Ngày 27-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xây dựng một gia đình hạnh phúc
Lm Đan Vinh
00:28 27/12/2019


Chúa Nhật Thánh Gia A
Hc 3,3-7.14-17a ; Cl 3,12-21 ; Mt 2,13-15.19-23

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 2,13-15.19-23

(13) Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì kìa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !”. (14) Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. (15) Ông ở đó cho đến khi Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: “Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.(19) Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, (20) báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì chưng kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. (21) Ông liền trỗi dậy, đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, (23) và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”.

2. Ý CHÍNH: XUẤT HÀNH TỪ AI CẬP.

Tin Mừng hôm nay muốn nói lên tư tưởng Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa bảo vệ khỏi bàn tay độc ác của bạo vương Hê-rô-đê. Người là Mô-sê Mới, dẫn đầu dân Ít-ra-en Mới, xuất hành ra khỏi Ai Cập trần gian để về miền Đất Hứa là thiên đàng đời sau.

3. CHÚ THÍCH:

- C 13-14: + Sứ thần Chúa hiện ra: Tin Mừng Mát-thêu ghi lại 4 lần sứ thần Chúa hiện ra với ông Giu-se (Mt 1,20; 2,13; 2,19; 2,22). + Báo mộng cho ông Giu-se: Sứ thần Chúa hiện đến cùng Giu-se trong giấc mộng và thay mặt Thiên Chúa ra lệnh cho Giu-se phải làm theo. + Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập: Lệnh truyền này nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa để bảo vệ Hài Nhi Cứu Thế. Ai Cập là một nước lớn nằm sát bên nước Do thái về phía Nam, và là nơi những người Do thái bị ruồng bắt thường tìm đến lánh nạn (x. 1V 11,40). Đi từ Bê-lem tới Ai Cập mất khoảng 5-6 ngày đường. + Vì Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy: Hài Nhi Giê-su được đem sang Ai Cập để trốn khỏi sự khủng bố của vua Hê-rô-đê độc ác, giống như Mô-sê ngày xưa cũng phải trốn khỏi sự ruồng bắt của Pha-ra-ô nước Ai-cập (x. Xh 2,15). + Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”: Câu này rút ra từ sách ngôn sứ Hô-sê (x. Hs 11,1), nói về cuộc Xuất hành của dân Ít-ra-en xưa. Khi đó dân Ít-ra-en đã được Đức Chúa gọi là “con Ta” (x. Xh 4,22).
- C 19-20: + Thánh gia trốn sang Ai-cập trong thời gian bao lâu: Khoảng từ vài tháng tới 3 năm. Giả sử thánh gia được triệu về ngay sau khi Ác-khê-la-ô lên kế vị (năm 750 tức khoảng năm thứ 4 đến thứ 6 sau Công Nguyên), thì thời gian ở bên Ai-cập của Thánh Gia không thể quá 3 hay 4 năm được. + Công Nguyên là gì: Công Nguyên hay Kỷ Nguyên Chung được tính bắt đầu từ năm Chúa Giáng Sinh. + Sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập: Khi vua Hê-rô-đê Cả chết, ông Giu-se lại được sứ thần Chúa hiện đến trong giấc mơ ra lệnh cho ông mau đem Hài Nhi và mẹ Người trở về quê hương, vì mối nguy đã chấm dứt với cái chết của vua Hê-rô-đê. + Vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi: Câu này chính là lời Đức Chúa báo cho Mô-sê về cái chết của Pha-ra-ô Ai-cập (x. Xh 4,19). Đây là một bằng chứng cho thấy Mát-thêu muốn ám chỉ Hài Nhi chính là Mô-sê của thời Tân Ước.
- C 23: + Và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét: Thánh Gia về cư ngụ ở Na-da-rét là ứng nghiệm lời sấm đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”. Ta có thể hiểu rằng Mát-thêu dùng danh xưng này để ám chỉ việc tự hạ của Đấng Cứu Thế. Nói Đấng Cứu Thế là người Na-da-rét cũng giống như nói Người đã bị người đời miệt thị khinh dể vậy.

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao Giu-se phải đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-Cập ?
2) Thánh Gia trốn sang Ai Cập đến khi nào về ?
3) Tại sao Giu-se lại đem Hài Nhi đến ở thành Na-da-rét ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập (14):

2. CÂU CHUYỆN:

1) MẸ CHUYỂN NHÀ ĐỂ DẠY CON NÊN NGƯỜI:

Khi Mạnh Tử còn bé, tóc để hình trái đào, mặt mũi khôi ngô, tính ham học hỏi thắc mắc và bắt chước người khác. Mẹ của Mạnh Tử rất thương yêu con, mong cho con học hành giỏi giang, trở thành hiền tài, nên bà luôn tìm phương cách dạy dỗ con tốt nhất.
Bấy giờ, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa. Ngày nào trong nghĩa địa cũng có các đám tang chôn cất người chết. Trong đám tang, Có người thì khóc thương thảm thiết, người khác đào huyệt rồi cùng nhau chôn quan tài xuống huyệt và lấp đất làm thành ngôi mộ. Bọn trẻ con gần đó rủ nhau đi xem đám ma, rồi bắt chước người lớn chơi trò đưa đám. Chúng chia nhau ra: Em đóng vai người chôn cất, em khác thì đội khăn tang theo sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Một hôm, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, nghe thấy tiếng trẻ con gào khóc gần nhà và xen lẫn tiếng người hô hoán khác lạ. Bà liền rời khung cửi ra ngõ xem điều gì xảy ra và bà giật mình khi thấy bọn trẻ đang chới trò đám tang giả. Bà thấy Mạnh Tử nhà bà cũng đang bắt chước người lớn đào huyệt, chôn xác, rồi cũng có lúc giả bộ lăn lộn trên đất giống như người nhà trong các đám tang mà chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng tự nhủ: "Con ta thơ dại mà lại chơi trò đào, chôn, lăn, khóc như thế này tâm trí ắt sẽ bị ảnh hưởng, còn tâm trí đâu mà học hành nữa". Rồi bà liền quyết định dọn nhà sang ở nơi khác, để thay đổi môi trường sống cho con. Lần này Mạnh Tử ở gần khu chợ sầm uất. Hằng ngày Mạnh Tử bắt chước người lớn ăn nói chua ngoa tục tĩu và chơi trò mua bán gian xảo. Bà mẹ Mạnh Tử một lần nữa lại dời nhà đến ở gần trường học. Tại đây bà thấy con trai học theo các học trò chăm chỉ đến lớp nghe lời thầy giáo dạy dỗ. Bà liền quyết định ở hẳn lại nơi này để Mạnh Tử con bà có điều kiện học hành chăm chỉ. Về sau Mạnh Tử đã thi đỗ và trở thành người tài đức giúp ích cho đời.

2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỜ KINH TỐI GIA ĐÌNH:

Một cha xứ kia đi thăm các gia đình trong xứ để kiểm tra nhân danh. Gặp một đôi vợ chồng không đọc kinh tối gia đình, cha hỏi: “Gia đình ông bà có đọc kinh chung gia đình không ?”. Họ trả lời vì không có thời giờ do con cái phải đi học thêm hay phải đi làm theo ca. Gia đình ông ta phải kiếm sống trước đã như câu “Có thực mới vực được đạo !” Bấy giờ cha xứ lại hỏi: “Nếu ông bà biết rõ là nhờ đọc kinh tối hàng ngày mà một đứa con sẽ tránh được một cơn bệnh hiểm nghèo, tránh được một tai nạn; Nhờ đọc kinh tối mà chúng mới có công ăn việc làm đều, chúng mới có đủ sáng suốt để làm được bài thi ở trường; Nhờ đọc kinh mà các linh hồn tiên nhân ông bà cha mẹ và những người thân đã chết sẽ sớm được về thiên đàng… thì ông bà có tổ chức đọc kinh gia đình hàng ngày không ?” Họ trả lời rằng: “Có thể chúng con sẽ đọc”. Cha xứ lại hỏi: “Giả như gia đình làm ăn thất bại phải mang nợ tới 100 triệu đồng, khó lòng có thể trả được cả vốn lẫn lãi, mà nếu ngày nào có đọc kinh tối gia đình 15 phút, thì sẽ được chủ nợ trừ bớt số lời 100.000 đồng, thì ông bà có đọc kinh tối chung không ?”. Bấy giờ ông kia hỏi lại: “Thưa cha, cha hỏi như vậy để làm gì ?” Bấy giờ cha xứ mới ôn tồn trả lời: “Tôi nói như vậy để cho thấy nguyên nhân gia đình ông bà không đọc kinh tối, không phải vì không có thời giờ hay vì bận làm việc, mà lý do chính là vì nghĩ rằng đọc kinh tối gia đình là điều không cần thiết, chỉ cần đi lễ nhà thờ là đủ. Tôi hỏi vậy để cho thấy việc đọc kinh cũng quan trọng không kém gì việc giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của các người thân trong gia đình, cũng có giá trị như một số tiền thiêng liêng, giúp bớt phần phạt cho người thân là tiên nhân ông bà đã qua đời, và giá trị của việc đọc kinh cũng có thể tương đương với số tiền cần chi dùng hàng ngày”.

3. SUY NIỆM:

1) THÁNH GIU-SE - GƯƠNG MẪU CỦA GIA TRƯỞNG:

- Mau mắn tuân giữ lời Chúa: Giu-se đã thi hành ba lệnh truyền của Chúa: Một là rước Ma-ri-a đang có thai về nhà làm vợ mình; Hai là tôn trọng lời khấn của Ma-ri-a dâng hiến toàn thân phụng sự Chúa bằng việc không ăn ở với bà. Ba là đặt tên cho con trẻ là Giê-su để nhận mình làm cha của Hài Nhi về luật pháp (x. Mt 1,24-25).
- Quyết tâm bảo vệ Hài Nhi: Khi vừa được mộng báo, Giu-se đã lập tức trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập ngay lúc đêm khuya và đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, ông lại vâng lời sứ thần trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Ông cũng khôn ngoan phòng tránh cho Hài Nhi khỏi bị nguy hiểm: Khi về tới Be-lem, nghe tin Ác-khê-lao đã lên kế vị vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê cũng độc ác nên ông đã lui về miền Ga-li-lê đến sống tại thành Na-da-rét.
- Tín thác vào Chúa quan phòng: Tín thác là dấu chỉ của một đức tin chân chính. Thánh Giu-se luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn vâng theo với sự tín thác hoàn toàn vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa quan phòng.

2) ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:

- Sống đúng vai trò của mình: Một tờ báo ở Luân-đôn nước Anh đã mở một cuộc điều tra các ông chồng, yêu cầu họ thành thật trả lời câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người thực sự có quyền làm chủ ?” Kết quả cho có 80% câu trả lời: “Vợ tôi làm chủ”, 20% trả lời “Mẹ vợ tôi làm chủ”. Chỉ có một số ít trả lời: “Chính tôi làm chủ, vì vợ tôi đã qua đời !” Như vậy, không lạ gì Anh quốc là nước số gia đình ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất: Mỗi năm cứ hai đám cưới thì có một đám ly hôn.
- Tránh thái độ gia trưởng độc đoán: Vợ chồng cần trao đổi để nên một lòng một ý trong cách ứng xử với tha nhân, nuôi dạy con cái, mua sắm đồ dùng, và trong công việc làm ăn sinh sống. Vì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”, và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.
- Gia đình phải có Chúa hiện diện: Thực vậy, nếu gia đình thực sự có đức tin, có lòng đạo đức, thì sẽ thương yêu và nhường nhịn lẫn nhau. Chồng thương yêu vợ, vợ yêu thương chồng, con cái thảo kính cha mẹ và anh chị em trong nhà thương yêu nhường nhịn nhau. Trong đời sống vợ chồng, chắc chắn sẽ có lúc vui lúc buồn, khi thành công lúc thất bại, và nhiều khi còn phải vác thánh giá là bệnh tật và các thói hư của nhau và phải vác đến chết để đền tội.
- Vợ chồng hãy chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau: Trong một buổi tĩnh tâm dành cho gia trưởng, nhưng cũng có nhiều bà vợ tham dự.

Tới phần làm phép Thánh giá, cha giảng phòng nói: “Ai có cây Thánh giá xin đem lên gần gian cung thánh để được làm phép. Bấy giờ một ông lão thay vì mang cây Thánh giá thì lại cõng bà vợ bị tê liệt lên. Tới lúc cha đến trước từng người đang cầm cây thánh giá để rấy nước thánh. Thay vì giơ cây Thánh giá lên cho cha làm phép thì ông lại cố bồng bà cụ lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông nói: “Thưa cha, đây là cây thánh giá của con. Xin cha làm phép để con được vác thánh giá này cho đến cùng !” Qua lời nói của ông cụ, chúng ta hiểu người bạn đời chính là thánh giá sống động mà chúng ta phải mang từ khi lấy nhau cho đến hết. Vợ là thánh giá của chồng và chồng là thánh giá của vợ. Ai cùng Chúa Giê-su trung thành vác thánh giá ấy cho đến cùng, thì sau này sẽ được sống lại với Chúa Giê-su và cùng được hưởng vinh quang Nước Trời với Người.
- Vợ chồng cùng nhau nhìn về một hướng là nuôi dạy con cái nên người: Cần ý thức con cái chính là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, là tương lai của cha mẹ sau này, nên vợ chồng phải hy sinh mọi sự như thời giờ, tiền bạc, công việc… để lo cho con cái được sống trong bầu khí hạnh phúc và môi trường sống an toàn. Câu chuyện mẹ thày Mạnh Tử sẵn sàng dời nhà từ nghĩa trang đến gần trường học để tránh cho con khỏi bị lây nhiễm các thói hư và chăm chỉ học tập trở thành người tài đức giúp ích cho đời, là gương mẫu cho các cha mẹ hôm nay.

3) CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÁO DỤC CON CÁI?

Từ thời mở cửa, gia đình Việt Nam đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Số cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Con cái không còn vâng lời cha mẹ như xưa. Nhiều gia đình tuy công việc làm ăn kinh tế có khá hơn, nhưng con cái lại bỏ bê việc học hành và sa đà vào các thói hư như : ăn chơi sa đọa, bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội như sì-ke ma túy, cướp bóc, quậy phá… làm cho cha mẹ xấu hổ và gia đình tan nát ly tán. Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, các bậc cha mẹ hãy học tập noi gương Thánh Gia là thánh cả Giu-se và Thánh Mẫu Ma-ri-a.

- Quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái: Cha mẹ không phải chỉ quan tâm đến con bằng việc cho chúng tiền bạc tiêu xài, mà quan trọng hơn là cho con tình thương, sự chăm sóc dạy dỗ ngay từ khi chúng còn nhỏ dại, và cảm thông động viên khi chúng trưởng thành. Nên nhớ rằng : Dù cha mẹ có thành công trong việc làm ăn kinh tế hay thăng quan tiến chức xã hội, mà để con cái mình sa đà vào thói hư như hút sách bài bạc… thì sự thành công kia trở thành thất bại gây cho cha mẹ nhiều nỗi ân hận đau khổ nhất. Vì thế, cha mẹ cần bảo vệ con cái mình khỏi tác hại của sách báo phim ảnh xấu trên các trang mạng internet, khỏi các bạn bè xấu… Nếu cần cha mẹ hãy đem con cách ly khỏi nanh vuốt của Hê-rô-đê gian ác của thời nay để đưa con yên tâm học tập và trở thành những người trưởng thành hữu dụng sau này.
- Phải dạy cho con cái hiếu thảo với cha mẹ và biết lễ độ với người trên: Muốn việc giáo dục thành công, chính cha mẹ phải được huấn luyện các đức tính nhân bản trước rồi mới biết đường dạy dỗ con cái. Cần dạy con bằng gương sáng của cha mẹ hơn là lời nói suông: Cần nói năng trung thực, khiêm tốn phục vụ và biết giữ chữ tín khi giao tiếp với tha nhân.
- Gia Đình cần học sống Lời Chúa : Cha mẹ cần tạo thói quen lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình, bằng việc phân công cho con cái mở Kinh Thánh để đọc Lời Chúa, rồi cầu nguyện để quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy hằng ngày.

4. THẢO LUẬN:

1) Các gia trưởng và hiền mẫu Công giáo cần học tập những gì nơi thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a để gia đình được hạnh phúc ?
2) Nguyên nhân làm cho các gia đình đổ vỡ ly hôn là gì ? Khi xảy ra ly hôn thì trong hai vợ chồng ai là người có lỗi hơn ?
3) Bạn có đồng ý với câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” không ? Tại sao ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho các gia đình tín hữu chúng con biết luôn “trên thuận dưới hòa”, “một lòng một ý”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì được tình yêu ban đầu. Xin cho họ biết “cho nhiều hơn nhận”, biết “ân cần phục vụ” cho nhau, biết “quảng đại tha thứ và nín nhịn các sự yếu đuối lỗi lầm” của nhau. Biết “nói ít làm nhiều”, và “sẵn sàng vác thánh giá” là chịu đựng người bạn đời của mình”... Nhờ đó các gia đình chúng con hy vọng sẽ trở thành một thiên đàng trần gian, là dấu chỉ chúng con sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu sau này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.




 
Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Chúng ta
Lm Đan Vinh
00:35 27/12/2019


Lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa (01/01)
Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 2,16-21

(16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.

2. Ý CHÍNH: CHÚA GIÊ-SU LÀ CON MẸ MA-RI-A

Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc viếng thăm của các mục đồng nơi hang đá Be-lem sau khi được thiên thần hiện đến loan báo Tin mừng về Đấng Cứu Thế đã ra đời. Các mục đồng vui mừng lập tức lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế. Cuối cùng họ đã tìm thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ tại cánh đồng Bê-lem. Họ đã thuật lại sự thể mắt thấy tai nghe. Riêng Đức Ma-ri-a thì ghi nhớ các điều ấy và suy niệm trong lòng.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:

Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC MA-RI-A LÀ HÒM BIA GIAO ƯỚC MỚI CỦA THIÊN CHÚA:

+ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒM BIA GIAO ƯỚC: Hòm bia hay Khám Giao Ước là một chiếc thùng được làm bằng gỗ keo hình chữ nhật, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Được dát bằng vàng ròng cả trong lẫn ngoài (x. Xh 37, 1-2). Bên trong chứa đựng hai tấm bia ghi Mười điều răn do chính Thiên Chúa viết và ban cho dân It-ra-en qua trung gian của Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 20,1-17; Đnl 5,2-21). Về sau Mô-sê còn viết sách Luật và truyền đặt bên cạnh Hòm Bia (x. Đnl 31,24-27). Trên Hòm Bia có một cái nắp đậy được gọi là Nắp Xá Tội. Hai bên đầu nắp có hai bức tượng thần hộ giá (Kê-ru-bim) bằng vàng gò đặt đối diện nhau và cùng cúi mặt xuống nắp. Hai tượng này có cánh giương lên và phủ trên nắp (x. Xh 25,18-20). Chính nơi Hòm Bia này mà Đức Chúa hiện ra nói chuyện với dân Người và đáp lại lời họ kêu xin (x. Xh 25,22; 1 Sm 4,4). Trong cuộc hành trình qua sa mạc, Hòm Bia Giao Ước luôn được khiêng đi trước dẫn đường cho dân Ít-ra-en. Vua Đa-vít đã đem cả Hòm Bia Giao Ước lẫn Lều Thánh về Giê-ru-sa-lem và làm cho thành này trở thành trung tâm của Vương quốc cả về chính trị lẫn tôn giáo. Vua Sa-lô-môn đã đặt Hòm Bia Giao Ước vào nơi Cực Thánh của Đền Thờ sau khi xây dựng xong. Đối với nhà vua cũng như toàn dân, Hòm Bia Giao Ước mang một ý nghĩa lãnh đạo và che chở. Nhưng đồng thời cũng là lời khuyến cáo phải sống theo thánh ý Thiên Chúa là Đấng đang hiện diện ở giữa dân Người. Sau khi đế quốc Ba-by-lon tàn phá Đền thờ Giê-ru-sa-lem vào năm 587 trước Công Nguyên, họ cũng phá hủy cả Hòm Bia Giao Ước. Từ đó tất cả ý nghĩa của Hòm Bia Giao Ước đều chuyển sang Đền Thờ thứ hai và thành thánh Giê-ru-sa-lem, được coi là ngai tòa và là bệ chân của Thiên Chúa.

+ ĐỨC MA-RI-A, HÒM BIA CỦA GIAO ƯỚC MỚI: Trong Tân Ước, Đức Ma-ri-a được công nhận là nơi Thiên Chúa cư ngụ, giống như Hòm Bia của Giao Ươc mới. Nơi Đức Ma-ri-a, quyền năng của Thiên Chúa đã được tỏ hiện, đúng như sứ thần đã nói với Người: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc 1,35). Thực vậy, vinh quang Thiên Chúa đã bao phủ trên Ma-ri-a giống như cột mây cột lửa đã rợp bóng trên dân It-ra-en để bang trợ, phù giúp dân vượt qua biển Đỏ về miền Đất Hứa (x. Xh 14,19-20). Trong biến cố Truyền tin, ngay sau lời thưa “Vâng” của Người, Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai mà vẫn còn trinh khiết, và Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập vào Thai nhi ấy, trở thành người có xác có hồn giống như chúng ta (x. Lc 1,38), ngoại trừ không có tội. Đó là Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể.

Tóm lại, Đức Ma-ri-a cũng đựơc ví như Hòm Bia của Giao Ước Mới, nơi mà “Lời Thiên Chúa đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (x. Ga 1,14), và Đức Giê-su trở thành Đấng “Em-ma-nu-en” Nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Đức Ma-ri-a là Mẹ cưu mang Hài Nhi Giê-su trong lòng, nên cũng ví như Hòm Bia Thiên Chúa.

2) LỊCH SỬ TÍN ĐIỀU ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ THIÊN CHÚA :

Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa là một đặc ân quan trọng nhất trong các đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ và là tước hiệu được Hội Thánh sử dụng để ca tụng Đức Ma-ri-a.

- Tuy nhiên, đến thế kỷ V, Nes-tô-ri-ô đã công khai chống lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này. Theo Nes-tô-ri-ô, Đức Ma-ri-a chỉ được gọi là Mẹ Đức Giê-su Ki-tô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Bấy giờ một cuộc tranh luận thần học lớn lao về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể đã xảy ra trong Hội Thánh, nên vào năm 431 Công đồng E-phê-sô đã được triệu tập dưới sự chủ toạ của thánh Xi-ri-lô. Chính Công đồng này đã xác tín Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa như sau: “Nếu ai chối Đức Giê-su là Thiên Chúa, và bởi đó chối Đức Thánh nữ Đồng trinh Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa vì người đã sinh ra thân xác Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, thì bị vạ tuyệt thông.” Từ đây tước hiệu Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa đã được Hội Thánh dùng để tôn vinh Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.

- Vào năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô XI khi thiết lập lễ kính Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa đã tuyên bố như sau: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mạch nước mầu nhiệm vô tận, tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.

- Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã đặt lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong tông huấn Ma-ri-a-lis Cul-tus ngài đã viết: “Vì có sự trùng hợp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh nên ngày đó được đặt làm ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, hầu thành quả của hoà bình có điều kiện phát sinh trong lòng nhiều người”.

- Công đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965) trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh cũng đã khẳng định: "Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa ... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Ki-tô".

3) MẸ MA-RI-A HẰNG CỨU GIÚP NHỮNG AI GẶP CƠN NGUY KHỐN

Trưa ngày 12/10/1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao. Khi băng qua dãy núi Ăng-đét thì máy bay bị trục trặc mất thăng bằng và lao xuống đất rất nhanh. Sau một phút, nó đã đâm xuống lớp tuyết rất dày và bị vỡ ra nhiều mảnh. 28 học sinh may mắn còn sống sót. Một vài cậu chỉ mặc một chiếc áo khoác thể thao. Một số khác thì mặc áo tay dài. Không ai mang theo áo lạnh thích hợp với thời tiết lạnh 20 độ dưới số không.

Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh sống sót kia ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay còn sót lại. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một ít thức phẩm gồm có các loại thịt nguội, bánh mì và rượu vang… khiến họ hy vọng nhờ đó sẽ có thể sống thêm được một thời gian. Ngoài ra họ cũng có một chiếc ra-đi-ô cát-xét vẫn còn dùng tạm được. Cũng nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ đã hiểu biết công cuộc cứu hộ đang được triển khai sau khi phi cơ của họ lâm nạn, tại các quốc gia trong vùng máy bay bị rơi như Chi-lê, Ác-hen-ti-na và U-rơ-guây. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo do thời tiết xấu nên không thể tìm ra chiếc máy bay lâm nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân này hiểu rằng: họ có sống và trở về nhà hay không là hoàn toàn tùy theo sự may mắn và quyết tâm sống còn của họ mà thôi.

Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời vì bệnh viêm màng phổi do không chịu được tiết trời băng giá khủng khiếp. Đoàn người lâm nạn chỉ còn 16 người. Bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào phép lạ. Cả 16 học sinh quyết định họp nhau lại cầu nguyện mỗi buổi tối. Cứ vào khoảng 9 giờ tối, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngừng trò chuyện riêng và người điều khiển giờ kinh lấy ra một cỗ tràng hạt, rồi cả bọn ngồi quây quần thành hình vòng tròn cùng đọc kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu nguyện tự phát, các bài thánh ca và kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ, để xin Mẹ Chúa Trời đóai thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động lực giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát.

Ngày qua ngày, thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may một cậu đã tìm thấy một cuộn dây thừng bằng ny-lông và trao cho hai bạn dùng tạm làm sợi dây an toàn khi leo xuống. Hai cậu cũng đem theo một ít lương thực cùng với búa và đinh. Họ bắt đầu tuột xuống vách đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút thôi là cả hai sẽ bị rơi xuống vực sâu. Mọi người đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a giúp hai bạn leo xuống đến nơi an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở con đường dưới núi, và chỉ sau vài tiếng đồng hồ, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện bay lên đỉnh núi cao chót vót để cứu tất cả mười bốn học sinh còn lại. Chính nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã có thể sống sót tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ dám hy vọng người thân của mình còn sống và sẽ có ngày trở về nhà. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được rằng: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà còn là Mẹ của mọi người tín hữu biết thành khẩn kêu xin ngài cầu bầu nữa.

3. SUY NIỆM:

1) MA-RI-A MẸ CHÚA GIÊ-SU VÀ CŨNG LÀ MẸ CHÚNG TA :

- Thánh Phao-lô viết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới. Vì Người là Mẹ của Chúa Giê-su là đầu nhiệm thể, nên cũng là Mẹ của các phần chi thể là các tín hữu chúng ta.
- Hơn nữa, khi đứng dưới chân thập giá, Mẹ Ma-ri-a lại được Chúa Giê-su trao cho sứ mệnh làm Mẹ của môn đệ Gio-an, và sau đó Gio-an đã rước Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng (x. Ga 19,26-27). Gio-an chính là đại diện cho Hội Thánh được Chúa Giê-su trăn trối trở thành con Đức Mẹ. Cuối cùng, Mẹ Ma-ri-a còn là trạng sư cầu bầu đắc lực cho các tín hữu chúng ta trước tòa phán xét sau này.

2) MẸ LUÔN CHUYỂN CẦU CHÚA BAN ƠN CHO NGƯỜI THÀNH TÂM CẦU XIN:

- Trong tiệc cưới tại Ca-na, Mẹ Ma-ri-a đã phát hiện bữa tiệc nửa chừng sắp hết rượu. Không đợi cho gia đình nhà đám phải van nài, Mẹ đã báo cáo cho Đức Giê-su và bảo các gia nhân hãy vâng lời Người dạy. Nhờ lời bầu cử đắc lực của Mẹ, mà dù chưa tới giờ hành động. Đức Giê-su đã nhận lời Mẹ cầu xin nên đã biến nước lã trở thành rượu ngon, giúp đôi tân hôn khỏi bị xấu hổ trước các thực khách (x. Ga 2,1-11).
- Ngày nay Mẹ Ma-ri-a cũng tiếp tục chuyển cầu cho các đôi vợ chồng trẻ có lòng tin cậy nơi Mẹ, để giúp họ vượt qua những thử thách gian nan trong cuộc sống lứa đôi, và làm cho tình yêu của họ dù lúc nào đó bị lạt như nước lã, cũng sẽ trở thành nồng thắm như rượu hồng giống như khi mới yêu nhau. Miễn là họ phải mời Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đến làm chủ gia đình và biết cầu xin Mẹ giúp như đôi tân hôn thành Ca-na xưa.

4. THẢO LUẬN:

Khi gặp gian nan thử thách, ta nên làm gì để được Mẹ Thiên Chúa trợ giúp?

5. NGUYỆN CẦU:
LẠY MẸ MA-RI-A LÀ TỪ MẪU CỦA CHÚNG CON. Mẹ chính là sự sống, sự ngọt ngào và nguồn hy vọng của chúng con. Lòai người chúng con là con cháu A-Đam E-và đang bị lưu đày dưới thế gian, thung lũng đầy nước mắt, đang hướng lòng về Mẹ là Đấng hằng cứu giúp mà than van kêu cầu. Xin Mẹ đoái thương nâng đỡ chúng con, để sau cuộc đời lưu đày này và nhất là trong giờ chết, chúng con sẽ được Mẹ dẫn đưa đến với Chúa Giê-su Con yêu của Mẹ, để chúng con được Chúa phán xét bao dung. Ôi Ma-ri-a, Mẹ là Trạng Sư của chúng con ! Ôi Trinh Nữ Ma-ri-a dịu hiền, xin luôn ở bên chúng con và đừng bỏ chúng con trong giờ sau hết. A-MEN.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Đức Maria, Thiên Mẫu và Mẫu Gương
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:33 27/12/2019
Lễ Mẹ Thiên Chúa

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Hôm nay là ngày đầu tiên của Năm Mới, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mẹ Thiên Chúa với ý nguyện cầu Bình An cho toàn thế giới.

1- Một tín điều để tin

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một đặc ân rất cao trọng, được Giáo Hội tuyên tín như là một chân lý đức tin buộc mỗi người chúng ta phải tin.

Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết đúng đắn, tước hiệu này có thể làm cho chúng ta bối rối và thắc mắc: phải chăng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một sự phạm thượng? Làm sao một thụ tạo bất toàn lại có thể sinh ra Thiên Chúa được?

Thực ra, thắc mắc này đã có từ rất xa xưa. Vào khoảng năm 428 Nestorius, giám mục ở Constantinople, phủ nhận tước hiệu này. Ông chủ trương rằng: “Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa.” Theo ông, Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu thôi, cùng lắm là Mẹ Chúa Kitô, không thể là Mẹ Thiên Chúa.

Trước lạc giáo này, Công Đồng Chung họp tại Êphêsô vào năm 431 để giải quyết tranh luận và đã tuyên tín rằng: “Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hợp với nhục thể trong lòng Đức Maria, do đó Đức Maria đã sinh ra Ngôi Lời nhập thể, và đáng được gọi là Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos).

Tước hiệu này không có nghĩa là Đức Maria đã sinh ra Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng là người sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, nên Đức Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Hay nói chính xác hơn Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, người đã sinh Con Thiên Chúa trong thời gian.

Chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của tín điều này khi đặt nó trong mối tương quan với Chúa Kitô và dựa trên nền tảng Kinh Thánh.



2- Nền tảng Kinh Thánh

Trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy nền tảng Kinh Thánh cho tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Bài đọc II là một trích đoạn trong thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Galát. Đây là bản văn cổ nhất của Tân Ước nói về Đức Maria: “Thưa anh em, khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4). Quả thế, người phụ nữ được nói ở đây chính là Đức Maria, người đã cưu mang và sinh hạ Con Đức Chúa Trời làm người.

Đặc biệt, chúng ta còn tìm thấy trong Tin Mừng Luca tước hiệu này dành cho Đức Maria khi Người đi thăm bà Êlisabét (x. Lc 1,38-48). Bà Êlisabét được tràn đầy Thánh Thần và kêu lên rằng: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (Lc 1,43-44). Bà Êlisabét gọi Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa” bởi vì Mẹ đang cưu mang trong lòng Ngôi Hai Thiên Chúa và sẽ sinh ra cho loài người Đấng Cứu Độ là Chúa Giêsu Kitô.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại chứng tá của các mục đồng về biến cố Chúa Giêsu được sinh hạ bởi Đức Maria tại Bêlem. Các mục đồng hết sức ngạc nhiên vì đã chứng kiến những sự việc xảy ra đúng như lời các thiên thần loan báo cho họ. Con Thiên Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn. Họ đến thờ lạy Người và gặp Đức Maria, thánh Giuse và Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,16-21).

Như thế, Đức Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn, chuẩn bị nên xứng đáng để cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn vâng phục và cộng tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nên Giáo Hội đã tôn kính Mẹ với tước hiệu rất cao trọng là Mẹ Thiên Chúa.

Chúng ta cũng nên biết rằng: Trong phụng vụ, bậc thứ nhất là sự tôn thờ (latria) được dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Như Kinh Thánh dạy: “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em)” (Đnl 6,5). Bậc thứ hai gọi là sự biệt kính (hyperdulia) hay sự tôn kính đặc biệt được dành cho Đức Maria. Sau Thiên Chúa phải là Đức Maria, bởi vì Đức Maria có một địa vị hết sức cao cả trong chương trình cứu độ. Mẹ là người sinh ra Đấng Cứu Độ. Nhờ Mẹ, chúng ta mới có Chúa Kitô. Bậc thứ ba là sự tôn kính dành cho chư thánh (dulia).

3- Đức Maria là mẫu gương

Khi cử hành lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc suy tôn và chiêm ngắm dung mạo cao cả của Đức Maria, nhưng chúng ta còn được mời gọi noi gương Đức Maria để sống như Mẹ đã sống.

Thánh Luca nhắc đi nhắc lại mẫu gương của Đức Maria: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19.51). Mẹ là người luôn lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và đem ra thực hành. Trước khi Mẹ cưu mang Ngôi Lời trong dạ, Mẹ đã cưu mang Lời Chúa trong tâm hồn rồi. Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta về việc lắng nghe và sống Lời Chúa.

Nếu Đức Maria được vinh dự làm Mẹ Thiên Chúa, thì mỗi người Kitô hữu cũng được chia sẻ sự vinh dự đó. Bởi vì, như Chúa Giêsu nói: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 8,21).

Giáo Hội là mẹ, nghĩa là Giáo Hội tiếp tục sứ mạng của Đức Maria, người tiếp tục sinh hạ Chúa Kitô cho người khác. Bởi vì mỗi người Kitô hữu là Giáo Hội, nên chúng ta được mời gọi sinh hạ Chúa Giêsu cho người khác bằng sự hy sinh phục vụ, lời cầu nguyện và đời sống chứng tá của chúng ta, đặc biệt nhờ việc dạy giáo lý, huấn luyện đức tin cho con cái và giới trẻ.

Nhân dịp bước vào Năm Mới, dưới sự phù trì và cầu bầu của Đức Maria, xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta được bình an và dồi dào phúc lành của Thiên Chúa. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Lễ Thánh Gia Thất năm A
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
06:11 27/12/2019


Từ Gia đình Thánh Gia đến Gia đình chúng ta.


Thiên Chúa không hứa ban cuộc sống dễ dãi. Bởi đó, ai nghĩ rằng, cuộc sống này đã quá lao đao, khổ nhọc, bây giờ đi tìm Thiên Chúa để được Người giải thoát khỏi những bất hạnh đời thường, người đó thất bại.

Cuộc sống thực tiễn, và hạnh phúc của nó không là mục đích tôn giáo nhắm tới. Đúng hơn, bước theo Chúa, con người hãy cộng tác với ơn Chúa, để sống trọn cuộc đời mình.

Niềm vui ngày Thiên Chúa giáng sinh còn chưa dứt, khúc hát an bình của thiên thần còn chưa kịp lắng đọng, nỗi hân hoan vì là những người đầu tiên trên thế giới qua mọi thế hệ đón nhận tin mừng Giáng sinh của các mục đồng còn chưa kịp phôi phai, hay niềm hoan lạc vì nhận ra và được tôn thờ Đấng Cứu Tinh trần gian của ba đạo sĩ chắc còn đang dâng tràn, thì nỗi vui mừng tưởng chừng lớn lao ấy, lại là nỗi vui không trọn vẹn. Tai họa bắt đầu ập đến trên chính gia đình mà Chúa Giêsu chọn để sinh ra: bạo vương Hêrôđê đang tìm giết hại Hài nhi Giêsu.

Lần trước, thiên thần cho thánh Giuse biết bào thai Giêsu trong lòng dạ Đức Maria là do Chúa Thánh Thần. Lần này thiên thần lại mộng báo cho thánh Giuse: “Hãy thức dậy, đem Hài nhi và Mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông: vì Hêrôđê sắp sữa tìm kiếm Hài nhi để sát hại Người”.

Thiên Chúa luôn luôn thể hiện những điều ngược đời. Hài nhi Giêsu ấy là Thiên Chúa làm người lại chạy trốn những con người mà chính mình tạo ra, làm cho Đức Maria và thánh Giuse cùng liên lụy...

Không chỉ có thế, Hêrôđê dù không thể giết Thiên Chúa làm người, thì cũng đã giết hàng loạt trẻ em Do-thái. Bởi đó sự liên lụy này bỗng dưng mở rộng toàn cõi Giuđêa.

Sóng gió ập đến. Gia đình thánh Gia long đong. Các gia đình trên cùng quê hương đất nước có con trẻ từ hai tuổi trở xuống, trở nên ảm đạm, thê lương.

Có Chúa đấy. Chúa đang ngự trên quê hương ấy. Chúa đang hiện diện tỏ tường trên chính gia đình Thánh gia. Nhưng đâu phải có Chúa là sóng gió đi qua, bất hạnh chấm dứt!

Điều quan trọng không nằm ở chỗ Chúa có ra tay dẹp yên sóng gió hay không. Nhưng quan trọng là niềm tín thác của ta có vững vàng hay không?

Ngày Lễ Thánh Gia Thất, Hội Thánh lại muốn ta suy niệm cuộc di tản của gia đình Thánh Gia: một câu chuyện Kinh Thánh mang nỗi buồn.

Thực ra, gia đình bé nhỏ này, trong cuộc sống gặp phải rất nhiều đau khổ, bất bình an, bắt đầu từ ngày đầu tiên khi Maria và Giuse gặp nhau, cho đến khi trẻ Giêsu lớn lên rồi trưởng thành. Cuộc di tản chỉ là một trong chuỗi nỗi đau của cuộc đời Thánh Gia.

Bạn và tôi, ai cũng có một mái ấm, ai cũng bắt đầu sinh ra, lớn lên, được đùm bọc, chở che trong một mái ấm. Rồi mỗi người lớn lên, lại tạo ra cho mình những mái ấm. Mái ấm ấy chúng ta cùng chung một tiếng gọi thân thương: Gia đình.

Nói như thế, không có nghĩa là mái ấm gia đình cứ mãi suôn sẻ, cứ mãi phẳng lặng như mặt nước hồ thu.

Nếu Gia đình Thánh Gia đã chịu nhiều đau khổ, thì gia đình chúng ta cũng không thiếu những khổ đau.

Những đe dọa của gia đình chúng ta hôm nay là: sự nghèo túng, nợ nần làm cho những thành viên trong gia đình chán nản: người cha thì nghiện rượu, người mẹ thua buồn bỏ bê nhà cửa, con cái dốt nát…

Tình cảm giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em trở nên nguội lạnh. Tình yêu thiếu, thì xung đột gia đình cũng bắt đầu diễn ra, làm cho hạnh phúc càng lúc càng xa vắng.

Nghèo đã vậy, sự giàu có cũng gây không ít đau buồn. Tranh giành của cải, tranh giành đất đai, nhà cửa làm cho gia đình xâu xé, con cái phản nghịch cha mẹ, vợ chồng, anh chị em oán hận nhau…

Thêm vào đó, nạn ngừa thai, phá thai, ngoại tình, ly dị… càng làm cho gia đình thêm nhiều mối đe dọa.

Đứng trước những cảnh huống của xã hội như thế, là Kitô hữu, bạn và tôi sẽ giải quyết vấn đề ra sao?

Tôi nghĩ, giải pháp hay nhất là giải pháp của lòng Tin. Chúa vẫn đang ngự trong gia đình ta. Có thể Chúa sẽ không dẹp tan bão tố. Nhưng trong bão tố, ta có còn đức Tin như thánh Giuse, như Đức Maria?

Chính lòng Tin sưởi ấm tình yêu gia đình.

Khổ đau sẽ không thiếu. Nhưng nếu có đức Tin, đức Tin sẽ an ủi ta nhiều hơn, giúp ta chấp nhận nghịch cảnh dễ hơn.

Điều quan trọng: chính khi ta tin vào Thiên Chúa, đức Tin sẽ giúp Tình yêu của ta bền vững, các thành viên trong gia đình biết yêu mến nhau hơn.

 
Gia Đình Trong Chương Trình Cứu Độ Của Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:34 27/12/2019
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Gia

(Lc 2, 41-52)

Tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Gia Thất. Vì mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống. Trước mặt Thiên Chúa gia đình thật quan trọng, Thiên Chúa đã tạo lập gia đình ngay từ thủa ban đầu, Con Thiên Chúa cũng chọn gia đình để sinh ra và cư ngụ.

Các bài đọc hôm nay từ Cựu Ước đến Tân Ước thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp tuyệt vời về cách sống trong gia đình. Nếu bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca dạy con cái phải thảo cha kính mẹ: “Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống“, cùng với những phần phúc cho những người con biết tôn kính mẹ cha là: “Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng“, nhất là được trường thọ: “Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. ” Thì bài đọc II, Thánh Phaolô khuyên những người làm vợ làm chồng: “Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó“. Ngài cũng khuyên cha mẹ phải tôn trọng, yêu mến con cái: “Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt” (Cl 3, 21). Bài Tin Mừng nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Giuse, mẫu gương cho bậc làm cha, làm chủ, làm chồng trong các gia đình.

Xem video và nghe bài giảng

Thảo kính cha mẹ

Để giữ cho gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban cho Giới răn thứ Bốn trong Mười Điều răn: “Thứ Bốn thảo kính cha mẹ”,

Có nhiều kẻ làm con đã hỏi: Vậy, tước phẩm làm cha làm mẹ là thế nào để con cái phải tôn kính. Quyền bính cha mẹ tự đâu mà có?

Để có một cuộc sống đích thực, nhân loại phải có quyền bính, nếu không xã hội không thể có được, và phải đi tới nguyên tắc căn bản: không có Thiên Chúa, không có quyền bính. Vì thế, kẻ làm con, người làm bề dưới phải vâng lời cha mẹ, tùng phục người trên là vì thấy trong trật tự ổn định là quyền lực, là thế giá của Thiên Chúa. Đứa trẻ thấy quyền lực Thiên Chúa nơi cha mẹ, học trò ở nơi thầy cô, người dân thấy ở nhà cầm quyền. Phải, quyện lực của cha mẹ là do Thiên Chúa mà ra.

Chúa dạy: “Hãy tôn kính cha ngươi và mẹ ngươi “. Và Thánh Phaolô khuyên: “Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự ” (Cl 3, 20). Giới răn không nói yêu mến nhưng là tôn kính. Người ta yêu anh chị em, yêu tha nhân, song đối với cha mẹ, phải tôn kính. Đó là điều mà phận làm con, kẻ bề dưới ngày nay không muốn biết nữa. Tôn kính có nghĩa là khi cha mẹ nói, dạy điều gì, con cái phải im lặng, lập tức thi hành, dù là ước muốn nhỏ nhất: “Vì đó là đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20). “Hãy tôn kính cha con và mẹ con” ; “Đứa con nào mà đánh đập cha mẹ mình thì phải chết” ( Xh 20;21)

Phu phụ tương kính như tân

Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh Chúa, và cho hai người kết hợp với nhau nên một bằng mối giây loài người không thể tháo cới, để mỗi người phát triển nảy nở trong hạnh phúc, và sinh con cái nối giòng dõi loài người và Hội Thánh.

Khi nói thế, người chồng có thể đòi người vợ phụng tùng chồng một cách mù quáng không? Không, người này phải phục tùng người kia cho phải đạo, cả hai đều phải phục tùng Đức Kitô như toàn thể Giáo hội.

Người nam có biết khi được làm đầu thì phải làm gì không? Thánh Phaolô kêu gọi: ” Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó” (Cl 3, 20).

Người ta thường nói: chồng là đầu gia đình, vợ là trái tim gia đình. Nói đúng hơn: chồng là cả hai, vừa là đầu, vừa là trái tim. Người ta cũng ví người chồng giữ vai trò như người lái thuyền, phải đưa thuyền đi đúng hướng, là bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong thuyền, phục vụ mọi người với tình yêu thương, như yêu thương chính mình, để cùng nhau hướng tới hạnh phúc.

Cha mẹ tôn trọng và yêu mến con cái

Giới răn thứ Bốn này có hai chiều: con cái và cha mẹ, cha mẹ và con cái. Nếu con cái phải tôn kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng, yêu mến con cái: “Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái“. Cha mẹ quí mến con cái, vì con cái trước hết không thuộc về các cha mẹ mà thuộc về Thiên Chúa. Con cái là kho tàng Thiên Chúa trao cho, một ngày kia Chúa sẽ đòi cha mẹ phải trả lẽ. Vậy, cha mẹ phải yêu quí, tôn trọng sự sống con cái, ngày từ khi còn trong lòng mẹ, chớ làm phương hại đến chúng. Tôn trọng con cái từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành…

Chăm lo cho con cái về mặt tinh thần cũng như thể xác, nhất là linh hồn, vì trước hết chúng thuộc về Thiên Chúa. Cha mẹ không thể lên thiên đàng một mình, phải có con cái đi theo. Con cái không lên thiên đàng được, cha mẹ cũng không lên được. Chúng ta thấy Mẹ Maria, Thánh Giuse, và Chúa Giêsu, cả Ba Đấng đều lên Đền thờ dự lễ theo luật.

Khi có chuyện chẳng lành trong gia đình, lời thánh Phaolô sau đây như là khuôn vàng thước ngọc về lẽ sống và cách đối nhân xử thế của các thành viên trong gia đình: “Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện“.

Noi gương Mẹ Maria và Cha thánh Giuse, mỗi gia đình kitô giáo hãy đón rước Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, gìn giữ Người, che chở Người, lớn lên với Người, và dành cho Chúa một chỗ trong trái tim và ngày sống của chúng ta.

Lạy Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin chở che gìn giữ gia đình nhân loại chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Thánh Gia là Nhà có Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:36 27/12/2019


Lễ Thánh Gia Thất ở trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh muốn nói lên điều này: Thiên Chúa xuống thế làm người và lớn lên trong một mái ấm gia đình cụ thể. Gia đình Thánh Gia đã trở thành môi trường chan chứa tin yêu để Con Thiên Chúa lớn lên và phát triển toàn diện. Thánh Gia đã trở thành gương mẫu cho tất cả gia đình trên thế giới. Và các bài đọc Lời Chúa Lễ Thánh Gia Thất năm nay cho thấy rõ điều này: Thánh Gia là nhà có Chúa.

Bài đọc 1 sách Huấn Ca nhấn mạnh gia đình kính sợ Chúa thì con cái hiếu thảo với cha mẹ qua việc phụng dưỡng, cảm thông, kính trọng cha mẹ, để cha mẹ vui vẻ và vẻ vang về con cái.

Bài đọc 2 thánh Phaolô nêu bật những đặc điểm nơi gia đình sống tinh thần của Chúa, đó là vợ chồng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, và tha thứ cho nhau. Vợ chồng lấy bác ái yêu thương làm mối dây liên kết gắn bó nên một với nhau.

Bài Phúc Âm nhấn mạnh việc gia đình thi hành thánh ý Chúa qua câu chuyện Thánh Giuse mau mắn vâng lời sứ thần, nửa đêm trỗi dậy đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập thoát khỏi sự sát hại của vua Hêrôđê. Vì sự độc ác của nhà cầm quyền mà gia đình Chúa cũng phải rời quê hương để vượt biên!

Quả thật, mọi thành viên của Thánh Gia đều đều tín thác vào Chúa và tuân theo ý Chúa. Thánh Gia luôn có Chúa trong nhà mình và trong tâm hồn mình để luôn có nhau và cùng nhau vượt qua gian khó. Đó là bài học nền tảng lớn nhất mà Thánh Gia để lại cho mỗi gia đình chúng ta.

Cuối cùng, dấu hiệu nào để biết gia đình ta là nhà có Chúa? Xin thưa đó là mọi người trong gia đình yêu thương nhau, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Nên ở đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời. Amen.

------ Trân trọng giới thiệu 3 phút Video chia sẻ Phúc Âm tuần này : THÁNH GIA VƯỢT QUA GIAN KHÓ
https://youtu.be/acPJNj5rQBs?t=370
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:47 27/12/2019

22. Nếu con cảm thấy khó nhẫn nại với khuyết điểm của người khác, khi trong lòng ưu phiền thì con hãy nhớ rằng nhẫn nại chẳng qua là ở đời này, sau khi chết mà muốn nhẫn nại thì cũng không được, huống hồ thế gian ngắn ngủi qua mau, bây giờ nhẫn nại lập công đức thì sau khi chết được thưởng công bội hậu.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:54 27/12/2019
100. CẢM NGHĨ TRƯỚC KHI LÀM THƠ

Thời Đường Triết Tôn, có một người là con cháu của hoàng tộc thích làm thơ, nhưng làm thơ thì lại thô kệch.

Một hôm, người ấy lại làm một cảm nghĩ trước khi thi vận:

- “Ngày ấm nhìn ba chức, gió cao đấu hai nhà ngang, mọt trèo ra trắng khoát, ruồi chết tăng màu tím, bát thính gió tỳ bà, vứt bánh tiếp Kiến Trang. Trở về ngồi trong phòng, đánh giết lại cản trở sao ?”

Người ta đọc rất lâu mà cũng không hiểu được ý nghĩa của toàn bài thơ, bèn hỏi ông ta:

- “Bài thơ này nói gì ?”

Người con cháu của hoàng tộc ấy nói:

- “Vừa rồi tôi thấy trên nhà có ba cài màng nhện, lại thấy hai con chim sẻ vui đùa đấu đá nhau bên hành lang nhà ngang, có một con bị chết mọt, cái bụng trắng hướng lên trời thành chữ “xuất”; con ruồi chết trên dĩa giống chữ “chi”; ăn miếng cơm nghe hàng xóm hát bài “phượng lầu ngô”; ăn bánh bao chưa xong, đột nhiên có tin báo tú tài Kiến An Trang xin tương kiến; sau khi chia tay trở về nhà thì thấy trên cổng có dán một bức “Chung Quỳ đánh ác quỷ”, cho nên tập họp chúng lại thành một bài thơ !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 100:

Thích làm thơ và biết làm thơ thì là không giống nhau, bởi vì có người thích làm thơ nhưng lại không biết cách gieo vận, người biết làm thơ nhưng lại không thích làm thơ…

Có người Ki-tô hữu rất thích cầu nguyện nhưng không biết phải cầu nguyện như thế nào, cho nên khi cầu nguyện thì họ chỉ biết xin với cầu chứ chưa biết ca ngợi tán dương Thiên Chúa, cũng như cảm tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho họ trong cuộc sống, cho nên lời cầu nguyện của họ chưa được hoàn hảo cho lắm; lại có người khi cầu nguyện thì cảm thấy không được cầm lòng cầm trí cho lắm nên thường không muốn cầu nguyện…

Cầu nguyện cũng như làm thơ cần phải có tâm hồn yêu mến và nhiệt tình, yêu mến và nhiệt tình là cái căn bản của cầu nguyện, bởi vì không ai cầu xin với lời lẽ hời hợt, cũng như không ai cầu nguyện với tâm hồn không yêu mến.

Thiên Chúa là nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân nghệ sĩ, Ngài cũng là Đấng khai mở tâm hồn và trí tuệ của các nghệ sĩ thi nhân để họ cảm nghiệm được vẽ đẹp chân thiện mỹ thánh của Ngài mà viết lên những vần thơ tuyệt đẹp.

Thiên Chúa cũng là nguồn cảm hứng và là Đấng để chúng ta trò chuyện khi cầu nguyện trong những lúc vui cũng như khi buồn, khi hạnh phúc cũng như khi gian khó…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 27/12/2019
LỄ THÁNH GIA THẤT

Tin mừng : Mt 2, 13-15. 19-23.

“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai Cập”.


Anh chị em thân mến,

Lễ Thánh Gia Thất có một ý nghĩa đặc biệt, xét theo ngày tháng của năm phụng vụ thì nó được tiếp tục mừng theo sau lễ giáng sinh, để cho chúng ta, đang khi tâm hồn còn đang tràn ngập niềm vui lễ giáng sinh, thì cũng hiểu được ý nghĩa hạnh phúc gia đình.

Hang đá vẫn còn đó trước mặt chúng ta, nhìn vào hang đá chúng ta thấy Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se, thật đẹp với những ánh đèn nhấp nháy rực rỡ, nói lên tâm trạng vui mừng của nhân loại đang đón ngày hồng ân của Thiên Chúa.

Nhìn vào hang đá cũng như mọi năm, chúng ta học được điều gì ? Có người học được cách làm hang đá mỗi năm mỗi kiểu khác nhau; có người học được cách trang trí đèn màu cho phù hợp với khung cảnh của hang đá; có người học được cách thiết kế bố trí các nhân vật trong hang đá sao cho thực tế...

Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi, nhìn vào hang đá chúng ta phải thấy và phải học cho bằng được cái cao hơn kỹ thuật làm hang đá, đó là đức khiêm tốn của những con người trong hang đá khó nghèo ấy: thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su Hài Đồng. Cả trời đất đang ở trong hang đá ấy, cả thiên đàng đang ở cả trong hang đá ấy, cả khung trời tình yêu đang ở trong hang đá ấy, khiêm tốn cùng cực để con người được hưởng ơn cứu độ.

Sự khiêm tốn của Thánh Gia Thất trong hang đá là nền tảng hạnh phúc của mọi gia đình trên thế gian, khi mà nền tảng gia đình trên thế giới ngày càng có nguy cơ tan vỡ, thì chính nơi hang đá này, ánh sáng tình yêu đã trở nên cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, đó là tình yêu hỗ tương chân thật và phong phú cho mỗi người trong chúng ta.

Trong hang đá này chúng ta cũng nhìn thấy tất cả những gì là khó nghèo nhất của một người nghèo, nhưng sự khó nghèo ấy là cả một kho tàng quý giá mà tất cả tiền bạc của thế gian không thể mua được, đó là tình yêu gắn bó, nối kết giữa cha mẹ và con cái, và nó đã trở thành sự hạnh phúc cho gia đình.

Hạnh phúc không phải do bởi tiền bạc địa vị mang lại, nhưng do tình yêu chân thật của mỗi thành viên trong gia đình mang lại, nơi Thánh Gia Thất chúng ta có thể an tâm tìm được điều ấy, bởi chính Thiên Chúa là tình yêu đang sinh ra trong gia đình khó nghèo ấy...

Anh chị em thân mến,

Mỗi năm một lần chúng ta ta mừng lễ kính Thánh Gia Thất, nhưng mỗi ngày chúng ta đều có ít là một lần trở về với mái gia đình thân yêu của chúng ta, để tìm lại tình yêu thương đầm ấm sau một ngày ra đi làm việc, học hành, chúng ta cầu xin Ba Đấng trong gia đình thánh thiện kiểu mẫu này cầu bàu cho chúng ta -mỗi thành viên trong gia đình của mình- biết học theo gương sáng của thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su, để gia đình của chúng ta trở nên tổ ấm hạnh phúc cho con cái và gương sáng cho mọi người.

Lạy Thánh Gia Thất,

Gia đình thánh thiện và là kiểu mẫu của mọi gia đình trên thế giới, cách riêng là các gia đình Công Giáo, xin nghe lời chúng con cầu nguyện mà ban ơn cho chúng con những ơn như sau:

- Xin cho chúng con là những người cha, người chồng trong gia đình, những cha sở của giáo xứ, những bề trên trong các cộng đoàn, được có tâm hồn yêu thương cách quảng đại như thánh cả Giu-se, để chúng con biết quản lý gia đình, chăm lo và dạy dỗ con cái như ý của Thiên Chúa.

- Xin cho chúng con là những người mẹ, người vợ trong gia đình biết noi gương Đức Mẹ Ma-ri-a, biết quý trọng sự sống của các thai nhi, biết dạy dỗ con cái nên người trong tình yêu dịu hiền của Đức Mẹ.

- Xin cho chúng con là những người con trong gia đình biết noi gương Đức Chúa Giê-su Hài Đồng: biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, biết nổ lực trong học hành, biết sống can đảm, biết giúp đỡ lẫn nhau, cũng như biết yêu mến Thiên Chúa nơi tha nhân, để chúng con trở nên những hy vọng tương lai cho Giáo Hội và xã hội...Amen.


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật Lễ Thánh Gia dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
18:26 27/12/2019
Bài Ðọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a

"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

Trích sách Huấn Ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người (x. c. 1).

Xướng: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

Xướng: Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa.

Xướng: Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con!

Bài Ðọc II: Cl 3, 12-21

"Về đời sống gia đình trong Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Cl 3, 15a. 16a

Alleluia, alleluia! - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 2, 13-15. 19-23

"Hãy đem Con Trẻ và mẹ Người trốn sang Ai-cập".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi các đạo sĩ đã đi rồi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người". Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm cho trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: "Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập".

Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe những tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.

Khi Hêrôđê băng hà, thì đây thiên thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ bên Ai-cập và bảo: "Hãy chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm hại mạng sống Người đã chết". Ông liền chỗi dậy, đem Con Trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó. Ðược báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua các tiên tri rằng: "Người sẽ được gọi là Nadarêô".

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế
Vũ Văn An
00:38 27/12/2019
Ủy Ban Thần học Quốc tế
Tự do Tôn giáo vì thiện ích của mọi người
Một cách tiếp cận thần học đối với các thách đố ngày nay


GIỚI THIỆU

Trong một bài trước (http://www.vietcatholic.net/News/Home/Article/253442), chúng tôi đã đưa tin, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Ủy Ban Thần học Quốc tế, trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức tin, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến. Ngỏ lời với họ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ca ngợi thành quả họ đạt được xưa nay trong việc làm cầu nối giữa Thần học và Huấn quyền. Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến 2 công trình trong 5 năm qua của họ đó là Văn Kiện Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh Giáo Hội và Văn kiện Tự do Tôn giáo vì Thiện ích của Mọi người.

Văn kiện đầu đã được chúng tôi chuyển sang tiếng Việt (http://www.vietcatholic.net/News/Home/Article/247935). Nay xin chuyển sang tiếng Việt Văn kiện thứ hai, căn cứ vào bản tiếng Pháp do Tòa Thánh Công bố.



***

Ghi chú sơ khởi

Trong hạn kỳ 5 năm lần thứ chín của mình, Ủy ban Thần học Quốc tế đã có thể thực hiện một cuộc nghiên cứu về chủ đề tự do tôn giáo trong bối cảnh ngày nay. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi một tiểu ban được thành lập cho mục đích này, do Cha Javier Javieres López chủ trì và bao gồm các thành viên sau đây: Cha Željko Tanjić, Cha John Junyang Park, Giáo sư Moira Mary McQueen, Cha Bernard Pottier, Dòng Tên, Giáo Sư Tracey Rowland, Đức Ông Pierangelo Sequeri, Cha Philippe Vallin, Cha Koffi Messan Laurent Kpogo, Cha Serge-Thomas Bonino, Dòng Đa Minh.

Các cuộc thảo luận chung về chủ đề đang bàn đã diễn ra trong các buổi họp khác nhau của Tiểu ban và trong các phiên họp toàn thể của Ủy ban trong những năm 2014-2018. Bản văn này đã được đa số các thành viên của Ủy ban phê duyệt dưới hình thức chuyên biệt (in forma specifica) bằng phiếu viết. Sau đó, nó đã được đệ trình để được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy Ban, Đức Hồng Y Luis F. Ladaria, Dòng Tên, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin; vị này, sau khi nhận được ý kiến thuận lợi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 21 tháng 3 năm 2019, đã cho phép công bố.

1. Nhìn vào bối cảnh hiện tại

1. Năm 1965, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae của Công đồng đã được phê chuẩn trong bối cảnh lịch sử rất khác so với bối cảnh ngày nay, cũng liên quan đến chủ đề cấu thành đề tài trung tâm của nó, tức đề tài tự do tôn giáo trong thế giới hiện đại. Việc nó can đảm nhấn mạnh tới các lý do Kitô giáo buộc ta phải tôn trọng tự do tôn giáo của các cá nhân và cộng đồng trong khuôn khổ Nhà Nước pháp quyền và thực hành công lý xã hội dân sự ngày nay vẫn còn khơi dậy sự ngưỡng mộ của chúng ta. Sự đóng góp của Công đồng, mà chúng ta có thể xác định rõ là có tính tiên tri, đã mang đến cho Giáo hội một chân trời khả tín và quý trọng, vốn tạo thuận lợi rất nhiều cho việc làm chứng cho tin mừng của Giáo Hội trong bối cảnh xã hội đương thời.

2. Trong khi đó, vai trò hàng đầu mà các truyền thống tôn giáo và quốc gia của khu vực Trung Đông và Châu Á gần đây mang lấy đã thay đổi đáng kể tri nhận về mối tương quan giữa tôn giáo và xã hội. Các truyền thống tôn giáo vĩ đại của thế giới không còn xuất hiện đơn thuần như tàn dư của các thời xa xưa và các nền văn hóa tiền cận đại từng bị lịch sử vượt qua. Các hình thức thống thuộc tôn giáo khác nhau có ảnh hưởng một cách mới mẻ đến việc cấu tạo ra bản sắc cá nhân, đến việc giải thích mối liên hệ xã hội và đến việc tìm kiếm lợi ích chung. Trong nhiều xã hội bị thế tục hóa, các hình thức khác nhau của cộng đồng tôn giáo tiếp tục được tri nhận về phương diện xã hội như các nhân tố trung gian quan trọng giữa các cá nhân và nhà nước. Yếu tố tương đối mới trong cấu hình hiện tại của các mô hình này nằm ở chỗ, ngày nay, tầm quan trọng của các cộng đồng tôn giáo phải tự đặt mình- trực tiếp hoặc gián tiếp - đối diện với mô hình dân chủ cấp tiến của nhà nước pháp quyền và việc quản lý kinh tế kỹ thuật của xã hội dân sự.

3. Bất cứ nơi nào vấn đề tự do tôn giáo được nêu ra trong thế giới ngày nay, khái niệm này đều được thảo luận bằng cách nhắc đến - tích cực hoặc tiêu cực - khái niệm nhân quyền và các tự do dân sự vốn liên kết với nền văn hóa chính trị cấp tiến, dân chủ, đa nguyên và thế tục. Kiểu nói hoa mỹ duy nhân bản, luôn kêu gọi các giá trị chung sống hòa bình, phẩm giá cá nhân, đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, được phát biểu bằng ngôn ngữ của nhà nước cấp tiến hiện đại. Mặt khác, một cách còn sâu xa hơn, nó rút tỉa từ các nguyên tắc Kitô giáo về phẩm giá của con người và sự gần gũi giữa những người từng góp phần vào sự hình thành và phổ quát hóa ngôn ngữ này.

4. Việc cực đoan hóa về tôn giáo hiện nay, được gọi là "chủ nghĩa cực đoan", trong bối cảnh các nền văn hóa chính trị khác nhau, dường như không phải là một việc quay trở lại với "việc tuân giữ " lòng đạo truyền thống nhiều hơn. Sự cực đoan hóa này thường có âm hưởng của một phản ứng chuyên biệt chống đối khái niệm nhà nước tự do hiện đại, vì chủ nghĩa duy tương đối về đạo đức và sự thờ ơ của họ đối với tôn giáo. Mặt khác, đối với nhiều người, nhà nước tự do dường như cũng đáng bị phê phán không kém vì lý do ngược lại: tính trung lập được nó tuyên bố dường như không thể tránh được xu hướng coi đức tin tuyên xưng và sự thống thuộc tôn giáo như một trở ngại đối với việc được thừa nhận tư cách công dân trọn vẹn về văn hóa và chính trị của các cá nhân. Một hình thức "duy toàn trị mềm", người ta có thể nói như thế, khiến nó đặc biệt dễ bị tổn thương trong việc loan truyền chủ nghĩa hư vô đạo đức trong lãnh vực công cộng.

5. Tính trung lập mạo xưng về ý thức hệ của một nền văn hóa chính trị từng tuyên bố mình mong muốn tự xây dựng trên việc tạo ra các quy tắc công lý có tính thuần túy thủ tục, bằng cách bác bỏ mọi biện minh đạo đức và bất cứ cảm hứng tôn giáo nào, cho thấy xu hướng khai triển một ý thức hệ trung lập, nhưng trên thực tế, ý thức hệ này áp đặt việc hắt hủi, nếu không muốn nói là loại trừ, các phát biểu tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng. Và do đó hoàn toàn ra khỏi quyền tự do trọn vẹn được tham gia vào việc hình thành quyền công dân dân chủ. Ở đây người ta khám phá ra sự lưỡng nghĩa của tính trung lập nơi lãnh vực công cộng vốn chỉ có tính biểu kiến và của một thứ tự do công dân rõ ràng có tính kỳ thị một cách khách quan. Một nền văn hóa công dân tự định nghĩa chủ nghĩa nhân bản của mình bằng cách gạt sang một bên thành tố tôn giáo của thực tại nhân bản buộc cũng phải gạt sang một bên những mặt quyết định trong lịch sử của chính nó: kiến thức của nó, truyền thống riêng của nó, của sự gắn bó xã hội của riêng nó. Kết quả là gạt sang một bên các thành phần luôn quan trọng hơn của nhân loại và quyền công dân mà nhờ đó xã hội được hình thành. Phản ứng đối với sự yếu kém về phương diện nhân bản của hệ thống đã đi xa đến mức đối với nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) nó dường như đã biện minh cho việc trở về với chủ nghĩa cuồng tín tuyệt vọng, vô thần hoặc cả thần quyền nữa. Sự hấp dẫn không thể hiểu được của các hình thức bạo động và toàn trị của các ý thức hệ chính trị hoặc chủ nghĩa đấu tranh tôn giáo, những hình thức mà giờ đây dường như được chỉ định để phán xét lý trí và lịch sử, phải thách thức chúng ta một cách mới mẻ và đòi hỏi một phân tích có chiều sâu lớn hơn.

6. Đối lập với luận đề cổ điển vốn tiên đoán tôn giáo sẽ giảm dần do tác động tất yếu của việc hiện đại hóa kỹ thuật và kinh tế, ngày nay người ta nói đền việc tôn giáo trở lại sân khấu công cộng. Nói cho đúng, mối tương quan qua lại tự động giữa tiến bộ dân sự và sự tuyệt chủng của tôn giáo đã được phát biểu dựa trên một ý thức hệ có định kiến, coi tôn giáo như một dàn dựng huyền thoại về một xã hội nhân bản chưa làm chủ các công cụ thuần lý có khả năng tạo ra việc giải phóng và hạnh phúc của xã hội. Sơ đồ này tỏ ra không thỏa đáng, không những liên quan đến bản chất thực sự của ý thức tôn giáo mà cả sự tin tưởng ngây thơ đặt vào các hiệu quả duy nhân bản gán cho việc hiện đại hóa kỹ thuật. Tuy nhiên, chính suy tư thần học đã giúp làm rõ, trong những thập niên gần đây, sự mơ hồ mạnh mẽ điều người ta vội vã coi như việc trở lại của tôn giáo. Điều gọi là "sự trở lại" này, quả thực, cũng cho thấy các khía cạnh "giật lùi" (regression) đối với các giá trị bản thân và việc sống chung dân chủ vốn là nền tảng của khái niệm nhân bản về trật tự chính trị và mối liên kết xã hội. Nhiều hiện tượng liên kết với sự hiện diện mới mẻ của nhân tố tôn giáo trong lãnh vực chính trị và xã hội có vẻ khá không đồng nhất - nếu không muốn nói là mâu thuẫn - liên quan đến truyền thống đích thực và sự phát triển văn hóa của các tôn giáo lịch sử vĩ đại. Các hình thức mới mẻ của lòng đạo, được vun trồng trong đường hướng lây nhiễm tùy tiện giữa việc tìm kiếm hạnh phúc tâm sinh lý và xây dựng một cách khoa học giả ngụy viễn kiến về thế giới và về bản thân, đối với các tín đồ đúng hơn xuất hiện như những sai lệch đáng lo ngại khỏi định hướng tôn giáo. Chưa nói đến động lực tôn giáo thô thiển của một số hình thức cuồng tín toàn trị, nhằm mục đích áp đặt bạo lực khủng bố, ngay trong các truyền thống tôn giáo lớn.

7. Việc thời hậu hiện đại rút lui dần dần khỏi cam kết đối với sự thật và thể siêu việt chắc chắn nêu lên chủ đề chính trị và pháp lý của tự do tôn giáo, bằng những hạn từ mới mẻ. Mặt khác, các lý thuyết về nhà nước tự do, các lý thuyết vốn cho rằng nó hoàn toàn độc lập đối với những gì lập luận và chứng từ của nền văn hóa tôn giáo mang lại, phải quan niệm nó như dễ bị tổn thương hơn trước các áp lực của các hình thức sùng đạo - hoặc ngụy sùng đạo - tính tương đối – những hình thức tìm cách tự khẳng định mình trong không gian công cộng bên ngoài các quy tắc của cuộc đối thoại văn hóa biết tôn trọng và của cuộc giáp mặt có tính công dân dân chủ. Việc bảo vệ tự do tôn giáo và hòa bình xã hội tiền giả định một nhà nước không những khai triển các luận lý học hợp tác hỗ tương giữa các cộng đồng tôn giáo và xã hội dân sự, mà còn tỏ ra có khả năng thực hiện việc truyền bá một nền văn hóa thoả đáng về tôn giáo. Nền văn hóa dân sự phải vượt qua các định kiến của một viễn kiến thuần túy có tính xúc cảm hoặc ý thức hệ về tôn giáo. Ngược lại, tôn giáo phải liên tục được kích thích để khai triển một viễn kiến về thực tại và việc sống chung, những điều gây cảm hứng cho nó bằng một ngôn ngữ có thể được chủ nghĩa nhân bản chấp nhận.

8. Kitô giáo – đặc biệt Đạo Công Giáo, và chính nhờ dấu ấn Công đồng - đã quan niệm một đường hướng phát triển phẩm chất tôn giáo của mình bằng cách bác bỏ mọi nỗ lực muốn lợi dụng quyền lực chính trị, dù là để cải đạo người ta vào đức tin của mình. Việc truyền giảng tin mừng ngày nay hướng về việc tích cực đánh giá cao bối cảnh tự do tôn giáo và dân sự cho lương tâm, điều mà Kitô giáo quan niệm như một không gian lịch sử, xã hội và văn hóa thuận lợi cho lời kêu gọi của đức tin, một lời kêu gọi không muốn bị nhầm lẫn với việc áp đặt hoặc lợi dụng một trạng thái phục tùng của con người. Việc tuyên xưng tự do tôn giáo, một việc tuyên xưng phải có giá trị đối với mọi người, và chứng từ dành cho sự thật siêu việt, một sự thật không tự áp đặt bằng vũ lực, rõ ràng nhất quán một cách sâu sắc với linh hứng đức tin. Đức tin Kitô giáo, tự bản chất, vốn cởi mở đối với việc đương đầu tích cực với các lý lẽ của con người về sự chân và sự thiện, mà lịch sử văn hóa đã đưa ra ánh sáng trong cuộc sống và tư tưởng của các dân tộc. Việc tự do truy tầm những lời nói và dấu hiệu của sự thật về Thiên Chúa và niềm đam mê tình huynh đệ giữa con người luôn luôn đi đôi với nhau.

9. Những biến đổi gần đây của cảnh vực tôn giáo, cũng như của nền văn hóa duy nhân bản, trong đời sống chính trị và xã hội của các dân tộc, xác nhận - nếu cần - rằng các liên hệ giữa hai khía cạnh này rất chặt chẽ, sâu sắc và có tầm quan trọng thiết yếu đối với phẩm chất của việc sống chung và đối với định hướng cuộc sống. Trong viễn cảnh này, việc tìm tòi các hình thức thích đáng nhất để bảo đảm các điều kiện tốt nhất có thể có cho sự tương tác của họ. trong tự do và hòa bình, là một nhân tố quyết định của lợi ích chung và tiến độ lịch sử của các nền văn minh nhân bản. Thời kỳ di cư gây ấn tượng của toàn bộ các dân tộc, mà lãnh thổ từ nay trở đi không thuận lợi chút nào cho cuộc sống và việc sống chung, đặc biệt vì nghèo đói và tình trạng chiến tranh trường kỳ đã đóng đô ở đó một cách đặc hữu, đang tạo ra nơi thế giới phương Tây, các xã hội liên tôn giáo, liên văn hóa, liên sắc tộc về phương diện cơ cấu . Ngoài sự cấp bách, há đây không phải lúc để thảo luận thực tại này, là lịch sử dường như áp đặt ở đây việc thực sự phát minh ra một tương lai mới để xây dựng các mô hình về mối tương quan giữa tự do tôn giáo và nền dân chủ dân sự đó sao? Kho tàng văn hóa và đức tin mà chúng ta được thừa hưởng qua nhiều thế kỷ, và chúng ta đã hoan nghênh một cách tự do, há đã không tạo ra một chủ nghĩa nhân bản thực sự giữa đỉnh cao của lời kêu gọi lịch sử, có khả năng đáp ứng yêu cầu được có một trái đất dễ sinh sống hơn đó sao?

10. Nhắc đến "các dấu chỉ thời đại" sắp tới, các dấu chỉ đã bắt đầu xuất hiện, điều cần là phải sắm sẵn các công cụ thỏa đáng để cập nhật suy tư Kitô giáo, đối thoại tôn giáo và đối chiếu công dân. Việc cam chịu trước sự khắc nghiệt và phức tạp của một số thoái hóa thời nay sẽ là một điểm yếu không thể biện minh được đối với trách nhiệm của đức tin. Mối liên hệ giữa tự do tôn giáo và phẩm giá con người đã trở thành trung tâm ngay trên bình diện chính trị: hai điều này có liên quan chặt chẽ với nhau, một cách mà ngày nay xem ra đã rõ ràng dứt khoát. Một Giáo Hội có niềm tin biết sống trong các xã hội nhân bản ngày càng được đánh dấu bởi tính đa dạng tôn giáo và sắc tộc - dường như, đây là chuyển dịch của lịch sử - phải biết cách phát triển kịp thời một khả năng thích nghi với điều kiện hiện sinh của chứng từ đức tin của mình. Một điều kiện, nếu chúng ta nhìn kỹ vào nó, cũng không khác lắm so với điều kiện trong đó Kitô giáo đã được sai đi để gieo hạt giống và có thể ra đâm hoa kết trái.

11. Tài liệu này bắt đầu bằng cách nhắc nhớ giáo huấn của Tuyên ngôn Dignitatis Humanae của Công đồng và việc tiếp nhận nó, trong huấn quyền và thần học, sau Công đồng Vatican II (xem Chương 2). Sau đó, theo khuôn khổ tổng hợp các nguyên tắc, nhất là nhân chủng học, cách hiểu của Kitô giáo về tự do tôn giáo, chúng ta sẽ bàn tới tự do tôn giáo của con người, trước tiên trong khía cạnh cá nhân của nó (xem Chương 3) và sau đó là chiều kích cộng đồng của nó, nhấn mạnh, ngoài các điều khác, tầm quan trọng của các cộng đồng tôn giáo như các bộ phận trung gian trong đời sống xã hội (xem Chương 4). Cả hai khía cạnh này không thể tách rời trong thực tế. Tuy nhiên, vì sự bắt nguồn của tự do tôn giáo trong thân phận con người với tư cách hữu thể nhân bản cho thấy nền tảng cuối cùng của phẩm giá họ không thể chuyển nhượng, nên xem ra ta nên tiến hành theo thứ tự này. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét tự do tôn giáo trong tương quan với Nhà nước, và đề nghị nhấn mạnh tới các mâu thuẫn cố hữu trong ý thức hệ coi Nhà nước trung lập trong lãnh vực tôn giáo, đạo đức và các giá trị (xem Chương 5). Trong các chương cuối, tài liệu tập trung vào sự đóng góp của tự do tôn giáo cho sự chung sống và hòa bình xã hội (xem Chương 6), trước khi nhấn mạnh tới vị trí trung tâm của tự do tôn giáo trong sứ mệnh của Giáo hội ngày nay (xem Chương 7).

12. Suy tư mà chúng ta đề nghị trong bản văn này tiếp nhận một phương thức tổng quát mà ta có thể mô tả ngắn gọn bằng các từ ngữ sau đây. Ý định của chúng ta là không đề nghị một bản văn có tính học thuật về các khía cạnh trong cuộc tranh luận về tự do tôn giáo. Sự phức tạp của chủ đề, cả theo quan điểm về các nhân tố khác nhau của đời sống bản thân và xã hội có liên quan, lẫn theo quan điểm của các viễn ảnh liên ngành mà nó mang lại, là điều hiển nhiên đối với mọi người. Sự lựa chọn phương pháp căn bản của chúng ta có thể được trình bày một cách tổng hợp như một suy tư thần học – giải thích (théologico-herméneutique) theo đuổi một mục đích kép: a) Trước tiên, đề nghị một cập nhật hóa hợp lý về việc tiếp nhận tuyên ngôn Dignitatis Humanae; b) Thứ hai, giải thích các lý do của sự hội nhập đúng đắn - nhân chủng học và chính trị - giữa điển hình bản thân và điển hình cộng đồng của tự do tôn giáo. Việc đòi hỏi phải làm rõ như thế chủ yếu xuất phát từ việc học thuyết xã hội của Giáo hội phải lưu ý đến các dữ kiện lịch sử quan trọng nhất của kinh nghiệm hoàn cầu mới.

13. Sự thờ ơ tuyệt đối của Nhà nước trong các vấn đề đạo đức và tôn giáo làm suy yếu xã hội dân sự trong việc biện phân cần thiết để áp dụng quyền tự do và dân chủ thực sự, có khả năng lưu ý một cách hữu hiệu tới các hình thức cộng đồng biết giải thích mối liên kết nhằm lợi ích chung. Đồng thời, việc khai triển chính xác các suy nghĩ về tự do tôn giáo trong lãnh vực công cộng đòi hỏi nền thần học Kitô giáo phải đào sâu một cách ý thức tính phức tạp văn hóa của hình thức dân sự ngày nay, một sự đào sâu cho phép, về mặt lý thuyết, có thể ngăn chặn sự thoái hóa quyền lợi chung hướng tới hình thức thần quyền. Sợi chỉ xuyên suốt việc soi sáng được đề nghị ở đây được gợi hứng bởi tính hữu ích của nó trong việc duy trì các nguyên tắc nhân vị, cộng đồng và Kitô giáo về quyền tự do tôn giáo cho mọi người luôn được liên kết chặt chẽ cả về mặt nhân học lẫn thần học. Việc khai triển này không tham vọng có đặc tính hệ thống của một "khảo luận" (dù sao cũng không có khả năng làm thế). Theo nghĩa này, chúng ta không nên mong đợi từ bản văn này một trình bầy lý thuyết chi tiết về các phạm trù (chính trị và giáo hội) có liên quan. Hơn nữa, mọi người đều biết rằng nhiều phạm trù trong số này có những ý nghĩa khá uyển chuyển: hoặc do việc sử dụng chúng trong các bối cảnh văn hóa khác nhau hoặc do tham chiếu các ý thức hệ khác nhau. Bất chấp giới hạn khách quan này, được áp đặt bởi chính tư liệu và bởi sự biến hóa của nó, công cụ cập nhật hóa này có thể cung cấp một trợ giúp có giá trị cho mức độ hiểu biết và truyền đạt chứng từ Kitô giáo tốt hơn. Cả trong lãnh vực ý thức giáo hội, liên quan đến việc tôn trọng chính đáng các giá trị nhân bản của đức tin, lẫn trong cuộc xung đột giải thích hiện nay về học thuyết về Nhà nước, một học thuyết đòi hỏi phải được khai triển tốt hơn - không phải chỉ trong phương diện thần học mà còn trong cả phương diện nhân học và chính trị nữa - về mối tương quan mới giữa cộng đồng dân sự và việc thống thuộc tôn giáo.

Kỳ sau: 2.Quan điểm của Dignitatis Humanae thời đó và thời nay
 
Bơ vơ không nhà những ngày Giáng Sinh: Cảnh bão biển ở Philippines
Trần Mạnh Trác
15:48 27/12/2019
Nhiều nguồn tin cho biết một cơn bão biển đã tràn qua miền trung Philippines vào ngày Giáng Sinh, phá hủy và cuốn trôi nhà cửa cây cối, tàn phá các khu du lịch và huỷ hoại hầu hết các dịp mừng lễ Giáng Sinh.

Tính cho tới nay, đã có 28 người thiệt mạng và 12 người mất tích.

Cơn bão có tên là Phanfone (còn gọi là Ursula) đổ bộ vào miền đông tỉnh Samar buổi chiều trước lễ Giáng Sinh rồi trong ngày Giáng Sinh tràn qua nhiều quần đảo cuả vùng Đông Visayas, miền Nam Luzon và miền Tây Visayas.

Những vùng bị hư hại nặng nề gồm có Boracay, Coron và những hải đảo nổi tiếng về du lịch. Sân bay Kalibo cuả đảo Boracay bị hư hỏng phải đóng cửa.

Vào chiếu thứ Năm, tỉnh Leyte phải được đặt trong tình trạng giới nghiêm.

Hội Chữ thập đỏ Philippines báo cáo rằng tổng cộng có 10.587 người đang phải trú ẩn trong 35 trung tâm sơ tán cuả sáu tỉnh vào ngày Giáng sinh.

Đánh giá ban đầu được thực hiện bởi các đơn vị ứng phó thảm họa cho thấy rằng các ngôi làng ven biển đang cần khẩn cấp các vật liệu trú ẩn khẩn cấp, giường, nước uống và thực phẩm.

Từ Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân trong buổi kinh trưa Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô như sau:

“Cha cảm nhận nỗi đau cuả những người dân Philippines thân yêu vì cơn bão Phanfone,” Ngài nói lên trong buổi kinh Truyền Tin (Angelus) hàng tuần.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã mời mọi người đọc một kinh Kính Mừng cho người dân Philippines.

“Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người bị thương. và cho gia đình của họ”.

Nhắc lại vào năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng đến Philippines để gặp gỡ các nạn nhân của Siêu bão Haiyan tàn phá khu vực trung tâm của nước này.

Sau đây là một phóng sự tại chỗ cuả tờ báo Công Giáo UCA.news cuả phóng viên Ronald O. Reyes:

Khi đồng hồ điểm đúng mười hai giờ đêm Giáng sinh, thì cô Judith Guande, 41 tuổi, và các con phải co ro lo sợ ở một góc nhỏ bên trong một ngôi trường học ở miền trung Philippines.

Cô vừa phải bỏ chạy khỏi ngôi nhà bên bờ biển vào lúc chợp tối để lẩn tránh cái thịnh nộ của cơn bão Phanfone (tên địa phương là Ursula) đang quét tới khu vực.

Sức ép cuả gió là 140 km/giờ và đôi khi gió giật lên 195 km/g, bão Ursula đã gây ra ngập lụt ở một số thị trấn và nhiều nhà cửa đã bị hư hại.

Theo cô Judith thì gia đình cô phải sơ tán vì nhà của họ chỉ cách bờ biển có vài mét. Cô Judith là một bà mẹ cô đơn có tới sáu đứa con và chỉ kiếm được dưới một đô la một ngày (22 ngàn VNđ ) làm những công việc vụn vặt cho hàng xóm.

Khi sáng Giáng sinh đến, sau khi cơn bão đi qua, thì nhà của cô Judith đã không còn mái nữa, nhưng mà như thế thì vẫn là một sự cải thiện so với năm 2013 khi siêu bão Haiyan phá hủy hoàn toàn căn nhà của cô.

“Dù thế đây vẫn là một nỗi đau nữa giống như trước,” cô nói trong hai giọt nước mắt lưng tròng. “Nhưng tôi phải làm việc, nếu không thì cái đau sẽ đánh gục tôi,” cô vừa nói vừa cô thu dọn những thứ còn sót lại trong nhà.

Cơn bão Ursula là cơn bão mạnh nhất trong năm ở miền trung Philippines, đã gây ra ít nhất 16 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà, làm hỏng dịp lễ Giáng sinh truyền thống cuả quốc gia đa số là Công Giáo này.

Mặc yếu hơn nhiều so với siêu bão Haiyan (gây ra 7300 người chết và mất tích), bão Ursula đã đi theo cùng một lộ trình, bồi thêm tàn phá vào những cảnh chưa được chữa lành.

Philippines là vùng địa đầu phải đối mặt với vành đai bão cuả Thái Bình Dương và hứng chịu trung bình khoảng 20 cơn bão lớn mỗi năm.

Giáng sinh xa nhà

Tại thành phố Surigao ở đảo Mindanao miền nam Philippines, hành khách bị mắc kẹt đã phải mừng lễ Giáng sinh trong xe hoặc trong các nhà tạm trú quanh hải cảng.

Ông Norberto Otordos, 53 tuổi bị bão bắt kịp khi đang trên đường tìm nơi ẩn náu trên đảo Dinagat cùng vợ và đứa cháu mười tuổi.

Họ là những người tị nạn đang rời đảo Mindanao sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào ngày 15/12 đã phá hủy ngôi nhà của họ.

Ông Norberto cho biết, “chúng tôi rời khỏi ngôi nhà bị phá hủy vào tối ngày 22 tháng 12 với hy vọng rằng sẽ đến được Dinagat để ăn mừng Giáng sinh tại ngôi nhà mới của chúng tôi.”

Cuộc sống ở ngôi làng mà họ bỏ đi là không thể chịu được, ông nói. “Chúng tôi hầu như không thể có được một giấc ngủ ngon vì những cơn dư chấn. Chúng tôi phải ngủ trong một cái lều luôn luôn bị mưa vùi dập,” ông nói thêm.

Bà vợ tên là Marylou, 52 tuổi, cho biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đón Giáng sinh trong bến phà.

Lần đầu tiên trong 31 năm chung sống, đây là lần đầu tiên họ đón mừng lễ sinh nhật cuả Chuá Giêsu xa nhà.

Nhà chức trách cho biết có hơn 23.000 người đã bị mắc kẹt ở các hải cảng trên khắp đất nước vào đêm Giáng sinh vì việc lưu thông trên biển bị đình chỉ.

Một số sân bay, đặc biệt là ở tỉnh Aklan, cũng bị đóng cửa.

Tinh thần giáng sinh vẫn còn

Cha Joebert Villasis, viện trưởng Đại học Công Giáo Aklan, cho biết rằng cơn bão đã gây thiệt hại cho trường đại học.

“Cây xoài cổ thụ sống gần 100 năm đã bị bật rễ, nhưng không có thiệt hại về sinh mạng,” ngài viết như trên trong một bài báo đăng trên mạng xã hội.

“Chúng tôi phải lấy chổi ra để quét cho sạch những cái u ám cuối năm mà hy vọng rằng năm 2020 sẽ được trừ tà ,” ngài nói thêm.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người ở vùng Visayas và bicol.

“Chúng ta thực sự không thể tiên đoán những điều như thế này sẽ đến,” ngài lên tiếng kêu gọi bằng hai chữ “đoàn kết”.

Cha Chris Arthur Militante của Tổng giáo phận Palo, nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão năm 2013, cho biết lần này thì mọi người chỉ tìm nơi trú ẩn khi cơn bão lên cao độ.

Cha nói rằng,” vì đây đang muà Giáng sinh, cho nên nhiều bàn tay đã vươn ra giúp đỡ những người hàng xóm trong khu vực.”

Trong một lời chúc Giáng sinh đầy cảm xúc đến các gia đình bị ảnh hưởng, Cha Kim Margallo ở Tacloban nói: Giáng sinh không phải là bạn đang sở hữu bao nhiêu, mà là cuộc sống mà bạn được ban tặng cho sau cơn bão.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nghiệm về chuyến đi mừng lễ Giáng Sinh với giáo xứ Đăk Kơ Đem, Kontum
Maria Vũ Loan
10:55 27/12/2019
Những ngày vừa qua, chúng tôi đã có những trải nghiệm quí báu khi cùng một cộng đoàn giáo xứ, thuộc giáo phận Kontum, mừng đại lễ kỷ niệm Chúa Giáng Sinh tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kontum, đó là giáo xứ Đăk Kơ Đem, một cộng đoàn mới được chính thức lên hàng giáo xứ vào ngày 12 tháng 6 năm 2019. Xin ghi lại nét độc đáo và cảm xúc khi “sống cùng đồng bào” vùng cao này.

Thú thật, khi chọn đến vùng tây nguyên, phải dậy sớm để “bay” và chuyến về cũng “bay” lúc trời đã tối om, một cảm giác không dễ chịu chút nào, nhưng không hiểu sao chúng tôi “cứ chọn” đến nơi đây; phải chăng hình ảnh những bản làng người dân tộc anh em phảng phất một cái gì đó khiến chúng tôi phải đến để sẻ chia, để cảm thông....

Xem Hình

Trong chuyến này, chúng tôi chỉ đi được hai người (Noel năm 2018 là gần mười người) vì nhà thờ đang xây, nhà xứ chưa có nên cha chánh xứ phải “gửi” chúng tôi trú tạm nhà ông trùm chánh trong làng. Cha xứ đón chúng tôi tại siêu thị Coop Mart Kontum. Chiếc xe bán tải mới toanh của cha chở bánh lễ ở băng ghế trước, còn phía sau lưng chúng tôi là ba bao tải quà mang từ Sài Gòn ra, gồm áo thun, Vitamin C, kẹo mút, bong bóng... Rồi xe phải tải thêm một xe quà mua ở siêu thị, chưa kể trước đó cha đã mua giúp mấy triệu đồng tiền bánh để sẵn ở nhà người quen nữa.

Cha đưa chúng tôi đi đường tắt, ngang qua cánh đồng lúa, có hai đập nước, rồi ngang qua rừng cao su. Quang cảnh ở Kontum này đẹp khác với vùng Quảng Bình, Quảng Nam dù đều có rừng có núi; một cảm giác vui tươi xen vào lòng chúng tôi khi cảm nhận cảnh đẹp của từng vùng trên quê hương.

Con đường đất đỏ vào làng dốc lên, dốc xuống. Những căn nhà chỉ “tiện nghi tối thiểu” làm chúng tôi cứ ngẫm nghĩ: Ở Sài Gòn, quần áo đã có máy “giặt dùm” từ lâu, còn mới đây, chỉ cần có năm đến tám triệu đồng là có máy rửa chén nhanh gọn, thế mà ở đây nói riêng, ở vùng sâu vùng xa trên đất Việt nói chung, sao mà cách biệt nhau đến xót lòng. Cha cũng đang ở tạm một ngôi nhà nằm ở con đường khoảng giữa hai nhà thờ cha đang coi sóc: Đăk Kơ Đem và Kon Gu, ngôi nhà cũng tuềnh toàng, ngổn ngang đồ đạc, có cả bí ngô, bầu xếp vào một góc để nấu cho thợ xây nhà thờ ăn. Trước giờ cơm, cha cho chúng tôi ghé thăm nhà thờ đang xây; chúng tôi thấy cái “công viên” toàn là bánh xe mà cha sáng tạo cho trẻ em vui chơi nhìn thấy mà tội nghiệp!

Bữa ăn trưa do một thầy nấu dùm; đơn sơ khi có canh, thịt kho, thịt nướng và rau rừng. Tráng miệng là một quả đu đủ “sạch”, chín cây, không “thuốc”. Câu chuyện trong bữa ăn làm chúng tôi hiểu cuộc sống giáo dân vùng này hơn: dân làng trồng cà phê, làm nông, làm rẫy, trồng mì, bây giờ ít trồng tiêu vì vốn cao.

Nghỉ trưa một chút, chúng tôi đi ra gần đầu nhà thờ, có ngôi nhà mà phía trước sân, một số bà trong giáo xứ thường tập trung, cha nhờ nấu cháo cho các em thiếu nhi ăn. Vui ở chỗ mấy chị còn kiếm củi mang đến đóng góp. Món cháo gồm gạo tẻ, thịt bằm, cà rốt, hành ngò. Đã ba năm qua, cứ mỗi chiều Chúa Nhật, các cháu được ăn cháo một lần. Mỗi lần nấu từ bảy đến mười một nồi, mỗi nồi là mười lăm lon gạo.

Khi các chị vừa bắc bếp nấu cháo thì chúng tôi đi thăm các gia đình nghèo. Ở Kontum là đất đỏ bazan nên chỗ nào cũng bụi. Áo quần các cháu cũ sì, máy ảnh tốt thì “bật màu” lên ảnh trông đẹp, còn thực tế bụi bám, chúng khá lem luốc. Ngoài phong bì tặng “chính thức” gia đình khó khăn, chúng tôi còn rút những tờ tiền, tạm gọi là quà Giáng Sinh “ngoài luồng” cho các cụ ông cụ bà, các chị đông con và những người nấu cháo, phụ việc nhà thờ nữa. Có bà ôm chúng tôi cảm ơn rối rít, làm như nhận được một trăm đô-la vậy! Khi chúng tôi trở lại chỗ nấu cháo; như đã thành thói quen, các cháu đến nhận một tô nhựa, ăn tại chỗ quanh đó hoặc mang tô ở nhà đến lấy cháo. Nhìn các cháu từ hai ngả đường ra ăn cháo, chúng tôi thấy lạ, thương thương làm sao!

Thánh lễ đêm mới thực sự làm chúng tôi xúc động. Cả người lớn và trẻ em đến sớm, ngồi kín bên hông nhà thờ cũ, dự diễn nguyện vẻ cung kính. Cung thánh đơn sơ quá! Các “diễn viên” diễn tả lại lịch sử của sự kiện Chúa Giáng Trần. Dù màu sắc không rực rỡ, không áo lụa mượt mà lấp lánh, các em “đóng tròn vai” một cách say sưa nghiêm trang. Giữa vùng rừng núi, cả cộng đoàn dân Chúa họp lại để chứng kiến đêm thánh tái hiện giữa cái lạnh thực sự của đêm đông; dân thành thị như chúng tôi cảm xúc dâng trào vì được trải nghiệm “một đêm thánh tuyệt vời!”

Trở về nhà giáo dân người đồng bào dân tộc, chúng tôi chỉ ăn chút bánh gạo khô, uống nước rồi soạn đồ chuẩn bị cho buổi phát quà sau thánh lễ hừng đông.

Sáng ngày 25/12, chúng tôi khệ nệ mang quà, “đồ diễn” ra nhà thờ thì nhiều người đã ngồi ở đó. Hình ảnh thánh lễ hừng đông và phát quà Noel đã được đăng trên VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo – đã phần nào tường thuật lại công việc của chúng tôi. Nhưng năm nay, Ông Già Noel và chúng tôi “xấu lạ” vì để quên bộ râu ở nhà, thế là “chữa cháy” bằng cách dùng bông gòn làm râu, ấy vậy mà khi diễn xong, thấy Ông Già Noel này rất “Kontum”, phù hợp với miền này, chúng tôi bật cười. Còn chúng tôi, vì lo nhiều việc riêng của gia đình nên không được “tươi tắn, xinh đẹp” như mọi năm, thôi kệ, miễn các cháu được vui và quà phát đủ là được!

Đặc biệt nhất là đến trưa cùng ngày, cũng trên mảnh đất bên hông nhà thờ cũ ấy, cộng đoàn giáo xứ tụ họp lại, uống rượu cần, ăn thịt heo đã tự chế biến. Thịt heo được cha chia cho dân làng ăn mừng lễ. Giáo dân chặt cây, đem trồng dã chiến giữa sân để bớt nắng. Để khai mạc tiệc giáo xứ, cha và mọi người đọc kinh. Từ “sân khấu”, đoàn đánh chiêng cồng bắt đầu gõ, sau đó đi quanh “tiệc cộng đồng”. Ông Già Noel chúng tôi đi từng “tụ có rượu cần” chia sẻ “đồ nhắm” cho vui. Nhiều người mời chúng tôi uống rượu cần, chúng tôi hút một chút: rượu làm bằng gạo nếp than thì ngọt thanh, có màu tím; rượu làm bằng gạo nếp thường thì ngọt thơm kiểu hơi chua... Cha chánh xứ phải hút rượu cần tất cả những ai mời. Sau đó chúng tôi rút lui cho dân làng tự nhiên. Ở trong góc nhà nguyện, chúng tôi nghe Cha nói lời cảm ơn Nhóm Bông Hồng Xanh.

Chúng tôi không đưa chi tiết hình ảnh cộng đoàn ăn cỗ chung. Những nhóm, đoàn thể hoặc cá nhân muốn biết bầu khí bữa tiệc họp mặt cộng đồng này thì đến đây vào dịp lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh, để vừa chia sẻ vừa chung vui tiệc của người dân tộc Xơ Drăh này.

Chúng tôi chào Cha ra về sau khi gửi lại Cha tiền mua bánh dùm và không quên tặng hai tạ gạo để Cha cho các cháu ăn cháo.

Xin nói vài hàng về giáo xứ này: Giáo dân giáo xứ Đăk Kơ Đem vùng Đăk Ui đa số thuộc sắc tộc Xơ Drăh. Nhiều gia đình cha ông họ đã sớm đón nhận Tin Mừng từ thời các cha Thừa Sai và hơn 100 năm đã trải qua nhiều thăng trầm chiến cuộc, con cháu họ vẫn giữ vững đức tin.

Đó là trước năm 1960, Đăk Kơ Đem đã từng có một tên gọi là Kon RơHái. Sau năm 1960, chiến tranh khiến giáo dân tản mác khắp nơi, Kon RơHái không còn nữa. Năm 1965, Đăk Kơ Đem đã qui tụ lại và được một linh mục tên là Nên coi sóc. Năm 1972, giáo dân lại tản mác vì chiến tranh. Năm 1973, sáp nhập vào Kon Rơ Bằn, được linh mục tên Chương coi sóc. Năm 2006, lại sáp nhập vào cộng đoàn Kon Trang Mơ Nấy, được cha Hảo coi sóc. Năm 2010 lại sáp nhập vào Kon Bơ Bằn do cha Minh coi sóc. Năm 2014 đến 2018, Đăk Kơ Đem được cha Huy coi sóc và đến năm 2018 thì tách khỏi Kon Bơ Bằn. Và ngày 12/6/2019, Đăk Kơ Đem chính thức được thành lập lên hàng giáo xứ do cha Micae Nguyễn Tuấn Huy là cha sở tiên khởi do Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị chuẩn nhận.

Về đến Sài Gòn trời đã vào khuya vì máy bay trễ giờ. Nhưng lòng chúng tôi như vẫn vang lên khúc hát mà ca đoàn vẫn hát trong thánh lễ: “Con là một loài hoa trong muôn loài hoa nở gần xa. Xin hát dâng lên Người một bài ca chan chứa niềm vui. Một bài ca tri ân, một bài ca dâng Chúa từ nhân. Hoa đâu dám chi khoe mình, nhờ hồng ân hoa mới đẹp xinh”.
 
Hình ảnh Lễ Vọng Giáng Sinh, Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, San Bernardino
Video giá trị: Dân Làng Hồ
Giáo Phận Kontum
17:57 27/12/2019


Dân Làng Hồ là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên của các giáo sĩ phương Tây nhưng hoàn toàn dễ đọc và quan trọng hơn, người ta còn có thể tìm thấy tại đây khá nhiều thông tin khác liên quan đến địa lí, nhân văn của khu vực này, hồi thế kỉ 19. Có lẽ trước hết đó sự hấp dẫn bởi các câu chuyện rải dọc theo những con đường lên cao nguyên hoặc cụ thể hơn là những lối đi giữa bao la rừng rậm và hiểm nguy mà những nhà truyền giáo đã lần mò, khai phá và kể lại. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều có. Sự giao thương giữa “Trung Châu” thời kì đó với miền Thượng thấp thoáng đằng sau những trang viết tưởng chừng ít liên quan đến việc này, có thể giúp độc giả hình dung ra phần nào cuộc sống của đồng bào dân tộc miền đất nguyên sơ ngày ấy. Những miêu tả, nhận xét về cây cỏ, muông thú, về số dân, các nhóm sắc tộc và hoạt động mưu sinh, việc rèn đao kiếm, khai thác mỏ,… của các cộng đồng xưa - mà ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể - thực sự mang lại cho người đọc những tri thức quí, nhiều khi đáng ngạc nhiên.

Nói đến công cuộc truyền giáo không thể không chạm đến văn hóa hay cụ thể hơn là tín ngưỡng dân gian, những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Cho dù được trình bày trên quan điểm của những “người đi loan báo tin mừng”, sách vẫn cung cấp cho độc giả nhiều hiểu biết liên quan đến các cộng đồng người nguyên thủy Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy, khi các làng buôn ngày càng được hiện đại hóa. Nhiều người từng biết các tộc người thiểu số có hàng loạt tục kiêng cữ, cấm đoán – một phần những qui định bất thành văn là sức mạnh “pháp lí” của công đồng; nhiều người từng biết tục bóp trứng gà (phải là trứng gà đang ấp thì mới dễ bóp bể) của các thầy cúng/bói/phù thủy nhưng có lẽ tìm hiểu và sớm ghi chép lại rõ ràng như tác giả hồi ký này thì chưa nhiều, nếu không muốn nói là hiếm hoi. Cạnh những chuyện có phần lạ lùng với hôm nay, dường như người đọc chợt thoáng thấy bóng dáng văn hóa Chămpa, khi tác giả kể: “Một pho tượng đàn ông, không biết làm bằng kim loại gì, cao độ một mét, chân tay được đúc rất nghệ thuật (...) Tượng nằm ngay giữa rừng và một vài vật khác nữa đều được làm bởi những bàn tay khéo léo hơn anh em Ba Na rất nhiều, khiến chúng tôi tin rằng trước kia ở xứ này đã có một giống dân khác từng sinh sống, văn minh hơn người dân tộc hiện thời”. Hoặc hãy đọc một đoạn khác, viết khá trữ tình về việc làm bếp của người Ba Na: “Trước hết, nên biết rằng bếp nấu của một ngôi nhà người dân tộc được cấu tạo hoàn toàn sơ sài. Người ta làm một cái khuôn ở giữa nhà và đổ đất đầy vào đó. Không có vấn đề đặt ống khói; ở xứ này, khói cũng tự do bay như không khí vậy. Khói muốn nô đùa, tùy thích nhảy múa khắp mọi ngõ ngách trong nhà và thoát ra đâu tùy nó. Việc đặt bếp nấu gồm việc bỏ vào khuôn gỗ nắm đất đầu tiên, sau đó đốt lửa mới”…

Trích lời giới thiệu của Nguyễn Quang Tuệ
 
Hoạt Cảnh Giáng Sinh 2019, Cđ. Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, San Bernardino, CA.
Hóa Dung
21:34 27/12/2019


Hoạt Cảnh Giáng Sinh do các em lớp Giáo Lý và Việt Ngữ cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Giáo xứ Our Lady of Lourdes, thành phố Montclair, San Bernardino, CA trình diễn trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh lúc 6.00 chiều ngày 24 tháng 12 năm 2019.
 
Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Gioan, Melbourne mừng bổn mạng 2019
Trần Văn Minh
23:45 27/12/2019
Melbourne, Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 28/12/2019. Tại Nhà thờ Saint Brenden, Flemington. Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã dâng lễ đồng tế tạ ơn và mừng bổn mạng của huynh đoàn, Thánh Gioan Tông đồ.

Hình huynh đoàn chụp chung


Xem hình

Trước giờ lễ 30 phút. Huynh đoàn đã cùng với các huynh đoàn bạn trong Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria, cùng nhau đọc kinh thần vụ một cách sốt sắng.

Sau khi chị trưởng ban phục vụ huynh đoàn lên giới thiệu về Huynh đoàn Thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ Chúa thương, với muôn ơn lành qua lời cầu bầu của Thánh bổn mạng đã được Chúa thương ban cho huynh đoàn nói riêng và mọi người nói chung. Xin mọi người hợp ý cùng huynh đoàn dâng lời cùng cảm tạ ơn Chúa. Chị cũng nói thêm, khi Thánh Gioan Tông đồ già yếu, người ta đã phải khiêng Ngài ra để giảng, Ngài vẫn lập lại câu: “chúng con hãy yêu thương nhau.”

Và để giải đáp cho những thắc mắc của mọi người vì câu nói trên được lập đi lập lại. Thánh Gioan đã nói rang, nếu các con biết sống yêu thương nhau, thì các con đã sống đẹp lòng Thiên Chúa.

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Nguyễn Văn Toàn OP. linh hướng của Dòng Đa Minh chủ tế, cùng với Linh mục Vũ Phước Hiến Chánh xứ Giáo xứ Saint Brenden đồng tế và Ca đoàn Đa Minh phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.

Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói nhiều về Thánh Gioan Tông đồ, vị Thánh được Chúa yêu mến, ngài đi theo Chúa và ở bên Chúa đến hơi thở cuối cùng. Và cũng là vị thánh được Chúa trối lại cho Đức Maria. Thánh Gioan Tông đồ cũng là vị thánh sử, có lỗi viết trắng đen rõ ràng, và phân biệt rõ phần tình cảm và lý trí trong phần tin mừng do Ngài viết. Ngài cũng là vị Thánh tông đồ duy nhất không phải là Thánh tử đạo. Huynh đoàn noi theo gương Thánh Gioan tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và Chúa sẽ lo cho, vì như nhiều lo ngại của đoàn viên là tre đã già mà không có măng mọc.

Thánh lễ kết thúc, qua lời cám ơn của chị trưởng ban phục vụ đến quý cha, cùng các ban ngành, đoàn thể, bằng hữu, gia đình. Trong niềm vui của mọi người hiện diện, vì đây là những dịp gặp gỡ đông đủ của các đoàn viên từ các huynh đoàn trong liên huynh. Mọi đoàn viên trong Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã lên chụp hình lưu niệm cùng quý cha đồng tế.

Một bữa tiệc nhẹ đã được tổ chức tại hội trường giáo xứ để mọi người có dịp hàn huyên, tâm sự cùng nhau.

Được biết, Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan, là một trong sáu huynh đoàn thuộc Liên huynh Victoria. Thành lập hơn 20 năm tại vùng Flemington
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai cập
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:38 27/12/2019
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh trưởng ở Bethlehem bên nước Do Thái. Nhưng tại sao lại có lời Ngôn sứ nói trước rằng Ngài được gọi ra khỏi AiCập mà không từ xứ sở đất nước nào khác, nơi mà dân Do Thái trước đó hằng ngàn năm đã bị đi sống lưu đầy như Babylon, Assyrie., hay một vùng đất nào từ nước Do Thái?

Cuộc di dân sang Aicập và xuất hành trở về từ Ai cập thời tổ tiên ngày xưa.

Kinh thánh không chỉ tường thuật lại biến cố xuất hành của dân Do Thái, dân được Thiên Chúa tuyển chọn, ra khỏi đất Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa, nhưng trước đó cũng đã nói đến biến cố dân Do Thái di dân sang sinh sống bên Aicập. ( St 46, 1-27).

Ông Joseph con của Tổ phụ Giacóp bị chính anh em mình bán sang Aicập (St 37-41). Nơi đó Ông leo lên tới chức Thủ tướng nước Aicập dưới triều đại Vua Pharao. Rồi biến cố hạn hán mất mùa toàn thể đất nước Aicập và toàn vùng miền Canaan dẫn đến cảnh thiếu thực phẩm đe doạ chết đói đã khiến dòng họ chi tộc Tổ phụ Giacóp di dân sang Aicập sinh sống tránh nạn đói. Thủ tướng Joseph đã cứu dân Aicập và gia đình Ông từ Canaan di dân sang Aicập thoát khỏi nạn đói.

Sinh sống bên Aicập trong dòng thời gian dài hơn 4 thế kỷ, người Do Thái đã sinh sôi phát triển thành một dân đông đúc. Điều này gây nên sự nghi kỵ lo sợ cho chính quyền lẫn người dân bản xứ Aicập. Nên vị Vua Pharao mới khác khi lên ngôi ra lệnh bắt người Do Thái phải sống cảnh nô lệ làm việc, bị chà đạp hành hạ, các con trai mới sinh ra bị giết tiêu hủy không cho phát triển thêm người nữa.( Xh 1, 1-22)

Trong hoàn cảnh nô lệ bị hành hạ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã cho xuất hiện Mose đứng ra cứu dân khỏi cảnh sống nhục nhằn bị đe dọa tiêu diệt. Theo mệnh lệnh Thiên Chúa, Mose đem dân Do Thái xuất hành từ đất nước Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban, quê hương Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ bị tiêu diệt. ( Xh 2,1-25)

Đi tỵ nạn sang Aicập và trở về từ Aicập của gia đình hài nhi Giêsu

Phải chăng lời tiên tri Hosea, mà Thánh sử Mattheo ghi lại khi thuật lại biến cố gia đình hài nhi Giêsu đi trốn đi tỵ nạn sang Aicập, để rồi sau này xuất hành hồi hương, như dân tộc Do Thái thời Mose trở về quê hương Do Thái, có sự trùng hợp giống nhau chăng?

„Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy! "14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.“ ( Mt 2,13-15)

Gia đình hài nhi Giêsu di cư tỵ nạn sang Aicập , vì bị Vua Herode theo dõi tìm bắt giết hại. Gia đình Chúa Giêsu đi lánh nạn tìm sự an toàn.

Vua Herode người Do Thái đã trị vì là vua nước Do Thái thời đế quốc Roma xâm chiếm cai trị nước Do Thái. Vị vua này nổi tiếng độc tài tàn nhẫn, sử sách thuật lại khoảng năm 7. trước Chúa giáng sinh đã cho hạ sát giết hai người con trai của ông là Alexander và Aristobul. Vì nghi ngờ hai con ông có ý định mưu chiếm ngai vàng của mình. Và năm 4. trước Chúa giáng sinh ông cũng cho hạ sát bài trừ người con trai của mình nữa, cũng với lý do như vậy. Ông muốn chỉ một mình là vua trị vì cai trị dân thôi.

Vì thế khi nghe tin các nhà Bác học thiên văn, còn gọi là ba Vua, nói về một vị vua mới sinh ra, ông đã sinh lòng nghi ngờ, âm thầm lên kế hoạch tìm các bài trừ vị vua mới sinh.

Và khi biết các nhà bác học Thiên văn đã đánh lừa mình, nên ông càng vừa lo sợ và càng phẫn nộ hơn. Vì thế ông hạ lệnh truy lùng tìm giết tất cả các trẻ em nam sơ sinh cùng lứa tuổi với hài nhi Giêsu trong toàn vùng Judea, để trừ hậu hoạn.

Ngày xưa chi tộc dòng họ Tổ phụ Giacóp di cư sang Aicập trốn lánh nạn đói kém đe dọa sự sống, họ cũng đi tìm sự an toàn.

Không thấy Kinh thánh nói đến đời sống của gia đình Chúa Giêsu ở Aicập thế nào. Nhưng Thiên Chúa đã sai Thiên Thần gọi báo tin cho Thánh Giuse xuất hành đem gia đình trở về quê nhà Do Thái.

„ Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập,20 báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi."( Mt 2, 19-21)

Ngày xưa dân Do Thái sinh sống bên Aicập bị đối xử hành hạ làm nô lệ, bị đe dọa tới mạng sống. Họ than van khóc lóc. Thấy nỗi thống khổ cùng lời kêu xin vang thấu tới trời, Thiên Chúa đã sai Mose đi gặp Vua Pharao xin cho dân Do Thái được trở về quê hương như Thiên Chúa hứa ban cho.

Tình hình an ninh bên nước Do Thái đã bình yên trở lại, vua Herode, người truy lùng bắt hài nhi Giesu đã chết. Nên Thiên Chúa đã sai Thiên Thần lại hiện đến báo tin cho Giuse thúc giục Ông xuất hành đem gia đình trở về quê hương Do Thái.Thánh Giuse âm thầm nghe lời chỉ bảo của Thiên Thần ra đi, xuất hành trở về.

Cuộc xuất hành của gia đình không thấy Kinh thánh nói rõ diễn ra như thế nào. „Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê,23 và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.“ ( Mt 2, 22-23).

Thiên Chúa hiện đến với Mose trong bụi gai có lửa cháy, truyền cho Ông sứ mạng xuất hành đem dân Do Thái đang bị hành hạ từ Aicập trở về quê hương đất nước Do Thái. Mose tuy vâng nghe mệnh lệnh của Thiên Chúa truyền sai phải xuất hành đưa dân trở về đất Chúa hứa ban. Nhưng Ông đã phải chiến đấu cam go vượt qua nhiều thử thách với nhà Vua mới có được phép cho dân được xuất hành trở về. Và rồi cuộc xuất hành kéo dài tới 40 năm trong sa mạc mớii trở về tới địch điểm quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho.

Lời tiên tri của ngôn sứ Hosea: Ta đã gọi con ta ra khỏi Aicập! mang ý nghĩa là một sự giải phóng, tương tự như cuộc xuất hành của dân Do Thái ngày xưa được giải thoát khỏi ách nô lệ của vua Pharao. Hay cũng tương tự như lời Thiên Chúa nói với Tổ phụ Abraham ngày xưa bỏ lại đàng sau những gì cũ và lên đường lập sự nghiệp mới nơi quê hương mới.

Hình ảnh là người con của Thiên Chúa

Khi trở về từ Aicập quan niệm về triều đại vua của người Do Thái, nhất là ở Jerusalem chấp nhận vua là con ( trai) của Thiên Chúa: Con là con (trai) của Ta, hôm nay Ta đã sinh thành ra con ( Tv 2,7). Quan niệm này không theo ý nghĩa sinh đẻ, nhưng mang ý tuyển chọn.

Thiên Chúa tuyển chọn vua là con của Người , kể từ khi được phong vương, như Thiên chúa đã đối xử với vua David là con cửa Người
„ Phần Ta, Ta sẽ đặt Người làm trưởng tử,
cao cả hơn vua chúa trần gian.
Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở
và thành tín giữ giao ước với Người. „ ( Tv 89,28-29).

Thánh sử Mattheo trích dẫn lời ngôn sứ Hosea „Ta gọi con ta ra khỏi Aicập“ trong ý nghĩa nói đến Chúa Giêsu là người con đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương người con của mình. Và vì thế gọi con mình ra khỏi Aicập, nơi quê lạ xứ người trở về sống trong quê hương nhà của mình.

Biến cố vua Pharao xứ Aicập ngày xưa ra lệnh cho giết tất cả các trẻ em nam người Do Thái, để ngăn cản dân Do Thái sinh sôi ra thêm nhiều có thể đe doạ an ninh đất nước.

Sau này bên Do Thái thời Hài nhi Giesu sinh ra, vua Herode đã đi tìm lùng bắt các trẻ em con trai sinh ra cùng thời với hài nhi Giêsu như các vị bác học nói cho biết về vua hài nhi Giêsu mới sinh ra ở Bethlehem. Vì nhà vua sợ ngai vàng của mình bị thách thức, bị lung lay chiếm đoạt. Nên đã gây ra thảm trạng các hài nhi vùng Bethlehem bị tìm giết, và gia đình hài nhi Giesu phải tìm đường đi tỵ nạn sang Aicập.

Hai biến cố giết các trẻ em nam người Do Thái ở Aicập và ở Bethlehem là khúc mở đầu cho trường ca xuất hành trở về quê hương sau này của dân Do Thái thời Mose, và thời của Chúa Giêsu với Thánh Giuse- Đức Mẹ Maria từ Aicập : Ta gọi con Ta từ Aicập!.

Ngày xưa Mose lẽ ra bị giết chết ngay từ lúc mở mắt chào đời theo lệnh vua Aicập. Nhưng ông đã được cứu sống do bàn tay quan phòng của Thiên Chúa: Trẻ sơ sinh Mose được đặt trong lòng một cái thúng thả trôi trong dòng sông Nil, và được công chúa con gái của vua Pharao cho vớt lên nuôi trong cung điện nhà vua như con. Chính Ông sau này lớn lên đã dẫn đầu dân Do Thái xuất hành trở về quê hương Chúa hứa ban.

Hài nhi Giêsu cũng bị nhà vua truy lùng tìm bắt chung với các trẻ em nam mới sinh cùng thời điểm. Nhưng hài nhi Giesu đã thoát nạn bị tìm giết nhờ gia đình được Thiên Chúa hướng dẫn di cư tỵ nạn kịp thời sang Aicập. Hài nhi Giesu sau này lớn lên là người không mệt mỏi cho tới lúc chết trên thập gía rong ruổi các nơi chốn nước Do Thái loan báo tin mừng tình yêu của Thiên Chúa cho con người, thiết lập triều đại mới nước Thiên Chúa, nước tình yêu ơn cứu chuộc cho linh hồn con người.

Mose ngày xưa đã trốn vua Pharao đi vào miền hoang vu sa mạc Midian, và Thiên Chúa đã gọi ông quay trở lại Aicập để thương thuyết với vua Pharao cho dân được ra đi trở về, và chính Mose đã dẫn đầu đoàn người xuất hành trở vể quê cũ.

Chúa Giêsu được Thiên Chúa gọi ra khỏi Aicập trở về nước Do Thái như một Mose mới, ra rao gỉảng nước tình yêu Thiên Chúa cho con người. Và tin mừng nước Thiên Chúa lan rộng từ nước Aicập, nước Do Thái sang tận Roma rồi cùng khắp thế giới thành lập nên Giáo Hội Công Giáo của Chúa ở trần gian.

Thánh sử Mattheo đã dành hai chương đầu sách phúc âm viết thuật lại về cuộc đời trẻ thơ của Chúa Giêsu từ lúc sinh ra đời, rồi Ba đạo sĩ đến thăm viếng thờ lạy như vị Vua, biến cố đi tỵ nạn sang Aicập và cuộc xuất hành từ Aicập trở về quê hương Nazareth.

Những bài tường thuật đó là những chứng cớ lịch sử về đời sống của một người, một gia đình trong khung cảnh lịch sử văn hóa xã hội lúc đó, cùng ẩn chứa trọng tâm ý nghĩa đạo đức thần học tôn giáo.

Qua đó giúp chúng ta suy nghĩ sâu xa hơn về mầu nhiệm ẩn chứa nơi Chúa Giêsu.

Lễ gia đình Thánh gia Nazareth.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
‘’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’

Sách tham khảo

- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.. JESUS von Nazareth, Prolog die Kindheitsgeschichten, Herder 2012, Tr. 116 -126
- Zu Bethlehem geboren? Das Buch Benedickt XVI. und die Wissenschaft, Jan Assmann, „ Aus Aegypten habe ich meinen Sohn gerufen? tr. 131-142, Thomas Soeding ( Hg), Herder 2013.
 
Văn Hóa
Kính tặng các cha già thân yêu… Cảm Hứng Tuổi 80
LM Võ Trung Thánh - Bảo Lộc
21:46 27/12/2019
VÀI SUY NGHĨ VỀ TUỔI 80


80 phải tập đi xa

Vào viện dưỡng lão hay ra cánh đồng (nghĩa trang)

80 những ngóng cùng trong

Người than thăm viếng,với lòng thương yêu !

80 đòi hỏi lắm điều

Thuốc thang bổ dưỡng đủ liều mới yên.

80 suy nghĩ triền mien

Phải lo chuẩn bị về miền xa xăm!

80 đâu phải trăng rằm

Mà là trăng xế,đêm nằm ước mong

Mong hồn giữ mãi sạch trong

Niềm tin son sắt,cậy trong vững bền !

Để rồi cùng với Ơn Trên

Mừng ngày vinh thắng:được lên cõi Trời !

Cõi trời hạnh phúc tuyệt vời

Cùng muôn thần thánh đời đời hoan ca

ALLELUIA… Amen ( Lm Vo Trung Thành 27.12.2019,Bao Loc)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ La Vang
Nguyễn Bá Khanh
23:20 27/12/2019
MẸ LA VANG

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Nguyện cầu Đức Mẹ La Vang

Xin cho Nước Việt bình an vững bền

(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
 
VietCatholic TV
Chân dung vị linh mục Công Giáo số một của năm 2019 theo tờ Catholic Herald – Cha George Kuforiji
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:10 27/12/2019
Tờ Catholic Herald đã chọn Cha George Kuforiji là linh mục Công Giáo số một của năm 2019. Cha George Kuforiji được chọn vì thái độ kiên quyết của ngài đối với một nhóm phụ nữ “phò đồng tính” đã khuynh đảo giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi ở Portland, Oregon trong nhiều năm. Trong hơn một thập niên, giáo xứ chưa một lần rước kiệu thánh thể, chưa lần nào rước kiệu Đức Mẹ nhưng tham dự không sót một cuộc diễn hành đồng tính nào bất chấp những khuyến cáo của Đức Tổng Giám Mục. Dây stola, và áo lễ của các linh mục đầy rẫy những “rainbow” là dấu hiệu của những người đồng tính. Trong thánh lễ, sau khi đọc kinh Tin Kính, các phụ nữ trong giáo xứ này còn đọc một “kinh rất lạ” mà họ gọi là “community commitment” – cam kết cộng đồng. Đó là kết quả của một thời gian dài từ năm 1993 đến 2017, tổng giáo phận khoán trắng chức vụ “pastoral administrator” cho một phụ nữ giáo dân cuồng nhiệt “phò đồng tính” đến mức cực đoan.

Trước những biểu hiện bất thường xảy ra tại đây, năm 2017, Đức Ông Charles Lienert, đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng được Tòa Giám Mục yêu cầu về coi sóc tạm thời giáo xứ này nhưng ngài bó tay không thể giải quyết được các vấn đề.

Tháng 7 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Alexander King Sample của tổng giáo phận Portland, bổ nhiệm Cha George Kuforiji, là người Nigeria di dân sang Hoa Kỳ vừa được thụ phong linh mục vào năm 2015, về làm Cha Sở chính thức tại đây.

Sau khi đến giáo xứ, Cha George Kuforiji đã cương quyết yêu cầu chỉ sử dụng các bản văn Phụng Vụ được Giáo hội phê chuẩn trong Thánh lễ. Trước đó, các bản văn Phụng Vụ đề cập đến Thiên Chúa qua các đại danh từ “He”, “Lord”, “King”, đã bị các phụ nữ này sửa đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính. Ngài cũng cấm việc đọc “kinh rất lạ” sau kinh Tin Kính.

Bùng nổ đã xảy ra sau khi Cha George Kuforiji soạn ra các dây stola, và các áo lễ có những “rainbow” để chuẩn bị quăng vào sọt rác.

Trong Thánh Lễ ngày 30 tháng Sáu (Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên), sau kinh Tin Kính, các phụ nữ này bắt đầu đọc “kinh rất lạ” bất chấp sự phản đối của linh mục chủ tế. Đến khi Cha George Kuforiji bắt đầu truyền phép, họ giơ cao các biểu ngữ. Một người đàn bà hét toáng lên: “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu, Chúa Giêsu của sự bao gồm”. Ý muốn nói bao gồm người đồng tính.

Họ la hét làm gián đoạn Thánh Lễ. Cha George Kuforiji rất bình tĩnh. Ngài nói chuyện nhẹ nhàng với họ để Thánh Lễ có thể được tiếp tục. Nhưng một người phụ nữ chống nạnh hét vào mặt ngài: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?”. Cha George Kuforiji nhẹ nhàng hỏi lại: “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?”

Một người phụ nữ còn chạy lên cung thánh, tố cáo cả Đức Tổng Giám Mục và Cha George đã “lạm dụng” giáo dân khi thay đổi Phụng Vụ mà không hỏi ý kiến họ.

Sau khi quậy phá khiến thánh lễ không thể được hoàn tất, các phụ nữ này còn dùng các phương tiện truyền thông địa phương như tờ The Oregonian, một nhật báo tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, và đưa lên các mạng xã hội các video clips buộc Đức Tổng Giám Mục Sample điều Cha George Kuforiji đi nơi khác nếu không các phụ nữ này còn tiếp tục “quậy cho đến cùng”. Sau khi video này được phát tán rộng rãi, tổng giáo phận Portland, Oregon đã ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Cha George và nỗi buồn của tổng giáo phận trước hành động bất kính đối với Phụng Vụ thánh.

Trong số các phản ứng trên các phương tiện truyền thông Công Giáo và các mạng xã hội trước vụ này, rất nhiều phản ứng rất gay gắt. Nhiều người cho rằng nếu Cha George là một người da trắng, các phụ nữ luôn mồm nói mình là những người yêu thương này, có lẽ đã không dám mắng vào mặt ngài như vậy.

Trong số các phản ứng ôn tồn, điềm đạm hơn, có bài “Thank God for courageous priests like Fr George Kuforiji” đăng trên tờ Catholic Herald ngày 16 tháng Tám, của Giáo sư Chad C. Pecknold, giảng dạy Thần học Hệ thống tại Catholic University of America ở Washington DC.

Tạ ơn Chúa vì những linh mục can đảm như Cha George Kuforiji

Khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát

Mục sư Tin Lành Luther và cũng là một nhà hài hước Hans Fiene gần đây đã nhận xét rằng “những người Tin Lành khó chịu nhất trên thế giới là những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai.”

Nhận xét, vừa hài hước vừa chân thực này, đã được đưa ra sau một đoạn video về cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu trong một Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Portland, Oregon. Thánh lễ thưa thớt với hầu hết những người tham dự là những người lớn tuổi cấp tiến, tức giận với tân linh mục người Nigeria của họ, Cha George Kuforiji, vì ngài đã liên tục đưa ra các cải cách Phụng Vụ nhằm khôi phục các thánh lễ cho phù hợp với đức tin Công Giáo.

Hầu hết những người biểu tình là những người phụ nữ. Họ đã quát vào mặt vị linh mục hiền lành, đến từ châu Phi, vì ngài đã bãi bỏ phần bổ sung của họ sau khi đọc kinh Tin Kính, và vì ngài đã gỡ bỏ các băng rôn đầy mầu sắc chính trị họ treo phía trước giáo xứ. Kết luận mà “những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số” đã rút ra là Cha George ắt phải là một kẻ chống lại tình yêu! “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu,” một người phụ nữ đã hô vang. “Chúa Giêsu của sự bao gồm. Chúa Giêsu của sự phản kháng chống chính quyền vì khi chúng ta chống lại luật pháp, chúng ta ở trong Thần Khí Chúa.” Một người phụ nữ khác hét lên “Amen!”

Một trong những người biểu tình đã hỏi Cha George: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?” với ý muốn nói ngài không có tình yêu đối với người đồng tính và không thẩm quyền thay đổi thói quen thờ phượng của họ. Bà ta khẳng định thẩm quyền của mình: “Tôi đã ở đây hơn 15 năm. Ông chỉ mới ở đây có một năm thôi.”

Không có một chút hàm ý nào nại đến thẩm quyền của giáo sĩ, Cha George chỉ đơn giản hỏi ngược lại “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?” Người phụ nữ quay lưng bỏ đi trước câu hỏi này, và đó thật là một điều đáng tiếc vì đó mới là điều quan trọng duy nhất.

Một trong những người biểu tình khăng khăng cho rằng Cha George và Đức Tổng Giám Mục Sample đã “lạm dụng” họ thông qua những cải cách này mà không hỏi ý kiến của họ xem họ có mong muốn như thế không. Tuy nhiên, điều đã rõ ràng là “sự tham gia của giáo dân” vào Thánh lễ tự nó đã trở thành “việc điều khiển” Thánh lễ theo ý họ, đến mức có thể nói rằng nhiều giáo dân là những người đang lạm dụng, thao túng Phụng Vụ cho phù hợp với các nghị trình phụng tự cấp tiến của họ. Thay vào đó, cha George đã nhắm đến việc khôi phục Phụng Vụ của giáo xứ cho phù hợp với các chuẩn mực do Giáo hội thiết lập.

Cuộc biểu tình kết thúc với việc các giáo dân hát bài hát tiêu biểu cho kỷ nguyên dân quyền, “We Shall Overcome”, nối thành một vòng tay chống lại vị linh mục da đen của họ. Những người biểu tình quả đã mù quáng đến độ nực cười.

Rất may, Cha George nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Đức Tổng Giám Mục Sample. Sau khi video biểu tình này lan truyền rộng rãi, Tòa Giám Mục đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ vị linh mục Phi châu, nói rằng “tổng giáo phận rất hạnh phúc khi được làm việc với Cha George Kuforiji, Cha sở của Giáo xứ Thánh Phanxicô, để phục hoạt giáo xứ hầu có thể phục vụ tốt hơn dân số ngày càng tăng trong khu vực cũng như cho các thế hệ Công Giáo tương lai ở Portland.”

Mối quan tâm đối với “các thế hệ tương lai”, là một lời quở trách nhẹ nhàng đối với một thế hệ Woodstock dường như không thể hình dung được bất kỳ tương lai nào không phù hợp với tầm nhìn ương ngạnh và hoài cổ của họ. Khi giáo dân có lòng tôn kính đối với một cuộc diễu hành đồng tính hơn là cuộc rước kiệu tuyệt vời trong đó chính Chúa ngự đến trong Thánh lễ, thì cần phải có các biện pháp khẩn cấp.

Một số người cho rằng Cha George đã tiến quá nhanh. Con người là sinh vật của thói quen, và vì thế ngài nên tiến chậm hơn để hoán cải trái tim và tâm trí của họ cho phù hợp với Giáo hội. Có một sự thật nhất định trong sự thận trọng này. Tôi không phản đối chủ nghĩa “tiệm tiến” trong việc hình thành một giáo xứ sốt sắng hơn. Đôi khi phải mất một hoặc hai năm để chuẩn bị một giáo xứ cho việc làm một hàng rào cung thánh [trước vẫn dùng để giáo dân quỳ rước lễ - chú thích của người dịch], hoặc cho việc biết im lặng trong nhà thờ. Nhưng những Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội không bao giờ chọn một cách tiếp cận “tiệm tiến” khi đối mặt với dị giáo thể hiện nơi sự bất kính trong Phụng Vụ, và khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát để bảo vệ các Thánh lễ chống lại sự lạm dụng các tập quán địa phương. Như Chesterton nói, một số thói quen phải được nghiền nát dưới chân.

Cảm ơn Chúa vì chứng tá can đảm và trung thành của Đức Tổng Giám Mục Sample và Cha George. Câu hỏi Cha George hỏi đàn chiên của chính mình phải trở thành một câu hỏi cấp bách hơn bao giờ hết đối với mỗi chúng ta: “Bạn không có lòng kính sợ Chúa sao?”

Nếu thánh ý Chúa cho các linh mục châu Phi có thể thường xuyên hỏi chúng ta câu hỏi này, thì tôi nói rằng Giáo hội Phi châu có thể sớm qua mặt Giáo Hội tại Mỹ châu.


Source:Catholic Herald
 
Xin đón xem: Giao Thừa và Đón Năm Mới tại Vatican - Kính Chào Nữ Vương Hòa Bình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:24 27/12/2019