Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 28/12/2018
24. ANH EM TRANH CHIM NHẠN
Trước đây, có người nhìn thấy một con chim nhạn đang bay thì chuẩn bị giương cung bắn, và nói: “Bắn một phát thì có đồ nấu ăn.”
Đứa em trai ra mặt phản đối, nói:
- “Ngỗng nhà nấu ăn thì ngon, nhưng nhạn nướng thì ăn ngon hơn.”
Hai anh em to tiếng tranh cãi với nhau, bèn đi đến một lão tiền bối xin phân xử phải trái.
Lão tiền bối nói:
- “Vậy thì nấu một nửa, nướng một nửa”.
Hai anh em rất là phấn khởi và đồng ý như vậy, nhưng lúc đi tìm nhạn để bắn, thì chim nhạn đã bay qua bên kia phương trời rồi !
(Ứng hài lục)
Suy tư 24:
Nấu để ăn hay nướng để ăn đều chưa quan trọng, cái quan trọng là có gì để nấu nướng hay không mà thôi.
Chim nhạn còn bay trên không trung mà đã giành nhau nấu hoặc nướng thịt nhạn thì đúng là...chuyện tiếu lâm.
Nhưng đáng cười hơn nữa là có một vài linh mục chưa được bài sai đi làm cha sở mà đã đánh tiếng về họ đạo là: tớ về đó là “nướng” ngay ông trưởng hành giáo cho về vườn, và “nấu” ngay bà trưởng ban lễ nghi cho về hưu để khỏi bép xép cái miệng, dẹp ngay cái ca đoàn lộn xộn yêu sách...
Có chim nhạn mới nấu nướng được, có bài sai làm cha sở mới “nấu nướng” được, bằng không thì chỉ là bày tỏ cái kiêu ngạo và ích kỷ của mình mà thôi.
Đức Chúa Giê-su có quyền “giết thân xác và giam cầm linh hồn con người vào địa ngục đời đời” trong tay, nhưng Ngài chỉ sinh chứ không sát, dù kẻ đáng tội sát thì Ngài vẫn cố gắng sinh nó lại trong tình thương của Ngài, và như vậy Ngài đã trở nên mục tử nhân hậu của nhân loại và là mẫu gương hiền lành khiêm tốn cho chúng ta noi theo, nhất là các linh mục của Chúa.
“Nấu và nướng” thì không quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn là có thứ để nấu nướng hay không ! Cũng vậy, nên có một tâm hồn bao dung và khiêm tốn trong cuộc sống của mình thì sẽ không có chuyện “giết” người này hoặc “sát” người kia nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước đây, có người nhìn thấy một con chim nhạn đang bay thì chuẩn bị giương cung bắn, và nói: “Bắn một phát thì có đồ nấu ăn.”
Đứa em trai ra mặt phản đối, nói:
- “Ngỗng nhà nấu ăn thì ngon, nhưng nhạn nướng thì ăn ngon hơn.”
Hai anh em to tiếng tranh cãi với nhau, bèn đi đến một lão tiền bối xin phân xử phải trái.
Lão tiền bối nói:
- “Vậy thì nấu một nửa, nướng một nửa”.
Hai anh em rất là phấn khởi và đồng ý như vậy, nhưng lúc đi tìm nhạn để bắn, thì chim nhạn đã bay qua bên kia phương trời rồi !
(Ứng hài lục)
Suy tư 24:
Nấu để ăn hay nướng để ăn đều chưa quan trọng, cái quan trọng là có gì để nấu nướng hay không mà thôi.
Chim nhạn còn bay trên không trung mà đã giành nhau nấu hoặc nướng thịt nhạn thì đúng là...chuyện tiếu lâm.
Nhưng đáng cười hơn nữa là có một vài linh mục chưa được bài sai đi làm cha sở mà đã đánh tiếng về họ đạo là: tớ về đó là “nướng” ngay ông trưởng hành giáo cho về vườn, và “nấu” ngay bà trưởng ban lễ nghi cho về hưu để khỏi bép xép cái miệng, dẹp ngay cái ca đoàn lộn xộn yêu sách...
Có chim nhạn mới nấu nướng được, có bài sai làm cha sở mới “nấu nướng” được, bằng không thì chỉ là bày tỏ cái kiêu ngạo và ích kỷ của mình mà thôi.
Đức Chúa Giê-su có quyền “giết thân xác và giam cầm linh hồn con người vào địa ngục đời đời” trong tay, nhưng Ngài chỉ sinh chứ không sát, dù kẻ đáng tội sát thì Ngài vẫn cố gắng sinh nó lại trong tình thương của Ngài, và như vậy Ngài đã trở nên mục tử nhân hậu của nhân loại và là mẫu gương hiền lành khiêm tốn cho chúng ta noi theo, nhất là các linh mục của Chúa.
“Nấu và nướng” thì không quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn là có thứ để nấu nướng hay không ! Cũng vậy, nên có một tâm hồn bao dung và khiêm tốn trong cuộc sống của mình thì sẽ không có chuyện “giết” người này hoặc “sát” người kia nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 28/12/2018
LỄ THÁNH GIA THẤT
Tin mừng : Lc 2, 41-52
“Cha mẹ Đức Giê-su tìm thấy con đang ngồi giữa các bậc thầy.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm đến dịp lễ Thánh Gia Thất là chúng ta lại có cơ hội cùng nhau chiêm ngắm, học hỏi các nhân đức của thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và hài nhi Giê-su, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm thảo lại đời sống gia đình của chúng ta coi có phù hợp với Tin Mừng mà Đức Chúa Giê-su đã dạy hay không ?
Chúa dạy chúng ta phải tôn trọng mạng sống của con người :
Đức Mẹ Maria đã vui mừng hân hoan hát lên bài ca tạ ơn Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa...” Mẹ hát khúc ca tạ ơn này khi đến thăm viếng bà chị họ là bà Ê-li-sa-bét sau khi đã cưu mang Đức Chúa Giê-su như lời sứ thần truyền tin, Mẹ vui mừng vì ơn cứu độ đã đến, Mẹ vui mừng vì Thiên Chúa đã đoái hoài đến Mẹ, và quan trọng hơn, Mẹ vui mừng vì hài nhi mà Mẹ cưu mang trong mình chính là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi, và đã được các tiên tri loan báo từ trước, Ngài chính là căn nguyên của sự sống.
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su nho nhỏ dễ thương, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến các em nhỏ trong mọi gia đình của chúng ta và của những gia đình khác, dễ thương đẹp đẽ như các thiên thần, đó chính là một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Hãy trân trọng và bảo vệ các thai nhi đang còn trong bụng mẹ, các thai nhi ấy cũng là con người, cũng có sự sống, sự sống này bởi Thiên Chúa ban cho và chỉ mình Ngài mới có quyền quyết định.
Ngày nay có rất nhiều người mẹ giết chết con mình khi nó còn trong bụng mình, có rất nhiều tổ chức vận động cho việc phá thai, tức là tổ chức việc giết người ngay còn trong bụng mẹ, tất cả những thai nhi ấy đều có quyền sống và có quyền làm người, vậy mà nó lại bị chính cha mẹ của nó giết chết khi còn trong dạ, tất cả cũng chỉ vì những cha mẹ này ích kỉ, muốn có một cuộc sống hưởng thụ khoái cảm nhục dục và sự vô trách nhiệm của xã hội.
Chúa dạy chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ:
Vâng lời hơn dâng của lễ, đó là một câu nói bao gồm sự đạo đức của người Ki-tô hữu. Vâng lời này được bắt đầu từ Con Thiên Chúa làm người –Đức Chúa Giê-su Ki-tô- chính Ngài đã vâng lời Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại, thánh Phao-lô tông đồ đã kinh ngạc và xác tín sâu xa về sự vâng phục của Đức Chúa Giê-su như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế...”
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su đang nằm trần trụi trong máng lừa, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến sự cùng cực của người bất hạnh, chúng ta thương tâm cho Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nhưng cái quan trọng hơn hết mà bạn và tôi phải nghĩ ngay đến, đó là sự vâng phục và khiêm nhường của Ngài:
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vậng lời mà Ngài trở nên giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vâng phục mà Ngài đã sinh ra trong hang lừa máng cỏ.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì khiêm nhường nên Ngài đã trở nên con cái của loài người...
Ngài dạy chúng ta một bài học sâu xa của sự vâng lời cha mẹ trong gia đình, các bậc là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành dưỡng nuôi chúng ta, chúng ta vâng lời cha mẹ là vâng lời Thiên Chúa, chúng ta phục vụ chăm sóc cha mẹ là phục vụ chăm sóc Thiên Chúa, ai nói kính mến Thiên Chúa mà không kính mến cha mẹ mình, thì dứt khoát là người bất hiếu với Thiên Chúa, bởi vì cha mẹ là đấng sinh dưỡng chúng ta mà chúng ta không yêu mến thì sao lại nói yêu mến Thiên Chúa được...
Bạn thân mến,
Nhìn vào hang đá bạn và tôi còn học được rất nhiều bài học cho đời sống làm người, cho niềm tin tôn giáo của chính mình, nhưng cái mà xã hội hôm nay cần đến chúng ta, đó là: bảo vệ mạng sống của con người và nhất là bảo vệ mạng sống của các thai nhi, hai là chúng ta phải nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện trong gia đình của mình qua việc con cái biết vâng lời thào hiếu với cha mẹ.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em can đảm cản trở những người có ý định hoặc hành động phá thai ?
2. Anh chị em có cầu nguyện cho những người hoặc tổ chức tự do phá thai, để họ nhận ra các thai nhi cũng có quyền sống và cần bảo vệ ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 2, 41-52
“Cha mẹ Đức Giê-su tìm thấy con đang ngồi giữa các bậc thầy.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm đến dịp lễ Thánh Gia Thất là chúng ta lại có cơ hội cùng nhau chiêm ngắm, học hỏi các nhân đức của thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và hài nhi Giê-su, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm thảo lại đời sống gia đình của chúng ta coi có phù hợp với Tin Mừng mà Đức Chúa Giê-su đã dạy hay không ?
Chúa dạy chúng ta phải tôn trọng mạng sống của con người :
Đức Mẹ Maria đã vui mừng hân hoan hát lên bài ca tạ ơn Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa...” Mẹ hát khúc ca tạ ơn này khi đến thăm viếng bà chị họ là bà Ê-li-sa-bét sau khi đã cưu mang Đức Chúa Giê-su như lời sứ thần truyền tin, Mẹ vui mừng vì ơn cứu độ đã đến, Mẹ vui mừng vì Thiên Chúa đã đoái hoài đến Mẹ, và quan trọng hơn, Mẹ vui mừng vì hài nhi mà Mẹ cưu mang trong mình chính là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi, và đã được các tiên tri loan báo từ trước, Ngài chính là căn nguyên của sự sống.
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su nho nhỏ dễ thương, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến các em nhỏ trong mọi gia đình của chúng ta và của những gia đình khác, dễ thương đẹp đẽ như các thiên thần, đó chính là một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Hãy trân trọng và bảo vệ các thai nhi đang còn trong bụng mẹ, các thai nhi ấy cũng là con người, cũng có sự sống, sự sống này bởi Thiên Chúa ban cho và chỉ mình Ngài mới có quyền quyết định.
Ngày nay có rất nhiều người mẹ giết chết con mình khi nó còn trong bụng mình, có rất nhiều tổ chức vận động cho việc phá thai, tức là tổ chức việc giết người ngay còn trong bụng mẹ, tất cả những thai nhi ấy đều có quyền sống và có quyền làm người, vậy mà nó lại bị chính cha mẹ của nó giết chết khi còn trong dạ, tất cả cũng chỉ vì những cha mẹ này ích kỉ, muốn có một cuộc sống hưởng thụ khoái cảm nhục dục và sự vô trách nhiệm của xã hội.
Chúa dạy chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ:
Vâng lời hơn dâng của lễ, đó là một câu nói bao gồm sự đạo đức của người Ki-tô hữu. Vâng lời này được bắt đầu từ Con Thiên Chúa làm người –Đức Chúa Giê-su Ki-tô- chính Ngài đã vâng lời Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại, thánh Phao-lô tông đồ đã kinh ngạc và xác tín sâu xa về sự vâng phục của Đức Chúa Giê-su như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế...”
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su đang nằm trần trụi trong máng lừa, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến sự cùng cực của người bất hạnh, chúng ta thương tâm cho Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nhưng cái quan trọng hơn hết mà bạn và tôi phải nghĩ ngay đến, đó là sự vâng phục và khiêm nhường của Ngài:
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vậng lời mà Ngài trở nên giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vâng phục mà Ngài đã sinh ra trong hang lừa máng cỏ.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì khiêm nhường nên Ngài đã trở nên con cái của loài người...
Ngài dạy chúng ta một bài học sâu xa của sự vâng lời cha mẹ trong gia đình, các bậc là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành dưỡng nuôi chúng ta, chúng ta vâng lời cha mẹ là vâng lời Thiên Chúa, chúng ta phục vụ chăm sóc cha mẹ là phục vụ chăm sóc Thiên Chúa, ai nói kính mến Thiên Chúa mà không kính mến cha mẹ mình, thì dứt khoát là người bất hiếu với Thiên Chúa, bởi vì cha mẹ là đấng sinh dưỡng chúng ta mà chúng ta không yêu mến thì sao lại nói yêu mến Thiên Chúa được...
Bạn thân mến,
Nhìn vào hang đá bạn và tôi còn học được rất nhiều bài học cho đời sống làm người, cho niềm tin tôn giáo của chính mình, nhưng cái mà xã hội hôm nay cần đến chúng ta, đó là: bảo vệ mạng sống của con người và nhất là bảo vệ mạng sống của các thai nhi, hai là chúng ta phải nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện trong gia đình của mình qua việc con cái biết vâng lời thào hiếu với cha mẹ.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em can đảm cản trở những người có ý định hoặc hành động phá thai ?
2. Anh chị em có cầu nguyện cho những người hoặc tổ chức tự do phá thai, để họ nhận ra các thai nhi cũng có quyền sống và cần bảo vệ ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 28/12/2018
72. Ai có ý nghĩ của Đức Chúa Giê-su, hành vi và sự sống của Đức Chúa Giê-su, thì mới xứng đáng mang danh Ki-tô hữu.
(Thánh Sibyllina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Gia, mẫu guơng cho các gia đình
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:16 28/12/2018
Chúa Nhật I MÙA GIÁNG SINH
LỄ THÁNH GIA THẤT
1 Sm 1,20-22.24-28; 1 Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52
Gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu gia đình tốt, thì xã hội sẽ tốt. Ngược lại, nếu gia đình loạn, thì xã hội sẽ loạn. Bởi thế, gia đình có một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã sai Con Chúa nhập thể làm người, sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình như là phương thế để cứu độ chúng ta.
Nhưng làm sao để có thể xây dựng một gia đình thánh thiện, hạnh phúc và yêu thương? Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra để suy nghĩ trong thánh lễ này.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trả lời cho câu hỏi đó qua việc giới thiệu với chúng ta mẫu gương Thánh Gia Thất như là lý tưởng cho mỗi gia đình chiêm ngắm và noi gương. Gia đình Thánh Gia được xây dựng trên ba nền tảng chính yếu: Đức tin, tình yêu và tha thứ.
1- Một gia đình đức tin
Trước hết, Thánh Giuse và Đức Maria đã xây dựng đời sống gia đình của mình dựa trên nền tảng đức tin. Đây là nền tảng quan trọng nhất cho đời sống gia đình Kitô giáo. Quả thế, thánh Giuse và Đức Mẹ là những người đầu tiên của Tân Ước tin vào Thiên Chúa. Tin Mừng cho thấy Đức Maria đã tin vào lời của thiên thần truyền; Đức Mẹ đã thưa “xin vâng” và cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Maria đã cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế cho nhân loại vì Mẹ đã tin vào lời Chúa hứa.
Còn thánh Giuse là người luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, sống theo lề luật Người. Ngài tin vào lời thiên thần giải thích và đã mau mắn đón nhận Đức Maria và Hài Nhi về nhà mình. Ngài trở thành cha nuôi Con Đức Chúa Trời.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca cho chúng ta biết sự kiện hai ông bà đưa Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem, nhưng hai ông bà đã lạc mất Chúa, và phải vất vả lo lắng đi tìm con như thế nào. Sau khi tìm thấy Chúa, hai ông bà đưa Chúa trở về gia đình Nadarét, chăm sóc và dưỡng dục. Nhờ đó, trẻ Giêsu càng ngày càng thêm khôn ngoan, cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta. Còn Đức Maria thì ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy gẫm trong lòng (x. Lc 2,41-52).
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng gia đình Thánh Gia là một gia đình của đức tin. Đức Maria và thánh Giuse là những con người của đức tin. Tất cả những gì các ngài làm đều phát xuất từ một đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Cả hai cố gắng chu toàn bổn phận của mình theo thánh ý Thiên Chúa.
Ngày hôm nay, để có bình an và hạnh phúc, mỗi gia đình cần xây dựng trên nền tảng đức tin. “Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người” (1Ga 3,23). Noi gương Thánh Gia Thất, chúng ta hãy mở cửa cho Chúa bước vào và hiện diện ở trong gia đình. Mỗi người trong gia đình hãy sống và hành xử theo tiêu chuẩn của đức tin. Nếu chúng ta xây dựng gia đình của mình chỉ dựa trên tiền bạc, danh vọng và hưởng lạc; chúng ta đang xây nhà mình trên cát. Khi khó khăn ập tới, nhà sẽ sụp đổ tan tành như Lời Chúa đã cảnh báo! Bởi thế, chúng ta hãy xây dựng gia đình của chúng ta trên đá tảng đức tin là Chúa Kitô để gia đình chúng ta được vững vàng khi những sóng gió ập tới.
2- Một gia đình yêu thương
“Chúng ta… phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1 Ga 2,23). Thánh Gia Thất là mẫu gương tuyệt hảo về đức yêu thương. Thánh Giuse là cột trụ của gia đình, là người công chính và luôn trung thành với lề luật Thiên Chúa, đồng thời là người rất mực yêu thương Đức Maria và Chúa Giêsu. Suốt những năm tháng ở Nadarét, Giuse đã chăm chỉ lao động, sản xuất để nuôi sống gia đình. Khi gặp cảnh khó khăn thử thách, ngài tìm mọi cách để bảo vệ và che chở Hài Nhi và vợ mình.
Còn Đức Maria thì luôn chu toàn bổn phận của một người vợ, lo lắng chăm sóc gia đình, tận tụy cung cúc một đời cho chồng con. Mẹ luôn tuân phục thánh Giuse và nhất là luôn chăm sóc yêu thương con mình là Chúa Giêsu.
Riêng đối với Chúa Giêsu, dẫu là Con Thiên Chúa, Người luôn vâng phục cha mẹ của mình trong gia đình. Người luôn đón nhận lời chỉ bảo của cha mẹ. Với tư cách là một người con, Người đã sống tròn chữ hiếu đối với cha mẹ.
Quả thật, “yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng.” Thánh Gia Thất là một gia đình đầy tình yêu thương giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Các ngài luôn hướng về nhau, lo lắng và quan tâm nhau; các ngài cố gắng làm mọi sự tốt nhất cho nhau. Đúng là “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.”
Noi gương Thánh Gia Thất, mỗi người chúng ta hãy yêu thương nhau như Chúa dạy. Gia đình yêu thương là gia đình hạnh phúc. Gia đình yêu thương là gia đình vượt thắng mọi thử thách. Gia đình yêu thương là gia đình truyền giáo.
3- Một gia đình cảm thông và tha thứ
Khi sống chung, Thánh Gia Thất cũng có những hiểu lầm, những khó khăn như khi thánh Giuse phát hiện Đức Maria mang thai mà không phải do mình, các ngài không cãi cọ và tố cáo nhau. Nhưng các ngài bình tĩnh, cầu nguyện và tìm ý Chúa, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho những khó khăn. Khi được sứ thần giải thích, các ngài mau mắn đón nhận nhau với sự cảm thông và tha thứ cho nhau những hiểu lầm.
Gia đình nào cũng có những hiểu lầm và những khó khăn, điều quan trọng là chúng ta phải biết cảm thông, thấu hiểu và tha thứ cho nhau. Bởi lẽ, có sống chung là có đụng chạm; chúng ta là những bình sành dễ vỡ ở cạnh nhau. Mỗi người đều bất toàn. Ai cũng có những thiếu sót. Vì thế, chúng ta cần phải có lòng tha thứ cho nhau như Chúa đã dạy: “Không phải tha bảy lần, mà bảy mươi lần bảy” (x. Mt 18,23). Cảm thông và tha thứ là nhịp cầu đưa gia đình chúng ta tới niềm vui và hạnh phúc.
Xin đừng biến gia đình thành “vườn bách thú,” nghĩa là cứ gọi nhau là “con này, con kia” nhưng cố gắng xây dựng một gia đình thành “Giáo Hội tại gia,” để gia đình trở thành môi trường tốt, trong đó mỗi người sống đúng nhân phẩm của mình, vì “anh em là con cái Thiên Chúa và quả thật là thế” (1 Ga 3,1).
Lạy Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin giúp mỗi người chúng con biết xây dựng gia đình trên đá tảng là đức tin vào Chúa Kitô, trên tình yêu, trung thành và tha thứ cho nhau, như Thánh Gia đã sống. Amen!
LỄ THÁNH GIA THẤT
1 Sm 1,20-22.24-28; 1 Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52
Gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu gia đình tốt, thì xã hội sẽ tốt. Ngược lại, nếu gia đình loạn, thì xã hội sẽ loạn. Bởi thế, gia đình có một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã sai Con Chúa nhập thể làm người, sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình như là phương thế để cứu độ chúng ta.
Nhưng làm sao để có thể xây dựng một gia đình thánh thiện, hạnh phúc và yêu thương? Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra để suy nghĩ trong thánh lễ này.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trả lời cho câu hỏi đó qua việc giới thiệu với chúng ta mẫu gương Thánh Gia Thất như là lý tưởng cho mỗi gia đình chiêm ngắm và noi gương. Gia đình Thánh Gia được xây dựng trên ba nền tảng chính yếu: Đức tin, tình yêu và tha thứ.
1- Một gia đình đức tin
Trước hết, Thánh Giuse và Đức Maria đã xây dựng đời sống gia đình của mình dựa trên nền tảng đức tin. Đây là nền tảng quan trọng nhất cho đời sống gia đình Kitô giáo. Quả thế, thánh Giuse và Đức Mẹ là những người đầu tiên của Tân Ước tin vào Thiên Chúa. Tin Mừng cho thấy Đức Maria đã tin vào lời của thiên thần truyền; Đức Mẹ đã thưa “xin vâng” và cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Maria đã cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế cho nhân loại vì Mẹ đã tin vào lời Chúa hứa.
Còn thánh Giuse là người luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, sống theo lề luật Người. Ngài tin vào lời thiên thần giải thích và đã mau mắn đón nhận Đức Maria và Hài Nhi về nhà mình. Ngài trở thành cha nuôi Con Đức Chúa Trời.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca cho chúng ta biết sự kiện hai ông bà đưa Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem, nhưng hai ông bà đã lạc mất Chúa, và phải vất vả lo lắng đi tìm con như thế nào. Sau khi tìm thấy Chúa, hai ông bà đưa Chúa trở về gia đình Nadarét, chăm sóc và dưỡng dục. Nhờ đó, trẻ Giêsu càng ngày càng thêm khôn ngoan, cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta. Còn Đức Maria thì ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy gẫm trong lòng (x. Lc 2,41-52).
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng gia đình Thánh Gia là một gia đình của đức tin. Đức Maria và thánh Giuse là những con người của đức tin. Tất cả những gì các ngài làm đều phát xuất từ một đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Cả hai cố gắng chu toàn bổn phận của mình theo thánh ý Thiên Chúa.
Ngày hôm nay, để có bình an và hạnh phúc, mỗi gia đình cần xây dựng trên nền tảng đức tin. “Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người” (1Ga 3,23). Noi gương Thánh Gia Thất, chúng ta hãy mở cửa cho Chúa bước vào và hiện diện ở trong gia đình. Mỗi người trong gia đình hãy sống và hành xử theo tiêu chuẩn của đức tin. Nếu chúng ta xây dựng gia đình của mình chỉ dựa trên tiền bạc, danh vọng và hưởng lạc; chúng ta đang xây nhà mình trên cát. Khi khó khăn ập tới, nhà sẽ sụp đổ tan tành như Lời Chúa đã cảnh báo! Bởi thế, chúng ta hãy xây dựng gia đình của chúng ta trên đá tảng đức tin là Chúa Kitô để gia đình chúng ta được vững vàng khi những sóng gió ập tới.
2- Một gia đình yêu thương
“Chúng ta… phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1 Ga 2,23). Thánh Gia Thất là mẫu gương tuyệt hảo về đức yêu thương. Thánh Giuse là cột trụ của gia đình, là người công chính và luôn trung thành với lề luật Thiên Chúa, đồng thời là người rất mực yêu thương Đức Maria và Chúa Giêsu. Suốt những năm tháng ở Nadarét, Giuse đã chăm chỉ lao động, sản xuất để nuôi sống gia đình. Khi gặp cảnh khó khăn thử thách, ngài tìm mọi cách để bảo vệ và che chở Hài Nhi và vợ mình.
Còn Đức Maria thì luôn chu toàn bổn phận của một người vợ, lo lắng chăm sóc gia đình, tận tụy cung cúc một đời cho chồng con. Mẹ luôn tuân phục thánh Giuse và nhất là luôn chăm sóc yêu thương con mình là Chúa Giêsu.
Riêng đối với Chúa Giêsu, dẫu là Con Thiên Chúa, Người luôn vâng phục cha mẹ của mình trong gia đình. Người luôn đón nhận lời chỉ bảo của cha mẹ. Với tư cách là một người con, Người đã sống tròn chữ hiếu đối với cha mẹ.
Quả thật, “yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng.” Thánh Gia Thất là một gia đình đầy tình yêu thương giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Các ngài luôn hướng về nhau, lo lắng và quan tâm nhau; các ngài cố gắng làm mọi sự tốt nhất cho nhau. Đúng là “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.”
Noi gương Thánh Gia Thất, mỗi người chúng ta hãy yêu thương nhau như Chúa dạy. Gia đình yêu thương là gia đình hạnh phúc. Gia đình yêu thương là gia đình vượt thắng mọi thử thách. Gia đình yêu thương là gia đình truyền giáo.
3- Một gia đình cảm thông và tha thứ
Khi sống chung, Thánh Gia Thất cũng có những hiểu lầm, những khó khăn như khi thánh Giuse phát hiện Đức Maria mang thai mà không phải do mình, các ngài không cãi cọ và tố cáo nhau. Nhưng các ngài bình tĩnh, cầu nguyện và tìm ý Chúa, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho những khó khăn. Khi được sứ thần giải thích, các ngài mau mắn đón nhận nhau với sự cảm thông và tha thứ cho nhau những hiểu lầm.
Gia đình nào cũng có những hiểu lầm và những khó khăn, điều quan trọng là chúng ta phải biết cảm thông, thấu hiểu và tha thứ cho nhau. Bởi lẽ, có sống chung là có đụng chạm; chúng ta là những bình sành dễ vỡ ở cạnh nhau. Mỗi người đều bất toàn. Ai cũng có những thiếu sót. Vì thế, chúng ta cần phải có lòng tha thứ cho nhau như Chúa đã dạy: “Không phải tha bảy lần, mà bảy mươi lần bảy” (x. Mt 18,23). Cảm thông và tha thứ là nhịp cầu đưa gia đình chúng ta tới niềm vui và hạnh phúc.
Xin đừng biến gia đình thành “vườn bách thú,” nghĩa là cứ gọi nhau là “con này, con kia” nhưng cố gắng xây dựng một gia đình thành “Giáo Hội tại gia,” để gia đình trở thành môi trường tốt, trong đó mỗi người sống đúng nhân phẩm của mình, vì “anh em là con cái Thiên Chúa và quả thật là thế” (1 Ga 3,1).
Lạy Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin giúp mỗi người chúng con biết xây dựng gia đình trên đá tảng là đức tin vào Chúa Kitô, trên tình yêu, trung thành và tha thứ cho nhau, như Thánh Gia đã sống. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Công Giáo xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
11:22 28/12/2018
Giáo Hội Công Giáo xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em
Hỏi: Truyền thông loan tin về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em ở khắp nơi. Lạm dụng tính dục trẻ em là gì? Khi nào thì một hành vi bị coi là lạm dụng tình dục trẻ em?
Trả lời: Theo tử điển bách khoa về tâm lý, lạm dụng tình dục được định nghĩa là một hành vi tình dục không ước muốn. Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi tình dục giữa người lớn và trẻ em dưới tuổi trưởng thành. Thông thường, tuổi 18 được coi là tuổi trường thành, Tuy nhiên, mỗi quốc gia qui định tuổi trường thành khác nhau. Người lạm dụng dùng sức mạnh hoặc dùng đe dọa hoặc lạm dụng nạn nhân không đủ khả năng đồng ý. Trong đa số trường hợp, người lạm dụng và người bị lạm dụng biết nhau. Tất cả những hành vi tình dục qua việc đụng chạm giữa người lớn và trẻ em được coi là một sự lạm dụng tình dục. Cũng nên biết rằng, hành vi lạm dụng tình dục không tất yếu có liên quan đến việc cương cứng chỗ kín, dùng sức lực, gây đau đớn hoặc sờ mó. Nếu người lớn liên hệ với trẻ em với thái độ ước muốn tình dục qua việc ngắm nhìn, bầy tỏ hoặc sờ mó để thỏa mãn ước muốn hoặc nhu cầu tình dục, đó là lạm dụng tình dục.
Hỏi: Giáo sĩ là ai trong Giáo Hội Công Giáo?
Trả lời: Giáo sĩ là những thừa tác viên đã lãnh nhận chức thánh được Thiên Chúa thiết định trong Giáo Hội (CIC điều 207) để chăn dắt đoàn dân Chúa nhân danh Chúa Kitô (đ. 1008). Các chức thánh là chức Giám Mục, chức Linh mục và chức Phó tế (đ. 1009 §1). Giáo sĩ (cleric) gồm Phó tế (vĩnh viễn hay chuyển tiếp), Linh mục và Giám mục (gồm cả Hồng Y, đ. 351).
Hỏi: Giáo Hội Công Giáo bắt đầu chú ý đến vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em từ khi nào? Giáo Hội có đưa ra những qui tắc để xét xử những vụ lạm dụng không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo đã xứ lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em cách kín đáo và riêng tư theo từng trường hợp. Bộ Giáo Luật 1917 đã có biện pháp kỷ luật về vấn đề này (đ. 2359 §2). Bộ Giáo Luật 1983 qui định về vấn đề lạm dụng tình dục như sau: Giáo sĩ nào thực hiện một tội phạm nghịch giới răn thứ sáu của thập giới…với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu trường hợp đòi hỏi điều đó (đ.1395 §2).
Ngày 30 tháng 4 năm 2001, ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela [SST], trong đó qui định rằng việc giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên dưới 18 tuổi được xếp vào danh sách những tội ác nghiêm trọng (more grave crimes) dành riêng cho Bộ Giáo lý đức tin xét xử. Tội ác này được xét xử trong thời gian 10 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân. Qui tắc của tự sắc này áp dụng cho giáo sĩ Giáo Hội La tinh và giáo sĩ Đông Phương, giáo sĩ giáo phận và giáo sĩ dòng tu. Vào năm 2003, ĐHY Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin nhận được năng quyền đặc biệt của ĐGH Gioan Phaolô 2 để thi hành tố tụng hình sự về những tội ác nghiêm trọng. Về những trường hợp nghiêm trọng, Bộ có thể cho phép áp dụng tố tụng hình sự hành chính và Bộ có thể yêu cầu ĐGH sa thải giáo sĩ phạm tội ra khỏi bậc giáo sĩ. ĐGH Benedict 16 cập nhật Sacramentorum sanctitatis tutela trong tự sắc ngày 21 tháng 5 năm 2010. Ngài thêm vào hai chỉ thị mới, đó là kéo dài thời gian hồi tố đến 20 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân và việc sở hữu hoặc phân phát những hình ảnh thiếu niên bị xét là tội hình (delict).
Hỏi: Quá trình xét xử bao gồm những giai đoạn nào?
Trả lời: Quá trình xét xử gồm 3 giai đoạn: 1/ Giám mục giáo phận điều tra sơ bộ: 2/ Giám mục giáo phận trình hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin để xin phép tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp; 3/ Biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Khi nào bắt đầu quá trình xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên?
Trả lời: Quá trình giải quyết cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bắt đầu sau khi Giám mục giáo phận nhận được một khiếu nại (complaint) về một vi phạm có thể đã xẩy ra (điều 1717 §1). Có một số nguồn có thể liên quan đến việc khiếu nại như: a/ cáo buộc (allegation) được trình lên do chính nạn nhân; b/cuộc buộc được trình lên do cha mẹ, người giám hộ, bạn bè, nhân viên xã hội hoặc tôn giáo; c/ cáo buộc do người dấu tên; d/ tin đồn hoặc tin rò rỉ về một vi phạm do báo chí hoặc các phương tiện truyền thông tung ra. Trong mọi trường hợp, mỗi khiếu nại sẽ được Giáo Hội xử lý kịp thời và nghiêm túc.
Hỏi: Ai là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Trả lời: Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao của dòng tu (Major Superiors) có trách nhiệm giải quyết những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục vị thành niên. Khi một khiếu nại hoặc tố cáo (accusation) xem ra có thật thì Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao, hoặc người thừa ủy thi hành việc điều tra sơ bộ (preliminary investigation) theo điều 1717 và SST art: 16).
Hỏi: Nhiệm vụ của Giám mục giáo phận thế nào trong giai đoạn điều tra sơ bộ?
Trả lời: 1/ Giám mục giáo phận phải đích thân hoặc nhờ người nào khác có khả năng điều tra về những sự kiện, những hoàn cảnh và việc quy trách nhiệm liên quan đến vi phạm, trừ khi việc điều tra đó được xem là hoàn toàn thừa thãi. (đ. 1717 § 1); 2/ Giám mục giáo phận phải liệu sao đừng để việc điều tra này làm hại thanh danh của bất cứ người nào (đ. 1717 § 2); 3/ Giám mục giáo phận có thể bổ nhiệm một điều tra viên (investigator) có những quyền lợi và những nghĩa vụ như một dự thẩm (auditor) trong vụ tố tụng; nếu sau đó việc tố tụng tư pháp (judicial process) được xúc tiến, thì điều tra viên sẽ không được làm thẩm phán (đ. 1717 §3).Theo sự khôn ngoan, Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên sẽ cho bị cáo biết những thông tin về lời cáo buộc trong thời gian điều tra sơ bộ để bị cáo có cơ hội trả lời; 4/ Sau khi thu thập đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc khiếu nại, Giám mục địa phận có thể gặp Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để bàn về việc tiến hành tố tụng tư pháp hay không; 5/ Sau khi thấy việc khiếu nại xem ra có thật hoặc có nền tảng, Giám mục giáo phận chuyển toàn bộ hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin với ý kiến riêng của mình về việc áp dụng quá trình tố tụng dài hạn hoặc ngắn hạn; 6/ Giám mục giáo phận cũng phải tuân giữ việc báo cáo với thẩm quyền dân sự về việc khiếu nại và cộng tác với họ trong việc điều tra; 7/ Trong mọi hoàn cảnh, Giám mục giáo phận sẽ cố vấn và cổ võ người bị lạm dụng quyền báo cáo với chình quyền (EN 11)
Hỏi: Làm sao Giám mục địa phận có thể nhận định được khiếu nại, tố cáo hay cáo buộc đáng tin hay không?
Trả lời: Giám mục giáo phận cần phải tham khảo với những người chuyên môn và đặc biệt là Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để nhận định về khiếu nại, tố cáo hoặc cáo buộc có đáng tin (credible) hay không. Thẩm định sơ khởi không phải là tìm cách chống đối hay bênh vực người tố cáo hoặc người bị cáo. Mục đích chính là cứu xét chính việc khiếu nại hay tố cáo xem có xác thật hoặc có chút xác thật không. Giám mục hoặc điều tra viên phải chú ý đến những dữ kiện, những hoàn cảnh liên quan đến việc vi phạm, uy tín của người tố cáo, tính cách thống nhất và chính xác của việc khiếu nại. Những chi tiết về khiếu nại có liên đới với nhau hay trái ngược nhau. Người khiếu nại nêu lên những lời buộc tội mơ hồ hay có những bằng chứng và nhân chứng kèm theo.
Hỏi: Giám mục giáo phận có thể ra sắc lệnh áp chế bị cáo không?
Trả lời: Vì mục đích phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do của các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của công lý, thì sau khi hội ý với công tố viên và chính bị cáo, Giám mục giáo phận có thể cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, một chức vụ hoặc một nhiệm vụ nào trong Giáo Hội. Giám mục giáo phận cũng có thể buộc hoặc cấm bị cáo cư ngụ ở một nơi nào, và cũng có thể cấm người đó không được công khai tham dự Thánh Thể. Tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còn lý do và đương nhiên chấm dứt khi việc tố tụng hình sự kết thúc (Điều 1722)
Hỏi: Giám mục giáo phận làm gì để bảo vệ cộng đồng?
Trả lời: Trong giai đoạn điều tra sơ khởi cho đến khi kết thúc vụ án, Giám mục giáo phận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cộng đồng, bao gồm bảo vệ các nạn nhân. Giám mục địa phương thi hành quyền lực để bảo vệ trẻ em bằng cách hạn chế các hoạt động của bất kỳ linh mục nào trong địa phận bị tố cáo. Đây là một phần của thẩm quyền thông thường được khuyến khích thực hiện ở bất kỳ mức độ nào cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em không bị thiệt hại. Giám mục thi hành quyền lực này trước, trong và sau bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
Hỏi: Sau khi Bộ Giáo lý đức tin nghiên cứu về hồ sơ do Giám mục giáo phận trình lên. Bộ Giáo lý đức tin sẽ giải quyết thế nào?
Trả lời: Bộ Giáo lý đức tin có 3 chọn lựa: 1/ Bộ có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành xét xử hình sự tư pháp tại tòa án của Giáo phận. 2/ Bộ trực tiếp trình các trường hợp lên Đức Thánh Cha; 3/ Bộ đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Quy trình xét xử hình sự tiến hành như thế nào?
Trả lời: Quy trình xử lý hình sự tiến hành như sau: Bộ Giáo lý đức tin có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành một quy trình xử phạt hành chính trước một đại biểu của giám mục địa phương cùng với hai dự thẩm. Bị cáo được gọi để trả lời các cáo buộc và xem xét các bằng chứng. Đồng thời, Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ đạo để áp dụng qui trình đúng cách, nghĩa lá bảo vệ quyền tự vệ của bị cáo và của nạn nhân cũng như công ích của Giáo Hội. Giám mục giáo phận phải đối chiếu với Bộ Giáo lý đức tin để phán quyết về tội hình của giáo sĩ và về việc giáo sĩ không thích hợp với mục vụ, cũng như việc áp chế một hình phạt vĩnh viễn (SST art. 21 § 2) Theo điều 1342, Bản Quyền không thể ban hành sắc lệnh về hình phạt vĩnh viễn ngoài tư pháp.
Hỏi: Bị cáo có quyền khiếu nại với Bộ Giáo lý đức tin không?
Trả lời: Bị cáo có quyền trình thượng cầu hành chính lên Bộ Giáo lý đức tin để chống lại những sắc lệnh cũng như hình phạt của Giám mục giáo phận. Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ thị những điều cần làm cho toà phúc thẩm. Quyết định của các thành viên Hồng Y của Bộ Giáo lý đức tin là quyết định cuối cùng của tòa án tối cao về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Nếu giáo sĩ bị xét xử có tội, cả hai quá trình xử phạt tư pháp và hành chính đều có thể kết án một giáo sĩ với một số hình phạt theo giáo luật, trong đó nghiêm trọng nhất là sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Vấn đề người bị cáo phải trả chi phí tòa án cũng như bồi thường thiệt hại cho người tố cáo cũng có thể được giải quyết trực tiếp trong giai đoạn này.
Hỏi: Các trường hợp nào được Bộ Giáo lý đức tin trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha?
Trả lời: Về những trường hợp nghiêm trọng mà một phiên tòa dân sự về tội hình đã tuyên bố giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc có khi bằng chứng rõ ràng, Bộ Giáo lý đức tin có thể trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha với yêu cầu ban hành sắc lệnh trục xuất bị cáo khỏi bậc giáo sĩ. Không có biện pháp giáo luật nào có thể chống lại một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng như vậy. Bộ Giáo lý đức tin cũng có thể trình lên Đức Thánh Cha những thỉnh cầu của các giảo sĩ đã nhìn nhận tội phạm của họ, xin được miễn chuẩn những nghĩa vụ linh mục và muốn trở về bậc giáo dân. Đức Thánh Cha chấp thuận những yêu cầu này vì lợi ích của Giáo hội (pro bono Ecclesiae).
Hỏi: Giáo Hội còn có những biện pháp kỷ luật nào khác cho bị cáo nhận tội?
Trả lời: Về trường hợp linh mục bị cáo đã thừa nhận tội ác của mình và chấp nhận sống một cuộc đời cầu nguyện và đền tội, Bộ Giáo lý đức tin ủy quyền cho Giám mục địa phương ban hành một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế đời sống công khai của một linh mục đó. Các sắc lệnh như vậy được áp đặt kèm theo một hình phạt theo giáo luật. Giáo sĩ vi phạm các điều kiện của sắc lệ sẽ bị phạt, bao gồm việc bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ.
Hỏi: Giáo Hội sẽ đối xử thế nào với giáo sĩ không có tội?
Trả lời: Ơ bất cứ cấp bậc toà án và giai đoạn nào của vụ tố tụng hình sự, nếu thấy rõ bị cáo đã không thực hiện tội phạm, thẩm phán phải tuyên bố điều đó bằng một bản án và tha bổng bị cáo, ngay cả khi quá trình tố tụng đã chấm dứt cùng lúc. (Điều 1726)
Linh mục Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Hỏi: Truyền thông loan tin về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em ở khắp nơi. Lạm dụng tính dục trẻ em là gì? Khi nào thì một hành vi bị coi là lạm dụng tình dục trẻ em?
Trả lời: Theo tử điển bách khoa về tâm lý, lạm dụng tình dục được định nghĩa là một hành vi tình dục không ước muốn. Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi tình dục giữa người lớn và trẻ em dưới tuổi trưởng thành. Thông thường, tuổi 18 được coi là tuổi trường thành, Tuy nhiên, mỗi quốc gia qui định tuổi trường thành khác nhau. Người lạm dụng dùng sức mạnh hoặc dùng đe dọa hoặc lạm dụng nạn nhân không đủ khả năng đồng ý. Trong đa số trường hợp, người lạm dụng và người bị lạm dụng biết nhau. Tất cả những hành vi tình dục qua việc đụng chạm giữa người lớn và trẻ em được coi là một sự lạm dụng tình dục. Cũng nên biết rằng, hành vi lạm dụng tình dục không tất yếu có liên quan đến việc cương cứng chỗ kín, dùng sức lực, gây đau đớn hoặc sờ mó. Nếu người lớn liên hệ với trẻ em với thái độ ước muốn tình dục qua việc ngắm nhìn, bầy tỏ hoặc sờ mó để thỏa mãn ước muốn hoặc nhu cầu tình dục, đó là lạm dụng tình dục.
Hỏi: Giáo sĩ là ai trong Giáo Hội Công Giáo?
Trả lời: Giáo sĩ là những thừa tác viên đã lãnh nhận chức thánh được Thiên Chúa thiết định trong Giáo Hội (CIC điều 207) để chăn dắt đoàn dân Chúa nhân danh Chúa Kitô (đ. 1008). Các chức thánh là chức Giám Mục, chức Linh mục và chức Phó tế (đ. 1009 §1). Giáo sĩ (cleric) gồm Phó tế (vĩnh viễn hay chuyển tiếp), Linh mục và Giám mục (gồm cả Hồng Y, đ. 351).
Hỏi: Giáo Hội Công Giáo bắt đầu chú ý đến vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em từ khi nào? Giáo Hội có đưa ra những qui tắc để xét xử những vụ lạm dụng không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo đã xứ lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em cách kín đáo và riêng tư theo từng trường hợp. Bộ Giáo Luật 1917 đã có biện pháp kỷ luật về vấn đề này (đ. 2359 §2). Bộ Giáo Luật 1983 qui định về vấn đề lạm dụng tình dục như sau: Giáo sĩ nào thực hiện một tội phạm nghịch giới răn thứ sáu của thập giới…với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu trường hợp đòi hỏi điều đó (đ.1395 §2).
Ngày 30 tháng 4 năm 2001, ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela [SST], trong đó qui định rằng việc giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên dưới 18 tuổi được xếp vào danh sách những tội ác nghiêm trọng (more grave crimes) dành riêng cho Bộ Giáo lý đức tin xét xử. Tội ác này được xét xử trong thời gian 10 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân. Qui tắc của tự sắc này áp dụng cho giáo sĩ Giáo Hội La tinh và giáo sĩ Đông Phương, giáo sĩ giáo phận và giáo sĩ dòng tu. Vào năm 2003, ĐHY Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin nhận được năng quyền đặc biệt của ĐGH Gioan Phaolô 2 để thi hành tố tụng hình sự về những tội ác nghiêm trọng. Về những trường hợp nghiêm trọng, Bộ có thể cho phép áp dụng tố tụng hình sự hành chính và Bộ có thể yêu cầu ĐGH sa thải giáo sĩ phạm tội ra khỏi bậc giáo sĩ. ĐGH Benedict 16 cập nhật Sacramentorum sanctitatis tutela trong tự sắc ngày 21 tháng 5 năm 2010. Ngài thêm vào hai chỉ thị mới, đó là kéo dài thời gian hồi tố đến 20 năm kể từ ngày sinh nhật 18 tuổi của nạn nhân và việc sở hữu hoặc phân phát những hình ảnh thiếu niên bị xét là tội hình (delict).
Hỏi: Quá trình xét xử bao gồm những giai đoạn nào?
Trả lời: Quá trình xét xử gồm 3 giai đoạn: 1/ Giám mục giáo phận điều tra sơ bộ: 2/ Giám mục giáo phận trình hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin để xin phép tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp; 3/ Biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Khi nào bắt đầu quá trình xét xử giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên?
Trả lời: Quá trình giải quyết cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bắt đầu sau khi Giám mục giáo phận nhận được một khiếu nại (complaint) về một vi phạm có thể đã xẩy ra (điều 1717 §1). Có một số nguồn có thể liên quan đến việc khiếu nại như: a/ cáo buộc (allegation) được trình lên do chính nạn nhân; b/cuộc buộc được trình lên do cha mẹ, người giám hộ, bạn bè, nhân viên xã hội hoặc tôn giáo; c/ cáo buộc do người dấu tên; d/ tin đồn hoặc tin rò rỉ về một vi phạm do báo chí hoặc các phương tiện truyền thông tung ra. Trong mọi trường hợp, mỗi khiếu nại sẽ được Giáo Hội xử lý kịp thời và nghiêm túc.
Hỏi: Ai là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Trả lời: Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao của dòng tu (Major Superiors) có trách nhiệm giải quyết những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục vị thành niên. Khi một khiếu nại hoặc tố cáo (accusation) xem ra có thật thì Giám mục giáo phận hoặc Bề trên cấp cao, hoặc người thừa ủy thi hành việc điều tra sơ bộ (preliminary investigation) theo điều 1717 và SST art: 16).
Hỏi: Nhiệm vụ của Giám mục giáo phận thế nào trong giai đoạn điều tra sơ bộ?
Trả lời: 1/ Giám mục giáo phận phải đích thân hoặc nhờ người nào khác có khả năng điều tra về những sự kiện, những hoàn cảnh và việc quy trách nhiệm liên quan đến vi phạm, trừ khi việc điều tra đó được xem là hoàn toàn thừa thãi. (đ. 1717 § 1); 2/ Giám mục giáo phận phải liệu sao đừng để việc điều tra này làm hại thanh danh của bất cứ người nào (đ. 1717 § 2); 3/ Giám mục giáo phận có thể bổ nhiệm một điều tra viên (investigator) có những quyền lợi và những nghĩa vụ như một dự thẩm (auditor) trong vụ tố tụng; nếu sau đó việc tố tụng tư pháp (judicial process) được xúc tiến, thì điều tra viên sẽ không được làm thẩm phán (đ. 1717 §3).Theo sự khôn ngoan, Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên sẽ cho bị cáo biết những thông tin về lời cáo buộc trong thời gian điều tra sơ bộ để bị cáo có cơ hội trả lời; 4/ Sau khi thu thập đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc khiếu nại, Giám mục địa phận có thể gặp Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để bàn về việc tiến hành tố tụng tư pháp hay không; 5/ Sau khi thấy việc khiếu nại xem ra có thật hoặc có nền tảng, Giám mục giáo phận chuyển toàn bộ hồ sơ lên Bộ Giáo lý đức tin với ý kiến riêng của mình về việc áp dụng quá trình tố tụng dài hạn hoặc ngắn hạn; 6/ Giám mục giáo phận cũng phải tuân giữ việc báo cáo với thẩm quyền dân sự về việc khiếu nại và cộng tác với họ trong việc điều tra; 7/ Trong mọi hoàn cảnh, Giám mục giáo phận sẽ cố vấn và cổ võ người bị lạm dụng quyền báo cáo với chình quyền (EN 11)
Hỏi: Làm sao Giám mục địa phận có thể nhận định được khiếu nại, tố cáo hay cáo buộc đáng tin hay không?
Trả lời: Giám mục giáo phận cần phải tham khảo với những người chuyên môn và đặc biệt là Hội Đồng Xét Duyệt Địa Phận (Diocesan Review Board) để nhận định về khiếu nại, tố cáo hoặc cáo buộc có đáng tin (credible) hay không. Thẩm định sơ khởi không phải là tìm cách chống đối hay bênh vực người tố cáo hoặc người bị cáo. Mục đích chính là cứu xét chính việc khiếu nại hay tố cáo xem có xác thật hoặc có chút xác thật không. Giám mục hoặc điều tra viên phải chú ý đến những dữ kiện, những hoàn cảnh liên quan đến việc vi phạm, uy tín của người tố cáo, tính cách thống nhất và chính xác của việc khiếu nại. Những chi tiết về khiếu nại có liên đới với nhau hay trái ngược nhau. Người khiếu nại nêu lên những lời buộc tội mơ hồ hay có những bằng chứng và nhân chứng kèm theo.
Hỏi: Giám mục giáo phận có thể ra sắc lệnh áp chế bị cáo không?
Trả lời: Vì mục đích phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do của các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của công lý, thì sau khi hội ý với công tố viên và chính bị cáo, Giám mục giáo phận có thể cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, một chức vụ hoặc một nhiệm vụ nào trong Giáo Hội. Giám mục giáo phận cũng có thể buộc hoặc cấm bị cáo cư ngụ ở một nơi nào, và cũng có thể cấm người đó không được công khai tham dự Thánh Thể. Tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còn lý do và đương nhiên chấm dứt khi việc tố tụng hình sự kết thúc (Điều 1722)
Hỏi: Giám mục giáo phận làm gì để bảo vệ cộng đồng?
Trả lời: Trong giai đoạn điều tra sơ khởi cho đến khi kết thúc vụ án, Giám mục giáo phận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cộng đồng, bao gồm bảo vệ các nạn nhân. Giám mục địa phương thi hành quyền lực để bảo vệ trẻ em bằng cách hạn chế các hoạt động của bất kỳ linh mục nào trong địa phận bị tố cáo. Đây là một phần của thẩm quyền thông thường được khuyến khích thực hiện ở bất kỳ mức độ nào cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em không bị thiệt hại. Giám mục thi hành quyền lực này trước, trong và sau bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
Hỏi: Sau khi Bộ Giáo lý đức tin nghiên cứu về hồ sơ do Giám mục giáo phận trình lên. Bộ Giáo lý đức tin sẽ giải quyết thế nào?
Trả lời: Bộ Giáo lý đức tin có 3 chọn lựa: 1/ Bộ có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành xét xử hình sự tư pháp tại tòa án của Giáo phận. 2/ Bộ trực tiếp trình các trường hợp lên Đức Thánh Cha; 3/ Bộ đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với người phạm tội.
Hỏi: Quy trình xét xử hình sự tiến hành như thế nào?
Trả lời: Quy trình xử lý hình sự tiến hành như sau: Bộ Giáo lý đức tin có thể ủy quyền cho Giám mục địa phương tiến hành một quy trình xử phạt hành chính trước một đại biểu của giám mục địa phương cùng với hai dự thẩm. Bị cáo được gọi để trả lời các cáo buộc và xem xét các bằng chứng. Đồng thời, Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ đạo để áp dụng qui trình đúng cách, nghĩa lá bảo vệ quyền tự vệ của bị cáo và của nạn nhân cũng như công ích của Giáo Hội. Giám mục giáo phận phải đối chiếu với Bộ Giáo lý đức tin để phán quyết về tội hình của giáo sĩ và về việc giáo sĩ không thích hợp với mục vụ, cũng như việc áp chế một hình phạt vĩnh viễn (SST art. 21 § 2) Theo điều 1342, Bản Quyền không thể ban hành sắc lệnh về hình phạt vĩnh viễn ngoài tư pháp.
Hỏi: Bị cáo có quyền khiếu nại với Bộ Giáo lý đức tin không?
Trả lời: Bị cáo có quyền trình thượng cầu hành chính lên Bộ Giáo lý đức tin để chống lại những sắc lệnh cũng như hình phạt của Giám mục giáo phận. Bộ Giáo lý đức tin sẽ chỉ thị những điều cần làm cho toà phúc thẩm. Quyết định của các thành viên Hồng Y của Bộ Giáo lý đức tin là quyết định cuối cùng của tòa án tối cao về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Nếu giáo sĩ bị xét xử có tội, cả hai quá trình xử phạt tư pháp và hành chính đều có thể kết án một giáo sĩ với một số hình phạt theo giáo luật, trong đó nghiêm trọng nhất là sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Vấn đề người bị cáo phải trả chi phí tòa án cũng như bồi thường thiệt hại cho người tố cáo cũng có thể được giải quyết trực tiếp trong giai đoạn này.
Hỏi: Các trường hợp nào được Bộ Giáo lý đức tin trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha?
Trả lời: Về những trường hợp nghiêm trọng mà một phiên tòa dân sự về tội hình đã tuyên bố giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc có khi bằng chứng rõ ràng, Bộ Giáo lý đức tin có thể trực tiếp trình lên Đức Thánh Cha với yêu cầu ban hành sắc lệnh trục xuất bị cáo khỏi bậc giáo sĩ. Không có biện pháp giáo luật nào có thể chống lại một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng như vậy. Bộ Giáo lý đức tin cũng có thể trình lên Đức Thánh Cha những thỉnh cầu của các giảo sĩ đã nhìn nhận tội phạm của họ, xin được miễn chuẩn những nghĩa vụ linh mục và muốn trở về bậc giáo dân. Đức Thánh Cha chấp thuận những yêu cầu này vì lợi ích của Giáo hội (pro bono Ecclesiae).
Hỏi: Giáo Hội còn có những biện pháp kỷ luật nào khác cho bị cáo nhận tội?
Trả lời: Về trường hợp linh mục bị cáo đã thừa nhận tội ác của mình và chấp nhận sống một cuộc đời cầu nguyện và đền tội, Bộ Giáo lý đức tin ủy quyền cho Giám mục địa phương ban hành một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế đời sống công khai của một linh mục đó. Các sắc lệnh như vậy được áp đặt kèm theo một hình phạt theo giáo luật. Giáo sĩ vi phạm các điều kiện của sắc lệ sẽ bị phạt, bao gồm việc bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ.
Hỏi: Giáo Hội sẽ đối xử thế nào với giáo sĩ không có tội?
Trả lời: Ơ bất cứ cấp bậc toà án và giai đoạn nào của vụ tố tụng hình sự, nếu thấy rõ bị cáo đã không thực hiện tội phạm, thẩm phán phải tuyên bố điều đó bằng một bản án và tha bổng bị cáo, ngay cả khi quá trình tố tụng đã chấm dứt cùng lúc. (Điều 1726)
Linh mục Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo VN liên giáo phận Münster & Osnabrück mừng Giáng Sinh
Trầm Hương Thơ
09:29 28/12/2018
Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo VN liên giáo phận Münster & Osnabrück mừng Giáng Sinh
Vinh quang Tình Chúa tuyệt vời!
Bình An Ngài xuống cho đời thiện tâm
Tỏa ra ngào ngạt hương trầm
Tình thơ cao vút hòa âm đất trời.
Xem Hình
Vâng, ngày hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy Vinh Quang của Ngài, vinh quang bao tỏa khắp cả hội trường tại Trung Tâm Mục Vụ Neuenkichen và vùng trời tây bắc Đức Quốc. Đúng là vinh quang của Ngài sẽ tỏa lan khi có thành tâm hiệp ý của nhiều người, và việc đó đã xảy ra như lời Thiên Thần đã loan báo:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Cả hội trường đã chật kín không còn chỗ đứng khi đoàn Thánh Giá nến cao và các em đội Thiên Thần, đội giúp lễ rước đoàn đồng tế tiến lên lễ đài.
Thánh lễ bắt đầu với lời chào thân thương của Linh Mục Tuyên Úy Phêrô Nguyễn Quân chủ tế. Ngài cũng kể rằng đây là lần đầu tiên ngài về làm tuyên úy vùng này, và lần đầu tiên tổ chức Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh ở đây nên mọi cái cũng hoàn toàn mới với ngài.
Ngài cũng dẫn lời một bác cao niên đã nói với ngài: “Cả 30 năm nay, hôm nay mới có một Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh chung cả Liên Giáo Phận nên bác cảm thấy thật vui và xúc động khi đến đây".
Đây là một món quà mừng Chúa Giáng Sinh mà các giáo dân hôm nay đưa đến cho ngài. Ngài cũng chào cha Phêrô Hùng và cha Phaolô Hoài đến từ Pháp Quốc hôm nay để cùng giúp ngài trước Thánh lễ ngồi tòa ban phép hòa giải cho giáo dân cũng như hiệp dâng Thánh lễ với ngài hôm nay.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài có kể một số câu chuyện khá dí dỏm như: Ông già Noel đến cho qùa ban đêm v.v... nhưng có một câu chuyện khá đánh động mọi người đó là: Có hai vợ chồng kia nghèo lắm! ngày lễ Giáng Sinh không có gì tặng cho nhau cả, người chồng thì chỉ có cái đồng hồ cũ làm kỷ niệm nhưng đã bị hỏng sợi dây đeo lâu rồi không có tiền mua sợi dây mới. Người vợ thì có mái tóc khá đẹp nhưng vì nghèo qúa không thể mua nổi một cây trâm để cài lên mái tóc cho gọn ghẽ lại. Cuối cùng, tuy cả hai không hẹn nhưng ngày lễ tới cũng có qùa cho nhau. Vợ quyết định giấu chồng đi bán mái tóc của mình để mua tặng chồng một sợi dây đồng hồ để chồng có đồng hồ đeo tay; người chồng thì giấu vợ quyết định bán chiếc mặt đồng hồ để mua tặng vợ một cây trâm bằng sừng để có cái cài trên mái tóc đẹp. Đêm Giáng Sinh, hai vợ chồng mang qùa ra tặng nhau, khi mở qùa ra cả hai đều vô cùng cảm động nhưng hỡi ôi!... làm sao còn những thứ đó để mà sử dụng đây... Thật là vô dụng với hai món quà đó trong hiện tại, nhưng nó không hề vô nghĩa, vô tình. Nó nói lên được cái tình yêu cao siêu qúy trọng dành cho nhau qua món qùa đó.
Nhưng đó là món qùa yêu thương xét về vật chất mà thôi, nó không thể nào sánh bằng cái tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Ngài đã ban tặng cho chúng ta món quà cao quý nhất là chính Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngài là Thiên Tử nước trời mà lại hạ thân trong hang đá bò lừa để đến và chia sẻ kiếp sống phàm nhân với chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ước chi mỗi người chúng ta cũng trải lòng ra như những máng cỏ nghèo nàn để cho Ngài ngự đến. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu nơi tất cả những người nghèo nàn, bất hạnh để giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyên chúng ta: Đừng tục hóa lễ Giáng sinh nhưng hãy sống những bất ngờ từ Thiên Chúa"
"Lễ Giáng sinh đầu tiên trong lịch sử đầy những điều ngạc nhiên và bất ngờ, đối với Mẹ Maria, với thánh Giuse, với các mục đồng. Ngạc nhiên lớn nhất chính là Thiên Chúa đến thế gian trong thân phận một hài nhi bé nhỏ, sinh ra trong hang đá nghèo hèn. Mẹ Maria đã đón tiếp Chúa với niềm tin tín thác, thánh Giuse mở lòng đón nhận thánh ý Chúa, các mục đồng hân hoan chạy đi gặp Người. Hãy để mình được bất ngờ từ Thiên Chúa."
Hôm nay có các "thiên thần bé nhỏ" và cả những "thiên thần cao niên" dâng của lễ lên Thiên Chúa vô cùng ý nghĩa và dễ thương. Đặc biệt trước Thánh lễ có phần ôn lại lịch sử ơn cứu độ trong đó có hoạt cảnh về Đức Mẹ nói lời "Xin Vâng" để hiệp thông cứu chuộc nhân loại chúng ta, do các em thiếu niên của Liên Giáo Phận thể hiện rất hay và cảm động.
Cuối Thánh lễ, Lm. Tuyên Úy Phêrô Nguyễn Quân đã chân thành cảm ơn từ trái tim đến tất cả mọi người hiện diện đã dành cho ngài món qùa thật lớn lao này. Ngôi nhà nguyện đã dự tính nhỏ qúa vì chỉ chứa được khoảng 170 người thôi, nên ngài đã quyết định dùng hội trường với sức chứa 400 chỗ ngồi này để cử hành Thánh lễ nhưng thật không ngờ là lần đầu tiên tổ chức một Lễ Giáng Sinh chung cho vùng chúng ta mà hội trường cũng không đủ chỗ, rất nhiều anh chị em phải đứng để tham dự.
Ngài cũng không quên cảm ơn hai Linh Mục Phaolô Hoài và Phêrô Hùng đến từ Paris Pháp Quốc, cùng tất cả các ban ngành đoàn thể, đội giúp lễ, đặc biệt là cảm ơn các em và các cháu trong Câu Lạc Bộ Âm Nhạc của Liên Giáo Phận tuy mới vừa thành lập xong nhưng hôm nay đã có khả năng đệm đàn cho ca đoàn tổng hợp cũng như đã phục vụ thật hay và mong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ.
Sau Phép lành Trọng thể, một tiếng nghỉ ngơi ăn uống và một chương trình văn nghệ thật đặc sắc được bắt đầu. Tiết mục mở màn văn nghệ là một liên khúc Giáng Sinh của các cháu trong Câu Lạc Bộ Âm Nhạc vô cùng sôi động đem lại một không khí Giáng Sinh tưng bừng như chưa từng có trong Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück.
Một chương trình văn nghệ kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với đủ các tài năng của những cộng đoàn trong vùng đóng góp.
Người viết rất ấn tượng với hoạt cảnh cuộc đời Chúa Giáng Sinh trong hang bò lừa do Cộng đoàn Münster, đặc biệt, các bé trình diễn bằng tiếng Việt Nam tuy có phần lơ lớ nhưng rất hay và dễ thương. Lần này có nhiều các nhóm thiếu nhi đóng góp trong chương trình thật hay và vui nhộn, sống động, cảm ơn các cháu nhiều. Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều những tiết mục hấp dẫn khác nữa phải công nhận rằng phần văn nghệ lần này thật phong phú. Chân thành cảm ơn đến tất cả các ban ngành đã đóng góp hăng say để tạo ra một Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2018 đặc biệt như thế này. Có rất nhiều người đã bày tỏ sự cảm động.
Tiết mục hấp dẫn các bé là ông già Noel phát qùa, nhưng Ông Già Noel có nói rất tiếc là lần đầu tiên đến đây ông không nghĩ là đông các cháu như thế nên mang theo có 70 phần qùa nhưng không may bị thiếu nên thay vì như thông báo 13 tuổi trở xuống được qùa nhưng đành phải rút xuống dưới 10 tuổi thôi. Ông hứa là sang năm nhất định sẽ mang đầy đủ hơn, mong các cháu thông cảm.
Tiết mục đấu giá cũng ý nghĩa và sôi động lắm. Lẽ dĩ nhiên còn nhiều tiết mục khác nữa nhưng vì bài viết khuôn khổ có giới hạn nên không tiện kê ra.
Chúng con xin Tạ ơn Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại và nhờ qua ngày kỷ niệm kính Chúa Giáng Trần này chúng con mới có cơ hội được nối kết lại qua tình thương của Ngài, để qua việc phụng vụ kính thờ, chúng con đã nối kết lại trong tình Ngài và tình anh em.
ĐẤT-TRỜI hoà nhịp hân hoan
NGÀI là Ánh Sáng xóa tan đêm trường
NGÔI LỜI là Đấng tình thương
Dẫn ta về cõi "THIÊN ĐƯỜNG" cao sang
Hồng Ân THIÊN CHÚA vinh quang
Thiên Cung-Trần Thế hợp hoan kính mừng
Cửu Thần ca hát tưng bừng
Khắp cùng cõi thế không ngừng hoan ca.
Bình An đến khắp mọi nhà
Tình Yêu THIÊN CHÚA chan hòa Thánh Ân.
Trầm Hương Thơ
Vinh quang Tình Chúa tuyệt vời!
Bình An Ngài xuống cho đời thiện tâm
Tỏa ra ngào ngạt hương trầm
Tình thơ cao vút hòa âm đất trời.
Xem Hình
Vâng, ngày hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy Vinh Quang của Ngài, vinh quang bao tỏa khắp cả hội trường tại Trung Tâm Mục Vụ Neuenkichen và vùng trời tây bắc Đức Quốc. Đúng là vinh quang của Ngài sẽ tỏa lan khi có thành tâm hiệp ý của nhiều người, và việc đó đã xảy ra như lời Thiên Thần đã loan báo:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Cả hội trường đã chật kín không còn chỗ đứng khi đoàn Thánh Giá nến cao và các em đội Thiên Thần, đội giúp lễ rước đoàn đồng tế tiến lên lễ đài.
Ngài cũng dẫn lời một bác cao niên đã nói với ngài: “Cả 30 năm nay, hôm nay mới có một Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh chung cả Liên Giáo Phận nên bác cảm thấy thật vui và xúc động khi đến đây".
Đây là một món quà mừng Chúa Giáng Sinh mà các giáo dân hôm nay đưa đến cho ngài. Ngài cũng chào cha Phêrô Hùng và cha Phaolô Hoài đến từ Pháp Quốc hôm nay để cùng giúp ngài trước Thánh lễ ngồi tòa ban phép hòa giải cho giáo dân cũng như hiệp dâng Thánh lễ với ngài hôm nay.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài có kể một số câu chuyện khá dí dỏm như: Ông già Noel đến cho qùa ban đêm v.v... nhưng có một câu chuyện khá đánh động mọi người đó là: Có hai vợ chồng kia nghèo lắm! ngày lễ Giáng Sinh không có gì tặng cho nhau cả, người chồng thì chỉ có cái đồng hồ cũ làm kỷ niệm nhưng đã bị hỏng sợi dây đeo lâu rồi không có tiền mua sợi dây mới. Người vợ thì có mái tóc khá đẹp nhưng vì nghèo qúa không thể mua nổi một cây trâm để cài lên mái tóc cho gọn ghẽ lại. Cuối cùng, tuy cả hai không hẹn nhưng ngày lễ tới cũng có qùa cho nhau. Vợ quyết định giấu chồng đi bán mái tóc của mình để mua tặng chồng một sợi dây đồng hồ để chồng có đồng hồ đeo tay; người chồng thì giấu vợ quyết định bán chiếc mặt đồng hồ để mua tặng vợ một cây trâm bằng sừng để có cái cài trên mái tóc đẹp. Đêm Giáng Sinh, hai vợ chồng mang qùa ra tặng nhau, khi mở qùa ra cả hai đều vô cùng cảm động nhưng hỡi ôi!... làm sao còn những thứ đó để mà sử dụng đây... Thật là vô dụng với hai món quà đó trong hiện tại, nhưng nó không hề vô nghĩa, vô tình. Nó nói lên được cái tình yêu cao siêu qúy trọng dành cho nhau qua món qùa đó.
Nhưng đó là món qùa yêu thương xét về vật chất mà thôi, nó không thể nào sánh bằng cái tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Ngài đã ban tặng cho chúng ta món quà cao quý nhất là chính Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngài là Thiên Tử nước trời mà lại hạ thân trong hang đá bò lừa để đến và chia sẻ kiếp sống phàm nhân với chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ước chi mỗi người chúng ta cũng trải lòng ra như những máng cỏ nghèo nàn để cho Ngài ngự đến. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu nơi tất cả những người nghèo nàn, bất hạnh để giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyên chúng ta: Đừng tục hóa lễ Giáng sinh nhưng hãy sống những bất ngờ từ Thiên Chúa"
"Lễ Giáng sinh đầu tiên trong lịch sử đầy những điều ngạc nhiên và bất ngờ, đối với Mẹ Maria, với thánh Giuse, với các mục đồng. Ngạc nhiên lớn nhất chính là Thiên Chúa đến thế gian trong thân phận một hài nhi bé nhỏ, sinh ra trong hang đá nghèo hèn. Mẹ Maria đã đón tiếp Chúa với niềm tin tín thác, thánh Giuse mở lòng đón nhận thánh ý Chúa, các mục đồng hân hoan chạy đi gặp Người. Hãy để mình được bất ngờ từ Thiên Chúa."
Hôm nay có các "thiên thần bé nhỏ" và cả những "thiên thần cao niên" dâng của lễ lên Thiên Chúa vô cùng ý nghĩa và dễ thương. Đặc biệt trước Thánh lễ có phần ôn lại lịch sử ơn cứu độ trong đó có hoạt cảnh về Đức Mẹ nói lời "Xin Vâng" để hiệp thông cứu chuộc nhân loại chúng ta, do các em thiếu niên của Liên Giáo Phận thể hiện rất hay và cảm động.
Cuối Thánh lễ, Lm. Tuyên Úy Phêrô Nguyễn Quân đã chân thành cảm ơn từ trái tim đến tất cả mọi người hiện diện đã dành cho ngài món qùa thật lớn lao này. Ngôi nhà nguyện đã dự tính nhỏ qúa vì chỉ chứa được khoảng 170 người thôi, nên ngài đã quyết định dùng hội trường với sức chứa 400 chỗ ngồi này để cử hành Thánh lễ nhưng thật không ngờ là lần đầu tiên tổ chức một Lễ Giáng Sinh chung cho vùng chúng ta mà hội trường cũng không đủ chỗ, rất nhiều anh chị em phải đứng để tham dự.
Ngài cũng không quên cảm ơn hai Linh Mục Phaolô Hoài và Phêrô Hùng đến từ Paris Pháp Quốc, cùng tất cả các ban ngành đoàn thể, đội giúp lễ, đặc biệt là cảm ơn các em và các cháu trong Câu Lạc Bộ Âm Nhạc của Liên Giáo Phận tuy mới vừa thành lập xong nhưng hôm nay đã có khả năng đệm đàn cho ca đoàn tổng hợp cũng như đã phục vụ thật hay và mong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ.
Sau Phép lành Trọng thể, một tiếng nghỉ ngơi ăn uống và một chương trình văn nghệ thật đặc sắc được bắt đầu. Tiết mục mở màn văn nghệ là một liên khúc Giáng Sinh của các cháu trong Câu Lạc Bộ Âm Nhạc vô cùng sôi động đem lại một không khí Giáng Sinh tưng bừng như chưa từng có trong Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück.
Một chương trình văn nghệ kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với đủ các tài năng của những cộng đoàn trong vùng đóng góp.
Người viết rất ấn tượng với hoạt cảnh cuộc đời Chúa Giáng Sinh trong hang bò lừa do Cộng đoàn Münster, đặc biệt, các bé trình diễn bằng tiếng Việt Nam tuy có phần lơ lớ nhưng rất hay và dễ thương. Lần này có nhiều các nhóm thiếu nhi đóng góp trong chương trình thật hay và vui nhộn, sống động, cảm ơn các cháu nhiều. Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều những tiết mục hấp dẫn khác nữa phải công nhận rằng phần văn nghệ lần này thật phong phú. Chân thành cảm ơn đến tất cả các ban ngành đã đóng góp hăng say để tạo ra một Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2018 đặc biệt như thế này. Có rất nhiều người đã bày tỏ sự cảm động.
Tiết mục hấp dẫn các bé là ông già Noel phát qùa, nhưng Ông Già Noel có nói rất tiếc là lần đầu tiên đến đây ông không nghĩ là đông các cháu như thế nên mang theo có 70 phần qùa nhưng không may bị thiếu nên thay vì như thông báo 13 tuổi trở xuống được qùa nhưng đành phải rút xuống dưới 10 tuổi thôi. Ông hứa là sang năm nhất định sẽ mang đầy đủ hơn, mong các cháu thông cảm.
Tiết mục đấu giá cũng ý nghĩa và sôi động lắm. Lẽ dĩ nhiên còn nhiều tiết mục khác nữa nhưng vì bài viết khuôn khổ có giới hạn nên không tiện kê ra.
Chúng con xin Tạ ơn Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại và nhờ qua ngày kỷ niệm kính Chúa Giáng Trần này chúng con mới có cơ hội được nối kết lại qua tình thương của Ngài, để qua việc phụng vụ kính thờ, chúng con đã nối kết lại trong tình Ngài và tình anh em.
ĐẤT-TRỜI hoà nhịp hân hoan
NGÀI là Ánh Sáng xóa tan đêm trường
NGÔI LỜI là Đấng tình thương
Dẫn ta về cõi "THIÊN ĐƯỜNG" cao sang
Hồng Ân THIÊN CHÚA vinh quang
Thiên Cung-Trần Thế hợp hoan kính mừng
Cửu Thần ca hát tưng bừng
Khắp cùng cõi thế không ngừng hoan ca.
Bình An đến khắp mọi nhà
Tình Yêu THIÊN CHÚA chan hòa Thánh Ân.
Trầm Hương Thơ
Bữa Cơm Huynh Đệ Lần Thứ 16 – Mái Ấm Tình Thương Lagi tại giáo phận Phan Thiết
Nữ Tu Matta
10:00 28/12/2018
Bữa Cơm Huynh Đệ Lần Thứ 16 – Mái Ấm Tình Thương Lagi tại giáo phận Phan Thiết
Vào lúc 9g ngày 28/12/2018, có hơn 700 vị khách quý với hoàn cảnh đặc biệt đã có mặt tại Mái Ấm Tình Thương Lagi thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang trong Thánh lễ Tạ Ơn nhân ngày lễ các “Thánh Anh Hài” và “bữa cơm huynh đệ” của buổi Họp Mặt Huynh Đệ Lần thứ 16.
Những vị khách quý ấy đến từ các Giáo xứ Võ Đắt, Bưng Riềng,Tân Thắng, Mân Côi, Tin Mừng, Hiệp An, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Lý, Khánh Hội, Phước Hội, Tân Lập,Tân An, Tân Tạo, Tân nghĩa, Hiệp Đức, Kim Ngọc. Họ là những người khó khăn, khuyết tật, già yếu, bệnh tật quy tụ về khuôn viên Mái Ấm dưới sự hướng dẫn chu đáo của quý sơ HD MTG Nha Trang, các thành viên mến thánh giá tại thế và những người thiện nguyện.
Xem Hình
Thánh lễ do Cha Antôn Lê Minh Tuấn – Hạt Trưởng hạt Hàm Tân chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Quản xứ Đồng tiến, cha Linh hướng Mái Ấm. Cộng đoàn tham dự gần 1.000 người thuộc các tôn giáo khác nhau.
Mở đầu Thánh lễ, cha Antôn thay mặt quý cha gửi lời chào quý sơ, cùng quý vị ân nhân, và đặc biệt với những người khó khăn, cơ nhỡ, lời chào chúc niềm vui và sự an bình.Ngài mời gọi cộng đoàn cùng dâng lời tạ ơn, mừng bữa cơm huynh đệ cho 700 người khuyết tật. Ngài cũng nhắn gởi cộng đoàn hãy can đảm làm chứng cho Chúa như các Thánh Anh Hài, cho dẫu phải đau đớn như “ Tiếng than khóc của Bà Rakhen đã than khóc con mình”. Anh chị em cùng hiện hiện nơi Mái Ấm Tình thương để đón tiếp, chia sẻ bữa cơm trong tình huynh đệ. Nơi mà hằng ngày quý Nữ tu đã chia sẻ tình cảm ân cần, quan tâm lo lắng đến những vị khách quý, là những người tàn tật đang hiện diện. Nơi đã, đang và tiếp tục cứu sống các thai nhi chị em nữ tu Mái Ấm đã chôn cất hơn 29 nghìn thai nhi, giúp có ngôi mộ ấm cúng.
Đến phần hiệp lễ, quý cha đem mính Thánh Chúa đến trao tân từng người teo cơ chân, liệt đôi tay, khiếm khuyết thân thể tại bàn ăn. Hình ảnh thật đẹp đong đầy ý nghĩa yêu thương tình Chúa tình người.
Sau thánh lễ là bữa tiệc tròn đầy yêu thương – thịnh soạn được dọn ra cùng với sự phục vụ tận tụy của quý sơ và các chị em mến thánh giá tại thế.
Màn trống khai mạc do các em cô nhi biểu diễn kết thúc, cha Hạt Trưởng Hạt Đức tánh chia sẻ đôi tâm tình và ban phép lành và thánh hóa bữa ăn.
Các tiết mục văn nghệ vui tươi được tiếp tục ngay sau đó. Một chương trình đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh do các cháu cô nhi của Mái Ấm biểu diễn đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.Tất cả tạo nên bầu khí vừa vui nhộn vừa xúc động đến rơi lệ xuyến xang lòng người.
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai thay mặt Mái Ấm Tình Thương gửi lời tâm tình đến quý Cha, quý Ân Nhân, quý khách. Cảm ơn lời cầu nguyện và sự hiện diện dâng thánh lễ của quý cha, sự đồng hành yêu thương, giúp đỡ của quý ân nhân trong suốt chặng đường 21 năm phục vụ, trong đó với 11 năm công việc bảo vệ sự sống. Nhìn lại hoạt động những năm qua của Mái Ấm: Chôn cất giữ thai nhi, cải táng những nấm mồ vô chủ, nhà tình thương, bò tình thương, cứu sống và nuôi dưỡng các cháu cô nhi, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Lagi, cấp dưỡng sinh hoạt hàng tháng cho người khuyết tật già cả neo đơn.
Sau cùng, quý nữ tu cùng quý ân nhân cũng đi đến từng bàn để trao những phần quà cho từng người. Mỗi phần quà gồm: chiếc áo gió, ấm siêu tốc, khăn, dầu, đường, sữa và bì thư với 700.000đ. Phát sinh thêm 131 vị khách cùng cảnh ngộ, không được mời mà đến rất sớm, nhờ gia đình anh chị Hưng Trang chia sẻ giúp mỗi người 300.000đ, ai cũng nở nụ cười tươi hân hoan đón nhận với tâm tình tri ân.
Bữa tiệc kết thúc lúc 11g45, mọi người ra về mang theo hơi ấm của tình thương của Chúa Hài Đồng được toả lan từ những con tim biết yêu thương, nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng thôi thúc những mảnh đời bất hạnh luôn sống mạnh mẽ cho những tháng ngày phía trước.
Nữ tu Matta
Vào lúc 9g ngày 28/12/2018, có hơn 700 vị khách quý với hoàn cảnh đặc biệt đã có mặt tại Mái Ấm Tình Thương Lagi thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang trong Thánh lễ Tạ Ơn nhân ngày lễ các “Thánh Anh Hài” và “bữa cơm huynh đệ” của buổi Họp Mặt Huynh Đệ Lần thứ 16.
Những vị khách quý ấy đến từ các Giáo xứ Võ Đắt, Bưng Riềng,Tân Thắng, Mân Côi, Tin Mừng, Hiệp An, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Lý, Khánh Hội, Phước Hội, Tân Lập,Tân An, Tân Tạo, Tân nghĩa, Hiệp Đức, Kim Ngọc. Họ là những người khó khăn, khuyết tật, già yếu, bệnh tật quy tụ về khuôn viên Mái Ấm dưới sự hướng dẫn chu đáo của quý sơ HD MTG Nha Trang, các thành viên mến thánh giá tại thế và những người thiện nguyện.
Xem Hình
Thánh lễ do Cha Antôn Lê Minh Tuấn – Hạt Trưởng hạt Hàm Tân chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Quản xứ Đồng tiến, cha Linh hướng Mái Ấm. Cộng đoàn tham dự gần 1.000 người thuộc các tôn giáo khác nhau.
Mở đầu Thánh lễ, cha Antôn thay mặt quý cha gửi lời chào quý sơ, cùng quý vị ân nhân, và đặc biệt với những người khó khăn, cơ nhỡ, lời chào chúc niềm vui và sự an bình.Ngài mời gọi cộng đoàn cùng dâng lời tạ ơn, mừng bữa cơm huynh đệ cho 700 người khuyết tật. Ngài cũng nhắn gởi cộng đoàn hãy can đảm làm chứng cho Chúa như các Thánh Anh Hài, cho dẫu phải đau đớn như “ Tiếng than khóc của Bà Rakhen đã than khóc con mình”. Anh chị em cùng hiện hiện nơi Mái Ấm Tình thương để đón tiếp, chia sẻ bữa cơm trong tình huynh đệ. Nơi mà hằng ngày quý Nữ tu đã chia sẻ tình cảm ân cần, quan tâm lo lắng đến những vị khách quý, là những người tàn tật đang hiện diện. Nơi đã, đang và tiếp tục cứu sống các thai nhi chị em nữ tu Mái Ấm đã chôn cất hơn 29 nghìn thai nhi, giúp có ngôi mộ ấm cúng.
Sau thánh lễ là bữa tiệc tròn đầy yêu thương – thịnh soạn được dọn ra cùng với sự phục vụ tận tụy của quý sơ và các chị em mến thánh giá tại thế.
Màn trống khai mạc do các em cô nhi biểu diễn kết thúc, cha Hạt Trưởng Hạt Đức tánh chia sẻ đôi tâm tình và ban phép lành và thánh hóa bữa ăn.
Các tiết mục văn nghệ vui tươi được tiếp tục ngay sau đó. Một chương trình đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh do các cháu cô nhi của Mái Ấm biểu diễn đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.Tất cả tạo nên bầu khí vừa vui nhộn vừa xúc động đến rơi lệ xuyến xang lòng người.
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai thay mặt Mái Ấm Tình Thương gửi lời tâm tình đến quý Cha, quý Ân Nhân, quý khách. Cảm ơn lời cầu nguyện và sự hiện diện dâng thánh lễ của quý cha, sự đồng hành yêu thương, giúp đỡ của quý ân nhân trong suốt chặng đường 21 năm phục vụ, trong đó với 11 năm công việc bảo vệ sự sống. Nhìn lại hoạt động những năm qua của Mái Ấm: Chôn cất giữ thai nhi, cải táng những nấm mồ vô chủ, nhà tình thương, bò tình thương, cứu sống và nuôi dưỡng các cháu cô nhi, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Lagi, cấp dưỡng sinh hoạt hàng tháng cho người khuyết tật già cả neo đơn.
Sau cùng, quý nữ tu cùng quý ân nhân cũng đi đến từng bàn để trao những phần quà cho từng người. Mỗi phần quà gồm: chiếc áo gió, ấm siêu tốc, khăn, dầu, đường, sữa và bì thư với 700.000đ. Phát sinh thêm 131 vị khách cùng cảnh ngộ, không được mời mà đến rất sớm, nhờ gia đình anh chị Hưng Trang chia sẻ giúp mỗi người 300.000đ, ai cũng nở nụ cười tươi hân hoan đón nhận với tâm tình tri ân.
Bữa tiệc kết thúc lúc 11g45, mọi người ra về mang theo hơi ấm của tình thương của Chúa Hài Đồng được toả lan từ những con tim biết yêu thương, nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng thôi thúc những mảnh đời bất hạnh luôn sống mạnh mẽ cho những tháng ngày phía trước.
Nữ tu Matta
Vũ điệu người H'Mong đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Việt Tự Do
11:48 28/12/2018
Giáo xứ Phúc Lâm, Hố Nai thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Hài Đồng
Hoàng Bá Qúy
18:09 28/12/2018
Gp Xuân Lộc: Chiều ngày 27 tháng 12 năm 2018, vào lúc 16g30, khuôn viên thánh đường giáo xứ Phúc Lâm, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc rực rỡ màu khăn quàng thiếu nhi của các anh chị cựu huynh trưởng (trợ tá ), huynh trưởng – giáo lý viên, dự trưởng và của các em chuẩn bị tham dự lễ tái thành lập xứ đoàn Hài Đồng, xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Phúc Lâm.
Xem Hình
Thực hiện quyết định của Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục giáo phận Xuân Lộc đã ký ngày 23 tháng 05 năm 2018 các giáo xứ, giáo họ biệt lập, các dòng tu trong giáo phận sẽ “ Tổ chức, huấn luyện Giáo Lý Viên Huynh Trưởng – Thiếu Nhi theo nội quy Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã được Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn”, xứ đoàn Hài Đồng Thiếu Nhi Thánh Thể Phúc Lâm chọn ngày hôm nay là ngày tái lập đoàn và ban chấp hành đoàn cùng giáo lý viên tuyên hứa.
Đúng 17g45, đoàn rước quý cha đồng tế tiến vào thánh đường trong tiếng hát của ca đoàn Thiếu Nhi.
Thánh lễ được Cha phó xứ, đồng thời là Tuyên Úy Xứ Đoàn Giuse Nguyễn Trung Hiếu chủ tế, đồng tế với ngài có Cha Đaminh Phạm Văn Vàng ( Cựu Xứ Đoàn Trưởng ), Cha Micae Phạm Hữu Trung ( Chánh xứ Bạch Đằng, Gp Đà Lạt). Hiệp dâng cùng quý cha thánh lễ có quý chức Ban Hành Giáo, các huynh trưởng qua các thời kỳ và hơn 1000 các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Khởi đầu thánh lễ cha Giuse, Tuyên Úy xứ đoàn đã cử hành nghi thức làm phép cờ đoàn, nghi thức tuyên hứa Tân Ban Chấp Hành Xứ Đoàn và nghi thức Tuyên Hứa Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng. Trong phần tuyên hứa dành cho các anh chị Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng các anh chị đã tuyên xưng lại lời cam kết khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội là tin thờ Một Thiên Chúa Ba Ngôi, trung thành với Hội Thánh cùng cam kết hoàn thành sứ mệnh giảng dạy giáo lý mà Hội Thánh đã trao phó.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Đaminh dựa theo Tin mừng Thánh Gioan chia sẻ: Một trong những vị tông đồ đã nói về tình yêu nhiều nhất là chính là Gioan thánh sử. Vị tông đồ trẻ, được Chúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt vì đời sống trinh nguyên, thánh thiện đã ghi lại cuốn Phúc Âm thứ tư thuật lại tất cả đời sống của Chúa Giêsu. Là những môn đệ đầu tiên chạy đến mộ Chúa Giêsu nhưng thái độ của thánh Gioan cho thấy Ngài đã tin Thầy mình sống lại như Thầy đã báo trước. Suốt cuộc đời của thánh Gioan từ khi Chúa kêu gọi, cho tới khi nhắm mắt lìa đời, lúc nào thánh Gioan cũng một lòng yêu mến Chúa, Ngài được chứng kiến những việc Chúa làm. Và vì được Chúa yêu như thánh Gioan tự giới thiệu:" người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến", thánh Gioan đã sống bên Chúa, cùng ăn, cùng đi rao giảng với Chúa và là môn đệ duy nhất hiện diện dưới chân thập giá khi Chúa trút hơi thở cuố cùng. Thánh Gioan là một trong vài người đã thấy ngôi mộ trống và đã tin chắc chắn Chúa đã sống lại. Ngài là nhân chứng cho biến cố phục sinh.
Sau thánh lễ quý Trợ Tá, anh chị em Giáo Lý Viên Huynh Trưởng đã chụp hình lưu niệm và dùng bữa cơm thân mật để mừng ngày tái lập Xứ Đoàn.
Nhìn dòng lịch sử với 53 năm, từ khi hình thành đến khi phát triển, khi thầm lặng đến khi phục hồi, với biết bao khó khăn, thăng trầm của thời cuộc, xứ đoàn Hài Đồng vẫn luôn phát triển không ngừng với bao lớp huynh trưởng đã dày công vun đắp gieo mầm đức tin cho thiếu nhi. Sự hiện diện trong thánh lễ này của các anh chị em trợ tá, giáo lý viên, huynh trưởng và các em thiếu nhi gồm những thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu cùng dâng lời tạ ơn Chúa, vì nhờ là thiếu nhi nói riêng và là người Công Giáo nói chung, mỗi người đã ý thức và thực hiện trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái của mình cách cụ thể bằng những buổi dạy học giáo lý, để qua những buổi sinh hoạt sẽ dẫn vào trong tâm hồn con cái của mình từ thuở bé, và nhờ đó làm cho hạt mầm đức tin nơi con cái được triển nở và lớn lên hầu trở nên những môn đệ của Đức Kitô, là những cộng tác viên của Người trong việc tông đồ.
Ước gì khi cộng đoàn chúng ta họp nhau đây để dâng lời tôn vinh tạ ơn Chúa, thì chính lời tôn vinh và tạ ơn ấy làm cho cuộc sống mỗi người chúng ta và của cả đoàn thiếu nhi được mỗi ngày mỗi thêm phong phú và hữu ích hơn.
Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với biết bao hồng ân Ngài tuôn đổ trên Xứ Đoàn chúng con.
Xin Chúa Hài Đồng ban muôn hồng ân cho quý cha, quý chức, quý trưởng và cộng đoàn, những người còn sống cũng như đã qua đời đã giúp đỡ chúng con bằng nhiều cách trong 53 năm qua từ khi thành lập Xứ Đoàn cho đến hôm nay.
Truyền Thông Thiếu Nhi Phúc Lâm
Xem Hình
Thực hiện quyết định của Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục giáo phận Xuân Lộc đã ký ngày 23 tháng 05 năm 2018 các giáo xứ, giáo họ biệt lập, các dòng tu trong giáo phận sẽ “ Tổ chức, huấn luyện Giáo Lý Viên Huynh Trưởng – Thiếu Nhi theo nội quy Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã được Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn”, xứ đoàn Hài Đồng Thiếu Nhi Thánh Thể Phúc Lâm chọn ngày hôm nay là ngày tái lập đoàn và ban chấp hành đoàn cùng giáo lý viên tuyên hứa.
Đúng 17g45, đoàn rước quý cha đồng tế tiến vào thánh đường trong tiếng hát của ca đoàn Thiếu Nhi.
Khởi đầu thánh lễ cha Giuse, Tuyên Úy xứ đoàn đã cử hành nghi thức làm phép cờ đoàn, nghi thức tuyên hứa Tân Ban Chấp Hành Xứ Đoàn và nghi thức Tuyên Hứa Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng. Trong phần tuyên hứa dành cho các anh chị Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng các anh chị đã tuyên xưng lại lời cam kết khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội là tin thờ Một Thiên Chúa Ba Ngôi, trung thành với Hội Thánh cùng cam kết hoàn thành sứ mệnh giảng dạy giáo lý mà Hội Thánh đã trao phó.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Đaminh dựa theo Tin mừng Thánh Gioan chia sẻ: Một trong những vị tông đồ đã nói về tình yêu nhiều nhất là chính là Gioan thánh sử. Vị tông đồ trẻ, được Chúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt vì đời sống trinh nguyên, thánh thiện đã ghi lại cuốn Phúc Âm thứ tư thuật lại tất cả đời sống của Chúa Giêsu. Là những môn đệ đầu tiên chạy đến mộ Chúa Giêsu nhưng thái độ của thánh Gioan cho thấy Ngài đã tin Thầy mình sống lại như Thầy đã báo trước. Suốt cuộc đời của thánh Gioan từ khi Chúa kêu gọi, cho tới khi nhắm mắt lìa đời, lúc nào thánh Gioan cũng một lòng yêu mến Chúa, Ngài được chứng kiến những việc Chúa làm. Và vì được Chúa yêu như thánh Gioan tự giới thiệu:" người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến", thánh Gioan đã sống bên Chúa, cùng ăn, cùng đi rao giảng với Chúa và là môn đệ duy nhất hiện diện dưới chân thập giá khi Chúa trút hơi thở cuố cùng. Thánh Gioan là một trong vài người đã thấy ngôi mộ trống và đã tin chắc chắn Chúa đã sống lại. Ngài là nhân chứng cho biến cố phục sinh.
Sau thánh lễ quý Trợ Tá, anh chị em Giáo Lý Viên Huynh Trưởng đã chụp hình lưu niệm và dùng bữa cơm thân mật để mừng ngày tái lập Xứ Đoàn.
Nhìn dòng lịch sử với 53 năm, từ khi hình thành đến khi phát triển, khi thầm lặng đến khi phục hồi, với biết bao khó khăn, thăng trầm của thời cuộc, xứ đoàn Hài Đồng vẫn luôn phát triển không ngừng với bao lớp huynh trưởng đã dày công vun đắp gieo mầm đức tin cho thiếu nhi. Sự hiện diện trong thánh lễ này của các anh chị em trợ tá, giáo lý viên, huynh trưởng và các em thiếu nhi gồm những thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu cùng dâng lời tạ ơn Chúa, vì nhờ là thiếu nhi nói riêng và là người Công Giáo nói chung, mỗi người đã ý thức và thực hiện trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái của mình cách cụ thể bằng những buổi dạy học giáo lý, để qua những buổi sinh hoạt sẽ dẫn vào trong tâm hồn con cái của mình từ thuở bé, và nhờ đó làm cho hạt mầm đức tin nơi con cái được triển nở và lớn lên hầu trở nên những môn đệ của Đức Kitô, là những cộng tác viên của Người trong việc tông đồ.
Ước gì khi cộng đoàn chúng ta họp nhau đây để dâng lời tôn vinh tạ ơn Chúa, thì chính lời tôn vinh và tạ ơn ấy làm cho cuộc sống mỗi người chúng ta và của cả đoàn thiếu nhi được mỗi ngày mỗi thêm phong phú và hữu ích hơn.
Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với biết bao hồng ân Ngài tuôn đổ trên Xứ Đoàn chúng con.
Xin Chúa Hài Đồng ban muôn hồng ân cho quý cha, quý chức, quý trưởng và cộng đoàn, những người còn sống cũng như đã qua đời đã giúp đỡ chúng con bằng nhiều cách trong 53 năm qua từ khi thành lập Xứ Đoàn cho đến hôm nay.
Truyền Thông Thiếu Nhi Phúc Lâm
Nhật ký mục vụ Giáng Sinh 2018 của Đức cha Gioan Maria Vũ Tất
Lm. Nguyễn Văn Thành
21:51 28/12/2018
Ngày thứ nhất
WGPHH - Như thường lệ, nhân dịp Giáng Sinh Đức cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Chính tòa giáo phận Hưng Hóa, chọn một vùng hay một giáo xứ xa xôi nào đó để làm mục vụ vừa để hiểu rõ đoàn chiên vừa để động viên các linh mục làm việc nơi vùng truyền giáo. Năm nay, ngài chọn vùng Tây Bắc với 3 giáo xứ Bảo Yên, Phố Lu và Lào Cai từ ngày 23-25/12. Trong 3 ngày này, ngài lại chọn những nơi khó khăn và có những công việc cần thiết như lễ khởi công, làm phép nhà nguyện hay làm phép Thêm Sức…
Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Phanxicô khao khát muốn làm một cuộc Phúc âm hóa bởi những người với lòng nhiệt thành tông đồ đi ra khỏi chính mình để đến với vùng ngoại biên. Vì thế, chính Đức cha Gioan đã chủ động ngỏ lời với các linh mục phụ trách để đến với vùng Tây Bắc chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với anh chị em nghèo khó và thiệt thòi này.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 23/12/2018, ngay từ 5g00 sáng Đức cha và những người tháp bắt đầu xuất phát từ Tòa Giám Mục Hưng Hóa, số 70 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tháp tùng Đức cha có cha Giuse Đỗ Công Tiếu, thầy Giuse Nguyễn Duy Đồng và một chú tiền chủng viện.
Đoàn đi theo quốc lộ 32 lên nút giao Sai Nga, quãng đường khoảng 65 cây số hết khoảng 1 tiếng 15 phút rồi vào đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đây là đoạn đường có nhiều giáo xứ ven quốc lộ nên hình ảnh hang đá, cây thông và đèn trang trí hiện lên khá rõ nét của tỉnh Phú Thọ miền trung du. Từ nút giao Sai Nga đoàn đi cao tốc khoảng 100 cây số đến nút giao Bảo Hà. Đoạn đường này qua 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai (huyện cuối của Lào Cai).
Tưởng cũng nên nhắc tới địa danh Bảo Hà bởi nơi đây nhiều người biết tới Đền Ông Hoàng Bảy nhưng ông Hoàng Bảy là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn, dù trong dân gian có nhiều câu chuyện truyền kỳ khác nhau giải đáp điều này. Người nói rằng ông Hoàng Bảy là “thần vệ quốc” – một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất, đền thờ ông được xây dựng trên ngọn núi Cấm, quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên, thịnh vượng. Người khác lại cho rằng ông là một người buôn bán ma túy bị bắt và bị giết rồi trôi đến Trái Hút Bảo Hà thì mắc cạn, người dân nơi đây vớt xác và chôn tại Núi Cấm. Rồi tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa nhiều người đến cầu khấn bái nhất là những người làm ghề “không lành mạnh”.
Đền Bảo Hà lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.
Từ nút giao Bảo Hà, đoàn đi đoạn đường 25 cây số, trong đó có 10 cây số đường xấu để tới nhà nguyện Phố Ràng nghỉ ngơi đôi chút. Rồi tiếp tục đi đến giáo họ Việt Hải thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đoàn phải đi qua 2 cây cầu treo và 5 cây số đường rất xấu và nguy hiểm nếu ai yếu tim thì không nên thử sức. Cho dù trước đó, giáo họ Việt Hải đã sửa đường nhưng xe của Đức cha vẫn bị dừng nhiều chỗ để căn chỉnh đường. Nếu tài xế thiếu tập trung có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy đến nhà thờ hơi muộn nhưng nhiều người vẫn chờ đợi Đức cha vì lâu ngày chưa tới thăm. Cha con tay bắt mặt mừng. Thật là một ngày trọng đại. Đức cha tới viếng Thánh Thể rồi ban phép lành cho giáo dân hiện diện.
Theo chương trình, 14g30 mới dâng lễ nên Đức cha dùng cơm với giáo họ. Nhìn mâm cơn rất thịnh soạn theo kiểu người bắc vì vào những ngày này gia đình nào cũng muốn dâng vào nhà thờ món gì đó. Ai cũng muốn đến chúc rượu Đức cha. Người ta vẫn quan niệm rằng nếu không chúc rượu thì không hiếu khách.
Sau chút nghỉ ngơi Đức cha dâng lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng, đây là Chúa Nhật cuối cùng để bước vào lễ Sinh Nhật Chúa. Trước Thánh lễ, ngài làm phép đất để chuẩn bị cho việc xây cất ngôi thánh đường cho giáo họ Việt Hải. Giáo họ này có 95 gia đình với 387 nhân danh, nguồn gốc tại Bùi Chu lập nghiệp từ năm 1978. Vì thế, đời sống đạo khá tốt, nhiệt thành với công việc chung, chăm chỉ đi lễ và xưng tội. Nguồn tu nhập chính là từ nương rẫy nên đời sống còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, đường xá đi lại khó khăn nên việc học hành của các em bị ảnh hưởng dẫn đến trình độ dân trí không được cao. Hiện nay, cha phó Vinh Sơn Phạm Văn Công đang phục vụ tại giáo họ Việt Hải và kiêm thêm giáo họ Hàm Rồng cũng như Long Khánh.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Đức cha phát 10 suất quà cho người nghèo và tặng quà cho các bạn trẻ cũng như thiếu nhi. Đây là một nghĩa cử rất đẹp trong dịp Giáng Sinh. Trong lúc còn lưu luyến, đoàn phải ra khỏi nơi đây ngay vì sợ trời mưa. Nếu trời mưa thì đường lầy lội như ruộng cấy và rất trơn. Mọi phương tiện giao thông đều phải dừng, ngoại trừ đi bộ.
Đêm hôm đó, Đức cha nghỉ lại giáo họ Phố Ràng vì nơi đây mới xây dựng được một nhà nguyện khá khang trang và thoáng mát. Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của Đức cha trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Hy vọng ngày kỷ niệm Sinh Nhật của Chúa Giêsu thời tiết được đẹp!
(Xin quý vị tiếp tục theo dõi những ngày làm mục vụ tiếp theo Đức cha Gioan Maria Vũ Tất)
WGPHH - Như thường lệ, nhân dịp Giáng Sinh Đức cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Chính tòa giáo phận Hưng Hóa, chọn một vùng hay một giáo xứ xa xôi nào đó để làm mục vụ vừa để hiểu rõ đoàn chiên vừa để động viên các linh mục làm việc nơi vùng truyền giáo. Năm nay, ngài chọn vùng Tây Bắc với 3 giáo xứ Bảo Yên, Phố Lu và Lào Cai từ ngày 23-25/12. Trong 3 ngày này, ngài lại chọn những nơi khó khăn và có những công việc cần thiết như lễ khởi công, làm phép nhà nguyện hay làm phép Thêm Sức…
Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Phanxicô khao khát muốn làm một cuộc Phúc âm hóa bởi những người với lòng nhiệt thành tông đồ đi ra khỏi chính mình để đến với vùng ngoại biên. Vì thế, chính Đức cha Gioan đã chủ động ngỏ lời với các linh mục phụ trách để đến với vùng Tây Bắc chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với anh chị em nghèo khó và thiệt thòi này.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 23/12/2018, ngay từ 5g00 sáng Đức cha và những người tháp bắt đầu xuất phát từ Tòa Giám Mục Hưng Hóa, số 70 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tháp tùng Đức cha có cha Giuse Đỗ Công Tiếu, thầy Giuse Nguyễn Duy Đồng và một chú tiền chủng viện.
Đoàn đi theo quốc lộ 32 lên nút giao Sai Nga, quãng đường khoảng 65 cây số hết khoảng 1 tiếng 15 phút rồi vào đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đây là đoạn đường có nhiều giáo xứ ven quốc lộ nên hình ảnh hang đá, cây thông và đèn trang trí hiện lên khá rõ nét của tỉnh Phú Thọ miền trung du. Từ nút giao Sai Nga đoàn đi cao tốc khoảng 100 cây số đến nút giao Bảo Hà. Đoạn đường này qua 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai (huyện cuối của Lào Cai).
Đền Bảo Hà lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.
Từ nút giao Bảo Hà, đoàn đi đoạn đường 25 cây số, trong đó có 10 cây số đường xấu để tới nhà nguyện Phố Ràng nghỉ ngơi đôi chút. Rồi tiếp tục đi đến giáo họ Việt Hải thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đoàn phải đi qua 2 cây cầu treo và 5 cây số đường rất xấu và nguy hiểm nếu ai yếu tim thì không nên thử sức. Cho dù trước đó, giáo họ Việt Hải đã sửa đường nhưng xe của Đức cha vẫn bị dừng nhiều chỗ để căn chỉnh đường. Nếu tài xế thiếu tập trung có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy đến nhà thờ hơi muộn nhưng nhiều người vẫn chờ đợi Đức cha vì lâu ngày chưa tới thăm. Cha con tay bắt mặt mừng. Thật là một ngày trọng đại. Đức cha tới viếng Thánh Thể rồi ban phép lành cho giáo dân hiện diện.
Theo chương trình, 14g30 mới dâng lễ nên Đức cha dùng cơm với giáo họ. Nhìn mâm cơn rất thịnh soạn theo kiểu người bắc vì vào những ngày này gia đình nào cũng muốn dâng vào nhà thờ món gì đó. Ai cũng muốn đến chúc rượu Đức cha. Người ta vẫn quan niệm rằng nếu không chúc rượu thì không hiếu khách.
Sau chút nghỉ ngơi Đức cha dâng lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng, đây là Chúa Nhật cuối cùng để bước vào lễ Sinh Nhật Chúa. Trước Thánh lễ, ngài làm phép đất để chuẩn bị cho việc xây cất ngôi thánh đường cho giáo họ Việt Hải. Giáo họ này có 95 gia đình với 387 nhân danh, nguồn gốc tại Bùi Chu lập nghiệp từ năm 1978. Vì thế, đời sống đạo khá tốt, nhiệt thành với công việc chung, chăm chỉ đi lễ và xưng tội. Nguồn tu nhập chính là từ nương rẫy nên đời sống còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, đường xá đi lại khó khăn nên việc học hành của các em bị ảnh hưởng dẫn đến trình độ dân trí không được cao. Hiện nay, cha phó Vinh Sơn Phạm Văn Công đang phục vụ tại giáo họ Việt Hải và kiêm thêm giáo họ Hàm Rồng cũng như Long Khánh.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Đức cha phát 10 suất quà cho người nghèo và tặng quà cho các bạn trẻ cũng như thiếu nhi. Đây là một nghĩa cử rất đẹp trong dịp Giáng Sinh. Trong lúc còn lưu luyến, đoàn phải ra khỏi nơi đây ngay vì sợ trời mưa. Nếu trời mưa thì đường lầy lội như ruộng cấy và rất trơn. Mọi phương tiện giao thông đều phải dừng, ngoại trừ đi bộ.
Đêm hôm đó, Đức cha nghỉ lại giáo họ Phố Ràng vì nơi đây mới xây dựng được một nhà nguyện khá khang trang và thoáng mát. Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của Đức cha trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Hy vọng ngày kỷ niệm Sinh Nhật của Chúa Giêsu thời tiết được đẹp!
(Xin quý vị tiếp tục theo dõi những ngày làm mục vụ tiếp theo Đức cha Gioan Maria Vũ Tất)
Tài Liệu - Sưu Khảo
“Mẹ Thiên Chúa” Của Cụ Tom
Toma Cao Huy Hoàng
09:21 28/12/2018
“Mẹ Thiên Chúa” Của Cụ Tom
Lễ Giáng Sinh vừa qua. Lễ Thánh Gia Thất sắp đến. Những ngày này là cuối năm dương lịch 2018 rồi, và chuẩn bị đón chào năm dương lịch mới 2019, với Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Và cứ mỗi cuối năm, tôi không sao quên được hình ảnh và câu chuyện của cụ Tom, người đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp quý giá, và cũng là mẫu gương sống đạo thật tuyệt vời.
Chúng tôi quen gọi là cụ Tom, bởi tên thật của cụ là Tô-ma Nguyễn Lượng. Cụ là người gốc Giáo Xứ Trà Câu, Hạt Quảng Ngãi, một trong những giáo xứ của Giáo Phận Qui Nhơn bị xóa tên sau biến cố 30-4-1975. Cụ Tom có quen biết với cụ Mẫn, sống gần nhà cụ Mẫn, mà người ta quen gọi là Cố Mẫn, vì cố có 4 người con làm linh mục, và môt người làm Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Năm 1973, vì vùng Trà Câu mất an ninh, bà con phải đi vào Nam tìm đất sống. Cha Theophan Nguyễn Văn Bích cũng đã đưa một số giáo dân Trà Câu vào khu Khẩn Hoang Lập Ấp theo chương trình của chính phủ tại Tỉnh Bình Tuy với tên gọi Khu KHẨN HOANG LẬP ẤP (KHLÂ) Ba Tuy. Ấy là tiền thân của Giáo Xứ Hiệp Đức thuộc Giáo Phận Phan Thiết ngày nay.
Sau biến cố 1975, giáo xứ không có linh mục trông coi, chỉ có cái nhà thờ tạm, mái tôn, ván che nằm trơ vơ lạnh lẽo. Một phần đất của nhà thờ bị lấy làm UỶ BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÂM THỜI (UBNDCMLT), rồi UỶ BAN NHAN DÂN (UBND) xã Tân Lập. Giáo xứ bấy giờ có hai cộng đoàn nữ tu: Mến Thánh Giá Qui Nhơn có hai sơ, và Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng cũng hai sơ. Cái chuông bằng vỏ bom của nhà thờ bị Ủy Ban lấy sang bên kia làm cái kẻng họp dân, cho nên, cụ Tom phải lên tận cầu, chỗ xe lính bị đốt cháy lấy cho được cái mâm xe về treo phía trước nhà thờ. Sáng, chiều, cụ gõ cái mâm xe kêu gọi bà con đến nhà thờ đọc kinh. Nhiều lần cụ bị mời sang Ủy Ban về việc gõ kẻng tập trung dân trái phép, nhưng cụ đều trả lời: “Từ trước đến giờ bên nhà thờ vẫn vậy.Mấy ông nói trước sao, sau vậy mà”. Cụ Tom bấy giờ là người giữ lửa đức tin, cùng với hai Sơ già: Sr Michell Mến Thánh Giá và Sr Marie St Paul
Điều đáng nhớ nhất về cụ đó là ba câu kinh mà cụ gọi là thần chú của cuộc đời cụ:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Đó là công thức kết thúc mỗi giờ kinh của cụ, không chỉ tại nhà thờ, tại nhà của cụ, tại những nơi nào cụ xướng kinh mà còn là lời nguyện tắt của cụ dưới ruộng, trên rẫy, lúc đi cày, đi cấy, lúc nghe tin có điều gì bất ổn cần khấn xin.
Suốt 7 năm không có linh mục coi xứ, sáng chiều nào cũng có từ dăm bảy người, rồi đến khá khá hơn, đông người hơn đến nhà thờ đọc kinh với công thức kết giờ kinh như thế.
Năm 1980, có cha GB Trương Văn Hiếu ở giáo xứ Hòa Vinh bên cạnh, về dâng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Sau thánh lễ, bà con đọc kinh sốt sắng và ký vào một thỉnh nguyện thư đặt dưới chân Đức Mẹ rồi gửi đến Đức Cha Nicolas và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh xin một linh mục coi xứ. Mấy ngày sau khi gửi đơn, có hai ông cùng làm việc với cụ Tom trong xứ, là ông Phán và ông Thôi, bị công an huyện bắt. Không ai hiểu chuyện gì…
Cụ Tom và cộng đoàn lại tiếp tục những giờ kinh cầu nguyện cho hai ông, giờ kinh nào cũng kết thúc với lời nguyện dâng Me:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Sau 40 ngày đêm bị giam giữ ở trại công an Huyện Hàm Tân, ông Phán và ông Thôi được thả về. Giấy ra trại ghi tội: “Tổ chức vượt biên”. (Cố Phán là cha của Lm To-ma Nguyễn Văn Hiệp và Sr Kim Hạnh dòng St Paul Sài-gòn. Cố Phê-rô Phán đã qua đời. Cha To-ma Hiệp là con đỡ đầu của cụ Tom).
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, Cha Phan-xi-cô Lê Quang Diễn cũng từ trại cải tạo âm thầm về đến Giáo Xứ, theo lệnh của Đức Cha. Cụ Tom nhờ lẫn quẩn trên nhà thờ nên may mắn được biết tin này sớm nhất. Cụ tin cho Sr. Michell đến chào cha; và nghe Sr. Michelle kể lại là, sau khi gặp cha xong, cụ Tom chạy vào quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ đọc to:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Vì cha Phanxicô Diễn mới từ trại cải tạo về, nên cha chỉ làm lễ riêng, chưa được làm lễ cho giáo dân. Mỗi Chúa Nhật đến nhà thờ, bà con thấy Áo lễ trải trên bàn thờ, Cha sở quỳ bên cánh. Bà con tham dư Phung Vụ Lời Chúa và Rước Lễ. Cụ Tom cũng cứ kết thúc các giờ kinh, lễ với công thức riêng của cụ.
Một hôm nọ, sau lễ Chúa Nhật, có mấy cụ vào nhà xứ uống nước với cha Phanxicô, dĩ nhiên là có cụ Tom nữa. Cụ Chiếu nói vui với mọi người rằng: “Ông Lượng đọc kinh nghĩa chẳng theo sách vở nào cả. Kinh cầu chẳng ra kinh cầu…” . Cha Phanxicô cười, rồi hỏi cụ Tom: “Ông Lượng nghe ông Chiếu nói không? Ý ông sao?”.
Cụ Tom trả lời:
“Thưa cha và mấy ông, con chẳng biết thế nào. Tại vì ông già con hồi còn sống, cứ đọc như vậy trong giờ kinh gia đình. Con thuộc luôn như vậy. Đọc rồi lại suy, suy rồi lại đọc. Con thấy hợp lý lắm, xác tín lắm. Đó là thần chú của cuộc đời con.
Một là tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Trời, thì hiểu là, tin là uy quyền Mẹ lớn biết bao.
Hai là đã tin Mẹ uy quyền như thế, thì mình sợ gì? Chỉ sợ mình không kêu cầu Mẹ thôi, chứ mình mà kêu cầu Mẹ thì lẽ nào mà Mẹ không phù hộ các giáo hữu được.
Và ba là ơn cần xin Mẹ phù hộ là ơn bình an hồn xác. Bởi ơn bình an hồn xác mới khó kiếm, chứ củ lang, củ mì, tiền bạc thì kiếm dễ òm…”
Cha sở và mọi người cười vui vẻ. Từ đó, không có ai dám thắc mắc sao cụ Tom đọc kinh nghĩa chẳng có sách vở nào.
Cụ Tom đã qua đời năm 1996. Và đến nay, Giáo xứ Hiệp Đức thời cái mâm xe làm chuông, thời kinh nghĩa chẳng sách vở nào, đã nhận được biết bao hồng ân của Chúa, qua lời cầu thay nguyện giúp của Mẹ. Giáo xứ Hiệp Đức đã sinh ra 4 người con xinh đẹp là giáo xứ Phao-lô, giáo xứ Tà Mon, giáo xứ Sông Phan, và giáo xứ Thuận Đức, và 1 giáo họ biệt lập có nhà thờ riêng là Giáo Họ Thăng Thiên
Trước thềm năm mới 2019, trước Lễ Mẹ Thiên Chúa, cầu cho Hòa Bình Thế Giới, là con cháu, là hậu sinh của cụ Tom, chúng con chỉ biết xin Chúa ban phúc trường sinh cho cụ, và noi gương cụ, chúng con nguyện xin:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
PM. Cao Huy Hoàng, 26-12-2018
Lễ Giáng Sinh vừa qua. Lễ Thánh Gia Thất sắp đến. Những ngày này là cuối năm dương lịch 2018 rồi, và chuẩn bị đón chào năm dương lịch mới 2019, với Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Và cứ mỗi cuối năm, tôi không sao quên được hình ảnh và câu chuyện của cụ Tom, người đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp quý giá, và cũng là mẫu gương sống đạo thật tuyệt vời.
Chúng tôi quen gọi là cụ Tom, bởi tên thật của cụ là Tô-ma Nguyễn Lượng. Cụ là người gốc Giáo Xứ Trà Câu, Hạt Quảng Ngãi, một trong những giáo xứ của Giáo Phận Qui Nhơn bị xóa tên sau biến cố 30-4-1975. Cụ Tom có quen biết với cụ Mẫn, sống gần nhà cụ Mẫn, mà người ta quen gọi là Cố Mẫn, vì cố có 4 người con làm linh mục, và môt người làm Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Năm 1973, vì vùng Trà Câu mất an ninh, bà con phải đi vào Nam tìm đất sống. Cha Theophan Nguyễn Văn Bích cũng đã đưa một số giáo dân Trà Câu vào khu Khẩn Hoang Lập Ấp theo chương trình của chính phủ tại Tỉnh Bình Tuy với tên gọi Khu KHẨN HOANG LẬP ẤP (KHLÂ) Ba Tuy. Ấy là tiền thân của Giáo Xứ Hiệp Đức thuộc Giáo Phận Phan Thiết ngày nay.
Sau biến cố 1975, giáo xứ không có linh mục trông coi, chỉ có cái nhà thờ tạm, mái tôn, ván che nằm trơ vơ lạnh lẽo. Một phần đất của nhà thờ bị lấy làm UỶ BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÂM THỜI (UBNDCMLT), rồi UỶ BAN NHAN DÂN (UBND) xã Tân Lập. Giáo xứ bấy giờ có hai cộng đoàn nữ tu: Mến Thánh Giá Qui Nhơn có hai sơ, và Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng cũng hai sơ. Cái chuông bằng vỏ bom của nhà thờ bị Ủy Ban lấy sang bên kia làm cái kẻng họp dân, cho nên, cụ Tom phải lên tận cầu, chỗ xe lính bị đốt cháy lấy cho được cái mâm xe về treo phía trước nhà thờ. Sáng, chiều, cụ gõ cái mâm xe kêu gọi bà con đến nhà thờ đọc kinh. Nhiều lần cụ bị mời sang Ủy Ban về việc gõ kẻng tập trung dân trái phép, nhưng cụ đều trả lời: “Từ trước đến giờ bên nhà thờ vẫn vậy.Mấy ông nói trước sao, sau vậy mà”. Cụ Tom bấy giờ là người giữ lửa đức tin, cùng với hai Sơ già: Sr Michell Mến Thánh Giá và Sr Marie St Paul
Điều đáng nhớ nhất về cụ đó là ba câu kinh mà cụ gọi là thần chú của cuộc đời cụ:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Đó là công thức kết thúc mỗi giờ kinh của cụ, không chỉ tại nhà thờ, tại nhà của cụ, tại những nơi nào cụ xướng kinh mà còn là lời nguyện tắt của cụ dưới ruộng, trên rẫy, lúc đi cày, đi cấy, lúc nghe tin có điều gì bất ổn cần khấn xin.
Suốt 7 năm không có linh mục coi xứ, sáng chiều nào cũng có từ dăm bảy người, rồi đến khá khá hơn, đông người hơn đến nhà thờ đọc kinh với công thức kết giờ kinh như thế.
Năm 1980, có cha GB Trương Văn Hiếu ở giáo xứ Hòa Vinh bên cạnh, về dâng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Sau thánh lễ, bà con đọc kinh sốt sắng và ký vào một thỉnh nguyện thư đặt dưới chân Đức Mẹ rồi gửi đến Đức Cha Nicolas và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh xin một linh mục coi xứ. Mấy ngày sau khi gửi đơn, có hai ông cùng làm việc với cụ Tom trong xứ, là ông Phán và ông Thôi, bị công an huyện bắt. Không ai hiểu chuyện gì…
Cụ Tom và cộng đoàn lại tiếp tục những giờ kinh cầu nguyện cho hai ông, giờ kinh nào cũng kết thúc với lời nguyện dâng Me:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Sau 40 ngày đêm bị giam giữ ở trại công an Huyện Hàm Tân, ông Phán và ông Thôi được thả về. Giấy ra trại ghi tội: “Tổ chức vượt biên”. (Cố Phán là cha của Lm To-ma Nguyễn Văn Hiệp và Sr Kim Hạnh dòng St Paul Sài-gòn. Cố Phê-rô Phán đã qua đời. Cha To-ma Hiệp là con đỡ đầu của cụ Tom).
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, Cha Phan-xi-cô Lê Quang Diễn cũng từ trại cải tạo âm thầm về đến Giáo Xứ, theo lệnh của Đức Cha. Cụ Tom nhờ lẫn quẩn trên nhà thờ nên may mắn được biết tin này sớm nhất. Cụ tin cho Sr. Michell đến chào cha; và nghe Sr. Michelle kể lại là, sau khi gặp cha xong, cụ Tom chạy vào quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ đọc to:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Vì cha Phanxicô Diễn mới từ trại cải tạo về, nên cha chỉ làm lễ riêng, chưa được làm lễ cho giáo dân. Mỗi Chúa Nhật đến nhà thờ, bà con thấy Áo lễ trải trên bàn thờ, Cha sở quỳ bên cánh. Bà con tham dư Phung Vụ Lời Chúa và Rước Lễ. Cụ Tom cũng cứ kết thúc các giờ kinh, lễ với công thức riêng của cụ.
Một hôm nọ, sau lễ Chúa Nhật, có mấy cụ vào nhà xứ uống nước với cha Phanxicô, dĩ nhiên là có cụ Tom nữa. Cụ Chiếu nói vui với mọi người rằng: “Ông Lượng đọc kinh nghĩa chẳng theo sách vở nào cả. Kinh cầu chẳng ra kinh cầu…” . Cha Phanxicô cười, rồi hỏi cụ Tom: “Ông Lượng nghe ông Chiếu nói không? Ý ông sao?”.
Cụ Tom trả lời:
“Thưa cha và mấy ông, con chẳng biết thế nào. Tại vì ông già con hồi còn sống, cứ đọc như vậy trong giờ kinh gia đình. Con thuộc luôn như vậy. Đọc rồi lại suy, suy rồi lại đọc. Con thấy hợp lý lắm, xác tín lắm. Đó là thần chú của cuộc đời con.
Một là tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Trời, thì hiểu là, tin là uy quyền Mẹ lớn biết bao.
Hai là đã tin Mẹ uy quyền như thế, thì mình sợ gì? Chỉ sợ mình không kêu cầu Mẹ thôi, chứ mình mà kêu cầu Mẹ thì lẽ nào mà Mẹ không phù hộ các giáo hữu được.
Và ba là ơn cần xin Mẹ phù hộ là ơn bình an hồn xác. Bởi ơn bình an hồn xác mới khó kiếm, chứ củ lang, củ mì, tiền bạc thì kiếm dễ òm…”
Cha sở và mọi người cười vui vẻ. Từ đó, không có ai dám thắc mắc sao cụ Tom đọc kinh nghĩa chẳng có sách vở nào.
Cụ Tom đã qua đời năm 1996. Và đến nay, Giáo xứ Hiệp Đức thời cái mâm xe làm chuông, thời kinh nghĩa chẳng sách vở nào, đã nhận được biết bao hồng ân của Chúa, qua lời cầu thay nguyện giúp của Mẹ. Giáo xứ Hiệp Đức đã sinh ra 4 người con xinh đẹp là giáo xứ Phao-lô, giáo xứ Tà Mon, giáo xứ Sông Phan, và giáo xứ Thuận Đức, và 1 giáo họ biệt lập có nhà thờ riêng là Giáo Họ Thăng Thiên
Trước thềm năm mới 2019, trước Lễ Mẹ Thiên Chúa, cầu cho Hòa Bình Thế Giới, là con cháu, là hậu sinh của cụ Tom, chúng con chỉ biết xin Chúa ban phúc trường sinh cho cụ, và noi gương cụ, chúng con nguyện xin:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
PM. Cao Huy Hoàng, 26-12-2018
Hình ảnh gia đình Kitô giáo
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
16:16 28/12/2018
Hình ảnh gia đình Kito giáo
Xưa nay trong xã hội vẫn hiểu gia đình là một tổ ấm, trong đó căn bản có cha, có mẹ và một hay nhiều người con do cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng giáo dục. Cha mẹ có cưới hỏi giấy tờ hôn thú theo luật đời và đạo.
Nhưng hình ảnh gia đình như thế trong xã hội ngày hôm nay đang biến thể theo nếp lối sống văn hóa xã hội có nhiều thay đổi.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình, tuy có cha có mẹ, có con. Nhưng cha mẹ chỉ là hai người nam nữ sống chung với nhau không có giấy tờ chứng hôn theo luật lệ đời và đạo, không có khế ước hôn nhân gì với nhau. Các người con hoạc theo họ mẹ, hoặc theo họ người cha. Người con có cha mà không có mẹ, hay có mẹ mà không có cha.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình giữa hai người cùng phái tính sống chung với nhau, và họ nhận một em bé, một bạn trẻ khác làm người con nuôi. Gia đình với họ là tình yêu giữa hai người, và nơi nào có con trẻ nơi đón là gia đình.
Hay có kiểu mẫu hai người nam nữ sống chung với nhau không có gì ràng buộc theo luật đời hay đạo, và không muốn có con.
Vậy hình ảnh gia đình theo nếp sống đức tin Công Giáo chân thực là gì?
Theo giáo lý Công Giáo định nghĩa:
„Gia đình là tế bào căn bản của đời sống xã hội, là xã hội tự nhiên, nơi đó, người nam và người nữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội.
Gia đình là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Ðời sống gia đình chuẩn bị cho đời sống xã hội.“ ( Sách Giáo lý Công Giáo số . 2207)
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư về hình ảnh gia đình trong thông điệp Ngày hòa bình thế giới 01.01 2013: „Cũng cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ, chống lại những toan tính đồng hóa về mặt pháp lý cơ cấu tự nhiên này với những hình thức hoàn toàn khác biệt; những nỗ lực đồng hóa như thế thực sự làm thương tổn và góp phần làm xáo trộn nền tảng của hôn nhân, che khuất bản chất đặc biệt và làm lu mờ vai trò của nó trong đời sống xã hội.“ ( số 4.)
Gia đình theo khía cạnh nền tảng sinh vật học có chức năng sinh sản con cái cùng qua đó bảo đảm cho việc lưu truyền sự sống được nối tiếp giữa các thế hệ.
Gia đình là không gian đời sống xã hội tiên khởi cho trẻ thơ, người trẻ phát triển lớn lên thành người trưởng thành. Trong không gian này trẻ thơ, người trẻ không chỉ nhận được sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, nhưng họ còn được chỉ dậy uốn nắn về mặt tinh thần, về cung cách nếp sống văn hóa. Đây là điều cần thiết xây dựng phát triển nhân cách riêng của họ ở trường đời sống sau này trong xã hội.
Theo phương diện kinh tế, gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Gia đình mang đến sự săn sóc bao bọc che chở cho trẻ con và cho cả người bệnh đau yếu trong gian đình. Gia đình cung ứng nhu cầu nhà ở, thức ăn nuôi dưỡng, quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Theo khía cạnh chính trị, gia đình được luật pháp xã hội chính thức công nhận hợp pháp trong lòng xã hội. Gia đình có chỗ đứng hợp pháp cùng được bảo vệ.
Gia đình theo khía cạnh tôn giáo còn là trường học cùng nơi thực hành những tập tục thói quen tốt lành đạo đức, những gía trị tinh thần cho con người, từ khi còn tuổi thơ ấu trên cánh tay đầu gối của cha mẹ.
Mối tương quan liên hệ trong gia đình đặt trên ba tương quan giữa cha và mẹ, giữa cha mẹ với những người con, cùng những người con anh chị em với nhau, và giữa gia đình với Thiên Chúa.
Căn bản của mối tương quan là tình yêu, như Thánh Phao lo đã viết diễn tả: „ Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. ( Col 3, 12-14)
Trong chuyến hành hương lên Giêrusalem, như trong phúc âm thuật lại, nảy sinh một hình ảnh mới về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và cha mẹ của ngài. Trẻ Giesu cho cha mẹ - Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria - biết, ngài còn có bổn phận với Thiên Chúa trên trời nữa. Nhưng tình yêu bao giờ cũng vẫn là sợi dây trong gia đình của ngài với Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria ở Nazareth: „Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.“ ( Lc 2, 51-52.)
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse qua đó đã hiểu ra rằng: mỗi người con thuộc về Thiên Chúa. Người con không phải là sở hữu của cha mẹ, dù họ là người sinh thành ra con mình. Cha mẹ có chức năng bổn phận đào tạo giáo dục con mình trong tương quan hướng về Thiên Chúa, và đến thời gian lúc nhất định phải buông con mình ra để họ sống tự lập.
Bao lâu con cái còn ở nhà sống chung với cha mẹ, họ cần học hỏi sống yêu mến, vâng lời cha mẹ mình.
Đó là hình ảnh gia đình trong ý nghĩa Kytô giáo.
Lễ thánh gia thất
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhưng hình ảnh gia đình như thế trong xã hội ngày hôm nay đang biến thể theo nếp lối sống văn hóa xã hội có nhiều thay đổi.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình, tuy có cha có mẹ, có con. Nhưng cha mẹ chỉ là hai người nam nữ sống chung với nhau không có giấy tờ chứng hôn theo luật lệ đời và đạo, không có khế ước hôn nhân gì với nhau. Các người con hoạc theo họ mẹ, hoặc theo họ người cha. Người con có cha mà không có mẹ, hay có mẹ mà không có cha.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình giữa hai người cùng phái tính sống chung với nhau, và họ nhận một em bé, một bạn trẻ khác làm người con nuôi. Gia đình với họ là tình yêu giữa hai người, và nơi nào có con trẻ nơi đón là gia đình.
Hay có kiểu mẫu hai người nam nữ sống chung với nhau không có gì ràng buộc theo luật đời hay đạo, và không muốn có con.
Vậy hình ảnh gia đình theo nếp sống đức tin Công Giáo chân thực là gì?
Theo giáo lý Công Giáo định nghĩa:
„Gia đình là tế bào căn bản của đời sống xã hội, là xã hội tự nhiên, nơi đó, người nam và người nữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội.
Gia đình là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Ðời sống gia đình chuẩn bị cho đời sống xã hội.“ ( Sách Giáo lý Công Giáo số . 2207)
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư về hình ảnh gia đình trong thông điệp Ngày hòa bình thế giới 01.01 2013: „Cũng cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ, chống lại những toan tính đồng hóa về mặt pháp lý cơ cấu tự nhiên này với những hình thức hoàn toàn khác biệt; những nỗ lực đồng hóa như thế thực sự làm thương tổn và góp phần làm xáo trộn nền tảng của hôn nhân, che khuất bản chất đặc biệt và làm lu mờ vai trò của nó trong đời sống xã hội.“ ( số 4.)
Gia đình theo khía cạnh nền tảng sinh vật học có chức năng sinh sản con cái cùng qua đó bảo đảm cho việc lưu truyền sự sống được nối tiếp giữa các thế hệ.
Gia đình là không gian đời sống xã hội tiên khởi cho trẻ thơ, người trẻ phát triển lớn lên thành người trưởng thành. Trong không gian này trẻ thơ, người trẻ không chỉ nhận được sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, nhưng họ còn được chỉ dậy uốn nắn về mặt tinh thần, về cung cách nếp sống văn hóa. Đây là điều cần thiết xây dựng phát triển nhân cách riêng của họ ở trường đời sống sau này trong xã hội.
Theo phương diện kinh tế, gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Gia đình mang đến sự săn sóc bao bọc che chở cho trẻ con và cho cả người bệnh đau yếu trong gian đình. Gia đình cung ứng nhu cầu nhà ở, thức ăn nuôi dưỡng, quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Theo khía cạnh chính trị, gia đình được luật pháp xã hội chính thức công nhận hợp pháp trong lòng xã hội. Gia đình có chỗ đứng hợp pháp cùng được bảo vệ.
Gia đình theo khía cạnh tôn giáo còn là trường học cùng nơi thực hành những tập tục thói quen tốt lành đạo đức, những gía trị tinh thần cho con người, từ khi còn tuổi thơ ấu trên cánh tay đầu gối của cha mẹ.
Mối tương quan liên hệ trong gia đình đặt trên ba tương quan giữa cha và mẹ, giữa cha mẹ với những người con, cùng những người con anh chị em với nhau, và giữa gia đình với Thiên Chúa.
Căn bản của mối tương quan là tình yêu, như Thánh Phao lo đã viết diễn tả: „ Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. ( Col 3, 12-14)
Trong chuyến hành hương lên Giêrusalem, như trong phúc âm thuật lại, nảy sinh một hình ảnh mới về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và cha mẹ của ngài. Trẻ Giesu cho cha mẹ - Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria - biết, ngài còn có bổn phận với Thiên Chúa trên trời nữa. Nhưng tình yêu bao giờ cũng vẫn là sợi dây trong gia đình của ngài với Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria ở Nazareth: „Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.“ ( Lc 2, 51-52.)
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse qua đó đã hiểu ra rằng: mỗi người con thuộc về Thiên Chúa. Người con không phải là sở hữu của cha mẹ, dù họ là người sinh thành ra con mình. Cha mẹ có chức năng bổn phận đào tạo giáo dục con mình trong tương quan hướng về Thiên Chúa, và đến thời gian lúc nhất định phải buông con mình ra để họ sống tự lập.
Bao lâu con cái còn ở nhà sống chung với cha mẹ, họ cần học hỏi sống yêu mến, vâng lời cha mẹ mình.
Đó là hình ảnh gia đình trong ý nghĩa Kytô giáo.
Lễ thánh gia thất
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 2
Vũ Văn An
18:14 28/12/2018
Chương II: Ba khía cạnh quan yếu
Các mới lạ của thế giới kỹ thuật số
Một thực tại hiện diện khắp nơi
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 1
21. Thế giới kỹ thuật số là đặc điểm của thế giới đương thời. Nhiều thành phần rộng lớn của nhân loại đắm chìm trong đó một cách bình thường và liên tục. Đây không chỉ là vấn đề "sử dụng" các phương tiện truyền thông, mà là sống trong một nền văn hóa phần lớn được kỹ thuật số hóa, một nền văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến các ý niệm thời gian và không gian, nhận thức bản thân, người khác và thế giới, cách thế truyền thông, học hỏi, tự thông tri và bước vào tương quan với người khác. Cách tiếp cận thực tại có xu hướng dành ưu tiên cho hình ảnh hơn là việc nghe và đọc có tác động đến cách học và phát triển ý thức phê phán. Từ nay, điều rõ ràng là "môi trường kỹ thuật số không phải là một thế giới song song hay ảo thuần túy, mà là một phần trong thực tại hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là những người trẻ nhất" (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp cho Ngày Truyền thông Xã Hội Thế giới lần thứ XLVII).
Mạng lưới cơ hội
22. Liên Mạng (internet) và các mạng lưới xã hội là những không gian nơi người trẻ sống nhiều thì giờ và gặp nhau dễ dàng, cho dù mọi người không truy cập cùng cách như nhau, đặc biệt ở một số nơi trên thế giới. Dù thế nào, chúng tạo ra một cơ hội phi thường để đối thoại, gặp gỡ và trao đổi giữa nhiều người và cung cấp sự truy cập thông tin và kiến thức. Ngoài ra, môi trường kỹ thuật số là bối cảnh của việc tham gia chính trị xã hội và quyền công dân tích cực và nó có thể tạo điều kiện cho việc lưu hành luồng thông tin độc lập có khả năng bảo vệ hữu hiệu nhất những người dễ bị tổn thương nhất bằng cách tiết lộ giữa thanh thiên bạch nhật các vi phạm quyền của họ. Ở nhiều quốc gia, liên mạng và các mạng xã hội từ nay trở đi, tượng trưng cho một nơi không thể tránh được để tiếp cận và làm cho giới trẻ tham gia, đặc biệt là vào các sáng kiến và hoạt động mục vụ.
Mặt tối của mạng lưới
23. Thế giới kỹ thuật số cũng là nơi cô đơn, thao túng, bóc lột và bạo lực, đến chỗ cực đoan là các mạng đen tối (dark web). Phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể dẫn người ta đến chỗ nguy cơ bị phụ thuộc, tự cô lập và dần dần mất giao tiếp với thực tại cụ thể, do đó cản trở việc phát triển các mối liên hệ liên bản ngã chân thực. Các hình thức bạo lực mới đang lan tràn qua các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn viêc kết nạp hội viên mới trên mạng (cyber bizutage); liên mạng cũng là một kênh để phân phối văn hóa khiêu dâm và khai thác con người cho các mục đích tình dục hoặc thông qua việc quanh co trong các trò chơi may rủi.
24. Cuối cùng, các quyền lợi kinh tế to lớn cũng đang hoạt động trong thế giới kỹ thuật số. Họ có thể đặt để các hình thức kiểm soát vừa tinh vi vừa xâm lấn, tạo ra các cơ chế để thao túng lương tâm và các diễn trình dân chủ. Việc vận hành của nhiều hệ điều hành (plate-formes) thường kết thúc bằng việc khuyến khích sự gặp gỡ giữa những người có suy nghĩ như nhau, ngăn chặn việc so sánh giữa các khác biệt. Những mạch khép kín này tạo điều kiện cho việc phổ biến thông tin sai lệch và tin tức sai lệch, xúi giục định kiến và thù hận. Việc phổ biến các tin tức giả nói lên một nền văn hóa đã đánh mất ý thức về sự thật và bắt các sự kiện lệ thuộc các quyền lợi riêng. Danh tiếng của người ta bị đe dọa bởi các bản tóm lược vụ kiện trên trực tuyến. Hiện tượng này cũng liên quan đến Giáo hội và các mục tử của Giáo Hội.
Các di dân như điển hình thời ta
Một hiện tượng nhiều mặt
25. Ở bình diện hoàn cầu, các hiện tượng di dân nói lên một hiện tượng có tính cơ cấu chứ không phải một trường hợp khẩn cấp có tính tạm thời. Các cuộc di dân có thể xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Mối quan tâm của Giáo hội đặc biệt liên quan tới những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực, bách hại chính trị hoặc tôn giáo, các thiên tai do biến đổi khí hậu và nghèo đói cùng cực: nhiều người trong số họ là người trẻ. Nói chung, họ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân và gia đình. Họ mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn và muốn tạo điều kiện để thể hiện nó.
Nhiều Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh rằng di dân là một "điển hình" (paradigme) có khả năng soi sáng thời đại chúng ta và, đặc biệt, tình thế của người trẻ; họ nhắc nhở chúng ta tình thế nguyên sơ của đức tin, tình thế "khách lạ và khách du trên trái đất" (Dt 11:13).
Bạo lực và dễ bị tổn thương
26. Các di dân khác ra đi vì họ bị thu hút bởi nền văn hóa phương Tây, đôi khi nuôi dưỡng những kỳ vọng không thực tế khiến họ thất vọng nặng nề. Những tay buôn người vô lương tâm, thường nối kết với các băng đảng ma túy và vũ khí, khai thác điểm yếu của các di dân, những người, trong suốt hành trình của họ, thường xuyên phải chịu thương tổn vì bạo lực, vì nạn buôn người, vì bị lạm dụng tâm lý và thậm chí cả thể lý nữa, và các đau khổ không kể xiết. Cần phải cảnh báo việc dễ bị tổn thương đặc biệt của các di dân không có người đi cùng và tình huống của những người bị buộc phải sống nhiều năm trong các trại tị nạn hoặc đã bị nhốt một thời gian dài tại các quốc gia quá cảnh, mà không thể tiếp tục học tập, hoặc thể hiện tài năng của họ. Ở một số quốc gia tiếp đón, các hiện tượng di dân làm phát sinh các báo nguy và nỗi sợ hãi, thường được xúi giục và khai thác cho các mục tiêu chính trị. Não trạng bài ngoại, đóng cửa và rút lui vào chính mình lúc đó sẽ khuếch tán. Chúng ta phải kiên quyết chống lại điều đó.
Các câu chuyện phân ly và gặp gỡ
27. Người di dân trẻ sống cách ly với môi trường gốc của họ và thường trải nghiệm việc mất gốc về văn hóa và tôn giáo. Sự phân cách này cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng địa phương, những cộng đồng đang mất đi các thành phần mạnh mẽ và năng nổ nhất của họ, và các gia đình, đặc biệt khi một trong hai cha mẹ di cư, hoặc cả hai, để con cái họ ở lại quê nhà. Giáo hội có một vai trò quan trọng để đóng là trở thành điểm tham chiếu cho những người trẻ của các gia đình tan vỡ này. Nhưng những câu chuyện về di dân cũng là những câu chuyện về gặp gỡ giữa những con người và nền văn hóa: đối với cộng đồng và các xã hội chủ nhà, họ tượng trưng một cơ hội làm phong phú và phát triển con người toàn diện cho mọi người. Các sáng kiến tiếp đón có liên hệ mật thiết với Giáo hội có một vai trò quan trọng trong quan điểm này và có thể hồi sinh để các cộng đồng có năng lực mang chúng ra thực hiện.
Vai trò tiên tri của Giáo hội
28. Nhờ nguồn gốc khác nhau của các Nghị Phụ, Thượng hội đồng đã nhìn thấy nhiều quan điểm về chủ đề di dân đã gặp nhau, đặc biệt giữa các quốc gia bỏ đi và các quốc gia đi đến. Ngoài ra, người ta đã nghe vang lên một tiếng kêu báo động của các giáo hội có các thành viên buộc phải chạy trốn chiến tranh và bách hại và coi những cuộc di dân bắt buộc này như mối đe dọa đối với chính sự tồn tại của họ. Sự kiện bao gồm tất cả các quan điểm khác nhau vào lòng mình này đã đặt Giáo hội vào vị trí đóng vai trò tiên tri đối với xã hội trong vấn đề di dân.
Nhận biết và phản ứng trước mọi loại lạm dụng
Tỏ sự thật và xin tha thứ
29. Các loại lạm dụng khác nhau, do các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân vi phạm, đã phát sinh nơi các nạn nhân, nhất là người trẻ, nhiều đau khổ có thể kéo dài suốt đời của nhiều nạn nhân, và không có sự ăn năn nào có thể đem lại thuốc chữa. Hiện tượng này đang lan tỏa trong xã hội, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến Giáo hội và tượng trưng cho một trở ngại nghiêm trọng đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Thượng hội đồng tái khẳng định lời cam kết cương quyết trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để ngăn chặn điều này tái diễn, bắt đầu là việc lựa chọn và đào tạo những người sẽ được trao nhiệm vụ có trách nhiệm và giáo dục.
Đi đến tận gốc
30. Có nhiều loại lạm dụng khác nhau: lạm quyền, lạm dụng kinh tế, lạm dụng lương tâm, lạm dụng tình dục. Nhiệm vụ nhổ tận gốc các hình thức thi hành thẩm quyền mà trên đó các lạm dụng đã được ghép vào và đấu tranh chống lại sự thiếu trách nhiệm và minh bạch mà nhiều trường hợp đã được quản lý là điều hiển nhiên. Mong muốn thống trị, thiếu đối thoại và minh bạch, các hình thức sống hai mặt, sự trống rỗng thiêng liêng, cũng như các yếu ớt tâm lý tạo đất sống cho sự nẩy nở thối nát. Đặc biệt, nạn giáo sĩ trị "phát sinh từ một tầm nhìn duy ưu tú và độc quyền về ơn gọi, một tầm nhìn giải tích thừa tác vụ nhận được như một quyền lực để thi hành thay vì là một phục vụ nhưng không và quảng đại phải cung ứng. Và điều này dẫn đến việc tin rằng mình thuộc về một nhóm có mọi câu trả lời và không cần phải lắng nghe ai và học hỏi bất cứ điều gì, hoặc giả vờ lắng nghe"(Đức Phanxicô, Bài Diễn Văn trước Phiên Họp Toàn Thể Thượng hội đồng Giám Mục lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018).
Lòng biết ơn và sự khích lệ
31. Thượng hội đồng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có can đảm tố cáo cái ác phải chịu: họ giúp Giáo hội ý thức được những gì đã xảy ra và cần phải phản ứng kiên quyết. Thượng Hội Đồng cũng đánh giá cao và khuyến khích các nỗ lực chân thành của vô số giáo dân nam nữ, linh mục, người thánh hiến và giám mục, những người, hàng ngày, hiến thân một cách trung thực và tận tụy để phục vụ giới trẻ. Công việc của họ là một khu rừng phát triển mà không gây ồn ào. Nhiều người trẻ có mặt tại Thượng hội đồng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đồng hành với họ và họ nhắc nhớ tới việc rất cần có các nhân vật để tham chiếu.
Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ từ bỏ Giáo hội của Người, ban cho Giáo Hội sức mạnh và khí cụ để đi một con đường mới. Xác nhận đường lối “các hành động và chế tài cần thiết” và kịp thời (Đức Phanxicô, Thư gửi dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018, số 2) và ý thức rằng lòng thương xót đòi hỏi công lý, Thượng hội đồng công nhận rằng đương đầu với vấn đề lạm dụng dưới mọi khía cạnh của nó, đặc biệt là với sự giúp đỡ quý giá của những người trẻ, thực sự có thể là dịp tốt để cải cách một cách có ý nghĩa lịch sử.
Kỳ sau: Chương III: Căn Tính và các mối Liên Hệ
Các mới lạ của thế giới kỹ thuật số
Một thực tại hiện diện khắp nơi
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 1
21. Thế giới kỹ thuật số là đặc điểm của thế giới đương thời. Nhiều thành phần rộng lớn của nhân loại đắm chìm trong đó một cách bình thường và liên tục. Đây không chỉ là vấn đề "sử dụng" các phương tiện truyền thông, mà là sống trong một nền văn hóa phần lớn được kỹ thuật số hóa, một nền văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến các ý niệm thời gian và không gian, nhận thức bản thân, người khác và thế giới, cách thế truyền thông, học hỏi, tự thông tri và bước vào tương quan với người khác. Cách tiếp cận thực tại có xu hướng dành ưu tiên cho hình ảnh hơn là việc nghe và đọc có tác động đến cách học và phát triển ý thức phê phán. Từ nay, điều rõ ràng là "môi trường kỹ thuật số không phải là một thế giới song song hay ảo thuần túy, mà là một phần trong thực tại hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là những người trẻ nhất" (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp cho Ngày Truyền thông Xã Hội Thế giới lần thứ XLVII).
Mạng lưới cơ hội
22. Liên Mạng (internet) và các mạng lưới xã hội là những không gian nơi người trẻ sống nhiều thì giờ và gặp nhau dễ dàng, cho dù mọi người không truy cập cùng cách như nhau, đặc biệt ở một số nơi trên thế giới. Dù thế nào, chúng tạo ra một cơ hội phi thường để đối thoại, gặp gỡ và trao đổi giữa nhiều người và cung cấp sự truy cập thông tin và kiến thức. Ngoài ra, môi trường kỹ thuật số là bối cảnh của việc tham gia chính trị xã hội và quyền công dân tích cực và nó có thể tạo điều kiện cho việc lưu hành luồng thông tin độc lập có khả năng bảo vệ hữu hiệu nhất những người dễ bị tổn thương nhất bằng cách tiết lộ giữa thanh thiên bạch nhật các vi phạm quyền của họ. Ở nhiều quốc gia, liên mạng và các mạng xã hội từ nay trở đi, tượng trưng cho một nơi không thể tránh được để tiếp cận và làm cho giới trẻ tham gia, đặc biệt là vào các sáng kiến và hoạt động mục vụ.
Mặt tối của mạng lưới
23. Thế giới kỹ thuật số cũng là nơi cô đơn, thao túng, bóc lột và bạo lực, đến chỗ cực đoan là các mạng đen tối (dark web). Phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể dẫn người ta đến chỗ nguy cơ bị phụ thuộc, tự cô lập và dần dần mất giao tiếp với thực tại cụ thể, do đó cản trở việc phát triển các mối liên hệ liên bản ngã chân thực. Các hình thức bạo lực mới đang lan tràn qua các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn viêc kết nạp hội viên mới trên mạng (cyber bizutage); liên mạng cũng là một kênh để phân phối văn hóa khiêu dâm và khai thác con người cho các mục đích tình dục hoặc thông qua việc quanh co trong các trò chơi may rủi.
24. Cuối cùng, các quyền lợi kinh tế to lớn cũng đang hoạt động trong thế giới kỹ thuật số. Họ có thể đặt để các hình thức kiểm soát vừa tinh vi vừa xâm lấn, tạo ra các cơ chế để thao túng lương tâm và các diễn trình dân chủ. Việc vận hành của nhiều hệ điều hành (plate-formes) thường kết thúc bằng việc khuyến khích sự gặp gỡ giữa những người có suy nghĩ như nhau, ngăn chặn việc so sánh giữa các khác biệt. Những mạch khép kín này tạo điều kiện cho việc phổ biến thông tin sai lệch và tin tức sai lệch, xúi giục định kiến và thù hận. Việc phổ biến các tin tức giả nói lên một nền văn hóa đã đánh mất ý thức về sự thật và bắt các sự kiện lệ thuộc các quyền lợi riêng. Danh tiếng của người ta bị đe dọa bởi các bản tóm lược vụ kiện trên trực tuyến. Hiện tượng này cũng liên quan đến Giáo hội và các mục tử của Giáo Hội.
Các di dân như điển hình thời ta
Một hiện tượng nhiều mặt
25. Ở bình diện hoàn cầu, các hiện tượng di dân nói lên một hiện tượng có tính cơ cấu chứ không phải một trường hợp khẩn cấp có tính tạm thời. Các cuộc di dân có thể xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Mối quan tâm của Giáo hội đặc biệt liên quan tới những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực, bách hại chính trị hoặc tôn giáo, các thiên tai do biến đổi khí hậu và nghèo đói cùng cực: nhiều người trong số họ là người trẻ. Nói chung, họ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân và gia đình. Họ mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn và muốn tạo điều kiện để thể hiện nó.
Nhiều Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh rằng di dân là một "điển hình" (paradigme) có khả năng soi sáng thời đại chúng ta và, đặc biệt, tình thế của người trẻ; họ nhắc nhở chúng ta tình thế nguyên sơ của đức tin, tình thế "khách lạ và khách du trên trái đất" (Dt 11:13).
Bạo lực và dễ bị tổn thương
26. Các di dân khác ra đi vì họ bị thu hút bởi nền văn hóa phương Tây, đôi khi nuôi dưỡng những kỳ vọng không thực tế khiến họ thất vọng nặng nề. Những tay buôn người vô lương tâm, thường nối kết với các băng đảng ma túy và vũ khí, khai thác điểm yếu của các di dân, những người, trong suốt hành trình của họ, thường xuyên phải chịu thương tổn vì bạo lực, vì nạn buôn người, vì bị lạm dụng tâm lý và thậm chí cả thể lý nữa, và các đau khổ không kể xiết. Cần phải cảnh báo việc dễ bị tổn thương đặc biệt của các di dân không có người đi cùng và tình huống của những người bị buộc phải sống nhiều năm trong các trại tị nạn hoặc đã bị nhốt một thời gian dài tại các quốc gia quá cảnh, mà không thể tiếp tục học tập, hoặc thể hiện tài năng của họ. Ở một số quốc gia tiếp đón, các hiện tượng di dân làm phát sinh các báo nguy và nỗi sợ hãi, thường được xúi giục và khai thác cho các mục tiêu chính trị. Não trạng bài ngoại, đóng cửa và rút lui vào chính mình lúc đó sẽ khuếch tán. Chúng ta phải kiên quyết chống lại điều đó.
Các câu chuyện phân ly và gặp gỡ
27. Người di dân trẻ sống cách ly với môi trường gốc của họ và thường trải nghiệm việc mất gốc về văn hóa và tôn giáo. Sự phân cách này cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng địa phương, những cộng đồng đang mất đi các thành phần mạnh mẽ và năng nổ nhất của họ, và các gia đình, đặc biệt khi một trong hai cha mẹ di cư, hoặc cả hai, để con cái họ ở lại quê nhà. Giáo hội có một vai trò quan trọng để đóng là trở thành điểm tham chiếu cho những người trẻ của các gia đình tan vỡ này. Nhưng những câu chuyện về di dân cũng là những câu chuyện về gặp gỡ giữa những con người và nền văn hóa: đối với cộng đồng và các xã hội chủ nhà, họ tượng trưng một cơ hội làm phong phú và phát triển con người toàn diện cho mọi người. Các sáng kiến tiếp đón có liên hệ mật thiết với Giáo hội có một vai trò quan trọng trong quan điểm này và có thể hồi sinh để các cộng đồng có năng lực mang chúng ra thực hiện.
Vai trò tiên tri của Giáo hội
28. Nhờ nguồn gốc khác nhau của các Nghị Phụ, Thượng hội đồng đã nhìn thấy nhiều quan điểm về chủ đề di dân đã gặp nhau, đặc biệt giữa các quốc gia bỏ đi và các quốc gia đi đến. Ngoài ra, người ta đã nghe vang lên một tiếng kêu báo động của các giáo hội có các thành viên buộc phải chạy trốn chiến tranh và bách hại và coi những cuộc di dân bắt buộc này như mối đe dọa đối với chính sự tồn tại của họ. Sự kiện bao gồm tất cả các quan điểm khác nhau vào lòng mình này đã đặt Giáo hội vào vị trí đóng vai trò tiên tri đối với xã hội trong vấn đề di dân.
Nhận biết và phản ứng trước mọi loại lạm dụng
Tỏ sự thật và xin tha thứ
29. Các loại lạm dụng khác nhau, do các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân vi phạm, đã phát sinh nơi các nạn nhân, nhất là người trẻ, nhiều đau khổ có thể kéo dài suốt đời của nhiều nạn nhân, và không có sự ăn năn nào có thể đem lại thuốc chữa. Hiện tượng này đang lan tỏa trong xã hội, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến Giáo hội và tượng trưng cho một trở ngại nghiêm trọng đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Thượng hội đồng tái khẳng định lời cam kết cương quyết trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để ngăn chặn điều này tái diễn, bắt đầu là việc lựa chọn và đào tạo những người sẽ được trao nhiệm vụ có trách nhiệm và giáo dục.
Đi đến tận gốc
30. Có nhiều loại lạm dụng khác nhau: lạm quyền, lạm dụng kinh tế, lạm dụng lương tâm, lạm dụng tình dục. Nhiệm vụ nhổ tận gốc các hình thức thi hành thẩm quyền mà trên đó các lạm dụng đã được ghép vào và đấu tranh chống lại sự thiếu trách nhiệm và minh bạch mà nhiều trường hợp đã được quản lý là điều hiển nhiên. Mong muốn thống trị, thiếu đối thoại và minh bạch, các hình thức sống hai mặt, sự trống rỗng thiêng liêng, cũng như các yếu ớt tâm lý tạo đất sống cho sự nẩy nở thối nát. Đặc biệt, nạn giáo sĩ trị "phát sinh từ một tầm nhìn duy ưu tú và độc quyền về ơn gọi, một tầm nhìn giải tích thừa tác vụ nhận được như một quyền lực để thi hành thay vì là một phục vụ nhưng không và quảng đại phải cung ứng. Và điều này dẫn đến việc tin rằng mình thuộc về một nhóm có mọi câu trả lời và không cần phải lắng nghe ai và học hỏi bất cứ điều gì, hoặc giả vờ lắng nghe"(Đức Phanxicô, Bài Diễn Văn trước Phiên Họp Toàn Thể Thượng hội đồng Giám Mục lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018).
Lòng biết ơn và sự khích lệ
31. Thượng hội đồng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có can đảm tố cáo cái ác phải chịu: họ giúp Giáo hội ý thức được những gì đã xảy ra và cần phải phản ứng kiên quyết. Thượng Hội Đồng cũng đánh giá cao và khuyến khích các nỗ lực chân thành của vô số giáo dân nam nữ, linh mục, người thánh hiến và giám mục, những người, hàng ngày, hiến thân một cách trung thực và tận tụy để phục vụ giới trẻ. Công việc của họ là một khu rừng phát triển mà không gây ồn ào. Nhiều người trẻ có mặt tại Thượng hội đồng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đồng hành với họ và họ nhắc nhớ tới việc rất cần có các nhân vật để tham chiếu.
Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ từ bỏ Giáo hội của Người, ban cho Giáo Hội sức mạnh và khí cụ để đi một con đường mới. Xác nhận đường lối “các hành động và chế tài cần thiết” và kịp thời (Đức Phanxicô, Thư gửi dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018, số 2) và ý thức rằng lòng thương xót đòi hỏi công lý, Thượng hội đồng công nhận rằng đương đầu với vấn đề lạm dụng dưới mọi khía cạnh của nó, đặc biệt là với sự giúp đỡ quý giá của những người trẻ, thực sự có thể là dịp tốt để cải cách một cách có ý nghĩa lịch sử.
Kỳ sau: Chương III: Căn Tính và các mối Liên Hệ
Thông Báo
Phân ưu: Bà Cụ Maria Hồ Thị Nguyện vừa qua đời tại San Gabriel, Los Angeles
VietCatholic Network
14:02 28/12/2018
Trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh
Chúng tôi nhận được tin báo:
Bà Cụ Maria Hồ Thị Nguyện
đã tạ thế ngày 24-12-2018 tại San Gabriel
Hưởng thọ 87 tuổi.
Bà Cụ Maria là thân mẫu Bà Đặng Hoàng Nga
(Công tác viên VietCatholic và là Chủ tịch CĐ Lòng Chúa Thương Xót San Gabriel).
Xin thành kính phân ưu cùng Gia đình Bà Chủ Tịch.
Chương trình Cầu nguyện và Lễ An táng:
Thứ Tư, ngày 02 tháng 1 năm 2019
03:00PM-04:00PM: Nghi thứ làm phép xác và phát tang
04:00PM-7:00PM: Thân quyến và bạn hữu cầu nguyện thăm viếng
Tại Nhà Quàn Pierce Brothers Turner & Steven Mortuary.
1136 E Las Tunas Dr., San Gabriel CA 91776; 626-287-0595.
Thứ Năm, ngày 03 tháng 01 năm 2019
04:00PM. - 07:00PM: Thăm Viếng và Cầu Nguyện.
07:00PM. - 08:00PM: Thánh Lễ Đưa Chân
tại St. Anthony Church, 1901 S. San Gabriel. Blvd., San Gabriel CA. 91776; 626-288-8912
Thứ Bẩy, 05 tháng 01 năm 2019
10:00AM: Thánh Lễ An táng tại St. Anthony Church, 1901 S San Gabriel Blvd., San Gabriel CA. 91776
Sau Thánh Lễ, linh cửu sẽ được đưa về nơi an nghỉ tại Resurrection Catholic Cemetery
966 N Potrero Grande Drive, Rosemead CA 91770.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồng Maria chóng được hưởng thánh nhan Chúa trên Thiên Quốc.
LM Trần Công Nghị
và toàn Ban VietCatholic
Văn Hóa
Xin mời ngài nán lại
Sơn Ca Linh
09:15 28/12/2018
Trong trí óc ngu ngơ,
Của một người khô đạo,
Con được biết rằng :
Hơn 2000 năm trước Ngài đã Giáng sinh !
Một cuộc hạ cố từ chốn thiên đình,
Để viếng thăm,
Và chọn ở lại làm phận người nhân thế !...
Và chuyện nầy hàng năm đã trở thành thông lệ,
Nhân loại vui mừng “lễ hội Noel”.
Ngoài những người Kitô xác tín tâm thành,
Mừng “Giáng sinh” Ngài
Với nguyện cầu, lễ nghi, hành thiện…
Cùng với bao hạng mục, nhạc ca, ánh sáng…
Nhắc nhớ con người sống lại chuyện ngày xưa…!
Còn phần đông, những kẻ cơm dư gạo thừa,
Nhất là hạng duy vật,
Vô pháp vô thiên, buôn thần bán thánh…
Những tay độc tài,
Nắm trong tay uy quyền và sức mạnh…
Noel : chẳng qua chỉ một dịp để trác táng ăn chơi…
Dẫu cho Ngài có đến, có gõ, có đợi đến mòn hơi,
Họ vẫn chốt cửa, then cài,
như dân phố thị Bêlem đã chối từ Ngài thuở ấy !
Trong khi cuộc đời,
Chắc Ngài đã, đang và sẽ thấy :
Có những thai nhi không bao giờ có ánh bình minh,
Những trẻ mồ côi đói rách bị rẻ khinh…
Những căn hộ, triền miên trong bần hàn tăm tối…
Những nạn nhân
của tàn khốc thiên tai, của chiến tranh lửa máu…
Những chàng trai dật dờ phê thuốc,
Những cô gái trôi dạt đứng đường,
Những mảnh đời tan nát, thất vọng, thảm thương…
Những cuộc đời rất cần,
Một ánh mắt, một bờ vai, một bàn tay để nắm…
Ngài ơi,
Đã một lần đã đến thì xin Ngài hãy nán,
Nán chờ thêm không chỉ có đêm nay.
Mà từng đêm, từng tháng, từng ngày…
Và không chỉ đợi,
Nhưng xin Ngài thương cất công tìm kiếm !
Buôn làng xa xôi, xóm nghèo mời Ngài thăm viếng,
Dẫu chẳng hang đá uy nghi, điện sáng rỡ ràng,
Nhưng đầy ắp những con tim, tấm lòng vàng,
(Như cô Hoa hậu H’Hen Nie, ngài Park Hang-seo…)
Sẵn sàng yêu thương, sẵn sàng chia sẻ…
Lần nữa Noel,
Đừng nỡ vội đi qua, xin mời Ngài nán lại !
Sơn Ca Linh
GS 2018
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Hài Đồng
Joseph Ngọc Phạm
09:53 28/12/2018
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Mới sinh ra đã có tên,
Do Cha Thánh Chúa từ Trên đặt rồi,
Là Giê-xu đã ra đời,
Là Con duy nhất của Trời trên cao,
Người sinh ra bởi thanh cao,
Từ người Trinh Nữ năm nào hứa hôn,
(KD)