Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:16 25/12/2018
23. KHÓC NHƯ THẬT
Tống Thế Tổ nói với thần tử là Lưu Đức Nguyên rằng:
- “Nếu ông vì quý phi của ta đã chết mà khóc ai oán thì ta sẽ thưởng cho rất nhiều của cải.”
Lưu Đức Nguyên lập tức đấm ngực dậm chân khóc khan cả cổ họng, nước mắt mước mũi chảy xuống ào ào, hoàng đề rất đẹp lòng bèn phong cho làm thích sứ Dự Châu.
Tống Thế Tổ lại kêu đại phu Dương Chí khóc quý phi, Dương Chí cũng khóc rất là thống thiết. Không bao lâu sau, có người hỏi Dương Chí:
- “Ngài làm thế nào mà khóc giống như thật vậy ?”
Dương Chí nói:
- “Bởi vì lúc ấy bà vợ bé của tôi cũng vừa mới chết !”
(Sơn Trung nhất tịch ngữ)
Suy tư 23:
Khóc là một biến chuyển của tâm sinh lý trong đời sống vui buồn giận ghét của con người, cho nên những người có cảm xúc cao thì thường dễ khóc khi gặp chuyện đau lòng thê lương...
Nhưng có một loại cũng dễ khóc đó là loại người khóc mướn, họ khóc bên ngoài nhưng trong lòng thì không khóc, họ có điệu bộ thê lương khi khóc vì tiền thuê chứ không phải thê lương vì tử biệt sinh ly mà khóc, họ bán nước mắt để sống...
Có những đứa con đi thuê “đám khóc mướn” đến nhà khóc khi cha mẹ qua đời, còn mình thì ngồi bàn trong vừa uống rượu vừa đếm tiền phúng điếu, họ để người dưng nước lã khóc cha mẹ thay cho mình để được tiếng là...có hiếu.
Khóc cũng là một thái độ bày tỏ lòng thống hối vì những tội của mình đã phạm làm mất lòng Chúa và anh chị em.
Nhưng có những người Ki-tô hữu làm “nghề khóc mướn”, tức là họ không hề khóc tội của mình, mà hể thấy ai đó phạm một khuyết điểm nhỏ, một sai phạm không đáng, thì họ xuýt xoa bày tỏ sự đau buồn giùm cho người ấy giống như là...tận thế đến nơi, nhưng trong lòng họ thì một chút đau buồn thông cảm cũng không có...
Hãy khóc cho mình trước rồi an ủi và cảm thông với tha nhân sau, thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na khóc tội lỗi mình và trở nên người hữu ích cho việc tông đồ, thánh Phê-rô tông đồ cũng đã khóc lóc tội mình, và ngài đã được cất nhắc lên làm thủ lĩnh giáo hội của Đức Chúa Giê-su.
Ai biết thành thật khóc cho tội lỗi của mình thì tâm hồn của họ sẽ trở nên như Đức Chúa Giê-su, nghĩa là biết thông cảm, biết tha thứ và biết đau buồn khi người khác phạm tội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tống Thế Tổ nói với thần tử là Lưu Đức Nguyên rằng:
- “Nếu ông vì quý phi của ta đã chết mà khóc ai oán thì ta sẽ thưởng cho rất nhiều của cải.”
Lưu Đức Nguyên lập tức đấm ngực dậm chân khóc khan cả cổ họng, nước mắt mước mũi chảy xuống ào ào, hoàng đề rất đẹp lòng bèn phong cho làm thích sứ Dự Châu.
Tống Thế Tổ lại kêu đại phu Dương Chí khóc quý phi, Dương Chí cũng khóc rất là thống thiết. Không bao lâu sau, có người hỏi Dương Chí:
- “Ngài làm thế nào mà khóc giống như thật vậy ?”
Dương Chí nói:
- “Bởi vì lúc ấy bà vợ bé của tôi cũng vừa mới chết !”
(Sơn Trung nhất tịch ngữ)
Suy tư 23:
Khóc là một biến chuyển của tâm sinh lý trong đời sống vui buồn giận ghét của con người, cho nên những người có cảm xúc cao thì thường dễ khóc khi gặp chuyện đau lòng thê lương...
Nhưng có một loại cũng dễ khóc đó là loại người khóc mướn, họ khóc bên ngoài nhưng trong lòng thì không khóc, họ có điệu bộ thê lương khi khóc vì tiền thuê chứ không phải thê lương vì tử biệt sinh ly mà khóc, họ bán nước mắt để sống...
Có những đứa con đi thuê “đám khóc mướn” đến nhà khóc khi cha mẹ qua đời, còn mình thì ngồi bàn trong vừa uống rượu vừa đếm tiền phúng điếu, họ để người dưng nước lã khóc cha mẹ thay cho mình để được tiếng là...có hiếu.
Khóc cũng là một thái độ bày tỏ lòng thống hối vì những tội của mình đã phạm làm mất lòng Chúa và anh chị em.
Nhưng có những người Ki-tô hữu làm “nghề khóc mướn”, tức là họ không hề khóc tội của mình, mà hể thấy ai đó phạm một khuyết điểm nhỏ, một sai phạm không đáng, thì họ xuýt xoa bày tỏ sự đau buồn giùm cho người ấy giống như là...tận thế đến nơi, nhưng trong lòng họ thì một chút đau buồn thông cảm cũng không có...
Hãy khóc cho mình trước rồi an ủi và cảm thông với tha nhân sau, thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na khóc tội lỗi mình và trở nên người hữu ích cho việc tông đồ, thánh Phê-rô tông đồ cũng đã khóc lóc tội mình, và ngài đã được cất nhắc lên làm thủ lĩnh giáo hội của Đức Chúa Giê-su.
Ai biết thành thật khóc cho tội lỗi của mình thì tâm hồn của họ sẽ trở nên như Đức Chúa Giê-su, nghĩa là biết thông cảm, biết tha thứ và biết đau buồn khi người khác phạm tội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Giáng Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:20 25/12/2018
LỄ GIÁNG SINH
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng : Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian. Do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng : Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian. Do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:22 25/12/2018
71. Nếu con không chuyên tâm quy hướng về Thiên Chúa, thì bất kỳ con ở đâu, bấy kỳ con đi chỗ nào, thì con vẫn là người đáng thương hại.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su )Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi ca suy niem: Thi ca suy niệm – Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
15:13 25/12/2018
(Lc 2: 41-52)
Trung Tín.
Tiến vào Thành Thánh quê Cha,
Mừng ngày tưởng niệm, Vượt Qua xứ người.
Dâng lời ca tụng Chúa Trời.
Yêu thương giải cứu, khỏi đời phận nô.
Hàng năm qui tụ Thánh Đô
Toàn dân xum họp, trầm trồ ngợi khen.
Gia đình phấn chấn bao phen,
Trở về Đất Thánh, muối men cho đời.
Giê-su đến tuổi gọi mời,
Bước vào cung thánh, rạng ngời thánh ân.
Lắng nghe giảng dậy ân cần,
Trí khôn sáng suốt, vô ngần ngạc nhiên.
Khôn ngoan phúc đức cõi thiên,
Ngồi cùng tiến sĩ, dịu hiền hỏi han.
Thời gian trúc trực thiên nhan,
Ngày qua đêm tới, miên man đợi chờ.
Mẹ cha lo lắng vô bờ,
Con đâu, lạc mất, hững hờ lo toan.
Trong đền tu đức hiền ngoan,
Con xin vâng lệnh, thành toàn ý Cha.
Chúa Giêsu được sinh ra trong khung cảnh gia đình có cha và có mẹ. Đây là một gia đình lý tưởng và gương mẫu cho mọi gia đình. Gia đình là đơn vị căn bản của xã hội kết hợp trong tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Chúa sống trong bầu khí gia đình là để nêu gương đời sống yêu thương và hiệp nhất. Một gia đình lý tưởng là một gia đình có gia trưởng, có hiền mẫu và có con cái ngoan hiền. Mỗi người trong gia đình có bổn phận và chu toàn trách nhiệm của mình.
Kể truyện sau lễ Giáng Sinh, các học sinh đến thăm cha xứ. Cha có nhiều thiệp Giáng Sinh đẹp nhưng cha đang thu dọn để bỏ đi. Một em gái nhỏ nói: cha cho con xin mấy thiệp giáng sinh này nhá. Cha trả lời: con cứ việc lấy. Em chỉ chọn có 4 thiệp giáng sinh. Cha nói với em: sao con không lấy hết mà mang về. Em gái trả lời: con chỉ chọn những thiệp giáng sinh nào có hình thánh gia, có mẹ Maria, thánh Giuse và có Chúa Hài Nhi thôi.
Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh, đôi khi chúng ta bị lạc mất nhân vật chính là Chúa Hài Nhi Giêsu. Hôm nay mừng lễ Thánh Gia, vai trò của Chúa Giêsu không thể quên. Bài Phúc âm hôm nay có chi tiết rất hay về câu truyện Chúa đi lạc vào trong đền thờ. Đi lạc là đi quanh quẩn không tìm đuợc hướng, không có chỗ để dung thân. Kẻ lầm đường lạc lối là kẻ đi không biết đường về. Trong trường hợp của Chúa Giêsu, cha mẹ bị lạc mất Chúa nên các ngài đã trở lại đi tìm Chúa. Còn Chúa Giêsu ở lưu lại trong đền thờ để lo viêc cho Cha của Ngài.
Đức Maria và thánh Giuse rất quan tâm và lo lắng khi bị lạc mất con. Vất vả tìm kiếm, khi gặp lại Chúa, hai ngài không phiền trách nhưng nhận ra ý nghĩa và thầm hiểu được sứ mệnh Chúa phải chu toàn. Rồi vâng lời cha mẹ, Chúa Giêsu đã theo hai ngài về quê. Chúa đã vâng lời và ở lại chung sống với hai ngài trong bầu khí gia đình cho tới năm 30 tuổi.
Thánh Gia là mẫu gương mời gọi chúng ta suy nghĩ về cuộc sống của gia đình mình. Như em bé gái chỉ thích những thiệp giáng sinh có đầy đủ hình của thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Hài Nhi. Nghĩa là em chỉ thích những gia đình có cha mẹ và con cái. Xin cho chúng con biết vâng lời Chúa, vâng lời Giáo Hội và vâng lời những bề trên trong gia đình. Nhờ đó chúng con sẽ trưởng thành trong sự khôn ngoan thật.
NGÀY 31 THÁNG 12
(Ga 1, 1-18)
NGÔI LỜI
Ngôi Lời nguyên thủy cao vời,
Tác thành mọi sự, qua Lời quyền năng.
Chúa Con hiện hữu vĩnh hằng,
Tạo thiên lập địa, trời trăng vũ hoàn.
Quan phòng tạo tác thành toàn,
Muôn loài muôn vật, hân hoan vào đời.
Ngôi Hai sự sáng rạng ngời,
Dọi soi đêm tối, một thời hồng ân.
Loài người mê mải gian trần,
Chối từ ánh sáng, vọng ngân kêu mời.
Ngôi Lời sự sống từ trời,
Hóa thành nhục thể, cứu đời tội nhơ.
Tình yêu Thiên Chúa vô bờ,
Khai thông mạc khải, tôn thờ Chúa Cha.
Giải trình vũ trụ bao la,
Ngợi ca danh Chúa, mưa sa phúc lành.
NGÀY 1 THÁNG 1
(Lc 2, 16-21)
MẸ CHÚA
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Hồng ân phúc lộc, tuyệt vời Chúa ban.
Con người thụ tạo bụi tan,
Phận hèn tớ nữ, tỏa lan sáng ngời.
Xin vâng làm mẹ Chúa Trời,
Ngợi khen chúc phúc, ngàn đời quang vinh.
Mẹ sinh Con Chúa huyền linh,
Nằm trong máng cỏ, thân mình trẻ thơ.
Mục đồng chầu lạy kính thờ,
Loan tin khắp chốn, vọng chờ đêm thâu.
Con dân mong đợi bấy lâu,
Giê-su tên gọi, kính tâu Vua Trời.
Cung lòng trinh nữ cao vời,
Cưu mang Con Chúa, làm người thế nhân.
Ma-ri-a Mẹ thần dân,
Xứng danh Mẹ Chúa, nhân trần kính tôn.
NGÀY 2 THÁNG 1
(Ga 1, 19-28)
TIỀN HÔ
Gio-an nhân chứng Nước Trời,
Tu thân rừng vắng, vào đời truyền rao.
Tiên tri, không phải tự cao,
Tiếng kêu hoang địa, Chúa trao lời mời.
Dọn đường sửa lối cho Người,
Thực hành phép rửa, cứu người lầm than,
Cuộc đời khắc khổ gian nan,
Hạ mình phục vụ, kêu van thức thời.
Đón mừng Cứu Chúa xuống đời,
Thổi loa báo trước, cao vời thánh nhân.
Đến sau, có trước gian trần,
Ngôi Lời Con Chúa, hạ thân cứu đời.
Giê-su cao trọng tuyệt vời,
Thần nhân bản tính, rạng ngời cao siêu.
Xả thân hiến mạng vì yêu,
Cửa Trời rộng mở, ban nhiều ân thiêng.
NGÀY 3 THÁNG 1
(Ga 1, 29-34)
CHIÊN CHÚA
Đây Chiên Thiên Chúa giáng trần,
Làm người dương thế, canh tân cõi lòng.
Gio-an thanh tẩy nước dòng,
Ki-tô Cứu Thế, rửa trong Thánh Thần.
Quyền năng tha thứ tội trần,
Thần Linh thánh ái, thiện chân mỹ hoàn.
Thiêng liêng quyền phép khôn ngoan,
Tỏ mình hiện hữu, hoàn toàn vì yêu.
Tin mừng mạc khải huyền siêu,
Nhiệm mầu khai mở, thiên triều cao sang.
Gio-an làm chứng hô vang,
Con Chiên xóa tội, thiên đàng phú ban.
Tội nhân sám hối cầu van,
Ăn năn chừa cải, Chúa ban phúc lành.
Tin yêu phó thác lòng thanh,
Phụng thờ kính Chúa, xứng danh con Trời.
NGÀY 4 THÁNG 1
(Ga 1, 35-42)
CHIÊN CHÚA
Gio-an giới thiệu môn sinh,
Đây là Chiên Chúa, quang vinh rạng ngời
Hai người trong nhóm nghe lời,
Bỏ thầy theo Chúa, vào nơi thanh bần.
Đến xem nơi ở dưới trần,
Đơn sơ nghèo khó, tinh thần thảnh thơi.
An-rê nhận biết Ngôi Lời,
Tin mừng loan báo, gọi mời anh đi.
Phê-rô sánh bước ngại chi,
Giê-su Cứu Chúa, từ bi đón mời.
Si-mon là đá rạng khơi,
Dựng xây Giáo Hội, trong đời trần gian.
Truyền rao chân lý trao ban,
Cứu nhân độ thế, sẻ san Tin Mừng.
Muối men nhân chứng không ngừng,
Hy sinh chịu chết, chớ đừng than van.
NGÀY 5 THÁNG 1
(Ga 1, 43-51)
ĐẾN XEM
Thành Na-za-rét xa xưa,
Nơi nhà Chúa ở, lưa thưa ít người.
Dân nghèo lao động một đời,
Yên bình êm ả, một thời thành nhân.
Hội đường bé nhỏ làng dân,
Trau dồi kiến thức, xa gần đó đây.
Giê-su chí thánh là Thầy,
Ba mươi ra giảng, ngất ngây lòng người.
Tông đồ Chúa gọi tươi cười,
Chúa nhìn đã biết, cõi đời mọi nơi.
Trong tâm thấu tỏ rạng ngời,
Tín thành chính trực, gọi mời chứng nhân.
Trở thành môn đệ cận thân,
Tin vui loan báo, hiến thân theo Ngài.
Đến xem dấu lạ thiên thai,
Tiên tri thượng giới, Ngôi Hai Chúa Trời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Giáng Sinh Urbi Et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
07:01 25/12/2018
Lúc 11 giờ 15 sáng 25/12/2018, ban quân nhạc và đại diện các lực lượng quân binh chủng Italia đã được xe cảnh sát dẫn đường diễn hành từ Lâu Đài Thiên Thần tiến theo dọc đại lộ Hòa Giải để vào quảng trường Thánh Phêrô dàn hàng chào danh dự trước thềm đền thờ Thánh Phêrô.
Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô.
Sau khi hai ban nhạc của Đội Ngự Lâm Quân Thụy sĩ và Cảnh sát Italia đang trình tấu Quốc thiều Vatican, Đức Thánh Cha đã đọc thông điệp Giáng Sinh URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!
Với anh chị em, là các tín hữu của Rôma, với anh chị em, là những người hành hương và với tất cả những ai đang được nối kết với chúng ta từ mọi nơi trên thế giới, tôi lặp lại lời công bố vui mừng của Bêlem: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14).
Như những mục đồng là những người đầu tiên vội vã đến máng cỏ, chúng ta hãy dừng lại trong sự ngạc nhiên trước dấu chỉ mà Chúa ban cho chúng ta: “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2:12). Trong thinh lặng, chúng ta hãy quỳ xuống và tôn thờ.
Hài Nhi, được sinh ra cho chúng ta bởi Đức Trinh Nữ Maria, có gì để nói với chúng ta? Thông điệp phổ quát của lễ Giáng Sinh là gì? Phải chăng Thiên Chúa là một người Cha nhân từ và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.
Sự thật này là nền tảng của thế giới quan Kitô. Không có tình huynh đệ mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta, thì những nỗ lực của chúng ta cho một thế giới công bằng hơn sẽ không đi đến đâu, và ngay cả những kế hoạch và những dự án tốt nhất của chúng ta cũng có nguy cơ trở nên vô hồn và trống rỗng.
Vì lý do này, lời cầu chúc Giáng Sinh hạnh phúc của tôi là một lời cầu mong tình huynh đệ.
Tình huynh đệ giữa các cá nhân thuộc mọi quốc gia và mọi nền văn hóa.
Tình huynh đệ giữa những người có những ý tưởng khác nhau, nhưng có khả năng tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Tình huynh đệ giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau. Chúa Giêsu đã đến để mạc khải khuôn mặt của Thiên Chúa cho tất cả những người tìm kiếm Người.
Diện mạo của Thiên Chúa đã được mạc khải qua khuôn mặt của một con người. Nó không xuất hiện trong khuôn mặt một thiên thần, nhưng trong khuôn mặt một người nam, được sinh ra trong một thời gian và một địa điểm cụ thể. Qua sự nhập thể của mình, Con Thiên Chúa nói với chúng ta rằng ơn cứu rỗi đến từ tình yêu, từ sự chấp nhận, từ sự tôn trọng đối với nhân loại đáng thương này của chúng ta, mà tất cả chúng ta chia sẻ trong một sự đa dạng rất lớn các chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là anh chị em trong tình nhân loại!
Những khác biệt của chúng ta, khi đó, không còn phải là một bất lợi hay nguy hiểm; nhưng chúng là một nguồn mạch cho sự phong phú. Như khi một nghệ sĩ sắp thực hiện một bức tranh khảm: tốt hơn là có sẵn nhiều miếng chắp nối với nhiều màu sắc khác nhau, thay vì chỉ có một vài màu!
Kinh nghiệm của các gia đình dạy chúng ta điều này: dù là anh chị em với nhau, chúng ta đều khác biệt. Chúng ta không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, nhưng có một mối dây không thể phá vỡ liên kết chúng ta lại với nhau, và tình yêu cha mẹ dành cho chúng ta giúp chúng ta yêu mến nhau. Điều tương tự cũng đúng với gia đình nhân loại lớn hơn, nhưng ở đây, Thiên Chúa là cha mẹ của chúng ta, là nền tảng và sức mạnh cho tình huynh đệ của chúng ta.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh này giúp chúng ta tái khám phá những mối dây ràng buộc của tình huynh đệ liên kết chúng ta với nhau như những cá nhân và liên kết tất cả các dân tộc. Cầu xin cho người Do Thái và người Palestine có thể tái tục các cuộc đối thoại và thực hiện một hành trình hòa bình nhằm chấm dứt một cuộc xung đột mà trong hơn bảy mươi năm qua đã xâu xé mảnh đất mà Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu của Ngài.
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng cho phép đất nước Syria yêu dấu đang bị bao vây một lần nữa tìm lại được tình huynh đệ sau những năm dài chiến tranh này. Cầu xin cộng đồng quốc tế quyết liệt tìm ra cho được một giải pháp chính trị có thể gạt qua một bên sự chia rẽ và những lợi ích đảng phái, để người dân Syria, đặc biệt là tất cả những người bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình và tìm nơi ẩn náu ở nơi khác, có thể trở về sống trong hòa bình tại xứ sở của mình.
Những suy nghĩ của tôi cũng hướng đến Yemen, với hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế môi giới cuối cùng có thể mang lại sự trợ giúp cho tất cả những trẻ em và những người kiệt sức vì chiến tranh và nạn đói.
Tôi cũng nghĩ đến Phi châu, nơi hàng triệu người tị nạn hoặc di dân đang cần sự hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực. Xin Hài Nhi Chí Thánh, Vua hòa bình, làm câm nín cuộc đụng độ vũ trang và cho phép một bình minh mới của tình huynh đệ trỗi dậy trên toàn lục địa, xin Ngài chúc phúc cho những nỗ lực của tất cả những người làm việc nhằm thúc đẩy con đường hòa giải trong đời sống chính trị và xã hội.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh có thể củng cố các mối quan hệ của tình huynh đệ thống nhất bán đảo Triều Tiên và giúp cho con đường tái lập sự hòa hoãn được thực hiện gần đây có thể được tiếp tục và cuối cùng đạt được các giải pháp có khả năng bảo đảm sự phát triển và phúc lợi của tất cả mọi người.
Cầu xin cho mùa hồng ân này cho phép Venezuela một lần nữa khôi phục lại được sự hài hòa xã hội và cho phép tất cả các thành viên trong xã hội làm việc trong tình huynh đệ cho sự phát triển của đất nước và hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng.
Cầu xin cho Chúa Hài Nhi sơ sinh mang yên hàn đến cho vùng đất Ukraine yêu dấu, đang khao khát tìm lại được một nền hòa bình lâu dài đang chậm chạp tiến đến. Chỉ với một nền hòa bình tôn trọng quyền lợi của mọi dân nước, thì quốc gia này mới có thể phục hồi sau những đau khổ mà nó phải chịu đựng và khôi phục các điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá mọi công dân của mình. Tôi gần gũi với các cộng đồng Kitô giáo trong khu vực, và tôi cầu nguyện rằng họ có thể phát triển mối quan hệ huynh đệ và thân hữu.
Trước Hài nhi Giêsu, cầu xin cho các cư dân của Nicaragua yêu dấu một lần nữa có thể coi mình là anh chị em với nhau, để sự chia rẽ và bất hòa sẽ không thắng thế, nhưng tất cả có thể hoạt động để thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.
Tôi cũng muốn đề cập đến tất cả những người đã phải trải qua các hình thái thực dân về tư tưởng, văn hóa và kinh tế và phải chứng kiến tự do và bản sắc của họ bị tổn hại, cũng như những ai phải chịu đói khát và thiếu các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Một ý nghĩ đặc biệt được dành cho các anh chị em của chúng ta, những người mừng lễ Chúa Giáng Sinh trong những hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là trong những tình huống thù địch, đặc biệt nơi cộng đồng Kitô hữu chỉ là thiểu số, thường dễ bị tổn thương hoặc không được đoái hoài đến. Xin Chúa ban cho họ và tất cả các nhóm thiểu số có thể sống trong hòa bình và thấy các quyền của họ được công nhận, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Cầu xin cho Hài Nhi mà chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của màn đêm, trông nom tất cả những đứa trẻ trên thế giới, và mọi người yếu đuối, dễ bị tổn thương và bị vứt bỏ. Xin cho tất cả chúng ta nhận được bình an và ơn an ủi từ sự chào đời của Đấng Cứu Rỗi, trong sự nhận biết rằng chúng ta được một người Cha trên trời yêu thương, và tái nhận ra rằng chúng ta là anh chị em và sẽ sống như thế!
Source: Libreria Editrice Vaticana URBI ET ORBI" MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS CHRISTMAS 2018 Central Loggia of the Vatican Basilica Tuesday, 25 December 2018
Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô.
Sau khi hai ban nhạc của Đội Ngự Lâm Quân Thụy sĩ và Cảnh sát Italia đang trình tấu Quốc thiều Vatican, Đức Thánh Cha đã đọc thông điệp Giáng Sinh URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!
Với anh chị em, là các tín hữu của Rôma, với anh chị em, là những người hành hương và với tất cả những ai đang được nối kết với chúng ta từ mọi nơi trên thế giới, tôi lặp lại lời công bố vui mừng của Bêlem: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14).
Như những mục đồng là những người đầu tiên vội vã đến máng cỏ, chúng ta hãy dừng lại trong sự ngạc nhiên trước dấu chỉ mà Chúa ban cho chúng ta: “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2:12). Trong thinh lặng, chúng ta hãy quỳ xuống và tôn thờ.
Hài Nhi, được sinh ra cho chúng ta bởi Đức Trinh Nữ Maria, có gì để nói với chúng ta? Thông điệp phổ quát của lễ Giáng Sinh là gì? Phải chăng Thiên Chúa là một người Cha nhân từ và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.
Sự thật này là nền tảng của thế giới quan Kitô. Không có tình huynh đệ mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta, thì những nỗ lực của chúng ta cho một thế giới công bằng hơn sẽ không đi đến đâu, và ngay cả những kế hoạch và những dự án tốt nhất của chúng ta cũng có nguy cơ trở nên vô hồn và trống rỗng.
Vì lý do này, lời cầu chúc Giáng Sinh hạnh phúc của tôi là một lời cầu mong tình huynh đệ.
Tình huynh đệ giữa các cá nhân thuộc mọi quốc gia và mọi nền văn hóa.
Tình huynh đệ giữa những người có những ý tưởng khác nhau, nhưng có khả năng tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Tình huynh đệ giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau. Chúa Giêsu đã đến để mạc khải khuôn mặt của Thiên Chúa cho tất cả những người tìm kiếm Người.
Diện mạo của Thiên Chúa đã được mạc khải qua khuôn mặt của một con người. Nó không xuất hiện trong khuôn mặt một thiên thần, nhưng trong khuôn mặt một người nam, được sinh ra trong một thời gian và một địa điểm cụ thể. Qua sự nhập thể của mình, Con Thiên Chúa nói với chúng ta rằng ơn cứu rỗi đến từ tình yêu, từ sự chấp nhận, từ sự tôn trọng đối với nhân loại đáng thương này của chúng ta, mà tất cả chúng ta chia sẻ trong một sự đa dạng rất lớn các chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là anh chị em trong tình nhân loại!
Những khác biệt của chúng ta, khi đó, không còn phải là một bất lợi hay nguy hiểm; nhưng chúng là một nguồn mạch cho sự phong phú. Như khi một nghệ sĩ sắp thực hiện một bức tranh khảm: tốt hơn là có sẵn nhiều miếng chắp nối với nhiều màu sắc khác nhau, thay vì chỉ có một vài màu!
Kinh nghiệm của các gia đình dạy chúng ta điều này: dù là anh chị em với nhau, chúng ta đều khác biệt. Chúng ta không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, nhưng có một mối dây không thể phá vỡ liên kết chúng ta lại với nhau, và tình yêu cha mẹ dành cho chúng ta giúp chúng ta yêu mến nhau. Điều tương tự cũng đúng với gia đình nhân loại lớn hơn, nhưng ở đây, Thiên Chúa là cha mẹ của chúng ta, là nền tảng và sức mạnh cho tình huynh đệ của chúng ta.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh này giúp chúng ta tái khám phá những mối dây ràng buộc của tình huynh đệ liên kết chúng ta với nhau như những cá nhân và liên kết tất cả các dân tộc. Cầu xin cho người Do Thái và người Palestine có thể tái tục các cuộc đối thoại và thực hiện một hành trình hòa bình nhằm chấm dứt một cuộc xung đột mà trong hơn bảy mươi năm qua đã xâu xé mảnh đất mà Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu của Ngài.
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng cho phép đất nước Syria yêu dấu đang bị bao vây một lần nữa tìm lại được tình huynh đệ sau những năm dài chiến tranh này. Cầu xin cộng đồng quốc tế quyết liệt tìm ra cho được một giải pháp chính trị có thể gạt qua một bên sự chia rẽ và những lợi ích đảng phái, để người dân Syria, đặc biệt là tất cả những người bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình và tìm nơi ẩn náu ở nơi khác, có thể trở về sống trong hòa bình tại xứ sở của mình.
Những suy nghĩ của tôi cũng hướng đến Yemen, với hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế môi giới cuối cùng có thể mang lại sự trợ giúp cho tất cả những trẻ em và những người kiệt sức vì chiến tranh và nạn đói.
Tôi cũng nghĩ đến Phi châu, nơi hàng triệu người tị nạn hoặc di dân đang cần sự hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực. Xin Hài Nhi Chí Thánh, Vua hòa bình, làm câm nín cuộc đụng độ vũ trang và cho phép một bình minh mới của tình huynh đệ trỗi dậy trên toàn lục địa, xin Ngài chúc phúc cho những nỗ lực của tất cả những người làm việc nhằm thúc đẩy con đường hòa giải trong đời sống chính trị và xã hội.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh có thể củng cố các mối quan hệ của tình huynh đệ thống nhất bán đảo Triều Tiên và giúp cho con đường tái lập sự hòa hoãn được thực hiện gần đây có thể được tiếp tục và cuối cùng đạt được các giải pháp có khả năng bảo đảm sự phát triển và phúc lợi của tất cả mọi người.
Cầu xin cho mùa hồng ân này cho phép Venezuela một lần nữa khôi phục lại được sự hài hòa xã hội và cho phép tất cả các thành viên trong xã hội làm việc trong tình huynh đệ cho sự phát triển của đất nước và hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng.
Cầu xin cho Chúa Hài Nhi sơ sinh mang yên hàn đến cho vùng đất Ukraine yêu dấu, đang khao khát tìm lại được một nền hòa bình lâu dài đang chậm chạp tiến đến. Chỉ với một nền hòa bình tôn trọng quyền lợi của mọi dân nước, thì quốc gia này mới có thể phục hồi sau những đau khổ mà nó phải chịu đựng và khôi phục các điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá mọi công dân của mình. Tôi gần gũi với các cộng đồng Kitô giáo trong khu vực, và tôi cầu nguyện rằng họ có thể phát triển mối quan hệ huynh đệ và thân hữu.
Trước Hài nhi Giêsu, cầu xin cho các cư dân của Nicaragua yêu dấu một lần nữa có thể coi mình là anh chị em với nhau, để sự chia rẽ và bất hòa sẽ không thắng thế, nhưng tất cả có thể hoạt động để thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.
Tôi cũng muốn đề cập đến tất cả những người đã phải trải qua các hình thái thực dân về tư tưởng, văn hóa và kinh tế và phải chứng kiến tự do và bản sắc của họ bị tổn hại, cũng như những ai phải chịu đói khát và thiếu các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Một ý nghĩ đặc biệt được dành cho các anh chị em của chúng ta, những người mừng lễ Chúa Giáng Sinh trong những hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là trong những tình huống thù địch, đặc biệt nơi cộng đồng Kitô hữu chỉ là thiểu số, thường dễ bị tổn thương hoặc không được đoái hoài đến. Xin Chúa ban cho họ và tất cả các nhóm thiểu số có thể sống trong hòa bình và thấy các quyền của họ được công nhận, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Cầu xin cho Hài Nhi mà chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của màn đêm, trông nom tất cả những đứa trẻ trên thế giới, và mọi người yếu đuối, dễ bị tổn thương và bị vứt bỏ. Xin cho tất cả chúng ta nhận được bình an và ơn an ủi từ sự chào đời của Đấng Cứu Rỗi, trong sự nhận biết rằng chúng ta được một người Cha trên trời yêu thương, và tái nhận ra rằng chúng ta là anh chị em và sẽ sống như thế!
Source: Libreria Editrice Vaticana URBI ET ORBI" MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS CHRISTMAS 2018 Central Loggia of the Vatican Basilica Tuesday, 25 December 2018
Tù nhân Panama làm 250 tòa giải tội cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Nguyễn Long Thao
11:17 25/12/2018
Các tòa giải tội sẽ được để tại Công viên giải trí Omar nhưng trọng dịp đại hội, công viên được đặt tên là Công Viên Hoà Giải.
Có tất cả 35 tù nhân tham gia dự án từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều hàng ngày để cưa đục,lắp ráp, chà nhám và sơn 250 tòa giải tội.
Nhà thiết kế nội thất Lilibeth Bennet vẽ kiểu cho hai mô hình tòa giải tội và cả hai đều lấy cảm hứng từ logo của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Các tù nhân nói việc làm của họ không đơn thuần chỉ là công việc nghề mộc nhưng là góp phần vào một dự án dành cho giới trẻ là những người theo một chí hướng khác với con đường của họ đã đi.
Anh Luis Dominguez, một tù nhân phụ trách việc chà nhám và sơn tòa giải tội phát biểu: “Mặc dù chúng tôi không được trực tiếp tham dự Ngày Giới Trẻ , nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy là đang làm một điều gì quan trọng. Dù là tù nhân nhưng tôi cảm tạ Chúa đã cho chúng tôi có cơ hội góp phần vào nhiệm vụ quan trọng của Đại Hội Giới Trẻ.
Một tù nhân khác, anh Jesús Ramos nói Ngày Giới Trẻ Thế giới chắc chắn mang lại lợi ích quý giá cho những người trẻ
Anh nói thêm :Tôi rất biết ơn ban tổ chức vì nhờ làm các tòa giải tội này, tôi học được cách sử dụng máy móc dụng cụ, được làm việc trong tinh thần tôn trọng và cùng nhau hướng về một mục tiêu. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc cho Chúa.
Ông Sharon Diaz, tổng thư ký hệ thống nhà tù nói: Bất kể đức tin của họ thế nào, các tù nhân đã quy tụ thành một nhóm. Họ biết tầm quan trọng của dự án trong dịp Đại Hội Giớ Trẻ Thế Giới Thế Giới ở Panama.
Nguyễn Long Thao
Bethlehem theo Thông tấn xã Fides thì khách Hành hương tới Bethlehem gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Thanh Quảng sdb
17:56 25/12/2018
Bethlehem theo Thông tấn xã Fides thì khách Hành hương tới Bethlehem gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Hiện tượng này đang được chính quyền Palestine, cùng với các Giáo hội khách nhau, cùng cộng tác với nhau làm sao cho các đoàn Hành hương tránh phải xếp hàng và đợi chờ lâu để vào kính viếng Vương cung thánh đường.
Theo báo cáo của tờ Orient-Le Jour thì trong thời gian cao điểm, người hành hương đôi khi phải đợi hàng giờ trước khi họ có thể quỳ gối trong nhà nguyện nhỏ xây trùm lên nơi Chúa sinh ra được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc, mà theo truyền thống, Đức Trinh Nữ Maria đã sinh hạ Hài nhi Giêsu.
Việc sắp xếp này sẽ cho phép khách du lịch và hành hương giữ một thời gian nhất định cho chuyến viếng thăm của họ. Việc sử dụng này chưa được thực hiện trong lễ Giáng sinh năm nay, nhưng chương trình sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, với sự thỏa thuận của ba Giáo hội – Chính Thống giáo Armenia, Chính thống Hy Lạp và Giáo Hội Công Giáo – trong việc chia sẻ quản trị Đền thờ Giáng sinh. (Agenzia Fides, 22/12/2018)
Hiện tượng này đang được chính quyền Palestine, cùng với các Giáo hội khách nhau, cùng cộng tác với nhau làm sao cho các đoàn Hành hương tránh phải xếp hàng và đợi chờ lâu để vào kính viếng Vương cung thánh đường.
Theo báo cáo của tờ Orient-Le Jour thì trong thời gian cao điểm, người hành hương đôi khi phải đợi hàng giờ trước khi họ có thể quỳ gối trong nhà nguyện nhỏ xây trùm lên nơi Chúa sinh ra được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc, mà theo truyền thống, Đức Trinh Nữ Maria đã sinh hạ Hài nhi Giêsu.
Việc sắp xếp này sẽ cho phép khách du lịch và hành hương giữ một thời gian nhất định cho chuyến viếng thăm của họ. Việc sử dụng này chưa được thực hiện trong lễ Giáng sinh năm nay, nhưng chương trình sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, với sự thỏa thuận của ba Giáo hội – Chính Thống giáo Armenia, Chính thống Hy Lạp và Giáo Hội Công Giáo – trong việc chia sẻ quản trị Đền thờ Giáng sinh. (Agenzia Fides, 22/12/2018)
Đức Thánh Cha gửi Thông điệp đầu năm và ban Phép lành Toàn xá.
Thanh Quảng sdb
19:45 25/12/2018
Đức Thánh Cha gửi Thông điệp đầu năm và ban Phép lành Toàn xá.
‘Xin Hài nhi thơ bé mà chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của đêm đông, chúc lành cho tất cả mọi trẻ thơ trên thế giới, cho những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và bị bỏ rơi! Xin cho chúng ta cảm nhận được sự bình an và lòng thương xót của Đấng Cứu thế giáng trần hầu chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta và tất cả chúng ta là anh chị em một nhà!
Vào trưa ngày 25/12/2018 từ tiền đình của Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Thông điệp Giáng sinh như sau:
Anh chị em thân mến, chúc mừng giáng sinh!
Đối với anh chị em là các tín hữu sinh sống ở Rome, cũng như với toàn thể các bạn hành hương và cùng với toàn thể anh chị em, những người được liên kết với nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới, cha xin gửi lời Thiên thần hát mừng tại Belem thửa xưa “Glory Glory to God in the high, and on earth” Vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người lòng ngay! (Lc 2:14).
Giống như những người chăn chiên năm xưa vội vã tìm về hang đá, chúng ta cũng lắng đọng trong nỗi ngạc nhiên trước dấu hiệu mà Chúa ban cho chúng ta: Một Hài Nhi giáng sinh được quấn trong khăn, đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2:12) và trong thinh lặng, chúng ta hãy quỳ gối tôn thờ Người.
Hài Nhi đó, được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra cho chúng ta, đang nói lên một sứ điệp gì cho chúng ta? Đâu là Thông điệp phổ quát của Giáng sinh? Đó là Thiên Chúa là một người Cha nhân lành và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.
Sự thật này là nền tảng của niềm tin yêu hy vọng Kitô giáo cho trần thế. Không có tình huynh đệ mà Chúa Giêsu Kitô đưa đến thì tất cả mọi nỗ lực của chúng ta, dù có gắng công làm cho thế giới công bằng hơn, và dù có nhiều kế hoạch và mơ ước… thì cũng thành không hồn và trống rỗng.
Vì lý do này, mà cha ước mong cho tất cả được thừa hưởng một mùa Giáng sinh hạnh phúc và đầy tình huynh đệ.
Tình huynh đệ giữa các cá nhân của mọi quốc gia và văn hóa.
Tình huynh đệ giữa những con người dù có những lý tưởng khác nhau, nhưng biết tôn trọng và lắng nghe nhau.
Tình huynh đệ giữa những con người dù thuộc về các tôn giáo khác nhau, nhưng Chúa Giêsu đến để mặc khải diện mạo của Thiên Chúa cho tất cả những ai thành tâm kiếm tìm Người!
Diện mạo của Thiên Chúa đã được bộc lộ ra trong bộ mặt của người con, Ngài không xuất hiện như một thiên thần, nhưng như một trẻ thơ, được sinh ra trong thời gian và nơi chốn cụ thể. Nhờ sự nhập thể mà Con Thiên Chúa dậy cho chúng ta sự cứu rỗi đến từ tình yêu, sự chấp nhận, sự tôn trọng đối với nhân loại đáng thương này, và tất cả chúng ta chia sẻ với Ngài dù chúng ta thuộc nhiều chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau; nhưng tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau trong thế giới này!
Trải nghiệm của chúng ta dù trong hoạn nạn hiểm nguy hay trong sang giàu may mắn... Chúa như một nhà nghệ sĩ sẽ họa nên một bức tranh tuyệt đẹp muôn mầu!
Kinh nghiệm của các gia đình dạy chúng ta điều này: dù là anh chị em với nhau, chúng ta rất khác nhau. Chúng ta không phải lúc nào cũng đồng thuận với nhau, nhưng mối giây liên kết không thể phá vỡ nối kết chúng ta lại trong tình yêu của mẹ cha! Tương tự thế, với gia đình nhân loại lớn hơn, Thiên Chúa là cha mẹ của chúng ta, chính Ngài là nền tảng và sức mạnh của tình huynh đệ của chúng ta.
Có thể Giáng sinh này sẽ giúp chúng ta tái khám phá sự ràng buộc của tình huynh đệ kết liên chúng ta với nhau nên một trong đại gia dân tộc. Điều ấy cho phép người Israel và Palestine tiếp tục đối thoại và thực hiện một tiến trình hòa bình, hầu chấm dứt những xung đột đã kéo dài hơn bảy mươi năm qua trên mảnh đất mà Chúa đã chọn để sinh ra và thể hiện tình yêu của mình.
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng cho đất nước Syria yêu dấu đang bị sâu xé tứ bề tìm lại được tình nghĩa huynh sau nhiều năm dài tranh chấp. Ước mong cộng đồng quốc tế tìm ra những giải pháp chính trị hầu đẩy lui những chia rẽ và lợi ích đảng phái, để người dân Syria, cũng như những người bị buộc phải di cư khỏi nơi chôn nhau cắt rốn được trở về sống trong hòa bình tại chính Quốc gia của họ.
Tâm tưởng của Cha hướng về vùng đất Yemen, với mong ước một cuộc thỏa thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế giám sát có thể mang lại những cứu trợ cho tất cả nhiều trẻ thơ và những người người già đang bị kiệt sức vì chiến tranh và đói khổ.
Cha cũng nhớ đến Châu Phi, nơi hàng triệu người đang bị cuốn hút vào các cuộc di tản tị nạn cần được hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực. Xin Cứu Chúa Hài nhi, Vua hòa bình, làm tiêu tán đi các cuộc đụng độ vũ trang và cho bình minh mới của tình huynh đệ được ló diện trên khắp năm châu; Xin Hài nhi chúc lành cho những nỗ lực của những ai đang hoạt động, xây dựng con đường hòa giải qua con đường chính trị và xã hội.
Dịp Giáng sinh cũng có thể là dịp củng cố các mối quan hệ của tình huynh đệ thống nhất của bán đảo Triều Tiên và giúp con đường tái lập gần đây được thực hiện hầu tiếp tục và đạt được các giải pháp thỏa thuận có khả năng đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của tất cả mọi người.
Xin cho mùa Giáng sinh này mang lại cho đất nước Venezuela sự phục hồi lại sự hài hòa xã hội hầu tất cả mọi thành phần trong xã hội yêu thương huynh đệ chung tay xây dựng sự phát triển của đất nước và hỗ trợ các khu vực đang bị tổn thương nhất của đất nước.
Xin Chúa Hài đồng mang lại thái bình cho vùng đất yêu dấu Ukraine, đang khao khát tìm lại được một nền hòa bình lâu dài. Chỉ có một nền hòa bình biết tôn trọng quyền lợi của các quốc gia, thì đất nước mới có thể phục hồi sau nhiều năm chiến tranh tang thương... Cha đồng cảm với các cộng đoàn Kitô hữu trong khu vực, và Cha cầu nguyện cho mối quan hệ của tình huynh đệ và tình bạn được triển nở!
Trước máng cỏ Hài nhi Giêsu, Cha khẩn cầu cho các dân tộc Nicaragua yêu dấu nhìn nhận các anh chị khác chủng tộc là anh chị em của mình hầu những chia rẽ và bất hòa không còn hiển trị thắng thế, mà nhường bước cho những hoạt động thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.
Cha cũng muốn nhớ tới tất cả những ai đang bị nô lệ dưới nhiều hình thức nô lệ về tư tưởng, văn hóa và kinh tế được thừa hưởng sự tự do đích thực hầu làm thăng tiến bản sắc của họ, cũng như những người bị đói khổ và không được thừa hưởng một nền giáo dục và y tế sức khỏe.
Cha cũng nhớ tới các anh chị em, những người phải mừng lễ Giáng sinh trong khó khăn, cấm cách, đặc biệt trong các cộng đoàn Kitô hữu thiểu số, với nhiều chèn ép áp bức! Xin Thiên Chúa ban cho họ và tất cả các nhóm sắc tộc khác nhau biết chung sống trong hòa bình và các quyền con người của họ được thừa nhận, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Mong ước mà Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của đêm đông, gìn giữ tất cả mọi trẻ thơ trên thế giới, và những ai yếu hèn, dễ bị tổn thương và bị bỏ rơi. Xin cho tất cả chúng ta nhận được sự bình an từ Cứu Chúa Giêsu và được xác tín là chúng ta được Chúa Cha yêu thương, và chúng ta tất cả là anh chị em trong tình huynh đệ bốn bể anh em một nhà!
‘Xin Hài nhi thơ bé mà chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của đêm đông, chúc lành cho tất cả mọi trẻ thơ trên thế giới, cho những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và bị bỏ rơi! Xin cho chúng ta cảm nhận được sự bình an và lòng thương xót của Đấng Cứu thế giáng trần hầu chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta và tất cả chúng ta là anh chị em một nhà!
Vào trưa ngày 25/12/2018 từ tiền đình của Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Thông điệp Giáng sinh như sau:
Anh chị em thân mến, chúc mừng giáng sinh!
Đối với anh chị em là các tín hữu sinh sống ở Rome, cũng như với toàn thể các bạn hành hương và cùng với toàn thể anh chị em, những người được liên kết với nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới, cha xin gửi lời Thiên thần hát mừng tại Belem thửa xưa “Glory Glory to God in the high, and on earth” Vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người lòng ngay! (Lc 2:14).
Giống như những người chăn chiên năm xưa vội vã tìm về hang đá, chúng ta cũng lắng đọng trong nỗi ngạc nhiên trước dấu hiệu mà Chúa ban cho chúng ta: Một Hài Nhi giáng sinh được quấn trong khăn, đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2:12) và trong thinh lặng, chúng ta hãy quỳ gối tôn thờ Người.
Hài Nhi đó, được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra cho chúng ta, đang nói lên một sứ điệp gì cho chúng ta? Đâu là Thông điệp phổ quát của Giáng sinh? Đó là Thiên Chúa là một người Cha nhân lành và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.
Sự thật này là nền tảng của niềm tin yêu hy vọng Kitô giáo cho trần thế. Không có tình huynh đệ mà Chúa Giêsu Kitô đưa đến thì tất cả mọi nỗ lực của chúng ta, dù có gắng công làm cho thế giới công bằng hơn, và dù có nhiều kế hoạch và mơ ước… thì cũng thành không hồn và trống rỗng.
Vì lý do này, mà cha ước mong cho tất cả được thừa hưởng một mùa Giáng sinh hạnh phúc và đầy tình huynh đệ.
Tình huynh đệ giữa các cá nhân của mọi quốc gia và văn hóa.
Tình huynh đệ giữa những con người dù có những lý tưởng khác nhau, nhưng biết tôn trọng và lắng nghe nhau.
Tình huynh đệ giữa những con người dù thuộc về các tôn giáo khác nhau, nhưng Chúa Giêsu đến để mặc khải diện mạo của Thiên Chúa cho tất cả những ai thành tâm kiếm tìm Người!
Diện mạo của Thiên Chúa đã được bộc lộ ra trong bộ mặt của người con, Ngài không xuất hiện như một thiên thần, nhưng như một trẻ thơ, được sinh ra trong thời gian và nơi chốn cụ thể. Nhờ sự nhập thể mà Con Thiên Chúa dậy cho chúng ta sự cứu rỗi đến từ tình yêu, sự chấp nhận, sự tôn trọng đối với nhân loại đáng thương này, và tất cả chúng ta chia sẻ với Ngài dù chúng ta thuộc nhiều chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau; nhưng tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau trong thế giới này!
Trải nghiệm của chúng ta dù trong hoạn nạn hiểm nguy hay trong sang giàu may mắn... Chúa như một nhà nghệ sĩ sẽ họa nên một bức tranh tuyệt đẹp muôn mầu!
Kinh nghiệm của các gia đình dạy chúng ta điều này: dù là anh chị em với nhau, chúng ta rất khác nhau. Chúng ta không phải lúc nào cũng đồng thuận với nhau, nhưng mối giây liên kết không thể phá vỡ nối kết chúng ta lại trong tình yêu của mẹ cha! Tương tự thế, với gia đình nhân loại lớn hơn, Thiên Chúa là cha mẹ của chúng ta, chính Ngài là nền tảng và sức mạnh của tình huynh đệ của chúng ta.
Có thể Giáng sinh này sẽ giúp chúng ta tái khám phá sự ràng buộc của tình huynh đệ kết liên chúng ta với nhau nên một trong đại gia dân tộc. Điều ấy cho phép người Israel và Palestine tiếp tục đối thoại và thực hiện một tiến trình hòa bình, hầu chấm dứt những xung đột đã kéo dài hơn bảy mươi năm qua trên mảnh đất mà Chúa đã chọn để sinh ra và thể hiện tình yêu của mình.
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng cho đất nước Syria yêu dấu đang bị sâu xé tứ bề tìm lại được tình nghĩa huynh sau nhiều năm dài tranh chấp. Ước mong cộng đồng quốc tế tìm ra những giải pháp chính trị hầu đẩy lui những chia rẽ và lợi ích đảng phái, để người dân Syria, cũng như những người bị buộc phải di cư khỏi nơi chôn nhau cắt rốn được trở về sống trong hòa bình tại chính Quốc gia của họ.
Tâm tưởng của Cha hướng về vùng đất Yemen, với mong ước một cuộc thỏa thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế giám sát có thể mang lại những cứu trợ cho tất cả nhiều trẻ thơ và những người người già đang bị kiệt sức vì chiến tranh và đói khổ.
Cha cũng nhớ đến Châu Phi, nơi hàng triệu người đang bị cuốn hút vào các cuộc di tản tị nạn cần được hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực. Xin Cứu Chúa Hài nhi, Vua hòa bình, làm tiêu tán đi các cuộc đụng độ vũ trang và cho bình minh mới của tình huynh đệ được ló diện trên khắp năm châu; Xin Hài nhi chúc lành cho những nỗ lực của những ai đang hoạt động, xây dựng con đường hòa giải qua con đường chính trị và xã hội.
Dịp Giáng sinh cũng có thể là dịp củng cố các mối quan hệ của tình huynh đệ thống nhất của bán đảo Triều Tiên và giúp con đường tái lập gần đây được thực hiện hầu tiếp tục và đạt được các giải pháp thỏa thuận có khả năng đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của tất cả mọi người.
Xin cho mùa Giáng sinh này mang lại cho đất nước Venezuela sự phục hồi lại sự hài hòa xã hội hầu tất cả mọi thành phần trong xã hội yêu thương huynh đệ chung tay xây dựng sự phát triển của đất nước và hỗ trợ các khu vực đang bị tổn thương nhất của đất nước.
Xin Chúa Hài đồng mang lại thái bình cho vùng đất yêu dấu Ukraine, đang khao khát tìm lại được một nền hòa bình lâu dài. Chỉ có một nền hòa bình biết tôn trọng quyền lợi của các quốc gia, thì đất nước mới có thể phục hồi sau nhiều năm chiến tranh tang thương... Cha đồng cảm với các cộng đoàn Kitô hữu trong khu vực, và Cha cầu nguyện cho mối quan hệ của tình huynh đệ và tình bạn được triển nở!
Trước máng cỏ Hài nhi Giêsu, Cha khẩn cầu cho các dân tộc Nicaragua yêu dấu nhìn nhận các anh chị khác chủng tộc là anh chị em của mình hầu những chia rẽ và bất hòa không còn hiển trị thắng thế, mà nhường bước cho những hoạt động thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.
Cha cũng muốn nhớ tới tất cả những ai đang bị nô lệ dưới nhiều hình thức nô lệ về tư tưởng, văn hóa và kinh tế được thừa hưởng sự tự do đích thực hầu làm thăng tiến bản sắc của họ, cũng như những người bị đói khổ và không được thừa hưởng một nền giáo dục và y tế sức khỏe.
Cha cũng nhớ tới các anh chị em, những người phải mừng lễ Giáng sinh trong khó khăn, cấm cách, đặc biệt trong các cộng đoàn Kitô hữu thiểu số, với nhiều chèn ép áp bức! Xin Thiên Chúa ban cho họ và tất cả các nhóm sắc tộc khác nhau biết chung sống trong hòa bình và các quyền con người của họ được thừa nhận, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Mong ước mà Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của đêm đông, gìn giữ tất cả mọi trẻ thơ trên thế giới, và những ai yếu hèn, dễ bị tổn thương và bị bỏ rơi. Xin cho tất cả chúng ta nhận được sự bình an từ Cứu Chúa Giêsu và được xác tín là chúng ta được Chúa Cha yêu thương, và chúng ta tất cả là anh chị em trong tình huynh đệ bốn bể anh em một nhà!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giáng Sinh tại giáo xứ Tây Ninh, Phú Cường
Nguyễn Hữu Lộc
10:19 25/12/2018
Lễ Giáng Sinh tại giáo xứ Tây Ninh, Giáo Phận Phú Cường
Sau những ngày sống trong niềm hy vọng chờ đợi, đêm nay, trên khắp toàn thế giới, mọi Kitô hữu cùng hân hoan vui mừng đón Đấng Cứu độ sắp sinh ra đời và trong không khí đón mừng Chúa Giáng sinh, trong khuôn viên giáo xứ, từ chiều 24/12/2016, đông đủ các vị trong Hội đồng Giáo xứ, các đoàn thể, giáo dân và các em thiếu nhi, rất nhộn nhịp và vui mừng gì: "Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít ." (Lc 2,11)
Ngay từ những ngày đầu tháng 12, giáo xứ đã nhộn nhịp chuẩn bị đón Giáng sinh. Các Hội đoàn, các Giáo khu đã không quản ngại mưa dầm nắng gắt để chăng đèn kết hoa trong ngoài nhà thờ và làm hang đá. Không chỉ dừng lại ở bầu khí đón mừng Giáng sinh bên ngoài nhưng từ trong nội tâm mỗi người cũng được giáo xứ chuẩn bị hết sức chu đáo, để giúp cộng đoàn đón một mùa Giáng Sinh trọn vẹn và có ý nghĩa; giáo xứ đã tổ chứcgiúp cộng đoàn tích cực lãnh nhận bí tích hòa giải và cùng với nhân loại hoài niệm biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, qua việc Ngồi Tòa của Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh đến tận 16g00 ngày 24 tháng 12.
Xem Hình
Từ buổi chiều ngày 24/12, khắp các ngả đường, mọi người không kể lương giáo đã bắt đầu ra đường. Không khí Giáng Sinh nhộn nhịp, vui tươi được nhân loại khám phá ra bởi một lẽ họ tìm thấy được sự an bình nơi gia đình Thánh: Hài nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse và trên hết là hồng ân cứu độ của Chúa Giêsu Hài Đồng nhờ vậy con người đến gần với nhau hơn.
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đêm nay do cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh chủ tế, hiệp thông trong thánh lễ còn có đông đảo cộng đoàn dân Chúa khắp nơi hiện diện.
Đêm nay, chúng ta hân hoan mừng Đấng Cứu Độ của chúng ta là Đức Giê-su đã giáng trần, đó là một tin vui trọng đại, tin vui này được các Thiên Thần của Thiên Chúa loan báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ, này Tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy nhìn vào hang đá thì sẽ thấy được sự khó nghèo của Con Thiên Chúa giáng trần làm người: chỉ có một vài mục đồng đến viếng thăm, một vài con bò hà hơi sưởi ấm cho hài nhi Giê-su, tất cả chỉ có thế, nghèo nàn khổ cực, nhưng ở đó lại chứa chan ấm áp tình người chứ không hề giả dối như con người trần thế.
Trước khi thánh lễ vọng Giáng sinh bắt đầu là phần Ca nhạc Mừng Chúa Giáng sinh và chào đón Đại biểu Chính quyền địa phương các cấp từ Tỉnh đến Phường, cũng như các Tôn Giáo Bạn đến chia vui và chúc mừng. Dẫn đoàn đại diện Chính quyền là Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Bí thư trường trực Tỉnh Uỷ. Tại buổi tiếp đón, Ông Nguyễn Quang Hợp – Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh, đã ghi nhận những đóng góp của Bà con giáo dân trong thời gian qua, và mong rằng thời gian tới Bà con giáo dân tiếp tục cống hiến công sức trí tuệ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà, nhất là tạo ra nhiều hơn nữa các tác phẩm Nghệ thuật qua việc trang hoàn và trang trí hang đá Bêlem.
Thay mặt Giáo xứ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, chuyển lời chúc mừng Giáng sinh đến Quý vị Chính quyền các cấp, cũng như cám ơn Quý Chính quyền đã tạo điều kiện cho hoạt động của Giáo xứ trong thời gian qua.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Gioan Võ Hoàn Sinh đã giúp cộng đoàn cảm nhận được những tâm tình mùa Giáng Sinh, bằng lời giảng hết sức thuyết phục cha đã gợi lại cho cộng đoàn hình ảnh Ngôi Hai nhập thể và giáng trần như thế nào. Và với việc Thiên Chúa đã nhập thể xuống thế làm người, là gì: Thiên Chúa muốn mang đến tình yêu thương của Mình đến với Nhân loại. Và quả thật như vậy, với việc Ngôi Hai nhập thể làm Người, cũng chính là Thiên Chúa mong muốn Thiên Chúa ban bình an xuống cho mọi người qua hình ảnh Hài nhi Giê su nhập thể làm người.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha chánh xứ hết lòng cám ơn sự đóng góp của mọi người trong công cuộc chuẩn bị cho Giáng Sinh, Đêm Thánh ca Giáng sinh và đại lễ Giáng Sinh nói chung, Cha cũng cám ơn tất cả các ban ngành đoàn thể trong Giáo xứ đã cộng tác không ngại khó khăn, đồng thời Cha cũng nói lời chúc mừng Giáng sinh đến cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ. Sau lời cám ơn, cha chánh xứ mời gọi Cộng đoàn đón nhận phép lành cuối lễ.
Sau phép lành cuối lễ, nhiều người vẫn còn lưu luyến ở lại bên Hài nhi Giêsu, ở lại bên nhau để gửi đến cho nhau những lời ngỏ tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến để cứu độ nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chúng con như những người chăn chiên Bêlem xưa kia, xin cho mỗi chúng con cũng biết chiêm ngắm Chúa với đôi mắt đầy ngạc nhiên nhưng chân thành và luôn suy niệm trong lòng, luôn biết cởi mở, sẻ chia … để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, là những người đã nhìn thấy ánh sáng nơi máng cỏ Giáng Sinh ấy “dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Giữa một xã hội tràn ngập nền văn hóa của sự thờ ơ, thường xuyên quay lưng với tha nhân một cách tàn nhẫn, xin Chúa Giêsu Hài Đồng giúp chúng con biết thay đổi cách sống, luôn biết cảm thông, đầy lòng từ bi và thương xót, và không còn phải xuôi đuổi Chúa như người Chủ nhà trọ mà chúng con được xem trong phần diễn nguyện… vì chính những lúc chúng con đóng kín tâm hồn mình với tha nhân là những lúc chúng con sẽ không nhìn thấy ánh sáng của Ngôi Hai Thiên Chúa đang ở giữa chúng con.
Kết thúc thánh lễ, mọi người hân hoan ra về cùng đoàn tụ với gia đình bên những người thân yêu cùng nhau cảm tạ ơn Chúa, chia sẻ yêu thương trên bữa tiệc nhỏ dưới những ánh đèn lung linh, hay ở ngoài trời bên hang đá Bêlem lạnh lẽo nhưng ấm áp tình người.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Sau những ngày sống trong niềm hy vọng chờ đợi, đêm nay, trên khắp toàn thế giới, mọi Kitô hữu cùng hân hoan vui mừng đón Đấng Cứu độ sắp sinh ra đời và trong không khí đón mừng Chúa Giáng sinh, trong khuôn viên giáo xứ, từ chiều 24/12/2016, đông đủ các vị trong Hội đồng Giáo xứ, các đoàn thể, giáo dân và các em thiếu nhi, rất nhộn nhịp và vui mừng gì: "Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít ." (Lc 2,11)
Ngay từ những ngày đầu tháng 12, giáo xứ đã nhộn nhịp chuẩn bị đón Giáng sinh. Các Hội đoàn, các Giáo khu đã không quản ngại mưa dầm nắng gắt để chăng đèn kết hoa trong ngoài nhà thờ và làm hang đá. Không chỉ dừng lại ở bầu khí đón mừng Giáng sinh bên ngoài nhưng từ trong nội tâm mỗi người cũng được giáo xứ chuẩn bị hết sức chu đáo, để giúp cộng đoàn đón một mùa Giáng Sinh trọn vẹn và có ý nghĩa; giáo xứ đã tổ chứcgiúp cộng đoàn tích cực lãnh nhận bí tích hòa giải và cùng với nhân loại hoài niệm biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, qua việc Ngồi Tòa của Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh đến tận 16g00 ngày 24 tháng 12.
Xem Hình
Từ buổi chiều ngày 24/12, khắp các ngả đường, mọi người không kể lương giáo đã bắt đầu ra đường. Không khí Giáng Sinh nhộn nhịp, vui tươi được nhân loại khám phá ra bởi một lẽ họ tìm thấy được sự an bình nơi gia đình Thánh: Hài nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse và trên hết là hồng ân cứu độ của Chúa Giêsu Hài Đồng nhờ vậy con người đến gần với nhau hơn.
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đêm nay do cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh chủ tế, hiệp thông trong thánh lễ còn có đông đảo cộng đoàn dân Chúa khắp nơi hiện diện.
Đêm nay, chúng ta hân hoan mừng Đấng Cứu Độ của chúng ta là Đức Giê-su đã giáng trần, đó là một tin vui trọng đại, tin vui này được các Thiên Thần của Thiên Chúa loan báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ, này Tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy nhìn vào hang đá thì sẽ thấy được sự khó nghèo của Con Thiên Chúa giáng trần làm người: chỉ có một vài mục đồng đến viếng thăm, một vài con bò hà hơi sưởi ấm cho hài nhi Giê-su, tất cả chỉ có thế, nghèo nàn khổ cực, nhưng ở đó lại chứa chan ấm áp tình người chứ không hề giả dối như con người trần thế.
Trước khi thánh lễ vọng Giáng sinh bắt đầu là phần Ca nhạc Mừng Chúa Giáng sinh và chào đón Đại biểu Chính quyền địa phương các cấp từ Tỉnh đến Phường, cũng như các Tôn Giáo Bạn đến chia vui và chúc mừng. Dẫn đoàn đại diện Chính quyền là Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Bí thư trường trực Tỉnh Uỷ. Tại buổi tiếp đón, Ông Nguyễn Quang Hợp – Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh, đã ghi nhận những đóng góp của Bà con giáo dân trong thời gian qua, và mong rằng thời gian tới Bà con giáo dân tiếp tục cống hiến công sức trí tuệ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà, nhất là tạo ra nhiều hơn nữa các tác phẩm Nghệ thuật qua việc trang hoàn và trang trí hang đá Bêlem.
Thay mặt Giáo xứ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, chuyển lời chúc mừng Giáng sinh đến Quý vị Chính quyền các cấp, cũng như cám ơn Quý Chính quyền đã tạo điều kiện cho hoạt động của Giáo xứ trong thời gian qua.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Gioan Võ Hoàn Sinh đã giúp cộng đoàn cảm nhận được những tâm tình mùa Giáng Sinh, bằng lời giảng hết sức thuyết phục cha đã gợi lại cho cộng đoàn hình ảnh Ngôi Hai nhập thể và giáng trần như thế nào. Và với việc Thiên Chúa đã nhập thể xuống thế làm người, là gì: Thiên Chúa muốn mang đến tình yêu thương của Mình đến với Nhân loại. Và quả thật như vậy, với việc Ngôi Hai nhập thể làm Người, cũng chính là Thiên Chúa mong muốn Thiên Chúa ban bình an xuống cho mọi người qua hình ảnh Hài nhi Giê su nhập thể làm người.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha chánh xứ hết lòng cám ơn sự đóng góp của mọi người trong công cuộc chuẩn bị cho Giáng Sinh, Đêm Thánh ca Giáng sinh và đại lễ Giáng Sinh nói chung, Cha cũng cám ơn tất cả các ban ngành đoàn thể trong Giáo xứ đã cộng tác không ngại khó khăn, đồng thời Cha cũng nói lời chúc mừng Giáng sinh đến cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ. Sau lời cám ơn, cha chánh xứ mời gọi Cộng đoàn đón nhận phép lành cuối lễ.
Sau phép lành cuối lễ, nhiều người vẫn còn lưu luyến ở lại bên Hài nhi Giêsu, ở lại bên nhau để gửi đến cho nhau những lời ngỏ tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến để cứu độ nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chúng con như những người chăn chiên Bêlem xưa kia, xin cho mỗi chúng con cũng biết chiêm ngắm Chúa với đôi mắt đầy ngạc nhiên nhưng chân thành và luôn suy niệm trong lòng, luôn biết cởi mở, sẻ chia … để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, là những người đã nhìn thấy ánh sáng nơi máng cỏ Giáng Sinh ấy “dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Giữa một xã hội tràn ngập nền văn hóa của sự thờ ơ, thường xuyên quay lưng với tha nhân một cách tàn nhẫn, xin Chúa Giêsu Hài Đồng giúp chúng con biết thay đổi cách sống, luôn biết cảm thông, đầy lòng từ bi và thương xót, và không còn phải xuôi đuổi Chúa như người Chủ nhà trọ mà chúng con được xem trong phần diễn nguyện… vì chính những lúc chúng con đóng kín tâm hồn mình với tha nhân là những lúc chúng con sẽ không nhìn thấy ánh sáng của Ngôi Hai Thiên Chúa đang ở giữa chúng con.
Kết thúc thánh lễ, mọi người hân hoan ra về cùng đoàn tụ với gia đình bên những người thân yêu cùng nhau cảm tạ ơn Chúa, chia sẻ yêu thương trên bữa tiệc nhỏ dưới những ánh đèn lung linh, hay ở ngoài trời bên hang đá Bêlem lạnh lẽo nhưng ấm áp tình người.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Thánh lễ Vọng Giáng sinh 2018 Tại giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn
Văn Minh
10:26 25/12/2018
“Đêm tình yêu” là chủ đề diễn nguyện Giáng sinh của các em thiếu nhi giáo xứ Vĩnh Hoà diễn ra lúc 18g00 thứ Hai ngày 24.12.2018, trước Thánh lễ mừng Ngôi Hai Con Thiên Chúa xuống làm người và ở cùng chúng ta.
Sau cuộc diễn nguyện, lúc 18g30, đội diễn nguyện, các em Ban Lễ sinh cùng cha chủ tế rước tượng Chúa Hài Đồng từ trước sân nhà thờ vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của các em thiếu nhi và đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đến hiệp dâng Thánh lễ, có gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng quý vị phụ huynh ngồi chật kín trên sân chư thánh và tràn ra cả ngoài đường đi xung quanh nhà thờ.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Gioakim đã vấn đáp các em thiếu nhi: “Các con có biết Chúa Hài Đồng sinh ra ở đâu không? Các em đáp: Dạ ở Bêlem nước Israel. Vậy bố mẹ của Chúa Giêsu tên gì? Các em: dạ bố là Thánh Giuse và mẹ là Maria”. Cha xứ, đúng rồi,Chúa Giêsu đã sinh ra thật, là con người thật, và đã sốngở với con người chúng ta cách đây hơn hai ngàn năm. Thật vậy, chỉ vì tội tổ tông mà Ngài đã xuống thế làm người, chia sẻ kiếp phàm nhân để cứu chuộc loài người chúng ta.
Mừng lễ Giáng sinh đêm nay, chúng ta hãy đón nhận món quà vô giá của Thiên Chúa ban tặng, để chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng về Chúa Hài Đồng đến cho mọi người ở nơi chúng ta sống, đồng thời, chúng ta cũngbiết quan tâm giúp đỡ cho những người nghèo túng, người bệnh tật và bị bỏ rơi. Đó là món quà quí giá và thiết thực nhất để mỗi người chúng ta dâng lên Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng sinh này.
Sau lời nguyện hiệp lễ,cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ ngỏ lời cảm ơn quý vị HĐMVGX, các đoàn thể, quý vị ân nhân, các anh chị huynh trưởng GLV, cách riêng, đối với giáo họ Mông Triệu đã thiết kế trang trí hang đá trong và ngoài thánh đường và cùng nhau tổ chức Thánh lễ đêm nay được diễn ra tốt đẹp bằng một tràng pháo tay giòn giã của các em thiếu nhi và cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 19g30, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Hài Đồng ra về trong niềm hân hoan được biểu lộ trên nét mặt mọi người.
Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng GLV trao tặng cho mỗi em thiếu nhi đi tham dự thánh lễ một chiếc mũ ông già Noel.
Được biết, vào lúc 21g00, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, chủ sự Thánh lễ Vọng Giáng sinh dành cho người lớn.
Sau cuộc diễn nguyện, lúc 18g30, đội diễn nguyện, các em Ban Lễ sinh cùng cha chủ tế rước tượng Chúa Hài Đồng từ trước sân nhà thờ vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của các em thiếu nhi và đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đến hiệp dâng Thánh lễ, có gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng quý vị phụ huynh ngồi chật kín trên sân chư thánh và tràn ra cả ngoài đường đi xung quanh nhà thờ.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Gioakim đã vấn đáp các em thiếu nhi: “Các con có biết Chúa Hài Đồng sinh ra ở đâu không? Các em đáp: Dạ ở Bêlem nước Israel. Vậy bố mẹ của Chúa Giêsu tên gì? Các em: dạ bố là Thánh Giuse và mẹ là Maria”. Cha xứ, đúng rồi,Chúa Giêsu đã sinh ra thật, là con người thật, và đã sốngở với con người chúng ta cách đây hơn hai ngàn năm. Thật vậy, chỉ vì tội tổ tông mà Ngài đã xuống thế làm người, chia sẻ kiếp phàm nhân để cứu chuộc loài người chúng ta.
Mừng lễ Giáng sinh đêm nay, chúng ta hãy đón nhận món quà vô giá của Thiên Chúa ban tặng, để chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng về Chúa Hài Đồng đến cho mọi người ở nơi chúng ta sống, đồng thời, chúng ta cũngbiết quan tâm giúp đỡ cho những người nghèo túng, người bệnh tật và bị bỏ rơi. Đó là món quà quí giá và thiết thực nhất để mỗi người chúng ta dâng lên Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng sinh này.
Sau lời nguyện hiệp lễ,cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ ngỏ lời cảm ơn quý vị HĐMVGX, các đoàn thể, quý vị ân nhân, các anh chị huynh trưởng GLV, cách riêng, đối với giáo họ Mông Triệu đã thiết kế trang trí hang đá trong và ngoài thánh đường và cùng nhau tổ chức Thánh lễ đêm nay được diễn ra tốt đẹp bằng một tràng pháo tay giòn giã của các em thiếu nhi và cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 19g30, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Hài Đồng ra về trong niềm hân hoan được biểu lộ trên nét mặt mọi người.
Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng GLV trao tặng cho mỗi em thiếu nhi đi tham dự thánh lễ một chiếc mũ ông già Noel.
Được biết, vào lúc 21g00, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, chủ sự Thánh lễ Vọng Giáng sinh dành cho người lớn.
Thánh lễ đêm Giáng Sinh tại giáo xứ Tân Việt
Vinh sơn Trần văn Đẩu
10:33 25/12/2018
“ Vì tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người, vì thế khi nhắc đến Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu . Chúa xuống thế mang tình yêu và sự chia sẻ đến cho nhân loại”.
Trên đây là lời chia sẻ của Linh mục Đaminh Vũ ngọc Thủ - chánh xứ Tân việt – với cộng đoàn trong Thánh lễ đêm Giáng sinh do Ngài chủ sự diễn ra lúc 21g ngày 24/12/2018 tại nhà thờ Tân việt.
Xem Hình
Đến hiệp dâng Thánh lễ quý tu sỹ, quý chức ,các đoàn thể Công Giáo tiến hành và cộng đoàn dân Chúa.
Trước Thánh lễ ,lúc 20g30 ,cộng đoàn cùng tham dự giờ canh thức với chủ đề Thiên Chúa đồng hành với những gia đình khó khăn . HĐGMVN đề nghị mục tiêu sống năm nay là : Đồng hành với các Gia đình khó khăn. Vì thế xin cho mọi gia đình trong giáo xứ chúng ta luôn hòa thuận,yêu thương,hy sinh tha thứ hầu Tình yêu của Thiên Chúa luôn đồng hành với các gia đình để sốt sáng tham dự lễ Chúa Giáng sinh.
Đúng 21g ,đai diện quý chức đóncha chủ tế từ tiền sảnh Thánh đường tiến lên cung thánh bắt đầu thánh lễ. Trước khi tiến lên bàn thờ. Lm chủ tế giơ cao Tượng Chúa Hài Đồng cho cộng đoàn cùng chiêm ngắm.
Đầu lễ Lm chủ tế nói Trong suốt mùa vọng, chúng ta đã chuẩn bị tâm hồn lắng nghe Lời Chúa , gia tăng đời sống bác ái yêu thương để chuẩn bị đón chờ Chúa đến đem bình an đến cho chúng ta và những người chung quanh.
Chia sẻ Tin Mừng , cha chủ tế nói: “ Vì tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người vì thế, khi nhắc đến Lễ Giáng sinh là lễ của tình yêu. Chúa xuống thế mang tình yêu và sự chia sẻ đến cho nhân loại . Chúa Giáng sinh mời gọi mỗi người chúng ta yêu thương, tha thứ để xây dựng hòa bình trên trái đất này. Cũng trong tâm tình của ngày lễ Giáng sinh này , giáo xứ chúng ta cũng mang chút quà đến các anh chị em gặp nhiều khó khăn trong giáo xứ, món quà tuy nhỏ bé, nhưng gói ghém trọn tình yêu thương, sự chia sẻ của cộng đoàn giáo xứ và mong ước mọi người có một mùa giáng sinh an lành, hạnh phúc.”
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phép lành cuối lễ, cha chủ tế cùng cộng đoàn hướng về hang đá cất cao bài : Hát khen mừng Chúa Giáng sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa …
Mừng Chúa Giáng sinh , xin cho mỗi người chúng con biết đón nhận món quà Chúa ban đúng với ý nghĩa và thật trân trọng để khi Chúa Giáng sinh vào đời sống chúng con cũng trở thành món quà cho mọi người . Hạnh phúc sẽ tuyệt vời, niềm vui sẽ tràn ngập vì Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa chúng ta.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Trên đây là lời chia sẻ của Linh mục Đaminh Vũ ngọc Thủ - chánh xứ Tân việt – với cộng đoàn trong Thánh lễ đêm Giáng sinh do Ngài chủ sự diễn ra lúc 21g ngày 24/12/2018 tại nhà thờ Tân việt.
Xem Hình
Đến hiệp dâng Thánh lễ quý tu sỹ, quý chức ,các đoàn thể Công Giáo tiến hành và cộng đoàn dân Chúa.
Trước Thánh lễ ,lúc 20g30 ,cộng đoàn cùng tham dự giờ canh thức với chủ đề Thiên Chúa đồng hành với những gia đình khó khăn . HĐGMVN đề nghị mục tiêu sống năm nay là : Đồng hành với các Gia đình khó khăn. Vì thế xin cho mọi gia đình trong giáo xứ chúng ta luôn hòa thuận,yêu thương,hy sinh tha thứ hầu Tình yêu của Thiên Chúa luôn đồng hành với các gia đình để sốt sáng tham dự lễ Chúa Giáng sinh.
Đúng 21g ,đai diện quý chức đóncha chủ tế từ tiền sảnh Thánh đường tiến lên cung thánh bắt đầu thánh lễ. Trước khi tiến lên bàn thờ. Lm chủ tế giơ cao Tượng Chúa Hài Đồng cho cộng đoàn cùng chiêm ngắm.
Đầu lễ Lm chủ tế nói Trong suốt mùa vọng, chúng ta đã chuẩn bị tâm hồn lắng nghe Lời Chúa , gia tăng đời sống bác ái yêu thương để chuẩn bị đón chờ Chúa đến đem bình an đến cho chúng ta và những người chung quanh.
Chia sẻ Tin Mừng , cha chủ tế nói: “ Vì tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người vì thế, khi nhắc đến Lễ Giáng sinh là lễ của tình yêu. Chúa xuống thế mang tình yêu và sự chia sẻ đến cho nhân loại . Chúa Giáng sinh mời gọi mỗi người chúng ta yêu thương, tha thứ để xây dựng hòa bình trên trái đất này. Cũng trong tâm tình của ngày lễ Giáng sinh này , giáo xứ chúng ta cũng mang chút quà đến các anh chị em gặp nhiều khó khăn trong giáo xứ, món quà tuy nhỏ bé, nhưng gói ghém trọn tình yêu thương, sự chia sẻ của cộng đoàn giáo xứ và mong ước mọi người có một mùa giáng sinh an lành, hạnh phúc.”
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phép lành cuối lễ, cha chủ tế cùng cộng đoàn hướng về hang đá cất cao bài : Hát khen mừng Chúa Giáng sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa …
Mừng Chúa Giáng sinh , xin cho mỗi người chúng con biết đón nhận món quà Chúa ban đúng với ý nghĩa và thật trân trọng để khi Chúa Giáng sinh vào đời sống chúng con cũng trở thành món quà cho mọi người . Hạnh phúc sẽ tuyệt vời, niềm vui sẽ tràn ngập vì Thiên Chúa tình yêu đang ở giữa chúng ta.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Thánh lễ Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
10:42 25/12/2018
Sáng hôm nay, trong tiết trời ấm áp với những tia nắng bừng lên của mùa Đông lạnh lẽo. Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh đã dâng Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Giáng sinh. Tuy nhiên, một điều bất ngờ là khi đoàn rước từ nhà Cha Sở chuẩn bị tiến vào Nhà thờ thì Ngài lại trao gậy Mục tử và nhường cho Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng chủ tế. Các Đoàn thể hình thành trong đoàn rước với những sắc màu tươi thắm, thể hiện niềm vui mừng Con Thiên Chúa làm người.
Xem Hình
Mở Đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế Phanxico Xavie Lê Văn Hồng chia sẻ: Mùa Giáng sinh là mùa yêu thương, mùa của niềm vui và cũng là mùa của quà tặng. Ngay trong Thánh lễ này, Ngài cũng thật bất ngờ khi Đức Tổng Giuse nhường cho Ngài chủ tế Thánh lễ Đại triều hôm nay. Đây thật sự là một món quà Giáng sinh mà Đức Tổng Giuse trao tặng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse chia sẻ: sáng hôm nay Thánh lễ Đại triều của Giáo phận trong ngôi nhà thờ chính tòa này, đây được xem như là Giáo phận thu nhỏ với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, có cả Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie. Ngài nhận xét rằng Ngài biết nhiều vị Giám mục đã nghĩ hưu, nhưng chưa có vị Giám mục nghĩ hưu nào luôn hiện diện và đồng hành với Giáo phận như Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie của chúng ta, Ngài hiện diện và giúp đỡ rất nhiều trong các sự kiện trọng đại của Giáo phận, Ngài chia sẻ tất cả mọi biến cố vui buồn của Giáo phận chúng ta. Đức Tổng Giuse nói tiếp: Ngài cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đức Tổng Stephano, ngày mai là ngày lễ Quan thầy của Đức Tổng Stephano, chúng ta cầu nguyện cho Ngài hưởng được niềm vui lúc tuổi già. Chúng ta hiện diện trong Thánh lễ này chung quanh Máng cỏ để Tổng Giáo phận Huế tuyên xưng Mầu nhiệm Con Thiên Chúa Giáng sinh xuống thế làm người.
Chia sẻ về Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Đức Tổng Giuse nói: Hài nhi Giêsu con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ là một tình yêu vô bờ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Kỳ diệu hơn nữa là Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình, hòa với những vui buồn sướng khổ của một gia đình, phù hợp với Định hướng Mục vụ của ĐGM Việt Nam trong năm 2019 này: Đó là ĐỒNG HÀNH VỚI NHỮNG GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN. Hơn bao giờ hết, giá trị gia đình trong xã hội hiện nay đang bị xói mòn, đang bị sụp đổ. Mỗi lần nhắc đến gia đình thì ngài lại nhớ đến bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của ca sĩ Ngọc Lễ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sang một gia đình.” Đó là hình ảnh tuyệt vời nhất tượng trưng cho gia đình. Ai trong chúng ta lại không mong muốn gia đình hạnh phúc như ba ngọn nến lung linh cháy sáng khoe sự hạn phúc của gia đình. Hai tiếng gia đình thật đơn giản nhưng chứa đựng tất cả những gì thân thương nhất của một con người.
Sau Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt Cộng đoàn nói lời cảm ơn quý Đức Tổng, quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa gIáng sinh để đón nhận món quà :”Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và cư ngụ giữa chúng ta”. Năm nay, theo lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận, các Giáo xứ đã nỗ lực tổ chức lễ Giáng sinh theo định hướng truyền giáo, nghĩa là làm cho niềm vui Giáng sinh được lan tỏa với mọi người, nhất là những người ngoài tôn giáo.
Tỏ lòng kính yêu của đoàn chiên đối với vị Mục tử kính yêu, giáo xứ gửi tặng quý Đức Tổng những lẵng hoa tươi thăm gói gọn tấm lòng yêu thương. Các em thiếu nhi Phủ Cam trình diễn những vũ điệu vui nhộn mừng Chúa Giáng sinh tạo sự rộn rang của ngày kỷ niệm Đấng Cứu thế sinh ra.
Kết thúc Thánh lễ, hai Đức Tổng cùng ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.
Trương Trí
Xem Hình
Mở Đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế Phanxico Xavie Lê Văn Hồng chia sẻ: Mùa Giáng sinh là mùa yêu thương, mùa của niềm vui và cũng là mùa của quà tặng. Ngay trong Thánh lễ này, Ngài cũng thật bất ngờ khi Đức Tổng Giuse nhường cho Ngài chủ tế Thánh lễ Đại triều hôm nay. Đây thật sự là một món quà Giáng sinh mà Đức Tổng Giuse trao tặng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse chia sẻ: sáng hôm nay Thánh lễ Đại triều của Giáo phận trong ngôi nhà thờ chính tòa này, đây được xem như là Giáo phận thu nhỏ với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, có cả Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie. Ngài nhận xét rằng Ngài biết nhiều vị Giám mục đã nghĩ hưu, nhưng chưa có vị Giám mục nghĩ hưu nào luôn hiện diện và đồng hành với Giáo phận như Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie của chúng ta, Ngài hiện diện và giúp đỡ rất nhiều trong các sự kiện trọng đại của Giáo phận, Ngài chia sẻ tất cả mọi biến cố vui buồn của Giáo phận chúng ta. Đức Tổng Giuse nói tiếp: Ngài cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đức Tổng Stephano, ngày mai là ngày lễ Quan thầy của Đức Tổng Stephano, chúng ta cầu nguyện cho Ngài hưởng được niềm vui lúc tuổi già. Chúng ta hiện diện trong Thánh lễ này chung quanh Máng cỏ để Tổng Giáo phận Huế tuyên xưng Mầu nhiệm Con Thiên Chúa Giáng sinh xuống thế làm người.
Chia sẻ về Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Đức Tổng Giuse nói: Hài nhi Giêsu con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ là một tình yêu vô bờ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Kỳ diệu hơn nữa là Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình, hòa với những vui buồn sướng khổ của một gia đình, phù hợp với Định hướng Mục vụ của ĐGM Việt Nam trong năm 2019 này: Đó là ĐỒNG HÀNH VỚI NHỮNG GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN. Hơn bao giờ hết, giá trị gia đình trong xã hội hiện nay đang bị xói mòn, đang bị sụp đổ. Mỗi lần nhắc đến gia đình thì ngài lại nhớ đến bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của ca sĩ Ngọc Lễ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sang một gia đình.” Đó là hình ảnh tuyệt vời nhất tượng trưng cho gia đình. Ai trong chúng ta lại không mong muốn gia đình hạnh phúc như ba ngọn nến lung linh cháy sáng khoe sự hạn phúc của gia đình. Hai tiếng gia đình thật đơn giản nhưng chứa đựng tất cả những gì thân thương nhất của một con người.
Sau Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt Cộng đoàn nói lời cảm ơn quý Đức Tổng, quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa gIáng sinh để đón nhận món quà :”Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và cư ngụ giữa chúng ta”. Năm nay, theo lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận, các Giáo xứ đã nỗ lực tổ chức lễ Giáng sinh theo định hướng truyền giáo, nghĩa là làm cho niềm vui Giáng sinh được lan tỏa với mọi người, nhất là những người ngoài tôn giáo.
Tỏ lòng kính yêu của đoàn chiên đối với vị Mục tử kính yêu, giáo xứ gửi tặng quý Đức Tổng những lẵng hoa tươi thăm gói gọn tấm lòng yêu thương. Các em thiếu nhi Phủ Cam trình diễn những vũ điệu vui nhộn mừng Chúa Giáng sinh tạo sự rộn rang của ngày kỷ niệm Đấng Cứu thế sinh ra.
Kết thúc Thánh lễ, hai Đức Tổng cùng ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.
Trương Trí
Đêm Giáng Sinh 2018 tại Gx Lam Điền Hà Nội
Lm Antông Nguyễn Văn Độ
10:52 25/12/2018
Hàng năm, cứ mỗi khi Mùa Giáng Sinh về là toàn thế giới bằng mọi cách lại cất lên những bài ca thiêng thánh để mừng sinh nhật Con Chúa, để bày tỏ niềm vui, đồng thời cảm tạ và biết ơn Thiên Chúa.
Xem Hình
Hòa chung với khí thế tưng bừng của toàn thể nhân loại, đúng 20 giờ 00, giờ đã điểm, tiếng chuông nhà thờ cất lên, hòa cùng tiếng kèn Tây Nhạc, Giáo xứ Lam Điền, ngoại ô Thành phố, vùng đất của một thời tòng giáo, MC Duy Tuấn và Thu Trang với giọng nói ấm áp và linh hoạt dẫn mọi người đi vào giờ Hoan Ca mừng Chúa giáng sinh.
Chương trình Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh bắt đầu bằng giọng hát trẻ thơ kèm theo vũ điệu, xen lẫn những tiết mục vũ điệu của các anh chị giới trẻ giáo xứ như lôi kéo lòng nhiều người tạm xa rời Chúa trở về giáo đường, chiêm ngắm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người.
21 giờ 00, là phần Canh thức được các sœurs Dòng thánh Phaolô dày công luyện tập, giúp cộng đoàn thinh lặng hồi tâm về lịch sử cứu độ Thiên Chúa đã thể hiện vì yêu.
22 giờ 00, rước kiệu Chúa Hài Đồng và cao điểm là Thánh lễ Nửa Đêm với những bài thánh ca, bài đọc, bài giảng đề cao tình yêu của Thiên Chúa cứu độ con người vì yêu.
Sau Thánh lễ mỗi người, mỗi ước nguyện gửi gắm cho Chúa Hài Đồng.
Xem Hình
Hòa chung với khí thế tưng bừng của toàn thể nhân loại, đúng 20 giờ 00, giờ đã điểm, tiếng chuông nhà thờ cất lên, hòa cùng tiếng kèn Tây Nhạc, Giáo xứ Lam Điền, ngoại ô Thành phố, vùng đất của một thời tòng giáo, MC Duy Tuấn và Thu Trang với giọng nói ấm áp và linh hoạt dẫn mọi người đi vào giờ Hoan Ca mừng Chúa giáng sinh.
Chương trình Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh bắt đầu bằng giọng hát trẻ thơ kèm theo vũ điệu, xen lẫn những tiết mục vũ điệu của các anh chị giới trẻ giáo xứ như lôi kéo lòng nhiều người tạm xa rời Chúa trở về giáo đường, chiêm ngắm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người.
21 giờ 00, là phần Canh thức được các sœurs Dòng thánh Phaolô dày công luyện tập, giúp cộng đoàn thinh lặng hồi tâm về lịch sử cứu độ Thiên Chúa đã thể hiện vì yêu.
22 giờ 00, rước kiệu Chúa Hài Đồng và cao điểm là Thánh lễ Nửa Đêm với những bài thánh ca, bài đọc, bài giảng đề cao tình yêu của Thiên Chúa cứu độ con người vì yêu.
Sau Thánh lễ mỗi người, mỗi ước nguyện gửi gắm cho Chúa Hài Đồng.
Nỗi buồn Giáng Sinh: Nhà thờ La Vang tại Portland Oregon bị phá trong Đêm Vọng Giáng Sinh
Đồng Nhân
12:41 25/12/2018
Chúng tôi đã vào internet tìm xem tin thế nào và được thêm chi tiết của cảnh sát Portland cũng như Đài Truyền Hình địa phương cho biết: Nhà thờ Đức Mẹ Lavang bị hư hại do một thanh niên gốc Việt đã lái xe vào SUV tông vào bên trong nhà thờ. Cảnh sát đã đến ngay Nhà thờ Đức Mẹ Lavang sau được tin này và cho biết anh ta đã gây thiệt hại lớn. Anh ta bị bắt ngay sau đó.
Cảnh sát xác định rằng ai đó đã lái xe vào tòa nhà ở hai điểm khác nhau, lái xe vòng quanh bên trong, làm hư hỏng hàng ghế và nhiều thứ khác trước khi chạy trốn.
Khi họ điều tra, các sĩ quan tìm thấy bằng chứng cho thấy người lái xe đã ngồi sau tay lái của một chiếc SUV Acura. Trong khi họ đang tìm kiếm khu vực, một người đàn ông gọi 911 từ một cửa hàng phụ tùng ô tô không xa Portland Meadows. Anh ta nói rằng anh ta đã đâm xe vào nhà thờ.
Cảnh sát đã tìm thấy Hiếu John Phung 35 tuổi và Acura MDX của anh ta, mà cảnh sát nói, có thiệt hại phù hợp với những gì đã xảy ra. Phụng đã bị bắt và bị buộc tội hình sự và Acura của anh ta bị thu giữ làm bằng chứng. Cảnh sát chưa nói gì về động cơ có thể.
Nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Lavang nằm trên đường Alameda ở phía Đông Bắc thành Portland thuộc TGP Portland, ngay từ năm 1975 bắt đầu đón tiếp người di cứ Việt Nam. Nhà thờ hiện nay phục vụ cho hơn 5.000 người Công Giáo Việt Nam trong khu vực.
Nhà thờ La Vang và Trung tâm Đông Nam Á là một nơi quan trọng không những đối với người Công Giáo Việt Nam ở Portland mà còn cho cả cộng đồng người Việt tị nạn, vì ngay từ thời kỳ năm 1980 chính tại nơi đây Cha Vincent Minh và Cha Trần Công Nghị đã khởi xướng và mở ra có chương trình định cư cho người Việt Nam và người Đông Nam Á, không phân biệt tôn giáo, quy tụ các Văn Phòng Định Cư của các Hội Thiện Nguyện. Sau này thành Trung tâm Đông Nam Á và tiếp đến là Giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Ngay sau khi nghe tin nhà thờ bị phá, các anh chị em trong giáo xứ đã kéo đến nhà thờ và dọn dẹp, sửa chữa ngay, và đem ghế đến sửa soạn cho 2 thánh lễ Giáng Sinh. Tuy rất buồn bã, nhưng mọi người vẫn điềm tĩnh và cầu nguyện ơn bình an, sửa soạn mừng lễ Chúa Giáng Sinh.
Đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại Hồng Kong
Thu Thủy
13:37 25/12/2018
HONGKONG - Thứ Ba, 25-12-2018, CĐCGVN tại HK hân hoan mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh. Cha Phaolô Nguyễn Kim Sơn chủ tế, các quý cha VN đồng tế. Giáo dân qui tụ đông đủ. Có thêm nhiều người bản xứ và cả những người Việt ngoại đạo đang định cư tại HK cũng đến tham dự, chung mừng niềm vui Ngôi Hai xuống trần.
Xem hình ảnh
Sau thánh lễ là tiệc liên hoan ấm cúng với các món ăn VN truyền thống. Cha Phêrô Lâm Minh khai mạc buổi tiệc. Ngài chia sẻ kỷ niệm về một thánh lễ đặc biệt vào đêm Giáng Sinh cách đây 40 năm, lúc Ngài vừa tới trại tị nạn. Ngài hết sức xúc động khi xem đó chính là một món quà lớn và bất ngờ, đủ minh chứng cho mầu nhiệm của Ngôi Lời đến với thế gian.
Tiếp theo là chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục vui nhộn mà các nhóm đã dày công tập luyện. Một bầu khí ngập tràn hạnh phúc, sắc đỏ rạng ngời. Ai ai cũng tươi cười hớn hở. Người người trao nhau câu chúc phúc an lành và hân hoan mừng sinh nhật Chúa.
Cách đây 2 ngày, trong tâm tình đón chờ Lễ Chúa Giáng Sinh, CĐ cũng vinh hạnh chào mừng cha Gioan Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic đã ghé thăm và dâng thánh lễ Chúa Nhật 4 Mùa Vọng cho Cộng đoàn. Trong mấy ngày dừng chân xứ cảng, cha đã gặp cha Phêrô Lâm Minh (bề trên MEP ở HK) và hầu hết các linh mục VN hiện đang sống và phục vụ hoặc truyền giáo tại đây.
Khi tới với CĐVN, cha Nghị vô cùng thân thiện, chia sẻ nhiều điều, cách kể chuyện của Ngài rất gần gũi lại cũng không kém phần hài hước. Cộng đoàn lòng cảm ơn cha về chuyến ghé thăm và kính chúc cha luôn an mạnh, để tiếp tục sứ vụ mục tử và lãnh đạo công tác truyền thông Công Giáo cho người Việt khắp năm châu.
Trước khi chia tay, Cộng đoàn cũng không quên trang trọng kính mời và hy vọng sẽ được đón chào cha trở lại trong lễ kỷ niệm ngân khánh thành lập Cộng đoàn vào năm 2019.
Merry Christmass and Happy New Year.
Xem hình ảnh
Sau thánh lễ là tiệc liên hoan ấm cúng với các món ăn VN truyền thống. Cha Phêrô Lâm Minh khai mạc buổi tiệc. Ngài chia sẻ kỷ niệm về một thánh lễ đặc biệt vào đêm Giáng Sinh cách đây 40 năm, lúc Ngài vừa tới trại tị nạn. Ngài hết sức xúc động khi xem đó chính là một món quà lớn và bất ngờ, đủ minh chứng cho mầu nhiệm của Ngôi Lời đến với thế gian.
Tiếp theo là chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục vui nhộn mà các nhóm đã dày công tập luyện. Một bầu khí ngập tràn hạnh phúc, sắc đỏ rạng ngời. Ai ai cũng tươi cười hớn hở. Người người trao nhau câu chúc phúc an lành và hân hoan mừng sinh nhật Chúa.
Cách đây 2 ngày, trong tâm tình đón chờ Lễ Chúa Giáng Sinh, CĐ cũng vinh hạnh chào mừng cha Gioan Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic đã ghé thăm và dâng thánh lễ Chúa Nhật 4 Mùa Vọng cho Cộng đoàn. Trong mấy ngày dừng chân xứ cảng, cha đã gặp cha Phêrô Lâm Minh (bề trên MEP ở HK) và hầu hết các linh mục VN hiện đang sống và phục vụ hoặc truyền giáo tại đây.
Khi tới với CĐVN, cha Nghị vô cùng thân thiện, chia sẻ nhiều điều, cách kể chuyện của Ngài rất gần gũi lại cũng không kém phần hài hước. Cộng đoàn lòng cảm ơn cha về chuyến ghé thăm và kính chúc cha luôn an mạnh, để tiếp tục sứ vụ mục tử và lãnh đạo công tác truyền thông Công Giáo cho người Việt khắp năm châu.
Trước khi chia tay, Cộng đoàn cũng không quên trang trọng kính mời và hy vọng sẽ được đón chào cha trở lại trong lễ kỷ niệm ngân khánh thành lập Cộng đoàn vào năm 2019.
Merry Christmass and Happy New Year.
Đêm Thánh ca Giáng Sinh 2018 tại Giáo xứ Vườn Xoài, Saigon
Minh Thiên
14:46 25/12/2018
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney mừng lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
19:04 25/12/2018
Tối thứ Hai 24/12/2018 khoảng 7000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown – Sydney tham dự Đại Lễ Vọng Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carols do 3 Liên đoàn Trẻ; Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm Thánh ca Giáng Sinh rất đặc sắc…
Xem Hình
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm. Ca đoàn Ngôi Ba Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard đồng hát những bài Thánh Ca để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Các Thiên Thần, Mục Đồng, và quý Cha Tuyên úy thay phiên nhau cung nghinh Thánh tượng Chúa Hài Nhi để tất cả mọi người chiêm ngưỡng và thờ lạy. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài Cha Paul Văn Chi xông hương hang đá Cha ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Quang Thiện và Cha Nguyễn Đình Tùng Tuyên úy Hải Quân đến từ Hoa Kỳ cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm nói trong Tin Mừng rất đặc thù được chọn để công bố đêm nay hàng năm, Thánh sử Luca hình như rất nông nóng mang ánh sánh của niềm tin vào Chúa KiTô Phục Sinh vì soi chiếu nơi khung cảnh máng cỏ Bê lem đơn nghèo tĩnh lặng kia để có thể giúp ta nhận ra một sự huyền linh cả thể đang diễn ra và đấy cũng là một Tin Mừng trọng đại mang niềm vui cho toàn thể nhân loại…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người. Anh ngỏ lời cám ơn quý ân nhân, qúy anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành đã đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay tổ chức được mọi sự tốt đẹp. Anh cũng cám ơn qúy anh chị em Cursillo đã giúp thức hiện hang đá rất đẹp và Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Prichard hát rất hay giùp cho Thánh lễ hôm nay them phần sốt sắng.
Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời Chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người, và Thánh lễ kết thúc qúy Cha phát kẹo Giáng Sinh cho các em thiếu nhi đồng thời mọi người thưởng lãm Pháo Bông Mừng Chúa Giáng Sinh.
Diệp Hải Dung
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carols do 3 Liên đoàn Trẻ; Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm Thánh ca Giáng Sinh rất đặc sắc…
Xem Hình
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm. Ca đoàn Ngôi Ba Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard đồng hát những bài Thánh Ca để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Các Thiên Thần, Mục Đồng, và quý Cha Tuyên úy thay phiên nhau cung nghinh Thánh tượng Chúa Hài Nhi để tất cả mọi người chiêm ngưỡng và thờ lạy. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài Cha Paul Văn Chi xông hương hang đá Cha ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Quang Thiện và Cha Nguyễn Đình Tùng Tuyên úy Hải Quân đến từ Hoa Kỳ cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm nói trong Tin Mừng rất đặc thù được chọn để công bố đêm nay hàng năm, Thánh sử Luca hình như rất nông nóng mang ánh sánh của niềm tin vào Chúa KiTô Phục Sinh vì soi chiếu nơi khung cảnh máng cỏ Bê lem đơn nghèo tĩnh lặng kia để có thể giúp ta nhận ra một sự huyền linh cả thể đang diễn ra và đấy cũng là một Tin Mừng trọng đại mang niềm vui cho toàn thể nhân loại…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người. Anh ngỏ lời cám ơn quý ân nhân, qúy anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành đã đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay tổ chức được mọi sự tốt đẹp. Anh cũng cám ơn qúy anh chị em Cursillo đã giúp thức hiện hang đá rất đẹp và Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Prichard hát rất hay giùp cho Thánh lễ hôm nay them phần sốt sắng.
Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời Chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người, và Thánh lễ kết thúc qúy Cha phát kẹo Giáng Sinh cho các em thiếu nhi đồng thời mọi người thưởng lãm Pháo Bông Mừng Chúa Giáng Sinh.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 1, tiếp theo
Vũ Văn An
01:06 25/12/2018
Cái nhìn đầu tiên về Giáo hội ngày nay
Cam kết giáo dục của Giáo hội
15. Không hiếm các khu vực trong đó người trẻ coi Giáo hội như một sự hiện diện sống động và quyến rũ, cũng có ý nghĩa cả đối với những người trẻ ở cùng độ tuổi của họ nhưng không phải là tín hữu hoặc thuộc các tôn giáo khác. Các định chế giáo dục của Giáo hội tìm cách chào đón mọi người trẻ, bất kể các lựa chọn tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và tình huống bản thân, gia đình hoặc xã hội của họ. Bằng cách này, Giáo hội cống hiến sự đóng góp cơ bản cho nền giáo dục toàn diện của người trẻ ở những nơi đa dạng nhất trên thế giới. Điều này diễn ra qua việc giáo dục trong các trường ở mọi trình độ và thể loại, các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, các cao đẳng và đại học, nhưng cũng qua các trung tâm thanh thiếu niên và bảo trợ; nỗ lực này cũng được hiện thực hóa qua sự tiếp đón người tị nạn và qua việc cam kết đa dạng trong lĩnh vực xã hội. Ở mọi nơi này, Giáo hội kết hợp công việc giáo dục và phát huy con người với việc làm chứng và công bố Tin Mừng. Khi tự thúc đẩy mình đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, hoạt động giáo dục của Giáo hội cũng được những người ngoài Kitô giáo đánh giá cao như một hình thức phát huy con người đích thực.
Các hoạt động của mục vụ tuổi trẻ
16. Hành trình Thượng hội đồng đã làm tái xuất hiện sự cần thiết phải dành cho mục vụ tuổi trẻ một chiều kích ơn gọi, bằng cách coi mọi người trẻ như những người tiếp nhận mục vụ ơn gọi. Đồng thời, nó nhấn mạnh sự cấp thiết phải khai triển các diễn trình mục vụ hoàn chỉnh dẫn từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, bằng cách lồng mọi người vào cộng đồng Kitô hữu. Người ta đã nhận thấy nhiều nhóm giáo xứ, phong trào và hiệp hội thanh niên khác nhau đang thực hiện một diễn trình hữu hiệu trong việc đồng hành và đào tạo người trẻ trong đời sống đức tin của họ.
Ngày Giới trẻ Thế giới - được phát sinh từ một trực giác đầy tính tiên tri của Thánh Gioan Phaolô II, người vẫn còn là điểm tham chiếu cho người trẻ của thiên niên kỷ thứ ba - và các cuộc gặp gỡ quốc gia và giáo phận đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người trẻ vì chúng cung cấp một kinh nghiệm sống động về đức tin và sự hiệp thông, giúp họ đương đầu với các thách thức lớn lao của cuộc sống và đảm nhận một cách có trách nhiệm vị trí của họ trong xã hội và trong cộng đồng giáo hội. Những cuộc triệu tập này cũng có thể nhắc đến việc đồng hành mục vụ thông thường của nhiều cộng đồng khác nhau, nơi việc tiếp nhận Tin Mừng cần được đào sâu và diễn dịch thành sự lựa chọn cuộc sống.
Sức nặng của việc quản trị hành chánh
17. Nhiều Nghị Phụ khiến người ta nhận định rằng sức nặng do các nhiệm vụ hành chánh tạo ra đã hút mất quá nhiều khí lực và đôi khi gây nên cảnh bóp ngẹt cả thiện chí và các năng lực của nhiều mục tử; đây là một trong những lý do gây khó khăn cho việc gặp gỡ người trẻ và sự hỗ trợ họ. Để làm hiển hiện hơn tính ưu tiên trong các cam kết mục vụ và thiêng liêng, các Nghị phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải suy nghĩ lại các phương thức cụ thể của việc thực thi thừa tác vụ.
Tình hình các giáo xứ
18. Mặc dù vẫn là hình thức hàng đầu và chính yếu của Giáo hội trong một lãnh thổ nhất định, nhiều tiếng nói đã được cất lên để chỉ ra rằng giáo xứ hầu như không phải là điểm quy chiếu cho người trẻ và cần phải suy nghĩ lại xiết bao về ơn gọi truyền giáo. Sự kiện giáo xứ đã trở nên không đáng kể trong các không gian đô thị, tính năng động yếu kém trong các đề xuất của nó, cộng thêm các thay đổi không thời gian trong lối sống, đòi hỏi phải có sự canh tân thực sự. Bất kể nhiều nỗ lực đổi mới khác nhau, nhưng dòng đời của người trẻ thường suôi chảy bên lề cộng đồng, không hề gặp gỡ nó.
Khai tâm vào đời sống Kitô giáo
19. Nhiều vị nêu ý kiến cho rằng diễn trình khai tâm Kitô giáo không phải lúc nào cũng đạt tới chỗ dẫn dắt trẻ em, thiếu niên và người trẻ tới với vẻ đẹp của kinh nghiệm đức tin. Khi cộng đồng được cấu thành như một nơi hiệp thông và như một gia đình thực sự của con cái Thiên Chúa, nó sẽ nói lên một sức mạnh phát sinh và thông truyền đức tin; trái lại, khi nó nhượng bộ thứ luận lý học ủy quyền (délégation) và khi tổ chức quan liêu chiếm ưu thế, thì việc khai tâm Kitô giáo sẽ bị lầm tưởng như một khóa giảng về tôn giáo, một khóa giảng thường kết thúc khi người trẻ nhận lãnh bí tích Thêm Sức. Do đó, cần phải rất cấp bách suy nghĩ lại một cách sâu sắc tình hình dạy giáo lý và mối liên kết giữa việc thông truyền đức tin của gia đình và của cộng đồng, bằng cách dùng đến các diễn trình đồng hành có tính bản vị.
Việc đào tạo các chủng sinh và những người thánh hiến
20. Các chủng viện và nhà đào tạo là những nơi có tầm quan trọng lớn, nơi người trẻ tuổi được kêu gọi vào chức linh mục và đời sống thánh hiến thâm hậu hóa sự lựa chọn ơn gọi của họ và trưởng thành trong cách họ theo chân Chúa Kitô (sequela Christi). Đôi khi các môi trường sống này không lưu ý đủ đến các kinh nghiệm trước đây của các ứng viên, đánh giá thấp tầm quan trọng của họ. Điều này ngăn chặn sự phát triển của con người và có nguy cơ dẫn đến chỗ chấp nhận các tác phong hình thức, thay vì thúc đẩy sự phát triển các ơn phúc của Thiên Chúa và sự hoán cải tâm hồn cách sâu sắc.
Kỳ sau: Chương hai: Ba Khía Cạnh Quan Yếu
Cam kết giáo dục của Giáo hội
15. Không hiếm các khu vực trong đó người trẻ coi Giáo hội như một sự hiện diện sống động và quyến rũ, cũng có ý nghĩa cả đối với những người trẻ ở cùng độ tuổi của họ nhưng không phải là tín hữu hoặc thuộc các tôn giáo khác. Các định chế giáo dục của Giáo hội tìm cách chào đón mọi người trẻ, bất kể các lựa chọn tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và tình huống bản thân, gia đình hoặc xã hội của họ. Bằng cách này, Giáo hội cống hiến sự đóng góp cơ bản cho nền giáo dục toàn diện của người trẻ ở những nơi đa dạng nhất trên thế giới. Điều này diễn ra qua việc giáo dục trong các trường ở mọi trình độ và thể loại, các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, các cao đẳng và đại học, nhưng cũng qua các trung tâm thanh thiếu niên và bảo trợ; nỗ lực này cũng được hiện thực hóa qua sự tiếp đón người tị nạn và qua việc cam kết đa dạng trong lĩnh vực xã hội. Ở mọi nơi này, Giáo hội kết hợp công việc giáo dục và phát huy con người với việc làm chứng và công bố Tin Mừng. Khi tự thúc đẩy mình đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, hoạt động giáo dục của Giáo hội cũng được những người ngoài Kitô giáo đánh giá cao như một hình thức phát huy con người đích thực.
Các hoạt động của mục vụ tuổi trẻ
16. Hành trình Thượng hội đồng đã làm tái xuất hiện sự cần thiết phải dành cho mục vụ tuổi trẻ một chiều kích ơn gọi, bằng cách coi mọi người trẻ như những người tiếp nhận mục vụ ơn gọi. Đồng thời, nó nhấn mạnh sự cấp thiết phải khai triển các diễn trình mục vụ hoàn chỉnh dẫn từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, bằng cách lồng mọi người vào cộng đồng Kitô hữu. Người ta đã nhận thấy nhiều nhóm giáo xứ, phong trào và hiệp hội thanh niên khác nhau đang thực hiện một diễn trình hữu hiệu trong việc đồng hành và đào tạo người trẻ trong đời sống đức tin của họ.
Ngày Giới trẻ Thế giới - được phát sinh từ một trực giác đầy tính tiên tri của Thánh Gioan Phaolô II, người vẫn còn là điểm tham chiếu cho người trẻ của thiên niên kỷ thứ ba - và các cuộc gặp gỡ quốc gia và giáo phận đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người trẻ vì chúng cung cấp một kinh nghiệm sống động về đức tin và sự hiệp thông, giúp họ đương đầu với các thách thức lớn lao của cuộc sống và đảm nhận một cách có trách nhiệm vị trí của họ trong xã hội và trong cộng đồng giáo hội. Những cuộc triệu tập này cũng có thể nhắc đến việc đồng hành mục vụ thông thường của nhiều cộng đồng khác nhau, nơi việc tiếp nhận Tin Mừng cần được đào sâu và diễn dịch thành sự lựa chọn cuộc sống.
Sức nặng của việc quản trị hành chánh
17. Nhiều Nghị Phụ khiến người ta nhận định rằng sức nặng do các nhiệm vụ hành chánh tạo ra đã hút mất quá nhiều khí lực và đôi khi gây nên cảnh bóp ngẹt cả thiện chí và các năng lực của nhiều mục tử; đây là một trong những lý do gây khó khăn cho việc gặp gỡ người trẻ và sự hỗ trợ họ. Để làm hiển hiện hơn tính ưu tiên trong các cam kết mục vụ và thiêng liêng, các Nghị phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải suy nghĩ lại các phương thức cụ thể của việc thực thi thừa tác vụ.
Tình hình các giáo xứ
18. Mặc dù vẫn là hình thức hàng đầu và chính yếu của Giáo hội trong một lãnh thổ nhất định, nhiều tiếng nói đã được cất lên để chỉ ra rằng giáo xứ hầu như không phải là điểm quy chiếu cho người trẻ và cần phải suy nghĩ lại xiết bao về ơn gọi truyền giáo. Sự kiện giáo xứ đã trở nên không đáng kể trong các không gian đô thị, tính năng động yếu kém trong các đề xuất của nó, cộng thêm các thay đổi không thời gian trong lối sống, đòi hỏi phải có sự canh tân thực sự. Bất kể nhiều nỗ lực đổi mới khác nhau, nhưng dòng đời của người trẻ thường suôi chảy bên lề cộng đồng, không hề gặp gỡ nó.
Khai tâm vào đời sống Kitô giáo
19. Nhiều vị nêu ý kiến cho rằng diễn trình khai tâm Kitô giáo không phải lúc nào cũng đạt tới chỗ dẫn dắt trẻ em, thiếu niên và người trẻ tới với vẻ đẹp của kinh nghiệm đức tin. Khi cộng đồng được cấu thành như một nơi hiệp thông và như một gia đình thực sự của con cái Thiên Chúa, nó sẽ nói lên một sức mạnh phát sinh và thông truyền đức tin; trái lại, khi nó nhượng bộ thứ luận lý học ủy quyền (délégation) và khi tổ chức quan liêu chiếm ưu thế, thì việc khai tâm Kitô giáo sẽ bị lầm tưởng như một khóa giảng về tôn giáo, một khóa giảng thường kết thúc khi người trẻ nhận lãnh bí tích Thêm Sức. Do đó, cần phải rất cấp bách suy nghĩ lại một cách sâu sắc tình hình dạy giáo lý và mối liên kết giữa việc thông truyền đức tin của gia đình và của cộng đồng, bằng cách dùng đến các diễn trình đồng hành có tính bản vị.
Việc đào tạo các chủng sinh và những người thánh hiến
20. Các chủng viện và nhà đào tạo là những nơi có tầm quan trọng lớn, nơi người trẻ tuổi được kêu gọi vào chức linh mục và đời sống thánh hiến thâm hậu hóa sự lựa chọn ơn gọi của họ và trưởng thành trong cách họ theo chân Chúa Kitô (sequela Christi). Đôi khi các môi trường sống này không lưu ý đủ đến các kinh nghiệm trước đây của các ứng viên, đánh giá thấp tầm quan trọng của họ. Điều này ngăn chặn sự phát triển của con người và có nguy cơ dẫn đến chỗ chấp nhận các tác phong hình thức, thay vì thúc đẩy sự phát triển các ơn phúc của Thiên Chúa và sự hoán cải tâm hồn cách sâu sắc.
Kỳ sau: Chương hai: Ba Khía Cạnh Quan Yếu
Giải đáp phụng vụ: Sự truyền phép từ xa là hợp lệ không?
Nguyễn Trọng Đa
13:35 25/12/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Linh mục có thể đứng xa bàn thờ bao nhiêu mét để truyền phép Mình Máu Chúa, và ngài có thể chủ trì bao nhiêu bàn thờ cùng một lúc? Trường hợp mà con chứng kiến là ở trong một hội trường lớn, nơi đó bánh và rượu được chuẩn bị sẵn tại mỗi bàn, có tám người ngồi xung quanh mỗi bàn, và linh mục ngồi ở một bàn khác ở cuối phòng. Con đặt câu hỏi về tính hợp lệ của việc truyền phép ở mỗi bàn, ngoại trừ ở bàn có linh mục. Nếu điều này là hợp lệ, thì liệu một nhà truyền giáo hoặc Giám mục có thể truyền phép hai hình trên tất cả các bàn thờ tại một thời điểm nhất định ở giáo xứ hoặc giáo phận của mình chăng? Một số người nói rằng vị trí hợp lệ là dựa vào ý định, vì vậy nếu bạn có một ý định rất rộng, thì được; đúng không, thưa cha? - D. H., Salem, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Có nhiều điểm cần được giải quyết trong câu hỏi của bạn đọc này.
Không cần phải nói, tình hình được bạn mô tả trình bày một sự lạm dụng rất nghiêm trọng cho các quy định phụng vụ, và cho thấy sự bất kính đối với phép Thánh Thể, và sự hiểu biết thần học rất nghèo nàn. Sẽ là quá mức để liệt kê tất cả các vi phạm luật phụng vụ ở đây. Nhưng sau đó, không chắc rằng lòng trung thành với luật phụng vụ là mối quan tâm cao nhất đối với vị linh mục đã thực hiện nghi thức này.
Xét về một khía cạnh mà thôi, chức năng này chắc chắn đã đi ngược lại huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 38 và 77:
"38. Giáo lý không thay đổi của Giáo Hội về bản tính của Phép Thánh Thể, được xem chẳng những như là một bữa tiệc, mà còn và trước hết là một hy tế, một cách chính xác được coi như là một trong những chìa khoá chính để hiểu và thực hiện việc tham gia đầy đủ của tất cả các tín hữu vào một Bí Tích cao trọng dường ấy. “Bỏ đi giá trị hy tế của nó, Thánh Thể chỉ có ý nghĩa và giá trị của một cuộc gặp gỡ thân hữu trong một bữa tiệc thông thường mà thôi”
"77. Tuyệt đối không có trường hợp nào được phép kết hợp việc cử hành Thánh Lễ với một bữa ăn bình thường, cũng không được phép kết hợp Thánh Lễ với một bữa ăn lễ lạt loại này. Ngoại trừ trường hợp cần thiết quan trọng, không được phép cử hành Thánh Lễ trên một bàn ăn, hoặc trong một nhà cơm, hay trong một nơi được dùng vào mục đích ăn uống, hoặc bất cứ nơi nào có thức ăn, những người tham dự Thánh Lễ cũng không được phép ngồi vào bàn ăn trong lúc cử hành. Nếu, trong trường hợp cần thiết quan trọng, nếu Thánh Lễ phải cử hành cùng nơi được dự trù sau đó làm phòng ăn, thì phải dự trù có một khoảng thời gian đủ giữa lúc cuối Thánh Lễ và đầu bữa ăn, và cấm không được trao của ăn cho các tín hữu trong khi cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Một điểm trầm trọng hơn liên quan đến tính hợp lệ của sự truyền phép ở các bàn khác. Ở đây, chúng ta phải xem xét nhiều điểm, vì một câu trả lời rõ ràng là không dễ dàng.
Theo giáo lý của Công đồng Trentô, ý định bí tích phải được thực hiện như Hội Thánh làm, bất cứ khi nào Hội Thánh thực hiện nghi thức này. Điều này có nghĩa rằng linh mục phải ít nhất có ý định truyền phép bánh và rượu.
Điều này không có nghĩa là ngài dự định tuân theo tất cả các quy định của Hội Thánh khi làm như vậy. Với điều kiện là chất thể và mô thức chính xác được thống nhất với ý định, Hội Thánh thường công nhận tính hợp lệ của một cử hành Thánh lễ bị lạm dụng, nơi đó nhiều quy định đã bị bỏ qua.
Đồng thời, các hành vi lạm dụng có thể đạt tới mức độ mà chúng sẽ chứng minh rằng chủ tế không còn có ý định làm như Hội Thánh dạy nữa. Và do đó, bí tích sẽ là không hợp lệ mặc dù chất thể và mô thức chính xác được sử dụng.
Vì vậy, thí dụ, Hội Thánh đã chính thức tuyên bố rằng Hội Thánh không công nhận phép rửa tội của một số phái như Nhân Chứng Giê-hô-va hoặc Mormon. Mặc dù các phái này có thể sử dụng một công thức rửa tội chính xác, họ không tin vào Chúa Ba Ngôi - và vì vậy đó không phải là phép rửa tội như Ki tô hữu hiểu điều đó.
Trong trường hợp do bạn đọc trình bày, người ta có thể lập luận rằng mức độ lạm dụng là quá mức, đến nỗi ý định không còn tương thích với ý của Hội Thánh nữa. Lập luận này là khả dĩ, nhưng không hoàn toàn chắc chắn.
Vấn đề khoảng cách cũng phải được giải quyết. Như bạn đọc nêu ra, nếu ý định một mình là đủ, điều gì sẽ ngăn cản sự truyền phép từ xa? Ở đây các lời truyền phép sẽ giúp chúng ta. Có một ý nghĩa rõ ràng cho các từ "Các con hãy nhận lấy", và "Này là Mình (Máu) Ta". Từ "này" không giống như từ "kia" hoặc từ "đàng kia".
Các quy định phụng vụ thường đòi hỏi rằng tất cả những gì được truyền phép phải ở trước mặt vị linh mục, ở trên bàn thờ và trên một khăn thánh (corporal). Trong các trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như Thánh Lễ đông người có Giáo Hoàng chủ sự, các bình thánh đựng bánh lễ đã các linh mục và phó tế cầm, và các vị này đang đứng xung quanh hoặc ngay phía sau bàn thờ trong phần Kinh nguyện Thánh Thể. Do đó, một quan hệ nào đó giữa bàn thờ và bánh lễ sắp được truyền phép luôn được duy trì, mặc dù trong một số trường hợp khoảng cách vật lý có thể là tương đối lớn.
Thỉnh thoảng, khi số người là quá đông đến nỗi các linh mục xung quanh bàn thờ không thể cho Rước lễ cho tất cả mọi người từ Bánh thánh được truyền phép trong thánh lễ, Bánh thánh đã được truyền phép trong một thánh lễ khác và được lưu giữ trong một nhà thờ gần đó, được dùng để cho các người đứng xa nhất Rước lễ. Ngay cả Đức Thánh Cha cũng không tin rằng Ngài có thể truyền phép tử một khoảng cách xa.
Điểm này cũng sẽ làm cho dễ hiểu hơn rằng sự truyền phép cố ý tại các bàn khác là không hợp lệ. Một lần nữa, lập luận không phải là chắc chắn, nhưng là khả dĩ thôi. Và do đó, linh mục không nên tiến hành như ngài đã làm, vì chúng ta không thể đùa giỡn với tính hợp lệ của các bí tích.
Trường hợp như trên nên được báo cáo cho Giám mục, vì ngài chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng linh mục ấy hoàn toàn hiểu được sự nghiêm trọng của hành động của mình, và để đảm bảo rằng sự việc ấy sẽ không còn được lặp lại nữa.
Sau khi tôi trả lời như trên đây, một số bạn đọc gửi thêm các thắc mắc liên quan, trong đó nổi ra thêm hai chủ đề khác.
Một số linh mục đã đề cập đến việc họ tham dự Thánh Lễ Giáo hoàng, mà ở đó họ đã cầm bánh lễ sẽ được truyền phép, mặc dù họ đứng khá xa bàn thờ.
Điểm cần hói ở đây không phải là khoảng cách vật lý xa, vốn do bản chất của một số bục đứng có thể là tương đối lớn, nhưng là mối tương quan mà các linh mục cầm bánh lễ để truyền phép có với bàn thờ.
Trong phần lớn các trường hợp, các linh mục cầm bình thánh tại Thánh lễ Giáo hoàng có tương quan trực tiếp với bàn thờ. Thường không có ai khác giữa các linh mục và các vị đồng tế ở bàn thờ, và vị chủ tế biết được sự hiện diện của họ.
Nếu ở dịp nào đó, khía cạnh này không được tuân giữ, thì có lẽ là do thiếu sự tổ chức hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc hoạch định hậu cần của Thánh Lễ Giáo hoàng, đặc biệt là trong các năm đầu tiên của trièu giáo hoàng lưu động của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Trong trường hợp mà chúng ta kiểm tra, không có mối tương quan giữa các bánh lễ sắp được truyền phép và "bàn thờ".
Một bạn đọc chu đáo từ New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, đã nắm bắt một sự thiếu chính xác thần học trong một thí dụ, mà tôi đưa ra liên quan đến việc không công nhận phép rửa tội của phái Mormon.
Bạn này viết: "Tôi nhớ lại việc đọc nhiều hơn một lần rằng niềm tin như vậy, về phía người rửa tội, là không cần thiết để ban phép rửa tội một cách hợp lệ, công thức ấn tượng của việc rửa tội là ngay cả một người vô thần cũng có thể làm phép rửa tội. Tuy nhiên, không người vô thần nào tin vào Chúa Ba Ngôi; như tôi nhớ lại công thức truyền thống, chính việc người vô thần có ý định làm những gì Hội Thánh làm (tuy nhiên động lực của người vô thần là mù mờ) làm cho việc ban phép rửa tội là hợp lệ.
“Trong trường hợp của phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va, thì không phải là việc họ không tin vào Chúa Ba Ngôi làm cho phép rửa tội của họ là không hợp lệ, nhưng là hệ quả rằng, do họ thiếu niềm tin này, họ không có ý định, như một luật, làm điều Hội Thánh làm khi ban phép rửa. Bí tích không thành vì thiếu ý định.
"Hơn nữa, vì các người vô thần có thể làm phép rửa mặc dù là người vô thần, nhưng cũng có thể về mặt kỹ thuật người phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va cũng có thể làm phép rửa, mặc dù họ có xác tín tôn giáo riêng của họ, nếu trong các trường hợp đặc biệt (vì bất kỳ lý do gì) họ cố tình chọn kết hiệp ý định của họ với ý định của Hội Thánh Công Giáo trong việc rửa tội".
Các nhận xét của bạn đọc này về cơ bản là chính xác do có sự phân biệt giữa niềm tin và ý định, và liên quan đến các lý do cho việc không công nhận phép rửa tội được thực hiện trong phái Mormon. Sự không hợp lệ của các phép rửa tội này đã được chính thức tuyên bố trong một văn bản ngắn có chữ ký của Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, với sự phê chuẩn đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày 5-6-2001. (Zenit.org 21-11 và 5-12-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Linh mục có thể đứng xa bàn thờ bao nhiêu mét để truyền phép Mình Máu Chúa, và ngài có thể chủ trì bao nhiêu bàn thờ cùng một lúc? Trường hợp mà con chứng kiến là ở trong một hội trường lớn, nơi đó bánh và rượu được chuẩn bị sẵn tại mỗi bàn, có tám người ngồi xung quanh mỗi bàn, và linh mục ngồi ở một bàn khác ở cuối phòng. Con đặt câu hỏi về tính hợp lệ của việc truyền phép ở mỗi bàn, ngoại trừ ở bàn có linh mục. Nếu điều này là hợp lệ, thì liệu một nhà truyền giáo hoặc Giám mục có thể truyền phép hai hình trên tất cả các bàn thờ tại một thời điểm nhất định ở giáo xứ hoặc giáo phận của mình chăng? Một số người nói rằng vị trí hợp lệ là dựa vào ý định, vì vậy nếu bạn có một ý định rất rộng, thì được; đúng không, thưa cha? - D. H., Salem, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Có nhiều điểm cần được giải quyết trong câu hỏi của bạn đọc này.
Không cần phải nói, tình hình được bạn mô tả trình bày một sự lạm dụng rất nghiêm trọng cho các quy định phụng vụ, và cho thấy sự bất kính đối với phép Thánh Thể, và sự hiểu biết thần học rất nghèo nàn. Sẽ là quá mức để liệt kê tất cả các vi phạm luật phụng vụ ở đây. Nhưng sau đó, không chắc rằng lòng trung thành với luật phụng vụ là mối quan tâm cao nhất đối với vị linh mục đã thực hiện nghi thức này.
Xét về một khía cạnh mà thôi, chức năng này chắc chắn đã đi ngược lại huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 38 và 77:
"38. Giáo lý không thay đổi của Giáo Hội về bản tính của Phép Thánh Thể, được xem chẳng những như là một bữa tiệc, mà còn và trước hết là một hy tế, một cách chính xác được coi như là một trong những chìa khoá chính để hiểu và thực hiện việc tham gia đầy đủ của tất cả các tín hữu vào một Bí Tích cao trọng dường ấy. “Bỏ đi giá trị hy tế của nó, Thánh Thể chỉ có ý nghĩa và giá trị của một cuộc gặp gỡ thân hữu trong một bữa tiệc thông thường mà thôi”
"77. Tuyệt đối không có trường hợp nào được phép kết hợp việc cử hành Thánh Lễ với một bữa ăn bình thường, cũng không được phép kết hợp Thánh Lễ với một bữa ăn lễ lạt loại này. Ngoại trừ trường hợp cần thiết quan trọng, không được phép cử hành Thánh Lễ trên một bàn ăn, hoặc trong một nhà cơm, hay trong một nơi được dùng vào mục đích ăn uống, hoặc bất cứ nơi nào có thức ăn, những người tham dự Thánh Lễ cũng không được phép ngồi vào bàn ăn trong lúc cử hành. Nếu, trong trường hợp cần thiết quan trọng, nếu Thánh Lễ phải cử hành cùng nơi được dự trù sau đó làm phòng ăn, thì phải dự trù có một khoảng thời gian đủ giữa lúc cuối Thánh Lễ và đầu bữa ăn, và cấm không được trao của ăn cho các tín hữu trong khi cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Một điểm trầm trọng hơn liên quan đến tính hợp lệ của sự truyền phép ở các bàn khác. Ở đây, chúng ta phải xem xét nhiều điểm, vì một câu trả lời rõ ràng là không dễ dàng.
Theo giáo lý của Công đồng Trentô, ý định bí tích phải được thực hiện như Hội Thánh làm, bất cứ khi nào Hội Thánh thực hiện nghi thức này. Điều này có nghĩa rằng linh mục phải ít nhất có ý định truyền phép bánh và rượu.
Điều này không có nghĩa là ngài dự định tuân theo tất cả các quy định của Hội Thánh khi làm như vậy. Với điều kiện là chất thể và mô thức chính xác được thống nhất với ý định, Hội Thánh thường công nhận tính hợp lệ của một cử hành Thánh lễ bị lạm dụng, nơi đó nhiều quy định đã bị bỏ qua.
Đồng thời, các hành vi lạm dụng có thể đạt tới mức độ mà chúng sẽ chứng minh rằng chủ tế không còn có ý định làm như Hội Thánh dạy nữa. Và do đó, bí tích sẽ là không hợp lệ mặc dù chất thể và mô thức chính xác được sử dụng.
Vì vậy, thí dụ, Hội Thánh đã chính thức tuyên bố rằng Hội Thánh không công nhận phép rửa tội của một số phái như Nhân Chứng Giê-hô-va hoặc Mormon. Mặc dù các phái này có thể sử dụng một công thức rửa tội chính xác, họ không tin vào Chúa Ba Ngôi - và vì vậy đó không phải là phép rửa tội như Ki tô hữu hiểu điều đó.
Trong trường hợp do bạn đọc trình bày, người ta có thể lập luận rằng mức độ lạm dụng là quá mức, đến nỗi ý định không còn tương thích với ý của Hội Thánh nữa. Lập luận này là khả dĩ, nhưng không hoàn toàn chắc chắn.
Vấn đề khoảng cách cũng phải được giải quyết. Như bạn đọc nêu ra, nếu ý định một mình là đủ, điều gì sẽ ngăn cản sự truyền phép từ xa? Ở đây các lời truyền phép sẽ giúp chúng ta. Có một ý nghĩa rõ ràng cho các từ "Các con hãy nhận lấy", và "Này là Mình (Máu) Ta". Từ "này" không giống như từ "kia" hoặc từ "đàng kia".
Các quy định phụng vụ thường đòi hỏi rằng tất cả những gì được truyền phép phải ở trước mặt vị linh mục, ở trên bàn thờ và trên một khăn thánh (corporal). Trong các trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như Thánh Lễ đông người có Giáo Hoàng chủ sự, các bình thánh đựng bánh lễ đã các linh mục và phó tế cầm, và các vị này đang đứng xung quanh hoặc ngay phía sau bàn thờ trong phần Kinh nguyện Thánh Thể. Do đó, một quan hệ nào đó giữa bàn thờ và bánh lễ sắp được truyền phép luôn được duy trì, mặc dù trong một số trường hợp khoảng cách vật lý có thể là tương đối lớn.
Thỉnh thoảng, khi số người là quá đông đến nỗi các linh mục xung quanh bàn thờ không thể cho Rước lễ cho tất cả mọi người từ Bánh thánh được truyền phép trong thánh lễ, Bánh thánh đã được truyền phép trong một thánh lễ khác và được lưu giữ trong một nhà thờ gần đó, được dùng để cho các người đứng xa nhất Rước lễ. Ngay cả Đức Thánh Cha cũng không tin rằng Ngài có thể truyền phép tử một khoảng cách xa.
Điểm này cũng sẽ làm cho dễ hiểu hơn rằng sự truyền phép cố ý tại các bàn khác là không hợp lệ. Một lần nữa, lập luận không phải là chắc chắn, nhưng là khả dĩ thôi. Và do đó, linh mục không nên tiến hành như ngài đã làm, vì chúng ta không thể đùa giỡn với tính hợp lệ của các bí tích.
Trường hợp như trên nên được báo cáo cho Giám mục, vì ngài chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng linh mục ấy hoàn toàn hiểu được sự nghiêm trọng của hành động của mình, và để đảm bảo rằng sự việc ấy sẽ không còn được lặp lại nữa.
Sau khi tôi trả lời như trên đây, một số bạn đọc gửi thêm các thắc mắc liên quan, trong đó nổi ra thêm hai chủ đề khác.
Một số linh mục đã đề cập đến việc họ tham dự Thánh Lễ Giáo hoàng, mà ở đó họ đã cầm bánh lễ sẽ được truyền phép, mặc dù họ đứng khá xa bàn thờ.
Điểm cần hói ở đây không phải là khoảng cách vật lý xa, vốn do bản chất của một số bục đứng có thể là tương đối lớn, nhưng là mối tương quan mà các linh mục cầm bánh lễ để truyền phép có với bàn thờ.
Trong phần lớn các trường hợp, các linh mục cầm bình thánh tại Thánh lễ Giáo hoàng có tương quan trực tiếp với bàn thờ. Thường không có ai khác giữa các linh mục và các vị đồng tế ở bàn thờ, và vị chủ tế biết được sự hiện diện của họ.
Nếu ở dịp nào đó, khía cạnh này không được tuân giữ, thì có lẽ là do thiếu sự tổ chức hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc hoạch định hậu cần của Thánh Lễ Giáo hoàng, đặc biệt là trong các năm đầu tiên của trièu giáo hoàng lưu động của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Trong trường hợp mà chúng ta kiểm tra, không có mối tương quan giữa các bánh lễ sắp được truyền phép và "bàn thờ".
Một bạn đọc chu đáo từ New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, đã nắm bắt một sự thiếu chính xác thần học trong một thí dụ, mà tôi đưa ra liên quan đến việc không công nhận phép rửa tội của phái Mormon.
Bạn này viết: "Tôi nhớ lại việc đọc nhiều hơn một lần rằng niềm tin như vậy, về phía người rửa tội, là không cần thiết để ban phép rửa tội một cách hợp lệ, công thức ấn tượng của việc rửa tội là ngay cả một người vô thần cũng có thể làm phép rửa tội. Tuy nhiên, không người vô thần nào tin vào Chúa Ba Ngôi; như tôi nhớ lại công thức truyền thống, chính việc người vô thần có ý định làm những gì Hội Thánh làm (tuy nhiên động lực của người vô thần là mù mờ) làm cho việc ban phép rửa tội là hợp lệ.
“Trong trường hợp của phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va, thì không phải là việc họ không tin vào Chúa Ba Ngôi làm cho phép rửa tội của họ là không hợp lệ, nhưng là hệ quả rằng, do họ thiếu niềm tin này, họ không có ý định, như một luật, làm điều Hội Thánh làm khi ban phép rửa. Bí tích không thành vì thiếu ý định.
"Hơn nữa, vì các người vô thần có thể làm phép rửa mặc dù là người vô thần, nhưng cũng có thể về mặt kỹ thuật người phái Mormon và phái Nhân Chứng Giê-hô-va cũng có thể làm phép rửa, mặc dù họ có xác tín tôn giáo riêng của họ, nếu trong các trường hợp đặc biệt (vì bất kỳ lý do gì) họ cố tình chọn kết hiệp ý định của họ với ý định của Hội Thánh Công Giáo trong việc rửa tội".
Các nhận xét của bạn đọc này về cơ bản là chính xác do có sự phân biệt giữa niềm tin và ý định, và liên quan đến các lý do cho việc không công nhận phép rửa tội được thực hiện trong phái Mormon. Sự không hợp lệ của các phép rửa tội này đã được chính thức tuyên bố trong một văn bản ngắn có chữ ký của Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, với sự phê chuẩn đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày 5-6-2001. (Zenit.org 21-11 và 5-12-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội, chương 1, 1.2
Vũ Văn An
21:32 25/12/2018
1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên
24. Kiên trì trên con đường thống nhất giữa các nơi chốn, văn hóa, tình huống và thế hệ là thách thức mà dân Chúa được kêu gọi đáp ứng Tin Mừng bằng đức tin, và gieo hạt giống Tin Mừng trong kinh nghiệm của các dân tộc khác nhau. Tính đồng nghị xuất hiện ngay từ đầu như sự đảm bảo và nhập thể của lòng trung thành của Giáo Hội đối với nguồn gốc tông đồ và ơn gọi Công Giáo của mình. Nó tự trình bầy mình dưới hình thức mà thực chất là một thực thể đơn nhất, nhưng là một thực thể dần dần khai mở - dưới ánh sáng của điều Thánh Kinh chỉ ra - trong sự phát triển sống động của Thánh Truyền. Do đó, thực thể đơn nhất này có nhiều hình thức tùy theo bối cảnh lịch sử khác nhau và trong đối thoại với nhiều nền văn hóa và tình huống xã hội khác nhau.
25. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia mô tả cách hiểu có tính đồng nghị về các Giáo Hội địa phương khác nhau; các giáo hội này tự coi mình như cùng nhau thể hiện một Giáo Hội duy nhất. Trong lá thư gửi cho cộng đồng ở Êphêsô, ngài nói rằng mọi thành viên của nó đều là σύνοδοι "đồng hành trong cuộc lữ thứ", nhờ phẩm giá của phép rửa và tình bằng hữu của họ với Chúa Kitô [17]. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến trật tự thần thiêng làm cho Giáo Hội trở thành một cơ thể đơn nhất [18], được mời gọi hát bài ca ngợi sự hợp nhất với Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. [19]: Linh mục đoàn là hội đồng của vị Giám mục [20] và các thành viên của cộng đồng, trong các vai trò khác nhau của họ, đều được mời gọi xây dựng nó. Cộng đồng Giáo hội được tạo lập và ở điểm rõ ràng nhất trong cộng đồng Thánh Thể, nó được chủ tọa bởi vị giám mục; cộng đồng này nuôi dưỡng xác tín và niềm hy vọng rằng vào cuối lịch sử, Thiên Chúa sẽ tập hợp trong Vương quốc của Người tất cả các cộng đồng hiện đang sống nó và cử hành nó trong đức tin [21].
Các đặc điểm phân biệt của Giáo Hội đích thực là: trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ và việc cử hành Thánh Thể dưới sự hướng dẫn của vị Giám Mục, người kế nhiệm các Tông Đồ; thực thi thừa tác vụ có phẩm trật; tính ưu việt của sự hiệp thông trong việc phục vụ lẫn nhau để ngợi khen và vinh danh Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Cyprianô thành Carthage, người thừa hưởng và giải thích truyền thống này vào giữa thế kỷ thứ ba, lên công thức cho nguyên tắc có tính giám mục và tính đồng nghị nhằm việc phải cai trị đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội tại địa phương và ở bình diện hoàn vũ: trong khi không có gì được thực hiện ở Giáo hội địa phương nếu không có vị Giám mục - nihil sine episcopo – thì điều cũng đúng như thế là không được làm gì nếu không có hội đồng của ngài (gồm các linh mục và phó tế) nihil sine consilio vestro - hoặc là không có sự đồng thuận của người dân - et sine consensu plebis [22] - luôn phải duy trì vững chắc quy tắc theo đó episcopatus unus est cuius a singulis in solidum pars tenetur (giám mục đoàn [episcopate] là duy nhất, trong đó mỗi thành viên có một phần không phân chia trong đó) [23].
26. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, các giáo tỉnh được thành lập; những giáo tỉnh này đã chứng minh và cổ vũ sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và được đứng đầu bởi một giám mục giáo đô (Metropolitan). Về phương diện nghị bàn chung, có các công nghị giáo tỉnh, một phương thế chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị của giáo hội.
Khoản Luật 6 của Công đồng Nixêa (325) đã nhìn nhận sự ưu việt (πρεσβεία) và tính tối thượng miền (regional primacy) của Tòa Rôma, Alexandria và Antiôkia [24]. Tòa Constantinople được thêm vào danh sách các tòa chính tại Công đồng Constantinople I (381): Khoản Luật 3 đã ban chức chủ tịch danh dự sau Giám mục Rôma [25], một tước hiệu được xác nhận tại Công đồng Chalcedon (451) [26] ], khi Tòa Giêrusalem được thêm vào danh sách. Ở phương Đông, chế độ pentarchy (ngũ chế) này được coi là hình thức và là bảo đảm cho việc thực thi hiệp thông và tính đồng nghị giữa năm tòa tông truyền này.
Trong khi thừa nhận vai trò của các Thượng phụ ở phương Đông, Giáo hội ở phương Tây không coi Giáo hội Rôma như là một trong các tòa thượng phụ khác, mà qui cho mình một tính ưu tối thượng chuyên biệt ở trung tâm Giáo hội hoàn cầu.
27. Khoản luật Tông đồ 34, có từ cuối thế kỷ thứ ba và nổi tiếng ở phương Đông, đã thiết định rằng bất cứ quyết định nào vượt quá năng quyền của vị Giám mục địa phương phải được một công nghị đảm nhiệm: "Các Giám mục của mỗi quốc gia (έθνος) phải nhìn nhận người thứ nhất (πρότος) trong số các ngài và coi vị này như người đứng đầu (κεφαλή) các ngài, bằng cách không làm điều gì quan trọng nếu không có sự đồng ý (γνώμη) của vị này... nhưng người thứ nhất trong số các ngài (πρότος) không nên làm điều gì nếu không có sự đồng thuận của tất cả "[27]. Hành động của một công nghị trong hòa hợp (όμονοία) được Giáo Hội đưa vào hiện hữu theo cách này là để vinh danh Đức Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Vai trò của πρότος (vị thứ nhất) ở bình diện giáo tỉnh, giáo đô (và cuối cùng thượng phụ) là để triệu tập và chủ tọa Công Nghị ở bình diện thích hợp để giải quyết các vấn đề chung và ban hành các giải pháp cần thiết nhân danh thẩm quyền (έξουσία) của Chúa được các Giám mục tụ họp tại Công Nghị nói lên.
28. Mặc dù các Công Nghị được cử hành định kỳ từ thế kỷ thứ ba trở đi ở các bình diện giáo phận và giáo tỉnh xử lý các vấn đề kỷ luật, thờ phượng và tín lý phát sinh tại địa phương, vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng các quyết định được đưa ra là một biểu thức hiệp thông với mọi Giáo Hội. Cảm thức giáo hội này cho thấy người ta ý thức rõ việc này: mỗi Giáo hội địa phương là một biểu thức của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; điều này rõ ràng do việc chia sẻ các lá thư của công nghị, bảng liệt kê các khoản luật của công nghị gửi đến các Giáo hội khác, các lời yêu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tòa khác nhau, trao đổi các phái đoàn, một việc thường đòi hỏi các cuộc hành trình đầy mệt mỏi và nguy hiểm.
Ngay từ đầu, Giáo hội Rôma đã hưởng được một sự tôn trọng đặc biệt, nhờ sự kiện các Tông đồ Phêrô - Giám mục của Rôma được công nhận là người kế vị của ngài - và Phaolô đã tử vì đạo tại đó [28]. Đức tin tông truyền được giữ vững tại đó, thừa tác vụ thẩm quyền được thi hành bởi vị Giám mục của nó để phục vụ sự hiệp thông giữa các Giáo hội, lịch sử phong phú của nó trong việc tổ chức các công nghị: tất cả những điều này làm cho Giáo hội Rôma trở thành điểm tham chiếu cho tất cả các Giáo hội; họ tham khảo giáo hội này để giải quyết các tranh cãi [29], đến nỗi giáo hội này có chức năng như một Tòa kháng cáo [30]. Hơn nữa, ở phương Tây, Tòa Rôma đã trở thành nguyên mẫu tổ chức của các Giáo hội khác về mặt hành chính và giáo luật.
29. Năm 325, Công đồng chung đầu tiên, do Hoàng đế triệu tập, đã được cử hành tại Nixêa. Những người hiện diện bao gồm các giám mục từ các vùng khác nhau của Đông Phương và các Đại Diện của Giám mục Rôma. Lời tuyên xưng đức tin của Công đồng và các quyết định giáo luật của nó được công nhận là có giá trị quy phạm đối với toàn thể Giáo hội, bất chấp các phản ứng bất lợi, vốn xẩy ra trong những dịp khác trong suốt lịch sử. Với việc các Giám mục thực thi thừa tác vụ của họ theo tính đồng nghị, Công đồng Nixêa là biểu thức định chế đầu tiên, trên bình diện hoàn vũ, nói lên έξουσία của Chúa Phục sinh đang hướng dẫn và chỉ đạo con đường tiến lên phía trước cho Dân Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Có những kinh nghiệm tương tự trong các Công đồng kế tiếp trong Thiên niên kỷ thứ nhất; các công đồng này đã mang lại hình dạng đích thực cho bản sắc của Giáo Hội Công Giáo duy nhất. Trong các Công đồng này, có một sự minh xác dần dần thái độ cần thiết cho việc thực thi thẩm quyền của một Công đồng chung: συμφωνία (symphōnía) của những vị đứng đầu các Giáo hội khác nhau, συνεργεία (synergeía) của Giám mục Rôma, συμφρόνησις (symphrónēsis) của các Thượng phụ khác và sự thuận hợp trong giáo huấn của nó với giáo huấn của các Công đồng trước đó [31].
30. Về phương cách tiến hành (modus procedendi), các Công Nghị Địa Phương trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất, một mặt, theo Truyền Thống Tông Đồ và, mặt khác, về phương diện thủ tục thực tế, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi chúng được tổ chức [32].
Trong trường hợp Công Nghị tại một Giáo Hội địa phương, về nguyên tắc, toàn thể cộng đồng đã tham gia, mỗi nhóm tùy theo vai trò tương ứng của họ [33]. Trong các công nghị giáo tỉnh, những người tham gia là các Giám mục của nhiều Giáo hội khác nhau, mặc dù các linh mục và đan sĩ có thể được mời đóng góp. Chỉ có các Giám mục mới tham dự các công đồng chung được cử hành trong Thiên niên kỷ thứ nhất. Chính các công nghị giáo phận và giáo tỉnh đã chủ yếu lên khuôn cho thủ tục công nghị được chấp nhận trong Thiên niên kỷ thứ nhất.
Kỳ sau: 1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai
24. Kiên trì trên con đường thống nhất giữa các nơi chốn, văn hóa, tình huống và thế hệ là thách thức mà dân Chúa được kêu gọi đáp ứng Tin Mừng bằng đức tin, và gieo hạt giống Tin Mừng trong kinh nghiệm của các dân tộc khác nhau. Tính đồng nghị xuất hiện ngay từ đầu như sự đảm bảo và nhập thể của lòng trung thành của Giáo Hội đối với nguồn gốc tông đồ và ơn gọi Công Giáo của mình. Nó tự trình bầy mình dưới hình thức mà thực chất là một thực thể đơn nhất, nhưng là một thực thể dần dần khai mở - dưới ánh sáng của điều Thánh Kinh chỉ ra - trong sự phát triển sống động của Thánh Truyền. Do đó, thực thể đơn nhất này có nhiều hình thức tùy theo bối cảnh lịch sử khác nhau và trong đối thoại với nhiều nền văn hóa và tình huống xã hội khác nhau.
25. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia mô tả cách hiểu có tính đồng nghị về các Giáo Hội địa phương khác nhau; các giáo hội này tự coi mình như cùng nhau thể hiện một Giáo Hội duy nhất. Trong lá thư gửi cho cộng đồng ở Êphêsô, ngài nói rằng mọi thành viên của nó đều là σύνοδοι "đồng hành trong cuộc lữ thứ", nhờ phẩm giá của phép rửa và tình bằng hữu của họ với Chúa Kitô [17]. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến trật tự thần thiêng làm cho Giáo Hội trở thành một cơ thể đơn nhất [18], được mời gọi hát bài ca ngợi sự hợp nhất với Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. [19]: Linh mục đoàn là hội đồng của vị Giám mục [20] và các thành viên của cộng đồng, trong các vai trò khác nhau của họ, đều được mời gọi xây dựng nó. Cộng đồng Giáo hội được tạo lập và ở điểm rõ ràng nhất trong cộng đồng Thánh Thể, nó được chủ tọa bởi vị giám mục; cộng đồng này nuôi dưỡng xác tín và niềm hy vọng rằng vào cuối lịch sử, Thiên Chúa sẽ tập hợp trong Vương quốc của Người tất cả các cộng đồng hiện đang sống nó và cử hành nó trong đức tin [21].
Các đặc điểm phân biệt của Giáo Hội đích thực là: trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ và việc cử hành Thánh Thể dưới sự hướng dẫn của vị Giám Mục, người kế nhiệm các Tông Đồ; thực thi thừa tác vụ có phẩm trật; tính ưu việt của sự hiệp thông trong việc phục vụ lẫn nhau để ngợi khen và vinh danh Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Cyprianô thành Carthage, người thừa hưởng và giải thích truyền thống này vào giữa thế kỷ thứ ba, lên công thức cho nguyên tắc có tính giám mục và tính đồng nghị nhằm việc phải cai trị đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội tại địa phương và ở bình diện hoàn vũ: trong khi không có gì được thực hiện ở Giáo hội địa phương nếu không có vị Giám mục - nihil sine episcopo – thì điều cũng đúng như thế là không được làm gì nếu không có hội đồng của ngài (gồm các linh mục và phó tế) nihil sine consilio vestro - hoặc là không có sự đồng thuận của người dân - et sine consensu plebis [22] - luôn phải duy trì vững chắc quy tắc theo đó episcopatus unus est cuius a singulis in solidum pars tenetur (giám mục đoàn [episcopate] là duy nhất, trong đó mỗi thành viên có một phần không phân chia trong đó) [23].
26. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, các giáo tỉnh được thành lập; những giáo tỉnh này đã chứng minh và cổ vũ sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và được đứng đầu bởi một giám mục giáo đô (Metropolitan). Về phương diện nghị bàn chung, có các công nghị giáo tỉnh, một phương thế chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị của giáo hội.
Khoản Luật 6 của Công đồng Nixêa (325) đã nhìn nhận sự ưu việt (πρεσβεία) và tính tối thượng miền (regional primacy) của Tòa Rôma, Alexandria và Antiôkia [24]. Tòa Constantinople được thêm vào danh sách các tòa chính tại Công đồng Constantinople I (381): Khoản Luật 3 đã ban chức chủ tịch danh dự sau Giám mục Rôma [25], một tước hiệu được xác nhận tại Công đồng Chalcedon (451) [26] ], khi Tòa Giêrusalem được thêm vào danh sách. Ở phương Đông, chế độ pentarchy (ngũ chế) này được coi là hình thức và là bảo đảm cho việc thực thi hiệp thông và tính đồng nghị giữa năm tòa tông truyền này.
Trong khi thừa nhận vai trò của các Thượng phụ ở phương Đông, Giáo hội ở phương Tây không coi Giáo hội Rôma như là một trong các tòa thượng phụ khác, mà qui cho mình một tính ưu tối thượng chuyên biệt ở trung tâm Giáo hội hoàn cầu.
27. Khoản luật Tông đồ 34, có từ cuối thế kỷ thứ ba và nổi tiếng ở phương Đông, đã thiết định rằng bất cứ quyết định nào vượt quá năng quyền của vị Giám mục địa phương phải được một công nghị đảm nhiệm: "Các Giám mục của mỗi quốc gia (έθνος) phải nhìn nhận người thứ nhất (πρότος) trong số các ngài và coi vị này như người đứng đầu (κεφαλή) các ngài, bằng cách không làm điều gì quan trọng nếu không có sự đồng ý (γνώμη) của vị này... nhưng người thứ nhất trong số các ngài (πρότος) không nên làm điều gì nếu không có sự đồng thuận của tất cả "[27]. Hành động của một công nghị trong hòa hợp (όμονοία) được Giáo Hội đưa vào hiện hữu theo cách này là để vinh danh Đức Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Vai trò của πρότος (vị thứ nhất) ở bình diện giáo tỉnh, giáo đô (và cuối cùng thượng phụ) là để triệu tập và chủ tọa Công Nghị ở bình diện thích hợp để giải quyết các vấn đề chung và ban hành các giải pháp cần thiết nhân danh thẩm quyền (έξουσία) của Chúa được các Giám mục tụ họp tại Công Nghị nói lên.
28. Mặc dù các Công Nghị được cử hành định kỳ từ thế kỷ thứ ba trở đi ở các bình diện giáo phận và giáo tỉnh xử lý các vấn đề kỷ luật, thờ phượng và tín lý phát sinh tại địa phương, vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng các quyết định được đưa ra là một biểu thức hiệp thông với mọi Giáo Hội. Cảm thức giáo hội này cho thấy người ta ý thức rõ việc này: mỗi Giáo hội địa phương là một biểu thức của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; điều này rõ ràng do việc chia sẻ các lá thư của công nghị, bảng liệt kê các khoản luật của công nghị gửi đến các Giáo hội khác, các lời yêu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tòa khác nhau, trao đổi các phái đoàn, một việc thường đòi hỏi các cuộc hành trình đầy mệt mỏi và nguy hiểm.
Ngay từ đầu, Giáo hội Rôma đã hưởng được một sự tôn trọng đặc biệt, nhờ sự kiện các Tông đồ Phêrô - Giám mục của Rôma được công nhận là người kế vị của ngài - và Phaolô đã tử vì đạo tại đó [28]. Đức tin tông truyền được giữ vững tại đó, thừa tác vụ thẩm quyền được thi hành bởi vị Giám mục của nó để phục vụ sự hiệp thông giữa các Giáo hội, lịch sử phong phú của nó trong việc tổ chức các công nghị: tất cả những điều này làm cho Giáo hội Rôma trở thành điểm tham chiếu cho tất cả các Giáo hội; họ tham khảo giáo hội này để giải quyết các tranh cãi [29], đến nỗi giáo hội này có chức năng như một Tòa kháng cáo [30]. Hơn nữa, ở phương Tây, Tòa Rôma đã trở thành nguyên mẫu tổ chức của các Giáo hội khác về mặt hành chính và giáo luật.
29. Năm 325, Công đồng chung đầu tiên, do Hoàng đế triệu tập, đã được cử hành tại Nixêa. Những người hiện diện bao gồm các giám mục từ các vùng khác nhau của Đông Phương và các Đại Diện của Giám mục Rôma. Lời tuyên xưng đức tin của Công đồng và các quyết định giáo luật của nó được công nhận là có giá trị quy phạm đối với toàn thể Giáo hội, bất chấp các phản ứng bất lợi, vốn xẩy ra trong những dịp khác trong suốt lịch sử. Với việc các Giám mục thực thi thừa tác vụ của họ theo tính đồng nghị, Công đồng Nixêa là biểu thức định chế đầu tiên, trên bình diện hoàn vũ, nói lên έξουσία của Chúa Phục sinh đang hướng dẫn và chỉ đạo con đường tiến lên phía trước cho Dân Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Có những kinh nghiệm tương tự trong các Công đồng kế tiếp trong Thiên niên kỷ thứ nhất; các công đồng này đã mang lại hình dạng đích thực cho bản sắc của Giáo Hội Công Giáo duy nhất. Trong các Công đồng này, có một sự minh xác dần dần thái độ cần thiết cho việc thực thi thẩm quyền của một Công đồng chung: συμφωνία (symphōnía) của những vị đứng đầu các Giáo hội khác nhau, συνεργεία (synergeía) của Giám mục Rôma, συμφρόνησις (symphrónēsis) của các Thượng phụ khác và sự thuận hợp trong giáo huấn của nó với giáo huấn của các Công đồng trước đó [31].
30. Về phương cách tiến hành (modus procedendi), các Công Nghị Địa Phương trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất, một mặt, theo Truyền Thống Tông Đồ và, mặt khác, về phương diện thủ tục thực tế, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi chúng được tổ chức [32].
Trong trường hợp Công Nghị tại một Giáo Hội địa phương, về nguyên tắc, toàn thể cộng đồng đã tham gia, mỗi nhóm tùy theo vai trò tương ứng của họ [33]. Trong các công nghị giáo tỉnh, những người tham gia là các Giám mục của nhiều Giáo hội khác nhau, mặc dù các linh mục và đan sĩ có thể được mời đóng góp. Chỉ có các Giám mục mới tham dự các công đồng chung được cử hành trong Thiên niên kỷ thứ nhất. Chính các công nghị giáo phận và giáo tỉnh đã chủ yếu lên khuôn cho thủ tục công nghị được chấp nhận trong Thiên niên kỷ thứ nhất.
Kỳ sau: 1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai
Văn Hóa
Lá thư Canada: Ăn Tết Tây
Trà Lũ
11:27 25/12/2018
Chưa năm nào làng An lạc của tôi ăn tết tây trọng thể như năm nay. Đây là do công của Chị Ba Biên Hoà muốn mừng tuổi anh John chồng của chị. Lý do chị đưa ra là mừng cái tết tây cũng có nhiều điều hay lắm. Như đầu năm thì dân da trắng có tục lệ tự làm ra những quyết tâm, resolutions, cho cả năm, năm nay tôi sẽ cố gắng như thế này, sẽ cương quyết như thế kia. Và chị đã kể cho mọi người nghe câu chuyện li kỳ của con số 2018. Rằng bạn lấy số tuổi của mình cộng với con số năm sinh thì sẽ ra con số 2018 thần kỳ. Sẽ luôn luôn là 2018. Ví dụ bạn sinh năm 1964 và năm nay tuổi của bạn là 54, phải không cơ. Bạn cộng 2 con số này lại 1964+54, bạn sẽ có con số 2018. Ví dụ nữa nha: cụ sinh năm 1935, năm nay cụ 83 tuổi, cộng 2 con số lại thì cụ cũng có con số 2018 rõ ràng ! Chắt của cụ sinh năm 2009 nên tuổi của đứa chắt này là 9, cụ cộng 2 con số lại, 2009 + 9, có phải cụ cũng có con số thần kỳ 2018 không ?
Cả làng nghe xong chuyện con số 2018 này thì ai cũng gật gù, à ra năm tây cũng có cái hay của nó. Anh John nghe vợ ca tụng năm dương lịch thì tỏ ra thích lắm, nhưng để cám ơn vợ về mỹ ý này, anh lại xin trở về với âm lịch. Anh ca tụng rằng năm tây không có cái tên như năm chuột, năm trâu, năm Rắn năm Rồng... và năm mới đang tới là năm Heo. Và tết năm tây không có mâm cỗ với những món đặc biệt như mâm cỗ Tết của Việt Nam.
Ông bồ chữ ODP nghe chàng rể da trắng John nói hay quá, bèn gật gù: Anh nói rất đúng. Mâm cỗ tết VN có 3 loại, cỗ Bắc cỗ Trung và cỗ Nam. Mỗi miền có món riêng. Nghe đến đây hai cô Huế bèn xin Bác nói về mâm cỗ ba miền, vì nghe nó hấp dẫn qúa. Ông đáp ngay:
Cỗ miền Bắc chủ yếu là 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương. Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng nấu thập cẩm, một bát miến lòng gà và một bát mọc nấm. Và 4 đĩa là đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa. Ngoài ra còn thêm đĩa dưa hành muối. Ấy là chưa kể đĩa bánh chưng xanh.
Rồi đến mâm cỗ tết Miền Nam cũng có nhiều đĩa, như thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, dưa giá, củ kiệu, và cũng có bánh chưng như miền Bắc nhưng bánh chưng miền Nam không ở dạng vuông mà ở dạng tròn và dài, gọi là bánh tét.
Còn miền Trung, trong mâm cỗ tết của dân gian, ta thấy các món này: giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, đĩa ram. Các cô là người miền Trung có thấy tôi nói trúng không?
Trên đây tôi sơ lược vài nét chính, tất cả mang tên ‘mâm cỗ tết’. Không phải ta bày ra bàn rồi ăn ngay, nhưng ta bày trên mâm và dâng cúng tổ tiên trước. Dâng cúng xong ta mới mang xuống nhậu, gọi là thụ lộc của ông bà.
Mấy cô Huế liền hỏi anh John: vậy người da trắng không cúng thức ăn, mà chỉ cúng bằng đèn cầy và hương khói thôi sao ? Anh John gật gù đồng ý như vậy. Mấy cô Huế chưa thoả mãn về cái gật gù này, liền hỏi tiếp: Bây giờ ví dụ Chi Ba muốn cúng tổ tiên da trắng của anh bằng một mâm cỗ, vậy xin hỏi mâm cỗ này nên có những thức ăn gì ? Anh John trầm ngâm một lúc rồi lắc đầu: Xin chịu, vì chưa bao giờ tôi nghĩ tới. Nhưng rồi anh lại tiếp: Nếu nhà tôi muốn bày cỗ cúng thì tôi xin đề nghị một mâm cúng đơn sơ của một bữa ăn sáng đặc trưng London quê tổ của tôi như sau: thịt xông khói, cà chua nướng, trứng chiên hay ốp la, nấm chiên, bánh mì nướng quệt bơ và xúc xích, và một tách trà.
Anh H.O. nghe đến đây thì phá ra cười: các bác thấy chưa, tổ tiên VN hiện về và nhận thức ăn tượng trưng ở mâm cỗ, còn tổ tiên da trắng hiện về và chỉ nhận hương khói mà thôi.
Cụ Chánh nghe đến đây thì xin ngưng đề tài này vì nó liên hệ tới tôn giáo. Cụ bảo một đề tài vui nhất và thích hợp nhất trong dịp ăn tết là tiếng cười. Anh John đâu, mời anh mở đầu. Chuyện cười của anh là chuyện hay nhất để khai mạc năm mới dương lịch. Bữa nay là ngày tết tây, anh được tự do, mặn nhạt gì cũng đều được phép hết.
Ông ODP góp ý ngay: Tôi biết anh có rất nhiều đề tài và rất nhiều chuyện. Bữa nay, xin anh kể những chuyện cười về việc ngày xưa khi anh mới lấy Chị Ba và bắt đầu học tiếng Việt.
Anh John được mời gọi tha thiết như vậy, bèn mở kho tiếu lâm của anh ngay. Rằng khi tôi mới học tiếng Việt thì cái khó khăn đầu tiên là phát âm cho đúng dấu giọng. Lúc đó dấu huyền dấu sắc dấu hỏi là qúa khó đối với tôi. Tôi nhớ đời 2 chuyện này:
-Một hôm tôi hỏi vợ tôi ăn cơm buổi tối chưa, tôi đã nói thế này:
Em đã ăn buồi tôi chưa ? Nhà tôi nghe xong đã cười rũ rượi và dặn tôi là không nên nói câu này với ai vì tôi chưa phát âm đúng.
Chuyện thứ hai: Tôi được học về cách xem tướng theo lối VN: những ai có vành tai to và dài thì là tướng qúy. Phần dưới cùng của vành tai gọi là giái tai, phải không cơ? Bữa đó, lần đầu tôi gặp ông bác của nhà tôi, ông này rất tốt tướng, có vành tai rất to và dài, tôi liền khen: Trời ơi, bác có giái to và dài qúa ! Nhà tôi thấy ông bác đỏ mặt bèn vội nói ngay: Thưa bác nhà cháu đang học tiếng Việt, anh ấy có ý khen bác có giái tai to và dài. Anh ấy quên mất tiếng ‘tai’ trong câu khen vừa rồi, anh ấy có ý khen giái tai của bác to và dài, xin bác tha lỗi về sự vụng về này của chồng cháu. ..
Anh John kể xong thì cả làng bò ra cười, mấy bà mấy cô thì vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp.
Cụ Chánh tiên chỉ cũng cười bò, mãi mới thôi. Cụ nói một hơi dài sau:
Tôi yêu và thích cái chân thật của Anh quá, đúng là hương vị của Chị Ba, của người Miền Nam trước 1975. Rồi như được hứng, cụ nói một hơi dài ca tụng người Miền Nam:
... Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Saigon, thuê nửa căn nhà của ông Sáu ở Gia Định. Mình là dân Bắc Kỳ đói rách, lo làm ăn kiếm sống miệt mài còn gia đình chủ nhà và hàng xóm chung quanh thì hình như ai cũng lè phè, sáng dậy thì vội ra quán cà phê đầu xóm tán dóc với bạn bè, chân thì bỏ lên ghế, cà phê thì đổ ra đĩa rồi húp, trưa thì về nhà ăn cơm rồi chiều lại ra quán nhậu tiếp. Mãi rồi tôi mới hiểu ra: dân Miền Nam được trời cho tài nguyên phong phú, chỉ cần làm lai rai là đủ sống, là được rồi. Vì sung sướng như vậy nên tôi thấy dân Miền Nam ưa cười. Gặp ai cũng cười, hỏi gì nói gì cũng cười, còn bọn tôi dân Bắc Kỳ ri cư, mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm. Đi chợ thì sướng vô cùng, Người Miền Nam không có chặt chém, không biết nói thách, mua một chục trái cây thì được 12 hay 16 trái. Người Miền Nam hay nói thẳng chứ không nói vòng vo, nói bóng nói gió. Người miền Nam thích nhậu, nhậu sáng nhậu trưa nhậu chiều. Vui buồn gì cũng nhậu. Ai trả tiền cũng được chứ không tính toán thiệt hơn. Ngoài ra người Miền Nam rất tốt bụng. Ta xin gì họ cũng cho. Tôi nghĩ hoài về việc này: Năm 1954 dân Bắc kỳ vào trong Nam thì ai cũng được sống sung túc thoải mái, có của ăn của để, chứ năm 1954 mà dân Miền nam phải di cư ra Bắc Kỳ thì sao hở các cụ ?
Nói đến đây thì Cụ Chánh biết mình nói đã dài nên cụ kết luận: Tôi là Bắc Kỳ di cư 1954 và đã được Miền-Nam-hóa cả xác cả hồn. Tôi khác Bắc Kỳ 1975 nha bà con, khác 100%. Cả làng đã vỗ tay râm ran về bài diễn văn tự phát và chân thực này. Không ai bảo ai, ông ODP, anh H.O. và tôi cũng đều giơ tay xin nói: Tôi cũng là Bắc Kỳ ri cư 1954 đây, 1954 chính gốc và thứ thiệt đây !
Các cụ thấy làng tôi vui chưa, tự nhiên phe liền ông giơ tay xưng tụng lòng yêu nước ngày đầu năm. Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây liền chắp tay vái chúng tôi rồi thưa: Em biết các bác ai cũng yêu nước. Anh John chồng em bảo nước VN có bùa, biết một chút là yêu liền, nhất là yêu Miền Nam. Việc này làm em nhớ tới 2 người Pháp, 2 vị này yêu nước Việt Nam hết lòng.
Cụ Chánh tiên chỉ làng thấy buổi tết tây này đã làm chị Ba vui đặc biệt, và nhân lúc chị đang nhiều hứng thú nên cụ đã xin chị nói tiếp, nói về 2 người Pháp. Chị kể ngay:
Người Pháp thứ nhất mà tôi yêu quý hết lòng đó là Đức Cha Jean Cassaigne, người mà qúa nửa đời người đã ở VN, sống chết với người cùi ở miền Di Linh. Ngài sinh ở Pháp, mẹ mất sớm, ngài lớn lên vừa đi học vừa phụ cha bán rươu. Rồi phải nhập ngũ, ngài làm trong ngành cứu thương, chuyên về băng bó và tải thương. Giải ngũ ngài đi tu, theo dòng Hội Thừa Sai Paris. Trong thời gian này các bài viết về Việt Nam của Cha Alexandre de Rhodes đã thu hút ngài, nhất là gương tử đạo của Thày Anrê Phú Yên. Ngài chịu chức linh mục và năm 1926 xin sang phục vụ ở Việt Nam. Ngài học tiếng Việt ở Cái Mơn và chọn tên VN là Gioan Sanh. Rồi bề trên sai ngài coi xứ đạo ở Di Linh. Ở đây ngài gặp rất nhiều người Thượng phong cùi bị gia đình vất bỏ trong rừng. Những người này cô độc, lang thang vật vã khắp nơi. Ngài quy tụ họ lại, lập thành một làng, vừa nuôi họ và chữa bệnh cho họ, chính tay ngài làm lấy. Rồi Ngài bị bệnh triền miên. Ngài viết cho bạn bè: Một năm 12 tháng thì tôi bị sốt rét và lao phổi 10 tháng, dù bệnh nhưng tôi vẫn cố gắng làm để phục vụ những người anh em phong cùi neo đơn này. Vì ngài sống thánh thiện như vậy nên Toà Thánh Roma đã đặt ngài làm giám mục giáo phận Saigon từ năm 1941 tới 1955. Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện và đơn sơ khó nghèo, báo chí lúc đó gọi ngài là ‘ giám mục xe đạp ‘vì ngài thường đi xe đạp đến thăm các xứ đạo. Năm 1955 ngài trao quyền giám mục Saigon cho Đức Cha Nguyễn văn Hiền và trở lại Di Linh sống phục vụ tiếp tục các người cùi. Làng cùi của ngài mang tên Kala, thuộc miền Di Linh. Về sau làng được nhiều nơi biết đến và được một số nữ tu Dòng Bác Ái về giúp. Ngài mắc nhiều bệnh hìểm nghèo: bệnh cùi, bệnh sốt rét, lao xương và lao phổi. Ngày 12.1.1972, chính phủ VNCH đã cử một phụ tá dặc biệt của Tổng Thống tới thăm và trao tặng ngài huy chương cao qúy nhất là Đệ Tứ Bảo Quốc Huân chương. Đức Cha đã qua đời ngày 31 tháng 10 năm 1973. Cả làng cùi đã để tang. Báo chí cho biết chưa có đám tang nào dông tới mấy ngàn người và nhiều ngườ khóc như vậy. Ngài thường nóí: Tôi sinh ở Pháp nhưng quê hương của tôi là Việt Nam. Trong di chúc, ngài xin chôn cất ngài đơn sơ theo lối người cùi ở chân tháp làng, bia mộ chỉ ghi Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor (bác ái và yêu thương ).
Chị Ba xin hết chuyện yêu nước Việt nam của Đức Cha Cassaigne và nói sang chuyện người Pháp thứ hai cũng yêu qúy dân VN. Đó là ông Jean-Marie Mérillon cựu đại sứ Pháp tại VNCH trước 1975. Sau 1975, ông viết cuốn ‘Saigon et Moi’ nóí về lòng yêu mến Saigon và Miền Nam. Ông viết bài cho báo chí nói về ngày 1.5.1975 khi ngồi trên máy bay bỏ Saigon bay sang Thái Lan như sau:
... Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng lấy hướng Bangkok, tôi nhìn xuống Saigon lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra ở dưới đất. Tôi như người bại trận. Việt nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có qúa nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai nhạt. Sống ở VN lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam, tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Saigon. Saigon vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ân nghĩa một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ VC là Võ Văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Saigon. Tôi đã từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ Chí Minh. Saigon đã mất, tôi trở lại đó thăm ai ? Người cộng sản giả bộ ngây thơ nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hằng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nóí láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài chân lý sẽ đè bẹp họ. Chế độ VNCH thua, nhưng thật ra người VN chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Mỗi năm vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nên hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam...’
Và Chị Ba xin hết. Ai cũng sửng sốt về sự thông thái của Chị Ba. Cụ Chánh khen: Vợ của Anh John có khác.
Hôm nay cả làng được mời tới đây ăn tết Tây mà tôi thấy nhà bếp của Chị Ba lạnh tanh, không có tiếng chén bát gì cả. Không phải chỉ tôi mà hầu như dân làng ai cũng thắc mắc về việc này. Đọc được ý cả làng nên anh John lên tiếng ngay:
Ngày tết ta thì làng ta ăn cỗ ta, hôm nay là tết tây nên chúng ta phải ăn cỗ tây. Làng muốn ăn những món tây gì cơ ? Cả làng ồ lên một tiếng lớn. Cụ Chánh nói: Xin anh chị cho chúng tôi ăn món gì tiêu biểu ‘tây’ nhất. Chị Ba đáp ngay: Cháu cũng đã nghĩ như vậy. Vợ chồng cháu đã bàn về việc này. Chúng ta nên ăn món của nhà hàng tây nào đông khách nhất. Rồi chị cười ha ha. Chúng cháu bàn đến 2 nhà hàng tiêu biểu và ở ngay ngã tư gần đây, đó là nhà hàng McDonalds và Tim Hortons. Tên 2 nhà hàng này nghe thì rất bình dân nhưng xét cho kỹ, họ phục vụ những món nhiều người ăn nhất. McDonalds có 31.000 nhà hàng ở 121 nước trên thế giới, mỗi ngày phục vụ 41 triệu khách hàng. Còn Tim Hortons có 4.613 cửa hàng ở 9 nước. Quán nào cũng đông khách và món nào của họ cũng rất ngon. Cân nhắc mãi thì sau cùng vợ chồng cháu chọn món ăn ở nhà hàng Tim Hortons. Lý do: Chủ nhân Tim Hortons là Miles Gilbert Tim Horton, sinh ở Ontario, người Canada rõ ràng. Rồi Chị Ba hạ giọng: Còn McDonalds, ông tổ của nó là Raymond Kroc, sinh ở Illinois gốc mãi bên Hoa Kỳ. Các bạn bên Hoa Kỳ đừng lên án tôi kỳ thị nha. Xin cả làng cứ ngồi tại chỗ, Tim Hortons giao cỗ tây bây giờ. Nói xong chị liền cầm ipad gọi. Mười phút sau món tây tới. Mỗi người một hộp lớn. Chắc các cụ biết trong hộp này có những món gì rồi. Nào bánh mì kẹp thịt, nào xúc xích, nào cà chua nào khoai chiên, nào hộp cà rem tráng miệng... Cụ B.95 lần đầu tiên ăn món tây Canada thì thích qúa sức.
Và làng tôi đã ăn cỗ tây trộn với nhiều chyện cười tây để mừng năm tây như thế.
Trân trọng kính chúc các cụ năm mới 2019 hạnh phúc và mọi phước lành.
TRÀ LŨ
Ông bồ chữ ODP nghe chàng rể da trắng John nói hay quá, bèn gật gù: Anh nói rất đúng. Mâm cỗ tết VN có 3 loại, cỗ Bắc cỗ Trung và cỗ Nam. Mỗi miền có món riêng. Nghe đến đây hai cô Huế bèn xin Bác nói về mâm cỗ ba miền, vì nghe nó hấp dẫn qúa. Ông đáp ngay:
Cỗ miền Bắc chủ yếu là 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương. Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng nấu thập cẩm, một bát miến lòng gà và một bát mọc nấm. Và 4 đĩa là đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa. Ngoài ra còn thêm đĩa dưa hành muối. Ấy là chưa kể đĩa bánh chưng xanh.
Rồi đến mâm cỗ tết Miền Nam cũng có nhiều đĩa, như thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, dưa giá, củ kiệu, và cũng có bánh chưng như miền Bắc nhưng bánh chưng miền Nam không ở dạng vuông mà ở dạng tròn và dài, gọi là bánh tét.
Còn miền Trung, trong mâm cỗ tết của dân gian, ta thấy các món này: giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, đĩa ram. Các cô là người miền Trung có thấy tôi nói trúng không?
Trên đây tôi sơ lược vài nét chính, tất cả mang tên ‘mâm cỗ tết’. Không phải ta bày ra bàn rồi ăn ngay, nhưng ta bày trên mâm và dâng cúng tổ tiên trước. Dâng cúng xong ta mới mang xuống nhậu, gọi là thụ lộc của ông bà.
Mấy cô Huế liền hỏi anh John: vậy người da trắng không cúng thức ăn, mà chỉ cúng bằng đèn cầy và hương khói thôi sao ? Anh John gật gù đồng ý như vậy. Mấy cô Huế chưa thoả mãn về cái gật gù này, liền hỏi tiếp: Bây giờ ví dụ Chi Ba muốn cúng tổ tiên da trắng của anh bằng một mâm cỗ, vậy xin hỏi mâm cỗ này nên có những thức ăn gì ? Anh John trầm ngâm một lúc rồi lắc đầu: Xin chịu, vì chưa bao giờ tôi nghĩ tới. Nhưng rồi anh lại tiếp: Nếu nhà tôi muốn bày cỗ cúng thì tôi xin đề nghị một mâm cúng đơn sơ của một bữa ăn sáng đặc trưng London quê tổ của tôi như sau: thịt xông khói, cà chua nướng, trứng chiên hay ốp la, nấm chiên, bánh mì nướng quệt bơ và xúc xích, và một tách trà.
Anh H.O. nghe đến đây thì phá ra cười: các bác thấy chưa, tổ tiên VN hiện về và nhận thức ăn tượng trưng ở mâm cỗ, còn tổ tiên da trắng hiện về và chỉ nhận hương khói mà thôi.
Cụ Chánh nghe đến đây thì xin ngưng đề tài này vì nó liên hệ tới tôn giáo. Cụ bảo một đề tài vui nhất và thích hợp nhất trong dịp ăn tết là tiếng cười. Anh John đâu, mời anh mở đầu. Chuyện cười của anh là chuyện hay nhất để khai mạc năm mới dương lịch. Bữa nay là ngày tết tây, anh được tự do, mặn nhạt gì cũng đều được phép hết.
Ông ODP góp ý ngay: Tôi biết anh có rất nhiều đề tài và rất nhiều chuyện. Bữa nay, xin anh kể những chuyện cười về việc ngày xưa khi anh mới lấy Chị Ba và bắt đầu học tiếng Việt.
Anh John được mời gọi tha thiết như vậy, bèn mở kho tiếu lâm của anh ngay. Rằng khi tôi mới học tiếng Việt thì cái khó khăn đầu tiên là phát âm cho đúng dấu giọng. Lúc đó dấu huyền dấu sắc dấu hỏi là qúa khó đối với tôi. Tôi nhớ đời 2 chuyện này:
-Một hôm tôi hỏi vợ tôi ăn cơm buổi tối chưa, tôi đã nói thế này:
Em đã ăn buồi tôi chưa ? Nhà tôi nghe xong đã cười rũ rượi và dặn tôi là không nên nói câu này với ai vì tôi chưa phát âm đúng.
Chuyện thứ hai: Tôi được học về cách xem tướng theo lối VN: những ai có vành tai to và dài thì là tướng qúy. Phần dưới cùng của vành tai gọi là giái tai, phải không cơ? Bữa đó, lần đầu tôi gặp ông bác của nhà tôi, ông này rất tốt tướng, có vành tai rất to và dài, tôi liền khen: Trời ơi, bác có giái to và dài qúa ! Nhà tôi thấy ông bác đỏ mặt bèn vội nói ngay: Thưa bác nhà cháu đang học tiếng Việt, anh ấy có ý khen bác có giái tai to và dài. Anh ấy quên mất tiếng ‘tai’ trong câu khen vừa rồi, anh ấy có ý khen giái tai của bác to và dài, xin bác tha lỗi về sự vụng về này của chồng cháu. ..
Anh John kể xong thì cả làng bò ra cười, mấy bà mấy cô thì vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp.
Cụ Chánh tiên chỉ cũng cười bò, mãi mới thôi. Cụ nói một hơi dài sau:
Tôi yêu và thích cái chân thật của Anh quá, đúng là hương vị của Chị Ba, của người Miền Nam trước 1975. Rồi như được hứng, cụ nói một hơi dài ca tụng người Miền Nam:
... Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Saigon, thuê nửa căn nhà của ông Sáu ở Gia Định. Mình là dân Bắc Kỳ đói rách, lo làm ăn kiếm sống miệt mài còn gia đình chủ nhà và hàng xóm chung quanh thì hình như ai cũng lè phè, sáng dậy thì vội ra quán cà phê đầu xóm tán dóc với bạn bè, chân thì bỏ lên ghế, cà phê thì đổ ra đĩa rồi húp, trưa thì về nhà ăn cơm rồi chiều lại ra quán nhậu tiếp. Mãi rồi tôi mới hiểu ra: dân Miền Nam được trời cho tài nguyên phong phú, chỉ cần làm lai rai là đủ sống, là được rồi. Vì sung sướng như vậy nên tôi thấy dân Miền Nam ưa cười. Gặp ai cũng cười, hỏi gì nói gì cũng cười, còn bọn tôi dân Bắc Kỳ ri cư, mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm. Đi chợ thì sướng vô cùng, Người Miền Nam không có chặt chém, không biết nói thách, mua một chục trái cây thì được 12 hay 16 trái. Người Miền Nam hay nói thẳng chứ không nói vòng vo, nói bóng nói gió. Người miền Nam thích nhậu, nhậu sáng nhậu trưa nhậu chiều. Vui buồn gì cũng nhậu. Ai trả tiền cũng được chứ không tính toán thiệt hơn. Ngoài ra người Miền Nam rất tốt bụng. Ta xin gì họ cũng cho. Tôi nghĩ hoài về việc này: Năm 1954 dân Bắc kỳ vào trong Nam thì ai cũng được sống sung túc thoải mái, có của ăn của để, chứ năm 1954 mà dân Miền nam phải di cư ra Bắc Kỳ thì sao hở các cụ ?
Nói đến đây thì Cụ Chánh biết mình nói đã dài nên cụ kết luận: Tôi là Bắc Kỳ di cư 1954 và đã được Miền-Nam-hóa cả xác cả hồn. Tôi khác Bắc Kỳ 1975 nha bà con, khác 100%. Cả làng đã vỗ tay râm ran về bài diễn văn tự phát và chân thực này. Không ai bảo ai, ông ODP, anh H.O. và tôi cũng đều giơ tay xin nói: Tôi cũng là Bắc Kỳ ri cư 1954 đây, 1954 chính gốc và thứ thiệt đây !
Các cụ thấy làng tôi vui chưa, tự nhiên phe liền ông giơ tay xưng tụng lòng yêu nước ngày đầu năm. Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây liền chắp tay vái chúng tôi rồi thưa: Em biết các bác ai cũng yêu nước. Anh John chồng em bảo nước VN có bùa, biết một chút là yêu liền, nhất là yêu Miền Nam. Việc này làm em nhớ tới 2 người Pháp, 2 vị này yêu nước Việt Nam hết lòng.
Cụ Chánh tiên chỉ làng thấy buổi tết tây này đã làm chị Ba vui đặc biệt, và nhân lúc chị đang nhiều hứng thú nên cụ đã xin chị nói tiếp, nói về 2 người Pháp. Chị kể ngay:
Người Pháp thứ nhất mà tôi yêu quý hết lòng đó là Đức Cha Jean Cassaigne, người mà qúa nửa đời người đã ở VN, sống chết với người cùi ở miền Di Linh. Ngài sinh ở Pháp, mẹ mất sớm, ngài lớn lên vừa đi học vừa phụ cha bán rươu. Rồi phải nhập ngũ, ngài làm trong ngành cứu thương, chuyên về băng bó và tải thương. Giải ngũ ngài đi tu, theo dòng Hội Thừa Sai Paris. Trong thời gian này các bài viết về Việt Nam của Cha Alexandre de Rhodes đã thu hút ngài, nhất là gương tử đạo của Thày Anrê Phú Yên. Ngài chịu chức linh mục và năm 1926 xin sang phục vụ ở Việt Nam. Ngài học tiếng Việt ở Cái Mơn và chọn tên VN là Gioan Sanh. Rồi bề trên sai ngài coi xứ đạo ở Di Linh. Ở đây ngài gặp rất nhiều người Thượng phong cùi bị gia đình vất bỏ trong rừng. Những người này cô độc, lang thang vật vã khắp nơi. Ngài quy tụ họ lại, lập thành một làng, vừa nuôi họ và chữa bệnh cho họ, chính tay ngài làm lấy. Rồi Ngài bị bệnh triền miên. Ngài viết cho bạn bè: Một năm 12 tháng thì tôi bị sốt rét và lao phổi 10 tháng, dù bệnh nhưng tôi vẫn cố gắng làm để phục vụ những người anh em phong cùi neo đơn này. Vì ngài sống thánh thiện như vậy nên Toà Thánh Roma đã đặt ngài làm giám mục giáo phận Saigon từ năm 1941 tới 1955. Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện và đơn sơ khó nghèo, báo chí lúc đó gọi ngài là ‘ giám mục xe đạp ‘vì ngài thường đi xe đạp đến thăm các xứ đạo. Năm 1955 ngài trao quyền giám mục Saigon cho Đức Cha Nguyễn văn Hiền và trở lại Di Linh sống phục vụ tiếp tục các người cùi. Làng cùi của ngài mang tên Kala, thuộc miền Di Linh. Về sau làng được nhiều nơi biết đến và được một số nữ tu Dòng Bác Ái về giúp. Ngài mắc nhiều bệnh hìểm nghèo: bệnh cùi, bệnh sốt rét, lao xương và lao phổi. Ngày 12.1.1972, chính phủ VNCH đã cử một phụ tá dặc biệt của Tổng Thống tới thăm và trao tặng ngài huy chương cao qúy nhất là Đệ Tứ Bảo Quốc Huân chương. Đức Cha đã qua đời ngày 31 tháng 10 năm 1973. Cả làng cùi đã để tang. Báo chí cho biết chưa có đám tang nào dông tới mấy ngàn người và nhiều ngườ khóc như vậy. Ngài thường nóí: Tôi sinh ở Pháp nhưng quê hương của tôi là Việt Nam. Trong di chúc, ngài xin chôn cất ngài đơn sơ theo lối người cùi ở chân tháp làng, bia mộ chỉ ghi Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor (bác ái và yêu thương ).
Chị Ba xin hết chuyện yêu nước Việt nam của Đức Cha Cassaigne và nói sang chuyện người Pháp thứ hai cũng yêu qúy dân VN. Đó là ông Jean-Marie Mérillon cựu đại sứ Pháp tại VNCH trước 1975. Sau 1975, ông viết cuốn ‘Saigon et Moi’ nóí về lòng yêu mến Saigon và Miền Nam. Ông viết bài cho báo chí nói về ngày 1.5.1975 khi ngồi trên máy bay bỏ Saigon bay sang Thái Lan như sau:
... Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng lấy hướng Bangkok, tôi nhìn xuống Saigon lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra ở dưới đất. Tôi như người bại trận. Việt nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có qúa nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai nhạt. Sống ở VN lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam, tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Saigon. Saigon vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ân nghĩa một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ VC là Võ Văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Saigon. Tôi đã từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ Chí Minh. Saigon đã mất, tôi trở lại đó thăm ai ? Người cộng sản giả bộ ngây thơ nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hằng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nóí láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài chân lý sẽ đè bẹp họ. Chế độ VNCH thua, nhưng thật ra người VN chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Mỗi năm vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nên hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam...’
Và Chị Ba xin hết. Ai cũng sửng sốt về sự thông thái của Chị Ba. Cụ Chánh khen: Vợ của Anh John có khác.
Hôm nay cả làng được mời tới đây ăn tết Tây mà tôi thấy nhà bếp của Chị Ba lạnh tanh, không có tiếng chén bát gì cả. Không phải chỉ tôi mà hầu như dân làng ai cũng thắc mắc về việc này. Đọc được ý cả làng nên anh John lên tiếng ngay:
Ngày tết ta thì làng ta ăn cỗ ta, hôm nay là tết tây nên chúng ta phải ăn cỗ tây. Làng muốn ăn những món tây gì cơ ? Cả làng ồ lên một tiếng lớn. Cụ Chánh nói: Xin anh chị cho chúng tôi ăn món gì tiêu biểu ‘tây’ nhất. Chị Ba đáp ngay: Cháu cũng đã nghĩ như vậy. Vợ chồng cháu đã bàn về việc này. Chúng ta nên ăn món của nhà hàng tây nào đông khách nhất. Rồi chị cười ha ha. Chúng cháu bàn đến 2 nhà hàng tiêu biểu và ở ngay ngã tư gần đây, đó là nhà hàng McDonalds và Tim Hortons. Tên 2 nhà hàng này nghe thì rất bình dân nhưng xét cho kỹ, họ phục vụ những món nhiều người ăn nhất. McDonalds có 31.000 nhà hàng ở 121 nước trên thế giới, mỗi ngày phục vụ 41 triệu khách hàng. Còn Tim Hortons có 4.613 cửa hàng ở 9 nước. Quán nào cũng đông khách và món nào của họ cũng rất ngon. Cân nhắc mãi thì sau cùng vợ chồng cháu chọn món ăn ở nhà hàng Tim Hortons. Lý do: Chủ nhân Tim Hortons là Miles Gilbert Tim Horton, sinh ở Ontario, người Canada rõ ràng. Rồi Chị Ba hạ giọng: Còn McDonalds, ông tổ của nó là Raymond Kroc, sinh ở Illinois gốc mãi bên Hoa Kỳ. Các bạn bên Hoa Kỳ đừng lên án tôi kỳ thị nha. Xin cả làng cứ ngồi tại chỗ, Tim Hortons giao cỗ tây bây giờ. Nói xong chị liền cầm ipad gọi. Mười phút sau món tây tới. Mỗi người một hộp lớn. Chắc các cụ biết trong hộp này có những món gì rồi. Nào bánh mì kẹp thịt, nào xúc xích, nào cà chua nào khoai chiên, nào hộp cà rem tráng miệng... Cụ B.95 lần đầu tiên ăn món tây Canada thì thích qúa sức.
Và làng tôi đã ăn cỗ tây trộn với nhiều chyện cười tây để mừng năm tây như thế.
Trân trọng kính chúc các cụ năm mới 2019 hạnh phúc và mọi phước lành.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
Video ''Bản nhạc Hòa tấu Ánh Sáng'' và CĐCG Việt Nam ở Hồng Kông - Mùa Giáng Sinh 2018
Đồng Nhân
00:28 25/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đây là tuyệt tác phẩm Nhạc Ánh Sáng 10 phút: phối trí âm thanh, ánh sáng, và tia laser, từ các cao ốc cả thành phố Hương Cảng vào mỗi tối lúc 8 giờ đêm. Thành phố chan hòa âm thanh và rực rỡ sắc mầu đón mừng Merry Christmas và Happy New Year 2018. VietCatholic đã ghi lại và gửi đến độc giả như một món quà của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hồng Kong.
Nhân dịp chuyến thăm viếng HongKong gần 1 tuần lễ Cha Trần Công Nghị đã tới thăm Cha Bề trên nhà MEP là Cha Lâm Minh cùng với các Linh mục Việt Nam ở Hồng Kong và đã chủ sự thánh lễ Chúa Nhật thứ IV ngày 23/12/2018 tại nhà thờ St. Joseph có đông giáo dân Việt Nam tham dự.
Hiện nay, người Việt ở Hồng Kong có chừng 8000 người trong đó có chừng 300 người là Công Giáo. Khoảng đầu thập niên 1990 là thời kỳ đen tối nhất cho người tị nạn Việt Nam ở Hồng kong, vì họ phải sống trong “Trại Cấm” và hoàn cảnh sinh sống và di chuyển khó khăn, không những thế cin đi tị nạn nước khác cũng khó… Thời kỳ đó có chỉ có Cha Thắng dòng MEP duy nhất được ra vào trại giúp đồng bào… Rồi tới năm 1996 lại có vụ “boat people thuyền nhân người Việt” bị trả về Việt Nam… hoàn cảnh hết sức bi đát khó khăn. Trong hoàn cảnh có, LM Trần Công Nghị cũng đã có cơ hội đến thăm viếng và tìm hiểu nhu cầu của đồng bào.
Với kỷ niệm xa xưa như vậy, nay Cha Nghị có dịp thăm Hồng Kong, Cha Lâm Minh đã mời Ngài dâng thánh lễ cho Cộng đoàn và chị Thu Thủy là Đại diện Cộng đoàn CGVN Hồng Kong và cũng là người thường xuyên viết bài đóng góp với VietCatholic đã rất ưu ái mời Cha Giám đốc tới thăm viếng Cộng đoàn, Cha vui vẻ hân hoan nhận lời.
Từ bao nhiêu năm nay, Cha Lâm Minh gốc Hoa (Chợ Lớn) vào chủng viện Saigon, sau đó di cư qua trại tị nạn Đông Nam Á, sau định cư ở Bordeaux, Pháp quốc, và được thụ phong linh mục ở đó. Tiếp đến gia nhập Dòng MEP (Dòng Truyền Giáo Thừa Sai Paris), và sau được gửi qua phục vụ tại Hương Cảng. Suốt bao nhiêu năm trời dụ bận nhiều công tác, nhưng Cha Minh vẫn kiên vững thương yêu và lo mục vụ cho người Việt tại Hương Cảng.
Thật là bất ngờ lớn khi thấy Cộng đoàn không chỉ là thành lũy giữ vững đức tin, mà còn phát triển rất mạnh trong việc truyền giáo. Con số những chiến binh sống sót Trại Cấm nay còn chừng 100 người đã có gia đình và công ăn việc làm tuy là vất vả nhưng ổn định, con cái thành tài. Riêng chỉ nói gần đây Dòng St Paul de Charles ở Hồng Kong đã quy tụ tới hơn 30 nữ tu Việt Nam. Ơn kêu gọi các Dòng khác cũng đang phát triển mạnh. Chừng năm sáu năm nay đã có tới chừng 10 linh mục Việt Nam đến nhận nơi đây là quê hương thứ hai hay là đến để truyền giáo.
Đồng Nhân
Thông điệp Giáng Sinh Urbi Et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:46 25/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trước khi bắt đầu chương trình, chúng tôi xin lưu ý với quý vị và anh chị em, sau khi đọc thông điệp URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 11 giờ 15 ban quân nhạc và đại diện các lực lượng quân binh chủng Italia đã được xe cảnh sát dẫn đường diễn hành từ Lâu Đài Thiên Thần tiến theo dọc đại lộ Hòa Giải để vào quảng trường Thánh Phêrô dàn hàng chào danh dự trước thềm đền thờ.
Bây giờ là 12 giờ trưa, chúng tôi thấy Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô. Hai ban nhạc của Đội Ngự Lâm Quân Thụy sĩ và Cảnh sát Italia đang trình tấu Quốc thiều Vatican.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!
Với anh chị em, là các tín hữu của Rôma, với anh chị em, là những người hành hương và với tất cả những ai đang được nối kết với chúng ta từ mọi nơi trên thế giới, tôi lặp lại lời công bố vui mừng của Bêlem: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14).
Như những mục đồng là những người đầu tiên vội vã đến máng cỏ, chúng ta hãy dừng lại trong sự ngạc nhiên trước dấu chỉ mà Chúa ban cho chúng ta: “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2:12). Trong thinh lặng, chúng ta hãy quỳ xuống và tôn thờ.
Hài Nhi, được sinh ra cho chúng ta bởi Đức Trinh Nữ Maria, có gì để nói với chúng ta? Thông điệp phổ quát của lễ Giáng Sinh là gì? Phải chăng Thiên Chúa là một người Cha nhân từ và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.
Sự thật này là nền tảng của thế giới quan Kitô. Không có tình huynh đệ mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta, thì những nỗ lực của chúng ta cho một thế giới công bằng hơn sẽ không đi đến đâu, và ngay cả những kế hoạch và những dự án tốt nhất của chúng ta cũng có nguy cơ trở nên vô hồn và trống rỗng.
Vì lý do này, lời cầu chúc Giáng Sinh hạnh phúc của tôi là một lời cầu mong tình huynh đệ.
Tình huynh đệ giữa các cá nhân thuộc mọi quốc gia và mọi nền văn hóa.
Tình huynh đệ giữa những người có những ý tưởng khác nhau, nhưng có khả năng tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Tình huynh đệ giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau. Chúa Giêsu đã đến để mạc khải khuôn mặt của Thiên Chúa cho tất cả những người tìm kiếm Người.
Diện mạo của Thiên Chúa đã được mạc khải qua khuôn mặt của một con người. Nó không xuất hiện trong khuôn mặt một thiên thần, nhưng trong khuôn mặt một người nam, được sinh ra trong một thời gian và một địa điểm cụ thể. Qua sự nhập thể của mình, Con Thiên Chúa nói với chúng ta rằng ơn cứu rỗi đến từ tình yêu, từ sự chấp nhận, từ sự tôn trọng đối với nhân loại đáng thương này của chúng ta, mà tất cả chúng ta chia sẻ trong một sự đa dạng rất lớn các chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là anh chị em trong tình nhân loại!
Những khác biệt của chúng ta, khi đó, không còn phải là một bất lợi hay nguy hiểm; nhưng chúng là một nguồn mạch cho sự phong phú. Như khi một nghệ sĩ sắp thực hiện một bức tranh khảm: tốt hơn là có sẵn nhiều miếng chắp nối với nhiều màu sắc khác nhau, thay vì chỉ có một vài màu!
Kinh nghiệm của các gia đình dạy chúng ta điều này: dù là anh chị em với nhau, chúng ta đều khác biệt. Chúng tôi không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, nhưng có một mối dây không thể phá vỡ liên kết chúng ta lại với nhau, và tình yêu cha mẹ dành cho chúng ta giúp chúng ta yêu mến nhau. Điều tương tự cũng đúng với gia đình nhân loại lớn hơn, nhưng ở đây, Thiên Chúa là cha mẹ của chúng ta, là nền tảng và sức mạnh cho tình huynh đệ của chúng ta.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh này giúp chúng ta tái khám phá những mối dây ràng buộc của tình huynh đệ liên kết chúng ta với nhau như những cá nhân và liên kết tất cả các dân tộc. Cầu xin cho người Do Thái và người Palestine có thể tái tục các cuộc đối thoại và thực hiện một hành trình hòa bình nhằm chấm dứt một cuộc xung đột mà trong hơn bảy mươi năm qua đã xâu xé mảnh đất mà Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu của Ngài.
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng cho phép đất nước Syria yêu dấu đang bị bao vây một lần nữa tìm lại được tình huynh đệ sau những năm dài chiến tranh này. Cầu xin cộng đồng quốc tế quyết liệt tìm ra cho được một giải pháp chính trị có thể gạt qua một bên sự chia rẽ và những lợi ích đảng phái, để người dân Syria, đặc biệt là tất cả những người bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình và tìm nơi ẩn náu ở nơi khác, có thể trở về sống trong hòa bình tại xứ sở của mình.
Những suy nghĩ của tôi cũng hướng đến Yemen, với hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế môi giới cuối cùng có thể mang lại sự trợ giúp cho tất cả những trẻ em và những người kiệt sức vì chiến tranh và nạn đói.
Tôi cũng nghĩ đến Phi châu, nơi hàng triệu người tị nạn hoặc di dân đang cần sự hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực. Xin Hài Nhi Chí Thánh, Vua hòa bình, làm câm nín cuộc đụng độ vũ trang và cho phép một bình minh mới của tình huynh đệ trỗi dậy trên toàn lục địa, xin Ngài chúc phúc cho những nỗ lực của tất cả những người làm việc nhằm thúc đẩy con đường hòa giải trong đời sống chính trị và xã hội.
Cầu xin cho lễ Giáng Sinh có thể củng cố các mối quan hệ của tình huynh đệ thống nhất bán đảo Triều Tiên và giúp cho con đường tái lập sự hòa hoãn được thực hiện gần đây có thể được tiếp tục và cuối cùng đạt được các giải pháp có khả năng bảo đảm sự phát triển và phúc lợi của tất cả mọi người.
Cầu xin cho mùa hồng ân này cho phép Venezuela một lần nữa khôi phục lại được sự hài hòa xã hội và cho phép tất cả các thành viên trong xã hội làm việc trong tình huynh đệ cho sự phát triển của đất nước và hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng.
Cầu xin cho Chúa Hài Nhi sơ sinh mang yên hàn đến cho vùng đất Ukraine yêu dấu, đang khao khát tìm lại được một nền hòa bình lâu dài đang chậm chạp tiến đến. Chỉ với một nền hòa bình tôn trọng quyền lợi của mọi dân nước, thì quốc gia này mới có thể phục hồi sau những đau khổ mà nó phải chịu đựng và khôi phục các điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá mọi công dân của mình. Tôi gần gũi với các cộng đồng Kitô giáo trong khu vực, và tôi cầu nguyện rằng họ có thể phát triển mối quan hệ huynh đệ và thân hữu.
Trước Hài nhi Giêsu, cầu xin cho các cư dân của Nicaragua yêu dấu một lần nữa có thể coi mình là anh chị em với nhau, để sự chia rẽ và bất hòa sẽ không thắng thế, nhưng tất cả có thể hoạt động để thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.
Tôi cũng muốn đề cập đến tất cả những người đã phải trải qua các hình thái thực dân về tư tưởng, văn hóa và kinh tế và phải chứng kiến tự do và bản sắc của họ bị tổn hại, cũng như những ai phải chịu đói khát và thiếu các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Một ý nghĩ đặc biệt được dành cho các anh chị em của chúng ta, những người mừng lễ Chúa Giáng Sinh trong những hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là trong những tình huống thù địch, đặc biệt nơi cộng đồng Kitô hữu chỉ là thiểu số, thường dễ bị tổn thương hoặc không được đoái hoài đến. Xin Chúa ban cho họ và tất cả các nhóm thiểu số có thể sống trong hòa bình và thấy các quyền của họ được công nhận, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
Cầu xin cho Hài Nhi mà chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong máng cỏ, trong cái lạnh của màn đêm, trông nom tất cả những đứa trẻ trên thế giới, và mọi người yếu đuối, dễ bị tổn thương và bị vứt bỏ. Xin cho tất cả chúng ta nhận được bình an và ơn an ủi từ sự chào đời của Đấng Cứu Rỗi, trong sự nhận biết rằng chúng ta được một người Cha trên trời yêu thương, và tái nhận ra rằng chúng ta là anh chị em và sẽ sống như thế!
Bây giờ là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Xin quý vị và anh chị em cùng hiệp ý để đón nhận ơn toàn xá:
Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.
Ngài đọc như sau:
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha đang giơ tay ban phép lành kèm ơn toàn xá.