Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhận ra tầm quan trọng của đời sống gia đình
LM Trần Bình Trọng
01:18 28/12/2008
Lễ Thánh Gia, Năm (Hc 3:3-7,14-17; Cl 3:12-21; Lc 2:22-40)
Giáo hội thiết lập lễ thánh gia vào năm 1921 để chỉ cho thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình khi mà những liên hệ gia đình trở nên lỏng lẻo. Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ để làm thành gia đình, có cha có me và con cái để yêu thương săn sóc lẫn nhau. Vì yêu Thiên Chúa Cha đã sai Con Một xuống thế cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Vì yêu Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian làm người để cứu chuộc nhân loại. Vì yêu trinh nữ Maria chấp nhận địa vị làm mẹ Ðấng cứu thế. Cũng vì yêu, thánh Giuse đưa Hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập (Mt 2:14).. Và cũng chính tình yêu đã đưa gia đình thánh trở về Nadarét. Ở đó thánh Giuse cung phụng cho gia đình thánh như có thể bằng cách làm nghề thợ mộc.
Người ta thường nói: Gia đình là nền tảng của xã hội. Dù gia đình lớn hay nhỏ thì gia đình vẫn là cần thiết cho đời sống xã hội. Chính trong khung cảnh an toàn và bầu khí ấm cúng của gia đình, mà những giá trị nhân bản được truyền đạt xuống cho con cháu. Việc đầu tư vào con cái phải được bắt đầu từ khi thụ thai và sau khi sinh con. Con cái được thụ thai phải là do kết quả của tình yêu giữa vợ chồng trong hôn nhân được thánh hiến, chứ không phải là chuyện qua đường, ngẫu nhiên mà có thụ thai.
Sống và lớn lên không có gia đình, người ta có thể mất đi mức độ thăng bằng về đời sống tình cảm. Khi gia đình đổ vỡ, những căn tính về phái tính và gia đình của con cái sẽ bị thuyên giảm. Sống trong những xã hội đang trên đà phát triển về kinh tế, hay kĩ nghệ và hậu kĩ nghệ, thì những giá trị gia đình bị suy giảm. Trong một xã hội như vậy, những luật pháp thường nhắm cổ võ và bảo vệ cá nhân hơn là gia đình như luật li dị, phá thai, luật bảo vệ con cái chống lại cha mẹ.. Cộng thêm vào đó còn phải kể đến những phim ảnh, báo chí đồi truỵ, những nạn nghiện ngập, sút sách. Một bảng thống kê của hãng bảo hiểm Mutual Life tại Massachusetts hỏi người lớn xem họ lãnh hội những giá trị căn bản từ đâu đến, có khoảng 70 % tới 80% trả lời là do gia đình. Khi chính những người lớn này được hỏi xem con cái họ học đòi những giá trị từ đâu, thì 2/3 trả lời là vô tuyến truyền hình, phim ảnh, âm nhạc 1.. Vì hoàn cảnh kinh tế, vì đời sống xã hội phức tạp, cả cha lẫn mẹ thường phải đi làm cho nên ít dành thời giờ cho con cái.
Nếu gia đình là nền tảng của xã hội, thì gia cũng phải là nền tảng của giáo hội. Nói theo phương diện đạo đức thì gia đình là một đơn vị tôn giáo đầu tiên. Giáo hội thánh hoá đời sống gia đình qua Bí tích hôn phối. Giáo hội coi Bí tích hôn phối là thánh thiện vì đời sống hôn nhân mong được thánh thiện nếu muốn được phản ảnh gia đình Na-da-rét. Gia đình Thánh Gia Thất nêu tấm gương mà mỗi gia đình đạo hạnh phải noi theo như những lời khuyên dạy khôn ngoan trong sách Huấn ca: Ai vâng lệnh Chúa, sẽ làm cho mẹ an lòng (Hc 3:6). Ðiều đó có nghĩa là người mẹ sẽ được hạnh phúc khi con mình vâng lệnh Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan.
Giáo hội trình bày gia đình Na-da-rét là gia đình lý tưởng cũng ý thức được những khiếm khuyết có thể làm ly tán bất cứ đời sống gia đình nhân loại nào. Ðó là lý do tại sao trong thư gửi tín hữu Côlôsê, thánh Phaolô khuyên họ làm sao sống tinh thần Kitô giáo. Thánh nhân khuyên bảo họ: Hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hâu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau (Cl 3:12-13). Trong gia đình, các phần tử được kêu gọi mang trách nhiệm cho nhau. Thành phần mang bệnh hoạn tật nguyền cũng phải được săn sóc về thể chất, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Những thành phần quá cố trong gia đình cũng phải nằm trong lời cầu nguyện của gia đình.
Người công giáo cần đem Chúa vào đời sống gia đình để Chúa đồng hành và làm chủ đời sống gia đình. Ði dâng thánh lễ chung vào ngày Chúa nhật và cầu nguyện chung trong gia đình là những yếu tố quan trọng và cần thiết để liên kết các phần tử trong gia đình lại với nhau. Không những cầu nguyện chung bằng cách đọc những kinh có sẵn trong sách kinh, mà còn cầu nguyện cho nhau bằng cách dùng những lời lẽ riêng của mình dâng lên Thiên Chúa như những nhân vật trong Thánh kinh đã làm. Chẳng hạn cặp vợ chồng mới cưới là Tôbia và Xara cầu nguyện trong buổi thành hôn thế này: Giờ đây không phải vì lí do sắc dục, mà con cưới em con đây, nhưng vì lòng chân thành. Xin Chúa đoái thương chúng con, cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già (Tb 8:7). Còn ông Raguel cầu nguyện cho con rể là Tôbia như sau: Chúc con đi mạnh giỏi và bình yên (Tb 10:11). Rồi ông cầu nguyện cho con gái là Xara: Thôi con đi bình yên. Cha mong được nghe toàn những tin tốt lành về con (Tb 10:12). Còn bà Edna cầu nguyện cho con rể là Tobia: Trước mặt Chúa, mẹ gửi gắm Xara cho con (Tb 10:13). Rồi ông Tôbít cầu nguyện cho con trai là Tobia và con dâu là Xara: Hãy phụng thờ Thiên Chúa trong sự thật và làm đẹp lòng Người. Hãy truyền dạy con cái thực thi công chính và làm việc bố thí, biết tưởng nhớ Thiên Chúa và chúc tụng danh Người mọi lúc, trong sự thật, với hết sức mình (14:8).
Gia đình Thánh Gia Thất mà Giáo hội mừng lễ hôm nay phải là mẫu mực cho mỗi gia đình Kitô giáo. Mỗi phần tử trong gia đình có thể noi gương những gì nơi Chúa hài nhi, nơi mẹ Maria, nơi Thánh Giuse? Và ta cũng cầu nguyện cho sự thành đạt và hạnh phúc cho đời sống gia đình.
Lời cầu nguyện cho gia đình của Phong trào Thăng tiến Hôn nhân Gia đình:
Lạy Thánh gia, xưa thánh Cả Giuse
đã đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai-cập.
Thánh gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.
Xin Thánh gia cho chúng con:
- Biết thông cảm và sống theo lời Chúa dạy trong Thánh kinh.
- Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn.
- Biết nhịn nhục và hoà giải khi tính tình và cách cư xử khác nhau.
- Biết hiếu nghĩa và chung thuỷ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.
- Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.
- Giêsu- Maria- Giuse!
- Ðời chúng con sóng gió ba đào, xin ban ơn can đảm, kiên trì.
- Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn quảng đại thứ tha
để chúng con an vui chấp nhận lẫn nhau.
- Giáo hội Chúa cần nhiều tín hữu nhiệt thành sốt mến.
- Xin cho chúng con biết phụng sự trong tin yêu,
để cùng nhau xây dựng nước Chúa muôn đời. Amen
Giáo hội thiết lập lễ thánh gia vào năm 1921 để chỉ cho thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình khi mà những liên hệ gia đình trở nên lỏng lẻo. Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ để làm thành gia đình, có cha có me và con cái để yêu thương săn sóc lẫn nhau. Vì yêu Thiên Chúa Cha đã sai Con Một xuống thế cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Vì yêu Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian làm người để cứu chuộc nhân loại. Vì yêu trinh nữ Maria chấp nhận địa vị làm mẹ Ðấng cứu thế. Cũng vì yêu, thánh Giuse đưa Hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập (Mt 2:14).. Và cũng chính tình yêu đã đưa gia đình thánh trở về Nadarét. Ở đó thánh Giuse cung phụng cho gia đình thánh như có thể bằng cách làm nghề thợ mộc.
Người ta thường nói: Gia đình là nền tảng của xã hội. Dù gia đình lớn hay nhỏ thì gia đình vẫn là cần thiết cho đời sống xã hội. Chính trong khung cảnh an toàn và bầu khí ấm cúng của gia đình, mà những giá trị nhân bản được truyền đạt xuống cho con cháu. Việc đầu tư vào con cái phải được bắt đầu từ khi thụ thai và sau khi sinh con. Con cái được thụ thai phải là do kết quả của tình yêu giữa vợ chồng trong hôn nhân được thánh hiến, chứ không phải là chuyện qua đường, ngẫu nhiên mà có thụ thai.
Sống và lớn lên không có gia đình, người ta có thể mất đi mức độ thăng bằng về đời sống tình cảm. Khi gia đình đổ vỡ, những căn tính về phái tính và gia đình của con cái sẽ bị thuyên giảm. Sống trong những xã hội đang trên đà phát triển về kinh tế, hay kĩ nghệ và hậu kĩ nghệ, thì những giá trị gia đình bị suy giảm. Trong một xã hội như vậy, những luật pháp thường nhắm cổ võ và bảo vệ cá nhân hơn là gia đình như luật li dị, phá thai, luật bảo vệ con cái chống lại cha mẹ.. Cộng thêm vào đó còn phải kể đến những phim ảnh, báo chí đồi truỵ, những nạn nghiện ngập, sút sách. Một bảng thống kê của hãng bảo hiểm Mutual Life tại Massachusetts hỏi người lớn xem họ lãnh hội những giá trị căn bản từ đâu đến, có khoảng 70 % tới 80% trả lời là do gia đình. Khi chính những người lớn này được hỏi xem con cái họ học đòi những giá trị từ đâu, thì 2/3 trả lời là vô tuyến truyền hình, phim ảnh, âm nhạc 1.. Vì hoàn cảnh kinh tế, vì đời sống xã hội phức tạp, cả cha lẫn mẹ thường phải đi làm cho nên ít dành thời giờ cho con cái.
Nếu gia đình là nền tảng của xã hội, thì gia cũng phải là nền tảng của giáo hội. Nói theo phương diện đạo đức thì gia đình là một đơn vị tôn giáo đầu tiên. Giáo hội thánh hoá đời sống gia đình qua Bí tích hôn phối. Giáo hội coi Bí tích hôn phối là thánh thiện vì đời sống hôn nhân mong được thánh thiện nếu muốn được phản ảnh gia đình Na-da-rét. Gia đình Thánh Gia Thất nêu tấm gương mà mỗi gia đình đạo hạnh phải noi theo như những lời khuyên dạy khôn ngoan trong sách Huấn ca: Ai vâng lệnh Chúa, sẽ làm cho mẹ an lòng (Hc 3:6). Ðiều đó có nghĩa là người mẹ sẽ được hạnh phúc khi con mình vâng lệnh Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan.
Giáo hội trình bày gia đình Na-da-rét là gia đình lý tưởng cũng ý thức được những khiếm khuyết có thể làm ly tán bất cứ đời sống gia đình nhân loại nào. Ðó là lý do tại sao trong thư gửi tín hữu Côlôsê, thánh Phaolô khuyên họ làm sao sống tinh thần Kitô giáo. Thánh nhân khuyên bảo họ: Hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hâu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau (Cl 3:12-13). Trong gia đình, các phần tử được kêu gọi mang trách nhiệm cho nhau. Thành phần mang bệnh hoạn tật nguyền cũng phải được săn sóc về thể chất, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Những thành phần quá cố trong gia đình cũng phải nằm trong lời cầu nguyện của gia đình.
Người công giáo cần đem Chúa vào đời sống gia đình để Chúa đồng hành và làm chủ đời sống gia đình. Ði dâng thánh lễ chung vào ngày Chúa nhật và cầu nguyện chung trong gia đình là những yếu tố quan trọng và cần thiết để liên kết các phần tử trong gia đình lại với nhau. Không những cầu nguyện chung bằng cách đọc những kinh có sẵn trong sách kinh, mà còn cầu nguyện cho nhau bằng cách dùng những lời lẽ riêng của mình dâng lên Thiên Chúa như những nhân vật trong Thánh kinh đã làm. Chẳng hạn cặp vợ chồng mới cưới là Tôbia và Xara cầu nguyện trong buổi thành hôn thế này: Giờ đây không phải vì lí do sắc dục, mà con cưới em con đây, nhưng vì lòng chân thành. Xin Chúa đoái thương chúng con, cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già (Tb 8:7). Còn ông Raguel cầu nguyện cho con rể là Tôbia như sau: Chúc con đi mạnh giỏi và bình yên (Tb 10:11). Rồi ông cầu nguyện cho con gái là Xara: Thôi con đi bình yên. Cha mong được nghe toàn những tin tốt lành về con (Tb 10:12). Còn bà Edna cầu nguyện cho con rể là Tobia: Trước mặt Chúa, mẹ gửi gắm Xara cho con (Tb 10:13). Rồi ông Tôbít cầu nguyện cho con trai là Tobia và con dâu là Xara: Hãy phụng thờ Thiên Chúa trong sự thật và làm đẹp lòng Người. Hãy truyền dạy con cái thực thi công chính và làm việc bố thí, biết tưởng nhớ Thiên Chúa và chúc tụng danh Người mọi lúc, trong sự thật, với hết sức mình (14:8).
Gia đình Thánh Gia Thất mà Giáo hội mừng lễ hôm nay phải là mẫu mực cho mỗi gia đình Kitô giáo. Mỗi phần tử trong gia đình có thể noi gương những gì nơi Chúa hài nhi, nơi mẹ Maria, nơi Thánh Giuse? Và ta cũng cầu nguyện cho sự thành đạt và hạnh phúc cho đời sống gia đình.
Lời cầu nguyện cho gia đình của Phong trào Thăng tiến Hôn nhân Gia đình:
Lạy Thánh gia, xưa thánh Cả Giuse
đã đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai-cập.
Thánh gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.
Xin Thánh gia cho chúng con:
- Biết thông cảm và sống theo lời Chúa dạy trong Thánh kinh.
- Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn.
- Biết nhịn nhục và hoà giải khi tính tình và cách cư xử khác nhau.
- Biết hiếu nghĩa và chung thuỷ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.
- Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.
- Giêsu- Maria- Giuse!
- Ðời chúng con sóng gió ba đào, xin ban ơn can đảm, kiên trì.
- Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn quảng đại thứ tha
để chúng con an vui chấp nhận lẫn nhau.
- Giáo hội Chúa cần nhiều tín hữu nhiệt thành sốt mến.
- Xin cho chúng con biết phụng sự trong tin yêu,
để cùng nhau xây dựng nước Chúa muôn đời. Amen
Di sản đức tin
Pm. Cao Huy Hoàng
01:20 28/12/2008
Ông Cụ Chánh, người ta vẫn quen gọi là Ông Cố Chánh, có lẽ vì ông đã gần 90 tuổi rồi. Ông không còn khỏe mạnh lắm, nhưng trí khôn còn minh mẫn, sáng suốt cách lạ lùng.
Ông đang sống với gia đình con trai trưởng, có cả 11 người trong nhà. Ông không đến nhà thờ dự lễ như hai năm trước, nhưng ông ở nhà, đọc kinh, cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, và nhận Mình Thánh Chúa như của ăn đàng.
Đến thăm ông ngày Lễ Giáng Sinh, ông tâm sự:
“ Nhà tôi sáu đứa con anh à! Ba trai ba gái. Mỗi đứa con chào đời, là kết quả của bao lời cầu nguyện. Bà nhà tôi sốt sắng lắm. Kinh hôm kinh mai, lễ sáng, chầu chiều… bà không bỏ bữa nào. Còn bảo tôi siêng năng lên chứ, để khi đẻ con ra nó cũng biết Chúa biết Mẹ, biết giữ đạo cho nên chứ. Và quả thật, thật là vui mừng, vì chúng tôi sinh đứa con nào cũng đẹp. Hết mừng con đẹp rồi mừng con khỏe, con lớn, con khôn, mừng lo được cho con ăn học với người, với đời. Mừng vì thấy con siêng năng học Giáo Lý, siêng năng kinh lễ, siêng năng công việc nhà thờ nhà thánh, biết kính mến Chúa, biết yêu thương người, biết sống đẹp lòng Chúa, biết sợ tội. Mừng nữa là thấy con có đôi có bạn đạo đức đàng hoàng…”
“Nay thì các con nó có gia có thất cả rồi. Mà sao lòng tôi cứ buồn hoài, buồn mãi. Nhìn thấy các cháu tôi hôm nay, tôi không sao mà vui được. Mất truyền thống cả rồi.”
Ông muốn nói đến truyền thống gì?
Truyền thống đạo đức. Các cháu có biết là tôi cô đơn đến mức nào mỗi khi đọc kinh tối. Bảo đọc kinh tối, đứa xem ti vi thì tiếc bộ phim tình cảm hàn quốc đến hồi gay cấn, đứa uống rượu thì bảo từ từ thêm xị nữa, đứa chơi game thì đang cắm đầu cắm cổ chát chát bùm bùm gì tôi chẳng hiểu.
Tôi nghe đài Chân Lý nói chuyện thắp nến ở Thái Hà, ở Tòa Khâm sứ, kể cho chúng nghe, bảo chúng nó ra sức cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Nhà Nước Việt Nam, thì nó nói tôi nhiều chuyện, già rồi nghỉ ngơi cho khỏe, bận tâm làm gì cho mệt sức…
Ôi thôi! Còn đủ chuyện trên đời nữa! Anh xem đó, Cha Mẹ cho con vào đời, đẹp đẻ lắm, khôn ngoan lắm. Chúng có biết là mỗi lần nó xỉn nó say, té lên té xuống móp đầu bể trán, ăn nói bậy bạ, cư xử mất văn hóa, là nó đã làm biến dạng công trình của Cha Mẹ nó không? Nó đang bôi tro trét trấu vào mặt ông nội nó, cha mẹ nó, nó có biết không? Anh thấy đó, Cha Mẹ có đẻ ra thằng khùng đâu, cũng không đẻ ra thằng què, hay thằng chột, càng không dạy cho chúng ăn chơi sa đọa mà. Chúng nó không biết công ơn của Cha Mẹ anh à. Chúng nó làm biến dạng công trình của Cha Mẹ, chúng nó tự làm suy đồi mọi giá trị mà Cha Mẹ nó đã cho nó. Chúng nó phá sản…”
Tôi thầm cảm ơn Cụ Chánh. Và tôi muốn chia sẻ tâm sự nầy để chúng ta cùng có những suy tư trong ngày Lễ Thánh Gia 2008.
Hai từ “phá sản” sao nghe buồn bã quá, bi quan quá! Không biết người trẻ hôm nay khi đọc những tâm sự nầy có tha thứ cho cái suy nghĩ có thể gây xúc phạm của các bậc tiền bối không?
Nhưng, thiết nghĩ, cụ Chánh không quá hàm hồ khi kết luận chua chát “chúng nó phá sản”
Di sản quí giá của Ông Bà Cha Mẹ Việt Nam để lại cho hậu duệ là một Đức Tin được đổi bằng chính những giọt máu qua suốt bốn thế kỷ. Nền tảng Đức tin ấy, được dựng xây trên mỗi gia đình công giáo, như một cộng đồng cơ bản của Giáo Hội Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc bức bách, cha ông vẫn giữ được một truyền thống Đức tin và văn hóa công giáo trên cơ sở thực thi Lời Chúa trong đời sống thường ngày ở các gia đình, họ đạo. Có thể xác quyết rằng, chính Đức tin Công Giáo đóng một vai trò chủ đạo trong việc hình thành các gia đình Việt Nam êm đềm hạnh phúc và bền vững nhờ luật nhất phu nhất phụ của Tin Mừng. Luật nhất phu nhất phụ đã đến Việt Nam trong bối cảnh nếp sống đa thê vẫn còn ứng dụng, chưa được xem là lỗi thời và kém văn hóa. Nhờ luật nhất phu nhất phụ của Công giáo, mà nếp sống đa thê rơi vào tình trạng cổ hủ, và trách nhiệm của Cha Mẹ đối với con cái được thể hiện mỗi lúc một toàn hảo hơn. Từ đó, hạt giống Tin Mừng đâm rễ sâu trong lòng các gia đình và từng thành viên của gia đình, đến nỗi, có thể nói rằng, vi phạm luật hôn nhân gia đình là vi phạm luật Chúa.
Còn nhớ, để bảo đảm cho sự thánh thiện của hôn nhân công giáo và sự bền vững của các gia đình công giáo, những biện pháp chế tài dành cho các đôi bạn “ăn cơm trước kẻng” như tự thú trước cộng đoàn, giảm mức long trọng của thánh lễ ban bí tích hôn phối, hoặc cử hành bí tích hôn phối ngoài thánh lễ… mới ngày nào đây vẫn còn được áp dụng. Hoặc những tội nhân công khai thú ở tòa ngoài rồi mới xưng tội ở tòa trong… Tại sao họ có đủ can đảm chịu mang tiếng đời, để thú tội, để xưng tội, để giữ lấy thai nhi trong khi họ chỉ cần đến một ông thầy lang bốc một nắm thuốc là đủ để che dấu một chuyện đã rồi? Thiết nghĩ, ấy là vì đời sống đức tin vững mạnh, vì cảm thức sâu sắc về tội, biết tội, sợ tội và còn vì trân quí sự sống thân xác và linh hồn Chúa ban như giáo lý công giáo đã dạy.
Một thời đức tin hùng hồn của ông bà cha mẹ đã qua đi.
Niềm vui học hỏi và chu toàn lề luật Chúa, cùng với cảm thức về tội của đời con đời cháu bỗng gần như biến mất, chỉ cần trong vòng 10 năm các em không được học giáo lý, không thường xuyên đến nhà thờ. Cha Mẹ thì tất bật trên rừng trên rẫy kiếm từng cái khoai lang, khoai mì hay củ nần cho con có cái ăn chống đói…không có thời gian cho con. Con cái không được bồi dưỡng về đức tin công giáo là đã chua chát lắm rồi, lại còn bị thấm nhiễm những tư tưởng không cần có sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống gia đình xã hội, làm thành một thế hệ hậu duệ không cố tình phá sản cũng phải bị mang tiếng là phá sản vì lối sống mới: lối sống tẩy chay Thiên Chúa.
Và khi đức tin bị phá sản, thì một hệ lụy dây chuyền cũng theo nhau tan tác, trong đó, có cả sự thánh thiện của hôn nhân và bền vững của gia đình công giáo. Những chuyện thời sự như sống thử tiền hôn nhân, phá thai, ly dị theo nhau làm thành “chuyện thời sự của thời đại Thiên Chúa bị tẩy chay ra khỏi lòng người, và nhường chỗ cho một mớ vật chất hỗn độn lên ngôi, ngự trị”.
Đã đến lúc các gia đình công giáo Việt Nam khẩn trương chấn chỉnh đời sống đức tin và Giáo dục Đức Tin trong gia đình mình như lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - không vì xấu hổ với các bậc tiền bối, nhưng vì vận mệnh Nước Trời của con cháu, của hậu dụê. Đức tin công giáo, có thể nói là cái căn cái gốc của hạnh phúc gia đình và của hạnh phúc cả xã hội - vì gia đình là nền tảng của xã hội.
Kính lạy ông bà tiên tổ, đất nước chúng con sẽ đi về đâu, dân tộc chúng con sẽ đi về đâu, khi các gia đình Việt Nam đua nhau ly tan, đua nhau sụp đổ?
Nguyện xin Thánh Gia Thất củng cố đời sống các gia đình Việt Nam chúng con, biết tin nhận và yêu mến Thiên Chúa là nguồn tình yêu thật, là nguồn sống thật, là nguồn hạnh phúc thật vững bền, để chúng con khẩn trương loại trừ những ảo ảnh tình yêu, ảo ảnh sự sống, và ảo ảnh hạnh phúc của ma quỷ ra khỏi gia đình, xã hội và đất nước chúng con.
Ông đang sống với gia đình con trai trưởng, có cả 11 người trong nhà. Ông không đến nhà thờ dự lễ như hai năm trước, nhưng ông ở nhà, đọc kinh, cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, và nhận Mình Thánh Chúa như của ăn đàng.
Đến thăm ông ngày Lễ Giáng Sinh, ông tâm sự:
“ Nhà tôi sáu đứa con anh à! Ba trai ba gái. Mỗi đứa con chào đời, là kết quả của bao lời cầu nguyện. Bà nhà tôi sốt sắng lắm. Kinh hôm kinh mai, lễ sáng, chầu chiều… bà không bỏ bữa nào. Còn bảo tôi siêng năng lên chứ, để khi đẻ con ra nó cũng biết Chúa biết Mẹ, biết giữ đạo cho nên chứ. Và quả thật, thật là vui mừng, vì chúng tôi sinh đứa con nào cũng đẹp. Hết mừng con đẹp rồi mừng con khỏe, con lớn, con khôn, mừng lo được cho con ăn học với người, với đời. Mừng vì thấy con siêng năng học Giáo Lý, siêng năng kinh lễ, siêng năng công việc nhà thờ nhà thánh, biết kính mến Chúa, biết yêu thương người, biết sống đẹp lòng Chúa, biết sợ tội. Mừng nữa là thấy con có đôi có bạn đạo đức đàng hoàng…”
“Nay thì các con nó có gia có thất cả rồi. Mà sao lòng tôi cứ buồn hoài, buồn mãi. Nhìn thấy các cháu tôi hôm nay, tôi không sao mà vui được. Mất truyền thống cả rồi.”
Ông muốn nói đến truyền thống gì?
Truyền thống đạo đức. Các cháu có biết là tôi cô đơn đến mức nào mỗi khi đọc kinh tối. Bảo đọc kinh tối, đứa xem ti vi thì tiếc bộ phim tình cảm hàn quốc đến hồi gay cấn, đứa uống rượu thì bảo từ từ thêm xị nữa, đứa chơi game thì đang cắm đầu cắm cổ chát chát bùm bùm gì tôi chẳng hiểu.
Tôi nghe đài Chân Lý nói chuyện thắp nến ở Thái Hà, ở Tòa Khâm sứ, kể cho chúng nghe, bảo chúng nó ra sức cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Nhà Nước Việt Nam, thì nó nói tôi nhiều chuyện, già rồi nghỉ ngơi cho khỏe, bận tâm làm gì cho mệt sức…
Ôi thôi! Còn đủ chuyện trên đời nữa! Anh xem đó, Cha Mẹ cho con vào đời, đẹp đẻ lắm, khôn ngoan lắm. Chúng có biết là mỗi lần nó xỉn nó say, té lên té xuống móp đầu bể trán, ăn nói bậy bạ, cư xử mất văn hóa, là nó đã làm biến dạng công trình của Cha Mẹ nó không? Nó đang bôi tro trét trấu vào mặt ông nội nó, cha mẹ nó, nó có biết không? Anh thấy đó, Cha Mẹ có đẻ ra thằng khùng đâu, cũng không đẻ ra thằng què, hay thằng chột, càng không dạy cho chúng ăn chơi sa đọa mà. Chúng nó không biết công ơn của Cha Mẹ anh à. Chúng nó làm biến dạng công trình của Cha Mẹ, chúng nó tự làm suy đồi mọi giá trị mà Cha Mẹ nó đã cho nó. Chúng nó phá sản…”
Tôi thầm cảm ơn Cụ Chánh. Và tôi muốn chia sẻ tâm sự nầy để chúng ta cùng có những suy tư trong ngày Lễ Thánh Gia 2008.
Hai từ “phá sản” sao nghe buồn bã quá, bi quan quá! Không biết người trẻ hôm nay khi đọc những tâm sự nầy có tha thứ cho cái suy nghĩ có thể gây xúc phạm của các bậc tiền bối không?
Nhưng, thiết nghĩ, cụ Chánh không quá hàm hồ khi kết luận chua chát “chúng nó phá sản”
Di sản quí giá của Ông Bà Cha Mẹ Việt Nam để lại cho hậu duệ là một Đức Tin được đổi bằng chính những giọt máu qua suốt bốn thế kỷ. Nền tảng Đức tin ấy, được dựng xây trên mỗi gia đình công giáo, như một cộng đồng cơ bản của Giáo Hội Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc bức bách, cha ông vẫn giữ được một truyền thống Đức tin và văn hóa công giáo trên cơ sở thực thi Lời Chúa trong đời sống thường ngày ở các gia đình, họ đạo. Có thể xác quyết rằng, chính Đức tin Công Giáo đóng một vai trò chủ đạo trong việc hình thành các gia đình Việt Nam êm đềm hạnh phúc và bền vững nhờ luật nhất phu nhất phụ của Tin Mừng. Luật nhất phu nhất phụ đã đến Việt Nam trong bối cảnh nếp sống đa thê vẫn còn ứng dụng, chưa được xem là lỗi thời và kém văn hóa. Nhờ luật nhất phu nhất phụ của Công giáo, mà nếp sống đa thê rơi vào tình trạng cổ hủ, và trách nhiệm của Cha Mẹ đối với con cái được thể hiện mỗi lúc một toàn hảo hơn. Từ đó, hạt giống Tin Mừng đâm rễ sâu trong lòng các gia đình và từng thành viên của gia đình, đến nỗi, có thể nói rằng, vi phạm luật hôn nhân gia đình là vi phạm luật Chúa.
Còn nhớ, để bảo đảm cho sự thánh thiện của hôn nhân công giáo và sự bền vững của các gia đình công giáo, những biện pháp chế tài dành cho các đôi bạn “ăn cơm trước kẻng” như tự thú trước cộng đoàn, giảm mức long trọng của thánh lễ ban bí tích hôn phối, hoặc cử hành bí tích hôn phối ngoài thánh lễ… mới ngày nào đây vẫn còn được áp dụng. Hoặc những tội nhân công khai thú ở tòa ngoài rồi mới xưng tội ở tòa trong… Tại sao họ có đủ can đảm chịu mang tiếng đời, để thú tội, để xưng tội, để giữ lấy thai nhi trong khi họ chỉ cần đến một ông thầy lang bốc một nắm thuốc là đủ để che dấu một chuyện đã rồi? Thiết nghĩ, ấy là vì đời sống đức tin vững mạnh, vì cảm thức sâu sắc về tội, biết tội, sợ tội và còn vì trân quí sự sống thân xác và linh hồn Chúa ban như giáo lý công giáo đã dạy.
Một thời đức tin hùng hồn của ông bà cha mẹ đã qua đi.
Niềm vui học hỏi và chu toàn lề luật Chúa, cùng với cảm thức về tội của đời con đời cháu bỗng gần như biến mất, chỉ cần trong vòng 10 năm các em không được học giáo lý, không thường xuyên đến nhà thờ. Cha Mẹ thì tất bật trên rừng trên rẫy kiếm từng cái khoai lang, khoai mì hay củ nần cho con có cái ăn chống đói…không có thời gian cho con. Con cái không được bồi dưỡng về đức tin công giáo là đã chua chát lắm rồi, lại còn bị thấm nhiễm những tư tưởng không cần có sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống gia đình xã hội, làm thành một thế hệ hậu duệ không cố tình phá sản cũng phải bị mang tiếng là phá sản vì lối sống mới: lối sống tẩy chay Thiên Chúa.
Và khi đức tin bị phá sản, thì một hệ lụy dây chuyền cũng theo nhau tan tác, trong đó, có cả sự thánh thiện của hôn nhân và bền vững của gia đình công giáo. Những chuyện thời sự như sống thử tiền hôn nhân, phá thai, ly dị theo nhau làm thành “chuyện thời sự của thời đại Thiên Chúa bị tẩy chay ra khỏi lòng người, và nhường chỗ cho một mớ vật chất hỗn độn lên ngôi, ngự trị”.
Đã đến lúc các gia đình công giáo Việt Nam khẩn trương chấn chỉnh đời sống đức tin và Giáo dục Đức Tin trong gia đình mình như lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - không vì xấu hổ với các bậc tiền bối, nhưng vì vận mệnh Nước Trời của con cháu, của hậu dụê. Đức tin công giáo, có thể nói là cái căn cái gốc của hạnh phúc gia đình và của hạnh phúc cả xã hội - vì gia đình là nền tảng của xã hội.
Kính lạy ông bà tiên tổ, đất nước chúng con sẽ đi về đâu, dân tộc chúng con sẽ đi về đâu, khi các gia đình Việt Nam đua nhau ly tan, đua nhau sụp đổ?
Nguyện xin Thánh Gia Thất củng cố đời sống các gia đình Việt Nam chúng con, biết tin nhận và yêu mến Thiên Chúa là nguồn tình yêu thật, là nguồn sống thật, là nguồn hạnh phúc thật vững bền, để chúng con khẩn trương loại trừ những ảo ảnh tình yêu, ảo ảnh sự sống, và ảo ảnh hạnh phúc của ma quỷ ra khỏi gia đình, xã hội và đất nước chúng con.
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
01:25 28/12/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (63)
621. Giáo Hội muốn các gia đình nhìn lên gương Gia Thất thánh ở Nadarét
- một gia đình bình an trong khó nghèo
- một gia đình cầu nguyện trong lao động
- một gia đình yêu thương trong khiêm nhượng
- một gia đình thánh thiện trong đơn sơ
622. Gia đình trước hết và trên hết
Để làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội loài người do Ngài dựng nên, Thiên Chúa đã dùng đến gia đình như phương thế đặc biệt và duy nhất.
Để cứu chuộc loài người phạm tội và để thành lập Giáo Hội hầu ban ơn cứu rỗi cho loài người, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài xuống trần gian, sinh và sống trong một gia đình, hầu thánh hoá loài người.
Theo thánh ý của Thiên Chúa, gia đình là nguồn gốc, là cơ sở, là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội.
Xã hội cũng như Giáo Hội, muốn được lành mạnh và phát triển, phải tùy thuộc chặt chẽ vào sự thánh thiện và đạo đức của gia đình.
623. Gia đình người công giáo khác với gia đình của người đời
Hai người nam nữ không công giáo, trước khi cùng nhau lập gia đình, cũng tìm hiểu nhau, cảm phục nhau. Rồi khi lập gia đình, họ chú trọng vào việc sinh con, dạy con, lo làm ăn cho được giàu có, lo làm sao cho dòng họ mình được vẻ vang, được danh tiếng.
Còn hai người nam nữ công giáo thì khác. Vì có đức tin vào Chúa, họ biết rằng gia đình mình khồng phải là một gia đình thường, nhưng là một gia đình đặc biệt; không phải chỉ là một gia đình phàm trần, nhưng còn là một gia đình thiêng liêng; không phải chỉ là một gia đình tự nhiên, nhưng còn là một gia đình siêu nhiên; không phải chỉ là một gia đình trăm năm hạnh phúc, nhưng là một gia đình đời đời hạnh phúc. Lý do là vì họ biết rằng khi cùng nhau lập gia đình trong đức tin, họ đáp lại lời mưòi gọi của Thiên Chúa để thực hiện một ơn gọi đặc biệt mà Thiên Chúa đã chỉ định cho họ từ thuở đời đời.
624. Sự cao trọng của gia đình công giáo
Đối với Giáo Hội, gia đình công giáo rất cao trọng vì gia đình công giáo không những là một phép bí tích của đôi vợ chồng, nhưng còn là bí tích của Chúa Giêsu Kitô với Giáo Hội của Ngài như lời Đức Giáo Hoang Piô XII dạy: bao lâu hai vợ chồng chung sống với nhau, bấy lâu cuộc sống chung của họ là bí tích của Chúa Giêsu Kitô với Giáo Hội.
Chúa Giêsu Kitô có mặt trong gia đình công giáo như Ngài có mặt trong Giáo Hội của Ngài.
Cũng như Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, đã sống, đã chết và đã sống lại trong Giáo Hội của Ngài thế nào, thì Ngài cũng sinh ra, sống, chết và sống lại trong gia đình công giáo như vậy.
Giáo Hội xem mỗi gia đình công giáo là một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội cơ sở, một Giáo Hội căn bản, mà nhiều gia đình công giáo họp lại, thành Giáo Hội địa phương, thành Giáo Hội toàn cầu.
Giáo Hội xác tín rằng tất cả những gì Giáo Hội làm được dưới sự hướng dẫn của ơn Chúa, là nhờ vào các gia đình công giáo. Và Giáo Hội đặt tất cả niềm hy vọng vào những gia đình tốt, đặc biệt là vào những gia đình công giáo đạo đức, thánh thiện.
625. Giáo dục gia đình là điều quan trọng nhất
Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất, là gia đình công giáo.
Không vị giám đốc nào tài ba, chuyên môn đến đâu, có thể thay thế cha mẹ được.
Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sập đổ.
Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần:
- “Thưa Thầy Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội Thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân Thầy Mẹ.” (Đường Hy Vọng)
626. Bổn phận vợ chồng là gì ?
1. Sống yêu nhau
Yêu nhau cách thật lòng, cao thượng, trong mọi hoàn cảnh.
Yêu nhau vì Chúa dạy, vì tình nghĩa vợ chồng, chứ không vì duyên sắc, của cải, tài ba.
Yêu nhau “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe.”
Yêu nhau nên quan tâm săn sóc lẫn nhau, đặc biệt trong những dịp quan trọng như sinh nhật, lễ bổn mạng, ngày kỷ niệm thành hôn, ….
Yêu nhau nên đón nhận nhau với lòng bao dung, quảng đại và tha thứ.
Yêu nhau nên xác tín rằng: vợ chồng là quà tặng của Thiên Chúa, phải biết gìn giữ trong tâm tình biết ơn, và nhất là, phải biết siêng năng cầu nguyện cho nhau.
2. Sống hoà thuận với nhau
“Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” “Nhà nào bất thuận sẽ tự tan rã” (Mc 3,26).
Sống hoà thuận, nên luôn cố gắng hòa hợp bằng việc nhịn nhau, bàn bạc trong công việc, và lấy mọi sự làm của chung: “của chồng công vợ”.
Thánh Phaolô khuyên: “Vợ hãy phục tùng chồng như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô…Người chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Chồng hãy yêu vợ như yêu chính mình chứ đừng cay nghiệt với vợ”. (x.Eph 5,21-33; Cl 3,18-21)
3. Sống trung thành với nhau
Trung thành trong tư tưởng lẫn hành động và kéo dài mãi đến trọn đời. “Ai bỏ vợ mà lấy người khác thì phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9).
Ngoại tình là tội rất nặng, lỗi đức trong sạch và đức công bình đối với bạn mình.
4. Sống giúp đỡ nhau
Đây là ý Chúa: “Ta hãy làm cho nó một trợ tá” (St 2,18) và là mục đích của hôn nhân.
Phải giúp đỡ nhau tận tình và thành thật, phần hồn phần xác, khi còn sống, nhất là lúc ốm đau cũng như lúc qua đời, vì lòng mến Chúa và trong tình nghĩa vợ chồng.
627. Bổn phận của cha mẹ
“Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận rất quan trọng trong việc giáo dục chúng. Vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng…gia đình là trường học đầu tiên …mà không một đoàn thể nào có thể vượt qua” (Vat.II. Tuyên ngôn giáo dục Kitô giáo, 3)
Phải giáo dục đầy đủ cả ba phượng diện:
- thể dục (phải giữ gìn sức khoẻ cho con cái bằng cách cho ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh; quần áo sạch sẽ lành lặn; thuốc men khi đau yếu, tránh bắt con cái làm việc quá sức mình),
- trí dục (phải cho con cái được học tập văn hoá và hướng nghiệp đến nơi đến chốn theo hết khả năng mình. Tránh để con mù chữ, thất học và vô công rỗi nghề),
- đức dục (phải giáo dục tôn giáo bằng việc dạy giáo lý ngay từ ấu nhi cho đến trưởng thành; giáo dục những đức tính nhân bản và xã hội…để con cái nên công dân tốt, thành một Kitô hữu đạo đức sốt sắng).
628. Ích lợi của gia đình công giáo đạo đức thánh thiện
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì thật là một thiên đàng trên trần gian. Có thể gia đình công giáo đạo đức thánh thiện còn thiếu thốn vật chất, nhưng họ vẫn luôn đầy đủ ơn Chúa, luôn giàu có ơn Chúa, đó là điều quan trọng nhất trên đời nầy, vì thế họ luôn được bình an vui vẻ, vợ chồng cha mẹ con cái anh chị em trong gia đình họ hòa thuận yêu thương nhau. Gia đình họ luôn luôn hạnh phúc.
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì được Thiên Chúa đặc biệt yêu thương, bảo vệ, nâng đỡ, ban ơn, như gia đình đạo đức của ông Noe được Chúa cứu khỏi lụt hồng thủy tiêu diệt, như gia đình đạo đức của ông Abraham được Chúa cho dòng dõi trường tồn, như gia đình đạo đức của ông Tôbia được Chúa cho khỏi bệnh tật và hạnh phúc, như gia đình đạo đức tại Cana được Chúa Giêsu và Đức Mẹ đến viếng thăm, như gia đình đạo đức tại Bêtania được Chúa Giêsu và Đức Mẹ thường đến trú ngụ.
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì sản xuất cho Giáo Hội những người con thánh thiện của Chúa, theo như ý Chúa mong đợi, vì trong gia đình đạo đức thánh thiện, cha mẹ biết rằng Chúa cho sinh con thì phải làm sao cho con mình làm sáng danh Chúa ở đời nầy, và làm vị thánh nam nữ sau nầy trên thiên đàng.
629.Vấn đề quan trọng nhất trên đời nầy
Trên đời nầy, vấn đề sống là quan trọng: ai cũng lo sống.
Trên đời nầy vấn đề chết cũng quan trọng không kém: ai cũng lo chết.
Nhưng trên đời nầy, vấn đề lập gia đình là quan trọng hơn hết. Tất cả hạnh phúc của một đời người đều tùy thuộc vào gia đình của họ.
Giàu sang, danh giá không đem lại hạnh phúc cho người đàn ông nếu họ không gặp được một người vợ hiền lành, siêng năng, đạo đức.
Tiền rừng bạc bể cũng không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà nếu họ không gặp được một người chồng đạo đức, siêng năng lo làm ăn, biết sống nhẹ nhàng thông cảm, không sống phung phí xa hoa.
630. Vài tư tưởng về đời sống vợ chồng
- Chọn vợ bằng lỗ tai: Bạn hãy chọn vợ căn cứ vào những điều tai bạn nghe, chứ đừng căn cứ vào những điều mắt bạn thấy.
- Hôn nhân không phải là một điểm đến: Hôn nhân không phải là một điểm đến. Hôn nhân chỉ là một cuộc hành trình tiến đến một gia đình hạnh phúc, nơi đây, điều quan trọng hơn hết, là thành thật yêu thương nhau, đại độ hy sinh cho nhau, giúp nhau sống cuộc đời tốt đẹp, và vui sống bên nhau suốt đời.
- Hộp ăn đang còn đậy nắp, không biết trong đó ngon hay dỡ: Hôn nhân là một hộp ăn đang còn đậy nắp. sau hôn nhân, mở nắp ra, lúc đó mới biết ngon hay dỡ.
- Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả: Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả, chỉ có sau khi cưới nhau về rồi, mới xảy ra nhiều rắc rối.
- Mở mắt to, mở mắt nhỏ: Trước khi cưới nhau, hãy mở mắt to để nhìn nhau. Sau khi cưới nhau, hãy mở mắt nhỏ để đừng thấy nhau.
- Yêu người mình lấy: Nhiều người cầu lấy được người mình yêu. Phần tôi, tôi chỉ khiêm tốn cầu xin Chúa cho tôi yêu được người tôi lấy.
- Mái nhà trở thành mái ấm: Mái nhà nào có tình yêu chân thành giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, mái nhà đó trở thành mái ấm.
- Vợ chồng hãy ăn cơm chung với nhau: Vợ chồng hãy ăn cơm chung với nhau và gắp thức ăn cho nhau.
- Chồng hãy chọc vợ cười sau mỗi lần cãi lộn với vợ: Vâng, bạn có thể vừa yêu vừa giận, nhưng nhớ nháy mắt chọc vợ cười sau mỗi lần cãi lộn với vợ.
- Chồng hãy xin lỗi vợ mỗi lần mình sai lỗi: Hãy xin lỗi vợ mỗi khi bạn sai lỗi với vợ.
- Vợ chồng hãy đi mua sắm chung với nhau: Vợ chồng hãy đi mua sắm chung với nhau. Chồng hãy biết vợ mình thích gì và không thích gì. Vợ cũng hãy biết chồng mình thích gì và không thích gì.
- Vợ chồng hãy có chung một sở thích với nhau trong những lúc nhàn rỗi: Vợ chồng hãy có chung với nhau một sở thích trong những lúc nhàn rỗi.
- Vợ chồng, không ai hoàn hảo hơn ai: Vợ chồng, không ai hoàn hảo hơn ai. Vậy, vợ chồng hãy quên những lỗi lầm của nhau đi.
- Vợ chồng đừng giận nhau lâu: Vợ chồng đừng giận nhau lâu. Hai bên hãy mau xua tan cơn giận và làm lành với nhau ngay.
- Sau khi cãi lộn với vợ, chồng hãy viết một bức thư xin lỗi để trên bàn nhà bếp: Sau khi cãi lộn với vợ, chồng hãy viết một bức thư xin lỗi và để trên bàn nhà bếp cho vợ đọc.
- Vợ chồng hãy luôn góp ý với nhau: Khi một người chồng cùng xem xét một việc với vợ, điều đó có nghĩa là cái nhìn của anh ta sẽ đúng.
- Đừng lấy vợ vì sắc đẹp: Lấy một phụ nữ vì sắc đẹp, khác nào mua một căn nhà chỉ vì lớp sơn bên ngoài.
- Chồng hãy ráng khen vợ một ngày vài lần: Một ngày vài lần, chồng phải tìm cách ráng khen vợ một cái gì đó: khi thì em nấu ăn ngon, khi thì em mặc áo đẹp và gọn gàng, khi thì em trang điểm đẹp, khi thì em để kiểu tóc đẹp, khi thì dáng em đi đẹp, khi thì em nói dí dỏm và hay, v.v....
- Khi nào chồng khen vợ thì vợ đãi chồng ăn ngon: Khi nào nghe chồng khen mình, thế nào bà vợ cũng đãi ông chồng một bữa thật ngon.
- Trong đời sống vợ chồng, người có lỗi là người nói nhiều nhất: Khi hai vợ chồng gây lộn nhau, người có lỗi là người nói nhiều nhất.
- Vợï chồng, đừng bao giờ cả hai cùng nổi nóng: Vợ chồng, đừng bao giờ cả hai cùng nổi nóng. Một sự nhịn mua được chín sự lành. Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười chúm chím rằng anh giận gì. Vợ giận thì chồng xúyt xoa, miệng cười vui vẻ, làm hòa liền ngay.
- Phải luôn luôn nhường nhịn nhau, vợ chồng mới mong sống được với nhau suốt đời: Tìm hiểu nhau ba tuần, yêu thương nhau ba tháng, cãi lộn nhau ba năm, và nhường nhịn nhau suốt quảng đời còn lại.
- Vợ chồng hãy luôn tâm sự với nhau: Vợ chồng hãy luôn tâm sự với nhau, hãy luôn chia sẻ những ước mơ của nhau, hãy bày tỏ với nhau những mong muốn của mình.
- Vợ chồng hãy sống trong thực tế: Vợ chồng đừng đòi hỏi nhau quá nhiều, cũng như đừng trông đợi ở nhau quá nhiều.
- Vợ tốt làm nên chồng tốt: Vợ tốt làm nên chồng tốt.
- Chồng nào cũng được, miễn là chồng đạo đức: Đàn ông, người chồng của vợ, có thể cao hơn vợ, lớn tuổi hơn vợ, nặng ký hơn vợ, xấu xí hơn vợ, nói giọng thô hơn vợ,. .... cũng được thôi, miễn là đạo đức.
- Vợ hiền, vợ tốt không do may rủi: Nhờ may rủi, ta có thể trúng số, có thể làm ra nhiều tiền. Nhưng muốn có một người vợ hiền, một người vợ tốt, ta phải lo cầu nguyện nhiều, vì gặp được một người vợ hiền, vợ tốt, là một ơn lớn lao do Thiên Chúa ban.
621. Giáo Hội muốn các gia đình nhìn lên gương Gia Thất thánh ở Nadarét
- một gia đình bình an trong khó nghèo
- một gia đình cầu nguyện trong lao động
- một gia đình yêu thương trong khiêm nhượng
- một gia đình thánh thiện trong đơn sơ
622. Gia đình trước hết và trên hết
Để làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội loài người do Ngài dựng nên, Thiên Chúa đã dùng đến gia đình như phương thế đặc biệt và duy nhất.
Để cứu chuộc loài người phạm tội và để thành lập Giáo Hội hầu ban ơn cứu rỗi cho loài người, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài xuống trần gian, sinh và sống trong một gia đình, hầu thánh hoá loài người.
Theo thánh ý của Thiên Chúa, gia đình là nguồn gốc, là cơ sở, là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội.
Xã hội cũng như Giáo Hội, muốn được lành mạnh và phát triển, phải tùy thuộc chặt chẽ vào sự thánh thiện và đạo đức của gia đình.
623. Gia đình người công giáo khác với gia đình của người đời
Hai người nam nữ không công giáo, trước khi cùng nhau lập gia đình, cũng tìm hiểu nhau, cảm phục nhau. Rồi khi lập gia đình, họ chú trọng vào việc sinh con, dạy con, lo làm ăn cho được giàu có, lo làm sao cho dòng họ mình được vẻ vang, được danh tiếng.
Còn hai người nam nữ công giáo thì khác. Vì có đức tin vào Chúa, họ biết rằng gia đình mình khồng phải là một gia đình thường, nhưng là một gia đình đặc biệt; không phải chỉ là một gia đình phàm trần, nhưng còn là một gia đình thiêng liêng; không phải chỉ là một gia đình tự nhiên, nhưng còn là một gia đình siêu nhiên; không phải chỉ là một gia đình trăm năm hạnh phúc, nhưng là một gia đình đời đời hạnh phúc. Lý do là vì họ biết rằng khi cùng nhau lập gia đình trong đức tin, họ đáp lại lời mưòi gọi của Thiên Chúa để thực hiện một ơn gọi đặc biệt mà Thiên Chúa đã chỉ định cho họ từ thuở đời đời.
624. Sự cao trọng của gia đình công giáo
Đối với Giáo Hội, gia đình công giáo rất cao trọng vì gia đình công giáo không những là một phép bí tích của đôi vợ chồng, nhưng còn là bí tích của Chúa Giêsu Kitô với Giáo Hội của Ngài như lời Đức Giáo Hoang Piô XII dạy: bao lâu hai vợ chồng chung sống với nhau, bấy lâu cuộc sống chung của họ là bí tích của Chúa Giêsu Kitô với Giáo Hội.
Chúa Giêsu Kitô có mặt trong gia đình công giáo như Ngài có mặt trong Giáo Hội của Ngài.
Cũng như Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, đã sống, đã chết và đã sống lại trong Giáo Hội của Ngài thế nào, thì Ngài cũng sinh ra, sống, chết và sống lại trong gia đình công giáo như vậy.
Giáo Hội xem mỗi gia đình công giáo là một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội cơ sở, một Giáo Hội căn bản, mà nhiều gia đình công giáo họp lại, thành Giáo Hội địa phương, thành Giáo Hội toàn cầu.
Giáo Hội xác tín rằng tất cả những gì Giáo Hội làm được dưới sự hướng dẫn của ơn Chúa, là nhờ vào các gia đình công giáo. Và Giáo Hội đặt tất cả niềm hy vọng vào những gia đình tốt, đặc biệt là vào những gia đình công giáo đạo đức, thánh thiện.
625. Giáo dục gia đình là điều quan trọng nhất
Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất, là gia đình công giáo.
Không vị giám đốc nào tài ba, chuyên môn đến đâu, có thể thay thế cha mẹ được.
Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sập đổ.
Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần:
- “Thưa Thầy Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội Thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân Thầy Mẹ.” (Đường Hy Vọng)
626. Bổn phận vợ chồng là gì ?
1. Sống yêu nhau
Yêu nhau cách thật lòng, cao thượng, trong mọi hoàn cảnh.
Yêu nhau vì Chúa dạy, vì tình nghĩa vợ chồng, chứ không vì duyên sắc, của cải, tài ba.
Yêu nhau “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe.”
Yêu nhau nên quan tâm săn sóc lẫn nhau, đặc biệt trong những dịp quan trọng như sinh nhật, lễ bổn mạng, ngày kỷ niệm thành hôn, ….
Yêu nhau nên đón nhận nhau với lòng bao dung, quảng đại và tha thứ.
Yêu nhau nên xác tín rằng: vợ chồng là quà tặng của Thiên Chúa, phải biết gìn giữ trong tâm tình biết ơn, và nhất là, phải biết siêng năng cầu nguyện cho nhau.
2. Sống hoà thuận với nhau
“Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” “Nhà nào bất thuận sẽ tự tan rã” (Mc 3,26).
Sống hoà thuận, nên luôn cố gắng hòa hợp bằng việc nhịn nhau, bàn bạc trong công việc, và lấy mọi sự làm của chung: “của chồng công vợ”.
Thánh Phaolô khuyên: “Vợ hãy phục tùng chồng như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô…Người chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Chồng hãy yêu vợ như yêu chính mình chứ đừng cay nghiệt với vợ”. (x.Eph 5,21-33; Cl 3,18-21)
3. Sống trung thành với nhau
Trung thành trong tư tưởng lẫn hành động và kéo dài mãi đến trọn đời. “Ai bỏ vợ mà lấy người khác thì phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9).
Ngoại tình là tội rất nặng, lỗi đức trong sạch và đức công bình đối với bạn mình.
4. Sống giúp đỡ nhau
Đây là ý Chúa: “Ta hãy làm cho nó một trợ tá” (St 2,18) và là mục đích của hôn nhân.
Phải giúp đỡ nhau tận tình và thành thật, phần hồn phần xác, khi còn sống, nhất là lúc ốm đau cũng như lúc qua đời, vì lòng mến Chúa và trong tình nghĩa vợ chồng.
627. Bổn phận của cha mẹ
“Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận rất quan trọng trong việc giáo dục chúng. Vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng…gia đình là trường học đầu tiên …mà không một đoàn thể nào có thể vượt qua” (Vat.II. Tuyên ngôn giáo dục Kitô giáo, 3)
Phải giáo dục đầy đủ cả ba phượng diện:
- thể dục (phải giữ gìn sức khoẻ cho con cái bằng cách cho ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh; quần áo sạch sẽ lành lặn; thuốc men khi đau yếu, tránh bắt con cái làm việc quá sức mình),
- trí dục (phải cho con cái được học tập văn hoá và hướng nghiệp đến nơi đến chốn theo hết khả năng mình. Tránh để con mù chữ, thất học và vô công rỗi nghề),
- đức dục (phải giáo dục tôn giáo bằng việc dạy giáo lý ngay từ ấu nhi cho đến trưởng thành; giáo dục những đức tính nhân bản và xã hội…để con cái nên công dân tốt, thành một Kitô hữu đạo đức sốt sắng).
628. Ích lợi của gia đình công giáo đạo đức thánh thiện
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì thật là một thiên đàng trên trần gian. Có thể gia đình công giáo đạo đức thánh thiện còn thiếu thốn vật chất, nhưng họ vẫn luôn đầy đủ ơn Chúa, luôn giàu có ơn Chúa, đó là điều quan trọng nhất trên đời nầy, vì thế họ luôn được bình an vui vẻ, vợ chồng cha mẹ con cái anh chị em trong gia đình họ hòa thuận yêu thương nhau. Gia đình họ luôn luôn hạnh phúc.
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì được Thiên Chúa đặc biệt yêu thương, bảo vệ, nâng đỡ, ban ơn, như gia đình đạo đức của ông Noe được Chúa cứu khỏi lụt hồng thủy tiêu diệt, như gia đình đạo đức của ông Abraham được Chúa cho dòng dõi trường tồn, như gia đình đạo đức của ông Tôbia được Chúa cho khỏi bệnh tật và hạnh phúc, như gia đình đạo đức tại Cana được Chúa Giêsu và Đức Mẹ đến viếng thăm, như gia đình đạo đức tại Bêtania được Chúa Giêsu và Đức Mẹ thường đến trú ngụ.
Gia đình công giáo nào đạo đức thánh thiện thì sản xuất cho Giáo Hội những người con thánh thiện của Chúa, theo như ý Chúa mong đợi, vì trong gia đình đạo đức thánh thiện, cha mẹ biết rằng Chúa cho sinh con thì phải làm sao cho con mình làm sáng danh Chúa ở đời nầy, và làm vị thánh nam nữ sau nầy trên thiên đàng.
629.Vấn đề quan trọng nhất trên đời nầy
Trên đời nầy, vấn đề sống là quan trọng: ai cũng lo sống.
Trên đời nầy vấn đề chết cũng quan trọng không kém: ai cũng lo chết.
Nhưng trên đời nầy, vấn đề lập gia đình là quan trọng hơn hết. Tất cả hạnh phúc của một đời người đều tùy thuộc vào gia đình của họ.
Giàu sang, danh giá không đem lại hạnh phúc cho người đàn ông nếu họ không gặp được một người vợ hiền lành, siêng năng, đạo đức.
Tiền rừng bạc bể cũng không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà nếu họ không gặp được một người chồng đạo đức, siêng năng lo làm ăn, biết sống nhẹ nhàng thông cảm, không sống phung phí xa hoa.
630. Vài tư tưởng về đời sống vợ chồng
- Chọn vợ bằng lỗ tai: Bạn hãy chọn vợ căn cứ vào những điều tai bạn nghe, chứ đừng căn cứ vào những điều mắt bạn thấy.
- Hôn nhân không phải là một điểm đến: Hôn nhân không phải là một điểm đến. Hôn nhân chỉ là một cuộc hành trình tiến đến một gia đình hạnh phúc, nơi đây, điều quan trọng hơn hết, là thành thật yêu thương nhau, đại độ hy sinh cho nhau, giúp nhau sống cuộc đời tốt đẹp, và vui sống bên nhau suốt đời.
- Hộp ăn đang còn đậy nắp, không biết trong đó ngon hay dỡ: Hôn nhân là một hộp ăn đang còn đậy nắp. sau hôn nhân, mở nắp ra, lúc đó mới biết ngon hay dỡ.
- Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả: Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả, chỉ có sau khi cưới nhau về rồi, mới xảy ra nhiều rắc rối.
- Mở mắt to, mở mắt nhỏ: Trước khi cưới nhau, hãy mở mắt to để nhìn nhau. Sau khi cưới nhau, hãy mở mắt nhỏ để đừng thấy nhau.
- Yêu người mình lấy: Nhiều người cầu lấy được người mình yêu. Phần tôi, tôi chỉ khiêm tốn cầu xin Chúa cho tôi yêu được người tôi lấy.
- Mái nhà trở thành mái ấm: Mái nhà nào có tình yêu chân thành giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, mái nhà đó trở thành mái ấm.
- Vợ chồng hãy ăn cơm chung với nhau: Vợ chồng hãy ăn cơm chung với nhau và gắp thức ăn cho nhau.
- Chồng hãy chọc vợ cười sau mỗi lần cãi lộn với vợ: Vâng, bạn có thể vừa yêu vừa giận, nhưng nhớ nháy mắt chọc vợ cười sau mỗi lần cãi lộn với vợ.
- Chồng hãy xin lỗi vợ mỗi lần mình sai lỗi: Hãy xin lỗi vợ mỗi khi bạn sai lỗi với vợ.
- Vợ chồng hãy đi mua sắm chung với nhau: Vợ chồng hãy đi mua sắm chung với nhau. Chồng hãy biết vợ mình thích gì và không thích gì. Vợ cũng hãy biết chồng mình thích gì và không thích gì.
- Vợ chồng hãy có chung một sở thích với nhau trong những lúc nhàn rỗi: Vợ chồng hãy có chung với nhau một sở thích trong những lúc nhàn rỗi.
- Vợ chồng, không ai hoàn hảo hơn ai: Vợ chồng, không ai hoàn hảo hơn ai. Vậy, vợ chồng hãy quên những lỗi lầm của nhau đi.
- Vợ chồng đừng giận nhau lâu: Vợ chồng đừng giận nhau lâu. Hai bên hãy mau xua tan cơn giận và làm lành với nhau ngay.
- Sau khi cãi lộn với vợ, chồng hãy viết một bức thư xin lỗi để trên bàn nhà bếp: Sau khi cãi lộn với vợ, chồng hãy viết một bức thư xin lỗi và để trên bàn nhà bếp cho vợ đọc.
- Vợ chồng hãy luôn góp ý với nhau: Khi một người chồng cùng xem xét một việc với vợ, điều đó có nghĩa là cái nhìn của anh ta sẽ đúng.
- Đừng lấy vợ vì sắc đẹp: Lấy một phụ nữ vì sắc đẹp, khác nào mua một căn nhà chỉ vì lớp sơn bên ngoài.
- Chồng hãy ráng khen vợ một ngày vài lần: Một ngày vài lần, chồng phải tìm cách ráng khen vợ một cái gì đó: khi thì em nấu ăn ngon, khi thì em mặc áo đẹp và gọn gàng, khi thì em trang điểm đẹp, khi thì em để kiểu tóc đẹp, khi thì dáng em đi đẹp, khi thì em nói dí dỏm và hay, v.v....
- Khi nào chồng khen vợ thì vợ đãi chồng ăn ngon: Khi nào nghe chồng khen mình, thế nào bà vợ cũng đãi ông chồng một bữa thật ngon.
- Trong đời sống vợ chồng, người có lỗi là người nói nhiều nhất: Khi hai vợ chồng gây lộn nhau, người có lỗi là người nói nhiều nhất.
- Vợï chồng, đừng bao giờ cả hai cùng nổi nóng: Vợ chồng, đừng bao giờ cả hai cùng nổi nóng. Một sự nhịn mua được chín sự lành. Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười chúm chím rằng anh giận gì. Vợ giận thì chồng xúyt xoa, miệng cười vui vẻ, làm hòa liền ngay.
- Phải luôn luôn nhường nhịn nhau, vợ chồng mới mong sống được với nhau suốt đời: Tìm hiểu nhau ba tuần, yêu thương nhau ba tháng, cãi lộn nhau ba năm, và nhường nhịn nhau suốt quảng đời còn lại.
- Vợ chồng hãy luôn tâm sự với nhau: Vợ chồng hãy luôn tâm sự với nhau, hãy luôn chia sẻ những ước mơ của nhau, hãy bày tỏ với nhau những mong muốn của mình.
- Vợ chồng hãy sống trong thực tế: Vợ chồng đừng đòi hỏi nhau quá nhiều, cũng như đừng trông đợi ở nhau quá nhiều.
- Vợ tốt làm nên chồng tốt: Vợ tốt làm nên chồng tốt.
- Chồng nào cũng được, miễn là chồng đạo đức: Đàn ông, người chồng của vợ, có thể cao hơn vợ, lớn tuổi hơn vợ, nặng ký hơn vợ, xấu xí hơn vợ, nói giọng thô hơn vợ,. .... cũng được thôi, miễn là đạo đức.
- Vợ hiền, vợ tốt không do may rủi: Nhờ may rủi, ta có thể trúng số, có thể làm ra nhiều tiền. Nhưng muốn có một người vợ hiền, một người vợ tốt, ta phải lo cầu nguyện nhiều, vì gặp được một người vợ hiền, vợ tốt, là một ơn lớn lao do Thiên Chúa ban.
Hai con đường
Phanxicô Xaviê
14:48 28/12/2008
Ngày lễ Thánh Gia Thất
Hạnh phúc thay, người theo lời Đức Chúa,
Chẳng bước vào đường tội lỗi, ác nhân.
Không nhập bọn phường ngạo mạn, kiêu căng,
Người với người chỉ nói lời gian dối.
Sức mạnh chúng là nhờ ba tấc lưỡi,
Môi mép này, chúng tưởng lầm vinh quang.
Mặc kẻ khốn cùng, rên siết thở than,
Người nghèo khó, chúng hè nhau áp bức.
Nay tới ngày, Người lập lại giao ước,
Hứa ban ơn giải thoát cho muôn dân.
Người ngay thẳng, hợp đoàn với chính nhân,
Phường gian ác, làm suy tàn sức mạnh.
Nhờ đức tin, họ được nên công chính,
Được dất hứa làm gia nghiệp sinh sôi,
Đông con cái như cát biển sao trời
Trong dòng dõi, Người ban kẻ thừa tự.
Cho nối tiếp đến muôn đời muôn thuở,
Một Người Con được sinh bởi trinh thai
Là vinh quang, Ít-ra-en Dân Ngài,
Ơn cứu độ, mà mắt con được thấy
Là ánh sáng dẫn đường ngay chính trực
Đưa con đi trên mọi nẻo đường trần.
Lề luật Chúa, con nào dám lãng quên,
Suốt đêm ngày, từ lâu con tuân giữ.
Thánh gia Người, Chúa thương hằng che chở,
Con đầu lòng là Đấng Thánh Ngài ban,
Một Hài nhi lớn mạnh đầy khôn ngoan,
Nay tiến dâng theo lễ nghi Thanh Tẩy
Mong hoàn tất lời xưa Chúa truyền dạy.
Từ thẳm sâu, con nguyện theo ý Ngài,
Sống làm người công chính, một này mai,
Mùa xuân đến, mang theo niềm hạnh phúc.
Hạnh phúc thay, người theo lời Đức Chúa,
Chẳng bước vào đường tội lỗi, ác nhân.
Không nhập bọn phường ngạo mạn, kiêu căng,
Người với người chỉ nói lời gian dối.
Sức mạnh chúng là nhờ ba tấc lưỡi,
Môi mép này, chúng tưởng lầm vinh quang.
Mặc kẻ khốn cùng, rên siết thở than,
Người nghèo khó, chúng hè nhau áp bức.
Nay tới ngày, Người lập lại giao ước,
Hứa ban ơn giải thoát cho muôn dân.
Người ngay thẳng, hợp đoàn với chính nhân,
Phường gian ác, làm suy tàn sức mạnh.
Nhờ đức tin, họ được nên công chính,
Được dất hứa làm gia nghiệp sinh sôi,
Đông con cái như cát biển sao trời
Trong dòng dõi, Người ban kẻ thừa tự.
Cho nối tiếp đến muôn đời muôn thuở,
Một Người Con được sinh bởi trinh thai
Là vinh quang, Ít-ra-en Dân Ngài,
Ơn cứu độ, mà mắt con được thấy
Là ánh sáng dẫn đường ngay chính trực
Đưa con đi trên mọi nẻo đường trần.
Lề luật Chúa, con nào dám lãng quên,
Suốt đêm ngày, từ lâu con tuân giữ.
Thánh gia Người, Chúa thương hằng che chở,
Con đầu lòng là Đấng Thánh Ngài ban,
Một Hài nhi lớn mạnh đầy khôn ngoan,
Nay tiến dâng theo lễ nghi Thanh Tẩy
Mong hoàn tất lời xưa Chúa truyền dạy.
Từ thẳm sâu, con nguyện theo ý Ngài,
Sống làm người công chính, một này mai,
Mùa xuân đến, mang theo niềm hạnh phúc.
Noi Gương Gia Đình Thánh Gia
Tuyết Mai
14:49 28/12/2008
Chúng ta được học và được nghe những câu ca dao và tục ngữ rất nhiều suốt từ thuở nhỏ cho tới lớn, và chúng ta vẫn tiếp tục dậy dỗ con cái của chúng ta, duy trì nền đạo đức, cách học làm người, và giữ đạo làm người. Chúng ta có đồng ý rằng nói thì dễ, biết thì dễ, và viết cũng dễ, nhưng khó mà thực hành biết là …. bao nhiêu. Cho đến ngay cả bây giờ đây chúng ta còn thuộc nằm lòng những câu mà thuở nhỏ bập bẹ từ lớp vỡ lòng nào là: "Thương người như thể thương thân", "Bầu ơi, thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "Lá lành đùm lá rách hay lá rách đùm lá tả tơi", "Con ăn thì hết mà người ăn thì còn", hay "Ăn ở có đức thì mặc sức mà ăn", v.v..... Thuở nhỏ chúng ta bị thầy cô bắt học thuộc lòng và đọc trả bài như con vẹt mà chẳng hiểu tí gì ý nghĩa sâu xa của những câu trên ra làm sao!? Càng lớn thì chúng ta hiểu lờ mờ khi cha mẹ chúng ta cắt nghĩa và càng già thì chúng ta hiểu rõ hơn nữa, qua kinh nghiệm sống đời, đã dậy cho chúng ta biết yêu người là yêu ra làm sao!? Yêu ra sao thì được gọi là yêu người như yêu chính mình mà không phải là bố thí!?
Cuộc đời chúng ta sống có những mâu thuẫn chúng ta gặp phải nên cũng khó lòng sống theo tinh thần Phúc Âm của Chúa dậy dỗ, mà chúng ta có thể bắt chước theo được? Thí dụ như chúng ta từ nhỏ đã học được cách ăn ở sao cho sạch sẽ cho có chừng mực. Thí dụ chúng ta phải rửa tay cho sạch sẽ trước khi ngồi vào bàn ăn. Quần áo dơ dáy phải giặt cho sạch để không làm phiền những người ngồi gần. Từ đầu đến chân phải giữ cho thơm tho, nên đàn ông thì có nước hoa cho đàn ông, và đàn bà thì cũng dùng nước hoa cho đàn bà. Nhà cửa phải giữ cho sạch sẽ tươm tất và gọn gàng để khách khứa không cười chê là sống bừa bãi, luộm thuộm, phơi cái nghèo túng cho mọi người biết. Tránh xa những người bệnh tật như ho lao, viêm gan B, bệnh phong cùi lở loét, và những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác,.... thì làm sao chúng ta có thể làm bộ hoặc đóng kịch cho được khi phải đụng chạm đến những người anh em đáng thương này cơ chứ!? Thương người như thể thương thân ư!? Tôi thật sự muốn biết được bao nhiêu người muốn đến những gia đình anh chị em này mà chia sẻ mà yêu họ, an ủi họ, như chính mình được!? Phải không thưa anh chị em? Khó lắm! Đành rằng tâm của chúng ta thì rất tốt, muốn giúp lắm! Nhưng cái cầu ngăn cách là họ dơ dáy, bệnh tật, và xông mùi, thì làm sao chúng ta đến để mà giúp đỡ họ đây!?
Bởi chẳng phải chúng ta có tiền, bỏ ra giúp người cùng khốn mà chúng ta được gọi là thương yêu người cho đúng nghĩa với Phúc Âm Chúa dậy đâu! Bởi bỏ tiền dư dật của mình ra giúp người nghèo thì công trạng chắc Chúa trả và tặng cho chúng ta không biết có được 1/4 hay không. Làm sao bằng những con người sống hiến dâng, quên mình, đem tất cả trái tim, và tất cả tấm lòng, dám cùng sống chung và tự tay chăm sóc những con người bất hạnh này, mới thật là đúng nghĩa “thương người hơn cả thương thân”, thưa có phải không? Bởi có phải những gì chúng ta đã, đang, và sẽ có, cùng tất cả những gì chúng ta là, là tất cả khả năng mà Chúa ban cho nhưng không, nên sự trả lại và đáp đền của chúng ta không bao giờ được tương xứng, như thế thì chẳng đáng gì cho chúng ta đề cập đến, huống gì có những kẻ cho thì ít mà vỗ trống khua chiêng thì thật nhiều. Tệ hơn nữa là thường công kích hay chê bai người khác và ăn ở như phường đạo đức giả.
Vì mùa này là mùa đông giá lạnh, có những ngày bắt buộc tôi phải ra ngoài đường như đi làm, hoặc đi mua bán, chợ búa, gặp những người không nhà không cửa, đi rảo từ tiệm này qua tiệm kia như tìm miếng ăn lót dạ!? Thấy họ đứng rét run trên hè quán và trên đường, tôi tự hỏi sao họ không đến những nơi tạm trú mà trú ngụ qua đêm, mà giờ này còn lang thang trong đêm đông lạnh buốt như vậy!? Tự hỏi mình thế thôi, chứ tôi biết tôi làm được gì cho họ đâu, ngoài cái hỏi thăm, cho họ được vài đồng bạc, lấy tấm lòng thương hại mà cho người, nhưng thật sự chẳng giúp ích gì được cho ai cả!? Và tôi cũng biết có rất nhiều anh chị em cũng suy nghĩ như tôi vậy! Là trong tận thâm tâm chúng ta không bao giờ có sự bác ái. ... đến độ như Chúa Hài Đồng Giêsu. Đã hy sinh thân phận Cao Sang Con Một Thiên Chúa, bỏ Trời Cao để đến thăm con người, và ở cùng con người. Vì tình yêu thương mà Ngài Giêsu đã không quản ngại rời bỏ Ngai Vàng cùng Người Cha vô cùng yêu thương, để xuống trần làm gương cho nhân loại vô cùng yếu đuối đầy tội lỗi của chúng con. Hy sinh mạng sống mình vì nhân loại tội lỗi, chịu sống trong một thế giới mà tình người thật lạnh lẽo như những trái tim chai đá mà Gia Đình Thánh Gia đã gặp và đã bị từ chối không cho tạm trú, trong đêm đông giá buốt nơi thành Bêlem năm nào!
Trong tâm tình cùng muốn được chia sẻ cảnh nghèo khổ và thánh thiện của Gia Đình Thánh Gia, xin cho chúng con thay đổi cuộc sống, thay đổi trái tim, để từ nay và đến cuối đời của chúng con còn biết chạnh lòng thương cho khách lỡ đường, được tạm trú trong nhà chúng con. Để biết sợ hãi cho linh hồn đời đời của chúng con, vì cuộc sống lữ hành trên trần gian này là những chặng đường thử thách mà chúng con cần phải gặp và phải vượt qua để được Chúa chỉ dẫn đường tìm về quê Trời. Được như thế chúng con xin Chúa ban cho chúng con có trái tim luôn yêu thương, có nghị lực, có ơn Chúa, để mạnh dạn dìu dắt nhau cùng về nơi Vĩnh Cửu hạnh phúc muôn đời trên Thiên Quốc. Có Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, các Thánh, cùng toàn thể triều thần trên Thiên Quốc. Chúng con rất mong được vậy lắm thay! Amen.
Cuộc đời chúng ta sống có những mâu thuẫn chúng ta gặp phải nên cũng khó lòng sống theo tinh thần Phúc Âm của Chúa dậy dỗ, mà chúng ta có thể bắt chước theo được? Thí dụ như chúng ta từ nhỏ đã học được cách ăn ở sao cho sạch sẽ cho có chừng mực. Thí dụ chúng ta phải rửa tay cho sạch sẽ trước khi ngồi vào bàn ăn. Quần áo dơ dáy phải giặt cho sạch để không làm phiền những người ngồi gần. Từ đầu đến chân phải giữ cho thơm tho, nên đàn ông thì có nước hoa cho đàn ông, và đàn bà thì cũng dùng nước hoa cho đàn bà. Nhà cửa phải giữ cho sạch sẽ tươm tất và gọn gàng để khách khứa không cười chê là sống bừa bãi, luộm thuộm, phơi cái nghèo túng cho mọi người biết. Tránh xa những người bệnh tật như ho lao, viêm gan B, bệnh phong cùi lở loét, và những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác,.... thì làm sao chúng ta có thể làm bộ hoặc đóng kịch cho được khi phải đụng chạm đến những người anh em đáng thương này cơ chứ!? Thương người như thể thương thân ư!? Tôi thật sự muốn biết được bao nhiêu người muốn đến những gia đình anh chị em này mà chia sẻ mà yêu họ, an ủi họ, như chính mình được!? Phải không thưa anh chị em? Khó lắm! Đành rằng tâm của chúng ta thì rất tốt, muốn giúp lắm! Nhưng cái cầu ngăn cách là họ dơ dáy, bệnh tật, và xông mùi, thì làm sao chúng ta đến để mà giúp đỡ họ đây!?
Bởi chẳng phải chúng ta có tiền, bỏ ra giúp người cùng khốn mà chúng ta được gọi là thương yêu người cho đúng nghĩa với Phúc Âm Chúa dậy đâu! Bởi bỏ tiền dư dật của mình ra giúp người nghèo thì công trạng chắc Chúa trả và tặng cho chúng ta không biết có được 1/4 hay không. Làm sao bằng những con người sống hiến dâng, quên mình, đem tất cả trái tim, và tất cả tấm lòng, dám cùng sống chung và tự tay chăm sóc những con người bất hạnh này, mới thật là đúng nghĩa “thương người hơn cả thương thân”, thưa có phải không? Bởi có phải những gì chúng ta đã, đang, và sẽ có, cùng tất cả những gì chúng ta là, là tất cả khả năng mà Chúa ban cho nhưng không, nên sự trả lại và đáp đền của chúng ta không bao giờ được tương xứng, như thế thì chẳng đáng gì cho chúng ta đề cập đến, huống gì có những kẻ cho thì ít mà vỗ trống khua chiêng thì thật nhiều. Tệ hơn nữa là thường công kích hay chê bai người khác và ăn ở như phường đạo đức giả.
Vì mùa này là mùa đông giá lạnh, có những ngày bắt buộc tôi phải ra ngoài đường như đi làm, hoặc đi mua bán, chợ búa, gặp những người không nhà không cửa, đi rảo từ tiệm này qua tiệm kia như tìm miếng ăn lót dạ!? Thấy họ đứng rét run trên hè quán và trên đường, tôi tự hỏi sao họ không đến những nơi tạm trú mà trú ngụ qua đêm, mà giờ này còn lang thang trong đêm đông lạnh buốt như vậy!? Tự hỏi mình thế thôi, chứ tôi biết tôi làm được gì cho họ đâu, ngoài cái hỏi thăm, cho họ được vài đồng bạc, lấy tấm lòng thương hại mà cho người, nhưng thật sự chẳng giúp ích gì được cho ai cả!? Và tôi cũng biết có rất nhiều anh chị em cũng suy nghĩ như tôi vậy! Là trong tận thâm tâm chúng ta không bao giờ có sự bác ái. ... đến độ như Chúa Hài Đồng Giêsu. Đã hy sinh thân phận Cao Sang Con Một Thiên Chúa, bỏ Trời Cao để đến thăm con người, và ở cùng con người. Vì tình yêu thương mà Ngài Giêsu đã không quản ngại rời bỏ Ngai Vàng cùng Người Cha vô cùng yêu thương, để xuống trần làm gương cho nhân loại vô cùng yếu đuối đầy tội lỗi của chúng con. Hy sinh mạng sống mình vì nhân loại tội lỗi, chịu sống trong một thế giới mà tình người thật lạnh lẽo như những trái tim chai đá mà Gia Đình Thánh Gia đã gặp và đã bị từ chối không cho tạm trú, trong đêm đông giá buốt nơi thành Bêlem năm nào!
Trong tâm tình cùng muốn được chia sẻ cảnh nghèo khổ và thánh thiện của Gia Đình Thánh Gia, xin cho chúng con thay đổi cuộc sống, thay đổi trái tim, để từ nay và đến cuối đời của chúng con còn biết chạnh lòng thương cho khách lỡ đường, được tạm trú trong nhà chúng con. Để biết sợ hãi cho linh hồn đời đời của chúng con, vì cuộc sống lữ hành trên trần gian này là những chặng đường thử thách mà chúng con cần phải gặp và phải vượt qua để được Chúa chỉ dẫn đường tìm về quê Trời. Được như thế chúng con xin Chúa ban cho chúng con có trái tim luôn yêu thương, có nghị lực, có ơn Chúa, để mạnh dạn dìu dắt nhau cùng về nơi Vĩnh Cửu hạnh phúc muôn đời trên Thiên Quốc. Có Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, các Thánh, cùng toàn thể triều thần trên Thiên Quốc. Chúng con rất mong được vậy lắm thay! Amen.
Sao con không tìm Chúa!
Sa Mạc Hồng
14:50 28/12/2008
Những chú bé chăn cừu hạnh phúc
Bước đi vội vã trong cánh đồng
Giữa trời lạnh giá tuyết đêm đông
Với một nỗi lòng
Tìm ra Đấng Cứu Thế
Ngài vừa được sinh làm người
Ở đâu đó trên cõi đời
Trên đồng quạnh hay nơi hang đá
Những nhà thông thái đầy hy vọng
Cỡi lạc đà tay xách trầm hương
Nhìn trời cao rong ruổi đường trường
Tìm nguồn suối tình thương
Đã phát sinh trong trời đất
Đó chính là nguồn an vui
Cho hết cả loài người
Đang tìm về nơi Chân Thiện Mỹ
Chúa ơi! Con không là chú bé
Dẫn đàn cừu tìm Chúa giữa đêm đông
Cũng không có một tấm lòng
Như những nhà thông thái ấy
Họ nghe những điều như mơ tưởng
Mà dấn thân tìm Chúa khắp nơi
Còn riêng con, giữa cuộc đời
Biết Chúa với bao nhiêu kinh sách
Với nhiều vị Thánh làm chứng nhân
Mà lòng con vẫn dửng dưng
Như là Chúa chưa bao giờ đến
Chúa ơi! Dẫn con về xóm cũ Bê-lem
Nơi hang lừa nghèo khó
Để con nhìn lại lòng con
Rồi dấn thân tìm Chúa
Với tất cả tâm hồn!
Bước đi vội vã trong cánh đồng
Giữa trời lạnh giá tuyết đêm đông
Với một nỗi lòng
Tìm ra Đấng Cứu Thế
Ngài vừa được sinh làm người
Ở đâu đó trên cõi đời
Trên đồng quạnh hay nơi hang đá
Những nhà thông thái đầy hy vọng
Cỡi lạc đà tay xách trầm hương
Nhìn trời cao rong ruổi đường trường
Tìm nguồn suối tình thương
Đã phát sinh trong trời đất
Đó chính là nguồn an vui
Cho hết cả loài người
Đang tìm về nơi Chân Thiện Mỹ
Chúa ơi! Con không là chú bé
Dẫn đàn cừu tìm Chúa giữa đêm đông
Cũng không có một tấm lòng
Như những nhà thông thái ấy
Họ nghe những điều như mơ tưởng
Mà dấn thân tìm Chúa khắp nơi
Còn riêng con, giữa cuộc đời
Biết Chúa với bao nhiêu kinh sách
Với nhiều vị Thánh làm chứng nhân
Mà lòng con vẫn dửng dưng
Như là Chúa chưa bao giờ đến
Chúa ơi! Dẫn con về xóm cũ Bê-lem
Nơi hang lừa nghèo khó
Để con nhìn lại lòng con
Rồi dấn thân tìm Chúa
Với tất cả tâm hồn!
Lời chúc Năm Mới 2009: Hạnh phúc, vạn sự như ý!
Lm Nguyễn Hữu Thy
22:32 28/12/2008
Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng bất cứ ai khi được sinh ra trên cõi đời này đều mong có hạnh phúc, mong được sống hạnh phúc và còn mong được chết hạnh phúc, và mục đích duy nhất của cuộc đời con người là một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt hạnh phúc không ngừng. Vì thế, trong dịp Tân Xuân, trong ngày khởi đầu một năm mới, người ta luôn chúc cho nhau được hạnh phúc và vạn sự được như ý. Nhưng:
1) Hạnh phúc là gì?
Nếu tất cả mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn gặp được hạnh phúc, mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc như thế, nhưng nếu nêu lên câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Thì chắc chắn người ta sẽ không nhất thiết nhận được một câu trả lời đồng nhất! Trái lại sẽ có hàng trăm câu trả lời khác nhau được ghi nhận.
Mỗi người sẽ trả lời câu hỏi trên hay sẽ định nghĩa sự hạnh phúc một cách chủ quan, tùy theo tâm trạng và quan niệm sống, cũng như tùy theo môi trường và hoàn cảnh sống của mình. Đàng khác, trong câu trả lời hay câu định nghĩa, chắc hẳn ảnh hưởng của xã hội, chính trị, văn hóa và tôn giáo cũng đóng một vai trò không nhỏ.
Vâng, nếu câu hỏi được đặt ra cho một người đau yếu bệnh tật triền miên, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là sức khỏe, sức khỏe là tất cả. Còn đối với người nghèo khổ, phải lam lũ kiếm ăn từng bữa, thì câu trả lời đương nhiên sẽ là tiền bạc, là có được thật nhiều tiền bạc, là sự giàu có sung túc, là được thỏa mãn bất cứ điều mình mơ ước. Trong khi đó, người có bản tính ham thích tham quan ngoạn cảnh và sự tiếp xúc tìm hiểu các điều mới lạ nơi các dân tộc trên khắp thế giới, nhưng điều kiện kinh tế lại không cho phép, thì câu trả lời sẽ là được tự do đi chu du mọi nơi trên thế giới tùy ý, v.v…Và chúng ta còn có thể tiếp tục nêu lên được hàng trăm câu trả mang tính cách chủ quan khác nhau nữa.
Nhưng trong thực tế, có nhiều người đau yếu bệnh tật mà vẫn cảm thấy hạnh phúc, còn nhiều người khỏe mạnh lại cảm thấy bất hạnh. Cũng thế, nhiều người nghèo đói nhưng lòng họ đầy sung sướng hạnh phúc, trong khi nhiều người tiền dư bạc lừa, sống trong cảnh «vất tiền qua cửa sổ» mà luôn vẫn cảm thấy tâm hồn trống trải, thiếu thốn và bất hạnh.
Vậy, câu trả lời có tính cách khách quan và đúng đắn nhất cho câu hỏi đã được nêu lên, chúng ta có thể tìm gặp được trong câu nói của nhà đại văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885): «Hạnh phúc tối thượng của cuộc đời là xác tín rằng chúng ta được yêu thương.» Tuy nhiên, để cho câu trả lời đó của văn hào Victor Hugo được hoàn hảo hơn, chúng ta cần bổ túc thêm: «Hạnh phúc tối thượng của cuộc đời là chúng ta hãy thương yêu và luôn xác tín rằng mình được yêu thương.»
2) Người ta sẽ tìm được hạnh phúc đó ở đâu?
Để tìm được trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta thử lắng nghe ý kiến của các danh nhân sau đây:
- W.Wolfe: «Nếu rượt đuổi theo hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ gặp được nó».
- F.H. Bradley: «Bí quyết hạnh phúc là chiêm ngưỡng mà không ham muốn.»
- John Mason Good: «Hạnh phúc vốn có từ hoạt động. Nó là dòng suối chảy, chứ không phải ao nước tù đọng.»
- D. Nielson: «Hạnh phúc cộng thêm và nhân lên, khi ta đem chia nó cho người khác.»
- Robert Intersoll: «Con đường đạt tới hạnh phúc là làm cho người khác hạnh phúc.»
- Lord Byron: «Có được niềm vui ta đem chia sẻ, hạnh phúc sẽ tăng gấp đôi.»
- Helen Keller: «Những gì tốt đẹp nhất trong đời không thể được nhìn thấy hay nghe thấy, nhưng phải được cảm thấy bằng trái tim.»
- James Oppenheim: «Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay đưới chân mình.»
(Trích trong: «Gửi người đi tìm hạnh phúc», do Trúc Huy sưu tập)
Qua đó, chúng ta thấy rằng hạnh phúc con người không cần phải đi tìm đâu xa, nhưng nằm ngay trong tầm tay chúng ta, cư trú trong trái tim chúng ta. Chúng ta chỉ cần mở rộng cửa con tim của mình ra để có thể khám phá được sự hiện diện của nó, đánh thức nó dậy và cùng nó đồng hành đến với người khác, thì chúng ta sẽ có được hạnh phúc.
Nhưng để hiểu rõ hơn bí quyết tìm ra được hạnh phúc, chúng ta hãy nghe câu chuyện sau đây:
Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"
Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."
Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới."
Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khoẻ mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì là khó khăn."
"Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu."
"Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết."
Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: "Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác."
Con yêu tinh già phản đối: "Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi."
Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: "Tôi biết phải giấu hạnh phúc của con người ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp nơi, khắp chốn, và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình; còn bản thân họ thì họ chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người không bao giờ tìm thấy hạnh phúc cả!!!" (Phan Quoc Lam Suu tam). .
Chân thành cầu chúc quý vị và các bạn một năm Mới 2009 đầy thánh ân của Thiên Chúa, niềm vui và sự bình an trong tâm hồn, sức khỏe và mọi may lành trong cuộc sống!
1) Hạnh phúc là gì?
Nếu tất cả mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn gặp được hạnh phúc, mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc như thế, nhưng nếu nêu lên câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Thì chắc chắn người ta sẽ không nhất thiết nhận được một câu trả lời đồng nhất! Trái lại sẽ có hàng trăm câu trả lời khác nhau được ghi nhận.
Mỗi người sẽ trả lời câu hỏi trên hay sẽ định nghĩa sự hạnh phúc một cách chủ quan, tùy theo tâm trạng và quan niệm sống, cũng như tùy theo môi trường và hoàn cảnh sống của mình. Đàng khác, trong câu trả lời hay câu định nghĩa, chắc hẳn ảnh hưởng của xã hội, chính trị, văn hóa và tôn giáo cũng đóng một vai trò không nhỏ.
Vâng, nếu câu hỏi được đặt ra cho một người đau yếu bệnh tật triền miên, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là sức khỏe, sức khỏe là tất cả. Còn đối với người nghèo khổ, phải lam lũ kiếm ăn từng bữa, thì câu trả lời đương nhiên sẽ là tiền bạc, là có được thật nhiều tiền bạc, là sự giàu có sung túc, là được thỏa mãn bất cứ điều mình mơ ước. Trong khi đó, người có bản tính ham thích tham quan ngoạn cảnh và sự tiếp xúc tìm hiểu các điều mới lạ nơi các dân tộc trên khắp thế giới, nhưng điều kiện kinh tế lại không cho phép, thì câu trả lời sẽ là được tự do đi chu du mọi nơi trên thế giới tùy ý, v.v…Và chúng ta còn có thể tiếp tục nêu lên được hàng trăm câu trả mang tính cách chủ quan khác nhau nữa.
Nhưng trong thực tế, có nhiều người đau yếu bệnh tật mà vẫn cảm thấy hạnh phúc, còn nhiều người khỏe mạnh lại cảm thấy bất hạnh. Cũng thế, nhiều người nghèo đói nhưng lòng họ đầy sung sướng hạnh phúc, trong khi nhiều người tiền dư bạc lừa, sống trong cảnh «vất tiền qua cửa sổ» mà luôn vẫn cảm thấy tâm hồn trống trải, thiếu thốn và bất hạnh.
Vậy, câu trả lời có tính cách khách quan và đúng đắn nhất cho câu hỏi đã được nêu lên, chúng ta có thể tìm gặp được trong câu nói của nhà đại văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885): «Hạnh phúc tối thượng của cuộc đời là xác tín rằng chúng ta được yêu thương.» Tuy nhiên, để cho câu trả lời đó của văn hào Victor Hugo được hoàn hảo hơn, chúng ta cần bổ túc thêm: «Hạnh phúc tối thượng của cuộc đời là chúng ta hãy thương yêu và luôn xác tín rằng mình được yêu thương.»
2) Người ta sẽ tìm được hạnh phúc đó ở đâu?
Để tìm được trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta thử lắng nghe ý kiến của các danh nhân sau đây:
- W.Wolfe: «Nếu rượt đuổi theo hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ gặp được nó».
- F.H. Bradley: «Bí quyết hạnh phúc là chiêm ngưỡng mà không ham muốn.»
- John Mason Good: «Hạnh phúc vốn có từ hoạt động. Nó là dòng suối chảy, chứ không phải ao nước tù đọng.»
- D. Nielson: «Hạnh phúc cộng thêm và nhân lên, khi ta đem chia nó cho người khác.»
- Robert Intersoll: «Con đường đạt tới hạnh phúc là làm cho người khác hạnh phúc.»
- Lord Byron: «Có được niềm vui ta đem chia sẻ, hạnh phúc sẽ tăng gấp đôi.»
- Helen Keller: «Những gì tốt đẹp nhất trong đời không thể được nhìn thấy hay nghe thấy, nhưng phải được cảm thấy bằng trái tim.»
- James Oppenheim: «Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay đưới chân mình.»
(Trích trong: «Gửi người đi tìm hạnh phúc», do Trúc Huy sưu tập)
Qua đó, chúng ta thấy rằng hạnh phúc con người không cần phải đi tìm đâu xa, nhưng nằm ngay trong tầm tay chúng ta, cư trú trong trái tim chúng ta. Chúng ta chỉ cần mở rộng cửa con tim của mình ra để có thể khám phá được sự hiện diện của nó, đánh thức nó dậy và cùng nó đồng hành đến với người khác, thì chúng ta sẽ có được hạnh phúc.
Nhưng để hiểu rõ hơn bí quyết tìm ra được hạnh phúc, chúng ta hãy nghe câu chuyện sau đây:
Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"
Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."
Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới."
Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khoẻ mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì là khó khăn."
"Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu."
"Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết."
Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: "Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác."
Con yêu tinh già phản đối: "Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi."
Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: "Tôi biết phải giấu hạnh phúc của con người ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp nơi, khắp chốn, và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình; còn bản thân họ thì họ chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người không bao giờ tìm thấy hạnh phúc cả!!!" (Phan Quoc Lam Suu tam). .
Chân thành cầu chúc quý vị và các bạn một năm Mới 2009 đầy thánh ân của Thiên Chúa, niềm vui và sự bình an trong tâm hồn, sức khỏe và mọi may lành trong cuộc sống!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:38 28/12/2008
GIẢI THOÁT
- “Con phải làm thế nào để có thể được giải thoát ?”
- “Trước hết phải tìm cho được ai trói buộc con.” Đại sư nói.
Một tuần sau, đệ tử trở về để phục mệnh: “Không ai trói buộc con cả.”
- “Như vậy thì có gì là giải thoát ?”
Đệ tử đột nhiên tỉnh ngộ, tự mình trở thành thoải mái tự tại.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta có thể dùng sức mạnh, quyền hành để trói buộc thân xác con người, nhưng không thể trói buộc tâm hồn của họ; người ta có thể dùng tất cả mọi lý do để bỏ tù người khác, nhưng không thể bỏ tù tâm hồn của họ.
Chỉ có tội lỗi mới có thể trói buộc tâm hồn của con người ta mà thôi:
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ thanh thoát bay cao lên với Thiên Chúa.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ sống với lương tâm vốn trong sáng của mình.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để tâm hồn họ nhìn thấy chân thiện mỹ của Thiên Chúa qua vũ trụ.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ nhìn thấy cảnh bất công trong xã hội.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ thong dong tự tại sống chan hòa yêu thương mọi người cách chân thật...
Tội lỗi bởi đâu mà có, thưa bởi ma quỷ mà ra, bởi chính nó là kẻ đầu tiên chống lại quyền uy của Thiên Chúa, chính nó là kẻ đã bị Thiên Chúa trừng phạt trong hỏa ngục muôn đời vì kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa...
Chỉ có tội lỗi mới có thể trói buộc tâm hồn con người, và chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới giải thoát được họ khỏi tội lỗi. Nhưng để được ân sủng giải thoát khỏi tội lỗi, thì con người phải thành tâm thiện chí cộng tác với ân sủng để được tha tội.
Ai có tai thì hãy nghe và ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
- “Con phải làm thế nào để có thể được giải thoát ?”
- “Trước hết phải tìm cho được ai trói buộc con.” Đại sư nói.
Một tuần sau, đệ tử trở về để phục mệnh: “Không ai trói buộc con cả.”
- “Như vậy thì có gì là giải thoát ?”
Đệ tử đột nhiên tỉnh ngộ, tự mình trở thành thoải mái tự tại.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta có thể dùng sức mạnh, quyền hành để trói buộc thân xác con người, nhưng không thể trói buộc tâm hồn của họ; người ta có thể dùng tất cả mọi lý do để bỏ tù người khác, nhưng không thể bỏ tù tâm hồn của họ.
Chỉ có tội lỗi mới có thể trói buộc tâm hồn của con người ta mà thôi:
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ thanh thoát bay cao lên với Thiên Chúa.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ sống với lương tâm vốn trong sáng của mình.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để tâm hồn họ nhìn thấy chân thiện mỹ của Thiên Chúa qua vũ trụ.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ nhìn thấy cảnh bất công trong xã hội.
- Tội lỗi trói buộc tâm hồn con người ta, không để cho họ thong dong tự tại sống chan hòa yêu thương mọi người cách chân thật...
Tội lỗi bởi đâu mà có, thưa bởi ma quỷ mà ra, bởi chính nó là kẻ đầu tiên chống lại quyền uy của Thiên Chúa, chính nó là kẻ đã bị Thiên Chúa trừng phạt trong hỏa ngục muôn đời vì kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa...
Chỉ có tội lỗi mới có thể trói buộc tâm hồn con người, và chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới giải thoát được họ khỏi tội lỗi. Nhưng để được ân sủng giải thoát khỏi tội lỗi, thì con người phải thành tâm thiện chí cộng tác với ân sủng để được tha tội.
Ai có tai thì hãy nghe và ai hiểu được thì hiểu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:39 28/12/2008
N2T |
51. Làm việc đền tội nặng nề với nhân đức khiêm tốn cùng với đức ái thánh thiện, tâm thành và vui vẻ, thì đủ để làm cho linh hồn người ta trở thành thánh thiện và có hạnh phúc.
(Thánh Francis of Assisi)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Suy Niệm về Thánh Giuse nhân ngày lễ Thánh Gia
Bùi Hữu Thư dịch
21:40 28/12/2008
Suy Niệm về Thánh Giuse nhân ngày lễ Thánh Gia
LM. Thomas Rosica, CSB
TORONTO, ngày 25, tháng 12, 2008 (Zenit.org).- Sau niềm hân hoan Giáng Sinh, Giáo Hội mừng Lễ Thánh Gia. Cuối tuần này, chúng ta được mời gọi để suy niệm về quà tặng và mầu nhiệm của đời sống và đặc biệt là ơn phúc của đời sống gia đình.
Trong tường thuật của Thánh Luca về việc Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, chúng ta thấy có bốn nhân vật đón chào đời sống mới của Chúa Giêsu mà họ "ôm trong vòng tay” ông già trung thành Simêon, nữ tiên tri cao tuổi Anna, và cặp vợ chồng trẻ tuổi, Maria và Giuse, trung tín vâng lời trong việc dâng hài nhi cho Thiên Chúa. Lời nguyện tuyệt vời của Simêon không gì khác hơn là một Điệp Ca của Isra-en xưa cổ:
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.” (Luca 2:29-32).
Tất cả hình ảnh của Lễ Dâng trong Đền Thánh, và những lời được lựa chọn cẩn thận trong kinh nguyện của Simêon nêu lên nhiều câu hỏi cho chúng ta: Làm sao để thấy vinh quang của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta? Chúng ta có khát vọng công lý và hòa bình không? Đâu là những tình trạng mới và ai là những người mới đến trong cuộc đời cuả chúng ta? Làm sao chúng ta trở thành ánh sáng và sự cứu rỗi cho người khác?
Hôm nay, tôi muốn chiếu dọi thẳng vào Thánh Giuse, một trong các nhân vật được thấy trong cảnh trí thật cảm động của Lễ Dâng trong Đền Thánh. Chiếu dọi vào cha nuôi của Chúa cho chúng ta một vài linh ứng sâu xa về hoàn cảnh gia đình của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Thánh Giuse thường bị lu mờ bởi vinh quang của Chúa Giêsu và sự khiết tịnh của Mẹ Maria. Nhưng ngài cũng chờ đợi Chúa nói với ngài và vâng lời đáp trả. Luca và Matthêu cả hai đều ghi nhận là Thánh Giuse là giòng dõi vua Đavít, vị vua sáng giá nhất của Isra-en (Mát-thêu 1:1-16 và Luca 3:23-38). Thánh Kinh đã kể lại cho chúng ta sự kiện quan trọng nhất về ngài: ngài là “một người công chính” (Mát-thêu 1:18).
Thánh Giuse là một người có lòng thương cảm và hay săn sóc. Khi ngài khám phá ra Maria đã có thai sau khi hai người đã đính hôn, ngài biết thai nhi không phải của mình, nhưng vẫn chưa biết Maria đang cưu mang Con Thiên Chúa. Ngài dự tính ly dị với Maria theo luật nhưng lại lo lắng cho sư đau khổ và an toàn của Mẹ. Giuse cũng là một người có đức tin và vâng lời mọi sư Thiên Chúa đòi hỏi nơi ngài mà không cần biết hậu quả. Khi thiên thần đến với Giuse trong giấc mộng và cho biết sự thật về hài nhi Maria đang cưu mang, Giuse tức khắc không lo ngại việc đàm tiếu, nhận Maria làm vợ. Khi thiên thần lại đến với Giuse cho hay gia đình ngài đang bị nguy hiểm, ngài bỏ lại ngay tất cả sở hữu, tất cả gia đình và bạn bè, trốn sang một nước xa lạ với người vợ trẻ và hài nhi. Ngài chờ đợi tại Ai Cập cho đến khi thiên thần báo cho hay có thể trở về an toàn. (Mát-thêu 2:13-23).
Chúng ta được biết là Thánh Giuse là thợ mộc, (Có lẽ đúng hơn là một thợ đóng đồ mộc), một người làm việc để nuôi sống gia đình. Giuse không giầu có, vì khi đưa Chúa Giêsu lên Đền Thánh để được cắt bì và thanh tẩy, ngài chỉ dâng có hai con chim gáy hay cặp bồ câu non, đây là phần của lễ dành cho những ai không có thể dâng cúng một con cừu.
Thánh Giuse bầy tỏ bản tính con người trong vai trò độc tôn của những người cha để loan truyền chân lý của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm. Hoàn cảnh mâu thuẫn của ngài là “cha nuôi của Chúa Giêsu” nhắc nhở đến sự thật của tình phụ tử, cao cả hơn là việc truyền sinh trên phương diện sinh lý. Một người đàn ông là một người cha trên hết khi tận hiến cho việc giáo dục thiêng liêng và luân lý của con cái. Ngài hiểu rõ, như tất cả mọi người cha phải biết, là ngài phục vụ như vị đại diện của Chúa Cha.
Thánh Giuse bảo vệ và nuôi dưỡng Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài dậy Giêsu cầu nguyện, làm việc, và làm một người nam. Trong khi không có lời nào hay bản văn nào được gán cho ngài, chúng ta có thể chắc chắn rằng Giuse tuyên bố những lời quan trọng nhất trong đời khi ngài đặt tên cho con là “Giêsu” và gọi Chúa là "Emmanuel." Khi hài nhi ở lại trong Đền Thánh, chúng ta được biết là Giuse (cùng với Maria) đã lo lắng tìm kiếm Chúa ba ngày (Luca 2:48).
Cuộc đời của Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta là một gia đình hay cộng đồng không được xây dựng trên quyền lực hay sở hữu nhưng trên những việc lành; không trên giầu sang, nhưng trên đức tin, sự trung thủy, khiết tịnh và tình yêu hỗ tương.
Những thách đố hiện thời cho tình phụ tử và nam tính không thể hiểu được một cách tách biệt ra khỏi nền văn hóa nơi chúng ta đang sống. Ảnh hưởng của sự thiếu vắng tình cha con trên con trẻ rất tệ hại. Có biết bao nhiêu người trẻ đã chịu ảnh hưởng của nạn khủng hoảng về sự thiếu vắng tình phụ tử! Có bao nhiêu đứa trẻ đã bị thiếu vắng người cha hay người ông trong đời?
Không phải là điều vô ích khi Thánh Giuse là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ và quan thầy chính cuả Gia Nã Đại. Nếu có bao giờ chúng ta cần đến một gương mẫu người nam thánh thiện là cha chúng ta, đó là thời đại chúng ta. Vào ngày lễ Thánh Gia, là ngày đáng kể để chúng ta đến với thánh Giuse để cầu xin ngài gửi đến nhiều người cha tốt lành để dẫn dắt gia đình chúng ta.
Giuse và Maria, hơn bất cứ ai, là những người đầu tiên được thấy vinh quang của Đấng Duy Nhất đến từ Chúa Cha, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. (Gioan 1:14) Xin thánh Giuse làm cho chúng ta trở nên các linh mục, tu sĩ và giáo dân tốt lành biết noi gương ông thợ thành Nazareth, ngài đã nghe tiếng Chúa, trân quý một quà tặng không phải của mình, trong khi hướng dẫn Chúa Giêsu nhập thể và sống giữa chúng ta.
Nạn đói trên thế giới
Linh Tiến Khải
22:53 28/12/2008
Phỏng vấn ông Francois de Ravignan, chuyên viên nghiên cứu nông nghiệp, về nạn đói trên thế giới
Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Ông Jacques Diouf, Giám Đốc tổ chức FAO, cho biết: để có thể loại trừ nạn đói này mỗi năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã yểm trợ cho nghành nông nghiệp của họ; và thực ra nó không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua săm khí giới hay để chống lại cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới hiện nay.
Ông Diouf nói: ”Chúng ta không thể để cho cuộc khủng hoảng tài chánh làm cho chúng ta quên rằng còn có nạn đói phải đương đầu. Chúng ta không mệt mỏi và không nản lòng liên tục đưa ra lời kêu gọi cộng đồng thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại nạn đói. Vì vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Cho dù hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói nội trong năm 2015 tới đây, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho qũy chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa. Từ đó đến nay tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã triệu tập hai hội nghị thượng đỉnh, và liên tục kêu gọi mọi quốc gia giữ lời đã hứa, nhưng xem ra vô hiệu. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.
Bình luận về sự kiện này ông Diouf nói: ”Tôi tin rằng đây là vần đề ý chí chính trị. Nếu đã có nỗ lực chung từ phía các chính quyền phát triển cũng như các chính quyền đang trên đường phát triển, thì tôi tin là chúng ta có thể loại trừ được nạn nghèo đói trên thế giới. Tôi cũng đã thỉnh cầu tổng thống tân cử Barack Obama thăng tiến sáng kiến triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về nạn nghèo đói trên thế giới”.
Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO cầu mong hội nghị thượng đỉnh này sẽ được triệu tập vào năm 2009 tới đây, vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.
Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.
Như chúng ta đã biết, trong hội nghị thượng đinh hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đưa ra chương trình ”Các mục tiêu của ngàn năm mới” nhằm loại trừ nạn nghèo đói trên thế giới nội trong năm 2015. Nó gồm các điểm sau đây: Thứ nhất, loại bỏ nạn nghèo đói cùng cực của gần 1 tỷ người trên thế giới. Thứ hai, cung cấp nền giáo dục phổ thông cho 872 triệu người mù chữ. Thứ ba, kiến tạo sự bình đằng giữa nam giới và nữ giới. 70% người nghèo là phụ nữ, nhưng họ lại đảm trách 66% công việc làm. Thứ bốn, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em và các bà mẹ. Hàng năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải chết vì các thứ bệnh có thể chữa trị được. Thứ năm, bảo đảm sức khỏe của các bà mẹ: hàng năm có 500.000 bà mẹ phải thiệt mạng khi sinh con. Thứ sáu, chống vi khuẩn HIV Sida và các tật bệnh khác. Hiện nay trên thế giới có 42 triệu người bị bệnh liệt kháng, trong có có hơn 20 triệu là người phi châu. Thứ bẩy, yểm trợ an sinh cho 2,4 tỷ người không được săn sóc y tế và 1,2 tỷ người không có nước trong lành để uống. Thứ tám, củng cố sự cộng tác toàn cầu bằng cách đưa ra các luật lệ thương mại bình đẳng đối với các nước nghèo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới. Các sách của ông đã được xuất bản từ thập niêm 1970 tới nay và đã trở thành các tài liệu cổ điển tiếng Pháp về nạn đói trên thế giới.
Hỏi: Thưa giáo sư De Ravignan, số người đói trên thế giới đang gia tăng. Sự kiện này có khiến cho giáo sư ngạc nhiên không?
Đáp: Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nạn đói hầu như không bao giờ là vấn đề kỹ thuật hay số lượng thực phẩm, mà là một vấn đề cồng bằng xã hội. Hồi năm 1916 ông Mahatma Gandhi có nói rằng: ”Điều quan trọng không phải là lượng sản xuất mà là việc sản xuất từ các đám đông”. Điều này ngày nay thật hơn bao giờ hết.
Hỏi: Giáo sư muốn nói cái gì vậy?
Đáp: Chúng ta hãy phân tích các vụ nổi dậy của dân chúng để phản đối giá cả thực phẩm gia tăng hồi đầu năm nay. Tham dự các vụ nổi dậy đó là các người thật nghiệp và bị kiệt quệ kinh tế. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.
Hỏi: Và hiện tượng loại trừ này xảy tại các vùng quê, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Và nó có ba hình thái khác nhau. Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian. Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.
Hỏi: Thưa giáo sư, tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, có nhắc tới vấn đề ”chính trị”. Theo giáo sư thì phải đặt để nó vào mức độ nào?
Đáp: Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.
Hỏi: Như thế giáo sư chống lại việc tổng quát hóa canh tác nông nghiệp theo kiểu cánh đồng mênh mông ”thẳng cánh cò bay”?
Đáp: Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. Nếu sự tân tiến hóa các việc trồng tỉa và canh tác đi qúa nhanh, thì các chính quyền sẽ phải làm sao? Vì sẽ có các sản phẩm, nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vì khi sử dụng nhiều máy móc để canh tác, thì phải giảm số người làm việc, bằng cách sa thải nhân công. Đó là chưa kể đến các hệ lụy liên quan tới môi sinh nữa. Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.
Hỏi: Có các thí dụ cụ thể nào chứng minh cho sự kiện này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Có chứ. Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.
(Avvenire 10-12-2008)
Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Ông Jacques Diouf, Giám Đốc tổ chức FAO, cho biết: để có thể loại trừ nạn đói này mỗi năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã yểm trợ cho nghành nông nghiệp của họ; và thực ra nó không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua săm khí giới hay để chống lại cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới hiện nay.
Ông Diouf nói: ”Chúng ta không thể để cho cuộc khủng hoảng tài chánh làm cho chúng ta quên rằng còn có nạn đói phải đương đầu. Chúng ta không mệt mỏi và không nản lòng liên tục đưa ra lời kêu gọi cộng đồng thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại nạn đói. Vì vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Cho dù hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói nội trong năm 2015 tới đây, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho qũy chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa. Từ đó đến nay tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã triệu tập hai hội nghị thượng đỉnh, và liên tục kêu gọi mọi quốc gia giữ lời đã hứa, nhưng xem ra vô hiệu. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.
Bình luận về sự kiện này ông Diouf nói: ”Tôi tin rằng đây là vần đề ý chí chính trị. Nếu đã có nỗ lực chung từ phía các chính quyền phát triển cũng như các chính quyền đang trên đường phát triển, thì tôi tin là chúng ta có thể loại trừ được nạn nghèo đói trên thế giới. Tôi cũng đã thỉnh cầu tổng thống tân cử Barack Obama thăng tiến sáng kiến triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về nạn nghèo đói trên thế giới”.
Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO cầu mong hội nghị thượng đỉnh này sẽ được triệu tập vào năm 2009 tới đây, vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.
Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.
Như chúng ta đã biết, trong hội nghị thượng đinh hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đưa ra chương trình ”Các mục tiêu của ngàn năm mới” nhằm loại trừ nạn nghèo đói trên thế giới nội trong năm 2015. Nó gồm các điểm sau đây: Thứ nhất, loại bỏ nạn nghèo đói cùng cực của gần 1 tỷ người trên thế giới. Thứ hai, cung cấp nền giáo dục phổ thông cho 872 triệu người mù chữ. Thứ ba, kiến tạo sự bình đằng giữa nam giới và nữ giới. 70% người nghèo là phụ nữ, nhưng họ lại đảm trách 66% công việc làm. Thứ bốn, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em và các bà mẹ. Hàng năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải chết vì các thứ bệnh có thể chữa trị được. Thứ năm, bảo đảm sức khỏe của các bà mẹ: hàng năm có 500.000 bà mẹ phải thiệt mạng khi sinh con. Thứ sáu, chống vi khuẩn HIV Sida và các tật bệnh khác. Hiện nay trên thế giới có 42 triệu người bị bệnh liệt kháng, trong có có hơn 20 triệu là người phi châu. Thứ bẩy, yểm trợ an sinh cho 2,4 tỷ người không được săn sóc y tế và 1,2 tỷ người không có nước trong lành để uống. Thứ tám, củng cố sự cộng tác toàn cầu bằng cách đưa ra các luật lệ thương mại bình đẳng đối với các nước nghèo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới. Các sách của ông đã được xuất bản từ thập niêm 1970 tới nay và đã trở thành các tài liệu cổ điển tiếng Pháp về nạn đói trên thế giới.
Hỏi: Thưa giáo sư De Ravignan, số người đói trên thế giới đang gia tăng. Sự kiện này có khiến cho giáo sư ngạc nhiên không?
Đáp: Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nạn đói hầu như không bao giờ là vấn đề kỹ thuật hay số lượng thực phẩm, mà là một vấn đề cồng bằng xã hội. Hồi năm 1916 ông Mahatma Gandhi có nói rằng: ”Điều quan trọng không phải là lượng sản xuất mà là việc sản xuất từ các đám đông”. Điều này ngày nay thật hơn bao giờ hết.
Hỏi: Giáo sư muốn nói cái gì vậy?
Đáp: Chúng ta hãy phân tích các vụ nổi dậy của dân chúng để phản đối giá cả thực phẩm gia tăng hồi đầu năm nay. Tham dự các vụ nổi dậy đó là các người thật nghiệp và bị kiệt quệ kinh tế. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.
Hỏi: Và hiện tượng loại trừ này xảy tại các vùng quê, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Và nó có ba hình thái khác nhau. Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian. Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.
Hỏi: Thưa giáo sư, tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, có nhắc tới vấn đề ”chính trị”. Theo giáo sư thì phải đặt để nó vào mức độ nào?
Đáp: Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.
Hỏi: Như thế giáo sư chống lại việc tổng quát hóa canh tác nông nghiệp theo kiểu cánh đồng mênh mông ”thẳng cánh cò bay”?
Đáp: Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. Nếu sự tân tiến hóa các việc trồng tỉa và canh tác đi qúa nhanh, thì các chính quyền sẽ phải làm sao? Vì sẽ có các sản phẩm, nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vì khi sử dụng nhiều máy móc để canh tác, thì phải giảm số người làm việc, bằng cách sa thải nhân công. Đó là chưa kể đến các hệ lụy liên quan tới môi sinh nữa. Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.
Hỏi: Có các thí dụ cụ thể nào chứng minh cho sự kiện này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Có chứ. Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.
(Avvenire 10-12-2008)
ĐTC: lễ thánh gia là một cơ hội huấn giáo về vai trò của gia đình
Bình Hòa
22:54 28/12/2008
Kinh Truyền tin chúa nhựt 28-10-09
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin vào lễ thánh gia là một cơ hội huấn giáo về vai trò của gia đình. Trước hết, đức thánh cha đã diễn giải bằng tiếng Ý như thường lệ, dành cho những người tham dự buổi cầu nguyện tại quảng trường thánh Phêrô, và sau đó, ngài đã đọc bằng tiếng Tây-ban-nha, và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình đến thủ đô Madrid, nơi mà các giám mục đã tổ chức một thánh lễ một Thánh lễ tại quảng trường Colon, do đức hồng y Rouco Varela chủ sự vào ban sáng, để cầu nguyện cho các gia đình và cổ võ những giá trị đạo đức cổ truyền đang bị lung lay trước những dự luật của chính phủ. Sau khi ban phép lành Tòa thánh, đức Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt những cuộc tấn công và trả đũa tại Thánh địa, gây ra nhiều chết chóc và tàn phá. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Chúa Giáng sinh, chúng ta hoan hỉ mừng lễ thánh gia Nazareth. Khung cảnh thật là thích hợp bởi vì Giáng sinh là lễ đặc trưng của gia đình. Điều này được thấy rõ qua nhiều truyền thống và tập tục xã hội, cách riêng là thói quen xum họp tại gia đình để dùng bữa, chúc mừng và tặng quà cho nhau. Và làm sao lại không nêu bật rằng vào những cơ hội này, nỗi buồn phiền đau khổ vì những vết thương gia đình lại càng tăng thêm nữa? Chúa Giêsu đã muốn sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình; đã có đức trinh nữ Maria làm mẹ và nhận thánh Giuse làm cha; các ngài đã thương yêu nuôi dưỡng và dạy dỗ Người.. Gia đình của Chúa Giêsu đáng được mang danh hiệu là “thánh” (thánh gia) bởi vì chỉ chăm chú tuân hành ý muốn của Thiên Chúa, được thể hiện ở nơi sự hiện diện của đức Giêsu. Một đàng, gia đình này cũng giống như bao nhiêu gia đình khác, và là mẫu gương của tình yêu vợ chồng, của sự hợp tác, của hy sinh, của lòng tín thác vào Thiên Chúa quan phòng, của sự cần cù làm việc, của tình liên đới, tóm lại của những giá trị mà gia đình bảo vệ và cổ võ, nhờ vậy mà góp phần tiên phong vào việc tạo nên tế bào cho mọi xã hội. Tuy nhiên, đông thời, gia đình Nazaret mang tính cách độc nhất vô nhị, do ơn gọi độc đáo gắn liền với sứ mạng của Con Thiên Chúa. Chính vì tính cách độc đáo này mà Thánh gia chỉ tỏ cho các gia đình, nhất là các gia đình Kitô giáo, chân trời của Thiên Chúa, địa vị ưu tiên vừa êm ái vừa cương quyết dành cho ý muốn của Chúa, viễn ảnh thiên quốc nơi mà chúng ta đang nhắm tới. Hôm nay chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều ấy, cũng như tạ ơn Đức Maria và thánh Giuse, bởi vì các ngài đã tin tưởng và quảng đại cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.
Để diễn tả vẻ đẹp và giá trị của gia đình, ngày hôm nay hàng vạn người đã tập họp ở Madrid và tôi muốn ngỏ lời với họ bằng tiếng Tây ban nha.
Giờ đây tôi muốn thân ái chào những người đang họp nhau tại Madrid nhân ngày lễ long trọng này để cầu nguyện cho gia đình, và dấn thân hoạt động với lòng hăng say và hy vọng để bảo vệ gia đình. Quả thật gia đình là một hồng ân của Thiên Chúa, biểu lộ bản tính của Ngài là Tình Yêu. Một tình yêu hoàn toàn ban phát, nâng đỡ sự chung thuỷ vô bờ bến, kể cả vào những lúc khó khăn ngã lòng. Những đức tính này đã được thể hiện cách tuyệt vời nơi Thánh gia, trong đó Chúa Giêsu đã đến trần thế, đã lớn lên và tăng trưởng về khôn ngoan, nhờ sự ân cần săn sóc của Đức Maria và sự che chở trung tín của thánh Giuse. Các gia đình thân mến, đừng để cho tình yêu, lòng quảng đại đón nhận sự sống,và những mối dây liên kết các gia đình phải suy giảm. Các bạn hãy liên lỉ cầu xin Thiên Chúa ban những ơn đó, hãy cầu nguyện chung với nhau, ngõ hầu các điều quyết tâm của mình được soi sáng nhờ đức tin và được nâng cao nhờ ơn thánh trên con đường nên thánh. Nhờ vậy, với niềm vui phát xuất từ tình yêu được chia sẻ, các bạn sẽ cống hiến cho thế giới một chứng từ đẹp về tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội. Đức thánh cha sát cánh với các bạn, đặc biệt qua lời cầu nguyện cho những ai trong các gia đình cần được sức khoẻ, công ăn việc làm, sự an ủi và tình bạn. Trong kinh Truyền tin này, tôi xin ký thác tất cả mọi người cho bà mẹ chúng ta trên trời, đó là đức Trinh nữ Maria.
Anh chị em thân mến, nói đến gia đình, tôi không thể không nhắc đến cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình lần thứ VI, sẽ diễn ra tại thành phố Mexicô từ ngày 14 đến 18 tháng giêng năm 2009. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho biến cố này, và ký thác cho Chúa hết mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang trải qua những thử thách của cuộc sống, của sự thiếu hiểu biết và chia rẽ. Xin Chúa Cứu thế ban cho tất cả mọi người được sự an bình và sức mạnh để đồng hành trên con đường sự thiện.
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin vào lễ thánh gia là một cơ hội huấn giáo về vai trò của gia đình. Trước hết, đức thánh cha đã diễn giải bằng tiếng Ý như thường lệ, dành cho những người tham dự buổi cầu nguyện tại quảng trường thánh Phêrô, và sau đó, ngài đã đọc bằng tiếng Tây-ban-nha, và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình đến thủ đô Madrid, nơi mà các giám mục đã tổ chức một thánh lễ một Thánh lễ tại quảng trường Colon, do đức hồng y Rouco Varela chủ sự vào ban sáng, để cầu nguyện cho các gia đình và cổ võ những giá trị đạo đức cổ truyền đang bị lung lay trước những dự luật của chính phủ. Sau khi ban phép lành Tòa thánh, đức Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt những cuộc tấn công và trả đũa tại Thánh địa, gây ra nhiều chết chóc và tàn phá. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Chúa Giáng sinh, chúng ta hoan hỉ mừng lễ thánh gia Nazareth. Khung cảnh thật là thích hợp bởi vì Giáng sinh là lễ đặc trưng của gia đình. Điều này được thấy rõ qua nhiều truyền thống và tập tục xã hội, cách riêng là thói quen xum họp tại gia đình để dùng bữa, chúc mừng và tặng quà cho nhau. Và làm sao lại không nêu bật rằng vào những cơ hội này, nỗi buồn phiền đau khổ vì những vết thương gia đình lại càng tăng thêm nữa? Chúa Giêsu đã muốn sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình; đã có đức trinh nữ Maria làm mẹ và nhận thánh Giuse làm cha; các ngài đã thương yêu nuôi dưỡng và dạy dỗ Người.. Gia đình của Chúa Giêsu đáng được mang danh hiệu là “thánh” (thánh gia) bởi vì chỉ chăm chú tuân hành ý muốn của Thiên Chúa, được thể hiện ở nơi sự hiện diện của đức Giêsu. Một đàng, gia đình này cũng giống như bao nhiêu gia đình khác, và là mẫu gương của tình yêu vợ chồng, của sự hợp tác, của hy sinh, của lòng tín thác vào Thiên Chúa quan phòng, của sự cần cù làm việc, của tình liên đới, tóm lại của những giá trị mà gia đình bảo vệ và cổ võ, nhờ vậy mà góp phần tiên phong vào việc tạo nên tế bào cho mọi xã hội. Tuy nhiên, đông thời, gia đình Nazaret mang tính cách độc nhất vô nhị, do ơn gọi độc đáo gắn liền với sứ mạng của Con Thiên Chúa. Chính vì tính cách độc đáo này mà Thánh gia chỉ tỏ cho các gia đình, nhất là các gia đình Kitô giáo, chân trời của Thiên Chúa, địa vị ưu tiên vừa êm ái vừa cương quyết dành cho ý muốn của Chúa, viễn ảnh thiên quốc nơi mà chúng ta đang nhắm tới. Hôm nay chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều ấy, cũng như tạ ơn Đức Maria và thánh Giuse, bởi vì các ngài đã tin tưởng và quảng đại cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.
Để diễn tả vẻ đẹp và giá trị của gia đình, ngày hôm nay hàng vạn người đã tập họp ở Madrid và tôi muốn ngỏ lời với họ bằng tiếng Tây ban nha.
Giờ đây tôi muốn thân ái chào những người đang họp nhau tại Madrid nhân ngày lễ long trọng này để cầu nguyện cho gia đình, và dấn thân hoạt động với lòng hăng say và hy vọng để bảo vệ gia đình. Quả thật gia đình là một hồng ân của Thiên Chúa, biểu lộ bản tính của Ngài là Tình Yêu. Một tình yêu hoàn toàn ban phát, nâng đỡ sự chung thuỷ vô bờ bến, kể cả vào những lúc khó khăn ngã lòng. Những đức tính này đã được thể hiện cách tuyệt vời nơi Thánh gia, trong đó Chúa Giêsu đã đến trần thế, đã lớn lên và tăng trưởng về khôn ngoan, nhờ sự ân cần săn sóc của Đức Maria và sự che chở trung tín của thánh Giuse. Các gia đình thân mến, đừng để cho tình yêu, lòng quảng đại đón nhận sự sống,và những mối dây liên kết các gia đình phải suy giảm. Các bạn hãy liên lỉ cầu xin Thiên Chúa ban những ơn đó, hãy cầu nguyện chung với nhau, ngõ hầu các điều quyết tâm của mình được soi sáng nhờ đức tin và được nâng cao nhờ ơn thánh trên con đường nên thánh. Nhờ vậy, với niềm vui phát xuất từ tình yêu được chia sẻ, các bạn sẽ cống hiến cho thế giới một chứng từ đẹp về tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội. Đức thánh cha sát cánh với các bạn, đặc biệt qua lời cầu nguyện cho những ai trong các gia đình cần được sức khoẻ, công ăn việc làm, sự an ủi và tình bạn. Trong kinh Truyền tin này, tôi xin ký thác tất cả mọi người cho bà mẹ chúng ta trên trời, đó là đức Trinh nữ Maria.
Anh chị em thân mến, nói đến gia đình, tôi không thể không nhắc đến cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình lần thứ VI, sẽ diễn ra tại thành phố Mexicô từ ngày 14 đến 18 tháng giêng năm 2009. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho biến cố này, và ký thác cho Chúa hết mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang trải qua những thử thách của cuộc sống, của sự thiếu hiểu biết và chia rẽ. Xin Chúa Cứu thế ban cho tất cả mọi người được sự an bình và sức mạnh để đồng hành trên con đường sự thiện.
Top Stories
Governo Vietnam: “Radicali non sono benvenuti per la loro attività politica”
Radicali
22:12 28/12/2008
Governo Vietnam: “Radicali non sono benvenuti per la loro attività politica”
Chính quyền Việt Nam: “Dân biểu Đảng Hữu (Ý, thuộc quốc hội Châu Âu) không được chào đón vì hành động chính trị của họ”
27 Dicembre 2008 - «I parlamentari Radicali Marco Pannella e Marco Perduca faranno causa all'agenzia vietnamita, che non era stata la responsabile dell'organizzazione del loro viaggio, che non ha consentito il loro ingresso in Vietnam il 23 dicembre scorso. È inammissibile», hanno dichiarato i due parlamentari, «che il dialogo con Hanoi debba passare per un controllo di ‘privati’». Lo hanno fatto sapere i due parlamentari che ritrovano nel pieno di una missione del Partito Radicale Nonviolento nel sud-est asiatico ed in India. Nel corso della missione erano previsti incontri con autorità politiche e religiose (tra le quali il Dalai Lama), partiti di opposizione, dissidenti ed iscritti al Partito Radicale Nonviolento; il Vietnam ha però deciso di non consentire l’ingresso ai radicali.
Perduca e Pannella hanno tra l’altro reso disponibile in italiano una dichiarazione ufficiale del Governo Vietnamita che riproduciamo integralmente qui di seguito:
«Un Parlamentare Europeo ed un Senatore Italiano non sono stati i benvenuti in Vietnam poiché intendevano svolgere attività che non rientravano nella categoria del turismo», afferma un portavoce del Governo Vietnamita. Poi però, rispondendo ad alcune domande sulla notizia secondo cui l’Onorevole Marco Pannella ed il Senatore Marco Perduca non sono stati in grado di entrare in Vietnam, il portavoce del Ministro degli Esteri Le Dzung ha detto che questo è un problema tra i parlamentari e l’agenzia turistica con cui hanno trattato.
Dzung ha pure sottolineato che era ben noto il fatto che il Partito Radicale Transnazionale di Pannella e Perduca è stato «impegnato in molte attività anti-Vietnam ed ha sostenuto un certo numero di Vietnamiti reazionari che si trovano al di fuori dei confini nazionali, impegnati nel sabotaggio della solidarietà e della unità nazionale vietnamita».
«Pannella e Perduca hanno chiesto di entrare in Vietnam per fini turistici ma intendevano condurre delle attività che andavano oltre quanto dichiarato. Di conseguenza i due rappresentanti non sono benvenuti nel Paese», ha concluso Dzung.
(Source: Radicali.it http://www.tellusfolio.it/index.php?prec=%2Findex.php&cmd=v&id=7548 )
Chính quyền Việt Nam: “Dân biểu Đảng Hữu (Ý, thuộc quốc hội Châu Âu) không được chào đón vì hành động chính trị của họ”
27 Dicembre 2008 - «I parlamentari Radicali Marco Pannella e Marco Perduca faranno causa all'agenzia vietnamita, che non era stata la responsabile dell'organizzazione del loro viaggio, che non ha consentito il loro ingresso in Vietnam il 23 dicembre scorso. È inammissibile», hanno dichiarato i due parlamentari, «che il dialogo con Hanoi debba passare per un controllo di ‘privati’». Lo hanno fatto sapere i due parlamentari che ritrovano nel pieno di una missione del Partito Radicale Nonviolento nel sud-est asiatico ed in India. Nel corso della missione erano previsti incontri con autorità politiche e religiose (tra le quali il Dalai Lama), partiti di opposizione, dissidenti ed iscritti al Partito Radicale Nonviolento; il Vietnam ha però deciso di non consentire l’ingresso ai radicali.
Perduca e Pannella hanno tra l’altro reso disponibile in italiano una dichiarazione ufficiale del Governo Vietnamita che riproduciamo integralmente qui di seguito:
«Un Parlamentare Europeo ed un Senatore Italiano non sono stati i benvenuti in Vietnam poiché intendevano svolgere attività che non rientravano nella categoria del turismo», afferma un portavoce del Governo Vietnamita. Poi però, rispondendo ad alcune domande sulla notizia secondo cui l’Onorevole Marco Pannella ed il Senatore Marco Perduca non sono stati in grado di entrare in Vietnam, il portavoce del Ministro degli Esteri Le Dzung ha detto che questo è un problema tra i parlamentari e l’agenzia turistica con cui hanno trattato.
Dzung ha pure sottolineato che era ben noto il fatto che il Partito Radicale Transnazionale di Pannella e Perduca è stato «impegnato in molte attività anti-Vietnam ed ha sostenuto un certo numero di Vietnamiti reazionari che si trovano al di fuori dei confini nazionali, impegnati nel sabotaggio della solidarietà e della unità nazionale vietnamita».
«Pannella e Perduca hanno chiesto di entrare in Vietnam per fini turistici ma intendevano condurre delle attività che andavano oltre quanto dichiarato. Di conseguenza i due rappresentanti non sono benvenuti nel Paese», ha concluso Dzung.
(Source: Radicali.it http://www.tellusfolio.it/index.php?prec=%2Findex.php&cmd=v&id=7548 )
Vietnam PM asks police to watch for protests
Reuters
22:13 28/12/2008
HANOI (Reuters) - Vietnamese Prime Minister has warned senior police that 2009 will be a difficult year for the economy and said preventing demonstrations would be one of the force's core roles.
Police also need to be vigilant against "'peaceful evolution' plots by hostile forces", the government's Web site quoted Dung as saying at a national public security meeting held on Monday.
"The police force has to perform its core roles of fighting against and preventing crime, being pro-active in having a thorough grasp of the situation, detecting the seeds of crime early for prompt solutions, preventing demonstrations and terrorism, and providing safeguards for important events during the year," Dung said.
Public protests are sensitive in Vietnam, where the ruling Communist party brooks no opposition.
Still, disgruntled factory workers sporadically strike at their factories, nationalistic youth have organised protests over long-running international territorial disputes, and residents upset over domestic land disputes have staged demonstrations.
With the global economic environment deteriorating, the government has said gross domestic product growth could slow to 6-6.5 percent next year and expects about 6.5 percent growth this year, a significant drop from the robust 8.5 percent growth the economy logged in 2007.
The International Monetary Fund expects Vietnam's economic growth to slump to 5 percent next year.
Inflation is easing after soaring to close to 30 percent earlier in the year, but is still in double digits.
A labour ministry official said 3 million people could lose their jobs next year if the economy slowed to 6.5 percent, several state-run newspapers reported on Tuesday.
Earlier this month, several Catholics in Hanoi were sentenced to suspended jail sentences after being arrested during protests over a land parcel the church wants back from the government, which acquired the property several decades ago.
(Source: http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-37153620081223)
Police also need to be vigilant against "'peaceful evolution' plots by hostile forces", the government's Web site quoted Dung as saying at a national public security meeting held on Monday.
"The police force has to perform its core roles of fighting against and preventing crime, being pro-active in having a thorough grasp of the situation, detecting the seeds of crime early for prompt solutions, preventing demonstrations and terrorism, and providing safeguards for important events during the year," Dung said.
Public protests are sensitive in Vietnam, where the ruling Communist party brooks no opposition.
Still, disgruntled factory workers sporadically strike at their factories, nationalistic youth have organised protests over long-running international territorial disputes, and residents upset over domestic land disputes have staged demonstrations.
With the global economic environment deteriorating, the government has said gross domestic product growth could slow to 6-6.5 percent next year and expects about 6.5 percent growth this year, a significant drop from the robust 8.5 percent growth the economy logged in 2007.
The International Monetary Fund expects Vietnam's economic growth to slump to 5 percent next year.
Inflation is easing after soaring to close to 30 percent earlier in the year, but is still in double digits.
A labour ministry official said 3 million people could lose their jobs next year if the economy slowed to 6.5 percent, several state-run newspapers reported on Tuesday.
Earlier this month, several Catholics in Hanoi were sentenced to suspended jail sentences after being arrested during protests over a land parcel the church wants back from the government, which acquired the property several decades ago.
(Source: http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-37153620081223)
Redemptorists Say Their Priests At Thai Ha Parish Did Nothing Wrong
UCAN
22:21 28/12/2008
HO CHI MINH CITY, Vietnam (UCAN) -- Redemptorists in southern Vietnam have rejected the Ha Noi city government's accusations that four confreres acted against the government and violated the law during the recent trial of lay Catholics in connection with a Church-government land dispute.
In a letter dated Dec. 19, the Redemptorists state that, according to Canon Law and the Redemptorist constitution and regulations, "Fathers (Matthew) Vu Khoi Phung, (Joseph) Nguyen Van That, (Pierre) Nguyen Van Khai and (John) Nguyen Ngoc Nam Phong did not violate anything for which they need to be 'criticized and educated' and 'transferred out of the city of Ha Noi.'"
Those four priests are based at Redemptorist-run Thai Ha parish in Ha Noi, which has a dispute with the government concerning some land the government confiscated in the early 1960s. The plot is next to the parish church.
The Redemptorist province is based in Ho Chi Minh City, 1,710 kilometers from Ha Noi, and Father Joseph Dinh Huu Thoai, head of its secretariat, signed the letter. It answers a Dec. 12 letter Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, sent to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, leader of the Vietnam Bishops' Conference, and to Father Vincent Phan Trung Thanh, superior of the Redemptorist province of Vietnam. In it, Thao accused the Redemptorists in Ha Noi of slandering the government and provoking people to break the law.
During the trial, as UCA News previously reported, about 2,000 supporters from the capital and neighboring provinces sat on sidewalks, prayed and sang hymns in front of the heavily guarded trial building. They held cycad leaves, a traditional symbol of martyrdom, along with crosses, Marian images and placards. Among the 120 people who attended the trial, only 10 were relatives of the defendants. All the others were government officials.
Thao's letter says Ha Noi city's Dong Da District Court on Dec. 8 tried eight Catholics for disturbing public order and damaging public property "publicly and legally." It also says the defendants are under suspended sentences due to his government's humanitarian and tolerant policies.
According to Thao, local Redemptorists used words and actions to slander the government and provoke people to break the law, and Father Phong actually defamed the government and the law. The government official asserted that the priest proclaimed to supporters outside the trial building that the trial was unfair and threatened that "judges and their families would be punished."
Thao claims that the behavior of Father Phong and other Redemptorists was against the government and the law, created a bad image of the local Religious congregation and damaged relations between the government and local Church.
His letter asked local bishops and the provincial superior to "criticize and educate Father Phong and three other Redemptorists at Thai Ha church" and to transfer all four of them to places outside the city.
In his own letter, Father Thoai responded: "We did not find any statements from these priests that slandered anyone or incited riots. Their statements are completely true." Their only fight, he said, is against wrongdoing, not against the government, and they have no wish to create division between the government and the people.
Father Thoai stressed that the four priests "did nothing wrong" and they, in defending and speaking out for the truth, are standing on the side of the poor. He concluded that if the government found his four confreres guilty of violating the law, it should try them according to the law.
Meanwhile, a local Church source has told UCA News that the eight defendants on Dec. 17 appealed their sentences before the People's Court of Ha Noi, asking the court to reverse the verdicts.
(Source: http://www.ucanews.com/2008/12/23/redemptorists-say-their-priests-at-thai-ha-parish-did-nothing-wrong/)
In a letter dated Dec. 19, the Redemptorists state that, according to Canon Law and the Redemptorist constitution and regulations, "Fathers (Matthew) Vu Khoi Phung, (Joseph) Nguyen Van That, (Pierre) Nguyen Van Khai and (John) Nguyen Ngoc Nam Phong did not violate anything for which they need to be 'criticized and educated' and 'transferred out of the city of Ha Noi.'"
Those four priests are based at Redemptorist-run Thai Ha parish in Ha Noi, which has a dispute with the government concerning some land the government confiscated in the early 1960s. The plot is next to the parish church.
The Redemptorist province is based in Ho Chi Minh City, 1,710 kilometers from Ha Noi, and Father Joseph Dinh Huu Thoai, head of its secretariat, signed the letter. It answers a Dec. 12 letter Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, sent to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, leader of the Vietnam Bishops' Conference, and to Father Vincent Phan Trung Thanh, superior of the Redemptorist province of Vietnam. In it, Thao accused the Redemptorists in Ha Noi of slandering the government and provoking people to break the law.
During the trial, as UCA News previously reported, about 2,000 supporters from the capital and neighboring provinces sat on sidewalks, prayed and sang hymns in front of the heavily guarded trial building. They held cycad leaves, a traditional symbol of martyrdom, along with crosses, Marian images and placards. Among the 120 people who attended the trial, only 10 were relatives of the defendants. All the others were government officials.
Thao's letter says Ha Noi city's Dong Da District Court on Dec. 8 tried eight Catholics for disturbing public order and damaging public property "publicly and legally." It also says the defendants are under suspended sentences due to his government's humanitarian and tolerant policies.
According to Thao, local Redemptorists used words and actions to slander the government and provoke people to break the law, and Father Phong actually defamed the government and the law. The government official asserted that the priest proclaimed to supporters outside the trial building that the trial was unfair and threatened that "judges and their families would be punished."
Thao claims that the behavior of Father Phong and other Redemptorists was against the government and the law, created a bad image of the local Religious congregation and damaged relations between the government and local Church.
His letter asked local bishops and the provincial superior to "criticize and educate Father Phong and three other Redemptorists at Thai Ha church" and to transfer all four of them to places outside the city.
In his own letter, Father Thoai responded: "We did not find any statements from these priests that slandered anyone or incited riots. Their statements are completely true." Their only fight, he said, is against wrongdoing, not against the government, and they have no wish to create division between the government and the people.
Father Thoai stressed that the four priests "did nothing wrong" and they, in defending and speaking out for the truth, are standing on the side of the poor. He concluded that if the government found his four confreres guilty of violating the law, it should try them according to the law.
Meanwhile, a local Church source has told UCA News that the eight defendants on Dec. 17 appealed their sentences before the People's Court of Ha Noi, asking the court to reverse the verdicts.
(Source: http://www.ucanews.com/2008/12/23/redemptorists-say-their-priests-at-thai-ha-parish-did-nothing-wrong/)
Christmas Mass banned in many regions in Vietnam
Thuy Huong
23:38 28/12/2008
Widespread violations of religious freedom in Vietnam became more evident and more brutal during Christmas. Curfews were even applied to block Catholic faithful from Christmas midnight celebrations.
Four years after bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa diocese had filed a petition to the local government of Son La province asking the permission for Catholic priests to say Mass, at least twice a year in Christmas and Easter, nothing were improved. This year seemed to be even worse as Catholics could not gather for reciting Rosary as in previous years.
In 2004, Nguyen The Thao, by then Chair of the Committee of Fatherland Front rejected bishop Anthony Vu’s petition stating that “since there has been no religious follower in Son La, there should be no need for activities". Thao’s statement was seen by Church leaders not only as an evidence of violations of religious freedom in Vietnam, and an effort of Vietnam government to hinder Church’s missionary effort, but also a blatant lie. There were at least 3000 Catholics of 40 different ethnicities in Son La at that time.
So far, Catholics in Son La, a remote region in a rugged terrain 300 km northwest of Hanoi, have to travelled to other nearby provinces to attend Mass despite a tremendous effort from the diocese to improve the situation.
Son La is among the three mountainous provinces that belong to Hung Hoa diocese. Church's record had documented the first 700 Catholic families since 1985 in Son La who have been constantly living and suffering under pressure from the local government for their Catholic faith. Their agony has grown larger since the day the government responded to bishop Anthony Vu Huy Chuong's request to establish religious activity and got "NO" for an answer as stated in official correspondence CV 1336/CV-UBND signed on May 24, 2006. From the early days of the local Church until present time, all of them had to conduct their celebration and prayers in hide outs, usually from the basement of a private facility or a warehouse and notice of an outlawed prayer service had to be given in secret to each known faithful to avoid persecution.
The priests who came to the region for their pastoral duties had received no better treatment. They often had to put their safety and dignity at risk for government harassment in order to perform their duties and to share with their Christian brothers the agony of those who have been suffering the absolute lowest form of prejudice against religion in the country.
Local people can remember vividly what happened from last Christmas season when Father Joseph Nguyen Trung Thoai was trying to make his way to celebrate mass with the faithful of Son La. He ended up spending most of Christmas day in police custody since they were informed of his coming before hand and did everything to deter the congregation from celebrating the birth of Jesus in a formal, meaningful way. Father Joseph was detained but not left alone. His parishioners had gathered outside the detention center to demand for his release. The mass celebration was ruined but Christmas spirit was among them right outside the detention center. Son La faithful and their priest fully understood that Jesus' love was with them mass or no mass.
To the witness' account, ever since Mr. Thao Xuan Sung had become the head of the Communist party in the province along with his deputy Hoang Chi Thuc, together they had turned Son La into a model of a Chinese- like autonomous province, strictly adhering to the Stalinist- Maoist ideology thus became the province with the most severe condition for freedom of religion to survive. This duo had been consistently applying strictest monitoring measures on the Catholic religious activities. They also tried their best tactics in persuading the faithful to abandon their religion in order to continue getting financial support from foreign aids as well as utility necessary to their living such as clean water or electricity. Another successful way of preventing or steering Catholic from their Catholic faith was to constantly harass them and their loved ones until they agreed to sign the agreement in which the parishioners promised to abide the rule of not to congregate at their homes for religious activities (in Nong Truong, Moc Chau 2006) in accordance with official notice 1336/UBND- Son La issued on June 29, 2006 which denied the priest's request for celebrating masses with their congregation.
Chairman of the People's Committee Nguyen Dinh Thuan of Quyet Thang was out himself to enforce the celebration ban. He introduced curfew to block Catholics from gathering for prayers.
Last year there had been some development to the Church in Son La which appeared to be a sign of easing and hope for the faithful. They had been encouraged by a surprised visit of the European Union's representative as well as of Vietnam’s President to bishop Anthony Vu Huy Chuong during which he directed his subordinate Mr. Thi -chair of Central Committee on Religion - to "get the issue resolved quickly". In the beginning of 2007, a high ranking officer from the Central Security Agency had told father Thoai "rest assured you can perform your duties as you wish, this year is different from 2005, even from 2006"
But so far, there is no evidence to indicate the government's words have been completely backed up by their actions. Parishioners told VietCatholic reporters for the first time the Catholics were able to gather up to about 500 people at the basement of an automobile repair shop in anticipation of Christmas celebration. Plain clothed police showed up as usual but this year their verbal abuse seems to be more subtle and less brutal compared to the previous years. However they were determined in preventing any gathering of a large congregation and would tighten their grip on any visitors from other areas to join the celebration in Son La. According to the local Catholic, from mid November of this year the local police had received the order to keep an eye the movements of the parishioners closely, while any out- of- towner’s visit will be discouraged and dealt with accordingly after conferring with their superiors by phone. An elderly man from Son La city had told a Viet Catholic News reporter:"It might seem nonsense to you but we're been suffering like this for many years without anyone coming to our rescue". The man also said petitions from the faithful always were turned down by the government, citing "There is no need for religious activities in Son La". Any religious service or gathering was therefore strictly prohibited.
It has becomes more visible that as long as the government refuses to loosen their grip on Son La faithful's right to freedom of religion, an official Christmas celebration remains a distant dream to all people of Christian faith in Son La, as it has been dubbed " the white-out area" meaning there is no religion of any kind is allowed to practice in this region.
A tough road to Son La |
In 2004, Nguyen The Thao, by then Chair of the Committee of Fatherland Front rejected bishop Anthony Vu’s petition stating that “since there has been no religious follower in Son La, there should be no need for activities". Thao’s statement was seen by Church leaders not only as an evidence of violations of religious freedom in Vietnam, and an effort of Vietnam government to hinder Church’s missionary effort, but also a blatant lie. There were at least 3000 Catholics of 40 different ethnicities in Son La at that time.
So far, Catholics in Son La, a remote region in a rugged terrain 300 km northwest of Hanoi, have to travelled to other nearby provinces to attend Mass despite a tremendous effort from the diocese to improve the situation.
The faithful gathered to pray at a warehouse |
Or in the basement of an unknown building |
The priests who came to the region for their pastoral duties had received no better treatment. They often had to put their safety and dignity at risk for government harassment in order to perform their duties and to share with their Christian brothers the agony of those who have been suffering the absolute lowest form of prejudice against religion in the country.
Local people can remember vividly what happened from last Christmas season when Father Joseph Nguyen Trung Thoai was trying to make his way to celebrate mass with the faithful of Son La. He ended up spending most of Christmas day in police custody since they were informed of his coming before hand and did everything to deter the congregation from celebrating the birth of Jesus in a formal, meaningful way. Father Joseph was detained but not left alone. His parishioners had gathered outside the detention center to demand for his release. The mass celebration was ruined but Christmas spirit was among them right outside the detention center. Son La faithful and their priest fully understood that Jesus' love was with them mass or no mass.
To the witness' account, ever since Mr. Thao Xuan Sung had become the head of the Communist party in the province along with his deputy Hoang Chi Thuc, together they had turned Son La into a model of a Chinese- like autonomous province, strictly adhering to the Stalinist- Maoist ideology thus became the province with the most severe condition for freedom of religion to survive. This duo had been consistently applying strictest monitoring measures on the Catholic religious activities. They also tried their best tactics in persuading the faithful to abandon their religion in order to continue getting financial support from foreign aids as well as utility necessary to their living such as clean water or electricity. Another successful way of preventing or steering Catholic from their Catholic faith was to constantly harass them and their loved ones until they agreed to sign the agreement in which the parishioners promised to abide the rule of not to congregate at their homes for religious activities (in Nong Truong, Moc Chau 2006) in accordance with official notice 1336/UBND- Son La issued on June 29, 2006 which denied the priest's request for celebrating masses with their congregation.
Chairman of the People's Committee Nguyen Dinh Thuan of Quyet Thang was out himself to enforce the celebration ban. He introduced curfew to block Catholics from gathering for prayers.
Last year there had been some development to the Church in Son La which appeared to be a sign of easing and hope for the faithful. They had been encouraged by a surprised visit of the European Union's representative as well as of Vietnam’s President to bishop Anthony Vu Huy Chuong during which he directed his subordinate Mr. Thi -chair of Central Committee on Religion - to "get the issue resolved quickly". In the beginning of 2007, a high ranking officer from the Central Security Agency had told father Thoai "rest assured you can perform your duties as you wish, this year is different from 2005, even from 2006"
But so far, there is no evidence to indicate the government's words have been completely backed up by their actions. Parishioners told VietCatholic reporters for the first time the Catholics were able to gather up to about 500 people at the basement of an automobile repair shop in anticipation of Christmas celebration. Plain clothed police showed up as usual but this year their verbal abuse seems to be more subtle and less brutal compared to the previous years. However they were determined in preventing any gathering of a large congregation and would tighten their grip on any visitors from other areas to join the celebration in Son La. According to the local Catholic, from mid November of this year the local police had received the order to keep an eye the movements of the parishioners closely, while any out- of- towner’s visit will be discouraged and dealt with accordingly after conferring with their superiors by phone. An elderly man from Son La city had told a Viet Catholic News reporter:"It might seem nonsense to you but we're been suffering like this for many years without anyone coming to our rescue". The man also said petitions from the faithful always were turned down by the government, citing "There is no need for religious activities in Son La". Any religious service or gathering was therefore strictly prohibited.
It has becomes more visible that as long as the government refuses to loosen their grip on Son La faithful's right to freedom of religion, an official Christmas celebration remains a distant dream to all people of Christian faith in Son La, as it has been dubbed " the white-out area" meaning there is no religion of any kind is allowed to practice in this region.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân, Mừng Bổn Mạng Thánh Gia Thất
Jos. Vĩnh SA
06:34 28/12/2008
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân & Gia Đình, Nam Úc
Mừng Bổn Mạng Thánh Gia Thất
Mừng Bổn Mạng Thánh Gia Thất
Cờ Hiệu Đoàn |
Chủ tế Thánh Lễ do Lm. G.B. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, cùng đồng tế có Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng.
Bài chia sẻ Phúc Ân trong Thánh Lễ, linh mục Chủ tế đã nói về noi gương của gia đình Thánh Gia: “Thánh Giuse đã truyền dạy nghề thợ mộc cho con là Chúa Giêsu để nối nghiệp. Việc truyền nghề ngày nay vẫn còn cần thiết trong các gia đình, nhưng là truyền nghề theo đường hướng khác. Cha mẹ nên dạy và truyền nghề cho các con là phải biết nấu ăn. Nấu ăn ngon cho gia đình trong mỗi bữa ăn chung, nói lên được sự hạnh phúc của gia đình. Vợ chồng, cha mẹ, con cái, nấu ăn ngon tiếp đãi nhau, là bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bố mẹ không cần phải dạy nghề gia truyền cho con cái, vì ngày nay các con cái đều có học thức cao, chúng sẽ thành đạt và theo đuổi nghề nghiệp riêng của chúng, sau khi tốt nghiệp ở trường học. Nghề nghiệp của chúng có thể là khác với nghề nghiệp của cha mẹ”.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Quốc Hiệp đã lên chúc mừng đoàn, sau đó Anh Chủ Nguyền, Trưởng Ban Điều Hành Chương Trình lên cảm ơn Ban Tuyên Úy, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể Cộng Đồng đã hiệp dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho đoàn.
Sau Thánh Lễ, Ban Điều Hành đã mở tiệc liên hoan khoản đãi quan khách và tất cả các thành viên trong các gia đình của các đoàn viên, tại hội quán Việt Hương của Cộng Đồng
Được biết CTTTTHN & GĐ Nam Úc hiện có tổng số trên 100 đoàn viên, được phân chia thành 08 Liên Gia.
Hàng tháng, các đoàn viên của từng Liên Gia có một buổi họp, chia sẻ và sinh hoạt chung với nhau.
Cứ khoảng 2 tháng một lần, toàn CTTTTHN& GĐ có một buổi họp sinh hoạt Song Nguyền, chia sẻ kinh nghiệm đời sống hôn nhân và gia đình với nhau, dưới sự linh hướng và tham dự có linh mục tuyên úy linh nguyền.
CTTTTHN & GĐ thuộc Tổng Giáo Phận Adelaide, Nam Úc đã hân hạnh được tổ chức 15 khóa căn bản Thăng Tiến Hôn Nhân & Gia Đình và 2 khoá Tu Nguyền do cha Phêrô Chu Quang Minh Sj linh mục Tổng Linh Nguyền, khởi xướng và thành lập CTTTTHN & GĐ, đích thân từ Hoa Kỳ sang Úc thuyết giảng.
CTTTHN & GĐ tại Nam Úc đang sinh hoạt rất mạnh và tiếp tay với Hội Đồng Vụ và tham gia các công tác chung của Cộng Đồng. Chương trình có một Ban Điều Hành (BĐH) rất năng động và nhiệt tình. BĐH mỗi nhiệm kỳ là 2 năm, nhưng anh chị Bùi Đức Hạnh Chủ Nguyền, Trưởng Ban đương nhiệm đã tái đắc cử nhiều lần, do khả năng lãnh đạo và sự tín nhiệm của các đoàn viên.
Video Giáo Hội Việt Nam năm 2008 Phần II:
Thuý Dung
08:53 28/12/2008
Tay sai Công Giáo Dân Tộc – Những trò cướp bóc ở Miền Nam Việt Nam
Tay sai Công Giáo Dân Tộc
Hai tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt công bố bức thư Đức Hồng Y Bertone gởi cho tổng giáo phận Hà Nội, ngày 15/2/2008, tờ “Công Giáo và Dân Tộc” số 1644 đăng tải bài viết của linh mục Trương Bá Cần, không phải để loan báo Tin Mừng như chức năng và nghĩa vụ của một linh mục phải làm, nhưng là để thi hành chức trách của một cán bộ tôn giáo khi loan truyền tin đồn thất thiệt về mâu thuẫn giữa Công Giáo và Phật Giáo hải ngoại, xuyên tạc lịch sử về vấn đề chủ quyền Tòa Khâm Sứ, bênh vực cơ chế tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, phê phán cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội, và xuyên tạc lá thư của Đức Hồng Y Bertone gởi cho Giáo Phận Hà Nội.
Bài viết của LM Cần, dựa vào lá thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu gởi cho thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng trong đó nêu ra vấn đề Tòa Khâm Sứ, khu vực Tòa Tổng Giám Mục và cả Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội đã được xây trên đất của chùa Báo Thiên.
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23/2/2008, Thượng Tọa Không Tánh thuộc GHPGVNTN, không được công nhận, đã tố cáo những âm mưu bên trong lá thư này:
“Bây giờ thì Nhà Nước Cộng Sản họ thấy họ khó đáp ứng theo cái đòi hỏi, cái đấu tranh, cái nguyện vọng của bên Công Giáo, thì họ mượn tay của Phật Giáo Việt Nam, rồi cuối cùng họ lấy cái cớ đó mà nói rằng tài sản này có tranh chấp nên chúng tôi không thể giải quyết hay là đình lại, hay là thế nọ thế kia gì đó. Như vậy, vai trò GHPGVN trở thành tay sai để gỡ cái rối cho Nhà Nước, trước cái hoàn cảnh Nhà Nước không có cái cách để mà giải quyết.”
LM Cần còn đi xa hơn khi hù dọa Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam bằng cách đăng những “nghiên cứu lịch sử” của chính ông cho thấy Nhà Thờ Đức Bà và nhiều nơi khác cũng là đất của anh chị em Phật Giáo.
Phát pháo thăm dò này bị phản ứng dữ dội nên nhanh chóng bị nhà nước cho kết thúc. Tuy nhiên, người ta cũng bắt đầu nhắc nhiều đến câu nói vẫn còn là thời danh của một vị nguyên thủ Việt Nam Cộng Hòa, cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói nhưng hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.”
Vụ 32 bis Nguyễn Thị Diệu
Một trong những vấn đề gây căng thẳng tại Sàigòn là vấn đề ngôi trường của các nữ tu thuộc Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn tọa lạc tại số 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Đây là tài sản hợp pháp của các chị đã được Hội Hồng Thập Tự Pháp tặng. Diện tích khu đất lên đến 852 m2.
Từ 1958 đến 1975, cơ sở này được các soeurs dùng làm vườn trẻ. Năm 1975, phòng Giáo Dục quận 3 mượn cơ sở này làm Trường Mẫu giáo Măng Non. Dù muốn hay không các chị vẫn phải giao cho nhà nước.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu giở trò lật lọng vào năm 1997 với quyết định “tịch thu nhà vắng chủ”. Cũng vào năm đó, vũ trường VIP- CLUB đã được xây lên.
Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn đã lập tức khiếu nại vì tài sản này không hề “vắng chủ”. Vũ trường VIP- CLUB thực tế là nơi kinh doanh mãi dâm đã bị công an bắt quả tang tại chỗ và bị đóng cửa.
Sau khi đóng cửa vũ trường VIP- CLUB, ủy ban nhân dân quận 3 và công ty Quản lý nhà Thành Phố thay vì trả lại tài sản cho các nữ tu lại tiếp tục dùng cơ sở này cho thuê kiếm tiền. Nghiêm trọng hơn, công ty Quản lý nhà Thành Phố đã ký hợp đồng cho Ban Quản lý đường sắt Đô thị thành phố thuê trong 5 năm và đồng ý để cơ quan này đập phá ra xây thành khách sạn.
Ngày 15/12/2007, lúc 7g, khoảng 70 soeurs, sinh viên, vài nhà báo đã đến vũ trường cầu nguyện để ngăn cản các người thợ tiếp tục thi công. Sau khi êm được một thời gian, ngày 17/3/2008 khoảng 100 soeurs lại đến vũ trường cầu nguyện để phản đối việc cho đập phá, sửa chữa khi cơ sở đang còn tranh chấp.
Ngày 12/6/2008, khi hay tin Công ty quản lý nhà Thành phố đến vũ trường để bàn giao cơ sở cho Ủy Ban nhân dân quận 3, các nữ tu lại kéo nhau đến đây để cản trở việc làm này.
Mới đây nhất ngày 17/12/2008 các nữ tu lại phải cầu nguyện phản đối với sự hỗ trợ đông đảo của cả các dòng khác.
Dòng Thánh Phaolô ở Vĩnh Long
Cướp bóc đất đai của Giáo Hội không chỉ diễn ra tại Sàigòn nhưng thực tế là tại tất cả các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một thí dụ tiêu biểu là tại Vĩnh Long. Trong lá thư gởi các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân giáo phận Vĩnh Long ngày 18/5, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cho biết:
Ngày 7/9/1977 nói được là ngày ‘đại nạn’ của Giáo Phận Vĩnh Long: Nhà Cầm Quyền Tỉnh lúc đó đã sử dụng vũ lực phong tỏa, khám xét Thánh Giá Học Viện, đường Phạm Thái Bường, Dòng Thánh Phaolô và Đại Chủng Viện; sau đó quản lý toàn bộ cơ sở và tài sản, bắt giữ điều tra những người phụ trách trong số đó có cả chính ngài.
Đại Diện Tỉnh Dòng Thánh Phaolô cũng như Tòa Giám Mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính Quyền từ địa phương đến Trung Ương, tới nay vẫn chưa có một giải đáp thỏa đáng. Bất thần, Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long quyết định xây dựng Khách Sạn trên phần đất 10.235 m2 của Dòng Thánh Phaolô, và đã họp dân phố trong Thị xã, thông báo sẽ có những biện pháp ngăn cấm những ai cản trở công trình nói trên.
Đức Cha nhận định đây là nỗi thống khổ của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô – một dòng đã có mặt tại Vĩnh Long từ năm 1871 và còn đang phục vụ tại nhiều Họ Đạo trong ba Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long – và cũng là nỗi thống khổ của cả Giáo Phận.
Ngài nhấn mạnh người Công Giáo không thể tán thành cách giải quyết có tính cách áp đặt của những người có quyền lực trong tay, cũng không được im lặng, vì im lặng trong lúc nầy là đồng lõa, là thỏa hiệp với bất công.
Nhắm cướp để xây khách sạn không xong, ngày 12/12 nhà cầm quyền cộng sản công bố quyết định biến cơ sở này thành quảng trường và công viên. Để biện minh cho quyết định này, nhà nước còn vu cáo các nữ tu. Các Nữ Tu không chỉ mất nhà mất cửa, mà còn bị kết tội là đã góp phần đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc. Thật là một thái độ hết sức vô ơn.
Xin xem tiếp phần III: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Video Giáo Hội Việt Nam năm 2008 Phần I
Video Giáo Hội Việt Nam năm 2008 Phần III:
Thuý Dung
11:44 28/12/2008
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney từ ngày 14/7 đến 20/7 được xem là một thành công vượt bậc. Trên các báo lớn ra ngày thứ Hai 21/7, ta có thể thấy người Úc tự hào ra mặt về nhiều phương diện trong kỳ Đại Hội này. Đặc biệt, buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể hôm thứ Sáu 18/7 được coi là một điểm son và niềm tự hào của Úc Châu.
Trong cuộc tiếp xúc dành cho các ký giả của VietCatholic tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới gồm 5 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân, ban tổ chức và phòng Báo Chí Tòa Thánh tỏ ra quan ngại về tình hình tôn giáo tại Việt Nam nói chung và về vụ “cờ vàng cờ đỏ”, một cuộc tranh luận không đáng có, đang làm lúng túng ban tổ chức, và đe dọa sự hiệp nhất của đoàn Việt Nam.
Tuy nhiên, những lo ngại của ban tổ chức đã không xảy ra nhờ khả năng tiên liệu và ứng phó của các Đức Giám Mục, các linh mục tu sĩ trưởng đoàn và đặc biệt nhờ lời cầu nguyện và những cố gắng phi thường của cộng đồng Công Giáo Việt Nam tổng giáo phận Sydney, một cộng đồng rất đoàn kết, trưởng thành, và rất nhạy bén trước những tình huống phức tạp.
Không thể không nhắc đến nơi đây những cố gắng và khả năng tổ chức ngoại thường của linh mục nhạc sĩ Văn Chi.
Những ai được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam dễ dàng đồng ý rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình. Buổi Barbecue vĩ đại hàng mấy ngàn người giữa các bạn trẻ Việt Nam đáng ghi vào guiness không những vì số lượng lớn chưa từng có mà còn vì những niềm vui, nét tươi trẻ, những nụ cười và tình thân ái của những người Việt Nam nơi đất khách quê người.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này cũng đánh dấu một bước trưởng thành của VietCatholic khi các ký giả và phóng viên VietCatholic hoạt động bên cạnh các đồng nghiệp lâu năm kinh nghiệm như Reuters, AFP, và AP.
Đây cũng là dịp các ký giả và phóng viên VietCatholic có dịp để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của các hãng thông tấn Công Giáo trên thế giới để có thêm những “connections” hầu chia sẻ với nhau các tin tức của Giáo Hội trên toàn cầu cũng như giúp cho tiếng nói của Giáo Hội Việt Nam được vang xa khắp nơi trên thế giới.
Trong cuộc tiếp xúc dành cho các ký giả của VietCatholic tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới gồm 5 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân, ban tổ chức và phòng Báo Chí Tòa Thánh tỏ ra quan ngại về tình hình tôn giáo tại Việt Nam nói chung và về vụ “cờ vàng cờ đỏ”, một cuộc tranh luận không đáng có, đang làm lúng túng ban tổ chức, và đe dọa sự hiệp nhất của đoàn Việt Nam.
Tuy nhiên, những lo ngại của ban tổ chức đã không xảy ra nhờ khả năng tiên liệu và ứng phó của các Đức Giám Mục, các linh mục tu sĩ trưởng đoàn và đặc biệt nhờ lời cầu nguyện và những cố gắng phi thường của cộng đồng Công Giáo Việt Nam tổng giáo phận Sydney, một cộng đồng rất đoàn kết, trưởng thành, và rất nhạy bén trước những tình huống phức tạp.
Không thể không nhắc đến nơi đây những cố gắng và khả năng tổ chức ngoại thường của linh mục nhạc sĩ Văn Chi.
Những ai được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam dễ dàng đồng ý rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình. Buổi Barbecue vĩ đại hàng mấy ngàn người giữa các bạn trẻ Việt Nam đáng ghi vào guiness không những vì số lượng lớn chưa từng có mà còn vì những niềm vui, nét tươi trẻ, những nụ cười và tình thân ái của những người Việt Nam nơi đất khách quê người.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này cũng đánh dấu một bước trưởng thành của VietCatholic khi các ký giả và phóng viên VietCatholic hoạt động bên cạnh các đồng nghiệp lâu năm kinh nghiệm như Reuters, AFP, và AP.
Đây cũng là dịp các ký giả và phóng viên VietCatholic có dịp để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của các hãng thông tấn Công Giáo trên thế giới để có thêm những “connections” hầu chia sẻ với nhau các tin tức của Giáo Hội trên toàn cầu cũng như giúp cho tiếng nói của Giáo Hội Việt Nam được vang xa khắp nơi trên thế giới.
Giáo xứ Phú Bình thuộc TGP Saigòn mừng kim khánh 50 hình thành và phát triển
Martin Lê Hoàng Vũ
15:38 28/12/2008
SAIGÒN - Sáng ngày 28.12.2008 tại giáo xứ Phú Bình (Sài gòn) đã diễn ra thánh lễ tạ ơn kết thúc năm mừng kim khánh giáo xứ, kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển, mừng kính lễ Thánh Gia Thất bổn mạng giáo xứ. Thánh lễ được Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tồng Giám mục giáo phận Sài gòn cử hành long trọng trên nền nhà thờ đang được xây dựng. Cùng đồng tế với Đức Hồng y có sự hiện diện của quí cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Hạt Phú Thọ, cha Giuse Nguyễn Năn Niệm, chính xứ Phú Bình và khoảng 10 cha trong và ngoài giáo hạt, cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ Phú Bình và các khách mời. Trong thánh lễ này giáo xứ có 48 em được lãnh nhận bí tích Thêm sức.
Mừng 50 năm thành lập giáo xứ Phú Bình
Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chính xứ Phú Bình đã có vài lời chào mừng Đức Hồng y, quí cha và toàn thể quí khách, nhất là giáo xứ Phú Bình hôm nay được hân hạnh đón tiếp mọi người trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng dở dang.
Giảng trong thánh lễ, khai triển từ bài sách Thánh nói về lòng tin của tổ phụ Abraham, cha của những kẻ tin, Đức Hồng y đã nhắn nhủ cộng đoàn về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người. Cụ thể là trong thánh phố này có tới 70 ngôi nhà thờ đang xây dựng và sắp xây dựng trong nay mai. Tình thương của Thiên Chúa và cùng với tình hiệp nhất, sự liên kết giữa mọi người trong cộng đoàn giáo xứ với nhau, thì mọi việc chúng ta làm sẽ có kết quả tốt đẹp. Nếu chúng ta sống được như vậy thì nhà thờ Phú Bình trong thời gian tới Chúa sẽ cho hoàn thành sớm. Đức Hồng y dẫn chứng về nhà thờ An Thới Đông. Đó là món quà mà dân Chúa trong Tổng giáo phận đã tặng ngài nhân dịp mừng thượng thọ thất tuần. Đại diện các giới trong giáo phận đã cùng làm việc với nhau, họ xin phép chính quyền và góp công góp của để có một giáo điểm truyền giáo An Thới Đông, ở huyện Cần Giờ.
Trong lời cám ơn cuối thánh lễ, ông đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã ôn lại lược sử hình thành của giáo xứ, những bước đi thăng trầm của cộng đoàn giáo xứ trong suốt nửa thế kỉ, những khó khăn phía trước đang đợi chờ giáo xứ là việc làm sao lo kinh phí xây dựng để nhà thờ giáo xứ có thể hoàn thành vào năm 2010, nhân dịp Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Giáo xứ Phú Bình nằm trên đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, thuộc giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài gòn. Giáo xứ được hình thành từ năm 1958, do cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu sáng lập, lúc đó là trại tiểu công nghiệp Phú Bình, gồm một vài gia đình Công giáo từ niềm Bắc di cư, và một số bà con người Hoa sinh sống ở đây. Với lòng nhiệt tình của người mục tử, cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu đã cùng với giáo dân vượt qua rất nhiếu sóng gió để hoàn thành thánh đường giáo xứ vào năm 1960. Từ đó đến nay giáo xứ đã trải qua 3 nhiệm kì linh mục chính xứ: cha Antôn Nguyễn Quang Bạch (1981-1990), cha Phêrô Nguyễn Xuân Đính (1991-1997) và linh mục chính xứ đương nhiệm là cha Giuse Nguyễn Văn Niệm (từ năm 1998 cho đến nay). Năm 1991 hai họ lẻ Phú Hòa và Vĩnh Hòa được tách ra từ giáo xứ Phú Bình. Từ năm 2001, các gia đình trong giáo xứ đã tiết kiệm dành dụm để chuẩn bị thực hiện một công trình ghi dấn ấn 50 hình thành và phát triển. Trong thời gian hơn 40 năm sử dụng thánh đường giáo xứ Phú Bình tuy được tu sửa nhiều lần, nhưng nền và trần nhà thờ đã xuống cấp, giáo xứ chưa có một tháp chuông xứng đáng. Trong cuộc họp đại hội toàn xứ vào ngày 9.12.2007, cộng đoàn giáo xứ đã cùng với cha chính xứ đồng lòng đi đến quyết định xây dựng một ngôi thánh đường mới. Ngày 15.3.2008, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường giáo xứ Phú Bình.
Mừng 50 năm thành lập giáo xứ Phú Bình
Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chính xứ Phú Bình đã có vài lời chào mừng Đức Hồng y, quí cha và toàn thể quí khách, nhất là giáo xứ Phú Bình hôm nay được hân hạnh đón tiếp mọi người trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng dở dang.
Giảng trong thánh lễ, khai triển từ bài sách Thánh nói về lòng tin của tổ phụ Abraham, cha của những kẻ tin, Đức Hồng y đã nhắn nhủ cộng đoàn về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người. Cụ thể là trong thánh phố này có tới 70 ngôi nhà thờ đang xây dựng và sắp xây dựng trong nay mai. Tình thương của Thiên Chúa và cùng với tình hiệp nhất, sự liên kết giữa mọi người trong cộng đoàn giáo xứ với nhau, thì mọi việc chúng ta làm sẽ có kết quả tốt đẹp. Nếu chúng ta sống được như vậy thì nhà thờ Phú Bình trong thời gian tới Chúa sẽ cho hoàn thành sớm. Đức Hồng y dẫn chứng về nhà thờ An Thới Đông. Đó là món quà mà dân Chúa trong Tổng giáo phận đã tặng ngài nhân dịp mừng thượng thọ thất tuần. Đại diện các giới trong giáo phận đã cùng làm việc với nhau, họ xin phép chính quyền và góp công góp của để có một giáo điểm truyền giáo An Thới Đông, ở huyện Cần Giờ.
Mô hình nhà thờ Phú Bình |
Nhà thờ Phú Bình đang xây dựng |
Lễ tạ ơn và kỉ niệm Ngân khánh Hôn phối tại Đà Nẵng
Phạm cảnh Đáng
18:27 28/12/2008
ĐÀ NẴNG - 16 giờ 30’ chiều nay, ngày 28 -12- 2008, lễ Thánh Gia Thất,Ban Mục Vụ Trung niên giáo xứ Thanh Đức, giáo phận Đà Nẵng, đã tổ chức trọng thể Thánh lễ TẠ MỪNG NGÂN KHÁNH HÔN PHỐI cho 6 cặp anh chị trung niên trong giáo xứ.
Hầu như người Công giáo Việt Nam chúng ta chưa mấy quan tâm đến những dịp lễ kỷ niệm trong cuộc đời Hôn phối, như Lễ Ngân khánh Hôn phối, Kim khánh hôn phối..
Nhưng tại giáo xứ Thanh Đức trong suốt 8 năm qua,vào dịp Lễ Thánh Gia Thất, Ban Mục vụ Trung niên lại long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ Mừng Ngân Khánh Hôn Phối cho các anh chị đã kết hôn được 25 năm.
Đây là một dịp quí hiếm giúp cho đôi bạn, gia đình, con cái làm ấm lại mối tình ngày xưa son sắt; đồng thời cũng là dịp để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những tâm tình tạ ơn, vì đã được nâng đở, dắt dìu suốt một quảng đường 25 năm “gánh vác gánh nặng gia đình”.
25 năm ấy biết bao là tình
25 năm chưa phải là dài, nhưng cũng không còn là ngắn,
Lời giao ước thuỷ chung đã được chứng nghiệm.
Qua biết bao biến cố cuộc đời
Buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc, đắng cay, yêu thương, hờn dỗi.
25 năm qua đã kết thành sự sống,
Kế tục chương trình sáng tạo của Thiên Chúa Tình Yêu
Cho cây đời mãi mãi xanh tươi.
25 năm qua đã đơm hoa kết trái,
Đắp xây nên một mái ấm gia đình
Con cái sum vầy, tình thâm nghĩa nặng.
25 năm qua là một chặng đường bỏ lại
Để đi tiếp những bước đường dở dang
Với những lo toan chắp cánh cho con cái nên người.
25 năm qua cuộc đời dâu bể,
Trả nợ đời – cái nợ nhân sinh.
25 năm qua là bài ca bất tận
Ca tụng Hồng ân dồi dào của Thượng Đế
Ca tụng tình yêu ngọt ngào như trái chín
Ca tụng những kỳ công nơi dấu ấn địa đàng.
Và ca tụng biết bao tấm lòng thân thương quý mến..
Hầu như người Công giáo Việt Nam chúng ta chưa mấy quan tâm đến những dịp lễ kỷ niệm trong cuộc đời Hôn phối, như Lễ Ngân khánh Hôn phối, Kim khánh hôn phối..
Nhưng tại giáo xứ Thanh Đức trong suốt 8 năm qua,vào dịp Lễ Thánh Gia Thất, Ban Mục vụ Trung niên lại long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ Mừng Ngân Khánh Hôn Phối cho các anh chị đã kết hôn được 25 năm.
Đây là một dịp quí hiếm giúp cho đôi bạn, gia đình, con cái làm ấm lại mối tình ngày xưa son sắt; đồng thời cũng là dịp để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những tâm tình tạ ơn, vì đã được nâng đở, dắt dìu suốt một quảng đường 25 năm “gánh vác gánh nặng gia đình”.
25 năm ấy biết bao là tình
25 năm chưa phải là dài, nhưng cũng không còn là ngắn,
Lời giao ước thuỷ chung đã được chứng nghiệm.
Qua biết bao biến cố cuộc đời
Buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc, đắng cay, yêu thương, hờn dỗi.
25 năm qua đã kết thành sự sống,
Kế tục chương trình sáng tạo của Thiên Chúa Tình Yêu
Cho cây đời mãi mãi xanh tươi.
25 năm qua đã đơm hoa kết trái,
Đắp xây nên một mái ấm gia đình
Con cái sum vầy, tình thâm nghĩa nặng.
25 năm qua là một chặng đường bỏ lại
Để đi tiếp những bước đường dở dang
Với những lo toan chắp cánh cho con cái nên người.
25 năm qua cuộc đời dâu bể,
Trả nợ đời – cái nợ nhân sinh.
25 năm qua là bài ca bất tận
Ca tụng Hồng ân dồi dào của Thượng Đế
Ca tụng tình yêu ngọt ngào như trái chín
Ca tụng những kỳ công nơi dấu ấn địa đàng.
Và ca tụng biết bao tấm lòng thân thương quý mến..
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:47 28/12/2008
Những ngày giáp Noel 2008, các nhà thờ ở Hà Nội không trang hoàng Giáng sinh như mọi năm, hứa hẹn một Noel không sôi động. Các gia đình giáo dân cũng không có không khí như những năm trước, lòng dạ nào mà đón Noel.
Ở Nhà thờ Lớn Hà Nội, nghe đâu chính quyền hay cơ quan nào đó cho người vào mắc các bóng điện lên các cây xung quang sân nhà thờ. Chắc họ nghĩ rằng với những bóng đèn màu đó, người ta sẽ nhầm rằng vẫn có một không khí Giáng sinh sôi động như thường?
Nhưng Nhà thờ lớn vẫn uy nghiêm cổ kính phơi dáng trầm mặc, rêu mốc đứng đó, im lìm suy tư, thì những hoa hoè, những bóng điện màu xung quanh chỉ như những vật trêu ngươi.
Ở các quảng trường, các cấp chính quyền, đoàn thể lại hăng hái tổ chức những buổi ca nhạc, những cuộc “tụ tập đông người” nơi công cộng để… thay thế Noel ở nhà thờ. Trên sàn nhảy, sân khấu, được quảng cáo là “sân khấu giáng sinh” lại đưa một nhân vật mà ai cũng biết với vụ scandal sex nổi tiếng – Hoàng Thuỳ Linh biểu diễn, được báo chí lăng xê.
Gần ngày Giáng sinh, mấy người bạn rủ tôi đi một chuyến xa xa để cảm nhận không khí Noel ở những vùng khác. Vậy là anh em cùng nhau lên đường, chuyến này chúng tôi cùng nhau ngược Tây Bắc.
Qua nhiều nơi, nhiều chỗ không khí Giáng sinh dọc đường đi rộn rã với những ngôi sao, những chùm bóng điện nhấp nháy, trang trí nhiều khi đơn sơ nhưng đã làm sôi động khu dân cư vốn yên bình. Đi trên các con đường từ miền Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai rồi sang Lai Châu, Điện Biên, con đường núi non gập ghềnh hiểm trở nhưng để lại nhiều thú vị về miền Tây Bắc đất nước. Những nơi chúng tôi qua, giáo dân đón Noel với tất cả những gì mà họ có thể làm, có nơi là một cây thông nguyên màu tươi xanh, có nơi là những câu băng rôn “Vinh danh Thiên Chúa trên trời”… rất nhiều “Ông già Noel” phóng xe máy vù vù đi giữa đường núi tạo nên cảnh khá vui mắt.
Những con đường Tây Bắc đã được sửa chữa lại, dễ đi hơn năm trước tôi đi qua đây. Những đoạn đèo, những khúc ngoặt đã đỡ nguy hiểm hơn nên vừa lái xe vừa vui cười nói chuyện thoải mái.
Đây là chuyến đi ngẫu hứng, không có địa chỉ cụ thể nên chúng tôi cứ thế đi, thích đâu dừng đó, tối đâu ngủ đó. Nhưng hẹn nhau rằng đến tối Noel phải về đến Sơn La.
Đã nhiều lần đọc các bài viết và các thông tin về tôn giáo ở Sơn La, chúng tôi cũng tò mò muốn xem một lần cho biết, cha ông nói rồi: “Trăm nghe không bằng một thấy”.
Về đến Sơn La cũng đã khá muộn, kiếm chỗ ăn tạm rồi đi xem đêm Noel Sơn La thế nào, định bụng sau khi xem xong thì hoặc về Mộc Châu ngủ, hoặc ở lại Sơn La.
Không một người quen nào ở đó, mấy anh em bàn nhau chỗ nào có nhà thờ hoặc nơi có người Công giáo, chúng ta cùng đến dự Noel rồi tính. Nhưng quay đi quẩn lại mãi mà chẳng thấy một Nhà thờ nào. Hỏi người dân họ cho biết Sơn La làm gì có nhà thờ hoặc Chùa. Nhiều người trong chúng tôi hết sức ngạc nhiên.
Loanh quanh mãi, đến một gia đình có chăng đèn màu, có trang hoàng Hang đá Giáng sinh, mấy anh em chúng tôi có cảm giác ấm áp như được về đến nhà người thân, bảo nhau dừng lại đây và vào hỏi chủ nhà về nơi dự Noel đêm nay.
Khá ngạc nhiên là khi chúng tôi dừng lại, không biết từ đâu ra, một đoàn 7-8 chiếc xe máy áp sát và nhìn ngó vào trong xe, lúc đầu tôi cứ ngỡ cánh xe ôm như ở Hà Nội. Nhưng không phải, họ săm soi rồi gọi điện cho nhau: “Chúng nó đến rồi, báo động…”
Tôi thấy lạ lùng bước vào hỏi chủ nhà: “Chúng tôi là người công giáo, đi chơi một vòng Tây Bắc, đêm nay Chúa Giáng trần, xin chúc Gia đình đầy Hồng Ân Chúa hài đồng và cho chúng tôi biết cách nào để đi lễ đêm nay”?
Chủ nhà còn khá trẻ, điềm đạm nhìn chúng tôi hơi ngờ vực, nhưng khi biết chúng tôi thật tâm và là người Công giáo thật, anh xởi lởi vui mừng đón chúng tôi vào nhà. Anh bảo “để em đi gửi xe, kẻo để đây họ lại sinh chuyện” . Trong nhà, một cụ già đang ngồi đọc kinh cầu nguyện một mình, cô đơn, lạnh lẽo.
Bên cạnh ấm nước chè mới pha đặc quánh, nhấp ngụm trà đặc giữa cái lạnh của vùng Tây Bắc đêm Giáng sinh, tôi hỏi mọi người về những điều lạ mà chúng tôi mới gặp. Chủ nhà cho biết: “Không phải hôm nay đâu anh, cách đây vài hôm, chính quyền địa phương đã cho người dựng biển và canh giữ người Công giáo đêm Noel rồi. Cánh mấy đứa vừa đến soi xe anh đấy là người của họ đấy, cả chục người canh giữ ở cửa nhà em mấy hôm nay. Mọi động tĩnh trong nhà đều được họ giám sát và báo cáo”.
Tất cả chúng tôi đều ngỡ ngàng, lẽ nào trên đất nước “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” này lại còn có những nơi như vậy? Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cụ già đọc kinh xong góp chuyện: “Các chú mới đến đây thì thấy lạ, nhưng ở đây mãi rồi, chúng tôi cắn răng chịu đựng mà chẳng biết kêu ai. Cứ mỗi khi có lễ trọng của người Công giáo, chính quyền lại mất công mất sức canh giữ cứ như là chúng tôi buôn thuốc phiện hay ma tuý không bằng” .
Tôi hỏi: “Luật pháp Việt Nam là tự do tín ngưỡng, đạo Công giáo được cả thế giới và nhà nước Việt Nam công nhận, tại sao các bác lại bị đày đoạ như thế? Các bác làm đơn báo cáo và xin phép sinh hoạt chưa?” Ông già cười buồn: “Đơn từ đủ cả chú ạ, cả hàng mấy chục cái từ xưa đến nay, nhưng họ bảo Sơn La không có nhu cầu tôn giáo, chúng tôi được tự do tôn giáo nhưng chỉ được tu tại gia, không được tụ tập, họ còn làm cả quy ước tổ khu phố để cấm sinh hoạt tôn giáo”.
Thấy tôi có vẻ như không tin, ông già mở tủ lấy cho tôi một tập giấy dày cộp, mở ra trong đó toàn là đơn xin và công văn trả lời của thành phố, của các cấp chính quyền và cả quy ước tổ dân phố…
Điều lạ nhất là nội dung các văn bản trả lời của các cấp đều như nhau, chỉ khác ngày tháng và chữ ký, tất cả đều phủ nhận quyền tự do của người dân, áp đặt ý muốn của chính quyền là “không có nhu cầu tôn giáo, không được truyền đạo trái phép…”
Tôi hỏi: “Họ cấm truyền đạo trái phép, nhưng đạo Công giáo được nhà nước thừa nhận, những người công giáo cầu nguyện, lễ lạt thì không phải truyền đạo mà là hoạt động tín ngưỡng bình thường thì họ cấm sao được”? Cụ già thở dài: “Chú ơi, ở đây xa xôi, đồng bào công giáo sống không tập trung, lo làm ăn chân chính nên họ muốn làm gì thì làm, có ai nói được với họ đâu, chú không tin thì cứ ra chỗ gần đây chứng kiến thì biết” . Nói rồi, ông chỉ cho chúng tôi đi đến dãy phố gần quảng trường, đầu dãy phố, có cái ngõ nhỏ có cây thông và ngôi sao giáng sinh thì vào sẽ biết.
Uống nước xong, chúng tôi rủ nhau đi bộ xem cảnh thành phố ban đêm, một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra, một đám cảnh sát giao thông đang đứng đó lập biên bản đo vẽ. Cách đó dăm chục mét, một nhóm người lố nhố đứng, ngồi trong bóng tối nhìn ra.
Khi chúng tôi đi qua bên này dãy phố họ nhòm theo rất kỹ. Vượt sang bên kia phố chúng tôi quay lại, đến gần một ngõ nhỏ, một ngôi sao giáng sinh bằng đèn màu đứng sau ngõ. Một nhóm chừng vài chục người từ trong bóng đêm chặn chúng tôi lại giọng hách dịch: “Các anh là ai, đi đâu giờ này, yêu cầu ai về nhà nấy”? Tôi thấy lạ hỏi lại: “Còn anh, anh là ai mà chặn đường chúng tôi”? Anh ta sẵng giọng: “Tôi là Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng, đề nghị các anh cho xem giấy tờ và về trụ sở làm việc”.
Quá ngỡ ngàng, tôi phản đối: “Thứ nhất, tôi là khách du lịch qua đây, anh là ai mà đòi kiểm tra giấy tờ của tôi? Tôi không vi phạm gì, đang đi trên phố anh không có quyền hỏi. Thứ hai, anh làm việc ở đây thì phải có đèn đảm bảo ánh sáng, có bàn làm việc, không thể đứng tụ tập trong bóng tối xông ra chặn đường khách bộ hành được. Thứ ba, anh không có quyền cấm tôi đi lại những nơi mà nhà nước không cấm. Nếu cấm, các anh phải có biển báo. Anh đang vi phạm pháp luật” . Anh ta đáp: “Đây có cán bộ tổ trưởng dân phố, anh không được vào đây vì giờ này là giờ giới nghiêm” Tôi hỏi: “Ai ban lệnh giới nghiêm? Toàn bộ Thành phố Sơn La hay chỉ nơi này? Tại sao giới nghiêm mà không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để chúng tôi là khách du lịch biết”? Anh ta bảo: “Đây là quy định của tổ chúng tôi, phường chúng tôi quy định thế, anh đến đây phải chấp hành” . Tôi đáp: “Anh không có quyền quy định trái pháp luật, dù là địa bàn anh quản lý, nếu đúng anh là Chủ tịch phường anh càng phải hiểu hơn, anh không là Thủ tướng, không là Chủ tịch nước nên không có quyền ra lệnh giới nghiêm, anh hiểu chứ”? Anh ta nói: “Tôi chẳng cần biết chủ tịch nước là ai, ở đây tôi ra lệnh thế đấy” . Quả là cùn, thương hại thay cho cán bộ chính quyền ở Thành phố Sơn La.
Anh bạn đi cùng tôi: “Tôi cứ vào xem, anh sẽ làm gì, nếu các anh cấm, phải có biển cấm ở đây?” Anh ta doạ: “Các anh vào đó nếu xảy ra điều gì không an toàn cho các anh thì phải tự chịu trách nhiệm đấy” . Bạn tôi nói: “Được rồi, tôi tự chịu trách nhiệm” . Thấy vậy anh ta hoảng: “Không được, tôi cấm anh, ở đây nội bất xuất, ngoại bất nhập” . Bạn tôi: “Anh là gì mà cấm tôi”?
Anh ta bảo: “Tôi là chủ tịch phường, mai mời anh đến cơ quan gặp tôi”? Tôi thấy anh chàng này có vẻ thích oai, tôi nói: “Này, tôi không cần biết ông là ai, ông ăn mặc thế này, đứng trong bóng tối, xông ra chặn đường đòi xét giấy tờ của tôi? Nếu có thằng nghiện nào đấy hứng chí chặn khách bộ hành lại hô lên tao là chủ tịch nước, trói chúng mày lại thì chúng tôi cũng nghe à”?
Anh ta cứng họng, chỉ nói lấy được: “Tôi nhắc lại, quy ước của tổ dân phố phường chúng tôi là giới nghiêm ở đây”.
Tôi bảo: “Nếu anh đi về Hà Nội, qua chỗ nhà tôi, tổ tôi quy định ai bước chân đến đoạn đường quốc lộ qua tổ là cứ chém, anh có thấy được không?” Anh ta cùn: “Các anh đi về khách sạn, ở đây chúng tôi đang làm việc theo mệnh lệnh trên, các anh muốn dùng vũ lực à” .
Ngay khi đó một đoàn từ trong ngõ và xung quanh xúm lại hai khách du lịch chúng tôi miệng đầy mùi rượu phả vào mặt và hằm hè dữ tợn. Một thanh niên xông lại dùng máy ảnh ghé sát chụp vào mặt tôi, tôi giơ máy ảnh chụp anh ta, một người xông lại: “Ai cho phép anh chụp ảnh” . Tôi đáp: “Ở đây không có biển cấm chụp ảnh, tôi chẳng thèm chụp anh, tôi chụp cái thằng ranh vừa chụp tôi đấy” . Anh ta đành thôi.
Chúng tôi chỉ có hai người trước hàng đoàn các “cán bộ” trước mặt và rất nhiều trong bóng tối, chúng tôi đành phải quay lại, hai người được phái đi theo.
Qua chỗ cảnh sát giao thông đang xử lý hiện trường vừa xong, một công an giao thông đi cùng chiều với tôi, anh ta đã nghe vụ cãi nhau vừa rồi nên bảo nhỏ: “Các anh nói đúng rồi, cán bộ làm việc phải có bàn và đủ ánh sáng, cấm phải có biển, chặn người ta lại hạch sách là không được. Nhưng dân ở đây họ quen thế đấy anh ạ, cứ thấy cán bộ là sợ. Ở đây họ đang ngăn chặn giáo dân bên đạo sinh hoạt Noel đó mà” .
Chúng tôi quay lại mà lòng ngao ngán cho một Thị xã mới lên Thành phố.
Nơi đây người dân sống trong sợ hãi vô lý. Nơi đây có những “lệnh trên” để tổ trưởng dân phố, chủ tịch phường có quyền ra lệnh giới nghiêm. Ở đây, tổ dân phố có thể soạn thảo luật thay Quốc hội, ra những quy ước, quy định trái pháp luật nhằm tước bỏ quyền tối thiểu của mỗi con người - Tự do tôn giáo.
Về đến nhà giáo dân, nói chuyện vài câu với ông cụ, cụ bảo rằng: “Cha Thoại được giao phụ trách vùng Sơn La, lên đây cũng đã phải ra phường, và thường xuyên bị ngăn chặn. Năm trước Ngài còn bị bắt ra uỷ ban phường dưới Cò Nòi, giáo dân đi đòi mãi mới được” .
Chị chủ nhà rất hiếu khách đã cho chúng tôi biết: “Em vừa qua khách sạn để đăng ký phòng cho các anh, nhưng họ bảo hết phòng. Không hiểu sao hôm nay lại hết phòng được, nếu các anh ở nhà em thì chỗ cũng thoải mái thôi, nhưng chắc chắn họ sẽ gây khó dễ”. Chúng tôi hiểu vì sao khách sạn lại hết phòng.
Cảm động và cảm thông với chủ nhà, chúng tôi bảo nhau cảm ơn và lên xe đi, đến đâu hay đó.
Khi xe chúng tôi vừa nổ máy, mấy chiếc xe máy cứ bám theo chúng tôi, chạy cả chục cây số vẫn thấy ánh đèn xe máy đó qua gương chiếu hậu. Chúng tôi nghĩ, quả là ở đây đã đào tạo được một lớp người ngu trung và mẫn cán. Có vậy, những chính sách, những cách cai quản khác người, trái pháp luật mới được thi hành như vậy để các quan yên tâm.
Chúng tôi lại cùng nhau lên đường trong đêm Noel, đêm Chúa Giáng trần, cảm nhận được sự lạnh lẽo đó giữa núi rừng Tây Bắc khi sương nặng hạt và đầy mây mù chắn lối đi.
Quá khuya, chúng tôi dừng lại giữa rừng để nghỉ ngơi, nằm trong xe mà không thể nào chợp mắt được. Đâu rồi quyền của người dân? Đâu rồi một chính quyền của dân, do dân và vì dân ở Sơn La như những báo cáo rạng ngời dịp cuối năm này? Ở đây như anh bạn tôi nói, Độc lập trừ Tự do trừ Hạnh phúc như trong bất cứ văn bản hành chính nào đã ghi.
Những giáo dân Sơn La đang khốn khổ với niềm tin của mình vào Thiên Chúa, vậy mà chưa mấy khi tôi được nghe tiếng nói của các vị chủ chăn Giáo phận Hưng Hoá về những giáo dân của họ nơi đây đang bị tước đoạt quyền thờ phượng của mình. Họ đang bị bỏ mặc cho gió núi đại ngàn và thú dữ nơi núi rừng Tây Bắc?
Khu vực Tây Bắc vẫn im lìm với gió rừng đại ngàn và sương mù, các bản làng vẫn chìm khuất dưới bóng đêm và bóng núi bao phủ.
Hà Nội, Ngày 27/12/2008
Ở Nhà thờ Lớn Hà Nội, nghe đâu chính quyền hay cơ quan nào đó cho người vào mắc các bóng điện lên các cây xung quang sân nhà thờ. Chắc họ nghĩ rằng với những bóng đèn màu đó, người ta sẽ nhầm rằng vẫn có một không khí Giáng sinh sôi động như thường?
Nhưng Nhà thờ lớn vẫn uy nghiêm cổ kính phơi dáng trầm mặc, rêu mốc đứng đó, im lìm suy tư, thì những hoa hoè, những bóng điện màu xung quanh chỉ như những vật trêu ngươi.
Ở các quảng trường, các cấp chính quyền, đoàn thể lại hăng hái tổ chức những buổi ca nhạc, những cuộc “tụ tập đông người” nơi công cộng để… thay thế Noel ở nhà thờ. Trên sàn nhảy, sân khấu, được quảng cáo là “sân khấu giáng sinh” lại đưa một nhân vật mà ai cũng biết với vụ scandal sex nổi tiếng – Hoàng Thuỳ Linh biểu diễn, được báo chí lăng xê.
Gần ngày Giáng sinh, mấy người bạn rủ tôi đi một chuyến xa xa để cảm nhận không khí Noel ở những vùng khác. Vậy là anh em cùng nhau lên đường, chuyến này chúng tôi cùng nhau ngược Tây Bắc.
Qua nhiều nơi, nhiều chỗ không khí Giáng sinh dọc đường đi rộn rã với những ngôi sao, những chùm bóng điện nhấp nháy, trang trí nhiều khi đơn sơ nhưng đã làm sôi động khu dân cư vốn yên bình. Đi trên các con đường từ miền Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai rồi sang Lai Châu, Điện Biên, con đường núi non gập ghềnh hiểm trở nhưng để lại nhiều thú vị về miền Tây Bắc đất nước. Những nơi chúng tôi qua, giáo dân đón Noel với tất cả những gì mà họ có thể làm, có nơi là một cây thông nguyên màu tươi xanh, có nơi là những câu băng rôn “Vinh danh Thiên Chúa trên trời”… rất nhiều “Ông già Noel” phóng xe máy vù vù đi giữa đường núi tạo nên cảnh khá vui mắt.
Những con đường Tây Bắc đã được sửa chữa lại, dễ đi hơn năm trước tôi đi qua đây. Những đoạn đèo, những khúc ngoặt đã đỡ nguy hiểm hơn nên vừa lái xe vừa vui cười nói chuyện thoải mái.
Đây là chuyến đi ngẫu hứng, không có địa chỉ cụ thể nên chúng tôi cứ thế đi, thích đâu dừng đó, tối đâu ngủ đó. Nhưng hẹn nhau rằng đến tối Noel phải về đến Sơn La.
Đã nhiều lần đọc các bài viết và các thông tin về tôn giáo ở Sơn La, chúng tôi cũng tò mò muốn xem một lần cho biết, cha ông nói rồi: “Trăm nghe không bằng một thấy”.
Về đến Sơn La cũng đã khá muộn, kiếm chỗ ăn tạm rồi đi xem đêm Noel Sơn La thế nào, định bụng sau khi xem xong thì hoặc về Mộc Châu ngủ, hoặc ở lại Sơn La.
Không một người quen nào ở đó, mấy anh em bàn nhau chỗ nào có nhà thờ hoặc nơi có người Công giáo, chúng ta cùng đến dự Noel rồi tính. Nhưng quay đi quẩn lại mãi mà chẳng thấy một Nhà thờ nào. Hỏi người dân họ cho biết Sơn La làm gì có nhà thờ hoặc Chùa. Nhiều người trong chúng tôi hết sức ngạc nhiên.
Loanh quanh mãi, đến một gia đình có chăng đèn màu, có trang hoàng Hang đá Giáng sinh, mấy anh em chúng tôi có cảm giác ấm áp như được về đến nhà người thân, bảo nhau dừng lại đây và vào hỏi chủ nhà về nơi dự Noel đêm nay.
Khá ngạc nhiên là khi chúng tôi dừng lại, không biết từ đâu ra, một đoàn 7-8 chiếc xe máy áp sát và nhìn ngó vào trong xe, lúc đầu tôi cứ ngỡ cánh xe ôm như ở Hà Nội. Nhưng không phải, họ săm soi rồi gọi điện cho nhau: “Chúng nó đến rồi, báo động…”
Tôi thấy lạ lùng bước vào hỏi chủ nhà: “Chúng tôi là người công giáo, đi chơi một vòng Tây Bắc, đêm nay Chúa Giáng trần, xin chúc Gia đình đầy Hồng Ân Chúa hài đồng và cho chúng tôi biết cách nào để đi lễ đêm nay”?
Chủ nhà còn khá trẻ, điềm đạm nhìn chúng tôi hơi ngờ vực, nhưng khi biết chúng tôi thật tâm và là người Công giáo thật, anh xởi lởi vui mừng đón chúng tôi vào nhà. Anh bảo “để em đi gửi xe, kẻo để đây họ lại sinh chuyện” . Trong nhà, một cụ già đang ngồi đọc kinh cầu nguyện một mình, cô đơn, lạnh lẽo.
Bên cạnh ấm nước chè mới pha đặc quánh, nhấp ngụm trà đặc giữa cái lạnh của vùng Tây Bắc đêm Giáng sinh, tôi hỏi mọi người về những điều lạ mà chúng tôi mới gặp. Chủ nhà cho biết: “Không phải hôm nay đâu anh, cách đây vài hôm, chính quyền địa phương đã cho người dựng biển và canh giữ người Công giáo đêm Noel rồi. Cánh mấy đứa vừa đến soi xe anh đấy là người của họ đấy, cả chục người canh giữ ở cửa nhà em mấy hôm nay. Mọi động tĩnh trong nhà đều được họ giám sát và báo cáo”.
Tất cả chúng tôi đều ngỡ ngàng, lẽ nào trên đất nước “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” này lại còn có những nơi như vậy? Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cụ già đọc kinh xong góp chuyện: “Các chú mới đến đây thì thấy lạ, nhưng ở đây mãi rồi, chúng tôi cắn răng chịu đựng mà chẳng biết kêu ai. Cứ mỗi khi có lễ trọng của người Công giáo, chính quyền lại mất công mất sức canh giữ cứ như là chúng tôi buôn thuốc phiện hay ma tuý không bằng” .
Tôi hỏi: “Luật pháp Việt Nam là tự do tín ngưỡng, đạo Công giáo được cả thế giới và nhà nước Việt Nam công nhận, tại sao các bác lại bị đày đoạ như thế? Các bác làm đơn báo cáo và xin phép sinh hoạt chưa?” Ông già cười buồn: “Đơn từ đủ cả chú ạ, cả hàng mấy chục cái từ xưa đến nay, nhưng họ bảo Sơn La không có nhu cầu tôn giáo, chúng tôi được tự do tôn giáo nhưng chỉ được tu tại gia, không được tụ tập, họ còn làm cả quy ước tổ khu phố để cấm sinh hoạt tôn giáo”.
Thấy tôi có vẻ như không tin, ông già mở tủ lấy cho tôi một tập giấy dày cộp, mở ra trong đó toàn là đơn xin và công văn trả lời của thành phố, của các cấp chính quyền và cả quy ước tổ dân phố…
Điều lạ nhất là nội dung các văn bản trả lời của các cấp đều như nhau, chỉ khác ngày tháng và chữ ký, tất cả đều phủ nhận quyền tự do của người dân, áp đặt ý muốn của chính quyền là “không có nhu cầu tôn giáo, không được truyền đạo trái phép…”
Tôi hỏi: “Họ cấm truyền đạo trái phép, nhưng đạo Công giáo được nhà nước thừa nhận, những người công giáo cầu nguyện, lễ lạt thì không phải truyền đạo mà là hoạt động tín ngưỡng bình thường thì họ cấm sao được”? Cụ già thở dài: “Chú ơi, ở đây xa xôi, đồng bào công giáo sống không tập trung, lo làm ăn chân chính nên họ muốn làm gì thì làm, có ai nói được với họ đâu, chú không tin thì cứ ra chỗ gần đây chứng kiến thì biết” . Nói rồi, ông chỉ cho chúng tôi đi đến dãy phố gần quảng trường, đầu dãy phố, có cái ngõ nhỏ có cây thông và ngôi sao giáng sinh thì vào sẽ biết.
Uống nước xong, chúng tôi rủ nhau đi bộ xem cảnh thành phố ban đêm, một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra, một đám cảnh sát giao thông đang đứng đó lập biên bản đo vẽ. Cách đó dăm chục mét, một nhóm người lố nhố đứng, ngồi trong bóng tối nhìn ra.
Khi chúng tôi đi qua bên này dãy phố họ nhòm theo rất kỹ. Vượt sang bên kia phố chúng tôi quay lại, đến gần một ngõ nhỏ, một ngôi sao giáng sinh bằng đèn màu đứng sau ngõ. Một nhóm chừng vài chục người từ trong bóng đêm chặn chúng tôi lại giọng hách dịch: “Các anh là ai, đi đâu giờ này, yêu cầu ai về nhà nấy”? Tôi thấy lạ hỏi lại: “Còn anh, anh là ai mà chặn đường chúng tôi”? Anh ta sẵng giọng: “Tôi là Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng, đề nghị các anh cho xem giấy tờ và về trụ sở làm việc”.
Quá ngỡ ngàng, tôi phản đối: “Thứ nhất, tôi là khách du lịch qua đây, anh là ai mà đòi kiểm tra giấy tờ của tôi? Tôi không vi phạm gì, đang đi trên phố anh không có quyền hỏi. Thứ hai, anh làm việc ở đây thì phải có đèn đảm bảo ánh sáng, có bàn làm việc, không thể đứng tụ tập trong bóng tối xông ra chặn đường khách bộ hành được. Thứ ba, anh không có quyền cấm tôi đi lại những nơi mà nhà nước không cấm. Nếu cấm, các anh phải có biển báo. Anh đang vi phạm pháp luật” . Anh ta đáp: “Đây có cán bộ tổ trưởng dân phố, anh không được vào đây vì giờ này là giờ giới nghiêm” Tôi hỏi: “Ai ban lệnh giới nghiêm? Toàn bộ Thành phố Sơn La hay chỉ nơi này? Tại sao giới nghiêm mà không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để chúng tôi là khách du lịch biết”? Anh ta bảo: “Đây là quy định của tổ chúng tôi, phường chúng tôi quy định thế, anh đến đây phải chấp hành” . Tôi đáp: “Anh không có quyền quy định trái pháp luật, dù là địa bàn anh quản lý, nếu đúng anh là Chủ tịch phường anh càng phải hiểu hơn, anh không là Thủ tướng, không là Chủ tịch nước nên không có quyền ra lệnh giới nghiêm, anh hiểu chứ”? Anh ta nói: “Tôi chẳng cần biết chủ tịch nước là ai, ở đây tôi ra lệnh thế đấy” . Quả là cùn, thương hại thay cho cán bộ chính quyền ở Thành phố Sơn La.
Anh bạn đi cùng tôi: “Tôi cứ vào xem, anh sẽ làm gì, nếu các anh cấm, phải có biển cấm ở đây?” Anh ta doạ: “Các anh vào đó nếu xảy ra điều gì không an toàn cho các anh thì phải tự chịu trách nhiệm đấy” . Bạn tôi nói: “Được rồi, tôi tự chịu trách nhiệm” . Thấy vậy anh ta hoảng: “Không được, tôi cấm anh, ở đây nội bất xuất, ngoại bất nhập” . Bạn tôi: “Anh là gì mà cấm tôi”?
Anh ta bảo: “Tôi là chủ tịch phường, mai mời anh đến cơ quan gặp tôi”? Tôi thấy anh chàng này có vẻ thích oai, tôi nói: “Này, tôi không cần biết ông là ai, ông ăn mặc thế này, đứng trong bóng tối, xông ra chặn đường đòi xét giấy tờ của tôi? Nếu có thằng nghiện nào đấy hứng chí chặn khách bộ hành lại hô lên tao là chủ tịch nước, trói chúng mày lại thì chúng tôi cũng nghe à”?
Anh ta cứng họng, chỉ nói lấy được: “Tôi nhắc lại, quy ước của tổ dân phố phường chúng tôi là giới nghiêm ở đây”.
Tôi bảo: “Nếu anh đi về Hà Nội, qua chỗ nhà tôi, tổ tôi quy định ai bước chân đến đoạn đường quốc lộ qua tổ là cứ chém, anh có thấy được không?” Anh ta cùn: “Các anh đi về khách sạn, ở đây chúng tôi đang làm việc theo mệnh lệnh trên, các anh muốn dùng vũ lực à” .
Ngay khi đó một đoàn từ trong ngõ và xung quanh xúm lại hai khách du lịch chúng tôi miệng đầy mùi rượu phả vào mặt và hằm hè dữ tợn. Một thanh niên xông lại dùng máy ảnh ghé sát chụp vào mặt tôi, tôi giơ máy ảnh chụp anh ta, một người xông lại: “Ai cho phép anh chụp ảnh” . Tôi đáp: “Ở đây không có biển cấm chụp ảnh, tôi chẳng thèm chụp anh, tôi chụp cái thằng ranh vừa chụp tôi đấy” . Anh ta đành thôi.
Chúng tôi chỉ có hai người trước hàng đoàn các “cán bộ” trước mặt và rất nhiều trong bóng tối, chúng tôi đành phải quay lại, hai người được phái đi theo.
Qua chỗ cảnh sát giao thông đang xử lý hiện trường vừa xong, một công an giao thông đi cùng chiều với tôi, anh ta đã nghe vụ cãi nhau vừa rồi nên bảo nhỏ: “Các anh nói đúng rồi, cán bộ làm việc phải có bàn và đủ ánh sáng, cấm phải có biển, chặn người ta lại hạch sách là không được. Nhưng dân ở đây họ quen thế đấy anh ạ, cứ thấy cán bộ là sợ. Ở đây họ đang ngăn chặn giáo dân bên đạo sinh hoạt Noel đó mà” .
Chúng tôi quay lại mà lòng ngao ngán cho một Thị xã mới lên Thành phố.
Nơi đây người dân sống trong sợ hãi vô lý. Nơi đây có những “lệnh trên” để tổ trưởng dân phố, chủ tịch phường có quyền ra lệnh giới nghiêm. Ở đây, tổ dân phố có thể soạn thảo luật thay Quốc hội, ra những quy ước, quy định trái pháp luật nhằm tước bỏ quyền tối thiểu của mỗi con người - Tự do tôn giáo.
Về đến nhà giáo dân, nói chuyện vài câu với ông cụ, cụ bảo rằng: “Cha Thoại được giao phụ trách vùng Sơn La, lên đây cũng đã phải ra phường, và thường xuyên bị ngăn chặn. Năm trước Ngài còn bị bắt ra uỷ ban phường dưới Cò Nòi, giáo dân đi đòi mãi mới được” .
Chị chủ nhà rất hiếu khách đã cho chúng tôi biết: “Em vừa qua khách sạn để đăng ký phòng cho các anh, nhưng họ bảo hết phòng. Không hiểu sao hôm nay lại hết phòng được, nếu các anh ở nhà em thì chỗ cũng thoải mái thôi, nhưng chắc chắn họ sẽ gây khó dễ”. Chúng tôi hiểu vì sao khách sạn lại hết phòng.
Cảm động và cảm thông với chủ nhà, chúng tôi bảo nhau cảm ơn và lên xe đi, đến đâu hay đó.
Khi xe chúng tôi vừa nổ máy, mấy chiếc xe máy cứ bám theo chúng tôi, chạy cả chục cây số vẫn thấy ánh đèn xe máy đó qua gương chiếu hậu. Chúng tôi nghĩ, quả là ở đây đã đào tạo được một lớp người ngu trung và mẫn cán. Có vậy, những chính sách, những cách cai quản khác người, trái pháp luật mới được thi hành như vậy để các quan yên tâm.
Chúng tôi lại cùng nhau lên đường trong đêm Noel, đêm Chúa Giáng trần, cảm nhận được sự lạnh lẽo đó giữa núi rừng Tây Bắc khi sương nặng hạt và đầy mây mù chắn lối đi.
Quá khuya, chúng tôi dừng lại giữa rừng để nghỉ ngơi, nằm trong xe mà không thể nào chợp mắt được. Đâu rồi quyền của người dân? Đâu rồi một chính quyền của dân, do dân và vì dân ở Sơn La như những báo cáo rạng ngời dịp cuối năm này? Ở đây như anh bạn tôi nói, Độc lập trừ Tự do trừ Hạnh phúc như trong bất cứ văn bản hành chính nào đã ghi.
Những giáo dân Sơn La đang khốn khổ với niềm tin của mình vào Thiên Chúa, vậy mà chưa mấy khi tôi được nghe tiếng nói của các vị chủ chăn Giáo phận Hưng Hoá về những giáo dân của họ nơi đây đang bị tước đoạt quyền thờ phượng của mình. Họ đang bị bỏ mặc cho gió núi đại ngàn và thú dữ nơi núi rừng Tây Bắc?
Khu vực Tây Bắc vẫn im lìm với gió rừng đại ngàn và sương mù, các bản làng vẫn chìm khuất dưới bóng đêm và bóng núi bao phủ.
Hà Nội, Ngày 27/12/2008
Vụ Tòa Khâm Sứ, nhìn lại sau một năm…
Alfonso Hoàng Gia Bảo
02:06 28/12/2008
Vào những ngày cuối tháng 12 này đúng một về trước, vụ Tòa Khâm Sứ (TKS) đã bắt đầu nổ ra. Cùng với vụ Thái Hà, cả hai đã gây nên dư luận lớn cả trong lẫn ngoài nước khiến chính quyền VN lúng túng và sợ hãi. Bằng chứng là sau một loạt hành động ‘diễu võ dương oai’ mà cuối cùng họ buộc phải đem hai mảnh đất vàng này ra làm công viên thay vì tiếp tục dám bán và chia chác nó, vụ xét xử 8 giáo dân Thái Hà dàn binh bố trận trông hết sức ‘dữ dằn’ nhưng chỉ xử phạt lấy lệ và cuối cùng là chuyện nỗi lo của ông chủ tịch Thảo về uy tín và khả năng là vị lãnh đạo tầm cỡ của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cùng LM Vũ Khởi Phụng nên đã muốn ‘loại’ các Ngài ra khỏi thủ đô.
Về hai cái công viên, chỉ cần nhìn vào cái cách làm vội vàng như bị ma đuổi của họ, chúng ta cũng đủ biết đây chỉ loại giải pháp ‘đình chiến’ ít tốn kém nhất, nhằm vá lại cái lỗ hổng uy tín cho đảng mà có kẻ vì đã ‘lỡ’ làm cho nó bị “tầy quầy” ra rồi, nên phải bằng cách nào nhanh chóng nhất bịt nó lại và đành phải hứa hẹn với ‘đối tác’ nào đã lỡ ứng tiền cọc rằng chờ khi khác thuận lợi sẽ tính tiếp (?).
Đáng nói hơn cả là việc một vị chủ tịch Tp.Hà Nội lại nông cạn, cố chấp đến mức không ngần ngại tuyên bố ý định muốn ‘bố trí cán bộ’ cho giáo hội !? Nhưng thử hỏi ông ta xem Đức TGM Ngô Quang Kiệt cùng LM Vũ Khởi Phụng sẽ chuyển đi nơi nào để chế độ an toàn khi tỉnh thành nào cũng đều có chuyện tịch thu trái phép tài sản của giáo hội? Với những người tính tình khí khái không hề sợ hãi uy quyền như các Ngài, đến như các quan Hà Nội như ông ta mà còn chưa đủ làm các Ngài ngán thì thử hỏi còn nơi nào mà các Ngài không dám đấu tranh?
Và đó là chưa nói đến việc HĐGM VN hay các đấng bề trên DCCT dựa vào ‘tội’ gì để thuyên chuyển các Ngài?
Nói chung tính toán đằng nào cũng ‘chết’ trừ phi chính quyền dám can đảm một lần nhìn thẳng vào sự thật và gốc rễ của vấn đề, nguyên nhân chính là do những bất công về đất đai gây nên mới mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Còn nếu chỉ để chống chế, càng gỡ chỉ càng gây thêm rối rắm mà thôi !!!
Trở lại chuyện TKS, năm 2008 có thể xem chỉ là thời điểm ‘bộc phát’ của một quả mìn bị chôn giấu dưới lòng đất, nếu không phải 2008 nổ ắt cũng sẽ là 2009 hay bất kỳ lúc nào nếu có ai đó đụng phải.
Quả mìn ấy do chính tay HCM đã gài nó khi ký lệnh “quốc hữu hóa” tòa nhà này, vốn là nơi ở và làm việc của vị Đức Khâm Sứ John Dooley, sứ thần đại diện tòa thánh Vatican bị họ đuổi về nước vào tháng 3/1959 và sau đó tịch thu tòa nhà với lý do “nhà vắng chủ” kể từ năm 1960 !!!
Việc này xảy ra trong bối cảnh một xã hội đầy u ám ở miền Bắc nửa thế kỷ trước, buộc chúng ta phải nghĩ chế độ không ưa đạo công giáo mà “làm cho bõ ghét” chứ không hẳn vì nhu cầu xử dụng.
Bằng chứng là tòa nhà này sau đó đã không được dùng vào công việc gì cho ‘ra hồn’ suốt nhiều thập kỷ liền. Cho đến khi xảy ra vụ việc vào 2007, trong khuôn viên TKS vẫn chỉ để cho thuê bán tiệm phở, chỗ tập thể hình, giữ xe v.v…
Ở Sàigòn chúng tôi cũng chẳng ai còn lạ gì cách quản lý của nhà nước đối với những tài sản ‘chùa’ bề thế như vậy sau khi họ ăn cướp nhưng lại gọi là ‘tiếp quản’. Nhìn nhiều trung tâm văn hóa giải trí, sàn nhảy, bể bơi, cơ sở thể dục thể thao ‘dập dìu tài tử giai nhân’ là vậy nhưng chỉ đủ ‘vỗ béo’ cho bè phái người nhà thủ trưởng các cơ quan chủ quản, còn đối với ngân sách chỉ là chuyện ‘lượm bạc cắc’ không hơn không kém !!!
Tại sao chế độ lại dám đánh đổi việc gây chán ghét chính quyền cho giáo hội chỉ để lấy được những đồng bạc cắc?
Không ai có thể giải thích được việc làm này ngoại trừ lý do vì muốn tiêu diệt tôn giáo.
Mà cũng không chỉ với công giáo, một ‘Việt Nam Quốc Tự’ rộng lớn của giáo hội Phật giáo nằm trên đường Trần Quốc Toản (nay là 3/2) cạnh nhà hát Hòa Bình vẫn còn đang là minh chứng sống của sự đàn áp tôn giáo cho đến nay.
Vì sao giữa lòng Sàigòn ngày nay giá nhà cửa đắt đỏ cỡ Tokyo, Hong-Kong, nhiều tập đoàn công ty nước ngoài muốn tìm mảnh đất ‘cắm dùi’ tìm đỏ mắt không không ra vài trăm mét trên các con đường lớn mà vẫn mảnh đất vĩ đại nhiều ngàn mét vuông này vẫn gần như bị bỏ không?
Vì đâu nếu chẳng phải đó là những tài sản đi ăn cắp của người khác nên bây giờ đâm ra khó tiêu thụ? Bởi vì bất cứ người nào tinh ý khi nhìn vào kiểu dáng hay vị trí của chúng, như TKS là nằm cạnh tòa TGM lại trên con phố mang tên ‘Nhà Chung’, hay Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa đang xây dở dang, ắt đều phải tự biết chủ sở hữu thực sự của chúng là ai?
Đối với những tài sản lớn có giá trị tinh thần được nhiều người biết rõ gốc gác, lai lịch gắn với nhiều biến cố lịch sử như Tòa Khâm Sứ, mà kẻ nào đó lại dám cả gan ‘xé rào’ đem đi bán, kẻ ấy quả là dám “xem trời bằng vung”, nếu không có những ‘chuyện lớn’ xảy ra ngăn chận họ xã hội ấy, dân tộc ấy chắc chỉ còn chờ ngày bị diệt vong!
Do vậy, sự bùng nổ của vụ TKS là điều tất yếu, như hai khối mây mang điện tích trái ngược va phải nhau tạo ra sấm sét. Hai cực âm dương ấy chính là những sự nghịch lý mà chế chế độ đã tạo ra.
Khi họ ra lệnh cho tháo gỡ những viên gạch ngói từ nóc Tòa Khâm Sứ xuống hồi cuối năm ngoái, trong đầu họ chẳng còn ai nghĩ đến chuyện thương ghét nhau vì vô thần / hữu thần như ông Hồ nữa, mà chỉ vì những khoản tiền khổng lồ trị giá hàng vài trăm ngàn USD thu lợi từ mảnh đất này nếu việc ‘xẻ thịt’ nó trót lọt!
Ông bà ta vẫn thường bảo “yêu nhau yêu cả đường đi...” . Một khi đã ‘trót yêu’ kinh tế thị trường, lẽ ra chính quyền VN cần hiểu, họ phải hành xử một cách minh bạch sao cho phù hợp với bản chất cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế này. Nhưng không, chỉ có giá trị của những đồng dollar, euro là các cán bộ đảng viên ‘cập nhật’ thu vén rất nhanh, còn các mặt tinh thần cao quí khác họ vẫn muốn phải kềm kẹp xã hội VN giống như cũ, vẫn cứ phải xem tôn giáo, nhà thờ chùa chiền là những kẻ thù !!!
Chính cái lối hành xử “tiền hậu bất nhất” không thèm tuân theo các qui luật tư nhiên nào cả, mà bọn họ, kẻ đi trước đã ‘hại’ lớp đàn em đi sau. Khi những con mèo trong chính quyền Hà Nội đói khi há miệng để ngoặm lấy những ‘cục mỡ’ như Tòa Khâm Sứ, cũng chính là lúc chúng đã bị rơi vào cái bẫy kiểu ‘tịch thu của cải người giàu chia cho người nghèo’, ‘đánh tư sản mại bản, phú nông địa chủ chia cho bần nông’ v.v… do cha ông chúng giăng ra hơn nửa thế kỷ trước. Vì họ nói vậy mà chẳng ai làm được như vậy.
Bởi thế, chẳng những không thể nuốt trôi mà chúng còn bị đâm ra… mắc cổ họng, gây nên bao rắc rối, tạo cơ hội cho những buổi cầu nguyện để giáo hội lan tỏa chỉ ra cho toàn thế giới thấy được cái bản chất thiếu lương thiện của nhà cầm quyền Hà Nội trong cách đối nhân xử thế với dân chúng, tôn giáo suốt nửa thế kỷ qua.
Một năm sau chuyện Tòa Khâm Sứ giáo hội có thể rút ra được những ‘kinh nghiệm xương máu’ nào trong cách đối đáp với nhà nước về chuyện đất đai, tài sản? Phải chăng đó là:
1./ Mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước “CH-XHCN-VN theo kinh tế thị trường” hiện nay không còn được phép ‘cả nể’ và ‘nặng về lý thuyết’ nhiều như khi còn quan hệ với nhà nước “CH-XHCN-VN” hay VN Dân Chủ Cộng Hòa năm xưa mà cần phải sòng phẳng và minh bạch đúng như tinh thần ‘kinh tế thị trường’ đang chi phối mạnh về mọi mặt.
2./ Vì từ nay mối quan hệ mới này hay hoặc dở, êm đềm hay giông bão như vừa qua v.v… sẽ tùy thuộc phần lớn vào ‘hiệu quả’ mà mỗi bên mong muốn đạt được trong quan hệ. Đặc biệt, là về số tài sản hiện giáo hội muốn còn bị nhà nước tịch thu là nguyên nhân chính của những căng thẳng vừa qua.
Nếu với giáo hội đơn giản chỉ là sự mong muốn chính quyền các cấp đừng ‘xử ép’ quá đáng những tài sản của giáo hội của giáo hội bị chiếm đoạt trước kia, hãy tỏ ra ‘biết điều’, bớt tham lam, cái nào không còn cần cho công ích hãy trả lại v.v... thì ngược lại, ở phía chính quyền còn là vô vàn chuyện rối rắm !!!
• Ở cấp trung ương, những tài sản ấy chỉ có giá trị dùng trong những cuộc thương lượng trao đổi với tòa thánh Vatican trong những lần gặp gỡ hằng năm, hoặc để ‘lấy điểm’ với dư luận quốc tế qua việc thỉnh thoảng phóng thích vài ‘con tin’ v.v… nhưng ‘kẹt’ nỗi vì ở đẳng cấp quốc gia nên đó là những tài sản lớn cỡ như Thánh địa La Vang hoặc có ý nghĩa như Tòa Khâm Sứ, Giáo Hoàng Học viện - Đà Lạt.
Cũng xin nói thêm, nhìn lại toàn bộ diễn biến của Vụ Tòa Khâm Sứ bắt đầu bằng việc mấy viên gạch bị gỡ lén lút cho đến khi chính quyền phải huy động gần như mọi lực lượng lao vào cuộc, việc sau đổ bể hơn việc trước… tất cả cho thấy dường như xuất phát vụ TKS là do sự kém hiểu biết của một vài kẻ trong chính quyền quận Hoàn Kiếm, thậm chí là phường Quang Trung nhưng nhờ dựa hơi một thế lực mạnh nào đó nên đã dám một mình hành động. Chính vì kém hiểu biết nên họ đã không đủ khả năng lường hết phản ứng mạnh mẽ của giáo hội. Khi chuyện đã thành đại sự họ đành phải ‘cầu cứu’ đến những người như ông Thảo, ông Nhanh đứng ra dàn xếp giải quyết giúp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó với truyền thống hay tranh giành quyền lực, hạ bệ nhau giữa các nhóm trong các chính quyền cộng sản, cũng không loại trừ vụ TKS là ngón đòn thâm độc nhắm thẳng vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau chuyến đi yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Roma hồi đầu năm 2007. Vì rõ ràng vụ này xảy ra ngay sau đó đã đẩy ông Dũng vào tình thế cực kỳ khó xử. Những kẻ dựng lên vụ khiêu khích TKS này muốn biết thái độ và quan điểm của ông thủ tướng sau chuyến đi nhưng có vẻ như họ cũng chẳng ‘khai thác’ được gì. Sau lần duy nhất đến thị sát TKS và ‘trao đổi’ với Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ông Dũng đã ‘phó thác’ toàn bộ vụ việc cho những kẻ gây ra nó phải ráng mà tự giải quyết. Phải chăng chính Tòa Thánh cũng nắm được nguồn thông tin này nên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 30.1.2008 đã gởi một bức thư quan trọng cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt rút giáo dân về?
Mặc dù chỉ là suy đoán và nơi này hiện đã thành công viên, nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng với việc tòa nhà khâm sứ hiện vẫn còn được giữ nguyên vẹn, sớm muộn gì cũng sẽ được trả về cho giáo hội một khi mối bang giao với tòa thánh được thiết lập. Vì dù lãnh đạo đảng csvn có cố chấp và còn ‘ấm ức’ Đức TGM Ngô Quang Kiệt giáo công giáo đến đâu họ cũng không thể quay ngược đầu đất nước này quay về đường cũ khốn khổ trước đây. Từ nhà tranh vách đất dọn vô nhà xây thì rất dễ nhưng ngược lại thì đã khiến lắm kẻ phải tự vận, qui luật cuộc đời vốn là thế !
• Xin tiếp tục với nơi rắc rối đáng ngại nhất cho giáo hội theo chúng tôi chính là các địa phương đang trực tiếp quản lý sử dụng hàng ngàn cơ sở tịch thu này.
Những khoản bổng lộc từ việc cho thuê kinh doanh, những khoản tiền sang nhượng có thể có giá hàng trăm ngàn USD nếu họ quyết định ‘chơi bạo’ sang nhượng như Thái Hà và TKS, những vụ đánh tráo cơ sở mà tài sản của giáo hội sẽ bị ‘đền mạng’ thay cho những nơi khác bị tư nhân đút lót chạy chọt lấy lại được v.v… sẽ khiến cho cuộc đấu tranh cho công lý tại các địa phương sẽ còn nhiều phức tạp trong thời gian tới.
Việc các Soeur bề trên Nữ Tử Bác ái đã ‘lệnh’ cho các chị nữ tu rút về để ‘đàm phán’ không làm chúng tôi ngạc nhiên. Không phải vì không bị ‘cụt hứng’ như khi đang xem dang dở bộ phim hay bỗng bị cắt ngang mà với một chính quyền vốn đã chẳng ưa giáo hội, lại hay ‘tự ái’ sẵn sàng hành xử theo luật rừng v.v… nếu chỉ vì đạt được mục đích đòi lại những tài sản, có lẽ bất cứ ai cũng không thể quên câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” .
Vấn đề còn lại đáng để băn khoăn chính là cái giá của việc đòi lại được tài sản ấy là bao nhiêu và có điều gì khiến sau này phải ray rức hay không? Vì không phải mọi ‘chiến thắng’ cũng đều vinh dự như nhau nếu dó lại là sự đánh đổi…
Chọn giải pháp nào và trong những tình huống nào? Chỉ nhờ sự soi sáng và giúp sức của Thiên Chúa, các Đấng bề trên giáo hội mới biết đâu là con đường mà các Ngài cần phải dẫn giáo hội vượt qua.
Sàigòn, 27/12/2008
Về hai cái công viên, chỉ cần nhìn vào cái cách làm vội vàng như bị ma đuổi của họ, chúng ta cũng đủ biết đây chỉ loại giải pháp ‘đình chiến’ ít tốn kém nhất, nhằm vá lại cái lỗ hổng uy tín cho đảng mà có kẻ vì đã ‘lỡ’ làm cho nó bị “tầy quầy” ra rồi, nên phải bằng cách nào nhanh chóng nhất bịt nó lại và đành phải hứa hẹn với ‘đối tác’ nào đã lỡ ứng tiền cọc rằng chờ khi khác thuận lợi sẽ tính tiếp (?).
Đáng nói hơn cả là việc một vị chủ tịch Tp.Hà Nội lại nông cạn, cố chấp đến mức không ngần ngại tuyên bố ý định muốn ‘bố trí cán bộ’ cho giáo hội !? Nhưng thử hỏi ông ta xem Đức TGM Ngô Quang Kiệt cùng LM Vũ Khởi Phụng sẽ chuyển đi nơi nào để chế độ an toàn khi tỉnh thành nào cũng đều có chuyện tịch thu trái phép tài sản của giáo hội? Với những người tính tình khí khái không hề sợ hãi uy quyền như các Ngài, đến như các quan Hà Nội như ông ta mà còn chưa đủ làm các Ngài ngán thì thử hỏi còn nơi nào mà các Ngài không dám đấu tranh?
Và đó là chưa nói đến việc HĐGM VN hay các đấng bề trên DCCT dựa vào ‘tội’ gì để thuyên chuyển các Ngài?
Nói chung tính toán đằng nào cũng ‘chết’ trừ phi chính quyền dám can đảm một lần nhìn thẳng vào sự thật và gốc rễ của vấn đề, nguyên nhân chính là do những bất công về đất đai gây nên mới mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Còn nếu chỉ để chống chế, càng gỡ chỉ càng gây thêm rối rắm mà thôi !!!
Trở lại chuyện TKS, năm 2008 có thể xem chỉ là thời điểm ‘bộc phát’ của một quả mìn bị chôn giấu dưới lòng đất, nếu không phải 2008 nổ ắt cũng sẽ là 2009 hay bất kỳ lúc nào nếu có ai đó đụng phải.
Quả mìn ấy do chính tay HCM đã gài nó khi ký lệnh “quốc hữu hóa” tòa nhà này, vốn là nơi ở và làm việc của vị Đức Khâm Sứ John Dooley, sứ thần đại diện tòa thánh Vatican bị họ đuổi về nước vào tháng 3/1959 và sau đó tịch thu tòa nhà với lý do “nhà vắng chủ” kể từ năm 1960 !!!
Việc này xảy ra trong bối cảnh một xã hội đầy u ám ở miền Bắc nửa thế kỷ trước, buộc chúng ta phải nghĩ chế độ không ưa đạo công giáo mà “làm cho bõ ghét” chứ không hẳn vì nhu cầu xử dụng.
Bằng chứng là tòa nhà này sau đó đã không được dùng vào công việc gì cho ‘ra hồn’ suốt nhiều thập kỷ liền. Cho đến khi xảy ra vụ việc vào 2007, trong khuôn viên TKS vẫn chỉ để cho thuê bán tiệm phở, chỗ tập thể hình, giữ xe v.v…
Ở Sàigòn chúng tôi cũng chẳng ai còn lạ gì cách quản lý của nhà nước đối với những tài sản ‘chùa’ bề thế như vậy sau khi họ ăn cướp nhưng lại gọi là ‘tiếp quản’. Nhìn nhiều trung tâm văn hóa giải trí, sàn nhảy, bể bơi, cơ sở thể dục thể thao ‘dập dìu tài tử giai nhân’ là vậy nhưng chỉ đủ ‘vỗ béo’ cho bè phái người nhà thủ trưởng các cơ quan chủ quản, còn đối với ngân sách chỉ là chuyện ‘lượm bạc cắc’ không hơn không kém !!!
Tại sao chế độ lại dám đánh đổi việc gây chán ghét chính quyền cho giáo hội chỉ để lấy được những đồng bạc cắc?
Không ai có thể giải thích được việc làm này ngoại trừ lý do vì muốn tiêu diệt tôn giáo.
Mà cũng không chỉ với công giáo, một ‘Việt Nam Quốc Tự’ rộng lớn của giáo hội Phật giáo nằm trên đường Trần Quốc Toản (nay là 3/2) cạnh nhà hát Hòa Bình vẫn còn đang là minh chứng sống của sự đàn áp tôn giáo cho đến nay.
Vì sao giữa lòng Sàigòn ngày nay giá nhà cửa đắt đỏ cỡ Tokyo, Hong-Kong, nhiều tập đoàn công ty nước ngoài muốn tìm mảnh đất ‘cắm dùi’ tìm đỏ mắt không không ra vài trăm mét trên các con đường lớn mà vẫn mảnh đất vĩ đại nhiều ngàn mét vuông này vẫn gần như bị bỏ không?
Vì đâu nếu chẳng phải đó là những tài sản đi ăn cắp của người khác nên bây giờ đâm ra khó tiêu thụ? Bởi vì bất cứ người nào tinh ý khi nhìn vào kiểu dáng hay vị trí của chúng, như TKS là nằm cạnh tòa TGM lại trên con phố mang tên ‘Nhà Chung’, hay Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa đang xây dở dang, ắt đều phải tự biết chủ sở hữu thực sự của chúng là ai?
Đối với những tài sản lớn có giá trị tinh thần được nhiều người biết rõ gốc gác, lai lịch gắn với nhiều biến cố lịch sử như Tòa Khâm Sứ, mà kẻ nào đó lại dám cả gan ‘xé rào’ đem đi bán, kẻ ấy quả là dám “xem trời bằng vung”, nếu không có những ‘chuyện lớn’ xảy ra ngăn chận họ xã hội ấy, dân tộc ấy chắc chỉ còn chờ ngày bị diệt vong!
Do vậy, sự bùng nổ của vụ TKS là điều tất yếu, như hai khối mây mang điện tích trái ngược va phải nhau tạo ra sấm sét. Hai cực âm dương ấy chính là những sự nghịch lý mà chế chế độ đã tạo ra.
Khi họ ra lệnh cho tháo gỡ những viên gạch ngói từ nóc Tòa Khâm Sứ xuống hồi cuối năm ngoái, trong đầu họ chẳng còn ai nghĩ đến chuyện thương ghét nhau vì vô thần / hữu thần như ông Hồ nữa, mà chỉ vì những khoản tiền khổng lồ trị giá hàng vài trăm ngàn USD thu lợi từ mảnh đất này nếu việc ‘xẻ thịt’ nó trót lọt!
Ông bà ta vẫn thường bảo “yêu nhau yêu cả đường đi...” . Một khi đã ‘trót yêu’ kinh tế thị trường, lẽ ra chính quyền VN cần hiểu, họ phải hành xử một cách minh bạch sao cho phù hợp với bản chất cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế này. Nhưng không, chỉ có giá trị của những đồng dollar, euro là các cán bộ đảng viên ‘cập nhật’ thu vén rất nhanh, còn các mặt tinh thần cao quí khác họ vẫn muốn phải kềm kẹp xã hội VN giống như cũ, vẫn cứ phải xem tôn giáo, nhà thờ chùa chiền là những kẻ thù !!!
Chính cái lối hành xử “tiền hậu bất nhất” không thèm tuân theo các qui luật tư nhiên nào cả, mà bọn họ, kẻ đi trước đã ‘hại’ lớp đàn em đi sau. Khi những con mèo trong chính quyền Hà Nội đói khi há miệng để ngoặm lấy những ‘cục mỡ’ như Tòa Khâm Sứ, cũng chính là lúc chúng đã bị rơi vào cái bẫy kiểu ‘tịch thu của cải người giàu chia cho người nghèo’, ‘đánh tư sản mại bản, phú nông địa chủ chia cho bần nông’ v.v… do cha ông chúng giăng ra hơn nửa thế kỷ trước. Vì họ nói vậy mà chẳng ai làm được như vậy.
Bởi thế, chẳng những không thể nuốt trôi mà chúng còn bị đâm ra… mắc cổ họng, gây nên bao rắc rối, tạo cơ hội cho những buổi cầu nguyện để giáo hội lan tỏa chỉ ra cho toàn thế giới thấy được cái bản chất thiếu lương thiện của nhà cầm quyền Hà Nội trong cách đối nhân xử thế với dân chúng, tôn giáo suốt nửa thế kỷ qua.
Một năm sau chuyện Tòa Khâm Sứ giáo hội có thể rút ra được những ‘kinh nghiệm xương máu’ nào trong cách đối đáp với nhà nước về chuyện đất đai, tài sản? Phải chăng đó là:
1./ Mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước “CH-XHCN-VN theo kinh tế thị trường” hiện nay không còn được phép ‘cả nể’ và ‘nặng về lý thuyết’ nhiều như khi còn quan hệ với nhà nước “CH-XHCN-VN” hay VN Dân Chủ Cộng Hòa năm xưa mà cần phải sòng phẳng và minh bạch đúng như tinh thần ‘kinh tế thị trường’ đang chi phối mạnh về mọi mặt.
2./ Vì từ nay mối quan hệ mới này hay hoặc dở, êm đềm hay giông bão như vừa qua v.v… sẽ tùy thuộc phần lớn vào ‘hiệu quả’ mà mỗi bên mong muốn đạt được trong quan hệ. Đặc biệt, là về số tài sản hiện giáo hội muốn còn bị nhà nước tịch thu là nguyên nhân chính của những căng thẳng vừa qua.
Nếu với giáo hội đơn giản chỉ là sự mong muốn chính quyền các cấp đừng ‘xử ép’ quá đáng những tài sản của giáo hội của giáo hội bị chiếm đoạt trước kia, hãy tỏ ra ‘biết điều’, bớt tham lam, cái nào không còn cần cho công ích hãy trả lại v.v... thì ngược lại, ở phía chính quyền còn là vô vàn chuyện rối rắm !!!
• Ở cấp trung ương, những tài sản ấy chỉ có giá trị dùng trong những cuộc thương lượng trao đổi với tòa thánh Vatican trong những lần gặp gỡ hằng năm, hoặc để ‘lấy điểm’ với dư luận quốc tế qua việc thỉnh thoảng phóng thích vài ‘con tin’ v.v… nhưng ‘kẹt’ nỗi vì ở đẳng cấp quốc gia nên đó là những tài sản lớn cỡ như Thánh địa La Vang hoặc có ý nghĩa như Tòa Khâm Sứ, Giáo Hoàng Học viện - Đà Lạt.
Cũng xin nói thêm, nhìn lại toàn bộ diễn biến của Vụ Tòa Khâm Sứ bắt đầu bằng việc mấy viên gạch bị gỡ lén lút cho đến khi chính quyền phải huy động gần như mọi lực lượng lao vào cuộc, việc sau đổ bể hơn việc trước… tất cả cho thấy dường như xuất phát vụ TKS là do sự kém hiểu biết của một vài kẻ trong chính quyền quận Hoàn Kiếm, thậm chí là phường Quang Trung nhưng nhờ dựa hơi một thế lực mạnh nào đó nên đã dám một mình hành động. Chính vì kém hiểu biết nên họ đã không đủ khả năng lường hết phản ứng mạnh mẽ của giáo hội. Khi chuyện đã thành đại sự họ đành phải ‘cầu cứu’ đến những người như ông Thảo, ông Nhanh đứng ra dàn xếp giải quyết giúp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó với truyền thống hay tranh giành quyền lực, hạ bệ nhau giữa các nhóm trong các chính quyền cộng sản, cũng không loại trừ vụ TKS là ngón đòn thâm độc nhắm thẳng vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau chuyến đi yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Roma hồi đầu năm 2007. Vì rõ ràng vụ này xảy ra ngay sau đó đã đẩy ông Dũng vào tình thế cực kỳ khó xử. Những kẻ dựng lên vụ khiêu khích TKS này muốn biết thái độ và quan điểm của ông thủ tướng sau chuyến đi nhưng có vẻ như họ cũng chẳng ‘khai thác’ được gì. Sau lần duy nhất đến thị sát TKS và ‘trao đổi’ với Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ông Dũng đã ‘phó thác’ toàn bộ vụ việc cho những kẻ gây ra nó phải ráng mà tự giải quyết. Phải chăng chính Tòa Thánh cũng nắm được nguồn thông tin này nên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 30.1.2008 đã gởi một bức thư quan trọng cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt rút giáo dân về?
Mặc dù chỉ là suy đoán và nơi này hiện đã thành công viên, nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng với việc tòa nhà khâm sứ hiện vẫn còn được giữ nguyên vẹn, sớm muộn gì cũng sẽ được trả về cho giáo hội một khi mối bang giao với tòa thánh được thiết lập. Vì dù lãnh đạo đảng csvn có cố chấp và còn ‘ấm ức’ Đức TGM Ngô Quang Kiệt giáo công giáo đến đâu họ cũng không thể quay ngược đầu đất nước này quay về đường cũ khốn khổ trước đây. Từ nhà tranh vách đất dọn vô nhà xây thì rất dễ nhưng ngược lại thì đã khiến lắm kẻ phải tự vận, qui luật cuộc đời vốn là thế !
• Xin tiếp tục với nơi rắc rối đáng ngại nhất cho giáo hội theo chúng tôi chính là các địa phương đang trực tiếp quản lý sử dụng hàng ngàn cơ sở tịch thu này.
Những khoản bổng lộc từ việc cho thuê kinh doanh, những khoản tiền sang nhượng có thể có giá hàng trăm ngàn USD nếu họ quyết định ‘chơi bạo’ sang nhượng như Thái Hà và TKS, những vụ đánh tráo cơ sở mà tài sản của giáo hội sẽ bị ‘đền mạng’ thay cho những nơi khác bị tư nhân đút lót chạy chọt lấy lại được v.v… sẽ khiến cho cuộc đấu tranh cho công lý tại các địa phương sẽ còn nhiều phức tạp trong thời gian tới.
Việc các Soeur bề trên Nữ Tử Bác ái đã ‘lệnh’ cho các chị nữ tu rút về để ‘đàm phán’ không làm chúng tôi ngạc nhiên. Không phải vì không bị ‘cụt hứng’ như khi đang xem dang dở bộ phim hay bỗng bị cắt ngang mà với một chính quyền vốn đã chẳng ưa giáo hội, lại hay ‘tự ái’ sẵn sàng hành xử theo luật rừng v.v… nếu chỉ vì đạt được mục đích đòi lại những tài sản, có lẽ bất cứ ai cũng không thể quên câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” .
Vấn đề còn lại đáng để băn khoăn chính là cái giá của việc đòi lại được tài sản ấy là bao nhiêu và có điều gì khiến sau này phải ray rức hay không? Vì không phải mọi ‘chiến thắng’ cũng đều vinh dự như nhau nếu dó lại là sự đánh đổi…
Chọn giải pháp nào và trong những tình huống nào? Chỉ nhờ sự soi sáng và giúp sức của Thiên Chúa, các Đấng bề trên giáo hội mới biết đâu là con đường mà các Ngài cần phải dẫn giáo hội vượt qua.
Sàigòn, 27/12/2008
Trả lời một bạn đọc Saigòn về vụ 32 bis Nguyễn thị Diệu
Têrêxa Dương Anh Thư
08:26 28/12/2008
SAIGÒN - Nhân đọc mấy câu hỏi của của 1 bạn đọc, tôi thử đưa ra vài dòng nhận định, hy vọng góp phần làm sáng tỏ những gì UBND Thành phố đang dàn dựng nhằm nuốt bằng được cái vũ trường VIP-CLUB 32 bis Nguyễn Thị Diệu.
Cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu dầu chưa đầy 900m2, tuy nhiên vị trí của nó thì tuyệt vời, ngay trung tâm Thành phố, thuộc quận 3, lại nằm trên đường Nguyễn Thị Diệu, con đường nhỏ và ngắn, kín đáo, thuận lợi cho các VIP vào ăn uống, chơi bời. Vì vậy khi lấy được nó (khi ấy là trường học) từ tay các bà sơ, các quan chức đã xoay nó thành vũ trường cho VIP ăn chơi, trong đó xây dựng cả một hệ thống thoát hiểm để các VIP có thể né công an kiểm tra, né nhau, hoặc né các bà vợ nổi máu Hoạn Thư !
Vài năm vừa qua, quá trời khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê mọc lên hoành tráng ở Saigon, nhưng cái vũ trường 32 bis bị dẹp tiệm do các nữ tu kiên quyết đòi lại ngôi trường đã biến thành nơi đàng điếm.
Các quan chưa bao giờ muốn nhả con gà đẻ trứng vàng này. Đã có lắm cuộc họp to nhỏ của các cơ quan ban ngành TP, nhưng tất cả đều chỉ để bàn cách làm sao cướp nó một cách êm xuôi, cho dầu quan nào cũng biết nó là ngôi trường của Giáo hội Công giáo.
Phải nói thẳng ra rằng chẳng quan nào muốn vũ trường trở lại thành trường học. Trả về cho giáo dục thì chẳng khác nào trả lại cho các nữ tu. Thế thì còn gì cơ hội chấm mút. Gần 10 năm kinh doanh vũ trường quá sướng ( từ 1997 đến cuối năm 2005), giờ phải nhìn cái VIP – CLUB hoành tráng ra đi, ai không “chạnh lòng thương”! Phải tìm cách đối phó với mấy bà sơ.
Thế là phương án cho Ban Quản lý đường sắt thuê trong vài năm được chọn.
Chuyện cơ sở đang tranh chấp khiếu nại mà lại đem cho thuê đã bị các bà xơ phản đối kịch liệt. UBND TP mở lối thoát bằng cách gấp rút chỉ đạo Công ty Kinh doanh Quản lý nhà thành phố chuyển giao cơ sở cho Sở Tài chính quản lý vào đầu năm 2008. Tiếp đó, làm thủ tục giao nó cho Ban quản lý đường sắt. Tháng 3/2008, Ban Quản lý đường sắt hí hứng ra quân đập phá sửa chữa, có kinh phí do Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước chi, tại hiện trường công an bảo kê cho hành động. Có gì sướng bằng ? Thế nhưng, một lần nữa các sơ không khoanh tay nhìn các quan dùng luật của kẻ mạnh mà hà hiếp phụ nữ.
Một Ban Quản lý đường sắt có chính quyền bảo kê mà không đập phá sửa chữa được cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu thì công ty, khách sạn nào dám nhào vô nhỉ ? Chỉ còn cách hê lên là xây trường may ra các nữ tu hết lý ! Thế là mấy tháng nay, chính quyền lại dọn đường chuẩn bị lòng dân bằng cách căng băng rôn “Dự án xậy trường Mầm Non”. Chiêu bài mới này chỉ để qua mặt các bà xơ vốn hay tin người lại sợ nhà nước “mất thể diện” và để lừa người đi đường chứ còn thứ đầu có sạn thì chỉ “nhếch mép”… cười ruồi !
Ai cũng biết không đập vũ trường thì làm sao xây dựng được ngôi trường mầm non ? Và ai cũng biết bây giờ với đất đai chật hẹp, địa bàn lại là trung tâm, cho nên xây dựng là phải tính chuyện hầm lầu nền móng. Vậy mà chính quyền ta tiến hành xây dựng trường mầm non chỉ bằng cách xây lại cửa chính, và mở thêm cửa hậu. Một điều đáng nói nữa là xây một cách âm thầm lén lút. Phải chăng đây là nơi dạy dỗ các mầm non những môn không nên thấy ?
Phòng Giáo dục Quận 3 hiện nay đâu thiếu trường Mẫu giáo. Có lần tôi nghe cô giáo trường Tuổi thơ 7C số 66 Trần Quốc Thảo nói rằng, trường sẽ giải tán (số trường Mầm non quá nhiều tại quận 3), NUTIFOOD (Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm), có chi nhánh tại đường Tú Xương sẽ chuyển đến đây, văn phòng cũ tại Tú Xương sẽ làm sẽ xây trường cấp 1.
Tại sao thay vì giải quyết đơn từ của các nữ tu, Chính quyền cứ ngang nhiên hành động bất chấp pháp luật. Ai cũng thừa biết nếu có đủ căn cứ bác đơn các bà xơ, họ đâu mệt nhọc làm càn để phải ba lần đưa gần 20 cán bộ ra ký vào biên bản vi phạm pháp luật, cam kết giữ nguyên hiện trường, (đất đang tranh chấp khiếu nại mà đập phá, sửa chữa). Từ Chủ tịch UBND phường 6, nay đến phó CT UBND Quận 3 ! Theo dõi diễn biến ở 32bis cũng thú vị, người đứng đầu của các cơ quan hành pháp đứng ra cam kết mà cứ tiếp tục vi phạm pháp luật. “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Cha ông ta nói qúa đúng !
Các bà sơ cũng khôn đó chứ, trong khi chờ UBND TP giải quyết, càng về sau các sơ càng yêu cầu người đứng ra cam kết phải vị vọng hơn. Không lẽ lần tới xây lén, ông Nguyễn Thành Tài, Phó CT UBND TP người có thẩm quyền giải quyết đơn các nữ tu sẽ đứng ra ký cái biên bản thứ 4 ???
Mà các sơ cũng nên biết rằng chính quyền chỉ nhượng bộ khi sợ dân làm loạn. Càng lúc ta thấy quyết tâm làm càn của phía Chính quyền TP càng lộ rõ: biên bản lần 1 chỉ cần vài tiếng sau khi các xơ đến hiện trường cầu nguyện họ đã lập. Lần 2, sau gần cả ngày thuyết phục các xơ về không được, họ mới ký vào biên bản. Lần 3 thì quá rõ, đã có chỉ đạo từ trên, không được ký biên bản nào…cán bộ có xách bàn đến làm việc rồi lại âm thầm rút đi. Vâng, sau 3 ngày 3 đêm các xơ ngủ ngoài đường và thấy các tu sĩ, giáo dân ngày một thêm đông, mới có cái biên bản thứ 3. Ông Chủ tịch phường 6 ký cam kết mà còn làm càn, phương chi nói miệng. Danh dự, nhân phẩm của người ký không biết nặng đến cỡ nào ? Người ta bảo chính quyền bây giờ không có dây thần kinh xấu hổ hổng chừng mà đúng. Mà không biết còn thể diện không mà mất nữa ? Tệ hại hơn nữa là các ông bà giáo dục, đeo mục kỉnh màu đồng: nhất tự một ngàn, bán tự năm trăm … Ới các bậc thánh hiền sống khôn thác thiêng ngó xuống mà xem các thầy cô đi rao bán cái đạo đức mình hổng xài ! Đây rồi mà xem, các xơ ra về, mai lại xây tiếp, biên bản tôi ký chỉ đáng cho người khác kê đít ngồi !
Tóm lại theo tôi, các sơ phải kiên quyết đòi lại cơ sở 32 bis để phục vụ các đối tượng nghèo khổ trong thành phố. Tôi biết rất nhiều trường tình thương của các sơ Nữ Tử Bác Ái dành cho các cháu lang thang vỉa hè hiện đều phải mượn mặt bằng của dân, mượn phòng giáo lý của các giáo xứ. (giáo xứ Bàn Cờ, Huyện Sỹ, Đức Bà…) Tại sao Chính quyền phải chuyển cái vũ trường lại cho Quận 3 và phòng giáo dục Quận 3, trong khi họ không có nhu cầu, không có đơn và dự án trình UBND TP xin giao đất là trường ? Từ lâu, có ai tha thiết chuyển cơ sở 32 bis về cho giáo dục như đã trình bày ở trên. Phải chăng, họ chỉ kiếm cớ nhằm nuốt bằng được mảnh đất đáng lẽ ra người nghèo phải được hưởng.
Lời cuối, xin gửi đến quý sơ Nữ Tử Bác Ái:
“Chuẩn bị bút để ký cái biên bản thứ 4 !”
Và phải chuẩn bị rau cháo ăn chay nằm đất ít là một tuần. Khi ấy sẽ lại có một phái đoàn hùng hậu tới nhà dòng chính ở 42 Tú Xương cho nó đỡ … “mất thể diện”. Và các bà sơ lại rút về phục hồi thể diện cho nhà nước vi phạm pháp luật trong sự ngẩn tò te … hổng hiểu của đám dân nghèo hí hửng tưởng sắp có chỗ gởi mấy thằng con cù bất cù bơ !
Cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu dầu chưa đầy 900m2, tuy nhiên vị trí của nó thì tuyệt vời, ngay trung tâm Thành phố, thuộc quận 3, lại nằm trên đường Nguyễn Thị Diệu, con đường nhỏ và ngắn, kín đáo, thuận lợi cho các VIP vào ăn uống, chơi bời. Vì vậy khi lấy được nó (khi ấy là trường học) từ tay các bà sơ, các quan chức đã xoay nó thành vũ trường cho VIP ăn chơi, trong đó xây dựng cả một hệ thống thoát hiểm để các VIP có thể né công an kiểm tra, né nhau, hoặc né các bà vợ nổi máu Hoạn Thư !
Vài năm vừa qua, quá trời khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê mọc lên hoành tráng ở Saigon, nhưng cái vũ trường 32 bis bị dẹp tiệm do các nữ tu kiên quyết đòi lại ngôi trường đã biến thành nơi đàng điếm.
Các quan chưa bao giờ muốn nhả con gà đẻ trứng vàng này. Đã có lắm cuộc họp to nhỏ của các cơ quan ban ngành TP, nhưng tất cả đều chỉ để bàn cách làm sao cướp nó một cách êm xuôi, cho dầu quan nào cũng biết nó là ngôi trường của Giáo hội Công giáo.
Phải nói thẳng ra rằng chẳng quan nào muốn vũ trường trở lại thành trường học. Trả về cho giáo dục thì chẳng khác nào trả lại cho các nữ tu. Thế thì còn gì cơ hội chấm mút. Gần 10 năm kinh doanh vũ trường quá sướng ( từ 1997 đến cuối năm 2005), giờ phải nhìn cái VIP – CLUB hoành tráng ra đi, ai không “chạnh lòng thương”! Phải tìm cách đối phó với mấy bà sơ.
Thế là phương án cho Ban Quản lý đường sắt thuê trong vài năm được chọn.
Chuyện cơ sở đang tranh chấp khiếu nại mà lại đem cho thuê đã bị các bà xơ phản đối kịch liệt. UBND TP mở lối thoát bằng cách gấp rút chỉ đạo Công ty Kinh doanh Quản lý nhà thành phố chuyển giao cơ sở cho Sở Tài chính quản lý vào đầu năm 2008. Tiếp đó, làm thủ tục giao nó cho Ban quản lý đường sắt. Tháng 3/2008, Ban Quản lý đường sắt hí hứng ra quân đập phá sửa chữa, có kinh phí do Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước chi, tại hiện trường công an bảo kê cho hành động. Có gì sướng bằng ? Thế nhưng, một lần nữa các sơ không khoanh tay nhìn các quan dùng luật của kẻ mạnh mà hà hiếp phụ nữ.
Một Ban Quản lý đường sắt có chính quyền bảo kê mà không đập phá sửa chữa được cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu thì công ty, khách sạn nào dám nhào vô nhỉ ? Chỉ còn cách hê lên là xây trường may ra các nữ tu hết lý ! Thế là mấy tháng nay, chính quyền lại dọn đường chuẩn bị lòng dân bằng cách căng băng rôn “Dự án xậy trường Mầm Non”. Chiêu bài mới này chỉ để qua mặt các bà xơ vốn hay tin người lại sợ nhà nước “mất thể diện” và để lừa người đi đường chứ còn thứ đầu có sạn thì chỉ “nhếch mép”… cười ruồi !
Ai cũng biết không đập vũ trường thì làm sao xây dựng được ngôi trường mầm non ? Và ai cũng biết bây giờ với đất đai chật hẹp, địa bàn lại là trung tâm, cho nên xây dựng là phải tính chuyện hầm lầu nền móng. Vậy mà chính quyền ta tiến hành xây dựng trường mầm non chỉ bằng cách xây lại cửa chính, và mở thêm cửa hậu. Một điều đáng nói nữa là xây một cách âm thầm lén lút. Phải chăng đây là nơi dạy dỗ các mầm non những môn không nên thấy ?
Phòng Giáo dục Quận 3 hiện nay đâu thiếu trường Mẫu giáo. Có lần tôi nghe cô giáo trường Tuổi thơ 7C số 66 Trần Quốc Thảo nói rằng, trường sẽ giải tán (số trường Mầm non quá nhiều tại quận 3), NUTIFOOD (Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm), có chi nhánh tại đường Tú Xương sẽ chuyển đến đây, văn phòng cũ tại Tú Xương sẽ làm sẽ xây trường cấp 1.
Tại sao thay vì giải quyết đơn từ của các nữ tu, Chính quyền cứ ngang nhiên hành động bất chấp pháp luật. Ai cũng thừa biết nếu có đủ căn cứ bác đơn các bà xơ, họ đâu mệt nhọc làm càn để phải ba lần đưa gần 20 cán bộ ra ký vào biên bản vi phạm pháp luật, cam kết giữ nguyên hiện trường, (đất đang tranh chấp khiếu nại mà đập phá, sửa chữa). Từ Chủ tịch UBND phường 6, nay đến phó CT UBND Quận 3 ! Theo dõi diễn biến ở 32bis cũng thú vị, người đứng đầu của các cơ quan hành pháp đứng ra cam kết mà cứ tiếp tục vi phạm pháp luật. “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Cha ông ta nói qúa đúng !
Các bà sơ cũng khôn đó chứ, trong khi chờ UBND TP giải quyết, càng về sau các sơ càng yêu cầu người đứng ra cam kết phải vị vọng hơn. Không lẽ lần tới xây lén, ông Nguyễn Thành Tài, Phó CT UBND TP người có thẩm quyền giải quyết đơn các nữ tu sẽ đứng ra ký cái biên bản thứ 4 ???
Mà các sơ cũng nên biết rằng chính quyền chỉ nhượng bộ khi sợ dân làm loạn. Càng lúc ta thấy quyết tâm làm càn của phía Chính quyền TP càng lộ rõ: biên bản lần 1 chỉ cần vài tiếng sau khi các xơ đến hiện trường cầu nguyện họ đã lập. Lần 2, sau gần cả ngày thuyết phục các xơ về không được, họ mới ký vào biên bản. Lần 3 thì quá rõ, đã có chỉ đạo từ trên, không được ký biên bản nào…cán bộ có xách bàn đến làm việc rồi lại âm thầm rút đi. Vâng, sau 3 ngày 3 đêm các xơ ngủ ngoài đường và thấy các tu sĩ, giáo dân ngày một thêm đông, mới có cái biên bản thứ 3. Ông Chủ tịch phường 6 ký cam kết mà còn làm càn, phương chi nói miệng. Danh dự, nhân phẩm của người ký không biết nặng đến cỡ nào ? Người ta bảo chính quyền bây giờ không có dây thần kinh xấu hổ hổng chừng mà đúng. Mà không biết còn thể diện không mà mất nữa ? Tệ hại hơn nữa là các ông bà giáo dục, đeo mục kỉnh màu đồng: nhất tự một ngàn, bán tự năm trăm … Ới các bậc thánh hiền sống khôn thác thiêng ngó xuống mà xem các thầy cô đi rao bán cái đạo đức mình hổng xài ! Đây rồi mà xem, các xơ ra về, mai lại xây tiếp, biên bản tôi ký chỉ đáng cho người khác kê đít ngồi !
Biên bản ngày 19.12.2008 l65p rồi để trên ghế! |
Lời cuối, xin gửi đến quý sơ Nữ Tử Bác Ái:
“Chuẩn bị bút để ký cái biên bản thứ 4 !”
Và phải chuẩn bị rau cháo ăn chay nằm đất ít là một tuần. Khi ấy sẽ lại có một phái đoàn hùng hậu tới nhà dòng chính ở 42 Tú Xương cho nó đỡ … “mất thể diện”. Và các bà sơ lại rút về phục hồi thể diện cho nhà nước vi phạm pháp luật trong sự ngẩn tò te … hổng hiểu của đám dân nghèo hí hửng tưởng sắp có chỗ gởi mấy thằng con cù bất cù bơ !
Thế Thảo Thế Thời - Thời Thế Thảo
Tú Nạc
15:04 28/12/2008
Hề lắm ông ơi, ông biết không?
Từ Âu sang Á họ cười ông!
Ông là chủ tịch hay "chủ tịt",
Mở mồm ăn nói thật lông bông.
Nghe nói đâu ông là tiến sỹ?
Học hàm, học vị quả là cao!
Bằng ông ai cấp cho ông đấy?
Thứ bằng Nguyễn Khuyến nói thuở nào?
Chức trách ông là quan đầu tỉnh,
Nếu "tỉnh" ăn nói phải cho "thông",
Ai lại ăn nói như ông thế,
Hậu duệ mai này sẽ khing ông.
Tám người Dân Chúa đòi công lý,
Vô lý ông đem kết tội "lèo".
Mồm nói một đàng, quàng một nẻo,
Tội vạ gì đâu phạt án treo!
Hôm nọ ông đòi dời Đức Tổng,
Quyền hạn gì ông, ông biết không?
Giáo Hội người ta minh tường lắm,
Tôn ti trật tự trước việc công.
Hôm nay lại đuổi vài Linh mục,
Ai động gì đến mả nhà ông?
Tu hành người ta công minh lắm,
Không màng tư lợi cướp của công.
Nếu ông tự thấy ông gai mắt,
Nhặt đâu cặp kính có "lòng đen",
Ra đầu ngõ hẹp ngồi coi bói,
Xem vận ông xem đỏ hay đen?
Thôi nhé, khuyên ông vì ích nước,
Lợi dân ông đùng dại đuổi ai.
Đuổi chính thân ông, thân vô lại,
"Go back your home to catch flies".
Từ Âu sang Á họ cười ông!
Ông là chủ tịch hay "chủ tịt",
Mở mồm ăn nói thật lông bông.
Nghe nói đâu ông là tiến sỹ?
Học hàm, học vị quả là cao!
Bằng ông ai cấp cho ông đấy?
Thứ bằng Nguyễn Khuyến nói thuở nào?
Chức trách ông là quan đầu tỉnh,
Nếu "tỉnh" ăn nói phải cho "thông",
Ai lại ăn nói như ông thế,
Hậu duệ mai này sẽ khing ông.
Tám người Dân Chúa đòi công lý,
Vô lý ông đem kết tội "lèo".
Mồm nói một đàng, quàng một nẻo,
Tội vạ gì đâu phạt án treo!
Hôm nọ ông đòi dời Đức Tổng,
Quyền hạn gì ông, ông biết không?
Giáo Hội người ta minh tường lắm,
Tôn ti trật tự trước việc công.
Hôm nay lại đuổi vài Linh mục,
Ai động gì đến mả nhà ông?
Tu hành người ta công minh lắm,
Không màng tư lợi cướp của công.
Nếu ông tự thấy ông gai mắt,
Nhặt đâu cặp kính có "lòng đen",
Ra đầu ngõ hẹp ngồi coi bói,
Xem vận ông xem đỏ hay đen?
Thôi nhé, khuyên ông vì ích nước,
Lợi dân ông đùng dại đuổi ai.
Đuổi chính thân ông, thân vô lại,
"Go back your home to catch flies".
Lễ Giáng Sinh 2008 tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La
LM Nguyễn Trung Thoại
15:22 28/12/2008
SƠN TÂY - Sau đây là bản tường trình sinh hoạt mục vụ tôn giáo của LM Nguyễn Trung Thoại thuộc văn phòng Tòa Giám Mục Hưng Hoá, người phụ trách giáo dân tại tỉnh Sơn La:
Giáo phận Hưng Hoá nằm trên địa bàn 10 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, là 3 tỉnh trước năm 1960 hầu như chỉ có người các dân tộc theo tín ngưỡng truyền thống, không có đồng bào các tôn giáo, không có nhà thờ hoặc chùa chiền như ở các tỉnh khác. Từ thập niên 60’, nhất là từ thập niên 80’, đông đảo đồng bào dân tộc Kinh từ các tỉnh miền xuôi và đồng bào dân tộc H’Mong từ tỉnh Yên Bái đã di dân lên làm ăn tại 3 tỉnh miền núi này, trong đó hiện nay có trên 5000 người công giáo, những người đang góp phần đáng kể vào việc xây dựng kinh tế và xã hội nơi quê hương mới.
Xem hình ảnh Lễ Chúa Giáng Sinh tại Điện Biên và Lai Châu
Từ giữa thập niên 90’, vào thời kỳ đổi mới, tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các tỉnh phía bắc dần dần cũng được đổi mới. Riêng tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, sau 3 năm kiên trì liên hệ và chờ đợi kể từ khi nhậm chức giám mục giáo phận Hưng Hoá vào đầu tháng 10 năm 2003, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã được chính quyền 3 tỉnh nói trên đón tiếp vào đầu năm 2006. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên của một giám mục giáo phận lên 3 tỉnh miền núi này kể từ khi Giáo phận được thành lập vào năm 1895.
Sau khi tiếp xúc với các vị lãnh đạo 3 tỉnh, với sự quan tâm của các vị hữu trách tại trung ương, Đức giám mục Giáo phận đã đăng ký với chính quyền 3 tỉnh nói trên về các địa điểm sinh hoạt tôn giáo tại các nhà tư, đồng thời đăng ký cho tôi là linh mục Nguyễn Trung Thoại từ Sơn Tây lên phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo dân tại tỉnh Sơn La (cách Sơn Tây 300 km), và linh mục Nguyễn Thanh Bình từ Sapa, tỉnh Lào Cai, đến phục vụ giáo dân tại tỉnh Lai Châu (cách Sapa 80 km) và Điện Biên (cách Lai Châu 200 km).
Lúc đầu tuy gặp nhiều khó khăn, một phần vì chính quyền địa phương chưa có nhận thức mới về tôn giáo, chưa bao giờ thấy các sinh hoạt tôn giáo, nhưng dần dần đã quen với lễ nghi công giáo và đã thấy nhu cầu của đồng bào có đạo. Từ hai năm qua, sinh hoạt tôn giáo tại các địa điểm đăng ký mỗi ngày một ổn định hơn, trừ tại thành phố Sơn La (truớc đây là thị xã), đến nay vẫn còn gặp trở ngại. Trung tuần tháng 5 năm 2008 vừa qua, Đức Cha Antôn, lần thứ hai lên thăm giáo dân tại 3 tỉnh nói trên, cùng đi có tôi và linh mục quản xứ Sapa, đã làm lễ tại tất cả các điểm đăng ký, có đông đảo giáo dân tham dự, khác với lần đầu tiên năm 2006.
Lễ Giáng Sinh năm nay, ngày 25 tháng 12 năm 2008, tôi đã làm lễ cho giáo dân tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn (Cò Nòi - Hót Lót) thuộc tỉnh Sơn La, trong bầu khí vui tươi của ngày lễ mang tính quốc tế này. Riêng tại thành phố Sơn La, giáo dân cho biết tình hình không ổn định, và đã góp ý với tôi là lên làm lễ thì không tiện, nên tôi đã trở về thành phố Hoà Bình để phục vụ giáo dân trong xứ mà tôi quản nhiệm. Đêm 24.12.2008 tôi làm lễ tại trung tâm tỉnh Hoà Bình, lễ có đông đảo bà con lương giáo tham dự như một đêm lễ hội. Tôi nhớ đến những ngày cuối năm 2002, lần đầu tiên dâng lễ Giáng Sinh tại Hoà Bình sau 57 năm không có Thánh Lễ.
Có một linh mục từ Hà Nội lên Sơn La chiều 24.12.2008 với thiện ý muốn phục vụ giáo dân trong đêm Noel, nhưng giáo dân cho biết chính quyền địa phương đã kiểm soát gắt gao, nhất là tại thành phố Sơn La, khiến cho linh mục không thể làm lễ được, phải tìm cách quay trở về Hà Nội.
Còn tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên, sau lễ đêm tại Sapa, linh mục Nguyễn Thanh Bình cho biết ngài đã đi làm lễ cho giáo dân tại hai tỉnh này vào ngày 25.12.2008, trong bầu khí phấn khởi của đông đảo bà con giáo dân. Tại tỉnh Lai Châu, linh mục đã làm lễ cho một cộng đoàn khoảng 600 giáo dân gốc Bùi Chu lên lập nghiệp ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu, từ thập niên 60’. Tại tỉnh Điện Biên, linh mục làm lễ cho 3 cộng đoàn tại thành phố Điện Biên, huyện Tủa Chùa và Sìn Hồ, có khoảng 500 giáo dân.
Tóm lại, tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, tuy chính quyền chưa chính thức cho phép sinh hoạt tôn giáo như ở các tỉnh khác, nhưng hy vọng, qua thực tế sinh hoạt của đồng bào công giáo, cũng như qua thái độ kiên trì đối thoại, từng bước các vị lãnh đạo sẽ có thêm những nhận thức mới về tôn giáo, từ đó các sinh hoạt tôn giáo hy vọng sẽ trở nên bình thường như tại các tỉnh khác trong cả nước. Thực tế, không ai lại từ chối đáp ứng nhu cầu dựng vợ gả chồng cho con cái vì lý do “trước đây mày đã không có vợ có chồng, nên bây giờ cũng không”, hoặc vì “hàng xóm láng giềng không muốn cho mày có vợ có chồng”! Sinh hoạt tôn giáo tập thể, cũng như sinh hoạt tôn giáo tại gia, là nhu cầu tự nhiên của những người có tôn giáo, mà chính sách chung là đáp ứng nhu cầu của chính những người có tôn giáo, nhằm đem lại hạnh phúc toàn diện cho một bộ phận nhân dân đang hết mình xây dựng quê hương mới của họ.
Trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa, dù đã bước vào Mùa Giáng Sinh, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống tinh thần của Mùa Vọng.
Sơn Tây, ngày 28 tháng 12 năm 2008
Giáo phận Hưng Hoá nằm trên địa bàn 10 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, là 3 tỉnh trước năm 1960 hầu như chỉ có người các dân tộc theo tín ngưỡng truyền thống, không có đồng bào các tôn giáo, không có nhà thờ hoặc chùa chiền như ở các tỉnh khác. Từ thập niên 60’, nhất là từ thập niên 80’, đông đảo đồng bào dân tộc Kinh từ các tỉnh miền xuôi và đồng bào dân tộc H’Mong từ tỉnh Yên Bái đã di dân lên làm ăn tại 3 tỉnh miền núi này, trong đó hiện nay có trên 5000 người công giáo, những người đang góp phần đáng kể vào việc xây dựng kinh tế và xã hội nơi quê hương mới.
Xem hình ảnh Lễ Chúa Giáng Sinh tại Điện Biên và Lai Châu
Từ giữa thập niên 90’, vào thời kỳ đổi mới, tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các tỉnh phía bắc dần dần cũng được đổi mới. Riêng tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, sau 3 năm kiên trì liên hệ và chờ đợi kể từ khi nhậm chức giám mục giáo phận Hưng Hoá vào đầu tháng 10 năm 2003, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã được chính quyền 3 tỉnh nói trên đón tiếp vào đầu năm 2006. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên của một giám mục giáo phận lên 3 tỉnh miền núi này kể từ khi Giáo phận được thành lập vào năm 1895.
Sau khi tiếp xúc với các vị lãnh đạo 3 tỉnh, với sự quan tâm của các vị hữu trách tại trung ương, Đức giám mục Giáo phận đã đăng ký với chính quyền 3 tỉnh nói trên về các địa điểm sinh hoạt tôn giáo tại các nhà tư, đồng thời đăng ký cho tôi là linh mục Nguyễn Trung Thoại từ Sơn Tây lên phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo dân tại tỉnh Sơn La (cách Sơn Tây 300 km), và linh mục Nguyễn Thanh Bình từ Sapa, tỉnh Lào Cai, đến phục vụ giáo dân tại tỉnh Lai Châu (cách Sapa 80 km) và Điện Biên (cách Lai Châu 200 km).
Lúc đầu tuy gặp nhiều khó khăn, một phần vì chính quyền địa phương chưa có nhận thức mới về tôn giáo, chưa bao giờ thấy các sinh hoạt tôn giáo, nhưng dần dần đã quen với lễ nghi công giáo và đã thấy nhu cầu của đồng bào có đạo. Từ hai năm qua, sinh hoạt tôn giáo tại các địa điểm đăng ký mỗi ngày một ổn định hơn, trừ tại thành phố Sơn La (truớc đây là thị xã), đến nay vẫn còn gặp trở ngại. Trung tuần tháng 5 năm 2008 vừa qua, Đức Cha Antôn, lần thứ hai lên thăm giáo dân tại 3 tỉnh nói trên, cùng đi có tôi và linh mục quản xứ Sapa, đã làm lễ tại tất cả các điểm đăng ký, có đông đảo giáo dân tham dự, khác với lần đầu tiên năm 2006.
Lễ Giáng Sinh năm nay, ngày 25 tháng 12 năm 2008, tôi đã làm lễ cho giáo dân tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn (Cò Nòi - Hót Lót) thuộc tỉnh Sơn La, trong bầu khí vui tươi của ngày lễ mang tính quốc tế này. Riêng tại thành phố Sơn La, giáo dân cho biết tình hình không ổn định, và đã góp ý với tôi là lên làm lễ thì không tiện, nên tôi đã trở về thành phố Hoà Bình để phục vụ giáo dân trong xứ mà tôi quản nhiệm. Đêm 24.12.2008 tôi làm lễ tại trung tâm tỉnh Hoà Bình, lễ có đông đảo bà con lương giáo tham dự như một đêm lễ hội. Tôi nhớ đến những ngày cuối năm 2002, lần đầu tiên dâng lễ Giáng Sinh tại Hoà Bình sau 57 năm không có Thánh Lễ.
Có một linh mục từ Hà Nội lên Sơn La chiều 24.12.2008 với thiện ý muốn phục vụ giáo dân trong đêm Noel, nhưng giáo dân cho biết chính quyền địa phương đã kiểm soát gắt gao, nhất là tại thành phố Sơn La, khiến cho linh mục không thể làm lễ được, phải tìm cách quay trở về Hà Nội.
Còn tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên, sau lễ đêm tại Sapa, linh mục Nguyễn Thanh Bình cho biết ngài đã đi làm lễ cho giáo dân tại hai tỉnh này vào ngày 25.12.2008, trong bầu khí phấn khởi của đông đảo bà con giáo dân. Tại tỉnh Lai Châu, linh mục đã làm lễ cho một cộng đoàn khoảng 600 giáo dân gốc Bùi Chu lên lập nghiệp ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu, từ thập niên 60’. Tại tỉnh Điện Biên, linh mục làm lễ cho 3 cộng đoàn tại thành phố Điện Biên, huyện Tủa Chùa và Sìn Hồ, có khoảng 500 giáo dân.
Tóm lại, tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, tuy chính quyền chưa chính thức cho phép sinh hoạt tôn giáo như ở các tỉnh khác, nhưng hy vọng, qua thực tế sinh hoạt của đồng bào công giáo, cũng như qua thái độ kiên trì đối thoại, từng bước các vị lãnh đạo sẽ có thêm những nhận thức mới về tôn giáo, từ đó các sinh hoạt tôn giáo hy vọng sẽ trở nên bình thường như tại các tỉnh khác trong cả nước. Thực tế, không ai lại từ chối đáp ứng nhu cầu dựng vợ gả chồng cho con cái vì lý do “trước đây mày đã không có vợ có chồng, nên bây giờ cũng không”, hoặc vì “hàng xóm láng giềng không muốn cho mày có vợ có chồng”! Sinh hoạt tôn giáo tập thể, cũng như sinh hoạt tôn giáo tại gia, là nhu cầu tự nhiên của những người có tôn giáo, mà chính sách chung là đáp ứng nhu cầu của chính những người có tôn giáo, nhằm đem lại hạnh phúc toàn diện cho một bộ phận nhân dân đang hết mình xây dựng quê hương mới của họ.
Trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa, dù đã bước vào Mùa Giáng Sinh, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống tinh thần của Mùa Vọng.
Sơn Tây, ngày 28 tháng 12 năm 2008
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ của LM John B Lâm Chí Hoằng vừa tạ thế tại Michigan
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
01:14 28/12/2008
PHÂN ƯU
Được tin
Cụ GIUSE LÂM DIÊN ĐƯƠNG
Thân Phụ của Cha John B. Lâm Chí Hoằng
Phó xứ Guardian Angels Church, Clawson, Michigan
vuà tạ thế thứ Sáu ngày 26 tháng 12, 2008.
Thánh lễ Đưa Chân cử hành tại nhà thờ GX VN Đức Mẹ Ban Ơn Lành,
Eastpointe, Michigan lúc 8:00 pm thứ Hai ngày 29 tháng 12, 2008.
Lễ An táng sẽ cử hành lúc 11:00 am thứ Ba ngày 30 tháng 12
tại GX Guardian Angels Church, 581 E. 14 Mile Rd, Clawson, MI 40817
(nơi Cha Hoằng đang làm Phó xứ).
Chúng con thành kính phân ưu cùng Cha Hoằng và toàn thể tang quyến.
Nguyện xin Chúa là Cha nhân từ đón nhận Linh hồn Giuse vào Thiên Đàng.
Thành Kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK