt quy chế tôn giáo: Đầu tiên Đảng CSVN đã ban hành Nghị Quyết số 297 ngày 11.11.1977 gồm những điểm chính sau đây:
- Những hoạt động tôn giáo ngoài các cuộc hành lễ thông thường đều phải xin phép. Muốn tổ chức các lớp giáo lý, các cuộc hành lễ đông người từ nhiều nơi đến tham dự, các cuộc hội họp về tôn giáo chung cho nhiều nơi... đều phải có giấy phép của chính quyền.
- Chỉ được giảng đạo trong phạm vi cơ quan của tôn giáo và khi giảng đạo phải động viên tín đồ làm nhiệm vụ công dân, chấp hành chính sách và luật pháp của Nhà Nước.
Tiếp theo là Nghị Định số 69-HĐBT ngày 21.3.1991 điều chỉnh lại quy chế tôn giáo, v.v.
5.- Thành lập cơ cấu Công Giáo quốc doanh để lũng đoạn Giáo Hội Công Giáo: Từ Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Tổ Quốc và Hòa Bình Mặt Trận Tổ Quốc đã tiến tới thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước để gây khó khăn cho giáo hội.
Khoảng 200 công an được huấn luyện tại Tiệp Khắc về tôn giáo vụ đã được đưa vào miền Nam, phân phối cho các thành phố Đà Nẵng, Biên Hòa, Đồng Nai và Saigon là những nơi có nhiều giáo dân tập trung.
TÌM MỘT HƯỚNG ĐI MỚI
Nhà cầm quyền CSVN đã phải thay đổi dần chính sách tôn giáo kể từ khi các chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ. Ngày 18.5.1990 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn qua đời. Nhân dịp này, Tòa Thánh đã cử một phái đoàn do Đức Hồng Y Etchegaray, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình làm trưởng phái đoàn, sang Việt Nam dự lễ an táng, đồng thời tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam để bàn về một số vấn đề liên quan đến Giáo Hội Việt Nam. Sau cuộc viếng thăm này, Đức Hồng Y Etchegaray đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp trên đài Vatican như sau:
“Nói chung, cần phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội ở Việt Nam vẫn còn bị chèn ép quá nhiều bằng đủ mọi hình thức, bị làm khó dễ bằng các biện pháp hành chánh. Không có Giáo Hội nào ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu phải chịu một mùa đông gay go giá lạnh như Giáo Hội ở Việt Nam. Nhưng bây giờ mùa xuân bắt đầu hé mở và đã đến lúc Tòa Thánh cùng với chính phủ Việt Nam tìm kiếm con đường tốt đẹp hơn để đẩy mạnh tiến trình tự do, một tiến trình mà cho đến nay chỉ mới chớm nở.”
Trong gần 20 qua, đã có 15 phái đoàn Vatican đến thăm Việt Nam để bàn về những vấn đề của Giáo Hội Việt Nam và việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam. Các cuộc thương thảo này đã đem lại nhiều kết quả đáng kích lệ.
Trong bài nghiên cứu dưới đầu đề “Toà thánh biết gì về tự do tôn giáo ở Việt Nam?”, hai giáo sư Dr. Karoline Dietrich và Rev. Dr. Michael Hainz S.J. thuộc Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Dòng Tên Muenchen ở Đức, công bố vào tháng 2 năm 2002, đã có nhận định như sau:
“Tình trạng hiện tại ở Việt Nam đối với các tổ chức tôn giáo và đối với các tín đồ, so với các cuộc khủng bố rầm rộ của chế độ cộng sản sau biến cố năm 1954 ở miền Bắc và 10 năm sau khi thống nhất năm 1976 ở miền Nam, chúng ta phải nhìn nhận rằng có tiến triển.
“Trong thập niên 1990, chính quyền Hà Nội có đường lối xa lánh chính sách bách hại tôn giáo một cách trắng trợn và hiện tại cũng tỏ ra ôn hòa và nhân nhượng hơn đối với các tôn giáo. Chính sách "nhân nhượng" của thập niên 1990 được thực hiện vào việc nới rộng tự do hành đạo, nhưng đồng thời chính quyền vẫn không thay đổi chính sách kiểm soát đối với các tôn giáo.
“Quyền tự do, nhất là trong lãnh vực phụng tự, tôn giáo nào được công nhận đều được hưởng, nhưng đồng thời chính quyền cũng gia tăng kiểm soát và việc cho phép hay cấm đoán được thực thi một cách tùy hỷ...”
Chính sách “thực thi một cách tùy hỷ” này hiện vẫn đang còn tồn tại. Tuy nhiên, vì tình thế ngày càng thay đổi nên chính quyền phải có một thái độ mềm dẽo hơn, nhờ vậy sinh hoạt tôn giáo trở nên dễ dàng hơn.
Tài liệu thống kê vào cuối năm 2009 cho biết hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có khoảng 6.200.000 triệu giáo dân với 1 Hồng Y Tổng giám mục, 2 Tổng giám mục, 40 Giám mục, 3000 linh mục triều, 770 linh mục dòng, 15.750 tu sĩ nam nữ, 57.000 giáo lý viên, 2.135 giáo xứ, giáo điểm, giáo họ và 190 cơ sở xã hội, nhà trẻ, dạy nghề, lớp học, từ thiện, khám bịnh.
Lúc 11 giờ ngày 12.12.2009, một cuộc hội kiến giữa ĐGH Beneđitô XVI và ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước Việt Nam đã diễn ra tại Vatican, kéo dài trong vòng 40 phút. Theo hãng AP, đây là thời thời lượng khá dài so với các cuộc tiếp xúc khác giữa ĐGH và các vị quốc trưởng các nước. Thông thường, các cuộc tiếp kiến như thế chỉ kéo dài khoảng 15 phút. Điều này đã làm các nhà quan sát nhận định rằng Tòa Thánh và Việt Nam đã đề cập đến nhiếu vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm.
Một ngày trước khi lên đường sang Italia, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã dành cho ký gả tờ Corriere della Sera phát hành ở Italia một cuộc phỏng vấn trong đó ông tuyên bố: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican”
Trong bản thông cáo của Tòa Thánh được hãng thông tấn xã AP trích dẫn, đã cho biết: “Tòa Thánh tỏ ra hài lòng với cuộc thăm viếng, coi đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng những vấn đề đặc biệt sẽ được giải quyết sớm.”
ĐHY Etchegaray, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, gọi chuyến thăm của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết là “điều thiết yếu cho sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây.” Ngài hy vọng quan hệ song phương vốn “chậm chạp và cam go” giữa Hà Nội và Vatican từ nay được đánh dấu bằng “tinh thần tín nhiệm lẫn nhau.”
Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, nói với hãng thông tấn Fides rằng cuộc gặp gỡ này là "biến cố mang niềm hy vọng" tới cho những trái tim người Công giáo Việt nam, mở ra những viễn tượng mới, nâng cao những ước vọng lớn lao.
Với số tín đồ Công Giáo được ước tính từ 7-8 triệu, Việt Nam là quốc gia có cộng đồng Thiên Chúa Giáo La Mã thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines.
NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI
Trong buổi phát thanh ngày 11.12.2009, đài phát thanh BBC đã nhận định: “Một trong những vấn đề còn khúc mắc là tranh chấp đất đai và các cơ sở Công giáo mà chính quyền thu sau năm 1955 tại miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam.” Một số cơ quan thông tin quốc tế khác cũng đã có nhận định như vậy. Ngoài những vướng mắc về tranh chấp đất đai, dĩ nhiên là còn một số khó khăn khác.
1.- Trở ngại về tài sản bị cưỡng chiếm
Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Giải quyết các rắc rối về nhà đất của các tôn giáo”, trong thời kỳ chủ trương xoá bỏ tôn giáo để “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, nhà cầm quyền đã tịch thu của Giáo Hội Công Giáo khoảng 2250 cơ sở. Vì là một tổ chức có nhiệm vụ chính là rao giảng Tin Mừng, Giáo Hội Công Giáo đề nghị chính quyền ưu tiên trao trả lại cho Giáo Hội những cơ sở sau đây:
- Các cơ sở được dùng thực thiện các công tác bác ái và từ thiện để Giáo Hội có thể phục vụ nhiều hơn những người không may mắn.
- Các chủng viện để đào tạo linh mục.
- Các cơ sở giáo dục để Giáo Hội có thể góp phần vào việc nâng cao trí dục và đức dục của người dân.
Nói rằng chính phủ không trả thì không đúng. Chính quyền chỉ trả nhỏ giọt và thường không trả khi đang có áp lực. Chính quyền địa phương thường khắt khe hơn chính trung ương, vì các địa phương thường nghĩ đến quyền lợi riêng tư hơn quyền lợi đất nước, cố chấp và không thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng khi các cuộc tranh đấu bùng nỗ.
Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp về nhà đất không phải là một trở ngại cho việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam. Nếu muốn được chính phủ chẳng những trả lại tài sản mà còn xây cất thêm cho nhiều trung tâm rộng lớn như Phật Giáo quốc doanh hiện nay chẳng hạn, Giáo Hội Công Giáo chỉ cần chấp nhận trở thành một tổ chức tôn giáo vận của Đảng CSVN như Phật Giáo là có đủ mọi thứ ngay. Nhưng Giáo Hội đã giữ vững con đường của mình và chấp nhận những sự mất mát.
Giáo Hội không bao giờ để những tài sản vật chất ngăn trở sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Khi tình hình cho phép, một số giáo hội anh em sẽ giúp giáo hội Việt Nam tiến tới một giải pháp tốt đẹp hơn là phương thức Thái Hà.
2.- Trở ngại về con người
Khó khăn thứ hai có lẽ quan trọng hơn khó khăn thứ nhất. Khó khăn này đã được ông Nguyễn Thế Doanh, cựu Trưởng Ban Tôn Giáo Của Chính Phủ trình bày trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC được phổ biến nhiều lần vào đầu tháng 12/2009, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ, kể cả cơ quan truyền thông Công Giáo Việt Nam, đều tránh nhắc lại. Tuy nhiên đó là một sự thật cần phải quan tâm. Ông Doanh nói về sự thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam như sau:
“Cái đó nó còn lệ thuộc vào nhiều vấn đề, lệ thuộc vào nỗ lực của cả hai bên, kể cả phía Tòa thánh nữa. Tòa thánh thì lâu nay cũng có rất nhiều nỗ lực thiện chí.
“Nhưng nó còn phụ thuộc vào yếu tố nữa, đó là giáo hội công giáo Việt Nam ở trong nước, sao cho nó cùng hòa một nhịp chung. Thì cái đó mới là một vấn đề phải phấn đấu.
“Rất tiếc cũng còn một bộ phận trong số giáo sĩ công giáo, tất nhiên không nhiều, một bộ phận nhỏ thôi vẫn còn não trạng không phù hợp với xu thế mới.
“Tòa thánh với giáo hội (Việt Nam) là một, vì giáo hội công giáo hoàn vũ mà. Như vậy nó phải cùng một nhịp. Theo tôi hiểu là thế.”
Một giám mục Việt Nam đã tâm sự với chúng tôi: Một nhóm tín hữu cực đoan ở hải ngoại đã gây khó khăn cho giáo hội có khi còn hơn cả cán bộ cộng sản. Họ không nắm vững tình hình đất nước, không nắm vững tình cảnh của giáo hội ở trong nước và đường lối của giáo hội, cứ suy nghĩ theo cảm tính rồi ra lệnh cho HĐGMVN phải làm thế này, không được làm thế kia... gây ra những sự phiền hà liên tục.
3.- Trở ngại về phía Trung Quốc?
Nhiều nhà bình luận vẫn tin rằng khi Trung Quốc chưa lập bang giao với Vatican, Hà Nội sẽ không dám đi trước.
Tuy nhiên, hôm 3.12.2009, sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Dmitri Medvedev, Tổng Thống Nga, điện Kremlin loan báo Nga đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao "hoàn toàn" với Tòa Thánh bằng cách nâng cấp phái bộ ngoại giao của mình lên hàng đại sứ. Nhiều người tin rằng quyết định này của điện Kremlin đã mở đường cho Hà Nội trong việc thiết lập bang giao với Vatican.
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI
Trong bài “Sợ diễn biến hoà bình” phổ biến ngày 18.11.2009, chúng tôi đã viết:
“Điều chắc chắc, Hoa Kỳ và các cường quốc không bao giờ đi theo “đường mòn chống cộng” và “binh pháp chống cộng” của người Việt hải ngoại, trái lại thường biến các cộng đồng này thành công cụ phục vụ chính sách từng giai đoạn của họ. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược diễn biến hoà bình.
“Điều chắc chắn, Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng không bao giờ đi theo “đường mòn chống cộng” và “binh pháp chống cộng” của người Việt hải ngoại, mà đi theo con đường mà Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II đã đưa ra trong thông điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới 2005: “Vượt thắng điều ác bằng điều thiện” (Overcome evil with good).
“Những ai muốn lật đổ chế độ cộng sản ở trong nước, phải thành lập những tổ chức chính trị như Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan hay Khối Công Dân Công Giáo trước 1975 để hành động. Đừng nghĩ rằng có thể dùng những lời kích bác, kích động, những tin bịa đặt hay “thần học chống cộng” để đưa Giáo Hội vào các cuộc phiêu lưu chính trị.”
Trong cuộc tiếp kiến các giám mục Việt Nam trong chuyến viếng thăm “Ad limina” vào ngày 27.6.2009, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói:
“Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Giáo Hội dự phần chính đáng vào đời sống của Đất Nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân...”
Tuy nhiên, trước khi đi vào “những viễn tượng mới”, ĐGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN nói rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm dài sống trong bóng tối nên những viễn tượng mới đưa tới những ngày tươi sáng hơn vẫn còn phải trải qua nhiều thử thách và thiện chí.
Ngày 22.12.2009
Báo Kinh Tế & Đô Thị của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội trong số ra ngày 20.12.2009 cho biết “còn 4 ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, đường phố Hà Nội rực rỡ đèn trang trí, nhà thờ lung linh trong ánh sáng, người người háo hức đổ đến các điểm công cộng để chụp ảnh kỷ niệm...”
Trong khi đó Báo điện tử Công Thương của Bộ Công Thương, trong số ngày 21.12.2009, dưới đề tựa lớn “Giáng sinh đang về trên khắp phố phường Hà Nội”, đã mở đầu như sau:
“Đã từ lâu, ngày lễ Giáng sinh không chỉ còn là riêng của các nước phương Tây và những người theo đạo Thiên chúa trên toàn thế giới nữa, Noel thực sự đã trở thành ngày lễ chung của tất cả mọi ngườI.”
Sau đó, bài báo viết tiếp:
“CôngThương - Ở Việt Nam, ăn mừng lễ Giáng sinh đang ngày càng trở nên quen thuộc và đi vào đời sống của mọi nhà. Không náo nhiệt sớm như TP. Hồ Chí Minh nhưng không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh ở Hà Nội cũng đã bắt đầu nhộn nhịp từ đầu tháng 12.
“Gió lạnh và giá rét tràn về khiến Giáng sinh 2009 trở nên hiện hữu hơn trong lòng người Hà Nội. Tại những địa điểm quan trọng của thành phố, không khí Noel càng thêm náo nức, tưng bừng... Tuyến phố quà tặng nổi tiếng của Hà Nội như Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã những ngày này đã rực lên sắc màu Giáng sinh. Đó là màu đỏ của những bộ đồ Noel, tất, mũ Noel, các hình ông già Tuyết, quả cầu, quả châu trang trí hay màu xanh, màu bạc của những cây thông Noel, quả chuông, dây kim tuyến…
“Ngoài ra, những dịch vụ ăn theo mùa Giáng sinh cũng đang được các cửa hàng lên kế hoạch chuẩn bị. Trong đó, công trang trí một cây thông noel là 150.000 đến 200.000 đồng/cây (chưa bao gồm các vật liệu trang trí). Trang trí cây thông cho doanh nghiệp, công ty, khách sạn, nhà hàng... giá 300.000 đến 500.000/cây. Dịch vụ gói quà có giá 20.000 đồng/gói và dịch vụ ông già Noel chuyển quà 50.000 đồng/món quà (trong phạm vi các quận nội thành Hà Nội).
“Đến thời điểm này các khách sạn lớn tại Hà Nội như Sheraton, Sofitel Plaza, Horison,. .. cũng đang bận rộn chuẩn bị tổ chức tiệc Giáng sinh. Tại khách sạn Daewoo, tiệc Giáng sinh diễn ra tối ngày 24/12 với giá 60 USD/người lớn, 30 USD/trẻ em. Khách sạn Melia, chương trình đại tiệc đêm Noel giá 79 USD ++/người lớn, 58.00 USD ++/trẻ em dưới 12 tuổi. Tại các nhà hàng lớn trong khách sạn InterContinental Hanoi Wesklake cũng tổ chức nhiều chương trình, những bữa tiệc đặc biệt hấp dẫn dành cho đêm Giáng sinh với mức giá 65USD- 80 USD/ người lớn. Ngoài ra, các siêu thị lớn như Metro, Big C, Fivimart… cũng đã tổ chức những khu trưng bày quà tặng Giáng sinh hết sức rực rỡ, khiến hầu hết khách hàng tới thăm đều phải dừng lại giây phút để chụp hình.
“Đặc biệt, tại Trung tâm thương mại Vincom - nơi được đánh giá là một trong những địa điểm được trang hoàng lộng lẫy nhất, không khí Noel mới thật sự sôi động. Ở cả hai cửa ra vào, là rất nhiều cây thông phủ tuyết trắng được bố trí, cạnh đấy là người Tuyết và ông già Noel rang tay với nụ cười rất thân thiện đón chào mọi người. Bên cạnh đó, rất nhiều hòm quà được bầy biện vô cùng bắt mắt. Nhiều em nhỏ rất thích thú khi được bố mẹ chở đi xem cây thông, chụp ảnh chung cùng ông già Noel và nhận những phần quà đáng yêu, hấp dẫn.
Bài báo đã kết luận:
“Không khí nhộn nhịp đón chào Noel tràn ngập các phố phường. Trong những khoảnh khắc ấm áp và trìu mến này, chúng ta hãy cùng im lặng chờ đợi những thông điệp yêu thương và đầy ý nghĩa đang được chuyển đến khắp mọi nhà.”
Đây là những ngôn từ chưa từng thấy trước đây trên các cơ quan ngôn luận do Đảng và Nhà Nước quản lý. Điều này cho thấy những viễn tượng mới đang mở ra. Tuy nhiên, để tiến tới những viễn tượng mới đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều thời kỳ thử thách căm go và phải đợi chờ các diễn biến mới của lịch sử mới có cơ hội phát huy hướng đi của mình.
NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI
Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân còn lại ở miền Bắc khoảng 750.000 người với 254 linh mục và 7 Giám Mục, chia làm 10 Giáo Phận.
Kể từ mùa thu 1958, nhà cầm quyền CSVN bắt đầu trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc và xóa bỏ cơ quan ngoại giao của Vatican tại Việt Nam.
Năm 1950 Đức Giáo Hoàng Piô XII đã cử Đức Giám Mục John Dooley, người Ireland, làm Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội. Ngài đã ở lại miền Bắc sau khi đất nước bị chia đôi.
Tháng 3 năm 1959, mặc dầu Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, nhà cầm quyền vẫn quyết định trục xuất ngài bằng cách đưa ngài qua Nam Vang. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ người Ireland, tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Tuy nhiên, đến ngày 17.8.1959, linh mục này cũng bị trục xuất. Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị buộc phải đóng cưœa và sau đó bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Giáo Hội miền Bắc trở thành Giáo Hội thầm lặng và bị quả chế khắc nghiệt như hầu hết các giáo hội công giáo khác đang tôn tại dưới các chế độ cộng sản.
Ngày 14.6.1955 Hồ Chính Minh ban hành Sắc Lệnh số 234/SL về tôn giáo. Sắc Lệnh này quy định:
- Không được giảng đạo ngoài phạm vi nhà thờ. Cấm nói về tôn giáo trong các hội quán.
- Khi thuyết giảng trong các nhà thờ, giáo sĩ phải giảng về lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, sự phục tùng chính phủ và các đạo luật ban hành, ngay cả các đạo luật bài tôn giáo.
- Tài sản của Giáo Hội do nhà nước quản lý. Các giáo sĩ chỉ được cấp một ít đất đai để sinh sống.
Ngày 11.3.1955, Mặt Trận Tổ Quốc, đã triệu tập một Đại Hội Đại Biểu Công Giáo tại Hà Nội để thành lập “Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Tổ Quốc và Hòa Bình” với nhiệm vụ làm công tác tôn giáo vận.
Nhà cầm quyền hạn chế sự di chuyển của các linh mục nên những giáo xứ không có linh mục thường không có nghi lễ tôn giáo cho giáo dân. Có nhiều giáo dân muốn dự thánh lễ phải đi rất xa, có khi phải nghĩ lại đêm. Các giáo xứ ở Quảng Yên, Hòn Gay và Cẩm Phả có khoảng 40.000 giáo dân nhưng không có linh mục nào. Suốt năm này qua năm khác, giáo dân không được dự thánh lễ, kể cả các ngày lễ lớn như Giáng Sinh hay Phục Sinh.
Tại những nơi có linh mục, nhà cầm quyền cố tình sắp xếp các giờ lao động hay hội họp trùng với các giờ kinh hay giờ lễ để giáo dân không tham dự được.
Kết quả, sau 20 năm đàn áp, số giáo dân miền Bắc vẫn tăng đều theo nhịp tăng của dân số. Tới ngày 30.4.1975, người ta được biết số giáo dân Công Giáo tại miền Bắc có khoảng 1.158.000 người với khoảng 600 giáo xứ, nhưng số linh mục không còn bao nhiêu, đa số từ 60 tuổi trở lên. Có giáo phận như Giáo Phận Hải Phòng có 145.000 giáo dân mà chỉ có 7 linh mục từ 62 tuổi trở lên. Giáo Phận Phát Diệm có 95.000 giáo dân cũng chỉ có 15 linh mục. Trung bình cứ 4.000 giáo dân mới có một linh mục. Nhà cầm quyền tính rằng chỉ trong vòng 15 năm nữa, số linh mục già sẽ qua đời, giáo dân không có ai coi sóc, Giáo Hội Công Giáo sẽ tan rã!
Sau 30.4.1975, nhà cầm quyền Hà Nội đã cho áp dụng tại miền Nam các biện pháp đàn áp Công Giáo đã áp dụng tại miền Bắc.
1.- Dùng Công Giáo khống chế Công Giáo: Trước tiên, nhà cầm quyền đã dùng những thành phần được gọi là “Công Giáo cấp tiến” do Nguyễn Đình Đầu và Lý Chánh Trung giựt dây, đứng ra đòi thực hiện hai công tác quan trọng sau đây:
- Trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre.
- Trục xuất Đức Tổng Giám Giám Mục Nguyễn Văn Thuận khỏi Sài Gòn và sau đó bắt giam.
2.- Khống chế các giáo sĩ có uy tín: Song song với hai vụ trục xuất nói trên, nhà cầm quyền đã cho tìm bắt các giáo sĩ có khả năng lãnh đạo các cuộc đấu tranh của khối Công Giáo như Linh mục Hoàng Quỳnh, Linh mục Trần Hữu Thanh, Linh mục Đinh Bình Định, v.v.
3.- Thanh toán các tổ chức bị coi là phản động có dính líu đến Công Giáo: Vụ Mặt Trận Phục Quốc, thường được gọi là vụ Vinh Sơn; vụ Mặt Trận Liên Tôn do Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng chủ động, vụ Đồng Công ở Thủ Đức, v.v.
4.- Sửa đổi và xiết chặt quy chế tôn giáo: Đầu tiên Đảng CSVN đã ban hành Nghị Quyết số 297 ngày 11.11.1977 gồm những điểm chính sau đây:
- Những hoạt động tôn giáo ngoài các cuộc hành lễ thông thường đều phải xin phép. Muốn tổ chức các lớp giáo lý, các cuộc hành lễ đông người từ nhiều nơi đến tham dự, các cuộc hội họp về tôn giáo chung cho nhiều nơi... đều phải có giấy phép của chính quyền.
- Chỉ được giảng đạo trong phạm vi cơ quan của tôn giáo và khi giảng đạo phải động viên tín đồ làm nhiệm vụ công dân, chấp hành chính sách và luật pháp của Nhà Nước.
Tiếp theo là Nghị Định số 69-HĐBT ngày 21.3.1991 điều chỉnh lại quy chế tôn giáo, v.v.
5.- Thành lập cơ cấu Công Giáo quốc doanh để lũng đoạn Giáo Hội Công Giáo: Từ Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Tổ Quốc và Hòa Bình Mặt Trận Tổ Quốc đã tiến tới thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước để gây khó khăn cho giáo hội.
Khoảng 200 công an được huấn luyện tại Tiệp Khắc về tôn giáo vụ đã được đưa vào miền Nam, phân phối cho các thành phố Đà Nẵng, Biên Hòa, Đồng Nai và Saigon là những nơi có nhiều giáo dân tập trung.
TÌM MỘT HƯỚNG ĐI MỚI
Nhà cầm quyền CSVN đã phải thay đổi dần chính sách tôn giáo kể từ khi các chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ. Ngày 18.5.1990 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn qua đời. Nhân dịp này, Tòa Thánh đã cử một phái đoàn do Đức Hồng Y Etchegaray, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình làm trưởng phái đoàn, sang Việt Nam dự lễ an táng, đồng thời tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam để bàn về một số vấn đề liên quan đến Giáo Hội Việt Nam. Sau cuộc viếng thăm này, Đức Hồng Y Etchegaray đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp trên đài Vatican như sau:
“Nói chung, cần phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội ở Việt Nam vẫn còn bị chèn ép quá nhiều bằng đủ mọi hình thức, bị làm khó dễ bằng các biện pháp hành chánh. Không có Giáo Hội nào ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu phải chịu một mùa đông gay go giá lạnh như Giáo Hội ở Việt Nam. Nhưng bây giờ mùa xuân bắt đầu hé mở và đã đến lúc Tòa Thánh cùng với chính phủ Việt Nam tìm kiếm con đường tốt đẹp hơn để đẩy mạnh tiến trình tự do, một tiến trình mà cho đến nay chỉ mới chớm nở.”
Trong gần 20 qua, đã có 15 phái đoàn Vatican đến thăm Việt Nam để bàn về những vấn đề của Giáo Hội Việt Nam và việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam. Các cuộc thương thảo này đã đem lại nhiều kết quả đáng kích lệ.
Trong bài nghiên cứu dưới đầu đề “Toà thánh biết gì về tự do tôn giáo ở Việt Nam?”, hai giáo sư Dr. Karoline Dietrich và Rev. Dr. Michael Hainz S.J. thuộc Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Dòng Tên Muenchen ở Đức, công bố vào tháng 2 năm 2002, đã có nhận định như sau:
“Tình trạng hiện tại ở Việt Nam đối với các tổ chức tôn giáo và đối với các tín đồ, so với các cuộc khủng bố rầm rộ của chế độ cộng sản sau biến cố năm 1954 ở miền Bắc và 10 năm sau khi thống nhất năm 1976 ở miền Nam, chúng ta phải nhìn nhận rằng có tiến triển.
“Trong thập niên 1990, chính quyền Hà Nội có đường lối xa lánh chính sách bách hại tôn giáo một cách trắng trợn và hiện tại cũng tỏ ra ôn hòa và nhân nhượng hơn đối với các tôn giáo. Chính sách "nhân nhượng" của thập niên 1990 được thực hiện vào việc nới rộng tự do hành đạo, nhưng đồng thời chính quyền vẫn không thay đổi chính sách kiểm soát đối với các tôn giáo.
“Quyền tự do, nhất là trong lãnh vực phụng tự, tôn giáo nào được công nhận đều được hưởng, nhưng đồng thời chính quyền cũng gia tăng kiểm soát và việc cho phép hay cấm đoán được thực thi một cách tùy hỷ...”
Chính sách “thực thi một cách tùy hỷ” này hiện vẫn đang còn tồn tại. Tuy nhiên, vì tình thế ngày càng thay đổi nên chính quyền phải có một thái độ mềm dẽo hơn, nhờ vậy sinh hoạt tôn giáo trở nên dễ dàng hơn.
Tài liệu thống kê vào cuối năm 2009 cho biết hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có khoảng 6.200.000 triệu giáo dân với 1 Hồng Y Tổng giám mục, 2 Tổng giám mục, 40 Giám mục, 3000 linh mục triều, 770 linh mục dòng, 15.750 tu sĩ nam nữ, 57.000 giáo lý viên, 2.135 giáo xứ, giáo điểm, giáo họ và 190 cơ sở xã hội, nhà trẻ, dạy nghề, lớp học, từ thiện, khám bịnh.
Lúc 11 giờ ngày 12.12.2009, một cuộc hội kiến giữa ĐGH Beneđitô XVI và ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước Việt Nam đã diễn ra tại Vatican, kéo dài trong vòng 40 phút. Theo hãng AP, đây là thời thời lượng khá dài so với các cuộc tiếp xúc khác giữa ĐGH và các vị quốc trưởng các nước. Thông thường, các cuộc tiếp kiến như thế chỉ kéo dài khoảng 15 phút. Điều này đã làm các nhà quan sát nhận định rằng Tòa Thánh và Việt Nam đã đề cập đến nhiếu vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm.
Một ngày trước khi lên đường sang Italia, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã dành cho ký gả tờ Corriere della Sera phát hành ở Italia một cuộc phỏng vấn trong đó ông tuyên bố: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican”
Trong bản thông cáo của Tòa Thánh được hãng thông tấn xã AP trích dẫn, đã cho biết: “Tòa Thánh tỏ ra hài lòng với cuộc thăm viếng, coi đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng những vấn đề đặc biệt sẽ được giải quyết sớm.”
ĐHY Etchegaray, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, gọi chuyến thăm của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết là “điều thiết yếu cho sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây.” Ngài hy vọng quan hệ song phương vốn “chậm chạp và cam go” giữa Hà Nội và Vatican từ nay được đánh dấu bằng “tinh thần tín nhiệm lẫn nhau.”
Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, nói với hãng thông tấn Fides rằng cuộc gặp gỡ này là "biến cố mang niềm hy vọng" tới cho những trái tim người Công giáo Việt nam, mở ra những viễn tượng mới, nâng cao những ước vọng lớn lao.
Với số tín đồ Công Giáo được ước tính từ 7-8 triệu, Việt Nam là quốc gia có cộng đồng Thiên Chúa Giáo La Mã thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines.
NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI
Trong buổi phát thanh ngày 11.12.2009, đài phát thanh BBC đã nhận định: “Một trong những vấn đề còn khúc mắc là tranh chấp đất đai và các cơ sở Công giáo mà chính quyền thu sau năm 1955 tại miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam.” Một số cơ quan thông tin quốc tế khác cũng đã có nhận định như vậy. Ngoài những vướng mắc về tranh chấp đất đai, dĩ nhiên là còn một số khó khăn khác.
1.- Trở ngại về tài sản bị cưỡng chiếm
Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Giải quyết các rắc rối về nhà đất của các tôn giáo”, trong thời kỳ chủ trương xoá bỏ tôn giáo để “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, nhà cầm quyền đã tịch thu của Giáo Hội Công Giáo khoảng 2250 cơ sở. Vì là một tổ chức có nhiệm vụ chính là rao giảng Tin Mừng, Giáo Hội Công Giáo đề nghị chính quyền ưu tiên trao trả lại cho Giáo Hội những cơ sở sau đây:
- Các cơ sở được dùng thực thiện các công tác bác ái và từ thiện để Giáo Hội có thể phục vụ nhiều hơn những người không may mắn.
- Các chủng viện để đào tạo linh mục.
- Các cơ sở giáo dục để Giáo Hội có thể góp phần vào việc nâng cao trí dục và đức dục của người dân.
Nói rằng chính phủ không trả thì không đúng. Chính quyền chỉ trả nhỏ giọt và thường không trả khi đang có áp lực. Chính quyền địa phương thường khắt khe hơn chính trung ương, vì các địa phương thường nghĩ đến quyền lợi riêng tư hơn quyền lợi đất nước, cố chấp và không thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng khi các cuộc tranh đấu bùng nỗ.
Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp về nhà đất không phải là một trở ngại cho việc thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam. Nếu muốn được chính phủ chẳng những trả lại tài sản mà còn xây cất thêm cho nhiều trung tâm rộng lớn như Phật Giáo quốc doanh hiện nay chẳng hạn, Giáo Hội Công Giáo chỉ cần chấp nhận trở thành một tổ chức tôn giáo vận của Đảng CSVN như Phật Giáo là có đủ mọi thứ ngay. Nhưng Giáo Hội đã giữ vững con đường của mình và chấp nhận những sự mất mát.
Giáo Hội không bao giờ để những tài sản vật chất ngăn trở sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Khi tình hình cho phép, một số giáo hội anh em sẽ giúp giáo hội Việt Nam tiến tới một giải pháp tốt đẹp hơn là phương thức Thái Hà.
2.- Trở ngại về con người
Khó khăn thứ hai có lẽ quan trọng hơn khó khăn thứ nhất. Khó khăn này đã được ông Nguyễn Thế Doanh, cựu Trưởng Ban Tôn Giáo Của Chính Phủ trình bày trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC được phổ biến nhiều lần vào đầu tháng 12/2009, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ, kể cả cơ quan truyền thông Công Giáo Việt Nam, đều tránh nhắc lại. Tuy nhiên đó là một sự thật cần phải quan tâm. Ông Doanh nói về sự thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam như sau:
“Cái đó nó còn lệ thuộc vào nhiều vấn đề, lệ thuộc vào nỗ lực của cả hai bên, kể cả phía Tòa thánh nữa. Tòa thánh thì lâu nay cũng có rất nhiều nỗ lực thiện chí.
“Nhưng nó còn phụ thuộc vào yếu tố nữa, đó là giáo hội công giáo Việt Nam ở trong nước, sao cho nó cùng hòa một nhịp chung. Thì cái đó mới là một vấn đề phải phấn đấu.
“Rất tiếc cũng còn một bộ phận trong số giáo sĩ công giáo, tất nhiên không nhiều, một bộ phận nhỏ thôi vẫn còn não trạng không phù hợp với xu thế mới.
“Tòa thánh với giáo hội (Việt Nam) là một, vì giáo hội công giáo hoàn vũ mà. Như vậy nó phải cùng một nhịp. Theo tôi hiểu là thế.”
Một giám mục Việt Nam đã tâm sự với chúng tôi: Một nhóm tín hữu cực đoan ở hải ngoại đã gây khó khăn cho giáo hội có khi còn hơn cả cán bộ cộng sản. Họ không nắm vững tình hình đất nước, không nắm vững tình cảnh của giáo hội ở trong nước và đường lối của giáo hội, cứ suy nghĩ theo cảm tính rồi ra lệnh cho HĐGMVN phải làm thế này, không được làm thế kia... gây ra những sự phiền hà liên tục.
3.- Trở ngại về phía Trung Quốc?
Nhiều nhà bình luận vẫn tin rằng khi Trung Quốc chưa lập bang giao với Vatican, Hà Nội sẽ không dám đi trước.
Tuy nhiên, hôm 3.12.2009, sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Dmitri Medvedev, Tổng Thống Nga, điện Kremlin loan báo Nga đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao "hoàn toàn" với Tòa Thánh bằng cách nâng cấp phái bộ ngoại giao của mình lên hàng đại sứ. Nhiều người tin rằng quyết định này của điện Kremlin đã mở đường cho Hà Nội trong việc thiết lập bang giao với Vatican.
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI
Trong bài “Sợ diễn biến hoà bình” phổ biến ngày 18.11.2009, chúng tôi đã viết:
“Điều chắc chắc, Hoa Kỳ và các cường quốc không bao giờ đi theo “đường mòn chống cộng” và “binh pháp chống cộng” của người Việt hải ngoại, trái lại thường biến các cộng đồng này thành công cụ phục vụ chính sách từng giai đoạn của họ. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược diễn biến hoà bình.
“Điều chắc chắn, Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng không bao giờ đi theo “đường mòn chống cộng” và “binh pháp chống cộng” của người Việt hải ngoại, mà đi theo con đường mà Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II đã đưa ra trong thông điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới 2005: “Vượt thắng điều ác bằng điều thiện” (Overcome evil with good).
“Những ai muốn lật đổ chế độ cộng sản ở trong nước, phải thành lập những tổ chức chính trị như Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan hay Khối Công Dân Công Giáo trước 1975 để hành động. Đừng nghĩ rằng có thể dùng những lời kích bác, kích động, những tin bịa đặt hay “thần học chống cộng” để đưa Giáo Hội vào các cuộc phiêu lưu chính trị.”
Trong cuộc tiếp kiến các giám mục Việt Nam trong chuyến viếng thăm “Ad limina” vào ngày 27.6.2009, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói:
“Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Giáo Hội dự phần chính đáng vào đời sống của Đất Nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân...”
Tuy nhiên, trước khi đi vào “những viễn tượng mới”, ĐGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN nói rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm dài sống trong bóng tối nên những viễn tượng mới đưa tới những ngày tươi sáng hơn vẫn còn phải trải qua nhiều thử thách và thiện chí.
Ngày 22.12.2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria Qua Các Thời Đại (8)
Vũ Văn An
00:01 22/12/2009
Chương bẩy: Tô điểm việc thờ phượng và ca trưởng ca đoàn thiên quốc
Nữ ngôn sứ Miriam, em ông A-ha-ron, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên rằng:
"Hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng,
kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương.
- Xuất Hành 15:20-21
Việc đồng hóa đức Ma-ri-a, mẹ Chúa Giê-su, với Miriam, chị Mô-sê, không phải chỉ là chủ đề của kinh Kô-răng (1) mà từ lâu vốn cũng là một chủ đề của hình loại học Kitô Giáo nữa. Thánh Augustinô, khi bình luận các lời sau đây của thánh vịnh: “giữa các thanh nữ khua trống nhịp nhàng (2), đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được gọi là 'người chơi trống nhịp nhàng của chúng con'" vì, cũng như Miriam từng hướng dẫn con cái Israel thế nào, đức Ma-ri-a cũng hướng dẫn dân Chúa và các thiên thần trên trời ca hát chúc tụng Đấng Toàn năng như vậy (3). Và, dù không biết mình đang tiếp nối thứ hình loại học này về Miriam và đức Ma-ri-a, và không hề biết mình đang thân thưa với chính đức Ma-ri-a, hàng ngàn cộng đoàn Thệ Phản nói tiếng Anh trong thế kỷ 20 vẫn đã long trọng gán cho Ngài vai trò làm đẹp việc thờ phượng và ca trưởng ca đoàn thiên quốc, bằng những lời sau đây trong bài thánh ca năm 1906 của John A. L. Riley, “Hỡi Quý Bạn Những Người Ngắm Nhìn và Hỡi Quý Bạn Những Người Thánh Thiện (Ye Watchers and Ye Holy Ones)”:
Ôi cao hơn thiên thần kêrubim,
Vinh hiển hơn thiên thần xêraphim,
Hãy điều khiển lời chúc tụng của họ, Alleluia!
Hỡi bà, Đấng Cưu Mang Ngôi Lời vĩnh cửu,
Đấng phúc lộc đầy dư, hãy ngợi khen Thiên Chúa, Alleluia!
Bài ca muốn nói: khi các thiên thần trên trời, tức các kêrubim và xêraphim, ca ngợi Thiên Chúa, họ đã được điều khiển bởi đấng mà tổng lãnh thiên thần Ga-bri-en từng chào kính là “đầy ơn phúc” và là đấng đã khởi đầu bài thánh ca riêng của mình bằng những lời sau đây: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”, là đấng Theotokos, cưu mang Ngôi Lời vĩnh cửu Thiên Chúa, tức Ngôi Lời đã thành thịt xương của chúng tôi. Dĩ nhiên, những tình cảm như thế đối với Ngài chắc chắn khó khăn hơn mới phát sinh ra được từ toà giảng của các cộng động ấy, chứ không dễ như đã được phát sinh từ các bài ca của hàng ghế giáo dân.
Mặt khác, ngay trong các cộng đoàn biết nối kết đức Trinh Nữ Ma-ri-a với việc thờ phượng một cách tự nhiên đi chăng nữa, thì khuôn mạo của Ngài cũng dễ nổi bật ở bên ngoài nền phụng vụ chính thức hơn là ở bên trong nền phụng vụ ấy. Trong phụng vụ Phương Đông, nhất là hai nền Phụng Vụ Basilêô và Gio-an Kim Khẩu, luôn luôn có lời xin Đức Ma-ri-a cầu bầu (4). Trên hết, ta thấy có bài thánh ca Akathistos (nghĩa đen: “Đừng Ngồi Xuống”) (5) đã chào mừng Ngài là “cô dâu chưa cưới” và là đối tượng cho Giáo Hội ngợi ca. Các tước hiệu ấy sau này còn được phản ảnh trong nghệ thuật tạo hình (6). Trong các Thánh Lễ thuộc phụng vụ Phương Tây cũng thế, khi xướng danh các thánh trên trời là những vị cùng với Giáo Hội dưới thế khẩn cầu, ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a chiếm một chỗ thật danh dự. Ấy thế nhưng, hai trong các hình thức sùng kính Đức Ma-ri-a có tính phổ thông và bình dân nhất trong truyền thống Phương Tây lại không có tính phụng vụ. Hình thức thứ nhất thường được người ta coi có nguồn gốc từ Dòng Đa Minh còn hình thức thứ hai thì từ Dòng Phanxicô, mặc dù cả hai đã trở nên gần như phổ quát khắp thế giới Công Giáo La Mã. Thói quen đọc kinh mân côi có lẽ không phát nguyên từ Thánh Đa Minh, căn cứ vào các truyền thuyết không được chứng minh của Alan de la Roche khi tường thuật các lần mạc khải. Nhưng dù thế nào đi nữa, kinh mân côi cũng có mối dây liên lạc đặc biệt với Dòng Anh Em Thuyết Giáo (7). Theo tập tục mộ đạo từng xuất hiện bên ngoài Kitô Giáo, như Ấn Giáo, Phật Giáo, và cả Hồi Giáo nữa, tràng mân côi là một xâu chuỗi nhiều hột sử dụng làm dụng cụ giúp trí nhớ khi đọc kinh. Trên thực tế, trong tiếng Anh, chữ “hột” (bead) phát xuất từ một chữ Đức có nghĩa là “để cầu nguyện”, thí dụ chữ beten của Đức Ngữ ngày nay và chữ bid của Anh Ngữ bây giờ; và như Từ Điển Tiếng Anh của nhà Oxford giải thích, “tên được chuyển dịch từ ‘cầu nguyện’ để trở thành những hột tròn nho nhỏ dùng để ‘đếm hột’, nghĩa là đếm những kinh đã đọc, từ đó mà có các nghĩa khác nữa” (8). Dù có thay đổi đôi chút từ truyền thống này qua truyền thống nọ, nhưng tựu trung chuỗi mân côi gồm việc đọc 15 kinh Lạy Cha, 15 chục kinh Kính Mừng và 15 kinh Sáng Danh (Đức Giáo Hoàng Gio-an Phaolô 2 đã tăng con số từ 15 lên 20 – ghi chú của người chuyển ngữ). Mỗi bộ một chục kinh chú tâm vào một trong các mầu nhiệm của công cuộc cứu chuộc; như thế, trọn bộ chuỗi mân côi gồm 150 lần đọc kinh Kính Mừng (200 lần hiện nay) (9).
Kinh Truyền Tin (Kinh Sai Thiên Thần) trái lại có liên hệ đến lời khuyên bảo của thánh Bonaventura ban hành năm 1269. Là bề trên cả của Dòng Anh Em Hèn Mọn lúc ấy, tức dòng Phanxicô, thánh nhân đã khuyên anh em trong Dòng bắt chước Thánh Phanxicô Assisi đọc kinh Kính Mừng mỗi lần nghe tiếng chuông chiều mời gọi cầu nguyện. Thói quen này tiến triển, và đến khoảng thế kỷ mười bốn, nó đã trở thành thói quen đọc kinh Truyền Tin vào buổi sáng (được ghi nhận lần đầu ở Parma, trong các năm 1317-1318), vào buổi trưa (ở Prague, năm 1386), và lúc chiều tối (ở Rôma, năm 1327, và một số nơi khác còn sớm hơn) (10). Thói quen này cũng được quảng bá rộng rãi trong hàng ngũ giáo dân thời ấy; thí dụ đã được đưa vào hồi đầu tiên của vở Tosca của Pucini trong lời cầu nguyện của người dọn phòng thánh, cũng như kinh Te Deum Laudamus đã được đưa vào để trở thành những nốt hùng tráng trong cảnh cuối cùng của hồi kịch ấy. Kinh Sai Thiên Thần được gọi theo lời Phúc Âm Lu-ca: “Angelus Domini ad Ma-ri-am, Ave gratia plena…(Thiên Thần Chúa (nói với) Bà Ma-ri-a, Chào bà đầy ơn phúc…” (11). Nhờ hai hình thức sùng kính ngoài phụng vụ này cũng như nhờ nhiều thành tố khác của chính phụng vụ, mà lịch sử đức Ma-ri-a đã ăn sâu vào ngôn ngữ và nền linh đạo của vô vàn tín hữu khắp thế giới Phương Tây.
Nhưng lãnh vực sùng kính trong đó đức Ma-ri-a giữ vai điều khiển một cách hữu hiệu hơn cả là việc tô điểm các ảnh tượng (12). Vì trong các thế kỷ thứ tám, thứ chín, và thứ mười, tương lai chính trị, tôn giáo và nghệ thuật của đế quốc và nền văn hóa Byzantine hết sức lung lay trong cuộc chiến bảo tồn căn tính của mình chống lại các đợt công kích liên tiếp của phe dẹp ảnh tượng (iconoclasm), muốn phá bỏ việc dùng các tranh ảnh trong việc thờ phượng của Kitô Giáo. Luận chứng bài bác tranh ảnh, và sau này luận chứng ủng hộ chúng, cả hai đều dựa vào câu hỏi liệu người ta có nên vẽ con người thần nhân của Chúa Kitô trên tranh ảnh hay không. Nhưng luận chứng ấy cũng đặc biệt liên quan tới con người đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Theo những người chống đối họ, phe chống tranh ảnh tấn công không những việc thờ lạy các tranh ảnh một cách tổng quát, mà cách riêng cả việc sùng kính chính thống đối với đức Ma-ri-a nữa (14). Người ta cũng cho hay họ đã bác bỏ cả niềm tin chính thống vào việc chuyển cầu hết sức chuyên biệt của Đức Ma-ri-a nhân danh Giáo Hội (15).
Để trả lời những cuộc tấn công như thế, các nhà thần học chính thống - như Thánh Gio-an thành Đamát, người đã biện luận rằng “vinh dự dành cho tranh ảnh không nhằm dành cho hình vẽ mà là dành cho người được vẽ” (16) - bắt buộc phải làm sao phân biệt cho bằng được các hình thức “sùng kính (proskynesis)”, là các hình thức Kitô hữu được phép dùng để tôn kính các tạo vật, khỏi các hình thức “thờ lạy (latreia)” mà họ chỉ được dùng đối với một mình Thiên Chúa Hóa Công mà thôi, chứ không được dùng đối với bất cứ tạo vật nào (17). Nếu dùng hình thức sau (thờ lạy) cho các ngẫu tượng, thì việc sùng kính ấy được gọi là “thờ ngẫu tượng” (eidololatreia) (18)... Nhưng khi nói “Thiên Chúa Hóa Công”, nền thần học chính thống, từ công đồng Nixêa và cả trước đó, đều hiểu là Thiên Chúa Ba Ngôi, tức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đối với mỗi Ngôi này, ta đều có quyền dâng lên hình thức “sùng kính” vốn là “thờ lạy”, là hình thức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa thật. Đàng khác, từ thời Tân Ước, sự "thờ lạy" này vốn được dành cho ngôi vị Chúa Giê-su Kitô, dù trên thánh giá, Chúa Kitô từng nói: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (19). Cũng theo thánh Lu-ca, Kitô hữu tử đạo đầu tiên, tức thánh Stêphanô, đã kêu lên: “Lạy Chúa Giê-su, xin hãy nhận lấy linh hồn con” (20). Như thế, ta thấy có sự di chuyển rất tự nhiên từ lời kinh ngỏ với Chúa Cha qua cùng một lời kinh ấy nhưng bây giờ được ngỏ với Chúa Con. Vì theo lời tuyên bố của thánh Phaolô, “khi nghe danh Giê-su, mọi đầu gối đều bái qùy, dù là ở trên trời, hay ở dưới đất hay trong lòng đất, và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô là Chúa, để vinh danh Chúa Cha” (21). Đối với Kitô Giáo chính thống, “đầu gối bái quỳ” và “sùng kính” là “thờ lạy” chân chính và trọn vẹn, và việc thờ lạy ấy lấy trọn bộ ngôi vị Con Thiên Chúa nhập thể làm đối tượng đúng nghĩa của mình - chứ không phải chỉ là bản tính Thiên Chúa của Ngài mà thôi, vì bản tính Thiên Chúa ấy, từ lúc nhập thể, không còn đơn độc nữa mà luôn kết hiệp vĩnh viễn và “bất khả phân (achoristos)” (như Công đồng Canxêđoan đã công bố năm 451) (22), với bản tính nhân loại, một bản tính tự nó và trong nó vốn không thể là đối tượng cho “thờ lạy” được, vì là một thụ tạo, mà phải được thờ lạy trong ngôi vị không chia sẻ của Thiên Chúa làm người.
Ngược lại, tất cả các hình thức “sùng kính” chính thống khác đơn thuần chỉ là “tôn kính” (douleia), nhờ thế mà không phạm đến điều răn thứ nhất. Ít nhất trong một số đoạn văn của mình, Thánh Gio-an thành Đamát đã phân biệt được sự “thờ lạy” và sự “tôn kính” này (23). Nhưng do một chuyển vần lạ kỳ của lịch sử ngôn ngữ học, lại không còn tài liệu nào cho thấy sự phân biệt trên trong các trước tác của ngài, cả trong trước tác của bất cứ giáo phụ Hy Lạp và tư tưởng gia Byzantine nào, mà là trong các tác giả Kitô Giáo Latinh, và trên hết là nơi thánh Augustinô thành Hippo. Trong Kinh Thành Thiên Chúa, Thánh Augustinô viết: "Vì đây là sự sùng kính phải có đối với Thần Tính, hay, nói cho chính xác hơn, đối với Thiên Tính; và nếu muốn diễn tả sự sùng kính này bằng một chữ duy nhất, bất cứ nơi nào có thể, tôi xin dùng chữ Hy Lạp, vì không chữ nào trong tiếng Latinh chính xác đủ đối với tôi. Latreia, bất cứ xuất hiện nơi nào trong Sách Thánh, đều được dịch là “phục vụ”. Nhưng sự phục vụ dành cho con người, được thánh tông đồ nhắc đến trong câu: tôi tớ phải phục vụ chủ mình (Eph. 6:5), thì thường được một chữ Hy Lạp khác tức chữ (douleia) chỉ định, trong khi việc phục vụ riêng Thiên Chúa mà thôi thì luôn luôn hay hầu như luôn luôn được gọi là latreia trong cách dùng của các vị soạn tác từ các lời sấm của Thiên Chúa" (24).
Đoạn trên là một trong những chứng từ trước nhất – hay ít ra trong những chứng từ sớm nhất được bảo quản đến nay – đã làm cho việc phân biệt trên đây thành chuyên biệt (25). Cũng cần phải thêm rằng đối với Thánh Augustinô, có được sự hiểu biết như thế về lịch sử tiếng Hy Lạp quả là điều nghịch lý, vì chính ngài nhiều lần liên tiếp nhìn nhận rằng tiếng Hy Lạp của mình chẳng đáng tin bao nhiêu: lúc còn đi học, ngài càng ngày càng tỏ ra ghét tiếng Hy Lạp, ngay cả việc đọc Homer (26) nữa, và ngay cả khi đã là một giám mục Công Giáo, lo bênh vực học lý Chúa Ba Ngôi tại Công Đồng Nixêa, ngài cũng thú nhận đã không nắm được trọn vẹn những cái tinh tế của từ ngữ học liên quan đến những phân biệt căn bản về Ba Ngôi do các nhà thần học Hy Lạp đưa ra trong các thế hệ trước đây (27).
Trong tư cách Mẹ Thiên Chúa, đức Ma-ri-a, kể cả đức Ma-ri-a trong tranh ảnh, là đối tượng chính đáng cho lòng “sùng kính (proskynesis)” chính thống trong Kitô Giáo. Những phân biệt như thế càng cần thiết hơn vì thực tế có nhiều thế và cử chỉ tôn kính đối với người khác, không những do lòng đạo đức Byzantine mà do cả các tập quán phong tục của xã hội Byzantine truyền dạy nữa. Ngay trong cách sử dụng cổ điển của người Hy Lạp, tất cả các biểu thức tôn kính đều được gom chung dưới phạm trù “sùng kính (proskynesis)”. Phạm trù này không những có nghĩa “tỏ lòng tôn kính các thần minh hay các ảnh tượng của họ, xấp mình và sùng kính” mà đặc biệt cũng chỉ “cung cách người Phương Đông xấp mình trước vua chúa và các đấng bề trên” (28). Cung cách này, như Charles Diehl nói, sau đó còn được quảng diễn quá trớn để chỉ “hàng ngàn những trau chuốt xã giao, làm sao để hành xử cho chính xác trong mọi hành vi có qui định của cuộc sống đế quốc” tại Constantinốp (29). Trong cảnh tạp nham đủ thứ hành vi “tôn thờ” (30) ấy, cần phải có một cách chuyên biệt để đề cập đến việc sùng kính Thiên Chúa, sùng kính các thánh và nhất là sùng kính đức Trinh NữMa-ri-a. Bởi thế, nền thần học Latinh Trung Cổ, cụ thể nơi Thánh Tôma Aquinô (người đã sử dụng các từ ngữ Hy Lạp dưới hình thức Latinh của chúng), thấy rằng việc phân biệt đơn giản giữa “thờ lạy (latreia)” và “tôn kính (douleia), như đã được thánh Gio-an thành Đamát đưa ra, không đủ thích đáng đối với vị thế đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa. Vì Ngài chắc chắn thua xa Thiên Chúa, nhưng điều chắc chắn không kém là Ngài hơn hẳn bất cứ phàm nhân nào cũng như thánh nhân nào khác gấp bội; bởi thế, tuy Ngài không đáng được thờ lạy (latria), nhưng chắc chắn Ngài xứng đáng hơn bậc tôn kính (doulia) (31). Như thế việc tôn kính Ngài đúng nghĩa phải là hyperdulia (biệt tôn, biệt kính) (32). Sau thời Trung Cổ, Giáo Hội Latinh càng thấy việc phân biệt giữa latria và dulia (gồm cả heperdulia) là hữu ích vì sau cơn Cải Cách, phe Thệ Phản thường xuyên tố cáo Giáo Hội “Thờ Lạy Đức Ma-ri-a” (Mariolatry) (33). Mario-latry là chi nếu không phải là hình thức latria áp dụng vào đức Ma-ri-a; và những ngôn từ trong các bài kinh cũng như thánh ca dâng kính Ngài ở Phương Tây phần nào đã trở nên quá lạm, nên việc phân biệt trên nhằm mục đích tạo rào cản cho hình thức “thờ lạy đức Ma-ri-a” kia, một rào cản thường hết sức vô hình đối với lòng đạo đức của tín hữu bình dân, bất luận ở Tây hay Đông Phương, khi họ dâng lên Ngài và các tranh ảnh về Ngài các bài kinh của họ (34). Như chính các nhà bênh vực tranh ảnh từng nhìn nhận, mối liên hệ giữa nền thần học chuyên môn và lòng đạo đức của tín hữu bình dân là điều thật khó xử lý (35).
Có lẽ điều đáng chú ý hơn cả trong các bức tranh truyền thống về Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong nghệ thuật Byzantine là điều người ta gọi là Deesis (chữ Hy Lạp có nghĩa là khẩn cầu hay cầu bầu) (36). Trong tiếng Hy Lạp cổ điển, chữ này thường dùng chỉ sự khẩn cầu bất cứ loại nào (37). Trong tiếng Hy Lạp thời Byzantine, nó được dùng chỉ các thỉnh nguyện và khẩn khoản nơi dân sự, như các thỉnh nguyện dâng lên hoàng đế chẳng hạn (38). Nhưng đồng thời, nó cũng trở nên ngôn ngữ tiêu chuẩn trong tiếng Hy Lạp của thời giáo phụ và cả trong tiếng Hy Lạp của thời Byzantine nữa, để chỉ những lời cầu bầu hay chuyển cầu: nghĩa là các lời kinh Giáo Hội dâng lên “không những cho Thiên Chúa nhưng cho cả các thánh, dù không dâng lên cho những người khác”; là lời cầu xin dâng lên Chúa Kitô như đấng Trung Gian duy nhất ngỏ với Chúa Cha; và cũng là các lời cầu xin mà các thánh, nhất là Mẹ Thiên Chúa, trong tư cách trung gian thụ tạo, dâng lên Chúa Kitô và Chúa Cha nhân danh Giáo Hội (39). Như một yếu tố nghệ thuật, deesis được chia làm ba phần hay ba ô rõ rệt: Ô giữa dành cho khuôn mạo Chúa Giê-su Kitô oai phong lẫm liệt. Đứng hai bên Chúa Kitô để khẩn cầu Người cho kẻ có tội là Mẹ Thiên Chúa và Thánh Gio-an Tẩy Giả (thường được nhận dạng là Tiền Hô [ho Prodromos]) (40). Những bức tranh loại này có rất nhiều kích thước khác nhau. Trên một hòm thánh tích nhỏ thuộc thế kỷ thứ 11 theo kiểu Byzantine, bức deesis khi gấp lại chỉ nhỏ hơn 3 tấc vuông Anh một chút, được trình bày theo lối từng ngăn (cloisonné), hai ngăn vẽ đức Ma-ri-a và thánh Gio-an Tẩy Giả gấp lại bên trên ngăn chính vẽ Chúa Kitô. Trái lại, bức tranh ghép hình deesis trên tường Nhà Thờ Hagia Sophia ở Istanbul cho thấy đây là một bức có kích thước rất lớn.
Các sử gia nghiên cứu nền nghệ thuật và kiến trúc Byzantine từng khéo léo và nhậy cảm khai thác được nhiều ý nghĩa của tranh Deesis (41), nhờ thế đã thiết lập ra từ Deesis trong tiếng Anh. Nhưng không may, các sử gia nghiên cứu nền linh đạo và thần học Byzantine lại đã không tìm hiểu tranh Deesis với cùng một tâm tư tình cảm ấy, dù nó đã trình bày một cách sâu sắc và đầy gợi ý nhiều chủ đề rất chính yếu trong việc Kitô Giáo Phương Đông hiểu về toàn bộ “nhiệm cục (oikonomia)” lịch sử cứu rỗi. Việc đặt đức Ma-ri-a và thánh Gio-an Tẩy Giả kế cận nhau trên tranh Deesis là cách để nhận diện hai nhân vật đứng ở biên giới giữa Cựu Ước và Tân Ước, theo cái hiểu truyền thống của Kitô Giáo về lịch sử cứu rỗi. Theo một câu nói của chính Chúa Kitô trong Phúc Âm, cái dòng tiên tri của Cựu Ước đến Gio-an Tẩy giả là hết (42). Thánh Justinô Tử Đạo ở thế kỷ thứ hai cũng theo luồng tư tưởng ấy để chứng tỏ rằng sau Gio-an Tẩy Giả, không còn tiên tri nào nữa trong lịch sử Israel (43). Cha Gio-an Tẩy giả, cụ Dacaria, là một thầy cả “thuộc giòng Lêvi” là những người tiếp nối vai trò trung gian tư tế giữa Thiên Chúa và dân của Người kể từ thời A-ha-ron. Cha mẹ của Gio-an là những người tiếp nhận lời “truyền tin (euangelismos)” của thiên thần Ga-bri-en, tương tự như lời truyền tin mấy tháng sau đó cho đức Trinh Nữ Ma-ri-a, chị em họ với mẹ Gio-an là bà Ê-li-sa-bét (44). Theo thánh Grêgôriô thành Nyssa, “ơn phúc trong ông được công bố bởi Đấng nhìn ra bí nhiệm nơi một người sẽ nên cao trọng hơn bất cứ tiên tri nào” (45). Vì chính Chúa Kitô từng nói về Gio-an Tẩy Giả rằng: “Sẽ chẳng có con trai nào được mẹ sinh ra ở đời này cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả” (46).
Chẳng có con trai được mẹ sinh ra nào cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả, nhưng có một người con gái được mẹ sinh ra cao trọng hơn bất cứ con trai con gái được mẹ sinh ra nào khác, đó chính là Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, đấng được thánh Grêgôriô thành Nyssa trước đây, trong cùng một khảo luận, gọi là “Ma-ri-a không tì vết (amiantos)” (47). Không những chỉ trong ảnh tượng mà cả trong thần học, đức Martia chiếm một vị thế độc nhất trong thế giới Kitô Giáo Phương Đông, là nơi, như ta đã thấy, cả lòng sùng kính Ngài lẫn các suy tư về Ngài đều đã được cô đọng, suốt các thế kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô Giáo. Lòng sùng kính ấy tìm được biểu thức tuyệt diệu trong phụng vụ Byzantine. Từ các nguồn của mình trong các giáo phụ Hy Lạp và trong Kitô Giáo Byzantine, thánh mẫu học Phương Đông tiếp tục gây một ảnh hưởng quyết định trên việc Tây Phương giải thích về đức Ma-ri-a qua suốt hai thời kỳ giáo phụ và đầu Trung Cổ, với các giáo phụ như thánh Ambrôsiô thành Milan, tác động như những người chuyển giao thánh mẫu học Hy Lạp cho Giáo Hội Latinh (48).
Đàng sau các dị biệt giữa hai truyền thống Latinh và Hy Lạp, ta thấy một dị biệt còn sâu xa hơn nữa, được nhận diện nhờ giáo huấn của thần học Kitô Giáo Hy Lạp. Giáo huấn này cho rằng điều mà sự cứu rỗi ban cho người tiếp nhận không gì khác hơn là chính sự biến đổi nhân tính họ, nhờ đó, họ tham dự vào chính thực tại của Thiên Chúa. Anders Nygren từng nhìn thấy cái ý niệm cho rằng “nhân tính được nâng lên hàng Thiên Tính” là một ý niệm được giáo phụ Hy Lạp Irênê chia sẻ “với lòng sùng đạo của thế giới Hy Lạp nói chung” (49). Và trong học thuyết Kitô Giáo này ta thấy có những âm vang hết sức rõ ràng của tư duy Hy Lạp (50). Tuy nhiên, quan niệm coi cứu rỗi như việc thần hóa (theosis) (51) không hẳn là của riêng Hy Lạp; nó cũng xuất hiện nơi nhiều giáo phụ Latinh, kể cả thánh Augustinô, và, như Anders Nygren từng nhìn nhận, thỉnh thoảng nó còn được vang vọng trong các trước tác của các nhà Cải Cách Thệ Phản và đồ đệ của họ (52). Gần như cùng thời với bức thảm thêu Ảnh Đức Nữ Trinh, một tác giả Kitô Giáo Latinh đã đưa quan niệm thần hóa vào một công trình suy tư triết học được lưu hành khá rộng rãi thời Trung Cổ: “vì con người được chúc phúc nhờ nhận lãnh được sự chúc phúc, và sự chúc phúc không là gì khác hơn là thần tính, do đó hiển nhiên là con người được chúc phúc nhờ đã nhận lãnh được thần tính. Và cũng như con người được trở nên công chính nhờ lãnh nhận được sự công chính, và nên khôn ngoan nhờ nhận lãnh được sự khôn ngoan thế nào, thì những ai nhận lãnh được thần tính hẳn cũng đã trở thành thần minh cách nào đó. Dù ai được chúc phúc đều là thần minh cả, nhưng do bản tính thì chỉ có một Thiên Chúa mà thôi; những người khác chỉ là thần minh nhờ tham dự vào thần tính” (53). Hơn nữa, có người còn cho rằng quan niệm này có cơ sở ngay trong Thánh Kinh. Về phương diện này ta thấy có câu bí nhiệm sau đây trong sách Thánh Vịnh, được ngỏ với các nhà cầm quyền thế gian: “Ta bảo, các ông đều là thần minh” (54). Thế nhưng, như lời Chúa Kitô trong Tân Ước, câu này đã trở nên bằng chứng cho điều sau: “Nếu Lề Luật gọi những người được Thiên Chúa ngỏ lời là thần minh, thì lời Thánh Kinh không thể bị hủy bỏ” (55). Mà vì những người tin Chúa Kitô rõ ràng đều là “những người được Thiên Chúa ngỏ lời” và trong số họ, rõ ràng và trổi vượt hơn cả phải là đức Ma-ri-a, theo truyền thống Kitô Giáo Hy Lạp, thì hiển nhiên họ phải được gọi là “thần minh”. Vì cả đối với điều đó nữa, “Thánh Kinh cũng không thể bị hủy bỏ”.
Câu Sách Thánh từng minh chứng cho ý niệm trên, và do đó trở thành một câu trích cổ điển bênh đỡ cho ý niệm đó trong thần học Byzantine, chính là công thức trong Tân Ước: “Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa: để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (theias koinonoi physeos), sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian” (56). Ta thấy công thức trên đã tóm gồm cả hai nhấn mạnh của các giáo phụ Hy Lạp: nhấn mạnh tiêu cực coi cứu rỗi như một giải thoát khỏi sự “mau qua, hư đốn (phthora)” và nhấn mạnh tích cực coi cứu rỗi như một tham dự vào chính bản tính Thiên Chúa. Như thế, hạn từ Hy Lạp theosis, hay thiên hóa hoặc thần hóa, đã trở thành đại biểu cho quan điểm đặc thù về ý nghĩa của cứu rỗi, được tóm lược trong công thức của các giáo phụ Phương Đông, được phổ biến rộng rãi trong hai thế kỷ thứ hai và thứ ba: “Thiên Chúa trở nên phàm nhân để phàm nhân trở nên Thiên Chúa”. Quan điểm trên, sau đó, đã trở thành căn bản cho việc khai triển học lý về Chúa Ba Ngôi; như thánh Athanasiô từng viết: “Nhờ việc dự phần với Chúa Thánh Thần, chúng ta đã được đan chặt vào bản tính Thiên Chúa”(57). Dù cố gắng hết sức để bảo vệ công thức Thánh Kinh về việc tham dự vào bản tính Thiên Chúa chống lại mọi dấu tích của thuyết phiếm thần bằng cách nhấn mạnh đến tính siêu việt của Thiên Chúa, một tính siêu việt vượt trên mọi ngôn ngữ, mọi tư tưởng và mọi hữu thể, nhưng các giáo phụ Hy Lạp và các đồ đệ Byzantine của họ cũng cố gắng không kém trong việc đem lại một nội dung thật cụ thể cho lời hứa của công thức kia về việc phàm nhân trở thành Thiên Chúa qua việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa trong ngôi vị Chúa Giê-su Kitô.
Cái nội dung cụ thể ấy tìm được điển hình tuyệt vời trong con người đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, và trong nghệ thuật chính thống giáo Nga (58). Các họa sĩ vẽ tranh ảnh xem ra không do dự chút nào trong việc mô tả đức Ma-ri-a như “thần minh” và những người bênh vực tranh ảnh thường xem ra gần như không bận tâm chi đến cách họ nói đến các phẩm tính “thiên chúa” của Ngài; vì phẩm tính “thiên chúa” quả là những chữ đúng áp dụng cho đức Ma-ri-a trong tư cách Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Thực ra, theo nghĩa tối hậu của nó, giống như bất cứ lời hứa trên trời nào khác, việc cứu rỗi như thần hóa thẩy đều có tính cánh chung, nên không ai có thể thể hiện được nó ngay khi còn sống ở trên thế gian này. Thế nhưng đức Ma-ri-a lại là một chứng minh tích cực cho thấy điều ấy có thể thực hiện được, tuy không hoàn toàn, ngay trên trần gian này; chân dung Ngài trong các tranh ảnh là chứng cớ cho sự kiện này, kinh Ngợi Khen cũng thế, nó đã được hát như một phần của Kinh Orthros, một thứ giờ kinh phụng vụ buổi sáng trong Giáo Hội Hy Lạp (59).
Các tranh ảnh vẽ Chúa Kitô cùng một lúc diễn tả cả “hình dạng Thiên Chúa” lẫn “hình dạng tôi đòi” (60) vì hai hình dạng này đã hiệp nhất bất khả phân trong ngôi vị của Người lúc nhập thể. Dù “bản tính Thiên Chúa” của Người không luôn luôn được các người cùng thời nhận ra phía sau “bản tính tôi đòi” mà họ luôn nhìn thấy, nhưng trong biến cố hiển dung, bản tính ấy đã được nhìn thấy ngay ở đời này và ngay cả trước lúc Người sống lại nữa. Điều ấy đã được mô tả trong những tranh ghép cảnh hiển dung lâu đời nhất nay còn giữ được. Một chuyên viên giải thích tranh ảnh là William Loerke đã khéo léo liên kết bức tranh ấy với lời giải thích thần học của thánh Maximus Hiển Tu về biến cố này: "Vào khoảng 70 tới 80 năm sau khi bức tranh ghép này ra đời, thánh Maximus Hiển Tu đã đem lại cho biến cố Hiển Dung một giải thích đầy tượng hình và sâu sắc. Trong thị kiến này, Chúa Kitô được thánh nhân coi là biểu tượng cho chính Người, Đấng dấu ẩn được tỏ hiện thành đấng hữu hình, trong đó, y phục sáng láng vừa cùng một lúc che đi bản tính nhân loại vừa tỏ lộ bản tính Thiên Chúa. Biến cố này không phải là một hình ảnh cố định, nhưng là một hoạt cảnh đang diễn tiến. Y phục sáng láng của Chúa Kitô, sự thay đổi mầu xanh nơi hào quang,và sự tinh trong của các tia sáng phát ra từ hào quang kia, hàm ý có một sức mạnh dấu ẩn giờ đây đang dần hiện hình rõ rệt - quả là một tương đồng tượng hình trong lời giải thích của thánh Maximus"(61).
Và tương đồng có tính lịch sử, một thực tại vừa dự ứng vừa là kết quả của phép lạ Hiển Dung của Chúa Kitô, là chính đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa. Ngài không có bản tính Thiên Chúa từ trước, như Chúa Kitô, mà hoàn toàn là phàm nhân từ đầu, giống như mọi con người phàm nhân khác. Thế nhưng, Ngài đã được Thiên Chúa kén chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, nên bản tính hoàn toàn phàm nhân của Ngài đã được biến hình (hiển dung); và ngay trong cuộc hiện sinh trần gian của mình, Ngài đã đặc biệt trở nên “người dự phần vào bản tính Thiên Chúa” như Thư Thứ Hai của Thánh Phêrô từng hứa hẹn cho tất cả những ai tin vào người Con Thiên Chúa của Ngài rằng họ sẽ dự phần như thế.
Cơ sở để tư tưởng Phương Đông đặc trưng mô tả cứu rỗi như là “thần hoá” chính là quan điểm hết sức đặc thù của Phương ấy trong việc mô tả sự đền thay (atonment). Theo thần học Byzantine, coi sự sự cứu rỗi con người như là việc tha thứ tội lỗi là điều cần nhưng không đủ. Việc giải thích sự thống khổ và chịu đóng đinh của Chúa Kitô như của lễ hy sinh đền tội, một giải thích lấy từ chính Thánh Kinh và do đó chung cho cả Đông lẫn Tây Phương, mang theo một hình ảnh từ đó mà ra tức hình ảnh Chúa Kitô Hiển Thắng (Christus Victor) mà Phương Đông nhận như cách thế đặc trưng giúp họ nói về mầu nhiệm cứu chuộc. Qua chiến thắng này, Chúa Kitô, trong tư cách Adong thứ hai, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, và qua việc hiển dung của Ngài, Ngài đã cho nhân loại hé nhìn thấy số phận sau cùng của họ; đức Ma-ri-a trong tư cách E-và thứ hai cũng đã tỏ lộ số phận này rồi, nhờ Con Trai mình và nhờ sự sống Thiên Chúa mà Người Con đó thông ban - trước hết cho chính Ngài, rồi cho mọi người. Một quan điểm như thế về thân phận và sự cứu rỗi con người đôi khi tiến quá gần tới việc định nghĩa tội của Adong và E-và như là hậu quả không phải của việc họ vi phạm các giới răn của Thiên Chúa mà chỉ như là hậu quả của việc họ là trần đời và hữu hạn; một định nghĩa về tội như thế xem ra cho thấy nhiều gần gũi với chủ thuyết tân Platông hơn là với Tân Ước. Nhưng chính việc chú tâm coi đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa như là người lịch sử làm trọn lời hứa biến nhân tính thành thần tính kia sẽ ngăn cản được việc quan điểm này hoàn toàn rơi vào học thuyết của phái tân Platông.
Như việc tranh đấu liên quan đến vấn đề vẽ tranh Chúa Kitô đã đem lại cơ sở cho việc bênh vực vấn đề vẽ tranh Mẹ của Người như thế nào, thì các tranh ảnh vẽ đức Ma-ri-a cũng đã đem lại sự biện minh cho các tranh ảnh vẽ các thánh như thế. Bức thảm thêu Ảnh Đức Trinh Nữ cung cấp cho ta tài liệu rất đáng kể về mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thánh: chung quanh các khuôn mạo nổi bật của Mẹ Thiên Chúa và của các tổng lãnh thiên thần Micae và Ga-bri-en là ảnh các tông đồ và các thánh. Ngược lại, việc bênh vực việc vẽ chân dung Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là người cũng dẫn ta đến việc bênh vực việc vẽ chân dung “người phàm” Ma-ri-a, đấng qua Chúa Kitô và vì Ngài đã được kén chọn để hạ sinh Chúa Kitô, nên đã được thần hóa. Và vì ý niệm thần hóa cũng là thành tố căn bản tạo ra định nghĩa của Byzantine về việc nên thánh, nên nó cũng là một ngoại suy (extrapolation) hiển nhiên rút ra từ những cuộc thảo luận thánh mẫu học này để kết luận rằng cả các thánh nữa cũng có thể được vẽ tranh ảnh. Các nhà ủng hộ tranh ảnh đương nhiên đặt câu hỏi sau: làm thế nào vẽ chân dung vị tư lệnh tối cao mà lại không vẽ chân dung đoàn quân của Người? (62). Vì cuộc đời Chúa Kitô vẽ trong tranh ảnh không phải chỉ là cuộc sống Người sống trên trần thế vào thế kỷ thứ nhất. Chúa Kitô phục sinh tiếp tục sống trong cuộc sống của Giáo Hội – và trong cuộc sống của các thánh. Họ lý luận rằng nếu các tranh vẽ cuộc đời Chúa Kitô mà không bao gồm chân dung những người mà cuộc đời ấy tiếp tục sống trong họ và tiếp tục làm nên lịch sử thánh là rút gọn một cách tai hại viễn tượng trong hình ảnh của Người. Thế nhưng thần học về tranh ảnh không chỉ ngưng ở đấy. Ngôi Lời mà người ta được phép vẽ tranh ảnh hình dạng nhập thể của Người cũng chính là hình ảnh sống động của Thiên Chúa và là hình ảnh qua đó trời và đất và mọi sự trong đó đã từng được dựng nên. Mẹ Thiên Chúa, đấng người ta được phép vẽ tranh ảnh chính là Nữ Vương Thiên Đàng. Các thánh, những đấng mà cuộc sống được mừng kính trên những tấm màn iconostasis và trên những bức tranh ảnh cá thể, nay đang được hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên Đàng. Và đứng cạnh đó, không như những chủ thể tiếp nhận ơn cứu rỗi nhưng cũng tham dự vào nhiệm cục ấy, là các thiên thần, những đấng đang hầu hạ Chúa Kitô hiển vinh ở phần trên và đứng hai bên Mẹ Ngài ở phần dưới của tranh. Tất cả những hình ảnh ấy có liên quan lẫn nhau, một liên quan được thần học Byzantine cho rằng cần phải đặt tên là “chuỗi hình ảnh vĩ đại”.
Về phương diện tranh ảnh cũng như thần học, nhân vật tối thượng vẽ trên bức thảm thêu Ảnh Đức Trinh Nữ không phải là chính Trinh Nữ Ma-ri-a mà là Chúa Kitô. Vì Chúa Kitô ngự trên tòa vinh hiển, nên đương nhiên Người chiếm chỗ cao hơn, chỗ mà dù có nhỏ hơn chăng nữa, vẫn là chỗ nổi bật nhất. Hơn nữa, ở vùng thấp hơn, Chúa Kitô Hài Nhi vẫn là Chúa Kitô Chúa Tể, vì Người nắm giữ phần trên của một sách cuộn, rất có thể là sách cuộn của Lề Luật. Tuy thế, khuôn mạo nổi nhất về kích thước và xét theo một số phương diện khác cũng nổi nhất về phong cách, là chân dung đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa cũng đang ngự trên ngai, mỗi bên có một tổng lãnh thiên thần: "Trong bức thảm thêu của chúng ta, đức Trinh Nữ ngự trên ngai có cẩm ngọc ngà công phu theo kiểu Byzantine và chiếc gối đỏ vĩ đại. Mình Ngài mặc palla và áo dài mầu tím đơn sơ, chân mang hài đen. Một đầu chiếc palla – tiếng Hy Lạp gọi nó là metaphorion - phủ lên đầu Ngài làm khăn; bên dưới nó, tóc Ngài được phủ bằng chiếc mũ trắng trên đó “được thêu” chiếc thánh giá bằng vàng. Đầu Ngài được đóng khung trong một hào quang rộng mầu vàng. Chúa Kitô Hài Nhi, không có hào quang, ngự trong lòng Ngài về phía bên trái. Chúa mặc áo dài và chiếc pallium mầu vàng kim; những hình chùy (clavi) mầu tím trang hoàng hai bên vai chiếc áo dài của Chúa… Trang phục của đức Trinh Nữ là trang phục của một phụ nữ thuộc các giai cấp bình dân thời hậu cổ đại. Đây là trang phục trong đó Ngài thường được mô tả trong các đền đài Byzantine trước khi được vẽ tranh ảnh. Dù không bao giờ được mô tả trong các trang phục cầu kỳ của một nữ hoàng, như ta thấy trong các tác phẩm nghệ thuật của Rôma hiện nay, các trang phục đơn giản của Ngài tuy thế thường luôn có mầu tím, mầu dành riêng cho hoàng gia Byzantine" (63).
Mặc dù bức Ảnh Đức Trinh Nữ là một bức thảm thêu hơn là một bức tranh, nhưng về phương diện tranh ảnh, ta cần phải liên kết việc nó xử lý một cách khác hẳn khuôn mạo đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, gồm cả chiếc ngai, với lịch sử của Byzantine trong việc họ dùng phụng vụ và thần học xác định đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, một việc xác định sẽ ảnh hưởng đến cách người ta vẽ chân dung Ngài trong nghệ thuật Kitô Giáo Phương Tây sau này, chẳng kém gì trong nghệ thuật Kitô Giáo Phương Đông trước kia (64).
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
1. Xem Chương 6 ở trên.
2. Tv 68:25.
3. Thánh Augustinô Expositions on the Book of Psalms 67.26.
4. Louis Bouyer, “Le culte de Marie dans la liturgie byzantine” trong Maison-Dieu 38 (1954): 122-35.
5. Lampe, 57.
6. Alexandra Patzold, Der Akathistos-hymnos: Die Bilderzyklen in der byzantinischen Wandmalerie des 14. Jahrhunderts (Stuttgart: F. Steiner, 1989).
7. Maxime Gorce, Le Rosaire et ses antécédents historiques (Paris: Edition à Picard, 1931).
8. OED “B” 724, với nhiều thí dụ.
9. LTK 9:45-49 (Gunter Lanczkowski, Angelus Walz, Ekkart Sauer, and Korad Hofmann).
10. DTC 1:1273-77 (Ursmer Berlière).
11. Lc 1:26-28.
12. Imago Dei, 137-45.
13. Vasiliki Limberis, Divine Heiress: The Virgin Mary and the Creation of Christian Constantinople (London: Routledge, 1994).
14. Nicephorous Refutation II.4 (PG 100:341).
15. Nicephorous Refutation I.9 (PG 100:216).
16. Warren Treadgold, The Byzantine Revival (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1988), 88.
17. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons III.27-28 (PG 94: 1244, 1348-49).
18. Lampe, 408 (gồm cả những từ cùng nguồn gốc)
19. Lc 23:46.
20. Cv 7:59.
21. Pl 2:10-11.
22. Denzinger, 301.
23. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons III.27-28 (PG 94:1348-49).
24. Thánh Augustinô City of God X.1.
25. Lampe, 384, 793.
26. Thánh Augustinô Confessions I.xiii.20-xiv.23.
27. Thánh Augustinô On the Trinity VII.vi.11.
28. Liddell-Scott-Jones, 1518.
29. Charles Diehl, “Byzantine Civilisation” trong The Cambridge Medieval History, cuốn 4 (Cambridge: Cambridge University Press, 1936), 755.
30. Sự hàm hồ cũng có trong cách dùng tiếng Anh trước đó, như câu Lc 14:10 trong bản Authorized Version đã được dịch là “Then shalt thou have worship in the presence of them that sit at meat with thee” [Bản Phụng Vụ Các Giờ Kinh: thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn].
31. DTC 3:2404-27, nhất là 2406-9 (Jean-Arthur Chollet).
32. Deferrari-Barry, 346, 627-28, 494.
33. Xem chương 11 ở dưới.
34. Demosthenes Savramis, “Der aberglaubliche Mibbrauch der Bilder in Byzanz” Ostkirchliche Studien 9 (1960): 174-92.
35. Theodore the Studite Orations XI.iv 24 (PG 99: 828).
36. Christopher Walter, “Two Notes on the Deeis” trong Revue des études byzantines 26 (1968): 326-36.
37. Liddell-Scott-Jones, 372.
38. Sophocles, 347.
39. Lampe, 334.
40. Lampe, 1144.
41. Xem Cyril Mango, Materials for the Study of the Mosaics of St Sophia at Istanbul (Washington, D.C.: Dumbarton Oaks, 1962), 29.
42. Mt 11:13.
43. Justin Martyr Dialogue with Trypho 51 (PG 6: 589).
44. Bởi thế từ Hy Lạp được các giáo phụ Hy Lạp dùng cho cả việc truyền tin cho Dacaria (Lc 1:8-23) lẫn việc truyền tin cho đức Ma-ri-a (Lc 1:26-38): Lampe, 559.
45. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On Virginity 6.
46. Mt 11:11; Lc 7:28 (Bản NEB)
47. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On Virginity 2 (PG 46:324).
48. Xem chương 8 ở dưới.
49. Anders Nygren, Agape and Eros, bản dịch của Philip S. Watson (Phidelphia: Westminster Press, 1953), 412.
50. L. Bieler, Theios aner: Das Bild des “gottlichen Menschen” in Spatantike und Furhchristentum, 2 cuốn (Vienna: O Hofels, 1935-36).
51. Lampe, 649-50.
52. Nygren, Agape and Eros, 734.
53. Boethius The Consolation of Philosophy III.pr.x.23-25.
54. Tv 82:6.
55. Ga 10:35.
56. 2Pr 1:4.
57. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.24 (PG 26:373).
58. Ioanna B. Sirota, Die Ikonographie der Gottesmutter in der Russischen Orthodoxen Kirche: Versuch einer Systematisierung (Wurzburg: Der Christliche Osten, 1992).
59. James Mearns, The Canticles of the Christian Church Eastern and Western in Early and Medieval Times (Cambridge: Cambridge University Press, 1914).
60. Pl 2:6-7.
61. William Loerke, “’Real Presence’ in Early Christian Art” trong Monasticism and the Arts do Timothy George Verdon chủ biên (Syracuse, N.Y.: Syracuse University Press, 1984), 47.
62. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons II.15 (PG 94:1301).
63. Dorothy G. Shepherd, “An Icon of the Virgin: A Sixth-Century Tapestry Panel from Egypt”, Bulletin of the Cleveland Museum of Arts 56 (March 1969): 93.
64. James H. Stubblebine, “Two Byzantine Madonnas from Calahorra, Spain”, Art Bulletin 48 (1966): 379-81.
Nữ ngôn sứ Miriam, em ông A-ha-ron, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên rằng:
"Hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng,
kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương.
- Xuất Hành 15:20-21
Việc đồng hóa đức Ma-ri-a, mẹ Chúa Giê-su, với Miriam, chị Mô-sê, không phải chỉ là chủ đề của kinh Kô-răng (1) mà từ lâu vốn cũng là một chủ đề của hình loại học Kitô Giáo nữa. Thánh Augustinô, khi bình luận các lời sau đây của thánh vịnh: “giữa các thanh nữ khua trống nhịp nhàng (2), đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được gọi là 'người chơi trống nhịp nhàng của chúng con'" vì, cũng như Miriam từng hướng dẫn con cái Israel thế nào, đức Ma-ri-a cũng hướng dẫn dân Chúa và các thiên thần trên trời ca hát chúc tụng Đấng Toàn năng như vậy (3). Và, dù không biết mình đang tiếp nối thứ hình loại học này về Miriam và đức Ma-ri-a, và không hề biết mình đang thân thưa với chính đức Ma-ri-a, hàng ngàn cộng đoàn Thệ Phản nói tiếng Anh trong thế kỷ 20 vẫn đã long trọng gán cho Ngài vai trò làm đẹp việc thờ phượng và ca trưởng ca đoàn thiên quốc, bằng những lời sau đây trong bài thánh ca năm 1906 của John A. L. Riley, “Hỡi Quý Bạn Những Người Ngắm Nhìn và Hỡi Quý Bạn Những Người Thánh Thiện (Ye Watchers and Ye Holy Ones)”:
Ôi cao hơn thiên thần kêrubim,
Vinh hiển hơn thiên thần xêraphim,
Hãy điều khiển lời chúc tụng của họ, Alleluia!
Hỡi bà, Đấng Cưu Mang Ngôi Lời vĩnh cửu,
Đấng phúc lộc đầy dư, hãy ngợi khen Thiên Chúa, Alleluia!
Bài ca muốn nói: khi các thiên thần trên trời, tức các kêrubim và xêraphim, ca ngợi Thiên Chúa, họ đã được điều khiển bởi đấng mà tổng lãnh thiên thần Ga-bri-en từng chào kính là “đầy ơn phúc” và là đấng đã khởi đầu bài thánh ca riêng của mình bằng những lời sau đây: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”, là đấng Theotokos, cưu mang Ngôi Lời vĩnh cửu Thiên Chúa, tức Ngôi Lời đã thành thịt xương của chúng tôi. Dĩ nhiên, những tình cảm như thế đối với Ngài chắc chắn khó khăn hơn mới phát sinh ra được từ toà giảng của các cộng động ấy, chứ không dễ như đã được phát sinh từ các bài ca của hàng ghế giáo dân.
Mặt khác, ngay trong các cộng đoàn biết nối kết đức Trinh Nữ Ma-ri-a với việc thờ phượng một cách tự nhiên đi chăng nữa, thì khuôn mạo của Ngài cũng dễ nổi bật ở bên ngoài nền phụng vụ chính thức hơn là ở bên trong nền phụng vụ ấy. Trong phụng vụ Phương Đông, nhất là hai nền Phụng Vụ Basilêô và Gio-an Kim Khẩu, luôn luôn có lời xin Đức Ma-ri-a cầu bầu (4). Trên hết, ta thấy có bài thánh ca Akathistos (nghĩa đen: “Đừng Ngồi Xuống”) (5) đã chào mừng Ngài là “cô dâu chưa cưới” và là đối tượng cho Giáo Hội ngợi ca. Các tước hiệu ấy sau này còn được phản ảnh trong nghệ thuật tạo hình (6). Trong các Thánh Lễ thuộc phụng vụ Phương Tây cũng thế, khi xướng danh các thánh trên trời là những vị cùng với Giáo Hội dưới thế khẩn cầu, ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a chiếm một chỗ thật danh dự. Ấy thế nhưng, hai trong các hình thức sùng kính Đức Ma-ri-a có tính phổ thông và bình dân nhất trong truyền thống Phương Tây lại không có tính phụng vụ. Hình thức thứ nhất thường được người ta coi có nguồn gốc từ Dòng Đa Minh còn hình thức thứ hai thì từ Dòng Phanxicô, mặc dù cả hai đã trở nên gần như phổ quát khắp thế giới Công Giáo La Mã. Thói quen đọc kinh mân côi có lẽ không phát nguyên từ Thánh Đa Minh, căn cứ vào các truyền thuyết không được chứng minh của Alan de la Roche khi tường thuật các lần mạc khải. Nhưng dù thế nào đi nữa, kinh mân côi cũng có mối dây liên lạc đặc biệt với Dòng Anh Em Thuyết Giáo (7). Theo tập tục mộ đạo từng xuất hiện bên ngoài Kitô Giáo, như Ấn Giáo, Phật Giáo, và cả Hồi Giáo nữa, tràng mân côi là một xâu chuỗi nhiều hột sử dụng làm dụng cụ giúp trí nhớ khi đọc kinh. Trên thực tế, trong tiếng Anh, chữ “hột” (bead) phát xuất từ một chữ Đức có nghĩa là “để cầu nguyện”, thí dụ chữ beten của Đức Ngữ ngày nay và chữ bid của Anh Ngữ bây giờ; và như Từ Điển Tiếng Anh của nhà Oxford giải thích, “tên được chuyển dịch từ ‘cầu nguyện’ để trở thành những hột tròn nho nhỏ dùng để ‘đếm hột’, nghĩa là đếm những kinh đã đọc, từ đó mà có các nghĩa khác nữa” (8). Dù có thay đổi đôi chút từ truyền thống này qua truyền thống nọ, nhưng tựu trung chuỗi mân côi gồm việc đọc 15 kinh Lạy Cha, 15 chục kinh Kính Mừng và 15 kinh Sáng Danh (Đức Giáo Hoàng Gio-an Phaolô 2 đã tăng con số từ 15 lên 20 – ghi chú của người chuyển ngữ). Mỗi bộ một chục kinh chú tâm vào một trong các mầu nhiệm của công cuộc cứu chuộc; như thế, trọn bộ chuỗi mân côi gồm 150 lần đọc kinh Kính Mừng (200 lần hiện nay) (9).
Kinh Truyền Tin (Kinh Sai Thiên Thần) trái lại có liên hệ đến lời khuyên bảo của thánh Bonaventura ban hành năm 1269. Là bề trên cả của Dòng Anh Em Hèn Mọn lúc ấy, tức dòng Phanxicô, thánh nhân đã khuyên anh em trong Dòng bắt chước Thánh Phanxicô Assisi đọc kinh Kính Mừng mỗi lần nghe tiếng chuông chiều mời gọi cầu nguyện. Thói quen này tiến triển, và đến khoảng thế kỷ mười bốn, nó đã trở thành thói quen đọc kinh Truyền Tin vào buổi sáng (được ghi nhận lần đầu ở Parma, trong các năm 1317-1318), vào buổi trưa (ở Prague, năm 1386), và lúc chiều tối (ở Rôma, năm 1327, và một số nơi khác còn sớm hơn) (10). Thói quen này cũng được quảng bá rộng rãi trong hàng ngũ giáo dân thời ấy; thí dụ đã được đưa vào hồi đầu tiên của vở Tosca của Pucini trong lời cầu nguyện của người dọn phòng thánh, cũng như kinh Te Deum Laudamus đã được đưa vào để trở thành những nốt hùng tráng trong cảnh cuối cùng của hồi kịch ấy. Kinh Sai Thiên Thần được gọi theo lời Phúc Âm Lu-ca: “Angelus Domini ad Ma-ri-am, Ave gratia plena…(Thiên Thần Chúa (nói với) Bà Ma-ri-a, Chào bà đầy ơn phúc…” (11). Nhờ hai hình thức sùng kính ngoài phụng vụ này cũng như nhờ nhiều thành tố khác của chính phụng vụ, mà lịch sử đức Ma-ri-a đã ăn sâu vào ngôn ngữ và nền linh đạo của vô vàn tín hữu khắp thế giới Phương Tây.
Nhưng lãnh vực sùng kính trong đó đức Ma-ri-a giữ vai điều khiển một cách hữu hiệu hơn cả là việc tô điểm các ảnh tượng (12). Vì trong các thế kỷ thứ tám, thứ chín, và thứ mười, tương lai chính trị, tôn giáo và nghệ thuật của đế quốc và nền văn hóa Byzantine hết sức lung lay trong cuộc chiến bảo tồn căn tính của mình chống lại các đợt công kích liên tiếp của phe dẹp ảnh tượng (iconoclasm), muốn phá bỏ việc dùng các tranh ảnh trong việc thờ phượng của Kitô Giáo. Luận chứng bài bác tranh ảnh, và sau này luận chứng ủng hộ chúng, cả hai đều dựa vào câu hỏi liệu người ta có nên vẽ con người thần nhân của Chúa Kitô trên tranh ảnh hay không. Nhưng luận chứng ấy cũng đặc biệt liên quan tới con người đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Theo những người chống đối họ, phe chống tranh ảnh tấn công không những việc thờ lạy các tranh ảnh một cách tổng quát, mà cách riêng cả việc sùng kính chính thống đối với đức Ma-ri-a nữa (14). Người ta cũng cho hay họ đã bác bỏ cả niềm tin chính thống vào việc chuyển cầu hết sức chuyên biệt của Đức Ma-ri-a nhân danh Giáo Hội (15).
Để trả lời những cuộc tấn công như thế, các nhà thần học chính thống - như Thánh Gio-an thành Đamát, người đã biện luận rằng “vinh dự dành cho tranh ảnh không nhằm dành cho hình vẽ mà là dành cho người được vẽ” (16) - bắt buộc phải làm sao phân biệt cho bằng được các hình thức “sùng kính (proskynesis)”, là các hình thức Kitô hữu được phép dùng để tôn kính các tạo vật, khỏi các hình thức “thờ lạy (latreia)” mà họ chỉ được dùng đối với một mình Thiên Chúa Hóa Công mà thôi, chứ không được dùng đối với bất cứ tạo vật nào (17). Nếu dùng hình thức sau (thờ lạy) cho các ngẫu tượng, thì việc sùng kính ấy được gọi là “thờ ngẫu tượng” (eidololatreia) (18)... Nhưng khi nói “Thiên Chúa Hóa Công”, nền thần học chính thống, từ công đồng Nixêa và cả trước đó, đều hiểu là Thiên Chúa Ba Ngôi, tức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đối với mỗi Ngôi này, ta đều có quyền dâng lên hình thức “sùng kính” vốn là “thờ lạy”, là hình thức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa thật. Đàng khác, từ thời Tân Ước, sự "thờ lạy" này vốn được dành cho ngôi vị Chúa Giê-su Kitô, dù trên thánh giá, Chúa Kitô từng nói: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (19). Cũng theo thánh Lu-ca, Kitô hữu tử đạo đầu tiên, tức thánh Stêphanô, đã kêu lên: “Lạy Chúa Giê-su, xin hãy nhận lấy linh hồn con” (20). Như thế, ta thấy có sự di chuyển rất tự nhiên từ lời kinh ngỏ với Chúa Cha qua cùng một lời kinh ấy nhưng bây giờ được ngỏ với Chúa Con. Vì theo lời tuyên bố của thánh Phaolô, “khi nghe danh Giê-su, mọi đầu gối đều bái qùy, dù là ở trên trời, hay ở dưới đất hay trong lòng đất, và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô là Chúa, để vinh danh Chúa Cha” (21). Đối với Kitô Giáo chính thống, “đầu gối bái quỳ” và “sùng kính” là “thờ lạy” chân chính và trọn vẹn, và việc thờ lạy ấy lấy trọn bộ ngôi vị Con Thiên Chúa nhập thể làm đối tượng đúng nghĩa của mình - chứ không phải chỉ là bản tính Thiên Chúa của Ngài mà thôi, vì bản tính Thiên Chúa ấy, từ lúc nhập thể, không còn đơn độc nữa mà luôn kết hiệp vĩnh viễn và “bất khả phân (achoristos)” (như Công đồng Canxêđoan đã công bố năm 451) (22), với bản tính nhân loại, một bản tính tự nó và trong nó vốn không thể là đối tượng cho “thờ lạy” được, vì là một thụ tạo, mà phải được thờ lạy trong ngôi vị không chia sẻ của Thiên Chúa làm người.
Ngược lại, tất cả các hình thức “sùng kính” chính thống khác đơn thuần chỉ là “tôn kính” (douleia), nhờ thế mà không phạm đến điều răn thứ nhất. Ít nhất trong một số đoạn văn của mình, Thánh Gio-an thành Đamát đã phân biệt được sự “thờ lạy” và sự “tôn kính” này (23). Nhưng do một chuyển vần lạ kỳ của lịch sử ngôn ngữ học, lại không còn tài liệu nào cho thấy sự phân biệt trên trong các trước tác của ngài, cả trong trước tác của bất cứ giáo phụ Hy Lạp và tư tưởng gia Byzantine nào, mà là trong các tác giả Kitô Giáo Latinh, và trên hết là nơi thánh Augustinô thành Hippo. Trong Kinh Thành Thiên Chúa, Thánh Augustinô viết: "Vì đây là sự sùng kính phải có đối với Thần Tính, hay, nói cho chính xác hơn, đối với Thiên Tính; và nếu muốn diễn tả sự sùng kính này bằng một chữ duy nhất, bất cứ nơi nào có thể, tôi xin dùng chữ Hy Lạp, vì không chữ nào trong tiếng Latinh chính xác đủ đối với tôi. Latreia, bất cứ xuất hiện nơi nào trong Sách Thánh, đều được dịch là “phục vụ”. Nhưng sự phục vụ dành cho con người, được thánh tông đồ nhắc đến trong câu: tôi tớ phải phục vụ chủ mình (Eph. 6:5), thì thường được một chữ Hy Lạp khác tức chữ (douleia) chỉ định, trong khi việc phục vụ riêng Thiên Chúa mà thôi thì luôn luôn hay hầu như luôn luôn được gọi là latreia trong cách dùng của các vị soạn tác từ các lời sấm của Thiên Chúa" (24).
Đoạn trên là một trong những chứng từ trước nhất – hay ít ra trong những chứng từ sớm nhất được bảo quản đến nay – đã làm cho việc phân biệt trên đây thành chuyên biệt (25). Cũng cần phải thêm rằng đối với Thánh Augustinô, có được sự hiểu biết như thế về lịch sử tiếng Hy Lạp quả là điều nghịch lý, vì chính ngài nhiều lần liên tiếp nhìn nhận rằng tiếng Hy Lạp của mình chẳng đáng tin bao nhiêu: lúc còn đi học, ngài càng ngày càng tỏ ra ghét tiếng Hy Lạp, ngay cả việc đọc Homer (26) nữa, và ngay cả khi đã là một giám mục Công Giáo, lo bênh vực học lý Chúa Ba Ngôi tại Công Đồng Nixêa, ngài cũng thú nhận đã không nắm được trọn vẹn những cái tinh tế của từ ngữ học liên quan đến những phân biệt căn bản về Ba Ngôi do các nhà thần học Hy Lạp đưa ra trong các thế hệ trước đây (27).
Trong tư cách Mẹ Thiên Chúa, đức Ma-ri-a, kể cả đức Ma-ri-a trong tranh ảnh, là đối tượng chính đáng cho lòng “sùng kính (proskynesis)” chính thống trong Kitô Giáo. Những phân biệt như thế càng cần thiết hơn vì thực tế có nhiều thế và cử chỉ tôn kính đối với người khác, không những do lòng đạo đức Byzantine mà do cả các tập quán phong tục của xã hội Byzantine truyền dạy nữa. Ngay trong cách sử dụng cổ điển của người Hy Lạp, tất cả các biểu thức tôn kính đều được gom chung dưới phạm trù “sùng kính (proskynesis)”. Phạm trù này không những có nghĩa “tỏ lòng tôn kính các thần minh hay các ảnh tượng của họ, xấp mình và sùng kính” mà đặc biệt cũng chỉ “cung cách người Phương Đông xấp mình trước vua chúa và các đấng bề trên” (28). Cung cách này, như Charles Diehl nói, sau đó còn được quảng diễn quá trớn để chỉ “hàng ngàn những trau chuốt xã giao, làm sao để hành xử cho chính xác trong mọi hành vi có qui định của cuộc sống đế quốc” tại Constantinốp (29). Trong cảnh tạp nham đủ thứ hành vi “tôn thờ” (30) ấy, cần phải có một cách chuyên biệt để đề cập đến việc sùng kính Thiên Chúa, sùng kính các thánh và nhất là sùng kính đức Trinh NữMa-ri-a. Bởi thế, nền thần học Latinh Trung Cổ, cụ thể nơi Thánh Tôma Aquinô (người đã sử dụng các từ ngữ Hy Lạp dưới hình thức Latinh của chúng), thấy rằng việc phân biệt đơn giản giữa “thờ lạy (latreia)” và “tôn kính (douleia), như đã được thánh Gio-an thành Đamát đưa ra, không đủ thích đáng đối với vị thế đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa. Vì Ngài chắc chắn thua xa Thiên Chúa, nhưng điều chắc chắn không kém là Ngài hơn hẳn bất cứ phàm nhân nào cũng như thánh nhân nào khác gấp bội; bởi thế, tuy Ngài không đáng được thờ lạy (latria), nhưng chắc chắn Ngài xứng đáng hơn bậc tôn kính (doulia) (31). Như thế việc tôn kính Ngài đúng nghĩa phải là hyperdulia (biệt tôn, biệt kính) (32). Sau thời Trung Cổ, Giáo Hội Latinh càng thấy việc phân biệt giữa latria và dulia (gồm cả heperdulia) là hữu ích vì sau cơn Cải Cách, phe Thệ Phản thường xuyên tố cáo Giáo Hội “Thờ Lạy Đức Ma-ri-a” (Mariolatry) (33). Mario-latry là chi nếu không phải là hình thức latria áp dụng vào đức Ma-ri-a; và những ngôn từ trong các bài kinh cũng như thánh ca dâng kính Ngài ở Phương Tây phần nào đã trở nên quá lạm, nên việc phân biệt trên nhằm mục đích tạo rào cản cho hình thức “thờ lạy đức Ma-ri-a” kia, một rào cản thường hết sức vô hình đối với lòng đạo đức của tín hữu bình dân, bất luận ở Tây hay Đông Phương, khi họ dâng lên Ngài và các tranh ảnh về Ngài các bài kinh của họ (34). Như chính các nhà bênh vực tranh ảnh từng nhìn nhận, mối liên hệ giữa nền thần học chuyên môn và lòng đạo đức của tín hữu bình dân là điều thật khó xử lý (35).
Có lẽ điều đáng chú ý hơn cả trong các bức tranh truyền thống về Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong nghệ thuật Byzantine là điều người ta gọi là Deesis (chữ Hy Lạp có nghĩa là khẩn cầu hay cầu bầu) (36). Trong tiếng Hy Lạp cổ điển, chữ này thường dùng chỉ sự khẩn cầu bất cứ loại nào (37). Trong tiếng Hy Lạp thời Byzantine, nó được dùng chỉ các thỉnh nguyện và khẩn khoản nơi dân sự, như các thỉnh nguyện dâng lên hoàng đế chẳng hạn (38). Nhưng đồng thời, nó cũng trở nên ngôn ngữ tiêu chuẩn trong tiếng Hy Lạp của thời giáo phụ và cả trong tiếng Hy Lạp của thời Byzantine nữa, để chỉ những lời cầu bầu hay chuyển cầu: nghĩa là các lời kinh Giáo Hội dâng lên “không những cho Thiên Chúa nhưng cho cả các thánh, dù không dâng lên cho những người khác”; là lời cầu xin dâng lên Chúa Kitô như đấng Trung Gian duy nhất ngỏ với Chúa Cha; và cũng là các lời cầu xin mà các thánh, nhất là Mẹ Thiên Chúa, trong tư cách trung gian thụ tạo, dâng lên Chúa Kitô và Chúa Cha nhân danh Giáo Hội (39). Như một yếu tố nghệ thuật, deesis được chia làm ba phần hay ba ô rõ rệt: Ô giữa dành cho khuôn mạo Chúa Giê-su Kitô oai phong lẫm liệt. Đứng hai bên Chúa Kitô để khẩn cầu Người cho kẻ có tội là Mẹ Thiên Chúa và Thánh Gio-an Tẩy Giả (thường được nhận dạng là Tiền Hô [ho Prodromos]) (40). Những bức tranh loại này có rất nhiều kích thước khác nhau. Trên một hòm thánh tích nhỏ thuộc thế kỷ thứ 11 theo kiểu Byzantine, bức deesis khi gấp lại chỉ nhỏ hơn 3 tấc vuông Anh một chút, được trình bày theo lối từng ngăn (cloisonné), hai ngăn vẽ đức Ma-ri-a và thánh Gio-an Tẩy Giả gấp lại bên trên ngăn chính vẽ Chúa Kitô. Trái lại, bức tranh ghép hình deesis trên tường Nhà Thờ Hagia Sophia ở Istanbul cho thấy đây là một bức có kích thước rất lớn.
Các sử gia nghiên cứu nền nghệ thuật và kiến trúc Byzantine từng khéo léo và nhậy cảm khai thác được nhiều ý nghĩa của tranh Deesis (41), nhờ thế đã thiết lập ra từ Deesis trong tiếng Anh. Nhưng không may, các sử gia nghiên cứu nền linh đạo và thần học Byzantine lại đã không tìm hiểu tranh Deesis với cùng một tâm tư tình cảm ấy, dù nó đã trình bày một cách sâu sắc và đầy gợi ý nhiều chủ đề rất chính yếu trong việc Kitô Giáo Phương Đông hiểu về toàn bộ “nhiệm cục (oikonomia)” lịch sử cứu rỗi. Việc đặt đức Ma-ri-a và thánh Gio-an Tẩy Giả kế cận nhau trên tranh Deesis là cách để nhận diện hai nhân vật đứng ở biên giới giữa Cựu Ước và Tân Ước, theo cái hiểu truyền thống của Kitô Giáo về lịch sử cứu rỗi. Theo một câu nói của chính Chúa Kitô trong Phúc Âm, cái dòng tiên tri của Cựu Ước đến Gio-an Tẩy giả là hết (42). Thánh Justinô Tử Đạo ở thế kỷ thứ hai cũng theo luồng tư tưởng ấy để chứng tỏ rằng sau Gio-an Tẩy Giả, không còn tiên tri nào nữa trong lịch sử Israel (43). Cha Gio-an Tẩy giả, cụ Dacaria, là một thầy cả “thuộc giòng Lêvi” là những người tiếp nối vai trò trung gian tư tế giữa Thiên Chúa và dân của Người kể từ thời A-ha-ron. Cha mẹ của Gio-an là những người tiếp nhận lời “truyền tin (euangelismos)” của thiên thần Ga-bri-en, tương tự như lời truyền tin mấy tháng sau đó cho đức Trinh Nữ Ma-ri-a, chị em họ với mẹ Gio-an là bà Ê-li-sa-bét (44). Theo thánh Grêgôriô thành Nyssa, “ơn phúc trong ông được công bố bởi Đấng nhìn ra bí nhiệm nơi một người sẽ nên cao trọng hơn bất cứ tiên tri nào” (45). Vì chính Chúa Kitô từng nói về Gio-an Tẩy Giả rằng: “Sẽ chẳng có con trai nào được mẹ sinh ra ở đời này cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả” (46).
Chẳng có con trai được mẹ sinh ra nào cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả, nhưng có một người con gái được mẹ sinh ra cao trọng hơn bất cứ con trai con gái được mẹ sinh ra nào khác, đó chính là Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, đấng được thánh Grêgôriô thành Nyssa trước đây, trong cùng một khảo luận, gọi là “Ma-ri-a không tì vết (amiantos)” (47). Không những chỉ trong ảnh tượng mà cả trong thần học, đức Martia chiếm một vị thế độc nhất trong thế giới Kitô Giáo Phương Đông, là nơi, như ta đã thấy, cả lòng sùng kính Ngài lẫn các suy tư về Ngài đều đã được cô đọng, suốt các thế kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô Giáo. Lòng sùng kính ấy tìm được biểu thức tuyệt diệu trong phụng vụ Byzantine. Từ các nguồn của mình trong các giáo phụ Hy Lạp và trong Kitô Giáo Byzantine, thánh mẫu học Phương Đông tiếp tục gây một ảnh hưởng quyết định trên việc Tây Phương giải thích về đức Ma-ri-a qua suốt hai thời kỳ giáo phụ và đầu Trung Cổ, với các giáo phụ như thánh Ambrôsiô thành Milan, tác động như những người chuyển giao thánh mẫu học Hy Lạp cho Giáo Hội Latinh (48).
Đàng sau các dị biệt giữa hai truyền thống Latinh và Hy Lạp, ta thấy một dị biệt còn sâu xa hơn nữa, được nhận diện nhờ giáo huấn của thần học Kitô Giáo Hy Lạp. Giáo huấn này cho rằng điều mà sự cứu rỗi ban cho người tiếp nhận không gì khác hơn là chính sự biến đổi nhân tính họ, nhờ đó, họ tham dự vào chính thực tại của Thiên Chúa. Anders Nygren từng nhìn thấy cái ý niệm cho rằng “nhân tính được nâng lên hàng Thiên Tính” là một ý niệm được giáo phụ Hy Lạp Irênê chia sẻ “với lòng sùng đạo của thế giới Hy Lạp nói chung” (49). Và trong học thuyết Kitô Giáo này ta thấy có những âm vang hết sức rõ ràng của tư duy Hy Lạp (50). Tuy nhiên, quan niệm coi cứu rỗi như việc thần hóa (theosis) (51) không hẳn là của riêng Hy Lạp; nó cũng xuất hiện nơi nhiều giáo phụ Latinh, kể cả thánh Augustinô, và, như Anders Nygren từng nhìn nhận, thỉnh thoảng nó còn được vang vọng trong các trước tác của các nhà Cải Cách Thệ Phản và đồ đệ của họ (52). Gần như cùng thời với bức thảm thêu Ảnh Đức Nữ Trinh, một tác giả Kitô Giáo Latinh đã đưa quan niệm thần hóa vào một công trình suy tư triết học được lưu hành khá rộng rãi thời Trung Cổ: “vì con người được chúc phúc nhờ nhận lãnh được sự chúc phúc, và sự chúc phúc không là gì khác hơn là thần tính, do đó hiển nhiên là con người được chúc phúc nhờ đã nhận lãnh được thần tính. Và cũng như con người được trở nên công chính nhờ lãnh nhận được sự công chính, và nên khôn ngoan nhờ nhận lãnh được sự khôn ngoan thế nào, thì những ai nhận lãnh được thần tính hẳn cũng đã trở thành thần minh cách nào đó. Dù ai được chúc phúc đều là thần minh cả, nhưng do bản tính thì chỉ có một Thiên Chúa mà thôi; những người khác chỉ là thần minh nhờ tham dự vào thần tính” (53). Hơn nữa, có người còn cho rằng quan niệm này có cơ sở ngay trong Thánh Kinh. Về phương diện này ta thấy có câu bí nhiệm sau đây trong sách Thánh Vịnh, được ngỏ với các nhà cầm quyền thế gian: “Ta bảo, các ông đều là thần minh” (54). Thế nhưng, như lời Chúa Kitô trong Tân Ước, câu này đã trở nên bằng chứng cho điều sau: “Nếu Lề Luật gọi những người được Thiên Chúa ngỏ lời là thần minh, thì lời Thánh Kinh không thể bị hủy bỏ” (55). Mà vì những người tin Chúa Kitô rõ ràng đều là “những người được Thiên Chúa ngỏ lời” và trong số họ, rõ ràng và trổi vượt hơn cả phải là đức Ma-ri-a, theo truyền thống Kitô Giáo Hy Lạp, thì hiển nhiên họ phải được gọi là “thần minh”. Vì cả đối với điều đó nữa, “Thánh Kinh cũng không thể bị hủy bỏ”.
Câu Sách Thánh từng minh chứng cho ý niệm trên, và do đó trở thành một câu trích cổ điển bênh đỡ cho ý niệm đó trong thần học Byzantine, chính là công thức trong Tân Ước: “Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa: để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (theias koinonoi physeos), sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian” (56). Ta thấy công thức trên đã tóm gồm cả hai nhấn mạnh của các giáo phụ Hy Lạp: nhấn mạnh tiêu cực coi cứu rỗi như một giải thoát khỏi sự “mau qua, hư đốn (phthora)” và nhấn mạnh tích cực coi cứu rỗi như một tham dự vào chính bản tính Thiên Chúa. Như thế, hạn từ Hy Lạp theosis, hay thiên hóa hoặc thần hóa, đã trở thành đại biểu cho quan điểm đặc thù về ý nghĩa của cứu rỗi, được tóm lược trong công thức của các giáo phụ Phương Đông, được phổ biến rộng rãi trong hai thế kỷ thứ hai và thứ ba: “Thiên Chúa trở nên phàm nhân để phàm nhân trở nên Thiên Chúa”. Quan điểm trên, sau đó, đã trở thành căn bản cho việc khai triển học lý về Chúa Ba Ngôi; như thánh Athanasiô từng viết: “Nhờ việc dự phần với Chúa Thánh Thần, chúng ta đã được đan chặt vào bản tính Thiên Chúa”(57). Dù cố gắng hết sức để bảo vệ công thức Thánh Kinh về việc tham dự vào bản tính Thiên Chúa chống lại mọi dấu tích của thuyết phiếm thần bằng cách nhấn mạnh đến tính siêu việt của Thiên Chúa, một tính siêu việt vượt trên mọi ngôn ngữ, mọi tư tưởng và mọi hữu thể, nhưng các giáo phụ Hy Lạp và các đồ đệ Byzantine của họ cũng cố gắng không kém trong việc đem lại một nội dung thật cụ thể cho lời hứa của công thức kia về việc phàm nhân trở thành Thiên Chúa qua việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa trong ngôi vị Chúa Giê-su Kitô.
Cái nội dung cụ thể ấy tìm được điển hình tuyệt vời trong con người đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, và trong nghệ thuật chính thống giáo Nga (58). Các họa sĩ vẽ tranh ảnh xem ra không do dự chút nào trong việc mô tả đức Ma-ri-a như “thần minh” và những người bênh vực tranh ảnh thường xem ra gần như không bận tâm chi đến cách họ nói đến các phẩm tính “thiên chúa” của Ngài; vì phẩm tính “thiên chúa” quả là những chữ đúng áp dụng cho đức Ma-ri-a trong tư cách Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Thực ra, theo nghĩa tối hậu của nó, giống như bất cứ lời hứa trên trời nào khác, việc cứu rỗi như thần hóa thẩy đều có tính cánh chung, nên không ai có thể thể hiện được nó ngay khi còn sống ở trên thế gian này. Thế nhưng đức Ma-ri-a lại là một chứng minh tích cực cho thấy điều ấy có thể thực hiện được, tuy không hoàn toàn, ngay trên trần gian này; chân dung Ngài trong các tranh ảnh là chứng cớ cho sự kiện này, kinh Ngợi Khen cũng thế, nó đã được hát như một phần của Kinh Orthros, một thứ giờ kinh phụng vụ buổi sáng trong Giáo Hội Hy Lạp (59).
Các tranh ảnh vẽ Chúa Kitô cùng một lúc diễn tả cả “hình dạng Thiên Chúa” lẫn “hình dạng tôi đòi” (60) vì hai hình dạng này đã hiệp nhất bất khả phân trong ngôi vị của Người lúc nhập thể. Dù “bản tính Thiên Chúa” của Người không luôn luôn được các người cùng thời nhận ra phía sau “bản tính tôi đòi” mà họ luôn nhìn thấy, nhưng trong biến cố hiển dung, bản tính ấy đã được nhìn thấy ngay ở đời này và ngay cả trước lúc Người sống lại nữa. Điều ấy đã được mô tả trong những tranh ghép cảnh hiển dung lâu đời nhất nay còn giữ được. Một chuyên viên giải thích tranh ảnh là William Loerke đã khéo léo liên kết bức tranh ấy với lời giải thích thần học của thánh Maximus Hiển Tu về biến cố này: "Vào khoảng 70 tới 80 năm sau khi bức tranh ghép này ra đời, thánh Maximus Hiển Tu đã đem lại cho biến cố Hiển Dung một giải thích đầy tượng hình và sâu sắc. Trong thị kiến này, Chúa Kitô được thánh nhân coi là biểu tượng cho chính Người, Đấng dấu ẩn được tỏ hiện thành đấng hữu hình, trong đó, y phục sáng láng vừa cùng một lúc che đi bản tính nhân loại vừa tỏ lộ bản tính Thiên Chúa. Biến cố này không phải là một hình ảnh cố định, nhưng là một hoạt cảnh đang diễn tiến. Y phục sáng láng của Chúa Kitô, sự thay đổi mầu xanh nơi hào quang,và sự tinh trong của các tia sáng phát ra từ hào quang kia, hàm ý có một sức mạnh dấu ẩn giờ đây đang dần hiện hình rõ rệt - quả là một tương đồng tượng hình trong lời giải thích của thánh Maximus"(61).
Và tương đồng có tính lịch sử, một thực tại vừa dự ứng vừa là kết quả của phép lạ Hiển Dung của Chúa Kitô, là chính đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa. Ngài không có bản tính Thiên Chúa từ trước, như Chúa Kitô, mà hoàn toàn là phàm nhân từ đầu, giống như mọi con người phàm nhân khác. Thế nhưng, Ngài đã được Thiên Chúa kén chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, nên bản tính hoàn toàn phàm nhân của Ngài đã được biến hình (hiển dung); và ngay trong cuộc hiện sinh trần gian của mình, Ngài đã đặc biệt trở nên “người dự phần vào bản tính Thiên Chúa” như Thư Thứ Hai của Thánh Phêrô từng hứa hẹn cho tất cả những ai tin vào người Con Thiên Chúa của Ngài rằng họ sẽ dự phần như thế.
Cơ sở để tư tưởng Phương Đông đặc trưng mô tả cứu rỗi như là “thần hoá” chính là quan điểm hết sức đặc thù của Phương ấy trong việc mô tả sự đền thay (atonment). Theo thần học Byzantine, coi sự sự cứu rỗi con người như là việc tha thứ tội lỗi là điều cần nhưng không đủ. Việc giải thích sự thống khổ và chịu đóng đinh của Chúa Kitô như của lễ hy sinh đền tội, một giải thích lấy từ chính Thánh Kinh và do đó chung cho cả Đông lẫn Tây Phương, mang theo một hình ảnh từ đó mà ra tức hình ảnh Chúa Kitô Hiển Thắng (Christus Victor) mà Phương Đông nhận như cách thế đặc trưng giúp họ nói về mầu nhiệm cứu chuộc. Qua chiến thắng này, Chúa Kitô, trong tư cách Adong thứ hai, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, và qua việc hiển dung của Ngài, Ngài đã cho nhân loại hé nhìn thấy số phận sau cùng của họ; đức Ma-ri-a trong tư cách E-và thứ hai cũng đã tỏ lộ số phận này rồi, nhờ Con Trai mình và nhờ sự sống Thiên Chúa mà Người Con đó thông ban - trước hết cho chính Ngài, rồi cho mọi người. Một quan điểm như thế về thân phận và sự cứu rỗi con người đôi khi tiến quá gần tới việc định nghĩa tội của Adong và E-và như là hậu quả không phải của việc họ vi phạm các giới răn của Thiên Chúa mà chỉ như là hậu quả của việc họ là trần đời và hữu hạn; một định nghĩa về tội như thế xem ra cho thấy nhiều gần gũi với chủ thuyết tân Platông hơn là với Tân Ước. Nhưng chính việc chú tâm coi đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa như là người lịch sử làm trọn lời hứa biến nhân tính thành thần tính kia sẽ ngăn cản được việc quan điểm này hoàn toàn rơi vào học thuyết của phái tân Platông.
Như việc tranh đấu liên quan đến vấn đề vẽ tranh Chúa Kitô đã đem lại cơ sở cho việc bênh vực vấn đề vẽ tranh Mẹ của Người như thế nào, thì các tranh ảnh vẽ đức Ma-ri-a cũng đã đem lại sự biện minh cho các tranh ảnh vẽ các thánh như thế. Bức thảm thêu Ảnh Đức Trinh Nữ cung cấp cho ta tài liệu rất đáng kể về mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thánh: chung quanh các khuôn mạo nổi bật của Mẹ Thiên Chúa và của các tổng lãnh thiên thần Micae và Ga-bri-en là ảnh các tông đồ và các thánh. Ngược lại, việc bênh vực việc vẽ chân dung Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là người cũng dẫn ta đến việc bênh vực việc vẽ chân dung “người phàm” Ma-ri-a, đấng qua Chúa Kitô và vì Ngài đã được kén chọn để hạ sinh Chúa Kitô, nên đã được thần hóa. Và vì ý niệm thần hóa cũng là thành tố căn bản tạo ra định nghĩa của Byzantine về việc nên thánh, nên nó cũng là một ngoại suy (extrapolation) hiển nhiên rút ra từ những cuộc thảo luận thánh mẫu học này để kết luận rằng cả các thánh nữa cũng có thể được vẽ tranh ảnh. Các nhà ủng hộ tranh ảnh đương nhiên đặt câu hỏi sau: làm thế nào vẽ chân dung vị tư lệnh tối cao mà lại không vẽ chân dung đoàn quân của Người? (62). Vì cuộc đời Chúa Kitô vẽ trong tranh ảnh không phải chỉ là cuộc sống Người sống trên trần thế vào thế kỷ thứ nhất. Chúa Kitô phục sinh tiếp tục sống trong cuộc sống của Giáo Hội – và trong cuộc sống của các thánh. Họ lý luận rằng nếu các tranh vẽ cuộc đời Chúa Kitô mà không bao gồm chân dung những người mà cuộc đời ấy tiếp tục sống trong họ và tiếp tục làm nên lịch sử thánh là rút gọn một cách tai hại viễn tượng trong hình ảnh của Người. Thế nhưng thần học về tranh ảnh không chỉ ngưng ở đấy. Ngôi Lời mà người ta được phép vẽ tranh ảnh hình dạng nhập thể của Người cũng chính là hình ảnh sống động của Thiên Chúa và là hình ảnh qua đó trời và đất và mọi sự trong đó đã từng được dựng nên. Mẹ Thiên Chúa, đấng người ta được phép vẽ tranh ảnh chính là Nữ Vương Thiên Đàng. Các thánh, những đấng mà cuộc sống được mừng kính trên những tấm màn iconostasis và trên những bức tranh ảnh cá thể, nay đang được hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên Đàng. Và đứng cạnh đó, không như những chủ thể tiếp nhận ơn cứu rỗi nhưng cũng tham dự vào nhiệm cục ấy, là các thiên thần, những đấng đang hầu hạ Chúa Kitô hiển vinh ở phần trên và đứng hai bên Mẹ Ngài ở phần dưới của tranh. Tất cả những hình ảnh ấy có liên quan lẫn nhau, một liên quan được thần học Byzantine cho rằng cần phải đặt tên là “chuỗi hình ảnh vĩ đại”.
Về phương diện tranh ảnh cũng như thần học, nhân vật tối thượng vẽ trên bức thảm thêu Ảnh Đức Trinh Nữ không phải là chính Trinh Nữ Ma-ri-a mà là Chúa Kitô. Vì Chúa Kitô ngự trên tòa vinh hiển, nên đương nhiên Người chiếm chỗ cao hơn, chỗ mà dù có nhỏ hơn chăng nữa, vẫn là chỗ nổi bật nhất. Hơn nữa, ở vùng thấp hơn, Chúa Kitô Hài Nhi vẫn là Chúa Kitô Chúa Tể, vì Người nắm giữ phần trên của một sách cuộn, rất có thể là sách cuộn của Lề Luật. Tuy thế, khuôn mạo nổi nhất về kích thước và xét theo một số phương diện khác cũng nổi nhất về phong cách, là chân dung đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa cũng đang ngự trên ngai, mỗi bên có một tổng lãnh thiên thần: "Trong bức thảm thêu của chúng ta, đức Trinh Nữ ngự trên ngai có cẩm ngọc ngà công phu theo kiểu Byzantine và chiếc gối đỏ vĩ đại. Mình Ngài mặc palla và áo dài mầu tím đơn sơ, chân mang hài đen. Một đầu chiếc palla – tiếng Hy Lạp gọi nó là metaphorion - phủ lên đầu Ngài làm khăn; bên dưới nó, tóc Ngài được phủ bằng chiếc mũ trắng trên đó “được thêu” chiếc thánh giá bằng vàng. Đầu Ngài được đóng khung trong một hào quang rộng mầu vàng. Chúa Kitô Hài Nhi, không có hào quang, ngự trong lòng Ngài về phía bên trái. Chúa mặc áo dài và chiếc pallium mầu vàng kim; những hình chùy (clavi) mầu tím trang hoàng hai bên vai chiếc áo dài của Chúa… Trang phục của đức Trinh Nữ là trang phục của một phụ nữ thuộc các giai cấp bình dân thời hậu cổ đại. Đây là trang phục trong đó Ngài thường được mô tả trong các đền đài Byzantine trước khi được vẽ tranh ảnh. Dù không bao giờ được mô tả trong các trang phục cầu kỳ của một nữ hoàng, như ta thấy trong các tác phẩm nghệ thuật của Rôma hiện nay, các trang phục đơn giản của Ngài tuy thế thường luôn có mầu tím, mầu dành riêng cho hoàng gia Byzantine" (63).
Mặc dù bức Ảnh Đức Trinh Nữ là một bức thảm thêu hơn là một bức tranh, nhưng về phương diện tranh ảnh, ta cần phải liên kết việc nó xử lý một cách khác hẳn khuôn mạo đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, gồm cả chiếc ngai, với lịch sử của Byzantine trong việc họ dùng phụng vụ và thần học xác định đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, một việc xác định sẽ ảnh hưởng đến cách người ta vẽ chân dung Ngài trong nghệ thuật Kitô Giáo Phương Tây sau này, chẳng kém gì trong nghệ thuật Kitô Giáo Phương Đông trước kia (64).
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
1. Xem Chương 6 ở trên.
2. Tv 68:25.
3. Thánh Augustinô Expositions on the Book of Psalms 67.26.
4. Louis Bouyer, “Le culte de Marie dans la liturgie byzantine” trong Maison-Dieu 38 (1954): 122-35.
5. Lampe, 57.
6. Alexandra Patzold, Der Akathistos-hymnos: Die Bilderzyklen in der byzantinischen Wandmalerie des 14. Jahrhunderts (Stuttgart: F. Steiner, 1989).
7. Maxime Gorce, Le Rosaire et ses antécédents historiques (Paris: Edition à Picard, 1931).
8. OED “B” 724, với nhiều thí dụ.
9. LTK 9:45-49 (Gunter Lanczkowski, Angelus Walz, Ekkart Sauer, and Korad Hofmann).
10. DTC 1:1273-77 (Ursmer Berlière).
11. Lc 1:26-28.
12. Imago Dei, 137-45.
13. Vasiliki Limberis, Divine Heiress: The Virgin Mary and the Creation of Christian Constantinople (London: Routledge, 1994).
14. Nicephorous Refutation II.4 (PG 100:341).
15. Nicephorous Refutation I.9 (PG 100:216).
16. Warren Treadgold, The Byzantine Revival (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1988), 88.
17. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons III.27-28 (PG 94: 1244, 1348-49).
18. Lampe, 408 (gồm cả những từ cùng nguồn gốc)
19. Lc 23:46.
20. Cv 7:59.
21. Pl 2:10-11.
22. Denzinger, 301.
23. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons III.27-28 (PG 94:1348-49).
24. Thánh Augustinô City of God X.1.
25. Lampe, 384, 793.
26. Thánh Augustinô Confessions I.xiii.20-xiv.23.
27. Thánh Augustinô On the Trinity VII.vi.11.
28. Liddell-Scott-Jones, 1518.
29. Charles Diehl, “Byzantine Civilisation” trong The Cambridge Medieval History, cuốn 4 (Cambridge: Cambridge University Press, 1936), 755.
30. Sự hàm hồ cũng có trong cách dùng tiếng Anh trước đó, như câu Lc 14:10 trong bản Authorized Version đã được dịch là “Then shalt thou have worship in the presence of them that sit at meat with thee” [Bản Phụng Vụ Các Giờ Kinh: thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn].
31. DTC 3:2404-27, nhất là 2406-9 (Jean-Arthur Chollet).
32. Deferrari-Barry, 346, 627-28, 494.
33. Xem chương 11 ở dưới.
34. Demosthenes Savramis, “Der aberglaubliche Mibbrauch der Bilder in Byzanz” Ostkirchliche Studien 9 (1960): 174-92.
35. Theodore the Studite Orations XI.iv 24 (PG 99: 828).
36. Christopher Walter, “Two Notes on the Deeis” trong Revue des études byzantines 26 (1968): 326-36.
37. Liddell-Scott-Jones, 372.
38. Sophocles, 347.
39. Lampe, 334.
40. Lampe, 1144.
41. Xem Cyril Mango, Materials for the Study of the Mosaics of St Sophia at Istanbul (Washington, D.C.: Dumbarton Oaks, 1962), 29.
42. Mt 11:13.
43. Justin Martyr Dialogue with Trypho 51 (PG 6: 589).
44. Bởi thế từ Hy Lạp được các giáo phụ Hy Lạp dùng cho cả việc truyền tin cho Dacaria (Lc 1:8-23) lẫn việc truyền tin cho đức Ma-ri-a (Lc 1:26-38): Lampe, 559.
45. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On Virginity 6.
46. Mt 11:11; Lc 7:28 (Bản NEB)
47. Thánh Grêgôriô thành Nyssa On Virginity 2 (PG 46:324).
48. Xem chương 8 ở dưới.
49. Anders Nygren, Agape and Eros, bản dịch của Philip S. Watson (Phidelphia: Westminster Press, 1953), 412.
50. L. Bieler, Theios aner: Das Bild des “gottlichen Menschen” in Spatantike und Furhchristentum, 2 cuốn (Vienna: O Hofels, 1935-36).
51. Lampe, 649-50.
52. Nygren, Agape and Eros, 734.
53. Boethius The Consolation of Philosophy III.pr.x.23-25.
54. Tv 82:6.
55. Ga 10:35.
56. 2Pr 1:4.
57. Thánh Athanasiô Orations Against the Arians III.24 (PG 26:373).
58. Ioanna B. Sirota, Die Ikonographie der Gottesmutter in der Russischen Orthodoxen Kirche: Versuch einer Systematisierung (Wurzburg: Der Christliche Osten, 1992).
59. James Mearns, The Canticles of the Christian Church Eastern and Western in Early and Medieval Times (Cambridge: Cambridge University Press, 1914).
60. Pl 2:6-7.
61. William Loerke, “’Real Presence’ in Early Christian Art” trong Monasticism and the Arts do Timothy George Verdon chủ biên (Syracuse, N.Y.: Syracuse University Press, 1984), 47.
62. Thánh Gio-an Đamát Orations on the Holy Icons II.15 (PG 94:1301).
63. Dorothy G. Shepherd, “An Icon of the Virgin: A Sixth-Century Tapestry Panel from Egypt”, Bulletin of the Cleveland Museum of Arts 56 (March 1969): 93.
64. James H. Stubblebine, “Two Byzantine Madonnas from Calahorra, Spain”, Art Bulletin 48 (1966): 379-81.
Văn Hóa
Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm
Giuse Hoàng Quốc
22:16 22/12/2009
VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
Noel 2009 năm nay làm tôi suy nghĩ về câu hát của Thiên Thần trong đêm giáng sinh, mà mỗi Chúa nhật tôi thường hát trong Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Có sách thì viết: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Luca 2, 14). Khi viết “ cho loài người Chúa thương” người viết muốn nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Thiên Chúa. Toàn thể nhân loại không trừ ai, đều được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc và cứu độ. Thiên Chúa làm mưa trên người lành cũng như kẻ dữ. Kiểu nhấn mạnh nầy hay lắm, đúng với phẩm tính Thiên Chúa là Tình yêu.
Tuy vậy, kiểu nói “cho người thiện tâm” tôi vẫn thích hơn. Qủa thật, Thiên Chúa thì hằng yêu thương cứu độ mọi người, nhưng ơn cứu độ có “cứu” được con người hay không là tuỳ thuộc ở mỗi người. Thiên Chúa dựng nên con người có phẩm giá cao quý, khi ban cho họ tự do, cho họ khả năng đón nhận hoặc từ chối, nên khi con người từ chối Thiên Chúa cách nầy hay cách khác, thì ơn cứu độ không thể đem lại hiệu quả nơi người ấy. Tựa như cha mẹ thầy cô mong muốn những điều hay ho tốt đẹp cho con cái học trò, nhưng nếu các cô cậu không muốn hay từ chối cộng tác, thì làm sao thành con ngoan trò giỏi được. Thánh Augustino nói: “Khi dựng nên con, Chúa không cần con, khi cứu độ con, Chúa cần con”.
Chúa Cứu thế giáng sinh hơn hai ngàn năm rồi, nhưng ơn cứu độ và lễ giáng sinh luôn mới mẽ, hấp dẫn, mang tính thời sự và đang cần thiết cho mọi người. “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. “ Thiện tâm” ở đây muốn nói đến một con người toàn diện: Có cái Tâm thiện – cái Ý ngay lành – cái Trí sáng suốt – có Hành động cao đẹp và Lời nói tốt lành. Thiên Chúa đang muốn con người, các thọ tạo cao quý của Ngài có “ Thiện tâm” như thế. Bởi đó là điều tốt đẹp thanh cao cho biết con người đang sống đúng phẩm giá của mình, làm người và làm con Thiên Chúa. Thiết nghĩ, “Thiện tâm” đầy đủ muốn nói trên đây là điều kiện rất cần thiết cho con người có cuộc sống bình an hạnh phúc; là sức mạnh nền tảng ngăn ngừa và làm giảm bớt đến triệt tiêu những ác tâm - ác ý - ác ngôn - ác hành của con người; là chìa khoá mở ra trang sử mới tươi đẹp cho Hội thánh, cho Đất nước, cho các Gia đình và tương lai mỗi người. Do đó “thiện tâm” cũng sẽ là yếu tố cần thiết, và điều kiện thuận tiện cho con người đón nhận ơn cứu độ ở đời nầy và được hưởng hạnh phúc thiên đàng đời sau. Sau cùng, con người sống có “thiện tâm” sẽ làm cho Thiên Chúa hạnh phúc vinh quang: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Vinh quang Thiên Chúa là con người sống. ( Gloria Dei homo vivens ).
Lời tung hô của các Thiên thần năm xưa là sứ điệp Giang sinh mà Thiên Chúa đang gửi đến cho mọi người và mỗi người khắp nơi, vì Ngài đang mong chờ con người dùng tự do để đón nhận tình yêu của Ngài và xây dựng phẩm giá cao trọng của mình. Thế giới, Hội thánh, Dân tộc Việt nam, và mỗi gia đình, từng cộng đoàn đang cần những con người “Thiện tâm”, nhất là trong hoàn cảnh ngày nay, khi con người đang dùng tự do làm khổ người khác, sát hại nhau, làm băng hoại gia đình và xã hội.
Lạy Chúa Giesu Hài Nhi là Thiên Chúa cứu độ, niềm vui Noel đang đến khắp nơi nơi, xin cho mỗi người chúng con biết dùng tự do Chúa ban, quyết tâm luôn đứng về điều thiện, cả trong suy nghĩ, nói năng và hành động, và sẳn sàng đón nhận ơn cứu độ Chúa ban mỗi ngày.
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
Noel 2009 năm nay làm tôi suy nghĩ về câu hát của Thiên Thần trong đêm giáng sinh, mà mỗi Chúa nhật tôi thường hát trong Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Có sách thì viết: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Luca 2, 14). Khi viết “ cho loài người Chúa thương” người viết muốn nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Thiên Chúa. Toàn thể nhân loại không trừ ai, đều được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc và cứu độ. Thiên Chúa làm mưa trên người lành cũng như kẻ dữ. Kiểu nhấn mạnh nầy hay lắm, đúng với phẩm tính Thiên Chúa là Tình yêu.
Chúa Cứu thế giáng sinh hơn hai ngàn năm rồi, nhưng ơn cứu độ và lễ giáng sinh luôn mới mẽ, hấp dẫn, mang tính thời sự và đang cần thiết cho mọi người. “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. “ Thiện tâm” ở đây muốn nói đến một con người toàn diện: Có cái Tâm thiện – cái Ý ngay lành – cái Trí sáng suốt – có Hành động cao đẹp và Lời nói tốt lành. Thiên Chúa đang muốn con người, các thọ tạo cao quý của Ngài có “ Thiện tâm” như thế. Bởi đó là điều tốt đẹp thanh cao cho biết con người đang sống đúng phẩm giá của mình, làm người và làm con Thiên Chúa. Thiết nghĩ, “Thiện tâm” đầy đủ muốn nói trên đây là điều kiện rất cần thiết cho con người có cuộc sống bình an hạnh phúc; là sức mạnh nền tảng ngăn ngừa và làm giảm bớt đến triệt tiêu những ác tâm - ác ý - ác ngôn - ác hành của con người; là chìa khoá mở ra trang sử mới tươi đẹp cho Hội thánh, cho Đất nước, cho các Gia đình và tương lai mỗi người. Do đó “thiện tâm” cũng sẽ là yếu tố cần thiết, và điều kiện thuận tiện cho con người đón nhận ơn cứu độ ở đời nầy và được hưởng hạnh phúc thiên đàng đời sau. Sau cùng, con người sống có “thiện tâm” sẽ làm cho Thiên Chúa hạnh phúc vinh quang: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Vinh quang Thiên Chúa là con người sống. ( Gloria Dei homo vivens ).
Lời tung hô của các Thiên thần năm xưa là sứ điệp Giang sinh mà Thiên Chúa đang gửi đến cho mọi người và mỗi người khắp nơi, vì Ngài đang mong chờ con người dùng tự do để đón nhận tình yêu của Ngài và xây dựng phẩm giá cao trọng của mình. Thế giới, Hội thánh, Dân tộc Việt nam, và mỗi gia đình, từng cộng đoàn đang cần những con người “Thiện tâm”, nhất là trong hoàn cảnh ngày nay, khi con người đang dùng tự do làm khổ người khác, sát hại nhau, làm băng hoại gia đình và xã hội.
Lạy Chúa Giesu Hài Nhi là Thiên Chúa cứu độ, niềm vui Noel đang đến khắp nơi nơi, xin cho mỗi người chúng con biết dùng tự do Chúa ban, quyết tâm luôn đứng về điều thiện, cả trong suy nghĩ, nói năng và hành động, và sẳn sàng đón nhận ơn cứu độ Chúa ban mỗi ngày.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Máng Cỏ Đêm Đông
Lm. Tâm Duy
23:34 22/12/2009
MÁNG CỎ ĐÊM ĐÔNG
Ảnh của Lm. Tâm Duy.
Giờ đón Chúa chào đời trên máng cỏ
Chợt nhớ mình một thuở hài nhi
Từ biết thở đến nửa đời chóng vánh
Lối nhân gian hun hút bóng xuân thì..
(Trích thơ của Hồng Thị Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Sr - Subconscious
Nguyễn Trọng Đa
16:44 22/12/2009
Sr
Sr, Sister - Nữ tu, Xơ, Dì phước, chị.
S.R.C.
S.R.C., Sacra Rituum Congregatio—Thánh bộ Nghi lễ.
S.R.E.
S.R.E., Sancta Romana Ecclesia Sanctae Romanae Ecclesiae--Giáo hội Roma rất thánh, hoặc của Giáo hội Roma rất thánh.
S.R.R.
S.R.R., Sacra Romana Rota—Tòa Thượng thẩm Roma.
Ss
Ss, Scriptores—tác giả, nhà văn, người viết, người viết chữ.
S.S.A.T.
S.S.A.T., Supremum Signaturae Apostolicae Tribunal--Tối cao Pháp viện Tòa thánh.
Ss.D.N.
Ss.D.N., Sanctissimus Dominus Noster—Chúa rất thánh của chúng ta (Chúa Giêsu Kitô), cũng là một tước hiệu của Đức Giáo hòang.
S., Ss.
S., Ss., Sanctus, Sancti—thánh, thánh nhân, các thánh.
St
St, Saint – Thánh.
Stabat Mater
Stabat Mater, Bài hát “Mẹ sầu bi đứng bên Thánh giá” thường được gán cho tác giả là Jacopone da Todi (1230-1306), thi sĩ Dòng Phanxicô. Bài ca này dần dà được sử dụng trong phụng vụ cuối thời Trung Cổ, và từ năm 1727 là một phần của Phụng vụ Thánh Thể và Thần tụng cho lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Lịch sử của bài hát trong âm nhạc là thuộc thời kỳ cận đại. Một bài hát khác, mang tên Stabat Mater Speciosa (Mẹ xinh đẹp đứng đó), dường như mô phỏng theo bài Stabat Mater Dolorosa (Mẹ sầu bi đứng bên Thánh giá), mô tả các sầu bi của Đức Maria tại Bethlehem (Bê-lem), nhưng không bao giờ trở nên một phần của phụng vụ.
Stability
Tính kiên định, sự ổn định. Là phẩm chất đạo đức tránh các thay đổi cực đoan trong phán đóan, tính khí hoặc cách cư xử. Trong tương quan với người khác, nó có nghĩa là tính đáng tin cậy hoặc tính có thể tin được. (Từ nguyên Latinh stabilis, kiên định.)
Stability, Vow Of
Khấn ở nơi cố định. Là lời khấn trong Luật thánh Biển Đức là sống gắn bó với tu viện mà mình đã dâng lời khấn Dòng. Theo tinh thần thánh Biển Đức, mục đích lời khấn này nhằm củng cố sự đoàn kết dưới quyền một tu viện trưởng, và bảo đảm tính kế tục của mỗi đan viện như là một gia đình tu sĩ.
Stag
Con nai, con hươu. Là một biểu tượng của sự khát mong về Nước hằng sống của Lời Chúa. Thường được vẽ từng cặp đôi, con nai đang uống nước suối chảy ra từ Thánh giá. Theo lời của Thánh vịnh “Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa" (Tv 42). Con nai xuất hiện trong các tranh vẽ thánh thánh Hubert và thánh Eustace, bổn mạng của các người đi săn bắt, và ảnh thánh Giles ôm con nai, và thánh Aidan trong hạnh các thánh nước Anh.
Stalls
Ghế ngồi hát kinh. Là từ ngữ dùng chỉ các ghế cố định trong khu vực ca đòan của một nhà thờ. Các ghế này thường được trang trí bằng các ảnh khắc phía trước, phía sau và trên ghế ngồi, dưới chỗ ngồi đôi khi có ảnh thô sơ được vẽ.
Standing
Đứng. Là tư thế của người tham dự trong một số phần của phụng vụ Thánh thể và Kinh Nhật Tụng. Do các nước đều có phong tục khác nhau, các Hội đồng Giám mục cần đưa ra chỉ thị phù hợp cho người dân. Tuy nhiên, từ ngàn xưa, tư thế đứng là thói tục khi nghe đọc Tin Mừng, khi đọc hay hát Kinh Tin Kính, Kinh Tiền Tụng và Kinh Thánh Thánh Thánh.
Star
Ngôi sao. Là biểu tượng của Lễ Hiển Linh hay Chúa Tỏ Mình ra. Trong thế kỷ thứ hai, một cảnh vẽ Ba Vua (Ba nhà đạo sĩ) trong hang tọai đạo có thêm ngôi sao, “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại" (Mt 2:9). Ngôi sao là một biểu tượng Chúa Kitô: “Chính Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời" (Kh 22:16). “Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en" (Ds 24:17). Ngôi sao tám cánh, liên quan với biểu tượng của Đức Mẹ Maria là “Lâu đài David (Đa-vít)" trong Kinh Cầu Đức Bà Loreto, minh họa cho vinh quang của Chúa Kitô. Ngôi sao cũng là biểu tượng của Đức Trinh nữ Maria, với độ sáng không bao giờ mờ và nhờ đó Đức Mẹ được gán cho tước hiệu Ave Maris Stella (Kính chào Sao Biển) và Stella Matutina (Sao Mai). Trong một số tranh tượng thánh, áo chòang của Đức Mẹ được đính nhiều ngôi sao, và Đức Mẹ đội triều thiên có nhiều ngôi sao. “Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao" (Kh 12:1-3). Thánh Đa Minh có một ngôi sao ở hào quang của ngài, và thánh Nicholas thành Tolentino có một ngôi sao ở ngực—đó là các biểu tượng nổi bật của hai vị thánh này.
State Of Being
Trạng thái, cảnh giới, tình trạng hiện hữu. Là cách thức trong đó một vật tỏ lộ sự hiện diện của nó, hoặc điều kiện mà trong đó con người tự tìm thấy mình theo các hòan cảnh đã cho. Như thế, cảnh giới nêu ra một dạng thức hiện hữu mà có ít hay không có quan hệ với không gian hoặc thời gian. Tình trạng của một người trong ơn nghĩa Chúa, hoặc trong tội trọng, hoặc sau khi chết trong thiên đàng, luyện ngục hay hỏa ngục, xác định điều kiện thiêng liêng của linh hồn độc lập với vật chất hoặc yếu tố bề ngòai.
State Of Grace
Tình trạng ân sủng. Là điều kiện một người không mắc tội trọng và làm vui lòng Chúa. Đây là tình trạng một người sống thân nghĩa với Chúa, và là điều kiện cần thiết của linh hồn khi qua đời để được lên thiên đàng.
State Of Nature
Trạng thái thiên nhiên. Là điều kiện thần thọai của con người trước khi chịu ảnh hưởng của văn minh. Điều kiện này được lý tưởng hóa bởi nhiều triết gia, chẳng hạn Jean Jacques Rousseau, như một qui chuẩn cho tình trạng của con người, trừ ra ảnh hưởng xấu của giáo dục nhân bản và xã hội. Nó được sử dụng bởi một số người, chẳng hạn John Locke, như một luận chứng cho quyền tự do và bình đẳng của con người, và bởi một số người khác, chẳng hạn Thomas Hobbes, như là bằng chứng cho nhu cầu của Nhà nước để kiểm sóat các bản năng xã hội của con người.
State Of Perfection
Bậc hoàn thiện. Là lối sống ổn định lâu dài, trong đó các tín hữu tự ràng buộc mình bằng lời khấn, hoặc lời hứa tương đương lời khấn, để thực hành các lời khuyên Phúc âm là khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Được gọi là bậc hoàn thiện vì những ai sống trong bậc này đồng ý tuân theo một qui luật sống riêng, được Giáo hội phê chuẩn, và sự tuân giữ luật trung tín của họ sẽ chắc chắn dẫn họ đến sự hoàn thiện Kitô giáo.
Station
Trạm. Là một từ ngữ chỉ một địa điểm sẽ diễn ra một phần của cử hành phụng vụ lưu động hoặc tuần tự. Vì vậy Phụng vụ Cầu Hồn đưa ra ba kiểu thức: ba trạm, nghĩa là tại tư gia, nhà thờ và nghĩa trang; hai trạm, nghĩa là nhà nguyện nghĩa trang và huyệt mộ; và một trạm, tại nhà người qua đời.
Station Days
Ngày lễ chặng. Là những ngày được chỉ định để các Kitô hữu thời sơ khai ăn chay giữa 12 giờ và ba giờ chiều. Đó thường là các ngày lễ trong đó các tín hữu qui tụ lại tại các nhà thờ chặng để cử hành Thánh lễ. Những ngày này được ghi trong Sách Lễ Roma trước Công đồng chung Vatican II, theo đó Đức Giáo hòang trước đây cử hành thánh lễ tại các nơi gọi là “nhà thờ chặng” tại Roma. Thánh Giáo hòang Gregory Cả được cho là đã chỉ định một nhà thờ đặc biệt cho mỗi ngày lễ chặng, vốn bao gồm mọi lễ Đức Mẹ và lễ ngày thường của mùa Chay. Một số ngày khác được thêm vào nữa, do đó hiện nay có tất cả 84 ngày.
Stations Of The Cross
Đàng Thánh Giá, 14 chặng đường Thánh Giá. Là một việc đạo đức, trong đó chủ yếu là suy niệm cuộc Thương khó của Chúa Kitô, theo thứ tự 14 chặng đường Thánh Giá. Các chặng đường được tượng trưng bằng các Thánh giá Gỗ, thường gắn trên tường nhà thờ, mặc dầu các chặng này có thể đặt bất cứ nơi nào, chẳng hạn đặt ngoài nhà thờ dọc lối đi. Các ảnh tượng mô tả hoạt cảnh trên Via Crucis (Đường Thánh Giá) của Chúa Kitô nhằm giúp ngắm 14 chặng đàng: 1. Chúa Giêsu bị kết án tử hình; 2. Chúa Giêsu vác Thánh Giá; 3. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất; 4. Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ; 5. Chúa Giêsu được ông Simon vác đỡ Thánh Giá; 6. Bà Veronica (Vê-rô-ni-ca) lau mặt Chúa Giêsu; 7. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai; 8. Chúa Giêsu an ủi các phụ nữ thành Jerusalem (Giê-ru-sa-lem); 9. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba; 10. Chúa Giêsu bị quân dữ lột áo mình ra; 11. Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào Thánh Giá; 12. Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá; 13. Chúa Giêsu được hạ xác xuống khỏi Thánh Giá; 14. Chúa Giêsu được táng xác vào huyệt đá mới. Ơn đại xá được ban cho ai đi đường Thánh giá, mỗi ngày được một ơn. Tuy nhiên người làm việc đạo đức này chỉ cần đi từ một chặng này qua một chặng khác, và “không cần làm gì khác ngoài suy ngắm về cuộc Tử nạn và cái Chết của Chúa, và không cần suy niệm đặc biệt về từng mầu nhiệm của Đàng Thánh Giá.”
Statism
Chủ nghĩa nhà nước. Là thuyết về xã hội, chủ trương chính quyền dân sự là hoàn toàn độc lập với mọi nguyên tắc tôn giáo. Là chủ nghĩa thế tục nhà nước dựa trên tiền đề rằng tôn giáo là việc hoàn toàn riêng tư, mà Nhà nước có thể khoan dung nhưng không khuyến khích, không cổ vũ và nhất là không cho phép gây ảnh hưởng lên các chính sách của chính quyền dân sự.
Statue
Tượng. Là một điêu khắc trông giống Chúa Kitô, Đức Trinh Nữ, hoặc một vị thánh, hoặc là hình dáng biểu tượng của một thiên thần, bằng chất liệu rắn, được tín hữu tôn kính. Mục đích của tượng là nhắc nhở đến đấng mà tượng diễn tả, để gây cảm hứng cho lòng mộ đạo nhiều hơn. Kitô hữu không tôn thờ tượng như là ngẫu tượng.
S.T.B.
S.T.B., Sacrae Theologiae Baccalaureus--Cử nhân Thần học.
S.T.D.
S.T.D., Sacrae Theologiae Doctor--Tiến sĩ Thần học.
Stephen
Thánh Stephen, thánh Tê-pha-nô. Là một người Do thái trở lại đạo rất nhiệt tình, trở thành Kitô hữu đầu tiên tử vì đạo. Ngài là một trong Bảy Phó tế, được các thánh Tông đồ chỉ định, để chăm sóc người nghèo túng, và như thế các Tông đồ rảnh tay nhằm dành thì giờ để giảng dạy (Cv 6:1-6). Các Phó tế cũng tham gia rao giảng, và chính điều này đã dẫn Stephen đến cái chết thảm thương. Ngài bị điệu ra trước Thượng Hội đồng, với cáo buộc rằng sự rao giảng của ngài là có tính khích động và đe dọa phá hủy Đền thờ (Cv 6:12). Lời bào chữa hùng biện của ngài bị giải thích như là phạm thượng. Không chờ sự cho phép của chính quyền Roma, họ đem ngài ra ngoài thành và ném đá đến chết. Trong số người chứng kiến có Saul (Sao-lô), người chưa có chuyến đi chuyển đổi số phận mình tại Damascus (Đa-mát) lúc ấy. Cái chết của Stephen càng làm tăng sự rạn nứt rộng hơn giữa người Do thái giáo chính thống và Giáo hội Kitô (Cv 7).
Sterility
Vô sinh. Là sự mất khả năng sinh đẻ, do khiếm khuyết thể lý hay tâm lý. Vô sinh, không giống bất lực, không vô hiệu hóa hôn phối và không làm cho hôn phối trở nên bất hợp pháp.
Sterility Tests
Xét nghiệm tinh trùng, tinh dịch đồ. Là xét nghiệm tinh dịch của người nam, vốn thường được cho là yếu tố chính của vô sinh. Các xét nghiệm này đòi hỏi tránh các phương pháp bất hợp pháp, chẳng hạn thủ dâm, dùng bao cao su, hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.
Sterilization
Triệt sản. Là hành vi tước mất khỏi thân xác, hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn, khả năng truyền sinh hay mang thai. Triệt sản là làm cho các khả năng truyền sinh trở nên vô hiệu. Có bốn lọai triệt sản được phân biệt trong luân lý Công giáo: chữa bệnh, ngừa thai, ưu sinh và hình phạt. (Từ nguyên Latinh sterilis, không thành công, không sinh con, cằn cỗi.)
Stewardship
Quản lý. Trong cách dùng của Kinh thánh, quản lý là điều hành những gì được giao phó cho một người, không chỉ là gìn giữ mà còn làm lợi cho chủ nữa, nói cho cùng là làm lợi cho Chúa. Chúa Kitô giới thiệu người quản lý trung tín như là mẫu gương cho một Kitô hữu có trách nhiệm (Lc 12:42). Các Tông đồ là các người chọn làm quản lý các mầu nhiệm của Chúa (I Cr 4:1-2), và mỗi Kitô hữu là một người quản lý các mầu nhiệm của Chúa (I Pr 4:10). Chúa Giêsu khen ngợi người quản lý bất trung trong một dụ ngôn, không phải bởi vì anh ta bất lương, mà do sự nhìn xa trông rộng của anh, bởi vì “Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại" (Lc 16:1-8). Đây là bài học tối hậu của quản lý: con người không là chủ nhưng là người trông coi các ân ban của Chúa trong thế gian này, sử dụng chúng và sản sinh ra các hoa trái có lợi cho sự sống vĩnh cửu sau này. (Từ nguyên tiếng Anh Cổ stigweard, “người giữ phòng”: stig, phòng + weard, người gìn giữ.)
S. Thom.
S. Thom., St. Thomas Aquinas –Thánh Tôma Aquinas.
Stipend
Tiền lễ, bổng lễ. Theo giáo luật, là tiền để hỗ trợ cuộc sống của giáo sĩ. Cũng là một phần thu nhập từ một bổng lộc, mà một giáo sĩ liên quan với bổng lộc này được hưởng. Ngày nay từ ngữ thường được hiểu là tiền tặng cho linh mục khi xin linh mục dâng lễ theo ý chỉ đặc biệt của mình.
S.T.L.
S.T.L., Sacrae Theologiae Licentiatus--Cử nhân Thần học.
S.T.M.
S.T.M., Sacrae Theologiae Magister—Cao học Thần học, Thạc sĩ Thần học.
Stockings
Vớ dài, bít tất dài. Vớ dài do Giám mục mang khi cử hành Thánh lễ đại triều. Vớ này làm bằng tơ lụa dệt, và màu phù hợp với màu áo lễ. Vớ được mang với dày thấp gót, tức xăng đan, và giày cùng màu với áo. Hiện nay giày và vớ được sử dụng tùy ý Giám mục.
Stole
Dây các phép. Là một lễ phục phụng vụ làm bằng một dải vải dài, rộng khoảng 10cm, và được Linh mục và Giám mục mang ở cổ; còn thày Phó tế mang chéo ở vai trái, khi cử hành Thánh lễ, ban các Bí tích và các nghi thức chầu Mình Thánh Chúa.
Storrington
Đền thánh ở Storrington. Là đền thánh dâng kính “Đức Bà Anh Quốc”, ở miền nam nước Anh gần Eo biển Manche. Được Đức Giáo hòang Lêô XIII làm phép, tượng Đức Trinh nữ không đội triều thiên và Hài nhi, được Đức Mẹ ẵm lấy, đứng ngay ở cửa dẫn vào Vườn Tu viện của các Kinh sĩ Prémontré tại Sussex. Đức Mẹ Maria cầm một vương trượng dài và chuỗi Mân côi ở tay phải, và chính Đức Mẹ đã thực hiện nhiều cuộc hoán cải nổi tiếng cho nhiều người.
S.T.P.
S.T.P., Sacrae Theologiae Professor—Giáo sư Thần học.
Strict Interpretation
Giải thích chặt chẽ, giải thích theo nghĩa hẹp. Trong giáo luật, là cách thức giải thích các qui định đưa ra hình phạt, hoặc hạn chế việc thực thi quyền của một người, hoặc ngăn cản một sự miễn chuẩn của luật ấy.
Strict Mental Reservation
Tiềm chế ý nghĩa chặt. Là lời nói hạn chế ý nghĩa của điều được nói, nhưng không đưa ra manh mối cho một nghĩa đặc biệt nào muốn nhắm tới. Loại tiềm chế ý nghĩa này thực ra là một lời nói dối và không bao giờ được phép. Vì thế một người nói rằng mình đang đi đến một thành phố xa, có nghĩa rằng người ấy chỉ đi đến đó trong trí tưởng tượng, người ấy nói dối vì không có manh mối gì cho nghĩa muốn nhắm tới cả.
Strict Mystery
Mầu nhiệm đúng nghĩa. Là một chân lý mặc khải vượt quá khả năng hiểu biết của một tâm trí tạo dựng, mà ý nghĩa đầy đủ của nó không thể được ai nắm bắt được, ngoại trừ Chúa mà thôi. Tuy nhiên các mầu nhiệm đúng nghĩa, chẳng hạn như Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Nhập Thể, có thể được hiểu phần nào, với mức độ khác nhau của sự nhận thức, tùy theo ơn Chúa ban và nỗ lực riêng cùng kinh nghiệm của người ấy.
Striking The Breast
Đấm ngực. Là một dấu hiệu xưa của việc ăn năn thống hối, khi lấy tay đấm ngực mình (Lc 18:13), vốn đã trở thành một phần của phụng vụ. Sự đấm ngực được qui định trong nghi thức sám hối đầu Thánh lễ.
Stripping The Altar
Lột khăn bàn thờ. Là hành vi phụng vụ lột các khăn ở Bàn thờ, và nếu có thể được, cất đi mọi thánh giá của nhà thờ sau Thánh lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh. Việc này tượng trưng cho sự ngưng cử hành Thánh lễ cho đến Vọng Phục Sinh, và sự lột hết y phục của Chúa Kitô trước khi Chúa chịu đóng đinh.
Sts
Sts, Saints – Các thánh.
Stylites
Ẩn sĩ sống trên cột, tọa trụ khổ tu. Là các vị khổ tu đơn độc sống trên các cột cũ hoặc trụ lớn cũ. Bằng cách này, các vị thực thi sống khổ chế, trong khi vẫn rao giảng cho người khác hoặc khuyên nhủ người khác. Các vị nổi tiếng nhất là thánh Simeon Cột (390-459) thành Antioch, và thánh Daniel (qua đời năm 493) thành Constantinople.
Suarezianism
Chủ thuyết Suarez. Là hệ thống thần học của Francesco Suarez (1548-1617), một học giả và nhà văn Dòng Tên người Tây Ban Nha, được Đức Giáo hòang Biển Đức XIV đặt tên là Doctor Eximius. Dựa vào các nguyên tắc của thánh Tôma Aquinas, Suarez đã phát triển một hệ thống thần học cho riêng mình. Đặc trưng cách tiếp cận của ngài là trích dẫn nhiều từ các nguồn ngài sử dụng, và nhấn mạnh đến lịch sử như là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển học thuyết. Trong học thuyết Suarez, yếu tính và hiện hữu là các vật hiện hữu thật sự, và không phân biệt tiềm thể và hiện thể; trí tuệ có một trực giác tự nhiên nào đó của cá nhân; nguyên liệu có tính hiện thể hơn so với trong thuyết của thánh Tôma, vì đối với Tôma nguyên liệu là tiềm thể thuần túy; nguyên lý cá thể hóa không nằm trong vật chất, nhưng là do vật gì đó hiện hữu như là một hữu thể; về mối quan hệ giữa ân sủng và ý chí tự do, thuyết Suarez ủng hộ điều đã được biết chẳng hạn thuyết tương hợp, nhấn mạnh nhiều hơn đến sự tự do con người so với thuyết Bannez theo thánh Tôma. Thuyết Suarez là nguồn được công nhận của triết học về quyền tự nhiên, luật các quốc gia và luật hiến pháp, như chúng được triển khai trong thời hiện đại nơi các triết gia Kitô giáo, để chống lại quyền thiên mệnh của các vua. Quyền cai trị trong xã hội dân sự, theo nguyên tắc của thuyết Suarez, phát sinh từ ý Chúa. Nhưng việc chỉ định người nào sẽ thực thi quyền này là do quyết định của người dân, kể từ Giao ước Mới.
Subapostolic Age
Thời hậu Tông đồ. Là thời kỳ kể từ cái chết của vị Tông đồ cuối cùng đến cái chết của các môn đệ trực tiếp của các ngài, kéo dài cho đến khoảng năm 150.
Subconscious
Tiềm thức. Là trạng thái của sự chú ý bên lề và ít ỏi, trong đó một người chỉ nhận thức mơ màng về điều gì đó. Nó cũng mô tả điều kiện của một người không ý thức về một tiến trình trí tuệ đang diễn ra trong mình, mặc dầu nó ảnh hưởng đến thái độ hiện tại hoặc tiêu chuẩn đạo đức tốt. Tiềm thức được công nhận trong thần học mục vụ Công giáo, như là một yếu tố quan trọng trong thái độ ứng xử của con người.