Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia Đình Nadaret
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:57 26/12/2019
Lễ Thánh Gia
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh xoay quanh một Đứa Trẻ. Chỉ cần nhìn vào đứa trẻ này, nhìn vào đôi mắt của đứa trẻ này, ta sẽ thấy tất cả nguồn mạch của niềm vui Giáng Sinh.Thiên Chúa đã làm người, làm một Hài Nhi nằm trong máng cỏ, có cha mẹ là Giuse và Maria. Nơi hang đá Bêlem, Thiên Chúa thật gần gũi con người, hoàn toàn không có một khoảng cách nào.
Ai muốn gặp Đức Giáo Hoàng thì phải đi Rôma; ai muốn gặp Tổng thống Trump thì phải sang Mỹ, mà có đi đến nơi đâu dễ mà gặp được! Còn Thiên Chúa, trong hình hài một Đứa Trẻ, “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”, thì ai cũng có thể gặp được.Thiên Chúa từ trời cao xa tít tắp đã đến thế giới này để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gặp được.
Ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Tin mừng Matthêu thuật lại câu chuyện Thánh Giuse đưa “Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập”. Trong trình thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên: tác giả muốn làm nổi bật chức vị của Con Trẻ. Vì có những đe dọa từ bên ngoài muốn làm hại mạng sống của Con Trẻ, cả gia đình đã phải làm cuộc hành trình di dân.
Khác với mọi gia đình trần gian, gia đình Nadarét quy tụ chung quanh Con Trẻ, chứ không phải chung quanh những người lớn. Chính Con Trẻ đem lại cho gia đình ý nghĩa độc đáo. Toàn bộ gia đình đều hướng về việc chuẩn bị cho sứ vụ của Ðức Giêsu. Gia đình ấy không sống cho riêng mình. Gia đình ấy chỉ đạt được ý nghĩa của mình khi giúp Con Trẻ sống cho Thiên Chúa.
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria, Chúa Giêsu để xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Gia đình, trường học đầu tiên
Con trẻ ra đời trong gia đình, chúng không được chọn lựa. Người ta có thể lựa lúc để sinh con nhưng không thể lựa chọn tính chất, tài năng, giới tính hay màu tóc của con cái. Con trẻ được yêu thương vì chúng là hoa trái của tình yêu và chúng cũng học cách yêu thương nhau bởi vì tất cả chúng đều được cha mẹ đón nhận. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu hôn nhân mà con trẻ có thể lớn lên trong tin tưởng và trở thành chính mình; con trẻ học biết những bất trắc trong tương quan với những người khác, giúp chúng biết đón nhận những khác biệt và ý nghĩa của cử chỉ hoà hoãn trong xung đột. Đó là “thao trường” đầu tiên của “trường đời”.
Gia đình chuyển tải những yếu tố đầu tiên của các đức tính của con người. Khoa sư phạm hiện đại cho chúng ta biết rằng, việc giáo dục trẻ em khi chúng còn nhỏ tuổi để lại dấu ấn rất khó xoá nhoà trong nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi gia đình chuyển tải cho thế hệ kế tiếp toàn bộ các giá trị sẽ tác động đến sự phát triển và quan niệm sống của thế hệ mới.
Hình thức giáo dục đầu tiên này không mang tính học đường hay tính sư phạm. Không phải những khuyên nhủ hằng ngày đem lại hoa trái, nhưng đúng hơn là do việc giáo dục hành vi, do gương sáng (của cha mẹ) trong tương quan với những người khác và trong việc phục vụ lẫn nhau. Chính nhờ những điều chỉnh thường nhật này đã hình thành những quy chiếu cơ bản: yêu mến sự thật, tôn trọng người khác, hiểu biết ý nghĩa của việc phục vụ, giáo dục trách nhiệm cá nhân… Sau này, trường học giúp sẽ giúp trẻ đối chiếu những tập tục này của gia đình mình với những tập tục của các gia đình khác, giúp trẻ học cách suy nghĩ về những gì chưa được áp dụng, cởi mở đối với những lối suy tư và lý luận khác. Đó phải là sứ mạng của học đường, và sứ mạng này không bao giờ thay thế cho sứ mạng của gia đình mà chỉ bổ sung bằng các phương pháp giáo dục có tính sư phạm cao hơn lối giáo dục gia đình. Đó là việc quản lý giữa đời sống nội bộ gia đình và những tương quan bên ngoài, nhờ vậy làm nảy nở và phát triển tự do cá nhân.(x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
2. Gia đình, Giáo hội tại gia
Chính nhờ gia đình mà đứa trẻ nhận biết mình là Kitô hữu và được khai tâm đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, gia đình không phải là nơi để cha mẹ dạy cho con cái những bài giáo lý vượt quá khả năng hiểu biết của con trẻ. Nhưng đúng hơn là dạy cho con cái biết học hỏi những thái độ cụ thể của đời sống Kitô giáo phát xuất từ cuộc sống thường nhật: học làm dấu thánh giá, đọc những lời nguyện đầu tiên, khám phá nhà thờ giáo xứ, nơi đứa trẻ được rửa tội…
Nhưng sâu xa hơn cả trường học đầu đời của trẻ, gia đình còn mang lại cho con trẻ một kinh nghiệm đặc biệt: đó là kinh nghiệm về một xã hội được xây dựng trên Hồng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, chính ân sủng của bí tích hôn nhân đã thể hiện một cách sâu sắc phúc lộc của gia đình (con trẻ), khả năng phát triển tương quan tình yêu, không ngừng hoán cải và hoà giải, nhưng cũng không ngừng làm triển nở hy vọng về một bước tiến mới trong đức tin. Về phương diện này, gia đình thật sự là trường học của kinh nghiệm sống các bí tích. Có lẽ chiều kích bí tích này của đời sống gia đình không phải lúc nào cũng tìm thấy những từ ngữ để diễn tả và thể hiện. Nhưng chính đời sống hiệp thông giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết của các thành viên trong việc tha thứ và hoà giải, sự kiên trì trong tình yêu bất chấp những yếu đuối và thiếu sót của các thành viên trong gia đình, tất cả những điều ấy vừa giúp con trẻ khai tâm về sự trung tín và lòng vị tha của Thiên Chúa, vừa giúp con trẻ khám phá thể chế bí tích của đời sống Kitô giáo: diễn tả những thực tại của tình yêu bằng cử chỉ. Chính vì vậy mà gia đình được xem như là một “Giáo hội nhỏ”. (x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
3. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con trẻ. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Hạnh phúc gia đình phải khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.Chính tình yêu là chất keo liên kết những người cùng sống dưới một mái nhà. Không gì khác ngoài tình yêu làm cho mái nhà thành mái ấm, gia đình thành tổ ấm. Ở đó có một tình mẫu tử dịu dàng, có một tình phụ tử lo toan, và có một tình hiếu thảo. Thiếu tình yêu, mái gia đình tựa cây cỏ không lên được màu xanh vì thiếu ánh nắng. Thiếu tình yêu, những người sống dưới mái nhà cũng còi cọc không phát triển được về cả tinh thần lẫn thể lý.
Bài đọc 1 trích sách Huấn Ca dạy rằng: con cái biết thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu và bệnh tật. Bài đọc II, trong thư gửi tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô khuyên bảo: lòng bác ái là mối giây gìn giữ cho gia đình được bình an và hạnh phúc. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Đây là những giáo huấn quan trọng giúp con trẻ phát triển nhân cách và nên thánh.
Muốn canh tân xã hội và thế giới phải canh tân gia đình trước tiên. Khi mỗi gia đình đều nỗ lực theo gương Thánh Gia, người ta có quyền hy vọng căn nhà chung là thế giới sẽ tràn ngập niềm vui tươi và hân hoan, dấu chỉ của ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến cho nhân loại.
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh xoay quanh một Đứa Trẻ. Chỉ cần nhìn vào đứa trẻ này, nhìn vào đôi mắt của đứa trẻ này, ta sẽ thấy tất cả nguồn mạch của niềm vui Giáng Sinh.Thiên Chúa đã làm người, làm một Hài Nhi nằm trong máng cỏ, có cha mẹ là Giuse và Maria. Nơi hang đá Bêlem, Thiên Chúa thật gần gũi con người, hoàn toàn không có một khoảng cách nào.
Ai muốn gặp Đức Giáo Hoàng thì phải đi Rôma; ai muốn gặp Tổng thống Trump thì phải sang Mỹ, mà có đi đến nơi đâu dễ mà gặp được! Còn Thiên Chúa, trong hình hài một Đứa Trẻ, “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”, thì ai cũng có thể gặp được.Thiên Chúa từ trời cao xa tít tắp đã đến thế giới này để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gặp được.
Ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Tin mừng Matthêu thuật lại câu chuyện Thánh Giuse đưa “Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập”. Trong trình thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên: tác giả muốn làm nổi bật chức vị của Con Trẻ. Vì có những đe dọa từ bên ngoài muốn làm hại mạng sống của Con Trẻ, cả gia đình đã phải làm cuộc hành trình di dân.
Khác với mọi gia đình trần gian, gia đình Nadarét quy tụ chung quanh Con Trẻ, chứ không phải chung quanh những người lớn. Chính Con Trẻ đem lại cho gia đình ý nghĩa độc đáo. Toàn bộ gia đình đều hướng về việc chuẩn bị cho sứ vụ của Ðức Giêsu. Gia đình ấy không sống cho riêng mình. Gia đình ấy chỉ đạt được ý nghĩa của mình khi giúp Con Trẻ sống cho Thiên Chúa.
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria, Chúa Giêsu để xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Gia đình, trường học đầu tiên
Con trẻ ra đời trong gia đình, chúng không được chọn lựa. Người ta có thể lựa lúc để sinh con nhưng không thể lựa chọn tính chất, tài năng, giới tính hay màu tóc của con cái. Con trẻ được yêu thương vì chúng là hoa trái của tình yêu và chúng cũng học cách yêu thương nhau bởi vì tất cả chúng đều được cha mẹ đón nhận. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu hôn nhân mà con trẻ có thể lớn lên trong tin tưởng và trở thành chính mình; con trẻ học biết những bất trắc trong tương quan với những người khác, giúp chúng biết đón nhận những khác biệt và ý nghĩa của cử chỉ hoà hoãn trong xung đột. Đó là “thao trường” đầu tiên của “trường đời”.
Gia đình chuyển tải những yếu tố đầu tiên của các đức tính của con người. Khoa sư phạm hiện đại cho chúng ta biết rằng, việc giáo dục trẻ em khi chúng còn nhỏ tuổi để lại dấu ấn rất khó xoá nhoà trong nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi gia đình chuyển tải cho thế hệ kế tiếp toàn bộ các giá trị sẽ tác động đến sự phát triển và quan niệm sống của thế hệ mới.
Hình thức giáo dục đầu tiên này không mang tính học đường hay tính sư phạm. Không phải những khuyên nhủ hằng ngày đem lại hoa trái, nhưng đúng hơn là do việc giáo dục hành vi, do gương sáng (của cha mẹ) trong tương quan với những người khác và trong việc phục vụ lẫn nhau. Chính nhờ những điều chỉnh thường nhật này đã hình thành những quy chiếu cơ bản: yêu mến sự thật, tôn trọng người khác, hiểu biết ý nghĩa của việc phục vụ, giáo dục trách nhiệm cá nhân… Sau này, trường học giúp sẽ giúp trẻ đối chiếu những tập tục này của gia đình mình với những tập tục của các gia đình khác, giúp trẻ học cách suy nghĩ về những gì chưa được áp dụng, cởi mở đối với những lối suy tư và lý luận khác. Đó phải là sứ mạng của học đường, và sứ mạng này không bao giờ thay thế cho sứ mạng của gia đình mà chỉ bổ sung bằng các phương pháp giáo dục có tính sư phạm cao hơn lối giáo dục gia đình. Đó là việc quản lý giữa đời sống nội bộ gia đình và những tương quan bên ngoài, nhờ vậy làm nảy nở và phát triển tự do cá nhân.(x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
2. Gia đình, Giáo hội tại gia
Chính nhờ gia đình mà đứa trẻ nhận biết mình là Kitô hữu và được khai tâm đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, gia đình không phải là nơi để cha mẹ dạy cho con cái những bài giáo lý vượt quá khả năng hiểu biết của con trẻ. Nhưng đúng hơn là dạy cho con cái biết học hỏi những thái độ cụ thể của đời sống Kitô giáo phát xuất từ cuộc sống thường nhật: học làm dấu thánh giá, đọc những lời nguyện đầu tiên, khám phá nhà thờ giáo xứ, nơi đứa trẻ được rửa tội…
Nhưng sâu xa hơn cả trường học đầu đời của trẻ, gia đình còn mang lại cho con trẻ một kinh nghiệm đặc biệt: đó là kinh nghiệm về một xã hội được xây dựng trên Hồng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, chính ân sủng của bí tích hôn nhân đã thể hiện một cách sâu sắc phúc lộc của gia đình (con trẻ), khả năng phát triển tương quan tình yêu, không ngừng hoán cải và hoà giải, nhưng cũng không ngừng làm triển nở hy vọng về một bước tiến mới trong đức tin. Về phương diện này, gia đình thật sự là trường học của kinh nghiệm sống các bí tích. Có lẽ chiều kích bí tích này của đời sống gia đình không phải lúc nào cũng tìm thấy những từ ngữ để diễn tả và thể hiện. Nhưng chính đời sống hiệp thông giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết của các thành viên trong việc tha thứ và hoà giải, sự kiên trì trong tình yêu bất chấp những yếu đuối và thiếu sót của các thành viên trong gia đình, tất cả những điều ấy vừa giúp con trẻ khai tâm về sự trung tín và lòng vị tha của Thiên Chúa, vừa giúp con trẻ khám phá thể chế bí tích của đời sống Kitô giáo: diễn tả những thực tại của tình yêu bằng cử chỉ. Chính vì vậy mà gia đình được xem như là một “Giáo hội nhỏ”. (x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
3. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con trẻ. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Hạnh phúc gia đình phải khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.Chính tình yêu là chất keo liên kết những người cùng sống dưới một mái nhà. Không gì khác ngoài tình yêu làm cho mái nhà thành mái ấm, gia đình thành tổ ấm. Ở đó có một tình mẫu tử dịu dàng, có một tình phụ tử lo toan, và có một tình hiếu thảo. Thiếu tình yêu, mái gia đình tựa cây cỏ không lên được màu xanh vì thiếu ánh nắng. Thiếu tình yêu, những người sống dưới mái nhà cũng còi cọc không phát triển được về cả tinh thần lẫn thể lý.
Bài đọc 1 trích sách Huấn Ca dạy rằng: con cái biết thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu và bệnh tật. Bài đọc II, trong thư gửi tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô khuyên bảo: lòng bác ái là mối giây gìn giữ cho gia đình được bình an và hạnh phúc. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Đây là những giáo huấn quan trọng giúp con trẻ phát triển nhân cách và nên thánh.
Muốn canh tân xã hội và thế giới phải canh tân gia đình trước tiên. Khi mỗi gia đình đều nỗ lực theo gương Thánh Gia, người ta có quyền hy vọng căn nhà chung là thế giới sẽ tràn ngập niềm vui tươi và hân hoan, dấu chỉ của ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến cho nhân loại.
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Thánh Gia Thất A 29.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:23 26/12/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội là Mẹ Thánh, hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Gia Thất: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi Giêsu.
Theo phong tục của các nước Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu, thời gian cuối năm và những ngày đầu năm, con cái, họ hàng thân thuộc thường vui Giáng Sinh hay những ngày đầu năm với nhau. Họ thường tổ chức những cuộc đi chơi xa, thăm viếng nhau hay những bữa cơm gia đình...
Qua những cuộc gặp gỡ, trong bầu khí gia đình, sẽ làm cho họ quên đi những sầu buồn vất vả phần nào trong suốt một năm đã qua, và chuẩn bị những kinh nghiệm để bắt đầu một năm mới sắp tới. Với những tưởng của các bài đọc sắp nghe và bài chia sẻ của linh mục, chúng ta sẽ nhìn gương sống của gia đình Nazarét và nhìn lại cách sống hay cảm nghĩ thế nào về các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay ở hải ngoại.
Với một vài tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Trong bài đọc chúng ta sắp nghe, trình bày những phương cách hiếu thảo con cái phụng dưỡng cha mẹ. Ước chi, những bậc làm ông bà cha mẹ Việt Nam, luôn được hãnh diện vì có những đứa con của Mẹ Việt Nam luôn ngoan hiền và hiếu thảo.
TRƯỚC BÀI II:
Bài đọc thứ 2, có lẽ chúng ta đã nghe nhiều trong những dịp lễ cưới: Phần đầu nói về tình yêu giữa vợ chồng. Phần kết của lá thư nói về cách đối xử giữa cha mẹ và con cái.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Hôm nay, chúng ta theo gót chân của Thánh Gia hồi hương từ Aicập. Gia đình về sống ẩn dật nơi thôn Nazaréth. Trong khoảng thời gian nầy, Kinh Thánh không kể nhiều về Thánh Gia, nhưng chúng ta chỉ biết Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trong sự vâng phục cha mẹ Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta hướng những lời nguyện cầu của chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất.
1. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà cầm quyền, thay quyền Chúa cai trị dân. Xin cho họ biết thực thi quyền tôn trọng phẩm giá con người, để nâng cao đời sống gia đình nhân loại.
Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ luôn tìm được niềm vui và sự kính yêu của con cháu. Xin cho các ngài luôn tìm cách thích nghi với hoàn cảnh và cuộc sống mới để bầu khí gia đình luôn hòa dịu trong sự thông cảm và yêu thương, giữa cha mẹ và con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin cho giới trẻ, thanh thiếu niên luôn ý thức trong lối sống, trong cách tiêu xài, với tâm hồn quảng đại và chia sẻ, ông bà cha mẹ sẽ đón nhận được tâm tình hiếu thảo của con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang sống đời đôi bạn, hoặc sắp bước vào đời sống đôi bạn, luôn tìm được niềm vui trong sự thông cảm và yêu thương. . Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, xin Chua ban ơn cho những bậc là cha mẹ với, sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn con cái, các ngài sẽ chuẩn bị cho thế giới và Giáo Hội nhiều con cái thánh thiện trong những gia đình gương mẫu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa xuống thế làm người ở giữa một gia đình nhân loại, xin canh tân đời sống gia đình của nhân loại mỗi ngày trong ơn thánh của Chúa. Với ơn thánh của Chúa gia đình nhân loại luôn sống trong hạnh phúc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Cùng với Giáo Hội là Mẹ Thánh, hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Gia Thất: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi Giêsu.
Theo phong tục của các nước Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu, thời gian cuối năm và những ngày đầu năm, con cái, họ hàng thân thuộc thường vui Giáng Sinh hay những ngày đầu năm với nhau. Họ thường tổ chức những cuộc đi chơi xa, thăm viếng nhau hay những bữa cơm gia đình...
Qua những cuộc gặp gỡ, trong bầu khí gia đình, sẽ làm cho họ quên đi những sầu buồn vất vả phần nào trong suốt một năm đã qua, và chuẩn bị những kinh nghiệm để bắt đầu một năm mới sắp tới. Với những tưởng của các bài đọc sắp nghe và bài chia sẻ của linh mục, chúng ta sẽ nhìn gương sống của gia đình Nazarét và nhìn lại cách sống hay cảm nghĩ thế nào về các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay ở hải ngoại.
Với một vài tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Trong bài đọc chúng ta sắp nghe, trình bày những phương cách hiếu thảo con cái phụng dưỡng cha mẹ. Ước chi, những bậc làm ông bà cha mẹ Việt Nam, luôn được hãnh diện vì có những đứa con của Mẹ Việt Nam luôn ngoan hiền và hiếu thảo.
TRƯỚC BÀI II:
Bài đọc thứ 2, có lẽ chúng ta đã nghe nhiều trong những dịp lễ cưới: Phần đầu nói về tình yêu giữa vợ chồng. Phần kết của lá thư nói về cách đối xử giữa cha mẹ và con cái.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Hôm nay, chúng ta theo gót chân của Thánh Gia hồi hương từ Aicập. Gia đình về sống ẩn dật nơi thôn Nazaréth. Trong khoảng thời gian nầy, Kinh Thánh không kể nhiều về Thánh Gia, nhưng chúng ta chỉ biết Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trong sự vâng phục cha mẹ Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta hướng những lời nguyện cầu của chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất.
1. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà cầm quyền, thay quyền Chúa cai trị dân. Xin cho họ biết thực thi quyền tôn trọng phẩm giá con người, để nâng cao đời sống gia đình nhân loại.
Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ luôn tìm được niềm vui và sự kính yêu của con cháu. Xin cho các ngài luôn tìm cách thích nghi với hoàn cảnh và cuộc sống mới để bầu khí gia đình luôn hòa dịu trong sự thông cảm và yêu thương, giữa cha mẹ và con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin cho giới trẻ, thanh thiếu niên luôn ý thức trong lối sống, trong cách tiêu xài, với tâm hồn quảng đại và chia sẻ, ông bà cha mẹ sẽ đón nhận được tâm tình hiếu thảo của con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang sống đời đôi bạn, hoặc sắp bước vào đời sống đôi bạn, luôn tìm được niềm vui trong sự thông cảm và yêu thương. . Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, xin Chua ban ơn cho những bậc là cha mẹ với, sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn con cái, các ngài sẽ chuẩn bị cho thế giới và Giáo Hội nhiều con cái thánh thiện trong những gia đình gương mẫu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa xuống thế làm người ở giữa một gia đình nhân loại, xin canh tân đời sống gia đình của nhân loại mỗi ngày trong ơn thánh của Chúa. Với ơn thánh của Chúa gia đình nhân loại luôn sống trong hạnh phúc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Suy niệm những ngày lể cuối năm 2019 và đầu năm 2020
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:36 26/12/2019
LỄ THÁNH GIA
(Mt. 2:13-15. 19-23)
Chúa Giêsu đã sinh sống trong bầu khí gia đình thương yêu. Gia đình có cha, có mẹ và con cái. Gia đình thánh gia là gia đình thánh. Gia đình thánh, không phải trong đó có ba đấng thánh sống chung với nhau, nhưng vì mọi người trong gia đình biết sống thánh thiện.
Tại Nazarét xưa, gia đình thánh gia cũng gặp muôn vàn rắc rối. Ngay từ khi Giuse và Đức Maria chưa về chung sống với nhau đã có nhiều vấn đề không thông. Rồi khi chung sống trong mái nhà nghèo nàn, các ngài cũng phải làm lụng vất vả kiếm sống. Các ngài nghèo quá không đủ tiền mướn nhà trọ. Đức Maria đành sinh Chúa nơi máng cỏ bò lừa. Chưa yên, đêm tối lại được thiên thần báo tin phải đem Hài Nhi trốn qua Ai-Cập. Nơi đất khách quê người, các ngài đã tự lo liệu và lao động để nuôi thân.
Giữa những thăng trầm của cuộc sống. Các ngài luôn kiên nhẫn và âm thầm học biết thánh ý Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu cứ lớn lên cách bình thường như mọi người. Mầu nhiệm nhập thể vẫn còn dấu ẩn. Chúa không muốn tỏ lộ vai trò hay chức năng gì khác thường. Bởi thế, niềm tin của thánh Giuse và Đức Mẹ vào con của mình cứ tiếp tục bị thử thách trong đức tin. Trong cuộc sống gia đình, mỗi thành viên đều chu toàn nhiệm vụ và vai trò của mình.
Ngày nọ, khi nói truyện cùng qúy ông, một linh mục nói rằng các ông cần nêu gương thánh Giuse, vì ngài là một người công chính. Một vài ông góp ý nói rằng gia đình thánh gia thì khác rồi cha ơi. Gia đình đó có Giuse là đấng thánh, Đức Maria tinh tuyền, còn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Sao mà các Ngài không thánh được chứ!. Còn chúng con đây, gia đình có đủ mọi thứ, con thì chẳng thánh, con cái hư đốn và vợ cũng quá đáng. Linh mục tiếp lời nói rằng: Trong gia thất, Giuse là con người, Đức Maria cũng là con người, các ngài sống chung với Con Thiên Chúa, tránh sao khỏi những lúc hiểu lầm. Nhưng điều quan trọng là các ngài là những người biết tự trọng và tôn trọng người khác. Các ngài biết sống trong tình yêu và biết cho đi.
Trong khi gia đình của chúng ta đang sống trong xã hội văn minh có đầy đủ tiện nghi và có đời sống riêng tư cao độ. Xã hội quá đề cao tự do cá nhân, quên đi sự liên đới trong gia đình.Tình yêu là cốt lõi của gia đình bị coi thường và quên lãng. Chúng ta ít có thời giờ cho nhau và sống với nhau. Đôi khi thay vì là mái ấm gia đình, nó lại trở thành mái lo.
Thật vậy, gia đình chính là tổ ấm của tình yêu. Chúng ta quan sát thấy rằng một cụ già trong viện dưỡng lão, cho dù ăn no mặc ấm, vẫn cảm thấy băng giá tâm hồn. Sống có đầy đủ mọi sự, nhưng thiếu tình thương vẫn là sống khổ. Chính tình yêu sưởi ấm và làm nên hạnh phúc gia đình. Nguyện xin Chúa chúc lành cho cuộc sống gia đình chúng ta luôn tìm thấy niềm vui và nguồn hạnh phúc như trong gia đình của Chúa Giêsu, mẹ Maria và thánh cả Giuse.
NGÀY 30 THÁNH 12
Luca 2: 36-40
Bà tiên tri Anna đã cao tuổi phục vụ trong đền thờ. Bà cũng đến gặp trẻ Hài Nhi và dâng lời chúc tụng Thiên Chúa. Bà hiến dâng đời mình nơi nhà Chúa, ngày đêm ăn chay cầu nguyện chờ mong Đấng Cứu Thế đến giải thoát dân.
Bà Anna hiểu được sự mòn mỏi trông đợi của Israel. Bà là một trong số những người còn lại của dân tộc trung tín với lời Giao Ước. Những người nồng cốt trong dân thánh đã ngày đêm tha thiết nguyện cầu và mong ơn cứu độ giải thoát. Họ là những người lưu truyền niềm tin và giữ vững truyền thống cha ông một cách trân trọng. Họ không màng danh lợi và không tìm chỗ đứng nơi xã hội.
Cũng như ông Simêon, bà Anna thấu hiểu chương trình cứu độ đã được sắm sẵn trước mặt muôn dân. Đấng Cứu Thế mà thiên hạ đợi trông đã xuất hiện. Các ngài vui mừng vì đã được nhìn thấy ơn cứu độ. Họ mới chính là những người đại diện cho dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn. Còn các nhà lãnh đạo tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều bởi xã hội. Họ không còn tinh tuyền trong truyền thống tư tế của dòng Aaron. Các tư tế, luật sĩ và biệt phái đã bị nhiễm mùi tục lụy. Họ lãnh đạo dân không phải từ tâm mà chỉ là những biểu lộ hình thức bên ngoài. Họ đã dần mất đi căn tính của việc sống đạo. Chúa Giêsu phải đến để dẫn đưa mọi người về chính lộ và tìm lại cõi tâm đã bị lu mờ.
NGÀY 31 THÁNG 12
Gioan 1: 1-18
Lúc khởi nguyên đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa. Trong sách phúc âm, thánh Gioan đã diễn tả một ý niệm thần học về Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngôi Lời chính là Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa dùng Lời của Ngài để tạo dựng vũ trụ và muôn loài. Ngôi Lời đã có từ đời đời.
Những tư tưởng trong bài Phúc âm là một lời mặc khải từ Thiên Chúa. Con người nhận biết được Thiên Chúa qua Con của Ngài, chính là Ngôi Lời. Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Ngài là sự sống và là sự sáng đã đến trong thế gian. Thế gian nhờ Ngài mà được tạo thành. Ngài đến trong thế gian nhưng thế gian đã không nhận biết và đón tiếp Ngài.
Ngôi Lời Thiên Chúa giáng sinh làm người là Đức Giêsu Kitô. Đức Kitô là trung tâm điểm của vũ trụ. Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là Đức Kitô. Đức Kitô luôn hiện hữu trong hiện tại, từ đời đời cho đến đời đời không thay đổi. Ngài đã đến thăm các gia nhân của Ngài nhưng các gia nhân không đón nhận Ngài. Họ đã hành khổ và kết án tử hình Ngài nhưng Ngài vẫn sống và sống đời đời.
Lạy Chúa, chúng con không thể thấu hiểu tình yêu của Chúa dành cho chúng con. Chúng con chỉ biết cúi đầu thờ lạy, cảm tạ và chúc tụng Chúa đến muôn đời.
NGÀY 1 THÁNG 1
Luca 2: 16-21
Ngày đầu năm Dương Lịch, ngày dành riêng để Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương mời gọi Đức Maria cộng tác vào công trình cứu độ. Maria đã đáp lời Xin Vâng. Qua hiệu qủa công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Đức Maria được Thiên Chúa gìn giữ vẹn toàn và thánh thiện.
Từ khi thụ thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã sống phó thác hoàn toàn trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi ngày Maria sống trong ân sủng vì có Chúa ở cùng. Maria đã trải qua bao gian khó dưới con mắt của người đời. Đức Maria sinh con nơi máng cỏ, có các mục đồng đến viếng thăm trong đêm giá lạnh. Maria chỉ biết dâng lời tạ ơn và suy gẫm trong lòng tất cả những sự kiện đã xảy ra.
Đức Maria không khoe khoang ơn phúc lạ và không than van kêu trách số phận. Maria âm thầm đón nhận ý nhiệm mầu của Thiên Chúa với niềm tin tuyệt đối. Đức Maria xứng đáng với danh hiệu là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của chúng sinh.
Chúng ta cùng Mẹ dâng lời chúc tụng ngợi khen lòng Chúa bao dung. Xin Mẹ dẫn dắt chúng con đến gần Chúa để chúng con cùng chia xẻ niềm vui ơn Chúa Cứu Độ.
NGÀY 2 THÁNG 1
Gioan 1: 19-28
Gioan Tẩy Giả nói rằng: Tôi là tiếng kêu trong Sa mạc: Hãy sửa cho ngay con đường Chúa đi. Ngay từ những ngày đầu tiên ra rao giảng sám hối, Gioan đã xác định sứ mệnh của mình. Ngài sẽ là người dọn đường cho Chúa.
Khi thấy Gioan ra rao giảng, nhiều người rất kính trọng Gioan và lắng nghe lời ông. Nhưng các vị lãnh đạo tôn giáo muốn biết Gioan là ai. Họ đã sai người đi dò hỏi. Gioan đã tuyên xưng: Tôi không phải là Đấng Kitô và tôi cũng không phải là đấng tiên tri. Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Gioan Tẩy Giả hiểu rõ những gì ông cần thực hiện trong sứ vụ của mình.
Toàn dân đã mòn mỏi đợi trông Đấng Cứu Thế, cho nên khi Gioan xuất hiện họ rất vui mừng. Họ phấn khởi xếp hàng lãnh nhận phép rửa sám hối của Gioan. Họ chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Cứu Thế. Nhưng khi Chúa Cứu Thế xuất hiện thì họ lại dửng dưng không tiếp đón Ngài. Trong tâm tư của họ Đấng Cứu Thế phải đến trong oai hùng, giải phóng cho dân tộc khỏi ách nô lệ của người Rôma.
Dân chúng không thể nghĩ rằng Đấng Cứu Thế là một người lang thang không nhà không cửa, không có binh hùng tướng mạnh mà chỉ có mấy người chài lưới thất học đi theo Ngài. Thế nên, họ đã không nhận biết và đã khước từ Ngài.
NGÀY 3 THÁNG 1
Gioan 1: 29-34
Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Có lẽ thánh Gioan cũng không xa lạ gì với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu và Gioan có họ hàng với nhau. Các Ngài cũng đã có thời gian tuổi trẻ song hành với nhau trong cùng một miền. Gioan lớn hơn Chúa Giêsu 6 tháng tuổi.
Gioan có sứ mệnh dọn đường cho Chúa. Gioan xuất hiện rao giảng trước Chúa Giêsu một khoảng thời gian ngắn. Ông đã kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối vì ơn cứu độ đã gần đến. Trong khi ông còn đang làm phép rửa, Chúa Giêsu đã xuất hiện nhập hàng với dân chúng xin nhận phép rửa. Gioan đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa và là Đấng cao trọng. Chính Gioan cũng không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Ngài.
Chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Gioan làm phép rửa trong nước đã mặc khải cho Gioan biết Chúa Giêsu sẽ là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Gioan đã chứng kiến Thánh Thần ngự xuống và ở lại trên Chúa Giêsu. Ông đã tuyên xưng rằng: Người này là Con Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã chấp nhận vai trò chuẩn bị của mình. Ông rất can đảm, chính trực và khiêm tốn. Ông đã đóng vai tiền hô rất hiệu qủa. Từng bước Gioan đã chuẩn bị tâm hồn cho dân chúng và dẫn nhiều người đến với Chúa.
NGÀY 4 THÁNG 1Suy
Gioan 1: 35-42
Thánh Gioan đã không ngại giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của ông. Gioan muốn các môn đệ của mình nhận biết Chúa Giêsu mới chính là Đấng Cứu Thế và là Chiên Thiên Chúa. Gioan không sợ mất uy tín hay sợ môn đệ từ bỏ đi theo Chúa Giêsu.
Khi nghe thầy mình giới thiệu: Đây là Chiên Thiên Chúa, hai môn đệ bỏ thầy đi theo Chúa. Chúa Giêsu quay lại hỏi: Các anh tìm gì? Họ thưa: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Chúa đáp: Hãy đến mà xem. Hai môn đệ đã đến và ở lại với Chúa ngày đó. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không có trụ sở hay dinh thự chi cả. Chúa đã nói rằng: Chim có tổ, chồn có hang, Con Người không có chỗ gối đầu.
Chúa Giêsu không đóng trụ một nơi nhưng Ngài đi rảo quanh tìm chiên lạc nhà Israel. Ngài thân hành đến với họ mọi nơi mọi chỗ. Ngài rao giảng và gặp gỡ dân chúng khi thì bên sườn núi, lúc bên bờ giếng, khi thì bên bãi biển và có khi ở giữa cánh đồng. Đúng là Ngài đến và cư ngụ giữa chúng ta.
Sau khi đến gặp Chúa Giêsu, Anrê môn đệ của thánh Gioan, về sau đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Anrê đã giới thiệu Chúa cho Simon Phêrô và dẫn em đến với Chúa. Chúng ta cũng cần giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đến với Chúa.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
(Mt. 2:13-15. 19-23)
Chúa Giêsu đã sinh sống trong bầu khí gia đình thương yêu. Gia đình có cha, có mẹ và con cái. Gia đình thánh gia là gia đình thánh. Gia đình thánh, không phải trong đó có ba đấng thánh sống chung với nhau, nhưng vì mọi người trong gia đình biết sống thánh thiện.
Tại Nazarét xưa, gia đình thánh gia cũng gặp muôn vàn rắc rối. Ngay từ khi Giuse và Đức Maria chưa về chung sống với nhau đã có nhiều vấn đề không thông. Rồi khi chung sống trong mái nhà nghèo nàn, các ngài cũng phải làm lụng vất vả kiếm sống. Các ngài nghèo quá không đủ tiền mướn nhà trọ. Đức Maria đành sinh Chúa nơi máng cỏ bò lừa. Chưa yên, đêm tối lại được thiên thần báo tin phải đem Hài Nhi trốn qua Ai-Cập. Nơi đất khách quê người, các ngài đã tự lo liệu và lao động để nuôi thân.
Giữa những thăng trầm của cuộc sống. Các ngài luôn kiên nhẫn và âm thầm học biết thánh ý Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu cứ lớn lên cách bình thường như mọi người. Mầu nhiệm nhập thể vẫn còn dấu ẩn. Chúa không muốn tỏ lộ vai trò hay chức năng gì khác thường. Bởi thế, niềm tin của thánh Giuse và Đức Mẹ vào con của mình cứ tiếp tục bị thử thách trong đức tin. Trong cuộc sống gia đình, mỗi thành viên đều chu toàn nhiệm vụ và vai trò của mình.
Ngày nọ, khi nói truyện cùng qúy ông, một linh mục nói rằng các ông cần nêu gương thánh Giuse, vì ngài là một người công chính. Một vài ông góp ý nói rằng gia đình thánh gia thì khác rồi cha ơi. Gia đình đó có Giuse là đấng thánh, Đức Maria tinh tuyền, còn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Sao mà các Ngài không thánh được chứ!. Còn chúng con đây, gia đình có đủ mọi thứ, con thì chẳng thánh, con cái hư đốn và vợ cũng quá đáng. Linh mục tiếp lời nói rằng: Trong gia thất, Giuse là con người, Đức Maria cũng là con người, các ngài sống chung với Con Thiên Chúa, tránh sao khỏi những lúc hiểu lầm. Nhưng điều quan trọng là các ngài là những người biết tự trọng và tôn trọng người khác. Các ngài biết sống trong tình yêu và biết cho đi.
Trong khi gia đình của chúng ta đang sống trong xã hội văn minh có đầy đủ tiện nghi và có đời sống riêng tư cao độ. Xã hội quá đề cao tự do cá nhân, quên đi sự liên đới trong gia đình.Tình yêu là cốt lõi của gia đình bị coi thường và quên lãng. Chúng ta ít có thời giờ cho nhau và sống với nhau. Đôi khi thay vì là mái ấm gia đình, nó lại trở thành mái lo.
Thật vậy, gia đình chính là tổ ấm của tình yêu. Chúng ta quan sát thấy rằng một cụ già trong viện dưỡng lão, cho dù ăn no mặc ấm, vẫn cảm thấy băng giá tâm hồn. Sống có đầy đủ mọi sự, nhưng thiếu tình thương vẫn là sống khổ. Chính tình yêu sưởi ấm và làm nên hạnh phúc gia đình. Nguyện xin Chúa chúc lành cho cuộc sống gia đình chúng ta luôn tìm thấy niềm vui và nguồn hạnh phúc như trong gia đình của Chúa Giêsu, mẹ Maria và thánh cả Giuse.
NGÀY 30 THÁNH 12
Luca 2: 36-40
Bà tiên tri Anna đã cao tuổi phục vụ trong đền thờ. Bà cũng đến gặp trẻ Hài Nhi và dâng lời chúc tụng Thiên Chúa. Bà hiến dâng đời mình nơi nhà Chúa, ngày đêm ăn chay cầu nguyện chờ mong Đấng Cứu Thế đến giải thoát dân.
Bà Anna hiểu được sự mòn mỏi trông đợi của Israel. Bà là một trong số những người còn lại của dân tộc trung tín với lời Giao Ước. Những người nồng cốt trong dân thánh đã ngày đêm tha thiết nguyện cầu và mong ơn cứu độ giải thoát. Họ là những người lưu truyền niềm tin và giữ vững truyền thống cha ông một cách trân trọng. Họ không màng danh lợi và không tìm chỗ đứng nơi xã hội.
Cũng như ông Simêon, bà Anna thấu hiểu chương trình cứu độ đã được sắm sẵn trước mặt muôn dân. Đấng Cứu Thế mà thiên hạ đợi trông đã xuất hiện. Các ngài vui mừng vì đã được nhìn thấy ơn cứu độ. Họ mới chính là những người đại diện cho dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn. Còn các nhà lãnh đạo tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều bởi xã hội. Họ không còn tinh tuyền trong truyền thống tư tế của dòng Aaron. Các tư tế, luật sĩ và biệt phái đã bị nhiễm mùi tục lụy. Họ lãnh đạo dân không phải từ tâm mà chỉ là những biểu lộ hình thức bên ngoài. Họ đã dần mất đi căn tính của việc sống đạo. Chúa Giêsu phải đến để dẫn đưa mọi người về chính lộ và tìm lại cõi tâm đã bị lu mờ.
NGÀY 31 THÁNG 12
Gioan 1: 1-18
Lúc khởi nguyên đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa. Trong sách phúc âm, thánh Gioan đã diễn tả một ý niệm thần học về Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngôi Lời chính là Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa dùng Lời của Ngài để tạo dựng vũ trụ và muôn loài. Ngôi Lời đã có từ đời đời.
Những tư tưởng trong bài Phúc âm là một lời mặc khải từ Thiên Chúa. Con người nhận biết được Thiên Chúa qua Con của Ngài, chính là Ngôi Lời. Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Ngài là sự sống và là sự sáng đã đến trong thế gian. Thế gian nhờ Ngài mà được tạo thành. Ngài đến trong thế gian nhưng thế gian đã không nhận biết và đón tiếp Ngài.
Ngôi Lời Thiên Chúa giáng sinh làm người là Đức Giêsu Kitô. Đức Kitô là trung tâm điểm của vũ trụ. Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là Đức Kitô. Đức Kitô luôn hiện hữu trong hiện tại, từ đời đời cho đến đời đời không thay đổi. Ngài đã đến thăm các gia nhân của Ngài nhưng các gia nhân không đón nhận Ngài. Họ đã hành khổ và kết án tử hình Ngài nhưng Ngài vẫn sống và sống đời đời.
Lạy Chúa, chúng con không thể thấu hiểu tình yêu của Chúa dành cho chúng con. Chúng con chỉ biết cúi đầu thờ lạy, cảm tạ và chúc tụng Chúa đến muôn đời.
NGÀY 1 THÁNG 1
Luca 2: 16-21
Ngày đầu năm Dương Lịch, ngày dành riêng để Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương mời gọi Đức Maria cộng tác vào công trình cứu độ. Maria đã đáp lời Xin Vâng. Qua hiệu qủa công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Đức Maria được Thiên Chúa gìn giữ vẹn toàn và thánh thiện.
Từ khi thụ thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã sống phó thác hoàn toàn trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi ngày Maria sống trong ân sủng vì có Chúa ở cùng. Maria đã trải qua bao gian khó dưới con mắt của người đời. Đức Maria sinh con nơi máng cỏ, có các mục đồng đến viếng thăm trong đêm giá lạnh. Maria chỉ biết dâng lời tạ ơn và suy gẫm trong lòng tất cả những sự kiện đã xảy ra.
Đức Maria không khoe khoang ơn phúc lạ và không than van kêu trách số phận. Maria âm thầm đón nhận ý nhiệm mầu của Thiên Chúa với niềm tin tuyệt đối. Đức Maria xứng đáng với danh hiệu là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của chúng sinh.
Chúng ta cùng Mẹ dâng lời chúc tụng ngợi khen lòng Chúa bao dung. Xin Mẹ dẫn dắt chúng con đến gần Chúa để chúng con cùng chia xẻ niềm vui ơn Chúa Cứu Độ.
NGÀY 2 THÁNG 1
Gioan 1: 19-28
Gioan Tẩy Giả nói rằng: Tôi là tiếng kêu trong Sa mạc: Hãy sửa cho ngay con đường Chúa đi. Ngay từ những ngày đầu tiên ra rao giảng sám hối, Gioan đã xác định sứ mệnh của mình. Ngài sẽ là người dọn đường cho Chúa.
Khi thấy Gioan ra rao giảng, nhiều người rất kính trọng Gioan và lắng nghe lời ông. Nhưng các vị lãnh đạo tôn giáo muốn biết Gioan là ai. Họ đã sai người đi dò hỏi. Gioan đã tuyên xưng: Tôi không phải là Đấng Kitô và tôi cũng không phải là đấng tiên tri. Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Gioan Tẩy Giả hiểu rõ những gì ông cần thực hiện trong sứ vụ của mình.
Toàn dân đã mòn mỏi đợi trông Đấng Cứu Thế, cho nên khi Gioan xuất hiện họ rất vui mừng. Họ phấn khởi xếp hàng lãnh nhận phép rửa sám hối của Gioan. Họ chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Cứu Thế. Nhưng khi Chúa Cứu Thế xuất hiện thì họ lại dửng dưng không tiếp đón Ngài. Trong tâm tư của họ Đấng Cứu Thế phải đến trong oai hùng, giải phóng cho dân tộc khỏi ách nô lệ của người Rôma.
Dân chúng không thể nghĩ rằng Đấng Cứu Thế là một người lang thang không nhà không cửa, không có binh hùng tướng mạnh mà chỉ có mấy người chài lưới thất học đi theo Ngài. Thế nên, họ đã không nhận biết và đã khước từ Ngài.
NGÀY 3 THÁNG 1
Gioan 1: 29-34
Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Có lẽ thánh Gioan cũng không xa lạ gì với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu và Gioan có họ hàng với nhau. Các Ngài cũng đã có thời gian tuổi trẻ song hành với nhau trong cùng một miền. Gioan lớn hơn Chúa Giêsu 6 tháng tuổi.
Gioan có sứ mệnh dọn đường cho Chúa. Gioan xuất hiện rao giảng trước Chúa Giêsu một khoảng thời gian ngắn. Ông đã kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối vì ơn cứu độ đã gần đến. Trong khi ông còn đang làm phép rửa, Chúa Giêsu đã xuất hiện nhập hàng với dân chúng xin nhận phép rửa. Gioan đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa và là Đấng cao trọng. Chính Gioan cũng không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Ngài.
Chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Gioan làm phép rửa trong nước đã mặc khải cho Gioan biết Chúa Giêsu sẽ là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Gioan đã chứng kiến Thánh Thần ngự xuống và ở lại trên Chúa Giêsu. Ông đã tuyên xưng rằng: Người này là Con Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã chấp nhận vai trò chuẩn bị của mình. Ông rất can đảm, chính trực và khiêm tốn. Ông đã đóng vai tiền hô rất hiệu qủa. Từng bước Gioan đã chuẩn bị tâm hồn cho dân chúng và dẫn nhiều người đến với Chúa.
NGÀY 4 THÁNG 1Suy
Gioan 1: 35-42
Thánh Gioan đã không ngại giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của ông. Gioan muốn các môn đệ của mình nhận biết Chúa Giêsu mới chính là Đấng Cứu Thế và là Chiên Thiên Chúa. Gioan không sợ mất uy tín hay sợ môn đệ từ bỏ đi theo Chúa Giêsu.
Khi nghe thầy mình giới thiệu: Đây là Chiên Thiên Chúa, hai môn đệ bỏ thầy đi theo Chúa. Chúa Giêsu quay lại hỏi: Các anh tìm gì? Họ thưa: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Chúa đáp: Hãy đến mà xem. Hai môn đệ đã đến và ở lại với Chúa ngày đó. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không có trụ sở hay dinh thự chi cả. Chúa đã nói rằng: Chim có tổ, chồn có hang, Con Người không có chỗ gối đầu.
Chúa Giêsu không đóng trụ một nơi nhưng Ngài đi rảo quanh tìm chiên lạc nhà Israel. Ngài thân hành đến với họ mọi nơi mọi chỗ. Ngài rao giảng và gặp gỡ dân chúng khi thì bên sườn núi, lúc bên bờ giếng, khi thì bên bãi biển và có khi ở giữa cánh đồng. Đúng là Ngài đến và cư ngụ giữa chúng ta.
Sau khi đến gặp Chúa Giêsu, Anrê môn đệ của thánh Gioan, về sau đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Anrê đã giới thiệu Chúa cho Simon Phêrô và dẫn em đến với Chúa. Chúng ta cũng cần giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đến với Chúa.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Thánh Gia Thất năm A
Lm. Jude Siciliano, OP
18:12 26/12/2019
Huấn ca 3:2-7,12-14;; T.vịnh 127; Côlôxê 3: 12-21; Mátthêu 2: 13-15,19-23
Chúng ta vẫn có máng cỏ được trang hoàng đẹp mắt trong nhà thờ và dưới cây thông Giáng Sinh trong nhà chúng ta. Đó là hình ảnh thân thương thích hợp với các bài ca lễ Giáng Sinh mà mọi người ưa thích "Đêm thánh vô cùng" ..."Trong giây phút yên bình tràn đầy ánh sáng" phải không? Hôm nay bài Phúc âm nói đến những gì chưa "yên lành và tươi sáng" cho Thánh Gia. Những điều Thánh Gia đang trãi qua rất đáng ưu tư do đang ở trong tình trạng đầy rối rắm, với nổi lo sợ và sự hối hả.
Thánh Mátthêu cho chúng ta thấy khung cảnh từ hang đá, nơi Chúa Giêsu sinh ra, và chuyến viếng thăm của các nhà chiêm tinh và tiếp theo sau đó nhanh chóng chuyển đến cảnh ngày hôm nay - cha mẹ phải chạy trốn để che chở cho người Con của họ. Bài Phúc âm hôm nay nói bằng lời văn mạnh mẽ mô tả sự nguy hiểm mà người Con sẽ phải chịu, Điều này nói lên những mối đe dọa trong tương lai của đời sống đứa bé sẽ phải gặp từ lúc nhỏ cho đến lúc trưởng thành.
Thật là một quyết định được thực hiện một cách dứt khoát của cha mẹ Chúa Giêsu nhằm giữ người Con thoát khỏi tay của vua Herode. Hãy tưởng tượng sự khó khăn nguy hiểm xảy đến cho gia đình đơn sơ này là phải rời xa bà con, quê hương, để đưa em bé đến xứ lạ quê người. Nghe có vẻ giống như tình cảnh của những người ở biên giới miền nam Hoa Kỳ trong những ngày nầy phải không? Chúng ta cũng có thể xem hình ảnh của họ trong báo chí, trên truyền hình và trên máy vi tính về những gia đình tương tự trên khắp thế giới: những người chạy trốn nội chiến, thiên tai, áp bức tàn bạo ở quê hương họ. Họ phải chày qua biên giới một cách bất hợp pháp để tìm việc làm nuôi dưởng gia đình họ. Hôm nay, chúng ta có thể nhường một bữa ăn cho người tị nạn và các gia đình di dân vì lòng yêu thương của Thiên Chúa được không? Vì Ngài đang ở ngay giữa những người nghèo và những gia đình bị bỏ rơi như gia đình Chúa Giêsu cần phải sống.
Điều thánh Mátthêu nói rõ trong Phúc âm hôm nay là Thiên Chúa quan tâm hướng dẫn gia đình Chúa Giêsu – Giống như Ngài đã hướng dẫn và che chở cho dân Israel thoát khỏi sự áp bức kềm kẹp khắc khe của các vua ở Ai Cập. Điều này sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên về câu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu qua lời văn của Thánh kinh, chính là sự tiếp nối của câu chuyện về tình yêu thương và sự quan tâm của Thiên Chúa cho sự thịnh vượng và viên mãn cho mọi gia đình; nhất là những người đang bị trấn áp sống bé mọn nhất.
Thánh Gia đang thể hiện những gì mà tất cả các gia đình chúng ta tự làm, tự chăm sóc, tự bảo vệ trong yêu thương cho các thành viên trẻ của gia đình trong sự hy vọng vào ơn thánh của Thiên Chúa vì đó là thành phần yếu đuối nhất, dễ bị tổn thương về tâm sinh lý nhiều nhất. Thật đáng tiếc là trong cộng đoàn chúng ta có những người mang những hội chứng về tình cảnh và bị yêu kém về thể lực. Những người bị đau khổ vì gia đình và phải chịu đựng suốt đời. Khái niệm về một gia đình thánh là một chuyện đầy mâu thuẫn của họ. Tôi tự hỏi liệu có giúp lời cầu nguyện nào dể chữa lành, hay hiệp thông trong lời kinh nguyện của giáo dân cho những người như vậy đang cần đến sự giúp đở của Thánh Gia hay không?
Không phải chỉ có những gia đình đang gặp đau khổ làm cho chúng ta để ý đến họ hôm nay. Còn “Những gia đình bình thường” thì sao? Họ cũng có nhiều áp lực trong cuộc sống hằng ngày. Phần đông trong chúng ta phải làm nhiều công việc cùng một lúc. Nhiều thành viên trong những gia đình nghèo phải làm hai việc. Những con trẻ trong nhà cũng bị áp lực trong việc có thành tích học tập cao trong lúc phải luôn tích cực tham gia sinh hoạt ngoại khóa của trường. May ra chỉ có bữa ăn tối mới có thể có mặt tất cả gia đình nhưng thường khi lại là một điều hiếm. Vì thế người giảng lễ nên thận trọng trong cách mô tả một gia đình hiện tại đầm ấm như Thánh Gia. Bức tranh vẽ lên một gia đình hiện tại như Thánh Gia chỉ là gia đình lý tưởng trong thời buổi này. Hãy nhớ ngoại trừ các phó tế vĩnh viển đã kết hôn, và các thầy giảng không có gia đình có chút ít kinh nghiệm tiếp xúc gần gũi về cuộc sống gia đình như thế nào trong những thời gian này mà thôi.
Có rất nhiều áp lực trong nội dung của đời sống gia đình. Thánh Phao lô khuyên những giáo hữu đầu tiên ở thành Côlôsê sẽ là lời khuyên tốt dành cho các thành viên trong gia đình nên đối xử với nhau.
"Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiển thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thông cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có diều gì trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau".
Người đọc Kinh Thánh sẽ lưu ý cách thánh Mátthêu mô tả về Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là Đấng gợi nhớ lại lịch sử của dân Ngài, nhất là nhũng sự kiện chính về các vị lãnh đạo Israel và các tổ phụ trước đây như David và ông Môsê. Thánh Mátthêu nhanh chóng lướt sơ qua về vua Herođê trong câu chuyện hôm nay. Vì ông chỉ là vua trên thế gian nên được bỏ sang một bên vì vị vua thực sự của người Do thái đả được sinh ra. Các nhà chiêm tinh đi tìm vị Vua thực của dân Do thái và đã gặp Ngài. Thánh Mátthêu liên hệ Chúa Giêsu với vua David, vì cha mẹ Chúa Giêsu đưa Ngài rời khỏi Bê lem, quê hương của vua chăn chiên của Israel đến Ai Cập và chúng ta được dịp nhắc đến ông Mosê; một đứa bé sơ sinh khi xưa; cũng được che chở khỏi việc tìm giết của vua. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với đời sống Chúa Giêsu. Vì thánh Mátthêu đang viết theo "Chủ đề hoàn tất" trong suốt phúc âm. Chúa Giêsu, Ngài là ai, và điều gì xãy đến cho Ngài là để nhắc người đọc những lời của các ngôn sứ nói về Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã không bỏ quên dân Ngài chọn, Vị Vua mới của họ đã đến.
Sau cùng, vị Vua của người Do thái này đã không được đem ra khỏi Ai Cập trong huy hoàng của vương triều để lên ngôi. Chỉ đơn giản, khi sự nguy hiểm đã qua, gia đình Thánh Gia trở về trong thầm lặng và về sống ở Nadarét, một làng nhỏ không ai để ý đến. Một lần nữa, thánh Máthêu nhắc chúng ta, Chúa Giêsu đã thực hiện lời Kinh Thánh "...để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ Người sẽ được gọi là người Nadarét". Xuyên suốt lời tường thuật của thánh Mátthêu cho thấy rõ qua lời truyện của thần sứ. Thiên Chúa đang bảo vệ vị Vua mới của Israel.
Lúc đầu các tín hữu trong Giáo hội tiên khởi họp nhau trong các ngôi nhà khác nhau để cùng nhau cầu nguyện và cữ hành phụng vụ. Và theo truyền thống; chúng ta gọi đó là "nhà thờ nội vi". Các giám mục Hoa Kỳ trong sách giáo lý gọi là "Chia sẻ ánh sáng đức tin" nhắc chúng ta rằng gia đình Kitô hữu là "Yếu tố cơ bản của cộng đoàn; ở đó đã nuôi dưởng đức tin".
Chắc chắn trong đời sống hằng ngày của Chúa Giêsu phải diễn biến như thế. Chúa Giêsu sinh ra là người Do thái, nuôi dưởng trong một gia đình Do thái. Dựa theo điều chúng ta biết được qua phúc âm, Chúa Giêsu sông trong một gia đình sùng đạo tuân giữ và thực hành theo lề luật của đức tin Do thái. Ở nhà trước hết Chúa Giêsu học Kinh Thánh, và những giá trị nghi lễ tôn giáo theo lề luật. Vì gia đình đó là một gia đình sùng đạo nên thường cầu nguyện chung với nhau. Tôi sinh trưởng gần các gia đình Do thái và thấy rõ đức tin người Do thái là ngoài việc theo lề luật ở đền thờ địa phương thì "gia đình là nơi sống tôn giáo". Có lể vì thế mà họ có thể tồn tại qua suốt bao thế kỷ bị bách hại. Khi họ không được cử hành phụng vụ ở ngoài, họ vẫn có thể cử hành phụng vụ trong nhà. Hãy nhớ là những lễ lạc quan trọng của người Do thái, nhất là lễ Vượt Qua, được mừng trong nhà.
Chúng ta người Kitô hữu, nhấn mạnh việc cử hành phụng vụ trong ngày Chúa Nhật đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Nhưng, chúng ta cũng được khuyến khích nên sống đức tin trong gia đình. Như, trong Mùa Vọng năm nay chúng ta có vòng hoa Mùa Vọng trong nhà, được gắn kết những lời kinh nguyện đọc chung trong gia đình. Phần đông trong các nhà chúng ta thường có cây Thánh giá hay các ảnh tượng các thánh, có đèn nến, và nước thánh v.v... Những gì chúng ta làm cùng nhau trong ngày Chúa Nhật phải xuất phát từ những điều chúng ta thường làm ở nhà - chia thức ăn với nhau, cầu nguyện và những nghi thức cộng đoàn đơn giản với nhau. Thường chúng ta học hỏi nhiều điều trong nhà chúng ta những gì chúng ta thể hiện trong Phụng vụ ngày Chúa Nhật - chúng ta là thành phần thân thể của Chúa Kitô. Điều gì chúng ta thể hiện trong nhà thờ gia đình chúng ta, thì chúng ta sẽ thể hiện lại khi tụ họp trong nhà thờ để cử hành. Chúng ta là một gia đình được nuôi dưởng bởi Lời Chúa, qua các Bí tích hiệp thông với nhau.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
THE HOLY FAMILY (A)
Sirach 3:2-7,12-14; Psalm 128;Colossians 3: 12-21; Matthew 2: 13-15,19-23
We still have Christmas crèches in full view in our churches and under our Christmas trees at home. They depict idyllic scenes that fit well with almost everyone’s favorite carol, "Silent Night, Holy Night" – "all is calm, all is bright." Really? Today’s gospel suggests anything but "calm and bright" for the Holy Family. What they are experiencing is more about turmoil, fear and haste.
Matthew moves us quickly from the stable of Jesus’ birth, to the visit of the Magi and then rapidly to today’s scene – the need for Jesus’ parents to flee to protect their child. Today’s passage, with its strong undertones of the dangers the child faces, suggests the threats to his life he will encounter when he is an adult.
What drastic steps Jesus’ parents must take to keep the child out of Herod’s hands! Imagine how difficult it must have been for this simple couple to break family and village ties, take the child and flee to a foreign land. Does it sound like what is happening in South of our border these days? We can also draw images from the newspapers, television and Internet of families doing the same things today all over the world: fleeing civil war, natural disasters, cruel oppression in their land, or the need to cross borders illegally to find work to support and feed their families. Today could easily be dedicated as the feast of refugees and migrant families, for God’s heart is squarely in the midst of these poor and rejected families who have had to uproot themselves, as Jesus’ family did, just to survive.
What Matthew makes clear in today’s account is that God is concerned and is guiding this family – just as God protected and guided the people of Israel out of the grip of previous tyrants. This should not surprise us because the infancy narrative and indeed, all scripture, is one continuous story of God’s love and concern for society’s least. The Holy Family symbolizes God’s hopes for the well-being of all families, especially those victimized by outside, oppressive forces.
Joseph and Mary exhibit what all families should: the loving care and protection for their younger and more vulnerable members. Tragically that is not always the case and there are emotional and physically wounded members in our congregations; people carrying hurts they received in their homes that have stayed with them all their lives. The notion of a "holy family" is a contradiction in terms for them. I wonder if there couldn’t be a prayer for healing, or an inclusion in the Prayer of the Faithful, for such people today, invoking the help of the Holy Family?
It’s not just families undergoing exceptional stress that concern us today. "Ordinary families" have more than enough pressure on them in their daily lives. Many of our members are part of two-career families. Many poor parents have more than one job. Children also have early pressures on them to over achieve and be involved in multiple extra school activities. Just having a dinner with all the family members around the table together may be more the exception than the rule of modern family life. Thus the preacher needs to be careful not to paint an unrealistic and idyllic picture of the Holy Family and hold that ideal as a model for the modern family. Remember, except for married deacons, celibate preachers probably have little up-close experience of what family life is like these days.
There are plenty of internal pressures on family life. What Paul advises for the first Christians of Colossae would be good advice for how family members should treat one another.
"Put on, as God’s chosen ones, holy and beloved, heartfelt compassion, kindness, humility, gentleness and patience, bearing with one another; as the Lord has forgiven you, so must you also do."
The biblical reader will note how Matthew depicts Jesus. Jesus is reprising the history of his people, especially the chief events of Israel’s past leaders and patriarchs, David and Moses. Matthew briefly dispatches Herod from the story. One earthly king is put aside because the true King of the Jews has been born. The Magi had been searching for the King of the Jews and they found him. Matthew links Jesus to David, for he is taken by his parents from Bethlehem, the home of Israel’s shepherd king. Jesus leaves Israel for Egypt and we are reminded of Moses, the infant, who was protected from the murderous pharaoh. Events in Jesus’ life are not just coincidental, for Matthew is following a "fulfillment theme" throughout the gospel. Who Jesus is and what happens to him are meant to remind the reader of the prophecies about him. God has not forgotten the chosen people, their new king has arrived.
Finally, this King of the Jews is not brought back from Egypt in royal splendor and placed on a throne. When the danger is past the family returns in obscurity to settle in Nazareth, an insignificant village. Once again Matthew reminds us how Jesus fulfills the Scriptures, "...so that what had been spoken through the prophets might be fulfilled. He shall be called a Nazorean." All through this narrative Matthew makes it clear that through the angelic messengers, God is protecting this new ruler of Israel.
At the beginning of Christianity believers met in each other’s homes to pray and worship together. We were, what our tradition calls, a "domestic church." The American bishops, in their National Catechetical Directory entitled, "Sharing the Light of Faith," reminded us that the Christian family is "the basic community within which faith is nurtured."
Certainly in Jesus’ life that was true. He was born a Jew and raised in a Jewish family. Judging from what the Gospels tell us, this was a devout family that followed the practices of the Jewish faith. At home he first learned his Scriptures and religious values and observed religious rituals. As devout Jews the family would have prayed together. I grew up among Jewish families and it was obvious to us observers that the Jewish faith, besides being practiced in the local synagogues and the neighborhood temple, was an "at-home religion." Perhaps that’s how they were able to survive so many centuries of persecution. When they couldn’t worship publicly they could still worship together in their homes. Remember that some of the most important Jewish feasts, especially Passover, are celebrated at home.
We Christians stress our communal worship, especially our Sunday Eucharist. But we are also encouraged to take our faith home with us. Thus, for example, this past Advent season we had Advent wreaths in our homes with accompanying prayers we could say with our family. Most of our homes also display crucifixes, religious images, statues, candles, holy water, etc. What we do together on Sundays should have its roots in what we have done together at home – sharing food, prayers and simple rituals. In numerous ways we learn in our homes what we express at each Sunday worship – that we are the body of Christ. What we begin in the church of our homes, we gather here in church to express. We are a family who are nourished by our God through Word, Sacrament and one another.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo dân Úc, Việt tụ tập bên ngoài nhà tù hát thánh ca và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell
Đặng Tự Do
12:34 26/12/2019
Một nhóm giáo dân đã tụ tập bên ngoài nhà tù Melbourne vào đêm Giáng Sinh để hát những bài hát thánh ca và cầu nguyện cho Đức Hồng Y George Pell, hiện đang bị giam giữ tại cơ sở này. Họ cầu nguyện cho Đức Hồng Y, cũng như các tù nhân khác và nhân viên nhà tù.
Vào lúc 8 giờ tối vào ngày 24, khoảng hai chục người Công Giáo địa phương đã tụ tập bên ngoài Melbourne Assessment Prison ở phía tây của trung tâm thành phố để hát những bài hát Giáng Sinh truyền thống và cầu nguyện cho Đức Hồng Y và những người khác trong nhà tù.
Một trong những ca sĩ, John McCauley nói với CNA rằng “Chúng tôi chỉ muốn Đức Hồng Y biết là ngài được nhiều người yêu mến và nhớ đến trong dịp Giáng Sinh.” Các bài hát bao gồm những bài hát Giáng Sinh truyền thống phổ biến trên toàn thế giới như “O Come All Ye Faithful”, “Once in Royal David’s City”, cũng như các bài được ưa chuộng đặc biệt tại Úc như bài “The Three drovers”. Các ca sĩ đã viết những lời ủng hộ ngài và những lời chúc mừng Giáng Sinh trên một tập sách các bài ca Giáng Sinh, và gởi cho Đức Hồng Y Pell tại quầy lễ tân của nhà tù.
Sau khi hát thánh ca, nhóm các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam tại Melbourne đã hướng dẫn lần chuỗi Mân Côi chung quanh chu vi của nhà tù, nơi hơn 300 tù nhân bị giam giữ. Các bạn đã dâng 5 sự Thương để cầu nguyện cho Đức Hồng Y, cho các nhân viên nhà tù, cho các tù nhân khác, cho các nạn nhân của lạm dụng tình dục, và cho “việc xác minh các quyền của Giáo Hội cũng như sự minh oan hoàn toàn và nhanh chóng cho Đức Hồng Y.”
Một số thanh niên Việt Nam tham dự biến cố này giải thích rằng họ đã được linh hứng để tham dự việc ủng hộ Đức Hồng Y Pell qua tấm gương của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, là người đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại Việt Nam trong 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Hồng Y Pell là bạn thân của Đức Hồng Y Thuận cho đến khi vị chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình của Tòa Thánh qua đời vào năm 2002.
McCauley nói rằng việc tụ tập “đến với nhau rất tự phát sau khi một cá nhân ký tên là ‘Albert Dreyfus’ gợi ra ý tưởng này trên một mạng xã hội một ngày trước đó.”
Albert Dreyfus là một sĩ quan người Do Thái trong quân đội Pháp đã bị điệu ra tòa và bị kết án về tội phản quốc bởi một tòa án bí mật vào năm 1895. Trường hợp của ông gây chia rẽ nước Pháp và sau đó, ông được minh oan sau khi đã phải trải qua nhiều năm trong tù.
Đức Hồng Y Pell là Tổng Giám Mục Melbourne từ năm 1996 đến năm 2001, khi ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sydney. Năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài là người đứng đầu một bộ mới được thành lập là Bộ Kinh Tế Tòa Thánh, chịu trách nhiệm giám sát và cải cách tài chính Vatican.
Những người buộc tội Đức Hồng Y Pell nói rằng sau một trong các Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại nhà thờ chánh tòa của ngài với tư cách tân tổng giám mục của Melbourne, ngài đã tách ra khỏi đám rước kết lễ, vội vã trở lại phòng áo, thấy hai cậu bé ca viên ngài chưa bao giờ gặp mặt trước đây, tấn công tình dục họ một cách lộ liễu trong khi vẫn mặc đầy đủ áo lễ như lúc cử hành Thánh Lễ, trong thời gian đó, cánh cửa phòng áo mở toang, nhà thờ chính tòa vẫn đầy người đi lại quanh quẩn, và các người giúp lễ và các người giữ phòng áo đang đi qua lại từ thánh đường đến phòng áo lễ.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai cậu bé đã xác nhận với mẹ mình rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Hai thẩm phán tại tòa phúc thẩm đã giữ nguyên bản án. Tuy nhiên, một trong những thẩm phán kháng cáo đã bất đồng quan điểm - và ý kiến của ông chứa đựng một số quan sát thú vị về cách thức đưa ra phán quyết.
Như Ông Mark Weinberg, vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, việc kết án Đức Hồng Y chỉ dựa đơn thuần vào các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất, trong đó “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”.
Một số độc giả có thể ngạc nhiên rằng tại sao lại có thể buộc tội hoàn toàn trên cơ sở không bằng không chứng của một người về một sự kiện đã diễn ra hơn 20 năm về trước. Nhưng đó thật sự là những gì đã diễn ra tại Úc như xác nhận của Thẩm phán Weinberg:
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Tháng 11 vừa qua, Tòa án Tối cao Úc tại Canberra đã đồng ý xét lại vụ án. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP Sydney nói rằng ngài “hoan nghênh” diễn biến này.
“Đức Hồng Y Pell đã luôn luôn duy trì sự trong sạch này của mình và tiếp tục làm như vậy”, Đức Tổng Giám Mục Fisher nhận xét rằng: “Bản án thiếu nhất trí của Tòa án phúc thẩm phản ánh quan điểm phân cực của các bồi thẩm, các nhà bình luận pháp lý và cộng đồng của chúng ta.”
“Vì lợi ích của tất cả những người tham gia trong trường hợp này, tôi hy vọng rằng kháng cáo của Đức Hồng Y sẽ được xét xử càng sớm càng tốt”
Cho đến nay Đức Hồng Y Pell vẫn là một tổng giám mục và là thành viên của Hồng Y đoàn, nhưng ngài bị biệt giam và không được phép cử hành Thánh Lễ trong nhà tù. Ngài cũng bị cấm không được tiếp khách trong ngày Giáng Sinh.
Đầu tháng này, cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott đã bị các đối thủ chính trị chỉ trích vì đã đến thăm Đức Hồng Y trong tù. Các đối thủ chính trị của ông Tony Abbott chộp ngay lấy cơ hội này để chụp mũ chuyến viếng thăm là “xúc phạm tàn bạo” đến các nạn nhân của lạm dụng.
Cựu thủ tướng Abbot đã từ chối bình luận về những lời chỉ trích ông. Ông nói ông “chỉ muốn đến thăm một người bạn trong nhà tù”.
Source:Catholic HeraldChristmas Eve carolers for Cardinal Pell gathered at Melbourne prison
Vào lúc 8 giờ tối vào ngày 24, khoảng hai chục người Công Giáo địa phương đã tụ tập bên ngoài Melbourne Assessment Prison ở phía tây của trung tâm thành phố để hát những bài hát Giáng Sinh truyền thống và cầu nguyện cho Đức Hồng Y và những người khác trong nhà tù.
Một trong những ca sĩ, John McCauley nói với CNA rằng “Chúng tôi chỉ muốn Đức Hồng Y biết là ngài được nhiều người yêu mến và nhớ đến trong dịp Giáng Sinh.” Các bài hát bao gồm những bài hát Giáng Sinh truyền thống phổ biến trên toàn thế giới như “O Come All Ye Faithful”, “Once in Royal David’s City”, cũng như các bài được ưa chuộng đặc biệt tại Úc như bài “The Three drovers”. Các ca sĩ đã viết những lời ủng hộ ngài và những lời chúc mừng Giáng Sinh trên một tập sách các bài ca Giáng Sinh, và gởi cho Đức Hồng Y Pell tại quầy lễ tân của nhà tù.
Sau khi hát thánh ca, nhóm các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam tại Melbourne đã hướng dẫn lần chuỗi Mân Côi chung quanh chu vi của nhà tù, nơi hơn 300 tù nhân bị giam giữ. Các bạn đã dâng 5 sự Thương để cầu nguyện cho Đức Hồng Y, cho các nhân viên nhà tù, cho các tù nhân khác, cho các nạn nhân của lạm dụng tình dục, và cho “việc xác minh các quyền của Giáo Hội cũng như sự minh oan hoàn toàn và nhanh chóng cho Đức Hồng Y.”
Một số thanh niên Việt Nam tham dự biến cố này giải thích rằng họ đã được linh hứng để tham dự việc ủng hộ Đức Hồng Y Pell qua tấm gương của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, là người đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại Việt Nam trong 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Hồng Y Pell là bạn thân của Đức Hồng Y Thuận cho đến khi vị chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình của Tòa Thánh qua đời vào năm 2002.
McCauley nói rằng việc tụ tập “đến với nhau rất tự phát sau khi một cá nhân ký tên là ‘Albert Dreyfus’ gợi ra ý tưởng này trên một mạng xã hội một ngày trước đó.”
Albert Dreyfus là một sĩ quan người Do Thái trong quân đội Pháp đã bị điệu ra tòa và bị kết án về tội phản quốc bởi một tòa án bí mật vào năm 1895. Trường hợp của ông gây chia rẽ nước Pháp và sau đó, ông được minh oan sau khi đã phải trải qua nhiều năm trong tù.
Đức Hồng Y Pell là Tổng Giám Mục Melbourne từ năm 1996 đến năm 2001, khi ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sydney. Năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài là người đứng đầu một bộ mới được thành lập là Bộ Kinh Tế Tòa Thánh, chịu trách nhiệm giám sát và cải cách tài chính Vatican.
Những người buộc tội Đức Hồng Y Pell nói rằng sau một trong các Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại nhà thờ chánh tòa của ngài với tư cách tân tổng giám mục của Melbourne, ngài đã tách ra khỏi đám rước kết lễ, vội vã trở lại phòng áo, thấy hai cậu bé ca viên ngài chưa bao giờ gặp mặt trước đây, tấn công tình dục họ một cách lộ liễu trong khi vẫn mặc đầy đủ áo lễ như lúc cử hành Thánh Lễ, trong thời gian đó, cánh cửa phòng áo mở toang, nhà thờ chính tòa vẫn đầy người đi lại quanh quẩn, và các người giúp lễ và các người giữ phòng áo đang đi qua lại từ thánh đường đến phòng áo lễ.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai cậu bé đã xác nhận với mẹ mình rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Hai thẩm phán tại tòa phúc thẩm đã giữ nguyên bản án. Tuy nhiên, một trong những thẩm phán kháng cáo đã bất đồng quan điểm - và ý kiến của ông chứa đựng một số quan sát thú vị về cách thức đưa ra phán quyết.
Như Ông Mark Weinberg, vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, việc kết án Đức Hồng Y chỉ dựa đơn thuần vào các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất, trong đó “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”.
Một số độc giả có thể ngạc nhiên rằng tại sao lại có thể buộc tội hoàn toàn trên cơ sở không bằng không chứng của một người về một sự kiện đã diễn ra hơn 20 năm về trước. Nhưng đó thật sự là những gì đã diễn ra tại Úc như xác nhận của Thẩm phán Weinberg:
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Tháng 11 vừa qua, Tòa án Tối cao Úc tại Canberra đã đồng ý xét lại vụ án. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP Sydney nói rằng ngài “hoan nghênh” diễn biến này.
“Đức Hồng Y Pell đã luôn luôn duy trì sự trong sạch này của mình và tiếp tục làm như vậy”, Đức Tổng Giám Mục Fisher nhận xét rằng: “Bản án thiếu nhất trí của Tòa án phúc thẩm phản ánh quan điểm phân cực của các bồi thẩm, các nhà bình luận pháp lý và cộng đồng của chúng ta.”
“Vì lợi ích của tất cả những người tham gia trong trường hợp này, tôi hy vọng rằng kháng cáo của Đức Hồng Y sẽ được xét xử càng sớm càng tốt”
Cho đến nay Đức Hồng Y Pell vẫn là một tổng giám mục và là thành viên của Hồng Y đoàn, nhưng ngài bị biệt giam và không được phép cử hành Thánh Lễ trong nhà tù. Ngài cũng bị cấm không được tiếp khách trong ngày Giáng Sinh.
Đầu tháng này, cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott đã bị các đối thủ chính trị chỉ trích vì đã đến thăm Đức Hồng Y trong tù. Các đối thủ chính trị của ông Tony Abbott chộp ngay lấy cơ hội này để chụp mũ chuyến viếng thăm là “xúc phạm tàn bạo” đến các nạn nhân của lạm dụng.
Cựu thủ tướng Abbot đã từ chối bình luận về những lời chỉ trích ông. Ông nói ông “chỉ muốn đến thăm một người bạn trong nhà tù”.
Source:Catholic Herald
Trong một cuộc phỏng vấn mới, Hồng Y Marx đề cập đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính
Đặng Tự Do
16:21 26/12/2019
CNA Deutsch có bài tường thuật nhan đề “In new interview, Cardinal Marx speaks on same-sex blessings” về một diễn biến nguy hiểm đang diễn ra tại Đức, xin dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Reinhard Marx đã bày tỏ quan điểm cho rằng các cặp đồng tính có thể nhận được những lời chúc phúc của Giáo Hội “theo nghĩa của một sự đồng hành mục vụ” trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải với cùng một cách tương tự như hôn nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Stern của Đức, [Đức Hồng Y Reinhard Marx, là] Tổng Giám Mục Munich và Freising đã được hỏi: “Ngài sẽ làm gì khi một cặp đồng tính yêu cầu ngài ban cho một lời chúc phúc của một giám mục?”
Hồng Y Marx trả lời: “Tôi có thể chúc phúc cho cả hai người họ theo ý nghĩa của một sự đồng hành mục vụ, chúng ta có thể cầu nguyện với nhau. Nhưng quan hệ của họ không thể là một mối quan hệ như hôn nhân”
Dù ý kiến của Hồng Y Marx có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, trang web “katholisch.de,” được tài trợ bởi các giám mục Đức, đã tường thuật nhanh chóng về cuộc phỏng vấn này với hàng tít lớn “Marx: Homosexuelle Paare können einen Segen bekommen” - “Marx: các cặp đồng tính có thể được chúc phúc.”
Sau khi báo cáo được công bố, Matthias Kopp, giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám mục Đức, nói với thông tấn xã CNA rằng Hội Đồng Giám Mục Đức không có gì để nói thêm vào nội dung đã được công bố của cuộc phỏng vấn.
Thông tấn xã CNA hỏi Tổng Giáo Phận Munich để làm rõ nhận xét của Đức Hồng Y, và liệu việc chúc phúc cho các cặp đồng tính có đang được thực hành trong tổng giáo phận hay không. Tổng giáo phận vẫn chưa trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Stern, Hồng Y Marx cũng nói rằng ngài đã nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình [tại Vatican] vào năm 2015 rằng các cặp vợ chồng đồng tính, gắn bó với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, không nên bị bỏ “trong ngoặc vuông tiêu cực” của Giáo Hội, hoặc bị Giáo Hội cho rằng mối quan hệ đồng tính ổn định này là vô giá trị.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này Hồng Y Marx khẳng định với tờ Stern rằng một kết hiệp đồng tính “không phải là một cuộc hôn nhân” theo nghĩa Công Giáo của từ này, và rằng bí tích hôn phối chỉ diễn ra giữa một nam và một người nữ.
Hồng Y Marx cũng đưa ra nhận xét về vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ.
Khi được hỏi về bí tích truyền chức thánh cho phụ nữ, Hồng Y Marx, người được tạp chí này gọi là “người Công Giáo có thẩm quyền nhất ở Đức”, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với ngài rằng “cánh cửa được đóng lại,” với tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Tuy nhiên, các giám mục Đức tuyên bố rằng cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn “chưa kết thúc.”
Cuộc phỏng vấn này không phải là lần đầu tiên Hồng Y Marx nói về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, 2018 với cơ quan truyền thông của bang Bavaria, Hồng Y Marx đã đồng ý rằng việc chúc phúc như thế là có thể, tuy nhiên sẽ “không có quy tắc” nào được đưa ra về vấn đề này - đúng hơn, đó là tùy vào quyết định của “một linh mục hay nhân viên mục vụ”.
Sau khi thông tấn xã CNA tường thuật về cuộc phỏng vấn này, Hội đồng Giám mục Đức yêu cầu thông tấn xã CNA sửa lại bản dịch sang tiếng Anh.
Gần đây hơn, Tổng Giám Mục Heiner Koch của Berlin, sau các cuộc tham khảo ý kiến hồi đầu tháng 12, tuyên bố rằng cả hai hình thái quan hệ khác giới - và đồng giới đều là các “hình thức bình thường của khuynh hướng tình dục, mà không thể hoặc không nên bị thay đổi bởi tác động của một hình thái xã hội cụ thể.”
Tổng Giám Mục Koch, là người đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình cùng với Hồng Y Marx, và là Chủ tịch của Ủy ban Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra phát biểu trên sau khi các giám mục Đức khẳng định họ đã cam kết “đánh giá lại” các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát về đồng tính luyến ái - và đạo đức tình dục nói chung - trong “tiến trình công nghị” diễn ra trong hai năm.
Source:Catholic News AgencyIn new interview, Cardinal Marx speaks on same-sex blessings
Đức Hồng Y Reinhard Marx đã bày tỏ quan điểm cho rằng các cặp đồng tính có thể nhận được những lời chúc phúc của Giáo Hội “theo nghĩa của một sự đồng hành mục vụ” trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải với cùng một cách tương tự như hôn nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Stern của Đức, [Đức Hồng Y Reinhard Marx, là] Tổng Giám Mục Munich và Freising đã được hỏi: “Ngài sẽ làm gì khi một cặp đồng tính yêu cầu ngài ban cho một lời chúc phúc của một giám mục?”
Hồng Y Marx trả lời: “Tôi có thể chúc phúc cho cả hai người họ theo ý nghĩa của một sự đồng hành mục vụ, chúng ta có thể cầu nguyện với nhau. Nhưng quan hệ của họ không thể là một mối quan hệ như hôn nhân”
Dù ý kiến của Hồng Y Marx có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, trang web “katholisch.de,” được tài trợ bởi các giám mục Đức, đã tường thuật nhanh chóng về cuộc phỏng vấn này với hàng tít lớn “Marx: Homosexuelle Paare können einen Segen bekommen” - “Marx: các cặp đồng tính có thể được chúc phúc.”
Sau khi báo cáo được công bố, Matthias Kopp, giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám mục Đức, nói với thông tấn xã CNA rằng Hội Đồng Giám Mục Đức không có gì để nói thêm vào nội dung đã được công bố của cuộc phỏng vấn.
Thông tấn xã CNA hỏi Tổng Giáo Phận Munich để làm rõ nhận xét của Đức Hồng Y, và liệu việc chúc phúc cho các cặp đồng tính có đang được thực hành trong tổng giáo phận hay không. Tổng giáo phận vẫn chưa trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Stern, Hồng Y Marx cũng nói rằng ngài đã nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình [tại Vatican] vào năm 2015 rằng các cặp vợ chồng đồng tính, gắn bó với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, không nên bị bỏ “trong ngoặc vuông tiêu cực” của Giáo Hội, hoặc bị Giáo Hội cho rằng mối quan hệ đồng tính ổn định này là vô giá trị.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này Hồng Y Marx khẳng định với tờ Stern rằng một kết hiệp đồng tính “không phải là một cuộc hôn nhân” theo nghĩa Công Giáo của từ này, và rằng bí tích hôn phối chỉ diễn ra giữa một nam và một người nữ.
Hồng Y Marx cũng đưa ra nhận xét về vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ.
Khi được hỏi về bí tích truyền chức thánh cho phụ nữ, Hồng Y Marx, người được tạp chí này gọi là “người Công Giáo có thẩm quyền nhất ở Đức”, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với ngài rằng “cánh cửa được đóng lại,” với tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Tuy nhiên, các giám mục Đức tuyên bố rằng cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn “chưa kết thúc.”
Cuộc phỏng vấn này không phải là lần đầu tiên Hồng Y Marx nói về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, 2018 với cơ quan truyền thông của bang Bavaria, Hồng Y Marx đã đồng ý rằng việc chúc phúc như thế là có thể, tuy nhiên sẽ “không có quy tắc” nào được đưa ra về vấn đề này - đúng hơn, đó là tùy vào quyết định của “một linh mục hay nhân viên mục vụ”.
Sau khi thông tấn xã CNA tường thuật về cuộc phỏng vấn này, Hội đồng Giám mục Đức yêu cầu thông tấn xã CNA sửa lại bản dịch sang tiếng Anh.
Gần đây hơn, Tổng Giám Mục Heiner Koch của Berlin, sau các cuộc tham khảo ý kiến hồi đầu tháng 12, tuyên bố rằng cả hai hình thái quan hệ khác giới - và đồng giới đều là các “hình thức bình thường của khuynh hướng tình dục, mà không thể hoặc không nên bị thay đổi bởi tác động của một hình thái xã hội cụ thể.”
Tổng Giám Mục Koch, là người đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình cùng với Hồng Y Marx, và là Chủ tịch của Ủy ban Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra phát biểu trên sau khi các giám mục Đức khẳng định họ đã cam kết “đánh giá lại” các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát về đồng tính luyến ái - và đạo đức tình dục nói chung - trong “tiến trình công nghị” diễn ra trong hai năm.
Source:Catholic News Agency
Người Công Giáo số một của năm 2019 theo tờ Catholic Herald - Cô Melissa Villalobos
Đặng Tự Do
16:45 26/12/2019
Cô Melissa Villalobos, 42 tuổi, cư ngụ tại Chicago, đã được tờ Catholic Herald chọn là người Công Giáo số một của năm 2019. Khi bị xuất huyết nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, điều đầu tiên cô nghĩ đến không phải là an nguy của chính bản thân mình nhưng là an toàn của các con. Cô là người có đời sống cầu nguyện và quảng đại đón nhận hồng ân con cái. Vì thế, cô đã nhận được phép lạ dẫn đến án tuyên thánh cho Đức Hồng Y John Henry Newman.
Sáng Chúa Nhật vừa qua, 13 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên phong Chân Phước Hồng Y John Newman là thánh và ngài sẽ được kêu cầu như thế bởi các tín hữu.
Phép lạ dẫn đến án tuyên thánh này liên quan đến một phụ nữ trẻ tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa tại Chicago. Năm 2013, cô rơi vào một tình cảnh đáng âu lo khi bác sĩ báo cho cô biết cái thai của cô có vấn đề rất nghiêm trọng đến tính mạng.
Cô Melissa Villalobos, 42 tuổi, cư ngụ tại Chicago, là người đã nhận được phép lạ này đã kể lại câu chuyện này như sau.
Câu chuyện xảy ra khi tôi mang thai vào cuối tháng 4 năm 2013, và tôi bắt đầu bị chảy máu trong thai kỳ vào khoảng tháng Năm. Trước tiên và dĩ nhiên tôi coi đó là một dấu hiệu xấu nên tôi đã đi khám bác sĩ và bác sĩ đã siêu âm và phát hiện ra rằng nhau thai đã bị tách ra một phần từ thành tử cung và nó đã bị rách. Vì thế, có một lỗ lớn khiến máu thoát ra ngoài. Đáng lẽ, nó phải ở lại trong nhau thai và nuôi dưỡng con tôi. Một tin xấu là không có cách nào để khắc phục điều này bởi vì bạn không thể phẫu thuật trong thời gian thai kỳ và em bé còn quá nhỏ để loại bỏ bất kỳ phần nào ở tử cung và cũng không thể đưa em bé ra vì em bé không thể sống sót nếu chúng tôi phải đưa bé ra ngoài. Thêm vào đó không có thuốc nào có thể uống để điều trị.
Vì thế đó là một tình huống tuyệt vọng theo nghĩa là không có gì chúng ta có thể làm để sửa chữa vấn đề. Tôi được chẩn đoán sẽ sinh cháu bé vào tháng Giêng, mà lúc ấy chỉ mới là tháng Năm, vì vậy tôi đã tự hỏi làm sao tôi có để vượt qua được phần còn lại của thai kỳ.
Vào ngày 10 tháng Năm, hôm đó là ngày thứ Sáu, tình trạng chảy máu trở nên tồi tệ hơn rất nhiều và tôi đã được hướng dẫn để đi đến phòng cấp cứu nếu nó trở nên quá tệ. Nếu không đi tôi có thể chết vì mất máu. Vì thế, ngày hôm đó tôi đã đi đến phòng cấp cứu và tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng nhịp đập của Gemma vẫn còn tích tắc trong tôi vì tôi e rằng việc chảy máu có thể khiến tôi mất đi Gemma. Đó là những tin tức tốt lành trong lần khám bệnh đó nhưng tin xấu là tôi rơi vào tình chảy máu rất nghiêm trọng và một lần nữa chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để khắc phục.
Bác sĩ của tôi đã gọi cho tôi qua điện thoại di động, và với một giọng nói rất nặng nề ông ta nói với tôi rằng điều duy nhất tôi có thể làm là nghỉ ngơi nghiêm nhặt trên giường, tuyệt đối không thể rời khỏi giường. Nếu tôi di chuyển, tôi có khả năng bị sảy thai. Theo dự đoán của ông, em bé có thể sống sót và nhiều khả năng cháu sẽ sinh non. Trong những ngày chập chùng những nỗi buồn và đau đớn này, những đứa con của tôi đã giúp tôi rất nhiều. Chúng không biết chuyện gì xảy ra với tôi, hai vợ chồng tôi không muốn làm chúng sợ, nhưng dù thế nào chúng cũng biết tôi không được khỏe. Tôi nhớ đã nhận được một cú gọi từ cô y tá ở văn phòng bác sĩ. Cô ấy muốn chắc chắn rằng tôi nằm trên giường và không ra khỏi giường và tôi nhớ khi tôi đang nói chuyện điện thoại với cô ấy, tôi thấy bốn đứa con của tôi chạy quanh trong nhà, và nghĩ rằng nếu cô ấy có thể nhìn thấy cảnh này thì cô biết tôi khó lòng tuân theo lời dặn của cô. Tôi cũng không nói với cô rằng chồng tôi sẽ phải ra đi vì công việc bắt buộc vào sáng thứ Tư cho đến thứ Sáu. Trong hai ngày đó tôi không biết làm thế nào tôi sẽ vượt qua điều này. Đêm trước khi anh ấy đi, chúng tôi đã nói chuyện với nhau và anh ấy hỏi tôi:
“Em có muốn anh đánh thức em dậy vào buổi sáng trước khi anh đi không vì anh cần phải đi thật sớm.”
Ý thức được tình trạng của mình, tôi trả lời là khi đi nếu thấy tôi đang ngủ thì đừng đánh thức tôi dậy. Vì thế, khi tôi thức giấc vào sáng thứ Tư 15 tháng 5 thì anh ấy đã ra khỏi nhà. Khi tôi tỉnh giấc, tôi kinh hoàng nhận ra mình đang nằm trên một vũng máu rất đáng sợ bởi vì bác sĩ đã bảo tôi phải nghỉ ngơi nghiêm ngặt trên giường nhưng tôi đã không tuân thủ những lời dặn dò này. Tôi lo không biết còn chảy máu đến mức nào. Và trong tình cảnh này, tôi không biết phải làm sao khi chồng tôi đã ở trên máy bay.
Tôi nghĩ điều tôi cần làm trước tiên là chuẩn bị cho bọn trẻ ăn sáng và bảo vệ cho chúng được an toàn và ăn uống đầy đủ. Trước khi tôi đương đầu với tình huống này, tốt nhất là có thể sắp đặt để bọn trẻ giúp đỡ nhau và ngồi vào chỗ của chúng. Sau đó, tôi nói với chúng rằng tôi cần lên tầng trên, xin đừng rời khỏi chỗ ngồi. Tôi rất lo lắng nếu chúng chạy nhảy và bị thương thì tôi không thể giúp chúng. Vào lúc này tôi không thể nâng một đứa trẻ lên. Tất nhiên, một người mẹ phải nâng một đứa trẻ dậy, bất kể điều gì, nhưng ngay lúc đó tôi sẽ làm tổn thương đứa con chưa chào đời của tôi và bản thân tôi. Tôi không muốn đứa nào bị thương, tôi cũng không muốn bất cứ đứa nào lẻn lên trên tầng trên và thấy tôi chảy máu quá nhiều. Tôi không muốn làm chúng sợ. Vì vậy, tôi năn nỉ chúng đừng đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi ngay cả khi đã ăn sáng xong.
Tôi để chúng ngồi đó và đi vào phòng ngủ và vào phòng tắm của tôi và tôi đóng cả hai lần cửa vì không muốn chúng lên lầu và cũng không muốn chúng có thể lẻn vào phòng tôi và nhìn thấy một vũng máu khi tôi đang trong phòng tắm.
Nhưng khi bước vào phòng tắm thì tôi lâm vào tình trạng kiệt sức và bây giờ máu chảy thậm chí còn tồi tệ hơn khi tôi đến phòng cấp cứu vào ngày thứ Sáu tuần trước. Tôi quỵ xuống nằm trên sàn nhà và tôi nghĩ tôi cần phải gọi 911 ngay bây giờ nếu không tôi có thể chết. Tôi nhận ra khi tôi đang nằm trên sàn nhà trong phòng tắm tôi không có điện thoại di động bên mình. Tôi không thể tin được là tôi không có nó bên mình trong lúc nguy hiểm này và lúc đó tôi không biết tôi đã để nó ở đâu. Tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải hét lên để bọn trẻ đi lên tầng trên giúp tôi lấy điện thoại, nhưng tôi nhận ra rằng trước đó tôi đã đóng kín cả hai cánh cửa đó rồi. Tôi có hét lên thì chúng cũng chẳng nghe và bất cứ sự gắng sức nào có lẽ sẽ còn làm chảy máu nhiều hơn. Điều tôi lo nhất vào thời điểm đó là tôi không biết liệu nhau thai có bị đứt như một sợi chỉ không, vì vậy tôi nghĩ an toàn hơn hết là tôi đừng hét lên.
Tóm lại, tình cảnh tôi lúc đó là tôi không có điện thoại và tôi không thể hét lên và tôi nghĩ chắc chắn tôi vắng mặt lâu như thế có lẽ một trong những đứa trẻ sẽ lang thang lên lầu để xem chuyện gì xảy ra nhưng tầng dưới hoàn toàn im lặng. Tôi muốn nói là nó hoàn toàn im lặng không thể nghe thấy bất cứ tiếng động nào. Lúc ấy, tôi thậm chí còn lo lắng hơn nữa vì sợ chúng đã ra khỏi nhà hay chúng bị thương vì làm cái gì đó. Nhưng tôi cũng không thể kiểm tra vì trong lúc này tôi đang mất nhiều máu. Tôi không biết tôi còn bao nhiêu thời gian nữa nhưng tôi tưởng tượng mình còn rất ít thời gian nếu cứ tiếp tục bị chảy máu với tốc độ này. Trong lúc hoảng loạn tôi nói: “Xin Đức Hồng Y Newman cứu con, xin làm cho máu ngừng chảy.” Tôi mới nói xong thì nó dừng lại ngay lập tức. Nó chảy rất nhanh nhưng đã dừng lại một cách đột ngột. Tôi thấy khoẻ hẳn trong người đến mức có thể đứng dậy và tôi nhìn xung quanh và tôi nói “Hồng Y Newman ơi có phải ngài đã làm ngừng chảy máu không?” Tôi biết ngài đã làm nhưng đó là những gì tôi nói đầy bỡ ngỡ. Ngay sau đó, tôi ngửi thấy mùi hoa hồng tràn ngập không khí phòng tắm và tôi hít vào thật sâu. Tôi nói lời cảm ơn Đức Hồng Y Newman và tôi nghĩ rằng tôi phải kiểm tra các con tôi nên tôi bước xuống cầu thang, tôi mở cả hai cánh cửa và tôi chạy xuống cầu thang vì tôi biết Hồng Y Newman đã chữa khỏi cho tôi và tôi biết tôi vẫn ổn và Gemma vẫn ổn. Tôi đi vào bếp và tôi thấy bốn đứa con tôi vẫn ngồi yên ở bàn, tất cả chúng tôi đều ổn.
Tôi đã có một cái hẹn với bác sĩ vào lúc 3 giờ. Khi tôi đến nơi, các bác sĩ đã siêu âm nhiều lần mặt họ lộ vẻ ngạc nhiên. Điều đầu tiên bác sĩ nói với tôi là em bé trông hoàn hảo về mọi phương diện và ông rất vui cũng như rất kinh ngạc không biết điều gì đã xảy ra.
Hồng Y Newman đã chữa lành mọi thứ, Gemma sinh thiếu tháng lẽ ra phải nhỏ nhưng cháu được 8 cân rưỡi là một trọng lượng rất khỏe mạnh hơn trung bình khi được hạ sinh vào ngày 27 tháng 12. Tôi tràn ngập niềm vui và lòng biết ơn và tôi không thể tin rằng chính tôi đã nhận được phép lạ nhờ lời cầu bầu của ngài. Bạn biết từ khi Đức Hồng Y Newman qua đời vào năm 1890 đến nay đã gần 130 năm sau và tôi mừng được là một phần trong tiến trình phong thánh cho ngài.
Tôi nhớ lại một vài điều ngài đã viết: Chúa đã tạo ra tôi để thực hiện một số sứ vụ nhất định và tôi cảm thấy như tôi là một mắt xích trong một chuỗi những sự kiện kéo dài hàng mấy trăm năm. Thật tuyệt vời để loan báo cho nhiều người biết rằng một người bình thường như tôi đã có thể được chữa khỏi một cách kỳ diệu bởi một người có một năng lực trí tuệ siêu phàm với một hương thơm thánh thiện như vậy.
Source:National Catholic RegisterCalling on Cardinal Newman: Mother’s Miracle Paves Way for Canonization
Sáng Chúa Nhật vừa qua, 13 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên phong Chân Phước Hồng Y John Newman là thánh và ngài sẽ được kêu cầu như thế bởi các tín hữu.
Phép lạ dẫn đến án tuyên thánh này liên quan đến một phụ nữ trẻ tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa tại Chicago. Năm 2013, cô rơi vào một tình cảnh đáng âu lo khi bác sĩ báo cho cô biết cái thai của cô có vấn đề rất nghiêm trọng đến tính mạng.
Cô Melissa Villalobos, 42 tuổi, cư ngụ tại Chicago, là người đã nhận được phép lạ này đã kể lại câu chuyện này như sau.
Câu chuyện xảy ra khi tôi mang thai vào cuối tháng 4 năm 2013, và tôi bắt đầu bị chảy máu trong thai kỳ vào khoảng tháng Năm. Trước tiên và dĩ nhiên tôi coi đó là một dấu hiệu xấu nên tôi đã đi khám bác sĩ và bác sĩ đã siêu âm và phát hiện ra rằng nhau thai đã bị tách ra một phần từ thành tử cung và nó đã bị rách. Vì thế, có một lỗ lớn khiến máu thoát ra ngoài. Đáng lẽ, nó phải ở lại trong nhau thai và nuôi dưỡng con tôi. Một tin xấu là không có cách nào để khắc phục điều này bởi vì bạn không thể phẫu thuật trong thời gian thai kỳ và em bé còn quá nhỏ để loại bỏ bất kỳ phần nào ở tử cung và cũng không thể đưa em bé ra vì em bé không thể sống sót nếu chúng tôi phải đưa bé ra ngoài. Thêm vào đó không có thuốc nào có thể uống để điều trị.
Vì thế đó là một tình huống tuyệt vọng theo nghĩa là không có gì chúng ta có thể làm để sửa chữa vấn đề. Tôi được chẩn đoán sẽ sinh cháu bé vào tháng Giêng, mà lúc ấy chỉ mới là tháng Năm, vì vậy tôi đã tự hỏi làm sao tôi có để vượt qua được phần còn lại của thai kỳ.
Vào ngày 10 tháng Năm, hôm đó là ngày thứ Sáu, tình trạng chảy máu trở nên tồi tệ hơn rất nhiều và tôi đã được hướng dẫn để đi đến phòng cấp cứu nếu nó trở nên quá tệ. Nếu không đi tôi có thể chết vì mất máu. Vì thế, ngày hôm đó tôi đã đi đến phòng cấp cứu và tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng nhịp đập của Gemma vẫn còn tích tắc trong tôi vì tôi e rằng việc chảy máu có thể khiến tôi mất đi Gemma. Đó là những tin tức tốt lành trong lần khám bệnh đó nhưng tin xấu là tôi rơi vào tình chảy máu rất nghiêm trọng và một lần nữa chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để khắc phục.
Bác sĩ của tôi đã gọi cho tôi qua điện thoại di động, và với một giọng nói rất nặng nề ông ta nói với tôi rằng điều duy nhất tôi có thể làm là nghỉ ngơi nghiêm nhặt trên giường, tuyệt đối không thể rời khỏi giường. Nếu tôi di chuyển, tôi có khả năng bị sảy thai. Theo dự đoán của ông, em bé có thể sống sót và nhiều khả năng cháu sẽ sinh non. Trong những ngày chập chùng những nỗi buồn và đau đớn này, những đứa con của tôi đã giúp tôi rất nhiều. Chúng không biết chuyện gì xảy ra với tôi, hai vợ chồng tôi không muốn làm chúng sợ, nhưng dù thế nào chúng cũng biết tôi không được khỏe. Tôi nhớ đã nhận được một cú gọi từ cô y tá ở văn phòng bác sĩ. Cô ấy muốn chắc chắn rằng tôi nằm trên giường và không ra khỏi giường và tôi nhớ khi tôi đang nói chuyện điện thoại với cô ấy, tôi thấy bốn đứa con của tôi chạy quanh trong nhà, và nghĩ rằng nếu cô ấy có thể nhìn thấy cảnh này thì cô biết tôi khó lòng tuân theo lời dặn của cô. Tôi cũng không nói với cô rằng chồng tôi sẽ phải ra đi vì công việc bắt buộc vào sáng thứ Tư cho đến thứ Sáu. Trong hai ngày đó tôi không biết làm thế nào tôi sẽ vượt qua điều này. Đêm trước khi anh ấy đi, chúng tôi đã nói chuyện với nhau và anh ấy hỏi tôi:
“Em có muốn anh đánh thức em dậy vào buổi sáng trước khi anh đi không vì anh cần phải đi thật sớm.”
Ý thức được tình trạng của mình, tôi trả lời là khi đi nếu thấy tôi đang ngủ thì đừng đánh thức tôi dậy. Vì thế, khi tôi thức giấc vào sáng thứ Tư 15 tháng 5 thì anh ấy đã ra khỏi nhà. Khi tôi tỉnh giấc, tôi kinh hoàng nhận ra mình đang nằm trên một vũng máu rất đáng sợ bởi vì bác sĩ đã bảo tôi phải nghỉ ngơi nghiêm ngặt trên giường nhưng tôi đã không tuân thủ những lời dặn dò này. Tôi lo không biết còn chảy máu đến mức nào. Và trong tình cảnh này, tôi không biết phải làm sao khi chồng tôi đã ở trên máy bay.
Tôi nghĩ điều tôi cần làm trước tiên là chuẩn bị cho bọn trẻ ăn sáng và bảo vệ cho chúng được an toàn và ăn uống đầy đủ. Trước khi tôi đương đầu với tình huống này, tốt nhất là có thể sắp đặt để bọn trẻ giúp đỡ nhau và ngồi vào chỗ của chúng. Sau đó, tôi nói với chúng rằng tôi cần lên tầng trên, xin đừng rời khỏi chỗ ngồi. Tôi rất lo lắng nếu chúng chạy nhảy và bị thương thì tôi không thể giúp chúng. Vào lúc này tôi không thể nâng một đứa trẻ lên. Tất nhiên, một người mẹ phải nâng một đứa trẻ dậy, bất kể điều gì, nhưng ngay lúc đó tôi sẽ làm tổn thương đứa con chưa chào đời của tôi và bản thân tôi. Tôi không muốn đứa nào bị thương, tôi cũng không muốn bất cứ đứa nào lẻn lên trên tầng trên và thấy tôi chảy máu quá nhiều. Tôi không muốn làm chúng sợ. Vì vậy, tôi năn nỉ chúng đừng đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi ngay cả khi đã ăn sáng xong.
Tôi để chúng ngồi đó và đi vào phòng ngủ và vào phòng tắm của tôi và tôi đóng cả hai lần cửa vì không muốn chúng lên lầu và cũng không muốn chúng có thể lẻn vào phòng tôi và nhìn thấy một vũng máu khi tôi đang trong phòng tắm.
Nhưng khi bước vào phòng tắm thì tôi lâm vào tình trạng kiệt sức và bây giờ máu chảy thậm chí còn tồi tệ hơn khi tôi đến phòng cấp cứu vào ngày thứ Sáu tuần trước. Tôi quỵ xuống nằm trên sàn nhà và tôi nghĩ tôi cần phải gọi 911 ngay bây giờ nếu không tôi có thể chết. Tôi nhận ra khi tôi đang nằm trên sàn nhà trong phòng tắm tôi không có điện thoại di động bên mình. Tôi không thể tin được là tôi không có nó bên mình trong lúc nguy hiểm này và lúc đó tôi không biết tôi đã để nó ở đâu. Tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải hét lên để bọn trẻ đi lên tầng trên giúp tôi lấy điện thoại, nhưng tôi nhận ra rằng trước đó tôi đã đóng kín cả hai cánh cửa đó rồi. Tôi có hét lên thì chúng cũng chẳng nghe và bất cứ sự gắng sức nào có lẽ sẽ còn làm chảy máu nhiều hơn. Điều tôi lo nhất vào thời điểm đó là tôi không biết liệu nhau thai có bị đứt như một sợi chỉ không, vì vậy tôi nghĩ an toàn hơn hết là tôi đừng hét lên.
Tóm lại, tình cảnh tôi lúc đó là tôi không có điện thoại và tôi không thể hét lên và tôi nghĩ chắc chắn tôi vắng mặt lâu như thế có lẽ một trong những đứa trẻ sẽ lang thang lên lầu để xem chuyện gì xảy ra nhưng tầng dưới hoàn toàn im lặng. Tôi muốn nói là nó hoàn toàn im lặng không thể nghe thấy bất cứ tiếng động nào. Lúc ấy, tôi thậm chí còn lo lắng hơn nữa vì sợ chúng đã ra khỏi nhà hay chúng bị thương vì làm cái gì đó. Nhưng tôi cũng không thể kiểm tra vì trong lúc này tôi đang mất nhiều máu. Tôi không biết tôi còn bao nhiêu thời gian nữa nhưng tôi tưởng tượng mình còn rất ít thời gian nếu cứ tiếp tục bị chảy máu với tốc độ này. Trong lúc hoảng loạn tôi nói: “Xin Đức Hồng Y Newman cứu con, xin làm cho máu ngừng chảy.” Tôi mới nói xong thì nó dừng lại ngay lập tức. Nó chảy rất nhanh nhưng đã dừng lại một cách đột ngột. Tôi thấy khoẻ hẳn trong người đến mức có thể đứng dậy và tôi nhìn xung quanh và tôi nói “Hồng Y Newman ơi có phải ngài đã làm ngừng chảy máu không?” Tôi biết ngài đã làm nhưng đó là những gì tôi nói đầy bỡ ngỡ. Ngay sau đó, tôi ngửi thấy mùi hoa hồng tràn ngập không khí phòng tắm và tôi hít vào thật sâu. Tôi nói lời cảm ơn Đức Hồng Y Newman và tôi nghĩ rằng tôi phải kiểm tra các con tôi nên tôi bước xuống cầu thang, tôi mở cả hai cánh cửa và tôi chạy xuống cầu thang vì tôi biết Hồng Y Newman đã chữa khỏi cho tôi và tôi biết tôi vẫn ổn và Gemma vẫn ổn. Tôi đi vào bếp và tôi thấy bốn đứa con tôi vẫn ngồi yên ở bàn, tất cả chúng tôi đều ổn.
Tôi đã có một cái hẹn với bác sĩ vào lúc 3 giờ. Khi tôi đến nơi, các bác sĩ đã siêu âm nhiều lần mặt họ lộ vẻ ngạc nhiên. Điều đầu tiên bác sĩ nói với tôi là em bé trông hoàn hảo về mọi phương diện và ông rất vui cũng như rất kinh ngạc không biết điều gì đã xảy ra.
Hồng Y Newman đã chữa lành mọi thứ, Gemma sinh thiếu tháng lẽ ra phải nhỏ nhưng cháu được 8 cân rưỡi là một trọng lượng rất khỏe mạnh hơn trung bình khi được hạ sinh vào ngày 27 tháng 12. Tôi tràn ngập niềm vui và lòng biết ơn và tôi không thể tin rằng chính tôi đã nhận được phép lạ nhờ lời cầu bầu của ngài. Bạn biết từ khi Đức Hồng Y Newman qua đời vào năm 1890 đến nay đã gần 130 năm sau và tôi mừng được là một phần trong tiến trình phong thánh cho ngài.
Tôi nhớ lại một vài điều ngài đã viết: Chúa đã tạo ra tôi để thực hiện một số sứ vụ nhất định và tôi cảm thấy như tôi là một mắt xích trong một chuỗi những sự kiện kéo dài hàng mấy trăm năm. Thật tuyệt vời để loan báo cho nhiều người biết rằng một người bình thường như tôi đã có thể được chữa khỏi một cách kỳ diệu bởi một người có một năng lực trí tuệ siêu phàm với một hương thơm thánh thiện như vậy.
Source:National Catholic Register
Linh mục Công Giáo số một của năm 2019 theo tờ Catholic Herald – Cha George Kuforiji
Đặng Tự Do
17:16 26/12/2019
Tờ Catholic Herald đã chọn Cha George Kuforiji là linh mục Công Giáo số một của năm 2019. Cha George Kuforiji được chọn vì thái độ kiên quyết của ngài đối với một nhóm phụ nữ “phò đồng tính” đã khuynh đảo giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi ở Portland, Oregon trong nhiều năm. Trong hơn một thập niên, giáo xứ chưa một lần rước kiệu thánh thể, chưa lần nào rước kiệu Đức Mẹ nhưng tham dự không sót một cuộc diễn hành đồng tính nào bất chấp những khuyến cáo của Đức Tổng Giám Mục. Dây stola, và áo lễ của các linh mục đầy rẫy những “rainbow” là dấu hiệu của những người đồng tính. Trong thánh lễ, sau khi đọc kinh Tin Kính, các phụ nữ trong giáo xứ này còn đọc một “kinh rất lạ” mà họ gọi là “community commitment” – cam kết cộng đồng. Đó là kết quả của một thời gian dài từ năm 1993 đến 2017, tổng giáo phận khoán trắng chức vụ “pastoral administrator” cho một phụ nữ giáo dân cuồng nhiệt “phò đồng tính” đến mức cực đoan.
Trước những biểu hiện bất thường xảy ra tại đây, năm 2017, Đức Ông Charles Lienert, đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng được Tòa Giám Mục yêu cầu về coi sóc tạm thời giáo xứ này nhưng ngài bó tay không thể giải quyết được các vấn đề.
Tháng 7 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Alexander King Sample của tổng giáo phận Portland, bổ nhiệm Cha George Kuforiji, là người Nigeria di dân sang Hoa Kỳ vừa được thụ phong linh mục vào năm 2015, về làm Cha Sở chính thức tại đây.
Sau khi đến giáo xứ, Cha George Kuforiji đã cương quyết yêu cầu chỉ sử dụng các bản văn Phụng Vụ được Giáo hội phê chuẩn trong Thánh lễ. Trước đó, các bản văn Phụng Vụ đề cập đến Thiên Chúa qua các đại danh từ “He”, “Lord”, “King”, đã bị các phụ nữ này sửa đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính. Ngài cũng cấm việc đọc “kinh rất lạ” sau kinh Tin Kính.
Bùng nổ đã xảy ra sau khi Cha George Kuforiji soạn ra các dây stola, và các áo lễ có những “rainbow” để chuẩn bị quăng vào sọt rác.
Trong Thánh Lễ ngày 30 tháng Sáu (Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên), sau kinh Tin Kính, các phụ nữ này bắt đầu đọc “kinh rất lạ” bất chấp sự phản đối của linh mục chủ tế. Đến khi Cha George Kuforiji bắt đầu truyền phép, họ giơ cao các biểu ngữ. Một người đàn bà hét toáng lên: “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu, Chúa Giêsu của sự bao gồm”. Ý muốn nói bao gồm người đồng tính.
Họ la hét làm gián đoạn Thánh Lễ. Cha George Kuforiji rất bình tĩnh. Ngài nói chuyện nhẹ nhàng với họ để Thánh Lễ có thể được tiếp tục. Nhưng một người phụ nữ chống nạnh hét vào mặt ngài: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?”. Cha George Kuforiji nhẹ nhàng hỏi lại: “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Một người phụ nữ còn chạy lên cung thánh, tố cáo cả Đức Tổng Giám Mục và Cha George đã “lạm dụng” giáo dân khi thay đổi Phụng Vụ mà không hỏi ý kiến họ.
Sau khi quậy phá khiến thánh lễ không thể được hoàn tất, các phụ nữ này còn dùng các phương tiện truyền thông địa phương như tờ The Oregonian, một nhật báo tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, và đưa lên các mạng xã hội các video clips buộc Đức Tổng Giám Mục Sample điều Cha George Kuforiji đi nơi khác nếu không các phụ nữ này còn tiếp tục “quậy cho đến cùng”. Sau khi video này được phát tán rộng rãi, tổng giáo phận Portland, Oregon đã ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Cha George và nỗi buồn của tổng giáo phận trước hành động bất kính đối với Phụng Vụ thánh.
Trong số các phản ứng trên các phương tiện truyền thông Công Giáo và các mạng xã hội trước vụ này, rất nhiều phản ứng rất gay gắt. Nhiều người cho rằng nếu Cha George là một người da trắng, các phụ nữ luôn mồm nói mình là những người yêu thương này, có lẽ đã không dám mắng vào mặt ngài như vậy.
Trong số các phản ứng ôn tồn, điềm đạm hơn, có bài “Thank God for courageous priests like Fr George Kuforiji” đăng trên tờ Catholic Herald ngày 16 tháng Tám, của Giáo sư Chad C. Pecknold, giảng dạy Thần học Hệ thống tại Catholic University of America ở Washington DC.
Tạ ơn Chúa vì những linh mục can đảm như Cha George Kuforiji
Khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát
Mục sư Tin Lành Luther và cũng là một nhà hài hước Hans Fiene gần đây đã nhận xét rằng “những người Tin Lành khó chịu nhất trên thế giới là những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai.”
Nhận xét, vừa hài hước vừa chân thực này, đã được đưa ra sau một đoạn video về cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu trong một Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Portland, Oregon. Thánh lễ thưa thớt với hầu hết những người tham dự là những người lớn tuổi cấp tiến, tức giận với tân linh mục người Nigeria của họ, Cha George Kuforiji, vì ngài đã liên tục đưa ra các cải cách Phụng Vụ nhằm khôi phục các thánh lễ cho phù hợp với đức tin Công Giáo.
Hầu hết những người biểu tình là những người phụ nữ. Họ đã quát vào mặt vị linh mục hiền lành, đến từ châu Phi, vì ngài đã bãi bỏ phần bổ sung của họ sau khi đọc kinh Tin Kính, và vì ngài đã gỡ bỏ các băng rôn đầy mầu sắc chính trị họ treo phía trước giáo xứ. Kết luận mà “những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số” đã rút ra là Cha George ắt phải là một kẻ chống lại tình yêu! “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu,” một người phụ nữ đã hô vang. “Chúa Giêsu của sự bao gồm. Chúa Giêsu của sự phản kháng chống chính quyền vì khi chúng ta chống lại luật pháp, chúng ta ở trong Thần Khí Chúa.” Một người phụ nữ khác hét lên “Amen!”
Một trong những người biểu tình đã hỏi Cha George: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?” với ý muốn nói ngài không có tình yêu đối với người đồng tính và không thẩm quyền thay đổi thói quen thờ phượng của họ. Bà ta khẳng định thẩm quyền của mình: “Tôi đã ở đây hơn 15 năm. Ông chỉ mới ở đây có một năm thôi.”
Không có một chút hàm ý nào nại đến thẩm quyền của giáo sĩ, Cha George chỉ đơn giản hỏi ngược lại “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?” Người phụ nữ quay lưng bỏ đi trước câu hỏi này, và đó thật là một điều đáng tiếc vì đó mới là điều quan trọng duy nhất.
Một trong những người biểu tình khăng khăng cho rằng Cha George và Đức Tổng Giám Mục Sample đã “lạm dụng” họ thông qua những cải cách này mà không hỏi ý kiến của họ xem họ có mong muốn như thế không. Tuy nhiên, điều đã rõ ràng là “sự tham gia của giáo dân” vào Thánh lễ tự nó đã trở thành “việc điều khiển” Thánh lễ theo ý họ, đến mức có thể nói rằng nhiều giáo dân là những người đang lạm dụng, thao túng Phụng Vụ cho phù hợp với các nghị trình phụng tự cấp tiến của họ. Thay vào đó, cha George đã nhắm đến việc khôi phục Phụng Vụ của giáo xứ cho phù hợp với các chuẩn mực do Giáo hội thiết lập.
Cuộc biểu tình kết thúc với việc các giáo dân hát bài hát tiêu biểu cho kỷ nguyên dân quyền, “We Shall Overcome”, nối thành một vòng tay chống lại vị linh mục da đen của họ. Những người biểu tình quả đã mù quáng đến độ nực cười.
Rất may, Cha George nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Đức Tổng Giám Mục Sample. Sau khi video biểu tình này lan truyền rộng rãi, Tòa Giám Mục đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ vị linh mục Phi châu, nói rằng “tổng giáo phận rất hạnh phúc khi được làm việc với Cha George Kuforiji, Cha sở của Giáo xứ Thánh Phanxicô, để phục hoạt giáo xứ hầu có thể phục vụ tốt hơn dân số ngày càng tăng trong khu vực cũng như cho các thế hệ Công Giáo tương lai ở Portland.”
Mối quan tâm đối với “các thế hệ tương lai”, là một lời quở trách nhẹ nhàng đối với một thế hệ Woodstock dường như không thể hình dung được bất kỳ tương lai nào không phù hợp với tầm nhìn ương ngạnh và hoài cổ của họ. Khi giáo dân có lòng tôn kính đối với một cuộc diễu hành đồng tính hơn là cuộc rước kiệu tuyệt vời trong đó chính Chúa ngự đến trong Thánh lễ, thì cần phải có các biện pháp khẩn cấp.
Một số người cho rằng Cha George đã tiến quá nhanh. Con người là sinh vật của thói quen, và vì thế ngài nên tiến chậm hơn để hoán cải trái tim và tâm trí của họ cho phù hợp với Giáo hội. Có một sự thật nhất định trong sự thận trọng này. Tôi không phản đối chủ nghĩa “tiệm tiến” trong việc hình thành một giáo xứ sốt sắng hơn. Đôi khi phải mất một hoặc hai năm để chuẩn bị một giáo xứ cho việc làm một hàng rào cung thánh [trước vẫn dùng để giáo dân quỳ rước lễ - chú thích của người dịch], hoặc cho việc biết im lặng trong nhà thờ. Nhưng những Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội không bao giờ chọn một cách tiếp cận “tiệm tiến” khi đối mặt với dị giáo thể hiện nơi sự bất kính trong Phụng Vụ, và khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát để bảo vệ các Thánh lễ chống lại sự lạm dụng các tập quán địa phương. Như Chesterton nói, một số thói quen phải được nghiền nát dưới chân.
Cảm ơn Chúa vì chứng tá can đảm và trung thành của Đức Tổng Giám Mục Sample và Cha George. Câu hỏi Cha George hỏi đàn chiên của chính mình phải trở thành một câu hỏi cấp bách hơn bao giờ hết đối với mỗi chúng ta: “Bạn không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Nếu thánh ý Chúa cho các linh mục châu Phi có thể thường xuyên hỏi chúng ta câu hỏi này, thì tôi nói rằng Giáo hội Phi châu có thể sớm qua mặt Giáo Hội tại Mỹ châu.
Source:Catholic HeraldThank God for courageous priests like Fr George Kuforiji
Trước những biểu hiện bất thường xảy ra tại đây, năm 2017, Đức Ông Charles Lienert, đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng được Tòa Giám Mục yêu cầu về coi sóc tạm thời giáo xứ này nhưng ngài bó tay không thể giải quyết được các vấn đề.
Tháng 7 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Alexander King Sample của tổng giáo phận Portland, bổ nhiệm Cha George Kuforiji, là người Nigeria di dân sang Hoa Kỳ vừa được thụ phong linh mục vào năm 2015, về làm Cha Sở chính thức tại đây.
Sau khi đến giáo xứ, Cha George Kuforiji đã cương quyết yêu cầu chỉ sử dụng các bản văn Phụng Vụ được Giáo hội phê chuẩn trong Thánh lễ. Trước đó, các bản văn Phụng Vụ đề cập đến Thiên Chúa qua các đại danh từ “He”, “Lord”, “King”, đã bị các phụ nữ này sửa đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính. Ngài cũng cấm việc đọc “kinh rất lạ” sau kinh Tin Kính.
Bùng nổ đã xảy ra sau khi Cha George Kuforiji soạn ra các dây stola, và các áo lễ có những “rainbow” để chuẩn bị quăng vào sọt rác.
Trong Thánh Lễ ngày 30 tháng Sáu (Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên), sau kinh Tin Kính, các phụ nữ này bắt đầu đọc “kinh rất lạ” bất chấp sự phản đối của linh mục chủ tế. Đến khi Cha George Kuforiji bắt đầu truyền phép, họ giơ cao các biểu ngữ. Một người đàn bà hét toáng lên: “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu, Chúa Giêsu của sự bao gồm”. Ý muốn nói bao gồm người đồng tính.
Họ la hét làm gián đoạn Thánh Lễ. Cha George Kuforiji rất bình tĩnh. Ngài nói chuyện nhẹ nhàng với họ để Thánh Lễ có thể được tiếp tục. Nhưng một người phụ nữ chống nạnh hét vào mặt ngài: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?”. Cha George Kuforiji nhẹ nhàng hỏi lại: “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Một người phụ nữ còn chạy lên cung thánh, tố cáo cả Đức Tổng Giám Mục và Cha George đã “lạm dụng” giáo dân khi thay đổi Phụng Vụ mà không hỏi ý kiến họ.
Sau khi quậy phá khiến thánh lễ không thể được hoàn tất, các phụ nữ này còn dùng các phương tiện truyền thông địa phương như tờ The Oregonian, một nhật báo tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, và đưa lên các mạng xã hội các video clips buộc Đức Tổng Giám Mục Sample điều Cha George Kuforiji đi nơi khác nếu không các phụ nữ này còn tiếp tục “quậy cho đến cùng”. Sau khi video này được phát tán rộng rãi, tổng giáo phận Portland, Oregon đã ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Cha George và nỗi buồn của tổng giáo phận trước hành động bất kính đối với Phụng Vụ thánh.
Trong số các phản ứng trên các phương tiện truyền thông Công Giáo và các mạng xã hội trước vụ này, rất nhiều phản ứng rất gay gắt. Nhiều người cho rằng nếu Cha George là một người da trắng, các phụ nữ luôn mồm nói mình là những người yêu thương này, có lẽ đã không dám mắng vào mặt ngài như vậy.
Trong số các phản ứng ôn tồn, điềm đạm hơn, có bài “Thank God for courageous priests like Fr George Kuforiji” đăng trên tờ Catholic Herald ngày 16 tháng Tám, của Giáo sư Chad C. Pecknold, giảng dạy Thần học Hệ thống tại Catholic University of America ở Washington DC.
Tạ ơn Chúa vì những linh mục can đảm như Cha George Kuforiji
Khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát
Mục sư Tin Lành Luther và cũng là một nhà hài hước Hans Fiene gần đây đã nhận xét rằng “những người Tin Lành khó chịu nhất trên thế giới là những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai.”
Nhận xét, vừa hài hước vừa chân thực này, đã được đưa ra sau một đoạn video về cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu trong một Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Portland, Oregon. Thánh lễ thưa thớt với hầu hết những người tham dự là những người lớn tuổi cấp tiến, tức giận với tân linh mục người Nigeria của họ, Cha George Kuforiji, vì ngài đã liên tục đưa ra các cải cách Phụng Vụ nhằm khôi phục các thánh lễ cho phù hợp với đức tin Công Giáo.
Hầu hết những người biểu tình là những người phụ nữ. Họ đã quát vào mặt vị linh mục hiền lành, đến từ châu Phi, vì ngài đã bãi bỏ phần bổ sung của họ sau khi đọc kinh Tin Kính, và vì ngài đã gỡ bỏ các băng rôn đầy mầu sắc chính trị họ treo phía trước giáo xứ. Kết luận mà “những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số” đã rút ra là Cha George ắt phải là một kẻ chống lại tình yêu! “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu,” một người phụ nữ đã hô vang. “Chúa Giêsu của sự bao gồm. Chúa Giêsu của sự phản kháng chống chính quyền vì khi chúng ta chống lại luật pháp, chúng ta ở trong Thần Khí Chúa.” Một người phụ nữ khác hét lên “Amen!”
Một trong những người biểu tình đã hỏi Cha George: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?” với ý muốn nói ngài không có tình yêu đối với người đồng tính và không thẩm quyền thay đổi thói quen thờ phượng của họ. Bà ta khẳng định thẩm quyền của mình: “Tôi đã ở đây hơn 15 năm. Ông chỉ mới ở đây có một năm thôi.”
Không có một chút hàm ý nào nại đến thẩm quyền của giáo sĩ, Cha George chỉ đơn giản hỏi ngược lại “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?” Người phụ nữ quay lưng bỏ đi trước câu hỏi này, và đó thật là một điều đáng tiếc vì đó mới là điều quan trọng duy nhất.
Một trong những người biểu tình khăng khăng cho rằng Cha George và Đức Tổng Giám Mục Sample đã “lạm dụng” họ thông qua những cải cách này mà không hỏi ý kiến của họ xem họ có mong muốn như thế không. Tuy nhiên, điều đã rõ ràng là “sự tham gia của giáo dân” vào Thánh lễ tự nó đã trở thành “việc điều khiển” Thánh lễ theo ý họ, đến mức có thể nói rằng nhiều giáo dân là những người đang lạm dụng, thao túng Phụng Vụ cho phù hợp với các nghị trình phụng tự cấp tiến của họ. Thay vào đó, cha George đã nhắm đến việc khôi phục Phụng Vụ của giáo xứ cho phù hợp với các chuẩn mực do Giáo hội thiết lập.
Cuộc biểu tình kết thúc với việc các giáo dân hát bài hát tiêu biểu cho kỷ nguyên dân quyền, “We Shall Overcome”, nối thành một vòng tay chống lại vị linh mục da đen của họ. Những người biểu tình quả đã mù quáng đến độ nực cười.
Rất may, Cha George nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Đức Tổng Giám Mục Sample. Sau khi video biểu tình này lan truyền rộng rãi, Tòa Giám Mục đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ vị linh mục Phi châu, nói rằng “tổng giáo phận rất hạnh phúc khi được làm việc với Cha George Kuforiji, Cha sở của Giáo xứ Thánh Phanxicô, để phục hoạt giáo xứ hầu có thể phục vụ tốt hơn dân số ngày càng tăng trong khu vực cũng như cho các thế hệ Công Giáo tương lai ở Portland.”
Mối quan tâm đối với “các thế hệ tương lai”, là một lời quở trách nhẹ nhàng đối với một thế hệ Woodstock dường như không thể hình dung được bất kỳ tương lai nào không phù hợp với tầm nhìn ương ngạnh và hoài cổ của họ. Khi giáo dân có lòng tôn kính đối với một cuộc diễu hành đồng tính hơn là cuộc rước kiệu tuyệt vời trong đó chính Chúa ngự đến trong Thánh lễ, thì cần phải có các biện pháp khẩn cấp.
Một số người cho rằng Cha George đã tiến quá nhanh. Con người là sinh vật của thói quen, và vì thế ngài nên tiến chậm hơn để hoán cải trái tim và tâm trí của họ cho phù hợp với Giáo hội. Có một sự thật nhất định trong sự thận trọng này. Tôi không phản đối chủ nghĩa “tiệm tiến” trong việc hình thành một giáo xứ sốt sắng hơn. Đôi khi phải mất một hoặc hai năm để chuẩn bị một giáo xứ cho việc làm một hàng rào cung thánh [trước vẫn dùng để giáo dân quỳ rước lễ - chú thích của người dịch], hoặc cho việc biết im lặng trong nhà thờ. Nhưng những Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội không bao giờ chọn một cách tiếp cận “tiệm tiến” khi đối mặt với dị giáo thể hiện nơi sự bất kính trong Phụng Vụ, và khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát để bảo vệ các Thánh lễ chống lại sự lạm dụng các tập quán địa phương. Như Chesterton nói, một số thói quen phải được nghiền nát dưới chân.
Cảm ơn Chúa vì chứng tá can đảm và trung thành của Đức Tổng Giám Mục Sample và Cha George. Câu hỏi Cha George hỏi đàn chiên của chính mình phải trở thành một câu hỏi cấp bách hơn bao giờ hết đối với mỗi chúng ta: “Bạn không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Nếu thánh ý Chúa cho các linh mục châu Phi có thể thường xuyên hỏi chúng ta câu hỏi này, thì tôi nói rằng Giáo hội Phi châu có thể sớm qua mặt Giáo Hội tại Mỹ châu.
Source:Catholic Herald
Hồng Y sáng giá nhất cho chức vụ Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
Đặng Tự Do
18:54 26/12/2019
Trong cuộc gặp gỡ truyền thống với giáo triều Rôma để trao đổi những lời Chúc Mừng Giáng Sinh diễn ra vào hôm thứ Bẩy 21 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức Niên trưởng Hồng Y đoàn vì tuổi tác của Đức Hồng Y Angelo Sodano, năm nay 92 tuổi. Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng ban hành Tự sắc với những hướng dẫn mới về vai trò và nhiệm kỳ của Niên trưởng Hồng Y đoàn.
Theo Tự sắc mới, nhiệm kỳ của Niên trưởng Hồng Y đoàn chỉ kéo dài 5 năm, và có thể được gia hạn nếu cần thiết. Trước Tự sắc mới này, nhiệm kỳ của Niên trưởng Hồng Y đoàn là vô thời hạn.
Niên trưởng Hồng Y đoàn sẽ tiếp tục được chọn trong số các Hồng Y đẳng Giám mục theo như đã được thiết định trong giáo luật số 352 triệt 2.
Hiện nay, trong số các vị Hồng Y, có 9 vị là Hồng Y đẳng Giám mục. Các Hồng Y trong Hồng Y đoàn được chia thàng ba đẳng Phó Tế, Linh Mục và Giám Mục. Về phương diện thống kê mà nói, các vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục đang coi sóc các giáo phận hay tổng giáo phận khi được tấn phong Hồng Y, gần như luôn được phong Hồng Y đẳng Linh Mục. Trong khi, các Tân Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh được phong Hồng Y đẳng Phó Tế. Các vị này sau đó sẽ trở thành Hồng Y đẳng Linh Mục và đẳng Giám Mục.
Niên Trưởng Hồng Y đoàn sẽ chủ tọa Hồng Y đoàn nhưng không có quyền trên các Hồng Y khác. Theo giáo luật 352 triệt 1, ngài chỉ là “primazialità inter pares” - “người đứng đầu trong những người ngang hàng nhau”.
Trong số 9 vị là Hồng Y đẳng Giám mục, bên cạnh Đức Hồng Y Angelo Sodano, còn có các Đức Hồng Y Tarcisio Bertone; Josè Saraiva Martins; Giovanni Battista Re; Francis Arinze; Pietro Parolin; Leonardo Sandri; Marc Ouellet; và Fernando Filoni..
Các vị sẽ là những người bỏ phiếu bầu tân Niên Trưởng Hồng Y đoàn.
Nhiệm vụ chính của Niên Trưởng Hồng Y đoàn là giám sát công việc của mật nghị bầu Giáo Hoàng trong trường hợp sede vacante , nghĩa là khi Giáo Hội không có Giáo Hoàng. Trong điều kiện bình thường, ngài phụ trách việc điều phối các mối quan hệ giữa Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y.
Lý tưởng nhất là Niên Trưởng Hồng Y đoàn chưa đến 80 tuổi, như thế, ngài có thể tham gia trong mật nghị bầu tân Giáo Hoàng và hỏi vị được bầu xem liệu vị ấy có chấp nhận chức trách này hay không.
Theo một chuẩn mực bất thành văn, Niên Trưởng Hồng Y đoàn thường được chọn trong các vị trẻ tuổi nhất như các Đức Hồng Y Pietro Parolin; Leonardo Sandri; Marc Ouellet; và Fernando Filoni.
Tuy nhiên, vì năm vị còn lại, tức là những vị lớn tuổi hơn trong số 9 Hồng Y đẳng Giám Mục, chiếm đa số, ai được bầu sẽ phụ thuộc vào các vị này.
Source:Rome ReportsCandidates for role of Dean of College of Cardinals
Theo Tự sắc mới, nhiệm kỳ của Niên trưởng Hồng Y đoàn chỉ kéo dài 5 năm, và có thể được gia hạn nếu cần thiết. Trước Tự sắc mới này, nhiệm kỳ của Niên trưởng Hồng Y đoàn là vô thời hạn.
Niên trưởng Hồng Y đoàn sẽ tiếp tục được chọn trong số các Hồng Y đẳng Giám mục theo như đã được thiết định trong giáo luật số 352 triệt 2.
Hiện nay, trong số các vị Hồng Y, có 9 vị là Hồng Y đẳng Giám mục. Các Hồng Y trong Hồng Y đoàn được chia thàng ba đẳng Phó Tế, Linh Mục và Giám Mục. Về phương diện thống kê mà nói, các vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục đang coi sóc các giáo phận hay tổng giáo phận khi được tấn phong Hồng Y, gần như luôn được phong Hồng Y đẳng Linh Mục. Trong khi, các Tân Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh được phong Hồng Y đẳng Phó Tế. Các vị này sau đó sẽ trở thành Hồng Y đẳng Linh Mục và đẳng Giám Mục.
Niên Trưởng Hồng Y đoàn sẽ chủ tọa Hồng Y đoàn nhưng không có quyền trên các Hồng Y khác. Theo giáo luật 352 triệt 1, ngài chỉ là “primazialità inter pares” - “người đứng đầu trong những người ngang hàng nhau”.
Trong số 9 vị là Hồng Y đẳng Giám mục, bên cạnh Đức Hồng Y Angelo Sodano, còn có các Đức Hồng Y Tarcisio Bertone; Josè Saraiva Martins; Giovanni Battista Re; Francis Arinze; Pietro Parolin; Leonardo Sandri; Marc Ouellet; và Fernando Filoni..
Các vị sẽ là những người bỏ phiếu bầu tân Niên Trưởng Hồng Y đoàn.
Nhiệm vụ chính của Niên Trưởng Hồng Y đoàn là giám sát công việc của mật nghị bầu Giáo Hoàng trong trường hợp sede vacante , nghĩa là khi Giáo Hội không có Giáo Hoàng. Trong điều kiện bình thường, ngài phụ trách việc điều phối các mối quan hệ giữa Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y.
Lý tưởng nhất là Niên Trưởng Hồng Y đoàn chưa đến 80 tuổi, như thế, ngài có thể tham gia trong mật nghị bầu tân Giáo Hoàng và hỏi vị được bầu xem liệu vị ấy có chấp nhận chức trách này hay không.
Theo một chuẩn mực bất thành văn, Niên Trưởng Hồng Y đoàn thường được chọn trong các vị trẻ tuổi nhất như các Đức Hồng Y Pietro Parolin; Leonardo Sandri; Marc Ouellet; và Fernando Filoni.
Tuy nhiên, vì năm vị còn lại, tức là những vị lớn tuổi hơn trong số 9 Hồng Y đẳng Giám Mục, chiếm đa số, ai được bầu sẽ phụ thuộc vào các vị này.
Source:Rome Reports